SlideShare a Scribd company logo
1 of 102
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
T GĐẠICKITẾTP CM
LÊ VĂ DA
ĐÁ GIÁ MI BẠC GÂ SÁ
C
À ỚC: T G ỢP
TỈ BÀ ỊA–VŨ GTÀU
LUẬ VĂ T ẠCSỸKI TẾ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
T
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
GĐẠI CKI TẾTP CM
LÊ VĂ DA
ĐÁ GIÁ MI BẠC GÂ SÁ
C
À ỚC: T G ỢP
TỈ BÀ ỊA–VŨ GTÀU
G I
Chuyên ngành: Quản lý Công
Mã số: 7340403
LUẬ VĂ T ẠCSỸKI TẾ
Ớ G DẪ K OA C: PGS.TS BÙI T Ị MAI OÀI
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài: "Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước: Trường
hợp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu" là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả phân tích, đánh giá trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 26 tháng 7 năm 2018
Tác giả luận văn
Lê Văn Danh
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC PHỤ LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ....................................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................ 3
1.4 Đối tượng khảo sát và phạm vi thu thập dữ liệu ......................................................... 3
1.4.1 Đối tượng khảo sát .......................................................................................... 3
1.4.2 Phạm vi thu thập dữ liệu ................................................................................. 3
1.5 Khung phân tích và phương pháp tiếp cận ................................................................. 4
1.6 Cấu trúc luận văn .......................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH ..................................... 5
2.1 Một số khái niệm ............................................................................................................ 5
2.1.1 Ngân sách nhà nước ........................................................................................ 5
2.1.2 Công khai, minh bạch ngân sách: ................................................................... 5
2.2 Lý thuyết về đánh giá minh bạch ngân sách ............................................................... 6
2.2.1 Các tiêu chí đánh giá minh bạch ngân sách .................................................... 6
2.2.2 Các yêu cầu về minh bạch ngân sách ở cấp độ địa phương theo quy định của
Luật Việt Nam ........................................................................................................ 27
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH NGÂN SÁCH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
................................... ........................ ........................ ........................ ........................ ..........
37
3.1 Khái quát chung về tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ............................................................ 37
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.2 Đánh giá minh bạch ngân sách tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .........................................39
3.2.1 Đánh giá mức độ minh bạch ngân sách Bà Rịa – Vũng Tàu so với thông lệ của
quốc tế................................................................................................................................. 39
3.2.2 Đánh giá mức độ minh bạch ngân sách so với Luật của Việt Nam.......................... 54
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO MINH BẠCH
NGÂN SÁCH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ................................................................. 65
4.1 Kết luận........................................................................................................................ 65
4.2 Nguyên nhân của thực trạng minh bạch ngân sách tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: ......66
4.3 Đề xuất giải pháp .........................................................................................................68
4.4 Hạn chế của luận văn...................................................................................................73
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ
1. NSNN Ngân sách nhà nước
2. NSTW Ngân sách Trung ương
3. NSĐP Ngân sách địa phương
4. HĐND Hội đồng nhân dân
5. UBND Ủy ban nhân dân
6. KTNN Kiểm toán nhà nước
7. DNNN Doanh nghiệp nhà nước
8. IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
9. IBP Tổ chức Đối tác ngân sách Quốc tế
10. OECD Tổ chức các nước phát triển
11. XDCB Xây dựng cơ bản
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 - Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ thực hiện các nguyên tắc minh bạch
ngân sách tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo thông lệ của quốc tế.
Bảng 3.2 - Tổng hợp kết quả đánh giá công khai dự toán ngân sách năm 2018 trình
HĐND Tỉnh.
Bảng 3.3 - Tổng hợp kết quả đánh giá công khai dự toán ngân sách năm 2018 đã
được HĐND Tỉnh phê duyệt.
Bảng 3.4 - Tổng hợp kết quả đánh giá công khai tình hình thực hiện dự toán ngân
sách Quý I – 2018 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bảng 3.5 - Tổng hợp kết quả đánh giá công khai quyết toán ngân sách tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu năm 2016.
Bảng 3.6 - Kết quả khảo sát tình hình công khai ngân sách trên trang Thông tin điện
tử tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bảng 3.7 - Kết quả khảo sát tình hình công khai ngân sách trên trang Thông tin điện
tử tại các đơn vị dự toán cấp tỉnh.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 - Bốn trụ cột chính về Tiêu chí minh bạch ngân sách
Hình 3.1 - Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 - Tổng hợp các nguyên tắc minh bạch ngân sách theo chuẩn Quốc tế
(IMF)
Phụ lục 2 - Tổng hợp các quy định về nội dung, hình thức và thời điểm công khai
ngân sách theo quy định của Luật NSNN
Phụ lục 3 - Dàn bài phỏng vấn cán bộ Sở Tài chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Phụ lục 4 - Dàn bài phỏng vấn cán bộ Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu.
Phụ lục 5 - Dàn bài phỏng vấn cán bộ Phòng Tài chính – Kế hoạc huyện Tân Thành.
Phụ lục 6 - Dàn bài phỏng vấn cán bộ cơ quan Kiểm toán nhà nước khu vực XIII.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngân sách nhà nước (NSNN) là một thành phần chủ đạo trong lĩnh vực tài
chính nhà nước, bao gồm: NSNN, dự trữ nhà nước, ngân hàng nhà nước, tài chính
các cơ quan hành chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp nhà nước và các quỹ tài
chính nhà nước ngoài ngân sách. Ngoài chức năng huy động nguồn thu để đảm bảo
chi cho các hoạt động của bộ máy nhà nước thì NSNN còn có vai trò quan trọng
trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. NSNN được thể hiện dưới dạng chính là thu
ngân sách và chi ngân sách.
Thu NSNN được hình thành chủ yếu từ các khoản thuế của người dân, thu từ
tài nguyên quốc gia và các khoản huy động đóng góp từ người dân. Nhà nước sử
dụng nguồn thu đó để cung cấp hàng hóa – dịch vụ công cho người dân thụ hưởng,
do đó Nhà nước phải có trách nhiệm công khai, minh bạch ngân sách đến với người
dân.
Công khai, minh bạch ngân sách cũng là điều kiện tiên quyết để xác định trách
nhiệm giải trình của từng cá nhân, tổ chức trong việc quản lý và sử dụng nguồn lực
tài chính công; giúp cho các tổ chức, công dân cùng tham gia kiểm tra, giám sát quá
trình quản lý và sử dụng vốn và tài sản Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật;
bảo đảm sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước và các nguồn lực tài chính công,
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Vì vậy, việc công khai minh bạch ngân sách là
có lợi cho dân, cho quốc gia và phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển của Việt
Nam trên các lĩnh vực chính trị - kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, công khai minh bạch NSNN còn là một điều kiện quan trọng
trong chính sách tài khóa thận trọng và thường gắn liền với quản trị tốt (Koptis và
Craig, 1998), hiệu quả kinh tế (Alesina và Perotti, 1996). Chính vì vậy, ngoài việc
đòi hỏi trách nhiệm sử dụng tiền thuế hiệu quả thì công khai và minh bạch việc sử
dụng tiền thuế của dân là yêu cầu tất yếu mà Chính phủ có thể thực hiện. Một khi
Chính phủ né tránh trách nhiệm công khai, minh bạch hoặc có công khai, minh bạch
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2
nhưng không đầy đủ, không kịp thời thì Chính phủ đã không đáp ứng thỏa đáng đòi
hỏi của người dân về tính công khai, minh bạch ngân sách.
Ở cấp độ quốc tế, các quốc gia phát triển và các tổ chức tài chính quốc tế đều
khuyến khích và đưa ra những quy tắc chuẩn hướng dẫn về công khai minh bạch
ngân sách. Một số bộ quy tắc minh bạch ngân sách đang được áp dụng phổ biến
hiện nay, bao gồm: (i) Bộ Quy tắc các thông lệ tốt về Minh bạch Tài khoá (FTC)
của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF; (ii) Chương trình đánh giá Trách nhiệm giải trình và
chi tiêu Công (PEFA) được khởi xướng bởi 7 đối tác phát triển quốc tế (Gồm: Ủy
ban châu Âu, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Pháp, Na Uy, Thụy Sỹ và
Anh quốc); (iii) Thông lệ Tốt nhất về Minh bạch Tài khóa (BPBT) của tổ chức các
nước phát triển OECD; (iv) Báo cáo khảo sát Ngân sách mở do Tổ chức Liên kết
Ngân sách Quốc tế (IBP) thực hiện.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, việc công khai, minh bạch ngân sách ở
Trung ương đã đạt được nhiều thành tựu nhưng khả năng tiếp cận và nhận biết các
vấn đề ngân sách ở cấp địa phương vẫn còn hạn chế (World Bank, 2013). Ngoài ra,
hiện có nhiều sai phạm trong quản lý đất đai, tài sản nhà nước tại một số địa phương
như: Thành phố Đà Năng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội v.v… bị
phát hiện vào thời gian gần đây mà báo chí và truyền thông đã đưa tin mà nguyên
nhân chủ yếu cũng từ sự thiếu công khai, minh bạch trong việc giao đất, bán đấu giá
đất công cho các doanh nghiệp dẫn đến thất thoát nguồn thu NSNN. Do đó, để làm
rõ hơn vấn đề này, tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giá minh bạch ngân sách nhà
nước: Trường hợp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” để thực hiện luận văn Chương trình
thạc sỹ Quản lý công.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, từ đó
khuyến nghị các giải pháp nhằm nâng cao tính minh bạch ngân sách tại địa phương.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, đánh giá mức độ minh bạch ngân sách nhà nước tại tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.
Thứ hai, xác định nguyên nhân thực trạng minh bạch ngân sách tại tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu.
Thứ ba, trên cơ sở xác định nguyên nhân dẫn đến thực trạng minh bạch ngân
sách, tác giả khuyến nghị các giải pháp nhằm nâng cao tính minh bạch ngân sách
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Mức độ minh bạch ngân sách nhà nước tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là cao hay
thấp?
Nguyên nhân nào ảnh hưởng đến tính minh bạch ngân sách tại tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu?
Cần có những giải pháp gì nhằm nâng cao tính minh bạch ngân sách tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu?
1.4 Đối tượng khảo sát và phạm vi thu thập dữ liệu
1.4.1 Đối tượng khảo sát
Các khía cạnh thể hiện tính minh bạch ngân sách nhà nước tại tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.
Một số cán bộ và chuyên viên hiện đang công tác tại cơ quan tài chính của
tỉnh, cơ quan giám sát ngân sách của địa phương; các chủ thể khác có sử dụng tài
liệu, báo cáo ngân sách của tỉnh, gồm: Cán bộ và chuyên viên Sở Tài chính, Phòng
Tài chính – Kế hoạch huyện, thành phố; cán bộ và chuyên viên Ban Kinh tế – Ngân
sách của HĐND Tỉnh; cán bộ Kiểm toán nhà nước khu vực 13 v.v…
1.4.2 Phạm vi thu thập dữ liệu
Phạm vi về không gian: Trong phạm vi ngân sách tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4
Phạm vi về thời gian: Trong phạm vi niên độ ngân sách từ năm 2016 - 2018.
1.5 Khung phân tích và phương pháp tiếp cận
Luận văn nghiên cứu sử dụng lý thuyết về tiêu chí đánh giá tính minh bạch
ngân sách ở cấp độ địa phương theo thông lệ của Quốc tế và những qui định pháp lý
về yêu cầu minh bạch ngân sách của Việt Nam để làm khung phân tích.
Luận văn tiến hành so sánh: (i) mức độ minh bạch ngân sách của Bà Rịa –
Vũng Tàu so với yêu cầu của Luật NSNN; (ii) mức độ minh bạch ngân sách của Bà
Rịa – Vũng Tàu so với thông lệ quốc tế (theo các tiêu chí) để trả lời câu hỏi thứ
nhất: “Mức độ minh bạch ngân sách tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cao hay thấp?”.
Luận văn tiến hành phỏng vấn các đối tượng liên quan: Cán bộ và chuyên viên
Sở Tài chính tỉnh, Phòng Tài chính – Kế hoạch các huyện, thành phố; cán bộ và
chuyên viên Ban Kinh tế Ngân sách – HĐND Tỉnh; cán bộ Kiểm toán nhà nước khu
vực XIII nhằm tìm hiểu “Nguyên nhân dẫn đến thực trạng về minh bạch ngân sách
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” để trả lời câu hỏi thứ 2.
Trên cơ sở câu trả lời cho câu hỏi 1 và 2, luận văn nghiên cứu sẽ trả lời được
câu hỏi thứ 3 – “Cần có những giải pháp gì nhằm nâng cao tính minh bạch ngân
sách tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu?”
1.6 Cấu trúc luận văn
Luận văn được trình bày bao gồm 4 chương. Trong đó, Chương 1 là phần mở
đầu giới thiệu về luận văn. Chương 2 trình bày một số khái niệm về minh bạch ngân
sách nhà nước và khung phân tích. Chương 3 đánh giá minh bạch ngân sách tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu. Chương 4 nêu ra kết luận và đề xuất giải pháp khắc phục.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH
2.1 Một số khái niệm
2.1.1 Ngân sách nhà nước
Theo Luật NSNN năm 2015: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà
nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước.
Theo phạm trù kinh tế học: NSNN được hiểu là bản dự toán các khoản thu, chi
tiền tệ của một quốc gia, được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước quyết định để
thực hiện trong một thời gian nhất định, thường là một năm.
Trong khoa học pháp lý: NSNN là một đạo luật đặc biệt do Quốc Hội ban
hành để cho phép Chính phủ thực hiện trong một thời gian nhất định, theo đó nó
được quyết định, phê chuẩn bởi cơ quan lập pháp theo một trình tự luật định và có
hiệu lực như một văn bản pháp luật.
2.1.2 Công khai, minh bạch ngân sách:
Theo từ điển tiếng Việt: Công khai là việc “không giữ kín mà để cho mọi
người đều có thể biết”. Minh bạch là “rõ ràng, rành mạch”.
Minh bạch ngân sách nhà nước: Theo (Lucie, 2015), minh bạch ngân sách nhà
nước tạo điều kiện cho công chúng tiếp cận được với các thông tin về nguyên tắc,
mục tiêu và định hướng của chính sách tài khoá; về vai trò, chức năng, trách nhiệm
của các tổ chức, cá nhân trong việc hoạch định, đưa ra các quyết định về chính sách
tài khoá; về số liệu cân đối thu, chi ngân sách và các nghĩa vụ nợ phát sinh; về hiệu
quả, tác động của việc triển khai hoạt động tài khoá trên thực tế.
Tùy theo vị trí, vai trò của các nhóm người sử dụng thông tin mà nội dung
minh bạch hóa tài khóa được nhấn mạnh ở điểm này hay điểm khác. Ở một số nước
phát triển, minh bạch tài khoá còn được hiểu bao gồm việc xem xét khả năng tham
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6
gia của các tổ chức dân sự vào quá trình hoạch định chính sách tài khóa. Tại Việt
Nam, vấn đề minh bạch ngân sách đã được Luật hoá thành những nguyên tắc cơ bản
của việc thực thi ngân sách nhà nước. Hiến pháp năm 2013 (Khoản 1 Điều 55) quy
định: “Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn
tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả,
công bằng, công khai và đúng pháp luật”.
Theo định nghĩa của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): Minh bạch ngân sách là việc
công bố một cách đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, kịp thời và logic về tình hình hoạt động
tài chính công trong quá khứ, hiện tại và tương lai nhằm đảm bảo hiệu quả trong
công tác quản lý và trách nhiệm giải trình tài chính công. Việc này đòi hỏi Chính
phủ phải có một bức tranh thực chất về hoạt động tài chính khi thực hiện các quyết
định kinh tế, bao gồm các chi phí và lợi ích phát sinh khi thay đổi chính sách và rủi
ro tiềm năng trong tài chính công.
Minh bạch ngân sách cung cấp cho các nhà lập pháp, thị trường và công dân
thông tin cần thiết trong việc yêu cầu Chính phủ phải có trách nhiệm giải trình về
hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính công. Từ khi IMF đưa ra Tiêu chí thực hành
tốt về minh bạch ngân sách năm 1998 và tiên phong đề ra các thực hành đánh giá
minh bạch ngân sách trong số các nước thành viên, nghiên cứu đã cho thấy tầm
quan trọng của minh bạch ngân sách đối với quản trị hiệu quả nền tài chính công,
cải cách chính phủ và chống suy giảm kinh tế. Đặc biệt, thiếu minh bạch ngân sách
có thể dẫn đến hạn chế về trách nhiệm giải trình và tạo cơ hội cho việc biển thủ các
quỹ công.
2.2 Lý thuyết về đánh giá minh bạch ngân sách
2.2.1 Các tiêu chí đánh giá minh bạch ngân sách
Trong hai thập kỷ trở lại đây, vấn đề công khai, minh bạch ngân sách đã
được cộng đồng các quốc gia đặc biệt quan tâm và thực tế đã có nhiều sáng kiến ở
cấp quốc gia, quốc tế và các tổ chức dân sự thực hiện tổng kết kinh nghiệm, hướng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7
tới xây dựng bộ Quy tắc chuẩn, tập hợp hệ thống thông lệ tốt và tuyên truyền, phổ
biến, khuyến khích các nước thực hiện công khai, minh bạch hoá ngân sách.
Nhiều tổ chức quốc tế và các quốc gia đã cố gắng đưa ra những quy định,
quy tắc, hướng dẫn nhằm đẩy mạnh minh bạch hoá tài khóa trên bình diện quốc tế.
Những quy tắc hướng dẫn này có thể mang tính toàn diện, bao quát chung, như Bộ
Quy tắc hướng dẫn về minh bạch hoá tài khoá của IMF, Bản Quy tắc về minh bạch
hoá tài khoá của OECD, Báo cáo khảo sát Ngân sách mở của Tổ chức Đối tác Ngân
sách Quốc tế v.v… hoặc là những công cụ đặc thù như Tuyên bố Lima về Hướng
dẫn các Quy tắc Kiểm toán (185 nước thành viên), Hướng dẫn về quản lý nợ công
(của Ngân hàng Thế giới-WB và IMF), Báo cáo tự đánh giá chất lượng hệ thống
quản lý tài chính công (PEFA). Trong đó:
- Bộ Quy tắc các thông lệ tốt về Minh bạch Tài khoá của OECD: Các nước
phát triển OECD là những nước đi đầu trong việc thực hiện công khai, minh bạch
ngân sách. Bộ Quy tắc Các thông lệ tốt về Minh bạch Tài khoá của OECD được xây
dựng năm 1999, gồm 3 phần: Phần I nêu ra các yêu cầu về phân loại và nội dung
các báo cáo ngân sách chính (Báo cáo khái toán, báo cáo dự toán, báo cáo hàng
tháng, báo cáo giữa năm, báo cáo quyết toán, báo cáo trước bầu cử, báo cáo ngân
sách dài hạn) mà Chính phủ cần cung cấp; Phần II nêu cụ thể các yêu cầu thông tin
cần có trong từng loại báo cáo; Phần III nêu các thông lệ nhằm đảm bảo chất lượng
và tính thống nhất của các báo cáo.
- Báo cáo đánh giá hệ thống quản lý tài chính công (PEFA): Đây là sáng
kiến có sự phối hợp giữa Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và
một số quốc gia như Anh, Pháp, Thụy Sĩ v.v… Sáng kiến này khuyến khích các
nước tự đánh giá chất lượng hệ thống quản lý tài chính công của mình trên cơ sở bộ
tiêu chí chung. Nội dung báo cáo đánh giá nhiều khía cạnh của hệ thống quản lý tài
chính công, trong đó có độ tin cậy của ngân sách; tính toàn diện và minh bạch của
