SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
----------------------------------
TRẦN THỊ KIM DUNG
ẢNH HƯỞNG CỦA THẬN TRỌNG KẾ TOÁN ĐẾN GIÁ
TRỊ THÍCH HỢP CỦA THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH –
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
----------------------------------
TRẦN THỊ KIM DUNG
ẢNH HƯỞNG CỦA THẬN TRỌNG KẾ TOÁN ĐẾN GIÁ TRỊ
THÍCH HỢP CỦA THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Kế toán (hướng Nghiên cứu)
Mã số 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS MAI THỊ HOÀNG MINH
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tác giả thực hiện. Các số liệu
trong luận văn là trung thực. Kết quả luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tất cả những phần kế thừa, tài liệu tham khảo đã được tác giả trích dẫn đầy đủ và
ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo.
Hồ Chí Minh, ngày......tháng..... năm 2020
Tác giả
Tràn Thị Kim Dung
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Các biến trong mô hình đo lường giá trị thích hợp thông tin
Bảng 3.2. Các biến trong mô hình đo lường thận trọng kế toán
Bảng 3.3. Mẫu nghiên cứu
Bảng 3.4. Số lượng và tỷ lệ các công ty thuộc mẫu nghiên cứu theo ngành nghề
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả
Bảng 4.2. Kết quả kiểm định R2 và R2 hiệu chỉnh
Bảng 4.3. Kết quả đo lường thận trọng kế toán giai đoạn 2014-2018
Bảng 4.4. Kết quả mô hình hồi quy kết hợp đo lường giá trị thích hợp thông tin
theo Ohlson (1995)
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT
DNNVV DNNVV
SGDCK Sàn giao dịch chứng khoán
BCTC Báo cáo tài chính
DN Doanh nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
CP Cổ phần
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... 2
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... 4
DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................................. 5
DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT .................................................................................. 6
Tóm tắt: ........................................................................................................................ 10
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu...................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... -3
2.2. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu................................................... 4
3.1. Về đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 4
3.2. Về phạm vi nghiên cứu................................................................................. 4
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 4
5. Đóng góp của đề tài.............................................................................................. 4
6. Kết cấu của luận văn............................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU .................................................... 6
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của thận trọng kế toán
đến giá trị thích hợp thông tin trên báo cáo tài chính .......................................... 6
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới..................................................................... 6
1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam.................................................................... 8
1.2. Khe hổng nghiên cứu ...................................................................................... 10
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................... 13
2.1. Các khái niệm có liên quan ............................................................................ 13
2.1.1. Giá trị thích hợp thông tin kế toán trên BCTC ...................................... 13
2.1.1.1. Định nghĩa......................................................................................... 13
2.1.1.2. Các mô hình đo lường giá trị thích hợp thông tin trên BCTC........... 14
2.1.2. Thận trọng kế toán .................................................................................. 16
2.1.2.1. Định nghĩa......................................................................................... 16
2.1.2.2. Các mô hình đo lường thận trọng kế toán......................................... 22
2.2. Phân loại các hình thức thận trọng kế toán.................................................. 27
2.3. Ảnh hưởng của thận trọng kế toán lên báo cáo tài chính ........................... 28
2.3.1. Các thuộc tính thời gian của thu nhập................................................... 29
2.3.2. Dồn tích.................................................................................................... 30
2.3.3. Hành vi quản trị thu nhập ...................................................................... 31
2.4. Lý thuyết nền tảng liên quan ......................................................................... 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 35
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................... 36
3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ..................................... 36
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 36
3.1.2. Quy trình nghiên cứu.............................................................................. 38
3.2. Mô hình hồi quy và đo lường các biến trong mô hình................................. 42
3.2.1. Mô hình hồi quy đo lường giá trị thích hợp thông tin ........................ 42
3.2.2. Mô hình hồi quy đo lường thận trọng kế toán. ................................... 44
3.3. Giả thuyết nghiên cứu đề xuất .................................................................... 46
3.4. Thiết kế nghiên cứu......................................................................................... 51
3.4.1. Mẫu nghiên cứu.................................................................................... 51
3.4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu.......................................................................... 54
3.4.3. Thu thập dữ liệu.................................................................................... 55
3.4.4. Quy trình phân tích dữ liệu.................................................................. 56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 58
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN...................................... 59
4.1. Phân tích thống kê mô tả................................................................................ 59
4.2. Kiểm định hệ số R bình phương (R Square) và R bình phương hiệu chỉnh
(Adjusted R Square) .............................................................................................. 60
4.3. Mô hình hồi quy kết hợp đo lường thận trọng kế toán................................ 62
4.4. Mô hình hồi quy kết hợp đo lường giá trị thích hợp thông tin và ảnh hưởng
của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp thông tin....................................... 64
4.5. Bàn luận kết quả nghiên cứu ......................................................................... 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 68
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .......................... 69
5.1. Kết luận chung ................................................................................................ 69
5.2. Một số hàm ý chính sách ................................................................................ 70
5.2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước......................................................... 70
5.2.2. Đối với các DNNVV................................................................................. 71
5.2.3. Đối với nhà đầu tư, chủ nợ ..................................................................... 72
5.3. Hạn chế đề tài nghiên cứu .............................................................................. 72
5.4. Định hướng nghiên cứu trong tương lai ....................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 74
Tóm tắt:
Đề tài nhằm mục tiêu xác định chiều tác động của thận trọng kế toán đến giá trị
thích hợp của thông tin trên báo cáo tài chính, kiểm tra mức độ thận trọng kế toán giai
đoạn 2014 - 2018 ở các công ty có quy mô nhỏ và vừa ở Việt Nam. Tác giả sử dụng
phương pháp nghiên cứu định lượng và điều tra dữ liệu đồng thời tiến hành thu thập báo
cáo tài chính của các DNNVV tại Việt Nam từ 2009 – 2018. Dựa trên các công trình
nghiên cứu trước đây, tác giả tổng hợp lại các mô hình đo lường thận trọng kế toán, giá
trị thông tin và tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thông tin và áp dụng mô hình
thích hợp có thể đo lường tại Việt Nam. Tác giả sử dụng các phương pháp thống kê, tổng
hợp, so sánh và phân tích các số liệu thu thập được từ quá trình tổng hợp các chỉ số trên
báo cáo tài chính. Thông qua việc kiểm định các giả thuyết đề xuất, nghiên cứu đo lường
được mức độ thận trọng kế toán của các công ty có quy mô nhỏ và vừa tại Việt Nam và
đo lường giá trị thông tin kế toán trên từng nhóm thuộc mẫu nghiên cứu dựa trên mức độ
thận trọng cao, trung bình hay thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tuyến tính
giữa ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị thông tin trên báo cáo tài chính. Đồng
thời dựa trên mô hình đo lường thận trọng kế toán do Beaver và Ryan (2000) đề xuất và
mô hình giá trị thích hợp thông tin do Ohlson (1995) xây dựng, tác giả sử dụng mô hình
hồi quy kết hợp (OLS) đo lường thận trọng kế toán và giá trị thích hợp thông tin trên báo cáo
tài chính cho thấy các biến trong mô hình với mẫu nghiên cứu của tác giả đều có ý nghĩa thống
kê.
Từ khóa: thận trọng kế toán, giá trị thông tin kế toán, chất lượng báo cáo tài chính.
Abstract:
The thesis aims at determining the impact of accounting conservatism on the
financial statements information value, checking the level of accounting conservatism in
the period of 2014 - 2018 in small and medium-sized companies in Vietnam. We uses
quantitative research methods and collects financial statements of small and medium-
sized enterprises in Vietnam in the period of 2009-2018. Based on previous studies, we
summarizes accounting conservatism measurement models, information values and the
impact of accounting conservatism on information values and applying appropriate
models that can measure in Vietnam. We uses statistical methods, synthesizing,
comparing and analyzing the data collected from the process of sumarizing the financial
statements. By examining the proposed hypotheses, the study measures the accounting
conservatism of small and medium-sized companies in Vietnam and measures the value
of accounting information on each group of the research sample that was based on high,
medium or low level of conservatism. The research results show a linear relationship
between the influences of accounting conservatism on the financial statements
information value. Based on the accounting conservatism measurement model was
proposed by Beaver and Ryan (2000) and the and the value of accounting information
measurement model was developed by Ohlson (1995), the author used the combined
regression model (OLS) to measure the accounting conservatism and the value of
accounting information on the financial statements, shows that the variables in the model
with the author's research sample are statistically significant.
Keywords: accounting conservatism, accounting information value, financial
statements quality
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Tính đến hiện nay, Việt Nam có gần 517.900 doanh nghiệp, trong đó DNNVV
chiếm khoảng 98 % (Tổng cục Thống kê, 2018). Vai trò của DNNVV ngày càng quan
trọng trong việc phát triển kinh tế và xã hội của các địa phương. Theo Nguyễn Bích Ngọc
(2018) “nhận định “thông tin kế toán DNNVV cung cấp thường xuyên được sử dụng
cho việc ra quyết định” không nhận được tỷ lệ đồng thuận cao. Điều này cũng phản
ánh đúng thực trạng hiện nay dường như BCTC của DNNVV chưa được coi là kênh
thông tin chính, là cơ sở đáng tin cậy để ra các quyết định kinh tế”. Mặt khác, các cơ sở,
nguyên tắc kế toán tại Việt Nam được quy chiếu vào chế độ kế toán quốc gia. Tức là, nhà
nước có vai trò kiểm soát kế toán về phương pháp đo lường, đánh giá, soạn thảo và trình
bày báo cáo và do đó việc soạn thảo, ban hành các chuẩn mực kế toán và các hướng dẫn
thực hiện phải do các cơ quan nhà nước thực hiện và được đặt trong các bộ luật hoặc các
văn bản pháp lý dưới luật (Võ Văn Nhị và Lê Hoàng Phúc, 2011).
Một số nhà nghiên cứu tại Việt Nam cho rằng thông tin thể hiện trên báo cáo tài
chính của các doanh nghiệp là chưa thích hợp khi so với các thị trường hiệu quả của các
quốc gia trên thế giới. Cụ thể, Việt Nam là quốc gia theo hướng điển luật (code law) khác
với các nước theo hướng thông luật (common law), tức là sự bảo vệ quyền lợi của chủ
đầu tư và yêu cầu tính minh bạch của thông tin thấp hơn (Võ Văn Nhị và Lê Hoàng Phúc,
2011). Việt Nam là quốc gia mà việc ghi chép kế toán và hệ thống báo cáo kế toán phải
tuân thủ các cơ sở, nguyên tắc kế toán và các cơ sở nguyên tắc này được quy chiếu vào
chế độ kế toán quốc gia. Điều đó khẳng định vai trò kiểm soát kế toán về phương pháp đo
lường, đánh giá, soạn thảo và trình bày báo cáo của nhà nước là tối thượng. Vì vậy việc
soạn thảo, ban hành các chuẩn mực kế toán và các hướng dẫn thực hiện phải do các cơ
quan nhà nước thực hiện và được đặt trong các bộ luật hoặc các văn bản pháp lý dưới luật
(Võ Văn Nhị và Lê Hoàng Phúc, 2011). Từ đó cho thấy Chế độ kế toán Việt Nam với hệ
thống tài khoản kế toán và các mẫu biểu, báo cáo kế toán đã hướng đến xem trọng
phương pháp ghi chép, lập các bút toán định khoản, và làm cho phương pháp kế toán chịu
2
ảnh hưởng nặng nề của các quy định pháp luật nhất là về thuế, …1
.Thêm vào đó, VAS
với các ước tính kế toán ít hơn và thận trọng hơn làm hạn chế những yếu tố không chắc
chắn, tuy nhiên điều này làm giảm sự phù hợp của thông tin trên báo cáo tài chính
(Nguyễn Đăng Huy, 2017). Chính các quy định về kế toán thường được xây dựng trên
các nguyên tắc thận trọng, cứng nhắc kết hợp cùng bản chất phản ánh các nghiệp vụ kinh
tế đã xảy ra trong quá khứ của các thông tin trên báo cáo tài chính khiến người sử dụng
thông tin gặp nhiều khó khăn khi dự đoán tương lai của doanh nghiệp phục vụ mục đích
đầu tư. Một số nghiên cứu trên thế giới cũng kết luận rằng sự thận trọng trong kế toán
tăng lên là một nguyên nhân có thể giải thích cho sự giảm xuống của giá trị thích hợp
thông tin kế toán (Lev và Zarowin, 1999; Francis và Schipper, 1999; Core và cộng sự,
2003). Ngược lại, một số nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ giữa thận trọng kế toán
và giá trị thích hợp của thông tin (Balachandran và Mohanra, 2011).
Quay trở lại thực trạng ở Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2005, Bộ Tài
chính đã ban hành 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) trên cơ sở hệ thống chuẩn
mực kế toán quốc tế. Sau hơn 10 năm áp dụng, VAS đã góp phần to lớn trong việc nâng
cao tính minh bạch, trung thực của báo cáo tài chính để cung cấp những thông tin chất
lượng cho người sử dụng. Tuy nhiên do DNNVV phải nộp BCTC và tờ khai thuế cho
cơ quan thuế nên lập BCTC ở DNNVV là nhằm tuân thủ quy định này. Như vậy,
BCTC của DNNVV với bản chất là đầu ra của hệ thống thông tin kế toán, cung cấp thông
tin cho những người có quan hệ lợi ích với doanh nghiệp trong việc ra các quyết định
kinh tế, chủ yếu bao gồm cơ quan thuế và ngân hàng. Và ²“Chuẩn mực kế toán được soạn
thảo và ban hành để thống nhất các hoạt động kế toán trong một phạm vi quốc gia, trong
một khu vực hay trên toàn cầu, giúp nhà đầu tư, công ty đưa ra các quyết định kinh doanh
và đầu tư kịp thời, đúng đắn.”. Hơn thế nữa ngay tại chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01
1http://ifrsvietnam.vn/tin-tuc/hoi-nghi-hoi-thao-1/ky-nang-kien-thucnguoi-lam-cong-
tac-ke-toan-can-duoc-trang-bi-de-dap-ung-yeu-cau-doi-moi-ke-toan-tai-viet-nam-220.html
²http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/su-can-thiet-cua-chuan-muc-ke-toan-voi-nen-kinh-
te-48398.htm
3
“CHUẨN MỰC CHUNG” (Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC
ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), đã nhìn nhận thận trọng là một
trong các nguyên tắc kế toán cơ bản với nội dung: “Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc,
phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn”
Rõ ràng rằng, việc tăng tính thuyết phục cho các thông tin trên báo cáo tài chính
của các DNNVV trong khuôn khổ của Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam với quy
định: “Thân trọng kế toán là một trong những nguyên tắc kế toán cơ bản” cho thấy có
một mối liên hệ giữa nguyên tắc thận trọng với các thông tin trên báo cáo tài chính.
Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị thích
hợp thông tin trên báo cáo tài chính – Bằng chứng thực nghiệm tại các DNNVV trên địa
bàn TP.HCM”. Đây là vấn đề mang tính thời sự nhằm cải thiện chất lượng thông tin tài
chính của các DNNVV để tăng tính kiểm soát của nhà nước và đáp ứng được nhu cầu của
các DNNVV - doanh nghiệp có tỷ trọng 98% trên tổng số doanh nghiệp của cả nước -
nhằm tiếp cận được các nguồn vốn trên thị trường trong nước và quốc tế đồng thời thúc
đẩy thị trường vốn phát triển trên phạm vi quốc tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu chung
Xác định và phân tích tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp của
thông tin trên báo cáo tài chính với các DNNVV ở TP.HCM – Việt Nam giai đoạn 2014-
2018.
b. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Xác định chiều tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp của thông
tin trên báo cáo tài chính.
- Kiểm tra mức độ thận trọng kế toán giai đoạn 2014-2016 và giai đoạn 2017-2018
có sự khác biệt hay không.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu của luận văn đặt ra trong phần mục tiêu nghiên cứu, nội
dung chính của luận văn cần phải trả lời được các câu hỏi sau:
4
- Tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp của thông tin trên báo cáo
tài chính là mối quan hệ cùng chiều, ngược chiều hay không có mối quan hệ?
- Mức độ thận trọng kế toán giai đoạn 2014-2016 có cao hơn giai đoạn 2017-2018
hay không?
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Về đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thận trọng kế toán, giá trị thích hợp của
thông tin trên báo cáo tài chính và tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp
của thông tin trên báo cáo tài chính của các DNNVV giai đoạn 2014–2018 trên địa bàn
TP.HCM tại Việt Nam.
3.2. Về phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là đo lường thận trọng kế toán, giá trị thích hợp
của thông tin trên báo cáo tài chính và phân tích tác động của thận trọng kế toán đến giá
trị thích hợp của thông tin đối với các DNNVV trên địa bàn TP.HCM tại Việt Nam, giai
đoạn từ năm 2014-2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và điều tra số liệu đồng thời
tiến hành thu thập báo cáo tài chính và dữ liệu thị trường của các công ty có quy mô nhỏ
và vừa trên địa bàn TP.HCM tại Việt Nam giai đoạn 2014-2018. Dựa trên các công trình
nghiên cứu trước đây, tác giả tổng hợp lại các mô hình đo lường thận trọng kế toán, giá
trị thích hợp của thông tin kế toán và tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp
của thông tin kế toán và áp dụng mô hình thích hợp có thể đo lường tại Việt Nam cũng
như phù hợp với điều kiện nghiên cứu. Luận văn còn sử dụng các phương pháp thống kê,
tổng hợp, so sánh và phân tích các số liệu thu thập được từ quá trình tổng hợp các chỉ số
trên báo cáo tài chính và dữ liệu thị trường.
5. Đóng góp của đề tài
Đứng trước sự hoài nghi của các đối tượng sử dung thông tin kế toán trong phạm
vi DNNVV và việc đề cao tính thận trọng kế toán trong hạch toán có làm giảm đi giá tri
thông tin. Chủ đề nghiên cứu về thận trọng kế toán tác động đến giá trị thông tin đã được
5
rất nhiều học giả trên thế giới quan tâm. Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu bàn về
vấn đề này đặc biệt đối với DNNVV. Một loại hình có đóng góp rất lớn trong phát triển
kinh tế tại Việt Nam nhưng theo Nguyễn Bích Ngọc (2018) thì BCTC của DNNVV ở
Việt Nam cung cấp thông tin không hữu ích cho việc ra quyết định. Do vậy nghiên
cứu đóng góp thêm góc nhìn cho các đối tượng sử dung BCTC của DNNVV.
- Ngoài ra, dựa trên kết quả đo lường thận trọng kế toán và giá trị thích hợp của
thông tin cũng như tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp của thông tin đối
với các công ty có quy mô nhỏ và vừa trên địa bàn TP.HCM tại Việt Nam, kết quả nghiên
cứu là cơ sở khoa học hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính
tham khảo. Ngoài ra, đây cũng là nghiên cứu thực nghiệm giúp các nhà đầu tư, chủ nợ có
cái nhìn khách quan hơn khi tiếp cận báo cáo tài chính của các DNNVV trong việc sử
dụng các thông tin trên báo cáo tài chính nhằm đưa ra các quyết định đầu tư và cho vay.
Đồng thời các nhà lập pháp tại Việt Nam có cơ sở để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về
chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam cho các đối tượng là các DNNVV – một loại
hình doanh nghiệp có số lượng và tỷ lệ lớn nhất Việt Nam giai đoạn hiện nay.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, bố cục của luận văn thạc sĩ có kết cấu gồm năm chương như
sau:
Chương 1. Tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến tác động của thận
trọng kế toán đến giá trị thích hợp của thông tin trên báo cáo tài chính
Chương 2. Cơ sở lý thuyết
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5. Kết luận và một số hàm ý chính sách
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
Với mục đích tìm ra khe hổng nghiên cứu của luận văn, trong nội dung chương 1
tác giả thực hiện tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến tác động của thận
trọng kế toán đến giá trị thích hợp thông tin.
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của thận trọng kế
toán đến giá trị thích hợp thông tin trên báo cáo tài chính
Nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng có sự đánh đổi giữa thận trọng kế toán và giá trị
thích hợp thông tin trên báo cáo tài chính. Theo nghiên cứu của Lev và Zarowin (1999)
về xem xét mối liên hệ giữa chủ nghĩa thận trọng và giá trị liên quan của thông tin kế
toán trong giai đoạn 1975 đến 2004. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu nguyên tắc
thận trọng kế toán càng cao thì sẽ dẫn đến giá trị thích hợp thông tin bị giảm xuống. Theo
nghiên cứu của Francis và Schipper (1999) về dấu hiệu và mức độ thay đổi trong thu
nhập giữa nhóm công ty có tính thận trọng cao và nhóm công ty có tính thận trọng thấp.
Kết quả cho thấy nhóm công ty có tính thận trọng cao có thu nhập thấp hơn nhóm công ty
có tính thận trọng thấp.
Mặt khác, nhiều nhà nghiên cứu chứng minh rằng không có sự đánh đổi giữa thận
trọng kế toán và giá trị thích hợp thông tin trên báo cáo tài chính. Watt (2003) nhận định
rằng yêu cầu về tính thận trọng hạn chế khả năng cung cấp các thông tin không được đo
lường một cách đáng tin cậy, nên thận trọng kế toán càng tăng có thể liên quan đến sự tự
tăng lên trong tính thích hợp của giá trị thông tin trên báo cáo tài chính.
