SlideShare a Scribd company logo
1 of 18
Download to read offline
Trang 1 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021
TRƯỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGÂN HÀNG BÀI TẬP 2021
TỰ LUYỆN
Cập nhật: 03/2022. Tên học phần: Máy điện 2
Mã học phần: 036206 Số TC: 03
A. MÁY ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ
1. Một động cơ không đồng bộ có 12 cực, 50 Hz.
a) Động cơ trên sẽ quay với vận tốc bao nhiêu, nếu hệ số trượt bằng 0,06?
b) Độ trượt là gì? Tính độ trượt của động cơ.
2. Một động cơ không đồng bộ có 8 cực; 60 Hz quay với tốc độ 860 vòng/phút lúc đầy tải. Xác định:
a) Tốc độ đồng bộ.
b) Tần số dòng điện cảm ứng trên rotor.
c) Tốc độ của rotor đối với từ trường quay trên stator.
3. Một động cơ không đồng bộ quay với vận tốc gần bằng 1200 vòng/phút, lúc không tải là 1140
vòng/phút lúc đầy tải khi được cấp điện nguồn 50 Hz.
a) Động cơ có bao nhiêu cực?
b) Tính hệ số trượt phần trăm lúc đầy tải.
c) Tìm tần số điện áp rotor lúc đầy tải.
d) Tìm tốc độ của từ trường quay rotor đối với rotor; rotor với stator; từ trường quay rotor với từ
trường quay stator.
4. Tốc độ đầy tải của một động cơ không đồng bộ 50 Hz là 460 vòng/phút. Tìm số cực và hệ số trượt
lúc đầy tải.
5. Tốc độ định mức của một động cơ không đồng bộ 25 Hz là 720 vòng/phút và tốc độ không tải
là 745 vòng/phút. Tính hệ số trượt định mức của động cơ.
6. Một động cơ không đồng bộ rotor dây quấn 60 Hz, 6 cực, 220V có stator đấu  và rotor đấu Y.
Số vòng dây rotor bằng nữa của stator. Tính điện áp và tần số giữa các vành trượt nếu:
a) Rotor đứng yên.
b) Hệ số trượt rotor bằng 0,04.
c) Rotor được quay bởi một máy khác với vận tốc 800 vòng/phút theo chiều ngược với chiều từ
trường quay stator.
7. Một động cơ cảm ứng ba pha rotor dây quấn 6 cực, 60 Hz. Tính tần số dòng điện rotor trong các
trường hợp sau:
a) Động cơ đứng yên.
b) Động cơ quay 500 vòng/phút cùng chiều với từ trường quay.
c) Động cơ quay 500 vòng/phút ngược chiều với từ trường quay. Động cơ vận hành ở chế độ
làm việc nào?
d) Động cơ quay 2000 vòng/phút cùng chiều với từ trường quay. Động cơ vận hành ở chế độ làm
việc nào?
8. Một động cơ không đồng bộ ba pha rotor dây quấn 60 Hz, 6 cực, 220V, có stator đấu  và rotor
đấu Y. Số vòng dây rotor bằng 80% số vòng dây stator. Khi hệ số trượt bằng 0,04. Tính điện áp
giữa hai vành trượt của rotor. Biết rằng hê số dây quấn stator bằng với hệ số dây quấn rotor.
Trang 2 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021
9. Xác định số cực, hệ số trượt và tần số dòng điện rotor ở tải định mức của một động cơ không
đồng bộ, nếu các số liệu định mức như sau:
a) 2200V, 60Hz, 588 vòng/phút.
b) 120V, 60Hz, 873 vòng/phút.
10. Hệ số trượt định mức của một động cơ 10 cực, 60 Hz là 0,075. Tính:
a) Tốc độ của rotor đối với từ trường quay.
b) Tốc độ của từ trường quay đối với stator.
11. Hệ số trượt định mức của một động cơ 50 Hz, 4 cực là 0,05. Tính:
a) Tốc độ của từ trường quay đối với lõi thép stator.
b) Tần số dòng điện cảm ứng trên rotor.
12. Một động cơ không đồng bộ ba pha 440V; 60 Hz; làm việc với nguồn điện 25 Hz. Tìm điện áp
nguồn cần có để giữ cảm ứng từ trong khe hở không khí ở giá trị định mức (giá trị mà động cơ đã
được thiết kế để làm việc ở 60 Hz).
13. Một động cơ không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc có các thông số: điện trở stator 0,5; điện trở
rotor quy đổi về stator 0,25; điện kháng stator bằng với điện kháng rotor quy đổi về stator và
bằng 0,4. Động cơ 3 pha có 4 cực, các cuộn dây stator nối Y, tần số định mức 50 Hz và điện áp
định mức 415V.
a) Tính dòng khởi động của động cơ.
b) Tính dòng điện của động cơ khi vận hành ở tốc độ 1450 vòng/phút.
14. Một động cơ không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc, cuộn dây stator nối Y, 380V, 50Hz. Ở chế độ
không tải, động cơ tiêu thụ 400W và dòng không tải là 3A. Tính các thông số của nhánh từ hoá
và hệ số công suất không tải.
15. Động cơ không đồng bộ ba pha đấu tam giác, có công suất định mức 50 Hp; 6 cực; 220V; tần số
50 Hz; tốc độ định mức của động cơ 980 vòng/phút; sức điện động pha khi rotor đứng yên là
110V. Xác định:
a) Hệ số trượt định mức và sức điện động pha khi rotor quay.
b) Biết điện trở rotor 0,02; điện kháng rotor 0,5. Tính dòng điện cảm ứng trên rotor.
16. Trong thí nghiệm ngắn mạch trên một máy điện không đồng bộ 3 pha 4 cực, nối Y, 50Hz, đo
được công suất vào là 20 kW, ở điện áp 220V và dòng điện ngắn mạch đo được là 90A. Tính các
thông số điện trở rotor quy đổi về stator, điện kháng stator, điện kháng rotor quy đổi về stator của
động cơ. Biết điện trở stator là 0,3.
17. Cho động cơ không đồng bộ ba pha, 4 cực, nối , 380V, 50Hz, 1400 vòng/phút. Thông số động
cơ (đã quy về stator) như sau:
Trang 3 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021
Động cơ được cấp nguồn ba pha 380V, 50Hz. Giả tổn hao cơ là 100W (và luôn không đổi). Tính
dòng điện, hệ số công suất, moment điện từ và hiệu suất của động cơ:
a) Ở chế độ định mức.
b) Khi kéo tải ứng với moment điện từ bằng 1/4 momen định mức.
c) Khi chuyển sang nối Y, và kéo tải ứng với moment điện từ bằng 1/4 momen định mức.
d) So sánh kết quả câu b và câu c, cho nhận xét. Nhận định về chế độ tiết kiệm năng lượng khi
động cơ chạy non tải và giải thích.
e) Tính dòng điện, hệ số công suất, moment, và công suất tiêu thụ khi động cơ khởi động trực
tiếp, khởi động bằng phương pháp đổi nối Y → . So sánh hai kết quả trên, cho nhận xét.
18. Rotor của động cơ cảm ứng 25 Hp; 6 cực; 60Hz có điện trở và điện kháng của một pha là 0,1Ω
và 0,54Ω. Điện áp trên một pha của rotor là 150V. Nếu rotor quay ở vận tốc là 1164 vòng/phút,
xác định:
a) Tốc độ đồng bộ.
b) Độ trượt.
c) Tổng trở rotor.
d) Dòng điện cảm ứng trên rotor.
e) Dòng điện cảm ứng rotor nếu thay đổi tải trên trục có độ trượt là 1,24%.
f) Tốc độ tại điều kiện câu e.
19. Sức điện động cảm ứng trong một pha rotor lúc một động cơ không đồng bộ đứng yên là 100V.
Điện trở và điện kháng tản của mỗi pha rotor là 3Ω và 1Ω.
a) Tính dòng điện trên rotor và hệ số công suất mạch rotor lúc động cơ đứng yên.
b) Tính dòng điện trên rotor và hệ số công suất mạch rotor lúc hệ số trượt là 0.06. Tính công suất
điện từ mà rotor nhận được.
20. Động cơ không đồng bộ ba pha có công suất định mức 60 kW; tổng tổn hao trên stator là 1 kW;
tổng tổn hao Pcơ + Pf = 0; hệ số trượt 3%. Xác định:
a) Công suất cơ trên trục động cơ.
b) Tổn thất công suất trên rotor.
21. Động cơ không đồng bộ 3 pha, 15 Hp, 220V, 50Hz, 6 cực, Y, mạch tương đương dạng hình T.
Thông số động cơ như sau: điện trở stator 0,129; điện trở rotor quy đổi về stator 0,096; điện
kháng tổng của hai dây quấn bằng tổng điện kháng stator và điện kháng rotor quy đổi về stator là
0,047; điện trở từ hoá 60 được mắc song song với điện kháng nhánh từ hoá 10. Tổng tổn
hao cơ 290W. Ở độ trượt 2%, tính:
a) Tốc độ, dòng điện stator, hệ số công suất của động cơ.
b) Công suất vào, công suất ra, và hiệu suất của động cơ.
22. Động cơ không đồng bộ ba pha; 4 cực; tốc độ định mức 1485 vòng/phút; tần số 50Hz; điện trở
rotor quy đổi về stator 0,02. Cho momen cản là không đổi. Xác định:
a) Điện trở phụ cần thêm vào để tốc độ động cơ là 1050 vòng/phút.
b) Không dùng điện trở phụ, điện áp giảm bao nhiêu để tốc độ động cơ là 1050 vòng/phút?
23. Động cơ không đồng bộ ba pha rotor dây quấn, bốn cực; hệ số quy đổi sức điện động và dòng
điện ke = ki = 2. Điện trở và điện kháng pha rotor lúc đứng yên lần lượt là 0,2 và 3,6; Y/ -
380V/220V; tần số 50 Hz.
Trang 4 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021
24. Một động cơ cảm ứng ba pha rotor dây quấn; suất điện động khi rotor đứng yên E2 = 157V; 4 cặp
cực; tần số 50 Hz; tốc độ định mức 728 vòng/phút; điện trở rotor 0,105; điện kháng rotor
0,525. Tính momen điện từ của động cơ.
25.Động cơ không đồng bộ 3 pha; đấu Y; 220V; công suất 7,5kW; tần số 50Hz, 4 cực. Thông số động
cơ gồm điện trở stator 0,294, điện trở rotor quy đổi về stator 0,144, điện kháng stator 0,503,
điện kháng rotor quy đổi về stator 0,209, điện kháng nhánh từ hoá là 13,25. Tổng tổn hao cơ
(Pqp = Ploss_mech) là 250W và bỏ qua tổn hao sắt từ. Ở độ trượt 2%, hãy tính:
a) Tốc độ của động cơ.
b) Dòng điện trên stator.
c) Hệ số công suất của động cơ.
d) Hiệu suất của động cơ.
26. Động cơ không đồng bộ có các thông số công suất định mức 50 Hp; 6 cực; điện áp 220V; tần số
60 Hz; tốc độ định mức 1124 vòng/phút; hiệu suất 91%; hệ số công suất 0,89.
Biết tỉ số giữa momen khởi động và momen định mức là 1,7; tỉ số giữa dòng điện khởi động và
dòng điện định mức là 5. Xác định:
a) Hệ số trượt định mức, moment định mức.
b) Momen khởi động, dòng điện khởi động.
c) Khởi động thông qua cuộn kháng, xác định hệ số điện áp cuộn kháng, dòng điện trên lưới cấp
cho động cơ, momen khởi động qua cuộn kháng. Biết dòng điện khởi động gấp hai lần dòng
điện định mức.
d) Với tần số nguồn điện 50Hz, xác định điện áp định mức của động cơ, cho mạch từ bão hoà.
e) Công suất cơ cho trường hợp tần số nguồn 50 Hz.
27. Động không đồng bộ ba pha, 4 cực, cuộn dây stator nối , có các thông số định mức: 380V, 50Hz,
1450 vòng/phút. Động cơ có các thông số: điện trở stator 4; điện trở rotor quy đổi về stator 4,
điện kháng stator 5, điện kháng rotor quy đổi về stator 5, điện trở từ hoá 1200, điện kháng
nhánh từ hoá 200.
a) Tính dòng điện khởi động và momen khởi động của động cơ?
b) Khi động cơ đang vận hành ở tốc độ định mức, tính dòng điện, hệ số công suất, moment kéo
tải, và hiệu suất của động cơ? Tổn hao cơ 300W.
c) Tính dòng điện khởi động và momen khởi động của động cơ nếu khởi động động cơ theo
phương pháp đổi nối Y → .
28. Một động cơ không đồng bộ ba pha; 4 cực được cung cấp điện từ nguồn 50 Hz.
a) Tính tốc độ đồng bộ.
b) Trên nhãn động cơ có ghi tốc độ định mức 1425 vòng/phút. Tính hệ số trượt định mức.
c) Giả sử tải của động cơ giảm xuống và hệ số trượt chỉ còn 0,02. Tính tốc độ mới của động cơ.
d) Tính tốc độ tương đối của từ trường quay đối với rotor của động cơ trong hai câu b và c.
29. Công suất truyền từ stator qua rotor của một máy điện không đồng bộ là 120kW khi chạy ở độ
trượt 0,05.
a) Tính tổn hao đồng rotor và công suất cơ của máy điện.
b) Biết tổn hao đồng stator là 3 kW, tổn hao cơ là 2 kW, và tổn hao sắt là 1,7 kW. Xác định công
suất hữu ích và hiệu suất của động cơ.
Trang 5 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021
30. Động cơ không đồng bộ ba pha, stator nối Y có công suất định mức 50 Hp; 4 cực; 380V; tần số
50 Hz; tốc độ định mức của động cơ 1440 vòng/phút; điện trở stator 0,2; điện trở rotor quy đổi
về stator 0,25; điện kháng stator 1; điện kháng rotor quy đổi về stator 0,95; điện kháng
nhánh từ hoá 40; điện trở từ hoá 0. Xác định:
a) Tốc độ đồng bộ và tần số dòng điện cảm ứng trên rotor.
b) Lập sơ đồ tương đương, tính dòng điện trên stator.
31. Động cơ không đồng bộ ba pha, stator nối Y công suất định mức 93,25 kW; 440V; tần số 50 Hz;
8 cực; điện trở stator 0,068; điện trở rotor quy đổi về stator 0,052; điện kháng stator bằng với
điện kháng rotor quy đổi về stator và bằng 0,224; điện kháng nhánh từ hoá 7,68; điện trở từ
hoá 0; tổng tổn hao phụ 2400W; độ trượt 3%. Xác định:
a) Dòng tiêu thụ động cơ, hệ số công suất của động cơ.
b) Xác định công suất cơ, momen cơ, và tốc độ định mức của động cơ.
c) Hiệu suất định mức của động cơ, hệ số trượt tới hạn của động cơ.
32. Một động cơ điện không đồng bộ ba pha có công suất định mức 45 kW; tần số 50 Hz; động cơ
đấu Y/ - 380/220V; tỉ số giữa dòng điện khởi động và dòng điện định mức là 6; tỉ số giữa momen
khởi động và momen định mức là 2,7; hệ số công suất 0,86; hiệu suất 0,91; tốc độ định mức 1460
vòng/phút. Động cơ làm việc với lưới điện 380V.
a) Tính dòng điện định mức, momen định mức, dòng điện khởi động và momen khởi động của
động cơ.
b) Để khởi động với tải có momen cản ban đầu Mc bằng 0,45 lần momen định mức thì người ta
dùng biến áp tự ngẫu để IMBA = 100A. Xác định hệ số biến áp k và động cơ có thể khởi động
được không?
c) Cũng với tải trên, dùng điện kháng khởi động với IkđĐK = 200A. Xác định điện áp đặt lên động
cơ lúc khởi động và động cơ có thể khởi động được không?
33. Động cơ không đồng bộ ba pha rotor dây quấn, bốn cực; hệ số quy đổi sức điện động và dòng
điện ke = ki = 2. Điện trở và điện kháng pha rotor lúc đứng yên lần lượt là R2 = 0,2; X2 = 3,6;
Y/ - 380V/220V; tần số 50 Hz.
a) Động cơ được đóng vào lưới điện Ud = 380V, xác định cách đấu dây động cơ. Cho rằng sức
điện động pha stator gần bằng điện áp đặt vào; hệ số trượt 0,05.
b) Tính dòng điện cảm ứng pha trên stator và dòng điện cảm ứng pha trên rotor.
34. Một động cơ không đồng bộ ba pha rotor lồng sóc, có công suất định mức 150 kW; điện áp
380V/220V; tần số 50Hz; tốc độ định mức 1465 vòng/phút; hiệu suất 92%; hệ số công suất 0,82;
tỉ số giữa momen khởi động và momen định mức là 1,25; tỉ số giữa dòng điện khởi động và dòng
điện định mức là 5,5. Nguồn cung cấp cho động cơ 220V và chịu dòng tải tối đa là 2000A, động
cơ kéo tải có moment cản bằng phân nửa giá trị của momen định mức. Xác định:
a) Dòng và moment khởi động.
b) Có thể khởi động bằng đổi nối Y- được hay không?
c) Thông số máy biến áp tự ngẫu khởi động cho động cơ này.
35. Một động cơ không đồng bộ ba pha đấu sao nối vào lưới Ud = 380V. Biết điện trở tổng của hai
dây quấn quy về stator là 0,122; điện kháng tổng của hai dây quấn quy về stator là 0,4; tần số
nguồn cấp 50 Hz.
a) Tính dòng điện khởi động.
b) Dùng điện kháng khởi động IkđĐK = 300A. Tính điện cảm L của cuộn điện kháng khởi động.
Trang 6 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021
36. Động cơ không đồng bộ ba pha có công suất định mức là 7 hp (1 Hp = 750W); Y/ - 380V/220V;
50Hz; bốn cực; tốc độ định mức là 1430 vòng/phút; hệ số công suất 0,8; vận hành ở lưới điện
220V. Tổng tổn hao của động cơ là 1050W. Tỷ số tỉ số giữa momen khởi động và momen định
mức là 1,3. Gọi Mm là momen khi khởi động trực tiếp. Tính:
a) Hệ số trượt định mức.
b) Hiệu suất của động cơ.
c) Dòng điện định mức của động cơ.
d) Momen khởi động khi khởi động bằng phương pháp đổi nối Y- .
37. Động cơ không đồng bộ ba pha có công suất định mức 20 kW; stator đấu hình Y; điện áp 380V;
hiệu suất 88%; hệ số công suất 0,84; tốc độ định mức 970 vòng/phút; tần số 50 Hz; tỉ số giữa
momen khởi động và momen định mức là 1,2; tỉ số giữa momen cực đại và momen định mức là
1,8; tỉ số giữa dòng điện khởi động và dòng điện định mức là 4,5. Xác định:
a) Dòng điện khởi động và hệ số trượt định mức.
b) Momen khởi động và tổng tổn hao trên động cơ.
38. Động cơ đóng vào lưới điện Ud = 380V, xác định cách đấu dây động cơ. Cho rằng sức điện động
pha stator gần bằng điện áp đặt vào, tổn hao đồng trong dây quấn stator bằng tổn hao đồng trong
dây quấ rotor, tổn hao sắt từ Pst = 145 W, tổn hao ma sát và phụ Pmsf = 145 W; hệ số trượt 0,05.
Tính dòng điện rotor, công suất cơ hữu ích, hiệu suất của động cơ điện.
39. Một động cơ điện không đồng bộ ba pha 50Hz, 6 cực, công suất định mức 100 kW, tốc độ quay
980 vòng/phút. Giả thiết tổn hao cơ của máy bằng 1% công suất định mức đưa ra và moment tải
luôn giữ không đổi. Trong mạch rotor nối thêm điện trở phụ để tốc độ giảm xuống còn 750
vòng/phút. Tính công suất tiêu hao trên điện trở phụ và công suất đưa ra của động cơ điện khi
giảm tốc độ.
40. Động cơ không đồng bộ ba pha có công suất định mức 28 kW; 6 cực; điện áp 380V; tần số 50Hz;
tốc độ định mức 980 vòng/phút; hệ số công suất 0,88; tổng tổn hao sắt và tổn hao đồng là 2,2 kW;
tổng tốn hao do ma sát + quạt là 1,1 kW. Xác định:
a) Tổn hao đồng trên rotor.
b) Hiệu suất động cơ ở chế độ định mức.
c) Dòng điện tiêu thụ trên động cơ.
41. Một động cơ không đồng bộ ba pha rotor dây quấn, 220V, 50 Hz, 4 cực, có dây quấn stator đấu
tam giác và dây quấn rotor đấu sao. Giả sử số vòng dây rotor bằng 40% số vòng dây stator và hai
hệ số dây quấn bằng nhau. Khi tốc độ rotor bằng 1425 vòng/phút, hãy tính:
a) Hệ số trượt.
b) Sức điện động cảm ứng trong mỗi pha rotor khi rotor đứng yên.
c) Sức điện động cảm ứng trong mỗi pha rotor khi rotor quay.
d) Điện áp giữa hai chổi than khi rotor đứng yên.
e) Tần số của điện áp và dòng điện trong rotor.
42. Động cơ không đồng bộ ba pha stator nối Y có công suất định mức 25 kW; điện áp 440V; momen
khởi động 112 N.m; momen định mức 83 N.m; dòng điện khởi động 128A. Xác định:
a) Momen khởi động khi điện áp đặt vào là 300V.
b) Để momen khởi động bằng momen định mức thì điện áp đặt vào động cơ phải là bao nhiêu?
c) Để có một dòng khởi động nhỏ hơn 32A thì điện áp phải bằng bao nhiêu?

