SlideShare a Scribd company logo
1 of 67
Download to read offline
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY BÓC VỎ ĐẬU
XANH
Người hướng dẫn: TS. TÀO QUANG BẢNG
Sinh viên thực hiện: LẠI THANH TÙNG
NGUYỄN NGỌC BÀNG
Đà Nẵng, 2018
D
U
T
-
L
R
C
C
i
LỜI NÓI ĐẦU
Trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại đất nước, các ngành kinh tế nói
chung và ngành cơ khí nói riêng đòi hỏi các kỹ sư và các cán bộ kỹ thuật có kiến thức
tương đối rộng và phải biết vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học để giải quyết
những vấn đề thường gặp trong thực tế.
Đồ án tốt nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đào tạo trở
thành người kỹ sư. Quá trình làm đồ án tốt nghiệp giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn về
những kiến thức đã được tiếp thu trong quá trình học tập, đồng thời nâng cao khả năng
vận dụng sáng tạo những kiến thức này để làm đồ án cũng như công tác sau này.
Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp em được giao nhiệm vụ: “Thiết kế và chế tạo
máy bóc vỏ đậu xanh’’. Được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn Tào
Quang Bảng, chúng em đã hoàn thành được đồ án này.
Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành đồ án này, tuy nhiên, do kiến thức còn non
yếu nên đồ án này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy chúng em rất mong
nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để đồ án này được tốt hơn.
Em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn Tào Quang Bảng,
cùng các thầy cô trong khoa cơ khí - Trường ĐHBK Đà Nẵng đã tận tình hướng dẫn
em hoàn thành đồ án này.
Đà Nẵng ngày 28 tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Lại Thanh Tùng
Nguyễn Ngọc Bàng
D
U
T
-
L
R
C
C
ii
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................i
CHƯƠNG 1: MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI, LÝ DO CHỌN
ĐỀ TÀI. ...........................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề:................................................................................................................1
1.2.Mục đích nghiên cứu:................................................................................................2
1.3.Mục tiêu nghiên cứu:.................................................................................................2
1.3.1.Mục tiêu chung:......................................................................................................2
1.3.2.Mục tiêu cụ thể:......................................................................................................2
1.4.Ý nghĩa của đề tài:.....................................................................................................2
1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:.....................................................2
1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn: ...................................................................................................3
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VẬT LIỆU VỎ ĐẬU XANH VÀ HẠT ĐẬU XANH
.......................................................................................Error! Bookmark not defined.
2.1. Thành phần vỏ đậu: ..................................................................................................4
2.3. Độ ẩm để bóc vỏ đậu:...............................................................................................4
2.4. Hình thái học của Đậu xanh 5
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP BÓC VỎ ĐẬU
XANH HIỆN NAY .......................................................Error! Bookmark not defined.
3.1. Giới thiệu cây đậu xanh:...........................................................................................9
3.1.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100 g hạt đậu xanh khô:......................................11
3.1.2. Thành phần dinh dưỡng trong 100 g hạt đậu xanh hấp chín:..............................12
3.1.3. Công dụng của cây đậu xanh...............................................................................16
3.1.4. Sự phát triển của cây đậu trong đời sống…........................................................22
3.2. Phương pháp bóc vỏ thủ công ...............................................................................23
3.3. Ưu nhược điểm của các phương pháp bóc vỏ đậu xanh bằng máy:.......................23
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ ĐỘNG HỌC MÁY ............................25
4.1. Tính chọn động cơ.................................................................................................29
4.2. Tính toán tỉ số truyền:.............................................................................................31
4.2.1. Lựa chọn tỷ số truyền..........................................................................................31
D
U
T
-
L
R
C
C
iii
4.2.2. Xác định công xuất, momen, số vòng quay ........................................................32
4.3. Thiết kế bộ truyền đai:............................................................................................33
4.3.1. Giới thiệu các bộ truyền. .....................................................................................33
4.3.2. Thiết kế bộ truyền đai từ động cơ đến trục chính................................................37
4.3.3. Thiết kế bộ truyền đai từ động cơ đến quạt.........................................................40
4.3.4. Thiết kế bộ truyền đai từ trục động cơ đến quạt.................................................42
4.5.1. Chọn vật liệu: .....................................................................................................47
4.5.2. Xác định sơ bộ đường kính trục: ........................................................................47
4.5.3. Xác định khoảng cách giữa các gối đỡ trục và điểm đặt lực:.............................48
4.5.4. Tính chính xác trục:............................................................................................50
4.6. Bulong đai ốc sử dụng trong máy: .........................................................................52
CHƯƠNG 5: VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG MÁY.......................................................55
5.1. Vận hành máy:........................................................Error! Bookmark not defined.
5.2. Bảo dưỡng máy: .....................................................................................................59
5.3. Biện pháp an toàn lao động: ...................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................62
D
U
T
-
L
R
C
C
iv
DANH SÁCH BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH
Bảng 2.1 Khảo sát 10 quả đậu xanh ...............................................................................5
Hình 2.1 Hình thái học của Đậu xanh .............................................................................5
Hình 2.2 Quả đậu xanh tươi. ...........................................................................................8
Hình 3.1 Bông đậu xanh................................................................................................10
Bảng 3.1 Giá trị dinh dưỡng hạt đậu xanh khô .............................................................11
Bảng 3.2 Giá trị dinh dưỡng hạt đậu xanh hấp chín......................................................12
Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng trong 100 g giá đậu xanh tươi:................................13
Bảng 3.4 Thành phần Carbonhydrate trong 100 g hạt đậu xanh khô (g/100g).............14
Bảng 3.5 Protein trong hạt đậu xanh ............................................................................14
Bảng 3.6 Hàm lượng Vitamin và chất khoáng trong hạt đậu xanh ...............................16
Hình 3.2 Xôi vò Nam Bộ...............................................................................................18
Hình 3.3 Chè đậu xanh ..................................................................................................18
Hình 3.4 Sinh tố rau má-đậu xanh.................................................................................19
Hình 3.5 Bánh tét nhân đậu xanh ..................................................................................20
Hình 3.6 Bánh cống Cần Thơ........................................................................................20
Hình 3.7 Giá đậu xanh...................................................................................................21
Hình 3.8 Hạt đậu xanh...................................................................................................22
Bảng 4.1 Bảng tóm tắt thông số máy ............................................................................32
Hình 4.1 Bộ truyền đai ..................................................................................................33
Hình 4.2 Bộ truyền xích ................................................................................................34
Hình 4.3 Các dạng cặp bánh răng..................................................................................36
Hình 4.4 Sơ đồ lực tác dụng lên trục chính...................................................................43
Hình 4.5 Biểu đồ momen trục chính 5. .........................................................................45
Hình 4.6 Sơ đồ lực tác dụng lên trục quạt 1..................................................................48
Hình 4.7 Biểu đồ momen lực tác dụng lên trục quạt.....................................................49
Hình 4.8 Bulong ren suốt cấp bền 4.8 / 5.6 sản xuất tại Thịnh Phát .............................53
Hình 4.9 Bulong ren lừng cấp bền 8.8/ 10.9 sản xuất tại nhà máy Thịnh Phát.............53
Hình 4.10 Các kích thước của thanh bu lông ................................................................54
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 1
Chương 1: MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI, LÝ DO
CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Mục đích và ý nghĩa thực tiễn của đề tài, lý do chọn đề tài:
1.1.1 Đặt vấn đề:
Hiện nay, nền nông nghiệp nông thôn Việt Nam vẫn giữ một vai trò hết sức quan
trọng trong cơ cấu xã hội cũng như kinh tế của cả nước. Hàng năm lĩnh vực nông
nghiệp không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn xuất khẩu một số mặt hàng quan
trọng đóng góp vào nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp, nông dõn, nông thôn chiếm tỉ
lệ cao trong xã hội và cơ cấu kinh tế của cả nước, vì vậy để phát triển đất nước thì phát
triển nông nghiệp, nong thôn là một vấn đề rất cần thiết cần đặt ra hiện nay. Tuy nhiên
mức đầu tư của ngân sách vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn lại còn nhiều hạn chế,
khoa học kỹ thuật còn chậm phát triển, trình độ cơ giới hóa cũng thấp và phát triển
chậm. Việt Nam đang bước vào giai đoạn công ngiệp hóa, hiện đại hóa và tiến tới một
nước công nghiệp vào năm 2020 thì những vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp là hết sức cần thiết.
Trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay, quá trình cơ giới hóa còn nhiều bất cập, sản
xuất nông nghiệp mang tính hàng hóa chưa cao, tính công nghệ còn yếu kém, trình độ cơ
giới hóa còn nhỏ lẻ, không đồng bộ. Những yếu tố trên là một lực cản cho nền nông
nghiệp nước ta hiện nay. Các quy trình sản xuất ở một số loại nông sản đó cú tiến bộ
nhưng mới chỉ đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của một nền nông nghiệp hàng hóa
đơn giản, nông sản vẫn chỉ được bán ở các dạng thô chưa qua chế biến hoặc chế biến thô.
Hiện trạng này không chỉ gây mất mát lãng phí mà còn làm giảm thu nhập của người dân
trong lĩnh vực nông nghiệp đó là lý do trực tiếp làm chậm sự phát triển kinh tế ở khu vực
nông thôn.
Trong các lĩnh vực của công tác sản xuất của nền nông nghiệp thỡ khõu chế biến sau
thu hoạch được xem là vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm và
giai đoạn này quết định lớn đến chi phí cho sản xuất. Muốn có sản phẩm hàng hóa có chất
lượng đồng thời giảm chi phí lao động thì cần phải có những bước tiến trong công nghệ chế
biến và bảo quản sau thu hoạch.
Trên địa bàn các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc nơi mà nền nông nghiệp vẫn
còn mang tính tự cung tự cấp, trình độ sản xuất nói chung và chế biến nói riêng còn
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 2
nhiều yếu kém. Sản phẩm hàng hoá nông nghiệp là mặt hàng chớnh tuy nhiên do kỹ
thuật sản xuất cũn yếu kém nên chất lượng hàng hoá cũng rất thấp, ở một số nơi nông
sản được bán ở dạng thô với giá thành rất thấp
Xuất phát từ yêu cầu trên của sản xuất sắn tôi thực hiện đề tài “Thiết kế và chế
tạo máy bóc vỏ đậu xanh” với mục đích nâng cao năng xuất và mang lại hiệu quả
kinh tế cho người trồng đậu xanh.
1.1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu các vấn đề thực trạng của nền nông nghiệp nói chung và nền sản xuất
đậu xanh nói riêng và các vấn đề tồn tại của nó tại địa phương.
- Tìm hiểu các quy trình sản xuất đậu xanh tại địa phương, nêu ra các yếu kém
cũng tồn tại. Tìm các giải pháp để nâng cao nhằm mang lại hiệu quả cho sản xuất. Đặc
biệt là khâu chế biến đậu xanh và đánh giá khả năng áp dụng cơ giới hoá trong sản
xuất.
1.1.3. Mục tiêu nghiên cứu:
a. Mục tiêu chung:
- Nâng cao năng xuất, giảm công sức lao động và chi phí và thời gian cho công
đoạn bóc vỏ đậu xanh.
- Góp phần tăng thu nhập cho người dân trồng đậu xanh.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Tăng năng suất ,tăng số lượng sản phẩm khi bước vào vụ thu hoạch lạc
- Giảm sức lao động của con người, đem đến việc giảm chi phí thuê nhân công
- Đáp ứng nhu cầu các cơ sở sản xuất dầu phộng, các mặt hàng khác
- Phát triển khoa học kĩ thuật đáp ứng cuộc sống,cơ khí hóa nông nghiệp.
- Thiết kế, lắp ráp thành công máy bóc vỏ đậu xanh và đưa vào sản xuất thử.
- Nâng cao chất lượng đậu xanh sau khi bóc vỏ.
- Giảm chi phí lao động.
1.1.4. Ý nghĩa của đề tài:
a. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
- Củng cố lý thuyết đã học. Vận dụng lý thuyết đuợc học trên lớp trong giáo trình
áp dụng vào nghiên cứu chế tạo máy móc thiết bị nông nghiệp.
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 3
- Nâng cao kiến thức thiết kế, lắp ráp, chế tạo máy cho sản xuất nông nghiệp.
trực tiếp tham gia chế tạo nắm vững và nâng cao hiểu biết tay nghề trong thiết kế, lắp
ráp và chế tạo máy.
- Hiểu biết các phương pháp áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nắm vững
quy trình chế biến các sản phẩm nông nghiệp,khả năng cách thức áp dụng khoa học kỹ
thuật trong từng lĩnh vực cụ thể.
- Khả năng tìm hiểu, nhìn nhận và đúc rút từ các yêu cầu thực tế sản xuất để có
các phát kiến mới nhằm nâng cao hiệu quả.
b. Ý nghĩa thực tiễn:
- Nâng cao năng xuất trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong khâu
bóc vỏ đậu xanh nói riêng. Sản lượng đậu xanh trong một đơn vị thời gian sẽ
tăng gấp nhiều lần, vừa thuận lợi cho quá trình sản xuất mà còn đảm bảo được
chất lượng.
- Nâng cao chất lượng đậu xanh sau khi bóc vỏ, đậu xanh sau khi bóc ra sẽ đồng
đều về kích thước và chất lượng thuận tiện cho nhưng giai đoạn chế biến về sau.
- Khi áp dụng máy móc sẽ giảm thời gian và chi phí cho một đơn vị công việc
trực tiếp mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất và chế biến đậu xanh.
- Máy móc được áp dụng đồng nghĩa với việc nâng cao trình độ cơ giới hoá trong
sản xuất sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn và đây là điều quan trọng để hình thành khu
vựng chuyên canh với quy mô lớn tập chung.
- Nâng cao trình độ cơ giới hoá tiến dần đến hiện đại hoá trong công tác sản xuất trong lĩnh
vực nông nghiệp. Thúc đẩyquá trình cơ giới hoá nông nghiệp nói chung.
Năng suất cao gấp nhiều lần so với bóc tay.Như vậy ta có thể nâng cao năng suất
sản phẩm lên cũng như bớt gánh năng cho người lao động và giảm được giá thành sản
phẩm
- Nếu bóc bằng tay 1 người bóc 50kg trên ngày nhưng nếu băng máy thì đạt tầm
500kg/8h gấp nhiều lần.
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 4
1.2. Phân tích vật liệu vỏ đậu xanh và hạt đậu xanh:
1.2.1. Thành phần vỏ đậu:
- Đậu xanh, còn gọi là lục đậu, boubour, haricotdore, green bean. Tên khoa
học: Phaseolus aureus Roxb., Vigna aurea Roxb. Thuộc họ đậu Fabaceae
(Papilonaceae). Mô tả cây: cây thảo, mọc đứng, ít phân nhánh, cao 0,6m , lá có 3 lá
chét, lá chét hình trái xoan, ba cạnh, màu lục sẫm, có lông nháp. Hoa màu vàng hoặc
lục, rất dày đặc, xếp thành chùm ở nách, quả nằm ngang hình trụ, có lông rồi nhẵn, có
đầu nhọn ngắn. Hạt 10–15, phân cách nhau bởi các vách, màu lục, bóng.
- Đậu xanh, cùng với đậu nành, đậu đen, đậu trắng, đậu Hà Lan.. đều được xếp
vào hàng họ đậu. Đặc điểm chung của chúng là chứa nhiều protein (25 –50%). Do ở rễ
của cây họ đậu có các nốt sần, ở đó các vi khuẩn cộng sinh phát triển, có khả năng lấy
Nitơ từ không khí nên không những cung cấp đủ Nitơ cho cây mà còn làm cho đất đai
thêm màu mỡ bằng nguồn Nitơ thừa thải ra.
- Về mặt cấu tạo, họ đậu thuộc các hạt họ hòa thảo. Chúng không có nội nhũ,
nội nhũ của chúng bị mất trong quá trình hình thành hạt. Cấu tạo chủ yếu của họ đậu
gồm 3 phần: vỏ, tử diệp (lá mầm) và phôi (mộng).
1.2.2. Thành phần hạt đậu:
- Thành phần Hóa học của hạt đậu xanh: hạt đậu xanh có trung bình:
13,7% nước 2,4% lipid 4,6% xenluloza
23% protit 52% glucid
- Mỗi 100g đậu xanh cung cấp cho cơ thể:
329 calo 62,7 mgCa 369,5 mgP
4,75% Fe 0,06mg% caroten 0,71mg% vitB1
0,15mg% vitB2 2,4mg% vitPP 4mg% vitC
1.2.3. Độ ẩm để bóc vỏ đậu:
- Độ ẩm để bóc vỏ đậu xanh , khi thu hoạch đậu độ ẩm vào khoảng trên 13% ,
Khi thu hoạch là đậu có thể cho máy để dập đậu hoàn toàn . Vì vậy độ ẩm để bóc vỏ
đậu xanh khoảng 13%-14%. Sau đó sẽ sấy hoặc phơi đậu thành phẩm lại sẽ nhanh hơn
để bảo quản.
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 5
Khi đưa vào bảo quản độ ẩm của hạt phải từ 9,5 - 10%. Nếu hạt đậu xanh có độ
ẩm > 13% thì mọt dễ đục dẫn đến chất lượng giảm không làm giống được.
Vì vậy, quá trình phơi, sấy hạt sau khi thu hoạch có vai trò rất quan trọng trong
bảo quản, chế biến cũng như nâng cao chất lượng hạt.
1.2.4. Hình thái học của Đậu xanh
Bảng 1.1. Khảo sát 10 quả đậu xanh
bq
lq
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1 87 6.5
2 111 7.4
3 86 7.7
4 100 6.3
5 98 6.7
6 70 6.8
7 91 6
8 81 6.1
9 98 6.8
10 78 7
Hình 1.1. Hình thái học của Đậu xanh
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 6
 Thân:
Thân đậu xanh thường có 4 cạnh, thân xanh hoặc tím đỏ tùy thuộc vào giống.
Trên thân có lông phủ, nhất là ở phần thân non. Gần gốc, long rụng, thân nhẳn hơn.
Thân cao 30-60 cm. Trong điều kiện thuận lợi, hạt có thể cao tới 80-100 cm tùy
giống.
Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân từ ngày thứ 20 đến khi ra hoa, quả tương đối
ổn định – có thể đạt 1-1,5 cm/ngày.
Khi quả hình thành, tốc độ sinh trưởng thân giảm dần và sau khi thu hoạch lần
1, sinh trưởng thân hầu như đình lại (0 – 0,2 cm/ngày).
 Cành:
Đậu xanh thường có 2-4 cành, tùy thuộc ở giống và điều kiện canh tác. Cành
mọc từ nách lá kép đầu tiên. Các cành đầu tiên xuất hiện khi có 4-5 lá trên thân chính.
Đậu xanh thường chỉ có cành cấp I. Nếu trồng dày, số cành giảm rõ rệt thậm chí
không phân cành.
 Lá:
Lá đậu xanh là lá kép có 3 lá chét.
Khi đậu mọc, 2 lá mầm tách ra và đôi lá thật đầu tiên xuất hiện, đó là 2 lá đơn,
mọc đối. Tiếp sau đó mới xuất hiện các lá kép. Lá kép mọc cách, lá thường to bản và
cả 2 mặt lá đều có long tơ. Độ dày của long tùy thuộc vào giống.
Số lá trên thân chính thường 8-10 lá. Chỉ số kiện tích lá của đậu xanh thưởng
chỉ đạt 2-3 do phiến lá to, lá thường nằm ngay nên tỷ lệ che khuất cao. Diện tích hạt
đậu xanh đạt cao nhất khi bắt đầu thu hoạch và giảm nhanh trong thời gian thu hoạch.
Lá trên cành cũng to và có màu sắc như lá trên thân chính.
 Rễ:
Rễ đậu xanh cững như các cây họ đậu khác là rễ cọc. Tuy nhiên, đâu xanh có hệ
rễ bên rất phát triển.
Rễ cọc phát triển từ rễ mầm của phôi, rễ có thể ăn sâu tới 80-100 cm. Thông
thường, rễ phân bố chủ yếu ở lớp đát 0-30 cm ( chiếm tới 85 -90 % trọng lượng rễ).
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 7
Nốt sần đậu xanh xuất hiện tất sớm (sau gieo 10-15 ngày) và nhiều. Nốt sần do
vi sinh vật cộng sinh cố định N Rhigobium sp. Cường độ cố định N của đậu xanh ở
thời điểm hoạt động mạnh nhất có thể đạt 1,37-2,05 mg/cây/ngày.
 Hoa:
Hoa đậu xanh mọc thành chum ở nách lá. Cuống hoa tự tương đối dài, có thể
đạt 5-10 cm. Đối với các giống địa phương cũ cuống hoa chỉ đạt 5-10 cm vì vậy quả ra
rải rác, khó thu hoạch. Với những giống cải tiến, hoa vị trid thấp có cuống hoa dài hơn
hoa ở vị trí cao, vì vậy quả thường vượt lên trên tầng lá tạo nên tang quả ở trên tán lá,
dễ thu hoạch.
Thường thường, đậu xanh bắt đầu nở hoa khoảng 40-45 ngày sau khi gieo (vụ
xuân) và 30 - 35 ngày (vụ hè). Thời gian ra hòa kéo dài, liên tục khoảng 15 - 40 ngày
tùy giống và điều kiện canh tác.
Hoa đậu xanh là hoa lưỡng tính, cánh tràng màu xanh tím, cáh hoa vàng nhạt.
Sự thụ phấn được tiến hành trước khi hoa nở 3-5h, vì vậy hoa chủ yếu tự thụ phấn, tỷ
lệ giao phấn trong tự nhiên chỉ chiếm khoảng 2%.
Tổng số hoa/cây biến động 30-120 hoa, trong điều kiện thuận lợi có thể đạt
150-200 hoa. Nhưng tỷ lệ đậu quả của đậu xanh thường thấp, chỉ đạt 10-20%. Có lẽ
đây cũng là yếu ố hạnh chế năng suất đậu xanh.
 Quả và hạt đậu xanh:
Quả xuất hiện 1-2 ngày sau khi hoa nở và đã có độ dài 1-1,5cm.
Quả lớn nhanh trong khoảng 5-7 ngày đầu và đạt kích thước tối đa vào khoảng 8-10
ngày sau khi hoa nở. Quả dài 8-13cm tùy từng giống.
Quả non màu xanh, có long. Vỏ quả non có thể quang hợp được. Khi hạt chín,
vỏ quả khô dần và chuyển sang màu nâu tới đen. Khi vở quả đen hoàn toàn là khi hạt
đã chín đẫy, có thể thu hoạch. Một số giống khi chín vỏ quả màu tro xám.
Trong điều kiện bình thường (nhiệt độ 28 – 35%) thời gian từ khi hoa nở đế khi
quả chín chỉ khoản 14-20 ngày.
Hạt đính thành một hàng trong vỏ quả. Số hạt/quả trong điều kiện bình thường
khoảng 8-14 hạt.
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 8
Hình 1.2. Quả đậu xanh tươi.
Yêu cầu ngoại cảnh của đậu xanh
 Nhiệt độ:
Đậu xanh là cây có ngồn gốc nhiệt đới. Yêu cầu của đậu xanh đối với chế độ
nhiệt tương đối cao. Nhiệt độ thích hợp ở tất cả các thời kỳ đậu xanh sinh trưởng, phát
triển và cho năng suất khoảng 25 – 300
C.
Nói chung, trong thời kỳ sinh trưởng, nhất là từ sau ra hoa, nhiệt độ phải luôn đảm bảo
trên 250 C tốt nhất là khoảng 28 – 320
C.
Nhiệt độ thấp, kéo dài sinh trưởng và làm giảm chất khô tích lũy, giảm số hoa,
số quả sẫn đến làm giảm năng suất. Nhiệt độ trung bình ngày là yếu tố chủ yếu chi
phối thời gian sinh trưởng của đậu xanh. Ở các tỉnh phía Bắc nước ta, trong vụ xuân,
nhiệt độ thấp ở đầu vụ là nguyên nhân hạn chế năng suất đậu xanh, nhất là đối với đậu
trồng sớm hoặc những năm rét muộn.
Đậu xanh chịu nóng tương đối tốt. Nhiệt độ 38 – 400
C không có ảnh hưởng
ssangs kể tới khả năng thụ phấn, thụ tinh của hoa và khả năng phát triển của quả đối
với một số giống cải tiến.
 Ánh sáng:
Đậu xanh là cây ngày ngắn, tuy nhiên phản ứng của đậu xanh đối với quang chu
kỳ tương đối yếu.
Đậu xanh có thể ra hoa, kết quả trong điều kiện độ dài ngày 12-13h thậm chí tới
14h.
Đậu xanh có thể ra hoa kết quả quanh năm.
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 9
Đối với cường độ ánh sáng, đậu xanh là cây ưa sáng, số giờ có nắng phải đạt
180-200h/tháng. Trong thời kỳ ra hoa kết quả, số giờ nắng phải đạt > 200h/tháng. Số
giờ nắng giảm dưới 150h/tháng làm cây bị vóng, yếu, tỷ lệ rụng hoa tăng, sâu bệnh
nhiều.
Sáng Ở miền bắc, vụ đậu xanh hè được thỏa mãn đầy đủ ánh sáng hơn các vụ
khác nên khả năng năng suất đậu xanh ở vụ hè có thể đạt cao.
 Độ ẩm và mưa:
Cây đậu xanh có khả năng chịu hạn khá. Tuy nhiên, chế độ mưa vẫn là yếu tố
khí hậu ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất đậu xanh.
Độ ẩm đất thích hợp cho sự sinh trưởng của đậu xanh là 70-80%. Thời điểm chế độ có
ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất là thời kỳ mọc và thời kỳ ra hoa – kết quả.
Hạt đậu xanh nhỏ, vì vậy hạt rất mẫn cảm với độ ẩm đất thời kỳ nảy mầm. Độ
ẩm thích hợp (70 -80%) và độ đồng đều về độ ẩm đất quyết định thời gian, tỷ lệ mọc
mầm và độ đồng đều của ruộng đậu xanh trong thời kỳ mọc.
Thời kỳ cây con đậu xanh có khả năng chịu hạn tốt hơn cả. Hạn tương đối ở
thời kỳ này tao điều kiện cho bộ rễ ăn sâu, tăng khả năng chịu hạn cho giai đoạn sinh
trưởng sau.
Thời kỳ sinh trưởng sinh thực, cây mẫn cảm với độ ẩm hơn cả. Thiếu ẩm thời
kỳ này có thể tăng tỷ lệ rụng hoa, rụng quả đậu xanh. Lượng mưa cần thiết cho vụ đậu
xanh là 400 – 600 mm.
 Đất đai, dinh dưỡng:
Đậu xanh không yêu cầu chặt chẽ về đất đai, Trừ đất sét năng và đất chua mặn,
