SlideShare a Scribd company logo
1 of 114
Download to read offline
NHAØ XUAÁT BAÛN
ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
HỌC PHẦN 3
60
QUÂNSỰCHUNG
NGUYỄN ĐỨC THÀNH (Chủ biên)
NGUYỄN ĐỨC THÀNH (Chủ biên)
GIÁODỤCQUỐCPHÒNGVÀANNINH
QUÂN SỰ CHUNG
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
HỌC PHẦN 3
2
NHÓM TÁC GIẢ BIÊN SOẠN
TT Họ và tên
1 PGS.TS. Nguyễn Đức Thành
2 ThS. Cao Xuân Giang
3 ThS. Ngô Văn Quang
4 ThS. Huỳnh Vạng Phước
5 CN. Hoàng Văn Nam
6 CN. Nguyễn Thị Hạnh
7 CN. Ngô Hoàng Hải Vi
8 CN. Đỗ Quang Trực
9 CN. Nguyễn Huỳnh Ngọc Linh
10 CN. Nguyễn Văn Lương
11 CN. Võ Thanh Thùy
3
LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03/05/2007 của Bộ Chính trị
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc
phòng và an ninh trong tình hình mới; Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày
10/7/2007 về giáo dục quốc phòng và an ninh; Chỉ thị số 57/2007/CT-
BGDĐT ngày 04/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng
cường công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong ngành giáo dục,
Trung tâm Giáo dục thể chất và quốc phòng, Trường Đại học Sư phạm kỹ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức biên soạn cuốn “Giáo trình Giáo
dục quốc phòng và an ninh. Học phần 3. Quân sự chung” lưu hành nội
bộ, dùng cho sinh viên đại học, cao đẳng. Nội dung, chương trình đã được
cập nhật theo Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18/03/2020 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
Quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, tập thể tác
giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, những nhà
nghiên cứu và bạn đọc để tiếp tục giúp các tác giả từng bước hoàn thiện
các nghiên cứu của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
TẬP THỂ NHÓM BIÊN SOẠN
4
5
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 5
Bài 1. Chế độ sinh hoạt học tập công tác trong ngày, trong tuần 7
Bài 2. Các chế độ nền nếp chính quy bố trí trật tự nội vụ trong
doanh trại.
19
Bài 3. Hiểu biết chung về các quân binh chủng trong
quân đội
27
Bài 4. Điều lệnh đội ngũ từng người có súng 42
Bài 5. Điều lệnh đội ngũ đơn vị 52
Bài 6. Hiểu biết chung về bản đồ địa hình quân sự 64
Bài 7. Phòng tránh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công
nghệ cao
83
Bài 8. Ba môn quân sự phối hợp 98
TỔNG HỢP TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
6
7
BÀI 1
CHẾ ĐỘ SINH HOẠT, HỌC TẬP, CÔNG TÁC
TRONG NGÀY, TRONG TUẦN
MỤC TIÊU
Kiến thức: Nhằm giới thiệu cho sinh viên có hiểu biết về ý nghĩa,
nội dung của công tác quản lý bộ đội thực hiện chế độ sinh hoạt, học tập,
công tác trong ngày, trong tuần. Nắm được những nội dung cơ bản của
công tác quản lý bộ đội thực hiện chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong
ngày, trong tuần và xác định trách nhiệm bản thân góp phần cùng cả nước
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kỹ năng: Sinh viên có trách nhiệm và thái độ học tập đúng đắn, kết
hợp học tập với rèn luyện tính tổ chức, kỷ luật, tác phong chính quy và
đạo đức văn minh trường học. Trên cơ sở đó nâng cao nhận thức và vận
dụng tốt vào trong quá trình học tập môn Giáo dục quốc phòng, an ninh tại
trường và công tác sau này.
NỘI DUNG
1. Các chế độ trong ngày, trong tuần
1.1. Phân phối thời gian trích điều lệnh quản lý bộ đội (ĐLQLBĐ)
Chế độ thời gian làm việc trong tuần, trong ngày của quân nhân
(Điều 45-ĐLQLBĐ).
Trong điều kiện bình thường, khi đóng quân trong doanh trại, thời
gian làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi trong tuần, trong ngày được phân
chia như sau:
- Mỗi tuần làm việc 5 ngày và nghỉ 02 ngày vào thứ 7 và Chủ
nhật; nếu nghỉ vào ngày khác trong tuần phải do tư lệnh quân khu, quân
chủng, quân đoàn và tương đương trở lên quy định thống nhất cho đơn
vị thuộc quyền.
+ Ngày lễ, tết được nghỉ theo quy định của Nhà nước.
+ Quân nhân làm việc vào ngày nghỉ thì được nghỉ bù. Thời gian
và quyền hạn nghỉ bù do người chỉ huy đại đội và tương đương trở lên
quyết định;
8
+ Ngày nghỉ được tổ chức vui chơi, giải trí, hoạt động thể thao, văn
hóa văn nghệ, vệ sinh môi trường, nhưng phải dành một thời gian nhất
định cho quân nhân giải quyết việc riêng.
+ Mỗi ngày làm việc 08 giờ, còn lại là thời gian ngủ, nghỉ, sinh hoạt
và phải được phân chia cụ thể theo thời gian biểu trong ngày.
- Trong điều kiện đặc biệt, thời gian làm việc và nghỉ sẽ có quy
định riêng.
Chế độ sử dụng thời gian các buổi tối trong tuần của quân nhân
(Điều 46-ĐLQLBĐ)
- Tất các các buổi tối trong tuần (trừ buổi tối trước và trong ngày
nghỉ) phải tổ chức học tập hoặc sinh hoạt. Thời gian học tập, sinh hoạt mỗi
buổi tối không quá 02 giờ.
- Những đêm trước ngày nghỉ có thể ngủ muộn hơn, nhưng không
quá 23 giờ và sáng hôm sau thức dậy không quá 07 giờ.
Chế độ thời gian làm việc của từng mùa (Điều 47-ĐLQLBĐ)
- Thời gian làm việc theo 02 mùa quy định như sau:
+ Mùa nóng từ ngày 01 tháng 4 đến đến 31 tháng 10.
+ Mùa lạnh từ ngày 01 tháng 11 đến 31 tháng 09 năm sau.
- Thời gian biểu làm việc hàng ngày theo từng mùa do tư lệnh quân
khu, quân đoàn, quân chủng và tương đương trở lên quy định.
2. Làm việc và sinh hoạt trong ngày (ĐLQLBĐ)
Thời gian treo quốc kỳ trong ngày (Điều 48-ĐLQLBĐ)
Các đơn vị cấp trung đoàn và tương tương trở lên, khi đóng quân
cùng trong một doanh trại phải tổ chức treo Quốc kỳ hàng ngày ở một vị
trí trang trọng nhất. Các đại đội, tiểu đoàn và tương đương khi đóng quân
độc lập thì tổ chức treo Quốc kỳ trên sân chào cờ, duyệt đội ngũ của đơn
vị. Thời gian treo Quốc kỳ lúc 06 giờ, thời gian hạ Quốc kỳ lúc 18 giờ
hàng ngày.
Thời gian thức dậy của quân nhân (Điều 49-ĐLQLBĐ)
- Trực chỉ huy và trực ban phải thức dậy trước 10 phút để trực tiếp
ra hiệu lệnh báo thức và đi kiểm tra đôn đốc mọi quân nhân trong đơn vị
dậy đúng giờ.
- Khi có hiệu lệnh báo thức mọi quân nhân phải dậy ngay, rời khỏi
9
phòng ngủ để ra sân tập thể dục hoặc chuẩn bị để sẵn sàng công tác.
Thời gian tập thể dục sáng của chiến sĩ (Điều 50-ĐLQLBĐ)
- Đúng giờ, mọi quân nhân trong đơn vị phải tập thể dục sáng, trừ
người làm nhiệm vụ, đau ốm được chỉ huy trực tiếp cho phép.
+ Thời gian tập thể dục là 20 phút.
+ Trang phục tập thể dục do người chỉ huy đơn vị quy định thống
nhất, theo thời tiết và điều kiện cụ thể.
- Nội dung thể dục theo hướng dẫn của ngành thể dục, thể thao
quân đội. Trung đội hoặc đại đội và tương đương là cấp đơn vị tổ chức
tập thể dục.
- Tập thể dục có súng phải khám súng trước và sau khi tập.
Thời gian kiểm tra sáng (Điều 51-ĐLQLBĐ)
- Kiểm tra sáng được tiến hành hàng ngày (trừ ngày nghỉ và ngày
chào cờ). Tổ chức kiểm tra ở tiểu đội, trung đội và tương đương. Nội dung
kiểm tra theo lịch thống nhất trong tuần của đại đội và tương đương. Kiểm
tra ở cấp nào do cán bộ chỉ huy cấp đó điều hành. Khi kiểm tra, phát hiện
sai sót phải sửa ngay.
- Thời gian kiểm tra 10 phút
Thời gian học tập của quân nhân (Điều 52-ĐLQLBĐ)
- Học tập trong hội trường:
+ Người phụ trách hoặc trực ban lớp học phải kiểm tra quân số, trang
phục, chỉ huy bộ đội vào vị trí, hô “Nghiêm” và báo cáo giáo viên.
Nếu đơn vị có mang theo vũ khí phải tổ chức khám súng trước và
quy định nơi giá (đặt) súng.
+ Quân nhân ngồi trong hội trường phải đúng vị trí quy định, tập
trung tư tưởng theo dõi nội dung học tập.
Khi ra hoặc vào lớp phải đứng nghiêm báo cáo xin phép giáo viên.
Được phép mới ra hoặc vào lớp.
+ Sau mỗi tiết học hoặc giờ học tập được nghỉ từ 5 đến 10 phút. Hết
giờ nghỉ nhanh chóng vào lớp, tiếp tục nghe giảng. Giáo viên phải chấp
hành đúng thời gian. Nếu giảng quá giờ quy định, phải báo cho người phụ
trách lớp và người học biết.
+ Hết giờ học, người phụ trách hoặc trực ban lớp học hô “Đứng
10
dậy” và hô “Nghiêm”, báo cáo giáo viên cho xuống lớp, sau đó chỉ huy
bộ đội ra về.
- Học tập ngoài thao trường:
+ Đi và về phải thành đội ngũ. Thời gian đi và về không tính vào thời
gian học tập. Nếu một lần đi (về) trên một giờ được tính một nửa vào thời
gian học tập;
Hình 1. Đội ngũ cán bộ tiểu đội ở Trung đoàn 98 (Sư đoàn 316) được đào tạo kỹ
lưỡng trước khi đón nhận chiến sĩ mới
(Nguồn: https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/xay-dung-quan-doi/su-dung-hieu-
qua-chien-si-co-trinh-do-cao-o-phan-doi-591727)
+ Trước khi học tập, người phụ trách hoặc trực ban lớp học phải tập
hợp bộ đội, kiểm tra quân số, trang phục, vũ khí, học cụ, khám súng, sau
đó báo cáo với giáo viên.
+ Phải chấp hành nghiêm kỷ luật thao trường, tập luyện nơi gần địch
phải có kế hoạch sẵn sàng chiến đấu. Súng đạn, trang bị chưa dùng trong
luyện tập phải có người canh gác. Hết giờ luyện tập, người phụ trách hoặc
trực ban lớp phải tập hợp bộ đội, khám súng, kiểm tra quân số, vũ khí, học
cụ và các trang bị khác, chỉnh đốn hàng ngũ, báo cáo giáo viên cho bộ đội
nghỉ, sau đó chỉ huy bộ đội về doanh trại hoặc nghỉ tại thao trường.
- Trường hợp có cấp trên của giáo viên ở đó thì giáo viên phải báo
cáo cấp trên trước khi lên, xuống lớp.
11
Thời gian và chế độ ăn uống của quân nhân (Điều 53-ĐLQLBĐ)
- Người chỉ huy đơn vị tổ chức bếp ăn phải quản lý nhà ăn, nhà bếp;
bảo đảm tiêu chuẩn, định lượng; ăn sạch, ăn nóng và ăn đúng giờ quy định:
+ Hàng ngày chỉ đạo trực ban, tổ kinh tế, quân y kiểm tra quân số
người ăn; số lượng, chất lượng lương thực, thực phẩm sử dụng theo tiêu
chuẩn định lượng được hưởng; vệ sinh nhà ăn, nhà bếp sạch sẽ;
+ Thực hiện kinh tế công khai hàng ngày, hàng tháng; giải quyết mọi
thắc mắc, đề nghị về ăn uống của quân nhân.
- Cán bộ, chiến sỹ phục vụ nhà ăn phải nêu cao ý thức trách nhiệm
phục vụ, có kế hoạch tổ chức tiếp phẩm, cải tiến kỹ thuật nấu ăn; giữ gìn
vệ sinh, chăm lo bữa ăn, bảo đảm sức khỏe bộ đội:
+ Bảo quản lương thực, thực phẩm, chất đốt; cân đong, đo, đếm
chính xác; có sổ ghi chép xuất, nhập đầy đủ, tránh để hao hụt, lãng phí,
tham ô. Hàng ngày, tuần, tháng cùng với hội đồng kinh tế của đơn vị tiến
hành kiểm kho, báo cáo kinh tế công khai trước quân nhân;
+ Khi làm việc phải mặc quân phục công tác. Người đang mắc
bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh ngoài da không trực tiếp nấu ăn, chia
cơm, thức ăn.
+ Đối với người ốm trại, nếu không đến nhà ăn, trực nhật và quân
y phải mang cơm về cho người ốm. Những suất cơm ăn nhân viên nhà ăn
phải đậy lại cẩn thận.
- Cấm sử dụng thức ăn nấu chưa chín, ôi thiu, thịt súc vật bị bệnh, đồ
hộp hỏng, các loại lương thực, thực phẩm của địch bỏ lại chưa được quân
y kiểm tra.
Cấm để chất độc, vật bẩn, hôi hám vào khu thực phẩm nhà bếp,
nhà ăn. Nếu dùng thuốc diệt muỗi, chuột, muỗi phải có biện pháp quản
lý chặt chẽ;
Nước ăn, uống phải trong, sạch. Nước uống, nước nhúng bát, đũa
phải được đun sôi;
Mỗi bữa ăn phải để lại một phần suất ăn làm lưu nghiệm do quân y
quản lý. Sau 24 giờ không có gì xảy ra mới bỏ đi.
- Khi đến nhà ăn:
+ Phải đúng giờ. Đi ăn trước và sau giờ quy định phải được chỉ huy,
trực ban đơn vị đồng ý và báo trước cho nhà bếp.
12
+ Hạ sỹ quan, binh sĩ, học viên chưa phải là sĩ quan đến nhà ăn phải
tập hợp đi thành đội ngũ.
+ Trước khi ăn phải nhúng bát đũa qua nước sôi. Ăn xong xếp gọn
gàng bát, đũa trên mặt bàn, xếp ghế vào gầm bàn trước khi rời nhà ăn.
Thời gian bảo quản vũ khí, khí tài, trang bị của quân nhân hàng
ngày, hàng tuần (Điều 54-ĐLQLBĐ)
- Khi quân nhân được giao vũ khí, trang bị kỹ thuật phải chấp hành
nghiêm chế độ bảo quản hàng ngày, hàng tuần.
+ Hàng ngày: vũ khí bộ binh bảo quản 15 phút; vũ khí, trang bị
kỹ thuật khác, khí tài phức tạp, bảo quản 30 phút; thời gian bảo quản
vào giờ thứ 8;
+ Hàng tuần: vũ khí bộ binh bảo quản 40 phút; vũ khí, trang bị kỹ
thuật khác, khí tài phức tạp, bảo quản từ 3 đến 5 giờ; thời gian bảo quản
vào ngày làm việc cuối tuần.
+ Sau khi bắn đạn thật phải bảo quản vũ khí theo đúng quy trình
kỹ thuật.
- Lau chùi, bảo quản vũ khí, trang thiết bị hàng ngày, hàng tuần do
người chỉ huy trực tiếp tổ chức tiến hành có sự hướng dẫn của nhân viên
chuyên môn kỹ thuật. Vị trí lau chùi vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật phải
sạch sẽ. Có đủ bàn, bạt, dụng cụ và các điều kiện để tháo, lắp, bảo quản.
Trước khi lau chùi phải khám súng.
- Tuân thủ đúng quy tắc, quy trình tháo lắp, mức độ tháo lắp, lau chùi
hàng ngày, hàng tuần theo quy định, đối với từng loại vũ khí, khí tài. Khi
lau xong phải khám súng, kiểm tra.
Người chỉ huy phải phân công quân nhân lau chùi, bảo quản vũ khí,
trang thiết bị kỹ thuật của người vắng mặt.
Thời gian hoạt động thể thao, tăng gia sản xuất của quân nhân
hàng ngày (Điều 55-ĐLQLBĐ)
- Hàng ngày sau giờ lau vũ khí, trang bị, các đơn vị phải tổ chức
tập thể thao và tăng gia sản xuất cải thiện đời sống. Thời gian từ 40 đến
45 phút. Người chỉ huy cấp đại đội, trung đội và tương đương căn cứ
vào tình hình cụ thể để phân chia lực lượng cho hợp lý và bố trí luân
phiên trong tuần để bảo đảm mọi quân nhân đều được tập thể thao và
tăng gia sản xuất.
13
- Tổ chức tập thể thao buổi chiều phải căn cứ vào tình hình sân bãi và
dụng cụ hiện có để sắp xếp, bảo đảm mọi quân nhân đều được tập luyện.
Nội dung luyện tập theo hướng của ngành thể thao quân đội.
Người chỉ huy phải trực tiếp tổ chức hướng dẫn tập luyện. Các môn
tập luyện xảy ra tai nạn phải tổ chức bảo đảm an toàn.
- Tổ chức tăng gia sản xuất cải thiện đời sống phải chặt chẽ, có kế
hoạch thống nhất trong toàn đơn vị. Người chỉ huy phải căn cứ vào tình
hình cụ thể của nơi đóng quân để xác định kế hoạch, chỉ tiêu tăng gia sản
xuất cho đơn vị phù hợp. Quân nhân được phân công tăng gia sản xuất phải
tích cực, tự giác thực hiện, không được làm việc khác trong giờ tăng gia
sản xuất.
Hình 2. Giờ tăng gia ở Lữ đoàn pháo binh 382 (Quân khu 1)
(Nguồn: https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/xay-dung-quan-doi/tang-gia-
san-xuat-huong-vao-nang-cao-chat-luong-doi-song-bo-doi-528017)
Thời gian đọc báo, nghe tin hàng ngày của quân nhân (Điều
57-ĐLQLBĐ)
- Hàng ngày trước giờ học tập, sinh hoạt tối 15 phút quân nhân đều
được đọc báo, nghe tin. Việc đọc báo, nghe tin tập trung chỉ tổ chức trong
các ngày sinh hoạt tối, còn các ngày khác cá nhân tự nghiên cứu.
- Đọc báo, nghe tin tập trung tổ chức ở cấp trung đội, đại đội và
tương đương. Đến giờ quy định mọi quân nhân phải có mặt ở vị trí quy
định và giữ trật tự để nghe.
14
+ Người được phân công phụ trách đọc báo phải chuẩn bị trước để
đọc lưu loát dễ nghe;
+ Người phụ trách hệ thống truyền tin trước giờ truyền tin phải kiểm
tra máy móc, bảo đảm nghe tốt.
Thời gian điểm danh, điểm quân số của quân nhân (điều
57-ĐLQLBĐ)
- Hàng ngày trước giờ ngủ, phải tiến hành điểm danh, điểm quân số,
nhằm quản lý chặt chẽ quân số, bảo đảm sẵn sàng chiến đấu.
+ Trung đội và tương đương một tuần điểm danh 02 lần. Các tối khác
điểm quân số;
+ Đại đội và tương đương một tuần điểm danh 01 lần;
+ Chỉ huy tiểu đoàn và tương đương mỗi tuần dự điểm danh của một
đại đội. Thời gian điểm danh điểm quân số không quá 30 phút. Điểm danh,
điểm quân số cấp nào do chỉ huy cấp đó trực tiếp tiến hành.
- Đến giờ điểm danh, điểm quân số mọi quân nhân phải có mặt tại
đơn vị, phải tập hợp thành đội ngũ, trang phục đúng quy định:
+ Chỉ huy đơn vị đọc danh sách quân nhân ở từng phân đội theo quân
số đơn vị quản lý (đọc cấp bậc, họ tên từng quân nhân). Quân nhân nghe
đọc tên mình phải trả lời “Có”. Quân nhân vắng mặt, người chỉ huy trực
tiếp của quân nhân đó trả lời “Vắng mặt” kèm theo lý do;
+ Điểm danh xong, người chỉ huy nhận xét và phổ biến công tác
ngày hôm sau;
+ Khi điểm quân số cũng tiến hành như điểm danh, nhưng không
phải gọi tên. Người chỉ huy trực tiếp kiểm tra quân số thuộc quyền. Sau đó
báo cáo theo hệ thống tổ chức lên người chỉ huy điểm quân số.
Nhận báo cáo xong, chỉ huy điểm quân số có thể kiểm tra lại toàn bộ
hoặc một số phân đội.
Thời gian ngủ, nghỉ của quân nhân (theo điều 58 - ĐLQLBĐ)
- Trước giờ ngủ, trực ban, cán bộ chỉ huy trực tiếp các phân đội phải
đôn đốc mọi người chuẩn bị chăn, chiếu, mắc màn để ngủ được đúng giờ.
Đến giờ ngủ, kiểm tra việc sử dụng ánh sáng và quần áo, giày dép, trang
bị để đúng nơi quy định.
- Quân nhân khi lên giường ngủ phải để quần áo, giày dép đúng vị
trí, thứ tự gọn gàng, phải trật tự yên tĩnh.
15
Những người có việc làm quá giờ đi ngủ phải báo cáo người chỉ
huy hoặc trực ban và phải làm việc ở nơi quy định. Những người đi làm
về muộn phải nhẹ nhàng vào giường ngủ, không ảnh hưởng đến giấc ngủ
người khác.
3. Làm việc và sinh hoạt trong tuần (ĐLQLBĐ)
Thời gian chào cờ, duyệt đội ngũ của quân nhân (điều 59
-ĐLQLBĐ)
- Cấp đại đội, tiểu đoàn và tương đương ở các học viện nhà trường
đào tạo sĩ quan, hạ sỹ quan, nhân viên chuyên môn phải tổ chức chào cờ,
duyệt đội ngũ vào sáng thứ Hai hàng tuần.
Cơ quan trung, lữ đoàn và các đơn vị trực thuộc trung, lữ đoàn trong
điều kiện đóng quân tập trung phải tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ chung
vào thứ Hai hàng tuần, do phó trung, lữ đoàn trưởng quân sự chỉ huy. Nếu
các đơn vị trực thuộc đóng quân xa cơ quan trung, lữ đoàn thì phải tổ chức
chào cờ theo quy định.
Hình 3: Cán bộ, chiến sỹ thực hiện chế độ chào cờ, duyệt đội ngũ
(Nguồn: https://csphoto.vn/tac-pham/su-doa%CC%80n-5-quan-khu-7-
duye%CC%A3t-do%CC%A3i-ngu%CC%83-1047.html)
- Cấp trung đoàn và tương đương, học viện, trường, cơ quan cấp sư
đoàn, các cục của cơ quan quân nhu, quân chủng, binh chủng, quân đoàn
và tương đương: Cơ quan quân sự biên phòng tỉnh (thành) khi đóng quân
trong doanh trại tập trung tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ một lần vào sáng
thứ Hai tuần đầu tháng.
16
+ Cơ quan quân khu, quân chủng, binh chủng, quân đoàn, bộ đội
Biên phòng và tương đương khi đóng quân trong doanh trại tập trung tổ
chức chào cờ, duyệt đội ngũ toàn cơ quan một lần vào sáng thứ Hai tuần
đầu, tháng đầu quý, do một thủ trưởng bộ tư lệnh chỉ huy, các tháng khác
do từng cục tự tổ chức một lần vào sáng thứ hai tuần đầu tháng;
+ Học viện, trường có quân số nhiều hơn đơn vị cấp Trung đoàn
trước khi tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ, người chỉ huy phải nắm quân số,
quy định vị trí tập hợp của từng cơ quan, đơn vị, quy định thứ tự duyệt đội
ngũ trong diễu hành; khi chỉnh đốn hàng ngũ người chỉ huy đứng tại vị trí
chỉ huy (chính giữa phía trước đội hình) chỉ huy đơn vị, không phải về bên
phải đội hình chỉnh đốn hàng ngũ.
- Cơ quan quân sự huyện (quận) đồn Biên phòng tổ chức chào cờ
một lần vào sáng thứ Hai tuần đầu tháng.
- Trong tuần nếu cấp trên tổ chức chào cờ toàn cơ quan, đơn vị thì
cấp dưới không tổ chức chào cờ.
- Các đơn vị đóng quân gần địch do tư lệnh quân khu, quân đoàn và
tương đương được quyền cho phép các đơn vị thuộc quyền không tổ chức
chào cờ, duyệt đội ngũ, nếu xét thấy không bảo đảm an toàn, sẵn sàng
chiến đấu của đơn vị.
- Tất cả quân nhân có mặt trong đơn vị phải tham gia chào cờ, trừ
người làm nhiệm vụ hoặc đau ốm được người chỉ huy trực tiếp cho phép
vắng mặt; quân nhân phải tham gia duyệt đội ngũ.
+ Chào cờ, duyệt đội ngũ ở cấp nào, do người chỉ huy cấp đó chủ
trì và điều hành;
+ Chào cờ cơ quan từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên, do phó
chỉ huy kiêm tham mưu trưởng hoặc phó chỉ huy quân sự chỉ huy;
+ Đội hình chào cờ, duyệt đội ngũ thực hiện theo quy định của Điều
lệnh Đội ngũ.
- Thời gian chào cờ, duyệt đội ngũ được lấy vào giờ hành chính; cấp
đại đội, tiểu đoàn và cơ quan có quân số tương đương không quá 30 phút,
cấp trung đoàn, nhà trường và cơ quan có quân số tương đương không quá
