SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Download to read offline
Số 124 tháng 6/2016
thbmekong@gmail.com
tbmekong@yahoo.com
www.vilacaed.org.vn
Phát hành thứ 5 hàng tuần
Hotline: 091 4851538
	 090 9933888
098 7612850
Lo Ngại Nhà Máy Giấy
“Bức Tử” Sông Hậu:Kỳ 2:
Lo Ngại Nhà Máy Giấy
“Bức Tử” Sông Hậu:
Quyết tâm
đưa TP.HCM
trở thành
trung tâm
khu vực
T.08
Vĩnh Long: Bản Án 6 Năm
“Dẫm Chân Tại Chỗ” Vì Thi Hành Án?
“Ông Bụt Xứ Dừa” Lặng Lẽ
Tiếp Bước Trẻ Nghèo Đến Trường
Kon Tum: Thu Hút Đầu Tư
Tại 3 Vùng Kinh Tế Động Lực
Thanh Tra Công Ty Lee&Man
T.17
T.15
T.12
CuộcĐời&TìnhYêuCủaÔngVuaNhạcSếnVinhSử:
Kỳ 4: Người vợ cuối cùng
& Nỗi đau bị bỏ rơi khi mang trọng bệnh
T.13
T.16
02 Số 124 - Tháng 6/2016THEO DÒNG THỜI SỰ
Giá bán tại Việt Nam: 4.800đ
Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Hồ Minh Sơn
Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468
Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.
Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 148A Lê Đình Lý, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng.
Văn phòng đại diện tại Tây Nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak.
Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội.
Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011
In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công An
Đơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001
Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội
(Bộ Kế hoạch & Đầu tư)
Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc
Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm -
Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575
Việt Nam và Trung Quốc
cần nỗ lực thúc đẩy quan hệ hữu
nghị, hợp tác toàn diện phát
triển lành mạnh, ổn định vì điều
này phù hợp với nguyện vọng
và lợi ích căn bản của nhân dân
hai nước, có lợi cho hoà bình, ổn
định và phát triển của khu vực.
Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh
và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương
Khiết Trì - Ảnh: VGP/Hải Minh
Ngày 27/6, tại Hà Nội, Ủy viên
Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính
phủ Phạm Bình Minh và Ủy viên
Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết
Trì đã chủ trì Phiên họp lần thứ 9
Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương
Việt Nam-Trung Quốc. Tại Phiên
họp, hai bên đã điểm lại tình hình
hợp tác trên các mặt giữa hai nước
kể từ Phiên họp lần thứ 8 Ủy ban chỉ
đạo hợp tác song phương Việt-Trung
tháng 6/2015 đến nay; trao đổi và
đưa ra phương hướng, trọng tâm các
lĩnh vực hợp tác trong thời gian tới.
Hai bên cho rằng, cần nỗ lực
thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác
toàn diện Việt Nam-Trung Quốc
phát triển lành mạnh, ổn định vì
điều này phù hợp với nguyện vọng
và lợi ích căn bản của nhân dân hai
nước, có lợi cho hoà bình, ổn định và
phát triển của khu vực. Hai bên nhất
trí cùng nhau thực hiện nghiêm túc
các thỏa thuận và nhận thức chung
mà lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai
nước đã đạt được thời gian qua,
nhất là trong chuyến thăm Trung
Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng (4/2015) và chuyến thăm cấp
Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí
thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình (11/2015), không ngừng củng
cố và thúc đẩy quan hệ đối tác hợp
tác chiến lược toàn diện Việt Nam-
Trung Quốc phát triển ổn định, lành
mạnh và ngày càng đi vào chiều sâu.
Hai bên đánh giá cao những tiến
triển tích cực trong quan hệ hợp tác
giữa hai nước kể từ sau Phiên họp
lần thứ 8 đến nay; Đồng thời xác định
một số trọng tâm công tác lớn nhằm
tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các
bộ, ngành, địa phương hai nước, nhất
là trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc
phòng, an ninh, thực thi pháp luật;
nhất trí thúc đẩy hợp tác kinh tế,
thươngmại,đầutưpháttriểnổnđịnh,
cân bằng, lành mạnh và mở rộng hợp
táctrêncáclĩnhvựcxâydựngcơsởhạ
tầng, tài chính-tiền tệ, nông nghiệp,
môi trường, giao thông vận tải, y tế,
khoa học công nghệ, văn hóa, giáo
dục, du lịch...; tạo điều kiện thuận lợi
cho các địa phương biên giới hai nước
tăng cường hợp tác cùng có lợi. Trên
cơ sở kết quả Hội nghị tổng kết 5 năm
thực hiện 03 văn kiện về quản lý biên
giới trên đất liền Việt Nam-Trung
Quốc, hai bên nhất trí tăng cường
công tác quản lý, giữ gìn trật tự trị an,
giải quyết kịp thời những vấn đề nảy
sinh tại khu vực biên giới hai nước,
góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế ở
khu vực biên giới phát triển ổn định,
lành mạnh và bền vững.
Hai bên đã trao đổi về vấn đề
trên biển, nhấn mạnh yêu cầu cần
nghiêm túc thực hiện các thỏa thuận
và nhận thức chung của lãnh đạo cấp
cao hai Đảng, hai nước, trong đó có
“Thỏa thuận về những nguyên tắc
cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên
biển Việt Nam-Trung Quốc”; kiểm
soát tốt bất đồng, thúc đẩy các cơ chế
đàm phán đạt tiến triển thực chất, nỗ
lực triển khai các dự án hợp tác trên
biển đã thỏa thuận, trao đổi thiết lập
cơ chế hợp tác tìm kiếm cứu nạn trên
biển; kiên trì thông qua trao đổi và
đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải
pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên đều
có thể chấp nhận được. Hai bên cũng
trao đổi những vấn đề quan trọng
như việc không hành động làm phức
tạp tình hình, mở rộng tranh chấp;
thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố
về ứng xử của các bên ở Biển Đông
(DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc
ứngxửởBiểnĐông(COC);giảiquyết
các tranh chấp bằng biện pháp hòa
bình, phù hợp với luật pháp quốc tế,
trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc
về Luật Biển năm 1982.
Kết thúc Phiên họp, Phó Thủ
tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên
Quốc vụ Dương Khiết Trì đã chứng
kiến lễ ký “Biên bản Phiên họp lần
thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song
phương Việt Nam-Trung Quốc”,
“Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư
lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Cục
Cảnh sát biển Trung Quốc”; trao đổi
Công thư giữa Chính phủ Việt Nam
và Chính phủ Trung Quốc về việc
Chính phủ Trung Quốc cung cấp bổ
sung khoản viện trợ không hoàn lại
trị giá 129,5 triệu nhân dân tệ cho
dự án Cung Hữu nghị Việt-Trung.
Trích lược Chinhphu.vn
Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc nhấn mạnh, ĐBSCL
không chỉ là vựa lúa lớn nhất
của Việt Nam mà phải là nền
nông nghiệp thông minh, bền
vững, có giá trị gia tăng cao
của Đông Nam Á và rộng hơn là
châu Á trong tương lai.
“Nếu thực hiện được tầm nhìn
này, chúng ta coi như đã hoàn
thành được một trong những sứ
mệnh khó khăn nhất của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước nói chung và công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nền nông nghiệp Việt
Nam nói riêng”, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc mở đầu bài phát biểu
tại Diễn đàn ĐBSCL 2016 (Mekong
Delta Forum 2016) ngày 27/6, tại
TPHCM. Diễn đàn có chủ đề “Vì
ĐBCSL thịnh vượng và thích ứng
với khí hậu” do Ngân hàng Thế giới
(WB), Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT,
Bộ KH&ĐT cùng một số cơ quan
phối hợp tổ chức.
Các báo cáo, nghiên cứu
được đưa ra tại Diễn đàn đều cho
rằng, ĐBSCL đóng vai trò thiết yếu
cho sự phát triển của Việt Nam nói
chung và an ninh lương thực của
khu vực khi sản xuất đến 50% tổng
sản lượng lúa gạo của Việt Nam và
70% sản lượng thủy sản nuôi trồng
củacảnước.Cácvùngđấtngậpnước
và các vùng cửa sông của ĐBSCL
là nguồn đa dạng sinh học quan
trọng. Tuy nhiên, trong hơn một
thập kỷ gần đây, nhiều thay đổi cả
về tự nhiên và do con người gây ra
đã tạo sức ép phát triển lớn đối với
cả vùng ĐBSCL. Trong dài hạn, các
cộng đồng dân cư duyên hải ĐBSCL
được dự báo sẽ là  đối tượng hứng
chịu những tác động của biến đổi
khí hậu, trong đó có hiện tượng nước
biển dâng và những cơn bão nhiệt
đới có xu hướng ngày càng mạnh.
Sản lượng lúa gạo ở ĐBSCL được dự
báo sẽ giảm từ 6-12% vì ngập lụt và
xâm nhập mặn.
Cho biết ĐBSCL là vựa lúa lớn
nhất của Việt Nam, chiếm 90% tổng
sảnlượnggạoxuấtkhẩucủacảnước,
1/5 lượng gạo thương mại toàn cầu,
Thủ tướng nhìn nhận, “sự sụt giảm
sản lượng nông nghiệp ở vùng này
khôngchỉlàvấnđềcủaViệtNammà
sẽ tác động rõ nét đến giá lương thực,
làm suy yếu an ninh lương thực của
toàn cầu”. Cho rằng ĐBSCL được
thiên nhiên ưu đãi, được Nhà nước
quan tâm hỗ trợ, nhưng Thủ tướng
nhấn mạnh, kết quả đạt được chưa
xứng với tiềm năng, đời sống người
nông dân còn nhiều khó khăn.
Lý giải những hạn chế này, Thủ
tướng chỉ ra các nguyên nhân như:
Thiếu sự liên kết một cách hiệu quả
giữa các tỉnh; Việc kêu gọi đầu tư
phát triển công nghiệp gặp khó khăn
vì thiếu các điều kiện như xa nguồn
năng lượng, suất đầu tư xây dựng
lớn do xa nguồn cung cấp nguyên vật
liệu; Chưa có chiến lược phát triển
công nghiệp phù hợp, tương xứng với
thế mạnh; Chất lượng và số lượng
thủy hải sản không ổn định, hàm
lượng khoa học công nghệ thấp, tư
duy thị trường còn manh mún, nên
sản phẩm chưa đủ đa dạng để đáp
ứng các nhu cầu cao cấp của thị
trường; Vựa lúa của cả nước nhưng
chưa tạo dựng được thương hiệu, uy
tín, giá trị gia tăng vẫn thấp, nên giá
trị xuất khẩu không cao.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cho
rằng, ĐBSCL còn có nhiều lợi thế bị
bỏ ngỏ như phát triển du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa,
phát triển mô hình trang trại, kết
hợp nông nghiệp với du lịch, phát
triển các ngành nghề chế biến nông
sản,thànhphẩmtừcâycôngnghiệp,
dược liệu, xuất khẩu sản phẩm từ
các làng nghề truyền thống…
Để ĐBSCL phát triển hơn nữa
thời gian tới, trước tiên Thủ tướng
yêu cầu Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ
và các tỉnh ĐBSCL phối hợp cùng
Chính phủ tập trung chỉ đạo xây
dựng liên kết vùng, xây dựng chiến
lược phát triển ĐBSCL để phát huy
thế mạnh từng địa phương, tránh
tình trạng cạnh tranh nội bộ, phân
công vùng nào, tỉnh nào, tập trung
sản xuất lương thực, thực phẩm
hoặc trái cây gì cho phù hợp. Xác
định rõ vai trò trách nhiệm của các
địa phương để hỗ trợ sản xuất, kinh
doanh, tạo nên chuỗi liên kết về sản
xuất và dịch vụ để nâng cao năng
lực cạnh tranh tốt hơn…
Thủ tướng cũng yêu cầu các địa
phương ĐBSCL cần tích hợp mục
tiêu nông thôn mới với ứng phó biến
đổi khí hậu. Cũng tại Diễn đàn, Thủ
tướng nhấn mạnh: Việt Nam sẽ hợp
tác chặt chẽ với WB, các Chính phủ,
cácTổchứcquốctếđểcùngnhaugiải
quyết các vấn đề đặt ra ở ĐBSCL.
Trích lược Chinhphu.vn
Thủ tướng định hướng tầm nhìn
Đồng bằng sông Cửu Long Đức Tuân
Phát triển quan hệ Việt-Trung lành mạnh,
ổn định là nguyện vọng chung Hải Minh
3Số 124 - Tháng 6/2016 0SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM
Sau 14 ngày lao động hăng say, nồng
nhiệt, 7 chiến sĩ đồn biên phòng Cồn Roàng
đã hoàn thành giếng nước với chiều sâu hơn
6m, trong đó mực nước cao hơn 3m cho đồng
bào Ma Coong (Dân tộc Bru - Vân Kiều) ở
bản Cồn Roàng (xã Thượng Trạch, huyện
Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình). Từ nay, dân
bản không còn cảnh vất vả đi gánh nước ở
xa nữa. Đây cũng là món quà thể hiện tình
quân dân bền chặt nơi miền biên giới giữa
đại ngàn Trường Sơn.
Nắng tháng sáu ở vùng biên giới xã Thượng
Trạch ngày càng gay gắt, bôi đậm màu da đen
rám của lũ trẻ. Hơn cả tháng nay, con suối chảy
quanh bản Cồn Roàng (xã Thượng Trạch) đã cạn
khô trơ đá. Giữa trưa nắng, lũ trẻ ở đây chỉ biết
dầm mình vào vũng nước đục ngàu còn sót lại
giữa khe suối để làm vơi bớt cảm giác hanh khô.
Trên con đường mòn men theo khe nước, chị Y
Rao dùng chiếc đòn gánh, trên đó treo hai chiếc
can nhựa 10 lít để đi lấy nước ở ngọn suối phía
sau nhà. “Nhà mình ở đây vào mùa nắng rất khổ.
Cái suối nó cạn nên mình phải đi lấy nước xa lắm.
Nước lấy về chỉ đủ nấu ăn thôi”, Y Rao than thở.
Bản Cồn Roàng nằm chênh vênh bên triền
núi với 49 hộ dân và khoảng 219 nhân khẩu.
Trước đây, nguồn nước sinh hoạt phụ thuộc vào
dòng suối. Tuy nhiên, mấy năm lại đây vào mùa
khô dòng suối này cạn khô. Để có nước sinh hoạt,
đồng bào Ma Coong dùng những chiếc can nhựa
5-10 lít vượt qua quả đồi, rồi dọc theo con suối cách
khoảng 2km để lấy nước về phục vụ sinh hoạt.
Nhằmtìmbiệnpháphiệuquả,vữngbềnmang
lại nguồn nước sạch cho bà con sử dụng, đồn Biên
phòng Cồn Roàng đã đề xuất với Bộ Chỉ huy Bộ
đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đào một cái giếng
nướcởbảnCồnRoàng(xãThượngTrạch).Trungtá
Nguyễn Hữu Trung, Đồn trưởng Đồn Biên phòng
Cồn Roàng cho biết: “Sau nhiều lần khảo sát mạch
nước ngầm, bằng kinh nghiệm, các chiến sĩ trong
đơn vị đã chọn khoanh đất ở ngay bên bờ suối để
đào giếng. Vị trí này gần bản nên thuận tiện cho
đồng bào lấy nước sạch về sinh hoạt trong mùa khô
và cả trong mùa mưa khi con suối nước đục ngàu”.
Nằm giữa đại ngàn Trường Sơn, bản Cồn
Roàngcònnhiềukhókhănnênkhiđàogiếngnước,
các chiến sĩ đồn Biên phòng Cồn Roàng gặp nhiều
vất vả. Do đường đi lại còn gập ghềnh nên trong
quá trình vận chuyển vật liệu, các chiến sĩ cũng
gặp nhiều trở ngại. Hằng ngày, 7 chiến sĩ trong
đội phải cắp nách, mang vác từng bao xi măng,
từng viên gạch, bao cát vượt qua từng con dốc cao
vút. Không chỉ dừng lại ở đó, khi đào giếng xuống
sâu cách mặt đất khoảng 2,5 mét, các chiến sĩ đã
gặp phải tảng đá dàn chắn ngang cả diện tích lòng
giếng. Không có dụng cụ khoan cắt đá, bằng dụng
cụ thô sơ, nhưng với quyết tâm “có công mài sắt có
ngày nên kim”, 7 anh em chiến sĩ thay nhau dùng
nỏ sắt, búa tạ để đục từng mảnh đá...Dần dần,
dưới bàn tay cứng như thép, những mảng đá gan
xanh được đục thủng khoảng 3,5 mét. Trung úy
Võ Xuân Long, Đội trưởng kiểm soát hành chính
(đồn Biên phòng Cồn Roàng) chia sẻ: “Khi đào
giếng xuống, gặp ngay phải đá, nhiều anh em cứ
bàn lùi hay là ta tìm vị trí khác cho dễ dàng hơn.
Nhưng theo kinh nghiệm, đây là vị trí có mạch
nước ngầm lớn nên đơn vị động viên anh em khó
khăn rồi cũng qua, chúng ta hãy gắng sức”.
Khi biết tin chiến sĩ đồn Biên phòng Cồn
Roàng đào giếng nước để phục vụ dân bản đang
gặp khó do gặp phải đá, Đinh Doong, trưởng bản
Cồn Roàng đã kêu gọi thanh niên trong bản ra
giúp sức cùng nhau đục. Để động viên bộ đội, mỗi
lần đi lấy nước, chị Y Tơn đã lấy thêm nước một
can về nấu sôi mang ra để mọi người cùng uống.
Nhìn dòng nước mát được múc lên từ lòng giếng,
ông Đinh Doong, trưởng bản Cồn Roàng xúc động
nói “Cảm ơn bộ đội biên phòng đã mang về nguồn
nước sạch để bà con ăn uống, tắm mát. Từ nay,
đồng bào không còn phải cảnh đi gánh nước ở xa
nữa. Có giếng nước rồi, bản mình ai cũng vui”.
Trao đổi với P/V Báo Thời báo Mê Kông,
Trung tá Nguyễn Hữu Trung, Đồn trưởng Đồn
Biên phòng Cồn Roàng, cho biết: “Với sức mạnh
quân dân, sau 14 ngày lao động, 7 chiến sĩ Đồn
biên phòng Cồn Roàng đã hoàn thành giếng nước
với chiều sâu hơn 6m, trong đó mực nước cao hơn
3m. Ngoài ra, anh em chiến sĩ trong đơn vị đã
làm khoảng 300 mét đường ra giếng để bà con đi
lấy nước sinh hoạt được dễ dàng”.
Quảng Bình:
Dân Bản Vui Nhờ Giếng Nước Nặng Tình Quân Dân Tân Bình
Niềm vui từ giếng nước quân dân giữa đại ngàn Trường Sơn
Tình hình ATGT trên địa
bàn TP.Cần Thơ luôn được ổn
định, đảm bảo thông suốt. Tai
nạn giao thông có chiều hướng
giảm dần, năm sau giảm hơn so
với năm trước trên cả 3 tiêu chí
(số vụ, số người chết, số người
bị thương). Điều đó đã và đang
khích lệ các chiến sĩ CSGT khi
tham gia gìn giữ bình yên cho
những cung đường.
ATGT là một vấn đề được Đảng,
Nhà nước, các cấp, các ngành và
toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Do
vậy, để thực hiện nhiệm vụ của
mình, Phòng PC67 (CSGT đường bộ
- đường sắt) TP.Cần Thơ đã thường
xuyên tham mưu cho Ban Giám đốc
CATP chỉ đạo lực lượng công an phối
hợp chặt chẽ với các ban, ngành,
đoàn thể thực hiện nhiều giải pháp
đồng bộ, tạo nên sức mạnh tổng hợp
của cả hệ thống chính trị TP trong
nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT.
Là lực lượng nghiệp vụ, sẵn sàng
chiếnđấu24/24hgiữgìntrậttựATGT
đường bộ trên địa bàn TP, Phòng
PC67 - Công an TP.Cần Thơ rất được
sự quan tâm của các cấp lãnh đạo,
cung cấp đầy đủ, kịp thời các trang
thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp
vụ để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm
vụ được giao. Tuy nhiên, cơ sở vật
chất của phòng vẫn chưa được hoàn
thiện. Diện tích làm việc còn hẹp do
trụ sở đơn vị hiện đang hoạt động
chung với mô hình trạm CSGT cửa ô
Hưng Phú, chưa có trụ sở chính thức.
05 đội, trạm độc lập còn lại chỉ là nhà
tiền chế, mô hình trạm còn đang xây
dựng dở dang. Điều kiện chưa đảm
bảocũngđãảnhhưởngmộtphầnđến
hiệu quả công tác của cán bộ chiến sĩ.
Trong quá trình tuần tra kiểm
soát, xử lý vi phạm hành chính về trật
tự ATGT đường bộ, sẽ không tránh
khỏi sự không hài lòng của người vi
phạm nên đôi khi có những đơn thư
phản ánh về thái độ, văn hóa ứng xử
của một số cán bộ chiến sĩ CSGT. Tuy
nhiên,quathẩmtra,xácminh,cácthư
phản ánh đều sai sự thật, vì có một số
người vi phạm khi bị mất lợi ích vật
chất đều có tâm lý đổ lỗi cho lực lượng
làmnhiệmvụ.Thựctếthìđơnvịđãcó
nhiều gương điển hình tiên tiến trong
thực hiện lễ tiết tác phong khi tiếp xúc
với nhân dân, được nhiều người viết
thư khen ngợi. Có 03 cá nhân được
Giám đốc CATP tặng giấy khen về
tháiđộkínhtrọng,lễphép,tậntụyhết
lòng phục vụ nhân dân.
Bên cạnh đó, Phòng CSGT cũng
luôn chủ động phòng ngừa, ngăn
chặn ùn tắc giao thông. Hàng ngày
phân công, bố trí lực lượng đảm bảo
thường trực tại các chốt giao thông
phức tạp, trọng điểm, khu vực trung
tâm TP; Tổ chức phân luồng, hướng
dẫn, điều tiết giao thông, đặc biệt là
vào mùa mưa lũ, triều cường dâng
cao, phục vụ nhân dân đi lại an toàn
và thuận lợi. Kịp thời giải quyết các
sự cố gây ùn tắc giao thông, các
trường hợp va chạm, tai nạn, qua
đó đã đảm bảo tình hình giao thông
thông suốt, góp phần bảo vệ thành
công các sự kiện chính trị diễn ra
tại TP; Bảo vệ tuyệt đối an toàn
đoàn các đồng chí Lãnh đạo Đảng,
Nhà nước, khách quốc tế đến thăm
và làm việc tại Cần Thơ. Nhờ có sự
phối hợp tốt của nhiều bộ phận khác
như cảnh sát cơ động, cảnh sát hình
sự đặc nhiệm, cảnh sát trật tự…nên
đã ngăn chặn có hiệu quả những
biểu hiện đua xe trái phép, hành vi
chống người thi hành công vụ, kịp
thời phát hiện, đấu tranh trấn áp
có hiệu quả các loại tội phạm hoạt
động trên tuyến giao thông.
Trao đổi với p/v Báo Thời báo
MêKông, Đại tá Nguyễn Văn Tám
- Trưởng Phòng CSGT - Công an
TP.Cần Thơ, cho biết: Với đặc thù
công việc của mình, giữ bình yên
trên những cung đường chính là
niềm hạnh phúc của tất cả cán bộ,
chiến sĩ trong đơn vị. Tuy nhiên, việc
đó không phải chỉ là nhiệm vụ riêng
của các chiến sĩ CSGT, mà còn là sự
hỗ trợ của nhiều ngành, nhiều cấp,
đặc biệt là ý thức của người tham gia
giao thông. CSGT ít xuất hiện trên
đường mà tính tự giác của người sử
dụng phương tiện vẫn cao - Cần Thơ
đã và đang hướng cho người dân thói
quen đó, giảm tối thiểu TNGT khi
mà xã hội phát triển ngày càng cao.
Tuy nhiên, khi thực thi nhiệm
vụ, CSGT không phải lúc nào cũng
được người dân nhìn bằng con mắt
thiện cảm. Lợi ích của người vi phạm
bị thiệt hại cũng như cách xử lý chưa
khéo của một bộ phận CSGT làm
ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín
của ngành. Vì vậy, việc vận hành tốt
hệ thống camera giám sát trên địa
bàn TP, tăng cường xử phạt vi phạm
hành chính thông qua hình ảnh, đẩy
mạnh công tác kiểm tra, giám sát,
chống tiêu cực, tham nhũng trong
quá trình thực thi nhiệm vụ cũng
là cách để cán bộ chiến sĩ CSGT tạo
dựng hình ảnh của mình trong lòng
quần chúng nhân dân.
Những năm gần đây, nhờ triển
khai đồng bộ nhiều biện pháp mà
CSGT Cần Thơ đã thực hiện tốt
nhiệm vụ được giao, đáng quý nhất
là tạo được niềm tin đối với người
dân khi xử lý công việc. Tình hình
ATGT trên địa bàn TP luôn được ổn
định, đảm bảo thông suốt. TNGT
có chiều hướng giảm dần, năm sau
giảm hơn so với năm trước trên cả 3
tiêuchí(sốvụ,sốngườichết,sốngười
bị thương). Điều đó đã và đang khích
lệ các anh khi tham gia gìn giữ bình
yên cho những cung đường.