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Theo nghiên cứu của Balachandran và Mohanram (2004) về việc xem xét mối liên
hệ giữa tính thận trọng và giá trị thích hợp của thông tin kế toán. Hai nhà nghiên cứu đã
đánh giá chủ nghĩa thận trọng là xu hướng làm giảm trong giá trị sổ sách và tính kịp thời
của thu nhập bằng cách sử dụng các phương pháp được phát triển trong Penman và
Zhang (2002) và Basu (1997). Họ xem xét mối quan hệ giữa các biện pháp thận trọng và
giá trị liên quan của kế toán, ở cấp độ ngành, trong khoảng thời gian ba mươi năm từ
1975-2004. Họ không tìm thấy bằng chứng cho thấy sự thận trọng ngày càng tăng có liên
quan đến sự việc giảm giá trị sổ sách kế toán theo thời gian. Trên thực tế, họ tìm thấy
7
bằng chứng cho thấy việc tăng tính thận trọng vô điều kiện có liên quan đến việc tăng giá
trị sổ sách kế toán. Hơn nữa, các ngành công nghiệp với chủ nghĩa thận trọng vô điều
kiện khiến cho giá trị sổ sách bị ghi nhận giảm đáng kể so với giá trị thực tế. Kết hợp lại
với nhau, những phát hiện của họ giới hạn tính hợp lý của việc quy kết sự giảm giá trị
liên quan đến việc tăng tính thận trọng trong kế toán.
Để tiếp tục phát triển nghiên cứu của mình, Balachandran và Mohanram đã tiếp
tục thực hiện trên mẫu bao gồm các công ty trong bộ dữ liệu công nghiệp hàng năm của
Compustat trong giai đoạn 30 năm từ 1975 đến 2004,. và để ước tính các xu hướng cụ thể
của công ty có tính thận trọng, họ yêu cầu các biện pháp thận trọng phải áp dụng trong ít
nhất hai năm. Nhóm tác giả sau đó thực hiện đồng thời hồi quy hàm xu hướng giá trị
thích hợp của thông tin trên từng nhóm đã phân chia căn cứ theo mức độ và sự tăng
trưởng thận trọng kế toán và cho rằng, khi hệ số biến thiên của biến độc lập và biến phụ
thuộc của hàm hồi quy giá trị thích hợp theo thời gian tăng lên sẽ khiến cho hệ số điều
chỉnh R2 tăng lên một cách máy móc (mechanical increase). Nó khiến sự giảm xuống
thực sự trong giá trị thích hợp của thông tin bị che giấu. Do đó, theo Balachandran và
Mohanram (2011), mô hình hồi quy xu hướng giá trị thích hợp của thông tin được bổ
sung thêm hai biến độc lập là hệ số biến thiên của biến giá cổ phiếu 3 tháng sau kết thúc
niên độ tài chính và biến giá trị sổ sách của một cổ phiếu trong mô hình giá khi ước
lượng giá trị thích hợp của thông tin (mô hình Ohlson, 1995). Hàm hồi quy xu hướng giá
trị thích hợp điều chỉnh là:
VALRELj = αj + βj x YEAR + γ1j x BUBBLE + e
Theo nghiên cứu của Kousenidis và cộng sự (2009), họ xem xét ảnh hưởng của
báo cáo có tính thận trọng đến mức độ phù hợp của thu nhập kế toán của các công ty Hy
Lạp trong giai đoạn từ 1989 đến 2003. Kết quả của bài báo chỉ ra rằng tính thận trọng là
một đặc điểm nổi bật của hệ thống kế toán Hy Lạp. Hơn nữa, kết quả cho thấy mức độ
thận trọng đã tăng lên sau cuộc khủng hoảng thị trường năm 1999 được áp đặt bởi các cơ
quan thị trường trong giai đoạn hậu khủng hoảng. Cuối cùng, kết quả cho thấy có mối
liên hệ phi tuyến tính giữa thận trọng kế toán và giá trị thu nhập. Cụ thể, giá trị thu nhập
tăng dần khi dịch chuyển từ công ty có tính thận trọng thấp, đến tính thận trọng trung
8
bình và cuối cùng là tính thận trọng cao. Nhìn chung, kết quả của bài báo này dựa trên
nền tảng lý thuyết của Watts (2003a). Một mặt, họ có một số lập luận ủng hộ chủ nghĩa
thận trọng kế toán, nhưng mặt khác, họ lại nghi ngờ về việc thực hiện báo cáo thận trọng
quá mức có phải là một nguyên nhân của sự biến dạng của mối quan hệ lợi nhuận - lợi
nhuận.
1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Nghị định 39/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 11/3/2018.quy định chi tiết các tiêu
chí xác định DNNVV theo từng lĩnh vực. Cụ thể, trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ;
DNNVV được phân theo quy mô bao gồm:
Một là, doanh nghiệp siêu nhỏ có số lao động tham gia BHXH bình quân năm
không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ hoặc tổng nguồn vốn
không quá 3 tỷ (trước đây không phân loại dựa vào vốn).
Hai là, doanh nghiệp nhỏ có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không
quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không
quá 50 tỷ (trước đây là 10 tỷ trở xuống).
Ba là, doanh nghiệp vừa có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá
100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá
100 tỷ.
Ngoài ra điều kiện niêm yết chứng khoán tại sàn giao dịch chứng khoán được quy
định tại Điều 54 Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật chứng khoán, cụ thể như sau:
- Vốn điều lệ: từ 30 tỷ đồng trở lên
- Thời gian hoạt động: ít nhất 1 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần
- Kết quả kinh doanh: (i) Tỷ lệ ROE năm liền trước năm đăng ký niêm yết không
thấp hơn 5%; (ii) Không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm; (iii)
Không có lỗ lũy kế đến thời điểm niêm yết; (iv) Tuân thủ quy định của pháp
luật về báo cáo tài chính
9
- Tính đại chúng: tối thiểu 15% cổ phần có quyền biểu quyết của công ty do ít
nhất 100 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ
- Cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là TVHĐQT, GĐ (TGĐ), PGĐ (PTGĐ),
BKS, KTT và cổ đông lớn là người có liên quan của TVHĐQT, GĐ (TGĐ),
PGĐ (PTGĐ), BKS, KTT
- Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu
Như vậy đối chiếu giữa tiêu chí về DNNVV theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP và
điều kiện niêm yết chứng khoán tại SGDCK được quy định tại Điều 54 Nghị định
58/2012/NĐ-CP cho thấy không có vùng cấm đối với các DNNVV khi niêm yết trên sàn
chứng khoán. Ngoài ra chế độ kế toán quy định cho các DNNVV là thông tư
133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 về hướng dẫn chế độ kế toán DNNVV do Bộ Tài
Chính ban hành có hiệu lực áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2017
và thay thế toàn bộ chế độ kế toán DNNVV ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-
BTC ngày 14/09/2006 và Thông tư số 138/2011/TT-BTC ngày 04/10/2011, nhưng không
bao gồm việc cấm các DNNVV áp dụng thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 về
hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài Chính ban hành có hiệu lực từ ngày
05/02/2015 và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2015 và thay thế
toàn bộ chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và
thông tư số 244/2009/TT-BTC chỉ rõ về phạm vi điều chỉnh trong điều 2.
Với lập luận không có vùng cấm đối với DNNVV mang loại hình công ty cổ phần
niêm yết trên sàn chứng khoán. Và trong phạm vi của đề tài nghiên cứu này, kiểm định
trên mẫu nghiên cứu là các DNNVV trên địa bàn TP.HCM không phân biệt việc áp dụng
chế độ kế toán theo khung pháp lý nào và loại trừ các doanh nghiệp siêu nhỏ, tác giả vẫn
chưa tìm thấy được nghiên cứu nào tại Việt Nam chỉ ra mối quan hệ giữa thận trọng kế
toán và giá trị thích hợp của thông tin kế toán đối với các DNNVV, Vì vậy tác giả sẽ sử
dụng nghiên cứu của các học giả có thực hiện nghiên cứu riêng về giá trị thích hợp của
thông tin kế toán đối với các doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Cụ
thể, khi thực hiện đo lường giá trị thích hợp của thông tin trên báo cáo tài chính đối với
các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) giai
10
đoạn 2003-2007. Nguyễn Việt Dũng (2009) đã sử dụng mô hình của Ohlson (1995) và
phương pháp điều chỉnh giá của Aboody và cộng sự (2002) với 306 quan sát của 135
công ty niêm yết đại diện cho 90% số công ty niêm yết trên sàn HOSE tính đến cuối năm
2007 trên dữ liệu bảng không cân bằng. Cho kết quả nghiên cứu có tương quan thuận
giữa giá trị sổ sách và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (biến độc lập) với giá cổ phiếu (biến
phụ thuộc) ở mức ý nghĩa 1% tại ngày kết thúc niên độ tài chính. Mức giải thích của biến
độc lập đến biến phụ thuộc với hệ số điều chỉnh R2
đo được là 48%. Và khi giá cổ phiếu
được điều chỉnh bằng giá tại thời điểm 3 tháng sau khi kết thúc niên độ tài chính thì đo
được là 51%. Trương Đông Lộc và Nguyễn Minh Nhật (2016) thực hiện nghiên cứu ảnh
hưởng của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu trong giai đoạn 2008-2013 cho 102 công ty
niêm yết trên HOSE. Nghiên cứu của họ dựa trên nền tảng là mô hình giá của Ohlson
(1995). Họ sử dụng hai mô hình hiệu ứng cố định và hiệu ứng ngẫu nhiên cùng kiểm định
Hausman để xác định mô hình nào phù hợp hơn nhằm ước lượng mức độ ảnh hưởng của
thông tin kế toán đễn giá cổ phiếu. Kết quả của nghiên cứu cũng tương đồng với nghiên
cứu của Nguyễn Việt Dũng (2009) đều ghi nhận giá cổ phiếu tại thời điểm kết thúc niên
độ và giá cổ phiếu tại thời điểm kết thúc niên độ được điều chỉnh cho biến động giá trong
khoảng thời gian 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng trong tương lai cho thấy thu nhập trên mỗi
cổ phiếu và giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu đều có tương quan thuận với giá cổ phiếu.
Tuy nhiên mức độ giải thích của mô hình cao hơn (trên 70%) tức thông tin kế toán phản
ánh vào giá chứng khoán nhanh hơn do sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt
Nam cũng như khung pháp lý cho việc trình bày và công bố thông tin ngày càng hoàn
thiện theo lý giải của nhóm tác giả.
1.2. Khe hổng nghiên cứu
Ở phần 1.1, tác giả đã trình bày tổng quan các khái niệm của thận trọng kế toán
theo quan điểm của các học giả trên thế giới và ở Việt Nam. đồng thời thông qua các
nghiên cứu trước đây liên quan đến ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị thích
hợp thông tin trên báo cáo tài chính,cho thấy có tồn tại ảnh hưởng của thận trọng kế toán
đến giá trị thích hợp thông tin trên BCTC. Đây cũng là một chủ đề thu hút được sự quan
tâm của nhiều học giả trên thế giới cũng như những luồng quan điểm trái chiều liên quan
11
đến mối quan hệ này. Ngược lại, tại Việt Nam, trong phạm vi nghiên cứu của mình, hầu
như các công trình thực hiện tại Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc thực hiện đo lường ảnh
hưởng của thông tin trên báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu liên quan đều là các loại hình
công ty vừa và lớn có niêm yết trên sàn chứng khoán mà chưa có nghiên cứu nào xem xét
liệu thận trọng kế toán có phải là một nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của giá trị thích
hợp thông tin hay không và hơn nữa là trong phạm vi của các DNNVV. Mặt khác,
phương pháp nghiên cứu của các học giả về ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị
thích hợp của thông tin mới chỉ dừng lại ở việc đo lường giá trị thích hợp của thông tin
theo năm chứ chưa tính toán được theo từng năm và theo từng quan sát của mẫu nghiên
cứu. Thêm vào đó, các nghiên cứu cũng chưa chỉ ra được mối quan hệ giữa mức độ thận
trọng và giá trị thích thông tin dưới dạng một mô hình hồi quy trên phạm vi một quốc gia,
mà các nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc phân chia mẫu dữ liệu dựa vào mức độ thận trọng
kế toán và tập trung đo lường giá trị thích hợp của thông tin thông qua hệ số điều chỉnh
R2 trên từng nhóm mẫu. Song song đó, các nghiên cứu còn xem xét rằng giá trị thích hợp
của thông tin có xu hướng giảm hay tăng trong thời gian nghiên cứu bằng việc tiến hành
hồi quy giá trị thích hợp của thông tin theo thời gian cho từng nhóm phân loại theo mức
thận trọng kế toán . Bằng việc dựa trên các nghiên cứu trước đây ở góc độ sử dụng thang
đo thận trọng kế toán theo từng công ty, mẫu nghiên cứu dược chia nhỏ theo mức độ thận
trọng kế toán và giá trị thích hợp thông tin được đo lường theo năm và theo từng nhóm đã
phân chia trên bộ dữ liệu các DNNVV ở TP.HCM giai đoạn 2014-2018.
12
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung của chương 1 đã nêu được về tổng quan các nghiên cứu trước đây có liên
quan đến mức độ ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp thông tin trên
BCTC ở phạm vi thế giới và Việt Nam. Trên thực tế đề tài nghiên cứu về xem xét ảnh
hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp của thông tin là một vấn đề được sự
quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu với những quan điểm không đồng nhất. Có nghiên
cứu cho rằng, mức độ thận trọng kế toán tăng lên đã bóp méo giá trị thích hợp thông tin.
Và ngược lại, nhiều quan điểm phát biểu không có mối quan hệ tuyến tính giữa thận
trọng kế toán và giá trị thích hợp thông tin, hay sự tăng lên của thận trọng kế toán không
liên quan đến sự sụt giảm của giá trị thông tin. Quay trở lại Việt Nam, các nghiên cứu lại
quan tâm đến góc nhìn về giá trị thích hợp thông tin kế toán đến giá cổ phiếu. Dựa trên
lập luận Việt Nam là một quốc gia theo hướng điển luật và hạch toán kế toán chịu sự ảnh
hưởng nặng nề của pháp luật thuế cho phép tác giả xây dựng các giả thuyết nhằm kiểm
định về sự tồn tại của thận trọng kế toán trong mẫu nghiên cứu và xác định ảnh hưởng
của nó đến giá trị thích hợp thông tin đối với các công ty thuộc loại hình DNNVV trên
địa bàn TP.HCM tại Việt nam giai đoạn 2014-2018. Ở chương tiếp theo, tác giả tiếp tục
trình bày cụ thể về cơ sở lý thuyết được sử dụng trong luận văn.
13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Các khái niệm có liên quan
2.1.1. Giá trị thích hợp thông tin kế toán trên BCTC
2.1.1.1. Định nghĩa
Theo khuôn mẫu kế toán thì thích hợp (relevant) là một trong hai đặc điểm cơ bản
về chất lượng của thông tin hữu ích trên BCTC, nó bao gồm tính thích hợp và tính trình
bày hợp lý của thông tin BCTC xét về bản chất. Ngoài ra, thông tin hữu ích trên BCTC
còn thể hiện ở bốn nhận diện khác là: (i) có thể so sánh; (ii) Có thể kiểm chứng; (iii) tính
kịp thời và (iv) dễ hiểu.
Vì BCTC mang thông tin kế toán – tài chính của doanh nghiệp, với mục đích
chính là cho phép các bên liên quan đưa ra quyết định đầu tư. Theo Omokhudu và Ibadin
(2015), báo cáo tài chính chứa thông tin tài chính doanh nghiệp hỗ trợ cung cấp thông tin
trong việc ra quyết định đầu tư. Do đó, điều này đặt ra sự bắt buộc phải đảm bảo độ tin
cậy về nội dung thông tin. Độ tin cậy của báo cáo tài chính dựa trên giá trị liên quan của
thông tin kế toán. Tuy nhiên, theo Francis và Schipper (1999), khả năng nắm bắt thông
tin báo cáo tài chính hoặc tóm tắt thông tin ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp chính là
việc xác định mức độ phù hợp về giá trị thông tin. Nhưng khi, các con số kế toán mất đi
sự liên quan đến giá trị của nó chính là khi có các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài, đặc biệt
vào thời điểm bất ổn tài chính như khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động và không thể dự đoán trước số liệu
tài chính của doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn về tài chính, thì việc xem xét liệu rằng
báo cáo tài chính có giữ được giá trị của nó trong mối quan với một cuộc khủng hoảng tài
chính hay không là điều cần thiết. Nhiều nghiên cứu tập trung vào tác động của cuộc
khủng hoảng 2008 đối với Hoa Kỳ, các nước láng giềng và Trung Đông (Beltratti, Spear,
& Szabo, 2013; Devalle, 2012; Tahat & Alhadab, 2017) và tác động của năm 1997 khủng
hoảng tài chính châu Á đến các khu vực ở Đông Á, các nghiên cứu xem xét ảnh hưởng
của cuộc suy thoái lớn năm 2008 đến các nước Đông Á đã chỉ ra rằng việc thanh lý hoặc
trải qua sáp nhập và mua lại trong một cuộc khủng hoảng tài chính đã diễn ra ở hàng
ngàn công ty. Và các công ty đã có những tác động nhằm giảm thiểu mức độ liên quan
14
của giá trị thích hợp thông tin kế toán để có thể đứng được trong giai đoạn khủng hoảng
tài chính (Tahat & Alhadab, 2017). Mối quan hệ này đã làm dấy lên mối quan tâm về
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (GFC) cùng với khả năng phục hồi của Châu Á có
thể ảnh hưởng đến mức độ phù hợp của thông tin.
2.1.1.2. Các mô hình đo lường giá trị thích hợp thông tin trên BCTC
Trong phần này, tác giả liệt kê một số mô hình đo lường giá trị thích hợp của
thông tin kế toán đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới phát triển. Với lập luận được
giải thích trong chương 3 về phương pháp nghiên cứu khi đề tài nghiên cứu thực nghiệm
ở phạm vi DNNVV, nhằm giúp đề tài tiếp cận với các nghiên cứu ở góc nhìn giá cổ phiếu
được điều chỉnh theo giá trị thị trường của vốn chủ giúp cho nghiên cứu của tác giả tiệm
cận gần hơn với khung pháp lý của đề tài.
a. Mô hình giá của Ohlson (1995) (price value relevance)
Thông tin kế toán và giá trị thị trường của doanh nghiệp có mối quan hệ hay
không là câu hỏi được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nghiên cứu của Ohlson (1995)
được xem là nghiên cứu nền tảng trong việc xây dựng cơ sở lý thuyết để giải thích cho
mối quan hệ giữa các loại thông tin kế toán và giá trị thị trường của doanh nghiệp. Mô
hình của Ohlson (1995) được phát triển dựa trên mô hình lợi nhuận thặng dư (Residual
income model – RIM) do Preinreich (1938) đề xuất. Theo mô hình lợi nhuận thặng dư
này, giá trị thị trường của doanh nghiệp bao gồm: giá trị sổ sách và tổng giá trị hiện tại
của các dòng lợi nhuận thặng dư tương lai của công ty. Sau đó, Ohlson đã lập một giả
thiết quan trọng liên quan đến chuỗi thời gian của dòng lợi nhuận thặng dư, rằng cấu trúc
chuỗi thời gian của dòng lợi nhuận thặng dư phải tuyến tính và cố định. Việc kết hợp như
trên do Ohlson (1995) đề xuất đã cho phép Ohlson rút ra được mô hình thể hiện mối quan
hệ giữa giá trị thị trường của doanh nghiệp và các thông tin kế toán trên báo cáo của
doanh nghiệp. Giá trị thích hợp của thông tin kế toán được đo lường bằng hệ số R2 hiệu
chỉnh của mô hình hồi quy, được tác giả biểu diễn như sau:
Pit = β0 + β1BVit + β2EPSit + εit
Trong đó:
15
Pit = giá trị thị trường của một đơn vị vốn chủ công ty i 3 tháng sau khi kết thúc
niên độ tài chính năm t.
BVit = giá trị sổ sách của của một đơn vị vốn chủ công ty i năm t
EPSit = lợi nhuận trên một đơn vị vốn chủ công ty i năm t
Theo mô hình này, mối quan hệ giữa giá trị thị trường của doanh nghiệp và hai
thông tin kế toán trên báo cáo tài chính là: một là lợi nhuận, hai là giá trị sổ sách, chỉ hiệu
quả khi giá trị thị trường phản ánh chính xác giá trị thực của nó. Ngoài ra, giá trị thị
trường của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào các thông tin khác chưa hoặc không được
phản ánh trong báo cáo tài chính vào thời điểm đó.
b. Mô hình tỷ suất sinh lợi của Easton & Harris (1991) (return value
relevance)
Để xem xét tỉ lệ giữa mức thu nhập chia cho giá trị thị trường của doanh nghiệp có
phù hợp để xem xét làm nền tảng cho các quyết định của nhà đầu tư hay không, Easton
và Harris (1991) đã sử dụng mô hình định giá giá trị sổ sách dựa trên ý tưởng cho rằng
giá trị sổ sách và giá trị thị trường là cả hai biến số đều cho thấy mức độ an toàn cao của
vốn chủ sở hữu. Các biến liên quan lần lượt là tỷ lệ giữa thu nhập và giá trị thị trường của
doanh thu và lợi nhuận thị trường (Rjt) (Easton và Harris, 1991). Cho dù các mô hình
định giá do Easton và Harris (1991) nghiên cứu đã chỉ ra mức độ phù hợp tiềm năng giữa
mức thu nhập hiện tại và giá trị thị trường của doanh nghiệp, nhưng chúng không loại trừ
mức độ liên quan của thay đổi trong thu nhập chia cho giá trị thị trường của doanh nghiệp
đó.Vì vậy, họ cũng đã xem xét và kiểm tra mức độ liên quan của thay đổi trong biến thu
nhập (A/Pt-1) trong việc giải thích lợi nhuận của doanh nghiệp, trong khi mục tiêu chính
của nghiên cứu thực nghiệm của họ là đánh giá mức độ phù hợp của biến số mức thu
nhập (At/ Pt1)Ở phương diện lý thuyết, Easton và Harris (1991) đã phát triển và kiểm tra
thực nghiệm ba mô hình định giá chính thức khác nhau: mô hình mức độ, mô hình thay
đổi và mô hình bao gồm sự kết hợp của cả hai quan điểm định giá trước đó và sử dụng
phương pháp hồi quy để phát hiện mối liên hệ giữa thu nhập và lợi nhuận. Giá trị thích
hợp của thông tin kế toán được đo lường bằng hệ số R2 hiệu chỉnh của mô hình hồi quy.
