SlideShare a Scribd company logo
1 of 41
Download to read offline
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Công tác quản lý tài chính là nhiệm vụ quan trọng không thể tách rời đối với
hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị, mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi quốc gia. Công tác
quản lý tài chính công đoàn của cả nước nói chung, thành phố Hải Phòng nói riêng
không nằm ngoài quy luật đó.
Cũng như hệ thống tài chính của nhà nước, tài chính công đoàn là điều kiện
đảm bảo cho tổ chức công đoàn hoạt động và thực hiện tốt vai trò, chức năng,
nhiệm vụ nhằm xây dựng tổ chức công đoàn ngày càng vững mạnh. Do đó, tài
chính công đoàn có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động công đoàn của
thành phố Hải Phòng. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất biện pháp tăng cường
công tác quản lý tài chính công đoàn tại thành phố Hải Phòng là cần thiết, cấp bách
đối với Liên đoàn Lao động thành phố, góp phần thực hiện có hiệu quả Luật Công
đoàn năm 2012, tạo điều kiện để Liên đoàn Lao động thành phố thực hiện tốt chức
năng nhiệm vụ đối với sự phát triển của thành phố và công nhân viên chức lao
động, đoàn viên công đoàn.
Tình hình nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu về biện pháp tăng cường công tác quản lý tài chính công
đoàn nói chung, tại thành phố Hải Phòng nói riêng là đề tài rất mới trong các cơ sở
đào tạo, hầu như chưa có luận văn thạc sỹ, đề án tiến sỹ nào nghiên cứu về vấn đề
này. Nhưng đối với tổ chức Công đoàn, việc quản lý tài chính công đoàn luôn luôn
là vấn đề khó, nhạy cảm, quá trình thực hiện gặp nhiều vướng mắc trở ngại, cần
phải tập trung đầu tư, nghiên cứu từ thực tế của cơ sở và tìm giải pháp hữu hiệu.
Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý tài chính công đoàn để
kịp thời bổ sung, điều chỉnh và đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý
tài chính công đoàn là việc làm mang ý nghĩa thiết thực về lý luận và thực tiễn.
1
Tính cấp thiết của đề tài
Công tác quản lý tài chính công đoàn bao gồm quản lý nguồn thu tài chính
công đoàn. Thu kinh phí công đoàn và thu đoàn phí công đoàn là nguồn thu chủ
yếu của tài chính công đoàn, ngoài ra còn nguồn thu khác cũng chiếm tỷ trọng
không nhỏ trong tổng thu tài chính công đoàn. Đồng thời với việc thu tài chính
công đoàn là việc quản lý, sử dụng tài chính công đoàn để thực hiện tốt chức năng,
nhiệm vụ của công đoàn các cấp nói chung, Liên đoàn Lao động thành phố Hải
Phòng nói riêng. Đặc biệt trong tình hình thực tế hiện nay, Luật Công đoàn năm
2012 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ tháng 01/2013, đó là sự khẳng
định của Đảng, Nhà nước, Quốc hội về vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn, địa vị
pháp lý của của tổ chức công đoàn trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên, đối tượng
đóng kinh phí công đoàn không chỉ là các đơn vị đã có công đoàn mà bao gồm cả
các đơn vị, doanh nghiệp chưa có công đoàn. Theo quy định trước đây đơn vị,
doanh nghiệp trích kinh phí công đoàn theo tiền lương phải trả cho người lao động,
theo Luật Công đoàn năm 2012, thì cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng kinh phí
công đoàn theo tổng quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng phải
đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất biện pháp tăng
cường công tác quản lý tài chính công đoàn tại thành phố Hải Phòng mà thực tế tại
Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng là vấn đề cần thiết và cấp bách.
Trong những năm vừa qua, công tác quản lý tài chính công đoàn tại thành
phố Hải Phòng có nhiều cố gắng, là một trong những địa phương đóng góp nguồn
thu không nhỏ về Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tạo được nguồn tài chính
đáp ứng cơ bản yêu cầu hoạt động công đoàn. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh
nghiệp chưa thực hiện đóng kinh phí công đoàn theo quy định, việc quản lý đối
tượng đóng kinh phí, đoàn phí công đoàn còn hạn chế nên các cấp công đoàn thành
phố chưa khai thác hết nguồn thu tài chính công đoàn. Nhiều công đoàn cơ sở triển
khai việc thu đoàn phí công đoàn chưa tốt, mức thu đoàn phí công đoàn chưa đúng
tỷ lệ quy định của Tổng Liên đoàn. Việc quản lý tài chính công đoàn ở một số ít
đơn vị chưa được quan tâm, chi tiêu chưa đúng nội dung, định mức quy định.
2
Công tác chỉ đạo thu kinh phí công đoàn ở những nơi đã thành lập công đoàn
cơ sở vẫn còn hạn chế và thất thu, từ ngày 01/01/2013 thu kinh phí công đoàn mở
rộng thêm đối tượng ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở gặp nhiều khó khăn,
chưa nhận được sự hợp tác từ phía chủ doanh nghiệp và do đối tượng đóng kinh
phí tăng lên rất nhiều so với trước đây. Sau hơn hai năm thực hiện Luật Công
đoàn, số thu kinh phí công đoàn 2% và đoàn phí công đoàn tuy có tăng nhưng thực
chất chưa triệt để, vẫn còn thất thu, đặc biệt kết quả thu kinh phí công đoàn ở khu
vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đơn
vị chưa có tổ chức công đoàn đạt thấp đã làm ảnh hưởng đến nguồn thu tài chính
công đoàn.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài nhằm hệ thống hóa lại cơ sở lý luận về công tác quản
lý tài chính công đoàn, từ lý luận đó làm cơ sở vận dụng vào thực tế để chỉ đạo các
cấp công đoàn thành phố triển khai thu tài chính để đáp ứng yêu cầu chi hoạt động
công đoàn ngày càng tăng, nhất là các hoạt động tại cơ sở.
Đánh giá thực trạng về công tác quản lý tài chính công đoàn của Liên đoàn
Lao động thành phố Hải Phòng từ việc triển khai thu các nguồn tài chính công
đoàn: Thu kinh phí, thu đoàn phí công đoàn, thu các khoản hỗ trợ, thu khác, những
việc đã làm được, những việc cần phải rút kinh nghiệm và việc sử dụng tài chính
công đoàn mang lại hiệu quả thiết thực, đúng chế độ.
Mục tiêu của đề tài:
Đề xuất các giải pháp tuyên truyền những nội dung chủ yếu về tài chính
công đoàn theo Luật Công đoàn năm 2012, vị trí của công tác quản lý tài chính
công đoàn đối với hoạt động công đoàn.
Góp phần nâng cao kết quả thu và quản lý tài chính công đoàn đảm bảo
nguồn tài chính đáp ứng yêu cầu hoạt động của công đoàn thành phố.
3
Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Công tác thu tài chính công đoàn gồm: Thu kinh phí, thu đoàn phí công đoàn
và các nguồn thu khác của Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng.
Công tác quản lý, sử dụng nguồn tài chính công đoàn của Liên đoàn Lao
động thành phố Hải Phòng.
Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá công tác quản lý tài thu, chi chính công đoàn của Liên đoàn Lao
động thành phố Hải Phòng từ năm 2010 - 2014.
Đề ra biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý tài chính
công đoàn giai đoạn 2015-2018, đặc biệt là biện pháp thu tài chính công đoàn của
Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng.
Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu lý luận, nghiên cứu
thực tiễn, phương pháp xử lý số liệu và phương pháp so sánh.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Việc nghiên cứu đề tài làm cơ sở hệ thống hóa lý luận về
công tác quản lý tài chính công đoàn mang tính rất đặc thù riêng, từ đó củng cố
việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật nói chung, quy định về tài
chính công đoàn nói riêng đến với đơn vị, cơ sở, doanh nghiệp, người sử dụng lao
động, người lao động, đoàn viên công đoàn được hiệu quả hơn.
Ý nghĩa thực tiễn:
Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính công đoàn tại thành phố Hải
Phòng để thấy được những khó khăn, bất cập, nguyên nhân ảnh hưởng đến công
tác quản lý tài chính công đoàn để đề xuất biện pháp tăng cường công tác quản lý
tài chính công đoàn về thu tài chính công đoàn: kinh phí công đoàn và đoàn phí
công đoàn, góp phần thực hiện hoàn thành chỉ tiêu thu tài chính công đoàn của
Nghị quyết Đại công đoàn thành phố Hải Phòng lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2013 –
2018).
4
Góp phần tăng thêm nguồn lực về tài chính tạo điều kiện để tổ chức công
đoàn thành phố nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện tốt chức năng đại diện
chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho công nhân, viên chức,
lao động và xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh.
Nội dung nghiên cứu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận- kiến nghị, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công đoàn, tài chính công đoàn và quản lý tài
chính công đoàn.
Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính công đoàn tại
thành phố Hải Phòng.
Chương 3: Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý tài chính công
đoàn tại thành phố Hải Phòng.
5
1 CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN
VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN
Tài chính công đoàn là một bộ phận của tài chính nhà nước chịu sự quản lý,
giám sát của hệ thống tài chính nhà nước, song hoạt động công đoàn có đặc thù
riêng theo Luật Công đoàn, vì vậy tài chính công đoàn vừa thực hiện theo quy định
của quy định pháp luật vừa thực hiện theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam. Để việc nghiên cứu công tác quản lý tài chính công đoàn được cụ
thể, cần nắm được khái quát về Công đoàn Việt Nam.
1.1 Công đoàn Việt Nam [4]
Công đoàn Việt Nam (nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam) là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, cán bộ, công
chức, viên chức, công nhân và những người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục
đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn
mạnh.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có tính chất giai cấp
của giai cấp công nhân và tính quần chúng, là thành viên của hệ thống chính trị
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có quan hệ hợp tác với Nhà nước và phối
hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác; hoạt động trong
khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.1.1 Chức năng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Đại diện bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
người lao động; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia
thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của Cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị,
doanh nghiệp;
Tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình
độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
6
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam luôn luôn trung thành với
lợi ích của giai cấp công nhân và của dân tộc, đồng thời phát huy truyền thông
đoàn kết quốc tế, tăng cường và mở rộng hợp tác với Công đoàn các nước, các tổ
chức quốc tế trên nguyên tắc hữu nghị, đoàn kết, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi,
phấn đấu cho mục tiêu: Vì quyền, lợi ích người lao động, vì hòa bình, dân chủ, độc
lập dân tộc, phát triển và tiến bộ xã hội.
1.1.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn
Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt
động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn
Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước.
Cơ cấu tổ chức của Công đoàn Việt Nam gồm 4 cấp:
Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn: Gồm tất các các công đoàn cơ sở
thuộc các loại hình cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.
Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Công đoàn ngành địa phương; Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
kinh tế, khu công nghệ cao (gọi chung là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở).
Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Công đoàn ngành Trung ương và tương đương (gọi chung là Liên đoàn Lao động
cấp tỉnh, thành phố và tương đương).
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (gọi chung là Tổng Liên
đoàn)
1.2 Tài chính công đoàn và quản lý tài chính công đoàn
1.2.1 Tài chính công đoàn
Khái niệm về tài chính công đoàn
Trong các văn bản quy phạm pháp luật từ trước đến nay cũng
như các quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về tài chính công đoàn,
7
một số thuật ngữ sau đây được sử dụng khi nói về tài chính công đoàn: quỹ công
đoàn, ngân sách công đoàn, tài chính công đoàn.
Theo Luật Công đoàn năm 2012, thuật ngữ “tài chính công đoàn”
được sử dụng thống nhất trong các văn bản pháp luật và các quy định của Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Tài chính công đoàn nhìn từ góc độ hình thức biểu hiện của nó là
điều kiện đảm bảo cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và
duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn theo Luật Công đoàn
Tài chính công đoàn nhìn từ góc độ bản chất tài chính thì nó thể
hiện sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội. Nó phản ảnh
tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính
thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác
nhau của các chủ thể trong xã hội.
Tài chính biểu hiện bên ngoài là các nguồn tài chính, các quỹ tiền
tệ, biểu hiện bên trong là các quan hệ kinh tế trong phân phối nguồn tài chính.
Tài chính công đoàn là một bộ phận của một khâu trong các khâu
của tài chính chung.
1.2.2 Quản lý tài chính công đoàn
Quản lý tài chính công đoàn là việc quản lý các nguồn tài chính,
quản lý các quỹ tiền tệ, quản lý việc phân phối các nguồn tài chính, quản lý việc
tạo lập, phân bổ và sử dụng các quỹ tiền tệ một cách chặt chẽ, hợp lý và có hiệu
quả. Đồng thời thông qua hoạt động này để tác động có hiệu quả nhất tới việc xử lý
các mối quan hệ nảy sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính, trong quá
trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của công đoàn.
Đối với hệ thống công đoàn việc quản lý nguồn thu và sử dụng tài chính
công đoàn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động công đoàn các cấp. Theo
quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Công đoàn năm 1990 và Luật Công
đoàn 2012, hệ thống tổ chức công đoàn từ Trung ương đến Công đoàn cơ sở không
được nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên như các đoàn thể, tổ chức
8
chính trị khác: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông
dân Việt Nam. Nhà nước giao cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thu kinh
phí công đoàn của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để trang trải chi phí hoạt
động của bộ máy, chi hoạt động theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra,
giám sát của các cơ quan chức năng theo quy định.
Kết cấu nguồn thu tài chính công đoàn gồm:
Thu đoàn phí công đoàn đối với Đoàn viên Công đoàn theo quy định của
Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam về việc thi hành Điều lệ Công đoàn
Thu kinh phí công đoàn theo Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày
21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn ( từ năm 2012
trở về trước thực hiện theo Nghị định số 133/HĐBT ngày 20/4/1991 của Hội đồng
Bộ trưởng nay là Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn thực hiện).
Ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ: Ngân sách cấp hỗ trợ theo chương trình, dự
án, đầu tư phát triển được duyệt và thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước giao, nhà
nước đặt hàng.
Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công
đoàn; thu từ đề án, dự án, chương trình do nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ
chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; lãi tiền gửi ngân hàng, kho bạc, tiền
thanh lý, nhượng bán tài sản.
Trong các nguồn thu trên thì nguồn thu chủ yếu của tài chính công đoàn gồm
kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn. Thu tài chính công đoàn là nhiệm vụ
vô cùng quan trọng đối với tổ chức công đoàn từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam đến Công đoàn cơ sở. Nếu không thu được sẽ không có kinh phí cho các công
đoàn cơ sở hoạt động, công đoàn cấp trên cũng không có kinh phí để tổ chức các
hoạt động, duy trì bộ máy của mình. Hậu quả tất yếu, hệ thống công đoàn từ Trung
ương đến cơ sở sẽ không thể thực hiện được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình với
công nhân, viên chức, lao động và đoàn viên công đoàn.
9
Quy định về quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn [4]
Công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn theo
quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tài
chính công đoàn được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của Công
đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn, bao gồm các nhiệm vụ chủ yếu
sau đây:
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng
nghề nghiệp cho người lao động.
Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp,
chính đáng của người lao động
Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây
dựng công đoàn vững mạnh.
Tổ chức các phong trào thi đua do Công đoàn phát động
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; Đào tạo, bồi dưỡng người
lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn.
Tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch cho người lao động;
Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới.
Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động
khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; Tổ chức hoạt động chăm lo khác cho
người lao động.
Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động
có thành tích trong học tập, công tác.
Trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách các cấp, chi phụ
cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn không chuyên trách.
Chi cho hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp.
Các nhiệm vụ chi khác.
10
Như vậy, tài chính công đoàn được sử dụng cho 12 nội dung trong đó 9 nội
dung chi phục vụ công nhân viên chức lao động và đoàn viên công đoàn, 3 nội
dung chi cho bộ máy và cán bộ Công đoàn chuyên trách.
1.2.3 Cơ sở pháp lý của việc thu, phân cấp thu, phân phối nguồn thu
và sử dụng tài chính công đoàn.
Nguồn thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn là nguồn thu cơ bản,
chủ yếu của hệ thống công đoàn. Trên cơ sở các quy định của pháp luật, Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn công tác
thu, phân cấp thu, phân phối nguồn thu tài chính công đoàn nhằm thống nhất quản
lý tài chính công đoàn, khuyến khích, động viên các cơ quan, đơn vị, cá nhân có