Trang 7 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021
43. Một máy điện không đồng bộ ba pha 6 cực, 50 Hz. Khi đặt điện áp định mức lên stator còn dây
quấn rotor hở mạch thì suất điện động cảm ứng trên mỗi pha dây quấn rotor là 110V. Giả thiết
tốc độ lúc làm việc định mức là 980 vòng/phút; rotor quay cùng chiều với từ trường quay. Hỏi:
a) Máy điện làm việc ở chế độ nào, tại sao?
b) Lúc đó suất điện động trên rotor bằng bao nhiêu?
c) Nếu giữ chặt rotor lại và trên dây quấn rotor đo được điện trở 0,1Ω; điện kháng 0,5Ω; hỏi ở
chế độ làm việc định mức thì dòng điện cảm ứng trên rotor bằng bao nhiêu?
44. Các tham số mỗi pha của mạch tương đương của một động cơ cảm ứng ba pha, 4 cực, được mắc
hình Y; điện áp 400V; tần số 60 Hz; điện trở rotor quy đổi về stator gấp hai lần điện trở stator và
bằng 0,2; điện kháng stator 0,5; điện kháng rotor quy đổi về stator 0,2; điện kháng nhánh từ
hoá 20. Tổng tổn hao cơ và sắt tại tốc độ tốc 1755 vòng/phút là 800W. Hãy tính:
a) Dòng điện vào.
b) Công suất vào.
45. Một động sơ không đồng bộ ba pha dây quấn rotor có điện trở 0,0278; tốc độ định mức 970
vòng/phút, hiệu suất định mức 0,885. Tính điện trở phụ mắc vào mạch rotor để tốc độ động cơ là
700 vòng/phút. Cho biết momen cản của tải không phụ thuộc tốc độ.
46. Cho một động cơ điện rotor dây quấn 2 cặp cực; tần số 50Hz; điện trở dây quấn rotor 0,02Ω; tốc
độ 1485 vòng/phút. Nếu moment tải không đổi, muốn có tốc độ 1050 vòng/phút thì phải thêm
điện trở phụ vào rotor là bao nhiêu? Nếu thay đổi điện áp đặt vào dây quấn stator để có được tốc
độ nói trên (không có điện trở phụ vào rotor) thì phải đặt vào stator một điện áp là bao nhiêu?
47. Động cơ không đồng bộ ba pha có công suất định mức 37,5 kW; điện áp 220V; tần số 60Hz; 6
cặp cực; hiệu suất 89%; hệ số công suất 0,81 (trễ); tốc độ định mức 595 vòng/phút; tỉ số giữa
momen khởi động và momen định mức là 1,2; dòng điện khởi động 725A. Xác định:
a) Dòng điện và momen định mức của động cơ.
b) Dòng khởi động để momen khởi động lớn hơn 70% momen định mức.
c) Tỷ số biến áp bằng bao nhiêu để momen khởi động lớn hơn 70% momen định mức?
48. Động cơ cảm ứng ba pha, 60 Hz, 6 cực, tiêu thụ công suất 48 kW với vận tốc 1140 rpm. Tổn hao
đồng stator là 1,4 kW, tổn hao lõi thép là 1,6 kW, tổn hao ma sát và quạt gió là 1 kW. Tính:
a) Tốc độ đồng bộ.
b) Hiệu suất của động cơ.
49. Động cơ không đồng bộ ba pha có các thông số định mức như dòng điện 29A; Y/ - 380V/220V;
tần số 50Hz; bốn cực; hệ số công suất 0,853; hiệu suất 86%; độ trượt 0,0333; điện áp lưới 380V.
Tính:
a) Tốc độ trên trục động cơ.
b) Công suất điện động cơ tiêu thụ.
c) Công suất đầu ra của động cơ.
d) Tổng tổn hao của động cơ.
e) Momen quay của động cơ.
50. Một động cơ điện không đồng bộ ba pha rotor lồng sóc có công suất định mức 11,9 kW; điện áp
220V; dòng điện định mức 25A; tần số 50 Hz; 6 cực; tổn hao đồng PCu1 = 745W; PCu2 = 480W.
tổn hao sắt PFe = 235W; tổn hao cơ Pcơ = 180W; tổn hao phụ Pf = 60W. Tính công suát điện từ,
momen điện từ và tốc độ quay của động cơ.

