SlideShare a Scribd company logo
1 of 100
Download to read offline
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
(Tái bản lần thứ năm)
Tác giả: MAI NGỌC CHỪ
- VŨ ĐỨC NGHIỆU - HOÀNG TRỌNG PHIẾN
LỜI NÓI ĐẦU
Theo chương trình đào tạo năm năm, chia hai giai đoạn, giáo trình "Cơ
sở ngôn ngữ học và tiếng Việt được giảng cho sinh viên các ngành khoa học
xã hội và nhân vân năm thứ nhất và thứ hai của giai đoạn đầu.
Giáo trình này nhằm giới thiệu một cách giản dị và có hệ thống những
khái niệm cơ bản, mở đầu của ngôn ngữ học và tiếng Việt. Trên cơ sở đó,
sinh viên sẽ từ chỗ biết để rồi tiến tới hiểu những kiến thức sâu rộng hơn của
khoa học về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng, được trình bày trong
các giáo trình nâng cao ở giai đoạn sau.
Do vậy, giáo trình này không phải là giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học
như vẫn thường gặp; nhưng cững chưa phải là giáo trình mang tính cách
chuyên sâu của chuyên ngành hẹp. Nó không đi vào những phân tích, lí giải
hoặc tranh biện phức tạp, đa tuyến, mà chỉ cố gắng trình bày một hệ thống,
một cách hiểu. Mặt khác, có những vấn đề trong giáo trình chỉ nêu ra mà
không trình bày kĩ vì sinh viên có thể tự tìm hiểu trong các tài liệu khác theo
sự hướng dẫn của giáo viên.
Tuy nhiên, người học có thể dùng giáo trình với tư cách một tài liệu
chính thức để thi nhận chứng chỉ cho từng học phần.
Nội dung của giáo trình gồm bốn phần, dự kiến trình bày trong 120 tiết
học. Các chương mục không nhất thiết cân đối về số lượng trang in, mà được
phân phối theo nội dung của vấn đề, và đánh số từ I đến XXIII.
Sau mỗi phần của giáo trình, danh mục tài liệu tham khảo có ghi rõ
những tài liệu phổ biến, dễ dùng và sinh viên cần phải học thêm trong khi học.
Những người soạn thảo giáo trình được phản công như sau:
Phần thứ nhất: Tổng luận
Chương I, II: TS. Vũ Đức Nghiêu và PGS. Hoàng Trọng Phiến.
Chương III, IV: TS. Vũ Đức Nghiệu.
Phần thứ hai: Cơ sở ngứ âm học và ngữ âm tiếng Việt: PGS. Mai Ngọc
Chừ.
Phần thứ ba: Cơ sở từ vựng học và từ vựng tiếng Việt: TS. Vũ Đức
Nghiêu.
Phần thứ tư: Cơ sở ngữ pháp học và ngữ pháp tiếng Việt:
Chương XVIII, XIX, XX: PGS. Mai Ngọc Chừ và PGS. Hoàng Trọng
Phiến. Chương XXI, XXII, XXIII: PGS. Hoàng Trọng Phiến.
Trong khi soạn thảo giáo trình này, chúng tôi đã được các đồng nghiệp
trong và ngoài trường giúp đỡ nhiều. Riêng GS. Diệp Quang Ban đã đóng
góp rất tích cục cho ba chương cuối của phần thứ tư.
Giáo trình này được tái bản là nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của Nhà xuất
bản Giáo dục.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả.
Vì cố gắng để kịp đáp ứng nhu cầu về tài liệu học tập của sinh viên nên
giáo trình này được soạn ra, chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi chân
thành đề nghị người sử dụng góp ý, phê bình để giáo trình được tốt hơn.
Hà Nội, tháng 6 năm 1997
NHÓM BIÊN SOẠN
QUY ƯỚC TRONG CÁCH TRÌNH BÀY
1. Các chú thích ở cuối trang ứng với những chữ số ghi ở phía trên, đặt
giữa hai ngoặc tròn, ví dụ (1).
2. Tài liệu dẫn trong sách được ghi bằng chữ số, đặt giữa hai ngoặc
vuông, ví dụ [15]: Chữ số này ứng với số được ghi ở mục Tài liệu tham khảo
cuối mỗi phần, ví dụ ở phần II (Cơ sở ngữ âm học và ngữ âm tiếng Việt) số
[15] là tài liệu: Đoàn Thiện Thuật. Ngữ âm tiếng Việt, H., 1980.
3. Dấu ngoặc kép: được dùng để phiên âm các từ hoặc biểu thị các âm
bằng chữ cái thông thường, ví dụ "a", "cam"; dấu ngoặc vuông […] dùng ghi
các âm tố, ví dụ [sistra] và dấu vạch chéo dùng ghi các âm vị, ví dụ /tan/. Kí
hiệu đặt trong hai ngoặc vuông và trong hai vạch chéo là kí hiệu phiên âm
quốc tế.
Phần 1. TỔNG LUẬN
* Bản chất xã hội của ngôn ngữ
* Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ
* Nguồn gốc và diễn tiến của ngôn ngữ
* Phân loại các ngôn ngữ
Chương 1. BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA NGÔN NGỮ
Về mặt thời gian lịch sử, chắc hẳn ngôn ngữ của loài người phải cổ xưa
hơn rất nhiều lần so với ngay cả những huyền thoại xưa cũ nhất. Nó gắn bó
với sự sống của con người như đồ ăn thức uống, như sự thở ra, hít vào…;
đến nỗi dường như không mấy khi mỗi người chúng ta nghĩ tới nó, nghĩ rằng
có một cái gọi là ngôn ngữ tồn tại với mình.
Nhưng rồi có lúc chúng ta tự hỏi: Ngôn ngữ là gì?
Lời giải đáp cho câu hỏi đó không phải chỉ có một và không thể chỉ có
một, bởi vì bản thân ngôn ngữ vốn là một đối tượng hết sức phức tạp và đa
diện.
I. TRƯỚC HẾT, NGÔN NGỮ LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI
1. Nói rằng ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội là bởi vì một sự thật hiển
nhiên: nó không phải là hiện tượng tự nhiên (vốn là những hiện tượng tồn tại
một cách khách quan, không lệ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người)
như sao băng, thủy triều, động đất…
Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài ngưòi, do ý muốn và
nhu cầu: người ta phải giao tiếp với nhau trong quá trình sống và tồn tại, phát
triển. Bên ngoài xã hội loài người, ngôn ngữ không thể phát sinh. Điều này
được chứng minh qua hai câu chuyện sau đây:
- Chuyện thứ nhất: Theo nhà sử học Hêđồrôt, hoàng đế Zêlan Utđin
Acba đã cho tiến hành một thí nghiệm để xem một đứa trẻ không cần ai dạy
bảo, có thể biết được đạo của mình hay không, có biết nói tiếng nói của tổ
tiên mình và gọi tên vị thần của dòng đạo mình hay không… Ông ta đã cho
bắt cóc một số trẻ sơ sinh thuộc nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo, dòng đạo khác
nhau, đem nuôi cách li hoàn toàn với xã hội trong một tháp kín; không ai được
đến gần; cho ăn uống qua một đường dây… Mười hai năm sau, cửa tháp
được mở. Những đứa trẻ vẫn lớn lên; nhưng chúng có nhiều biểu hiện của
thú hơn là người; và không hề có biểu hiện nào về tiếng nói hoặc tín ngưỡng,
tôn giáo cả.
- Chuyện thứ hai: Năm 1920, ở Ấn Độ, người ta phát hiện ra hai em bé
gái được chó sói nuôi sống trong một cái hang. Một em khoảng hai tuổi, một
em khoảng bảy, tám tuổi. Sau khi được cứu trở vễ, em nhỏ bị chết; em lớn
sống được, nhưng chỉ có những tập tính của chó sói: không có ngôn ngữ, chỉ
biết gầm gừ, bò bàng cả tứ chi dựa trên hai bàn tay, hai bàn chân; thỉnh
thoảng cất tiếng sủa như sói về ban đêm…
Sau gần bốn năm em bé này mới học được 6 từ, và qua 7 năm được
gần 50 từ. Đến 16 tuổi, em mới nói như một đứa trẻ 4 tuổi và không sống
được nữa.
2. Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng của cá nhân tôi, cá nhân
anh; mà nó là của chúng ta. Chính vì nó là cái chung của xã hội, của chúng
ta; cho nên anh nói tôi mới hiểu, và chúng ta hiểu nhau. Về mặt này, đối với
mỗi cá nhân, ngôn ngữ như một thiết chế xã hội chặt chẽ, được giữ gìn và
phát triển trong kinh nghiệm, trong truyền thống chung của cả cộng đồng.
Thiết chế đó chính là một tập hợp của những thói quen nói, nghe và hiểu,
được tiếp thu một cách dễ dàng và liên tục ngay từ thời thơ ấu của mỗi chúng
ta. Vì thế, những thói quen này về sau rất khó thay đổi. Nó như là một cái gì
đấy bắt buộc đối với mỗi người trong mọi người.
Dầu sao thì tiếng Việt cũng vẫn gọi con mèo, cái nhà, người mẹ… bằng
các từ mèo, nhà, mẹ… Còn tiếng Anh thì gọi bằng các từ cat, house,
mother… chứ không thể dễ dàng thay thế bằng từ khác hoặc đánh đổi cho
nhau.
Mặt khác, sự phân biệt giữa ngôn ngữ chuẩn, ngôn ngữ văn hóa chung
của mỗi cộng đồng dân tộc với các biến dạng khác của nó trong các cộng
đồng người nhỏ hơn, phân chia theo phạm vi lãnh thổ hoặc tầng lớp xã hội
(gọi là những tiếng địa phương, phương ngữ xã hội)… cũng chính là những
biểu hiện sinh động, đa dạng về tính xã hội của ngôn ngữ. Ví dụ, từ lời lẽ của
tiếng Việt chuẩn mực được phát âm thành nhài nhẽ, đó là cách phát âm của
phương ngữ Bắc bộ Việt Nam. Trong khi đó, nếu phát âm thành nài nẽ thì đây
lại là hiện tượng nói ngọng và bị coi là lỗi.
3. Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng sinh vật vì nó không mang
tính di truyền. Người ta có được ngôn ngữ là nhờ quá trình học tập, tiếp thu
từ những người cùng sống ở xung quanh.
Mặt khác, so với tiếng kêu của các loài động vật, ngôn ngữ loài người
cũng khác hẳn về chất. Tiếng kêu đó, loài động vật có thể dùng để "trao đổi
thông tin” như: kêu gọi bạn tình trong các mùa hôn phối, hay là báo tin có
thức ăn, có sự nguy hiểm… nhưng tất cả đều vô tình xuất hiện dưới ảnh
hưởng của những "cảm xúc" khác nhau. Chúng - những tiếng kêu đó - là bẩm
sinh; sự trao đổi thông tin" là vô ý thức. Đó là những kết quả của quá trình di
truyền chứ không giống nhau như kết quả của trẻ em học nói.
Còn hiện tượng một số con vật học ndi được tiếng người thì rõ ràng lại
là kết quả của quá trình rèn luyện phản xạ có điều kiện. Những con vật "biết
nói" đó dù thông minh đến mấy cũng không thể nào tự lĩnh hội được hoặc
phát âm được những âm thanh để biểu thị khái niệm khi nó ở ngoài một hoàn
cảnh cụ thể với một kích thích cụ thể.
4. Chẳng những ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội như đã phân tích
bên trên; mà hơn thế nữa, nó là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Tính chất đặc
biệt này thể hiện ở chỗ nó không thuộc về kiến trúc thượng tầng của riêng
một xã hội nào; cho nên khi một cơ sở hạ tầng nào đó bị phá vỡ, kéo theo sự
sụp đổ của kiến trúc thượng tầng tương ứng, thì nó (ngôn ngữ) vẫn là nó. Mặt
khác ngôn ngữ không mang tính giai cấp. Nó ứng xử bình đẳng đối với tất cả
mọi người trong xã hội. Tuy vậy, mỗi người, mỗi nhóm người… không vô can
với nó mà họ sử dụng cho no mục đích của mình, theo cách của mình sao
cho có hiệu quả nhất.
Chính vì tính chất đặc biệt này mà người ta không thể hi vọng tác động
làm biến đổi ngôn ngữ bằng một cuộc cách mạng chính trị xã hội.
II. NGÔN NGỮ LÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP QUAN TRỌNG NHẤT CỦA
CON NGƯỜI
1. Có thể hiểu một cách giản dị rằng: giao tiếp là sự truyền đạt thông tin
từ người này đến người khác với một mục đích nhất định nào đó.
Sự giao tiếp được thực hiện nhờ hoạt động giao tiếp giữa hai hoặc hơn
hai người với nhau trong một bối cảnh nhất định và bằng một phương tiện
giao tiếp chung.
Các kết quả nghiên cứu về sinh lí học và tâm lí học cho thấy rằng ở con
người, nhu cầu giao tiếp dường như mang tính bẩm sinh. Ngay cả bây giờ,
nếu thiếu ngôn ngữ hoặc giao tiếp bằng ngôn ngữ bị hạn chế do những
nguyên nhân nào đó thỉ người ta dùng "ngôn ngữ cử chi" cho đến khi không
còn có thể trao đổi bằng "ngôn ngữ" này nữa mới thôi.
Khi giao tiếp, người ta trao đổi tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, sự hiểu biết…
với nhau; và tác động đến nhau. Chính nhờ thế mà con người mới tập hợp
với nhau thành cộng đồng xã hội, có tổ chức và hoạt động của xã hội; những
tư tưởng và trí tuệ của người này, thế hệ này mới truyền tới người khác, thế
hệ khác được.
Những hoạt động được gọi là giao tiếp đó, đã được thực hiện nhờ một
công cụ tốt nhất là ngôn ngữ. Nhờ nó mà con người có khả năng hiểu biết lẫn
nhau. Nó là một trong những động lực bảo đảm sự tồn tại và phát triển của xã
hội loài người. Chức năng trung tâm của ngôn ngữ là chức năng giao tiếp.
2. Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp giữa người với người; nhưng
không phải mọi yếu tố, mọi đơn vị của nó đều tham gia như nhau vào quá
trình này. Nói khác đi, các đơn vị của nó tham gia thực hiện chức năng xã hội
vốn có của nó một cách khác nhau.
Trực tiếp tham gia vào quá trình mang thông tin và truyền đạt thông tin
là các đơn vị định danh như từ, cụm từ; và các đơn vị thông báo như câu, văn
bản. Chẳng hạn, các từ: người, máy, nhà, cây, đi, cười, một, hai, giỏi… Các
cụm từ: đá tai mèo, nhà cao tầng, bê tông đúc sẵn, mẹ tròn con vuông… Các
câu: Người với người là bạn; Trên trái đất có chừng một triệu giống động vật;
Máu người không phải nước lã… đều là những đơn vị trực tiếp mang thông
tin hoặc truyền tải thông tin.
Ngược lại, các đơn vị như: âm vị, hình vị lại chỉ gián tiếp tham gia vào
quá trình giao tiếp; bởi vì chúng chỉ là chất liệu cấu tạo nên những đơn vị vừa
nêu trên mà thôi.
3. Trong xã hội loài người, phần lớn nhất và trọng yếu nhất của thông
tin (gồm các kiểu dạng, các nguồn gốc khác nhau) được tàng trữ và lưu hành
nhờ ngôn ngữ. Nói như V.Lênin: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan
trọng nhất của con người. Sở dĩ nó quan trọng nhất là vì trên góc độ lịch sử
và toàn diện mà xét, không một phương tiện giao tiếp nào có thể sánh được
với nó.
Cho dù ngôn ngữ bằng lời của con ngưòi có bị những hạn chế về
không gian và thời gian; cho dù ngoài ngôn ngữ ra, con người còn dùng
những phương tiện giao tiếp khác nữa như: các điệu bộ, cử chỉ; các loại kí
hiệu, tín hiệu giao thông; các biểu trưng quân hàm, quân hiệu; các tác phẩm
nghệ thuật tạo hình, âm nhạc… nhưng ở vị trí trên hết và trước hết, vẫn phải
là ngôn ngữ.
So với ngôn ngữ, các loại phương tiện giao tiếp khác chỉ có thể đóng
vai trò là phương tiện bổ sung cho nó (giao tiếp ở đây được hiểu là giao tiếp
trong đời sống rộng rãi thuộc phạm vi toàn xã nội). Sở dĩ nói như vậy là vì
phạm vi sử dụng của chúng rất hạn chế; và mặt khác, chúng không đủ sức để
phản ánh những hoạt động và kết quả hoạt động tư tưởng phức tạp của con
người; còn như âm nhạc hay các tác phẩm nghệ thuật tạo hình thì chỉ có thể
nhắc gợi, hướng người ta đến với một tư tưởng, tình cảm nào đó mà thôi.
Trong khi các phương tiện giao tiếp bổ sung khác có thể được "biểu diễn lại",
"diễn dịch lại bằng ngôn ngữ, thì việc làm ngược lại, dường như là không thể;
hoặc nếu có thể, thì kết quả chỉ là phần rất nhỏ và không đẩy đủ.
III. NGÔN NGỮ LÀ HIỆN THỰC TRỰC TIẾP CỦA TƯ TƯỞNG
1. Khi nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, chúng ta
muốn nhấn mạnh đến chức năng hàng đầu của nó: chức năng giao tiếp.
Bên cạnh đó ngôn ngữ còn có một chức năng nữa là chức năng phản
ánh. Tư duy của con người - sự phản ánh thế giới khách quan xung quanh -
chủ yếu được tiến hành, được thực hiện dưới hình thức ngôn ngữ.
Từ cội nguồn của mình, ngôn ngữ loài người ra đời và phát triển là do
người ta thấy cần phải nói với nhau một cái gì đó. Ở đây, mệnh đề này bao
hàm hai vấn đề:
a) Con người đã có một cái gì đấy (những kết quả, quá trình hoạt động
thuộc lĩnh vực tinh thần, tư tưởng…) cần phải được truyền đạt, trao đổi với
người khác.
b) Phương tiện để truyền đạt những thông tin đó.
Nói rõ hơn, các kết quả của sự phản ánh thế giới khách quan (cũng tức
là tư duy) của con người cần được thông báo với những người khác trong
cộng đồng; và chính con người đã chọn phương tiện để thông báo là ngôn
ngữ. Từ đây, nảy sinh vấn đề quan hệ giữa ngôn ngữ với tư duy.
2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ với tư duy vốn hết sức phức tạp cho nên
có thể tiếp cận nghiên cứu từ nhiều phương diện, nhiều xuất phát điểm khác
nhau. Nếu chỉ xét từ góc độ chức năng phản ánh của ngôn ngữ không thôi,
thì trước hết cần phải thấy: Hiện thực trực tiếp của tư tưởng là ngôn ngữ.
(K.Mac)
Tuv nhiên, nói vậy không có nghĩa rằng ngôn ngữ chỉ là cái vỏ vật chất
trống rỗng; mà nó là một thể chất hai mặt: vật chất - tinh thần.
Kết luận mà Mác nêu như vừa dẫn, hết sức quan trọng. Ông còn có
một nhận xét khác: Ngôn ngữ củng cố xưa như ý thức vậy (…) là ý thức thực
tại, thực tiễn; và tương tự như ý thức, ngôn ngữ sinh ra chỉ do nhu cầu, do sụ
cần thiết phải giao tiếp với người khác.
Ở đây, cần phân biệt các tên gọi tư duy và ý thức. Bản thân tên gọi tư
duy cũng đã có những cách hiểu không hoàn toàn đồng nhất trong các khoa
học khác nhau như triết học, tâm lí học, sinh lí học thần kinh cao cấp… Ngay
trong một khoa học, người ta cũng có thể hiểu tư duy là sự phản ánh thực tại
khách quan được tiến hành bởi con người; hoặc cũng có thể hiểu tư duy là
sản phẩm của các hoạt động trí tuệ đó.
Vậy ý thức cần phải được hiểu là nó rộng hơn tư duy. Nó là một tập
hợp hoàn chỉnh gồm những yếu tố nhận thức về cảm xúc, có liên quan chặt
chẽ với nhau, trong đó tư duy chỉ là một trong những quá trình nhận thức mà
thôi.
Trong mối tương quan tư duy - ý thức thì tư duy là bộ phận cơ bản cấu
thành ý thức; bởi vì trong ý thức, cùng với các quá trình nhận thức như cảm
giác, tri giác, kí ức, biểu tượng, tư duy, còn có các quá trình cảm xúc gắn liền
với sự đánh giá và trạng thái ý chí của con người.
Do dó khi nói về chức năng của ngôn ngữ trong quan hệ ngôn ngữ - tư
duy như thế nào, thì cũng có thể nói về quan hệ ngôn ngữ - ý thức như vậy.
3. Ngôn ngữ là hình thức tồn tại, là phương tiện vật chất để thể hiện tư
duy. Về phương diện này, tư duy là cái được biểu hiện còn ngôn ngữ là cái
để biểu hiện tư duy. Các kết quả hoạt động của tư duy (thuộc lĩnh vực tinh
thần) bao giờ cũng được khoác một cái vỏ vật chất âm thanh (ngôn ngữ) để
thể hiện ra ngoài dưới dạng vật chất nhằm làm cho những người khác "thấy
được". Mối quan hệ ngôn ngữ - tư duy ở đây có thể hình dung như hai mặt
của một tờ giấy vậy: đã có mặt này là phải có mặt kia. Chính ở trong ngôn
ngữ và nhờ có ngôn ngữ mà ý thức tiềm tại trở nên được hiện thực hóa, thực
tại hóa. Mặt khác chính trong quan hệ với tư duy, với ý thức mà ngôn ngữ
không phải là cái xác không hồn, không phải là hiện tượng thuần túy vật chất.
Nó trở thành hiện tượng vật chất - tinh thần.
Bởi thế, ta không thể nói một tiếng hắt hơi hay nói một tiếng ho (vì đó là
những tiếng, những âm thanh phát ra vô ý thức do hoạt động, phản ứng
thuần túy sinh lí của cơ thể con người). Tuy nhiên, ta có các từ ho, hắt hơi để
nói trong những câu, chẳng hạn:
- Liên ho suốt ngày vì bị cảm lạnh.
- Ông ấy ngồi và hắt hơi liên tục.
Tiếng ho hoặc tiếng hắt hơi của ai đó mà ta nghe thấy được, không
phải là ngôn ngữ.
4. Chẳng những là phương tiện vật chất để biểu đạt tư duy, ngôn ngữ
còn là công cụ của hoạt động tư duy. Nó trực tiếp tham gia vào quá trình hình
thành và phát triển tư duy của con người.
Để tiến hành các hoạt động tư duy, trí tuệ, con người cần phải có một
cái vốn tri thức, hiểu biết nhất định (có thể là nhiều hoặc ít, tùy theo). Vốn tri
thức đó con người có được nhờ những hoạt động thực tiễn, tìm hiểu và khám
phá thế giới khách quan quanh mình. Nó được tàng trữ, được bảo toàn chủ
yếu nhờ ngôn ngữ; rồi chính nhờ ngôn ngữ mà người ta có thể truyền thụ
những tri thức, những hiểu biết từ người này sang người khác, từ thế hệ này
đến thế hệ khác, từ nơi này đến nơi khác…
Về mặt sinh lí học thần kinh cao cấp, sự truyền đạt tri thức bằng ngôn
ngữ, nhờ ngôn ngữ như vậy, chính là hiện tượng ngôn ngữ tham gia vào việc
tạo nên các liên hệ tạm thời. Nhờ các liên hệ tạm thời này mà con người khác
hẳn động vật: Người ta không nhất thiết phải làm quen trực tiếp với sự vật
này hay sự vật kia, nhưng vẫn có thể biết được ít nhiều nó là gì, nó như thế
nào… nếu như có một người nào đó đã biết và nói lại cho biết, hoặc người ta
biết được những sự vật khác có quan hệ đến chúng… (Tôi chưa thấy sao
Hỏa bao giờ, nhưng tôi cũng biết được Phô bốt của nó là gì, nó như thế
nào… nhờ các nhà thiên văn học nói cho biết).
Việc truyền kiến thức như thế đã rút ngắn được thời gian cần thiết cho
sự tìm hiểu thế giới xung quanh con người. Cứ như vậy, truyền đạt, tích lũy,
phát triển thêm… tư duy con người càng ngày càng trở nên phong phú hơn
và sâu xa hơn.
5. Để làm rõ hơn bản chất của ngôn ngữ cùng với chức năng giao tiếp,
chức năng phản ánh của nó, cần làm sáng tỏ hơn mối quan hệ tay ba giữa ý
thức (tư duy) với ngôn ngữ và thực tại khách quan.
Ta biết rằng cội nguồn của ý thức chính là thực tại khách quan, vì ý
thức chính là hình ảnh chủ quan của thực tại khách quan, là tồn tại được
phản ánh. Ý thức được biểu hiện bằng ngôn ngữ. Vậy ngôn ngữ quan hệ gián
tiếp với thực tại khách quan thông qua ý thức. Quan hệ ngôn ngữ - ý thức -
thực tại khách quan như vừa nêu, thường được biểu diễn qua một quan hệ
bộ ba quen thuộc khác là từ - khái niệm - sự vật.
Ngôn ngữ và ý thức (tư duy) gắn bó với nhau như một, không bao giờ
tách rời nhau, nhưng chúng không phải là một. Đối với thực tại khách quan,
ngôn ngữ có tác dụng, vai trò như một công cụ để định danh, gọi tên cho các
sự vật, hiện tượng, quan hệ… tồn tại trong đó. Mặt khác, quan trọng hơn là:
ngôn ngữ như một công cụ để cấu trúc hóa, mô hình hóa thực tại khách quan.
Nó cũng cho thấy được ít nhiều những đặc điểm văn hóa - dân tộc, văn hóa
vật chất và văn hóa tinh thần của mỗi cộng đồng người; nhưng không thể nói
đó là những biểu hiện cao thấp của các trình độ tư duy khác nhau.
IV. NGÔN NGỮ - LỜI NÓI - HOẠT ĐỘNG LỜI NÓI
1. Trong giao tiếp ngôn ngữ, sở dĩ tôi nói, anh nghe và chúng ta hiểu
nhau được (mặc dù ai nấy đếu nhận ra và phân biệt: đây là tiếng nói của tôi,
kia là tiếng nói của anh…) là bởi vì giữa chúng ta đã có một cái chung và
những cái riêng.
a) Cái chung đó của chúng ta bao gồm các âm, các từ, các bộ phận
cấu tạo từ, các mô hình cấu tạo nhóm từ, mô hình cấu tạo câu, các thành
phần câu… cùng với các quy tắc hoạt động, quy tắc biến đổi của chúng… vốn
đã và đang được sử dụng trong không biết bao nhiêu lần khác nhau giữa
những người đang cùng nói một ngôn ngữ.
Cái chung đó, trong ngôn ngữ học được gọi là ngôn ngữ.
Đó là một hệ thống những đơn vị vật chất, và những quy tắc hoạt động
của chúng, dùng làm công cụ giao tiếp của con người, được phản ánh trong ý
thức của cộng đồng và trừu tượng hóa khỏi bất kì một tư tưởng, cảm xúc và
ước muốn cụ thể nào.
Như vậy, ngôn ngữ không chỉ tồn tại riêng cho tôi hay riêng cho anh,
mà tồn tại cho tất cả chúng ta. Nó được nhận thức và tương ứng với ý thức
của cả cộng đồng chứ không phải chỉ tương ứng với ý thức của riêng anh
hoặc riêng tôi. Nó, tự bản chất vốn là hiện tượng mang tính xã hội.
b) Là công cụ để giao tiếp giữa người với người, ngôn ngữ chứng tỏ
các khả năng của mình trong các lời nói ra (kể cả dạng nói lẫn dạng viết). Cái
lời nói ra đó, trong ngôn ngữ học được gọi là lời nói - kết quả của sự nói
năng.
Lời nói là chuỗi liên tục các tín hiệu ngôn ngữ được xây dựng nên theo
các quy luật và chất liệu của ngôn ngữ, ứng với nhu cầu biểu hiện những nội
dung (tư tưởng, tỉnh cảm, cảm xúc, ý chí…) cụ thể. Với cách hiểu như vậy,
nếu không đòi hỏi thật nghiêm ngặt về mặt tên gọi thuật ngữ, ta có thể coi lời
nói như là những văn bản, những diễn từ (discourse). Lời nói phân biệt với
ngôn ngữ ở chỗ: nó mang những màu sắc cá nhân của chủ thể nói năng
(người nói cụ thể trong một tình huống cụ thể).
c) Có thể nói: giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa người với người thực chất
là sự truyển - nhận thông tin thông qua sự trao đổi văn bản (B.v. Kasevich).
Nếu không tính đến sự giao tiếp bằng cách viết, thì giao tiếp bằng cách nói
năng sẽ bao gồm:
- Hành vi nói ra của người nói. Đây chính là hành vi sản sinh văn bản
(diễn từ).
- Hành vi hiểu văn bản (được thực hiện từ phía người nghe, người đối
thoại).
Trong đối thoại giao tiếp, giả sử có hai người, thì tư cách người nghe
và người nói được luân phiên nhau: anh nói, tôi nghe và ngược lại, tôi nói,
anh nghe.
Hành vi nói của người nói và hành vi hiểu của người nghe được gọi là
hành vi lời nói; còn hệ thống các hành vi lời nói gọi là hoạt động lời nói.
2. Về sự phân biệt ngôn ngữ với lời nói và xem xét mối quan hệ giữa
chúng với nhau, phải kể F.de.Saussure là người đi đầu. Ông (và những người
ủng hộ ông về sau) đã tách biệt hoàn toàn tuyệt đối giữa ngôn ngữ như một
cái hoàn toàn có tính chất xã hội với lời nói như một cái hoàn toàn có tính cá
nhân.
Sự thể không hoàn toàn hẳn như vậy. Thực chất phân biệt ngôn ngữ
(langue) với lời nói (parole) là tự tách bạch giữa hai mặt của một vấn đề:
Ngôn ngữ được thực tại hóa trong lời nói; và lời nói chính là ngôn ngữ đang
hành chức, đang được dùng để giao tiếp giữa người với người.
Chính F.Saussure trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương cũng đã
viết về vấn đề này như sau:
Hoạt dộng ngôn ngữ có một mặt cá nhân và một mặt xã hội, và không
thể quan niệm mặt này mà thiếu mặt kia được (tr.29)
Tất nhiên, hai đối tượng này gắn bó khăng khít với nhau và giả định lẫn
nhau: ngôn ngữ là cần thiết để cho lời nói có thề hiểu được và gây được tất
cả những hiệu quả của nó; nhưng lời nói lại cần thiết để cho ngôn ngữ được
xác lập; về phương diện lịch sử, sự kiện của lời nói bao giờ cũng đi trước (…)
Cuối cùng, chính lời nói làm cho ngôn ngữ biến hóa. (tr.45)
Như vậy, so với ngôn ngữ và trong mối tương quan với ngôn ngữ, lời
nói không phải chỉ đơn thuần là cái gì đó thứ yếu, hoàn toàn ngẫu nhiên và
hoàn toàn mang tính cá nhân. Nó cũng chính là ngôn ngữ - ngôn ngữ đang ở
dạng hoạt động - và vì vậy, nó cũng mang trong mình mặt xã hội của ngôn
ngữ lẫn những màu sác cá nhân của người nói - người sử dụng.
Ngôn ngữ hoạt động, hiện ra dưới dạng những chuỗi âm nối tiếp nhau.
Tuy nhiên, để sử dụng được một ngôn ngữ, có thính giác tốt vẫn là chưa đủ.
Người ta phải biết phân tích được các loạt âm thanh đó với những dấu hiệu
riêng biệt, để biết trong đó có những âm đoạn nào ứng với cái gì, nằm trong
những quan hệ nào với các âm đoạn khác… Do đó, nếu không nắm được
ngôn ngữ thì ta vẫn có thể nghe thấy lời nói của người khác, nhưng không
biết anh ta "nói gì". Đối với đứa trẻ sơ sinh, trong những tháng đầu tiên, tiếng
nói của những người xung quanh nó chẳng khác gì với các tiếng động, tiếng
ồn ào khác. Ngay cả người lớn, khi chưa nắm được ngoại ngữ, anh ta có thể
nghe thấy người ta nói ngoại ngữ đó, nhưng không thể hiểu được; thậm chí
cũng không thể nhắc lại từng câu, từng từ được. Sở dĩ như vậy là vì anh ta
