SlideShare a Scribd company logo
1 of 25
Phương pháp 5S 
Khi nói đến phương pháp 5S là ta đề cập đến một danh sách gồm năm từ tiếng Nhật, những từ 
này được dịch sang tiếng Anh và cả tiếng Việt, bắt đầu với chữ S và đây là tên của một phương pháp 
luận nổi tiếng. Danh sách này là đề cập đến một phương pháp luận đặc trưng cho, nói một cách 
không chính xác lắm, “chuẩn hóa việc vệ sinh”, tuy nhiên phương pháp này nhiều hơn chỉ là “vệ 
sinh”. 5S là một triết học và một cách tổ chức và quản lý không gian làm việc và lưu trình tác nghiệp 
với chủ ý nhằm cải thiện hiệu quả bằng việc loại trừ sự tiêu phí, cải thiện lưu trình tác nghiệp và 
giảm bớt sự vô lý của quy trình. 
Vậy 5S là gì?5S là một phương pháp để tổ chức một nơi làm việc, đặc biệt là một nơi làm việc 
dùng chung (như một nhà xưởng hay một văn phòng), và giữ nơi đó một cách có tổ chức. Đôi khi 5S 
được xem như là một phương pháp luận cho công việc giữ vệ sinh, song sự đặc trưng này có thể 
không chính xác vì việc tổ chức một nơi làm việc hơn hẳn viện việc giữ vệ sinh 
Mục đích chính của 5S là tạo tinh thần và hiệu quả cho nơi làm việc. Sự khẳng định của 5S, 
bằng việc sắp đặt mỗi thứ một sự vị trí, là không tiêu phí thời gian cho việc tìm kiếm những vật dụng 
cần thiết. Thêm vào đó, nó chỉ ra nhanh khi cái gì đó bị thiếu bằng những chỉ thị vị trí. Những người 
ủng hộ 5S tin tưởng lợi ích của phương pháp luận này đến từ việc quyết định cái gì cần phải bị giữ, 
nơi mà nó cần phải bị giữ, và nó cần phải được cất giữ ra sao. Quá trình ra quyết định này thông 
thường đến từ một thảo luận về sự tiêu chuẩn hóa nhằm xây dựng một sự hiểu biết rõ ràng, bởi các 
nhân viên, về việc các công việc cần được thực hiện như thế nào. Nó cũng phát huy tính làm chủ quá 
trình trong mỗi nhân viên. 
Thêm vào đó, sự phân biệt quan trọng khác giữa 5S và “tiêu chuẩn hóa việc giữ vệ sinh” là 
Seiton. Seiton thường được hiểu lầm, có lẽ vì những cố gắng dịch nghĩa từ này sang tiếng Anh bằng 
từ bắt đầu với chữ “S” (đại loại như “Sort” hay “Straighten”). Khái niệm quan trọng ở đây là cần sắp 
xếp những mục hay những hoạt động theo một cách nhằm đẩy mạnh lưu trình tác nghiệp. Chẳng hạn, 
những công cụ cần phải được giữ nơi sử dụng, những công nhân không nên thường xuyên xoay 
người để lấy nguyên liệu, những lưu trình tác nghiệp có thể được biến đổi để cải thiện hiệu quả, … 
5S bao gồm: 
Giai đoạn1 – Seiri (整理) Sorting – Sàng Lọc: Kiểm tra tất cả công cụ, nguyên liệu, … trong 
nhà máy, khu vực làm việc và chỉ giữ những mục quan trọng. Mọi thứ khác được cất giữ hay vứt bỏ. 
Giai đoạn 2 – Seiton (整頓) Straighten or Set in Order – Sắp xếp: Tập trung vào hiệu quả. Khi 
chúng tôi dịch điều này bằng “Straighten or Set in Order”, nó có vẻ thích hợp với sàng lọc hay quét
dọn, nhưng thực ra chủ ý là sắp xếp công cụ, thiết bị và phụ tùng theo một cách đẩy mạnh lưu trình 
tác nghiệp. Chẳng hạn, những công cụ và thiết bị cần phải bị giữ nơi chúng sẽ được sử dụng (ví dụ 
đẩy mạnh lưu trình tác nghiệp), và quá trình cần phải được đặt trong một trật tự làm tối đa hiệu quả 
làm việc. 
Giai đoạn 3 – Seisō (清掃) Sweeping – Sạch Sẽ: sự dọn dẹp một cách có hệ thống hay nhu cầu 
để giữ khu vực làm việc sạch sẽ và ngăn nắp. Hoạt động hằng ngày ở cuối mỗi ca, vùng làm việc 
được dọn dẹp và mọi thứ được trả lại chỗ của chúng. Ở đây, việc quan trọng là tạo điều kiện cho việc 
dễ dàng nhận biết vật gì nên mang đi đâu và đặt đâu. Điểm quan trọng trong việc duy trì sự sạch sẽ 
cần phải là một phần của công việc hằng ngày – không phải là hoạt động mà thỉnh thoảng mới làm 
và được bắt đầu khi mọi thứ đã trở nên quá lộn xộn. 
Giai đoạn 4 – Seiketsu (清潔) Standardising – Săn Sóc: Tiêu chuẩn hóa những thực hành công 
việc hay hoạt động theo một cách đã được tiêu chuẩn hóa. Mọi người biết chính xác trách nhiệm của 
mình. 
Giai đoạn5 – Shitsuke (躾) Sustaining – Sẵn Sàng: Đề cập đến duy trì và xem xét các tiêu 
chuẩn. Một khi 4S ở trên đã được thiết lập, chúng trở nên phương pháp mới để hoạt động, duy trì sự 
tập trung vào cách họat động và không cho phép việc dần dần trở lại như cách họat động cũ. Tuy 
nhiên, khi có một vấn đề xuất hiện ví dụ như một sự cải tiến được gợi ý hay một cách làm việc mới, 
hay một công cụ mới, hay một yêu cầu đầu ra mới thì cần xem xét lại 4S đầu tiên một cách phù hợp. 
Mối quan hệ với các khái niệm khác 
5S được sử dụng với những khái niệm Lean (Lean Manufacturing) khác như SMED (Single 
Minute Exchange of Die), TPM (Total Productive Maintenance) và Just-In-Time (JIT). Những 
nguyên tắc 5S yêu cầu loại bỏ những thứ không cần đển nhằm làm cho việc lấy dụng cụ và phụ tùng 
nhanh chóng và dễ dàng hơn. Đây là nền tảng của SMED, nhằm tạo điều kiện cho JIT. Bước đầu tiên 
ở TPM là thao tác dọn dẹp máy móc, cơ bản của 5S. Masaaki Imai (một nhà tư vấn Nhật Bản về 
quản trị chất lượng) cũng đã đề cập việc sử dụng chiến lược 5S trong cuốn sách về Kaizen của ông. 
Nguyên tắc áp dụng 5S trong một tổ chức 
Thực hành 5S là một chương trình đòi hỏi sự tham gia của tất cả mọi người trong tổ chức/doanh 
nghiệp. Đây là một phương pháp hiệu quả để huy động con người, cải tiến môi trường làm việc và 
nâng cao năng suất. 
Nguyên tắc của Thực hành 5S hết sức đơn giản, không đòi hỏi phải dùng các thuật ngữ hay 
phương pháp phức tạp nào trong quá trình thực hiện. Thành công trong thực hành sẽ giúp các tổ
chức/doanh nghiệp đạt được năng suất cao hơn thông qua: 
Xây dựng một môi trường sạch sẽ, ngăn nắp 
Mọi người trong cũng như ngoài công ty dễ dàng nhận thấy rõ kết quả 
Tăng cường phát huy sáng kiến 
Nâng cao ý thức kỷ luật trong cơ quan 
Chỗ làm việc trở nên thuận tiện và an toàn 
Cán bộ công nhân viên tự hào về nơi làm việc 
Xây dựng hình ảnh chức/doanh nghiệp, đem lại cơ hội trong kinh doanh… 
Các yếu tố cơ bản để thực hiện thành công chương trình thực hành 5S 
Cũng như đối với việc áp dụng công cụ nâng cao năng suất chất lượng, việc áp dụng Thực hành 
5S đòi hỏi sự cam kết và ủng hộ của Lãnh đạo cao nhất thông qua việc chỉ đạo thực hiện, tập trung 
nguồn lực, kinh phí và thời gian.. 
Đào tạo và hướng dẫn mọi cán bộ nhân viên trong tổ chức/công ty hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa 
cũng như phương pháp để thực hiện. Từ đó mỗi phòng ban/phân xưởng có thể chủ động đưa ra kế 
hoạch thực hiện tại đơn vị của mình 
Sự tham gia của tất cả mọi người – Bí quyết thành công của chương trình thực hành 5S là tạo 
một môi trường khuyến khích mọi người tích cực tham gia, phát huy sáng kiến và duy trì môi trường 
làm việc sạch sẽ, thuận lợi và an toàn 
Duy trì và cải tiến không ngừng, tạo nên một nguyên tắc hoạt động trong tổ chức/doanh nghiệp 
để đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý và kinh doanh 
Thực hành 5S có thể áp dụng tại bất kỳ Phòng, Ban PX nào 
Các bước triển khai thực hành 5S tại Doanh nghiệp 
Để triển khai thực hiện 5S, tổ chức/doanh nghiệp có thể thực hiện theo các bước như sau: 
Thành lập Ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch thực hiện 
Trước hết, tổ chức cần xác định mục tiêu của dự án 5S và thành lập ban chỉ đạo 5S. Ban chỉ đạo 
thông thường gồm có các thành viên trong ban Lãnh đạo công ty, đại diện từ các phòng ban và là 
những người có uy tín và ảnh hưởng tới nhân viên trong các phòng ban. Thông thường, ban chỉ đạo 
5S có thể chia thành 3 nhóm để thực hiện các chức năng: Quảng bá về 5S, Đào tạo 5S và Đánh giá 
5S. 
Các thành viên trong ban chỉ đạo 5S cần hiểu nắm rõ vai trò trách nhiệm của mình, hiểu rõ các
nguyên tắc 5S để có thể truyền đạt cho các cán bộ nhân viên trong tổ chức của mình. 
Cũng như việc áp dụng hệ thống chất lượng, vai trò của lãnh đạo là yếu tố quan trọng để dẫn đến 
thành công. Đối với việc thực hiện 5S cũng vậy, cam kết của lãnh đạo cần được thể hiện ngay từ giai 
đoạn ra quyết định, sau đó tới việc cung cấp các nguồn lực cần thiết để thực hiện cũng như duy trì 
trong tương lai 
Thông báo chính thức của Ban lãnh đạo và các hoạt động tuyên truyền quảng bá về 5S trong 
công ty 
Chính sách và mục tiêu áp dụng 5S cần được thông báo tới toàn tổ chức. Thông thường ban lãnh 
đạo sẽ đưa ra quyết định chính thức việc áp dụng 5 S cũng như quyết định thành lập Ban chỉ đạo. Từ 
đó sẽ có các nhóm 5S tại các bộ phận/phòng ban được hình thành nhằm triển khai một cách có hiệu 
quả tại từng đơn vị. Các nhóm 5S sẽ chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện tại đơn vị của mình và 
làm nòng cốt để thúc đẩy phong trào thực hiện và thi đua. 
Tổ chức cũng cần thực hiện việc đào tạo nội bộ về khái niệm cũng như yêu cầu của 5S. Có thể 
mời chuyên gia hoặc giảng viên bên ngoài nếu cần thiết. 
Các hoạt động tuyên truyền quảng bá thường được thực hiện thông qua các biểu ngữ, pa nô, áp 
phích. 
Tổ chức ngày tổng vệ sinh trong toàn tổ chức 
Đây là phương thức hữu hiệu để bắt đầu cho một chương trình 5S. Tất cả các cán bộ nhân viên 
từ cấp cao nhất sẽ tham gia. Để thực hiện ngay tổng vệ sinh có hiệu quả, Ban chỉ đạo thực hiện 5S 
cần đưa ra những phân công cụ thể cũng như cung cấp các dụng cụ vệ sinh cần thiết để tiến hành vệ 
sinh, chuẩn bị kho, giá, tủ để sắp xếp và chứa những đồ vật sau khi tiến hành sàng lọc. 
Các tổ chức nên duy trì việc tổng vệ sinh 2 lần trong 1 năm 
- Thực hiện bước “SÀNG LỌC” 
Để thực hiện bước “Sàng lọc”, mỗi bộ phận/đơn vị cần đưa ra các tiêu chí để xác định những 
loại vật dụng/tài liệu/hồ sơ nào cần loại bỏ. Sau bước sàng lọc sơ bộ, có thể phân loại các vật dụng 
thành những loại như sau: 
Những vật dụng/tài liệu sử dụng thường xuyên cần được để thuận tiện cho việc sử dụng và dễ 
dàng 
Những vật dụng không thường xuyên được lưu giữ ở những nơi thích hợp, có chỉ dẫn và nhận 
biết thích hợp để có thể lấy được khi cần sử dụng 
Những vật dụng không cần thiết cũng cần được để riêng và phân loại để xử lý
- Thực hiện bước “SẮP XẾP” 
Dựa trên nguyên tắc này, từng bộ phận/phòng ban cần thống nhất trong nội bộ hình thức sắp xếp 
các đồ vật, máy móc, tài liệu sao cho mọi thứ có thể dễ dàng sử dụng. 
Các đồ vật nên sắp xếp theo thứ tự ưu tiên có dán nhãn và đánh số nếu cần thiết để có thể dễ 
dàng nhận biết. 
- Thực hiện bước “SẠCH SẼ” 
Việc thực hiện vệ sinh được thực hiện qua ngày tổng vệ sinh cũng như lịch làm vệ sinh hàng 
ngày tại nơi làm việc. Luôn kiểm tra để bàn làm việc, máy móc, sàn nhà sạch sẽ, không bị bụi bẩn. 
Tốt nhất là dành thời gian từ 5 đến 10 phút để làm vệ sinh trước và sau giờ làm việc, tạo thói quen 
ngăn nắp và sạch sẽ. 
- Thực hiện bước “SĂN SÓC” 
Yêu cầu của bước này là thực hiện đúng theo qui định các hoạt động Serri – Seiton – Seiso. Nơi 
làm việc nhờ vậy sẽ trở nên sạch sẽ và ngăn nắp. Để duy trì và nâng cao 5S, nên sử dụng các phương 
pháp hiệu quả như sau: 
Tiêu chuẩn hoá việc thực hiện 5S trong tổ chức để duy trì kỷ luật 
Tiến hành hoạt động đánh giá 5S 
Tạo sự thi đua giữa các bộ phận/phòng ban 
- Thực hiện bước “SẴN SÀNG” 
Việc thực hiện các bước trên một cách tự giác và tạo thành thói quen cũng như văn hoá của toàn 
tổ chức. Khi đó chúng ta đã đạt được bước Sẵn sàng 
Để đạt được điều này, người phụ trách từng bộ phận, phòng ban cần gương mẫu và đi đầu trong 
việc thực hiện 5S. Mọi nhân viên tuân thủ các qui định chung, thực hiện tự giác và coi nơi làm việc 
như ngôi nhà chung. Việc rèn luyện ý thức tự giác cần phải có thời gian và cố gắng của mọi thành 
viên trong tổ chức. 
Kỹ thuật đánh giá thực hành 5S tại doanh nghiệp 
Một trong những hoạt động quan trọng góp phần vào việc duy trì và cải tiến hoạt động 5S là 
Đánh giá 5S. Đánh giá định kỳ 5S là hoạt động có ý nghĩa khuyến khích các hoạt động 5S. Mục đích 
chính của việc đánh giá là: 
- Xem xét hiệu lực và hiệu quả của hoạt động 5S 
- Đánh giá khía cạnh tích cực của việc thực hiện 5S
- Kịp thời động viên các cá nhân, đơn vị hoàn thành tốt công việc và nhân rộng sáng kiến 
- Phát hiện những khu vực hạn chế trong việc thực hiện để có những cải tiến thích hợp 
Để có thể thực hiện công tác đánh giá 5S, công ty/tổ chức cần có một đội ngũ cán bộ đảm nhiệm 
vai trò là các chuyên gia đánh giá. Các chuyên gia đánh giá cần được đào tạo về kỹ năng đánh giá, 
các yêu cầu của thực hành 5S, cách thức tiến hành đánh giá, lập báo cáo… Các yêu cầu đối với một 
chuyên gia đánh giá bao gồm: 
Hiểu được ý nghĩa và các hoạt động 5S 
Nắm được các nội dung và yêu cầu của thực hành 5S 
Nắm rõ các qui định, nội qui của công ty về hoạt động 5S 
Hiểu được cách thức đánh giá cũng như các tiêu chí đánh giá cho từng khu vực/bộ phận 
Nhiệm vụ của nhóm chuyên gia đánh giá là lên kế hoạch đánh giá định kỳ, xây dựng các tiêu chí 
đánh giá cho từng khu vực, phòng ban, chuẩn bị các nguồn lực và thời gian cần thiết để tiến hành 
đánh giá. Một trong những phương pháp quan trọng nhất trong đánh giá 5S là sử dụng những hình 
ảnh trực quan, thông qua việc chụp ảnh những khu vực được đánh giá. Đây cũng chính là cách để 
cung cấp những bằng chứng khách quan khi đưa ra những kết luận, kiến nghị và là cơ sở để theo dõi 
và so sánh quá trình cải tiến sau này. 
Bằng cách quan sát và phỏng vấn, các chuyên gia đánh giá tập trung vào các nội dung trọng tâm 
như sau: 
Ban lãnh đạo công ty và các cán bộ quản lý có hỗ trợ cho chương trình 5S hay không? 
Mọi người có tự hào về nơi làm việc của mình hay không? 
Nơi làm việc có sạch sẽ và ngăn nắp không? 
Nơi làm việc có an toàn không? 
Máy móc và thiết bị có được vệ sinh và bảo dưỡng không? 
Mọi thứ có được sắp xếp hợp lý để dễ tìm và dễ lấy hay không? 
Máy móc và các vật dụng có được đặt ở nơi thuận tiện cho người sử dụng không? 
Các hồ sơ có được lưu giữ để dễ truy tìm không? 
Các đồ vật có đảm bảo sạch sẽ không 
Mọi người có làm vệ sinh hàng ngày một cách tự giác không? 
Các cán bộ nhân viên có mặc đồng phục/quần áo sạch sẽ, gọn gàng theo qui định hay không? 
Mọi người có ý thức về việc tạo và giữ gìn hình ảnh tốt đẹp của công ty/tổ chức của mình
không? 
Đối với mỗi phòng ban/bộ phận được đánh giá, nhóm chuyên gia đánh giá lập danh mục/bảng 
hỏi đánh giá, thang điểm và cách thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá có thể từ 1-5 hoặc từ 1-10. 
Cách cho điểm đánh giá thường được qui định theo mức độ áp dụng 5S tại từng bộ phận và kết quả 
đạt được 
Mỗi chuyên gia đánh giá sẽ cho điểm theo danh mục câu hỏi và dựa trên thang điểm đã được 
thống nhất. Tổng số điểm đạt được tại mỗi phòng ban/bộ phận được đánh giá sẽ được so sánh với 
nhau và với điểm tối đa có thể đạt được. Trên cơ sở đó nhóm chuyên gia đánh giá đưa ra những 
khuyến nghị cải tiến, đề xuất thưởng đối với những đơn thực hiện tốt. 
Việc thực hiện 5S chỉ có thể đạt kết quả tốt khi có sự tham gia của tất cả cán bộ nhân viên trong 
tổ chức. Bí quyết đem lại thành công trong việc huy động nguồn nhân lực cũng là yếu tố tạo nên 
năng suất và chất lượng của doanh nghiệp. 
4P liệu đã đủ 
Lý thuyết truyền thống cho rằng con đường dẫn tới thành công của doanh nghiệp là 
mô hình tiếp thị hỗn hợp – marketing 4P – với “nguyên tắc vàng” là hiểu khách hàng và 
phục vụ nhu cầu của họ thông qua việc giải mã 4 chữ P (Product, Place, Price, 
Promotion).Nguyên tắc này khá bó buộc và hạn hẹp, chưa kể nó được xây dựng dựa trên 
giả định chủ quan rằng khách hàng luôn có khả năng nhận ra và thể hiện mọi nhu cầu của 
mình theo cách có lợi cho nhà tiếp thị. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nhớ rằng khách 
hàng chỉ là một cá nhân, nhưng họ đồng thời cũng đại diện cho một tập hợp người tiêu 
dùng có khả năng ra quyết định thị trường, hay phân đoạn thị trường mục tiêu. Vì thế, nhà 
tiếp thị phải coi từng cá nhân khách hàng là nguồn gốc và đích đến của các hoạt động tiếp 
thị. 
Nhưng làm thế nào để doanh nghiệp vượt qua các khuôn mẫu cứng nhắc đó và làm nên 
một sự khác biệt, tạo ra sự bứt phá trong “rừng” nhãn hiệu hiện nay? Chính là nhờ việc 
định nghĩa lại các nguyên tắc tiếp thị truyền thống.1. Tập trung vào khách hàng hiện tại 
Trong khi phần lớn các công ty cố gắng tìm kiếm và tạo ra khách hàng mới cho 
mình, thì một số khác lại chọn phương án tập trung vào các khách hàng hiện có. Harley- 
Davidson- hãng sản xuất xe đạp và xe gắn máy là một ví dụ. Nhìn vị trí hiện nay của 
Harley-Davidson trên thị trường, không ai ngờ được rằng công ty này đã suýt bị phá sản 
vào năm 1985. 
Bí quyết thành công của Harley-Davidson là gợi mở một niềm đam mê trong lòng nhân
viên, các đại lý và khách hàng của công ty trên toàn thế giới đối với sản phẩm của mình. 
Trong khi các đối thủ cạnh tranh nỗ lực tạo ra nhiều mẫu mã mới để thu hút khách hàng 
mới, thì công ty đã xây dựng một “cộng đồng Harley” bằng cách tổ chức các buổi lễ kỷ 
niệm, gây quỹ từ thiện và tạo ra sự khác biệt cho riêng mình với khẩu hiệu “Making the 
Harley-Davidson dream a way of life” (Biến giấc mơ mang tên Harley-Davison thành 
phong cách sống). Lý lẽ công ty đưa ra là lôi kéo mọi thành viên trong mỗi gia đình rồi 
dựa vào “chiến thuật tiếp thị truyền khẩu” để họ cùng nhau chia sẻ ước muốn được sở hữu 
những sản phẩm mang tên Harley. Như thế, Harley không chọn khách hàng, mà chính 
khách hàng đã chọn sản phẩm. 
2. Tạo ra thị trường mới bằng sản phẩm mới 
Phương pháp tiếp thị truyền thống dựa trên việc nghiên cứu thị trường để xác định 
nhu cầu, quan niệm, niềm tin và thị hiếu của khách hàng. Kết quả nghiên cứu này cũng là 
cơ sở cho các quyết định quan trọng liên quan tới việc lên kế hoạch sản xuất, xác định 
mục tiêu, mở rộng nhãn hiệu, xúc tiến và thiết lập kênh phân phối… Tuy nhiên, các con 
số này không thể giúp công ty tạo ra sự bứt phá. Nguyên nhân là vì khi tất cả các doanh 
nghiệp trong ngành cùng tiến hành nghiên cứu thị trường thì họ sẽ thu được những kết 
quả na ná như nhau, do đó không doanh nghiệp nào có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho 
mình. 
Ai cũng biết Sony là một “ông lớn” trong lĩnh vực R&D khi hãng này không ngừng tung 
ra thị trường các sản phẩm mới. “Sản phẩm mới sẽ tạo ra thị trường mới” là phương châm 
hoạt động của Sony. Quan điểm này trái ngược hẳn với quan điểm cải tiến hoặc thay đổi 
sản phẩm sẵn có để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Ban lãnh đạo của Sony tin 
tưởng rằng các sản phẩm có chất lượng luôn có tiềm năng tiêu thụ cao. Từ một công ty 
