SlideShare a Scribd company logo
1 of 118
Download to read offline
NHAØ XUAÁT BAÛN
ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
HỌC PHẦN 2
60
CÔNGTÁCQUỐCPHÒNGVÀANNINH
NGUYỄN ĐỨC THÀNH (Chủ biên)
NGUYỄN ĐỨC THÀNH (Chủ biên)
GIÁODỤCQUỐCPHÒNGVÀANNINH
CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
HỌC PHẦN 2
2
NHÓM TÁC GIẢ BIÊN SOẠN
TT Họ và tên
1 PGS.TS. Nguyễn Đức Thành
2 TS. Nguyễn Đình Cả
4 ThS. Ngô Văn Quang
5 ThS. Bùi Thị Hường
6 ThS. Võ Viết Chiến
7 ThS. Nguyễn Văn Úy
8 ThS. Trịnh Công Tứ
9 CN. Hoàng Văn Nam
9 ThS. Ngô Văn Quang
3
LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc
phòng và an ninh trong tình hình mới; Nghị định số 116/2007/NĐ-CP
ngày 10/7/2007 về giáo dục quốc phòng và an ninh; Chỉ thị số 57/2007/
CT-BGDĐT ngày 04/10/2007của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
tăng cường công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong ngành giáo
dục; Trung tâm giáo dục thể chất và quốc phòng, Trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức biên soạn cuốn “Giáo dục quốc
phòng và an ninh. Học phần 2” với nội dung viết về Công tác quốc phòng
và an ninh lưu hành nội bộ, dùng cho sinh viên đại học. Nội dung, chương
trình được cập nhật theo Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18/3/2020
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, tập thể tác
giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, những nhà
nghiên cứu và bạn đọc để tiếp tục giúp nhóm biên soạn từng bước hoàn
thiện nghiên cứu của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
TẬP THỂ BIÊN SOẠN
4
5
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 5
Bài 1. Phòng, chống chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn
lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt
Nam
7
Bài 2. Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo, đấu tranh
phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân
tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam
19
Bài 3. Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường 32
Bài 4. phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông
56
Bài 5. Phòng, chống một số loại tội phạm xâm hại danh dự,
nhân phẩm của người khác
69
Bài 6. An toàn thông tin và phòng, chống vi phạm pháp luật
trên không gian mạng
82
Bài 7. An ninh phi truyền thống và các mối đe dọa an ninh phi
truyền thống ở Việt Nam hiện nay
99
TỔNG HỢP TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
6
7
BÀI 1
PHÒNG, CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH”,
BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI
VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM
MỤC TIÊU
Kiến thức: Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về quá
trình hình thành, âm mưu, thủ đoạn diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của
các thế lực thù địch. Phương châm, giải pháp phòng chống chiến lược diễn
biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của Đảng, nhà nước Việt Nam.
Kỹ năng: Nhận biết được những biểu hiện của diễn biến hoà bình,
bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Nâng cao tinh thần cảnh giác, góp
phần làm thất bại âm mưu chống phá của kẻ thù.
NỘI DUNG
1. Chiến lược diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ là một kiểu
chiến tranh mới của các thế lực phản động quốc tế
1.1. Khái niệm “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ
1.1.1. Khái niệm “diễn biến hòa bình”
“Diễn biến hoà bình” là một chiến lược sử dụng các biện pháp phi
vũ trang như kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, tôn giáo, dân tộc,… để
phá hoại, làm suy yếu các nước tiến bộ, các nước xã hội chủ nghĩa nhằm
lôi kéo, lật đổ, thay đổi thể chế đi theo con đường của chủ nghĩa đế quốc.
Chiến lược này hình thành từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay
với các hình thức sau đây:
Kích động các mâu thuẫn xã hội như dân tộc, tôn giáo; lập lực lượng
đối lập lợi dụng tự do, dân chủ, quyền con người; kêu gọi đa nguyên chính
trị, đa đảng đối lập, dân chủ cực đoan.
Khai thác, lợi dụng những khó khăn, tiêu cực của đời sống xã hội
để gây sự mơ hồ, mất niềm tin vào Đảng, nhà nước. Khích lệ lối sống tự
do không giới hạn, hưởng thụ tức thời, chạy theo đồng tiền, làm phai nhạt
mục tiêu, lý tưởng của xã hội, nhất là tầng lớp trẻ, trí thức,…
Diễn biến hoà bình là một kiểu chiến tranh không có tiếng súng hết
8
sức thâm độc của các thế lực phản động quốc tế trong thời đại ngày nay.
1.1.2. Bạo loạn lật đổ
Bạo loạn lật đổ là một hình thức “cổ truyền” của các thế lực phản
động quốc tế tiến hành bằng việc liên kết với các tổ chức và lực lượng đối
lập trong nước gây rối loạn dẫn đến lật đổ chính quyền, bộ máy nhà nước
ở một vùng hay cả đất nước bằng bạo lực. Bạo loạn lật đổ bằng các hoạt
động chính trị: tụ tập đông người gây ách tắc giao thông, tê liệt các hoạt
động kinh tế - xã hội, kích động các phần tử quá khích, có tiền án, tiền sự
gây rối trật tự xã hội, đe doạ, tấn công các lực lượng bảo vệ trật tự, an toàn
xã hội. Bạo loạn lật đổ bằng vũ trang: sử dụng vũ lực để chiếm đóng, tấn
công vào các cơ sở kinh tế - xã hội nhằm lập nên các chính phủ tự phong là
độc lập, tự do. Bạo loạn lật đổ bằng vũ trang kết hợp chính trị. Đây là một
kiểu bạo loạn hết sức nguy hiểm vì các thế lực thù địch sẵn sàng đổ máu
để tiến hành. Đây là hình thức dễ gây ra những hậu quả hết sức nguy hiểm
đến an ninh quốc gia.
Trong thực tế, diễn biến hoà bình luôn luôn gắn liền với bạo loạn lật
đổ. Diễn biến hoà bình là sự mở đầu, là cơ sở để tiến hành bạo loạn lật đổ.
Đây là một kiểu chiến tranh mới của các thế lực phản động quốc tế hiện
nay đang đe dọa hòa bình, ổn định và phát triển của nhiều quốc gia trên
thế giới.
1.2. Quá trình hình thành chiến lược diễn biến hoà bình, bạo
loạn lật đổ của các thế lực phản động quốc tế
1.2.1. Giai đoạn 1945-1980
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai (9/1945), các thế lực phản động
quốc tế đã đưa ra một chiến lược mới thay thế cho chiến tranh xâm lược
bằng quân sự. Chiến lược đó đã dần dần được định hình bằng mệnh đề
“diễn biến hoà bình”. Đây là lần đầu tiên chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
phản động quốc tế điều chỉnh mục tiêu chống phá hoà bình thế giới, chống
phá chủ nghĩa xã hội và các lực lượng tiến bộ, dân chủ trên toàn thế giới.
Tháng 3/1947, dưới thời Tổng thống Mỹ Truman đã hình thành chiến lược
ngăn chặn chủ nghĩa xã hội. Lúc này, cùng với Liên Xô là một loạt các
nước xã hội chủ nghĩa ra đời như Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Bungari,
Rumani, Hungari, Anbani, Cộng hòa dân chủ Đức và hình thành một hệ
thống các nước xã hội chủ nghĩa. Trước thực tế đó, nước Mỹ đã hình thành
chiến lược “ngăn chặn” và từng bước triển khai ở châu Âu, châu Á, châu
Mỹ Latin. Tháng 4/1948 quốc hội Mỹ phê chuẩn kế hoạch Mácsan tăng
9
cường viện trợ cho các nước bên kia bờ Đại Tây Dương. Khối Quân sự
Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã ra đời từ chiến lược ngăn chặn này. Đồng
thời, chính quyền Mỹ dung túng các lực lượng đối lập, phản động ở các
nước, đưa các nhân viên của Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) tiến hành
nhiều hoạt động gián điệp, phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa và phong
trào giải phóng dân tộc trên phạm vi thế giới. Tháng 12/1957, Tổng thống
Mỹ Aixienhao tuyên bố: Mỹ sẽ giành thắng lợi bằng hoà bình bằng việc
làm suy yếu và lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1960 đến năm
1980, các đời tổng thống Mỹ kế tiếp nhau hết sức coi trọng chiến lược
ngăn chặn với nhiều thủ đoạn và cách thức khác nhau, chĩa mũi nhọn vào
Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Một số nước đã xuất hiện
những hậu quả nghiêm trọng như Nam Tư, Tiệp Khắc. Sau thất bại ở Việt
Nam, các thế lực phản động quốc tế nhận thấy biện pháp quân sự để tấn
công các nước xã hội chủ nghĩa là không hiệu quả. Trong lúc đó, các nước
xã hội chủ nghĩa lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế, xã hội buộc phải
cải cách, cải tổ, đổi mới. Thực tế đó là cơ hội vàng để các thế lực phản
động quốc tế điều chỉnh chiến lược từ quân sự sang biện pháp phi quân sự.
Từ vị trí là một thủ đoạn của chiến lược ngăn chặn, chủ nghĩa đế quốc đã
định hình thành chiến lược diễn biến hoà bình để tiếp tục tác động vào hệ
thống xã hội chủ nghĩa và các nước tiến bộ trên thế giới.
1.2.2. Giai đoạn 1980 đến nay
“Diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ trở thành chiến lược với các
thủ đoạn như cách mạng màu, cách mạng các loài hoa, mùa xuân Ả Rập,
chống khủng bố trên phạm vi thế giới. Sự tan rã của Liên Xô và một loạt
các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu do nhiều nguyên nhân. Một trong
những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự kiện “địa chấn” này chính là diễn
biến hoà bình. Lợi dụng cải tổ, cải cách, dân chủ, diễn biến hoà bình một
mặt khoét sâu vào những mâu thuẫn trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội, mặt khác các lực lượng phản động lại đưa ra các chiêu bài “bánh vẽ”
về kinh tế, cổ vũ cho văn hoá phương Tây làm lung lay lòng tin của nhân
dân. Điều đặc biệt, những kẻ cơ hội chính trị được dịp trở mặt chống đối.
Thù trong, giặc ngoài đã dẫn đến rối loạn xã hội, mất niềm tin, thậm chí
dẫn đến bạo loạn trong chính đất nước, chính quyền như cuộc tấn công vào
toà nhà Quốc hội Liên Xô ở Mátxcơva. Đó chính là dấu chấm hết cho nhà
nước Liên Xô vào ngày 31/12/1991.
Sau sự tan rã của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô,
chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã coi diễn biến hoà bình là một
10
kiểu chiến thắng không cần chiến tranh. Đối với các nước xã hội chủ nghĩa
còn lại trong đó có Việt Nam, các thế lực phản động quốc tế tìm mọi cách
để diễn biến hoà bình như viện trợ kinh tế, cổ vũ kinh tế tư nhân, làm xói
mòn niềm tin, cổ vũ cho đa nguyên, đa đảng, chia rẽ nội bộ, tách dân rời
xa Đảng,… Đặc biệt, bằng bộ máy tuyên truyền khổng lồ, hiện đại, các thế
lực thù địch xuyên tạc, bôi nhọ, đầu độc lớp trẻ bằng lối sống, nhu cầu cá
nhân để quên đi, xoá nhòa lý tưởng, niềm tin vào con đường xã hội chủ
nghĩa. Không dừng lại ở diễn biến hoà bình, các thế lực thù địch đã tiến
hành một bước trực tiếp hơn: đó là bạo loạn lật đổ, chống khủng bố, tiến
hành chiến tranh quân sự tổng lực với sự tham gia của nhiều nước. Bạo
loạn lật đổ có các hình thức: bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang, bạo
loạn chính trị kết hợp với vũ trang. Trên thực tế, bạo loạn lật đổ là một thủ
đoạn có nguồn từ diễn biến hoà bình và gắn liền với diễn biến hoà bình để
xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa, các nước dân chủ tiến bộ không đi theo
quỹ đạo của chủ nghĩa đế quốc. Khi tiến hành bạo loạn lật đổ, các thế lực
thù địch đã cấu kết, móc nối, tài trợ kinh phí, vũ khí và các phương tiện
bạo loạn cho các phần tử phản động, bất mãn, đối lập ở trong nước, ở một
vùng, một địa phương. Đặc biệt, các tổ chức phản động thường tập hợp
các phần tử là những người quá khích, có quá khứ tù tội, dính dáng đến ma
tuý, xã hội đen để tiến hành gây rối, làm mất trật tự, an toàn xã hội. Có nơi,
bọn phản động làm tê liệt hệ thống chính quyền dẫn đến việc lật đổ chính
quyền hợp pháp, dựng nên bộ máy chính quyền mới đi theo các thế lực
bên ngoài. Điển hình cho bạo loạn lật đổ được áp dụng trong “Mùa xuân Ả
Rập” ở một số nước như Tunisia, Ai cập, Lybia, Syria, Algeria, Yemen,…
Nhiều nước trong số này đã phải thay đổi bộ máy, thay đổi lực lượng cầm
quyền. Một số nước bị chia rẽ, xung đột, chiến tranh giữa các phe phái mà
điển hình là cuộc nội chiến ở các nước vùng Vịnh, các nước vùng Sừng
châu Phi, các nước thuộc Liên bang Nam Tư, các nước thuộc Liên Xô.
1.3. Âm mưu, thủ đoạn chiến lược diễn biến hoà bình, bạo loạn
lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam
1.3.1. Âm mưu của các thế lực thù địch
Các thế lực thù địch luôn coi Việt Nam là một trọng điểm trong chiến
lược diễn biến hoà bình chống chủ nghĩa xã hội. Từ đầu năm 1950 đến năm
1975, chủ nghĩa đế quốc dùng quân sự để khuất phục dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, chủ nghĩa thực dân, đế quốc đều thất bại thảm hại. Từ sau 1975
đến 1994, lợi dụng những khó khăn của nước ta sau chiến tranh, các thế
lực thù địch đã tiến hành thủ đoạn bao vây, cấm vận kinh tế, cô lập ngoại
11
giao, nuôi dưỡng và dung túng các tổ chức phản động của người Việt ở
nước ngoài cấu kết với các phần tử trong nước liên tục chống phá Việt
Nam. Các thế lực phản động ráo riết thực hiện chiến lược diễn biến hoà
bình với bạo loạn nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đặc
biệt là từ sự tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu,
các thế lực thù địch càng tăng cường thực hiện diễn biến hoà bình ở Việt
Nam. Từ năm 1995 đến nay, thất bại về cấm vận và cô lập ngoại giao, các
thế lực phản động quốc tế đã thay đổi, điều chỉnh chiến lược diễn biến hoà
bình, bạo loạn lật đổ bằng những cách thức mới. Dưới nhiều chiêu bài khác
nhau, các thế lực phản động cả trong và ngoài nước tìm cách xâm nhập sâu
về kinh tế, văn hoá, xã hội, tiếp tục hoạt động ngầm, dấu mặt dưới các vỏ
bọc khác nhau để tiếp tục mục tiêu xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ
vai trò lãnh đạo của Đảng và làm chệch hướng con đường xây dựng đất
nước Việt Nam.
1.3.2. Thủ đoạn của các thế lực thù địch
Mục tiêu nhất quán của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch
trong sử dụng chiến lược diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ đối với cách
mạng Việt Nam là thực hiện âm mưu xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, lái nước ta đi theo con
đường chủ nghĩa tư bản và lệ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc. Để đạt được
mục tiêu đó, các thế lực thù địch không từ bỏ bất kỳ một thủ đoạn chống
phá nào, như sử dụng bạo lực phi vũ trang, bạo lực vũ trang, kinh tế, chính
trị, văn hoá, xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng an ninh, đối ngoại,... Chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta hiện
nay là toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tinh vi, thâm
độc và nham hiểm, khó nhận biết, cụ thể:
Thủ đoạn về kinh tế. Với phương châm lấy chống phá về kinh tế là
“mũi nhọn”, chúng tuyên bố rằng trước đây chúng thua trong chiến tranh
thì bây giờ phải tìm mọi cách để thắng trong hoà bình, đã thua trên chiến
trường thì bây giờ phải thắng trên thị trường. Chúng muốn chuyển hoá nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam dần dần theo
quỹ đạo kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Khích lệ thành phần kinh tế tư
nhân phát triển, từng bước làm mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế
nhà nước. Lợi dụng sự giúp đỡ, viện trợ kinh tế, đầu tư vốn, chuyển giao
công nghệ cho Việt Nam để đặt ra các điều kiện và gây sức ép về chính trị,
từng bước chuyển hoá Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Thủ đoạn về chính trị. Với phương châm lĩnh vực chính trị được coi
12
là “mặt trận hàng đầu”, các thế lực thù địch kích động đòi thực hiện chế
độ “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, “tự do hoá” mọi mặt đời sống
xã hội, từng bước xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chúng tập hợp, nuôi dưỡng các tổ
chức, phần tử phản động trong nước và ngoài nước, lợi dụng các vấn đề
dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng
với nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm mất đi vai trò lãnh đạo
của Đảng. Tận dụng những sơ hở trong đường lối của Đảng, chính sách
của nhà nước ta, sẵn sàng can thiệp trắng trợn bằng sức mạnh quân sự để
lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Thủ đoạn về tư tưởng - văn hoá. Với phương châm tư tưởng, văn hoá
là “linh hồn”, “mũi đột phá”, là nội dung trọng yếu, là vũ khí lợi hại nhất
của diễn biến hòa bình, và là “cây cầu dẫn vào trận địa” của đối phương,
chúng thực hiện nhiều hoạt động nhằm xoá bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, phá vỡ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt
Nam, ra sức truyền bá tư tưởng tư sản vào các tầng lớp nhân dân, nhất là
thanh niên, sinh viên. Lợi dụng xu thế mở rộng hợp tác quốc tế, du nhập
những sản phẩm văn hoá đồi trụy, lối sống phương Tây, để kích động lối
sống tư bản trong thanh niên, từng bước làm phai mờ bản sắc văn hoá và
giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Thủ đoạn trong lĩnh vực dân tộc, tôn giáo. Với phương châm lấy
chống phá dân tộc, tôn giáo là “ngòi nổ”, chúng lợi dụng những khó khăn
ở những vùng đồng bào dân tộc ít người, những tồn tại do lịch sử để lại,
trình độ dân trí của một bộ phận đồng bào còn thấp và những khuyết điểm
trong thực hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo của một bộ phận cán bộ để
kích động tư tưởng đòi li khai, tự quyết dân tộc.
Lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta để truyền
đạo trái phép, thực hiện âm mưu tôn giáo hoá dân tộc, từng bước gây mất
ổn định xã hội và làm chệch hướng chế độ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Thủ đoạn trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Các thế lực thù địch
lợi dụng xu thế mở rộng, hợp tác quốc tế, thực hiện xâm nhập, tăng cường
hoạt động tình báo thu thập bí mật quốc gia. Chúng kích động đòi phủ nhận
vai trò lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và đối với
lực lượng vũ trang. Đối với quân đội và công an, các thế lực thù địch chủ
trương vô hiệu hoá sự lãnh đạo của Đảng với luận điểm “phi chính trị hoá
quân đội, công an”, làm cho các lực lượng này xa rời mục tiêu lý tưởng
chiến đấu, không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
13
Thủ đoạn trên lĩnh vực đối ngoại. Với phương châm lấy chống phá
về ngoại giao làm “hậu thuẫn”, các thế lực thù địch lợi dụng chủ trương
Việt Nam mở rộng hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước
trên thế giới để tuyên truyền và hướng Việt Nam đi theo quỹ đạo của chủ
nghĩa tư bản. Hạn chế sự mở rộng quan hệ hợp tác của Việt Nam đối với
các nước lớn trên thế giới, tìm cách ngăn cản những dự án đầu tư quốc tế
vào Việt Nam. Đặc biệt, chúng rất coi trọng việc chia rẽ tình đoàn kết hữu
nghị giữa Việt Nam với Lào, Campuchia và các nước xã hội chủ nghĩa, hạ
thấp uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm và các giải pháp phòng chống
diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của Đảng và nhà nước Việt Nam
2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ
2.1.1. Mục tiêu
Mục tiêu của việc chống diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của Việt
Nam là: làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động quốc
tế và trong nước. Giữ vững ổn định đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ an ninh quốc
gia – trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và
lợi ích quốc gia, dân tộc, tạo môi trường hoà bình để phát triển đất nước.
2.1.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của việc chống diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ là:
“chủ động đấu tranh kịp thời, hiệu quả, từng bước đẩy lùi các loại tội phạm,
phòng ngừa và ứng phó kịp thời với các mối đe doạ an ninh truyền thống và an
ninh phi truyền thống; làm thất bại âm mưu và hoạt động diễn biến hoà bình,
bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, phản động [2, tr. 69]. Chống diễn biến
