SlideShare a Scribd company logo
1 of 41
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện : .........................
Mã sinh viên: …………. Lớp: ...............
TP. Hồ Chí Minh, <năm>
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA LUẬT
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
1
2. Tổng quan về đơn vị thực tập
2.1. Giới thiệu chung về đơn vị thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
An Giang có diện tích 3.536,7 km² bằng 1,03% diện tích cả nước và đứng thứ 4
so với 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp, phía bắc
và tây bắc giáp hai tỉnh Kandal và Takéo của Campuchia với đường biên giới dài
gần 104 km, phía tây nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp thành phố Cần Thơ.
Điểm cực Bắc trên vĩ độ 10057' (xã Khánh An, huyện An Phú), cực Nam trên vĩ
độ 10012' (xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn), cực Tây trên kinh độ 1040 46' (xã
Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn), cực Đông trên kinh độ 105035' (xã Bình Phước Xuân,
huyện Chợ Mới). Chiều dài nhất theo hướng Bắc Nam là 86 km và Đông Tây là
87,2 km.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
2
2.1.1.3. Khí hậu
Với vị trí đó An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2
mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27 độ C, lượng
mưa trung bình năm khoảng 1.130 mm. Độ ẩm trung bình 75 – 80%, khí hậu cơ bản
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
2.1.2. Tài nguyên môi trường
2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có hệ thống giao thông thủy, bộ rất thuận
tiện. Giao thông chính của tỉnh là một phần của mạng lưới giao thông liên vùng
quan trọng của quốc gia và quốc tế, có cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, Vĩnh Xương –
Tân Châu và Long Bình – An Phú. Đó là lợi thế cho quá trình mở cửa, phát triển và
hội nhập kinh tế An Giang với các tỉnh trong khu vực, ngoài nước, nhất là khu vực
Đông Nam Á.
An Giang có nguồn nước mặt và nước ngầm rất dồi dào. Sông Tiền và sông
Hậu chảy song song từ Tây Bắc xuống Đông Nam trong địa phận của tỉnh dài gần
100 km, lưu lượng trung bình năm 13.800 m3 /s. Bên cạnh đó có 280 tuyến sông,
rạch và kênh lớn, nhỏ, mật độ 0,72 km/km². Chế độ thủy văn của tỉnh phụ thuộc
chặt chẽ vào chế độ nước của sông Mê Kông, hàng năm có gần 70% diện tích tự
nhiên bị ngập lũ, thời gian ngập lũ từ 3 – 4 tháng, vừa đem lại lợi ích to lớn – đưa
lượng phù sa, vệ sinh đồng ruộng... nhưng cũng đã gây ra những tác hại nghiêm
trọng. Trong 30 năm qua đã có đến 5 lần ngập cao làm thiệt hại tính mạng, mùa
màng, cơ sở hạ tầng, nhà ở của cư dân... làm cho suất đầu tư của tỉnh thường ở mức
cao nhưng hiệu quả mang lại bị hạn chế.
Về đất đai và thổ nhưỡng, An Giang có 6 nhóm chính, trong đó chủ yếu là
nhóm đất phù sa 151.600 ha chiếm 44,5% diện tích đất tự nhiên; nhóm đất phù sa
có phèn 93.800 ha chiếm 27,5%; nhóm đất phát triển tại chỗ và đất phù sa cổ
24.700 ha chiếm 7,3%; còn lại là đất phèn và các nhóm khác.
2.1.2.2. Tài nguyên thiên nhiên
An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính, trong đó chủ
yếu là nhóm đất phù sa trên 151.600 ha, chiếm 44,5%. phần lớn đất đai điều màu
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
3
mỡ vì 72% diện tích là đất phù sa hoặc có phù sa, địa hình bằng phẳng, thích nghi
đối với nhiều loại cây trồng.
Trên địa bàn toàn tỉnh có trên 583 ha rừng tự nhiên thuộc loại rừng ẩm nhiệt
đới, đa số là cây lá rộng, với 154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ, ngoài ra còn có
3.800 ha rừng tràm. Sau một thời gian diện tích rừng bị thu hẹp, những năm gần đây
tỉnh đã chú ý nhiều tới việc gây lại vốn rừng. Động vật rừng An Giang cũng khá
phong phú và có nhiều loại quý hiếm. Rừng tập trung chủ yếu ở vùng Bảy núi tạo
nên nhiều phong cảnh đẹp cùng với những di tích văn hóa – lịch sử, góp phần phát
triển kinh tế địa phương tương đối đa dạng.
Nguồn lợi thủy sản trên hai con sông Tiền sông Hậu không nhỏ, và cùng với hệ
thống kênh, rạch, ao, hồ đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề
nuôi cá bè, ao hầm, tôm trên chân ruộng mà từ lâu nó đã trở thành nghề truyền
thống của nhân dân địa phương – đây cũng là thế mạnh đặc trưng ở An Giang.
Ngoài ra, An Giang còn có tài nguyên khoáng sản khá phong phú, với trữ lượng
khá đá granít trên 7 tỷ m3, đá cát kết 400 triệu m3, cao lanh 2,5 triệu tấn, than bùn
16,4 triệu tấn, vỏ sò 30 – 40 triệu m3, và còn có các loại puzolan, fenspat, bentonite,
cát sỏi,…
Với những thế mạnh về đất đai và khí hậu An Giang được xem là tỉnh có tiềm
năng du lịch. Du lịch của tỉnh tập trung vào các lĩnh vực văn hoá, du lịch sinh thái,
du lịch vui chơi giải trí và du lịch nghỉ dưỡng. Tài nguyên khoáng sản cũng là lợi
thế của tỉnh An Giang so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khác, nguồn đá,
cát, đất sét là nguyên liệu quý của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng,
đáp ứng nhu cầu rất lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long về vật liệu xây dựng
2.1.3. Dân cư
Tính đến năm 2016, dân số toàn tỉnh là 2.159.900 người, mật độ dân số 611
người/km². Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
30.7% dân số sống ở đô thị và 69.3% dân số sống ở nông thôn.
Toàn tỉnh có 24.011 hộ dân tộc thiểu số, với 114.632 người, chiếm 5,17% tổng
dân số toàn tỉnh.
Dân tộc Khmer có 18.512 hộ, 86.592 người, chiếm tỷ lệ 75,54% so tổng số
người dân tộc thiểu số và chiếm 3,9% so tổng dân số toàn tỉnh; trong đó có 16.838
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
4
hộ với dân số khoảng 80.000 người (chiếm gần 92% tổng số dân tộc Khmer toàn
tỉnh) sống tập trung ở 2 huyện miền núi: Tri Tôn và Tịnh Biên, số còn lại sống rải
rác ở các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn. Hầu hết đồng bào dân tộc
Khmer theo Phật giáo Nam tông, có mối quan hệ rộng rãi với đồng bào dân tộc
Khmer các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và người Khmer ở Campuchia. Nguồn
thu nhập chủ yếu của đồng bào Khmer từ trồng trọt, chăn nuôi gia súc và làm thuê
mướn theo thời vụ.
Dân tộc Chăm có 2.660 hộ, 13.722 người, chiếm tỷ lệ gần 12% so tổng số
người dân tộc thiểu số và chiếm 0,62% so tổng dân số toàn tỉnh, sống tập trung khá
đông ở huyện An Phú và thị xã Tân Châu, số còn lại sống rải rác ở các huyện: Châu
Phú và Châu Thành. Hầu hết đồng bào Chăm theo đạo Hồi, có mối quan hệ với tín
đồ Hồi giáo các nước Ả Rập, Malaysia, Indonesia, Campuchia. Nguồn thu nhập
chính bằng nghề chài lưới, buôn bán nhỏ và dệt thủ công truyền thống.
Dân tộc Hoa có 2.839 hộ, 14.318 người, chiếm tỷ lệ 12,50% so tổng số người
dân tộc thiểu số và chiếm 0,65% tổng dân số toàn tỉnh. Đại bộ phận sống ở thành
phố, thị huyện, thị tứ, có mối quan hệ chặt chẽ với người Hoa trong vùng và nhiều
nước trên thế giới. Đồng bào người Hoa phần lớn theo Phật giáo Đại thừa, đạo
Khổng và tín ngưỡng dân gian. Một bộ phận lớn kinh doanh thương mại, sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có cuộc sống ổn định, thu nhập khá hơn so với
các dân tộc khác.
Về tôn giáo, An Giang là nơi xuất phát của một số tôn giáo nội sinh như Bửu
Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hòa Hảo... An Giang hiện có 9 tôn
giáo được Nhà nước công nhận, gồm: Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Hòa Hảo, Cao
Đài, Công giáo, Tin Lành, Tịnh Độ Cư sĩ, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hồi giáo, Bửu Sơn
Kỳ Hương, với gần 1,8 triệu tín đồ (chiếm 78% dân số toàn tỉnh), 487 cơ sở thờ tự
hợp pháp, 602 chức sắc và trên 3.400 chức việc
2.2. Vị trí công việc thực tập
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc
biệt không gì thay thế được của các ngành sản xuất, là thành phần quan trọng hàng
đầu của môi trường sống, là các nguồn lợi tự nhiên như khí hậu, thời tiết, nước,
không khí, khoáng sản nằm trong lòng đất…, Đặc biệt, với Việt Nam – một dân tộc
vốn sống bằng nông nghiệp, có nghề trồng lúa nước lâu đời và ngày nay đang trên
đà xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Giá trị quý báu
của đất đai đã được người dân Việt Nam đúc kết trong câu tục ngữ “Tấc đất, tấc
vàng”.
An Giang là một tỉnh miền tây Nam bộ, bắt đầu từ sông Mê Kông chảy vào nước
ta chia ra làm đôi. tỉnh có phía tây bắc giáp Campuchia, phía tây nam giáp kiên
Giang, phía nam giáp thành phố Cần Thơ, phía đông giáp Đồng Tháp. Tỉnh An Giang
có tổng diện tích tự nhiên 353.676 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp
280.658 ha, đất lâm nghiệp 14.724 ha, một phần của An Giang nằm trong vùng tứ
giác Long Xuyên.
Khác với các tỉnh miền tây khác, bên cạnh vùng đồng bằng phù sa, An Giang còn
có một miền núi nhỏ, dài 30km, rộng 13km. Đó là dãy Bảy Núi (Thất Sơn) ở các
huyện Tịnh Biên, Tri Tôn. Phía tây tỉnh, chạy song song với biên giới là kênh Vĩnh
Tế, được đào năm 1823 nối từ Châu Đốc đến Hà Tiên. Với lợi thế về vị trí địa lý,
điều kiện tự nhiên, tỉnh An Giang đã và đang có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế -
xã hội. Tốc độ gia tăng dân số cùng với sự đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ dẫn đến nhu
cầu về đất đai gia tăng, gây sức ép lớn đến quỹ đất cho các ngành kinh tế nói riêng và
quỹ đất đai nói chung. Điều này đòi hỏi Tỉnh An Giang phải có những chính sách về
quản lý, sử dụng đất đai phù hợp nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất, đồng thời sử dụng
tiết kiệm và hợp lý.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, em đã thực hiện đề tài:
“Giải pháp hoàn thiện việc áp dụng pháp luật bảo vệ tài nguyên đất đai trên
địa bàn tỉnh An Giang”.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
2
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tổng hợp những vấn đề lí luận cơ bản về tài nguyên đất, việc sử dụng tài
nguyên đất. Trên cơ sở đó, nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích đánh giá về tài nguyên đất,
thực trạng sử dụng đất ở tỉnh An Giang, đề xuất giải pháp sử dụng và khai thác có
hiệu quả hơn tài nguyên đất
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý
Nhà nước về đất đai của hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Nghiên cứu các văn bản điều chỉnh hoạt động thi hành pháp luật và phương thức
thi hành pháp luật về quản lý Nhà nước đối với đất đai tại tỉnh An Giang
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh An Giang giai
đoạn 2015 - 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Tìm hiểu các thông tư, nghị định và các văn bản pháp luật liên quan đến quản
lý đất đai do cơ quan nhà nước ban hành.
Qua điều tài liệu, số liệu, tìm hiểu thực tế về tình hình quản lý đất đai trên địa bàn
tỉnh An Giang.
- Thống kê các số liệu về tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn huyện theo giai
đoạn từ năm 2015 – 2018.
- Thống kê các số liệu về tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn huyện theo từng
năm.
5. Kết cấu đề tài
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý nhà nước về đất đai
Chương 2: Thực trạng sử dụng tài nguyên đất đai trên địa bàn tỉnh An Giang và
giải pháp sử dụng hợp lý
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VÀ CHẾ ĐỊNH PHÁP
LUẬT BẢO VỆ TÀI NGUYÊN ĐẤT
1.1. Vì sao pháp luật lại quy định bảo vệ tài nguyên đất
Đất trong thuật ngữ chung là các vật chất nằm trên bề mặt Trái Đất, có khả
năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật và phục vụ như là môi trường sinh sống
của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật tới các loài động vật nhỏ.
Và đối với Việt Nam, Đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá là hệ sinh thái
hoàn chỉnh nên thường bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người. Khi cuộc
sống ngày càng phát triển và được nâng cao hơn thì dường như tài nguyên đất
ngày càng bị suy thoái và trở nên cằn cỗi.
Trước những mâu thuẫn ngày càng trầm trọng giữa diện tích lãnh thổ có
giới hạn và dân số phát triển không ngừng, giữa những nhu cầu cơ bản về ăn
mặc, ở, học, nghỉ ngơi v.v.. ngày một gia tăng và những điều kiện sản xuất
nhằm đáp ứng những nhu cầu ấy ngày một suy giảm, đất cần phải được trở
thành một đối tượng quan trọng để suy nghĩ và để đưa vào những chính sách và
hế hoạch phát triển lâu dài. Hiện nay diện tích môi trường sống và diện tích đất
sản xuất tính theo đầu người của nước ta vốn đã hạn hẹp , đang tiếp tục giảm
xuống đến độ nguy ngập.
Sự tăng dân số của Việt Nam không nằm ở mức độ bình thường. Tốc độ
tăng nhanh đứng hàng thứ 7 thế giới sẽ đưa đến trong tương lai gần một cuộc
bùng nổ dữ dội về dân số và mọi nhu cầu thiết yếu cho sự sống con người. Phải
làm gì để đáp ứng những đòi hỏi tăng lên một cách nhảy vọt về lương thực thực
phẩm, về dược liệu, về công ăn việc làm, về nhà ở, nhà thương, về trường ốc,
bàn ghế, về giấy má và các văn hóa phẩm khác, về chất đốt và nguyên liệu gỗ
v.v..?
Nhiều tài nguyên thiên nhiên như đất, rừng cây cỏ có dược tính, chim thú
hoang dã, v.v.. có khả năng góp phần giải quyết những nhu cầu ấy, đáng lẻ phải
được cấp tốc bảo vệ hữu hiệu và phát triển nhân lên: song ngược lại, chúng
đang tiếp tục bị khai thác vơ vét và dần dần cạn kiệt.
Hiện nay hơn ¼ diện tích đất đai toàn quốc đã bị thoái hóa, mất hết năng
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
4
sản xuất và những giá trị kinh tế thực tiễn. Đồi núi trọc, đất trống và bãi hoang
đang tiếp tục bành trướng.
Kết quả này là do sự tác động của con người đối với tài nguyên đất, để ngăn
chặn điều này xảy ra, đã có bản dự thảo luật đất đai của nước ta công bố ngày
21 tháng 8 năm 1987 đã khẵng định: "Đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá, là
tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp,
là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế văn hóa xã hội,
an ninh và quốc phòng".
Luật Đất đai của nước CHXHCN Việt Nam được ban hành lần đầu tiên vào
năm 2003. Luật này quy định về quản lý và sử dụng đất đai. Luật đã được sửa
đổi và được đa số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu thuận vào ngày 29 tháng 11 năm
2013. Luật Đất đai sửa đổi có giá trị từ ngày 1 tháng 7 năm 2014. Theo Hiến
pháp Việt Nam và luật Đất đai mới, đất đai vẫn thuộc quyền sở hữu của toàn
dân, không công nhận quyền sở hữu đất đai của tư nhân. Ở Việt Nam người dân
chỉ được quyền sử dụng đất được nhà nước giao cho.
1.2. Chế định pháp luật về bảo vệ tài nguyên đất
1.2.1. Cơ sở lý luận của Quản lý Nhà nước về đất đai
Cơ sở khoa học của các hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai được Nhà
nước thể hiện thông qua hệ thống các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành:
Hiến pháp năm 1980 ra đời quy định toàn bộ tài nguyên đất đai thuộc sở
hữu Nhà nước. Trong thời gian này tuy chưa có Luật đất đai nhưng hàng loạt hệ
thống các văn bản mang tính pháp luật của Nhà Nước về đất đai ra đời.
Ngày 29/12/1987 Quốc Hội thông qua Luật đất đai đầu tiên có hiệu lực thi
hành ngày 05/04/1988 của Bộ Tài Chính về việc giao đất cho hộ gia đình sử dụng
ổn định lâu dài, là dấu mốc quan trọng đối với sự pháp triển nông nghiệp.
Đến năm 1992, Hiến Pháp ra đời quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
Nhà Nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật”
(điều 17). Trên cơ sở này, ngày 14/07/1993 Luật đất đai sửa đổi năm 1993 được
ban hành. Đây là văn bản đầu tiên Nhà nước xác nhận đất đai có giá, thể hiện rõ
quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất và sự biến động đất đai theo quy
luật cung cầu. Luật đất đai 1993 đã quy định 7 nội dung quản lý Nhà nước về
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
5
đất đai. Sau đó là Luật đất đai sửa đổi và bổ sung một số điều Luật đất đai năm
1998. Và mới đây nhất, Luật đất đai 2013 quy định 13 nội dung quản lý nhà
nước về đất đai, trong đó có nhiều nội dung mới đáp ứng yêu cầu quản lý đất
đai trong giai đoạn tới.
Để nhà nước nắm chắc, quản lý chặt quỹ đất, cùng với Luật đất đai là hàng
loạt các văn bản pháp luật ra đời hướng dẫn các cơ quan nhà nước và người sử
dụng đất thực hiện như:
- Chỉ thị 299/1980/TTg-CP ngày 10/11/1980 của Thủ Tướng Chính Phủ về
công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký ruộng đất;
- Chỉ thị 100/1981/CT-TƯ ngày 13/01/1981 của ban bí thư Trung ương
Đảng về mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong
Hợp Tác Xã nông nghiệp;
- Nghị quyết 10/NQ-TW ngày 05/04/1988 của Bộ Chính trị về giao đất cho
hộ gia đình sử dụng ổn định, là dấu mốc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với
sự phát triển nông nghiệp;
- Chỉ thị 364/1991/CT-HĐBT ngày 06/11/1991 của hội đồng bộ trưởng về
việc xác định ranh giới hành chính;
- Hiến pháp năm 1992 ra đời đánh dấu điểm khởi đầu của công cuộc đổi
mới chính trị.
- Nghị định 64/1993/NĐ-CP ngày 15/01/1994 của chính phủ và Quyết định
27/1994/QĐ-ĐC ngày 22/02/1995 của Tổng Cục Địa Chính về việc cấp
GCNQSDĐ tạm thời cho người sử dụng đất;
- Nghị định 17/1999/NĐ- CP ngày 29/03/1999 của Chính Phủ quy định về
thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng
đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
- Thông tư 1900/2001/TT- TCĐC ngày 31/11/2001 của Tổng cục địa chính
hướng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, lập sổ địa chính và cấp GCNQSDĐ;
- Nghị Định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai
2013;
- Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
6
- Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành quy định về GCNQSDĐ;
- Quyết định số 25/2004/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc thi hành kế hoạch triển khai thi hành Luật đất đai 2013;
- Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ
về thu tiền sử dụng đất;
- Chỉ thị 05/2004/CT- TTg ngày 09 tháng 02 năm 2004 của Thủ tướng
Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật đất đai năm 2013, trong đó có chỉ
đạo địa phương đẩy mạnh để hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận trong
năm 2012;
- Quyết định số 24/2004/QĐ- BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 và
Quyết định 08/2013/QĐ- BTNMT ngày 21 tháng 7 năm 2013(sửa đổi Quyết
định số 24/2004/QĐ-BTNMT) của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường ban hành
quy định về GCN;
- Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ
Tài Nguyên và Môi Trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý HSĐC;
- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất;
- Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT/BTNMT-BNV ngày 31 tháng 12
năm 2004 của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường, Bộ Nội Vụ hướng dẫn về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất và tổ chức phát triển quỹ đất;
- Thông tư số 95/2012/TT- BTC ngày 26/10/2012 của Bộ Tài Chính hướng