các loại đất khác đều có thể trồng được đậu xanh.
Tuy nhiên, những loại đất thích hợp với trồng đậu xanh là đất cát pha, đất thịt
nhẹ, có tầng đất mặt sâu trên 50 cm, đất có cấu tượng, giữ nước và thoát nước tốt, pH
thích hợp với dậu xanh khoảng 5,5 -7.
1.3. Giới thiệu chung về cây đậu xanh và các phương pháp bóc vỏ đậu xanh hiện
nay:
1.3.1. Giới thiệu cây đậu xanh:
Đậu xanh hay đỗ xanh theo phương ngữ miền Bắc (tiếng Pháp: haricot mungo,
tiếng Anh: mung bean) là cây đậu có danh pháp hai phần Vigna radiata có kích thước
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 10
hạt nhỏ (đường kính khoảng 2–2,5mm). Ở Việt Nam đậu xanh là loại đậu thường được
sử dụng để làm xôi, làm các loại bánh khọt, bánh đậu xanh, bánh ngọt, chè, hoặc được
ủ cho lên mầm để làm thức ăn (giá đỗ).
- Quả: Quả đậu xanh thuộc loại quả giáp, hình trụ thẳng, mảnh nhưng số lượng
nhiều, có lông. Từ lúc nở, quả bắt đầu phát triển và chín sau 18-20 ngày. Quả non có
màu xanh, nhiều lông tơ, khi già có màu xanh đậm và khi chín có màu nâu đen hay
vàng và ít lông. Mỗi quả có khoảng 5-10 hạt.
- Hạt: Hạt hình tròn hơi thuôn, kích thước nhỏ, đường kính khoảng 2-2,5 mm,
màu xanh, ruột màu vàng, có mầm ở giữa. Các giống thường có hạt màu xanh mỡ
(bóng) hay mốc (có những giống hạt vàng, nâu hay đen), 1000 hạt nặng 30 - 70g. Các
giống hạt xanh bóng, có trọng lượng 1000 hạt nặng hơn 55(g) thích hợp để xuất khẩu.
Hạt đậu xanh có nhiều giá trị dinh dưỡng. Trong 1 hạt có 24% protein, 2- 4% chất béo,
50% đường bột, nhiều sinh tố B và P.
Cây đậu xanh phát triển ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, độ cao từ vùng đồng
bằng đến 1.850 mét. Là cây đậu đỗ quan trọng đứng hàng thứ ba sau đậu nành và đậu
phụng (2 loại cây công nghiệp ngắn ngày).
Hình 1.3. Bông đậu xanh.
- Thành phần dinh dưỡng:
* Theo phân tích của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) thì thành phần dinh
dưỡng trong hạt đậu xanh và giá đậu xanh như sau:
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 11
a. Thành phần dinh dưỡng trong 100 g hạt đậu xanh khô:
Bảng 1.2. Giá trị dinh dưỡng hạt đậu xanh khô
Giá trị dinh dưỡng trong 100 g hạt đậu xanh khô
Năng lượng 1452 kJ (347 kcal)
Carbohydrate 62,62 g
- Đường 6,6 g
- Chất xơ thực phẩm 16,3 g
Chất béo 1,15 g
Protein 23,86 g
Thiamine (vit. B 1) 0.621 mg (54%)
Riboflavin (vit. B 2) 0,233 mg (19%)
Niacin (vit. B 3) 2,251 mg (15%)
Axit pantothenic (B 5) 1.91 mg (38%)
Vitamin B 6 0.382 mg (29%)
Folate (vit. B 9) 625 mg (156%)
Vitamin C 4,8 mg (6%)
Vitamin E 0,51 mg (3%)
Vitamin K 9 mg (9%)
Canxi 132 mg (13%)
Ủi 6.74 mg (52%)
Magiê 189 mg (53%)
Mangan 1.035 mg (49%)
Phốt pho 367 mg (52%)
Kali 1246 mg (27%)
Kem 2,68 mg (28%)
Ghi chú! Tỷ lệ % đáp ứng cho nhu cầu mỗi ngày của người lớn.
Nguồn: Cơ sở dữ liệu của USDA dinh dưỡng
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 12
b. Thành phần dinh dưỡng trong 100 g hạt đậu xanh hấp chín:
Bảng 1.3. Giá trị dinh dưỡng hạt đậu xanh hấp chín
Giá trị dinh dưỡng trong 100 g hạt đậu xanh hấp chín
Năng lượng 441 kJ (105 kcal)
Carbohydrate 19.15 g
- Đường 2 g
- Chất xơ thực phẩm 7,6 g
Chất béo 0,38 g
Protein 7,02 g
Thiamine (vit. B 1) 0,164 mg (14%)
Riboflavin (vit. B 2) 0,061 mg (5%)
Niacin (vit. B 3) 0,577 mg (4%)
Axit pantothenic (B 5) 0,41 mg (8%)
Vitamin B 6 0,067 mg (5%)
Folate (vit. B 9) 159 mg (40%)
Vitamin C 1 mg (1%)
Vitamin E 0,15 mg (1%)
Vitamin K 2,7 mg (3%)
Canxi 27 mg (3%)
Sắt 1,4 mg (11%)
Magiê 48 mg (14%)
Mangan 0,298 mg (14%)
Phốt pho 99 mg (14%)
Kali 266 mg (6%)
Kẽm 0,84 mg (9%)
Ghi chú! Tỷ lệ % đáp ứng cho nhu cầu mỗi ngày của người lớn.
Nguồn: Cơ sở dữ liệu của USDA dinh dưỡng
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 13
Bảng 1.4. Thành phần dinh dưỡng trong 100 g giá đậu xanh tươi:
Giá trị dinh dưỡng trên 100 g giá đậu xanh tươi
Năng lượng 126 kJ (30 kcal)
Carbohydrate 5,94 g
- Đường 4,13 g
- Chất xơ thực phẩm 1,8 g
Chất béo 0,18 g
Protein 3.04 g
Thiamine (vit. B1) 0,084 mg (7%)
Riboflavin (vit. B2) 0,124 mg (10%)
Niacin (vit. B3) 0,749 mg (5%)
Axit pantothenic (B5) 0,38 mg (8%)
Vitamin B6 0.088 mg (7%)
Folate (vit. B9) 61 mg (15%)
Vitamin C 13,2 mg (16%)
Vitamin E 0,1 mg (1%)
Vitamin K 33 mg (31%)
Canxi 13 mg (1%)
Sắt 0.91 mg (7%)
Magiê 21 mg (6%)
Mangan 0.188 mg (9%)
Phốt pho 54 mg (8%)
Kali 149 mg (3%)
Kẽm 0,41 mg (4%)
Ghi chú! Tỷ lệ % đáp ứng cho nhu cầu mỗi ngày của người lớn.
Nguồn: Cơ sở dữ liệu của USDA dinh dưỡng
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 14
 Theo các nguồn phân tích khác
Trong 100g ăn được, hạt đậu xanh có chứa khoảng 62-63% carbohydrate và
16% chất xơ, 24% protein, 1% béo, , và cung cấp khoảng 340 kcal (Wenju Liu 2007).
+ Carbohydrate trong hạt đậu xanh gồm chủ yếu là tinh bột (32-43%), với
lượng amylose chiếm khoảng 19.5 - 47%. Nguồn tinh bột dồi dào trong đậu xanh đã
được ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn sản xuất (Naomy Ohwada 2003).
Ngoài ra, trong đậu xanh còn chứa nhiều loại đường, chủ yếu là saccharose,
trong đó hàm lượng glucose chiếm ưu thế hơn so với fructose, và một số đường khác
như raffinose, arabinose, xylose, galactose (Jyoti Chopra 1998, Earl E. Watt 1977).
Bảng 1.5. Thành phần Carbonhydrate trong 100 g hạt đậu xanh khô (g/100g)
Thành phần Carbonhydrate trong 100 g hạt đậu xanh khô (g/100g)
Tổng carbohydrate 62.3
-Tinh bột 54.88
-Đường khử 4.85
-Raffinose 0.41
-Stachyose 1.49
Nguồn: PGS.TS Lê văn Việt Mẫn
Bảng 1.6. Protein trong hạt đậu xanh
Thành phần Axit amin trong Protein hạt đậu xanh khô
Tên axit amin Hàm lượng (mg/100g ăn được)
-Lysine 2145
-Methionine 458
-Tryptophane 432
-Phenylalanine 1259
-Threonine 736
-Valine 989
-Leucine 1607
-Isoleucine 941
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 15
-Arginine 1470
-Histidine 663
-Cystine 113
-Tyrosine 556
-Alanine 809
Nguồn: PGS.TS Lê văn Việt Mẫn
Trong protein đậu xanh có chứa các chất kìm hãm protease làm giảm giá trị
dinh dưỡng của nó. Các chất kìm hãm thường là Kunitz và Bowman-Birk. Kunitz là
chất kìm hãm trypsine, còn Bowman-Birk có hai trung tâm hoạt động có thể kìm hãm
cả trypsine và chymotrypsine. Chất ức chế sẽ bị vô hoạt bởi nhiệt, gia nhiệt bằng hơi
ẩm sẽ hiệu quả hơn là sấy. Đun trong nước sôi khoảng 20 phút sẽ vô hoạt hầu hết chất
ức chế trypsin. Bên cạnh đó, trong protein đậu còn chứa hemagglutinin hay còn gọi là
lectin, có khả năng tạo phức khá bền vững với glucid. Tương tác giữa các lectin với
các glucoprotein có mặt trên bề mặt các hồng cầu sẽ làm ngưng kết các tế bào này gây
hiện tượng đông tụ máu. Tuy nhiên chúng cũng dễ dàng bị phân hủy bởi nhiệt nên
không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của đậu xanh khi nấu chín.
+Hàm lượng lipid trong hạt đậu xanh rất thấp nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng của hạt, bột và sản phầm chế biến từ hạt đậu.
Chất béo của hạt đậu xanh có giá trị sinh học tương đối cao vì trong thành phần
của nó có 20 acid béo trong đó chứa nhiều acid béo chưa no không thay thế như acid
linoleic và acid linolenic. Ngoài ra trong đậu xanh còn có một lượng đáng kể các
chất phophatit. Tuy nhiên, do đặc điểm chứa nhiều acid béo chưa no nên chất béo của
hạt dễ bị oxy hóa tạo ra mùi ôi khó chịu, vì vậy trong quá trình chế biến cần quan tâm
đến vấn đề này.
+Hàm lượng Vitamin và chất khoáng trong hạt đậu xanh: Đậu xanh có
nguồn vitamin khá đa dạng như A, B1, B2, C, niacin và muối khoáng tập trung chủ
yếu ở phần vỏ hạt gồm có Na, K, Ca, P, Fe, Cu (Hozayn M. 2007, P. Nisha 2005).
Ngoài ra trong hạt đậu xanh còn chứa các enzym như lipase, transferase, hydrolase,
lipoxygenase….
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 16
Bảng 1.7. Hàm lượng Vitamin và chất khoáng trong hạt đậu xanh
Hàm lượng Vitamin và chất khoáng trong hạt đậu xanh
(mg/100g ăn được)
Vitamin Chất khoáng
Thành phần Hàm lượng Thành phần Hàm lượng
Vitamin B1 0.72 Na 6
Vitamin B2 0.15 K 1132
Vitamin C 4 Ca 64
Vitamin PP 2.4 P 377
Fe 4.8
Cu 0.76
Nguồn: PGS.TS Lê văn Việt Mẫn
1.3.2. Công dụng của cây đậu xanh.
Công dụng chính của cây đậu xanh là hạt đậu đã chín. Do có thành phần dinh
dưỡng cao, không độc và có nhiều tác dụng dược liệu nên hạt đậu xanh đã được khai
thác trong ẩm thực và dược liệu từ lâu đời.
Ở các nước khác đậu xanh đậu xanh được chế biến thành nhiều loại thực phẩm
rất phong phú.
* Hạt đậu xanh dùng làm thực phẩm
- Hạt đậu xanh dùng trong các món nấu ăn:
Quan niệm của người Châu Á là vỏ của hạt đậu xanh có nhiều chất bổ dưỡng
hơn cả thịt hạt. Vỏ đậu xanh giúp giảm bớt mờ mắt, vì vậy nhiều người thường nấu cả
vỏ, không bỏ đi. Việc dùng đậu xanh tách bỏ vỏ chỉ là thẩm mỹ về màu sắc trong ẩm
thực.
Hạt đậu xanh còn nguyên vỏ hoặc đã tách vỏ được chế biến theo nhiều món ăn
sau đây:
+ Cháo đậu xanh: Người Trung Quốc và Việt Nam thường ăn điểm tâm bằng
các loại cháo, như cháo thịt, cháo cá nhưng trong đó thông dụng nhất là cháo đậu
xanh, bởi tính nhẹ nhàng thanh sạch và tác dụng giải độc cho cơ thể. Cháo đậu xanh có
hai dạng:
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 17
☼ Cháo đậu xanh đơn giản: Được nấu bằng cách dùng hạt đậu xanh còn
nguyên vỏ nấu chung với gạo. Cháo đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải cảm,
thường dùng cho người đang dưỡng bệnh, người già…
Ở các nước Đông Nam Á và Ấn Độ đôi khi cháo đậu xanh được nấu với nước
cốt dừa để dùng điểm tâm cho người khỏe mạnh.
☼ Cháo đậu xanh nấu với thịt: Là món cháo phổ biến, có chất lượng tốt khi
nấu với các loại thịt như gà, vịt, ngỗng, bò, chó, trâu, rắn, rùa…Thịt nấu cháo đậu
xanh có cả gạo và đậu xanh.
Cháo bồ câu nấu đậu xanh
+ Thịt hầm đậu xanh: Thịt hầm đậu xanh khác với cháo là chỉ dùng thị còn
xương nấu với đậu xanh còn nguyên vỏ. Thịt hầm đậu xanh thường nấu với xã bầm,
món này phổ biến ở Việt Nam, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
+ Đậu xanh hấp: Món đậu xanh nguyên vỏ được ngâm trương nước và hấp
được dùng phổ biến ở Ấn Độ và Philippines.
Ở Tamil Nadu và Andhra Pradesh (Ấn Độ), đậu xanh còn vỏ hấp được tẩm với
các loại gia vị và dừa nạo tươi trong món ăn khai vị gọi là Sundal.
+ Đậu xanh hầm: Là món ăn truyền thống ở Philippines. Món này được nấu từ
đậu xanh còn nguyên vỏ với tôm, cá được gọi là mongo guisado.
Theo truyền thống món này được phục vụ vào các buổi tối thứ Sáu, như phần
lớn dân số Philippines là Công giáo La Mã kiêng thịt vào ngày thứ Sáu trong Mùa
Chay.
Mòn đậu xanh hầm với thịt ở Philippines được gọi là Ginisang monggo được
dùng ở các ngày thường.
+ Cơm nếp đậu xanh: Ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc và Ấn độ thường nấu
món cơm nếp vớt dậu xanh nguyên vỏ. Do đậu xanh lâu mềm nên được nấu trước, sau
đó đổ gạo nếp vào trộn đều và nấu chung.
+ Xôi đậu xanh: Xôi là gạo nếp được hấp cách thủy khác với cơm nếp được
nấu từ gạo nếp trực tiếp trong nước. Xôi đậu xanh là dùng đậu xanh nguyên vỏ hoặc
tách vỏ trộn với gạo nếp để hấp.
+ Xôi vò: Là xôi được trộn với đậu xanh đã tách vỏ được nấu chín và vò nát.
Xôi vò có màu vàng do bột hạt đậu áo vào hạt nếp đã chín. Xôi vò là món ăn truyền
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 18
thống của người Việt Nam trong các mâm cổ tết, đám tiệc đầy tháng, thôi nôi của trẻ
em, đám giổ, cúng đình…
Hình 1.4. Xôi vò Nam Bộ
+ Chè đậu xanh: Chè là món ăn ngọt được nấu từ gạo nếp với đậu xanh, chè có
thể nấu từ đậu xanh nguyên vỏ với gạo nếp (chè nếp). Ở Ấn Độ và Philippines chè nếp
thường được nấu với nước cốt dừa.
Chè đậu xanh có thể không nấu với gạo nếp mà nấu với các loại rong biển, bột
bán xắt khía và hạt trân châu (làm từ bột bán, bộ năng, bột khoai mì…gọi là che thưng.
Chè thưng có thể được ăn nóng hay ăn với đá lạnh, hay để trong tủ lạnh trước
khi ăn. Ở Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ và Philippines chè thưng được dùng để ăn
chơi như món giải khát và các quán nước đường phố thường bán loại chè này cùng với
sinh tố, nước ép trái cây…
Hình 1.5. Chè đậu xanh
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 19
+ Sinh tố đậu xanh: Hạt đậu xanh tách vỏ, nấu chín dùng để xay sinh tố với
rau má là thức uống rất bổ dưỡng và được nhiều người ứ thính nhờ hương vị thơm
ngon của nó.
Hình 1.6. Sinh tố rau má-đậu xanh
+ Hạt đậu xanh bốc vỏ dùng làm nhân bánh
Ở các nước châu Á hạt đậu xanh bốc vỏ bằng cách ngâm nước, khi hạt trương
nước vỏ nứt ra, đảy trong nước vỏ tác ra khỏi hạt và nổi lên phía trên, dùng giá, rổ vớt
vỏ còn lại phần thịt hạt màu vàng.
Ở Việt Nam hạt đậu xanh bốc vỏ có thể được dùng làm nhân bánh được gói
trực tiếp trong gạo nếp như bánh dày, bánh chưng, bánh tét, bánh ú, bánh lá dừa…Do
thời gian hấp bánh lâu nên hạt đậu tự rả và đóng thành khối trong nhân bánh.tét nhân
đậu xanh, bánh lá dừa…
Dạng bột đậu xanh bốc vỏ nấu chín và nghiền nát được dùng làm nhân bánh rất
phổ biến ở Châu Á.
Đạng này ở Việt Nam có bánh ít, bánh ít trần, bánh vò (Miền Bắc), bánh da lợn,
bánh cuốn, bánh bèo…
Loại hạt đậu xanh nấu tán nhuyển có tẩm đường dược dùng làm nhân các loại
bánh ngọt để lâu như bánh in, bánh lột da, bánh nậm, bánh đậu xanh Hải Dương, bánh
trung thu…rất phổ biến ở Việt Nam.
Bánh Trung Thu nhân đậu xanh cũng là sản phẩm độc chiêu của Trung Quốc.
+ Hạt đậu xanh vừa nẩy mầm làm nhân bánh và thức ăn:
Khác với giá đậu xanh, hạt đậu xanh vừa nẩy mầm (nứt nanh) được sử dụng để
chế biến món ăn ở một số nước Châu Á:
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 20
Ở Việt Nam hạt đậu xanh nguyên vỏ ngâm vừa nứt nanh được hấp để làm nhân
bánh cống, đặc biệt là bánh cống Cần Thơ.
Ở Trung Quốc và Hàn Quốc đậu xanh nứt nanh cũng được hầm với các vị thuốc
Bắc để dùng như các thức ăn tẩm bổ.
Hình 1.7. Bánh tét nhân đậu xanh
Hình 1.8. Bánh cống Cần Thơ
-Giá đậu xanh, một loại rau tuyệt vời:
Đa số các nước trên thế giới đều dùng hạt đậu xanh nguyên vỏ đề ủ giá. Giá đậu
xanh là món rau truyền thống ở Việt Nam, đặc biệt ở Nam Bộ. Các chợ rau và các
quầy rau trong siêu thị luôn có bày bán giá tươi.
Cách ủ giá truyền thống của Việt Nam là dùng tro trấu hay tro dừa để ủ giá là
một cách sản xuất rau an toàn. Nhưng hiện nay vì lợi nhuận, các lò ủ giá dùng chất
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 21
kích thích (GA3) và một số chất kích thích sinh trưởng không rõ nguồn gốc từ Trung
Quốc rất nguy hiểm, tốt nhất nên ủ giá theo cách truyền thống để dùng trong gia đình.
Ở Việt Nam giá đậu xanh được dùng làm rau ăn theo nhiều cách:
-Dùng ăn sống trực tiếp: rất phổ biến trong bữa cơm gia đình. Các món hủ tiếu,
phở, bún riêu, bún ốc, bánh canh, luôn được ăn kèm với giá sống hay giá trụng
-Dùng làm món xào: Có thể xào với hẹ, nấm, rong biển, tàu hủ trong các món
ăn chay, hoặc xào với tôm, cua, mực, trứng, thịt trong các món ăn mặn. Nhân bánh
xèo, bánh cống ở Nam Bộ luôn có giá đậu xanh.
-Dùng trong các món nấu: Giá đậu xanh là món không thể thiếu trong canh
chua Nam bộ.
-Dưa giá: Giá đậu xanh và hành muối dưa chua là món ăn đặc biệt của ngày tết
cổ truyền ở Việt Nam, Trung Quốc. Dưa giá có thể ăn trực tiếp như cải dưa hoặc xào,
nấu như giá sống.
Hình 1.9. Giá đậu xanh
-Rau mầm từ đậu xanh
Do hạt đậu xanh mọc mầm nhanh, đồng loạt và tỷ lệ nẩy mầm cao (gần 100%)
nên được dùng để trồng rau mầm rất đạt hiệu quả. Rau mầm có thể ăn sống, xào, nấu
đều rất ngon và bổ dưỡng. Hiện nay nhiều nước đã phát triển rau mầm như một nguồn
rau sạch và an toàn, trong đó chủ yếu là rau mầm tù hạt đậu xanh.
-Các bộ phận của cây đậu xanh dùng làm thuốc:
+ Theo đông y:
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 22
Hạt đậu xanh có vị ngọt, hơi lạnh, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền
nhiệt, bớt đau sưng, ích khí lực, điều hoà ngũ tạng, nấu ăn thì bổ mát và trừ được các
bệnh nhiệt. Vỏ hạt đậu xanh có vị ngọt, tính mát không độc, có tác dụng giải nhiệt độc
làm cho mắt khỏi mờ.
Hình 1.10. Hạt đậu xanh
+Bài thuốc từ đậu xanh:
Giải nhiệt, cảm sốt, dùng bột đậu xanh (cả vỏ) 50g, lá dâu non 18g, lá tía tô
12g.
Bột đậu xanh cho thêm ít gạo nấu nhừ nát, dâu và tía tô thái nhỏ, bỏ vào nồi cháo,
để sôi 5-10 phút, ăn nguội để tránh ra nhiều mồ hôi, và chữa cảm thể nóng, đã ra nhiều
mồ hôi.
1.3.3. Sự phát triển của cây đậu trong đời sống
+Sản xuất tinh bột đậu xanh thô:
Bộ đậu xanh thô có thể sản xuất bằng cách trực tiếp xay hạt khô hoặc đâm hạt
khô để tách vỏ xảy bỏ vỏ rồi xay. Để bảo quản lâu có thể rang hạt rồi xay.
Bột đậu xanh thô được đun trong nước nóng và pha với đường dùng cho trẻ em
và người lớn uống đều tốt. Uống bột đậu xanh thô điểm tâm vào buổi sáng hay buổi tối
đều tốt.
+Sản xuất tinh bột đậu xanh:
Tinh bột được chiết xuất từ hạt đậu xanh ở Trung Quốc và Ấn Độ được sử dụng
trong công nghệ thực phẩm để làm bún tàu, loại bún này khi nấu chín không tan rã như
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 23
các loại tinh bột khác. Được dùng với tên gọi là miến đậu xanh (bún tàu) trong các
món bún Trung Quốc (Fensi, tung hoon).
Tinh bột đậu xanh còn được dùng làm món thạch đậu xanh ở miền Nam Trung
Quốc liangfen, (có nghĩa là thạch đậu xanh ướp lạnh), đó là thực phẩm rất phổ biến
trong mùa hè. Jidou liangfen là một thương hiệu của thạch đậu xanh thực phẩm ở
Vân Nam. Thạch đậu xanh cũng được làm chất keo độn cho sa tế tương ớt.
Ở Hàn Quốc, một loại thạch đậu xanh gọi là nokdumuk (hay cheongpomuk)
được làm từ tinh bột đậu xanh, một thạch tương tự có màu vàng do bổ sung dịch cây
sơn màu, được gọi là hwangpomuk.
Ở Andhra Pradesh (Ấn Độ) tinh bột đậu xanh cũng được chết biến thành loại
"giấy bóng kính" để bọc bánh, kẹo và thực phẩm khô, vừa đẹp mắt, vừa ăn được và an
toàn.
+Đậu xanh dùng làm cây thức ăn chăn nuôi
Ở Úc nghiên cứu trồng đậu xanh làm thức ăn chăn nuôi đại gia súc và Kanguru
có hiệu quả hơn các loại đậu khác. Lượng hạt giống sạ lấp theo hàng là 6 kg/ha, hàng
cách hàng 50 cm, cây cách cây 20-30cm. Khi cây ra hoa rộ sản lượng chất khô là
1.800 kg.
Gia súc ăn bột thân, lá đậu xanh không độc so với đậu nành và các loại đậu
khác.
1.3.4. Phương pháp bóc vỏ thủ công:
Đậu thu hoạch về phơi khô, rồi bỏ vào bao đập cho nát vỏ bên ngoài ra. Sau đó
để trước máy quạt và bắt đầu đổ từ từ cả vỏ lẫn hạt rơi xuống. Với sức gió vừa phải
của quạt mát, sẽ làm cho vỏ nhẹ hơn bay ra, còn trái nặng hơn sẽ rơi xuống gần.
1.3.5. Phương pháp bóc vỏ đậu xanh bằng máy:
a. Ưu điểm của máy bo
 Đối với phương pháp thủ công thì mất nhiều thời gian và chi phí cho người lao
động , nhưng năng suất lại không cao .
 Đối với phương pháp bóc vỏ bằng máy cải tiến , tuy năng suất bóc vỏ thì cao
hơn so với phương pháp thủ công .Nhưng chi phí giá thành thì lại cao .
 Ngoài ra còn nhiều phương pháp để bóc vỏ đậu xanh tuy nhiên vẫn còn nhiều
hạn chế .
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 24
 Vì vậy chúng em tìm hiểu thiết kế và làm mô hình của máy bóc vỏ đậu nhằm
đáp ứng được nhu cầu cần thiết ngoài thực tế đó . Máy đạt được năng suất cao, gọn
nhẹ , giá thành chi phí đầu tư cho máy lại phù hợp với khả năng của người nông dân.
Đồng thời không mất nhiều thời gian lao động.
 Bóc vỏ là một quá trình công nghệ được sử dụng rất nhiều trong thực tế sản
xuất và đời sống. Trong công nghiệp như chế biến nông – hải sản dựng , kỹ thuật bóc
vỏ đóng một vai trò quan trọng trong dây chuyền sản xuất. Trong nông nghiệp, bóc vỏ
là một trong những công đoạn quan trọng của công nghệ sau thu hoạch Sản phẩm,
đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm . Ở Đồ án môn học này, em xin trình bày về
quy trình công nghệ và thiết bị bóc vỏ đậu xanh nguyên quả , năng suất 1 tấn/ngày
theo sản phẩm.
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 25
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THÍCH HỢP
2.1. Giới thiệu các phương án để bóc tách vỏ đậu bằng máy:
2.1.1. Phương án 1: Chế tạo lược quay theo hình xoắn ốc:
Hình: 2.1 Lược quay theo hình xoắn ốc.
Phương pháp này sử dụng tốc độ cao của lược quay để đánh nguyên liệu trong
lồng lưới và giải phóng hạt. Nguyên lý cơ bản ở đây là dùng tốc độ cao của lược đánh
vào hạt đậu và tách vỏ hạt đậu ra khỏi trái đậu.
Chú thích:
1: Trục lược
2: Răng lược.
Đặc điểm: Năng suất cao, tránh bị va đập làm gãy răng lược, chê tạo đơn giản, chi phí
thấp.
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 26
2.1.2. Phương án 2: Chế tạo hai lược đan xen nhau, lược trên quay, lược dưới cố
định:
Hình 2.2: Lược quay đan xen tĩnh – động.
Chú thích:
1: Trục động 3: Răng lược động
2: Trục tĩnh 4: Răng lược tĩnh
Phá vỡ vỏ nguyên liệu dựa vào lực cắt bằng các cơ cấu dao, nguyên lý cơ bản của
phương pháp này là khi nguyên liệu vào khe giữa của các dao chuyển động và dao
tĩnh, các lưỡi dao bố trí trên các đĩa sẽ xát vỏ, giải phóng nhân.
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 27
Đặc điểm: Phương pháp này cho năng suất cao, thích hợp với các loại như đậu xanh,
đậu đen. Tuy nhiên cơ cấu này khó chế tạo răng lược đồng đều và dễ gây ra sự cố nếu
có 1 răng lược bị cong.
2.1.3. Phương án 3: Chế tạo hai lược đan xen nhau, cả 2 lược cùng quay:
Hình 2.3: Hai răng lược đan xen, cùng quay.
Chú thích:
1: Răng lược động 1 3: Trục động 1
2: Răng lược động 2 4:Trục động 2
Phương pháp này phá vỡ nguyên liệu bằng cách quay đan xen giữa 2 lược. Tạo va
đập lớn và tách vỏ. Giải phóng nhân.
Đặc điểm: Phương pháp này cho năng suất cao. Nhưng cũng như phương án 2
khó để để chế tạo răng lược đồng đều nhau. Và khi có 1 răng lược bị cong thì sẽ gây ra
sự cố rất lớn và nguy hiểm.
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 28
2.2. Lựa chọn phương án thích hợp để chế tạo máy bóc tách vỏ đậu xanh.
Từ 3 phương án được liệt kê trên, ta nhận thấy phương án 1: “chế tạo lược quay
theo hình xoắn ốc” là phương án tối ưu nhất trong 4 phương án trên. Nên ta quyết
định chọn phương án 1 làm phương án thiết kế.
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 29
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ ĐỘNG HỌC MÁY
3.1. Sơ đồ thiết kế ban đầu.
Ta có sơ đồ thiết kế ban đầu:
Hình 3.1. Sơ đồ thiết kế ban đầu.
Chú thích:
1: Trục lệch tâm 4: Miệng máy (phễu nhận vật liệu)
2: Quạt gió. 5: Lược quay
3: Dây đai 6: Sàn rung.
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 30
3.2. Tính chọn động cơ.
a. Tính chọn quạt gió.
Theo giáo trình “Bơm, quạt, máy nén trong công nghiệp” của tác giả GS.TSKH
Nguyễn Minh Tuyển, nhà xuất bản xây dựng 2005.
Theo hệ số cao tốc. quạt mẫu ở đây có áp lực 30 mm cột nước và có công suất
Q = 1m3
/s là hợp lý nhất
Ta có công thức tính
ns=
11,3×𝑛×𝑄
1
2
(
𝐻
𝜌
)
3
4
(v/ph) (công thức 4-1)
Trong đó:
n- số vòng quay của quạt trong một phút, v/ph
Q – năng suất, 𝑚3
/s
H – áp lực, mm cột nước, mm
𝜌 – khối lượng riêng của không khí, 1,2 kg/m3
(theo thực tế)
Tùy thuộc vào hệ số cao tốc ta còn chia quạt ly tâm ra quạt cao tốc (hướng trục)
có ns > 1500 v/ph, quạt có vận tốc trung bình với ns = 800 -1400 v/ph, quạt có vận tốc
chậm với ns = 500 -700 v/ph, quạt rất chậm với ns < 500 v/ph.
Vậy dựa theo hệ số cao tốc và yêu cầu của đề tài, ta chọn quạt gió có vận tốc trung
bình với ns = 800 -1800 v/ph (ta chọn ns = 1400 v/ph)
Ta tính được số vòng quay của quạt.
n =
𝑛𝑠 × (
𝐻
𝜌
)
3
4
11,3 × 𝑄
1
2
=
1400 × (
30
1,2
)
3
4
11,3 × 1
1
2
= 1989 (v/ph)
b. Công suất của quạt
Nếu bỏ qua sự biến đổi khối lượng riêng của khí, thì công suất cần thiết của quạt
xác định theo công thức:
N =
10−3×𝑄×𝐻×𝑔
ɳ
(công thức 4-2)
Trong đó:
N: Công suất của quạt, Kw
Q: Năng suất của quạt 1m3
/s
H: áp lực, mm cột nước, mm
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 31
g: gia tốc trọng trường 10m/s2
ɳ: hiệu suất chung, ɳ = 0.4-0.6 (chọn bằng 0,5)
N =
10−3×1×30×10
0.5
= 0.6 Kw
c. Công suất động cơ
Công suất động cơ được tính theo công thức
Nđc = k.N (Kw) (công thức 4-3)
giá trị của k được tra trong bảng 3.1 trang 169, tùy thuộc vào công suất N. ta có
k = 1.3
Nđc = 1.3 x 0.6 = 0.78 (Kw)
Dựa vào các tính toán công suất cho guồng quay đậu và công suất cần thiết cho
quạt gió. Ta có được công suất cần thiết của động cơ điện
Nlv > Nđc + Ntc = 0.78 + 0.54 = 1.32 Kw (công thức 4-4)
d. Chọn động cơ
Theo bảng 2P trang 322 sách thiết kế chi tiết máy, Nguyễn Trọng Hiệp
Dựa vào các thông số tính toán ở trên, để phù hợp với yêu cầu ta chọn động cơ
loại động cơ điện che kín, có quạt gió ký hiệu AO2(AOJI2)22-4 có công suất 1,5 Kw,
số vòng quay 1420 vòng/phút.
3.3. Tính toán tỉ số truyền:
3.3.1. Lựa chọn tỷ số truyền
Ta có 2 tỉ số truyền là:
-id1 truyền đến trục chính
-id2 truyền đến quạt gió
Tỷ số truyền của bộ truyền đai cần thỏa mãn được các yêu cầu sau:
- Quạt gió phải quay ở tốc độ vừa tạo đủ gió để đẩy vỏ khỏi máng nghiêng lại vừa
không quá mạnh làm thổi bay cả hạt.
- Tốc độ quay của rulo phải phù hợp nhất để vừa đảm bảo năng suất cao lại vừa
bóc được hạt có chất lượng cao nhất.
- Tỷ số truyền qua mỗi trục không vượt quá 6 để đảm bảo góc ôm và công suất
truyền.
Vì từ một động cơ phân thành 2 bộ truyền đai nên ta không có tỉ số truyền chung
nên ta tính tỉ số truyền:
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 32
)
(
7555
986
78
,
0
.
10
.
55
,
9
10
.
55
,
9 6
2
2
6
2 Nmm
n
P
M 