hoà bình, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ cấp bách, hàng đầu, thường xuyên và lâu
dài trong chiến lược bảo vệ tổ quốc của Việt Nam. Chống diễn biến hoà bình,
bạo loạn lật đổ phải đặt lên hàng đầu. Chủ động phát hiện âm mưu, vạch rõ thủ
đoạn chống phá và nhanh chóng tiến công ngay từ đầu, từ trứng nước. Đồng
thời phải giữ vững ổn định chính trị-xã hội.
2.2. Quan điểm chỉ đạo và phương châm phòng, chống diễn biến
hòa bình, bạo loạn lật đổ
2.2.1. Những quan điểm chỉ đạo phòng chống diễn biến hòa bình,
bạo loạn lật đổ
Diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ là một trong những chiến lược
chiến tranh cơ bản của các thế lực thù địch, phản động quốc tế. Không ít
14
các quốc gia từ châu Âu đến châu Phi, châu Mỹ, châu Á đã bị chôn vùi
trong các cụm từ mỹ miều của mùa xuân Ả Rập, các cuộc cách mạng màu,
các cuộc cách mạng các loài hoa. Đằng sau những cụm từ đó là số phận của
hàng triệu người vô tội đã ngã xuống hoặc buộc phải ly tán, di tản thành
một làn sóng di cư lớn nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Các quốc
gia như Libia, Xyria, Irắc,… vẫn đang chìm trong bạo lực chưa có hồi kết.
Một số quốc gia từng là đồng chí, cùng một đại gia đình Liên Xô trước
đây thì nay lại đang rơi vào vòng xoáy của diễn biến hòa bình, bạo loạn lật
đổ, xung đột biên giới, sắc tộc như Acmênia, Gruzia, Azecbaizan, Ucraina.
Việt Nam đã sớm nhận rõ chân tướng của diễn biến hòa bình. Trong văn
kiện của Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII đã xác định
diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch [1, tr. 25] là một nguy cơ của
cách mạng Việt Nam. Từ đó, việc phòng chống diễn biến hòa bình, bạo
loạn lật đổ được đề cập trong nhiều văn kiện của Đảng và nhà nước. Sau
đây là những nội dung cơ bản:
Đấu tranh chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ là một cuộc đấu
tranh giai cấp, dân tộc sâu sắc, lâu dài, phức tạp trên mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội. Về bản chất, diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ vẫn là một
hình thức chiến tranh của các thế lực phản động quốc tế đi ngược lại
với hòa bình, độc lập, phát triển. Đằng sau của những cụm từ mùa xuân
Ả Rập, cách mạng màu vẫn chính là những lợi ích: thị trường, nguồn tài
nguyên, sự áp đặt những giá trị của các nước lớn dưới nhiều danh nghĩa
khác nhau trên phạm vi thế giới. Các tập đoàn tư bản lớn, các nước lớn
liên kết, tìm cách kiểm soát, điều tiết chế ngự thế giới để tìm kiếm lợi
ích quốc gia dân tộc là một thực tế không có gì mới trong hơn một trăm
năm qua. Vì vậy, đây vẫn là một cuộc đấu tranh dân tộc, giai cấp mới sâu
sắc hơn, phức tạp hơn.
Chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ cấp bách hàng
đầu trong các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh hiện nay. Đặc biệt, đây là
một cuộc đấu tranh lâu dài phức tạp trên mọi lĩnh vực của đời sống. Từ an
ninh truyền thống, cuộc cách mạng 4.0 và sự phát triển của thế giới đã làm
xuất hiện an ninh phi truyền thống. Tất cả mọi hoạt động của xã hội đều
có thể xuất hiện nguy cơ mất an ninh đối với đất nước. Vì thế, mọi phương
tiện của đời sống xã hội và quan hệ quốc tế, mọi vấn đề từ nhỏ đến lớn đều
phải được đặt trong tư duy về an ninh quốc gia, an toàn xã hội. Thực tế cho
thấy, thế lực thù địch tìm mọi cách, mọi kẽ hở của cuộc sống để tấn công
chúng ta. Bài học cảnh giác không bao giờ là thừa trong tình hình hiện nay.
15
Phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, của hệ thống chính trị dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để chống diễn biến hòa bình, bạo
loạn lật đổ trong thời kỳ mới. Tất cả mọi người dân đều có trách nhiệm
bảo vệ tổ quốc khi bị kẻ thù xâm lược. Diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ
đang hàng ngày hàng giờ diễn ra trên đất nước ta và ở tất cả mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội. Vì vậy, để chống lại một kiểu chiến tranh hết sức nguy
hiểm này thì không có gì hiệu quả hơn là phải sử dụng, huy động sức mạnh
của toàn dân, của toàn xã hội. Đặc biệt, chúng ta có một hệ thống chính
trị được tổ chức hết sức chặt chẽ từ trung ương đến tận cơ sở. Đây chính
là cột trụ của cả nước trong việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
tộc để chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ. Giữ vững sự lãnh đạo của
Đảng đối với hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề
sống còn đối với cuộc đấu tranh chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ.
Đây là một trong những bài học lớn của công cuộc đổi mới cũng như đối
với cuộc chiến chống diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ. Vai trò lãnh đạo
của Đảng là sự lựa chọn của lịch sử, của dân tộc. Sứ mệnh của Đảng được
kiểm nghiệm bằng những thành tựu vĩ đại mà nhân dân Việt Nam đã đạt
được kể từ khi Đảng lãnh đạo nhân dân làm Cách mạng tháng Tám 1945
lập nên nhà nước Việt Nam cho đến nay.
2.2.2. Phương châm phòng chống diễn biến hòa bình, bạo loạn
lật đổ
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức cảnh giác với các
luận điệu, hoạt động chống phá đất nước của các thế lực thù địch. Kết hợp
chặt chẽ giữa việc xây và chống, chủ động tiến công vào các âm mưu, thủ
đoạn của các thế lực phản động quốc tế và trong nước.
Xây dựng các kịch bản đối phó, chủ động và kiên quyết xử lý các
tình huống gây rối, kích động bạo loạn xảy ra. Hạn chế thấp nhất các hậu
quả giữ vững nguyên tắc và mềm dẻo khi xử lý các vụ án và sự việc liên
quan đến diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ.
Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tranh thủ các điều kiện quốc
tế thuận lợi, khơi dậy các tiềm năng, lợi thế của đất nước để phát triển
nhanh, bền vững đất nước. Đây là cơ sở quyết định nhất cho chiến thắng
các loại kẻ thù trong đó có diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ.
3. Giải pháp phòng, chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ
của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Để chống lại một kiểu chiến tranh thâm độc và đầy thách thức như
16
diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, cần tập trung vào một số giải pháp sau:
3.1. Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi
mới, đẩy lùi tiêu cực xã hội, chống nguy cơ chệch hướng con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội
Đổi mới là để xây dựng chủ nghĩa xã hội hiệu quả hơn, thiết thực
hơn, nhanh hơn. Kinh tế thị trường nhưng theo định hướng xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân. Kinh tế thị trường thì phải vì lợi nhuận
nhưng không lấy lợi nhuận làm mục tiêu cực đoan trong quá trình phát
triển. Lợi nhuận phải đồng thời thỏa mãn nhiều lợi ích của xã hội. Không
chạy theo lợi nhuận, đồng tiền để đánh mất nhân phẩm, đạo đức, làm đảo
lộn các quan hệ xã hội. Cùng với việc giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa, cần đẩy mạnh cuộc chiến chống tiêu cực của xã hội: tham nhũng,
lợi ích nhóm.
3.2. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân trong thời đại
công nghệ. Xây dựng cơ sở chính trị xã hội vững mạnh về mọi mặt
Tổ chức tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân về âm mưu và những
thủ đoạn của kẻ thù trong diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ. Các nội dung
tuyên truyền giáo dục cần cụ thể, phù hợp từng tầng lớp, địa phương, lứa
tuổi, dân tộc, tôn giáo, phong tục tập quán, trình độ học vấn để có hiệu quả.
Xây dựng hệ thống chính trị, đặc biệt là khối đại đoàn kết toàn dân tộc và
bộ máy Đảng, Nhà nước, thực sự trong sạch, vững mạnh để làm cơ sở cho
đấu tranh làm thất bại diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ.
3.3. Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang ở cơ sở vững mạnh,
góp phần vào xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc
Xây dựng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ là lực lượng
nòng cốt tại chỗ, rộng khắp ở cơ sở. Đây là lực lượng thường trực để bảo
vệ từng đường phố, thôn, xóm, bản, làng; có hiệu quả nhất khi kết hợp với
phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc. Tổ chức luyện tập, biên chế
chặt chẽ và nâng cao chất lượng hoạt động, trang bị công cụ bảo vệ cho các
lực lượng này ở cơ sở là yêu cầu cấp bách hiện nay để xây dựng thế trận
quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
3.4. Xây dựng và diễn tập các phương án, tình huống chống diễn
biến hòa bình, bạo loạn lật đổ trên từng địa bàn dân cư, khu vực với
những giả định cụ thể
Từ thực tế của cơ sở, địa phương để đưa ra các dự báo, dự kiến các
thủ đoạn mà kẻ thù có thể sử dụng khi tiến hành diễn biến hòa bình, bạo
17
loạn lật đổ. Từ đó xây dựng các phương án xử lý và tiến tới luyện tập, thao
diễn trên thực địa các phương án đối phó nhằm chọn ra phương án tốt nhất,
nhanh nhất, hiệu quả nhất, ít tốn kém, an toàn cao nhất.
3.5. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
Khi đất nước vững mạnh về kinh tế thì đó là cơ sở để bảo vệ đất nước
một cách hiệu quả nhất. Thực túc thì binh cường. Chi phí cho quốc phòng,
đặc biệt là các loại khí tài hiện đại, cần nhiều tiền. Vì vậy, nếu không đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì sẽ không có kinh phí để mua sắm,
sửa chữa, duy trì và đặc biệt là luyện tập và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ
quốc.
Việc nâng cao đời sống nhân dân có ý nghĩa hết sức to lớn trong
chiến lược xây dựng thế trận lòng dân. Nước mạnh, dân giàu là cơ sở quyết
định cho sức mạnh bảo vệ tổ quốc từ xưa đến nay. Chăm lo đời sống cho
các tầng lớp nhân dân chính là một trong những vũ khí hiệu quả nhất để
chiến thắng diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ. Các chương trình 134, 135,
xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới đang phát huy tác dụng đối
với công việc nâng cao đời sống nhân dân mà đặc biệt là vùng miền núi,
biên giới, hải đảo. Cùng với phát triển kinh tế, cần đẩy mạnh các hoạt động
văn hóa, xã hội mà đặc biệt là giáo dục và đào tạo. Đây là cơ sở quyết định
cho việc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa để tạo ra năng
suất thành quả lao động cao hơn nhằm nâng cao đời sống nhân dân.
Kết luận:
Hàng trăm tờ báo, tổ chức phản động cả trong lẫn ngoài nước đang
ngày đêm thực hiện diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, mưu toan làm thay
đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Các thế lực thù địch luôn coi Việt Nam là
một trọng điểm trong chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ. Trong
diễn văn của Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa
với Việt Nam ngày 11/7/1995 đã nhắc lại lập trường của Mỹ là làm cho
Việt Nam đi theo con đường mà Mỹ chi phối. Vì vậy, chống diễn biến hòa
bình, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ “chiến tranh trong thời bình” của dân tộc
ta. Trong hoàn cảnh mới, thách thức mới, việc chống diễn biến hòa bình,
bạo loạn lật đổ cần được thực hiện toàn diện, đầy đủ hơn: “Chủ động đấu
tranh phòng chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, phòng ngừa ngăn
chặn những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ; bảo đảm
an ninh kinh tế, an ninh thông tin truyền thông, an ninh mạng và an ninh
xã hội” [2, tr. 280,281].
18
Sinh viên là chủ của đất nước, là rường cột trí thức của dân tộc, là
đối tượng mà các thế lực thù địch tìm cách lôi kéo vào chiến lược “Diễn
biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ. Vì vậy bản thân sinh viên, nhà trường và
gia đình cùng liên kết chặt chẽ để nâng cao chất lượng học tập, tu dưỡng,
rèn luyện để chống lại các nọc độc của các loại kẻ thù, góp phần to lớn
vào nâng cao sức mạnh trí tuệ của đất nước, chiến thắng “Diễn biến hòa
bình”, bạo loạn lật đổ, giữ vững cơ đồ của dân tộc. Phòng, chống chiến
lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu
trong các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh hiện nay, đồng thời là nhiệm vụ
thường xuyên và lâu dài để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Sinh viên là thế hệ tương lai của đất nước, là một đối tượng mà các
thế lực thù địch lợi dụng, chống phá nhằm làm suy thoái về đạo đức, lối
sống và phai nhạt niềm tin, lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, mỗi người
phải nỗ lực học tập, rèn luyện để trở thành công dân tốt, thường xuyên
cảnh giác, không để kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc, đồng thời phát hiện
và góp phần đấu tranh ngăn ngừa, đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ
thù trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ.
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
1. Trình bày nhận thức của Anh/Chị về Chiến lược “Diễn biến hòa
bình”, bạo loạn lật đổ.
2. Âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ đối với các
nước xã hội chủ nghĩa và Việt Nam là gì?
3. Trình bày mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm phòng chống chiến lược
diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của Đảng và nhà nước Việt Nam.
4. Trình bày giải pháp phòng chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ
của Đảng và nhà nước Việt Nam.
5. Hãy cho biết trách nhiệm của sinh viên trong phòng, chống diễn biến
hòa bình, bạo loạn lật đổ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện hội nghị đại biểu toàn
quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII.
19
BÀI 2
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO,
ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO CHỐNG
PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
MỤC TIÊU
Kiến thức: Cung cấp cho người học những quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách dân tộc, tôn giáo
của Việt Nam. Những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng
vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam trong giai đoạn
hiên nay.
Kỹ năng: Vận dụng quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước
về vấn đề dân tộc, tôn giáo trọng nhận thức và hành động. Có ý thức trách
nhiệm, không mơ hồ mất cảnh giác, không để bị lôi kéo, mua chuộc; kiên
quyết đấu tranh với các hành vi, việc làm lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo
chống phá đất nước.
NỘI DUNG
1. Một số vấn đề cơ bản về dân tộc
1.1. Một số vấn đề chung
1.1.1. Khái niệm dân tộc
Có nhiều khái niệm về dân tộc. Qua từng giai đoạn lịch sử, dưới tác
động của cuộc sống, nhiều cách đánh giá, nhìn nhận vấn đề dân tộc có khác
nhau. Hầu hết các dân tộc có nguồn gốc, lịch sử hình thành lâu đời, trải qua
nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử. Vì vậy, nhận thức về vấn đề dân tộc
cũng có những nhận định, đánh giá với nhiều mức độ khác nhau.
Dân tộc là một cộng đồng người hình thành trong lịch sử một cách
bền vững có lãnh thổ, kinh tế, ngôn ngữ, văn hoá, tâm lý, ý thức cộng đồng
riêng biệt. Dân tộc có thể được hiểu theo hai nghĩa sau:
Dân tộc là một cộng đồng người có đời sống, văn hoá, phong tục, tập
quán và sống ở một vùng, một địa phương nhất định: dân tộc Thái, Mường,
Khơ Me,… Những cộng đồng này có thể sống biệt lập ở một vùng, cũng có
20
thể sống đan xen với các dân tộc khác. Các dân tộc này có ngôn ngữ, tiếng
nói và có thể có cả chữ viết với một bản sắc văn hóa riêng biệt. Ở một khía
cạnh khác, dân tộc là một cộng đồng chính trị xã hội được thiết lập bởi một
thể chế, lãnh thổ như: dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan,… Đó
là những quốc gia dân tộc với sự tập hơp của nhiều dân tộc.
1.1.2. Dân tộc và quan hệ dân tộc trên thế giới
Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, dân tộc và quan hệ
giữa các dân tộc, các quốc gia dân tộc trên thế giới diễn biến hết sức phức
tạp. Đặc biệt là khi giai cấp, nhà nước ra đời. Các quốc gia dân tộc và các
dân tộc trong một nhà nước cũng chứa đầy mâu thuẫn, xung đột. Đó cũng
là một trong những nguyên nhân của các cuộc chiến tranh. Xung đột sắc
tộc, ly khai, chia rẽ là một thực tế phức tạp, nóng bỏng, khó lường của thế
giới ngày nay. Vấn đề dân tộc, xung đột sắc tộc đã gây nên bất ổn định
chính trị cho nhiều quốc gia trên thế giới và làm thiệt hại nặng nề về kinh
tế và sinh mạng, đe doạ hoà bình, an ninh khu vực và thế giới, là lực cản
cho sự phát triển. Hoà bình, hợp tác là xu hướng, là truyền thống giữa các
dân tộc trên thế giới. Sự phát triển đã đưa các dân tộc trên thế giới xích lại
gần nhau hơn. Vấn đề dân tộc ngày càng được tôn trọng, đề cao. Các dân
tộc nêu cao ý thức độc lập, tự chủ, tự quyết dân tộc.
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về vấn đề dân tộc
1.2.1. Chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin đã đề cập vấn đề dân tộc từ
sớm và từ những tác phẩm mang tính cương lĩnh như tuyên ngôn của Đảng
Cộng sản. Đặc biệt, kế thừa di sản của K. Mác và Ph. Ăngghen, V.I. Lênin
bằng thiên tài và từ thực tế của thế giới đầu thế kỷ XX đã có những đóng
góp to lớn vào việc giải quyết vấn đề dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc
trong thời đại mới. Từ vô sản tất cả các nước đoàn kết lại, V.I. Lênin đã bổ
sung: Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức liên hiệp lại. Từ đó,
các nhà lý luận Mác-Lênin đã chỉ rõ:
Vấn đề dân tộc là một nội dung cơ bản của cách mạng xã hội chủ
nghĩa mà Đảng của giai cấp công nhân phải tiến hành. Vấn đề dân tộc gắn
chặt chẽ với vấn đề giai cấp và đây là nội dung chiến lược lâu dài của con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Giải quyết vấn đề dân tộc theo các nguyên
tắc: bình đẳng, tự quyết không phân biệt lớn, nhỏ, trình độ phát triển. Tôn
trọng lợi ích các dân tộc và các quyền và lợi ích chính đáng trong quan hệ
21
với các dân tộc và với quốc gia dân tộc. Giải quyết vấn đề dân tộc, liên
hiệp các dân tộc trên cơ sở của đường lối cách mạng do giai cấp công nhân
lãnh đạo thực hiện.
1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
Kế thừa và phát triển, vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam,
Hồ Chí Minh làm sáng tỏ các vấn đề dân tộc ở một nước thuộc địa cần tập
trung giải quyết: Độc lập dân tộc là hàng đầu, là tiên quyết; cần phải giải
phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, xã hội và con người. Xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng thành động lực
lớn nhất để giải phóng dân tộc bảo đảm sự bình đẳng, chống kỳ thị, hẹp
hòi, phân biệt, chia rẽ. Có chính sách cụ thể với các dân tộc thiểu số, không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân và các dân tộc.
Xây dựng quan hệ hữu nghị, hòa bình, hợp tác với các dân tộc trên thế giới.
Đảm bảo quyền tự do, bình đẳng giữa các dân tộc, tôn trọng quyền tự quyết
của các dân tộc, chống tư tưởng dân tộc nước lớn, phân biệt chủng tộc.
1.3. Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng, nhà nước Việt
Nam hiện nay
1.3.1. Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam
Hình 1. Hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam (nhiều tác giả)
(Nguồn: http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=182026)
22
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em. Mỗi dân
tộc có một bản sắc riêng đã tạo nên sự phong phú, đa dạng của đời sống
kinh tế, văn hóa của các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam. Do điều kiện
kinh tế, xã hội và những biến động của lịch sử, ảnh hưởng của các cuộc
chiến tranh và mưu sinh mà các dân tộc ở Việt Nam cũng có những biến
đổi. Dù ở đâu trên lãnh thổ Việt Nam, các dân tộc đều có truyền thống yêu