điện tử nhỏ, Sony vươn lên trở thành một tập đoàn khổng lồ từ những năm 1980 với khẩu 
hiệu “You dreamt it, Sony made it” (Bạn chỉ mơ về điều đó, còn Sony đã làm được). 
3. Làm mới sản phẩm cũ 
Chữ P đầu tiên trong mô hình tiếp thị hỗn hợp là Product (sản phẩm). Sản phẩm ở 
đây là hàng hóa hoặc dịch vụ được tạo ra để phục vụ khách hàng, bao gồm cả chất lượng 
và hình thức sản phẩm, dịch vụ hậu mãi … Các công ty thường cho là chữ P này ngụ ý 
việc cải tiến sản phẩm/dịch vụ dựa trên các đặc tính hiện tại của sản phẩm/dịch vụ đó. 
Tuy nhiên một số công ty lại cố ý tạo ra các thay đổi triệt để trong sản phẩm nhằm tạo ra 
những khái niệm hoàn toàn mới và thỏa mãn nhu cầu khách hàng theo cách hoàn toàn
mới, cách mà không thể có được nếu tuân theo các nguyên tắc tiếp thị trước đây. 
Starbucks đã làm như vậy với sản phẩm cà phê của mình, loại cà phê đơn giản mà người 
Mỹ vẫn hằng say mê. Công ty đã thay đổi sản phẩm cà phê truyền thống của mình theo 
cách mà khách hàng chưa từng được thưởng thức bao giờ – cà phê lạnh với giá phải 
chăng. Starbucks đã tạo lập vị trí đặc biệt cho mình trong tâm trí khách hàng nhờ đưa 
được những yếu tố cảm xúc vào thứ đồ uống hết sức phổ thông này. Sự biến chuyển từ 
“cà phê” sang “ấn tượng cà phê” đã làm thay đổi hẳn cái nhìn của các nhà tiếp thị về khái 
niệm sản phẩm. 
4. Khách hàng là người đặt ra giá cả 
Các công ty có xu hướng dựa vào những tiêu chí định giá chung của ngành để xác 
định giá cả cho sản phẩm (và sự điều chỉnh, nếu có, thường không đáng kể). 
Nhưng Wal-Mart đã chọn cách làm khác. Công ty hướng tới việc cung cấp các sản phẩm 
với mức giá khác hàng dễ chấp nhận nhất. Như vậy, khách hàng đã trở thành người định 
giá thay vì là người chấp nhận giá. Công ty cũng luôn đi đầu trong việc giảm giá sản 
phẩm mỗi ngày và dựa vào yếu tố đó để thu hút một lượng lớn khách hàng. Hệ thống cửa 
hàng giảm giá cũng được thiết lập dựa trên quan điểm đó. 
5. Chọn tên nhãn hiệu đơn giản 
Sứ mệnh của hoạt động quản lý nhãn hiệu là tạo ra nhãn hiệu thích hợp và dễ nhớ đối 
với khách hàng sao cho có thể gắn kết sản phẩm với hình ảnh công ty. Thông thường, 
nhãn hiệu phải thể hiện được công dụng của sản phẩm, củng cố niềm tin của khách hàng 
vào sản phẩm, dễ nhớ và nhất là phải độc đáo. Nhưng khi trên thị trường đã tồn tại quá 
nhiều các tên gọi độc đáo, thì một cái tên đơn giản sẽ gây được sự chú ý của người tiêu 
dùng. Không ít công ty đã tiến hành điều tra, khảo sát để tìm một cái tên thật hay cho sản 
phẩm của mình, trong khi có những cái tên đơn giản nhưng lại tạo ra cảm xúc đặc biệt 
trong lòng khách hàng và trở nên nổi tiếng như một nhãn hiệu chứ không chỉ là một sản 
phẩm. 
Apple Computer, với nhãn hiệu và biểu tượng hết sức đơn giản và không liên quan gì tới 
các sản phẩm công nghệ cao của công ty, đã thành công trong việc tạo ra một nhãn hiệu 
mạnh. Naomi Klein, nhà phê bình trong lĩnh vực xây dựng thương hiệu, tác giả cuốn sách 
“No Logo” (Không cần biểu tượng), cho biết, những công ty như Apple không phải đang 
bán sản phẩm, mà là bán thương hiệu của họ. 
4P trong marketing
Mọi chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ đều nhận thức rõ ràng những khó khăn trong 
“cuộc chiến” giành giật nhân tài với các công ty lớn. Sở hữu những thương hiệu nổi tiếng 
và khả năng tung ra những gói lương hậu hĩnh, những công ty lớn thường dư dả tiềm 
năng thu hút và níu giữ nhân tài. Tuy nhiên trên thực tế không phải lúc nào các “đại gia” 
cũng giành phần thắng. Nếu biết cách tận dụng và phát huy những lợi thế của mình, 
những công ty nhỏ và vừa hoàn toàn có đủ khả năng vượt mặt những công ty lớn trong 
“cuộc chiến nhân sự”. Cụ thể, bằng việc rèn luyện để đội ngũ HR hiểu và hành động 
tương tự như đội ngũ kinh doanh và marketing, doanh nghiệp có thể vận dụng nguyên tắc 
4P (Product: sản phẩm, Place: bối cảnh, Promotion – Quảng bá, Price: Giá cả) để có 
được chữ P thứ năm, vô cùng quan trọng, đó là People: Con người.“Sản phẩm” 
chính là công ty bạn!Ở vai trò là nhà tuyển dụng, bạn đang “bán” những gì? Để vạch ra 
chi tiết những ưu điểm của công ty bạn và cũng để thuyết phục các ứng viên về “đầu 
quân”, bạn hãy cân nhắc những câu hỏi sau: 
communication1.jpgĐâu là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp bạn? Quảng bá rõ ràng 
mục tiêu, những giá trị và tầm nhìn doanh nghiệp trên các thông điệp tuyển dụng nhân sự, 
trên cả website doanh nghiệp và ngay cả trong nội dung phỏng vấn. Hãy nói để các ứng 
viên hiểu rõ sự khác biệt của công ty của bạn so với các nhà tuyển dụng khác. 
Giá trị của nhà tuyển dụng bao gồm tập hợp những đặc tính khiến công ty của bạn trở 
nên hấp dẫn hơn trong mắt các ứng viên khi đem ra so sánh với các công ty khác. Hãy đặt 
mình vào vị trí ứng viên và tự hỏi vì lý do gì khiến ứng viên quan tâm và muốn gia nhập 
công ty bạn? Liệu đó chỉ đơn thuần là mức thu nhập hấp dẫn? được đào tạo liên tục? cơ 
hội thăng tiến nhanh và môi trường làm việc hoàn hảo? 
Thương hiệu nhà tuyển dụng không bị bó hẹp trong nội dung những thông điệp tuyển 
dụng. Thực tế đây là cả một quá trình tìm tòi, nghiên cứu liên tục để phát triển và điều 
chỉnh. Bạn hãy hỏi đội ngũ nhân viên của mình để tìm ra những bất cập cần loại bỏ để có 
thể thực hiện đầy đủ các cam kết của thương hiệu nhà tuyển dụng. 
“Bối cảnh”: Hãy là một “ngày đẹp trời” 
Bạn đặt mình vào vị trí là một ứng viên đến tham dự phỏng vấn. Chắc hẳn bạn sẽ 
cảm thấy không hài lòng khi cuộc phỏng vấn diễn ra chậm hơn so với kế hoạch, không 
được chuẩn bị trong khi người phỏng vấn thỉnh thoảng ngắt quãng vì điện thoại gọi đến. 
Ứng viên định hình hình ảnh doanh nghiệp trước, sau và cả trong quá trình phỏng vấn. Để 
đảm bảo tiến trình tuyển dụng diễn ra như mong đợi, bạn hãy xác định những điểm mấu
chốt như thời điểm tiếp nhận hồ sơ, khi ứng viên tới tham dự phỏng vấn và cả những cuộc 
gọi cho các ứng viên sau khi phỏng vấn. Mọi ứng viên, bao gồm cả ứng viên thất bại, đều 
có thể sẽ chia sẻ với bạn bè họ về những trải nghiệm có được với bạn bất kể tốt hay xấu. 
Thông tin phản hồi của các ứng viên về chất lượng buổi phỏng vấn cũng rất quan trọng, 
chúng giúp bạn phát hiện và loại bỏ những khiếm khuyết và nhược điểm còn tồn đọng ở 
vai trò nhà tuyển dụng. 
“Quảng bá”: Hãy để “tiếng lành đồn xa” 
Tiêu tiền cho những thông báo tuyển dụng đắt tiền không phải là biện pháp tối ưu bởi 
những người tìm việc “thụ động” (ví dụ những người đã hài lòng với công việc hiện tại 
của họ) thường rất ít khi tìm kiếm thông tin tuyển dụng. Quá trình tìm kiếm nhân viên phù 
hợp nên được bắt đầu từ việc xây dựng quan hệ với những ứng viên “đạt chuẩn”. Đừng 
ngần ngại áp dụng các thủ thuật marketing quan hệ khách hàng đối với các ứng viên. Ví 
dụ, ngay khi phát hiện một ứng viên phù hợp, hãy duy trì liên lạc với anh ta hoặc cô ta. 
Bạn không cần tới những ứng dụng phần mềm phức tạp để làm được điều này. Chỉ cần 
một bản thư điện tử, một cuộc gọi hoặc một tấm vé mời tham dự một sự kiện định kỳ của 
công ty có thể tạo điều kiện để bạn có được sự cống hiến của họ một cách dễ dàng. 
“Giá cả”: Lợi ích không chỉ đơn giản là thù lao 
action_plan.gifNhà tuyển dụng luôn phải cạnh tranh bởi thị trường lao động luôn 
thiếu những ứng viên đạt chuẩn. Các ứng viên có quyền chủ động lựa chọn những công 
việc phù hợp nhất với mong đợi của họ và khái niệm “giá” được đề cập đến trong quá 
trình tuyển dụng chính là “lương, thưởng”. Ở vai trò nhà tuyển dụng, bạn không nên chỉ 
nói với các ứng viên “Chúng tôi có mức lương thưởng cạnh tranh phù hợp vào kinh 
nghiệm của bạn”. Thay vào đó, bạn cần đề cập một cách tổng thể, rõ ràng toàn bộ gói lợi 
ích mà ứng viên sẽ được hưởng: thù lao cơ bản, tiền thưởng từ lợi nhuận, các khoản chi 
để khuyến khích nhân viên, các cơ hội thăng tiến và đào tạo… Bạn đừng quên đề cập cả 
văn hóa doanh nghiệp. Hãy nghĩ “gia nhập công ty ứng viên sẽ được hưởng những gì?” 
và đưa ra phương pháp tiếp cận ứng viên tốt nhất. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa không 
thể đưa ra mức lương cơ bản cao nhất. Tuy nhiên, mức lương cơ bản lại không phải là yếu 
tố quan trọng nhất quyết định khả năng thu hút và níu giữ người tài. Ngay cả khi được 
chào mời với mức lương cơ bản cao ngất ngưởng, một nhân viên có năng lực vẫn có thể 
từ bỏ công ty bạn bởi hàng loạt những nguyên nhân như năng lực đội ngũ lãnh đạo công 
ty kém, không được đào tạo, thiếu cơ hội thăng tiến…
Để áp dụng thành công nguyên tắc 4P cho HR, điểm mấu chốt mà doanh nghiệp cần 
thực hiện là thực thi đầy đủ những cam kết của mình. Nếu bạn đưa ra một cam kết không 
thể thực thi đối với một ứng viên, bạn đứng trước nguy cơ tuột mất ứng viên này, xấu hơn 
nữa là cả xâu chuỗi quan hệ mà ứng viên đó là một mắt xích. 
nguyên tắc truyền thông 3C 
Có một xu thế, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, là cố gắng 
mang lại tất cả mọi thứ đối với tất cả mọi người. Xuất phát từ tình trạng này, doanh 
nghiệp X thường lăng xê quảng bá mình là Y hoặc Z…Mục tiêu của họ là mở rộng 
phạm vi quăng lưới với hy vọng “chộp” được số lượng lớn khách hàng. Tuy nhiên thực tế 
cho thấy, bạn chỉ có thể nắm bắt và giữ chân khách hàng khi thực sự tập trung vào lĩnh 
vực mình làm tốt nhất, mang lại nhiều giá trị nhất cho nhóm đối tượng khách hàng cụ 
thể.Người tiêu dùng ngày càng khó tính hơn khi lựa chọn và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. 
Nói cách khác, bạn phải thực sự nổi bật giữa số đông các nhà cung cấp khác. Để làm 
được điều này, tinh chỉnh các thông điệp truyền thông, tiếp thị là rất quan trọng và bạn có 
thể tham khảo “nguyên tắc 3C”. 
Crisp: Ngắn gọn 
Thông điệp tiếp thị ngắn gọn không chỉ đơn thuần nhằm tiết giảm chi phí marketing 
trong bối cảnh nền kinh tế còn đang trong thời kỳ suy thoái. Trên cơ sở đảm bảo chất 
lượng nội dung và có trọng tâm, thông điệp càng ngắn gọn và rõ ràng thì càng dễ phát tán 
và truyền bá. 
Bạn có khả năng mô tả về doanh nghiệp của mình, những sản phẩm, dịch vụ bạn 
đang cung cấp chỉ trong vòng 30 giây? Thông điệp nên được gói gọn trong 2 đến 3 câu và 
tránh dùng các thuật ngữ mà chỉ “dân trong nghề” mới hiểu. 
Bạn hãy thử truyền tải thông điệp tiếp thị của mình cho một người bạn và hỏi họ thể 
hiện những cảm nhận của họ về sản phẩm, dịch vụ công ty bạn đang cung cấp. Nếu thông 
tin phản hồi là chưa đủ hoặc vẫn còn mơ hồ, bạn nên điều chỉnh lại thông điệp trước khi 
phát tán thông qua các kênh truyền thông hiện có. 
Customer-Centric: Khách hàng làm trọng tâm 
Hãy tìm cách để khách hàng hiểu không những bạn làm gì mà cả vì sao bạn làm việc 
đó. Sẽ thật tuyệt vời nếu khách hàng cảm nhận được rằng họ chính là trọng tâm, tiêu điểm 
phục vụ của công ty bạn. Hãy quảng bá không chỉ kinh nghiệm, chuyên môn của doanh
nghiệp bạn mà cả những lợi ích được đảm bảo mà bạn mang lại cho khách hàng. 
Nói cách khác, khách hàng cần phải được thuyết phục, lý giải cho hành vi mua sắm, 
sử dụng các dịch vụ, sản phẩm của bạn. Để làm tốt việc này, doanh nghiệp hãy tìm cách 
đánh giá về sản phẩm, dịch vụ từ chính góc nhìn của khách hàng. 
“Quan trọng là bạn phải hiểu khách hàng muốn gìđể có thể tùy biến thông điệp tiếp 
thị của mình sao cho phù hợp. Cùng một chiếc điện thoại, ví dụ dòng E75, mình thường 
lựa chọn thông điệp tiếp thị với trọng tâm về kiểu dáng, các tính năng giải trí khi tiếp cận 
đối tượng khách hàng là người trẻ tuổi. Trong khi đó muốn bán cho giới doanh nhân, 
đương nhiên khả năng gửi nhận email, hỗ trợ kết nối không dây… phải là con át chủ!”, 
Minh Vũ chủ một quầy điện thoại trên đường Võ Văn Tần (Q1) khẳng định. 
Thứ tự ưu tiên khi đề cập đến các đặc tính của sản phẩm dịch vụ trong thông điệp 
tiếp thị có thể thay đổi để phù hợp hơn với từng đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, doanh 
nghiệp rất cần duy trì một thông điệp tiếp thị nhất quán. Consistent – tính nhất quán là 
chữ C cuối cùng trong chuỗi 3C. 
Consistent: Nhất quán 
Chị Hòa – chủ một chuỗi siêu thị điện máy ở Quận Phú Nhuận cho biết, doanh 
nghiệp của chị thỉnh thoảng có tiến hành hoạt động tiếp thị thông qua tờ rơi và một số tờ 
báo ngày. Đặc thù của chuỗi siêu thị là kinh doanh nhiều mặt hàng nhưng nhất thiết doanh 
nghiệp phải xây dựng cho mình một thông điệp tiếp thị đặc trưng để có thể tạo ấn tượng 
trong quá trình tiếp cận khách hàng. 
“Chi phí cho marketing còn hạn chế và thời gian, tần xuất xuất hiện của thông điệp 
không nhiều. Chính vì vậy, mình luôn tìm cách duy trì một thông điệp xuyên suốt và độc 
đáo trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng khả năng đáp ứng và thực thi thông điệp này bởi mình 
coi đó như là một lời cam kết với khách hàng”, chị Hòa chia sẻ. 
Khi đã nhìn từ góc nhìn của khách hàng và “chau chuốt” được một thông điệp tiếp thị 
vừa gắn gọn vừa hướng tới khách hàng, bạn hãy triển khai quảng bá thông điệp một cách 
linh hoạt nhưng cũng rất cần tính nhất quán, bất kể kênh truyền thôngbạn lựa chọn là gì: 
qua email, website, tờ rơi, truyền hình… 
Nhờ thông điệp được lặp đi lặp lại qua nhiều kênh truyền tải khác nhau, việc uy trì 
một thông điệp tiếp thị nhất quán không những mang lại hiệu quả kinh doanh tức thời mà 
còn có giá trị lâu dài đối với việc xây dựng thương hiệucủa doanh nghiệp. 
kỹ thuật tư duy 5W1H
Để bắt đầu nghiên cứu, học hỏi hoặc viết về một vấn đề nào đó, chúng ta thường lúng 
túng vì không biết phải bắt đầu như thế nào, tiến hành ra làm sao, tại sao chúng ta phải 
làm điều này, nó có ích lợi gì hay không, …? 
5W1H viết tắt từ các từ sau: 
What? (Cái gì?) 
Where? (Ở đâu?) 
When? (Khi nào?) 
Why? (Tại sao?) 
How? (Như thế nào?) 
Who? (Ai?) 
Để trình bày một ý tưởng, tóm tắt một sự kiện, một cuốn sách hoặc bắt đầu nghiên 
cứu một vấn đề, chúng ta hãy tự đặt cho mình những câu hỏi sau: 
WHAT? (Cái gì?) 
- Cái đó là gì? 
- Nó đề cập đến vấn đề gì? 
- Kế tiếp sự kiện này, thì cái gì khác xảy ra? (What else) 
- Cuốn sách này trình bày vấn đề gì? 
- Bài học này trình bày vấn đề gì? 
- E-learning là gì? 
- Những câu hỏi phụ của vấn đề này là gì?… 
WHERE (Ở đâu?) 
- Vấn đề trình bày nằm trong lĩnh vực nào? 
- Sự kiện lịch sử này xảy ra ở địa điểm nào? 
- Vấn đề này còn liên quan đến các lĩnh vực nào khác? 
- Loại thảo dược này thường được trồng ở đâu?
- Bài báo này đăng trên tạp chí nào? 
- Tìm hiểu kiến thức về việc ứng dụng ICT trong dạy học ở đâu? 
- Bài thuyết trình này sẽ được trình bày trong nhóm hay trước lớp?… 
WHEN (Khi nào?) 
- Sự kiện này xảy ra khi nào? 
- Vấn đề này, trước đây đã có ai nghiên cứu chưa, khi nào? 
- Khái niệm này bắt đầu xuất hiện khi nào? 
- Khi nào thì cần ứng dụng ICT trong bài dạy? 
- Khi nào thì mình sẽ trình bày bài thuyết trình này? 
- Các bước nghiên cứu (đề tài tốt nghiệp, luận văn, tiểu luận, …) sẽ được thực hiện theo 
thời gian nào, hoặc phải kết thúc từng bước khi nào?… 
WHY (Tại sao?) 
- Tại sao phải nghiên cứu vấn đề này? 
- Tại sao tác giả cuốn sách lại lựa chọn cách sắp xếp như thế này? 
- Tại sao thí nghiệm này không diễn ra đúng như dự kiến? (Why not) 
- Tại sao giáo viên truy cập nhiều vào website giaovien.net? 
- Tại sao cuộc khởi nghĩa này nổ ra? Tại sao nó thất bại? 
- Tại sao hồi nhỏ mình học trong trường thuộc loại khá giỏi mà bây giờ vẫn luôn chật vật 
về kinh tế?… 
HOW (Như thế nào?) 
- Chiếc máy này hoạt động như thế nào? 
- Công việc này nên bắt đầu như thế nào? 
- Dự án này sẽ tiêu tốn bao nhiêu? (How much) 
- Các sự kiện và nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này được kết nối như thế nào? 
- Sự kiện lịch sự này đã làm đối phương thiệt hại bao nhiêu quân trang, vũ khí và người? 
(How many) 
- Phong cách của bài báo sắp tới nên như thế nào? 
WHO (Ai?) 
- Ai đã nghiên cứu vấn đề này? 
- Ai phụ trách dự án này? 
- Bài trình bày sắp tới dành cho đối tượng nào? 
- Khi mình gặp khó khăn trong ứng dụng ICT, mình sẽ hỏi ai? 
- Ai sẽ hưởng lợi khi dự án này được tiến hành? Còn ai khác không? (Who else)
- Ai là tác giả của cuốn sách đang làm dư luận xôn xao? 
- Chính sách này của nhà nước hướng đến đối tượng nào? 
Công cụ 5W1H thoạt nhìn rất đơn giản nhưng lại tỏ ra rất hiệu quả nếu chúng ta sử 
dụng nó đúng đắn, khéo léo và thông minh. 
Ví dụ về việc sử dụng công cụ 5W1H trong thực tiễn 
Tác giả T.T.H – một người làm việc cho CENTEA – cho biết đã sử dụng công cụ 
5W1H để thực hiện bài viết thú vị “Học cách Tư duy tích cực”. 
Sau đây là các phân tích của anh ta với công cụ 5W1H để thực hiện bài viết thú vị và 
hữu ích trên: 
WHAT: Bài viết sẽ đề cập đến vấn đề gì? 
- Bài viết đề cập đến kỹ năng tư duy tích cực, nêu lên được một phác thảo sơ lược: Tư 
duy tích cực là gì? 
-> Sự ra đời của phần 1 của bài viết: Tư duy tích cực là gì? 
WHERE: Bài viết sẽ được đăng tải ở đâu? Tài liệu tìm từ đâu? 
- Bài viết sẽ được đăng tải trên website giaovien.net. Tài liệu được tìm kiếm trên mạng 
thông tin Internet (phần Nguồn tham khảo ở cuối bài viết) 
WHEN: Khi nào bài viết được đăng? 
- Sau khi bài viết đã được kiểm tra các lỗi chính tả bởi CENTEA và duyệt toàn bộ nội 
dung bài. 
WHY: Tại sao phải thực hiện bài viết này? Tại sao phải tư duy tích cực? 
- Vì mong muốn cung cấp đến cộng đồng giáo viên những kiến thức về các kỹ năng sống, 
mà tư duy tích cực là một trong những kỹ năng có vai trò quan trọng trong việc phòng 
tránh và giảm stress, cân bằng công việc và cuộc sống, phát triển sức mạnh tinh thần. 
- Để trả lời câu hỏi “Tại sao phải tư duy tích cực?”, bài viết cần đưa ra các yếu tố 
thuyết phục người đọc về lợi ích của tư duy tích cực để thuyết phục họ về tầm quan trọng 
của kỹ năng này. -> Sự ra đời của phần 2 của bài viết: Tại sao phải tư duy tích cực? 
HOW: Bài viết cần được thực hiện như thế nào? Muốn tư duy tích cực thì phải làm 
sao? 
- Vì đối tượng nhắm đến của bài viết là những người không biết hoặc biết nhưng chưa 
nắm cụ thể và rõ ràng nó là gì? Do đó, bài viết cần được thực hiện với một văn phong lôi 
cuốn nhưng dễ hiểu, đơn giản và rõ ràng. Đồng thời, các ví dụ đưa ra phải ít nhiều dính 
dáng đến giáo viên.
- Để trả lời câu hỏi “Muốn tư duy tích cực thì phải làm sao?” thì cần đưa ra được các 
phương pháp thực hành, các lời khuyên để tham khảo. -> Sự ra đời của phần 3 của bài 
viết: Làm thế nào để tư duy tích cực? 
WHO: Đối tượng của bài viết là ai? Ai viết bài này? Ai kiểm tra và duyệt nội dung? 