thành tích trong việc thu, quản lý tài chính công đoàn.
• Thu kinh phí công đoàn
Việc trích nộp kinh phí công đoàn của cơ sở được thực hiện theo Luật Công
đoàn năm 1990, Nghị định số 133/HĐBT ngày 20/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Chính phủ) hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn, Thông tư liên tịch số
119/2004/TTLT/BTC-TLĐLĐVN ngày 04/12/2004 của Bộ Tài chính và Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn.
Theo quy định của Thông tư trên thì đối tượng thực hiện là các cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp đã có tổ chức công đoàn ( trừ đơn vị, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài được ưu đãi đầu tư nên không phải trích nộp kinh phí công đoàn) mức
trích nộp kinh phí công đoàn bằng 2% tổng quỹ tiền lương phải trả cho người lao
động kể cả lao động hợp đồng.
Từ năm 2009, đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nơi đã có tổ
chức công đoàn thực hiện việc trích nộp kinh phí công đoàn theo Thông tư số
17/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích nộp và
sử dụng kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và văn
phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh theo
Quyết định số 133/2008/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ. Theo quy định của
Thông tư này thì mức trích nộp kinh phí công đoàn bằng 1% tổng quỹ tiền lương
11
phải trả cho người lao động Việt Nam tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Như vậy, đơn vị hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp trong nước thì trích nộp kinh
phí công đoàn bằng 2% tổng quỹ tiền lương phải trả cho người lao động, đơn vị là
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trích kinh phí công đoàn bằng 1% tổng
quỹ tiền lương phải trả cho người lao động.
Về phân cấp thu kinh phí công đoàn: Theo quy định tại Nghị định của Chính
phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính và
Tổng Liên đoàn về trích nộp kinh phí công đoàn thì việc phân cấp thu do Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phân cấp cho công đoàn cơ sở khối
doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ ( không hưởng lương từ ngân
sách nhà nước ) thu kinh phí công đoàn 2% do cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao
động chuyển sang và có trách nhiệm nộp lên công đoàn cấp trên theo tỷ lệ phân
phối. Đối với công đoàn cơ sở hành chính, sự nghiệp ( đơn vị hưởng lương từ ngân
sách nhà nước ) nộp đủ kinh phí công đoàn 2% về công đoàn cấp trên cơ sở qua
Kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch, công đoàn cấp trên có trách
nhiệm cấp trả cho công đoàn cơ sở theo tỷ lệ phân cấp của Tổng Liên đoàn để công
đoàn cơ sở có kinh phí hoạt động và được để lại theo tỷ lệ được phân cấp để chi
cho hoạt động của cấp mình, nộp nghĩa vụ lên công đoàn cấp trên.
Từ năm 2013, Luật Công đoàn năm 2012 có hiệu lực thì việc đóng kinh phí
công đoàn được thực hiện đối với tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế không phân biệt đơn vị, doanh nghiệp đã có hay chưa có tổ
chức công đoàn đều phải đóng kinh phí công đoàn bằng 2% so với tổng quỹ tiền
lương đóng bảo hiểm xã hội cho đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Mức đóng kinh phí công đoàn được quy định thống nhất một mức đối với tất cả
các loại hình, các đơn vị có sử dụng lao động theo pháp luật về lao động. Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam phân cấp cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thu
kinh phí công đoàn của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có sử dụng lao động
thuộc các thành phần kinh tế ( trước đây các đơn vị là doanh nghiệp thì Công đoàn
12
cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn do người sử dụng lao động trích
chuyển)
• Về thu đoàn phí công đoàn
Việc thu đoàn phí công đoàn được thực hiện theo hướng dẫn số 826/HD-
TLĐ ngày 01/6/2009 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hướng dẫn này có
hiệu lực từ ngày 01/7/2009.
Đối tượng đóng đoàn phí là đoàn viên công đoàn tại các công đoàn cơ sở
thuộc mọi loại hình, mức đóng đoàn phí bằng 1% tiền lương ngạch bậc, phụ cấp
chức vụ, phụ cấp trách trách nhiệm đối với đoàn viên ở đơn vị hành chính, sự
nghiệp, mức đóng 1% tiền lương, tiền công phải trả cho đoàn viên đối với đoàn
viên ở đơn vị, doanh nghiệp.
Từ năm 2014, việc đóng đoàn phí công đoàn thực hiện theo hướng dẫn số
258/HD-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ngày 07/3/2014 về việc
đóng đoàn phí công đoàn, theo quy định tại hướng dẫn này mức đóng đoàn phí
công đoàn là 1% tiền lương của đoàn viên công đoàn ( mức đóng đoàn phí không
thay đổi so với Hướng dẫn 826/HD-TLĐ) và quy định rõ mức trần, mức sàn đóng
đoàn phí công đoàn của các loại hình công đoàn cơ sở.
Về phân cấp thu đoàn phí công đoàn: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
phân cấp cho công đoàn cơ sở ở các loại hình thu đoàn phí công đoàn và nộp lên
Công đoàn cấp trên theo tỷ lệ phân phối nguồn thu đoàn phí công đoàn.
• Về phân phối nguồn thu tài chính công đoàn.
Xuất phát từ quy định của Luật Công đoàn Việt Nam, các Nghị định của
Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ
Tài chính, Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam quy định và hướng dẫn việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng kinh phí công
đoàn. Việc đóng kinh phí công đoàn là trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị,
chủ sử dụng lao động. Còn việc phân phối, sử dụng nguồn tài chính công đoàn do
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định.
13
Từ năm 2010-2012: Công đoàn cơ sở hành chính sự nghiệp, cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp có vốn trong nước được sử dụng 60% số thu kinh phí và đoàn phí
công đoàn. Công đoàn cơ sở nộp lên cấp trên cơ sở 40% số thu kinh phí, đoàn phí
công đoàn được sử dụng cho các cấp trên cơ sở từ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ
sở đến Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Công đoàn cơ sở là đơn vị, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được sử dụng 100% số thu kinh phí công đoàn và
80% số thu đoàn phí công đoàn, công đoàn các cấp trên cơ sở đến Tổng Liên đoàn
được sử dụng 20% số thu đoàn phí công đoàn ( tuy tỷ lệ phân phối của khối cơ
quan, đơn vị trong nước và đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài khác nhau, nhưng
công đoàn cơ sở đều được sử dụng kinh phí và đoàn phí công đoàn với tỷ lệ là
1,8% trên tổng số thu kinh phí và đoàn phí công đoàn )
Từ năm 2013, công đoàn cơ sở được sử dụng 65% số thu kinh phí công đoàn
(2% ) và 60% số thu đoàn phí công đoàn ( 1% ). Công đoàn các cấp trên cơ sở từ
công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đến Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được
sử dụng 35% kinh phí công đoàn và 40% số thu đoàn phí công đoàn.
Bảng 1.1 Quy định về thu và phân phối tài chính công đoàn
STT
Nội dung, loại hình đơn vị,
cơ sở
Tổng
số
(Tỷ lệ
%)
Thu và phân cấp
thu tài chính
công đoàn
Phân phối nguồn
thu
Cơ sở
pháp lý
Phân
cấp
thu
Công
đoàn
cơ sở
(Tỷ lệ
%)
Công
đoàn các
cấp trên
cơ sở
(Tỷ lệ %)
I Từ năm 2010 - 2012
1 CĐCS vốn trong nước
1.1 Thu Kinh phí công đoàn 2 TT 119 CĐCS 60 40
1.2 Thu đoàn phí công đoàn 1 HD 826 CĐCS 60 40
2 Công đoàn cơ sở FDI
2.1 Thu Kinh phí công đoàn 1 TT17 CĐCS 100 0
2.2 Thu đoàn phí công đoàn 1 HD 826 CĐCS 80 20
II Từ năm 2013 - 2014
1 Thu Kinh phí công đoàn 2 NĐ 191 CTCS 65 35
2 Thu đoàn phí công đoàn 1 HD 258 CĐCS 60 40
14
Nguồn: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2014, do tình hình hình thực tế các
văn bản quy phạm pháp luật có nhiều thay đổi, bổ sung, điều chỉnh như: Hiến
pháp, Luật Đầu tư, Luật Công đoàn, Luật Ngân sách nhà nước, Bộ Luật lao động,
Luật Bảo hiểm Xã hội. Vì vậy, các quy định, hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam về công tác quản lý tài chính công đoàn phải thay đổi, điều chỉnh
cho phù hợp với tình hình thực tế.
Tài chính công đoàn là một bộ phận của tài chính nhà nước nhưng có đặc
thù riêng, vừa thực hiện theo quy định chung của quản lý tài chính, ngân sách nhà
nước nhưng vì hoạt động công đoàn gắn với việc phục vụ công nhân viên chức,
đoàn viên công đoàn. Do vậy, tài chính công đoàn thực hiện theo hướng dẫn của
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Trong năm năm qua, công tác tài chính công
đoàn thực hiện theo Luật Công đoàn 1990 và Luật Công đoàn năm 2012, thực hiện
theo Nghị định số 133/HĐBT ngày 20/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ) hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn, Nghị định số 191/2013/NĐ-CP
của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn và Quyết định số
133/2008/QĐ-TTg ngày 01/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc trích nộp
kinh phí công đoàn. Đồng thời thực hiện theo Thông tư liên tịch 119/2004/TTLT-
BTC-TLĐLĐVN và Thông tư số 17/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn
trích nộp kinh phí công đoàn.
Đối với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành các văn bản, quy
định, hướng dẫn về thu, phân phối nguồn thu và sử dụng tài chính công đoàn:
Quy định về thu và phân phối nguồn thu ngân sách công đoàn (nay là phân
phối nguồn thu tài chính công đoàn) gồm các quyết định: Quyết định số 1070/QĐ-
TLĐ ngày 01/9/2011, Quyết định số 168/QĐ-TLĐ ngày 09/01/2013, Quyết định
số 1935/QĐ-TLĐ ngày 29/11/2013 và Quyết định số 270/QĐ-TLĐ ngày
07/3/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định về thu
và phân phối nguồn thu tài chính công đoàn.
15
• Về sử dụng tài chính của công đoàn cơ sở.
Từ năm 2010-2011 thực hiện theo Quyết định số 1375/QĐ-TLĐ ngày
16/10/2007 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc quy định phạm vi thu,
chi ngân sách công đoàn cơ sở.
Từ năm 2012 thực hiện theo Quyết định số 1445/QĐ-TLĐ ngày 16/12/2011
của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc quy định phạm vi thu, chi ngân
sách công đoàn cơ sở.
Năm 2013 thực hiện theo Quyết định số 171/QĐ-TLĐ ngày 09/01/2013 về
việc quy định nội dung, phạm vi thu chi tài chính của công đoàn cơ sở.
Năm 2014 thực hiện theo Quyết định số 272/QĐ-TLĐ ngày 07/3/2014 của
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc quy định nội dung,
phạm vi thu chi tài chính của công đoàn cơ sở.
Nội dung chi của Công đoàn cơ sở [9]
Chi lương, phụ cấp của cán bộ công đoàn chuyên trách, cán bộ
công đoàn không chuyên trách: Lương, phụ cấp và các khoản trích nộp bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế của cán bộ công đoàn chuyên trách cơ sở; Phụ cấp trách
nhiệm của cán bộ công đoàn chuyên trách và phụ cấp kiêm nhiệm của cán bộ công
đoàn không chuyên trách.
Chi quản lý hành chính: Chi họp Ban Chấp hành công đoàn cơ
sở, công đoàn bộ phận; Chi Đại hội công đoàn cơ sở, công đoàn bộ phận, bao gồm:
Trang trí, in tài liệu, bồi dưỡng đại biểu dự hội nghị; nước uống; Chi mua văn
phòng phẩm, tài sản, dụng cụ làm việc của văn phòng công đoàn, chi sửa chữa nhỏ
văn phòng làm việc của công đoàn, tiền bưu phí, công tác phí, nước uống, tiếp
khách.
Chi huấn luyện, đào tạo cán bộ: Chi thù lao giảng viên, bồi
dưỡng học viên, nước uống, tài liệu và các khoản chi hành chính khác của các lớp
bồi dưỡng nghiệp vụ công tác công đoàn do công đoàn cơ sở tổ chức; Chi tiền
công tác phí, tiền mua tài liệu, tiền lương trong những ngày dự tập huấn của cán bộ
do công đoàn cơ sở được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
16
Chi hoạt động phong trào:
Chi bảo vệ cán bộ, đoàn viên công đoàn, cán bộ công nhân viên
chức và người lao động gồm chi bồi dưỡng cho tư vấn, luật sư, chi hội thảo lấy ý
kiến và bồi dưỡng người trực tiếp chuẩn bị giúp công đoàn cơ sở tham gia với
doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương;
thang bảng lương, quy chế trả lương, thưởng; xây dựng nội quy, quy chế của đơn
vị; ký thoả ước lao động tập thể; giải quyết tranh chấp lao động; Tham gia dự thảo
về các chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan đến quyền lợi của cán bộ,
công nhân viên chức lao động; Chi hỗ trợ thuê luật sư bảo vệ cán bộ, đoàn viên
công đoàn cơ sở khi thực hiện quyền đại diện bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp
pháp của người lao động, của tổ chức công đoàn bị chủ doanh nghiệp sa thải, chấm
dứt hợp đồng lao động, chuyển làm việc khác thu nhập giảm.
Chi tuyên truyền, giáo dục: Chi mua sách báo, tạp chí, ấn phẩm
phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục của công đoàn cơ sở; Chi tuyên
truyền, vận động phát triển đoàn viên; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật;
tuyên truyền về sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, phòng chống bạo lực gia
đình, bình đẳng giới; Chi phối hợp tổ chức học văn hoá cho cán bộ, công nhân viên
chức lao động; Chi thù lao báo cáo viên, nước uống.
Chi hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao: Chi hỗ trợ hoạt động
phong trào xây dựng gia đình văn hoá, khu văn hoá, cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp văn hoá. Chi tổ chức cho các hoạt động văn hoá, nghệ thuật; Chi hỗ trợ
mua sắm phương tiện hoạt động văn nghệ, thể thao; Chi bồi dưỡng Ban tổ chức,
vận động viên, diễn viên tham gia hội diễn văn nghệ, thi đấu thể thao do công đoàn
cơ sở tổ chức.
Chi khen thưởng: Chi tiền thưởng kèm theo các hình thức khen
thưởng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn. Chi khen thưởng hoạt động chuyên đề;
khen thưởng hội thi, hội diễn, thi đấu thể thao, thưởng thu nộp kinh phí, đoàn phí
công đoàn.
17
Chi phối hợp tổ chức các hoạt động: Chi phối hợp với chủ
doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị tổ chức hoạt động thi đua; chi bồi dưỡng ban tổ
chức, thí sinh của công đoàn cơ sở tham gia hội thi; Bồi dưỡng thí sinh tham gia
hội thi do công đoàn cấp trên tổ chức; Chi phối hợp với cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp tổ chức ngày Quốc tế thiếu nhi, tết trung thu cho con cán bộ, công nhân
viên của công đoàn cơ sở.
Chi thăm hỏi, trợ cấp khó khăn: Chi thăm hỏi công nhân viên
chức lao động bị ốm đau, thai sản, tai nạn, gia đình có việc hiếu, hỉ của đoàn viên
công đoàn; Chi trợ cấp khó khăn cho đoàn viên công đoàn gặp khó khăn, hoạn nạn
do tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, thiên tai, bệnh tật hiểm nghèo; Chi trợ cấp cán
bộ công đoàn cơ sở tổ chức đình công theo quy định của pháp luật, hoạt động bảo
vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động; Chi tặng quà sinh nhật cho đoàn viên
công đoàn.
Chi khác: Chi hoạt động xã hội của công đoàn cơ sở: Giúp cán
bộ, công nhân viên chức lao động và đoàn viên công đoàn các đơn vị khác bị thiên
tai bão lụt, chất độc màu da cam, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Chi phối hợp
tổ chức cho cán bộ, công nhân viên chức đi tham quan, du lịch; Chi phối hợp tổ
chức, hỗ trợ cho con cán bộ, công nhân viên chức gửi trẻ, học mẫu giáo; Chi cộng
tác viên có nhiều đóng góp, hỗ trợ cho hoạt động của công đoàn cơ sở.
• Về sử dụng tài chính công đoàn
cấp trên cơ sở [11]
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Quyết định số
1468/QĐ-TLĐ ngày 21/11/2010 và Quyết định số 826/QĐ-TLĐ ngày 07/7/2014
về việc ban hành mục lục thu, chi ngân sách công đoàn cấp trên cơ sở gồm:
Lương, phụ cấp và các khoản đóng góp của cán bộ công đoàn
chuyên trách: Lương theo ngạch bậc của cán bộ công đoàn chuyên trách; Phụ cấp
lương cán bộ chuyên trách công đoàn: phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt
khung, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ. Lương, phụ cấp của
cán bộ nhân viên, lao động làm việc theo chế độ hợp đồng; Các khoản đóng góp
18
như: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản phải nộp
khác theo quy định của pháp luật.
Phụ cấp cán bộ công đoàn không chuyên trách: Phụ cấp trách
nhiệm Uỷ viên Ban chấp hành Công đoàn, Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Công đoàn;
phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo theo quy định.
Quản lý hành chính: Thanh toán dịch vụ công cộng như: Tiền
điện, nước, vệ sinh môi trường; Vật tư văn phòng như: Văn phòng phẩm, mua sắm
công cụ, dụng cụ văn phòng; Thông tin tuyên truyền, liên lạc: Cước phí điện thoại,
fax, bưu chính trong nước, sách báo, tạp chí; Chi phí thuê mướn; Chi phương tiện
vận tải; Phúc lợi tập thể: Trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất, tàu xe nghỉ
phép năm, tổ chức khám bệnh cho cán bộ công nhân viên chức, trang cấp bảo hộ
lao động, hỗ trợ tinh giản biên chế; Công tác phí: Tiền vé máy bay, tàu xe, phụ cấp
công tác phí, tiền thuê phòng ngủ, khoán công tác phí; Chi hội nghị; Chi quản lý
hành chính khác.
Huấn luyện, đào tạo: Lương và phụ cấp cho học viên; Tiền thù
lao giảng bài, hỗ trợ tiền ăn học viên, học phí, tài liệu học tập, tiền tàu xe, hỗ trợ
tiền thuê phòng nghỉ, hỗ trợ khác.
Hoạt động phong trào: Chi về công tác tuyên truyền giáo dục
như: tổ chức nói chuyện thời sự, chính sách; Tổ chức hội nghị phổ biến, hướng dẫn
về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật trong công nhân viên chức; Chi
về tuyên truyền cổ động; Chi hoạt động câu lạc bộ, sách báo nghiệp vụ; Chi về
hoạt động văn nghệ, thể thao: Chi hội diễn văn nghệ, thi đấu thể thao; Chi về tổ
chức phong trào thi đua: Tổ chức phổ biến, hướng dẫn công tác, tọa đàm hoặc sơ
kết, tổng kết phong trào thi đua do công đoàn tổ chức; Chi về phong trào và nghiệp
vụ khác; Chi hoạt động Quốc tế: Chi đoàn ra, đoàn vào; Chi tiền sách, báo, bản tin
tuyên truyền đối ngoại; Chi hoạt động phong trào khác.
Khen thưởng: Khen thưởng phong trào thi đua, khen thưởng
chuyên đề theo chế độ của nhà nước và Tổng Liên đoàn; Chi trích lập quỹ khen
19
thưởng cho cán bộ công nhân viên cơ quan theo quy định của Nhà nước và Tổng
Liên đoàn.
Thăm hỏi cán bộ, đoàn viên: Chi thăm hỏi, phúng viếng cán bộ,
công nhân viên chức trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công đoàn
Đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định: Chi xây
dựng cơ bản, mua sắm và sửa chữa lớn tài sản cố định bằng nguồn ngân sách công
đoàn; Chi mua sắm tài sản cố định; Chi đầu tư xây dựng cơ bản; Chi sửa chữa lớn
tài sản cố định.
Các khoản chi khác: Kinh phí ủng hộ các cá nhân, tập thể ngoài
đơn vị, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, và các khoản đóng góp khác; Chi bảo vệ cán