ngân sách; khả năng tiên liệu và kiểm soát; kế toán, ghi sổ và báo cáo; kiểm tra và
kiểm toán bên ngoài. Theo Ban Thư ký PEFA, tính đến tháng 5/2012, đã có 285 báo
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
8
cáo đánh giá PEFA được thực hiện, trong đó 133 báo cáo được công khai, 84 báo
cáo đã hoàn thành nhưng chưa công khai và 68 báo cáo đang dự thảo.
- Báo cáo khảo sát Ngân sách mở: Từ năm 2006, Tổ chức Đối tác Ngân sách
Quốc tế (International Budget Partnership - IBP) đã tiến hành các cuộc khảo sát
quốc tế tại các quốc gia, bao gồm cả các nước phát triển và các nước đang phát
triển, từ đó cho điểm để đánh giá mức độ minh bạch hoá của các nước, các nền kinh
tế khác nhau. Theo đó, IBP đánh giá mức độ sẵn có và mức độ thông tin của 8 tài
liệu ngân sách chính, gồm: Báo cáo khái toán ngân sách, báo cáo dự toán ngân sách,
báo cáo phổ biến ngân sách cho công dân, dự toán ngân sách, các báo cáo ngân sách
trong năm, đánh giá giữa năm, báo cáo quyết toán ngân sách, báo cáo kiểm toán.
Theo báo cáo đánh giá năm 2016 trên cơ sở khảo sát tại 94 quốc gia, chỉ có
20 nước được coi là cung cấp cho người dân đủ thông tin về ngân sách; khoảng 1/3
số nước (33 nước) cung cấp một phần thông tin nhưng không đủ để người dân hiểu
về ngân sách và phần lớn các nước (41 nước) cung cấp ít thông tin về ngân sách,
trong đó 19 nước cung cấp lượng thông tin tối thiểu, còn 22 nước hầu như không
cung cấp thông tin. Trong số 22 nước này bao gồm cả Trung Quốc và Việt Nam.
- Bộ Quy tắc minh bạch tài khoá của IMF: Bộ quy tắc này được ban hành lần
đầu vào năm 1998 và cập nhật bổ sung vào năm 2007 và năm 2014 trên cơ sở Bộ
Quy tắc Các thông lệ tốt về Minh bạch Tài khoá trước đây của IMF. Bộ quy tắc cập
nhật năm 2007 cùng với sổ tay hướng dẫn đã cung cấp khung phân tích đánh giá
minh bạch ngân sách cho các quốc gia, xem như là một phần báo cáo của IMF trong
việc quan sát thực hành các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá minh bạch ngân sách.
Theo đó, đã có 93 quốc gia áp dụng thực hành các quy tắc và đã công bố kết quả
minh bạch theo các Tiêu chuẩn và Tiêu chí minh bạch ngân sách trên website.
Tiêu chí minh bạch ngân sách năm 2014 cùng với sổ tay hướng dẫn thực
hành đã đánh dấu cột mốc quan trọng của IMF trong nỗ lực cải tiến sự minh bạch và
trách nhiệm giải trình của chính phủ trong việc sử dụng nguồn lực công và những
nỗ lực tăng cường phát triển kinh tế, làm chính sách và xây dựng thể chế kinh tế. Bộ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9
tiêu chí này là một trong số 12 chuẩn mực thuộc sáng kiến về chuẩn mực và tiêu chí
của IMF (được công bố vào những năm cuối thập niên 1990) nhằm tăng cường cấu
trúc lại nền tài chính quốc tế, đã dẫn đến nhận thức sâu rộng về chuẩn quốc tế đối
với công khai thông tin về tài chính công. Phương thức đánh giá minh bạch ngân
sách (FTE) là công cụ thực hành chính của IMF cho việc đánh giá toàn diện việc
thực hành của một quốc gia đối với các chuẩn mực minh bạch theo Bộ Tiêu chí
(Code).
Tiêu chí đánh giá minh bạch ngân sách của IMF là chuẩn quốc tế cho việc
công khai thông tin về tài chính công. Bộ Tiêu chí bao gồm các nguyên tắc được
xây dựng trên bốn nhóm trụ cột chính: (i) Báo cáo ngân sách - Fiscal reporting; (ii)
Dự báo và lập ngân sách - Fiscal forecasting and budgeting; (iii) Phân tích và quản
lý rủi ro ngân sách - Fiscal risk analysis and management; (iv) Quản lý nguồn thu từ
tài nguyên khoáng sản - Resource revenue management.
Hình 2.1: Bốn trụ cột chính về tiêu chí minh bạch ngân sách
(Nguồn: IMF - Fiscal Transparency Code)
Tương ứng với mỗi nguyên tắc minh bạch ngân sách, mức độ dùng để phân
biệt khả năng thực hành được xác định từ mức Cơ bản (Basic) đến Tốt (Good) và
Rất tốt (Advanced) sẽ cung cấp cho các quốc gia những mức độ rõ ràng và khả năng
áp dụng trong việc tuân thủ đầy đủ bộ quy tắc. Trụ cột I, II và III hiện đã được ban
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10
hành và áp dụng trong khi trụ cột IV đang được thảo luận lấy ý kiến đóng góp hoàn
chỉnh.
Để có cơ sở đánh giá mức độ minh bạch ngân sách tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
trong luận văn nghiên cứu, tác giả sử dụng Bộ Quy tắc minh bạch ngân sách do các
chuyên gia của Tổ chức Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) xây dựng nêu trên, dựa trên 03
trụ cột chính:
(I) Trụ cột về báo cáo ngân sách - Fiscal Reporting: Trụ cột này yêu cầu báo
cáo ngân sách phải cung cấp được bức tranh tổng quan, rõ ràng, kịp thời và đáng tin
cậy về tình hình và hiệu quả sử dụng ngân sách của chính phủ. Theo đó, báo cáo
ngân sách đề cập đến việc lập và ban hành thông tin tóm tắt về tình hình tài chính
công trong quá khứ và hiện tại của quốc gia. Đặc biệt, báo cáo ngân sách có thể
được xem như là báo cáo tái hiện lại diễn biến tình hình ngân sách, bao gồm báo
cáo kết quả trong năm và báo cáo cuối năm, báo cáo thống kê ngân sách và báo cáo
ngân sách hàng năm. Chất lượng báo cáo ngân sách rất cần thiết để chính phủ quyết
định về ngân sách trên cơ sở nhận thức đầy đủ, kịp thời và chuẩn xác tình hình ngân
sách. Báo cáo ngân sách là kênh thông tin chính mà thông qua đó các nhà lập pháp,
kiểm toán và công dân có thể yêu cầu chính phủ giải trình hiệu quả sử dụng ngân
sách; đồng thời là nguồn thông tin chính yếu để thị trường nắm rõ tình hình ngân
sách và tác động của nó đối với nền kinh tế và chính sách tài chính của chính phủ.
Trong bài nghiên cứu, nguồn thu thập thông tin sử dụng báo cáo quyết toán
ngân sách tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2016 và báo cáo tình hình thực hiện ngân
sách quý I/2018 làm tài liệu phân tích, đánh giá minh bạch ngân sách theo Trụ cột
(I) - Báo cáo ngân sách. Trụ cột này theo Bộ quy tắc có 04 phân nhánh chính:
(1.1) Tính bao quát - Coverage: Báo cáo ngân sách nên đưa ra một bức tranh
tổng quan toàn diện các hoạt động tài chính và các phân ngành của khu vực công
theo các tiêu chuẩn quốc tế. Theo đó, có 04 nguyên tắc thực hành đối với phân
nhánh này:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
(1.1.1) Nguyên tắc bao quát các tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách -
Coverage of Institutions: Yêu cầu báo cáo ngân sách phải thể hiện bao quát tất cả
các thực thể đơn vị liên quan theo tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể, các mức độ thực hành
nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Báo cáo ngân sách tổng hợp thông tin tất cả các cơ quan
chủ quản theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Tốt (Good): Báo cáo ngân sách tổng hợp thông tin tất cả các cơ quan chủ
quản và báo cáo về từng phân ngành theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Rất tốt (Advanced): Báo cáo ngân sách tổng hợp thông tin tất cả các tổ chức
khu vực công và báo cáo về từng phân ngành theo tiêu chuẩn quốc tế.
(1.1.2) Nguyên tắc bao quát thông tin tài chính - Coverage of Stocks: Báo
cáo ngân sách bao gồm bảng cân đối tài sản, các khoản nợ và giá trị tài sản ròng của
nhà nước. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Báo cáo ngân sách bao gồm tiền mặt và tiền gửi, và tất cả
các khoản nợ.
- Tốt (Good): Báo cáo ngân sách bao gồm tất cả các tài sản tài chính và nợ
phải trả.
- Rất tốt (Advanced): Báo cáo ngân sách bao gồm tất cả các tài sản tài chính
và phi tài chính, nợ phải trả và giá trị tài sản ròng.
(1.1.3) Nguyên tắc bao quát dòng tiền - Coverage of Flows: Báo cáo ngân
sách bao gồm tất cả các khoản thu, chi và hoạt động tài chính công. Cụ thể, các mức
độ thực hành nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Báo cáo ngân sách bao gồm các khoản thực thu, chi và tài
chính.
- Tốt (Good): Báo cáo ngân sách bao gồm các dòng tiền và các khoản thực
thu, chi và tài chính.
- Rất tốt (Advanced): Báo cáo ngân sách bao gồm các dòng tiền, các khoản
thu, chi và các dòng tiền khác.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
12
(1.1.4) Nguyên tắc bao quát các khoản chi tiêu thuế - Coverage of Tax
Expenditures: Chính phủ thường xuyên công khai và quản lý các khoản thất thu
thuế từ các khoản chi tiêu thuế. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Khoản thất thu thuế được công bố ít nhất là theo hàng năm.
- Tốt (Good): Các khoản thất thu thuế được ước tính theo từng lĩnh vực,
mảng chính sách ưu đãi và được công bố ít nhất hàng năm.
- Rất tốt (Advanced): Các khoản thất thu thuế được ước tính theo lĩnh vực,
khu vực chính sách và được công bố ít nhất hàng năm. Có kiểm soát, hoặc đặt ra
mục tiêu ngân sách về thu thuế, mức chi tiêu thuế.
(1.2) Về tần suất và tiến độ báo cáo ngân sách - Frequency and Timeliness:
Báo cáo ngân sách phải được công bố thường xuyên, đều đặn và kịp thời. Việc công
bố định kỳ và kịp thời báo cáo ngân sách cho phép so sánh kịp thời giữa dự toán và
thực hiện ngân sách, giúp đảm bảo dự báo ngân sách được quyết định dựa trên cơ sở
đánh giá kịp thời hoạt động tài khóa của chính phủ. Theo đó, có 02 nguyên tắc thực
hành cho phân nhánh này bao gồm:
(1.2.1) Nguyên tắc tần suất báo cáo trong năm - Frequency of In-Year
Reporting: Báo cáo ngân sách trong năm được công bố thường xuyên và đều đặn.
Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Báo cáo ngân sách trong năm được công bố trên cơ sở hàng
quý, theo từng quý.
- Tốt (Good): Báo cáo ngân sách trong năm được công bố trên cơ sở hàng
quý, theo từng tháng.
- Rất tốt (Advanced): Báo cáo ngân sách trong năm được công bố trên cơ sở
hàng tháng, theo từng tháng.
(1.2.2) Nguyên tắc tiến độ của báo cáo ngân sách năm - Timeliness of
Annual Financial Statements: Yêu cầu báo cáo ngân sách hàng năm đã kiểm toán
hoặc báo cáo chính thức được công bố một cách kịp thời theo quy định. Cụ thể, các
mức độ thực hành nguyên tắc:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
13
- Cơ bản (Basic): Báo cáo ngân sách hàng năm đã kiểm toán hoặc báo cáo
chính thức được công bố trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
- Tốt (Good): Báo cáo ngân sách hàng năm đã kiểm toán hoặc báo cáo chính
thức được công bố trong vòng 9 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
- Rất tốt (Advanced): Báo cáo ngân sách hàng năm đã kiểm toán hoặc báo
cáo chính thức được công bố trong vòng 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
(1.3) Về chất lượng báo cáo - Quality: Thông tin trong các báo cáo ngân sách
phải có liên quan, phù hợp với chuẩn quốc tế và thống nhất về mặt lịch sử và nội tại.
Theo đó, chất lượng của báo cáo ngân sách là hữu dụng cho những người làm chính
sách, công dân và các đối tượng khác. Thông tin trong báo cáo nên được trình bày
một cách dễ hiểu cho người dùng. Sự đồng bộ trong toàn quốc còn là tầm quan
trọng để tiếp cận thông tin được trình bày. Theo đó, có 03 nguyên tắc thực hành cho
phân nhánh này:
(1.3.1) Nguyên tắc về phân loại - Classification: Báo cáo ngân sách phân loại
thông tin theo hướng làm rõ việc sử dụng nguồn lực công và phù hợp với thông lệ
quốc tế. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Báo cáo ngân sách bao gồm phân loại hành chính và kinh
tế phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, nếu có.
- Tốt (Good): Báo cáo ngân sách bao gồm phân loại hành chính, kinh tế và
chức năng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, nếu có.
- Rất tốt (Advanced): Báo cáo ngân sách bao gồm phân loại hành chính, kinh
tế, chức năng và chương trình phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, nếu có.
(1.3.2) Nguyên tắc thống nhất nội bộ - Internal Consistency: Các nội dung
bên trong báo cáo ngân sách phải thống nhất và có sự dung hòa giữa các phương
pháp đo lường khác nhau của các chỉ tiêu tài chính tổng hợp. Cụ thể, các mức độ
thực hành nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Báo cáo ngân sách bao gồm ít nhất một trong các kết hợp
sau đây: (i) số dư các khoản mục, (ii) nợ mới và nợ hiện tại, hoặc (iii) thay đổi trong
số nợ.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
14
- Tốt (Good): Báo cáo ngân sách bao gồm ít nhất hai trong các các kết hợp
sau đây: (i) số dư các khoản mục, (ii) nợ mới và nợ hiện tại, hoặc (iii) thay đổi trong
số nợ.
- Rất tốt (Advanced): Báo cáo ngân sách bao gồm tất cả kết hợp sau đây: (i)
số dư các khoản mục, (ii) nợ mới và nợ hiện tại, hoặc (iii) thay đổi trong số nợ.
(1.3.3) Nguyên tắc thay đổi lịch sử dữ liệu - Historical Revisions: Những
thay đổi lớn lịch sử dữ liệu thống kê tài chính phải được công bố và giải thích. Cụ
thể, các mức độ thực hành nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Các bản sửa đổi lớn số liệu thống kê tài chính trong lịch sử
được báo cáo.
- Tốt (Good): Các sửa đổi lớn số liệu thống kê tài chính trong lịch sử được
báo cáo kèm giải thích cho mỗi điều chỉnh chính.
- Rất tốt (Advanced): Các sửa đổi lớn số liệu thống kê tài chính trong lịch sử
được báo cáo kèm giải thích cho mỗi điều chỉnh chính kèm một bảng hiệu chỉnh
giữa chuỗi thời gian cũ và mới.
(1.4) Tính chính trực - Integrity: Thống kê tài chính và báo cáo ngân sách
phải đáng tin cậy, chịu sự giám sát bên ngoài và giải trình được. Theo đó, có 03
nguyên tắc đối với báo cáo ngân sách:
(1.4.1) Nguyên tắc chính trực về thống kê - Statistical Integrity: Số liệu thống
kê tài chính được biên soạn và công bố theo các tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể, các mức
độ thực hành nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Thống kê tài chính được công bố theo các tiêu chuẩn quốc
tế.
- Tốt (Good): Thống kê tài chính được biên soạn bởi các cơ quan chính phủ
chuyên biệt và được công bố theo các tiêu chuẩn quốc tế.
- Rất tốt (Advanced): Thống kê tài chính được biên soạn bởi một cơ quan
chuyên nghiệp độc lập và được công bố phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
15
(1.4.2) Nguyên tắc Kiểm toán độc lập - External Audit: Báo cáo ngân sách
hàng năm phải được kiểm toán công khai bởi một tổ chức kiểm toán độc lập đáng
tin cậy. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Một tổ chức kiểm toán độc lập công bố báo cáo kiểm toán
về sự đáng tin cậy của báo cáo ngân sách hàng năm của chính phủ.
- Tốt (Good): Một tổ chức kiểm toán độc lập công bố báo cáo kiểm toán rằng
báo cáo ngân sách hàng năm của chính phủ thực chất là đúng với thực tại tình hình
tài chính và không có ý kiến khác ngược với ý kiến trên.
- Rất tốt (Advanced): Một tổ chức kiểm toán độc lập công bố báo cáo kiểm
toán phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế rằng báo cáo tài chính hàng năm của Chính phủ
thể hiện tính đúng đắn và thực chất tình hình tài chính mà không cần phải chứng
minh.
(1.4.3) Nguyên tắc đồng bộ dữ liệu tài chính -Comparability of Fiscal Data:
Dự toán ngân sách, thực hiện ngân sách và báo cáo ngân sách được trình bày một
cách đồng bộ về các khoản mục, trừ một số khác biệt có thuyết minh. Cụ thể, các
mức độ thực hành nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Ít nhất một báo cáo tài chính được lập với các khoản mục
đồng bộ với các khoản mục trong báo cáo tài chính/ngân sách.
- Tốt (Good): Dự toán ngân sách/thực hiện ngân sách và các dự báo xa hơn là
tương đồng nhau khi kết hợp với nhau phải đồng bộ với báo cáo thống kê tài chính
hoặc báo cáo số dư tài khoản.
- Rất tốt (Advanced): Dự toán ngân sách/thực hiện ngân sách và các dự báo
xa hơn là tương đồng nhau khi kết hợp với nhau phải đồng bộ với cả báo cáo thống
kê tài chính và báo cáo số dư tài khoản.
(II) Trụ cột về dự báo và lập ngân sách - Fiscal Forecasting and Budgeting:
Ngân sách và dự báo tài chính cơ bản cần đưa ra tuyên bố rõ ràng về các mục
tiêu ngân sách, định hướng chính sách của chính phủ và những dự báo toàn diện,
kịp thời và đáng tin cậy về triển vọng tài chính công. Có 04 phân nhánh thuộc Trụ
cột Dự báo và lập ngân sách:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16
(2.1) Tính toàn diện - Comprehensiveness: Dự báo tài chính và ngân sách
nên đưa ra một bức tranh tổng quan toàn diện về triển vọng tài chính. Theo đó, có
04 nguyên tắc thực hành đối với phân nhánh này:
(2.1.1) Nguyên tắc tổng hợp ngân sách - Budget Unity: Các khoản thu, chi
của tất cả các tổ chức chính phủ được trình bày bằng các chỉ tiêu ngân sách thuần
trong các tài liệu ngân sách và được quy định trong luật. Cụ thể, các mức độ thực
hành nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Tài liệu ngân sách tổng hợp tất cả các khoản thu, chi ngân
sách thuần và các hoạt động tài chính khác thuộc các bộ, ngành của chính phủ.
- Tốt (Good): Tài liệu ngân sách tổng hợp tất cả các khoản thu, chi ngân sách
thuần và các hoạt động tài chính khác thuộc các bộ, ngành của chính phủ và các quỹ
tài chính ngoài ngân sách.
- Rất tốt (Advanced): Tài liệu ngân sách tổng hợp tất cả các khoản thu, chi
ngân sách thuần và các hoạt động tài chính khác thuộc các bộ, ngành của chính phủ,
các quỹ ngoài ngân sách và quỹ bảo hiểm XH.
(2.1.2) Nguyên tắc dự báo kinh tế vĩ mô - Macroeconomic Forecasts: Tài liệu
ngân sách bao gồm các ước tính và dự báo về thu, chi ngân sách và các hoạt động
tài chính trong trung hạn với các khoản mục tương tự như dự toán ngân sách hàng
năm. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Tài liệu ngân sách bao gồm các dự báo về các biến kinh tế
vĩ mô quan trọng.
- Tốt (Good): Tài liệu ngân sách bao gồm các dự báo về các biến kinh tế vĩ
mô quan trọng và các giả định cơ bản.
- Rất tốt (Advanced): Tài liệu ngân sách bao gồm các dự báo và giải thích về
các biến kinh tế vĩ mô quan trọng và các thành phần của chúng, cũng như các giả
định cơ bản.
(2.1.3) Nguyên tắc khung ngân sách trung hạn - Medium-term Budget
Framework: Tài liệu ngân sách bao gồm các ước tính và dự báo về thu, chi ngân
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17
sách và các hoạt động tài chính trong trung hạn với các khoản mục tương tự như dự
toán ngân sách hàng năm. Các mức độ thực hành nguyên tắc này như sau:
- Cơ bản (Basic): Tài liệu ngân sách bao gồm các ước tính của hai năm gần
nhất và dự báo trung hạn về tổng thu, chi ngân sách và tài chính.
- Tốt (Good): Tài liệu ngân sách bao gồm các khoản ước tính của hai năm
gần nhất và dự báo trung hạn về thu, chi và tài chính theo phân loại kinh tế.
- Rất tốt (Advanced): Tài liệu ngân sách bao gồm các khoản ước tính của hai
năm gần nhất và dự báo trung hạn về thu, chi và tài chính theo phân loại kinh tế và
theo bộ hoặc chương trình.
(2.1.4) Nguyên tắc dự án đầu tư - Investment Projects: Chính phủ thường
xuyên công bố nghĩa vụ tài chính đối với các dự án đầu tư nhiều năm, bắt buộc tất
cả các dự án lớn phải phân tích chi phí - lợi ích và định hướng đấu thầu cạnh tranh
rộng rãi. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Một trong những điều sau đây được áp dụng: (i) Chính phủ
thường xuyên công bố nghĩa vụ tài chính của mình theo các dự án đầu tư nhiều
năm; (ii) bắt buộc tất cả các dự án lớn phải công bố phân tích lợi ích - chi phí trước
khi được phê duyệt; hoặc (iii) yêu cầu tất cả các dự án lớn phải được ký hợp đồng
thông qua đấu thầu mở và cạnh tranh.
- Tốt (Good): Hai trong những điều sau đây được áp dụng: (i) Chính phủ
thường xuyên công bố nghĩa vụ tài chính của mình theo các dự án đầu tư nhiều
năm; (ii) bắt buộc tất cả các dự án lớn phân tích lợi ích chi phí được công bố trước
khi phê duyệt; hoặc (iii) yêu cầu tất cả các dự án lớn phải được ký hợp đồng thông
qua đấu thầu mở và cạnh tranh.
- Rất tốt (Advanced): Tất cả những điều sau đây được áp dụng: (i) Chính phủ