không biết "phân tích" cái chuỗi âm thanh lạ tai đó ra từng thành phần; từng
khúc đoạn; bộ phận… như thế nào; và các quy luật vận dụng chúng trong các
tình huống nói năng như thế nào…
Kết cục, nếu nắm vững những hiểu biết về mối quan hệ biện chứng của
cặp phạm trù cái chung - cái riêng trong học thuyết duy vật biện chứng Mác
xít, chúng ta sẽ thấy mối quan hệ ngôn ngữ - lời nói một cách sáng rõ hơn
nhiều.
Chương 2. HỆ THỐNG TÍN HIỆU NGÔN NGỮ
I. BẢN CHẤT TÍN HIỆU CỦA NGÔN NGỮ
1. Trong đời sống của mình, loài người phát hiện, làm quen, xây dựng
và sử dụng nhiều kiểu loại tín hiệu khác nhau. Việc nghiên cứu toàn diện các
loại tín hiệu đó, là nhiệm vụ trung tâm của khoa tín hiệu học (semiology).
Đã có nhiều quan niệm khác nhau và nhiều cách phân loại khác nhau
đối với tín hiệu. Để cho vấn đề ở đây trở nên giản tiện, đỡ phức tạp, chúng ta
quan niệm về tín hiệu như sau:
Tín hiệu là một sự vật (hoặc một thuộc tính vật chất, một hiện tượng)
kích thích vào giác quan của con người, làm cho người ta tri giác được và lí
giải, suy diễn tới một cái gì đó ngoài sự vật ấy.
Ví dụ: Cái đèn đỏ trong bảng đèn tín hiệu giao thông đường bộ là một
tín hiệu; bởi vì khi nó hoạt động (sáng lên) ta nhìn thấy nó và suy diễn tới sự
cấm đoán, không được đi qua chỗ nào đó.
Vậy một sự vật sẽ là một tín hiệu nếu nó thỏa mãn các yêu cầu sau
đây:
a) Phải là một sự vật hoặc thuộc tính vật chất được cảm nhận qua giác
quan của con người; chẳng hạn: âm thanh, màu sắc, ánh sáng, hình vẽ, vật
thể… Nói cách khác, tín hiệu phải là vật chất, kích thích đến giác quan của
con người và con người cảm nhận được.
b) Phải đại diện cho một cái gi đó, gợi ra cái gì đó không phải là chính
nó. Tức là cái mà nó đại diện cho, không trùng với chính nó. Ví dụ: Tín hiệu
đèn đỏ báo hiệu nội dung cấm đi. Nội dung này và bản thể vật chất của cái
đèn đỏ không hề trùng nhau.
Mặt khác nó cũng sẽ chỉ là tín hiệu khi mối liên hệ giữa nó với cái mà
nó chỉ ra được người ta nhận thức, tức là người ta phải biết liên hệ nó với cái
gì.
c) Sự vật đó phải nằm trong một hệ thống tín hiệu nhất định để được
xác định tư cách tín hiệu của mình cùng với các tín hiệu khác. Chảng hạn, cái
đèn đỏ vừa nói trên là một tín hiệu; thế nhưng nếu tách nó ra, đưa vào chùm
đèn trang trí thì nó lại không phải là tín hiệu nữa. Sở dĩ như thế là vì chỉ có
nằm trong hệ thống tín hiệu đèn giao thông, nó mới có tư cách tín hiệu, được
xác định cùng với đèn xanh, đèn vàng nhờ sự đối lập quy ước giữa chúng với
nhau.
2. Xuất phát từ bình diện tín hiệu học trong nghiên cứu ngôn ngữ,
người ta bảo rằng ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, rằng nó có bản chất tín
hiệu.
Theo quan niệm vừa trình bày bên trên, tín hiệu là cái phải có hai mặt:
mặt biểu hiện vật chất và mặt được biểu hiện (cái mà mặt biểu hiện chỉ ra,
làm đại diện cho). Vậy thì trong ngôn ngữ trước hết phải coi các hình vị
(những đơn vị nhỏ nhất mà có giá trị về mặt ngữ pháp ví dụ như: work, er,
ing, ed… trong các từ: work, worker, working, worked… của tiếng Anh: hoặc
như: sân, máy, bay, quạt, cánh… trong các từ: sân bay, máy bay, cánh
quạt… của tiếng Việt) và các từ là những tín hiệu; bời vì chúng có mặt biểu
hiện là âm thanh, và mặt được biểu hiện là những ý nghĩa, những nội dung
nhất định nào đó.
Ở đây cũng cần phải thấy rằng trong từ - đơn vị trung tâm của ngôn
ngữ - có thể có nhiều quan hệ tín hiệu. Trước hết, âm thanh biểu hiện (làm tín
hiệu cho) ý nghĩa. Tiếp theo, cả cái phức thể âm thanh - ý nghĩa đó lại biểu
hiện, làm tên gọi, làm đại diện cho sự vật, hiện tượng, thuộc tính, quá trình…
trong thế giới khách quan. Đến lượt mình, cả cái phức thể bộ ba này, trong
những phát ngôn cụ thể, lại có thể làm tín hiệu, đại diện cho một sự vật khác.
(Đó là những trường hợp chuyển nghĩa ẩn dụ, hoán dụ, trường hợp từ biểu
thị nghĩa bóng… như ta vẫn thường gặp).
Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của ngôn ngữ học không phải là nghiên cứu
các sự vật, hiện tượng… được gọi tên; mà là nghiên cứu các phương thức
phản ánh chúng trong ngôn ngữ nói chung và từng ngôn ngữ cụ thể.
3. Bản chất tín hiệu và đặc trưng của tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở
những điểm sau đây:
3.a. Cũng như các tín hiệu nói chung, tín hiệu ngôn ngữ là sự hợp nhất
của cái biểu hiện với cái được biểu hiện. Cái biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ
là âm thanh, còn cái được biểu hiện của nó là ý nghĩa, là khái niệm về sự vật
được phản ánh được gọi tên. (Ở đây, như trên vừa nói, chúng ta đã gác sự
vật được gọi tên sang một bên). Dưới dạng đơn giản hóa tới mức lí tường, ta
có thể biểu diễn tín hiệu - từ cây trong tiếng Việt chẳng hạn, bằng lược đồ
như sau:
Từ “cây”
- Âm: cây
- Ý (Khái niệm)
Loài thực vật có thân, lá rõ rệt hoặc có hình thù giống: những thực vật
có thân, lá.
Cái biểu hiện (cũng thường gọi là mặt biểu hiện) và cái được biểu hiện
của tín hiệu ngôn ngữ gắn bó khăng khít với nhau, và đã có cái này là có cái
kia. Người ta có thể hình dung chúng như hai mặt của một tờ giấy vậy, đã có
mặt này, tất phải có mặt kia.
3.b. Hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ không bao giờ tách rời nhau, nhưng
lại có quan hệ võ đoán với nhau. Điều này có nghĩa là chúng ta không tìm
được lí do cho việc giải thích vì sao âm này lại có ý này hoặc ý này vì sao lại
được "chứa" trong âm này…
Trong ví dụ vừa nêu trên kia, bản thân âm CÂY không hề có mối liên hệ
bên trong nào, cũng như không có sức mạnh quy định, ràng buộc nào đối với
cái ý mà nó biểu thị. Ngược lại, cái ý (khái niệm) loài thực vật có thân, lá,…
không hể tự mình quy định tên gọi cho mình, không hề có tác động quyết định
nào đối với áo khoác vật chất âm thanh của mình.
Dùng âm này hay âm kia để biểu thị ý (nội dung) này hay ý khác… tất
cả đều do quy ước, do thói quen (hoặc suy đến cùng là do thói quen) của tập
thể cộng đồng. 
Nếu quả thật quan hệ giữa mặt biểu hiện và được biểu hiện của tín
hiệu ngôn ngữ là quan hệ có lí do, quan hệ quy định lẫn nhau thì đã không có
hiện tượng cùng một sự vật như nhau, một khái niệm như nhau, nhưng mỗi
ngôn ngữ đã cấp cho nó một âm khác nhau; và trong một ngôn ngữ đã không
có hiện tượng từ đồng âm, đồng nghĩa tồn tại.
Tuy nhiên, trong ngôn ngữ, các từ tượng thanh, các thán từ lại dường
như là những luận chứng phản lại nguyên lí về tính không lí do giữa mặt biểu
hiện và được biểu hiện. Để giải đáp, chúng ta hãy tự hỏi: các từ tượng thanh
và thán từ trong mỗi ngôn ngữ là bao nhiêu? Chúng có phải là toàn bộ ngôn
ngữ, hay phần cốt lõi, cơ bản của ngôn ngữ không? Tại sao cùng một sự vật
nhưng trong ngôn ngữ này người ta gọi nó bàng cái tên có tính tượng thanh,
còn ngôn ngữ kia thì lại không?…
Cuối cùng, cần ghi nhận rằng sự tượng thanh cũng chỉ là tương đối,
gần đúng mà thôi; và trong các ngôn ngữ khác nhau đã tượng thanh cùng
một từ theo những cách ít nhiều khác nhau. Bên cạnh đó, các từ cảm thán
cũng trong một tình hình tương tự như vậy.
Nhìn trên góc độ lịch sử và toàn thể, những từ được coi là có lí do cũng
sẽ lu mơ dần cái lí do ấy đi để nhận lấy tính chất của tín hiệu ngôn ngữ nói
chung, là vốn không có tính lí do.
3.c. Mặt biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ là âm thanh - là cái nghe được
chứ không nhìn thấy được. Nó "diễn ra trong thời gian và có những đặc điềm
vốn là của thời gian: a) Nó có một bề rộng và b) bề rộng đó chỉ có thể đo trên
một chiều mà thôi” (F.de.Saussure).
Nói rõ hơn, mặt biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ có tính hình tuyến. Khi
tín hiệu ngôn ngữ đi vào hoạt động (giao tiếp) chúng hiện ra lần lượt cái này
tiếp theo sau cái kia, làm thành một chuỗi, một tuyến theo bề rộng một chiều
của thời gian. Chính điều này làm cho tín hiệu ngôn ngữ khác với các tín hiệu
khác, bởi vì trong khi mặt biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ có tính hình tuyến,
thì các tín hiệu loại khác có thể được sắp xếp, phân bố trên một không gian
đa chiều, thậm chí bất chấp trật tự không gian và thời gian.
Tính hình tuyến này lộ rõ ngay khi người ta biểu hiện các yếu tố đó
bằng chữ viết và đem tuyến không gian của những tín hiệu vẫn tự thay thế
cho sự kế tiếp trong thời gian (F.de.Saussure), Với ngôn ngữ, người ta không
thể nào nói ra hai yếu tố cùng một lúc. Chúng phải được phát âm nối tiếp theo
nhau trong ngữ lưu, hết cái này đến cái kia. Ví dụ, ta hãy quan sát một phát
ngôn được ghi lại bằng những kí hiệu chữ viết như sau:
Ai-đi-đằng-ấy-xa-xa-để-em-ôm-bóng-trăng-tà-năm-canh…
Chính vì vậy, thuộc tính này (tính hình tuyến) được coi như một nguyên
lí cơ bản của ngôn ngữ, có giá trị chi phối cơ chế hoạt động của ngôn ngữ.
Nó cũng dẫn đến rất nhiều hệ quả, mà một trong những hệ quả quan trọng
nhất là quan hệ ngữ đoạn giữa các đơn vị ngôn ngữ. Điều này chẳng những
quan trọng đối với người tham gia vào cuộc đối thoại, giao tiếp bằng ngôn
ngữ (để người ta có thể nghe được, nhận ra một cách phân minh các tín hiệu,
các yếu tố trong lời của người nói ra) mà còn rất quan trọng đối với người
phân tích ngôn ngữ học.
Dựa vào các chuỗi được nối ra đó, người phân tích ngôn ngữ học phân
tích và nhận diện được các đơn vị ngôn ngữ, phát hiện được các quy tắc kết
hợp các yếu tố, các đơn vị, các thành phần để có các từ, nhóm từ, câu, đoạn
văn và văn bản.
4. Ngôn ngữ, như đã trình bày, vốn là hiện tượng mang bản chất xã hội
và thuộc số các hiện tượng xã hội. Mặt khác, nó còn có một bản chất nữa
không kém phần quan trọng là: ngay từ đầu, ngôn ngữ đã đồng thời là tín
hiệu, mang bản chất tín hiệu.
Chính bản chất tín hiệu của ngôn ngữ, với tất cả những đặc trưng riêng
biệt và tính phức tạp trong tổ chức hệ thống của mình, một nhân tố trung tâm
bảo đảm cho nó trở thành phương tiện lao tiếp quan trọng nhất của con
người.
II. HỆ THỐNG VÀ CẤU TRÚC CỦA NGÔN NGỮ
1. Những khái niệm mở đầu
1.1. Hàng ngày, chúng ta vẫn nói hoặc nghe nói tới những tên gọi như:
hệ thống giáo dục phổ thông, hệ thống đèn tháp sáng, hệ thống ống cấp thoát
nước… Chúng ta đã dùng từ hệ thống không đòi hỏi được giới hạn một cách
nghiêm ngặt về mặt thuật ngữ.
Hiện nay, khái niệm hệ thống được sử dụng trong rất nhiều ngành khoa
học; và đã có không ít quan niệm về nội dung, cũng như cách tiếp cận thuật
ngữ này.
Một cách hiểu thường gặp về hệ thống, được phát biểu như sau: Đó là
một tổng thề những yếu tố có liên hệ qua lại và quy định lẫn nhau, tạo thành
một thể thống nhất phức tạp hơn. Cách hiểu hệ thống như vậy có thể được
diễn giải rõ thêm:
- Đó là một tập hợp các yếu tố
- Các yếu tố đó phải có quan hệ qua lại với nhau, quy định lẫn nhau. Từ
đây suy ra rằng: mỗi yếu tố chỉ thể hiện được mình và cố được "phẩm chất”
của mình trong hệ thống "của mình".
- Các yếu tố quan hệ với nhau theo những cách thức nhất định như thế,
tạo thành một tập hợp có tư cách một chỉnh thể.
Vậy, có thể xem bộ cờ tướng là một hệ thống; ba cái đèn màu xanh, đỏ,
vàng của tín hiệu giao thông đường bộ là một hệ thống…
1.2. Hệ thống nào cũng có cấu trúc của nó. Khái niệm cấu trúc thường
xuyên đi đôi cùng với khái niệm hệ thống. Cấu trúc được hiểu là tổng thể các
mối quan hệ trong hệ thống, là phương thức tổ chức của hệ thống.
Như thế, cấu trúc chỉ là một thuộc tính cấu tạo hệ thống; nó có được
trong hệ thống chứ không ở ngoài hệ thống. Nếu hiểu được tổ chức bên trong
của hệ thống như thế nào, là ta đã hiểu được cấu trúc của nó. Ví dụ: Khi coi
một tòa nhà cao tầng là một hệ thống hoàn chỉnh, nếu ta "nắm" được tòa nhà
ấy có bao nhiêu đơn nguyên, mỗi đơn nguyên có bao nhiêu tầng, mỗi tầng có
bao nhiêu phòng; các đơn nguyên, các tầng và các phòng đó thuộc những
loại nào, kiểu gì, được sắp đặt như thế nào, nương tựa vào nhau ra sao,
quan hệ nối kết với nhau như thế nào… thì nghĩa là ta đã biết được, hiểu
được cấu trúc của hệ thống - tòa nhà đó.
Tuy nhiên, có điều cấn lưu ý là dường như chúng ta đã nói tới cấu trúc
như một cái gì đấy chỉ thuần túy là một tổng thể, một mạng lưới của các quan
hệ, mà không kể gì đến các yếu tố có quan hệ. Sự thể là vẫn phải tính đến cả
các yếu tố trong khi miêu tả và xem xét cấu trúc nhưng đôi khi, để nhằm vào
những mục tiêu nhất định, người ta đã trừu tượng hóa chúng mà thôi.
1.3. Trong tự nhiên và xã hội có rất nhiều loại hệ thống. Tuy vậy, các hệ
thống chức năng là loại quan trọng nhất. Đó là loại hệ thống được cấu tạo,
được xây dựng nhằm những mục đích nhất định; và trong đó, mỗi yếu tố hoặc
loại yếu tố phải thực hiện một chức năng nào đó.
Ngôn ngữ là hệ thống chức năng, bởi vì nó do con người tạo lập để
thực hiện chức năng vô cùng quan trọng: chức năng làm công cụ giao tiếp,
chức năng phản ánh tư duy của con người…
2. Hệ thống và cấu trúc của ngôn ngữ.
2.1. Sở dĩ ta nói được: ngôn ngữ là một hệ thống là vì nó thỏa mãn
những yêu cầu, đáp ứng những tiêu chí cần yếu của khái niệm hệ thống nói
chung. Nó là một tổng thể, một tập hợp các yếu tố - các đơn vị của nó - và
các đơn vị này có những mối quan hệ thuộc nhiều kiểu dạng khác nhau.
Ngôn ngữ cũng có cấu trúc của nó, bởi vì nó có một tổ chức bên trong,
có một mạng lưới quan hệ phức tạp, đa dạng giữa các kiểu loại yếu tố - đơn
vị khác nhau của mình.
2.2. Các đơn vị của ngôn ngữ - cũng tức là các yếu tố của nó - phân
biệt nhau về chức phận trong hệ thống, vị trí trong hệ thống và cũng phân biệt
nhau về cấu tạo của mình. Để nhận diện và phân biệt chúng về mặt khoa học,
người ta phải dùng các kĩ thuật phân tích ngôn ngữ học.
Theo trình tự từ lớn đến nhỏ (như vẫn thường gọi) có thể kể ra các đơn
vị của ngôn ngữ là: câu - từ - hình vị - âm vị.
Trong số này, câu có chức năng cơ bản là thông báo. Từ (có nhà
nghiên cứu còn kể thêm cả cụm từ) là đơn vị có chức năng định danh. Hình vị
và âm vị là những đơn vị đảm nhận chức năng cấu tạo (hình vị để cấu tạo và
biến đổi từ; âm vị để cấu tạo và phân biệt mặt biểu hiện - vật chất âm thanh -
của các đơn vị khác). Ví dụ:
a) Các câu: They saw that his ideas were both clever and pratical (tiếng
Anh)… Họ đã thấy những ý tưởng của ông vừa thông minh vừa thiết thực
(tiếng Việt)…
b) Các từ: They - saw - that - his - ideas - were - both - clever - and -
practical (t.Anh)…
Họ - đã – thấy - những - ý tưởng - của - ông - vừa - thông minh - thiết
thực (t.Việt)…
c) Các hình vị: fly-er; work - ed; book - s; un-cover; im-possible; loue-
ly… (t.Anh); tàu-thủy; đường-sắt; cái-vàng; xe-cộ; láu-cá; học-trò; nhà-máy;
lười-nhác… (t.Việt)
d) Các âm vị: k-a-d (card) b-i-g (big) t-u (too) s-ou (so)… (t. Anh) s-a
(xa) l-a-m (làm) k-u-n (cùn)… (t.Việt).
2.3. Các đơn vị của ngôn ngữ, như vậy là không phải chỉ gồm một loại.
Căn cứ vào chức năng đảm nhận trong hệ thống, người ta đã tách ra được
các loại đơn vị như vừa trình bày trên đây. Mỗi loại đơn vị đó, đến lượt chúng,
lại làm thành một tiểu hệ thống trong hệ thống lớn là hệ thống ngôn ngữ.
Người ta gọi mỗi tiểu hệ thống (gồm những đơn vị đồng loại) của ngôn ngữ là
một cấp độ. Đó là vì (như dưới đây sẽ trình bày) các tiểu hệ thống đó có quan
hệ chi phối nhau.
Vậy tương ứng, ta thấy ngôn ngữ có các cấp độ (được gọi tên bằng tên
của đơn vị lập thành nó) là: cấp độ câu, cấp độ từ, cấp độ hình vị, cấp độ âm
vị.
2.4. Các đơn vị của ngôn ngữ quan hệ với nhau rất phức tạp và theo
nhiều kiểu. Đặc biệt, càng đi vào hoạt động giao tiếp, các quan hệ đó càng
thể hiện ra dưới nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên, xét ngôn ngữ với tư cách
một hệ thống, người ta thường nói đến ba quan hệ cốt lõi nhất, có khả năng
chi phối toàn bộ cơ chế hoạt động của hệ thống này như sau:
2.4.a. Quan hệ cấp bậc (hierarchical relation).
Người ta cũng gọi đây là quan hệ tôn ti hoặc quan hệ bao hàm, quan
hệ cấp hệ. Chúng ta gọi đó là quan hệ cấp bậc với ngụ ý thể hiện tính tôn ti,
thứ bậc của các cấp bậc ngôn ngữ. Quan hệ cấp bậc thể hiện ở chỗ: đơn vị
thuộc cấp độ cao hơn bao giờ cũng bao hàm đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn.
Ngược lại, đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn bao giờ cũng nằm trong đơn vị thuộc
cấp độ cao hơn; và là thành tố để cấu tạo đơn vị thuộc cấp độ cao hơn.
Điều đó có nghĩa là: câu bao hàm từ; từ bao hàm hình vị; hình vị bao
hàm âm vị. Ngược lại, âm vị nằm trong hình vị, hình vị nằm trong từ, từ nằm
trong câu. Vậy xét về mặt thành tố cấu tạo, mỗi đơn vị thuộc cấp độ cao hơn
bao giờ cũng gồm ít nhất một đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn. Ví dụ:
Hình vị gồm một âm vị: pari-e (t.Pháp), book-s (t.Anh).
Từ gồm một hình vị: eau (t.Pháp); ‘…’ (t.Nga); người, đẹp, hát.. (t.Việt).
Câu gồm một từ Feu! (t.Pháp), Attention! (t.Anh); Bat! (t.Khmer); Cháy!
(t.Việt).
Thậm chí, một văn bản (gần đây với sự phát triển của bộ môn ngôn
ngữ học văn bản, người ta đã chứng minh và coi văn bản cũng là đơn vị ngôn
ngữ) có thể chỉ gồm một câu, một từ như trong tục ngữ, các danh ngôn, các
câu khẩu hiệu, lời nhắc nhở, khuyến cáo…
Chẳng hạn:
Pass along!… Attention: train!… (t.Anh)
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. (t.Việt)
Lắc trước khi dùng, (lời ghi trên nhãn lọ thuốc)
Thuốc tiêm, không được uống, (-nt-)
Rõ ràng, đơn vị ở cấp độ thấp hơn bao giờ cũng là cái đi vào để cấu
tạo đơn vị thuộc cấp độ cao hơn. Quan hệ cấp bậc là quan hệ giữa các đơn vị
không đồng loại, những đơn vị khác nhau về cấp độ, tức là khác nhau về
phẩm chất, về chức năng mà chúng đảm nhận trong hệ thống ngôn ngữ.
2.4. b. Quan hệ ngữ đoạn (syntagmatical relation)
Quan hệ ngữ đoạn là quan hệ nối kết các đơn vị ngôn ngữ thành chuỗi
khi ngôn ngữ đi vào hoạt động. Cơ sở của nó chính là tính hình tuyến của
ngôn ngữ. Tính chất này bắt buộc các đơn vị ngôn ngữ phải nối tiếp nhau lần
lượt trong ngữ lưu để cho ta những kết hợp gọi là ngữ đoạn (syntagmes). Ví
dụ: Bàn này; Bàn này bằng gỗ; Bàn này bằng gỗ lim; Đã làm rồi; Còn vui hơn
nữa; Sẽ nhớ mãi…
Thực chất, quan hệ ngữ đoạn là quan hệ của tính tương cận. Nó liên
kết các yếu tố lại để tạo thành những đơn vị lớn hơn; chẳng hạn, liên kết các
hình vị để tạo từ; liên kết các từ để tạo nhóm từ; liên kết các từ, nhóm từ để
tạo câu; liên kết các câu để tạo đoạn văn bản hoặc văn bản…
Ta có thể hình dung quan hệ ngữ đoạn là quan hệ giữa các yếu tố, các
đơn vị, nối tiếp nhau trên một trục nằm ngang theo tuyến tính gọi là trục ngữ
đoạn. Trên trục này chỉ có những đơn vị đồng hạng (hiểu với nghĩa là thuộc
cùng cấp độ, có chức phận như nhau) thì mới trục tiếp kết hợp với nhau. Đó
là một nguyên tắc.
Chẳng hạn, từ trực tiếp kết hợp với từ (hoặc nhóm từ có chức phận
tương đương) chứ không phải là trực tiếp kết hợp với câu hoặc hình vị của từ
khác.
2.4.c. Quan hệ liên tưởng (associative relation)
Ở đây, chúng ta hãy dùng tên gọi này với nội dung bao gồm cả cái mà
trong một số tài liệu về ngôn ngữ học gọi là quan hệ hệ hình hay quan hệ đối
vị (paradigmatical relation).
Trên kia chúng ta đã thấy quan hệ ngữ đoạn là quan hệ hiện diện trên
tuyến tính, dựa vào sự nối tiếp nhau của hai hay nhiều yếu tố trên trục ngữ
đoạn.
Quan hệ liên tưởng là quan hệ "xâu chuỗi” một yếu tố xuất hiện với
những yếu tố khiếm diện đứng sau lưng nó và về nguyên tắc có thể thay thế
cho nó. Ví dụ:
1 - Đứng sau lưng từ chè trong ngữ đoạn đang uống chè là một loạt từ:
cà phê, bia, rượu, thuốc, nước… Chúng hoàn toàn đủ khả năng về nguyên
tắc để thay vào vị trí của chè.
2 - Đứng sau lưng dạng thức (…) của động từ tiếng Nga (…) là các
dạng thức (…), (…)…
Chúng sẵn sàng thay thế cho nhau "khi cần thiết".
Có thể biểu diễn hai ví dụ này dưới dạng như sau:
Đang uống OH
cà phê
chè
bia
rượu
thuốc
nước
‘…’
‘…’
‘…’
‘…’
‘…’
‘…’
Mỗi dãy yếu tố, đơn vị được lập thành nhờ quan hệ liên tưởng, gọi là
một dãy liên tưởng hoặc hệ đối vị (paradigme). Ta có thể hình dung dãy này
theo chiều của một trục thẳng đứng, vuông góc với trục ngữ đoạn; và gọi nó
là trục liên tưởng.
Sự liên tưởng có thể được tiến hành dựa trên tính tương đồng (chủ yếu
là tương đồng về mặt được biểu hiện) hoặc tính tương phản (đối lập, trái
nghĩa). Như vậy, quan hệ liên tưởng mang tính nội dung, dựa vào nội dung, ý
nghĩa hơn là quan hệ ngữ đoạn. Mặt khác nếu quan hệ ngữ đoạn là quan hệ
hiện diện giữa hai hay nhiều yếu tố trong các ngữ đoạn hiện thực thì quan hệ
liên tưởng lại là khiếm diện. Nó khiếm diện vì nó là sợi dây liên hệ giữa một
yếu tố xuất hiện với những yếu tố "đứng sau lưng” yếu tố này, trú ngụ trong
đầu óc, trong trí tuệ của người sử dụng ngôn ngữ.
Quan hệ liên tưởng cho phép người nói (người tạo lập văn bản) khi
muốn nói một cái gì đó được quyền lựa chọn lấy yếu tố thích ứng trong dãy
liên tưởng có thể có. Tuy nhiên, sự lựa chọn này cũng còn phải tùy thuộc vào
khả năng tổ hợp giữa các yếu tố được lựa chọn để đưa vào kết hợp trong
ngữ đoạn nữa. Chứng tỏ rằng mỗi một kết hợp, một ngữ đoạn, một phát ngôn
được hình thành, đều đã có sự chi phối, chế ước lẫn nhau và thống nhất với
nhau giữa quan hệ ngữ đoạn và quan hệ liên tưởng. Điều này thể hiện rõ
nhát và phát huy tác dụng trong khi tạo lập văn bản giao tiếp nói chung, đặc
biệt là trong sáng tác văn chương, nghệ thuật, thơ ca.
Ví dụ, trong câu thơ Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày của Tản
Đà, hẳn ông đã phải lựa chọn trong dãy liên tưởng như: khô-tuôn-cạn-ướt-
đẫm… chẳng hạn, để lấy ra một từ thỏa đáng nhất. Từ khô được lựa chọn vì
nó xứng với cái ý tác giả muốn nói; đồng thời bảo đảm sự tương hợp về mọi
quy tắc ngôn ngữ với các yếu tố đứng trước và sau nó trong ngữ đoạn.
5. Nhận ra các đơn vị, các yếu tố, các lớp hạng yếu tố của ngôn ngữ
cùng những quan hệ phức tạp, đa dạng giữa các yếu tố, các lớp hạng này, là
ta đã phát hiện ra được cấu trúc của nó. Mặt khác, qua đó, tính hệ thống của
ngôn ngữ cũng được làm sáng tỏ.
Tuy nhiên, nhận thức về hệ thống và cấu trúc của ngôn ngữ không phải
chỉ là "biết để mà biết". Điều này cho phép ngôn ngữ học nhìn nhận đối tượng
nghiên cứu của mình một cách toàn diện và sâu sác hơn. Chính từ chỗ thấy
được ngôn ngữ bao gồm nhiều loại đơn vị, yếu tố khác nhau, tạo thành nhiều
tiểu hệ thống, nhiều bộ phận khác nhau có tác động, quan hệ qua lại với nhau
mà trong ngôn ngữ học đã xây dựng những bộ môn nghiên cứu khác nhau, đi
sâu vào nghiên cứu từng mặt, từng bộ phận, từng tiểu hệ thống đó. Chẳng
hạn, ngữ âm học và âm vị học nghiên cứu cơ cấu âm thanh - mặt biểu hiện -
của ngôn ngữ; ngữ pháp học nghiên cứu cơ cấu ngữ pháp của ngôn ngữ; từ
vựng học nghiên cứu thành phần từ vựng của ngôn ngữ… Đến nay thì ngôn
ngữ đã được nghiên cứu ở những góc độ chi tiết hơn với nhiều bộ môn cụ thể
hơn nữa như: ngữ nghía học, phong cách học, ngữ pháp văn bản, từ nguyên
học… và nhiều bộ môn liên ngành khác như: ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ
học tâm lí… Các bộ môn đó có thể nghiên cứu trên góc độ chung đối với các
ngôn ngữ, và thuộc về các bộ môn đại cương (tức là nghiên cứu những vấn
đề chung, khái quát cho nhiều hoặc cho các ngôn ngữ). Ngược lại, chúng
cũng có thể nghiên cứu trong từng ngôn ngữ cụ thể như: ngữ âm học tiếng
Việt, từ vựng học tiếng Việt, ngữ pháp học tiếng Việt…
Một cấu trúc phức tạp của những đơn vị không đồng loại có quan hệ
qua lại với nhau; đó là cái điển hình đối với ngôn ngữ (A. Rephormatxki). Vì
vậy, khi xét một sự kiện ngôn ngữ nào đó, ta phải luôn luôn đặt nó trong hệ
thống. Tại đây, cấu trúc của hệ thống sẽ "thẩm định" phẩm chất của sự kiện
đó trong mối quan hệ với hàng loạt sự kiện khác, yếu tố khác. Ví dụ: xét một
yếu tố a. Nó là cái gì? Đặt vào tiếng Nga, trong tương quan với các từ ‘…’,
‘…’, ’…’… nó là một từ: liên từ a. Còn trong tương quan với các yếu tố như
‘…’, y, e, ‘…’, u… (như trong pyKoũ, pyny, pyKe, pyKu… chẳng hạn) thì a lại
là một hình vị để thể hiện các ý nghĩa giống cái, cách 1, số ít của danh từ.
Việc xác nhận ngôn ngữ mang tư cách của một hệ thống cho ta một sự
nhìn nhận trở lại đối với nguyên lí về tính võ đoán. Chính tính hệ thống của
ngôn ngữ đã chế ước tính võ đoán. Về điểm này, F.de. Saussure có nêu một
nhận xét quan trọng: Tất cả những gì có liên quan đến ngôn ngữ với tính cách
là một hệ thống đều đòi hỏi (…) được nhìn nhận trên quan điểm sau đây, một
quan điểm đã không dược các nhà ngôn ngữ học chú ý máy: sự hạn chế tính
võ đoán (…). Nguyên lí này, nếu có hiệu lực vô hạn độ, sẽ dẫn tới tình trạng
hết sức phức tạp; nhưng trí tuệ đã đưa được nguyên lí trật tự và đều đặn vào
một số bộ phận trong khối các tín hiệu, và chính đó là vai trò của cái có
nguyên do tương đối.
Cuối cùng, cũng cần nói thêm: hệ thống ngôn ngữ không phải là một
cái gì đấy cứng nhắc và hoàn toàn bất biến. Là một hệ thống thuộc loại hệ
thống chức năng, ngôn ngữ phải có những biến đổi để đáp ứng với yêu cầu
làm công cụ giao tiếp của con người.
Trong tiến trình phát triển của mình, hệ thống này hiện ra tư cách là cái
của ngày hôm nay, đang tồn tại và hành chức, nhưng chính nó cũng lại là sản
phẩm, là tài sản của ngày hôm qua, từ các thế hệ xa xưa truyền lại. Nó vừa là
kết quả của hiện tại, lại vừa là kết quả của quá khứ. Bởi vậy, người ta có thể
nghiên cứu ngôn ngữ ở một trạng thái cụ thể, vào một đoạn thời gian nào đó,
được giả: định như là “đứng im" không có thay đổi gì, hệ thống ngôn ngữ
được coi như là hoàn toàn ổn định… Nghiên cứu như thế gọi là nghiên cứu
đồng đại (synchronic). Ngược lại, người ta có thể nghiên cứu ngôn ngữ (các
yếu tố, các bộ phận của nó) đã có những biến đổi gì, biến đổi như thế nào…
trong các trạng thái xét theo tiến trình lịch sử… Hướng nghiên cứu này gọi là