bộ công đoàn cơ sở, các khoản chi khác cho công đoàn cơ sở; Các khoản chi khác.
• Định mức, tiêu chuẩn, chế độ
chi tiêu công đoàn cấp trên cơ sở.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Quyết định số
1466/QĐ-TLĐ ngày 02/11/2010. Từ năm 2014 thực hiện theo Quyết định số
502/QĐ-TLĐ ngày 26/4/2014 của Đoàn Chủ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Định mức chi tại công đoàn cấp trên cơ sở [10]
Chế độ chi hội nghị, tập huấn, hội thảo, họp báo, Hội nghị Ban
Chấp hành công đoàn các cấp: Các hội nghị, tập huấn, hội thảo do Tổng Liên
đoàn; Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công đoàn
ngành Trung ương tổ chức, mức chi tối đa 100.000đồng/người/ ngày; Đối với cấp
quận, huyện và tương đương tổ chức, mức chi tối đa 70.000đồng/người/ngày; Chi
bồi dưỡng nhân viên, lái xe trực tiếp phục vụ hội nghị, tập huấn, hội thảo, gặp gỡ
báo chí, mức chi tối đa 50.000đồng/người/ ngày.
Chế độ chi cho báo cáo viên, giảng viên: Thù lao giảng viên là
Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Bí thư Tỉnh ủy và tương đương, mức chi tối
đa 1.000.000đồng/ người/ buổi; Giảng viên, báo cáo viên là Thứ trưởng, Chủ tịch
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
Phó Bí thư Tỉnh ủy và các chức danh: giáo sư, chuyên gia cao cấp, tiến sỹ khoa
20
học, mức tối đa 800.000đồng/ người/ buổi; Giảng viên, báo cáo viên là cấp Phó
Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, cấp Cục, Vụ, Viện, Tỉnh uỷ viên, Trưởng, Phó các Sở, Ban ngành cấp
tỉnh và tương đương, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, giảng viên chính, mức chi tối đa
600.000đồng/ người/ buổi; Giảng viên, báo cáo viên còn lại là cán bộ, công chức
công tác tại các cơ quan, đơn vị Trung ương và cấp tỉnh (ngoài 3 đối tượng trên),
mức chi tối đa 500.000 đồng/ buổi; Giảng viên, báo cáo là cán bộ công chức viên
chức công tác tại các đơn vị từ cấp huyện và tương đương trở xuống, mức chi tối
đa 300.000 đồng/ người/ buổi.
Chi bồi dưỡng người chủ trì hội thảo, viết bài tham luận: Chi bồi
dưỡng người chủ trì hội thảo, tổng hợp ý kiến tham gia hội thảo: Cấp Tổng Liên
đoàn, Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương
đương mức chi tối đa 200.000đồng/cuộc; Liên đoàn Lao động quận, huyện và
tương đương, mức chi tối đa 150.000đồng/cuộc; Chi bồi dưỡng viết bài tham luận:
Các cuộc hội thảo, hội nghị phải đặt bài tham luận mức chi tiền thù lao cho đại
biểu có bài tham luận đặt trước như sau: Tổng Liên đoàn; Liên đoàn Lao động các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương mức chi tối đa
200.000đồng/bài; Liên đoàn Lao động các quận, huyện và tương đương, mức chi
tối đa 100.000 đồng/ bài.
Chi bồi dưỡng họp báo, gặp gỡ phóng viên báo chí, mức chi tối
đa 150.000đồng/người
Chi tiền nước uống cho đại biểu dự hội nghị, hội thảo, tập huấn
mức chi tối đa 30.000đ/người/ngày.
Chế độ trang cấp, thanh toán tiền cước phí điện thoại tại nhà
riêng và điện thoại di động: Được quy định mức trang cấp điện thoại và mức chi
tiền điện thoại hàng tháng cho từng chức danh cụ thể trên cơ sở quy định của Bộ
Tài chính.
Chế độ chi cộng tác viên: Các tập thể, cá nhân có nhiều đóng
góp, giúp đỡ hoạt động của tổ chức công đoàn và đơn vị, các cơ quan công đoàn
21
được chi cộng tác viên theo mức: Tổng Liên đoàn; Liên đoàn Lao động các tỉnh,
thành phố mức chi từ 200.000 đồng đến 500.000đồng/người; Liên đoàn Lao động
các quận, huyện và tương đương, mức chi từ 100.000 đồng đến
300.000đồng/người;
Chế độ chi thăm hỏi, trợ cấp khó khăn: Cán bộ công nhân viên
chức trong các cơ quan công đoàn bị ốm đau, tai nạn phải vào bệnh viện điều trị
được chi thăm hỏi tối đa 500.000đồng/lần; Cán bộ công nhân viên đang làm việc
trong các cơ quan công đoàn bị chết, gia đình cán bộ, công nhân viên chức được hỗ
trợ tối đa 1.500.000đồng; Cha, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng, vợ. Con của cán bộ công
nhân viên trong các cơ quan công đoàn bị chết được trợ cấp 500.000đồng/người;
Gia đình cán bộ công nhân viên gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, có
người thân bị ốm đau dài ngày, tai nạn phải điều trị được trợ cấp tối đa
500.000đồng/lần; Đối với cộng tác viên, lãnh đạo các Bộ, Ngành, địa phương các
đơn vị thường xuyên có quan hệ, giúp đỡ, hỗ trợ đơn vị trong trường hợp ốm đau,
bệnh tật, bị chết hoặc có người thân bị chết mức thăm hỏi.
Chế độ thanh toán tiền tàu xe nghỉ phép: Cán bộ công nhân viên
trong các cơ quan công đoàn được Thủ trưởng đơn vị dự toán cho sử dụng ngày
nghỉ phép hàng năm để đi thăm bố mẹ, vợ hoặc chồng, con bị ốm đau, tai nạn phải
điều trị, bị chết được cơ quan thanh toán tiền vé tàu, xe thông thường đi về;
Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, công nhân viên không sử dụng hoặc không sử
dụng hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm
một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
Chế độ chi hỗ trợ may trang phục: Cán bộ công nhân viên trong
các cơ quan công đoàn được chi hỗ trợ may trang phục tối đa
1.000.000đồng/người/năm; Đối với Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra công đoàn các cấp
ngoài chế độ tại quy định này còn được hưởng chế độ trợ cấp tiền may trang phục
mức 1.000.000đ/ người cho cả nhiệm kỳ.
Chế độ chi khám sức khoẻ định kỳ: Cơ quan công đoàn được tổ
chức khám sức khoẻ định kỳ tập trung cho cán bộ công nhân viên cơ quan
22
1năm/1lần do cơ quan công đoàn chi theo mức thu viện phí hiện hành của cơ sở y
tế.
Chế độ chi hoạt động xã hội: Chi thăm hỏi, động viên đoàn viên
– công nhân viên tại các công đoàn cơ sở gặp khó khăn do bị tại nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, thiên tai, bệnh hiểm nghèo: Tổng Liên đoàn; Liên đoàn Lao
động các tỉnh, thành phố mức chi tối đa 500.000đồng/người/ lần; Liên đoàn Lao
động các quận, huyện và tương đương, mức chi tối đa 300.000 đồng/ người/lần.
Chế độ chi thành lập công đoàn cơ sở và phát triển đoàn viên:
Hỗ trợ tổ chức buổi công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban Chấp hành công
đoàn cơ sở, mức chi tối đa 2.000.000đồng/1 cơ sở; Chi in ấn, phát hành tài liệu
tuyên truyền thành lập công đoàn cơ sở, phát triển đoàn viên.
Chế độ chi tổ chức các cuộc thi: Chi giải thưởng căn cứ tính
chất, quy mô cuộc thi; quy định của nhà nước, khả năng nguồn kinh phí của đơn
vị. Thủ trưởng đơn vị dự toán quyết định mức chi giải thưởng cho tập thể, cá nhân
dự thi; Chi bồi dưỡng ra đề thi, đáp án: Tổng Liên đoàn; Liên đoàn Lao động các
tỉnh, thành phố mức chi tối đa 300.000đồng/1đề; Liên đoàn Lao động các quận,
huyện và tương đương, mức chi tối đa 150.000đồng/1 đề;
Chi bồi dưỡng Ban giám khảo, chấm thi: Tổng Liên đoàn, Liên
đoàn Lao động các tỉnh, thành phố mức chi tối đa 200.000 đồng/ người/ ngày; Liên
đoàn Lao động các quận, huyện và tương đương, mức chi tối đa 100.000đồng/
người/ngày.
Chế độ chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Cán bộ trong các cơ quan
công đoàn được cơ quan có thẩm quyền cử đi đạo tạo, bồi dưỡng được hưởng chế
độ theo quy chế đạo của Tổng Liên đoàn. Cán bộ trong các cơ quan công đoàn
được Thủ trưởng đơn vị dự toán đồng ý cho tham dự các khoá đào tạo trên đại học
do nước ngoài tổ chức tại Việt Nam, được hỗ trợ kinh phí tối đa bằng mức chi phí
của 1 cán bộ được cử đi học tại các cơ sở đào tạo trong nước theo quy định của
Chính phủ.
23
Chế độ chi đối với cán bộ trong các Cơ quan Công đoàn nghỉ
hưu:
Chi tặng quà cho cán bộ công nhân viên chức trong các cơ quan
công đoàn khi nghỉ hưu, mức chi tối đa 1.000.000đồng/người; Chi thăm hỏi cán bộ
công nhân viên chức trong các cơ quan công đoàn đã nghỉ hưu bị bệnh hiểm
nghèo, mức chi tối đa 500.000đồng/người/lần.
Trên cơ sở định mức, tiêu chuẩn chi tiêu của từng nội dung cụ
thể và đặc điểm tình hình của đơn vị để xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của cơ
quan, đơn vị theo quy định làm cơ sở thực hiện và kiểm tra, giám sát.
• Công tác kiểm tra, giám sát
quản lý tài chính công đoàn [6]
Tổng Liên đoàn có Quyết định số 171/QĐ-TLĐ ngày 09/1/2013,
Quyết định số 269/QĐ-TLĐ ngày 07/3/2014 ban hành Quy chế quản lý tài chính,
tài sản công đoàn, theo quy định gồm các nội dung cơ bản sau:
Tài chính công đoàn được tổ chức quản lý theo 4 cấp: Theo cơ
cấu tổ chức của Công đoàn Việt Nam gồm: Cấp Tổng dự toán Trung ương, cấp
tổng dự toán tỉnh (thành phố), cấp tổng dự toán cấp trên cơ sở và cấp cơ sở, nghiệp
đoàn
Năm tài chính công đoàn tính từ 01 tháng 01 đến 31 tháng 12
năm dương lịch.
Dự toán thu, chi tài chính công đoàn của công đoàn các cấp, các
đơn vị được xây dựng hàng năm. Khi dự toán đã được công đoàn cấp trên duyệt,
các cấp, các đơn vị phải có biện pháp tổ chức thực hiện;
Thu tài chính công đoàn phải đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp
thời;
Chi tài chính công đoàn phải thực hiện theo đúng chế độ, tiêu
chuẩn, định mức do Nhà nước và Tổng Liên đoàn quy định; được Thủ trưởng đơn
vị dự toán quyết định chi. Công đoàn các cấp, các đơn vị không được đặt ra các
khoản thu, chi trái với quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
24
Chế độ kế toán: Các khoản thu, chi tài chính công đoàn phải
được hạch toán kế toán, quyết toán đầy đủ, kịp thời theo chế độ kế toán hành chính
sự nghiệp do Nhà nước quy định và hướng dẫn của Tổng Liên đoàn; Các đơn vị kế
toán công đoàn được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Mỗi đơn vị kế toán chỉ được mở một quỹ tiền mặt.
Dự toán, quyết toán thu, chi tài chính năm của công đoàn các
cấp phải báo cáo với Ban Chấp hành, Ủy ban kiểm tra và nộp về cấp trên theo quy
định.
Chuyển số dư nguồn kinh phí: Kết thúc năm tài chính, tích lũy tài
chính công đoàn được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.
Phân cấp quản lý tài chính công đoàn:
Ban Thường vụ, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở có trách nhiệm
thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính theo phân cấp của Tổng Liên đoàn;
xây dựng dự toán; tổ chức thực hiện dự toán; quyết toán; công khai dự toán, quyết
toán thu, chi tài chính công đoàn; xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu
của công đoàn cơ sở; Ban Thường vụ các công đoàn cấp trên cơ sở, Thủ trưởng
các đơn vị dự toán có trách nhiệm xây dựng dự toán, tổ chức thực hiện dự toán;
quyết toán; công khai dự toán, quyết toán. Thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài
chính công đoàn theo phân cấp của Tổng Liên đoàn và công đoàn cấp trên; kiểm
tra, hướng dẫn đơn vị cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công
đoàn và nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên. Phê duyệt báo cáo dự toán, quyết
toán của các đơn vị cấp dưới;
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định nguyên tắc, xây dựng,
xét duyệt, phân bổ dự toán tài chính công đoàn hàng năm. Phê duyệt dự toán, quyết
toán của các đơn vị cấp dưới. Kiểm tra, hướng dẫn đơn vị cấp dưới thực hiện
nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn, thực hiện nộp kinh phí về Tổng
Liên đoàn; ban hành các văn bản về thu, phân phối, sử dụng, quản lý tài chính
công đoàn theo quy định của pháp luật. Tổng hợp báo cáo Ban Chấp hành Tổng
Liên đoàn dự toán, quyết toán thu, chi tài chính công đoàn hàng năm.
25
• Tổ chức bộ máy nghiệp vụ
quản lý tài chính công đoàn:
Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, trực tiếp là đồng chí Chủ tịch
chịu trách nhiệm quản lý tài chính công đoàn cấp mình. Đồng thời chịu sự kiểm tra
của Ủy ban kiểm tra các cấp, của bộ máy nghiệp vụ quản lý tài chính công đoàn
cấp trên, sự giám sát của đoàn viên, người lao động. Chủ tịch công đoàn các cấp là
Chủ tài khoản của cấp tổng dự toán, Chủ tịch công đoàn cơ sở là Chủ tài khoản của
đơn vị dự toán cơ sở.
Tổ chức bộ máy quản lý tài chính công đoàn của cấp Tổng dự
toán Trung ương; Cấp Tổng dự toán Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công
đoàn ngành trung ương là Ban Tài chính.
Ban Tài chính Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn
ngành trung ương vừa làm nhiệm vụ của cấp tổng dự toán vừa làm nhiệm vụ của
đơn vị dự toán cơ quan Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố.
Cấp Tổng dự toán Công đoàn cấp trên cơ sở, Ban Thường vụ
phân công người làm công tác kế toán chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
Ban Chấp hành công đoàn cơ sở phân công người làm công tác
kế toán công đoàn kiêm nhiệm; Trưởng ban Tài chính trực tiếp làm nhiệm vụ của
Kế toán trưởng và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Kế toán trưởng theo quy
định của pháp luật; Người được phân công làm công tác kế toán chuyên trách hoặc
kiêm nhiệm trong các đơn vị kế toán công đoàn làm nhiệm vụ của Kế toán trưởng.
Nhiệm vụ của Ban Tài chính Tổng Liên đoàn: Nghiên cứu chế
độ tài chính, kế toán của Nhà nước để vận dụng xây dựng, hướng dẫn và kiểm tra
việc thực hiện chế độ thu, phân phối, sử dụng, quản lý tài chính, hoạt động kinh
tế và đầu tư XDCB của công đoàn. Thực hiện nhiệm vụ của đơn vị kế toán tổng
dự toán: Xây dựng, tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán, quản lý tài chính của
cấp tổng dự toán Tổng Liên đoàn. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công đoàn các
cấp việc xây dựng dự toán, tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán, quản lý tài
chính công đoàn của công đoàn cấp dưới theo quy định của pháp luật và của
26
Tổng Liên đoàn; Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ tài chính, kế toán cho công đoàn
cấp dưới.
Nhiệm vụ của Ban Tài chính Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành
phố; Công đoàn ngành Trung ương: Chỉ đạo, hướng dẫn các công đoàn cấp dưới,
các đơn vị trực thuộc xây dựng và thực hiện dự toán thu, chi tài chính hàng năm;
xét duyệt và tổng hợp dự toán, quyết toán năm báo cáo Ban Thường vụ, Ban Chấp
hành cấp mình trước khi gửi về Tổng Liên đoàn xét duyệt; Thực hiện công tác kế
toán, thống kê, tổng hợp tình hình thu, chi và quản lý tài chính, tài sản theo quy
định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn; Thực hiện chức năng giám đốc tài chính,
thông qua công tác tài chính giúp Ban Thường vụ chỉ đạo thực hiện các mặt công
tác của công đoàn; Tổ chức kiểm tra tài chính công đoàn cấp dưới, các đơn vị trực
thuộc; Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tài chính công đoàn cấp dưới, và
các đơn vị trực thuộc; Thực hiện nhiệm vụ quản lý chi tiêu, quản lý tài chính, tài
sản và làm công tác kế toán của cơ quan Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố;
Công đoàn ngành Trung ương.
Nhiệm vụ của Kế toán công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Chỉ
đạo, hướng dẫn các công đoàn cơ sở, các đơn vị trực thuộc xây dựng và thực hiện
dự toán hàng năm; xét duyệt và tổng hợp dự toán, quyết toán của công đoàn cấp
dưới trình Ban Thường vụ, Ban Chấp hành công đoàn cấp mình, gửi cấp trên xét
duyệt; Thực hiện công tác kế toán, thống kê về kết quả thu, chi tài chính và tổ chức
kiểm tra tài chính của công đoàn cấp dưới. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán
bộ tài chính của công đoàn cấp mình và cấp dưới.
Nhiệm vụ của Kế toán công đoàn cơ sở: Lập dự toán hàng năm
báo cáo Ban Thường vụ, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, gửi cấp trên xét duyệt.
Tổ chức thực hiện dự toán, làm công tác kế toán, thống kê, lập báo cáo quyết toán
báo cáo Ban Thường vụ, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, gửi cấp trên xét duyệt.
Phục vụ công tác kiểm tra, kiểm toán thu, chi tài chính công đoàn.
Công tác quản lý tài chính công đoàn chịu sự kiểm tra, giám sát
của Ủy ban Kiểm tra công đoàn đồng cấp và Công đoàn cấp trên. Hàng năm, Ủy
27
ban kiểm tra công đoàn các cấp có trách nhiệm kiểm tra việc quản lý thu, chi tài
chính công đoàn của cấp mình và cấp dưới. Định kỳ hai năm một lần, Kiểm toán
Nhà nước kiểm toán việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, sử dụng tài chính
công đoàn của Tổng Liên đoàn và các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công
đoàn ngành Trung ương và một số công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
Ngoài các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện công tác quản
lý tài chính công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Nghị
quyết số 4a/NQ-TLĐ ngày 14/3/2010 về một số vấn đề trong công tác tài chính
công đoàn và hoạt động kinh tế công đoàn; Chỉ thị số 01/CT-TLĐ ngày
26/02/2010 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc tăng cường công tác
quản lý sử dụng ngân sách công đoàn ( nay là tài chính công đoàn); Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 10 ngày 27/12/2012 trong đó có một số nội dung về tài chính
công đoàn theo Luật Công đoàn năm 2012.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính công đoàn.
Công tác quản lý tài chính công đoàn được biểu hiện cụ thể ở các khâu của
quá trình quản lý tài chính công đoàn, đó là quản lý quá trình tạo lập nguồn tài
chính công đoàn, quá trình phân phối nguồn tài chính công đoàn và quá trình sử
dụng nguồn tài chính công đoàn.
1.3.1 Về tạo lập nguồn tài chính
Như đã phân tích trên, nguồn thu tài chính công đoàn gồm: Thu kinh phí
công đoàn, thu đoàn phí công đoàn, thu do ngân sách hỗ trợ, thu khác tại đơn vị.
Trong đó, thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn là nguồn thu chủ yếu của
tài chính công đoàn.
1.3.2 Về phân phối nguồn thu tài chính công đoàn.
Phân phối nguồn thu tài chính công đoàn được Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam quy định tỷ lệ phân phối kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn giữa
công đoàn cơ sở, và công đoàn các cấp trên cơ sở với quan điểm chỉ đạo là ưu tiên
cho công đoàn cơ sở. Tỷ lệ điều tiết cho công đoàn các cấp trên cơ sở trong đó có
tỷ lệ điều tiết giữa Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố với Tổng Liên đoàn Lao
28
động Việt Nam, còn tỷ lệ phân phối giữa Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố với
công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở do Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố quyết
định.
1.3.3 Về sử dụng nguồn tài chính công đoàn.
Việc sử dụng nguồn tài chính công đoàn ở mỗi cấp theo định mức, nội dung,
phạm vi thu- chi do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định. Đó là hệ thống
mục lục thu, chi của các cấp, quy định về tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của từng