Mô hình được xây dựng bởi Easton & Harris (1991) và được biểu diễn như sau:
16
Retit = β0 + β1 + β2 + εit
Trong đó:
Retit = lợi nhuận của vốn chủ công ty i năm t (stock return)
EPSit = lợi nhuận trên đơn vị vốn chủ công ty i năm t
EPSit = chênh lệch lợi nhuận trên đơn vị vốn chủ công ty i năm t so với năm t-1
Pi,t-1 = giá trị thị trường của đơn vị vốn chủ công ty i năm t-1
2.1.2. Thận trọng kế toán
2.1.2.1. Định nghĩa
Thận trọng kế toán được mô tả là “sự dự đoán không bao gồm các khoản có lợi
cho doanh nghiệp, nhưng bao gồm tất cả các khoản lỗ và rủi ro có thể xảy ra” (Bliss
1924). Ceteris paribus đã cho thấy “các tin tức xấu về Google 199 được phát hiện ra
nhanh chóng hơn các tin tức tốt trong báo cáo thu nhập của họ”. Trong một bài báo khác,
để kiểm tra giả thuyết về tính kịp thời không đối xứng này bằng cách hồi quy thu nhập
hàng năm trên lợi nhuận tại thời điểm đương thời bằng cách sử dụng lợi nhuận chứng
khoán hàng năm dương (âm) làm đại diện cho tin tức tốt (xấu). Basu (1997) đã nhận thấy
rằng độ nhạy của thu nhập đối với lợi nhuận âm cao hơn đáng kể so với lợi nhuận dương.
Nghĩa là, khi thông tin được truyền tải bởi một sự kiện kinh tế hoặc cú sốc sẽ được ghi lại
trong thu nhập kế toán định kỳ - sớm hơn nếu nó truyền tải tin xấu và chậm hơn nếu nó
truyền tải tin tốt.
Cho đến thời điểm hiện nay, nguyên tắc thận trọng trong kế toán vẫn còn là một
nguyên tắc gây nhiều tranh cãi. Theo German Accounting, Haller (2003, p.92) chỉ ra
rằng: nguyên tắc thận trọng kế toán không phải là một nguyên tắc phụ như ở Mỹ hay ở
Anh, mà là một nguyên tắc quan trọng của kế toán nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ nợ.
Ở Mỹ, mặc dù nguyên tắc thận trọng kế toán là nguyên tắc có ảnh hưởng nhiều
nhất trong lịch sử (Sterling, 1967), nhưng nó vẫn gặp nhiều sự phản đối. Theo
Hendriksen (1982, p.83): nguyên tắc thận trọng kế toán là một nguyên tắc không hiệu quả
để đánh giá sự không chắc chắn của doanh thu và nợ, và trong trường hợp xấu nhất, nó có
thể gây ra sự biến đổi hoàn toàn về mặt ý nghĩa của dữ liệu kế toán.
17
Mặc dù có một thỏa thuận rộng rãi về nguyên tắc thận trọng trong việc lập báo cáo
tài chính nhưng lại không có định nghĩa toàn diện về khái niệm này. Tuy nhiên, hai đặc
điểm chính của nguyên tắc thận trọng đã được thừa nhận bởi đa số các học giả đó là: xu
hướng giảm giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu so với giá trị thị trường của nó; và xu
hướng phản ứng nhanh với các thông tin xấu và phản ứng chậm hay trì hoãn ghi nhận các
thông tin tốt. Nhìn chung, nguyên tắc thận trọng thường được sử dụng trong các báo cáo
đáng tin cậy về các sự kiện trong quá khứ. Theo thời gian, các chuẩn mực kế toán quốc tế
ngày càng hướng về việc dự đoán các sự kiện trong tương lai, đã chỉ ra rằng sự ra quyết
định chính là mục tiêu chính và duy nhất của kế toán (IASB framework; 2, 3 IASB,
2006a), và nguyên tắc thận trọng dường như đã trở thành nguyên tắc kế toán chủ đạo.
Trong khuôn khổ khái niệm IASB hiện tại từ năm 1989, thận trọng là một trong những
khái niệm liên quan đến độ tin cậy, mặc dù có những cảnh báo rằng điều này sẽ không
dẫn đến sự trình bày không chính xác về tài sản hoặc thu nhập (IASB framework, p.37).
Trong bài này, tác giả trình bày các định nghĩa về thận trọng kế toán dưới hai góc
nhìn: một là của một số tổ chức lập quy quốc tế và Việt Nam, hai là của các học giả trên
thế giới mà họ đã và đang nghiên cứu về nguyên tắc kế toán này.
a. Định nghĩa thận trọng kế toán theo quan điểm của các tổ chức lập quy
quốc tế và Việt Nam
* Theo quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ
(Financial Accounting Standard Board – viết tắt FASB)
Theo FASB 1980, thận trọng kế toán là phản ứng thận trọng đối với các tình
huống không chắc chắn để đảm bảo rằng các tình huống chưa rõ ràng và các rủi ro tiềm
tàng của doanh nghiệp được xem xét một cách đầy đủ (SFAC 2). Và khi tồn tại một tình
huống chưa rõ ràng cần cố gắng xem xét một cách đầy đủ những vấn đề không chắc chắn
(Vũ Hữu Đức, 2010). Hoặc nếu hai phương pháp ước tính số tiền sẽ nhận được hoặc phải
chi trả trong tương lai có khả năng ngang nhau, thận trọng là việc lựa chọn phương pháp
ghi nhận tình huống xấu hơn. Song, nếu hai số tiền không ngang nhau thì thận trọng
không có nghĩa là chọn phương pháp ít lạc quan hơn. FASB 1980 – đoạn 95, thận trọng
không bao gồm hoãn việc ghi nhận thu nhập vượt quá thời điểm mà nó có đủ bằng chứng
18
đáng tin cậy và cũng không được dùng để biện minh cho việc ghi nhận một khoản lỗ khi
nó chưa có đủ bằng chứng đáng tin cậy. Ngoài ra, FASB cũng đề xuất việc thuyết minh
đầy đủ về những tình huống không chắc chắn để người sử dụng báo cáo tài chính có thể
có sự xét đoán riêng của mình (Vũ Hữu Đức, 2010).
* Theo quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (International
Accounting Standard Board – viết tắt IASB) và dự án hội tụ kế toán IASB-FASB
Thận trọng hỗ trợ cho tính trung lập – một trong hai đặc điểm chất lượng cơ bản
của thông tin hữu ích được IASB 2018 đề cập đến trong khuôn khổ lập và trình bày
BCTC. IASB định nghĩa thận trọng là mức chú ý trong việc xét đoán cần thiết trong các
ước tính dưới các điều kiện không chắc chắn, sao cho tài sản và thu nhập không bị khai
khống, nợ phải trả và chi phí không bị khai thiếu (IASB 1989, đoạn 37). Tuy nhiên, theo
Nguyễn Thục Anh (2017), cách hiểu về thận trọng theo quan điểm của IASB năm 1989
thể hiện một sự bất cân xứng trong xử lý và cung cấp thông tin vì chỉ cho phép ghi nhận
sự giảm xuống của giá trị tài sản thuần trong điều kiện không chắc chắn mà không cho
phép ghi nhận giá trị tài sản thuần tăng lên. Tác giả này cũng cho rằng nguyên nhân của
sự bất cân xứng này là để hạn chế xu hướng thông tin quá lạc quan về tình hình tài chính
của doanh nghiệp cũng như giúp cảnh báo sớm cho nhà đầu tư về những rủi ro mất vốn.
Trong quá khứ, thực tế khi áp dụng nguyên tắc thận trọng theo phiên bản của
IASB 1989, người sử dụng hiểu nguyên tắc này theo nhiều nghĩa khác nhau và dẫn đến
sự nhầm lẫn cho người sử dụng khi IASB loại bỏ nguyên tắc thận trọng trong phiên bản
2010. Vì vậy, trong đặc điểm về trình bày hợp lý thông tin kế toán ở IASB phiên bản
2018 nguyên tắc thận trọng kế toán được sử dụng trở lại nhằm hỗ trợ cho việc trình bày
hợp lý của thông tin kế toán. Cụ thể là:
Vào năm 2004, IASB và FASB bắt đầu thực hiện một dự án hội tụ kế toán
(IASBFASB Convergence Project) bao gồm một dự án về khuôn mẫu lý thuyết kế toán.
Dự án này nhằm mục đích tìm kiếm một khuôn mẫu lý thuyết kế toán đầy đủ hơn làm
nền tảng để hướng đến một hệ thống chuẩn mực kế toán chất lượng cao mang tính toàn
cầu (Vũ Hữu Đức, 2010). Kết quả là, IASB ban hành khuôn mẫu lý thuyết hiệu chỉnh bao
gồm hai chương với hai nội dung: mục đích của báo cáo tài chính và các đặc điểm chất
19
lượng của báo cáo tài chính. Tuy nhiên, trong khuôn mẫu này, khái niệm thận trọng đã
được loại bỏ khỏi các yêu cầu cơ bản của thông tin kế toán. Lý do loại bỏ được giải thích
là xuất phát từ sự mâu thuẫn với yêu cầu trung lập thuộc đặc điểm chất lượng cơ bản
“trình bày trung thực”.
Tuy nhiên thận trọng vẫn hiện diện rất nhiều trong quy định các chuẩn mực kế
toán quốc tế như quy định về trích lập dự phòng, kế toán tài sản và nợ tiềm tàng dẫn đến
sự không nhất quán giữa khuôn mẫu lập và trình bày BCTC và các chuẩn mực kế toán
(Nguyễn Thục Anh, 2017). Đến tháng 5/2015, IASB ban hành dự thảo sửa đổi khuôn
mẫu lý thuyết kế toán gồm 8 chương với mục đích cập nhật, bổ sung những khoảng trống
và làm sáng tỏ thêm những nội dung đã được đề cập trong khuôn mẫu hiện hành
(ED/2015/3). IASB đã đưa vào lại khái niệm thận trọng (được mô tả như một sự cẩn
trọng khi đưa ra phán quyết trong điều kiện không chắc chắn) trong dự thảo này và tin
rằng nguyên tắc thận trọng hỗ trợ cho tính trung lập trong đặc điểm trình bày hợp lý của
thông tin hữu ích (xem đoạn 2.18 và BC2.1-BC2.17). Việc thực hiện thận trọng kế toán
thể hiện là không được khai khống tài sản và thu nhập, và không được khai thiếu nợ phải
trả và chi phí trong xét đoán các ước tính dưới các điều kiện không chắc chắn. Tương tự,
việc thực hiện thận trọng kế toán không cho phép khai thiếu tài sản và thu nhập, hay khai
khống nợ phải trả và chi phí bởi lẽ các sai lệch này có thể dẫn đến tình trạng thu nhập bị
khai cao hoặc chi phí bị khai thấp trong các kỳ báo cáo tương lai. Nguyễn Thục Anh
(2017) cho rằng đây là một điểm thay đổi lớn trong cách hiểu về thận trọng, đảm bảo sự
cân xứng trong xử lý kế toán khi mà các điều kiện không chắc chắn thay đổi tác động
cùng chiều và ngược chiều đối với tài sản, nợ phải trả, doanh thu và chi phí của doanh
nghiệp. Đoạn BC2.4 dẫn một số quan điểm ủng hộ việc loại bỏ khái niệm thận trọng
trong khuôn mẫu lý thuyết kế toán ngoài lý do mâu thuẫn với yêu cầu trung lập đã được
trình bày. Đó là: (i) khái niệm thận trọng kế toán được hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Vì vậy, việc loại bỏ khái niệm này trong khuôn mẫu kế toán có thể tránh được rủi về tính
không nhất quán trong thực hành kế toán của các đối tượng. (ii) các báo cáo tài chính
mang tính chủ quan cao hơn khi thực hiện thận trọng kế toán. Điều này có thể dẫn tới
việc đánh giá hiệu quả tài chính của một tổ chức trở nên khó khăn.
20
Tuy nhiên, khi loại bỏ nguyên tắc thận trọng trong IASB 2010 chẳng những không
giải quyết được sự hiểu khác nhau về thận trọng của người sử dụng nó, mà nó càng gây ra
sự nhầm lẫn cho người sử dụng. Chính vì thế trong phiên bản 2018, IASB đã sử dụng và
tin rằng nguyên tắc thận trọng hỗ trợ cho tính trung lập trong đặc điểm trình bày hợp lý
của thông tin hữu ích. Rất nhiều quan điểm ủng hộ cho việc đưa lại khái niệm thận
trọng vào khuôn mẫu lý thuyết kế toán từ những yêu cầu của thực tiễn chẳng hạn như:
yêu cầu phải giải thích được khái niệm thận trọng trong khuôn mẫu lý thuyết để có thể áp
dụng một cách nhất quán; hoặc yêu cầu về sự cần thiết để kháng cự lại sự sai lệch tự
nhiên của nhà quản lý theo hướng lạc quan, hoặc do nguyên tắc thận trọng có thể giải
quyết mối quan ngại của các nhà đầu tư về rủi ro giảm giá so với tiềm năng tăng
trưởng…
* Theo quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán Úc (Australian
Accounting Standard Board – viết tắt AASB)
AASB cho rằng thận trọng kế toán là khái niệm dẫn đến sai lệch có chủ đích cho
việc khai thấp doanh thu hoặc tài sản, và/hoặc công nhận tối đa chi phí và nợ phải trả
(SAC3, đoạn 26). Khái niệm này không đồng nhất với đặc điểm hỗ trợ của thông tin hữu
ích cụ thể là có thể kiểm chứng (Verifiability). Bởi vì rằng thận trọng kế toán theo AASB
làm cho thông tin hữu ích không thể kiểm chứng khi doanh thu và tài sản bị khai khống
hoặc khai thấp chi phí và nợ phải trả. Thêm vào đó sự sai lệch của thông tin có thể bắt
nguồn từ việc đánh giá thiên lệch thông tin tài chính với các mục đích gian lận hoặc cũng
có thể xuất phát từ quan điểm thận trọng sai lầm, kết quả là người lập báo cáo tài chính sẽ
chủ động trong công bố các thông tin được cung cấp ra ngoài và chiếm đoạt quyền của
người sử dụng thông tin để đưa ra quyết định của mình (SAC – đoạn 21).
* Theo quan điểm của Bộ Tài chính – Việt Nam được quy định trong chuẩn
mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành.
Căn cứ theo chuẩn mực số 01 (VAS01) – Chuẩn mực chung được ban hành và
công bố theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính, thận trọng là một trong bảy nguyên tắc kế toán cơ bản được thừa nhận trong lĩnh
vực kế toán nhằm đảm bảo các yêu cầu cơ bản đối với kế toán nói chung và báo cáo tài
21
chính nói riêng. Cụ thể trong VAS01 – đoạn 8 có đề cập đến khái niệm về nguyên tắc
thận trọng và những đòi hỏi của nguyên tắc này. Cụ thể như sau:
“Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế
toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
a) Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;
b) Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;
c) Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí
d) Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả
năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả
năng phát sinh chi phí.”
Định nghĩa này phù hợp với khái niệm của IASB phiên bản 1989. Nguyễn Xuân
Hưng và cộng sự (2017), chỉ ra rằng tinh thần của nguyên tắc thận trọng được khái quát
là “khi có nhiều giải pháp được lựa chọn thì nên chọn giải pháp có ảnh hưởng ít nhất đến
sự gia tăng của vốn chủ sở hữu”, và đây là nguyên tắc quan trọng ảnh hưởng đến tình
hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời khi tồn tại mâu thuẫn
giữa các nguyên tắc kế toán cơ bản thì thận trọng sẽ được ưu tiên lựa chọn.
Các tổ chức lập quy đều cho rằng thận trọng kế toán được áp dụng xuất phát từ
những sự kiện không chắc chắn và rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp nhưng lại không thể hiện được bản chất của các phản ứng mang tính cẩn trọng đó
(Givoly và Hayn, 2000). Vì vậy, nhiều học giả trên thế giới định nghĩa thận trọng kế toán
từ nhiều quan điểm khác nhau.
b. Định nghĩa thận trọng kế toán theo quan điểm của các nhà học giả trên thế
giới
Thân trọng kế toán là một nguyên tắc kế toán được rất nhiều học giả trên thé giới
quan tâm. Nó cũng là một vấn đề nghiên cứu có nhiều luồng quan điểm, tranh luận trái
ngược nhau trong giới học thuật.
Có khái niệm cho ràng thận trọng kế toán là việc xét đoán tất cả các thiệt hại
nhưng không bao gồm lợi nhuận – Bliss (1924).. Cũng có nhà nghiên cứu lại liên kết thận
trọng kế toán với mục tiêu của công ty và người sử dụng thông tin kế toán. Đó là quan
22
điểm trong nghiên cứu của Devine (1963), tác giả cho rằng thận trọng kế toán là một
nguyên tắc mà ở đó sự kỳ vọng về mục tiêu hoàn thành của công ty được đánh giá thấp
hơn so với các quy tắc đo lường thay thế và nguyên tắc báo cáo.
Ngoài ra một nguyên tắc mà ở đó tài sản nên được báo cáo giá trị thấp nhất trong
số các giá trị thay thế có thể và ngược lại với nợ phải trả nên được báo cáo giá trị cao
nhất trong số các giá trị thay thế có thể. Ngoài ra, doanh thu cần được ghi nhận trễ hơn,
và chi phí cần ghi nhận sớm hơn. Đó là quan điểm của Watts và Zimmerman (1986)
Nhiều phát biểu về thận trọng liên quan đến giá trị sổ sách và giá trị thị trường như
phát biểu của Feltham và Ohlson (1995) cho rằng thận trọng là chênh lệch tiệm cận giữa
giá trị sổ sách và giá trị thị trường.. Còn Penman và Zhang (2002) cho rằng một phương
pháp và ước tính kế toán mà ở đó giá trị sổ sách của tài sản thuần thấp hơn giá trị thị
trường của chúng thì chính là thận trọng kế toán. Quan điểm này cũng chính là quan điểm
của Beaver và Ryan (2005).
Tuy nhiên, khi Basu (1997) xem xét ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh đã đề xuất một định nghĩa mới về thận trọng kế toán và
thiết kế một mô hình để đo lường nó. Ông đã nhìn thận trọng kế toán dưới góc nhìn hoàn
toàn mới. Thận trọng kế toán theo Basu (1997) là một cách thức để nắm bắt khuynh
hướng của kế toán đòi hỏi phải có mức độ kiểm tra cao hơn (higher degree of
verification) trong việc ghi nhận tin tức tốt so với các thông tin xấu trên báo cáo tài chính.
Ông thực hiện ước tính hồi quy về thu nhập ròng hiện tại đối với lợi tức vốn chủ và kết
quả cho thấy thu nhập phản ứng lại lợi tức vốn chủ âm nhanh hơn lợi tức vốn chủ dương.
Do đó, ông giải thích thận trọng kế toán như sau: “thu nhập phản ánh tin xấu nhanh hơn
tin tốt”.
2.1.2.2. Các mô hình đo lường thận trọng kế toán
Dưới nhiều góc nhìn về thận trọng kế toán của các nhà nghiên cứu đã khiến cho
việc phát triển các mô hình đo lường thận trọng theo nhiều hướng khác nhau.Tuy nhiên
có thể phân loại thành ba mô hình sau: mô hình sử dụng tài sản ròng, mô hình thu nhập
và dồn tích, và mô hình mối quan hệ giữa thu nhập và lợi tức cổ phiếu. Điểm chung của
23
các mô hình đo lường thận trọng kế toán là chúng đều dựa vào ảnh hưởng của thận trọng
kế toán đối với thu nhập và các thông tin kế toán trên báo cáo của doanh nghiệp, đặc biệt
là tài sản ròng, thu nhập và dồn tích.
a. Mô hình tài sản ròng
Giá trị thị trường của tài sản và nợ phải trả bao gồm tài sản ròng thay đổi theo từng
thời kỳ nhưng tất cả những thay đổi này không được ghi lại trong báo cáo tài chính. Theo
tính thận trọng kế toán, việc tăng giá trị tài sản (lợi nhuận) không thể kiểm chứng được sẽ
không được ghi lại trong khi mức giảm giá trị tài sản lại được ghi lại. Kết quả là tài sản
ròng bị đánh giá thấp hơn giá trị thị trường. Các nhà nghiên cứu có được ước tính của
phần này bằng cách sử dụng các mô hình định giá cổ phiếu của công ty và (hoặc) tỷ lệ giá
trị sổ sách của công ty trên tài sản ròng so với giá trị vốn chủ sở.
Các mô hình định giá Feltham-Ohlson thường được sử dụng để ước tính mức độ
mất giá của tài sản ròng. Những mô hình này bao gồm các tham số phản ánh mức độ
thiếu tài sản hoạt động. Các mô hình gây ra sự thiếu hụt bằng cách giả định khấu hao kế
toán vượt quá khấu hao kinh tế. Ước tính tham số thận trọng được lấy từ ước tính mô
hình định giá và từ ước tính chuỗi thời gian về mối quan hệ giữa các biến kế toán là đầu
vào của mô hình định giá.