nước, gắn bó, ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam thì dân tộc Kinh chiếm nhiều nhất
(86,2%). Còn 53 dân tộc còn lại có số lượng ít nên gọi là các dân tộc thiểu
số. Dân tộc Kinh chủ yếu sống ở đồng bằng.
Các dân tộc thiểu số sống chủ yếu là miền núi, biên giới, hải đảo xen
kẽ với nhau. Quy mô dân số và trình độ phát triển của các dân tộc không
đều, có những dân tộc còn chậm phát triển so với dân tộc Kinh. Mỗi dân
tộc trên đất nước Việt Nam đều gìn giữ được bản sắc văn hoá riêng của
mình, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú nhưng thống nhất của văn
hoá Việt Nam. Mặc dù có chênh lệch về trình độ phát triển, có những khác
biệt về lối sống, nhưng các dân tộc Việt Nam sống hoà nhập, đan xen và
tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau xây dựng đất nước.
1.3.2. Quan điểm và chính sách dân tộc của Đảng, nhà nước Việt Nam
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (2011) nêu rõ: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng
và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng
phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân
tộcViệt Nam” [1, tr. 24, 25]. Với một quốc gia nhiều dân tộc thì việc coi
vấn đề dân tộc là một trong những chiến lược căn bản của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Trong những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng
ta cũng đưa vấn đề dân tộc thành một đặc trưng cơ bản, một bộ phận cấu
thành mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trên cơ sở kế thừa và phát
triển lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tế đất nước trong
bối cảnh của toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII khẳng định: “Bảo đảm các dân
tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Huy động,
phân bổ, sử dụng, quản lý hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo
chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hoá, xã hội ở vùng có đồng bào dân
tộc thiểu số” [2, tr. 170]. Công tác dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn
dân. Đặc biệt vừa phát triển kinh tế xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh
nơi biên giới, hải đảo, miền núi có vị trí đặc biện quan trọng trong chiến
23
lược bảo vệ tổ quốc. Thực tế đó đã được Đảng, Chính phủ cụ thể hoá trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) như sau: “Tiếp
tục hoàn thiện và thực hiện các chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết
cùng phát triển. Quan tâm phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng
đặc biệt khó khăn, tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc
gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030” [2, tr. 264].
Tổ chức triển khai và thực hiện các chương trình xoá đói, giảm
nghèo, điện, đường, trường, trạm đến tận bản làng. Từng bước nâng cao
mức sống, dân trí, mức hưởng thụ, văn hoá của các dân tộc thiểu số và
nhân dân miền núi, biên giới, hải đảo. Giữ gìn, tu bổ, tôn tạo và phát huy
các giá trị văn hoá bản sắc của các dân tộc thiểu số. Tập trung nâng cao
học vấn, đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số để đáp ứng với
sự phát triển tại chỗ của địa phương. Đổi mới cách tiếp cận trong các chính
sách hỗ trợ đối với đồng bào thiểu số, giảm hỗ trợ cho không, thực hiện
hỗ trợ có điều kiện. Khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, tự vươn lên của các
dân tộc thiểu số trong việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội của
đất nước.
2. Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo
2.1. Một số vấn đề chung
2.1.1. Khái niệm về tôn giáo
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, là vấn đề hết sức phức tạp,
nhạy cảm và ngày càng biến đổi cùng với sự phát triển của con người và
thế giới. Từ một số tôn giáo nguyên thuỷ, hiện nay thế giới đã có rất nhiều
tôn giáo và những tà giáo liên tục xuất hiện. Tôn giáo vốn đã bí hiểm và
hoang đường thì hiện nay càng phức tạp bởi sự xuất hiện quá nhiều những
nhân tố gọi là các giáo phái mới trên thế giới. Từ thực tế đó, tôn giáo có thể
được nêu lên ở những vấn đề sau: tôn giáo là một hiện tượng tâm lý - xã
hội của một cộng đồng người, được phản ánh bằng những quan điểm dựa
vào niềm tin, sự sùng bái vào một lực lượng siêu nhiên quyết định số phận
con người. Các tôn giáo đều có một hệ thống giáo lý, nghi lễ, tổ chức với
các giáo sỹ, tín đồ và nơi thờ tự, hành lễ.
Cần phân biệt tôn giáo với tà đạo và mê tín dị đoan. Tà đạo là “con
đường không chính đáng”. Từ khẳng định này và dưới góc độ thực tiễn
thì tà đạo vừa có yếu tố đạo (các yếu tố cấu thành tôn giáo) vừa có yếu
tố tà (những hành vi mang tính mê tín dị đoan, phản khoa học, đi ngược lại
24
lợi ích cộng đồng hoặc quốc gia, dân tộc). Mê tín dị đoan là tin vào những
điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán,
chữa bệnh bằng phù phép,...) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình,
cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng.
2.1.2. Nguồn gốc và tính chất của tôn giáo
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, tôn giáo có một quá trình hình thành
và phát triển hết sức phức tạp, hoang đường. Sự xuất hiện của tôn giáo vào
buổi bình minh của văn minh nhân loại. Khi từ vương quốc “tất yếu” bước
vào vương quốc “tự do”, con người cảm thấy mình thật bé nhỏ, yếu đuối
trước tự nhiên hùng vĩ, bao la. Thế là họ nghĩ đến những thế lực siêu nhiên,
mơ đến một sức mạnh huyền bí nào đó mà không ở trên trái đất có thể giúp
con người làm ăn phát đạt, giàu có. Khi xã hội có giai cấp, nhà nước, trước
những bất công của hiện thực, người lao động, người nghèo khổ đi tìm
niềm tin tốt đẹp ở một thế giới khác. Đó chính là nguồn gốc kinh tế - xã hội
của tôn giáo. Tôn giáo còn có nguồn gốc từ nhận thức, tâm lý, tình cảm của
con người đối với tự nhiên, xã hội. Sự bất lực, mơ hồ, sợ hãi, tuyệt vọng,…
cũng có thể dẫn dắt con người đến với tôn giáo. Là một hình thái ý thức xã
hội, tôn giáo mang đậm dấu ấn của lịch sử, tính quần chúng, tính chính trị.
Tôn giáo có nguồn gốc ra đời thì cũng sẽ có ngày mất đi. Tôn giáo không
còn khi con người đã làm chủ được tự nhiên, xã hội và tư duy. Tôn giáo
phản ánh phần nào khát vọng của quần chúng về một nơi, một xã hội hoàn
hảo. Tôn giáo rất dễ bị lợi dụng trong lịch sử hình thành và phát triển.
2.1.3. Tình hình tôn giáo trên thế giới
Các tín đồ tôn giáo chiếm phần lớn dân số thế giới với hơn 4 tỷ người.
Các tôn giáo lớn của thế giới hiện nay: đạo Hồi, đạo Thiên Chúa, đạo Phật,
đạo Hindu, đạo Xích, đạo Tin Lành,… Các hoạt động tôn giáo trên thế giới
diễn ra rất sôi động với nhiều xu hướng, ở nhiều quốc gia, nhiều vùng rộng
lớn. Các lễ hội tôn giáo diễn ra với sự tham dự của hàng vạn, hàng triệu
tín đồ như hành hương thánh địa Mecca, lễ hội sông Hằng,… Các tôn giáo
cũng mở rộng tầm ảnh hưởng đến các quốc gia, dân tộc trên phạm vi thế
giới bằng việc can thiệp, tác động sâu vào các chính phủ, các diễn đàn, các
chính sách, các tổ chức quốc tế, khu vực. Các vị chức sắc đứng đầu các tôn
giáo như Đại giáo chủ, Giáo hoàng, Pháp vương,… có vai trò rất lớn trong
niềm tin của các tín đồ và xã hội. Cũng vì thế, các thế lực phản động quốc
tế đã lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá, can thiệp vào các quốc gia
độc lập. Sử dụng tôn giáo như là một phương tiện để thực hiện diễn biến
hoà bình, bạo loạn lật đổ trên phạm vi thế giới. Như vậy, tôn giáo vừa có
25
tính lịch sử, vừa có tình quần chúng, nhân dân và cũng mang những màu
sắc chính trị trong quá trình phát triển.
2.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về tôn giáo
2.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo
Vào thời đại của mình các nhà lý luận Mác-Lênin đã có những quan
điểm khoa học về nguồn gốc, bản chất và địa vị của tôn giáo trong đời sống
và sự tác động của tôn giáo vào sự nghiệp cách mạng của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động. Những quan điểm đó là: giải quyết vấn đề tôn
giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Khi
bất công, nghèo đói, dốt nát được đẩy lùi thì quần chúng nhân dân sẽ thoát
khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo. Để giải quyết vấn đề tôn giáo
cần sử dụng nhiều giải pháp trên nhiều lĩnh vực, không dùng mệnh lệnh
hành chính, áp đặt, đe doạ các cơ sở tôn giáo và tín đồ.
Nhà nước và chính quyền các cấp phải tôn trọng và bảo vệ quyền
tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của dân. Hoạt động tôn giáo phải
tuân thủ pháp luật và được pháp luật bảo hộ, tạo điều kiện để hành đạo.
Khi giải quyết các vấn đề tôn giáo cần quán triệt quan điểm lịch sử, cụ
thể. Sự ra đời, du nhập của các tôn giáo đều có nguồn gốc và lịch sử
phát triển, những điều kiện để các tôn giáo có mặt ở nước này hay nước
khác. Vì vậy, khi xử lý vấn đề tôn giáo cần xem xét hoàn cảnh lịch sử và
hiện trạng của tôn giáo để có chính sách và biện pháp phù hợp. Không
tuyên chiến hay xoá bỏ tôn giáo cực đoan. Hoạt động tôn giáo đúng
pháp luật được tôn trọng, bảo vệ. Cần phân biệt mối quan hệ hai mặt:
chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo. Các hoạt động
tôn giáo tồn tại hai mâu thuẫn:
Về chính trị, là mâu thuẫn lợi ích giữa giai cấp thống trị và các thế
lực lợi dụng tôn giáo với nhân dân lao động.
Về tư tưởng, là mâu thuẫn giữa những người có tôn giáo khác nhau
hoặc người theo đạo và người không theo đạo.
Phân biệt rõ hai mâu thuẫn chính trị và tư tưởng để giải quyết vấn
đề tôn giáo một cách khoa học. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
và vạch trần, xử lý những phần tử lợi dụng tôn giáo để phá hoại sự nghiệp
cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
2.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo
Kế thừa di sản của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo, Hồ Chí Minh
26
đã có những đóng góp mới về vấn đề tôn giáo. Với tầm nhìn vào thực tiễn
cách mạng của đất nước và thế giới, Hồ Chí Minh đã có những đánh giá về
giá trị đạo đức của tôn giáo, về đóng góp của tôn giáo với tư cách là một
bộ phận của văn hóa trong quá trình phát triển. Sinh thời, Hồ Chí Minh là
người hết sức quan tâm đến vấn đề tôn giáo. Trong nhiều bài nói, bài viết,
Hồ Chí Minh hết sức coi trọng tự do tín ngưỡng của các tầng lớp nhân dân.
Tốt đời, đẹp đạo, kính Chúa yêu nước, sống phúc âm trong lòng dân tộc đã
được Hồ Chí Minh nêu lên. Người còn khẳng định những giá trị đạo đức
tốt đẹp của các tôn giáo phù hợp với những giá trị đạo đức mới cần phải
kế thừa. Tôn trọng tự do tín ngưỡng, không phân biệt tôn giáo, xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân tộc để kháng chiến, kiến quốc thắng lợi. Có thể
khẳng định rằng, Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ đặc biệt của thế
giới có cách nhìn biện chứng, thực tiễn và ứng xử mềm dẻo, uyển chuyển
với vấn đề tôn giáo trong sự nghiệp cách mạng.
2.3. Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước Việt Nam
2.3.1. Tình hình tôn giáo ở Việt Nam
Lịch sử hình thành, du nhập các tôn giáo ở Việt Nam bắt đầu từ
cách đây hàng ngàn năm. Theo tài liệu thống kê của Bộ Nội vụ, tính
đến tháng 12/2020 Việt Nam có 16 tôn giáo, 36 tổ chức tôn giáo có
tính pháp nhân, trong đó có 6 tôn giáo lớn là Phật giáo, Công giáo, Tin
Lành, Cao Đài, Hòa Hảo và Hồi giáo, với số lượng tín đồ xấp xỉ 20
triệu người. Các cơ sở thờ tự và hành lễ tôn giáo có khoảng vài nghìn
địa chỉ. Có một số tôn giáo còn có các cơ sở đào tạo như các Đại Chủng
viện, Chủng viện, Học viện Phật giáo, Thánh đường. Trong những năm
qua, Đảng và Chính phủ tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động, củng
cố nơi thờ tự, giao đất xây dựng một số cơ sở tôn giáo. Các hoạt động
tôn giáo diễn ra tuân thủ pháp luật.
Trước ảnh hưởng của thế giới và các thế lực thù địch lợi dụng tôn
giáo để chống phá đất nước, tình hình tôn giáo ở một số địa phương tiềm
ẩn những nhân tố gây mất ổn định như tổ chức Tin Lành Đề Ga ở Tây
Nguyên, truyền đạo trái phép ở vùng Tây Bắc hay một số tà đạo, hoạt động
mê tín dị đoan ở một số địa phương. Thực tế đó đã và đang đặt ra những
thách thức, khó khăn cho công tác tôn giáo và sự nghiệp xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc.
2.3.2. Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước
Bước vào thời kỳ đổi mới, vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo của
27
Đảng và Nhà nước đã có nhiều bước tiến quan trọng cả về lý luận và thực
tiễn. Đảng ta xác định: tôn giáo còn tồn tại lâu dài trong quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Tôn giáo có những mặt tích cực về văn hóa, đạo đức cần
kế thừa, vận dụng “phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các
nguồn lực của các tôn giáo cho sự phát triển đất nước” [2, tr. 171]. Đồng
bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc. Cần vận
động, đoàn kết tập hợp các tổ chức tôn giáo, giáo dân sống: “tốt đời, đẹp
đạo” đồng hành cùng dân tộc.
Tôn giáo tín ngưỡng là một nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân
dân. Vì vậy công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính
trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cần tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo của các tầng lớp nhân dân.
Tăng cường đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, hành vi
lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại đến lợi ích chung của đất
nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của nhân dân. Đẩy mạnh, ưu tiên đào
tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo. “Kiên quyết đấu tranh và xử
lý nghiêm minh những đối tượng lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, nhà
nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; chia rẽ, phá hoại đoàn kết tôn giáo và khối
đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Hình 2. Đảng, Nhà nước luôn quan tâm phát huy nguồn lực tôn giáo
(Nguồn: http://mattran.org.vn/hoat-dong/dang-nha-nuoc-mttq-viet-nam-luon-quan-tam-
phat-huy-nguon-luc-cua-ton-giao-trong-doi-song-xa-hoi-27734.html)
28
3. Phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn
giáo chống phá cách mạng Việt Nam
3.1. Âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề
dân tộc, tôn giáo chống phá Việt Nam
3.1.1. Âm mưu của các thế lực thù địch
Chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và
nhân dân ta là mục tiêu không thay đổi của các thế lực thù địch và phản
động quốc tế. Trong chiến lược “Diễn biến hòa bình, bao loạn lật đổ” thì
vấn đề dân tộc tôn giáo được cho là ngòi nổ ở Việt Nam. Lợi dụng vấn đề
dân tộc, tôn giáo và những tồn tại hạn chế về công tác dân tộc, tôn giáo của
Đảng và Nhà nước từ trong quá khứ, các thế lực thù địch âm mưu chia rẽ,
trực tiếp phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Bằng nhiều con đường
khác nhau, các thế lực thù địch tuyên truyền, kích động các dân tộc thiểu
số, các chức sắc tín đồ chống lại các chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng
và Nhà nước. Nguy hiểm hơn, các luận điệu phản động còn đối lập các
dân tộc, tôn giáo với chính quyền, với Đảng nhằm gây mất ổn định chính
trị, xã hội vùng dân tộc, tôn giáo. Các thế lực thù địch hậu thuẫn, trợ giúp
kinh phí, tài liệu cho các phần tử quá khích, các tổ chức phản động trong
các dân tộc thiểu số, các tôn giáo ra mặt chống đối các chính sách của Nhà
nước, của Đảng ta.
3.1.2. Thủ đoạn của các thế lực thù địch
Nhiều thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá cách
mạng Việt Nam của các thế lực thù địch đã thực hiện: Xuyên tạc chính
sách dân tộc, tôn giáo của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, cực đoan, ly khai, tổ chức truyền đạo
trái pháp luật, vượt biên trái phép, tụ tập đông người tạo điểm nóng để vu
khống Việt Nam đàn áp dân tộc, tôn giáo… Đặc biệt, các thế lực thù địch
đã lợi dụng hoàn cảnh khó khăn, sự cố môi trường để tập trung phá hoại
các cơ sở kinh tế, lôi kéo giáo dân chống đối chính quyền vừa gây thiệt hại
về kinh tế, vừa làm mất ổn định chính trị, xã hội. Từ đó, các thế lực thù
địch xuyên tạc, bôi nhọ, hạ thấp những thành quả của công cuộc đổi mới
mà cụ thể là hiệu quả của chính sách tôn giáo, dân tộc.
Âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc
đã được phơi bày qua nhiều vụ án, nhiều bằng chứng, nhiều cá nhân cả
trong và ngoài nước. Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị cùng với các tổ
chức chính trị xã hội hết sức quan tâm và đầu tư cho công tác dân tộc, tôn
29
giáo. Đây cũng là cơ sở để Đảng, Nhà nước đề ra những giải pháp, biện
pháp đấu tranh kịp thời chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ trên lĩnh
vực dân tộc, tôn giáo.
3.2. Giải pháp phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề
dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng nước ta
Vấn đề dân tộc, tôn giáo có mối quan hệ hết sức đặc biệt trong quá
trình phát triển ở Việt Nam. Nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo, nhiều phái, hệ là
đặc điểm nổi bật của các tôn giáo ở Việt Nam. Có một số tôn giáo chỉ xuất
hiện ở một vùng nhất định. Có tôn giáo du nhập và có tôn giáo nội sinh. Từ
thực tế đó cần có những giải pháp linh động, phù hợp để vận dụng vào các
trường hợp cụ thể ở cơ sở.
a. Đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, quán triệt đường lối,
quan điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta, trọng tâm
là ở các vùng dân tộc, các xứ đạo.
Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Chỉ trên cơ sở nâng
cao nhận thức, tư tưởng của cả hệ thống chính trị, của toàn dân mà trực
tiếp là của đồng bào các dân tộc, tôn giáo về các nội dung trên, thì chúng
ta mới thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, vô hiệu hoá được sự lợi
dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch. Nội dung vận động,
tuyên truyền, giáo dục phải mang tính toàn diện, tổng hợp, có trọng tâm,
trọng điểm. Hiện nay, cần tập trung vào phổ biến sâu rộng các chủ trương
đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, tôn giáo,
chính sách dân tộc, tôn giáo,... Phổ biến pháp luật và giáo dục ý thức chấp
hành pháp luật của Nhà nước, khơi dậy lòng tự tôn, tự hào dân tộc, truyền
thống đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục để đồng bào hiểu rõ âm
mưu thủ đoạn chia rẽ dân tộc, tôn giáo, lương giáo của các thế lực thù địch,
từ đó đề cao cảnh giác không bị chúng lừa gạt lôi kéo lợi dụng. Vận động
đồng bào các dân tộc, tôn giáo thực hiện đầy đủ quyền lợi, nghĩa vụ, trách
nhiệm công dân, thực hiện đúng đường lối, chính sách, pháp luật về dân
tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta.
b. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu về dân tộc, tôn
giáo của Đảng, Nhà nước. Xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân
tộc bằng sự đầu tư, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần vừa đời, vừa
đạo. Chăm lo xây dựng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao nội
30
lực, tạo nên sức đề kháng trước mọi âm mưu thủ đoạn nham hiểm của kẻ
thù. Cần tuân thủ những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân phải dựa trên nền tảng khối liên minh công - nông - trí thức dưới
sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện đại đoàn kết phải rộng rãi, lâu dài. Mở
rộng, da dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân, nâng cao vai trò của
Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Kiên quyết đấu tranh loại trừ nguy cơ
phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