- Đối tượng của bài viết là các Thầy Cô và các bạn muốn tìm hiểu về kỹ năng Tư duy tích 
cực. Có thể họ chưa biết hoặc có nghe qua cụm từ “Tư duy tích cực” nhưng không nắm 
hết các vấn đề, kỹ thuật liên quan. 
- Người viết bài: chính là …tui đây. 
- Ai duyệt bài? Ban quản trị của CENTEA. 
Bên trên là những phác thảo của tác giả T.T.H để thực hiện bài viết “Học cách Tư 
duy tích cực”. Chúng ta thấy rằng, việc sử dụng công cụ này thật đơn giản nhưng rất hiệu 
quả. 
Công cụ 5W1H còn có thể được sử dụng hiệu quả trong nhiều trường hợp khác như: 
thuyết trình, nghiên cứu khoa học, tóm tắt một cuốn sách, ghi nhớ một sự kiện,…5W1H 
cũng có thể sử dụng chung với Bản đồ tư duy để giải quyết nhiều vấn đề khác nhau trong 
giảng dạy, học tập, kinh doanh, đàm phán,… 
Một chút thông tin về nguồn gốc của 5W1H 
Khái niệm 5W1H được cho là có nguồn gốc từ bài thơ “The Elephant’s Child” của 
Rudyard Kipling. Bài thơ này như sau: 
I have six honest serving-men 
They taught me all I knew 
Their names are What and Where and When 
And How and Why and Who. 
Tạm dịch: 
Tôi có 6 người đầy tớ trai trung thực 
Họ đã dạy cho tôi biết mọi thứ 
Tên của họ là What và Where và When 
Và How và Why và Who. 
Nguyên tắc SMART trong kinh doanh 
Cuộc sống ngày nay với sự đòi hỏi ngày càng cao trong công việc bắt buộc chúng 
ta phải có kỹ năng làm việc tốt để có thể thích nghi được với nó, đạt được kết quả
cao trong công việc cũng như cân bằng được cuộc sống cá nhân và gia đình. Tuy 
nhiên, với quỹ thời gian bất biến thì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể giải 
quyết hài hoà được việc này. 
Mỗi ngày có 24 tiếng, một tuần có 7 ngày, 1 tháng có 30 ngày và một năm qua đi 
chỉ sau 365 ngày. Vậy thì tại sao trong một chừng mực thời gian nhất định, có người 
chẳng làm nên trò trống gì trong khi một số người làm được vô khối việc lớn lao to 
tát? Phải chăng họ có một khả năng siêu phàm và quỹ thời gian nhiêu hơn so với 
những người bình thường khác? 
Quỹ thời gian của mọi người là như nhau, vì thế, câu trả lời không nằm ở chỗ chúng 
ta có bao nhiêu thời gian để làm các công việc đó như thế nào cho hiệu quả. Đa số các 
chuyên gia về quản lý nhân sự cho rằng để sử dụng thời gian của mình một cách tốt nhất, 
trước hết, mỗi cá nhân phải nhận định năng lực làm việc của bản thân dựa trên phân tích 
những điểm mạnh, điểm yếu đối với công việc mình đang đảm nhiệm, từ đó mà biết mình 
mong muốn điều gì trong sự nghiệp ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Đây 
chính là công việc đặt cho bản thân mình một mục tiêu để hướng tới. Làm thế nào để xác 
định được mục tiêu chính xác? Trong kinh doanh hiện đại, người ta thường đề cập đến 
nguyên tắc SMART, tức là mục tiêu được xây dựng dựa trên những tiêu chí sau: 
SMART 
 S-Specific: Cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu. 
 M-Measurable: Đo đếm được.
 A-Achievable: Có thể đạt được bằng chính khả năng của mình. 
 R-Realistic: Thực tế, không viển vông. 
 T-Time bound: Thời hạn để đạt được mục tiêu đã vạch ra. 
Trong đó, tiêu chí “đo đếm được” gắn với những con số cụ thể. Ví dụ, mục tiêu của 
tôi là trở thành người giàu, vậy giàu thế nào? Nghĩa là cần phải có con số cụ thể để đo 
đếm được. Ví dụ một tỷ hay mười tỷ… Hơn thế nữa, chữ “M” còn mang tính động viên 
(Motivation), điều này sẽ luôn thôi thúc, tạo ra niềm mong muốn cháy bỏng để tập trung 
mọi hoạt động nhằm hướng tới mục tiêu nỗ lực phấn đấu để đạt được. 
Cũng đối khi người ta nhầm lẫn giữa chữ “A” và chữ “R”. Tuy nhiên, điều “có thể 
thực hiện được” không đồng nhất với “thực tế”. Một người được mời về làm giám đốc tài 
chính ngân hàng thương mại cổ phần, bằng cấp chuyên môn và kinh nghiệm điều hành 
đều siêu hạng (A) mà không có “Chân” trong hội đồng quản trị (R) thì không thể có cơ 
hội trở thành tổng giám đốc của ngân hàng đó được. Từ ví dụ này có thể hiểu, nếu có đầy 
đủ điều kiện thuộc tiêu chí A mà thiếu đi tiêu chí R thì không thể đạt được mục tiêu. Điều 
này còn đúng hơn trong đời sống chính trị. 
Bước tiếp theo sau khi xác định được Mục tiêu SMART là hãy viết mục tiêu đó ra 
giấy, đặt trên bàn làm việc hay bất cứ chỗ nào mà bạn có thể nhìn thấy hàng ngày. Cách 
này giúp bạn luôn nghĩ đến nó và thúc đẩy bạn hành động hướng tới mục tiêu đề ra. 
Sau đó, hãy lập kế hoạch chi tiết để thực hiện. Như vậy, bạn sẽ tính được mỗi tuần, 
mỗi tháng, mỗi năm bạn sẽ phải kiếm được bao nhiêu và rồi lên kế hoạch cụ thể để đạt 
mục tiêu đó, mỗi năm phải tiết kiệm mấy chục triệu, khi nào mua đất,cất nhà. Trong khi 
lập kế hoạch, cần thiết phải chia nhỏ mục tiêu ra để biết con đường bạn đi bao xa, bạn đã 
đi được chừng nào (đạt được bao nhiêu % kế hoạch) và tiếp tục bao lâu nữa để về đích. 
Điều này cũng giống như tầm quan trọng của những cột cây số khi đi trên đường vậy. 
Khi đó bạn sẽ biết hôm nay, ngày mai rồi tháng này và năm này phải làm gì. Tốt nhất, nên 
viết sơ đồ phân tích công việc hàng ngày để biết việc gì cần làm trước, việc gì làm sau, 
việc gì là quan trọng (important) và việc gì gấp, cần làm ngay (urgent). Tâm lý chung của 
chúng ta là việc gì dễ và thích thì làm trước, việc khó và không thích thì để lại làm sau.. 
Thật tệ hại là việc khó càng để lâu, càng khó thực hiện và đôi khi việc gấp lại không 
hề quan trọng. Hãy liên tưởng tới câu chuyện về chiếc bình và những viên sỏi, nếu ngay 
từ đầu bạn cho vào chiếc bình đầy cát thì sẽ không có cách nào để xếp những viên đá 
hoặc sỏi vào đó nữa nhưng khi bạn xếp lần lượt đá-sỏi-cát, bạn còn chứa được cả nước
cùng trong một chiếc bình. Vấn đề quan trọng không phải chiếc bình chứa được bao nhiêu 
thứ mà quan trọng là bạn phải biết phân biệt được công việc nào là khó “đá hộc” và đâu là 
những viên sỏi hay cát trong cuộc đời, biết cách quản lý thời gian hiệu quả để cân bằng 
cuộc sống. 
Cách quản lý thời gian hiệu quả thường được nhìn nhận từ 2 khía cạnh, người 
quản lý và nhân viên. 
Tại sao người chủ doanh nghiệp luôn cảm thấy thiếu thời gian và quá tải về công 
việc? Thường thì mức độ quá tải công việc của người quản lý tuỳ thuộc vào quá trình 
hình thành, quy mô doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, tâm lý chung của 
người lãnh đạo là luôn không hết việc. Những người tham công tiếc việc, làm việc đến 18 
tiếng một ngày họ vẫn cảm thấy chưa đủ, đôi khi họ ao ước “phải chi 1 ngày có 25 tiếng, 
1 tuần có 8 ngày và 1 năm có 366 ngày…” và họ luôn phạm phải một tội là “lấy cắp thời 
gian của gia đình”. 
Vậy có phương pháp nào để cân bằng thời gian cho công việc, nghỉ ngời giải trí và 
cho gia đình? Với một doanh nghiệp mới ra đời thì hoàn toàn có thể chấp nhận được với 
sự quá tải về công việc và luôn phải làm thêm rất nhiều tiếng trong một ngày đối với 
người lãnh đạo. Nhưng tình trạng đó không thể kéo dài mãi, mấu chốt đầu tiên là người 
chủ doanh nghiệp phải biết cách xây dựng hệ thống, qui trình làm việc, tiếp theo là xây 
dựng ngay đội ngũ kế cận. 
Tiếp đến là phân quyền cho nhân viên thì đòi hỏi phải thật rõ ràng cụ thể, phải đặt 
niềm tin vào người được giao việc và hãy lùi lại phía sau để nhân viện có sự chủ động 
trong giải quyết công việc. Nếu các cấp quản lý bên dưới giải quyết các sự vụ tốt thì 
người lãnh đạo sẽ yên tâm làm những việc “khó” đúng vai trò của mình. Vì thế, điều 
quyết định hiệu quả quản lý thời gian của người lãnh đạo chính là hiệu quả làm việc của 
đội ngũ nhân viên. 
Ở khía cạnh nhân viên, để thời gian làm việc đạt hiệu quả cao nhất, nhân viên phải 
xác định được mục tiêu của mình, biết ***g ghép mục tiêu cá nhân với mục tiêu của 
doanh nghiệp để lên kế hoạch công việc của bản thân. Người quản lý nên hướng dẫn nhân 
viên xây dựng một mục tiêu Smart, sau đó cùng thống nhất nhau về mục tiêu đó. Khi đã 
có được sự đồng thuận giữa nhân viên và cấp quản lý thì việc còn lại chỉ là lên kế hoạch 
cụ thể để đạt mục tiêu đề ra. 
Việc phân biệt cái Important và cái Urgent đối với nhân viên không quan trọng như
với người quản lý vì công việc của nhân viên thường theo chuyên môn cụ thể và ít những 
vấn đề phát sinh. Thay vào đó, tính kỷ luật về thời gian với bản thân là thứ cực kỳ quan 
trọng. Vì vậy, khi đã thống nhất về mục tiêu giữa cấp quản lý và nhân viên đó sẽ có động 
lực làm việc và họ sẽ tận dụng tối đa thời gian làm việc để đạt mục tiêu. 
SMART trong nghệ thuật quản lý thời gian 
Cuộc sống ngày nay với sự đòi hỏi ngày càng cao trong công việc bắt buộc chúng ta 
phải có kỹ năng làm việc tốt để có thể thích nghi được với nó, đạt được kết quả cao trong 
công việc cũng như cân bằng được cuộc sống cá nhân và gia đình. 
Tuy nhiên, với quỹ thời gian bất biến thì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể 
giải quyết hài hoà được việc này. Mỗi ngày có 24 tiếng, một tuần có 7 ngày, 1 tháng có 30 
ngày và một năm qua đi chỉ sau 365 ngày. Vậy thì tại sao trong một chứng mực thời gian 
nhất định, có người chẳng làm nên trò trống gì trong khi một số người làm được vô khối 
việc lớn lao to tát? Phải chăng họ có một khả năng siêu phàm và quỹ thời gian nhiêu hơn 
so với những người bình thường khác? 
Quỹ thời gian của mọi người là như nhau, vì thế, câu trả lời không nằm ở chỗ chúng 
ta có bao nhiêu thời gian để làm các công việc đó như thế nào cho hiệu quả. Đa số các 
chuyên gia về quản lý nhân sự cho rằng để sử dụng thời gian của mình một cách tốt nhất, 
trước hết, mỗi cá nhân phải nhận định năng lực làm việc của bản thân dựa trên phân tích 
những điểm mạnh, điểm yếu đối với công việc mình đang đảm nhiệm, từ đó mà biết mình 
mong muốn điều gì trong sự nghiệp ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Đây 
chính là công việc đặt cho bản thân mình một mục tiêu để hướng tới. Làm thế nào để xác 
định được mục tiêu chính xác? Trong kinh doanh hiện đại, người ta thường đề cập đến 
nguyên tắc SMART, tức là mục tiêu được xây dựng dựa trên những tiêu chí sau: 
 S-Specific: Cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu; 
 M-Measurable: Đo đếm được; 
 A-Achievable: Có thể đạt được bằng chính khả năng của mình; 
 R-Realistic: Thực tế, không viển vông; 
 T-Time bound; Thời hạn để đạt được mục tiêu đã vạch ra. 
Trong đó, tiêu chí “đo đếm được” gắn với những con số cụ thể. Ví dụ, mục tiêu của 
tôi là trở thành người giàu ,vậy giàu thế nào? Nghĩa là cần phải có con số cụ thể để đo 
đếm được. Ví dụ một tỉ hay mười tỉ… Hơn thế nữa, chữ “M” còn mang tính động viên
(Motivation), điều này sẽ luôn thôi thúc, tạo ra niềm mong muốn cháy bỏng để tập trung 
mọi hoạt động nhằm hướng tới mục tiêu nỗ lực phấn đấu để đạt được. 
Cũng đôi khi người ta nhầm lẫn giữa chữ “A” và chữ “R”. Tuy nhiên, điều “có thể 
thực hiện được” không đồng nhất với “thực tế”. Một người được mời về làm giám đốc tài 
chính ngân hàng thương mại cổ phần, bằng cấp chuyên môn và kinh nghiệm điều hành 
đều siêu hạng (A) mà không có “Chân” trong hội đồng quản trị (R) thì không thể có cơ 
hội trở thành tổng giám đốc của ngân hàng đó được. Từ ví dụ này có thể hiểu, nếu có đầy 
đủ điều kiện thuộc tiêu chí A mà thiếu đi tiêu chí R thì không thể đạt được mục tiêu. Điều 
này còn đúng hơn trong đời sống chính trị. 
Bước tiếp theo sau khi xác định được Mục tiêu SMART là hãy viết mục tiêu đó ra 
giấy, đặt trên bàn làm việc hay bất cứ chỗ nào mà bạn có thể nhìn thấy hàng ngày. Cách 
này giúp bạn luôn nghĩ đến nó và thúc đẩy bạn hành động hướng tới mục tiêu đề ra. 
Sau đó, hãy lập kế hoạch chi tiết để thực hiện. Như vậy, bạn sẽ tính được mỗi tuần, 
mỗi tháng, mỗi năm bạn sẽ phải kiếm được bao nhiêu và rồi lên kế hoạch cụ thể để đạt 
mục tiêu đó, mỗi năm phải tiết kiệm mấy chục triệu, khi nào mua đất,cất nhà. Trong khi 
lập kế hoạch, cần thiết phải chia nhỏ mục tiêu ra để biết con đường bạn đi bao xa, bạn đã 
đi được chừng nào (đạt được bao nhiêu % kế hoạch) và tiếp tục bao lâu nữa để về đích. 
Điều này cũng giống như tầm quan trọng của những cột cây số khi đi trên đường vậy. Khi 
đó bạn sẽ biết hôm nay, ngày mai rồi tháng này và năm này phải làm gì. Tốt nhất, nên viết 
sơ đồ phân tích công việc hàng ngày để biết việc gì cần làm trước, việc gì làm sau, việc gì 
là quan trọng (important) và việc gì gấp, cần làm ngay (urgent). Tâm lý chung của chúng 
ta là việc gì dễ và thích thì làm trước, việc khó và không thích thì để lại làm sau.. Thật tệ 
hại là việc khó càng để lâu, càng khó thực hiện và đôi khi việc gấp lại không hề quan 
trọng. Hãy liên tưởng tới câu chuyện về chiếc bình và những viên sỏi, nếu ngay từ đầu 
bạn cho vào chiếc bình đầy cát thì sẽ không có cách nào để xếp những viên đá hoặc sỏi 
vào đó nữa nhưng khi bạn xếp lần lượt đá-sỏi-cát, bạn còn chứa được cả nước cùng trong 
một chiếc bình. Vấn đề quan trọng không phải chiếc bình chứa được bao nhiêu thứ mà 
quan trọng là bạn phải biết phân biệt được công việc nào là khó “đá hộc” và đâu là những 
viên sỏi hay cát trong cuộc đời, biết cách quản lý thời gian hiệu quả để cân bằng cuộc 
sống. 
Cách quản lý thời gian hiệu quả thường được nhìn nhận từ 2 khía cạnh, người quản lý 
và nhân viên. Tại sao người chủ doanh nghiệp luôn cảm thấy thiếu thời gian và quá tải về
công việc? 
Thường thì mức độ quá tải công việc của người quản lý tuỳ thuộc vào quá trình hình 
thành, quy mô doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, tâm lý chung của người 
lãnh đạo là luôn không hết việc. Những người tham công tiếc việc, làm việc đến 18 tiếng 
một ngày họ vẫn cảm thấy chưa đủ, đôi khi họ ao ước “phải chi 1 ngày có 25 tiếng, 1 tuần 
có 8 ngày và 1 năm có 266 ngày…” và họ luôn phạm phải một tội là “lấy cắp thời gian 
của gia đình”. 
Vậy có phương pháp nào để cân bằng thời gian cho công việc, nghỉ ngời giải trí và 
cho gia đình? Với một doanh nghiệp mới ra đời thì hoàn toàn có thể chấp nhận được với 
sự quá tải về công việc và luôn phải làm thêm rất nhiều tiếng trong một ngày đối với 
người lãnh đạo. Nhưng tình trạng đó không thể kéo dài mãi, mấu chốt đầu tiên là người 
chủ doanh nghiệp phải biết cách xây dựng hệ thống, qui trình làm việc, tiếp theo là xây 
dựng ngay đội ngũ kế cận. Tiếp đến là phân quyền cho nhân viên thì đòi hỏi phải thật rõ 
ràng cụ thể, phải đặt niềm tin vào người được giao việc và hãy lùi lại phía sau để nhân 
viện có sự chủ động trong giải quyết công việc. Nếu các cấp quản lý bên dưới giải quyết 
các sự vụ tốt thì người lãnh đạo sẽ yên tâm làm những việc “khó” đúng vai trò của mình. 
Vì thế, điều quyết định hiệu quả quản lý thời gian của người lãnh đạo chính là hiệu quả 
làm việc của đội ngũ nhân viên. 
Ở khía cạnh nhân viên, để thời gian làm việc đạt hiệu quả cao nhất, nhân viên phải 
xác định được mục tiêu của mình, biết lồng ghép mục tiêu cá nhân với mục tiêu của 
doanh nghiệp để lên kế hoạch công việc của bản thân. Người quản lý nên hướng dẫn nhân 
viên xây dựng một mục tiêu Smart, sau đó cùng thống nhất nhau về mục tiêu đó. Khi đã 
có được sự đồng thuận giưa nhân viên và cấp quản lý thì việc còn lại chỉ là lên kế hoạch 
cụ thể để đạt mục tiêu đề ra. Việc phân biệt cái Important và cái Urgent đối với nhân viên 
không quan trọng như với người quản lý vì công việc của nhân viên thường theo chuyên 
môn cụ thể và ít những vấn đề phát sinh. Thay vào đó, tính kỷ luật về thời gian với bản 
thân là thứ cực kỳ quan trọng. Vì vậy, khi đã thống nhất về mục tiêu giữa cấp quản lý và 
nhân viên đó sẽ có động lực làm việc và họ sẽ tận dụng tối đa thời gian làm việc để đạt 
mục tiêu. 
Những đặc tính của mục tiêu tốt 
Mục tiêu thì cụ thể hơn là mục đích, trong cách thức nào? Một mục tiêu tốt là 
SMART
Trong việc chuẩn bị bản thiết kế dự án, và khi viết một đề nghị ( cho việc chấp thuận 
hay yêu cầu các quỹ), thì mục đích của dự án đã được nêu lên. Mục đích khá dễ để xác 
nhận như một cách giải quyết vấn đề mà nó đã được thừa nhận. Vấn đề với “mục đích” đó 
thì quá chung chung; nó không dễ dàng để có thể giành được sự đồng ý cho đến khi nó 
được đạt tới. 
Đó là lý do tại sao, khi chuẩn bị tài liệu dự án, sự phân biệt được tạo ra giữa “mục 
đích” và “mục tiêu.” Một mục tiêu bắt nguồn từ mục đích, có cùng một dự tính như mục 
đích, nhưng nó cụ thể hơn, xác định được số lượng và xác minh rõ ràng hơn là mục đích. 
Hãy để chúng tôi kể ra vấn đề được xác định bởi thành viên cộng đồng là ” Sự thiếu 
nguồn nước sạch”. Cách giải quyết cho vấn đề này, mục đích, là ” mang nguồn nước sách 
đến cộng đồng”. Bạn có thể chứng minh với nhóm tính chất mơ hồ của mục đích này 
bằng cách ra khỏi phòng và trở lại với một ly nước, và cho họ thấy. ” Được rồi, đây là ly 
nước. Tôi đã mang nó đến cộng đồng. Bây giờ thì dự án hoàn thành? Chúng ta đã đạt 
được mục đích?” 
Tất nhiên là họ có thể cười hay nói rằng nó là hiển nhiên mà họ không có nghĩa chỉ là 
một ly nước khi họ nói, ” mang nguồn nước sạch đến cộng đồng”. Câu trả lời của bạn sau 
đó là bản thiết kế dự án hay đề nghị phải được rõ ràng về từng mục tiêu, để không có chỗ 
cho những sự giải thích, lý giải khác. 
Nhớ rằng, mỗi mục tiên đều phải bắt đầu với từ “To” ( để). Cách đơn giản để nhớ 
những đặc tính của một dự án tốt, đó là các từ viết tắt, ” SMART” ( sự khôn khéo, nhanh 
trí). Nó thay thế cho ” Specific_ Rõ ràng; Measurable_ Có thể đo lường được; 
Achievable_ Tính khả thi; Realistic_ Thực tế và Time-Bound_ Giới hạn thời gian”. 
S pecific _ Rõ ràng 
M easurable _ Có thể đo lường được 
A chievable _ Tính khả thi 
R ealistic _ Thực tế 
T ime-Bound _ Giới hạn thời gian 
Khi việc xác định mục tiêu như là một phần của bài tập trong việc chuẩn bị một bản 
thiết kế dự án hay bản đề nghị, sử dụng các ký tự tắt của SMART như một danh sách 
kiểm tra, để xem đó có phải là một mục tiêu tốt hay không. ( Đảm bảo rằng từng mục tiêu 
bắt đầu với từ “To” ( Để ). Mục tiêu phải được bắt nguồn và phù hợp với, dự định của 
nhựng mục đích được xác định.
Những mục têu của dự án phải bao gồm “SMART”. Chúng là: 
S pecific: rõ ràng về tình hình nào và ở đâu, khi nào và như thế nào thì nó sẽ được 
thay đổi 
M easurable: có thể định lượng được mục tiêu và lợi nhuận. 
A chievable: có thể đạt được mục tiêu đề ra 
( dựa vào khả năng của mình mà đề ra mục tiêu khả thi) 
R ealistic: bao gồm nhưng mức độ thay đổi được phản ánh trong mục tiêu; và 
T ime bound: trình bày những cột mốc thời gian mà từng mục tiêu cụ thể được hoàn 
thành.