Trang 8 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021
51. Các tham số mỗi pha của mạch tương đương của một động cơ cảm ứng ba pha, 4 cực, được mắc
hình Y; điện áp 400 V; tần số 60 Hz; điện trở stator 2Ω; điện trở rotor quy đổi về stator 0,2Ω;
điện kháng stator 0,5Ω; điện kháng rotor quy đổi về stator 0,2Ω; điện kháng nhánh từ hoá 20Ω.
Nếu tổng tổn hao cơ và sắt tại vận tốc 1755 rpm là 800W. Hãy tính:
a) Dòng điện vào.
b) Công suất vào.
c) Công suất ra.
d) Hiệu suất.
52. Cho một động cơ không đồng bộ rotor dây quấn có công suất định mức 155 kW làm việc ở tần
số 50 Hz; 2 cặp cực từ; điện áp 380V; đấu Y; tổn hao đồng PCu2
= 2210W; tổn hao cơ 2640W;
tổn hao phụ 310W; điện trở rotor quy đổi về stator 0,012Ω.
a) Lúc tải định mức, tính công suất điện từ, độ trượt định mức, tốc độ định mức, momen định
mức của động cơ.
b) Giả sử momen tải không đổi, nếu cho dây quấn phần quay một điện trở quy đổi R’f = 0,1Ω
thì hệ số trượt, tốc độ quay và tổn hao đồng rotor sẽ bằng bao nhiêu?
c) Biết điện trở stator bằng với điện trở rotor quy đổi về stator; điện kháng stator bằng với điện
kháng rotor quy đổi về stator và bằng 0,06Ω. Tính momen và độ trượt cực đại.
d) Tính điện trở phụ cần thiết phải cho vào rotor để momen khởi động cực đại.
53. Một động cơ điện không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc có công suất định mức 14000W, tốc độ
định mức 1450 vòng/phút; Ү/∆ - 380/220V; hệ số công suất 0,88; hiệu suất 0.885; tỉ số dòng điện
khởi động và dòng định mức là 5,5; tỉ số momen khởi động và momen định mức là 1,3; tỉ số giữa
momen cực đại và momen định mức là 2; Điện áp mạng điện 380V.
a) Tính công suất tác dụng và công suất phản kháng động cơ tiêu thụ ở chế độ định mức.
b) Tính dòng điện, hệ số trượt và momen định mức.
c) Tính dòng điện khởi động, momen khởi động, momen cực đại.
Biết động cơ mắc vào lưới điện có điện áp Udm = 380V.
54. Một động cơ điện không đồng bộ ba pha đấu Y, 380V, 50Hz, tốc độ lúc định mức 1440 vòng/phút.
Tham số như sau: điện trở stator 0,2; điện trở rotor quy đổi về stator 0,25; điện kháng stator
1; điện kháng rotor quy đổi về stator 0,95; điện kháng nhánh từ hoá 40; bỏ qua điện trở từ
hoá.
a) Tính số đôi cực, tốc độ đồng bộ, hệ số trượt định mức, tần số dòng điện rotor lúc tải định mức.
b) Vẽ mạch điện thay thế hình T và căn cứ vào đó tính ra trị số thực và tương đối của các dòng
điện trên sator, dòng từ hoá và dòng điện rotor quy đổi về stator.
55. Cho động cơ không đồng bộ ba pha, rotor dây quấn, 4 cực, nối Y, 440V, 50 Hz, tốc độ 1455
vòng/phút. Thông số động cơ (đã quy về stator) như sau: Điện trở stator 0,075 Ω, điện kháng
stator 0,17Ω; điện trở rotor đã quy đổi 0,065Ω; điện kháng rotor đã quy đổi 0,18Ω; điện kháng
nhánh từ hoá 7,5Ω được mắc song song với điện trở nhánh từ hoá 175Ω. Tổn hao cơ là 1 kW.
Động cơ được cấp nguồn ba pha 440V, tần số 50Hz.
a) Tính momen điện từ cực đại và tốc độ tới hạn của động cơ.
b) Khi động cơ vận hành ở tốc độ 1460 vòng/phút, tính dòng điện tiêu thụ, hệ số công suất,
momen điện từ và hiệu suất của động cơ.
c) Tính tốc độ động cơ nếu momen điện từ giảm còn một nửa so với câu b.
Trang 9 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021
56. Một động cơ không đồng bộ ba pha nối Y có công suất định mức 93,25 kW; điện áp định mức
440V; dòng điện định mức 171A; tần số 50Hz; số đôi cực từ bằng 4; hiệu suất định mức 0,872;
tốc độ định mức 727 vòng/phút. Động cơ làm việc ở chế độ định mức có tổn hao đồng và tổn hao
sắt trên stator là Pcu1 + PFe = 9550W. Hãy tính:
a) Hệ số công suất.
b) Tần số dòng điện cảm ứng trên rotor.
c) Công suất phản kháng động cơ tiêu thụ từ lưới điện.
d) Momen điện từ của động cơ.
57. Một động cơ không đồng bộ ba pha có công suất định mức 11,2 kW, điện áp định mức 220V, tần
số 50Hz, số đôi cực từ là 3, hệ số công suất định mức 0,825 và hiệu suất định mức 0,875. Biết
rằng động cơ làm việc ở chế độ định mức có hệ số trượt 0,03 và tổn hao quay 280W. Hãy tính:
a) Dòng điện định mức của động cơ.
b) Tốc độ quay định mức của động cơ.
c) Công suất phản kháng động cơ tiêu thụ từ lưới điện.
d) Momen điện từ của động cơ.
58. Một động cơ cảm ứng 3 pha có công suất 100 Hp và tốc độ đồng bộ 1800 vòng/phút được nối với
nguồn 600V. Hai Wattmeter hiển thị tổng công suất tiêu thụ là 70 kW, và Ammeter hiển thị dòng
điện dây là 78A. Tốc độ rotor đo chính xác là 1763 vòng/phút. Hơn nữa, các đặc tính sau được
biết: tổn hao lõi thép stator là 2 kW, tổn hao ma sát và quạt gió là 1,2kW, điện trở giữa hai đầu
cực stator là 0,34Ω. Tính:
a) Công suất cung cấp cho rotor.
b) Tổn hao trên rotor I2
R.
c) Công suất cơ cung cấp cho tải, tính bằng Hp.
d) Hiệu suất.
e) Momen được sinh ra khi tốc độ động cơ đạt 1763 vòng/phút.
59. Công suất vào của một động cơ không đồng bộ ba pha 25 Hp, bốn cực, 50 Hz, là 20800W, điện
áp định mức 220V, dòng điện định mức 64A, tần số 50 Hz, tốc độ định mức 1410 vòng/phút. Khi
đầy tải, tính các thông số của động cơ:
a) Hệ số trượt.
b) Hệ số công suất.
c) Momen và hiệu suất.
Trang 10 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021
60. Một động cơ điện không đồng bộ rotor dây quấn khi để rotor hở mạch và cho điện áp định mức
vào stator thì điện áp trên vành trượt là 250 V. Khi động cơ làm việc với tải định mức thì tốc độ
1420 vòng/phút. Tính:
a) Tốc độ đồng bộ.
b) Tốc độ từ trường quay do dòng điện sinh ra so với tốc độ rotor.
c) Tần số dòng điện cảm ứng ở rotor.
d) Sức điện động của rotor khi tải định mức.
61. Một động cơ không đồng bộ ba pha có công suất định mức 18,5kW; điện áp định mức 380V;
dòng điện định mức 40A; tần số 50Hz; số đôi cực từ bằng 4; hiệu suất định mức 0,89 và tốc độ
định mức 720 vòng/phút. Động cơ làm việc ở chế độ định mức có tổn hao đồng trên dây quấn
rotor PCu2 = 780W. Hãy tính:
a) Hệ số công suất định mức của động cơ.
b) Tần số dòng điện cảm ứng trên rotor.
c) Công suất phản kháng động cơ tiêu thụ từ lưới điện.
d) Momen điện từ của động cơ.
62. Một động cơ điện không đồng bộ ba pha rotor lồng sóc có công suất định mức 20 kW; điện áp
380V; đấu Y; hiệu suất 88%; hệ số công suất 0,84; tốc độ định mức 970 vòng/phút. Biết rằng, tỉ
số giữa dòng điện khởi động và dòng điện định mức là 4,5; tỉ số giữa momen cực đại và momen
định mức là 1,8; tỉ số giữa momen khởi động và momen định mức là 1,2. Tính:
a) Dòng điện định mức, dòng điện khởi động, độ trượt tới hạn của động cơ.
b) Momen định mức, momen khởi động, momen cực đại và tổng tổn hao trong động cơ khi làm
việc định mức.
63. Động cơ 3 pha có stator đấu sao. Các thông số định mức của động cơ: Điện áp 460V; 60 Hz; bốn
cực; độ trượt 0,022; công suất 14 Hp; điện trở stator 0,641; điện trở rotor quy đổi về stator
0,332; điện kháng stator 1,106; điện kháng rotor quy đổi về stator 0,464 ; điện kháng nhánh
từ hoá 26,3. Bỏ qua tổn hao lõi thép (điện trở từ hoá bằng 0). Tính:
a) Tốc độ động cơ.
b) Dòng điện trên stator.
c) Hệ số công suất.
d) Momen ngõ ra.
64. Một động cơ không đồng bộ có các số liệu dây quấn stator và rotor đều nối Y; số rãnh stator Z1
= 72; số rãnh rotor Z2 = 12; số thanh dẫn ở một rãnh stator Sr1 = 9 và ở rotor Sr2 = 2; dây quấn
bước đủ có 4 đôi cực. Khi làm thí nghiệm ngắn mạch, điện áp ngắn mạch đặt vào stator là 110V;
dòng điện ngắn mạch 61 A và hệ số công suất ngắn mạch 0,336. Tính:
a) Điện trở và điện kháng ngắn mạch.
b) Điện trở và điện kháng dây quấn rotor. Cho biết điện trở dây quấn stator 0,159Ω; điện kháng
dây quấn stator 0,46Ω.
c) Công suất động cơ điện tiêu thụ và công suất tiêu hao trên dây quấn khi ngắn mạch.
65. Cho động cơ không đồng bộ ba pha, 6 cực, cuộn dây stator nối Y, 25 Hp, 208V, 60Hz. Điện trở
stator là 0,105Ω/pha. Bỏ qua tổn hao sắt từ.
- Thí nghiệm không tải với điện áp và tần số định mức: đo được dòng điện dây 22A và công suất
vào 1200W.
Trang 11 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021
- Thí nghiệm ngắn mạch ở tần số 15Hz và điện áp dây 24,6V: đo được dòng điện dây 64,5A và
công suất vào 2200W.
a) Tính tổn hao quay (tổn hao cơ).
b) Tính các thông số của mạch tương đương gồm điện trở rotor quy đổi về stator, điện kháng
stator, điện kháng rotor quy đổi về stator và điện kháng nhánh từ hoá ở tần số định mức. Biết
động cơ có tỷ số giữa điện kháng stator và điện kháng rotor đã quy đổi là 4 : 6.
Sử dụng kết quả câu b để tính toán cho câu c và câu d. Giả sử ảnh hưởng của mức độ bảo hòa mạch
từ và tần số rotor lên điện trở và điện cảm rotor là không đáng kể.
c) Khi động cơ trên được cấp điện áp và tần số định mức, và có độ trượt 5%, tính dòng điện stator, hệ số
công suất, momen điện từ, và hiệu suất của động cơ.
d) Khi động cơ trên được cấp điện áp và tần số định mức, đang vận hành ở momen cực đại: tính độ trượt,
dòng điện stator và momen điện từ khi đó.
66. Cho động cơ không đồng bộ ba rotor pha lồng sóc, 380V, 50 Hz, dây quấn stator đấu . Các thông
số tương đương 1 pha quy về stator như điện trở stator 0; điện trở rotor đã quy đổi 0,8; điện
kháng stator 2; điện kháng rotor đã quy đổi 2; điện trở nhánh từ hoá 200; điện kháng nhánh
từ hoá 40. Động cơ đang vận hành với vận tốc 1475 rpm.
a) Xác định dòng điện dây và moment điện từ khi khởi động và tại tốc độ 1475 rpm. Biết rằng
momen tải là hằng số và moment điện từ khi tốc độ đạt 1475 rpm, bỏ qua tổn hao quay (ma
xát + quạt gió).
b) Hệ thống có thể khởi động phương pháp đổi nối Y -  được hay không? Giải thích rõ ràng.
c) Giảm dòng khởi động của động cơ bằng cách nối điện trở khởi động Rmm nối tiếp vào cuộn
stator. Tìm giá trị lớn nhất của điện trở để hệ thống có thể khởi động được.
67. Một động cơ không đồng bộ 3 pha, 22 kW, nối Y, 50 Hz 400V, 4 cực, có các tham số của mạch,
tương đương một pha như sau:
Điện trở stator 0,2Ω; điện kháng stator 0,6Ω; điện trở rotor đã quy đổi về stator 0,12Ω; điện kháng
rotor đã quy đổi 0,25Ω, điện kháng nhánh từ hoá 25Ω; bỏ qua điện trở nhánh từ hoá.
Tổng tổn hao cơ (do ma sát...) và tổn hao lõi thép là 990W và được coi là không đổi.
a) Ở độ trượt 0,03. Xác định tốc độ của động cơ, dòng điện tiêu thụ, hệ số công suất động cơ.
Công suất và moment hữu ích ở đầu trục động cơ. Cho nhận xét.
b) Xác định tốc độ định mức, momen hữu ích định mức của động cơ. Biết công suất điện từ khi
đó là 23459W.
68. Động cơ không đồng bộ ba pha rotor dây quấn 15 Hp, 2 cực, 220V, 50Hz, nối Y, tốc độ định mức 2850
vòng/phút. Động cơ có điện trở rotor quy đổi về stator 0,12 Ω/pha và tỉ số momen cực đại và momen định
mức là 2,2. Bỏ qua điện trở dây quấn stator.
a) Tính tốc độ động cơ tại momen cực đại.
b) Tính giá trị điện trở (quy đổi về stator) cần mắc nối tiếp với dây quấn rotor để động cơ khởi động với
momen cực đại.
Trang 12 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021
c) Nếu điện áp cung cấp cho động cơ giảm còn 200V, moment trên trục động cơ là momen định mức.
Tính tốc độ mới của động cơ.
Cho biết biểu thức Klauss đơn giản:
max
max
max
2
M
s
M s
s s
=
+
.
69. Cho động cơ không đồng bộ 3 pha, 400V, đấu , 50 Hz, 4 cực. Các thông số một pha đã quy đổi
về stator gồm điện trở stator 0,2, điện trở rotor đã quy đổi 0,4Ω, điện kháng stator 2Ω, điện
kháng rotor đã quy đổi 2, điện trở nhánh từ hoá 200Ω, điện kháng nhánh từ hoá 40Ω. Động cơ
đang kéo tải có momen tỉ lệ thuận với bình phương của tốc độ. Khi được cấp điện áp định mức,
động cơ quay với tốc độ 1440 rpm. Bỏ qua tổn hao quay và sử dụng mạch tương đương gần đúng.
a) Tính dòng điện tiêu thụ, và hiệu suất của động cơ.
b) Điều chỉnh để động cơ quay với tốc độ 720 rpm bằng cách thay đổi điện áp nguồn cung cấp.
Tính điện áp nguồn, dòng điện tiêu thụ và hiệu suất mới.
c) Nếu động cơ có rotor dây quấn, tính điện trở rotor mới (quy đổi về stator) để động cơ cũng
quay với tốc độ 720 rpm. Tính dòng điện tiêu thụ và hiệu suất mới. Nhận xét về các phương
pháp thay đổi tốc độ ở câu b và câu c.
70. Cho động cơ không đồng bộ ba pha rotor lồng sóc, dây quấn stator đấu Y, nguồn điện ba pha
cung cấp cho động cơ là 380V; tần số 50 Hz. Tốc độ định mức của động cơ là 1447 vòng/phút.
Các thông số mạch tương đương chính xác một pha quy đổi về stator: Điện trở stator 0,2; điện
trở rotor đã quy đổi 0,4; điện kháng stator 2; điện kháng rotor đã quy đổi 2; điện kháng
nhánh từ hoá 40; điện trở nhánh từ hoá 200.
a) Xác định dòng điện định mức và momen điện từ định mức của động cơ.
b) Xác định các thông số của sơ đồ thevenin thay thế mạch điện stator một pha của động cơ; từ
đó viết biểu thức liên hệ Momen – độ trượt của động cơ. Xác định momen khởi động, momen
cực đại và hệ số trượt tới hạn của động cơ.
c) Tính điện trở máy đấu nối tiếp vào dây quấn của stator để moment mở yêu cầu bằng 0,5 lần
moment khởi động trực tiếp. Tính dòng điện khởi động của động cơ trong trường hợp này.
d) Cho biết tổn hao ma sát quạt gió bằng 15% tổng hao của động cơ lúc tải định mức và moment
do tổn hao này không thay đổi theo tốc độ. Tính tốc độ của động cơ khi moment tải giảm 50%
so với moment định mức. tính các tổn hao; hiệu suất của động cơ trong trường hợp này.
e) Giảm điện áp cấp cho động cơ bằng cách đấu nối tiếp cuộn kháng vào dây quấn stator, biết
tốc độ của động cơ đạt trạng thái định mức. Tính điện áp đặt vào động cơ; tính lại tổn hao và
hiệu suất của động cơ, so sánh với kết quả của câu d).
71. Một động cơ không đồng bộ 3 pha, 4 cực, 480V (điện áp dây), 60 Hz, nổi Y có các thông số trên
mỗi pha khi đã quy đổi về stator như sau: điện kháng stator 0,4; điện trở rotor đã quy đổi
0,35Ω; điện trở rotor đã quy đổi 0,08; điện kháng nhánh từ hoá 2,8Ω. Bỏ qua điện trở dây
quấn stator và tổn hao sắt từ. Độ trượt định mức của động cơ là 0,0375.
a) Tính các thông số và vẽ sơ đồ Thevenin tương đương một pha của động cơ. Mạch Thevenin
cần tìm dùng để giải mạch phía rotor.
Trang 13 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021
b) Tại tải định mức, biết rằng tổn hao cơ (do ma sát, quạt gió) bằng 50% tổng tổn hao trong động
cơ. Hãy tính công suất điện từ, công suất cơ ra (công suất hữu ích) của động cơ, momen điện
từ và momen hữu ích của động cơ.
c) Hãy tính điện áp dây thấp nhất đặt vào động cơ, để động cơ có thể vận hành được khi momen
điện từ giảm chỉ còn một nữa định mức.
72. Cho một động cơ không đồng bộ ba pha có nhãn như hình.
a) Khi động cơ vận hành ở định mức, biết tổn hao cơ là 700W. Tính độ trượt, moment ngõ ra có
ích, công suất điện từ, momen điện từ, công suất tổn hao đồng trên rotor và hiệu suất của động
cơ.
b) Khi động cơ nối Y và được cấp nguồn ba pha 380V, 50Hz, động cơ có moment cực đại Mmax
và độ trượt tới hạn sm. Nếu động cơ nối Y và được cấp nguồn ba pha 220V, 29Hz,
thì moment cực đại là Mmax2 và độ trượt tới hạn là sm2. Giả sử bỏ qua điện trở stator và nhánh
từ hóa. Tính tỷ lệ max2
max
M
M
và 2
m
m
s
s
.
Trang 14 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021
B. MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ
1. Tính số cực của rotor của động cơ đồng bộ biết ở tần số 60 Hz thì tốc độ quay rotor là 200
vòng/phút.
2. Tính tốc độ đồng bộ của hai họ động cơ đồng bộ thiết kế vận hành ở tần số 50 Hz và 60 Hz khi số
cặp cực thay đổi từ 1 đến 10.
3. Một động cơ không đồng bộ kéo tải và tiêu thụ 350 kW từ lưới ở hệ số công suất 0,707 chậm pha.
Một động cơ đồng bộ thừa kích từ nối song song với động cơ không đồng bộ và tiêu thụ 150kW
từ lưới. Nếu hệ số công suất chung của hai động cơ là 0,9 chậm pha, tính công suất phản kháng
và công suất biều kiến của động cơ đồng bộ.
4. Một động cơ đồng bộ vận hành với điện áp lưới 6,3 kV; nối Y. Điện kháng đồng bộ là 14Ω và bỏ
qua điện trở stator. Máy điện vận hành ở điều kiện không tải lý tưởng. Với các sức điện động
6000V, 6300V và 7850V. Vẽ giản đồ pha, tính dòng stator và công suất phản kháng.
5. Một động cơ đồng bộ nối Y, nối vào lưới 3 pha 3980V và điều chỉnh dòng rotor sao cho sức điện
động cảm ứng pha là 1790V. Điện kháng đồng bộ là 22Ω và góc tải giữa điện áp và sức điện động
cảm ứng là 30o
. Xác định dòng stator và hệ số công suất, góc công suất.
6. Động cơ đồng bộ ba pha dây quấn stator nối Y nhãn máy ghi: công suất định mức 1000 kW; điện
áp 6 kW; dòng điện định mức 113A; 4 cực từ, tần số 50 Hz, hiệu suất động cơ 0,86.
a) Tính tốc độ định mức và hệ số công suất của động cơ.
b) Tính tổng các tổn hao trong động cơ.
7. Một động cơ đồng bộ ba pha cực ẩn 1270V, đấu tam giác, có điện kháng đồng bộ 2,6 /pha, điện
trở phần ứng không đáng kể, bỏ qua các tổn hao, công suất vào là 820 kW, dòng kích từ được
điều chỉnh sao cho sức điện động bằng 1617V. Biết tải có tính dung. Tính:
a) Góc momen (góc tạo bởi U và E).
b) Dòng điện dây.
8. Một động cơ điện đồng bộ ba pha dấu sao có thông số công suất 575 kW, điện áp định mức
6000V; hiệu suất 0,95; hệ số công suất bằng 1; 3 cặp cực từ; tần số 50 Hz.
a) Tính momen quay định mức, dòng điện định mức.
b) Nếu momen cản chỉ đạt 75% so với momen định mức thì công suất phản kháng tối đa động
cơ có thể bù cho mang là bao nhiêu? Muốn đạt điều đó phải làm thế nào?
9. Một máy phát bốn cực có tốc độ rotor là 1800 vòng/phút.
a) Tính tần số do nó phát ra.
b) Muốn phát 50 Hz thì tốc độ rotor bằng bao nhiêu?
10. Xác định suất điện động hiệu dụng sinh ra trong mỗi pha của một máy phát đồng bộ, biết tần số
50 Hz; số vòng dây ở mỗi pha 230 vòng; từ thông cực đại mỗi cực 0,04 Wb. Xét hai trường hợp:
a) Dây quấn tập trung.
b) Dây quấn phân tán với hệ số dây quấn là 0,925.
11. Một máy phát điện đồng bộ cung cấp cho hộ tiêu thụ một công suất 2500 + j3000 kVA với điện
áp 6,3 kV.
a) Xác định tổng tổn hao trên đường dây và trong máy phát, biết rằng điện trở một pha của đường
dây Rd = 0,15 Ω, điện trở một pha của máy phát Rư = 0,045Ω.
b) Nếu đặt thêm một máy bù đồng bộ với công suất bù là 30 – j3000 kVA thì tổng tổn hao trên
là bao nhiêu?
Trang 15 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021
12. Khi cắt tải của một máy phát, điện áp của nó tăng từ 480V lúc đầy tải đến 660V lúc không tải.
Tính phần trăm thay đổi điện áp định mức.
13. Một máy phát đồng bộ 3 pha 250 kVA; 660V; 50 Hz; đấu Y có điện trở phần ứng 0,1 /pha và
điện kháng đồng bộ 1,4 /pha. Tính phần trăm thay đổi điện áp định mức nếu tải có hệ số công
suất bằng 0,866 trễ.
14. Cho máy phát điện đồng bộ 3 pha có 4 cực và sức điện động pha là 380V khi phát tại tần số 60
Hz. Bây giờ muốn máy phát cấp sức điện động pha vẫn là 380V nhưng tần số là 50 Hz ta cần phải
điều chỉnh các thông số nào của máy phát?
15. Một máy phát đồng bộ ba pha 250 kVA, 1260 V, đấu Y, có cuộn dây phần ứng đấu lại thành tam
giác. Tính dòng dây, áp dây và công suất biểu kiến mới của máy phát.
16. Khi dòng kích từ 10A qua dây quấn kích thích của máy phát đồng bộ 3 pha, dòng ngắn mạch qua
dây quấn phần ứng là 150A. Với dòng kích từ này sẽ tạo ra sức điện động dây 720V lúc vận hành
máy phát không tải. Biết điện trở dây quấn stator không đáng kể. Xác định độ thay đổi điện áp
khi máy phát áp định mức và dòng qua tải là 60A.
17. Một máy phát đồng bộ ba pha 1000 kVA, 2200V, 60 Hz, đấu Y.
a) Tính dòng dây định mức.
b) Tính dòng dây khi phát 720 kW cho tải có hệ số công suất bằng 0,8 (trễ).
18. Cho máy phát đồng bộ ba pha có công suất và điện áp là 30 kVA; 220V, dây quấn stator đấu Y.
Biết tổng trở đồng bộ một pha của máy phát là Z = Rpha + jXpha = 0,4 + 1,2 Ω. Tính độ thay đổi
điện áp khi máy phát đầy tải với điện áp cấp đến tải bằng định mức. Biết hệ số công suất tải là
0,8 trễ.
19. Cho máy phát đồng bộ ba pha có công suất và điện áp là 40 kVA; 220V, dây quấn stator đấu Y.
Biết tổng trở đồng bộ một pha của máy phát là ( )
. 0,5 .1,2
pha pha
Z R j X j
= + = +  . Tính
độ thay đổi điện áp khi máy phát đầy tải với điện áp cấp đến tải bằng định mức. Biết hệ số công
suất tải là 0,8 sớm.
20. Máy phát đồng bộ ba pha 25 kVA, 220 V, cung cấp công suất định mức cho tải có hệ số công
suất 0,8 trễ. Điện trở xoay chiều đo giữa hai đầu ra của cuộn dây ứng đấu sao là 0,2; điện kháng
đồng bộ là 0,6/pha, dòng kích từ là 9,3A từ nguồn 115V, tổn hao ma sát và quạt gió là 460W,
tổn hao lõi thép là 610 W.
a) Tính độ thay đổi điện áp lúc đầy tải.
b) Tính hiệu suất lúc đầy tải.
21. Một nhà máy tiêu thụ công suất điện công suất 700 kW với hệ số công suất 0,7. Nhà máy có thêm
một tải cơ với công suất cơ 1000 kW. Để kéo tải và kết hợp nâng cao hệ số công suất người ta
chọn một động cơ đồng bộ có hiệu suất 0,88. Xác định công suất biểu kiến của động cơ đồng bộ
để nâng hệ số công suất nhà máy đạt 0,8.
22. Một máy phát điện đồng bộ ba pha cực ẩn công suất 1750 kVA; điện áp 2300V; bỏ qua điện trở
phần ứng; điện kháng đồng bộ là 2,65/pha; đấu sao; tải có hệ số công suất 0,8 trễ. Tính:
a) Sức điện động pha của máy phát.
b) Phần trăm thay đổi điện áp định mức.
23. Máy phát điện đồng bộ một pha cung cấp cho hộ tiêu thụ 1200 + j200 kVA với điện áp 6,3 kV.
a) Xác định công suất biểu kiến, công suất phản kháng, công suất tác dụng của máy phát.
b) Khi hòa thêm một máy bù đồng bộ với công suất biểu kiến 30 – 20j kVA thì hệ số công suất
bằng bao nhiêu?
Trang 16 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021
24. Một nhà máy công nghiệp có công suất 1600 kVA và hệ số công suất 0,6 trễ.
a) Tính công suất biểu kiến của một máy bù đồng bộ sao cho hệ số công suất tổng hợp được nâng
lên thành 1.
b) Tính tổng công suất tác dụng tiêu thụ.
c) Khi hệ số công suất tổng hợp bằng 0,9 trễ thì công suất biểu kiến của một máy bù đồng bộ và
tổng công suất tác dụng tiêu thụ bằng bao nhiêu?
25. Một máy phát điện đồng bộ ba pha đấu hình Y có công suất biểu kiến định mức là 2000 kVA,
điện áp 2,3 kV, điện trở một pha của máy phát Rư = 0,0425Ω; mạch kích từ tiêu thụ từ nguồn
220V, dòng điện kích từ 35A, tổn hao sắt 41,2
Fe
P kW
 = , tổn hao cơ ∆Pcơ = 22,8 kW, bỏ qua
tổn hao phụ. Tính tổng tổn hao và hiệu suất của máy phát biết hệ số công suất máy phát bằng 0,8.
26. Máy phát đồng bộ cực từ ẩn ba pha công suất biểu kiến 20 kVA, điện áp định mức 220V, hệ số
công suất 0,85. Điện trở ở đầu cực là không đáng kể, điện kháng đồng bộ là 0,5 /pha. Nối Y,
điện áp kích từ là 110VDC, dòng kích từ là 10A, tổn hao sắt 700W, tổn hao ma sát và quạt gió
Pma sát, quạt gió… = 600W. Xác định:
a) Sức điện động pha trên dây quấn phần ứng.
b) Độ thay đổi điện áp phần trăm.
c) Hiệu suất của máy phát ở chế độ định mức.
27. Một máy phát điện đồng bộ ba pha cực ẩn có công suất 15000 kVA; điện áp 6,6 kV; hệ số công
suất 0,8; đấu Y, điện trở dây stator 0,45 Ω; điện kháng đồng bộ 6Ω.
a) Một tải có dòng điện bằng dòng định mức, điện áp 6,6 kV. Tính dòng điện, công suất phản
kháng và tác dụng của tải.
b) Nếu cắt tải và dòng điện kích từ vẫn giữ giá trị như lúc có tải, thì điện áp đầu cực máy phát
bằng bao nhiêu?
28. Máy điện đồng bộ 3 pha cực ần có công suất 10 MVA, 2300 V, 60 Hz, nối Y, điện kháng đồng
bộ Xs = 0,82 Ω/pha, bỏ qua điện trở phần ứng. Máy được nổi với lưới điện 2300 V có công suất
vô cùng lớn, bỏ qua các tổn hao.
a) Nếu máy đang vận hành với sức điện động pha Ef = 3450 V và góc công suất  = -20o
, cho
biết máy đang hoạt động như máy phát hay động cơ? Tính công suất điện (MW) tại đầu cực
và hệ số công suất.
b) Tìm giá trị Ef cần thiết để cho phép mức quá tải 50% trước khi máy bị mất đồng bộ (khi công
suất điện đạt tới công suất cực đại). Cho biết tại định mức máy được kích tử để có hệ số công
suất đơn vị.
c) Tính góc công suất, hệ số công suất mới trong trường hợp máy có Ef có nhu câu b và dòng
định mức.
29. Cho một máy phát 3 pha với thông số định mức 16 MVA, điện áp 10,5 kV, tần số 50Hz, hệ số
công suất 0,8 sớm pha (hoặc chậm pha), hai cực, nối Y điện kháng đồng bộ 13,77; tính:
a) Tính công suất và momen định cực đại, thông qua sức điện động tương ứng ở điều kiện định
mức.
b) Tính momen định cực đại khi máy phát cấp tải 10 MW, điện áp dây 8 kV và hệ số công suất
là 0,6 (chậm pha).
30. Một tuabin phát điện 3 pha có điện kháng đồng bộ là 14 và cấp cho lưới công suất tác dụng
1,68MW với hệ số công suất chậm pha. Điện áp lưới là 11 kV, nối Y và dòng điện stator là 100A.
Tính hệ số công suất, góc tải và sức điện động.
Trang 17 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021
31. Máy phát điện đồng bộ ba pha cực ẩn nối Y có công suất biểu kiến 280 kVA, điện áp 380V, hệ
số công suất bằng 1, điện kháng đồng bộ là 0,2Ω, bỏ qua điện trở phần ứng. Tính dòng điện định
mức của máy phát và điện áp máy phát khi không tải.
32. Máy phát điện đồng bộ 3 pha có từ thông dưới 1 cực từ là 0,02 Wb (dạng sin), số vòng dây 1 pha
là 56 vòng, số đôi cực từ là 1, tốc độ quay của rotor 3000 vòng/phút, hệ số dây quấn là 0,92. Tính
sức điện động 1 pha của máy phát.
33. Máy phát điện đồng bộ 3 pha có từ thông dưới 1 cực từ là 0,0218Wb (dạng sin), 120 rãnh, số đôi
cực từ là 4, dây quấn có  = 12, số vòng dây một pha là 168 vòng, tốc độ quay của rotor 900
vòng/phút. Tính sức điện động 1 pha của máy phát.
34. Một máy điện đồng bộ 3 pha 15 kVA, 220V, 50Hz, nối Y, 4 cực, điện kháng đồng bộ 8Ω/pha (bỏ
qua điện trở dây quấn stator). Máy điện hoạt động ở chế độ máy phát được nối song song vào
lưới điện 3 pha 220V, 50 Hz.
a) Tính điện áp cảm ứng và góc moment 0 khi máy điện phát công suất định mức với hệ số công
suất 0,8 trễ. Vẽ giàn đồ vectơ (sơ đồ pha).
b) Với dòng điện kích từ như câu a, công suất động cơ sơ cấp tăng từ từ. Nếu máy phát công suất
cực đại hãy xác định dòng điện, hệ số công suất, công suất cực đại của máy phát trong điều
kiện đó.
c) Máy điện trên chuyển sang hoạt động ở chế độ động cơ. Dòng điện kích từ được điều chỉnh
để hệ số công suất bằng 1 và nhận công suất 3 KW từ lưới điện. Tính điện áp cảm ứng và góc
moment. Vẽ giản đồ vector.
d) Nếu dòng điện tích từ được giữ không thay đổi (như câu c). Momen trên trục động cơ tăng từ
từ, xác định momen điện từ cực đại của máy.
35. Trên nhãn của một máy phát thủy điện người ta đọc được 108 MVA; hệ số công suất bằng 1; điện
áp 13,8 kV; đấu Y; 50 Hz; 120 vòng/phút. Tính:
a) Số cực rotor.
b) Công suất định mức.
c) Dòng định mức.
d) Công suất cơ do tuốc bin thủy điện kéo máy phát, nếu hiệu suất phần ứng (nghĩa là không thể
tổn hao kích từ) là 97%.
e) Momen cơ do tuốc bin kéo máy phát.
36. Máy phát điện đồng bộ ba pha, công suất biểu kiến 100 MVA, hệ số công suất 0,8, điện áp 66kV,
hiệu suất làm việc 90%, nối Y, tần số 50 Hz, tốc độ định mức 360 vòng/phút.
a) Số cực của máy phát.
b) Công suất máy phát cấp cho tải.
c) Tính dòng điện định mức của máy phát.
d) Công suất cơ cần cung cấp cho máy phát.
e) Momen cơ cần cung cấp cho máy phát.
37. Máy phát điện đồng bộ đấu Y; điện áp 6,3 kV cung cấp cho tải ba pha đấu Y, có tổng trở pha
( )
20 .20
Z j
= +  .
a) Xác định hệ số công suất của máy.
b) Khi hòa thêm một máy bù đồng bộ với công suất bù 100 – j600 kVA thì hệ số công suất của
toàn hệ thống sau khi bù là bao nhiêu?
Trang 18 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021
38. Một máy phát điện đồng bô 3 pha cực lồi 8750 kVA, 11 kV, 50Hz, dây quấn nối sao, điện kháng
đồng bộ dọc trục 10, điện kháng đồng bộ ngang trục 6, điện trở phần ứng 0. Máy mang tải
định mức với hệ số công suất định mức 0,8. Hãy tính:
a) Sức điện động 1 pha E và góc  ứng với tải định mức.
b) Phần trăm độ thay đổi điện áp lúc tải định mức.
39. Cho hai máy phát điện đồng bộ làm việc song song, cung cấp điện cho hai tải:
a) Tải 1: Công suất biểu kiến S1 = 5000 kVA; hệ số công suất 0,8.
b) Tải 2: Công suất biểu kiến S2 = 3000 kVA; hệ số công suất 1.
Máy thứ nhất phát ra công suất tác dụng P1 = 4000 kW; công suất phản kháng Q1 = 2500 kVAr.
Tính công suất máy phát thứ hai và hệ số công suất mỗi máy phát.
40. Cho một máy điện đồng bộ ba pha 225 MVA, 15kV, nối Y, 50 Hz, 2 cực, có điện kháng đồng bộ
2,22Ω. Biết tổn hao cơ của máy phát là 1 MW. Khi máy phát trên hòa lưới 15 kV, cung cấp cho
lưới 200 MW với hệ số công suất 0,95 trễ.
a) Tính dòng điện, sức điện động và góc tải. Tính momen cơ kéo máy phát khi đó.
b) Với dòng kích từ như trên, tính công suất tác dụng và công suất phản kháng cực đại mà máy
phát có thể cấp cho lưới.
c) Đề máy phát hòa lưới không tải, cần giảm dòng kích từ còn bao nhiêu phần trăm so với ban
đầu?