c. Phát huy vai trò của hệ thống chính trị, của người đứng đầu,
người có uy tín trong các dân tộc, tôn giáo tham gia vào sự nghiệp xây
dựng đất nước, chống lại sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống
phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch
Tích cực xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng dân tộc, vùng tôn
giáo. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội
ngũ cán bộ, cả cán bộ lãnh đạo quản lý và cán bộ chuyên môn kỹ thuật,
giáo viên là người dân tộc thiểu số, người có tôn giáo, bởi đây là đội ngũ
cán bộ sở tại có rất nhiều lợi thế trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn
giáo. Đổi mới công tác dân vận vùng dân tộc, tôn giáo theo phương châm:
chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, vững chắc; sử dụng nhiều phương
pháp phù hợp với đặc thù từng dân tộc, từng tôn giáo.
d. Xây dựng lực lượng, tổ chức các hội thảo, diễn đàn khoa học, đấu
tranh trên mặt trận lý luận, mặt trận tư tưởng; làm thất bại các âm mưu,
thủ đoạn của các thế lực lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo
e. Xây dựng các phương án dự phòng để giải quyết các điểm nóng về
dân tộc, tôn giáo với phương châm: từ đầu, từ xa, kiên quyết, khoan dung,
công khai, minh bạch.
Kết luận:
Dân tộc, tôn giáo luôn luôn là những vấn đề hết sức nhạy cảm và
phức tạp của thế giới. Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, nhiều
tôn giáo cùng tồn tại và phát triển. Đây vừa là thuận lợi, vừa là thách thức
trong sự nghiệp đổi mới. Trong tình hình hiện nay, vấn đề dân tộc, tôn giáo
là những nội dung mà các thế lực phản động quốc tế đang tìm cách để lợi
dụng chống phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trước yêu
cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, việc nhận thức, giải quyết
khoa học vấn đề dân tộc, vấn đề tôn giáo có vị trí quan trọng đặc biệt trong
quá trình giữ vững ổn định chính trị, xã hội để phát triển đất nước.
31
Vấn đề dân tộc, tôn giáo trên thế giới và Việt Nam hiện nay đang có
những diễn biến phức tạp. Đối với Việt Nam, vấn đề dân tộc, tôn giáo là
những vấn đề trọng yếu, rất dễ bị lợi dụng, tác động. Vì vậy toàn Đảng,
toàn dân phải đề cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh để làm thất bại mọi
mưu toan lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá sự nghiệp cách
mạng Việt Nam. Đối với sinh viên là tầng lớp trí thức hết sức nhạy cảm về
nhận thức cần thấy rõ chân tướng của diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ
bằng các con bài dân tộc và tôn giáo. Nắm vững quan điểm đường lối của
Đảng về dân tộc, tôn giáo là tiền đề để sinh viên góp phần làm thất bại mọi
âm mưu của các thế lực thù địch, hình thành quan điểm đúng đắn về dân
tộc, tôn giáo trong đời sống, hoạt động của bản thân và cộng đồng.
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
1. Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc, tôn giáo?
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, tôn giáo?
3. Quan điểm, chính sách về dân tộc và tôn giáo của Đảng và Nhà nước
ta hiện nay?
4. Âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách
mạng Việt Nam của các thế lực thù địch?
5. Giải pháp phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo ở Việt Nam hiện nay?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên CNXH (bổ sung phát triển 2013), NXB Chính trị quốc gia.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị quốc gia - Sự Thật.
32
BÀI 3
PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
MỤC TIÊU
Kiến thức: Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về đặc
điểm, vai trò của môi trường. Quan điểm, nội dung, giải pháp và trách
nhiệm phòng chống vi phạm pháp luật trong bảo vệ môi trường.
Kỹ năng: Nhận thức được vị trí, vai trò của người học trong bảo vệ
môi trường, tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường tại cơ
sở học tập cũng như tại nơi cư trú.
NỘI DUNG
Hình 3. Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật
(Nguồn: http://vnnews360.net/tam-quan-trong-cua-moi-truong-doi-voi-con-nguoi.html)
1. Những vấn đề cơ bản về môi trường và vi phạm pháp luật
trong bảo vệ môi trường
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của môi trường
1.1.1. Khái niệm môi trường và bảo vệ môi trường
Đại từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Môi trường là tất cả những gì
bao quanh sinh vật, tất cả những yếu tố vô sinh và hữu sinh, có tác động
trực tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật” [1, tr. 1134].
Định nghĩa trên mới chỉ nêu một cách khái quát về môi trường, chưa chỉ
33
rõ những yếu tố nhân tạo tác động trực tiếp lên sự sống, phát triển và sinh
sản của sinh vật. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với
nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn
tại và phát triển của con người và thiên nhiên” [2, tr. 940].
Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi số 72/2020/QH14 của Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam định nghĩa: Môi trường
là “các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau,
bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn
tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên. Các yếu tố vật chất tạo
thành môi trường gồm đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng
và các hình thái vật chất khác” [3].
Có thể hiểu: môi trường là toàn bộ những gì thuộc về tự nhiên và
nhân tạo, tác động đến sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự
nhiên. “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa,
hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc
phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành” [3].
1.1.2. Đặc điểm môi trường ở nước ta
Môi trường ở nước ta có khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Nước ta nằm
trong đới khí hậu nhiệt đới, tính chất nóng ẩm, mưa nhiều không chỉ mang
đến cho nước ta sự thuận lợi trong phát triển kinh tế đặc biệt là nông
nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân mà còn chứa đựng nhiều thách thức
trong hoạt động canh tác, sản xuất và nuôi trồng, gây tổn hại đến tài chính,
sức khỏe con người cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Môi trường ở nước ta có những đặc thù của vùng, miền, tạo nên
sự đa dạng, phong phú. Đặc điểm địa hình dẫn đến sự khác biệt về các
kiểu khí hậu giữa các vùng miền đã tạo nên tính đa dạng và đặc trưng
riêng cho từng vùng. Tuy nhiên, điều này cũng gây không ít khó khăn
cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một số tỉnh thành địa phương, dẫn
đến mất cân bằng trong cơ cấu các ngành kinh tế và sự áp dụng có tính
đồng bộ các giải pháp xã hội của Đảng, Nhà nước, nhất là những khu
vực vùng núi phía Bắc.
Môi trường ở nước ta có diện tích biển tương đối lớn và rừng đa
dạng, phong phú. Với chiều dài đường bờ biển lên đến 3.350 km trải dọc
đất nước và diện tích Biển Đông lên đến 3.447.000 km2, Việt Nam trở
34
thành một trong những quốc gia biển có tiềm năng phát triển lớn về các
ngành kinh tế biển, công nghiệp khai khoáng và du lịch. Tuy nhiên tình
trạng ô nhiễm môi trường biển đã và đang diễn ra trầm trọng. Trong khi
đó, tại Việt Nam, những cánh rừng nhiệt đới là nơi sinh sống và trú ẩn của
nhiều loài động thực vật, cung cấp nguồn thực phẩm đa dạng cũng như
hoạt động sống và thư giãn cho con người. Tuy nhiên, rừng - lá phổi xanh
của trái đất tại nước ta đang bị khai thác quá mức dẫn đến suy giảm diện
tích rừng, mất cân bằng sinh thái và có thể để lại những tác động lớn đến
toàn bộ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Môi trường ở nước ta đang chịu hậu quả nặng nề của sự biến đổi
khí hậu toàn cầu. Nước ta là một trong những nước chịu hậu quả nặng nề
nhất của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Các vấn đề môi trường Việt Nam
đang phải đối mặt như: nước biển dâng cao, nhiễm phèn, mặn; hạn hán,
bão lốc,… Với diễn biến nhanh, phức tạp, biến đổi khí hậu tác động nhiều
mặt lên môi trường nước ta, phá hủy môi trường và đe dọa cuộc sống của
người dân, sinh vật.
Môi trường nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh. Hậu
quả của việc sử dụng các chất hóa học trong chiến tranh là đã tàn phá
môi trường một cách khủng khiếp: hủy diệt hệ sinh thái, đặc biệt là các
cánh rừng nguyên sinh, mạch nước ngầm và chất lượng đất, thậm chí
gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của nhiều thế hệ người Việt
sau chiến tranh.
Môi trường ở nước ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Môi trường
nước ta chịu sự tác động mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế - xã hội: quá
trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự gia tăng dân số. Các hoạt động sản
xuất công nghiệp, canh tác nông nghiệp và khai thác lâm nghiệp là những
nguyên nhân chủ yếu khiến cho vấn đề môi trường ngày càng trở nên trầm
trọng: ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí,…
1.1.3. Vai trò của môi trường ở nước ta
Từ định nghĩa môi trường, có thể rút ra một số vai trò của môi trường
ở nước ta:
Môi trường là một trong những yếu tố quyết định sự sống, phát triển
của con người và dân tộc Việt Nam. Môi trường là không gian nuôi dưỡng
và tồn tại của con người, là nơi khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên
và cung cấp cơ sở vật chất cho con người tồn tại và phát triển trong đó có
các thế hệ người Việt. Sự phát triển, lớn mạnh của dân tộc ta được quyết
35
định bởi nhiều yếu tố, trong đó có sự khỏe mạnh và phát triển không ngừng
của mỗi người dân Việt Nam. Điều này, phụ thuộc và được quyết định
bởi một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng là môi trường. Đánh giá
về thực trạng và tác động đến sự phát triển của dân tộc, có thể nói, những
vấn đề môi trường đặc biệt là hiện trạng ô nhiễm môi trường hiện nay là
nguyên nhân chủ yếu gây nên gánh nặng bệnh tật, làm suy giảm nghiêm
trọng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của hàng triệu gia đình Việt.
Môi trường có vai trò to lớn đối với việc duy trì và phát triển hệ sinh thái.
Con người và thiên nhiên có mối quan hệ gắn kết, tương tác với nhau. Môi
trường bị ô nhiễm dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái, khiến cho hệ thống các
quần thể sinh vật sống chung bị ảnh hưởng. Nguy hiểm hơn, cấu trúc quần thể
của loài sẽ bị thay đổi và các loài mẫn cảm thường bị tổn thương và sẽ bị tiêu
diệt. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan, môi sinh, sự an toàn
của con ngươi. Như vậy, môi trường đóng vai trò tối quan trọng đối với hệ sinh
thái cũng như sự tồn tại, phát triển của con người.
Môi trường có vai trò rất to lớn và quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế. Kinh tế là lĩnh vực then chốt, quy mô và tốc độ phát triển của nền
kinh tế có mối liên hệ rất lớn đối với môi trường. Đảm bảo môi trường lành
mạnh là nhân tố thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế gắn với các yếu tố môi sinh
như nông, lâm, ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ phát triển và tăng trưởng, đóng
góp tích cực vào sự lớn mạnh và tính bền vững của nền kinh tế quốc dân.
Mặt khác, sức khỏe con người, trong đó trí tuệ và tư duy, ngày càng được
nâng cao. Đây là yếu tố quyết định sự phát triển về mọi mặt của đất nước.
Ngược lại, môi trường không đảm bảo, thiếu an toàn sẽ gây ra những hậu
quả khôn lường đối với sự phát triển kinh tế của các địa phương, tác động
trực tiếp đến đời sống dân sinh.
Môi trường có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển xã hội và
sự ổn định chính trị của các địa phương và đất nước. Môi trường không
chỉ tác động đến đời sống vật chất mà còn có ảnh hưởng to lớn đối với đời
sống con người, bao trùm là toàn thể xã hội. Môi trường được đảm bảo cân
bằng, phát triển hài hòa góp phần giải quyết triệt để tình trạng đói nghèo,
thiên tai dịch bệnh, tư duy canh tác lạc hậu và các căn bệnh xã hội tác động
tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng do ô nhiễm môi trường sinh ra. Những
vấn đề như đói, nghèo, thiên tai, dịch bệnh không chỉ đe dọa trực tiếp đến
chất lượng đời sống người dân mà còn trở thành những “điểm nóng” đối
với các địa phương nếu không được xử lý và giải quyết kịp thời, dẫn đến
mất ổn định chính trị, ảnh hưởng đến tình hình chính trị của đất nước.
36
1.2. Vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
1.2.1. Khái niệm
a. Vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
Vi phạm pháp luật về môi trường là một loại vi phạm pháp luật có
nhiều quan điểm, góc độ tiếp cận khác nhau của các nhà khoa học khi
nghiên cứu vi phạm pháp luật về môi trường. Tuy nhiên, dưới góc độ
tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường được tiếp cận bao gồm cả tội phạm về môi trường và vi phạm hành
chính về bảo vệ môi trường.
b. Tội phạm về môi trường
Tương tự như vi phạm pháp luật, hiện nay vẫn chưa có một khái
niệm thống nhất về tội phạm về môi trường. Tuy nhiên, căn cứ vào các
quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành về các hành vi vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như chính sách hình sự của Việt Nam
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, có thể hiểu: tội phạm về bảo vệ môi
trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến các quy định của Nhà
nước về bảo vệ môi trường, xâm phạm đến các thành phần của môi trường
làm thay đổi trạng thái, tính chất của môi trường gây ảnh hưởng xấu tới
sự tồn tại, phát triển con người và sinh vật. Như vậy:
Tội phạm về môi trường phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có
tác động tiêu cực và gây tổn hại ở mức độ đáng kể đến các yếu tố của môi
trường, tài nguyên gây thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến tính mạng, sức
khỏe, tài sản của con người, đến sự sống của động vật, thực vật sống trong
môi trường đó.
Tội phạm về môi trường phải xâm hại đến các quan hệ được luật
hình sự quy định và bảo vệ. Đó là sự trong sạch, tính tự nhiên của các thành
phần môi trường, sự cân bằng sinh thái, tính đa dạng sinh học tạo nên điều
kiện sống, tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
c. Vi phạm hành chính về môi trường
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại
“Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính
phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường” và “Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24/5/2021 của Chính phủ
37
sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18
tháng 11 năm 2016 của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”
- Các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường,
đánh giá tác động môi trường và đề án bảo vệ môi trường.
- Các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
- Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải.
- Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở
sản xuất, kinh doanh và dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) và khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh
doanh dịch vụ tập trung (sau đây gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ tập trung); Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường
trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận
tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; nhập
khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai
thác khoáng sản.
- Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc
phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường.
- Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm:
bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát
triển bền vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài
nguyên di truyền.
- Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra,
xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo
vệ môi trường được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này.
1.2.2. Nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về môi trường
Hành vi vi phạm pháp luật về môi trường đến từ những nguyên nhân,
điều kiện khách quan và chủ quan. Trong đó một số nguyên nhân chủ quan
đến từ sự đòi hỏi của quá trình hội nhập toàn cầu, sự gia tăng dân số tự
nhiên và vơi cạn tài nguyên thiên nhiên, áp lực phát triển kinh tế xã hội
và hiện tượng tự nhiên - xã hội như biến đổi khí hậu toàn cầu, dịch bệnh,
chiến tranh,... Nguyên nhân chủ quan đến từ cả hai phía: các cơ quan chức
năng và đối tượng vi phạm.
Về phía các cơ quan nhà nước, nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường chủ yếu tập trung vào nhóm vấn đề sau:
38
Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội chưa tính đến yếu tố
bảo vệ môi trường, trong đó phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ đi kèm
với các hành vi khai thác, sản xuất quá mức và không tuân thủ các quy định
về bảo vệ môi trường gây ô nhiễm, huỷ hoại môi trường; các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền ban hành nhiều chính sách ưu đãi để phát triển kinh tế
nhưng chưa quan tâm đúng mức đến bảo vệ môi trường;
Nhận thức về bảo vệ môi trường của chính quyền các cấp, cơ quan tổ
chức, doanh nghiệp và công dân còn hạn chế: Chính quyền các cấp, các ngành
chỉ chú trọng phát triển kinh tế, chưa coi trọng công tác bảo vệ môi trường,
chưa quan tâm chỉ đạo thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường, đầu tư hệ
thống hạ tầng đảm bảo cho công tác xử lý chất thải, rác thải. Tại nhiều địa
phương, áp lực tăng trưởng kinh tế khiến các cơ quan ở địa phương chỉ
quan tâm đến lợi ích kinh tế trước mắt, chưa chú trọng đúng mức đến công
tác bảo vệ môi trường. Nhận thức không đầy đủ về công tác bảo vệ môi
trường dẫn đến kêu gọi đầu tư dàn trải, cấp phép kinh doanh ồ ạt, không
quan tâm đến việc thẩm định ảnh hưởng của các dự án đối với môi trường.
Công tác quản lý và đấu tranh phòng, ngừa vi phạm pháp luật về môi
trường còn nhiều bất cập: Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường
còn thiếu và chưa đồng bộ; công tác kiểm tra, kiểm soát và quản lý xuất nhập
khẩu chưa chặt chẽ; việc phân định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm quản
lý nhà nước, xử lý vi phạm còn chồng chéo, trùng lặp; các cơ quan chức năng
có liên quan trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về
môi trường chưa làm hết chức năng của mình; Công tác phối hợp giữa các lực
lượng trong phòng, chống tội phạm về môi trường còn chưa tốt...
Năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình: Đội ngũ cán bộ
chiến sỹ trực tiếp đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường còn thiếu, chưa đủ biên chế ở các cấp Công an: Một số cán bộ trong
lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống còn yếu về năng lực nghiệp vụ
chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác phòng, chống tội
phạm môi trường thời kỳ hội nhập, thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa;
trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn
của công tác đấu tranh; Việc giải quyết “mâu thuẫn” giữa phát triển tăng
trưởng kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm, an sinh xã hội với công tác bảo
vệ môi trường là một “bài toán” hết sức nan giải chưa thể giải quyết một
sớm một chiều đối với nhiều cấp, nhiều ngành.
Những tồn tại, thiếu sót nêu trên của các cơ quan chức năng là những
điều kiện thuận lợi cho tội phạm, vi phạm pháp luật về môi trường tồn tại
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf

More Related Content

What's hot

Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minhTài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minhlekimhuong
 
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 2
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 2Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 2
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 2vietlod.com
 
Su menh lich su cua giai cap cong nhan
Su menh lich su cua giai cap cong nhanSu menh lich su cua giai cap cong nhan
Su menh lich su cua giai cap cong nhannang_xanh91
 
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietNgan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietrobodientu
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhcongatrong82
 
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hộiThời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hộiBích Phương
 
ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘIĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘITín Nguyễn-Trương
 
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMTS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMBùi Quang Xuân
 
Hướng dẫn giải bài tập Đại Số Tuyến Tính
Hướng dẫn giải bài tập Đại Số Tuyến TínhHướng dẫn giải bài tập Đại Số Tuyến Tính
Hướng dẫn giải bài tập Đại Số Tuyến TínhNhóc Nhóc
 
PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...
PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...
PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...Thảo Nguyễn
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookboomingbookbooming
 
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2vietlod.com
 
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.Mark Pham
 
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụng
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụngChuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụng
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụngThắng Nguyễn
 
Bài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcBài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcHarry Cliff
 
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí MinhĐề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí MinhSương Tuyết
 
Chuong2.ttuong
Chuong2.ttuongChuong2.ttuong
Chuong2.ttuongmai_mai_yb
 
Tom tat cong thuc xstk
Tom tat cong thuc xstkTom tat cong thuc xstk
Tom tat cong thuc xstkBích Anna
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcmdreamteller
 
Đề cương môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn chỉnh
Đề cương môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn chỉnh Đề cương môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn chỉnh
Đề cương môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn chỉnh Nhân Hoàng Trường
 

What's hot (20)

Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minhTài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
 
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 2
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 2Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 2
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 2
 
Su menh lich su cua giai cap cong nhan
Su menh lich su cua giai cap cong nhanSu menh lich su cua giai cap cong nhan
Su menh lich su cua giai cap cong nhan
 
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietNgan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
 
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hộiThời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
 
ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘIĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
 
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMTS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
 
Hướng dẫn giải bài tập Đại Số Tuyến Tính
Hướng dẫn giải bài tập Đại Số Tuyến TínhHướng dẫn giải bài tập Đại Số Tuyến Tính
Hướng dẫn giải bài tập Đại Số Tuyến Tính
 
PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...
PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...
PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
 
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2
 
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
 
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụng
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụngChuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụng
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụng
 
Bài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcBài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộc
 
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí MinhĐề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Chuong2.ttuong
Chuong2.ttuongChuong2.ttuong
Chuong2.ttuong
 
Tom tat cong thuc xstk
Tom tat cong thuc xstkTom tat cong thuc xstk
Tom tat cong thuc xstk
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
 
Đề cương môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn chỉnh
Đề cương môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn chỉnh Đề cương môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn chỉnh
Đề cương môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn chỉnh
 

Similar to Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf

Chống chiến lược
Chống chiến lượcChống chiến lược
Chống chiến lượcdanhhoaithanh
 
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdfChuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdfTranLy59
 
Phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình bạo loạn lật đổ
Phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình   bạo loạn lật đổPhòng chống chiến lược diễn biến hòa bình   bạo loạn lật đổ
Phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình bạo loạn lật đổsecretaryofcondao
 
Dien bien hoa binh, bao loan lat do
Dien bien hoa binh, bao loan lat doDien bien hoa binh, bao loan lat do
Dien bien hoa binh, bao loan lat doThiện Cao
 
Tu doc-tai-den-dan-chu
Tu doc-tai-den-dan-chuTu doc-tai-den-dan-chu
Tu doc-tai-den-dan-chuHuu Nguyen
 
Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23
Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23
Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23Xuân Biên Trần
 
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂ...
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂ...ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂ...
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂ...Ho Quang Thanh
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG ĐỐI TƯỢNG 4
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG ĐỐI TƯỢNG 4 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG ĐỐI TƯỢNG 4
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG ĐỐI TƯỢNG 4 nataliej4
 
CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA - GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA THỜI ĐẠI. TS. BÙI QUANG XUÂN
CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA - GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA THỜI ĐẠI. TS. BÙI QUANG XUÂNCÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA - GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA THỜI ĐẠI. TS. BÙI QUANG XUÂN
CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA - GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA THỜI ĐẠI. TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
NHÓM 3-CPQT-PPT.pptx
NHÓM 3-CPQT-PPT.pptxNHÓM 3-CPQT-PPT.pptx
NHÓM 3-CPQT-PPT.pptxnhinh66
 
Tư tưởng HCM.docx
Tư tưởng HCM.docxTư tưởng HCM.docx
Tư tưởng HCM.docxHuyDng48
 
De tai 1_tu_tuong_hcm_8304
De tai 1_tu_tuong_hcm_8304De tai 1_tu_tuong_hcm_8304
De tai 1_tu_tuong_hcm_8304Giang Cao
 
baitaplon (1).pptx
baitaplon (1).pptxbaitaplon (1).pptx
baitaplon (1).pptxMunMun924072
 
Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước do Đại Hội Đảng III (9/1960) đề ra (T...
Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước do Đại Hội Đảng III (9/1960) đề ra (T...Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước do Đại Hội Đảng III (9/1960) đề ra (T...
Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước do Đại Hội Đảng III (9/1960) đề ra (T...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt namBản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt namHọc viện Chính Trị Quân Sự
 
12 cau tu luan d.a
12 cau tu luan d.a12 cau tu luan d.a
12 cau tu luan d.ahuyna2101
 

Similar to Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf (20)

Chống chiến lược
Chống chiến lượcChống chiến lược
Chống chiến lược
 
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdfChuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
 
Phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình bạo loạn lật đổ
Phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình   bạo loạn lật đổPhòng chống chiến lược diễn biến hòa bình   bạo loạn lật đổ
Phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình bạo loạn lật đổ
 
Dien bien hoa binh, bao loan lat do
Dien bien hoa binh, bao loan lat doDien bien hoa binh, bao loan lat do
Dien bien hoa binh, bao loan lat do
 
Tu doc-tai-den-dan-chu
Tu doc-tai-den-dan-chuTu doc-tai-den-dan-chu
Tu doc-tai-den-dan-chu
 
Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23
Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23
Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23
 
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂ...
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂ...ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂ...
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG ĐỐI TƯỢNG 4
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG ĐỐI TƯỢNG 4 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG ĐỐI TƯỢNG 4
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG ĐỐI TƯỢNG 4
 
CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA - GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA THỜI ĐẠI. TS. BÙI QUANG XUÂN
CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA - GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA THỜI ĐẠI. TS. BÙI QUANG XUÂNCÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA - GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA THỜI ĐẠI. TS. BÙI QUANG XUÂN
CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA - GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA THỜI ĐẠI. TS. BÙI QUANG XUÂN
 
NHÓM 3-CPQT-PPT.pptx
NHÓM 3-CPQT-PPT.pptxNHÓM 3-CPQT-PPT.pptx
NHÓM 3-CPQT-PPT.pptx
 
Tư tưởng HCM.docx
Tư tưởng HCM.docxTư tưởng HCM.docx
Tư tưởng HCM.docx
 
Tu tuong
Tu tuongTu tuong
Tu tuong
 
De tai 1_tu_tuong_hcm_8304
De tai 1_tu_tuong_hcm_8304De tai 1_tu_tuong_hcm_8304
De tai 1_tu_tuong_hcm_8304
 
baitaplon (1).pptx
baitaplon (1).pptxbaitaplon (1).pptx
baitaplon (1).pptx
 
Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước do Đại Hội Đảng III (9/1960) đề ra (T...
Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước do Đại Hội Đảng III (9/1960) đề ra (T...Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước do Đại Hội Đảng III (9/1960) đề ra (T...
Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước do Đại Hội Đảng III (9/1960) đề ra (T...
 
Lịch sử Đảng
Lịch sử ĐảngLịch sử Đảng
Lịch sử Đảng
 
Bài 1
Bài 1Bài 1
Bài 1
 
Lich su the gioi
Lich su the gioiLich su the gioi
Lich su the gioi
 
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt namBản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
 
12 cau tu luan d.a
12 cau tu luan d.a12 cau tu luan d.a
12 cau tu luan d.a
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf

  • 1. NHAØ XUAÁT BAÛN ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH HỌC PHẦN 2 60 CÔNGTÁCQUỐCPHÒNGVÀANNINH NGUYỄN ĐỨC THÀNH (Chủ biên)
  • 2. NGUYỄN ĐỨC THÀNH (Chủ biên) GIÁODỤCQUỐCPHÒNGVÀANNINH CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022 HỌC PHẦN 2
  • 3. 2 NHÓM TÁC GIẢ BIÊN SOẠN TT Họ và tên 1 PGS.TS. Nguyễn Đức Thành 2 TS. Nguyễn Đình Cả 4 ThS. Ngô Văn Quang 5 ThS. Bùi Thị Hường 6 ThS. Võ Viết Chiến 7 ThS. Nguyễn Văn Úy 8 ThS. Trịnh Công Tứ 9 CN. Hoàng Văn Nam 9 ThS. Ngô Văn Quang
  • 4. 3 LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong tình hình mới; Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007 về giáo dục quốc phòng và an ninh; Chỉ thị số 57/2007/ CT-BGDĐT ngày 04/10/2007của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong ngành giáo dục; Trung tâm giáo dục thể chất và quốc phòng, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức biên soạn cuốn “Giáo dục quốc phòng và an ninh. Học phần 2” với nội dung viết về Công tác quốc phòng và an ninh lưu hành nội bộ, dùng cho sinh viên đại học. Nội dung, chương trình được cập nhật theo Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18/3/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, tập thể tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, những nhà nghiên cứu và bạn đọc để tiếp tục giúp nhóm biên soạn từng bước hoàn thiện nghiên cứu của mình. Xin chân thành cảm ơn! TẬP THỂ BIÊN SOẠN
  • 5. 4
  • 6. 5 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 5 Bài 1. Phòng, chống chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam 7 Bài 2. Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo, đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam 19 Bài 3. Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường 32 Bài 4. phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông 56 Bài 5. Phòng, chống một số loại tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác 69 Bài 6. An toàn thông tin và phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng 82 Bài 7. An ninh phi truyền thống và các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam hiện nay 99 TỔNG HỢP TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
  • 7. 6
  • 8. 7 BÀI 1 PHÒNG, CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM MỤC TIÊU Kiến thức: Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về quá trình hình thành, âm mưu, thủ đoạn diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Phương châm, giải pháp phòng chống chiến lược diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của Đảng, nhà nước Việt Nam. Kỹ năng: Nhận biết được những biểu hiện của diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Nâng cao tinh thần cảnh giác, góp phần làm thất bại âm mưu chống phá của kẻ thù. NỘI DUNG 1. Chiến lược diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ là một kiểu chiến tranh mới của các thế lực phản động quốc tế 1.1. Khái niệm “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ 1.1.1. Khái niệm “diễn biến hòa bình” “Diễn biến hoà bình” là một chiến lược sử dụng các biện pháp phi vũ trang như kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, tôn giáo, dân tộc,… để phá hoại, làm suy yếu các nước tiến bộ, các nước xã hội chủ nghĩa nhằm lôi kéo, lật đổ, thay đổi thể chế đi theo con đường của chủ nghĩa đế quốc. Chiến lược này hình thành từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay với các hình thức sau đây: Kích động các mâu thuẫn xã hội như dân tộc, tôn giáo; lập lực lượng đối lập lợi dụng tự do, dân chủ, quyền con người; kêu gọi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, dân chủ cực đoan. Khai thác, lợi dụng những khó khăn, tiêu cực của đời sống xã hội để gây sự mơ hồ, mất niềm tin vào Đảng, nhà nước. Khích lệ lối sống tự do không giới hạn, hưởng thụ tức thời, chạy theo đồng tiền, làm phai nhạt mục tiêu, lý tưởng của xã hội, nhất là tầng lớp trẻ, trí thức,… Diễn biến hoà bình là một kiểu chiến tranh không có tiếng súng hết
  • 9. 8 sức thâm độc của các thế lực phản động quốc tế trong thời đại ngày nay. 1.1.2. Bạo loạn lật đổ Bạo loạn lật đổ là một hình thức “cổ truyền” của các thế lực phản động quốc tế tiến hành bằng việc liên kết với các tổ chức và lực lượng đối lập trong nước gây rối loạn dẫn đến lật đổ chính quyền, bộ máy nhà nước ở một vùng hay cả đất nước bằng bạo lực. Bạo loạn lật đổ bằng các hoạt động chính trị: tụ tập đông người gây ách tắc giao thông, tê liệt các hoạt động kinh tế - xã hội, kích động các phần tử quá khích, có tiền án, tiền sự gây rối trật tự xã hội, đe doạ, tấn công các lực lượng bảo vệ trật tự, an toàn xã hội. Bạo loạn lật đổ bằng vũ trang: sử dụng vũ lực để chiếm đóng, tấn công vào các cơ sở kinh tế - xã hội nhằm lập nên các chính phủ tự phong là độc lập, tự do. Bạo loạn lật đổ bằng vũ trang kết hợp chính trị. Đây là một kiểu bạo loạn hết sức nguy hiểm vì các thế lực thù địch sẵn sàng đổ máu để tiến hành. Đây là hình thức dễ gây ra những hậu quả hết sức nguy hiểm đến an ninh quốc gia. Trong thực tế, diễn biến hoà bình luôn luôn gắn liền với bạo loạn lật đổ. Diễn biến hoà bình là sự mở đầu, là cơ sở để tiến hành bạo loạn lật đổ. Đây là một kiểu chiến tranh mới của các thế lực phản động quốc tế hiện nay đang đe dọa hòa bình, ổn định và phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. 1.2. Quá trình hình thành chiến lược diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực phản động quốc tế 1.2.1. Giai đoạn 1945-1980 Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai (9/1945), các thế lực phản động quốc tế đã đưa ra một chiến lược mới thay thế cho chiến tranh xâm lược bằng quân sự. Chiến lược đó đã dần dần được định hình bằng mệnh đề “diễn biến hoà bình”. Đây là lần đầu tiên chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế điều chỉnh mục tiêu chống phá hoà bình thế giới, chống phá chủ nghĩa xã hội và các lực lượng tiến bộ, dân chủ trên toàn thế giới. Tháng 3/1947, dưới thời Tổng thống Mỹ Truman đã hình thành chiến lược ngăn chặn chủ nghĩa xã hội. Lúc này, cùng với Liên Xô là một loạt các nước xã hội chủ nghĩa ra đời như Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Bungari, Rumani, Hungari, Anbani, Cộng hòa dân chủ Đức và hình thành một hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Trước thực tế đó, nước Mỹ đã hình thành chiến lược “ngăn chặn” và từng bước triển khai ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ Latin. Tháng 4/1948 quốc hội Mỹ phê chuẩn kế hoạch Mácsan tăng
  • 10. 9 cường viện trợ cho các nước bên kia bờ Đại Tây Dương. Khối Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã ra đời từ chiến lược ngăn chặn này. Đồng thời, chính quyền Mỹ dung túng các lực lượng đối lập, phản động ở các nước, đưa các nhân viên của Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) tiến hành nhiều hoạt động gián điệp, phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên phạm vi thế giới. Tháng 12/1957, Tổng thống Mỹ Aixienhao tuyên bố: Mỹ sẽ giành thắng lợi bằng hoà bình bằng việc làm suy yếu và lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1960 đến năm 1980, các đời tổng thống Mỹ kế tiếp nhau hết sức coi trọng chiến lược ngăn chặn với nhiều thủ đoạn và cách thức khác nhau, chĩa mũi nhọn vào Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Một số nước đã xuất hiện những hậu quả nghiêm trọng như Nam Tư, Tiệp Khắc. Sau thất bại ở Việt Nam, các thế lực phản động quốc tế nhận thấy biện pháp quân sự để tấn công các nước xã hội chủ nghĩa là không hiệu quả. Trong lúc đó, các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế, xã hội buộc phải cải cách, cải tổ, đổi mới. Thực tế đó là cơ hội vàng để các thế lực phản động quốc tế điều chỉnh chiến lược từ quân sự sang biện pháp phi quân sự. Từ vị trí là một thủ đoạn của chiến lược ngăn chặn, chủ nghĩa đế quốc đã định hình thành chiến lược diễn biến hoà bình để tiếp tục tác động vào hệ thống xã hội chủ nghĩa và các nước tiến bộ trên thế giới. 1.2.2. Giai đoạn 1980 đến nay “Diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ trở thành chiến lược với các thủ đoạn như cách mạng màu, cách mạng các loài hoa, mùa xuân Ả Rập, chống khủng bố trên phạm vi thế giới. Sự tan rã của Liên Xô và một loạt các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự kiện “địa chấn” này chính là diễn biến hoà bình. Lợi dụng cải tổ, cải cách, dân chủ, diễn biến hoà bình một mặt khoét sâu vào những mâu thuẫn trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, mặt khác các lực lượng phản động lại đưa ra các chiêu bài “bánh vẽ” về kinh tế, cổ vũ cho văn hoá phương Tây làm lung lay lòng tin của nhân dân. Điều đặc biệt, những kẻ cơ hội chính trị được dịp trở mặt chống đối. Thù trong, giặc ngoài đã dẫn đến rối loạn xã hội, mất niềm tin, thậm chí dẫn đến bạo loạn trong chính đất nước, chính quyền như cuộc tấn công vào toà nhà Quốc hội Liên Xô ở Mátxcơva. Đó chính là dấu chấm hết cho nhà nước Liên Xô vào ngày 31/12/1991. Sau sự tan rã của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã coi diễn biến hoà bình là một
  • 11. 10 kiểu chiến thắng không cần chiến tranh. Đối với các nước xã hội chủ nghĩa còn lại trong đó có Việt Nam, các thế lực phản động quốc tế tìm mọi cách để diễn biến hoà bình như viện trợ kinh tế, cổ vũ kinh tế tư nhân, làm xói mòn niềm tin, cổ vũ cho đa nguyên, đa đảng, chia rẽ nội bộ, tách dân rời xa Đảng,… Đặc biệt, bằng bộ máy tuyên truyền khổng lồ, hiện đại, các thế lực thù địch xuyên tạc, bôi nhọ, đầu độc lớp trẻ bằng lối sống, nhu cầu cá nhân để quên đi, xoá nhòa lý tưởng, niềm tin vào con đường xã hội chủ nghĩa. Không dừng lại ở diễn biến hoà bình, các thế lực thù địch đã tiến hành một bước trực tiếp hơn: đó là bạo loạn lật đổ, chống khủng bố, tiến hành chiến tranh quân sự tổng lực với sự tham gia của nhiều nước. Bạo loạn lật đổ có các hình thức: bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang, bạo loạn chính trị kết hợp với vũ trang. Trên thực tế, bạo loạn lật đổ là một thủ đoạn có nguồn từ diễn biến hoà bình và gắn liền với diễn biến hoà bình để xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa, các nước dân chủ tiến bộ không đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa đế quốc. Khi tiến hành bạo loạn lật đổ, các thế lực thù địch đã cấu kết, móc nối, tài trợ kinh phí, vũ khí và các phương tiện bạo loạn cho các phần tử phản động, bất mãn, đối lập ở trong nước, ở một vùng, một địa phương. Đặc biệt, các tổ chức phản động thường tập hợp các phần tử là những người quá khích, có quá khứ tù tội, dính dáng đến ma tuý, xã hội đen để tiến hành gây rối, làm mất trật tự, an toàn xã hội. Có nơi, bọn phản động làm tê liệt hệ thống chính quyền dẫn đến việc lật đổ chính quyền hợp pháp, dựng nên bộ máy chính quyền mới đi theo các thế lực bên ngoài. Điển hình cho bạo loạn lật đổ được áp dụng trong “Mùa xuân Ả Rập” ở một số nước như Tunisia, Ai cập, Lybia, Syria, Algeria, Yemen,… Nhiều nước trong số này đã phải thay đổi bộ máy, thay đổi lực lượng cầm quyền. Một số nước bị chia rẽ, xung đột, chiến tranh giữa các phe phái mà điển hình là cuộc nội chiến ở các nước vùng Vịnh, các nước vùng Sừng châu Phi, các nước thuộc Liên bang Nam Tư, các nước thuộc Liên Xô. 1.3. Âm mưu, thủ đoạn chiến lược diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam 1.3.1. Âm mưu của các thế lực thù địch Các thế lực thù địch luôn coi Việt Nam là một trọng điểm trong chiến lược diễn biến hoà bình chống chủ nghĩa xã hội. Từ đầu năm 1950 đến năm 1975, chủ nghĩa đế quốc dùng quân sự để khuất phục dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, chủ nghĩa thực dân, đế quốc đều thất bại thảm hại. Từ sau 1975 đến 1994, lợi dụng những khó khăn của nước ta sau chiến tranh, các thế lực thù địch đã tiến hành thủ đoạn bao vây, cấm vận kinh tế, cô lập ngoại
  • 12. 11 giao, nuôi dưỡng và dung túng các tổ chức phản động của người Việt ở nước ngoài cấu kết với các phần tử trong nước liên tục chống phá Việt Nam. Các thế lực phản động ráo riết thực hiện chiến lược diễn biến hoà bình với bạo loạn nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đặc biệt là từ sự tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, các thế lực thù địch càng tăng cường thực hiện diễn biến hoà bình ở Việt Nam. Từ năm 1995 đến nay, thất bại về cấm vận và cô lập ngoại giao, các thế lực phản động quốc tế đã thay đổi, điều chỉnh chiến lược diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ bằng những cách thức mới. Dưới nhiều chiêu bài khác nhau, các thế lực phản động cả trong và ngoài nước tìm cách xâm nhập sâu về kinh tế, văn hoá, xã hội, tiếp tục hoạt động ngầm, dấu mặt dưới các vỏ bọc khác nhau để tiếp tục mục tiêu xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và làm chệch hướng con đường xây dựng đất nước Việt Nam. 1.3.2. Thủ đoạn của các thế lực thù địch Mục tiêu nhất quán của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trong sử dụng chiến lược diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ đối với cách mạng Việt Nam là thực hiện âm mưu xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, lái nước ta đi theo con đường chủ nghĩa tư bản và lệ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc. Để đạt được mục tiêu đó, các thế lực thù địch không từ bỏ bất kỳ một thủ đoạn chống phá nào, như sử dụng bạo lực phi vũ trang, bạo lực vũ trang, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng an ninh, đối ngoại,... Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta hiện nay là toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tinh vi, thâm độc và nham hiểm, khó nhận biết, cụ thể: Thủ đoạn về kinh tế. Với phương châm lấy chống phá về kinh tế là “mũi nhọn”, chúng tuyên bố rằng trước đây chúng thua trong chiến tranh thì bây giờ phải tìm mọi cách để thắng trong hoà bình, đã thua trên chiến trường thì bây giờ phải thắng trên thị trường. Chúng muốn chuyển hoá nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam dần dần theo quỹ đạo kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Khích lệ thành phần kinh tế tư nhân phát triển, từng bước làm mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước. Lợi dụng sự giúp đỡ, viện trợ kinh tế, đầu tư vốn, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam để đặt ra các điều kiện và gây sức ép về chính trị, từng bước chuyển hoá Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa. Thủ đoạn về chính trị. Với phương châm lĩnh vực chính trị được coi
  • 13. 12 là “mặt trận hàng đầu”, các thế lực thù địch kích động đòi thực hiện chế độ “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, “tự do hoá” mọi mặt đời sống xã hội, từng bước xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chúng tập hợp, nuôi dưỡng các tổ chức, phần tử phản động trong nước và ngoài nước, lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm mất đi vai trò lãnh đạo của Đảng. Tận dụng những sơ hở trong đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước ta, sẵn sàng can thiệp trắng trợn bằng sức mạnh quân sự để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thủ đoạn về tư tưởng - văn hoá. Với phương châm tư tưởng, văn hoá là “linh hồn”, “mũi đột phá”, là nội dung trọng yếu, là vũ khí lợi hại nhất của diễn biến hòa bình, và là “cây cầu dẫn vào trận địa” của đối phương, chúng thực hiện nhiều hoạt động nhằm xoá bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phá vỡ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, ra sức truyền bá tư tưởng tư sản vào các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên, sinh viên. Lợi dụng xu thế mở rộng hợp tác quốc tế, du nhập những sản phẩm văn hoá đồi trụy, lối sống phương Tây, để kích động lối sống tư bản trong thanh niên, từng bước làm phai mờ bản sắc văn hoá và giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam. Thủ đoạn trong lĩnh vực dân tộc, tôn giáo. Với phương châm lấy chống phá dân tộc, tôn giáo là “ngòi nổ”, chúng lợi dụng những khó khăn ở những vùng đồng bào dân tộc ít người, những tồn tại do lịch sử để lại, trình độ dân trí của một bộ phận đồng bào còn thấp và những khuyết điểm trong thực hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo của một bộ phận cán bộ để kích động tư tưởng đòi li khai, tự quyết dân tộc. Lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta để truyền đạo trái phép, thực hiện âm mưu tôn giáo hoá dân tộc, từng bước gây mất ổn định xã hội và làm chệch hướng chế độ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thủ đoạn trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Các thế lực thù địch lợi dụng xu thế mở rộng, hợp tác quốc tế, thực hiện xâm nhập, tăng cường hoạt động tình báo thu thập bí mật quốc gia. Chúng kích động đòi phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và đối với lực lượng vũ trang. Đối với quân đội và công an, các thế lực thù địch chủ trương vô hiệu hoá sự lãnh đạo của Đảng với luận điểm “phi chính trị hoá quân đội, công an”, làm cho các lực lượng này xa rời mục tiêu lý tưởng chiến đấu, không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
  • 14. 13 Thủ đoạn trên lĩnh vực đối ngoại. Với phương châm lấy chống phá về ngoại giao làm “hậu thuẫn”, các thế lực thù địch lợi dụng chủ trương Việt Nam mở rộng hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới để tuyên truyền và hướng Việt Nam đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Hạn chế sự mở rộng quan hệ hợp tác của Việt Nam đối với các nước lớn trên thế giới, tìm cách ngăn cản những dự án đầu tư quốc tế vào Việt Nam. Đặc biệt, chúng rất coi trọng việc chia rẽ tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam với Lào, Campuchia và các nước xã hội chủ nghĩa, hạ thấp uy tín của nước ta trên trường quốc tế. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm và các giải pháp phòng chống diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của Đảng và nhà nước Việt Nam 2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ 2.1.1. Mục tiêu Mục tiêu của việc chống diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của Việt Nam là: làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động quốc tế và trong nước. Giữ vững ổn định đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ an ninh quốc gia – trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc, tạo môi trường hoà bình để phát triển đất nước. 2.1.2. Nhiệm vụ Nhiệm vụ của việc chống diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ là: “chủ động đấu tranh kịp thời, hiệu quả, từng bước đẩy lùi các loại tội phạm, phòng ngừa và ứng phó kịp thời với các mối đe doạ an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống; làm thất bại âm mưu và hoạt động diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, phản động [2, tr. 69]. Chống diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ cấp bách, hàng đầu, thường xuyên và lâu dài trong chiến lược bảo vệ tổ quốc của Việt Nam. Chống diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ phải đặt lên hàng đầu. Chủ động phát hiện âm mưu, vạch rõ thủ đoạn chống phá và nhanh chóng tiến công ngay từ đầu, từ trứng nước. Đồng thời phải giữ vững ổn định chính trị-xã hội. 2.2. Quan điểm chỉ đạo và phương châm phòng, chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ 2.2.1. Những quan điểm chỉ đạo phòng chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ Diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ là một trong những chiến lược chiến tranh cơ bản của các thế lực thù địch, phản động quốc tế. Không ít
  • 15. 14 các quốc gia từ châu Âu đến châu Phi, châu Mỹ, châu Á đã bị chôn vùi trong các cụm từ mỹ miều của mùa xuân Ả Rập, các cuộc cách mạng màu, các cuộc cách mạng các loài hoa. Đằng sau những cụm từ đó là số phận của hàng triệu người vô tội đã ngã xuống hoặc buộc phải ly tán, di tản thành một làn sóng di cư lớn nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Các quốc gia như Libia, Xyria, Irắc,… vẫn đang chìm trong bạo lực chưa có hồi kết. Một số quốc gia từng là đồng chí, cùng một đại gia đình Liên Xô trước đây thì nay lại đang rơi vào vòng xoáy của diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, xung đột biên giới, sắc tộc như Acmênia, Gruzia, Azecbaizan, Ucraina. Việt Nam đã sớm nhận rõ chân tướng của diễn biến hòa bình. Trong văn kiện của Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII đã xác định diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch [1, tr. 25] là một nguy cơ của cách mạng Việt Nam. Từ đó, việc phòng chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ được đề cập trong nhiều văn kiện của Đảng và nhà nước. Sau đây là những nội dung cơ bản: Đấu tranh chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ là một cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc sâu sắc, lâu dài, phức tạp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Về bản chất, diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ vẫn là một hình thức chiến tranh của các thế lực phản động quốc tế đi ngược lại với hòa bình, độc lập, phát triển. Đằng sau của những cụm từ mùa xuân Ả Rập, cách mạng màu vẫn chính là những lợi ích: thị trường, nguồn tài nguyên, sự áp đặt những giá trị của các nước lớn dưới nhiều danh nghĩa khác nhau trên phạm vi thế giới. Các tập đoàn tư bản lớn, các nước lớn liên kết, tìm cách kiểm soát, điều tiết chế ngự thế giới để tìm kiếm lợi ích quốc gia dân tộc là một thực tế không có gì mới trong hơn một trăm năm qua. Vì vậy, đây vẫn là một cuộc đấu tranh dân tộc, giai cấp mới sâu sắc hơn, phức tạp hơn. Chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh hiện nay. Đặc biệt, đây là một cuộc đấu tranh lâu dài phức tạp trên mọi lĩnh vực của đời sống. Từ an ninh truyền thống, cuộc cách mạng 4.0 và sự phát triển của thế giới đã làm xuất hiện an ninh phi truyền thống. Tất cả mọi hoạt động của xã hội đều có thể xuất hiện nguy cơ mất an ninh đối với đất nước. Vì thế, mọi phương tiện của đời sống xã hội và quan hệ quốc tế, mọi vấn đề từ nhỏ đến lớn đều phải được đặt trong tư duy về an ninh quốc gia, an toàn xã hội. Thực tế cho thấy, thế lực thù địch tìm mọi cách, mọi kẽ hở của cuộc sống để tấn công chúng ta. Bài học cảnh giác không bao giờ là thừa trong tình hình hiện nay.
  • 16. 15 Phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ trong thời kỳ mới. Tất cả mọi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ tổ quốc khi bị kẻ thù xâm lược. Diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ đang hàng ngày hàng giờ diễn ra trên đất nước ta và ở tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, để chống lại một kiểu chiến tranh hết sức nguy hiểm này thì không có gì hiệu quả hơn là phải sử dụng, huy động sức mạnh của toàn dân, của toàn xã hội. Đặc biệt, chúng ta có một hệ thống chính trị được tổ chức hết sức chặt chẽ từ trung ương đến tận cơ sở. Đây chính là cột trụ của cả nước trong việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ. Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề sống còn đối với cuộc đấu tranh chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ. Đây là một trong những bài học lớn của công cuộc đổi mới cũng như đối với cuộc chiến chống diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ. Vai trò lãnh đạo của Đảng là sự lựa chọn của lịch sử, của dân tộc. Sứ mệnh của Đảng được kiểm nghiệm bằng những thành tựu vĩ đại mà nhân dân Việt Nam đã đạt được kể từ khi Đảng lãnh đạo nhân dân làm Cách mạng tháng Tám 1945 lập nên nhà nước Việt Nam cho đến nay. 2.2.2. Phương châm phòng chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức cảnh giác với các luận điệu, hoạt động chống phá đất nước của các thế lực thù địch. Kết hợp chặt chẽ giữa việc xây và chống, chủ động tiến công vào các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động quốc tế và trong nước. Xây dựng các kịch bản đối phó, chủ động và kiên quyết xử lý các tình huống gây rối, kích động bạo loạn xảy ra. Hạn chế thấp nhất các hậu quả giữ vững nguyên tắc và mềm dẻo khi xử lý các vụ án và sự việc liên quan đến diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ. Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi, khơi dậy các tiềm năng, lợi thế của đất nước để phát triển nhanh, bền vững đất nước. Đây là cơ sở quyết định nhất cho chiến thắng các loại kẻ thù trong đó có diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ. 3. Giải pháp phòng, chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của Đảng và Nhà nước Việt Nam Để chống lại một kiểu chiến tranh thâm độc và đầy thách thức như