dẫn các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ và Thông Tư số 02/2014/TT-
BTN ngày 08/01/2014 sửa đổi bổ sung Thông Tư số 95/2012/TT-BTN;
- Thông tư số 70/2013/TT-BTC ngày 02/08/2013 của Bộ Tài Chính hướng
dẫn sửa đổi, bổ sung thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ
Tài Chính hướng dẫn thức hiện Nghị Định số 198/2004/NĐ-CP ngày
03/12/2004 của Chính Phủ về thu tiền sử dụng đất;
- Quyết định 08/2013/QĐ- BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
7
ngày 21/07/2013 về CGCNQSDĐ;
- Nghị định số 57/2013/NQ-QH ngày 29/6/2013 của Quốc Hội khóa 11 về
kế hoach sử dụng đất 5 năm (2013-2017) của cả nước;
- Quyết định số 1013/2013/QĐ- BTNMT ngày 02/08/2013 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc kiểm tra tình hình sử dụng đất của các quy hoạch
và dự án đầu tư trên địa bàn cả nước;
- Thông tư số 09/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày
02/08/2014 về việc hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý HSĐC;
- Chỉ thị 618/CT-TTg ngày 15/05/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc
kiểm kê xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2017.
- Nghị định số 69/2016/NĐ-CP ngày 13/08/2016 của Chính phủ Quy định
bổ sung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, bồi thường, hổ trợ, tái
định cư.
- Nghị định số 88/2016/NĐ-Cp ngày 19/10/2016 của Chính phủ về cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất.
- Thông tư số 17/2016/TT-BTNMT ngày 21/10/2016 của Bộ TNMT Quy
định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất.
- Nghị định số 105/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lỉnh vực đất đai.
- Quyết định số 40/2017/QĐ-TTg ngày 15/5/2017 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành quy chế mẫu về việc quản lý, sử dụng quỹ phát triển quỹ
đất.
- Quyết định số 44/2017/QĐ-TTg ngày 10/06/2017 của Thủ tướng Chính
phủ về việc miển tiền sử dụng đất, miễn tiền thuê đất xây dựng công trình phụ
trợ đường cao tốc quốc gia.
- Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 26/03/2017 của Chính phủ Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở.
- Thông tư số 16/2017/TT-BTNMT ngày 26/08/2017 của Bộ TNMT quy
định trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyêt định xử phạt vi phạm hành chính
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
8
trong lĩnh vực đất đai.
- Nghị định số 120/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của
Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
- Nghị định 20/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 23/03/2018 Quy
định chi tiết về hướng dẫn thi hành nghị quyết số 55/2017/QH12 ngày 24 tháng
11 năm 2017 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
1.2.2. Nội dung và phương pháp quản lý Nhà nước về đất đai
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 6, Luật
đất đai 2013, như sau:
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện văn bản đó;
2.Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính;
3.Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất ; lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
4.Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
5.Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất;
6.Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
7.Thống kê, kiểm kê đất đai;
8.Quản lý tài chính về đất đai;
9.Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản;
10.Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất;
11.Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai
và xử lý vi phạm luật về đất đai;
12.Giải quyết tranh chấp đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
9
13.Quản lý các dịch vụ công của đất đai;
1.2.3. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai tỉnh An Giang
Trong thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh
An Giang đã thu được những kết quả như sau:
*/ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện các văn bản đó:
Để cụ thể hoá Luật đất đai và các văn bản dưới Luật, ủy ban nhân dân tỉnh
An Giang đã kịp thời ban hành các văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn cho các địa
phương trong tỉnh thực hiện việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Cụ
thể như:
- Quyết định số 846/2013/QĐ-UBND ngày 12/5/2013 về việc ban hành quy
định về lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa
bàn tỉnh;
- Quyết định 574/2016/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 của UBND tỉnh An
Giang về việc triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và
kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2018 – 2015);
- Chỉ thị số 30/2016/CT-UB của UBND tỉnh An Giang về việc tăng cường
công tác quản lý, sử dụng đất ở các huyện;
- Quyết định số 264/QĐ-UBND ngày 17/2/2017 quy định bổ sung về cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp và trình tự giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai;
- Quyết định số 1022/2017/QĐ-UBND ngày 22/6/2017 quyết định về việc
ban hành quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển
mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
- Thi hành Luật đất đai 2013, hàng năm UBND tỉnh đều ban hành bảng giá
đất vào ngày 01/01 hàng năm.
Nhìn chung, các văn bản quy phạm đã ban hành kịp thời và phù hợp với
tình hình thực tế của tỉnh, góp phần quan trọng đưa Luật đất đai đi vào cuộc
sống, tạo ra hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến
việc sử dụng đất trên địa bàn.
*/Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý HSĐGHC, lập BĐHC: được
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
10
thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới theo Chỉ thị 364/CT
ngày 06/11/1991 của Thủ tướng Chính phủ. Ranh giới hành chính của tỉnh được
xác định bằng các yếu tố địa vật, được cắm mốc giới rõ ràng. Hiện nay, tỉnh đã
hoàn thành việc lập BĐHC và HSĐGHC. Tất cả BĐHC và HSĐGHC được lưu
giữ tại Sở Nội vụ. Hàng năm các mốc giới đều được kiểm tra, nếu có hỏng hóc
hay bị phá hủy đều được xử lý và thay thế kịp thời.
*/Khảo sát đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập BĐĐC, bản đồ hiện trạng
sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất:
Công tác đo đạc lập BĐĐC hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo số lượng và
chất lượng theo nhiều tỷ lệ bản đồ, phù hợp yêu cầu của công tác quản lý.
* Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất:
Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện theo quy định
của pháp luật về đất đai và thực hiện theo kỳ kiểm kê đất đai. Bản đồ hiện trạng
sử dụng đất năm 2017 được lập theo từng đơn vị hành chính theo quy định thống
nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN & MT), tỷ lệ tương ứng: Cấp tỉnh
1/100.000; cấp huyện 1/25.000; cấp xã được lập theo các tỷ lệ 1/1.000 1/2.000
1/5.000 1/10.000, .... Bản đồ các cấp đều được thành lập bằng phương pháp số,
nằm trong hệ tọa độ chuẩn quốc gia (VN - 2000).
*/ Quản lý quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất:
Thực hiện Luật đất đai, Nghị định 68/NĐ-CP của Chính phủ về lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm và 5 năm, tỉnh đã lập kế hoạch sử dụng
đất 5 năm kỳ cuối 2013 – 2017, được Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo, tổ chức
thực hiện và đã hoàn thành kế hoạch đề ra. Hiện nay, tỉnh đã xây dựng kế hoạch
sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2018 - 2015) và định hướng đến năm 2020, đang
trình Chính phủ phê duyệt.
*/ Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất:
+ Về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Từ năm 2012 đến nay, An
Giang đã hoàn thành việc thu hồi 33.356,84 ha để thực hiện 540 dự án liên quan
đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất, với tổng
kinh phí bồi thường, hỗ trợ gần 1.000 tỷ đồng.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
11
+ Về giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, doanh nghiệp:Trong năm 2018,
UBND tỉnh đã thực hiện giao đất, cho thuê đất 450 trường hợp với diện tích
7.879,77 ha, thu ngân sách gần 1.000 tỷ đồng.
*/ Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý HSĐC, cấp GCN quyền sử dụng
đất , quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
An Giang là tỉnh đi đầu trong công tác cấp GCN quyền sử dụng đất , quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ những năm trước đây.
*/ Thống kê, kiểm kê đất đai:
Trong năm 2017, tỉnh An Giang đã tiến hành tổng kiểm kê đất đai theo
yêu cầu của Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15/5/2016 của Thủ Tướng Chính
phủ, tổng diện tích tự nhiên năm 2017 toàn tỉnh là 1.113.193,81 ha. Trong đó:
+ Nhóm đất nông nghiệp là 861.911,32 ha, chiếm 77,43% diện tích tự nhiên;
+ Nhóm đất phi nông nghiệp là 162.291,78 ha, chiếm 14,58% diện tích
tự nhiên;
+ Nhóm đất chưa sử dụng là 88.990,71 ha, chiếm 7,99% diện tích tự nhiên.
*/ Quản lý tài chính về đất đai: Nội dung này được thực hiện song song
cùng với việc giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai.
*/ Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản: Tính đến 31/12/2018, toàn tỉnh đã có 27/27 huyện, thành phố, huyện
tiến hành đấu giá thành công các lô đất, thu nộp vào ngân sách Nhà nước hàng
trăm tỷ đồng.
*/ Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất: Trước đây, công tác quản lý giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến
kết quả thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai chưa cao.
Thi hành các quy định về pháp luật đất đai hiện nay, tỉnh đã quan tâm
bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ngày càng
đầy đủ và tốt hơn.
*/ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai
và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai:
Thực hiện nhiệm vụ thanh tra hoạt động quản lý Nhà nước về tài nguyên và
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
12
môi trường, từ năm 2012 đến nay, Thanh tra sở đã thực hiện 157 cuộc thanh tra;
trong đó 65 cuộc thanh tra việc quản lý nhà nước của UBND cấp huyện, xã: 92
cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài
nguyên nước và bảo vệ môi trường của các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Qua thanh tra đã phát hiện một số sai phạm trong UBND cấp xã, huyện trong
công tác quản lý nhà nước về đất đai như: giao đất không đúng thẩm quyền; thu
các khoản tiền liên quan đến sử dụng đất sai quy định hàng tỷ đồng.
*/ Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý sử dụng đất đai:
Trong giai đoạn 2012-2018, tỉnh An Giang đã giải quyết được hơn 600 đơn,
thư vụ việc khiếu tố tranh chấp đất đai, đặc biệt đã giải quyết dứt điểm nhiều vụ
tranh chấp đất đai phức tạp kéo dài nhiều năm.
Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong những năm qua được
thực hiện khá tốt, xử lý nghiêm khắc, kịp thời, dứt điểm những trường hợp vi
phạm pháp luật đất đai.
*/ Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai:
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất được thành lập vào năm 2013. Ngay
sau khi thành lập, văn phòng đã tiến hành tổ chức thực hiện đăng ký quyền sử
dụng đất và biến động sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính và giúp Sở TN &
MT trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất trên
địa bàn tỉnh.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
13
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT
ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
2.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn tỉnh An Giang
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất theo đối tượng sử dụng đất của tỉnh An Giang
năm 2018
STT Đối tượng sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
1 Hộ gia đình, cá nhân 15.259,91 66,96
2 UBND quản lý và sử dụng 6.757,34 29,66
3 Đất tổ chức kinh tế 174,69 0,77
4 Đất tổ chức khác 587,75 2,58
5 Cộng đồng dân cư sử dụng 7,43 0,03
(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường tỉnh An Giang)
Hiện nay, việc sử dụng đất đã giao cho các hộ gia đình (tập trung vào đất sản
xuất nông nghiệp và đất ở), các tổ chức kinh tế, các cơ quan đơn vị của Nhà nước
chủ yếu sử dụng đất xây dựng và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Hiện
nay, toàn huyện có 97,8% tổng diện tích đất ở đã được cấp GCN quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ gia đình. Việc cấp
GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất thúc đẩy
tính ổn định và yên tâm phát triển của người dân tại các điểm dân cư.
2.2. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh An
Giang giai đoạn 2012 – 2018
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai
trên địa bàn Huyện, trong những năm qua được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của
Phòng TN & MT, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Tỉnh An Giang, công tác quản lý
đất đai đã được củng cố, kiện toàn, đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai thực
hiện các nội dung về công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Việc thực hiện diễn ra
một cách đồng bộ trên địa bàn tỉnh An Giang.
Kết quả cụ thể của việc chỉ đạo thực hiện 13 nội dung quản lý Nhà nước về
đất đai (theo Điều 6 - Luật đất đai 2013) trên địa bàn tỉnh An Giang trong giai đoạn
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
14
2012 - 2018 như sau:
2.2.1. Công tác ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và
tổ chức thực hiện các văn bản đó
Hiến pháp 1992 khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
thống nhất quản lý...” và điều này một lần nữa được Luật đất đai 2013 khẳng định
tại Điều 5. Như vậy, ở nước ta đất đai thuộc sở hữu của toàn dân, và Nhà nước là
đại diện chủ sở hữu quản lý toàn bộ đất đai. Để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối
với đất đai, thực hiện thống nhất việc quản lý toàn bộ đất đai theo đúng Hiến pháp
và pháp luật, quản lý và sử dụng đất có hiệu quả thì việc xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp Luật đất đai là vô cùng quan trọng.
Trong những năm qua, tỉnh An Giang đã tập trung chỉ đạo và thực hiện đầy
đủ các văn bản pháp luật về đất đai theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước cũng như chính sách của tỉnh đề ra. Cụ thể:
Xác định thời điểm bố trí sử dụng nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước. Ngày
28/3/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 30/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị
định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở 2014.
Quy định về Giấy phép, Cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ. Ngày
13/3/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 27/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đo đạc
và Bản đồ được ban hành. Theo đó, Nghị định quy định:
Hệ số điều chỉnh giá đất áp dụng trên địa bàn tỉnh An Giang. Vừa qua,
UBND tỉnh An Giang ban hành Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND ngày 06 tháng 3
năm 2019 Quy định hệ số điều chỉnh giá đất áp dụng trên địa bàn tỉnh An Giang.
Hợp nhất quy định về cấp phép hoạt động đo đạc bản đồ. Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành Văn bản hợp nhất số 23/VBHN-BTNMT ngày 10/12/2018
Thông tư quy định về cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị
Phương Hoa đã ký ban hành Thông tư 27/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm
2018.
- Thực hiện quyết định 553/2012/QĐ-UB của UBND tỉnh An Giang về thu
hồi đất tại xã An Châu, tỉnh An Giang;
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
15
- Thực hiện quyết định số 846/2013/QĐ-UBND ngày 12/5/2013 về việc ban
hành quy định về lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên
địa bàn tỉnh;
- Thực hiện chỉ thị số 30/2016/CT-UB của UBND tỉnh An Giang về việc
tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất ở các huyện, thị trấn. Tỉnh An Giang đã ra
công văn số 11/2016/CV-UB ngày 15/05/2016 về việc tiến hành kiểm tra việc quản
lư và sử dụng đất của tất cả các huyện trong toàn huyện;
- Thực hiện kế hoạch 460/KH–UBND.ĐC ngày 17/11/2016 của UBND tỉnh
An Giang thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2017; Tỉnh An Giang đã có kế hoạch 124/KH–UBND.TNMT ngày 23/12/2016 về
việc thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2017;
Ngoài ra, trong thời gian vừa qua, dựa trên cơ sở quy định của pháp luật đất
đai cũng như trên cơ sở các quyết định, hướng dẫn của UBND tỉnh An Giang, Tỉnh
An Giang đã ban hành các văn bản quy định cụ thể như: Kế hoạch sử dụng đất của
các hộ gia đình cá nhân; các Quyết định giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân; các
Quyết định thanh tra, kiểm tra; các Quyết định về đấu giá quyền sử dụng đất…
Nhìn chung trong những năm qua công tác ban hành và thực hiện các văn
bản pháp luật về đất đai của tỉnh An Giang phần nào đáp ứng được yêu cầu công tác
quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn. Tuy nhiên, việc ban hành văn bản pháp luật
về đất đai vẫn còn chậm trễ, nhiều địa phương thực hiện chưa tốt làm ảnh hưởng
đến việc quản lý đất đai của toàn huyện. Do vậy trong thời gian tới huyện cần chỉ
đạo các cơ quan đặc biệt là Phòng TN & MT thực hiện tốt các văn bản về pháp luật
nói chung cũng như Luật Đất đai nói riêng để đưa đất đai vào sử dụng có hiệu quả
phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2.2.2. Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới
hành chính, lập bản đồ hành chính
Hồ sơ địa giới hành chính là một tài liệu quan trọng, là cơ sở pháp lý cho
việc thực hiện quản lý Nhà nước về lãnh thổ trong phạm vi cả nước.
Thực hiện Chỉ thị số 364/1991/CT-HĐBT ngày 06/11/1991 của Hội đồng Bộ
trưởng1
về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành
1
http://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/uybanphaplu
at/content/tintuc/Lists/News&ItemID=145
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
16
chính, UBND tỉnh An Giang đã có kế hoạch chỉ đạo Tỉnh An Giang tiến hành khảo
sát thực địa, xác minh mốc giới, ranh giới, tiến hành lập BĐHC và hoàn thiện
HSĐGHC trên phạm vi toàn huyện. Trên đường địa giới hành chính các cấp đã
được xác định, thống nhất rõ ràng bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các điểm
mốc giới và được triển khai vẽ trên bản đồ địa hình, giúp cho công tác quản lý Nhà
nước về địa giới được ổn định.
Bản đồ hành chính của huyện được lập theo tỷ lệ 1/25.000, các xã lập theo
tỷ lệ 1/5.000. BĐHC được đưa vào sử dụng phục vụ cho công tác quản lý nói chung
cũng như công tác quản lý đất đai nói riêng.
Hiện nay, HSĐGHC được lưu tại 4 cấp là: cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và Trung