Phòng PC67 - Công an Thành phố Cần Thơ:
Giữ Bình Yên Trên Những Cung Đường… Lê Hải
04 Số 124 - Tháng 6/2016SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM
Nông dân tại xã Long
Thạnh, huyện Giồng Riềng, tỉnh
Kiên Giang mấy ngày nay lao
đao vì tình trạng lúa Thu đông
mới gieo sạ đã đột ngột chết rụi.
Điều này không chỉ gây khó
khăn đối với mùa vụ sản xuất
mà còn ảnh hưởng nặng nề đến
đời sống của bà con. Viễn cảnh
trắng tay đang hiển hiện trước
mắt nhiều hộ dân tại xã này.
*Ảnh hưởng của thời tiết bất thường
Sau một thời gian dài chịu hạn
mặn, bây giờ mưa trở lại, nhiều hộ
dân nhanh chóng vào vụ Thu đông
cho kịp tiến độ. Mặc dù đã bỏ nguyên
vụ hè thu, thế nhưng, không giống
như mọi năm, khi xuống giống thì
lúa lại chết một cách đột ngột. Nhiều
nông dân thấp thỏm lo âu cho mùa
vụ này. Với hơn 1ha ruộng, anh Đỗ
Văn Doanh, ấp Năm Hải, xã Long
Thạnh, huyện Giồng Riềng vừa
xuống giống được vài ngày thì lúa có
dấu hiệu lạ. Cây lúa đang xanh từ
từ ngả màu, bị trắng đầu lá và chết
toàn bộ. Với hy vọng gỡ vốn, anh
Doanh quyết định sạ lại nhưng vẫn
chưa an tâm vì mùa này thời tiết
diễn biến thất thường. Anh Doanh
cho biết: “Sạ xuống rồi lúa vẫn lên
tốt, nhưng sau một hai ngày tự nó
quéo mộng chết dần dần. Giờ tính
xới trục lại, bỏ thì uổng, kiếm được
chút nào đỡ chút nấy, nhưng đợt này
là thấy lỗ gần chục triệu đồng rồi”.
Không chỉ ở ấp Năm Hải, tình trạng
này còn được ghi nhận ở hàng trăm
hộ khác thuộc các ấp Đường Xuồng,
Ngã Con, thuộc xã Long Thạnh với
diện tích lúa chết lên đến hơn 110ha.
Đốivớinhữnghộthuộcđốitượng
nghèo, tình cảnh còn thê thảm hơn.
Một số hộ nghèo đành bỏ đất trống vì
khôngcóvốnsạlại.AnhNguyễnVăn
Công, ấp Năm Hải, xã Long Thạnh
có vài công đất mướn lại của người
quen. Mọi mong ước về một vụ mùa
có lãi đã tan thành mây khói khi lúa
cũng bị trắng đầu lá và chết rụi. Anh
Công tâm sự: “Đợt rồi cày lên sạ được
5 công mà nó chết hết luôn, giờ sạ lại
được 2 công vì hết tiền mua giống,
tại vì nghèo mẹ cho mượn đất. Bây
giờ nhờ Nhà nước hỗ trợ được nhiêu
hay nhiêu chứ biết sao giờ?”. Các hộ
thuộc diện nghèo như anh Công giờ
đây chỉ còn biết trông chờ vào chính
sách của nhà nước, nếu không ruộng
lại để không vì gieo sạ trễ lúa sẽ thất
như kinh nghiệm nhà nông đối với
vụ Thu đông này. “Thời tiết năm
nay ngộ quá chừng, hàng năm giờ
này chuẩn bị bón thúc, đâu có cảnh
lúa chết, giờ phải chạy kiếm tiền
mua giống cho kịp thời vụ. Không
tiền đành mua thiếu với lãi suất cao
lắm” - một hộ nông dân khác cho biết
thêm như vậy.
*Nông dân cần được cứu…
Vừa qua, một số xã ở huyện
Giồng Riềng chịu ảnh hưởng nặng
nề của đợt hạn hán và xâm nhập
mặn. Mức độ mặn cao hơn mọi năm
đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng đất. Riêng với các hộ nông
dân xã Long Thạnh, huyện Giồng
Riềng đã bỏ luôn vụ lúa Hè Thu.
Những hộ dân có đất thì mất một
vụ không ảnh hưởng nhiều nhưng
đối với những hộ thuê đất canh tác
thì mất một vụ cũng đã coi như “làm
không công” cả năm. Nếu gieo sạ
theo mọi năm thì vụ Thu đông này
coi như để gỡ gạc chút đỉnh. Tuy
nhiên hiện tượng lúa chết phải sạ đi
sạ lại nhiều lần như thế này đã làm
tăng chi phí, đẩy bà con vào tình
trạng thiệt hại đơn, thiệt hại kép.
Bà Danh Thị Mỹ Hạnh - cán
bộ kỹ thuật nông  nghiệp xã Long
Thạnh, huyện Giồng Riềng cho biết:
“Lúa chết một phần là do nước mặn
kéo dài, hạn hán, nước mặn xâm
nhập. Đồng thời, đất ở đây canh tác
lâu năm bị nhiễm phèn. Nếu như bà
conkhôngrửamặnrửaphènthìsạlại
vẫn chết chứ không phát triển được.
Lãnh đạo địa phương đã kiến nghị
lên ngành nông nghiệp cấp huyện để
có hướng khắc phục tình trạng trên”.
Trước thực trạng sản xuất ngày
một khó khăn, bà con rất mong chờ
sự hỗ trợ của Nhà nước để sớm vượt
qua khó khăn, tiếp tục sản xuất,
ổn định đời sống. Theo thông tin từ
Phòng NN&PTNT huyện Giồng
Riềng,trướctìnhhìnhtrênthìhuyện
đã cử cán bộ xuống quan sát thực tế.
Ghi nhận, tổng hợp số lượng lúa và
diện tích bị thiệt hại, đồng thời phối
hợp chặt chẽ với lãnh đạo địa phương
để giải quyết những khó khăn trước
mắt. Với vai trò ngành nông nghiệp
thì phòng đã có công văn gửi Sở
NN&PTNT tỉnh Kiên Giang để có
phương hướng hỗ trợ khắc phục tình
hình giúp người dân nhanh chóng
vào vụ Thu đông cho kịp thời vụ.
Đồng thời huyện cũng đã khuyến
cáo người dân cần theo dõi sát sao về
diễn biến thời tiết cũng như không
nên nóng vội đi ngược với chỉ dẫn của
ngành chức năng.
Qua sự việc trên cho thấy, tình
trạng hạn hán xâm nhập mặn diễn
biến ngày càng phức tạp hơn. Người
nông dân cũng chưa lường trước hết
được những nguy cơ tiềm ẩn trên
đồng ruộng của mình. Đây cũng
là điều ngành chức năng cần cân
nhắc và có hướng dự đoán tốt hơn
cho người nông dân. Thường xuyên
tuyên truyền, hướng dẫn và cảnh
báo những nguy cơ cho từng mùa vụ
là điều cần thiết để giúp người nông
dân có một vụ mùa bội thu, nhiều
hộ dân tiến lên thoát nghèo.
Kiên Giang:
Nông Dân Lao Đao Vì Lúa Mới Gieo Sạ Đã Chết Huy Diệu
Anh Đỗ Văn Doanh mới xạ lại đợt lúa mới
sau đợt đầu lúa bị chết rụi
Nhu cầu đầu tư phát triển điện lực giai
đoạn 2016 - 2020 là 62.075 tỷ đồng, trong đó
đã cân đối 39.464 tỷ đồng, còn thiếu 22.611
tỷ đồng so với tổng nhu cầu đầu tư. Đó là
số liệu được đưa ra tại Hội nghị “Phối hợp
công tác giữa Tổng Công ty Điện lực Miền
Nam (EVN SPC) với các tỉnh, thành phố
phía Nam” diễn ra ngày 24/6 tại Cần Thơ.
*Thúc đẩy phát triển lưới điện
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Phước Đức - Phó
Tổng Giám đốc EVN SPC cho biết, kết quả phối
hợp hoạt động trong lĩnh vực điện lực giữa EVN
SPC và các tỉnh, thành trong thời gian qua đã
góp phần quan trọng trong việc cung ứng điện
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh -
quốc phòng và an sinh xã hội trên địa bàn, thúc
đẩy phát triển lưới điện, để nâng cao tỷ lệ hộ có
điện sử dụng trong toàn vùng đạt và vượt chỉ tiêu
kế hoạch giai đoạn 2011-2015 của Chính phủ và
các tỉnh, thành đề ra.
Thực hiện quy hoạch phát triển điện lực giai
đoạn 2011-2015, EVN SPC đã đầu tư 18.148
tỷ đồng xây dựng lưới điện trên địa bàn 21 tỉnh,
thành, đạt 63% so với quy hoạch. EVN SPC đang
cung ứng điện trên địa bàn 2.510 xã, phường, thị
trấn thuộc 211 quận, huyện, thành phố, thị xã của
21 tỉnh, thành phố phía Nam; số hộ dân có điện là
7,44 triệu hộ (đạt 99,25%), tỷ lệ hộ dân nông thôn
có điện đạt 98,9%. EVN SPC đang bán điện trực
tiếp đến 6,94 triệu hộ dân (chiếm 93,2% tổng số hộ
cóđiện),hiệncòntrên375.000hộdâncóđiệnthông
qua câu đuôi. Tới nay, hầu hết các khu vực chưa có
điện trên địa bàn EVN SPC quản lý đều ở những
vùng sâu vùng xa, mật độ dân cư thưa, sống không
tập trung theo quy hoạch và chưa có đường giao
thông chính nên việc đầu tư xây dựng lưới điện gặp
nhiều khó khăn, giá thành đầu tư tăng cao. Tính
đếncuốinăm2015,EVNSPCcó1.339/1.946xãđạt
tiêu chí số 4 về điện nông thôn (đạt 68,81%)…
*Cần nhiều nguồn lực
Theo kiến nghị, các địa phương mong muốn
EVN SPC bố trí các nguồn vốn để đầu tư phát
triển lưới điện nói chung, và cấp điện cho nông
thôn nói riêng tại các khu vực chưa có điện, khu
vực điện đã xuống cấp… Đặc biệt là công tác triển
khai dự án cấp điện nông thôn theo Quyết định
2081/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Chính phủ,
trong đó có lồng ghép đầu tư cấp điện cho các
trạm bơm quy mô vừa và nhỏ phục vụ tưới tiêu tại
các tỉnh ĐBSCL. Tuy nhiên, theo EVN SPC thì
do nhu cầu đầu tư cấp điện quá lớn nên việc sắp
xếp, bố trí vốn cần huy động nguồn lực của toàn
xã hội. Theo kế hoạch 5 năm (2016-2020) của
EVN SPC, tổng nhu cầu đầu tư phát triển điện
lực trên địa bàn giai đoạn 2016-2020 là 62.075
tỷ đồng, trong đó đã cân đối 39.464 tỷ đồng, còn
thiếu 22.611 tỷ đồng so với tổng nhu cầu đầu tư.
Một trong những mục tiêu quan trọng trong
phối hợp hoạt động giữa EVN SPC với các địa
phương giai đoạn 2016-2020 là hoàn thành các
dự án trong chương trình cấp điện nông thôn,
miền núi, hải đảo giai đoạn 2013-2020 theo
Quyết định 2081 của Chính phủ, đảm bảo đến
cuối năm 2020 hầu hết các hộ dân nông thôn có
điện. Với dự án “Cấp điện nông thôn từ lưới điện
quốc gia giai đoạn 2015-2020”, trong năm 2016
chỉ có 2/12 dự án thành phần tại 12 tỉnh do EVN
SPC làm chủ đầu tư được Chính phủ bố trí vốn
ngân sách nhà nước…
Theo EVN SPC, năm 2015 xảy ra 145 vụ tai
nạn điện, trong đó có 38 vụ tai nạn do vi phạm
hành lang an toàn lưới điện cao áp (tăng 4 vụ
so với năm 2014), làm chết 114 người (tăng 3
người so với năm 2014), bị thương 40 người (tăng
4 người so với năm 2014), tập trung nhiều ở các
tỉnh Cà Mau, Tiền Giang, Bến Tre. Nguyên nhân
chủ yếu do người dân chủ quan, không chấp hành
quy định về an toàn điện dẫn đến vi phạm như:
lắp đặt ăng ten, biển hiệu, xây dựng, cải tạo nhà
ở, thi công công trình… vi phạm khoảng cách an
toàn phóng điện và sử dụng điện không an toàn ở
các khu vực trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, dùng
điện bắt cá, bẫy chuột… Năm 2015, toàn lưới điện
xảy ra 78 vụ sự cố, 5 tháng đầu năm 2016 xảy ra
43 vụ (tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2015).
Cần Thơ:
Phát triển điện lực - Cần huy động nguồn lực toàn xã hội Trung Kỳ
05Số 124 - Tháng 6/2016 SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM
Công đoàn, nhất là Công đoàn cơ sở
(CĐCS) có vai trò quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng hoạt động, phát triển
đoàn viên. Đặc biệt, CĐCS cần thực hiện
chủ trương: “Công đoàn thương lượng với
doanh nghiệp để nâng cao chất lượng bữa
ăn giữa ca, nâng cao sức khỏe và tái tạo sức
lao động cho công nhân”.
Cùng với sự phát triển của đất nước, những
nămquacácKCN,khuchếxuấtpháttriểnnhanh
về số lượng và quy mô; thu hút và giải quyết việc
làm cho hàng trăm nghìn lao động, đóng góp cho
ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước.
Từ các cuộc đối thoại giữa CĐCS với chủ doanh
nghiệp, đã có nhiều mô hình chăm lo đời sống vật
chất lẫn tinh thần cho người lao động nhằm hỗ
trợ và giúp củng cố niềm tin của người lao động
vào tổ chức Công đoàn, giảm bớt được tình trạng
đình công và tranh chấp lao động.
TheoôngLêNhậtTrường,ChủtịchCôngđoàn
Cty Pousung Trảng Bom, Cty Pousung hiện là do-
anh nghiệp có đông lao động nhất huyện Trảng
Bom với trên 25 ngàn người. Công đoàn của Cty
luôn luôn tổ chức giám sát chặt chẽ doanh nghiệp
trong việc xây dựng môi trường sản xuất an toàn,
thu nhập được đảm bảo thông qua thực hiện tốt
chính sách tiền lương, quyền lợi về BHXH, BHYT,
BHTN... Bên cạnh đó, năm 2015 Công đoàn kiến
nghị và được công ty chấp thuận đầu tư hàng chục
tỷ đồng để xây dựng khu giải trí cho công nhân
là một sân bóng đá có mái che. Đây còn là nơi kết
hợp để tổ chức các buổi liên hoan văn nghệ và một
số hoạt động khác của Công đoàn. Hiện nay, Cty
có gần 40% người lao động có trình độ từ trung
cấp đến đại học trở lên, gần 60% được qua đào tạo
nghề. Những lao động còn lại đều được qua các
khóa huấn luyện, bồi dưỡng tay nghề.
Việc xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa
tinh thần cho công nhân lao động là nhiệm vụ cấp
bách, vừa lâu dài, là trách nhiệm của Đảng, của cả
hệ thống chính trị, tổ chức công đoàn, của doanh
nhân và công nhân lao động. Cần tiếp tục tuyên
truyền, quán triệt, thực hiện tốt đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về xây dựng giai cấp công nhân, nâng cao
đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân, tạo sự
chuyển biến sâu sắc về nhận thức, sự đồng thuận
xã hội và thống nhất hành động để nâng cao đời
sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động.
Theo ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam, cán bộ Công đoàn
được giao trọng trách rất cao cả là bảo vệ quyền và
lợi ích chính đáng cho người lao động. Do đó, cán
bộ Công đoàn muốn đối thoại tốt với doanh nghiệp
nhất định phải nắm chắc luật, nắm chắc tình hình
quan hệ lao động trong doanh nghiệp, đặc biệt là
phải nắm chắc tâm lý chủ doanh nghiệp.
Tại tỉnh Đồng Nai, vai trò của tổ chức Công
đoàn, đặc biệt là CĐCS gần nhất với người lao
động, là rất quan trọng để duy trì quan hệ lao
động ổn định hài hòa và tiến bộ. Từ tiếng nói có
trọng lượng của CĐCS, chủ doanh nghiệp sẽ lắng
nghe và giải quyết được các bức xúc của người lao
động. Công đoàn của các doanh nghiệp đã cho ra
đời rất nhiều mô hình chăm lo tốt đời sống người
lao động, điển hình nhất là siêu thị bán hàng trả
sau cho công nhân, hệ thống vắt và lưu sữa cho
công nhân đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa
mẹ… Từ kiến nghị của Công đoàn, công ty đã chi
hơn 50 tỷ đồng để xây dựng trường mầm non cho
con công nhân và chuẩn bị đưa vào sử dụng.
Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh
Đồng Nai Tăng Quốc Lập, thì tình trạng đình
công, tranh chấp lao động tập thể vẫn còn xảy
ra ở nhiều doanh nghiệp, tập trung nhiều ở thời
điểm trước và sau Tết, nhất là sau mỗi đợt tăng
lương. Ở nhiều doanh nghiệp môi trường làm
việc chưa thực sự được cải thiện tốt. Chính vì vậy,
trong năm nay, nhiệm vụ của Công đoàn, trong
đó CĐCS có vai trò quan trọng trong nâng cao
chất lượng hoạt động, phát triển đoàn viên, đặc
biệt là thực hiện chủ trương công đoàn thương
lượng với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng
bữa ăn giữa ca, nâng cao sức khỏe và tái tạo sức
lao động cho công nhân.
Công Đoàn Cơ Sở Đồng Nai:
Nâng Cao Chất Lượng Phát Triển Đoàn Viên Thuỳ Duyên - Đăng Kiều
Chuẩn bị bữa ăn giữa ca cho người lao động tại Tổng công
ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai
Thủ tướng vừa quyết định
hỗ trợ khắc phục hậu quả hạn
hán và xâm nhập mặn. Đồng
thời, yêu cầu Ủy ban nhân
dân các địa phương chủ động
sử dụng nguồn vốn dự phòng
ngân sách địa phương và các
nguồn hợp pháp khác cùng với
nguồn ngân sách TW hỗ trợ để
bảo đảm thực hiện có hiệu quả
việc khắc phục hậu quả hạn
và xâm nhập mặn.
Theo đó, Thủ tướng Chính
phủ đã quyết định hỗ trợ 231,5 tỷ
đồng cho 11 địa phương và Công
ty TNHH MTV khai thác thủy
lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa (trực
thuộc Bộ NN&PTNT) từ nguồn dự
phòng ngân sách TW năm 2016,
để khắc phục hậu quả hạn hán
và xâm nhập mặn vụ Đông Xuân
năm 2015-2016.
Cụ thể, hỗ trợ tỉnh Sơn La
155 tỷ đồng, Lai Châu 9,9 tỷ đồng,
Thừa Thiên - Huế 12,5 tỷ đồng,
Phú Yên 11,4 tỷ đồng, Kon Tum
19,8 tỷ đồng, Lâm Đồng 35 tỷ
đồng,BìnhPhước25tỷđồng,Long
An 25 tỷ đồng, Sóc Trăng 24,5 tỷ
đồng, Kiên Giang 25 tỷ đồng, Cà
Mau 25 tỷ đồng, Công ty TNHH
MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng
- Phước Hòa 2,9 tỷ đồng.
Việc quản lý và sử dụng kinh
phí hỗ trợ thực hiện theo quy định
hiệnhành.BộTàichínhchịutrách
nhiệm về tính chính xác của thông
tin và số liệu báo cáo thực hiện có
hiệu quả việc khắc phục hậu quả
hạn và xâm nhập mặn.
Cục Bồi thường Nhà nước,
Bộ Tư pháp phối hợp với Dự án
Quản trị Nhà nước nhằm tăng
trưởng toàn diện (USAID GIG),
đã tổ chức hội thảo tham vấn lấy
ý kiến các chuyên gia trong nước
về Dự thảo Báo cáo đánh giá tác
động của Luật Trách nhiệm Bồi
thường của Nhà nước sửa đổi .
Buổi hội thảo đã tập trung vào
ba vấn đề chính bao gồm: Đánh giá
tác động của việc thay đổi mô hình
cơ quan giải quyết bồi thường và vấn
đề thiệt hại được bồi thường; Đánh
giá tác động của việc thay đổi phạm
vi trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước và trách nhiệm hoàn trả và xử
lý người thi hành công vụ có hành vi
gây thiệt hại; Đánh giá tác động của
việc thay đổi trình tự, thủ tục giải
quyết bồi thường và vấn đề kinh phí
được bồi thường.
Theo như Luật Trách nhiệm
Bồi thường của Nhà nước đã được
Quốc hội khóa XII thông qua ngày
18/6/2009 và có hiệu lực thi hành
từ ngày 1/1/2010, thì Luật quy định
trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
đối với các cá nhân, tổ chức bị thiệt
hại do người thi hành công vụ gây ra
trong hoạt động quản lý hành chính,
tố tụng, thi hành án. Điều này đã góp
phần hoàn thiện hành lang pháp lý
cho hoạt động quản lý nhà nước về
công tác bồi thường, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của các cá nhân,
cơ quan, tổ chức, đồng thời góp phần
nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán
bộ, công chức, viên chức trong quá
trình thực thi công vụ, thúc đẩy sự
phát triển của Nhà nước pháp quyền
của dân, do dân và vì dân.
Tuy nhiên, sau 6 năm đi vào cuộc
sống, Luật Trách nhiệm Bồi thường
của Nhà nước đã bộc lộ một số tồn tại
cần sửa đổi để phù hợp với thực tiễn bởi
các chính sách pháp luật có liên quan
mậtthiếtvớiLuậtnàyđãcónhiềuthay
đổi, điển hình như Bộ Luật Tố tụng
Dân sự 2015, Bộ Luật Tố tụng Hình sự
2015, Luật Tố tụng Hành chính 2010,
Luật Khiếu nại 2010. Vì vậy, việc sửa
đổi Luật Trách nhiệm Bồi thường của
Nhà nước sẽ giúp hạn chế những bất
cập trong quá trình thực thi luật và
kịp thời cụ thể hóa các quy định của
Hiến pháp 2013 về đảm bảo quyền
con người, quyền công dân, trong đó có
quyềnđượcbồithườngvềvậtchất,tinh
thần và danh dự của công dân, cũng
như đảm bảo tính thống nhất với các
bộ luật và luật hiện hành.
Theo PGS.TS Dương Đăng Huệ,
mô hình tập trung quyền lực cho
ngành Tư pháp sẽ tránh sự đùn đẩy,
người bị thiệt hại dễ dàng xác định cơ
quan nào có trách nhiệm giải quyết
yêu cầu bồi thường cho mình. Phương
án này không làm phát sinh thêm biên
chế trong hệ thống các cơ quan có trách
nhiệm giải quyết yêu cầu bồi thường…
Hạn chế những bất cập
trong Luật Trách nhiệm Bồi thường Hoàng Uyển
Hỗ Trợ Khắc Phục Hậu Quả Hạn Hán
Và Xâm Nhập Mặn Trắc Long - Anh Nguyên
06 Số 124 - Tháng 6/2016KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
Ngày24/6/2016,tạiTP.HCM,
Cục Kinh tế Hợp tác và Phát
triển Nông thôn cùng với
Trung tâm khảo kiểm nghiệm
phân bón Quốc gia (Cục Trồng
trọt) phối hợp tổ chức chương
trình hội thảo “Thúc đẩy liên
kết, hữu cơ hóa nền nông
nghiệp phát triển bền vững
theo chuỗi giá trị, phục vụ tái
cơ cấu ngành Nông nghiệp
và xây dựng Nông thôn mới
tại Việt Nam. Đến tham dự có
đại diện Bộ Nông Nghiệp, Sở
Nông nghiệp các tỉnh thành
và trên 600 đại biểu là các do-
anh nghiệp, hợp tác xã nông
nghiệp trên cả nước.
*Thay đổi là tất yếu
Ở Việt Nam, nông nghiệp hữu
cơ đã biết đến từ lâu nhưng nó mới
chỉ được quan tâm và nghiên cứu
trong một vài năm trở lại đây, nhất
là khi những vấn đề mất an toàn vệ
sinh thực phẩm gia tăng đến mức
báo động. Sản xuất nông nghiệp
hữu cơ ở Việt Nam hiện tại vẫn còn
nhỏ lẻ, manh mún và phát triển
còn chậm.
Nông nghiệp sạch (hay còn
gọi là nông nghiệp hữu cơ) là một
hệ thống quản lý sản xuất nông
nghiệp tránh sử dụng phân bón và
thuốc trừ sâu tổng hợp, giảm tối đa
ô nhiễm không khí, đất và nước, tối
ưu về sức khỏe và hiệu quả của các
cộng đồng sống phụ thuộc lẫn nhau
giữa cây trồng, vật nuôi và con
người. Có thể nhận thấy một thực tế
hiện nay là việc sản xuất, canh tác
của bà con còn dựa quá nhiều vào
các loại phân bón hoá học và lượng
lớn thuốc bảo vệ thực vật. Những
điều về lâu về dài sẽ gây ảnh hưởng
trực tiếp đến việc sản xuất khi đất
canh tác bị nhiễm độc, mất dần độ
màu mỡ, làm giảm năng suất, chất
lượng cây trồng và ảnh hưởng đến
thu nhập và cả môi trường sống của
bà con.
*Bộngànhđồnghànhcùngngườidân
Tại chương trình hội thảo, ông
Lê Đức Thịnh - Phó Cục trưởng
Cục kinh tế hợp tác và PTNT báo
cáo “Vai trò của Hợp tác xã, tổ hợp
tác trong phát triển sản phẩm nông
nghiệp an toàn và liên kết sản xuất,
tiêu thụ nông sản cho người dân”.
Hợp tác xã Nông nghiệp đã khẳng
định được vai trò trong việc tập hợp
vàthốngnhấtthànhviêncùngnhau
tổ chức sản xuất theo quy trình đảm
bảo nông sản an toàn. Hợp tác xã
cũng là tổ chức thực hiện giám sát,
kiểm tra chéo thành viên đảm bảo
chất lượng nông sản an toàn, tạo uy
tín chất lượng cho sản phẩm.
Đặc biệt bà Nguyễn Thị Kim
Dung - Giám đốc Trung tâm Khảo
kiểm nghiệm phân bón Quốc gia
trình bày về “công tác khảo nghiệm
phân bón, định hướng, chiến lược
quản lý chất lượng phân bón phục
vụ cho tái cơ câu nông nghiệp và
xây dựng Nông thôn mới”. Công
tác khảo ngiệm được tiến hành
ngày càng chặt chẽ, kiểm nghiệm
thì các trang thiết bị máy móc được
trang bị hiện đại đầy đủ nhằm
đảm bảo đúng chất lượng phân
bón chuẩn xác. Trung tâm cũng
đã ký hợp tác 3 bên giữa Viện dinh