-id1 truyền đến trục chính:
id1= 775
.
1
800
1420
1


n
ndc
-id2 truyền đến quạt gió
id2 = 71
.
0
1989
1420
2


n
ndc
3.3.2. Xác định công xuất, momen, số vòng quay
a. Số vòng quay
800
1
1 

i
n
n dc
(v/ph)
1986
2
2 

i
n
n dc
(v/ph)
b. Momen xoắn
i
i
n
P
M 6
1 10
.
55
,
9

)
(
10903
10
.
55
,
9
1
1
6
1 Nmm
n
P
M 

Bảng 3.1. Bảng tóm tắt thông số máy
Trục
Thông số
Động cơ I II III
Tỉ số truyền u 1.775 0.735 6.44
Số vòng quay n(v/ph) 1420 750 1933 300
Công suất P(kw) 1.5 0.54 0.78 0.78
Moment xoắn m(Nmm) 10088 10903 7555 11593
(công thức 4-5)
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 33
3.4. Thiết kế bộ truyền đai:
3.4.1. Giới thiệu các bộ truyền.
☼ Bộ truyền đai.
+ Nguyên lý:
Hình 3.2. Bộ truyền đai
- Bộ truyền đai hoạt động theo nguyên lý ma sát:Công suất sinh ra từ bánh chủ
động (1) truyền cho bánh bị động (3) nhờ ma sát sinh ra giữa dây đai (3) và bánh đai
(1) (2).
- Ma sát sinh ra giữa hai bề mặt được xác định bằng công thức:
Fms = f.N
Như vậy, để có lực ma sát thì cần thiết cần phải có lực pháp tuyến. Trong bộ
truyền đai, để tạo lực pháp tuyến thì phải tạo lực căng đai ban đầu, ký hiệu là F0.
+ Phân loại:
- Theo thiết diện đai: Bao gồm đai dẹt, đai hình thang, đai răng lược, đai tròn, đai
răng, đai lục giác.
- Theo kiểu truyền động: Truyền động giữa hai trục song song cùng chiều, truyền
động giữa hai trục song song ngược chiều, truyền động giữa các trục chéo nhau.
(công thức 4-6)
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 34
+ Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng:
Ưu điểm:
- Có thể truyền động giữa các trục cách xa nhau (<15m).
- Làm việc êm, không gây ồn nhờ vào độ dẽo của đai nên có thể truyền động với
vận tốc lớn.
- Nhờ vào tính chất đàn hồi của đai nên tránh được dao động sinh ra do tải trọng
thay đổi tác dụng lên cơ cấu.
- Nhờ vào sự trượt trơn của đai nên đề phòng sự quá tải xảy ra trên động cơ.
- Kết cấu và vận hành đơn giản.
Nhược điểm:
- Kích thước bộ tuyền đai lớn so với các bộ truyền khác: xích, bánh răng.
- Tỉ số truyền thay đổi do hiện tượng trượt trơn giữa đai và bánh đai (ngoại trừ đai
răng).
- Tải trọng tác dụng lên trục và ổ lớn (thường gấp 2-3 lần so với bộ truỵền bánh
răng) do phải có lực căng đai ban đầu (tạo áp lực pháp tuyến lên đai tạo lực ma sát).
- Tuổi thọ của bộ truyền thấp.
 Hiện nay, bộ truyền đai thang được sử dụng rộng rãi, đai dẹt ngày càng ít sử
dụng. Khuynh hướng dùng bộ truyền đai răng ngày càng phổ biến vì tận dụng được ưu
điểm của bộ truyền bánh răng và bộ truyền đai.
☼ Bộ truyền xích.
- Nguyên lý:
Hình 3.3. Bộ truyền xích
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 35
Bộ truyền xích thực hiện truyền động từ bánh xích chủ động sang bánh xích bị
động nhờ vào sự ăn khớp giữa răng trên đĩa xích và các mắc xích.
- Phân loại:
Theo công dụng chung, xích được chia làm ba loại:
- Xích kéo.
- Xích tải.
- Xích truyền động.
Trong chương trình chúng ta chỉ tìm hiểu về xích truyền động mà thôi. Xích
truyền động được chia làm 3 loại chính: xích ống, xích con lăn và xích răng.
- Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng:
Ưu điểm:
- Không có hiện tượng trượt như bộ truyền đai, có thể làm việc khi có quá tải đột
ngột, hiệu suất cao.
- Không đòi hỏi phải căng xích, nên lực tác dụng lên trục và ổ nhỏ hơn.
- Kích thước bộ truyền nhỏ hơn bộ truyền đai nếu cùng công suất.
- Góc ôm không có ý nghĩa như bộ truyền đai nên có thể truyền cho nhiều bánh
xích bị dẫn.
Nhược điểm:
- Bản lề xích bị mòn nên gây tải trọng động, ồn.
- Có tỉ số truyền tức thời thay đổi, vận tốc tức thời của xích và bánh bị dẫn thay đổi.
- Phải bôi trơn thường xuyên và phải có bánh điều chỉnh xích.
- Mau bị mòn trong môi trường có nhiều bụi hoặc bôi trơn không tốt.
Phạm vi sử dụng:
- Truyền công suất và chuyển động giữa trục có khoảng cách xa, cho nhiều trục
đồng thời trong trường hợp n < 500v/p.
- Công suất truyền thông thường < 100 kW.
- Tỉ số truyền < 6, hiệu suất 0,95..0,97.
☼ Bộ truyền bánh răng.
- Nguyên lý:
+ Bộ truyền bánh răng thực hiện truyền chuyển động giữa hai trục với tỷ số truyền
xác định nhờ vào sự ăn khớp của các răng trên bánh răng.
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 36
+ Có thể truyền chuyển động giữa các trục song song, cắt nhau, chéo nhau hay
biến đổi chuyển động quay thành tịnh tiến.
- Phân loại:
+ Theo sự phân bố giữa các trục:
- Truyền động giữa các trục song song: bánh răng trụ.
- Truyền động giữa các trục cắt nhau: bánh răng côn.
- Truyền động giữa hai trục chéo nhau: bánh răng côn xoắn, trụ xoắn.
+ Theo sự phân bố giữa các răng trên bánh răng.
- Bộ truyền ăn khớp ngoài.
- Bộ truyền ăn khớp trong.
Hình 3.4. Các dạng cặp bánh răng
+ Theo phương của răng so với đường sinh.
- Răng thẳng.
- Răng nghiêng.
- Răng cong.
- Răng chữ V.
- Răng xoắn.
+ Theo biên dạng răng.
- Truyền động bánh răng thân khai.
- Truyền động bánh răng Xicloit.
- Truyền động bánh răng Nôvicov.
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 37
)
/
(
97
.
2
1000
.
60
.
. 1
1
s
m
n
D
v 


- Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng:
Ưu điểm:
- Kích thước nhỏ, khả năng tải lớn.
- Tỉ số truyền không đổi do không có hiện tượng trượt trơn.
- Hiệu suất cao (0.97-0.99).
- Làm việc với vận tốc lớn, công suất cao.
- Tuổi thọ cao.
Nhược điểm:
- Chế tạo phức tạp.
- Đòi hỏi độ chính xác cao.
- Ồn khi vận tốc lớn.
Theo các thông số so sánh trên, ta nhận thấy bộ truyền thích hợp nhất là bộ truyền
đai. Vì vậy chúng ta sẽ dùng bộ truyền đai thang để tính toán và thiết kế.
3.3.3. Thiết kế bộ truyền đai từ động cơ đến trục chính.
 Chọn loại đai thang:
Chọn loại đai và tiết diện đai.
- Chọn loại đai thang thường vì v ≤ 10 m/s, hơn nữa đai thang thường được sử
dụng phổ biến và công suất động cơ N = 1,5 kw nên chọn đai: A
-Với thông số tiết diện A . a x h = 13 x 8 (mm)
- Diện tích tiết diện F(mm²)= 81
(Bảng 5-11 sách TKCTM Nguyễn Trọng Hiệp)
 Đường kính bánh đai nhỏ.
-Được chọn theo (bảng 5.14(TKCTM) theo tiết diện đai  D1=80 (mm)
- Kiểm nghiệm vận tốc đai:
1000
.
60
.
. 1
1 n
D
v


Suy ra:
V < V max =(30-35)m/s
(công thức 4-7)
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 38
 Tính đường kính D2 của bánh đai lớn:
u=ud=2 ;  =0,01÷0,02 hệ số trượt đai thang.
-Chọn bánh đai tiêu chuẩn (Bảng 5.15 TKCTM) D2=360 (mm)
-Tính lại tỉ số truyền:
Ta có: n1th= = 473,33 (v/p)
-% sai lệch: %=(n1th-n1) x 100/n1= 0.07 %
-Sai lệch u nằm ngoài phạm vi (3÷5%)
-Chọn lại: D1=80 ; D2=150 (mm)
 Chọn sơ bộ khoảng cách trục A theo Bảng 5.16 TKCTM
A=D2=360 (mm)
 Tính chiều dài đai L theo khoảng cách trục A sơ bộ (Công thức 5.1
TKCTM )
-Qui tròn theo tiêu chuẩn (bảng 5.12 [TKCTM]):
L=1600 (mm)
-Kiểm nghiệm đai về tuổi thọ:
Số vòng quay trong 1s:
10
86
,
1
1600
10
.
97
.
2
max
3




 u
L
v
u (đúng)
-Vậy L=1600 thỏa mãn điều kiện
 Tính chính xác lại khoảng cách trục A theo chiều dài đai đã lấy theo tiêu
chuẩn:
Theo công thức 5.2[TKCTM]
(công thức 4-8)
5
.
4
80
360
1
2



D
D
u
5
.
4
1420

u
(công thức 4-9)
(công thức 4-10)
(công thức 4-12)
)
(
353
).
1
( 1
2
1
2 mm
D
n
n
D 

 
)
(
1514
4
)
(
2
)
(.
.
2
2
1
2
2
1
mm
A
D
D
D
D
A
L 






 
8
)
(
8
)
(
2
)
(
2 2
1
2
2
1
2
1
2 D
D
D
D
L
D
D
L
A










(công thức 4-11)
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 39
°
139
57
.
333
120
360
180
1 




57
.
180 1
2
1
A
D
D 



Khoảng cách A thoả mãn điều kiện 5.19 sách TKCTM
)
(
2
)
.(
55
,
0 1
2
1
2 D
D
A
h
D
D 




272 < 333 < 960 Đúng
Khoảng cách nhỏ nhất cần thiết để mắc đai:
Amin = A - 0,015L = 309 (mm)
Khoảng cách lớn nhất để tạo lực căng:
Amax = A + 0,03L = 381 (mm)
 Góc ôm:
Theo công thức 5.3 TKCTM
1
 >120°(thỏa mãn)
 Xác định số đai Z cần thiết:
Chọn ứng suất căng ban đầu
2
0 /
2
,
1 mm
N


Và theo trị số D1,tra bảng 5-17 [TKVTM],
tìm được ứng suất có ích cho phép
  2
0
/
66
,
1 mm
N
p 

Các hệ số Ct – hệ số tải trọng (tra bảng 5.6) = 1
Cα – hệ số ảnh hưởng góc ôm (tra bảng 5.18) =0,91
Cv – hệ số ảnh hưởng của vận tốc (tra bảng 5.19) =1,04
Số đai tính theo công thức 5.22:
  F
C
C
C
v
Z
v
t
p .
.
.
1000
0 


 = 0,95
Trong đó F – diện tích tiết diện đai (tra bảng 5.11)
v – vận tốc đai
Lấy số đai Z=1
(công thức 4-14)
(công thức 4-13)
 
)
(
333
8
)
(
8
)
(
2
)
(
2 2
1
2
2
1
2
1
2
mm
D
D
D
D
L
D
D
L
A 










D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 40
 Định kích thước chủ yếu của bánh đai:
Chiều rộng bánh đai( công thức (5.23)
B=(Z-1)t +2S= 2.10=20 mm (t,S,h0 bảng 10-3)
Đường kính ngoài cùng của bánh đai [công thức 5-11]
Bánh dẫn: Dn1 =D1+2h0 =120+2.2,8=125.6
Bánh bị dẫn: Dn2 = D2 +2h0 =360+2.2,8=365.6
 Tính lực căng ban đầu S0 [công thức 5-25]
Lực tác dụng lên trục R [ Công thức 5-26]
S0 = σ0.F = 1,2.81 = 97.2(N)
R = 3.S0.Z.sin 1
 /2 = 273.1 (N)
3.3.4. Thiết kế bộ truyền đai từ động cơ đến quạt.
 Chọn loại đai thang:
Chọn loại đai và tiết diện đai.
- Chọn loại đai thang thường vì v ≤ 10 m/s, hơn nữa đai thang thường được sử
dụng phổ biến và công suất động cơ N = 1.5kw nên chọn đai:
-Với thông số tiết diện O. a x h = 13 x 8 (mm) .Bảng 5.11 –TKCTM
- Diện tích tiết diện F(mm²)= 81
(Bảng 5-11 sách TKCTM Nguyễn Trọng Hiệp)
 Đường kính bánh đai nhỏ.
-Được chọn theo (bảng 5.14(TKCTM) theo tiết diện đai  D1=120 (mm)
- Kiểm nghiệm vận tốc đai:
)
/
(
2
.
6
1000
.
60
.
. 2
1
s
m
n
D
v 


V < V max =(30-35)m/s
 Tính đường kính D2 của bánh đai lớn:
)
(
170
).
1
( 1
2
2 mm
D
n
n
D dc
q 

 
 =0,01÷0,02 hệ số trượt đai thang.
-Chọn bánh đai tiêu chuẩn (Bảng 5.15 TKCTM) D2=180 (mm)
-Tính lại tỉ số truyền:
(công thức 4-15)
(công thức 4-16)
(công thức 4-17)
(công thức 4-18)
5
,
1
120
180
1
2



D
D
u
q
(công thức 4-19)
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 41
Ta có: n1th=1420/1.8=946(v/p)
% sai lệch: %=(n1th-n1)x100/n1= 3.9%
-Sai lệch u nằm ngoài phạm vi (3÷5%)
-Chọn lại: D1=80 ; D2=60 (mm)
 Chọn sơ bộ khoảng cách trục A theo Bảng 5.16 TKCTM
A=D2=180 (mm)
 Tính chiều dài đai L theo khoảng cách trục A sơ bộ (Công thức 5.1
TKCTM )
)
(
836
4
)
(
2
)
(.
.
2
2
1
2
2
1
mm
A
D
D
D
D
A
L 






-Qui tròn theo tiêu chuẩn (bảng 5.12 [TKCTM]):
L=850 (mm)
-Kiểm nghiệm đai về tuổi thọ:
Số vòng quay trong 1s:
10
3
,
7
850
10
.
2
.
6
max
3




 u
L
v
u (đúng)
-Vậy L=700 thỏa mãn điều kiện
 Tính chính xác lại khoảng cách trục A theo chiều dài đai đã lấy theo tiêu
chuẩn:
Theo công thức 5.2[TKCTM]
 
)
(
187
8
)
(
8
)
(
2
)
(
2 2
1
2
2
1
2
1
2
mm
D
D
D
D
L
D
D
L
A 










Khoảng cách A thoả mãn điều kiện 5.19
)
(
2
)
.(
55
,
0 1
2
1
2 D
D
A
h
D
D 




165 < 187 < 600 Đúng
Khoảng cách nhỏ nhất cần thiết để mắc đai:
Amin = A - 0,015L = 174.25 (mm)
Khoảng cách lớn nhất để tạo lực căng:
Amax = A + 0,03L = 212.5 (mm)
 Góc ôm:
Theo công thức 5.3 TKCTM
(công thức 4-20)
(công thức 4-21)
(công thức 4-22)
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 42
1°
16
57
.
187
120
180
180
57
.
180
1
2
1 






A
D
D q

1
 >120°(thỏa mãn)
 Xác định số đai Z cần thiết .
Chọn ứng suất căng ban đầu
2
0 /
2
,
1 mm
N


Và theo trị số D1,tra bảng 5-17 [TKVTM],
Tìm được ứng suất có ích cho phép
  2
0
/
51
,
1 mm
N
p 

Các hệ số : Ct (tra bảng 5.6) = 1.66
Cα (tra bảng 5.18) = 0,95
Cv (tra bảng 5.19) = 1,03
Số đai tính theo công thức 5.22:
  F
C
C
C
v
Z
v
t
p .
.
.
1000
0 