Ước tính mô hình định giá xuất phát từ hồi quy cắt ngang của giá trị thị trường của
doanh nghiệp đối với thu nhập, tài sản và đầu tư bất thường. Một ví dụ ước tính định giá
là Ahmed, Morton và Schaefer, phân tích hồi quy các lợi thế thương mại của các công ty
có các khoản thu nhập bất thường, tài sản hoạt động bị trì hoãn và đầu tư tại thời điểm đó
là đầu tư vào tài sản hoạt động. Trong phạm vi giá trị sổ sách của tài sản ròng bị đánh giá
thấp, lợi thế thương mại bị cường điệu hóa. Hệ số của tài sản hoạt động có độ trễ là tích
cực nếu thận trọng kế toán đánh giá thấp tài sản bị trì hoãn.
Ước tính tham số thận trọng kế toán chuỗi thời gian được lấy từ hồi quy chuỗi thời
gian của thu nhập bất thường trên thu nhập bất thường có độ trễ và giá trị sổ sách của tài
sản có độ trễ. Một lần nữa, hệ số tài sản hoạt động bị trễ là tích cực khi thận trọng kế toán
tồn tại. Để hiểu những dự đoán này, lưu ý rằng khấu hao càng nhiều thì càng vượt quá
các tài sản hoạt động bị trì hoãn để giải thích lợi nhuận cao hoặc thu nhập bất thường.
24
Theo các biện pháp thị trường, Beaver và Ryan đo lường tính thận trọng kế toán
bằng cách sử dụng tỷ lệ giá trị sổ sách trên giá trị thị trường dựa trên quan niệm rằng các
công ty sử dụng báo cáo kế toán có tính thận trọng thì tài sản ròng sẽ có giá trị thấp do đó
tỷ lệ giá trị sổ sách trên giá trị thị trường thấp. Sử dụng chuỗi thời gian gộp và dữ liệu cắt
ngang, họ lấy lại tỷ lệ theo giá trên thị trường theo từng năm và các biến của công ty và
trên lợi nhuận của cổ phiếu doanh nghiệp trong sáu năm hiện tại và trước đó. Hệ số ước
tính của một công cụ của công ty đo lường sự khác biệt giữa sổ sách của công ty và giá
trị thị trường của vốn chủ sở hữu. Hệ số càng thấp thì giá trị sổ sách của tài sản ròng càng
thấp và tính thận trọng kế toán của công ty càng cao.
Ngoài việc sử dụng tỷ lệ giá trị sổ sách trên giá trị thị trường một cách đơn lẻ,
Beaver và Ryan (2000) đo lường thận trọng kế toán bằng cách sử dụng mô hình hồi quy
tác động cố định giá trị sổ sách trên giá trị thị trường trên lợi nhuận cổ phiếu. Nhóm tác
giả phân chia tỷ lệ giá trị sổ sách trên giá trị thị trường thành 2 thành phần bao gồm: bộ
phận thiên lệch (bias component) và bộ phận trì hoàn/chậm trễ (lag component).
BTMt,i = αt + αi + + εt,i
Trong đó:
BTMt,i là tỷ số giá trị sổ sách/giá trị thị trường công ty i tại thời điểm t.
Rt-j,i là thu nhập hàng năm (annual raw return) công ty i tại thời điểm t-j
αt và αi lần lượt là ảnh hưởng cố định theo thời gian và công ty.
Bộ phận thiên lệch: Hệ số góc của biến Rt-j,i
Bộ phận trì hoàn/chậm trễ: αt và αi
b. Mô hình thu nhập và dồn tích
Thận trọng kế toán có nghĩa là lợi nhuận có xu hướng không được ghi nhận nhanh
chóng bằng rủi ro. Sự gia tăng không thể kiểm chứng về giá trị tài sản (lợi nhuận) không
được ghi nhận tại thời điểm chúng xảy ra. Trong khi đó, các khoản lỗ có cùng mức độ
xác minh như các khoản lãi không thể kiểm chứng được ghi nhận khi chúng xảy ra thay
vì trong tương lai khi dòng tiền giảm được thực hiện. Các công ty có thu nhập âm có
nhiều khả năng bị lỗ được ghi nhận vì trung bình các khoản lỗ không tái diễn trong các
25
giai đoạn trong tương lai, thu nhập âm và thu nhập giảm sẽ ít có khả năng tồn tại hơn so
với thu nhập dương và tăng thu nhập.
Sự không đối xứng lãi và lỗ tạo ra sự bất cân xứng trong các khoản dồn tích. Các
khoản lỗ có xu hướng được tích lũy hoàn toàn trong khi lợi nhuận thì không. Điều này
làm cho các khoản tích lũy có xu hướng bị tích lũy thiếu. Kết quả là tích lũy ròng định kỳ
âm và tích lũy âm được sử dụng như các biện pháp thận trọng. Ngoài ra, tính thận trọng
cho thấy các khoản lỗ, với việc vốn hóa các dòng chảy trong tương lai của họ, tạo ra
khoản tích lũy lớn hơn so với lợi nhuận. Điều này dự đoán các phân phối sai lệch của các
khoản tích lũy và thu nhập và cho thấy các ước tính về độ lệch âm của phân phối thu
nhập, thay đổi thu nhập và tích lũy là thước đo của tính thận trọng.
Về các mô hình thu nhập, các nghiên cứu trước cho rằng thay đổi thu nhập âm có
nhiều khả năng đảo ngược trong giai đoạn tiếp theo so với thay đổi thu nhập dương. Khi
xác nhận kết quả này, Basu hồi quy các thay đổi thu nhập, giảm phát theo giá đầu kỳ, trên
các thay đổi thu nhập bị giảm phát cho các mẫu thay đổi thu nhập dương và âm. Hệ số
thu nhập bị trễ ước tính cho thay đổi thu nhập dương khác biệt không đáng kể so với 0,
phù hợp với hệ số thu nhập dương cho thay đổi thu nhập âm là âm đáng kể, nhưng không
khác biệt đáng kể so với trừ đi, giá trị dự kiến khi thay đổi thu nhập âm hoàn toàn tạm
thời. Kết quả này phù hợp với giả thiết tính thận trọng kế toán gây ra thay đổi thu nhập
âm.
Về các mô hình tích lũy, Givolyn và Hayn lưu ý rằng tính thận trọng làm giảm thu
nhập được báo cáo tích lũy theo thời gian. Họ cho rằng dấu hiệu và mức độ tích lũy theo
thời gian là các biện pháp của thận trọng. Đối với các công ty ở trạng thái ổn định không
có tăng trưởng và kế toán trung lập, thu nhập hội tụ vào dòng tiền và tích lũy định kỳ hội
tụ về 0. Một ưu thế nhất quán của các khoản tích lũy âm giữa các công ty trong một thời
gian dài khi các yếu tố khác không đổi là một dấu hiệu của thận trọng kế toán, trong khi
tốc độ tích lũy của các khoản tích lũy âm là một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi về mức độ
thận trọng theo thời gian.
Phù hợp với tính thận trọng kế toán, Givoly và Hayn phát hiện ra rằng sự phân
phối lợi nhuận trên tài sản, cho dù xuất phát từ chuỗi thời gian của các công ty riêng lẻ
26
hoặc mặt cắt ngang trong các năm của doanh nghiệp, bị lệch trong phần lớn thời gian họ
kiểm tra. Họ cũng phát hiện ra rằng các khoản tích lũy trong giai đoạn, ngoài khấu hao,
cộng dồn với số tiền âm bằng 16% thu nhập tích lũy so với cùng kỳ. Sự tích lũy này phù
hợp với thời điểm của sự gia tăng lớn trong chủ nghĩa thận trọng được quan sát trong
bằng chứng chuỗi thời gian về mối quan hệ giữa lợi nhuận và lợi nhuận cổ phiếu.
c. Mô hình mối quan hệ giữa thu nhập và lợi tức cổ phiếu
Giá thị trường của doanh nghiệp có xu hướng thay đổi giá trị tài sản tại thời điểm
những thay đổi đó xảy ra cho dù những thay đổi đó có nghĩa là thua lỗ hoặc đạt được giá
trị tài sản, điều này có nghĩa là lợi nhuận cổ phiếu có xu hướng kịp thời. Vì tính thận
trọng kế toán dự đoán rằng các khoản lỗ kế toán được ghi nhận kịp thời nhưng lợi nhuận
thì không, nên tổn thất kế toán được dự đoán là tương đương với lợi nhuận cổ phiếu hơn
là lợi nhuận kế toán. Basu dự đoán rằng lợi nhuận cổ phiếu và thu nhập có xu hướng phản
ánh các khoản lỗ trong cùng kỳ, nhưng lợi nhuận chứng khoán phản ánh lợi nhuận sớm
hơn thu nhập. Để cung cấp các ước tính về biện pháp của mình, Basu hồi quy thu nhập
hàng năm trên lợi nhuận chứng khoán cùng năm. Ông dự đoán hệ số lợi nhuận cổ phiếu
cao hơn so với một mẫu các công ty có lợi nhuận dương. Sử dụng dữ liệu của Hoa Kỳ,
Basu phát hiện ra kết quả phù hợp với dự đoán của mình. Sử dụng các biến thể của
phương pháp này, nhiều nghiên cứu khác sao chép kết quả, bao gồm cả Ball et al. và
Holthausen và Watts.
Giá trị doanh nghiệp được định nghĩa là tổng giá trị của cổ phiếu của công ty và số
liệu kế toán là giá trị có liên quan nếu họ có thể nắm bắt thông tin ảnh hưởng đến giá trị
của cổ phiếu của công ty. Tuy nhiên, các công ty và các tài sản khác được định giá khác
nhau tùy thuộc vào bối cảnh. Runsten định nghĩa ba khái niệm giá trị: giá trị kinh tế, giá
trị thị trường và giá trị kế toán. Giá trị kinh tế đề cập đến khái niệm rằng giá trị của bất kỳ
tài sản nào bằng với dòng tiền trong tương lai có thể thu được từ tài sản. Khái niệm giá trị
này phù hợp với mô hình dòng tiền chiết khấu, trong đó nêu rõ rằng giá trị của một tài
sản bằng với tất cả các dòng tiền trong tương lai được chiết khấu theo giá trị hiện tại. Giá
trị thị trường là giá trị của một công ty trên thị trường chứng khoán và dựa trên niềm tin
đồng thuận thương mại và nhà đầu tư về giá trị doanh nghiệp. Theo Runsten, thông tin
27
thường được coi là cơ sở để các nhà đầu tư tin tưởng và kỳ vọng về giá trị thị trường
được hình thành. Ông lập luận rằng quan sát giá cổ phiếu có thể được xem là thước đo
đánh giá của thị trường về yêu cầu bồi thường đối với các công ty tạo ra giá trị tương lai.
Do đó, ông kết luận rằng giá cổ phiếu đóng vai trò là chỉ số của thị trường kỳ vọng về sự
thành công trong tương lai của công ty. Giá trị kế toán đề cập đến giá trị sổ sách của vốn
chủ sở hữu được tìm thấy trong bảng cân đối kế toán. Mặc dù thông tin thường được coi
là cơ sở để các nhà đầu tư tin tưởng và kỳ vọng về giá trị thị trường được hình thành
nhưng giá trị kế toán là kết quả của một thủ tục đo lường tương ứng với các quy định và
luật kế toán. Kế toán tạo ra một mô tả của công ty trong một nỗ lực để đo lường và mô tả
tình hình tài chính và hiệu suất của nó. Theo Runsten, có thể đạt được sự tương ứng chặt
chẽ giữa giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu và giá trị thị trường nếu thông tin kế toán chuyển
tải một mô tả tốt về giá trị của công ty. Ông lập luận rằng cả ba khái niệm giá trị thậm chí
có thể trùng khớp, cung cấp một loạt các giả định mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong thực tế,
điều này không khả thi lắm. Thay vì các hệ thống riêng biệt tạo ra các mô tả giống hệt
nhau, một loại mô tả trong thực tế có thể tạo điều kiện cho hoạt động của một mô hình
khác. Ví dụ, đầu ra của quy trình kế toán có thể được sử dụng làm đầu vào trong quy
trình định giá. Các khái niệm khác nhau về giá trị có ý nghĩa đối với kế toán, mục tiêu
của nó là cung cấp thông tin về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của các công ty,
cũng như liên quan đến giá trị thích hợp của thông tin kế toán. Nếu kế toán cung cấp một
mô tả kém về công ty, giá trị liên quan của thông tin đó có thể sẽ thấp.
2.2. Phân loại các hình thức thận trọng kế toán
Vào tháng 3 năm 2018, IASB đã ban hành phiên bản mới nhất của khuôn mẫu lý
thuyết kế toán thay thế cho phiên bản năm 2010 và có hiệu lực tại ngày 1 tháng 1 năm
2020. Trong phiên bản này IASB tin rằng nguyên tắc thận trọng hỗ trợ cho tính trung lập
(trong đặc điểm trình bày hợp lý của thông tin hữu ích) và đưa ra định nghĩa cho rằng
thận trọng là mức độ cẩn thận khi thực hiện các xét đoán trong điều kiện không chắc
chắn.
28
Từ sau nghiên cứu của Basu (1997), rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới phân
loại thận trọng kế toán để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo. Beaver và Ryan (2005)
phân loại thận trọng kế toán thành thận trọng không có điều kiện (unconditional
conservatism) và thận trọng có điều kiện (conditional conservatism). Tác giả nhận định
rằng cả thận trọng có điều kiện và không có điều kiện đều ghi nhận các thông tin xấu một
cách kịp thời hơn so với thông tin tốt. Các ví dụ về thận trọng kế toán không điều kiện
bao gồm chi phí cho hầu hết các tài sản vô hình được phát triển nội bộ, khấu hao tài sản,
máy móc, thiết bị cao hơn mức khấu hao kinh tế (hay còn gọi là khấu hao nhanh); Trong
khi đó các chi phí về nghiên cứu phát triển, dự phòng tổn thất,.. là các ví dụ về thận trọng
kế toán có điều kiện.
- Thận trọng kế toán có nghĩa là giá trị sổ sách bị ghi giảm giá trị trong điều kiện
thị trường có thông tin xấu, nhưng không được ghi tăng giá trị khi gặp thông tin tốt.
Thận trọng kế toán đòi hỏi những khoản lỗ kinh tế phải được công nhận một cách kịp
thời hơn so với lợi ích kinh tế. . Ngoài ra, Qiang (2007) cung cấp bằng chứng thực
nghiệm rằng hai loại thận trọng kế toán có điều kiện và không điều kiện có quan hệ
ngược chiều với nhau và đóng vai trò khác nhau trong các doanh nghiệp. Cả hai loại thận
trọng kế toán đều dẫn đến giá trị sổ sách của tài sản thuần bị khai thấp hơn so với giá trị
thị trường của nó (Kabir và Laswad, 2014).
2.3. Ảnh hưởng của thận trọng kế toán lên báo cáo tài chính
Tất cả các hình thức thận trọng kế toán đều dẫn đến việc đánh giá thấp giá trị sổ
sách kế toán so với giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu. Do đó, thận trọng kế toán nói
chung sẽ dẫn đến tài sản và doanh thu bị đánh giá thấp và/hoặc nợ phải trả và chi phí bị
đánh giá cao. Tuy nhiên, vấn đề chính trong nghiên cứu ảnh hưởng của thận trọng kế toán
tới báo cáo tài chính là cách nó ảnh hưởng đến chỉ tiêu thu nhập. Dechow et al. (2010)
xem xét và tóm tắt các tài liệu về chỉ tiêu thu nhập trên báo cáo tài chính. Mặc dù họ lưu
ý rằng không có định nghĩa thống nhất về chất lượng thu nhập nhưng họ tóm tắt các nhân
tố thường được sử dụng để đánh giá chất lượng thu nhập thành ba nhóm sau: (1) nhân tố
thuộc tính thời gian của thu nhập, bao gồm tính bền vững và khả năng dự đoán thu nhập,
(2) nhân tố dồn tích và (3) nhân tố hành vi quản trị thu nhập.
29
2.3.1. Các thuộc tính thời gian của thu nhập
Chủ nghĩa thận trọng sẽ ghi nhận kịp thời tin xấu và ghi nhận trễ tin tốt, thường
biểu hiện dưới dạng ghi giảm giá trị sổ sách kế toán. Trong giai đoạn có tin tức xấu, thu
nhập thường sẽ bị ghi nhận thấp hơn giá trị thực tế.
Nghiên cứu về tác động của chủ nghĩa thận trọng đối với các thuộc tính chuỗi thời
gian của thu nhập luôn thấy rằng tính thận trọng làm giảm tính bền vững và khả năng dự
đoán thu nhập. Dichev và Tang (2008) và Chen và cộng sự (2013) cung cấp bằng chứng
cho thấy chủ nghĩa thận trọng có điều kiện làm thu nhập bị biến động nhiều và giảm tính
ổn định thu nhập. Dichev và Tang (2008) cho rằng mối tương quan đồng biến giữa doanh
thu hiện tại và chi phí trong quá khứ phù hợp với việc ghi nhận các khoản lỗ trong thời
điểm thích hợp. Chen và cộng sự (2013), thấy rằng chủ nghĩa thận trọng có tác động tiêu
cực đến thu nhập dẫn đến thu nhập bị đánh giá thấp hơn giá trị thực tế.
Kim và Kross (2005), Bandyopadhyay và cộng sự (2010) cung cấp bằng chứng
cho thấy chủ nghĩa thận trọng làm giảm khả năng dự đoán thu nhập trong tương lai
nhưng tăng khả năng dự đoán dòng tiền hoạt động trong tương lai. Kim và Kross (2005)
thấy rằng khả năng dự đoán dòng tiền hoạt động trong tương lai tăng trong giai đoạn áp
dụng tính thận trọng, và dự đoán dòng tiền hoạt động trong tương lai giảm trong giai
đoạn không áp dụng hay giảm sự ứng dụng của tính thận trọng kế toán. Mở rộng hơn,
Kim và Kross (2005), Bandyopadhyay và cộng sự (2010) thấy rằng chủ nghĩa thận trọng
có ảnh hưởng tích cực với khả năng dự đoán của dòng tiền trong tương lai và ảnh hưởng
tiêu cực đến khả năng dự đoán thu nhập trong tương lai. Các nghiên cứu này cho thấy
rằng nhận định tin tức xấu một cách kịp thời có liên quan đến sự biến động tạm thời của
thu nhập, làm cho thu nhập mang tính ít quản trị hơn và có thể dự đoán được.
Tác động của chủ nghĩa thận trọng đối với sự quản trị và dự đoán thu nhập phụ
thuộc vào thực tiễn của tính thận trọng được sử dụng. Ví dụ: khấu hao nhanh có thể dẫn
đến thu nhập ít liên tục hơn so với phương pháp đường thẳng. Chi phí khấu hao vượt mức
được ghi nhận trước trong thời gian sử dụng tài sản cố định sẽ không được vào cuối vòng
đời sử dụng tài sản cố định, làm giảm sự tồn tại của chi phí khấu hao này.
30
Tập trung vào một số phương pháp thận trọng khác, Penman và Zhang (2002)
nhận thấy rằng chi phí cho nghiên cứu và phát triển (R&D), chi phí quảng cáo và phương
pháp tính giá hàng xuất kho theo LIFO có ảnh hưởng đến thu nhập khi các phương pháp
này biến động nhất thời. Ví dụ, việc giảm tạm thời chi phí R&D làm tăng thu nhập trong
thời kỳ này. Tuy nhiên, thu nhập trở lại mức bình thường khi hoạt động R&D bình
thường trở lại, Penman và Zhang (2002) nhận thấy rằng chủ nghĩa thận trọng tạo ra các
khoản dự trữ ẩn có thể được giải phóng thành thu nhập, gây ra sự biến dạng tạm thời về
hiệu suất hoạt động. Điều này có thể làm sai lệch nghiêm trọng trong trường hợp là việc
giảm chi phí R&D có thể làm giảm doanh thu trong tương lai. Nhìn chung, nghiên cứu
cho thấy rằng chủ nghĩa thận trọng ảnh hưởng xấu đến chất lượng thu nhập bằng cách
giảm sự ổn định và khả năng dự đoán thu nhập.
2.3.2. Dồn tích
Thu nhập dồn tích thường được đề cập là có chất lượng thấp hơn phần thu nhập
tiền mặt vì các khoản thu nhập dồn tích dựa trên nguyên tắc ghi nhận dự thu - dự chi
(Dechow và Dichev, 2002) và phần thu nhập dồn tích đã được tìm thấy là ít tồn tại hơn
phần thu nhập tiền mặt (Sloan, 1996). Sự thận trọng ảnh hưởng đến chất lượng thu nhập
trong bối cảnh này phụ thuộc vào cách tăng hoặc giảm số tiền thu nhập dồn tích so với
thu nhập bằng tiền mặt. Như đã lưu ý ở trên, chủ nghĩa thận trọng được đặc trưng bởi
việc ghi giảm tài sản trong các giai đoạn tin tức xấu và tài sản được hoãn lại trong các
giai đoạn tin tức tốt. Vì việc ghi giảm thường không xảy ra trong cùng thời gian với dòng
tiền liên quan, nên chúng hầu như luôn là một phần của thu nhập dồn tích. Ngược lại, lợi
nhuận thường được hoãn lại cho đến khi chúng được nhận ra hoặc có thể thực hiện được,
điều này có khả năng làm tăng phần tiền mặt của thu nhập để được công nhận. Do đó,
chủ nghĩa thận trọng có điều kiện có khả năng làm tăng mức độ thu nhập tích lũy trong
thời kỳ tin tức xấu nhưng làm giảm mức độ thu nhập tích lũy trong thời kỳ tin tức tốt.
Ngoài ra, kết quả của các nghiên cứu liên quan đến tính chất chuỗi thời gian của
thu nhập có liên quan đến mối quan hệ giữa tính thận trọng và thành phần dồn tích của
thu nhập. Nói cách khác, sự khác biệt về tính liên tục và dự đoán thu nhập có thể là kết
quả của sự khác biệt trong thành phần dồn tích của thu nhập.