dưỡng Quốc gia, Trung tâm khảo
kiểm nghiệm phân bón Quốc gia
và ATQ- Hoa kỳ về việc nâng vao
năng lực Phòng kiểm nghiệm. Đơn
vị luôn xác định rõ trách nhiệm
là đơn vị sự nghiệp công lập thực
hiện nhiệm vụ quản lý nhà phân
bón hữu cơ, phân bón khác.
Đại diện quản lý Bộ, Ngành
tại địa phương cũng có những trăn
trở trong việc thúc đẩy hữu cơ hóa
nền nông nghiệp. Ông Huỳnh
Quốc Thích - Phó Giám đốc Sở
NN&PTNT ĐăkLăk cũng báo cáo
về “Thực trạng tình hình khô hạn
và sử dụng phân bón hữu cơ tại các
tỉnh vùng Tây Nguyên”. Ông Thích
chobiết,TâyNguyênlàvùngcódiện
tích tự nhiên lớn thứ 2 trên toàn
quốc với trên 5,46 triệu ha, trong đó
diện tích nông nghiệp chiếm 88,3%,
tương đương 4,82 triệu ha. Trong
đó thế mạnh là cây cà phê, cây
tiêu, cây công nghiệp khác…Tình
trạng hạn hán kéo dài diễn biến
phức tạp, đe dọa nghiêm trọng đến
sản xuất và đời sống của người dân
Tây Nguyên. Trước thực trạng này,
Chính phủ, Bộ NN&PTNT cũng
như chính quyền địa phương và
người dân đã chủ động đưa ra một
số giải pháp để ứng phó. Bên cạnh
các giải pháp cấp bách và lâu dài đó,
việc sử dụng phân bón vi sinh, hữu
cơ sinh học cũng là tiến bộ kỹ thuật
thủy lợi được ứng dụng ở nhiều nước
trên thế giới hoàn toàn có thể vận
dụng cho cây trồng ở Tây Nguyên.
Tuy nhiên, tỷ lệ người dân sử dụng
phân bón hữu cơ sinh học còn chiếm
tỷ lệ thấp vì thói quen và nhận biết
các sản phẩm uy tín chất lượng của
người dân chưa cao nên trong thời
gian tới Sở Nông nghiệp cũng sẽ
đồng hành với người dân để tiếp cận
và ứng dụng phân bón hữu cơ sinh
học vào trồng trọt nhằm phát triển
nông nghiệp bền vững.
Đại diện cho Vùng ĐBSCL, bà
Nguyễn Thị Kiều - Phó Giám đốc Sở
NN&PTNT Cần thơ cũng báo cáo về
“Thực trạng tình hình khô hạn, xâm
nhập mặn và sử dụng phân bón
hữu cơ tại các tỉnh ĐBSCL”. Theo
đó, ĐBSCL là trung tâm lúa gạo
của cả nước, dự báo đến năm 2020
diện tích đất nông nghiệp của vùng
khoảng 2,02- 2,06 triệu ha, trong
đó khoảng 1,8 triệu ha trồng lúa
và 400 ngàn ha đất trồng cây lâu
năm khác. Bà Kiều cho biết: “Vừa
qua tình trạng hạn hán và xâm
nhập mặn ở ĐBSCL rất nghiêm
trọng, đất đai bạc màu, nhiễm độc
ngày càng tăng… Một trong những
giải pháp trực tiếp cải tạo đất và
nâng cao năng suất, chất lượng cây
trồng là vấn đề nhận thức và cải tạo
đất theo xu hướng phát triển nên
nông nghiệp hữu cơ, sử dụng phân
bón hưu cơ là cách hợp lý với hiện
trạng đất nhiễm mặn hiện nay của
ĐBSCL, đảm bảo tính bền vững và
thân thiện với môi trường”.
Những đại biểu là đại diện
các doanh nghiệp, hợp tác xã nông
nghiệp cũng thể hiện lòng quyết
tâm đến việc hữu cơ hóa nền nông
nghiệp và sẵn sàng thay đổi để xây
dựng một nên nông nghiệp phát
triền bền vững. Chia sẻ với P/V, ông
Trương Hữu Trí - Chủ tịch HĐTV
Hợp tác xã Nông nghiệp Gò Gòn,
tỉnh Long An cho biết: “Hiện HTX
đã được trao chứng nhận VietGAP
trên cây lúa vì chúng tôi luôn quan
tâm đến chất lượng nông sản và
đảm bảo môi trường nên việc ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử
dụng phân bón hợp lý được đặt lên
hàng đầu. Đặc biệt hiện nay phân
bón hữu cơ sinh học đang là xu
hướng phát triển tất yếu vì những
lợi mà nó mang lại cho việc phát
triển nông nghiệp bền vững. Trên
thị trường hiện nay có rất nhiều
chủng loại phân bón hưu cơ sinh
học kể cả thương hiệu nước ngoài và
trong nước, tuy nhiên ở góc độ người
sử dụng thì chúng tôi không quan
trọng là thương hiệu nội hay ngoại
mà quan tâm đến chất lượng và
giá thành sự đồng hành của doanh
nghiệp phân bón đó mới là quan
trọng. Hiện nay các thương hiệu
Việt Nam đã có nhiều vượt trội, vừa
rồi tôi có tiếp cận với thương hiệu
phân bón Hữu cơ sinh học của công
ty Cổ Phần Phát Triển Nông Nghiệp
VINCOP gồm có sản phẩm Glory
Bio dùng bón là và Glory Humic
dùng bón rễ phải nói là đạt kết quả
rất cao trong sử dụng, giá thành lại
rẻ, đội ngũ nhân viên kỹ thuật thì
trực tiếp hướng dẫn đến người nông
dân, đó là điều rất đáng qúy…”.
Tại buổi hội thảo đã diễn ra
lễ ký kết biên bản ghi nhớ ba bên
gồm Cục Kinh tế hợp tác và PTNT,
Trung tâm Khảo kiểm nghiệp phân
bón Quốc gia, Công ty TNHH Viko
Energy (Hàn Quốc) về thực hiện
chuỗi liên kết hữu cơ hóa nền nông
nghiệp phát triển bền vững phục vụ
tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng
Nông thôn mới tại Việt Nam.
TP.Hồ Chí Minh:
Hữu Cơ Hóa Vì Một Nền Nông Nghiệp
Phát Triền Bền Vững Hoàng Thiên
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ ba bên gồm Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia, Công ty TNHH
Viko Energy (Hàn Quốc)
07Số 124 - Tháng 6/2016 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
Tại TP.HCM vừa diễn ra Hội
thảo và lễ ký kết hợp tác triển
lãm với chủ đề “Liên minh các
Doanh nghiệp ngành Công
nghiệp hỗ trợ 2016” và “METAL-
EX Vietnam 2016 - Kết nối toàn
diện cho Ngành Côngnghiệp Hỗ
trợ Việt Nam hướng tới tương
lai hội nhập toàn cầu”. Tại hội
thảo, nhiều ý kiến cho rằng cần
có chính sách hỗ trợ cho công
nghiệp hỗ trợ. Đồng thời, ban tổ
chức cũng thông báo sẽ tổ chức
triển lãm để tăng cường cơ hội
hợp tác.
*Nhiều chính sách cho công nghiệp
hỗ trợ
Tham dự hội thảo có ông Hiro-
taka Yasuzumi - Trưởng đại diện
Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật
Bản, Văn phòng TP.HCM (JETRO);
Ông Nguyễn Tuấn - Phó Giám đốc
Trung tâm xúc tiến Thương mại và
Đầu tư (ITPC) và Ông Isara Burin-
tramart - Giám đốc điều hành Công
ty Reed Tradex…
Trong lĩnh vực công nghiệp
hỗ trợ, DNNVV còn gặp nhiều khó
khăn trong sản xuất - kinh doanh.
Phần lớn nguồn nguyên liệu đầu vào
sản xuất sản phẩm hỗ trợ phải nhập
khẩu. Hoạt động của DNNVV trong
lĩnh vực Công nghiệp hỗ trợ (CNHT)
chủ yếu tham gia ở những công đoạn
với công nghệ đơn giản, giá trị gia
tăng thấp, nên thường gặp khó khăn
trong tiêu thụ sản phẩm ngay cả
trên thị trường nội địa và tham gia
vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đối với
CNHTngànhCơkhíchủyếulàphục
vụ sản xuất sản phẩm liên quan đến
cơ khí gia dụng, sửa chữa thay thế
các thiết bị trong dây chuyền nhập
khẩu; CNHT ngành điện tử còn ở
mức độ thấp; CNHT dệt may và da
giày phụ thuộc phần lớn vào nhập
khẩu nguyên phụ liệu. Riêng CNHT
ngành cao su - nhựa, chế biến tinh
lương thực thực phẩm, các DNNVV
đáp ứng được một phần nhu cầu nội
địa và có tham gia xuất khẩu.
Nghị định về Phát triển CNHT
được ban hành cuối năm trước vẫn
chưa cho thấy hiệu quả. Hơn nữa,
những DN trong CNHT là các DN-
NVV nhưng do các chính sách hỗ trợ
của Chính phủ cho DNVVN không
được thông báo và được DN sử dụng
rộng rãi cho nên có lẽ không có mấy
hiệu quả. Cùng với sự mở rộng của
các liên kết kinh tế, đầu tư của DN
nước ngoài ngày càng nhiều, trong
tình hình môi trường kinh tế, công
nghiệp Việt Nam biến đổi mạnh, có
thể thấy rằng chỉ còn các DN bản địa
của Việt Nam bị bỏ lại, vẫn chưa có
phương tiện để phát triển. Chính phủ
đã ban hành nhiều chính sách liên
quan đến hỗ trợ CNHT và DNNVV,
các cơ chế chính sách nằm rải rác và
chịu sự chi phối của các Luật, Nghị
định, văn bản pháp lý khác nhau.
Ông Hirotaka Yasuzumi cho
biết: “Jetro đã đề xuất các chính sách
và các hoạt động cụ thể khác để cải
thiện môi trường kinh doanh. Trong
đó chú trọng đến các hoạt động để
phát triển CNHT. Để phát triển
CNHT, cần phải có các “Ưu đãi và
các biện pháp hỗ trợ” và “Thúc đẩy
phát triển kinh doanh” thông qua
chính sách của Chính phủ. Để thúc
đẩy phát triển kinh doanh, JETRO
đã triển khai nhiều cuộc triển lãm
CNHT từ hơn 10 năm nay. Đặc biệt
ở miền Nam, ngoài các triển lãm,
trong 3 năm nay đã triển khai các
cuộc kết nối DN một cách tập trung
và có 1 vấn đề nổi lên là tuy tổ chức
nhiều lần nhưng không có nhiều
gương mặt DN mới xuất hiện. Do
đó, chúng tôi quay trở lại với cách
làm trước đây là phân rõ vai trò của
người mua và nhà cung cấp. Ngoài
ra lần này chúng tôi đưa ra định
hướng mới là ưu tiên các DN Việt
Nam mới, chưa từng tham dự các sự
kiện Business Alliance trước đây và
không chỉ từ TP.HCM nữa mà còn
từ cả các tỉnh xung quanh tham dự
triển lãm. Cạnh đó, môi trường kinh
doanh gần gũi với nhau hơn không
phải là về biên giới, mà về cự ly địa lý
và chi phí do các liên kết kinh tế như
AEC, TPP…được hình thành, mang
ý nghĩa rằng chuỗi cung ứng sẽ được
mở rộng hơn nữa. Do vậy chúng tôi
nghĩ rằng ngoài các DN Nhật Bản
ở Việt Nam, đối tượng triển lãm còn
thêm các DN lớn, nổi tiếng của Nhật
Bản ở khu vực ASEAN và Nhật Bản
với tư cách là người mua”.
*Mởrộngcơhộihợptácquatriểnlãm
“Triển lãm lần này ngoài việc
hợp tác với ITPC như từ trước đến
nay, chúng tôi sẽ còn hợp tác với
HEPZA, Sở Công thương, Trung
tâm phát triển CNHT, các Ban quản
lý KCN ở Bình Dương, Đồng Nai…
Trong tương lai Jetro sẽ tìm kiếm
các DN Việt Nam mới để làm người
mua và nhà cung cấp khoảng 2 lần/
năm, hơn nữa, sẽ mời các DN Nhật
Bản ở khu vực ASEAN và tổ chức
với quy mô lớn trong hoàn cảnh
không bị hạn chế về không gian kết
nối, tách rời với triển lãm” - Ông Hi-
rotaka Yasuzumi khẳng định.
Ông Isara Burintramart, Giám
đốc điều hành Công ty Reed Tra-
dex cho biết: “Với hơn 16,300 dự án
FDI đang hoạt động đạt tổng giá
trị 238 tỷ đô la Mỹ, Việt Nam hiện
là điểm đến đầu tư của rất nhiều
nhà đầu tư nước ngoài, bên cạnh
đó nhiều nhà sản xuất cũng đang
chuyển hướng đầu tư vào công nghệ
mới nhằm tạo sự tin tưởng giữa các
nhà đầu tư trong việc xây dựng mối
quan hệ kinh doanh lâu dài. Do đó,
triển lãm Metalex Vietnam sẽ tiếp
tục sứ mệnh là nền tảng cung ứng
toàn cầu với sự tham gia của hơn
500 thương hiệu đến từ 25 quốc gia,
cùng với Khu gian hàng Nhật Bản
và 8 Khu gian hàng quốc gia khác
với mục tiêu cung cấp cho khách
hàng các công nghệ tiên tiến để đáp
ứng những tiêu chuẩn sản xuất
ngày càng cao”.
Ngoài các giải pháp gia công
kim loại, các bên tham gia sẽ có cơ
hội trải nghiệm những công nghệ
chế tạo điện tử hiện đại đồng thời
kết nối mạng lưới với nhiều nhà
lãnh đạo công nghiệp tại sự kiện
triển lãm đồng địa điểm "Nepcon
Vietnam”. Hai sự kiện triển lãm
đồng địa điểm này cho thấy sự phát
triển của ngành công nghiệp hỗ trợ
không chỉ là trách nhiệm của từng
quốc gia mà của các cộng đồng kinh
tế trong khu vực, nhằm mục tiêu
thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa
các nước ASEAN+6. Đồng thời, sự
kiện này sẽ mở ra cơ hội mới cho các
nhà sản xuất chứng minh năng lực
sản xuất và chất lượng sản phẩm
của mình với các khách hàng tiềm
năng, cũng như chuẩn bị cho sự hội
nhập kinh doanh khu vực sâu hơn
trong tương lai.
Chương trình tập trung vào
việc trình diễn những máy móc công
cụ, sáng chế và công nghệ mới cho
việc sản xuất, đồng thời thúc đẩy
kết nối kinh doanh giữa các DN Việt
Nam, Nhật Bản và các nước khác.
Các triển lãm này sẽ được tổ chức từ
ngày 6-8/10, tại Trung tâm Hội chợ
và Triển lãm Sài Gòn (SECC), dự
kiến sẽ chào đón hơn 10.000 khách
tham quan chất lượng.
Nâng Cao Chất Lượng Và Vai Trò Ngành Công Nghiệp Hỗ Trợ Nguyễn Thịnh
Ngày 24/6, tại cảng Tân Cảng Cát Lái,
Quận 2, TP.HCM, đã diễn ra lễ công bố
chứng nhận Hệ thống Quản lý An toàn giao
thông đường bộ, theo tiêu chuẩn Quốc tế
(TCQT)- ISO 39001:2012 và khai trương De-
port Tân Cảng - Rạch Chiếc. Đây là doanh
nghiệp vận tải đầu tiên tại Việt Nam được
cấp chứng nhận này.
Buổi lễ do Công ty Cổ phần Vận tải bộ Tân
Cảng (trực thuộc Tổng Công ty Tân Cảng - Sài
Gòn, Quân chủng Hải quân) tổ chức. Đến dự
buổi lễ và trao bằng, ông Khuất Việt Hùng - Phó
Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã
đến chúc mừng và nói về hoạt động an toàn giao
thông vận tải cũng như giới thiệu thêm về tiêu
chuẩn ISO 39001 - 2012.
Công ty vận tải bộ triển khai xây dựng Hệ
thống Quản lý An toàn giao thông đường bộ theo
TCQT - ISO 9001:2012 từ tháng 5/2015 và đến
nay đã được tổ chức TUV NORD Thái Lan thuộc
tập đoàn TUV NORD Đức đánh giá và chứng
nhận. Công ty hiện có hơn 200 xe đầu kéo con-
tainer, được trang bị đầy đủ thiết bị giám sát hành
trình theo quy định, đạt tiêu chuẩn an toàn cao.
Các doanh nghiệp Việt Nam khi có được
chứng chỉ này và thực hiện theo tiêu chuẩn đó
thì sẽ có cơ hội nhận được các hợp đồng vận tải
quốc tế. Đặc biệt là trong giai đoạn mà nước ta
đang hội nhập sâu sau khi chúng ta ký hiệp
định TPP. Đồng thời, nó sẽ là nền tảng giúp cho
bản thân các người quản lý, cho đến từng cán
bộ, nhân viên, lái xe nhận thấy được vai trò của
ATGT và thông qua đó, chúng ta sẽ có những
hoạt động cụ thể cho công tác quản lý ATGT
như quản lý phương tiện con người từ ngay bên
trong doanh nghiệp.
Chiều cùng ngày, Công ty cổ phần vận tải
bộ Tân Cảng cũng đã công bố khai trương, đưa
vào hoạt động Deport Tân Cảng - Rạch Chiếc tại
Phường Phú Hữu, Quận 9, TP.HCM với diện tích
2ha, cung cấp dịch vụ depot cho các hãng tàu.
Tân Cảng:
Đơn vị đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế - ISO 39001:2012 Việt An
Số 124 - Tháng 6/201608 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
Sáng 22/6, Đ/c Đinh La
Thăng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí
thư Thành ủy TP.HCM đã chủ
trì phiên hội nghị tại Hội trường
Thành ủy TP.HCM, nhằm đề ra
những giải pháp để xây dựng
TP.HCM có chất lượng sống
tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa
tình, sớm trở thành trung tâm ở
khu vực Đông Nam Á, giữ vững
ổn định chính trị - xã hội, tăng
cường quốc phòng - an ninh và
nâng cao đời sống nhân dân.
Hội nghị lần này xoay quanh
việc thảo luận về các vấn đề như:
Giải pháp để xây dựng TP.HCM có
chất lượng sống tốt, văn minh, hiện
đại, nghĩa tình; đề xuất cơ chế chính
sách cho thành phố phát triển trong 5
năm tới; các giải pháp đổi mới mạnh
mẽ chất lượng đội ngũ cán bộ Đảng
viên, công tác tư tưởng, định hướng
thông tin, nâng cao năng lực cán bộ,
gần dân, phục vụ dân...Hội nghị cũng
xác định, để sớm đưa Nghị quyết Đại
hộiĐảngtoànquốcvàTP.HCMđivào
cuộc sống ngay từ những tháng đầu,
nămđầu,cácđạibiểucầntậptrungtrí
tuệ thảo luận những giải pháp để xây
dựng TP.HCM có chất lượng sống tốt,
văn minh, hiện đại, nghĩa tình, sớm
trở thành trung tâm ở khu vực Đông
NamÁ,giữvữngổnđịnhchínhtrị-xã
hội, tăng cường quốc phòng - an ninh
và nâng cao đời sống nhân dân
Đ/cTấtThànhCang,ỦyviênTW
Đảng,PhóBíthưThườngtrựcThành
ủy TP.HCM  cho biết, cần tập trung
thực hiện tốt các mục tiêu: không
ngừng đổi mới, tạo sự đột phá trong
nâng cao chất lượng tăng trưởng và
năng lực cạnh tranh của kinh tế TP;
gắntăngtrưởngkinhtếvớipháttriển
văn hóa; có vai trò động lực trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước; sớm trở thành một trong
những trung tâm lớn về kinh tế, tài
chính, thương mại, khoa học - công
nghệ của khu vực Đông Nam Á; Xây
dựng Đảng bộ TP.HCM thật sự trong
sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức
Đảng, chất lượng cán bộ, Đảng viên…
Thành ủy cũng đề ra 11 nhiệm
vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện
đến năm 2020, gồm: Cải thiện mạnh
mẽ môi trường đầu tư, nâng cao chất
lượng tăng trưởng và năng lực cạnh
tranh của kinh tế TP. Xây dựng kết
cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển đô thị
bền vững, bảo vệ môi trường ứng phó
với biến đổi khí hậu. Đổi mới căn bản
và toàn diện giáo dục-đào tạo, gắn với
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Ứng dụng mạnh mẽ khoa học công
nghệ làm nền tảng phát triển nhanh
cáclĩnhvựckinhtế-xãhội.Pháttriển
y tế, thể dục-thể thao, văn hóa, xây
dựng con người TP văn minh, hiện
đại, nghĩa tình. Bảo đảm an sinh xã
hội, phúc lợi xã hội. Giữ vững ổn định
chính trị-xã hội, tăng cường quốc
phòng-an ninh góp phần bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam trong tình
hình mới. Nâng cao hiệu quả hoạt
động đối ngoại, chủ động và tích cực
hội nhập quốc tế. Phát huy sức mạnh
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dân
chủ, đảm bảo thực hiện quyền làm
chủ của nhân dân, tăng cường, đổi
mới công tác dân vận của các cơ quan
nhànước.Nângcaohiệulực,hiệuquả
quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách
hành chính, tăng cường đấu tranh
phòng chống tham nhũng, lãng phí…
Phát biểu lễ bế mạc Hội nghị
vào ngày 23/6, Đ/c Đinh La Thăng -
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành
ủy TP.HCM cho biết Hội nghị cơ bản
đồng tình với Tờ trình của UBND TP
về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng
đầu năm. Kinh tế TP.HCM tiếp tục
tăng trưởng khá, đầu tư trong nước có
chuyển biến tích cực, công tác quản lý
đô thị đang dần tốt hơn, an ninh trật
tự xã hội được bảo đảm. Tuy nhiên,
Đ/c Đinh La Thăng cũng nhấn mạnh,
vẫn còn để xảy ra tình trạng xây dựng
không phép, công tác quản lý đất đai
còn nhiều bất cập, giải quyết các vấn
đề bức xúc của dân chưa đạt yêu cầu,
kinh tế TP hiện nay còn nhiều khó
khăn…Giải pháp trọng tâm 6 tháng
cuối năm 2016, Đ/c Đinh La Thăng
yêu cầu phải đẩy mạnh và quyết liệt
thực hiện cải cách hành chính đồng
bộ, chặt chẽ ở các cấp, các ngành theo
hướng công khai, minh bạch, xã hội
hóa các dịch vụ công, rút ngắn thời
gian giải quyết hồ sơ giao dịch giữa
cơ quan hành chính với tổ chức và
công dân; ứng dụng công nghệ thông
tin trong công tác quản lý nhà nước,
tiến tới xây dựng chính quyền điện
tử. Tăng cường phân cấp, ủy quyền
nhằmnângcaotínhchủđộngvàtrách
nhiệm của thủ trưởng các Sở - Ngành,
Quận-Huyện,khắcphụctriệtđểtình
trạngđùnđẩytráchnhiệmchonhau…
Đ/c Đinh La Thăng cũng nhấn
mạnh rằng, công tác dân vận của các
cơ quan nhà nước ở một số nơi còn
yếu kém, tình trạng quan liêu, nhũng
nhiễu, thiếu tinh thần trách nhiệm,
vô cảm trước những bức xúc chính
đáng của người dân vẫn còn; thực
hiện quy chế dân chủ tại một số cơ
quan, địa phương còn hình thức. Do
đó,cầnnghiêmtúcnhìnnhậnvàkiên
quyết khắc phục hạn chế trên. “Phải
thường xuyên đối thoại, lắng nghe,
học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết
khó khăn, vướng mắc và yêu cầu
chính đáng của người dân; tôn trọng,
lắng nghe ý kiến; có cơ chế, biện pháp
cụ thể, thích hợp để người dân bày tỏ
chính kiến, nguyện vọng và thực hiện
quyền làm chủ của mình”.
Theo báo cáo của UBND thành
phố, trong 6 tháng đầu năm 2016,
tổng sản phẩm nội địa (GRDP) trên
địa bàn TP.HCM ước đạt gần 477
ngàn tỉ đồng, tăng gần 7,5% so với
cùng kỳ năm trước, dịch vụ tăng
7,7% (cùng kỳ tăng 7,8%), khu vực
công nghiệp và xây dựng tăng 7,5%
(cùng kỳ tăng 6,5%), khu vực nông
nghiệp tăng 5,6% (cùng kỳ tăng
5,9%). Phấn đấu đến cuối năm
2016, TP.HCM sẽ tiếp tục mở rộng
thị trường vùng và các tỉnh khu vực
phía Nam; triển khai quyết liệt các
biện pháp kiểm soát và xử lý nợ xấu,
tăng trưởng chất lượng tín dụng; tiếp
tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ
khó khăn cho doanh nghiệp…phối
hợp với các tỉnh, thành lân cận cung
ứng nguyên liệu chế biến nguồn thực
phẩm sạch và an toàn.
Quyết tâm đưa TP.HCM trở thành trung tâm khu vực Việt An
Việc nông dân liên kết sản xuất, sẽ
giảm được giá thành sản xuất, tạo ra nguồn
nguyên liệu lớn, ổn định chất lượng, và sẽ là
“đối trọng” cần thiết khi mua bán với doanh
nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay,
nông dân rất cần cái “ngoéo tay” thiệt tình
từ các doanh nghiệp.
*Loại bỏ tình trạng thao túng giá
Mỗi năm ĐBSCL sản xuất ra hơn 600.000 tấn
tôm, 1 triệu tấn cá tra, 3 triệu tấn trái cây, 25 triệu
tấnlúa.Sảnlượngnàylànguồnnguyênliệudồidào
cung ứng cho xuất khẩu. Trong đó, nhiều mặt hàng
đạt giá trị xuất khẩu nhiều tỉ USD. Sau thời gian
cá tra, tôm sú phát triển nóng, có lúc cung vượt cầu,
hai mặt hàng này dần ổn định. Trải qua nhiều biến
động của thị trường, vùng nuôi cá tra, cá da trơn ở
ĐBSCL đang ở ngưỡng chấp nhận. Tuy nhiên, khi
giá cá tra thịnh vượng, các nhà máy chế biến xuất
khẩu cá tra mọc lên như nấm. Nông dân nuôi cá và
nhà máy chế biến phát triển “nóng” phải gánh chịu
những hậu quả nặng nề. Cá tra ùn ứ khó tiêu thụ,
phải trông chờ doanh nghiệp giải cứu. Tình trạng
nhà máy chế biến nợ tiền cá nông dân diễn ra tràn
lan. Nhiều doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản.
Mới đây nhất, một đại gia thủy sản trong lĩnh vực
chếbiếncátraởCầnThơphải“salưới”phápluậtvì
nợ nần chồng chất. Đó là những hệ lụy tất yếu của
quá trình phát triển “nóng”. Những người đầu tư
theo dạng “phong trào” dần bị loại khỏi cuộc chơi.
Doanh nghiệp muốn có vùng nguyên liệu cá tra ổn