thường xuyên công bố nghĩa vụ tài chính của mình theo các dự án đầu tư nhiều
năm; (ii) bắt buộc tất cả các dự án lớn phân tích lợi ích chi phí được công bố trước
khi phê duyệt; và (iii) yêu cầu tất cả các dự án lớn phải được ký hợp đồng thông qua
đấu thầu mở và cạnh tranh.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
18
(2.2) Kỷ luật tài khoá - Orderliness: Thẩm quyền và trách nhiệm của các cấp,
ngành quản lý thuộc chính phủ trong quy trình ngân sách phải được quy định trong
luật và ngân sách cần được đệ trình, thảo luận và phê duyệt kịp thời theo hạn định.
Phân nhánh này có 02 nguyên tắc thực hành:
(2.2.1) Nguyên tắc Luật ngân sách - Fiscal Legislation: Khung pháp lý xác
định rõ ràng thời gian biểu chuẩn bị ngân sách và phê duyệt, nội dung chính của tài
liệu ngân sách, quyền hạn và trách nhiệm của người điều hành và cơ quan lập pháp
trong quy trình ngân sách. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Khung pháp lý quy định một trong những điều sau đây: (i)
thời gian biểu để chuẩn bị và phê duyệt ngân sách; (ii) các yêu cầu về nội dung
chính cho đề xuất ngân sách của nhà điều hành; hoặc (iii) quyền hạn của cơ quan
lập pháp để sửa đổi đề xuất ngân sách của nhà điều hành.
- Tốt (Good): Khung pháp lý quy định hai trong những điều sau đây: (i) thời
gian biểu để chuẩn bị và phê duyệt ngân sách; (ii) các yêu cầu về nội dung chính
cho đề xuất ngân sách của nhà điều hành; hoặc (iii) quyền hạn của cơ quan lập pháp
để sửa đổi đề xuất ngân sách của nhà điều hành.
- Rất tốt (Advanced): Khung pháp lý quy định tất cả những điều sau đây: (i)
thời gian biểu để chuẩn bị và phê duyệt ngân sách; (ii) các yêu cầu về nội dung
chính cho đề xuất ngân sách của nhà điều hành; và (iii) quyền hạn của cơ quan lập
pháp để sửa đổi đề xuất ngân sách của nhà điều hành.
(2.2.2) Nguyên tắc thời hạn duyệt ngân sách - Timeliness of Budget
Documents: Cơ quan lập pháp và cơ quan nhà nước cần có sự thống nhất về thời
gian đệ trình và phê duyệt ngân sách hàng năm. Cụ thể, các mức độ thực hành
nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Ngân sách được trình lên cơ quan lập pháp và phổ biến ra
công chúng ít nhất một tháng trước khi bắt đầu năm tài chính và được phê duyệt,
công bố trong vòng một tháng sau khi bắt đầu năm tài chính.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19
- Tốt (Good): Ngân sách được trình lên cơ quan lập pháp và phổ biến ra công
chúng ít nhất hai tháng trước khi bắt đầu năm tài chính và được phê duyệt, công bố
trong vòng một tháng ngay khi bắt đầu năm tài chính.
- Rất tốt (Advanced): Ngân sách được trình lên cơ quan lập pháp và phổ biến
ra công chúng ít nhất hai tháng trước khi bắt đầu năm tài chính và được phê duyệt,
công bố ít nhất 01 tháng trước khi khi bắt đầu năm tài chính.
(2.3) Định hướng chính sách - Policy Orientation: Dự báo và lập ngân sách
nên được trình bày dưới dạng phân tích chính sách và có khả năng giải trình. Có 03
nguyên tắc cho phân nhánh này:
(2.3.1) Nguyên tắc mục tiêu chính sách tài chính - Fiscal Policy Objectives:
Chính phủ công bố và báo cáo rõ ràng các mục tiêu cụ thể đối với các hoạt động tài
chính công. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Chính phủ công bố và báo cáo thường xuyên theo định kỳ
các mục tiêu có tính định lượng đối với các hoạt động tài chính trọng điểm mà phải
đảm bảo tính chính xác hoặc có ràng buộc về thời gian
- Tốt (Good): Chính phủ công bố và báo cáo thường xuyên theo định kỳ mục
tiêu có tính định lượng đối với các hoạt động tài chính trọng điểm mà phải đảm bảo
chính xác và có ràng buộc về thời gian.
- Rất tốt (Advanced): Chính phủ công bố và báo cáo thường xuyên theo định
kỳ mục tiêu có tính định lượng đối với các hoạt động tài chính chính mà phải đảm
bảo chính xác và có ràng buộc về thời gian và được thiết lập trong thời gian 3 năm
hoặc xa hơn nữa.
(2.3.2) Nguyên tắc Chất lượng thông tin - Performance Information: Tài liệu
ngân sách cung cấp thông tin về các mục tiêu và kết quả đạt được theo từng lĩnh vực
chính sách chính của chính phủ. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Tài liệu ngân sách bao gồm thông tin về các yếu tố đầu vào
có được trong từng lĩnh vực chính sách chính của chính phủ.
- Tốt (Good): Tài liệu ngân sách báo cáo mục tiêu và hiệu suất, các kết quả
đầu ra được phân phối theo từng khu vực chính sách chính của chính phủ.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
20
- Rất tốt (Advanced): Tài liệu ngân sách báo cáo mục tiêu, hiệu suất và hiệu
quả đạt được theo từng lĩnh vực chính sách chính của chính phủ.
(2.3.3) Nguyên tắc sự tham gia của công chúng - Public Participation: Chính
phủ cung cấp cho công dân một bản tóm tắt có thể truy cập về các tác động của
chính sách ngân sách và cơ hội tham gia vào các cuộc thảo luận ngân sách. Cụ thể,
các mức độ thực hành nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Chính phủ công khai về hiệu suất, triển vọng kinh tế và tài
chính gần đây, cũng như tóm tắt các tác động của ngân sách cho công dân.
- Tốt (Good): Chính phủ công khai hiệu suất, triển vọng kinh tế, tài chính
gần đây và tài khoản chi tiết các tác động của ngân sách cho từng nhóm công dân;
và cung cấp cho công dân được biết tín hiệu chính thống về cuộc thảo luận ngân
sách.
- Rất tốt (Advanced): Chính phủ công khai hiệu suất và triển vọng kinh tế và
tài chính gần đây và tài khoản chi tiết về tác động của ngân sách cho các nhóm nhân
khẩu học khác nhau, và cung cấp cho người dân kênh thảo luận ngân sách chính
thức.
(2.4) Độ tin cậy - Credibility: Dự báo kinh tế, tài chính và ngân sách nên
đáng tin cậy. Có 03 nguyên tắc thực hành cho phân nhánh này:
(2.4.1) Nguyên tắc đánh giá độc lập - Independent Evaluation: Các dự báo
và hiệu quả kinh tế tài chính của chính phủ phải được đánh giá độc lập. Cụ thể, các
mức độ thực hành nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Tài liệu ngân sách bao gồm các so sánh giữa kế hoạch kinh
tế, tài chính của chính phủ và dự báo của các nhà dự báo độc lập.
- Tốt (Good): Độ tin cậy của các dự báo kinh tế và tài chính của chính phủ
được đánh giá bởi một đơn vị độc lập.
- Rất tốt (Advanced): Một đơn vị độc lập đánh giá độ tin cậy của các dự báo
kinh tế và tài chính của chính phủ, và hiệu quả của nó so với các mục tiêu chính
sách đã đề ra.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
21
(2.4.2) Nguyên tắc ngân sách bổ sung - Supplementary Budget: Bất kỳ điều
chỉnh nào đối với dự toán ngân sách đã phê duyệt đều được cơ quan có thẩm quyền
thông qua. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Ngân sách bổ sung chỉ dành cho các khoản chi vượt dự
toán ngân sách đã phê duyệt.
- Tốt (Good): Ngân sách bổ sung yêu cầu phải ưu tiên bố trí cho những điều
chỉnh tổng dự toán chi.
- Rất tốt (Advanced): Ngân sách bổ sung yêu cầu ưu tiên bố trí cho những
điều chỉnh tổng dự toán chi hoặc những thay đổi trong cơ cấu dự toán chi.
(2.4.3) Nguyên tắc điều chỉnh dự báo - Forecast Reconciliation: Tài liệu
ngân sách và một số báo cáo cập nhật bổ sung phải thuyết minh rõ một số thay đổi
trọng yếu đối với các dự báo ngân sách trước đó của chính phủ, tách bạch với những
tác động tài khóa từ những biện pháp thực thi chính sách mới theo kế hoạch dài hạn.
Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Sự khác biệt giữa các chỉ tiêu thu, chi và dự báo tài chính
đã đạt được của chính phủ được thể hiện ở cấp độ tổng thể, có thực hiện đánh giá
tác động của chính sách mới đối với các dự báo.
- Tốt (Good): Sự khác biệt giữa các chỉ tiêu thu, chi và dự báo tài chính đã
đạt được của chính phủ được phân thành tác động của chính sách và tác động do các
yếu tố vĩ mô.
- Rất tốt (Advanced): Sự khác biệt giữa các chỉ tiêu thu, chi và dự báo tài
chính của chính phủ được phân thành tác động của từng chính sách riêng biệt, tác
động do các yếu tố vĩ mô và các nguyên nhân khác (ví dụ các yếu tố kỹ thuật hoặc
điều chỉnh chế độ kế toán).
(III) Trụ cột về phân tích, đánh giá và quản trị rủi ro tài chính - Fiscal Risk
Analysis and Management:
Chính phủ nên công khai, phân tích và quản lý rủi ro đối với tài chính công
và đảm bảo sự phối hợp hiệu quả của việc ra quyết định tài chính trong khu vực
công. Trụ cột này có 03 phân nhánh:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
22
(3.1) Công khai rủi ro và phân tích rủi ro - Risk Disclosure and Analysis:
Chính phủ nên công khai thường xuyên các báo cáo tóm tắt về những rủi ro đối với
các khía cạnh tài chính. Có 03 nguyên tắc thực hành cho phân nhánh này.
(3.1.1) Nguyên tắc rủi ro kinh tế vĩ mô - Macroeconomic Risks: Chính phủ
cần làm rõ lý do vì sao các kế hoạch tài chính sai lệch so với ban đầu theo những giả
định vĩ mô khác nhau. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Tài liệu ngân sách bao gồm các nội dung thảo luận về độ
linh hoạt của dự báo tài chính đối với các giả định kinh tế vĩ mô.
- Tốt (Good): Tài liệu ngân sách bao gồm các nội dung phân tích linh hoạt và
những thay đổi các dự báo tài chính kinh tế vĩ mô.
- Rất tốt (Advanced): Tài liệu ngân sách bao gồm các nội dung phân tích linh
hoạt, những kịch bản thay đổi, và những dự báo khả năng đạt được kết quả tài
chính.
(3.1.2) Nguyên tắc rủi ro tài chính đặc thù - Specific Fiscal Risks: Chính phủ
cung cấp một báo cáo tóm tắt thường xuyên về các rủi ro đặc thù đối với các dự báo
tài chính của mình. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Các rủi ro đặc thù đối với dự báo tài chính được công khai
trong báo cáo tóm tắt và có tổ chức thảo luận.
- Tốt (Good): Các rủi ro đặc thù đối với dự báo tài chính được công khai
trong báo cáo tóm tắt và có đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro.
- Rất tốt (Advanced): Các rủi ro đặc thù đối với dự báo tài chính được công
khai trong báo cáo tóm tắt và có đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro và mối
nguy.
(3.1.3) Nguyên tắc đánh giá tính bền vững ngân sách trong dài hạn - Long-
Term Fiscal Sustainability Analysis: Chính phủ thường xuyên công khai triển vọng
tình hình tài chính công trong dài hạn. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Chính phủ thường xuyên công bố các dự báo về tính bền
vững của các khoản mục tài chính quan trọng và quỹ bảo hiểm xã hội - y tế trong ít
nhất 10 năm tới.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
23
- Tốt (Good): Chính phủ thường xuyên công bố các kịch bản đa dạng về tính
bền vững của các khoản mục tài chính quan trọng và các quỹ bảo hiểm xã hội - y tế
trong ít nhất 30 năm tới, sử dụng các giả định vĩ mô để dự báo.
- Rất tốt (Advanced): Chính phủ thường xuyên công bố các kịch bản đa dạng
về tính bền vững của các khoản mục tài chính quan trọng và các quỹ bảo hiểm xã
hội - y tế trong ít nhất 30 năm tới, sử dụng các giả định vĩ mô, nhân khẩu học, tình
hình tài nguyên thiên nhiên để dự báo.
(3.2) Quản trị rủi ro - Risk Management: Các rủi ro tài chính cần được công
khai, kiểm soát và quản lý.
(3.2.1) Nguyên tắc ngân sách dự phòng - Budgetary Contingencies: Ngân
sách phải đầy đủ và việc phân bổ ngân sách dự phòng phải được minh bạch, rõ ràng
trong quá trình điều hành ngân sách. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Kế hoạch ngân sách có tính đến phương án phân bổ ngân
sách dự phòng.
- Tốt (Good): Kế hoạch ngân sách có tính đến phương án phân bổ ngân sách
dự phòng với các điều kiện phê duyệt cụ thể.
- Rất tốt (Advanced): Kế hoạch ngân sách có tính đến phương án phân bổ
ngân sách dự phòng với các điều kiện phê duyệt cụ thể và được báo cáo theo từng
kỳ tình hình sử dụng trong năm.
(3.2.2) Nguyên tắc Quản lý tài sản và nợ - Asset and Liability Management:
Các rủi ro liên quan đến tài sản và nợ cần được công khai và quản lý. Cụ thể, các
mức độ thực hành nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Tất cả các khoản vay được quản lý theo luật, các rủi ro
xung quanh các khoản nợ của chính phủ được phân tích và công khai.
- Tốt (Good): Tất cả các khoản vay được quản lý theo luật, các rủi ro xung
quanh các khoản nợ và tài sản của chính phủ được phân tích và công khai.
- Rất tốt (Advanced): Tất cả các khoản vay, tài sản và các khoản chuyển
nhượng được quản lý theo luật, các rủi ro xung quanh cân đối ngân sách của chính
phủ được công khai và quản lý theo từng chiến lược công.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
24
(3.2.3) Nguyên tắc bảo lãnh - Guarantees: Mức độ bảo lãnh của chính phủ
phải thường xuyên được công khai và phê duyệt theo luật. Cụ thể, các mức độ thực
hành nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Tất cả bảo lãnh của chính phủ và người thụ hưởng đều
được công khai ít nhất hàng năm.
- Tốt (Good): Tất cả bảo lãnh của chính phủ và người thụ hưởng đều được
công khai ít nhất hàng năm. Mức bảo lãnh phải tuân thủ theo luật.
- Rất tốt (Advanced): Tất cả bảo lãnh của chính phủ và người thụ hưởng và
các rủi ro liên quan đều được công khai ít nhất hàng năm. Mức bảo lãnh phải tuân
thủ theo luật.
(3.2.4) Nguyên tắc hợp tác công tư PPP - Public-Private Partnerships: Các
nghĩa vụ trong quan hệ hợp tác công - tư thường xuyên được công khai và quản lý.
Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Chính phủ nên công bố thường niên quyền, nghĩa vụ và các
vấn đề phát sinh liên quan đến các hợp đồng hợp tác công-tư PPP.
- Tốt (Good): Chính phủ nên công bố thường niên quyền, nghĩa vụ và các
vấn đề phát sinh liên quan đến các hợp đồng hợp tác công-tư PPP, đồng thời báo
cáo mức thu chi đối với mỗi hợp đồng này.
- Rất tốt (Advanced): Chính phủ nên công bố thường niên quyền, nghĩa vụ và
các vấn đề phát sinh liên quan đến các hợp đồng hợp tác công-tư PPP, đồng thời báo
cáo mức thu chi đối với mỗi hợp đồng này. Có những giới hạn về luật đối với
các nghĩa vụ trong hợp đồng.
(3.2.5) Nguyên tắc rủi ro tài chính - Financial Sector Exposure: Các rủi ro
tài chính cần được phân tích, công khai và quản lý. Cụ thể, các mức độ thực hành
nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Chính phủ cần định lượng và công khai các rủi ro tài chính
ít nhất theo năm.
- Tốt (Good): Chính phủ cần định lượng và công khai các rủi ro tài chính ít
nhất theo năm và thực hiện đánh giá tính ổn định tài chính.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
25
- Rất tốt (Advanced): Chính phủ cần định lượng và công khai các rủi ro tài
chính ít nhất theo năm và thực hiện đánh giá tính ổn định tài chính có tính cả biến
động vĩ mô và thay đổi trên thị trường tài chính.
(3.2.6) Nguyên tắc tài nguyên thiên nhiên - Natural Resources: Vấn đề khai
thác tài nguyên thiên nhiên cần được định giá, công khai và quản lý. Cụ thể, các
mức độ thực hành nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Chính phủ công bố ước tính hàng năm về khối lượng và giá
trị khai thác tài nguyên thiên nhiên, cũng như khối lượng và giá trị tài nguyên đã
khai thác ở các năm trước.
- Tốt (Good): Chính phủ công bố ước tính hàng năm về khối lượng và giá trị
khai thác tài nguyên thiên nhiên dưới các kịch bản giá khác nhau, cũng như khối
lượng và giá trị tài nguyên đã khai thác ở các năm trước.
- Rất tốt (Advanced): Chính phủ công bố ước tính hàng năm về khối lượng
và giá trị khai thác tài nguyên thiên nhiên dưới các kịch bản giá khác nhau, các kịch
bản khan hiếm tài nguyên khác nhau; cũng như khối lượng và giá trị tài nguyên đã
khai thác ở các năm trước.
(3.2.7) Nguyên tắc rủi ro về môi trường - Environmental Risks: Những rủi ro
tài chính tiềm ẩn do thiên tai cần được phân tích, công khai và quản lý. Cụ thể, các
mức độ thực hành nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Chính phủ nên xác định và công khai rủi ro tài chính tiềm
ẩn do thiên tai.
- Tốt (Good): Chính phủ nên xác định và công khai rủi ro tài chính tiềm ẩn
do thiên tai cùng với khả năng xảy ra, dựa trên dữ liệu quá khứ.
- Rất tốt (Advanced): Chính phủ nên xác định và công khai rủi ro tài chính
tiềm ẩn do thiên tai cùng với khả năng xảy ra, dựa trên dữ liệu quá khứ, có kế hoạch
khắc phục cụ thể.
(3.3) Điều phối tài chính – Fiscal Coordination: Quan hệ tài chính giữa các
cấp cần được phân tích, công khai và quản lý. Có 02 nguyên tắc thực hành cho phân
nhánh này:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
26
(3.3.1) Nguyên tắc chính quyền địa phương - Sub-National Governments:
Thông tin toàn diện về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của các chính
quyền địa phương, riêng lẻ và hợp nhất, được thu thập và công bố. Cụ thể, các mức
độ thực hành nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của các chính
quyền địa phương được công bố hàng năm.
- Tốt (Good): Tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của các chính quyền
địa phương được công bố hàng năm và có hạn mức vay nợ địa phương.
- Rất tốt (Advanced): Tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của các
chính quyền địa phương được công bố hàng quý và có hạn mức vay nợ địa phương.
(3.3.2) Nguyên tắc Doanh nghiệp Nhà nước - Public Corporations: Chính
phủ thường xuyên công bố thông tin toàn diện về hiệu quả tài chính và các hoạt
động bán tài chính (quasi-fiscal) của các doanh nghiệp Nhà nước. Cụ thể, các mức
độ thực hành nguyên tắc:
- Cơ bản (Basic): Tất cả các giao dịch giữa Chính phủ và doanh nghiệp Nhà
nước đều được công khai hàng năm.
- Tốt (Good): Tất cả các giao dịch giữa Chính phủ và doanh nghiệp Nhà
nước đều được công khai hàng năm. Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhà
nước được công khai.
- Rất tốt (Advanced): Tất cả các giao dịch giữa Chính phủ và doanh nghiệp
Nhà nước và các hoạt động bán tài chính (quasi-fiscal) đều được công khai hàng
năm. Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhà nước được công khai.
Tóm lại, bộ tiêu chí đánh giá minh bạch ngân sách của IMF có tổng cộng là
36 nguyên tắc thực hành minh bạch, chia thành 11 phân nhánh và 03 nhóm Trụ cột
chính, đã phản ánh được hầu hết cả các yêu cầu để thực hiện tốt việc minh bạch
ngân sách.
(Tổng hợp chi tiết các nguyên tắc minh bạch theo Phụ lục 1 đính kèm)
Từ Bộ Tiêu chí minh bạch ngân sách nêu trên, IMF đã khuyến cáo các nước
cần tăng cường minh bạch ngân sách vì qua đó sẽ là yếu tố bắt buộc trong công tác
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
27
quản lý và trách nhiệm giải trình ngân sách. Nó đảm bảo rằng Chính phủ có một
bức tranh thực về tình hình và các khía cạnh tài chính, các khoản chi phí và thành
quả đạt được trong dài hạn với những thay đổi chính sách, và những rủi ro tài chính
tiềm tàng hẵn nhiên có thể tác động đến chúng.
Làm chính sách và quản lý tài chính công là nhiệm vụ phức tạp. Cuộc khủng
hoàng tài chính toàn cầu gần đây đã thể hiện rõ sự yếu kém trong việc giám sát điều
hành tình hình tài chính và rủi ro đối với tài chính công. Minh bạch ngân sách giúp
cho ổn định kinh tế tài chính, hỗ trợ việc thảo luận về kế hoạch và kết quả chính
sách tài chính, và đảm bảo trách nhiệm giải trình tốt trong khu vực công. Bằng việc
nhận diện những rủi ro tài chính và hiệu quả tài chính, sẽ hỗ trợ một chính sách tài
chính kịp thời và rõ ràng đáp ứng những điều kiện kinh tế hiện đang thay đổi. Do
đó, đã làm giảm tỷ lệ và mức độ nghiêm trọng của suy thoái kinh tế. Với việc làm
đó, minh bạch ngân sách giúp gia tăng độ tin cậy các kế hoạch ngân sách và sự tự
tin của thị trường tài chính quốc gia.
2.2.2 Các yêu cầu về minh bạch ngân sách ở cấp độ địa phương theo quy
định của Luật Việt Nam