cấp công đoàn. Mặt khác, mỗi cấp đều phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm
bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch trong quản lý tài chính công đoàn các cấp.
1.4 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý tài chính công đoàn.
Công tác quản lý tài chính công đoàn được đánh giá bằng các tiêu chí sau:
Chỉ tiêu thu kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn, thu khác: Chỉ tiêu này
được đánh giá bằng cách so sánh giữa số liệu dự toán và số liệu thực hiện, giữa
năm sau với năm trước. Tuy nhiên, do cơ chế thu tài chính thay đổi, vì vậy số thu
kinh phí và đoàn phí công đoàn có thể chưa phản ảnh hết thực chất của công tác
thu tài chính công đoàn.
Số đơn vị đóng kinh phí, đoàn phí công đoàn theo Báo cáo quyết toán, dự
toán hàng năm. Qua tổng hợp hàng năm cho thấy, tỷ lệ đơn vị cơ sở có báo cáo
quyết toán, dự toán trên tổng số đơn vị quản lý toàn diện chưa cao, nhiều cơ sở
không có báo cáo dự toán, quyết toán về công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Vì
vậy, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cũng không thể tổng hợp được số liệu thu,
chi tài chính của các cơ sở không nộp báo cáo quyết toán lên cấp trên.
Công tác quản lý, sử dụng tài chính công đoàn được đánh giá thông qua tỷ
trọng chi của từng cấp, tỷ trọng chi của các mục chi theo mục lục thu, chi tài chính
công đoàn, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính công đoàn, việc thực hiện Luật kế
toán, Luật thống kê.
Theo quy định của Tổng Liên đoàn hiện nay: Đối với công đoàn cơ sở tỷ lệ
chi lương, phụ cấp cho cán bộ công đoàn chuyên trách không quá 30%, chi hành
chính không quá 10%, chi hoạt động phong trào tối thiểu 60% tổng số của nguồn
29
tài chính công đoàn cơ sở được sử dụng ( trong đó chi thăm hỏi, trợ cấp cho cán
bộ, đoàn viên công đoàn không quá 10% chi hoạt động phong trào ). Đối với công
đoàn cấp trên cơ sở trở lên, chi lương và phụ cấp cho cán bộ công đoàn chuyên
trách theo đúng hệ số, ngạch bậc quy định của Ban Tổ chức Trung ương đối với
cán bộ đảng, đoàn thể, chi phụ cấp cán bộ công đoàn không chuyên trách theo hệ
số của từng chức danh, các khoản chi hành chính, chi phong trào theo định mức,
tiêu chuẩn đối với công đoàn cấp trên cơ sở, chi khen thưởng không quá 8% và chi
đào tạo, huấn luyện cán bộ tối thiểu 15% tổng chi hoạt động thường xuyên của
công đoàn cấp trên cơ sở.
30
2 CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN TẠI
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1. Khái quát chung về Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng
2.1.1 Khái quát về Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng
Địa chỉ: Số 88, Điện Biên Phủ, phường Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Liên đoàn Lao động thành phố Hải
Phòng
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng gồm có: Chủ tịch, 4 phó
Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố, 7 ban và 2 đơn vị tương đương là: Ban
Chính sách pháp luật, Ban Tổ chức, Ban Tài chính, Ban Nữ công, Ban Tuyên giáo,
Văn phòng, Ủy ban Kiểm tra, Trung tâm Tư vấn pháp luật, Quỹ Trợ vốn công
nhân lao động nghèo.
Tính đến ngày 31/12/2014, Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng quản
lý 2.225 công đoàn cơ sở với 251.000 lao động, trong đó có 179.000 đoàn viên
công đoàn, Liên đoàn Lao động thành phố phân cấp cho các công đoàn cấp trên cơ
sở quản lý trực tiếp các công đoàn cơ sở. Các công đoàn cấp trên cơ sở gồm:
Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng
(Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, 07 Ban + Trung
tâm tư vấn pháp luật + Quỹ trợ vốn CNLĐ
nghèo)
LĐLĐ quận, huyện Công đoàn ngành
Công đoàn cơ sở CĐCS trực thuộcCông đoàn cơ sở
31
08 công đoàn ngành và tương đương là: Công đoàn Ngành Công Thương,
Công đoàn ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công đoàn ngành Xây
dựng, Công đoàn ngành Y tế, Công đoàn ngành Giáo dục, Công đoàn ngành Giao
thông vận tải, Công đoàn Viên chức, Công đoàn Khu Kinh tế.
15 Liên đoàn Lao động quận, huyện gồm: Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê
Chân, Kiến An, Hải An, Dương Kinh và Đồ Sơn, An Dương, Thủy Nguyên, Kiến
Thụy, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, Cát Hải và Bạch Long Vỹ.
Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng quản lý trực tiếp 9 Công đoàn cơ
sở trực: Công đoàn Công ty Xi măng CHINFON, Công đoàn Công ty Da Giầy,
Công đoàn Công ty Cổ phần Tập đoàn VLC, Công đoàn Công ty cổ phần
Container Việt Nam, Công đoàn Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, Công đoàn
Trường Đại học Dân lập Hải Phòng, Công đoàn Trường Đại học Hải Phòng, Công
đoàn Công ty cổ phần Hàng hải Liên Minh và Công đoàn cơ quan Liên đoàn Lao
động thành phố.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn [3]
2.1.2.1. Chức năng
Chức năng nhiệm vụ của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố
trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nói chung, Liên đoàn Lao động
thành phố Hải Phòng nói riêng được quy định tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam như
sau:
Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố được tổ chức theo đơn vị
hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Đoàn Chủ tịch Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định thành lập hoặc giải thể phù hợp với quy
định của pháp luật.
Đối tượng tập hợp của Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng
là đoàn viên, công nhân viên chức lao động trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Liên đoàn lao động thành phố Hải Phòng chỉ đạo trực tiếp các
Liên đoàn Lao động huyện, Công đoàn ngành địa phương, Công đoàn các khu
công nghiệp và các Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn trực thuộc (kể cả Công đoàn cơ
32
sở các đơn vị của Trung ương không có Công đoàn ngành Trung ương trên địa
bàn).
2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Triển khai thực hiện các
Chỉ thị, Nghị quyết của Công đoàn cấp trên và Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh,
thành phố; các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Đại diện, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
đoàn viên, người lao động trên địa bàn. Tham gia với cấp ủy Đảng, Cơ quan Nhà
nước thành phố về các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các vấn
đề có liên quan đến đời sống, việc làm và điều kiện làm việc của người lao động
trên địa bàn. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động xã hội.
Phối hợp với các Cơ quan chức năng của Nhà nước, Công đoàn
ngành Trung ương thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và các
chính sách có liên quan trực tiếp đến đoàn viên, người lao động trong các cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp; hướng dẫn và chỉ đạo việc giải quyết tranh chấp lao động,
tham gia hội đồng trọng tài lao động ở địa phương, điều tra tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp trong các doanh nghiệp trên địa bàn.
Chỉ đạo các Công đoàn ngành địa phương, Liên đoàn Lao động
huyện, Công đoàn các khu công nghiệp và Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác
thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Phối hợp với Công đoàn ngành Trung ương và tương đương chỉ
đạo các Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành Trung ương đóng trên địa
bàn.
Hướng dẫn, chỉ đạo các Công đoàn cơ sở trực thuộc các Công
đoàn cấp trên cơ sở khác đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố những nội dung sau
đây:
Triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng, các chủ trương, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.
33
Phối hợp với các Cơ quan chức năng của Nhà nước ở địa phương
thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao
động; điều tra các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố
cáo, tranh chấp lao động; đại diện bảo vệ người lao động trong các vụ án về lao
động và Công đoàn khi người lao động yêu cầu.
Tổ chức, vận động đoàn viên và người lao động rèn luyện học
tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp; quản lý và tổ chức các hoạt động
văn hóa, thể dục thể thao, các cơ sở văn hóa công nhân, các cơ sở dạy nghề, giới
thiệu việc làm và tư vấn pháp luật của Công đoàn theo quy định của Nhà nước và
tổ chức Công đoàn.
Thực hiện quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực
hiện chính sách đối với cán bộ được phân cấp quản lý.
Hướng dẫn, chỉ đạo Đại hội các Công đoàn cấp dưới; phát triển
đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở và Nghiệp đoàn vững mạnh.
Thực hiện công tác đối ngoại theo quy định của Đoàn Chủ tịch
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của Công đoàn
theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2.2 Thực trạng công tác quản lý tài chính công đoàn tại Liên đoàn
Lao động thành phố Hải Phòng từ năm 2010 đến năm 2014
Thực hiện phân cấp thu và quản lý tài chính công đoàn của Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam. Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng đã thực hiện phân
cấp cho công đoàn cấp trên cơ sở thu và quản lý tài chính các công đoàn cơ sở,
Liên đoàn Lao động thành phố trực tiếp thu kinh phí và quản lý tài chính công
đoan đối với 9 công đoàn cơ sở trực thuộc. Các cơ sở còn lại do Liên đoàn Lao
động các quận, huyện, Công đoàn các ngành thu và quản lý tài chính công đoàn
theo đúng định hướng, chỉ đạo của Tổng Liên đoàn.
34
Bảng 2.2 Tổng hợp chi tiêu thu kinh phí công đoàn
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Tên chỉ tiêu Dự toán Thực hiện
Tỷ lệ
(%)
Tỷ lệ năm
sau/ năm
trước
1 Năm 2010 37.500 44.795 119 -
2 Năm 2011 45.000 55.154 122 123
3 Năm 2012 58.500 72.158 123 131
4 Năm 2013 85.000 86.968 102 121
5 Năm 2014 108.809 110.466 101 127
Tổng cộng 334.809 369.541
Nguồn: Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng
Như vậy trong thời gian từ năm 2010-2014, số thu kinh phí công đoàn của
Liên đoàn Lao động thành phố hàng năm đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức
dự toán được giao. Dự toán thu kinh phí công đoàn từ năm 2013 và năm 2014
được giao khá cao do thực hiện theo Luật Công đoàn năm 2012, số thu kinh phí
công đoàn bao gồm cả thu kinh phí của đơn vị chưa có công đoàn, đối tượng thu
mở rộng hơn, vì vậy dự toán của Tổng Liên đoàn giao lớn hơn các năm trước
nhiều.
Nếu loại trừ yếu tố tăng do khách quan là tỷ lệ tăng tiền lương tối thiểu hàng
năm (cả khối hành chính, sự nghiệp và doanh nghiệp là 7% ) theo quy định của nhà
nước đối với từng khu vực thì số thu kinh phí công đoàn hàng năm đều tăng so với
dự toán và so với năm trước.
35
Bảng 2.3 Tổng hợp chỉ tiêu thu đoàn phí công đoàn
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Tên chỉ tiêu Dự toán Thực hiện Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ năm
sau/ năm
trước
1 Năm 2010 20.571 24.960 121,34 -
2 Năm 2011 23.000 31.427 136,64 126,00
3 Năm 2012 28.600 38.762 135,53 123,34
4 Năm 2013 39.900 43.320 108,57 111,76
5 Năm 2014 42.100 45.821 108,84 105,78
Cộng 154.171 184.290
Nguồn: Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng
Số thu đoàn phí công đoàn hàng năm đều hoàn thành vượt mức dự toán được
giao, tỷ lệ tăng từ năm 2013 trở đi không lớn như các năm trước do việc giao dự
toán của Tổng Liên đoàn được xác định theo số liệu đoàn viên công đoàn, vì vậy
dự toán giao sát hơn các năm trước.
Bảng 2.4 Tổng hợp chi tiêu thu khác
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Tên chỉ tiêu Dự toán
Thực
hiện
Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ năm
sau/ năm
trước
1 Năm 2010 11.300 18.657 165,11 -
2 Năm 2011 15.000 26.405 176,04 142,00
3 Năm 2012 17.500 27.884 159,34 106,00
4 Năm 2013 25.000 35.763 143,05 128,25
5 Năm 2014 25.700 27.208 105,87 76,00
Tổng cộng 94.500 135.918
Nguồn: Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng
Ngoài nguồn thu kinh phí và đoàn phí công đoàn, thu khác đóng vai trò quan
trọng trong cơ cấu nguồn thu tài chính công đoàn. Đối với số liệu giao dự toán thu
khác, Tổng Liên đoàn giao dự toán căn cứ vào số liệu dự kiến của các đơn vị nói
chung, Liên đoàn Lao động thành phố nói riêng để giao, khác với chỉ tiêu thu kinh
phí công đoàn và đoàn phí công đoàn là chỉ tiêu pháp lệnh được giao trên cơ sở số
lao động, số đoàn viên công đoàn do Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng
quản lý trực tiếp. Chỉ tiêu thu khác là chỉ tiêu phấn đấu, không phải chỉ tiêu pháp
36
lệnh, đơn vị nào khai thác tốt nguồn này thì có điều kiện để tổ chức các hoạt động
tại đơn vị, không phải điều tiết về cấp trên như nguồn thu kinh phí, đoàn phí công
đoàn.
Như vậy, từ năm 2010 - 2015, Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng
luôn hoàn thành chỉ tiêu thu khác, mức tăng và tỷ lệ tăng khác nhau, nhưng đều
hoàn thành vượt mức dự toán được giao.
Bảng 2.5 Tổng hợp thu do Tổng Liên đoàn cấp
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Tên chỉ tiêu Dự toán Thực hiện Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ năm
sau/ năm
trước
1 Năm 2010 1.430 170 11,89 -
2 Năm 2011 310 310 100,00 182
3 Năm 2012 2.600 2.600 100,00 839
4 Năm 2013 - 1.047 0
5 Năm 2014 - 1.000 -
Tổng cộng 4.340 5.127
Nguồn: Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng
Năm 2013 và năm 2014, Tổng Liên đoàn cấp kinh phí ngoài kế hoạch do
thực hiện nhiệm vụ đột xuất theo chỉ đao của Tổng Liên đoàn.
Như vậy, từ năm 2010-2014, nguồn thu tài chính công đoàn của Liên đoàn
Lao động thành phố tăng trưởng khá nhanh, tỷ lệ tăng cao hơn so với tỷ lệ tăng thu
tài chính bình quân của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Các nguồn thu chủ
yếu và chỉ tiêu pháp lệnh là: Kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn đều tăng,
có thời điểm tăng tới 35% so với dự toán năm, tỷ lệ tăng năm sau so với năm trước
có thời điểm tăng gần 40%. Nếu so sánh số thu kinh phí công đoàn và đoàn phí
công đoàn của năm 2014 so với năm 2010 đạt hơn 200%, trong khi đó các nhân tố
làm tăng số thu do nguyên nhân khách quan không lớn, như vậy số tăng thu kinh
phí công đoàn, đoàn phí công đoàn hàng năm chủ yếu do nỗ lực, cố gắng của Liên
đoàn Lao động thành phố Hải Phòng và các cấp công đoàn thành phố.
Hình 2.2 Tỷ trọng các nguồn thu
37
- Hạn chế
Qua tổng hợp, kết quả thu kinh phí, đoàn phí công đoàn có tăng trưởng khá
so với các tỉnh, ngành. Số thu năm sau so với năm trước, hàng năm đều hoàn thành
và hoàn thành vượt mức dự toán do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao.
Nguồn thu do Ngân sách nhà nước, chuyên môn hỗ trợ khá, nhưng một số khoản
được ngân sách thành phố hỗ trợ theo Nghị định số 191/2013/NĐ-CP của Chính
phủ chưa thực hiện được. Thu khác từ hoạt động kinh tế Công đoàn còn rất hạn
chế, nguồn thu kinh phí và đoàn phí công đoàn đạt kết quả như vậy, song vẫn chưa
triệt để, còn thất thu cả về kinh phí và đoàn phí công đoàn.
Hình 2.3 Tổng hợp số liệu đoàn phí, kinh phí công đoàn thất thu
38
Các doanh nghiệp không thực hiện việc đóng kinh phí công đoàn, đoàn phí
công đoàn chủ yếu là các doanh nghiệp giầy dép, may mặc như: Công ty TNHH
Châu Giang, Công ty CP May Hai, Công ty TNHH Dịch vụ Trường Sơn, Công ty
CP Thuận Ích, Công ty CP dịch vụ CPN, Công ty TNHH bê tông và Xây dựng
Minh Đức..... và một số doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Nomura, Đồ Sơn.
Từ năm 2013, theo luật Công đoàn năm 2012, các đơn vị, doanh nghiệp
chưa có công đoàn cơ sở là đối tượng phải đóng kinh phí Công đoàn. Liên đoàn
Lao động thành phố đã phối hợp với Cục Thống kê tổng họp số lao động trên địa
bàn thành phố. Sau khi loại trừ đi số lao động của các doanh nghiệp, đơn vị Trung
ương, lao động của các doanh nghiệp gia đình và số lao động thuộc các Công đoàn
cơ sở do Liên đoàn Lao động thành phố quản lý thì số lao động của các đơn vị
chưa có Công đoàn thuộc đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn là 11.500 người,
số kinh phí phải thu của hai năm là 4.020 triệu đồng; Thực tế năm 2013 và 2014
mới thu được 2.012 triệu đồng; Như vậy thất thu kinh phí đối với doanh nghiệp,
đơn vị chưa có Công đoàn cơ sở là: 4.020 - 2.012 = 2.008 triệu
• Nguyên nhân
Quy định về thu kinh phí công đoàn chưa đồng bộ, chưa có chế tài xử lý các
đơn vị vi phạm về tài chính công đoàn.
Một số Công đoàn cơ sở tổ chức thu đoàn phí Công đoàn chưa đúng tỷ lệ
quy định của Tổng Liên đoàn, còn thu bình quân dưới mức quy định.
39
Công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về Luật Công đoàn, Luật lao
động và các quy định về nghĩa vụ đóng kinh phí công đoàn chưa hiệu quả.
Chủ tịch công đoàn cơ sở hầu hết là cán bộ công đoàn không chuyên trách
hưởng lương của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa phát huy hết vai trò trong
công tác quản lý tài chính công đoàn.
Ý thức chấp hành pháp luật về tài chính công đoàn của một số chủ sử dụng
lao động chưa nghiêm, còn có biểu hiện chây ỳ, cản trở Công đoàn cơ sở thực hiện
nghĩa vụ tài chính Công đoàn.
Lãnh đạo một số công đoàn cấp trên cơ sở còn chưa quan tâm chỉ đạo công
tác thu tài chính công đoàn, chưa chủ động kiểm tra, đôn đốc các cơ sở.
Lực lượng làm công tác quản lý tài chính công đoàn ở các cấp còn mỏng,
hầu hết làm kiêm nhiệm và thường xuyên biến động nên gặp khó khăn cho việc thu
tài chính công đoàn.
Do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh, dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp duy trì và phát triển được
chiếm tỷ lệ không cao, nhiều doanh nghiệp ngừng sản xuất, đóng mã số thuế.
Liên đoàn Lao động thành phố có 1 doanh nghiệp Công đoàn là Công ty
TNHH MTV Du lịch dịch vụ Công đoàn nhưng hoạt động kinh doanh chưa có hiệu
quả do vậy không nộp được nghĩa vụ với Liên đoàn Lao động thành phố. Hai đơn
vị sự nghiệp Công đoàn là Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Tiệp và Trung
tâm Giới thiệu việc làm- dạy nghề hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp công
lập, không đóng góp được nghĩa vụ với Liên đoàn Lao động thành phố. Vì vậy, các
đơn vị kinh tế, sự nghiệp Công đoàn không nộp được nghĩa vụ với Liên đoàn Lao
động thành phố.
2.2.1 Về phân cấp thu và phân phối tài chính công đoàn
• Kết quả thực hiện phân cấp thu và phân phối tài
chính công đoàn
Thực hiện chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao
động thành phố Hải Phòng đã mạnh dạn và chủ động phân cấp cho Công đoàn cấp
40
http://bit.ly/KhoTaiLieuAZ