nghiên cứu theo quan điểm lịch đại (diachronic).
Đồng đại và lịch đại không đối nghịch nhau mà thống nhất biện chứng
với nhau. Nếu ta coi mỗi trạng thái ngôn ngữ như một "lát cắt" đồng đại thì
lịch đại chính là một dãy liên tục mang tính kế thừa của chính những lát cắt
đồng đại đó. Ngược lại, đối với lịch đại, mỗi lát cắt đồng đại chỉ là một sự
phân cắt ít nhiều mang tính chất ước lượng mà thôi.
Chương 3. NGUỒN GỐC VÀ DIỄN TIẾN CỦA NGÔN NGỮ
Các dạng ngôn ngữ đã và đang hiện diện trên hành tinh của chúng ta,
hết sức đa dạng và sinh động. Mỗi ngôn ngữ cụ thể như thế lại có một nguồn
gốc trực tiếp hoặc gián tiếp của nó, với những chiều hướng biến động, phát
triển không phải bao giờ cũng hoàn toàn như nhau. Tuy nhiên, đó là những
vấn đề được nghiên cứu riêng cho từng ngôn ngữ một.
Ở đây, chúng ta sẽ chỉ nói đến những "chuyện chung" của ngôn ngữ
trong xã hội loài người nói chung.
I. NGUỒN GỐC CỦA NGÔN NGỮ
1. Không phải chỉ có chúng ta hôm nay mới tự hỏi: ngôn ngữ của con
người ra đời từ đâu? nhờ ai, nhờ cái gì?… Việc đặt những vấn đề đại loại
như thế và lời giải đáp cho chúng, thực ra đã có không ít và có từ lâu, thậm
chí từ xa xưa.
Khi đức tin vào sức mạnh sáng tạo vạn năng nơi Thượng Đế bị đổ vỡ
(vì chẳng bao giờ có Thượng Đế cả) thì không ai còn nghĩ rằng Thượng Đế
đã tạo ra loài người chúng ta và cho ta ngôn ngữ để ta biết nói như biết thở
vậy.
Người ta cũng đã cố gắng đi tìm nguồn gốc ngôn ngữ ở trần gian, nơi
ngôn ngữ đang tồn tại và hoạt động. Thế là các giải thuyết như: thuyết tượng
thanh, thuyết về tiếng kêu động vật, thuyết về tiếng kêu trong phối hợp lao
động, thuyết cảm thán bộc lộ tâm lí tình cảm, thuyết quy ước xã hội… lần lượt
xuất hiện. Ngày nay, bình tĩnh mà xét, các giả thuyết đó đều có phần đúng
của nó, nhưng tiếc thay, chỉ đúng được với một vài sự kiện hoặc hiện tượng
ngôn ngữ mà thôi. Nhìn nhận như thế về nguồn gốc ngôn ngữ, thật chẳng
khác nào thấy một vài cây đã vội kết luận cho rừng bởi vì "thấy cây mà chẳng
thấy rừng”.
2. Với sự ra đời của triết học day vật biện chứng, vấn đề nguổn gốc
ngôn ngữ được xem xét vi zr.iT. z::h một cách toàn diện hơn. khoa học và
hợp lí hơn: con nr::: -i:."U thể sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ; vậy phái tìm
hiếu su ra ir: của ngôn ngữ gán liền với nghiên cứu nguốn góc con nguời cả
trong quá trình phát sinh giống nòi lẫn quá trình phát sinh và phát triển của
mỗi cá thể.
Các kết quả nghiên cứu vể triết học. sinh vật học, khảo cổ học, sinh lí
học thần kinh và ngôn ngữ học… kết luận rằng lao động đã làm phát sinh,
phát triển loài người và làm phát sinh ngôn ngữ trong quá trình đó.
2.a. Hàng triệu năm trước đây, tổ tiên của chúng ta vốn là một loài
vượn người sống trên cây trong những cánh rừng tiền sử. Do nhiều biến
động của tự nhiên, những cánh rừng ấy bị tiêu diệt. Thức ăn trên tầng cây
cao ngày càng trở nên khó kiếm. Loài vượn người ấy buộc lòng phải rời ngọn
cây cao (vốn là nơi trú ẩn, sinh sống từ lâu đời) xuống đất đi lang thang kiếm
ăn.
Trên mặt đất, sự di động chủ yếu không còn là leo trèo như trên cây
nữa; đã thế kẻ thù lại nhiều hơn… Việc tìm kiếm thức ăn và tự vệ để sinh
tồn… đã buộc loài vượn người này tập dần được cách đi bằng hai chi sau và
đứng thẳng mình lên. Cái bản lề trong quá trình chuyển biến từ vượn thành
người chính là việc đứng thẳng mình lên và đi bằng hai chân đó. Để có được
dáng đứng thẳng lên, loài vượn người xưa kia đã phải "tập đi" hàng nghìn
năm chứ không đơn giản như một em bé tập đi bây giờ, chỉ độ một tháng là
xong.
Thế là hai tay con vượn người được giải phóng. Đôi chân bây giờ hoàn
toàn đảm đương việc đi lại. Đôi tay ngày càng trở nên khéo léo hơn, biết sử
dụng các vật sản có làm công cụ tự vệ, kiếm ăn; và quan trọng hơn: nó biết
chế tạo ra công cụ lao động. Con vượn người đã chuyển dẩn thành con
người vượn rồi thành người (người nguyên thủy).
Dáng đứng thẳng cũng làm cho tầm mắt của tổ tiên chúng ta được rộng
và xa hơn; đồng thời lồng ngực nở hơn và những cơ quan của bộ máy phát
âm có điểu kiện phát triển hơn.
Mặt khác, có công cụ trong tay, những con người tiền sử đó kiếm được
nhiều thức ăn hơn và chuyển dẩn từ đời sống ăn thực vật (cây, quả, củ, rễ…)
sang đời sống ăn thịt. Thêm vào đó, việc tìm ra và sử dụng được lửa cũng đã
khiến họ chuyển từ ăn sống sang ăn chín. Một hệ quả quan trọng đã diễn ra,
thức ăn chín mém khiến xương hàm người ta không cần phải to thô như
trước nữa; lồi cằm (phần trước xương hàm dưới) vểnh ra rõ dần.
Tuy nhiên, trong số các biến đổi vễ mặt sinh học của con người sự tiến
bộ của bộ não là quan trọng nhất. Nhờ lao động, nhờ ăn thịt, bộ não của tổ
tiên chúng ta cũng phức tạp dần lên; những phần vỏ não trực tiếp liên quan
đến tiếng nói như thùy trán, thùy thái dương và phần dưới thùy đỉnh, phát
triển mạnh. Kết cục là so với những người bà con anh em họ của tổ tiên
chúng ta bộ não con người ngày nay (tính theo tỉ lệ giữa trọng lượng của não
với trọng lượng toàn thân) lớn hơn khi đột 10 lần, hơn đười ươi 6 lần, hơn khỉ
đen 2 lần và hơn vượn 4 lần.
Như vậy, lao động đã tạo ra con người và tạo ra những tiền đề thứ nhất
về mặt sinh học để ngôn ngữ cơ thể phát sinh. Có thể nói lao động để chuẩn
bị và "tạo cơ sở vật chất” để loài người có những cơ quan thích hợp cho việc
sản sinh tiếng nói.
2.b. Cũng chính lao động đã tạo ra nhân tố xã hội để ngôn ngữ phát
sinh. Lao động đã liên kết con người thành những bầy đàn, những cộng đồng
và về sau thành xã hội có tổ chức. Muốn cùng chung sức để làm việc gì đó,
người ta cần phải thỏa thuận với nhau là sẽ làm gì, làm như thế nào… Những
điều "biết được" về thế giới xung quanh, những kinh nghiệm trong lao động
cần phải được thông báo cho nhau từ người này sang người khác, từ thế hệ
này sang thế hệ khác…
Đến đây thì con người (dù là người cổ nhất) đã khác con vật về chất.
Người ta đã đến lúc thấy "cần phải nói với nhau một cái gì đó" bởi vì họ đã có
cái cần phải nói với nhau và có phương tiện để nói với nhau. Phương tiện ấy
chúng ta gọi là ngôn ngữ. Vậy không có ai khác, chính lao động đã sáng tạo
ra con người và ngôn ngữ của con người. Lao động đã làm cho bộ óc của
con người cổ xưa biết hoạt động "theo kiểu người" và có một công cụ vừa để
tiến hành những hoạt động đó, vừa làm phong phú hóa nó, nâng nó lên "trình
độ của con người". Đó là ngôn ngữ.
2.c. Tự bản chất của mình, từ khi mới phat sinh, ngôn ngữ vốn là công
cụ, là phương tiện để con người giao tiếp với nhau. Thế nhưng lúc đầu nó
chưa phải là ngôn ngữ như chúng ta đang có hôm nay; mà là thứ ngôn ngữ
chưa phân thành âm tiết rõ ràng, bởi vì cái lưỡi, cái cằm và hàm dưới, hệ dây
thanh… chưa phù hợp, thuần thục với công việc mới mẻ, đầy phức tạp công
việc phát tiếng nói này; thậm chí có bộ phận còn đang trên đường hoàn thiện
dần.
Tuy vậy, người ta không đợi cho mọi bộ phận cấu âm phát triển thật
hoàn chỉnh rồi mới nói với nhau. Những tiếng nói còn lẫn, còn nhòe, và ú ớ đó
đã được phối hợp với các động tác, dáng vẻ của cơ thể, mặt mũi, vai, tay,
chân (nhất là đôi tay) để "phát biểu" ý nghĩ, tình cảm của họ. Thoạt đầu tiếng
nói của con người chưa khác các điệu bộ bao nhiêu. (Điều này còn để lại
những tàn dư của nó trong một số ngôn ngữ mà hiện nay ta còn thấy được.
Chẳng hạn, trong ngôn ngữ dân tộc Êvê, người ta không dùng một từ đi mà
lại dùng nhiều từ khác nhau, miêu tả các kiểu đi khác nhau.
dô bô hô bô hô: đi nặng nề, phục phịch
dô dê dê: đi một cách vững vàng
dô bu la bu la: đi nhanh bừa đi
dô pi a pi a: đi rón rén
dô gô vu gô vu: đi khập khiễng, đầu chúi xuống…)
Dần dần, con người sử dụng tiếng nói thành thạo hơn và bỏ xa những
cách "phát biểu" bằng cử chỉ, động tác; bởi lẽ ngôn ngữ thành tiếng của họ
ngày càng mạch lạc hơn, hoàn thiện hơn, trở thành hệ thống tín hiệu thứ hai,
hệ thống "tín hiệu loan báo các tín hiệu”.
Hoạt động tín hiệu là hiện tượng chung cho mọi loài động vật trên hành
tinh chúng ta; nhưng con người, với ngôn ngữ của mình đã có thêm một
phương thức mới, khác hẳn vệ chất. Nhờ có ngôn ngữ này mà từ đây, ngay
trong đêm đen, con người nghe được (tức là nhận được) một tín hiệu có
nghĩa "mặt trời" chẳng hạn, thì anh ta đã nghĩ tới, đã hình dung ra mặt trời rồi,
không cần phải đợi cho đến khi nhìn tận mắt nữa.
Đối với động vật, chỉ có những kích thích trực tiếp về thị giác, thính
giác, khứu giác, xúc giác mới trở thành tín hiệu kích thích được. Ngược lại,
đối với con người, ngoài những thứ đó, người ta còn có các từ trong ngôn
ngữ để thay thế cho chúng. Đến đây thì cái gọi là ngôn ngữ thực sự hình
thành và không bao giờ rời xa loài người nữa.
II. DIỄN TIẾN CỦA NGÔN NGỮ
Ở trên, chúng ta đã phân tích và thấy rằng ngôn ngữ xuất hiện cùng với
quá trình hình thành ý thức, gắn liền với lao động, với sự xuất hiện của con
người và xã hội loài người. Vậy, xem xét quá trình diễn tiến của ngôn ngữ
trong sự diễn tiến của xã hội loài người sẽ là điều hợp lí.
Về mặt dân tộc học, người ta đã phân loại các đơn vị tổ chức xã hội loài
người thành các bậc: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc và cuối cùng là dân tộc. Bên cạnh
đó, học thuyết về các hình thái kinh tế xã hội lại phân chia lịch sử xã hội theo
một cách khác và được các hình thái kinh tế xã hội ứng xử với các giai đoạn
phát triển như: công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ
nghĩa.
Trên thực tế, khó lòng có thể vạch ra từng bậc trong sự diễn tiến của
ngôn ngữ một cách "phân đoạn" như vậy. Tuy nhiên, trong chừng mực nhất
định, người ta vẫn có thể dựa vào những ranh giới phân đoạn đó nhiều hoặc
ít, tùy theo, vì chẳng còn có cách nào hơn.
1. Chế độ công xã nguyên thủy ứng với loại cộng đồng thị tộc và bộ lạc
(còn gọi chung là các nhóm dân tộc học) trong đó bộ lạc là đơn vị cơ sở.
Mỗi bộ lạc như thế cư trú trên một lãnh thổ, mọi người trong bộ lạc có
quan hệ kinh tế với nhau, mang những đặc điểm đời sống - văn hóa chung và
nói cùng một thứ tiếng.
Về mặt ngôn ngữ, thời kì này có hai xu hướng dường như trái ngược
nhau, nhưng nhiều khi lại đan xen vào nhau: xu hướng chia tách, phân tán và
xu hướng liên minh, hợp nhất.
a) Xu hướng chia tách thường xảy ra khi một bộ lạc tăng trưởng dân số
không ngừng và đến một lúc nào đó, do nhiều điều kiện khác nhau (nhưng
nhu cầu sinh sống là chủ yếu) buộc người ta tự nhiên phải tách ra thành
những bộ phận, những nhóm, cư trú phân tán trên nhiều địa bàn khác nhau.
Do điều kiện sống xa nhau, thậm chí biệt lập, rất ít tiếp xúc hoặc không có tiếp
xúc nữa, các bộ phận cư dân đó về sau đã hình thành nên (một cách tự
nhiên) những bộ lạc độc lập.
Trong quá trình đó, những khác biệt về mặt ngôn ngữ đã nảy sinh rồi
được củng cố qua nhiều thế hệ và trở thành ngôn ngữ khác nhau có cùng
nguồn gốc, hoặc trở thành những phương ngữ, thổ ngữ khác nhau của một
ngôn ngữ chung. Các nhà dân tộc học, sử học, ngôn ngữ học cùng với những
ngành khoa học hữu quan, khi nghiên cứu sự thân thuộc về mặt cội nguồn
giữa các tộc người, giữa các ngôn ngữ hiện đang tồn tại hoặc giữa các
phương ngữ của một ngôn ngữ, đã thấy rất rõ điều đó. Chẳng hạn: Các nhóm
phương ngữ: Mày, Rục, Sách, Arem, Mãliểng của tiếng Chứt; các nhóm
phương ngữ: Thổ, Poọng, Đan Lai, Li Hà, Cuối Chăm, Cuối Niêu của tiếng
Thổ ở khu vực Đông Nam Trường sơn - Việt Nam; Các phương ngữ của
tiếng Papua ở Châu Phi, các phương ngữ của tiếng Litva ở Liên Xô… hẳn đã
là kết quả của quá trình chia tách và khuếch tán như vậy.
Có thể nói, ngôn ngữ của các bộ lạc, tự nó đã là những mầm mống để
hình thành các phương ngữ, thổ ngữ trong giai đoạn xã hội phát triển cao hơn
sau này.
b) Xu hướng hợp nhất có lẽ hay xảy ra vào giai đoạn chót của chế độ
công xã nguyên thủy đang chuyển dần sang xã hội có giai cấp. Lúc này, có
những liên minh bộ lạc được hình thành (hoặc là bằng cách một bộ lạc này
chinh phục các bộ lạc khác, hoặc là một số bộ lạc tự nguyện liên minh với
nhau vì những nguyên nhân nào đó).
Liên minh bộ lạc là điều kiện hết sức thuận lợi để các ngôn ngữ (dù
không gần gũi nhau lắm về mặt cội nguồn, hoặc hoàn toàn không có quan hệ
thân thuộc đi chăng nữa) tiếp xúc chặt chẽ với nhau và tác động, ảnh hưởng
lẫn nhau. Thường có hai lối tác động:
Thứ nhất, một ngôn ngữ bộ lạc chiến thắng các ngôn ngữ khác và trở
thành ngôn ngữ chung trong cộng đồng toàn liên minh. Tuy vậy, nó vẫn chịu
ảnh hưởng của các ngôn ngữ không chiến thắng khác và thay đổi ít nhiều bộ
dạng của mình đi; nhất là ở mặt ngữ âm và từ vựng. Tiếng Latin của người La
Mã trong các vùng bị người La Mã chinh phục, là như vậy.
Thứ hai, tiếp xúc ngôn ngữ dẫn đến pha trộn ngôn ngữ và thậm chí có
thể làm nảy sinh một ngôn ngữ mới. Thế nhưng, đây không phải là sự pha
trộn cơ giới, đảo đều; cũng không phải là sự tạo thành một ngôn ngữ hoàn
toàn mới, khác hẳn các ngôn ngữ tham gia tiếp xúc, pha trộn; bởi vì ngôn ngữ
mới này vẫn giữ cơ cấu hình thái của một trong những ngôn ngữ thuộc thành
phần pha trộn đó làm cơ sở nên tảng cho mình. Chính nhờ cái cơ sở (gọi là
cơ tầng) đó mà người ta vẫn xác định được ngôn ngữ mới thân thuộc với
ngôn ngữ nào hơn và thuộc vào nhóm nào trong phổ hệ của họ ngôn ngữ.
Lối tiếp xúc, ảnh hưởng như thế, ngay gần đây, người ta vẫn còn có
thể kiểm chứng được trong không hiếm ngôn ngữ hiện đang tổn tại. Ví dụ:
1/ Tiếng Việt trong quá trình tiếp xúc láu đời với tiếng Hán, đã vay
mượn vào vốn từ của mình một khối lượng rất lớn các từ và yếu tố tạo từ
cùng với một số ảnh hưởng khác về mặt ngữ pháp; nhưng không vì thế mà
nó thuộc cùng một nhóm gấn gũi về cội nguồn với tiếng Hán.
Ở châu Âu, quan hệ giữa tiếng Anh với tiếng Pháp; tiếng Rumani với
các ngôn ngữ Slave và tiếng Hi Lạp, tiếng Hung, người ta cũng thấy những
tình hình tương tự: tiếng Anh vẫn thuộc số các ngôn ngữ Giecman, còn tiếng
Pháp, tiếng Rumani vẫn thuộc về các ngôn ngữ Roman.
2/ Theo A.G.Odricua, người Sán Chấy ở Việt Nam vốn là người Dao
gốc Quý Châu - Trung Quốc, di cư đến Quảng Đông rồi di cư sang Việt Nam
sống chung với người Tày, Nùng. Tại đây, ngôn ngữ của họ, tiếng Sán Chấy,
là một ngôn ngữ pha trộn gồm cơ tiếng Dao với tiếng Tày Nùng.
Như vậy, điểm nổi rõ về mật ngôn ngữ trong thời kì công xã nguyên
thủy, thời kỉ của các thị tộc, bộ lạc là luôn luôn diễn ra quá trình chia tách và
liên minh, tiếp xúc. Một mặt, sự chia tách làm gia tăng số lượng các ngôn ngữ
khác nhau hoặc các phương ngữ, thổ ngữ khác nhau trong một ngôn ngữ;
mặt khác, sự tiếp xúc lại dẫn đến tình trạng gần nhau, và tới một mức nào đó
sẽ dẫn đến pha trộn ngôn ngữ.
2. Thay thế chế độ công xã nguyên thủy là chế độ xã hội có giai cấp,
gắn lieefn với sự thiết lập nhà nước (trước hết là những nhà nước cổ đại)
theo kiểu nào đó của phương Đông hoặc phương Tây.
Tùy theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở từng nơi mà các nhà nước đó đã
được xây dựng bằng những cách khác nhau, bởi những nguyên nhân ít nhiều
khác nhau. Các nhà nước cổ đại ở Hi Lạp, La Mã, Ai Cập, Ấn Độ. Trung Hoa
và vùng Cận Đông là sản phẩm của những bộ lạc hoặc liên minh bộ lạc chiến
thắng để thống trị các tộc người khác trong cộng đồng. Một số nơi khác (rất
có thể như nước Văn Lang ở Việt Nam thời xưa chẳng hạn) lại xây dựng nhà
nước trên cơ sở của một liên minh tự nguyện, thiết lập chính quyền trung
ương thống nhất, khả dĩ tập trung sức mạnh toàn cộng đổng để đối phó với
thiên tai hoặc các cuộc xâm lãng, thôn tính của ngoại nhân.
Nhà nưóc ra đời đòi hỏi trong cộng đồng phải có một ngôn ngữ thống
nhất làm ngôn ngữ nhà nước. Ngôn ngữ đó có thể là một ngôn ngữ bản địa
của người chiến thắng như tiếng Latin từ sau năm 49 trước công nguyên ở đế
quốc La Mã, tiếng Xôngai trong lãnh thổ của nhà nước Xôngai (ở châu Phi)
trước đây; cũng cổ thể là ngôn ngữ của bộ lạc làm hạt nhân, trung tâm cho
nhà nước như tiếng Việt trong lãnh thổ nước Vãn Lang thời xưa. Mặt khác, ở
một số nơi, cùng với sự hình thành nhà nước là quá trình xuất hiện, xây dựng
chữ viết (hoặc là tự sáng tạo, hoặc là vay mượn, cải biên, hoặc là tiếp thu hẳn
một hệ thống của ngoại tộc).
Người nắm được và sử dụng chữ viết lúc đó chủ yếu là các trí thức
trong tầng lớp thống trị, các tăng lữ thuộc các tôn giáo hoặc thương nhân
(như ở Cận Đông và vùng Địa Trung Hải). Vì vậy, trong giai đoạn này ngôn
ngữ nhà nước không phải ở nơi nào cũng đồng thời là ngôn ngữ của toàn
dân. Thậm chí, khi nhà nước đã đạt tới trình độ quản lí tổ chức và tập trung
cao (như trong chế độ phong kiến về sau chẳng hạn) thì cái gọi là ngôn ngữ
nhà nước, ngôn ngữ có tính chính thống thường cũng có nghĩa là ngôn ngữ
viết, phân biệt với ngôn ngữ nhân dân (là ngôn ngữ dùng trong giao tiếp rộng
rãi hàng ngày) và có khi nó xa cách với ngôn ngữ nhân dân.
Điều này còn diễn ra cho tận đến lúc ngôn ngữ dân tộc dần dần chiếm
ưu thế trong mọi phạm vi giao tiếp của cả nước.
Dầu sao thì sự ra đời của nhà nước cũng đã có ảnh hưởng đến ngôn
ngữ. Nó là nhân tố vừa đòi hỏi, vừa thúc đẩy việc tìm kiếm, xây dựng một
ngôn ngữ chính thức, thống nhất về phương diện quốc gia. Dù có đồng thời là
ngôn ngữ toàn dân hay không.
3. Nét nổi bật trong thời kì hình thành dân tộc là hình thành một ngôn
ngữ dân tộc thống nhất.
Dân tộc vốn là một phạm trù lịch sử, xuất hiện vào một giai đoạn nhất
định, với những điều kiện và hoàn cảnh nhất định.
Một trong những điều kiện quan trọng bắt buộc, để bảo đảm một cộng
đồng người hình thành một dân tộc (ví dụ như điều kiện về lãnh thổ, về kinh
tế, về cấu tạo tâm lí và văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần…) là cộng đồng đó
phải có một ngôn ngữ chung.
Tuy nhiên, ngôn ngữ chính thức, thống nhất của nhà nước với ngôn
ngữ thống nhất của dân tộc không phải bao giờ cũng trùng nhau. Tình trạng
này hiện nay chúng ta vẫn còn quan sát được ở nhiều nước châu Phi: tại đó,
có nhiều ngôn ngữ của các dân tộc bản địa, nhưng ngôn ngữ nhà nước lại là
một thứ tiếng châu Âu nào đó, được phổ biến từ thời thực dân. Ví dụ tiếng
Anh ở Nigiêria, tiếng Pháp ở Mali và Ghinê…
Dân tộc được hỉnh thành, làm tăng cường thêm sự thống nhất về nhiều
mặt, trong đó có thống nhất ngôn ngữ. Những dị biệt của ngôn ngữ mang tính
xã hội hoặc lãnh thổ giữa các bộ lạc, bộ tộc bị triệt thoái dân; còn những nét
chung, thống nhất càng ngày càng được phát hiện, xây dựng và củng cố để
thành tài sản chung của tất cả mọi người.
Thông thường, ngôn ngữ dân tộc có thể được xây dựng trên cơ sở của
một phương ngữ có sẵn (thường là phương ngữ ở vùng trung tâm kinh tế,
chính trị, văn hóa trong quan hệ nhà nước) hoặc xây dựng trên cơ sở của các
tác động qua lại dẫn đến sự tổng hòa, có chọn lọc từ các phương ngữ khác
nhau. Ví dụ, có thể coi tiếng Việt với phương ngữ Bắc (mà trung tâm là hai
vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã) thuộc trường hợp thứ nhất; còn tiếng
Nga với sự tổng hòa các phương ngữ Bắc Nga và Nam Nga cùng một phần
tiếng Slave cổ, thuộc về trường hợp thứ hai.
Tính thống nhất của ngôn ngữ dân tộc, tuy vậy, vẫn buộc phải chấp
nhận tình trạng còn tổn tại những phương ngữ địa lí và phương ngữ xã hội.
Đó là sự thực hiển nhiên mà chúng ta hoàn toàn có thể quan sát được thống
nhất trong cái đa dạng, và đa dạng trên một căn bản thống nhất. Tiếng Việt,
tiếng Hán, tiếng Khmer, tiếng Lào, tiếng Thái Lan cũng như tiếng Nga, tiếng
Pháp, tiếng Anh… đều như thế.
Sự hình thành ngôn ngữ dân tộc thống nhất cũng sẽ thường dẫn đến
việc xây dựng ngôn ngữ văn học (hiểu theo nghĩa rộng, không phải chỉ là
ngôn ngữ trong văn học nghệ thuật). Đó là thứ ngôn ngữ có quy chế, được
trau dồi dù có chính thức hay không.
Thật ra, quá trình hình thành ngôn ngữ dân tộc và xây dựng ngôn ngữ
văn học (của dân tộc) không phải bao giờ cũng đi đôi với nhau hoặc tiếp liễn
nhau. Trong khi ở Hi Lạp cổ đại, ngôn ngữ văn học được xây dựng từ rất sớm
(thế ki III trước Công nguyên) thì trước đầy và ngay cả thời gian không xa so
với hiện nay, ở nhiều nơi người ta dùng hẳn một ngôn ngữ khác (cùng với
chữ viết của nó) để làm ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ nhà nước. Ngôn ngữ
văn học như thế cũng đồng thời chỉ có nghĩa là ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ đó
thường là của những dân tộc khác có nền văn hóa, văn học hết sức rực rỡ.
Chẳng hạn một số nước Châu Âu dùng tiếng Latin; vùng Bắc Phi và Tiểu Á,
một số nước dùng tiếng A Rập; còn vùng Lào, Thái Lan, Campuchia dùng
tiếng Pali Sanskrit; Việt Nam dùng tiếng Hán…
Khi ngôn ngữ dân tộc dần dần khẳng định được vai trò và vị trí của
mình, nó cũng sẽ được nhân dân tích cực trau dồi, làn cho có quy chế, có
chuẩn mực cả ở hình thức nói lẫn hình thức viết. Do vậy, nó được dùng trong
mọi lĩnh vực giáo dục, văn hóa văn học nghệ thuật, thông tin đại chúng… Từ
đây, ngôn ngữ dân tộc của nhân dân được lựa chọn, được suy chế hóa để
trở thành ngôn ngữ văn học của dân tộc mình.
4. Xem xét diễn tiến của ngôn ngữ loài người nói chung cũng như của
một ngôn ngữ nói riêng, hầu như người ta hiếm gặt những trường hợp biến
đổi và phát triển đơn tuyến. Những điều trình bày trên đây, quả thực đã có
phần đơn giản hóa vấn đề rất nhiều để cho phù hợp với mục đích của chúng
ta: chỉ quan sát những đường hướng khái quát và giản lược nhất mà thôi.
Dù sao thì ngôn ngữ cũng không bao giờ không biến đổi. Chỉ có điều,
khi khảo sát diễn tiến của bất kì ngôn ngữ nào cũng vậy cần lưu ý rằng:
a) Nó không phát triển, biến đổi theo phương thức đột biến và cách
mạng, mặc dù luôn luôn biến đổi không ngừng.
b) Trong các quá trình biến đổi, do những tác động ảnh hưởng nhiều
chiều, nhiều kiểu của nhiều nhân tố trong và ngoài ngôn ngữ, thì ba mặt: ngữ
âm, từ vựng và ngữ pháp của nó vẫn không biến đổi đồng đều như nhau. Để
thực hiện được chức năng làm công cụ giao tiếp và phản ánh, bảo đảm cho
mọi người sử dụng có thể hiểu được nhau, mặt từ vựng của ngôn ngữ bao
giờ cũng thay đổi nhanh nhạy nhất, mặt ngữ âm biến đổi chậm hơn rất nhiều
so với từ vựng, còn ngữ pháp là bộ phận biến đổi chậm nhất và ít nhiều nó
mang tính cách của một nhân tố, một thành phần bảo thủ.
Đối với việc nghiên cứu quá trình phát triển lịch sử của ngôn ngữ nói
chung hay từng mặt, từng bộ phận của nó nói riêng, nhận thức đó là một
trong những điều rất có ý nghĩa và cần thiết.
Chương 4. PHÂN LOẠI CÁC NGÔN NGỮ
I. CÁC NGÔN NGỮ TRÊN THẾ GIỚI VÀ CƠ SỞ PHÂN LOẠI
1. Hiện nay chưa có một ngôn ngữ chung cho tất cả mọi người trên trái
đất, mà chỉ có những ngôn ngữ riêng, cụ thể của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng
người.
Theo thống kê mới đây, trên thế giới có khoảng 5.650 ngôn ngữ. Tuy
nhiên, con số này chưa phải là tuyệt đối chính xác, vì nó còn liên quan đến
tiêu chí: thế nào là một ngôn ngữ độc lập. Trong số ngôn ngữ vừa nêu, có
khoảng 1400 "ngôn ngữ” chưa phải là những ngôn ngữ độc lập hoặc đang có
nguy cơ bị tiêu biến.
Về mật độ phân bố, số lượng ngôn ngữ ở mỗi khu vực trên trái đất,
cũng như số người sử dụng mỗi ngôn ngữ, rất không đồng đều. Chẳng hạn,
chỉ riêng khu vực rừng núi Đông Nam Á đã có tới 180 ngôn ngữ khác nhau
(có thể nói đó là một mật độ rất dày). Ở châu Úc, khoảng 250 ngôn ngữ chỉ có
khoảng hơn 40.000 người sử dụng.
Trong xu thế ngày càng mở rộng quan hệ giữa các dân tộc, các quốc
gia từ trước đến nay và từ nay về sau, việc dạy và học tiếng luôn luôn đống
hành với những việc thuộc loại, phải đi trước một bước. Mặt khác, nghiên cứu
lịch sử một dân tộc cũng không thể tách rời lịch sử ngôn ngữ của dân tộc đó.
Bởi vậy, ngôn ngữ học đã lưu tâm nghiên cứu, so sánh, phân loại các ngôn
ngữ để giúp tìm ra những con đường tối ưu cho công việc đó.
2. Việc phân loại các ngôn ngữ có thể dựa vào những tiêu chí bên
ngoài chúng như: số lượng người nói, chủng tộc, ranh giới địa lí… Thế
nhưng, những cách làm đó ngay từ đầu đã bộc lộ sự thiếu nghiêm chỉnh,
thiếu khoa học và không đem lại lợi ích gì.
Vì vậy, người ta phải dựa vào những tiêu chí ở ngay trong bản thân
ngôn ngữ.
3. Khi phân loại các ngôn ngữ, người ta buộc phải so sánh chúng với
nhau, bởi vì "chúng ta nhận thức mọi diều trong thế giới này, không có con
đường não khác là thông qua so sánh" (K.D. Usinxkij).
Những phương pháp cơ bản thường được áp dụng trong so sánh ngôn
ngữ là:
3.a. Phương pháp so sánh lịch sử. Phương pháp này chủ yếu áp dụng
cho nghiên cứu, phân loại các ngôn ngữ theo cội nguồn. Mục đích của nó là
phát hiện những nét phản ảnh quan hệ thân thuộc, gần gũi về nguồn gốc giữa
các ngôn ngữ để quy chúng vào những phổ hệ ngôn ngữ cụ thể khác nhau.
3.b. Phương pháp so sánh loại hình. Phương pháp này chủ yếu áp
dụng cho nghiên cứu, phân loại các ngôn ngữ theo loại hình. Mục đích chính
của nó là nghiên cứu những đặc trưng của các loại hình ngôn ngữ và nghiên
cứu những đặc trưng về mặt loại hình của các ngôn ngữ, để quy các ngôn
ngữ cụ thể vào những loại hình khác nhau.
3.C. Phương pháp so sánh đối chiếu. Phương pháp này áp dụng cho
việc đối chiếu các ngôn ngữ khác nhau, bất kể chúng có quan hệ nào về mặt
cội nguồn hoặc loại hình hay không. Nó không nhằm phát hiện quan hệ cội
nguồn hay sự tương đồng về loại hình giữa các ngôn ngữ đó; mà nhằm vào
mục đích phát hiện những tương đồng và khác biệt chủ yếu trên diện đồng
đại ở một hay nhiều bình diện, bộ phận của các ngôn ngữ dó.
Ví dụ, người ta có thể đối chiếu ngay tiếng Anh ở nước Anh với tiếng
Anh ở Hoa Kì và thấy rằng có nhiều dị biệt trong việc dùng giới từ. Không
phải là ít trường hợp, khi người Anh dùng giới từ in thì người Mĩ lại dùng on
in the street on the Street
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT

More Related Content

What's hot

Đề cương ôn tập giáo dục học 1
Đề cương ôn tập giáo dục học 1Đề cương ôn tập giáo dục học 1
Đề cương ôn tập giáo dục học 1Sùng A Tô
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT nataliej4
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhcongatrong82
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfjackjohn45
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Huyen Pham
 
FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...
FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...
FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.comThùy Linh
 
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộcQuan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộcFørgët Løvë
 
Chương 3,ttuong
Chương 3,ttuongChương 3,ttuong
Chương 3,ttuongmai_mai_yb
 
PPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữ
PPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữPPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữ
PPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữCaoThuNgan
 
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt NamCơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt NamĐào Trịnh
 
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...jackjohn45
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề Cương cơ sở văn hóa việt nam
Đề Cương cơ sở văn hóa việt namĐề Cương cơ sở văn hóa việt nam
Đề Cương cơ sở văn hóa việt namlimsea33
 
cac lop tu vung trong tieng viet
cac lop tu vung trong tieng vietcac lop tu vung trong tieng viet
cac lop tu vung trong tieng vietatcak11
 
đề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giớiđề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giớiSùng A Tô
 

What's hot (20)

Đề cương ôn tập giáo dục học 1
Đề cương ôn tập giáo dục học 1Đề cương ôn tập giáo dục học 1
Đề cương ôn tập giáo dục học 1
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần ThơLuận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
 
FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...
FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...
FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ ANH (TẢI FREE ZALO: 093 457...
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ ANH (TẢI FREE ZALO: 093 457...BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ ANH (TẢI FREE ZALO: 093 457...
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ ANH (TẢI FREE ZALO: 093 457...
 