định phải ký kết hợp đồng với nông dân.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện
các hợp đồng “nửa vời” với nông dân nuôi cá. Khi
nguyên liệu thừa, thì doanh nghiệp có nhiều lý
do để chèn ép hoặc không mua cá theo hợp đồng.
Người nuôi cá liên kết thành chuỗi liên kết ngang,
tạo ra các câu lạc bộ nuôi cá tra, gắn với các tiêu
chuẩn vùng nuôi cụ thể. Từ đó, cử đại diện đàm
phán hợp đồng bán cho doanh nghiệp theo liên
kết dọc bước đầu đã phát huy hiệu quả. Hiện tại,
các doanh nghiệp đã hình thành khoảng 80%
vùng nguyên liệu. Trong đó, có một tỷ lệ không
nhỏ là nông dân trở thành người nuôi gia công
cho doanh nghiệp.
Được biết, Hiệp hội Cá tra Việt Nam cũng
đang có những việc làm thiết thực như lập bản
đồ vùng nuôi. Vùng nguyên liệu đã có bước tiến
đáng kể khi doanh nghiệp đăng ký hợp đồng
xuất khẩu sản phẩm cá tra theo quy định của
Nghị định 36. Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam,
đã có dữ liệu gần 40% vùng nguyên liệu cá tra.
Các số liệu này dần sẽ hoàn thiện khi các doanh
nghiệp và hộ nuôi đăng ký vùng nuôi với hiệp
hội. Điều này sẽ góp phần thống kê chính xác
hơn về diện tích, sản lượng nuôi cá tra ĐBSCL.
*Tăng khả năng cạnh tranh nhờ liên kết vùng
Chính phủ đã có nhiều giải pháp để đảm bảo
quyềnlợichongườinôngdân.Nhưquyếtđịnh80của
Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích
tiêuthụnôngsảnhànghóathôngquahợpđồng.
Ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần
Thơ, nhận định: “Gần đây việc sản xuất nông
nghiệp phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mưa bão,
lũ lụt nên nông dân trở thành nhóm sản xuất rất
dễ bị tổn thương. Biến đổi khí hậu là vấn đề lớn
và họ cũng là những người bị tác động rất mạnh.
Thiếu hệ thống bảo hiểm rủi ro, giao thông đi lại
khó khăn, thiếu vốn, thiếu tài sản, trình độ học
vấn thấp và thiếu khả năng tiếp cận tín dụng”.
Chính phủ thường xuyên theo dõi sát sao hoạt
động xuất khẩu lúa gạo và diễn biến thị trường
để có những chính sách ứng phó hỗ trợ.
Việc tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước
trong việc giám sát ký kết hợp đồng giữa bên sản
xuất và bên tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp,
tránh việc hai bên phá vỡ hợp đồng và cam kết
cung ứng, tiêu thụ trong sản xuất. Giám sát chặt
chẽ chất lượng thị trường vật tư nông nghiệp và
chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Việc nông dân
liên kết sản xuất, sẽ giảm được giá thành sản
xuất, tạo ra nguồn nguyên liệu lớn, ổn định chất
lượng sẽ là “đối trọng” cần thiết khi mua bán với
doanh nghiệp là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên,
trong bối cảnh hiện nay, nông dân rất cần cái
“ngoéo tay” thiệt tình từ các doanh nghiệp.
Đồng Bằng Sông Cửu Long:
Cần Những Chuỗi Liên Kết Chiến Lược Văn Mười - Trung Kỳ
09Số 124 - Tháng 6/2016 XÂY DỰNG - BẤT ĐỘNG SẢN - VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Từ ngày 24/6 - 28/6, triển
lãm Quốc tế Vietbuild 2016 (xây
dựng, vật liệu xây dựng, bất
động sản và trang trí nội ngoại
thất) vừa chính thức khai mạc
tại Trung tâm Hội chợ và Triển
lãm Sài Gòn - SECC.
Triển lãm năm nay thu hút sự
tham gia của 2.430 gian hàng với
hơn 800 doanh nghiệp, trong đó
có 423 doanh nghiệp trong nước,
215 doanh nghiệp liên doanh và
162 doanh nghiệp và các tập đoàn
nước ngoài. Các sản phẩm tại Triển
lãm tập trung vào một số lĩnh vực
như: Xây dựng - Vật liệu xây dựng;
Trang trí nội ngoại thất; Hệ thống
cho ngôi nhà thông minh; Thiết bị
công nghệ máy móc; Hệ thống máy
năng lượng mặt trời…
Đến với triển lãm Vietbuild lần
này, khách hàng sẽ có cơ hội được
trải nghiệm không gian đẳng cấp
với dòng sản phẩm căn hộ xanh
chính phẩm Diamond Lotus tiêu
chuẩn xanh Hoa Kỳ cũng như có cơ
hội trúng những phần quà thật sự
hấp dẫn từ chủ đầu tư Phúc Khang
Corporation. Sau sự kiện Vietbuild,
vào ngày 10/7 tới, Phúc Khang Cor-
poration sẽ chính thức mở bán dự
án Diamond Lotus Lake View.
Trong lễ công bố trước đó về dự
án, một quỹ đầu tư nước ngoài đã
ký cam kết mua 30% số lượng căn
hộ của dự án để bán cho khách hàng
nước ngoài. Diễn giải Adam Khoo
(Singapore) cũng đã mua 100 căn
hộ thuộc dòng Diamond Lotus để ở
và làm căn hộ khách sạn.
Vietbuild 2016:
Phúc Khang Corporation ra mắt dự án mới
 Phước Lập
Hưởng lợi từ chính sách
phát triển hạ tầng hướng mạnh
về phía Đông của thành phố, vài
năm trở lại đây KĐT Cát Lái đã
và đang thay da đổi thịt nhanh
chóng. Càng khả quan hơn khi
trong tháng 5 vừa qua, nhiều
nhà đầu tư đến từ Mỹ đang tỏ ý
muốn rót vốn vào khu Đông, số
tiền có thể lên đến 4 tỷ USD. Với
vị trí nằm ngay cửa ngõ Quận
2, hầu hết các chuyên gia đều
lạc quan tin rằng, năm 2016 sẽ
mở ra một chương mới cho KĐT
Cát Lái.
*Cát Lái - Hấp dẫn người trẻ
Được quy hoạch chi tiết 1/500
vào năm 2010 nhưng có thể nói đến
tận năm 2015, Cát Lái mới bắt đầu
chuyển mình mạnh mẽ. Có được điều
này là nhờ vào sự đầu tư lớn về cơ sở
hạtầngcủathànhphốvàokhuĐông.
Cầu - Hầm Thủ Thiêm, cầu Sài Gòn
2, cầu Phú Mỹ, đại lộ Mai Chí Thọ…
tất cả không chỉ giúp kéo khu Đông
Sài Gòn về gần với trung tâm hơn mà
còn giúp Cát Lái thu hút một lượng
lớn người mua lẫn nhà đầu tư.
Gần đây nhất vào ngày 3/6
vừa qua, cầu vượt - hầm chui nút
giao thông Mỹ Thủy cũng đã chính
thức được khởi công, cho thấy sự ưu
ái của thành phố nhằm phát triển
KĐT mới Cát Lái nói riêng và khu
Đông nói chung. Theo quy hoạch
Cát Lái, với tổng diện tích hơn
152ha sẽ có quy mô gần 11.000 căn
hộ và nhà thấp tầng với dân số gần
30.0000 người. Cùng với sự ấm lại
của thị trường, khu đô thị này cũng
đang hình thành nhanh chóng và đi
cùng sự thành công của các dự án
ở đây.
Hiện tại, ở Cát Lái đã có khoảng
1.000hộgiađìnhđangsinhsống.Tới
tháng 6/2016, khu đô thị này sẽ đón
thêm 200 hộ gia đình tại Citihome.
Sang 2017, sẽ tiếp tục có 550 hộ gia
đình tại Citihome và gần 200 hộ gia
đình của Citibella sẽ được nhận nhà
và chuyển đến nhanh chóng. Một số
khu dân cư khác trong khu vực này
như Gia Cát, Ninh Giang…với hơn
300 sản phẩm cũng đã được người
mua đón nhận trong 2015, dự kiến
sẽ có người ở nhanh chóng.
“Tính trung bình mỗi ngày, có
từ 2-3 hộ gia đình quyết định chọn
các sản phẩm của Kiến Á tại Cát
Lái. Trong đó, tiến độ giao dịch của
Citihome khoảng 2-3 sản phẩm/
ngày, Citibella khoảng 1-2 sản
phẩm/ngày. Theo kế hoạch 5 năm
tới, trung bình 1 năm, Kiến Á sẽ giới
thiệu ra thị trường khoảng 1.000
sản phẩm căn hộ và nhà thấp tầng
tạikhuvựcnày.Vớitốcđộpháttriển
nhanh chóng như hiện nay, có thể
nói Cát Lái đang bước vào thời kỳ
sôi động nhất”, ông Hồ Hữu Xuyên,
Phó Tổng Giám đốc Kiến Á Group,
một trong những đơn vị có quỹ đất
lớn nhất tại Cát Lái đánh giá.
Bên cạnh yếu tố giao thông
thuận tiện, Cát Lái còn thu hút
người mua mà đặc biệt là người
mua trẻ bởi quy hoạch đẹp, diện tích
cây xanh lên đến gần 7m2
/người. Họ
là những người đã quá nhàm chán
với cuộc sống nội thành ồn ào chật
chội, đang theo đuổi phong cách
sống mới: lối sống xanh - tiện nghi
& không quá xa trung tâm.
*Trải nghiệm sống xanh gấp 9 lần
“Thật ra nói là Quận 2 nhưng
không hề xa, tôi đi làm ở Quận 1
chỉ mất khoảng 15 phút thôi, còn
nếu muốn đến các khu vực lân cận
khác cũng chỉ mất tầm 10 phút.
Chưa kể các dự án nhà ở tại đây
được xây dựng rất tốt, chú trọng
đến cây xanh, tiện ích nội khu cao
cấp…trong khi giá cả vẫn ở mức vừa
túi tiền. Với những người trẻ như
mình, tôi nghĩ Cát Lái đang là lựa
chọn phù hợp”, anh Hoàng Trọng,
chuyên viên thiết kế, chủ một căn
hộ tại Citihome, cho biết.
Nổi bật và được người mua
đón nhận tốt tại Cát Lái từ thời
điểm đầu năm 2015 đến nay, có thể
kể đến dự án căn hộ Citihome, dự
án nhà phố Citibella. Và mới đây,
thông tin từ Kiến Á cho biết, họ sắp
tung ra thị trường dự án ấn tượng
Citisoho. Dù chưa chính thức công
bố, nhưng theo đại diện của Kiến Á,
Citisoho sẽ đảm bảo cả 3 yếu tố: giá
cả, chất lượng và không gian sống.
Điểm hấp dẫn nhất của Citisoho
chính là dự án được bao bọc bởi công
viên trung tâm rộng 4ha (bằng ¾
diện tích công viên Gia Định), mật
độ cây xanh lên đến gần 7m2/người,
gấp 9 lần so với nội thành hiện nay
(khoảng 0,7m2/người). Kết nối trực
tiếp với khu công viên rộng nhất Cát
Lái, đồng nghĩa với việc tất cả cư dân
tương lai của Citisoho sẽ được trải
nghiệm một không gian sống xanh
gấp 9 lần so với khu trung tâm.
Bên cạnh đó, với diện tích trung
bình từ 55 - 60m2, mức giá dễ chịu
từ 1,1 - 1,2 tỷ/căn hộ, Citisoho trở
thành lựa chọn phù hợp với những
người mua trẻ, hộ gia đình nhỏ.
Chưa kể, dù có mức giá tầm trung
nhưngCitisohovẫnsởhữurấtnhiều
tiện ích cao cấp như: hồ bơi thiết kế
theo phong cách resort, tầng hầm
để xe rộng 1,1ha có lối ra vào riêng
cho từng block nhà, khối trung tâm
thương mại cao cấp nằm độc lập tích
hợp đầy đủ tiện ích như rạp chiếu
phim, siêu thị, shop house…
“Có thể nói, Citisoho là một dự
án căn hộ có thiết kế ấn tượng, chỉn
chu trong từng chi tiết để mang đến
cho cư dân một không gian sống
chất lượng tốt nhất. Tôi tin rằng,
trong thời điểm giữa năm 2016,
Citisoho sẽ là một điểm nhấn thu
vị thu hút người trẻ đến KĐT Cát
Lái”, ông Xuyên cho biết thêm.
Dự án có tổng mức đầu tư
9.899,085 tỷ đồng, lấy từ nguồn
vốn ngân sách thành phố Hải
Phòng và các nguồn vốn hỗ trợ
hợp pháp khác.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê
duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu
tư xây dựng Hạ tầng kỹ thuật Khu
đô thị mới Bắc sông Cấm. Mục tiêu
đầu tư là xây dựng cầu Hoàng Văn
Thụ, xây dựng hệ thống đê, xây
dựng hệ thống kè sông Cấm, xây
dựng hệ thống giao thông chính và
hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhằm
phục vụ cho toàn bộ khu vực Bắc
sông Cấm với quy mô 1.445,51 ha.
Bên cạnh đó, phát triển mở
rộng thành phố về phía Bắc và từng
bước hoàn thiện hệ thống trung
tâm thành phố mới theo định hướng
phát triển không gian đô thị và
theo điều chỉnh Quy hoạch chung
xây dựng thành phố Hải Phòng
đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050
đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 1448/QĐ-
TTg ngày 16/9/2009.
Về quy mô đầu tư, xây dựng cầu
Hoàng Văn Thụ chiều dài khoảng
1.138,5m; xây dựng đê tả sông Cấm
chiều dài khoảng 2.016m; xây dựng
hệ thống giao thông chính Khu đô
thị mới Bắc sông Cấm tổng chiều
dài khoảng 9,958km; xây dựng hệ
thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị
mới Bắc sông Cấm. Tổng mức đầu
tư dự án là 9.899,085 tỷ đồng từ
nguồn vốn ngân sách thành phố và
các nguồn vốn hỗ trợ hợp pháp khác.
Dự án được thực hiện tại các xã Tân
Dương, Dương Quan, Hoa Động
(huyện Thủy Nguyên) và phường
Minh Khai (quận Hồng Bàng),
thành phố Hải Phòng với thời gian
5 năm từ 2016 - 2020. Ban Quản lý
công trình xây dựng phát triển đô
thị Hải Phòng là chủ đầu tư Dự án.
Gần 10.000 tỷ đồng đầu tư Khu đô thị mới
Bắc sông Cấm trên quy mô 1.445 ha
Thanh Huyền
Khu đô thị Cát Lái - TP.Hồ Chí Minh:
Điểm an cư hấp dẫn của người trẻ Nhật Nguyên
Phối cảnh hồ bơi dự án Citisoho
10 Số 124 - Tháng 6/2016
CÂU CHUYỆN KINH DOANH
Trongbuổikhaigiảnglớpđào
tạo kinh doanh Online do công
ty IMGroup tổ chức tại TP.HCM
với chủ đề “Xây dựng chuỗi kinh
doanh onlie thành công vượt trội
- Tư duy chiến lược - Marketing”
- ông Nguyễn Ngọc Dũng - Chủ
tịchHiệphộiThươngmạiđiệntử
kiêm Trưởng đại diện Văn phòng
phía Nam, đã tới tham dự với tư
cáchđơnvịbảotrợ;BáoThờibáo
Mê Kông là đơn vị bảo trợ thông
tin. Nhân dịp này, P/V Thời báo
Mê Kông đã có cuộc trao đổi với
ông Nguyễn Ngọc Dũng xung
quanh vấn đề thương mại điện
tử ở Việt Nam.
*P/V: Ông nhận định như thế
nào về thị trường thương mại điện
tử Việt Nam?
-Ông Nguyễn Ngọc Dũng:
Thương mại điện tử có mặt ở Việt
Nam khá sớm. Từ năm 2013-2016,
thương mại điện tử ở ta phát triển
mạnh. Và hiện nay có nhiều công ty
nước ngoài đang rất quan tâm đến
thị trường thương mại điện tử ở Việt
Nam. Nói về mức độ thì hiện nay
Việt Nam là một điểm ngắm cho các
công ty đầu tư nước ngoài. Các cuộc
mua bán chuyển nhượng diễn ra
ngày một sôi động hơn.
*P/V: Như thế có thể nói Việt
Nam đang là một thị trường tiềm
năng của thương mại điện tử. Vậy
thì vai trò của Hiệp hội Thương
mại điện tử có đóng góp gì cho thị
trường này?
-Ông Nguyễn Ngọc Dũng: Hiệp
hội Thương mại điện tử Việt Nam
là đầu cầu của việc kết nối cho các
thành viên trong hiệp hội, kết nối
các doanh nghiệp ngoài hiệp hội với
nhau. Ngoài ra, trong điều lệ của
Hội chúng tôi cũng ghi rõ Hiệp hội
có vai trò phản biện về các chính
sách, xây dựng và hỗ trợ các chính
sách về thương mại điện tử, tổ chức
các hội thảo, các chương trình đào
tạo chuyên đề về thương mại điện tử
nhằmcungcấpcáckiếnthứcchuyên
môn và chuyên gia về thương mại
điện tử. Kết hợp với các trung tâm
đào tạo về thương mại điện tử, cung
cấp nâng cao chất lượng nhân lực
cho thị trường thương mại điện tử.
*P/V: Từ vai trò của mình, ông
thấy rằng các chuyên gia, doanh
nghiệp thương mại điện tử Việt
Nam cần phải làm gì để cho ngành
phát triển?
-Ông Nguyễn Ngọc Dũng: Tôi
nghĩ rằng thương mại điện tử phải
phù hợp với môi trường thế giới. Và
thương mại điện tử Việt Nam cũng
có đặc thù riêng nhưng vẫn phải
nằm trong xu thế chung và phù hợp
với thế giới. Hiện nay chúng ta đã có
nhiều cuộc hội thảo về thương mại
điện tử. Nhưng tôi nghĩ rằng, chúng
ta tổ chức rất nhiều các cuộc hội
thảo, các chương trình đào tạo về
thương mại điện tử. Vấn đề chúng
ta nói ở đây không phải là để huấn
luyện hay hướng dẫn cho họ phải
làm thương mại điện tử như thế
nào. Mà chúng ta phải làm sao cho
thương mại điện tử phát triển hơn.
Đối với thị trường thương mại điện
tử của chúng ta hiện nay, vấn đề
cần nhất là chữ Tín. Hiện nay, việc
giới thiệu quảng cáo sản phẩm quá
so với thực tế, kinh doanh không
lành mạnh, việc giao hàng không
đúng như yêu cầu, chính sách đổi
trả hàng chưa hoàn chỉnh, chính
sách giao hàng không tốt…sẽ làm
cho khách hàng e ngại, làm rào cản
lớn cho sự phát triển của thương
mại điện tử. Chúng ta phải cố gắng
xây dựng chữ “Tín” cho thương mại
điện tử. Nếu như trước kia, chúng ta
mở một gian hàng có thể chỉ có một
vài người từ chối không đến, nhưng
với xu thế phát triển của mạng xã
hội như hiện nay thì sự chia sẻ sẽ
rất lớn, số người từ chối sẽ rất lớn
và làm ảnh hưởng xấu đến thương
hiệu của chúng ta, làm mất thương
hiệu của chúng ta. Thương hiệu
trên Internet rất khó xây dựng. Nếu
xây dựng thành công thì phải cố giữ
cho được thương hiệu.
*P/V: Ông vừa tham dự với tư
cách đơn vị bảo trợ của Công ty IM
Goup trong lễ khai giảng khóa đào
tạo về kinh doanh online do công ty
này tổ chức. Ông có nhận xét gì về
những khóa đào tạo như thế? Ông
có góp ý gì cho những chương trình
đào tạo thương mại điện tử có chất
lượng tốt hơn?
-Ông Nguyễn Ngọc Dũng: Hiện
nay có nhiều đơn vị, công ty tổ chức
các lớp đào tạo về kinh doanh online
hay thương mại điện tử. Đối với vai
trò của Hiệp hội Thương mại điện tử,
chúng tôi tôi ủng hộ và hỗ trợ thêm
những kiến thức, cung cấp thêm
những chuyên gia để cho những
chương trình này giá trị hơn, mang
tính chất hỗ trợ thiết thực hơn cho
cộng đồng. Hiệp hội cũng là nơi để
hướng dẫn các chính sách về thương
mại điện tử. Chúng tôi sẽ đưa các
chuyên gia để hướng dẫn thêm kinh
doanh online mà phải hợp tác và phù
hợp với thương mại điện tử.
Trân trọng cảm ơn ông!
Cần xây dựng chữ “Tín”
cho thương mại điện tử Việt Nam Nguyễn Thịnh
Ông Nguyễn Ngọc Dũng tại buổi khai giảng
lớp đào tạo kinh doanh Online
Trong nhiều năm qua, sản xuất thanh
longđãđemlạihiệuquảkinhtếvàthunhập
cao cho bà con nông dân ở tỉnh Bình Thuận.
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, nhà nông
trồng thanh long phải đối mặt với những
khó khăn thách thức như: Tình hình sâu
bệnh diễn biến phức tạp, giá cả bếp bênh,
hạn hán kéo dài làm ảnh hưởng đến năng
suất và chất lượng sản phẩm.
*Vất vả nhà nông
Đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận có diện tích
thanh long lên đến trên 26.056 ha. Trong đó, trên
21.349 ha đã cho thu hoạch. Loại cây ăn trái này
được trồng tập trung nhiều nhất ở huyện Hàm
Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình.
Do nắng nóng kéo dài làm cho thanh long Bình
Thuận mắc phải bệnh vàng cành, thậm chí cháy
cành có chiều hướng gia tăng trong những tháng
đầu năm 2016. Ngoài ra, hiện nay thanh long còn
nhiễm bệnh đốm nâu mà bệnh này đến nay vẫn
chưa có biện pháp diệt hiệu quả, làm cho bà con
sản xuất thanh long như ngồi trên đống lửa.
Ông Trần Văn Khanh - người dân tại địa
phương thở dài: “Qua hàng chục năm sinh sống,
sản xuất thanh long, chưa có khi nào người dân
chúng tôi lao đao như trong 2 năm lại nay. Nếu
tình hình khó khăn này kéo dài thì chúng tôi
không thể tồn tại nơi đây để kiếm kế sinh nhai,
trong hoàn cảnh trái thanh long mất mùa, sâu
bệnh, hạn hán, giá cả rẻ mạt...”. Còn ông Phạm
Bài (người dân thôn ba Bàu, xã Hàm Cần, Huyện
Hàm Thuận Nam) nói trong thấp thỏm lo âu:
“Vườn thanh long của tôi có đến 1.000 trụ, 5 miệng
ăn trong gia đình hằng ngày trông chờ vào đó. Đến
nay vườn thanh long rủ cành vàng úa, không lấy
đâu ra trái, tình hình khó khăn như thế không
biết gia đình tôi lấy gì để ăn, để sinh hoạt…”.
*Thị trường và lối thoát?
Được biết, hiện nay thị trường nội địa chưa
được các doanh nghiệp quan tâm, mở rộng đúng
tầm; các kênh tiêu thụ, phân phối trong nước
chưađượcpháttriểnnhiều.Thịtrườngxuấtkhẩu
chính ngạch chiếm tỉ lệ thấp, tập trung chủ yếu
vào Trung Quốc. Nhưng nếu trái thanh long của
chúng ta lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường
thì dễ bị bế tắc. Các thị trường xuất khẩu truyền
thống tuy được giữ vững nhưng sản lượng và kim
ngạch không tăng, chiếm tỷ lệ thấp. Một số do-
anh nghiệp tại địa phương đã xuất khẩu thanh
long vào một số thị trường mới nhưng vẫn đang ở
mức độ thăm dò là chính. So với xuất khẩu chính
ngạch, sản lượng thanh long xuất khẩu sang
Trung Quốc theo hình thức biên mậu chiếm tỷ
trọng rất lớn, tập trung chủ yếu ở cửa khẩu Tân
Thanh (Lạng Sơn) và Pò Chài (Quảng Tây, Trung
Quốc). Tuy nhiên, các doanh nghiệp chưa có sự
đoàn kết đồng bộ trong sự hợp tác giao thương, vì
vậy làm cho thị trường thanh long bấp bênh giá
cả, không điều tiết được lượng hàng ra cửa khẩu,
dẫn đến hiện tượng khủng hoảng thừa cục bộ,
cung vượt cầu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn hạ
giá thành sản phẩm, điều đó không những làm
mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường mà còn tạo
ra khe hở cho khách hàng ép giá, tác động xấu
đến nền sản xuất thanh long.
Hơn thế nữa, có những doanh nghiệp, cơ sở
kinh doanh thanh long tại địa phương còn tiếp
tay, tạo điều kiện cho thương nhân Trung Quốc
đến Bình Thuận thu gom thanh long. Từ đó
làm cho thương nhân Trung Quốc kiểm soát thị
trường, khống chế giá cả, làm cho ngành thanh
long tại BìnhThuận đối phó với nhiều thách thức,
khó khăn. Thanh long xuất khẩu sang thị trường
Trung Quốc theo hình thức buôn bán biên mậu
đã làm cản trở đối với nhiều doanh nghiệp xuất
khẩu chính ngạch, và những doanh nghiệp có
năng lực giao thương quốc tế không thể ký hợp
đồng xuất khẩu chính ngạch vì giá cả không ổn
định, không bảo đảm ổn định nguồn sản phẩm cả
về số lượng, chất lượng.
Để tạo điều kiện cho người dân và doanh
nghiệp sản xuất thanh long, các cơ quan chức
năng liên quan ở Bình Thuận đang đề xuất các
nhóm giải pháp đối với khâu tiêu thụ như hỗ
trợ doanh nghiệp tham gia hội thảo chuyên đề
xúc tiến thương mại, hội nghị gặp mặt tham tán
thương mại Việt Nam ở nước ngoài được tổ chức
tạiViệtNam,nhằmtìmhiểuthôngtinthịtrường,
cơ hội xuất nhập khẩu; phát triển hệ thống phân
phối tại các thị trường, tiếp cận và sử dụng các
chợ đầu mối, hệ thống siêu thị làm cầu nối tiêu
thụ sản phẩm, đồng thời đề xuất đẩy mạnh hoạt
động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm...
Bình Thuận :
Lối Đi Nào Cho Vựa Thanh Long Lớn Nhất Cả Nước? Công Trình
Vườn thanh long rục cành do bệnh đốm nâu
So 124 chuyen in
So 124 chuyen in
So 124 chuyen in
So 124 chuyen in
So 124 chuyen in
So 124 chuyen in
So 124 chuyen in
So 124 chuyen in
So 124 chuyen in
So 124 chuyen in
So 124 chuyen in
So 124 chuyen in
So 124 chuyen in
So 124 chuyen in