ương. HSĐGHC của huyện được bảo quản và sử dụng theo đúng quy định của Nghị
định 119/1994/NĐ-CP ngày 16/09/1994 của Chính phủ. Hàng năm Sở Nội vụ tỉnh An
Giang có công văn về việc kiểm tra và thực hiện hồ sơ, mốc địa giới tại địa phương.
Đối với những trường hợp mốc giới bị hỏng, bị dịch chuyển đều được báo cáo và xử lý
kịp thời.
BĐHC và HSĐGHC đã giúp cho công tác quản lý hành chính của địa
phương được tốt hơn, tránh các tranh chấp về địa giới hành chính các huyện trong
huyện cũng như giữa các huyện với nhau.
2.2.3. Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa
chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
a) Công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
* Lập bản đồ địa chính
Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu sử dụng đất của các cấp, các
ngành đều tăng gây ra nhiều sức ép đối với đất đai. Điều đó đã và đang xảy ra nhiều
vấn đề phức tạp liên quan tới tình hình quản lý và sử dụng đất. Để phục vụ cho công
tác quản lý và sử dụng đất ở các cấp, ngành được tốt hơn phù hợp với yêu cầu trong
tình hình mới của đất nước và ở mỗi địa phương thì hệ thống hồ sơ sổ sách cũng phải
được hoàn thiện để đáp ứng được yêu cầu trong thực tiễn.
Trong năm 2017-2018 được sự hỗ trợ tích cực của các cấp, các ngành thì
công tác đo đạc, thành lập BĐĐC bằng phương pháp mới đã được tiến hành.
* Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
17
Từ năm 2012 đến năm 2018, việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
của huyện được tiến hành 2 lần cùng với việc kiểm kê đất đai:
- Phòng TN & MT tỉnh An Giang đã tiến hành kiểm kê đất đai và thành lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2017 theo Chỉ thị số 618/CT–TTg ngày
15/05/2016 của Thủ tướng Chính phủ, theo Thông tư 08/TT-BTNMT ngày
02/08/2014 của Bộ TN & MT về việc hướng dẫn thống kê, kiểm kê đất đai, xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và Kế hoạch số 460/KH-UBND.ĐC ngày
17/11/2016 của UBND tỉnh An Giang về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ
hiện trạng sử dụng đất năm 2017.
Đến nay, tất cả các huyện đều có bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/5.000
được xây dựng theo đúng trình tự quy định của Luật Đất đai. Bản đồ hiện trạng sử
dụng đất của tỉnh có tỷ lệ 1/25.000.
Năm 2013 tỉnh An Giang cũng đã tiến hành chỉ đạo lập phương án điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2013 – 2017 cho tất cả các huyện trong toàn
huyện. Năm 2013 tỉnh An Giang cũng đã lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2017 cho các huyện và toàn huyện.
Đến năm 2017, tỉnh An Giang đã tiến hành lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất tỉnh An Giang giai đoạn 2018 - 2020 và đang chờ UBND tỉnh phê duyệt
b) Công tác đánh giá và phân hạng đất
Thực hiện Nghị định 73/CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ quy định chi tiết
phân hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp.2
Từ năm 2010, Tỉnh An Giang đã
tiến hành điều tra, khảo sát thổ nhưỡng và tiến hành phân hạng đất trên các huyện.
Tuy nhiên, do điều kiện về trang thiết bị cũng như trình độ của đội ngũ cán bộ lúc
bấy giờ mà kết quả phân hạng đất đã không được áp dụng để phục vụ cho việc tính
thuế đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh An Giang, công tác đánh giá và phân hạng đất
vẫn chưa được quan tâm nhiều. Kết quả phân hạng đất không được áp dụng trên
thực tế.
2.2.4. Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một nội dung đặc biệt quan trọng trong
các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, nó là cơ sở để các chính sách của Đảng
2
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Nghi-dinh-73-CP-huong-dan-phan-hang-dat-tinh-
Thue-Su-dung-Dat-nong-nghiep-38636.aspx
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
18
và Nhà nước đi vào thực tế, là căn cứ quan trọng để địa phương định hướng việc sử
dụng đất và phát triển KT - XH. Làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
sẽ tạo mối quan hệ tổng hòa nhiều mặt trong xã hội để Nhà nước quản lý và sử dụng
đất đai hợp lý, tiết kiệm và bền vững, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đảm bảo
cân đối giữa nhiệm vụ an ninh lương thực quốc gia và CNH - HĐH đất nước.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
không chỉ trước mắt mà còn về lâu dài. Đây là một trong những căn cứ pháp lý kỹ
thuật quan trọng trong việc điều tiết các quan hệ đất đai như: Giao đất, thu hồi đất,
chuyển quyền sử dụng đất…
Trong giai đoạn 2012 – 2018, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã
được tỉnh An Giang thực hiện tốt.
Năm 2017, tỉnh đã tiến hành lập Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh đến năm
2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2018 – 2015), để làm cơ sở phê duyệt quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất 2018 – 2020 cho các huyện.
Về xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm, vào tháng 10 hàng năm UBND
tỉnh chỉ đạo UBND các huyện rà soát thực hiện kế hoạch và xây dựng kế hoạch sử
dụng đất chi tiết cho các huyện. Trình tự như trên phải qua nhiều công đoạn nên kế
hoạch cụ thể đến cấp xã thường chậm làm cho kế hoạch đầu năm phải chờ đợi, đến
cuối năm lại không thực hiện hết kế hoạch. Đó là một yếu kém gây khó khăn trong
công tác quản lý và sử dụng đất của toàn tỉnh mà trong thời gian tới cần phải khắc
phục nhanh chóng.
Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch: Nhìn chung quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất giai đoạn 2013 – 2017 của tỉnh An Giang được lập, điều chỉnh và tổ chức
thực hiện đạt kết quả cao. Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 cũng đã đạt được kế
hoạch đề ra. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2013 – 2017, kế hoạch sử
dụng đất năm 2018 của tỉnh An Giang đã hạn chế đến mức thấp nhất quy hoạch treo
do không dự đoán hết các tình huống vướng mắc xảy ra. Kế hoạch sử dụng đất hàng
năm của tỉnh có độ khả thi cao: Phần lớn các chỉ tiêu đạt ở mức độ cao. Sử dụng đất
tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả. Hạn chế sử dụng đất nông nghiệp (đất lúa năng suất
cao) vào các mục đích khác; tích cực khai hoang mở rộng đưa đất chưa sử dụng bù
vào phần diện tích đất nông nghiệp bị giảm do phục vụ các mục đích phi nông
nghiệp và tận dụng triệt để nguồn thu từ đất.
2.2.5. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
19
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn song nhu cầu về đất đai ngày càng tăng
lên. Vì vậy, việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất là một khâu quan trọng trong nội
dung quản lý Nhà nước về đất đai, nó phản ánh cụ thể chính sách của Nhà nước
trong việc điều chỉnh các quan hệ đất đai. Mục đích là phân phối lại quỹ đất của
Nhà nước, thực hiện phân bổ đất đai hợp lý, công bằng vì lợi ích của Nhà nước, của
mọi tổ chức, cá nhân.
Tính đến tháng 12 năm 20171, toàn tỉnh 17.730,18 có ha diện tích đất được
giao theo đối tượng sử dụng và 5.049,94 ha diện tích đất được giao theo đối tượng
để quản lý. Cụ thể như sau:
- Diện tích đất được giao theo đối tượng sử dụng bao gồm:
+ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng 15.234,39 ha, chiếm 85,92 %.
+ Các tổ chức trong nước sử dụng 2.486,75 ha, chiếm 14,03%. Trong đó:
UBND xã sử dụng: 2.192,25 ha, chiếm 88,16 %.
Các tổ chức kinh tế sử dụng: 132,78 ha, chiếm 5,34 %.
Cơ quan đơn vị của Nhà nước sử dụng: 159,90 ha, chiếm 6,43 %.
Các tổ chức khác sử dụng: 1,82 ha, chiếm 0,07 %.
+ Cộng đồng dân cư sử dụng 9,04 ha, chiếm 0,05 %.
- Diện tích đất được giao cho các đối tượng quản lý bao gồm:
+ UBND cấp xã: 4668,41 ha chiếm 92,44 %.
+ Tổ chức khác: 381,53 ha chiếm 7,56 %.
- Về việc giao đất lâm nghiệp:
Bảng 2.2: Kết quả giao đất lâm nghiệp của tỉnh An Giang
TT Huyện
Diện tích
đất lâm
nghiệp (ha)
Diện tích theo đối tượng
sử dụng
Diện tích được
giao
để quản lý
Hộ gia đình,
cá nhân
Tổ chức
kinh tế
UBND cấp xã
1 Thành phố
Long Xuyên
106,5 106,5
2 Thị xã Châu
Đốc
57,51 57,51
3 Huyện An Phú 1,08 1,08
4 Huyện Tân 20,00 1,50 18,50
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
20
Châu
5 Huyện Phú
Tân
41,12 41,12
6 Huyện Tịnh
Biên
33,10 7,00 26,1
7 Huyện Tri Tôn 1,83 1,83
8 Huyện Châu
Phú
12,52 12,52
9 Huyện Chợ
Mới
37,15 0,4 1,9 4,85
10 Huyện Châu
Thành
23,38 23,38
Toàn tỉnh 402,95 215,89 114,12 72,94
(Nguồn: số liệu thống kê của phòng Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang năm 2018)
Việc giao đất lâm nghiệp của tỉnh An Giang trong thời gian qua được thực
hiện khá tốt. Diện tích đất lâm nghiệp được giao cho hộ gia đình sử dụng là 215,89
ha; tổ chức kinh tế là 114,12 ha. Diện tích đất được giao cho UBND cấp xã quản lý
là 72,94 ha. Hầu hết đất lâm nghiệp được giao cho hộ gia đình, tổ chức kinh tế để
đưa vào sản xuất, nhằm tăng thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế. Đồng thời
cũng nhằm nâng cao trách nhiệm bảo vệ rừng của người dân .
* Công tác cho thuê đất
Thực hiện Luật đất đai 2013 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày
29/10/2004, trong thời gian qua phòng TN & MT đã phối hợp với các Sở, ban,
ngành cấp tỉnh có liên quan tiến hành lập thủ tục và tạo điều kiện thuận lợi cho các
đơn vị thuê đất nhanh chóng triển khai công việc, góp phần hỗ trợ thúc đẩy cho các
tổ chức, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Kết quả trên
địa bàn tỉnh có tất cả 26 tổ chức được UBND tỉnh phê duyệt cho thuê đất với tổng
diện tích là 124,72 ha .
b) Công tác thu hồi đất
Thu hồi đất luôn gắn liền với giao đất, cho thuê đất. Bên cạnh đó thu hồi đất
còn khẳng định quyền sở hữu duy nhất của Nhà nước đối với đất đai bao gồm: quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với đất đai.
Thu hồi đất được thực hiện trong các trường hợp: đất sử dụng không đúng
mục đích, đất giao không đúng thẩm quyền, đất quá thời hạn sử dụng hoặc sử dụng
lãng phí, đất do doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản, người sử dụng đất cố ý hủy
hoại đất. Nhà nước trưng dụng đất để sử dụng vào mục đích khác: phòng trừ thiên
tai, sử dụng vào các công trình phúc lợi. Cụ thể như sau:
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
21
Trong thời gian qua Phòng TN & MT tỉnh An Giang thường xuyên tổ chức
kiểm tra, thanh tra việc quản lý và sử dụng đất của các đơn vị sử dụng đất ở các xã
thị trấn, đã phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. Từ
năm 2012 đến nay, tỉnh An Giang đã tiến hành thu hồi 3.702,52 m2
đất của hộ gia
đình, cá nhân đã vi phạm pháp luật đất đai. Tỉnh đã tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị
31/2014/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra sử dụng đất của các tổ
chức được Nhà nước cho thuê đất. Thông qua kiểm tra, UBND tỉnh đã có văn bản
đề nghị UBND tỉnh thu hồi 4 đơn vị, công ty sử dụng đất không hiệu quả với tổng
diện tích 3.468 m2
.
Về việc lấn chiếm đất đai, UBND tỉnh đã thu hồi 18.768,63 m2
đất ở các xã:
Thị trấn, Thị xã Châu Đốc, An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu
Phú. Diện tích đất bị thu hồi có nguồn gốc là đất chưa sử dụng, đất công cộng, đất
ruộng và có một phần là ao do UBND xã quản lý. Các hộ gia đình đã tự ý sử dụng
phần diện tích trên mà không xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Và thu
hồi 5.376,15 m2
đất do sử dụng không đúng mục đích.
c) Công tác chuyển mục đích sử dụng đất
Từ năm 2012 – 2018 việc chuyển mục đích sử dụng đất khá phổ biến, đặc
biệt là việc chuyển mục đích từ đất vườn sang đất ở trong các khu dân cư, để thực
hiện việc chuyển giao quyền sử dụng đất cũng như việc thừa kế quyền sử dụng đất.
Do đặc thù của tỉnh là diện tích đất trong khuôn viên khu dân cư là khá rộng, vì vậy
việc chuyển mục đích sử dụng đất trong giai đoạn này là rất sôi động. Tính từ tháng
1/2012 đến tháng 12/2018, tỉnh đã quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất từ
đất vườn tạp sang đất ở là 2.517 trường hợp, với diện tích 20,23 ha; chuyển mục
đích từ đất trồng cây hàng năm sang trồng cây lâu năm của tỉnh hầu như là diễn ra
tự phát, không xin phép nên việc quản lý rất khó khăn.
2.3.6. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Trong những năm qua, công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý HSĐC được
triển khai đầy đủ trên phạm vi toàn tỉnh theo hướng dẫn của Thông tư số
29/2004/TT–BTNMT ngày 01/01/2004 về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý
HSĐC, đặc biệt là cần phải chuyển hệ thống hồ sơ cũ theo mẫu hồ sơ mới phục vụ
tốt hơn nữa cho công tác quản lý đất đai ở địa phương; Thông tư số 09/2014/TT –
BTNMT ngày 02/08/2014 hướng dẫn về việc lập, chỉnh lý và quản lý HSĐC.
a) Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
22
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
GCN là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
do cơ quan Nhà nước có thẩm quyến cấp cho người sử dụng đất. Nó là một chứng
thư pháp lý công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất, tạo điều
kiện cho người dân yên tâm sản xuất, đầu tư vào đất đạt hiệu quả sử dụng cao.
Nhận thức được vai trò của công tác cấp GCN quyền sử dụng đất , quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong giai đoạn 2012 – 2018, toàn tỉnh đã
cấp được 25.773 GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích là
10.377,10 ha trong đó có 10.025,67 ha đất nông nghiệp và 351,43 ha đất ở. Riêng
năm 2018, tổng số giấy đã cấp là 5.923 giấy; diện tích là 3.704,78 ha.
Kết quả được thể hiện ở bảng 2.6:
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
23
Bảng 2.3: Kết quả cấp GCNQSDĐ của tỉnh An Giang từ 2012 - 2018
TT Năm
Hồ sơ xin cấp
GCNQSDĐ
Kết quả cấp
GCNQSDĐ
Đất ở Đất nông nghiệp
Đất ở
(hồ sơ)
Đất nông
nghiệp
(hồ sơ)
Số GCNQSDĐ
đã cấp (giấy)
Diện tích
(ha)
Số
GCNQSDĐ
(giấy)
Diện tích
(ha)
Số
GCNQSDĐ
(giấy)
Diện tích
(ha)
1 2012 2.658 235 2.857 318,15 2.634 38,05 223 280,10
2 2013 3.315 445 3.723 546,87 3.290 49,04 433 497,83
3 2014 2.130 420 2.513 496,53 2.106 30,77 407 465,76
4 2015 2.672 1.609 4.163 1.835,47 2.603 47,7 1.560 1.787,77
5 2016 2.363 2.306 4.619 2.617,99 2.330 57,65 2.289 2.560,34
6 2017 1.275 745 1.975 857,31 1.246 28,98 729 828,33
7 2018 2.778 3.244 5.923 3.704,78 2.716 99,24 3.207 3.605,54
Tổng 17.191 9.004 25.773 10.377,1 16.925 351,43 8.848 10.025,67
(Nguồn: số liệu thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang năm 2018)
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
24
Công tác đăng ký đất đai, cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân của tỉnh An Giang được thực hiện
khá nghiêm túc. Hiện nay, toàn tỉnh có 97,8% tổng diện tích đất ở đã được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình. Việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ở có ý nghĩa lớn trong việc ổn định phát triển các điểm dân cư.
Đối với đất nông nghiệp có 96,9% được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho các hộ gia đình.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cấp GCN quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vẫn còn những hạn chế, chưa đạt
yêu cầu tiến độ đề ra và vẫn để xảy ra tình trạng một số trường hợp cấp chậm so
với thời gian quy định. Nguyên nhân do:
- Trong quá trình quản lý đất đai từ những năm trước để lại nhiều vấn đề
phức tạp như: cấp đất trái thẩm quyền (UBND xã cấp đất), mua bán trao tay chỉ cần
qua xác nhận của UBND xã …dẫn đến đất bị thiếu giấy tờ, gây khó khăn trong việc
hoàn thiện hồ sơ cấp GCN.
- Công tác thiết lập, quản lý khai thác hồ sơ địa chính còn nhiều hạn chế và
chưa phát huy được ứng dụng công nghệ tin học GIS một cách hiệu quả.
- Trình độ chuyên môn của cán bộ địa chính các thị trấn, xã còn hạn chế.
- Một bộ phận nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về quyền lợi và trách nhiệm
của người sử dụng đất khi cấp GCN gây nhiều trở ngại trong quá trình triển khai
thực hiện.
- Tranh chấp, lấn chiếm, mua bán trái phép xảy ra ở hầu hết các thị trấn, xã
gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đăng ký đất đai, cấp GCN.
* Kết quả đăng ký đất đai, cấp GCN cho các tổ chức:
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh An Giang có 229 tổ chức đã được kê khai đăng
ký đất đai và có 158 tổ chức đã được cấp GCN với diện tích được cấp giấy chứng
nhận là 525,01 ha. Các tổ chức đã đăng ký đất đai trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các tổ
chức kinh tế, là các doanh nghiệp, xí nghiệp, các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng và một
số cơ quan đơn vị của Nhà nước.
b) Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính
Sau Luật đất đai 2013, Nhà nước ban hành Thông tư số 29/2004/TT-
BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ TN & MT về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
25
lý hồ sơ địa chính và Thông tư 09/2014/TT-BTNMT ngày 02/08/2014 hướng dẫn
việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính thay thế cho Thông tư số 29/2004/TT-
BTNMT ngày 01/11/2004. Hiện nay, công tác lập hồ sơ địa chính của tỉnh An
Giang được lập theo Thông tư số 09/2014/TT-BTNM. Kết quả lập hồ sơ địa chính
tỉnh An Giang như sau:
+ Bản đồ địa chính: Tổng số BĐĐC của tỉnh có 240 tờ. Trên địa bàn tỉnh
hoàn thành việc thành lập BĐĐC bằng công nghệ số với tổng số tờ là 10 tờ với tỷ lệ
1:1000. Còn lại có 230 tờ bản đồ địa chính cũ dạng giấy được thành lập từ năm
1993 của 40 xã. Hiện nay huyện Tri Tôn đã hoàn thành việc thành lập bản đồ địa
chính bằng công nghệ số với tổng số tờ là 6 tờ, đang chờ được duyệt để đưa vào sử
dụng, phục vụ công tác quản lý đất đai.
+ Sổ địa chính: kết quả đã lập được 391 sổ địa chính. Nội dung thể hiện đầy
đủ các thông tin về chủ sử dụng đất và thửa đất. Sổ địa chính được lập thành 3 bộ
và lưu ở 3 cấp. Tất cả các sổ địa chính của tỉnh đều có dấu xác nhận của sở TN &
MT.
+ Sổ mục kê: Có 41 quyển sổ mục kê lập cho các huyện có dấu xác nhận của
UBND huyện và sở TN & MT. Sổ được lập theo đúng thứ tự bản đồ địa chính, từng
thửa đất của mỗi tờ bản đồ, hiện đang được sử dụng và bảo quản tốt.
+ Sổ theo dõi biến động đất đai: hiện nay trên địa bàn tỉnh An Giang không
có sổ theo dõi biến động đất đai, gây khó khăn rất lớn trong việc theo dõi biến động
đất đai.
+ Sổ cấp GCN: được lập để cơ quan cấp GCN theo dõi tình hình cấp GCN ở
cấp mình. Tổng số sổ là 41 sổ và được lập thành 3 bộ, mỗi cấp lưu 1 bộ theo quy
định.
Toàn bộ hồ sơ địa chính của tỉnh An Giang đều được Sở TN & MT kiểm tra,
nghiệm thu và đưa vào sử dụng trong quá trình quản lý đất trên địa bàn tỉnh. Kết
quả thể hiện qua bảng 2.7.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
26
Bảng 2.4: Kết quả lập hồ sơ địa chính của tỉnh An Giang
TT Huyện
Sổ địa
chính
(quyển)
Sổ mục
kê
(quyển)
Sổ cấp
GCNQS
DĐ
(quyển)