40 phút.
Đến 18 giờ trong ngày, trực ban nội vụ hạ cờ xuống.
17
Thời gian thông báo chính trị (điều 60 - ĐLQLBĐ)
- Đối với cấp tiểu đoàn, đại đội độc lập và tương đương, mỗi tuần
quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng có 30 phút chính thức để nghe
thông báo chính trị vào sáng thứ Hai ngay sau khi kết thúc chào cờ và nhận
xét tuần, trước khi duyệt đội ngũ.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công
nhân viên quốc phòng một tháng được nghe thông báo chính trị một lần
hai giờ (không tính vào thời gian làm việc chính thức); do cấp trung đoàn
và tương đương trở lên tổ chức.
- Nội dung thông báo chính trị do cán bộ chính trị phụ trách.
Thời gian tổng vệ sinh doanh trại của quân nhân (theo điều 61
-QLLBĐ)
Mỗi tuần các đơn vị phải tổ chức và bố trí thời gian thống nhất để
làm tổng vệ sinh doanh trại, bảo đảm môi trường sạch đẹp.
Kết luận:
Huấn luyện điều lệnh quản lý bộ đội trong quân đội nói chung là
một nội dung nhằm giúp cho mọi quân nhân có ý thức tổ chức kỷ luật,
tác phong nghiêm túc, thể hiện sự thống nhất của quân đội. Thông qua
bài học sinh viên có kiến thức cơ bản về chế độ ngày, tuần trong quân
đội vận dụng thực tế trong thời gian học môn GDQP&AN và quá trình
học tập công tác sau này. Thông qua luyện tập, rèn luyện thường xuyên
sinh viên sẽ có tác phong nghiêm túc, có ý thức trách nhiệm trong thực
hiện các quy tắc, quy định nơi học tập, công tác và trong thực hiện pháp
luật nhà nước.
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
Câu 1. Anh (chị) nêu các chế độ trong ngày. Phân tích chế độ kiểm tra sáng.
Câu 2. Anh (chị) nêu các chế độ trong tuần. Làm rõ chế độ tổng vệ sinh
doanh trại.
Câu 3. Ý nghĩa việc nghiên cứu, học tập quản lý bộ đội thực hiện chế độ, sinh
hoạt, học tập, công tác đối với sinh viên ?
Câu 4. Anh (chị) hãy cho biết biện pháp quản lý của người chỉ huy, ý nghĩa
đối với sinh viên ?
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT
ngày 18/3/2020 ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và
an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và các
cơ sở giáo dục đại học.
[2] Nhiều tác giả (2015), Điều lệnh quản lý bộ đội, NXB Quân đội
nhân dân Việt Nam.
19
BÀI 2
CÁC CHẾ ĐỘ NỀN NẾP CHÍNH QUY, BỐ TRÍ TRẬT TỰ
NỘI VỤ TRONG DOANH TRẠI
MỤC TIÊU
Kiến thức: Nội dung bài trang bị cho người học những vấn đề cơ
bản về chế độ nền nếp chính quy và bố trí trận tự nội vụ vệ sinh trong
doanh trại.
Kỹ năng: Giúp người học rèn luyện tinh thần trách nhiệm với bản
thân, quản lý thời gian, xây dựng kế hoạch học tập rèn luyện và quyết tâm
thực hiện có hiệu quả.
NỘI DUNG
1. Các chế độ nề nếp chính quy, quản lý kỷ luật
1.1. Vững mạnh về chính trị
Hình 4. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quân Đội
“Tuyệt đối – Trực tiếp – Về mọi mặt”
(Nguồn: https://thuanphuoc.danang.gov.vn/chi-tiet-tin-
tuc?dinhdanh=74001&cat=119)
20
Cán bộ chính trị có bản lĩnh chính trị vững vàng, quyết tâm chiến đấu
cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, không có Đảng viên vi phạm
kỷ luật, nếu có phải đưa ra khỏi Đảng, các tổ chức quần chúng thường
xuyên đạt tiêu chuẩn vững mạnh.
Cán bộ các cấp đều hoàn thành nhiệm vụ (có 70% cán bộ chủ trì
hoàn thành khá trở lên).
Nội bộ đoàn kết thống nhất, dân chủ tốt, kỷ luật nghiêm, đời sống
văn hóa tinh thần lành mạnh, đơn vị an toàn.
Làm tốt công tác dân vận, góp phần xây dựng cơ sở chính trị địa
phương nơi đóng quân vững mạnh, địa bàn an toàn.
Cơ quan quân sự các cấp và lực lượng vũ trang địa phương thực sự
là nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh.
1.2. Tổ chức biên chế đúng quy định, duy trì nghiêm chế độ sẵn
sàng chiến đấu, huấn luyện giỏi
Tổ chức biên chế đúng, đủ theo quy định của Bộ, duy trì quản lý chặt
chẽ quân số để bảo đảm huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.
Có kế hoạch, phương án tác chiến theo đúng kế hoạch của Bộ và phù
hợp với nhiệm vụ của đơn vị, cán bộ, chiến sĩ luôn nắm chắc nhiệm vụ của
đơn vị, thực hiện nghiêm về các qui định sẵn sàng chiến đấu và chỉ thị,
mệnh lệnh của cấp trên.
Chấp hành nghiêm điều lệ công tác Tham mưu huấn luyện chiến
đấu, tổ chức huấn luyện cho chỉ huy điều hành huấn luyện và quản lý bộ
đội tốt.
Bảo đảm 100% cán bộ huấn luyện theo phân cấp, có 70% trở lên số
cán bộ khá, giỏi, trong đó có 30% trở lên giỏi, chỉ huy các cấp làm tốt công
tác tổ chức chỉ huy chiến đấu, chiến sĩ và phân đội phải thành thạo động tác
cơ bản về kỹ thuật, chiến thuật, điều lệnh, thể dục, có khả năng hiệp đồng
chặt chẽ trong đội hình cấp trên khi huấn luyện và diễn tập.
1.3. Xây dựng nền nếp chính quy và quản lý kỷ luật tốt
Thực hiện nghiêm điều lệnh quản lí bộ đội và các chế độ quy định
của quân đội, pháp luật của Nhà nước. Duy trì nền nếp và chế độ quy định
tốt, tạo sự ổn định vững chắc trong toàn đơn vị, quản lý người, quản lý vũ
khí trang bị chặt chẽ, không có vụ việc kỷ luật nghiêm trọng, các vụ việc
21
vi phạm kỷ luật dưới 1%, tỷ lệ đào bỏ ngũ cắt quân số không quá 1,5%,
không sử dụng bộ đội đi làm kinh tế sai quy định.
Ý nghĩa, việc xây dựng nền nếp chính quy, quản lý kỷ luật tốt sẽ giúp
cho đơn vị vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ trên giao.
Nội dung, chấp hành nghiêm pháp luật nhà nước, Điều lệ và các chế
độ quy định quân đội: Cán bộ, chiến sĩ gương mẫu chấp hành đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước và quy tắc sinh hoạt
xã hội; đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân chấp
hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Quan
hệ chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương, góp phần
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; Mọi quân nhân phải
được học tập, huấn luyện đầy đủ các nội dung của Điều lệnh quản lý bộ
đội, Điều lệnh đội ngũ, theo đúng chương trình quy định cho từng đối
tượng. Thực hiện nghiêm nội dung, thời gian và tổ chức phương pháp
huấn luyện điều lệnh. Gắn việc huấn luyện với duy trì chấp hành điều lệnh,
điều lệ và các chế độ quy định của quân đội, vận dụng vào trong học tập
sinh hoạt hàng ngày.
Duy trì nghiêm kỷ luật, nền nếp chế độ chính quy, tạo sự thống nhất
cao trong đơn vị: Mọi quân nhân phải thực hiện đúng chức trách quân nhân
và chức trách trên cương vị mà mình đảm nhiệm, nghiêm chỉnh chấp hành
các chế độ chính quy; Nội bộ đơn vị đoàn kết, thống nhất cả về ý chí và
hành động, chấp hành nghiêm điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định của quân
đội, có nếp sống văn hóa, kỷ luật tự giác nghiêm minh; Các chế độ làm
việc, sinh hoạt, học tập và công tác trong ngày, trong tuần của đơn vị phải
được duy trì chặt chẽ, nền nếp, thống nhất; Khi tổ thực hiện 11 chế chế độ
trong ngày: Các cơ quan, đơn vị bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, các
học viện, nhà trường phải duy trì theo Điều lệnh quản lý bộ đội; các kho,
trạm, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ quy định thống nhất trong đơn vị thuộc
quyền; Khi tổ chức thực hiện chế độ chào cờ duyệt đội ngũ hàng tuần, hàng
tháng: Các cơ quan đơn vị thực hiện theo quy định tại Điều 65 của Điều
lệnh Quản lý bộ đội và Điều 164 của Điều lệnh Đội ngũ Quân đội nhân
dân Việt Nam. Riêng cơ quan Bộ Quốc phòng, đơn vị kinh tế, bệnh viện
quân đội, căn cứ vào doanh trại đóng quân, đặc điểm nhiệm vụ của từng cơ
quan, đơn vị để thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ quy
định thống nhất trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền; Bố trí hệ thống biển,
bảng trong cơ quan, đơn vị nhà trường theo đúng Quyết định 1206/ QĐ-
TM ngày 23 tháng 10 năm 2006 của Tổng Tham mưu trưởng.
22
Quản lý chặt chẽ con người, vũ khí trang bị; hạn chế thấp nhất các
vụ việc vi phạm kỷ luật thông thường, đào ngũ cắt quân số; đơn vị không
có vụ việc kỷ luật nghiêm trọng; không sử dụng bộ đội làm kinh tế trái quy
định: Có biện pháp quản lý chặt chẽ số lượng và chất lượng bộ đội, thực
hiện nghiêm chế độ báo cáo theo đúng quy định; Quản lý vũ khí, trang bị,
vật tư kỹ thuật theo đúng quy định, phải có biện pháp quản lý đồng bộ,
chấp hành đúng chế độ bảo quản. Không để đơn vị xảy ra vụ việc cháy,
nổ, mất vũ khí trang bị; Giáo dục cho cán bộ, chiến sỹ nêu cao tinh thần
tự giác về lòng tự trọng, đề cao tính tổ chức, tính kỷ luật. Chủ động phòng
ngừa, giải quyết và xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm kỷ luật theo Quyết
định số 04/ QĐ-BQP quyết định hợp nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Không để đơn vị xảy ra vụ việc vi phạm nghiêm trọng; mất an toàn trong
huấn luyện, an toàn giao thông do lỗi chủ quan gây ra; các vụ việc vi phạm
kỷ luật phải xử lý không quá 0,3%, trong đó đào ngũ cắt quân số không
quá 0,1%, so với quân số biên chế của đơn vị; không tổ chức bộ đội đi làm
kinh tế trái quy định.
1.4. Bảo đảm hậu cần, tài chính và đời sống bộ đội
Cơ quan phân đội hậu cần có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quan
điểm phục vụ tốt và hoàn thành mọi nhiệm vụ.
Tổ chức tốt các mặt bảo đảm hậu cần, tài chính cho nhiệm vụ sẵn
sàng chiến đấu và chiến đấu theo quy định, xây dựng và củng cố doanh trại
chính quy, bảo đảm đời sống vật chất, ăn, ở, mặc, sinh hoạt cho bộ đội kịp
thời đúng chế độ quy định, xây dựng bếp nuôi quân giỏi, quản lý tốt, đạt
tỷ lệ 75% trở lên, quản lý tài chính tốt, tăng gia sản xuất giỏi, tích cực cải
thiện đời sống bộ đội. Cơ sở quân y chính thức có đủ điều kiện khám chữa
bệnh theo phân cấp, bảo đảm quân số khỏe trên 98,5%, cơ quan và phân
đội đạt quân ý thức 5 tốt.
Tổ chức thực hiện tốt chế độ, quy định về quản lý, cấp phát sử dụng,
bảo quản cơ sở vật chất, trang bị hậu cần có hiệu quả, tiết kiệm. Thực hiện
tốt nội dung thi đua “Ngành Hậu cần quân đội làm theo lời Bác dạy”.
1.5. Bảo đảm công tác kỹ thuật
Quán triệt và thực hiện tốt điều lệ công tác kỹ thuật Quân đội nhân
dân Việt Nam, các chỉ thị, hướng dẫn, quy định của ngành kỹ thuật. Xây
dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch công tác kỹ thuật định kỳ,
đột xuất, luôn duy trì hệ số trang bị, hệ số kỹ thuật đúng quy định, tổ chức
tốt công tác huấn luyện kỹ thuật cho mọi đối tượng.
23
Tổ chức thực hiện có hiệu quả 4 mục tiêu của cuộc vận động “Quản
lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn
giao thông” trong toàn đơn vị.
Quản lý cơ sở vật chất đúng yêu cầu xây dựng chính quy của ngành
kỹ thuật.
2. Bố trí trật tự nội vụ vệ sinh trong doanh trại
2.1. Tại doanh trại
- Từng nhà ở trong doanh trại quân đội không được lập bàn thờ, tổ
chức thờ cúng.
- Phòng làm việc, nhà ngủ đơn vị, cơ quan có biển tên treo ở trước
cửa ra vào.
- Bàn làm việc có biển ghi tên: cấp bậc, họ tên, chức vụ.
- Nhà ngủ của hạ sỹ quan, binh sỹ bố trí theo Tiểu đội (a), Trung đội
(b), Đại đội (c); Trung đội trưởng có chỗ ngủ và làm việc riêng. Chỉ huy từ
cấp (c) và cơ quan cấp trung đoàn trở lên có nơi ngủ riêng. Bàn làm việc
không để nước uống mà phải quy định nơi để nước uống riêng. Nơi làm
việc có đồ dùng, tiện nghi sinh hoạt phải sắp xếp gọn gàng, trật tự. Nếu có
quân nhân nữ phải có phòng ngủ và nơi vệ sinh, tắm giặt riêng.
- Từng nơi làm việc của chỉ huy các cấp treo các biển bảng theo
quy định.
- Phòng trực ban nội vụ treo các biển bảng theo quy định.
- Trong nhà nghỉ (phòng ngủ) phải sắp xếp đồ dùng gọn gàng, thống
nhất. Giường tủ kê ngay ngắn, thẳng hàng và có tem tên của từng quân
nhân. Vị trí giường từng người có giá để giày (dép), ba lô, để mũ; phòng
ngủ căng dây mắc màn. Từng (b) có tủ súng để ở góc tường gần cửa ra vào
theo vị trí của (b). Vị trí để súng của từng quân nhân có tem tên. Cuốc xẻng
dây lưng đeo trang bị từng người để đúng vị trí. Vũ khí trang bị tập thể giá
hoặc sắp xếp gọn gàng đúng quy định. Trên tường treo 7 loại bảng treo do
người chỉ huy từng đơn vị thống nhất.
- Ngoài hiên phía trước căng dây phơi khăn mặt.
- Ngoài sân phía sau có dây phơi quần áo, giá phơi giày, bàn lau
súng, hiên phía sau căng dây phơi quần áo khi trời mưa hoặc buổi tối.
- Từng (b), (c) phải có nơi để dụng cụ sinh hoạt và đồ dùng
huấn luyện.
24
2.1.1. Trong phòng ở
Giá ba lô: Phía trong để ba lô, phía ngoài để vở, sách (thứ tự vở to
đến nhỏ); mũ mềm đến mũ cứng rồi đến mũ kêpi (sao quay xuống đuôi
giường). Ba lô, chăn màn của bộ đội không được để tấm lót, các túi cóc
phải được cột dây. Thống nhất đối với Hạ sĩ quan – Chiến sĩ chỉ được sử
dụng loại gối do quân đội cấp.
Trên giường: Chiếu gấp 1/3, phía trên đầu giường, chăn gấp rộng
25cm x 35cm, cao 7cm, màn gấp bên trong chăn để cách đầu giường 20cm,
phía ngoài là gối để thẳng với hàng chăn. Giường có biển tên.
Sắp xếp giá giày dép: Đối với giá dùng cho giường 2 tầng: 2 đôi dép
xếp ở giữa giá, đến giày thể thao, giày cao cổ, toàn bộ mũi giày quay vào
trong. Đối với giường một tầng: giầy, dép để phía sau cuối giường, giày
bên phải, dép bên trái (thứ tự: giày bộ đội, giày thể thao, dép). Khi đi ngủ:
Đồng chí ngủ dưới để dép 1/3 về cuối giường, mũi dép quay ra ngoài. Gót
dép thẳng với mép thành giường. Đồng chí ngủ giường trên để dép chính
giữa phía sau giường, mũi dép quay vào trong sát thẳng với mép sau của
giường ngủ.
2.1.2. Bên ngoài
Khăn mặt phơi trên dây ở sau hiên nhà ở.
Dây phơi ngoài trời: Chia làm 2 loại giá dây phơi và phải có biển tên
quy định quần áo phơi. Dây phía ngoài phơi áo lót, áo dài; dây phía trong
phơi quần lót, quần dài.
2.1.3. Hướng dẫn gấp nội vụ
Giảng viên vừa nói vừa thực hiện động tác hướng dẫn gấp nội vụ.
Nội dung này có thể cho sinh viên ghi hình lại để tham khảo.
Sắp xếp một phòng mẫu để các Tiểu đội trưởng (phó) tham quan
(biết để hướng dẫn tiểu đội mình thực hiện hàng ngày).
2.2. Đóng quân dã ngoại
Căn cứ vào điều kiện cụ thể ở từng nơi trú quân và ý định của cấp
trên, chỉ huy các cấp tổ chức quy định thống nhất cách sắp xếp trật tự nội
vụ theo quy định, phù hợp với điều kiện thực tế sẵn sàng chiến đấu.
2.2.1. Trường hợp ở lán (hầm)
- Nơi ở của bộ đội phải có ván, sạp để nằm, không để bộ đội nằm
trực tiếp xuống đất.
25
Ba lô gọn gàng, để ở vị trí nằm của từng người, chăn màn để trong
ba lô, khi ngủ mới bỏ ra; xẻng, cuốc bộ binh dùng xong phải buộc dưới
đáy ba lô; giày, dép không dùng đến buộc hai bên sườn ba lô, bát đũa để
đúng vị trí.
- Quần áo ngoài lúc ngủ, khi cởi ra để ở vị trí từng người.
- Từng hầm (lán) phải có dây phơi khăn mặt.
- Vũ khí trang bị cá nhân để trên giá súng, trang bị trên dây lưng xếp
hoặc treo ở vị trí dễ lấy. Khi đi học tập, công tác, súng mang theo người,
ban đêm ngủ để ở vị trí nằm.
- Những đồ dùng tập thể xếp gọn, thống nhất do chỉ huy quy định.
2.2.2. Trường hợp mắc tăng, võng
- Phải quy định đúng vị trí và thống nhất cách mắc tăng, võng tiện
cho việc cơ động. Mắc tăng, võng phải có cọc phụ.
- Trang bị của từng người xếp gọn như ở lán trại.
- Khi ngủ, VKTB để cạnh vị trí nằm (vũ khí có thể trên võng).
- Khi ngủ dậy chăn màn phải gấp để trong ba lô, bảo đảm SSCĐ.
3. Đóng quân nhà dân
- Giữ đúng kỷ luật khi quan hệ với nhân dân; tôn trọng phong tục, tập
quán địa phương. Không gây phiền hà cho dân. Làm tốt công tác dân vận.
- Một gia đình của dân bố trí từ 2 quân nhân trở lên, nhưng không ở
quá đông.
- Bảo đảm đủ giường, ván nằm cho bộ đội. Nếu nằm võng phải được
chủ nhà đồng ý.
- Vũ khí, khí tài phải để nơi cao ráo, gọn, tiện sử dụng.
- Ba lô, quần áo sắp xếp gọn, thống nhất từng nhà. Ở đông người
phải làm công trình vệ sinh riêng. Nơi tắm giặt, phơi quần áo phải được
quy định thống nhất, cụ thể.
- Khi di chuyển nơi khác phải trả đủ những thứ đã mượn của dân, bồi
thường những thứ hỏng hoặc mất mát.
26
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
Câu 1. Anh/chị phân tích các chế độ nền nếp chính quy và quản lý kỷ
luật tốt.
Câu 2. Cách bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại quân đội hiện nay?
Câu 3. Làm rõ nội dung vững mạnh về chính trị.
Câu 4. Sẵn sàng chiến đấu được hiểu như thế nào? Liên hệ vận dụng với
cương vị là sinh viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Cục Quân huấn - Bộ Tổng Tham mưu (2002), Điều lệnh đội ngũ
Quân đội nhân dân Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân.
[2]. Nhiều tác giả (2008), Giáo trình Giáo dục quốc phòng – an
ninh, tập 2, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng,
NXB Giáo dục.
[3]. Nhiều tác giả (2015), Điều lệnh quản lý bộ đội, NXB Quân đội
nhân dân Việt Nam.
27
BÀI 3
HIỂU BIẾT CHUNG VỀ CÁC QUÂN, BINH CHỦNG
TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
MỤC TIÊU
Kiến thức: Nội dung bài trang bị cho người học những vấn đề cơ
bản về các quân binh chủng trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Hiểu vị trí
vai trò, cơ cấu tổ chức, tầm quan trọng của các lực lượng, trong Quân đội
nhân dân Việt Nam.
Kỹ năng: Người học xây dựng lòng tự hào về một quân đội anh
hùng, tự giác, học tập, rèn luyện bản thân trong mọi điều kiện hoàn cảnh.
NỘI DUNG
1. Hệ thống tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam
1.1. Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam
Tổ chức quân đội do chức năng, nhiệm vụ chính trị của quân đội quy
định, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước và truyền thống
của dân tộc qua từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Hệ thống tổ chức Quân đội
nhân dân Việt Nam có sự khác nhau theo từng giai đoạn lịch sử. Trong giai
đoạn hiện nay (theo Luật Quốc phòng 2018) được tổ chức như sau:
Các cơ quan trực thuộc
Bộ Quốc phòng
Các đơn vị trực thuộc
Bộ Quốc phòng
1. Bộ Tổng tham mưu
2. Tổng cục Chính trị
3. Tổng cục Hậu cần
4. Tổng cục Kỹ thuật
5. Tổng cục Công nghiệp quốc phòng
6. Tổng cục 2
7. Tổng Thanh tra quốc phòng
8. Viện Kiểm sát quân sự
9. Cục Điều tra hình sự
10. Cục Đối thoại
11. Cục Tài chính
12. Cục Kế hoạch đầu tư
13. Cục Khoa học công nghệ - môi
trường
14. Phòng Thi hành án quân sự
1. Các quân khu
2. Các quân đoàn
3. Các quân chủng - binh chủng
4. Bộ Tư lệnh tác chiến không gian
mạng
5. Bộ Tư lệnh cảnh sát biển
6. Bộ Tư lệnh biên phòng
7. Viện nghiên cứu
8. Các binh đoàn
9. Trung tâm nghiên cứu khoa học
10.Các học viện, nhà trường
28
1.2. Các lực lượng trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Lực lượng cơ động: Quân đoàn 1 (Binh đoàn Quyết Thắng), Quân
đoàn 2 (Binh đoàn Hương Giang), Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên),
Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long).
Lực lượng đồn trú: Quân khu: 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, Bộ Tư lệnh Thủ đô
Hà Nội và Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh.
Lực lượng huấn luyện đào tạo gồm: các học viện, nhà trường trực
thuộc Bộ Quốc phòng, các nhà trường trực thuộc các quân khu, quân đoàn,
các quân chủng, binh chủng; các nhà trường thuộc bộ chỉ huy quân sự các
tỉnh, thành phố.
Lực lượng giúp việc gồm các cơ quan trực thuộc Bộ quốc
phòng (như Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, các tổng cục,
vụ, viện, …).
Lực lượng kinh tế quốc phòng gồm các binh đoàn kinh tế, các tổng
công ty, doanh nghiệp quân đội.
Các quân chủng, binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam được
chia theo môi trường tác chiến: trên bộ, trên không và trên biển. Gồm 3
quân chủng: Lục quân, Phòng không không quân, Hải quân. Hai quân
chủng Hải quân và Phòng không không quân có tổ chức cơ quan bộ tư
lệnh, riêng quân chủng Lục quân không tổ chức bộ tư lệnh mà tổ chức
thành 6 binh chủng trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Bộ Tư lệnh biên phòng, Bộ Tư lệnh cảnh sát biển và Bộ Tư lệnh