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính

More Related Content

Similar to Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính

Similar to Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính (20)

Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Xe Ô Tô Nhập Khẩu
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Xe Ô Tô Nhập KhẩuLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Xe Ô Tô Nhập Khẩu
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Xe Ô Tô Nhập Khẩu
 
Phân hệ khách hàng và hợp đồng trong CRM của doanh nghiệp
Phân hệ khách hàng và hợp đồng trong CRM của doanh nghiệpPhân hệ khách hàng và hợp đồng trong CRM của doanh nghiệp
Phân hệ khách hàng và hợp đồng trong CRM của doanh nghiệp
 
Luận văn: Phân hệ hợp đồng trong CRM của doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Phân hệ hợp đồng trong CRM của doanh nghiệp, HAYLuận văn: Phân hệ hợp đồng trong CRM của doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Phân hệ hợp đồng trong CRM của doanh nghiệp, HAY
 
Mối Quan Hệ Phong Cách Lãnh Đạo, Vốn Tâm Lý Và Sự Gắn Kết Công Việc Của Nhân ...
Mối Quan Hệ Phong Cách Lãnh Đạo, Vốn Tâm Lý Và Sự Gắn Kết Công Việc Của Nhân ...Mối Quan Hệ Phong Cách Lãnh Đạo, Vốn Tâm Lý Và Sự Gắn Kết Công Việc Của Nhân ...
Mối Quan Hệ Phong Cách Lãnh Đạo, Vốn Tâm Lý Và Sự Gắn Kết Công Việc Của Nhân ...
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
 
Mối Quan Hệ Giữa Trách Nhiệm Xã Hội, Chất Lượng Dịch Vụ Và Lòng Trung Thành C...
Mối Quan Hệ Giữa Trách Nhiệm Xã Hội, Chất Lượng Dịch Vụ Và Lòng Trung Thành C...Mối Quan Hệ Giữa Trách Nhiệm Xã Hội, Chất Lượng Dịch Vụ Và Lòng Trung Thành C...
Mối Quan Hệ Giữa Trách Nhiệm Xã Hội, Chất Lượng Dịch Vụ Và Lòng Trung Thành C...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Côn...
Đề Tài Khóa luận 2024  Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Côn...Đề Tài Khóa luận 2024  Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Côn...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Côn...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...
 
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừaLuận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
 
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Các Tỉnh Thành Của V...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Các Tỉnh Thành Của V...Các Nhân Tố Tác Động Đến Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Các Tỉnh Thành Của V...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Các Tỉnh Thành Của V...
 
Luận Văn Mô Hình Định Giá Tài Sản Năm Nhân Tố Fama-French Và Thực Nghiệm Ở Vi...
Luận Văn Mô Hình Định Giá Tài Sản Năm Nhân Tố Fama-French Và Thực Nghiệm Ở Vi...Luận Văn Mô Hình Định Giá Tài Sản Năm Nhân Tố Fama-French Và Thực Nghiệm Ở Vi...
Luận Văn Mô Hình Định Giá Tài Sản Năm Nhân Tố Fama-French Và Thực Nghiệm Ở Vi...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây Dựng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây DựngCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây Dựng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây Dựng
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự ThậtLuận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Ảnh Hưởng Của Thận Trọng Kế Toán Đến Giá Trị Thích Hợp Của Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---------------------------------- TRẦN THỊ KIM DUNG ẢNH HƯỞNG CỦA THẬN TRỌNG KẾ TOÁN ĐẾN GIÁ TRỊ THÍCH HỢP CỦA THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---------------------------------- TRẦN THỊ KIM DUNG ẢNH HƯỞNG CỦA THẬN TRỌNG KẾ TOÁN ĐẾN GIÁ TRỊ THÍCH HỢP CỦA THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Kế toán (hướng Nghiên cứu) Mã số 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS MAI THỊ HOÀNG MINH TP.Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tác giả thực hiện. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Kết quả luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tất cả những phần kế thừa, tài liệu tham khảo đã được tác giả trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo. Hồ Chí Minh, ngày......tháng..... năm 2020 Tác giả Tràn Thị Kim Dung
  • 4. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Các biến trong mô hình đo lường giá trị thích hợp thông tin Bảng 3.2. Các biến trong mô hình đo lường thận trọng kế toán Bảng 3.3. Mẫu nghiên cứu Bảng 3.4. Số lượng và tỷ lệ các công ty thuộc mẫu nghiên cứu theo ngành nghề Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả Bảng 4.2. Kết quả kiểm định R2 và R2 hiệu chỉnh Bảng 4.3. Kết quả đo lường thận trọng kế toán giai đoạn 2014-2018 Bảng 4.4. Kết quả mô hình hồi quy kết hợp đo lường giá trị thích hợp thông tin theo Ohlson (1995)
  • 5. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
  • 6. DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT DNNVV DNNVV SGDCK Sàn giao dịch chứng khoán BCTC Báo cáo tài chính DN Doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn CP Cổ phần TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
  • 7. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... 2 DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... 4 DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................................. 5 DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT .................................................................................. 6 Tóm tắt: ........................................................................................................................ 10 MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu...................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 3 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... -3 2.2. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................... 3 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu................................................... 4 3.1. Về đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 4 3.2. Về phạm vi nghiên cứu................................................................................. 4 4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 4 5. Đóng góp của đề tài.............................................................................................. 4 6. Kết cấu của luận văn............................................................................................ 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU .................................................... 6 1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp thông tin trên báo cáo tài chính .......................................... 6 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới..................................................................... 6 1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam.................................................................... 8 1.2. Khe hổng nghiên cứu ...................................................................................... 10 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 12 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................... 13 2.1. Các khái niệm có liên quan ............................................................................ 13 2.1.1. Giá trị thích hợp thông tin kế toán trên BCTC ...................................... 13 2.1.1.1. Định nghĩa......................................................................................... 13 2.1.1.2. Các mô hình đo lường giá trị thích hợp thông tin trên BCTC........... 14
  • 8. 2.1.2. Thận trọng kế toán .................................................................................. 16 2.1.2.1. Định nghĩa......................................................................................... 16 2.1.2.2. Các mô hình đo lường thận trọng kế toán......................................... 22 2.2. Phân loại các hình thức thận trọng kế toán.................................................. 27 2.3. Ảnh hưởng của thận trọng kế toán lên báo cáo tài chính ........................... 28 2.3.1. Các thuộc tính thời gian của thu nhập................................................... 29 2.3.2. Dồn tích.................................................................................................... 30 2.3.3. Hành vi quản trị thu nhập ...................................................................... 31 2.4. Lý thuyết nền tảng liên quan ......................................................................... 32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 35 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................... 36 3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ..................................... 36 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 36 3.1.2. Quy trình nghiên cứu.............................................................................. 38 3.2. Mô hình hồi quy và đo lường các biến trong mô hình................................. 42 3.2.1. Mô hình hồi quy đo lường giá trị thích hợp thông tin ........................ 42 3.2.2. Mô hình hồi quy đo lường thận trọng kế toán. ................................... 44 3.3. Giả thuyết nghiên cứu đề xuất .................................................................... 46 3.4. Thiết kế nghiên cứu......................................................................................... 51 3.4.1. Mẫu nghiên cứu.................................................................................... 51 3.4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu.......................................................................... 54 3.4.3. Thu thập dữ liệu.................................................................................... 55 3.4.4. Quy trình phân tích dữ liệu.................................................................. 56 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 58 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN...................................... 59 4.1. Phân tích thống kê mô tả................................................................................ 59 4.2. Kiểm định hệ số R bình phương (R Square) và R bình phương hiệu chỉnh (Adjusted R Square) .............................................................................................. 60 4.3. Mô hình hồi quy kết hợp đo lường thận trọng kế toán................................ 62
  • 9. 4.4. Mô hình hồi quy kết hợp đo lường giá trị thích hợp thông tin và ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp thông tin....................................... 64 4.5. Bàn luận kết quả nghiên cứu ......................................................................... 67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 68 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .......................... 69 5.1. Kết luận chung ................................................................................................ 69 5.2. Một số hàm ý chính sách ................................................................................ 70 5.2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước......................................................... 70 5.2.2. Đối với các DNNVV................................................................................. 71 5.2.3. Đối với nhà đầu tư, chủ nợ ..................................................................... 72 5.3. Hạn chế đề tài nghiên cứu .............................................................................. 72 5.4. Định hướng nghiên cứu trong tương lai ....................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 74
  • 10. Tóm tắt: Đề tài nhằm mục tiêu xác định chiều tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp của thông tin trên báo cáo tài chính, kiểm tra mức độ thận trọng kế toán giai đoạn 2014 - 2018 ở các công ty có quy mô nhỏ và vừa ở Việt Nam. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và điều tra dữ liệu đồng thời tiến hành thu thập báo cáo tài chính của các DNNVV tại Việt Nam từ 2009 – 2018. Dựa trên các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả tổng hợp lại các mô hình đo lường thận trọng kế toán, giá trị thông tin và tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thông tin và áp dụng mô hình thích hợp có thể đo lường tại Việt Nam. Tác giả sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh và phân tích các số liệu thu thập được từ quá trình tổng hợp các chỉ số trên báo cáo tài chính. Thông qua việc kiểm định các giả thuyết đề xuất, nghiên cứu đo lường được mức độ thận trọng kế toán của các công ty có quy mô nhỏ và vừa tại Việt Nam và đo lường giá trị thông tin kế toán trên từng nhóm thuộc mẫu nghiên cứu dựa trên mức độ thận trọng cao, trung bình hay thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tuyến tính giữa ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị thông tin trên báo cáo tài chính. Đồng thời dựa trên mô hình đo lường thận trọng kế toán do Beaver và Ryan (2000) đề xuất và mô hình giá trị thích hợp thông tin do Ohlson (1995) xây dựng, tác giả sử dụng mô hình hồi quy kết hợp (OLS) đo lường thận trọng kế toán và giá trị thích hợp thông tin trên báo cáo tài chính cho thấy các biến trong mô hình với mẫu nghiên cứu của tác giả đều có ý nghĩa thống kê. Từ khóa: thận trọng kế toán, giá trị thông tin kế toán, chất lượng báo cáo tài chính.
  • 11. Abstract: The thesis aims at determining the impact of accounting conservatism on the financial statements information value, checking the level of accounting conservatism in the period of 2014 - 2018 in small and medium-sized companies in Vietnam. We uses quantitative research methods and collects financial statements of small and medium- sized enterprises in Vietnam in the period of 2009-2018. Based on previous studies, we summarizes accounting conservatism measurement models, information values and the impact of accounting conservatism on information values and applying appropriate models that can measure in Vietnam. We uses statistical methods, synthesizing, comparing and analyzing the data collected from the process of sumarizing the financial statements. By examining the proposed hypotheses, the study measures the accounting conservatism of small and medium-sized companies in Vietnam and measures the value of accounting information on each group of the research sample that was based on high, medium or low level of conservatism. The research results show a linear relationship between the influences of accounting conservatism on the financial statements information value. Based on the accounting conservatism measurement model was proposed by Beaver and Ryan (2000) and the and the value of accounting information measurement model was developed by Ohlson (1995), the author used the combined regression model (OLS) to measure the accounting conservatism and the value of accounting information on the financial statements, shows that the variables in the model with the author's research sample are statistically significant. Keywords: accounting conservatism, accounting information value, financial statements quality
  • 12.
  • 13. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Tính đến hiện nay, Việt Nam có gần 517.900 doanh nghiệp, trong đó DNNVV chiếm khoảng 98 % (Tổng cục Thống kê, 2018). Vai trò của DNNVV ngày càng quan trọng trong việc phát triển kinh tế và xã hội của các địa phương. Theo Nguyễn Bích Ngọc (2018) “nhận định “thông tin kế toán DNNVV cung cấp thường xuyên được sử dụng cho việc ra quyết định” không nhận được tỷ lệ đồng thuận cao. Điều này cũng phản ánh đúng thực trạng hiện nay dường như BCTC của DNNVV chưa được coi là kênh thông tin chính, là cơ sở đáng tin cậy để ra các quyết định kinh tế”. Mặt khác, các cơ sở, nguyên tắc kế toán tại Việt Nam được quy chiếu vào chế độ kế toán quốc gia. Tức là, nhà nước có vai trò kiểm soát kế toán về phương pháp đo lường, đánh giá, soạn thảo và trình bày báo cáo và do đó việc soạn thảo, ban hành các chuẩn mực kế toán và các hướng dẫn thực hiện phải do các cơ quan nhà nước thực hiện và được đặt trong các bộ luật hoặc các văn bản pháp lý dưới luật (Võ Văn Nhị và Lê Hoàng Phúc, 2011). Một số nhà nghiên cứu tại Việt Nam cho rằng thông tin thể hiện trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp là chưa thích hợp khi so với các thị trường hiệu quả của các quốc gia trên thế giới. Cụ thể, Việt Nam là quốc gia theo hướng điển luật (code law) khác với các nước theo hướng thông luật (common law), tức là sự bảo vệ quyền lợi của chủ đầu tư và yêu cầu tính minh bạch của thông tin thấp hơn (Võ Văn Nhị và Lê Hoàng Phúc, 2011). Việt Nam là quốc gia mà việc ghi chép kế toán và hệ thống báo cáo kế toán phải tuân thủ các cơ sở, nguyên tắc kế toán và các cơ sở nguyên tắc này được quy chiếu vào chế độ kế toán quốc gia. Điều đó khẳng định vai trò kiểm soát kế toán về phương pháp đo lường, đánh giá, soạn thảo và trình bày báo cáo của nhà nước là tối thượng. Vì vậy việc soạn thảo, ban hành các chuẩn mực kế toán và các hướng dẫn thực hiện phải do các cơ quan nhà nước thực hiện và được đặt trong các bộ luật hoặc các văn bản pháp lý dưới luật (Võ Văn Nhị và Lê Hoàng Phúc, 2011). Từ đó cho thấy Chế độ kế toán Việt Nam với hệ thống tài khoản kế toán và các mẫu biểu, báo cáo kế toán đã hướng đến xem trọng phương pháp ghi chép, lập các bút toán định khoản, và làm cho phương pháp kế toán chịu
  • 14. 2 ảnh hưởng nặng nề của các quy định pháp luật nhất là về thuế, …1 .Thêm vào đó, VAS với các ước tính kế toán ít hơn và thận trọng hơn làm hạn chế những yếu tố không chắc chắn, tuy nhiên điều này làm giảm sự phù hợp của thông tin trên báo cáo tài chính (Nguyễn Đăng Huy, 2017). Chính các quy định về kế toán thường được xây dựng trên các nguyên tắc thận trọng, cứng nhắc kết hợp cùng bản chất phản ánh các nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra trong quá khứ của các thông tin trên báo cáo tài chính khiến người sử dụng thông tin gặp nhiều khó khăn khi dự đoán tương lai của doanh nghiệp phục vụ mục đích đầu tư. Một số nghiên cứu trên thế giới cũng kết luận rằng sự thận trọng trong kế toán tăng lên là một nguyên nhân có thể giải thích cho sự giảm xuống của giá trị thích hợp thông tin kế toán (Lev và Zarowin, 1999; Francis và Schipper, 1999; Core và cộng sự, 2003). Ngược lại, một số nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ giữa thận trọng kế toán và giá trị thích hợp của thông tin (Balachandran và Mohanra, 2011). Quay trở lại thực trạng ở Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2005, Bộ Tài chính đã ban hành 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) trên cơ sở hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế. Sau hơn 10 năm áp dụng, VAS đã góp phần to lớn trong việc nâng cao tính minh bạch, trung thực của báo cáo tài chính để cung cấp những thông tin chất lượng cho người sử dụng. Tuy nhiên do DNNVV phải nộp BCTC và tờ khai thuế cho cơ quan thuế nên lập BCTC ở DNNVV là nhằm tuân thủ quy định này. Như vậy, BCTC của DNNVV với bản chất là đầu ra của hệ thống thông tin kế toán, cung cấp thông tin cho những người có quan hệ lợi ích với doanh nghiệp trong việc ra các quyết định kinh tế, chủ yếu bao gồm cơ quan thuế và ngân hàng. Và ²“Chuẩn mực kế toán được soạn thảo và ban hành để thống nhất các hoạt động kế toán trong một phạm vi quốc gia, trong một khu vực hay trên toàn cầu, giúp nhà đầu tư, công ty đưa ra các quyết định kinh doanh và đầu tư kịp thời, đúng đắn.”. Hơn thế nữa ngay tại chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 1http://ifrsvietnam.vn/tin-tuc/hoi-nghi-hoi-thao-1/ky-nang-kien-thucnguoi-lam-cong- tac-ke-toan-can-duoc-trang-bi-de-dap-ung-yeu-cau-doi-moi-ke-toan-tai-viet-nam-220.html ²http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/su-can-thiet-cua-chuan-muc-ke-toan-voi-nen-kinh- te-48398.htm
  • 15. 3 “CHUẨN MỰC CHUNG” (Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), đã nhìn nhận thận trọng là một trong các nguyên tắc kế toán cơ bản với nội dung: “Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn” Rõ ràng rằng, việc tăng tính thuyết phục cho các thông tin trên báo cáo tài chính của các DNNVV trong khuôn khổ của Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam với quy định: “Thân trọng kế toán là một trong những nguyên tắc kế toán cơ bản” cho thấy có một mối liên hệ giữa nguyên tắc thận trọng với các thông tin trên báo cáo tài chính. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp thông tin trên báo cáo tài chính – Bằng chứng thực nghiệm tại các DNNVV trên địa bàn TP.HCM”. Đây là vấn đề mang tính thời sự nhằm cải thiện chất lượng thông tin tài chính của các DNNVV để tăng tính kiểm soát của nhà nước và đáp ứng được nhu cầu của các DNNVV - doanh nghiệp có tỷ trọng 98% trên tổng số doanh nghiệp của cả nước - nhằm tiếp cận được các nguồn vốn trên thị trường trong nước và quốc tế đồng thời thúc đẩy thị trường vốn phát triển trên phạm vi quốc tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu nghiên cứu chung Xác định và phân tích tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp của thông tin trên báo cáo tài chính với các DNNVV ở TP.HCM – Việt Nam giai đoạn 2014- 2018. b. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Xác định chiều tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp của thông tin trên báo cáo tài chính. - Kiểm tra mức độ thận trọng kế toán giai đoạn 2014-2016 và giai đoạn 2017-2018 có sự khác biệt hay không. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu của luận văn đặt ra trong phần mục tiêu nghiên cứu, nội dung chính của luận văn cần phải trả lời được các câu hỏi sau:
  • 16. 4 - Tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp của thông tin trên báo cáo tài chính là mối quan hệ cùng chiều, ngược chiều hay không có mối quan hệ? - Mức độ thận trọng kế toán giai đoạn 2014-2016 có cao hơn giai đoạn 2017-2018 hay không? 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Về đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thận trọng kế toán, giá trị thích hợp của thông tin trên báo cáo tài chính và tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp của thông tin trên báo cáo tài chính của các DNNVV giai đoạn 2014–2018 trên địa bàn TP.HCM tại Việt Nam. 3.2. Về phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là đo lường thận trọng kế toán, giá trị thích hợp của thông tin trên báo cáo tài chính và phân tích tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp của thông tin đối với các DNNVV trên địa bàn TP.HCM tại Việt Nam, giai đoạn từ năm 2014-2018. 4. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và điều tra số liệu đồng thời tiến hành thu thập báo cáo tài chính và dữ liệu thị trường của các công ty có quy mô nhỏ và vừa trên địa bàn TP.HCM tại Việt Nam giai đoạn 2014-2018. Dựa trên các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả tổng hợp lại các mô hình đo lường thận trọng kế toán, giá trị thích hợp của thông tin kế toán và tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp của thông tin kế toán và áp dụng mô hình thích hợp có thể đo lường tại Việt Nam cũng như phù hợp với điều kiện nghiên cứu. Luận văn còn sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh và phân tích các số liệu thu thập được từ quá trình tổng hợp các chỉ số trên báo cáo tài chính và dữ liệu thị trường. 5. Đóng góp của đề tài Đứng trước sự hoài nghi của các đối tượng sử dung thông tin kế toán trong phạm vi DNNVV và việc đề cao tính thận trọng kế toán trong hạch toán có làm giảm đi giá tri thông tin. Chủ đề nghiên cứu về thận trọng kế toán tác động đến giá trị thông tin đã được
