SlideShare a Scribd company logo
1 of 111
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
HÀ THỊ THU THỦY
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ĐIỀU TRỊ VÀ HIỆU QUẢ
HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN SINH – TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CẦN THƠ, 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
HÀ THỊ THU THỦY
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ĐIỀU TRỊ VÀ HIỆU QUẢ
HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN SINH – TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược Lý – Dược Lâm Sàng
Mã số: 8720205
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TSKH. Bùi Tùng Hiệp
CẦN THƠ, 2021
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này, với đề tựa là “Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu
quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An
Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh”, do học viên Hà Thị Thu Thủy thực hiện
theo sự hướng dẫn của GS.TSKH. Bùi Tùng Hiệp. Luận văn đã được báo
cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày tháng năm 2021
Ủy viên
(Ký tên)
---------
Phản biện 1
(Ký tên)
---------
Người hướng dẫn khoa học
(Ký tên)
GS.TSKH. Bùi Tùng Hiệp
Ủy viên - Thư ký
(Ký tên)
----------
Phản biện 2
(Ký tên)
----------
Chủ tịch Hội đồng
(Ký tên)
----------
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám Hiệu, Bộ môn Dược lâm
sàng, Phòng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc,
Khoa Khám Bệnh và Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa An Sinh – TP.Hồ
Chí Minh đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi được học tập và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TSKH. Bùi Tùng Hiệp, Giảng
viên Cao cấp, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã trực tiếp hướng
dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu
trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cô
giáo Bộ môn Dược lâm sàng, Trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các
vướng mắc của tôi trong quá trình làm luận văn.
Tôi xin cảm ơn, bạn bè đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên,
chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2021
Học viên
Hà Thị Thu Thủy
ii
TÓM TẮT
Nhằm mục tiêu khảo sát thực trạng quan điểm điều trị rối loạn lipid máu
tại Bệnh viện đa khoa An Sinh – TP.Hồ Chí Minh và đánh giá hiệu quả hướng
dẫn các khuyến cáo mới trong điều trị rối loạn lipid máu tại Bệnh viện đa khoa
An Sinh – TP.Hồ Chí Minh năm 2019, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu
tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – TP.Hồ Chí Minh”.
Đối tượng bác sĩ tham gia nghiên cứu là 17 bác sĩ (bao gồm 7 bác sĩ khoa
Nội tổng hợp và 10 bác sĩ khoa Khám bệnh) và thu thập thông tin bằng bảng câu
hỏi khảo sát. Đối tượng là bệnh nhân được tiến hành bằng phương pháp mô tả
cắt ngang, lấy toàn bộ mẫu trong thời gian nghiên cứu với tổng số bệnh nhân là
330 (165 bệnh nhân đợt 1 và 165 bệnh nhân đợt 2). Kết quả đạt được: Đa số bác
sĩ tham gia khảo sát đều có tuổi đời trên 40 tuổi; 100% các bác sĩ tham gia
nghiên cứu đều có trình độ chuyên môn từ BSCKI trở lên và chiếm phần lớn là
các BSCKII (70,59%) và có kinh nghiệm lâu năm, bác sĩ có thời gian hành nghề
trên 10 năm đạt 58,82%. Các bác sĩ chẩn đoán và điều trị RLLM chủ yếu theo
hướng dẫn của ATP4 (70,59%). Hầu hết các bác sĩ đều cho rằng mức LDL-C tối
ưu nằm trong giới hạn nhỏ hơn 2,6 mmol/L (100 mg/dL). Đối với bệnh nhân có
nguy cơ tim mạch rất cao với điểm Score > 10%, đa số các bác sĩ đặt ra mục tiêu
mức LDL-C nhỏ hơn 1,8 mmol/L (70 mg/dL). Tất cả các bác sĩ đều đồng thuận
về mức Triglyceride (TG) cần sử dụng thuốc là 200 mg/dL đối với các trường
hợp phòng ngừa viêm tụy cấp do tăng TG hoặc đối với bệnh nhân có nguy cơ
cao. Thuốc statin cường độ trung bình được sử dụng chủ yếu, phần lớn các bác
sĩ cho rằng đáp ứng của bệnh nhân đối với statin giảm là kém khi mức LDL-C
giảm dưới 20%, trong khi lại đáp ứng tốt với liều statin trung bình khi mức
LDL-C giảm trong khoảng từ 30-50%, có 82,35% bác sĩ cho rằng phối hợp
Ezetimibe với statin trong quá trình điều trị sẽ giúp giảm thêm được 10-15%
nồng độ LDL-C. Nhóm fibrat được ưu tiên chọn lựa khi bệnh nhân có nồng độ
TG > 500 mg/dL. Đối với các trường hợp men gan tăng cao quá 3 lần thì cần
iii
dừng statin và đánh giá lại chức năng gan. Và trong quá trình điều trị bằng
statin, triệu chứng đau cơ khớp là một trong những tác dụng phụ điển hình nhất
mà các bác sĩ đề cập đối với bệnh nhân
Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ở đợt 1 là 55,5 ± 15,8 và
đợt 2 là 51,2 ± 23,4 tuổi. Trong đó ở cả hai đợt nghiên cứu, nhóm tuổi từ 40 – 65
tuổi chiếm tỷ lệ chủ yếu (70,30% và 72,12%). Có 187 bệnh nhân có thể trạng
(BMI) đạt mức trung bình (56,67%), 93 bệnh nhân có thể trạng thừa cân
(28,18%). Bệnh nhân có bệnh lý đi kèm chiếm 99,09%, phần lớn bệnh nhân
nghiên cứu có từ 1-3 bệnh lí đi kèm, tăng huyết áp, đái tháo đường và nhồi máu
cơ tim lần lượt là 3 bệnh đi kèm chiếm tỷ lệ cao nhất. Phác đồ chủ yếu được sử
dụng để điều trị RLLM là Statin đơn độc (92,42%). Tất cả bệnh nhân đều được
chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán rối loạn lipid máu (RLLM) phù hợp
với các hướng dẫn hiện nay. Tỷ lệ bệnh nhân được đánh giá nguy cơ tim mạch
qua 2 giai đoạn lần lượt là 0% và 12,12%. Tỷ lệ bênh nhân được chỉ định thuốc
hợp lý lần lượt là 87,88% và 96,97%. Tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định liều dùng
hợp lý lần lượt là 43,03% và 27,27%. Các bệnh nhân bên cạnh việc dùng thuốc
còn được tư vấn về chế độ ăn uống, luyện tập, hạn chế các thói quen xấu để giúp
góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.
Từ khóa: Rối loạn lipid máu, Thực trạng điều trị.
iv
SUMMARY
Intending to survey the current status of lipid disorder treatment
perspective at An Sinh General Hospital – Ho Chi Minh City and evaluate the
effectiveness of guiding new recommendations in the treatment of dyslipidemia
at An Sinh General Hospital - Ho Chi Minh City in 2019, we conducted the
project "Survey of treatment status and effectiveness of treatment guidelines for
dyslipidemia at An Sinh General Hospital - Ho Chi Minh City."
The target doctors participating in the study were 17 doctors (including 7
doctors of General Internal Medicine and 10 doctors of Examination
Department) and collected information by survey questionnaires. Subjects are
patients conducted by the descriptive cross-section method, taking all samples
during the study period with 330 patients (165 patients phase 1 and 165 patients
phase 2). Results achieved: Most of the doctors participating in the survey are
over 40 years old; 100% of the doctors participating in the study have
qualifications from BSCKI or higher and account for the majority of BSCKII
(70.59%) and have long-term experience; doctors with a practice time of more
than 10 years achieved 58.82%. Doctors diagnose and treat RLLM mainly under
the guidance of ATP4 (70.59%). Most doctors believe that the optimal LDL-C
level is within the lower limit of 2.6 mmol / L (100 mg / dL). For patients at
very high cardiovascular risk with a Score of > 10%, most physicians set an
LDL-C level of less than 1.8 mmol / L (70 mg / dL). All physicians agree on a
triglyceride (TG) level of 200 mg / dL required for acute pancreatitis due to TG
increase or high-risk patients. Moderate-intensity statin is used primarily; most
physicians believe that patient response to a decreased statin is poor when LDL-
C levels drop below 20% while responding well to medium statin dose. When
LDL-C level decreases in the range of 30-50%, 82.35% of doctors believe that
combining Ezetimibe with statin during treatment will reduce 10% to 15% more
LDL-C levels. The fiber group is preferred when the patient has a TG
concentration> 500 mg / dL. In liver enzyme elevation cases more than 3 times,
v
the statin should be stopped and liver function reassessed. And during statin
therapy, myalgia is one of the most typical side effects that doctors mention
about patients.
The group of patients studied in phase 1 was 55.5 ± 15.8, and phase 2 was
51.2 ± 23.4 years. In both studies, the age group from 40 to 65 years old
accounts for most (70.30% and 72.12%). There were 187 patients with average
body condition (BMI) (56.67%); 93 patients were overweight (28.18%). Patients
with comorbidities accounted for 99.09%; most studied patients had 1-3
comorbidities, hypertension, diabetes, and myocardial infarction, respectively 3
accompanying diseases accounting for billions of the highest rate. The main
regimen used to treat RLLM is Statin alone (92.42%). All patients were ordered
to conduct laboratory tests to diagnose dyslipidemia (RLLM) following current
guidelines. The proportion of patients assessed as the cardiovascular risk
through 2 stages, respectively 0% and 12.12%. The rates of patients receiving
appropriate drugs were 87.88% and 96.97%, respectively. The proportion of
patients assigned a reasonable dose was 43.03% and 27.27%, respectively. In
addition to using drugs, patients are also advised on diet, exercise, and
restriction of bad habits to help improve treatment efficiency.
Keywords: Lipid disorder, Treatment status.
vi
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận văn
Hà Thị Thu Thủy
vii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................... i
TÓM TẮT ............................................................................................................ii
SUMMARY......................................................................................................... iv
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... vi
MỤC LỤC..........................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG........................................................................................... xi
DANH MỤC HÌNH..........................................................................................xiii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................. xiv
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 3
1.1. KHÁI NIỆM VỀ LIPID VÀ CHUYỂN HÓA LIPID............................ 3
1.1.1. Đại cương về lipid................................................................................ 3
1.1.2. Các thành phần lipid máu và lipoprotein.............................................. 3
1.1.3. Chuyển hóa lipoprotein......................................................................... 5
1.2. HỘI CHỨNG RỐI LOẠN LIPID MÁU................................................. 8
1.2.1. Định nghĩa rối loạn lipid máu............................................................... 8
1.2.2. Phân loại rối loạn lipid máu.................................................................. 9
1.2.3. Nguy cơ/Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu.................................... 11
1.3. PHÂN TẦNG NGUY CƠ TIM MẠCH ................................................ 12
1.3.1. Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch do xơ vữa ................................... 12
1.3.2. Hệ thống ước tính nguy cơ tim mạch ................................................. 13
1.3.3. Phân tầng nguy cơ tim mạch............................................................... 14
1.4. ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID ............................................................... 16
1.4.1. Nguyên tắc điều trị.............................................................................. 16
1.4.2. Thay đổi lối sống ................................................................................ 17
1.4.3. Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu .................................................. 17
1.5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN
LIPID MÁU.................................................................................................... 25
1.7. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN SINH – TPHCM ... 29
viii
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 31
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................ 31
2.1.1. Đối tượng khảo sát về thực trạng quan điểm điều trị rối loạn lipid máu
tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh - TP.Hồ Chí Minh..................................... 31
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu hoạt động hướng dẫn các khuyến cáo về điều trị
rối loạn lipid máu.......................................................................................... 31
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu tại Bệnh
viện Đa khoa An Sinh - TP.Hồ Chí Minh .................................................... 32
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 33
2.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ...................................... 34
2.3.1. Thời gian nghiên cứu.......................................................................... 34
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu........................................................................... 34
2.4. CÁC CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU................................................................ 34
2.4.1. Khảo sát về quan điểm điều trị của bác sĩ .......................................... 34
2.4.2. Khảo sát đặc điểm của bệnh nhân....................................................... 35
2.5. XỬ LÝ VÀ TRÌNH BÀY SỐ LIỆU ...................................................... 36
2.5.1. Xử lý số liệu........................................................................................ 36
2.5.2. Trình bày số liệu ................................................................................. 36
2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU..................................................................... 36
2.7. NỘI DUNG TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID
MÁU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN SINH - TPHCM......................... 36
2.7.1. Hướng dẫn của Hội Tim mạch học Việt Nam 2015........................... 36
2.7.2. Hướng dẫn về điều trị rối loạn lipid máu của Hội tim mạch Châu Âu
(ESC) năm 2019 và của Hội tim mạch/trường môn tim mạch Hoa Kỳ
(ACC/AHA) năm 2018................................................................................. 40
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 46
3.1. THỰC TRẠNG VỀ QUAN ĐIỂM ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID
MÁU CỦA CÁC BÁC SĨ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN
SINH - TPHCM.............................................................................................. 46
3.1.1. Một số đặc điểm về các bác sĩ tham gia nghiên cứu .......................... 46
ix
3.1.2. Quan điểm của các bác sĩ về hướng dẫn điều trị và phân tầng nguy cơ
bệnh tim mạch............................................................................................... 47
3.1.3. Quan điểm về mục tiêu điều trị và thuốc sử dụng.............................. 49
3.2. TỔ CHỨC THÔNG TIN, HƯỚNG DẪN CÁC KHUYẾN CÁO VỀ
ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU CỦA ACC/AHA 2018, HỘI TIM
MẠCH HỌC VIỆT NAM 2015, ESC/EAS 2019, AACE/ACE 2018......... 55
3.2.1. Cách thức tổ chức thông tin................................................................ 55
3.2.2. Phổ biến tài liệu .................................................................................. 55
3.2.3. Địa điểm, thời gian, thành phần tham dự buổi thông tin.................... 55
3.2.4. Nội dung thông tin .............................................................................. 56
3.2.5. Kết quả buổi thông tin......................................................................... 56
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU TẠI
KHOA NỘI TỔNG HỢP VÀ KHOA KHÁM BỆNH CỦA BỆNH VIỆN
ĐA KHOA AN SINH - TPHCM................................................................... 57
3.3.1. Một số đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu....................................... 57
3.3.2. Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị rối loạn lipid máu.. 60
3.3.3. Đánh giá tính hợp lý trong chiến lược điều trị rối loạn lipid máu ở các
bệnh nhân tham gia nghiên cứu .................................................................... 61
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................ 64
4.1. BÀN LUẬN VỀ THỰC TRẠNG VỀ QUAN ĐIỂM ĐIỀU TRỊ RỐI
LOẠN LIPID MÁU CỦA CÁC BÁC SĨ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA AN SINH - TPHCM.......................................................................... 64
4.1.1. Một số thông tin về bác sĩ tham gia khảo sát...................................... 64
4.1.2. Quan điểm về hướng dẫn điều trị và phân tầng nguy cơ tim mạch.... 64
4.1.3. Quan điểm về mục tiêu điều trị và thuốc sử dụng.............................. 64
4.2. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU TẠI
KHOA NỘI TỔNG HỢP – KHOA KHÁM BỆNH TRƯỚC VÀ SAU KHI
TỔ CHỨC THÔNG TIN............................................................................... 66
4.2.1. Một số đặc điểm chung về bệnh nhân nghiên cứu.............................. 66
x
4.3. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ
RLLM.............................................................................................................. 69
4.3.1. Phác đồ điều trị RLLM trong mẫu nghiên cứu................................... 69
4.3.2. Phân tích tính hợp lý trong chiến lược điều trị................................... 70
4.3.3. Tính hợp lý trong tư vấn cho bệnh nhân............................................. 73
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 75
KIẾN NGHỊ....................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 78
xi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại RLLM theo Fredrickson/WHO [1], [27]............................ 10
Bảng 1.2. Phân loại RLLM theo De Gennes, tương ứng với các type RLLM của
Fredrickson [1], [27] ........................................................................................... 10
Bảng 1.3. Phân loại RLLM theo EAS (Hiệp hội vữa xơ động mạch Châu Âu)
[23] ...................................................................................................................... 10
Bảng 1.4. Đánh giá các mức độ RLLM theo NCEP ATP III [54]...................... 11
Bảng 1.5. Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch do xơ vữa ................................... 12
Bảng 1.6. Phân tầng nguy cơ tim mạch theo HTMVN 2015.............................. 14
Bảng 1.7. Phân tầng nguy cơ tim mạch theo AACE/ACE 2018 ........................ 15
Bảng 1.8. Một số nghiên cứu về tình hình điều trị rối loạn lipid máu................ 25
Bảng 2.1. Khuyến cáo về mục tiêu điều trị đối với LDL-C................................ 36
Bảng 2.2. Khuyến cáo về mức mục tiêu điều trị đối với non-HDL-C................ 38
Bảng 2.3. Khuyến cáo điều trị tăng LDL-C bằng thuốc ..................................... 38
Bảng 2.4. Liều dùng statin .................................................................................. 39
Bảng 2.5. Chỉ định điều trị TG............................................................................ 39
Bảng 2.6. Xét nghiệm lipid máu (ACC/AHA 2018)........................................... 40
Bảng 2.7. Khuyến cáo điều trị hạ lipid máu ở bệnh nhân nguy cơ rất cao có
CMVC (ESC 2019)............................................................................................. 40
Bảng 2.8. Khuyến cáo theo dõi đáp ứng điều trị giảm lipid máu (ACC/AHA
2018).................................................................................................................... 41
Bảng 2.9. So sánh phân loại nguy cơ giữa ACC/AHA 2018 và ESC 2019........ 42
Bảng 2.10. Bằng chứng về hiệu quả của điều trị hạ LDL-C < 1,4 mmol/L (55
mg/dL) – ESC 2019............................................................................................. 44
Bảng 3.1. Đặc điểm về độ tuổi và giới tính của bác sĩ tham gia khảo sát .......... 46
Bảng 3.2. Đặc điểm về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm hành nghề của bác
sĩ tham gia khảo sát ............................................................................................. 47
Bảng 3.3. Quan điểm về hướng dẫn điều trị rối loạn lipid máu.......................... 47
Bảng 3.4. Quan điểm về hướng dẫn phân tầng nguy cơ bệnh tim mạch ............ 48
xii
Bảng 3.5. Các xét nghiệm được chỉ định............................................................ 49
Bảng 3.6. Xác định mục tiêu điều trị đối với LDL-C ......................................... 50
Bảng 3.7. Quan điểm về chỉ định điều trị đối với Triglycerid............................ 51
Bảng 3.8. Quan điểm về thuốc và sử dụng theo mức LDL-C............................. 51
Bảng 3.9. Quan điểm về mức độ đáp ứng với Statin .......................................... 53
Bảng 3.10. Quan điểm về phối hợp thuốc điều trị giảm LDL-C ........................ 53
Bảng 3.11. Quan điềm về điều trị và dùng thuốc theo mức TG ......................... 54
Bảng 3.12. Quan điểm về tương tác thuốc, tư vấn và xử trí khi có ADR........... 54
Bảng 3.13. Đặc điểm về tuồi của bệnh nhân RLLM tham gia nghiên cứu......... 57
Bảng 3.14. Đặc điểm về giới tính của bệnh nhân RLLM tham gia nghiên cứu ... 58
Bảng 3.15. Phân loại thể trạng (BMI) áp dụng cho người châu Á ..................... 58
Bảng 3.16. Số lượng bệnh đi kèm của bệnh nhân RLLM nghiên cứu................ 59
Bảng 3.17. Tỷ lệ các bệnh đi kèm của bệnh nhân RLLM nghiên cứu................ 59
Bảng 3.18. Các dạng phác đồ điều trị RLLM..................................................... 60
Bảng 3.19. Các thuốc sử dụng trong điều trị RLLM .......................................... 60
Bảng 3.20. Tính hợp lý trong chỉ định xét nghiệm các chi số ............................ 61
Bảng 3.21. Đánh giá phân tầng nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân .................... 61
Bảng 3.22. Đánh giá chiến lược can thiệp dựa vào nguy cơ tim mạch và nồng độ
LDL-C ................................................................................................................. 62
Bảng 3.23. Đánh giá tính hợp lý trong khuyến cáo liều dùng thuốc Statin điều trị
RLLM cho bệnh nhân ......................................................................................... 62
Bảng 3.24. Đánh giá về tương tác thuốc trong điều trị RLLM........................... 62
Bảng 3.25. Đánh giá về tính hợp lý trong tư vấn cho bệnh nhân ....................... 63
xiii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ phân loại các lipoprotein [56]..................................................... 4
Hình 1.2: Chuyển hoá lipoprotein nội và ngoại sinh [63]..................................... 6
Hình 1.3: Chuyển hoá HDL và vận chuyển cholesterol [31] .............................. 8
xiv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viêt tăt Tên tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
AACE/ACE American Association of Clinical
Endocrinologists and American College
of Endocrinology
Hiệp hội Nội tiết Hoa kỳ
ACC/AHA American Heart Association/ American
College of Cardiology
Hiệp hội Tim mạch Hoa
kỳ
ACAT Acyl-CoA Cholesterol acyl Transferase
BTM Bệnh tim mạch
BTMXV Bệnh tim mạch xơ vữa
BS Bác sĩ
BSCKI Bác sĩ chuyên khoa I
BSCKII Bác sĩ chuyên khoa II
CE Cholesterol Ester Cholesterol ester hóa
CM Chylomycron Lipoprotein lớn nhất chủ
yếu vận chuyển mỡ từ
niêm mạc ruột đến gan
ĐTĐ Đái tháo đường
ESC/EAS European Society of Cardiology
and the European Atherosclerosis
Society
Hội tim Châu Âu và Hội
xơ vữa động mạch Châu
Âu
FC Free Cholesterol Cholesterol tự do
HATT Huyết áp tâm thu
HDL High-density-lipoprotein Lipoprotein có tỷ trọng
cao
HDL-C High-density-lipoprotein Cholesterol Cholesterol Lipoprotein
tỷ trọng cao
HTMVN Hội Tim mạch Việt Nam
HSBA Hồ sơ bệnh án
IDL Intermediate-density-lipoprotein Lipoprotein có tỷ trọng
trung gian
LCAT Lecithin Cholesterol Acyltransferase Enzym ester hóa
cholesterol
xv
LDL Low-density-lipoprotein Lipoprotein có tỷ trọng
thấp
LDL-C Low-density-lipoprotein Cholesterol Cholesterol Lipoprotein
tỷ trọng thấp
LP Lipoprotein
Lp(a) Lipoprotein(a)
MĐCC Mức độ chứng cứ
MĐKC Mức độ khuyến cáo
MLCT Mức lọc cầu thận
NMCT Nhồi máu cơ tim
PL Phospholipid
PCSK9 Proprotein convertase subtilisin / kexin
type 9
RLLM Rối loạn lipid máu
TC Total Cholesterol Cholesterol toàn phần
TG Triglycerid
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
VLDL Very low density lipoprotein Lipoprotein có tỷ trọng
rất thấp
XVĐM Xơ vữa động mạch
YTNC Yếu tố nguy cơ
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn lipid máu là nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh lý tim mạch nguy
hiểm như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,... Chẩn đoán rối loạn lipid máu
đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, hiệu
quả, tránh nguy cơ xảy ra những biến chứng khó lường.
Trong những thập kỷ gần đây, bệnh tim mạch đã và đang là vấn đề sức
khỏe được quan tâm hàng đầu trên thế giới với tỷ lệ tử vong cao. Theo ước tính
của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 17 triệu người bị tử vong do
bệnh tim mạch. Hầu hết các bệnh lý tim mạch hiện nay là do xơ vữa động mạch.
Do vậy, các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch được bàn đến ngày càng nhiều
thường liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của xơ vữa động mạch,
trong đó hội chứng rối loạn lipid máu là một trong các yếu tố nguy cơ quan
trọng nhất đối với sự hình thành và phát triển của xơ vữa động mạch [37], [38],
[49], [62].
Theo một nghiên cứu được tiến hành ở Mỹ năm 2009, có trên 100 triệu
người trưởng thành > 20 tuổi có tổng mức cholesterol > 200 mg/dL; gần 31 triệu
người có mức > 240 mg/dL [34]. Ở các nước Châu Á, tỷ lệ bệnh nhân tăng
cholesterol máu đang được điều trị bằng thuốc hạ lipid máu ở các nước châu Á
chưa đạt mục tiêu LDL-C được khuyến cáo vẫn còn tương đối cao [59]. Tỷ lệ tử
vong có thể sẽ còn tăng đối với những người mắc rối loạn lipid máu kèm theo
nhiều yếu tố nguy cơ như: đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh thận, người cao
tuổi,… đặc biệt nguy cơ tim mạch nền tảng của bệnh nhân càng cao thì tỷ lệ đạt
mục tiêu LDL - cholesterol càng thấp... Một nghiên cứu cho thấy, sự tồn tại
đồng thời của hai yếu tố nguy cơ là rối loạn lipid máu và tăng huyết áp có nhiều
tác động xấu đến nội mô mạch máu, dẫn đến chứng xơ vữa động mạch tăng
[19], đặc biệt ở những bệnh nhân có tăng huyết áp và rối loạn lipid máu khả
năng mắc nhồi máu cơ tim tăng gấp 3-4 lần, đột quỵ tăng gấp 2 - 3 lần so với
những bệnh nhân chỉ có một bệnh riêng lẻ [58].
Rối loạn lipid máu ít có triệu chứng bên ngoài nên người bệnh mất cảnh
giác, không điều trị và dự phòng dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Nhiều
2
nghiên cứu lớn đã chứng minh rằng giải quyết được rối loạn lipid máu sẽ hạn
chế được các biến cố [21]. Việc điều trị có hiệu quả hội chứng rối loạn lipid máu
sớm sẽ hạn chế được sự phát triển của bệnh xơ vữa động mạch và ngăn chặn
được biến chứng của nó. Để giảm lipid máu thì việc thay đổi chế độ ăn, tăng
cường hoạt động thể lực là những biện pháp rất quan trọng cùng với việc sử
dụng các thuốc có tác dụng hạ lipid máu. Y học hiện đại đã tìm ra nhiều loại
thuốc có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu: nhóm Fibrate (Bezafibrate,
Fenofibrate, Gemfibrozil...), nhóm Statin (Fluvastatin, Lovastatin, Pravastatin,