 = 0,89
Lấy số đai Z=1
 Định kích thước chủ yếu của bánh đai:
Chiều rộng bánh đai
B = (Z-1)t + 2S = 2.8 = 16mm
Trong đó: t,S,h0 tra bảng 10-3 sách TKCTM – Nguyễn Trọng Hiệp)
Đường kính ngoài cùng của bánh đai
Bánh dẫn: Dn1 = D1+2h0 =120 + 2.2,8 = 125.6
Bánh bị dẫn: Dn2 = D2 +2h0 =180 + 2.2,8 = 185.6
3.3.5. Thiết kế bộ truyền đai từ trục động cơ đến quạt.
Thiết kế tính toán tương tự ta chọn được đai có số hiệu A-440.
3.4. Tính toán trục chính:
3.4.1. Chọn vật liệu:
Do máy chịu tải lớn nên ta chọn vật liệu phổ biến là thép C45 có σb = 600MPa,
σch = 300 N/mm2; độ rắn HB 170÷220.
3.4.2. Tính sức bền trục:
(công thức 4-24)
(công thức 4-23)
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 43
a. Tính sơ bộ trục.
Ta có :
3 .
d C
n


(CT 7-2 sách TKCTM Ng Trọng Hiệp)
Trong đó :
d – đường kính trục, mm
N – công suất truyền, Kw
n – số vòng quay trong một phút của trục.(v/ph)
C – hệ số tính toán (130 ÷ 110)- đối với thép 45. Chọn C = 130 (C 110-130)
+ Công suất :
Ntc = 0.54 (Kw)
-Tính sơ bộ trục chính:
dtc ≥ 130√
0.54
800
3
= 11.4 mm (CT 7-2 sách TKCTM)
Chọn dtc = 15mm. bảng (7-4 sách TKCTM Nguyễn Trọng Hiệp)
Tra bảng 14P (sách TKCTM Nguyễn Trọng Hiệp) ta chọn bề rộng ổ lăn cỡ trung là
13mm.
b. Tính gần đúng:
Xác định khoảng cách giữa các gối đỡ trục và điểm đặt lực:
Ta chọn các khoảng cách như hình sau:
Hình 3.5. Sơ đồ lực tác dụng lên trục chính
Tính lực tác dụng lên trục:
+ Lực căng ban đầu:
S0 = σ0.F = 1,2.
(công thức 4-25)
(công thức 4-26)
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 44
dy
x
ay R
q
F
R 

 1
2
2
ux
uy
u M
M
M 

Với α0 ứng suất căng ban đầu : 1.2 N/mm2 ( tiêu chuẩn đai thang)
F : diện tích 1 đai (mm) ( tra bảng 5-11). Ta có F =81 mm2
S0= 1,2.81= 97,2 (N)
Lực tác dụng lên trục :
F1 = 3S0.Z.sin
α1
2
= 505 (N)
Với F1 =505 N
Tính phản lực ở các gối trục :
q= 2.110 = 220 (N)
∑mAy = q.110.(55+10) - F1.5 + Rdy.120 = 0
120
65
.
5
.
1 q
F
Rby


)
(
140
120
65
.
220
5
.
505
N



= 505 + 2 – 140 = 367 ( N).
Vì không có lực dọc trục nên ta không tính Mx cho trục này .
Tính momen uốn tại tiết diện nguy hiểm- tiết diện A :
Xét tiết diện tại vị trí đặt bánh đai :
Muy = F1.5 = 505.5= 2525 (N.mm)
Mux= 140.110= 15400 (N.mm)
(công thức 4-27)
)
.
(
15605
15400
2525 2
2
mm
N
Mu 


(công thức 4-28)
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 45
mm
N.
15605
0
.
75
,
0
15605 2
2



Ta có biểu đồ sau:
Hình 3.6. Biểu đồ momen trục chính 5.
Tính đường kính trục tại tiết diện này theo công thức :
 
mm
M
d tđ
3
.
1
,
0 

2
2
.
75
,
0 x
u
tđ M
M
M 

  2
/
63 mm
N

 (Theo bảng 7-2 ,TKCTM)
mm
d 5
.
12
63
.
0
.
2
,
0
15605
3 

Đường kính ngõng trục lắp ổ lấy d=15mm và đường kính của tiết diện lắp bánh
đai lấy bằng 17 mm. Tra bảng 14P sách TKCTM chọn ổ lăn loại cở trung D=35mm
và bề rộng 13mm
c. Kiểm nghiệm trục theo hệ số an toàn:
Xét tiết diện tại A
Theo công thức (7-5) TKCTM
(công thức 4-29)
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 46
3
3
3
662
16
15
.
16
.
mm
d





o
x
W
M
.
2
2
max


 
n
n
n
n
n
n 


2
2
.




Vì trục quay nên ứng suất pháp (uốn) biến đổi theo chu kỳ đối xứng :
σa=σmax=σmin= ; σm=0.
Vậy :
Bộ truyền làm việc 1 chiều nên ứng suất tiếp xoắn biến đổi theo chu kỳ mạch động .
τa= τm= .
Vậy:
Giới hạn mỏi uốn và xoắn:
b

 .
45
,
0
1 
 = 0,45.600 = 270 N/mm2
b

 .
25
,
0
1  =0,25.600=150 N/mm2
W
Mu
a 

Mu = 15605 N.mm
2
/
1
,
47
331
15605
mm
N
W
Mu
a 



o
x
m
a
W
M
.
2



Momen cản xoắn : Wo
Ta có Mx =10903N.mm
2
/
22
.
8
662
.
2
10903
.
2
mm
N
W
M
o
x
m
a 




Chọn hệ số φσ và φτ theo vật liệu ,đối với thép Cacbon trung bình φσ =0,1 và φτ=0,05
(công thức 4-30)
(công thức 4-32)
W
Mu (công thức 4-31)
a
k
n






.
.
0
1


m
a
k
n










.
.
.
1

 
(công thức 4-33)
(công thức 4-34)
(công thức 4-35)
(công thức 4-36)
(công thức 4-37)
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 47
3
,
2




K
Hệ số tăng bền β=1
Chọn các hệ số Kσ, Kτ, εσ và ετ :
Theo bảng 7-4 TKCTM ,lấy εσ =0,93 ;ετ =0,85
Theo bảng 7-9 TKCTM ,tập trung ứng suất do rãnh then: Kσ= 2; Kτ=2,1
Tỷ số :
Tập trung ứng suất do lắp căng,với kiểu lắp ta chọn T3 áp suất sinh ra trên bề mặt
ghép ≥30N/mm2.Tra bảng 7-10 ta có :
)
1
(
6
,
0
1 








k
K
69
,
1
)
1
15
,
2
(
6
,
0
1 






K
Thay các trị số ta tìm được vào công thức tính nσ và nτ:
1
.
5
7
,
24
.
15
,
2
270



n
5
,
10
22
,
8
.
05
,
0
22
,
8
.
69
,
1
150




n
5
,
4
5
,
10
1
,
5
5
,
10
.
1
,
5
2
2



n
Hệ số an toàn cho phép [n] > 1,5 .Vậy trục thỏa mãn điều kiện .
3.5. Tính toán trục quạt:
Tính toán thiết kế trục quạt 1
3.5.1. Chọn vật liệu:
Chọn vật liệu chế tạo trục là thép C45 có σb = 600MPa, σch = 300 N/mm2; độ rắn
HB=170÷220.
3.5.2. Xác định sơ bộ đường kính trục:
a. Tính sơ bộ trục.
Ta có :
15
,
2
93
,
0
2





K
.
13
,
3
67
,
0
1
,
2





K
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 48
3 .
d C
n


(CT 7-2 sách TKCTM Ng Trọng Hiệp)
Trong đó :
d – đường kính trục, mm.
N – công suất truyền, Kw.
n – số vòng quay trong một phút của trục, v/ph.
C – hệ số tính toán (130 ÷ 110). Chọn C = 130.
+ Công suất :
Nq = 0.78 Kw
Tính sơ bộ trục quay quạt gió
dq≥ 130√
0.78
986
3
= 12mm (CT 7-2 sách TKCTM Ng Trọng Hiệp)
Chọn dq = 15mm. bảng (7-4 sách TKCTM)
Tra bảng 14P sách TKCTM chọn bề rộng ổ lăn cỡ trung là 13mm.
b. Tính gần đúng:
3.5.3 Xác định khoảng cách giữa các gối đỡ trục và điểm đặt lực:
Ta chọn các khoảng cách như hình sau :
Hình 3.7. Sơ đồ lực tác dụng lên trục quạt 1
Với:
Fquat =288N
qdqg = 25/340=0.074N/mm
Tính phản lực ở các gối trục :
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 49
By
x
đ
Ay R
R
R
R 



∑mCy = -Rx.190 + Rđ.30 - RBy.360 = 0
360
180
.
340
30
. dqg
đ
cy
q
R
R


)
(
5
.
11
360
25
.
180
30
.
288
N



= -288 - 11.5 +25 = 301.5( N).
Vì không có ngoại lực dọc trục nên ta không tính Mx cho trục này .
Tính momen uốn tại tiết diện nguy hiểm :
Xét tiết diện tại vị trí đặt bánh đai :
Muy = F2.30 = 288.30 = 8640 (N.mm)
Mux = 10115 (N.mm)
mm
N
M
M
M ux
uy
u .
13302
2
2



Ta có biểu đồ sau:
Hình 3.8. Biểu đồ momen lực tác dụng lên trục quạt
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 50
W
Mu
mm
N.
8640
0
.
75
,
0
86402



  2
/
67 mm
N


b

 .
45
,
0
1 

b

 .
25
,
0
1 
Tính đường kính trục tại tiết diện này theo công thức :
 
mm
M
d tđ
3
.
1
,
0 

2
2
.
75
,
0 x
u
tđ M
M
M 

(Theo bảng 7-2 ,TKCTM)
mm
d 7
.
11
67
.
1
,
0
10837
3 

Đường kính ngõng trục lắp ổ lấy d=15mm và đường kính của tiết diện lắp bánh
đai lấy bằng 15mm. Tra bảng 14P sách TKCTM ta chọn ổ lăn loại cở trung D=37mm
và bề rộng 12mm
3.5.4 Tính chính xác trục:
Xét tiết diện tại A
Theo công thức (7-5) TKCTM
 
n
n
n
n
n
n 


2
2
.




Vì trục quay nên ứng suất pháp (uốn) biến đổi theo chu kỳ đối xứng :
σa=σmax=σmin= ; σm=0.
Vậy :
Bộ truyền làm việc 1 chiều nên ứng suất tiếp xoắn biến đổi theo chu kỳ mạch động
τa= τm= .
Vậy:
Giới hạn mỏi uốn và xoắn:
= 0,45.600 = 270 N/mm2
= 0,25.600=150 N/mm2
a
k
n






.
.
0
1


o
x
W
M
.
2
2
max


m
a
k
n










.
.
.
1

 
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 51
;
15
,
2
93
,
0
2





K
.
13
,
3
67
,
0
1
,
2





K
3
,
2




K
69
,
1
)
1
15
,
2
(
6
,
0
1 






K
W
Mu
a 

Mu = 8640 N.mm
2
/
51
170
8640
mm
N
W
Mu
a 



o
x
m
a
W
M
.
2

 

Momen cản xoắn : Wo
Ta có: Mx =7555N.mm
2
/
1
.
11
340
.
2
7555
.
2
mm
N
W
M
o
x
m
a 


 

Chọn hệ số φσ và φτ theo vật liệu ,đối với thép Cacbon trung bình φσ =0,1 và φτ =0,05
Hệ số tăng bền β=1
Chọn các hệ số Kσ,Kτ,εσ và ετ :
Theo bảng 7-4 TKCTM ,lấy εσ =0,93 ;ετ =0,85
Theo bảng 7-9 TKCTM ,tập trung ứng suất do rãnh then Kσ= 2; Kτ=2,1
Tỷ số :
Tập trung ứng suất do lắp căng,với kiểu lắp ta chọn T3 áp suất sinh ra trên bề mặt
ghép ≥30N/mm2.Tra bảng 7-10 ta có :
Thay các trị số ta tìm được vào công thức tính nσ và nτ:
45
,
2
51
.
15
,
2
270



n
8
,
7
1
,
11
.
05
,
0
3
,
7
.
69
,
1
150




n
3
3
3
340
16
10
.
16
.
mm
d





)
1
(
6
,
0
1 








k
K
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 52
33
,
2
8
,
7
45
,
2
8
,
7
.
45
,
2
2
2



n
Hệ số an toàn cho phép [n] thường lấy bằng 1,5-2,5 .Vậy trục thỏa mãn điều kiện .
3.6. Bulong đai ốc sử dụng trong máy:
Đai ốc, còn gọi là ê-cu (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp écrou /ekʁu/),[1]
là một chi tiết
liên kết cơ khí có lỗ đã được tạo ren. Đai ốc luôn được dùng cùng bu lông để kẹp chặt
hai hoặc nhiều chi tiết với nhau. Hai bộ phận kết hợp với nhau bởi ma sát ren, sức
căng vừa của bu lông, và sức nén của chi tiết. Trong môi trường rung động hoặc xoay
tròn có thể sử dụng đai ốc chống xoay, dùng các chất dính, chốt an toàn hay các biện
pháp khác để giữ chặt mối ghép. Đai ốc thông dụng nhất là đai ốc 6 cạnh với các góc
nhọn đã được làm tròn. Các dạng đai ốc khác được dùng trong các trường hợp nhất
định như đai ốc tai hồng (đai ốc cánh) được dùng khi điều chỉnh bằng ngón tay hay các
đai ốc liên kết ở những nơi không có rãnh vặn đai ốc.
Các loại đai ốc được thiết kế phù hợp với các loại bu lông tương ứng. Ví dụ như
theo tiêu chuẩn ISO đai ốc 10 sẽ tạo mối liên kết bu lông với bu lông 10.9, tương tự
theo tiêu chuẩn SAE đai ốc 5 sẽ phù hợp với bu lông 5..
Trong lắp ghép máy móc, sản phẩm cơ khí, thi công xây dựng, lắp ghép nội
thất…sự xuất hiện của bu lông giúp kết nối các kết cấu lại với nhau tạo nên sự liên
hoàn, liền mạch trong toàn bộ hệ thống. Do vậy, dù là loại vật tư phụ nhưng bu lông
lại có vai trò cực kì quan trọng trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống.
Dạng kí hiệu bu lông
Bu lông được sản xuất với nhiều chủng loại, kích thước khác nhau sao cho phù
hợp với sản phẩm chính. Bao gồm các loại bu lông như: M6x10, M8x25,
M10x70…Bu lông nấm cổ vuông hoặc bu lông thường, các loại bu lông cấp bền.
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 53
Hình 3.9. Bulong ren suốt cấp bền.
Hình 3.10. Bulong ren lửng cấp bền
``
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 54
Kí hiệu bu lông M8x80.
Cấu tạo của bu lông gồm 2 phần: đầu bu lông và thân bu lông. Tuy theo mục đích sử
dụng mà đầu bu lông được thiết kế thành nhiều dạng khác nhau như dạng chỏm cầu,
nón trụ, lăng trụ 6 mặt hay lăng trụ 4 mặt. Thân bu lông có dạng hình trụ để tạo ren.
Hình 3.11. Các kích thước của thanh bu lông
Căn cứ vào đường kính ngoài của ren hay còn gọi là Φ để phân chia ra các loại
kích thước của bu lông. Ký hiệu này tương đương với “M”. Vậy bu lông M8 tức là bu
lông có đường kính ngoài của ren là 8mm.
Vì bu lông có nhiều độ dài khác nhau như 10mm, 20mm, 80mm, 200mm nên
khi kí hiệu về sản phẩm bu lông, người ta thường kết hợp giữa đường kính ngoài của
ren và chiều dài của bu lông-L ( L- Là khoảng cách di chuyển của trục ren khi nó quay
được 1 vòng 360 ◦ ). Vây 80 chính là kí hiệu chiều dài của bu long là 80mm. Tương tự
với những kích thước khác như: M10x40, M14x150…
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 55
CHƯƠNG 4: CHẾ TẠO MÔ HÌNH
4.1. Bản vẽ mô hình máy
Hình 4.1: Hình chiếu trục đo, mô hình toàn máy 3D
Nguyên lý hoạt động toàn máy: Từ trục động cơ truyền động đến trục chính (trục
răng lược) quay với tốc độ cao. Quả đậu xanh cho vào phễu và được đánh bung ra
trong lồng có răng lược. Cả vỏ và hạt rơi xuống lồng sắt và hạt được lọt xuống qua lỗ
nhỏ của lồng sắt, những vỏ đậu lớn được thổi bay nhờ quạt gió cũng được truyền động
trực tiếp từ trục chính. Từ trục răng lược, ta giảm tốc 2 lần qua 2 bộ truyền đai đến
trục lệch tâm làm hoạt động sàn lắc. Đậu tiếp tục rơi xuống sàn lắc và 1 lần nữa được
lọc qua tấm tôn đục lỗ của sàn lắc và hạt rơi xuống còn vỏ bị mắc lại phía trên và đẩy
ra ngoài nhờ nhịp độ của sàn lắc.
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 56
Hình 4.2. Hình chiếu bằng toàn máy.
Hình 4.3. Hình chiếu đứng toàn máy.
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 57
Hình 4.4. Hình chiếu cạnh toàn máy.
4.2. Quy trình lắp đặt :
Sau khi đã gia công các chi tiết xong,ta tiến hành lắp ráp các chi tiết đó lại với
nhau thành máy.Các bước lắp đặt được tiến hành lần lượt như sau:
Đầu tiên ta lắp các chi tiết thành cụm chi tiết :
 Lắp khung :
Hình 4.5 Khung máy
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 58
Khung máy đươc làm bằng thép V chiều dày thép 2mm và chiều rộng là 25mm.
Các thanh thép V được nối với nhau bằng các mối hàn chặc nên không thể tháo rời
được.
Sử dụng các mối hàn vì nếu dùng mối ghép bu lông phai khoan nhiều lỗ làm giảm sức
bền kết cấu máy hơn nửa trong quay trình vận hành các bu lông sẽ dễ bị lỏng.
 Lắp đặt cụm chi tiết máy trục chính:
Là bộ phần guồng quay bao gồm 2 phần là dao va đập và lồng sóc
Hình 4.6 Dao đập
Dao va đập được chế tạo băng thép với 4 thép tấm 7,5x35x2mm được gắng lên trục
chính bằng các mối hàn. Trục chính có d=15 dài 1000mm.
 Lắp đặt sàn lắc:
Hình 4.7. Sàn lắc.
Sàn lắc bao gồm tấp thép đục lỗ 500x400 để sàn lọc vỏ và hạt. Sàn lắc lắp với bánh
lệch tâm
D
U
T
-
L
R
C
C
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh
SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 59
CHƯƠNG 5: BẢO DƯỠNG, VẬN HÀNH MÁY VÀ CÁC BIỆN PHÁP
AN TOÀN LAO ĐỘNG
5.1. Vận hành máy:
Việc vận hành máy cần đảm bảo được các điều kiện an toàn cao về điện và khu vực
hoạt động.
Trước khi mở máy cần phải làm công tác kiểm tra lại mỡ bôi trơn trong các ổ bi, trục
có dễ quay hay không, trạng thái và độ căng của đai
Mở máy: việc mở máy phải tiến hành khi không tải. Sau khi máy hoạt động ổn
định mới tiến hành cấp liệu.
Ngừng máy theo trình tự sau:
Ngừng cung cấp liệu.
Cho máy hoạt động đến khi không còn đậu ở guồng tách đậu .
Cắt động cơ điện.
5.2. Bảo dưỡng máy:
Sau khi làm việc một thời gian các chi tiết máy bị mòn, máy làm việc giảm chất
lượng, giảm năng suất và có thể gây hư hỏng phải bảo dưỡng, sửa chữa. Để duy trì
hoạt động ổn định liên tục của máy và nâng cao tuổi thọ máy cần có kế hoạch bảo
dưỡng và sửa chữa định kỳ. Tất cả những biện pháp tổ chức và kỹ thuật nhằm ngăn
ngừa hư hỏng và sửa chữa máy được gọi là hệ thống sửa chữa dự phòng theo kế hoạch.
Nội dung:
Bảo dưỡng hằng ngày:
Trước lúc làm việc người điều khiển máy cần kiểm tra lại toàn bộ máy,
sau khi làm việc cần phải vệ sinh, nhất là các lưỡi dao.
Kiểm tra hằng ngày:
Nhằm phát hiện, khắc phục những hư hỏng xảy ra trong quá trình làm
việc như kiểm tra động cơ, lò xo…
Lau chùi ,vệ sinh tránh bụi bẩn bám trên máy hay các vật thể gây ngăn cản bộ
truyền.
Kiểm tra kết cấu định kỳ:
Xác định trạng thái và khả năng làm việc của máy.Kiểm tra độ rơ và độ
mòn của các chi tiết máy.
Tra mỡ cho ổ bi giúp máy hoạt động êm hơn.
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh.pdf
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh.pdf
Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh.pdf

More Related Content

What's hot

Thiết kế hệ thống điều khiển mô phỏng chuyển động cánh tay..pdf
Thiết kế hệ thống điều khiển mô phỏng chuyển động cánh tay..pdfThiết kế hệ thống điều khiển mô phỏng chuyển động cánh tay..pdf
Thiết kế hệ thống điều khiển mô phỏng chuyển động cánh tay..pdfMan_Ebook
 
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch nataliej4
 
Hệ thống cân băng định lượng
Hệ thống cân băng định lượngHệ thống cân băng định lượng
Hệ thống cân băng định lượngntanh80
 
Dieu khien so
Dieu khien soDieu khien so
Dieu khien so98a14567
 
Đề tài: Xây dựng hệ thống hỗ trợ nuôi trồng thủy sản theo mô hình IoT
Đề tài: Xây dựng hệ thống hỗ trợ nuôi trồng thủy sản theo mô hình IoTĐề tài: Xây dựng hệ thống hỗ trợ nuôi trồng thủy sản theo mô hình IoT
Đề tài: Xây dựng hệ thống hỗ trợ nuôi trồng thủy sản theo mô hình IoTViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
BÀI GIẢNG SOLIDWORKS cơ bản đến nâng cao
BÀI GIẢNG SOLIDWORKS cơ bản đến nâng caoBÀI GIẢNG SOLIDWORKS cơ bản đến nâng cao
BÀI GIẢNG SOLIDWORKS cơ bản đến nâng caoCNC khac da
 
Thiết kế và chế tạo máy tách vỏ hạt sen.pdf
Thiết kế và chế tạo máy tách vỏ hạt sen.pdfThiết kế và chế tạo máy tách vỏ hạt sen.pdf
Thiết kế và chế tạo máy tách vỏ hạt sen.pdfMan_Ebook
 
Phân lập và định danh một số chủng nấm gây bệnh trên lúa (oryza sativa)
Phân lập và định danh một số chủng nấm gây bệnh trên lúa (oryza sativa)Phân lập và định danh một số chủng nấm gây bệnh trên lúa (oryza sativa)
Phân lập và định danh một số chủng nấm gây bệnh trên lúa (oryza sativa)TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu phương pháp giám sát nhiệt độ, độ ẩm của kho lạnh qua mạng internet
Nghiên cứu phương pháp giám sát nhiệt độ, độ ẩm của kho lạnh qua mạng internetNghiên cứu phương pháp giám sát nhiệt độ, độ ẩm của kho lạnh qua mạng internet
Nghiên cứu phương pháp giám sát nhiệt độ, độ ẩm của kho lạnh qua mạng internetMan_Ebook
 
Thiết kế và chế tạo máy tách hạt ngô mini.pdf
Thiết kế và chế tạo máy tách hạt ngô mini.pdfThiết kế và chế tạo máy tách hạt ngô mini.pdf
Thiết kế và chế tạo máy tách hạt ngô mini.pdfMan_Ebook
 
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưaQuy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưaTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Điều khiển cánh tay Robot học lệnh gắp sản phẩm trên băng chuyền.pdf
Điều khiển cánh tay Robot học lệnh gắp sản phẩm trên băng chuyền.pdfĐiều khiển cánh tay Robot học lệnh gắp sản phẩm trên băng chuyền.pdf
Điều khiển cánh tay Robot học lệnh gắp sản phẩm trên băng chuyền.pdfMan_Ebook
 
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO KHUÔN ÉP NHỰA ( SẢN PHẨM: BỘ CỜ TƯ...
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO KHUÔN ÉP NHỰA ( SẢN PHẨM: BỘ CỜ TƯ...ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO KHUÔN ÉP NHỰA ( SẢN PHẨM: BỘ CỜ TƯ...
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO KHUÔN ÉP NHỰA ( SẢN PHẨM: BỘ CỜ TƯ...nataliej4
 

What's hot (20)

Thiết kế hệ thống điều khiển mô phỏng chuyển động cánh tay..pdf
Thiết kế hệ thống điều khiển mô phỏng chuyển động cánh tay..pdfThiết kế hệ thống điều khiển mô phỏng chuyển động cánh tay..pdf
Thiết kế hệ thống điều khiển mô phỏng chuyển động cánh tay..pdf
 
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
 
Đề tài: Hệ thống giám sát quá trình chiết rót và đóng nắp chai tự động
Đề tài: Hệ thống giám sát quá trình chiết rót và đóng nắp chai tự độngĐề tài: Hệ thống giám sát quá trình chiết rót và đóng nắp chai tự động
Đề tài: Hệ thống giám sát quá trình chiết rót và đóng nắp chai tự động
 
Hệ thống cân băng định lượng
Hệ thống cân băng định lượngHệ thống cân băng định lượng
Hệ thống cân băng định lượng
 
Dieu khien so
Dieu khien soDieu khien so
Dieu khien so
 
Đề tài: Xây dựng hệ thống hỗ trợ nuôi trồng thủy sản theo mô hình IoT
Đề tài: Xây dựng hệ thống hỗ trợ nuôi trồng thủy sản theo mô hình IoTĐề tài: Xây dựng hệ thống hỗ trợ nuôi trồng thủy sản theo mô hình IoT
Đề tài: Xây dựng hệ thống hỗ trợ nuôi trồng thủy sản theo mô hình IoT
 