Khung pháp lý cao nhất cho vấn đề công khai minh bạch ngân sách nhà nước
tại Việt Nam chính là Luật NSNN số 83/2015/QH13 được Quốc hội ban hành năm
2015. Theo đó, tại khoản 1, Điều 15 của Luật đã quy định các thông tin liên quan
đến NSNN phải được công khai cụ thể về nội dung, hình thức và thời điểm công
khai. Việc công khai phải đảm bảo nguyên tắc “đầy đủ, kịp thời và chính xác” về
nội dung, hình thức và thời điểm công khai các thông tin ngân sách. Các đối tượng
chính bắt buộc phải công khai theo quy định của Luật bao gồm: (i) Công khai tài
liệu ngân sách các cấp; (ii) Công khai sử dụng ngân sách tại đơn vị dự toán; (iii)
Công khai sử dụng ngân sách tại các đơn vị khác không quan hệ thường xuyên với
ngân sách; (iv) Công khai tài sản công; (v) Công khai thông tin của cơ quan đại diện
chủ sở hữu về tình hình đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào doanh nghiệp;
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
28
(vi) Công khai thông tin về vay và trả nợ của chính quyền địa phương; (vii) Công
khai tình hình phân bổ, quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB.
Cụ thể các quy định về nội dung, thời gian và hình thức công khai theo từng
nhóm đối tượng buộc phải công khai như sau:
2.2.2.1 Công khai tài liệu ngân sách địa phương và ngân sách cấp tỉnh (theo
Thông tư số 343/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính):
Nội dung công khai: (i) Công khai chỉ tiêu, biểu mẫu, thuyết minh làm căn cứ
trình HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ ngân sách tỉnh
(các Biểu từ 33 đến Biểu 45); (ii) Công khai số liệu dự toán ngân sách tỉnh và phân
bổ ngân sách cấp tỉnh đã được HĐND quyết định (các Biểu từ 46 đến Biểu 58); (iii)
Công khai số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách tỉnh quý (06
tháng, năm) (các Biểu từ 59 đến Biểu 61); (iv) Công khai số liệu và thuyết minh
quyết toán ngân sách tỉnh đã được HĐND cấp tỉnh phê chuẩn (các Biểu từ 62 đến
Biểu 68); (v) Công khai báo cáo kiểm toán (02 báo cáo).
Hình thức công khai: Việc công khai được thực hiện bằng một hoặc một số
hình thức như: Công bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ
chức, đơn vị; phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức,
đơn vị, cá nhân có liên quan; đưa lên trang thông tin điện tử; thông báo trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Trong đó, có hình thức bắt buộc là công bố trên
Cổng/Trang thông tin điện tử của UBND tỉnh và Cổng thông tin điện tử của Sở
Tài chính.
Thời điểm công khai: (i) Báo cáo dự toán ngân sách tỉnh trình HĐND cấp
tỉnh: Công khai chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày UBND cấp tỉnh gửi đại
biểu HĐND cấp tỉnh; (ii) Báo cáo dự toán ngân sách tỉnh đã được HĐND cấp tỉnh
phê chuẩn: Công khai chậm nhất 30 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành; (iii)
Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách hằng quý, 06 tháng: Công khai chậm nhất là
15 ngày kể từ ngày kết thúc quý, 06 tháng; (iv) Báo cáo tình hình thực hiện ngân
sách tỉnh hàng năm: Công khai khi UBND cấp tỉnh trình HĐND cấp tỉnh; (v) Công
khai báo cáo kiểm toán: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày văn bản được ban hành.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
29
2.2.2.2 Công khai tại đơn vị dự toán (theo Thông tư số 61/2017/TT-BTC của
Bộ Tài chính):
Nội dung công khai: (i) Dự toán thu, chi ngân sách nhà nước được cấp có
thẩm quyền giao, nguồn kinh phí khác và phân bổ cho các đơn vị cấp dưới trực
thuộc, các đơn vị được ủy quyền (Biểu số 01); (ii) Thuyết minh tình hình thực hiện
dự toán ngân sách nhà nước quý (6 tháng, năm) đã được phê duyệt; (iii) Số liệu tình
hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước quý (6 tháng, năm) (Biểu số 03); (iv)
Thuyết minh quyết toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
(v) Số liệu quyết toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
(Biểu số 4, Biểu số 5).
Thời điểm công khai: (i) Dự toán thu, chi ngân sách nhà nước được cấp có
thẩm quyền giao: Công khai chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày được đơn vị dự toán cấp
trên/cấp có thẩm quyền giao dự toán; (ii) Tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà
nước quý, 6 tháng: Công khai chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày kết thúc quý và 06
tháng; (iii) Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước hàng năm: Công khai chậm nhất
05 ngày làm việc, kể từ ngày đơn vị báo cáo đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp; (iv)
Quyết toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Công khai
chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày được đơn vị dự toán cấp trên/cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
Hình thức công khai: Thực hiện bằng một hoặc một số hình thức như công
bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hành
ấn phẩm; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên
quan; đưa lên trang thông tin điện tử; thông báo trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Đối với đơn vị có Cổng thông tin điện tử thì phải thực hiện công khai
ngân sách qua Cổng thông tin điện tử của đơn vị mình.
2.2.2.3 Công khai tại đơn vị khác không quan hệ thường xuyên với ngân sách
(theo Thông tư số 61/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính ):
Nội dung công khai: (i) Dự toán thu - chi ngân sách nhà nước hỗ trợ; (ii)
Tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hỗ trợ (quý, 6 tháng); (iii) Tình
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
30
hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hỗ trợ năm; (iv) Quyết toán ngân sách
nhà nước hỗ trợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thời điểm công khai: (i) Dự toán thu - chi ngân sách nhà nước hỗ trợ: Chậm
nhất 15 ngày, kể từ ngày được tổ chức cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền giao dự
toán; (ii) Tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hỗ trợ (quý, 6 tháng):
Chậm nhất 5 ngày, kể từ ngày kết thúc quý và 06 tháng; (iii) Tình hình thực hiện dự
toán ngân sách nhà nước hỗ trợ năm: Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày đơn
vị báo cáo tổ chức cấp trên trực tiếp; (iv) Quyết toán ngân sách nhà nước hỗ trợ đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày được tổ chức
cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hình thức công khai: Thực hiện bằng một hoặc một số hình thức như: Công
bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hành
ấn phẩm; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên
quan; đưa lên trang thông tin điện tử; thông báo trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Đối với đơn vị có Cổng thông tin điện tử thì phải thực hiện công khai
ngân sách qua Cổng thông tin điện tử của đơn vị mình.
2.2.2.4 Công khai tài sản công (theo Thông tư số 144/2017/TT-BTC của Bộ
Tài chính ):
a) Tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng:
Nội dung công khai: (i) Tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê tài
sản công (Mẫu số 09a-CK/TSC); (ii) Tình hình quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ
sở hoạt động sự nghiệp (Mẫu số 09b-CK/TSC); (iii) Tình hình quản lý, sử dụng xe ô
tô và tài sản cố định khác (Mẫu số 09c-CK/TSC); (iv) Tình hình xử lý tài sản công
(Mẫu số 09d-CK/TSC); (v) Tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công
(Mẫu số 09đ-CK/TSC).
Thời điểm công khai: (i) Tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê tài
sản công: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày dự toán được phân bổ, kế hoạch được
cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoàn thành việc đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê
tài sản công; (ii) Tình hình quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
31
nghiệp: Định kỳ hằng năm, trước ngày 31 tháng 01; (iii) Tình hình quản lý, sử dụng
xe ô tô và tài sản cố định khác: Định kỳ hằng năm, trước ngày 31 tháng 01; (iv)
Tình hình xử lý tài sản công: Định kỳ hằng năm, trước ngày 31 tháng 01; (v) Tình
hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công: Định kỳ hằng năm, trước ngày 31
tháng 01.
Hình thức công khai: Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng tài sản công khai các
nội dung trên theo hình thức niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ
chức, đơn vị hoặc công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
b) Tại Ủy ban nhân dân tỉnh:
Nội dung công khai: (i) Tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê tài
sản công (Mẫu số 10a-CK/TSC); (ii) Tình hình quản lý, sử dụng tài sản công (Mẫu
số 10b-CK/TSC); Tình hình xử lý tài sản công (Mẫu số 10c-CK/TSC); Tình hình
khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công (Mẫu số 10d-CK/TSC).
Thời điểm công khai: (i) Tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê tài
sản công: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày dự toán kinh phí đầu tư, mua sắm, thuê
tài sản được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt; (ii) Tình hình quản lý, sử
dụng tài sản công: Trước ngày 15 tháng 3 hàng năm; (iii) Tình hình xử lý tài sản
công: Trước ngày 15 tháng 3 hàng năm; (iv) Tình hình khai thác nguồn lực tài chính
từ tài sản công: Trước ngày 15 tháng 3 hàng năm.
Hình thức công khai: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đăng tải trên Cổng thông tin
điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2.2.2.5 Công khai thông tin của cơ quan đại diện chủ sở hữu về tình hình đầu
tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào doanh nghiệp (theo Thông tư số
200/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính):
Nội dung công khai: (i) Thông tin về tình hình đầu tư vốn nhà nước vào
doanh nghiệp (Biểu số 06.A); (ii) Tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp (Biểu số 06.B và Biểu số 06.C)
Thời điểm công khai: Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện trước ngày 30
tháng 6 hàng năm.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
32
Hình thức công khai: Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước thực hiện công
bố trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan trong vòng năm (05) ngày
làm việc kể từ ngày nhận được các báo cáo của doanh nghiệp.
2.2.2.6 Công khai thông tin về vay và trả nợ của chính quyền địa phương
(theo Thông tư số 126/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính ):
Nội dung công khai: (i) Thực hiện vay và trả nợ của tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (Biểu 2.01); (i) Thực hiện vay và trả nợ nguồn vay lại vốn vay
nước ngoài của Chính phủ (Biểu 2.02).
Thời điểm công khai: Các nội dung công khai nêu trên được thực hiện trước
ngày 15/02 của năm sau.
Hình thức công khai: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
2.2.2.7 Công khai tình hình phân bổ, quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB
(theo Thông tư số 10/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính):
a) Tại cơ quan cấp trên của chủ đầu tư:
Nội dung công khai: (i) Tổng mức vốn đầu tư được Nhà nước giao theo kế
hoạch trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm và triển khai phân bổ kế hoạch
vốn đầu tư cho từng dự án thuộc cấp mình quản lý (Mẫu số 01/CKTC-ĐTXD); (ii)
Kết quả lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của từng dự án
(Mẫu số 02/CKTC-ĐTXD); (iii) Số liệu quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân
sách hàng năm của từng dự án (Mẫu số 03/CKTC-ĐTXD); (iv) Số liệu quyết toán
vốn đầu tư khi dự án hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Mẫu số
04/CKTC-ĐTXD); (v) Số liệu quyết toán vốn đầu tư khi dự án đầu tư hoàn thành đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thời điểm công khai: (i) Tổng mức vốn đầu tư được Nhà nước giao theo kế
hoạch trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm và triển khai phân bổ kế hoạch
vốn đầu tư cho từng dự án thuộc cấp mình quản lý: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ
ngày ký quyết định phân bổ, điều hòa, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư; (ii) Kết quả
lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của từng dự án: Chậm nhất
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
33
là 15 ngày, kể từ ngày có kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt; (iii) Số liệu
quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm của từng dự án: Chậm nhất
là 30 ngày, kể từ ngày ký gửi báo cáo quyết toán niên độ ngân sách và ký quyết
định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành; (iv) Số liệu quyết toán vốn đầu tư
khi dự án hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Chậm nhất là 30 ngày,
kể từ ngày ký gửi báo cáo quyết toán niên độ ngân sách và ký quyết định phê duyệt
quyết toán vốn đầu tư hoàn thành; (v) Số liệu quyết toán vốn đầu tư khi dự án đầu
tư hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ
ngày ký gửi báo cáo quyết toán niên độ ngân sách và ký quyết định phê duyệt quyết
toán vốn đầu tư hoàn thành.
b) Tại các chủ đầu tư:
Nội dung công khai: (i) Tổng mức vốn đầu tư, tổng dự toán được duyệt của
từng dự án đầu tư (mẫu số 05/CKTC-ĐTXD); (ii) Kế hoạch vốn đầu tư (kể cả điều
hòa, điều chỉnh, bổ sung) được cơ quan cấp trên của chủ đầu tư giao trong năm cho
từng dự án đầu tư (Mẫu số 05/CKTC-ĐTXD); (iii) Kết quả lựa chọn nhà thầu đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt của từng dự án (Mẫu số 02/CKTC-ĐTXD trên);
(iv) Số liệu quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm của từng dự án
(mẫu số 03/CKTC-ĐTXD trên); (v) Số liệu quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn
thành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (mẫu số 04/CKTC-ĐTXD).
Thời điểm công khai: (i) Tổng mức vốn đầu tư, tổng dự toán được duyệt của
từng dự án đầu tư: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày dự án đầu tư được cấp có thẩm
quyền phê duyệt; (ii) Kế hoạch vốn đầu tư (kể cả điều hòa, điều chỉnh, bổ sung)
được cơ quan cấp trên của chủ đầu tư giao trong năm cho từng dự án đầu tư: Chậm
nhất là 30 ngày, kể từ ngày dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền giao; (iii) Kết quả
lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của từng dự án: Chậm nhất
là 15 ngày, kể từ ngày có kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt; (iv) Số liệu
quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm của từng dự án: Chậm nhất
là 30 ngày, sau khi chủ đầu tư lập, gửi báo cáo tài chính năm theo chế độ kế toán áp
dụng cho đơn vị chủ đầu tư; (v) Số liệu quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
34
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày dự án đầu
tư và quyết toán vốn vốn đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hình thức công khai: Niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan và công bố trong
hội nghị của cơ quan đơn vị.
Như vậy, tổng hợp các quy định về công khai theo Luật NSNN thì có 07
nhóm đối tượng buộc phải công khai. Tuy nhiên, luận văn không nghiên cứu đánh
giá 02 nhóm đối tượng:
Một là công khai tại các đơn vị khác không quan hệ thường xuyên với ngân
sách: Do điều kiện thời gian còn hạn chế, phạm vị đối tượng khảo sát nằm rải rác,
khó khăn trong việc thu thập dữ liệu.
Hai là công khai tình hình phân bổ, quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB: Do
quy định công khai tình hình phân bổ, quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB theo
Thông tư số 10/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính nêu trên thuộc quy định của Luật
NSNN năm 2002, hiện Luật NSNN năm 2015 đã ban hành và thực hiện, tuy nhiên
văn bản hướng dẫn công khai cho đối tượng này đến nay chưa được Bộ Tài chính
ban hành thay thế Thông tư số 10/2005/TT-BTC.
(Tổng hợp các quy định về nội dung, hình thức và thời điểm công khai theo
Phụ lục 2 đính kèm)
2.1.3 Phương pháp đánh giá minh bạch ngân sách
2.1.3.1 Đối với đánh giá theo Thông lệ quốc tế:
Luận văn thực hiện khảo sát việc minh bạch ngân sách thông qua việc thu
thập, phân tích các tài liệu, báo cáo liên quan các hoạt động tài chính - ngân sách
của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong phạm vi niên độ thời gian từ 2016 – 2018; đồng
thời đối chiếu với các nguyên tắc và mức độ thực hành từ cơ bản (basic) đến tốt
(good) và rất tốt (advance) theo các tiêu chí minh bạch của IMF đã nêu tại Mục
2.1.1 Chương 2 nêu trên. Những phán quyết “đạt” hay “không đạt” các mức độ thực
hành nguyên tắc minh bạch ngân sách được dựa trên Sổ tay hướng dẫn minh bạch
ngân sách (Fiscal Transparency Handbook) của Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF. Trên cơ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
35
sở đó, luận văn đưa ra kết luận đánh giá mức độ minh bạch ngân sách của tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu là cao hay thấp so với tiêu chuẩn Quốc tế.
2.1.3.2 Đối với đánh giá theo yêu cầu của Luật NSNN:
Luật NSNN Việt Nam (tại Điều 2 – Thông tư số 343/2016/TT-BTC của Bộ
Tài chính ) quy định nguyên tắc công khai ngân sách: “Công khai kịp thời, đầy đủ,
chính xác các thông tin ngân sách theo các hình thức quy định”. Vì vậy, việc đánh
giá mức độ minh bạch ngân sách tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu so với Luật cũng được
đánh giá tập trung dựa trên cơ sở 03 nguyên tắc kịp thời, đầy đủ, chính xác. Trong
đó, từng nguyên tắc công khai được hiểu: (i) Tính kịp thời – Công khai thông tin
ngân sách đúng thời gian và hình thức công khai theo quy định của Luật; (ii) Tính
đầy đủ - Thông tin tài liệu, báo cáo công khai phải đầy đủ biểu mẫu số liệu và các
chỉ tiêu số liệu ngân sách trong biểu mẩu theo quy định của Luật; Tính chính xác –
Số liệu công khai chuẩn xác và khớp đúng giữa các biểu mẫu báo cáo.
Do đó, để xác định mức độ công khai, minh bạch ngân sách theo từng đối
tượng phải công khai nêu tại Mục 2.1.2, Chương 2 theo quy định của Luật, yêu cầu
tỉnh phải thực hiện đạt 03 nguyên tắc công khai “kịp thời, đầy đủ, chính xác”. Đó
chính là phương pháp đánh giá minh bạch ngân sách theo quy định của Luật. Mỗi
nguyên tắc được tính 02 điểm, nếu đạt cả 03 nguyên tắc thì được tính là 06 điểm.
Kết quả đánh giá mức độ công khai cao hay thấp được xác định tính trên tổng điểm
đạt được so với tổng số điểm tối đa.
Sau khi có kết quả đánh giá minh bạch ngân sách theo Thông lệ quốc tế và
theo yêu cầu của Luật NSNN, luận văn tiến hành phỏng vấn đại diện cơ quan quản
lý, kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính – ngân sách trên địa bàn tỉnh để xác định
nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng minh bạch ngân sách tại địa phương.
Tóm lại, chương 2 của luận văn trình bày có hai phần: Phần 1 là các khái
niệm cơ bản về ngân sách nhà nước và minh bạch ngân sách nhà nước. Phần 2 là
sơ lược các tiêu chí đánh giá minh bạch ngân sách theo chuẩn của Quốc tế và các
yêu cầu quy định về công khai NSNN theo Luật của Việt Nam. Trong đó, luận văn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
36
chọn Bộ Tiêu chí đánh giá minh bạch ngân sách của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF)
cùng với các quy định của Luật Việt Nam để làm khung phân tích chính.
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc
Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc

More Related Content

Similar to Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc

Phân Tích Tài Chính Và Một Số Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Tại Côn...
Phân Tích Tài Chính Và Một Số Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Tại Côn...Phân Tích Tài Chính Và Một Số Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Tại Côn...
Phân Tích Tài Chính Và Một Số Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Tại Côn...mokoboo56
 

Similar to Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc (20)

Luận Văn Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt N...
Luận Văn Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt N...Luận Văn Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt N...
Luận Văn Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt N...
 
Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn thành phố cẩm phả, ...
Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn thành phố cẩm phả, ...Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn thành phố cẩm phả, ...
Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn thành phố cẩm phả, ...
 
Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh Đoàn Bình...
Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh Đoàn Bình...Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh Đoàn Bình...
Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh Đoàn Bình...
 
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại tổng cục thống kê, b...
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại tổng cục thống kê, b...Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại tổng cục thống kê, b...
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại tổng cục thống kê, b...
 
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư Cửu Long, 9 điểm...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư Cửu Long, 9 điểm...Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư Cửu Long, 9 điểm...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư Cửu Long, 9 điểm...
 
Chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.doc
Chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.docChính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.doc
Chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.doc
 
Luận Văn Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên.
Luận Văn Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên.Luận Văn Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên.
Luận Văn Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên.
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính – Kế H...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính – Kế H...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính – Kế H...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính – Kế H...
 
Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Trên Địa Bàn Thị Xã An Khê, Tỉnh Gia Lai.doc
Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Trên Địa Bàn Thị Xã An Khê, Tỉnh Gia Lai.docQuản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Trên Địa Bàn Thị Xã An Khê, Tỉnh Gia Lai.doc
Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Trên Địa Bàn Thị Xã An Khê, Tỉnh Gia Lai.doc
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc...
 
Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm phát triển qu...
Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm phát triển qu...Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm phát triển qu...
Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm phát triển qu...
 
Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Trên Địa Bàn Quận Sơn Trà – Thành P...
Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Trên Địa Bàn Quận Sơn Trà – Thành P...Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Trên Địa Bàn Quận Sơn Trà – Thành P...
Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Trên Địa Bàn Quận Sơn Trà – Thành P...
 
Khoá Luận tốt nghiệp Tại Trung Tâm Nghiên Cứu Và Phát Triển Rau Quả.docx
Khoá Luận tốt nghiệp Tại Trung Tâm Nghiên Cứu Và Phát Triển Rau Quả.docxKhoá Luận tốt nghiệp Tại Trung Tâm Nghiên Cứu Và Phát Triển Rau Quả.docx
Khoá Luận tốt nghiệp Tại Trung Tâm Nghiên Cứu Và Phát Triển Rau Quả.docx
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàn...
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàn...Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàn...
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàn...
 
Phân Tích Tài Chính Và Một Số Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Tại Côn...
Phân Tích Tài Chính Và Một Số Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Tại Côn...Phân Tích Tài Chính Và Một Số Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Tại Côn...
Phân Tích Tài Chính Và Một Số Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Tại Côn...
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Tại Chi Cục...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Tại Chi Cục...Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Tại Chi Cục...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Tại Chi Cục...
 
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.docLuận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Đầu Tư Tư Nhân Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Đầu Tư Tư Nhân Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.docLuận Văn Tác Động Của Đầu Tư Tư Nhân Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Đầu Tư Tư Nhân Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Sở Giao Thông Vận Tải Thành Phố Đà ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Sở Giao Thông Vận Tải Thành Phố Đà ...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Sở Giao Thông Vận Tải Thành Phố Đà ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Sở Giao Thông Vận Tải Thành Phố Đà ...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 (20)

Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.docTác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
 
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
 
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
 
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
 
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
 
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.docNhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
 
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.docNefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
 
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.docLuận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
 
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
 
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.docLuận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
 
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.docLuận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
 
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.docLuận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
 
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.docLuận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.docLuận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
 
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Tại côn ty Nhựa Lâm Thăng.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Tại côn ty Nhựa Lâm Thăng.docLuận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Tại côn ty Nhựa Lâm Thăng.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Tại côn ty Nhựa Lâm Thăng.doc
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