  • 17. 5 rất nhiều học giả trên thế giới quan tâm. Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu bàn về vấn đề này đặc biệt đối với DNNVV. Một loại hình có đóng góp rất lớn trong phát triển kinh tế tại Việt Nam nhưng theo Nguyễn Bích Ngọc (2018) thì BCTC của DNNVV ở Việt Nam cung cấp thông tin không hữu ích cho việc ra quyết định. Do vậy nghiên cứu đóng góp thêm góc nhìn cho các đối tượng sử dung BCTC của DNNVV. - Ngoài ra, dựa trên kết quả đo lường thận trọng kế toán và giá trị thích hợp của thông tin cũng như tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp của thông tin đối với các công ty có quy mô nhỏ và vừa trên địa bàn TP.HCM tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính tham khảo. Ngoài ra, đây cũng là nghiên cứu thực nghiệm giúp các nhà đầu tư, chủ nợ có cái nhìn khách quan hơn khi tiếp cận báo cáo tài chính của các DNNVV trong việc sử dụng các thông tin trên báo cáo tài chính nhằm đưa ra các quyết định đầu tư và cho vay. Đồng thời các nhà lập pháp tại Việt Nam có cơ sở để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam cho các đối tượng là các DNNVV – một loại hình doanh nghiệp có số lượng và tỷ lệ lớn nhất Việt Nam giai đoạn hiện nay. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, bố cục của luận văn thạc sĩ có kết cấu gồm năm chương như sau: Chương 1. Tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp của thông tin trên báo cáo tài chính Chương 2. Cơ sở lý thuyết Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5. Kết luận và một số hàm ý chính sách
  • 18. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU Với mục đích tìm ra khe hổng nghiên cứu của luận văn, trong nội dung chương 1 tác giả thực hiện tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp thông tin. 1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp thông tin trên báo cáo tài chính Nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng có sự đánh đổi giữa thận trọng kế toán và giá trị thích hợp thông tin trên báo cáo tài chính. Theo nghiên cứu của Lev và Zarowin (1999) về xem xét mối liên hệ giữa chủ nghĩa thận trọng và giá trị liên quan của thông tin kế toán trong giai đoạn 1975 đến 2004. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu nguyên tắc thận trọng kế toán càng cao thì sẽ dẫn đến giá trị thích hợp thông tin bị giảm xuống. Theo nghiên cứu của Francis và Schipper (1999) về dấu hiệu và mức độ thay đổi trong thu nhập giữa nhóm công ty có tính thận trọng cao và nhóm công ty có tính thận trọng thấp. Kết quả cho thấy nhóm công ty có tính thận trọng cao có thu nhập thấp hơn nhóm công ty có tính thận trọng thấp. Mặt khác, nhiều nhà nghiên cứu chứng minh rằng không có sự đánh đổi giữa thận trọng kế toán và giá trị thích hợp thông tin trên báo cáo tài chính. Watt (2003) nhận định rằng yêu cầu về tính thận trọng hạn chế khả năng cung cấp các thông tin không được đo lường một cách đáng tin cậy, nên thận trọng kế toán càng tăng có thể liên quan đến sự tự tăng lên trong tính thích hợp của giá trị thông tin trên báo cáo tài chính. 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới Theo nghiên cứu của Balachandran và Mohanram (2004) về việc xem xét mối liên hệ giữa tính thận trọng và giá trị thích hợp của thông tin kế toán. Hai nhà nghiên cứu đã đánh giá chủ nghĩa thận trọng là xu hướng làm giảm trong giá trị sổ sách và tính kịp thời của thu nhập bằng cách sử dụng các phương pháp được phát triển trong Penman và Zhang (2002) và Basu (1997). Họ xem xét mối quan hệ giữa các biện pháp thận trọng và giá trị liên quan của kế toán, ở cấp độ ngành, trong khoảng thời gian ba mươi năm từ 1975-2004. Họ không tìm thấy bằng chứng cho thấy sự thận trọng ngày càng tăng có liên quan đến sự việc giảm giá trị sổ sách kế toán theo thời gian. Trên thực tế, họ tìm thấy
  • 19. 7 bằng chứng cho thấy việc tăng tính thận trọng vô điều kiện có liên quan đến việc tăng giá trị sổ sách kế toán. Hơn nữa, các ngành công nghiệp với chủ nghĩa thận trọng vô điều kiện khiến cho giá trị sổ sách bị ghi nhận giảm đáng kể so với giá trị thực tế. Kết hợp lại với nhau, những phát hiện của họ giới hạn tính hợp lý của việc quy kết sự giảm giá trị liên quan đến việc tăng tính thận trọng trong kế toán. Để tiếp tục phát triển nghiên cứu của mình, Balachandran và Mohanram đã tiếp tục thực hiện trên mẫu bao gồm các công ty trong bộ dữ liệu công nghiệp hàng năm của Compustat trong giai đoạn 30 năm từ 1975 đến 2004,. và để ước tính các xu hướng cụ thể của công ty có tính thận trọng, họ yêu cầu các biện pháp thận trọng phải áp dụng trong ít nhất hai năm. Nhóm tác giả sau đó thực hiện đồng thời hồi quy hàm xu hướng giá trị thích hợp của thông tin trên từng nhóm đã phân chia căn cứ theo mức độ và sự tăng trưởng thận trọng kế toán và cho rằng, khi hệ số biến thiên của biến độc lập và biến phụ thuộc của hàm hồi quy giá trị thích hợp theo thời gian tăng lên sẽ khiến cho hệ số điều chỉnh R2 tăng lên một cách máy móc (mechanical increase). Nó khiến sự giảm xuống thực sự trong giá trị thích hợp của thông tin bị che giấu. Do đó, theo Balachandran và Mohanram (2011), mô hình hồi quy xu hướng giá trị thích hợp của thông tin được bổ sung thêm hai biến độc lập là hệ số biến thiên của biến giá cổ phiếu 3 tháng sau kết thúc niên độ tài chính và biến giá trị sổ sách của một cổ phiếu trong mô hình giá khi ước lượng giá trị thích hợp của thông tin (mô hình Ohlson, 1995). Hàm hồi quy xu hướng giá trị thích hợp điều chỉnh là: VALRELj = αj + βj x YEAR + γ1j x BUBBLE + e Theo nghiên cứu của Kousenidis và cộng sự (2009), họ xem xét ảnh hưởng của báo cáo có tính thận trọng đến mức độ phù hợp của thu nhập kế toán của các công ty Hy Lạp trong giai đoạn từ 1989 đến 2003. Kết quả của bài báo chỉ ra rằng tính thận trọng là một đặc điểm nổi bật của hệ thống kế toán Hy Lạp. Hơn nữa, kết quả cho thấy mức độ thận trọng đã tăng lên sau cuộc khủng hoảng thị trường năm 1999 được áp đặt bởi các cơ quan thị trường trong giai đoạn hậu khủng hoảng. Cuối cùng, kết quả cho thấy có mối liên hệ phi tuyến tính giữa thận trọng kế toán và giá trị thu nhập. Cụ thể, giá trị thu nhập tăng dần khi dịch chuyển từ công ty có tính thận trọng thấp, đến tính thận trọng trung
  • 20. 8 bình và cuối cùng là tính thận trọng cao. Nhìn chung, kết quả của bài báo này dựa trên nền tảng lý thuyết của Watts (2003a). Một mặt, họ có một số lập luận ủng hộ chủ nghĩa thận trọng kế toán, nhưng mặt khác, họ lại nghi ngờ về việc thực hiện báo cáo thận trọng quá mức có phải là một nguyên nhân của sự biến dạng của mối quan hệ lợi nhuận - lợi nhuận. 1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Nghị định 39/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 11/3/2018.quy định chi tiết các tiêu chí xác định DNNVV theo từng lĩnh vực. Cụ thể, trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ; DNNVV được phân theo quy mô bao gồm: Một là, doanh nghiệp siêu nhỏ có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ (trước đây không phân loại dựa vào vốn). Hai là, doanh nghiệp nhỏ có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ (trước đây là 10 tỷ trở xuống). Ba là, doanh nghiệp vừa có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ. Ngoài ra điều kiện niêm yết chứng khoán tại sàn giao dịch chứng khoán được quy định tại Điều 54 Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán, cụ thể như sau: - Vốn điều lệ: từ 30 tỷ đồng trở lên - Thời gian hoạt động: ít nhất 1 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần - Kết quả kinh doanh: (i) Tỷ lệ ROE năm liền trước năm đăng ký niêm yết không thấp hơn 5%; (ii) Không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm; (iii) Không có lỗ lũy kế đến thời điểm niêm yết; (iv) Tuân thủ quy định của pháp luật về báo cáo tài chính
  • 21. 9 - Tính đại chúng: tối thiểu 15% cổ phần có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ - Cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là TVHĐQT, GĐ (TGĐ), PGĐ (PTGĐ), BKS, KTT và cổ đông lớn là người có liên quan của TVHĐQT, GĐ (TGĐ), PGĐ (PTGĐ), BKS, KTT - Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu Như vậy đối chiếu giữa tiêu chí về DNNVV theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP và điều kiện niêm yết chứng khoán tại SGDCK được quy định tại Điều 54 Nghị định 58/2012/NĐ-CP cho thấy không có vùng cấm đối với các DNNVV khi niêm yết trên sàn chứng khoán. Ngoài ra chế độ kế toán quy định cho các DNNVV là thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 về hướng dẫn chế độ kế toán DNNVV do Bộ Tài Chính ban hành có hiệu lực áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2017 và thay thế toàn bộ chế độ kế toán DNNVV ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006 và Thông tư số 138/2011/TT-BTC ngày 04/10/2011, nhưng không bao gồm việc cấm các DNNVV áp dụng thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài Chính ban hành có hiệu lực từ ngày 05/02/2015 và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2015 và thay thế toàn bộ chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và thông tư số 244/2009/TT-BTC chỉ rõ về phạm vi điều chỉnh trong điều 2. Với lập luận không có vùng cấm đối với DNNVV mang loại hình công ty cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán. Và trong phạm vi của đề tài nghiên cứu này, kiểm định trên mẫu nghiên cứu là các DNNVV trên địa bàn TP.HCM không phân biệt việc áp dụng chế độ kế toán theo khung pháp lý nào và loại trừ các doanh nghiệp siêu nhỏ, tác giả vẫn chưa tìm thấy được nghiên cứu nào tại Việt Nam chỉ ra mối quan hệ giữa thận trọng kế toán và giá trị thích hợp của thông tin kế toán đối với các DNNVV, Vì vậy tác giả sẽ sử dụng nghiên cứu của các học giả có thực hiện nghiên cứu riêng về giá trị thích hợp của thông tin kế toán đối với các doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Cụ thể, khi thực hiện đo lường giá trị thích hợp của thông tin trên báo cáo tài chính đối với các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) giai
  • 22. 10 đoạn 2003-2007. Nguyễn Việt Dũng (2009) đã sử dụng mô hình của Ohlson (1995) và phương pháp điều chỉnh giá của Aboody và cộng sự (2002) với 306 quan sát của 135 công ty niêm yết đại diện cho 90% số công ty niêm yết trên sàn HOSE tính đến cuối năm 2007 trên dữ liệu bảng không cân bằng. Cho kết quả nghiên cứu có tương quan thuận giữa giá trị sổ sách và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (biến độc lập) với giá cổ phiếu (biến phụ thuộc) ở mức ý nghĩa 1% tại ngày kết thúc niên độ tài chính. Mức giải thích của biến độc lập đến biến phụ thuộc với hệ số điều chỉnh R2 đo được là 48%. Và khi giá cổ phiếu được điều chỉnh bằng giá tại thời điểm 3 tháng sau khi kết thúc niên độ tài chính thì đo được là 51%. Trương Đông Lộc và Nguyễn Minh Nhật (2016) thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu trong giai đoạn 2008-2013 cho 102 công ty niêm yết trên HOSE. Nghiên cứu của họ dựa trên nền tảng là mô hình giá của Ohlson (1995). Họ sử dụng hai mô hình hiệu ứng cố định và hiệu ứng ngẫu nhiên cùng kiểm định Hausman để xác định mô hình nào phù hợp hơn nhằm ước lượng mức độ ảnh hưởng của thông tin kế toán đễn giá cổ phiếu. Kết quả của nghiên cứu cũng tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Việt Dũng (2009) đều ghi nhận giá cổ phiếu tại thời điểm kết thúc niên độ và giá cổ phiếu tại thời điểm kết thúc niên độ được điều chỉnh cho biến động giá trong khoảng thời gian 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng trong tương lai cho thấy thu nhập trên mỗi cổ phiếu và giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu đều có tương quan thuận với giá cổ phiếu. Tuy nhiên mức độ giải thích của mô hình cao hơn (trên 70%) tức thông tin kế toán phản ánh vào giá chứng khoán nhanh hơn do sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như khung pháp lý cho việc trình bày và công bố thông tin ngày càng hoàn thiện theo lý giải của nhóm tác giả. 1.2. Khe hổng nghiên cứu Ở phần 1.1, tác giả đã trình bày tổng quan các khái niệm của thận trọng kế toán theo quan điểm của các học giả trên thế giới và ở Việt Nam. đồng thời thông qua các nghiên cứu trước đây liên quan đến ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp thông tin trên báo cáo tài chính,cho thấy có tồn tại ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp thông tin trên BCTC. Đây cũng là một chủ đề thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả trên thế giới cũng như những luồng quan điểm trái chiều liên quan
  • 23. 11 đến mối quan hệ này. Ngược lại, tại Việt Nam, trong phạm vi nghiên cứu của mình, hầu như các công trình thực hiện tại Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc thực hiện đo lường ảnh hưởng của thông tin trên báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu liên quan đều là các loại hình công ty vừa và lớn có niêm yết trên sàn chứng khoán mà chưa có nghiên cứu nào xem xét liệu thận trọng kế toán có phải là một nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của giá trị thích hợp thông tin hay không và hơn nữa là trong phạm vi của các DNNVV. Mặt khác, phương pháp nghiên cứu của các học giả về ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp của thông tin mới chỉ dừng lại ở việc đo lường giá trị thích hợp của thông tin theo năm chứ chưa tính toán được theo từng năm và theo từng quan sát của mẫu nghiên cứu. Thêm vào đó, các nghiên cứu cũng chưa chỉ ra được mối quan hệ giữa mức độ thận trọng và giá trị thích thông tin dưới dạng một mô hình hồi quy trên phạm vi một quốc gia, mà các nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc phân chia mẫu dữ liệu dựa vào mức độ thận trọng kế toán và tập trung đo lường giá trị thích hợp của thông tin thông qua hệ số điều chỉnh R2 trên từng nhóm mẫu. Song song đó, các nghiên cứu còn xem xét rằng giá trị thích hợp của thông tin có xu hướng giảm hay tăng trong thời gian nghiên cứu bằng việc tiến hành hồi quy giá trị thích hợp của thông tin theo thời gian cho từng nhóm phân loại theo mức thận trọng kế toán . Bằng việc dựa trên các nghiên cứu trước đây ở góc độ sử dụng thang đo thận trọng kế toán theo từng công ty, mẫu nghiên cứu dược chia nhỏ theo mức độ thận trọng kế toán và giá trị thích hợp thông tin được đo lường theo năm và theo từng nhóm đã phân chia trên bộ dữ liệu các DNNVV ở TP.HCM giai đoạn 2014-2018.
  • 24. 12 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Nội dung của chương 1 đã nêu được về tổng quan các nghiên cứu trước đây có liên quan đến mức độ ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp thông tin trên BCTC ở phạm vi thế giới và Việt Nam. Trên thực tế đề tài nghiên cứu về xem xét ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp của thông tin là một vấn đề được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu với những quan điểm không đồng nhất. Có nghiên cứu cho rằng, mức độ thận trọng kế toán tăng lên đã bóp méo giá trị thích hợp thông tin. Và ngược lại, nhiều quan điểm phát biểu không có mối quan hệ tuyến tính giữa thận trọng kế toán và giá trị thích hợp thông tin, hay sự tăng lên của thận trọng kế toán không liên quan đến sự sụt giảm của giá trị thông tin. Quay trở lại Việt Nam, các nghiên cứu lại quan tâm đến góc nhìn về giá trị thích hợp thông tin kế toán đến giá cổ phiếu. Dựa trên lập luận Việt Nam là một quốc gia theo hướng điển luật và hạch toán kế toán chịu sự ảnh hưởng nặng nề của pháp luật thuế cho phép tác giả xây dựng các giả thuyết nhằm kiểm định về sự tồn tại của thận trọng kế toán trong mẫu nghiên cứu và xác định ảnh hưởng của nó đến giá trị thích hợp thông tin đối với các công ty thuộc loại hình DNNVV trên địa bàn TP.HCM tại Việt nam giai đoạn 2014-2018. Ở chương tiếp theo, tác giả tiếp tục trình bày cụ thể về cơ sở lý thuyết được sử dụng trong luận văn.
  • 25. 13 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Các khái niệm có liên quan 2.1.1. Giá trị thích hợp thông tin kế toán trên BCTC 2.1.1.1. Định nghĩa Theo khuôn mẫu kế toán thì thích hợp (relevant) là một trong hai đặc điểm cơ bản về chất lượng của thông tin hữu ích trên BCTC, nó bao gồm tính thích hợp và tính trình bày hợp lý của thông tin BCTC xét về bản chất. Ngoài ra, thông tin hữu ích trên BCTC còn thể hiện ở bốn nhận diện khác là: (i) có thể so sánh; (ii) Có thể kiểm chứng; (iii) tính kịp thời và (iv) dễ hiểu. Vì BCTC mang thông tin kế toán – tài chính của doanh nghiệp, với mục đích chính là cho phép các bên liên quan đưa ra quyết định đầu tư. Theo Omokhudu và Ibadin (2015), báo cáo tài chính chứa thông tin tài chính doanh nghiệp hỗ trợ cung cấp thông tin trong việc ra quyết định đầu tư. Do đó, điều này đặt ra sự bắt buộc phải đảm bảo độ tin cậy về nội dung thông tin. Độ tin cậy của báo cáo tài chính dựa trên giá trị liên quan của thông tin kế toán. Tuy nhiên, theo Francis và Schipper (1999), khả năng nắm bắt thông tin báo cáo tài chính hoặc tóm tắt thông tin ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp chính là việc xác định mức độ phù hợp về giá trị thông tin. Nhưng khi, các con số kế toán mất đi sự liên quan đến giá trị của nó chính là khi có các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài, đặc biệt vào thời điểm bất ổn tài chính như khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động và không thể dự đoán trước số liệu tài chính của doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn về tài chính, thì việc xem xét liệu rằng báo cáo tài chính có giữ được giá trị của nó trong mối quan với một cuộc khủng hoảng tài chính hay không là điều cần thiết. Nhiều nghiên cứu tập trung vào tác động của cuộc khủng hoảng 2008 đối với Hoa Kỳ, các nước láng giềng và Trung Đông (Beltratti, Spear, & Szabo, 2013; Devalle, 2012; Tahat & Alhadab, 2017) và tác động của năm 1997 khủng hoảng tài chính châu Á đến các khu vực ở Đông Á, các nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của cuộc suy thoái lớn năm 2008 đến các nước Đông Á đã chỉ ra rằng việc thanh lý hoặc trải qua sáp nhập và mua lại trong một cuộc khủng hoảng tài chính đã diễn ra ở hàng ngàn công ty. Và các công ty đã có những tác động nhằm giảm thiểu mức độ liên quan
  • 26. 14 của giá trị thích hợp thông tin kế toán để có thể đứng được trong giai đoạn khủng hoảng tài chính (Tahat & Alhadab, 2017). Mối quan hệ này đã làm dấy lên mối quan tâm về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (GFC) cùng với khả năng phục hồi của Châu Á có thể ảnh hưởng đến mức độ phù hợp của thông tin. 2.1.1.2. Các mô hình đo lường giá trị thích hợp thông tin trên BCTC Trong phần này, tác giả liệt kê một số mô hình đo lường giá trị thích hợp của thông tin kế toán đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới phát triển. Với lập luận được giải thích trong chương 3 về phương pháp nghiên cứu khi đề tài nghiên cứu thực nghiệm ở phạm vi DNNVV, nhằm giúp đề tài tiếp cận với các nghiên cứu ở góc nhìn giá cổ phiếu được điều chỉnh theo giá trị thị trường của vốn chủ giúp cho nghiên cứu của tác giả tiệm cận gần hơn với khung pháp lý của đề tài. a. Mô hình giá của Ohlson (1995) (price value relevance) Thông tin kế toán và giá trị thị trường của doanh nghiệp có mối quan hệ hay không là câu hỏi được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nghiên cứu của Ohlson (1995) được xem là nghiên cứu nền tảng trong việc xây dựng cơ sở lý thuyết để giải thích cho mối quan hệ giữa các loại thông tin kế toán và giá trị thị trường của doanh nghiệp. Mô hình của Ohlson (1995) được phát triển dựa trên mô hình lợi nhuận thặng dư (Residual income model – RIM) do Preinreich (1938) đề xuất. Theo mô hình lợi nhuận thặng dư này, giá trị thị trường của doanh nghiệp bao gồm: giá trị sổ sách và tổng giá trị hiện tại của các dòng lợi nhuận thặng dư tương lai của công ty. Sau đó, Ohlson đã lập một giả thiết quan trọng liên quan đến chuỗi thời gian của dòng lợi nhuận thặng dư, rằng cấu trúc chuỗi thời gian của dòng lợi nhuận thặng dư phải tuyến tính và cố định. Việc kết hợp như trên do Ohlson (1995) đề xuất đã cho phép Ohlson rút ra được mô hình thể hiện mối quan hệ giữa giá trị thị trường của doanh nghiệp và các thông tin kế toán trên báo cáo của doanh nghiệp. Giá trị thích hợp của thông tin kế toán được đo lường bằng hệ số R2 hiệu chỉnh của mô hình hồi quy, được tác giả biểu diễn như sau: Pit = β0 + β1BVit + β2EPSit + εit Trong đó:
  • 27. 15 Pit = giá trị thị trường của một đơn vị vốn chủ công ty i 3 tháng sau khi kết thúc niên độ tài chính năm t. BVit = giá trị sổ sách của của một đơn vị vốn chủ công ty i năm t EPSit = lợi nhuận trên một đơn vị vốn chủ công ty i năm t Theo mô hình này, mối quan hệ giữa giá trị thị trường của doanh nghiệp và hai thông tin kế toán trên báo cáo tài chính là: một là lợi nhuận, hai là giá trị sổ sách, chỉ hiệu quả khi giá trị thị trường phản ánh chính xác giá trị thực của nó. Ngoài ra, giá trị thị trường của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào các thông tin khác chưa hoặc không được phản ánh trong báo cáo tài chính vào thời điểm đó. b. Mô hình tỷ suất sinh lợi của Easton & Harris (1991) (return value relevance) Để xem xét tỉ lệ giữa mức thu nhập chia cho giá trị thị trường của doanh nghiệp có phù hợp để xem xét làm nền tảng cho các quyết định của nhà đầu tư hay không, Easton và Harris (1991) đã sử dụng mô hình định giá giá trị sổ sách dựa trên ý tưởng cho rằng giá trị sổ sách và giá trị thị trường là cả hai biến số đều cho thấy mức độ an toàn cao của vốn chủ sở hữu. Các biến liên quan lần lượt là tỷ lệ giữa thu nhập và giá trị thị trường của doanh thu và lợi nhuận thị trường (Rjt) (Easton và Harris, 1991). Cho dù các mô hình định giá do Easton và Harris (1991) nghiên cứu đã chỉ ra mức độ phù hợp tiềm năng giữa mức thu nhập hiện tại và giá trị thị trường của doanh nghiệp, nhưng chúng không loại trừ mức độ liên quan của thay đổi trong thu nhập chia cho giá trị thị trường của doanh nghiệp đó.Vì vậy, họ cũng đã xem xét và kiểm tra mức độ liên quan của thay đổi trong biến thu nhập (A/Pt-1) trong việc giải thích lợi nhuận của doanh nghiệp, trong khi mục tiêu chính của nghiên cứu thực nghiệm của họ là đánh giá mức độ phù hợp của biến số mức thu nhập (At/ Pt1)Ở phương diện lý thuyết, Easton và Harris (1991) đã phát triển và kiểm tra thực nghiệm ba mô hình định giá chính thức khác nhau: mô hình mức độ, mô hình thay đổi và mô hình bao gồm sự kết hợp của cả hai quan điểm định giá trước đó và sử dụng phương pháp hồi quy để phát hiện mối liên hệ giữa thu nhập và lợi nhuận. Giá trị thích hợp của thông tin kế toán được đo lường bằng hệ số R2 hiệu chỉnh của mô hình hồi quy. Mô hình được xây dựng bởi Easton & Harris (1991) và được biểu diễn như sau:
  • 28. 16 Retit = β0 + β1 + β2 + εit Trong đó: Retit = lợi nhuận của vốn chủ công ty i năm t (stock return) EPSit = lợi nhuận trên đơn vị vốn chủ công ty i năm t EPSit = chênh lệch lợi nhuận trên đơn vị vốn chủ công ty i năm t so với năm t-1 Pi,t-1 = giá trị thị trường của đơn vị vốn chủ công ty i năm t-1 2.1.2. Thận trọng kế toán 2.1.2.1. Định nghĩa Thận trọng kế toán được mô tả là “sự dự đoán không bao gồm các khoản có lợi cho doanh nghiệp, nhưng bao gồm tất cả các khoản lỗ và rủi ro có thể xảy ra” (Bliss 1924). Ceteris paribus đã cho thấy “các tin tức xấu về Google 199 được phát hiện ra nhanh chóng hơn các tin tức tốt trong báo cáo thu nhập của họ”. Trong một bài báo khác, để kiểm tra giả thuyết về tính kịp thời không đối xứng này bằng cách hồi quy thu nhập hàng năm trên lợi nhuận tại thời điểm đương thời bằng cách sử dụng lợi nhuận chứng khoán hàng năm dương (âm) làm đại diện cho tin tức tốt (xấu). Basu (1997) đã nhận thấy rằng độ nhạy của thu nhập đối với lợi nhuận âm cao hơn đáng kể so với lợi nhuận dương. Nghĩa là, khi thông tin được truyền tải bởi một sự kiện kinh tế hoặc cú sốc sẽ được ghi lại trong thu nhập kế toán định kỳ - sớm hơn nếu nó truyền tải tin xấu và chậm hơn nếu nó truyền tải tin tốt. Cho đến thời điểm hiện nay, nguyên tắc thận trọng trong kế toán vẫn còn là một nguyên tắc gây nhiều tranh cãi. Theo German Accounting, Haller (2003, p.92) chỉ ra rằng: nguyên tắc thận trọng kế toán không phải là một nguyên tắc phụ như ở Mỹ hay ở Anh, mà là một nguyên tắc quan trọng của kế toán nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ nợ. Ở Mỹ, mặc dù nguyên tắc thận trọng kế toán là nguyên tắc có ảnh hưởng nhiều nhất trong lịch sử (Sterling, 1967), nhưng nó vẫn gặp nhiều sự phản đối. Theo Hendriksen (1982, p.83): nguyên tắc thận trọng kế toán là một nguyên tắc không hiệu quả để đánh giá sự không chắc chắn của doanh thu và nợ, và trong trường hợp xấu nhất, nó có thể gây ra sự biến đổi hoàn toàn về mặt ý nghĩa của dữ liệu kế toán.