BÀI GIẢNG SOLIDWORKS cơ bản đến nâng cao
BÀI GIẢNG SOLIDWORKS cơ bản đến nâng caoBÀI GIẢNG SOLIDWORKS cơ bản đến nâng cao
BÀI GIẢNG SOLIDWORKS cơ bản đến nâng cao
 
Thiết kế và chế tạo máy tách vỏ hạt sen.pdf
Thiết kế và chế tạo máy tách vỏ hạt sen.pdfThiết kế và chế tạo máy tách vỏ hạt sen.pdf
Thiết kế và chế tạo máy tách vỏ hạt sen.pdf
 
Phân lập và định danh một số chủng nấm gây bệnh trên lúa (oryza sativa)
Phân lập và định danh một số chủng nấm gây bệnh trên lúa (oryza sativa)Phân lập và định danh một số chủng nấm gây bệnh trên lúa (oryza sativa)
Phân lập và định danh một số chủng nấm gây bệnh trên lúa (oryza sativa)
 
Đề tài: Hệ thống phân loại cà chua theo màu sắc, HAY, 9đ
Đề tài: Hệ thống phân loại cà chua theo màu sắc, HAY, 9đĐề tài: Hệ thống phân loại cà chua theo màu sắc, HAY, 9đ
Đề tài: Hệ thống phân loại cà chua theo màu sắc, HAY, 9đ
 
Đề tài: Hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản
Đề tài: Hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sảnĐề tài: Hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản
Đề tài: Hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản
 
Đề tài: Bộ điều khiển trượt cho tay máy Robot 2 bậc tự do, HAY
Đề tài: Bộ điều khiển trượt cho tay máy Robot 2 bậc tự do, HAYĐề tài: Bộ điều khiển trượt cho tay máy Robot 2 bậc tự do, HAY
Đề tài: Bộ điều khiển trượt cho tay máy Robot 2 bậc tự do, HAY
 
Nghiên cứu phương pháp giám sát nhiệt độ, độ ẩm của kho lạnh qua mạng internet
Nghiên cứu phương pháp giám sát nhiệt độ, độ ẩm của kho lạnh qua mạng internetNghiên cứu phương pháp giám sát nhiệt độ, độ ẩm của kho lạnh qua mạng internet
Nghiên cứu phương pháp giám sát nhiệt độ, độ ẩm của kho lạnh qua mạng internet
 
Đề tài: Nghiên cứu và tiến hành thiết kế mô hình hệ thống tưới tự động
Đề tài: Nghiên cứu và tiến hành thiết kế mô hình hệ thống tưới tự độngĐề tài: Nghiên cứu và tiến hành thiết kế mô hình hệ thống tưới tự động
Đề tài: Nghiên cứu và tiến hành thiết kế mô hình hệ thống tưới tự động
 
Xây dựng Android App cho hệ thống CSDL đa dạng sinh học, 9đ
 Xây dựng Android App cho hệ thống CSDL đa dạng sinh học, 9đ Xây dựng Android App cho hệ thống CSDL đa dạng sinh học, 9đ
Xây dựng Android App cho hệ thống CSDL đa dạng sinh học, 9đ
 
Thiết kế và chế tạo máy tách hạt ngô mini.pdf
Thiết kế và chế tạo máy tách hạt ngô mini.pdfThiết kế và chế tạo máy tách hạt ngô mini.pdf
Thiết kế và chế tạo máy tách hạt ngô mini.pdf
 
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưaQuy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
 
Điều khiển cánh tay Robot học lệnh gắp sản phẩm trên băng chuyền.pdf
Điều khiển cánh tay Robot học lệnh gắp sản phẩm trên băng chuyền.pdfĐiều khiển cánh tay Robot học lệnh gắp sản phẩm trên băng chuyền.pdf
Điều khiển cánh tay Robot học lệnh gắp sản phẩm trên băng chuyền.pdf
 
Luận án: Ảnh hưởng của thông số công nghệ lên pin nhiên liệu
Luận án: Ảnh hưởng của thông số công nghệ lên pin nhiên liệuLuận án: Ảnh hưởng của thông số công nghệ lên pin nhiên liệu
Luận án: Ảnh hưởng của thông số công nghệ lên pin nhiên liệu
 
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO KHUÔN ÉP NHỰA ( SẢN PHẨM: BỘ CỜ TƯ...
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO KHUÔN ÉP NHỰA ( SẢN PHẨM: BỘ CỜ TƯ...ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO KHUÔN ÉP NHỰA ( SẢN PHẨM: BỘ CỜ TƯ...
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO KHUÔN ÉP NHỰA ( SẢN PHẨM: BỘ CỜ TƯ...
 

Similar to Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh.pdf

ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà giang
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà giangđáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà giang
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà giangTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất Trà túi lọc từ măng tây, cỏ ngọt và lá dứa thơ...
Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất Trà túi lọc từ măng tây, cỏ ngọt và lá dứa thơ...Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất Trà túi lọc từ măng tây, cỏ ngọt và lá dứa thơ...
Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất Trà túi lọc từ măng tây, cỏ ngọt và lá dứa thơ...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Thiết kế máy cắt vải trong dây chuyền sản xuất lốp ôtô.pdf
Thiết kế máy cắt vải trong dây chuyền sản xuất lốp ôtô.pdfThiết kế máy cắt vải trong dây chuyền sản xuất lốp ôtô.pdf
Thiết kế máy cắt vải trong dây chuyền sản xuất lốp ôtô.pdfMan_Ebook
 
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...
Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...
Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nộiđáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nộiTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải gara ôtô bằng phương pháp sinh học
Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải gara ôtô bằng phương pháp sinh họcĐề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải gara ôtô bằng phương pháp sinh học
Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải gara ôtô bằng phương pháp sinh họcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành ...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành   ...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành   ...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN ngành may triển khai sản xuất mã hàng áo jacket 2 lớp nửa bó sát 2 túi ...
đồ áN ngành may triển khai sản xuất mã hàng áo jacket 2 lớp nửa bó sát 2 túi ...đồ áN ngành may triển khai sản xuất mã hàng áo jacket 2 lớp nửa bó sát 2 túi ...
đồ áN ngành may triển khai sản xuất mã hàng áo jacket 2 lớp nửa bó sát 2 túi ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh.pdf (20)

ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
 
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà giang
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà giangđáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà giang
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà giang
 
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy công suất 1000m3 /ngày đêm
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy công suất 1000m3 /ngày đêmHệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy công suất 1000m3 /ngày đêm
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy công suất 1000m3 /ngày đêm
 
Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất Trà túi lọc từ măng tây, cỏ ngọt và lá dứa thơ...
Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất Trà túi lọc từ măng tây, cỏ ngọt và lá dứa thơ...Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất Trà túi lọc từ măng tây, cỏ ngọt và lá dứa thơ...
Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất Trà túi lọc từ măng tây, cỏ ngọt và lá dứa thơ...
 
Thiết kế máy cắt vải trong dây chuyền sản xuất lốp ôtô.pdf
Thiết kế máy cắt vải trong dây chuyền sản xuất lốp ôtô.pdfThiết kế máy cắt vải trong dây chuyền sản xuất lốp ôtô.pdf
Thiết kế máy cắt vải trong dây chuyền sản xuất lốp ôtô.pdf
 
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
 
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
 
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
 
Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...
Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...
Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...
 
Kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án sản xuất hàng mộc gia dụng và gia công c...
Kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án sản xuất hàng mộc gia dụng và gia công c...Kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án sản xuất hàng mộc gia dụng và gia công c...
Kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án sản xuất hàng mộc gia dụng và gia công c...
 
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nộiđáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
 
Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải gara ôtô bằng phương pháp sinh học
Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải gara ôtô bằng phương pháp sinh họcĐề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải gara ôtô bằng phương pháp sinh học
Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải gara ôtô bằng phương pháp sinh học
 
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...
 
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành ...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành   ...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành   ...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành ...
 
đồ áN ngành may triển khai sản xuất mã hàng áo jacket 2 lớp nửa bó sát 2 túi ...
đồ áN ngành may triển khai sản xuất mã hàng áo jacket 2 lớp nửa bó sát 2 túi ...đồ áN ngành may triển khai sản xuất mã hàng áo jacket 2 lớp nửa bó sát 2 túi ...
đồ áN ngành may triển khai sản xuất mã hàng áo jacket 2 lớp nửa bó sát 2 túi ...
 
khoa luan tot nghiep nganh dia chinh, hay
khoa luan tot nghiep nganh dia chinh, haykhoa luan tot nghiep nganh dia chinh, hay
khoa luan tot nghiep nganh dia chinh, hay
 
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp Zeolit 3A từ cao lanh, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp Zeolit 3A từ cao lanh, HAY, 9đĐề tài: Nghiên cứu tổng hợp Zeolit 3A từ cao lanh, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp Zeolit 3A từ cao lanh, HAY, 9đ
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhBookoTime
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 

Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA CƠ KHÍ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY BÓC VỎ ĐẬU XANH Người hướng dẫn: TS. TÀO QUANG BẢNG Sinh viên thực hiện: LẠI THANH TÙNG NGUYỄN NGỌC BÀNG Đà Nẵng, 2018
  • 2. D U T - L R C C i LỜI NÓI ĐẦU Trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại đất nước, các ngành kinh tế nói chung và ngành cơ khí nói riêng đòi hỏi các kỹ sư và các cán bộ kỹ thuật có kiến thức tương đối rộng và phải biết vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thường gặp trong thực tế. Đồ án tốt nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đào tạo trở thành người kỹ sư. Quá trình làm đồ án tốt nghiệp giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn về những kiến thức đã được tiếp thu trong quá trình học tập, đồng thời nâng cao khả năng vận dụng sáng tạo những kiến thức này để làm đồ án cũng như công tác sau này. Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp em được giao nhiệm vụ: “Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh’’. Được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn Tào Quang Bảng, chúng em đã hoàn thành được đồ án này. Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành đồ án này, tuy nhiên, do kiến thức còn non yếu nên đồ án này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy chúng em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để đồ án này được tốt hơn. Em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn Tào Quang Bảng, cùng các thầy cô trong khoa cơ khí - Trường ĐHBK Đà Nẵng đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đồ án này. Đà Nẵng ngày 28 tháng 5 năm 2018 Sinh viên thực hiện Lại Thanh Tùng Nguyễn Ngọc Bàng
  • 3. D U T - L R C C ii MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................i CHƯƠNG 1: MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI, LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. ...........................................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề:................................................................................................................1 1.2.Mục đích nghiên cứu:................................................................................................2 1.3.Mục tiêu nghiên cứu:.................................................................................................2 1.3.1.Mục tiêu chung:......................................................................................................2 1.3.2.Mục tiêu cụ thể:......................................................................................................2 1.4.Ý nghĩa của đề tài:.....................................................................................................2 1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:.....................................................2 1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn: ...................................................................................................3 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VẬT LIỆU VỎ ĐẬU XANH VÀ HẠT ĐẬU XANH .......................................................................................Error! Bookmark not defined. 2.1. Thành phần vỏ đậu: ..................................................................................................4 2.3. Độ ẩm để bóc vỏ đậu:...............................................................................................4 2.4. Hình thái học của Đậu xanh 5 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP BÓC VỎ ĐẬU XANH HIỆN NAY .......................................................Error! Bookmark not defined. 3.1. Giới thiệu cây đậu xanh:...........................................................................................9 3.1.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100 g hạt đậu xanh khô:......................................11 3.1.2. Thành phần dinh dưỡng trong 100 g hạt đậu xanh hấp chín:..............................12 3.1.3. Công dụng của cây đậu xanh...............................................................................16 3.1.4. Sự phát triển của cây đậu trong đời sống…........................................................22 3.2. Phương pháp bóc vỏ thủ công ...............................................................................23 3.3. Ưu nhược điểm của các phương pháp bóc vỏ đậu xanh bằng máy:.......................23 CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ ĐỘNG HỌC MÁY ............................25 4.1. Tính chọn động cơ.................................................................................................29 4.2. Tính toán tỉ số truyền:.............................................................................................31 4.2.1. Lựa chọn tỷ số truyền..........................................................................................31
  • 4. D U T - L R C C iii 4.2.2. Xác định công xuất, momen, số vòng quay ........................................................32 4.3. Thiết kế bộ truyền đai:............................................................................................33 4.3.1. Giới thiệu các bộ truyền. .....................................................................................33 4.3.2. Thiết kế bộ truyền đai từ động cơ đến trục chính................................................37 4.3.3. Thiết kế bộ truyền đai từ động cơ đến quạt.........................................................40 4.3.4. Thiết kế bộ truyền đai từ trục động cơ đến quạt.................................................42 4.5.1. Chọn vật liệu: .....................................................................................................47 4.5.2. Xác định sơ bộ đường kính trục: ........................................................................47 4.5.3. Xác định khoảng cách giữa các gối đỡ trục và điểm đặt lực:.............................48 4.5.4. Tính chính xác trục:............................................................................................50 4.6. Bulong đai ốc sử dụng trong máy: .........................................................................52 CHƯƠNG 5: VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG MÁY.......................................................55 5.1. Vận hành máy:........................................................Error! Bookmark not defined. 5.2. Bảo dưỡng máy: .....................................................................................................59 5.3. Biện pháp an toàn lao động: ...................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................62
  • 5. D U T - L R C C iv DANH SÁCH BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH Bảng 2.1 Khảo sát 10 quả đậu xanh ...............................................................................5 Hình 2.1 Hình thái học của Đậu xanh .............................................................................5 Hình 2.2 Quả đậu xanh tươi. ...........................................................................................8 Hình 3.1 Bông đậu xanh................................................................................................10 Bảng 3.1 Giá trị dinh dưỡng hạt đậu xanh khô .............................................................11 Bảng 3.2 Giá trị dinh dưỡng hạt đậu xanh hấp chín......................................................12 Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng trong 100 g giá đậu xanh tươi:................................13 Bảng 3.4 Thành phần Carbonhydrate trong 100 g hạt đậu xanh khô (g/100g).............14 Bảng 3.5 Protein trong hạt đậu xanh ............................................................................14 Bảng 3.6 Hàm lượng Vitamin và chất khoáng trong hạt đậu xanh ...............................16 Hình 3.2 Xôi vò Nam Bộ...............................................................................................18 Hình 3.3 Chè đậu xanh ..................................................................................................18 Hình 3.4 Sinh tố rau má-đậu xanh.................................................................................19 Hình 3.5 Bánh tét nhân đậu xanh ..................................................................................20 Hình 3.6 Bánh cống Cần Thơ........................................................................................20 Hình 3.7 Giá đậu xanh...................................................................................................21 Hình 3.8 Hạt đậu xanh...................................................................................................22 Bảng 4.1 Bảng tóm tắt thông số máy ............................................................................32 Hình 4.1 Bộ truyền đai ..................................................................................................33 Hình 4.2 Bộ truyền xích ................................................................................................34 Hình 4.3 Các dạng cặp bánh răng..................................................................................36 Hình 4.4 Sơ đồ lực tác dụng lên trục chính...................................................................43 Hình 4.5 Biểu đồ momen trục chính 5. .........................................................................45 Hình 4.6 Sơ đồ lực tác dụng lên trục quạt 1..................................................................48 Hình 4.7 Biểu đồ momen lực tác dụng lên trục quạt.....................................................49 Hình 4.8 Bulong ren suốt cấp bền 4.8 / 5.6 sản xuất tại Thịnh Phát .............................53 Hình 4.9 Bulong ren lừng cấp bền 8.8/ 10.9 sản xuất tại nhà máy Thịnh Phát.............53 Hình 4.10 Các kích thước của thanh bu lông ................................................................54
  • 6. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 1 Chương 1: MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI, LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Mục đích và ý nghĩa thực tiễn của đề tài, lý do chọn đề tài: 1.1.1 Đặt vấn đề: Hiện nay, nền nông nghiệp nông thôn Việt Nam vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu xã hội cũng như kinh tế của cả nước. Hàng năm lĩnh vực nông nghiệp không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn xuất khẩu một số mặt hàng quan trọng đóng góp vào nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp, nông dõn, nông thôn chiếm tỉ lệ cao trong xã hội và cơ cấu kinh tế của cả nước, vì vậy để phát triển đất nước thì phát triển nông nghiệp, nong thôn là một vấn đề rất cần thiết cần đặt ra hiện nay. Tuy nhiên mức đầu tư của ngân sách vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn lại còn nhiều hạn chế, khoa học kỹ thuật còn chậm phát triển, trình độ cơ giới hóa cũng thấp và phát triển chậm. Việt Nam đang bước vào giai đoạn công ngiệp hóa, hiện đại hóa và tiến tới một nước công nghiệp vào năm 2020 thì những vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là hết sức cần thiết. Trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay, quá trình cơ giới hóa còn nhiều bất cập, sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hóa chưa cao, tính công nghệ còn yếu kém, trình độ cơ giới hóa còn nhỏ lẻ, không đồng bộ. Những yếu tố trên là một lực cản cho nền nông nghiệp nước ta hiện nay. Các quy trình sản xuất ở một số loại nông sản đó cú tiến bộ nhưng mới chỉ đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của một nền nông nghiệp hàng hóa đơn giản, nông sản vẫn chỉ được bán ở các dạng thô chưa qua chế biến hoặc chế biến thô. Hiện trạng này không chỉ gây mất mát lãng phí mà còn làm giảm thu nhập của người dân trong lĩnh vực nông nghiệp đó là lý do trực tiếp làm chậm sự phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn. Trong các lĩnh vực của công tác sản xuất của nền nông nghiệp thỡ khõu chế biến sau thu hoạch được xem là vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm và giai đoạn này quết định lớn đến chi phí cho sản xuất. Muốn có sản phẩm hàng hóa có chất lượng đồng thời giảm chi phí lao động thì cần phải có những bước tiến trong công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch. Trên địa bàn các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc nơi mà nền nông nghiệp vẫn còn mang tính tự cung tự cấp, trình độ sản xuất nói chung và chế biến nói riêng còn
  • 7. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 2 nhiều yếu kém. Sản phẩm hàng hoá nông nghiệp là mặt hàng chớnh tuy nhiên do kỹ thuật sản xuất cũn yếu kém nên chất lượng hàng hoá cũng rất thấp, ở một số nơi nông sản được bán ở dạng thô với giá thành rất thấp Xuất phát từ yêu cầu trên của sản xuất sắn tôi thực hiện đề tài “Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh” với mục đích nâng cao năng xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng đậu xanh. 1.1.2. Mục đích nghiên cứu: - Tìm hiểu các vấn đề thực trạng của nền nông nghiệp nói chung và nền sản xuất đậu xanh nói riêng và các vấn đề tồn tại của nó tại địa phương. - Tìm hiểu các quy trình sản xuất đậu xanh tại địa phương, nêu ra các yếu kém cũng tồn tại. Tìm các giải pháp để nâng cao nhằm mang lại hiệu quả cho sản xuất. Đặc biệt là khâu chế biến đậu xanh và đánh giá khả năng áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất. 1.1.3. Mục tiêu nghiên cứu: a. Mục tiêu chung: - Nâng cao năng xuất, giảm công sức lao động và chi phí và thời gian cho công đoạn bóc vỏ đậu xanh. - Góp phần tăng thu nhập cho người dân trồng đậu xanh. b. Mục tiêu cụ thể: - Tăng năng suất ,tăng số lượng sản phẩm khi bước vào vụ thu hoạch lạc - Giảm sức lao động của con người, đem đến việc giảm chi phí thuê nhân công - Đáp ứng nhu cầu các cơ sở sản xuất dầu phộng, các mặt hàng khác - Phát triển khoa học kĩ thuật đáp ứng cuộc sống,cơ khí hóa nông nghiệp. - Thiết kế, lắp ráp thành công máy bóc vỏ đậu xanh và đưa vào sản xuất thử. - Nâng cao chất lượng đậu xanh sau khi bóc vỏ. - Giảm chi phí lao động. 1.1.4. Ý nghĩa của đề tài: a. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: - Củng cố lý thuyết đã học. Vận dụng lý thuyết đuợc học trên lớp trong giáo trình áp dụng vào nghiên cứu chế tạo máy móc thiết bị nông nghiệp.
  • 8. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 3 - Nâng cao kiến thức thiết kế, lắp ráp, chế tạo máy cho sản xuất nông nghiệp. trực tiếp tham gia chế tạo nắm vững và nâng cao hiểu biết tay nghề trong thiết kế, lắp ráp và chế tạo máy. - Hiểu biết các phương pháp áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nắm vững quy trình chế biến các sản phẩm nông nghiệp,khả năng cách thức áp dụng khoa học kỹ thuật trong từng lĩnh vực cụ thể. - Khả năng tìm hiểu, nhìn nhận và đúc rút từ các yêu cầu thực tế sản xuất để có các phát kiến mới nhằm nâng cao hiệu quả. b. Ý nghĩa thực tiễn: - Nâng cao năng xuất trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong khâu bóc vỏ đậu xanh nói riêng. Sản lượng đậu xanh trong một đơn vị thời gian sẽ tăng gấp nhiều lần, vừa thuận lợi cho quá trình sản xuất mà còn đảm bảo được chất lượng. - Nâng cao chất lượng đậu xanh sau khi bóc vỏ, đậu xanh sau khi bóc ra sẽ đồng đều về kích thước và chất lượng thuận tiện cho nhưng giai đoạn chế biến về sau. - Khi áp dụng máy móc sẽ giảm thời gian và chi phí cho một đơn vị công việc trực tiếp mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất và chế biến đậu xanh. - Máy móc được áp dụng đồng nghĩa với việc nâng cao trình độ cơ giới hoá trong sản xuất sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn và đây là điều quan trọng để hình thành khu vựng chuyên canh với quy mô lớn tập chung. - Nâng cao trình độ cơ giới hoá tiến dần đến hiện đại hoá trong công tác sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Thúc đẩyquá trình cơ giới hoá nông nghiệp nói chung. Năng suất cao gấp nhiều lần so với bóc tay.Như vậy ta có thể nâng cao năng suất sản phẩm lên cũng như bớt gánh năng cho người lao động và giảm được giá thành sản phẩm - Nếu bóc bằng tay 1 người bóc 50kg trên ngày nhưng nếu băng máy thì đạt tầm 500kg/8h gấp nhiều lần.
  • 9. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 4 1.2. Phân tích vật liệu vỏ đậu xanh và hạt đậu xanh: 1.2.1. Thành phần vỏ đậu: - Đậu xanh, còn gọi là lục đậu, boubour, haricotdore, green bean. Tên khoa học: Phaseolus aureus Roxb., Vigna aurea Roxb. Thuộc họ đậu Fabaceae (Papilonaceae). Mô tả cây: cây thảo, mọc đứng, ít phân nhánh, cao 0,6m , lá có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan, ba cạnh, màu lục sẫm, có lông nháp. Hoa màu vàng hoặc lục, rất dày đặc, xếp thành chùm ở nách, quả nằm ngang hình trụ, có lông rồi nhẵn, có đầu nhọn ngắn. Hạt 10–15, phân cách nhau bởi các vách, màu lục, bóng. - Đậu xanh, cùng với đậu nành, đậu đen, đậu trắng, đậu Hà Lan.. đều được xếp vào hàng họ đậu. Đặc điểm chung của chúng là chứa nhiều protein (25 –50%). Do ở rễ của cây họ đậu có các nốt sần, ở đó các vi khuẩn cộng sinh phát triển, có khả năng lấy Nitơ từ không khí nên không những cung cấp đủ Nitơ cho cây mà còn làm cho đất đai thêm màu mỡ bằng nguồn Nitơ thừa thải ra. - Về mặt cấu tạo, họ đậu thuộc các hạt họ hòa thảo. Chúng không có nội nhũ, nội nhũ của chúng bị mất trong quá trình hình thành hạt. Cấu tạo chủ yếu của họ đậu gồm 3 phần: vỏ, tử diệp (lá mầm) và phôi (mộng). 1.2.2. Thành phần hạt đậu: - Thành phần Hóa học của hạt đậu xanh: hạt đậu xanh có trung bình: 13,7% nước 2,4% lipid 4,6% xenluloza 23% protit 52% glucid - Mỗi 100g đậu xanh cung cấp cho cơ thể: 329 calo 62,7 mgCa 369,5 mgP 4,75% Fe 0,06mg% caroten 0,71mg% vitB1 0,15mg% vitB2 2,4mg% vitPP 4mg% vitC 1.2.3. Độ ẩm để bóc vỏ đậu: - Độ ẩm để bóc vỏ đậu xanh , khi thu hoạch đậu độ ẩm vào khoảng trên 13% , Khi thu hoạch là đậu có thể cho máy để dập đậu hoàn toàn . Vì vậy độ ẩm để bóc vỏ đậu xanh khoảng 13%-14%. Sau đó sẽ sấy hoặc phơi đậu thành phẩm lại sẽ nhanh hơn để bảo quản.
  • 10. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 5 Khi đưa vào bảo quản độ ẩm của hạt phải từ 9,5 - 10%. Nếu hạt đậu xanh có độ ẩm > 13% thì mọt dễ đục dẫn đến chất lượng giảm không làm giống được. Vì vậy, quá trình phơi, sấy hạt sau khi thu hoạch có vai trò rất quan trọng trong bảo quản, chế biến cũng như nâng cao chất lượng hạt. 1.2.4. Hình thái học của Đậu xanh Bảng 1.1. Khảo sát 10 quả đậu xanh bq lq 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 87 6.5 2 111 7.4 3 86 7.7 4 100 6.3 5 98 6.7 6 70 6.8 7 91 6 8 81 6.1 9 98 6.8 10 78 7 Hình 1.1. Hình thái học của Đậu xanh
  • 11. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 6  Thân: Thân đậu xanh thường có 4 cạnh, thân xanh hoặc tím đỏ tùy thuộc vào giống. Trên thân có lông phủ, nhất là ở phần thân non. Gần gốc, long rụng, thân nhẳn hơn. Thân cao 30-60 cm. Trong điều kiện thuận lợi, hạt có thể cao tới 80-100 cm tùy giống. Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân từ ngày thứ 20 đến khi ra hoa, quả tương đối ổn định – có thể đạt 1-1,5 cm/ngày. Khi quả hình thành, tốc độ sinh trưởng thân giảm dần và sau khi thu hoạch lần 1, sinh trưởng thân hầu như đình lại (0 – 0,2 cm/ngày).  Cành: Đậu xanh thường có 2-4 cành, tùy thuộc ở giống và điều kiện canh tác. Cành mọc từ nách lá kép đầu tiên. Các cành đầu tiên xuất hiện khi có 4-5 lá trên thân chính. Đậu xanh thường chỉ có cành cấp I. Nếu trồng dày, số cành giảm rõ rệt thậm chí không phân cành.  Lá: Lá đậu xanh là lá kép có 3 lá chét. Khi đậu mọc, 2 lá mầm tách ra và đôi lá thật đầu tiên xuất hiện, đó là 2 lá đơn, mọc đối. Tiếp sau đó mới xuất hiện các lá kép. Lá kép mọc cách, lá thường to bản và cả 2 mặt lá đều có long tơ. Độ dày của long tùy thuộc vào giống. Số lá trên thân chính thường 8-10 lá. Chỉ số kiện tích lá của đậu xanh thưởng chỉ đạt 2-3 do phiến lá to, lá thường nằm ngay nên tỷ lệ che khuất cao. Diện tích hạt đậu xanh đạt cao nhất khi bắt đầu thu hoạch và giảm nhanh trong thời gian thu hoạch. Lá trên cành cũng to và có màu sắc như lá trên thân chính.  Rễ: Rễ đậu xanh cững như các cây họ đậu khác là rễ cọc. Tuy nhiên, đâu xanh có hệ rễ bên rất phát triển. Rễ cọc phát triển từ rễ mầm của phôi, rễ có thể ăn sâu tới 80-100 cm. Thông thường, rễ phân bố chủ yếu ở lớp đát 0-30 cm ( chiếm tới 85 -90 % trọng lượng rễ).
  • 12. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 7 Nốt sần đậu xanh xuất hiện tất sớm (sau gieo 10-15 ngày) và nhiều. Nốt sần do vi sinh vật cộng sinh cố định N Rhigobium sp. Cường độ cố định N của đậu xanh ở thời điểm hoạt động mạnh nhất có thể đạt 1,37-2,05 mg/cây/ngày.  Hoa: Hoa đậu xanh mọc thành chum ở nách lá. Cuống hoa tự tương đối dài, có thể đạt 5-10 cm. Đối với các giống địa phương cũ cuống hoa chỉ đạt 5-10 cm vì vậy quả ra rải rác, khó thu hoạch. Với những giống cải tiến, hoa vị trid thấp có cuống hoa dài hơn hoa ở vị trí cao, vì vậy quả thường vượt lên trên tầng lá tạo nên tang quả ở trên tán lá, dễ thu hoạch. Thường thường, đậu xanh bắt đầu nở hoa khoảng 40-45 ngày sau khi gieo (vụ xuân) và 30 - 35 ngày (vụ hè). Thời gian ra hòa kéo dài, liên tục khoảng 15 - 40 ngày tùy giống và điều kiện canh tác. Hoa đậu xanh là hoa lưỡng tính, cánh tràng màu xanh tím, cáh hoa vàng nhạt. Sự thụ phấn được tiến hành trước khi hoa nở 3-5h, vì vậy hoa chủ yếu tự thụ phấn, tỷ lệ giao phấn trong tự nhiên chỉ chiếm khoảng 2%. Tổng số hoa/cây biến động 30-120 hoa, trong điều kiện thuận lợi có thể đạt 150-200 hoa. Nhưng tỷ lệ đậu quả của đậu xanh thường thấp, chỉ đạt 10-20%. Có lẽ đây cũng là yếu ố hạnh chế năng suất đậu xanh.  Quả và hạt đậu xanh: Quả xuất hiện 1-2 ngày sau khi hoa nở và đã có độ dài 1-1,5cm. Quả lớn nhanh trong khoảng 5-7 ngày đầu và đạt kích thước tối đa vào khoảng 8-10 ngày sau khi hoa nở. Quả dài 8-13cm tùy từng giống. Quả non màu xanh, có long. Vỏ quả non có thể quang hợp được. Khi hạt chín, vỏ quả khô dần và chuyển sang màu nâu tới đen. Khi vở quả đen hoàn toàn là khi hạt đã chín đẫy, có thể thu hoạch. Một số giống khi chín vỏ quả màu tro xám. Trong điều kiện bình thường (nhiệt độ 28 – 35%) thời gian từ khi hoa nở đế khi quả chín chỉ khoản 14-20 ngày. Hạt đính thành một hàng trong vỏ quả. Số hạt/quả trong điều kiện bình thường khoảng 8-14 hạt.
  • 13. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 8 Hình 1.2. Quả đậu xanh tươi. Yêu cầu ngoại cảnh của đậu xanh  Nhiệt độ: Đậu xanh là cây có ngồn gốc nhiệt đới. Yêu cầu của đậu xanh đối với chế độ nhiệt tương đối cao. Nhiệt độ thích hợp ở tất cả các thời kỳ đậu xanh sinh trưởng, phát triển và cho năng suất khoảng 25 – 300 C. Nói chung, trong thời kỳ sinh trưởng, nhất là từ sau ra hoa, nhiệt độ phải luôn đảm bảo trên 250 C tốt nhất là khoảng 28 – 320 C. Nhiệt độ thấp, kéo dài sinh trưởng và làm giảm chất khô tích lũy, giảm số hoa, số quả sẫn đến làm giảm năng suất. Nhiệt độ trung bình ngày là yếu tố chủ yếu chi phối thời gian sinh trưởng của đậu xanh. Ở các tỉnh phía Bắc nước ta, trong vụ xuân, nhiệt độ thấp ở đầu vụ là nguyên nhân hạn chế năng suất đậu xanh, nhất là đối với đậu trồng sớm hoặc những năm rét muộn. Đậu xanh chịu nóng tương đối tốt. Nhiệt độ 38 – 400 C không có ảnh hưởng ssangs kể tới khả năng thụ phấn, thụ tinh của hoa và khả năng phát triển của quả đối với một số giống cải tiến.  Ánh sáng: Đậu xanh là cây ngày ngắn, tuy nhiên phản ứng của đậu xanh đối với quang chu kỳ tương đối yếu. Đậu xanh có thể ra hoa, kết quả trong điều kiện độ dài ngày 12-13h thậm chí tới 14h. Đậu xanh có thể ra hoa kết quả quanh năm.
  • 14. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 9 Đối với cường độ ánh sáng, đậu xanh là cây ưa sáng, số giờ có nắng phải đạt 180-200h/tháng. Trong thời kỳ ra hoa kết quả, số giờ nắng phải đạt > 200h/tháng. Số giờ nắng giảm dưới 150h/tháng làm cây bị vóng, yếu, tỷ lệ rụng hoa tăng, sâu bệnh nhiều. Sáng Ở miền bắc, vụ đậu xanh hè được thỏa mãn đầy đủ ánh sáng hơn các vụ khác nên khả năng năng suất đậu xanh ở vụ hè có thể đạt cao.  Độ ẩm và mưa: Cây đậu xanh có khả năng chịu hạn khá. Tuy nhiên, chế độ mưa vẫn là yếu tố khí hậu ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất đậu xanh. Độ ẩm đất thích hợp cho sự sinh trưởng của đậu xanh là 70-80%. Thời điểm chế độ có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất là thời kỳ mọc và thời kỳ ra hoa – kết quả. Hạt đậu xanh nhỏ, vì vậy hạt rất mẫn cảm với độ ẩm đất thời kỳ nảy mầm. Độ ẩm thích hợp (70 -80%) và độ đồng đều về độ ẩm đất quyết định thời gian, tỷ lệ mọc mầm và độ đồng đều của ruộng đậu xanh trong thời kỳ mọc. Thời kỳ cây con đậu xanh có khả năng chịu hạn tốt hơn cả. Hạn tương đối ở thời kỳ này tao điều kiện cho bộ rễ ăn sâu, tăng khả năng chịu hạn cho giai đoạn sinh trưởng sau. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực, cây mẫn cảm với độ ẩm hơn cả. Thiếu ẩm thời kỳ này có thể tăng tỷ lệ rụng hoa, rụng quả đậu xanh. Lượng mưa cần thiết cho vụ đậu xanh là 400 – 600 mm.  Đất đai, dinh dưỡng: Đậu xanh không yêu cầu chặt chẽ về đất đai, Trừ đất sét năng và đất chua mặn, các loại đất khác đều có thể trồng được đậu xanh. Tuy nhiên, những loại đất thích hợp với trồng đậu xanh là đất cát pha, đất thịt nhẹ, có tầng đất mặt sâu trên 50 cm, đất có cấu tượng, giữ nước và thoát nước tốt, pH thích hợp với dậu xanh khoảng 5,5 -7. 1.3. Giới thiệu chung về cây đậu xanh và các phương pháp bóc vỏ đậu xanh hiện nay: 1.3.1. Giới thiệu cây đậu xanh: Đậu xanh hay đỗ xanh theo phương ngữ miền Bắc (tiếng Pháp: haricot mungo, tiếng Anh: mung bean) là cây đậu có danh pháp hai phần Vigna radiata có kích thước