Luận văn Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước Trường hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO T GĐẠICKITẾTP CM LÊ VĂ DA ĐÁ GIÁ MI BẠC GÂ SÁ C À ỚC: T G ỢP TỈ BÀ ỊA–VŨ GTÀU LUẬ VĂ T ẠCSỸKI TẾ
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 T BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO GĐẠI CKI TẾTP CM LÊ VĂ DA ĐÁ GIÁ MI BẠC GÂ SÁ C À ỚC: T G ỢP TỈ BÀ ỊA–VŨ GTÀU G I Chuyên ngành: Quản lý Công Mã số: 7340403 LUẬ VĂ T ẠCSỸKI TẾ Ớ G DẪ K OA C: PGS.TS BÙI T Ị MAI OÀI
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đề tài: "Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước: Trường hợp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu" là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả phân tích, đánh giá trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 26 tháng 7 năm 2018 Tác giả luận văn Lê Văn Danh
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC PHỤ LỤC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ....................................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................ 3 1.4 Đối tượng khảo sát và phạm vi thu thập dữ liệu ......................................................... 3 1.4.1 Đối tượng khảo sát .......................................................................................... 3 1.4.2 Phạm vi thu thập dữ liệu ................................................................................. 3 1.5 Khung phân tích và phương pháp tiếp cận ................................................................. 4 1.6 Cấu trúc luận văn .......................................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH ..................................... 5 2.1 Một số khái niệm ............................................................................................................ 5 2.1.1 Ngân sách nhà nước ........................................................................................ 5 2.1.2 Công khai, minh bạch ngân sách: ................................................................... 5 2.2 Lý thuyết về đánh giá minh bạch ngân sách ............................................................... 6 2.2.1 Các tiêu chí đánh giá minh bạch ngân sách .................................................... 6 2.2.2 Các yêu cầu về minh bạch ngân sách ở cấp độ địa phương theo quy định của Luật Việt Nam ........................................................................................................ 27 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH NGÂN SÁCH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ................................... ........................ ........................ ........................ ........................ .......... 37 3.1 Khái quát chung về tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ............................................................ 37
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.2 Đánh giá minh bạch ngân sách tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .........................................39 3.2.1 Đánh giá mức độ minh bạch ngân sách Bà Rịa – Vũng Tàu so với thông lệ của quốc tế................................................................................................................................. 39 3.2.2 Đánh giá mức độ minh bạch ngân sách so với Luật của Việt Nam.......................... 54 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO MINH BẠCH NGÂN SÁCH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ................................................................. 65 4.1 Kết luận........................................................................................................................ 65 4.2 Nguyên nhân của thực trạng minh bạch ngân sách tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: ......66 4.3 Đề xuất giải pháp .........................................................................................................68 4.4 Hạn chế của luận văn...................................................................................................73
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ 1. NSNN Ngân sách nhà nước 2. NSTW Ngân sách Trung ương 3. NSĐP Ngân sách địa phương 4. HĐND Hội đồng nhân dân 5. UBND Ủy ban nhân dân 6. KTNN Kiểm toán nhà nước 7. DNNN Doanh nghiệp nhà nước 8. IMF Quỹ tiền tệ quốc tế 9. IBP Tổ chức Đối tác ngân sách Quốc tế 10. OECD Tổ chức các nước phát triển 11. XDCB Xây dựng cơ bản
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 - Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ thực hiện các nguyên tắc minh bạch ngân sách tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo thông lệ của quốc tế. Bảng 3.2 - Tổng hợp kết quả đánh giá công khai dự toán ngân sách năm 2018 trình HĐND Tỉnh. Bảng 3.3 - Tổng hợp kết quả đánh giá công khai dự toán ngân sách năm 2018 đã được HĐND Tỉnh phê duyệt. Bảng 3.4 - Tổng hợp kết quả đánh giá công khai tình hình thực hiện dự toán ngân sách Quý I – 2018 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Bảng 3.5 - Tổng hợp kết quả đánh giá công khai quyết toán ngân sách tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2016. Bảng 3.6 - Kết quả khảo sát tình hình công khai ngân sách trên trang Thông tin điện tử tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Bảng 3.7 - Kết quả khảo sát tình hình công khai ngân sách trên trang Thông tin điện tử tại các đơn vị dự toán cấp tỉnh.
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 - Bốn trụ cột chính về Tiêu chí minh bạch ngân sách Hình 3.1 - Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1 - Tổng hợp các nguyên tắc minh bạch ngân sách theo chuẩn Quốc tế (IMF) Phụ lục 2 - Tổng hợp các quy định về nội dung, hình thức và thời điểm công khai ngân sách theo quy định của Luật NSNN Phụ lục 3 - Dàn bài phỏng vấn cán bộ Sở Tài chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Phụ lục 4 - Dàn bài phỏng vấn cán bộ Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Phụ lục 5 - Dàn bài phỏng vấn cán bộ Phòng Tài chính – Kế hoạc huyện Tân Thành. Phụ lục 6 - Dàn bài phỏng vấn cán bộ cơ quan Kiểm toán nhà nước khu vực XIII.
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Ngân sách nhà nước (NSNN) là một thành phần chủ đạo trong lĩnh vực tài chính nhà nước, bao gồm: NSNN, dự trữ nhà nước, ngân hàng nhà nước, tài chính các cơ quan hành chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Ngoài chức năng huy động nguồn thu để đảm bảo chi cho các hoạt động của bộ máy nhà nước thì NSNN còn có vai trò quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. NSNN được thể hiện dưới dạng chính là thu ngân sách và chi ngân sách. Thu NSNN được hình thành chủ yếu từ các khoản thuế của người dân, thu từ tài nguyên quốc gia và các khoản huy động đóng góp từ người dân. Nhà nước sử dụng nguồn thu đó để cung cấp hàng hóa – dịch vụ công cho người dân thụ hưởng, do đó Nhà nước phải có trách nhiệm công khai, minh bạch ngân sách đến với người dân. Công khai, minh bạch ngân sách cũng là điều kiện tiên quyết để xác định trách nhiệm giải trình của từng cá nhân, tổ chức trong việc quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính công; giúp cho các tổ chức, công dân cùng tham gia kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn và tài sản Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật; bảo đảm sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước và các nguồn lực tài chính công, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Vì vậy, việc công khai minh bạch ngân sách là có lợi cho dân, cho quốc gia và phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển của Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị - kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, công khai minh bạch NSNN còn là một điều kiện quan trọng trong chính sách tài khóa thận trọng và thường gắn liền với quản trị tốt (Koptis và Craig, 1998), hiệu quả kinh tế (Alesina và Perotti, 1996). Chính vì vậy, ngoài việc đòi hỏi trách nhiệm sử dụng tiền thuế hiệu quả thì công khai và minh bạch việc sử dụng tiền thuế của dân là yêu cầu tất yếu mà Chính phủ có thể thực hiện. Một khi Chính phủ né tránh trách nhiệm công khai, minh bạch hoặc có công khai, minh bạch
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 nhưng không đầy đủ, không kịp thời thì Chính phủ đã không đáp ứng thỏa đáng đòi hỏi của người dân về tính công khai, minh bạch ngân sách. Ở cấp độ quốc tế, các quốc gia phát triển và các tổ chức tài chính quốc tế đều khuyến khích và đưa ra những quy tắc chuẩn hướng dẫn về công khai minh bạch ngân sách. Một số bộ quy tắc minh bạch ngân sách đang được áp dụng phổ biến hiện nay, bao gồm: (i) Bộ Quy tắc các thông lệ tốt về Minh bạch Tài khoá (FTC) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF; (ii) Chương trình đánh giá Trách nhiệm giải trình và chi tiêu Công (PEFA) được khởi xướng bởi 7 đối tác phát triển quốc tế (Gồm: Ủy ban châu Âu, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Pháp, Na Uy, Thụy Sỹ và Anh quốc); (iii) Thông lệ Tốt nhất về Minh bạch Tài khóa (BPBT) của tổ chức các nước phát triển OECD; (iv) Báo cáo khảo sát Ngân sách mở do Tổ chức Liên kết Ngân sách Quốc tế (IBP) thực hiện. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, việc công khai, minh bạch ngân sách ở Trung ương đã đạt được nhiều thành tựu nhưng khả năng tiếp cận và nhận biết các vấn đề ngân sách ở cấp địa phương vẫn còn hạn chế (World Bank, 2013). Ngoài ra, hiện có nhiều sai phạm trong quản lý đất đai, tài sản nhà nước tại một số địa phương như: Thành phố Đà Năng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội v.v… bị phát hiện vào thời gian gần đây mà báo chí và truyền thông đã đưa tin mà nguyên nhân chủ yếu cũng từ sự thiếu công khai, minh bạch trong việc giao đất, bán đấu giá đất công cho các doanh nghiệp dẫn đến thất thoát nguồn thu NSNN. Do đó, để làm rõ hơn vấn đề này, tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước: Trường hợp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” để thực hiện luận văn Chương trình thạc sỹ Quản lý công. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá minh bạch ngân sách nhà nước tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, từ đó khuyến nghị các giải pháp nhằm nâng cao tính minh bạch ngân sách tại địa phương.
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Thứ nhất, đánh giá mức độ minh bạch ngân sách nhà nước tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thứ hai, xác định nguyên nhân thực trạng minh bạch ngân sách tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thứ ba, trên cơ sở xác định nguyên nhân dẫn đến thực trạng minh bạch ngân sách, tác giả khuyến nghị các giải pháp nhằm nâng cao tính minh bạch ngân sách tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Mức độ minh bạch ngân sách nhà nước tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là cao hay thấp? Nguyên nhân nào ảnh hưởng đến tính minh bạch ngân sách tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu? Cần có những giải pháp gì nhằm nâng cao tính minh bạch ngân sách tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu? 1.4 Đối tượng khảo sát và phạm vi thu thập dữ liệu 1.4.1 Đối tượng khảo sát Các khía cạnh thể hiện tính minh bạch ngân sách nhà nước tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Một số cán bộ và chuyên viên hiện đang công tác tại cơ quan tài chính của tỉnh, cơ quan giám sát ngân sách của địa phương; các chủ thể khác có sử dụng tài liệu, báo cáo ngân sách của tỉnh, gồm: Cán bộ và chuyên viên Sở Tài chính, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, thành phố; cán bộ và chuyên viên Ban Kinh tế – Ngân sách của HĐND Tỉnh; cán bộ Kiểm toán nhà nước khu vực 13 v.v… 1.4.2 Phạm vi thu thập dữ liệu Phạm vi về không gian: Trong phạm vi ngân sách tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4 Phạm vi về thời gian: Trong phạm vi niên độ ngân sách từ năm 2016 - 2018. 1.5 Khung phân tích và phương pháp tiếp cận Luận văn nghiên cứu sử dụng lý thuyết về tiêu chí đánh giá tính minh bạch ngân sách ở cấp độ địa phương theo thông lệ của Quốc tế và những qui định pháp lý về yêu cầu minh bạch ngân sách của Việt Nam để làm khung phân tích. Luận văn tiến hành so sánh: (i) mức độ minh bạch ngân sách của Bà Rịa – Vũng Tàu so với yêu cầu của Luật NSNN; (ii) mức độ minh bạch ngân sách của Bà Rịa – Vũng Tàu so với thông lệ quốc tế (theo các tiêu chí) để trả lời câu hỏi thứ nhất: “Mức độ minh bạch ngân sách tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cao hay thấp?”. Luận văn tiến hành phỏng vấn các đối tượng liên quan: Cán bộ và chuyên viên Sở Tài chính tỉnh, Phòng Tài chính – Kế hoạch các huyện, thành phố; cán bộ và chuyên viên Ban Kinh tế Ngân sách – HĐND Tỉnh; cán bộ Kiểm toán nhà nước khu vực XIII nhằm tìm hiểu “Nguyên nhân dẫn đến thực trạng về minh bạch ngân sách tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” để trả lời câu hỏi thứ 2. Trên cơ sở câu trả lời cho câu hỏi 1 và 2, luận văn nghiên cứu sẽ trả lời được câu hỏi thứ 3 – “Cần có những giải pháp gì nhằm nâng cao tính minh bạch ngân sách tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu?” 1.6 Cấu trúc luận văn Luận văn được trình bày bao gồm 4 chương. Trong đó, Chương 1 là phần mở đầu giới thiệu về luận văn. Chương 2 trình bày một số khái niệm về minh bạch ngân sách nhà nước và khung phân tích. Chương 3 đánh giá minh bạch ngân sách tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chương 4 nêu ra kết luận và đề xuất giải pháp khắc phục.
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 2.1 Một số khái niệm 2.1.1 Ngân sách nhà nước Theo Luật NSNN năm 2015: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Theo phạm trù kinh tế học: NSNN được hiểu là bản dự toán các khoản thu, chi tiền tệ của một quốc gia, được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước quyết định để thực hiện trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Trong khoa học pháp lý: NSNN là một đạo luật đặc biệt do Quốc Hội ban hành để cho phép Chính phủ thực hiện trong một thời gian nhất định, theo đó nó được quyết định, phê chuẩn bởi cơ quan lập pháp theo một trình tự luật định và có hiệu lực như một văn bản pháp luật. 2.1.2 Công khai, minh bạch ngân sách: Theo từ điển tiếng Việt: Công khai là việc “không giữ kín mà để cho mọi người đều có thể biết”. Minh bạch là “rõ ràng, rành mạch”. Minh bạch ngân sách nhà nước: Theo (Lucie, 2015), minh bạch ngân sách nhà nước tạo điều kiện cho công chúng tiếp cận được với các thông tin về nguyên tắc, mục tiêu và định hướng của chính sách tài khoá; về vai trò, chức năng, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc hoạch định, đưa ra các quyết định về chính sách tài khoá; về số liệu cân đối thu, chi ngân sách và các nghĩa vụ nợ phát sinh; về hiệu quả, tác động của việc triển khai hoạt động tài khoá trên thực tế. Tùy theo vị trí, vai trò của các nhóm người sử dụng thông tin mà nội dung minh bạch hóa tài khóa được nhấn mạnh ở điểm này hay điểm khác. Ở một số nước phát triển, minh bạch tài khoá còn được hiểu bao gồm việc xem xét khả năng tham
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6 gia của các tổ chức dân sự vào quá trình hoạch định chính sách tài khóa. Tại Việt Nam, vấn đề minh bạch ngân sách đã được Luật hoá thành những nguyên tắc cơ bản của việc thực thi ngân sách nhà nước. Hiến pháp năm 2013 (Khoản 1 Điều 55) quy định: “Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai và đúng pháp luật”. Theo định nghĩa của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): Minh bạch ngân sách là việc công bố một cách đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, kịp thời và logic về tình hình hoạt động tài chính công trong quá khứ, hiện tại và tương lai nhằm đảm bảo hiệu quả trong công tác quản lý và trách nhiệm giải trình tài chính công. Việc này đòi hỏi Chính phủ phải có một bức tranh thực chất về hoạt động tài chính khi thực hiện các quyết định kinh tế, bao gồm các chi phí và lợi ích phát sinh khi thay đổi chính sách và rủi ro tiềm năng trong tài chính công. Minh bạch ngân sách cung cấp cho các nhà lập pháp, thị trường và công dân thông tin cần thiết trong việc yêu cầu Chính phủ phải có trách nhiệm giải trình về hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính công. Từ khi IMF đưa ra Tiêu chí thực hành tốt về minh bạch ngân sách năm 1998 và tiên phong đề ra các thực hành đánh giá minh bạch ngân sách trong số các nước thành viên, nghiên cứu đã cho thấy tầm quan trọng của minh bạch ngân sách đối với quản trị hiệu quả nền tài chính công, cải cách chính phủ và chống suy giảm kinh tế. Đặc biệt, thiếu minh bạch ngân sách có thể dẫn đến hạn chế về trách nhiệm giải trình và tạo cơ hội cho việc biển thủ các quỹ công. 2.2 Lý thuyết về đánh giá minh bạch ngân sách 2.2.1 Các tiêu chí đánh giá minh bạch ngân sách Trong hai thập kỷ trở lại đây, vấn đề công khai, minh bạch ngân sách đã được cộng đồng các quốc gia đặc biệt quan tâm và thực tế đã có nhiều sáng kiến ở cấp quốc gia, quốc tế và các tổ chức dân sự thực hiện tổng kết kinh nghiệm, hướng
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7 tới xây dựng bộ Quy tắc chuẩn, tập hợp hệ thống thông lệ tốt và tuyên truyền, phổ biến, khuyến khích các nước thực hiện công khai, minh bạch hoá ngân sách. Nhiều tổ chức quốc tế và các quốc gia đã cố gắng đưa ra những quy định, quy tắc, hướng dẫn nhằm đẩy mạnh minh bạch hoá tài khóa trên bình diện quốc tế. Những quy tắc hướng dẫn này có thể mang tính toàn diện, bao quát chung, như Bộ Quy tắc hướng dẫn về minh bạch hoá tài khoá của IMF, Bản Quy tắc về minh bạch hoá tài khoá của OECD, Báo cáo khảo sát Ngân sách mở của Tổ chức Đối tác Ngân sách Quốc tế v.v… hoặc là những công cụ đặc thù như Tuyên bố Lima về Hướng dẫn các Quy tắc Kiểm toán (185 nước thành viên), Hướng dẫn về quản lý nợ công (của Ngân hàng Thế giới-WB và IMF), Báo cáo tự đánh giá chất lượng hệ thống quản lý tài chính công (PEFA). Trong đó: - Bộ Quy tắc các thông lệ tốt về Minh bạch Tài khoá của OECD: Các nước phát triển OECD là những nước đi đầu trong việc thực hiện công khai, minh bạch ngân sách. Bộ Quy tắc Các thông lệ tốt về Minh bạch Tài khoá của OECD được xây dựng năm 1999, gồm 3 phần: Phần I nêu ra các yêu cầu về phân loại và nội dung các báo cáo ngân sách chính (Báo cáo khái toán, báo cáo dự toán, báo cáo hàng tháng, báo cáo giữa năm, báo cáo quyết toán, báo cáo trước bầu cử, báo cáo ngân sách dài hạn) mà Chính phủ cần cung cấp; Phần II nêu cụ thể các yêu cầu thông tin cần có trong từng loại báo cáo; Phần III nêu các thông lệ nhằm đảm bảo chất lượng và tính thống nhất của các báo cáo. - Báo cáo đánh giá hệ thống quản lý tài chính công (PEFA): Đây là sáng kiến có sự phối hợp giữa Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và một số quốc gia như Anh, Pháp, Thụy Sĩ v.v… Sáng kiến này khuyến khích các nước tự đánh giá chất lượng hệ thống quản lý tài chính công của mình trên cơ sở bộ tiêu chí chung. Nội dung báo cáo đánh giá nhiều khía cạnh của hệ thống quản lý tài chính công, trong đó có độ tin cậy của ngân sách; tính toàn diện và minh bạch của ngân sách; khả năng tiên liệu và kiểm soát; kế toán, ghi sổ và báo cáo; kiểm tra và kiểm toán bên ngoài. Theo Ban Thư ký PEFA, tính đến tháng 5/2012, đã có 285 báo
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 8 cáo đánh giá PEFA được thực hiện, trong đó 133 báo cáo được công khai, 84 báo cáo đã hoàn thành nhưng chưa công khai và 68 báo cáo đang dự thảo. - Báo cáo khảo sát Ngân sách mở: Từ năm 2006, Tổ chức Đối tác Ngân sách Quốc tế (International Budget Partnership - IBP) đã tiến hành các cuộc khảo sát quốc tế tại các quốc gia, bao gồm cả các nước phát triển và các nước đang phát triển, từ đó cho điểm để đánh giá mức độ minh bạch hoá của các nước, các nền kinh tế khác nhau. Theo đó, IBP đánh giá mức độ sẵn có và mức độ thông tin của 8 tài liệu ngân sách chính, gồm: Báo cáo khái toán ngân sách, báo cáo dự toán ngân sách, báo cáo phổ biến ngân sách cho công dân, dự toán ngân sách, các báo cáo ngân sách trong năm, đánh giá giữa năm, báo cáo quyết toán ngân sách, báo cáo kiểm toán. Theo báo cáo đánh giá năm 2016 trên cơ sở khảo sát tại 94 quốc gia, chỉ có 20 nước được coi là cung cấp cho người dân đủ thông tin về ngân sách; khoảng 1/3 số nước (33 nước) cung cấp một phần thông tin nhưng không đủ để người dân hiểu về ngân sách và phần lớn các nước (41 nước) cung cấp ít thông tin về ngân sách, trong đó 19 nước cung cấp lượng thông tin tối thiểu, còn 22 nước hầu như không cung cấp thông tin. Trong số 22 nước này bao gồm cả Trung Quốc và Việt Nam. - Bộ Quy tắc minh bạch tài khoá của IMF: Bộ quy tắc này được ban hành lần đầu vào năm 1998 và cập nhật bổ sung vào năm 2007 và năm 2014 trên cơ sở Bộ Quy tắc Các thông lệ tốt về Minh bạch Tài khoá trước đây của IMF. Bộ quy tắc cập nhật năm 2007 cùng với sổ tay hướng dẫn đã cung cấp khung phân tích đánh giá minh bạch ngân sách cho các quốc gia, xem như là một phần báo cáo của IMF trong việc quan sát thực hành các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá minh bạch ngân sách. Theo đó, đã có 93 quốc gia áp dụng thực hành các quy tắc và đã công bố kết quả minh bạch theo các Tiêu chuẩn và Tiêu chí minh bạch ngân sách trên website. Tiêu chí minh bạch ngân sách năm 2014 cùng với sổ tay hướng dẫn thực hành đã đánh dấu cột mốc quan trọng của IMF trong nỗ lực cải tiến sự minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính phủ trong việc sử dụng nguồn lực công và những nỗ lực tăng cường phát triển kinh tế, làm chính sách và xây dựng thể chế kinh tế. Bộ
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9 tiêu chí này là một trong số 12 chuẩn mực thuộc sáng kiến về chuẩn mực và tiêu chí của IMF (được công bố vào những năm cuối thập niên 1990) nhằm tăng cường cấu trúc lại nền tài chính quốc tế, đã dẫn đến nhận thức sâu rộng về chuẩn quốc tế đối với công khai thông tin về tài chính công. Phương thức đánh giá minh bạch ngân sách (FTE) là công cụ thực hành chính của IMF cho việc đánh giá toàn diện việc thực hành của một quốc gia đối với các chuẩn mực minh bạch theo Bộ Tiêu chí (Code). Tiêu chí đánh giá minh bạch ngân sách của IMF là chuẩn quốc tế cho việc công khai thông tin về tài chính công. Bộ Tiêu chí bao gồm các nguyên tắc được xây dựng trên bốn nhóm trụ cột chính: (i) Báo cáo ngân sách - Fiscal reporting; (ii) Dự báo và lập ngân sách - Fiscal forecasting and budgeting; (iii) Phân tích và quản lý rủi ro ngân sách - Fiscal risk analysis and management; (iv) Quản lý nguồn thu từ tài nguyên khoáng sản - Resource revenue management. Hình 2.1: Bốn trụ cột chính về tiêu chí minh bạch ngân sách (Nguồn: IMF - Fiscal Transparency Code) Tương ứng với mỗi nguyên tắc minh bạch ngân sách, mức độ dùng để phân biệt khả năng thực hành được xác định từ mức Cơ bản (Basic) đến Tốt (Good) và Rất tốt (Advanced) sẽ cung cấp cho các quốc gia những mức độ rõ ràng và khả năng áp dụng trong việc tuân thủ đầy đủ bộ quy tắc. Trụ cột I, II và III hiện đã được ban
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10 hành và áp dụng trong khi trụ cột IV đang được thảo luận lấy ý kiến đóng góp hoàn chỉnh. Để có cơ sở đánh giá mức độ minh bạch ngân sách tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong luận văn nghiên cứu, tác giả sử dụng Bộ Quy tắc minh bạch ngân sách do các chuyên gia của Tổ chức Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) xây dựng nêu trên, dựa trên 03 trụ cột chính: (I) Trụ cột về báo cáo ngân sách - Fiscal Reporting: Trụ cột này yêu cầu báo cáo ngân sách phải cung cấp được bức tranh tổng quan, rõ ràng, kịp thời và đáng tin cậy về tình hình và hiệu quả sử dụng ngân sách của chính phủ. Theo đó, báo cáo ngân sách đề cập đến việc lập và ban hành thông tin tóm tắt về tình hình tài chính công trong quá khứ và hiện tại của quốc gia. Đặc biệt, báo cáo ngân sách có thể được xem như là báo cáo tái hiện lại diễn biến tình hình ngân sách, bao gồm báo cáo kết quả trong năm và báo cáo cuối năm, báo cáo thống kê ngân sách và báo cáo ngân sách hàng năm. Chất lượng báo cáo ngân sách rất cần thiết để chính phủ quyết định về ngân sách trên cơ sở nhận thức đầy đủ, kịp thời và chuẩn xác tình hình ngân sách. Báo cáo ngân sách là kênh thông tin chính mà thông qua đó các nhà lập pháp, kiểm toán và công dân có thể yêu cầu chính phủ giải trình hiệu quả sử dụng ngân sách; đồng thời là nguồn thông tin chính yếu để thị trường nắm rõ tình hình ngân sách và tác động của nó đối với nền kinh tế và chính sách tài chính của chính phủ. Trong bài nghiên cứu, nguồn thu thập thông tin sử dụng báo cáo quyết toán ngân sách tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2016 và báo cáo tình hình thực hiện ngân sách quý I/2018 làm tài liệu phân tích, đánh giá minh bạch ngân sách theo Trụ cột (I) - Báo cáo ngân sách. Trụ cột này theo Bộ quy tắc có 04 phân nhánh chính: (1.1) Tính bao quát - Coverage: Báo cáo ngân sách nên đưa ra một bức tranh tổng quan toàn diện các hoạt động tài chính và các phân ngành của khu vực công theo các tiêu chuẩn quốc tế. Theo đó, có 04 nguyên tắc thực hành đối với phân nhánh này:
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 (1.1.1) Nguyên tắc bao quát các tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách - Coverage of Institutions: Yêu cầu báo cáo ngân sách phải thể hiện bao quát tất cả các thực thể đơn vị liên quan theo tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Báo cáo ngân sách tổng hợp thông tin tất cả các cơ quan chủ quản theo tiêu chuẩn quốc tế. - Tốt (Good): Báo cáo ngân sách tổng hợp thông tin tất cả các cơ quan chủ quản và báo cáo về từng phân ngành theo tiêu chuẩn quốc tế. - Rất tốt (Advanced): Báo cáo ngân sách tổng hợp thông tin tất cả các tổ chức khu vực công và báo cáo về từng phân ngành theo tiêu chuẩn quốc tế. (1.1.2) Nguyên tắc bao quát thông tin tài chính - Coverage of Stocks: Báo cáo ngân sách bao gồm bảng cân đối tài sản, các khoản nợ và giá trị tài sản ròng của nhà nước. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Báo cáo ngân sách bao gồm tiền mặt và tiền gửi, và tất cả các khoản nợ. - Tốt (Good): Báo cáo ngân sách bao gồm tất cả các tài sản tài chính và nợ phải trả. - Rất tốt (Advanced): Báo cáo ngân sách bao gồm tất cả các tài sản tài chính và phi tài chính, nợ phải trả và giá trị tài sản ròng. (1.1.3) Nguyên tắc bao quát dòng tiền - Coverage of Flows: Báo cáo ngân sách bao gồm tất cả các khoản thu, chi và hoạt động tài chính công. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Báo cáo ngân sách bao gồm các khoản thực thu, chi và tài chính. - Tốt (Good): Báo cáo ngân sách bao gồm các dòng tiền và các khoản thực thu, chi và tài chính. - Rất tốt (Advanced): Báo cáo ngân sách bao gồm các dòng tiền, các khoản thu, chi và các dòng tiền khác.
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12 (1.1.4) Nguyên tắc bao quát các khoản chi tiêu thuế - Coverage of Tax Expenditures: Chính phủ thường xuyên công khai và quản lý các khoản thất thu thuế từ các khoản chi tiêu thuế. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Khoản thất thu thuế được công bố ít nhất là theo hàng năm. - Tốt (Good): Các khoản thất thu thuế được ước tính theo từng lĩnh vực, mảng chính sách ưu đãi và được công bố ít nhất hàng năm. - Rất tốt (Advanced): Các khoản thất thu thuế được ước tính theo lĩnh vực, khu vực chính sách và được công bố ít nhất hàng năm. Có kiểm soát, hoặc đặt ra mục tiêu ngân sách về thu thuế, mức chi tiêu thuế. (1.2) Về tần suất và tiến độ báo cáo ngân sách - Frequency and Timeliness: Báo cáo ngân sách phải được công bố thường xuyên, đều đặn và kịp thời. Việc công bố định kỳ và kịp thời báo cáo ngân sách cho phép so sánh kịp thời giữa dự toán và thực hiện ngân sách, giúp đảm bảo dự báo ngân sách được quyết định dựa trên cơ sở đánh giá kịp thời hoạt động tài khóa của chính phủ. Theo đó, có 02 nguyên tắc thực hành cho phân nhánh này bao gồm: (1.2.1) Nguyên tắc tần suất báo cáo trong năm - Frequency of In-Year Reporting: Báo cáo ngân sách trong năm được công bố thường xuyên và đều đặn. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Báo cáo ngân sách trong năm được công bố trên cơ sở hàng quý, theo từng quý. - Tốt (Good): Báo cáo ngân sách trong năm được công bố trên cơ sở hàng quý, theo từng tháng. - Rất tốt (Advanced): Báo cáo ngân sách trong năm được công bố trên cơ sở hàng tháng, theo từng tháng. (1.2.2) Nguyên tắc tiến độ của báo cáo ngân sách năm - Timeliness of Annual Financial Statements: Yêu cầu báo cáo ngân sách hàng năm đã kiểm toán hoặc báo cáo chính thức được công bố một cách kịp thời theo quy định. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc:
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13 - Cơ bản (Basic): Báo cáo ngân sách hàng năm đã kiểm toán hoặc báo cáo chính thức được công bố trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. - Tốt (Good): Báo cáo ngân sách hàng năm đã kiểm toán hoặc báo cáo chính thức được công bố trong vòng 9 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. - Rất tốt (Advanced): Báo cáo ngân sách hàng năm đã kiểm toán hoặc báo cáo chính thức được công bố trong vòng 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. (1.3) Về chất lượng báo cáo - Quality: Thông tin trong các báo cáo ngân sách phải có liên quan, phù hợp với chuẩn quốc tế và thống nhất về mặt lịch sử và nội tại. Theo đó, chất lượng của báo cáo ngân sách là hữu dụng cho những người làm chính sách, công dân và các đối tượng khác. Thông tin trong báo cáo nên được trình bày một cách dễ hiểu cho người dùng. Sự đồng bộ trong toàn quốc còn là tầm quan trọng để tiếp cận thông tin được trình bày. Theo đó, có 03 nguyên tắc thực hành cho phân nhánh này: (1.3.1) Nguyên tắc về phân loại - Classification: Báo cáo ngân sách phân loại thông tin theo hướng làm rõ việc sử dụng nguồn lực công và phù hợp với thông lệ quốc tế. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Báo cáo ngân sách bao gồm phân loại hành chính và kinh tế phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, nếu có. - Tốt (Good): Báo cáo ngân sách bao gồm phân loại hành chính, kinh tế và chức năng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, nếu có. - Rất tốt (Advanced): Báo cáo ngân sách bao gồm phân loại hành chính, kinh tế, chức năng và chương trình phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, nếu có. (1.3.2) Nguyên tắc thống nhất nội bộ - Internal Consistency: Các nội dung bên trong báo cáo ngân sách phải thống nhất và có sự dung hòa giữa các phương pháp đo lường khác nhau của các chỉ tiêu tài chính tổng hợp. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Báo cáo ngân sách bao gồm ít nhất một trong các kết hợp sau đây: (i) số dư các khoản mục, (ii) nợ mới và nợ hiện tại, hoặc (iii) thay đổi trong số nợ.
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14 - Tốt (Good): Báo cáo ngân sách bao gồm ít nhất hai trong các các kết hợp sau đây: (i) số dư các khoản mục, (ii) nợ mới và nợ hiện tại, hoặc (iii) thay đổi trong số nợ. - Rất tốt (Advanced): Báo cáo ngân sách bao gồm tất cả kết hợp sau đây: (i) số dư các khoản mục, (ii) nợ mới và nợ hiện tại, hoặc (iii) thay đổi trong số nợ. (1.3.3) Nguyên tắc thay đổi lịch sử dữ liệu - Historical Revisions: Những thay đổi lớn lịch sử dữ liệu thống kê tài chính phải được công bố và giải thích. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Các bản sửa đổi lớn số liệu thống kê tài chính trong lịch sử được báo cáo. - Tốt (Good): Các sửa đổi lớn số liệu thống kê tài chính trong lịch sử được báo cáo kèm giải thích cho mỗi điều chỉnh chính. - Rất tốt (Advanced): Các sửa đổi lớn số liệu thống kê tài chính trong lịch sử được báo cáo kèm giải thích cho mỗi điều chỉnh chính kèm một bảng hiệu chỉnh giữa chuỗi thời gian cũ và mới. (1.4) Tính chính trực - Integrity: Thống kê tài chính và báo cáo ngân sách phải đáng tin cậy, chịu sự giám sát bên ngoài và giải trình được. Theo đó, có 03 nguyên tắc đối với báo cáo ngân sách: (1.4.1) Nguyên tắc chính trực về thống kê - Statistical Integrity: Số liệu thống kê tài chính được biên soạn và công bố theo các tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Thống kê tài chính được công bố theo các tiêu chuẩn quốc tế. - Tốt (Good): Thống kê tài chính được biên soạn bởi các cơ quan chính phủ chuyên biệt và được công bố theo các tiêu chuẩn quốc tế. - Rất tốt (Advanced): Thống kê tài chính được biên soạn bởi một cơ quan chuyên nghiệp độc lập và được công bố phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15 (1.4.2) Nguyên tắc Kiểm toán độc lập - External Audit: Báo cáo ngân sách hàng năm phải được kiểm toán công khai bởi một tổ chức kiểm toán độc lập đáng tin cậy. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Một tổ chức kiểm toán độc lập công bố báo cáo kiểm toán về sự đáng tin cậy của báo cáo ngân sách hàng năm của chính phủ. - Tốt (Good): Một tổ chức kiểm toán độc lập công bố báo cáo kiểm toán rằng báo cáo ngân sách hàng năm của chính phủ thực chất là đúng với thực tại tình hình tài chính và không có ý kiến khác ngược với ý kiến trên. - Rất tốt (Advanced): Một tổ chức kiểm toán độc lập công bố báo cáo kiểm toán phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế rằng báo cáo tài chính hàng năm của Chính phủ thể hiện tính đúng đắn và thực chất tình hình tài chính mà không cần phải chứng minh. (1.4.3) Nguyên tắc đồng bộ dữ liệu tài chính -Comparability of Fiscal Data: Dự toán ngân sách, thực hiện ngân sách và báo cáo ngân sách được trình bày một cách đồng bộ về các khoản mục, trừ một số khác biệt có thuyết minh. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Ít nhất một báo cáo tài chính được lập với các khoản mục đồng bộ với các khoản mục trong báo cáo tài chính/ngân sách. - Tốt (Good): Dự toán ngân sách/thực hiện ngân sách và các dự báo xa hơn là tương đồng nhau khi kết hợp với nhau phải đồng bộ với báo cáo thống kê tài chính hoặc báo cáo số dư tài khoản. - Rất tốt (Advanced): Dự toán ngân sách/thực hiện ngân sách và các dự báo xa hơn là tương đồng nhau khi kết hợp với nhau phải đồng bộ với cả báo cáo thống kê tài chính và báo cáo số dư tài khoản. (II) Trụ cột về dự báo và lập ngân sách - Fiscal Forecasting and Budgeting: Ngân sách và dự báo tài chính cơ bản cần đưa ra tuyên bố rõ ràng về các mục tiêu ngân sách, định hướng chính sách của chính phủ và những dự báo toàn diện, kịp thời và đáng tin cậy về triển vọng tài chính công. Có 04 phân nhánh thuộc Trụ cột Dự báo và lập ngân sách:
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16 (2.1) Tính toàn diện - Comprehensiveness: Dự báo tài chính và ngân sách nên đưa ra một bức tranh tổng quan toàn diện về triển vọng tài chính. Theo đó, có 04 nguyên tắc thực hành đối với phân nhánh này: (2.1.1) Nguyên tắc tổng hợp ngân sách - Budget Unity: Các khoản thu, chi của tất cả các tổ chức chính phủ được trình bày bằng các chỉ tiêu ngân sách thuần trong các tài liệu ngân sách và được quy định trong luật. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Tài liệu ngân sách tổng hợp tất cả các khoản thu, chi ngân sách thuần và các hoạt động tài chính khác thuộc các bộ, ngành của chính phủ. - Tốt (Good): Tài liệu ngân sách tổng hợp tất cả các khoản thu, chi ngân sách thuần và các hoạt động tài chính khác thuộc các bộ, ngành của chính phủ và các quỹ tài chính ngoài ngân sách. - Rất tốt (Advanced): Tài liệu ngân sách tổng hợp tất cả các khoản thu, chi ngân sách thuần và các hoạt động tài chính khác thuộc các bộ, ngành của chính phủ, các quỹ ngoài ngân sách và quỹ bảo hiểm XH. (2.1.2) Nguyên tắc dự báo kinh tế vĩ mô - Macroeconomic Forecasts: Tài liệu ngân sách bao gồm các ước tính và dự báo về thu, chi ngân sách và các hoạt động tài chính trong trung hạn với các khoản mục tương tự như dự toán ngân sách hàng năm. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Tài liệu ngân sách bao gồm các dự báo về các biến kinh tế vĩ mô quan trọng. - Tốt (Good): Tài liệu ngân sách bao gồm các dự báo về các biến kinh tế vĩ mô quan trọng và các giả định cơ bản. - Rất tốt (Advanced): Tài liệu ngân sách bao gồm các dự báo và giải thích về các biến kinh tế vĩ mô quan trọng và các thành phần của chúng, cũng như các giả định cơ bản. (2.1.3) Nguyên tắc khung ngân sách trung hạn - Medium-term Budget Framework: Tài liệu ngân sách bao gồm các ước tính và dự báo về thu, chi ngân
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17 sách và các hoạt động tài chính trong trung hạn với các khoản mục tương tự như dự toán ngân sách hàng năm. Các mức độ thực hành nguyên tắc này như sau: - Cơ bản (Basic): Tài liệu ngân sách bao gồm các ước tính của hai năm gần nhất và dự báo trung hạn về tổng thu, chi ngân sách và tài chính. - Tốt (Good): Tài liệu ngân sách bao gồm các khoản ước tính của hai năm gần nhất và dự báo trung hạn về thu, chi và tài chính theo phân loại kinh tế. - Rất tốt (Advanced): Tài liệu ngân sách bao gồm các khoản ước tính của hai năm gần nhất và dự báo trung hạn về thu, chi và tài chính theo phân loại kinh tế và theo bộ hoặc chương trình. (2.1.4) Nguyên tắc dự án đầu tư - Investment Projects: Chính phủ thường xuyên công bố nghĩa vụ tài chính đối với các dự án đầu tư nhiều năm, bắt buộc tất cả các dự án lớn phải phân tích chi phí - lợi ích và định hướng đấu thầu cạnh tranh rộng rãi. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Một trong những điều sau đây được áp dụng: (i) Chính phủ thường xuyên công bố nghĩa vụ tài chính của mình theo các dự án đầu tư nhiều năm; (ii) bắt buộc tất cả các dự án lớn phải công bố phân tích lợi ích - chi phí trước khi được phê duyệt; hoặc (iii) yêu cầu tất cả các dự án lớn phải được ký hợp đồng thông qua đấu thầu mở và cạnh tranh. - Tốt (Good): Hai trong những điều sau đây được áp dụng: (i) Chính phủ thường xuyên công bố nghĩa vụ tài chính của mình theo các dự án đầu tư nhiều năm; (ii) bắt buộc tất cả các dự án lớn phân tích lợi ích chi phí được công bố trước khi phê duyệt; hoặc (iii) yêu cầu tất cả các dự án lớn phải được ký hợp đồng thông qua đấu thầu mở và cạnh tranh. - Rất tốt (Advanced): Tất cả những điều sau đây được áp dụng: (i) Chính phủ thường xuyên công bố nghĩa vụ tài chính của mình theo các dự án đầu tư nhiều năm; (ii) bắt buộc tất cả các dự án lớn phân tích lợi ích chi phí được công bố trước khi phê duyệt; và (iii) yêu cầu tất cả các dự án lớn phải được ký hợp đồng thông qua đấu thầu mở và cạnh tranh.
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18 (2.2) Kỷ luật tài khoá - Orderliness: Thẩm quyền và trách nhiệm của các cấp, ngành quản lý thuộc chính phủ trong quy trình ngân sách phải được quy định trong luật và ngân sách cần được đệ trình, thảo luận và phê duyệt kịp thời theo hạn định. Phân nhánh này có 02 nguyên tắc thực hành: (2.2.1) Nguyên tắc Luật ngân sách - Fiscal Legislation: Khung pháp lý xác định rõ ràng thời gian biểu chuẩn bị ngân sách và phê duyệt, nội dung chính của tài liệu ngân sách, quyền hạn và trách nhiệm của người điều hành và cơ quan lập pháp trong quy trình ngân sách. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Khung pháp lý quy định một trong những điều sau đây: (i) thời gian biểu để chuẩn bị và phê duyệt ngân sách; (ii) các yêu cầu về nội dung chính cho đề xuất ngân sách của nhà điều hành; hoặc (iii) quyền hạn của cơ quan lập pháp để sửa đổi đề xuất ngân sách của nhà điều hành. - Tốt (Good): Khung pháp lý quy định hai trong những điều sau đây: (i) thời gian biểu để chuẩn bị và phê duyệt ngân sách; (ii) các yêu cầu về nội dung chính cho đề xuất ngân sách của nhà điều hành; hoặc (iii) quyền hạn của cơ quan lập pháp để sửa đổi đề xuất ngân sách của nhà điều hành. - Rất tốt (Advanced): Khung pháp lý quy định tất cả những điều sau đây: (i) thời gian biểu để chuẩn bị và phê duyệt ngân sách; (ii) các yêu cầu về nội dung chính cho đề xuất ngân sách của nhà điều hành; và (iii) quyền hạn của cơ quan lập pháp để sửa đổi đề xuất ngân sách của nhà điều hành. (2.2.2) Nguyên tắc thời hạn duyệt ngân sách - Timeliness of Budget Documents: Cơ quan lập pháp và cơ quan nhà nước cần có sự thống nhất về thời gian đệ trình và phê duyệt ngân sách hàng năm. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Ngân sách được trình lên cơ quan lập pháp và phổ biến ra công chúng ít nhất một tháng trước khi bắt đầu năm tài chính và được phê duyệt, công bố trong vòng một tháng sau khi bắt đầu năm tài chính.
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19 - Tốt (Good): Ngân sách được trình lên cơ quan lập pháp và phổ biến ra công chúng ít nhất hai tháng trước khi bắt đầu năm tài chính và được phê duyệt, công bố trong vòng một tháng ngay khi bắt đầu năm tài chính. - Rất tốt (Advanced): Ngân sách được trình lên cơ quan lập pháp và phổ biến ra công chúng ít nhất hai tháng trước khi bắt đầu năm tài chính và được phê duyệt, công bố ít nhất 01 tháng trước khi khi bắt đầu năm tài chính. (2.3) Định hướng chính sách - Policy Orientation: Dự báo và lập ngân sách nên được trình bày dưới dạng phân tích chính sách và có khả năng giải trình. Có 03 nguyên tắc cho phân nhánh này: (2.3.1) Nguyên tắc mục tiêu chính sách tài chính - Fiscal Policy Objectives: Chính phủ công bố và báo cáo rõ ràng các mục tiêu cụ thể đối với các hoạt động tài chính công. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Chính phủ công bố và báo cáo thường xuyên theo định kỳ các mục tiêu có tính định lượng đối với các hoạt động tài chính trọng điểm mà phải đảm bảo tính chính xác hoặc có ràng buộc về thời gian - Tốt (Good): Chính phủ công bố và báo cáo thường xuyên theo định kỳ mục tiêu có tính định lượng đối với các hoạt động tài chính trọng điểm mà phải đảm bảo chính xác và có ràng buộc về thời gian. - Rất tốt (Advanced): Chính phủ công bố và báo cáo thường xuyên theo định kỳ mục tiêu có tính định lượng đối với các hoạt động tài chính chính mà phải đảm bảo chính xác và có ràng buộc về thời gian và được thiết lập trong thời gian 3 năm hoặc xa hơn nữa. (2.3.2) Nguyên tắc Chất lượng thông tin - Performance Information: Tài liệu ngân sách cung cấp thông tin về các mục tiêu và kết quả đạt được theo từng lĩnh vực chính sách chính của chính phủ. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Tài liệu ngân sách bao gồm thông tin về các yếu tố đầu vào có được trong từng lĩnh vực chính sách chính của chính phủ. - Tốt (Good): Tài liệu ngân sách báo cáo mục tiêu và hiệu suất, các kết quả đầu ra được phân phối theo từng khu vực chính sách chính của chính phủ.
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20 - Rất tốt (Advanced): Tài liệu ngân sách báo cáo mục tiêu, hiệu suất và hiệu quả đạt được theo từng lĩnh vực chính sách chính của chính phủ. (2.3.3) Nguyên tắc sự tham gia của công chúng - Public Participation: Chính phủ cung cấp cho công dân một bản tóm tắt có thể truy cập về các tác động của chính sách ngân sách và cơ hội tham gia vào các cuộc thảo luận ngân sách. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Chính phủ công khai về hiệu suất, triển vọng kinh tế và tài chính gần đây, cũng như tóm tắt các tác động của ngân sách cho công dân. - Tốt (Good): Chính phủ công khai hiệu suất, triển vọng kinh tế, tài chính gần đây và tài khoản chi tiết các tác động của ngân sách cho từng nhóm công dân; và cung cấp cho công dân được biết tín hiệu chính thống về cuộc thảo luận ngân sách. - Rất tốt (Advanced): Chính phủ công khai hiệu suất và triển vọng kinh tế và tài chính gần đây và tài khoản chi tiết về tác động của ngân sách cho các nhóm nhân khẩu học khác nhau, và cung cấp cho người dân kênh thảo luận ngân sách chính thức. (2.4) Độ tin cậy - Credibility: Dự báo kinh tế, tài chính và ngân sách nên đáng tin cậy. Có 03 nguyên tắc thực hành cho phân nhánh này: (2.4.1) Nguyên tắc đánh giá độc lập - Independent Evaluation: Các dự báo và hiệu quả kinh tế tài chính của chính phủ phải được đánh giá độc lập. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Tài liệu ngân sách bao gồm các so sánh giữa kế hoạch kinh tế, tài chính của chính phủ và dự báo của các nhà dự báo độc lập. - Tốt (Good): Độ tin cậy của các dự báo kinh tế và tài chính của chính phủ được đánh giá bởi một đơn vị độc lập. - Rất tốt (Advanced): Một đơn vị độc lập đánh giá độ tin cậy của các dự báo kinh tế và tài chính của chính phủ, và hiệu quả của nó so với các mục tiêu chính sách đã đề ra.
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 21 (2.4.2) Nguyên tắc ngân sách bổ sung - Supplementary Budget: Bất kỳ điều chỉnh nào đối với dự toán ngân sách đã phê duyệt đều được cơ quan có thẩm quyền thông qua. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Ngân sách bổ sung chỉ dành cho các khoản chi vượt dự toán ngân sách đã phê duyệt. - Tốt (Good): Ngân sách bổ sung yêu cầu phải ưu tiên bố trí cho những điều chỉnh tổng dự toán chi. - Rất tốt (Advanced): Ngân sách bổ sung yêu cầu ưu tiên bố trí cho những điều chỉnh tổng dự toán chi hoặc những thay đổi trong cơ cấu dự toán chi. (2.4.3) Nguyên tắc điều chỉnh dự báo - Forecast Reconciliation: Tài liệu ngân sách và một số báo cáo cập nhật bổ sung phải thuyết minh rõ một số thay đổi trọng yếu đối với các dự báo ngân sách trước đó của chính phủ, tách bạch với những tác động tài khóa từ những biện pháp thực thi chính sách mới theo kế hoạch dài hạn. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Sự khác biệt giữa các chỉ tiêu thu, chi và dự báo tài chính đã đạt được của chính phủ được thể hiện ở cấp độ tổng thể, có thực hiện đánh giá tác động của chính sách mới đối với các dự báo. - Tốt (Good): Sự khác biệt giữa các chỉ tiêu thu, chi và dự báo tài chính đã đạt được của chính phủ được phân thành tác động của chính sách và tác động do các yếu tố vĩ mô. - Rất tốt (Advanced): Sự khác biệt giữa các chỉ tiêu thu, chi và dự báo tài chính của chính phủ được phân thành tác động của từng chính sách riêng biệt, tác động do các yếu tố vĩ mô và các nguyên nhân khác (ví dụ các yếu tố kỹ thuật hoặc điều chỉnh chế độ kế toán). (III) Trụ cột về phân tích, đánh giá và quản trị rủi ro tài chính - Fiscal Risk Analysis and Management: Chính phủ nên công khai, phân tích và quản lý rủi ro đối với tài chính công và đảm bảo sự phối hợp hiệu quả của việc ra quyết định tài chính trong khu vực công. Trụ cột này có 03 phân nhánh:
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 22 (3.1) Công khai rủi ro và phân tích rủi ro - Risk Disclosure and Analysis: Chính phủ nên công khai thường xuyên các báo cáo tóm tắt về những rủi ro đối với các khía cạnh tài chính. Có 03 nguyên tắc thực hành cho phân nhánh này. (3.1.1) Nguyên tắc rủi ro kinh tế vĩ mô - Macroeconomic Risks: Chính phủ cần làm rõ lý do vì sao các kế hoạch tài chính sai lệch so với ban đầu theo những giả định vĩ mô khác nhau. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Tài liệu ngân sách bao gồm các nội dung thảo luận về độ linh hoạt của dự báo tài chính đối với các giả định kinh tế vĩ mô. - Tốt (Good): Tài liệu ngân sách bao gồm các nội dung phân tích linh hoạt và những thay đổi các dự báo tài chính kinh tế vĩ mô. - Rất tốt (Advanced): Tài liệu ngân sách bao gồm các nội dung phân tích linh hoạt, những kịch bản thay đổi, và những dự báo khả năng đạt được kết quả tài chính. (3.1.2) Nguyên tắc rủi ro tài chính đặc thù - Specific Fiscal Risks: Chính phủ cung cấp một báo cáo tóm tắt thường xuyên về các rủi ro đặc thù đối với các dự báo tài chính của mình. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Các rủi ro đặc thù đối với dự báo tài chính được công khai trong báo cáo tóm tắt và có tổ chức thảo luận. - Tốt (Good): Các rủi ro đặc thù đối với dự báo tài chính được công khai trong báo cáo tóm tắt và có đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro. - Rất tốt (Advanced): Các rủi ro đặc thù đối với dự báo tài chính được công khai trong báo cáo tóm tắt và có đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro và mối nguy. (3.1.3) Nguyên tắc đánh giá tính bền vững ngân sách trong dài hạn - Long- Term Fiscal Sustainability Analysis: Chính phủ thường xuyên công khai triển vọng tình hình tài chính công trong dài hạn. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Chính phủ thường xuyên công bố các dự báo về tính bền vững của các khoản mục tài chính quan trọng và quỹ bảo hiểm xã hội - y tế trong ít nhất 10 năm tới.
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23 - Tốt (Good): Chính phủ thường xuyên công bố các kịch bản đa dạng về tính bền vững của các khoản mục tài chính quan trọng và các quỹ bảo hiểm xã hội - y tế trong ít nhất 30 năm tới, sử dụng các giả định vĩ mô để dự báo. - Rất tốt (Advanced): Chính phủ thường xuyên công bố các kịch bản đa dạng về tính bền vững của các khoản mục tài chính quan trọng và các quỹ bảo hiểm xã hội - y tế trong ít nhất 30 năm tới, sử dụng các giả định vĩ mô, nhân khẩu học, tình hình tài nguyên thiên nhiên để dự báo. (3.2) Quản trị rủi ro - Risk Management: Các rủi ro tài chính cần được công khai, kiểm soát và quản lý. (3.2.1) Nguyên tắc ngân sách dự phòng - Budgetary Contingencies: Ngân sách phải đầy đủ và việc phân bổ ngân sách dự phòng phải được minh bạch, rõ ràng trong quá trình điều hành ngân sách. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Kế hoạch ngân sách có tính đến phương án phân bổ ngân sách dự phòng. - Tốt (Good): Kế hoạch ngân sách có tính đến phương án phân bổ ngân sách dự phòng với các điều kiện phê duyệt cụ thể. - Rất tốt (Advanced): Kế hoạch ngân sách có tính đến phương án phân bổ ngân sách dự phòng với các điều kiện phê duyệt cụ thể và được báo cáo theo từng kỳ tình hình sử dụng trong năm. (3.2.2) Nguyên tắc Quản lý tài sản và nợ - Asset and Liability Management: Các rủi ro liên quan đến tài sản và nợ cần được công khai và quản lý. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Tất cả các khoản vay được quản lý theo luật, các rủi ro xung quanh các khoản nợ của chính phủ được phân tích và công khai. - Tốt (Good): Tất cả các khoản vay được quản lý theo luật, các rủi ro xung quanh các khoản nợ và tài sản của chính phủ được phân tích và công khai. - Rất tốt (Advanced): Tất cả các khoản vay, tài sản và các khoản chuyển nhượng được quản lý theo luật, các rủi ro xung quanh cân đối ngân sách của chính phủ được công khai và quản lý theo từng chiến lược công.