More Related Content

What's hot

5S và thực tiễn công việc
5S và thực tiễn công việc5S và thực tiễn công việc
5S và thực tiễn công việcSies Elearning
 
Bai giang 5 s
Bai giang 5 sBai giang 5 s
Bai giang 5 stuandn137
 
5. 5s - trien khai 5 s tai don vi
5. 5s - trien khai 5 s tai don vi5. 5s - trien khai 5 s tai don vi
5. 5s - trien khai 5 s tai don viLy Quoc Trung
 
Bài tiểu luận thuyết trình về kaizen 5s
Bài tiểu luận thuyết trình về kaizen 5sBài tiểu luận thuyết trình về kaizen 5s
Bài tiểu luận thuyết trình về kaizen 5sTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
20. Ky Nang Xay Dung Va Thuc Hien 5 S
20. Ky Nang Xay Dung Va Thuc Hien 5 S20. Ky Nang Xay Dung Va Thuc Hien 5 S
20. Ky Nang Xay Dung Va Thuc Hien 5 Sgaconnhome1988
 
Phiếu đánh giá 5S khu vực sản xuất chuyền LEAN
Phiếu đánh giá 5S khu vực sản xuất chuyền LEAN Phiếu đánh giá 5S khu vực sản xuất chuyền LEAN
Phiếu đánh giá 5S khu vực sản xuất chuyền LEAN Le Nguyen Truong Giang
 
Dao+tao+5 s
Dao+tao+5 sDao+tao+5 s
Dao+tao+5 shoahung
 
3. 5S - Các công cụ cho 5S trong y tế
3. 5S - Các công cụ cho 5S trong y tế3. 5S - Các công cụ cho 5S trong y tế
3. 5S - Các công cụ cho 5S trong y tếLy Quoc Trung
 
Xây dựng và ứng dụng 5S vào thực tiễn sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp
Xây dựng và ứng dụng 5S vào thực tiễn sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệpXây dựng và ứng dụng 5S vào thực tiễn sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp
Xây dựng và ứng dụng 5S vào thực tiễn sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệpThao Media 99
 
[Kho tài liệu ngành may] triển khai 5 s
[Kho tài liệu ngành may] triển khai 5 s[Kho tài liệu ngành may] triển khai 5 s
[Kho tài liệu ngành may] triển khai 5 sTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kaizen - Cải tiến liên tục
Kaizen - Cải tiến liên tụcKaizen - Cải tiến liên tục
Kaizen - Cải tiến liên tụcQuang Ngoc
 
Kaizen - Cải tiến
Kaizen - Cải tiếnKaizen - Cải tiến
Kaizen - Cải tiếndangoctuan
 
CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ VÀ THỰC HÀNH TỐT 5S
CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ VÀ  THỰC HÀNH TỐT 5SCHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ VÀ  THỰC HÀNH TỐT 5S
CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ VÀ THỰC HÀNH TỐT 5SLe Nguyen Truong Giang
 
Nghệ thuật làm việc tuyệt vời của Toyota
Nghệ thuật làm việc tuyệt vời của ToyotaNghệ thuật làm việc tuyệt vời của Toyota
Nghệ thuật làm việc tuyệt vời của Toyotadangoctuan
 
Kỹ năng làm việc đồng đội
Kỹ năng làm việc đồng độiKỹ năng làm việc đồng đội
Kỹ năng làm việc đồng độiTâm Việt Group
 
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdf
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdfBÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdf
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdfTieuNgocLy
 
Slide 5 s & kaizen
Slide 5 s & kaizenSlide 5 s & kaizen
Slide 5 s & kaizenRTho
 
Sản xuất tinh gọn và 7 lãng phí của sản xuất
Sản xuất tinh gọn và 7 lãng phí của sản xuấtSản xuất tinh gọn và 7 lãng phí của sản xuất
Sản xuất tinh gọn và 7 lãng phí của sản xuấtLe Nguyen Truong Giang
 

What's hot (20)

5S và thực tiễn công việc
5S và thực tiễn công việc5S và thực tiễn công việc
5S và thực tiễn công việc
 
Bai giang 5 s
Bai giang 5 sBai giang 5 s
Bai giang 5 s
 
5. 5s - trien khai 5 s tai don vi
5. 5s - trien khai 5 s tai don vi5. 5s - trien khai 5 s tai don vi
5. 5s - trien khai 5 s tai don vi
 
Kaizen 5 s là gì xây dựng và thực hiện 5s
Kaizen 5 s là gì   xây dựng và thực hiện 5sKaizen 5 s là gì   xây dựng và thực hiện 5s
Kaizen 5 s là gì xây dựng và thực hiện 5s
 
Training 5S
Training 5S Training 5S
Training 5S
 
Bài tiểu luận thuyết trình về kaizen 5s
Bài tiểu luận thuyết trình về kaizen 5sBài tiểu luận thuyết trình về kaizen 5s
Bài tiểu luận thuyết trình về kaizen 5s
 
20. Ky Nang Xay Dung Va Thuc Hien 5 S
20. Ky Nang Xay Dung Va Thuc Hien 5 S20. Ky Nang Xay Dung Va Thuc Hien 5 S
20. Ky Nang Xay Dung Va Thuc Hien 5 S
 
Phiếu đánh giá 5S khu vực sản xuất chuyền LEAN
Phiếu đánh giá 5S khu vực sản xuất chuyền LEAN Phiếu đánh giá 5S khu vực sản xuất chuyền LEAN
Phiếu đánh giá 5S khu vực sản xuất chuyền LEAN
 
Dao+tao+5 s
Dao+tao+5 sDao+tao+5 s
Dao+tao+5 s
 
3. 5S - Các công cụ cho 5S trong y tế
3. 5S - Các công cụ cho 5S trong y tế3. 5S - Các công cụ cho 5S trong y tế
3. 5S - Các công cụ cho 5S trong y tế
 
Xây dựng và ứng dụng 5S vào thực tiễn sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp
Xây dựng và ứng dụng 5S vào thực tiễn sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệpXây dựng và ứng dụng 5S vào thực tiễn sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp
Xây dựng và ứng dụng 5S vào thực tiễn sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp
 
[Kho tài liệu ngành may] triển khai 5 s
[Kho tài liệu ngành may] triển khai 5 s[Kho tài liệu ngành may] triển khai 5 s
[Kho tài liệu ngành may] triển khai 5 s
 
Kaizen - Cải tiến liên tục
Kaizen - Cải tiến liên tụcKaizen - Cải tiến liên tục
Kaizen - Cải tiến liên tục
 
Kaizen - Cải tiến
Kaizen - Cải tiếnKaizen - Cải tiến
Kaizen - Cải tiến
 
CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ VÀ THỰC HÀNH TỐT 5S
CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ VÀ  THỰC HÀNH TỐT 5SCHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ VÀ  THỰC HÀNH TỐT 5S
CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ VÀ THỰC HÀNH TỐT 5S
 
Nghệ thuật làm việc tuyệt vời của Toyota
Nghệ thuật làm việc tuyệt vời của ToyotaNghệ thuật làm việc tuyệt vời của Toyota
Nghệ thuật làm việc tuyệt vời của Toyota
 
Kỹ năng làm việc đồng đội
Kỹ năng làm việc đồng độiKỹ năng làm việc đồng đội
Kỹ năng làm việc đồng đội
 
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdf
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdfBÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdf
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdf
 
Slide 5 s & kaizen
Slide 5 s & kaizenSlide 5 s & kaizen
Slide 5 s & kaizen
 
Sản xuất tinh gọn và 7 lãng phí của sản xuất
Sản xuất tinh gọn và 7 lãng phí của sản xuấtSản xuất tinh gọn và 7 lãng phí của sản xuất
Sản xuất tinh gọn và 7 lãng phí của sản xuất
 

Viewers also liked

Lean 6 Sigma Số 57
Lean 6 Sigma Số 57Lean 6 Sigma Số 57
Lean 6 Sigma Số 57IESCL
 
Quy trình soạn thảo và thẩm định hợp đồng
Quy trình soạn thảo và thẩm định hợp đồngQuy trình soạn thảo và thẩm định hợp đồng
Quy trình soạn thảo và thẩm định hợp đồnghoasengroup
 
[Lean Sigma] SMED /Chuyển đổi nhanh V2 (Khóa 1)
[Lean Sigma] SMED /Chuyển đổi nhanh V2 (Khóa 1)[Lean Sigma] SMED /Chuyển đổi nhanh V2 (Khóa 1)
[Lean Sigma] SMED /Chuyển đổi nhanh V2 (Khóa 1)Lean Six sigma Bách Khoa
 
Ho so nang luc NGC
Ho so nang luc NGCHo so nang luc NGC
Ho so nang luc NGCtuandn137
 