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

C huyen in so 123
C huyen in so 123C huyen in so 123
C huyen in so 123
 
Mk so 116
Mk so 116 Mk so 116
Mk so 116
 
150 chuyen in
150 chuyen in150 chuyen in
150 chuyen in
 
143
143143
143
 
Mekong 115
Mekong 115Mekong 115
Mekong 115
 
130
130130
130
 
Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013
 
Mekong 109 ban cuoi
Mekong 109 ban cuoiMekong 109 ban cuoi
Mekong 109 ban cuoi
 
Mekong 7 2015
Mekong 7 2015Mekong 7 2015
Mekong 7 2015
 
173
173173
173
 
172
172172
172
 
129
129129
129
 
136 p
136 p136 p
136 p
 
M ekong 137 in
M ekong 137 inM ekong 137 in
M ekong 137 in
 
135p
135p135p
135p
 
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
 
Mekong 10 2015
Mekong 10 2015Mekong 10 2015
Mekong 10 2015
 
Thủ tướng trả lời chất vất quốc hội
Thủ tướng trả lời chất vất quốc hộiThủ tướng trả lời chất vất quốc hội
Thủ tướng trả lời chất vất quốc hội
 
167
167167
167
 
So 108 tháng 3.2016
So 108 tháng 3.2016So 108 tháng 3.2016
So 108 tháng 3.2016
 

Viewers also liked

What Makes an App Great?
What Makes an App Great?What Makes an App Great?
What Makes an App Great?jamiecavanaugh
 
Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3Hán Nhung
 
Student feedback for the first draft
Student feedback for the first draftStudent feedback for the first draft
Student feedback for the first draftelonawoodford
 
Social Media e strategie aziendali
Social Media e strategie aziendaliSocial Media e strategie aziendali
Social Media e strategie aziendaliAgnese Longo
 
Growth Mindset Presentation
Growth Mindset Presentation Growth Mindset Presentation
Growth Mindset Presentation Kari Lomax
 

Viewers also liked (7)

What Makes an App Great?
What Makes an App Great?What Makes an App Great?
What Makes an App Great?
 
Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3
 
Student feedback for the first draft
Student feedback for the first draftStudent feedback for the first draft
Student feedback for the first draft
 
Social Media e strategie aziendali
Social Media e strategie aziendaliSocial Media e strategie aziendali
Social Media e strategie aziendali
 
Growth Mindset Presentation
Growth Mindset Presentation Growth Mindset Presentation
Growth Mindset Presentation
 
Non slip sock heel silicon printing machine
Non slip sock heel silicon printing machineNon slip sock heel silicon printing machine
Non slip sock heel silicon printing machine
 
Medicina I Unidad VII
Medicina I Unidad VIIMedicina I Unidad VII
Medicina I Unidad VII
 

Similar to So 124 chuyen in

So 127 chuyen in
So 127 chuyen inSo 127 chuyen in
So 127 chuyen inHán Nhung
 
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3duyenbc
 
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014Mekong tet 2014
Mekong tet 2014Hán Nhung
 
Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015Hán Nhung
 
Mekong 11 2015
Mekong 11 2015Mekong 11 2015
Mekong 11 2015Hán Nhung
 
Chính sách đối ngoại với Trung Quốc
Chính sách đối ngoại với Trung QuốcChính sách đối ngoại với Trung Quốc
Chính sách đối ngoại với Trung QuốcHoai Dang
 
Chuyên đề biển đảo, học tập đạo đức HCM.ppt
Chuyên đề biển đảo, học tập đạo đức HCM.pptChuyên đề biển đảo, học tập đạo đức HCM.ppt
Chuyên đề biển đảo, học tập đạo đức HCM.pptHiệp Bùi Trung
 

Similar to So 124 chuyen in (17)

So 127 chuyen in
So 127 chuyen inSo 127 chuyen in
So 127 chuyen in
 
131
131131
131
 
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
 
Mekong 112
Mekong 112Mekong 112
Mekong 112
 
Mekong 110
Mekong 110Mekong 110
Mekong 110
 
134
134134
134
 
181a
181a181a
181a
 
161
161161
161
 
169 in
169 in169 in
169 in
 
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
 
180
180180
180
 
171
171171
171
 
Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015
 
Mekong 11 2015
Mekong 11 2015Mekong 11 2015
Mekong 11 2015
 
Chính sách đối ngoại với Trung Quốc
Chính sách đối ngoại với Trung QuốcChính sách đối ngoại với Trung Quốc
Chính sách đối ngoại với Trung Quốc
 
Mekong 9 2015
Mekong 9 2015Mekong 9 2015
Mekong 9 2015
 
Chuyên đề biển đảo, học tập đạo đức HCM.ppt
Chuyên đề biển đảo, học tập đạo đức HCM.pptChuyên đề biển đảo, học tập đạo đức HCM.ppt
Chuyên đề biển đảo, học tập đạo đức HCM.ppt
 

More from Hán Nhung (12)

184
184184
184
 
183 in
183 in183 in
183 in
 
Chương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâmChương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâm
 
178
178178
178
 
177
177177
177
 
176
176176
176
 
174
174174
174
 
170 (1)
170 (1)170 (1)
170 (1)
 