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
 
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộcQuan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
 
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinhLuận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
 
Chương 3,ttuong
Chương 3,ttuongChương 3,ttuong
Chương 3,ttuong
 
PPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữ
PPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữPPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữ
PPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữ
 
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt NamCơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt Nam
 
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
 
Đề Cương cơ sở văn hóa việt nam
Đề Cương cơ sở văn hóa việt namĐề Cương cơ sở văn hóa việt nam
Đề Cương cơ sở văn hóa việt nam
 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌCNGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
cac lop tu vung trong tieng viet
cac lop tu vung trong tieng vietcac lop tu vung trong tieng viet
cac lop tu vung trong tieng viet
 
đề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giớiđề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giới
 

Similar to CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT

3 GIAO TRINH DAN LUAN NGON NGU.docx
3 GIAO TRINH DAN LUAN NGON NGU.docx3 GIAO TRINH DAN LUAN NGON NGU.docx
3 GIAO TRINH DAN LUAN NGON NGU.docxHCE
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdfGiáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdfNguynNgcMai33
 
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG nataliej4
 
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG nataliej4
 
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...jackjohn45
 
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...nataliej4
 
Sự phát triển của ngôn ngữ
Sự phát triển của ngôn ngữSự phát triển của ngôn ngữ
Sự phát triển của ngôn ngữVan Tuan Le
 
ban chat va chuc nang cua ngon ngu
ban chat va chuc nang cua ngon nguban chat va chuc nang cua ngon ngu
ban chat va chuc nang cua ngon nguatcak11
 
Ban Chat Va Chuc Nang Cua Ngon Ngu
Ban Chat Va Chuc Nang Cua Ngon NguBan Chat Va Chuc Nang Cua Ngon Ngu
Ban Chat Va Chuc Nang Cua Ngon Nguatcak11
 
ban chat ngon ngu
ban chat ngon nguban chat ngon ngu
ban chat ngon nguatcak11
 
T vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhocT vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhocDuy Vọng
 
T vva ppgdtvotieuhoc09
T vva ppgdtvotieuhoc09T vva ppgdtvotieuhoc09
T vva ppgdtvotieuhoc09Duy Vọng
 
đề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việtđề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việtnataliej4
 
Nghiên cứu từ láy trong tiếng việt
Nghiên cứu từ láy trong tiếng việtNghiên cứu từ láy trong tiếng việt
Nghiên cứu từ láy trong tiếng việtnataliej4
 
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...nataliej4
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ nataliej4
 
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐGIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐlongvanhien
 

Similar to CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT (20)

3 GIAO TRINH DAN LUAN NGON NGU.docx
3 GIAO TRINH DAN LUAN NGON NGU.docx3 GIAO TRINH DAN LUAN NGON NGU.docx
3 GIAO TRINH DAN LUAN NGON NGU.docx
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
Tiểu Luận Triết Học Những Vấn Đề Cơ Bản Của Triết Học Ngôn Ngữ .doc
Tiểu Luận Triết Học Những Vấn Đề Cơ Bản Của Triết Học Ngôn Ngữ .docTiểu Luận Triết Học Những Vấn Đề Cơ Bản Của Triết Học Ngôn Ngữ .doc
Tiểu Luận Triết Học Những Vấn Đề Cơ Bản Của Triết Học Ngôn Ngữ .doc
 
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdfGiáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
 
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
 
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
 
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
 
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
 
Sự phát triển của ngôn ngữ
Sự phát triển của ngôn ngữSự phát triển của ngôn ngữ
Sự phát triển của ngôn ngữ
 
Luận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đ
 
ban chat va chuc nang cua ngon ngu
ban chat va chuc nang cua ngon nguban chat va chuc nang cua ngon ngu
ban chat va chuc nang cua ngon ngu
 
Ban Chat Va Chuc Nang Cua Ngon Ngu
Ban Chat Va Chuc Nang Cua Ngon NguBan Chat Va Chuc Nang Cua Ngon Ngu
Ban Chat Va Chuc Nang Cua Ngon Ngu
 
ban chat ngon ngu
ban chat ngon nguban chat ngon ngu
ban chat ngon ngu
 
T vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhocT vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhoc
 
T vva ppgdtvotieuhoc09
T vva ppgdtvotieuhoc09T vva ppgdtvotieuhoc09
T vva ppgdtvotieuhoc09
 
đề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việtđề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việt
 
Nghiên cứu từ láy trong tiếng việt
Nghiên cứu từ láy trong tiếng việtNghiên cứu từ láy trong tiếng việt
Nghiên cứu từ láy trong tiếng việt
 
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...
Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát triển ngôn ngữ ...
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
 
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐGIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 

CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT

  • 1. CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT (Tái bản lần thứ năm) Tác giả: MAI NGỌC CHỪ - VŨ ĐỨC NGHIỆU - HOÀNG TRỌNG PHIẾN LỜI NÓI ĐẦU Theo chương trình đào tạo năm năm, chia hai giai đoạn, giáo trình "Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt được giảng cho sinh viên các ngành khoa học xã hội và nhân vân năm thứ nhất và thứ hai của giai đoạn đầu. Giáo trình này nhằm giới thiệu một cách giản dị và có hệ thống những khái niệm cơ bản, mở đầu của ngôn ngữ học và tiếng Việt. Trên cơ sở đó, sinh viên sẽ từ chỗ biết để rồi tiến tới hiểu những kiến thức sâu rộng hơn của khoa học về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng, được trình bày trong các giáo trình nâng cao ở giai đoạn sau. Do vậy, giáo trình này không phải là giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học như vẫn thường gặp; nhưng cững chưa phải là giáo trình mang tính cách chuyên sâu của chuyên ngành hẹp. Nó không đi vào những phân tích, lí giải hoặc tranh biện phức tạp, đa tuyến, mà chỉ cố gắng trình bày một hệ thống, một cách hiểu. Mặt khác, có những vấn đề trong giáo trình chỉ nêu ra mà không trình bày kĩ vì sinh viên có thể tự tìm hiểu trong các tài liệu khác theo sự hướng dẫn của giáo viên. Tuy nhiên, người học có thể dùng giáo trình với tư cách một tài liệu chính thức để thi nhận chứng chỉ cho từng học phần. Nội dung của giáo trình gồm bốn phần, dự kiến trình bày trong 120 tiết học. Các chương mục không nhất thiết cân đối về số lượng trang in, mà được phân phối theo nội dung của vấn đề, và đánh số từ I đến XXIII.
  • 2. Sau mỗi phần của giáo trình, danh mục tài liệu tham khảo có ghi rõ những tài liệu phổ biến, dễ dùng và sinh viên cần phải học thêm trong khi học. Những người soạn thảo giáo trình được phản công như sau: Phần thứ nhất: Tổng luận Chương I, II: TS. Vũ Đức Nghiêu và PGS. Hoàng Trọng Phiến. Chương III, IV: TS. Vũ Đức Nghiệu. Phần thứ hai: Cơ sở ngứ âm học và ngữ âm tiếng Việt: PGS. Mai Ngọc Chừ. Phần thứ ba: Cơ sở từ vựng học và từ vựng tiếng Việt: TS. Vũ Đức Nghiêu. Phần thứ tư: Cơ sở ngữ pháp học và ngữ pháp tiếng Việt: Chương XVIII, XIX, XX: PGS. Mai Ngọc Chừ và PGS. Hoàng Trọng Phiến. Chương XXI, XXII, XXIII: PGS. Hoàng Trọng Phiến. Trong khi soạn thảo giáo trình này, chúng tôi đã được các đồng nghiệp trong và ngoài trường giúp đỡ nhiều. Riêng GS. Diệp Quang Ban đã đóng góp rất tích cục cho ba chương cuối của phần thứ tư. Giáo trình này được tái bản là nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của Nhà xuất bản Giáo dục. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả. Vì cố gắng để kịp đáp ứng nhu cầu về tài liệu học tập của sinh viên nên giáo trình này được soạn ra, chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi chân thành đề nghị người sử dụng góp ý, phê bình để giáo trình được tốt hơn. Hà Nội, tháng 6 năm 1997 NHÓM BIÊN SOẠN QUY ƯỚC TRONG CÁCH TRÌNH BÀY 1. Các chú thích ở cuối trang ứng với những chữ số ghi ở phía trên, đặt giữa hai ngoặc tròn, ví dụ (1).
  • 3. 2. Tài liệu dẫn trong sách được ghi bằng chữ số, đặt giữa hai ngoặc vuông, ví dụ [15]: Chữ số này ứng với số được ghi ở mục Tài liệu tham khảo cuối mỗi phần, ví dụ ở phần II (Cơ sở ngữ âm học và ngữ âm tiếng Việt) số [15] là tài liệu: Đoàn Thiện Thuật. Ngữ âm tiếng Việt, H., 1980. 3. Dấu ngoặc kép: được dùng để phiên âm các từ hoặc biểu thị các âm bằng chữ cái thông thường, ví dụ "a", "cam"; dấu ngoặc vuông […] dùng ghi các âm tố, ví dụ [sistra] và dấu vạch chéo dùng ghi các âm vị, ví dụ /tan/. Kí hiệu đặt trong hai ngoặc vuông và trong hai vạch chéo là kí hiệu phiên âm quốc tế. Phần 1. TỔNG LUẬN * Bản chất xã hội của ngôn ngữ * Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ * Nguồn gốc và diễn tiến của ngôn ngữ * Phân loại các ngôn ngữ Chương 1. BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA NGÔN NGỮ Về mặt thời gian lịch sử, chắc hẳn ngôn ngữ của loài người phải cổ xưa hơn rất nhiều lần so với ngay cả những huyền thoại xưa cũ nhất. Nó gắn bó với sự sống của con người như đồ ăn thức uống, như sự thở ra, hít vào…; đến nỗi dường như không mấy khi mỗi người chúng ta nghĩ tới nó, nghĩ rằng có một cái gọi là ngôn ngữ tồn tại với mình. Nhưng rồi có lúc chúng ta tự hỏi: Ngôn ngữ là gì? Lời giải đáp cho câu hỏi đó không phải chỉ có một và không thể chỉ có một, bởi vì bản thân ngôn ngữ vốn là một đối tượng hết sức phức tạp và đa diện. I. TRƯỚC HẾT, NGÔN NGỮ LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI
  • 4. 1. Nói rằng ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội là bởi vì một sự thật hiển nhiên: nó không phải là hiện tượng tự nhiên (vốn là những hiện tượng tồn tại một cách khách quan, không lệ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người) như sao băng, thủy triều, động đất… Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài ngưòi, do ý muốn và nhu cầu: người ta phải giao tiếp với nhau trong quá trình sống và tồn tại, phát triển. Bên ngoài xã hội loài người, ngôn ngữ không thể phát sinh. Điều này được chứng minh qua hai câu chuyện sau đây: - Chuyện thứ nhất: Theo nhà sử học Hêđồrôt, hoàng đế Zêlan Utđin Acba đã cho tiến hành một thí nghiệm để xem một đứa trẻ không cần ai dạy bảo, có thể biết được đạo của mình hay không, có biết nói tiếng nói của tổ tiên mình và gọi tên vị thần của dòng đạo mình hay không… Ông ta đã cho bắt cóc một số trẻ sơ sinh thuộc nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo, dòng đạo khác nhau, đem nuôi cách li hoàn toàn với xã hội trong một tháp kín; không ai được đến gần; cho ăn uống qua một đường dây… Mười hai năm sau, cửa tháp được mở. Những đứa trẻ vẫn lớn lên; nhưng chúng có nhiều biểu hiện của thú hơn là người; và không hề có biểu hiện nào về tiếng nói hoặc tín ngưỡng, tôn giáo cả. - Chuyện thứ hai: Năm 1920, ở Ấn Độ, người ta phát hiện ra hai em bé gái được chó sói nuôi sống trong một cái hang. Một em khoảng hai tuổi, một em khoảng bảy, tám tuổi. Sau khi được cứu trở vễ, em nhỏ bị chết; em lớn sống được, nhưng chỉ có những tập tính của chó sói: không có ngôn ngữ, chỉ biết gầm gừ, bò bàng cả tứ chi dựa trên hai bàn tay, hai bàn chân; thỉnh thoảng cất tiếng sủa như sói về ban đêm… Sau gần bốn năm em bé này mới học được 6 từ, và qua 7 năm được gần 50 từ. Đến 16 tuổi, em mới nói như một đứa trẻ 4 tuổi và không sống được nữa. 2. Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng của cá nhân tôi, cá nhân anh; mà nó là của chúng ta. Chính vì nó là cái chung của xã hội, của chúng ta; cho nên anh nói tôi mới hiểu, và chúng ta hiểu nhau. Về mặt này, đối với
  • 5. mỗi cá nhân, ngôn ngữ như một thiết chế xã hội chặt chẽ, được giữ gìn và phát triển trong kinh nghiệm, trong truyền thống chung của cả cộng đồng. Thiết chế đó chính là một tập hợp của những thói quen nói, nghe và hiểu, được tiếp thu một cách dễ dàng và liên tục ngay từ thời thơ ấu của mỗi chúng ta. Vì thế, những thói quen này về sau rất khó thay đổi. Nó như là một cái gì đấy bắt buộc đối với mỗi người trong mọi người. Dầu sao thì tiếng Việt cũng vẫn gọi con mèo, cái nhà, người mẹ… bằng các từ mèo, nhà, mẹ… Còn tiếng Anh thì gọi bằng các từ cat, house, mother… chứ không thể dễ dàng thay thế bằng từ khác hoặc đánh đổi cho nhau. Mặt khác, sự phân biệt giữa ngôn ngữ chuẩn, ngôn ngữ văn hóa chung của mỗi cộng đồng dân tộc với các biến dạng khác của nó trong các cộng đồng người nhỏ hơn, phân chia theo phạm vi lãnh thổ hoặc tầng lớp xã hội (gọi là những tiếng địa phương, phương ngữ xã hội)… cũng chính là những biểu hiện sinh động, đa dạng về tính xã hội của ngôn ngữ. Ví dụ, từ lời lẽ của tiếng Việt chuẩn mực được phát âm thành nhài nhẽ, đó là cách phát âm của phương ngữ Bắc bộ Việt Nam. Trong khi đó, nếu phát âm thành nài nẽ thì đây lại là hiện tượng nói ngọng và bị coi là lỗi. 3. Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng sinh vật vì nó không mang tính di truyền. Người ta có được ngôn ngữ là nhờ quá trình học tập, tiếp thu từ những người cùng sống ở xung quanh. Mặt khác, so với tiếng kêu của các loài động vật, ngôn ngữ loài người cũng khác hẳn về chất. Tiếng kêu đó, loài động vật có thể dùng để "trao đổi thông tin” như: kêu gọi bạn tình trong các mùa hôn phối, hay là báo tin có thức ăn, có sự nguy hiểm… nhưng tất cả đều vô tình xuất hiện dưới ảnh hưởng của những "cảm xúc" khác nhau. Chúng - những tiếng kêu đó - là bẩm sinh; sự trao đổi thông tin" là vô ý thức. Đó là những kết quả của quá trình di truyền chứ không giống nhau như kết quả của trẻ em học nói. Còn hiện tượng một số con vật học ndi được tiếng người thì rõ ràng lại là kết quả của quá trình rèn luyện phản xạ có điều kiện. Những con vật "biết
  • 6. nói" đó dù thông minh đến mấy cũng không thể nào tự lĩnh hội được hoặc phát âm được những âm thanh để biểu thị khái niệm khi nó ở ngoài một hoàn cảnh cụ thể với một kích thích cụ thể. 4. Chẳng những ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội như đã phân tích bên trên; mà hơn thế nữa, nó là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Tính chất đặc biệt này thể hiện ở chỗ nó không thuộc về kiến trúc thượng tầng của riêng một xã hội nào; cho nên khi một cơ sở hạ tầng nào đó bị phá vỡ, kéo theo sự sụp đổ của kiến trúc thượng tầng tương ứng, thì nó (ngôn ngữ) vẫn là nó. Mặt khác ngôn ngữ không mang tính giai cấp. Nó ứng xử bình đẳng đối với tất cả mọi người trong xã hội. Tuy vậy, mỗi người, mỗi nhóm người… không vô can với nó mà họ sử dụng cho no mục đích của mình, theo cách của mình sao cho có hiệu quả nhất. Chính vì tính chất đặc biệt này mà người ta không thể hi vọng tác động làm biến đổi ngôn ngữ bằng một cuộc cách mạng chính trị xã hội. II. NGÔN NGỮ LÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP QUAN TRỌNG NHẤT CỦA CON NGƯỜI 1. Có thể hiểu một cách giản dị rằng: giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ người này đến người khác với một mục đích nhất định nào đó. Sự giao tiếp được thực hiện nhờ hoạt động giao tiếp giữa hai hoặc hơn hai người với nhau trong một bối cảnh nhất định và bằng một phương tiện giao tiếp chung. Các kết quả nghiên cứu về sinh lí học và tâm lí học cho thấy rằng ở con người, nhu cầu giao tiếp dường như mang tính bẩm sinh. Ngay cả bây giờ, nếu thiếu ngôn ngữ hoặc giao tiếp bằng ngôn ngữ bị hạn chế do những nguyên nhân nào đó thỉ người ta dùng "ngôn ngữ cử chi" cho đến khi không còn có thể trao đổi bằng "ngôn ngữ" này nữa mới thôi. Khi giao tiếp, người ta trao đổi tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, sự hiểu biết… với nhau; và tác động đến nhau. Chính nhờ thế mà con người mới tập hợp với nhau thành cộng đồng xã hội, có tổ chức và hoạt động của xã hội; những
  • 7. tư tưởng và trí tuệ của người này, thế hệ này mới truyền tới người khác, thế hệ khác được. Những hoạt động được gọi là giao tiếp đó, đã được thực hiện nhờ một công cụ tốt nhất là ngôn ngữ. Nhờ nó mà con người có khả năng hiểu biết lẫn nhau. Nó là một trong những động lực bảo đảm sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Chức năng trung tâm của ngôn ngữ là chức năng giao tiếp. 2. Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp giữa người với người; nhưng không phải mọi yếu tố, mọi đơn vị của nó đều tham gia như nhau vào quá trình này. Nói khác đi, các đơn vị của nó tham gia thực hiện chức năng xã hội vốn có của nó một cách khác nhau. Trực tiếp tham gia vào quá trình mang thông tin và truyền đạt thông tin là các đơn vị định danh như từ, cụm từ; và các đơn vị thông báo như câu, văn bản. Chẳng hạn, các từ: người, máy, nhà, cây, đi, cười, một, hai, giỏi… Các cụm từ: đá tai mèo, nhà cao tầng, bê tông đúc sẵn, mẹ tròn con vuông… Các câu: Người với người là bạn; Trên trái đất có chừng một triệu giống động vật; Máu người không phải nước lã… đều là những đơn vị trực tiếp mang thông tin hoặc truyền tải thông tin. Ngược lại, các đơn vị như: âm vị, hình vị lại chỉ gián tiếp tham gia vào quá trình giao tiếp; bởi vì chúng chỉ là chất liệu cấu tạo nên những đơn vị vừa nêu trên mà thôi. 3. Trong xã hội loài người, phần lớn nhất và trọng yếu nhất của thông tin (gồm các kiểu dạng, các nguồn gốc khác nhau) được tàng trữ và lưu hành nhờ ngôn ngữ. Nói như V.Lênin: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Sở dĩ nó quan trọng nhất là vì trên góc độ lịch sử và toàn diện mà xét, không một phương tiện giao tiếp nào có thể sánh được với nó. Cho dù ngôn ngữ bằng lời của con ngưòi có bị những hạn chế về không gian và thời gian; cho dù ngoài ngôn ngữ ra, con người còn dùng những phương tiện giao tiếp khác nữa như: các điệu bộ, cử chỉ; các loại kí
  • 8. hiệu, tín hiệu giao thông; các biểu trưng quân hàm, quân hiệu; các tác phẩm nghệ thuật tạo hình, âm nhạc… nhưng ở vị trí trên hết và trước hết, vẫn phải là ngôn ngữ. So với ngôn ngữ, các loại phương tiện giao tiếp khác chỉ có thể đóng vai trò là phương tiện bổ sung cho nó (giao tiếp ở đây được hiểu là giao tiếp trong đời sống rộng rãi thuộc phạm vi toàn xã nội). Sở dĩ nói như vậy là vì phạm vi sử dụng của chúng rất hạn chế; và mặt khác, chúng không đủ sức để phản ánh những hoạt động và kết quả hoạt động tư tưởng phức tạp của con người; còn như âm nhạc hay các tác phẩm nghệ thuật tạo hình thì chỉ có thể nhắc gợi, hướng người ta đến với một tư tưởng, tình cảm nào đó mà thôi. Trong khi các phương tiện giao tiếp bổ sung khác có thể được "biểu diễn lại", "diễn dịch lại bằng ngôn ngữ, thì việc làm ngược lại, dường như là không thể; hoặc nếu có thể, thì kết quả chỉ là phần rất nhỏ và không đẩy đủ. III. NGÔN NGỮ LÀ HIỆN THỰC TRỰC TIẾP CỦA TƯ TƯỞNG 1. Khi nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, chúng ta muốn nhấn mạnh đến chức năng hàng đầu của nó: chức năng giao tiếp. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn có một chức năng nữa là chức năng phản ánh. Tư duy của con người - sự phản ánh thế giới khách quan xung quanh - chủ yếu được tiến hành, được thực hiện dưới hình thức ngôn ngữ. Từ cội nguồn của mình, ngôn ngữ loài người ra đời và phát triển là do người ta thấy cần phải nói với nhau một cái gì đó. Ở đây, mệnh đề này bao hàm hai vấn đề: a) Con người đã có một cái gì đấy (những kết quả, quá trình hoạt động thuộc lĩnh vực tinh thần, tư tưởng…) cần phải được truyền đạt, trao đổi với người khác. b) Phương tiện để truyền đạt những thông tin đó. Nói rõ hơn, các kết quả của sự phản ánh thế giới khách quan (cũng tức là tư duy) của con người cần được thông báo với những người khác trong
  • 9. cộng đồng; và chính con người đã chọn phương tiện để thông báo là ngôn ngữ. Từ đây, nảy sinh vấn đề quan hệ giữa ngôn ngữ với tư duy. 2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ với tư duy vốn hết sức phức tạp cho nên có thể tiếp cận nghiên cứu từ nhiều phương diện, nhiều xuất phát điểm khác nhau. Nếu chỉ xét từ góc độ chức năng phản ánh của ngôn ngữ không thôi, thì trước hết cần phải thấy: Hiện thực trực tiếp của tư tưởng là ngôn ngữ. (K.Mac) Tuv nhiên, nói vậy không có nghĩa rằng ngôn ngữ chỉ là cái vỏ vật chất trống rỗng; mà nó là một thể chất hai mặt: vật chất - tinh thần. Kết luận mà Mác nêu như vừa dẫn, hết sức quan trọng. Ông còn có một nhận xét khác: Ngôn ngữ củng cố xưa như ý thức vậy (…) là ý thức thực tại, thực tiễn; và tương tự như ý thức, ngôn ngữ sinh ra chỉ do nhu cầu, do sụ cần thiết phải giao tiếp với người khác. Ở đây, cần phân biệt các tên gọi tư duy và ý thức. Bản thân tên gọi tư duy cũng đã có những cách hiểu không hoàn toàn đồng nhất trong các khoa học khác nhau như triết học, tâm lí học, sinh lí học thần kinh cao cấp… Ngay trong một khoa học, người ta cũng có thể hiểu tư duy là sự phản ánh thực tại khách quan được tiến hành bởi con người; hoặc cũng có thể hiểu tư duy là sản phẩm của các hoạt động trí tuệ đó. Vậy ý thức cần phải được hiểu là nó rộng hơn tư duy. Nó là một tập hợp hoàn chỉnh gồm những yếu tố nhận thức về cảm xúc, có liên quan chặt chẽ với nhau, trong đó tư duy chỉ là một trong những quá trình nhận thức mà thôi. Trong mối tương quan tư duy - ý thức thì tư duy là bộ phận cơ bản cấu thành ý thức; bởi vì trong ý thức, cùng với các quá trình nhận thức như cảm giác, tri giác, kí ức, biểu tượng, tư duy, còn có các quá trình cảm xúc gắn liền với sự đánh giá và trạng thái ý chí của con người. Do dó khi nói về chức năng của ngôn ngữ trong quan hệ ngôn ngữ - tư duy như thế nào, thì cũng có thể nói về quan hệ ngôn ngữ - ý thức như vậy.
  • 10. 3. Ngôn ngữ là hình thức tồn tại, là phương tiện vật chất để thể hiện tư duy. Về phương diện này, tư duy là cái được biểu hiện còn ngôn ngữ là cái để biểu hiện tư duy. Các kết quả hoạt động của tư duy (thuộc lĩnh vực tinh thần) bao giờ cũng được khoác một cái vỏ vật chất âm thanh (ngôn ngữ) để thể hiện ra ngoài dưới dạng vật chất nhằm làm cho những người khác "thấy được". Mối quan hệ ngôn ngữ - tư duy ở đây có thể hình dung như hai mặt của một tờ giấy vậy: đã có mặt này là phải có mặt kia. Chính ở trong ngôn ngữ và nhờ có ngôn ngữ mà ý thức tiềm tại trở nên được hiện thực hóa, thực tại hóa. Mặt khác chính trong quan hệ với tư duy, với ý thức mà ngôn ngữ không phải là cái xác không hồn, không phải là hiện tượng thuần túy vật chất. Nó trở thành hiện tượng vật chất - tinh thần. Bởi thế, ta không thể nói một tiếng hắt hơi hay nói một tiếng ho (vì đó là những tiếng, những âm thanh phát ra vô ý thức do hoạt động, phản ứng thuần túy sinh lí của cơ thể con người). Tuy nhiên, ta có các từ ho, hắt hơi để nói trong những câu, chẳng hạn: - Liên ho suốt ngày vì bị cảm lạnh. - Ông ấy ngồi và hắt hơi liên tục. Tiếng ho hoặc tiếng hắt hơi của ai đó mà ta nghe thấy được, không phải là ngôn ngữ. 4. Chẳng những là phương tiện vật chất để biểu đạt tư duy, ngôn ngữ còn là công cụ của hoạt động tư duy. Nó trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành và phát triển tư duy của con người. Để tiến hành các hoạt động tư duy, trí tuệ, con người cần phải có một cái vốn tri thức, hiểu biết nhất định (có thể là nhiều hoặc ít, tùy theo). Vốn tri thức đó con người có được nhờ những hoạt động thực tiễn, tìm hiểu và khám phá thế giới khách quan quanh mình. Nó được tàng trữ, được bảo toàn chủ yếu nhờ ngôn ngữ; rồi chính nhờ ngôn ngữ mà người ta có thể truyền thụ những tri thức, những hiểu biết từ người này sang người khác, từ thế hệ này đến thế hệ khác, từ nơi này đến nơi khác…
  • 11. Về mặt sinh lí học thần kinh cao cấp, sự truyền đạt tri thức bằng ngôn ngữ, nhờ ngôn ngữ như vậy, chính là hiện tượng ngôn ngữ tham gia vào việc tạo nên các liên hệ tạm thời. Nhờ các liên hệ tạm thời này mà con người khác hẳn động vật: Người ta không nhất thiết phải làm quen trực tiếp với sự vật này hay sự vật kia, nhưng vẫn có thể biết được ít nhiều nó là gì, nó như thế nào… nếu như có một người nào đó đã biết và nói lại cho biết, hoặc người ta biết được những sự vật khác có quan hệ đến chúng… (Tôi chưa thấy sao Hỏa bao giờ, nhưng tôi cũng biết được Phô bốt của nó là gì, nó như thế nào… nhờ các nhà thiên văn học nói cho biết). Việc truyền kiến thức như thế đã rút ngắn được thời gian cần thiết cho sự tìm hiểu thế giới xung quanh con người. Cứ như vậy, truyền đạt, tích lũy, phát triển thêm… tư duy con người càng ngày càng trở nên phong phú hơn và sâu xa hơn. 5. Để làm rõ hơn bản chất của ngôn ngữ cùng với chức năng giao tiếp, chức năng phản ánh của nó, cần làm sáng tỏ hơn mối quan hệ tay ba giữa ý thức (tư duy) với ngôn ngữ và thực tại khách quan. Ta biết rằng cội nguồn của ý thức chính là thực tại khách quan, vì ý thức chính là hình ảnh chủ quan của thực tại khách quan, là tồn tại được phản ánh. Ý thức được biểu hiện bằng ngôn ngữ. Vậy ngôn ngữ quan hệ gián tiếp với thực tại khách quan thông qua ý thức. Quan hệ ngôn ngữ - ý thức - thực tại khách quan như vừa nêu, thường được biểu diễn qua một quan hệ bộ ba quen thuộc khác là từ - khái niệm - sự vật. Ngôn ngữ và ý thức (tư duy) gắn bó với nhau như một, không bao giờ tách rời nhau, nhưng chúng không phải là một. Đối với thực tại khách quan, ngôn ngữ có tác dụng, vai trò như một công cụ để định danh, gọi tên cho các sự vật, hiện tượng, quan hệ… tồn tại trong đó. Mặt khác, quan trọng hơn là: ngôn ngữ như một công cụ để cấu trúc hóa, mô hình hóa thực tại khách quan. Nó cũng cho thấy được ít nhiều những đặc điểm văn hóa - dân tộc, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của mỗi cộng đồng người; nhưng không thể nói đó là những biểu hiện cao thấp của các trình độ tư duy khác nhau.
  • 12. IV. NGÔN NGỮ - LỜI NÓI - HOẠT ĐỘNG LỜI NÓI 1. Trong giao tiếp ngôn ngữ, sở dĩ tôi nói, anh nghe và chúng ta hiểu nhau được (mặc dù ai nấy đếu nhận ra và phân biệt: đây là tiếng nói của tôi, kia là tiếng nói của anh…) là bởi vì giữa chúng ta đã có một cái chung và những cái riêng. a) Cái chung đó của chúng ta bao gồm các âm, các từ, các bộ phận cấu tạo từ, các mô hình cấu tạo nhóm từ, mô hình cấu tạo câu, các thành phần câu… cùng với các quy tắc hoạt động, quy tắc biến đổi của chúng… vốn đã và đang được sử dụng trong không biết bao nhiêu lần khác nhau giữa những người đang cùng nói một ngôn ngữ. Cái chung đó, trong ngôn ngữ học được gọi là ngôn ngữ. Đó là một hệ thống những đơn vị vật chất, và những quy tắc hoạt động của chúng, dùng làm công cụ giao tiếp của con người, được phản ánh trong ý thức của cộng đồng và trừu tượng hóa khỏi bất kì một tư tưởng, cảm xúc và ước muốn cụ thể nào. Như vậy, ngôn ngữ không chỉ tồn tại riêng cho tôi hay riêng cho anh, mà tồn tại cho tất cả chúng ta. Nó được nhận thức và tương ứng với ý thức của cả cộng đồng chứ không phải chỉ tương ứng với ý thức của riêng anh hoặc riêng tôi. Nó, tự bản chất vốn là hiện tượng mang tính xã hội. b) Là công cụ để giao tiếp giữa người với người, ngôn ngữ chứng tỏ các khả năng của mình trong các lời nói ra (kể cả dạng nói lẫn dạng viết). Cái lời nói ra đó, trong ngôn ngữ học được gọi là lời nói - kết quả của sự nói năng. Lời nói là chuỗi liên tục các tín hiệu ngôn ngữ được xây dựng nên theo các quy luật và chất liệu của ngôn ngữ, ứng với nhu cầu biểu hiện những nội dung (tư tưởng, tỉnh cảm, cảm xúc, ý chí…) cụ thể. Với cách hiểu như vậy, nếu không đòi hỏi thật nghiêm ngặt về mặt tên gọi thuật ngữ, ta có thể coi lời nói như là những văn bản, những diễn từ (discourse). Lời nói phân biệt với
  • 13. ngôn ngữ ở chỗ: nó mang những màu sắc cá nhân của chủ thể nói năng (người nói cụ thể trong một tình huống cụ thể). c) Có thể nói: giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa người với người thực chất là sự truyển - nhận thông tin thông qua sự trao đổi văn bản (B.v. Kasevich). Nếu không tính đến sự giao tiếp bằng cách viết, thì giao tiếp bằng cách nói năng sẽ bao gồm: - Hành vi nói ra của người nói. Đây chính là hành vi sản sinh văn bản (diễn từ). - Hành vi hiểu văn bản (được thực hiện từ phía người nghe, người đối thoại). Trong đối thoại giao tiếp, giả sử có hai người, thì tư cách người nghe và người nói được luân phiên nhau: anh nói, tôi nghe và ngược lại, tôi nói, anh nghe. Hành vi nói của người nói và hành vi hiểu của người nghe được gọi là hành vi lời nói; còn hệ thống các hành vi lời nói gọi là hoạt động lời nói. 2. Về sự phân biệt ngôn ngữ với lời nói và xem xét mối quan hệ giữa chúng với nhau, phải kể F.de.Saussure là người đi đầu. Ông (và những người ủng hộ ông về sau) đã tách biệt hoàn toàn tuyệt đối giữa ngôn ngữ như một cái hoàn toàn có tính chất xã hội với lời nói như một cái hoàn toàn có tính cá nhân. Sự thể không hoàn toàn hẳn như vậy. Thực chất phân biệt ngôn ngữ (langue) với lời nói (parole) là tự tách bạch giữa hai mặt của một vấn đề: Ngôn ngữ được thực tại hóa trong lời nói; và lời nói chính là ngôn ngữ đang hành chức, đang được dùng để giao tiếp giữa người với người. Chính F.Saussure trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương cũng đã viết về vấn đề này như sau: Hoạt dộng ngôn ngữ có một mặt cá nhân và một mặt xã hội, và không thể quan niệm mặt này mà thiếu mặt kia được (tr.29)
  • 14. Tất nhiên, hai đối tượng này gắn bó khăng khít với nhau và giả định lẫn nhau: ngôn ngữ là cần thiết để cho lời nói có thề hiểu được và gây được tất cả những hiệu quả của nó; nhưng lời nói lại cần thiết để cho ngôn ngữ được xác lập; về phương diện lịch sử, sự kiện của lời nói bao giờ cũng đi trước (…) Cuối cùng, chính lời nói làm cho ngôn ngữ biến hóa. (tr.45) Như vậy, so với ngôn ngữ và trong mối tương quan với ngôn ngữ, lời nói không phải chỉ đơn thuần là cái gì đó thứ yếu, hoàn toàn ngẫu nhiên và hoàn toàn mang tính cá nhân. Nó cũng chính là ngôn ngữ - ngôn ngữ đang ở dạng hoạt động - và vì vậy, nó cũng mang trong mình mặt xã hội của ngôn ngữ lẫn những màu sác cá nhân của người nói - người sử dụng. Ngôn ngữ hoạt động, hiện ra dưới dạng những chuỗi âm nối tiếp nhau. Tuy nhiên, để sử dụng được một ngôn ngữ, có thính giác tốt vẫn là chưa đủ. Người ta phải biết phân tích được các loạt âm thanh đó với những dấu hiệu riêng biệt, để biết trong đó có những âm đoạn nào ứng với cái gì, nằm trong những quan hệ nào với các âm đoạn khác… Do đó, nếu không nắm được ngôn ngữ thì ta vẫn có thể nghe thấy lời nói của người khác, nhưng không biết anh ta "nói gì". Đối với đứa trẻ sơ sinh, trong những tháng đầu tiên, tiếng nói của những người xung quanh nó chẳng khác gì với các tiếng động, tiếng ồn ào khác. Ngay cả người lớn, khi chưa nắm được ngoại ngữ, anh ta có thể nghe thấy người ta nói ngoại ngữ đó, nhưng không thể hiểu được; thậm chí cũng không thể nhắc lại từng câu, từng từ được. Sở dĩ như vậy là vì anh ta không biết "phân tích" cái chuỗi âm thanh lạ tai đó ra từng thành phần; từng khúc đoạn; bộ phận… như thế nào; và các quy luật vận dụng chúng trong các tình huống nói năng như thế nào… Kết cục, nếu nắm vững những hiểu biết về mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù cái chung - cái riêng trong học thuyết duy vật biện chứng Mác xít, chúng ta sẽ thấy mối quan hệ ngôn ngữ - lời nói một cách sáng rõ hơn nhiều.