5S - huong dan quan ly nha xuong ngan nap
5S - huong dan quan ly nha xuong ngan nap5S - huong dan quan ly nha xuong ngan nap
5S - huong dan quan ly nha xuong ngan napDo Cao Cuong
 
Quản lý kaizen và công cụ 5S
Quản lý kaizen và công cụ 5SQuản lý kaizen và công cụ 5S
Quản lý kaizen và công cụ 5SThỏ Chunnie Yo Yo
 
Bài giảng lớp đào tạo nhận thức KPI
Bài giảng lớp đào tạo nhận thức KPIBài giảng lớp đào tạo nhận thức KPI
Bài giảng lớp đào tạo nhận thức KPItuandn137
 

Viewers also liked (8)

Lean 6 Sigma Số 57
Lean 6 Sigma Số 57Lean 6 Sigma Số 57
Lean 6 Sigma Số 57
 
Quy trình soạn thảo và thẩm định hợp đồng
Quy trình soạn thảo và thẩm định hợp đồngQuy trình soạn thảo và thẩm định hợp đồng
Quy trình soạn thảo và thẩm định hợp đồng
 
[Lean Sigma] SMED /Chuyển đổi nhanh V2 (Khóa 1)
[Lean Sigma] SMED /Chuyển đổi nhanh V2 (Khóa 1)[Lean Sigma] SMED /Chuyển đổi nhanh V2 (Khóa 1)
[Lean Sigma] SMED /Chuyển đổi nhanh V2 (Khóa 1)
 
Ho so nang luc NGC
Ho so nang luc NGCHo so nang luc NGC
Ho so nang luc NGC
 
5S - huong dan quan ly nha xuong ngan nap
5S - huong dan quan ly nha xuong ngan nap5S - huong dan quan ly nha xuong ngan nap
5S - huong dan quan ly nha xuong ngan nap
 
Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing
Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturingCác công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing
Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing
 
Quản lý kaizen và công cụ 5S
Quản lý kaizen và công cụ 5SQuản lý kaizen và công cụ 5S
Quản lý kaizen và công cụ 5S
 
Bài giảng lớp đào tạo nhận thức KPI
Bài giảng lớp đào tạo nhận thức KPIBài giảng lớp đào tạo nhận thức KPI
Bài giảng lớp đào tạo nhận thức KPI
 

Similar to Nguyen ly 5s 4p-3c-5w1h-smart

Lợi ích từ công cụ 5S trong sản xuất và kinh doanh Cân công nghiệp Hoa Sen Vàng
Lợi ích từ công cụ 5S trong sản xuất và kinh doanh Cân công nghiệp Hoa Sen VàngLợi ích từ công cụ 5S trong sản xuất và kinh doanh Cân công nghiệp Hoa Sen Vàng
Lợi ích từ công cụ 5S trong sản xuất và kinh doanh Cân công nghiệp Hoa Sen VàngGolden Lotus M.E.C
 
Kỹ thuật đánh giá thực hành 5 s tại doanh nghiệp
Kỹ thuật đánh giá thực hành 5 s tại doanh nghiệpKỹ thuật đánh giá thực hành 5 s tại doanh nghiệp
Kỹ thuật đánh giá thực hành 5 s tại doanh nghiệpHung Vu
 
Học viện Kỹ năng Masterskills - Công Cụ 5S - Thủ Thuật Giúp Bạn Thành Công
Học viện Kỹ năng Masterskills - Công Cụ 5S - Thủ Thuật Giúp Bạn Thành CôngHọc viện Kỹ năng Masterskills - Công Cụ 5S - Thủ Thuật Giúp Bạn Thành Công
Học viện Kỹ năng Masterskills - Công Cụ 5S - Thủ Thuật Giúp Bạn Thành CôngMasterSkills Institute
 
Bài Giảng Thực Hành 5S
Bài Giảng Thực Hành 5S Bài Giảng Thực Hành 5S
Bài Giảng Thực Hành 5S nataliej4
 
Học viện Kỹ năng Masterskills - Phương Pháp Quản Lý Sự Thay Đổi Của Nhà Quản Lý
Học viện Kỹ năng Masterskills -  Phương Pháp Quản Lý Sự Thay Đổi Của Nhà Quản LýHọc viện Kỹ năng Masterskills -  Phương Pháp Quản Lý Sự Thay Đổi Của Nhà Quản Lý
Học viện Kỹ năng Masterskills - Phương Pháp Quản Lý Sự Thay Đổi Của Nhà Quản LýMasterSkills Institute
 
Lập kế hoạch và triển khai công việc hiệu quả
Lập kế hoạch và triển khai công việc hiệu quảLập kế hoạch và triển khai công việc hiệu quả
Lập kế hoạch và triển khai công việc hiệu quảTổ chức Đào tạo PTC
 
Triển khai và thực hiện 5S
Triển khai và thực hiện 5STriển khai và thực hiện 5S
Triển khai và thực hiện 5Sduongle0
 
Kỹ năng quản lý và sắp xếp công việc
Kỹ năng quản lý và sắp xếp công việcKỹ năng quản lý và sắp xếp công việc
Kỹ năng quản lý và sắp xếp công việcLThuTran
 
02.kynangquanlysuthaydoi
02.kynangquanlysuthaydoi02.kynangquanlysuthaydoi
02.kynangquanlysuthaydoidat
 
02. kỹ năng quản lý sự thay đổi
02. kỹ năng quản lý sự thay đổi02. kỹ năng quản lý sự thay đổi
02. kỹ năng quản lý sự thay đổiMai Xuan Tu
 
02 Kynangquanlysuthaydoi
02 Kynangquanlysuthaydoi02 Kynangquanlysuthaydoi
02 KynangquanlysuthaydoiHung Pham Thai
 
Quản lý sự thay đổi (duonghoc.com)
Quản lý sự thay đổi (duonghoc.com)Quản lý sự thay đổi (duonghoc.com)
Quản lý sự thay đổi (duonghoc.com)Steven Thanh
 
02. Ky Nang Quan Ly Su Thay Doi
02. Ky Nang Quan Ly Su Thay Doi02. Ky Nang Quan Ly Su Thay Doi
02. Ky Nang Quan Ly Su Thay Doigaconnhome1988
 
02.kynangquanlysuthaydoi
02.kynangquanlysuthaydoi02.kynangquanlysuthaydoi
02.kynangquanlysuthaydoiHung Pham Thai
 
HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI CÔNG CỤ 5S TRONG BỆNH VIỆN.pdf
HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI CÔNG CỤ 5S TRONG BỆNH VIỆN.pdfHƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI CÔNG CỤ 5S TRONG BỆNH VIỆN.pdf
HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI CÔNG CỤ 5S TRONG BỆNH VIỆN.pdfcaohongnhung167194
 
GIÁM SÁT HỖ TRỢ TRIỄN KHAI CAN THIỆP (QUẢN LÝ Y TẾ)
GIÁM SÁT HỖ TRỢ TRIỄN KHAI CAN THIỆP (QUẢN LÝ Y TẾ)GIÁM SÁT HỖ TRỢ TRIỄN KHAI CAN THIỆP (QUẢN LÝ Y TẾ)
GIÁM SÁT HỖ TRỢ TRIỄN KHAI CAN THIỆP (QUẢN LÝ Y TẾ)SoM
 

Similar to Nguyen ly 5s 4p-3c-5w1h-smart (20)

Lợi ích từ công cụ 5S trong sản xuất và kinh doanh Cân công nghiệp Hoa Sen Vàng
Lợi ích từ công cụ 5S trong sản xuất và kinh doanh Cân công nghiệp Hoa Sen VàngLợi ích từ công cụ 5S trong sản xuất và kinh doanh Cân công nghiệp Hoa Sen Vàng
Lợi ích từ công cụ 5S trong sản xuất và kinh doanh Cân công nghiệp Hoa Sen Vàng
 
Kiến thức chung về 5S
Kiến thức chung về 5SKiến thức chung về 5S
Kiến thức chung về 5S
 
Kỹ thuật đánh giá thực hành 5 s tại doanh nghiệp
Kỹ thuật đánh giá thực hành 5 s tại doanh nghiệpKỹ thuật đánh giá thực hành 5 s tại doanh nghiệp
Kỹ thuật đánh giá thực hành 5 s tại doanh nghiệp
 
Học viện Kỹ năng Masterskills - Công Cụ 5S - Thủ Thuật Giúp Bạn Thành Công
Học viện Kỹ năng Masterskills - Công Cụ 5S - Thủ Thuật Giúp Bạn Thành CôngHọc viện Kỹ năng Masterskills - Công Cụ 5S - Thủ Thuật Giúp Bạn Thành Công
Học viện Kỹ năng Masterskills - Công Cụ 5S - Thủ Thuật Giúp Bạn Thành Công
 
Triển khai 5S tại các cửa hàng của Công ty xăng dầu Quảng Bình.doc
Triển khai 5S tại các cửa hàng của Công ty xăng dầu Quảng Bình.docTriển khai 5S tại các cửa hàng của Công ty xăng dầu Quảng Bình.doc
Triển khai 5S tại các cửa hàng của Công ty xăng dầu Quảng Bình.doc
 
Bài Giảng Thực Hành 5S
Bài Giảng Thực Hành 5S Bài Giảng Thực Hành 5S
Bài Giảng Thực Hành 5S
 
Học viện Kỹ năng Masterskills - Phương Pháp Quản Lý Sự Thay Đổi Của Nhà Quản Lý
Học viện Kỹ năng Masterskills -  Phương Pháp Quản Lý Sự Thay Đổi Của Nhà Quản LýHọc viện Kỹ năng Masterskills -  Phương Pháp Quản Lý Sự Thay Đổi Của Nhà Quản Lý
Học viện Kỹ năng Masterskills - Phương Pháp Quản Lý Sự Thay Đổi Của Nhà Quản Lý
 
Lập kế hoạch và triển khai công việc hiệu quả
Lập kế hoạch và triển khai công việc hiệu quảLập kế hoạch và triển khai công việc hiệu quả
Lập kế hoạch và triển khai công việc hiệu quả
 
Triển khai và thực hiện 5S
Triển khai và thực hiện 5STriển khai và thực hiện 5S
Triển khai và thực hiện 5S
 
Kỹ năng quản lý và sắp xếp công việc
Kỹ năng quản lý và sắp xếp công việcKỹ năng quản lý và sắp xếp công việc
Kỹ năng quản lý và sắp xếp công việc
 
5 w
5 w5 w
5 w
 
02 Ky Nang Quan Ly Su Thay Doi606
02 Ky Nang Quan Ly Su Thay Doi60602 Ky Nang Quan Ly Su Thay Doi606
02 Ky Nang Quan Ly Su Thay Doi606
 
02.kynangquanlysuthaydoi
02.kynangquanlysuthaydoi02.kynangquanlysuthaydoi
02.kynangquanlysuthaydoi
 
02. kỹ năng quản lý sự thay đổi
02. kỹ năng quản lý sự thay đổi02. kỹ năng quản lý sự thay đổi
02. kỹ năng quản lý sự thay đổi
 
02 Kynangquanlysuthaydoi
02 Kynangquanlysuthaydoi02 Kynangquanlysuthaydoi
02 Kynangquanlysuthaydoi
 
Quản lý sự thay đổi (duonghoc.com)
Quản lý sự thay đổi (duonghoc.com)Quản lý sự thay đổi (duonghoc.com)
Quản lý sự thay đổi (duonghoc.com)
 
02. Ky Nang Quan Ly Su Thay Doi
02. Ky Nang Quan Ly Su Thay Doi02. Ky Nang Quan Ly Su Thay Doi
02. Ky Nang Quan Ly Su Thay Doi
 
02.kynangquanlysuthaydoi
02.kynangquanlysuthaydoi02.kynangquanlysuthaydoi
02.kynangquanlysuthaydoi
 
HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI CÔNG CỤ 5S TRONG BỆNH VIỆN.pdf
HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI CÔNG CỤ 5S TRONG BỆNH VIỆN.pdfHƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI CÔNG CỤ 5S TRONG BỆNH VIỆN.pdf
HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI CÔNG CỤ 5S TRONG BỆNH VIỆN.pdf
 
GIÁM SÁT HỖ TRỢ TRIỄN KHAI CAN THIỆP (QUẢN LÝ Y TẾ)
GIÁM SÁT HỖ TRỢ TRIỄN KHAI CAN THIỆP (QUẢN LÝ Y TẾ)GIÁM SÁT HỖ TRỢ TRIỄN KHAI CAN THIỆP (QUẢN LÝ Y TẾ)
GIÁM SÁT HỖ TRỢ TRIỄN KHAI CAN THIỆP (QUẢN LÝ Y TẾ)
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 