Sổ theo
dõi
biến
động
đất đai
(quyển)
BĐĐC (tờ)
Loại bản
đồ
Số
tờ
1 Thị trấn 6 1 1 0
BĐĐC
dạng số
30
2
Huyện An
Phú
8 1 1 0 BĐĐC 25
3
Huyện Tân
Châu
11 1 1 0 BĐĐC 26
34 Huyện Phú
Tân
9 1 1 0 BĐĐC 27
35 Huyện Tịnh
Biên
10 1 1 0 BĐĐC 15
36 Huyện Tri
Tôn
16 1 1 0 BĐĐC 29
37 Huyện Châu
Phú
8 1 1 0 BĐĐC 29
38 Huyện Chợ
Mới
4 1 1 0 BĐĐC 15
39 Huyện Châu
Thành
13 1 1 0 BĐĐC 24
Toàn tỉnh 391 41 41 0
BĐĐC
dạng số
10
BĐĐC 230
(Nguồn: số liệu thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang năm
2018)
Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính của tỉnh An Giang trong thời gian
qua tương đối tốt. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần được giải quyết
nhanh chóng như: cần phải tiến hành lập sổ theo dõi biến động tại các xã để có thể
thực hiện việc quản lý đất đai một cách tốt nhất; cần nhanh chóng lập BĐĐC bằng
phương pháp mới – dùng công nghệ số để việc quản lý đất đai được dễ dàng hơn,
thuận tiện hơn và chính xác hơn.
2.3.6. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Tại Điều 53 của Luật đất đai 2013 quy định: Đơn vị thống kê, kiểm kê đất
đai là huyện, thị trấn; việc kiểm kê đất đai được tiến hành năm năm một lần. Xác
định được tầm quan trọng của công tác này trong quản lý Nhà nước đối với đất đai
để phục vụ yêu cầu kế hoạch hóa phát triển nền kinh tế, thực hiện Luật Đất đai,
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
27
Tỉnh An Giang đã hướng dẫn chỉ đạo các huyện trong tỉnh làm công tác thống kê
đất đai vào ngày 01/01 hàng năm và công tác kiểm kê đất đai năm năm một lần.
a) Công tác thống kê đất đai
Được sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ TN & MT, Sở TN &
MT ngày 01 tháng 01 hàng năm, UBND các xã thị trấn đều tiến hành thống kê đất
đai (trừ năm kiểm kê) và nộp báo cáo kết quả thống kê lên tỉnh trước ngày 15 tháng
01. Sau khi nhận được báo cáo kết quả thống kê đất đai của các UBND xã thị trấn,
UBND tỉnh tiến hành thống kê đất đai trừ năm tiến hành kiểm kê đất đai.
Nhìn chung, công tác thống kê trên địa bàn tỉnh được thực hiện tương đối tốt,
đúng theo tiến độ và đảm bảo đúng nội dung, trình tự hướng dẫn của Bộ TN & MT.
Số liệu thống kê đất đai ở các huyện đã được phòng Tài nguyên và Môi trường
nghiệm thu, đưa vào sử dụng. Các số liệu phản ánh đúng tình hình biến động của
các loại đất, có cơ sở pháp lý cao.
b) Công tác kiểm kê đất đai
Công tác kiểm kê đất đai cũng được tiến hành vào ngày 01/01 và được tiến
hành năm năm một lần.
Năm 2012, thực hiện theo Chỉ thị số 28/2004/CT–TTg ngày 15/11/2004 của
Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 28/2004/TT–BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ
TN & MT về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản
đồ hiện trạng sử dụng đất, thực hiện Công văn số 4630/CV-BTNMT ngày
17/12/2004 của Bộ TN & MT về thống kê, kiểm kê đất đai, tỉnh An Giang đã tiến
hành kiểm kê đất đai theo đúng trình tự, thủ tục. Đến ngày 15/04/2012, tỉnh đã hoàn
thiện hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ theo yêu cầu của công tác kiểm kê đất đai
đảm bảo cập nhật và chính xác. Số liệu kiểm kê năm 2012 đã phục vụ kịp thời cho
yêu cầu phát triển KT - XH của địa phương và làm cơ sở cho việc lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của tỉnh trong giai đoạn mới.
Năm 2017, thực hiện Thông tư 08/2014/TT-BTNMT của Bộ TN & MT ngày
02/08/2014; Chỉ thị số 618/CT–TTg ngày 15/05/2016 của Thủ tướng Chính phủ về
việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2017; Thực
hiện kế hoạch 460/KH–TNMT.ĐC ngày 17/11/2016 của UBND tỉnh An Giang thực
hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2017; Tỉnh An
Giang đã có kế hoạch 124/KH–UBND.TNMT ngày 23/12/2016 về việc thực hiện
kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2017. Đến tháng 6
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
28
năm 2017 tỉnh đã hoàn thành xong kiểm kê đất đai trong toàn tỉnh và đã được Sở
Tài nguyên và Môi trường nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Chất lượng công tác thống kê, kiểm kê đất đai đã từng bước được nâng cao,
được thực hiện tương đối tốt, theo kịp với tiến độ kiểm kê đất đai của cả nước. Kết
quả của công tác là việc cung cấp các tài liệu quan trọng về đất đai, phục vụ đắc lực
cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh..
2.3.7. Công tác quản lý tài chính về đất đai
Nhà nước quản lý tài chính về đất đai thông qua các nguồn thu ngân sách từ
đất đai. Tại điều 54 của Luật đất đai 2013 quy định các nguồn ngân sách Nhà nước
từ Đất đai bao gồm:
- Tiền sử dụng đất trong các trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất,
chuyển mục đích sử dụng đât từ đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất
sang đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, chuyển từ hình thức thuê sang
hình thức được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất.
- Tiền thuê đất đối với đất do Nhà nước cho thuê;
- Thuế sử dụng đất;
- Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất;
- Tiền thu từ việc xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai;
- Tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng
đất đai;
- Phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.
Thực hiện Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về
việc thu tiền sử dụng đấtvà Nghị định 120/2017/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định 198/2004/NĐ-CP. Đến nay tỉnh An Giang đã
thực hiện tương đối tốt công tác quản lý tài chính về đất đai và góp một phần lớn
vào ngân sách của tỉnh. Hàng năm đều có khoản thu ngân sách từ đất đai chủ yếu là:
thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền sử dụng khi cấp GCNQSDĐ, tiền
thuê đất, nguồn thu từ việc đấu giá quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, tiền xử phạt
các vi phạm pháp luật về đất đai. Các khoản thu này đều được nộp về cơ quan thuế
và hàng năm cơ quan thuế đều có báo cáo đầy đủ. Trong giai đoạn 2012 – 2018 đã
thu nộp vào ngân sách Nhà nước 165.446,60triệu đồng. Kết quả tổng hợp nguồn thu
ngân sách từ đất giai đoạn 2012 – 2018 được thể hiện tại bảng 2.8.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
29
Bảng 2.5: Kết quả thực hiện thu ngân sách từ đất đai tỉnh An Giang từ năm 2012 - 2018
Đơn vị: Triệu đồng
TT Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Thuế nhà đất 1.514 1.690 1.760 1.799 1.842 1.913 2.005
2 Thuế chuyển quyền sử dụng đất 165 218 233 242 317 456 579
3 Lệ phí trước bạ 45,5 57 67,8 69,4 87,9 103 126
4 Thu tiền sử dụng đất cấp 16.870 17.943 19.032 19.121 23.587 25.000 27.354
5 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 48 44 49 55 61 52 64
6 Tiền thuê đất 44 48 54 55 58 64 72
7 Xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai 34 47 43 65 79 98 116
Tổng 18.720,5 20.047 21.238,8 21.406,4 26.031,9 27.686 30.316
(Nguồn: Phòng công thương, Tỉnh An Giang năm 2018)
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
30
Như vậy giai đoạn từ năm 2012 đến nay, tỉnh An Giang đã thực hiện tốt công
tác quản lý tài chính về đất đai, trong những năm tới đây tỉnh cần đẩy mạnh và làm
tốt hơn nữa công tác này để đảm bảo nguồn thu ngân sách, đáp ứng và phục vụ
công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh.
2.2.8. Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất
UBND tỉnh đã chỉ đạo phòng TN & MT và UBND các huyện tiến hành rà
soát các hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất ở chưa hợp pháp theo quy định của Luật
đất đai, tiến hành cấp GCN.
Việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất như: Quyền chuyển đổi
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền
thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, quyền sử dụng đất được thực hiện nhanh gọn theo quy
trình một cửa. Từ năm 2012 đến năm 2018 tỉnh đã giải quyết 1.345 hồ sơ chuyển
nhượng quyền sử dụng đất, 320 hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với
xác định nguồn gốc, 47 hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất, 1.976 hồ sơ đăng ký
thế chấp quyền sử dụng đất.
Từ năm 2012 đến nay việc thực hiện quyền được bồi thường khi Nhà nước thu
hồi đất được thực hiện khá tốt, không còn trường hợp nào không di dời được và việc
khiếu nại ở công tác này phần lớn được giải quyết ở cấp tỉnh. Năm 2018 tỉnh đã chỉ đạo
Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng phối hợp với các huyện làm tốt công tác bồi
thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư của các dự án. Kết quả năm 2018 chỉ có 2
trường hợp khiếu nại đến cấp tỉnh và đã được giải quyết.
Công tác kiểm tra việc sử dụng đất, đúng diện tích, ranh giới, mục đích của
người sử dụng đất được tiến hành thường xuyên, vì vậy việc lấn chiếm, sử dụng đất
sai mục đích đã được hạn chế, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất đai
của người sử dụng đất được thực hiện tốt.
Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất tỉnh An Giang trong giai đoạn 2012 – 2018 được tiến hành khá tốt nhờ đó
công tác quản lý và sử dụng đất dần đi vào nề nếp, ổn định được tình hình an ninh ở
các huyện trong tỉnh đem lại lòng tin cho nhân dân.
2.2.9. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật
về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
Trước năm 2000, công tác quản lý và sử dụng đất nói chung của tỉnh An Giang
vẫn chưa được coi trọng, kéo theo việc thanh tra đất đai cũng bị buông lỏng, không
được quan tâm đúng mức. Nhưng từ khi có Luật đất đai 2013 đến nay, phòng TN &
MT tỉnh đã phối hợp với sở TN & MT và ngành Thanh tra tiến hành kiểm tra việc
quản lý và sử dụng đất thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Nội dung thanh tra, kiểm tra tập
trung chủ yếu vào:
- Thanh tra việc quản lý Nhà nước về đất đai của UBND các cấp.
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất và của
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
31
các tổ chức, cá nhân khác.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai
và xử lý các vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất được tỉnh quan tâm và
triển khai thực hiện định kỳ, đột xuất. Nhờ vậy đã phòng ngừa, phát hiện và xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước,
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bên
cạnh đó vẫn còn tồn tại các vi phạm pháp luật về đất đai của các đơn vị quản lý và
người sử dụng đất.
Kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn
tỉnh An Giang năm 2012 – 2018 được thể hiện trong bảng 2.10 sau
Bảng 2.6: Kết quả thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về đất đai của
tỉnh An Giang giai đoạn 2012 – 2018
TT Năm
Vi phạm Hình thức xử lý
Lấn chiếm
đất
Sử dụng đất
không đúng
mục đích
Chuyển
quyền sử
dụng đất
trái phép
Sử dụng
đất cho
thuê
không hiệu
quả
Xử phạt
hành chính
Thu hồi
Số
vụ
Diện
tích
(m2
)
Số
vụ
Diện
Tích
(m2
)
Số
vụ
Diện
Tích
(m2
)
Số
vụ
Diện
Tích
(m2
)
Số
vụ
Diện
Tích
(m2
)
Số
vụ
Diện
Tích
(m2
)
1 2012 05 673,18 04 797,04 02 315,25 03 23.987 06 1.112,29 08 24.660,20
2 2013 10 152,35 02 300,50 05 562,36 07 862,86 10 152,35
3 2014 12 1.756,85 05 1.104,17 03 593,40 02 14.327 08 1.697,57 14 16.083,9
4 2015 09 1.325,82 02 215,40 04 453,53 06 668,93 09 1.325,82
5 2016 11 1.768,49 03 696,40 03 28.432 03 696,40 14 30.200,50
6 2017 12 1.852,36 03 731,15 05 592,25 01 8.153 08 1.323,40 13 10.005,50
7 2018 06 1.106,15 02 163,18 01 102,17 03 265,35 06 1.106,15
Tổng 65 8.635,2 21 4.007,84 20 2.618,96 9 7489 41 6.626,8 74 83.534,42
( Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi
Trường Tỉnh An Giang năm 2018)Qua bảng trên ta thấy, công tác thanh tra, kiểm tra
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
32
đã phát hiện 115 vụ vi phạm pháp luật đất đai với diện tích là 2.2751 m2
. Cụ thể các vi
phạm chủ yếu là:
Trong giai đoạn 2012 – 2018, tình trạng lấn chiếm đất công ở các xã vẫn còn
xảy ra phổ biến, đặc biệt là những khu đất nằm trong hành lang an toàn đường giao
thông, đường điện. Tình trạng này xảy ra ở hầu hết các huyện gồm 65 vụ với diện
tích 8.635,2m2
, người dân tự ý lấn chiếm và đưa vào sử dụng.
Ở các địa phương do việc quản lý, sử dụng đất chưa chặt chẽ nên tình trạng
các chủ sử dụng đất đã sử dụng đất không đúng mục đích vẫn còn diễn ra ảnh
hưởng đến phương án quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất hàng năm
của địa phương. Vi phạm ở trường hợp này là 21 vụ với diện tích là 4.007,84 m2
.
Bên cạnh đó là hiện tượng chuyển quyền sử dụng đất trái phép giữa các chủ sử dụng
đất: 20 vụ với tổng diện tích là 2.618,96 m2
.
Ngoài ra, thông qua kiểm tra UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh
thu hồi 16 đơn vị, công ty sử dụng đất không hiệu quả với tổng diện tích 158.454
m2
.
Nhìn chung công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành các quy định của pháp
luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã được tiến hành khá tốt góp
phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai cho người quản lý và sử dụng đất,
giảm sự vụ, tính chất và mức độ vi phạm các quy định của Luật Đất đai.
2.2.10. Công tác giải quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại và tố cáo các vi
phạm trong quản lý sử dụng đất
Trong những năm qua, công tác giải quyết tranh chấp đất đai và các đơn
khiếu nại, tố cáo vi phạm Luật đất đai trên địa bàn tỉnh An Giang được tỉnh quan
tâm và đã có nhiều tiến bộ về giải quyết các đơn thư. Nhiều vụ tranh chấp phức tạp
và quyết liệt được giải quyết theo đúng trình tự pháp luật, đảm bảo hợp lý, hợp tình.
Ngoài việc hòa giải ở cấp xã, vụ việc còn được UBND tỉnh giao cho phòng chức
năng nghiên cứu trình ý kiến giải quyết. Phòng TN & MT đã phối hợp với các cơ
quan, đoàn thể ở các xã để thuyết phục và giải thích Luật đất đai cho các bên tranh
chấp. Những vụ tranh chấp không thể hòa giải được thì phòng TN & MT nghiên
cứu hồ sơ, xem xét các chứng cứ và tổng hợp trình UBND tỉnh, tỉnh và các cơ quan
chức năng giải quyết theo đúng thẩm quyền.
Từ năm 2012 đến cuối năm 2018, phòng TN & MT đã tiếp nhận được 123
đơn thư của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức. Trong đó có 51 đơn thư khiếu nại, 33
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
33
đơn tố cáo, 39 đơn thư về tranh chấp đất đai. Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại,
tố cáo, tranh chấp đất đai được thể hiện qua bảng 2.12 sau:
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
34
Bảng 2.7: Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai của
tỉnh An Giang giai đoạn 2012 – 2018
Đơn vị tính: (đơn)
TT Năm
Tổng
số
đơn
thư
Trong đó Cấp giải quyết
Số
đơn
được
giải
quyết
Số
đơn
tồn
đọng
Khiếu
nại
Tố
cáo
Tranh
chấp
Cấp
xã
hòa
giải
Cấp
huyện
Cấp
tỉnh
Tòa
án
giải
quyết
1 2012 21 7 5 9 9 6 2 2 19 2
2 2013 19 11 4 4 10 5 1 3 19 0
3 2014 17 5 5 7 7 4 2 3 16 1
4 2015 23 4 9 10 10 6 3 2 21 2
5 2016 14 6 6 2 7 6 1 0 14 0
6 2017 19 13 2 4 6 8 1 1 16 3
7 2018 10 5 2 3 6 1 2 0 10 0
Tổng số 123 51 33 39 55 36 12 11 115 8
(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường tỉnh An Giang)
Trong thời gian tới, tỉnh cần tổ chức việc tuyên truyền Luật Đất đai một cách
thường xuyên cho nhân dân các xã thị trấn, đồng thời xử lý nghiêm minh các trường
hợp vi phạm luật đất đai. Cần tập trung vào các xã trọng điểm về tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo về đất đai như Huyện Phú Tân, Huyện Tịnh Biên, Huyện Tri Tôn, Huyện
Châu Phú, Huyện Chợ Mới, Huyện Châu Thành, Huyện Thoại Sơn.
Nhìn chung, công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết các khiếu
nại tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai đã được tỉnh quan tâm
thực hiện. Tuy nhiên, mặc dù đã có cố gắng trong việc giải quyết các đơn thư,
nhưng vẫn còn xảy ra tình trạng đơn thư tồn đọng sang năm sau chưa giải quyết,
chưa giải quyết dứt điểm. Cần phải tiếp tục phổ biến hơn nữa Luật Đất đai cho các
cán bộ, người dân hiểu và thực hiện nhằm đưa việc quản lý và sử dụng đất vào trật
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
35
tự pháp luật.
2.3. Đánh giá kết quả đạt được trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai
2.3.1. Kết quả đạt được
2.4.2. Những khó khăn, tồn tại
2.3.3. Nguyên nhân
2.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà nước về
đất đai trên địa bàn tỉnh
2.4.1. Đối với công tác quản lý đất
2.4.2. Đối với công tác sử dụng đất
2.4.3 Đối với công tác tuyên truyền, giáo dục
Tuyên truyền sâu rộng đến mọi người dân có ý thức thực hiện việc sử dụng
đất đai theo đúng Luật đất đai 2013 giúp cho người sử dụng đất ý thức được
quyền và nghĩa vụ của mình
- Thường xuyên bồi dưỡng ,tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ làm
công tác quản lý đất đai các cấp đảm bảo nắm chắc nghiệp vụ.Phấn đấu 100% cán
bộ địa chính xã có trình độ từ tung cấp trở lên
- Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền
trong việc thực hiện các chính sách pháp luật về đất đai của Đảng và Nhà nước.
Thường xuyên thực hiện tốt việc kiểm tra giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp
đối với công tác quản lý sử dụng đất, hạn chế các hiện tượng vi phạm chính sách
pháp luật đất đai.
- Đẩy mạnh và làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực quản lý sử
dụng đất nhằm uốn nắn kịp thời, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình quản lý
sử dụng đất để quản lý chặt chẽ đất đai.
- Sắp xếp lại tổ chức tăng thêm biên chế cho ngành địa chính để công việc
được triển khai kịp thời đúng quy định.
- Khuyến khích vận động nhân dân tham gia vào công tác quản lý đất đai. có
chế độ khen thưởng đối với những người phát hiện, ngăn chặn các trường hợp vi
phạm pháp luật đất đai.
2.5. Kết luận
Tỉnh An Giang có tổng diện tích tự nhiên là 22.780,12ha, dân số là 280.402
khẩu (năm 2018). Trong giai đoan 2012 – 2018, tỉnh An Giang đã thực hiện khá tốt
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
36
việc quản lý Nhà nước về đất đai.
- Tổ chức bộ máy quản lý đất đai được thống nhất từ cấp tỉnh đến các xã.
- Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đất đai nhìn
chung khá đầy đủ và nghiêm túc.
- Hồ sơ địa giới hành chính đã được lập và quản lý ở các cấp, bảo quản theo
đúng quy định.
- Khảo sát đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập BĐĐC, bản đồ hiện trạng sử
dụng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất được tỉnh triển khai và thực hiện đúng theo
quy định. Tuy nhiên, BĐĐC của tỉnh vẫn là bản đồ cũ, độ chính xác không cao.
Tỉnh đã tiến hành thành lập BĐĐC theo phương pháp mới nhưng do gặp khó khăn
cả nhân lực, kỹ thuật và nguồn vốn mà mới có 1/41 xã có BĐĐC dạng số. Việc
phân hạng đất của tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân là do trang thiết bị và
trình độ của đội ngũ cán bộ.