tác chiến không gian mạng (thành lập 15/08/2017, trước đây là Cục Công
nghệ thông tin thuộc Bộ Tổng tham mưu), là ba lực lượng trực thuộc Bộ
Quốc phòng.
1.3. Nhiệm vụ, chức năng chính của một số cơ quan, đơn vị trong
Quân đội nhân dân Việt Nam
Bộ Quốc phòng là cơ quan trực thuộc Chính phủ, có chức năng quản
lí nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, quân đội nhân dân và
dân quân tự vệ; đồng thời là cơ quan trung ương chỉ đạo, chỉ huy quân đội
nhân dân và dân quân tự vệ cùng nhân dân đấu tranh trong thế trận chiến
tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm ngăn
chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hành động phá hoại và xâm lược, bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc
Tổ chức hiện nay gồm:
Các cơ quan: Văn phòng Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu,
29
Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công
nghiệp Quốc phòng, Tổng cục Tình báo Quốc phòng và một số cơ quan
trực thuộc khác
Các học viện, nhà trường.
Các quân chủng, binh chủng, các quân khu, quân đoàn, Bộ Tư lệnh
Thủ đô Hà Nội và Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3.1. Bộ tổng tham mưu và cơ quan tham mưu các cấp
Là cơ quan chỉ huy các lực lượng quân đội và dân quân tự vệ trong cả
nước, có chức năng bảo đảm trình độ sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng,
điều hành mọi hoạt động quân sự trong thời bình, thời chiến; tổ chức nắm
tình hình địch, tình hình ta, nghiên cứu đề xuất những chủ trương, giải
pháp, điều hành các kế hoạch tác chiến, tổ chức hiệp đồng, bảo đảm, tổ
chức bố trí lực lượng chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu.
1.3.2. Tổng cục chính trị và cơ quan chính trị các cấp
Là cơ quan đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị trong quân
đội, hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Bộ Chính
trị, Đảng ủy Quân sự Trung ương. Nghiên cứu đề xuất những chủ trương,
giải pháp, kế hoạch công tác đảng, công tác chính trị của toàn quân cũng
như của đơn vị. Hướng dẫn và tổ chức cho các cơ quan đơn vị, tổ chức
đảng, tổ chức chỉ huy, các đoàn thể thực hiện có hiệu quả công tác đảng,
công tác chính trị trong quân đội.
1.3.3. Tổng cục Hậu cần và cơ quan hậu cần các cấp
Là cơ quan tham mưu, đảm bảo về mặt hậu cần của toàn quân và
từng đơn vị, có nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất các vấn đề có liên quan đến
công tác bảo đảm hậu cần quân đội thời bình cũng như trong chiến tranh.
Trực tiếp chỉ đạo bảo đảm hậu cần cho bộ đội, tăng gia sản xuất, tạo nguồn
và nghiên cứu khai thác sử dụng vật tư trang bị.
1.3.4. Tổng cục Kỹ thuật và cơ quan quản lý kỹ thuật các cấp
Là cơ quan đảm bảo trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh cho
toàn quân và cho từng đơn vị. Có nhiệm vụ làm tham mưu cho cấp ủy và
chỉ huy các cấp về công tác đảm bảo kỹ thuật, nghiên cứu đề xuất các vấn
đề có liên quan đến tổ chức lực lượng, kế hoạch bảo đảm kỹ thuật trong
thời bình và thời chiến.
Trực tiếp tổ chức chỉ đạo và đảm bảo kỹ thuật cho toàn quân và từng
đơn vị. Tổ chức chỉ đạo sản xuất tạo nguồn bảo đảm kỹ thuật.
30
1.3.5. Tổng cục Công nghiệp quốc phòng
Là cơ quan chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ sản xuất quốc phòng.
Thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp quốc phòng.
Hình 5. Bắn trình diễn vũ khí mới do Tổng cục Công nghiệp quốc phòng nghiên cứu
(Nguồn: https://www.otofun.net/threads/cong-nghiep-quoc-phong-viet-nam-da-
co-nhieu-buoc-tien-moi.937323/)
Nghiên cứu sản xuất, các vấn đề có liên quan, tổ chức chỉ đạo công
tác công nghiệp quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân. Trực tiếp
tổ chức và chỉ đạo sản xuất công nghiệp quốc phòng trong quân đội. Huấn
luyện bộ đội về công nghiệp quốc phòng.
1.3.6. Tổng cục 2 (Tổng cục Tình báo quân đội)
Hình 6. Tổng cục II nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
(Nguồn: https://tuyengiao.khanhhoa.gov.vn/?ArticleId=e20b6815-b761-4130-bbb0-
6303e717ddd8)
31
Là cơ quan chuyên trách về công tác tình báo chiến lược, hoạt động
trên các lĩnh vực tình báo, chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh
tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ môi trường, văn hóa xã hội, … Thu thập
và xử lý thông tin liên quan đến lợi ích quốc gia, tham mưu cho Đảng và
Nhà nước, hoạch định đường lối, sách lược đối nội, đối ngoại và các chủ
trương, kế hoạch, biện pháp, các quyết sách để thực hiện thắng lợi hai
nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
Tổng cục 2 hoạt động theo pháp lệnh tình báo của Chủ tịch nước và
nghị định tình báo của Thủ tướng chính phủ.
1.3.7. Quân khu
Là cơ quan chỉ huy các lực lượng vũ trang trong phạm vi địa bàn
được phân công, có chức năng đảm bảo trình độ sẵn sàng chiến đấu của
các lực lượng vũ trang nhân dân trên địa bàn, điều hành mọi hoạt động
quân sự trong thời bình, thời chiến, tổ chức nắm tình hình địch, tình hình
ta, nghiên cứu đề xuất những chủ trương, giải pháp điều hành các kế hoạch
tác chiến, tổ chức lực lượng, chỉ huy quân đội và dân quân tự vệ trong các
hoạt động quân sự.
1.3.8. Quân đoàn
Là lực lượng cơ động của quân đội, là đơn vị tác chiến chiến dịch,
lực lượng thường trực có từ 3 đến 4 sư đoàn bộ binh và một số lữ đoàn,
trung đoàn binh chủng. Có nhiệm vụ tác chiến chiến dịch hoặc đảm nhiệm
một hướng chiến dịch trong đội hình tác chiến của cấp trên.
2. Hiểu biết chung về quân chủng, binh chủng
Quân chủng, binh chủng là lực lượng quân đội được tổ chức theo môi
trường tác chiến, hiện tại Quân đội nhân dân Việt Nam có 3 quân chủng:
Quân chủng Lục quân: tác chiến trên mặt đất;
Quân chủng Hải quân: tác chiến trên trên biển, đảo;
Quân chủng Phòng không - Không quân: tác chiến trên không.
Quân chủng Hải quân và Quân chủng Phòng không - Không quân có
tổ chức cơ quan Bộ Tư lệnh, riêng quân chủng Lục quân không tổ chức Bộ
Tư lệnh mà tổ chức thành 6 binh chủng trực thuộc Bộ Quốc phòng: Pháo
binh, Tăng Thiết giáp, Công binh, Thông tin, Đặc công, Hóa học.
32
2.1. Quân chủng Hải quân (thành lập ngày 7/5/1955)
Hình 7. Hình ảnh bàn giao tàu hộ vệ Lý Thái Tổ tại Quân cảng Cam Ranh
(Nguồn: https://danviet.vn/hinh-anh-ve-quan-cang-cam-ranh-xua-va-nay-
7777168780.htm)
2.1.1. Vị trí
Là lực lượng tác chiến chủ yếu trên chiến trường biển, đảo; làm nòng
cốt trong việc tiêu diệt địch ở hải phận và thềm lục địa, bảo vệ các đảo, các
quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam.
2.1.2. Nhiệm vụ chung
Bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, các quần đảo, các đảo của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chống mọi hành động phá hoại
vi phạm chủ quyền quốc gia. Luôn duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu,
đập tan mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù, bảo vệ vững chắc lãnh thổ biển
đảo của Tổ quốc.
2.1.3. Tổ chức biên chế
Tổ chức biên chế bao gồm:
Bộ Tư lệnh Quân chủng.
Các cơ quan trực thuộc: Văn phòng Bộ Tư lệnh, Bộ Tham mưu, Cục
Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật, các bộ tư lệnh vùng (5 vùng), các
cơ quan trực thuộc khác.
33
Các nhà trường, viện nghiên cứu.
Các lữ đoàn, trung đoàn hải quân và các đơn vị bảo đảm khác.
Các binh chủng của Quân chủng Hải quân (Binh chủng Tàu ngầm;
Binh chủng Tàu mặt nước; Binh chủng Không quân Hải quân; Binh chủng
Hải quân đánh bộ; Binh chủng Tên lửa - Pháo bờ biển; Binh chủng Đặc
công hải quân). Các binh chủng hải quân không tổ chức thành bộ tư lệnh
mà tổ chức thành các lực lượng cấp trung đoàn, lữ đoàn.
Các vùng thuộc quân chủng Hải quân:
Các vùng hải quân hiện tại có 5 vùng (mỗi vùng tương đương với 1
sư đoàn bộ binh). Các vùng hải quân tổ chức Bộ Tư lệnh vùng, có các cơ
quan và đơn vị trực thuộc:
Vùng I: gồm vùng biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh;
Vùng II: gồm vùng biển các tỉnh từ Nam Bình Thuận đến Bạc Liêu
(cửa sông Gành Hào);
Vùng III: gồm vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định;
Vùng IV: gồm vùng biển các tỉnh từ Phú Yên đến Bắc Bình Thuận;
Vùng V: vùng biển các tỉnh Bạc Liêu (cửa sông Gành Hào), Cà Mau,
Kiên Giang.
Binh chủng Tàu ngầm gồm 06 tàu:
Tàu ngầm Hà Nội 182 hạ thủy 28/ 08/ 2012, về tới Việt Nam 31/ 12/
2013;
Tàu ngầm Hồ Chí Minh 183 hạ thủy 28/ 12/ 2012, về tới Việt Nam
19/ 03/ 2014;
Tàu ngầm Hải Phòng 184, hạ thủy 28/08/2013, về tới Việt Nam
28/01/2015;
Tàu ngầm Khánh Hòa 185, hạ thủy 28/09/2014, về tới Việt Nam
tháng 12/2015;
Tàu ngầm Đà Nẵng 186, hạ thủy 28/03/2015, về tới Việt Nam
02/02/2016;
Tàu ngầm Bà Rịa - Vũng Tàu 187, hạ thủy tháng 09/2015, về tới Việt
Nam 20/01/2017.
2.2. Quân chủng Phòng không – Không quân
2.2.1. Vị trí
Chức năng cơ bản là quản lý chặt chẽ vùng trời quốc gia, thông báo
34
tình hình địch trên không cho các lực lượng vũ trang và nhân dân, đánh
trả các cuộc tấn công đường không của đối phương, bảo vệ các trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hóa; làm nòng cốt cho các lực lượng khác tiêu diệt
các loại máy bay của địch.
Hình 8. Những người lính canh giữ biển, trời
(Nguồn: http://phongkhongkhongquan.vn/33926/
nhung-nguoi-linh-canh-troi-giu-bien.html)
2.2.2. Nhiệm vụ
Tổ chức quan sát, phát hiện mục tiêu tấn công bằng đường không
của địch trước khi chúng vào lãnh thổ Việt Nam, tiêu diệt các lực lượng
không quân của địch, bảo vệ vững chắc các mục tiêu của ta, ngoài ra còn
đảm nhiệm nhiệm vụ tập kích vào các mục tiêu của địch như sân bay, bến
cảng, các vị trí tập kết chuẩn bị tiến công ta. Bảo vệ vững chắc bầu trời của
Tổ quốc trong mọi tình huống.
2.2.3. Tổ chức biên chế
Tổ chức biên chế bao gồm:
Bộ Tư lệnh Quân chủng.
Các cơ quan trực thuộc: Văn phòng Bộ Tư lệnh, Bộ Tham mưu, Cục
Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật, Cục Phòng không Lục quân, các cơ
quan trực thuộc khác.
35
Các nhà trường, viện nghiên cứu.
Các đơn vị trực thuộc: các sư đoàn phòng không (361, 363, 365, 367,
375, 377), các sư đoàn không quân (370, 371, 372), lữ đoàn không quân
918 và các đơn vị bảo đảm khác (Lữ đoàn Công binh 28, Lữ đoàn Thông
tin 26, các đơn vị kinh tế).
Quân chủng Phòng không - Không quân có các binh chủng: Ra đa,
tên lửa, không quân, pháo phòng không; nhưng không tổ chức bộ tư lệnh
binh chủng mà tổ chức thành các đơn vị.
Các đơn vị chiến đấu của lực lượng phòng không lục quân được biên
chế thành các khẩu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn và lữ đoàn trực thuộc
các quân khu, quân đoàn, các sư đoàn bộ binh. Trang bị có các loại súng
máy cao xạ, các loại pháo cao xạ có cỡ nòng khác nhau và tên lửa vác vai
như A72. Các loại tên lửa có các tầm bắn khác nhau được biên chế thành
các trung đoàn tên lửa trực thuộc các sư đoàn phòng không. Các đơn vị
phục vụ như ra đa, vận tải biên chế tiểu đoàn trực thuộc các trung đoàn.
Bộ đội không quân được tổ chức thành các phi đội, trực thuộc các
sư đoàn, trung đoàn với các loại máy bay và các đơn vị phục vụ đảm bảo
huấn luyện và chiến đấu.
3. Quân chủng lục quân
Được tổ chức thành 6 binh chủng trực thuộc Bộ Quốc phòng: Pháo
binh, Tăng Thiết giáp, Công binh, Thông tin, Đặc công, Hóa học.
3.1. Binh chủng pháo binh (thành lập ngày 29/6/1946)
Khẩu hiệu truyền thống “chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng”
Vị trí: Là binh chủng chiến đấu, hỏa lực chính của lục quân, có thể
tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng hoặc độc lập tác chiến.
Nhiệm vụ: Chi viện hỏa lực trong tác chiến hiệp đồng quân, binh
chủng. Chi viện hỏa lực cho các lực lượng đánh nhỏ lẻ, rộng khắp trên địa
bàn tác chiến.
Kiềm chế, chế áp trận địa pháo binh, súng cối, tên lửa, sở chỉ huy
của địch.
Tiêu diệt các phương tiện đổ bộ đường biển, đường không, phá hủy
các công trình phòng ngự của địch.
Chế áp, phá hoại các mục tiêu quan trọng sâu trong đội hình và hậu
phương của địch.
37
thành sức mạnh tổng hợp trong chiến đấu.
Thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu bên trong của địch như: sở chỉ
huy, các trận địa pháo, tên lửa,…
Trong một số trường hợp có thể làm nhiệm vụ vận chuyển bộ đội
hoặc vũ khí trang bị.
Tổ chức biên chế:
Bộ Tư lệnh;
Các cơ quan: Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ
thuật và các cơ quan trực thuộc khác;
Các nhà trường;
Các lữ đoàn xe tăng và các đơn vị bảo đảm;
Đơn vị tổ chức thành trung đội, đại đội, tiểu đoàn, lữ đoàn. Mỗi xe
tăng gồm 4 người: 1 trưởng xe, 1 lái xe và 2 pháo thủ, biên chế theo trung
đội 3 xe hoặc đại đội 9 xe.
3.3. Binh chủng đặc công (thành lập ngày 19/3/1967)
Hình 10. Lực lượng đặc công Việt Nam đặc biệt tinh nhuệ, luồn sâu đánh hiểm
(Nguồn: https://viettimes.vn/nga-dac-cong-viet-nam-thien-chien-ngoai-suc-
tuong-tuong-post17775.html)
Khẩu hiệu truyền thống “Đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời,
mưu trí, sáng tạo, đánh hiểm, thắng lớn”.
39
Dùng thuốc nổ đánh phá các mục tiêu kiên cố.
Rà phá bom mìn, khắc phục vật cản, mở cửa mở.
Xây dựng công trình tác chiến sở chỉ huy, hầm ngầm,…
Bảo đảm cầu, phà, mở đường phục vụ chiến đấu.
Tổ chức biên chế bao gồm:
Bộ Tư lệnh;
Các cơ quan: Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ
thuật, Cục Công trình quốc phòng và các cơ quan trực thuộc khác;
Các nhà trường, viện kỹ thuật, các ban quản lý dự án, các trung tâm;
Các lữ đoàn, tiểu đoàn công binh;
Đơn vị công binh cơ sở được biên chế cấp trung đội, đại đội, tiểu đoàn.
3.5. Binh chủng Hóa học (thành lập ngày 19/4/1958)
Khẩu hiệu truyền thống “Phòng chống tốt, chiến đấu giỏi”.
Vị trí: là binh chủng chuyên môn kỹ thuật của Quân đội nhân dân
Việt Nam, có chức năng bảo đảm hóa học cho tác chiến, làm nòng cốt
trong việc phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, ngụy trang bảo vệ các mục
tiêu, nghi binh đánh lừa địch.
Nhiệm vụ: Bảo đảm hóa học cho tác chiến; làm nòng cốt trong việc
phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, ngụy trang bảo vệ các mục tiêu, nghi
binh lừa địch bằng màn khói; trực tiếp chiến đấu bằng vũ khí bộ binh và
súng phun lửa.
Tổ chức biên chế:
Bộ Tư lệnh;
Các cơ quan: Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ
thuật và các cơ quan trực thuộc khác;
Các nhà trường, viện hóa học;
Các lữ đoàn, tiểu đoàn phòng hóa;
Đơn vị cơ sở tổ chức từ tiểu đội đến tiểu đoàn.
3.6. Binh chủng Thông tin liên lạc (thành lập ngày 9/9/1945)
Khẩu hiệu truyền thống: “Kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn”.
Vị trí: là binh chủng chuyên môn kỹ thuật của Quân đội nhân dân
Việt Nam, có chức năng bảo đảm thông tin liên lạc cho hệ thống chỉ huy,
hiệp đồng và bảo đảm.
40
Nhiệm vụ: bảo đảm thông tin liên lạc cho chỉ huy quân đội trong mọi
tình huống, cụ thể là:
Bảo đảm thông tin liên lạc cho chỉ huy tác chiến.
Bảo đảm thông tin cho hiệp đồng các quân, binh chủng.
Bảo đảm thông tin cho hậu cần, kỹ thuật.
Bảo đảm thông tin cho quân bưu dẫn đường.
Bảo đảm thông tin cho sẵn sàng chiến đấu A2.
Bảo đảm thông tin cho tác chiến điện tử.
Tổ chức biên chế:
Bộ Tư lệnh;
Các cơ quan: Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ
thuật và các cơ quan trực thuộc khác;
Các nhà trường, các trung tâm;
Các lữ đoàn, tiểu đoàn thông tin, nhà máy, kho,…;
Đơn vị cơ sở tổ chức từ tiểu đội đến tiểu đoàn.
Trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ,
Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng đã cùng toàn Đảng, toàn dân lập
nên những chiến công vang dội trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống
nhất đất nước cũng như trong xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Ngày nay, thế giới đang trong thời kỳ hòa bình, nhưng chủ nghĩa
đế quốc và các thế lực thù địch đang đẩy mạnh chiến lược diễn biến
hòa bình nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa; mâu thuẫn dân
tộc, sắc tộc và tranh chấp lãnh thổ, biên giới đang diễn ra phức tạp, khó
lường.
Vì vậy, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng chính quy,
tinh nhuệ, từng bước hiện đại là phương hướng đúng đắn của Đảng và Nhà
nước ta hiện nay.
Nghiên cứu học tập một số nội dung cơ bản về quân đội, về quân
chủng, binh chủng giúp cho sinh viên hiểu biết, nâng cao nhận thức về
quân đội, trên cơ sở đó nêu cao tinh thần trách nhiệm, góp phần xây dựng
lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh toàn diện, bảo vệ vững chắc tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
41
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
Câu 1. Anh/chị hãy trình bày hệ thống tổ chức trong Quân đội nhân dân
Việt Nam hiện nay.
Câu 2. Trình bày khái quát về các quân chủng, binh chủng trong Quân đội
nhân dân Việt Nam.
Câu 3. Anh/chị hãy làm rõ vai trò của lực lượng Cảnh sát biển hiện nay.
Câu 4. Trách nhiệm của sinh viên trong tham gia xây dựng quân đội vững
mạnh là gì?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nhiều tác giả (2008), Giáo trình Giáo dục quốc phòng – an
ninh, tập 2, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng,
NXB Giáo dục.
[2]. Nhiều tác giả (2015), Điều lệnh quản lý bộ đội, NXB Quân đội
nhân dân Việt Nam.
42
BÀI 4
ĐIỀU LỆNH ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI CÓ SÚNG
MỤC TIÊU
Kiến thức: Bài này trang bị cho người học những nội dung về điều
lệnh đội ngũ từng người có súng, ý nghĩa trường hợp vận dụng của từng
động tác, ý nghĩa về sự trang nghiêm thống nhất, thể hiện sự hùng mạnh
của quân đội chính quy và của đơn vị.
Kỹ năng: tích cực tự giác luyện tập, xây dựng quyết tâm, rèn luyện
sức chịu đựng qua từng nội dung bài học.
NỘI DUNG
1. Động tác khám súng
Ý nghĩa: Khám súng là để chấp hành quy tắc bảo đảm an toàn tuyệt
đối trong việc giữ gìn vũ khí, trang bị đối với mọi trường hợp trong huấn
luyện, công tác, sinh hoạt, hành quân, trú quân trước và sau khi dùng súng.
Khám súng là một động tác cần thiết nhằm bảo đảm an toàn cho
người giữ súng và những người xung quanh.
1.1. Động tác khám súng
Khám súng
Khẩu lệnh: “Khám súng” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh.
Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Khám súng”, làm 3 cử động:
Cử động 1: Tay phải vuốt nhẹ theo dây súng đưa về nắm ốp lót tay
đồng thời chân trái bước lên 1/2 bước, đặt mũi bàn chân chếch sang phải
15⁰; lấy mũi bàn chân phải làm trụ xoay gót lên để cho thân người chếch
về bên phải 45⁰; tay phải đưa súng lên trước, cánh tay cong tự nhiên đồng
thời tay trái đưa lên nắm ốp lót tay dưới thước ngắm (nắm cả dây súng);
nòng súng chếch lên 45⁰, báng súng nằm sát hông bên phải.
Cử động 2: Tay phải rời ốp lót tay nắm hộp tiếp đạn, lòng bàn tay
quay về trước, hổ khẩu tay nắm sau sống hộp tiếp đạn, bốn ngón con khép
lại nắm bên phải hộp tiếp đạn, dùng ngón tay cái (hoặc hổ khẩu tay phải)
ấn lẫy giữ hộp tiếp đạn, tháo hộp tiếp đạn ra; chuyển sang tay trái giữ, ngón
tay giữa và ngón thứ tư kẹp hộp tiếp đạn vào bên phải ốp lót tay, miệng hộp
44
đeo dây ở báng súng khoảng 30cm (bàn tay phải nắm dây súng như khi
đứng nghiêm mang), kéo căng dây súng vào người, nắm tay phải cách thân
người 10cm.
Cử động 3: Dùng sức đẩy của tay trái và sức xoay của tay phải đưa
súng ra phía sau, quàng dây súng vào vai phải, tay trái đưa về thành tư thế
đứng nghiêm.
Những điểm cần chú ý:
Phải thực hiện đúng các quy định về khám súng.
Khám súng phải đưa nòng súng chếch lên trên 45⁰.
Động tác phải thận trọng, tỷ mỉ, bảo đảm an toàn.
Không chĩa súng hướng vào người.
Sau khi kéo bệ khoá nòng về sau phải nhìn kỹ vào buồng đạn và hộp
tiếp đạn xem có đạn không.
2. Động tác mang súng, kẹp súng, xuống súng
Ý nghĩa: Động tác mang súng, kẹp súng, xuống súng thường dùng