  • 17. 16 diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, cần tập trung vào một số giải pháp sau: 3.1. Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới, đẩy lùi tiêu cực xã hội, chống nguy cơ chệch hướng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội Đổi mới là để xây dựng chủ nghĩa xã hội hiệu quả hơn, thiết thực hơn, nhanh hơn. Kinh tế thị trường nhưng theo định hướng xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Kinh tế thị trường thì phải vì lợi nhuận nhưng không lấy lợi nhuận làm mục tiêu cực đoan trong quá trình phát triển. Lợi nhuận phải đồng thời thỏa mãn nhiều lợi ích của xã hội. Không chạy theo lợi nhuận, đồng tiền để đánh mất nhân phẩm, đạo đức, làm đảo lộn các quan hệ xã hội. Cùng với việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, cần đẩy mạnh cuộc chiến chống tiêu cực của xã hội: tham nhũng, lợi ích nhóm. 3.2. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân trong thời đại công nghệ. Xây dựng cơ sở chính trị xã hội vững mạnh về mọi mặt Tổ chức tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân về âm mưu và những thủ đoạn của kẻ thù trong diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ. Các nội dung tuyên truyền giáo dục cần cụ thể, phù hợp từng tầng lớp, địa phương, lứa tuổi, dân tộc, tôn giáo, phong tục tập quán, trình độ học vấn để có hiệu quả. Xây dựng hệ thống chính trị, đặc biệt là khối đại đoàn kết toàn dân tộc và bộ máy Đảng, Nhà nước, thực sự trong sạch, vững mạnh để làm cơ sở cho đấu tranh làm thất bại diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ. 3.3. Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang ở cơ sở vững mạnh, góp phần vào xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc Xây dựng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ là lực lượng nòng cốt tại chỗ, rộng khắp ở cơ sở. Đây là lực lượng thường trực để bảo vệ từng đường phố, thôn, xóm, bản, làng; có hiệu quả nhất khi kết hợp với phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc. Tổ chức luyện tập, biên chế chặt chẽ và nâng cao chất lượng hoạt động, trang bị công cụ bảo vệ cho các lực lượng này ở cơ sở là yêu cầu cấp bách hiện nay để xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. 3.4. Xây dựng và diễn tập các phương án, tình huống chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ trên từng địa bàn dân cư, khu vực với những giả định cụ thể Từ thực tế của cơ sở, địa phương để đưa ra các dự báo, dự kiến các thủ đoạn mà kẻ thù có thể sử dụng khi tiến hành diễn biến hòa bình, bạo
  • 18. 17 loạn lật đổ. Từ đó xây dựng các phương án xử lý và tiến tới luyện tập, thao diễn trên thực địa các phương án đối phó nhằm chọn ra phương án tốt nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất, ít tốn kém, an toàn cao nhất. 3.5. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân Khi đất nước vững mạnh về kinh tế thì đó là cơ sở để bảo vệ đất nước một cách hiệu quả nhất. Thực túc thì binh cường. Chi phí cho quốc phòng, đặc biệt là các loại khí tài hiện đại, cần nhiều tiền. Vì vậy, nếu không đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì sẽ không có kinh phí để mua sắm, sửa chữa, duy trì và đặc biệt là luyện tập và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Việc nâng cao đời sống nhân dân có ý nghĩa hết sức to lớn trong chiến lược xây dựng thế trận lòng dân. Nước mạnh, dân giàu là cơ sở quyết định cho sức mạnh bảo vệ tổ quốc từ xưa đến nay. Chăm lo đời sống cho các tầng lớp nhân dân chính là một trong những vũ khí hiệu quả nhất để chiến thắng diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ. Các chương trình 134, 135, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới đang phát huy tác dụng đối với công việc nâng cao đời sống nhân dân mà đặc biệt là vùng miền núi, biên giới, hải đảo. Cùng với phát triển kinh tế, cần đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, xã hội mà đặc biệt là giáo dục và đào tạo. Đây là cơ sở quyết định cho việc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa để tạo ra năng suất thành quả lao động cao hơn nhằm nâng cao đời sống nhân dân. Kết luận: Hàng trăm tờ báo, tổ chức phản động cả trong lẫn ngoài nước đang ngày đêm thực hiện diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, mưu toan làm thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Các thế lực thù địch luôn coi Việt Nam là một trọng điểm trong chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ. Trong diễn văn của Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa với Việt Nam ngày 11/7/1995 đã nhắc lại lập trường của Mỹ là làm cho Việt Nam đi theo con đường mà Mỹ chi phối. Vì vậy, chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ “chiến tranh trong thời bình” của dân tộc ta. Trong hoàn cảnh mới, thách thức mới, việc chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ cần được thực hiện toàn diện, đầy đủ hơn: “Chủ động đấu tranh phòng chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, phòng ngừa ngăn chặn những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ; bảo đảm an ninh kinh tế, an ninh thông tin truyền thông, an ninh mạng và an ninh xã hội” [2, tr. 280,281].
  • 19. 18 Sinh viên là chủ của đất nước, là rường cột trí thức của dân tộc, là đối tượng mà các thế lực thù địch tìm cách lôi kéo vào chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ. Vì vậy bản thân sinh viên, nhà trường và gia đình cùng liên kết chặt chẽ để nâng cao chất lượng học tập, tu dưỡng, rèn luyện để chống lại các nọc độc của các loại kẻ thù, góp phần to lớn vào nâng cao sức mạnh trí tuệ của đất nước, chiến thắng “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, giữ vững cơ đồ của dân tộc. Phòng, chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh hiện nay, đồng thời là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sinh viên là thế hệ tương lai của đất nước, là một đối tượng mà các thế lực thù địch lợi dụng, chống phá nhằm làm suy thoái về đạo đức, lối sống và phai nhạt niềm tin, lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, mỗi người phải nỗ lực học tập, rèn luyện để trở thành công dân tốt, thường xuyên cảnh giác, không để kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc, đồng thời phát hiện và góp phần đấu tranh ngăn ngừa, đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP 1. Trình bày nhận thức của Anh/Chị về Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ. 2. Âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ đối với các nước xã hội chủ nghĩa và Việt Nam là gì? 3. Trình bày mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm phòng chống chiến lược diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của Đảng và nhà nước Việt Nam. 4. Trình bày giải pháp phòng chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của Đảng và nhà nước Việt Nam. 5. Hãy cho biết trách nhiệm của sinh viên trong phòng, chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.
  • 20. 19 BÀI 2 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO, ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM MỤC TIÊU Kiến thức: Cung cấp cho người học những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách dân tộc, tôn giáo của Việt Nam. Những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiên nay. Kỹ năng: Vận dụng quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, tôn giáo trọng nhận thức và hành động. Có ý thức trách nhiệm, không mơ hồ mất cảnh giác, không để bị lôi kéo, mua chuộc; kiên quyết đấu tranh với các hành vi, việc làm lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá đất nước. NỘI DUNG 1. Một số vấn đề cơ bản về dân tộc 1.1. Một số vấn đề chung 1.1.1. Khái niệm dân tộc Có nhiều khái niệm về dân tộc. Qua từng giai đoạn lịch sử, dưới tác động của cuộc sống, nhiều cách đánh giá, nhìn nhận vấn đề dân tộc có khác nhau. Hầu hết các dân tộc có nguồn gốc, lịch sử hình thành lâu đời, trải qua nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử. Vì vậy, nhận thức về vấn đề dân tộc cũng có những nhận định, đánh giá với nhiều mức độ khác nhau. Dân tộc là một cộng đồng người hình thành trong lịch sử một cách bền vững có lãnh thổ, kinh tế, ngôn ngữ, văn hoá, tâm lý, ý thức cộng đồng riêng biệt. Dân tộc có thể được hiểu theo hai nghĩa sau: Dân tộc là một cộng đồng người có đời sống, văn hoá, phong tục, tập quán và sống ở một vùng, một địa phương nhất định: dân tộc Thái, Mường, Khơ Me,… Những cộng đồng này có thể sống biệt lập ở một vùng, cũng có
  • 21. 20 thể sống đan xen với các dân tộc khác. Các dân tộc này có ngôn ngữ, tiếng nói và có thể có cả chữ viết với một bản sắc văn hóa riêng biệt. Ở một khía cạnh khác, dân tộc là một cộng đồng chính trị xã hội được thiết lập bởi một thể chế, lãnh thổ như: dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan,… Đó là những quốc gia dân tộc với sự tập hơp của nhiều dân tộc. 1.1.2. Dân tộc và quan hệ dân tộc trên thế giới Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia dân tộc trên thế giới diễn biến hết sức phức tạp. Đặc biệt là khi giai cấp, nhà nước ra đời. Các quốc gia dân tộc và các dân tộc trong một nhà nước cũng chứa đầy mâu thuẫn, xung đột. Đó cũng là một trong những nguyên nhân của các cuộc chiến tranh. Xung đột sắc tộc, ly khai, chia rẽ là một thực tế phức tạp, nóng bỏng, khó lường của thế giới ngày nay. Vấn đề dân tộc, xung đột sắc tộc đã gây nên bất ổn định chính trị cho nhiều quốc gia trên thế giới và làm thiệt hại nặng nề về kinh tế và sinh mạng, đe doạ hoà bình, an ninh khu vực và thế giới, là lực cản cho sự phát triển. Hoà bình, hợp tác là xu hướng, là truyền thống giữa các dân tộc trên thế giới. Sự phát triển đã đưa các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau hơn. Vấn đề dân tộc ngày càng được tôn trọng, đề cao. Các dân tộc nêu cao ý thức độc lập, tự chủ, tự quyết dân tộc. 1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc 1.2.1. Chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin đã đề cập vấn đề dân tộc từ sớm và từ những tác phẩm mang tính cương lĩnh như tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Đặc biệt, kế thừa di sản của K. Mác và Ph. Ăngghen, V.I. Lênin bằng thiên tài và từ thực tế của thế giới đầu thế kỷ XX đã có những đóng góp to lớn vào việc giải quyết vấn đề dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc trong thời đại mới. Từ vô sản tất cả các nước đoàn kết lại, V.I. Lênin đã bổ sung: Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức liên hiệp lại. Từ đó, các nhà lý luận Mác-Lênin đã chỉ rõ: Vấn đề dân tộc là một nội dung cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Đảng của giai cấp công nhân phải tiến hành. Vấn đề dân tộc gắn chặt chẽ với vấn đề giai cấp và đây là nội dung chiến lược lâu dài của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Giải quyết vấn đề dân tộc theo các nguyên tắc: bình đẳng, tự quyết không phân biệt lớn, nhỏ, trình độ phát triển. Tôn trọng lợi ích các dân tộc và các quyền và lợi ích chính đáng trong quan hệ
  • 22. 21 với các dân tộc và với quốc gia dân tộc. Giải quyết vấn đề dân tộc, liên hiệp các dân tộc trên cơ sở của đường lối cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo thực hiện. 1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc Kế thừa và phát triển, vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam, Hồ Chí Minh làm sáng tỏ các vấn đề dân tộc ở một nước thuộc địa cần tập trung giải quyết: Độc lập dân tộc là hàng đầu, là tiên quyết; cần phải giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, xã hội và con người. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng thành động lực lớn nhất để giải phóng dân tộc bảo đảm sự bình đẳng, chống kỳ thị, hẹp hòi, phân biệt, chia rẽ. Có chính sách cụ thể với các dân tộc thiểu số, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân và các dân tộc. Xây dựng quan hệ hữu nghị, hòa bình, hợp tác với các dân tộc trên thế giới. Đảm bảo quyền tự do, bình đẳng giữa các dân tộc, tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc, chống tư tưởng dân tộc nước lớn, phân biệt chủng tộc. 1.3. Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng, nhà nước Việt Nam hiện nay 1.3.1. Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam Hình 1. Hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam (nhiều tác giả) (Nguồn: http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=182026)
  • 23. 22 Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có một bản sắc riêng đã tạo nên sự phong phú, đa dạng của đời sống kinh tế, văn hóa của các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam. Do điều kiện kinh tế, xã hội và những biến động của lịch sử, ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh và mưu sinh mà các dân tộc ở Việt Nam cũng có những biến đổi. Dù ở đâu trên lãnh thổ Việt Nam, các dân tộc đều có truyền thống yêu nước, gắn bó, ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình dựng nước và giữ nước. Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam thì dân tộc Kinh chiếm nhiều nhất (86,2%). Còn 53 dân tộc còn lại có số lượng ít nên gọi là các dân tộc thiểu số. Dân tộc Kinh chủ yếu sống ở đồng bằng. Các dân tộc thiểu số sống chủ yếu là miền núi, biên giới, hải đảo xen kẽ với nhau. Quy mô dân số và trình độ phát triển của các dân tộc không đều, có những dân tộc còn chậm phát triển so với dân tộc Kinh. Mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam đều gìn giữ được bản sắc văn hoá riêng của mình, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú nhưng thống nhất của văn hoá Việt Nam. Mặc dù có chênh lệch về trình độ phát triển, có những khác biệt về lối sống, nhưng các dân tộc Việt Nam sống hoà nhập, đan xen và tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau xây dựng đất nước. 1.3.2. Quan điểm và chính sách dân tộc của Đảng, nhà nước Việt Nam Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (2011) nêu rõ: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộcViệt Nam” [1, tr. 24, 25]. Với một quốc gia nhiều dân tộc thì việc coi vấn đề dân tộc là một trong những chiến lược căn bản của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng ta cũng đưa vấn đề dân tộc thành một đặc trưng cơ bản, một bộ phận cấu thành mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trên cơ sở kế thừa và phát triển lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tế đất nước trong bối cảnh của toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII khẳng định: “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Huy động, phân bổ, sử dụng, quản lý hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hoá, xã hội ở vùng có đồng bào dân tộc thiểu số” [2, tr. 170]. Công tác dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Đặc biệt vừa phát triển kinh tế xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh nơi biên giới, hải đảo, miền núi có vị trí đặc biện quan trọng trong chiến
  • 24. 23 lược bảo vệ tổ quốc. Thực tế đó đã được Đảng, Chính phủ cụ thể hoá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) như sau: “Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện các chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết cùng phát triển. Quan tâm phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” [2, tr. 264]. Tổ chức triển khai và thực hiện các chương trình xoá đói, giảm nghèo, điện, đường, trường, trạm đến tận bản làng. Từng bước nâng cao mức sống, dân trí, mức hưởng thụ, văn hoá của các dân tộc thiểu số và nhân dân miền núi, biên giới, hải đảo. Giữ gìn, tu bổ, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hoá bản sắc của các dân tộc thiểu số. Tập trung nâng cao học vấn, đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số để đáp ứng với sự phát triển tại chỗ của địa phương. Đổi mới cách tiếp cận trong các chính sách hỗ trợ đối với đồng bào thiểu số, giảm hỗ trợ cho không, thực hiện hỗ trợ có điều kiện. Khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, tự vươn lên của các dân tộc thiểu số trong việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội của đất nước. 2. Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo 2.1. Một số vấn đề chung 2.1.1. Khái niệm về tôn giáo Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, là vấn đề hết sức phức tạp, nhạy cảm và ngày càng biến đổi cùng với sự phát triển của con người và thế giới. Từ một số tôn giáo nguyên thuỷ, hiện nay thế giới đã có rất nhiều tôn giáo và những tà giáo liên tục xuất hiện. Tôn giáo vốn đã bí hiểm và hoang đường thì hiện nay càng phức tạp bởi sự xuất hiện quá nhiều những nhân tố gọi là các giáo phái mới trên thế giới. Từ thực tế đó, tôn giáo có thể được nêu lên ở những vấn đề sau: tôn giáo là một hiện tượng tâm lý - xã hội của một cộng đồng người, được phản ánh bằng những quan điểm dựa vào niềm tin, sự sùng bái vào một lực lượng siêu nhiên quyết định số phận con người. Các tôn giáo đều có một hệ thống giáo lý, nghi lễ, tổ chức với các giáo sỹ, tín đồ và nơi thờ tự, hành lễ. Cần phân biệt tôn giáo với tà đạo và mê tín dị đoan. Tà đạo là “con đường không chính đáng”. Từ khẳng định này và dưới góc độ thực tiễn thì tà đạo vừa có yếu tố đạo (các yếu tố cấu thành tôn giáo) vừa có yếu tố tà (những hành vi mang tính mê tín dị đoan, phản khoa học, đi ngược lại
  • 25. 24 lợi ích cộng đồng hoặc quốc gia, dân tộc). Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép,...) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng. 2.1.2. Nguồn gốc và tính chất của tôn giáo Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, tôn giáo có một quá trình hình thành và phát triển hết sức phức tạp, hoang đường. Sự xuất hiện của tôn giáo vào buổi bình minh của văn minh nhân loại. Khi từ vương quốc “tất yếu” bước vào vương quốc “tự do”, con người cảm thấy mình thật bé nhỏ, yếu đuối trước tự nhiên hùng vĩ, bao la. Thế là họ nghĩ đến những thế lực siêu nhiên, mơ đến một sức mạnh huyền bí nào đó mà không ở trên trái đất có thể giúp con người làm ăn phát đạt, giàu có. Khi xã hội có giai cấp, nhà nước, trước những bất công của hiện thực, người lao động, người nghèo khổ đi tìm niềm tin tốt đẹp ở một thế giới khác. Đó chính là nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo. Tôn giáo còn có nguồn gốc từ nhận thức, tâm lý, tình cảm của con người đối với tự nhiên, xã hội. Sự bất lực, mơ hồ, sợ hãi, tuyệt vọng,… cũng có thể dẫn dắt con người đến với tôn giáo. Là một hình thái ý thức xã hội, tôn giáo mang đậm dấu ấn của lịch sử, tính quần chúng, tính chính trị. Tôn giáo có nguồn gốc ra đời thì cũng sẽ có ngày mất đi. Tôn giáo không còn khi con người đã làm chủ được tự nhiên, xã hội và tư duy. Tôn giáo phản ánh phần nào khát vọng của quần chúng về một nơi, một xã hội hoàn hảo. Tôn giáo rất dễ bị lợi dụng trong lịch sử hình thành và phát triển. 2.1.3. Tình hình tôn giáo trên thế giới Các tín đồ tôn giáo chiếm phần lớn dân số thế giới với hơn 4 tỷ người. Các tôn giáo lớn của thế giới hiện nay: đạo Hồi, đạo Thiên Chúa, đạo Phật, đạo Hindu, đạo Xích, đạo Tin Lành,… Các hoạt động tôn giáo trên thế giới diễn ra rất sôi động với nhiều xu hướng, ở nhiều quốc gia, nhiều vùng rộng lớn. Các lễ hội tôn giáo diễn ra với sự tham dự của hàng vạn, hàng triệu tín đồ như hành hương thánh địa Mecca, lễ hội sông Hằng,… Các tôn giáo cũng mở rộng tầm ảnh hưởng đến các quốc gia, dân tộc trên phạm vi thế giới bằng việc can thiệp, tác động sâu vào các chính phủ, các diễn đàn, các chính sách, các tổ chức quốc tế, khu vực. Các vị chức sắc đứng đầu các tôn giáo như Đại giáo chủ, Giáo hoàng, Pháp vương,… có vai trò rất lớn trong niềm tin của các tín đồ và xã hội. Cũng vì thế, các thế lực phản động quốc tế đã lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá, can thiệp vào các quốc gia độc lập. Sử dụng tôn giáo như là một phương tiện để thực hiện diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ trên phạm vi thế giới. Như vậy, tôn giáo vừa có
  • 26. 25 tính lịch sử, vừa có tình quần chúng, nhân dân và cũng mang những màu sắc chính trị trong quá trình phát triển. 2.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo 2.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo Vào thời đại của mình các nhà lý luận Mác-Lênin đã có những quan điểm khoa học về nguồn gốc, bản chất và địa vị của tôn giáo trong đời sống và sự tác động của tôn giáo vào sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Những quan điểm đó là: giải quyết vấn đề tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Khi bất công, nghèo đói, dốt nát được đẩy lùi thì quần chúng nhân dân sẽ thoát khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo. Để giải quyết vấn đề tôn giáo cần sử dụng nhiều giải pháp trên nhiều lĩnh vực, không dùng mệnh lệnh hành chính, áp đặt, đe doạ các cơ sở tôn giáo và tín đồ. Nhà nước và chính quyền các cấp phải tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của dân. Hoạt động tôn giáo phải tuân thủ pháp luật và được pháp luật bảo hộ, tạo điều kiện để hành đạo. Khi giải quyết các vấn đề tôn giáo cần quán triệt quan điểm lịch sử, cụ thể. Sự ra đời, du nhập của các tôn giáo đều có nguồn gốc và lịch sử phát triển, những điều kiện để các tôn giáo có mặt ở nước này hay nước khác. Vì vậy, khi xử lý vấn đề tôn giáo cần xem xét hoàn cảnh lịch sử và hiện trạng của tôn giáo để có chính sách và biện pháp phù hợp. Không tuyên chiến hay xoá bỏ tôn giáo cực đoan. Hoạt động tôn giáo đúng pháp luật được tôn trọng, bảo vệ. Cần phân biệt mối quan hệ hai mặt: chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo. Các hoạt động tôn giáo tồn tại hai mâu thuẫn: Về chính trị, là mâu thuẫn lợi ích giữa giai cấp thống trị và các thế lực lợi dụng tôn giáo với nhân dân lao động. Về tư tưởng, là mâu thuẫn giữa những người có tôn giáo khác nhau hoặc người theo đạo và người không theo đạo. Phân biệt rõ hai mâu thuẫn chính trị và tư tưởng để giải quyết vấn đề tôn giáo một cách khoa học. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và vạch trần, xử lý những phần tử lợi dụng tôn giáo để phá hoại sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. 2.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo Kế thừa di sản của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo, Hồ Chí Minh
  • 27. 26 đã có những đóng góp mới về vấn đề tôn giáo. Với tầm nhìn vào thực tiễn cách mạng của đất nước và thế giới, Hồ Chí Minh đã có những đánh giá về giá trị đạo đức của tôn giáo, về đóng góp của tôn giáo với tư cách là một bộ phận của văn hóa trong quá trình phát triển. Sinh thời, Hồ Chí Minh là người hết sức quan tâm đến vấn đề tôn giáo. Trong nhiều bài nói, bài viết, Hồ Chí Minh hết sức coi trọng tự do tín ngưỡng của các tầng lớp nhân dân. Tốt đời, đẹp đạo, kính Chúa yêu nước, sống phúc âm trong lòng dân tộc đã được Hồ Chí Minh nêu lên. Người còn khẳng định những giá trị đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo phù hợp với những giá trị đạo đức mới cần phải kế thừa. Tôn trọng tự do tín ngưỡng, không phân biệt tôn giáo, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc để kháng chiến, kiến quốc thắng lợi. Có thể khẳng định rằng, Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ đặc biệt của thế giới có cách nhìn biện chứng, thực tiễn và ứng xử mềm dẻo, uyển chuyển với vấn đề tôn giáo trong sự nghiệp cách mạng. 2.3. Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước Việt Nam 2.3.1. Tình hình tôn giáo ở Việt Nam Lịch sử hình thành, du nhập các tôn giáo ở Việt Nam bắt đầu từ cách đây hàng ngàn năm. Theo tài liệu thống kê của Bộ Nội vụ, tính đến tháng 12/2020 Việt Nam có 16 tôn giáo, 36 tổ chức tôn giáo có tính pháp nhân, trong đó có 6 tôn giáo lớn là Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo và Hồi giáo, với số lượng tín đồ xấp xỉ 20 triệu người. Các cơ sở thờ tự và hành lễ tôn giáo có khoảng vài nghìn địa chỉ. Có một số tôn giáo còn có các cơ sở đào tạo như các Đại Chủng viện, Chủng viện, Học viện Phật giáo, Thánh đường. Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động, củng cố nơi thờ tự, giao đất xây dựng một số cơ sở tôn giáo. Các hoạt động tôn giáo diễn ra tuân thủ pháp luật. Trước ảnh hưởng của thế giới và các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để chống phá đất nước, tình hình tôn giáo ở một số địa phương tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định như tổ chức Tin Lành Đề Ga ở Tây Nguyên, truyền đạo trái phép ở vùng Tây Bắc hay một số tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan ở một số địa phương. Thực tế đó đã và đang đặt ra những thách thức, khó khăn cho công tác tôn giáo và sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. 2.3.2. Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Bước vào thời kỳ đổi mới, vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo của