  • 15. Chương 2. HỆ THỐNG TÍN HIỆU NGÔN NGỮ I. BẢN CHẤT TÍN HIỆU CỦA NGÔN NGỮ 1. Trong đời sống của mình, loài người phát hiện, làm quen, xây dựng và sử dụng nhiều kiểu loại tín hiệu khác nhau. Việc nghiên cứu toàn diện các loại tín hiệu đó, là nhiệm vụ trung tâm của khoa tín hiệu học (semiology). Đã có nhiều quan niệm khác nhau và nhiều cách phân loại khác nhau đối với tín hiệu. Để cho vấn đề ở đây trở nên giản tiện, đỡ phức tạp, chúng ta quan niệm về tín hiệu như sau: Tín hiệu là một sự vật (hoặc một thuộc tính vật chất, một hiện tượng) kích thích vào giác quan của con người, làm cho người ta tri giác được và lí giải, suy diễn tới một cái gì đó ngoài sự vật ấy. Ví dụ: Cái đèn đỏ trong bảng đèn tín hiệu giao thông đường bộ là một tín hiệu; bởi vì khi nó hoạt động (sáng lên) ta nhìn thấy nó và suy diễn tới sự cấm đoán, không được đi qua chỗ nào đó. Vậy một sự vật sẽ là một tín hiệu nếu nó thỏa mãn các yêu cầu sau đây: a) Phải là một sự vật hoặc thuộc tính vật chất được cảm nhận qua giác quan của con người; chẳng hạn: âm thanh, màu sắc, ánh sáng, hình vẽ, vật thể… Nói cách khác, tín hiệu phải là vật chất, kích thích đến giác quan của con người và con người cảm nhận được. b) Phải đại diện cho một cái gi đó, gợi ra cái gì đó không phải là chính nó. Tức là cái mà nó đại diện cho, không trùng với chính nó. Ví dụ: Tín hiệu đèn đỏ báo hiệu nội dung cấm đi. Nội dung này và bản thể vật chất của cái đèn đỏ không hề trùng nhau. Mặt khác nó cũng sẽ chỉ là tín hiệu khi mối liên hệ giữa nó với cái mà nó chỉ ra được người ta nhận thức, tức là người ta phải biết liên hệ nó với cái gì.
  • 16. c) Sự vật đó phải nằm trong một hệ thống tín hiệu nhất định để được xác định tư cách tín hiệu của mình cùng với các tín hiệu khác. Chảng hạn, cái đèn đỏ vừa nói trên là một tín hiệu; thế nhưng nếu tách nó ra, đưa vào chùm đèn trang trí thì nó lại không phải là tín hiệu nữa. Sở dĩ như thế là vì chỉ có nằm trong hệ thống tín hiệu đèn giao thông, nó mới có tư cách tín hiệu, được xác định cùng với đèn xanh, đèn vàng nhờ sự đối lập quy ước giữa chúng với nhau. 2. Xuất phát từ bình diện tín hiệu học trong nghiên cứu ngôn ngữ, người ta bảo rằng ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, rằng nó có bản chất tín hiệu. Theo quan niệm vừa trình bày bên trên, tín hiệu là cái phải có hai mặt: mặt biểu hiện vật chất và mặt được biểu hiện (cái mà mặt biểu hiện chỉ ra, làm đại diện cho). Vậy thì trong ngôn ngữ trước hết phải coi các hình vị (những đơn vị nhỏ nhất mà có giá trị về mặt ngữ pháp ví dụ như: work, er, ing, ed… trong các từ: work, worker, working, worked… của tiếng Anh: hoặc như: sân, máy, bay, quạt, cánh… trong các từ: sân bay, máy bay, cánh quạt… của tiếng Việt) và các từ là những tín hiệu; bời vì chúng có mặt biểu hiện là âm thanh, và mặt được biểu hiện là những ý nghĩa, những nội dung nhất định nào đó. Ở đây cũng cần phải thấy rằng trong từ - đơn vị trung tâm của ngôn ngữ - có thể có nhiều quan hệ tín hiệu. Trước hết, âm thanh biểu hiện (làm tín hiệu cho) ý nghĩa. Tiếp theo, cả cái phức thể âm thanh - ý nghĩa đó lại biểu hiện, làm tên gọi, làm đại diện cho sự vật, hiện tượng, thuộc tính, quá trình… trong thế giới khách quan. Đến lượt mình, cả cái phức thể bộ ba này, trong những phát ngôn cụ thể, lại có thể làm tín hiệu, đại diện cho một sự vật khác. (Đó là những trường hợp chuyển nghĩa ẩn dụ, hoán dụ, trường hợp từ biểu thị nghĩa bóng… như ta vẫn thường gặp). Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của ngôn ngữ học không phải là nghiên cứu các sự vật, hiện tượng… được gọi tên; mà là nghiên cứu các phương thức phản ánh chúng trong ngôn ngữ nói chung và từng ngôn ngữ cụ thể.
  • 17. 3. Bản chất tín hiệu và đặc trưng của tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở những điểm sau đây: 3.a. Cũng như các tín hiệu nói chung, tín hiệu ngôn ngữ là sự hợp nhất của cái biểu hiện với cái được biểu hiện. Cái biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ là âm thanh, còn cái được biểu hiện của nó là ý nghĩa, là khái niệm về sự vật được phản ánh được gọi tên. (Ở đây, như trên vừa nói, chúng ta đã gác sự vật được gọi tên sang một bên). Dưới dạng đơn giản hóa tới mức lí tường, ta có thể biểu diễn tín hiệu - từ cây trong tiếng Việt chẳng hạn, bằng lược đồ như sau: Từ “cây” - Âm: cây - Ý (Khái niệm) Loài thực vật có thân, lá rõ rệt hoặc có hình thù giống: những thực vật có thân, lá. Cái biểu hiện (cũng thường gọi là mặt biểu hiện) và cái được biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ gắn bó khăng khít với nhau, và đã có cái này là có cái kia. Người ta có thể hình dung chúng như hai mặt của một tờ giấy vậy, đã có mặt này, tất phải có mặt kia. 3.b. Hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ không bao giờ tách rời nhau, nhưng lại có quan hệ võ đoán với nhau. Điều này có nghĩa là chúng ta không tìm được lí do cho việc giải thích vì sao âm này lại có ý này hoặc ý này vì sao lại được "chứa" trong âm này… Trong ví dụ vừa nêu trên kia, bản thân âm CÂY không hề có mối liên hệ bên trong nào, cũng như không có sức mạnh quy định, ràng buộc nào đối với cái ý mà nó biểu thị. Ngược lại, cái ý (khái niệm) loài thực vật có thân, lá,… không hể tự mình quy định tên gọi cho mình, không hề có tác động quyết định nào đối với áo khoác vật chất âm thanh của mình.
  • 18. Dùng âm này hay âm kia để biểu thị ý (nội dung) này hay ý khác… tất cả đều do quy ước, do thói quen (hoặc suy đến cùng là do thói quen) của tập thể cộng đồng.  Nếu quả thật quan hệ giữa mặt biểu hiện và được biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ là quan hệ có lí do, quan hệ quy định lẫn nhau thì đã không có hiện tượng cùng một sự vật như nhau, một khái niệm như nhau, nhưng mỗi ngôn ngữ đã cấp cho nó một âm khác nhau; và trong một ngôn ngữ đã không có hiện tượng từ đồng âm, đồng nghĩa tồn tại. Tuy nhiên, trong ngôn ngữ, các từ tượng thanh, các thán từ lại dường như là những luận chứng phản lại nguyên lí về tính không lí do giữa mặt biểu hiện và được biểu hiện. Để giải đáp, chúng ta hãy tự hỏi: các từ tượng thanh và thán từ trong mỗi ngôn ngữ là bao nhiêu? Chúng có phải là toàn bộ ngôn ngữ, hay phần cốt lõi, cơ bản của ngôn ngữ không? Tại sao cùng một sự vật nhưng trong ngôn ngữ này người ta gọi nó bàng cái tên có tính tượng thanh, còn ngôn ngữ kia thì lại không?… Cuối cùng, cần ghi nhận rằng sự tượng thanh cũng chỉ là tương đối, gần đúng mà thôi; và trong các ngôn ngữ khác nhau đã tượng thanh cùng một từ theo những cách ít nhiều khác nhau. Bên cạnh đó, các từ cảm thán cũng trong một tình hình tương tự như vậy. Nhìn trên góc độ lịch sử và toàn thể, những từ được coi là có lí do cũng sẽ lu mơ dần cái lí do ấy đi để nhận lấy tính chất của tín hiệu ngôn ngữ nói chung, là vốn không có tính lí do. 3.c. Mặt biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ là âm thanh - là cái nghe được chứ không nhìn thấy được. Nó "diễn ra trong thời gian và có những đặc điềm vốn là của thời gian: a) Nó có một bề rộng và b) bề rộng đó chỉ có thể đo trên một chiều mà thôi” (F.de.Saussure). Nói rõ hơn, mặt biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ có tính hình tuyến. Khi tín hiệu ngôn ngữ đi vào hoạt động (giao tiếp) chúng hiện ra lần lượt cái này tiếp theo sau cái kia, làm thành một chuỗi, một tuyến theo bề rộng một chiều
  • 19. của thời gian. Chính điều này làm cho tín hiệu ngôn ngữ khác với các tín hiệu khác, bởi vì trong khi mặt biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ có tính hình tuyến, thì các tín hiệu loại khác có thể được sắp xếp, phân bố trên một không gian đa chiều, thậm chí bất chấp trật tự không gian và thời gian. Tính hình tuyến này lộ rõ ngay khi người ta biểu hiện các yếu tố đó bằng chữ viết và đem tuyến không gian của những tín hiệu vẫn tự thay thế cho sự kế tiếp trong thời gian (F.de.Saussure), Với ngôn ngữ, người ta không thể nào nói ra hai yếu tố cùng một lúc. Chúng phải được phát âm nối tiếp theo nhau trong ngữ lưu, hết cái này đến cái kia. Ví dụ, ta hãy quan sát một phát ngôn được ghi lại bằng những kí hiệu chữ viết như sau: Ai-đi-đằng-ấy-xa-xa-để-em-ôm-bóng-trăng-tà-năm-canh… Chính vì vậy, thuộc tính này (tính hình tuyến) được coi như một nguyên lí cơ bản của ngôn ngữ, có giá trị chi phối cơ chế hoạt động của ngôn ngữ. Nó cũng dẫn đến rất nhiều hệ quả, mà một trong những hệ quả quan trọng nhất là quan hệ ngữ đoạn giữa các đơn vị ngôn ngữ. Điều này chẳng những quan trọng đối với người tham gia vào cuộc đối thoại, giao tiếp bằng ngôn ngữ (để người ta có thể nghe được, nhận ra một cách phân minh các tín hiệu, các yếu tố trong lời của người nói ra) mà còn rất quan trọng đối với người phân tích ngôn ngữ học. Dựa vào các chuỗi được nối ra đó, người phân tích ngôn ngữ học phân tích và nhận diện được các đơn vị ngôn ngữ, phát hiện được các quy tắc kết hợp các yếu tố, các đơn vị, các thành phần để có các từ, nhóm từ, câu, đoạn văn và văn bản. 4. Ngôn ngữ, như đã trình bày, vốn là hiện tượng mang bản chất xã hội và thuộc số các hiện tượng xã hội. Mặt khác, nó còn có một bản chất nữa không kém phần quan trọng là: ngay từ đầu, ngôn ngữ đã đồng thời là tín hiệu, mang bản chất tín hiệu. Chính bản chất tín hiệu của ngôn ngữ, với tất cả những đặc trưng riêng biệt và tính phức tạp trong tổ chức hệ thống của mình, một nhân tố trung tâm
  • 20. bảo đảm cho nó trở thành phương tiện lao tiếp quan trọng nhất của con người. II. HỆ THỐNG VÀ CẤU TRÚC CỦA NGÔN NGỮ 1. Những khái niệm mở đầu 1.1. Hàng ngày, chúng ta vẫn nói hoặc nghe nói tới những tên gọi như: hệ thống giáo dục phổ thông, hệ thống đèn tháp sáng, hệ thống ống cấp thoát nước… Chúng ta đã dùng từ hệ thống không đòi hỏi được giới hạn một cách nghiêm ngặt về mặt thuật ngữ. Hiện nay, khái niệm hệ thống được sử dụng trong rất nhiều ngành khoa học; và đã có không ít quan niệm về nội dung, cũng như cách tiếp cận thuật ngữ này. Một cách hiểu thường gặp về hệ thống, được phát biểu như sau: Đó là một tổng thề những yếu tố có liên hệ qua lại và quy định lẫn nhau, tạo thành một thể thống nhất phức tạp hơn. Cách hiểu hệ thống như vậy có thể được diễn giải rõ thêm: - Đó là một tập hợp các yếu tố - Các yếu tố đó phải có quan hệ qua lại với nhau, quy định lẫn nhau. Từ đây suy ra rằng: mỗi yếu tố chỉ thể hiện được mình và cố được "phẩm chất” của mình trong hệ thống "của mình". - Các yếu tố quan hệ với nhau theo những cách thức nhất định như thế, tạo thành một tập hợp có tư cách một chỉnh thể. Vậy, có thể xem bộ cờ tướng là một hệ thống; ba cái đèn màu xanh, đỏ, vàng của tín hiệu giao thông đường bộ là một hệ thống… 1.2. Hệ thống nào cũng có cấu trúc của nó. Khái niệm cấu trúc thường xuyên đi đôi cùng với khái niệm hệ thống. Cấu trúc được hiểu là tổng thể các mối quan hệ trong hệ thống, là phương thức tổ chức của hệ thống. Như thế, cấu trúc chỉ là một thuộc tính cấu tạo hệ thống; nó có được trong hệ thống chứ không ở ngoài hệ thống. Nếu hiểu được tổ chức bên trong
  • 21. của hệ thống như thế nào, là ta đã hiểu được cấu trúc của nó. Ví dụ: Khi coi một tòa nhà cao tầng là một hệ thống hoàn chỉnh, nếu ta "nắm" được tòa nhà ấy có bao nhiêu đơn nguyên, mỗi đơn nguyên có bao nhiêu tầng, mỗi tầng có bao nhiêu phòng; các đơn nguyên, các tầng và các phòng đó thuộc những loại nào, kiểu gì, được sắp đặt như thế nào, nương tựa vào nhau ra sao, quan hệ nối kết với nhau như thế nào… thì nghĩa là ta đã biết được, hiểu được cấu trúc của hệ thống - tòa nhà đó. Tuy nhiên, có điều cấn lưu ý là dường như chúng ta đã nói tới cấu trúc như một cái gì đấy chỉ thuần túy là một tổng thể, một mạng lưới của các quan hệ, mà không kể gì đến các yếu tố có quan hệ. Sự thể là vẫn phải tính đến cả các yếu tố trong khi miêu tả và xem xét cấu trúc nhưng đôi khi, để nhằm vào những mục tiêu nhất định, người ta đã trừu tượng hóa chúng mà thôi. 1.3. Trong tự nhiên và xã hội có rất nhiều loại hệ thống. Tuy vậy, các hệ thống chức năng là loại quan trọng nhất. Đó là loại hệ thống được cấu tạo, được xây dựng nhằm những mục đích nhất định; và trong đó, mỗi yếu tố hoặc loại yếu tố phải thực hiện một chức năng nào đó. Ngôn ngữ là hệ thống chức năng, bởi vì nó do con người tạo lập để thực hiện chức năng vô cùng quan trọng: chức năng làm công cụ giao tiếp, chức năng phản ánh tư duy của con người… 2. Hệ thống và cấu trúc của ngôn ngữ. 2.1. Sở dĩ ta nói được: ngôn ngữ là một hệ thống là vì nó thỏa mãn những yêu cầu, đáp ứng những tiêu chí cần yếu của khái niệm hệ thống nói chung. Nó là một tổng thể, một tập hợp các yếu tố - các đơn vị của nó - và các đơn vị này có những mối quan hệ thuộc nhiều kiểu dạng khác nhau. Ngôn ngữ cũng có cấu trúc của nó, bởi vì nó có một tổ chức bên trong, có một mạng lưới quan hệ phức tạp, đa dạng giữa các kiểu loại yếu tố - đơn vị khác nhau của mình. 2.2. Các đơn vị của ngôn ngữ - cũng tức là các yếu tố của nó - phân biệt nhau về chức phận trong hệ thống, vị trí trong hệ thống và cũng phân biệt
  • 22. nhau về cấu tạo của mình. Để nhận diện và phân biệt chúng về mặt khoa học, người ta phải dùng các kĩ thuật phân tích ngôn ngữ học. Theo trình tự từ lớn đến nhỏ (như vẫn thường gọi) có thể kể ra các đơn vị của ngôn ngữ là: câu - từ - hình vị - âm vị. Trong số này, câu có chức năng cơ bản là thông báo. Từ (có nhà nghiên cứu còn kể thêm cả cụm từ) là đơn vị có chức năng định danh. Hình vị và âm vị là những đơn vị đảm nhận chức năng cấu tạo (hình vị để cấu tạo và biến đổi từ; âm vị để cấu tạo và phân biệt mặt biểu hiện - vật chất âm thanh - của các đơn vị khác). Ví dụ: a) Các câu: They saw that his ideas were both clever and pratical (tiếng Anh)… Họ đã thấy những ý tưởng của ông vừa thông minh vừa thiết thực (tiếng Việt)… b) Các từ: They - saw - that - his - ideas - were - both - clever - and - practical (t.Anh)… Họ - đã – thấy - những - ý tưởng - của - ông - vừa - thông minh - thiết thực (t.Việt)… c) Các hình vị: fly-er; work - ed; book - s; un-cover; im-possible; loue- ly… (t.Anh); tàu-thủy; đường-sắt; cái-vàng; xe-cộ; láu-cá; học-trò; nhà-máy; lười-nhác… (t.Việt) d) Các âm vị: k-a-d (card) b-i-g (big) t-u (too) s-ou (so)… (t. Anh) s-a (xa) l-a-m (làm) k-u-n (cùn)… (t.Việt). 2.3. Các đơn vị của ngôn ngữ, như vậy là không phải chỉ gồm một loại. Căn cứ vào chức năng đảm nhận trong hệ thống, người ta đã tách ra được các loại đơn vị như vừa trình bày trên đây. Mỗi loại đơn vị đó, đến lượt chúng, lại làm thành một tiểu hệ thống trong hệ thống lớn là hệ thống ngôn ngữ. Người ta gọi mỗi tiểu hệ thống (gồm những đơn vị đồng loại) của ngôn ngữ là một cấp độ. Đó là vì (như dưới đây sẽ trình bày) các tiểu hệ thống đó có quan hệ chi phối nhau.
  • 23. Vậy tương ứng, ta thấy ngôn ngữ có các cấp độ (được gọi tên bằng tên của đơn vị lập thành nó) là: cấp độ câu, cấp độ từ, cấp độ hình vị, cấp độ âm vị. 2.4. Các đơn vị của ngôn ngữ quan hệ với nhau rất phức tạp và theo nhiều kiểu. Đặc biệt, càng đi vào hoạt động giao tiếp, các quan hệ đó càng thể hiện ra dưới nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên, xét ngôn ngữ với tư cách một hệ thống, người ta thường nói đến ba quan hệ cốt lõi nhất, có khả năng chi phối toàn bộ cơ chế hoạt động của hệ thống này như sau: 2.4.a. Quan hệ cấp bậc (hierarchical relation). Người ta cũng gọi đây là quan hệ tôn ti hoặc quan hệ bao hàm, quan hệ cấp hệ. Chúng ta gọi đó là quan hệ cấp bậc với ngụ ý thể hiện tính tôn ti, thứ bậc của các cấp bậc ngôn ngữ. Quan hệ cấp bậc thể hiện ở chỗ: đơn vị thuộc cấp độ cao hơn bao giờ cũng bao hàm đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn. Ngược lại, đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn bao giờ cũng nằm trong đơn vị thuộc cấp độ cao hơn; và là thành tố để cấu tạo đơn vị thuộc cấp độ cao hơn. Điều đó có nghĩa là: câu bao hàm từ; từ bao hàm hình vị; hình vị bao hàm âm vị. Ngược lại, âm vị nằm trong hình vị, hình vị nằm trong từ, từ nằm trong câu. Vậy xét về mặt thành tố cấu tạo, mỗi đơn vị thuộc cấp độ cao hơn bao giờ cũng gồm ít nhất một đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn. Ví dụ: Hình vị gồm một âm vị: pari-e (t.Pháp), book-s (t.Anh). Từ gồm một hình vị: eau (t.Pháp); ‘…’ (t.Nga); người, đẹp, hát.. (t.Việt). Câu gồm một từ Feu! (t.Pháp), Attention! (t.Anh); Bat! (t.Khmer); Cháy! (t.Việt). Thậm chí, một văn bản (gần đây với sự phát triển của bộ môn ngôn ngữ học văn bản, người ta đã chứng minh và coi văn bản cũng là đơn vị ngôn ngữ) có thể chỉ gồm một câu, một từ như trong tục ngữ, các danh ngôn, các câu khẩu hiệu, lời nhắc nhở, khuyến cáo… Chẳng hạn:
  • 24. Pass along!… Attention: train!… (t.Anh) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. (t.Việt) Lắc trước khi dùng, (lời ghi trên nhãn lọ thuốc) Thuốc tiêm, không được uống, (-nt-) Rõ ràng, đơn vị ở cấp độ thấp hơn bao giờ cũng là cái đi vào để cấu tạo đơn vị thuộc cấp độ cao hơn. Quan hệ cấp bậc là quan hệ giữa các đơn vị không đồng loại, những đơn vị khác nhau về cấp độ, tức là khác nhau về phẩm chất, về chức năng mà chúng đảm nhận trong hệ thống ngôn ngữ. 2.4. b. Quan hệ ngữ đoạn (syntagmatical relation) Quan hệ ngữ đoạn là quan hệ nối kết các đơn vị ngôn ngữ thành chuỗi khi ngôn ngữ đi vào hoạt động. Cơ sở của nó chính là tính hình tuyến của ngôn ngữ. Tính chất này bắt buộc các đơn vị ngôn ngữ phải nối tiếp nhau lần lượt trong ngữ lưu để cho ta những kết hợp gọi là ngữ đoạn (syntagmes). Ví dụ: Bàn này; Bàn này bằng gỗ; Bàn này bằng gỗ lim; Đã làm rồi; Còn vui hơn nữa; Sẽ nhớ mãi… Thực chất, quan hệ ngữ đoạn là quan hệ của tính tương cận. Nó liên kết các yếu tố lại để tạo thành những đơn vị lớn hơn; chẳng hạn, liên kết các hình vị để tạo từ; liên kết các từ để tạo nhóm từ; liên kết các từ, nhóm từ để tạo câu; liên kết các câu để tạo đoạn văn bản hoặc văn bản… Ta có thể hình dung quan hệ ngữ đoạn là quan hệ giữa các yếu tố, các đơn vị, nối tiếp nhau trên một trục nằm ngang theo tuyến tính gọi là trục ngữ đoạn. Trên trục này chỉ có những đơn vị đồng hạng (hiểu với nghĩa là thuộc cùng cấp độ, có chức phận như nhau) thì mới trục tiếp kết hợp với nhau. Đó là một nguyên tắc. Chẳng hạn, từ trực tiếp kết hợp với từ (hoặc nhóm từ có chức phận tương đương) chứ không phải là trực tiếp kết hợp với câu hoặc hình vị của từ khác. 2.4.c. Quan hệ liên tưởng (associative relation)
  • 25. Ở đây, chúng ta hãy dùng tên gọi này với nội dung bao gồm cả cái mà trong một số tài liệu về ngôn ngữ học gọi là quan hệ hệ hình hay quan hệ đối vị (paradigmatical relation). Trên kia chúng ta đã thấy quan hệ ngữ đoạn là quan hệ hiện diện trên tuyến tính, dựa vào sự nối tiếp nhau của hai hay nhiều yếu tố trên trục ngữ đoạn. Quan hệ liên tưởng là quan hệ "xâu chuỗi” một yếu tố xuất hiện với những yếu tố khiếm diện đứng sau lưng nó và về nguyên tắc có thể thay thế cho nó. Ví dụ: 1 - Đứng sau lưng từ chè trong ngữ đoạn đang uống chè là một loạt từ: cà phê, bia, rượu, thuốc, nước… Chúng hoàn toàn đủ khả năng về nguyên tắc để thay vào vị trí của chè. 2 - Đứng sau lưng dạng thức (…) của động từ tiếng Nga (…) là các dạng thức (…), (…)… Chúng sẵn sàng thay thế cho nhau "khi cần thiết". Có thể biểu diễn hai ví dụ này dưới dạng như sau: Đang uống OH cà phê chè bia rượu thuốc nước ‘…’ ‘…’ ‘…’ ‘…’ ‘…’ ‘…’ Mỗi dãy yếu tố, đơn vị được lập thành nhờ quan hệ liên tưởng, gọi là một dãy liên tưởng hoặc hệ đối vị (paradigme). Ta có thể hình dung dãy này theo chiều của một trục thẳng đứng, vuông góc với trục ngữ đoạn; và gọi nó là trục liên tưởng.
  • 26. Sự liên tưởng có thể được tiến hành dựa trên tính tương đồng (chủ yếu là tương đồng về mặt được biểu hiện) hoặc tính tương phản (đối lập, trái nghĩa). Như vậy, quan hệ liên tưởng mang tính nội dung, dựa vào nội dung, ý nghĩa hơn là quan hệ ngữ đoạn. Mặt khác nếu quan hệ ngữ đoạn là quan hệ hiện diện giữa hai hay nhiều yếu tố trong các ngữ đoạn hiện thực thì quan hệ liên tưởng lại là khiếm diện. Nó khiếm diện vì nó là sợi dây liên hệ giữa một yếu tố xuất hiện với những yếu tố "đứng sau lưng” yếu tố này, trú ngụ trong đầu óc, trong trí tuệ của người sử dụng ngôn ngữ. Quan hệ liên tưởng cho phép người nói (người tạo lập văn bản) khi muốn nói một cái gì đó được quyền lựa chọn lấy yếu tố thích ứng trong dãy liên tưởng có thể có. Tuy nhiên, sự lựa chọn này cũng còn phải tùy thuộc vào khả năng tổ hợp giữa các yếu tố được lựa chọn để đưa vào kết hợp trong ngữ đoạn nữa. Chứng tỏ rằng mỗi một kết hợp, một ngữ đoạn, một phát ngôn được hình thành, đều đã có sự chi phối, chế ước lẫn nhau và thống nhất với nhau giữa quan hệ ngữ đoạn và quan hệ liên tưởng. Điều này thể hiện rõ nhát và phát huy tác dụng trong khi tạo lập văn bản giao tiếp nói chung, đặc biệt là trong sáng tác văn chương, nghệ thuật, thơ ca. Ví dụ, trong câu thơ Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày của Tản Đà, hẳn ông đã phải lựa chọn trong dãy liên tưởng như: khô-tuôn-cạn-ướt- đẫm… chẳng hạn, để lấy ra một từ thỏa đáng nhất. Từ khô được lựa chọn vì nó xứng với cái ý tác giả muốn nói; đồng thời bảo đảm sự tương hợp về mọi quy tắc ngôn ngữ với các yếu tố đứng trước và sau nó trong ngữ đoạn. 5. Nhận ra các đơn vị, các yếu tố, các lớp hạng yếu tố của ngôn ngữ cùng những quan hệ phức tạp, đa dạng giữa các yếu tố, các lớp hạng này, là ta đã phát hiện ra được cấu trúc của nó. Mặt khác, qua đó, tính hệ thống của ngôn ngữ cũng được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, nhận thức về hệ thống và cấu trúc của ngôn ngữ không phải chỉ là "biết để mà biết". Điều này cho phép ngôn ngữ học nhìn nhận đối tượng nghiên cứu của mình một cách toàn diện và sâu sác hơn. Chính từ chỗ thấy được ngôn ngữ bao gồm nhiều loại đơn vị, yếu tố khác nhau, tạo thành nhiều
  • 27. tiểu hệ thống, nhiều bộ phận khác nhau có tác động, quan hệ qua lại với nhau mà trong ngôn ngữ học đã xây dựng những bộ môn nghiên cứu khác nhau, đi sâu vào nghiên cứu từng mặt, từng bộ phận, từng tiểu hệ thống đó. Chẳng hạn, ngữ âm học và âm vị học nghiên cứu cơ cấu âm thanh - mặt biểu hiện - của ngôn ngữ; ngữ pháp học nghiên cứu cơ cấu ngữ pháp của ngôn ngữ; từ vựng học nghiên cứu thành phần từ vựng của ngôn ngữ… Đến nay thì ngôn ngữ đã được nghiên cứu ở những góc độ chi tiết hơn với nhiều bộ môn cụ thể hơn nữa như: ngữ nghía học, phong cách học, ngữ pháp văn bản, từ nguyên học… và nhiều bộ môn liên ngành khác như: ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học tâm lí… Các bộ môn đó có thể nghiên cứu trên góc độ chung đối với các ngôn ngữ, và thuộc về các bộ môn đại cương (tức là nghiên cứu những vấn đề chung, khái quát cho nhiều hoặc cho các ngôn ngữ). Ngược lại, chúng cũng có thể nghiên cứu trong từng ngôn ngữ cụ thể như: ngữ âm học tiếng Việt, từ vựng học tiếng Việt, ngữ pháp học tiếng Việt… Một cấu trúc phức tạp của những đơn vị không đồng loại có quan hệ qua lại với nhau; đó là cái điển hình đối với ngôn ngữ (A. Rephormatxki). Vì vậy, khi xét một sự kiện ngôn ngữ nào đó, ta phải luôn luôn đặt nó trong hệ thống. Tại đây, cấu trúc của hệ thống sẽ "thẩm định" phẩm chất của sự kiện đó trong mối quan hệ với hàng loạt sự kiện khác, yếu tố khác. Ví dụ: xét một yếu tố a. Nó là cái gì? Đặt vào tiếng Nga, trong tương quan với các từ ‘…’, ‘…’, ’…’… nó là một từ: liên từ a. Còn trong tương quan với các yếu tố như ‘…’, y, e, ‘…’, u… (như trong pyKoũ, pyny, pyKe, pyKu… chẳng hạn) thì a lại là một hình vị để thể hiện các ý nghĩa giống cái, cách 1, số ít của danh từ. Việc xác nhận ngôn ngữ mang tư cách của một hệ thống cho ta một sự nhìn nhận trở lại đối với nguyên lí về tính võ đoán. Chính tính hệ thống của ngôn ngữ đã chế ước tính võ đoán. Về điểm này, F.de. Saussure có nêu một nhận xét quan trọng: Tất cả những gì có liên quan đến ngôn ngữ với tính cách là một hệ thống đều đòi hỏi (…) được nhìn nhận trên quan điểm sau đây, một quan điểm đã không dược các nhà ngôn ngữ học chú ý máy: sự hạn chế tính võ đoán (…). Nguyên lí này, nếu có hiệu lực vô hạn độ, sẽ dẫn tới tình trạng
  • 28. hết sức phức tạp; nhưng trí tuệ đã đưa được nguyên lí trật tự và đều đặn vào một số bộ phận trong khối các tín hiệu, và chính đó là vai trò của cái có nguyên do tương đối. Cuối cùng, cũng cần nói thêm: hệ thống ngôn ngữ không phải là một cái gì đấy cứng nhắc và hoàn toàn bất biến. Là một hệ thống thuộc loại hệ thống chức năng, ngôn ngữ phải có những biến đổi để đáp ứng với yêu cầu làm công cụ giao tiếp của con người. Trong tiến trình phát triển của mình, hệ thống này hiện ra tư cách là cái của ngày hôm nay, đang tồn tại và hành chức, nhưng chính nó cũng lại là sản phẩm, là tài sản của ngày hôm qua, từ các thế hệ xa xưa truyền lại. Nó vừa là kết quả của hiện tại, lại vừa là kết quả của quá khứ. Bởi vậy, người ta có thể nghiên cứu ngôn ngữ ở một trạng thái cụ thể, vào một đoạn thời gian nào đó, được giả: định như là “đứng im" không có thay đổi gì, hệ thống ngôn ngữ được coi như là hoàn toàn ổn định… Nghiên cứu như thế gọi là nghiên cứu đồng đại (synchronic). Ngược lại, người ta có thể nghiên cứu ngôn ngữ (các yếu tố, các bộ phận của nó) đã có những biến đổi gì, biến đổi như thế nào… trong các trạng thái xét theo tiến trình lịch sử… Hướng nghiên cứu này gọi là nghiên cứu theo quan điểm lịch đại (diachronic). Đồng đại và lịch đại không đối nghịch nhau mà thống nhất biện chứng với nhau. Nếu ta coi mỗi trạng thái ngôn ngữ như một "lát cắt" đồng đại thì lịch đại chính là một dãy liên tục mang tính kế thừa của chính những lát cắt đồng đại đó. Ngược lại, đối với lịch đại, mỗi lát cắt đồng đại chỉ là một sự phân cắt ít nhiều mang tính chất ước lượng mà thôi. Chương 3. NGUỒN GỐC VÀ DIỄN TIẾN CỦA NGÔN NGỮ Các dạng ngôn ngữ đã và đang hiện diện trên hành tinh của chúng ta, hết sức đa dạng và sinh động. Mỗi ngôn ngữ cụ thể như thế lại có một nguồn gốc trực tiếp hoặc gián tiếp của nó, với những chiều hướng biến động, phát