Nguyen ly 5s 4p-3c-5w1h-smart

  • 1. Phương pháp 5S Khi nói đến phương pháp 5S là ta đề cập đến một danh sách gồm năm từ tiếng Nhật, những từ này được dịch sang tiếng Anh và cả tiếng Việt, bắt đầu với chữ S và đây là tên của một phương pháp luận nổi tiếng. Danh sách này là đề cập đến một phương pháp luận đặc trưng cho, nói một cách không chính xác lắm, “chuẩn hóa việc vệ sinh”, tuy nhiên phương pháp này nhiều hơn chỉ là “vệ sinh”. 5S là một triết học và một cách tổ chức và quản lý không gian làm việc và lưu trình tác nghiệp với chủ ý nhằm cải thiện hiệu quả bằng việc loại trừ sự tiêu phí, cải thiện lưu trình tác nghiệp và giảm bớt sự vô lý của quy trình. Vậy 5S là gì?5S là một phương pháp để tổ chức một nơi làm việc, đặc biệt là một nơi làm việc dùng chung (như một nhà xưởng hay một văn phòng), và giữ nơi đó một cách có tổ chức. Đôi khi 5S được xem như là một phương pháp luận cho công việc giữ vệ sinh, song sự đặc trưng này có thể không chính xác vì việc tổ chức một nơi làm việc hơn hẳn viện việc giữ vệ sinh Mục đích chính của 5S là tạo tinh thần và hiệu quả cho nơi làm việc. Sự khẳng định của 5S, bằng việc sắp đặt mỗi thứ một sự vị trí, là không tiêu phí thời gian cho việc tìm kiếm những vật dụng cần thiết. Thêm vào đó, nó chỉ ra nhanh khi cái gì đó bị thiếu bằng những chỉ thị vị trí. Những người ủng hộ 5S tin tưởng lợi ích của phương pháp luận này đến từ việc quyết định cái gì cần phải bị giữ, nơi mà nó cần phải bị giữ, và nó cần phải được cất giữ ra sao. Quá trình ra quyết định này thông thường đến từ một thảo luận về sự tiêu chuẩn hóa nhằm xây dựng một sự hiểu biết rõ ràng, bởi các nhân viên, về việc các công việc cần được thực hiện như thế nào. Nó cũng phát huy tính làm chủ quá trình trong mỗi nhân viên. Thêm vào đó, sự phân biệt quan trọng khác giữa 5S và “tiêu chuẩn hóa việc giữ vệ sinh” là Seiton. Seiton thường được hiểu lầm, có lẽ vì những cố gắng dịch nghĩa từ này sang tiếng Anh bằng từ bắt đầu với chữ “S” (đại loại như “Sort” hay “Straighten”). Khái niệm quan trọng ở đây là cần sắp xếp những mục hay những hoạt động theo một cách nhằm đẩy mạnh lưu trình tác nghiệp. Chẳng hạn, những công cụ cần phải được giữ nơi sử dụng, những công nhân không nên thường xuyên xoay người để lấy nguyên liệu, những lưu trình tác nghiệp có thể được biến đổi để cải thiện hiệu quả, … 5S bao gồm: Giai đoạn1 – Seiri (整理) Sorting – Sàng Lọc: Kiểm tra tất cả công cụ, nguyên liệu, … trong nhà máy, khu vực làm việc và chỉ giữ những mục quan trọng. Mọi thứ khác được cất giữ hay vứt bỏ. Giai đoạn 2 – Seiton (整頓) Straighten or Set in Order – Sắp xếp: Tập trung vào hiệu quả. Khi chúng tôi dịch điều này bằng “Straighten or Set in Order”, nó có vẻ thích hợp với sàng lọc hay quét
  • 2. dọn, nhưng thực ra chủ ý là sắp xếp công cụ, thiết bị và phụ tùng theo một cách đẩy mạnh lưu trình tác nghiệp. Chẳng hạn, những công cụ và thiết bị cần phải bị giữ nơi chúng sẽ được sử dụng (ví dụ đẩy mạnh lưu trình tác nghiệp), và quá trình cần phải được đặt trong một trật tự làm tối đa hiệu quả làm việc. Giai đoạn 3 – Seisō (清掃) Sweeping – Sạch Sẽ: sự dọn dẹp một cách có hệ thống hay nhu cầu để giữ khu vực làm việc sạch sẽ và ngăn nắp. Hoạt động hằng ngày ở cuối mỗi ca, vùng làm việc được dọn dẹp và mọi thứ được trả lại chỗ của chúng. Ở đây, việc quan trọng là tạo điều kiện cho việc dễ dàng nhận biết vật gì nên mang đi đâu và đặt đâu. Điểm quan trọng trong việc duy trì sự sạch sẽ cần phải là một phần của công việc hằng ngày – không phải là hoạt động mà thỉnh thoảng mới làm và được bắt đầu khi mọi thứ đã trở nên quá lộn xộn. Giai đoạn 4 – Seiketsu (清潔) Standardising – Săn Sóc: Tiêu chuẩn hóa những thực hành công việc hay hoạt động theo một cách đã được tiêu chuẩn hóa. Mọi người biết chính xác trách nhiệm của mình. Giai đoạn5 – Shitsuke (躾) Sustaining – Sẵn Sàng: Đề cập đến duy trì và xem xét các tiêu chuẩn. Một khi 4S ở trên đã được thiết lập, chúng trở nên phương pháp mới để hoạt động, duy trì sự tập trung vào cách họat động và không cho phép việc dần dần trở lại như cách họat động cũ. Tuy nhiên, khi có một vấn đề xuất hiện ví dụ như một sự cải tiến được gợi ý hay một cách làm việc mới, hay một công cụ mới, hay một yêu cầu đầu ra mới thì cần xem xét lại 4S đầu tiên một cách phù hợp. Mối quan hệ với các khái niệm khác 5S được sử dụng với những khái niệm Lean (Lean Manufacturing) khác như SMED (Single Minute Exchange of Die), TPM (Total Productive Maintenance) và Just-In-Time (JIT). Những nguyên tắc 5S yêu cầu loại bỏ những thứ không cần đển nhằm làm cho việc lấy dụng cụ và phụ tùng nhanh chóng và dễ dàng hơn. Đây là nền tảng của SMED, nhằm tạo điều kiện cho JIT. Bước đầu tiên ở TPM là thao tác dọn dẹp máy móc, cơ bản của 5S. Masaaki Imai (một nhà tư vấn Nhật Bản về quản trị chất lượng) cũng đã đề cập việc sử dụng chiến lược 5S trong cuốn sách về Kaizen của ông. Nguyên tắc áp dụng 5S trong một tổ chức Thực hành 5S là một chương trình đòi hỏi sự tham gia của tất cả mọi người trong tổ chức/doanh nghiệp. Đây là một phương pháp hiệu quả để huy động con người, cải tiến môi trường làm việc và nâng cao năng suất. Nguyên tắc của Thực hành 5S hết sức đơn giản, không đòi hỏi phải dùng các thuật ngữ hay phương pháp phức tạp nào trong quá trình thực hiện. Thành công trong thực hành sẽ giúp các tổ
  • 3. chức/doanh nghiệp đạt được năng suất cao hơn thông qua: Xây dựng một môi trường sạch sẽ, ngăn nắp Mọi người trong cũng như ngoài công ty dễ dàng nhận thấy rõ kết quả Tăng cường phát huy sáng kiến Nâng cao ý thức kỷ luật trong cơ quan Chỗ làm việc trở nên thuận tiện và an toàn Cán bộ công nhân viên tự hào về nơi làm việc Xây dựng hình ảnh chức/doanh nghiệp, đem lại cơ hội trong kinh doanh… Các yếu tố cơ bản để thực hiện thành công chương trình thực hành 5S Cũng như đối với việc áp dụng công cụ nâng cao năng suất chất lượng, việc áp dụng Thực hành 5S đòi hỏi sự cam kết và ủng hộ của Lãnh đạo cao nhất thông qua việc chỉ đạo thực hiện, tập trung nguồn lực, kinh phí và thời gian.. Đào tạo và hướng dẫn mọi cán bộ nhân viên trong tổ chức/công ty hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa cũng như phương pháp để thực hiện. Từ đó mỗi phòng ban/phân xưởng có thể chủ động đưa ra kế hoạch thực hiện tại đơn vị của mình Sự tham gia của tất cả mọi người – Bí quyết thành công của chương trình thực hành 5S là tạo một môi trường khuyến khích mọi người tích cực tham gia, phát huy sáng kiến và duy trì môi trường làm việc sạch sẽ, thuận lợi và an toàn Duy trì và cải tiến không ngừng, tạo nên một nguyên tắc hoạt động trong tổ chức/doanh nghiệp để đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý và kinh doanh Thực hành 5S có thể áp dụng tại bất kỳ Phòng, Ban PX nào Các bước triển khai thực hành 5S tại Doanh nghiệp Để triển khai thực hiện 5S, tổ chức/doanh nghiệp có thể thực hiện theo các bước như sau: Thành lập Ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch thực hiện Trước hết, tổ chức cần xác định mục tiêu của dự án 5S và thành lập ban chỉ đạo 5S. Ban chỉ đạo thông thường gồm có các thành viên trong ban Lãnh đạo công ty, đại diện từ các phòng ban và là những người có uy tín và ảnh hưởng tới nhân viên trong các phòng ban. Thông thường, ban chỉ đạo 5S có thể chia thành 3 nhóm để thực hiện các chức năng: Quảng bá về 5S, Đào tạo 5S và Đánh giá 5S. Các thành viên trong ban chỉ đạo 5S cần hiểu nắm rõ vai trò trách nhiệm của mình, hiểu rõ các
  • 4. nguyên tắc 5S để có thể truyền đạt cho các cán bộ nhân viên trong tổ chức của mình. Cũng như việc áp dụng hệ thống chất lượng, vai trò của lãnh đạo là yếu tố quan trọng để dẫn đến thành công. Đối với việc thực hiện 5S cũng vậy, cam kết của lãnh đạo cần được thể hiện ngay từ giai đoạn ra quyết định, sau đó tới việc cung cấp các nguồn lực cần thiết để thực hiện cũng như duy trì trong tương lai Thông báo chính thức của Ban lãnh đạo và các hoạt động tuyên truyền quảng bá về 5S trong công ty Chính sách và mục tiêu áp dụng 5S cần được thông báo tới toàn tổ chức. Thông thường ban lãnh đạo sẽ đưa ra quyết định chính thức việc áp dụng 5 S cũng như quyết định thành lập Ban chỉ đạo. Từ đó sẽ có các nhóm 5S tại các bộ phận/phòng ban được hình thành nhằm triển khai một cách có hiệu quả tại từng đơn vị. Các nhóm 5S sẽ chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện tại đơn vị của mình và làm nòng cốt để thúc đẩy phong trào thực hiện và thi đua. Tổ chức cũng cần thực hiện việc đào tạo nội bộ về khái niệm cũng như yêu cầu của 5S. Có thể mời chuyên gia hoặc giảng viên bên ngoài nếu cần thiết. Các hoạt động tuyên truyền quảng bá thường được thực hiện thông qua các biểu ngữ, pa nô, áp phích. Tổ chức ngày tổng vệ sinh trong toàn tổ chức Đây là phương thức hữu hiệu để bắt đầu cho một chương trình 5S. Tất cả các cán bộ nhân viên từ cấp cao nhất sẽ tham gia. Để thực hiện ngay tổng vệ sinh có hiệu quả, Ban chỉ đạo thực hiện 5S cần đưa ra những phân công cụ thể cũng như cung cấp các dụng cụ vệ sinh cần thiết để tiến hành vệ sinh, chuẩn bị kho, giá, tủ để sắp xếp và chứa những đồ vật sau khi tiến hành sàng lọc. Các tổ chức nên duy trì việc tổng vệ sinh 2 lần trong 1 năm - Thực hiện bước “SÀNG LỌC” Để thực hiện bước “Sàng lọc”, mỗi bộ phận/đơn vị cần đưa ra các tiêu chí để xác định những loại vật dụng/tài liệu/hồ sơ nào cần loại bỏ. Sau bước sàng lọc sơ bộ, có thể phân loại các vật dụng thành những loại như sau: Những vật dụng/tài liệu sử dụng thường xuyên cần được để thuận tiện cho việc sử dụng và dễ dàng Những vật dụng không thường xuyên được lưu giữ ở những nơi thích hợp, có chỉ dẫn và nhận biết thích hợp để có thể lấy được khi cần sử dụng Những vật dụng không cần thiết cũng cần được để riêng và phân loại để xử lý
  • 5. - Thực hiện bước “SẮP XẾP” Dựa trên nguyên tắc này, từng bộ phận/phòng ban cần thống nhất trong nội bộ hình thức sắp xếp các đồ vật, máy móc, tài liệu sao cho mọi thứ có thể dễ dàng sử dụng. Các đồ vật nên sắp xếp theo thứ tự ưu tiên có dán nhãn và đánh số nếu cần thiết để có thể dễ dàng nhận biết. - Thực hiện bước “SẠCH SẼ” Việc thực hiện vệ sinh được thực hiện qua ngày tổng vệ sinh cũng như lịch làm vệ sinh hàng ngày tại nơi làm việc. Luôn kiểm tra để bàn làm việc, máy móc, sàn nhà sạch sẽ, không bị bụi bẩn. Tốt nhất là dành thời gian từ 5 đến 10 phút để làm vệ sinh trước và sau giờ làm việc, tạo thói quen ngăn nắp và sạch sẽ. - Thực hiện bước “SĂN SÓC” Yêu cầu của bước này là thực hiện đúng theo qui định các hoạt động Serri – Seiton – Seiso. Nơi làm việc nhờ vậy sẽ trở nên sạch sẽ và ngăn nắp. Để duy trì và nâng cao 5S, nên sử dụng các phương pháp hiệu quả như sau: Tiêu chuẩn hoá việc thực hiện 5S trong tổ chức để duy trì kỷ luật Tiến hành hoạt động đánh giá 5S Tạo sự thi đua giữa các bộ phận/phòng ban - Thực hiện bước “SẴN SÀNG” Việc thực hiện các bước trên một cách tự giác và tạo thành thói quen cũng như văn hoá của toàn tổ chức. Khi đó chúng ta đã đạt được bước Sẵn sàng Để đạt được điều này, người phụ trách từng bộ phận, phòng ban cần gương mẫu và đi đầu trong việc thực hiện 5S. Mọi nhân viên tuân thủ các qui định chung, thực hiện tự giác và coi nơi làm việc như ngôi nhà chung. Việc rèn luyện ý thức tự giác cần phải có thời gian và cố gắng của mọi thành viên trong tổ chức. Kỹ thuật đánh giá thực hành 5S tại doanh nghiệp Một trong những hoạt động quan trọng góp phần vào việc duy trì và cải tiến hoạt động 5S là Đánh giá 5S. Đánh giá định kỳ 5S là hoạt động có ý nghĩa khuyến khích các hoạt động 5S. Mục đích chính của việc đánh giá là: - Xem xét hiệu lực và hiệu quả của hoạt động 5S - Đánh giá khía cạnh tích cực của việc thực hiện 5S
  • 6. - Kịp thời động viên các cá nhân, đơn vị hoàn thành tốt công việc và nhân rộng sáng kiến - Phát hiện những khu vực hạn chế trong việc thực hiện để có những cải tiến thích hợp Để có thể thực hiện công tác đánh giá 5S, công ty/tổ chức cần có một đội ngũ cán bộ đảm nhiệm vai trò là các chuyên gia đánh giá. Các chuyên gia đánh giá cần được đào tạo về kỹ năng đánh giá, các yêu cầu của thực hành 5S, cách thức tiến hành đánh giá, lập báo cáo… Các yêu cầu đối với một chuyên gia đánh giá bao gồm: Hiểu được ý nghĩa và các hoạt động 5S Nắm được các nội dung và yêu cầu của thực hành 5S Nắm rõ các qui định, nội qui của công ty về hoạt động 5S Hiểu được cách thức đánh giá cũng như các tiêu chí đánh giá cho từng khu vực/bộ phận Nhiệm vụ của nhóm chuyên gia đánh giá là lên kế hoạch đánh giá định kỳ, xây dựng các tiêu chí đánh giá cho từng khu vực, phòng ban, chuẩn bị các nguồn lực và thời gian cần thiết để tiến hành đánh giá. Một trong những phương pháp quan trọng nhất trong đánh giá 5S là sử dụng những hình ảnh trực quan, thông qua việc chụp ảnh những khu vực được đánh giá. Đây cũng chính là cách để cung cấp những bằng chứng khách quan khi đưa ra những kết luận, kiến nghị và là cơ sở để theo dõi và so sánh quá trình cải tiến sau này. Bằng cách quan sát và phỏng vấn, các chuyên gia đánh giá tập trung vào các nội dung trọng tâm như sau: Ban lãnh đạo công ty và các cán bộ quản lý có hỗ trợ cho chương trình 5S hay không? Mọi người có tự hào về nơi làm việc của mình hay không? Nơi làm việc có sạch sẽ và ngăn nắp không? Nơi làm việc có an toàn không? Máy móc và thiết bị có được vệ sinh và bảo dưỡng không? Mọi thứ có được sắp xếp hợp lý để dễ tìm và dễ lấy hay không? Máy móc và các vật dụng có được đặt ở nơi thuận tiện cho người sử dụng không? Các hồ sơ có được lưu giữ để dễ truy tìm không? Các đồ vật có đảm bảo sạch sẽ không Mọi người có làm vệ sinh hàng ngày một cách tự giác không? Các cán bộ nhân viên có mặc đồng phục/quần áo sạch sẽ, gọn gàng theo qui định hay không? Mọi người có ý thức về việc tạo và giữ gìn hình ảnh tốt đẹp của công ty/tổ chức của mình
  • 7. không? Đối với mỗi phòng ban/bộ phận được đánh giá, nhóm chuyên gia đánh giá lập danh mục/bảng hỏi đánh giá, thang điểm và cách thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá có thể từ 1-5 hoặc từ 1-10. Cách cho điểm đánh giá thường được qui định theo mức độ áp dụng 5S tại từng bộ phận và kết quả đạt được Mỗi chuyên gia đánh giá sẽ cho điểm theo danh mục câu hỏi và dựa trên thang điểm đã được thống nhất. Tổng số điểm đạt được tại mỗi phòng ban/bộ phận được đánh giá sẽ được so sánh với nhau và với điểm tối đa có thể đạt được. Trên cơ sở đó nhóm chuyên gia đánh giá đưa ra những khuyến nghị cải tiến, đề xuất thưởng đối với những đơn thực hiện tốt. Việc thực hiện 5S chỉ có thể đạt kết quả tốt khi có sự tham gia của tất cả cán bộ nhân viên trong tổ chức. Bí quyết đem lại thành công trong việc huy động nguồn nhân lực cũng là yếu tố tạo nên năng suất và chất lượng của doanh nghiệp. 4P liệu đã đủ Lý thuyết truyền thống cho rằng con đường dẫn tới thành công của doanh nghiệp là mô hình tiếp thị hỗn hợp – marketing 4P – với “nguyên tắc vàng” là hiểu khách hàng và phục vụ nhu cầu của họ thông qua việc giải mã 4 chữ P (Product, Place, Price, Promotion).Nguyên tắc này khá bó buộc và hạn hẹp, chưa kể nó được xây dựng dựa trên giả định chủ quan rằng khách hàng luôn có khả năng nhận ra và thể hiện mọi nhu cầu của mình theo cách có lợi cho nhà tiếp thị. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nhớ rằng khách hàng chỉ là một cá nhân, nhưng họ đồng thời cũng đại diện cho một tập hợp người tiêu dùng có khả năng ra quyết định thị trường, hay phân đoạn thị trường mục tiêu. Vì thế, nhà tiếp thị phải coi từng cá nhân khách hàng là nguồn gốc và đích đến của các hoạt động tiếp thị. Nhưng làm thế nào để doanh nghiệp vượt qua các khuôn mẫu cứng nhắc đó và làm nên một sự khác biệt, tạo ra sự bứt phá trong “rừng” nhãn hiệu hiện nay? Chính là nhờ việc định nghĩa lại các nguyên tắc tiếp thị truyền thống.1. Tập trung vào khách hàng hiện tại Trong khi phần lớn các công ty cố gắng tìm kiếm và tạo ra khách hàng mới cho mình, thì một số khác lại chọn phương án tập trung vào các khách hàng hiện có. Harley- Davidson- hãng sản xuất xe đạp và xe gắn máy là một ví dụ. Nhìn vị trí hiện nay của Harley-Davidson trên thị trường, không ai ngờ được rằng công ty này đã suýt bị phá sản vào năm 1985. Bí quyết thành công của Harley-Davidson là gợi mở một niềm đam mê trong lòng nhân
  • 8. viên, các đại lý và khách hàng của công ty trên toàn thế giới đối với sản phẩm của mình. Trong khi các đối thủ cạnh tranh nỗ lực tạo ra nhiều mẫu mã mới để thu hút khách hàng mới, thì công ty đã xây dựng một “cộng đồng Harley” bằng cách tổ chức các buổi lễ kỷ niệm, gây quỹ từ thiện và tạo ra sự khác biệt cho riêng mình với khẩu hiệu “Making the Harley-Davidson dream a way of life” (Biến giấc mơ mang tên Harley-Davison thành phong cách sống). Lý lẽ công ty đưa ra là lôi kéo mọi thành viên trong mỗi gia đình rồi dựa vào “chiến thuật tiếp thị truyền khẩu” để họ cùng nhau chia sẻ ước muốn được sở hữu những sản phẩm mang tên Harley. Như thế, Harley không chọn khách hàng, mà chính khách hàng đã chọn sản phẩm. 2. Tạo ra thị trường mới bằng sản phẩm mới Phương pháp tiếp thị truyền thống dựa trên việc nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu, quan niệm, niềm tin và thị hiếu của khách hàng. Kết quả nghiên cứu này cũng là cơ sở cho các quyết định quan trọng liên quan tới việc lên kế hoạch sản xuất, xác định mục tiêu, mở rộng nhãn hiệu, xúc tiến và thiết lập kênh phân phối… Tuy nhiên, các con số này không thể giúp công ty tạo ra sự bứt phá. Nguyên nhân là vì khi tất cả các doanh nghiệp trong ngành cùng tiến hành nghiên cứu thị trường thì họ sẽ thu được những kết quả na ná như nhau, do đó không doanh nghiệp nào có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình. Ai cũng biết Sony là một “ông lớn” trong lĩnh vực R&D khi hãng này không ngừng tung ra thị trường các sản phẩm mới. “Sản phẩm mới sẽ tạo ra thị trường mới” là phương châm hoạt động của Sony. Quan điểm này trái ngược hẳn với quan điểm cải tiến hoặc thay đổi sản phẩm sẵn có để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Ban lãnh đạo của Sony tin tưởng rằng các sản phẩm có chất lượng luôn có tiềm năng tiêu thụ cao. Từ một công ty điện tử nhỏ, Sony vươn lên trở thành một tập đoàn khổng lồ từ những năm 1980 với khẩu hiệu “You dreamt it, Sony made it” (Bạn chỉ mơ về điều đó, còn Sony đã làm được). 3. Làm mới sản phẩm cũ Chữ P đầu tiên trong mô hình tiếp thị hỗn hợp là Product (sản phẩm). Sản phẩm ở đây là hàng hóa hoặc dịch vụ được tạo ra để phục vụ khách hàng, bao gồm cả chất lượng và hình thức sản phẩm, dịch vụ hậu mãi … Các công ty thường cho là chữ P này ngụ ý việc cải tiến sản phẩm/dịch vụ dựa trên các đặc tính hiện tại của sản phẩm/dịch vụ đó. Tuy nhiên một số công ty lại cố ý tạo ra các thay đổi triệt để trong sản phẩm nhằm tạo ra những khái niệm hoàn toàn mới và thỏa mãn nhu cầu khách hàng theo cách hoàn toàn