Atorvastatin...) [23], [69].
Bệnh viện Đa khoa An Sinh – TP. Hồ Chí Minh hàng năm khám và điều
trị hàng ngàn bệnh nhân rối loạn lipid máu, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào
điều tra về thực trạng điều trị cũng như hiệu quả của việc áp dụng các hướng dẫn
điều trị rối loạn lipid máu trong nước và trên thế giới. Vì vậy, tôi tiến hành đề
tài: “Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn
Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh - TP.Hồ Chí Minh” với mục tiêu
đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh -
TP. Hồ Chí Minh và hoạt động về thông tin các khuyến cáo mới trong điều trị
rối loạn lipid máu cho các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh - TP. Hồ Chí
Minh, từ đó nhằm góp phần cải thiện hiệu quả trong điều trị rối loạn lipid máu
và hạn chế các biến chứng tim mạch khác.
Đề tài được tiến hành với những mục tiêu sau:
1. Khảo sát thực trạng điều trị rối loạn lipid máu tại khoa Bệnh viện Đa
khoa An Sinh - TP. Hồ Chí Minh năm 2019.
2. Đánh giá hoạt động và hiệu quả hướng dẫn các khuyến cáo mới
trong điều trị rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – TP. Hồ Chí
Minh năm 2019.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI NIỆM VỀ LIPID VÀ CHUYỂN HÓA LIPID
1.1.1. Đại cương về lipid
Lipid là những phân tử kỵ nước khó tan trong nước. Lipid được tìm thấy
trong màng tế bào, duy trì tính nguyên vẹn của tế bào và cho phép tế bào chất
chia thành ngăn tạo nên những cơ quan riêng biệt.
Lipid là tiền thân của một số hormon và acid mật, là chất truyền tín hiệu
ngoại bào và nội bào. Các lipoprotein vận chuyển các phức hợp lipid và cung
cấp cho tế bào khắp cơ thể.
Lipid là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, tham gia cung cấp
25%-30% năng lượng cơ thể. 1g lipid cung cấp đến 9,1 kcal. Lipid là nguồn
năng lượng dự trữ lớn nhất trong cơ thể, dạng dự trữ là mỡ trung tính triglycerid
tại mô mỡ. Bình thường khối lượng mỡ thay đổi theo tuổi, giới tính và chủng
tộc.
Nhu cầu về lượng lipid chưa được chính xác, vào khoảng 1g/kg thể trọng 1
ngày, nên dùng lượng lipid với 2/3 dầu thực vật (acid béo không bão hòa) và 1/3
mỡ động vật (acid béo bão hòa) với lượng cholesterol dưới 300 mg/ngày.
1.1.2. Các thành phần lipid máu và lipoprotein
Các lipid chính có mặt trong máu là các acid béo tự do, triglycerid (TG),
cholesterol toàn phần (TC) gồm cholesterol tự do (FC) và cholesterol este (CE),
phospholipids (PL).Vì không tan trong nước nên lipid trong huyết tương không lưu
hành dưới dạng tự do mà được gắn với protein đặc hiệu (apoprotein viết tắt là apo)
tạo thành các tiểu phân lipoprotein (LP) vận chuyển trong máu và hệ bạch huyết
[3].
* Cấu trúc và thành phần lipoprotein:
Lipoprotein (LP) là những phần tử hình cầu, bao gồm phần nhân chứa
đựng những phân tử không phân cực là TG và CE, xung quanh bao bọc bởi lớp
các phân tử phân cực: PL, FC và các protein được gọi là các apolipoprotein
4
(apo). Các apo có vai trò quan trọng trong cấu trúc và chuyển hóa của
lipoprotein.
* Phân loại lipoprotein:
Bằng phương pháp điện di và siêu ly tâm người ta phân ra các loại LP
chính theo tỷ trọng tăng dần là:
- Chylomycron (CM): là LP lớn nhất, tỷ trọng 0,95, được tạo thành
duy nhất bởi tế bào niêm mạc ruột, thành phần chủ yếu là TG thức ăn, apo chính
là C, B-48, E và AI, AII. Chức năng chủ yếu là vận chuyển TG và cholesterol
ngoại sinh về gan [45].
- Very low density lipoprotein (VLDL): là LP có tỷ trọng rất thấp 0,96 –
1,006 được tạo thành chủ yếu ở gan, chứa nhiều TG (65%). Apo gồm B-100, C
và E. Chức năng là vận chuyển TG nội sinh (được tổng hợp từ tế bào gan) vào
hệ tuần hoàn [45].
Hình 1.1: Sơ đồ phân loại các lipoprotein [56]
(Nguồn: Harrison’s principles of Internal Medicine, sixteenth edition)
- Intermediate-density-lipoprotein (IDL): là LP có tỷ trọng trung gian,
là sản phẩm thoái hóa của VLDL trong máu, gọi là VLDL tàn dư (remnant) [45].
- Low-density-lipoprotein (LDL): là LP có tỷ trọng thấp 1,020 - 1,063,
là sản phẩm thoái hóa của VLDL trong máu, chứa nhiều cholesterol (50% CE và
10% TG). Phân tử LDL gồm có lõi chứa CE và lớp vỏ chứa apo-B100 còn các
5
apolipoprotein khác chỉ có vết, ở người phần lớn VLDL chuyển thành LDL và
apo-B100. Chức năng chính là vận chuyển cholesterol được tổng hợp ở gan đến
các mô ngoại vi. LDL được gắn với các receptor đặc hiệu ở màng tế bào để vào
trong tế bào [45].
- High-density-lipoprotein (HDL): là LP có tỷ trọng cao 1,064 – 1,210,
được tổng hợp ở gan và một phần ở ruột, một phần do chuyển hóa của VLDL
trong máu. Thành phần của HDL gồm nhiều protein (55%), TG (5%),
cholesterol (20%) và apo chính là A, C, E. Chức năng chính của HDL là vận
chuyển cholesterol dư thừa từ các mô ngoại vi trở về gan để tạo các acid mật và
đào thải theo đường mật. HDL là loại LP bảo vệ chống XVĐM [45].
- Lp(a) [Lipoprotein(a)]: được tổng hợp ở gan với số lượng ít, có cấu
trúc tương tự như LDL nhưng có thêm 1 protein gắn vào apo B-100 gọi là apo
(a). Nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy Lp(a) có thể là yếu tố nguy cơ độc lập
của động mạch vành [45].
1.1.3. Chuyển hóa lipoprotein
LP được chuyển hóa theo hai con đường ngoại sinh và nội sinh với sự
tham gia của các en yme và protein vận chuyển.
* Chuyển hoá ngoại sinh:
TG, TC, PL từ lipid thức ăn được hấp thu qua niêm mạc ruột non tạo
thành CM. CM theo các bạch mạch đến ống ngực, đổ vào hệ tuần hoàn rồi tới
mô mỡ và cơ. Tại các mô, TG được tách ra nhờ en ym LPL thành glycerol và
acid béo, các acid béo được dự trữ hoặc được các mô sử dụng làm nguồn cung
cấp năng lượng. Quá trình này xảy ra liên tục làm cho CM bị mất TG, ApoC (trả
về cho HDL) và tạo thành CM tàn dư giàu cholesterol. CM tàn dư được gắn bắt
ở tế bào gan nhờ các thụ thể đặc hiệu với apo B – 48 và apo E có trong thành
phần CM tàn dư. Đời sống của CM rất ngắn, chỉ vài phút. Ở gan, cholesterol
được chuyển thành acid mật và đào thải theo đường mật xuống ruột non, một
phần cholesterol và TG tham gia tạo VLDL. VLDL này rời gan vào hệ tuần
hoàn để bắt đầu con đường vận chuyển hay chuyển hoá lipid nội sinh (còn gọi là
chuyển hoá lipid ở mạch máu) [3].
6
Hình 1.2: Chuyển hoá lipoprotein nội và ngoại sinh [63]
LPL: lipoprotein lipase; FFA: free fatty acids; VLDL: very low density
lipoproteins; IDL: intermediate-density lipoproteins; LDL: low-density
lipoproteins; LDLR: low-density lipoprotein receptor. (Nguồn: Harisson -2005).
* Chuyển hoá nội sinh: Con đường này liên quan đến lipid chủ yếu có
nguồn gốc từ gan. VLDL giàu TG chứa apoprotein là apo B-100, apo E và apo
C được tạo thành ở gan (90%) và một phần ở ruột (10%) vào máu đến các mô
ngoại vi, tại đây TG bị tách ra do tác dụng của en ym LPL, đồng thời apo C
cũng được chuyển để tạo thành HDL. VLDL chỉ còn lại apo B100 và apo E và
kích thước bị giảm dần. Một en ym khác cũng tác động đến cholesterol của
VLDL là en ym LCAT từ gan vào huyết tương, en ym này xúc tác sự vận
chuyển acid béo từ lecithin để este hoá phân tử cholesterol tạo thành CE. Như
vậy, VLDL sau khi giải phóng TG, nhận thêm CE và mất đi apo C, chuyển
thành IDL - tiền chất của LDL. Ở điều kiện bình thường LCAT tạo ra 75%-90%
CE trong huyết tương, phần CE còn lại của huyết tương do gan hoặc ruột sản
7
xuất bởi en ym ACAT (acyl-CoA cholesterol acyl transferase) của nội bào. Do
vậy, sự thiếu hụt LCAT gây nên các rối loạn chuyển hóa LP [3], [50].
* Chuyển hoá của HDL và LDL
+ Lipoprotein tỷ trọng trung gian (IDL) trở lại gan, gắn vào các thụ thể
đặc hiệu ở màng tế bào và chịu tác dụng của lipase gan.
+ Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) là chất vận chuyển chính cholesterol
trong máu, chủ yếu dưới dạng CE. LDL gắn với các thụ thể LDL nhận biết ApoB-
100 trên màng tế bào gan (70%) và các màng tế bào khác của cơ thể (30%). Các
LDL được chuyển vào trong tế bào và chịu sự thoái hóa trong lysosom, giải phóng
FC.
Đại thực bào tạo ra từ các monocyte trong máu có thể bắt giữ LDL qua
thụ thể thu dọn. Quá trình này xảy ra ở các nồng độ LDL bình thường nhưng
được tăng cường khi nồng độ LDL tăng cao và bị biến đổi (LDL bị oxy hóa
hoặc glycosyl hóa). Sự bắt giữ LDL bởi đại thực bào ở thành động mạch là yếu
tố quan trọng trong bệnh sinh của XVĐM. Khi đại thực bào quá tải CE, chúng
chuyển thành các tế bào bọt (foam cell) - một thành phần của mảng vữa xơ [30],
[50].
+ Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) được tổng hợp tại gan hoặc từ sự
thoái hóa của VLDL và CM trong máu. FC được este hóa thành CE bởi LCAT
có trong HDL mới sinh, làm tăng tỷ trọng của HDL. HDL đóng vai trò loại trừ
cholesterol thừa, vì vậy nó được gọi là “cholesterol tốt” và là cơ chế chống
XVĐM quan trọng nhất [11], [50].
Ở người bình thường, quá trình tổng hợp và thoái hoá lipid di n ra cân
bằng nhau và phụ thuộc vào nhu cầu cơ thể, vì thế duy trì được sự ổn định về
nồng độ lipid và LP trong máu. Khi có sự bất thường, các kiểu rối loạn chuyển
hoá lipid sẽ xảy ra.
8
Hình 1.3: Chuyển hoá HDL và vận chuyển cholesterol [31]
LCAT: lecithin-cholesterol acyltransferase; CETP: cholesteryl ester
transfer
protein; VLDL: LDLR : low-density lipoprotein receptor; TG:
triglycerides.
1.2. HỘI CHỨNG RỐI LOẠN LIPID MÁU
1.2.1. Định nghĩa rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu (RLLM) là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều
thông số lipid bị rối loạn (tăng cholesterol hoặc tăng triglicerid hoặc tăng LDL-
C hoặc giảm HDL- C ) . R L L M thường được phát hiện cùng lúc với mội số
bệnh lý tim mạch - nội tiết - chuyển hóa, đồng thời cũng là yếu tố nguy cơ của
bệnh lý này. Nguyên nhân của RLLM có thể do nguyên phát như di truyền hoặc
thứ phát do lối sống không hợp lý. Điều trị RLLM bằng thay đổi lối sống (tăng
cường vận động thể lực, thay đổi chế độ ăn: hạn chế bia rượu, mỡ động vật...)
hoặc dùng thuốc giảm lipid máu, góp phần vào điều trị bệnh nguyên của nhiều
bệnh tim mạch (BTM), nội tiết, chuyển hóa [4].
Rối loạn lipid máu (RLLM) khi có một hoặc nhiều các rối loạn sau đây
[79]:
9
- Tăng cholesterol huyết tương (TC):
+ Bình thường: cholesterol trong máu 5,2 mmol/L ( 200 mg/dL)
+ Tăng giới hạn: TC máu từ 5,2- 6,2 mmol/L (200 – 239mg/dL)
+ Tăng cholesterol trong máu khi >6,2 mmol/L (>240 mg/dL)
- Tăng Triglycerid (TG) trong máu:
Bình thường: TG máu 2,26 mmol/L ( 200 mg/dL)
Tăng giới hạn: TG từ 2,26 – 4,5 mmol/L (200 – 400 mg/dL).
Tăng TG: TG từ 4,5 – 11,3 mmol/L (400 – 1000 mg/dL)
Rất tăng: TG >11,3 mmol/L (>1000 mg/dL)
- Giảm HDL-C: HDL-C là một lipoprotein (LP) có tính bảo vệ thành
mạch. Nếu giảm HDL-C là có nguy cơ cao với xơ vữa động mạch (XVĐM):
Bình thường HDL-C trong máu >0,9 mmol/L;
+ Khi HDL-C máu <0,9 mmol/L (<35 mg/dL) là giảm.
- Tăng LDL-C
Bình thường: LDL-C trong máu <3,4 mmol/L (<130mg/dL);
Tăng giới hạn: 3,4 – 4,1 mmol/L (130 – 159 mg/dL);
Tăng nhiều khi: >4,1 mmol/L (>160 mg/dL).
- RLLM hỗn hợp: TC >6,2 mmol/L và TG khoảng 2,26- 4,5 mmol/L.
1.2.2. Phân loại rối loạn lipid máu
Có nhiều cách phân loại RLLM. Phân loại của Fredrickson có tính chất
mô tả tình trạng RLLM, tương đối khó áp dụng trong thực hành lâm sàng. Phân
loại của De Gennes và phân loại của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (EAS) đơn
giản hơn và d áp dụng trên lâm sàng hơn (tăng TC đơn thuần, tăng triglycerid
đơn thuần, tăng cả cholesterol và triglycerid).
10
Bảng 1.1. Phân loại RLLM theo Fredrickson/WHO [1], [27]
Typ Tăng lipoprotein Tăng lipid
I Chylomicron TC ↔↑ TG ↑↑↑
IIa LDL TC ↑↑ TG ↔
IIb LDL, VLDL TC ↑↑ TG ↑
III IDL TC ↑↑ TG ↑↑
IV VLDL TC ↑ TG ↑↑
V Chylomicron và VLDL TC ↑↑ TG ↑↑↑
Ch thích ↔ bình thường ↑ tăng
Bảng 1.2. Phân loại RLLM theo De Gennes, tương ứng với các type RLLM của
Fredrickson [1], [27]
Nhóm Typ Lipoprotein Lipid
Tăng cholesterol huyết
thanh đơn thuần
IIa LDL TC/TG >2,5
Tăng TG huyết thanh
đơn thuần
I
Chylomicron và VLDL TG/TC >2,5
IV
V
Tăng lipid máu h n
h p
IIb LDL, VLDL TC/TG <2,5
III IDL TG/TC <2,5
Bảng 1.3. Phân loại RLLM theo EAS (Hiệp hội vữa xơ động mạch Châu Âu)
[23]
Týp Cholesterol mmol/l Triglycerid mmol/l
A 5,2 ≤ TC ≤6,5 TG ≤ 2,2
B 6,5 ≤ TC ≤ 7,8 TG ≤ 2,2
C TC ≤ 5,2 2,2 ≤ TG ≤ 5,5
D 5,2 ≤ TC ≤ 7,8 2,2 ≤ TG ≤ 5,5
E TC ≥ 7,8 TG ≥ 5,5
11
Bảng 1.4. Đánh giá các mức độ RLLM theo NCEP ATP III [54]
Chỉ số
Nồng độ
Đánh giá m c độ rối loạn
mg/dL mmol/L
TC
<200 <5,17 Bình thường
200-239 5,17 – 6,18 Giới hạn cao
≥ 240 ≥ 6,20 Cao
LDL-cholesterol
<100 <2,58 Tối ưu
100-129 2,58 – 3,33 Gần tối ưu/ Trên tối ưu
130-159 3,36 - 4,11 Giới hạn cao
160-189 4,13 – 4,88 Cao
≥ 190 ≥ 4,91 Rất cao
TG
<150 <1,70 Bình thường
150-199 1,70 – 2,25 Giới hạn cao
200-499 2,26 – 5,64 Cao
≥ 500 ≥ 5,65 Rất cao
HDL-cholesterol
<40 <1,03 Thấp
≥ 60 ≥ 1,55 Cao
1.2.3. Nguy cơ/Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu
Nguyên nhân gây RLLM có thể là nguyên phát (các bệnh về gen) hoặc
thứ phát (lối sống, bệnh lý). Các nguyên nhân thứ phát có thể góp phần làm
RLLM nguyên phát biểu hiện ra hoặc nặng nề hơn [48].
* Nguyên nhân nguyên phát
Gây ra do một hoặc nhiều gen đột biến làm tổng hợp quá mức hoặc
thanh thải ít TG hay cholesterol, hoặc tổng hợp không đủ hay đào thải quá mức
HDL. Những rối loạn nguyên phát là nguyên nhân hàng đầu gây RLLM ở trẻ
em nhưng không phải là nguyên nhân thường gặp ở người trưởng thành [48].
* Nguyên nhân thứ phát
Những nguyên nhân thứ phát đóng vai trò thúc đẩy làm xuất hiện hoặc
làm nặng hơn tình trạng rối loạn lipid máu ở người trưởng thành. Nguyên nhân
12
thứ phát thường gặp nhất là lối sống tĩnh tại, ăn nhiều thức ăn giàu chất béo
bão hòa, cholesterol và mỡ động vật. Những nguyên nhân thứ phát khác gồm
đái tháo đường, uống nhiều rượu bia, bệnh thận mạn tính, suy giáp trạng, xơ
gan mật nguyên phát, dùng các thuốc như thia id, chẹn β giao cảm, estrogen,
progestin và glucocorticoid [43].
1.3. PHÂN TẦNG NGUY CƠ TIM MẠCH
1.3.1. Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch do xơ vữa
Bảng 1.5. Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch do xơ vữa
Nguy cơ chính Nguy cơ cộng thêm Nguy cơ khác
Cao tuổi Béo phì, béo bụng ↑ Lipoprotein (a)
↑ Cholesterol TP Tiền sử gia đình có RLLM ↑ đông máu
↑ Non-HDL-C ↑ LDL-C ↑ chỉ số viêm
(hsCRP; Lp-
PLA2)
↑ LDL-C ↑ Apo B
HDL-C thấp ↑ LDL ↑ Homocystein
Đái tháo đường Tăng triglicerid sau ăn Apo E4 isoform
Tăng huyết áp Hội chứng đa nang buồng
trứng (PCOS)
↑ Uric acid
Bệnh thận mạn giai đoạn 3-4 ↑ TG
Hút thuốc Rối loạn bộ 3 chỉ số lipid
máu
Tiền sử gia đình mắc
BTMXV
- Bệnh nhân ĐTĐ týp 2
- Bệnh nhân ĐTĐ týp 1 mắc bệnh hơn 15 năm hoặc nhiều albumin niệu,
bệnh thận mạn tính giai đoạn 3-4, bắt đầu điều trị chuyên sâu > 5 năm sau chẩn
đoán, kiểm soát kém HbAlC hoặc kháng insulin.
- Rối loạn lipid máu ở trẻ em và thanh thiếu niên nên được chẩn đoán và
quản lý càng sớm càng tốt để giảm mức LDL-C và giảm nguy cơ các bệnh tim
mạch ở tuổi trưởng thành.
- Khi nồng độ HDL-C > 60 mg/dL, được trừ 1 yếu tố nguy cơ.
13
- Cần đánh giá triglycerid (TG) để quyết định điều trị. [38]
1.3.2. Hệ thống ước tính nguy cơ tim mạch [68]
Các hướng dẫn hiện hành về phòng ngừa bệnh tim mạch trong thực hành
lâm sàng gần đây đều khuyến cáo đánh giá tổng nguy cơ tim mạch ở hầu hết
mọi người. Có nhiều thang điểm để đánh giá nguy cơ tim mạch, hầu hết những
hướng dẫn điều trị rối loạn lipid máu đều đánh giá nguy cơ dựa trên thang điểm
Framingham hoặc SCORE (Systematic Coronary Risk Estimation) [15],[18].
Thang điểm Pool Cohort cũng được áp dụng trong hướng dẫn về kiểm soát
cholesterol máu của Hội Tim mạch học Hoa Kỳ (ACC/AHA 2013) [24]. Tại
Việt Nam, trong khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị RLLM 2015, thang điểm
SCORE được áp dụng để ước tính nguy cơ bệnh tim mạch trong 10 năm. Hệ
thống này dùng những biến đơn giản d thu thập (giới tính, tuổi, huyết áp tâm
thu, cholesterol toàn phần và hút thuốc), đơn giản và d áp dụng. Thang điểm có
2 biểu đồ riêng cho nhóm các nước nguy cơ cao (chủ yếu các nước Tây Âu) và
nhóm các nước có nguy cơ thấp (chủ yếu các nước Đông Âu). Việt Nam có tỷ lệ
tử vong tim mạch thấp nên chúng ta có thể dùng biểu đồ SCORE dành cho các
nước có nguy cơ thấp (theo số liệu thống kê từ năm 2009 - 2013 của Bộ Y Tế
Việt Nam, trong số 10 bệnh gây chết cao nhất toàn quốc không có nhồi máu cơ
tim và chiếm tần suất thấp 0,78/100.000, chảy máu não với tần suất
0,82/100.000 và suy tim với tần suất 51/100.000) [5], [60], [78].
Ngoài ra còn một số thang đo đánh giá nguy cơ tim mạch khác: [38]
- MESA 10-year ASCVD Risk: đánh giá trên những bệnh nhân vôi hóa
động mạch vành.
- Reynolds Risk Score: thang đo bao gồm chỉ số CRP-hs, dự đoán nguy
cơ đau tim, bệnh mạch vành và các vấn đề tim mạch khác ở người không bị đái
tháo đường.
- United Kingdom Prospective Diabetes Study (UKPDS) risk engine:
dành cho các bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
14
1.3.3. Phân tầng nguy cơ tim mạch
Bảng 1.6. Phân tầng nguy cơ tim mạch theo HTMVN 2015
Nhóm nguy cơ Định nghĩa
Nguy cơ rất cao
Bao gồm các đối tượng có bất kì một hoặc những
yếu tố nguy cơ sau:
BTM đã được chẩn đoán xác định bằng các
thăm dò xâm lấn hoặc không xâm lấn (như chụp mạch
vành, xạ hình tưới máu cơ tim, siêu âm tim gắng sức,
mảng xơ vữa động mạch cảnh trên siêu âm), tiền sử
NMCT, hội chứng mạch vành cấp, can thiệp mạch
vành qua da, phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành và các
thủ thuật can thiệp động mạch khác, đột quỵ do thiếu
máu cục bộ, bệnh động mạch ngoại biên.
Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 hoặc ĐTĐ týp 1 có tổn
thương cơ quan đích (Ví dụ: Albumin niệu vi thể).
Bệnh nhân CKD mức độ trung bình-nặng
(MLCT <60 ml/phút/1,73 m2).
Điểm SCORE ≥ 10%.
Nguy cơ cao
Bao gồm các đối tượng có bất kì một hoặc những
yếu tố nguy cơ sau:
Có yếu tố nguy cơ đơn độc cao rõ rệt như rối
loạn Lipid máu có tính gia đình hay tăng huyết áp
nặng.
Điểm SCORE ≥ 5% và 10%.
Nguy cơ trung bình
Các đối tượng được xem là có nguy cơ trung
bình khi điểm SCORE : ≥1% và 5%.
Nguy cơ thấp
Các đối tượng được xem là có nguy cơ thấp khi
điểm SCORE 1%
15
Bảng 1.7. Phân tầng nguy cơ tim mạch theo AACE/ACE 2018
Nhóm
nguy cơ
Định nghĩa
Cực cao
- BTMXV tiến triển (bao gồm cả đau thắt ngực không ổn định) ở
bệnh nhân sau khi đã đạt mức LDL-C < 70 mg/dL.
- Có bệnh tim mạch trên lâm sàng ở bệnh nhân ĐTĐ, bệnh thận
mạn giai đoạn 3/4, hoặc tăng cholesterol gia đình dị hợp tử.
- Tiền sử mắc BTMXV sớm (Nam 55 tuổi, Nữ 65 tuổi).
Rất cao
- Đã từng hoặc đang nhập viện vì hội chứng mạch vành cấp, bệnh
mạch cảnh, bệnh mạch máu ngoại biên, nguy cơ 10 năm > 20%
(tính theo Framingham).
- ĐTĐ hoặc bệnh thận mạn giai đoạn 3/4, kèm > 1 yếu tố nguy cơ
- Tăng cholesterol gia đình dị hợp tử.
Cao
- >= 2 YTNC và nguy cơ 10 năm 10%-20%.
- ĐTĐ, bệnh thận mạn giai đoạn 3/4 không kèm YTNC nào khác.
Trung bình - 2 YTNC và nguy cơ 10 năm 10%.
Thấp
- Không có yếu tố nguy cơ.
16
1.4. ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID
1.4.1. Nguyên tắc điều trị [79].
- Điều trị rối loạn lipid máu là để giảm các biến cố tim mạch do XVĐM.
- Phải luôn loại trừ những nguyên nhân tăng lipid máu thứ phát: hội chứng
thận hư, suy giáp, uống quá nhiều rượu, thai nghén, lạm dụng corticosteroid,
chứng biếng ăn, thuốc ức chế mi n dịch.
- Việc thay đổi lối sống là vấn đề cơ bản và cốt lõi trong điều trị: chế độ
ăn uống đúng, chế độ tập luyện thể dục. Thời gian đánh giá hiệu quả các biện
pháp thay đổi lối sống thường từ 2 - 3 tháng.
- Chỉ định thuốc khi cần thiết. Đích điều trị dựa trên xét nghiệm và nguy
cơ của bệnh nhân (BN):
+ LDL-C được khuyến cáo là đích điều trị thứ nhất. Cholesterol toàn phần
là đích điều trị nếu không có các xét nghiệm khác.
+ TG nên được đánh giá để điều trị khi bệnh nhân RLLM có tăng TG.
+ Non-HDL-C hoặc ApoB là đích điều trị thứ hai ở bệnh nhân RLLM thể
hỗn hợp, đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa.
+ HDL-C không được khuyến cáo là đích điều trị. Xác định mục tiêu điều
trị nhằm vào LDL-C, sau đó có thể tính toán nhằm vào non-HDL-C.
- Đích điều trị cụ thể:
+ Nhóm nguy cơ rất cao: LDL-C nên đạt được dưới 1,8 mmol/L hoặc
giảm đi ít nhất một nửa trị số ban đầu.
+ Nhóm nguy cơ cao: LDL-C đạt mức 2,5 mmol/L.
+ Nhóm nguy cơ vừa và thấp: LDL-C đạt mức 3,0 mmol/L.
- Statin là lựa chọn đầu tiên. Các thuốc non-statin có thể được dùng phối
hợp với statin khi một mình statin với liều tối ưu không đạt được mục tiêu điều
trị, hoặc dùng thay thế khi bệnh nhân không dung nạp statin. Hội tim mạch Hoa
Kỳ (AHA) khuyên nên dùng statin cường độ cao (Atorvastatin 40 – 80mg,
Rosuvastatin 20 – 40mg) ở bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp.
- Khống chế tốt các yếu tố nguy cơ tim mạch khác (nếu có): tăng huyết
áp, đái tháo đường, hút thuốc lá…
17
1.4.2. Thay đổi lối sống
- Thay đổi chế độ ăn là một phần rất quan trọng trong quản lý bệnh nhân
rối loạn lipid máu. Việc thực hiện cần phải có sự hướng dẫn của các bác sĩ và
chuyên gia dinh dưỡng [48]. NCEP đưa ra một số khuyến cáo trong thay đổi chế
độ ăn là: tổng lượng chất béo nên hạn chế ở mức 25% – 35%, lượng chất béo
bão hòa chiếm dưới 7% tổng lượng calo cần cung cấp hàng ngày và lượng
cholesterol trong khẩu phần ăn nên dưới 200 mg/ngày [54].
- Chế độ tập luyện đều đặn đóng vai trò quan trọng trong việc khống chế
tốt lipid máu. Tập luyện giúp “đốt” bớt mỡ dư thừa trong cơ thể, giảm cân hiệu
quả, tăng khả năng đề kháng của cơ thể và còn gián tiếp thông qua việc điều
chỉnh được các nguy cơ khác đi kèm như ổn định huyết áp, giảm nguy cơ đái
tháo đường và tăng hoạt tính insulin [72].
- Bỏ những thói quen có hại: không hút thuốc lá vì thuốc lá không chỉ ảnh
hưởng đến quá trình hình thành xơ vữa động mạch mà còn ảnh hưởng đến rối
loạn lipid máu hoặc thông qua các nguy cơ khác như tăng huyết áp, đái tháo
đường…[40], không nên uống rượu quá nhiều, giảm cân nặng, duy trì chỉ số
khối cơ thể (BMI) ở mức lí tưởng (BMI từ 19 – 23) và vòng bụng không quá
90cm ở nam giới và 85cm ở nữ giới, tránh lối sống tĩnh tại, tránh căng th ng
thần kinh, lo âu quá mức.
1.4.3. Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu
Dựa vào cơ chế tác dụng trên lipoprotein, thuốc điều trị rối loạn lipid máu
được chia thành 2 nhóm chính [76], [79]:
- Nhóm làm giảm hấp thu và tăng thải trừ lipid:
+ Chất tạo phức với acid mật (Cholestyramin, Colestipol có tính hấp thụ
mạnh tạo phức với acid mật, làm giảm quá trình nhũ hóa của lipid ở ruột, làm
giảm hấp thu và tăng thải lipid qua phân)
+ Chất ức chế hấp thu cholesterol: Ezetimibe.
- Nhóm làm giảm tổng hợp lipid:
+ Acid nicotinic (niacin)
+ Dẫn xuất acid fibric (nhóm fibrat)
18
+ Chất ức chế 3-hydroxy-3-methylglutaryl–coenzyme A (HMG-CoA)
reductase (nhóm statin).
1.4.3.1. Statin
* Cơ chế tác động:
Ức chế en ym Hydroxymethylglutaryl CoA Reductase - en ym tổng hợp
cholesterol toàn phần, làm giảm cholesterol toàn phần nội sinh, kích thích tăng
tổng hợp thụ thể LDL-C, tăng thu giữ LDL-C tại gan. Kết quả làm giảm LDL-C,
VLDL, cholesterol toàn phần, triglycerid và tăng HDL-C. Ngoài ra nhóm statin
còn làm giảm quá trình viêm của nội mạc mạch máu, giúp thoái triển mảng xơ
vữa, tăng tổng hợp nitric oxide của tế bào nội mạc.
* Tác dụng không mong muốn: có thể gặp tăng men gan, tăng men cơ khi
dùng liều cao hoặc ở cơ địa người già hoặc đang dùng nhiều loại thuốc đồng
thời như kháng sinh nhóm macrolid. Thận trọng đối với người bệnh mắc các
bệnh lý gan [72].
* Chỉ định điều trị: tăng LDL-C, tăng cholesterol toàn phần.
* Sử dụng và tương tác thuốc: đỉnh hoạt động của HMG-CoA reductase
di n ra vào lúc nửa đêm, do đó hiệu lực làm giảm lipid tốt hơn một chút khi
thuốc được dùng vào buổi tối. Thời gian bán thải của Atorvastatin và
Rosuvastatin kéo dài, nên việc làm giảm lipid máu của những thuốc này không
phụ thuộc vào thời gian dùng thuốc. Do tác dụng lên lipid máu đạt tối đa sau 2-4
tuần, xét nghiệm lipid máu nên được tiến hành sau khi sử dụng liệu pháp statin
4-6 tuần; nếu lượng LDL cholesterol máu vẫn cao, liều nên được điều chỉnh và
xét nghiệm lipid máu cần được lặp lại sau 4-6 tuần [13]. Một số tương tác thuốc
quan trọng với statin có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Tất cả các statin
hiện có, ngoại trừ Pravastatin, Rosuvastatin và Pitavastatin, đều chuyển hóa qua
gan thông qua hệ thống CYP. Các isoen ym này chủ yếu được biểu hiện ở gan
và ruột. CYP3A là isoen ym phổ biến nhất, nhưng các isoen ym khác như
CYP2C8, CYP2C9, CYP2C19 và CYP2D6 thường tham gia vào quá trình
chuyển hóa của statin. Do đó các thuốc chuyển hóa qua các CYP này có thể ảnh
19
hưởng đến sự chuyển hóa statin. Ngược lại, liệu pháp statin có thể ảnh hưởng
đến sự dị hóa của các loại thuốc khác được chuyển hóa bởi cùng một hệ en ym.
Sự kết hợp của statin với fibrat có thể làm tăng nguy cơ bệnh cơ. Nguy cơ
này là cao nhất đối với Gemfibrozil, nên tránh kết hợp Gemfibrozil với statin.
Nguy cơ bệnh cơ khi kết hợp statin với các fibrat khác như Fenofibrate,
Bezafibrate hoặc Ciprofibrate thấp hơn [26], [67].
* Hiệu quả trong các nghiên cứu lâm sàng: statin là một trong những loại
thuốc được nghiên cứu nhiều nhất trong phòng ngừa bệnh tim mạch. Một số thử
nghiệm quy mô lớn đã chứng minh rằng statin làm giảm đáng kể bệnh suất và tỷ
lệ tử vong của BTM trong cả phòng ngừa tiên phát và thứ phát, ở cả mọi giới
tính và lứa tuổi. Statin cũng đã được chứng minh là làm chậm sự tiến triển của
xơ vữa mạch vành. Một số phân tích gộp đã nghiên cứu tác dụng của statin trong
phòng ngừa tiên phát [34], [52], [65]. Nghiên cứu lớn nhất trong số này đã được
công bố trên Cochrane năm 2013. Phân tích bao gồm 19 nghiên cứu khác nhau
với các statin và với các tiêu chuẩn khác nhau. Trong phân tích này, tỷ lệ tử
vong do tất cả các nguyên nhân giảm 14%, biến cố tim mạch giảm 27%, biến cố
mạch vành, gây tử vong và không gây tử vong giảm 27% và đột quỵ giảm 22%
khi mức LDL-C giảm 1 mmol/L (40 mg/dL). Kết quả tương tự' cũng được thể
hiện trong phân tích điều trị statin ở những người có nguy cơ bệnh tim mạch
thấp [52].
Ảnh hưởng của statin đối với một số tình trạng lâm sàng khác cũng đã
được đánh giá, bao gồm sa sút trí tuệ [51], gan nhi m mỡ [24], ung thư [22],
[57], huyết khối tĩnh mạch [46] và hội chứng đa nang buồng trứng [61]. Các dữ
liệu này còn đang gây tranh cãi và cho đến nay chưa có nghiên cứu nào liên
quan đến các tình trạng lâm sàng này đã được chứng minh [10].
1.4.3.2. Thuốc ức chế hấp thu cholesterol
* Cơ chế tác động:
Ezetimibe làm giảm cholesterol máu bằng cách ức chế sự hấp thu
cholesterol ở bờ bàn chải ruột non. Cholesterol huyết thanh có hai nguồn chính:
cholesterol được tổng hợp mới ở gan và cholesterol được hấp thu qua đường tiêu
20
hóa. Bằng việc ức chế sự hấp thu cholesterol, Ezetimibe làm giảm sự vận
chuyển cholesterol ruột tới gan, dẫn đến làm giảm dự trữ cholesterol tại gan và
tăng cường thanh thải cholesterol khỏi máu. Cơ chế này bổ sung cho tác dụng
của statin. Ezetimibe không làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ các vitamin hoặc
thuốc tan trong lipid. Ezetimibe được chuyển hóa trong ruột non và gan, sau đó
được bài tiết trở lại vào đường tiêu hóa qua mật, nơi nó ức chế sự hấp thu
cholesterol [20].
* Tác dụng lên lipid máu: chủ yếu giảm LDL-C từ 10%-18% và giảm
Apo B 11%-16%.
- Khi kết hợp với statin, giảm thêm LDL-C 25%.
- Kết hợp với Fenofibrate, giảm thêm LDL-C 20%-22% và giảm Apo B
25%-26% mà không giảm HDL-C [38].
* Sử dụng và tương tác thuốc: liều khuyến cáo của Ezetimibe là 10
mg/ngày có thể được dùng vào buổi sáng hoặc buổi tối và không bị ảnh hưởng
bởi thức ăn. Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan nhẹ hoặc suy thận
từ nhẹ đến nặng. Ezetimibe có thể được dùng chung với bất kỳ liều statin nào.
Tác dụng phụ thường gặp nhất là tăng men gan và đau cơ bắp vừa phải, không
có tác dụng phụ nghiêm trọng nào [10].
* Hiệu quả trong các nghiên cứu lâm sàng:
Hiệu quả giảm các biến cố tim mạch của Ezetimibe phối hợp với
Simvastatin được chứng minh ở bệnh nhân hẹp động mạch chủ trong nghiên cứu
SEAS (Simvastatin and Ezetimibe in Aortic Stenosis study), bệnh nhân bệnh
thận mạn trong nghiên cứu SHARP (Study of Heart and Renal Protection) và
bệnh nhân sau hội chứng mạch vành cấp trong nghiên cứu IMPROVE-IT
(Improved Reduction of Outcomes: Vytorin Efficacy International Trial). Các
nghiên cứu này ủng hộ đề nghị rằng giảm LDL-C bằng các thuốc ngoài statin có
thể mang lợi ích và không có tác dụng phụ nặng [10].
1.4.3.3. Các chất ức chế PCSK 9
* Cơ chế tác động:
21
Gần đây Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã phê chuẩn hai
loại thuốc nhắm vào một con đường mới để giảm LDL-C là Evolocumab và
Alirocumab. Chúng là các kháng thể đơn dòng làm bất hoạt Proprotein
convertase subtilsin / kexin type 9 (PCSK9). PCSK9 là một protease được tổng
hợp ở gan, khi gắn vào thụ thể LDL của tế bào gan thì sẽ cùng bị phân hủy trong
lysosom, qua đó ngăn sự tái tạo của thụ thể này. Các thuốc ức chế PCSK9 là
những kháng thể đơn dòng gắn kết và bất hoạt PCSK9, nhờ đó bảo tồn số lượng
thụ thể LDL ở gan và tăng thải trừ LDL-C từ huyết tương [10], [71].
* Tác dụng lên lipid máu: giảm LDL-C 48% - 71%, giảm non-HDL-C
49% - 58%, giảm cholesterol toàn phần 36% - 42% và giảm Apo B 42% - 55%
[39].
* Sử dụng và tương tác thuốc: các thuốc ức chế PCSK9 được tiêm dưới
da, thường là mỗi tuần, với liều lên đến 150 mg. Tiềm năng tương tác với các
loại thuốc hấp thu bằng đường uống là không có, vì chúng sẽ không ảnh hưởng
đến dược động học hoặc dược lực học. Các thuốc ức chế PCSK9 không ảnh
hường đến các con đường liên quan đến biến đổi sinh học hoặc sự hấp thu/đào
thải thuốc từ tế bào. Trong số các tác dụng phụ thường gặp nhất là ngứa ở chỗ
tiêm và các triệu chứng giống cúm.
- Alirocumab gây viêm mũi họng, cúm, nhi m trùng đường tiết niệu, tiêu
chảy, viêm phế quản và đau cơ (2% - 4%).
- Evolocumab gây viêm mũi họng, đau lưng và nhi m trùng đường hô hấp
trên (2% - 4%) [10], [38].
* Hiệu quả trong các nghiên cứu lâm sàng: các thuốc này được dùng
đường tiêm dưới da, có tác dụng hạ LDL-C rất mạnh, thường là mỗi tuần và với
liều lên đến 150 mg. Hiện chưa có dữ liệu về hiệu quả ngừa biến cố tim mạch
của các thuốc ức chế PCSK9. Nghiên cứu GLAGOV được công bố mới đây cho
thấy ở người bệnh mạch vành, Evolocumab phối hợp statin có hiệu quả ngăn sự
tiến triển của mảng xơ vữa trong động mạch vành mạnh hơn statin đơn trị [10],
[55].
22
1.4.3.4. Dấn xuất acid fibric
* Cơ chế tác động:
Các thuốc nhóm này làm giảm TG do kích thích PPAR alpha làm tăng
oxy hóa acid béo, tăng tổng hợp en ym LPL, làm tăng thanh thải các lipoprotein
giàu TG, ức chế tổng hợp apoC-III ở gan, tăng thanh thải VLDL. Các fibrat
cũng làm tăng HDL do thúc đẩy tĩnh điện apoA-I và apoA-II [4].
* Tác dụng lên lipid máu: giảm TG 20%-35%, tăng HDL-C 6%-18%.
Fenofibrate có thể giảm cholesterol toàn phần và LDL-C 20%-25% [39].
* Sử dụng và tương tác thuốc: Gemfibrozil thường được sử dụng liều
1200 mg/ngày chia 2 lần dùng trước bữa sáng và bữa tối 30 phút. Liều thông
thường cho Fenofibrate là 145 mg/lần/ngày. Bệnh nhân giảm chức năng thận
nên bắt đầu với liều thấp. Các bệnh nhân đang sử dụng liệu pháp kết hợp với
statin cũng nên được kê liều thấp [13].
* Một số tương tác thuốc đáng chú ý của fibrat: tương tác với các thuốc
chống đông đường uống, statin, thuốc gắn acid mật. Fibrat đẩy warfarin ra khỏi
albumin huyết tương, làm tăng hiệu lực chống đông và gia tăng nguy cơ xuất
huyết. Có thể cần phải giảm liều warfarin 30% và nên theo dõi thời gian
prothrombin để điều chỉnh liều warfarin, ngăn ngừa các biến chứng chảy máu.
Sử dụng kết hợp fibrat và statin làm tăng nguy cơ viêm cơ, các bệnh về cơ
và tiêu cơ vân. Fenofibrate có ít tương tác thuốc với statins hơn Gemfĩbro il và
do đó có thể nguy cơ gây bệnh về cơ sẽ thấp hơn [14]. Nên sử dụng liệu pháp
kết hợp fibrat và statin một cách cẩn trọng và chỉ sử dụng trên bệnh nhân mà lợi
ích về lipid lớn hơn nguy cơ gia tăng các tác dụng phụ.
Cholestyramine và Colestipol có thể làm giảm hấp thu fibrat. Để giảm
nguy cơ này, nên dùng fibrat trước thuốc gắn acid mật 1 giờ hoặc dùng sau đó 4-
6 giờ [13]
* Hiệu quả trong các nghiên cứu lâm sàng: tác dụng lâm sàng của fibrat
được giải thích chủ yếu bởi 5 nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên:
nghiên cứu bệnh tim mạch ở Helsinki (HHS), nghiên cứu điều trị can thiệp HDL
ở các cựu chiến binh (VA- HIT), nghiên cứu chống nhồi máu với Bezafibrate
23
(BIP), nghiên cứu điều trị can thiệp với Fenofibrate và giảm các biến cố trong
bệnh đái tháo đường (FIELD) và nghiên cứu để kiểm soát nguy cơ tim mạch
trong bệnh đái tháo đường (ACCORD), trong đó Fenofibrate được thêm vào liệu
pháp statin [28], [29], [34]. Kết quả từ các phân tích gộp khác cho thấy fibrat
làm giảm các biến cố tim mạch chính ở những bệnh nhân có TG cao và HDL-C
thấp, nhưng không giảm bệnh tim mạch hoặc tử vong [8], [42]. Hiệu quả tổng
thể của các fibrat đối với phòng ngừa bệnh tim mạch kém hơn nhiều so với
statin [10].
1.4.3.5. Acid nicotinic (Niacin)
* Cơ chế tác động: thuốc có tác dụng giảm TG do ức chế phân hủy từ tổ
chức mỡ và giảm tổng hợp TG ở gan, ức chế tổng hợp và ester hóa acid béo tại
gan, tăng thoái biến apo B, giảm VLDL, giảm LDL và tăng HDL (do giảm thanh
thải apoA-I) [4].
* Tác dụng lên lipid máu: giảm LDL-C 10%-25%, giảm TG 20%-30% và
tăng HDL-C 10%- 35% [39].
* Sử dụng và tương tác thuốc: với những bệnh nhân rối loạn lipid máu
nặng thể hỗn hợp đặc trưng bởi LDL cholesterol, triglycerid cao và HDL
cholesterol giảm thì liệu pháp kết hợp niacin và statin là cách hiệu quả nhất để
đưa tất cả các chỉ số lipid về mức bình thường. Sử dụng kết hợp với niacin liều
thấp (1-2 g/ngày) cùng với statin giúp bệnh nhân d dung nạp hơn so với dùng
niacin liều cao và có thể tăng HDL cholesterol lên 30%, giảm LDL cholesterol
và TG từ 30 đến 40%. Việc kết hợp niacin và statin có thể làm tăng nguy cơ các
bệnh về cơ nên cần được sử dụng cẩn trọng, cân nhắc giảm liều lượng và tránh
sử dụng với những bệnh nhân có bệnh gan hoặc thận nặng từ trước hoặc ở bệnh
nhân đang đồng thời sử dụng các thuốc làm tăng độc tính như Ciclosporin,
Erythromycin hay Itraconazol. Nên hướng dẫn bệnh nhân cách nhận ra các triệu
chứng của bệnh về cơ và ngừng sử dụng thuốc nếu có bệnh lý cấp tính hay phải
nhập viện [13].
* Hiệu quả trên các thử nghiệm lâm sàng: với liều hàng ngày là 2g, acid
nicotinic làm giảm TG từ 20%-40% và LDL-C từ 15%-18% và tăng HDL-C lên
24
15%-35%. Hai thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên (AIM-HIGH, HPS2-THRIVE)
về acid nicotinic phóng thích kéo dài (Extended release - ER) so với giả dược ở
bệnh nhân đang được điều trị bằng Simvastatin, và acid nicotinic ER so với giả
dược ở những bệnh nhân được điều trị bằng Simvastatin (cộng thêm Ezetimibe,
nếu có chỉ định), không cho thấy lợi ích tích cực của các liệu pháp mà còn tăng
tần suất về các tác dụng phụ nghiêm trọng. Kể từ khi Cục Dược phẩm Châu Âu
(EMA) đình chỉ lưu hành nicotinic acid ER, liệu pháp điều trị này cũng không
được chấp nhận ở Châu Âu [13], [47], [80].
1.4.3.6. Nhóm gắn với acid mật (Resin)
* Cơ chế tác động: resin trao đổi ion Cr với acid mật, tăng tổng hợp acid
mật từ cholesterol, làm tăng bài tiết mật và giảm cholesterol ở gan, kích thích
tổng hợp thụ thể LDL-C, tăng thải LDL-C [4].
* Tác dụng lên lipid máu:
- Chủ yếu giảm LDL-C 15%-25%.
- Colesevelam hạ glucose và hemoglobin A1C (~ 0,5%), được FDA chấp
thuận để điều trị ĐTĐ týp 2 [39].
* Tác dụng phụ và tương tác thuốc:
- Có thể gây tăng TG huyết thanh.
- Táo bón thường xuyên và/hoặc đầy hơi, có thể làm giảm sự tuân thủ.
- Có thể giảm sự hấp thụ acid folic và các vitamin tan trong chất béo như
vitamin A, D và K
- Các chất ức chế acid mật có tương tác thuốc với nhiều loại thuốc được
kê đơn thông thường và do đó nên dùng thuốc trước 4 giờ hoặc 1 giờ sau các
loại thuốc khác. Colesevelam có thể dung nạp Cholestyramine tốt hơn và có
tương tác ít hơn với các loại thuốc khác và có thể được điều trị cùng với statin
[33], [38].
* Hiệu quả trên các thử nghiệm lâm sàng: ở liều cao nhất của
Cholestyramine 24 g, Colestipol 20 g hoặc Colesevelam 4,5 g, có thể giảm 18%-
25% LDL-C. Không có ảnh hưởng lớn nào đến HDL-C được báo cáo, trong khi
TG có thể tăng ở một số bệnh nhân.
25
Trong các thử nghiệm lâm sàng, các chất gắn kết acid mật đã góp phần
đáng kể vào việc chứng minh hiệu quả của việc giảm LDL-C trong việc giảm
các biến cố tim mạch ở bệnh nhân tăng cholesterol, với lợi ích tương ứng với
mức độ giảm LDL-C. Tuy nhiên, những nghiên cứu này đã khá cũ và ngày càng
có nhiều thuốc được lựa chọn khác với nhiều nghiên cứu hơn [10].
1.5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN
LIPID MÁU
Bảng 1.8. Một số nghiên cứu về tình hình điều trị rối loạn lipid máu
Năm Tác giả Đối tư ng Phương
pháp
Cỡ
mẫu
Mục tiêu Kết quả
2017 Reiger
và cộng
sự [66]
Bệnh nhân
trên 40 tuổi
sống ở huyện
Agincourt,
tỉnh
Mpumalanga
Nghiên
cứu
thuần
tập
5890 Đánh giá sự phổ
biến, nhận thức,
điều trị và kiểm
soát rối loạn lipid
máu ở nông thôn
Nam Phi
Nhận thức về
RLLM và nhu cầu
điều trị thấp, chỉ có
21 (0,73%) bệnh
nhân được điều trị.
2016 Mai Thị
Quỳnh
Phương
[61]
Bệnh nhân
ĐTĐ týp 2 có
RLLM tại
bệnh viện
Thống Nhất
Mô tả
cắt
ngang có
can thiệp
222 Đánh giá vai trò
của dược sĩ trong
việc chỉ định hợp
lý thuốc điều trị rối
loạn Lipid máu trên
bệnh nhân ĐTĐ
typ 2
Tỷ lệ bệnh nhân
được chỉ định, hợp
lý thuốc cao hơn
có ý nghĩ thống kê
so với giai đoạn 1
(p = 0,019)
Tỷ lệ bệnh nhân có
đáp ứng với statin
cao hơn giai đoạn
1 không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05)
26
2015 Mang
Thị
Hồng
Cúc
[16]
Bệnh nhân
ĐTĐ týp 2 có
RLLM tại BV
Đa Khoa tỉnh
Khánh Hòa
Mô tả
cắt
ngang
400
được
khảo
sát
và
115
bệnh
nhân
có
can
thiệp
Khảo sát sử dụng
thuốc và hiệu quả
điều trị của thuốc
điều trị RLLM trên
bệnh nhân týp 2
ĐTĐ
Tỷ lệ bệnh nhân
dùng thuốc RLLM
là 86% trong đó
phối hợp thuốc là
0,87%. Tỷ lệ tương
tác thuốc là 23,5%
chủ yếu gặp ở
nhóm statin và
fibrat. RLLM trên
bệnh nhân ĐTĐ
týp 2 chủ yếu là
tăng LDL-C đơn
thuần (28,7%)
2014 Hammou
deh AJ
và cộng
sự [32]
Bệnh nhân
RLLM vùng
Levant.
Mô tả
cắt
ngang
1002 Đánh giá việc sử
dụng và hiệu quả
của các thuốc hạ
lipid trong việc
giảm LDL-C ở
mức độ khuyến
trong vùng Levant
64,0% và 56,8%
bệnh nhân đạt
được mục tiêu
LDL-C tương ứng
theo các hướng dẫn
NCEP ATP III và
TJETF. Theo ATP
III, khoảng 24,8%
nhóm nguy cơ rất
cao đạt được mục
tiêu LDL < 70
mg/đL. Hút thuốc
lá, ĐTĐ, hội chứng
chuyển hóa, tiền sử
bệnh tim mạch,
chu vi vòng eo và
mức LDL-C trước
điều trị cao đều
liên quan đến việc
không đạt được
mục tiêu LDL-C.
27
2014 Trương
Thị
Nhung
[55]
Bệnh nhân
điêu trị
RLLM ngoại
trú tại bệnh
viện Đa khoa
Ninh Bình
Mô tả
cắt
ngang
200 Khảo sát và đánh
giá tính hợp lý
trong việc sử dụng
nhóm thuốc điều trị
RLLM.
95% bệnh nhân
thật sự cần dùng
thuốc, 5% không
thực sự cần. Tỷ lệ
đạt mục tiêu điều
trị và không đạt là
50,5% và 49,5%.
Tỷ lệ tương tác
thuốc với thuốc
điều trị RLLM là
43,5%.
2013 Ngô
Ngọc
Anh Thư
[77]
Bệnh nhân
ĐTĐ týp 2 có
RLLM tại BV
cấp cứu
Trưng Vương
Mô tả
cắt
ngang
217 Khảo sát đặc điểm
RLLM và việc sử
dụng thuốc RLLM
cho bệnh nhân
ĐTĐ typ 2
Đặc điểm RLLM
trên bệnh nhân
ĐTĐ týp 2 gồm có
tăng TG 72,4%,
tăng cholesterol
57,1%, giảm HDL-
C 38,2%, tăng
LDL-C 59,4%,
tăng TG kết hợp
tăng LDL-C 44,7%
chiếm đa số. Tỷ lệ
bệnh nhân được
dùng thuốc hạ lipid
máu là 55,3% và tỷ
lệ bệnh nhân gặp
tương tác thuốc
trong đơn 57,1%,
đáng lưu ý là
tương tác
Atorvastatin và
Fenofĩbrate.
28
2013 Phạm
Văn
Cường
[17]
Bệnh nhân
khám tại
phòng khám
nội bệnh viện
có chỉ định
xét nghiệm và
chẩn đoán
RLLM.
Mô tả
cắt
ngang
Giai
đoạn
1: 63
Giai
đoạn
2:
42.
Đánh giá tính hợp
lý trong điều trị
RLLM theo hướng
dẫn ATP III
Giai đoạn 1: trong
trị liệu chưa áp
dụng theo hướng
dẫn ATP III, 100%
bệnh nhân chưa
được xác định
YTNC và thang
điểm Framingham
trong đánh giá
bệnh nhân và thiết
lập mục tiêu điều
trị.
Giai đoạn 2: trong
trị liệu có áp dụng
theo ATP III,
100% bệnh nhân
được đánh, giá so
với giai đoạn 1.
29
2013 Nguyên
Mai Hoa
[36]
Bệnh nhân
được chẩn
đoán RLLM
và điều trị
ngoại trú tại
phòng khám
viện Y học
Hàng Không.
Mô tả
cắt
ngang,
không
can thiệp
131 Phân tích việc sử
dụng thuốc điều trị
RLLM của bệnh
nhân ngoại trú.
Độ tuôi trung binh
của bệnh nhân là
65,2 năm, 83,2%
bệnh nhân mắc
RLLM dạng hỗn
họp, 73,3% bệnh
nhân có nguy cơ
tim mạch cao. Đa
số bệnh nhân sử
dụng phác đồ khởi
đầu đơn trị liệu,
Fenofibrate
(53,2%), statin
(46,6%). Chỉ
23,3% và 57,9%
bệnh, nhân tương
ứng đạt mục tiêu
LDL-C và non-
HDL-C
1.7. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN SINH – TP.HỒ CHÍ
MINH
Bệnh viện Đa khoa An Sinh - TP.Hồ Chí Minh là bệnh viện trực thuộc sở
Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh, có chức năng của bệnh viện đa khoa, được qui
định cụ thể : Cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh, đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu
khoa học về y học, chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật, phòng bệnh, hợp
tác quốc tế và quản lý kinh tế y tế cho nhân dân trên địa bàn và khu vực lân cận.
Bệnh viện Đa khoa An Sinh – TP.Hồ Chí Minh được xây dựng năm 2005
trên diện tích đất gần 5.018m2
, diện tích xây dựng 9.142 m2
, bình quân 12
m2
/phòng khám sức khỏe, gồm 120 giường bệnh với 04 khối nhà chính với kết
cấu bê tông vững chắc, được thiết kế an toàn, thẩm mỹ, bố trí các khoa/phòng
hợp lý, lưu thông thuận tiện, cấu trúc phòng ốc đảm bảo theo tiêu chuẩn, trang
30
thiết bị hiện đại và phương pháp phục vụ hợp lý. Bệnh viện là một công trình có
kiến trúc đẹp, hài hòa với cảnh quan, môi trường xung quanh, đảm bảo tiêu
chuẩn xanh và sạch. Các công trình xây dựng được thiết kế theo tỷ lệ hợp lý
giữa diện tích xây dựng và diện tích vườn hoa, cây cảnh. Hàng năm, từ nguồn
quỹ phát triển sự nghiệp, bệnh viện vẫn sửa chữa, xây dựng nhỏ để đáp ứng
chuyên môn và nhu cầu khám chữa bệnh.
Bệnh viện gồm 18 phòng khám sức khỏe được bố trí thuận lợi và được trang
bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ việc khám chữa bệnh cho hàng trăm lượt
bệnh nhân hàng ngày tới khám và điều trị tại bệnh viện. Những năm gần đây, nhu
cầu điều trị cho các bệnh nhân bị cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, đau
xương khớp…ngày càng nhiều và đa số có liên quan đến rối loạn lipid máu, mỡ
máu cao, đồng thời tình trạng trẻ hóa của bệnh nhân rối loạn lipid máu ngày càng
tăng lên. Hiện nay Bệnh viện chưa có Hướng dẫn điều trị cụ thể cho điều trị rối
loạn lipid máu, đồng thời việc sử dụng thuốc điều trị chủ yếu theo kinh nghiệm của
Bác sỹ, chính vì vậy việc tiến hành khảo sát thực trạng và đánh giá hiệu quả của
việc điều trị rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – TP.Hồ Chí Minh
là hết sức cần thiết. Từ đó, Dược sĩ lâm sàng của Bệnh viện sẽ tư vấn và hướng dẫn
thêm cho các Bác sĩ để công tác khám chữa bệnh và điều trị bệnh rối loạn lipid máu
hiệu quả hơn.
31
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tư ng khảo sát về thực trạng quan điểm điều trị rối loạn
lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh - TP.Hồ Chí Minh
Bác sĩ của Khoa Nội tổng hợp và Khoa khám bệnh tại Bệnh viện Đa
khoa An Sinh - TP.Hồ Chí Minh
2.1.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Bác sĩ điều trị đang công tác tại Khoa Nội tổng hợp và Khoa Khám bệnh
của Bệnh viện Đa khoa An Sinh - TP.Hồ Chí Minh trên 1 năm kinh nghiệm.
2.1.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Các bác sĩ không công tác tại Khoa Nội tổng hợp và Khoa Khám bệnh
của Bệnh viện Đa khoa An Sinh - TP.Hồ Chí Minh
- Các bác sĩ có thời gian công tác 1 năm
- Bác sĩ không đồng ý tham gia khảo sát.
2.1.2. Đối tư ng nghiên c u hoạt động hướng dẫn các khuyến cáo về
điều trị rối loạn lipid máu
* Đối tư ng nghiên c u
- Các khuyến cáo về điều trị rối loạn lipid máu của ATP IV, HTMVN
2015, ESC/EAS 2019, AACE/ACE 2018.
- Các hướng dẫn điều trị rối loạn lipid máu mới nhất.
- Các hướng dẫn điều trị rối loạn lipid máu được áp dụng tại Việt Nam.
* Tiêu chuẩn lựa chọn
- Tài liệu được công bố của các Hội tim mạch Mỹ và Châu Âu, được đăng
trên các trang tạp chí uy tín.
- Khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam.
32
* Chuẩn bị nguồn tài liệu thông tin
- Nguồn tài liệu: các tài liệu hướng dẫn điều trị rối loạn lipid máu: ATP
III, ACC/AHA (ATP IV), khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam 2015,
ESC/EAS 2019, AACE/ACE 2018.
- Hình thức tài liệu: tài liệu được in dạng văn bản và slide báo cáo.
- Tiếng Anh:
+ Hướng dẫn ACC/AHA 2013 (ATP 4) bản pdf. được tải từ tạp chí của
Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ (http://www.ahajoumals.org).
+ Hướng dẫn của Hội tim mạch Châu Âu và Hội xơ vữa động mạch Châu
Âu 2019 (ESC/EAS 2019).
+ Hướng dẫn của Hội Nội tiết Hoa Kỳ 2018 (AACE/ACE 2018) bản pdf.
được tải từ trang web của Hiệp hội nội tiết Hoa Kỳ (https://www.aace.com).
- Tiếng Việt:
+ Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid 2015 của Hội tim
mạch học Việt Nam.
+ Cập nhật hướng dẫn 2019 của ESC/EAS về rối loạn Lipid máu được
đăng trên chuyên đề Tim mạch học, Hội tim mạch học Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Bài dịch các hướng dẫn bằng tiếng Anh được đính kèm.
2.1.3. Đối tư ng nghiên c u hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu tại
Bệnh viện Đa khoa An Sinh - TP.Hồ Chí Minh
- Nghiên cứu được tiến hành trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhân rối loạn
lipid điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh - TP.Hồ Chí Minh.
Hồ sơ bệnh án được lấy làm 2 đợt:
+ Đợt 1: từ tháng 6/2019 đến tháng 9/2019, thời điểm chưa tiến hành hoạt
động hướng dẫn các khuyến cáo về điều trị rối loạn lipid máu.
+ Đợt 2: từ tháng 9/2019 đến tháng 12/2019, thời điểm sau khi dược sĩ
lâm sàng tiến hành hướng dẫn các khuyến cáo điều trị rối loạn lipid máu.
- Tiêu chuẩn lựa chọn
Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn lipid máu trong
thời gian nghiên cứu
33
- Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh án không đủ các thông tin hành chánh chuyên môn.
Bệnh nhân 21 tuổi.
Bệnh nhân suy tim độ II, III, IV theo NYHA.
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Đối tư ng là bác sĩ
- Phương pháp: thu thập thông tin qua bảng câu hỏi khảo sát.
- Nội dung: bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên nội dung của các hướng
dẫn ATP III (2003), khuyến cáo của Hiệp hội tim mạch học Hoa Kỳ [ACC/AHA
2013 (ATP IV)], khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam 2015, khuyến cáo
của Hội tim mạch Châu Âu và Hội xơ vữa động mạch Châu Âu (ESC/EAS
2019), khuyến cáo của Hội Nội tiết Hoa Kỳ 2018 (AACE/ACE 2018).
- Đánh giá câu trả lời của bác sĩ:
+ Phù hợp với hướng dẫn điều trị: chỉ cần đúng với bất cứ hướng dẫn điều
trị nào đã công bố.
Chưa phù hợp với hướng dẫn điều trị: không theo bất cứ hướng dẫn
điều trị nào có trong nội dung thông tin nghiên cứu, tham khảo trực tiếp bác sĩ
để biết bác sĩ điều trị theo hướng dẫn nào.
* Nghiên c u về các hướng dẫn, khuyến cáo điều trị
- Chuẩn bị tài liệu hướng dẫn
- Duyệt tài liệu
+ Ban Giám đốc bệnh viện
+ Bác sĩ Trưởng khoa Nội tổng hợp, Khoa khám bệnh.
- Sau khi được phê duyệt và có kế hoạch thực hiện hoạt động hướng dẫn:
+ Tài liệu in dạng văn bản được gửi đến các bác sĩ Khoa Nội tổng hợp,
Khoa khám bệnh của Bệnh viện Đa khoa An Sinh - TPHCM
+ Chuẩn bị máy chiếu tổ chức thông tin đến các bác sĩ. Dược sĩ lâm sàng
là người trình bày các thông tin về điều trị rối loạn lipid máu đến các bác sĩ
34
* Đối tư ng là các bệnh án nghiên c u
- Mô tả cắt ngang
- Cỡ mẫu: lấy toàn bộ mẫu trong thời gian nghiên cứu.
- Nghiên cứu được chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: khảo sát thực trạng điều trị rối loạn lipid máu tại Khoa Nội
tổng hợp và Khoa Khám bệnh của Bệnh viện Đa khoa An Sinh - TP.Hồ Chí
Minh (từ tháng 6/2019 đến tháng 9/2019).
- Giai đoạn 2: Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu sau khi cập
nhật các khuyến cáo mới trong điều trị rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa
An Sinh - TP.Hồ Chí Minh (từ tháng 9/2019 đến tháng 12/2019).
2.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thời gian nghiên c u
Thời gian tiến hành nghiên cứu là từ tháng 6/2019 đến tháng 12/2019.
Được chia làm 2 đợt :
- Đợt 1: từ tháng 6/2019 đến tháng 9/2019
- Đợt 2: từ tháng 9/2019 đến tháng 12/2019
2.3.2. Địa điểm nghiên c u
Bệnh viện Đa khoa An Sinh - TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 10 Trần Huy Liệu, phường 12, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ
Chí Minh
2.4. CÁC CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU
2.4.1. Khảo sát về quan điểm điều trị của bác sĩ
Nội dung Loại biến
Định nghĩa, giá trị nội dung khảo
sát
1. Tuổi Định lượng
2. Giới tính Định tính Có 2 giá trị: nam và nữ.
3. Trình độ chuyên môn Định tính Trình độ BS được đào tạo
4. Kinh nghiệm hành nghề Định lượng Số năm hành nghề của Bác sĩ
5. Nội dung khuyến cáo mà
bác sĩ áp dụng
Theo các hướng dẫn điều trị mà bác
sĩ áp dụng để chuẩn đoán, điều trị
35
6. Thang đánh giá nguy cơ
bệnh tim mạch, xơ vữa
7. Các xét nghiệm được bác
sĩ chỉ định
Định tính Có 2 giá trị: Có, Không
8. Thời gian kiếm tra chức
năng gan
Định lượng
Thời gian kiểm tra lại sau khi điều
trị
9. Xác định mục tiêu điều trị Định lượng
Tính theo mức thông số LDL-C ở
các từng nguy cơ
10. Quan điểm sử dụng
thuốc trong điều trị
Định tính Có 2 giá trị: Có, Không
11. Quan điểm về tương tác
thuốc, tư vấn và xử trí khi có
ADR
Định tính Có 2 giá trị: Có, Không
Bảng khảo sát quan điểm điều trị của các Bác sĩ : xem ở phần Phụ Lục
2.4.2. Khảo sát đặc điểm của bệnh nhân
Nội dung Loại biến Định nghĩa, giá trị nội dung khảo sát
1. Tuổi Định lượng
Sau đó được mã hóa thành biến định
tính, có 3 giá trị : < 40 tuổi; 40 – 65 tuổi;
> 65 tuổi.
2. Giới tính Định tính Có 2 giá trị: nam và nữ.
3. Chiều cao
Định lượng Dùng để tính BMI.
4. Cân nặng
5. Hút thuốc lá Định tính Có 2 giá trị: Có, Không
6. Bệnh kèm theo Định tính Có 2 giá trị: Có, Không
7. Thông số lipid máu Định lượng
Gồm các thông số: Cholesterol, TG,
HDL - C, LDL-C
8. Mức huyết áp Định lượng
9. Tiền sử bệnh tăng
huyết áp
Định tính Có 2 giá trị: Có, Không
36
10. Tiền sử mắc bệnh
đái tháo đường
Định tính Có 2 giá trị: Có, Không
11. Tiền sử bệnh thận
mạn
Định tính Có 2 giá trị: Có, Không
Khảo sát đặc điểm Bệnh nhân : Phiếu thu thập hồ sơ bệnh án, tổng cộng thu thập
330 bệnh án
2.5. XỬ LÝ VÀ TRÌNH BÀY SỐ LIỆU
2.5.1. Xử lý số liệu
- Tất cả các số liệu thu được xử lý theo phương pháp thống kê y học trên
phần mềm MS - Excel 2010, SPSS 20.0, các kết quả được xem là có ý nghĩa
thống kê khi p < 0,05.
- Xác định tần số, tỷ lệ phần trăm, số trung bình: sử dụng thống kê mô tả.
2.5.2. Trình bày số liệu
- Các biến liên tục lấy giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.
- Các biến phân loại được trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm.
2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được sự đồng ý và chấp thuận của tất cả các đối tượng
tham gia nghiên cứu. Các thông tin cá nhân được đảm bảo bí mật và chỉ phục vụ
cho đối tượng nghiên cứu. Một số thông tin nhạy cảm sẽ được mã hóa.
2.7. NỘI DUNG TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID
MÁU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN SINH TPHCM
Tại hội thảo tư vấn và khuyến cáo về điều trị rối loạn lipid máu tại Bệnh
viện Đa Khoa An Sinh TPHCM được tổ chức ngày 03/9/2019, các Dược sĩ của
Bệnh viện đã chuẩn bị và cung cấp cho các Bác sĩ những tài liệu điều trị rối
loạn lipid máu, tập trung các nội dung chính sau đây :
2.7.1. Hướng dẫn của Hội Tim mạch học Việt Nam 2015
2.7.1.1. Điều trị LDL-C và non-HDL-C
* Mục tiêu điều trị:
37
Bảng 2.1. Khuyến cáo về mục tiêu điều trị đối với LDL-C
Khuyến cáo Nhóm
M c độ
băng ch ng
Ở những bệnh nhân có nguy cơ tim mạch RẤT CAO
(BTM, ĐTĐ týp 2, ĐTĐ týp 1 có tổn thương cơ quan
đích, bệnh thận mạn trung bình - nặng hoặc điểm SCORE
> 10%), mục tiêu LDL-C là < 1,8 mmol/1 (~70 mg/dL)
và/hoặc giảm LDL-C > 50% khi không thể đạt được mục
tiêu điều trị.
I A
Ở bệnh nhân có nguy cơ rất cao như bệnh nhân SAU HỘI
CHỨNG VÀNH CẤP thì mức mục tiêu cần đạt là 1,8
mmol/1 (70 mg/dL) và tốt hơn nữa là đạt mức 1,3
I B
Ở bệnh nhân có nguy cơ tim mạch CAO (các yếu tố nguy
cơ đơn độc tăng rõ rệt, SCORE > 5% đến 10%) nên
xem xét mục tiêu LDL-C < 2,5 mmol/l (~100 mg/dL).
IIa A
Ở những đối tượng có nguy cơ TRUNG BÌNH (điểm
SCORE >1% đến 5%), nên xem xét mục tiêu LDL-C <
3,0 mmol/L (115 mg/dl).
IIa
Bảng 2.2. Khuyến cáo về mức mục tiêu điều trị đối với non-HDL-C
Mục tiêu non-HDL-C được dùng khi mục tiêu LDL-C đã đạt được nhưng TG
còn cao và / hoặc HDL-C còn thấp
Phân tầng nguy cơ
M c mục tiêu điêu trị
Non-HDL-C (mg/dL) LDL-C (mg/dL)
Thấp < 130 < 100
Trang bình < 130 < 100
Cao < 130 < 100
Rất cao <100 <70
130/dL = 3,3 mmol/1; 100 mg/dL = 2,6 mmol/1; 70 mg/dL =1,8 mmol/l
38
* Các bước điều trị tăng LDL-C [10]:
- Phân tầng nguy cơ tim mạch của bệnh nhân: rất cao, cao, trung bình,
thấp.
- Xác định mức LDL-C mục tiêu tùy theo phân tầng nguy cơ của bệnh
nhân.
- Chọn loại statin với liều thích hợp để đạt được mức LDL-C mục tiêu,
- Kê đơn, chỉnh liều statin để đạt mức LDL-C mục tiêu.
- Theo dõi hiệu quả và tác dụng phụ của statin.
- Thực hiện các biện pháp điều chỉnh lối sống và chọn lựa các thực phẩm
có ảnh hưởng tốt đến LDL-C.
Bảng 2.3. Khuyến cáo điều trị tăng LDL-C bằng thuốc
Khuyến cáo Nhóm
M c độ
băng ch ng
Kê đơn statin đến liều cao nhất được khuyến cáo mà bệnh
nhân có thể dung nạp để đạt được mục tiêu điều trị.
I A
Nếu không đạt được mục tiêu điều trị thì phối hợp statin với
thuốc ức chế hấp thu cholesterol (E etimibe), nhất là trong
bệnh cảnh bệnh thận mạn hoặc sau hội chứng vành cấp.
I B
Thuốc ức chế hấp thu cholesterol cũng có thể được xem xét
trong trường hợp không dung nạp statin.
IIb C
Bảng 2.4. Liều dùng statin
Statin mạnh Statin trung bình Statin yếu
(giảm > 50% LDL-C ban
đầu)
(giảm 30 - 50% LDL-C
ban đầu)
(giảm 30% LDL-C ban
đầu)
Atorvastatin 40 mg
Rosuvastatin 20 mg
Atorvastatin 10-20 mg
Rosuvastatin 5-10 mg
Simvastatin 20-40 mg
Pravastatin 40 mg
Lovastatin 40 mg
Fluvastatin XL 80mg
Fluvastatin 40 mg
Pitavastatin 2-4 mg
Simvastatin 10 mg
Pravastatin 10-20 mg
Lovastatin 20 mg
Fluvastatin 20-40 mg
Pitavastatin 1 mg
39
2.7.1.2. Xử trí tăng triglycerid
* Mục tiêu điều trị:
Phòng ngừa viêm tụy cấp: một trong các nguy cơ cao trên lâm sàng là khi
TG tăng quá cao có thể gây viêm tụy cấp. TG cao chiếm tới 10% trong các
nguyên nhân gây viêm tụy, đặc biệt khi TG tăng cao trên 10 mmol/1 (880
mg/dl). Nhiều trường hợp xảy ra viêm tụy ngay cả khi TG chỉ 5-10 mmol/1
(440-880 mg/dl).
Phòng ngừa biến cố tim mạch: có các phân tích ghi nhận rằng điều trị tăng
TG bằng fibrat có thể làm giảm 13% các biến cố tim mạch chính, chủ yếu là
biến cố động mạch vành và lợi ích của fibrat thể hiện rõ hơn khi TG > 2,3
mmol/1 (200 mg/dl). Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa chứng minh được
là fibrat làm giảm được tỷ lệ tử vong chung.
* Chỉ định điều trị
Bảng 2.5. Chỉ định điều trị TG
Triglycerid
(mg/dL)
Điều trị
>= 500
Dùng thuốc giảm làm TG phối hợp với các biện pháp thay đổi
lối sống với mục đích phòng ngừa viêm tụy cấp.
200 - 499
Tính non-HDL-C và điều trị theo mục tiêu non-HDL-C. (xem
điều trị rối loạn Lipid máu hỗn hợp)
150 - 200
Điều chỉnh lối sống qua chế độ luyện tập và qua chế độ ăn
kiêng, giảm cân nặng, bỏ hút thuôc lá...
Chú ý: Đa số các khuyến cáo về điều trị rối loạn lipid máu của Hoa Kỳ
đều không xem TG là một mục tiêu điều trị trong việc làm giảm biến cố của
bệnh tim mạch do xơ vữa.
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf

More Related Content

What's hot

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNGXUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
SoM
 
Thay huyết tương thể tích cao trong điều trị suy gan cấp- Vuong Xuan Toan.pdf
Thay huyết tương thể tích cao trong điều trị suy gan cấp- Vuong Xuan Toan.pdfThay huyết tương thể tích cao trong điều trị suy gan cấp- Vuong Xuan Toan.pdf
Thay huyết tương thể tích cao trong điều trị suy gan cấp- Vuong Xuan Toan.pdf
SoM
 
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGBỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
SoM
 
Dinh dưỡng đường tĩnh mạch trong ngoại khoa
Dinh dưỡng đường tĩnh mạch trong ngoại khoaDinh dưỡng đường tĩnh mạch trong ngoại khoa
Dinh dưỡng đường tĩnh mạch trong ngoại khoa
HuanGinko
 
nhiễm nấm xâm lấn trong hồi sức
nhiễm nấm xâm lấn trong hồi sứcnhiễm nấm xâm lấn trong hồi sức
nhiễm nấm xâm lấn trong hồi sức
SoM
 

What's hot (20)

hạ sốt giảm đau kháng viêm
hạ sốt giảm đau kháng viêmhạ sốt giảm đau kháng viêm
hạ sốt giảm đau kháng viêm
 
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNGXUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
 
Thay huyết tương thể tích cao trong điều trị suy gan cấp- Vuong Xuan Toan.pdf
Thay huyết tương thể tích cao trong điều trị suy gan cấp- Vuong Xuan Toan.pdfThay huyết tương thể tích cao trong điều trị suy gan cấp- Vuong Xuan Toan.pdf
Thay huyết tương thể tích cao trong điều trị suy gan cấp- Vuong Xuan Toan.pdf
 
Co giật trẻ em
Co giật trẻ emCo giật trẻ em
Co giật trẻ em
 
hở van hai lá.pdf
hở van hai lá.pdfhở van hai lá.pdf
hở van hai lá.pdf
 
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỆN CHÂM HUYỆT NỘI QUAN, THẦN MÔN, TAM ÂM GIAO TRONG ĐIỀU ...
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỆN CHÂM HUYỆT NỘI QUAN, THẦN MÔN, TAM ÂM GIAO TRONG ĐIỀU ...ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỆN CHÂM HUYỆT NỘI QUAN, THẦN MÔN, TAM ÂM GIAO TRONG ĐIỀU ...
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỆN CHÂM HUYỆT NỘI QUAN, THẦN MÔN, TAM ÂM GIAO TRONG ĐIỀU ...
 