More Related Content

Similar to Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Việc Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Tài Nguyên Đất Đai

Đánh Giá Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Rừng Ngặp Mặn Cần Giờ
Đánh Giá Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Rừng Ngặp Mặn Cần GiờĐánh Giá Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Rừng Ngặp Mặn Cần Giờ
Đánh Giá Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Rừng Ngặp Mặn Cần GiờDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phân vùng Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Nai
Phân vùng Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng NaiPhân vùng Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Nai
Phân vùng Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng NaiBluebell Bing Bing
 
Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026
Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026
Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026phantuananh040404
 
ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI TỈNH HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN.docx
ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI TỈNH HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN.docxĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI TỈNH HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN.docx
ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI TỈNH HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN.docxAnVn23
 
Tầm nhìn chiến lược “liên kết phát triển bền vững tiểu vùng duyên hải phía đô...
Tầm nhìn chiến lược “liên kết phát triển bền vững tiểu vùng duyên hải phía đô...Tầm nhìn chiến lược “liên kết phát triển bền vững tiểu vùng duyên hải phía đô...
Tầm nhìn chiến lược “liên kết phát triển bền vững tiểu vùng duyên hải phía đô...nataliej4
 
Khảo nghiệm khả năng thích nghi của cây măng tây xanh tại thôn hà đông, xã đi...
Khảo nghiệm khả năng thích nghi của cây măng tây xanh tại thôn hà đông, xã đi...Khảo nghiệm khả năng thích nghi của cây măng tây xanh tại thôn hà đông, xã đi...
Khảo nghiệm khả năng thích nghi của cây măng tây xanh tại thôn hà đông, xã đi...nataliej4
 
Dự án nghiên cứu thuỷ tai do biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống thông tin ...
Dự án nghiên cứu thuỷ tai do biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống thông tin ...Dự án nghiên cứu thuỷ tai do biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống thông tin ...
Dự án nghiên cứu thuỷ tai do biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống thông tin ...jackjohn45
 
Tiểu luận kinh tế nông nghiệp phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...
Tiểu luận kinh tế nông nghiệp  phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...Tiểu luận kinh tế nông nghiệp  phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...
Tiểu luận kinh tế nông nghiệp phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Khóa luận Thực trạng nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng
Khóa luận Thực trạng nông nghiệp vùng đồng bằng sông HồngKhóa luận Thực trạng nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng
Khóa luận Thực trạng nông nghiệp vùng đồng bằng sông HồngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Về Làng Trẻ Em Phoebe.doc
Đồ Án Tốt Nghiệp Về Làng Trẻ Em Phoebe.docĐồ Án Tốt Nghiệp Về Làng Trẻ Em Phoebe.doc
Đồ Án Tốt Nghiệp Về Làng Trẻ Em Phoebe.docmokoboo56
 

Similar to Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Việc Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Tài Nguyên Đất Đai (20)

Đánh Giá Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Rừng Ngặp Mặn Cần Giờ
Đánh Giá Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Rừng Ngặp Mặn Cần GiờĐánh Giá Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Rừng Ngặp Mặn Cần Giờ
Đánh Giá Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Rừng Ngặp Mặn Cần Giờ
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng, 9 điểm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng, 9 điểmLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng, 9 điểm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng, 9 điểm
 
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luậtLuận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
 
Đề tài: Dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm ...
Đề tài: Dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm ...Đề tài: Dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm ...
Đề tài: Dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm ...
 
Phân vùng quy hoạch môi trường tỉnh đồng nai
Phân vùng quy hoạch môi trường tỉnh đồng naiPhân vùng quy hoạch môi trường tỉnh đồng nai
Phân vùng quy hoạch môi trường tỉnh đồng nai
 
Phân vùng Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Nai
Phân vùng Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng NaiPhân vùng Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Nai
Phân vùng Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Trung tâm văn hóa nghệ thuật – Hải Phòng, HOT
Luận văn: Trung tâm văn hóa nghệ thuật – Hải Phòng, HOTLuận văn: Trung tâm văn hóa nghệ thuật – Hải Phòng, HOT
Luận văn: Trung tâm văn hóa nghệ thuật – Hải Phòng, HOT
 
Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026
Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026
Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOTLuận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
 
Bài mẫu tiểu luận về tài nguyên rừng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về tài nguyên rừng, HAYBài mẫu tiểu luận về tài nguyên rừng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về tài nguyên rừng, HAY
 
ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI TỈNH HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN.docx
ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI TỈNH HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN.docxĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI TỈNH HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN.docx
ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI TỈNH HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN.docx
 
Tầm nhìn chiến lược “liên kết phát triển bền vững tiểu vùng duyên hải phía đô...
Tầm nhìn chiến lược “liên kết phát triển bền vững tiểu vùng duyên hải phía đô...Tầm nhìn chiến lược “liên kết phát triển bền vững tiểu vùng duyên hải phía đô...
Tầm nhìn chiến lược “liên kết phát triển bền vững tiểu vùng duyên hải phía đô...
 