More Related Content

What's hot

Quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập nghiên cứu trường hợp tại ...
Quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập  nghiên cứu trường hợp tại ...Quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập  nghiên cứu trường hợp tại ...
Quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập nghiên cứu trường hợp tại ...jackjohn45
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Sài Gòn Thủy Lực
Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Sài Gòn Thủy LựcĐề tài: Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Sài Gòn Thủy Lực
Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Sài Gòn Thủy LựcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...nataliej4
 
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...hanhha12
 

What's hot (19)

Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOTLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
 
Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại công ty Thuốc lá, 9đ
Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại công ty Thuốc lá, 9đ Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại công ty Thuốc lá, 9đ
Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại công ty Thuốc lá, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nướcĐề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
 
Đề tài: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HOT
Đề tài: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HOTĐề tài: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HOT
Đề tài: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HOT
 
Quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập nghiên cứu trường hợp tại ...
Quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập  nghiên cứu trường hợp tại ...Quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập  nghiên cứu trường hợp tại ...
Quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập nghiên cứu trường hợp tại ...
 
Luận văn: Quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập, HAY
Luận văn: Quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập, HAYLuận văn: Quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập, HAY
Luận văn: Quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp
 
Pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nướcPháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
 
Luận án: Quản lí tài chính ở ban tôn giáo chính phủ, HAY
Luận án: Quản lí tài chính ở ban tôn giáo chính phủ, HAYLuận án: Quản lí tài chính ở ban tôn giáo chính phủ, HAY
Luận án: Quản lí tài chính ở ban tôn giáo chính phủ, HAY
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty hàng hải, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty hàng hải, HAYĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty hàng hải, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty hàng hải, HAY
 
Luật kinh doanh
Luật kinh doanhLuật kinh doanh
Luật kinh doanh
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Sài Gòn Thủy Lực
Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Sài Gòn Thủy LựcĐề tài: Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Sài Gòn Thủy Lực
Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Sài Gòn Thủy Lực
 
Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
 
Quyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăng
Quyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăngQuyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăng
Quyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăng
 
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
 
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
 
Luận văn: Giải pháp triển khai có hiệu quả luật doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Giải pháp triển khai có hiệu quả luật doanh nghiệp, HOTLuận văn: Giải pháp triển khai có hiệu quả luật doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Giải pháp triển khai có hiệu quả luật doanh nghiệp, HOT
 
Luận văn: Phát triển hợp tác xã tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển hợp tác xã tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà NẵngLuận văn: Phát triển hợp tác xã tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển hợp tác xã tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
 

Similar to Đề xuất các giải pháp tuyên truyền những nội dung chủ yếu về tài chính công_08303212092019

Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...sividocz
 
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Pháp luật về quản lý và sử dụng lao động ở hợp tác xã nông nghiệp Phát Đạt”
 Pháp luật về quản lý và sử dụng lao động ở hợp tác xã nông nghiệp Phát Đạt” Pháp luật về quản lý và sử dụng lao động ở hợp tác xã nông nghiệp Phát Đạt”
Pháp luật về quản lý và sử dụng lao động ở hợp tác xã nông nghiệp Phát Đạt”Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...
Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...
Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luân Văn Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai.doc
Luân Văn Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai.docLuân Văn Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai.doc
Luân Văn Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai.docsividocz
 

Similar to Đề xuất các giải pháp tuyên truyền những nội dung chủ yếu về tài chính công_08303212092019 (20)

Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOTQuản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
 
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệpLuận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOTLuận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
 
Luận văn: Quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
 
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...
 
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý tài chính, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý tài chính, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý tài chính, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý tài chính, HAY, 9 ĐIỂM
 
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệpKhoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
 
BAI GIANG.pptx
BAI GIANG.pptxBAI GIANG.pptx
BAI GIANG.pptx
 
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOTĐề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
 
Pháp luật về quản lý và sử dụng lao động ở hợp tác xã nông nghiệp Phát Đạt”
 Pháp luật về quản lý và sử dụng lao động ở hợp tác xã nông nghiệp Phát Đạt” Pháp luật về quản lý và sử dụng lao động ở hợp tác xã nông nghiệp Phát Đạt”
Pháp luật về quản lý và sử dụng lao động ở hợp tác xã nông nghiệp Phát Đạt”
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
 
24329 rncryt0 gd0_20131118020348_65671
24329 rncryt0 gd0_20131118020348_6567124329 rncryt0 gd0_20131118020348_65671
24329 rncryt0 gd0_20131118020348_65671
 
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_656712890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
 
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_656712890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
 
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOTChế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH tại thành phố Hà Nội, HAYLuận văn: Pháp luật về công ty TNHH tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH tại thành phố Hà Nội, HAY
 
Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...
Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...
Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...
 
Luân Văn Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai.doc
Luân Văn Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai.docLuân Văn Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai.doc
Luân Văn Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai.doc
 

More from hanhha12

Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...hanhha12
 
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...hanhha12
 
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019hanhha12
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...hanhha12
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...hanhha12
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...hanhha12
 
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...hanhha12
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...hanhha12
 
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019hanhha12
 
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...hanhha12
 
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...hanhha12
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...hanhha12
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...hanhha12
 

More from hanhha12 (20)

Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
 
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
 
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
 
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
 
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
 
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
 
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
 
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
 
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
 
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
 
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
 
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 

Đề xuất các giải pháp tuyên truyền những nội dung chủ yếu về tài chính công_08303212092019