  • 29. 17 Mặc dù có một thỏa thuận rộng rãi về nguyên tắc thận trọng trong việc lập báo cáo tài chính nhưng lại không có định nghĩa toàn diện về khái niệm này. Tuy nhiên, hai đặc điểm chính của nguyên tắc thận trọng đã được thừa nhận bởi đa số các học giả đó là: xu hướng giảm giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu so với giá trị thị trường của nó; và xu hướng phản ứng nhanh với các thông tin xấu và phản ứng chậm hay trì hoãn ghi nhận các thông tin tốt. Nhìn chung, nguyên tắc thận trọng thường được sử dụng trong các báo cáo đáng tin cậy về các sự kiện trong quá khứ. Theo thời gian, các chuẩn mực kế toán quốc tế ngày càng hướng về việc dự đoán các sự kiện trong tương lai, đã chỉ ra rằng sự ra quyết định chính là mục tiêu chính và duy nhất của kế toán (IASB framework; 2, 3 IASB, 2006a), và nguyên tắc thận trọng dường như đã trở thành nguyên tắc kế toán chủ đạo. Trong khuôn khổ khái niệm IASB hiện tại từ năm 1989, thận trọng là một trong những khái niệm liên quan đến độ tin cậy, mặc dù có những cảnh báo rằng điều này sẽ không dẫn đến sự trình bày không chính xác về tài sản hoặc thu nhập (IASB framework, p.37). Trong bài này, tác giả trình bày các định nghĩa về thận trọng kế toán dưới hai góc nhìn: một là của một số tổ chức lập quy quốc tế và Việt Nam, hai là của các học giả trên thế giới mà họ đã và đang nghiên cứu về nguyên tắc kế toán này. a. Định nghĩa thận trọng kế toán theo quan điểm của các tổ chức lập quy quốc tế và Việt Nam * Theo quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ (Financial Accounting Standard Board – viết tắt FASB) Theo FASB 1980, thận trọng kế toán là phản ứng thận trọng đối với các tình huống không chắc chắn để đảm bảo rằng các tình huống chưa rõ ràng và các rủi ro tiềm tàng của doanh nghiệp được xem xét một cách đầy đủ (SFAC 2). Và khi tồn tại một tình huống chưa rõ ràng cần cố gắng xem xét một cách đầy đủ những vấn đề không chắc chắn (Vũ Hữu Đức, 2010). Hoặc nếu hai phương pháp ước tính số tiền sẽ nhận được hoặc phải chi trả trong tương lai có khả năng ngang nhau, thận trọng là việc lựa chọn phương pháp ghi nhận tình huống xấu hơn. Song, nếu hai số tiền không ngang nhau thì thận trọng không có nghĩa là chọn phương pháp ít lạc quan hơn. FASB 1980 – đoạn 95, thận trọng không bao gồm hoãn việc ghi nhận thu nhập vượt quá thời điểm mà nó có đủ bằng chứng
  • 30. 18 đáng tin cậy và cũng không được dùng để biện minh cho việc ghi nhận một khoản lỗ khi nó chưa có đủ bằng chứng đáng tin cậy. Ngoài ra, FASB cũng đề xuất việc thuyết minh đầy đủ về những tình huống không chắc chắn để người sử dụng báo cáo tài chính có thể có sự xét đoán riêng của mình (Vũ Hữu Đức, 2010). * Theo quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standard Board – viết tắt IASB) và dự án hội tụ kế toán IASB-FASB Thận trọng hỗ trợ cho tính trung lập – một trong hai đặc điểm chất lượng cơ bản của thông tin hữu ích được IASB 2018 đề cập đến trong khuôn khổ lập và trình bày BCTC. IASB định nghĩa thận trọng là mức chú ý trong việc xét đoán cần thiết trong các ước tính dưới các điều kiện không chắc chắn, sao cho tài sản và thu nhập không bị khai khống, nợ phải trả và chi phí không bị khai thiếu (IASB 1989, đoạn 37). Tuy nhiên, theo Nguyễn Thục Anh (2017), cách hiểu về thận trọng theo quan điểm của IASB năm 1989 thể hiện một sự bất cân xứng trong xử lý và cung cấp thông tin vì chỉ cho phép ghi nhận sự giảm xuống của giá trị tài sản thuần trong điều kiện không chắc chắn mà không cho phép ghi nhận giá trị tài sản thuần tăng lên. Tác giả này cũng cho rằng nguyên nhân của sự bất cân xứng này là để hạn chế xu hướng thông tin quá lạc quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như giúp cảnh báo sớm cho nhà đầu tư về những rủi ro mất vốn. Trong quá khứ, thực tế khi áp dụng nguyên tắc thận trọng theo phiên bản của IASB 1989, người sử dụng hiểu nguyên tắc này theo nhiều nghĩa khác nhau và dẫn đến sự nhầm lẫn cho người sử dụng khi IASB loại bỏ nguyên tắc thận trọng trong phiên bản 2010. Vì vậy, trong đặc điểm về trình bày hợp lý thông tin kế toán ở IASB phiên bản 2018 nguyên tắc thận trọng kế toán được sử dụng trở lại nhằm hỗ trợ cho việc trình bày hợp lý của thông tin kế toán. Cụ thể là: Vào năm 2004, IASB và FASB bắt đầu thực hiện một dự án hội tụ kế toán (IASBFASB Convergence Project) bao gồm một dự án về khuôn mẫu lý thuyết kế toán. Dự án này nhằm mục đích tìm kiếm một khuôn mẫu lý thuyết kế toán đầy đủ hơn làm nền tảng để hướng đến một hệ thống chuẩn mực kế toán chất lượng cao mang tính toàn cầu (Vũ Hữu Đức, 2010). Kết quả là, IASB ban hành khuôn mẫu lý thuyết hiệu chỉnh bao gồm hai chương với hai nội dung: mục đích của báo cáo tài chính và các đặc điểm chất
  • 31. 19 lượng của báo cáo tài chính. Tuy nhiên, trong khuôn mẫu này, khái niệm thận trọng đã được loại bỏ khỏi các yêu cầu cơ bản của thông tin kế toán. Lý do loại bỏ được giải thích là xuất phát từ sự mâu thuẫn với yêu cầu trung lập thuộc đặc điểm chất lượng cơ bản “trình bày trung thực”. Tuy nhiên thận trọng vẫn hiện diện rất nhiều trong quy định các chuẩn mực kế toán quốc tế như quy định về trích lập dự phòng, kế toán tài sản và nợ tiềm tàng dẫn đến sự không nhất quán giữa khuôn mẫu lập và trình bày BCTC và các chuẩn mực kế toán (Nguyễn Thục Anh, 2017). Đến tháng 5/2015, IASB ban hành dự thảo sửa đổi khuôn mẫu lý thuyết kế toán gồm 8 chương với mục đích cập nhật, bổ sung những khoảng trống và làm sáng tỏ thêm những nội dung đã được đề cập trong khuôn mẫu hiện hành (ED/2015/3). IASB đã đưa vào lại khái niệm thận trọng (được mô tả như một sự cẩn trọng khi đưa ra phán quyết trong điều kiện không chắc chắn) trong dự thảo này và tin rằng nguyên tắc thận trọng hỗ trợ cho tính trung lập trong đặc điểm trình bày hợp lý của thông tin hữu ích (xem đoạn 2.18 và BC2.1-BC2.17). Việc thực hiện thận trọng kế toán thể hiện là không được khai khống tài sản và thu nhập, và không được khai thiếu nợ phải trả và chi phí trong xét đoán các ước tính dưới các điều kiện không chắc chắn. Tương tự, việc thực hiện thận trọng kế toán không cho phép khai thiếu tài sản và thu nhập, hay khai khống nợ phải trả và chi phí bởi lẽ các sai lệch này có thể dẫn đến tình trạng thu nhập bị khai cao hoặc chi phí bị khai thấp trong các kỳ báo cáo tương lai. Nguyễn Thục Anh (2017) cho rằng đây là một điểm thay đổi lớn trong cách hiểu về thận trọng, đảm bảo sự cân xứng trong xử lý kế toán khi mà các điều kiện không chắc chắn thay đổi tác động cùng chiều và ngược chiều đối với tài sản, nợ phải trả, doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Đoạn BC2.4 dẫn một số quan điểm ủng hộ việc loại bỏ khái niệm thận trọng trong khuôn mẫu lý thuyết kế toán ngoài lý do mâu thuẫn với yêu cầu trung lập đã được trình bày. Đó là: (i) khái niệm thận trọng kế toán được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Vì vậy, việc loại bỏ khái niệm này trong khuôn mẫu kế toán có thể tránh được rủi về tính không nhất quán trong thực hành kế toán của các đối tượng. (ii) các báo cáo tài chính mang tính chủ quan cao hơn khi thực hiện thận trọng kế toán. Điều này có thể dẫn tới việc đánh giá hiệu quả tài chính của một tổ chức trở nên khó khăn.
  • 32. 20 Tuy nhiên, khi loại bỏ nguyên tắc thận trọng trong IASB 2010 chẳng những không giải quyết được sự hiểu khác nhau về thận trọng của người sử dụng nó, mà nó càng gây ra sự nhầm lẫn cho người sử dụng. Chính vì thế trong phiên bản 2018, IASB đã sử dụng và tin rằng nguyên tắc thận trọng hỗ trợ cho tính trung lập trong đặc điểm trình bày hợp lý của thông tin hữu ích. Rất nhiều quan điểm ủng hộ cho việc đưa lại khái niệm thận trọng vào khuôn mẫu lý thuyết kế toán từ những yêu cầu của thực tiễn chẳng hạn như: yêu cầu phải giải thích được khái niệm thận trọng trong khuôn mẫu lý thuyết để có thể áp dụng một cách nhất quán; hoặc yêu cầu về sự cần thiết để kháng cự lại sự sai lệch tự nhiên của nhà quản lý theo hướng lạc quan, hoặc do nguyên tắc thận trọng có thể giải quyết mối quan ngại của các nhà đầu tư về rủi ro giảm giá so với tiềm năng tăng trưởng… * Theo quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán Úc (Australian Accounting Standard Board – viết tắt AASB) AASB cho rằng thận trọng kế toán là khái niệm dẫn đến sai lệch có chủ đích cho việc khai thấp doanh thu hoặc tài sản, và/hoặc công nhận tối đa chi phí và nợ phải trả (SAC3, đoạn 26). Khái niệm này không đồng nhất với đặc điểm hỗ trợ của thông tin hữu ích cụ thể là có thể kiểm chứng (Verifiability). Bởi vì rằng thận trọng kế toán theo AASB làm cho thông tin hữu ích không thể kiểm chứng khi doanh thu và tài sản bị khai khống hoặc khai thấp chi phí và nợ phải trả. Thêm vào đó sự sai lệch của thông tin có thể bắt nguồn từ việc đánh giá thiên lệch thông tin tài chính với các mục đích gian lận hoặc cũng có thể xuất phát từ quan điểm thận trọng sai lầm, kết quả là người lập báo cáo tài chính sẽ chủ động trong công bố các thông tin được cung cấp ra ngoài và chiếm đoạt quyền của người sử dụng thông tin để đưa ra quyết định của mình (SAC – đoạn 21). * Theo quan điểm của Bộ Tài chính – Việt Nam được quy định trong chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành. Căn cứ theo chuẩn mực số 01 (VAS01) – Chuẩn mực chung được ban hành và công bố theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, thận trọng là một trong bảy nguyên tắc kế toán cơ bản được thừa nhận trong lĩnh vực kế toán nhằm đảm bảo các yêu cầu cơ bản đối với kế toán nói chung và báo cáo tài
  • 33. 21 chính nói riêng. Cụ thể trong VAS01 – đoạn 8 có đề cập đến khái niệm về nguyên tắc thận trọng và những đòi hỏi của nguyên tắc này. Cụ thể như sau: “Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi: a) Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn; b) Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập; c) Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí d) Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.” Định nghĩa này phù hợp với khái niệm của IASB phiên bản 1989. Nguyễn Xuân Hưng và cộng sự (2017), chỉ ra rằng tinh thần của nguyên tắc thận trọng được khái quát là “khi có nhiều giải pháp được lựa chọn thì nên chọn giải pháp có ảnh hưởng ít nhất đến sự gia tăng của vốn chủ sở hữu”, và đây là nguyên tắc quan trọng ảnh hưởng đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời khi tồn tại mâu thuẫn giữa các nguyên tắc kế toán cơ bản thì thận trọng sẽ được ưu tiên lựa chọn. Các tổ chức lập quy đều cho rằng thận trọng kế toán được áp dụng xuất phát từ những sự kiện không chắc chắn và rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng lại không thể hiện được bản chất của các phản ứng mang tính cẩn trọng đó (Givoly và Hayn, 2000). Vì vậy, nhiều học giả trên thế giới định nghĩa thận trọng kế toán từ nhiều quan điểm khác nhau. b. Định nghĩa thận trọng kế toán theo quan điểm của các nhà học giả trên thế giới Thân trọng kế toán là một nguyên tắc kế toán được rất nhiều học giả trên thé giới quan tâm. Nó cũng là một vấn đề nghiên cứu có nhiều luồng quan điểm, tranh luận trái ngược nhau trong giới học thuật. Có khái niệm cho ràng thận trọng kế toán là việc xét đoán tất cả các thiệt hại nhưng không bao gồm lợi nhuận – Bliss (1924).. Cũng có nhà nghiên cứu lại liên kết thận trọng kế toán với mục tiêu của công ty và người sử dụng thông tin kế toán. Đó là quan
  • 34. 22 điểm trong nghiên cứu của Devine (1963), tác giả cho rằng thận trọng kế toán là một nguyên tắc mà ở đó sự kỳ vọng về mục tiêu hoàn thành của công ty được đánh giá thấp hơn so với các quy tắc đo lường thay thế và nguyên tắc báo cáo. Ngoài ra một nguyên tắc mà ở đó tài sản nên được báo cáo giá trị thấp nhất trong số các giá trị thay thế có thể và ngược lại với nợ phải trả nên được báo cáo giá trị cao nhất trong số các giá trị thay thế có thể. Ngoài ra, doanh thu cần được ghi nhận trễ hơn, và chi phí cần ghi nhận sớm hơn. Đó là quan điểm của Watts và Zimmerman (1986) Nhiều phát biểu về thận trọng liên quan đến giá trị sổ sách và giá trị thị trường như phát biểu của Feltham và Ohlson (1995) cho rằng thận trọng là chênh lệch tiệm cận giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường.. Còn Penman và Zhang (2002) cho rằng một phương pháp và ước tính kế toán mà ở đó giá trị sổ sách của tài sản thuần thấp hơn giá trị thị trường của chúng thì chính là thận trọng kế toán. Quan điểm này cũng chính là quan điểm của Beaver và Ryan (2005). Tuy nhiên, khi Basu (1997) xem xét ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đã đề xuất một định nghĩa mới về thận trọng kế toán và thiết kế một mô hình để đo lường nó. Ông đã nhìn thận trọng kế toán dưới góc nhìn hoàn toàn mới. Thận trọng kế toán theo Basu (1997) là một cách thức để nắm bắt khuynh hướng của kế toán đòi hỏi phải có mức độ kiểm tra cao hơn (higher degree of verification) trong việc ghi nhận tin tức tốt so với các thông tin xấu trên báo cáo tài chính. Ông thực hiện ước tính hồi quy về thu nhập ròng hiện tại đối với lợi tức vốn chủ và kết quả cho thấy thu nhập phản ứng lại lợi tức vốn chủ âm nhanh hơn lợi tức vốn chủ dương. Do đó, ông giải thích thận trọng kế toán như sau: “thu nhập phản ánh tin xấu nhanh hơn tin tốt”. 2.1.2.2. Các mô hình đo lường thận trọng kế toán Dưới nhiều góc nhìn về thận trọng kế toán của các nhà nghiên cứu đã khiến cho việc phát triển các mô hình đo lường thận trọng theo nhiều hướng khác nhau.Tuy nhiên có thể phân loại thành ba mô hình sau: mô hình sử dụng tài sản ròng, mô hình thu nhập và dồn tích, và mô hình mối quan hệ giữa thu nhập và lợi tức cổ phiếu. Điểm chung của
  • 35. 23 các mô hình đo lường thận trọng kế toán là chúng đều dựa vào ảnh hưởng của thận trọng kế toán đối với thu nhập và các thông tin kế toán trên báo cáo của doanh nghiệp, đặc biệt là tài sản ròng, thu nhập và dồn tích. a. Mô hình tài sản ròng Giá trị thị trường của tài sản và nợ phải trả bao gồm tài sản ròng thay đổi theo từng thời kỳ nhưng tất cả những thay đổi này không được ghi lại trong báo cáo tài chính. Theo tính thận trọng kế toán, việc tăng giá trị tài sản (lợi nhuận) không thể kiểm chứng được sẽ không được ghi lại trong khi mức giảm giá trị tài sản lại được ghi lại. Kết quả là tài sản ròng bị đánh giá thấp hơn giá trị thị trường. Các nhà nghiên cứu có được ước tính của phần này bằng cách sử dụng các mô hình định giá cổ phiếu của công ty và (hoặc) tỷ lệ giá trị sổ sách của công ty trên tài sản ròng so với giá trị vốn chủ sở. Các mô hình định giá Feltham-Ohlson thường được sử dụng để ước tính mức độ mất giá của tài sản ròng. Những mô hình này bao gồm các tham số phản ánh mức độ thiếu tài sản hoạt động. Các mô hình gây ra sự thiếu hụt bằng cách giả định khấu hao kế toán vượt quá khấu hao kinh tế. Ước tính tham số thận trọng được lấy từ ước tính mô hình định giá và từ ước tính chuỗi thời gian về mối quan hệ giữa các biến kế toán là đầu vào của mô hình định giá. Ước tính mô hình định giá xuất phát từ hồi quy cắt ngang của giá trị thị trường của doanh nghiệp đối với thu nhập, tài sản và đầu tư bất thường. Một ví dụ ước tính định giá là Ahmed, Morton và Schaefer, phân tích hồi quy các lợi thế thương mại của các công ty có các khoản thu nhập bất thường, tài sản hoạt động bị trì hoãn và đầu tư tại thời điểm đó là đầu tư vào tài sản hoạt động. Trong phạm vi giá trị sổ sách của tài sản ròng bị đánh giá thấp, lợi thế thương mại bị cường điệu hóa. Hệ số của tài sản hoạt động có độ trễ là tích cực nếu thận trọng kế toán đánh giá thấp tài sản bị trì hoãn. Ước tính tham số thận trọng kế toán chuỗi thời gian được lấy từ hồi quy chuỗi thời gian của thu nhập bất thường trên thu nhập bất thường có độ trễ và giá trị sổ sách của tài sản có độ trễ. Một lần nữa, hệ số tài sản hoạt động bị trễ là tích cực khi thận trọng kế toán tồn tại. Để hiểu những dự đoán này, lưu ý rằng khấu hao càng nhiều thì càng vượt quá các tài sản hoạt động bị trì hoãn để giải thích lợi nhuận cao hoặc thu nhập bất thường.