More Related Content

What's hot

Phân tích so sánh cơ cấu nâng hạ hàng ở cần trục sử dụng động cơ không đồng b...
Phân tích so sánh cơ cấu nâng hạ hàng ở cần trục sử dụng động cơ không đồng b...Phân tích so sánh cơ cấu nâng hạ hàng ở cần trục sử dụng động cơ không đồng b...
Phân tích so sánh cơ cấu nâng hạ hàng ở cần trục sử dụng động cơ không đồng b...Man_Ebook
 
Đề cương ôn tập Khí cụ điện - Năm 2017
Đề cương ôn tập Khí cụ điện - Năm 2017Đề cương ôn tập Khí cụ điện - Năm 2017
Đề cương ôn tập Khí cụ điện - Năm 2017Man_Ebook
 
Đề cương ôn thi tốt nghiệp - BM TĐHCN - KT Điều khiển động cơ điện
Đề cương ôn thi tốt nghiệp - BM TĐHCN - KT Điều khiển động cơ điệnĐề cương ôn thi tốt nghiệp - BM TĐHCN - KT Điều khiển động cơ điện
Đề cương ôn thi tốt nghiệp - BM TĐHCN - KT Điều khiển động cơ điệnMan_Ebook
 
Chuong 2 dieu khien toc do dong co mot chieu (slides 1-25)
Chuong 2   dieu khien toc do dong co mot chieu (slides 1-25)Chuong 2   dieu khien toc do dong co mot chieu (slides 1-25)
Chuong 2 dieu khien toc do dong co mot chieu (slides 1-25)Man_Ebook
 
Do an-mo-hinh-dieu-khien-toc-do-dong-co-dien-mot-chieu-bang-vi-dieu-khien-ho-...
Do an-mo-hinh-dieu-khien-toc-do-dong-co-dien-mot-chieu-bang-vi-dieu-khien-ho-...Do an-mo-hinh-dieu-khien-toc-do-dong-co-dien-mot-chieu-bang-vi-dieu-khien-ho-...
Do an-mo-hinh-dieu-khien-toc-do-dong-co-dien-mot-chieu-bang-vi-dieu-khien-ho-...Hùng Phạm Đức
 
Các đặc tính cơ khi hãm động cơ đk
Các đặc tính cơ khi hãm động cơ đkCác đặc tính cơ khi hãm động cơ đk
Các đặc tính cơ khi hãm động cơ đkNguyen Tien Kha
 
Hệ truyền động đc một chiều và mạch buck
Hệ truyền động đc một chiều và mạch buckHệ truyền động đc một chiều và mạch buck
Hệ truyền động đc một chiều và mạch buckTiem Joseph
 
Đề cương ôn tập Khí cụ điện - Năm 2018
Đề cương ôn tập Khí cụ điện - Năm 2018Đề cương ôn tập Khí cụ điện - Năm 2018
Đề cương ôn tập Khí cụ điện - Năm 2018Man_Ebook
 
Giao trinh truyen dong dien tu dong khuong minh cong
Giao trinh truyen dong dien tu dong   khuong minh congGiao trinh truyen dong dien tu dong   khuong minh cong
Giao trinh truyen dong dien tu dong khuong minh congThanh Baron
 
Đề cương ôn tập Khí cụ điện - Năm 2019
Đề cương ôn tập Khí cụ điện - Năm 2019Đề cương ôn tập Khí cụ điện - Năm 2019
Đề cương ôn tập Khí cụ điện - Năm 2019Man_Ebook
 
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...Thanh Hoa
 
Mô phỏng động cơ điện 1 chiều
Mô phỏng động cơ điện 1 chiềuMô phỏng động cơ điện 1 chiều
Mô phỏng động cơ điện 1 chiềuThanh Hoa
 
Mach dieu khien toc do dong co dien xoay chieu mot pha
Mach dieu khien toc do dong co dien xoay chieu mot phaMach dieu khien toc do dong co dien xoay chieu mot pha
Mach dieu khien toc do dong co dien xoay chieu mot phaDau Binh
 
Nghiên Cứu Cấu Trúc Và Cách Cài Đặt, Vận Hành Biến Tần IC5
Nghiên Cứu Cấu Trúc Và Cách Cài Đặt, Vận Hành Biến Tần IC5 Nghiên Cứu Cấu Trúc Và Cách Cài Đặt, Vận Hành Biến Tần IC5
Nghiên Cứu Cấu Trúc Và Cách Cài Đặt, Vận Hành Biến Tần IC5 nataliej4
 
Nghiên cứu ứng dụng mạng mờ nơ ron để xây dựng thuật toán điều khiển hệ điều ...
Nghiên cứu ứng dụng mạng mờ nơ ron để xây dựng thuật toán điều khiển hệ điều ...Nghiên cứu ứng dụng mạng mờ nơ ron để xây dựng thuật toán điều khiển hệ điều ...
Nghiên cứu ứng dụng mạng mờ nơ ron để xây dựng thuật toán điều khiển hệ điều ...Man_Ebook
 

What's hot (20)

Phân tích so sánh cơ cấu nâng hạ hàng ở cần trục sử dụng động cơ không đồng b...
Phân tích so sánh cơ cấu nâng hạ hàng ở cần trục sử dụng động cơ không đồng b...Phân tích so sánh cơ cấu nâng hạ hàng ở cần trục sử dụng động cơ không đồng b...
Phân tích so sánh cơ cấu nâng hạ hàng ở cần trục sử dụng động cơ không đồng b...
 
Đề cương ôn tập Khí cụ điện - Năm 2017
Đề cương ôn tập Khí cụ điện - Năm 2017Đề cương ôn tập Khí cụ điện - Năm 2017
Đề cương ôn tập Khí cụ điện - Năm 2017
 
Đề cương ôn thi tốt nghiệp - BM TĐHCN - KT Điều khiển động cơ điện
Đề cương ôn thi tốt nghiệp - BM TĐHCN - KT Điều khiển động cơ điệnĐề cương ôn thi tốt nghiệp - BM TĐHCN - KT Điều khiển động cơ điện
Đề cương ôn thi tốt nghiệp - BM TĐHCN - KT Điều khiển động cơ điện
 
Chuong 2 dieu khien toc do dong co mot chieu (slides 1-25)
Chuong 2   dieu khien toc do dong co mot chieu (slides 1-25)Chuong 2   dieu khien toc do dong co mot chieu (slides 1-25)
Chuong 2 dieu khien toc do dong co mot chieu (slides 1-25)
 
Do an-mo-hinh-dieu-khien-toc-do-dong-co-dien-mot-chieu-bang-vi-dieu-khien-ho-...
Do an-mo-hinh-dieu-khien-toc-do-dong-co-dien-mot-chieu-bang-vi-dieu-khien-ho-...Do an-mo-hinh-dieu-khien-toc-do-dong-co-dien-mot-chieu-bang-vi-dieu-khien-ho-...
Do an-mo-hinh-dieu-khien-toc-do-dong-co-dien-mot-chieu-bang-vi-dieu-khien-ho-...
 
Các đặc tính cơ khi hãm động cơ đk
Các đặc tính cơ khi hãm động cơ đkCác đặc tính cơ khi hãm động cơ đk
Các đặc tính cơ khi hãm động cơ đk
 
Truyen dien dong
Truyen dien dongTruyen dien dong
Truyen dien dong
 
Hệ truyền động đc một chiều và mạch buck
Hệ truyền động đc một chiều và mạch buckHệ truyền động đc một chiều và mạch buck
Hệ truyền động đc một chiều và mạch buck
 
Đề cương ôn tập Khí cụ điện - Năm 2018
Đề cương ôn tập Khí cụ điện - Năm 2018Đề cương ôn tập Khí cụ điện - Năm 2018
Đề cương ôn tập Khí cụ điện - Năm 2018
 
Giao trinh truyen dong dien tu dong khuong minh cong
Giao trinh truyen dong dien tu dong   khuong minh congGiao trinh truyen dong dien tu dong   khuong minh cong
Giao trinh truyen dong dien tu dong khuong minh cong
 
Đề cương ôn tập Khí cụ điện - Năm 2019
Đề cương ôn tập Khí cụ điện - Năm 2019Đề cương ôn tập Khí cụ điện - Năm 2019
Đề cương ôn tập Khí cụ điện - Năm 2019
 
Đề tài: Động cơ không đồng bộ ba pha, HAY, 9đ
Đề tài: Động cơ không đồng bộ ba pha, HAY, 9đĐề tài: Động cơ không đồng bộ ba pha, HAY, 9đ
Đề tài: Động cơ không đồng bộ ba pha, HAY, 9đ
 
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
 
Đề tài: Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều, HAY
Đề tài: Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều, HAYĐề tài: Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều, HAY
Đề tài: Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều, HAY
 
Đề tài: Mô phỏng hệ thống điều khiển máy phát điện đồng bộ
Đề tài: Mô phỏng hệ thống điều khiển máy phát điện đồng bộĐề tài: Mô phỏng hệ thống điều khiển máy phát điện đồng bộ
Đề tài: Mô phỏng hệ thống điều khiển máy phát điện đồng bộ
 
Mô phỏng động cơ điện 1 chiều
Mô phỏng động cơ điện 1 chiềuMô phỏng động cơ điện 1 chiều
Mô phỏng động cơ điện 1 chiều
 
Mach dieu khien toc do dong co dien xoay chieu mot pha
Mach dieu khien toc do dong co dien xoay chieu mot phaMach dieu khien toc do dong co dien xoay chieu mot pha
Mach dieu khien toc do dong co dien xoay chieu mot pha
 
Nghiên Cứu Cấu Trúc Và Cách Cài Đặt, Vận Hành Biến Tần IC5
Nghiên Cứu Cấu Trúc Và Cách Cài Đặt, Vận Hành Biến Tần IC5 Nghiên Cứu Cấu Trúc Và Cách Cài Đặt, Vận Hành Biến Tần IC5
Nghiên Cứu Cấu Trúc Và Cách Cài Đặt, Vận Hành Biến Tần IC5
 
Nghiên cứu ứng dụng mạng mờ nơ ron để xây dựng thuật toán điều khiển hệ điều ...
Nghiên cứu ứng dụng mạng mờ nơ ron để xây dựng thuật toán điều khiển hệ điều ...Nghiên cứu ứng dụng mạng mờ nơ ron để xây dựng thuật toán điều khiển hệ điều ...
Nghiên cứu ứng dụng mạng mờ nơ ron để xây dựng thuật toán điều khiển hệ điều ...
 