  • 9. mới, cách mà không thể có được nếu tuân theo các nguyên tắc tiếp thị trước đây. Starbucks đã làm như vậy với sản phẩm cà phê của mình, loại cà phê đơn giản mà người Mỹ vẫn hằng say mê. Công ty đã thay đổi sản phẩm cà phê truyền thống của mình theo cách mà khách hàng chưa từng được thưởng thức bao giờ – cà phê lạnh với giá phải chăng. Starbucks đã tạo lập vị trí đặc biệt cho mình trong tâm trí khách hàng nhờ đưa được những yếu tố cảm xúc vào thứ đồ uống hết sức phổ thông này. Sự biến chuyển từ “cà phê” sang “ấn tượng cà phê” đã làm thay đổi hẳn cái nhìn của các nhà tiếp thị về khái niệm sản phẩm. 4. Khách hàng là người đặt ra giá cả Các công ty có xu hướng dựa vào những tiêu chí định giá chung của ngành để xác định giá cả cho sản phẩm (và sự điều chỉnh, nếu có, thường không đáng kể). Nhưng Wal-Mart đã chọn cách làm khác. Công ty hướng tới việc cung cấp các sản phẩm với mức giá khác hàng dễ chấp nhận nhất. Như vậy, khách hàng đã trở thành người định giá thay vì là người chấp nhận giá. Công ty cũng luôn đi đầu trong việc giảm giá sản phẩm mỗi ngày và dựa vào yếu tố đó để thu hút một lượng lớn khách hàng. Hệ thống cửa hàng giảm giá cũng được thiết lập dựa trên quan điểm đó. 5. Chọn tên nhãn hiệu đơn giản Sứ mệnh của hoạt động quản lý nhãn hiệu là tạo ra nhãn hiệu thích hợp và dễ nhớ đối với khách hàng sao cho có thể gắn kết sản phẩm với hình ảnh công ty. Thông thường, nhãn hiệu phải thể hiện được công dụng của sản phẩm, củng cố niềm tin của khách hàng vào sản phẩm, dễ nhớ và nhất là phải độc đáo. Nhưng khi trên thị trường đã tồn tại quá nhiều các tên gọi độc đáo, thì một cái tên đơn giản sẽ gây được sự chú ý của người tiêu dùng. Không ít công ty đã tiến hành điều tra, khảo sát để tìm một cái tên thật hay cho sản phẩm của mình, trong khi có những cái tên đơn giản nhưng lại tạo ra cảm xúc đặc biệt trong lòng khách hàng và trở nên nổi tiếng như một nhãn hiệu chứ không chỉ là một sản phẩm. Apple Computer, với nhãn hiệu và biểu tượng hết sức đơn giản và không liên quan gì tới các sản phẩm công nghệ cao của công ty, đã thành công trong việc tạo ra một nhãn hiệu mạnh. Naomi Klein, nhà phê bình trong lĩnh vực xây dựng thương hiệu, tác giả cuốn sách “No Logo” (Không cần biểu tượng), cho biết, những công ty như Apple không phải đang bán sản phẩm, mà là bán thương hiệu của họ. 4P trong marketing
  • 10. Mọi chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ đều nhận thức rõ ràng những khó khăn trong “cuộc chiến” giành giật nhân tài với các công ty lớn. Sở hữu những thương hiệu nổi tiếng và khả năng tung ra những gói lương hậu hĩnh, những công ty lớn thường dư dả tiềm năng thu hút và níu giữ nhân tài. Tuy nhiên trên thực tế không phải lúc nào các “đại gia” cũng giành phần thắng. Nếu biết cách tận dụng và phát huy những lợi thế của mình, những công ty nhỏ và vừa hoàn toàn có đủ khả năng vượt mặt những công ty lớn trong “cuộc chiến nhân sự”. Cụ thể, bằng việc rèn luyện để đội ngũ HR hiểu và hành động tương tự như đội ngũ kinh doanh và marketing, doanh nghiệp có thể vận dụng nguyên tắc 4P (Product: sản phẩm, Place: bối cảnh, Promotion – Quảng bá, Price: Giá cả) để có được chữ P thứ năm, vô cùng quan trọng, đó là People: Con người.“Sản phẩm” chính là công ty bạn!Ở vai trò là nhà tuyển dụng, bạn đang “bán” những gì? Để vạch ra chi tiết những ưu điểm của công ty bạn và cũng để thuyết phục các ứng viên về “đầu quân”, bạn hãy cân nhắc những câu hỏi sau: communication1.jpgĐâu là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp bạn? Quảng bá rõ ràng mục tiêu, những giá trị và tầm nhìn doanh nghiệp trên các thông điệp tuyển dụng nhân sự, trên cả website doanh nghiệp và ngay cả trong nội dung phỏng vấn. Hãy nói để các ứng viên hiểu rõ sự khác biệt của công ty của bạn so với các nhà tuyển dụng khác. Giá trị của nhà tuyển dụng bao gồm tập hợp những đặc tính khiến công ty của bạn trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các ứng viên khi đem ra so sánh với các công ty khác. Hãy đặt mình vào vị trí ứng viên và tự hỏi vì lý do gì khiến ứng viên quan tâm và muốn gia nhập công ty bạn? Liệu đó chỉ đơn thuần là mức thu nhập hấp dẫn? được đào tạo liên tục? cơ hội thăng tiến nhanh và môi trường làm việc hoàn hảo? Thương hiệu nhà tuyển dụng không bị bó hẹp trong nội dung những thông điệp tuyển dụng. Thực tế đây là cả một quá trình tìm tòi, nghiên cứu liên tục để phát triển và điều chỉnh. Bạn hãy hỏi đội ngũ nhân viên của mình để tìm ra những bất cập cần loại bỏ để có thể thực hiện đầy đủ các cam kết của thương hiệu nhà tuyển dụng. “Bối cảnh”: Hãy là một “ngày đẹp trời” Bạn đặt mình vào vị trí là một ứng viên đến tham dự phỏng vấn. Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy không hài lòng khi cuộc phỏng vấn diễn ra chậm hơn so với kế hoạch, không được chuẩn bị trong khi người phỏng vấn thỉnh thoảng ngắt quãng vì điện thoại gọi đến. Ứng viên định hình hình ảnh doanh nghiệp trước, sau và cả trong quá trình phỏng vấn. Để đảm bảo tiến trình tuyển dụng diễn ra như mong đợi, bạn hãy xác định những điểm mấu
  • 11. chốt như thời điểm tiếp nhận hồ sơ, khi ứng viên tới tham dự phỏng vấn và cả những cuộc gọi cho các ứng viên sau khi phỏng vấn. Mọi ứng viên, bao gồm cả ứng viên thất bại, đều có thể sẽ chia sẻ với bạn bè họ về những trải nghiệm có được với bạn bất kể tốt hay xấu. Thông tin phản hồi của các ứng viên về chất lượng buổi phỏng vấn cũng rất quan trọng, chúng giúp bạn phát hiện và loại bỏ những khiếm khuyết và nhược điểm còn tồn đọng ở vai trò nhà tuyển dụng. “Quảng bá”: Hãy để “tiếng lành đồn xa” Tiêu tiền cho những thông báo tuyển dụng đắt tiền không phải là biện pháp tối ưu bởi những người tìm việc “thụ động” (ví dụ những người đã hài lòng với công việc hiện tại của họ) thường rất ít khi tìm kiếm thông tin tuyển dụng. Quá trình tìm kiếm nhân viên phù hợp nên được bắt đầu từ việc xây dựng quan hệ với những ứng viên “đạt chuẩn”. Đừng ngần ngại áp dụng các thủ thuật marketing quan hệ khách hàng đối với các ứng viên. Ví dụ, ngay khi phát hiện một ứng viên phù hợp, hãy duy trì liên lạc với anh ta hoặc cô ta. Bạn không cần tới những ứng dụng phần mềm phức tạp để làm được điều này. Chỉ cần một bản thư điện tử, một cuộc gọi hoặc một tấm vé mời tham dự một sự kiện định kỳ của công ty có thể tạo điều kiện để bạn có được sự cống hiến của họ một cách dễ dàng. “Giá cả”: Lợi ích không chỉ đơn giản là thù lao action_plan.gifNhà tuyển dụng luôn phải cạnh tranh bởi thị trường lao động luôn thiếu những ứng viên đạt chuẩn. Các ứng viên có quyền chủ động lựa chọn những công việc phù hợp nhất với mong đợi của họ và khái niệm “giá” được đề cập đến trong quá trình tuyển dụng chính là “lương, thưởng”. Ở vai trò nhà tuyển dụng, bạn không nên chỉ nói với các ứng viên “Chúng tôi có mức lương thưởng cạnh tranh phù hợp vào kinh nghiệm của bạn”. Thay vào đó, bạn cần đề cập một cách tổng thể, rõ ràng toàn bộ gói lợi ích mà ứng viên sẽ được hưởng: thù lao cơ bản, tiền thưởng từ lợi nhuận, các khoản chi để khuyến khích nhân viên, các cơ hội thăng tiến và đào tạo… Bạn đừng quên đề cập cả văn hóa doanh nghiệp. Hãy nghĩ “gia nhập công ty ứng viên sẽ được hưởng những gì?” và đưa ra phương pháp tiếp cận ứng viên tốt nhất. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể đưa ra mức lương cơ bản cao nhất. Tuy nhiên, mức lương cơ bản lại không phải là yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng thu hút và níu giữ người tài. Ngay cả khi được chào mời với mức lương cơ bản cao ngất ngưởng, một nhân viên có năng lực vẫn có thể từ bỏ công ty bạn bởi hàng loạt những nguyên nhân như năng lực đội ngũ lãnh đạo công ty kém, không được đào tạo, thiếu cơ hội thăng tiến…
  • 12. Để áp dụng thành công nguyên tắc 4P cho HR, điểm mấu chốt mà doanh nghiệp cần thực hiện là thực thi đầy đủ những cam kết của mình. Nếu bạn đưa ra một cam kết không thể thực thi đối với một ứng viên, bạn đứng trước nguy cơ tuột mất ứng viên này, xấu hơn nữa là cả xâu chuỗi quan hệ mà ứng viên đó là một mắt xích. nguyên tắc truyền thông 3C Có một xu thế, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, là cố gắng mang lại tất cả mọi thứ đối với tất cả mọi người. Xuất phát từ tình trạng này, doanh nghiệp X thường lăng xê quảng bá mình là Y hoặc Z…Mục tiêu của họ là mở rộng phạm vi quăng lưới với hy vọng “chộp” được số lượng lớn khách hàng. Tuy nhiên thực tế cho thấy, bạn chỉ có thể nắm bắt và giữ chân khách hàng khi thực sự tập trung vào lĩnh vực mình làm tốt nhất, mang lại nhiều giá trị nhất cho nhóm đối tượng khách hàng cụ thể.Người tiêu dùng ngày càng khó tính hơn khi lựa chọn và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. Nói cách khác, bạn phải thực sự nổi bật giữa số đông các nhà cung cấp khác. Để làm được điều này, tinh chỉnh các thông điệp truyền thông, tiếp thị là rất quan trọng và bạn có thể tham khảo “nguyên tắc 3C”. Crisp: Ngắn gọn Thông điệp tiếp thị ngắn gọn không chỉ đơn thuần nhằm tiết giảm chi phí marketing trong bối cảnh nền kinh tế còn đang trong thời kỳ suy thoái. Trên cơ sở đảm bảo chất lượng nội dung và có trọng tâm, thông điệp càng ngắn gọn và rõ ràng thì càng dễ phát tán và truyền bá. Bạn có khả năng mô tả về doanh nghiệp của mình, những sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp chỉ trong vòng 30 giây? Thông điệp nên được gói gọn trong 2 đến 3 câu và tránh dùng các thuật ngữ mà chỉ “dân trong nghề” mới hiểu. Bạn hãy thử truyền tải thông điệp tiếp thị của mình cho một người bạn và hỏi họ thể hiện những cảm nhận của họ về sản phẩm, dịch vụ công ty bạn đang cung cấp. Nếu thông tin phản hồi là chưa đủ hoặc vẫn còn mơ hồ, bạn nên điều chỉnh lại thông điệp trước khi phát tán thông qua các kênh truyền thông hiện có. Customer-Centric: Khách hàng làm trọng tâm Hãy tìm cách để khách hàng hiểu không những bạn làm gì mà cả vì sao bạn làm việc đó. Sẽ thật tuyệt vời nếu khách hàng cảm nhận được rằng họ chính là trọng tâm, tiêu điểm phục vụ của công ty bạn. Hãy quảng bá không chỉ kinh nghiệm, chuyên môn của doanh
  • 13. nghiệp bạn mà cả những lợi ích được đảm bảo mà bạn mang lại cho khách hàng. Nói cách khác, khách hàng cần phải được thuyết phục, lý giải cho hành vi mua sắm, sử dụng các dịch vụ, sản phẩm của bạn. Để làm tốt việc này, doanh nghiệp hãy tìm cách đánh giá về sản phẩm, dịch vụ từ chính góc nhìn của khách hàng. “Quan trọng là bạn phải hiểu khách hàng muốn gìđể có thể tùy biến thông điệp tiếp thị của mình sao cho phù hợp. Cùng một chiếc điện thoại, ví dụ dòng E75, mình thường lựa chọn thông điệp tiếp thị với trọng tâm về kiểu dáng, các tính năng giải trí khi tiếp cận đối tượng khách hàng là người trẻ tuổi. Trong khi đó muốn bán cho giới doanh nhân, đương nhiên khả năng gửi nhận email, hỗ trợ kết nối không dây… phải là con át chủ!”, Minh Vũ chủ một quầy điện thoại trên đường Võ Văn Tần (Q1) khẳng định. Thứ tự ưu tiên khi đề cập đến các đặc tính của sản phẩm dịch vụ trong thông điệp tiếp thị có thể thay đổi để phù hợp hơn với từng đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp rất cần duy trì một thông điệp tiếp thị nhất quán. Consistent – tính nhất quán là chữ C cuối cùng trong chuỗi 3C. Consistent: Nhất quán Chị Hòa – chủ một chuỗi siêu thị điện máy ở Quận Phú Nhuận cho biết, doanh nghiệp của chị thỉnh thoảng có tiến hành hoạt động tiếp thị thông qua tờ rơi và một số tờ báo ngày. Đặc thù của chuỗi siêu thị là kinh doanh nhiều mặt hàng nhưng nhất thiết doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một thông điệp tiếp thị đặc trưng để có thể tạo ấn tượng trong quá trình tiếp cận khách hàng. “Chi phí cho marketing còn hạn chế và thời gian, tần xuất xuất hiện của thông điệp không nhiều. Chính vì vậy, mình luôn tìm cách duy trì một thông điệp xuyên suốt và độc đáo trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng khả năng đáp ứng và thực thi thông điệp này bởi mình coi đó như là một lời cam kết với khách hàng”, chị Hòa chia sẻ. Khi đã nhìn từ góc nhìn của khách hàng và “chau chuốt” được một thông điệp tiếp thị vừa gắn gọn vừa hướng tới khách hàng, bạn hãy triển khai quảng bá thông điệp một cách linh hoạt nhưng cũng rất cần tính nhất quán, bất kể kênh truyền thôngbạn lựa chọn là gì: qua email, website, tờ rơi, truyền hình… Nhờ thông điệp được lặp đi lặp lại qua nhiều kênh truyền tải khác nhau, việc uy trì một thông điệp tiếp thị nhất quán không những mang lại hiệu quả kinh doanh tức thời mà còn có giá trị lâu dài đối với việc xây dựng thương hiệucủa doanh nghiệp. kỹ thuật tư duy 5W1H
  • 14. Để bắt đầu nghiên cứu, học hỏi hoặc viết về một vấn đề nào đó, chúng ta thường lúng túng vì không biết phải bắt đầu như thế nào, tiến hành ra làm sao, tại sao chúng ta phải làm điều này, nó có ích lợi gì hay không, …? 5W1H viết tắt từ các từ sau: What? (Cái gì?) Where? (Ở đâu?) When? (Khi nào?) Why? (Tại sao?) How? (Như thế nào?) Who? (Ai?) Để trình bày một ý tưởng, tóm tắt một sự kiện, một cuốn sách hoặc bắt đầu nghiên cứu một vấn đề, chúng ta hãy tự đặt cho mình những câu hỏi sau: WHAT? (Cái gì?) - Cái đó là gì? - Nó đề cập đến vấn đề gì? - Kế tiếp sự kiện này, thì cái gì khác xảy ra? (What else) - Cuốn sách này trình bày vấn đề gì? - Bài học này trình bày vấn đề gì? - E-learning là gì? - Những câu hỏi phụ của vấn đề này là gì?… WHERE (Ở đâu?) - Vấn đề trình bày nằm trong lĩnh vực nào? - Sự kiện lịch sử này xảy ra ở địa điểm nào? - Vấn đề này còn liên quan đến các lĩnh vực nào khác? - Loại thảo dược này thường được trồng ở đâu?
  • 15. - Bài báo này đăng trên tạp chí nào? - Tìm hiểu kiến thức về việc ứng dụng ICT trong dạy học ở đâu? - Bài thuyết trình này sẽ được trình bày trong nhóm hay trước lớp?… WHEN (Khi nào?) - Sự kiện này xảy ra khi nào? - Vấn đề này, trước đây đã có ai nghiên cứu chưa, khi nào? - Khái niệm này bắt đầu xuất hiện khi nào? - Khi nào thì cần ứng dụng ICT trong bài dạy? - Khi nào thì mình sẽ trình bày bài thuyết trình này? - Các bước nghiên cứu (đề tài tốt nghiệp, luận văn, tiểu luận, …) sẽ được thực hiện theo thời gian nào, hoặc phải kết thúc từng bước khi nào?… WHY (Tại sao?) - Tại sao phải nghiên cứu vấn đề này? - Tại sao tác giả cuốn sách lại lựa chọn cách sắp xếp như thế này? - Tại sao thí nghiệm này không diễn ra đúng như dự kiến? (Why not) - Tại sao giáo viên truy cập nhiều vào website giaovien.net? - Tại sao cuộc khởi nghĩa này nổ ra? Tại sao nó thất bại? - Tại sao hồi nhỏ mình học trong trường thuộc loại khá giỏi mà bây giờ vẫn luôn chật vật về kinh tế?… HOW (Như thế nào?) - Chiếc máy này hoạt động như thế nào? - Công việc này nên bắt đầu như thế nào? - Dự án này sẽ tiêu tốn bao nhiêu? (How much) - Các sự kiện và nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này được kết nối như thế nào? - Sự kiện lịch sự này đã làm đối phương thiệt hại bao nhiêu quân trang, vũ khí và người? (How many) - Phong cách của bài báo sắp tới nên như thế nào? WHO (Ai?) - Ai đã nghiên cứu vấn đề này? - Ai phụ trách dự án này? - Bài trình bày sắp tới dành cho đối tượng nào? - Khi mình gặp khó khăn trong ứng dụng ICT, mình sẽ hỏi ai? - Ai sẽ hưởng lợi khi dự án này được tiến hành? Còn ai khác không? (Who else)
  • 16. - Ai là tác giả của cuốn sách đang làm dư luận xôn xao? - Chính sách này của nhà nước hướng đến đối tượng nào? Công cụ 5W1H thoạt nhìn rất đơn giản nhưng lại tỏ ra rất hiệu quả nếu chúng ta sử dụng nó đúng đắn, khéo léo và thông minh. Ví dụ về việc sử dụng công cụ 5W1H trong thực tiễn Tác giả T.T.H – một người làm việc cho CENTEA – cho biết đã sử dụng công cụ 5W1H để thực hiện bài viết thú vị “Học cách Tư duy tích cực”. Sau đây là các phân tích của anh ta với công cụ 5W1H để thực hiện bài viết thú vị và hữu ích trên: WHAT: Bài viết sẽ đề cập đến vấn đề gì? - Bài viết đề cập đến kỹ năng tư duy tích cực, nêu lên được một phác thảo sơ lược: Tư duy tích cực là gì? -> Sự ra đời của phần 1 của bài viết: Tư duy tích cực là gì? WHERE: Bài viết sẽ được đăng tải ở đâu? Tài liệu tìm từ đâu? - Bài viết sẽ được đăng tải trên website giaovien.net. Tài liệu được tìm kiếm trên mạng thông tin Internet (phần Nguồn tham khảo ở cuối bài viết) WHEN: Khi nào bài viết được đăng? - Sau khi bài viết đã được kiểm tra các lỗi chính tả bởi CENTEA và duyệt toàn bộ nội dung bài. WHY: Tại sao phải thực hiện bài viết này? Tại sao phải tư duy tích cực? - Vì mong muốn cung cấp đến cộng đồng giáo viên những kiến thức về các kỹ năng sống, mà tư duy tích cực là một trong những kỹ năng có vai trò quan trọng trong việc phòng tránh và giảm stress, cân bằng công việc và cuộc sống, phát triển sức mạnh tinh thần. - Để trả lời câu hỏi “Tại sao phải tư duy tích cực?”, bài viết cần đưa ra các yếu tố thuyết phục người đọc về lợi ích của tư duy tích cực để thuyết phục họ về tầm quan trọng của kỹ năng này. -> Sự ra đời của phần 2 của bài viết: Tại sao phải tư duy tích cực? HOW: Bài viết cần được thực hiện như thế nào? Muốn tư duy tích cực thì phải làm sao? - Vì đối tượng nhắm đến của bài viết là những người không biết hoặc biết nhưng chưa nắm cụ thể và rõ ràng nó là gì? Do đó, bài viết cần được thực hiện với một văn phong lôi cuốn nhưng dễ hiểu, đơn giản và rõ ràng. Đồng thời, các ví dụ đưa ra phải ít nhiều dính dáng đến giáo viên.