Bài giảng tư vấn vấn đề đái tháo đường type 2
Bài giảng tư vấn vấn đề đái tháo đường type 2Bài giảng tư vấn vấn đề đái tháo đường type 2
Bài giảng tư vấn vấn đề đái tháo đường type 2
 
BỆNH HEMOPHILIA
BỆNH HEMOPHILIABỆNH HEMOPHILIA
BỆNH HEMOPHILIA
 
Glucocorticoids
GlucocorticoidsGlucocorticoids
Glucocorticoids
 
BÀI GIẢNG LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
BÀI GIẢNG LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNGBÀI GIẢNG LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
BÀI GIẢNG LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
 
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGBỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
Các dung dịch thường dùng trong hscc yhocthuchanh2015
Các dung dịch thường dùng trong hscc yhocthuchanh2015Các dung dịch thường dùng trong hscc yhocthuchanh2015
Các dung dịch thường dùng trong hscc yhocthuchanh2015
 
VẬN MẠCH
VẬN MẠCHVẬN MẠCH
VẬN MẠCH
 
KHUYẾN CÁO CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 2015 CỦA VSH/ VNHA NHỮNG CHỨNG...
KHUYẾN CÁO CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 2015 CỦA VSH/ VNHA NHỮNG CHỨNG...KHUYẾN CÁO CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 2015 CỦA VSH/ VNHA NHỮNG CHỨNG...
KHUYẾN CÁO CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 2015 CỦA VSH/ VNHA NHỮNG CHỨNG...
 
Dinh dưỡng đường tĩnh mạch trong ngoại khoa
Dinh dưỡng đường tĩnh mạch trong ngoại khoaDinh dưỡng đường tĩnh mạch trong ngoại khoa
Dinh dưỡng đường tĩnh mạch trong ngoại khoa
 
Ứng dụng Cephalosphorin trong điều trị
Ứng dụng Cephalosphorin trong điều trị Ứng dụng Cephalosphorin trong điều trị
Ứng dụng Cephalosphorin trong điều trị
 
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGBỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
Bênh án viêm màng não
Bênh án viêm màng nãoBênh án viêm màng não
Bênh án viêm màng não
 
KIỂM CHI BÌNH PHƯƠNG
KIỂM CHI BÌNH PHƯƠNGKIỂM CHI BÌNH PHƯƠNG
KIỂM CHI BÌNH PHƯƠNG
 
nhiễm nấm xâm lấn trong hồi sức
nhiễm nấm xâm lấn trong hồi sứcnhiễm nấm xâm lấn trong hồi sức
nhiễm nấm xâm lấn trong hồi sức
 

Similar to Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf

Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Man_Ebook
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Man_Ebook
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Man_Ebook
 
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Man_Ebook
 
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Man_Ebook
 
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Man_Ebook
 
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...
Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Man_Ebook
 
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Man_Ebook
 

Similar to Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf (20)

Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
 
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
 
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
 
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
 
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
 
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
 
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
 
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...
Khảo sát tình hình bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ...
 
Nghiên cứu ngộ độc thuốc trừ sâu phopho hữu cơ
Nghiên cứu ngộ độc thuốc trừ sâu phopho hữu cơ Nghiên cứu ngộ độc thuốc trừ sâu phopho hữu cơ
Nghiên cứu ngộ độc thuốc trừ sâu phopho hữu cơ
 
đáNh giá hiệu quả điều trị rối loạn chuyển hoá lipid máu ở bệnh nhân đái tháo...
đáNh giá hiệu quả điều trị rối loạn chuyển hoá lipid máu ở bệnh nhân đái tháo...đáNh giá hiệu quả điều trị rối loạn chuyển hoá lipid máu ở bệnh nhân đái tháo...
đáNh giá hiệu quả điều trị rối loạn chuyển hoá lipid máu ở bệnh nhân đái tháo...
 
Phân tích hiệu chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân suy thận, 9đ
Phân tích hiệu chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân suy thận, 9đPhân tích hiệu chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân suy thận, 9đ
Phân tích hiệu chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân suy thận, 9đ
 
Luận văn: Hiệu chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân suy thận, 9đ
Luận văn: Hiệu chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân suy thận, 9đLuận văn: Hiệu chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân suy thận, 9đ
Luận văn: Hiệu chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân suy thận, 9đ
 