Chuong1
Chuong1Chuong1
Chuong1
 

Similar to Bài tập tự luyện máy điện 2

Ngân hàng câu hỏi Lí thuyết - Máy điện 2 - Năm 2020
Ngân hàng câu hỏi Lí thuyết - Máy điện 2 - Năm 2020Ngân hàng câu hỏi Lí thuyết - Máy điện 2 - Năm 2020
Ngân hàng câu hỏi Lí thuyết - Máy điện 2 - Năm 2020Man_Ebook
 
Ex+c5 small motor __s2_y0708__slide
Ex+c5 small motor __s2_y0708__slideEx+c5 small motor __s2_y0708__slide
Ex+c5 small motor __s2_y0708__slidevannghia_1806
 
đề Cương ôn tập máy điện i
đề Cương ôn tập máy điện iđề Cương ôn tập máy điện i
đề Cương ôn tập máy điện ixinloianhnhoem
 
đề Cương ôn tập máy điện i
đề Cương ôn tập máy điện iđề Cương ôn tập máy điện i
đề Cương ôn tập máy điện ixinloianhnhoem
 
Ngân hàng câu hỏi Lí thuyết - Máy điện 2 - Năm 2018
Ngân hàng câu hỏi Lí thuyết - Máy điện 2 - Năm 2018Ngân hàng câu hỏi Lí thuyết - Máy điện 2 - Năm 2018
Ngân hàng câu hỏi Lí thuyết - Máy điện 2 - Năm 2018Man_Ebook
 
Trac nghiem may dien
Trac nghiem may dienTrac nghiem may dien
Trac nghiem may dienNhi Ciel
 
Câu hỏi ôn tập kiến thức máy điện 2
Câu hỏi ôn tập kiến thức máy điện 2Câu hỏi ôn tập kiến thức máy điện 2
Câu hỏi ôn tập kiến thức máy điện 2Man_Ebook
 
Bai giang---ky-thuat-dien---chuong-7
Bai giang---ky-thuat-dien---chuong-7Bai giang---ky-thuat-dien---chuong-7
Bai giang---ky-thuat-dien---chuong-7Hamthich
 
Đề tài: Hệ truyền động điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều
Đề tài: Hệ truyền động điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều Đề tài: Hệ truyền động điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều
Đề tài: Hệ truyền động điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bài Giải máy điện không đồng bộ (Máy I).docx
Bài Giải máy điện không đồng bộ (Máy I).docxBài Giải máy điện không đồng bộ (Máy I).docx
Bài Giải máy điện không đồng bộ (Máy I).docxMan_Ebook
 
Dong co ba pha
Dong co ba phaDong co ba pha
Dong co ba phaDau Binh
 
Máy Điện đồng bộ Nhóm 6.pptx
Máy Điện đồng bộ Nhóm 6.pptxMáy Điện đồng bộ Nhóm 6.pptx
Máy Điện đồng bộ Nhóm 6.pptxTrnVnTh3
 
Giáo trình động cơ điện
Giáo trình động cơ điệnGiáo trình động cơ điện
Giáo trình động cơ điệnHoa Dai
 
Động cơ AC servo.pptx
Động cơ AC servo.pptxĐộng cơ AC servo.pptx
Động cơ AC servo.pptxLamTran170
 
4 c3 dong co khong dong bo
4 c3 dong co khong dong bo4 c3 dong co khong dong bo
4 c3 dong co khong dong boxuananh
 
Bài giảng kỹ thuật điện đại cương
Bài giảng kỹ thuật điện đại cươngBài giảng kỹ thuật điện đại cương
Bài giảng kỹ thuật điện đại cươngHải Nguyễn
 
2 (1).pptxsnnsnsjsjsjsjsjsjsjjsnsjskssss
2 (1).pptxsnnsnsjsjsjsjsjsjsjjsnsjskssss2 (1).pptxsnnsnsjsjsjsjsjsjsjjsnsjskssss
2 (1).pptxsnnsnsjsjsjsjsjsjsjjsnsjsksssshauphung927
 

Similar to Bài tập tự luyện máy điện 2 (20)

Ngân hàng câu hỏi Lí thuyết - Máy điện 2 - Năm 2020
Ngân hàng câu hỏi Lí thuyết - Máy điện 2 - Năm 2020Ngân hàng câu hỏi Lí thuyết - Máy điện 2 - Năm 2020
Ngân hàng câu hỏi Lí thuyết - Máy điện 2 - Năm 2020
 
Ex+c5 small motor __s2_y0708__slide
Ex+c5 small motor __s2_y0708__slideEx+c5 small motor __s2_y0708__slide
Ex+c5 small motor __s2_y0708__slide
 
đề Cương ôn tập máy điện i
đề Cương ôn tập máy điện iđề Cương ôn tập máy điện i
đề Cương ôn tập máy điện i
 
đề Cương ôn tập máy điện i
đề Cương ôn tập máy điện iđề Cương ôn tập máy điện i
đề Cương ôn tập máy điện i
 
Ngân hàng câu hỏi Lí thuyết - Máy điện 2 - Năm 2018
Ngân hàng câu hỏi Lí thuyết - Máy điện 2 - Năm 2018Ngân hàng câu hỏi Lí thuyết - Máy điện 2 - Năm 2018
Ngân hàng câu hỏi Lí thuyết - Máy điện 2 - Năm 2018
 
Trac nghiem may dien
Trac nghiem may dienTrac nghiem may dien
Trac nghiem may dien
 
Câu hỏi ôn tập kiến thức máy điện 2
Câu hỏi ôn tập kiến thức máy điện 2Câu hỏi ôn tập kiến thức máy điện 2
Câu hỏi ôn tập kiến thức máy điện 2
 
Bao cao trang bi dien
Bao cao trang bi dienBao cao trang bi dien
Bao cao trang bi dien
 
Bai giang---ky-thuat-dien---chuong-7
Bai giang---ky-thuat-dien---chuong-7Bai giang---ky-thuat-dien---chuong-7
Bai giang---ky-thuat-dien---chuong-7
 
Đề tài: Hệ truyền động điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều
Đề tài: Hệ truyền động điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều Đề tài: Hệ truyền động điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều
Đề tài: Hệ truyền động điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều
 
Bài Giải máy điện không đồng bộ (Máy I).docx
Bài Giải máy điện không đồng bộ (Máy I).docxBài Giải máy điện không đồng bộ (Máy I).docx
Bài Giải máy điện không đồng bộ (Máy I).docx
 
Đề tài: Bộ điều khiển ổn định tốc độ cho động cơ dị bộ, HAY
Đề tài: Bộ điều khiển ổn định tốc độ cho động cơ dị bộ, HAYĐề tài: Bộ điều khiển ổn định tốc độ cho động cơ dị bộ, HAY
Đề tài: Bộ điều khiển ổn định tốc độ cho động cơ dị bộ, HAY
 
ĐỒ ÁN - Thiết kế mạch tự động kích từ cho động cơ đồng bộ.doc
ĐỒ ÁN - Thiết kế mạch tự động kích từ cho động cơ đồng bộ.docĐỒ ÁN - Thiết kế mạch tự động kích từ cho động cơ đồng bộ.doc
ĐỒ ÁN - Thiết kế mạch tự động kích từ cho động cơ đồng bộ.doc
 
Dong co ba pha
Dong co ba phaDong co ba pha
Dong co ba pha
 
Máy Điện đồng bộ Nhóm 6.pptx
Máy Điện đồng bộ Nhóm 6.pptxMáy Điện đồng bộ Nhóm 6.pptx
Máy Điện đồng bộ Nhóm 6.pptx
 
Giáo trình động cơ điện
Giáo trình động cơ điệnGiáo trình động cơ điện
Giáo trình động cơ điện
 
Động cơ AC servo.pptx
Động cơ AC servo.pptxĐộng cơ AC servo.pptx
Động cơ AC servo.pptx
 
4 c3 dong co khong dong bo
4 c3 dong co khong dong bo4 c3 dong co khong dong bo
4 c3 dong co khong dong bo
 
Bài giảng kỹ thuật điện đại cương
Bài giảng kỹ thuật điện đại cươngBài giảng kỹ thuật điện đại cương
Bài giảng kỹ thuật điện đại cương
 
2 (1).pptxsnnsnsjsjsjsjsjsjsjjsnsjskssss
2 (1).pptxsnnsnsjsjsjsjsjsjsjjsnsjskssss2 (1).pptxsnnsnsjsjsjsjsjsjsjjsnsjskssss
2 (1).pptxsnnsnsjsjsjsjsjsjsjjsnsjskssss
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (19)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Bài tập tự luyện máy điện 2