  • 15. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 10 hạt nhỏ (đường kính khoảng 2–2,5mm). Ở Việt Nam đậu xanh là loại đậu thường được sử dụng để làm xôi, làm các loại bánh khọt, bánh đậu xanh, bánh ngọt, chè, hoặc được ủ cho lên mầm để làm thức ăn (giá đỗ). - Quả: Quả đậu xanh thuộc loại quả giáp, hình trụ thẳng, mảnh nhưng số lượng nhiều, có lông. Từ lúc nở, quả bắt đầu phát triển và chín sau 18-20 ngày. Quả non có màu xanh, nhiều lông tơ, khi già có màu xanh đậm và khi chín có màu nâu đen hay vàng và ít lông. Mỗi quả có khoảng 5-10 hạt. - Hạt: Hạt hình tròn hơi thuôn, kích thước nhỏ, đường kính khoảng 2-2,5 mm, màu xanh, ruột màu vàng, có mầm ở giữa. Các giống thường có hạt màu xanh mỡ (bóng) hay mốc (có những giống hạt vàng, nâu hay đen), 1000 hạt nặng 30 - 70g. Các giống hạt xanh bóng, có trọng lượng 1000 hạt nặng hơn 55(g) thích hợp để xuất khẩu. Hạt đậu xanh có nhiều giá trị dinh dưỡng. Trong 1 hạt có 24% protein, 2- 4% chất béo, 50% đường bột, nhiều sinh tố B và P. Cây đậu xanh phát triển ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, độ cao từ vùng đồng bằng đến 1.850 mét. Là cây đậu đỗ quan trọng đứng hàng thứ ba sau đậu nành và đậu phụng (2 loại cây công nghiệp ngắn ngày). Hình 1.3. Bông đậu xanh. - Thành phần dinh dưỡng: * Theo phân tích của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) thì thành phần dinh dưỡng trong hạt đậu xanh và giá đậu xanh như sau:
  • 16. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 11 a. Thành phần dinh dưỡng trong 100 g hạt đậu xanh khô: Bảng 1.2. Giá trị dinh dưỡng hạt đậu xanh khô Giá trị dinh dưỡng trong 100 g hạt đậu xanh khô Năng lượng 1452 kJ (347 kcal) Carbohydrate 62,62 g - Đường 6,6 g - Chất xơ thực phẩm 16,3 g Chất béo 1,15 g Protein 23,86 g Thiamine (vit. B 1) 0.621 mg (54%) Riboflavin (vit. B 2) 0,233 mg (19%) Niacin (vit. B 3) 2,251 mg (15%) Axit pantothenic (B 5) 1.91 mg (38%) Vitamin B 6 0.382 mg (29%) Folate (vit. B 9) 625 mg (156%) Vitamin C 4,8 mg (6%) Vitamin E 0,51 mg (3%) Vitamin K 9 mg (9%) Canxi 132 mg (13%) Ủi 6.74 mg (52%) Magiê 189 mg (53%) Mangan 1.035 mg (49%) Phốt pho 367 mg (52%) Kali 1246 mg (27%) Kem 2,68 mg (28%) Ghi chú! Tỷ lệ % đáp ứng cho nhu cầu mỗi ngày của người lớn. Nguồn: Cơ sở dữ liệu của USDA dinh dưỡng
  • 17. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 12 b. Thành phần dinh dưỡng trong 100 g hạt đậu xanh hấp chín: Bảng 1.3. Giá trị dinh dưỡng hạt đậu xanh hấp chín Giá trị dinh dưỡng trong 100 g hạt đậu xanh hấp chín Năng lượng 441 kJ (105 kcal) Carbohydrate 19.15 g - Đường 2 g - Chất xơ thực phẩm 7,6 g Chất béo 0,38 g Protein 7,02 g Thiamine (vit. B 1) 0,164 mg (14%) Riboflavin (vit. B 2) 0,061 mg (5%) Niacin (vit. B 3) 0,577 mg (4%) Axit pantothenic (B 5) 0,41 mg (8%) Vitamin B 6 0,067 mg (5%) Folate (vit. B 9) 159 mg (40%) Vitamin C 1 mg (1%) Vitamin E 0,15 mg (1%) Vitamin K 2,7 mg (3%) Canxi 27 mg (3%) Sắt 1,4 mg (11%) Magiê 48 mg (14%) Mangan 0,298 mg (14%) Phốt pho 99 mg (14%) Kali 266 mg (6%) Kẽm 0,84 mg (9%) Ghi chú! Tỷ lệ % đáp ứng cho nhu cầu mỗi ngày của người lớn. Nguồn: Cơ sở dữ liệu của USDA dinh dưỡng
  • 18. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 13 Bảng 1.4. Thành phần dinh dưỡng trong 100 g giá đậu xanh tươi: Giá trị dinh dưỡng trên 100 g giá đậu xanh tươi Năng lượng 126 kJ (30 kcal) Carbohydrate 5,94 g - Đường 4,13 g - Chất xơ thực phẩm 1,8 g Chất béo 0,18 g Protein 3.04 g Thiamine (vit. B1) 0,084 mg (7%) Riboflavin (vit. B2) 0,124 mg (10%) Niacin (vit. B3) 0,749 mg (5%) Axit pantothenic (B5) 0,38 mg (8%) Vitamin B6 0.088 mg (7%) Folate (vit. B9) 61 mg (15%) Vitamin C 13,2 mg (16%) Vitamin E 0,1 mg (1%) Vitamin K 33 mg (31%) Canxi 13 mg (1%) Sắt 0.91 mg (7%) Magiê 21 mg (6%) Mangan 0.188 mg (9%) Phốt pho 54 mg (8%) Kali 149 mg (3%) Kẽm 0,41 mg (4%) Ghi chú! Tỷ lệ % đáp ứng cho nhu cầu mỗi ngày của người lớn. Nguồn: Cơ sở dữ liệu của USDA dinh dưỡng
  • 19. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 14  Theo các nguồn phân tích khác Trong 100g ăn được, hạt đậu xanh có chứa khoảng 62-63% carbohydrate và 16% chất xơ, 24% protein, 1% béo, , và cung cấp khoảng 340 kcal (Wenju Liu 2007). + Carbohydrate trong hạt đậu xanh gồm chủ yếu là tinh bột (32-43%), với lượng amylose chiếm khoảng 19.5 - 47%. Nguồn tinh bột dồi dào trong đậu xanh đã được ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn sản xuất (Naomy Ohwada 2003). Ngoài ra, trong đậu xanh còn chứa nhiều loại đường, chủ yếu là saccharose, trong đó hàm lượng glucose chiếm ưu thế hơn so với fructose, và một số đường khác như raffinose, arabinose, xylose, galactose (Jyoti Chopra 1998, Earl E. Watt 1977). Bảng 1.5. Thành phần Carbonhydrate trong 100 g hạt đậu xanh khô (g/100g) Thành phần Carbonhydrate trong 100 g hạt đậu xanh khô (g/100g) Tổng carbohydrate 62.3 -Tinh bột 54.88 -Đường khử 4.85 -Raffinose 0.41 -Stachyose 1.49 Nguồn: PGS.TS Lê văn Việt Mẫn Bảng 1.6. Protein trong hạt đậu xanh Thành phần Axit amin trong Protein hạt đậu xanh khô Tên axit amin Hàm lượng (mg/100g ăn được) -Lysine 2145 -Methionine 458 -Tryptophane 432 -Phenylalanine 1259 -Threonine 736 -Valine 989 -Leucine 1607 -Isoleucine 941
  • 20. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 15 -Arginine 1470 -Histidine 663 -Cystine 113 -Tyrosine 556 -Alanine 809 Nguồn: PGS.TS Lê văn Việt Mẫn Trong protein đậu xanh có chứa các chất kìm hãm protease làm giảm giá trị dinh dưỡng của nó. Các chất kìm hãm thường là Kunitz và Bowman-Birk. Kunitz là chất kìm hãm trypsine, còn Bowman-Birk có hai trung tâm hoạt động có thể kìm hãm cả trypsine và chymotrypsine. Chất ức chế sẽ bị vô hoạt bởi nhiệt, gia nhiệt bằng hơi ẩm sẽ hiệu quả hơn là sấy. Đun trong nước sôi khoảng 20 phút sẽ vô hoạt hầu hết chất ức chế trypsin. Bên cạnh đó, trong protein đậu còn chứa hemagglutinin hay còn gọi là lectin, có khả năng tạo phức khá bền vững với glucid. Tương tác giữa các lectin với các glucoprotein có mặt trên bề mặt các hồng cầu sẽ làm ngưng kết các tế bào này gây hiện tượng đông tụ máu. Tuy nhiên chúng cũng dễ dàng bị phân hủy bởi nhiệt nên không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của đậu xanh khi nấu chín. +Hàm lượng lipid trong hạt đậu xanh rất thấp nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của hạt, bột và sản phầm chế biến từ hạt đậu. Chất béo của hạt đậu xanh có giá trị sinh học tương đối cao vì trong thành phần của nó có 20 acid béo trong đó chứa nhiều acid béo chưa no không thay thế như acid linoleic và acid linolenic. Ngoài ra trong đậu xanh còn có một lượng đáng kể các chất phophatit. Tuy nhiên, do đặc điểm chứa nhiều acid béo chưa no nên chất béo của hạt dễ bị oxy hóa tạo ra mùi ôi khó chịu, vì vậy trong quá trình chế biến cần quan tâm đến vấn đề này. +Hàm lượng Vitamin và chất khoáng trong hạt đậu xanh: Đậu xanh có nguồn vitamin khá đa dạng như A, B1, B2, C, niacin và muối khoáng tập trung chủ yếu ở phần vỏ hạt gồm có Na, K, Ca, P, Fe, Cu (Hozayn M. 2007, P. Nisha 2005). Ngoài ra trong hạt đậu xanh còn chứa các enzym như lipase, transferase, hydrolase, lipoxygenase….
  • 21. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 16 Bảng 1.7. Hàm lượng Vitamin và chất khoáng trong hạt đậu xanh Hàm lượng Vitamin và chất khoáng trong hạt đậu xanh (mg/100g ăn được) Vitamin Chất khoáng Thành phần Hàm lượng Thành phần Hàm lượng Vitamin B1 0.72 Na 6 Vitamin B2 0.15 K 1132 Vitamin C 4 Ca 64 Vitamin PP 2.4 P 377 Fe 4.8 Cu 0.76 Nguồn: PGS.TS Lê văn Việt Mẫn 1.3.2. Công dụng của cây đậu xanh. Công dụng chính của cây đậu xanh là hạt đậu đã chín. Do có thành phần dinh dưỡng cao, không độc và có nhiều tác dụng dược liệu nên hạt đậu xanh đã được khai thác trong ẩm thực và dược liệu từ lâu đời. Ở các nước khác đậu xanh đậu xanh được chế biến thành nhiều loại thực phẩm rất phong phú. * Hạt đậu xanh dùng làm thực phẩm - Hạt đậu xanh dùng trong các món nấu ăn: Quan niệm của người Châu Á là vỏ của hạt đậu xanh có nhiều chất bổ dưỡng hơn cả thịt hạt. Vỏ đậu xanh giúp giảm bớt mờ mắt, vì vậy nhiều người thường nấu cả vỏ, không bỏ đi. Việc dùng đậu xanh tách bỏ vỏ chỉ là thẩm mỹ về màu sắc trong ẩm thực. Hạt đậu xanh còn nguyên vỏ hoặc đã tách vỏ được chế biến theo nhiều món ăn sau đây: + Cháo đậu xanh: Người Trung Quốc và Việt Nam thường ăn điểm tâm bằng các loại cháo, như cháo thịt, cháo cá nhưng trong đó thông dụng nhất là cháo đậu xanh, bởi tính nhẹ nhàng thanh sạch và tác dụng giải độc cho cơ thể. Cháo đậu xanh có hai dạng:
  • 22. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 17 ☼ Cháo đậu xanh đơn giản: Được nấu bằng cách dùng hạt đậu xanh còn nguyên vỏ nấu chung với gạo. Cháo đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải cảm, thường dùng cho người đang dưỡng bệnh, người già… Ở các nước Đông Nam Á và Ấn Độ đôi khi cháo đậu xanh được nấu với nước cốt dừa để dùng điểm tâm cho người khỏe mạnh. ☼ Cháo đậu xanh nấu với thịt: Là món cháo phổ biến, có chất lượng tốt khi nấu với các loại thịt như gà, vịt, ngỗng, bò, chó, trâu, rắn, rùa…Thịt nấu cháo đậu xanh có cả gạo và đậu xanh. Cháo bồ câu nấu đậu xanh + Thịt hầm đậu xanh: Thịt hầm đậu xanh khác với cháo là chỉ dùng thị còn xương nấu với đậu xanh còn nguyên vỏ. Thịt hầm đậu xanh thường nấu với xã bầm, món này phổ biến ở Việt Nam, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. + Đậu xanh hấp: Món đậu xanh nguyên vỏ được ngâm trương nước và hấp được dùng phổ biến ở Ấn Độ và Philippines. Ở Tamil Nadu và Andhra Pradesh (Ấn Độ), đậu xanh còn vỏ hấp được tẩm với các loại gia vị và dừa nạo tươi trong món ăn khai vị gọi là Sundal. + Đậu xanh hầm: Là món ăn truyền thống ở Philippines. Món này được nấu từ đậu xanh còn nguyên vỏ với tôm, cá được gọi là mongo guisado. Theo truyền thống món này được phục vụ vào các buổi tối thứ Sáu, như phần lớn dân số Philippines là Công giáo La Mã kiêng thịt vào ngày thứ Sáu trong Mùa Chay. Mòn đậu xanh hầm với thịt ở Philippines được gọi là Ginisang monggo được dùng ở các ngày thường. + Cơm nếp đậu xanh: Ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc và Ấn độ thường nấu món cơm nếp vớt dậu xanh nguyên vỏ. Do đậu xanh lâu mềm nên được nấu trước, sau đó đổ gạo nếp vào trộn đều và nấu chung. + Xôi đậu xanh: Xôi là gạo nếp được hấp cách thủy khác với cơm nếp được nấu từ gạo nếp trực tiếp trong nước. Xôi đậu xanh là dùng đậu xanh nguyên vỏ hoặc tách vỏ trộn với gạo nếp để hấp. + Xôi vò: Là xôi được trộn với đậu xanh đã tách vỏ được nấu chín và vò nát. Xôi vò có màu vàng do bột hạt đậu áo vào hạt nếp đã chín. Xôi vò là món ăn truyền
  • 23. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 18 thống của người Việt Nam trong các mâm cổ tết, đám tiệc đầy tháng, thôi nôi của trẻ em, đám giổ, cúng đình… Hình 1.4. Xôi vò Nam Bộ + Chè đậu xanh: Chè là món ăn ngọt được nấu từ gạo nếp với đậu xanh, chè có thể nấu từ đậu xanh nguyên vỏ với gạo nếp (chè nếp). Ở Ấn Độ và Philippines chè nếp thường được nấu với nước cốt dừa. Chè đậu xanh có thể không nấu với gạo nếp mà nấu với các loại rong biển, bột bán xắt khía và hạt trân châu (làm từ bột bán, bộ năng, bột khoai mì…gọi là che thưng. Chè thưng có thể được ăn nóng hay ăn với đá lạnh, hay để trong tủ lạnh trước khi ăn. Ở Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ và Philippines chè thưng được dùng để ăn chơi như món giải khát và các quán nước đường phố thường bán loại chè này cùng với sinh tố, nước ép trái cây… Hình 1.5. Chè đậu xanh
  • 24. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 19 + Sinh tố đậu xanh: Hạt đậu xanh tách vỏ, nấu chín dùng để xay sinh tố với rau má là thức uống rất bổ dưỡng và được nhiều người ứ thính nhờ hương vị thơm ngon của nó. Hình 1.6. Sinh tố rau má-đậu xanh + Hạt đậu xanh bốc vỏ dùng làm nhân bánh Ở các nước châu Á hạt đậu xanh bốc vỏ bằng cách ngâm nước, khi hạt trương nước vỏ nứt ra, đảy trong nước vỏ tác ra khỏi hạt và nổi lên phía trên, dùng giá, rổ vớt vỏ còn lại phần thịt hạt màu vàng. Ở Việt Nam hạt đậu xanh bốc vỏ có thể được dùng làm nhân bánh được gói trực tiếp trong gạo nếp như bánh dày, bánh chưng, bánh tét, bánh ú, bánh lá dừa…Do thời gian hấp bánh lâu nên hạt đậu tự rả và đóng thành khối trong nhân bánh.tét nhân đậu xanh, bánh lá dừa… Dạng bột đậu xanh bốc vỏ nấu chín và nghiền nát được dùng làm nhân bánh rất phổ biến ở Châu Á. Đạng này ở Việt Nam có bánh ít, bánh ít trần, bánh vò (Miền Bắc), bánh da lợn, bánh cuốn, bánh bèo… Loại hạt đậu xanh nấu tán nhuyển có tẩm đường dược dùng làm nhân các loại bánh ngọt để lâu như bánh in, bánh lột da, bánh nậm, bánh đậu xanh Hải Dương, bánh trung thu…rất phổ biến ở Việt Nam. Bánh Trung Thu nhân đậu xanh cũng là sản phẩm độc chiêu của Trung Quốc. + Hạt đậu xanh vừa nẩy mầm làm nhân bánh và thức ăn: Khác với giá đậu xanh, hạt đậu xanh vừa nẩy mầm (nứt nanh) được sử dụng để chế biến món ăn ở một số nước Châu Á:
  • 25. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 20 Ở Việt Nam hạt đậu xanh nguyên vỏ ngâm vừa nứt nanh được hấp để làm nhân bánh cống, đặc biệt là bánh cống Cần Thơ. Ở Trung Quốc và Hàn Quốc đậu xanh nứt nanh cũng được hầm với các vị thuốc Bắc để dùng như các thức ăn tẩm bổ. Hình 1.7. Bánh tét nhân đậu xanh Hình 1.8. Bánh cống Cần Thơ -Giá đậu xanh, một loại rau tuyệt vời: Đa số các nước trên thế giới đều dùng hạt đậu xanh nguyên vỏ đề ủ giá. Giá đậu xanh là món rau truyền thống ở Việt Nam, đặc biệt ở Nam Bộ. Các chợ rau và các quầy rau trong siêu thị luôn có bày bán giá tươi. Cách ủ giá truyền thống của Việt Nam là dùng tro trấu hay tro dừa để ủ giá là một cách sản xuất rau an toàn. Nhưng hiện nay vì lợi nhuận, các lò ủ giá dùng chất
  • 26. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 21 kích thích (GA3) và một số chất kích thích sinh trưởng không rõ nguồn gốc từ Trung Quốc rất nguy hiểm, tốt nhất nên ủ giá theo cách truyền thống để dùng trong gia đình. Ở Việt Nam giá đậu xanh được dùng làm rau ăn theo nhiều cách: -Dùng ăn sống trực tiếp: rất phổ biến trong bữa cơm gia đình. Các món hủ tiếu, phở, bún riêu, bún ốc, bánh canh, luôn được ăn kèm với giá sống hay giá trụng -Dùng làm món xào: Có thể xào với hẹ, nấm, rong biển, tàu hủ trong các món ăn chay, hoặc xào với tôm, cua, mực, trứng, thịt trong các món ăn mặn. Nhân bánh xèo, bánh cống ở Nam Bộ luôn có giá đậu xanh. -Dùng trong các món nấu: Giá đậu xanh là món không thể thiếu trong canh chua Nam bộ. -Dưa giá: Giá đậu xanh và hành muối dưa chua là món ăn đặc biệt của ngày tết cổ truyền ở Việt Nam, Trung Quốc. Dưa giá có thể ăn trực tiếp như cải dưa hoặc xào, nấu như giá sống. Hình 1.9. Giá đậu xanh -Rau mầm từ đậu xanh Do hạt đậu xanh mọc mầm nhanh, đồng loạt và tỷ lệ nẩy mầm cao (gần 100%) nên được dùng để trồng rau mầm rất đạt hiệu quả. Rau mầm có thể ăn sống, xào, nấu đều rất ngon và bổ dưỡng. Hiện nay nhiều nước đã phát triển rau mầm như một nguồn rau sạch và an toàn, trong đó chủ yếu là rau mầm tù hạt đậu xanh. -Các bộ phận của cây đậu xanh dùng làm thuốc: + Theo đông y:
  • 27. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 22 Hạt đậu xanh có vị ngọt, hơi lạnh, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt đau sưng, ích khí lực, điều hoà ngũ tạng, nấu ăn thì bổ mát và trừ được các bệnh nhiệt. Vỏ hạt đậu xanh có vị ngọt, tính mát không độc, có tác dụng giải nhiệt độc làm cho mắt khỏi mờ. Hình 1.10. Hạt đậu xanh +Bài thuốc từ đậu xanh: Giải nhiệt, cảm sốt, dùng bột đậu xanh (cả vỏ) 50g, lá dâu non 18g, lá tía tô 12g. Bột đậu xanh cho thêm ít gạo nấu nhừ nát, dâu và tía tô thái nhỏ, bỏ vào nồi cháo, để sôi 5-10 phút, ăn nguội để tránh ra nhiều mồ hôi, và chữa cảm thể nóng, đã ra nhiều mồ hôi. 1.3.3. Sự phát triển của cây đậu trong đời sống +Sản xuất tinh bột đậu xanh thô: Bộ đậu xanh thô có thể sản xuất bằng cách trực tiếp xay hạt khô hoặc đâm hạt khô để tách vỏ xảy bỏ vỏ rồi xay. Để bảo quản lâu có thể rang hạt rồi xay. Bột đậu xanh thô được đun trong nước nóng và pha với đường dùng cho trẻ em và người lớn uống đều tốt. Uống bột đậu xanh thô điểm tâm vào buổi sáng hay buổi tối đều tốt. +Sản xuất tinh bột đậu xanh: Tinh bột được chiết xuất từ hạt đậu xanh ở Trung Quốc và Ấn Độ được sử dụng trong công nghệ thực phẩm để làm bún tàu, loại bún này khi nấu chín không tan rã như
  • 28. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 23 các loại tinh bột khác. Được dùng với tên gọi là miến đậu xanh (bún tàu) trong các món bún Trung Quốc (Fensi, tung hoon). Tinh bột đậu xanh còn được dùng làm món thạch đậu xanh ở miền Nam Trung Quốc liangfen, (có nghĩa là thạch đậu xanh ướp lạnh), đó là thực phẩm rất phổ biến trong mùa hè. Jidou liangfen là một thương hiệu của thạch đậu xanh thực phẩm ở Vân Nam. Thạch đậu xanh cũng được làm chất keo độn cho sa tế tương ớt. Ở Hàn Quốc, một loại thạch đậu xanh gọi là nokdumuk (hay cheongpomuk) được làm từ tinh bột đậu xanh, một thạch tương tự có màu vàng do bổ sung dịch cây sơn màu, được gọi là hwangpomuk. Ở Andhra Pradesh (Ấn Độ) tinh bột đậu xanh cũng được chết biến thành loại "giấy bóng kính" để bọc bánh, kẹo và thực phẩm khô, vừa đẹp mắt, vừa ăn được và an toàn. +Đậu xanh dùng làm cây thức ăn chăn nuôi Ở Úc nghiên cứu trồng đậu xanh làm thức ăn chăn nuôi đại gia súc và Kanguru có hiệu quả hơn các loại đậu khác. Lượng hạt giống sạ lấp theo hàng là 6 kg/ha, hàng cách hàng 50 cm, cây cách cây 20-30cm. Khi cây ra hoa rộ sản lượng chất khô là 1.800 kg. Gia súc ăn bột thân, lá đậu xanh không độc so với đậu nành và các loại đậu khác. 1.3.4. Phương pháp bóc vỏ thủ công: Đậu thu hoạch về phơi khô, rồi bỏ vào bao đập cho nát vỏ bên ngoài ra. Sau đó để trước máy quạt và bắt đầu đổ từ từ cả vỏ lẫn hạt rơi xuống. Với sức gió vừa phải của quạt mát, sẽ làm cho vỏ nhẹ hơn bay ra, còn trái nặng hơn sẽ rơi xuống gần. 1.3.5. Phương pháp bóc vỏ đậu xanh bằng máy: a. Ưu điểm của máy bo  Đối với phương pháp thủ công thì mất nhiều thời gian và chi phí cho người lao động , nhưng năng suất lại không cao .  Đối với phương pháp bóc vỏ bằng máy cải tiến , tuy năng suất bóc vỏ thì cao hơn so với phương pháp thủ công .Nhưng chi phí giá thành thì lại cao .  Ngoài ra còn nhiều phương pháp để bóc vỏ đậu xanh tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế .
  • 29. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 24  Vì vậy chúng em tìm hiểu thiết kế và làm mô hình của máy bóc vỏ đậu nhằm đáp ứng được nhu cầu cần thiết ngoài thực tế đó . Máy đạt được năng suất cao, gọn nhẹ , giá thành chi phí đầu tư cho máy lại phù hợp với khả năng của người nông dân. Đồng thời không mất nhiều thời gian lao động.  Bóc vỏ là một quá trình công nghệ được sử dụng rất nhiều trong thực tế sản xuất và đời sống. Trong công nghiệp như chế biến nông – hải sản dựng , kỹ thuật bóc vỏ đóng một vai trò quan trọng trong dây chuyền sản xuất. Trong nông nghiệp, bóc vỏ là một trong những công đoạn quan trọng của công nghệ sau thu hoạch Sản phẩm, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm . Ở Đồ án môn học này, em xin trình bày về quy trình công nghệ và thiết bị bóc vỏ đậu xanh nguyên quả , năng suất 1 tấn/ngày theo sản phẩm.
  • 30. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 25 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THÍCH HỢP 2.1. Giới thiệu các phương án để bóc tách vỏ đậu bằng máy: 2.1.1. Phương án 1: Chế tạo lược quay theo hình xoắn ốc: Hình: 2.1 Lược quay theo hình xoắn ốc. Phương pháp này sử dụng tốc độ cao của lược quay để đánh nguyên liệu trong lồng lưới và giải phóng hạt. Nguyên lý cơ bản ở đây là dùng tốc độ cao của lược đánh vào hạt đậu và tách vỏ hạt đậu ra khỏi trái đậu. Chú thích: 1: Trục lược 2: Răng lược. Đặc điểm: Năng suất cao, tránh bị va đập làm gãy răng lược, chê tạo đơn giản, chi phí thấp.
  • 31. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 26 2.1.2. Phương án 2: Chế tạo hai lược đan xen nhau, lược trên quay, lược dưới cố định: Hình 2.2: Lược quay đan xen tĩnh – động. Chú thích: 1: Trục động 3: Răng lược động 2: Trục tĩnh 4: Răng lược tĩnh Phá vỡ vỏ nguyên liệu dựa vào lực cắt bằng các cơ cấu dao, nguyên lý cơ bản của phương pháp này là khi nguyên liệu vào khe giữa của các dao chuyển động và dao tĩnh, các lưỡi dao bố trí trên các đĩa sẽ xát vỏ, giải phóng nhân.
  • 32. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 27 Đặc điểm: Phương pháp này cho năng suất cao, thích hợp với các loại như đậu xanh, đậu đen. Tuy nhiên cơ cấu này khó chế tạo răng lược đồng đều và dễ gây ra sự cố nếu có 1 răng lược bị cong. 2.1.3. Phương án 3: Chế tạo hai lược đan xen nhau, cả 2 lược cùng quay: Hình 2.3: Hai răng lược đan xen, cùng quay. Chú thích: 1: Răng lược động 1 3: Trục động 1 2: Răng lược động 2 4:Trục động 2 Phương pháp này phá vỡ nguyên liệu bằng cách quay đan xen giữa 2 lược. Tạo va đập lớn và tách vỏ. Giải phóng nhân. Đặc điểm: Phương pháp này cho năng suất cao. Nhưng cũng như phương án 2 khó để để chế tạo răng lược đồng đều nhau. Và khi có 1 răng lược bị cong thì sẽ gây ra sự cố rất lớn và nguy hiểm.
  • 33. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 28 2.2. Lựa chọn phương án thích hợp để chế tạo máy bóc tách vỏ đậu xanh. Từ 3 phương án được liệt kê trên, ta nhận thấy phương án 1: “chế tạo lược quay theo hình xoắn ốc” là phương án tối ưu nhất trong 4 phương án trên. Nên ta quyết định chọn phương án 1 làm phương án thiết kế.
  • 34. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 29 CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ ĐỘNG HỌC MÁY 3.1. Sơ đồ thiết kế ban đầu. Ta có sơ đồ thiết kế ban đầu: Hình 3.1. Sơ đồ thiết kế ban đầu. Chú thích: 1: Trục lệch tâm 4: Miệng máy (phễu nhận vật liệu) 2: Quạt gió. 5: Lược quay 3: Dây đai 6: Sàn rung.
  • 35. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 30 3.2. Tính chọn động cơ. a. Tính chọn quạt gió. Theo giáo trình “Bơm, quạt, máy nén trong công nghiệp” của tác giả GS.TSKH Nguyễn Minh Tuyển, nhà xuất bản xây dựng 2005. Theo hệ số cao tốc. quạt mẫu ở đây có áp lực 30 mm cột nước và có công suất Q = 1m3 /s là hợp lý nhất Ta có công thức tính ns= 11,3×𝑛×𝑄 1 2 ( 𝐻 𝜌 ) 3 4 (v/ph) (công thức 4-1) Trong đó: n- số vòng quay của quạt trong một phút, v/ph Q – năng suất, 𝑚3 /s H – áp lực, mm cột nước, mm 𝜌 – khối lượng riêng của không khí, 1,2 kg/m3 (theo thực tế) Tùy thuộc vào hệ số cao tốc ta còn chia quạt ly tâm ra quạt cao tốc (hướng trục) có ns > 1500 v/ph, quạt có vận tốc trung bình với ns = 800 -1400 v/ph, quạt có vận tốc chậm với ns = 500 -700 v/ph, quạt rất chậm với ns < 500 v/ph. Vậy dựa theo hệ số cao tốc và yêu cầu của đề tài, ta chọn quạt gió có vận tốc trung bình với ns = 800 -1800 v/ph (ta chọn ns = 1400 v/ph) Ta tính được số vòng quay của quạt. n = 𝑛𝑠 × ( 𝐻 𝜌 ) 3 4 11,3 × 𝑄 1 2 = 1400 × ( 30 1,2 ) 3 4 11,3 × 1 1 2 = 1989 (v/ph) b. Công suất của quạt Nếu bỏ qua sự biến đổi khối lượng riêng của khí, thì công suất cần thiết của quạt xác định theo công thức: N = 10−3×𝑄×𝐻×𝑔 ɳ (công thức 4-2) Trong đó: N: Công suất của quạt, Kw Q: Năng suất của quạt 1m3 /s H: áp lực, mm cột nước, mm
  • 36. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 31 g: gia tốc trọng trường 10m/s2 ɳ: hiệu suất chung, ɳ = 0.4-0.6 (chọn bằng 0,5) N = 10−3×1×30×10 0.5 = 0.6 Kw c. Công suất động cơ Công suất động cơ được tính theo công thức Nđc = k.N (Kw) (công thức 4-3) giá trị của k được tra trong bảng 3.1 trang 169, tùy thuộc vào công suất N. ta có k = 1.3 Nđc = 1.3 x 0.6 = 0.78 (Kw) Dựa vào các tính toán công suất cho guồng quay đậu và công suất cần thiết cho quạt gió. Ta có được công suất cần thiết của động cơ điện Nlv > Nđc + Ntc = 0.78 + 0.54 = 1.32 Kw (công thức 4-4) d. Chọn động cơ Theo bảng 2P trang 322 sách thiết kế chi tiết máy, Nguyễn Trọng Hiệp Dựa vào các thông số tính toán ở trên, để phù hợp với yêu cầu ta chọn động cơ loại động cơ điện che kín, có quạt gió ký hiệu AO2(AOJI2)22-4 có công suất 1,5 Kw, số vòng quay 1420 vòng/phút. 3.3. Tính toán tỉ số truyền: 3.3.1. Lựa chọn tỷ số truyền Ta có 2 tỉ số truyền là: -id1 truyền đến trục chính -id2 truyền đến quạt gió Tỷ số truyền của bộ truyền đai cần thỏa mãn được các yêu cầu sau: - Quạt gió phải quay ở tốc độ vừa tạo đủ gió để đẩy vỏ khỏi máng nghiêng lại vừa không quá mạnh làm thổi bay cả hạt. - Tốc độ quay của rulo phải phù hợp nhất để vừa đảm bảo năng suất cao lại vừa bóc được hạt có chất lượng cao nhất. - Tỷ số truyền qua mỗi trục không vượt quá 6 để đảm bảo góc ôm và công suất truyền. Vì từ một động cơ phân thành 2 bộ truyền đai nên ta không có tỉ số truyền chung nên ta tính tỉ số truyền:
  • 37. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 32 ) ( 7555 986 78 , 0 . 10 . 55 , 9 10 . 55 , 9 6 2 2 6 2 Nmm n P M    -id1 truyền đến trục chính: id1= 775 . 1 800 1420 1   n ndc -id2 truyền đến quạt gió id2 = 71 . 0 1989 1420 2   n ndc 3.3.2. Xác định công xuất, momen, số vòng quay a. Số vòng quay 800 1 1   i n n dc (v/ph) 1986 2 2   i n n dc (v/ph) b. Momen xoắn i i n P M 6 1 10 . 55 , 9  ) ( 10903 10 . 55 , 9 1 1 6 1 Nmm n P M   Bảng 3.1. Bảng tóm tắt thông số máy Trục Thông số Động cơ I II III Tỉ số truyền u 1.775 0.735 6.44 Số vòng quay n(v/ph) 1420 750 1933 300 Công suất P(kw) 1.5 0.54 0.78 0.78 Moment xoắn m(Nmm) 10088 10903 7555 11593 (công thức 4-5)