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
 
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
 

More from Man_Ebook

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 

Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ HÀ THỊ THU THỦY KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ĐIỀU TRỊ VÀ HIỆU QUẢ HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN SINH – TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC CẦN THƠ, 2021
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ HÀ THỊ THU THỦY KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ĐIỀU TRỊ VÀ HIỆU QUẢ HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN SINH – TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Chuyên ngành: Dược Lý – Dược Lâm Sàng Mã số: 8720205 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TSKH. Bùi Tùng Hiệp CẦN THƠ, 2021
  • 3. CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG Luận văn này, với đề tựa là “Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh”, do học viên Hà Thị Thu Thủy thực hiện theo sự hướng dẫn của GS.TSKH. Bùi Tùng Hiệp. Luận văn đã được báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày tháng năm 2021 Ủy viên (Ký tên) --------- Phản biện 1 (Ký tên) --------- Người hướng dẫn khoa học (Ký tên) GS.TSKH. Bùi Tùng Hiệp Ủy viên - Thư ký (Ký tên) ---------- Phản biện 2 (Ký tên) ---------- Chủ tịch Hội đồng (Ký tên) ----------
  • 4. i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám Hiệu, Bộ môn Dược lâm sàng, Phòng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc, Khoa Khám Bệnh và Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa An Sinh – TP.Hồ Chí Minh đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi được học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TSKH. Bùi Tùng Hiệp, Giảng viên Cao cấp, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cô giáo Bộ môn Dược lâm sàng, Trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các vướng mắc của tôi trong quá trình làm luận văn. Tôi xin cảm ơn, bạn bè đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô. Tôi xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày tháng năm 2021 Học viên Hà Thị Thu Thủy
  • 5. ii TÓM TẮT Nhằm mục tiêu khảo sát thực trạng quan điểm điều trị rối loạn lipid máu tại Bệnh viện đa khoa An Sinh – TP.Hồ Chí Minh và đánh giá hiệu quả hướng dẫn các khuyến cáo mới trong điều trị rối loạn lipid máu tại Bệnh viện đa khoa An Sinh – TP.Hồ Chí Minh năm 2019, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – TP.Hồ Chí Minh”. Đối tượng bác sĩ tham gia nghiên cứu là 17 bác sĩ (bao gồm 7 bác sĩ khoa Nội tổng hợp và 10 bác sĩ khoa Khám bệnh) và thu thập thông tin bằng bảng câu hỏi khảo sát. Đối tượng là bệnh nhân được tiến hành bằng phương pháp mô tả cắt ngang, lấy toàn bộ mẫu trong thời gian nghiên cứu với tổng số bệnh nhân là 330 (165 bệnh nhân đợt 1 và 165 bệnh nhân đợt 2). Kết quả đạt được: Đa số bác sĩ tham gia khảo sát đều có tuổi đời trên 40 tuổi; 100% các bác sĩ tham gia nghiên cứu đều có trình độ chuyên môn từ BSCKI trở lên và chiếm phần lớn là các BSCKII (70,59%) và có kinh nghiệm lâu năm, bác sĩ có thời gian hành nghề trên 10 năm đạt 58,82%. Các bác sĩ chẩn đoán và điều trị RLLM chủ yếu theo hướng dẫn của ATP4 (70,59%). Hầu hết các bác sĩ đều cho rằng mức LDL-C tối ưu nằm trong giới hạn nhỏ hơn 2,6 mmol/L (100 mg/dL). Đối với bệnh nhân có nguy cơ tim mạch rất cao với điểm Score > 10%, đa số các bác sĩ đặt ra mục tiêu mức LDL-C nhỏ hơn 1,8 mmol/L (70 mg/dL). Tất cả các bác sĩ đều đồng thuận về mức Triglyceride (TG) cần sử dụng thuốc là 200 mg/dL đối với các trường hợp phòng ngừa viêm tụy cấp do tăng TG hoặc đối với bệnh nhân có nguy cơ cao. Thuốc statin cường độ trung bình được sử dụng chủ yếu, phần lớn các bác sĩ cho rằng đáp ứng của bệnh nhân đối với statin giảm là kém khi mức LDL-C giảm dưới 20%, trong khi lại đáp ứng tốt với liều statin trung bình khi mức LDL-C giảm trong khoảng từ 30-50%, có 82,35% bác sĩ cho rằng phối hợp Ezetimibe với statin trong quá trình điều trị sẽ giúp giảm thêm được 10-15% nồng độ LDL-C. Nhóm fibrat được ưu tiên chọn lựa khi bệnh nhân có nồng độ TG > 500 mg/dL. Đối với các trường hợp men gan tăng cao quá 3 lần thì cần
  • 6. iii dừng statin và đánh giá lại chức năng gan. Và trong quá trình điều trị bằng statin, triệu chứng đau cơ khớp là một trong những tác dụng phụ điển hình nhất mà các bác sĩ đề cập đối với bệnh nhân Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ở đợt 1 là 55,5 ± 15,8 và đợt 2 là 51,2 ± 23,4 tuổi. Trong đó ở cả hai đợt nghiên cứu, nhóm tuổi từ 40 – 65 tuổi chiếm tỷ lệ chủ yếu (70,30% và 72,12%). Có 187 bệnh nhân có thể trạng (BMI) đạt mức trung bình (56,67%), 93 bệnh nhân có thể trạng thừa cân (28,18%). Bệnh nhân có bệnh lý đi kèm chiếm 99,09%, phần lớn bệnh nhân nghiên cứu có từ 1-3 bệnh lí đi kèm, tăng huyết áp, đái tháo đường và nhồi máu cơ tim lần lượt là 3 bệnh đi kèm chiếm tỷ lệ cao nhất. Phác đồ chủ yếu được sử dụng để điều trị RLLM là Statin đơn độc (92,42%). Tất cả bệnh nhân đều được chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán rối loạn lipid máu (RLLM) phù hợp với các hướng dẫn hiện nay. Tỷ lệ bệnh nhân được đánh giá nguy cơ tim mạch qua 2 giai đoạn lần lượt là 0% và 12,12%. Tỷ lệ bênh nhân được chỉ định thuốc hợp lý lần lượt là 87,88% và 96,97%. Tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định liều dùng hợp lý lần lượt là 43,03% và 27,27%. Các bệnh nhân bên cạnh việc dùng thuốc còn được tư vấn về chế độ ăn uống, luyện tập, hạn chế các thói quen xấu để giúp góp phần nâng cao hiệu quả điều trị. Từ khóa: Rối loạn lipid máu, Thực trạng điều trị.
  • 7. iv SUMMARY Intending to survey the current status of lipid disorder treatment perspective at An Sinh General Hospital – Ho Chi Minh City and evaluate the effectiveness of guiding new recommendations in the treatment of dyslipidemia at An Sinh General Hospital - Ho Chi Minh City in 2019, we conducted the project "Survey of treatment status and effectiveness of treatment guidelines for dyslipidemia at An Sinh General Hospital - Ho Chi Minh City." The target doctors participating in the study were 17 doctors (including 7 doctors of General Internal Medicine and 10 doctors of Examination Department) and collected information by survey questionnaires. Subjects are patients conducted by the descriptive cross-section method, taking all samples during the study period with 330 patients (165 patients phase 1 and 165 patients phase 2). Results achieved: Most of the doctors participating in the survey are over 40 years old; 100% of the doctors participating in the study have qualifications from BSCKI or higher and account for the majority of BSCKII (70.59%) and have long-term experience; doctors with a practice time of more than 10 years achieved 58.82%. Doctors diagnose and treat RLLM mainly under the guidance of ATP4 (70.59%). Most doctors believe that the optimal LDL-C level is within the lower limit of 2.6 mmol / L (100 mg / dL). For patients at very high cardiovascular risk with a Score of > 10%, most physicians set an LDL-C level of less than 1.8 mmol / L (70 mg / dL). All physicians agree on a triglyceride (TG) level of 200 mg / dL required for acute pancreatitis due to TG increase or high-risk patients. Moderate-intensity statin is used primarily; most physicians believe that patient response to a decreased statin is poor when LDL- C levels drop below 20% while responding well to medium statin dose. When LDL-C level decreases in the range of 30-50%, 82.35% of doctors believe that combining Ezetimibe with statin during treatment will reduce 10% to 15% more LDL-C levels. The fiber group is preferred when the patient has a TG concentration> 500 mg / dL. In liver enzyme elevation cases more than 3 times,
  • 8. v the statin should be stopped and liver function reassessed. And during statin therapy, myalgia is one of the most typical side effects that doctors mention about patients. The group of patients studied in phase 1 was 55.5 ± 15.8, and phase 2 was 51.2 ± 23.4 years. In both studies, the age group from 40 to 65 years old accounts for most (70.30% and 72.12%). There were 187 patients with average body condition (BMI) (56.67%); 93 patients were overweight (28.18%). Patients with comorbidities accounted for 99.09%; most studied patients had 1-3 comorbidities, hypertension, diabetes, and myocardial infarction, respectively 3 accompanying diseases accounting for billions of the highest rate. The main regimen used to treat RLLM is Statin alone (92.42%). All patients were ordered to conduct laboratory tests to diagnose dyslipidemia (RLLM) following current guidelines. The proportion of patients assessed as the cardiovascular risk through 2 stages, respectively 0% and 12.12%. The rates of patients receiving appropriate drugs were 87.88% and 96.97%, respectively. The proportion of patients assigned a reasonable dose was 43.03% and 27.27%, respectively. In addition to using drugs, patients are also advised on diet, exercise, and restriction of bad habits to help improve treatment efficiency. Keywords: Lipid disorder, Treatment status.
  • 9. vi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Cần Thơ, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận văn Hà Thị Thu Thủy
  • 10. vii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN....................................................................................................... i TÓM TẮT ............................................................................................................ii SUMMARY......................................................................................................... iv LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... vi MỤC LỤC..........................................................................................................vii DANH MỤC BẢNG........................................................................................... xi DANH MỤC HÌNH..........................................................................................xiii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................. xiv ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 3 1.1. KHÁI NIỆM VỀ LIPID VÀ CHUYỂN HÓA LIPID............................ 3 1.1.1. Đại cương về lipid................................................................................ 3 1.1.2. Các thành phần lipid máu và lipoprotein.............................................. 3 1.1.3. Chuyển hóa lipoprotein......................................................................... 5 1.2. HỘI CHỨNG RỐI LOẠN LIPID MÁU................................................. 8 1.2.1. Định nghĩa rối loạn lipid máu............................................................... 8 1.2.2. Phân loại rối loạn lipid máu.................................................................. 9 1.2.3. Nguy cơ/Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu.................................... 11 1.3. PHÂN TẦNG NGUY CƠ TIM MẠCH ................................................ 12 1.3.1. Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch do xơ vữa ................................... 12 1.3.2. Hệ thống ước tính nguy cơ tim mạch ................................................. 13 1.3.3. Phân tầng nguy cơ tim mạch............................................................... 14 1.4. ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID ............................................................... 16 1.4.1. Nguyên tắc điều trị.............................................................................. 16 1.4.2. Thay đổi lối sống ................................................................................ 17 1.4.3. Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu .................................................. 17 1.5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU.................................................................................................... 25 1.7. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN SINH – TPHCM ... 29
  • 11. viii CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 31 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................ 31 2.1.1. Đối tượng khảo sát về thực trạng quan điểm điều trị rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh - TP.Hồ Chí Minh..................................... 31 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu hoạt động hướng dẫn các khuyến cáo về điều trị rối loạn lipid máu.......................................................................................... 31 2.1.3. Đối tượng nghiên cứu hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh - TP.Hồ Chí Minh .................................................... 32 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 33 2.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ...................................... 34 2.3.1. Thời gian nghiên cứu.......................................................................... 34 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu........................................................................... 34 2.4. CÁC CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU................................................................ 34 2.4.1. Khảo sát về quan điểm điều trị của bác sĩ .......................................... 34 2.4.2. Khảo sát đặc điểm của bệnh nhân....................................................... 35 2.5. XỬ LÝ VÀ TRÌNH BÀY SỐ LIỆU ...................................................... 36 2.5.1. Xử lý số liệu........................................................................................ 36 2.5.2. Trình bày số liệu ................................................................................. 36 2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU..................................................................... 36 2.7. NỘI DUNG TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN SINH - TPHCM......................... 36 2.7.1. Hướng dẫn của Hội Tim mạch học Việt Nam 2015........................... 36 2.7.2. Hướng dẫn về điều trị rối loạn lipid máu của Hội tim mạch Châu Âu (ESC) năm 2019 và của Hội tim mạch/trường môn tim mạch Hoa Kỳ (ACC/AHA) năm 2018................................................................................. 40 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 46 3.1. THỰC TRẠNG VỀ QUAN ĐIỂM ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU CỦA CÁC BÁC SĨ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN SINH - TPHCM.............................................................................................. 46 3.1.1. Một số đặc điểm về các bác sĩ tham gia nghiên cứu .......................... 46
  • 12. ix 3.1.2. Quan điểm của các bác sĩ về hướng dẫn điều trị và phân tầng nguy cơ bệnh tim mạch............................................................................................... 47 3.1.3. Quan điểm về mục tiêu điều trị và thuốc sử dụng.............................. 49 3.2. TỔ CHỨC THÔNG TIN, HƯỚNG DẪN CÁC KHUYẾN CÁO VỀ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU CỦA ACC/AHA 2018, HỘI TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM 2015, ESC/EAS 2019, AACE/ACE 2018......... 55 3.2.1. Cách thức tổ chức thông tin................................................................ 55 3.2.2. Phổ biến tài liệu .................................................................................. 55 3.2.3. Địa điểm, thời gian, thành phần tham dự buổi thông tin.................... 55 3.2.4. Nội dung thông tin .............................................................................. 56 3.2.5. Kết quả buổi thông tin......................................................................... 56 3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP VÀ KHOA KHÁM BỆNH CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN SINH - TPHCM................................................................... 57 3.3.1. Một số đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu....................................... 57 3.3.2. Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị rối loạn lipid máu.. 60 3.3.3. Đánh giá tính hợp lý trong chiến lược điều trị rối loạn lipid máu ở các bệnh nhân tham gia nghiên cứu .................................................................... 61 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................ 64 4.1. BÀN LUẬN VỀ THỰC TRẠNG VỀ QUAN ĐIỂM ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU CỦA CÁC BÁC SĨ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN SINH - TPHCM.......................................................................... 64 4.1.1. Một số thông tin về bác sĩ tham gia khảo sát...................................... 64 4.1.2. Quan điểm về hướng dẫn điều trị và phân tầng nguy cơ tim mạch.... 64 4.1.3. Quan điểm về mục tiêu điều trị và thuốc sử dụng.............................. 64 4.2. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP – KHOA KHÁM BỆNH TRƯỚC VÀ SAU KHI TỔ CHỨC THÔNG TIN............................................................................... 66 4.2.1. Một số đặc điểm chung về bệnh nhân nghiên cứu.............................. 66
  • 13. x 4.3. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ RLLM.............................................................................................................. 69 4.3.1. Phác đồ điều trị RLLM trong mẫu nghiên cứu................................... 69 4.3.2. Phân tích tính hợp lý trong chiến lược điều trị................................... 70 4.3.3. Tính hợp lý trong tư vấn cho bệnh nhân............................................. 73 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 75 KIẾN NGHỊ....................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 78
  • 14. xi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại RLLM theo Fredrickson/WHO [1], [27]............................ 10 Bảng 1.2. Phân loại RLLM theo De Gennes, tương ứng với các type RLLM của Fredrickson [1], [27] ........................................................................................... 10 Bảng 1.3. Phân loại RLLM theo EAS (Hiệp hội vữa xơ động mạch Châu Âu) [23] ...................................................................................................................... 10 Bảng 1.4. Đánh giá các mức độ RLLM theo NCEP ATP III [54]...................... 11 Bảng 1.5. Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch do xơ vữa ................................... 12 Bảng 1.6. Phân tầng nguy cơ tim mạch theo HTMVN 2015.............................. 14 Bảng 1.7. Phân tầng nguy cơ tim mạch theo AACE/ACE 2018 ........................ 15 Bảng 1.8. Một số nghiên cứu về tình hình điều trị rối loạn lipid máu................ 25 Bảng 2.1. Khuyến cáo về mục tiêu điều trị đối với LDL-C................................ 36 Bảng 2.2. Khuyến cáo về mức mục tiêu điều trị đối với non-HDL-C................ 38 Bảng 2.3. Khuyến cáo điều trị tăng LDL-C bằng thuốc ..................................... 38 Bảng 2.4. Liều dùng statin .................................................................................. 39 Bảng 2.5. Chỉ định điều trị TG............................................................................ 39 Bảng 2.6. Xét nghiệm lipid máu (ACC/AHA 2018)........................................... 40 Bảng 2.7. Khuyến cáo điều trị hạ lipid máu ở bệnh nhân nguy cơ rất cao có CMVC (ESC 2019)............................................................................................. 40 Bảng 2.8. Khuyến cáo theo dõi đáp ứng điều trị giảm lipid máu (ACC/AHA 2018).................................................................................................................... 41 Bảng 2.9. So sánh phân loại nguy cơ giữa ACC/AHA 2018 và ESC 2019........ 42 Bảng 2.10. Bằng chứng về hiệu quả của điều trị hạ LDL-C < 1,4 mmol/L (55 mg/dL) – ESC 2019............................................................................................. 44 Bảng 3.1. Đặc điểm về độ tuổi và giới tính của bác sĩ tham gia khảo sát .......... 46 Bảng 3.2. Đặc điểm về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm hành nghề của bác sĩ tham gia khảo sát ............................................................................................. 47 Bảng 3.3. Quan điểm về hướng dẫn điều trị rối loạn lipid máu.......................... 47 Bảng 3.4. Quan điểm về hướng dẫn phân tầng nguy cơ bệnh tim mạch ............ 48
  • 15. xii Bảng 3.5. Các xét nghiệm được chỉ định............................................................ 49 Bảng 3.6. Xác định mục tiêu điều trị đối với LDL-C ......................................... 50 Bảng 3.7. Quan điểm về chỉ định điều trị đối với Triglycerid............................ 51 Bảng 3.8. Quan điểm về thuốc và sử dụng theo mức LDL-C............................. 51 Bảng 3.9. Quan điểm về mức độ đáp ứng với Statin .......................................... 53 Bảng 3.10. Quan điểm về phối hợp thuốc điều trị giảm LDL-C ........................ 53 Bảng 3.11. Quan điềm về điều trị và dùng thuốc theo mức TG ......................... 54 Bảng 3.12. Quan điểm về tương tác thuốc, tư vấn và xử trí khi có ADR........... 54 Bảng 3.13. Đặc điểm về tuồi của bệnh nhân RLLM tham gia nghiên cứu......... 57 Bảng 3.14. Đặc điểm về giới tính của bệnh nhân RLLM tham gia nghiên cứu ... 58 Bảng 3.15. Phân loại thể trạng (BMI) áp dụng cho người châu Á ..................... 58 Bảng 3.16. Số lượng bệnh đi kèm của bệnh nhân RLLM nghiên cứu................ 59 Bảng 3.17. Tỷ lệ các bệnh đi kèm của bệnh nhân RLLM nghiên cứu................ 59 Bảng 3.18. Các dạng phác đồ điều trị RLLM..................................................... 60 Bảng 3.19. Các thuốc sử dụng trong điều trị RLLM .......................................... 60 Bảng 3.20. Tính hợp lý trong chỉ định xét nghiệm các chi số ............................ 61 Bảng 3.21. Đánh giá phân tầng nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân .................... 61 Bảng 3.22. Đánh giá chiến lược can thiệp dựa vào nguy cơ tim mạch và nồng độ LDL-C ................................................................................................................. 62 Bảng 3.23. Đánh giá tính hợp lý trong khuyến cáo liều dùng thuốc Statin điều trị RLLM cho bệnh nhân ......................................................................................... 62 Bảng 3.24. Đánh giá về tương tác thuốc trong điều trị RLLM........................... 62 Bảng 3.25. Đánh giá về tính hợp lý trong tư vấn cho bệnh nhân ....................... 63
  • 16. xiii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ phân loại các lipoprotein [56]..................................................... 4 Hình 1.2: Chuyển hoá lipoprotein nội và ngoại sinh [63]..................................... 6 Hình 1.3: Chuyển hoá HDL và vận chuyển cholesterol [31] .............................. 8
  • 17. xiv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viêt tăt Tên tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt AACE/ACE American Association of Clinical Endocrinologists and American College of Endocrinology Hiệp hội Nội tiết Hoa kỳ ACC/AHA American Heart Association/ American College of Cardiology Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ ACAT Acyl-CoA Cholesterol acyl Transferase BTM Bệnh tim mạch BTMXV Bệnh tim mạch xơ vữa BS Bác sĩ BSCKI Bác sĩ chuyên khoa I BSCKII Bác sĩ chuyên khoa II CE Cholesterol Ester Cholesterol ester hóa CM Chylomycron Lipoprotein lớn nhất chủ yếu vận chuyển mỡ từ niêm mạc ruột đến gan ĐTĐ Đái tháo đường ESC/EAS European Society of Cardiology and the European Atherosclerosis Society Hội tim Châu Âu và Hội xơ vữa động mạch Châu Âu FC Free Cholesterol Cholesterol tự do HATT Huyết áp tâm thu HDL High-density-lipoprotein Lipoprotein có tỷ trọng cao HDL-C High-density-lipoprotein Cholesterol Cholesterol Lipoprotein tỷ trọng cao HTMVN Hội Tim mạch Việt Nam HSBA Hồ sơ bệnh án IDL Intermediate-density-lipoprotein Lipoprotein có tỷ trọng trung gian LCAT Lecithin Cholesterol Acyltransferase Enzym ester hóa cholesterol
  • 18. xv LDL Low-density-lipoprotein Lipoprotein có tỷ trọng thấp LDL-C Low-density-lipoprotein Cholesterol Cholesterol Lipoprotein tỷ trọng thấp LP Lipoprotein Lp(a) Lipoprotein(a) MĐCC Mức độ chứng cứ MĐKC Mức độ khuyến cáo MLCT Mức lọc cầu thận NMCT Nhồi máu cơ tim PL Phospholipid PCSK9 Proprotein convertase subtilisin / kexin type 9 RLLM Rối loạn lipid máu TC Total Cholesterol Cholesterol toàn phần TG Triglycerid TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh VLDL Very low density lipoprotein Lipoprotein có tỷ trọng rất thấp XVĐM Xơ vữa động mạch YTNC Yếu tố nguy cơ
  • 19. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn lipid máu là nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,... Chẩn đoán rối loạn lipid máu đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, hiệu quả, tránh nguy cơ xảy ra những biến chứng khó lường. Trong những thập kỷ gần đây, bệnh tim mạch đã và đang là vấn đề sức khỏe được quan tâm hàng đầu trên thế giới với tỷ lệ tử vong cao. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 17 triệu người bị tử vong do bệnh tim mạch. Hầu hết các bệnh lý tim mạch hiện nay là do xơ vữa động mạch. Do vậy, các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch được bàn đến ngày càng nhiều thường liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của xơ vữa động mạch, trong đó hội chứng rối loạn lipid máu là một trong các yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với sự hình thành và phát triển của xơ vữa động mạch [37], [38], [49], [62]. Theo một nghiên cứu được tiến hành ở Mỹ năm 2009, có trên 100 triệu người trưởng thành > 20 tuổi có tổng mức cholesterol > 200 mg/dL; gần 31 triệu người có mức > 240 mg/dL [34]. Ở các nước Châu Á, tỷ lệ bệnh nhân tăng cholesterol máu đang được điều trị bằng thuốc hạ lipid máu ở các nước châu Á chưa đạt mục tiêu LDL-C được khuyến cáo vẫn còn tương đối cao [59]. Tỷ lệ tử vong có thể sẽ còn tăng đối với những người mắc rối loạn lipid máu kèm theo nhiều yếu tố nguy cơ như: đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh thận, người cao tuổi,… đặc biệt nguy cơ tim mạch nền tảng của bệnh nhân càng cao thì tỷ lệ đạt mục tiêu LDL - cholesterol càng thấp... Một nghiên cứu cho thấy, sự tồn tại đồng thời của hai yếu tố nguy cơ là rối loạn lipid máu và tăng huyết áp có nhiều tác động xấu đến nội mô mạch máu, dẫn đến chứng xơ vữa động mạch tăng [19], đặc biệt ở những bệnh nhân có tăng huyết áp và rối loạn lipid máu khả năng mắc nhồi máu cơ tim tăng gấp 3-4 lần, đột quỵ tăng gấp 2 - 3 lần so với những bệnh nhân chỉ có một bệnh riêng lẻ [58]. Rối loạn lipid máu ít có triệu chứng bên ngoài nên người bệnh mất cảnh giác, không điều trị và dự phòng dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Nhiều