  • 1. Trang 1 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021 TRƯỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÂN HÀNG BÀI TẬP 2021 TỰ LUYỆN Cập nhật: 03/2022. Tên học phần: Máy điện 2 Mã học phần: 036206 Số TC: 03 A. MÁY ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ 1. Một động cơ không đồng bộ có 12 cực, 50 Hz. a) Động cơ trên sẽ quay với vận tốc bao nhiêu, nếu hệ số trượt bằng 0,06? b) Độ trượt là gì? Tính độ trượt của động cơ. 2. Một động cơ không đồng bộ có 8 cực; 60 Hz quay với tốc độ 860 vòng/phút lúc đầy tải. Xác định: a) Tốc độ đồng bộ. b) Tần số dòng điện cảm ứng trên rotor. c) Tốc độ của rotor đối với từ trường quay trên stator. 3. Một động cơ không đồng bộ quay với vận tốc gần bằng 1200 vòng/phút, lúc không tải là 1140 vòng/phút lúc đầy tải khi được cấp điện nguồn 50 Hz. a) Động cơ có bao nhiêu cực? b) Tính hệ số trượt phần trăm lúc đầy tải. c) Tìm tần số điện áp rotor lúc đầy tải. d) Tìm tốc độ của từ trường quay rotor đối với rotor; rotor với stator; từ trường quay rotor với từ trường quay stator. 4. Tốc độ đầy tải của một động cơ không đồng bộ 50 Hz là 460 vòng/phút. Tìm số cực và hệ số trượt lúc đầy tải. 5. Tốc độ định mức của một động cơ không đồng bộ 25 Hz là 720 vòng/phút và tốc độ không tải là 745 vòng/phút. Tính hệ số trượt định mức của động cơ. 6. Một động cơ không đồng bộ rotor dây quấn 60 Hz, 6 cực, 220V có stator đấu  và rotor đấu Y. Số vòng dây rotor bằng nữa của stator. Tính điện áp và tần số giữa các vành trượt nếu: a) Rotor đứng yên. b) Hệ số trượt rotor bằng 0,04. c) Rotor được quay bởi một máy khác với vận tốc 800 vòng/phút theo chiều ngược với chiều từ trường quay stator. 7. Một động cơ cảm ứng ba pha rotor dây quấn 6 cực, 60 Hz. Tính tần số dòng điện rotor trong các trường hợp sau: a) Động cơ đứng yên. b) Động cơ quay 500 vòng/phút cùng chiều với từ trường quay. c) Động cơ quay 500 vòng/phút ngược chiều với từ trường quay. Động cơ vận hành ở chế độ làm việc nào? d) Động cơ quay 2000 vòng/phút cùng chiều với từ trường quay. Động cơ vận hành ở chế độ làm việc nào? 8. Một động cơ không đồng bộ ba pha rotor dây quấn 60 Hz, 6 cực, 220V, có stator đấu  và rotor đấu Y. Số vòng dây rotor bằng 80% số vòng dây stator. Khi hệ số trượt bằng 0,04. Tính điện áp giữa hai vành trượt của rotor. Biết rằng hê số dây quấn stator bằng với hệ số dây quấn rotor.
  • 2. Trang 2 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021 9. Xác định số cực, hệ số trượt và tần số dòng điện rotor ở tải định mức của một động cơ không đồng bộ, nếu các số liệu định mức như sau: a) 2200V, 60Hz, 588 vòng/phút. b) 120V, 60Hz, 873 vòng/phút. 10. Hệ số trượt định mức của một động cơ 10 cực, 60 Hz là 0,075. Tính: a) Tốc độ của rotor đối với từ trường quay. b) Tốc độ của từ trường quay đối với stator. 11. Hệ số trượt định mức của một động cơ 50 Hz, 4 cực là 0,05. Tính: a) Tốc độ của từ trường quay đối với lõi thép stator. b) Tần số dòng điện cảm ứng trên rotor. 12. Một động cơ không đồng bộ ba pha 440V; 60 Hz; làm việc với nguồn điện 25 Hz. Tìm điện áp nguồn cần có để giữ cảm ứng từ trong khe hở không khí ở giá trị định mức (giá trị mà động cơ đã được thiết kế để làm việc ở 60 Hz). 13. Một động cơ không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc có các thông số: điện trở stator 0,5; điện trở rotor quy đổi về stator 0,25; điện kháng stator bằng với điện kháng rotor quy đổi về stator và bằng 0,4. Động cơ 3 pha có 4 cực, các cuộn dây stator nối Y, tần số định mức 50 Hz và điện áp định mức 415V. a) Tính dòng khởi động của động cơ. b) Tính dòng điện của động cơ khi vận hành ở tốc độ 1450 vòng/phút. 14. Một động cơ không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc, cuộn dây stator nối Y, 380V, 50Hz. Ở chế độ không tải, động cơ tiêu thụ 400W và dòng không tải là 3A. Tính các thông số của nhánh từ hoá và hệ số công suất không tải. 15. Động cơ không đồng bộ ba pha đấu tam giác, có công suất định mức 50 Hp; 6 cực; 220V; tần số 50 Hz; tốc độ định mức của động cơ 980 vòng/phút; sức điện động pha khi rotor đứng yên là 110V. Xác định: a) Hệ số trượt định mức và sức điện động pha khi rotor quay. b) Biết điện trở rotor 0,02; điện kháng rotor 0,5. Tính dòng điện cảm ứng trên rotor. 16. Trong thí nghiệm ngắn mạch trên một máy điện không đồng bộ 3 pha 4 cực, nối Y, 50Hz, đo được công suất vào là 20 kW, ở điện áp 220V và dòng điện ngắn mạch đo được là 90A. Tính các thông số điện trở rotor quy đổi về stator, điện kháng stator, điện kháng rotor quy đổi về stator của động cơ. Biết điện trở stator là 0,3. 17. Cho động cơ không đồng bộ ba pha, 4 cực, nối , 380V, 50Hz, 1400 vòng/phút. Thông số động cơ (đã quy về stator) như sau:
  • 3. Trang 3 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021 Động cơ được cấp nguồn ba pha 380V, 50Hz. Giả tổn hao cơ là 100W (và luôn không đổi). Tính dòng điện, hệ số công suất, moment điện từ và hiệu suất của động cơ: a) Ở chế độ định mức. b) Khi kéo tải ứng với moment điện từ bằng 1/4 momen định mức. c) Khi chuyển sang nối Y, và kéo tải ứng với moment điện từ bằng 1/4 momen định mức. d) So sánh kết quả câu b và câu c, cho nhận xét. Nhận định về chế độ tiết kiệm năng lượng khi động cơ chạy non tải và giải thích. e) Tính dòng điện, hệ số công suất, moment, và công suất tiêu thụ khi động cơ khởi động trực tiếp, khởi động bằng phương pháp đổi nối Y → . So sánh hai kết quả trên, cho nhận xét. 18. Rotor của động cơ cảm ứng 25 Hp; 6 cực; 60Hz có điện trở và điện kháng của một pha là 0,1Ω và 0,54Ω. Điện áp trên một pha của rotor là 150V. Nếu rotor quay ở vận tốc là 1164 vòng/phút, xác định: a) Tốc độ đồng bộ. b) Độ trượt. c) Tổng trở rotor. d) Dòng điện cảm ứng trên rotor. e) Dòng điện cảm ứng rotor nếu thay đổi tải trên trục có độ trượt là 1,24%. f) Tốc độ tại điều kiện câu e. 19. Sức điện động cảm ứng trong một pha rotor lúc một động cơ không đồng bộ đứng yên là 100V. Điện trở và điện kháng tản của mỗi pha rotor là 3Ω và 1Ω. a) Tính dòng điện trên rotor và hệ số công suất mạch rotor lúc động cơ đứng yên. b) Tính dòng điện trên rotor và hệ số công suất mạch rotor lúc hệ số trượt là 0.06. Tính công suất điện từ mà rotor nhận được. 20. Động cơ không đồng bộ ba pha có công suất định mức 60 kW; tổng tổn hao trên stator là 1 kW; tổng tổn hao Pcơ + Pf = 0; hệ số trượt 3%. Xác định: a) Công suất cơ trên trục động cơ. b) Tổn thất công suất trên rotor. 21. Động cơ không đồng bộ 3 pha, 15 Hp, 220V, 50Hz, 6 cực, Y, mạch tương đương dạng hình T. Thông số động cơ như sau: điện trở stator 0,129; điện trở rotor quy đổi về stator 0,096; điện kháng tổng của hai dây quấn bằng tổng điện kháng stator và điện kháng rotor quy đổi về stator là 0,047; điện trở từ hoá 60 được mắc song song với điện kháng nhánh từ hoá 10. Tổng tổn hao cơ 290W. Ở độ trượt 2%, tính: a) Tốc độ, dòng điện stator, hệ số công suất của động cơ. b) Công suất vào, công suất ra, và hiệu suất của động cơ. 22. Động cơ không đồng bộ ba pha; 4 cực; tốc độ định mức 1485 vòng/phút; tần số 50Hz; điện trở rotor quy đổi về stator 0,02. Cho momen cản là không đổi. Xác định: a) Điện trở phụ cần thêm vào để tốc độ động cơ là 1050 vòng/phút. b) Không dùng điện trở phụ, điện áp giảm bao nhiêu để tốc độ động cơ là 1050 vòng/phút? 23. Động cơ không đồng bộ ba pha rotor dây quấn, bốn cực; hệ số quy đổi sức điện động và dòng điện ke = ki = 2. Điện trở và điện kháng pha rotor lúc đứng yên lần lượt là 0,2 và 3,6; Y/ - 380V/220V; tần số 50 Hz.
  • 4. Trang 4 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021 24. Một động cơ cảm ứng ba pha rotor dây quấn; suất điện động khi rotor đứng yên E2 = 157V; 4 cặp cực; tần số 50 Hz; tốc độ định mức 728 vòng/phút; điện trở rotor 0,105; điện kháng rotor 0,525. Tính momen điện từ của động cơ. 25.Động cơ không đồng bộ 3 pha; đấu Y; 220V; công suất 7,5kW; tần số 50Hz, 4 cực. Thông số động cơ gồm điện trở stator 0,294, điện trở rotor quy đổi về stator 0,144, điện kháng stator 0,503, điện kháng rotor quy đổi về stator 0,209, điện kháng nhánh từ hoá là 13,25. Tổng tổn hao cơ (Pqp = Ploss_mech) là 250W và bỏ qua tổn hao sắt từ. Ở độ trượt 2%, hãy tính: a) Tốc độ của động cơ. b) Dòng điện trên stator. c) Hệ số công suất của động cơ. d) Hiệu suất của động cơ. 26. Động cơ không đồng bộ có các thông số công suất định mức 50 Hp; 6 cực; điện áp 220V; tần số 60 Hz; tốc độ định mức 1124 vòng/phút; hiệu suất 91%; hệ số công suất 0,89. Biết tỉ số giữa momen khởi động và momen định mức là 1,7; tỉ số giữa dòng điện khởi động và dòng điện định mức là 5. Xác định: a) Hệ số trượt định mức, moment định mức. b) Momen khởi động, dòng điện khởi động. c) Khởi động thông qua cuộn kháng, xác định hệ số điện áp cuộn kháng, dòng điện trên lưới cấp cho động cơ, momen khởi động qua cuộn kháng. Biết dòng điện khởi động gấp hai lần dòng điện định mức. d) Với tần số nguồn điện 50Hz, xác định điện áp định mức của động cơ, cho mạch từ bão hoà. e) Công suất cơ cho trường hợp tần số nguồn 50 Hz. 27. Động không đồng bộ ba pha, 4 cực, cuộn dây stator nối , có các thông số định mức: 380V, 50Hz, 1450 vòng/phút. Động cơ có các thông số: điện trở stator 4; điện trở rotor quy đổi về stator 4, điện kháng stator 5, điện kháng rotor quy đổi về stator 5, điện trở từ hoá 1200, điện kháng nhánh từ hoá 200. a) Tính dòng điện khởi động và momen khởi động của động cơ? b) Khi động cơ đang vận hành ở tốc độ định mức, tính dòng điện, hệ số công suất, moment kéo tải, và hiệu suất của động cơ? Tổn hao cơ 300W. c) Tính dòng điện khởi động và momen khởi động của động cơ nếu khởi động động cơ theo phương pháp đổi nối Y → . 28. Một động cơ không đồng bộ ba pha; 4 cực được cung cấp điện từ nguồn 50 Hz. a) Tính tốc độ đồng bộ. b) Trên nhãn động cơ có ghi tốc độ định mức 1425 vòng/phút. Tính hệ số trượt định mức. c) Giả sử tải của động cơ giảm xuống và hệ số trượt chỉ còn 0,02. Tính tốc độ mới của động cơ. d) Tính tốc độ tương đối của từ trường quay đối với rotor của động cơ trong hai câu b và c. 29. Công suất truyền từ stator qua rotor của một máy điện không đồng bộ là 120kW khi chạy ở độ trượt 0,05. a) Tính tổn hao đồng rotor và công suất cơ của máy điện. b) Biết tổn hao đồng stator là 3 kW, tổn hao cơ là 2 kW, và tổn hao sắt là 1,7 kW. Xác định công suất hữu ích và hiệu suất của động cơ.
  • 5. Trang 5 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021 30. Động cơ không đồng bộ ba pha, stator nối Y có công suất định mức 50 Hp; 4 cực; 380V; tần số 50 Hz; tốc độ định mức của động cơ 1440 vòng/phút; điện trở stator 0,2; điện trở rotor quy đổi về stator 0,25; điện kháng stator 1; điện kháng rotor quy đổi về stator 0,95; điện kháng nhánh từ hoá 40; điện trở từ hoá 0. Xác định: a) Tốc độ đồng bộ và tần số dòng điện cảm ứng trên rotor. b) Lập sơ đồ tương đương, tính dòng điện trên stator. 31. Động cơ không đồng bộ ba pha, stator nối Y công suất định mức 93,25 kW; 440V; tần số 50 Hz; 8 cực; điện trở stator 0,068; điện trở rotor quy đổi về stator 0,052; điện kháng stator bằng với điện kháng rotor quy đổi về stator và bằng 0,224; điện kháng nhánh từ hoá 7,68; điện trở từ hoá 0; tổng tổn hao phụ 2400W; độ trượt 3%. Xác định: a) Dòng tiêu thụ động cơ, hệ số công suất của động cơ. b) Xác định công suất cơ, momen cơ, và tốc độ định mức của động cơ. c) Hiệu suất định mức của động cơ, hệ số trượt tới hạn của động cơ. 32. Một động cơ điện không đồng bộ ba pha có công suất định mức 45 kW; tần số 50 Hz; động cơ đấu Y/ - 380/220V; tỉ số giữa dòng điện khởi động và dòng điện định mức là 6; tỉ số giữa momen khởi động và momen định mức là 2,7; hệ số công suất 0,86; hiệu suất 0,91; tốc độ định mức 1460 vòng/phút. Động cơ làm việc với lưới điện 380V. a) Tính dòng điện định mức, momen định mức, dòng điện khởi động và momen khởi động của động cơ. b) Để khởi động với tải có momen cản ban đầu Mc bằng 0,45 lần momen định mức thì người ta dùng biến áp tự ngẫu để IMBA = 100A. Xác định hệ số biến áp k và động cơ có thể khởi động được không? c) Cũng với tải trên, dùng điện kháng khởi động với IkđĐK = 200A. Xác định điện áp đặt lên động cơ lúc khởi động và động cơ có thể khởi động được không? 33. Động cơ không đồng bộ ba pha rotor dây quấn, bốn cực; hệ số quy đổi sức điện động và dòng điện ke = ki = 2. Điện trở và điện kháng pha rotor lúc đứng yên lần lượt là R2 = 0,2; X2 = 3,6; Y/ - 380V/220V; tần số 50 Hz. a) Động cơ được đóng vào lưới điện Ud = 380V, xác định cách đấu dây động cơ. Cho rằng sức điện động pha stator gần bằng điện áp đặt vào; hệ số trượt 0,05. b) Tính dòng điện cảm ứng pha trên stator và dòng điện cảm ứng pha trên rotor. 34. Một động cơ không đồng bộ ba pha rotor lồng sóc, có công suất định mức 150 kW; điện áp 380V/220V; tần số 50Hz; tốc độ định mức 1465 vòng/phút; hiệu suất 92%; hệ số công suất 0,82; tỉ số giữa momen khởi động và momen định mức là 1,25; tỉ số giữa dòng điện khởi động và dòng điện định mức là 5,5. Nguồn cung cấp cho động cơ 220V và chịu dòng tải tối đa là 2000A, động cơ kéo tải có moment cản bằng phân nửa giá trị của momen định mức. Xác định: a) Dòng và moment khởi động. b) Có thể khởi động bằng đổi nối Y- được hay không? c) Thông số máy biến áp tự ngẫu khởi động cho động cơ này. 35. Một động cơ không đồng bộ ba pha đấu sao nối vào lưới Ud = 380V. Biết điện trở tổng của hai dây quấn quy về stator là 0,122; điện kháng tổng của hai dây quấn quy về stator là 0,4; tần số nguồn cấp 50 Hz. a) Tính dòng điện khởi động. b) Dùng điện kháng khởi động IkđĐK = 300A. Tính điện cảm L của cuộn điện kháng khởi động.
  • 6. Trang 6 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021 36. Động cơ không đồng bộ ba pha có công suất định mức là 7 hp (1 Hp = 750W); Y/ - 380V/220V; 50Hz; bốn cực; tốc độ định mức là 1430 vòng/phút; hệ số công suất 0,8; vận hành ở lưới điện 220V. Tổng tổn hao của động cơ là 1050W. Tỷ số tỉ số giữa momen khởi động và momen định mức là 1,3. Gọi Mm là momen khi khởi động trực tiếp. Tính: a) Hệ số trượt định mức. b) Hiệu suất của động cơ. c) Dòng điện định mức của động cơ. d) Momen khởi động khi khởi động bằng phương pháp đổi nối Y- . 37. Động cơ không đồng bộ ba pha có công suất định mức 20 kW; stator đấu hình Y; điện áp 380V; hiệu suất 88%; hệ số công suất 0,84; tốc độ định mức 970 vòng/phút; tần số 50 Hz; tỉ số giữa momen khởi động và momen định mức là 1,2; tỉ số giữa momen cực đại và momen định mức là 1,8; tỉ số giữa dòng điện khởi động và dòng điện định mức là 4,5. Xác định: a) Dòng điện khởi động và hệ số trượt định mức. b) Momen khởi động và tổng tổn hao trên động cơ. 38. Động cơ đóng vào lưới điện Ud = 380V, xác định cách đấu dây động cơ. Cho rằng sức điện động pha stator gần bằng điện áp đặt vào, tổn hao đồng trong dây quấn stator bằng tổn hao đồng trong dây quấ rotor, tổn hao sắt từ Pst = 145 W, tổn hao ma sát và phụ Pmsf = 145 W; hệ số trượt 0,05. Tính dòng điện rotor, công suất cơ hữu ích, hiệu suất của động cơ điện. 39. Một động cơ điện không đồng bộ ba pha 50Hz, 6 cực, công suất định mức 100 kW, tốc độ quay 980 vòng/phút. Giả thiết tổn hao cơ của máy bằng 1% công suất định mức đưa ra và moment tải luôn giữ không đổi. Trong mạch rotor nối thêm điện trở phụ để tốc độ giảm xuống còn 750 vòng/phút. Tính công suất tiêu hao trên điện trở phụ và công suất đưa ra của động cơ điện khi giảm tốc độ. 40. Động cơ không đồng bộ ba pha có công suất định mức 28 kW; 6 cực; điện áp 380V; tần số 50Hz; tốc độ định mức 980 vòng/phút; hệ số công suất 0,88; tổng tổn hao sắt và tổn hao đồng là 2,2 kW; tổng tốn hao do ma sát + quạt là 1,1 kW. Xác định: a) Tổn hao đồng trên rotor. b) Hiệu suất động cơ ở chế độ định mức. c) Dòng điện tiêu thụ trên động cơ. 41. Một động cơ không đồng bộ ba pha rotor dây quấn, 220V, 50 Hz, 4 cực, có dây quấn stator đấu tam giác và dây quấn rotor đấu sao. Giả sử số vòng dây rotor bằng 40% số vòng dây stator và hai hệ số dây quấn bằng nhau. Khi tốc độ rotor bằng 1425 vòng/phút, hãy tính: a) Hệ số trượt. b) Sức điện động cảm ứng trong mỗi pha rotor khi rotor đứng yên. c) Sức điện động cảm ứng trong mỗi pha rotor khi rotor quay. d) Điện áp giữa hai chổi than khi rotor đứng yên. e) Tần số của điện áp và dòng điện trong rotor. 42. Động cơ không đồng bộ ba pha stator nối Y có công suất định mức 25 kW; điện áp 440V; momen khởi động 112 N.m; momen định mức 83 N.m; dòng điện khởi động 128A. Xác định: a) Momen khởi động khi điện áp đặt vào là 300V. b) Để momen khởi động bằng momen định mức thì điện áp đặt vào động cơ phải là bao nhiêu? c) Để có một dòng khởi động nhỏ hơn 32A thì điện áp phải bằng bao nhiêu? 