  • 38. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 33 3.4. Thiết kế bộ truyền đai: 3.4.1. Giới thiệu các bộ truyền. ☼ Bộ truyền đai. + Nguyên lý: Hình 3.2. Bộ truyền đai - Bộ truyền đai hoạt động theo nguyên lý ma sát:Công suất sinh ra từ bánh chủ động (1) truyền cho bánh bị động (3) nhờ ma sát sinh ra giữa dây đai (3) và bánh đai (1) (2). - Ma sát sinh ra giữa hai bề mặt được xác định bằng công thức: Fms = f.N Như vậy, để có lực ma sát thì cần thiết cần phải có lực pháp tuyến. Trong bộ truyền đai, để tạo lực pháp tuyến thì phải tạo lực căng đai ban đầu, ký hiệu là F0. + Phân loại: - Theo thiết diện đai: Bao gồm đai dẹt, đai hình thang, đai răng lược, đai tròn, đai răng, đai lục giác. - Theo kiểu truyền động: Truyền động giữa hai trục song song cùng chiều, truyền động giữa hai trục song song ngược chiều, truyền động giữa các trục chéo nhau. (công thức 4-6)
  • 39. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 34 + Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng: Ưu điểm: - Có thể truyền động giữa các trục cách xa nhau (<15m). - Làm việc êm, không gây ồn nhờ vào độ dẽo của đai nên có thể truyền động với vận tốc lớn. - Nhờ vào tính chất đàn hồi của đai nên tránh được dao động sinh ra do tải trọng thay đổi tác dụng lên cơ cấu. - Nhờ vào sự trượt trơn của đai nên đề phòng sự quá tải xảy ra trên động cơ. - Kết cấu và vận hành đơn giản. Nhược điểm: - Kích thước bộ tuyền đai lớn so với các bộ truyền khác: xích, bánh răng. - Tỉ số truyền thay đổi do hiện tượng trượt trơn giữa đai và bánh đai (ngoại trừ đai răng). - Tải trọng tác dụng lên trục và ổ lớn (thường gấp 2-3 lần so với bộ truỵền bánh răng) do phải có lực căng đai ban đầu (tạo áp lực pháp tuyến lên đai tạo lực ma sát). - Tuổi thọ của bộ truyền thấp.  Hiện nay, bộ truyền đai thang được sử dụng rộng rãi, đai dẹt ngày càng ít sử dụng. Khuynh hướng dùng bộ truyền đai răng ngày càng phổ biến vì tận dụng được ưu điểm của bộ truyền bánh răng và bộ truyền đai. ☼ Bộ truyền xích. - Nguyên lý: Hình 3.3. Bộ truyền xích
  • 40. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 35 Bộ truyền xích thực hiện truyền động từ bánh xích chủ động sang bánh xích bị động nhờ vào sự ăn khớp giữa răng trên đĩa xích và các mắc xích. - Phân loại: Theo công dụng chung, xích được chia làm ba loại: - Xích kéo. - Xích tải. - Xích truyền động. Trong chương trình chúng ta chỉ tìm hiểu về xích truyền động mà thôi. Xích truyền động được chia làm 3 loại chính: xích ống, xích con lăn và xích răng. - Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng: Ưu điểm: - Không có hiện tượng trượt như bộ truyền đai, có thể làm việc khi có quá tải đột ngột, hiệu suất cao. - Không đòi hỏi phải căng xích, nên lực tác dụng lên trục và ổ nhỏ hơn. - Kích thước bộ truyền nhỏ hơn bộ truyền đai nếu cùng công suất. - Góc ôm không có ý nghĩa như bộ truyền đai nên có thể truyền cho nhiều bánh xích bị dẫn. Nhược điểm: - Bản lề xích bị mòn nên gây tải trọng động, ồn. - Có tỉ số truyền tức thời thay đổi, vận tốc tức thời của xích và bánh bị dẫn thay đổi. - Phải bôi trơn thường xuyên và phải có bánh điều chỉnh xích. - Mau bị mòn trong môi trường có nhiều bụi hoặc bôi trơn không tốt. Phạm vi sử dụng: - Truyền công suất và chuyển động giữa trục có khoảng cách xa, cho nhiều trục đồng thời trong trường hợp n < 500v/p. - Công suất truyền thông thường < 100 kW. - Tỉ số truyền < 6, hiệu suất 0,95..0,97. ☼ Bộ truyền bánh răng. - Nguyên lý: + Bộ truyền bánh răng thực hiện truyền chuyển động giữa hai trục với tỷ số truyền xác định nhờ vào sự ăn khớp của các răng trên bánh răng.
  • 41. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 36 + Có thể truyền chuyển động giữa các trục song song, cắt nhau, chéo nhau hay biến đổi chuyển động quay thành tịnh tiến. - Phân loại: + Theo sự phân bố giữa các trục: - Truyền động giữa các trục song song: bánh răng trụ. - Truyền động giữa các trục cắt nhau: bánh răng côn. - Truyền động giữa hai trục chéo nhau: bánh răng côn xoắn, trụ xoắn. + Theo sự phân bố giữa các răng trên bánh răng. - Bộ truyền ăn khớp ngoài. - Bộ truyền ăn khớp trong. Hình 3.4. Các dạng cặp bánh răng + Theo phương của răng so với đường sinh. - Răng thẳng. - Răng nghiêng. - Răng cong. - Răng chữ V. - Răng xoắn. + Theo biên dạng răng. - Truyền động bánh răng thân khai. - Truyền động bánh răng Xicloit. - Truyền động bánh răng Nôvicov.
  • 42. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 37 ) / ( 97 . 2 1000 . 60 . . 1 1 s m n D v    - Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng: Ưu điểm: - Kích thước nhỏ, khả năng tải lớn. - Tỉ số truyền không đổi do không có hiện tượng trượt trơn. - Hiệu suất cao (0.97-0.99). - Làm việc với vận tốc lớn, công suất cao. - Tuổi thọ cao. Nhược điểm: - Chế tạo phức tạp. - Đòi hỏi độ chính xác cao. - Ồn khi vận tốc lớn. Theo các thông số so sánh trên, ta nhận thấy bộ truyền thích hợp nhất là bộ truyền đai. Vì vậy chúng ta sẽ dùng bộ truyền đai thang để tính toán và thiết kế. 3.3.3. Thiết kế bộ truyền đai từ động cơ đến trục chính.  Chọn loại đai thang: Chọn loại đai và tiết diện đai. - Chọn loại đai thang thường vì v ≤ 10 m/s, hơn nữa đai thang thường được sử dụng phổ biến và công suất động cơ N = 1,5 kw nên chọn đai: A -Với thông số tiết diện A . a x h = 13 x 8 (mm) - Diện tích tiết diện F(mm²)= 81 (Bảng 5-11 sách TKCTM Nguyễn Trọng Hiệp)  Đường kính bánh đai nhỏ. -Được chọn theo (bảng 5.14(TKCTM) theo tiết diện đai  D1=80 (mm) - Kiểm nghiệm vận tốc đai: 1000 . 60 . . 1 1 n D v   Suy ra: V < V max =(30-35)m/s (công thức 4-7)
  • 43. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 38  Tính đường kính D2 của bánh đai lớn: u=ud=2 ;  =0,01÷0,02 hệ số trượt đai thang. -Chọn bánh đai tiêu chuẩn (Bảng 5.15 TKCTM) D2=360 (mm) -Tính lại tỉ số truyền: Ta có: n1th= = 473,33 (v/p) -% sai lệch: %=(n1th-n1) x 100/n1= 0.07 % -Sai lệch u nằm ngoài phạm vi (3÷5%) -Chọn lại: D1=80 ; D2=150 (mm)  Chọn sơ bộ khoảng cách trục A theo Bảng 5.16 TKCTM A=D2=360 (mm)  Tính chiều dài đai L theo khoảng cách trục A sơ bộ (Công thức 5.1 TKCTM ) -Qui tròn theo tiêu chuẩn (bảng 5.12 [TKCTM]): L=1600 (mm) -Kiểm nghiệm đai về tuổi thọ: Số vòng quay trong 1s: 10 86 , 1 1600 10 . 97 . 2 max 3      u L v u (đúng) -Vậy L=1600 thỏa mãn điều kiện  Tính chính xác lại khoảng cách trục A theo chiều dài đai đã lấy theo tiêu chuẩn: Theo công thức 5.2[TKCTM] (công thức 4-8) 5 . 4 80 360 1 2    D D u 5 . 4 1420  u (công thức 4-9) (công thức 4-10) (công thức 4-12) ) ( 353 ). 1 ( 1 2 1 2 mm D n n D     ) ( 1514 4 ) ( 2 ) (. . 2 2 1 2 2 1 mm A D D D D A L          8 ) ( 8 ) ( 2 ) ( 2 2 1 2 2 1 2 1 2 D D D D L D D L A           (công thức 4-11)
  • 44. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 39 ° 139 57 . 333 120 360 180 1      57 . 180 1 2 1 A D D     Khoảng cách A thoả mãn điều kiện 5.19 sách TKCTM ) ( 2 ) .( 55 , 0 1 2 1 2 D D A h D D      272 < 333 < 960 Đúng Khoảng cách nhỏ nhất cần thiết để mắc đai: Amin = A - 0,015L = 309 (mm) Khoảng cách lớn nhất để tạo lực căng: Amax = A + 0,03L = 381 (mm)  Góc ôm: Theo công thức 5.3 TKCTM 1  >120°(thỏa mãn)  Xác định số đai Z cần thiết: Chọn ứng suất căng ban đầu 2 0 / 2 , 1 mm N   Và theo trị số D1,tra bảng 5-17 [TKVTM], tìm được ứng suất có ích cho phép   2 0 / 66 , 1 mm N p   Các hệ số Ct – hệ số tải trọng (tra bảng 5.6) = 1 Cα – hệ số ảnh hưởng góc ôm (tra bảng 5.18) =0,91 Cv – hệ số ảnh hưởng của vận tốc (tra bảng 5.19) =1,04 Số đai tính theo công thức 5.22:   F C C C v Z v t p . . . 1000 0     = 0,95 Trong đó F – diện tích tiết diện đai (tra bảng 5.11) v – vận tốc đai Lấy số đai Z=1 (công thức 4-14) (công thức 4-13)   ) ( 333 8 ) ( 8 ) ( 2 ) ( 2 2 1 2 2 1 2 1 2 mm D D D D L D D L A           
  • 45. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 40  Định kích thước chủ yếu của bánh đai: Chiều rộng bánh đai( công thức (5.23) B=(Z-1)t +2S= 2.10=20 mm (t,S,h0 bảng 10-3) Đường kính ngoài cùng của bánh đai [công thức 5-11] Bánh dẫn: Dn1 =D1+2h0 =120+2.2,8=125.6 Bánh bị dẫn: Dn2 = D2 +2h0 =360+2.2,8=365.6  Tính lực căng ban đầu S0 [công thức 5-25] Lực tác dụng lên trục R [ Công thức 5-26] S0 = σ0.F = 1,2.81 = 97.2(N) R = 3.S0.Z.sin 1  /2 = 273.1 (N) 3.3.4. Thiết kế bộ truyền đai từ động cơ đến quạt.  Chọn loại đai thang: Chọn loại đai và tiết diện đai. - Chọn loại đai thang thường vì v ≤ 10 m/s, hơn nữa đai thang thường được sử dụng phổ biến và công suất động cơ N = 1.5kw nên chọn đai: -Với thông số tiết diện O. a x h = 13 x 8 (mm) .Bảng 5.11 –TKCTM - Diện tích tiết diện F(mm²)= 81 (Bảng 5-11 sách TKCTM Nguyễn Trọng Hiệp)  Đường kính bánh đai nhỏ. -Được chọn theo (bảng 5.14(TKCTM) theo tiết diện đai  D1=120 (mm) - Kiểm nghiệm vận tốc đai: ) / ( 2 . 6 1000 . 60 . . 2 1 s m n D v    V < V max =(30-35)m/s  Tính đường kính D2 của bánh đai lớn: ) ( 170 ). 1 ( 1 2 2 mm D n n D dc q      =0,01÷0,02 hệ số trượt đai thang. -Chọn bánh đai tiêu chuẩn (Bảng 5.15 TKCTM) D2=180 (mm) -Tính lại tỉ số truyền: (công thức 4-15) (công thức 4-16) (công thức 4-17) (công thức 4-18) 5 , 1 120 180 1 2    D D u q (công thức 4-19)
  • 46. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 41 Ta có: n1th=1420/1.8=946(v/p) % sai lệch: %=(n1th-n1)x100/n1= 3.9% -Sai lệch u nằm ngoài phạm vi (3÷5%) -Chọn lại: D1=80 ; D2=60 (mm)  Chọn sơ bộ khoảng cách trục A theo Bảng 5.16 TKCTM A=D2=180 (mm)  Tính chiều dài đai L theo khoảng cách trục A sơ bộ (Công thức 5.1 TKCTM ) ) ( 836 4 ) ( 2 ) (. . 2 2 1 2 2 1 mm A D D D D A L        -Qui tròn theo tiêu chuẩn (bảng 5.12 [TKCTM]): L=850 (mm) -Kiểm nghiệm đai về tuổi thọ: Số vòng quay trong 1s: 10 3 , 7 850 10 . 2 . 6 max 3      u L v u (đúng) -Vậy L=700 thỏa mãn điều kiện  Tính chính xác lại khoảng cách trục A theo chiều dài đai đã lấy theo tiêu chuẩn: Theo công thức 5.2[TKCTM]   ) ( 187 8 ) ( 8 ) ( 2 ) ( 2 2 1 2 2 1 2 1 2 mm D D D D L D D L A            Khoảng cách A thoả mãn điều kiện 5.19 ) ( 2 ) .( 55 , 0 1 2 1 2 D D A h D D      165 < 187 < 600 Đúng Khoảng cách nhỏ nhất cần thiết để mắc đai: Amin = A - 0,015L = 174.25 (mm) Khoảng cách lớn nhất để tạo lực căng: Amax = A + 0,03L = 212.5 (mm)  Góc ôm: Theo công thức 5.3 TKCTM (công thức 4-20) (công thức 4-21) (công thức 4-22)
  • 47. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 42 1° 16 57 . 187 120 180 180 57 . 180 1 2 1        A D D q  1  >120°(thỏa mãn)  Xác định số đai Z cần thiết . Chọn ứng suất căng ban đầu 2 0 / 2 , 1 mm N   Và theo trị số D1,tra bảng 5-17 [TKVTM], Tìm được ứng suất có ích cho phép   2 0 / 51 , 1 mm N p   Các hệ số : Ct (tra bảng 5.6) = 1.66 Cα (tra bảng 5.18) = 0,95 Cv (tra bảng 5.19) = 1,03 Số đai tính theo công thức 5.22:   F C C C v Z v t p . . . 1000 0     = 0,89 Lấy số đai Z=1  Định kích thước chủ yếu của bánh đai: Chiều rộng bánh đai B = (Z-1)t + 2S = 2.8 = 16mm Trong đó: t,S,h0 tra bảng 10-3 sách TKCTM – Nguyễn Trọng Hiệp) Đường kính ngoài cùng của bánh đai Bánh dẫn: Dn1 = D1+2h0 =120 + 2.2,8 = 125.6 Bánh bị dẫn: Dn2 = D2 +2h0 =180 + 2.2,8 = 185.6 3.3.5. Thiết kế bộ truyền đai từ trục động cơ đến quạt. Thiết kế tính toán tương tự ta chọn được đai có số hiệu A-440. 3.4. Tính toán trục chính: 3.4.1. Chọn vật liệu: Do máy chịu tải lớn nên ta chọn vật liệu phổ biến là thép C45 có σb = 600MPa, σch = 300 N/mm2; độ rắn HB 170÷220. 3.4.2. Tính sức bền trục: (công thức 4-24) (công thức 4-23)
  • 48. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 43 a. Tính sơ bộ trục. Ta có : 3 . d C n   (CT 7-2 sách TKCTM Ng Trọng Hiệp) Trong đó : d – đường kính trục, mm N – công suất truyền, Kw n – số vòng quay trong một phút của trục.(v/ph) C – hệ số tính toán (130 ÷ 110)- đối với thép 45. Chọn C = 130 (C 110-130) + Công suất : Ntc = 0.54 (Kw) -Tính sơ bộ trục chính: dtc ≥ 130√ 0.54 800 3 = 11.4 mm (CT 7-2 sách TKCTM) Chọn dtc = 15mm. bảng (7-4 sách TKCTM Nguyễn Trọng Hiệp) Tra bảng 14P (sách TKCTM Nguyễn Trọng Hiệp) ta chọn bề rộng ổ lăn cỡ trung là 13mm. b. Tính gần đúng: Xác định khoảng cách giữa các gối đỡ trục và điểm đặt lực: Ta chọn các khoảng cách như hình sau: Hình 3.5. Sơ đồ lực tác dụng lên trục chính Tính lực tác dụng lên trục: + Lực căng ban đầu: S0 = σ0.F = 1,2. (công thức 4-25) (công thức 4-26)
  • 49. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 44 dy x ay R q F R    1 2 2 ux uy u M M M   Với α0 ứng suất căng ban đầu : 1.2 N/mm2 ( tiêu chuẩn đai thang) F : diện tích 1 đai (mm) ( tra bảng 5-11). Ta có F =81 mm2 S0= 1,2.81= 97,2 (N) Lực tác dụng lên trục : F1 = 3S0.Z.sin α1 2 = 505 (N) Với F1 =505 N Tính phản lực ở các gối trục : q= 2.110 = 220 (N) ∑mAy = q.110.(55+10) - F1.5 + Rdy.120 = 0 120 65 . 5 . 1 q F Rby   ) ( 140 120 65 . 220 5 . 505 N    = 505 + 2 – 140 = 367 ( N). Vì không có lực dọc trục nên ta không tính Mx cho trục này . Tính momen uốn tại tiết diện nguy hiểm- tiết diện A : Xét tiết diện tại vị trí đặt bánh đai : Muy = F1.5 = 505.5= 2525 (N.mm) Mux= 140.110= 15400 (N.mm) (công thức 4-27) ) . ( 15605 15400 2525 2 2 mm N Mu    (công thức 4-28)
  • 50. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 45 mm N. 15605 0 . 75 , 0 15605 2 2    Ta có biểu đồ sau: Hình 3.6. Biểu đồ momen trục chính 5. Tính đường kính trục tại tiết diện này theo công thức :   mm M d tđ 3 . 1 , 0   2 2 . 75 , 0 x u tđ M M M     2 / 63 mm N   (Theo bảng 7-2 ,TKCTM) mm d 5 . 12 63 . 0 . 2 , 0 15605 3   Đường kính ngõng trục lắp ổ lấy d=15mm và đường kính của tiết diện lắp bánh đai lấy bằng 17 mm. Tra bảng 14P sách TKCTM chọn ổ lăn loại cở trung D=35mm và bề rộng 13mm c. Kiểm nghiệm trục theo hệ số an toàn: Xét tiết diện tại A Theo công thức (7-5) TKCTM (công thức 4-29)
  • 51. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 46 3 3 3 662 16 15 . 16 . mm d      o x W M . 2 2 max     n n n n n n    2 2 .     Vì trục quay nên ứng suất pháp (uốn) biến đổi theo chu kỳ đối xứng : σa=σmax=σmin= ; σm=0. Vậy : Bộ truyền làm việc 1 chiều nên ứng suất tiếp xoắn biến đổi theo chu kỳ mạch động . τa= τm= . Vậy: Giới hạn mỏi uốn và xoắn: b   . 45 , 0 1   = 0,45.600 = 270 N/mm2 b   . 25 , 0 1  =0,25.600=150 N/mm2 W Mu a   Mu = 15605 N.mm 2 / 1 , 47 331 15605 mm N W Mu a     o x m a W M . 2    Momen cản xoắn : Wo Ta có Mx =10903N.mm 2 / 22 . 8 662 . 2 10903 . 2 mm N W M o x m a      Chọn hệ số φσ và φτ theo vật liệu ,đối với thép Cacbon trung bình φσ =0,1 và φτ=0,05 (công thức 4-30) (công thức 4-32) W Mu (công thức 4-31) a k n       . . 0 1   m a k n           . . . 1    (công thức 4-33) (công thức 4-34) (công thức 4-35) (công thức 4-36) (công thức 4-37)
  • 52. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 47 3 , 2     K Hệ số tăng bền β=1 Chọn các hệ số Kσ, Kτ, εσ và ετ : Theo bảng 7-4 TKCTM ,lấy εσ =0,93 ;ετ =0,85 Theo bảng 7-9 TKCTM ,tập trung ứng suất do rãnh then: Kσ= 2; Kτ=2,1 Tỷ số : Tập trung ứng suất do lắp căng,với kiểu lắp ta chọn T3 áp suất sinh ra trên bề mặt ghép ≥30N/mm2.Tra bảng 7-10 ta có : ) 1 ( 6 , 0 1          k K 69 , 1 ) 1 15 , 2 ( 6 , 0 1        K Thay các trị số ta tìm được vào công thức tính nσ và nτ: 1 . 5 7 , 24 . 15 , 2 270    n 5 , 10 22 , 8 . 05 , 0 22 , 8 . 69 , 1 150     n 5 , 4 5 , 10 1 , 5 5 , 10 . 1 , 5 2 2    n Hệ số an toàn cho phép [n] > 1,5 .Vậy trục thỏa mãn điều kiện . 3.5. Tính toán trục quạt: Tính toán thiết kế trục quạt 1 3.5.1. Chọn vật liệu: Chọn vật liệu chế tạo trục là thép C45 có σb = 600MPa, σch = 300 N/mm2; độ rắn HB=170÷220. 3.5.2. Xác định sơ bộ đường kính trục: a. Tính sơ bộ trục. Ta có : 15 , 2 93 , 0 2      K . 13 , 3 67 , 0 1 , 2      K
  • 53. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 48 3 . d C n   (CT 7-2 sách TKCTM Ng Trọng Hiệp) Trong đó : d – đường kính trục, mm. N – công suất truyền, Kw. n – số vòng quay trong một phút của trục, v/ph. C – hệ số tính toán (130 ÷ 110). Chọn C = 130. + Công suất : Nq = 0.78 Kw Tính sơ bộ trục quay quạt gió dq≥ 130√ 0.78 986 3 = 12mm (CT 7-2 sách TKCTM Ng Trọng Hiệp) Chọn dq = 15mm. bảng (7-4 sách TKCTM) Tra bảng 14P sách TKCTM chọn bề rộng ổ lăn cỡ trung là 13mm. b. Tính gần đúng: 3.5.3 Xác định khoảng cách giữa các gối đỡ trục và điểm đặt lực: Ta chọn các khoảng cách như hình sau : Hình 3.7. Sơ đồ lực tác dụng lên trục quạt 1 Với: Fquat =288N qdqg = 25/340=0.074N/mm Tính phản lực ở các gối trục :
  • 54. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 49 By x đ Ay R R R R     ∑mCy = -Rx.190 + Rđ.30 - RBy.360 = 0 360 180 . 340 30 . dqg đ cy q R R   ) ( 5 . 11 360 25 . 180 30 . 288 N    = -288 - 11.5 +25 = 301.5( N). Vì không có ngoại lực dọc trục nên ta không tính Mx cho trục này . Tính momen uốn tại tiết diện nguy hiểm : Xét tiết diện tại vị trí đặt bánh đai : Muy = F2.30 = 288.30 = 8640 (N.mm) Mux = 10115 (N.mm) mm N M M M ux uy u . 13302 2 2    Ta có biểu đồ sau: Hình 3.8. Biểu đồ momen lực tác dụng lên trục quạt
  • 55. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 50 W Mu mm N. 8640 0 . 75 , 0 86402      2 / 67 mm N   b   . 45 , 0 1   b   . 25 , 0 1  Tính đường kính trục tại tiết diện này theo công thức :   mm M d tđ 3 . 1 , 0   2 2 . 75 , 0 x u tđ M M M   (Theo bảng 7-2 ,TKCTM) mm d 7 . 11 67 . 1 , 0 10837 3   Đường kính ngõng trục lắp ổ lấy d=15mm và đường kính của tiết diện lắp bánh đai lấy bằng 15mm. Tra bảng 14P sách TKCTM ta chọn ổ lăn loại cở trung D=37mm và bề rộng 12mm 3.5.4 Tính chính xác trục: Xét tiết diện tại A Theo công thức (7-5) TKCTM   n n n n n n    2 2 .     Vì trục quay nên ứng suất pháp (uốn) biến đổi theo chu kỳ đối xứng : σa=σmax=σmin= ; σm=0. Vậy : Bộ truyền làm việc 1 chiều nên ứng suất tiếp xoắn biến đổi theo chu kỳ mạch động τa= τm= . Vậy: Giới hạn mỏi uốn và xoắn: = 0,45.600 = 270 N/mm2 = 0,25.600=150 N/mm2 a k n       . . 0 1   o x W M . 2 2 max   m a k n           . . . 1   
  • 56. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 51 ; 15 , 2 93 , 0 2      K . 13 , 3 67 , 0 1 , 2      K 3 , 2     K 69 , 1 ) 1 15 , 2 ( 6 , 0 1        K W Mu a   Mu = 8640 N.mm 2 / 51 170 8640 mm N W Mu a     o x m a W M . 2     Momen cản xoắn : Wo Ta có: Mx =7555N.mm 2 / 1 . 11 340 . 2 7555 . 2 mm N W M o x m a       Chọn hệ số φσ và φτ theo vật liệu ,đối với thép Cacbon trung bình φσ =0,1 và φτ =0,05 Hệ số tăng bền β=1 Chọn các hệ số Kσ,Kτ,εσ và ετ : Theo bảng 7-4 TKCTM ,lấy εσ =0,93 ;ετ =0,85 Theo bảng 7-9 TKCTM ,tập trung ứng suất do rãnh then Kσ= 2; Kτ=2,1 Tỷ số : Tập trung ứng suất do lắp căng,với kiểu lắp ta chọn T3 áp suất sinh ra trên bề mặt ghép ≥30N/mm2.Tra bảng 7-10 ta có : Thay các trị số ta tìm được vào công thức tính nσ và nτ: 45 , 2 51 . 15 , 2 270    n 8 , 7 1 , 11 . 05 , 0 3 , 7 . 69 , 1 150     n 3 3 3 340 16 10 . 16 . mm d      ) 1 ( 6 , 0 1          k K
  • 57. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 52 33 , 2 8 , 7 45 , 2 8 , 7 . 45 , 2 2 2    n Hệ số an toàn cho phép [n] thường lấy bằng 1,5-2,5 .Vậy trục thỏa mãn điều kiện . 3.6. Bulong đai ốc sử dụng trong máy: Đai ốc, còn gọi là ê-cu (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp écrou /ekʁu/),[1] là một chi tiết liên kết cơ khí có lỗ đã được tạo ren. Đai ốc luôn được dùng cùng bu lông để kẹp chặt hai hoặc nhiều chi tiết với nhau. Hai bộ phận kết hợp với nhau bởi ma sát ren, sức căng vừa của bu lông, và sức nén của chi tiết. Trong môi trường rung động hoặc xoay tròn có thể sử dụng đai ốc chống xoay, dùng các chất dính, chốt an toàn hay các biện pháp khác để giữ chặt mối ghép. Đai ốc thông dụng nhất là đai ốc 6 cạnh với các góc nhọn đã được làm tròn. Các dạng đai ốc khác được dùng trong các trường hợp nhất định như đai ốc tai hồng (đai ốc cánh) được dùng khi điều chỉnh bằng ngón tay hay các đai ốc liên kết ở những nơi không có rãnh vặn đai ốc. Các loại đai ốc được thiết kế phù hợp với các loại bu lông tương ứng. Ví dụ như theo tiêu chuẩn ISO đai ốc 10 sẽ tạo mối liên kết bu lông với bu lông 10.9, tương tự theo tiêu chuẩn SAE đai ốc 5 sẽ phù hợp với bu lông 5.. Trong lắp ghép máy móc, sản phẩm cơ khí, thi công xây dựng, lắp ghép nội thất…sự xuất hiện của bu lông giúp kết nối các kết cấu lại với nhau tạo nên sự liên hoàn, liền mạch trong toàn bộ hệ thống. Do vậy, dù là loại vật tư phụ nhưng bu lông lại có vai trò cực kì quan trọng trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống. Dạng kí hiệu bu lông Bu lông được sản xuất với nhiều chủng loại, kích thước khác nhau sao cho phù hợp với sản phẩm chính. Bao gồm các loại bu lông như: M6x10, M8x25, M10x70…Bu lông nấm cổ vuông hoặc bu lông thường, các loại bu lông cấp bền.
  • 58. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 53 Hình 3.9. Bulong ren suốt cấp bền. Hình 3.10. Bulong ren lửng cấp bền ``
  • 59. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 54 Kí hiệu bu lông M8x80. Cấu tạo của bu lông gồm 2 phần: đầu bu lông và thân bu lông. Tuy theo mục đích sử dụng mà đầu bu lông được thiết kế thành nhiều dạng khác nhau như dạng chỏm cầu, nón trụ, lăng trụ 6 mặt hay lăng trụ 4 mặt. Thân bu lông có dạng hình trụ để tạo ren. Hình 3.11. Các kích thước của thanh bu lông Căn cứ vào đường kính ngoài của ren hay còn gọi là Φ để phân chia ra các loại kích thước của bu lông. Ký hiệu này tương đương với “M”. Vậy bu lông M8 tức là bu lông có đường kính ngoài của ren là 8mm. Vì bu lông có nhiều độ dài khác nhau như 10mm, 20mm, 80mm, 200mm nên khi kí hiệu về sản phẩm bu lông, người ta thường kết hợp giữa đường kính ngoài của ren và chiều dài của bu lông-L ( L- Là khoảng cách di chuyển của trục ren khi nó quay được 1 vòng 360 ◦ ). Vây 80 chính là kí hiệu chiều dài của bu long là 80mm. Tương tự với những kích thước khác như: M10x40, M14x150…
  • 60. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 55 CHƯƠNG 4: CHẾ TẠO MÔ HÌNH 4.1. Bản vẽ mô hình máy Hình 4.1: Hình chiếu trục đo, mô hình toàn máy 3D Nguyên lý hoạt động toàn máy: Từ trục động cơ truyền động đến trục chính (trục răng lược) quay với tốc độ cao. Quả đậu xanh cho vào phễu và được đánh bung ra trong lồng có răng lược. Cả vỏ và hạt rơi xuống lồng sắt và hạt được lọt xuống qua lỗ nhỏ của lồng sắt, những vỏ đậu lớn được thổi bay nhờ quạt gió cũng được truyền động trực tiếp từ trục chính. Từ trục răng lược, ta giảm tốc 2 lần qua 2 bộ truyền đai đến trục lệch tâm làm hoạt động sàn lắc. Đậu tiếp tục rơi xuống sàn lắc và 1 lần nữa được lọc qua tấm tôn đục lỗ của sàn lắc và hạt rơi xuống còn vỏ bị mắc lại phía trên và đẩy ra ngoài nhờ nhịp độ của sàn lắc.
  • 61. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 56 Hình 4.2. Hình chiếu bằng toàn máy. Hình 4.3. Hình chiếu đứng toàn máy.
  • 62. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 57 Hình 4.4. Hình chiếu cạnh toàn máy. 4.2. Quy trình lắp đặt : Sau khi đã gia công các chi tiết xong,ta tiến hành lắp ráp các chi tiết đó lại với nhau thành máy.Các bước lắp đặt được tiến hành lần lượt như sau: Đầu tiên ta lắp các chi tiết thành cụm chi tiết :  Lắp khung : Hình 4.5 Khung máy
  • 63. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 58 Khung máy đươc làm bằng thép V chiều dày thép 2mm và chiều rộng là 25mm. Các thanh thép V được nối với nhau bằng các mối hàn chặc nên không thể tháo rời được. Sử dụng các mối hàn vì nếu dùng mối ghép bu lông phai khoan nhiều lỗ làm giảm sức bền kết cấu máy hơn nửa trong quay trình vận hành các bu lông sẽ dễ bị lỏng.  Lắp đặt cụm chi tiết máy trục chính: Là bộ phần guồng quay bao gồm 2 phần là dao va đập và lồng sóc Hình 4.6 Dao đập Dao va đập được chế tạo băng thép với 4 thép tấm 7,5x35x2mm được gắng lên trục chính bằng các mối hàn. Trục chính có d=15 dài 1000mm.  Lắp đặt sàn lắc: Hình 4.7. Sàn lắc. Sàn lắc bao gồm tấp thép đục lỗ 500x400 để sàn lọc vỏ và hạt. Sàn lắc lắp với bánh lệch tâm
  • 64. D U T - L R C C Thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ đậu xanh SVTH: Lại Thanh Tùng – Nguyễn Ngọc Bàng GVHD: TS. Tào Quang Bảng Trang 59 CHƯƠNG 5: BẢO DƯỠNG, VẬN HÀNH MÁY VÀ CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG 5.1. Vận hành máy: Việc vận hành máy cần đảm bảo được các điều kiện an toàn cao về điện và khu vực hoạt động. Trước khi mở máy cần phải làm công tác kiểm tra lại mỡ bôi trơn trong các ổ bi, trục có dễ quay hay không, trạng thái và độ căng của đai Mở máy: việc mở máy phải tiến hành khi không tải. Sau khi máy hoạt động ổn định mới tiến hành cấp liệu. Ngừng máy theo trình tự sau: Ngừng cung cấp liệu. Cho máy hoạt động đến khi không còn đậu ở guồng tách đậu . Cắt động cơ điện. 5.2. Bảo dưỡng máy: Sau khi làm việc một thời gian các chi tiết máy bị mòn, máy làm việc giảm chất lượng, giảm năng suất và có thể gây hư hỏng phải bảo dưỡng, sửa chữa. Để duy trì hoạt động ổn định liên tục của máy và nâng cao tuổi thọ máy cần có kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ. Tất cả những biện pháp tổ chức và kỹ thuật nhằm ngăn ngừa hư hỏng và sửa chữa máy được gọi là hệ thống sửa chữa dự phòng theo kế hoạch. Nội dung: Bảo dưỡng hằng ngày: Trước lúc làm việc người điều khiển máy cần kiểm tra lại toàn bộ máy, sau khi làm việc cần phải vệ sinh, nhất là các lưỡi dao. Kiểm tra hằng ngày: Nhằm phát hiện, khắc phục những hư hỏng xảy ra trong quá trình làm việc như kiểm tra động cơ, lò xo… Lau chùi ,vệ sinh tránh bụi bẩn bám trên máy hay các vật thể gây ngăn cản bộ truyền. Kiểm tra kết cấu định kỳ: Xác định trạng thái và khả năng làm việc của máy.Kiểm tra độ rơ và độ mòn của các chi tiết máy. Tra mỡ cho ổ bi giúp máy hoạt động êm hơn.