  • 29. triển không phải bao giờ cũng hoàn toàn như nhau. Tuy nhiên, đó là những vấn đề được nghiên cứu riêng cho từng ngôn ngữ một. Ở đây, chúng ta sẽ chỉ nói đến những "chuyện chung" của ngôn ngữ trong xã hội loài người nói chung. I. NGUỒN GỐC CỦA NGÔN NGỮ 1. Không phải chỉ có chúng ta hôm nay mới tự hỏi: ngôn ngữ của con người ra đời từ đâu? nhờ ai, nhờ cái gì?… Việc đặt những vấn đề đại loại như thế và lời giải đáp cho chúng, thực ra đã có không ít và có từ lâu, thậm chí từ xa xưa. Khi đức tin vào sức mạnh sáng tạo vạn năng nơi Thượng Đế bị đổ vỡ (vì chẳng bao giờ có Thượng Đế cả) thì không ai còn nghĩ rằng Thượng Đế đã tạo ra loài người chúng ta và cho ta ngôn ngữ để ta biết nói như biết thở vậy. Người ta cũng đã cố gắng đi tìm nguồn gốc ngôn ngữ ở trần gian, nơi ngôn ngữ đang tồn tại và hoạt động. Thế là các giải thuyết như: thuyết tượng thanh, thuyết về tiếng kêu động vật, thuyết về tiếng kêu trong phối hợp lao động, thuyết cảm thán bộc lộ tâm lí tình cảm, thuyết quy ước xã hội… lần lượt xuất hiện. Ngày nay, bình tĩnh mà xét, các giả thuyết đó đều có phần đúng của nó, nhưng tiếc thay, chỉ đúng được với một vài sự kiện hoặc hiện tượng ngôn ngữ mà thôi. Nhìn nhận như thế về nguồn gốc ngôn ngữ, thật chẳng khác nào thấy một vài cây đã vội kết luận cho rừng bởi vì "thấy cây mà chẳng thấy rừng”. 2. Với sự ra đời của triết học day vật biện chứng, vấn đề nguổn gốc ngôn ngữ được xem xét vi zr.iT. z::h một cách toàn diện hơn. khoa học và hợp lí hơn: con nr::: -i:."U thể sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ; vậy phái tìm hiếu su ra ir: của ngôn ngữ gán liền với nghiên cứu nguốn góc con nguời cả trong quá trình phát sinh giống nòi lẫn quá trình phát sinh và phát triển của mỗi cá thể.
  • 30. Các kết quả nghiên cứu vể triết học. sinh vật học, khảo cổ học, sinh lí học thần kinh và ngôn ngữ học… kết luận rằng lao động đã làm phát sinh, phát triển loài người và làm phát sinh ngôn ngữ trong quá trình đó. 2.a. Hàng triệu năm trước đây, tổ tiên của chúng ta vốn là một loài vượn người sống trên cây trong những cánh rừng tiền sử. Do nhiều biến động của tự nhiên, những cánh rừng ấy bị tiêu diệt. Thức ăn trên tầng cây cao ngày càng trở nên khó kiếm. Loài vượn người ấy buộc lòng phải rời ngọn cây cao (vốn là nơi trú ẩn, sinh sống từ lâu đời) xuống đất đi lang thang kiếm ăn. Trên mặt đất, sự di động chủ yếu không còn là leo trèo như trên cây nữa; đã thế kẻ thù lại nhiều hơn… Việc tìm kiếm thức ăn và tự vệ để sinh tồn… đã buộc loài vượn người này tập dần được cách đi bằng hai chi sau và đứng thẳng mình lên. Cái bản lề trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người chính là việc đứng thẳng mình lên và đi bằng hai chân đó. Để có được dáng đứng thẳng lên, loài vượn người xưa kia đã phải "tập đi" hàng nghìn năm chứ không đơn giản như một em bé tập đi bây giờ, chỉ độ một tháng là xong. Thế là hai tay con vượn người được giải phóng. Đôi chân bây giờ hoàn toàn đảm đương việc đi lại. Đôi tay ngày càng trở nên khéo léo hơn, biết sử dụng các vật sản có làm công cụ tự vệ, kiếm ăn; và quan trọng hơn: nó biết chế tạo ra công cụ lao động. Con vượn người đã chuyển dẩn thành con người vượn rồi thành người (người nguyên thủy). Dáng đứng thẳng cũng làm cho tầm mắt của tổ tiên chúng ta được rộng và xa hơn; đồng thời lồng ngực nở hơn và những cơ quan của bộ máy phát âm có điểu kiện phát triển hơn. Mặt khác, có công cụ trong tay, những con người tiền sử đó kiếm được nhiều thức ăn hơn và chuyển dẩn từ đời sống ăn thực vật (cây, quả, củ, rễ…) sang đời sống ăn thịt. Thêm vào đó, việc tìm ra và sử dụng được lửa cũng đã khiến họ chuyển từ ăn sống sang ăn chín. Một hệ quả quan trọng đã diễn ra,
  • 31. thức ăn chín mém khiến xương hàm người ta không cần phải to thô như trước nữa; lồi cằm (phần trước xương hàm dưới) vểnh ra rõ dần. Tuy nhiên, trong số các biến đổi vễ mặt sinh học của con người sự tiến bộ của bộ não là quan trọng nhất. Nhờ lao động, nhờ ăn thịt, bộ não của tổ tiên chúng ta cũng phức tạp dần lên; những phần vỏ não trực tiếp liên quan đến tiếng nói như thùy trán, thùy thái dương và phần dưới thùy đỉnh, phát triển mạnh. Kết cục là so với những người bà con anh em họ của tổ tiên chúng ta bộ não con người ngày nay (tính theo tỉ lệ giữa trọng lượng của não với trọng lượng toàn thân) lớn hơn khi đột 10 lần, hơn đười ươi 6 lần, hơn khỉ đen 2 lần và hơn vượn 4 lần. Như vậy, lao động đã tạo ra con người và tạo ra những tiền đề thứ nhất về mặt sinh học để ngôn ngữ cơ thể phát sinh. Có thể nói lao động để chuẩn bị và "tạo cơ sở vật chất” để loài người có những cơ quan thích hợp cho việc sản sinh tiếng nói. 2.b. Cũng chính lao động đã tạo ra nhân tố xã hội để ngôn ngữ phát sinh. Lao động đã liên kết con người thành những bầy đàn, những cộng đồng và về sau thành xã hội có tổ chức. Muốn cùng chung sức để làm việc gì đó, người ta cần phải thỏa thuận với nhau là sẽ làm gì, làm như thế nào… Những điều "biết được" về thế giới xung quanh, những kinh nghiệm trong lao động cần phải được thông báo cho nhau từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác… Đến đây thì con người (dù là người cổ nhất) đã khác con vật về chất. Người ta đã đến lúc thấy "cần phải nói với nhau một cái gì đó" bởi vì họ đã có cái cần phải nói với nhau và có phương tiện để nói với nhau. Phương tiện ấy chúng ta gọi là ngôn ngữ. Vậy không có ai khác, chính lao động đã sáng tạo ra con người và ngôn ngữ của con người. Lao động đã làm cho bộ óc của con người cổ xưa biết hoạt động "theo kiểu người" và có một công cụ vừa để tiến hành những hoạt động đó, vừa làm phong phú hóa nó, nâng nó lên "trình độ của con người". Đó là ngôn ngữ.
  • 32. 2.c. Tự bản chất của mình, từ khi mới phat sinh, ngôn ngữ vốn là công cụ, là phương tiện để con người giao tiếp với nhau. Thế nhưng lúc đầu nó chưa phải là ngôn ngữ như chúng ta đang có hôm nay; mà là thứ ngôn ngữ chưa phân thành âm tiết rõ ràng, bởi vì cái lưỡi, cái cằm và hàm dưới, hệ dây thanh… chưa phù hợp, thuần thục với công việc mới mẻ, đầy phức tạp công việc phát tiếng nói này; thậm chí có bộ phận còn đang trên đường hoàn thiện dần. Tuy vậy, người ta không đợi cho mọi bộ phận cấu âm phát triển thật hoàn chỉnh rồi mới nói với nhau. Những tiếng nói còn lẫn, còn nhòe, và ú ớ đó đã được phối hợp với các động tác, dáng vẻ của cơ thể, mặt mũi, vai, tay, chân (nhất là đôi tay) để "phát biểu" ý nghĩ, tình cảm của họ. Thoạt đầu tiếng nói của con người chưa khác các điệu bộ bao nhiêu. (Điều này còn để lại những tàn dư của nó trong một số ngôn ngữ mà hiện nay ta còn thấy được. Chẳng hạn, trong ngôn ngữ dân tộc Êvê, người ta không dùng một từ đi mà lại dùng nhiều từ khác nhau, miêu tả các kiểu đi khác nhau. dô bô hô bô hô: đi nặng nề, phục phịch dô dê dê: đi một cách vững vàng dô bu la bu la: đi nhanh bừa đi dô pi a pi a: đi rón rén dô gô vu gô vu: đi khập khiễng, đầu chúi xuống…) Dần dần, con người sử dụng tiếng nói thành thạo hơn và bỏ xa những cách "phát biểu" bằng cử chỉ, động tác; bởi lẽ ngôn ngữ thành tiếng của họ ngày càng mạch lạc hơn, hoàn thiện hơn, trở thành hệ thống tín hiệu thứ hai, hệ thống "tín hiệu loan báo các tín hiệu”. Hoạt động tín hiệu là hiện tượng chung cho mọi loài động vật trên hành tinh chúng ta; nhưng con người, với ngôn ngữ của mình đã có thêm một phương thức mới, khác hẳn vệ chất. Nhờ có ngôn ngữ này mà từ đây, ngay trong đêm đen, con người nghe được (tức là nhận được) một tín hiệu có
  • 33. nghĩa "mặt trời" chẳng hạn, thì anh ta đã nghĩ tới, đã hình dung ra mặt trời rồi, không cần phải đợi cho đến khi nhìn tận mắt nữa. Đối với động vật, chỉ có những kích thích trực tiếp về thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác mới trở thành tín hiệu kích thích được. Ngược lại, đối với con người, ngoài những thứ đó, người ta còn có các từ trong ngôn ngữ để thay thế cho chúng. Đến đây thì cái gọi là ngôn ngữ thực sự hình thành và không bao giờ rời xa loài người nữa. II. DIỄN TIẾN CỦA NGÔN NGỮ Ở trên, chúng ta đã phân tích và thấy rằng ngôn ngữ xuất hiện cùng với quá trình hình thành ý thức, gắn liền với lao động, với sự xuất hiện của con người và xã hội loài người. Vậy, xem xét quá trình diễn tiến của ngôn ngữ trong sự diễn tiến của xã hội loài người sẽ là điều hợp lí. Về mặt dân tộc học, người ta đã phân loại các đơn vị tổ chức xã hội loài người thành các bậc: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc và cuối cùng là dân tộc. Bên cạnh đó, học thuyết về các hình thái kinh tế xã hội lại phân chia lịch sử xã hội theo một cách khác và được các hình thái kinh tế xã hội ứng xử với các giai đoạn phát triển như: công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa. Trên thực tế, khó lòng có thể vạch ra từng bậc trong sự diễn tiến của ngôn ngữ một cách "phân đoạn" như vậy. Tuy nhiên, trong chừng mực nhất định, người ta vẫn có thể dựa vào những ranh giới phân đoạn đó nhiều hoặc ít, tùy theo, vì chẳng còn có cách nào hơn. 1. Chế độ công xã nguyên thủy ứng với loại cộng đồng thị tộc và bộ lạc (còn gọi chung là các nhóm dân tộc học) trong đó bộ lạc là đơn vị cơ sở. Mỗi bộ lạc như thế cư trú trên một lãnh thổ, mọi người trong bộ lạc có quan hệ kinh tế với nhau, mang những đặc điểm đời sống - văn hóa chung và nói cùng một thứ tiếng.
  • 34. Về mặt ngôn ngữ, thời kì này có hai xu hướng dường như trái ngược nhau, nhưng nhiều khi lại đan xen vào nhau: xu hướng chia tách, phân tán và xu hướng liên minh, hợp nhất. a) Xu hướng chia tách thường xảy ra khi một bộ lạc tăng trưởng dân số không ngừng và đến một lúc nào đó, do nhiều điều kiện khác nhau (nhưng nhu cầu sinh sống là chủ yếu) buộc người ta tự nhiên phải tách ra thành những bộ phận, những nhóm, cư trú phân tán trên nhiều địa bàn khác nhau. Do điều kiện sống xa nhau, thậm chí biệt lập, rất ít tiếp xúc hoặc không có tiếp xúc nữa, các bộ phận cư dân đó về sau đã hình thành nên (một cách tự nhiên) những bộ lạc độc lập. Trong quá trình đó, những khác biệt về mặt ngôn ngữ đã nảy sinh rồi được củng cố qua nhiều thế hệ và trở thành ngôn ngữ khác nhau có cùng nguồn gốc, hoặc trở thành những phương ngữ, thổ ngữ khác nhau của một ngôn ngữ chung. Các nhà dân tộc học, sử học, ngôn ngữ học cùng với những ngành khoa học hữu quan, khi nghiên cứu sự thân thuộc về mặt cội nguồn giữa các tộc người, giữa các ngôn ngữ hiện đang tồn tại hoặc giữa các phương ngữ của một ngôn ngữ, đã thấy rất rõ điều đó. Chẳng hạn: Các nhóm phương ngữ: Mày, Rục, Sách, Arem, Mãliểng của tiếng Chứt; các nhóm phương ngữ: Thổ, Poọng, Đan Lai, Li Hà, Cuối Chăm, Cuối Niêu của tiếng Thổ ở khu vực Đông Nam Trường sơn - Việt Nam; Các phương ngữ của tiếng Papua ở Châu Phi, các phương ngữ của tiếng Litva ở Liên Xô… hẳn đã là kết quả của quá trình chia tách và khuếch tán như vậy. Có thể nói, ngôn ngữ của các bộ lạc, tự nó đã là những mầm mống để hình thành các phương ngữ, thổ ngữ trong giai đoạn xã hội phát triển cao hơn sau này. b) Xu hướng hợp nhất có lẽ hay xảy ra vào giai đoạn chót của chế độ công xã nguyên thủy đang chuyển dần sang xã hội có giai cấp. Lúc này, có những liên minh bộ lạc được hình thành (hoặc là bằng cách một bộ lạc này chinh phục các bộ lạc khác, hoặc là một số bộ lạc tự nguyện liên minh với nhau vì những nguyên nhân nào đó).
  • 35. Liên minh bộ lạc là điều kiện hết sức thuận lợi để các ngôn ngữ (dù không gần gũi nhau lắm về mặt cội nguồn, hoặc hoàn toàn không có quan hệ thân thuộc đi chăng nữa) tiếp xúc chặt chẽ với nhau và tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Thường có hai lối tác động: Thứ nhất, một ngôn ngữ bộ lạc chiến thắng các ngôn ngữ khác và trở thành ngôn ngữ chung trong cộng đồng toàn liên minh. Tuy vậy, nó vẫn chịu ảnh hưởng của các ngôn ngữ không chiến thắng khác và thay đổi ít nhiều bộ dạng của mình đi; nhất là ở mặt ngữ âm và từ vựng. Tiếng Latin của người La Mã trong các vùng bị người La Mã chinh phục, là như vậy. Thứ hai, tiếp xúc ngôn ngữ dẫn đến pha trộn ngôn ngữ và thậm chí có thể làm nảy sinh một ngôn ngữ mới. Thế nhưng, đây không phải là sự pha trộn cơ giới, đảo đều; cũng không phải là sự tạo thành một ngôn ngữ hoàn toàn mới, khác hẳn các ngôn ngữ tham gia tiếp xúc, pha trộn; bởi vì ngôn ngữ mới này vẫn giữ cơ cấu hình thái của một trong những ngôn ngữ thuộc thành phần pha trộn đó làm cơ sở nên tảng cho mình. Chính nhờ cái cơ sở (gọi là cơ tầng) đó mà người ta vẫn xác định được ngôn ngữ mới thân thuộc với ngôn ngữ nào hơn và thuộc vào nhóm nào trong phổ hệ của họ ngôn ngữ. Lối tiếp xúc, ảnh hưởng như thế, ngay gần đây, người ta vẫn còn có thể kiểm chứng được trong không hiếm ngôn ngữ hiện đang tổn tại. Ví dụ: 1/ Tiếng Việt trong quá trình tiếp xúc láu đời với tiếng Hán, đã vay mượn vào vốn từ của mình một khối lượng rất lớn các từ và yếu tố tạo từ cùng với một số ảnh hưởng khác về mặt ngữ pháp; nhưng không vì thế mà nó thuộc cùng một nhóm gấn gũi về cội nguồn với tiếng Hán. Ở châu Âu, quan hệ giữa tiếng Anh với tiếng Pháp; tiếng Rumani với các ngôn ngữ Slave và tiếng Hi Lạp, tiếng Hung, người ta cũng thấy những tình hình tương tự: tiếng Anh vẫn thuộc số các ngôn ngữ Giecman, còn tiếng Pháp, tiếng Rumani vẫn thuộc về các ngôn ngữ Roman. 2/ Theo A.G.Odricua, người Sán Chấy ở Việt Nam vốn là người Dao gốc Quý Châu - Trung Quốc, di cư đến Quảng Đông rồi di cư sang Việt Nam
  • 36. sống chung với người Tày, Nùng. Tại đây, ngôn ngữ của họ, tiếng Sán Chấy, là một ngôn ngữ pha trộn gồm cơ tiếng Dao với tiếng Tày Nùng. Như vậy, điểm nổi rõ về mật ngôn ngữ trong thời kì công xã nguyên thủy, thời kỉ của các thị tộc, bộ lạc là luôn luôn diễn ra quá trình chia tách và liên minh, tiếp xúc. Một mặt, sự chia tách làm gia tăng số lượng các ngôn ngữ khác nhau hoặc các phương ngữ, thổ ngữ khác nhau trong một ngôn ngữ; mặt khác, sự tiếp xúc lại dẫn đến tình trạng gần nhau, và tới một mức nào đó sẽ dẫn đến pha trộn ngôn ngữ. 2. Thay thế chế độ công xã nguyên thủy là chế độ xã hội có giai cấp, gắn lieefn với sự thiết lập nhà nước (trước hết là những nhà nước cổ đại) theo kiểu nào đó của phương Đông hoặc phương Tây. Tùy theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở từng nơi mà các nhà nước đó đã được xây dựng bằng những cách khác nhau, bởi những nguyên nhân ít nhiều khác nhau. Các nhà nước cổ đại ở Hi Lạp, La Mã, Ai Cập, Ấn Độ. Trung Hoa và vùng Cận Đông là sản phẩm của những bộ lạc hoặc liên minh bộ lạc chiến thắng để thống trị các tộc người khác trong cộng đồng. Một số nơi khác (rất có thể như nước Văn Lang ở Việt Nam thời xưa chẳng hạn) lại xây dựng nhà nước trên cơ sở của một liên minh tự nguyện, thiết lập chính quyền trung ương thống nhất, khả dĩ tập trung sức mạnh toàn cộng đổng để đối phó với thiên tai hoặc các cuộc xâm lãng, thôn tính của ngoại nhân. Nhà nưóc ra đời đòi hỏi trong cộng đồng phải có một ngôn ngữ thống nhất làm ngôn ngữ nhà nước. Ngôn ngữ đó có thể là một ngôn ngữ bản địa của người chiến thắng như tiếng Latin từ sau năm 49 trước công nguyên ở đế quốc La Mã, tiếng Xôngai trong lãnh thổ của nhà nước Xôngai (ở châu Phi) trước đây; cũng cổ thể là ngôn ngữ của bộ lạc làm hạt nhân, trung tâm cho nhà nước như tiếng Việt trong lãnh thổ nước Vãn Lang thời xưa. Mặt khác, ở một số nơi, cùng với sự hình thành nhà nước là quá trình xuất hiện, xây dựng chữ viết (hoặc là tự sáng tạo, hoặc là vay mượn, cải biên, hoặc là tiếp thu hẳn một hệ thống của ngoại tộc).
  • 37. Người nắm được và sử dụng chữ viết lúc đó chủ yếu là các trí thức trong tầng lớp thống trị, các tăng lữ thuộc các tôn giáo hoặc thương nhân (như ở Cận Đông và vùng Địa Trung Hải). Vì vậy, trong giai đoạn này ngôn ngữ nhà nước không phải ở nơi nào cũng đồng thời là ngôn ngữ của toàn dân. Thậm chí, khi nhà nước đã đạt tới trình độ quản lí tổ chức và tập trung cao (như trong chế độ phong kiến về sau chẳng hạn) thì cái gọi là ngôn ngữ nhà nước, ngôn ngữ có tính chính thống thường cũng có nghĩa là ngôn ngữ viết, phân biệt với ngôn ngữ nhân dân (là ngôn ngữ dùng trong giao tiếp rộng rãi hàng ngày) và có khi nó xa cách với ngôn ngữ nhân dân. Điều này còn diễn ra cho tận đến lúc ngôn ngữ dân tộc dần dần chiếm ưu thế trong mọi phạm vi giao tiếp của cả nước. Dầu sao thì sự ra đời của nhà nước cũng đã có ảnh hưởng đến ngôn ngữ. Nó là nhân tố vừa đòi hỏi, vừa thúc đẩy việc tìm kiếm, xây dựng một ngôn ngữ chính thức, thống nhất về phương diện quốc gia. Dù có đồng thời là ngôn ngữ toàn dân hay không. 3. Nét nổi bật trong thời kì hình thành dân tộc là hình thành một ngôn ngữ dân tộc thống nhất. Dân tộc vốn là một phạm trù lịch sử, xuất hiện vào một giai đoạn nhất định, với những điều kiện và hoàn cảnh nhất định. Một trong những điều kiện quan trọng bắt buộc, để bảo đảm một cộng đồng người hình thành một dân tộc (ví dụ như điều kiện về lãnh thổ, về kinh tế, về cấu tạo tâm lí và văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần…) là cộng đồng đó phải có một ngôn ngữ chung. Tuy nhiên, ngôn ngữ chính thức, thống nhất của nhà nước với ngôn ngữ thống nhất của dân tộc không phải bao giờ cũng trùng nhau. Tình trạng này hiện nay chúng ta vẫn còn quan sát được ở nhiều nước châu Phi: tại đó, có nhiều ngôn ngữ của các dân tộc bản địa, nhưng ngôn ngữ nhà nước lại là một thứ tiếng châu Âu nào đó, được phổ biến từ thời thực dân. Ví dụ tiếng Anh ở Nigiêria, tiếng Pháp ở Mali và Ghinê…
  • 38. Dân tộc được hỉnh thành, làm tăng cường thêm sự thống nhất về nhiều mặt, trong đó có thống nhất ngôn ngữ. Những dị biệt của ngôn ngữ mang tính xã hội hoặc lãnh thổ giữa các bộ lạc, bộ tộc bị triệt thoái dân; còn những nét chung, thống nhất càng ngày càng được phát hiện, xây dựng và củng cố để thành tài sản chung của tất cả mọi người. Thông thường, ngôn ngữ dân tộc có thể được xây dựng trên cơ sở của một phương ngữ có sẵn (thường là phương ngữ ở vùng trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa trong quan hệ nhà nước) hoặc xây dựng trên cơ sở của các tác động qua lại dẫn đến sự tổng hòa, có chọn lọc từ các phương ngữ khác nhau. Ví dụ, có thể coi tiếng Việt với phương ngữ Bắc (mà trung tâm là hai vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã) thuộc trường hợp thứ nhất; còn tiếng Nga với sự tổng hòa các phương ngữ Bắc Nga và Nam Nga cùng một phần tiếng Slave cổ, thuộc về trường hợp thứ hai. Tính thống nhất của ngôn ngữ dân tộc, tuy vậy, vẫn buộc phải chấp nhận tình trạng còn tổn tại những phương ngữ địa lí và phương ngữ xã hội. Đó là sự thực hiển nhiên mà chúng ta hoàn toàn có thể quan sát được thống nhất trong cái đa dạng, và đa dạng trên một căn bản thống nhất. Tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Khmer, tiếng Lào, tiếng Thái Lan cũng như tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh… đều như thế. Sự hình thành ngôn ngữ dân tộc thống nhất cũng sẽ thường dẫn đến việc xây dựng ngôn ngữ văn học (hiểu theo nghĩa rộng, không phải chỉ là ngôn ngữ trong văn học nghệ thuật). Đó là thứ ngôn ngữ có quy chế, được trau dồi dù có chính thức hay không. Thật ra, quá trình hình thành ngôn ngữ dân tộc và xây dựng ngôn ngữ văn học (của dân tộc) không phải bao giờ cũng đi đôi với nhau hoặc tiếp liễn nhau. Trong khi ở Hi Lạp cổ đại, ngôn ngữ văn học được xây dựng từ rất sớm (thế ki III trước Công nguyên) thì trước đầy và ngay cả thời gian không xa so với hiện nay, ở nhiều nơi người ta dùng hẳn một ngôn ngữ khác (cùng với chữ viết của nó) để làm ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ nhà nước. Ngôn ngữ văn học như thế cũng đồng thời chỉ có nghĩa là ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ đó
  • 39. thường là của những dân tộc khác có nền văn hóa, văn học hết sức rực rỡ. Chẳng hạn một số nước Châu Âu dùng tiếng Latin; vùng Bắc Phi và Tiểu Á, một số nước dùng tiếng A Rập; còn vùng Lào, Thái Lan, Campuchia dùng tiếng Pali Sanskrit; Việt Nam dùng tiếng Hán… Khi ngôn ngữ dân tộc dần dần khẳng định được vai trò và vị trí của mình, nó cũng sẽ được nhân dân tích cực trau dồi, làn cho có quy chế, có chuẩn mực cả ở hình thức nói lẫn hình thức viết. Do vậy, nó được dùng trong mọi lĩnh vực giáo dục, văn hóa văn học nghệ thuật, thông tin đại chúng… Từ đây, ngôn ngữ dân tộc của nhân dân được lựa chọn, được suy chế hóa để trở thành ngôn ngữ văn học của dân tộc mình. 4. Xem xét diễn tiến của ngôn ngữ loài người nói chung cũng như của một ngôn ngữ nói riêng, hầu như người ta hiếm gặt những trường hợp biến đổi và phát triển đơn tuyến. Những điều trình bày trên đây, quả thực đã có phần đơn giản hóa vấn đề rất nhiều để cho phù hợp với mục đích của chúng ta: chỉ quan sát những đường hướng khái quát và giản lược nhất mà thôi. Dù sao thì ngôn ngữ cũng không bao giờ không biến đổi. Chỉ có điều, khi khảo sát diễn tiến của bất kì ngôn ngữ nào cũng vậy cần lưu ý rằng: a) Nó không phát triển, biến đổi theo phương thức đột biến và cách mạng, mặc dù luôn luôn biến đổi không ngừng. b) Trong các quá trình biến đổi, do những tác động ảnh hưởng nhiều chiều, nhiều kiểu của nhiều nhân tố trong và ngoài ngôn ngữ, thì ba mặt: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp của nó vẫn không biến đổi đồng đều như nhau. Để thực hiện được chức năng làm công cụ giao tiếp và phản ánh, bảo đảm cho mọi người sử dụng có thể hiểu được nhau, mặt từ vựng của ngôn ngữ bao giờ cũng thay đổi nhanh nhạy nhất, mặt ngữ âm biến đổi chậm hơn rất nhiều so với từ vựng, còn ngữ pháp là bộ phận biến đổi chậm nhất và ít nhiều nó mang tính cách của một nhân tố, một thành phần bảo thủ.
  • 40. Đối với việc nghiên cứu quá trình phát triển lịch sử của ngôn ngữ nói chung hay từng mặt, từng bộ phận của nó nói riêng, nhận thức đó là một trong những điều rất có ý nghĩa và cần thiết. Chương 4. PHÂN LOẠI CÁC NGÔN NGỮ I. CÁC NGÔN NGỮ TRÊN THẾ GIỚI VÀ CƠ SỞ PHÂN LOẠI 1. Hiện nay chưa có một ngôn ngữ chung cho tất cả mọi người trên trái đất, mà chỉ có những ngôn ngữ riêng, cụ thể của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng người. Theo thống kê mới đây, trên thế giới có khoảng 5.650 ngôn ngữ. Tuy nhiên, con số này chưa phải là tuyệt đối chính xác, vì nó còn liên quan đến tiêu chí: thế nào là một ngôn ngữ độc lập. Trong số ngôn ngữ vừa nêu, có khoảng 1400 "ngôn ngữ” chưa phải là những ngôn ngữ độc lập hoặc đang có nguy cơ bị tiêu biến. Về mật độ phân bố, số lượng ngôn ngữ ở mỗi khu vực trên trái đất, cũng như số người sử dụng mỗi ngôn ngữ, rất không đồng đều. Chẳng hạn, chỉ riêng khu vực rừng núi Đông Nam Á đã có tới 180 ngôn ngữ khác nhau (có thể nói đó là một mật độ rất dày). Ở châu Úc, khoảng 250 ngôn ngữ chỉ có khoảng hơn 40.000 người sử dụng. Trong xu thế ngày càng mở rộng quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia từ trước đến nay và từ nay về sau, việc dạy và học tiếng luôn luôn đống hành với những việc thuộc loại, phải đi trước một bước. Mặt khác, nghiên cứu lịch sử một dân tộc cũng không thể tách rời lịch sử ngôn ngữ của dân tộc đó. Bởi vậy, ngôn ngữ học đã lưu tâm nghiên cứu, so sánh, phân loại các ngôn ngữ để giúp tìm ra những con đường tối ưu cho công việc đó. 2. Việc phân loại các ngôn ngữ có thể dựa vào những tiêu chí bên ngoài chúng như: số lượng người nói, chủng tộc, ranh giới địa lí… Thế
  • 41. nhưng, những cách làm đó ngay từ đầu đã bộc lộ sự thiếu nghiêm chỉnh, thiếu khoa học và không đem lại lợi ích gì. Vì vậy, người ta phải dựa vào những tiêu chí ở ngay trong bản thân ngôn ngữ. 3. Khi phân loại các ngôn ngữ, người ta buộc phải so sánh chúng với nhau, bởi vì "chúng ta nhận thức mọi diều trong thế giới này, không có con đường não khác là thông qua so sánh" (K.D. Usinxkij). Những phương pháp cơ bản thường được áp dụng trong so sánh ngôn ngữ là: 3.a. Phương pháp so sánh lịch sử. Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho nghiên cứu, phân loại các ngôn ngữ theo cội nguồn. Mục đích của nó là phát hiện những nét phản ảnh quan hệ thân thuộc, gần gũi về nguồn gốc giữa các ngôn ngữ để quy chúng vào những phổ hệ ngôn ngữ cụ thể khác nhau. 3.b. Phương pháp so sánh loại hình. Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho nghiên cứu, phân loại các ngôn ngữ theo loại hình. Mục đích chính của nó là nghiên cứu những đặc trưng của các loại hình ngôn ngữ và nghiên cứu những đặc trưng về mặt loại hình của các ngôn ngữ, để quy các ngôn ngữ cụ thể vào những loại hình khác nhau. 3.C. Phương pháp so sánh đối chiếu. Phương pháp này áp dụng cho việc đối chiếu các ngôn ngữ khác nhau, bất kể chúng có quan hệ nào về mặt cội nguồn hoặc loại hình hay không. Nó không nhằm phát hiện quan hệ cội nguồn hay sự tương đồng về loại hình giữa các ngôn ngữ đó; mà nhằm vào mục đích phát hiện những tương đồng và khác biệt chủ yếu trên diện đồng đại ở một hay nhiều bình diện, bộ phận của các ngôn ngữ dó. Ví dụ, người ta có thể đối chiếu ngay tiếng Anh ở nước Anh với tiếng Anh ở Hoa Kì và thấy rằng có nhiều dị biệt trong việc dùng giới từ. Không phải là ít trường hợp, khi người Anh dùng giới từ in thì người Mĩ lại dùng on in the street on the Street