Bßo cßo khmt
Bßo cßo khmtBßo cßo khmt
Bßo cßo khmt
 
Phát Triển Du Lịch Tại Phú Yên Rút Ra Bài Học Cho Du Lịch Miệt Vườn Bến Tre.doc
Phát Triển Du Lịch Tại Phú Yên Rút Ra Bài Học Cho Du Lịch Miệt Vườn Bến Tre.docPhát Triển Du Lịch Tại Phú Yên Rút Ra Bài Học Cho Du Lịch Miệt Vườn Bến Tre.doc
Phát Triển Du Lịch Tại Phú Yên Rút Ra Bài Học Cho Du Lịch Miệt Vườn Bến Tre.doc
 
Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.docKế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.doc
 
Khảo nghiệm khả năng thích nghi của cây măng tây xanh tại thôn hà đông, xã đi...
Khảo nghiệm khả năng thích nghi của cây măng tây xanh tại thôn hà đông, xã đi...Khảo nghiệm khả năng thích nghi của cây măng tây xanh tại thôn hà đông, xã đi...
Khảo nghiệm khả năng thích nghi của cây măng tây xanh tại thôn hà đông, xã đi...
 
Dự án nghiên cứu thuỷ tai do biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống thông tin ...
Dự án nghiên cứu thuỷ tai do biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống thông tin ...Dự án nghiên cứu thuỷ tai do biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống thông tin ...
Dự án nghiên cứu thuỷ tai do biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống thông tin ...
 
Tiểu luận kinh tế nông nghiệp phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...
Tiểu luận kinh tế nông nghiệp  phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...Tiểu luận kinh tế nông nghiệp  phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...
Tiểu luận kinh tế nông nghiệp phát triển nông sản vùng đbscl_Nhận làm luận v...
 
Khóa luận Thực trạng nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng
Khóa luận Thực trạng nông nghiệp vùng đồng bằng sông HồngKhóa luận Thực trạng nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng
Khóa luận Thực trạng nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Về Làng Trẻ Em Phoebe.doc
Đồ Án Tốt Nghiệp Về Làng Trẻ Em Phoebe.docĐồ Án Tốt Nghiệp Về Làng Trẻ Em Phoebe.doc
Đồ Án Tốt Nghiệp Về Làng Trẻ Em Phoebe.doc
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net/ Zalo : 0909.232.620

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net/ Zalo : 0909.232.620 (20)

Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh NghiệpPhân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
 
Phân Tích Hoạt Động Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Phân Tích Hoạt Động Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công TyPhân Tích Hoạt Động Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Phân Tích Hoạt Động Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty
 
Phân Tích Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty
Phân Tích Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công TyPhân Tích Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty
Phân Tích Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty
 
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công TyPhân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty
 
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty Hệ Thống Thông Tin
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty Hệ Thống Thông TinPhân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty Hệ Thống Thông Tin
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty Hệ Thống Thông Tin
 
Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng
Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán HàngPhân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng
Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng
 
Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Của Công Ty
Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Của Công TyPhân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Của Công Ty
Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Của Công Ty
 
Nội Dung Về Công Ty Cổ Phần Chuyển Phát Nhanh Muôn Phương
Nội Dung Về Công Ty Cổ Phần Chuyển Phát Nhanh Muôn PhươngNội Dung Về Công Ty Cổ Phần Chuyển Phát Nhanh Muôn Phương
Nội Dung Về Công Ty Cổ Phần Chuyển Phát Nhanh Muôn Phương
 
Những Khó Khăn Thường Gặp Khi Sử Dụng Tiếng Anh Trong Biên Dịch Văn Bản Từ Ti...
Những Khó Khăn Thường Gặp Khi Sử Dụng Tiếng Anh Trong Biên Dịch Văn Bản Từ Ti...Những Khó Khăn Thường Gặp Khi Sử Dụng Tiếng Anh Trong Biên Dịch Văn Bản Từ Ti...
Những Khó Khăn Thường Gặp Khi Sử Dụng Tiếng Anh Trong Biên Dịch Văn Bản Từ Ti...
 
Nghiệp Vụ Giao Nhận Nhập Khẩu Bằng Container Đường Biển Tại Công Ty Nhôm
Nghiệp Vụ Giao Nhận Nhập Khẩu Bằng Container Đường Biển Tại Công Ty NhômNghiệp Vụ Giao Nhận Nhập Khẩu Bằng Container Đường Biển Tại Công Ty Nhôm
Nghiệp Vụ Giao Nhận Nhập Khẩu Bằng Container Đường Biển Tại Công Ty Nhôm
 
Nghiên Cứu Phát Triển Năng Lực Tổng Thể Của Con Người Tại Doanh Nghiệp Nhỏ Và...
Nghiên Cứu Phát Triển Năng Lực Tổng Thể Của Con Người Tại Doanh Nghiệp Nhỏ Và...Nghiên Cứu Phát Triển Năng Lực Tổng Thể Của Con Người Tại Doanh Nghiệp Nhỏ Và...
Nghiên Cứu Phát Triển Năng Lực Tổng Thể Của Con Người Tại Doanh Nghiệp Nhỏ Và...
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Chiến Lược Quảng Cáo Tới Hành Vi Mua Của Người Tiêu ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Chiến Lược Quảng Cáo Tới Hành Vi Mua Của Người Tiêu ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Chiến Lược Quảng Cáo Tới Hành Vi Mua Của Người Tiêu ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Chiến Lược Quảng Cáo Tới Hành Vi Mua Của Người Tiêu ...
 
Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Soạn Thảo, Ban Hành Và Quản Lý Văn Bản
Nâng Cao Hiệu Quả  Công Tác Soạn Thảo, Ban Hành Và Quản  Lý Văn BảnNâng Cao Hiệu Quả  Công Tác Soạn Thảo, Ban Hành Và Quản  Lý Văn Bản
Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Soạn Thảo, Ban Hành Và Quản Lý Văn Bản
 
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Công Tác Văn Thư – Lưu Trữ Tại Đại Học Y Dược
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Công Tác Văn Thư – Lưu Trữ Tại Đại Học Y DượcNâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Công Tác Văn Thư – Lưu Trữ Tại Đại Học Y Dược
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Công Tác Văn Thư – Lưu Trữ Tại Đại Học Y Dược
 
Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nguồn Nhân Lực
Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nguồn Nhân LựcMột Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nguồn Nhân Lực
Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nguồn Nhân Lực
 
Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Marketing Tại Công Ty
Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác  Marketing Tại Công TyMột Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác  Marketing Tại Công Ty
Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Marketing Tại Công Ty
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Việc Quản Lý, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn ...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Việc Quản Lý, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn ...Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Việc Quản Lý, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn ...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Việc Quản Lý, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn ...
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Marketng Sản Phẩm Nội Thất Tại C...
Một Số Giải Pháp  Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Marketng Sản Phẩm Nội Thất Tại C...Một Số Giải Pháp  Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Marketng Sản Phẩm Nội Thất Tại C...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Marketng Sản Phẩm Nội Thất Tại C...
 
Một Số Đề Xuất Nhằm Nâng Cao Dịch Vụ Giao Nhận Tại Công Ty
Một Số Đề Xuất Nhằm Nâng Cao Dịch Vụ Giao Nhận Tại Công TyMột Số Đề Xuất Nhằm Nâng Cao Dịch Vụ Giao Nhận Tại Công Ty
Một Số Đề Xuất Nhằm Nâng Cao Dịch Vụ Giao Nhận Tại Công Ty
 
Một Số Biện Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty
Một Số Biện Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công TyMột Số Biện Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty
Một Số Biện Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 

Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Việc Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Tài Nguyên Đất Đai