  • 1. PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Công tác quản lý tài chính là nhiệm vụ quan trọng không thể tách rời đối với hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị, mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi quốc gia. Công tác quản lý tài chính công đoàn của cả nước nói chung, thành phố Hải Phòng nói riêng không nằm ngoài quy luật đó. Cũng như hệ thống tài chính của nhà nước, tài chính công đoàn là điều kiện đảm bảo cho tổ chức công đoàn hoạt động và thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ nhằm xây dựng tổ chức công đoàn ngày càng vững mạnh. Do đó, tài chính công đoàn có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động công đoàn của thành phố Hải Phòng. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất biện pháp tăng cường công tác quản lý tài chính công đoàn tại thành phố Hải Phòng là cần thiết, cấp bách đối với Liên đoàn Lao động thành phố, góp phần thực hiện có hiệu quả Luật Công đoàn năm 2012, tạo điều kiện để Liên đoàn Lao động thành phố thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ đối với sự phát triển của thành phố và công nhân viên chức lao động, đoàn viên công đoàn. Tình hình nghiên cứu đề tài Đề tài nghiên cứu về biện pháp tăng cường công tác quản lý tài chính công đoàn nói chung, tại thành phố Hải Phòng nói riêng là đề tài rất mới trong các cơ sở đào tạo, hầu như chưa có luận văn thạc sỹ, đề án tiến sỹ nào nghiên cứu về vấn đề này. Nhưng đối với tổ chức Công đoàn, việc quản lý tài chính công đoàn luôn luôn là vấn đề khó, nhạy cảm, quá trình thực hiện gặp nhiều vướng mắc trở ngại, cần phải tập trung đầu tư, nghiên cứu từ thực tế của cơ sở và tìm giải pháp hữu hiệu. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý tài chính công đoàn để kịp thời bổ sung, điều chỉnh và đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý tài chính công đoàn là việc làm mang ý nghĩa thiết thực về lý luận và thực tiễn. 1
  • 2. Tính cấp thiết của đề tài Công tác quản lý tài chính công đoàn bao gồm quản lý nguồn thu tài chính công đoàn. Thu kinh phí công đoàn và thu đoàn phí công đoàn là nguồn thu chủ yếu của tài chính công đoàn, ngoài ra còn nguồn thu khác cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng thu tài chính công đoàn. Đồng thời với việc thu tài chính công đoàn là việc quản lý, sử dụng tài chính công đoàn để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của công đoàn các cấp nói chung, Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng nói riêng. Đặc biệt trong tình hình thực tế hiện nay, Luật Công đoàn năm 2012 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ tháng 01/2013, đó là sự khẳng định của Đảng, Nhà nước, Quốc hội về vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn, địa vị pháp lý của của tổ chức công đoàn trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên, đối tượng đóng kinh phí công đoàn không chỉ là các đơn vị đã có công đoàn mà bao gồm cả các đơn vị, doanh nghiệp chưa có công đoàn. Theo quy định trước đây đơn vị, doanh nghiệp trích kinh phí công đoàn theo tiền lương phải trả cho người lao động, theo Luật Công đoàn năm 2012, thì cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn theo tổng quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất biện pháp tăng cường công tác quản lý tài chính công đoàn tại thành phố Hải Phòng mà thực tế tại Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng là vấn đề cần thiết và cấp bách. Trong những năm vừa qua, công tác quản lý tài chính công đoàn tại thành phố Hải Phòng có nhiều cố gắng, là một trong những địa phương đóng góp nguồn thu không nhỏ về Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tạo được nguồn tài chính đáp ứng cơ bản yêu cầu hoạt động công đoàn. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thực hiện đóng kinh phí công đoàn theo quy định, việc quản lý đối tượng đóng kinh phí, đoàn phí công đoàn còn hạn chế nên các cấp công đoàn thành phố chưa khai thác hết nguồn thu tài chính công đoàn. Nhiều công đoàn cơ sở triển khai việc thu đoàn phí công đoàn chưa tốt, mức thu đoàn phí công đoàn chưa đúng tỷ lệ quy định của Tổng Liên đoàn. Việc quản lý tài chính công đoàn ở một số ít đơn vị chưa được quan tâm, chi tiêu chưa đúng nội dung, định mức quy định. 2
  • 3. Công tác chỉ đạo thu kinh phí công đoàn ở những nơi đã thành lập công đoàn cơ sở vẫn còn hạn chế và thất thu, từ ngày 01/01/2013 thu kinh phí công đoàn mở rộng thêm đối tượng ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở gặp nhiều khó khăn, chưa nhận được sự hợp tác từ phía chủ doanh nghiệp và do đối tượng đóng kinh phí tăng lên rất nhiều so với trước đây. Sau hơn hai năm thực hiện Luật Công đoàn, số thu kinh phí công đoàn 2% và đoàn phí công đoàn tuy có tăng nhưng thực chất chưa triệt để, vẫn còn thất thu, đặc biệt kết quả thu kinh phí công đoàn ở khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đơn vị chưa có tổ chức công đoàn đạt thấp đã làm ảnh hưởng đến nguồn thu tài chính công đoàn. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Việc nghiên cứu đề tài nhằm hệ thống hóa lại cơ sở lý luận về công tác quản lý tài chính công đoàn, từ lý luận đó làm cơ sở vận dụng vào thực tế để chỉ đạo các cấp công đoàn thành phố triển khai thu tài chính để đáp ứng yêu cầu chi hoạt động công đoàn ngày càng tăng, nhất là các hoạt động tại cơ sở. Đánh giá thực trạng về công tác quản lý tài chính công đoàn của Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng từ việc triển khai thu các nguồn tài chính công đoàn: Thu kinh phí, thu đoàn phí công đoàn, thu các khoản hỗ trợ, thu khác, những việc đã làm được, những việc cần phải rút kinh nghiệm và việc sử dụng tài chính công đoàn mang lại hiệu quả thiết thực, đúng chế độ. Mục tiêu của đề tài: Đề xuất các giải pháp tuyên truyền những nội dung chủ yếu về tài chính công đoàn theo Luật Công đoàn năm 2012, vị trí của công tác quản lý tài chính công đoàn đối với hoạt động công đoàn. Góp phần nâng cao kết quả thu và quản lý tài chính công đoàn đảm bảo nguồn tài chính đáp ứng yêu cầu hoạt động của công đoàn thành phố. 3
  • 4. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Công tác thu tài chính công đoàn gồm: Thu kinh phí, thu đoàn phí công đoàn và các nguồn thu khác của Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng. Công tác quản lý, sử dụng nguồn tài chính công đoàn của Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng. Phạm vi nghiên cứu Đánh giá công tác quản lý tài thu, chi chính công đoàn của Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng từ năm 2010 - 2014. Đề ra biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý tài chính công đoàn giai đoạn 2015-2018, đặc biệt là biện pháp thu tài chính công đoàn của Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn sử dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn, phương pháp xử lý số liệu và phương pháp so sánh. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Việc nghiên cứu đề tài làm cơ sở hệ thống hóa lý luận về công tác quản lý tài chính công đoàn mang tính rất đặc thù riêng, từ đó củng cố việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật nói chung, quy định về tài chính công đoàn nói riêng đến với đơn vị, cơ sở, doanh nghiệp, người sử dụng lao động, người lao động, đoàn viên công đoàn được hiệu quả hơn. Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính công đoàn tại thành phố Hải Phòng để thấy được những khó khăn, bất cập, nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính công đoàn để đề xuất biện pháp tăng cường công tác quản lý tài chính công đoàn về thu tài chính công đoàn: kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn, góp phần thực hiện hoàn thành chỉ tiêu thu tài chính công đoàn của Nghị quyết Đại công đoàn thành phố Hải Phòng lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2013 – 2018). 4
  • 5. Góp phần tăng thêm nguồn lực về tài chính tạo điều kiện để tổ chức công đoàn thành phố nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho công nhân, viên chức, lao động và xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh. Nội dung nghiên cứu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận- kiến nghị, Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về công đoàn, tài chính công đoàn và quản lý tài chính công đoàn. Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính công đoàn tại thành phố Hải Phòng. Chương 3: Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý tài chính công đoàn tại thành phố Hải Phòng. 5
  • 6. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN Tài chính công đoàn là một bộ phận của tài chính nhà nước chịu sự quản lý, giám sát của hệ thống tài chính nhà nước, song hoạt động công đoàn có đặc thù riêng theo Luật Công đoàn, vì vậy tài chính công đoàn vừa thực hiện theo quy định của quy định pháp luật vừa thực hiện theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Để việc nghiên cứu công tác quản lý tài chính công đoàn được cụ thể, cần nắm được khái quát về Công đoàn Việt Nam. 1.1 Công đoàn Việt Nam [4] Công đoàn Việt Nam (nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có tính chất giai cấp của giai cấp công nhân và tính quần chúng, là thành viên của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có quan hệ hợp tác với Nhà nước và phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 1.1.1 Chức năng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đại diện bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của Cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; Tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 6
  • 7. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam luôn luôn trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân và của dân tộc, đồng thời phát huy truyền thông đoàn kết quốc tế, tăng cường và mở rộng hợp tác với Công đoàn các nước, các tổ chức quốc tế trên nguyên tắc hữu nghị, đoàn kết, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi, phấn đấu cho mục tiêu: Vì quyền, lợi ích người lao động, vì hòa bình, dân chủ, độc lập dân tộc, phát triển và tiến bộ xã hội. 1.1.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Cơ cấu tổ chức của Công đoàn Việt Nam gồm 4 cấp: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn: Gồm tất các các công đoàn cơ sở thuộc các loại hình cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp. Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công đoàn ngành địa phương; Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (gọi chung là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở). Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương (gọi chung là Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương). Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (gọi chung là Tổng Liên đoàn) 1.2 Tài chính công đoàn và quản lý tài chính công đoàn 1.2.1 Tài chính công đoàn Khái niệm về tài chính công đoàn Trong các văn bản quy phạm pháp luật từ trước đến nay cũng như các quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về tài chính công đoàn, 7
  • 8. một số thuật ngữ sau đây được sử dụng khi nói về tài chính công đoàn: quỹ công đoàn, ngân sách công đoàn, tài chính công đoàn. Theo Luật Công đoàn năm 2012, thuật ngữ “tài chính công đoàn” được sử dụng thống nhất trong các văn bản pháp luật và các quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tài chính công đoàn nhìn từ góc độ hình thức biểu hiện của nó là điều kiện đảm bảo cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn theo Luật Công đoàn Tài chính công đoàn nhìn từ góc độ bản chất tài chính thì nó thể hiện sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội. Nó phản ảnh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội. Tài chính biểu hiện bên ngoài là các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ, biểu hiện bên trong là các quan hệ kinh tế trong phân phối nguồn tài chính. Tài chính công đoàn là một bộ phận của một khâu trong các khâu của tài chính chung. 1.2.2 Quản lý tài chính công đoàn Quản lý tài chính công đoàn là việc quản lý các nguồn tài chính, quản lý các quỹ tiền tệ, quản lý việc phân phối các nguồn tài chính, quản lý việc tạo lập, phân bổ và sử dụng các quỹ tiền tệ một cách chặt chẽ, hợp lý và có hiệu quả. Đồng thời thông qua hoạt động này để tác động có hiệu quả nhất tới việc xử lý các mối quan hệ nảy sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính, trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của công đoàn. Đối với hệ thống công đoàn việc quản lý nguồn thu và sử dụng tài chính công đoàn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động công đoàn các cấp. Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Công đoàn năm 1990 và Luật Công đoàn 2012, hệ thống tổ chức công đoàn từ Trung ương đến Công đoàn cơ sở không được nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên như các đoàn thể, tổ chức 8
  • 9. chính trị khác: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam. Nhà nước giao cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thu kinh phí công đoàn của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để trang trải chi phí hoạt động của bộ máy, chi hoạt động theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng theo quy định. Kết cấu nguồn thu tài chính công đoàn gồm: Thu đoàn phí công đoàn đối với Đoàn viên Công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc thi hành Điều lệ Công đoàn Thu kinh phí công đoàn theo Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn ( từ năm 2012 trở về trước thực hiện theo Nghị định số 133/HĐBT ngày 20/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn thực hiện). Ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ: Ngân sách cấp hỗ trợ theo chương trình, dự án, đầu tư phát triển được duyệt và thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước giao, nhà nước đặt hàng. Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; thu từ đề án, dự án, chương trình do nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; lãi tiền gửi ngân hàng, kho bạc, tiền thanh lý, nhượng bán tài sản. Trong các nguồn thu trên thì nguồn thu chủ yếu của tài chính công đoàn gồm kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn. Thu tài chính công đoàn là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với tổ chức công đoàn từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đến Công đoàn cơ sở. Nếu không thu được sẽ không có kinh phí cho các công đoàn cơ sở hoạt động, công đoàn cấp trên cũng không có kinh phí để tổ chức các hoạt động, duy trì bộ máy của mình. Hậu quả tất yếu, hệ thống công đoàn từ Trung ương đến cơ sở sẽ không thể thực hiện được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình với công nhân, viên chức, lao động và đoàn viên công đoàn. 9
  • 10. Quy định về quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn [4] Công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tài chính công đoàn được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn, bao gồm các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động. Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn vững mạnh. Tổ chức các phong trào thi đua do Công đoàn phát động Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; Đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn. Tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch cho người lao động; Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới. Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; Tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động. Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác. Trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách các cấp, chi phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn không chuyên trách. Chi cho hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp. Các nhiệm vụ chi khác. 10
  • 11. Như vậy, tài chính công đoàn được sử dụng cho 12 nội dung trong đó 9 nội dung chi phục vụ công nhân viên chức lao động và đoàn viên công đoàn, 3 nội dung chi cho bộ máy và cán bộ Công đoàn chuyên trách. 1.2.3 Cơ sở pháp lý của việc thu, phân cấp thu, phân phối nguồn thu và sử dụng tài chính công đoàn. Nguồn thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn là nguồn thu cơ bản, chủ yếu của hệ thống công đoàn. Trên cơ sở các quy định của pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn công tác thu, phân cấp thu, phân phối nguồn thu tài chính công đoàn nhằm thống nhất quản lý tài chính công đoàn, khuyến khích, động viên các cơ quan, đơn vị, cá nhân có thành tích trong việc thu, quản lý tài chính công đoàn. • Thu kinh phí công đoàn Việc trích nộp kinh phí công đoàn của cơ sở được thực hiện theo Luật Công đoàn năm 1990, Nghị định số 133/HĐBT ngày 20/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn, Thông tư liên tịch số 119/2004/TTLT/BTC-TLĐLĐVN ngày 04/12/2004 của Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn. Theo quy định của Thông tư trên thì đối tượng thực hiện là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã có tổ chức công đoàn ( trừ đơn vị, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được ưu đãi đầu tư nên không phải trích nộp kinh phí công đoàn) mức trích nộp kinh phí công đoàn bằng 2% tổng quỹ tiền lương phải trả cho người lao động kể cả lao động hợp đồng. Từ năm 2009, đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nơi đã có tổ chức công đoàn thực hiện việc trích nộp kinh phí công đoàn theo Thông tư số 17/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích nộp và sử dụng kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Quyết định số 133/2008/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ. Theo quy định của Thông tư này thì mức trích nộp kinh phí công đoàn bằng 1% tổng quỹ tiền lương 11
  • 12. phải trả cho người lao động Việt Nam tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, đơn vị hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp trong nước thì trích nộp kinh phí công đoàn bằng 2% tổng quỹ tiền lương phải trả cho người lao động, đơn vị là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trích kinh phí công đoàn bằng 1% tổng quỹ tiền lương phải trả cho người lao động. Về phân cấp thu kinh phí công đoàn: Theo quy định tại Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn về trích nộp kinh phí công đoàn thì việc phân cấp thu do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phân cấp cho công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ ( không hưởng lương từ ngân sách nhà nước ) thu kinh phí công đoàn 2% do cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động chuyển sang và có trách nhiệm nộp lên công đoàn cấp trên theo tỷ lệ phân phối. Đối với công đoàn cơ sở hành chính, sự nghiệp ( đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước ) nộp đủ kinh phí công đoàn 2% về công đoàn cấp trên cơ sở qua Kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch, công đoàn cấp trên có trách nhiệm cấp trả cho công đoàn cơ sở theo tỷ lệ phân cấp của Tổng Liên đoàn để công đoàn cơ sở có kinh phí hoạt động và được để lại theo tỷ lệ được phân cấp để chi cho hoạt động của cấp mình, nộp nghĩa vụ lên công đoàn cấp trên. Từ năm 2013, Luật Công đoàn năm 2012 có hiệu lực thì việc đóng kinh phí công đoàn được thực hiện đối với tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế không phân biệt đơn vị, doanh nghiệp đã có hay chưa có tổ chức công đoàn đều phải đóng kinh phí công đoàn bằng 2% so với tổng quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mức đóng kinh phí công đoàn được quy định thống nhất một mức đối với tất cả các loại hình, các đơn vị có sử dụng lao động theo pháp luật về lao động. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phân cấp cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thu kinh phí công đoàn của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có sử dụng lao động thuộc các thành phần kinh tế ( trước đây các đơn vị là doanh nghiệp thì Công đoàn 12
  • 13. cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn do người sử dụng lao động trích chuyển) • Về thu đoàn phí công đoàn Việc thu đoàn phí công đoàn được thực hiện theo hướng dẫn số 826/HD- TLĐ ngày 01/6/2009 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hướng dẫn này có hiệu lực từ ngày 01/7/2009. Đối tượng đóng đoàn phí là đoàn viên công đoàn tại các công đoàn cơ sở thuộc mọi loại hình, mức đóng đoàn phí bằng 1% tiền lương ngạch bậc, phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách trách nhiệm đối với đoàn viên ở đơn vị hành chính, sự nghiệp, mức đóng 1% tiền lương, tiền công phải trả cho đoàn viên đối với đoàn viên ở đơn vị, doanh nghiệp. Từ năm 2014, việc đóng đoàn phí công đoàn thực hiện theo hướng dẫn số 258/HD-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ngày 07/3/2014 về việc đóng đoàn phí công đoàn, theo quy định tại hướng dẫn này mức đóng đoàn phí công đoàn là 1% tiền lương của đoàn viên công đoàn ( mức đóng đoàn phí không thay đổi so với Hướng dẫn 826/HD-TLĐ) và quy định rõ mức trần, mức sàn đóng đoàn phí công đoàn của các loại hình công đoàn cơ sở. Về phân cấp thu đoàn phí công đoàn: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phân cấp cho công đoàn cơ sở ở các loại hình thu đoàn phí công đoàn và nộp lên Công đoàn cấp trên theo tỷ lệ phân phối nguồn thu đoàn phí công đoàn. • Về phân phối nguồn thu tài chính công đoàn. Xuất phát từ quy định của Luật Công đoàn Việt Nam, các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định và hướng dẫn việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng kinh phí công đoàn. Việc đóng kinh phí công đoàn là trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị, chủ sử dụng lao động. Còn việc phân phối, sử dụng nguồn tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định. 13
  • 14. Từ năm 2010-2012: Công đoàn cơ sở hành chính sự nghiệp, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có vốn trong nước được sử dụng 60% số thu kinh phí và đoàn phí công đoàn. Công đoàn cơ sở nộp lên cấp trên cơ sở 40% số thu kinh phí, đoàn phí công đoàn được sử dụng cho các cấp trên cơ sở từ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đến Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Công đoàn cơ sở là đơn vị, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được sử dụng 100% số thu kinh phí công đoàn và 80% số thu đoàn phí công đoàn, công đoàn các cấp trên cơ sở đến Tổng Liên đoàn được sử dụng 20% số thu đoàn phí công đoàn ( tuy tỷ lệ phân phối của khối cơ quan, đơn vị trong nước và đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài khác nhau, nhưng công đoàn cơ sở đều được sử dụng kinh phí và đoàn phí công đoàn với tỷ lệ là 1,8% trên tổng số thu kinh phí và đoàn phí công đoàn ) Từ năm 2013, công đoàn cơ sở được sử dụng 65% số thu kinh phí công đoàn (2% ) và 60% số thu đoàn phí công đoàn ( 1% ). Công đoàn các cấp trên cơ sở từ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đến Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được sử dụng 35% kinh phí công đoàn và 40% số thu đoàn phí công đoàn. Bảng 1.1 Quy định về thu và phân phối tài chính công đoàn STT Nội dung, loại hình đơn vị, cơ sở Tổng số (Tỷ lệ %) Thu và phân cấp thu tài chính công đoàn Phân phối nguồn thu Cơ sở pháp lý Phân cấp thu Công đoàn cơ sở (Tỷ lệ %) Công đoàn các cấp trên cơ sở (Tỷ lệ %) I Từ năm 2010 - 2012 1 CĐCS vốn trong nước 1.1 Thu Kinh phí công đoàn 2 TT 119 CĐCS 60 40 1.2 Thu đoàn phí công đoàn 1 HD 826 CĐCS 60 40 2 Công đoàn cơ sở FDI 2.1 Thu Kinh phí công đoàn 1 TT17 CĐCS 100 0 2.2 Thu đoàn phí công đoàn 1 HD 826 CĐCS 80 20 II Từ năm 2013 - 2014 1 Thu Kinh phí công đoàn 2 NĐ 191 CTCS 65 35 2 Thu đoàn phí công đoàn 1 HD 258 CĐCS 60 40 14