  • 7. Trang 7 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021 43. Một máy điện không đồng bộ ba pha 6 cực, 50 Hz. Khi đặt điện áp định mức lên stator còn dây quấn rotor hở mạch thì suất điện động cảm ứng trên mỗi pha dây quấn rotor là 110V. Giả thiết tốc độ lúc làm việc định mức là 980 vòng/phút; rotor quay cùng chiều với từ trường quay. Hỏi: a) Máy điện làm việc ở chế độ nào, tại sao? b) Lúc đó suất điện động trên rotor bằng bao nhiêu? c) Nếu giữ chặt rotor lại và trên dây quấn rotor đo được điện trở 0,1Ω; điện kháng 0,5Ω; hỏi ở chế độ làm việc định mức thì dòng điện cảm ứng trên rotor bằng bao nhiêu? 44. Các tham số mỗi pha của mạch tương đương của một động cơ cảm ứng ba pha, 4 cực, được mắc hình Y; điện áp 400V; tần số 60 Hz; điện trở rotor quy đổi về stator gấp hai lần điện trở stator và bằng 0,2; điện kháng stator 0,5; điện kháng rotor quy đổi về stator 0,2; điện kháng nhánh từ hoá 20. Tổng tổn hao cơ và sắt tại tốc độ tốc 1755 vòng/phút là 800W. Hãy tính: a) Dòng điện vào. b) Công suất vào. 45. Một động sơ không đồng bộ ba pha dây quấn rotor có điện trở 0,0278; tốc độ định mức 970 vòng/phút, hiệu suất định mức 0,885. Tính điện trở phụ mắc vào mạch rotor để tốc độ động cơ là 700 vòng/phút. Cho biết momen cản của tải không phụ thuộc tốc độ. 46. Cho một động cơ điện rotor dây quấn 2 cặp cực; tần số 50Hz; điện trở dây quấn rotor 0,02Ω; tốc độ 1485 vòng/phút. Nếu moment tải không đổi, muốn có tốc độ 1050 vòng/phút thì phải thêm điện trở phụ vào rotor là bao nhiêu? Nếu thay đổi điện áp đặt vào dây quấn stator để có được tốc độ nói trên (không có điện trở phụ vào rotor) thì phải đặt vào stator một điện áp là bao nhiêu? 47. Động cơ không đồng bộ ba pha có công suất định mức 37,5 kW; điện áp 220V; tần số 60Hz; 6 cặp cực; hiệu suất 89%; hệ số công suất 0,81 (trễ); tốc độ định mức 595 vòng/phút; tỉ số giữa momen khởi động và momen định mức là 1,2; dòng điện khởi động 725A. Xác định: a) Dòng điện và momen định mức của động cơ. b) Dòng khởi động để momen khởi động lớn hơn 70% momen định mức. c) Tỷ số biến áp bằng bao nhiêu để momen khởi động lớn hơn 70% momen định mức? 48. Động cơ cảm ứng ba pha, 60 Hz, 6 cực, tiêu thụ công suất 48 kW với vận tốc 1140 rpm. Tổn hao đồng stator là 1,4 kW, tổn hao lõi thép là 1,6 kW, tổn hao ma sát và quạt gió là 1 kW. Tính: a) Tốc độ đồng bộ. b) Hiệu suất của động cơ. 49. Động cơ không đồng bộ ba pha có các thông số định mức như dòng điện 29A; Y/ - 380V/220V; tần số 50Hz; bốn cực; hệ số công suất 0,853; hiệu suất 86%; độ trượt 0,0333; điện áp lưới 380V. Tính: a) Tốc độ trên trục động cơ. b) Công suất điện động cơ tiêu thụ. c) Công suất đầu ra của động cơ. d) Tổng tổn hao của động cơ. e) Momen quay của động cơ. 50. Một động cơ điện không đồng bộ ba pha rotor lồng sóc có công suất định mức 11,9 kW; điện áp 220V; dòng điện định mức 25A; tần số 50 Hz; 6 cực; tổn hao đồng PCu1 = 745W; PCu2 = 480W. tổn hao sắt PFe = 235W; tổn hao cơ Pcơ = 180W; tổn hao phụ Pf = 60W. Tính công suát điện từ, momen điện từ và tốc độ quay của động cơ. 
  • 8. Trang 8 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021 51. Các tham số mỗi pha của mạch tương đương của một động cơ cảm ứng ba pha, 4 cực, được mắc hình Y; điện áp 400 V; tần số 60 Hz; điện trở stator 2Ω; điện trở rotor quy đổi về stator 0,2Ω; điện kháng stator 0,5Ω; điện kháng rotor quy đổi về stator 0,2Ω; điện kháng nhánh từ hoá 20Ω. Nếu tổng tổn hao cơ và sắt tại vận tốc 1755 rpm là 800W. Hãy tính: a) Dòng điện vào. b) Công suất vào. c) Công suất ra. d) Hiệu suất. 52. Cho một động cơ không đồng bộ rotor dây quấn có công suất định mức 155 kW làm việc ở tần số 50 Hz; 2 cặp cực từ; điện áp 380V; đấu Y; tổn hao đồng PCu2 = 2210W; tổn hao cơ 2640W; tổn hao phụ 310W; điện trở rotor quy đổi về stator 0,012Ω. a) Lúc tải định mức, tính công suất điện từ, độ trượt định mức, tốc độ định mức, momen định mức của động cơ. b) Giả sử momen tải không đổi, nếu cho dây quấn phần quay một điện trở quy đổi R’f = 0,1Ω thì hệ số trượt, tốc độ quay và tổn hao đồng rotor sẽ bằng bao nhiêu? c) Biết điện trở stator bằng với điện trở rotor quy đổi về stator; điện kháng stator bằng với điện kháng rotor quy đổi về stator và bằng 0,06Ω. Tính momen và độ trượt cực đại. d) Tính điện trở phụ cần thiết phải cho vào rotor để momen khởi động cực đại. 53. Một động cơ điện không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc có công suất định mức 14000W, tốc độ định mức 1450 vòng/phút; Ү/∆ - 380/220V; hệ số công suất 0,88; hiệu suất 0.885; tỉ số dòng điện khởi động và dòng định mức là 5,5; tỉ số momen khởi động và momen định mức là 1,3; tỉ số giữa momen cực đại và momen định mức là 2; Điện áp mạng điện 380V. a) Tính công suất tác dụng và công suất phản kháng động cơ tiêu thụ ở chế độ định mức. b) Tính dòng điện, hệ số trượt và momen định mức. c) Tính dòng điện khởi động, momen khởi động, momen cực đại. Biết động cơ mắc vào lưới điện có điện áp Udm = 380V. 54. Một động cơ điện không đồng bộ ba pha đấu Y, 380V, 50Hz, tốc độ lúc định mức 1440 vòng/phút. Tham số như sau: điện trở stator 0,2; điện trở rotor quy đổi về stator 0,25; điện kháng stator 1; điện kháng rotor quy đổi về stator 0,95; điện kháng nhánh từ hoá 40; bỏ qua điện trở từ hoá. a) Tính số đôi cực, tốc độ đồng bộ, hệ số trượt định mức, tần số dòng điện rotor lúc tải định mức. b) Vẽ mạch điện thay thế hình T và căn cứ vào đó tính ra trị số thực và tương đối của các dòng điện trên sator, dòng từ hoá và dòng điện rotor quy đổi về stator. 55. Cho động cơ không đồng bộ ba pha, rotor dây quấn, 4 cực, nối Y, 440V, 50 Hz, tốc độ 1455 vòng/phút. Thông số động cơ (đã quy về stator) như sau: Điện trở stator 0,075 Ω, điện kháng stator 0,17Ω; điện trở rotor đã quy đổi 0,065Ω; điện kháng rotor đã quy đổi 0,18Ω; điện kháng nhánh từ hoá 7,5Ω được mắc song song với điện trở nhánh từ hoá 175Ω. Tổn hao cơ là 1 kW. Động cơ được cấp nguồn ba pha 440V, tần số 50Hz. a) Tính momen điện từ cực đại và tốc độ tới hạn của động cơ. b) Khi động cơ vận hành ở tốc độ 1460 vòng/phút, tính dòng điện tiêu thụ, hệ số công suất, momen điện từ và hiệu suất của động cơ. c) Tính tốc độ động cơ nếu momen điện từ giảm còn một nửa so với câu b.
  • 9. Trang 9 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021 56. Một động cơ không đồng bộ ba pha nối Y có công suất định mức 93,25 kW; điện áp định mức 440V; dòng điện định mức 171A; tần số 50Hz; số đôi cực từ bằng 4; hiệu suất định mức 0,872; tốc độ định mức 727 vòng/phút. Động cơ làm việc ở chế độ định mức có tổn hao đồng và tổn hao sắt trên stator là Pcu1 + PFe = 9550W. Hãy tính: a) Hệ số công suất. b) Tần số dòng điện cảm ứng trên rotor. c) Công suất phản kháng động cơ tiêu thụ từ lưới điện. d) Momen điện từ của động cơ. 57. Một động cơ không đồng bộ ba pha có công suất định mức 11,2 kW, điện áp định mức 220V, tần số 50Hz, số đôi cực từ là 3, hệ số công suất định mức 0,825 và hiệu suất định mức 0,875. Biết rằng động cơ làm việc ở chế độ định mức có hệ số trượt 0,03 và tổn hao quay 280W. Hãy tính: a) Dòng điện định mức của động cơ. b) Tốc độ quay định mức của động cơ. c) Công suất phản kháng động cơ tiêu thụ từ lưới điện. d) Momen điện từ của động cơ. 58. Một động cơ cảm ứng 3 pha có công suất 100 Hp và tốc độ đồng bộ 1800 vòng/phút được nối với nguồn 600V. Hai Wattmeter hiển thị tổng công suất tiêu thụ là 70 kW, và Ammeter hiển thị dòng điện dây là 78A. Tốc độ rotor đo chính xác là 1763 vòng/phút. Hơn nữa, các đặc tính sau được biết: tổn hao lõi thép stator là 2 kW, tổn hao ma sát và quạt gió là 1,2kW, điện trở giữa hai đầu cực stator là 0,34Ω. Tính: a) Công suất cung cấp cho rotor. b) Tổn hao trên rotor I2 R. c) Công suất cơ cung cấp cho tải, tính bằng Hp. d) Hiệu suất. e) Momen được sinh ra khi tốc độ động cơ đạt 1763 vòng/phút. 59. Công suất vào của một động cơ không đồng bộ ba pha 25 Hp, bốn cực, 50 Hz, là 20800W, điện áp định mức 220V, dòng điện định mức 64A, tần số 50 Hz, tốc độ định mức 1410 vòng/phút. Khi đầy tải, tính các thông số của động cơ: a) Hệ số trượt. b) Hệ số công suất. c) Momen và hiệu suất.
  • 10. Trang 10 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021 60. Một động cơ điện không đồng bộ rotor dây quấn khi để rotor hở mạch và cho điện áp định mức vào stator thì điện áp trên vành trượt là 250 V. Khi động cơ làm việc với tải định mức thì tốc độ 1420 vòng/phút. Tính: a) Tốc độ đồng bộ. b) Tốc độ từ trường quay do dòng điện sinh ra so với tốc độ rotor. c) Tần số dòng điện cảm ứng ở rotor. d) Sức điện động của rotor khi tải định mức. 61. Một động cơ không đồng bộ ba pha có công suất định mức 18,5kW; điện áp định mức 380V; dòng điện định mức 40A; tần số 50Hz; số đôi cực từ bằng 4; hiệu suất định mức 0,89 và tốc độ định mức 720 vòng/phút. Động cơ làm việc ở chế độ định mức có tổn hao đồng trên dây quấn rotor PCu2 = 780W. Hãy tính: a) Hệ số công suất định mức của động cơ. b) Tần số dòng điện cảm ứng trên rotor. c) Công suất phản kháng động cơ tiêu thụ từ lưới điện. d) Momen điện từ của động cơ. 62. Một động cơ điện không đồng bộ ba pha rotor lồng sóc có công suất định mức 20 kW; điện áp 380V; đấu Y; hiệu suất 88%; hệ số công suất 0,84; tốc độ định mức 970 vòng/phút. Biết rằng, tỉ số giữa dòng điện khởi động và dòng điện định mức là 4,5; tỉ số giữa momen cực đại và momen định mức là 1,8; tỉ số giữa momen khởi động và momen định mức là 1,2. Tính: a) Dòng điện định mức, dòng điện khởi động, độ trượt tới hạn của động cơ. b) Momen định mức, momen khởi động, momen cực đại và tổng tổn hao trong động cơ khi làm việc định mức. 63. Động cơ 3 pha có stator đấu sao. Các thông số định mức của động cơ: Điện áp 460V; 60 Hz; bốn cực; độ trượt 0,022; công suất 14 Hp; điện trở stator 0,641; điện trở rotor quy đổi về stator 0,332; điện kháng stator 1,106; điện kháng rotor quy đổi về stator 0,464 ; điện kháng nhánh từ hoá 26,3. Bỏ qua tổn hao lõi thép (điện trở từ hoá bằng 0). Tính: a) Tốc độ động cơ. b) Dòng điện trên stator. c) Hệ số công suất. d) Momen ngõ ra. 64. Một động cơ không đồng bộ có các số liệu dây quấn stator và rotor đều nối Y; số rãnh stator Z1 = 72; số rãnh rotor Z2 = 12; số thanh dẫn ở một rãnh stator Sr1 = 9 và ở rotor Sr2 = 2; dây quấn bước đủ có 4 đôi cực. Khi làm thí nghiệm ngắn mạch, điện áp ngắn mạch đặt vào stator là 110V; dòng điện ngắn mạch 61 A và hệ số công suất ngắn mạch 0,336. Tính: a) Điện trở và điện kháng ngắn mạch. b) Điện trở và điện kháng dây quấn rotor. Cho biết điện trở dây quấn stator 0,159Ω; điện kháng dây quấn stator 0,46Ω. c) Công suất động cơ điện tiêu thụ và công suất tiêu hao trên dây quấn khi ngắn mạch. 65. Cho động cơ không đồng bộ ba pha, 6 cực, cuộn dây stator nối Y, 25 Hp, 208V, 60Hz. Điện trở stator là 0,105Ω/pha. Bỏ qua tổn hao sắt từ. - Thí nghiệm không tải với điện áp và tần số định mức: đo được dòng điện dây 22A và công suất vào 1200W.
  • 11. Trang 11 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021 - Thí nghiệm ngắn mạch ở tần số 15Hz và điện áp dây 24,6V: đo được dòng điện dây 64,5A và công suất vào 2200W. a) Tính tổn hao quay (tổn hao cơ). b) Tính các thông số của mạch tương đương gồm điện trở rotor quy đổi về stator, điện kháng stator, điện kháng rotor quy đổi về stator và điện kháng nhánh từ hoá ở tần số định mức. Biết động cơ có tỷ số giữa điện kháng stator và điện kháng rotor đã quy đổi là 4 : 6. Sử dụng kết quả câu b để tính toán cho câu c và câu d. Giả sử ảnh hưởng của mức độ bảo hòa mạch từ và tần số rotor lên điện trở và điện cảm rotor là không đáng kể. c) Khi động cơ trên được cấp điện áp và tần số định mức, và có độ trượt 5%, tính dòng điện stator, hệ số công suất, momen điện từ, và hiệu suất của động cơ. d) Khi động cơ trên được cấp điện áp và tần số định mức, đang vận hành ở momen cực đại: tính độ trượt, dòng điện stator và momen điện từ khi đó. 66. Cho động cơ không đồng bộ ba rotor pha lồng sóc, 380V, 50 Hz, dây quấn stator đấu . Các thông số tương đương 1 pha quy về stator như điện trở stator 0; điện trở rotor đã quy đổi 0,8; điện kháng stator 2; điện kháng rotor đã quy đổi 2; điện trở nhánh từ hoá 200; điện kháng nhánh từ hoá 40. Động cơ đang vận hành với vận tốc 1475 rpm. a) Xác định dòng điện dây và moment điện từ khi khởi động và tại tốc độ 1475 rpm. Biết rằng momen tải là hằng số và moment điện từ khi tốc độ đạt 1475 rpm, bỏ qua tổn hao quay (ma xát + quạt gió). b) Hệ thống có thể khởi động phương pháp đổi nối Y -  được hay không? Giải thích rõ ràng. c) Giảm dòng khởi động của động cơ bằng cách nối điện trở khởi động Rmm nối tiếp vào cuộn stator. Tìm giá trị lớn nhất của điện trở để hệ thống có thể khởi động được. 67. Một động cơ không đồng bộ 3 pha, 22 kW, nối Y, 50 Hz 400V, 4 cực, có các tham số của mạch, tương đương một pha như sau: Điện trở stator 0,2Ω; điện kháng stator 0,6Ω; điện trở rotor đã quy đổi về stator 0,12Ω; điện kháng rotor đã quy đổi 0,25Ω, điện kháng nhánh từ hoá 25Ω; bỏ qua điện trở nhánh từ hoá. Tổng tổn hao cơ (do ma sát...) và tổn hao lõi thép là 990W và được coi là không đổi. a) Ở độ trượt 0,03. Xác định tốc độ của động cơ, dòng điện tiêu thụ, hệ số công suất động cơ. Công suất và moment hữu ích ở đầu trục động cơ. Cho nhận xét. b) Xác định tốc độ định mức, momen hữu ích định mức của động cơ. Biết công suất điện từ khi đó là 23459W. 68. Động cơ không đồng bộ ba pha rotor dây quấn 15 Hp, 2 cực, 220V, 50Hz, nối Y, tốc độ định mức 2850 vòng/phút. Động cơ có điện trở rotor quy đổi về stator 0,12 Ω/pha và tỉ số momen cực đại và momen định mức là 2,2. Bỏ qua điện trở dây quấn stator. a) Tính tốc độ động cơ tại momen cực đại. b) Tính giá trị điện trở (quy đổi về stator) cần mắc nối tiếp với dây quấn rotor để động cơ khởi động với momen cực đại.