trong hành quân, di chuyển vị trí, tuần tra, canh gác, luyện tập,… đảm bảo
thống nhất.
2.1. Động tác mang súng (từ tư thế xách súng)
Khẩu lệnh: “Mang súng’’ chỉ có động lệnh không có dự lệnh.
Động tác: Nghe dứt động lệnh “Mang súng” làm 3 cử động:
Cử động 1: Tay phải đang từ xách súng, đưa súng lên dọc chính giữa
trước thân người, cách người 20cm, nòng súng hướng lên trên, mặt súng
hướng sang phải; tay trái đưa lên nắm ốp lót tay dưới tay phải.
Cử động 2: Tay phải rời ốp lót tay nắm cổ tròn báng súng, hộ khẩu
tay quay lên trên, phối hợp hai tay xoay mũi súng xuống dưới (khi xoay
tay trái hơi lỏng ra, chuyển hộ khẩu tay lên trên). Tay phải đưa về nắm
dây súng, ngón tay cái nằm dọc theo thân súng ở bên trong, bốn ngón
con khép lại ở bên ngoài, ngón tay trỏ cách khâu đeo dây súng ở báng
30cm.
Cử động 3: Kết hợp hai tay đưa súng choàng vào vai phải, tay trái
đưa về thành tư thế đứng nghiêm.
2.2. Động tác xuống súng (thành tư thế xách súng)
Khẩu lệnh: “Xách súng” chỉ có động lệnh khộng có dự lệnh.
45
Động tác: Nghe dứt động lệnh “Xách súng”:
Tay phải vuốt dọc theo dây súng về nắm ốm lót tay, đưa dây súng
ra khỏi vai, tay phải giữ súng bên hông phải, nòng súng hợp với mặt phẳng
ngang một góc 45 độ. Trở về tư thế đứng nghiêm xách súng.
2.3. Kẹp súng tiểu liên khi giữ súng
Khẩu lệnh: “Kẹp súng” chỉ có động lệnh không có dự lệnh.
Động tác: Nghe dứt động lệnh “Kẹp súng” làm 3 cử động:
Cử động 1: Tay phải đưa súng lên, cánh tay trên khép sát người, súng
nằm dọc bên phải thân người cách thân người 15cm, mặt súng hướng vào
người, vòng bảo vệ đầu ngắm cao ngang vai, đồng thời tay trái đưa lên
nắm ốp lót tay, bốn ngón con khép lại nắm ốp lót tay dưới, ngón cái nắm
ốp lót tay trên.
Cử động 2: Tay phải rời nòng súng đưa xuống nắm tay cầm, hộ khẩu
tay bên trên, hướng ra ngoài bằng mặt cắt tay cầm.
Cử động 3: Kết hợp hai tay đưa súng vào sườn phải về tư thế kẹp
súng, tay trái về thành tư thế đứng nghiêm.
2.4. Xuống súng tiểu liên AK khi kẹp súng (về tư thế giữ súng)
Khẩu lệnh: “Xuống súng” chỉ có động lệnh không có dự lệnh.
Động tác: Nghe dứt động lệnh “Xuống” làm 3 cử động:
Cử động 1: Tay phải đưa súng ra, cánh tay thẳng, súng nằm dọc
theo thân người, cách thân người 15cm. Đồng thời tay trái đưa lên nắm
ốp lót tay.
Cử động 2: Tay phải rời tay cầm về nắm nòng súng, hổ khẩu tay phía
trên mặt súng, ngang với phía dưới của chuôi lê.
Cử động 3: Tay phải đặt nhẹ súng xuống đất thành tư thế giữ súng,
tay trái đưa về thành tư thế đứng nghiêm.
3. Động tác đeo súng, xuống súng
Ý nghĩa: Động tác đeo súng thường dùng trong khi tay bận hoặc để
làm việc khác như leo, trèo, mang vác.
3.1. Động tác đeo súng, xuống súng
3.1.1. Động tác đeo súng (khi đang ở tư thế mang súng)
Khẩu lệnh: “Đeo súng” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh.
Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Đeo súng”, làm 3 cử động:
46
Cử động 1: Tay phải vuốt nhẹ theo dây súng đưa về nắm ốp lót tay
đưa súng về phía trước, súng cách thân người 20 cm. Mũi súng hơi chếch
sang trái, mặt súng quay sang phải, khâu đeo dây phía trên cao ngang vai
trái, đồng thời tay trái nắm thân súng dưới thước ngắm, ngón út sát tay kéo
khoá nòng.
Cử động 2: Tay phải rời ốp lót tay chuyển về nắm giữa dây súng
,lòng bàn tay úp vào trong người (ngón cái nắm dọc phía trong dây súng,
bốn ngón con khép lại nắm phía ngoài dây súng), kéo căng dây súng sang
bên phải, đồng thời dùng cùi tay phải đưa vào giữa súng và dây súng, súng
nằm chếch trước người, vòng cò ở khoảng thắt lưng. Phối hợp hai tay đưa
dây súng qua đầu quàng vào cổ, tay phải luồn vào giữa súng và dây súng.
Súng nằm chếch trước ngực từ trái sang phải, mặt súng quay lên trên.
Tay phải chuyển về nắm ốp lót tay trên, tay trái rời thân súng đưa về nắm
dây súng trên vai trái.
Cử động 3: Phối hợp hai tay đưa súng sang phải về sau. Súng nằm
chếch sau lưng từ trái sang phải, mũi súng hướng chếch xuống dưới, hai
tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm.
3.1.2. Động tác xuống súng (thành tư thế mang súng)
Khẩu lệnh: “Mang súng” chỉ có động lệnh không có dự lệnh.
Động tác : Khi nghe dứt động lệnh “Mang súng” làm 3 cử động:
Cử động 1: Tay phải đưa về sau nắm ốp lót tay trên, tay trái đưa lên
nắm dây súng trên vai trái hơi nâng lên.
Cử động 2: Tay phải đưa súng từ sau lưng qua phải về trước, súng
nằm chếch trước ngực từ trái sang phải.
Cử động 3: Phối hợp 2 tay nhấc dây súng lên, đưa qua đầu, quàng
dây súng vào vai phải thành tư thế mang súng. Tay phải rời ốp lót tay, đưa
lên nắm dây súng (ngón tay trỏ cao ngang mép trên túi áo ngực), tay trái
đưa về thành tư thế đứng nghiêm mang súng.
3.1.3. Động tác đeo súng (khi đang ở tư thế treo súng)
Khẩu lệnh: “ Đeo súng” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh.
Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Đeo súng” làm 2 cử động:
Cử động 1: Tay phải rời cổ báng súng đưa về sau nắm ốp lót tay trên,
tay trái đưa lên nắm dây súng trên vai trái và nâng lên.
Cử động 2: Phối hợp 2 tay đưa dây súng sang bên phải về sau, súng
47
nằm chếch sau lưng từ trái sang phải, nòng súng hướng xuống dưới, hai tay
đưa về tư thế đứng nghiêm.
3.1.4. Động tác xuống súng (về tư thế treo súng)
Khẩu lệnh: “Treo súng” chỉ có động lệnh không có dự lệnh
Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Treo súng” làm 3 cử động:
Cử động 1: Tay phải đưa về sau lưng nắm ốp lót tay, tay trái đưa lên
nắm dây súng trên vai trái.
Cử động 2: Phối hợp 2 tay đưa súng từ sau ra trước, súng nằm chếch
trước ngực 45º từ trái sang phải, mặt súng quay lên trên, tay kéo khóa
nòng nằm chính giữa hàng khuy áo.
Cử động 3: Tay phải rời ốp lót tay đưa về nắm cổ báng súng, ngón
cái bên trong, bốn ngón con bên ngoài. Tay trái đưa về thành tư thế đứng
nghiêm.
Những điểm cần chú ý:
Khi đưa dây súng qua đầu quàng vào cổ hoặc lấy súng ra không được
cúi xuống, không để va chạm làm mũ lệch, súng không được đưa cao làm
che mặt.
Khi làm động tác không lệch người, lệch vai, tư thế thiếu
nghiêm chỉnh.
4. Động tác treo súng, xuống súng
Ý nghĩa: Động tác treo súng thường dùng khi canh gác, làm nhiệm
vụ đón tiếp, duyệt đội ngũ, duyệt binh,…
4.1. Động tác treo súng (khi ở tư thế mang súng)
Khẩu lệnh: “Treo súng” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh.
Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Treo súng” làm 3 cử động:
Cử động 1: Tay phải vuốt nhẹ theo dây súng đưa về nắm ốp lót tay,
đưa súng về phía trước, cách thân người 20 cm (tính ở ngực) mũi súng
chếch sang trái, đồng thời tay trái nắm thân súng dưới thước ngắm , ngón
út sát tay kéo bệ khóa nòng.
Cử động 2: Tay phải rời ốp lót tay, về nắm giữa dây súng (ngón tay
cái đặt dọc phía trong dây súng, 4 ngón con khép lại nắm phía ngoài) kéo
căng sang phải, dùng cùi tay phải đưa vào giữa súng và dây súng, súng
nằm chếch trước người.
48
Cử động 3: Phối hợp hai tay nhấc dây súng qua đầu quàng vào cổ,
đồng thời tay phải luồn vào giữa thân súng và dây súng rồi đưa về nắm cổ
báng súng ngón cái bên trong, 4 ngón con khép lại nằm bên ngoài (hổ khẩu
tay sát hộp khóa nòng), cánh tay phải mở tự nhiên. Súng nằm chếch trước
ngực 45º từ trái sang phải, mặt súng hướng lên trên, tay kéo khóa nòng
nằm chính giữa hàng khuy áo, vòng cò nằm ở giữa thắt lưng, tay trái đưa
về thành tư thế đứng nghiêm.
4.2. Động tác xuống súng (về tư thế mang súng )
Khẩu lệnh: “Mang súng” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh.
Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Mang súng” làm 3 cử động:
Cử động 1: Tay phải đưa lên nắm ốp lót tay, hổ khẩu tay hướng
sang trái và nắm trên ốp lót tay trên, tay trái đưa lên nắm dây súng trên
vai trái.
Cử động 2: Phối hợp 2 tay nhấc dây súng đưa qua đầu, rồi quàng dây
súng vào vai phải thành tư thế mang súng.
Cử động 3: Tay phải rời ốp lót tay đưa về nắm dây súng cao ngang
nắp túi áo bên phải. Tay trái đưa về thành tư thế đứng nghiêm.
4.3. Động tác treo súng (Khi ở tư thế đeo súng)
Khẩu lệnh : “Treo súng” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh.
Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Treo súng” làm 3 cử động:
Cử động 1: Tay phải đưa về sau nắm ốp lót tay, tay trái đưa nắm dây
súng trên vai trái.
Cử động 2: Phối hợp 2 tay đưa súng từ sau ra trước, súng nằm chếch
trước ngực 45º từ trái sang phải, mặt súng quay lên trên, tay kéo khóa nòng
nằm chính giữa hàng khuy áo.
Cử động 3: Tay phải rời ốp lót tay chuyển về nắm cổ báng súng,
ngón cái ở bên trong, bốn ngón con ở bên ngoài. Tay trái đưa về thành tư
đứng nghiêm treo súng.
4.4. Động tác xuống súng (về tư thế đeo súng )
Khẩu lệnh: “Đeo súng” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh.
Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Đeo súng” làm 2 cử động:
Cử động 1: Tay phải rời cổ báng súng đưa về sau nắm ốp lót tay trên,
tay trái đưa lên nắm dây súng trên vai trái và nâng lên.
49
Cử động 2: Phối hợp 2 tay đưa dây súng sang bên phải về sau, súng
nằm chếch sau lưng từ trái sang phải, nòng súng hướng xuống dưới, hai tay
đưa về tư thế đứng nghiêm.
Những điểm cần chú ý:
Khi đưa dây súng qua đầu không cúi đầu.
Không để thân người ngả nghiêng, lắc lư.
5. Động tác giá súng
Ý nghĩa: Giá súng để đảm bảo trật tự gọn gàng, thống nhất, đồng thời
bảo đảm sẵn sàng chiến đấu.
5.1. Động tác giá súng
Tiểu đội trưởng chọn địa hình tập hợp tiểu đội thành một hàng ngang,
chỉnh đốn hàng ngũ xong rồi ra lệnh cho tiểu đội giá súng.
Khẩu lệnh: “Giá súng” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh.
Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Giá súng” toàn tiểu đội làm động
tác giá súng mỗi tổ ba người thành một giá súng. Tổ 1 gồm: số 1, số 2, Tiểu
đội trưởng. Tổ 2 gồm: số 3, số 4, số 5. Tổ 3 gồm: số 6, số 7, số 8.
Khi giá súng (trừ các số làm trụ) phải để đế báng súng chếch về trước
30o
, thành thế chân kiềng.
Động tác cụ thể:
Số 1, số 4 và số 7: Tay phải sách súng đưa ra trước chính giữa hai bàn
chân cách 40cm, đặt nhẹ đế báng súng xuống, mặt súng hướng vào trong,
người hơi cúi xuống và giữ chắc súng để làm trụ giá súng của tổ.
Số 2, số 5 và số 8: chuyển súng sang tay trái (mặt súng hướng ra
trước) giữ chắc ốp lót tay dưới, chân trái bước lên một bước, dùng mũi hai
bàn chân làm trụ, xoay người sang bên phải 90o
.
Số 2, số 5 và số 8: cúi người giá súng (mặt súng hướng xuống dưới)
phần nòng súng sau đầu ngắm gối chéo lên hộp tiếp đạn của súng tiểu liên
của số 1, số 4, số 7 (sát vị trí lắp hộp tiếp đạn).
Số 3 và số 6 tay phải xách súng chân phải bước lên một bước, dùng
hai mũi bàn chân làm trụ, xoay người sang bên trái 90o
. Cúi người xuống
giá súng, phần nòng súng sau đầu ngắm gối lên và chéo với mũi súng số 5,
số 8 (sát vị trí lắp hộp tiếp đạn của súng số 4 số 7).
Khi số 3 và số 6 giá xong thì số 4 và số 7 sửa lại giá súng cho vững
50
chắc, rồi trở về tư thế đứng nghiêm. Các số khác khi giá súng xong thì trở
về tư thế đứng nghiêm.
Tiểu đội trưởng quay nửa bên trái đi về phía giá súng của tổ 1 cách
một bước, quay bên phải chân phải bước sang phải một bước, tay phải
sách súng phối hợp hai tay xoay mặt súng xuống dưới hộp tiếp đạn quay
lên trên, đặt mũi súng của mình (phần nòng súng sau đầu ngắm) gối lên và
chéo với mũi súng của số 2.
Giá súng xong tiểu đội trưởng kiểm tra lại hàng giá súng của tiểu đội
coi đã vững và thẳng chưa, nếu súng của chiến sỹ, tổ nào chưa vững hoặc
chưa thẳng thì tiểu đội trưởng cho sửa lại ngay. Sửa xong, tiểu đội trưởng
về vị trí, chỉ huy tiểu đội ra ngoài nơi giá súng hoặc giải tán.
5.2. Động tác lấy súng
Trước khi ra lệnh cho tiểu đội lấy súng, tiểu đội trưởng lấy súng của
mình mang vào vai, rồi đến vị trí chỉ huy ra lệnh cho tiểu đội vào vị trí lấy
súng. Khi tiểu đội đã vào vị trí đầy đủ, tiểu đội trưởng ra lệnh lấy súng.
Khẩu lệnh: “Lấy súng” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh.
Động tác cụ thể:
Khi nghe dứt động lệnh “Lấy súng” toàn tiểu đội làm động tác lấy
súng:
Số 1, số 4 và số 7 tay phải đưa ra giữ súng của mình, các số khác làm
động tác lấy súng.
Số 2 và số 5, số 8 chân trái bước lên một bước dùng hai mũi bàn chân
làm trụ xoay người sang trái 90o
.
Số 3, số 6 chân phải bước lên một bước, dùng hai mũi bàn chân làm
trụ xoay người sang trái 90o
.
Tất cả các số cúi xuống lấy súng (như động tác từng người), lấy xong
kéo chân về, mang súng vào vai, thành tư thế đứng nghiêm.
Những điểm cần chú ý:
Dùng súng báng gỗ làm trụ, không dùng súng báng gấp làm trụ.
Giá súng phải chắc chắn, tránh đổ súng.
Tránh giá súng trên đường đi và nơi có nhiều cát bụi.
51
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
Câu 1. Ý nghĩa của các động tác khám súng, mang súng, đeo súng, treo
súng, giá súng?
Câu 2. Những điểm chú ý của từng động tác mang súng, đeo súng, treo
súng, giá súng?
Câu 3. Anh/chị thực hiện động tác khám súng của súng tiểu liên AK như
thế nào?
Câu 4. Anh/chị thực hiện động tác xuống súng ở tư thế mang súng của
súng tiểu liên AK như thế nào?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Quốc phòng, Trung tâm Từ điển bách khoa quân sự, (2004), Từ
điển bách khoa quân sự Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân.
[2]. Cục Quân huấn - Bộ Tổng Tham mưu (2002), Điều lệnh đội ngũ
Quân đội nhân dân Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân.
[3]. Cục Quân huấn – Bộ Tổng Tham mưu (2002), Giáo trình kiểm tra
kỹ thuật chiến đấu bộ binh, NXB Quân đội nhân dân.
[4]. Nhiều tác giả (2008), Giáo trình Giáo dục quốc phòng - an ninh,
tập 2, dùng cho sinh viên các trường Đại học, cao đẳng, NXB
Giáo dục.
52
BÀI 5
ĐIỀU LỆNH ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ
MỤC TIÊU
Kiến thức: Nội dung bài trang bị cho người học trình tự các bước
thực hiện tập hợp đội hình đơn vị, ý nghĩa trường hợp vận dụng trong huấn
luyện công tác và thực hiện các nhiệm vụ.
Kỹ năng: Rèn luyện tinh thần tập thể, khả năng phối hợp hiệp đồng
và làm việc nhóm, xây dựng niềm tự hào về hình ảnh người lính, về niềm
tin vào sức mạnh của quân đội trong giai đoạn hiện nay.
NỘI DUNG
1. Đội hình tiểu đội hàng ngang
- Ý nghĩa: Đội hình tiểu đội hàng ngang thường vận dụng trong
học tập, hạ đạt mệnh lệnh, sinh hoạt, kiểm tra, điểm nghiệm, khám
súng, giá súng,...
- Vị trí của tiểu đội trưởng: Ở đội hình tiểu đội hàng ngang, tiểu đội
trưởng đứng bên phải đội hình tiểu đội. Vị trí chỉ huy tại chỗ như: đôn đốc
tập hợp, điểm số, chỉ huy tiểu đội luyện tập, nhận xét,... Tiểu đội trưởng
đứng ở chính giữa, phía trước đội hình, cách tiểu đội từ 3 đến 5 bước. Vị
trí chỉ huy tiểu đội khi hành tiến: Tiểu đội trưởng đi ở bên trái đội hình của
tiểu đội, cách 2 đến 3 bước. Khi chỉnh đốn hàng ngũ về bên phải (trái), tiểu
đội trưởng cách người làm chuẩn 2 đến 3 bước. Khi chỉ định người giữa
đội hình làm chuẩn, tiểu đội trưởng có thể đi về bên phải (trái) đội hình để
kiểm tra, gióng hàng.
- Chú ý: Khi tập hợp nên tránh hướng gió, hướng mặt trời chiếu vào
mặt chiến sĩ, nếu không ảnh hưởng đến việc xem tập, xem động tác mẫu,...
Nếu vị trí tập hợp xa nơi tiểu đội đứng (quá 20m) thì tiểu đội trưởng phải
đôn đốc tiểu đội về vị trí tập hợp. Sau khi hộ dứt động lệnh, tiểu đội trưởng
không được di chuyển vị trí. Khi sửa hàng phải dùng khẩu lệnh, không
chạm vào người.
1.1. Đội hình tiểu đội một hàng ngang
Thực hiện theo thứ tự 4 bước.
53
Bước 1. Tập hợp
Khẩu lệnh: “Tiểu đội X, thành một hàng ngang - Tập hợp” có dự
lệnh và động lệnh, “Tiểu đội X, thành một hàng ngang” là dự lệnh, “Tập
hợp” là động lệnh.
Tiểu đội trưởng xác định vị trí và hướng tập hợp, rồi quay về phía
các chiến sĩ, hộ khẩu lệnh và đứng nghiêm làm chuẩn. Khi nghe hộ khẩu
lệnh “Tiểu đội X”, toàn tiểu đội quay về phía tiểu đội trưởng, đứng nghiêm
chờ lệnh.
Hình 13. Tiểu đội luyện tập Điều lệnh đội ngũ theo đội hình một hàng ngang
(Nguồn:https://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tu-ban-quan-ly-lang/5022-ngoi-
sao-thang-3-cua-doi-tieu-binh-danh-du.html)
Khi nghe dứt động lệnh “Tập hợp”, toàn tiểu đội nhanh chóng chạy
đến vị trí tập hợp (nếu có súng phải xách súng hoặc mang súng theo đúng
quy định của từng loại súng), đứng về bên trái tiểu đội trưởng thành một
hàng ngang, theo giãn cách và cự li đúng quy định (70 cm tính từ giữa 2
gót chân của hai người đứng cạnh nhau hoặc cách 20 cm tính từ khoảng
cách 2 cánh tay của hai người đứng cạnh nhau). Từng người khi đã đứng
vào hàng, phải nhanh chóng gióng hàng đúng giãn cách rồi đứng nghỉ. Khi
đã có 2 - 3 chiến sỹ đứng vào hàng, tiểu đội trưởng làm động tác quay nửa
bên trái về đứng chính giữa phía trước cách hàng từ 3 - 5 bước để đôn đốc
tiểu đội tập hợp.
56
(hàng thứ hai cách hàng thứ nhất 1 mét).
- Khi kiểm tra giãn cách, ở đội hình hai hàng ngang phải kiểm tra cả
cự ly hàng trên và hàng dưới.
2. Đội hình tiểu đội hàng dọc
- Ý nghĩa: Đội hình tiểu đội hàng dọc thường vận dụng khi hành
quân, đứng trong đội hình cấp trên, luyện tập,...
- Vị trí của tiểu đội trưởng: Ở đội hình tiểu đội hàng dọc, tiểu đội
trưởng đứng trước cách số 1 (người đứng ở đầu hàng) là 1m. Vị trí chỉ huy
tại chỗ (đôn đốc tập hợp, điểm số, hạ đạt mệnh lệnh,...): Tiểu đội trưởng
(at) đứng chếch phía trước về bên trái đội hình, cách 3 đến 5 bước. Vị trí
chỉ huy tiểu đội khi hành tiến: Tiểu đội trưởng đi ở khoảng 1/3 bên trái đội
hình (từ trên xuống) và cách 2 đến 3 bước.
Khi cùng tiểu đội hành tiến (đi trong đội hình của tiểu đội) thì tiểu
đội trưởng đi đầu đội hình tiểu đội, cách lm. Nếu đội hình tiểu đội 2
hàng do tiểu đội trưởng đi đầu chính giữa 2 hàng và cách tiểu đội 1m.
Khi chỉ huy tiểu đội luyện tập tại chỗ, tiểu đội trưởng có thể đứng tại chỗ
để chỉ huy.
2.1. Đội hình tiểu đội một hàng dọc
Thực hiện theo thứ tự 4 bước:
Bước 1. Tập hợp
Khẩu lệnh: “Tiểu đội X, thành một hàng dọc - Tập hợp” có dự
lệnh và động lệnh. “Tiểu đội thành một hàng dọc” là dự lệnh; “Tập
hợp” là động lệnh.
Động tác: Hành động của tiểu đội trưởng và từng người như tập hợp
hàng ngang. Chỉ khác, nghe dứt động lệnh “Tập hợp”, mọi người đứng
thành 1 hàng dọc sau tiểu đội trưởng, cự li đúng quy định, người sau cách
người trước 1 mét. Khi đã có người đứng sau mình, tiểu đội trưởng ra vị trí
chỉ huy chếch về phía bên trái đội hình cách 3 - 5 bước quay vào đội hình
đôn đốc tiểu đội tập hợp.
Bước 2. Điểm số
Khẩu lệnh “Điểm số”.
Động tác: Nghe động lệnh “Điểm số”, từng người theo thứ tự từ trên
xuống dưới trở về tư thế đứng nghiêm hô rõ số của mình, đồng thời quay
mặt sang trái hết cỡ.
57
Bước 3: Chỉnh đốn hàng ngũ
Trước khi chỉnh đốn phải hô khẩu lệnh “Nghiêm” cho tiểu đội đứng
nghiêm.
Khẩu lệnh “Nhìn trước - Thẳng”; “Thôi”.
Hình 16. Đội hình tiểu đội một hàng dọc [4]
Nghe dứt động lệnh “Thẳng”, trừ người làm chuẩn, mọi người gióng
hàng, nhìn vào chính giữa gáy người đứng trước mình (không nhìn thấy
gáy người đứng thứ hai phía trước) để xê dịch, qua phải, qua trái gióng
hàng cho thẳng, đúng cự li, giãn cách 1 mét. Khi xê dịch, nếu các loại súng
đang ở tư thế giữ, phải xách súng.
Khi tiểu đội đã gióng hàng xong, tiểu đội trưởng hô: “Thôi”. Nghe
dứt động lệnh “Thôi” thì không xê dịch nữa. Tiểu đội trưởng kiểm tra cự li
giữa các chiến sĩ, sau đó đi đều về chính giữa phía trước đội hình, cách số
1 từ 2 đến 3 bước nhìn vào hàng để kiểm tra. Khi thấy đầu và cạnh vai của
mọi người cùng nằm trên một đường thẳng là được. Nếu hàng chưa thẳng
thì dùng khẩu lệnh để chỉnh đốn. Sửa xong, tiểu đội trưởng về vị trí chỉ huy
bên trái phía trước đội hình cách 3 -5 bước.
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf

More Related Content

What's hot

đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngNguyễn Hoàng Quân
 
Ví dụ cấu thành vi phạm pháp luật
Ví dụ cấu thành vi phạm pháp luậtVí dụ cấu thành vi phạm pháp luật
Ví dụ cấu thành vi phạm pháp luậtthaithanhthuong
 
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...Jenny Hương
 
UDCNTT báo cáo tiểu luận ( Hufi )
UDCNTT báo cáo tiểu luận ( Hufi ) UDCNTT báo cáo tiểu luận ( Hufi )
UDCNTT báo cáo tiểu luận ( Hufi ) NhtDng9
 
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội chuxuantinh
 
45 cau hoi on lich su dang
45  cau  hoi on lich su dang45  cau  hoi on lich su dang
45 cau hoi on lich su dangMinh Tâm Đoàn
 
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhChương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhbesstuan
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninSơn Bùi
 
Bảng giá trị hàm Laplace
Bảng giá trị hàm LaplaceBảng giá trị hàm Laplace
Bảng giá trị hàm Laplacehiendoanht
 
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcTư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcAnh Dũng Phan
 
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namgiáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namhainguyen01011993
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhcongatrong82
 
Hướng nghiệp
Hướng nghiệpHướng nghiệp
Hướng nghiệpMiu Juni
 
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí MinhCơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí MinhVuKirikou
 
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcmNgân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcmNguyen_Anh_Nguyet
 
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG ĐIỆN-TỪ VÀ QUANG_10294612052019
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG ĐIỆN-TỪ VÀ QUANG_10294612052019TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG ĐIỆN-TỪ VÀ QUANG_10294612052019
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG ĐIỆN-TỪ VÀ QUANG_10294612052019phamhieu56
 
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môTổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môHoa Trò
 

What's hot (20)

nội dung giáo dục
nội dung giáo dụcnội dung giáo dục
nội dung giáo dục
 
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
 
Ví dụ cấu thành vi phạm pháp luật
Ví dụ cấu thành vi phạm pháp luậtVí dụ cấu thành vi phạm pháp luật
Ví dụ cấu thành vi phạm pháp luật
 
Biên bản họp nhóm
Biên bản họp nhómBiên bản họp nhóm
Biên bản họp nhóm
 
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
 
bai tap co loi giai xac suat thong ke
bai tap co loi giai xac suat thong kebai tap co loi giai xac suat thong ke
bai tap co loi giai xac suat thong ke
 
UDCNTT báo cáo tiểu luận ( Hufi )
UDCNTT báo cáo tiểu luận ( Hufi ) UDCNTT báo cáo tiểu luận ( Hufi )
UDCNTT báo cáo tiểu luận ( Hufi )
 
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
 
45 cau hoi on lich su dang
45  cau  hoi on lich su dang45  cau  hoi on lich su dang
45 cau hoi on lich su dang
 
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhChương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
 
Bảng giá trị hàm Laplace
Bảng giá trị hàm LaplaceBảng giá trị hàm Laplace
Bảng giá trị hàm Laplace
 
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcTư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
 
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namgiáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
 
Hướng nghiệp
Hướng nghiệpHướng nghiệp
Hướng nghiệp
 
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí MinhCơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcmNgân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
 
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG ĐIỆN-TỪ VÀ QUANG_10294612052019
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG ĐIỆN-TỪ VÀ QUANG_10294612052019TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG ĐIỆN-TỪ VÀ QUANG_10294612052019
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG ĐIỆN-TỪ VÀ QUANG_10294612052019
 
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môTổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 3 Quân sự chung.pdf