  • 15. Nguồn: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2014, do tình hình hình thực tế các văn bản quy phạm pháp luật có nhiều thay đổi, bổ sung, điều chỉnh như: Hiến pháp, Luật Đầu tư, Luật Công đoàn, Luật Ngân sách nhà nước, Bộ Luật lao động, Luật Bảo hiểm Xã hội. Vì vậy, các quy định, hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về công tác quản lý tài chính công đoàn phải thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Tài chính công đoàn là một bộ phận của tài chính nhà nước nhưng có đặc thù riêng, vừa thực hiện theo quy định chung của quản lý tài chính, ngân sách nhà nước nhưng vì hoạt động công đoàn gắn với việc phục vụ công nhân viên chức, đoàn viên công đoàn. Do vậy, tài chính công đoàn thực hiện theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Trong năm năm qua, công tác tài chính công đoàn thực hiện theo Luật Công đoàn 1990 và Luật Công đoàn năm 2012, thực hiện theo Nghị định số 133/HĐBT ngày 20/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn, Nghị định số 191/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn và Quyết định số 133/2008/QĐ-TTg ngày 01/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc trích nộp kinh phí công đoàn. Đồng thời thực hiện theo Thông tư liên tịch 119/2004/TTLT- BTC-TLĐLĐVN và Thông tư số 17/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn. Đối với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành các văn bản, quy định, hướng dẫn về thu, phân phối nguồn thu và sử dụng tài chính công đoàn: Quy định về thu và phân phối nguồn thu ngân sách công đoàn (nay là phân phối nguồn thu tài chính công đoàn) gồm các quyết định: Quyết định số 1070/QĐ- TLĐ ngày 01/9/2011, Quyết định số 168/QĐ-TLĐ ngày 09/01/2013, Quyết định số 1935/QĐ-TLĐ ngày 29/11/2013 và Quyết định số 270/QĐ-TLĐ ngày 07/3/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định về thu và phân phối nguồn thu tài chính công đoàn. 15
  • 16. • Về sử dụng tài chính của công đoàn cơ sở. Từ năm 2010-2011 thực hiện theo Quyết định số 1375/QĐ-TLĐ ngày 16/10/2007 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc quy định phạm vi thu, chi ngân sách công đoàn cơ sở. Từ năm 2012 thực hiện theo Quyết định số 1445/QĐ-TLĐ ngày 16/12/2011 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc quy định phạm vi thu, chi ngân sách công đoàn cơ sở. Năm 2013 thực hiện theo Quyết định số 171/QĐ-TLĐ ngày 09/01/2013 về việc quy định nội dung, phạm vi thu chi tài chính của công đoàn cơ sở. Năm 2014 thực hiện theo Quyết định số 272/QĐ-TLĐ ngày 07/3/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc quy định nội dung, phạm vi thu chi tài chính của công đoàn cơ sở. Nội dung chi của Công đoàn cơ sở [9] Chi lương, phụ cấp của cán bộ công đoàn chuyên trách, cán bộ công đoàn không chuyên trách: Lương, phụ cấp và các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của cán bộ công đoàn chuyên trách cơ sở; Phụ cấp trách nhiệm của cán bộ công đoàn chuyên trách và phụ cấp kiêm nhiệm của cán bộ công đoàn không chuyên trách. Chi quản lý hành chính: Chi họp Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, công đoàn bộ phận; Chi Đại hội công đoàn cơ sở, công đoàn bộ phận, bao gồm: Trang trí, in tài liệu, bồi dưỡng đại biểu dự hội nghị; nước uống; Chi mua văn phòng phẩm, tài sản, dụng cụ làm việc của văn phòng công đoàn, chi sửa chữa nhỏ văn phòng làm việc của công đoàn, tiền bưu phí, công tác phí, nước uống, tiếp khách. Chi huấn luyện, đào tạo cán bộ: Chi thù lao giảng viên, bồi dưỡng học viên, nước uống, tài liệu và các khoản chi hành chính khác của các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác công đoàn do công đoàn cơ sở tổ chức; Chi tiền công tác phí, tiền mua tài liệu, tiền lương trong những ngày dự tập huấn của cán bộ do công đoàn cơ sở được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. 16
  • 17. Chi hoạt động phong trào: Chi bảo vệ cán bộ, đoàn viên công đoàn, cán bộ công nhân viên chức và người lao động gồm chi bồi dưỡng cho tư vấn, luật sư, chi hội thảo lấy ý kiến và bồi dưỡng người trực tiếp chuẩn bị giúp công đoàn cơ sở tham gia với doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương; thang bảng lương, quy chế trả lương, thưởng; xây dựng nội quy, quy chế của đơn vị; ký thoả ước lao động tập thể; giải quyết tranh chấp lao động; Tham gia dự thảo về các chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan đến quyền lợi của cán bộ, công nhân viên chức lao động; Chi hỗ trợ thuê luật sư bảo vệ cán bộ, đoàn viên công đoàn cơ sở khi thực hiện quyền đại diện bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động, của tổ chức công đoàn bị chủ doanh nghiệp sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm việc khác thu nhập giảm. Chi tuyên truyền, giáo dục: Chi mua sách báo, tạp chí, ấn phẩm phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục của công đoàn cơ sở; Chi tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; tuyên truyền về sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới; Chi phối hợp tổ chức học văn hoá cho cán bộ, công nhân viên chức lao động; Chi thù lao báo cáo viên, nước uống. Chi hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao: Chi hỗ trợ hoạt động phong trào xây dựng gia đình văn hoá, khu văn hoá, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hoá. Chi tổ chức cho các hoạt động văn hoá, nghệ thuật; Chi hỗ trợ mua sắm phương tiện hoạt động văn nghệ, thể thao; Chi bồi dưỡng Ban tổ chức, vận động viên, diễn viên tham gia hội diễn văn nghệ, thi đấu thể thao do công đoàn cơ sở tổ chức. Chi khen thưởng: Chi tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn. Chi khen thưởng hoạt động chuyên đề; khen thưởng hội thi, hội diễn, thi đấu thể thao, thưởng thu nộp kinh phí, đoàn phí công đoàn. 17
  • 18. Chi phối hợp tổ chức các hoạt động: Chi phối hợp với chủ doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị tổ chức hoạt động thi đua; chi bồi dưỡng ban tổ chức, thí sinh của công đoàn cơ sở tham gia hội thi; Bồi dưỡng thí sinh tham gia hội thi do công đoàn cấp trên tổ chức; Chi phối hợp với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức ngày Quốc tế thiếu nhi, tết trung thu cho con cán bộ, công nhân viên của công đoàn cơ sở. Chi thăm hỏi, trợ cấp khó khăn: Chi thăm hỏi công nhân viên chức lao động bị ốm đau, thai sản, tai nạn, gia đình có việc hiếu, hỉ của đoàn viên công đoàn; Chi trợ cấp khó khăn cho đoàn viên công đoàn gặp khó khăn, hoạn nạn do tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, thiên tai, bệnh tật hiểm nghèo; Chi trợ cấp cán bộ công đoàn cơ sở tổ chức đình công theo quy định của pháp luật, hoạt động bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động; Chi tặng quà sinh nhật cho đoàn viên công đoàn. Chi khác: Chi hoạt động xã hội của công đoàn cơ sở: Giúp cán bộ, công nhân viên chức lao động và đoàn viên công đoàn các đơn vị khác bị thiên tai bão lụt, chất độc màu da cam, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Chi phối hợp tổ chức cho cán bộ, công nhân viên chức đi tham quan, du lịch; Chi phối hợp tổ chức, hỗ trợ cho con cán bộ, công nhân viên chức gửi trẻ, học mẫu giáo; Chi cộng tác viên có nhiều đóng góp, hỗ trợ cho hoạt động của công đoàn cơ sở. • Về sử dụng tài chính công đoàn cấp trên cơ sở [11] Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1468/QĐ-TLĐ ngày 21/11/2010 và Quyết định số 826/QĐ-TLĐ ngày 07/7/2014 về việc ban hành mục lục thu, chi ngân sách công đoàn cấp trên cơ sở gồm: Lương, phụ cấp và các khoản đóng góp của cán bộ công đoàn chuyên trách: Lương theo ngạch bậc của cán bộ công đoàn chuyên trách; Phụ cấp lương cán bộ chuyên trách công đoàn: phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ. Lương, phụ cấp của cán bộ nhân viên, lao động làm việc theo chế độ hợp đồng; Các khoản đóng góp 18
  • 19. như: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật. Phụ cấp cán bộ công đoàn không chuyên trách: Phụ cấp trách nhiệm Uỷ viên Ban chấp hành Công đoàn, Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Công đoàn; phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo theo quy định. Quản lý hành chính: Thanh toán dịch vụ công cộng như: Tiền điện, nước, vệ sinh môi trường; Vật tư văn phòng như: Văn phòng phẩm, mua sắm công cụ, dụng cụ văn phòng; Thông tin tuyên truyền, liên lạc: Cước phí điện thoại, fax, bưu chính trong nước, sách báo, tạp chí; Chi phí thuê mướn; Chi phương tiện vận tải; Phúc lợi tập thể: Trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất, tàu xe nghỉ phép năm, tổ chức khám bệnh cho cán bộ công nhân viên chức, trang cấp bảo hộ lao động, hỗ trợ tinh giản biên chế; Công tác phí: Tiền vé máy bay, tàu xe, phụ cấp công tác phí, tiền thuê phòng ngủ, khoán công tác phí; Chi hội nghị; Chi quản lý hành chính khác. Huấn luyện, đào tạo: Lương và phụ cấp cho học viên; Tiền thù lao giảng bài, hỗ trợ tiền ăn học viên, học phí, tài liệu học tập, tiền tàu xe, hỗ trợ tiền thuê phòng nghỉ, hỗ trợ khác. Hoạt động phong trào: Chi về công tác tuyên truyền giáo dục như: tổ chức nói chuyện thời sự, chính sách; Tổ chức hội nghị phổ biến, hướng dẫn về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật trong công nhân viên chức; Chi về tuyên truyền cổ động; Chi hoạt động câu lạc bộ, sách báo nghiệp vụ; Chi về hoạt động văn nghệ, thể thao: Chi hội diễn văn nghệ, thi đấu thể thao; Chi về tổ chức phong trào thi đua: Tổ chức phổ biến, hướng dẫn công tác, tọa đàm hoặc sơ kết, tổng kết phong trào thi đua do công đoàn tổ chức; Chi về phong trào và nghiệp vụ khác; Chi hoạt động Quốc tế: Chi đoàn ra, đoàn vào; Chi tiền sách, báo, bản tin tuyên truyền đối ngoại; Chi hoạt động phong trào khác. Khen thưởng: Khen thưởng phong trào thi đua, khen thưởng chuyên đề theo chế độ của nhà nước và Tổng Liên đoàn; Chi trích lập quỹ khen 19
  • 20. thưởng cho cán bộ công nhân viên cơ quan theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn. Thăm hỏi cán bộ, đoàn viên: Chi thăm hỏi, phúng viếng cán bộ, công nhân viên chức trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công đoàn Đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định: Chi xây dựng cơ bản, mua sắm và sửa chữa lớn tài sản cố định bằng nguồn ngân sách công đoàn; Chi mua sắm tài sản cố định; Chi đầu tư xây dựng cơ bản; Chi sửa chữa lớn tài sản cố định. Các khoản chi khác: Kinh phí ủng hộ các cá nhân, tập thể ngoài đơn vị, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, và các khoản đóng góp khác; Chi bảo vệ cán bộ công đoàn cơ sở, các khoản chi khác cho công đoàn cơ sở; Các khoản chi khác. • Định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu công đoàn cấp trên cơ sở. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1466/QĐ-TLĐ ngày 02/11/2010. Từ năm 2014 thực hiện theo Quyết định số 502/QĐ-TLĐ ngày 26/4/2014 của Đoàn Chủ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Định mức chi tại công đoàn cấp trên cơ sở [10] Chế độ chi hội nghị, tập huấn, hội thảo, họp báo, Hội nghị Ban Chấp hành công đoàn các cấp: Các hội nghị, tập huấn, hội thảo do Tổng Liên đoàn; Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công đoàn ngành Trung ương tổ chức, mức chi tối đa 100.000đồng/người/ ngày; Đối với cấp quận, huyện và tương đương tổ chức, mức chi tối đa 70.000đồng/người/ngày; Chi bồi dưỡng nhân viên, lái xe trực tiếp phục vụ hội nghị, tập huấn, hội thảo, gặp gỡ báo chí, mức chi tối đa 50.000đồng/người/ ngày. Chế độ chi cho báo cáo viên, giảng viên: Thù lao giảng viên là Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Bí thư Tỉnh ủy và tương đương, mức chi tối đa 1.000.000đồng/ người/ buổi; Giảng viên, báo cáo viên là Thứ trưởng, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Bí thư Tỉnh ủy và các chức danh: giáo sư, chuyên gia cao cấp, tiến sỹ khoa 20
  • 21. học, mức tối đa 800.000đồng/ người/ buổi; Giảng viên, báo cáo viên là cấp Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cấp Cục, Vụ, Viện, Tỉnh uỷ viên, Trưởng, Phó các Sở, Ban ngành cấp tỉnh và tương đương, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, giảng viên chính, mức chi tối đa 600.000đồng/ người/ buổi; Giảng viên, báo cáo viên còn lại là cán bộ, công chức công tác tại các cơ quan, đơn vị Trung ương và cấp tỉnh (ngoài 3 đối tượng trên), mức chi tối đa 500.000 đồng/ buổi; Giảng viên, báo cáo là cán bộ công chức viên chức công tác tại các đơn vị từ cấp huyện và tương đương trở xuống, mức chi tối đa 300.000 đồng/ người/ buổi. Chi bồi dưỡng người chủ trì hội thảo, viết bài tham luận: Chi bồi dưỡng người chủ trì hội thảo, tổng hợp ý kiến tham gia hội thảo: Cấp Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương mức chi tối đa 200.000đồng/cuộc; Liên đoàn Lao động quận, huyện và tương đương, mức chi tối đa 150.000đồng/cuộc; Chi bồi dưỡng viết bài tham luận: Các cuộc hội thảo, hội nghị phải đặt bài tham luận mức chi tiền thù lao cho đại biểu có bài tham luận đặt trước như sau: Tổng Liên đoàn; Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương mức chi tối đa 200.000đồng/bài; Liên đoàn Lao động các quận, huyện và tương đương, mức chi tối đa 100.000 đồng/ bài. Chi bồi dưỡng họp báo, gặp gỡ phóng viên báo chí, mức chi tối đa 150.000đồng/người Chi tiền nước uống cho đại biểu dự hội nghị, hội thảo, tập huấn mức chi tối đa 30.000đ/người/ngày. Chế độ trang cấp, thanh toán tiền cước phí điện thoại tại nhà riêng và điện thoại di động: Được quy định mức trang cấp điện thoại và mức chi tiền điện thoại hàng tháng cho từng chức danh cụ thể trên cơ sở quy định của Bộ Tài chính. Chế độ chi cộng tác viên: Các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp, giúp đỡ hoạt động của tổ chức công đoàn và đơn vị, các cơ quan công đoàn 21
  • 22. được chi cộng tác viên theo mức: Tổng Liên đoàn; Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố mức chi từ 200.000 đồng đến 500.000đồng/người; Liên đoàn Lao động các quận, huyện và tương đương, mức chi từ 100.000 đồng đến 300.000đồng/người; Chế độ chi thăm hỏi, trợ cấp khó khăn: Cán bộ công nhân viên chức trong các cơ quan công đoàn bị ốm đau, tai nạn phải vào bệnh viện điều trị được chi thăm hỏi tối đa 500.000đồng/lần; Cán bộ công nhân viên đang làm việc trong các cơ quan công đoàn bị chết, gia đình cán bộ, công nhân viên chức được hỗ trợ tối đa 1.500.000đồng; Cha, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng, vợ. Con của cán bộ công nhân viên trong các cơ quan công đoàn bị chết được trợ cấp 500.000đồng/người; Gia đình cán bộ công nhân viên gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, có người thân bị ốm đau dài ngày, tai nạn phải điều trị được trợ cấp tối đa 500.000đồng/lần; Đối với cộng tác viên, lãnh đạo các Bộ, Ngành, địa phương các đơn vị thường xuyên có quan hệ, giúp đỡ, hỗ trợ đơn vị trong trường hợp ốm đau, bệnh tật, bị chết hoặc có người thân bị chết mức thăm hỏi. Chế độ thanh toán tiền tàu xe nghỉ phép: Cán bộ công nhân viên trong các cơ quan công đoàn được Thủ trưởng đơn vị dự toán cho sử dụng ngày nghỉ phép hàng năm để đi thăm bố mẹ, vợ hoặc chồng, con bị ốm đau, tai nạn phải điều trị, bị chết được cơ quan thanh toán tiền vé tàu, xe thông thường đi về; Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, công nhân viên không sử dụng hoặc không sử dụng hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ. Chế độ chi hỗ trợ may trang phục: Cán bộ công nhân viên trong các cơ quan công đoàn được chi hỗ trợ may trang phục tối đa 1.000.000đồng/người/năm; Đối với Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra công đoàn các cấp ngoài chế độ tại quy định này còn được hưởng chế độ trợ cấp tiền may trang phục mức 1.000.000đ/ người cho cả nhiệm kỳ. Chế độ chi khám sức khoẻ định kỳ: Cơ quan công đoàn được tổ chức khám sức khoẻ định kỳ tập trung cho cán bộ công nhân viên cơ quan 22
  • 23. 1năm/1lần do cơ quan công đoàn chi theo mức thu viện phí hiện hành của cơ sở y tế. Chế độ chi hoạt động xã hội: Chi thăm hỏi, động viên đoàn viên – công nhân viên tại các công đoàn cơ sở gặp khó khăn do bị tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thiên tai, bệnh hiểm nghèo: Tổng Liên đoàn; Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố mức chi tối đa 500.000đồng/người/ lần; Liên đoàn Lao động các quận, huyện và tương đương, mức chi tối đa 300.000 đồng/ người/lần. Chế độ chi thành lập công đoàn cơ sở và phát triển đoàn viên: Hỗ trợ tổ chức buổi công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, mức chi tối đa 2.000.000đồng/1 cơ sở; Chi in ấn, phát hành tài liệu tuyên truyền thành lập công đoàn cơ sở, phát triển đoàn viên. Chế độ chi tổ chức các cuộc thi: Chi giải thưởng căn cứ tính chất, quy mô cuộc thi; quy định của nhà nước, khả năng nguồn kinh phí của đơn vị. Thủ trưởng đơn vị dự toán quyết định mức chi giải thưởng cho tập thể, cá nhân dự thi; Chi bồi dưỡng ra đề thi, đáp án: Tổng Liên đoàn; Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố mức chi tối đa 300.000đồng/1đề; Liên đoàn Lao động các quận, huyện và tương đương, mức chi tối đa 150.000đồng/1 đề; Chi bồi dưỡng Ban giám khảo, chấm thi: Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố mức chi tối đa 200.000 đồng/ người/ ngày; Liên đoàn Lao động các quận, huyện và tương đương, mức chi tối đa 100.000đồng/ người/ngày. Chế độ chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Cán bộ trong các cơ quan công đoàn được cơ quan có thẩm quyền cử đi đạo tạo, bồi dưỡng được hưởng chế độ theo quy chế đạo của Tổng Liên đoàn. Cán bộ trong các cơ quan công đoàn được Thủ trưởng đơn vị dự toán đồng ý cho tham dự các khoá đào tạo trên đại học do nước ngoài tổ chức tại Việt Nam, được hỗ trợ kinh phí tối đa bằng mức chi phí của 1 cán bộ được cử đi học tại các cơ sở đào tạo trong nước theo quy định của Chính phủ. 23
  • 24. Chế độ chi đối với cán bộ trong các Cơ quan Công đoàn nghỉ hưu: Chi tặng quà cho cán bộ công nhân viên chức trong các cơ quan công đoàn khi nghỉ hưu, mức chi tối đa 1.000.000đồng/người; Chi thăm hỏi cán bộ công nhân viên chức trong các cơ quan công đoàn đã nghỉ hưu bị bệnh hiểm nghèo, mức chi tối đa 500.000đồng/người/lần. Trên cơ sở định mức, tiêu chuẩn chi tiêu của từng nội dung cụ thể và đặc điểm tình hình của đơn vị để xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị theo quy định làm cơ sở thực hiện và kiểm tra, giám sát. • Công tác kiểm tra, giám sát quản lý tài chính công đoàn [6] Tổng Liên đoàn có Quyết định số 171/QĐ-TLĐ ngày 09/1/2013, Quyết định số 269/QĐ-TLĐ ngày 07/3/2014 ban hành Quy chế quản lý tài chính, tài sản công đoàn, theo quy định gồm các nội dung cơ bản sau: Tài chính công đoàn được tổ chức quản lý theo 4 cấp: Theo cơ cấu tổ chức của Công đoàn Việt Nam gồm: Cấp Tổng dự toán Trung ương, cấp tổng dự toán tỉnh (thành phố), cấp tổng dự toán cấp trên cơ sở và cấp cơ sở, nghiệp đoàn Năm tài chính công đoàn tính từ 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 năm dương lịch. Dự toán thu, chi tài chính công đoàn của công đoàn các cấp, các đơn vị được xây dựng hàng năm. Khi dự toán đã được công đoàn cấp trên duyệt, các cấp, các đơn vị phải có biện pháp tổ chức thực hiện; Thu tài chính công đoàn phải đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời; Chi tài chính công đoàn phải thực hiện theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước và Tổng Liên đoàn quy định; được Thủ trưởng đơn vị dự toán quyết định chi. Công đoàn các cấp, các đơn vị không được đặt ra các khoản thu, chi trái với quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn. 24
  • 25. Chế độ kế toán: Các khoản thu, chi tài chính công đoàn phải được hạch toán kế toán, quyết toán đầy đủ, kịp thời theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp do Nhà nước quy định và hướng dẫn của Tổng Liên đoàn; Các đơn vị kế toán công đoàn được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước. Mỗi đơn vị kế toán chỉ được mở một quỹ tiền mặt. Dự toán, quyết toán thu, chi tài chính năm của công đoàn các cấp phải báo cáo với Ban Chấp hành, Ủy ban kiểm tra và nộp về cấp trên theo quy định. Chuyển số dư nguồn kinh phí: Kết thúc năm tài chính, tích lũy tài chính công đoàn được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng. Phân cấp quản lý tài chính công đoàn: Ban Thường vụ, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính theo phân cấp của Tổng Liên đoàn; xây dựng dự toán; tổ chức thực hiện dự toán; quyết toán; công khai dự toán, quyết toán thu, chi tài chính công đoàn; xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu của công đoàn cơ sở; Ban Thường vụ các công đoàn cấp trên cơ sở, Thủ trưởng các đơn vị dự toán có trách nhiệm xây dựng dự toán, tổ chức thực hiện dự toán; quyết toán; công khai dự toán, quyết toán. Thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn theo phân cấp của Tổng Liên đoàn và công đoàn cấp trên; kiểm tra, hướng dẫn đơn vị cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn và nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên. Phê duyệt báo cáo dự toán, quyết toán của các đơn vị cấp dưới; Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định nguyên tắc, xây dựng, xét duyệt, phân bổ dự toán tài chính công đoàn hàng năm. Phê duyệt dự toán, quyết toán của các đơn vị cấp dưới. Kiểm tra, hướng dẫn đơn vị cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn, thực hiện nộp kinh phí về Tổng Liên đoàn; ban hành các văn bản về thu, phân phối, sử dụng, quản lý tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật. Tổng hợp báo cáo Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn dự toán, quyết toán thu, chi tài chính công đoàn hàng năm. 25
  • 26. • Tổ chức bộ máy nghiệp vụ quản lý tài chính công đoàn: Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, trực tiếp là đồng chí Chủ tịch chịu trách nhiệm quản lý tài chính công đoàn cấp mình. Đồng thời chịu sự kiểm tra của Ủy ban kiểm tra các cấp, của bộ máy nghiệp vụ quản lý tài chính công đoàn cấp trên, sự giám sát của đoàn viên, người lao động. Chủ tịch công đoàn các cấp là Chủ tài khoản của cấp tổng dự toán, Chủ tịch công đoàn cơ sở là Chủ tài khoản của đơn vị dự toán cơ sở. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính công đoàn của cấp Tổng dự toán Trung ương; Cấp Tổng dự toán Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành trung ương là Ban Tài chính. Ban Tài chính Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành trung ương vừa làm nhiệm vụ của cấp tổng dự toán vừa làm nhiệm vụ của đơn vị dự toán cơ quan Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố. Cấp Tổng dự toán Công đoàn cấp trên cơ sở, Ban Thường vụ phân công người làm công tác kế toán chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Ban Chấp hành công đoàn cơ sở phân công người làm công tác kế toán công đoàn kiêm nhiệm; Trưởng ban Tài chính trực tiếp làm nhiệm vụ của Kế toán trưởng và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Kế toán trưởng theo quy định của pháp luật; Người được phân công làm công tác kế toán chuyên trách hoặc kiêm nhiệm trong các đơn vị kế toán công đoàn làm nhiệm vụ của Kế toán trưởng. Nhiệm vụ của Ban Tài chính Tổng Liên đoàn: Nghiên cứu chế độ tài chính, kế toán của Nhà nước để vận dụng xây dựng, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chế độ thu, phân phối, sử dụng, quản lý tài chính, hoạt động kinh tế và đầu tư XDCB của công đoàn. Thực hiện nhiệm vụ của đơn vị kế toán tổng dự toán: Xây dựng, tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán, quản lý tài chính của cấp tổng dự toán Tổng Liên đoàn. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công đoàn các cấp việc xây dựng dự toán, tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán, quản lý tài chính công đoàn của công đoàn cấp dưới theo quy định của pháp luật và của 26