  • 20. 2 nghiên cứu lớn đã chứng minh rằng giải quyết được rối loạn lipid máu sẽ hạn chế được các biến cố [21]. Việc điều trị có hiệu quả hội chứng rối loạn lipid máu sớm sẽ hạn chế được sự phát triển của bệnh xơ vữa động mạch và ngăn chặn được biến chứng của nó. Để giảm lipid máu thì việc thay đổi chế độ ăn, tăng cường hoạt động thể lực là những biện pháp rất quan trọng cùng với việc sử dụng các thuốc có tác dụng hạ lipid máu. Y học hiện đại đã tìm ra nhiều loại thuốc có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu: nhóm Fibrate (Bezafibrate, Fenofibrate, Gemfibrozil...), nhóm Statin (Fluvastatin, Lovastatin, Pravastatin, Atorvastatin...) [23], [69]. Bệnh viện Đa khoa An Sinh – TP. Hồ Chí Minh hàng năm khám và điều trị hàng ngàn bệnh nhân rối loạn lipid máu, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào điều tra về thực trạng điều trị cũng như hiệu quả của việc áp dụng các hướng dẫn điều trị rối loạn lipid máu trong nước và trên thế giới. Vì vậy, tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh - TP.Hồ Chí Minh” với mục tiêu đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh - TP. Hồ Chí Minh và hoạt động về thông tin các khuyến cáo mới trong điều trị rối loạn lipid máu cho các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh - TP. Hồ Chí Minh, từ đó nhằm góp phần cải thiện hiệu quả trong điều trị rối loạn lipid máu và hạn chế các biến chứng tim mạch khác. Đề tài được tiến hành với những mục tiêu sau: 1. Khảo sát thực trạng điều trị rối loạn lipid máu tại khoa Bệnh viện Đa khoa An Sinh - TP. Hồ Chí Minh năm 2019. 2. Đánh giá hoạt động và hiệu quả hướng dẫn các khuyến cáo mới trong điều trị rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – TP. Hồ Chí Minh năm 2019.
  • 21. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. KHÁI NIỆM VỀ LIPID VÀ CHUYỂN HÓA LIPID 1.1.1. Đại cương về lipid Lipid là những phân tử kỵ nước khó tan trong nước. Lipid được tìm thấy trong màng tế bào, duy trì tính nguyên vẹn của tế bào và cho phép tế bào chất chia thành ngăn tạo nên những cơ quan riêng biệt. Lipid là tiền thân của một số hormon và acid mật, là chất truyền tín hiệu ngoại bào và nội bào. Các lipoprotein vận chuyển các phức hợp lipid và cung cấp cho tế bào khắp cơ thể. Lipid là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, tham gia cung cấp 25%-30% năng lượng cơ thể. 1g lipid cung cấp đến 9,1 kcal. Lipid là nguồn năng lượng dự trữ lớn nhất trong cơ thể, dạng dự trữ là mỡ trung tính triglycerid tại mô mỡ. Bình thường khối lượng mỡ thay đổi theo tuổi, giới tính và chủng tộc. Nhu cầu về lượng lipid chưa được chính xác, vào khoảng 1g/kg thể trọng 1 ngày, nên dùng lượng lipid với 2/3 dầu thực vật (acid béo không bão hòa) và 1/3 mỡ động vật (acid béo bão hòa) với lượng cholesterol dưới 300 mg/ngày. 1.1.2. Các thành phần lipid máu và lipoprotein Các lipid chính có mặt trong máu là các acid béo tự do, triglycerid (TG), cholesterol toàn phần (TC) gồm cholesterol tự do (FC) và cholesterol este (CE), phospholipids (PL).Vì không tan trong nước nên lipid trong huyết tương không lưu hành dưới dạng tự do mà được gắn với protein đặc hiệu (apoprotein viết tắt là apo) tạo thành các tiểu phân lipoprotein (LP) vận chuyển trong máu và hệ bạch huyết [3]. * Cấu trúc và thành phần lipoprotein: Lipoprotein (LP) là những phần tử hình cầu, bao gồm phần nhân chứa đựng những phân tử không phân cực là TG và CE, xung quanh bao bọc bởi lớp các phân tử phân cực: PL, FC và các protein được gọi là các apolipoprotein
  • 22. 4 (apo). Các apo có vai trò quan trọng trong cấu trúc và chuyển hóa của lipoprotein. * Phân loại lipoprotein: Bằng phương pháp điện di và siêu ly tâm người ta phân ra các loại LP chính theo tỷ trọng tăng dần là: - Chylomycron (CM): là LP lớn nhất, tỷ trọng 0,95, được tạo thành duy nhất bởi tế bào niêm mạc ruột, thành phần chủ yếu là TG thức ăn, apo chính là C, B-48, E và AI, AII. Chức năng chủ yếu là vận chuyển TG và cholesterol ngoại sinh về gan [45]. - Very low density lipoprotein (VLDL): là LP có tỷ trọng rất thấp 0,96 – 1,006 được tạo thành chủ yếu ở gan, chứa nhiều TG (65%). Apo gồm B-100, C và E. Chức năng là vận chuyển TG nội sinh (được tổng hợp từ tế bào gan) vào hệ tuần hoàn [45]. Hình 1.1: Sơ đồ phân loại các lipoprotein [56] (Nguồn: Harrison’s principles of Internal Medicine, sixteenth edition) - Intermediate-density-lipoprotein (IDL): là LP có tỷ trọng trung gian, là sản phẩm thoái hóa của VLDL trong máu, gọi là VLDL tàn dư (remnant) [45]. - Low-density-lipoprotein (LDL): là LP có tỷ trọng thấp 1,020 - 1,063, là sản phẩm thoái hóa của VLDL trong máu, chứa nhiều cholesterol (50% CE và 10% TG). Phân tử LDL gồm có lõi chứa CE và lớp vỏ chứa apo-B100 còn các
  • 23. 5 apolipoprotein khác chỉ có vết, ở người phần lớn VLDL chuyển thành LDL và apo-B100. Chức năng chính là vận chuyển cholesterol được tổng hợp ở gan đến các mô ngoại vi. LDL được gắn với các receptor đặc hiệu ở màng tế bào để vào trong tế bào [45]. - High-density-lipoprotein (HDL): là LP có tỷ trọng cao 1,064 – 1,210, được tổng hợp ở gan và một phần ở ruột, một phần do chuyển hóa của VLDL trong máu. Thành phần của HDL gồm nhiều protein (55%), TG (5%), cholesterol (20%) và apo chính là A, C, E. Chức năng chính của HDL là vận chuyển cholesterol dư thừa từ các mô ngoại vi trở về gan để tạo các acid mật và đào thải theo đường mật. HDL là loại LP bảo vệ chống XVĐM [45]. - Lp(a) [Lipoprotein(a)]: được tổng hợp ở gan với số lượng ít, có cấu trúc tương tự như LDL nhưng có thêm 1 protein gắn vào apo B-100 gọi là apo (a). Nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy Lp(a) có thể là yếu tố nguy cơ độc lập của động mạch vành [45]. 1.1.3. Chuyển hóa lipoprotein LP được chuyển hóa theo hai con đường ngoại sinh và nội sinh với sự tham gia của các en yme và protein vận chuyển. * Chuyển hoá ngoại sinh: TG, TC, PL từ lipid thức ăn được hấp thu qua niêm mạc ruột non tạo thành CM. CM theo các bạch mạch đến ống ngực, đổ vào hệ tuần hoàn rồi tới mô mỡ và cơ. Tại các mô, TG được tách ra nhờ en ym LPL thành glycerol và acid béo, các acid béo được dự trữ hoặc được các mô sử dụng làm nguồn cung cấp năng lượng. Quá trình này xảy ra liên tục làm cho CM bị mất TG, ApoC (trả về cho HDL) và tạo thành CM tàn dư giàu cholesterol. CM tàn dư được gắn bắt ở tế bào gan nhờ các thụ thể đặc hiệu với apo B – 48 và apo E có trong thành phần CM tàn dư. Đời sống của CM rất ngắn, chỉ vài phút. Ở gan, cholesterol được chuyển thành acid mật và đào thải theo đường mật xuống ruột non, một phần cholesterol và TG tham gia tạo VLDL. VLDL này rời gan vào hệ tuần hoàn để bắt đầu con đường vận chuyển hay chuyển hoá lipid nội sinh (còn gọi là chuyển hoá lipid ở mạch máu) [3].
  • 24. 6 Hình 1.2: Chuyển hoá lipoprotein nội và ngoại sinh [63] LPL: lipoprotein lipase; FFA: free fatty acids; VLDL: very low density lipoproteins; IDL: intermediate-density lipoproteins; LDL: low-density lipoproteins; LDLR: low-density lipoprotein receptor. (Nguồn: Harisson -2005). * Chuyển hoá nội sinh: Con đường này liên quan đến lipid chủ yếu có nguồn gốc từ gan. VLDL giàu TG chứa apoprotein là apo B-100, apo E và apo C được tạo thành ở gan (90%) và một phần ở ruột (10%) vào máu đến các mô ngoại vi, tại đây TG bị tách ra do tác dụng của en ym LPL, đồng thời apo C cũng được chuyển để tạo thành HDL. VLDL chỉ còn lại apo B100 và apo E và kích thước bị giảm dần. Một en ym khác cũng tác động đến cholesterol của VLDL là en ym LCAT từ gan vào huyết tương, en ym này xúc tác sự vận chuyển acid béo từ lecithin để este hoá phân tử cholesterol tạo thành CE. Như vậy, VLDL sau khi giải phóng TG, nhận thêm CE và mất đi apo C, chuyển thành IDL - tiền chất của LDL. Ở điều kiện bình thường LCAT tạo ra 75%-90% CE trong huyết tương, phần CE còn lại của huyết tương do gan hoặc ruột sản
  • 25. 7 xuất bởi en ym ACAT (acyl-CoA cholesterol acyl transferase) của nội bào. Do vậy, sự thiếu hụt LCAT gây nên các rối loạn chuyển hóa LP [3], [50]. * Chuyển hoá của HDL và LDL + Lipoprotein tỷ trọng trung gian (IDL) trở lại gan, gắn vào các thụ thể đặc hiệu ở màng tế bào và chịu tác dụng của lipase gan. + Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) là chất vận chuyển chính cholesterol trong máu, chủ yếu dưới dạng CE. LDL gắn với các thụ thể LDL nhận biết ApoB- 100 trên màng tế bào gan (70%) và các màng tế bào khác của cơ thể (30%). Các LDL được chuyển vào trong tế bào và chịu sự thoái hóa trong lysosom, giải phóng FC. Đại thực bào tạo ra từ các monocyte trong máu có thể bắt giữ LDL qua thụ thể thu dọn. Quá trình này xảy ra ở các nồng độ LDL bình thường nhưng được tăng cường khi nồng độ LDL tăng cao và bị biến đổi (LDL bị oxy hóa hoặc glycosyl hóa). Sự bắt giữ LDL bởi đại thực bào ở thành động mạch là yếu tố quan trọng trong bệnh sinh của XVĐM. Khi đại thực bào quá tải CE, chúng chuyển thành các tế bào bọt (foam cell) - một thành phần của mảng vữa xơ [30], [50]. + Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) được tổng hợp tại gan hoặc từ sự thoái hóa của VLDL và CM trong máu. FC được este hóa thành CE bởi LCAT có trong HDL mới sinh, làm tăng tỷ trọng của HDL. HDL đóng vai trò loại trừ cholesterol thừa, vì vậy nó được gọi là “cholesterol tốt” và là cơ chế chống XVĐM quan trọng nhất [11], [50]. Ở người bình thường, quá trình tổng hợp và thoái hoá lipid di n ra cân bằng nhau và phụ thuộc vào nhu cầu cơ thể, vì thế duy trì được sự ổn định về nồng độ lipid và LP trong máu. Khi có sự bất thường, các kiểu rối loạn chuyển hoá lipid sẽ xảy ra.
  • 26. 8 Hình 1.3: Chuyển hoá HDL và vận chuyển cholesterol [31] LCAT: lecithin-cholesterol acyltransferase; CETP: cholesteryl ester transfer protein; VLDL: LDLR : low-density lipoprotein receptor; TG: triglycerides. 1.2. HỘI CHỨNG RỐI LOẠN LIPID MÁU 1.2.1. Định nghĩa rối loạn lipid máu Rối loạn lipid máu (RLLM) là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid bị rối loạn (tăng cholesterol hoặc tăng triglicerid hoặc tăng LDL- C hoặc giảm HDL- C ) . R L L M thường được phát hiện cùng lúc với mội số bệnh lý tim mạch - nội tiết - chuyển hóa, đồng thời cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh lý này. Nguyên nhân của RLLM có thể do nguyên phát như di truyền hoặc thứ phát do lối sống không hợp lý. Điều trị RLLM bằng thay đổi lối sống (tăng cường vận động thể lực, thay đổi chế độ ăn: hạn chế bia rượu, mỡ động vật...) hoặc dùng thuốc giảm lipid máu, góp phần vào điều trị bệnh nguyên của nhiều bệnh tim mạch (BTM), nội tiết, chuyển hóa [4]. Rối loạn lipid máu (RLLM) khi có một hoặc nhiều các rối loạn sau đây [79]:
  • 27. 9 - Tăng cholesterol huyết tương (TC): + Bình thường: cholesterol trong máu 5,2 mmol/L ( 200 mg/dL) + Tăng giới hạn: TC máu từ 5,2- 6,2 mmol/L (200 – 239mg/dL) + Tăng cholesterol trong máu khi >6,2 mmol/L (>240 mg/dL) - Tăng Triglycerid (TG) trong máu: Bình thường: TG máu 2,26 mmol/L ( 200 mg/dL) Tăng giới hạn: TG từ 2,26 – 4,5 mmol/L (200 – 400 mg/dL). Tăng TG: TG từ 4,5 – 11,3 mmol/L (400 – 1000 mg/dL) Rất tăng: TG >11,3 mmol/L (>1000 mg/dL) - Giảm HDL-C: HDL-C là một lipoprotein (LP) có tính bảo vệ thành mạch. Nếu giảm HDL-C là có nguy cơ cao với xơ vữa động mạch (XVĐM): Bình thường HDL-C trong máu >0,9 mmol/L; + Khi HDL-C máu <0,9 mmol/L (<35 mg/dL) là giảm. - Tăng LDL-C Bình thường: LDL-C trong máu <3,4 mmol/L (<130mg/dL); Tăng giới hạn: 3,4 – 4,1 mmol/L (130 – 159 mg/dL); Tăng nhiều khi: >4,1 mmol/L (>160 mg/dL). - RLLM hỗn hợp: TC >6,2 mmol/L và TG khoảng 2,26- 4,5 mmol/L. 1.2.2. Phân loại rối loạn lipid máu Có nhiều cách phân loại RLLM. Phân loại của Fredrickson có tính chất mô tả tình trạng RLLM, tương đối khó áp dụng trong thực hành lâm sàng. Phân loại của De Gennes và phân loại của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (EAS) đơn giản hơn và d áp dụng trên lâm sàng hơn (tăng TC đơn thuần, tăng triglycerid đơn thuần, tăng cả cholesterol và triglycerid).
  • 28. 10 Bảng 1.1. Phân loại RLLM theo Fredrickson/WHO [1], [27] Typ Tăng lipoprotein Tăng lipid I Chylomicron TC ↔↑ TG ↑↑↑ IIa LDL TC ↑↑ TG ↔ IIb LDL, VLDL TC ↑↑ TG ↑ III IDL TC ↑↑ TG ↑↑ IV VLDL TC ↑ TG ↑↑ V Chylomicron và VLDL TC ↑↑ TG ↑↑↑ Ch thích ↔ bình thường ↑ tăng Bảng 1.2. Phân loại RLLM theo De Gennes, tương ứng với các type RLLM của Fredrickson [1], [27] Nhóm Typ Lipoprotein Lipid Tăng cholesterol huyết thanh đơn thuần IIa LDL TC/TG >2,5 Tăng TG huyết thanh đơn thuần I Chylomicron và VLDL TG/TC >2,5 IV V Tăng lipid máu h n h p IIb LDL, VLDL TC/TG <2,5 III IDL TG/TC <2,5 Bảng 1.3. Phân loại RLLM theo EAS (Hiệp hội vữa xơ động mạch Châu Âu) [23] Týp Cholesterol mmol/l Triglycerid mmol/l A 5,2 ≤ TC ≤6,5 TG ≤ 2,2 B 6,5 ≤ TC ≤ 7,8 TG ≤ 2,2 C TC ≤ 5,2 2,2 ≤ TG ≤ 5,5 D 5,2 ≤ TC ≤ 7,8 2,2 ≤ TG ≤ 5,5 E TC ≥ 7,8 TG ≥ 5,5
  • 29. 11 Bảng 1.4. Đánh giá các mức độ RLLM theo NCEP ATP III [54] Chỉ số Nồng độ Đánh giá m c độ rối loạn mg/dL mmol/L TC <200 <5,17 Bình thường 200-239 5,17 – 6,18 Giới hạn cao ≥ 240 ≥ 6,20 Cao LDL-cholesterol <100 <2,58 Tối ưu 100-129 2,58 – 3,33 Gần tối ưu/ Trên tối ưu 130-159 3,36 - 4,11 Giới hạn cao 160-189 4,13 – 4,88 Cao ≥ 190 ≥ 4,91 Rất cao TG <150 <1,70 Bình thường 150-199 1,70 – 2,25 Giới hạn cao 200-499 2,26 – 5,64 Cao ≥ 500 ≥ 5,65 Rất cao HDL-cholesterol <40 <1,03 Thấp ≥ 60 ≥ 1,55 Cao 1.2.3. Nguy cơ/Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu Nguyên nhân gây RLLM có thể là nguyên phát (các bệnh về gen) hoặc thứ phát (lối sống, bệnh lý). Các nguyên nhân thứ phát có thể góp phần làm RLLM nguyên phát biểu hiện ra hoặc nặng nề hơn [48]. * Nguyên nhân nguyên phát Gây ra do một hoặc nhiều gen đột biến làm tổng hợp quá mức hoặc thanh thải ít TG hay cholesterol, hoặc tổng hợp không đủ hay đào thải quá mức HDL. Những rối loạn nguyên phát là nguyên nhân hàng đầu gây RLLM ở trẻ em nhưng không phải là nguyên nhân thường gặp ở người trưởng thành [48]. * Nguyên nhân thứ phát Những nguyên nhân thứ phát đóng vai trò thúc đẩy làm xuất hiện hoặc làm nặng hơn tình trạng rối loạn lipid máu ở người trưởng thành. Nguyên nhân
  • 30. 12 thứ phát thường gặp nhất là lối sống tĩnh tại, ăn nhiều thức ăn giàu chất béo bão hòa, cholesterol và mỡ động vật. Những nguyên nhân thứ phát khác gồm đái tháo đường, uống nhiều rượu bia, bệnh thận mạn tính, suy giáp trạng, xơ gan mật nguyên phát, dùng các thuốc như thia id, chẹn β giao cảm, estrogen, progestin và glucocorticoid [43]. 1.3. PHÂN TẦNG NGUY CƠ TIM MẠCH 1.3.1. Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch do xơ vữa Bảng 1.5. Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch do xơ vữa Nguy cơ chính Nguy cơ cộng thêm Nguy cơ khác Cao tuổi Béo phì, béo bụng ↑ Lipoprotein (a) ↑ Cholesterol TP Tiền sử gia đình có RLLM ↑ đông máu ↑ Non-HDL-C ↑ LDL-C ↑ chỉ số viêm (hsCRP; Lp- PLA2) ↑ LDL-C ↑ Apo B HDL-C thấp ↑ LDL ↑ Homocystein Đái tháo đường Tăng triglicerid sau ăn Apo E4 isoform Tăng huyết áp Hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS) ↑ Uric acid Bệnh thận mạn giai đoạn 3-4 ↑ TG Hút thuốc Rối loạn bộ 3 chỉ số lipid máu Tiền sử gia đình mắc BTMXV - Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 - Bệnh nhân ĐTĐ týp 1 mắc bệnh hơn 15 năm hoặc nhiều albumin niệu, bệnh thận mạn tính giai đoạn 3-4, bắt đầu điều trị chuyên sâu > 5 năm sau chẩn đoán, kiểm soát kém HbAlC hoặc kháng insulin. - Rối loạn lipid máu ở trẻ em và thanh thiếu niên nên được chẩn đoán và quản lý càng sớm càng tốt để giảm mức LDL-C và giảm nguy cơ các bệnh tim mạch ở tuổi trưởng thành. - Khi nồng độ HDL-C > 60 mg/dL, được trừ 1 yếu tố nguy cơ.
  • 31. 13 - Cần đánh giá triglycerid (TG) để quyết định điều trị. [38] 1.3.2. Hệ thống ước tính nguy cơ tim mạch [68] Các hướng dẫn hiện hành về phòng ngừa bệnh tim mạch trong thực hành lâm sàng gần đây đều khuyến cáo đánh giá tổng nguy cơ tim mạch ở hầu hết mọi người. Có nhiều thang điểm để đánh giá nguy cơ tim mạch, hầu hết những hướng dẫn điều trị rối loạn lipid máu đều đánh giá nguy cơ dựa trên thang điểm Framingham hoặc SCORE (Systematic Coronary Risk Estimation) [15],[18]. Thang điểm Pool Cohort cũng được áp dụng trong hướng dẫn về kiểm soát cholesterol máu của Hội Tim mạch học Hoa Kỳ (ACC/AHA 2013) [24]. Tại Việt Nam, trong khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị RLLM 2015, thang điểm SCORE được áp dụng để ước tính nguy cơ bệnh tim mạch trong 10 năm. Hệ thống này dùng những biến đơn giản d thu thập (giới tính, tuổi, huyết áp tâm thu, cholesterol toàn phần và hút thuốc), đơn giản và d áp dụng. Thang điểm có 2 biểu đồ riêng cho nhóm các nước nguy cơ cao (chủ yếu các nước Tây Âu) và nhóm các nước có nguy cơ thấp (chủ yếu các nước Đông Âu). Việt Nam có tỷ lệ tử vong tim mạch thấp nên chúng ta có thể dùng biểu đồ SCORE dành cho các nước có nguy cơ thấp (theo số liệu thống kê từ năm 2009 - 2013 của Bộ Y Tế Việt Nam, trong số 10 bệnh gây chết cao nhất toàn quốc không có nhồi máu cơ tim và chiếm tần suất thấp 0,78/100.000, chảy máu não với tần suất 0,82/100.000 và suy tim với tần suất 51/100.000) [5], [60], [78]. Ngoài ra còn một số thang đo đánh giá nguy cơ tim mạch khác: [38] - MESA 10-year ASCVD Risk: đánh giá trên những bệnh nhân vôi hóa động mạch vành. - Reynolds Risk Score: thang đo bao gồm chỉ số CRP-hs, dự đoán nguy cơ đau tim, bệnh mạch vành và các vấn đề tim mạch khác ở người không bị đái tháo đường. - United Kingdom Prospective Diabetes Study (UKPDS) risk engine: dành cho các bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
  • 32. 14 1.3.3. Phân tầng nguy cơ tim mạch Bảng 1.6. Phân tầng nguy cơ tim mạch theo HTMVN 2015 Nhóm nguy cơ Định nghĩa Nguy cơ rất cao Bao gồm các đối tượng có bất kì một hoặc những yếu tố nguy cơ sau: BTM đã được chẩn đoán xác định bằng các thăm dò xâm lấn hoặc không xâm lấn (như chụp mạch vành, xạ hình tưới máu cơ tim, siêu âm tim gắng sức, mảng xơ vữa động mạch cảnh trên siêu âm), tiền sử NMCT, hội chứng mạch vành cấp, can thiệp mạch vành qua da, phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành và các thủ thuật can thiệp động mạch khác, đột quỵ do thiếu máu cục bộ, bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 hoặc ĐTĐ týp 1 có tổn thương cơ quan đích (Ví dụ: Albumin niệu vi thể). Bệnh nhân CKD mức độ trung bình-nặng (MLCT <60 ml/phút/1,73 m2). Điểm SCORE ≥ 10%. Nguy cơ cao Bao gồm các đối tượng có bất kì một hoặc những yếu tố nguy cơ sau: Có yếu tố nguy cơ đơn độc cao rõ rệt như rối loạn Lipid máu có tính gia đình hay tăng huyết áp nặng. Điểm SCORE ≥ 5% và 10%. Nguy cơ trung bình Các đối tượng được xem là có nguy cơ trung bình khi điểm SCORE : ≥1% và 5%. Nguy cơ thấp Các đối tượng được xem là có nguy cơ thấp khi điểm SCORE 1%
  • 33. 15 Bảng 1.7. Phân tầng nguy cơ tim mạch theo AACE/ACE 2018 Nhóm nguy cơ Định nghĩa Cực cao - BTMXV tiến triển (bao gồm cả đau thắt ngực không ổn định) ở bệnh nhân sau khi đã đạt mức LDL-C < 70 mg/dL. - Có bệnh tim mạch trên lâm sàng ở bệnh nhân ĐTĐ, bệnh thận mạn giai đoạn 3/4, hoặc tăng cholesterol gia đình dị hợp tử. - Tiền sử mắc BTMXV sớm (Nam 55 tuổi, Nữ 65 tuổi). Rất cao - Đã từng hoặc đang nhập viện vì hội chứng mạch vành cấp, bệnh mạch cảnh, bệnh mạch máu ngoại biên, nguy cơ 10 năm > 20% (tính theo Framingham). - ĐTĐ hoặc bệnh thận mạn giai đoạn 3/4, kèm > 1 yếu tố nguy cơ - Tăng cholesterol gia đình dị hợp tử. Cao - >= 2 YTNC và nguy cơ 10 năm 10%-20%. - ĐTĐ, bệnh thận mạn giai đoạn 3/4 không kèm YTNC nào khác. Trung bình - 2 YTNC và nguy cơ 10 năm 10%. Thấp - Không có yếu tố nguy cơ.
  • 34. 16 1.4. ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID 1.4.1. Nguyên tắc điều trị [79]. - Điều trị rối loạn lipid máu là để giảm các biến cố tim mạch do XVĐM. - Phải luôn loại trừ những nguyên nhân tăng lipid máu thứ phát: hội chứng thận hư, suy giáp, uống quá nhiều rượu, thai nghén, lạm dụng corticosteroid, chứng biếng ăn, thuốc ức chế mi n dịch. - Việc thay đổi lối sống là vấn đề cơ bản và cốt lõi trong điều trị: chế độ ăn uống đúng, chế độ tập luyện thể dục. Thời gian đánh giá hiệu quả các biện pháp thay đổi lối sống thường từ 2 - 3 tháng. - Chỉ định thuốc khi cần thiết. Đích điều trị dựa trên xét nghiệm và nguy cơ của bệnh nhân (BN): + LDL-C được khuyến cáo là đích điều trị thứ nhất. Cholesterol toàn phần là đích điều trị nếu không có các xét nghiệm khác. + TG nên được đánh giá để điều trị khi bệnh nhân RLLM có tăng TG. + Non-HDL-C hoặc ApoB là đích điều trị thứ hai ở bệnh nhân RLLM thể hỗn hợp, đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa. + HDL-C không được khuyến cáo là đích điều trị. Xác định mục tiêu điều trị nhằm vào LDL-C, sau đó có thể tính toán nhằm vào non-HDL-C. - Đích điều trị cụ thể: + Nhóm nguy cơ rất cao: LDL-C nên đạt được dưới 1,8 mmol/L hoặc giảm đi ít nhất một nửa trị số ban đầu. + Nhóm nguy cơ cao: LDL-C đạt mức 2,5 mmol/L. + Nhóm nguy cơ vừa và thấp: LDL-C đạt mức 3,0 mmol/L. - Statin là lựa chọn đầu tiên. Các thuốc non-statin có thể được dùng phối hợp với statin khi một mình statin với liều tối ưu không đạt được mục tiêu điều trị, hoặc dùng thay thế khi bệnh nhân không dung nạp statin. Hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyên nên dùng statin cường độ cao (Atorvastatin 40 – 80mg, Rosuvastatin 20 – 40mg) ở bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp. - Khống chế tốt các yếu tố nguy cơ tim mạch khác (nếu có): tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá…
  • 35. 17 1.4.2. Thay đổi lối sống - Thay đổi chế độ ăn là một phần rất quan trọng trong quản lý bệnh nhân rối loạn lipid máu. Việc thực hiện cần phải có sự hướng dẫn của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng [48]. NCEP đưa ra một số khuyến cáo trong thay đổi chế độ ăn là: tổng lượng chất béo nên hạn chế ở mức 25% – 35%, lượng chất béo bão hòa chiếm dưới 7% tổng lượng calo cần cung cấp hàng ngày và lượng cholesterol trong khẩu phần ăn nên dưới 200 mg/ngày [54]. - Chế độ tập luyện đều đặn đóng vai trò quan trọng trong việc khống chế tốt lipid máu. Tập luyện giúp “đốt” bớt mỡ dư thừa trong cơ thể, giảm cân hiệu quả, tăng khả năng đề kháng của cơ thể và còn gián tiếp thông qua việc điều chỉnh được các nguy cơ khác đi kèm như ổn định huyết áp, giảm nguy cơ đái tháo đường và tăng hoạt tính insulin [72]. - Bỏ những thói quen có hại: không hút thuốc lá vì thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến quá trình hình thành xơ vữa động mạch mà còn ảnh hưởng đến rối loạn lipid máu hoặc thông qua các nguy cơ khác như tăng huyết áp, đái tháo đường…[40], không nên uống rượu quá nhiều, giảm cân nặng, duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức lí tưởng (BMI từ 19 – 23) và vòng bụng không quá 90cm ở nam giới và 85cm ở nữ giới, tránh lối sống tĩnh tại, tránh căng th ng thần kinh, lo âu quá mức. 1.4.3. Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu Dựa vào cơ chế tác dụng trên lipoprotein, thuốc điều trị rối loạn lipid máu được chia thành 2 nhóm chính [76], [79]: - Nhóm làm giảm hấp thu và tăng thải trừ lipid: + Chất tạo phức với acid mật (Cholestyramin, Colestipol có tính hấp thụ mạnh tạo phức với acid mật, làm giảm quá trình nhũ hóa của lipid ở ruột, làm giảm hấp thu và tăng thải lipid qua phân) + Chất ức chế hấp thu cholesterol: Ezetimibe. - Nhóm làm giảm tổng hợp lipid: + Acid nicotinic (niacin) + Dẫn xuất acid fibric (nhóm fibrat)
  • 36. 18 + Chất ức chế 3-hydroxy-3-methylglutaryl–coenzyme A (HMG-CoA) reductase (nhóm statin). 1.4.3.1. Statin * Cơ chế tác động: Ức chế en ym Hydroxymethylglutaryl CoA Reductase - en ym tổng hợp cholesterol toàn phần, làm giảm cholesterol toàn phần nội sinh, kích thích tăng tổng hợp thụ thể LDL-C, tăng thu giữ LDL-C tại gan. Kết quả làm giảm LDL-C, VLDL, cholesterol toàn phần, triglycerid và tăng HDL-C. Ngoài ra nhóm statin còn làm giảm quá trình viêm của nội mạc mạch máu, giúp thoái triển mảng xơ vữa, tăng tổng hợp nitric oxide của tế bào nội mạc. * Tác dụng không mong muốn: có thể gặp tăng men gan, tăng men cơ khi dùng liều cao hoặc ở cơ địa người già hoặc đang dùng nhiều loại thuốc đồng thời như kháng sinh nhóm macrolid. Thận trọng đối với người bệnh mắc các bệnh lý gan [72]. * Chỉ định điều trị: tăng LDL-C, tăng cholesterol toàn phần. * Sử dụng và tương tác thuốc: đỉnh hoạt động của HMG-CoA reductase di n ra vào lúc nửa đêm, do đó hiệu lực làm giảm lipid tốt hơn một chút khi thuốc được dùng vào buổi tối. Thời gian bán thải của Atorvastatin và Rosuvastatin kéo dài, nên việc làm giảm lipid máu của những thuốc này không phụ thuộc vào thời gian dùng thuốc. Do tác dụng lên lipid máu đạt tối đa sau 2-4 tuần, xét nghiệm lipid máu nên được tiến hành sau khi sử dụng liệu pháp statin 4-6 tuần; nếu lượng LDL cholesterol máu vẫn cao, liều nên được điều chỉnh và xét nghiệm lipid máu cần được lặp lại sau 4-6 tuần [13]. Một số tương tác thuốc quan trọng với statin có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Tất cả các statin hiện có, ngoại trừ Pravastatin, Rosuvastatin và Pitavastatin, đều chuyển hóa qua gan thông qua hệ thống CYP. Các isoen ym này chủ yếu được biểu hiện ở gan và ruột. CYP3A là isoen ym phổ biến nhất, nhưng các isoen ym khác như CYP2C8, CYP2C9, CYP2C19 và CYP2D6 thường tham gia vào quá trình chuyển hóa của statin. Do đó các thuốc chuyển hóa qua các CYP này có thể ảnh
  • 37. 19 hưởng đến sự chuyển hóa statin. Ngược lại, liệu pháp statin có thể ảnh hưởng đến sự dị hóa của các loại thuốc khác được chuyển hóa bởi cùng một hệ en ym. Sự kết hợp của statin với fibrat có thể làm tăng nguy cơ bệnh cơ. Nguy cơ này là cao nhất đối với Gemfibrozil, nên tránh kết hợp Gemfibrozil với statin. Nguy cơ bệnh cơ khi kết hợp statin với các fibrat khác như Fenofibrate, Bezafibrate hoặc Ciprofibrate thấp hơn [26], [67]. * Hiệu quả trong các nghiên cứu lâm sàng: statin là một trong những loại thuốc được nghiên cứu nhiều nhất trong phòng ngừa bệnh tim mạch. Một số thử nghiệm quy mô lớn đã chứng minh rằng statin làm giảm đáng kể bệnh suất và tỷ lệ tử vong của BTM trong cả phòng ngừa tiên phát và thứ phát, ở cả mọi giới tính và lứa tuổi. Statin cũng đã được chứng minh là làm chậm sự tiến triển của xơ vữa mạch vành. Một số phân tích gộp đã nghiên cứu tác dụng của statin trong phòng ngừa tiên phát [34], [52], [65]. Nghiên cứu lớn nhất trong số này đã được công bố trên Cochrane năm 2013. Phân tích bao gồm 19 nghiên cứu khác nhau với các statin và với các tiêu chuẩn khác nhau. Trong phân tích này, tỷ lệ tử vong do tất cả các nguyên nhân giảm 14%, biến cố tim mạch giảm 27%, biến cố mạch vành, gây tử vong và không gây tử vong giảm 27% và đột quỵ giảm 22% khi mức LDL-C giảm 1 mmol/L (40 mg/dL). Kết quả tương tự' cũng được thể hiện trong phân tích điều trị statin ở những người có nguy cơ bệnh tim mạch thấp [52]. Ảnh hưởng của statin đối với một số tình trạng lâm sàng khác cũng đã được đánh giá, bao gồm sa sút trí tuệ [51], gan nhi m mỡ [24], ung thư [22], [57], huyết khối tĩnh mạch [46] và hội chứng đa nang buồng trứng [61]. Các dữ liệu này còn đang gây tranh cãi và cho đến nay chưa có nghiên cứu nào liên quan đến các tình trạng lâm sàng này đã được chứng minh [10]. 1.4.3.2. Thuốc ức chế hấp thu cholesterol * Cơ chế tác động: Ezetimibe làm giảm cholesterol máu bằng cách ức chế sự hấp thu cholesterol ở bờ bàn chải ruột non. Cholesterol huyết thanh có hai nguồn chính: cholesterol được tổng hợp mới ở gan và cholesterol được hấp thu qua đường tiêu
  • 38. 20 hóa. Bằng việc ức chế sự hấp thu cholesterol, Ezetimibe làm giảm sự vận chuyển cholesterol ruột tới gan, dẫn đến làm giảm dự trữ cholesterol tại gan và tăng cường thanh thải cholesterol khỏi máu. Cơ chế này bổ sung cho tác dụng của statin. Ezetimibe không làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ các vitamin hoặc thuốc tan trong lipid. Ezetimibe được chuyển hóa trong ruột non và gan, sau đó được bài tiết trở lại vào đường tiêu hóa qua mật, nơi nó ức chế sự hấp thu cholesterol [20]. * Tác dụng lên lipid máu: chủ yếu giảm LDL-C từ 10%-18% và giảm Apo B 11%-16%. - Khi kết hợp với statin, giảm thêm LDL-C 25%. - Kết hợp với Fenofibrate, giảm thêm LDL-C 20%-22% và giảm Apo B 25%-26% mà không giảm HDL-C [38]. * Sử dụng và tương tác thuốc: liều khuyến cáo của Ezetimibe là 10 mg/ngày có thể được dùng vào buổi sáng hoặc buổi tối và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan nhẹ hoặc suy thận từ nhẹ đến nặng. Ezetimibe có thể được dùng chung với bất kỳ liều statin nào. Tác dụng phụ thường gặp nhất là tăng men gan và đau cơ bắp vừa phải, không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào [10]. * Hiệu quả trong các nghiên cứu lâm sàng: Hiệu quả giảm các biến cố tim mạch của Ezetimibe phối hợp với Simvastatin được chứng minh ở bệnh nhân hẹp động mạch chủ trong nghiên cứu SEAS (Simvastatin and Ezetimibe in Aortic Stenosis study), bệnh nhân bệnh thận mạn trong nghiên cứu SHARP (Study of Heart and Renal Protection) và bệnh nhân sau hội chứng mạch vành cấp trong nghiên cứu IMPROVE-IT (Improved Reduction of Outcomes: Vytorin Efficacy International Trial). Các nghiên cứu này ủng hộ đề nghị rằng giảm LDL-C bằng các thuốc ngoài statin có thể mang lợi ích và không có tác dụng phụ nặng [10]. 1.4.3.3. Các chất ức chế PCSK 9 * Cơ chế tác động:
  • 39. 21 Gần đây Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã phê chuẩn hai loại thuốc nhắm vào một con đường mới để giảm LDL-C là Evolocumab và Alirocumab. Chúng là các kháng thể đơn dòng làm bất hoạt Proprotein convertase subtilsin / kexin type 9 (PCSK9). PCSK9 là một protease được tổng hợp ở gan, khi gắn vào thụ thể LDL của tế bào gan thì sẽ cùng bị phân hủy trong lysosom, qua đó ngăn sự tái tạo của thụ thể này. Các thuốc ức chế PCSK9 là những kháng thể đơn dòng gắn kết và bất hoạt PCSK9, nhờ đó bảo tồn số lượng thụ thể LDL ở gan và tăng thải trừ LDL-C từ huyết tương [10], [71]. * Tác dụng lên lipid máu: giảm LDL-C 48% - 71%, giảm non-HDL-C 49% - 58%, giảm cholesterol toàn phần 36% - 42% và giảm Apo B 42% - 55% [39]. * Sử dụng và tương tác thuốc: các thuốc ức chế PCSK9 được tiêm dưới da, thường là mỗi tuần, với liều lên đến 150 mg. Tiềm năng tương tác với các loại thuốc hấp thu bằng đường uống là không có, vì chúng sẽ không ảnh hưởng đến dược động học hoặc dược lực học. Các thuốc ức chế PCSK9 không ảnh hường đến các con đường liên quan đến biến đổi sinh học hoặc sự hấp thu/đào thải thuốc từ tế bào. Trong số các tác dụng phụ thường gặp nhất là ngứa ở chỗ tiêm và các triệu chứng giống cúm. - Alirocumab gây viêm mũi họng, cúm, nhi m trùng đường tiết niệu, tiêu chảy, viêm phế quản và đau cơ (2% - 4%). - Evolocumab gây viêm mũi họng, đau lưng và nhi m trùng đường hô hấp trên (2% - 4%) [10], [38]. * Hiệu quả trong các nghiên cứu lâm sàng: các thuốc này được dùng đường tiêm dưới da, có tác dụng hạ LDL-C rất mạnh, thường là mỗi tuần và với liều lên đến 150 mg. Hiện chưa có dữ liệu về hiệu quả ngừa biến cố tim mạch của các thuốc ức chế PCSK9. Nghiên cứu GLAGOV được công bố mới đây cho thấy ở người bệnh mạch vành, Evolocumab phối hợp statin có hiệu quả ngăn sự tiến triển của mảng xơ vữa trong động mạch vành mạnh hơn statin đơn trị [10], [55].
  • 40. 22 1.4.3.4. Dấn xuất acid fibric * Cơ chế tác động: Các thuốc nhóm này làm giảm TG do kích thích PPAR alpha làm tăng oxy hóa acid béo, tăng tổng hợp en ym LPL, làm tăng thanh thải các lipoprotein giàu TG, ức chế tổng hợp apoC-III ở gan, tăng thanh thải VLDL. Các fibrat cũng làm tăng HDL do thúc đẩy tĩnh điện apoA-I và apoA-II [4]. * Tác dụng lên lipid máu: giảm TG 20%-35%, tăng HDL-C 6%-18%. Fenofibrate có thể giảm cholesterol toàn phần và LDL-C 20%-25% [39]. * Sử dụng và tương tác thuốc: Gemfibrozil thường được sử dụng liều 1200 mg/ngày chia 2 lần dùng trước bữa sáng và bữa tối 30 phút. Liều thông thường cho Fenofibrate là 145 mg/lần/ngày. Bệnh nhân giảm chức năng thận nên bắt đầu với liều thấp. Các bệnh nhân đang sử dụng liệu pháp kết hợp với statin cũng nên được kê liều thấp [13]. * Một số tương tác thuốc đáng chú ý của fibrat: tương tác với các thuốc chống đông đường uống, statin, thuốc gắn acid mật. Fibrat đẩy warfarin ra khỏi albumin huyết tương, làm tăng hiệu lực chống đông và gia tăng nguy cơ xuất huyết. Có thể cần phải giảm liều warfarin 30% và nên theo dõi thời gian prothrombin để điều chỉnh liều warfarin, ngăn ngừa các biến chứng chảy máu. Sử dụng kết hợp fibrat và statin làm tăng nguy cơ viêm cơ, các bệnh về cơ và tiêu cơ vân. Fenofibrate có ít tương tác thuốc với statins hơn Gemfĩbro il và do đó có thể nguy cơ gây bệnh về cơ sẽ thấp hơn [14]. Nên sử dụng liệu pháp kết hợp fibrat và statin một cách cẩn trọng và chỉ sử dụng trên bệnh nhân mà lợi ích về lipid lớn hơn nguy cơ gia tăng các tác dụng phụ. Cholestyramine và Colestipol có thể làm giảm hấp thu fibrat. Để giảm nguy cơ này, nên dùng fibrat trước thuốc gắn acid mật 1 giờ hoặc dùng sau đó 4- 6 giờ [13] * Hiệu quả trong các nghiên cứu lâm sàng: tác dụng lâm sàng của fibrat được giải thích chủ yếu bởi 5 nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên: nghiên cứu bệnh tim mạch ở Helsinki (HHS), nghiên cứu điều trị can thiệp HDL ở các cựu chiến binh (VA- HIT), nghiên cứu chống nhồi máu với Bezafibrate
  • 41. 23 (BIP), nghiên cứu điều trị can thiệp với Fenofibrate và giảm các biến cố trong bệnh đái tháo đường (FIELD) và nghiên cứu để kiểm soát nguy cơ tim mạch trong bệnh đái tháo đường (ACCORD), trong đó Fenofibrate được thêm vào liệu pháp statin [28], [29], [34]. Kết quả từ các phân tích gộp khác cho thấy fibrat làm giảm các biến cố tim mạch chính ở những bệnh nhân có TG cao và HDL-C thấp, nhưng không giảm bệnh tim mạch hoặc tử vong [8], [42]. Hiệu quả tổng thể của các fibrat đối với phòng ngừa bệnh tim mạch kém hơn nhiều so với statin [10]. 1.4.3.5. Acid nicotinic (Niacin) * Cơ chế tác động: thuốc có tác dụng giảm TG do ức chế phân hủy từ tổ chức mỡ và giảm tổng hợp TG ở gan, ức chế tổng hợp và ester hóa acid béo tại gan, tăng thoái biến apo B, giảm VLDL, giảm LDL và tăng HDL (do giảm thanh thải apoA-I) [4]. * Tác dụng lên lipid máu: giảm LDL-C 10%-25%, giảm TG 20%-30% và tăng HDL-C 10%- 35% [39]. * Sử dụng và tương tác thuốc: với những bệnh nhân rối loạn lipid máu nặng thể hỗn hợp đặc trưng bởi LDL cholesterol, triglycerid cao và HDL cholesterol giảm thì liệu pháp kết hợp niacin và statin là cách hiệu quả nhất để đưa tất cả các chỉ số lipid về mức bình thường. Sử dụng kết hợp với niacin liều thấp (1-2 g/ngày) cùng với statin giúp bệnh nhân d dung nạp hơn so với dùng niacin liều cao và có thể tăng HDL cholesterol lên 30%, giảm LDL cholesterol và TG từ 30 đến 40%. Việc kết hợp niacin và statin có thể làm tăng nguy cơ các bệnh về cơ nên cần được sử dụng cẩn trọng, cân nhắc giảm liều lượng và tránh sử dụng với những bệnh nhân có bệnh gan hoặc thận nặng từ trước hoặc ở bệnh nhân đang đồng thời sử dụng các thuốc làm tăng độc tính như Ciclosporin, Erythromycin hay Itraconazol. Nên hướng dẫn bệnh nhân cách nhận ra các triệu chứng của bệnh về cơ và ngừng sử dụng thuốc nếu có bệnh lý cấp tính hay phải nhập viện [13]. * Hiệu quả trên các thử nghiệm lâm sàng: với liều hàng ngày là 2g, acid nicotinic làm giảm TG từ 20%-40% và LDL-C từ 15%-18% và tăng HDL-C lên
  • 42. 24 15%-35%. Hai thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên (AIM-HIGH, HPS2-THRIVE) về acid nicotinic phóng thích kéo dài (Extended release - ER) so với giả dược ở bệnh nhân đang được điều trị bằng Simvastatin, và acid nicotinic ER so với giả dược ở những bệnh nhân được điều trị bằng Simvastatin (cộng thêm Ezetimibe, nếu có chỉ định), không cho thấy lợi ích tích cực của các liệu pháp mà còn tăng tần suất về các tác dụng phụ nghiêm trọng. Kể từ khi Cục Dược phẩm Châu Âu (EMA) đình chỉ lưu hành nicotinic acid ER, liệu pháp điều trị này cũng không được chấp nhận ở Châu Âu [13], [47], [80]. 1.4.3.6. Nhóm gắn với acid mật (Resin) * Cơ chế tác động: resin trao đổi ion Cr với acid mật, tăng tổng hợp acid mật từ cholesterol, làm tăng bài tiết mật và giảm cholesterol ở gan, kích thích tổng hợp thụ thể LDL-C, tăng thải LDL-C [4]. * Tác dụng lên lipid máu: - Chủ yếu giảm LDL-C 15%-25%. - Colesevelam hạ glucose và hemoglobin A1C (~ 0,5%), được FDA chấp thuận để điều trị ĐTĐ týp 2 [39]. * Tác dụng phụ và tương tác thuốc: - Có thể gây tăng TG huyết thanh. - Táo bón thường xuyên và/hoặc đầy hơi, có thể làm giảm sự tuân thủ. - Có thể giảm sự hấp thụ acid folic và các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D và K - Các chất ức chế acid mật có tương tác thuốc với nhiều loại thuốc được kê đơn thông thường và do đó nên dùng thuốc trước 4 giờ hoặc 1 giờ sau các loại thuốc khác. Colesevelam có thể dung nạp Cholestyramine tốt hơn và có tương tác ít hơn với các loại thuốc khác và có thể được điều trị cùng với statin [33], [38]. * Hiệu quả trên các thử nghiệm lâm sàng: ở liều cao nhất của Cholestyramine 24 g, Colestipol 20 g hoặc Colesevelam 4,5 g, có thể giảm 18%- 25% LDL-C. Không có ảnh hưởng lớn nào đến HDL-C được báo cáo, trong khi TG có thể tăng ở một số bệnh nhân.
  • 43. 25 Trong các thử nghiệm lâm sàng, các chất gắn kết acid mật đã góp phần đáng kể vào việc chứng minh hiệu quả của việc giảm LDL-C trong việc giảm các biến cố tim mạch ở bệnh nhân tăng cholesterol, với lợi ích tương ứng với mức độ giảm LDL-C. Tuy nhiên, những nghiên cứu này đã khá cũ và ngày càng có nhiều thuốc được lựa chọn khác với nhiều nghiên cứu hơn [10]. 1.5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU Bảng 1.8. Một số nghiên cứu về tình hình điều trị rối loạn lipid máu Năm Tác giả Đối tư ng Phương pháp Cỡ mẫu Mục tiêu Kết quả 2017 Reiger và cộng sự [66] Bệnh nhân trên 40 tuổi sống ở huyện Agincourt, tỉnh Mpumalanga Nghiên cứu thuần tập 5890 Đánh giá sự phổ biến, nhận thức, điều trị và kiểm soát rối loạn lipid máu ở nông thôn Nam Phi Nhận thức về RLLM và nhu cầu điều trị thấp, chỉ có 21 (0,73%) bệnh nhân được điều trị. 2016 Mai Thị Quỳnh Phương [61] Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có RLLM tại bệnh viện Thống Nhất Mô tả cắt ngang có can thiệp 222 Đánh giá vai trò của dược sĩ trong việc chỉ định hợp lý thuốc điều trị rối loạn Lipid máu trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 Tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định, hợp lý thuốc cao hơn có ý nghĩ thống kê so với giai đoạn 1 (p = 0,019) Tỷ lệ bệnh nhân có đáp ứng với statin cao hơn giai đoạn 1 không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)
  • 44. 26 2015 Mang Thị Hồng Cúc [16] Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có RLLM tại BV Đa Khoa tỉnh Khánh Hòa Mô tả cắt ngang 400 được khảo sát và 115 bệnh nhân có can thiệp Khảo sát sử dụng thuốc và hiệu quả điều trị của thuốc điều trị RLLM trên bệnh nhân týp 2 ĐTĐ Tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc RLLM là 86% trong đó phối hợp thuốc là 0,87%. Tỷ lệ tương tác thuốc là 23,5% chủ yếu gặp ở nhóm statin và fibrat. RLLM trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 chủ yếu là tăng LDL-C đơn thuần (28,7%) 2014 Hammou deh AJ và cộng sự [32] Bệnh nhân RLLM vùng Levant. Mô tả cắt ngang 1002 Đánh giá việc sử dụng và hiệu quả của các thuốc hạ lipid trong việc giảm LDL-C ở mức độ khuyến trong vùng Levant 64,0% và 56,8% bệnh nhân đạt được mục tiêu LDL-C tương ứng theo các hướng dẫn NCEP ATP III và TJETF. Theo ATP III, khoảng 24,8% nhóm nguy cơ rất cao đạt được mục tiêu LDL < 70 mg/đL. Hút thuốc lá, ĐTĐ, hội chứng chuyển hóa, tiền sử bệnh tim mạch, chu vi vòng eo và mức LDL-C trước điều trị cao đều liên quan đến việc không đạt được mục tiêu LDL-C.
  • 45. 27 2014 Trương Thị Nhung [55] Bệnh nhân điêu trị RLLM ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Ninh Bình Mô tả cắt ngang 200 Khảo sát và đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng nhóm thuốc điều trị RLLM. 95% bệnh nhân thật sự cần dùng thuốc, 5% không thực sự cần. Tỷ lệ đạt mục tiêu điều trị và không đạt là 50,5% và 49,5%. Tỷ lệ tương tác thuốc với thuốc điều trị RLLM là 43,5%. 2013 Ngô Ngọc Anh Thư [77] Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có RLLM tại BV cấp cứu Trưng Vương Mô tả cắt ngang 217 Khảo sát đặc điểm RLLM và việc sử dụng thuốc RLLM cho bệnh nhân ĐTĐ typ 2 Đặc điểm RLLM trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 gồm có tăng TG 72,4%, tăng cholesterol 57,1%, giảm HDL- C 38,2%, tăng LDL-C 59,4%, tăng TG kết hợp tăng LDL-C 44,7% chiếm đa số. Tỷ lệ bệnh nhân được dùng thuốc hạ lipid máu là 55,3% và tỷ lệ bệnh nhân gặp tương tác thuốc trong đơn 57,1%, đáng lưu ý là tương tác Atorvastatin và Fenofĩbrate.
  • 46. 28 2013 Phạm Văn Cường [17] Bệnh nhân khám tại phòng khám nội bệnh viện có chỉ định xét nghiệm và chẩn đoán RLLM. Mô tả cắt ngang Giai đoạn 1: 63 Giai đoạn 2: 42. Đánh giá tính hợp lý trong điều trị RLLM theo hướng dẫn ATP III Giai đoạn 1: trong trị liệu chưa áp dụng theo hướng dẫn ATP III, 100% bệnh nhân chưa được xác định YTNC và thang điểm Framingham trong đánh giá bệnh nhân và thiết lập mục tiêu điều trị. Giai đoạn 2: trong trị liệu có áp dụng theo ATP III, 100% bệnh nhân được đánh, giá so với giai đoạn 1.
  • 47. 29 2013 Nguyên Mai Hoa [36] Bệnh nhân được chẩn đoán RLLM và điều trị ngoại trú tại phòng khám viện Y học Hàng Không. Mô tả cắt ngang, không can thiệp 131 Phân tích việc sử dụng thuốc điều trị RLLM của bệnh nhân ngoại trú. Độ tuôi trung binh của bệnh nhân là 65,2 năm, 83,2% bệnh nhân mắc RLLM dạng hỗn họp, 73,3% bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao. Đa số bệnh nhân sử dụng phác đồ khởi đầu đơn trị liệu, Fenofibrate (53,2%), statin (46,6%). Chỉ 23,3% và 57,9% bệnh, nhân tương ứng đạt mục tiêu LDL-C và non- HDL-C 1.7. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN SINH – TP.HỒ CHÍ MINH Bệnh viện Đa khoa An Sinh - TP.Hồ Chí Minh là bệnh viện trực thuộc sở Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh, có chức năng của bệnh viện đa khoa, được qui định cụ thể : Cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh, đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học về y học, chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật, phòng bệnh, hợp tác quốc tế và quản lý kinh tế y tế cho nhân dân trên địa bàn và khu vực lân cận. Bệnh viện Đa khoa An Sinh – TP.Hồ Chí Minh được xây dựng năm 2005 trên diện tích đất gần 5.018m2 , diện tích xây dựng 9.142 m2 , bình quân 12 m2 /phòng khám sức khỏe, gồm 120 giường bệnh với 04 khối nhà chính với kết cấu bê tông vững chắc, được thiết kế an toàn, thẩm mỹ, bố trí các khoa/phòng hợp lý, lưu thông thuận tiện, cấu trúc phòng ốc đảm bảo theo tiêu chuẩn, trang
  • 48. 30 thiết bị hiện đại và phương pháp phục vụ hợp lý. Bệnh viện là một công trình có kiến trúc đẹp, hài hòa với cảnh quan, môi trường xung quanh, đảm bảo tiêu chuẩn xanh và sạch. Các công trình xây dựng được thiết kế theo tỷ lệ hợp lý giữa diện tích xây dựng và diện tích vườn hoa, cây cảnh. Hàng năm, từ nguồn quỹ phát triển sự nghiệp, bệnh viện vẫn sửa chữa, xây dựng nhỏ để đáp ứng chuyên môn và nhu cầu khám chữa bệnh. Bệnh viện gồm 18 phòng khám sức khỏe được bố trí thuận lợi và được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ việc khám chữa bệnh cho hàng trăm lượt bệnh nhân hàng ngày tới khám và điều trị tại bệnh viện. Những năm gần đây, nhu cầu điều trị cho các bệnh nhân bị cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, đau xương khớp…ngày càng nhiều và đa số có liên quan đến rối loạn lipid máu, mỡ máu cao, đồng thời tình trạng trẻ hóa của bệnh nhân rối loạn lipid máu ngày càng tăng lên. Hiện nay Bệnh viện chưa có Hướng dẫn điều trị cụ thể cho điều trị rối loạn lipid máu, đồng thời việc sử dụng thuốc điều trị chủ yếu theo kinh nghiệm của Bác sỹ, chính vì vậy việc tiến hành khảo sát thực trạng và đánh giá hiệu quả của việc điều trị rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – TP.Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết. Từ đó, Dược sĩ lâm sàng của Bệnh viện sẽ tư vấn và hướng dẫn thêm cho các Bác sĩ để công tác khám chữa bệnh và điều trị bệnh rối loạn lipid máu hiệu quả hơn.
  • 49. 31 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tư ng khảo sát về thực trạng quan điểm điều trị rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh - TP.Hồ Chí Minh Bác sĩ của Khoa Nội tổng hợp và Khoa khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh - TP.Hồ Chí Minh 2.1.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn Bác sĩ điều trị đang công tác tại Khoa Nội tổng hợp và Khoa Khám bệnh của Bệnh viện Đa khoa An Sinh - TP.Hồ Chí Minh trên 1 năm kinh nghiệm. 2.1.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Các bác sĩ không công tác tại Khoa Nội tổng hợp và Khoa Khám bệnh của Bệnh viện Đa khoa An Sinh - TP.Hồ Chí Minh - Các bác sĩ có thời gian công tác 1 năm - Bác sĩ không đồng ý tham gia khảo sát. 2.1.2. Đối tư ng nghiên c u hoạt động hướng dẫn các khuyến cáo về điều trị rối loạn lipid máu * Đối tư ng nghiên c u - Các khuyến cáo về điều trị rối loạn lipid máu của ATP IV, HTMVN 2015, ESC/EAS 2019, AACE/ACE 2018. - Các hướng dẫn điều trị rối loạn lipid máu mới nhất. - Các hướng dẫn điều trị rối loạn lipid máu được áp dụng tại Việt Nam. * Tiêu chuẩn lựa chọn - Tài liệu được công bố của các Hội tim mạch Mỹ và Châu Âu, được đăng trên các trang tạp chí uy tín. - Khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam.
  • 50. 32 * Chuẩn bị nguồn tài liệu thông tin - Nguồn tài liệu: các tài liệu hướng dẫn điều trị rối loạn lipid máu: ATP III, ACC/AHA (ATP IV), khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam 2015, ESC/EAS 2019, AACE/ACE 2018. - Hình thức tài liệu: tài liệu được in dạng văn bản và slide báo cáo. - Tiếng Anh: + Hướng dẫn ACC/AHA 2013 (ATP 4) bản pdf. được tải từ tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ (http://www.ahajoumals.org). + Hướng dẫn của Hội tim mạch Châu Âu và Hội xơ vữa động mạch Châu Âu 2019 (ESC/EAS 2019). + Hướng dẫn của Hội Nội tiết Hoa Kỳ 2018 (AACE/ACE 2018) bản pdf. được tải từ trang web của Hiệp hội nội tiết Hoa Kỳ (https://www.aace.com). - Tiếng Việt: + Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid 2015 của Hội tim mạch học Việt Nam. + Cập nhật hướng dẫn 2019 của ESC/EAS về rối loạn Lipid máu được đăng trên chuyên đề Tim mạch học, Hội tim mạch học Thành phố Hồ Chí Minh. + Bài dịch các hướng dẫn bằng tiếng Anh được đính kèm. 2.1.3. Đối tư ng nghiên c u hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh - TP.Hồ Chí Minh - Nghiên cứu được tiến hành trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhân rối loạn lipid điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh - TP.Hồ Chí Minh. Hồ sơ bệnh án được lấy làm 2 đợt: + Đợt 1: từ tháng 6/2019 đến tháng 9/2019, thời điểm chưa tiến hành hoạt động hướng dẫn các khuyến cáo về điều trị rối loạn lipid máu. + Đợt 2: từ tháng 9/2019 đến tháng 12/2019, thời điểm sau khi dược sĩ lâm sàng tiến hành hướng dẫn các khuyến cáo điều trị rối loạn lipid máu. - Tiêu chuẩn lựa chọn Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn lipid máu trong thời gian nghiên cứu
  • 51. 33 - Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh án không đủ các thông tin hành chánh chuyên môn. Bệnh nhân 21 tuổi. Bệnh nhân suy tim độ II, III, IV theo NYHA. Bệnh nhân chạy thận nhân tạo. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Đối tư ng là bác sĩ - Phương pháp: thu thập thông tin qua bảng câu hỏi khảo sát. - Nội dung: bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên nội dung của các hướng dẫn ATP III (2003), khuyến cáo của Hiệp hội tim mạch học Hoa Kỳ [ACC/AHA 2013 (ATP IV)], khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam 2015, khuyến cáo của Hội tim mạch Châu Âu và Hội xơ vữa động mạch Châu Âu (ESC/EAS 2019), khuyến cáo của Hội Nội tiết Hoa Kỳ 2018 (AACE/ACE 2018). - Đánh giá câu trả lời của bác sĩ: + Phù hợp với hướng dẫn điều trị: chỉ cần đúng với bất cứ hướng dẫn điều trị nào đã công bố. Chưa phù hợp với hướng dẫn điều trị: không theo bất cứ hướng dẫn điều trị nào có trong nội dung thông tin nghiên cứu, tham khảo trực tiếp bác sĩ để biết bác sĩ điều trị theo hướng dẫn nào. * Nghiên c u về các hướng dẫn, khuyến cáo điều trị - Chuẩn bị tài liệu hướng dẫn - Duyệt tài liệu + Ban Giám đốc bệnh viện + Bác sĩ Trưởng khoa Nội tổng hợp, Khoa khám bệnh. - Sau khi được phê duyệt và có kế hoạch thực hiện hoạt động hướng dẫn: + Tài liệu in dạng văn bản được gửi đến các bác sĩ Khoa Nội tổng hợp, Khoa khám bệnh của Bệnh viện Đa khoa An Sinh - TPHCM + Chuẩn bị máy chiếu tổ chức thông tin đến các bác sĩ. Dược sĩ lâm sàng là người trình bày các thông tin về điều trị rối loạn lipid máu đến các bác sĩ
  • 52. 34 * Đối tư ng là các bệnh án nghiên c u - Mô tả cắt ngang - Cỡ mẫu: lấy toàn bộ mẫu trong thời gian nghiên cứu. - Nghiên cứu được chia thành 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1: khảo sát thực trạng điều trị rối loạn lipid máu tại Khoa Nội tổng hợp và Khoa Khám bệnh của Bệnh viện Đa khoa An Sinh - TP.Hồ Chí Minh (từ tháng 6/2019 đến tháng 9/2019). - Giai đoạn 2: Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu sau khi cập nhật các khuyến cáo mới trong điều trị rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh - TP.Hồ Chí Minh (từ tháng 9/2019 đến tháng 12/2019). 2.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 2.3.1. Thời gian nghiên c u Thời gian tiến hành nghiên cứu là từ tháng 6/2019 đến tháng 12/2019. Được chia làm 2 đợt : - Đợt 1: từ tháng 6/2019 đến tháng 9/2019 - Đợt 2: từ tháng 9/2019 đến tháng 12/2019 2.3.2. Địa điểm nghiên c u Bệnh viện Đa khoa An Sinh - TP. Hồ Chí Minh Địa chỉ: 10 Trần Huy Liệu, phường 12, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh 2.4. CÁC CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU 2.4.1. Khảo sát về quan điểm điều trị của bác sĩ Nội dung Loại biến Định nghĩa, giá trị nội dung khảo sát 1. Tuổi Định lượng 2. Giới tính Định tính Có 2 giá trị: nam và nữ. 3. Trình độ chuyên môn Định tính Trình độ BS được đào tạo 4. Kinh nghiệm hành nghề Định lượng Số năm hành nghề của Bác sĩ 5. Nội dung khuyến cáo mà bác sĩ áp dụng Theo các hướng dẫn điều trị mà bác sĩ áp dụng để chuẩn đoán, điều trị
  • 53. 35 6. Thang đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch, xơ vữa 7. Các xét nghiệm được bác sĩ chỉ định Định tính Có 2 giá trị: Có, Không 8. Thời gian kiếm tra chức năng gan Định lượng Thời gian kiểm tra lại sau khi điều trị 9. Xác định mục tiêu điều trị Định lượng Tính theo mức thông số LDL-C ở các từng nguy cơ 10. Quan điểm sử dụng thuốc trong điều trị Định tính Có 2 giá trị: Có, Không 11. Quan điểm về tương tác thuốc, tư vấn và xử trí khi có ADR Định tính Có 2 giá trị: Có, Không Bảng khảo sát quan điểm điều trị của các Bác sĩ : xem ở phần Phụ Lục 2.4.2. Khảo sát đặc điểm của bệnh nhân Nội dung Loại biến Định nghĩa, giá trị nội dung khảo sát 1. Tuổi Định lượng Sau đó được mã hóa thành biến định tính, có 3 giá trị : < 40 tuổi; 40 – 65 tuổi; > 65 tuổi. 2. Giới tính Định tính Có 2 giá trị: nam và nữ. 3. Chiều cao Định lượng Dùng để tính BMI. 4. Cân nặng 5. Hút thuốc lá Định tính Có 2 giá trị: Có, Không 6. Bệnh kèm theo Định tính Có 2 giá trị: Có, Không 7. Thông số lipid máu Định lượng Gồm các thông số: Cholesterol, TG, HDL - C, LDL-C 8. Mức huyết áp Định lượng 9. Tiền sử bệnh tăng huyết áp Định tính Có 2 giá trị: Có, Không
  • 54. 36 10. Tiền sử mắc bệnh đái tháo đường Định tính Có 2 giá trị: Có, Không 11. Tiền sử bệnh thận mạn Định tính Có 2 giá trị: Có, Không Khảo sát đặc điểm Bệnh nhân : Phiếu thu thập hồ sơ bệnh án, tổng cộng thu thập 330 bệnh án 2.5. XỬ LÝ VÀ TRÌNH BÀY SỐ LIỆU 2.5.1. Xử lý số liệu - Tất cả các số liệu thu được xử lý theo phương pháp thống kê y học trên phần mềm MS - Excel 2010, SPSS 20.0, các kết quả được xem là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. - Xác định tần số, tỷ lệ phần trăm, số trung bình: sử dụng thống kê mô tả. 2.5.2. Trình bày số liệu - Các biến liên tục lấy giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. - Các biến phân loại được trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm. 2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này được sự đồng ý và chấp thuận của tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu. Các thông tin cá nhân được đảm bảo bí mật và chỉ phục vụ cho đối tượng nghiên cứu. Một số thông tin nhạy cảm sẽ được mã hóa. 2.7. NỘI DUNG TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN SINH TPHCM Tại hội thảo tư vấn và khuyến cáo về điều trị rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa Khoa An Sinh TPHCM được tổ chức ngày 03/9/2019, các Dược sĩ của Bệnh viện đã chuẩn bị và cung cấp cho các Bác sĩ những tài liệu điều trị rối loạn lipid máu, tập trung các nội dung chính sau đây : 2.7.1. Hướng dẫn của Hội Tim mạch học Việt Nam 2015 2.7.1.1. Điều trị LDL-C và non-HDL-C * Mục tiêu điều trị:
  • 55. 37 Bảng 2.1. Khuyến cáo về mục tiêu điều trị đối với LDL-C Khuyến cáo Nhóm M c độ băng ch ng Ở những bệnh nhân có nguy cơ tim mạch RẤT CAO (BTM, ĐTĐ týp 2, ĐTĐ týp 1 có tổn thương cơ quan đích, bệnh thận mạn trung bình - nặng hoặc điểm SCORE > 10%), mục tiêu LDL-C là < 1,8 mmol/1 (~70 mg/dL) và/hoặc giảm LDL-C > 50% khi không thể đạt được mục tiêu điều trị. I A Ở bệnh nhân có nguy cơ rất cao như bệnh nhân SAU HỘI CHỨNG VÀNH CẤP thì mức mục tiêu cần đạt là 1,8 mmol/1 (70 mg/dL) và tốt hơn nữa là đạt mức 1,3 I B Ở bệnh nhân có nguy cơ tim mạch CAO (các yếu tố nguy cơ đơn độc tăng rõ rệt, SCORE > 5% đến 10%) nên xem xét mục tiêu LDL-C < 2,5 mmol/l (~100 mg/dL). IIa A Ở những đối tượng có nguy cơ TRUNG BÌNH (điểm SCORE >1% đến 5%), nên xem xét mục tiêu LDL-C < 3,0 mmol/L (115 mg/dl). IIa Bảng 2.2. Khuyến cáo về mức mục tiêu điều trị đối với non-HDL-C Mục tiêu non-HDL-C được dùng khi mục tiêu LDL-C đã đạt được nhưng TG còn cao và / hoặc HDL-C còn thấp Phân tầng nguy cơ M c mục tiêu điêu trị Non-HDL-C (mg/dL) LDL-C (mg/dL) Thấp < 130 < 100 Trang bình < 130 < 100 Cao < 130 < 100 Rất cao <100 <70 130/dL = 3,3 mmol/1; 100 mg/dL = 2,6 mmol/1; 70 mg/dL =1,8 mmol/l
  • 56. 38 * Các bước điều trị tăng LDL-C [10]: - Phân tầng nguy cơ tim mạch của bệnh nhân: rất cao, cao, trung bình, thấp. - Xác định mức LDL-C mục tiêu tùy theo phân tầng nguy cơ của bệnh nhân. - Chọn loại statin với liều thích hợp để đạt được mức LDL-C mục tiêu, - Kê đơn, chỉnh liều statin để đạt mức LDL-C mục tiêu. - Theo dõi hiệu quả và tác dụng phụ của statin. - Thực hiện các biện pháp điều chỉnh lối sống và chọn lựa các thực phẩm có ảnh hưởng tốt đến LDL-C. Bảng 2.3. Khuyến cáo điều trị tăng LDL-C bằng thuốc Khuyến cáo Nhóm M c độ băng ch ng Kê đơn statin đến liều cao nhất được khuyến cáo mà bệnh nhân có thể dung nạp để đạt được mục tiêu điều trị. I A Nếu không đạt được mục tiêu điều trị thì phối hợp statin với thuốc ức chế hấp thu cholesterol (E etimibe), nhất là trong bệnh cảnh bệnh thận mạn hoặc sau hội chứng vành cấp. I B Thuốc ức chế hấp thu cholesterol cũng có thể được xem xét trong trường hợp không dung nạp statin. IIb C Bảng 2.4. Liều dùng statin Statin mạnh Statin trung bình Statin yếu (giảm > 50% LDL-C ban đầu) (giảm 30 - 50% LDL-C ban đầu) (giảm 30% LDL-C ban đầu) Atorvastatin 40 mg Rosuvastatin 20 mg Atorvastatin 10-20 mg Rosuvastatin 5-10 mg Simvastatin 20-40 mg Pravastatin 40 mg Lovastatin 40 mg Fluvastatin XL 80mg Fluvastatin 40 mg Pitavastatin 2-4 mg Simvastatin 10 mg Pravastatin 10-20 mg Lovastatin 20 mg Fluvastatin 20-40 mg Pitavastatin 1 mg
  • 57. 39 2.7.1.2. Xử trí tăng triglycerid * Mục tiêu điều trị: Phòng ngừa viêm tụy cấp: một trong các nguy cơ cao trên lâm sàng là khi TG tăng quá cao có thể gây viêm tụy cấp. TG cao chiếm tới 10% trong các nguyên nhân gây viêm tụy, đặc biệt khi TG tăng cao trên 10 mmol/1 (880 mg/dl). Nhiều trường hợp xảy ra viêm tụy ngay cả khi TG chỉ 5-10 mmol/1 (440-880 mg/dl). Phòng ngừa biến cố tim mạch: có các phân tích ghi nhận rằng điều trị tăng TG bằng fibrat có thể làm giảm 13% các biến cố tim mạch chính, chủ yếu là biến cố động mạch vành và lợi ích của fibrat thể hiện rõ hơn khi TG > 2,3 mmol/1 (200 mg/dl). Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa chứng minh được là fibrat làm giảm được tỷ lệ tử vong chung. * Chỉ định điều trị Bảng 2.5. Chỉ định điều trị TG Triglycerid (mg/dL) Điều trị >= 500 Dùng thuốc giảm làm TG phối hợp với các biện pháp thay đổi lối sống với mục đích phòng ngừa viêm tụy cấp. 200 - 499 Tính non-HDL-C và điều trị theo mục tiêu non-HDL-C. (xem điều trị rối loạn Lipid máu hỗn hợp) 150 - 200 Điều chỉnh lối sống qua chế độ luyện tập và qua chế độ ăn kiêng, giảm cân nặng, bỏ hút thuôc lá... Chú ý: Đa số các khuyến cáo về điều trị rối loạn lipid máu của Hoa Kỳ đều không xem TG là một mục tiêu điều trị trong việc làm giảm biến cố của bệnh tim mạch do xơ vữa.