  • 1. NHAØ XUAÁT BAÛN ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH HỌC PHẦN 3 60 QUÂNSỰCHUNG NGUYỄN ĐỨC THÀNH (Chủ biên)
  • 2. NGUYỄN ĐỨC THÀNH (Chủ biên) GIÁODỤCQUỐCPHÒNGVÀANNINH QUÂN SỰ CHUNG NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022 HỌC PHẦN 3
  • 3. 2 NHÓM TÁC GIẢ BIÊN SOẠN TT Họ và tên 1 PGS.TS. Nguyễn Đức Thành 2 ThS. Cao Xuân Giang 3 ThS. Ngô Văn Quang 4 ThS. Huỳnh Vạng Phước 5 CN. Hoàng Văn Nam 6 CN. Nguyễn Thị Hạnh 7 CN. Ngô Hoàng Hải Vi 8 CN. Đỗ Quang Trực 9 CN. Nguyễn Huỳnh Ngọc Linh 10 CN. Nguyễn Văn Lương 11 CN. Võ Thanh Thùy
  • 4. 3 LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03/05/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong tình hình mới; Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007 về giáo dục quốc phòng và an ninh; Chỉ thị số 57/2007/CT- BGDĐT ngày 04/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong ngành giáo dục, Trung tâm Giáo dục thể chất và quốc phòng, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức biên soạn cuốn “Giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh. Học phần 3. Quân sự chung” lưu hành nội bộ, dùng cho sinh viên đại học, cao đẳng. Nội dung, chương trình đã được cập nhật theo Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18/03/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, tập thể tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, những nhà nghiên cứu và bạn đọc để tiếp tục giúp các tác giả từng bước hoàn thiện các nghiên cứu của mình. Xin chân thành cảm ơn! TẬP THỂ NHÓM BIÊN SOẠN
  • 5. 4
  • 6. 5 MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 5 Bài 1. Chế độ sinh hoạt học tập công tác trong ngày, trong tuần 7 Bài 2. Các chế độ nền nếp chính quy bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại. 19 Bài 3. Hiểu biết chung về các quân binh chủng trong quân đội 27 Bài 4. Điều lệnh đội ngũ từng người có súng 42 Bài 5. Điều lệnh đội ngũ đơn vị 52 Bài 6. Hiểu biết chung về bản đồ địa hình quân sự 64 Bài 7. Phòng tránh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao 83 Bài 8. Ba môn quân sự phối hợp 98 TỔNG HỢP TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
  • 7. 6
  • 8. 7 BÀI 1 CHẾ ĐỘ SINH HOẠT, HỌC TẬP, CÔNG TÁC TRONG NGÀY, TRONG TUẦN MỤC TIÊU Kiến thức: Nhằm giới thiệu cho sinh viên có hiểu biết về ý nghĩa, nội dung của công tác quản lý bộ đội thực hiện chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày, trong tuần. Nắm được những nội dung cơ bản của công tác quản lý bộ đội thực hiện chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày, trong tuần và xác định trách nhiệm bản thân góp phần cùng cả nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kỹ năng: Sinh viên có trách nhiệm và thái độ học tập đúng đắn, kết hợp học tập với rèn luyện tính tổ chức, kỷ luật, tác phong chính quy và đạo đức văn minh trường học. Trên cơ sở đó nâng cao nhận thức và vận dụng tốt vào trong quá trình học tập môn Giáo dục quốc phòng, an ninh tại trường và công tác sau này. NỘI DUNG 1. Các chế độ trong ngày, trong tuần 1.1. Phân phối thời gian trích điều lệnh quản lý bộ đội (ĐLQLBĐ) Chế độ thời gian làm việc trong tuần, trong ngày của quân nhân (Điều 45-ĐLQLBĐ). Trong điều kiện bình thường, khi đóng quân trong doanh trại, thời gian làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi trong tuần, trong ngày được phân chia như sau: - Mỗi tuần làm việc 5 ngày và nghỉ 02 ngày vào thứ 7 và Chủ nhật; nếu nghỉ vào ngày khác trong tuần phải do tư lệnh quân khu, quân chủng, quân đoàn và tương đương trở lên quy định thống nhất cho đơn vị thuộc quyền. + Ngày lễ, tết được nghỉ theo quy định của Nhà nước. + Quân nhân làm việc vào ngày nghỉ thì được nghỉ bù. Thời gian và quyền hạn nghỉ bù do người chỉ huy đại đội và tương đương trở lên quyết định;
  • 9. 8 + Ngày nghỉ được tổ chức vui chơi, giải trí, hoạt động thể thao, văn hóa văn nghệ, vệ sinh môi trường, nhưng phải dành một thời gian nhất định cho quân nhân giải quyết việc riêng. + Mỗi ngày làm việc 08 giờ, còn lại là thời gian ngủ, nghỉ, sinh hoạt và phải được phân chia cụ thể theo thời gian biểu trong ngày. - Trong điều kiện đặc biệt, thời gian làm việc và nghỉ sẽ có quy định riêng. Chế độ sử dụng thời gian các buổi tối trong tuần của quân nhân (Điều 46-ĐLQLBĐ) - Tất các các buổi tối trong tuần (trừ buổi tối trước và trong ngày nghỉ) phải tổ chức học tập hoặc sinh hoạt. Thời gian học tập, sinh hoạt mỗi buổi tối không quá 02 giờ. - Những đêm trước ngày nghỉ có thể ngủ muộn hơn, nhưng không quá 23 giờ và sáng hôm sau thức dậy không quá 07 giờ. Chế độ thời gian làm việc của từng mùa (Điều 47-ĐLQLBĐ) - Thời gian làm việc theo 02 mùa quy định như sau: + Mùa nóng từ ngày 01 tháng 4 đến đến 31 tháng 10. + Mùa lạnh từ ngày 01 tháng 11 đến 31 tháng 09 năm sau. - Thời gian biểu làm việc hàng ngày theo từng mùa do tư lệnh quân khu, quân đoàn, quân chủng và tương đương trở lên quy định. 2. Làm việc và sinh hoạt trong ngày (ĐLQLBĐ) Thời gian treo quốc kỳ trong ngày (Điều 48-ĐLQLBĐ) Các đơn vị cấp trung đoàn và tương tương trở lên, khi đóng quân cùng trong một doanh trại phải tổ chức treo Quốc kỳ hàng ngày ở một vị trí trang trọng nhất. Các đại đội, tiểu đoàn và tương đương khi đóng quân độc lập thì tổ chức treo Quốc kỳ trên sân chào cờ, duyệt đội ngũ của đơn vị. Thời gian treo Quốc kỳ lúc 06 giờ, thời gian hạ Quốc kỳ lúc 18 giờ hàng ngày. Thời gian thức dậy của quân nhân (Điều 49-ĐLQLBĐ) - Trực chỉ huy và trực ban phải thức dậy trước 10 phút để trực tiếp ra hiệu lệnh báo thức và đi kiểm tra đôn đốc mọi quân nhân trong đơn vị dậy đúng giờ. - Khi có hiệu lệnh báo thức mọi quân nhân phải dậy ngay, rời khỏi
  • 10. 9 phòng ngủ để ra sân tập thể dục hoặc chuẩn bị để sẵn sàng công tác. Thời gian tập thể dục sáng của chiến sĩ (Điều 50-ĐLQLBĐ) - Đúng giờ, mọi quân nhân trong đơn vị phải tập thể dục sáng, trừ người làm nhiệm vụ, đau ốm được chỉ huy trực tiếp cho phép. + Thời gian tập thể dục là 20 phút. + Trang phục tập thể dục do người chỉ huy đơn vị quy định thống nhất, theo thời tiết và điều kiện cụ thể. - Nội dung thể dục theo hướng dẫn của ngành thể dục, thể thao quân đội. Trung đội hoặc đại đội và tương đương là cấp đơn vị tổ chức tập thể dục. - Tập thể dục có súng phải khám súng trước và sau khi tập. Thời gian kiểm tra sáng (Điều 51-ĐLQLBĐ) - Kiểm tra sáng được tiến hành hàng ngày (trừ ngày nghỉ và ngày chào cờ). Tổ chức kiểm tra ở tiểu đội, trung đội và tương đương. Nội dung kiểm tra theo lịch thống nhất trong tuần của đại đội và tương đương. Kiểm tra ở cấp nào do cán bộ chỉ huy cấp đó điều hành. Khi kiểm tra, phát hiện sai sót phải sửa ngay. - Thời gian kiểm tra 10 phút Thời gian học tập của quân nhân (Điều 52-ĐLQLBĐ) - Học tập trong hội trường: + Người phụ trách hoặc trực ban lớp học phải kiểm tra quân số, trang phục, chỉ huy bộ đội vào vị trí, hô “Nghiêm” và báo cáo giáo viên. Nếu đơn vị có mang theo vũ khí phải tổ chức khám súng trước và quy định nơi giá (đặt) súng. + Quân nhân ngồi trong hội trường phải đúng vị trí quy định, tập trung tư tưởng theo dõi nội dung học tập. Khi ra hoặc vào lớp phải đứng nghiêm báo cáo xin phép giáo viên. Được phép mới ra hoặc vào lớp. + Sau mỗi tiết học hoặc giờ học tập được nghỉ từ 5 đến 10 phút. Hết giờ nghỉ nhanh chóng vào lớp, tiếp tục nghe giảng. Giáo viên phải chấp hành đúng thời gian. Nếu giảng quá giờ quy định, phải báo cho người phụ trách lớp và người học biết. + Hết giờ học, người phụ trách hoặc trực ban lớp học hô “Đứng
  • 11. 10 dậy” và hô “Nghiêm”, báo cáo giáo viên cho xuống lớp, sau đó chỉ huy bộ đội ra về. - Học tập ngoài thao trường: + Đi và về phải thành đội ngũ. Thời gian đi và về không tính vào thời gian học tập. Nếu một lần đi (về) trên một giờ được tính một nửa vào thời gian học tập; Hình 1. Đội ngũ cán bộ tiểu đội ở Trung đoàn 98 (Sư đoàn 316) được đào tạo kỹ lưỡng trước khi đón nhận chiến sĩ mới (Nguồn: https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/xay-dung-quan-doi/su-dung-hieu- qua-chien-si-co-trinh-do-cao-o-phan-doi-591727) + Trước khi học tập, người phụ trách hoặc trực ban lớp học phải tập hợp bộ đội, kiểm tra quân số, trang phục, vũ khí, học cụ, khám súng, sau đó báo cáo với giáo viên. + Phải chấp hành nghiêm kỷ luật thao trường, tập luyện nơi gần địch phải có kế hoạch sẵn sàng chiến đấu. Súng đạn, trang bị chưa dùng trong luyện tập phải có người canh gác. Hết giờ luyện tập, người phụ trách hoặc trực ban lớp phải tập hợp bộ đội, khám súng, kiểm tra quân số, vũ khí, học cụ và các trang bị khác, chỉnh đốn hàng ngũ, báo cáo giáo viên cho bộ đội nghỉ, sau đó chỉ huy bộ đội về doanh trại hoặc nghỉ tại thao trường. - Trường hợp có cấp trên của giáo viên ở đó thì giáo viên phải báo cáo cấp trên trước khi lên, xuống lớp.
  • 12. 11 Thời gian và chế độ ăn uống của quân nhân (Điều 53-ĐLQLBĐ) - Người chỉ huy đơn vị tổ chức bếp ăn phải quản lý nhà ăn, nhà bếp; bảo đảm tiêu chuẩn, định lượng; ăn sạch, ăn nóng và ăn đúng giờ quy định: + Hàng ngày chỉ đạo trực ban, tổ kinh tế, quân y kiểm tra quân số người ăn; số lượng, chất lượng lương thực, thực phẩm sử dụng theo tiêu chuẩn định lượng được hưởng; vệ sinh nhà ăn, nhà bếp sạch sẽ; + Thực hiện kinh tế công khai hàng ngày, hàng tháng; giải quyết mọi thắc mắc, đề nghị về ăn uống của quân nhân. - Cán bộ, chiến sỹ phục vụ nhà ăn phải nêu cao ý thức trách nhiệm phục vụ, có kế hoạch tổ chức tiếp phẩm, cải tiến kỹ thuật nấu ăn; giữ gìn vệ sinh, chăm lo bữa ăn, bảo đảm sức khỏe bộ đội: + Bảo quản lương thực, thực phẩm, chất đốt; cân đong, đo, đếm chính xác; có sổ ghi chép xuất, nhập đầy đủ, tránh để hao hụt, lãng phí, tham ô. Hàng ngày, tuần, tháng cùng với hội đồng kinh tế của đơn vị tiến hành kiểm kho, báo cáo kinh tế công khai trước quân nhân; + Khi làm việc phải mặc quân phục công tác. Người đang mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh ngoài da không trực tiếp nấu ăn, chia cơm, thức ăn. + Đối với người ốm trại, nếu không đến nhà ăn, trực nhật và quân y phải mang cơm về cho người ốm. Những suất cơm ăn nhân viên nhà ăn phải đậy lại cẩn thận. - Cấm sử dụng thức ăn nấu chưa chín, ôi thiu, thịt súc vật bị bệnh, đồ hộp hỏng, các loại lương thực, thực phẩm của địch bỏ lại chưa được quân y kiểm tra. Cấm để chất độc, vật bẩn, hôi hám vào khu thực phẩm nhà bếp, nhà ăn. Nếu dùng thuốc diệt muỗi, chuột, muỗi phải có biện pháp quản lý chặt chẽ; Nước ăn, uống phải trong, sạch. Nước uống, nước nhúng bát, đũa phải được đun sôi; Mỗi bữa ăn phải để lại một phần suất ăn làm lưu nghiệm do quân y quản lý. Sau 24 giờ không có gì xảy ra mới bỏ đi. - Khi đến nhà ăn: + Phải đúng giờ. Đi ăn trước và sau giờ quy định phải được chỉ huy, trực ban đơn vị đồng ý và báo trước cho nhà bếp.
  • 13. 12 + Hạ sỹ quan, binh sĩ, học viên chưa phải là sĩ quan đến nhà ăn phải tập hợp đi thành đội ngũ. + Trước khi ăn phải nhúng bát đũa qua nước sôi. Ăn xong xếp gọn gàng bát, đũa trên mặt bàn, xếp ghế vào gầm bàn trước khi rời nhà ăn. Thời gian bảo quản vũ khí, khí tài, trang bị của quân nhân hàng ngày, hàng tuần (Điều 54-ĐLQLBĐ) - Khi quân nhân được giao vũ khí, trang bị kỹ thuật phải chấp hành nghiêm chế độ bảo quản hàng ngày, hàng tuần. + Hàng ngày: vũ khí bộ binh bảo quản 15 phút; vũ khí, trang bị kỹ thuật khác, khí tài phức tạp, bảo quản 30 phút; thời gian bảo quản vào giờ thứ 8; + Hàng tuần: vũ khí bộ binh bảo quản 40 phút; vũ khí, trang bị kỹ thuật khác, khí tài phức tạp, bảo quản từ 3 đến 5 giờ; thời gian bảo quản vào ngày làm việc cuối tuần. + Sau khi bắn đạn thật phải bảo quản vũ khí theo đúng quy trình kỹ thuật. - Lau chùi, bảo quản vũ khí, trang thiết bị hàng ngày, hàng tuần do người chỉ huy trực tiếp tổ chức tiến hành có sự hướng dẫn của nhân viên chuyên môn kỹ thuật. Vị trí lau chùi vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật phải sạch sẽ. Có đủ bàn, bạt, dụng cụ và các điều kiện để tháo, lắp, bảo quản. Trước khi lau chùi phải khám súng. - Tuân thủ đúng quy tắc, quy trình tháo lắp, mức độ tháo lắp, lau chùi hàng ngày, hàng tuần theo quy định, đối với từng loại vũ khí, khí tài. Khi lau xong phải khám súng, kiểm tra. Người chỉ huy phải phân công quân nhân lau chùi, bảo quản vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật của người vắng mặt. Thời gian hoạt động thể thao, tăng gia sản xuất của quân nhân hàng ngày (Điều 55-ĐLQLBĐ) - Hàng ngày sau giờ lau vũ khí, trang bị, các đơn vị phải tổ chức tập thể thao và tăng gia sản xuất cải thiện đời sống. Thời gian từ 40 đến 45 phút. Người chỉ huy cấp đại đội, trung đội và tương đương căn cứ vào tình hình cụ thể để phân chia lực lượng cho hợp lý và bố trí luân phiên trong tuần để bảo đảm mọi quân nhân đều được tập thể thao và tăng gia sản xuất.
  • 14. 13 - Tổ chức tập thể thao buổi chiều phải căn cứ vào tình hình sân bãi và dụng cụ hiện có để sắp xếp, bảo đảm mọi quân nhân đều được tập luyện. Nội dung luyện tập theo hướng của ngành thể thao quân đội. Người chỉ huy phải trực tiếp tổ chức hướng dẫn tập luyện. Các môn tập luyện xảy ra tai nạn phải tổ chức bảo đảm an toàn. - Tổ chức tăng gia sản xuất cải thiện đời sống phải chặt chẽ, có kế hoạch thống nhất trong toàn đơn vị. Người chỉ huy phải căn cứ vào tình hình cụ thể của nơi đóng quân để xác định kế hoạch, chỉ tiêu tăng gia sản xuất cho đơn vị phù hợp. Quân nhân được phân công tăng gia sản xuất phải tích cực, tự giác thực hiện, không được làm việc khác trong giờ tăng gia sản xuất. Hình 2. Giờ tăng gia ở Lữ đoàn pháo binh 382 (Quân khu 1) (Nguồn: https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/xay-dung-quan-doi/tang-gia- san-xuat-huong-vao-nang-cao-chat-luong-doi-song-bo-doi-528017) Thời gian đọc báo, nghe tin hàng ngày của quân nhân (Điều 57-ĐLQLBĐ) - Hàng ngày trước giờ học tập, sinh hoạt tối 15 phút quân nhân đều được đọc báo, nghe tin. Việc đọc báo, nghe tin tập trung chỉ tổ chức trong các ngày sinh hoạt tối, còn các ngày khác cá nhân tự nghiên cứu. - Đọc báo, nghe tin tập trung tổ chức ở cấp trung đội, đại đội và tương đương. Đến giờ quy định mọi quân nhân phải có mặt ở vị trí quy định và giữ trật tự để nghe.
  • 15. 14 + Người được phân công phụ trách đọc báo phải chuẩn bị trước để đọc lưu loát dễ nghe; + Người phụ trách hệ thống truyền tin trước giờ truyền tin phải kiểm tra máy móc, bảo đảm nghe tốt. Thời gian điểm danh, điểm quân số của quân nhân (điều 57-ĐLQLBĐ) - Hàng ngày trước giờ ngủ, phải tiến hành điểm danh, điểm quân số, nhằm quản lý chặt chẽ quân số, bảo đảm sẵn sàng chiến đấu. + Trung đội và tương đương một tuần điểm danh 02 lần. Các tối khác điểm quân số; + Đại đội và tương đương một tuần điểm danh 01 lần; + Chỉ huy tiểu đoàn và tương đương mỗi tuần dự điểm danh của một đại đội. Thời gian điểm danh điểm quân số không quá 30 phút. Điểm danh, điểm quân số cấp nào do chỉ huy cấp đó trực tiếp tiến hành. - Đến giờ điểm danh, điểm quân số mọi quân nhân phải có mặt tại đơn vị, phải tập hợp thành đội ngũ, trang phục đúng quy định: + Chỉ huy đơn vị đọc danh sách quân nhân ở từng phân đội theo quân số đơn vị quản lý (đọc cấp bậc, họ tên từng quân nhân). Quân nhân nghe đọc tên mình phải trả lời “Có”. Quân nhân vắng mặt, người chỉ huy trực tiếp của quân nhân đó trả lời “Vắng mặt” kèm theo lý do; + Điểm danh xong, người chỉ huy nhận xét và phổ biến công tác ngày hôm sau; + Khi điểm quân số cũng tiến hành như điểm danh, nhưng không phải gọi tên. Người chỉ huy trực tiếp kiểm tra quân số thuộc quyền. Sau đó báo cáo theo hệ thống tổ chức lên người chỉ huy điểm quân số. Nhận báo cáo xong, chỉ huy điểm quân số có thể kiểm tra lại toàn bộ hoặc một số phân đội. Thời gian ngủ, nghỉ của quân nhân (theo điều 58 - ĐLQLBĐ) - Trước giờ ngủ, trực ban, cán bộ chỉ huy trực tiếp các phân đội phải đôn đốc mọi người chuẩn bị chăn, chiếu, mắc màn để ngủ được đúng giờ. Đến giờ ngủ, kiểm tra việc sử dụng ánh sáng và quần áo, giày dép, trang bị để đúng nơi quy định. - Quân nhân khi lên giường ngủ phải để quần áo, giày dép đúng vị trí, thứ tự gọn gàng, phải trật tự yên tĩnh.
  • 16. 15 Những người có việc làm quá giờ đi ngủ phải báo cáo người chỉ huy hoặc trực ban và phải làm việc ở nơi quy định. Những người đi làm về muộn phải nhẹ nhàng vào giường ngủ, không ảnh hưởng đến giấc ngủ người khác. 3. Làm việc và sinh hoạt trong tuần (ĐLQLBĐ) Thời gian chào cờ, duyệt đội ngũ của quân nhân (điều 59 -ĐLQLBĐ) - Cấp đại đội, tiểu đoàn và tương đương ở các học viện nhà trường đào tạo sĩ quan, hạ sỹ quan, nhân viên chuyên môn phải tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ vào sáng thứ Hai hàng tuần. Cơ quan trung, lữ đoàn và các đơn vị trực thuộc trung, lữ đoàn trong điều kiện đóng quân tập trung phải tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ chung vào thứ Hai hàng tuần, do phó trung, lữ đoàn trưởng quân sự chỉ huy. Nếu các đơn vị trực thuộc đóng quân xa cơ quan trung, lữ đoàn thì phải tổ chức chào cờ theo quy định. Hình 3: Cán bộ, chiến sỹ thực hiện chế độ chào cờ, duyệt đội ngũ (Nguồn: https://csphoto.vn/tac-pham/su-doa%CC%80n-5-quan-khu-7- duye%CC%A3t-do%CC%A3i-ngu%CC%83-1047.html) - Cấp trung đoàn và tương đương, học viện, trường, cơ quan cấp sư đoàn, các cục của cơ quan quân nhu, quân chủng, binh chủng, quân đoàn và tương đương: Cơ quan quân sự biên phòng tỉnh (thành) khi đóng quân trong doanh trại tập trung tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ một lần vào sáng thứ Hai tuần đầu tháng.
  • 17. 16 + Cơ quan quân khu, quân chủng, binh chủng, quân đoàn, bộ đội Biên phòng và tương đương khi đóng quân trong doanh trại tập trung tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ toàn cơ quan một lần vào sáng thứ Hai tuần đầu, tháng đầu quý, do một thủ trưởng bộ tư lệnh chỉ huy, các tháng khác do từng cục tự tổ chức một lần vào sáng thứ hai tuần đầu tháng; + Học viện, trường có quân số nhiều hơn đơn vị cấp Trung đoàn trước khi tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ, người chỉ huy phải nắm quân số, quy định vị trí tập hợp của từng cơ quan, đơn vị, quy định thứ tự duyệt đội ngũ trong diễu hành; khi chỉnh đốn hàng ngũ người chỉ huy đứng tại vị trí chỉ huy (chính giữa phía trước đội hình) chỉ huy đơn vị, không phải về bên phải đội hình chỉnh đốn hàng ngũ. - Cơ quan quân sự huyện (quận) đồn Biên phòng tổ chức chào cờ một lần vào sáng thứ Hai tuần đầu tháng. - Trong tuần nếu cấp trên tổ chức chào cờ toàn cơ quan, đơn vị thì cấp dưới không tổ chức chào cờ. - Các đơn vị đóng quân gần địch do tư lệnh quân khu, quân đoàn và tương đương được quyền cho phép các đơn vị thuộc quyền không tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ, nếu xét thấy không bảo đảm an toàn, sẵn sàng chiến đấu của đơn vị. - Tất cả quân nhân có mặt trong đơn vị phải tham gia chào cờ, trừ người làm nhiệm vụ hoặc đau ốm được người chỉ huy trực tiếp cho phép vắng mặt; quân nhân phải tham gia duyệt đội ngũ. + Chào cờ, duyệt đội ngũ ở cấp nào, do người chỉ huy cấp đó chủ trì và điều hành; + Chào cờ cơ quan từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên, do phó chỉ huy kiêm tham mưu trưởng hoặc phó chỉ huy quân sự chỉ huy; + Đội hình chào cờ, duyệt đội ngũ thực hiện theo quy định của Điều lệnh Đội ngũ. - Thời gian chào cờ, duyệt đội ngũ được lấy vào giờ hành chính; cấp đại đội, tiểu đoàn và cơ quan có quân số tương đương không quá 30 phút, cấp trung đoàn, nhà trường và cơ quan có quân số tương đương không quá 40 phút. Đến 18 giờ trong ngày, trực ban nội vụ hạ cờ xuống.
  • 18. 17 Thời gian thông báo chính trị (điều 60 - ĐLQLBĐ) - Đối với cấp tiểu đoàn, đại đội độc lập và tương đương, mỗi tuần quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng có 30 phút chính thức để nghe thông báo chính trị vào sáng thứ Hai ngay sau khi kết thúc chào cờ và nhận xét tuần, trước khi duyệt đội ngũ. - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân viên quốc phòng một tháng được nghe thông báo chính trị một lần hai giờ (không tính vào thời gian làm việc chính thức); do cấp trung đoàn và tương đương trở lên tổ chức. - Nội dung thông báo chính trị do cán bộ chính trị phụ trách. Thời gian tổng vệ sinh doanh trại của quân nhân (theo điều 61 -QLLBĐ) Mỗi tuần các đơn vị phải tổ chức và bố trí thời gian thống nhất để làm tổng vệ sinh doanh trại, bảo đảm môi trường sạch đẹp. Kết luận: Huấn luyện điều lệnh quản lý bộ đội trong quân đội nói chung là một nội dung nhằm giúp cho mọi quân nhân có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong nghiêm túc, thể hiện sự thống nhất của quân đội. Thông qua bài học sinh viên có kiến thức cơ bản về chế độ ngày, tuần trong quân đội vận dụng thực tế trong thời gian học môn GDQP&AN và quá trình học tập công tác sau này. Thông qua luyện tập, rèn luyện thường xuyên sinh viên sẽ có tác phong nghiêm túc, có ý thức trách nhiệm trong thực hiện các quy tắc, quy định nơi học tập, công tác và trong thực hiện pháp luật nhà nước. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP Câu 1. Anh (chị) nêu các chế độ trong ngày. Phân tích chế độ kiểm tra sáng. Câu 2. Anh (chị) nêu các chế độ trong tuần. Làm rõ chế độ tổng vệ sinh doanh trại. Câu 3. Ý nghĩa việc nghiên cứu, học tập quản lý bộ đội thực hiện chế độ, sinh hoạt, học tập, công tác đối với sinh viên ? Câu 4. Anh (chị) hãy cho biết biện pháp quản lý của người chỉ huy, ý nghĩa đối với sinh viên ?
  • 19. 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18/3/2020 ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và các cơ sở giáo dục đại học. [2] Nhiều tác giả (2015), Điều lệnh quản lý bộ đội, NXB Quân đội nhân dân Việt Nam.
  • 20. 19 BÀI 2 CÁC CHẾ ĐỘ NỀN NẾP CHÍNH QUY, BỐ TRÍ TRẬT TỰ NỘI VỤ TRONG DOANH TRẠI MỤC TIÊU Kiến thức: Nội dung bài trang bị cho người học những vấn đề cơ bản về chế độ nền nếp chính quy và bố trí trận tự nội vụ vệ sinh trong doanh trại. Kỹ năng: Giúp người học rèn luyện tinh thần trách nhiệm với bản thân, quản lý thời gian, xây dựng kế hoạch học tập rèn luyện và quyết tâm thực hiện có hiệu quả. NỘI DUNG 1. Các chế độ nề nếp chính quy, quản lý kỷ luật 1.1. Vững mạnh về chính trị Hình 4. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quân Đội “Tuyệt đối – Trực tiếp – Về mọi mặt” (Nguồn: https://thuanphuoc.danang.gov.vn/chi-tiet-tin- tuc?dinhdanh=74001&cat=119)
  • 21. 20 Cán bộ chính trị có bản lĩnh chính trị vững vàng, quyết tâm chiến đấu cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, không có Đảng viên vi phạm kỷ luật, nếu có phải đưa ra khỏi Đảng, các tổ chức quần chúng thường xuyên đạt tiêu chuẩn vững mạnh. Cán bộ các cấp đều hoàn thành nhiệm vụ (có 70% cán bộ chủ trì hoàn thành khá trở lên). Nội bộ đoàn kết thống nhất, dân chủ tốt, kỷ luật nghiêm, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, đơn vị an toàn. Làm tốt công tác dân vận, góp phần xây dựng cơ sở chính trị địa phương nơi đóng quân vững mạnh, địa bàn an toàn. Cơ quan quân sự các cấp và lực lượng vũ trang địa phương thực sự là nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. 1.2. Tổ chức biên chế đúng quy định, duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện giỏi Tổ chức biên chế đúng, đủ theo quy định của Bộ, duy trì quản lý chặt chẽ quân số để bảo đảm huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Có kế hoạch, phương án tác chiến theo đúng kế hoạch của Bộ và phù hợp với nhiệm vụ của đơn vị, cán bộ, chiến sĩ luôn nắm chắc nhiệm vụ của đơn vị, thực hiện nghiêm về các qui định sẵn sàng chiến đấu và chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên. Chấp hành nghiêm điều lệ công tác Tham mưu huấn luyện chiến đấu, tổ chức huấn luyện cho chỉ huy điều hành huấn luyện và quản lý bộ đội tốt. Bảo đảm 100% cán bộ huấn luyện theo phân cấp, có 70% trở lên số cán bộ khá, giỏi, trong đó có 30% trở lên giỏi, chỉ huy các cấp làm tốt công tác tổ chức chỉ huy chiến đấu, chiến sĩ và phân đội phải thành thạo động tác cơ bản về kỹ thuật, chiến thuật, điều lệnh, thể dục, có khả năng hiệp đồng chặt chẽ trong đội hình cấp trên khi huấn luyện và diễn tập. 1.3. Xây dựng nền nếp chính quy và quản lý kỷ luật tốt Thực hiện nghiêm điều lệnh quản lí bộ đội và các chế độ quy định của quân đội, pháp luật của Nhà nước. Duy trì nền nếp và chế độ quy định tốt, tạo sự ổn định vững chắc trong toàn đơn vị, quản lý người, quản lý vũ khí trang bị chặt chẽ, không có vụ việc kỷ luật nghiêm trọng, các vụ việc
  • 22. 21 vi phạm kỷ luật dưới 1%, tỷ lệ đào bỏ ngũ cắt quân số không quá 1,5%, không sử dụng bộ đội đi làm kinh tế sai quy định. Ý nghĩa, việc xây dựng nền nếp chính quy, quản lý kỷ luật tốt sẽ giúp cho đơn vị vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ trên giao. Nội dung, chấp hành nghiêm pháp luật nhà nước, Điều lệ và các chế độ quy định quân đội: Cán bộ, chiến sĩ gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước và quy tắc sinh hoạt xã hội; đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Quan hệ chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; Mọi quân nhân phải được học tập, huấn luyện đầy đủ các nội dung của Điều lệnh quản lý bộ đội, Điều lệnh đội ngũ, theo đúng chương trình quy định cho từng đối tượng. Thực hiện nghiêm nội dung, thời gian và tổ chức phương pháp huấn luyện điều lệnh. Gắn việc huấn luyện với duy trì chấp hành điều lệnh, điều lệ và các chế độ quy định của quân đội, vận dụng vào trong học tập sinh hoạt hàng ngày. Duy trì nghiêm kỷ luật, nền nếp chế độ chính quy, tạo sự thống nhất cao trong đơn vị: Mọi quân nhân phải thực hiện đúng chức trách quân nhân và chức trách trên cương vị mà mình đảm nhiệm, nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ chính quy; Nội bộ đơn vị đoàn kết, thống nhất cả về ý chí và hành động, chấp hành nghiêm điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định của quân đội, có nếp sống văn hóa, kỷ luật tự giác nghiêm minh; Các chế độ làm việc, sinh hoạt, học tập và công tác trong ngày, trong tuần của đơn vị phải được duy trì chặt chẽ, nền nếp, thống nhất; Khi tổ thực hiện 11 chế chế độ trong ngày: Các cơ quan, đơn vị bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, các học viện, nhà trường phải duy trì theo Điều lệnh quản lý bộ đội; các kho, trạm, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ quy định thống nhất trong đơn vị thuộc quyền; Khi tổ chức thực hiện chế độ chào cờ duyệt đội ngũ hàng tuần, hàng tháng: Các cơ quan đơn vị thực hiện theo quy định tại Điều 65 của Điều lệnh Quản lý bộ đội và Điều 164 của Điều lệnh Đội ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam. Riêng cơ quan Bộ Quốc phòng, đơn vị kinh tế, bệnh viện quân đội, căn cứ vào doanh trại đóng quân, đặc điểm nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị để thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ quy định thống nhất trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền; Bố trí hệ thống biển, bảng trong cơ quan, đơn vị nhà trường theo đúng Quyết định 1206/ QĐ- TM ngày 23 tháng 10 năm 2006 của Tổng Tham mưu trưởng.