  • 28. 27 Đảng và Nhà nước đã có nhiều bước tiến quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Đảng ta xác định: tôn giáo còn tồn tại lâu dài trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tôn giáo có những mặt tích cực về văn hóa, đạo đức cần kế thừa, vận dụng “phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự phát triển đất nước” [2, tr. 171]. Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc. Cần vận động, đoàn kết tập hợp các tổ chức tôn giáo, giáo dân sống: “tốt đời, đẹp đạo” đồng hành cùng dân tộc. Tôn giáo tín ngưỡng là một nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Vì vậy công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cần tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo của các tầng lớp nhân dân. Tăng cường đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại đến lợi ích chung của đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của nhân dân. Đẩy mạnh, ưu tiên đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo. “Kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm minh những đối tượng lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; chia rẽ, phá hoại đoàn kết tôn giáo và khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Hình 2. Đảng, Nhà nước luôn quan tâm phát huy nguồn lực tôn giáo (Nguồn: http://mattran.org.vn/hoat-dong/dang-nha-nuoc-mttq-viet-nam-luon-quan-tam- phat-huy-nguon-luc-cua-ton-giao-trong-doi-song-xa-hoi-27734.html)
  • 29. 28 3. Phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam 3.1. Âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá Việt Nam 3.1.1. Âm mưu của các thế lực thù địch Chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân ta là mục tiêu không thay đổi của các thế lực thù địch và phản động quốc tế. Trong chiến lược “Diễn biến hòa bình, bao loạn lật đổ” thì vấn đề dân tộc tôn giáo được cho là ngòi nổ ở Việt Nam. Lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo và những tồn tại hạn chế về công tác dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước từ trong quá khứ, các thế lực thù địch âm mưu chia rẽ, trực tiếp phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Bằng nhiều con đường khác nhau, các thế lực thù địch tuyên truyền, kích động các dân tộc thiểu số, các chức sắc tín đồ chống lại các chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Nguy hiểm hơn, các luận điệu phản động còn đối lập các dân tộc, tôn giáo với chính quyền, với Đảng nhằm gây mất ổn định chính trị, xã hội vùng dân tộc, tôn giáo. Các thế lực thù địch hậu thuẫn, trợ giúp kinh phí, tài liệu cho các phần tử quá khích, các tổ chức phản động trong các dân tộc thiểu số, các tôn giáo ra mặt chống đối các chính sách của Nhà nước, của Đảng ta. 3.1.2. Thủ đoạn của các thế lực thù địch Nhiều thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch đã thực hiện: Xuyên tạc chính sách dân tộc, tôn giáo của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, cực đoan, ly khai, tổ chức truyền đạo trái pháp luật, vượt biên trái phép, tụ tập đông người tạo điểm nóng để vu khống Việt Nam đàn áp dân tộc, tôn giáo… Đặc biệt, các thế lực thù địch đã lợi dụng hoàn cảnh khó khăn, sự cố môi trường để tập trung phá hoại các cơ sở kinh tế, lôi kéo giáo dân chống đối chính quyền vừa gây thiệt hại về kinh tế, vừa làm mất ổn định chính trị, xã hội. Từ đó, các thế lực thù địch xuyên tạc, bôi nhọ, hạ thấp những thành quả của công cuộc đổi mới mà cụ thể là hiệu quả của chính sách tôn giáo, dân tộc. Âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc đã được phơi bày qua nhiều vụ án, nhiều bằng chứng, nhiều cá nhân cả trong và ngoài nước. Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị cùng với các tổ chức chính trị xã hội hết sức quan tâm và đầu tư cho công tác dân tộc, tôn
  • 30. 29 giáo. Đây cũng là cơ sở để Đảng, Nhà nước đề ra những giải pháp, biện pháp đấu tranh kịp thời chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ trên lĩnh vực dân tộc, tôn giáo. 3.2. Giải pháp phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng nước ta Vấn đề dân tộc, tôn giáo có mối quan hệ hết sức đặc biệt trong quá trình phát triển ở Việt Nam. Nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo, nhiều phái, hệ là đặc điểm nổi bật của các tôn giáo ở Việt Nam. Có một số tôn giáo chỉ xuất hiện ở một vùng nhất định. Có tôn giáo du nhập và có tôn giáo nội sinh. Từ thực tế đó cần có những giải pháp linh động, phù hợp để vận dụng vào các trường hợp cụ thể ở cơ sở. a. Đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, quán triệt đường lối, quan điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta, trọng tâm là ở các vùng dân tộc, các xứ đạo. Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Chỉ trên cơ sở nâng cao nhận thức, tư tưởng của cả hệ thống chính trị, của toàn dân mà trực tiếp là của đồng bào các dân tộc, tôn giáo về các nội dung trên, thì chúng ta mới thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, vô hiệu hoá được sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch. Nội dung vận động, tuyên truyền, giáo dục phải mang tính toàn diện, tổng hợp, có trọng tâm, trọng điểm. Hiện nay, cần tập trung vào phổ biến sâu rộng các chủ trương đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, tôn giáo, chính sách dân tộc, tôn giáo,... Phổ biến pháp luật và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước, khơi dậy lòng tự tôn, tự hào dân tộc, truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục để đồng bào hiểu rõ âm mưu thủ đoạn chia rẽ dân tộc, tôn giáo, lương giáo của các thế lực thù địch, từ đó đề cao cảnh giác không bị chúng lừa gạt lôi kéo lợi dụng. Vận động đồng bào các dân tộc, tôn giáo thực hiện đầy đủ quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân, thực hiện đúng đường lối, chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta. b. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu về dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước. Xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc bằng sự đầu tư, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần vừa đời, vừa đạo. Chăm lo xây dựng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao nội
  • 31. 30 lực, tạo nên sức đề kháng trước mọi âm mưu thủ đoạn nham hiểm của kẻ thù. Cần tuân thủ những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải dựa trên nền tảng khối liên minh công - nông - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện đại đoàn kết phải rộng rãi, lâu dài. Mở rộng, da dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân, nâng cao vai trò của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Kiên quyết đấu tranh loại trừ nguy cơ phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. c. Phát huy vai trò của hệ thống chính trị, của người đứng đầu, người có uy tín trong các dân tộc, tôn giáo tham gia vào sự nghiệp xây dựng đất nước, chống lại sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch Tích cực xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng dân tộc, vùng tôn giáo. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ, cả cán bộ lãnh đạo quản lý và cán bộ chuyên môn kỹ thuật, giáo viên là người dân tộc thiểu số, người có tôn giáo, bởi đây là đội ngũ cán bộ sở tại có rất nhiều lợi thế trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo. Đổi mới công tác dân vận vùng dân tộc, tôn giáo theo phương châm: chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, vững chắc; sử dụng nhiều phương pháp phù hợp với đặc thù từng dân tộc, từng tôn giáo. d. Xây dựng lực lượng, tổ chức các hội thảo, diễn đàn khoa học, đấu tranh trên mặt trận lý luận, mặt trận tư tưởng; làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo e. Xây dựng các phương án dự phòng để giải quyết các điểm nóng về dân tộc, tôn giáo với phương châm: từ đầu, từ xa, kiên quyết, khoan dung, công khai, minh bạch. Kết luận: Dân tộc, tôn giáo luôn luôn là những vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp của thế giới. Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo cùng tồn tại và phát triển. Đây vừa là thuận lợi, vừa là thách thức trong sự nghiệp đổi mới. Trong tình hình hiện nay, vấn đề dân tộc, tôn giáo là những nội dung mà các thế lực phản động quốc tế đang tìm cách để lợi dụng chống phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, việc nhận thức, giải quyết khoa học vấn đề dân tộc, vấn đề tôn giáo có vị trí quan trọng đặc biệt trong quá trình giữ vững ổn định chính trị, xã hội để phát triển đất nước.
  • 32. 31 Vấn đề dân tộc, tôn giáo trên thế giới và Việt Nam hiện nay đang có những diễn biến phức tạp. Đối với Việt Nam, vấn đề dân tộc, tôn giáo là những vấn đề trọng yếu, rất dễ bị lợi dụng, tác động. Vì vậy toàn Đảng, toàn dân phải đề cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh để làm thất bại mọi mưu toan lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đối với sinh viên là tầng lớp trí thức hết sức nhạy cảm về nhận thức cần thấy rõ chân tướng của diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ bằng các con bài dân tộc và tôn giáo. Nắm vững quan điểm đường lối của Đảng về dân tộc, tôn giáo là tiền đề để sinh viên góp phần làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch, hình thành quan điểm đúng đắn về dân tộc, tôn giáo trong đời sống, hoạt động của bản thân và cộng đồng. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP 1. Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc, tôn giáo? 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, tôn giáo? 3. Quan điểm, chính sách về dân tộc và tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay? 4. Âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch? 5. Giải pháp phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay? TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung phát triển 2013), NXB Chính trị quốc gia. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị quốc gia - Sự Thật.
  • 33. 32 BÀI 3 PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG MỤC TIÊU Kiến thức: Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về đặc điểm, vai trò của môi trường. Quan điểm, nội dung, giải pháp và trách nhiệm phòng chống vi phạm pháp luật trong bảo vệ môi trường. Kỹ năng: Nhận thức được vị trí, vai trò của người học trong bảo vệ môi trường, tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường tại cơ sở học tập cũng như tại nơi cư trú. NỘI DUNG Hình 3. Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật (Nguồn: http://vnnews360.net/tam-quan-trong-cua-moi-truong-doi-voi-con-nguoi.html) 1. Những vấn đề cơ bản về môi trường và vi phạm pháp luật trong bảo vệ môi trường 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của môi trường 1.1.1. Khái niệm môi trường và bảo vệ môi trường Đại từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Môi trường là tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả những yếu tố vô sinh và hữu sinh, có tác động trực tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật” [1, tr. 1134]. Định nghĩa trên mới chỉ nêu một cách khái quát về môi trường, chưa chỉ
  • 34. 33 rõ những yếu tố nhân tạo tác động trực tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên” [2, tr. 940]. Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi số 72/2020/QH14 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam định nghĩa: Môi trường là “các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên. Các yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác” [3]. Có thể hiểu: môi trường là toàn bộ những gì thuộc về tự nhiên và nhân tạo, tác động đến sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên. “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành” [3]. 1.1.2. Đặc điểm môi trường ở nước ta Môi trường ở nước ta có khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Nước ta nằm trong đới khí hậu nhiệt đới, tính chất nóng ẩm, mưa nhiều không chỉ mang đến cho nước ta sự thuận lợi trong phát triển kinh tế đặc biệt là nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân mà còn chứa đựng nhiều thách thức trong hoạt động canh tác, sản xuất và nuôi trồng, gây tổn hại đến tài chính, sức khỏe con người cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Môi trường ở nước ta có những đặc thù của vùng, miền, tạo nên sự đa dạng, phong phú. Đặc điểm địa hình dẫn đến sự khác biệt về các kiểu khí hậu giữa các vùng miền đã tạo nên tính đa dạng và đặc trưng riêng cho từng vùng. Tuy nhiên, điều này cũng gây không ít khó khăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một số tỉnh thành địa phương, dẫn đến mất cân bằng trong cơ cấu các ngành kinh tế và sự áp dụng có tính đồng bộ các giải pháp xã hội của Đảng, Nhà nước, nhất là những khu vực vùng núi phía Bắc. Môi trường ở nước ta có diện tích biển tương đối lớn và rừng đa dạng, phong phú. Với chiều dài đường bờ biển lên đến 3.350 km trải dọc đất nước và diện tích Biển Đông lên đến 3.447.000 km2, Việt Nam trở
  • 35. 34 thành một trong những quốc gia biển có tiềm năng phát triển lớn về các ngành kinh tế biển, công nghiệp khai khoáng và du lịch. Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm môi trường biển đã và đang diễn ra trầm trọng. Trong khi đó, tại Việt Nam, những cánh rừng nhiệt đới là nơi sinh sống và trú ẩn của nhiều loài động thực vật, cung cấp nguồn thực phẩm đa dạng cũng như hoạt động sống và thư giãn cho con người. Tuy nhiên, rừng - lá phổi xanh của trái đất tại nước ta đang bị khai thác quá mức dẫn đến suy giảm diện tích rừng, mất cân bằng sinh thái và có thể để lại những tác động lớn đến toàn bộ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân. Môi trường ở nước ta đang chịu hậu quả nặng nề của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Nước ta là một trong những nước chịu hậu quả nặng nề nhất của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Các vấn đề môi trường Việt Nam đang phải đối mặt như: nước biển dâng cao, nhiễm phèn, mặn; hạn hán, bão lốc,… Với diễn biến nhanh, phức tạp, biến đổi khí hậu tác động nhiều mặt lên môi trường nước ta, phá hủy môi trường và đe dọa cuộc sống của người dân, sinh vật. Môi trường nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh. Hậu quả của việc sử dụng các chất hóa học trong chiến tranh là đã tàn phá môi trường một cách khủng khiếp: hủy diệt hệ sinh thái, đặc biệt là các cánh rừng nguyên sinh, mạch nước ngầm và chất lượng đất, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của nhiều thế hệ người Việt sau chiến tranh. Môi trường ở nước ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Môi trường nước ta chịu sự tác động mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế - xã hội: quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự gia tăng dân số. Các hoạt động sản xuất công nghiệp, canh tác nông nghiệp và khai thác lâm nghiệp là những nguyên nhân chủ yếu khiến cho vấn đề môi trường ngày càng trở nên trầm trọng: ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí,… 1.1.3. Vai trò của môi trường ở nước ta Từ định nghĩa môi trường, có thể rút ra một số vai trò của môi trường ở nước ta: Môi trường là một trong những yếu tố quyết định sự sống, phát triển của con người và dân tộc Việt Nam. Môi trường là không gian nuôi dưỡng và tồn tại của con người, là nơi khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên và cung cấp cơ sở vật chất cho con người tồn tại và phát triển trong đó có các thế hệ người Việt. Sự phát triển, lớn mạnh của dân tộc ta được quyết
  • 36. 35 định bởi nhiều yếu tố, trong đó có sự khỏe mạnh và phát triển không ngừng của mỗi người dân Việt Nam. Điều này, phụ thuộc và được quyết định bởi một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng là môi trường. Đánh giá về thực trạng và tác động đến sự phát triển của dân tộc, có thể nói, những vấn đề môi trường đặc biệt là hiện trạng ô nhiễm môi trường hiện nay là nguyên nhân chủ yếu gây nên gánh nặng bệnh tật, làm suy giảm nghiêm trọng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của hàng triệu gia đình Việt. Môi trường có vai trò to lớn đối với việc duy trì và phát triển hệ sinh thái. Con người và thiên nhiên có mối quan hệ gắn kết, tương tác với nhau. Môi trường bị ô nhiễm dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái, khiến cho hệ thống các quần thể sinh vật sống chung bị ảnh hưởng. Nguy hiểm hơn, cấu trúc quần thể của loài sẽ bị thay đổi và các loài mẫn cảm thường bị tổn thương và sẽ bị tiêu diệt. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan, môi sinh, sự an toàn của con ngươi. Như vậy, môi trường đóng vai trò tối quan trọng đối với hệ sinh thái cũng như sự tồn tại, phát triển của con người. Môi trường có vai trò rất to lớn và quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Kinh tế là lĩnh vực then chốt, quy mô và tốc độ phát triển của nền kinh tế có mối liên hệ rất lớn đối với môi trường. Đảm bảo môi trường lành mạnh là nhân tố thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế gắn với các yếu tố môi sinh như nông, lâm, ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ phát triển và tăng trưởng, đóng góp tích cực vào sự lớn mạnh và tính bền vững của nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, sức khỏe con người, trong đó trí tuệ và tư duy, ngày càng được nâng cao. Đây là yếu tố quyết định sự phát triển về mọi mặt của đất nước. Ngược lại, môi trường không đảm bảo, thiếu an toàn sẽ gây ra những hậu quả khôn lường đối với sự phát triển kinh tế của các địa phương, tác động trực tiếp đến đời sống dân sinh. Môi trường có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển xã hội và sự ổn định chính trị của các địa phương và đất nước. Môi trường không chỉ tác động đến đời sống vật chất mà còn có ảnh hưởng to lớn đối với đời sống con người, bao trùm là toàn thể xã hội. Môi trường được đảm bảo cân bằng, phát triển hài hòa góp phần giải quyết triệt để tình trạng đói nghèo, thiên tai dịch bệnh, tư duy canh tác lạc hậu và các căn bệnh xã hội tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng do ô nhiễm môi trường sinh ra. Những vấn đề như đói, nghèo, thiên tai, dịch bệnh không chỉ đe dọa trực tiếp đến chất lượng đời sống người dân mà còn trở thành những “điểm nóng” đối với các địa phương nếu không được xử lý và giải quyết kịp thời, dẫn đến mất ổn định chính trị, ảnh hưởng đến tình hình chính trị của đất nước.
  • 37. 36 1.2. Vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường 1.2.1. Khái niệm a. Vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường Vi phạm pháp luật về môi trường là một loại vi phạm pháp luật có nhiều quan điểm, góc độ tiếp cận khác nhau của các nhà khoa học khi nghiên cứu vi phạm pháp luật về môi trường. Tuy nhiên, dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường được tiếp cận bao gồm cả tội phạm về môi trường và vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường. b. Tội phạm về môi trường Tương tự như vi phạm pháp luật, hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về tội phạm về môi trường. Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành về các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như chính sách hình sự của Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, có thể hiểu: tội phạm về bảo vệ môi trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, xâm phạm đến các thành phần của môi trường làm thay đổi trạng thái, tính chất của môi trường gây ảnh hưởng xấu tới sự tồn tại, phát triển con người và sinh vật. Như vậy: Tội phạm về môi trường phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có tác động tiêu cực và gây tổn hại ở mức độ đáng kể đến các yếu tố của môi trường, tài nguyên gây thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người, đến sự sống của động vật, thực vật sống trong môi trường đó. Tội phạm về môi trường phải xâm hại đến các quan hệ được luật hình sự quy định và bảo vệ. Đó là sự trong sạch, tính tự nhiên của các thành phần môi trường, sự cân bằng sinh thái, tính đa dạng sinh học tạo nên điều kiện sống, tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. c. Vi phạm hành chính về môi trường Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại “Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường” và “Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24/5/2021 của Chính phủ
  • 38. 37 sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường” - Các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và đề án bảo vệ môi trường. - Các hành vi gây ô nhiễm môi trường. - Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải. - Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung (sau đây gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung); Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản. - Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường. - Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm: bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền. - Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này. 1.2.2. Nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về môi trường Hành vi vi phạm pháp luật về môi trường đến từ những nguyên nhân, điều kiện khách quan và chủ quan. Trong đó một số nguyên nhân chủ quan đến từ sự đòi hỏi của quá trình hội nhập toàn cầu, sự gia tăng dân số tự nhiên và vơi cạn tài nguyên thiên nhiên, áp lực phát triển kinh tế xã hội và hiện tượng tự nhiên - xã hội như biến đổi khí hậu toàn cầu, dịch bệnh, chiến tranh,... Nguyên nhân chủ quan đến từ cả hai phía: các cơ quan chức năng và đối tượng vi phạm. Về phía các cơ quan nhà nước, nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường chủ yếu tập trung vào nhóm vấn đề sau:
  • 39. 38 Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội chưa tính đến yếu tố bảo vệ môi trường, trong đó phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ đi kèm với các hành vi khai thác, sản xuất quá mức và không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường gây ô nhiễm, huỷ hoại môi trường; các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhiều chính sách ưu đãi để phát triển kinh tế nhưng chưa quan tâm đúng mức đến bảo vệ môi trường; Nhận thức về bảo vệ môi trường của chính quyền các cấp, cơ quan tổ chức, doanh nghiệp và công dân còn hạn chế: Chính quyền các cấp, các ngành chỉ chú trọng phát triển kinh tế, chưa coi trọng công tác bảo vệ môi trường, chưa quan tâm chỉ đạo thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường, đầu tư hệ thống hạ tầng đảm bảo cho công tác xử lý chất thải, rác thải. Tại nhiều địa phương, áp lực tăng trưởng kinh tế khiến các cơ quan ở địa phương chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế trước mắt, chưa chú trọng đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường. Nhận thức không đầy đủ về công tác bảo vệ môi trường dẫn đến kêu gọi đầu tư dàn trải, cấp phép kinh doanh ồ ạt, không quan tâm đến việc thẩm định ảnh hưởng của các dự án đối với môi trường. Công tác quản lý và đấu tranh phòng, ngừa vi phạm pháp luật về môi trường còn nhiều bất cập: Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường còn thiếu và chưa đồng bộ; công tác kiểm tra, kiểm soát và quản lý xuất nhập khẩu chưa chặt chẽ; việc phân định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm quản lý nhà nước, xử lý vi phạm còn chồng chéo, trùng lặp; các cơ quan chức năng có liên quan trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về môi trường chưa làm hết chức năng của mình; Công tác phối hợp giữa các lực lượng trong phòng, chống tội phạm về môi trường còn chưa tốt... Năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình: Đội ngũ cán bộ chiến sỹ trực tiếp đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn thiếu, chưa đủ biên chế ở các cấp Công an: Một số cán bộ trong lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống còn yếu về năng lực nghiệp vụ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác phòng, chống tội phạm môi trường thời kỳ hội nhập, thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa; trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn của công tác đấu tranh; Việc giải quyết “mâu thuẫn” giữa phát triển tăng trưởng kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm, an sinh xã hội với công tác bảo vệ môi trường là một “bài toán” hết sức nan giải chưa thể giải quyết một sớm một chiều đối với nhiều cấp, nhiều ngành. Những tồn tại, thiếu sót nêu trên của các cơ quan chức năng là những điều kiện thuận lợi cho tội phạm, vi phạm pháp luật về môi trường tồn tại