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 24 (3.2.3) Nguyên tắc bảo lãnh - Guarantees: Mức độ bảo lãnh của chính phủ phải thường xuyên được công khai và phê duyệt theo luật. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Tất cả bảo lãnh của chính phủ và người thụ hưởng đều được công khai ít nhất hàng năm. - Tốt (Good): Tất cả bảo lãnh của chính phủ và người thụ hưởng đều được công khai ít nhất hàng năm. Mức bảo lãnh phải tuân thủ theo luật. - Rất tốt (Advanced): Tất cả bảo lãnh của chính phủ và người thụ hưởng và các rủi ro liên quan đều được công khai ít nhất hàng năm. Mức bảo lãnh phải tuân thủ theo luật. (3.2.4) Nguyên tắc hợp tác công tư PPP - Public-Private Partnerships: Các nghĩa vụ trong quan hệ hợp tác công - tư thường xuyên được công khai và quản lý. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Chính phủ nên công bố thường niên quyền, nghĩa vụ và các vấn đề phát sinh liên quan đến các hợp đồng hợp tác công-tư PPP. - Tốt (Good): Chính phủ nên công bố thường niên quyền, nghĩa vụ và các vấn đề phát sinh liên quan đến các hợp đồng hợp tác công-tư PPP, đồng thời báo cáo mức thu chi đối với mỗi hợp đồng này. - Rất tốt (Advanced): Chính phủ nên công bố thường niên quyền, nghĩa vụ và các vấn đề phát sinh liên quan đến các hợp đồng hợp tác công-tư PPP, đồng thời báo cáo mức thu chi đối với mỗi hợp đồng này. Có những giới hạn về luật đối với các nghĩa vụ trong hợp đồng. (3.2.5) Nguyên tắc rủi ro tài chính - Financial Sector Exposure: Các rủi ro tài chính cần được phân tích, công khai và quản lý. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Chính phủ cần định lượng và công khai các rủi ro tài chính ít nhất theo năm. - Tốt (Good): Chính phủ cần định lượng và công khai các rủi ro tài chính ít nhất theo năm và thực hiện đánh giá tính ổn định tài chính.
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25 - Rất tốt (Advanced): Chính phủ cần định lượng và công khai các rủi ro tài chính ít nhất theo năm và thực hiện đánh giá tính ổn định tài chính có tính cả biến động vĩ mô và thay đổi trên thị trường tài chính. (3.2.6) Nguyên tắc tài nguyên thiên nhiên - Natural Resources: Vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên cần được định giá, công khai và quản lý. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Chính phủ công bố ước tính hàng năm về khối lượng và giá trị khai thác tài nguyên thiên nhiên, cũng như khối lượng và giá trị tài nguyên đã khai thác ở các năm trước. - Tốt (Good): Chính phủ công bố ước tính hàng năm về khối lượng và giá trị khai thác tài nguyên thiên nhiên dưới các kịch bản giá khác nhau, cũng như khối lượng và giá trị tài nguyên đã khai thác ở các năm trước. - Rất tốt (Advanced): Chính phủ công bố ước tính hàng năm về khối lượng và giá trị khai thác tài nguyên thiên nhiên dưới các kịch bản giá khác nhau, các kịch bản khan hiếm tài nguyên khác nhau; cũng như khối lượng và giá trị tài nguyên đã khai thác ở các năm trước. (3.2.7) Nguyên tắc rủi ro về môi trường - Environmental Risks: Những rủi ro tài chính tiềm ẩn do thiên tai cần được phân tích, công khai và quản lý. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Chính phủ nên xác định và công khai rủi ro tài chính tiềm ẩn do thiên tai. - Tốt (Good): Chính phủ nên xác định và công khai rủi ro tài chính tiềm ẩn do thiên tai cùng với khả năng xảy ra, dựa trên dữ liệu quá khứ. - Rất tốt (Advanced): Chính phủ nên xác định và công khai rủi ro tài chính tiềm ẩn do thiên tai cùng với khả năng xảy ra, dựa trên dữ liệu quá khứ, có kế hoạch khắc phục cụ thể. (3.3) Điều phối tài chính – Fiscal Coordination: Quan hệ tài chính giữa các cấp cần được phân tích, công khai và quản lý. Có 02 nguyên tắc thực hành cho phân nhánh này:
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 26 (3.3.1) Nguyên tắc chính quyền địa phương - Sub-National Governments: Thông tin toàn diện về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của các chính quyền địa phương, riêng lẻ và hợp nhất, được thu thập và công bố. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của các chính quyền địa phương được công bố hàng năm. - Tốt (Good): Tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của các chính quyền địa phương được công bố hàng năm và có hạn mức vay nợ địa phương. - Rất tốt (Advanced): Tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của các chính quyền địa phương được công bố hàng quý và có hạn mức vay nợ địa phương. (3.3.2) Nguyên tắc Doanh nghiệp Nhà nước - Public Corporations: Chính phủ thường xuyên công bố thông tin toàn diện về hiệu quả tài chính và các hoạt động bán tài chính (quasi-fiscal) của các doanh nghiệp Nhà nước. Cụ thể, các mức độ thực hành nguyên tắc: - Cơ bản (Basic): Tất cả các giao dịch giữa Chính phủ và doanh nghiệp Nhà nước đều được công khai hàng năm. - Tốt (Good): Tất cả các giao dịch giữa Chính phủ và doanh nghiệp Nhà nước đều được công khai hàng năm. Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhà nước được công khai. - Rất tốt (Advanced): Tất cả các giao dịch giữa Chính phủ và doanh nghiệp Nhà nước và các hoạt động bán tài chính (quasi-fiscal) đều được công khai hàng năm. Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhà nước được công khai. Tóm lại, bộ tiêu chí đánh giá minh bạch ngân sách của IMF có tổng cộng là 36 nguyên tắc thực hành minh bạch, chia thành 11 phân nhánh và 03 nhóm Trụ cột chính, đã phản ánh được hầu hết cả các yêu cầu để thực hiện tốt việc minh bạch ngân sách. (Tổng hợp chi tiết các nguyên tắc minh bạch theo Phụ lục 1 đính kèm) Từ Bộ Tiêu chí minh bạch ngân sách nêu trên, IMF đã khuyến cáo các nước cần tăng cường minh bạch ngân sách vì qua đó sẽ là yếu tố bắt buộc trong công tác
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 27 quản lý và trách nhiệm giải trình ngân sách. Nó đảm bảo rằng Chính phủ có một bức tranh thực về tình hình và các khía cạnh tài chính, các khoản chi phí và thành quả đạt được trong dài hạn với những thay đổi chính sách, và những rủi ro tài chính tiềm tàng hẵn nhiên có thể tác động đến chúng. Làm chính sách và quản lý tài chính công là nhiệm vụ phức tạp. Cuộc khủng hoàng tài chính toàn cầu gần đây đã thể hiện rõ sự yếu kém trong việc giám sát điều hành tình hình tài chính và rủi ro đối với tài chính công. Minh bạch ngân sách giúp cho ổn định kinh tế tài chính, hỗ trợ việc thảo luận về kế hoạch và kết quả chính sách tài chính, và đảm bảo trách nhiệm giải trình tốt trong khu vực công. Bằng việc nhận diện những rủi ro tài chính và hiệu quả tài chính, sẽ hỗ trợ một chính sách tài chính kịp thời và rõ ràng đáp ứng những điều kiện kinh tế hiện đang thay đổi. Do đó, đã làm giảm tỷ lệ và mức độ nghiêm trọng của suy thoái kinh tế. Với việc làm đó, minh bạch ngân sách giúp gia tăng độ tin cậy các kế hoạch ngân sách và sự tự tin của thị trường tài chính quốc gia. 2.2.2 Các yêu cầu về minh bạch ngân sách ở cấp độ địa phương theo quy định của Luật Việt Nam Khung pháp lý cao nhất cho vấn đề công khai minh bạch ngân sách nhà nước tại Việt Nam chính là Luật NSNN số 83/2015/QH13 được Quốc hội ban hành năm 2015. Theo đó, tại khoản 1, Điều 15 của Luật đã quy định các thông tin liên quan đến NSNN phải được công khai cụ thể về nội dung, hình thức và thời điểm công khai. Việc công khai phải đảm bảo nguyên tắc “đầy đủ, kịp thời và chính xác” về nội dung, hình thức và thời điểm công khai các thông tin ngân sách. Các đối tượng chính bắt buộc phải công khai theo quy định của Luật bao gồm: (i) Công khai tài liệu ngân sách các cấp; (ii) Công khai sử dụng ngân sách tại đơn vị dự toán; (iii) Công khai sử dụng ngân sách tại các đơn vị khác không quan hệ thường xuyên với ngân sách; (iv) Công khai tài sản công; (v) Công khai thông tin của cơ quan đại diện chủ sở hữu về tình hình đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào doanh nghiệp;
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 28 (vi) Công khai thông tin về vay và trả nợ của chính quyền địa phương; (vii) Công khai tình hình phân bổ, quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB. Cụ thể các quy định về nội dung, thời gian và hình thức công khai theo từng nhóm đối tượng buộc phải công khai như sau: 2.2.2.1 Công khai tài liệu ngân sách địa phương và ngân sách cấp tỉnh (theo Thông tư số 343/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính): Nội dung công khai: (i) Công khai chỉ tiêu, biểu mẫu, thuyết minh làm căn cứ trình HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ ngân sách tỉnh (các Biểu từ 33 đến Biểu 45); (ii) Công khai số liệu dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ ngân sách cấp tỉnh đã được HĐND quyết định (các Biểu từ 46 đến Biểu 58); (iii) Công khai số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách tỉnh quý (06 tháng, năm) (các Biểu từ 59 đến Biểu 61); (iv) Công khai số liệu và thuyết minh quyết toán ngân sách tỉnh đã được HĐND cấp tỉnh phê chuẩn (các Biểu từ 62 đến Biểu 68); (v) Công khai báo cáo kiểm toán (02 báo cáo). Hình thức công khai: Việc công khai được thực hiện bằng một hoặc một số hình thức như: Công bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; đưa lên trang thông tin điện tử; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong đó, có hình thức bắt buộc là công bố trên Cổng/Trang thông tin điện tử của UBND tỉnh và Cổng thông tin điện tử của Sở Tài chính. Thời điểm công khai: (i) Báo cáo dự toán ngân sách tỉnh trình HĐND cấp tỉnh: Công khai chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày UBND cấp tỉnh gửi đại biểu HĐND cấp tỉnh; (ii) Báo cáo dự toán ngân sách tỉnh đã được HĐND cấp tỉnh phê chuẩn: Công khai chậm nhất 30 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành; (iii) Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách hằng quý, 06 tháng: Công khai chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý, 06 tháng; (iv) Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách tỉnh hàng năm: Công khai khi UBND cấp tỉnh trình HĐND cấp tỉnh; (v) Công khai báo cáo kiểm toán: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày văn bản được ban hành.
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 29 2.2.2.2 Công khai tại đơn vị dự toán (theo Thông tư số 61/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính): Nội dung công khai: (i) Dự toán thu, chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao, nguồn kinh phí khác và phân bổ cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc, các đơn vị được ủy quyền (Biểu số 01); (ii) Thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước quý (6 tháng, năm) đã được phê duyệt; (iii) Số liệu tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước quý (6 tháng, năm) (Biểu số 03); (iv) Thuyết minh quyết toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; (v) Số liệu quyết toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Biểu số 4, Biểu số 5). Thời điểm công khai: (i) Dự toán thu, chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao: Công khai chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày được đơn vị dự toán cấp trên/cấp có thẩm quyền giao dự toán; (ii) Tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước quý, 6 tháng: Công khai chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày kết thúc quý và 06 tháng; (iii) Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước hàng năm: Công khai chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày đơn vị báo cáo đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp; (iv) Quyết toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Công khai chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày được đơn vị dự toán cấp trên/cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hình thức công khai: Thực hiện bằng một hoặc một số hình thức như công bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; đưa lên trang thông tin điện tử; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đối với đơn vị có Cổng thông tin điện tử thì phải thực hiện công khai ngân sách qua Cổng thông tin điện tử của đơn vị mình. 2.2.2.3 Công khai tại đơn vị khác không quan hệ thường xuyên với ngân sách (theo Thông tư số 61/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính ): Nội dung công khai: (i) Dự toán thu - chi ngân sách nhà nước hỗ trợ; (ii) Tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hỗ trợ (quý, 6 tháng); (iii) Tình
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 30 hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hỗ trợ năm; (iv) Quyết toán ngân sách nhà nước hỗ trợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thời điểm công khai: (i) Dự toán thu - chi ngân sách nhà nước hỗ trợ: Chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày được tổ chức cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền giao dự toán; (ii) Tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hỗ trợ (quý, 6 tháng): Chậm nhất 5 ngày, kể từ ngày kết thúc quý và 06 tháng; (iii) Tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hỗ trợ năm: Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày đơn vị báo cáo tổ chức cấp trên trực tiếp; (iv) Quyết toán ngân sách nhà nước hỗ trợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày được tổ chức cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hình thức công khai: Thực hiện bằng một hoặc một số hình thức như: Công bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; đưa lên trang thông tin điện tử; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đối với đơn vị có Cổng thông tin điện tử thì phải thực hiện công khai ngân sách qua Cổng thông tin điện tử của đơn vị mình. 2.2.2.4 Công khai tài sản công (theo Thông tư số 144/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính ): a) Tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng: Nội dung công khai: (i) Tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê tài sản công (Mẫu số 09a-CK/TSC); (ii) Tình hình quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp (Mẫu số 09b-CK/TSC); (iii) Tình hình quản lý, sử dụng xe ô tô và tài sản cố định khác (Mẫu số 09c-CK/TSC); (iv) Tình hình xử lý tài sản công (Mẫu số 09d-CK/TSC); (v) Tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công (Mẫu số 09đ-CK/TSC). Thời điểm công khai: (i) Tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê tài sản công: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày dự toán được phân bổ, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoàn thành việc đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê tài sản công; (ii) Tình hình quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 31 nghiệp: Định kỳ hằng năm, trước ngày 31 tháng 01; (iii) Tình hình quản lý, sử dụng xe ô tô và tài sản cố định khác: Định kỳ hằng năm, trước ngày 31 tháng 01; (iv) Tình hình xử lý tài sản công: Định kỳ hằng năm, trước ngày 31 tháng 01; (v) Tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công: Định kỳ hằng năm, trước ngày 31 tháng 01. Hình thức công khai: Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng tài sản công khai các nội dung trên theo hình thức niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị. b) Tại Ủy ban nhân dân tỉnh: Nội dung công khai: (i) Tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê tài sản công (Mẫu số 10a-CK/TSC); (ii) Tình hình quản lý, sử dụng tài sản công (Mẫu số 10b-CK/TSC); Tình hình xử lý tài sản công (Mẫu số 10c-CK/TSC); Tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công (Mẫu số 10d-CK/TSC). Thời điểm công khai: (i) Tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê tài sản công: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày dự toán kinh phí đầu tư, mua sắm, thuê tài sản được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt; (ii) Tình hình quản lý, sử dụng tài sản công: Trước ngày 15 tháng 3 hàng năm; (iii) Tình hình xử lý tài sản công: Trước ngày 15 tháng 3 hàng năm; (iv) Tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công: Trước ngày 15 tháng 3 hàng năm. Hình thức công khai: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 2.2.2.5 Công khai thông tin của cơ quan đại diện chủ sở hữu về tình hình đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào doanh nghiệp (theo Thông tư số 200/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính): Nội dung công khai: (i) Thông tin về tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp (Biểu số 06.A); (ii) Tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (Biểu số 06.B và Biểu số 06.C) Thời điểm công khai: Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện trước ngày 30 tháng 6 hàng năm.
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 32 Hình thức công khai: Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước thực hiện công bố trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được các báo cáo của doanh nghiệp. 2.2.2.6 Công khai thông tin về vay và trả nợ của chính quyền địa phương (theo Thông tư số 126/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính ): Nội dung công khai: (i) Thực hiện vay và trả nợ của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Biểu 2.01); (i) Thực hiện vay và trả nợ nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ (Biểu 2.02). Thời điểm công khai: Các nội dung công khai nêu trên được thực hiện trước ngày 15/02 của năm sau. Hình thức công khai: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. 2.2.2.7 Công khai tình hình phân bổ, quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB (theo Thông tư số 10/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính): a) Tại cơ quan cấp trên của chủ đầu tư: Nội dung công khai: (i) Tổng mức vốn đầu tư được Nhà nước giao theo kế hoạch trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm và triển khai phân bổ kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc cấp mình quản lý (Mẫu số 01/CKTC-ĐTXD); (ii) Kết quả lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của từng dự án (Mẫu số 02/CKTC-ĐTXD); (iii) Số liệu quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm của từng dự án (Mẫu số 03/CKTC-ĐTXD); (iv) Số liệu quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Mẫu số 04/CKTC-ĐTXD); (v) Số liệu quyết toán vốn đầu tư khi dự án đầu tư hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thời điểm công khai: (i) Tổng mức vốn đầu tư được Nhà nước giao theo kế hoạch trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm và triển khai phân bổ kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc cấp mình quản lý: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ký quyết định phân bổ, điều hòa, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư; (ii) Kết quả lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của từng dự án: Chậm nhất
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 33 là 15 ngày, kể từ ngày có kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt; (iii) Số liệu quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm của từng dự án: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ký gửi báo cáo quyết toán niên độ ngân sách và ký quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành; (iv) Số liệu quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ký gửi báo cáo quyết toán niên độ ngân sách và ký quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành; (v) Số liệu quyết toán vốn đầu tư khi dự án đầu tư hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ký gửi báo cáo quyết toán niên độ ngân sách và ký quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành. b) Tại các chủ đầu tư: Nội dung công khai: (i) Tổng mức vốn đầu tư, tổng dự toán được duyệt của từng dự án đầu tư (mẫu số 05/CKTC-ĐTXD); (ii) Kế hoạch vốn đầu tư (kể cả điều hòa, điều chỉnh, bổ sung) được cơ quan cấp trên của chủ đầu tư giao trong năm cho từng dự án đầu tư (Mẫu số 05/CKTC-ĐTXD); (iii) Kết quả lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của từng dự án (Mẫu số 02/CKTC-ĐTXD trên); (iv) Số liệu quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm của từng dự án (mẫu số 03/CKTC-ĐTXD trên); (v) Số liệu quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (mẫu số 04/CKTC-ĐTXD). Thời điểm công khai: (i) Tổng mức vốn đầu tư, tổng dự toán được duyệt của từng dự án đầu tư: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; (ii) Kế hoạch vốn đầu tư (kể cả điều hòa, điều chỉnh, bổ sung) được cơ quan cấp trên của chủ đầu tư giao trong năm cho từng dự án đầu tư: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền giao; (iii) Kết quả lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của từng dự án: Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày có kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt; (iv) Số liệu quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm của từng dự án: Chậm nhất là 30 ngày, sau khi chủ đầu tư lập, gửi báo cáo tài chính năm theo chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư; (v) Số liệu quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 34 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày dự án đầu tư và quyết toán vốn vốn đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hình thức công khai: Niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan và công bố trong hội nghị của cơ quan đơn vị. Như vậy, tổng hợp các quy định về công khai theo Luật NSNN thì có 07 nhóm đối tượng buộc phải công khai. Tuy nhiên, luận văn không nghiên cứu đánh giá 02 nhóm đối tượng: Một là công khai tại các đơn vị khác không quan hệ thường xuyên với ngân sách: Do điều kiện thời gian còn hạn chế, phạm vị đối tượng khảo sát nằm rải rác, khó khăn trong việc thu thập dữ liệu. Hai là công khai tình hình phân bổ, quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB: Do quy định công khai tình hình phân bổ, quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB theo Thông tư số 10/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính nêu trên thuộc quy định của Luật NSNN năm 2002, hiện Luật NSNN năm 2015 đã ban hành và thực hiện, tuy nhiên văn bản hướng dẫn công khai cho đối tượng này đến nay chưa được Bộ Tài chính ban hành thay thế Thông tư số 10/2005/TT-BTC. (Tổng hợp các quy định về nội dung, hình thức và thời điểm công khai theo Phụ lục 2 đính kèm) 2.1.3 Phương pháp đánh giá minh bạch ngân sách 2.1.3.1 Đối với đánh giá theo Thông lệ quốc tế: Luận văn thực hiện khảo sát việc minh bạch ngân sách thông qua việc thu thập, phân tích các tài liệu, báo cáo liên quan các hoạt động tài chính - ngân sách của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong phạm vi niên độ thời gian từ 2016 – 2018; đồng thời đối chiếu với các nguyên tắc và mức độ thực hành từ cơ bản (basic) đến tốt (good) và rất tốt (advance) theo các tiêu chí minh bạch của IMF đã nêu tại Mục 2.1.1 Chương 2 nêu trên. Những phán quyết “đạt” hay “không đạt” các mức độ thực hành nguyên tắc minh bạch ngân sách được dựa trên Sổ tay hướng dẫn minh bạch ngân sách (Fiscal Transparency Handbook) của Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF. Trên cơ
  • 44. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 35 sở đó, luận văn đưa ra kết luận đánh giá mức độ minh bạch ngân sách của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là cao hay thấp so với tiêu chuẩn Quốc tế. 2.1.3.2 Đối với đánh giá theo yêu cầu của Luật NSNN: Luật NSNN Việt Nam (tại Điều 2 – Thông tư số 343/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ) quy định nguyên tắc công khai ngân sách: “Công khai kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin ngân sách theo các hình thức quy định”. Vì vậy, việc đánh giá mức độ minh bạch ngân sách tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu so với Luật cũng được đánh giá tập trung dựa trên cơ sở 03 nguyên tắc kịp thời, đầy đủ, chính xác. Trong đó, từng nguyên tắc công khai được hiểu: (i) Tính kịp thời – Công khai thông tin ngân sách đúng thời gian và hình thức công khai theo quy định của Luật; (ii) Tính đầy đủ - Thông tin tài liệu, báo cáo công khai phải đầy đủ biểu mẫu số liệu và các chỉ tiêu số liệu ngân sách trong biểu mẩu theo quy định của Luật; Tính chính xác – Số liệu công khai chuẩn xác và khớp đúng giữa các biểu mẫu báo cáo. Do đó, để xác định mức độ công khai, minh bạch ngân sách theo từng đối tượng phải công khai nêu tại Mục 2.1.2, Chương 2 theo quy định của Luật, yêu cầu tỉnh phải thực hiện đạt 03 nguyên tắc công khai “kịp thời, đầy đủ, chính xác”. Đó chính là phương pháp đánh giá minh bạch ngân sách theo quy định của Luật. Mỗi nguyên tắc được tính 02 điểm, nếu đạt cả 03 nguyên tắc thì được tính là 06 điểm. Kết quả đánh giá mức độ công khai cao hay thấp được xác định tính trên tổng điểm đạt được so với tổng số điểm tối đa. Sau khi có kết quả đánh giá minh bạch ngân sách theo Thông lệ quốc tế và theo yêu cầu của Luật NSNN, luận văn tiến hành phỏng vấn đại diện cơ quan quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính – ngân sách trên địa bàn tỉnh để xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng minh bạch ngân sách tại địa phương. Tóm lại, chương 2 của luận văn trình bày có hai phần: Phần 1 là các khái niệm cơ bản về ngân sách nhà nước và minh bạch ngân sách nhà nước. Phần 2 là sơ lược các tiêu chí đánh giá minh bạch ngân sách theo chuẩn của Quốc tế và các yêu cầu quy định về công khai NSNN theo Luật của Việt Nam. Trong đó, luận văn
  • 45. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 36 chọn Bộ Tiêu chí đánh giá minh bạch ngân sách của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cùng với các quy định của Luật Việt Nam để làm khung phân tích chính.