  • 17. - Để trả lời câu hỏi “Muốn tư duy tích cực thì phải làm sao?” thì cần đưa ra được các phương pháp thực hành, các lời khuyên để tham khảo. -> Sự ra đời của phần 3 của bài viết: Làm thế nào để tư duy tích cực? WHO: Đối tượng của bài viết là ai? Ai viết bài này? Ai kiểm tra và duyệt nội dung? - Đối tượng của bài viết là các Thầy Cô và các bạn muốn tìm hiểu về kỹ năng Tư duy tích cực. Có thể họ chưa biết hoặc có nghe qua cụm từ “Tư duy tích cực” nhưng không nắm hết các vấn đề, kỹ thuật liên quan. - Người viết bài: chính là …tui đây. - Ai duyệt bài? Ban quản trị của CENTEA. Bên trên là những phác thảo của tác giả T.T.H để thực hiện bài viết “Học cách Tư duy tích cực”. Chúng ta thấy rằng, việc sử dụng công cụ này thật đơn giản nhưng rất hiệu quả. Công cụ 5W1H còn có thể được sử dụng hiệu quả trong nhiều trường hợp khác như: thuyết trình, nghiên cứu khoa học, tóm tắt một cuốn sách, ghi nhớ một sự kiện,…5W1H cũng có thể sử dụng chung với Bản đồ tư duy để giải quyết nhiều vấn đề khác nhau trong giảng dạy, học tập, kinh doanh, đàm phán,… Một chút thông tin về nguồn gốc của 5W1H Khái niệm 5W1H được cho là có nguồn gốc từ bài thơ “The Elephant’s Child” của Rudyard Kipling. Bài thơ này như sau: I have six honest serving-men They taught me all I knew Their names are What and Where and When And How and Why and Who. Tạm dịch: Tôi có 6 người đầy tớ trai trung thực Họ đã dạy cho tôi biết mọi thứ Tên của họ là What và Where và When Và How và Why và Who. Nguyên tắc SMART trong kinh doanh Cuộc sống ngày nay với sự đòi hỏi ngày càng cao trong công việc bắt buộc chúng ta phải có kỹ năng làm việc tốt để có thể thích nghi được với nó, đạt được kết quả
  • 18. cao trong công việc cũng như cân bằng được cuộc sống cá nhân và gia đình. Tuy nhiên, với quỹ thời gian bất biến thì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể giải quyết hài hoà được việc này. Mỗi ngày có 24 tiếng, một tuần có 7 ngày, 1 tháng có 30 ngày và một năm qua đi chỉ sau 365 ngày. Vậy thì tại sao trong một chừng mực thời gian nhất định, có người chẳng làm nên trò trống gì trong khi một số người làm được vô khối việc lớn lao to tát? Phải chăng họ có một khả năng siêu phàm và quỹ thời gian nhiêu hơn so với những người bình thường khác? Quỹ thời gian của mọi người là như nhau, vì thế, câu trả lời không nằm ở chỗ chúng ta có bao nhiêu thời gian để làm các công việc đó như thế nào cho hiệu quả. Đa số các chuyên gia về quản lý nhân sự cho rằng để sử dụng thời gian của mình một cách tốt nhất, trước hết, mỗi cá nhân phải nhận định năng lực làm việc của bản thân dựa trên phân tích những điểm mạnh, điểm yếu đối với công việc mình đang đảm nhiệm, từ đó mà biết mình mong muốn điều gì trong sự nghiệp ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Đây chính là công việc đặt cho bản thân mình một mục tiêu để hướng tới. Làm thế nào để xác định được mục tiêu chính xác? Trong kinh doanh hiện đại, người ta thường đề cập đến nguyên tắc SMART, tức là mục tiêu được xây dựng dựa trên những tiêu chí sau: SMART  S-Specific: Cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu.  M-Measurable: Đo đếm được.
  • 19.  A-Achievable: Có thể đạt được bằng chính khả năng của mình.  R-Realistic: Thực tế, không viển vông.  T-Time bound: Thời hạn để đạt được mục tiêu đã vạch ra. Trong đó, tiêu chí “đo đếm được” gắn với những con số cụ thể. Ví dụ, mục tiêu của tôi là trở thành người giàu, vậy giàu thế nào? Nghĩa là cần phải có con số cụ thể để đo đếm được. Ví dụ một tỷ hay mười tỷ… Hơn thế nữa, chữ “M” còn mang tính động viên (Motivation), điều này sẽ luôn thôi thúc, tạo ra niềm mong muốn cháy bỏng để tập trung mọi hoạt động nhằm hướng tới mục tiêu nỗ lực phấn đấu để đạt được. Cũng đối khi người ta nhầm lẫn giữa chữ “A” và chữ “R”. Tuy nhiên, điều “có thể thực hiện được” không đồng nhất với “thực tế”. Một người được mời về làm giám đốc tài chính ngân hàng thương mại cổ phần, bằng cấp chuyên môn và kinh nghiệm điều hành đều siêu hạng (A) mà không có “Chân” trong hội đồng quản trị (R) thì không thể có cơ hội trở thành tổng giám đốc của ngân hàng đó được. Từ ví dụ này có thể hiểu, nếu có đầy đủ điều kiện thuộc tiêu chí A mà thiếu đi tiêu chí R thì không thể đạt được mục tiêu. Điều này còn đúng hơn trong đời sống chính trị. Bước tiếp theo sau khi xác định được Mục tiêu SMART là hãy viết mục tiêu đó ra giấy, đặt trên bàn làm việc hay bất cứ chỗ nào mà bạn có thể nhìn thấy hàng ngày. Cách này giúp bạn luôn nghĩ đến nó và thúc đẩy bạn hành động hướng tới mục tiêu đề ra. Sau đó, hãy lập kế hoạch chi tiết để thực hiện. Như vậy, bạn sẽ tính được mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm bạn sẽ phải kiếm được bao nhiêu và rồi lên kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu đó, mỗi năm phải tiết kiệm mấy chục triệu, khi nào mua đất,cất nhà. Trong khi lập kế hoạch, cần thiết phải chia nhỏ mục tiêu ra để biết con đường bạn đi bao xa, bạn đã đi được chừng nào (đạt được bao nhiêu % kế hoạch) và tiếp tục bao lâu nữa để về đích. Điều này cũng giống như tầm quan trọng của những cột cây số khi đi trên đường vậy. Khi đó bạn sẽ biết hôm nay, ngày mai rồi tháng này và năm này phải làm gì. Tốt nhất, nên viết sơ đồ phân tích công việc hàng ngày để biết việc gì cần làm trước, việc gì làm sau, việc gì là quan trọng (important) và việc gì gấp, cần làm ngay (urgent). Tâm lý chung của chúng ta là việc gì dễ và thích thì làm trước, việc khó và không thích thì để lại làm sau.. Thật tệ hại là việc khó càng để lâu, càng khó thực hiện và đôi khi việc gấp lại không hề quan trọng. Hãy liên tưởng tới câu chuyện về chiếc bình và những viên sỏi, nếu ngay từ đầu bạn cho vào chiếc bình đầy cát thì sẽ không có cách nào để xếp những viên đá hoặc sỏi vào đó nữa nhưng khi bạn xếp lần lượt đá-sỏi-cát, bạn còn chứa được cả nước
  • 20. cùng trong một chiếc bình. Vấn đề quan trọng không phải chiếc bình chứa được bao nhiêu thứ mà quan trọng là bạn phải biết phân biệt được công việc nào là khó “đá hộc” và đâu là những viên sỏi hay cát trong cuộc đời, biết cách quản lý thời gian hiệu quả để cân bằng cuộc sống. Cách quản lý thời gian hiệu quả thường được nhìn nhận từ 2 khía cạnh, người quản lý và nhân viên. Tại sao người chủ doanh nghiệp luôn cảm thấy thiếu thời gian và quá tải về công việc? Thường thì mức độ quá tải công việc của người quản lý tuỳ thuộc vào quá trình hình thành, quy mô doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, tâm lý chung của người lãnh đạo là luôn không hết việc. Những người tham công tiếc việc, làm việc đến 18 tiếng một ngày họ vẫn cảm thấy chưa đủ, đôi khi họ ao ước “phải chi 1 ngày có 25 tiếng, 1 tuần có 8 ngày và 1 năm có 366 ngày…” và họ luôn phạm phải một tội là “lấy cắp thời gian của gia đình”. Vậy có phương pháp nào để cân bằng thời gian cho công việc, nghỉ ngời giải trí và cho gia đình? Với một doanh nghiệp mới ra đời thì hoàn toàn có thể chấp nhận được với sự quá tải về công việc và luôn phải làm thêm rất nhiều tiếng trong một ngày đối với người lãnh đạo. Nhưng tình trạng đó không thể kéo dài mãi, mấu chốt đầu tiên là người chủ doanh nghiệp phải biết cách xây dựng hệ thống, qui trình làm việc, tiếp theo là xây dựng ngay đội ngũ kế cận. Tiếp đến là phân quyền cho nhân viên thì đòi hỏi phải thật rõ ràng cụ thể, phải đặt niềm tin vào người được giao việc và hãy lùi lại phía sau để nhân viện có sự chủ động trong giải quyết công việc. Nếu các cấp quản lý bên dưới giải quyết các sự vụ tốt thì người lãnh đạo sẽ yên tâm làm những việc “khó” đúng vai trò của mình. Vì thế, điều quyết định hiệu quả quản lý thời gian của người lãnh đạo chính là hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên. Ở khía cạnh nhân viên, để thời gian làm việc đạt hiệu quả cao nhất, nhân viên phải xác định được mục tiêu của mình, biết ***g ghép mục tiêu cá nhân với mục tiêu của doanh nghiệp để lên kế hoạch công việc của bản thân. Người quản lý nên hướng dẫn nhân viên xây dựng một mục tiêu Smart, sau đó cùng thống nhất nhau về mục tiêu đó. Khi đã có được sự đồng thuận giữa nhân viên và cấp quản lý thì việc còn lại chỉ là lên kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu đề ra. Việc phân biệt cái Important và cái Urgent đối với nhân viên không quan trọng như
  • 21. với người quản lý vì công việc của nhân viên thường theo chuyên môn cụ thể và ít những vấn đề phát sinh. Thay vào đó, tính kỷ luật về thời gian với bản thân là thứ cực kỳ quan trọng. Vì vậy, khi đã thống nhất về mục tiêu giữa cấp quản lý và nhân viên đó sẽ có động lực làm việc và họ sẽ tận dụng tối đa thời gian làm việc để đạt mục tiêu. SMART trong nghệ thuật quản lý thời gian Cuộc sống ngày nay với sự đòi hỏi ngày càng cao trong công việc bắt buộc chúng ta phải có kỹ năng làm việc tốt để có thể thích nghi được với nó, đạt được kết quả cao trong công việc cũng như cân bằng được cuộc sống cá nhân và gia đình. Tuy nhiên, với quỹ thời gian bất biến thì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể giải quyết hài hoà được việc này. Mỗi ngày có 24 tiếng, một tuần có 7 ngày, 1 tháng có 30 ngày và một năm qua đi chỉ sau 365 ngày. Vậy thì tại sao trong một chứng mực thời gian nhất định, có người chẳng làm nên trò trống gì trong khi một số người làm được vô khối việc lớn lao to tát? Phải chăng họ có một khả năng siêu phàm và quỹ thời gian nhiêu hơn so với những người bình thường khác? Quỹ thời gian của mọi người là như nhau, vì thế, câu trả lời không nằm ở chỗ chúng ta có bao nhiêu thời gian để làm các công việc đó như thế nào cho hiệu quả. Đa số các chuyên gia về quản lý nhân sự cho rằng để sử dụng thời gian của mình một cách tốt nhất, trước hết, mỗi cá nhân phải nhận định năng lực làm việc của bản thân dựa trên phân tích những điểm mạnh, điểm yếu đối với công việc mình đang đảm nhiệm, từ đó mà biết mình mong muốn điều gì trong sự nghiệp ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Đây chính là công việc đặt cho bản thân mình một mục tiêu để hướng tới. Làm thế nào để xác định được mục tiêu chính xác? Trong kinh doanh hiện đại, người ta thường đề cập đến nguyên tắc SMART, tức là mục tiêu được xây dựng dựa trên những tiêu chí sau:  S-Specific: Cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu;  M-Measurable: Đo đếm được;  A-Achievable: Có thể đạt được bằng chính khả năng của mình;  R-Realistic: Thực tế, không viển vông;  T-Time bound; Thời hạn để đạt được mục tiêu đã vạch ra. Trong đó, tiêu chí “đo đếm được” gắn với những con số cụ thể. Ví dụ, mục tiêu của tôi là trở thành người giàu ,vậy giàu thế nào? Nghĩa là cần phải có con số cụ thể để đo đếm được. Ví dụ một tỉ hay mười tỉ… Hơn thế nữa, chữ “M” còn mang tính động viên
  • 22. (Motivation), điều này sẽ luôn thôi thúc, tạo ra niềm mong muốn cháy bỏng để tập trung mọi hoạt động nhằm hướng tới mục tiêu nỗ lực phấn đấu để đạt được. Cũng đôi khi người ta nhầm lẫn giữa chữ “A” và chữ “R”. Tuy nhiên, điều “có thể thực hiện được” không đồng nhất với “thực tế”. Một người được mời về làm giám đốc tài chính ngân hàng thương mại cổ phần, bằng cấp chuyên môn và kinh nghiệm điều hành đều siêu hạng (A) mà không có “Chân” trong hội đồng quản trị (R) thì không thể có cơ hội trở thành tổng giám đốc của ngân hàng đó được. Từ ví dụ này có thể hiểu, nếu có đầy đủ điều kiện thuộc tiêu chí A mà thiếu đi tiêu chí R thì không thể đạt được mục tiêu. Điều này còn đúng hơn trong đời sống chính trị. Bước tiếp theo sau khi xác định được Mục tiêu SMART là hãy viết mục tiêu đó ra giấy, đặt trên bàn làm việc hay bất cứ chỗ nào mà bạn có thể nhìn thấy hàng ngày. Cách này giúp bạn luôn nghĩ đến nó và thúc đẩy bạn hành động hướng tới mục tiêu đề ra. Sau đó, hãy lập kế hoạch chi tiết để thực hiện. Như vậy, bạn sẽ tính được mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm bạn sẽ phải kiếm được bao nhiêu và rồi lên kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu đó, mỗi năm phải tiết kiệm mấy chục triệu, khi nào mua đất,cất nhà. Trong khi lập kế hoạch, cần thiết phải chia nhỏ mục tiêu ra để biết con đường bạn đi bao xa, bạn đã đi được chừng nào (đạt được bao nhiêu % kế hoạch) và tiếp tục bao lâu nữa để về đích. Điều này cũng giống như tầm quan trọng của những cột cây số khi đi trên đường vậy. Khi đó bạn sẽ biết hôm nay, ngày mai rồi tháng này và năm này phải làm gì. Tốt nhất, nên viết sơ đồ phân tích công việc hàng ngày để biết việc gì cần làm trước, việc gì làm sau, việc gì là quan trọng (important) và việc gì gấp, cần làm ngay (urgent). Tâm lý chung của chúng ta là việc gì dễ và thích thì làm trước, việc khó và không thích thì để lại làm sau.. Thật tệ hại là việc khó càng để lâu, càng khó thực hiện và đôi khi việc gấp lại không hề quan trọng. Hãy liên tưởng tới câu chuyện về chiếc bình và những viên sỏi, nếu ngay từ đầu bạn cho vào chiếc bình đầy cát thì sẽ không có cách nào để xếp những viên đá hoặc sỏi vào đó nữa nhưng khi bạn xếp lần lượt đá-sỏi-cát, bạn còn chứa được cả nước cùng trong một chiếc bình. Vấn đề quan trọng không phải chiếc bình chứa được bao nhiêu thứ mà quan trọng là bạn phải biết phân biệt được công việc nào là khó “đá hộc” và đâu là những viên sỏi hay cát trong cuộc đời, biết cách quản lý thời gian hiệu quả để cân bằng cuộc sống. Cách quản lý thời gian hiệu quả thường được nhìn nhận từ 2 khía cạnh, người quản lý và nhân viên. Tại sao người chủ doanh nghiệp luôn cảm thấy thiếu thời gian và quá tải về
  • 23. công việc? Thường thì mức độ quá tải công việc của người quản lý tuỳ thuộc vào quá trình hình thành, quy mô doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, tâm lý chung của người lãnh đạo là luôn không hết việc. Những người tham công tiếc việc, làm việc đến 18 tiếng một ngày họ vẫn cảm thấy chưa đủ, đôi khi họ ao ước “phải chi 1 ngày có 25 tiếng, 1 tuần có 8 ngày và 1 năm có 266 ngày…” và họ luôn phạm phải một tội là “lấy cắp thời gian của gia đình”. Vậy có phương pháp nào để cân bằng thời gian cho công việc, nghỉ ngời giải trí và cho gia đình? Với một doanh nghiệp mới ra đời thì hoàn toàn có thể chấp nhận được với sự quá tải về công việc và luôn phải làm thêm rất nhiều tiếng trong một ngày đối với người lãnh đạo. Nhưng tình trạng đó không thể kéo dài mãi, mấu chốt đầu tiên là người chủ doanh nghiệp phải biết cách xây dựng hệ thống, qui trình làm việc, tiếp theo là xây dựng ngay đội ngũ kế cận. Tiếp đến là phân quyền cho nhân viên thì đòi hỏi phải thật rõ ràng cụ thể, phải đặt niềm tin vào người được giao việc và hãy lùi lại phía sau để nhân viện có sự chủ động trong giải quyết công việc. Nếu các cấp quản lý bên dưới giải quyết các sự vụ tốt thì người lãnh đạo sẽ yên tâm làm những việc “khó” đúng vai trò của mình. Vì thế, điều quyết định hiệu quả quản lý thời gian của người lãnh đạo chính là hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên. Ở khía cạnh nhân viên, để thời gian làm việc đạt hiệu quả cao nhất, nhân viên phải xác định được mục tiêu của mình, biết lồng ghép mục tiêu cá nhân với mục tiêu của doanh nghiệp để lên kế hoạch công việc của bản thân. Người quản lý nên hướng dẫn nhân viên xây dựng một mục tiêu Smart, sau đó cùng thống nhất nhau về mục tiêu đó. Khi đã có được sự đồng thuận giưa nhân viên và cấp quản lý thì việc còn lại chỉ là lên kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu đề ra. Việc phân biệt cái Important và cái Urgent đối với nhân viên không quan trọng như với người quản lý vì công việc của nhân viên thường theo chuyên môn cụ thể và ít những vấn đề phát sinh. Thay vào đó, tính kỷ luật về thời gian với bản thân là thứ cực kỳ quan trọng. Vì vậy, khi đã thống nhất về mục tiêu giữa cấp quản lý và nhân viên đó sẽ có động lực làm việc và họ sẽ tận dụng tối đa thời gian làm việc để đạt mục tiêu. Những đặc tính của mục tiêu tốt Mục tiêu thì cụ thể hơn là mục đích, trong cách thức nào? Một mục tiêu tốt là SMART
  • 24. Trong việc chuẩn bị bản thiết kế dự án, và khi viết một đề nghị ( cho việc chấp thuận hay yêu cầu các quỹ), thì mục đích của dự án đã được nêu lên. Mục đích khá dễ để xác nhận như một cách giải quyết vấn đề mà nó đã được thừa nhận. Vấn đề với “mục đích” đó thì quá chung chung; nó không dễ dàng để có thể giành được sự đồng ý cho đến khi nó được đạt tới. Đó là lý do tại sao, khi chuẩn bị tài liệu dự án, sự phân biệt được tạo ra giữa “mục đích” và “mục tiêu.” Một mục tiêu bắt nguồn từ mục đích, có cùng một dự tính như mục đích, nhưng nó cụ thể hơn, xác định được số lượng và xác minh rõ ràng hơn là mục đích. Hãy để chúng tôi kể ra vấn đề được xác định bởi thành viên cộng đồng là ” Sự thiếu nguồn nước sạch”. Cách giải quyết cho vấn đề này, mục đích, là ” mang nguồn nước sách đến cộng đồng”. Bạn có thể chứng minh với nhóm tính chất mơ hồ của mục đích này bằng cách ra khỏi phòng và trở lại với một ly nước, và cho họ thấy. ” Được rồi, đây là ly nước. Tôi đã mang nó đến cộng đồng. Bây giờ thì dự án hoàn thành? Chúng ta đã đạt được mục đích?” Tất nhiên là họ có thể cười hay nói rằng nó là hiển nhiên mà họ không có nghĩa chỉ là một ly nước khi họ nói, ” mang nguồn nước sạch đến cộng đồng”. Câu trả lời của bạn sau đó là bản thiết kế dự án hay đề nghị phải được rõ ràng về từng mục tiêu, để không có chỗ cho những sự giải thích, lý giải khác. Nhớ rằng, mỗi mục tiên đều phải bắt đầu với từ “To” ( để). Cách đơn giản để nhớ những đặc tính của một dự án tốt, đó là các từ viết tắt, ” SMART” ( sự khôn khéo, nhanh trí). Nó thay thế cho ” Specific_ Rõ ràng; Measurable_ Có thể đo lường được; Achievable_ Tính khả thi; Realistic_ Thực tế và Time-Bound_ Giới hạn thời gian”. S pecific _ Rõ ràng M easurable _ Có thể đo lường được A chievable _ Tính khả thi R ealistic _ Thực tế T ime-Bound _ Giới hạn thời gian Khi việc xác định mục tiêu như là một phần của bài tập trong việc chuẩn bị một bản thiết kế dự án hay bản đề nghị, sử dụng các ký tự tắt của SMART như một danh sách kiểm tra, để xem đó có phải là một mục tiêu tốt hay không. ( Đảm bảo rằng từng mục tiêu bắt đầu với từ “To” ( Để ). Mục tiêu phải được bắt nguồn và phù hợp với, dự định của nhựng mục đích được xác định.
  • 25. Những mục têu của dự án phải bao gồm “SMART”. Chúng là: S pecific: rõ ràng về tình hình nào và ở đâu, khi nào và như thế nào thì nó sẽ được thay đổi M easurable: có thể định lượng được mục tiêu và lợi nhuận. A chievable: có thể đạt được mục tiêu đề ra ( dựa vào khả năng của mình mà đề ra mục tiêu khả thi) R ealistic: bao gồm nhưng mức độ thay đổi được phản ánh trong mục tiêu; và T ime bound: trình bày những cột mốc thời gian mà từng mục tiêu cụ thể được hoàn thành.