  • 23. 22 Quản lý chặt chẽ con người, vũ khí trang bị; hạn chế thấp nhất các vụ việc vi phạm kỷ luật thông thường, đào ngũ cắt quân số; đơn vị không có vụ việc kỷ luật nghiêm trọng; không sử dụng bộ đội làm kinh tế trái quy định: Có biện pháp quản lý chặt chẽ số lượng và chất lượng bộ đội, thực hiện nghiêm chế độ báo cáo theo đúng quy định; Quản lý vũ khí, trang bị, vật tư kỹ thuật theo đúng quy định, phải có biện pháp quản lý đồng bộ, chấp hành đúng chế độ bảo quản. Không để đơn vị xảy ra vụ việc cháy, nổ, mất vũ khí trang bị; Giáo dục cho cán bộ, chiến sỹ nêu cao tinh thần tự giác về lòng tự trọng, đề cao tính tổ chức, tính kỷ luật. Chủ động phòng ngừa, giải quyết và xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm kỷ luật theo Quyết định số 04/ QĐ-BQP quyết định hợp nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Không để đơn vị xảy ra vụ việc vi phạm nghiêm trọng; mất an toàn trong huấn luyện, an toàn giao thông do lỗi chủ quan gây ra; các vụ việc vi phạm kỷ luật phải xử lý không quá 0,3%, trong đó đào ngũ cắt quân số không quá 0,1%, so với quân số biên chế của đơn vị; không tổ chức bộ đội đi làm kinh tế trái quy định. 1.4. Bảo đảm hậu cần, tài chính và đời sống bộ đội Cơ quan phân đội hậu cần có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quan điểm phục vụ tốt và hoàn thành mọi nhiệm vụ. Tổ chức tốt các mặt bảo đảm hậu cần, tài chính cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu theo quy định, xây dựng và củng cố doanh trại chính quy, bảo đảm đời sống vật chất, ăn, ở, mặc, sinh hoạt cho bộ đội kịp thời đúng chế độ quy định, xây dựng bếp nuôi quân giỏi, quản lý tốt, đạt tỷ lệ 75% trở lên, quản lý tài chính tốt, tăng gia sản xuất giỏi, tích cực cải thiện đời sống bộ đội. Cơ sở quân y chính thức có đủ điều kiện khám chữa bệnh theo phân cấp, bảo đảm quân số khỏe trên 98,5%, cơ quan và phân đội đạt quân ý thức 5 tốt. Tổ chức thực hiện tốt chế độ, quy định về quản lý, cấp phát sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, trang bị hậu cần có hiệu quả, tiết kiệm. Thực hiện tốt nội dung thi đua “Ngành Hậu cần quân đội làm theo lời Bác dạy”. 1.5. Bảo đảm công tác kỹ thuật Quán triệt và thực hiện tốt điều lệ công tác kỹ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam, các chỉ thị, hướng dẫn, quy định của ngành kỹ thuật. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch công tác kỹ thuật định kỳ, đột xuất, luôn duy trì hệ số trang bị, hệ số kỹ thuật đúng quy định, tổ chức tốt công tác huấn luyện kỹ thuật cho mọi đối tượng.
  • 24. 23 Tổ chức thực hiện có hiệu quả 4 mục tiêu của cuộc vận động “Quản lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông” trong toàn đơn vị. Quản lý cơ sở vật chất đúng yêu cầu xây dựng chính quy của ngành kỹ thuật. 2. Bố trí trật tự nội vụ vệ sinh trong doanh trại 2.1. Tại doanh trại - Từng nhà ở trong doanh trại quân đội không được lập bàn thờ, tổ chức thờ cúng. - Phòng làm việc, nhà ngủ đơn vị, cơ quan có biển tên treo ở trước cửa ra vào. - Bàn làm việc có biển ghi tên: cấp bậc, họ tên, chức vụ. - Nhà ngủ của hạ sỹ quan, binh sỹ bố trí theo Tiểu đội (a), Trung đội (b), Đại đội (c); Trung đội trưởng có chỗ ngủ và làm việc riêng. Chỉ huy từ cấp (c) và cơ quan cấp trung đoàn trở lên có nơi ngủ riêng. Bàn làm việc không để nước uống mà phải quy định nơi để nước uống riêng. Nơi làm việc có đồ dùng, tiện nghi sinh hoạt phải sắp xếp gọn gàng, trật tự. Nếu có quân nhân nữ phải có phòng ngủ và nơi vệ sinh, tắm giặt riêng. - Từng nơi làm việc của chỉ huy các cấp treo các biển bảng theo quy định. - Phòng trực ban nội vụ treo các biển bảng theo quy định. - Trong nhà nghỉ (phòng ngủ) phải sắp xếp đồ dùng gọn gàng, thống nhất. Giường tủ kê ngay ngắn, thẳng hàng và có tem tên của từng quân nhân. Vị trí giường từng người có giá để giày (dép), ba lô, để mũ; phòng ngủ căng dây mắc màn. Từng (b) có tủ súng để ở góc tường gần cửa ra vào theo vị trí của (b). Vị trí để súng của từng quân nhân có tem tên. Cuốc xẻng dây lưng đeo trang bị từng người để đúng vị trí. Vũ khí trang bị tập thể giá hoặc sắp xếp gọn gàng đúng quy định. Trên tường treo 7 loại bảng treo do người chỉ huy từng đơn vị thống nhất. - Ngoài hiên phía trước căng dây phơi khăn mặt. - Ngoài sân phía sau có dây phơi quần áo, giá phơi giày, bàn lau súng, hiên phía sau căng dây phơi quần áo khi trời mưa hoặc buổi tối. - Từng (b), (c) phải có nơi để dụng cụ sinh hoạt và đồ dùng huấn luyện.
  • 25. 24 2.1.1. Trong phòng ở Giá ba lô: Phía trong để ba lô, phía ngoài để vở, sách (thứ tự vở to đến nhỏ); mũ mềm đến mũ cứng rồi đến mũ kêpi (sao quay xuống đuôi giường). Ba lô, chăn màn của bộ đội không được để tấm lót, các túi cóc phải được cột dây. Thống nhất đối với Hạ sĩ quan – Chiến sĩ chỉ được sử dụng loại gối do quân đội cấp. Trên giường: Chiếu gấp 1/3, phía trên đầu giường, chăn gấp rộng 25cm x 35cm, cao 7cm, màn gấp bên trong chăn để cách đầu giường 20cm, phía ngoài là gối để thẳng với hàng chăn. Giường có biển tên. Sắp xếp giá giày dép: Đối với giá dùng cho giường 2 tầng: 2 đôi dép xếp ở giữa giá, đến giày thể thao, giày cao cổ, toàn bộ mũi giày quay vào trong. Đối với giường một tầng: giầy, dép để phía sau cuối giường, giày bên phải, dép bên trái (thứ tự: giày bộ đội, giày thể thao, dép). Khi đi ngủ: Đồng chí ngủ dưới để dép 1/3 về cuối giường, mũi dép quay ra ngoài. Gót dép thẳng với mép thành giường. Đồng chí ngủ giường trên để dép chính giữa phía sau giường, mũi dép quay vào trong sát thẳng với mép sau của giường ngủ. 2.1.2. Bên ngoài Khăn mặt phơi trên dây ở sau hiên nhà ở. Dây phơi ngoài trời: Chia làm 2 loại giá dây phơi và phải có biển tên quy định quần áo phơi. Dây phía ngoài phơi áo lót, áo dài; dây phía trong phơi quần lót, quần dài. 2.1.3. Hướng dẫn gấp nội vụ Giảng viên vừa nói vừa thực hiện động tác hướng dẫn gấp nội vụ. Nội dung này có thể cho sinh viên ghi hình lại để tham khảo. Sắp xếp một phòng mẫu để các Tiểu đội trưởng (phó) tham quan (biết để hướng dẫn tiểu đội mình thực hiện hàng ngày). 2.2. Đóng quân dã ngoại Căn cứ vào điều kiện cụ thể ở từng nơi trú quân và ý định của cấp trên, chỉ huy các cấp tổ chức quy định thống nhất cách sắp xếp trật tự nội vụ theo quy định, phù hợp với điều kiện thực tế sẵn sàng chiến đấu. 2.2.1. Trường hợp ở lán (hầm) - Nơi ở của bộ đội phải có ván, sạp để nằm, không để bộ đội nằm trực tiếp xuống đất.
  • 26. 25 Ba lô gọn gàng, để ở vị trí nằm của từng người, chăn màn để trong ba lô, khi ngủ mới bỏ ra; xẻng, cuốc bộ binh dùng xong phải buộc dưới đáy ba lô; giày, dép không dùng đến buộc hai bên sườn ba lô, bát đũa để đúng vị trí. - Quần áo ngoài lúc ngủ, khi cởi ra để ở vị trí từng người. - Từng hầm (lán) phải có dây phơi khăn mặt. - Vũ khí trang bị cá nhân để trên giá súng, trang bị trên dây lưng xếp hoặc treo ở vị trí dễ lấy. Khi đi học tập, công tác, súng mang theo người, ban đêm ngủ để ở vị trí nằm. - Những đồ dùng tập thể xếp gọn, thống nhất do chỉ huy quy định. 2.2.2. Trường hợp mắc tăng, võng - Phải quy định đúng vị trí và thống nhất cách mắc tăng, võng tiện cho việc cơ động. Mắc tăng, võng phải có cọc phụ. - Trang bị của từng người xếp gọn như ở lán trại. - Khi ngủ, VKTB để cạnh vị trí nằm (vũ khí có thể trên võng). - Khi ngủ dậy chăn màn phải gấp để trong ba lô, bảo đảm SSCĐ. 3. Đóng quân nhà dân - Giữ đúng kỷ luật khi quan hệ với nhân dân; tôn trọng phong tục, tập quán địa phương. Không gây phiền hà cho dân. Làm tốt công tác dân vận. - Một gia đình của dân bố trí từ 2 quân nhân trở lên, nhưng không ở quá đông. - Bảo đảm đủ giường, ván nằm cho bộ đội. Nếu nằm võng phải được chủ nhà đồng ý. - Vũ khí, khí tài phải để nơi cao ráo, gọn, tiện sử dụng. - Ba lô, quần áo sắp xếp gọn, thống nhất từng nhà. Ở đông người phải làm công trình vệ sinh riêng. Nơi tắm giặt, phơi quần áo phải được quy định thống nhất, cụ thể. - Khi di chuyển nơi khác phải trả đủ những thứ đã mượn của dân, bồi thường những thứ hỏng hoặc mất mát.
  • 27. 26 CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP Câu 1. Anh/chị phân tích các chế độ nền nếp chính quy và quản lý kỷ luật tốt. Câu 2. Cách bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại quân đội hiện nay? Câu 3. Làm rõ nội dung vững mạnh về chính trị. Câu 4. Sẵn sàng chiến đấu được hiểu như thế nào? Liên hệ vận dụng với cương vị là sinh viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Cục Quân huấn - Bộ Tổng Tham mưu (2002), Điều lệnh đội ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân. [2]. Nhiều tác giả (2008), Giáo trình Giáo dục quốc phòng – an ninh, tập 2, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, NXB Giáo dục. [3]. Nhiều tác giả (2015), Điều lệnh quản lý bộ đội, NXB Quân đội nhân dân Việt Nam.
  • 28. 27 BÀI 3 HIỂU BIẾT CHUNG VỀ CÁC QUÂN, BINH CHỦNG TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM MỤC TIÊU Kiến thức: Nội dung bài trang bị cho người học những vấn đề cơ bản về các quân binh chủng trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Hiểu vị trí vai trò, cơ cấu tổ chức, tầm quan trọng của các lực lượng, trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Kỹ năng: Người học xây dựng lòng tự hào về một quân đội anh hùng, tự giác, học tập, rèn luyện bản thân trong mọi điều kiện hoàn cảnh. NỘI DUNG 1. Hệ thống tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam 1.1. Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam Tổ chức quân đội do chức năng, nhiệm vụ chính trị của quân đội quy định, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước và truyền thống của dân tộc qua từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Hệ thống tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam có sự khác nhau theo từng giai đoạn lịch sử. Trong giai đoạn hiện nay (theo Luật Quốc phòng 2018) được tổ chức như sau: Các cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng 1. Bộ Tổng tham mưu 2. Tổng cục Chính trị 3. Tổng cục Hậu cần 4. Tổng cục Kỹ thuật 5. Tổng cục Công nghiệp quốc phòng 6. Tổng cục 2 7. Tổng Thanh tra quốc phòng 8. Viện Kiểm sát quân sự 9. Cục Điều tra hình sự 10. Cục Đối thoại 11. Cục Tài chính 12. Cục Kế hoạch đầu tư 13. Cục Khoa học công nghệ - môi trường 14. Phòng Thi hành án quân sự 1. Các quân khu 2. Các quân đoàn 3. Các quân chủng - binh chủng 4. Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng 5. Bộ Tư lệnh cảnh sát biển 6. Bộ Tư lệnh biên phòng 7. Viện nghiên cứu 8. Các binh đoàn 9. Trung tâm nghiên cứu khoa học 10.Các học viện, nhà trường
  • 29. 28 1.2. Các lực lượng trong Quân đội nhân dân Việt Nam Lực lượng cơ động: Quân đoàn 1 (Binh đoàn Quyết Thắng), Quân đoàn 2 (Binh đoàn Hương Giang), Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên), Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long). Lực lượng đồn trú: Quân khu: 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh. Lực lượng huấn luyện đào tạo gồm: các học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng, các nhà trường trực thuộc các quân khu, quân đoàn, các quân chủng, binh chủng; các nhà trường thuộc bộ chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố. Lực lượng giúp việc gồm các cơ quan trực thuộc Bộ quốc phòng (như Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, các tổng cục, vụ, viện, …). Lực lượng kinh tế quốc phòng gồm các binh đoàn kinh tế, các tổng công ty, doanh nghiệp quân đội. Các quân chủng, binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam được chia theo môi trường tác chiến: trên bộ, trên không và trên biển. Gồm 3 quân chủng: Lục quân, Phòng không không quân, Hải quân. Hai quân chủng Hải quân và Phòng không không quân có tổ chức cơ quan bộ tư lệnh, riêng quân chủng Lục quân không tổ chức bộ tư lệnh mà tổ chức thành 6 binh chủng trực thuộc Bộ Quốc phòng. Bộ Tư lệnh biên phòng, Bộ Tư lệnh cảnh sát biển và Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng (thành lập 15/08/2017, trước đây là Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Tổng tham mưu), là ba lực lượng trực thuộc Bộ Quốc phòng. 1.3. Nhiệm vụ, chức năng chính của một số cơ quan, đơn vị trong Quân đội nhân dân Việt Nam Bộ Quốc phòng là cơ quan trực thuộc Chính phủ, có chức năng quản lí nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, quân đội nhân dân và dân quân tự vệ; đồng thời là cơ quan trung ương chỉ đạo, chỉ huy quân đội nhân dân và dân quân tự vệ cùng nhân dân đấu tranh trong thế trận chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hành động phá hoại và xâm lược, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Tổ chức hiện nay gồm: Các cơ quan: Văn phòng Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu,
  • 30. 29 Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Tổng cục Tình báo Quốc phòng và một số cơ quan trực thuộc khác Các học viện, nhà trường. Các quân chủng, binh chủng, các quân khu, quân đoàn, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh. 1.3.1. Bộ tổng tham mưu và cơ quan tham mưu các cấp Là cơ quan chỉ huy các lực lượng quân đội và dân quân tự vệ trong cả nước, có chức năng bảo đảm trình độ sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng, điều hành mọi hoạt động quân sự trong thời bình, thời chiến; tổ chức nắm tình hình địch, tình hình ta, nghiên cứu đề xuất những chủ trương, giải pháp, điều hành các kế hoạch tác chiến, tổ chức hiệp đồng, bảo đảm, tổ chức bố trí lực lượng chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu. 1.3.2. Tổng cục chính trị và cơ quan chính trị các cấp Là cơ quan đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội, hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Bộ Chính trị, Đảng ủy Quân sự Trung ương. Nghiên cứu đề xuất những chủ trương, giải pháp, kế hoạch công tác đảng, công tác chính trị của toàn quân cũng như của đơn vị. Hướng dẫn và tổ chức cho các cơ quan đơn vị, tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy, các đoàn thể thực hiện có hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội. 1.3.3. Tổng cục Hậu cần và cơ quan hậu cần các cấp Là cơ quan tham mưu, đảm bảo về mặt hậu cần của toàn quân và từng đơn vị, có nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất các vấn đề có liên quan đến công tác bảo đảm hậu cần quân đội thời bình cũng như trong chiến tranh. Trực tiếp chỉ đạo bảo đảm hậu cần cho bộ đội, tăng gia sản xuất, tạo nguồn và nghiên cứu khai thác sử dụng vật tư trang bị. 1.3.4. Tổng cục Kỹ thuật và cơ quan quản lý kỹ thuật các cấp Là cơ quan đảm bảo trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh cho toàn quân và cho từng đơn vị. Có nhiệm vụ làm tham mưu cho cấp ủy và chỉ huy các cấp về công tác đảm bảo kỹ thuật, nghiên cứu đề xuất các vấn đề có liên quan đến tổ chức lực lượng, kế hoạch bảo đảm kỹ thuật trong thời bình và thời chiến. Trực tiếp tổ chức chỉ đạo và đảm bảo kỹ thuật cho toàn quân và từng đơn vị. Tổ chức chỉ đạo sản xuất tạo nguồn bảo đảm kỹ thuật.
  • 31. 30 1.3.5. Tổng cục Công nghiệp quốc phòng Là cơ quan chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ sản xuất quốc phòng. Thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp quốc phòng. Hình 5. Bắn trình diễn vũ khí mới do Tổng cục Công nghiệp quốc phòng nghiên cứu (Nguồn: https://www.otofun.net/threads/cong-nghiep-quoc-phong-viet-nam-da- co-nhieu-buoc-tien-moi.937323/) Nghiên cứu sản xuất, các vấn đề có liên quan, tổ chức chỉ đạo công tác công nghiệp quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân. Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo sản xuất công nghiệp quốc phòng trong quân đội. Huấn luyện bộ đội về công nghiệp quốc phòng. 1.3.6. Tổng cục 2 (Tổng cục Tình báo quân đội) Hình 6. Tổng cục II nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (Nguồn: https://tuyengiao.khanhhoa.gov.vn/?ArticleId=e20b6815-b761-4130-bbb0- 6303e717ddd8)
  • 32. 31 Là cơ quan chuyên trách về công tác tình báo chiến lược, hoạt động trên các lĩnh vực tình báo, chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ môi trường, văn hóa xã hội, … Thu thập và xử lý thông tin liên quan đến lợi ích quốc gia, tham mưu cho Đảng và Nhà nước, hoạch định đường lối, sách lược đối nội, đối ngoại và các chủ trương, kế hoạch, biện pháp, các quyết sách để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tổng cục 2 hoạt động theo pháp lệnh tình báo của Chủ tịch nước và nghị định tình báo của Thủ tướng chính phủ. 1.3.7. Quân khu Là cơ quan chỉ huy các lực lượng vũ trang trong phạm vi địa bàn được phân công, có chức năng đảm bảo trình độ sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân trên địa bàn, điều hành mọi hoạt động quân sự trong thời bình, thời chiến, tổ chức nắm tình hình địch, tình hình ta, nghiên cứu đề xuất những chủ trương, giải pháp điều hành các kế hoạch tác chiến, tổ chức lực lượng, chỉ huy quân đội và dân quân tự vệ trong các hoạt động quân sự. 1.3.8. Quân đoàn Là lực lượng cơ động của quân đội, là đơn vị tác chiến chiến dịch, lực lượng thường trực có từ 3 đến 4 sư đoàn bộ binh và một số lữ đoàn, trung đoàn binh chủng. Có nhiệm vụ tác chiến chiến dịch hoặc đảm nhiệm một hướng chiến dịch trong đội hình tác chiến của cấp trên. 2. Hiểu biết chung về quân chủng, binh chủng Quân chủng, binh chủng là lực lượng quân đội được tổ chức theo môi trường tác chiến, hiện tại Quân đội nhân dân Việt Nam có 3 quân chủng: Quân chủng Lục quân: tác chiến trên mặt đất; Quân chủng Hải quân: tác chiến trên trên biển, đảo; Quân chủng Phòng không - Không quân: tác chiến trên không. Quân chủng Hải quân và Quân chủng Phòng không - Không quân có tổ chức cơ quan Bộ Tư lệnh, riêng quân chủng Lục quân không tổ chức Bộ Tư lệnh mà tổ chức thành 6 binh chủng trực thuộc Bộ Quốc phòng: Pháo binh, Tăng Thiết giáp, Công binh, Thông tin, Đặc công, Hóa học.
  • 33. 32 2.1. Quân chủng Hải quân (thành lập ngày 7/5/1955) Hình 7. Hình ảnh bàn giao tàu hộ vệ Lý Thái Tổ tại Quân cảng Cam Ranh (Nguồn: https://danviet.vn/hinh-anh-ve-quan-cang-cam-ranh-xua-va-nay- 7777168780.htm) 2.1.1. Vị trí Là lực lượng tác chiến chủ yếu trên chiến trường biển, đảo; làm nòng cốt trong việc tiêu diệt địch ở hải phận và thềm lục địa, bảo vệ các đảo, các quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam. 2.1.2. Nhiệm vụ chung Bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, các quần đảo, các đảo của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chống mọi hành động phá hoại vi phạm chủ quyền quốc gia. Luôn duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu, đập tan mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù, bảo vệ vững chắc lãnh thổ biển đảo của Tổ quốc. 2.1.3. Tổ chức biên chế Tổ chức biên chế bao gồm: Bộ Tư lệnh Quân chủng. Các cơ quan trực thuộc: Văn phòng Bộ Tư lệnh, Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật, các bộ tư lệnh vùng (5 vùng), các cơ quan trực thuộc khác.
  • 34. 33 Các nhà trường, viện nghiên cứu. Các lữ đoàn, trung đoàn hải quân và các đơn vị bảo đảm khác. Các binh chủng của Quân chủng Hải quân (Binh chủng Tàu ngầm; Binh chủng Tàu mặt nước; Binh chủng Không quân Hải quân; Binh chủng Hải quân đánh bộ; Binh chủng Tên lửa - Pháo bờ biển; Binh chủng Đặc công hải quân). Các binh chủng hải quân không tổ chức thành bộ tư lệnh mà tổ chức thành các lực lượng cấp trung đoàn, lữ đoàn. Các vùng thuộc quân chủng Hải quân: Các vùng hải quân hiện tại có 5 vùng (mỗi vùng tương đương với 1 sư đoàn bộ binh). Các vùng hải quân tổ chức Bộ Tư lệnh vùng, có các cơ quan và đơn vị trực thuộc: Vùng I: gồm vùng biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh; Vùng II: gồm vùng biển các tỉnh từ Nam Bình Thuận đến Bạc Liêu (cửa sông Gành Hào); Vùng III: gồm vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định; Vùng IV: gồm vùng biển các tỉnh từ Phú Yên đến Bắc Bình Thuận; Vùng V: vùng biển các tỉnh Bạc Liêu (cửa sông Gành Hào), Cà Mau, Kiên Giang. Binh chủng Tàu ngầm gồm 06 tàu: Tàu ngầm Hà Nội 182 hạ thủy 28/ 08/ 2012, về tới Việt Nam 31/ 12/ 2013; Tàu ngầm Hồ Chí Minh 183 hạ thủy 28/ 12/ 2012, về tới Việt Nam 19/ 03/ 2014; Tàu ngầm Hải Phòng 184, hạ thủy 28/08/2013, về tới Việt Nam 28/01/2015; Tàu ngầm Khánh Hòa 185, hạ thủy 28/09/2014, về tới Việt Nam tháng 12/2015; Tàu ngầm Đà Nẵng 186, hạ thủy 28/03/2015, về tới Việt Nam 02/02/2016; Tàu ngầm Bà Rịa - Vũng Tàu 187, hạ thủy tháng 09/2015, về tới Việt Nam 20/01/2017. 2.2. Quân chủng Phòng không – Không quân 2.2.1. Vị trí Chức năng cơ bản là quản lý chặt chẽ vùng trời quốc gia, thông báo
  • 35. 34 tình hình địch trên không cho các lực lượng vũ trang và nhân dân, đánh trả các cuộc tấn công đường không của đối phương, bảo vệ các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa; làm nòng cốt cho các lực lượng khác tiêu diệt các loại máy bay của địch. Hình 8. Những người lính canh giữ biển, trời (Nguồn: http://phongkhongkhongquan.vn/33926/ nhung-nguoi-linh-canh-troi-giu-bien.html) 2.2.2. Nhiệm vụ Tổ chức quan sát, phát hiện mục tiêu tấn công bằng đường không của địch trước khi chúng vào lãnh thổ Việt Nam, tiêu diệt các lực lượng không quân của địch, bảo vệ vững chắc các mục tiêu của ta, ngoài ra còn đảm nhiệm nhiệm vụ tập kích vào các mục tiêu của địch như sân bay, bến cảng, các vị trí tập kết chuẩn bị tiến công ta. Bảo vệ vững chắc bầu trời của Tổ quốc trong mọi tình huống. 2.2.3. Tổ chức biên chế Tổ chức biên chế bao gồm: Bộ Tư lệnh Quân chủng. Các cơ quan trực thuộc: Văn phòng Bộ Tư lệnh, Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật, Cục Phòng không Lục quân, các cơ quan trực thuộc khác.
  • 36. 35 Các nhà trường, viện nghiên cứu. Các đơn vị trực thuộc: các sư đoàn phòng không (361, 363, 365, 367, 375, 377), các sư đoàn không quân (370, 371, 372), lữ đoàn không quân 918 và các đơn vị bảo đảm khác (Lữ đoàn Công binh 28, Lữ đoàn Thông tin 26, các đơn vị kinh tế). Quân chủng Phòng không - Không quân có các binh chủng: Ra đa, tên lửa, không quân, pháo phòng không; nhưng không tổ chức bộ tư lệnh binh chủng mà tổ chức thành các đơn vị. Các đơn vị chiến đấu của lực lượng phòng không lục quân được biên chế thành các khẩu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn và lữ đoàn trực thuộc các quân khu, quân đoàn, các sư đoàn bộ binh. Trang bị có các loại súng máy cao xạ, các loại pháo cao xạ có cỡ nòng khác nhau và tên lửa vác vai như A72. Các loại tên lửa có các tầm bắn khác nhau được biên chế thành các trung đoàn tên lửa trực thuộc các sư đoàn phòng không. Các đơn vị phục vụ như ra đa, vận tải biên chế tiểu đoàn trực thuộc các trung đoàn. Bộ đội không quân được tổ chức thành các phi đội, trực thuộc các sư đoàn, trung đoàn với các loại máy bay và các đơn vị phục vụ đảm bảo huấn luyện và chiến đấu. 3. Quân chủng lục quân Được tổ chức thành 6 binh chủng trực thuộc Bộ Quốc phòng: Pháo binh, Tăng Thiết giáp, Công binh, Thông tin, Đặc công, Hóa học. 3.1. Binh chủng pháo binh (thành lập ngày 29/6/1946) Khẩu hiệu truyền thống “chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng” Vị trí: Là binh chủng chiến đấu, hỏa lực chính của lục quân, có thể tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng hoặc độc lập tác chiến. Nhiệm vụ: Chi viện hỏa lực trong tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng. Chi viện hỏa lực cho các lực lượng đánh nhỏ lẻ, rộng khắp trên địa bàn tác chiến. Kiềm chế, chế áp trận địa pháo binh, súng cối, tên lửa, sở chỉ huy của địch. Tiêu diệt các phương tiện đổ bộ đường biển, đường không, phá hủy các công trình phòng ngự của địch. Chế áp, phá hoại các mục tiêu quan trọng sâu trong đội hình và hậu phương của địch.
  • 37.
  • 38. 37 thành sức mạnh tổng hợp trong chiến đấu. Thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu bên trong của địch như: sở chỉ huy, các trận địa pháo, tên lửa,… Trong một số trường hợp có thể làm nhiệm vụ vận chuyển bộ đội hoặc vũ khí trang bị. Tổ chức biên chế: Bộ Tư lệnh; Các cơ quan: Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật và các cơ quan trực thuộc khác; Các nhà trường; Các lữ đoàn xe tăng và các đơn vị bảo đảm; Đơn vị tổ chức thành trung đội, đại đội, tiểu đoàn, lữ đoàn. Mỗi xe tăng gồm 4 người: 1 trưởng xe, 1 lái xe và 2 pháo thủ, biên chế theo trung đội 3 xe hoặc đại đội 9 xe. 3.3. Binh chủng đặc công (thành lập ngày 19/3/1967) Hình 10. Lực lượng đặc công Việt Nam đặc biệt tinh nhuệ, luồn sâu đánh hiểm (Nguồn: https://viettimes.vn/nga-dac-cong-viet-nam-thien-chien-ngoai-suc- tuong-tuong-post17775.html) Khẩu hiệu truyền thống “Đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời, mưu trí, sáng tạo, đánh hiểm, thắng lớn”.
  • 39.