  • 1. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện : ......................... Mã sinh viên: …………. Lớp: ............... TP. Hồ Chí Minh, <năm> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA LUẬT
  • 2. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 1 2. Tổng quan về đơn vị thực tập 2.1. Giới thiệu chung về đơn vị thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý An Giang có diện tích 3.536,7 km² bằng 1,03% diện tích cả nước và đứng thứ 4 so với 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp, phía bắc và tây bắc giáp hai tỉnh Kandal và Takéo của Campuchia với đường biên giới dài gần 104 km, phía tây nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp thành phố Cần Thơ. Điểm cực Bắc trên vĩ độ 10057' (xã Khánh An, huyện An Phú), cực Nam trên vĩ độ 10012' (xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn), cực Tây trên kinh độ 1040 46' (xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn), cực Đông trên kinh độ 105035' (xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới). Chiều dài nhất theo hướng Bắc Nam là 86 km và Đông Tây là 87,2 km.
  • 3. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 2 2.1.1.3. Khí hậu Với vị trí đó An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27 độ C, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130 mm. Độ ẩm trung bình 75 – 80%, khí hậu cơ bản thuận lợi cho phát triển nông nghiệp 2.1.2. Tài nguyên môi trường 2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có hệ thống giao thông thủy, bộ rất thuận tiện. Giao thông chính của tỉnh là một phần của mạng lưới giao thông liên vùng quan trọng của quốc gia và quốc tế, có cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, Vĩnh Xương – Tân Châu và Long Bình – An Phú. Đó là lợi thế cho quá trình mở cửa, phát triển và hội nhập kinh tế An Giang với các tỉnh trong khu vực, ngoài nước, nhất là khu vực Đông Nam Á. An Giang có nguồn nước mặt và nước ngầm rất dồi dào. Sông Tiền và sông Hậu chảy song song từ Tây Bắc xuống Đông Nam trong địa phận của tỉnh dài gần 100 km, lưu lượng trung bình năm 13.800 m3 /s. Bên cạnh đó có 280 tuyến sông, rạch và kênh lớn, nhỏ, mật độ 0,72 km/km². Chế độ thủy văn của tỉnh phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước của sông Mê Kông, hàng năm có gần 70% diện tích tự nhiên bị ngập lũ, thời gian ngập lũ từ 3 – 4 tháng, vừa đem lại lợi ích to lớn – đưa lượng phù sa, vệ sinh đồng ruộng... nhưng cũng đã gây ra những tác hại nghiêm trọng. Trong 30 năm qua đã có đến 5 lần ngập cao làm thiệt hại tính mạng, mùa màng, cơ sở hạ tầng, nhà ở của cư dân... làm cho suất đầu tư của tỉnh thường ở mức cao nhưng hiệu quả mang lại bị hạn chế. Về đất đai và thổ nhưỡng, An Giang có 6 nhóm chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất phù sa 151.600 ha chiếm 44,5% diện tích đất tự nhiên; nhóm đất phù sa có phèn 93.800 ha chiếm 27,5%; nhóm đất phát triển tại chỗ và đất phù sa cổ 24.700 ha chiếm 7,3%; còn lại là đất phèn và các nhóm khác. 2.1.2.2. Tài nguyên thiên nhiên An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất phù sa trên 151.600 ha, chiếm 44,5%. phần lớn đất đai điều màu
  • 4. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 3 mỡ vì 72% diện tích là đất phù sa hoặc có phù sa, địa hình bằng phẳng, thích nghi đối với nhiều loại cây trồng. Trên địa bàn toàn tỉnh có trên 583 ha rừng tự nhiên thuộc loại rừng ẩm nhiệt đới, đa số là cây lá rộng, với 154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ, ngoài ra còn có 3.800 ha rừng tràm. Sau một thời gian diện tích rừng bị thu hẹp, những năm gần đây tỉnh đã chú ý nhiều tới việc gây lại vốn rừng. Động vật rừng An Giang cũng khá phong phú và có nhiều loại quý hiếm. Rừng tập trung chủ yếu ở vùng Bảy núi tạo nên nhiều phong cảnh đẹp cùng với những di tích văn hóa – lịch sử, góp phần phát triển kinh tế địa phương tương đối đa dạng. Nguồn lợi thủy sản trên hai con sông Tiền sông Hậu không nhỏ, và cùng với hệ thống kênh, rạch, ao, hồ đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi cá bè, ao hầm, tôm trên chân ruộng mà từ lâu nó đã trở thành nghề truyền thống của nhân dân địa phương – đây cũng là thế mạnh đặc trưng ở An Giang. Ngoài ra, An Giang còn có tài nguyên khoáng sản khá phong phú, với trữ lượng khá đá granít trên 7 tỷ m3, đá cát kết 400 triệu m3, cao lanh 2,5 triệu tấn, than bùn 16,4 triệu tấn, vỏ sò 30 – 40 triệu m3, và còn có các loại puzolan, fenspat, bentonite, cát sỏi,… Với những thế mạnh về đất đai và khí hậu An Giang được xem là tỉnh có tiềm năng du lịch. Du lịch của tỉnh tập trung vào các lĩnh vực văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí và du lịch nghỉ dưỡng. Tài nguyên khoáng sản cũng là lợi thế của tỉnh An Giang so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khác, nguồn đá, cát, đất sét là nguyên liệu quý của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đáp ứng nhu cầu rất lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long về vật liệu xây dựng 2.1.3. Dân cư Tính đến năm 2016, dân số toàn tỉnh là 2.159.900 người, mật độ dân số 611 người/km². Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. 30.7% dân số sống ở đô thị và 69.3% dân số sống ở nông thôn. Toàn tỉnh có 24.011 hộ dân tộc thiểu số, với 114.632 người, chiếm 5,17% tổng dân số toàn tỉnh. Dân tộc Khmer có 18.512 hộ, 86.592 người, chiếm tỷ lệ 75,54% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 3,9% so tổng dân số toàn tỉnh; trong đó có 16.838
  • 5. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 4 hộ với dân số khoảng 80.000 người (chiếm gần 92% tổng số dân tộc Khmer toàn tỉnh) sống tập trung ở 2 huyện miền núi: Tri Tôn và Tịnh Biên, số còn lại sống rải rác ở các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn. Hầu hết đồng bào dân tộc Khmer theo Phật giáo Nam tông, có mối quan hệ rộng rãi với đồng bào dân tộc Khmer các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và người Khmer ở Campuchia. Nguồn thu nhập chủ yếu của đồng bào Khmer từ trồng trọt, chăn nuôi gia súc và làm thuê mướn theo thời vụ. Dân tộc Chăm có 2.660 hộ, 13.722 người, chiếm tỷ lệ gần 12% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0,62% so tổng dân số toàn tỉnh, sống tập trung khá đông ở huyện An Phú và thị xã Tân Châu, số còn lại sống rải rác ở các huyện: Châu Phú và Châu Thành. Hầu hết đồng bào Chăm theo đạo Hồi, có mối quan hệ với tín đồ Hồi giáo các nước Ả Rập, Malaysia, Indonesia, Campuchia. Nguồn thu nhập chính bằng nghề chài lưới, buôn bán nhỏ và dệt thủ công truyền thống. Dân tộc Hoa có 2.839 hộ, 14.318 người, chiếm tỷ lệ 12,50% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0,65% tổng dân số toàn tỉnh. Đại bộ phận sống ở thành phố, thị huyện, thị tứ, có mối quan hệ chặt chẽ với người Hoa trong vùng và nhiều nước trên thế giới. Đồng bào người Hoa phần lớn theo Phật giáo Đại thừa, đạo Khổng và tín ngưỡng dân gian. Một bộ phận lớn kinh doanh thương mại, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có cuộc sống ổn định, thu nhập khá hơn so với các dân tộc khác. Về tôn giáo, An Giang là nơi xuất phát của một số tôn giáo nội sinh như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hòa Hảo... An Giang hiện có 9 tôn giáo được Nhà nước công nhận, gồm: Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Công giáo, Tin Lành, Tịnh Độ Cư sĩ, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hồi giáo, Bửu Sơn Kỳ Hương, với gần 1,8 triệu tín đồ (chiếm 78% dân số toàn tỉnh), 487 cơ sở thờ tự hợp pháp, 602 chức sắc và trên 3.400 chức việc 2.2. Vị trí công việc thực tập
  • 6. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được của các ngành sản xuất, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là các nguồn lợi tự nhiên như khí hậu, thời tiết, nước, không khí, khoáng sản nằm trong lòng đất…, Đặc biệt, với Việt Nam – một dân tộc vốn sống bằng nông nghiệp, có nghề trồng lúa nước lâu đời và ngày nay đang trên đà xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Giá trị quý báu của đất đai đã được người dân Việt Nam đúc kết trong câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng”. An Giang là một tỉnh miền tây Nam bộ, bắt đầu từ sông Mê Kông chảy vào nước ta chia ra làm đôi. tỉnh có phía tây bắc giáp Campuchia, phía tây nam giáp kiên Giang, phía nam giáp thành phố Cần Thơ, phía đông giáp Đồng Tháp. Tỉnh An Giang có tổng diện tích tự nhiên 353.676 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 280.658 ha, đất lâm nghiệp 14.724 ha, một phần của An Giang nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên. Khác với các tỉnh miền tây khác, bên cạnh vùng đồng bằng phù sa, An Giang còn có một miền núi nhỏ, dài 30km, rộng 13km. Đó là dãy Bảy Núi (Thất Sơn) ở các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn. Phía tây tỉnh, chạy song song với biên giới là kênh Vĩnh Tế, được đào năm 1823 nối từ Châu Đốc đến Hà Tiên. Với lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tỉnh An Giang đã và đang có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ gia tăng dân số cùng với sự đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ dẫn đến nhu cầu về đất đai gia tăng, gây sức ép lớn đến quỹ đất cho các ngành kinh tế nói riêng và quỹ đất đai nói chung. Điều này đòi hỏi Tỉnh An Giang phải có những chính sách về quản lý, sử dụng đất đai phù hợp nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất, đồng thời sử dụng tiết kiệm và hợp lý. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, em đã thực hiện đề tài: “Giải pháp hoàn thiện việc áp dụng pháp luật bảo vệ tài nguyên đất đai trên địa bàn tỉnh An Giang”.
  • 7. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 2 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài tổng hợp những vấn đề lí luận cơ bản về tài nguyên đất, việc sử dụng tài nguyên đất. Trên cơ sở đó, nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích đánh giá về tài nguyên đất, thực trạng sử dụng đất ở tỉnh An Giang, đề xuất giải pháp sử dụng và khai thác có hiệu quả hơn tài nguyên đất 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai của hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Nghiên cứu các văn bản điều chỉnh hoạt động thi hành pháp luật và phương thức thi hành pháp luật về quản lý Nhà nước đối với đất đai tại tỉnh An Giang 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2015 - 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu + Tìm hiểu các thông tư, nghị định và các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý đất đai do cơ quan nhà nước ban hành. Qua điều tài liệu, số liệu, tìm hiểu thực tế về tình hình quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh An Giang. - Thống kê các số liệu về tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn huyện theo giai đoạn từ năm 2015 – 2018. - Thống kê các số liệu về tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn huyện theo từng năm. 5. Kết cấu đề tài Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý nhà nước về đất đai Chương 2: Thực trạng sử dụng tài nguyên đất đai trên địa bàn tỉnh An Giang và giải pháp sử dụng hợp lý
  • 8. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 3 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VÀ CHẾ ĐỊNH PHÁP LUẬT BẢO VỆ TÀI NGUYÊN ĐẤT 1.1. Vì sao pháp luật lại quy định bảo vệ tài nguyên đất Đất trong thuật ngữ chung là các vật chất nằm trên bề mặt Trái Đất, có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật và phục vụ như là môi trường sinh sống của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật tới các loài động vật nhỏ. Và đối với Việt Nam, Đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá là hệ sinh thái hoàn chỉnh nên thường bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người. Khi cuộc sống ngày càng phát triển và được nâng cao hơn thì dường như tài nguyên đất ngày càng bị suy thoái và trở nên cằn cỗi. Trước những mâu thuẫn ngày càng trầm trọng giữa diện tích lãnh thổ có giới hạn và dân số phát triển không ngừng, giữa những nhu cầu cơ bản về ăn mặc, ở, học, nghỉ ngơi v.v.. ngày một gia tăng và những điều kiện sản xuất nhằm đáp ứng những nhu cầu ấy ngày một suy giảm, đất cần phải được trở thành một đối tượng quan trọng để suy nghĩ và để đưa vào những chính sách và hế hoạch phát triển lâu dài. Hiện nay diện tích môi trường sống và diện tích đất sản xuất tính theo đầu người của nước ta vốn đã hạn hẹp , đang tiếp tục giảm xuống đến độ nguy ngập. Sự tăng dân số của Việt Nam không nằm ở mức độ bình thường. Tốc độ tăng nhanh đứng hàng thứ 7 thế giới sẽ đưa đến trong tương lai gần một cuộc bùng nổ dữ dội về dân số và mọi nhu cầu thiết yếu cho sự sống con người. Phải làm gì để đáp ứng những đòi hỏi tăng lên một cách nhảy vọt về lương thực thực phẩm, về dược liệu, về công ăn việc làm, về nhà ở, nhà thương, về trường ốc, bàn ghế, về giấy má và các văn hóa phẩm khác, về chất đốt và nguyên liệu gỗ v.v..? Nhiều tài nguyên thiên nhiên như đất, rừng cây cỏ có dược tính, chim thú hoang dã, v.v.. có khả năng góp phần giải quyết những nhu cầu ấy, đáng lẻ phải được cấp tốc bảo vệ hữu hiệu và phát triển nhân lên: song ngược lại, chúng đang tiếp tục bị khai thác vơ vét và dần dần cạn kiệt. Hiện nay hơn ¼ diện tích đất đai toàn quốc đã bị thoái hóa, mất hết năng
  • 9. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 4 sản xuất và những giá trị kinh tế thực tiễn. Đồi núi trọc, đất trống và bãi hoang đang tiếp tục bành trướng. Kết quả này là do sự tác động của con người đối với tài nguyên đất, để ngăn chặn điều này xảy ra, đã có bản dự thảo luật đất đai của nước ta công bố ngày 21 tháng 8 năm 1987 đã khẵng định: "Đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế văn hóa xã hội, an ninh và quốc phòng". Luật Đất đai của nước CHXHCN Việt Nam được ban hành lần đầu tiên vào năm 2003. Luật này quy định về quản lý và sử dụng đất đai. Luật đã được sửa đổi và được đa số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu thuận vào ngày 29 tháng 11 năm 2013. Luật Đất đai sửa đổi có giá trị từ ngày 1 tháng 7 năm 2014. Theo Hiến pháp Việt Nam và luật Đất đai mới, đất đai vẫn thuộc quyền sở hữu của toàn dân, không công nhận quyền sở hữu đất đai của tư nhân. Ở Việt Nam người dân chỉ được quyền sử dụng đất được nhà nước giao cho. 1.2. Chế định pháp luật về bảo vệ tài nguyên đất 1.2.1. Cơ sở lý luận của Quản lý Nhà nước về đất đai Cơ sở khoa học của các hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai được Nhà nước thể hiện thông qua hệ thống các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành: Hiến pháp năm 1980 ra đời quy định toàn bộ tài nguyên đất đai thuộc sở hữu Nhà nước. Trong thời gian này tuy chưa có Luật đất đai nhưng hàng loạt hệ thống các văn bản mang tính pháp luật của Nhà Nước về đất đai ra đời. Ngày 29/12/1987 Quốc Hội thông qua Luật đất đai đầu tiên có hiệu lực thi hành ngày 05/04/1988 của Bộ Tài Chính về việc giao đất cho hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài, là dấu mốc quan trọng đối với sự pháp triển nông nghiệp. Đến năm 1992, Hiến Pháp ra đời quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Nhà Nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật” (điều 17). Trên cơ sở này, ngày 14/07/1993 Luật đất đai sửa đổi năm 1993 được ban hành. Đây là văn bản đầu tiên Nhà nước xác nhận đất đai có giá, thể hiện rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất và sự biến động đất đai theo quy luật cung cầu. Luật đất đai 1993 đã quy định 7 nội dung quản lý Nhà nước về
  • 10. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 5 đất đai. Sau đó là Luật đất đai sửa đổi và bổ sung một số điều Luật đất đai năm 1998. Và mới đây nhất, Luật đất đai 2013 quy định 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai, trong đó có nhiều nội dung mới đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai trong giai đoạn tới. Để nhà nước nắm chắc, quản lý chặt quỹ đất, cùng với Luật đất đai là hàng loạt các văn bản pháp luật ra đời hướng dẫn các cơ quan nhà nước và người sử dụng đất thực hiện như: - Chỉ thị 299/1980/TTg-CP ngày 10/11/1980 của Thủ Tướng Chính Phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký ruộng đất; - Chỉ thị 100/1981/CT-TƯ ngày 13/01/1981 của ban bí thư Trung ương Đảng về mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong Hợp Tác Xã nông nghiệp; - Nghị quyết 10/NQ-TW ngày 05/04/1988 của Bộ Chính trị về giao đất cho hộ gia đình sử dụng ổn định, là dấu mốc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp; - Chỉ thị 364/1991/CT-HĐBT ngày 06/11/1991 của hội đồng bộ trưởng về việc xác định ranh giới hành chính; - Hiến pháp năm 1992 ra đời đánh dấu điểm khởi đầu của công cuộc đổi mới chính trị. - Nghị định 64/1993/NĐ-CP ngày 15/01/1994 của chính phủ và Quyết định 27/1994/QĐ-ĐC ngày 22/02/1995 của Tổng Cục Địa Chính về việc cấp GCNQSDĐ tạm thời cho người sử dụng đất; - Nghị định 17/1999/NĐ- CP ngày 29/03/1999 của Chính Phủ quy định về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất; - Thông tư 1900/2001/TT- TCĐC ngày 31/11/2001 của Tổng cục địa chính hướng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, lập sổ địa chính và cấp GCNQSDĐ; - Nghị Định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai 2013; - Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
  • 11. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 6 - Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về GCNQSDĐ; - Quyết định số 25/2004/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thi hành kế hoạch triển khai thi hành Luật đất đai 2013; - Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thu tiền sử dụng đất; - Chỉ thị 05/2004/CT- TTg ngày 09 tháng 02 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật đất đai năm 2013, trong đó có chỉ đạo địa phương đẩy mạnh để hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận trong năm 2012; - Quyết định số 24/2004/QĐ- BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 và Quyết định 08/2013/QĐ- BTNMT ngày 21 tháng 7 năm 2013(sửa đổi Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT) của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường ban hành quy định về GCN; - Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý HSĐC; - Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; - Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT/BTNMT-BNV ngày 31 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường, Bộ Nội Vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và tổ chức phát triển quỹ đất; - Thông tư số 95/2012/TT- BTC ngày 26/10/2012 của Bộ Tài Chính hướng dẫn các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ và Thông Tư số 02/2014/TT- BTN ngày 08/01/2014 sửa đổi bổ sung Thông Tư số 95/2012/TT-BTN; - Thông tư số 70/2013/TT-BTC ngày 02/08/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thức hiện Nghị Định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính Phủ về thu tiền sử dụng đất; - Quyết định 08/2013/QĐ- BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
  • 12. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 7 ngày 21/07/2013 về CGCNQSDĐ; - Nghị định số 57/2013/NQ-QH ngày 29/6/2013 của Quốc Hội khóa 11 về kế hoach sử dụng đất 5 năm (2013-2017) của cả nước; - Quyết định số 1013/2013/QĐ- BTNMT ngày 02/08/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc kiểm tra tình hình sử dụng đất của các quy hoạch và dự án đầu tư trên địa bàn cả nước; - Thông tư số 09/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 02/08/2014 về việc hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý HSĐC; - Chỉ thị 618/CT-TTg ngày 15/05/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2017. - Nghị định số 69/2016/NĐ-CP ngày 13/08/2016 của Chính phủ Quy định bổ sung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, bồi thường, hổ trợ, tái định cư. - Nghị định số 88/2016/NĐ-Cp ngày 19/10/2016 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Thông tư số 17/2016/TT-BTNMT ngày 21/10/2016 của Bộ TNMT Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Nghị định số 105/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lỉnh vực đất đai. - Quyết định số 40/2017/QĐ-TTg ngày 15/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế mẫu về việc quản lý, sử dụng quỹ phát triển quỹ đất. - Quyết định số 44/2017/QĐ-TTg ngày 10/06/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc miển tiền sử dụng đất, miễn tiền thuê đất xây dựng công trình phụ trợ đường cao tốc quốc gia. - Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 26/03/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở. - Thông tư số 16/2017/TT-BTNMT ngày 26/08/2017 của Bộ TNMT quy định trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyêt định xử phạt vi phạm hành chính
  • 13. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 8 trong lĩnh vực đất đai. - Nghị định số 120/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất. - Nghị định 20/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 23/03/2018 Quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành nghị quyết số 55/2017/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. 1.2.2. Nội dung và phương pháp quản lý Nhà nước về đất đai Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 6, Luật đất đai 2013, như sau: 1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó; 2.Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; 3.Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất ; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; 4.Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; 5.Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; 6.Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 7.Thống kê, kiểm kê đất đai; 8.Quản lý tài chính về đất đai; 9.Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản; 10.Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; 11.Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm luật về đất đai; 12.Giải quyết tranh chấp đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
  • 14. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 9 13.Quản lý các dịch vụ công của đất đai; 1.2.3. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai tỉnh An Giang Trong thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh An Giang đã thu được những kết quả như sau: */ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó: Để cụ thể hoá Luật đất đai và các văn bản dưới Luật, ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã kịp thời ban hành các văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn cho các địa phương trong tỉnh thực hiện việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Cụ thể như: - Quyết định số 846/2013/QĐ-UBND ngày 12/5/2013 về việc ban hành quy định về lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh; - Quyết định 574/2016/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 của UBND tỉnh An Giang về việc triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2018 – 2015); - Chỉ thị số 30/2016/CT-UB của UBND tỉnh An Giang về việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất ở các huyện; - Quyết định số 264/QĐ-UBND ngày 17/2/2017 quy định bổ sung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và trình tự giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai; - Quyết định số 1022/2017/QĐ-UBND ngày 22/6/2017 quyết định về việc ban hành quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. - Thi hành Luật đất đai 2013, hàng năm UBND tỉnh đều ban hành bảng giá đất vào ngày 01/01 hàng năm. Nhìn chung, các văn bản quy phạm đã ban hành kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, góp phần quan trọng đưa Luật đất đai đi vào cuộc sống, tạo ra hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng đất trên địa bàn. */Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý HSĐGHC, lập BĐHC: được