163 chuyen in
163 chuyen in163 chuyen in
163 chuyen in
 
162
162162
162
 
160 chuyen in
160 chuyen in160 chuyen in
160 chuyen in
 
Tan xuan
Tan xuanTan xuan
Tan xuan
 

So 124 chuyen in

  • 1. Số 124 tháng 6/2016 thbmekong@gmail.com tbmekong@yahoo.com www.vilacaed.org.vn Phát hành thứ 5 hàng tuần Hotline: 091 4851538 090 9933888 098 7612850 Lo Ngại Nhà Máy Giấy “Bức Tử” Sông Hậu:Kỳ 2: Lo Ngại Nhà Máy Giấy “Bức Tử” Sông Hậu: Quyết tâm đưa TP.HCM trở thành trung tâm khu vực T.08 Vĩnh Long: Bản Án 6 Năm “Dẫm Chân Tại Chỗ” Vì Thi Hành Án? “Ông Bụt Xứ Dừa” Lặng Lẽ Tiếp Bước Trẻ Nghèo Đến Trường Kon Tum: Thu Hút Đầu Tư Tại 3 Vùng Kinh Tế Động Lực Thanh Tra Công Ty Lee&Man T.17 T.15 T.12 CuộcĐời&TìnhYêuCủaÔngVuaNhạcSếnVinhSử: Kỳ 4: Người vợ cuối cùng & Nỗi đau bị bỏ rơi khi mang trọng bệnh T.13 T.16
  • 2. 02 Số 124 - Tháng 6/2016THEO DÒNG THỜI SỰ Giá bán tại Việt Nam: 4.800đ Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Hồ Minh Sơn Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468 Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ. Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 148A Lê Đình Lý, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng. Văn phòng đại diện tại Tây Nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak. Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội. Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011 In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công An Đơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001 Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575 Việt Nam và Trung Quốc cần nỗ lực thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện phát triển lành mạnh, ổn định vì điều này phù hợp với nguyện vọng và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, có lợi cho hoà bình, ổn định và phát triển của khu vực. Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì - Ảnh: VGP/Hải Minh Ngày 27/6, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đã chủ trì Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc. Tại Phiên họp, hai bên đã điểm lại tình hình hợp tác trên các mặt giữa hai nước kể từ Phiên họp lần thứ 8 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung tháng 6/2015 đến nay; trao đổi và đưa ra phương hướng, trọng tâm các lĩnh vực hợp tác trong thời gian tới. Hai bên cho rằng, cần nỗ lực thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển lành mạnh, ổn định vì điều này phù hợp với nguyện vọng và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, có lợi cho hoà bình, ổn định và phát triển của khu vực. Hai bên nhất trí cùng nhau thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung mà lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã đạt được thời gian qua, nhất là trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (4/2015) và chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (11/2015), không ngừng củng cố và thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam- Trung Quốc phát triển ổn định, lành mạnh và ngày càng đi vào chiều sâu. Hai bên đánh giá cao những tiến triển tích cực trong quan hệ hợp tác giữa hai nước kể từ sau Phiên họp lần thứ 8 đến nay; Đồng thời xác định một số trọng tâm công tác lớn nhằm tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước, nhất là trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật; nhất trí thúc đẩy hợp tác kinh tế, thươngmại,đầutưpháttriểnổnđịnh, cân bằng, lành mạnh và mở rộng hợp táctrêncáclĩnhvựcxâydựngcơsởhạ tầng, tài chính-tiền tệ, nông nghiệp, môi trường, giao thông vận tải, y tế, khoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục, du lịch...; tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương biên giới hai nước tăng cường hợp tác cùng có lợi. Trên cơ sở kết quả Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện 03 văn kiện về quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc, hai bên nhất trí tăng cường công tác quản lý, giữ gìn trật tự trị an, giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh tại khu vực biên giới hai nước, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế ở khu vực biên giới phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững. Hai bên đã trao đổi về vấn đề trên biển, nhấn mạnh yêu cầu cần nghiêm túc thực hiện các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”; kiểm soát tốt bất đồng, thúc đẩy các cơ chế đàm phán đạt tiến triển thực chất, nỗ lực triển khai các dự án hợp tác trên biển đã thỏa thuận, trao đổi thiết lập cơ chế hợp tác tìm kiếm cứu nạn trên biển; kiên trì thông qua trao đổi và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được. Hai bên cũng trao đổi những vấn đề quan trọng như việc không hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp; thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứngxửởBiểnĐông(COC);giảiquyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Kết thúc Phiên họp, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì đã chứng kiến lễ ký “Biên bản Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc”, “Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Cục Cảnh sát biển Trung Quốc”; trao đổi Công thư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc Chính phủ Trung Quốc cung cấp bổ sung khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 129,5 triệu nhân dân tệ cho dự án Cung Hữu nghị Việt-Trung. Trích lược Chinhphu.vn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, ĐBSCL không chỉ là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam mà phải là nền nông nghiệp thông minh, bền vững, có giá trị gia tăng cao của Đông Nam Á và rộng hơn là châu Á trong tương lai. “Nếu thực hiện được tầm nhìn này, chúng ta coi như đã hoàn thành được một trong những sứ mệnh khó khăn nhất của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mở đầu bài phát biểu tại Diễn đàn ĐBSCL 2016 (Mekong Delta Forum 2016) ngày 27/6, tại TPHCM. Diễn đàn có chủ đề “Vì ĐBCSL thịnh vượng và thích ứng với khí hậu” do Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT, Bộ KH&ĐT cùng một số cơ quan phối hợp tổ chức. Các báo cáo, nghiên cứu được đưa ra tại Diễn đàn đều cho rằng, ĐBSCL đóng vai trò thiết yếu cho sự phát triển của Việt Nam nói chung và an ninh lương thực của khu vực khi sản xuất đến 50% tổng sản lượng lúa gạo của Việt Nam và 70% sản lượng thủy sản nuôi trồng củacảnước.Cácvùngđấtngậpnước và các vùng cửa sông của ĐBSCL là nguồn đa dạng sinh học quan trọng. Tuy nhiên, trong hơn một thập kỷ gần đây, nhiều thay đổi cả về tự nhiên và do con người gây ra đã tạo sức ép phát triển lớn đối với cả vùng ĐBSCL. Trong dài hạn, các cộng đồng dân cư duyên hải ĐBSCL được dự báo sẽ là  đối tượng hứng chịu những tác động của biến đổi khí hậu, trong đó có hiện tượng nước biển dâng và những cơn bão nhiệt đới có xu hướng ngày càng mạnh. Sản lượng lúa gạo ở ĐBSCL được dự báo sẽ giảm từ 6-12% vì ngập lụt và xâm nhập mặn. Cho biết ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, chiếm 90% tổng sảnlượnggạoxuấtkhẩucủacảnước, 1/5 lượng gạo thương mại toàn cầu, Thủ tướng nhìn nhận, “sự sụt giảm sản lượng nông nghiệp ở vùng này khôngchỉlàvấnđềcủaViệtNammà sẽ tác động rõ nét đến giá lương thực, làm suy yếu an ninh lương thực của toàn cầu”. Cho rằng ĐBSCL được thiên nhiên ưu đãi, được Nhà nước quan tâm hỗ trợ, nhưng Thủ tướng nhấn mạnh, kết quả đạt được chưa xứng với tiềm năng, đời sống người nông dân còn nhiều khó khăn. Lý giải những hạn chế này, Thủ tướng chỉ ra các nguyên nhân như: Thiếu sự liên kết một cách hiệu quả giữa các tỉnh; Việc kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp gặp khó khăn vì thiếu các điều kiện như xa nguồn năng lượng, suất đầu tư xây dựng lớn do xa nguồn cung cấp nguyên vật liệu; Chưa có chiến lược phát triển công nghiệp phù hợp, tương xứng với thế mạnh; Chất lượng và số lượng thủy hải sản không ổn định, hàm lượng khoa học công nghệ thấp, tư duy thị trường còn manh mún, nên sản phẩm chưa đủ đa dạng để đáp ứng các nhu cầu cao cấp của thị trường; Vựa lúa của cả nước nhưng chưa tạo dựng được thương hiệu, uy tín, giá trị gia tăng vẫn thấp, nên giá trị xuất khẩu không cao. Bên cạnh đó, Thủ tướng cho rằng, ĐBSCL còn có nhiều lợi thế bị bỏ ngỏ như phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, phát triển mô hình trang trại, kết hợp nông nghiệp với du lịch, phát triển các ngành nghề chế biến nông sản,thànhphẩmtừcâycôngnghiệp, dược liệu, xuất khẩu sản phẩm từ các làng nghề truyền thống… Để ĐBSCL phát triển hơn nữa thời gian tới, trước tiên Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và các tỉnh ĐBSCL phối hợp cùng Chính phủ tập trung chỉ đạo xây dựng liên kết vùng, xây dựng chiến lược phát triển ĐBSCL để phát huy thế mạnh từng địa phương, tránh tình trạng cạnh tranh nội bộ, phân công vùng nào, tỉnh nào, tập trung sản xuất lương thực, thực phẩm hoặc trái cây gì cho phù hợp. Xác định rõ vai trò trách nhiệm của các địa phương để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, tạo nên chuỗi liên kết về sản xuất và dịch vụ để nâng cao năng lực cạnh tranh tốt hơn… Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương ĐBSCL cần tích hợp mục tiêu nông thôn mới với ứng phó biến đổi khí hậu. Cũng tại Diễn đàn, Thủ tướng nhấn mạnh: Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với WB, các Chính phủ, cácTổchứcquốctếđểcùngnhaugiải quyết các vấn đề đặt ra ở ĐBSCL. Trích lược Chinhphu.vn Thủ tướng định hướng tầm nhìn Đồng bằng sông Cửu Long Đức Tuân Phát triển quan hệ Việt-Trung lành mạnh, ổn định là nguyện vọng chung Hải Minh
  • 3. 3Số 124 - Tháng 6/2016 0SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM Sau 14 ngày lao động hăng say, nồng nhiệt, 7 chiến sĩ đồn biên phòng Cồn Roàng đã hoàn thành giếng nước với chiều sâu hơn 6m, trong đó mực nước cao hơn 3m cho đồng bào Ma Coong (Dân tộc Bru - Vân Kiều) ở bản Cồn Roàng (xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình). Từ nay, dân bản không còn cảnh vất vả đi gánh nước ở xa nữa. Đây cũng là món quà thể hiện tình quân dân bền chặt nơi miền biên giới giữa đại ngàn Trường Sơn. Nắng tháng sáu ở vùng biên giới xã Thượng Trạch ngày càng gay gắt, bôi đậm màu da đen rám của lũ trẻ. Hơn cả tháng nay, con suối chảy quanh bản Cồn Roàng (xã Thượng Trạch) đã cạn khô trơ đá. Giữa trưa nắng, lũ trẻ ở đây chỉ biết dầm mình vào vũng nước đục ngàu còn sót lại giữa khe suối để làm vơi bớt cảm giác hanh khô. Trên con đường mòn men theo khe nước, chị Y Rao dùng chiếc đòn gánh, trên đó treo hai chiếc can nhựa 10 lít để đi lấy nước ở ngọn suối phía sau nhà. “Nhà mình ở đây vào mùa nắng rất khổ. Cái suối nó cạn nên mình phải đi lấy nước xa lắm. Nước lấy về chỉ đủ nấu ăn thôi”, Y Rao than thở. Bản Cồn Roàng nằm chênh vênh bên triền núi với 49 hộ dân và khoảng 219 nhân khẩu. Trước đây, nguồn nước sinh hoạt phụ thuộc vào dòng suối. Tuy nhiên, mấy năm lại đây vào mùa khô dòng suối này cạn khô. Để có nước sinh hoạt, đồng bào Ma Coong dùng những chiếc can nhựa 5-10 lít vượt qua quả đồi, rồi dọc theo con suối cách khoảng 2km để lấy nước về phục vụ sinh hoạt. Nhằmtìmbiệnpháphiệuquả,vữngbềnmang lại nguồn nước sạch cho bà con sử dụng, đồn Biên phòng Cồn Roàng đã đề xuất với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đào một cái giếng nướcởbảnCồnRoàng(xãThượngTrạch).Trungtá Nguyễn Hữu Trung, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cồn Roàng cho biết: “Sau nhiều lần khảo sát mạch nước ngầm, bằng kinh nghiệm, các chiến sĩ trong đơn vị đã chọn khoanh đất ở ngay bên bờ suối để đào giếng. Vị trí này gần bản nên thuận tiện cho đồng bào lấy nước sạch về sinh hoạt trong mùa khô và cả trong mùa mưa khi con suối nước đục ngàu”. Nằm giữa đại ngàn Trường Sơn, bản Cồn Roàngcònnhiềukhókhănnênkhiđàogiếngnước, các chiến sĩ đồn Biên phòng Cồn Roàng gặp nhiều vất vả. Do đường đi lại còn gập ghềnh nên trong quá trình vận chuyển vật liệu, các chiến sĩ cũng gặp nhiều trở ngại. Hằng ngày, 7 chiến sĩ trong đội phải cắp nách, mang vác từng bao xi măng, từng viên gạch, bao cát vượt qua từng con dốc cao vút. Không chỉ dừng lại ở đó, khi đào giếng xuống sâu cách mặt đất khoảng 2,5 mét, các chiến sĩ đã gặp phải tảng đá dàn chắn ngang cả diện tích lòng giếng. Không có dụng cụ khoan cắt đá, bằng dụng cụ thô sơ, nhưng với quyết tâm “có công mài sắt có ngày nên kim”, 7 anh em chiến sĩ thay nhau dùng nỏ sắt, búa tạ để đục từng mảnh đá...Dần dần, dưới bàn tay cứng như thép, những mảng đá gan xanh được đục thủng khoảng 3,5 mét. Trung úy Võ Xuân Long, Đội trưởng kiểm soát hành chính (đồn Biên phòng Cồn Roàng) chia sẻ: “Khi đào giếng xuống, gặp ngay phải đá, nhiều anh em cứ bàn lùi hay là ta tìm vị trí khác cho dễ dàng hơn. Nhưng theo kinh nghiệm, đây là vị trí có mạch nước ngầm lớn nên đơn vị động viên anh em khó khăn rồi cũng qua, chúng ta hãy gắng sức”. Khi biết tin chiến sĩ đồn Biên phòng Cồn Roàng đào giếng nước để phục vụ dân bản đang gặp khó do gặp phải đá, Đinh Doong, trưởng bản Cồn Roàng đã kêu gọi thanh niên trong bản ra giúp sức cùng nhau đục. Để động viên bộ đội, mỗi lần đi lấy nước, chị Y Tơn đã lấy thêm nước một can về nấu sôi mang ra để mọi người cùng uống. Nhìn dòng nước mát được múc lên từ lòng giếng, ông Đinh Doong, trưởng bản Cồn Roàng xúc động nói “Cảm ơn bộ đội biên phòng đã mang về nguồn nước sạch để bà con ăn uống, tắm mát. Từ nay, đồng bào không còn phải cảnh đi gánh nước ở xa nữa. Có giếng nước rồi, bản mình ai cũng vui”. Trao đổi với P/V Báo Thời báo Mê Kông, Trung tá Nguyễn Hữu Trung, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cồn Roàng, cho biết: “Với sức mạnh quân dân, sau 14 ngày lao động, 7 chiến sĩ Đồn biên phòng Cồn Roàng đã hoàn thành giếng nước với chiều sâu hơn 6m, trong đó mực nước cao hơn 3m. Ngoài ra, anh em chiến sĩ trong đơn vị đã làm khoảng 300 mét đường ra giếng để bà con đi lấy nước sinh hoạt được dễ dàng”. Quảng Bình: Dân Bản Vui Nhờ Giếng Nước Nặng Tình Quân Dân Tân Bình Niềm vui từ giếng nước quân dân giữa đại ngàn Trường Sơn Tình hình ATGT trên địa bàn TP.Cần Thơ luôn được ổn định, đảm bảo thông suốt. Tai nạn giao thông có chiều hướng giảm dần, năm sau giảm hơn so với năm trước trên cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương). Điều đó đã và đang khích lệ các chiến sĩ CSGT khi tham gia gìn giữ bình yên cho những cung đường. ATGT là một vấn đề được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Do vậy, để thực hiện nhiệm vụ của mình, Phòng PC67 (CSGT đường bộ - đường sắt) TP.Cần Thơ đã thường xuyên tham mưu cho Ban Giám đốc CATP chỉ đạo lực lượng công an phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị TP trong nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT. Là lực lượng nghiệp vụ, sẵn sàng chiếnđấu24/24hgiữgìntrậttựATGT đường bộ trên địa bàn TP, Phòng PC67 - Công an TP.Cần Thơ rất được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, cung cấp đầy đủ, kịp thời các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, cơ sở vật chất của phòng vẫn chưa được hoàn thiện. Diện tích làm việc còn hẹp do trụ sở đơn vị hiện đang hoạt động chung với mô hình trạm CSGT cửa ô Hưng Phú, chưa có trụ sở chính thức. 05 đội, trạm độc lập còn lại chỉ là nhà tiền chế, mô hình trạm còn đang xây dựng dở dang. Điều kiện chưa đảm bảocũngđãảnhhưởngmộtphầnđến hiệu quả công tác của cán bộ chiến sĩ. Trong quá trình tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về trật tự ATGT đường bộ, sẽ không tránh khỏi sự không hài lòng của người vi phạm nên đôi khi có những đơn thư phản ánh về thái độ, văn hóa ứng xử của một số cán bộ chiến sĩ CSGT. Tuy nhiên,quathẩmtra,xácminh,cácthư phản ánh đều sai sự thật, vì có một số người vi phạm khi bị mất lợi ích vật chất đều có tâm lý đổ lỗi cho lực lượng làmnhiệmvụ.Thựctếthìđơnvịđãcó nhiều gương điển hình tiên tiến trong thực hiện lễ tiết tác phong khi tiếp xúc với nhân dân, được nhiều người viết thư khen ngợi. Có 03 cá nhân được Giám đốc CATP tặng giấy khen về tháiđộkínhtrọng,lễphép,tậntụyhết lòng phục vụ nhân dân. Bên cạnh đó, Phòng CSGT cũng luôn chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ùn tắc giao thông. Hàng ngày phân công, bố trí lực lượng đảm bảo thường trực tại các chốt giao thông phức tạp, trọng điểm, khu vực trung tâm TP; Tổ chức phân luồng, hướng dẫn, điều tiết giao thông, đặc biệt là vào mùa mưa lũ, triều cường dâng cao, phục vụ nhân dân đi lại an toàn và thuận lợi. Kịp thời giải quyết các sự cố gây ùn tắc giao thông, các trường hợp va chạm, tai nạn, qua đó đã đảm bảo tình hình giao thông thông suốt, góp phần bảo vệ thành công các sự kiện chính trị diễn ra tại TP; Bảo vệ tuyệt đối an toàn đoàn các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, khách quốc tế đến thăm và làm việc tại Cần Thơ. Nhờ có sự phối hợp tốt của nhiều bộ phận khác như cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự đặc nhiệm, cảnh sát trật tự…nên đã ngăn chặn có hiệu quả những biểu hiện đua xe trái phép, hành vi chống người thi hành công vụ, kịp thời phát hiện, đấu tranh trấn áp có hiệu quả các loại tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông. Trao đổi với p/v Báo Thời báo MêKông, Đại tá Nguyễn Văn Tám - Trưởng Phòng CSGT - Công an TP.Cần Thơ, cho biết: Với đặc thù công việc của mình, giữ bình yên trên những cung đường chính là niềm hạnh phúc của tất cả cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Tuy nhiên, việc đó không phải chỉ là nhiệm vụ riêng của các chiến sĩ CSGT, mà còn là sự hỗ trợ của nhiều ngành, nhiều cấp, đặc biệt là ý thức của người tham gia giao thông. CSGT ít xuất hiện trên đường mà tính tự giác của người sử dụng phương tiện vẫn cao - Cần Thơ đã và đang hướng cho người dân thói quen đó, giảm tối thiểu TNGT khi mà xã hội phát triển ngày càng cao. Tuy nhiên, khi thực thi nhiệm vụ, CSGT không phải lúc nào cũng được người dân nhìn bằng con mắt thiện cảm. Lợi ích của người vi phạm bị thiệt hại cũng như cách xử lý chưa khéo của một bộ phận CSGT làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ngành. Vì vậy, việc vận hành tốt hệ thống camera giám sát trên địa bàn TP, tăng cường xử phạt vi phạm hành chính thông qua hình ảnh, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, chống tiêu cực, tham nhũng trong quá trình thực thi nhiệm vụ cũng là cách để cán bộ chiến sĩ CSGT tạo dựng hình ảnh của mình trong lòng quần chúng nhân dân. Những năm gần đây, nhờ triển khai đồng bộ nhiều biện pháp mà CSGT Cần Thơ đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đáng quý nhất là tạo được niềm tin đối với người dân khi xử lý công việc. Tình hình ATGT trên địa bàn TP luôn được ổn định, đảm bảo thông suốt. TNGT có chiều hướng giảm dần, năm sau giảm hơn so với năm trước trên cả 3 tiêuchí(sốvụ,sốngườichết,sốngười bị thương). Điều đó đã và đang khích lệ các anh khi tham gia gìn giữ bình yên cho những cung đường. Phòng PC67 - Công an Thành phố Cần Thơ: Giữ Bình Yên Trên Những Cung Đường… Lê Hải
  • 4. 04 Số 124 - Tháng 6/2016SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM Nông dân tại xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang mấy ngày nay lao đao vì tình trạng lúa Thu đông mới gieo sạ đã đột ngột chết rụi. Điều này không chỉ gây khó khăn đối với mùa vụ sản xuất mà còn ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của bà con. Viễn cảnh trắng tay đang hiển hiện trước mắt nhiều hộ dân tại xã này. *Ảnh hưởng của thời tiết bất thường Sau một thời gian dài chịu hạn mặn, bây giờ mưa trở lại, nhiều hộ dân nhanh chóng vào vụ Thu đông cho kịp tiến độ. Mặc dù đã bỏ nguyên vụ hè thu, thế nhưng, không giống như mọi năm, khi xuống giống thì lúa lại chết một cách đột ngột. Nhiều nông dân thấp thỏm lo âu cho mùa vụ này. Với hơn 1ha ruộng, anh Đỗ Văn Doanh, ấp Năm Hải, xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng vừa xuống giống được vài ngày thì lúa có dấu hiệu lạ. Cây lúa đang xanh từ từ ngả màu, bị trắng đầu lá và chết toàn bộ. Với hy vọng gỡ vốn, anh Doanh quyết định sạ lại nhưng vẫn chưa an tâm vì mùa này thời tiết diễn biến thất thường. Anh Doanh cho biết: “Sạ xuống rồi lúa vẫn lên tốt, nhưng sau một hai ngày tự nó quéo mộng chết dần dần. Giờ tính xới trục lại, bỏ thì uổng, kiếm được chút nào đỡ chút nấy, nhưng đợt này là thấy lỗ gần chục triệu đồng rồi”. Không chỉ ở ấp Năm Hải, tình trạng này còn được ghi nhận ở hàng trăm hộ khác thuộc các ấp Đường Xuồng, Ngã Con, thuộc xã Long Thạnh với diện tích lúa chết lên đến hơn 110ha. Đốivớinhữnghộthuộcđốitượng nghèo, tình cảnh còn thê thảm hơn. Một số hộ nghèo đành bỏ đất trống vì khôngcóvốnsạlại.AnhNguyễnVăn Công, ấp Năm Hải, xã Long Thạnh có vài công đất mướn lại của người quen. Mọi mong ước về một vụ mùa có lãi đã tan thành mây khói khi lúa cũng bị trắng đầu lá và chết rụi. Anh Công tâm sự: “Đợt rồi cày lên sạ được 5 công mà nó chết hết luôn, giờ sạ lại được 2 công vì hết tiền mua giống, tại vì nghèo mẹ cho mượn đất. Bây giờ nhờ Nhà nước hỗ trợ được nhiêu hay nhiêu chứ biết sao giờ?”. Các hộ thuộc diện nghèo như anh Công giờ đây chỉ còn biết trông chờ vào chính sách của nhà nước, nếu không ruộng lại để không vì gieo sạ trễ lúa sẽ thất như kinh nghiệm nhà nông đối với vụ Thu đông này. “Thời tiết năm nay ngộ quá chừng, hàng năm giờ này chuẩn bị bón thúc, đâu có cảnh lúa chết, giờ phải chạy kiếm tiền mua giống cho kịp thời vụ. Không tiền đành mua thiếu với lãi suất cao lắm” - một hộ nông dân khác cho biết thêm như vậy. *Nông dân cần được cứu… Vừa qua, một số xã ở huyện Giồng Riềng chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt hạn hán và xâm nhập mặn. Mức độ mặn cao hơn mọi năm đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đất. Riêng với các hộ nông dân xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng đã bỏ luôn vụ lúa Hè Thu. Những hộ dân có đất thì mất một vụ không ảnh hưởng nhiều nhưng đối với những hộ thuê đất canh tác thì mất một vụ cũng đã coi như “làm không công” cả năm. Nếu gieo sạ theo mọi năm thì vụ Thu đông này coi như để gỡ gạc chút đỉnh. Tuy nhiên hiện tượng lúa chết phải sạ đi sạ lại nhiều lần như thế này đã làm tăng chi phí, đẩy bà con vào tình trạng thiệt hại đơn, thiệt hại kép. Bà Danh Thị Mỹ Hạnh - cán bộ kỹ thuật nông  nghiệp xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng cho biết: “Lúa chết một phần là do nước mặn kéo dài, hạn hán, nước mặn xâm nhập. Đồng thời, đất ở đây canh tác lâu năm bị nhiễm phèn. Nếu như bà conkhôngrửamặnrửaphènthìsạlại vẫn chết chứ không phát triển được. Lãnh đạo địa phương đã kiến nghị lên ngành nông nghiệp cấp huyện để có hướng khắc phục tình trạng trên”. Trước thực trạng sản xuất ngày một khó khăn, bà con rất mong chờ sự hỗ trợ của Nhà nước để sớm vượt qua khó khăn, tiếp tục sản xuất, ổn định đời sống. Theo thông tin từ Phòng NN&PTNT huyện Giồng Riềng,trướctìnhhìnhtrênthìhuyện đã cử cán bộ xuống quan sát thực tế. Ghi nhận, tổng hợp số lượng lúa và diện tích bị thiệt hại, đồng thời phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo địa phương để giải quyết những khó khăn trước mắt. Với vai trò ngành nông nghiệp thì phòng đã có công văn gửi Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang để có phương hướng hỗ trợ khắc phục tình hình giúp người dân nhanh chóng vào vụ Thu đông cho kịp thời vụ. Đồng thời huyện cũng đã khuyến cáo người dân cần theo dõi sát sao về diễn biến thời tiết cũng như không nên nóng vội đi ngược với chỉ dẫn của ngành chức năng. Qua sự việc trên cho thấy, tình trạng hạn hán xâm nhập mặn diễn biến ngày càng phức tạp hơn. Người nông dân cũng chưa lường trước hết được những nguy cơ tiềm ẩn trên đồng ruộng của mình. Đây cũng là điều ngành chức năng cần cân nhắc và có hướng dự đoán tốt hơn cho người nông dân. Thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn và cảnh báo những nguy cơ cho từng mùa vụ là điều cần thiết để giúp người nông dân có một vụ mùa bội thu, nhiều hộ dân tiến lên thoát nghèo. Kiên Giang: Nông Dân Lao Đao Vì Lúa Mới Gieo Sạ Đã Chết Huy Diệu Anh Đỗ Văn Doanh mới xạ lại đợt lúa mới sau đợt đầu lúa bị chết rụi Nhu cầu đầu tư phát triển điện lực giai đoạn 2016 - 2020 là 62.075 tỷ đồng, trong đó đã cân đối 39.464 tỷ đồng, còn thiếu 22.611 tỷ đồng so với tổng nhu cầu đầu tư. Đó là số liệu được đưa ra tại Hội nghị “Phối hợp công tác giữa Tổng Công ty Điện lực Miền Nam (EVN SPC) với các tỉnh, thành phố phía Nam” diễn ra ngày 24/6 tại Cần Thơ. *Thúc đẩy phát triển lưới điện Tại Hội nghị, ông Nguyễn Phước Đức - Phó Tổng Giám đốc EVN SPC cho biết, kết quả phối hợp hoạt động trong lĩnh vực điện lực giữa EVN SPC và các tỉnh, thành trong thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và an sinh xã hội trên địa bàn, thúc đẩy phát triển lưới điện, để nâng cao tỷ lệ hộ có điện sử dụng trong toàn vùng đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2011-2015 của Chính phủ và các tỉnh, thành đề ra. Thực hiện quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2011-2015, EVN SPC đã đầu tư 18.148 tỷ đồng xây dựng lưới điện trên địa bàn 21 tỉnh, thành, đạt 63% so với quy hoạch. EVN SPC đang cung ứng điện trên địa bàn 2.510 xã, phường, thị trấn thuộc 211 quận, huyện, thành phố, thị xã của 21 tỉnh, thành phố phía Nam; số hộ dân có điện là 7,44 triệu hộ (đạt 99,25%), tỷ lệ hộ dân nông thôn có điện đạt 98,9%. EVN SPC đang bán điện trực tiếp đến 6,94 triệu hộ dân (chiếm 93,2% tổng số hộ cóđiện),hiệncòntrên375.000hộdâncóđiệnthông qua câu đuôi. Tới nay, hầu hết các khu vực chưa có điện trên địa bàn EVN SPC quản lý đều ở những vùng sâu vùng xa, mật độ dân cư thưa, sống không tập trung theo quy hoạch và chưa có đường giao thông chính nên việc đầu tư xây dựng lưới điện gặp nhiều khó khăn, giá thành đầu tư tăng cao. Tính đếncuốinăm2015,EVNSPCcó1.339/1.946xãđạt tiêu chí số 4 về điện nông thôn (đạt 68,81%)… *Cần nhiều nguồn lực Theo kiến nghị, các địa phương mong muốn EVN SPC bố trí các nguồn vốn để đầu tư phát triển lưới điện nói chung, và cấp điện cho nông thôn nói riêng tại các khu vực chưa có điện, khu vực điện đã xuống cấp… Đặc biệt là công tác triển khai dự án cấp điện nông thôn theo Quyết định 2081/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Chính phủ, trong đó có lồng ghép đầu tư cấp điện cho các trạm bơm quy mô vừa và nhỏ phục vụ tưới tiêu tại các tỉnh ĐBSCL. Tuy nhiên, theo EVN SPC thì do nhu cầu đầu tư cấp điện quá lớn nên việc sắp xếp, bố trí vốn cần huy động nguồn lực của toàn xã hội. Theo kế hoạch 5 năm (2016-2020) của EVN SPC, tổng nhu cầu đầu tư phát triển điện lực trên địa bàn giai đoạn 2016-2020 là 62.075 tỷ đồng, trong đó đã cân đối 39.464 tỷ đồng, còn thiếu 22.611 tỷ đồng so với tổng nhu cầu đầu tư. Một trong những mục tiêu quan trọng trong phối hợp hoạt động giữa EVN SPC với các địa phương giai đoạn 2016-2020 là hoàn thành các dự án trong chương trình cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo giai đoạn 2013-2020 theo Quyết định 2081 của Chính phủ, đảm bảo đến cuối năm 2020 hầu hết các hộ dân nông thôn có điện. Với dự án “Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia giai đoạn 2015-2020”, trong năm 2016 chỉ có 2/12 dự án thành phần tại 12 tỉnh do EVN SPC làm chủ đầu tư được Chính phủ bố trí vốn ngân sách nhà nước… Theo EVN SPC, năm 2015 xảy ra 145 vụ tai nạn điện, trong đó có 38 vụ tai nạn do vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp (tăng 4 vụ so với năm 2014), làm chết 114 người (tăng 3 người so với năm 2014), bị thương 40 người (tăng 4 người so với năm 2014), tập trung nhiều ở các tỉnh Cà Mau, Tiền Giang, Bến Tre. Nguyên nhân chủ yếu do người dân chủ quan, không chấp hành quy định về an toàn điện dẫn đến vi phạm như: lắp đặt ăng ten, biển hiệu, xây dựng, cải tạo nhà ở, thi công công trình… vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện và sử dụng điện không an toàn ở các khu vực trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, dùng điện bắt cá, bẫy chuột… Năm 2015, toàn lưới điện xảy ra 78 vụ sự cố, 5 tháng đầu năm 2016 xảy ra 43 vụ (tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2015). Cần Thơ: Phát triển điện lực - Cần huy động nguồn lực toàn xã hội Trung Kỳ