  • 36. 24 Theo các biện pháp thị trường, Beaver và Ryan đo lường tính thận trọng kế toán bằng cách sử dụng tỷ lệ giá trị sổ sách trên giá trị thị trường dựa trên quan niệm rằng các công ty sử dụng báo cáo kế toán có tính thận trọng thì tài sản ròng sẽ có giá trị thấp do đó tỷ lệ giá trị sổ sách trên giá trị thị trường thấp. Sử dụng chuỗi thời gian gộp và dữ liệu cắt ngang, họ lấy lại tỷ lệ theo giá trên thị trường theo từng năm và các biến của công ty và trên lợi nhuận của cổ phiếu doanh nghiệp trong sáu năm hiện tại và trước đó. Hệ số ước tính của một công cụ của công ty đo lường sự khác biệt giữa sổ sách của công ty và giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu. Hệ số càng thấp thì giá trị sổ sách của tài sản ròng càng thấp và tính thận trọng kế toán của công ty càng cao. Ngoài việc sử dụng tỷ lệ giá trị sổ sách trên giá trị thị trường một cách đơn lẻ, Beaver và Ryan (2000) đo lường thận trọng kế toán bằng cách sử dụng mô hình hồi quy tác động cố định giá trị sổ sách trên giá trị thị trường trên lợi nhuận cổ phiếu. Nhóm tác giả phân chia tỷ lệ giá trị sổ sách trên giá trị thị trường thành 2 thành phần bao gồm: bộ phận thiên lệch (bias component) và bộ phận trì hoàn/chậm trễ (lag component). BTMt,i = αt + αi + + εt,i Trong đó: BTMt,i là tỷ số giá trị sổ sách/giá trị thị trường công ty i tại thời điểm t. Rt-j,i là thu nhập hàng năm (annual raw return) công ty i tại thời điểm t-j αt và αi lần lượt là ảnh hưởng cố định theo thời gian và công ty. Bộ phận thiên lệch: Hệ số góc của biến Rt-j,i Bộ phận trì hoàn/chậm trễ: αt và αi b. Mô hình thu nhập và dồn tích Thận trọng kế toán có nghĩa là lợi nhuận có xu hướng không được ghi nhận nhanh chóng bằng rủi ro. Sự gia tăng không thể kiểm chứng về giá trị tài sản (lợi nhuận) không được ghi nhận tại thời điểm chúng xảy ra. Trong khi đó, các khoản lỗ có cùng mức độ xác minh như các khoản lãi không thể kiểm chứng được ghi nhận khi chúng xảy ra thay vì trong tương lai khi dòng tiền giảm được thực hiện. Các công ty có thu nhập âm có nhiều khả năng bị lỗ được ghi nhận vì trung bình các khoản lỗ không tái diễn trong các
  • 37. 25 giai đoạn trong tương lai, thu nhập âm và thu nhập giảm sẽ ít có khả năng tồn tại hơn so với thu nhập dương và tăng thu nhập. Sự không đối xứng lãi và lỗ tạo ra sự bất cân xứng trong các khoản dồn tích. Các khoản lỗ có xu hướng được tích lũy hoàn toàn trong khi lợi nhuận thì không. Điều này làm cho các khoản tích lũy có xu hướng bị tích lũy thiếu. Kết quả là tích lũy ròng định kỳ âm và tích lũy âm được sử dụng như các biện pháp thận trọng. Ngoài ra, tính thận trọng cho thấy các khoản lỗ, với việc vốn hóa các dòng chảy trong tương lai của họ, tạo ra khoản tích lũy lớn hơn so với lợi nhuận. Điều này dự đoán các phân phối sai lệch của các khoản tích lũy và thu nhập và cho thấy các ước tính về độ lệch âm của phân phối thu nhập, thay đổi thu nhập và tích lũy là thước đo của tính thận trọng. Về các mô hình thu nhập, các nghiên cứu trước cho rằng thay đổi thu nhập âm có nhiều khả năng đảo ngược trong giai đoạn tiếp theo so với thay đổi thu nhập dương. Khi xác nhận kết quả này, Basu hồi quy các thay đổi thu nhập, giảm phát theo giá đầu kỳ, trên các thay đổi thu nhập bị giảm phát cho các mẫu thay đổi thu nhập dương và âm. Hệ số thu nhập bị trễ ước tính cho thay đổi thu nhập dương khác biệt không đáng kể so với 0, phù hợp với hệ số thu nhập dương cho thay đổi thu nhập âm là âm đáng kể, nhưng không khác biệt đáng kể so với trừ đi, giá trị dự kiến khi thay đổi thu nhập âm hoàn toàn tạm thời. Kết quả này phù hợp với giả thiết tính thận trọng kế toán gây ra thay đổi thu nhập âm. Về các mô hình tích lũy, Givolyn và Hayn lưu ý rằng tính thận trọng làm giảm thu nhập được báo cáo tích lũy theo thời gian. Họ cho rằng dấu hiệu và mức độ tích lũy theo thời gian là các biện pháp của thận trọng. Đối với các công ty ở trạng thái ổn định không có tăng trưởng và kế toán trung lập, thu nhập hội tụ vào dòng tiền và tích lũy định kỳ hội tụ về 0. Một ưu thế nhất quán của các khoản tích lũy âm giữa các công ty trong một thời gian dài khi các yếu tố khác không đổi là một dấu hiệu của thận trọng kế toán, trong khi tốc độ tích lũy của các khoản tích lũy âm là một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi về mức độ thận trọng theo thời gian. Phù hợp với tính thận trọng kế toán, Givoly và Hayn phát hiện ra rằng sự phân phối lợi nhuận trên tài sản, cho dù xuất phát từ chuỗi thời gian của các công ty riêng lẻ
  • 38. 26 hoặc mặt cắt ngang trong các năm của doanh nghiệp, bị lệch trong phần lớn thời gian họ kiểm tra. Họ cũng phát hiện ra rằng các khoản tích lũy trong giai đoạn, ngoài khấu hao, cộng dồn với số tiền âm bằng 16% thu nhập tích lũy so với cùng kỳ. Sự tích lũy này phù hợp với thời điểm của sự gia tăng lớn trong chủ nghĩa thận trọng được quan sát trong bằng chứng chuỗi thời gian về mối quan hệ giữa lợi nhuận và lợi nhuận cổ phiếu. c. Mô hình mối quan hệ giữa thu nhập và lợi tức cổ phiếu Giá thị trường của doanh nghiệp có xu hướng thay đổi giá trị tài sản tại thời điểm những thay đổi đó xảy ra cho dù những thay đổi đó có nghĩa là thua lỗ hoặc đạt được giá trị tài sản, điều này có nghĩa là lợi nhuận cổ phiếu có xu hướng kịp thời. Vì tính thận trọng kế toán dự đoán rằng các khoản lỗ kế toán được ghi nhận kịp thời nhưng lợi nhuận thì không, nên tổn thất kế toán được dự đoán là tương đương với lợi nhuận cổ phiếu hơn là lợi nhuận kế toán. Basu dự đoán rằng lợi nhuận cổ phiếu và thu nhập có xu hướng phản ánh các khoản lỗ trong cùng kỳ, nhưng lợi nhuận chứng khoán phản ánh lợi nhuận sớm hơn thu nhập. Để cung cấp các ước tính về biện pháp của mình, Basu hồi quy thu nhập hàng năm trên lợi nhuận chứng khoán cùng năm. Ông dự đoán hệ số lợi nhuận cổ phiếu cao hơn so với một mẫu các công ty có lợi nhuận dương. Sử dụng dữ liệu của Hoa Kỳ, Basu phát hiện ra kết quả phù hợp với dự đoán của mình. Sử dụng các biến thể của phương pháp này, nhiều nghiên cứu khác sao chép kết quả, bao gồm cả Ball et al. và Holthausen và Watts. Giá trị doanh nghiệp được định nghĩa là tổng giá trị của cổ phiếu của công ty và số liệu kế toán là giá trị có liên quan nếu họ có thể nắm bắt thông tin ảnh hưởng đến giá trị của cổ phiếu của công ty. Tuy nhiên, các công ty và các tài sản khác được định giá khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh. Runsten định nghĩa ba khái niệm giá trị: giá trị kinh tế, giá trị thị trường và giá trị kế toán. Giá trị kinh tế đề cập đến khái niệm rằng giá trị của bất kỳ tài sản nào bằng với dòng tiền trong tương lai có thể thu được từ tài sản. Khái niệm giá trị này phù hợp với mô hình dòng tiền chiết khấu, trong đó nêu rõ rằng giá trị của một tài sản bằng với tất cả các dòng tiền trong tương lai được chiết khấu theo giá trị hiện tại. Giá trị thị trường là giá trị của một công ty trên thị trường chứng khoán và dựa trên niềm tin đồng thuận thương mại và nhà đầu tư về giá trị doanh nghiệp. Theo Runsten, thông tin
  • 39. 27 thường được coi là cơ sở để các nhà đầu tư tin tưởng và kỳ vọng về giá trị thị trường được hình thành. Ông lập luận rằng quan sát giá cổ phiếu có thể được xem là thước đo đánh giá của thị trường về yêu cầu bồi thường đối với các công ty tạo ra giá trị tương lai. Do đó, ông kết luận rằng giá cổ phiếu đóng vai trò là chỉ số của thị trường kỳ vọng về sự thành công trong tương lai của công ty. Giá trị kế toán đề cập đến giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu được tìm thấy trong bảng cân đối kế toán. Mặc dù thông tin thường được coi là cơ sở để các nhà đầu tư tin tưởng và kỳ vọng về giá trị thị trường được hình thành nhưng giá trị kế toán là kết quả của một thủ tục đo lường tương ứng với các quy định và luật kế toán. Kế toán tạo ra một mô tả của công ty trong một nỗ lực để đo lường và mô tả tình hình tài chính và hiệu suất của nó. Theo Runsten, có thể đạt được sự tương ứng chặt chẽ giữa giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu và giá trị thị trường nếu thông tin kế toán chuyển tải một mô tả tốt về giá trị của công ty. Ông lập luận rằng cả ba khái niệm giá trị thậm chí có thể trùng khớp, cung cấp một loạt các giả định mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong thực tế, điều này không khả thi lắm. Thay vì các hệ thống riêng biệt tạo ra các mô tả giống hệt nhau, một loại mô tả trong thực tế có thể tạo điều kiện cho hoạt động của một mô hình khác. Ví dụ, đầu ra của quy trình kế toán có thể được sử dụng làm đầu vào trong quy trình định giá. Các khái niệm khác nhau về giá trị có ý nghĩa đối với kế toán, mục tiêu của nó là cung cấp thông tin về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của các công ty, cũng như liên quan đến giá trị thích hợp của thông tin kế toán. Nếu kế toán cung cấp một mô tả kém về công ty, giá trị liên quan của thông tin đó có thể sẽ thấp. 2.2. Phân loại các hình thức thận trọng kế toán Vào tháng 3 năm 2018, IASB đã ban hành phiên bản mới nhất của khuôn mẫu lý thuyết kế toán thay thế cho phiên bản năm 2010 và có hiệu lực tại ngày 1 tháng 1 năm 2020. Trong phiên bản này IASB tin rằng nguyên tắc thận trọng hỗ trợ cho tính trung lập (trong đặc điểm trình bày hợp lý của thông tin hữu ích) và đưa ra định nghĩa cho rằng thận trọng là mức độ cẩn thận khi thực hiện các xét đoán trong điều kiện không chắc chắn.
  • 40. 28 Từ sau nghiên cứu của Basu (1997), rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới phân loại thận trọng kế toán để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo. Beaver và Ryan (2005) phân loại thận trọng kế toán thành thận trọng không có điều kiện (unconditional conservatism) và thận trọng có điều kiện (conditional conservatism). Tác giả nhận định rằng cả thận trọng có điều kiện và không có điều kiện đều ghi nhận các thông tin xấu một cách kịp thời hơn so với thông tin tốt. Các ví dụ về thận trọng kế toán không điều kiện bao gồm chi phí cho hầu hết các tài sản vô hình được phát triển nội bộ, khấu hao tài sản, máy móc, thiết bị cao hơn mức khấu hao kinh tế (hay còn gọi là khấu hao nhanh); Trong khi đó các chi phí về nghiên cứu phát triển, dự phòng tổn thất,.. là các ví dụ về thận trọng kế toán có điều kiện. - Thận trọng kế toán có nghĩa là giá trị sổ sách bị ghi giảm giá trị trong điều kiện thị trường có thông tin xấu, nhưng không được ghi tăng giá trị khi gặp thông tin tốt. Thận trọng kế toán đòi hỏi những khoản lỗ kinh tế phải được công nhận một cách kịp thời hơn so với lợi ích kinh tế. . Ngoài ra, Qiang (2007) cung cấp bằng chứng thực nghiệm rằng hai loại thận trọng kế toán có điều kiện và không điều kiện có quan hệ ngược chiều với nhau và đóng vai trò khác nhau trong các doanh nghiệp. Cả hai loại thận trọng kế toán đều dẫn đến giá trị sổ sách của tài sản thuần bị khai thấp hơn so với giá trị thị trường của nó (Kabir và Laswad, 2014). 2.3. Ảnh hưởng của thận trọng kế toán lên báo cáo tài chính Tất cả các hình thức thận trọng kế toán đều dẫn đến việc đánh giá thấp giá trị sổ sách kế toán so với giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu. Do đó, thận trọng kế toán nói chung sẽ dẫn đến tài sản và doanh thu bị đánh giá thấp và/hoặc nợ phải trả và chi phí bị đánh giá cao. Tuy nhiên, vấn đề chính trong nghiên cứu ảnh hưởng của thận trọng kế toán tới báo cáo tài chính là cách nó ảnh hưởng đến chỉ tiêu thu nhập. Dechow et al. (2010) xem xét và tóm tắt các tài liệu về chỉ tiêu thu nhập trên báo cáo tài chính. Mặc dù họ lưu ý rằng không có định nghĩa thống nhất về chất lượng thu nhập nhưng họ tóm tắt các nhân tố thường được sử dụng để đánh giá chất lượng thu nhập thành ba nhóm sau: (1) nhân tố thuộc tính thời gian của thu nhập, bao gồm tính bền vững và khả năng dự đoán thu nhập, (2) nhân tố dồn tích và (3) nhân tố hành vi quản trị thu nhập.
  • 41. 29 2.3.1. Các thuộc tính thời gian của thu nhập Chủ nghĩa thận trọng sẽ ghi nhận kịp thời tin xấu và ghi nhận trễ tin tốt, thường biểu hiện dưới dạng ghi giảm giá trị sổ sách kế toán. Trong giai đoạn có tin tức xấu, thu nhập thường sẽ bị ghi nhận thấp hơn giá trị thực tế. Nghiên cứu về tác động của chủ nghĩa thận trọng đối với các thuộc tính chuỗi thời gian của thu nhập luôn thấy rằng tính thận trọng làm giảm tính bền vững và khả năng dự đoán thu nhập. Dichev và Tang (2008) và Chen và cộng sự (2013) cung cấp bằng chứng cho thấy chủ nghĩa thận trọng có điều kiện làm thu nhập bị biến động nhiều và giảm tính ổn định thu nhập. Dichev và Tang (2008) cho rằng mối tương quan đồng biến giữa doanh thu hiện tại và chi phí trong quá khứ phù hợp với việc ghi nhận các khoản lỗ trong thời điểm thích hợp. Chen và cộng sự (2013), thấy rằng chủ nghĩa thận trọng có tác động tiêu cực đến thu nhập dẫn đến thu nhập bị đánh giá thấp hơn giá trị thực tế. Kim và Kross (2005), Bandyopadhyay và cộng sự (2010) cung cấp bằng chứng cho thấy chủ nghĩa thận trọng làm giảm khả năng dự đoán thu nhập trong tương lai nhưng tăng khả năng dự đoán dòng tiền hoạt động trong tương lai. Kim và Kross (2005) thấy rằng khả năng dự đoán dòng tiền hoạt động trong tương lai tăng trong giai đoạn áp dụng tính thận trọng, và dự đoán dòng tiền hoạt động trong tương lai giảm trong giai đoạn không áp dụng hay giảm sự ứng dụng của tính thận trọng kế toán. Mở rộng hơn, Kim và Kross (2005), Bandyopadhyay và cộng sự (2010) thấy rằng chủ nghĩa thận trọng có ảnh hưởng tích cực với khả năng dự đoán của dòng tiền trong tương lai và ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng dự đoán thu nhập trong tương lai. Các nghiên cứu này cho thấy rằng nhận định tin tức xấu một cách kịp thời có liên quan đến sự biến động tạm thời của thu nhập, làm cho thu nhập mang tính ít quản trị hơn và có thể dự đoán được. Tác động của chủ nghĩa thận trọng đối với sự quản trị và dự đoán thu nhập phụ thuộc vào thực tiễn của tính thận trọng được sử dụng. Ví dụ: khấu hao nhanh có thể dẫn đến thu nhập ít liên tục hơn so với phương pháp đường thẳng. Chi phí khấu hao vượt mức được ghi nhận trước trong thời gian sử dụng tài sản cố định sẽ không được vào cuối vòng đời sử dụng tài sản cố định, làm giảm sự tồn tại của chi phí khấu hao này.
  • 42. 30 Tập trung vào một số phương pháp thận trọng khác, Penman và Zhang (2002) nhận thấy rằng chi phí cho nghiên cứu và phát triển (R&D), chi phí quảng cáo và phương pháp tính giá hàng xuất kho theo LIFO có ảnh hưởng đến thu nhập khi các phương pháp này biến động nhất thời. Ví dụ, việc giảm tạm thời chi phí R&D làm tăng thu nhập trong thời kỳ này. Tuy nhiên, thu nhập trở lại mức bình thường khi hoạt động R&D bình thường trở lại, Penman và Zhang (2002) nhận thấy rằng chủ nghĩa thận trọng tạo ra các khoản dự trữ ẩn có thể được giải phóng thành thu nhập, gây ra sự biến dạng tạm thời về hiệu suất hoạt động. Điều này có thể làm sai lệch nghiêm trọng trong trường hợp là việc giảm chi phí R&D có thể làm giảm doanh thu trong tương lai. Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy rằng chủ nghĩa thận trọng ảnh hưởng xấu đến chất lượng thu nhập bằng cách giảm sự ổn định và khả năng dự đoán thu nhập. 2.3.2. Dồn tích Thu nhập dồn tích thường được đề cập là có chất lượng thấp hơn phần thu nhập tiền mặt vì các khoản thu nhập dồn tích dựa trên nguyên tắc ghi nhận dự thu - dự chi (Dechow và Dichev, 2002) và phần thu nhập dồn tích đã được tìm thấy là ít tồn tại hơn phần thu nhập tiền mặt (Sloan, 1996). Sự thận trọng ảnh hưởng đến chất lượng thu nhập trong bối cảnh này phụ thuộc vào cách tăng hoặc giảm số tiền thu nhập dồn tích so với thu nhập bằng tiền mặt. Như đã lưu ý ở trên, chủ nghĩa thận trọng được đặc trưng bởi việc ghi giảm tài sản trong các giai đoạn tin tức xấu và tài sản được hoãn lại trong các giai đoạn tin tức tốt. Vì việc ghi giảm thường không xảy ra trong cùng thời gian với dòng tiền liên quan, nên chúng hầu như luôn là một phần của thu nhập dồn tích. Ngược lại, lợi nhuận thường được hoãn lại cho đến khi chúng được nhận ra hoặc có thể thực hiện được, điều này có khả năng làm tăng phần tiền mặt của thu nhập để được công nhận. Do đó, chủ nghĩa thận trọng có điều kiện có khả năng làm tăng mức độ thu nhập tích lũy trong thời kỳ tin tức xấu nhưng làm giảm mức độ thu nhập tích lũy trong thời kỳ tin tức tốt. Ngoài ra, kết quả của các nghiên cứu liên quan đến tính chất chuỗi thời gian của thu nhập có liên quan đến mối quan hệ giữa tính thận trọng và thành phần dồn tích của thu nhập. Nói cách khác, sự khác biệt về tính liên tục và dự đoán thu nhập có thể là kết quả của sự khác biệt trong thành phần dồn tích của thu nhập.