  • 40. 39 Dùng thuốc nổ đánh phá các mục tiêu kiên cố. Rà phá bom mìn, khắc phục vật cản, mở cửa mở. Xây dựng công trình tác chiến sở chỉ huy, hầm ngầm,… Bảo đảm cầu, phà, mở đường phục vụ chiến đấu. Tổ chức biên chế bao gồm: Bộ Tư lệnh; Các cơ quan: Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật, Cục Công trình quốc phòng và các cơ quan trực thuộc khác; Các nhà trường, viện kỹ thuật, các ban quản lý dự án, các trung tâm; Các lữ đoàn, tiểu đoàn công binh; Đơn vị công binh cơ sở được biên chế cấp trung đội, đại đội, tiểu đoàn. 3.5. Binh chủng Hóa học (thành lập ngày 19/4/1958) Khẩu hiệu truyền thống “Phòng chống tốt, chiến đấu giỏi”. Vị trí: là binh chủng chuyên môn kỹ thuật của Quân đội nhân dân Việt Nam, có chức năng bảo đảm hóa học cho tác chiến, làm nòng cốt trong việc phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, ngụy trang bảo vệ các mục tiêu, nghi binh đánh lừa địch. Nhiệm vụ: Bảo đảm hóa học cho tác chiến; làm nòng cốt trong việc phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, ngụy trang bảo vệ các mục tiêu, nghi binh lừa địch bằng màn khói; trực tiếp chiến đấu bằng vũ khí bộ binh và súng phun lửa. Tổ chức biên chế: Bộ Tư lệnh; Các cơ quan: Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật và các cơ quan trực thuộc khác; Các nhà trường, viện hóa học; Các lữ đoàn, tiểu đoàn phòng hóa; Đơn vị cơ sở tổ chức từ tiểu đội đến tiểu đoàn. 3.6. Binh chủng Thông tin liên lạc (thành lập ngày 9/9/1945) Khẩu hiệu truyền thống: “Kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn”. Vị trí: là binh chủng chuyên môn kỹ thuật của Quân đội nhân dân Việt Nam, có chức năng bảo đảm thông tin liên lạc cho hệ thống chỉ huy, hiệp đồng và bảo đảm.
  • 41. 40 Nhiệm vụ: bảo đảm thông tin liên lạc cho chỉ huy quân đội trong mọi tình huống, cụ thể là: Bảo đảm thông tin liên lạc cho chỉ huy tác chiến. Bảo đảm thông tin cho hiệp đồng các quân, binh chủng. Bảo đảm thông tin cho hậu cần, kỹ thuật. Bảo đảm thông tin cho quân bưu dẫn đường. Bảo đảm thông tin cho sẵn sàng chiến đấu A2. Bảo đảm thông tin cho tác chiến điện tử. Tổ chức biên chế: Bộ Tư lệnh; Các cơ quan: Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật và các cơ quan trực thuộc khác; Các nhà trường, các trung tâm; Các lữ đoàn, tiểu đoàn thông tin, nhà máy, kho,…; Đơn vị cơ sở tổ chức từ tiểu đội đến tiểu đoàn. Trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ, Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng đã cùng toàn Đảng, toàn dân lập nên những chiến công vang dội trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, thế giới đang trong thời kỳ hòa bình, nhưng chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang đẩy mạnh chiến lược diễn biến hòa bình nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa; mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc và tranh chấp lãnh thổ, biên giới đang diễn ra phức tạp, khó lường. Vì vậy, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại là phương hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Nghiên cứu học tập một số nội dung cơ bản về quân đội, về quân chủng, binh chủng giúp cho sinh viên hiểu biết, nâng cao nhận thức về quân đội, trên cơ sở đó nêu cao tinh thần trách nhiệm, góp phần xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh toàn diện, bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
  • 42. 41 CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP Câu 1. Anh/chị hãy trình bày hệ thống tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Câu 2. Trình bày khái quát về các quân chủng, binh chủng trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Câu 3. Anh/chị hãy làm rõ vai trò của lực lượng Cảnh sát biển hiện nay. Câu 4. Trách nhiệm của sinh viên trong tham gia xây dựng quân đội vững mạnh là gì? TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nhiều tác giả (2008), Giáo trình Giáo dục quốc phòng – an ninh, tập 2, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, NXB Giáo dục. [2]. Nhiều tác giả (2015), Điều lệnh quản lý bộ đội, NXB Quân đội nhân dân Việt Nam.
  • 43. 42 BÀI 4 ĐIỀU LỆNH ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI CÓ SÚNG MỤC TIÊU Kiến thức: Bài này trang bị cho người học những nội dung về điều lệnh đội ngũ từng người có súng, ý nghĩa trường hợp vận dụng của từng động tác, ý nghĩa về sự trang nghiêm thống nhất, thể hiện sự hùng mạnh của quân đội chính quy và của đơn vị. Kỹ năng: tích cực tự giác luyện tập, xây dựng quyết tâm, rèn luyện sức chịu đựng qua từng nội dung bài học. NỘI DUNG 1. Động tác khám súng Ý nghĩa: Khám súng là để chấp hành quy tắc bảo đảm an toàn tuyệt đối trong việc giữ gìn vũ khí, trang bị đối với mọi trường hợp trong huấn luyện, công tác, sinh hoạt, hành quân, trú quân trước và sau khi dùng súng. Khám súng là một động tác cần thiết nhằm bảo đảm an toàn cho người giữ súng và những người xung quanh. 1.1. Động tác khám súng Khám súng Khẩu lệnh: “Khám súng” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh. Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Khám súng”, làm 3 cử động: Cử động 1: Tay phải vuốt nhẹ theo dây súng đưa về nắm ốp lót tay đồng thời chân trái bước lên 1/2 bước, đặt mũi bàn chân chếch sang phải 15⁰; lấy mũi bàn chân phải làm trụ xoay gót lên để cho thân người chếch về bên phải 45⁰; tay phải đưa súng lên trước, cánh tay cong tự nhiên đồng thời tay trái đưa lên nắm ốp lót tay dưới thước ngắm (nắm cả dây súng); nòng súng chếch lên 45⁰, báng súng nằm sát hông bên phải. Cử động 2: Tay phải rời ốp lót tay nắm hộp tiếp đạn, lòng bàn tay quay về trước, hổ khẩu tay nắm sau sống hộp tiếp đạn, bốn ngón con khép lại nắm bên phải hộp tiếp đạn, dùng ngón tay cái (hoặc hổ khẩu tay phải) ấn lẫy giữ hộp tiếp đạn, tháo hộp tiếp đạn ra; chuyển sang tay trái giữ, ngón tay giữa và ngón thứ tư kẹp hộp tiếp đạn vào bên phải ốp lót tay, miệng hộp
  • 44.
  • 45. 44 đeo dây ở báng súng khoảng 30cm (bàn tay phải nắm dây súng như khi đứng nghiêm mang), kéo căng dây súng vào người, nắm tay phải cách thân người 10cm. Cử động 3: Dùng sức đẩy của tay trái và sức xoay của tay phải đưa súng ra phía sau, quàng dây súng vào vai phải, tay trái đưa về thành tư thế đứng nghiêm. Những điểm cần chú ý: Phải thực hiện đúng các quy định về khám súng. Khám súng phải đưa nòng súng chếch lên trên 45⁰. Động tác phải thận trọng, tỷ mỉ, bảo đảm an toàn. Không chĩa súng hướng vào người. Sau khi kéo bệ khoá nòng về sau phải nhìn kỹ vào buồng đạn và hộp tiếp đạn xem có đạn không. 2. Động tác mang súng, kẹp súng, xuống súng Ý nghĩa: Động tác mang súng, kẹp súng, xuống súng thường dùng trong hành quân, di chuyển vị trí, tuần tra, canh gác, luyện tập,… đảm bảo thống nhất. 2.1. Động tác mang súng (từ tư thế xách súng) Khẩu lệnh: “Mang súng’’ chỉ có động lệnh không có dự lệnh. Động tác: Nghe dứt động lệnh “Mang súng” làm 3 cử động: Cử động 1: Tay phải đang từ xách súng, đưa súng lên dọc chính giữa trước thân người, cách người 20cm, nòng súng hướng lên trên, mặt súng hướng sang phải; tay trái đưa lên nắm ốp lót tay dưới tay phải. Cử động 2: Tay phải rời ốp lót tay nắm cổ tròn báng súng, hộ khẩu tay quay lên trên, phối hợp hai tay xoay mũi súng xuống dưới (khi xoay tay trái hơi lỏng ra, chuyển hộ khẩu tay lên trên). Tay phải đưa về nắm dây súng, ngón tay cái nằm dọc theo thân súng ở bên trong, bốn ngón con khép lại ở bên ngoài, ngón tay trỏ cách khâu đeo dây súng ở báng 30cm. Cử động 3: Kết hợp hai tay đưa súng choàng vào vai phải, tay trái đưa về thành tư thế đứng nghiêm. 2.2. Động tác xuống súng (thành tư thế xách súng) Khẩu lệnh: “Xách súng” chỉ có động lệnh khộng có dự lệnh.
  • 46. 45 Động tác: Nghe dứt động lệnh “Xách súng”: Tay phải vuốt dọc theo dây súng về nắm ốm lót tay, đưa dây súng ra khỏi vai, tay phải giữ súng bên hông phải, nòng súng hợp với mặt phẳng ngang một góc 45 độ. Trở về tư thế đứng nghiêm xách súng. 2.3. Kẹp súng tiểu liên khi giữ súng Khẩu lệnh: “Kẹp súng” chỉ có động lệnh không có dự lệnh. Động tác: Nghe dứt động lệnh “Kẹp súng” làm 3 cử động: Cử động 1: Tay phải đưa súng lên, cánh tay trên khép sát người, súng nằm dọc bên phải thân người cách thân người 15cm, mặt súng hướng vào người, vòng bảo vệ đầu ngắm cao ngang vai, đồng thời tay trái đưa lên nắm ốp lót tay, bốn ngón con khép lại nắm ốp lót tay dưới, ngón cái nắm ốp lót tay trên. Cử động 2: Tay phải rời nòng súng đưa xuống nắm tay cầm, hộ khẩu tay bên trên, hướng ra ngoài bằng mặt cắt tay cầm. Cử động 3: Kết hợp hai tay đưa súng vào sườn phải về tư thế kẹp súng, tay trái về thành tư thế đứng nghiêm. 2.4. Xuống súng tiểu liên AK khi kẹp súng (về tư thế giữ súng) Khẩu lệnh: “Xuống súng” chỉ có động lệnh không có dự lệnh. Động tác: Nghe dứt động lệnh “Xuống” làm 3 cử động: Cử động 1: Tay phải đưa súng ra, cánh tay thẳng, súng nằm dọc theo thân người, cách thân người 15cm. Đồng thời tay trái đưa lên nắm ốp lót tay. Cử động 2: Tay phải rời tay cầm về nắm nòng súng, hổ khẩu tay phía trên mặt súng, ngang với phía dưới của chuôi lê. Cử động 3: Tay phải đặt nhẹ súng xuống đất thành tư thế giữ súng, tay trái đưa về thành tư thế đứng nghiêm. 3. Động tác đeo súng, xuống súng Ý nghĩa: Động tác đeo súng thường dùng trong khi tay bận hoặc để làm việc khác như leo, trèo, mang vác. 3.1. Động tác đeo súng, xuống súng 3.1.1. Động tác đeo súng (khi đang ở tư thế mang súng) Khẩu lệnh: “Đeo súng” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh. Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Đeo súng”, làm 3 cử động:
  • 47. 46 Cử động 1: Tay phải vuốt nhẹ theo dây súng đưa về nắm ốp lót tay đưa súng về phía trước, súng cách thân người 20 cm. Mũi súng hơi chếch sang trái, mặt súng quay sang phải, khâu đeo dây phía trên cao ngang vai trái, đồng thời tay trái nắm thân súng dưới thước ngắm, ngón út sát tay kéo khoá nòng. Cử động 2: Tay phải rời ốp lót tay chuyển về nắm giữa dây súng ,lòng bàn tay úp vào trong người (ngón cái nắm dọc phía trong dây súng, bốn ngón con khép lại nắm phía ngoài dây súng), kéo căng dây súng sang bên phải, đồng thời dùng cùi tay phải đưa vào giữa súng và dây súng, súng nằm chếch trước người, vòng cò ở khoảng thắt lưng. Phối hợp hai tay đưa dây súng qua đầu quàng vào cổ, tay phải luồn vào giữa súng và dây súng. Súng nằm chếch trước ngực từ trái sang phải, mặt súng quay lên trên. Tay phải chuyển về nắm ốp lót tay trên, tay trái rời thân súng đưa về nắm dây súng trên vai trái. Cử động 3: Phối hợp hai tay đưa súng sang phải về sau. Súng nằm chếch sau lưng từ trái sang phải, mũi súng hướng chếch xuống dưới, hai tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm. 3.1.2. Động tác xuống súng (thành tư thế mang súng) Khẩu lệnh: “Mang súng” chỉ có động lệnh không có dự lệnh. Động tác : Khi nghe dứt động lệnh “Mang súng” làm 3 cử động: Cử động 1: Tay phải đưa về sau nắm ốp lót tay trên, tay trái đưa lên nắm dây súng trên vai trái hơi nâng lên. Cử động 2: Tay phải đưa súng từ sau lưng qua phải về trước, súng nằm chếch trước ngực từ trái sang phải. Cử động 3: Phối hợp 2 tay nhấc dây súng lên, đưa qua đầu, quàng dây súng vào vai phải thành tư thế mang súng. Tay phải rời ốp lót tay, đưa lên nắm dây súng (ngón tay trỏ cao ngang mép trên túi áo ngực), tay trái đưa về thành tư thế đứng nghiêm mang súng. 3.1.3. Động tác đeo súng (khi đang ở tư thế treo súng) Khẩu lệnh: “ Đeo súng” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh. Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Đeo súng” làm 2 cử động: Cử động 1: Tay phải rời cổ báng súng đưa về sau nắm ốp lót tay trên, tay trái đưa lên nắm dây súng trên vai trái và nâng lên. Cử động 2: Phối hợp 2 tay đưa dây súng sang bên phải về sau, súng
  • 48. 47 nằm chếch sau lưng từ trái sang phải, nòng súng hướng xuống dưới, hai tay đưa về tư thế đứng nghiêm. 3.1.4. Động tác xuống súng (về tư thế treo súng) Khẩu lệnh: “Treo súng” chỉ có động lệnh không có dự lệnh Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Treo súng” làm 3 cử động: Cử động 1: Tay phải đưa về sau lưng nắm ốp lót tay, tay trái đưa lên nắm dây súng trên vai trái. Cử động 2: Phối hợp 2 tay đưa súng từ sau ra trước, súng nằm chếch trước ngực 45º từ trái sang phải, mặt súng quay lên trên, tay kéo khóa nòng nằm chính giữa hàng khuy áo. Cử động 3: Tay phải rời ốp lót tay đưa về nắm cổ báng súng, ngón cái bên trong, bốn ngón con bên ngoài. Tay trái đưa về thành tư thế đứng nghiêm. Những điểm cần chú ý: Khi đưa dây súng qua đầu quàng vào cổ hoặc lấy súng ra không được cúi xuống, không để va chạm làm mũ lệch, súng không được đưa cao làm che mặt. Khi làm động tác không lệch người, lệch vai, tư thế thiếu nghiêm chỉnh. 4. Động tác treo súng, xuống súng Ý nghĩa: Động tác treo súng thường dùng khi canh gác, làm nhiệm vụ đón tiếp, duyệt đội ngũ, duyệt binh,… 4.1. Động tác treo súng (khi ở tư thế mang súng) Khẩu lệnh: “Treo súng” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh. Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Treo súng” làm 3 cử động: Cử động 1: Tay phải vuốt nhẹ theo dây súng đưa về nắm ốp lót tay, đưa súng về phía trước, cách thân người 20 cm (tính ở ngực) mũi súng chếch sang trái, đồng thời tay trái nắm thân súng dưới thước ngắm , ngón út sát tay kéo bệ khóa nòng. Cử động 2: Tay phải rời ốp lót tay, về nắm giữa dây súng (ngón tay cái đặt dọc phía trong dây súng, 4 ngón con khép lại nắm phía ngoài) kéo căng sang phải, dùng cùi tay phải đưa vào giữa súng và dây súng, súng nằm chếch trước người.
  • 49. 48 Cử động 3: Phối hợp hai tay nhấc dây súng qua đầu quàng vào cổ, đồng thời tay phải luồn vào giữa thân súng và dây súng rồi đưa về nắm cổ báng súng ngón cái bên trong, 4 ngón con khép lại nằm bên ngoài (hổ khẩu tay sát hộp khóa nòng), cánh tay phải mở tự nhiên. Súng nằm chếch trước ngực 45º từ trái sang phải, mặt súng hướng lên trên, tay kéo khóa nòng nằm chính giữa hàng khuy áo, vòng cò nằm ở giữa thắt lưng, tay trái đưa về thành tư thế đứng nghiêm. 4.2. Động tác xuống súng (về tư thế mang súng ) Khẩu lệnh: “Mang súng” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh. Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Mang súng” làm 3 cử động: Cử động 1: Tay phải đưa lên nắm ốp lót tay, hổ khẩu tay hướng sang trái và nắm trên ốp lót tay trên, tay trái đưa lên nắm dây súng trên vai trái. Cử động 2: Phối hợp 2 tay nhấc dây súng đưa qua đầu, rồi quàng dây súng vào vai phải thành tư thế mang súng. Cử động 3: Tay phải rời ốp lót tay đưa về nắm dây súng cao ngang nắp túi áo bên phải. Tay trái đưa về thành tư thế đứng nghiêm. 4.3. Động tác treo súng (Khi ở tư thế đeo súng) Khẩu lệnh : “Treo súng” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh. Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Treo súng” làm 3 cử động: Cử động 1: Tay phải đưa về sau nắm ốp lót tay, tay trái đưa nắm dây súng trên vai trái. Cử động 2: Phối hợp 2 tay đưa súng từ sau ra trước, súng nằm chếch trước ngực 45º từ trái sang phải, mặt súng quay lên trên, tay kéo khóa nòng nằm chính giữa hàng khuy áo. Cử động 3: Tay phải rời ốp lót tay chuyển về nắm cổ báng súng, ngón cái ở bên trong, bốn ngón con ở bên ngoài. Tay trái đưa về thành tư đứng nghiêm treo súng. 4.4. Động tác xuống súng (về tư thế đeo súng ) Khẩu lệnh: “Đeo súng” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh. Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Đeo súng” làm 2 cử động: Cử động 1: Tay phải rời cổ báng súng đưa về sau nắm ốp lót tay trên, tay trái đưa lên nắm dây súng trên vai trái và nâng lên.
  • 50. 49 Cử động 2: Phối hợp 2 tay đưa dây súng sang bên phải về sau, súng nằm chếch sau lưng từ trái sang phải, nòng súng hướng xuống dưới, hai tay đưa về tư thế đứng nghiêm. Những điểm cần chú ý: Khi đưa dây súng qua đầu không cúi đầu. Không để thân người ngả nghiêng, lắc lư. 5. Động tác giá súng Ý nghĩa: Giá súng để đảm bảo trật tự gọn gàng, thống nhất, đồng thời bảo đảm sẵn sàng chiến đấu. 5.1. Động tác giá súng Tiểu đội trưởng chọn địa hình tập hợp tiểu đội thành một hàng ngang, chỉnh đốn hàng ngũ xong rồi ra lệnh cho tiểu đội giá súng. Khẩu lệnh: “Giá súng” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh. Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Giá súng” toàn tiểu đội làm động tác giá súng mỗi tổ ba người thành một giá súng. Tổ 1 gồm: số 1, số 2, Tiểu đội trưởng. Tổ 2 gồm: số 3, số 4, số 5. Tổ 3 gồm: số 6, số 7, số 8. Khi giá súng (trừ các số làm trụ) phải để đế báng súng chếch về trước 30o , thành thế chân kiềng. Động tác cụ thể: Số 1, số 4 và số 7: Tay phải sách súng đưa ra trước chính giữa hai bàn chân cách 40cm, đặt nhẹ đế báng súng xuống, mặt súng hướng vào trong, người hơi cúi xuống và giữ chắc súng để làm trụ giá súng của tổ. Số 2, số 5 và số 8: chuyển súng sang tay trái (mặt súng hướng ra trước) giữ chắc ốp lót tay dưới, chân trái bước lên một bước, dùng mũi hai bàn chân làm trụ, xoay người sang bên phải 90o . Số 2, số 5 và số 8: cúi người giá súng (mặt súng hướng xuống dưới) phần nòng súng sau đầu ngắm gối chéo lên hộp tiếp đạn của súng tiểu liên của số 1, số 4, số 7 (sát vị trí lắp hộp tiếp đạn). Số 3 và số 6 tay phải xách súng chân phải bước lên một bước, dùng hai mũi bàn chân làm trụ, xoay người sang bên trái 90o . Cúi người xuống giá súng, phần nòng súng sau đầu ngắm gối lên và chéo với mũi súng số 5, số 8 (sát vị trí lắp hộp tiếp đạn của súng số 4 số 7). Khi số 3 và số 6 giá xong thì số 4 và số 7 sửa lại giá súng cho vững
  • 51. 50 chắc, rồi trở về tư thế đứng nghiêm. Các số khác khi giá súng xong thì trở về tư thế đứng nghiêm. Tiểu đội trưởng quay nửa bên trái đi về phía giá súng của tổ 1 cách một bước, quay bên phải chân phải bước sang phải một bước, tay phải sách súng phối hợp hai tay xoay mặt súng xuống dưới hộp tiếp đạn quay lên trên, đặt mũi súng của mình (phần nòng súng sau đầu ngắm) gối lên và chéo với mũi súng của số 2. Giá súng xong tiểu đội trưởng kiểm tra lại hàng giá súng của tiểu đội coi đã vững và thẳng chưa, nếu súng của chiến sỹ, tổ nào chưa vững hoặc chưa thẳng thì tiểu đội trưởng cho sửa lại ngay. Sửa xong, tiểu đội trưởng về vị trí, chỉ huy tiểu đội ra ngoài nơi giá súng hoặc giải tán. 5.2. Động tác lấy súng Trước khi ra lệnh cho tiểu đội lấy súng, tiểu đội trưởng lấy súng của mình mang vào vai, rồi đến vị trí chỉ huy ra lệnh cho tiểu đội vào vị trí lấy súng. Khi tiểu đội đã vào vị trí đầy đủ, tiểu đội trưởng ra lệnh lấy súng. Khẩu lệnh: “Lấy súng” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh. Động tác cụ thể: Khi nghe dứt động lệnh “Lấy súng” toàn tiểu đội làm động tác lấy súng: Số 1, số 4 và số 7 tay phải đưa ra giữ súng của mình, các số khác làm động tác lấy súng. Số 2 và số 5, số 8 chân trái bước lên một bước dùng hai mũi bàn chân làm trụ xoay người sang trái 90o . Số 3, số 6 chân phải bước lên một bước, dùng hai mũi bàn chân làm trụ xoay người sang trái 90o . Tất cả các số cúi xuống lấy súng (như động tác từng người), lấy xong kéo chân về, mang súng vào vai, thành tư thế đứng nghiêm. Những điểm cần chú ý: Dùng súng báng gỗ làm trụ, không dùng súng báng gấp làm trụ. Giá súng phải chắc chắn, tránh đổ súng. Tránh giá súng trên đường đi và nơi có nhiều cát bụi.
  • 52. 51 CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP Câu 1. Ý nghĩa của các động tác khám súng, mang súng, đeo súng, treo súng, giá súng? Câu 2. Những điểm chú ý của từng động tác mang súng, đeo súng, treo súng, giá súng? Câu 3. Anh/chị thực hiện động tác khám súng của súng tiểu liên AK như thế nào? Câu 4. Anh/chị thực hiện động tác xuống súng ở tư thế mang súng của súng tiểu liên AK như thế nào? TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Quốc phòng, Trung tâm Từ điển bách khoa quân sự, (2004), Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân. [2]. Cục Quân huấn - Bộ Tổng Tham mưu (2002), Điều lệnh đội ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân. [3]. Cục Quân huấn – Bộ Tổng Tham mưu (2002), Giáo trình kiểm tra kỹ thuật chiến đấu bộ binh, NXB Quân đội nhân dân. [4]. Nhiều tác giả (2008), Giáo trình Giáo dục quốc phòng - an ninh, tập 2, dùng cho sinh viên các trường Đại học, cao đẳng, NXB Giáo dục.
  • 53. 52 BÀI 5 ĐIỀU LỆNH ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ MỤC TIÊU Kiến thức: Nội dung bài trang bị cho người học trình tự các bước thực hiện tập hợp đội hình đơn vị, ý nghĩa trường hợp vận dụng trong huấn luyện công tác và thực hiện các nhiệm vụ. Kỹ năng: Rèn luyện tinh thần tập thể, khả năng phối hợp hiệp đồng và làm việc nhóm, xây dựng niềm tự hào về hình ảnh người lính, về niềm tin vào sức mạnh của quân đội trong giai đoạn hiện nay. NỘI DUNG 1. Đội hình tiểu đội hàng ngang - Ý nghĩa: Đội hình tiểu đội hàng ngang thường vận dụng trong học tập, hạ đạt mệnh lệnh, sinh hoạt, kiểm tra, điểm nghiệm, khám súng, giá súng,... - Vị trí của tiểu đội trưởng: Ở đội hình tiểu đội hàng ngang, tiểu đội trưởng đứng bên phải đội hình tiểu đội. Vị trí chỉ huy tại chỗ như: đôn đốc tập hợp, điểm số, chỉ huy tiểu đội luyện tập, nhận xét,... Tiểu đội trưởng đứng ở chính giữa, phía trước đội hình, cách tiểu đội từ 3 đến 5 bước. Vị trí chỉ huy tiểu đội khi hành tiến: Tiểu đội trưởng đi ở bên trái đội hình của tiểu đội, cách 2 đến 3 bước. Khi chỉnh đốn hàng ngũ về bên phải (trái), tiểu đội trưởng cách người làm chuẩn 2 đến 3 bước. Khi chỉ định người giữa đội hình làm chuẩn, tiểu đội trưởng có thể đi về bên phải (trái) đội hình để kiểm tra, gióng hàng. - Chú ý: Khi tập hợp nên tránh hướng gió, hướng mặt trời chiếu vào mặt chiến sĩ, nếu không ảnh hưởng đến việc xem tập, xem động tác mẫu,... Nếu vị trí tập hợp xa nơi tiểu đội đứng (quá 20m) thì tiểu đội trưởng phải đôn đốc tiểu đội về vị trí tập hợp. Sau khi hộ dứt động lệnh, tiểu đội trưởng không được di chuyển vị trí. Khi sửa hàng phải dùng khẩu lệnh, không chạm vào người. 1.1. Đội hình tiểu đội một hàng ngang Thực hiện theo thứ tự 4 bước.
  • 54. 53 Bước 1. Tập hợp Khẩu lệnh: “Tiểu đội X, thành một hàng ngang - Tập hợp” có dự lệnh và động lệnh, “Tiểu đội X, thành một hàng ngang” là dự lệnh, “Tập hợp” là động lệnh. Tiểu đội trưởng xác định vị trí và hướng tập hợp, rồi quay về phía các chiến sĩ, hộ khẩu lệnh và đứng nghiêm làm chuẩn. Khi nghe hộ khẩu lệnh “Tiểu đội X”, toàn tiểu đội quay về phía tiểu đội trưởng, đứng nghiêm chờ lệnh. Hình 13. Tiểu đội luyện tập Điều lệnh đội ngũ theo đội hình một hàng ngang (Nguồn:https://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tu-ban-quan-ly-lang/5022-ngoi- sao-thang-3-cua-doi-tieu-binh-danh-du.html) Khi nghe dứt động lệnh “Tập hợp”, toàn tiểu đội nhanh chóng chạy đến vị trí tập hợp (nếu có súng phải xách súng hoặc mang súng theo đúng quy định của từng loại súng), đứng về bên trái tiểu đội trưởng thành một hàng ngang, theo giãn cách và cự li đúng quy định (70 cm tính từ giữa 2 gót chân của hai người đứng cạnh nhau hoặc cách 20 cm tính từ khoảng cách 2 cánh tay của hai người đứng cạnh nhau). Từng người khi đã đứng vào hàng, phải nhanh chóng gióng hàng đúng giãn cách rồi đứng nghỉ. Khi đã có 2 - 3 chiến sỹ đứng vào hàng, tiểu đội trưởng làm động tác quay nửa bên trái về đứng chính giữa phía trước cách hàng từ 3 - 5 bước để đôn đốc tiểu đội tập hợp.
  • 55.
  • 56.
  • 57. 56 (hàng thứ hai cách hàng thứ nhất 1 mét). - Khi kiểm tra giãn cách, ở đội hình hai hàng ngang phải kiểm tra cả cự ly hàng trên và hàng dưới. 2. Đội hình tiểu đội hàng dọc - Ý nghĩa: Đội hình tiểu đội hàng dọc thường vận dụng khi hành quân, đứng trong đội hình cấp trên, luyện tập,... - Vị trí của tiểu đội trưởng: Ở đội hình tiểu đội hàng dọc, tiểu đội trưởng đứng trước cách số 1 (người đứng ở đầu hàng) là 1m. Vị trí chỉ huy tại chỗ (đôn đốc tập hợp, điểm số, hạ đạt mệnh lệnh,...): Tiểu đội trưởng (at) đứng chếch phía trước về bên trái đội hình, cách 3 đến 5 bước. Vị trí chỉ huy tiểu đội khi hành tiến: Tiểu đội trưởng đi ở khoảng 1/3 bên trái đội hình (từ trên xuống) và cách 2 đến 3 bước. Khi cùng tiểu đội hành tiến (đi trong đội hình của tiểu đội) thì tiểu đội trưởng đi đầu đội hình tiểu đội, cách lm. Nếu đội hình tiểu đội 2 hàng do tiểu đội trưởng đi đầu chính giữa 2 hàng và cách tiểu đội 1m. Khi chỉ huy tiểu đội luyện tập tại chỗ, tiểu đội trưởng có thể đứng tại chỗ để chỉ huy. 2.1. Đội hình tiểu đội một hàng dọc Thực hiện theo thứ tự 4 bước: Bước 1. Tập hợp Khẩu lệnh: “Tiểu đội X, thành một hàng dọc - Tập hợp” có dự lệnh và động lệnh. “Tiểu đội thành một hàng dọc” là dự lệnh; “Tập hợp” là động lệnh. Động tác: Hành động của tiểu đội trưởng và từng người như tập hợp hàng ngang. Chỉ khác, nghe dứt động lệnh “Tập hợp”, mọi người đứng thành 1 hàng dọc sau tiểu đội trưởng, cự li đúng quy định, người sau cách người trước 1 mét. Khi đã có người đứng sau mình, tiểu đội trưởng ra vị trí chỉ huy chếch về phía bên trái đội hình cách 3 - 5 bước quay vào đội hình đôn đốc tiểu đội tập hợp. Bước 2. Điểm số Khẩu lệnh “Điểm số”. Động tác: Nghe động lệnh “Điểm số”, từng người theo thứ tự từ trên xuống dưới trở về tư thế đứng nghiêm hô rõ số của mình, đồng thời quay mặt sang trái hết cỡ.
  • 58. 57 Bước 3: Chỉnh đốn hàng ngũ Trước khi chỉnh đốn phải hô khẩu lệnh “Nghiêm” cho tiểu đội đứng nghiêm. Khẩu lệnh “Nhìn trước - Thẳng”; “Thôi”. Hình 16. Đội hình tiểu đội một hàng dọc [4] Nghe dứt động lệnh “Thẳng”, trừ người làm chuẩn, mọi người gióng hàng, nhìn vào chính giữa gáy người đứng trước mình (không nhìn thấy gáy người đứng thứ hai phía trước) để xê dịch, qua phải, qua trái gióng hàng cho thẳng, đúng cự li, giãn cách 1 mét. Khi xê dịch, nếu các loại súng đang ở tư thế giữ, phải xách súng. Khi tiểu đội đã gióng hàng xong, tiểu đội trưởng hô: “Thôi”. Nghe dứt động lệnh “Thôi” thì không xê dịch nữa. Tiểu đội trưởng kiểm tra cự li giữa các chiến sĩ, sau đó đi đều về chính giữa phía trước đội hình, cách số 1 từ 2 đến 3 bước nhìn vào hàng để kiểm tra. Khi thấy đầu và cạnh vai của mọi người cùng nằm trên một đường thẳng là được. Nếu hàng chưa thẳng thì dùng khẩu lệnh để chỉnh đốn. Sửa xong, tiểu đội trưởng về vị trí chỉ huy bên trái phía trước đội hình cách 3 -5 bước.