  • 5. 05Số 124 - Tháng 6/2016 SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM Công đoàn, nhất là Công đoàn cơ sở (CĐCS) có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động, phát triển đoàn viên. Đặc biệt, CĐCS cần thực hiện chủ trương: “Công đoàn thương lượng với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng bữa ăn giữa ca, nâng cao sức khỏe và tái tạo sức lao động cho công nhân”. Cùng với sự phát triển của đất nước, những nămquacácKCN,khuchếxuấtpháttriểnnhanh về số lượng và quy mô; thu hút và giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước. Từ các cuộc đối thoại giữa CĐCS với chủ doanh nghiệp, đã có nhiều mô hình chăm lo đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người lao động nhằm hỗ trợ và giúp củng cố niềm tin của người lao động vào tổ chức Công đoàn, giảm bớt được tình trạng đình công và tranh chấp lao động. TheoôngLêNhậtTrường,ChủtịchCôngđoàn Cty Pousung Trảng Bom, Cty Pousung hiện là do- anh nghiệp có đông lao động nhất huyện Trảng Bom với trên 25 ngàn người. Công đoàn của Cty luôn luôn tổ chức giám sát chặt chẽ doanh nghiệp trong việc xây dựng môi trường sản xuất an toàn, thu nhập được đảm bảo thông qua thực hiện tốt chính sách tiền lương, quyền lợi về BHXH, BHYT, BHTN... Bên cạnh đó, năm 2015 Công đoàn kiến nghị và được công ty chấp thuận đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng khu giải trí cho công nhân là một sân bóng đá có mái che. Đây còn là nơi kết hợp để tổ chức các buổi liên hoan văn nghệ và một số hoạt động khác của Công đoàn. Hiện nay, Cty có gần 40% người lao động có trình độ từ trung cấp đến đại học trở lên, gần 60% được qua đào tạo nghề. Những lao động còn lại đều được qua các khóa huấn luyện, bồi dưỡng tay nghề. Việc xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động là nhiệm vụ cấp bách, vừa lâu dài, là trách nhiệm của Đảng, của cả hệ thống chính trị, tổ chức công đoàn, của doanh nhân và công nhân lao động. Cần tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng giai cấp công nhân, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức, sự đồng thuận xã hội và thống nhất hành động để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động. Theo ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cán bộ Công đoàn được giao trọng trách rất cao cả là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động. Do đó, cán bộ Công đoàn muốn đối thoại tốt với doanh nghiệp nhất định phải nắm chắc luật, nắm chắc tình hình quan hệ lao động trong doanh nghiệp, đặc biệt là phải nắm chắc tâm lý chủ doanh nghiệp. Tại tỉnh Đồng Nai, vai trò của tổ chức Công đoàn, đặc biệt là CĐCS gần nhất với người lao động, là rất quan trọng để duy trì quan hệ lao động ổn định hài hòa và tiến bộ. Từ tiếng nói có trọng lượng của CĐCS, chủ doanh nghiệp sẽ lắng nghe và giải quyết được các bức xúc của người lao động. Công đoàn của các doanh nghiệp đã cho ra đời rất nhiều mô hình chăm lo tốt đời sống người lao động, điển hình nhất là siêu thị bán hàng trả sau cho công nhân, hệ thống vắt và lưu sữa cho công nhân đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ… Từ kiến nghị của Công đoàn, công ty đã chi hơn 50 tỷ đồng để xây dựng trường mầm non cho con công nhân và chuẩn bị đưa vào sử dụng. Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai Tăng Quốc Lập, thì tình trạng đình công, tranh chấp lao động tập thể vẫn còn xảy ra ở nhiều doanh nghiệp, tập trung nhiều ở thời điểm trước và sau Tết, nhất là sau mỗi đợt tăng lương. Ở nhiều doanh nghiệp môi trường làm việc chưa thực sự được cải thiện tốt. Chính vì vậy, trong năm nay, nhiệm vụ của Công đoàn, trong đó CĐCS có vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng hoạt động, phát triển đoàn viên, đặc biệt là thực hiện chủ trương công đoàn thương lượng với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng bữa ăn giữa ca, nâng cao sức khỏe và tái tạo sức lao động cho công nhân. Công Đoàn Cơ Sở Đồng Nai: Nâng Cao Chất Lượng Phát Triển Đoàn Viên Thuỳ Duyên - Đăng Kiều Chuẩn bị bữa ăn giữa ca cho người lao động tại Tổng công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai Thủ tướng vừa quyết định hỗ trợ khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn. Đồng thời, yêu cầu Ủy ban nhân dân các địa phương chủ động sử dụng nguồn vốn dự phòng ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác cùng với nguồn ngân sách TW hỗ trợ để bảo đảm thực hiện có hiệu quả việc khắc phục hậu quả hạn và xâm nhập mặn. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định hỗ trợ 231,5 tỷ đồng cho 11 địa phương và Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa (trực thuộc Bộ NN&PTNT) từ nguồn dự phòng ngân sách TW năm 2016, để khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn vụ Đông Xuân năm 2015-2016. Cụ thể, hỗ trợ tỉnh Sơn La 155 tỷ đồng, Lai Châu 9,9 tỷ đồng, Thừa Thiên - Huế 12,5 tỷ đồng, Phú Yên 11,4 tỷ đồng, Kon Tum 19,8 tỷ đồng, Lâm Đồng 35 tỷ đồng,BìnhPhước25tỷđồng,Long An 25 tỷ đồng, Sóc Trăng 24,5 tỷ đồng, Kiên Giang 25 tỷ đồng, Cà Mau 25 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa 2,9 tỷ đồng. Việc quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ thực hiện theo quy định hiệnhành.BộTàichínhchịutrách nhiệm về tính chính xác của thông tin và số liệu báo cáo thực hiện có hiệu quả việc khắc phục hậu quả hạn và xâm nhập mặn. Cục Bồi thường Nhà nước, Bộ Tư pháp phối hợp với Dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (USAID GIG), đã tổ chức hội thảo tham vấn lấy ý kiến các chuyên gia trong nước về Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của Luật Trách nhiệm Bồi thường của Nhà nước sửa đổi . Buổi hội thảo đã tập trung vào ba vấn đề chính bao gồm: Đánh giá tác động của việc thay đổi mô hình cơ quan giải quyết bồi thường và vấn đề thiệt hại được bồi thường; Đánh giá tác động của việc thay đổi phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và trách nhiệm hoàn trả và xử lý người thi hành công vụ có hành vi gây thiệt hại; Đánh giá tác động của việc thay đổi trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường và vấn đề kinh phí được bồi thường. Theo như Luật Trách nhiệm Bồi thường của Nhà nước đã được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 18/6/2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2010, thì Luật quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án. Điều này đã góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, đồng thời góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi công vụ, thúc đẩy sự phát triển của Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Tuy nhiên, sau 6 năm đi vào cuộc sống, Luật Trách nhiệm Bồi thường của Nhà nước đã bộc lộ một số tồn tại cần sửa đổi để phù hợp với thực tiễn bởi các chính sách pháp luật có liên quan mậtthiếtvớiLuậtnàyđãcónhiềuthay đổi, điển hình như Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015, Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015, Luật Tố tụng Hành chính 2010, Luật Khiếu nại 2010. Vì vậy, việc sửa đổi Luật Trách nhiệm Bồi thường của Nhà nước sẽ giúp hạn chế những bất cập trong quá trình thực thi luật và kịp thời cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 2013 về đảm bảo quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyềnđượcbồithườngvềvậtchất,tinh thần và danh dự của công dân, cũng như đảm bảo tính thống nhất với các bộ luật và luật hiện hành. Theo PGS.TS Dương Đăng Huệ, mô hình tập trung quyền lực cho ngành Tư pháp sẽ tránh sự đùn đẩy, người bị thiệt hại dễ dàng xác định cơ quan nào có trách nhiệm giải quyết yêu cầu bồi thường cho mình. Phương án này không làm phát sinh thêm biên chế trong hệ thống các cơ quan có trách nhiệm giải quyết yêu cầu bồi thường… Hạn chế những bất cập trong Luật Trách nhiệm Bồi thường Hoàng Uyển Hỗ Trợ Khắc Phục Hậu Quả Hạn Hán Và Xâm Nhập Mặn Trắc Long - Anh Nguyên
  • 6. 06 Số 124 - Tháng 6/2016KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Ngày24/6/2016,tạiTP.HCM, Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn cùng với Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia (Cục Trồng trọt) phối hợp tổ chức chương trình hội thảo “Thúc đẩy liên kết, hữu cơ hóa nền nông nghiệp phát triển bền vững theo chuỗi giá trị, phục vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới tại Việt Nam. Đến tham dự có đại diện Bộ Nông Nghiệp, Sở Nông nghiệp các tỉnh thành và trên 600 đại biểu là các do- anh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp trên cả nước. *Thay đổi là tất yếu Ở Việt Nam, nông nghiệp hữu cơ đã biết đến từ lâu nhưng nó mới chỉ được quan tâm và nghiên cứu trong một vài năm trở lại đây, nhất là khi những vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm gia tăng đến mức báo động. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam hiện tại vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún và phát triển còn chậm. Nông nghiệp sạch (hay còn gọi là nông nghiệp hữu cơ) là một hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp tránh sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu tổng hợp, giảm tối đa ô nhiễm không khí, đất và nước, tối ưu về sức khỏe và hiệu quả của các cộng đồng sống phụ thuộc lẫn nhau giữa cây trồng, vật nuôi và con người. Có thể nhận thấy một thực tế hiện nay là việc sản xuất, canh tác của bà con còn dựa quá nhiều vào các loại phân bón hoá học và lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật. Những điều về lâu về dài sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất khi đất canh tác bị nhiễm độc, mất dần độ màu mỡ, làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng và ảnh hưởng đến thu nhập và cả môi trường sống của bà con. *Bộngànhđồnghànhcùngngườidân Tại chương trình hội thảo, ông Lê Đức Thịnh - Phó Cục trưởng Cục kinh tế hợp tác và PTNT báo cáo “Vai trò của Hợp tác xã, tổ hợp tác trong phát triển sản phẩm nông nghiệp an toàn và liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản cho người dân”. Hợp tác xã Nông nghiệp đã khẳng định được vai trò trong việc tập hợp vàthốngnhấtthànhviêncùngnhau tổ chức sản xuất theo quy trình đảm bảo nông sản an toàn. Hợp tác xã cũng là tổ chức thực hiện giám sát, kiểm tra chéo thành viên đảm bảo chất lượng nông sản an toàn, tạo uy tín chất lượng cho sản phẩm. Đặc biệt bà Nguyễn Thị Kim Dung - Giám đốc Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia trình bày về “công tác khảo nghiệm phân bón, định hướng, chiến lược quản lý chất lượng phân bón phục vụ cho tái cơ câu nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới”. Công tác khảo ngiệm được tiến hành ngày càng chặt chẽ, kiểm nghiệm thì các trang thiết bị máy móc được trang bị hiện đại đầy đủ nhằm đảm bảo đúng chất lượng phân bón chuẩn xác. Trung tâm cũng đã ký hợp tác 3 bên giữa Viện dinh dưỡng Quốc gia, Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia và ATQ- Hoa kỳ về việc nâng vao năng lực Phòng kiểm nghiệm. Đơn vị luôn xác định rõ trách nhiệm là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà phân bón hữu cơ, phân bón khác. Đại diện quản lý Bộ, Ngành tại địa phương cũng có những trăn trở trong việc thúc đẩy hữu cơ hóa nền nông nghiệp. Ông Huỳnh Quốc Thích - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT ĐăkLăk cũng báo cáo về “Thực trạng tình hình khô hạn và sử dụng phân bón hữu cơ tại các tỉnh vùng Tây Nguyên”. Ông Thích chobiết,TâyNguyênlàvùngcódiện tích tự nhiên lớn thứ 2 trên toàn quốc với trên 5,46 triệu ha, trong đó diện tích nông nghiệp chiếm 88,3%, tương đương 4,82 triệu ha. Trong đó thế mạnh là cây cà phê, cây tiêu, cây công nghiệp khác…Tình trạng hạn hán kéo dài diễn biến phức tạp, đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân Tây Nguyên. Trước thực trạng này, Chính phủ, Bộ NN&PTNT cũng như chính quyền địa phương và người dân đã chủ động đưa ra một số giải pháp để ứng phó. Bên cạnh các giải pháp cấp bách và lâu dài đó, việc sử dụng phân bón vi sinh, hữu cơ sinh học cũng là tiến bộ kỹ thuật thủy lợi được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới hoàn toàn có thể vận dụng cho cây trồng ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân sử dụng phân bón hữu cơ sinh học còn chiếm tỷ lệ thấp vì thói quen và nhận biết các sản phẩm uy tín chất lượng của người dân chưa cao nên trong thời gian tới Sở Nông nghiệp cũng sẽ đồng hành với người dân để tiếp cận và ứng dụng phân bón hữu cơ sinh học vào trồng trọt nhằm phát triển nông nghiệp bền vững. Đại diện cho Vùng ĐBSCL, bà Nguyễn Thị Kiều - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cần thơ cũng báo cáo về “Thực trạng tình hình khô hạn, xâm nhập mặn và sử dụng phân bón hữu cơ tại các tỉnh ĐBSCL”. Theo đó, ĐBSCL là trung tâm lúa gạo của cả nước, dự báo đến năm 2020 diện tích đất nông nghiệp của vùng khoảng 2,02- 2,06 triệu ha, trong đó khoảng 1,8 triệu ha trồng lúa và 400 ngàn ha đất trồng cây lâu năm khác. Bà Kiều cho biết: “Vừa qua tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL rất nghiêm trọng, đất đai bạc màu, nhiễm độc ngày càng tăng… Một trong những giải pháp trực tiếp cải tạo đất và nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng là vấn đề nhận thức và cải tạo đất theo xu hướng phát triển nên nông nghiệp hữu cơ, sử dụng phân bón hưu cơ là cách hợp lý với hiện trạng đất nhiễm mặn hiện nay của ĐBSCL, đảm bảo tính bền vững và thân thiện với môi trường”. Những đại biểu là đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp cũng thể hiện lòng quyết tâm đến việc hữu cơ hóa nền nông nghiệp và sẵn sàng thay đổi để xây dựng một nên nông nghiệp phát triền bền vững. Chia sẻ với P/V, ông Trương Hữu Trí - Chủ tịch HĐTV Hợp tác xã Nông nghiệp Gò Gòn, tỉnh Long An cho biết: “Hiện HTX đã được trao chứng nhận VietGAP trên cây lúa vì chúng tôi luôn quan tâm đến chất lượng nông sản và đảm bảo môi trường nên việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng phân bón hợp lý được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt hiện nay phân bón hữu cơ sinh học đang là xu hướng phát triển tất yếu vì những lợi mà nó mang lại cho việc phát triển nông nghiệp bền vững. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều chủng loại phân bón hưu cơ sinh học kể cả thương hiệu nước ngoài và trong nước, tuy nhiên ở góc độ người sử dụng thì chúng tôi không quan trọng là thương hiệu nội hay ngoại mà quan tâm đến chất lượng và giá thành sự đồng hành của doanh nghiệp phân bón đó mới là quan trọng. Hiện nay các thương hiệu Việt Nam đã có nhiều vượt trội, vừa rồi tôi có tiếp cận với thương hiệu phân bón Hữu cơ sinh học của công ty Cổ Phần Phát Triển Nông Nghiệp VINCOP gồm có sản phẩm Glory Bio dùng bón là và Glory Humic dùng bón rễ phải nói là đạt kết quả rất cao trong sử dụng, giá thành lại rẻ, đội ngũ nhân viên kỹ thuật thì trực tiếp hướng dẫn đến người nông dân, đó là điều rất đáng qúy…”. Tại buổi hội thảo đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ ba bên gồm Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, Trung tâm Khảo kiểm nghiệp phân bón Quốc gia, Công ty TNHH Viko Energy (Hàn Quốc) về thực hiện chuỗi liên kết hữu cơ hóa nền nông nghiệp phát triển bền vững phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới tại Việt Nam. TP.Hồ Chí Minh: Hữu Cơ Hóa Vì Một Nền Nông Nghiệp Phát Triền Bền Vững Hoàng Thiên Lễ ký kết biên bản ghi nhớ ba bên gồm Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia, Công ty TNHH Viko Energy (Hàn Quốc)
  • 7. 07Số 124 - Tháng 6/2016 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Tại TP.HCM vừa diễn ra Hội thảo và lễ ký kết hợp tác triển lãm với chủ đề “Liên minh các Doanh nghiệp ngành Công nghiệp hỗ trợ 2016” và “METAL- EX Vietnam 2016 - Kết nối toàn diện cho Ngành Côngnghiệp Hỗ trợ Việt Nam hướng tới tương lai hội nhập toàn cầu”. Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng cần có chính sách hỗ trợ cho công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời, ban tổ chức cũng thông báo sẽ tổ chức triển lãm để tăng cường cơ hội hợp tác. *Nhiều chính sách cho công nghiệp hỗ trợ Tham dự hội thảo có ông Hiro- taka Yasuzumi - Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản, Văn phòng TP.HCM (JETRO); Ông Nguyễn Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) và Ông Isara Burin- tramart - Giám đốc điều hành Công ty Reed Tradex… Trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, DNNVV còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất - kinh doanh. Phần lớn nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất sản phẩm hỗ trợ phải nhập khẩu. Hoạt động của DNNVV trong lĩnh vực Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) chủ yếu tham gia ở những công đoạn với công nghệ đơn giản, giá trị gia tăng thấp, nên thường gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm ngay cả trên thị trường nội địa và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đối với CNHTngànhCơkhíchủyếulàphục vụ sản xuất sản phẩm liên quan đến cơ khí gia dụng, sửa chữa thay thế các thiết bị trong dây chuyền nhập khẩu; CNHT ngành điện tử còn ở mức độ thấp; CNHT dệt may và da giày phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu nguyên phụ liệu. Riêng CNHT ngành cao su - nhựa, chế biến tinh lương thực thực phẩm, các DNNVV đáp ứng được một phần nhu cầu nội địa và có tham gia xuất khẩu. Nghị định về Phát triển CNHT được ban hành cuối năm trước vẫn chưa cho thấy hiệu quả. Hơn nữa, những DN trong CNHT là các DN- NVV nhưng do các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho DNVVN không được thông báo và được DN sử dụng rộng rãi cho nên có lẽ không có mấy hiệu quả. Cùng với sự mở rộng của các liên kết kinh tế, đầu tư của DN nước ngoài ngày càng nhiều, trong tình hình môi trường kinh tế, công nghiệp Việt Nam biến đổi mạnh, có thể thấy rằng chỉ còn các DN bản địa của Việt Nam bị bỏ lại, vẫn chưa có phương tiện để phát triển. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến hỗ trợ CNHT và DNNVV, các cơ chế chính sách nằm rải rác và chịu sự chi phối của các Luật, Nghị định, văn bản pháp lý khác nhau. Ông Hirotaka Yasuzumi cho biết: “Jetro đã đề xuất các chính sách và các hoạt động cụ thể khác để cải thiện môi trường kinh doanh. Trong đó chú trọng đến các hoạt động để phát triển CNHT. Để phát triển CNHT, cần phải có các “Ưu đãi và các biện pháp hỗ trợ” và “Thúc đẩy phát triển kinh doanh” thông qua chính sách của Chính phủ. Để thúc đẩy phát triển kinh doanh, JETRO đã triển khai nhiều cuộc triển lãm CNHT từ hơn 10 năm nay. Đặc biệt ở miền Nam, ngoài các triển lãm, trong 3 năm nay đã triển khai các cuộc kết nối DN một cách tập trung và có 1 vấn đề nổi lên là tuy tổ chức nhiều lần nhưng không có nhiều gương mặt DN mới xuất hiện. Do đó, chúng tôi quay trở lại với cách làm trước đây là phân rõ vai trò của người mua và nhà cung cấp. Ngoài ra lần này chúng tôi đưa ra định hướng mới là ưu tiên các DN Việt Nam mới, chưa từng tham dự các sự kiện Business Alliance trước đây và không chỉ từ TP.HCM nữa mà còn từ cả các tỉnh xung quanh tham dự triển lãm. Cạnh đó, môi trường kinh doanh gần gũi với nhau hơn không phải là về biên giới, mà về cự ly địa lý và chi phí do các liên kết kinh tế như AEC, TPP…được hình thành, mang ý nghĩa rằng chuỗi cung ứng sẽ được mở rộng hơn nữa. Do vậy chúng tôi nghĩ rằng ngoài các DN Nhật Bản ở Việt Nam, đối tượng triển lãm còn thêm các DN lớn, nổi tiếng của Nhật Bản ở khu vực ASEAN và Nhật Bản với tư cách là người mua”. *Mởrộngcơhộihợptácquatriểnlãm “Triển lãm lần này ngoài việc hợp tác với ITPC như từ trước đến nay, chúng tôi sẽ còn hợp tác với HEPZA, Sở Công thương, Trung tâm phát triển CNHT, các Ban quản lý KCN ở Bình Dương, Đồng Nai… Trong tương lai Jetro sẽ tìm kiếm các DN Việt Nam mới để làm người mua và nhà cung cấp khoảng 2 lần/ năm, hơn nữa, sẽ mời các DN Nhật Bản ở khu vực ASEAN và tổ chức với quy mô lớn trong hoàn cảnh không bị hạn chế về không gian kết nối, tách rời với triển lãm” - Ông Hi- rotaka Yasuzumi khẳng định. Ông Isara Burintramart, Giám đốc điều hành Công ty Reed Tra- dex cho biết: “Với hơn 16,300 dự án FDI đang hoạt động đạt tổng giá trị 238 tỷ đô la Mỹ, Việt Nam hiện là điểm đến đầu tư của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, bên cạnh đó nhiều nhà sản xuất cũng đang chuyển hướng đầu tư vào công nghệ mới nhằm tạo sự tin tưởng giữa các nhà đầu tư trong việc xây dựng mối quan hệ kinh doanh lâu dài. Do đó, triển lãm Metalex Vietnam sẽ tiếp tục sứ mệnh là nền tảng cung ứng toàn cầu với sự tham gia của hơn 500 thương hiệu đến từ 25 quốc gia, cùng với Khu gian hàng Nhật Bản và 8 Khu gian hàng quốc gia khác với mục tiêu cung cấp cho khách hàng các công nghệ tiên tiến để đáp ứng những tiêu chuẩn sản xuất ngày càng cao”. Ngoài các giải pháp gia công kim loại, các bên tham gia sẽ có cơ hội trải nghiệm những công nghệ chế tạo điện tử hiện đại đồng thời kết nối mạng lưới với nhiều nhà lãnh đạo công nghiệp tại sự kiện triển lãm đồng địa điểm "Nepcon Vietnam”. Hai sự kiện triển lãm đồng địa điểm này cho thấy sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ không chỉ là trách nhiệm của từng quốc gia mà của các cộng đồng kinh tế trong khu vực, nhằm mục tiêu thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa các nước ASEAN+6. Đồng thời, sự kiện này sẽ mở ra cơ hội mới cho các nhà sản xuất chứng minh năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm của mình với các khách hàng tiềm năng, cũng như chuẩn bị cho sự hội nhập kinh doanh khu vực sâu hơn trong tương lai. Chương trình tập trung vào việc trình diễn những máy móc công cụ, sáng chế và công nghệ mới cho việc sản xuất, đồng thời thúc đẩy kết nối kinh doanh giữa các DN Việt Nam, Nhật Bản và các nước khác. Các triển lãm này sẽ được tổ chức từ ngày 6-8/10, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), dự kiến sẽ chào đón hơn 10.000 khách tham quan chất lượng. Nâng Cao Chất Lượng Và Vai Trò Ngành Công Nghiệp Hỗ Trợ Nguyễn Thịnh Ngày 24/6, tại cảng Tân Cảng Cát Lái, Quận 2, TP.HCM, đã diễn ra lễ công bố chứng nhận Hệ thống Quản lý An toàn giao thông đường bộ, theo tiêu chuẩn Quốc tế (TCQT)- ISO 39001:2012 và khai trương De- port Tân Cảng - Rạch Chiếc. Đây là doanh nghiệp vận tải đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng nhận này. Buổi lễ do Công ty Cổ phần Vận tải bộ Tân Cảng (trực thuộc Tổng Công ty Tân Cảng - Sài Gòn, Quân chủng Hải quân) tổ chức. Đến dự buổi lễ và trao bằng, ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã đến chúc mừng và nói về hoạt động an toàn giao thông vận tải cũng như giới thiệu thêm về tiêu chuẩn ISO 39001 - 2012. Công ty vận tải bộ triển khai xây dựng Hệ thống Quản lý An toàn giao thông đường bộ theo TCQT - ISO 9001:2012 từ tháng 5/2015 và đến nay đã được tổ chức TUV NORD Thái Lan thuộc tập đoàn TUV NORD Đức đánh giá và chứng nhận. Công ty hiện có hơn 200 xe đầu kéo con- tainer, được trang bị đầy đủ thiết bị giám sát hành trình theo quy định, đạt tiêu chuẩn an toàn cao. Các doanh nghiệp Việt Nam khi có được chứng chỉ này và thực hiện theo tiêu chuẩn đó thì sẽ có cơ hội nhận được các hợp đồng vận tải quốc tế. Đặc biệt là trong giai đoạn mà nước ta đang hội nhập sâu sau khi chúng ta ký hiệp định TPP. Đồng thời, nó sẽ là nền tảng giúp cho bản thân các người quản lý, cho đến từng cán bộ, nhân viên, lái xe nhận thấy được vai trò của ATGT và thông qua đó, chúng ta sẽ có những hoạt động cụ thể cho công tác quản lý ATGT như quản lý phương tiện con người từ ngay bên trong doanh nghiệp. Chiều cùng ngày, Công ty cổ phần vận tải bộ Tân Cảng cũng đã công bố khai trương, đưa vào hoạt động Deport Tân Cảng - Rạch Chiếc tại Phường Phú Hữu, Quận 9, TP.HCM với diện tích 2ha, cung cấp dịch vụ depot cho các hãng tàu. Tân Cảng: Đơn vị đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế - ISO 39001:2012 Việt An