  • 12. Trang 12 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021 c) Nếu điện áp cung cấp cho động cơ giảm còn 200V, moment trên trục động cơ là momen định mức. Tính tốc độ mới của động cơ. Cho biết biểu thức Klauss đơn giản: max max max 2 M s M s s s = + . 69. Cho động cơ không đồng bộ 3 pha, 400V, đấu , 50 Hz, 4 cực. Các thông số một pha đã quy đổi về stator gồm điện trở stator 0,2, điện trở rotor đã quy đổi 0,4Ω, điện kháng stator 2Ω, điện kháng rotor đã quy đổi 2, điện trở nhánh từ hoá 200Ω, điện kháng nhánh từ hoá 40Ω. Động cơ đang kéo tải có momen tỉ lệ thuận với bình phương của tốc độ. Khi được cấp điện áp định mức, động cơ quay với tốc độ 1440 rpm. Bỏ qua tổn hao quay và sử dụng mạch tương đương gần đúng. a) Tính dòng điện tiêu thụ, và hiệu suất của động cơ. b) Điều chỉnh để động cơ quay với tốc độ 720 rpm bằng cách thay đổi điện áp nguồn cung cấp. Tính điện áp nguồn, dòng điện tiêu thụ và hiệu suất mới. c) Nếu động cơ có rotor dây quấn, tính điện trở rotor mới (quy đổi về stator) để động cơ cũng quay với tốc độ 720 rpm. Tính dòng điện tiêu thụ và hiệu suất mới. Nhận xét về các phương pháp thay đổi tốc độ ở câu b và câu c. 70. Cho động cơ không đồng bộ ba pha rotor lồng sóc, dây quấn stator đấu Y, nguồn điện ba pha cung cấp cho động cơ là 380V; tần số 50 Hz. Tốc độ định mức của động cơ là 1447 vòng/phút. Các thông số mạch tương đương chính xác một pha quy đổi về stator: Điện trở stator 0,2; điện trở rotor đã quy đổi 0,4; điện kháng stator 2; điện kháng rotor đã quy đổi 2; điện kháng nhánh từ hoá 40; điện trở nhánh từ hoá 200. a) Xác định dòng điện định mức và momen điện từ định mức của động cơ. b) Xác định các thông số của sơ đồ thevenin thay thế mạch điện stator một pha của động cơ; từ đó viết biểu thức liên hệ Momen – độ trượt của động cơ. Xác định momen khởi động, momen cực đại và hệ số trượt tới hạn của động cơ. c) Tính điện trở máy đấu nối tiếp vào dây quấn của stator để moment mở yêu cầu bằng 0,5 lần moment khởi động trực tiếp. Tính dòng điện khởi động của động cơ trong trường hợp này. d) Cho biết tổn hao ma sát quạt gió bằng 15% tổng hao của động cơ lúc tải định mức và moment do tổn hao này không thay đổi theo tốc độ. Tính tốc độ của động cơ khi moment tải giảm 50% so với moment định mức. tính các tổn hao; hiệu suất của động cơ trong trường hợp này. e) Giảm điện áp cấp cho động cơ bằng cách đấu nối tiếp cuộn kháng vào dây quấn stator, biết tốc độ của động cơ đạt trạng thái định mức. Tính điện áp đặt vào động cơ; tính lại tổn hao và hiệu suất của động cơ, so sánh với kết quả của câu d). 71. Một động cơ không đồng bộ 3 pha, 4 cực, 480V (điện áp dây), 60 Hz, nổi Y có các thông số trên mỗi pha khi đã quy đổi về stator như sau: điện kháng stator 0,4; điện trở rotor đã quy đổi 0,35Ω; điện trở rotor đã quy đổi 0,08; điện kháng nhánh từ hoá 2,8Ω. Bỏ qua điện trở dây quấn stator và tổn hao sắt từ. Độ trượt định mức của động cơ là 0,0375. a) Tính các thông số và vẽ sơ đồ Thevenin tương đương một pha của động cơ. Mạch Thevenin cần tìm dùng để giải mạch phía rotor.
  • 13. Trang 13 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021 b) Tại tải định mức, biết rằng tổn hao cơ (do ma sát, quạt gió) bằng 50% tổng tổn hao trong động cơ. Hãy tính công suất điện từ, công suất cơ ra (công suất hữu ích) của động cơ, momen điện từ và momen hữu ích của động cơ. c) Hãy tính điện áp dây thấp nhất đặt vào động cơ, để động cơ có thể vận hành được khi momen điện từ giảm chỉ còn một nữa định mức. 72. Cho một động cơ không đồng bộ ba pha có nhãn như hình. a) Khi động cơ vận hành ở định mức, biết tổn hao cơ là 700W. Tính độ trượt, moment ngõ ra có ích, công suất điện từ, momen điện từ, công suất tổn hao đồng trên rotor và hiệu suất của động cơ. b) Khi động cơ nối Y và được cấp nguồn ba pha 380V, 50Hz, động cơ có moment cực đại Mmax và độ trượt tới hạn sm. Nếu động cơ nối Y và được cấp nguồn ba pha 220V, 29Hz, thì moment cực đại là Mmax2 và độ trượt tới hạn là sm2. Giả sử bỏ qua điện trở stator và nhánh từ hóa. Tính tỷ lệ max2 max M M và 2 m m s s .
  • 14. Trang 14 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021 B. MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ 1. Tính số cực của rotor của động cơ đồng bộ biết ở tần số 60 Hz thì tốc độ quay rotor là 200 vòng/phút. 2. Tính tốc độ đồng bộ của hai họ động cơ đồng bộ thiết kế vận hành ở tần số 50 Hz và 60 Hz khi số cặp cực thay đổi từ 1 đến 10. 3. Một động cơ không đồng bộ kéo tải và tiêu thụ 350 kW từ lưới ở hệ số công suất 0,707 chậm pha. Một động cơ đồng bộ thừa kích từ nối song song với động cơ không đồng bộ và tiêu thụ 150kW từ lưới. Nếu hệ số công suất chung của hai động cơ là 0,9 chậm pha, tính công suất phản kháng và công suất biều kiến của động cơ đồng bộ. 4. Một động cơ đồng bộ vận hành với điện áp lưới 6,3 kV; nối Y. Điện kháng đồng bộ là 14Ω và bỏ qua điện trở stator. Máy điện vận hành ở điều kiện không tải lý tưởng. Với các sức điện động 6000V, 6300V và 7850V. Vẽ giản đồ pha, tính dòng stator và công suất phản kháng. 5. Một động cơ đồng bộ nối Y, nối vào lưới 3 pha 3980V và điều chỉnh dòng rotor sao cho sức điện động cảm ứng pha là 1790V. Điện kháng đồng bộ là 22Ω và góc tải giữa điện áp và sức điện động cảm ứng là 30o . Xác định dòng stator và hệ số công suất, góc công suất. 6. Động cơ đồng bộ ba pha dây quấn stator nối Y nhãn máy ghi: công suất định mức 1000 kW; điện áp 6 kW; dòng điện định mức 113A; 4 cực từ, tần số 50 Hz, hiệu suất động cơ 0,86. a) Tính tốc độ định mức và hệ số công suất của động cơ. b) Tính tổng các tổn hao trong động cơ. 7. Một động cơ đồng bộ ba pha cực ẩn 1270V, đấu tam giác, có điện kháng đồng bộ 2,6 /pha, điện trở phần ứng không đáng kể, bỏ qua các tổn hao, công suất vào là 820 kW, dòng kích từ được điều chỉnh sao cho sức điện động bằng 1617V. Biết tải có tính dung. Tính: a) Góc momen (góc tạo bởi U và E). b) Dòng điện dây. 8. Một động cơ điện đồng bộ ba pha dấu sao có thông số công suất 575 kW, điện áp định mức 6000V; hiệu suất 0,95; hệ số công suất bằng 1; 3 cặp cực từ; tần số 50 Hz. a) Tính momen quay định mức, dòng điện định mức. b) Nếu momen cản chỉ đạt 75% so với momen định mức thì công suất phản kháng tối đa động cơ có thể bù cho mang là bao nhiêu? Muốn đạt điều đó phải làm thế nào? 9. Một máy phát bốn cực có tốc độ rotor là 1800 vòng/phút. a) Tính tần số do nó phát ra. b) Muốn phát 50 Hz thì tốc độ rotor bằng bao nhiêu? 10. Xác định suất điện động hiệu dụng sinh ra trong mỗi pha của một máy phát đồng bộ, biết tần số 50 Hz; số vòng dây ở mỗi pha 230 vòng; từ thông cực đại mỗi cực 0,04 Wb. Xét hai trường hợp: a) Dây quấn tập trung. b) Dây quấn phân tán với hệ số dây quấn là 0,925. 11. Một máy phát điện đồng bộ cung cấp cho hộ tiêu thụ một công suất 2500 + j3000 kVA với điện áp 6,3 kV. a) Xác định tổng tổn hao trên đường dây và trong máy phát, biết rằng điện trở một pha của đường dây Rd = 0,15 Ω, điện trở một pha của máy phát Rư = 0,045Ω. b) Nếu đặt thêm một máy bù đồng bộ với công suất bù là 30 – j3000 kVA thì tổng tổn hao trên là bao nhiêu?
  • 15. Trang 15 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021 12. Khi cắt tải của một máy phát, điện áp của nó tăng từ 480V lúc đầy tải đến 660V lúc không tải. Tính phần trăm thay đổi điện áp định mức. 13. Một máy phát đồng bộ 3 pha 250 kVA; 660V; 50 Hz; đấu Y có điện trở phần ứng 0,1 /pha và điện kháng đồng bộ 1,4 /pha. Tính phần trăm thay đổi điện áp định mức nếu tải có hệ số công suất bằng 0,866 trễ. 14. Cho máy phát điện đồng bộ 3 pha có 4 cực và sức điện động pha là 380V khi phát tại tần số 60 Hz. Bây giờ muốn máy phát cấp sức điện động pha vẫn là 380V nhưng tần số là 50 Hz ta cần phải điều chỉnh các thông số nào của máy phát? 15. Một máy phát đồng bộ ba pha 250 kVA, 1260 V, đấu Y, có cuộn dây phần ứng đấu lại thành tam giác. Tính dòng dây, áp dây và công suất biểu kiến mới của máy phát. 16. Khi dòng kích từ 10A qua dây quấn kích thích của máy phát đồng bộ 3 pha, dòng ngắn mạch qua dây quấn phần ứng là 150A. Với dòng kích từ này sẽ tạo ra sức điện động dây 720V lúc vận hành máy phát không tải. Biết điện trở dây quấn stator không đáng kể. Xác định độ thay đổi điện áp khi máy phát áp định mức và dòng qua tải là 60A. 17. Một máy phát đồng bộ ba pha 1000 kVA, 2200V, 60 Hz, đấu Y. a) Tính dòng dây định mức. b) Tính dòng dây khi phát 720 kW cho tải có hệ số công suất bằng 0,8 (trễ). 18. Cho máy phát đồng bộ ba pha có công suất và điện áp là 30 kVA; 220V, dây quấn stator đấu Y. Biết tổng trở đồng bộ một pha của máy phát là Z = Rpha + jXpha = 0,4 + 1,2 Ω. Tính độ thay đổi điện áp khi máy phát đầy tải với điện áp cấp đến tải bằng định mức. Biết hệ số công suất tải là 0,8 trễ. 19. Cho máy phát đồng bộ ba pha có công suất và điện áp là 40 kVA; 220V, dây quấn stator đấu Y. Biết tổng trở đồng bộ một pha của máy phát là ( ) . 0,5 .1,2 pha pha Z R j X j = + = +  . Tính độ thay đổi điện áp khi máy phát đầy tải với điện áp cấp đến tải bằng định mức. Biết hệ số công suất tải là 0,8 sớm. 20. Máy phát đồng bộ ba pha 25 kVA, 220 V, cung cấp công suất định mức cho tải có hệ số công suất 0,8 trễ. Điện trở xoay chiều đo giữa hai đầu ra của cuộn dây ứng đấu sao là 0,2; điện kháng đồng bộ là 0,6/pha, dòng kích từ là 9,3A từ nguồn 115V, tổn hao ma sát và quạt gió là 460W, tổn hao lõi thép là 610 W. a) Tính độ thay đổi điện áp lúc đầy tải. b) Tính hiệu suất lúc đầy tải. 21. Một nhà máy tiêu thụ công suất điện công suất 700 kW với hệ số công suất 0,7. Nhà máy có thêm một tải cơ với công suất cơ 1000 kW. Để kéo tải và kết hợp nâng cao hệ số công suất người ta chọn một động cơ đồng bộ có hiệu suất 0,88. Xác định công suất biểu kiến của động cơ đồng bộ để nâng hệ số công suất nhà máy đạt 0,8. 22. Một máy phát điện đồng bộ ba pha cực ẩn công suất 1750 kVA; điện áp 2300V; bỏ qua điện trở phần ứng; điện kháng đồng bộ là 2,65/pha; đấu sao; tải có hệ số công suất 0,8 trễ. Tính: a) Sức điện động pha của máy phát. b) Phần trăm thay đổi điện áp định mức. 23. Máy phát điện đồng bộ một pha cung cấp cho hộ tiêu thụ 1200 + j200 kVA với điện áp 6,3 kV. a) Xác định công suất biểu kiến, công suất phản kháng, công suất tác dụng của máy phát. b) Khi hòa thêm một máy bù đồng bộ với công suất biểu kiến 30 – 20j kVA thì hệ số công suất bằng bao nhiêu?
  • 16. Trang 16 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021 24. Một nhà máy công nghiệp có công suất 1600 kVA và hệ số công suất 0,6 trễ. a) Tính công suất biểu kiến của một máy bù đồng bộ sao cho hệ số công suất tổng hợp được nâng lên thành 1. b) Tính tổng công suất tác dụng tiêu thụ. c) Khi hệ số công suất tổng hợp bằng 0,9 trễ thì công suất biểu kiến của một máy bù đồng bộ và tổng công suất tác dụng tiêu thụ bằng bao nhiêu? 25. Một máy phát điện đồng bộ ba pha đấu hình Y có công suất biểu kiến định mức là 2000 kVA, điện áp 2,3 kV, điện trở một pha của máy phát Rư = 0,0425Ω; mạch kích từ tiêu thụ từ nguồn 220V, dòng điện kích từ 35A, tổn hao sắt 41,2 Fe P kW  = , tổn hao cơ ∆Pcơ = 22,8 kW, bỏ qua tổn hao phụ. Tính tổng tổn hao và hiệu suất của máy phát biết hệ số công suất máy phát bằng 0,8. 26. Máy phát đồng bộ cực từ ẩn ba pha công suất biểu kiến 20 kVA, điện áp định mức 220V, hệ số công suất 0,85. Điện trở ở đầu cực là không đáng kể, điện kháng đồng bộ là 0,5 /pha. Nối Y, điện áp kích từ là 110VDC, dòng kích từ là 10A, tổn hao sắt 700W, tổn hao ma sát và quạt gió Pma sát, quạt gió… = 600W. Xác định: a) Sức điện động pha trên dây quấn phần ứng. b) Độ thay đổi điện áp phần trăm. c) Hiệu suất của máy phát ở chế độ định mức. 27. Một máy phát điện đồng bộ ba pha cực ẩn có công suất 15000 kVA; điện áp 6,6 kV; hệ số công suất 0,8; đấu Y, điện trở dây stator 0,45 Ω; điện kháng đồng bộ 6Ω. a) Một tải có dòng điện bằng dòng định mức, điện áp 6,6 kV. Tính dòng điện, công suất phản kháng và tác dụng của tải. b) Nếu cắt tải và dòng điện kích từ vẫn giữ giá trị như lúc có tải, thì điện áp đầu cực máy phát bằng bao nhiêu? 28. Máy điện đồng bộ 3 pha cực ần có công suất 10 MVA, 2300 V, 60 Hz, nối Y, điện kháng đồng bộ Xs = 0,82 Ω/pha, bỏ qua điện trở phần ứng. Máy được nổi với lưới điện 2300 V có công suất vô cùng lớn, bỏ qua các tổn hao. a) Nếu máy đang vận hành với sức điện động pha Ef = 3450 V và góc công suất  = -20o , cho biết máy đang hoạt động như máy phát hay động cơ? Tính công suất điện (MW) tại đầu cực và hệ số công suất. b) Tìm giá trị Ef cần thiết để cho phép mức quá tải 50% trước khi máy bị mất đồng bộ (khi công suất điện đạt tới công suất cực đại). Cho biết tại định mức máy được kích tử để có hệ số công suất đơn vị. c) Tính góc công suất, hệ số công suất mới trong trường hợp máy có Ef có nhu câu b và dòng định mức. 29. Cho một máy phát 3 pha với thông số định mức 16 MVA, điện áp 10,5 kV, tần số 50Hz, hệ số công suất 0,8 sớm pha (hoặc chậm pha), hai cực, nối Y điện kháng đồng bộ 13,77; tính: a) Tính công suất và momen định cực đại, thông qua sức điện động tương ứng ở điều kiện định mức. b) Tính momen định cực đại khi máy phát cấp tải 10 MW, điện áp dây 8 kV và hệ số công suất là 0,6 (chậm pha). 30. Một tuabin phát điện 3 pha có điện kháng đồng bộ là 14 và cấp cho lưới công suất tác dụng 1,68MW với hệ số công suất chậm pha. Điện áp lưới là 11 kV, nối Y và dòng điện stator là 100A. Tính hệ số công suất, góc tải và sức điện động.
  • 17. Trang 17 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021 31. Máy phát điện đồng bộ ba pha cực ẩn nối Y có công suất biểu kiến 280 kVA, điện áp 380V, hệ số công suất bằng 1, điện kháng đồng bộ là 0,2Ω, bỏ qua điện trở phần ứng. Tính dòng điện định mức của máy phát và điện áp máy phát khi không tải. 32. Máy phát điện đồng bộ 3 pha có từ thông dưới 1 cực từ là 0,02 Wb (dạng sin), số vòng dây 1 pha là 56 vòng, số đôi cực từ là 1, tốc độ quay của rotor 3000 vòng/phút, hệ số dây quấn là 0,92. Tính sức điện động 1 pha của máy phát. 33. Máy phát điện đồng bộ 3 pha có từ thông dưới 1 cực từ là 0,0218Wb (dạng sin), 120 rãnh, số đôi cực từ là 4, dây quấn có  = 12, số vòng dây một pha là 168 vòng, tốc độ quay của rotor 900 vòng/phút. Tính sức điện động 1 pha của máy phát. 34. Một máy điện đồng bộ 3 pha 15 kVA, 220V, 50Hz, nối Y, 4 cực, điện kháng đồng bộ 8Ω/pha (bỏ qua điện trở dây quấn stator). Máy điện hoạt động ở chế độ máy phát được nối song song vào lưới điện 3 pha 220V, 50 Hz. a) Tính điện áp cảm ứng và góc moment 0 khi máy điện phát công suất định mức với hệ số công suất 0,8 trễ. Vẽ giàn đồ vectơ (sơ đồ pha). b) Với dòng điện kích từ như câu a, công suất động cơ sơ cấp tăng từ từ. Nếu máy phát công suất cực đại hãy xác định dòng điện, hệ số công suất, công suất cực đại của máy phát trong điều kiện đó. c) Máy điện trên chuyển sang hoạt động ở chế độ động cơ. Dòng điện kích từ được điều chỉnh để hệ số công suất bằng 1 và nhận công suất 3 KW từ lưới điện. Tính điện áp cảm ứng và góc moment. Vẽ giản đồ vector. d) Nếu dòng điện tích từ được giữ không thay đổi (như câu c). Momen trên trục động cơ tăng từ từ, xác định momen điện từ cực đại của máy. 35. Trên nhãn của một máy phát thủy điện người ta đọc được 108 MVA; hệ số công suất bằng 1; điện áp 13,8 kV; đấu Y; 50 Hz; 120 vòng/phút. Tính: a) Số cực rotor. b) Công suất định mức. c) Dòng định mức. d) Công suất cơ do tuốc bin thủy điện kéo máy phát, nếu hiệu suất phần ứng (nghĩa là không thể tổn hao kích từ) là 97%. e) Momen cơ do tuốc bin kéo máy phát. 36. Máy phát điện đồng bộ ba pha, công suất biểu kiến 100 MVA, hệ số công suất 0,8, điện áp 66kV, hiệu suất làm việc 90%, nối Y, tần số 50 Hz, tốc độ định mức 360 vòng/phút. a) Số cực của máy phát. b) Công suất máy phát cấp cho tải. c) Tính dòng điện định mức của máy phát. d) Công suất cơ cần cung cấp cho máy phát. e) Momen cơ cần cung cấp cho máy phát. 37. Máy phát điện đồng bộ đấu Y; điện áp 6,3 kV cung cấp cho tải ba pha đấu Y, có tổng trở pha ( ) 20 .20 Z j = +  . a) Xác định hệ số công suất của máy. b) Khi hòa thêm một máy bù đồng bộ với công suất bù 100 – j600 kVA thì hệ số công suất của toàn hệ thống sau khi bù là bao nhiêu?
  • 18. Trang 18 Ngân hàng Bài tập tự luyện Máy điện 2 – Năm 2021 38. Một máy phát điện đồng bô 3 pha cực lồi 8750 kVA, 11 kV, 50Hz, dây quấn nối sao, điện kháng đồng bộ dọc trục 10, điện kháng đồng bộ ngang trục 6, điện trở phần ứng 0. Máy mang tải định mức với hệ số công suất định mức 0,8. Hãy tính: a) Sức điện động 1 pha E và góc  ứng với tải định mức. b) Phần trăm độ thay đổi điện áp lúc tải định mức. 39. Cho hai máy phát điện đồng bộ làm việc song song, cung cấp điện cho hai tải: a) Tải 1: Công suất biểu kiến S1 = 5000 kVA; hệ số công suất 0,8. b) Tải 2: Công suất biểu kiến S2 = 3000 kVA; hệ số công suất 1. Máy thứ nhất phát ra công suất tác dụng P1 = 4000 kW; công suất phản kháng Q1 = 2500 kVAr. Tính công suất máy phát thứ hai và hệ số công suất mỗi máy phát. 40. Cho một máy điện đồng bộ ba pha 225 MVA, 15kV, nối Y, 50 Hz, 2 cực, có điện kháng đồng bộ 2,22Ω. Biết tổn hao cơ của máy phát là 1 MW. Khi máy phát trên hòa lưới 15 kV, cung cấp cho lưới 200 MW với hệ số công suất 0,95 trễ. a) Tính dòng điện, sức điện động và góc tải. Tính momen cơ kéo máy phát khi đó. b) Với dòng kích từ như trên, tính công suất tác dụng và công suất phản kháng cực đại mà máy phát có thể cấp cho lưới. c) Đề máy phát hòa lưới không tải, cần giảm dòng kích từ còn bao nhiêu phần trăm so với ban đầu?