  • 27. Tổng Liên đoàn; Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ tài chính, kế toán cho công đoàn cấp dưới. Nhiệm vụ của Ban Tài chính Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương: Chỉ đạo, hướng dẫn các công đoàn cấp dưới, các đơn vị trực thuộc xây dựng và thực hiện dự toán thu, chi tài chính hàng năm; xét duyệt và tổng hợp dự toán, quyết toán năm báo cáo Ban Thường vụ, Ban Chấp hành cấp mình trước khi gửi về Tổng Liên đoàn xét duyệt; Thực hiện công tác kế toán, thống kê, tổng hợp tình hình thu, chi và quản lý tài chính, tài sản theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn; Thực hiện chức năng giám đốc tài chính, thông qua công tác tài chính giúp Ban Thường vụ chỉ đạo thực hiện các mặt công tác của công đoàn; Tổ chức kiểm tra tài chính công đoàn cấp dưới, các đơn vị trực thuộc; Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tài chính công đoàn cấp dưới, và các đơn vị trực thuộc; Thực hiện nhiệm vụ quản lý chi tiêu, quản lý tài chính, tài sản và làm công tác kế toán của cơ quan Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương. Nhiệm vụ của Kế toán công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Chỉ đạo, hướng dẫn các công đoàn cơ sở, các đơn vị trực thuộc xây dựng và thực hiện dự toán hàng năm; xét duyệt và tổng hợp dự toán, quyết toán của công đoàn cấp dưới trình Ban Thường vụ, Ban Chấp hành công đoàn cấp mình, gửi cấp trên xét duyệt; Thực hiện công tác kế toán, thống kê về kết quả thu, chi tài chính và tổ chức kiểm tra tài chính của công đoàn cấp dưới. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tài chính của công đoàn cấp mình và cấp dưới. Nhiệm vụ của Kế toán công đoàn cơ sở: Lập dự toán hàng năm báo cáo Ban Thường vụ, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, gửi cấp trên xét duyệt. Tổ chức thực hiện dự toán, làm công tác kế toán, thống kê, lập báo cáo quyết toán báo cáo Ban Thường vụ, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, gửi cấp trên xét duyệt. Phục vụ công tác kiểm tra, kiểm toán thu, chi tài chính công đoàn. Công tác quản lý tài chính công đoàn chịu sự kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra công đoàn đồng cấp và Công đoàn cấp trên. Hàng năm, Ủy 27
  • 28. ban kiểm tra công đoàn các cấp có trách nhiệm kiểm tra việc quản lý thu, chi tài chính công đoàn của cấp mình và cấp dưới. Định kỳ hai năm một lần, Kiểm toán Nhà nước kiểm toán việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, sử dụng tài chính công đoàn của Tổng Liên đoàn và các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và một số công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Ngoài các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện công tác quản lý tài chính công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 4a/NQ-TLĐ ngày 14/3/2010 về một số vấn đề trong công tác tài chính công đoàn và hoạt động kinh tế công đoàn; Chỉ thị số 01/CT-TLĐ ngày 26/02/2010 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc tăng cường công tác quản lý sử dụng ngân sách công đoàn ( nay là tài chính công đoàn); Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 ngày 27/12/2012 trong đó có một số nội dung về tài chính công đoàn theo Luật Công đoàn năm 2012. 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính công đoàn. Công tác quản lý tài chính công đoàn được biểu hiện cụ thể ở các khâu của quá trình quản lý tài chính công đoàn, đó là quản lý quá trình tạo lập nguồn tài chính công đoàn, quá trình phân phối nguồn tài chính công đoàn và quá trình sử dụng nguồn tài chính công đoàn. 1.3.1 Về tạo lập nguồn tài chính Như đã phân tích trên, nguồn thu tài chính công đoàn gồm: Thu kinh phí công đoàn, thu đoàn phí công đoàn, thu do ngân sách hỗ trợ, thu khác tại đơn vị. Trong đó, thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn là nguồn thu chủ yếu của tài chính công đoàn. 1.3.2 Về phân phối nguồn thu tài chính công đoàn. Phân phối nguồn thu tài chính công đoàn được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định tỷ lệ phân phối kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn giữa công đoàn cơ sở, và công đoàn các cấp trên cơ sở với quan điểm chỉ đạo là ưu tiên cho công đoàn cơ sở. Tỷ lệ điều tiết cho công đoàn các cấp trên cơ sở trong đó có tỷ lệ điều tiết giữa Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố với Tổng Liên đoàn Lao 28
  • 29. động Việt Nam, còn tỷ lệ phân phối giữa Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở do Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố quyết định. 1.3.3 Về sử dụng nguồn tài chính công đoàn. Việc sử dụng nguồn tài chính công đoàn ở mỗi cấp theo định mức, nội dung, phạm vi thu- chi do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định. Đó là hệ thống mục lục thu, chi của các cấp, quy định về tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của từng cấp công đoàn. Mặt khác, mỗi cấp đều phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch trong quản lý tài chính công đoàn các cấp. 1.4 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý tài chính công đoàn. Công tác quản lý tài chính công đoàn được đánh giá bằng các tiêu chí sau: Chỉ tiêu thu kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn, thu khác: Chỉ tiêu này được đánh giá bằng cách so sánh giữa số liệu dự toán và số liệu thực hiện, giữa năm sau với năm trước. Tuy nhiên, do cơ chế thu tài chính thay đổi, vì vậy số thu kinh phí và đoàn phí công đoàn có thể chưa phản ảnh hết thực chất của công tác thu tài chính công đoàn. Số đơn vị đóng kinh phí, đoàn phí công đoàn theo Báo cáo quyết toán, dự toán hàng năm. Qua tổng hợp hàng năm cho thấy, tỷ lệ đơn vị cơ sở có báo cáo quyết toán, dự toán trên tổng số đơn vị quản lý toàn diện chưa cao, nhiều cơ sở không có báo cáo dự toán, quyết toán về công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Vì vậy, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cũng không thể tổng hợp được số liệu thu, chi tài chính của các cơ sở không nộp báo cáo quyết toán lên cấp trên. Công tác quản lý, sử dụng tài chính công đoàn được đánh giá thông qua tỷ trọng chi của từng cấp, tỷ trọng chi của các mục chi theo mục lục thu, chi tài chính công đoàn, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính công đoàn, việc thực hiện Luật kế toán, Luật thống kê. Theo quy định của Tổng Liên đoàn hiện nay: Đối với công đoàn cơ sở tỷ lệ chi lương, phụ cấp cho cán bộ công đoàn chuyên trách không quá 30%, chi hành chính không quá 10%, chi hoạt động phong trào tối thiểu 60% tổng số của nguồn 29
  • 30. tài chính công đoàn cơ sở được sử dụng ( trong đó chi thăm hỏi, trợ cấp cho cán bộ, đoàn viên công đoàn không quá 10% chi hoạt động phong trào ). Đối với công đoàn cấp trên cơ sở trở lên, chi lương và phụ cấp cho cán bộ công đoàn chuyên trách theo đúng hệ số, ngạch bậc quy định của Ban Tổ chức Trung ương đối với cán bộ đảng, đoàn thể, chi phụ cấp cán bộ công đoàn không chuyên trách theo hệ số của từng chức danh, các khoản chi hành chính, chi phong trào theo định mức, tiêu chuẩn đối với công đoàn cấp trên cơ sở, chi khen thưởng không quá 8% và chi đào tạo, huấn luyện cán bộ tối thiểu 15% tổng chi hoạt động thường xuyên của công đoàn cấp trên cơ sở. 30
  • 31. 2 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1. Khái quát chung về Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng 2.1.1 Khái quát về Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng Địa chỉ: Số 88, Điện Biên Phủ, phường Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng gồm có: Chủ tịch, 4 phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố, 7 ban và 2 đơn vị tương đương là: Ban Chính sách pháp luật, Ban Tổ chức, Ban Tài chính, Ban Nữ công, Ban Tuyên giáo, Văn phòng, Ủy ban Kiểm tra, Trung tâm Tư vấn pháp luật, Quỹ Trợ vốn công nhân lao động nghèo. Tính đến ngày 31/12/2014, Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng quản lý 2.225 công đoàn cơ sở với 251.000 lao động, trong đó có 179.000 đoàn viên công đoàn, Liên đoàn Lao động thành phố phân cấp cho các công đoàn cấp trên cơ sở quản lý trực tiếp các công đoàn cơ sở. Các công đoàn cấp trên cơ sở gồm: Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng (Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, 07 Ban + Trung tâm tư vấn pháp luật + Quỹ trợ vốn CNLĐ nghèo) LĐLĐ quận, huyện Công đoàn ngành Công đoàn cơ sở CĐCS trực thuộcCông đoàn cơ sở 31
  • 32. 08 công đoàn ngành và tương đương là: Công đoàn Ngành Công Thương, Công đoàn ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công đoàn ngành Xây dựng, Công đoàn ngành Y tế, Công đoàn ngành Giáo dục, Công đoàn ngành Giao thông vận tải, Công đoàn Viên chức, Công đoàn Khu Kinh tế. 15 Liên đoàn Lao động quận, huyện gồm: Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân, Kiến An, Hải An, Dương Kinh và Đồ Sơn, An Dương, Thủy Nguyên, Kiến Thụy, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, Cát Hải và Bạch Long Vỹ. Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng quản lý trực tiếp 9 Công đoàn cơ sở trực: Công đoàn Công ty Xi măng CHINFON, Công đoàn Công ty Da Giầy, Công đoàn Công ty Cổ phần Tập đoàn VLC, Công đoàn Công ty cổ phần Container Việt Nam, Công đoàn Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, Công đoàn Trường Đại học Dân lập Hải Phòng, Công đoàn Trường Đại học Hải Phòng, Công đoàn Công ty cổ phần Hàng hải Liên Minh và Công đoàn cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố. 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn [3] 2.1.2.1. Chức năng Chức năng nhiệm vụ của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nói chung, Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng nói riêng được quy định tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam như sau: Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố được tổ chức theo đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định thành lập hoặc giải thể phù hợp với quy định của pháp luật. Đối tượng tập hợp của Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng là đoàn viên, công nhân viên chức lao động trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Liên đoàn lao động thành phố Hải Phòng chỉ đạo trực tiếp các Liên đoàn Lao động huyện, Công đoàn ngành địa phương, Công đoàn các khu công nghiệp và các Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn trực thuộc (kể cả Công đoàn cơ 32
  • 33. sở các đơn vị của Trung ương không có Công đoàn ngành Trung ương trên địa bàn). 2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Công đoàn cấp trên và Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh, thành phố; các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đại diện, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động trên địa bàn. Tham gia với cấp ủy Đảng, Cơ quan Nhà nước thành phố về các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề có liên quan đến đời sống, việc làm và điều kiện làm việc của người lao động trên địa bàn. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động xã hội. Phối hợp với các Cơ quan chức năng của Nhà nước, Công đoàn ngành Trung ương thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và các chính sách có liên quan trực tiếp đến đoàn viên, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; hướng dẫn và chỉ đạo việc giải quyết tranh chấp lao động, tham gia hội đồng trọng tài lao động ở địa phương, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các doanh nghiệp trên địa bàn. Chỉ đạo các Công đoàn ngành địa phương, Liên đoàn Lao động huyện, Công đoàn các khu công nghiệp và Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại của Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Phối hợp với Công đoàn ngành Trung ương và tương đương chỉ đạo các Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành Trung ương đóng trên địa bàn. Hướng dẫn, chỉ đạo các Công đoàn cơ sở trực thuộc các Công đoàn cấp trên cơ sở khác đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố những nội dung sau đây: Triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng, các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. 33
  • 34. Phối hợp với các Cơ quan chức năng của Nhà nước ở địa phương thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động; điều tra các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động; đại diện bảo vệ người lao động trong các vụ án về lao động và Công đoàn khi người lao động yêu cầu. Tổ chức, vận động đoàn viên và người lao động rèn luyện học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp; quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, các cơ sở văn hóa công nhân, các cơ sở dạy nghề, giới thiệu việc làm và tư vấn pháp luật của Công đoàn theo quy định của Nhà nước và tổ chức Công đoàn. Thực hiện quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện chính sách đối với cán bộ được phân cấp quản lý. Hướng dẫn, chỉ đạo Đại hội các Công đoàn cấp dưới; phát triển đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở và Nghiệp đoàn vững mạnh. Thực hiện công tác đối ngoại theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của Công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. 2.2 Thực trạng công tác quản lý tài chính công đoàn tại Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng từ năm 2010 đến năm 2014 Thực hiện phân cấp thu và quản lý tài chính công đoàn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng đã thực hiện phân cấp cho công đoàn cấp trên cơ sở thu và quản lý tài chính các công đoàn cơ sở, Liên đoàn Lao động thành phố trực tiếp thu kinh phí và quản lý tài chính công đoan đối với 9 công đoàn cơ sở trực thuộc. Các cơ sở còn lại do Liên đoàn Lao động các quận, huyện, Công đoàn các ngành thu và quản lý tài chính công đoàn theo đúng định hướng, chỉ đạo của Tổng Liên đoàn. 34
  • 35. Bảng 2.2 Tổng hợp chi tiêu thu kinh phí công đoàn Đơn vị tính: triệu đồng STT Tên chỉ tiêu Dự toán Thực hiện Tỷ lệ (%) Tỷ lệ năm sau/ năm trước 1 Năm 2010 37.500 44.795 119 - 2 Năm 2011 45.000 55.154 122 123 3 Năm 2012 58.500 72.158 123 131 4 Năm 2013 85.000 86.968 102 121 5 Năm 2014 108.809 110.466 101 127 Tổng cộng 334.809 369.541 Nguồn: Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng Như vậy trong thời gian từ năm 2010-2014, số thu kinh phí công đoàn của Liên đoàn Lao động thành phố hàng năm đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán được giao. Dự toán thu kinh phí công đoàn từ năm 2013 và năm 2014 được giao khá cao do thực hiện theo Luật Công đoàn năm 2012, số thu kinh phí công đoàn bao gồm cả thu kinh phí của đơn vị chưa có công đoàn, đối tượng thu mở rộng hơn, vì vậy dự toán của Tổng Liên đoàn giao lớn hơn các năm trước nhiều. Nếu loại trừ yếu tố tăng do khách quan là tỷ lệ tăng tiền lương tối thiểu hàng năm (cả khối hành chính, sự nghiệp và doanh nghiệp là 7% ) theo quy định của nhà nước đối với từng khu vực thì số thu kinh phí công đoàn hàng năm đều tăng so với dự toán và so với năm trước. 35
  • 36. Bảng 2.3 Tổng hợp chỉ tiêu thu đoàn phí công đoàn Đơn vị tính: triệu đồng STT Tên chỉ tiêu Dự toán Thực hiện Tỷ lệ (%) Tỷ lệ năm sau/ năm trước 1 Năm 2010 20.571 24.960 121,34 - 2 Năm 2011 23.000 31.427 136,64 126,00 3 Năm 2012 28.600 38.762 135,53 123,34 4 Năm 2013 39.900 43.320 108,57 111,76 5 Năm 2014 42.100 45.821 108,84 105,78 Cộng 154.171 184.290 Nguồn: Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng Số thu đoàn phí công đoàn hàng năm đều hoàn thành vượt mức dự toán được giao, tỷ lệ tăng từ năm 2013 trở đi không lớn như các năm trước do việc giao dự toán của Tổng Liên đoàn được xác định theo số liệu đoàn viên công đoàn, vì vậy dự toán giao sát hơn các năm trước. Bảng 2.4 Tổng hợp chi tiêu thu khác Đơn vị tính: triệu đồng STT Tên chỉ tiêu Dự toán Thực hiện Tỷ lệ (%) Tỷ lệ năm sau/ năm trước 1 Năm 2010 11.300 18.657 165,11 - 2 Năm 2011 15.000 26.405 176,04 142,00 3 Năm 2012 17.500 27.884 159,34 106,00 4 Năm 2013 25.000 35.763 143,05 128,25 5 Năm 2014 25.700 27.208 105,87 76,00 Tổng cộng 94.500 135.918 Nguồn: Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng Ngoài nguồn thu kinh phí và đoàn phí công đoàn, thu khác đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu nguồn thu tài chính công đoàn. Đối với số liệu giao dự toán thu khác, Tổng Liên đoàn giao dự toán căn cứ vào số liệu dự kiến của các đơn vị nói chung, Liên đoàn Lao động thành phố nói riêng để giao, khác với chỉ tiêu thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn là chỉ tiêu pháp lệnh được giao trên cơ sở số lao động, số đoàn viên công đoàn do Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng quản lý trực tiếp. Chỉ tiêu thu khác là chỉ tiêu phấn đấu, không phải chỉ tiêu pháp 36
  • 37. lệnh, đơn vị nào khai thác tốt nguồn này thì có điều kiện để tổ chức các hoạt động tại đơn vị, không phải điều tiết về cấp trên như nguồn thu kinh phí, đoàn phí công đoàn. Như vậy, từ năm 2010 - 2015, Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng luôn hoàn thành chỉ tiêu thu khác, mức tăng và tỷ lệ tăng khác nhau, nhưng đều hoàn thành vượt mức dự toán được giao. Bảng 2.5 Tổng hợp thu do Tổng Liên đoàn cấp Đơn vị tính: triệu đồng STT Tên chỉ tiêu Dự toán Thực hiện Tỷ lệ (%) Tỷ lệ năm sau/ năm trước 1 Năm 2010 1.430 170 11,89 - 2 Năm 2011 310 310 100,00 182 3 Năm 2012 2.600 2.600 100,00 839 4 Năm 2013 - 1.047 0 5 Năm 2014 - 1.000 - Tổng cộng 4.340 5.127 Nguồn: Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng Năm 2013 và năm 2014, Tổng Liên đoàn cấp kinh phí ngoài kế hoạch do thực hiện nhiệm vụ đột xuất theo chỉ đao của Tổng Liên đoàn. Như vậy, từ năm 2010-2014, nguồn thu tài chính công đoàn của Liên đoàn Lao động thành phố tăng trưởng khá nhanh, tỷ lệ tăng cao hơn so với tỷ lệ tăng thu tài chính bình quân của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Các nguồn thu chủ yếu và chỉ tiêu pháp lệnh là: Kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn đều tăng, có thời điểm tăng tới 35% so với dự toán năm, tỷ lệ tăng năm sau so với năm trước có thời điểm tăng gần 40%. Nếu so sánh số thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn của năm 2014 so với năm 2010 đạt hơn 200%, trong khi đó các nhân tố làm tăng số thu do nguyên nhân khách quan không lớn, như vậy số tăng thu kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn hàng năm chủ yếu do nỗ lực, cố gắng của Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng và các cấp công đoàn thành phố. Hình 2.2 Tỷ trọng các nguồn thu 37
  • 38. - Hạn chế Qua tổng hợp, kết quả thu kinh phí, đoàn phí công đoàn có tăng trưởng khá so với các tỉnh, ngành. Số thu năm sau so với năm trước, hàng năm đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao. Nguồn thu do Ngân sách nhà nước, chuyên môn hỗ trợ khá, nhưng một số khoản được ngân sách thành phố hỗ trợ theo Nghị định số 191/2013/NĐ-CP của Chính phủ chưa thực hiện được. Thu khác từ hoạt động kinh tế Công đoàn còn rất hạn chế, nguồn thu kinh phí và đoàn phí công đoàn đạt kết quả như vậy, song vẫn chưa triệt để, còn thất thu cả về kinh phí và đoàn phí công đoàn. Hình 2.3 Tổng hợp số liệu đoàn phí, kinh phí công đoàn thất thu 38
  • 39. Các doanh nghiệp không thực hiện việc đóng kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn chủ yếu là các doanh nghiệp giầy dép, may mặc như: Công ty TNHH Châu Giang, Công ty CP May Hai, Công ty TNHH Dịch vụ Trường Sơn, Công ty CP Thuận Ích, Công ty CP dịch vụ CPN, Công ty TNHH bê tông và Xây dựng Minh Đức..... và một số doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Nomura, Đồ Sơn. Từ năm 2013, theo luật Công đoàn năm 2012, các đơn vị, doanh nghiệp chưa có công đoàn cơ sở là đối tượng phải đóng kinh phí Công đoàn. Liên đoàn Lao động thành phố đã phối hợp với Cục Thống kê tổng họp số lao động trên địa bàn thành phố. Sau khi loại trừ đi số lao động của các doanh nghiệp, đơn vị Trung ương, lao động của các doanh nghiệp gia đình và số lao động thuộc các Công đoàn cơ sở do Liên đoàn Lao động thành phố quản lý thì số lao động của các đơn vị chưa có Công đoàn thuộc đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn là 11.500 người, số kinh phí phải thu của hai năm là 4.020 triệu đồng; Thực tế năm 2013 và 2014 mới thu được 2.012 triệu đồng; Như vậy thất thu kinh phí đối với doanh nghiệp, đơn vị chưa có Công đoàn cơ sở là: 4.020 - 2.012 = 2.008 triệu • Nguyên nhân Quy định về thu kinh phí công đoàn chưa đồng bộ, chưa có chế tài xử lý các đơn vị vi phạm về tài chính công đoàn. Một số Công đoàn cơ sở tổ chức thu đoàn phí Công đoàn chưa đúng tỷ lệ quy định của Tổng Liên đoàn, còn thu bình quân dưới mức quy định. 39
  • 40. Công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về Luật Công đoàn, Luật lao động và các quy định về nghĩa vụ đóng kinh phí công đoàn chưa hiệu quả. Chủ tịch công đoàn cơ sở hầu hết là cán bộ công đoàn không chuyên trách hưởng lương của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa phát huy hết vai trò trong công tác quản lý tài chính công đoàn. Ý thức chấp hành pháp luật về tài chính công đoàn của một số chủ sử dụng lao động chưa nghiêm, còn có biểu hiện chây ỳ, cản trở Công đoàn cơ sở thực hiện nghĩa vụ tài chính Công đoàn. Lãnh đạo một số công đoàn cấp trên cơ sở còn chưa quan tâm chỉ đạo công tác thu tài chính công đoàn, chưa chủ động kiểm tra, đôn đốc các cơ sở. Lực lượng làm công tác quản lý tài chính công đoàn ở các cấp còn mỏng, hầu hết làm kiêm nhiệm và thường xuyên biến động nên gặp khó khăn cho việc thu tài chính công đoàn. Do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp duy trì và phát triển được chiếm tỷ lệ không cao, nhiều doanh nghiệp ngừng sản xuất, đóng mã số thuế. Liên đoàn Lao động thành phố có 1 doanh nghiệp Công đoàn là Công ty TNHH MTV Du lịch dịch vụ Công đoàn nhưng hoạt động kinh doanh chưa có hiệu quả do vậy không nộp được nghĩa vụ với Liên đoàn Lao động thành phố. Hai đơn vị sự nghiệp Công đoàn là Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Tiệp và Trung tâm Giới thiệu việc làm- dạy nghề hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập, không đóng góp được nghĩa vụ với Liên đoàn Lao động thành phố. Vì vậy, các đơn vị kinh tế, sự nghiệp Công đoàn không nộp được nghĩa vụ với Liên đoàn Lao động thành phố. 2.2.1 Về phân cấp thu và phân phối tài chính công đoàn • Kết quả thực hiện phân cấp thu và phân phối tài chính công đoàn Thực hiện chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng đã mạnh dạn và chủ động phân cấp cho Công đoàn cấp 40