  • 8. Số 124 - Tháng 6/201608 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Sáng 22/6, Đ/c Đinh La Thăng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM đã chủ trì phiên hội nghị tại Hội trường Thành ủy TP.HCM, nhằm đề ra những giải pháp để xây dựng TP.HCM có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, sớm trở thành trung tâm ở khu vực Đông Nam Á, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh và nâng cao đời sống nhân dân. Hội nghị lần này xoay quanh việc thảo luận về các vấn đề như: Giải pháp để xây dựng TP.HCM có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình; đề xuất cơ chế chính sách cho thành phố phát triển trong 5 năm tới; các giải pháp đổi mới mạnh mẽ chất lượng đội ngũ cán bộ Đảng viên, công tác tư tưởng, định hướng thông tin, nâng cao năng lực cán bộ, gần dân, phục vụ dân...Hội nghị cũng xác định, để sớm đưa Nghị quyết Đại hộiĐảngtoànquốcvàTP.HCMđivào cuộc sống ngay từ những tháng đầu, nămđầu,cácđạibiểucầntậptrungtrí tuệ thảo luận những giải pháp để xây dựng TP.HCM có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, sớm trở thành trung tâm ở khu vực Đông NamÁ,giữvữngổnđịnhchínhtrị-xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh và nâng cao đời sống nhân dân Đ/cTấtThànhCang,ỦyviênTW Đảng,PhóBíthưThườngtrựcThành ủy TP.HCM  cho biết, cần tập trung thực hiện tốt các mục tiêu: không ngừng đổi mới, tạo sự đột phá trong nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của kinh tế TP; gắntăngtrưởngkinhtếvớipháttriển văn hóa; có vai trò động lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; sớm trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á; Xây dựng Đảng bộ TP.HCM thật sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, chất lượng cán bộ, Đảng viên… Thành ủy cũng đề ra 11 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện đến năm 2020, gồm: Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của kinh tế TP. Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển đô thị bền vững, bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục-đào tạo, gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ làm nền tảng phát triển nhanh cáclĩnhvựckinhtế-xãhội.Pháttriển y tế, thể dục-thể thao, văn hóa, xây dựng con người TP văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Giữ vững ổn định chính trị-xã hội, tăng cường quốc phòng-an ninh góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ, đảm bảo thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường, đổi mới công tác dân vận của các cơ quan nhànước.Nângcaohiệulực,hiệuquả quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí… Phát biểu lễ bế mạc Hội nghị vào ngày 23/6, Đ/c Đinh La Thăng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM cho biết Hội nghị cơ bản đồng tình với Tờ trình của UBND TP về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm. Kinh tế TP.HCM tiếp tục tăng trưởng khá, đầu tư trong nước có chuyển biến tích cực, công tác quản lý đô thị đang dần tốt hơn, an ninh trật tự xã hội được bảo đảm. Tuy nhiên, Đ/c Đinh La Thăng cũng nhấn mạnh, vẫn còn để xảy ra tình trạng xây dựng không phép, công tác quản lý đất đai còn nhiều bất cập, giải quyết các vấn đề bức xúc của dân chưa đạt yêu cầu, kinh tế TP hiện nay còn nhiều khó khăn…Giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2016, Đ/c Đinh La Thăng yêu cầu phải đẩy mạnh và quyết liệt thực hiện cải cách hành chính đồng bộ, chặt chẽ ở các cấp, các ngành theo hướng công khai, minh bạch, xã hội hóa các dịch vụ công, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ giao dịch giữa cơ quan hành chính với tổ chức và công dân; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước, tiến tới xây dựng chính quyền điện tử. Tăng cường phân cấp, ủy quyền nhằmnângcaotínhchủđộngvàtrách nhiệm của thủ trưởng các Sở - Ngành, Quận-Huyện,khắcphụctriệtđểtình trạngđùnđẩytráchnhiệmchonhau… Đ/c Đinh La Thăng cũng nhấn mạnh rằng, công tác dân vận của các cơ quan nhà nước ở một số nơi còn yếu kém, tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu, thiếu tinh thần trách nhiệm, vô cảm trước những bức xúc chính đáng của người dân vẫn còn; thực hiện quy chế dân chủ tại một số cơ quan, địa phương còn hình thức. Do đó,cầnnghiêmtúcnhìnnhậnvàkiên quyết khắc phục hạn chế trên. “Phải thường xuyên đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết khó khăn, vướng mắc và yêu cầu chính đáng của người dân; tôn trọng, lắng nghe ý kiến; có cơ chế, biện pháp cụ thể, thích hợp để người dân bày tỏ chính kiến, nguyện vọng và thực hiện quyền làm chủ của mình”. Theo báo cáo của UBND thành phố, trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng sản phẩm nội địa (GRDP) trên địa bàn TP.HCM ước đạt gần 477 ngàn tỉ đồng, tăng gần 7,5% so với cùng kỳ năm trước, dịch vụ tăng 7,7% (cùng kỳ tăng 7,8%), khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,5% (cùng kỳ tăng 6,5%), khu vực nông nghiệp tăng 5,6% (cùng kỳ tăng 5,9%). Phấn đấu đến cuối năm 2016, TP.HCM sẽ tiếp tục mở rộng thị trường vùng và các tỉnh khu vực phía Nam; triển khai quyết liệt các biện pháp kiểm soát và xử lý nợ xấu, tăng trưởng chất lượng tín dụng; tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp…phối hợp với các tỉnh, thành lân cận cung ứng nguyên liệu chế biến nguồn thực phẩm sạch và an toàn. Quyết tâm đưa TP.HCM trở thành trung tâm khu vực Việt An Việc nông dân liên kết sản xuất, sẽ giảm được giá thành sản xuất, tạo ra nguồn nguyên liệu lớn, ổn định chất lượng, và sẽ là “đối trọng” cần thiết khi mua bán với doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, nông dân rất cần cái “ngoéo tay” thiệt tình từ các doanh nghiệp. *Loại bỏ tình trạng thao túng giá Mỗi năm ĐBSCL sản xuất ra hơn 600.000 tấn tôm, 1 triệu tấn cá tra, 3 triệu tấn trái cây, 25 triệu tấnlúa.Sảnlượngnàylànguồnnguyênliệudồidào cung ứng cho xuất khẩu. Trong đó, nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu nhiều tỉ USD. Sau thời gian cá tra, tôm sú phát triển nóng, có lúc cung vượt cầu, hai mặt hàng này dần ổn định. Trải qua nhiều biến động của thị trường, vùng nuôi cá tra, cá da trơn ở ĐBSCL đang ở ngưỡng chấp nhận. Tuy nhiên, khi giá cá tra thịnh vượng, các nhà máy chế biến xuất khẩu cá tra mọc lên như nấm. Nông dân nuôi cá và nhà máy chế biến phát triển “nóng” phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Cá tra ùn ứ khó tiêu thụ, phải trông chờ doanh nghiệp giải cứu. Tình trạng nhà máy chế biến nợ tiền cá nông dân diễn ra tràn lan. Nhiều doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản. Mới đây nhất, một đại gia thủy sản trong lĩnh vực chếbiếncátraởCầnThơphải“salưới”phápluậtvì nợ nần chồng chất. Đó là những hệ lụy tất yếu của quá trình phát triển “nóng”. Những người đầu tư theo dạng “phong trào” dần bị loại khỏi cuộc chơi. Doanh nghiệp muốn có vùng nguyên liệu cá tra ổn định phải ký kết hợp đồng với nông dân. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện các hợp đồng “nửa vời” với nông dân nuôi cá. Khi nguyên liệu thừa, thì doanh nghiệp có nhiều lý do để chèn ép hoặc không mua cá theo hợp đồng. Người nuôi cá liên kết thành chuỗi liên kết ngang, tạo ra các câu lạc bộ nuôi cá tra, gắn với các tiêu chuẩn vùng nuôi cụ thể. Từ đó, cử đại diện đàm phán hợp đồng bán cho doanh nghiệp theo liên kết dọc bước đầu đã phát huy hiệu quả. Hiện tại, các doanh nghiệp đã hình thành khoảng 80% vùng nguyên liệu. Trong đó, có một tỷ lệ không nhỏ là nông dân trở thành người nuôi gia công cho doanh nghiệp. Được biết, Hiệp hội Cá tra Việt Nam cũng đang có những việc làm thiết thực như lập bản đồ vùng nuôi. Vùng nguyên liệu đã có bước tiến đáng kể khi doanh nghiệp đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra theo quy định của Nghị định 36. Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, đã có dữ liệu gần 40% vùng nguyên liệu cá tra. Các số liệu này dần sẽ hoàn thiện khi các doanh nghiệp và hộ nuôi đăng ký vùng nuôi với hiệp hội. Điều này sẽ góp phần thống kê chính xác hơn về diện tích, sản lượng nuôi cá tra ĐBSCL. *Tăng khả năng cạnh tranh nhờ liên kết vùng Chính phủ đã có nhiều giải pháp để đảm bảo quyềnlợichongườinôngdân.Nhưquyếtđịnh80của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêuthụnôngsảnhànghóathôngquahợpđồng. Ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ, nhận định: “Gần đây việc sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mưa bão, lũ lụt nên nông dân trở thành nhóm sản xuất rất dễ bị tổn thương. Biến đổi khí hậu là vấn đề lớn và họ cũng là những người bị tác động rất mạnh. Thiếu hệ thống bảo hiểm rủi ro, giao thông đi lại khó khăn, thiếu vốn, thiếu tài sản, trình độ học vấn thấp và thiếu khả năng tiếp cận tín dụng”. Chính phủ thường xuyên theo dõi sát sao hoạt động xuất khẩu lúa gạo và diễn biến thị trường để có những chính sách ứng phó hỗ trợ. Việc tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong việc giám sát ký kết hợp đồng giữa bên sản xuất và bên tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tránh việc hai bên phá vỡ hợp đồng và cam kết cung ứng, tiêu thụ trong sản xuất. Giám sát chặt chẽ chất lượng thị trường vật tư nông nghiệp và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Việc nông dân liên kết sản xuất, sẽ giảm được giá thành sản xuất, tạo ra nguồn nguyên liệu lớn, ổn định chất lượng sẽ là “đối trọng” cần thiết khi mua bán với doanh nghiệp là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, nông dân rất cần cái “ngoéo tay” thiệt tình từ các doanh nghiệp. Đồng Bằng Sông Cửu Long: Cần Những Chuỗi Liên Kết Chiến Lược Văn Mười - Trung Kỳ
  • 9. 09Số 124 - Tháng 6/2016 XÂY DỰNG - BẤT ĐỘNG SẢN - VẬT LIỆU XÂY DỰNG Từ ngày 24/6 - 28/6, triển lãm Quốc tế Vietbuild 2016 (xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản và trang trí nội ngoại thất) vừa chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn - SECC. Triển lãm năm nay thu hút sự tham gia của 2.430 gian hàng với hơn 800 doanh nghiệp, trong đó có 423 doanh nghiệp trong nước, 215 doanh nghiệp liên doanh và 162 doanh nghiệp và các tập đoàn nước ngoài. Các sản phẩm tại Triển lãm tập trung vào một số lĩnh vực như: Xây dựng - Vật liệu xây dựng; Trang trí nội ngoại thất; Hệ thống cho ngôi nhà thông minh; Thiết bị công nghệ máy móc; Hệ thống máy năng lượng mặt trời… Đến với triển lãm Vietbuild lần này, khách hàng sẽ có cơ hội được trải nghiệm không gian đẳng cấp với dòng sản phẩm căn hộ xanh chính phẩm Diamond Lotus tiêu chuẩn xanh Hoa Kỳ cũng như có cơ hội trúng những phần quà thật sự hấp dẫn từ chủ đầu tư Phúc Khang Corporation. Sau sự kiện Vietbuild, vào ngày 10/7 tới, Phúc Khang Cor- poration sẽ chính thức mở bán dự án Diamond Lotus Lake View. Trong lễ công bố trước đó về dự án, một quỹ đầu tư nước ngoài đã ký cam kết mua 30% số lượng căn hộ của dự án để bán cho khách hàng nước ngoài. Diễn giải Adam Khoo (Singapore) cũng đã mua 100 căn hộ thuộc dòng Diamond Lotus để ở và làm căn hộ khách sạn. Vietbuild 2016: Phúc Khang Corporation ra mắt dự án mới  Phước Lập Hưởng lợi từ chính sách phát triển hạ tầng hướng mạnh về phía Đông của thành phố, vài năm trở lại đây KĐT Cát Lái đã và đang thay da đổi thịt nhanh chóng. Càng khả quan hơn khi trong tháng 5 vừa qua, nhiều nhà đầu tư đến từ Mỹ đang tỏ ý muốn rót vốn vào khu Đông, số tiền có thể lên đến 4 tỷ USD. Với vị trí nằm ngay cửa ngõ Quận 2, hầu hết các chuyên gia đều lạc quan tin rằng, năm 2016 sẽ mở ra một chương mới cho KĐT Cát Lái. *Cát Lái - Hấp dẫn người trẻ Được quy hoạch chi tiết 1/500 vào năm 2010 nhưng có thể nói đến tận năm 2015, Cát Lái mới bắt đầu chuyển mình mạnh mẽ. Có được điều này là nhờ vào sự đầu tư lớn về cơ sở hạtầngcủathànhphốvàokhuĐông. Cầu - Hầm Thủ Thiêm, cầu Sài Gòn 2, cầu Phú Mỹ, đại lộ Mai Chí Thọ… tất cả không chỉ giúp kéo khu Đông Sài Gòn về gần với trung tâm hơn mà còn giúp Cát Lái thu hút một lượng lớn người mua lẫn nhà đầu tư. Gần đây nhất vào ngày 3/6 vừa qua, cầu vượt - hầm chui nút giao thông Mỹ Thủy cũng đã chính thức được khởi công, cho thấy sự ưu ái của thành phố nhằm phát triển KĐT mới Cát Lái nói riêng và khu Đông nói chung. Theo quy hoạch Cát Lái, với tổng diện tích hơn 152ha sẽ có quy mô gần 11.000 căn hộ và nhà thấp tầng với dân số gần 30.0000 người. Cùng với sự ấm lại của thị trường, khu đô thị này cũng đang hình thành nhanh chóng và đi cùng sự thành công của các dự án ở đây. Hiện tại, ở Cát Lái đã có khoảng 1.000hộgiađìnhđangsinhsống.Tới tháng 6/2016, khu đô thị này sẽ đón thêm 200 hộ gia đình tại Citihome. Sang 2017, sẽ tiếp tục có 550 hộ gia đình tại Citihome và gần 200 hộ gia đình của Citibella sẽ được nhận nhà và chuyển đến nhanh chóng. Một số khu dân cư khác trong khu vực này như Gia Cát, Ninh Giang…với hơn 300 sản phẩm cũng đã được người mua đón nhận trong 2015, dự kiến sẽ có người ở nhanh chóng. “Tính trung bình mỗi ngày, có từ 2-3 hộ gia đình quyết định chọn các sản phẩm của Kiến Á tại Cát Lái. Trong đó, tiến độ giao dịch của Citihome khoảng 2-3 sản phẩm/ ngày, Citibella khoảng 1-2 sản phẩm/ngày. Theo kế hoạch 5 năm tới, trung bình 1 năm, Kiến Á sẽ giới thiệu ra thị trường khoảng 1.000 sản phẩm căn hộ và nhà thấp tầng tạikhuvựcnày.Vớitốcđộpháttriển nhanh chóng như hiện nay, có thể nói Cát Lái đang bước vào thời kỳ sôi động nhất”, ông Hồ Hữu Xuyên, Phó Tổng Giám đốc Kiến Á Group, một trong những đơn vị có quỹ đất lớn nhất tại Cát Lái đánh giá. Bên cạnh yếu tố giao thông thuận tiện, Cát Lái còn thu hút người mua mà đặc biệt là người mua trẻ bởi quy hoạch đẹp, diện tích cây xanh lên đến gần 7m2 /người. Họ là những người đã quá nhàm chán với cuộc sống nội thành ồn ào chật chội, đang theo đuổi phong cách sống mới: lối sống xanh - tiện nghi & không quá xa trung tâm. *Trải nghiệm sống xanh gấp 9 lần “Thật ra nói là Quận 2 nhưng không hề xa, tôi đi làm ở Quận 1 chỉ mất khoảng 15 phút thôi, còn nếu muốn đến các khu vực lân cận khác cũng chỉ mất tầm 10 phút. Chưa kể các dự án nhà ở tại đây được xây dựng rất tốt, chú trọng đến cây xanh, tiện ích nội khu cao cấp…trong khi giá cả vẫn ở mức vừa túi tiền. Với những người trẻ như mình, tôi nghĩ Cát Lái đang là lựa chọn phù hợp”, anh Hoàng Trọng, chuyên viên thiết kế, chủ một căn hộ tại Citihome, cho biết. Nổi bật và được người mua đón nhận tốt tại Cát Lái từ thời điểm đầu năm 2015 đến nay, có thể kể đến dự án căn hộ Citihome, dự án nhà phố Citibella. Và mới đây, thông tin từ Kiến Á cho biết, họ sắp tung ra thị trường dự án ấn tượng Citisoho. Dù chưa chính thức công bố, nhưng theo đại diện của Kiến Á, Citisoho sẽ đảm bảo cả 3 yếu tố: giá cả, chất lượng và không gian sống. Điểm hấp dẫn nhất của Citisoho chính là dự án được bao bọc bởi công viên trung tâm rộng 4ha (bằng ¾ diện tích công viên Gia Định), mật độ cây xanh lên đến gần 7m2/người, gấp 9 lần so với nội thành hiện nay (khoảng 0,7m2/người). Kết nối trực tiếp với khu công viên rộng nhất Cát Lái, đồng nghĩa với việc tất cả cư dân tương lai của Citisoho sẽ được trải nghiệm một không gian sống xanh gấp 9 lần so với khu trung tâm. Bên cạnh đó, với diện tích trung bình từ 55 - 60m2, mức giá dễ chịu từ 1,1 - 1,2 tỷ/căn hộ, Citisoho trở thành lựa chọn phù hợp với những người mua trẻ, hộ gia đình nhỏ. Chưa kể, dù có mức giá tầm trung nhưngCitisohovẫnsởhữurấtnhiều tiện ích cao cấp như: hồ bơi thiết kế theo phong cách resort, tầng hầm để xe rộng 1,1ha có lối ra vào riêng cho từng block nhà, khối trung tâm thương mại cao cấp nằm độc lập tích hợp đầy đủ tiện ích như rạp chiếu phim, siêu thị, shop house… “Có thể nói, Citisoho là một dự án căn hộ có thiết kế ấn tượng, chỉn chu trong từng chi tiết để mang đến cho cư dân một không gian sống chất lượng tốt nhất. Tôi tin rằng, trong thời điểm giữa năm 2016, Citisoho sẽ là một điểm nhấn thu vị thu hút người trẻ đến KĐT Cát Lái”, ông Xuyên cho biết thêm. Dự án có tổng mức đầu tư 9.899,085 tỷ đồng, lấy từ nguồn vốn ngân sách thành phố Hải Phòng và các nguồn vốn hỗ trợ hợp pháp khác. Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm. Mục tiêu đầu tư là xây dựng cầu Hoàng Văn Thụ, xây dựng hệ thống đê, xây dựng hệ thống kè sông Cấm, xây dựng hệ thống giao thông chính và hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhằm phục vụ cho toàn bộ khu vực Bắc sông Cấm với quy mô 1.445,51 ha. Bên cạnh đó, phát triển mở rộng thành phố về phía Bắc và từng bước hoàn thiện hệ thống trung tâm thành phố mới theo định hướng phát triển không gian đô thị và theo điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1448/QĐ- TTg ngày 16/9/2009. Về quy mô đầu tư, xây dựng cầu Hoàng Văn Thụ chiều dài khoảng 1.138,5m; xây dựng đê tả sông Cấm chiều dài khoảng 2.016m; xây dựng hệ thống giao thông chính Khu đô thị mới Bắc sông Cấm tổng chiều dài khoảng 9,958km; xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm. Tổng mức đầu tư dự án là 9.899,085 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố và các nguồn vốn hỗ trợ hợp pháp khác. Dự án được thực hiện tại các xã Tân Dương, Dương Quan, Hoa Động (huyện Thủy Nguyên) và phường Minh Khai (quận Hồng Bàng), thành phố Hải Phòng với thời gian 5 năm từ 2016 - 2020. Ban Quản lý công trình xây dựng phát triển đô thị Hải Phòng là chủ đầu tư Dự án. Gần 10.000 tỷ đồng đầu tư Khu đô thị mới Bắc sông Cấm trên quy mô 1.445 ha Thanh Huyền Khu đô thị Cát Lái - TP.Hồ Chí Minh: Điểm an cư hấp dẫn của người trẻ Nhật Nguyên Phối cảnh hồ bơi dự án Citisoho
  • 10. 10 Số 124 - Tháng 6/2016 CÂU CHUYỆN KINH DOANH Trongbuổikhaigiảnglớpđào tạo kinh doanh Online do công ty IMGroup tổ chức tại TP.HCM với chủ đề “Xây dựng chuỗi kinh doanh onlie thành công vượt trội - Tư duy chiến lược - Marketing” - ông Nguyễn Ngọc Dũng - Chủ tịchHiệphộiThươngmạiđiệntử kiêm Trưởng đại diện Văn phòng phía Nam, đã tới tham dự với tư cáchđơnvịbảotrợ;BáoThờibáo Mê Kông là đơn vị bảo trợ thông tin. Nhân dịp này, P/V Thời báo Mê Kông đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Dũng xung quanh vấn đề thương mại điện tử ở Việt Nam. *P/V: Ông nhận định như thế nào về thị trường thương mại điện tử Việt Nam? -Ông Nguyễn Ngọc Dũng: Thương mại điện tử có mặt ở Việt Nam khá sớm. Từ năm 2013-2016, thương mại điện tử ở ta phát triển mạnh. Và hiện nay có nhiều công ty nước ngoài đang rất quan tâm đến thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam. Nói về mức độ thì hiện nay Việt Nam là một điểm ngắm cho các công ty đầu tư nước ngoài. Các cuộc mua bán chuyển nhượng diễn ra ngày một sôi động hơn. *P/V: Như thế có thể nói Việt Nam đang là một thị trường tiềm năng của thương mại điện tử. Vậy thì vai trò của Hiệp hội Thương mại điện tử có đóng góp gì cho thị trường này? -Ông Nguyễn Ngọc Dũng: Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam là đầu cầu của việc kết nối cho các thành viên trong hiệp hội, kết nối các doanh nghiệp ngoài hiệp hội với nhau. Ngoài ra, trong điều lệ của Hội chúng tôi cũng ghi rõ Hiệp hội có vai trò phản biện về các chính sách, xây dựng và hỗ trợ các chính sách về thương mại điện tử, tổ chức các hội thảo, các chương trình đào tạo chuyên đề về thương mại điện tử nhằmcungcấpcáckiếnthứcchuyên môn và chuyên gia về thương mại điện tử. Kết hợp với các trung tâm đào tạo về thương mại điện tử, cung cấp nâng cao chất lượng nhân lực cho thị trường thương mại điện tử. *P/V: Từ vai trò của mình, ông thấy rằng các chuyên gia, doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam cần phải làm gì để cho ngành phát triển? -Ông Nguyễn Ngọc Dũng: Tôi nghĩ rằng thương mại điện tử phải phù hợp với môi trường thế giới. Và thương mại điện tử Việt Nam cũng có đặc thù riêng nhưng vẫn phải nằm trong xu thế chung và phù hợp với thế giới. Hiện nay chúng ta đã có nhiều cuộc hội thảo về thương mại điện tử. Nhưng tôi nghĩ rằng, chúng ta tổ chức rất nhiều các cuộc hội thảo, các chương trình đào tạo về thương mại điện tử. Vấn đề chúng ta nói ở đây không phải là để huấn luyện hay hướng dẫn cho họ phải làm thương mại điện tử như thế nào. Mà chúng ta phải làm sao cho thương mại điện tử phát triển hơn. Đối với thị trường thương mại điện tử của chúng ta hiện nay, vấn đề cần nhất là chữ Tín. Hiện nay, việc giới thiệu quảng cáo sản phẩm quá so với thực tế, kinh doanh không lành mạnh, việc giao hàng không đúng như yêu cầu, chính sách đổi trả hàng chưa hoàn chỉnh, chính sách giao hàng không tốt…sẽ làm cho khách hàng e ngại, làm rào cản lớn cho sự phát triển của thương mại điện tử. Chúng ta phải cố gắng xây dựng chữ “Tín” cho thương mại điện tử. Nếu như trước kia, chúng ta mở một gian hàng có thể chỉ có một vài người từ chối không đến, nhưng với xu thế phát triển của mạng xã hội như hiện nay thì sự chia sẻ sẽ rất lớn, số người từ chối sẽ rất lớn và làm ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của chúng ta, làm mất thương hiệu của chúng ta. Thương hiệu trên Internet rất khó xây dựng. Nếu xây dựng thành công thì phải cố giữ cho được thương hiệu. *P/V: Ông vừa tham dự với tư cách đơn vị bảo trợ của Công ty IM Goup trong lễ khai giảng khóa đào tạo về kinh doanh online do công ty này tổ chức. Ông có nhận xét gì về những khóa đào tạo như thế? Ông có góp ý gì cho những chương trình đào tạo thương mại điện tử có chất lượng tốt hơn? -Ông Nguyễn Ngọc Dũng: Hiện nay có nhiều đơn vị, công ty tổ chức các lớp đào tạo về kinh doanh online hay thương mại điện tử. Đối với vai trò của Hiệp hội Thương mại điện tử, chúng tôi tôi ủng hộ và hỗ trợ thêm những kiến thức, cung cấp thêm những chuyên gia để cho những chương trình này giá trị hơn, mang tính chất hỗ trợ thiết thực hơn cho cộng đồng. Hiệp hội cũng là nơi để hướng dẫn các chính sách về thương mại điện tử. Chúng tôi sẽ đưa các chuyên gia để hướng dẫn thêm kinh doanh online mà phải hợp tác và phù hợp với thương mại điện tử. Trân trọng cảm ơn ông! Cần xây dựng chữ “Tín” cho thương mại điện tử Việt Nam Nguyễn Thịnh Ông Nguyễn Ngọc Dũng tại buổi khai giảng lớp đào tạo kinh doanh Online Trong nhiều năm qua, sản xuất thanh longđãđemlạihiệuquảkinhtếvàthunhập cao cho bà con nông dân ở tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, nhà nông trồng thanh long phải đối mặt với những khó khăn thách thức như: Tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp, giá cả bếp bênh, hạn hán kéo dài làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. *Vất vả nhà nông Đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận có diện tích thanh long lên đến trên 26.056 ha. Trong đó, trên 21.349 ha đã cho thu hoạch. Loại cây ăn trái này được trồng tập trung nhiều nhất ở huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình. Do nắng nóng kéo dài làm cho thanh long Bình Thuận mắc phải bệnh vàng cành, thậm chí cháy cành có chiều hướng gia tăng trong những tháng đầu năm 2016. Ngoài ra, hiện nay thanh long còn nhiễm bệnh đốm nâu mà bệnh này đến nay vẫn chưa có biện pháp diệt hiệu quả, làm cho bà con sản xuất thanh long như ngồi trên đống lửa. Ông Trần Văn Khanh - người dân tại địa phương thở dài: “Qua hàng chục năm sinh sống, sản xuất thanh long, chưa có khi nào người dân chúng tôi lao đao như trong 2 năm lại nay. Nếu tình hình khó khăn này kéo dài thì chúng tôi không thể tồn tại nơi đây để kiếm kế sinh nhai, trong hoàn cảnh trái thanh long mất mùa, sâu bệnh, hạn hán, giá cả rẻ mạt...”. Còn ông Phạm Bài (người dân thôn ba Bàu, xã Hàm Cần, Huyện Hàm Thuận Nam) nói trong thấp thỏm lo âu: “Vườn thanh long của tôi có đến 1.000 trụ, 5 miệng ăn trong gia đình hằng ngày trông chờ vào đó. Đến nay vườn thanh long rủ cành vàng úa, không lấy đâu ra trái, tình hình khó khăn như thế không biết gia đình tôi lấy gì để ăn, để sinh hoạt…”. *Thị trường và lối thoát? Được biết, hiện nay thị trường nội địa chưa được các doanh nghiệp quan tâm, mở rộng đúng tầm; các kênh tiêu thụ, phân phối trong nước chưađượcpháttriểnnhiều.Thịtrườngxuấtkhẩu chính ngạch chiếm tỉ lệ thấp, tập trung chủ yếu vào Trung Quốc. Nhưng nếu trái thanh long của chúng ta lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường thì dễ bị bế tắc. Các thị trường xuất khẩu truyền thống tuy được giữ vững nhưng sản lượng và kim ngạch không tăng, chiếm tỷ lệ thấp. Một số do- anh nghiệp tại địa phương đã xuất khẩu thanh long vào một số thị trường mới nhưng vẫn đang ở mức độ thăm dò là chính. So với xuất khẩu chính ngạch, sản lượng thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc theo hình thức biên mậu chiếm tỷ trọng rất lớn, tập trung chủ yếu ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) và Pò Chài (Quảng Tây, Trung Quốc). Tuy nhiên, các doanh nghiệp chưa có sự đoàn kết đồng bộ trong sự hợp tác giao thương, vì vậy làm cho thị trường thanh long bấp bênh giá cả, không điều tiết được lượng hàng ra cửa khẩu, dẫn đến hiện tượng khủng hoảng thừa cục bộ, cung vượt cầu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn hạ giá thành sản phẩm, điều đó không những làm mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường mà còn tạo ra khe hở cho khách hàng ép giá, tác động xấu đến nền sản xuất thanh long. Hơn thế nữa, có những doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thanh long tại địa phương còn tiếp tay, tạo điều kiện cho thương nhân Trung Quốc đến Bình Thuận thu gom thanh long. Từ đó làm cho thương nhân Trung Quốc kiểm soát thị trường, khống chế giá cả, làm cho ngành thanh long tại BìnhThuận đối phó với nhiều thách thức, khó khăn. Thanh long xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo hình thức buôn bán biên mậu đã làm cản trở đối với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch, và những doanh nghiệp có năng lực giao thương quốc tế không thể ký hợp đồng xuất khẩu chính ngạch vì giá cả không ổn định, không bảo đảm ổn định nguồn sản phẩm cả về số lượng, chất lượng. Để tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp sản xuất thanh long, các cơ quan chức năng liên quan ở Bình Thuận đang đề xuất các nhóm giải pháp đối với khâu tiêu thụ như hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội thảo chuyên đề xúc tiến thương mại, hội nghị gặp mặt tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài được tổ chức tạiViệtNam,nhằmtìmhiểuthôngtinthịtrường, cơ hội xuất nhập khẩu; phát triển hệ thống phân phối tại các thị trường, tiếp cận và sử dụng các chợ đầu mối, hệ thống siêu thị làm cầu nối tiêu thụ sản phẩm, đồng thời đề xuất đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm... Bình Thuận : Lối Đi Nào Cho Vựa Thanh Long Lớn Nhất Cả Nước? Công Trình Vườn thanh long rục cành do bệnh đốm nâu