  • 15. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 10 thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới theo Chỉ thị 364/CT ngày 06/11/1991 của Thủ tướng Chính phủ. Ranh giới hành chính của tỉnh được xác định bằng các yếu tố địa vật, được cắm mốc giới rõ ràng. Hiện nay, tỉnh đã hoàn thành việc lập BĐHC và HSĐGHC. Tất cả BĐHC và HSĐGHC được lưu giữ tại Sở Nội vụ. Hàng năm các mốc giới đều được kiểm tra, nếu có hỏng hóc hay bị phá hủy đều được xử lý và thay thế kịp thời. */Khảo sát đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập BĐĐC, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Công tác đo đạc lập BĐĐC hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo số lượng và chất lượng theo nhiều tỷ lệ bản đồ, phù hợp yêu cầu của công tác quản lý. * Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và thực hiện theo kỳ kiểm kê đất đai. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2017 được lập theo từng đơn vị hành chính theo quy định thống nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN & MT), tỷ lệ tương ứng: Cấp tỉnh 1/100.000; cấp huyện 1/25.000; cấp xã được lập theo các tỷ lệ 1/1.000 1/2.000 1/5.000 1/10.000, .... Bản đồ các cấp đều được thành lập bằng phương pháp số, nằm trong hệ tọa độ chuẩn quốc gia (VN - 2000). */ Quản lý quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất: Thực hiện Luật đất đai, Nghị định 68/NĐ-CP của Chính phủ về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm và 5 năm, tỉnh đã lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối 2013 – 2017, được Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đã hoàn thành kế hoạch đề ra. Hiện nay, tỉnh đã xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2018 - 2015) và định hướng đến năm 2020, đang trình Chính phủ phê duyệt. */ Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất: + Về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Từ năm 2012 đến nay, An Giang đã hoàn thành việc thu hồi 33.356,84 ha để thực hiện 540 dự án liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất, với tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ gần 1.000 tỷ đồng.
  • 16. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 11 + Về giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, doanh nghiệp:Trong năm 2018, UBND tỉnh đã thực hiện giao đất, cho thuê đất 450 trường hợp với diện tích 7.879,77 ha, thu ngân sách gần 1.000 tỷ đồng. */ Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý HSĐC, cấp GCN quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. An Giang là tỉnh đi đầu trong công tác cấp GCN quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ những năm trước đây. */ Thống kê, kiểm kê đất đai: Trong năm 2017, tỉnh An Giang đã tiến hành tổng kiểm kê đất đai theo yêu cầu của Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15/5/2016 của Thủ Tướng Chính phủ, tổng diện tích tự nhiên năm 2017 toàn tỉnh là 1.113.193,81 ha. Trong đó: + Nhóm đất nông nghiệp là 861.911,32 ha, chiếm 77,43% diện tích tự nhiên; + Nhóm đất phi nông nghiệp là 162.291,78 ha, chiếm 14,58% diện tích tự nhiên; + Nhóm đất chưa sử dụng là 88.990,71 ha, chiếm 7,99% diện tích tự nhiên. */ Quản lý tài chính về đất đai: Nội dung này được thực hiện song song cùng với việc giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai. */ Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản: Tính đến 31/12/2018, toàn tỉnh đã có 27/27 huyện, thành phố, huyện tiến hành đấu giá thành công các lô đất, thu nộp vào ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng. */ Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: Trước đây, công tác quản lý giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai chưa cao. Thi hành các quy định về pháp luật đất đai hiện nay, tỉnh đã quan tâm bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ngày càng đầy đủ và tốt hơn. */ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai: Thực hiện nhiệm vụ thanh tra hoạt động quản lý Nhà nước về tài nguyên và
  • 17. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 12 môi trường, từ năm 2012 đến nay, Thanh tra sở đã thực hiện 157 cuộc thanh tra; trong đó 65 cuộc thanh tra việc quản lý nhà nước của UBND cấp huyện, xã: 92 cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước và bảo vệ môi trường của các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh. Qua thanh tra đã phát hiện một số sai phạm trong UBND cấp xã, huyện trong công tác quản lý nhà nước về đất đai như: giao đất không đúng thẩm quyền; thu các khoản tiền liên quan đến sử dụng đất sai quy định hàng tỷ đồng. */ Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý sử dụng đất đai: Trong giai đoạn 2012-2018, tỉnh An Giang đã giải quyết được hơn 600 đơn, thư vụ việc khiếu tố tranh chấp đất đai, đặc biệt đã giải quyết dứt điểm nhiều vụ tranh chấp đất đai phức tạp kéo dài nhiều năm. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong những năm qua được thực hiện khá tốt, xử lý nghiêm khắc, kịp thời, dứt điểm những trường hợp vi phạm pháp luật đất đai. */ Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất được thành lập vào năm 2013. Ngay sau khi thành lập, văn phòng đã tiến hành tổ chức thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất và biến động sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính và giúp Sở TN & MT trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
  • 18. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 13 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG 2.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn tỉnh An Giang Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất theo đối tượng sử dụng đất của tỉnh An Giang năm 2018 STT Đối tượng sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Hộ gia đình, cá nhân 15.259,91 66,96 2 UBND quản lý và sử dụng 6.757,34 29,66 3 Đất tổ chức kinh tế 174,69 0,77 4 Đất tổ chức khác 587,75 2,58 5 Cộng đồng dân cư sử dụng 7,43 0,03 (Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường tỉnh An Giang) Hiện nay, việc sử dụng đất đã giao cho các hộ gia đình (tập trung vào đất sản xuất nông nghiệp và đất ở), các tổ chức kinh tế, các cơ quan đơn vị của Nhà nước chủ yếu sử dụng đất xây dựng và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Hiện nay, toàn huyện có 97,8% tổng diện tích đất ở đã được cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ gia đình. Việc cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất thúc đẩy tính ổn định và yên tâm phát triển của người dân tại các điểm dân cư. 2.2. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2012 – 2018 Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn Huyện, trong những năm qua được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng TN & MT, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Tỉnh An Giang, công tác quản lý đất đai đã được củng cố, kiện toàn, đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai thực hiện các nội dung về công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Việc thực hiện diễn ra một cách đồng bộ trên địa bàn tỉnh An Giang. Kết quả cụ thể của việc chỉ đạo thực hiện 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai (theo Điều 6 - Luật đất đai 2013) trên địa bàn tỉnh An Giang trong giai đoạn
  • 19. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 14 2012 - 2018 như sau: 2.2.1. Công tác ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó Hiến pháp 1992 khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý...” và điều này một lần nữa được Luật đất đai 2013 khẳng định tại Điều 5. Như vậy, ở nước ta đất đai thuộc sở hữu của toàn dân, và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu quản lý toàn bộ đất đai. Để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, thực hiện thống nhất việc quản lý toàn bộ đất đai theo đúng Hiến pháp và pháp luật, quản lý và sử dụng đất có hiệu quả thì việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp Luật đất đai là vô cùng quan trọng. Trong những năm qua, tỉnh An Giang đã tập trung chỉ đạo và thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật về đất đai theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như chính sách của tỉnh đề ra. Cụ thể: Xác định thời điểm bố trí sử dụng nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước. Ngày 28/3/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 30/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở 2014. Quy định về Giấy phép, Cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ. Ngày 13/3/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 27/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đo đạc và Bản đồ được ban hành. Theo đó, Nghị định quy định: Hệ số điều chỉnh giá đất áp dụng trên địa bàn tỉnh An Giang. Vừa qua, UBND tỉnh An Giang ban hành Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2019 Quy định hệ số điều chỉnh giá đất áp dụng trên địa bàn tỉnh An Giang. Hợp nhất quy định về cấp phép hoạt động đo đạc bản đồ. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Văn bản hợp nhất số 23/VBHN-BTNMT ngày 10/12/2018 Thông tư quy định về cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ. Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa đã ký ban hành Thông tư 27/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2018. - Thực hiện quyết định 553/2012/QĐ-UB của UBND tỉnh An Giang về thu hồi đất tại xã An Châu, tỉnh An Giang;
  • 20. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 15 - Thực hiện quyết định số 846/2013/QĐ-UBND ngày 12/5/2013 về việc ban hành quy định về lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh; - Thực hiện chỉ thị số 30/2016/CT-UB của UBND tỉnh An Giang về việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất ở các huyện, thị trấn. Tỉnh An Giang đã ra công văn số 11/2016/CV-UB ngày 15/05/2016 về việc tiến hành kiểm tra việc quản lư và sử dụng đất của tất cả các huyện trong toàn huyện; - Thực hiện kế hoạch 460/KH–UBND.ĐC ngày 17/11/2016 của UBND tỉnh An Giang thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2017; Tỉnh An Giang đã có kế hoạch 124/KH–UBND.TNMT ngày 23/12/2016 về việc thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2017; Ngoài ra, trong thời gian vừa qua, dựa trên cơ sở quy định của pháp luật đất đai cũng như trên cơ sở các quyết định, hướng dẫn của UBND tỉnh An Giang, Tỉnh An Giang đã ban hành các văn bản quy định cụ thể như: Kế hoạch sử dụng đất của các hộ gia đình cá nhân; các Quyết định giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân; các Quyết định thanh tra, kiểm tra; các Quyết định về đấu giá quyền sử dụng đất… Nhìn chung trong những năm qua công tác ban hành và thực hiện các văn bản pháp luật về đất đai của tỉnh An Giang phần nào đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn. Tuy nhiên, việc ban hành văn bản pháp luật về đất đai vẫn còn chậm trễ, nhiều địa phương thực hiện chưa tốt làm ảnh hưởng đến việc quản lý đất đai của toàn huyện. Do vậy trong thời gian tới huyện cần chỉ đạo các cơ quan đặc biệt là Phòng TN & MT thực hiện tốt các văn bản về pháp luật nói chung cũng như Luật Đất đai nói riêng để đưa đất đai vào sử dụng có hiệu quả phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 2.2.2. Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính Hồ sơ địa giới hành chính là một tài liệu quan trọng, là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quản lý Nhà nước về lãnh thổ trong phạm vi cả nước. Thực hiện Chỉ thị số 364/1991/CT-HĐBT ngày 06/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng1 về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành 1 http://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/uybanphaplu at/content/tintuc/Lists/News&ItemID=145
  • 21. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 16 chính, UBND tỉnh An Giang đã có kế hoạch chỉ đạo Tỉnh An Giang tiến hành khảo sát thực địa, xác minh mốc giới, ranh giới, tiến hành lập BĐHC và hoàn thiện HSĐGHC trên phạm vi toàn huyện. Trên đường địa giới hành chính các cấp đã được xác định, thống nhất rõ ràng bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các điểm mốc giới và được triển khai vẽ trên bản đồ địa hình, giúp cho công tác quản lý Nhà nước về địa giới được ổn định. Bản đồ hành chính của huyện được lập theo tỷ lệ 1/25.000, các xã lập theo tỷ lệ 1/5.000. BĐHC được đưa vào sử dụng phục vụ cho công tác quản lý nói chung cũng như công tác quản lý đất đai nói riêng. Hiện nay, HSĐGHC được lưu tại 4 cấp là: cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và Trung ương. HSĐGHC của huyện được bảo quản và sử dụng theo đúng quy định của Nghị định 119/1994/NĐ-CP ngày 16/09/1994 của Chính phủ. Hàng năm Sở Nội vụ tỉnh An Giang có công văn về việc kiểm tra và thực hiện hồ sơ, mốc địa giới tại địa phương. Đối với những trường hợp mốc giới bị hỏng, bị dịch chuyển đều được báo cáo và xử lý kịp thời. BĐHC và HSĐGHC đã giúp cho công tác quản lý hành chính của địa phương được tốt hơn, tránh các tranh chấp về địa giới hành chính các huyện trong huyện cũng như giữa các huyện với nhau. 2.2.3. Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất a) Công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất * Lập bản đồ địa chính Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu sử dụng đất của các cấp, các ngành đều tăng gây ra nhiều sức ép đối với đất đai. Điều đó đã và đang xảy ra nhiều vấn đề phức tạp liên quan tới tình hình quản lý và sử dụng đất. Để phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng đất ở các cấp, ngành được tốt hơn phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới của đất nước và ở mỗi địa phương thì hệ thống hồ sơ sổ sách cũng phải được hoàn thiện để đáp ứng được yêu cầu trong thực tiễn. Trong năm 2017-2018 được sự hỗ trợ tích cực của các cấp, các ngành thì công tác đo đạc, thành lập BĐĐC bằng phương pháp mới đã được tiến hành. * Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
  • 22. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 17 Từ năm 2012 đến năm 2018, việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện được tiến hành 2 lần cùng với việc kiểm kê đất đai: - Phòng TN & MT tỉnh An Giang đã tiến hành kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2017 theo Chỉ thị số 618/CT–TTg ngày 15/05/2016 của Thủ tướng Chính phủ, theo Thông tư 08/TT-BTNMT ngày 02/08/2014 của Bộ TN & MT về việc hướng dẫn thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và Kế hoạch số 460/KH-UBND.ĐC ngày 17/11/2016 của UBND tỉnh An Giang về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2017. Đến nay, tất cả các huyện đều có bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/5.000 được xây dựng theo đúng trình tự quy định của Luật Đất đai. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của tỉnh có tỷ lệ 1/25.000. Năm 2013 tỉnh An Giang cũng đã tiến hành chỉ đạo lập phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2013 – 2017 cho tất cả các huyện trong toàn huyện. Năm 2013 tỉnh An Giang cũng đã lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2017 cho các huyện và toàn huyện. Đến năm 2017, tỉnh An Giang đã tiến hành lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang giai đoạn 2018 - 2020 và đang chờ UBND tỉnh phê duyệt b) Công tác đánh giá và phân hạng đất Thực hiện Nghị định 73/CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ quy định chi tiết phân hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp.2 Từ năm 2010, Tỉnh An Giang đã tiến hành điều tra, khảo sát thổ nhưỡng và tiến hành phân hạng đất trên các huyện. Tuy nhiên, do điều kiện về trang thiết bị cũng như trình độ của đội ngũ cán bộ lúc bấy giờ mà kết quả phân hạng đất đã không được áp dụng để phục vụ cho việc tính thuế đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh An Giang, công tác đánh giá và phân hạng đất vẫn chưa được quan tâm nhiều. Kết quả phân hạng đất không được áp dụng trên thực tế. 2.2.4. Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một nội dung đặc biệt quan trọng trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, nó là cơ sở để các chính sách của Đảng 2 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Nghi-dinh-73-CP-huong-dan-phan-hang-dat-tinh- Thue-Su-dung-Dat-nong-nghiep-38636.aspx
  • 23. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 18 và Nhà nước đi vào thực tế, là căn cứ quan trọng để địa phương định hướng việc sử dụng đất và phát triển KT - XH. Làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ tạo mối quan hệ tổng hòa nhiều mặt trong xã hội để Nhà nước quản lý và sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và bền vững, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đảm bảo cân đối giữa nhiệm vụ an ninh lương thực quốc gia và CNH - HĐH đất nước. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trước mắt mà còn về lâu dài. Đây là một trong những căn cứ pháp lý kỹ thuật quan trọng trong việc điều tiết các quan hệ đất đai như: Giao đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất… Trong giai đoạn 2012 – 2018, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được tỉnh An Giang thực hiện tốt. Năm 2017, tỉnh đã tiến hành lập Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2018 – 2015), để làm cơ sở phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 2018 – 2020 cho các huyện. Về xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm, vào tháng 10 hàng năm UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện rà soát thực hiện kế hoạch và xây dựng kế hoạch sử dụng đất chi tiết cho các huyện. Trình tự như trên phải qua nhiều công đoạn nên kế hoạch cụ thể đến cấp xã thường chậm làm cho kế hoạch đầu năm phải chờ đợi, đến cuối năm lại không thực hiện hết kế hoạch. Đó là một yếu kém gây khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng đất của toàn tỉnh mà trong thời gian tới cần phải khắc phục nhanh chóng. Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch: Nhìn chung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2013 – 2017 của tỉnh An Giang được lập, điều chỉnh và tổ chức thực hiện đạt kết quả cao. Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 cũng đã đạt được kế hoạch đề ra. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2013 – 2017, kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của tỉnh An Giang đã hạn chế đến mức thấp nhất quy hoạch treo do không dự đoán hết các tình huống vướng mắc xảy ra. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của tỉnh có độ khả thi cao: Phần lớn các chỉ tiêu đạt ở mức độ cao. Sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả. Hạn chế sử dụng đất nông nghiệp (đất lúa năng suất cao) vào các mục đích khác; tích cực khai hoang mở rộng đưa đất chưa sử dụng bù vào phần diện tích đất nông nghiệp bị giảm do phục vụ các mục đích phi nông nghiệp và tận dụng triệt để nguồn thu từ đất. 2.2.5. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
  • 24. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 19 Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn song nhu cầu về đất đai ngày càng tăng lên. Vì vậy, việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất là một khâu quan trọng trong nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, nó phản ánh cụ thể chính sách của Nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ đất đai. Mục đích là phân phối lại quỹ đất của Nhà nước, thực hiện phân bổ đất đai hợp lý, công bằng vì lợi ích của Nhà nước, của mọi tổ chức, cá nhân. Tính đến tháng 12 năm 20171, toàn tỉnh 17.730,18 có ha diện tích đất được giao theo đối tượng sử dụng và 5.049,94 ha diện tích đất được giao theo đối tượng để quản lý. Cụ thể như sau: - Diện tích đất được giao theo đối tượng sử dụng bao gồm: + Hộ gia đình, cá nhân sử dụng 15.234,39 ha, chiếm 85,92 %. + Các tổ chức trong nước sử dụng 2.486,75 ha, chiếm 14,03%. Trong đó: UBND xã sử dụng: 2.192,25 ha, chiếm 88,16 %. Các tổ chức kinh tế sử dụng: 132,78 ha, chiếm 5,34 %. Cơ quan đơn vị của Nhà nước sử dụng: 159,90 ha, chiếm 6,43 %. Các tổ chức khác sử dụng: 1,82 ha, chiếm 0,07 %. + Cộng đồng dân cư sử dụng 9,04 ha, chiếm 0,05 %. - Diện tích đất được giao cho các đối tượng quản lý bao gồm: + UBND cấp xã: 4668,41 ha chiếm 92,44 %. + Tổ chức khác: 381,53 ha chiếm 7,56 %. - Về việc giao đất lâm nghiệp: Bảng 2.2: Kết quả giao đất lâm nghiệp của tỉnh An Giang TT Huyện Diện tích đất lâm nghiệp (ha) Diện tích theo đối tượng sử dụng Diện tích được giao để quản lý Hộ gia đình, cá nhân Tổ chức kinh tế UBND cấp xã 1 Thành phố Long Xuyên 106,5 106,5 2 Thị xã Châu Đốc 57,51 57,51 3 Huyện An Phú 1,08 1,08 4 Huyện Tân 20,00 1,50 18,50
  • 25. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 20 Châu 5 Huyện Phú Tân 41,12 41,12 6 Huyện Tịnh Biên 33,10 7,00 26,1 7 Huyện Tri Tôn 1,83 1,83 8 Huyện Châu Phú 12,52 12,52 9 Huyện Chợ Mới 37,15 0,4 1,9 4,85 10 Huyện Châu Thành 23,38 23,38 Toàn tỉnh 402,95 215,89 114,12 72,94 (Nguồn: số liệu thống kê của phòng Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang năm 2018) Việc giao đất lâm nghiệp của tỉnh An Giang trong thời gian qua được thực hiện khá tốt. Diện tích đất lâm nghiệp được giao cho hộ gia đình sử dụng là 215,89 ha; tổ chức kinh tế là 114,12 ha. Diện tích đất được giao cho UBND cấp xã quản lý là 72,94 ha. Hầu hết đất lâm nghiệp được giao cho hộ gia đình, tổ chức kinh tế để đưa vào sản xuất, nhằm tăng thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế. Đồng thời cũng nhằm nâng cao trách nhiệm bảo vệ rừng của người dân . * Công tác cho thuê đất Thực hiện Luật đất đai 2013 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, trong thời gian qua phòng TN & MT đã phối hợp với các Sở, ban, ngành cấp tỉnh có liên quan tiến hành lập thủ tục và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thuê đất nhanh chóng triển khai công việc, góp phần hỗ trợ thúc đẩy cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Kết quả trên địa bàn tỉnh có tất cả 26 tổ chức được UBND tỉnh phê duyệt cho thuê đất với tổng diện tích là 124,72 ha . b) Công tác thu hồi đất Thu hồi đất luôn gắn liền với giao đất, cho thuê đất. Bên cạnh đó thu hồi đất còn khẳng định quyền sở hữu duy nhất của Nhà nước đối với đất đai bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với đất đai. Thu hồi đất được thực hiện trong các trường hợp: đất sử dụng không đúng mục đích, đất giao không đúng thẩm quyền, đất quá thời hạn sử dụng hoặc sử dụng lãng phí, đất do doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản, người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất. Nhà nước trưng dụng đất để sử dụng vào mục đích khác: phòng trừ thiên tai, sử dụng vào các công trình phúc lợi. Cụ thể như sau:
  • 26. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 21 Trong thời gian qua Phòng TN & MT tỉnh An Giang thường xuyên tổ chức kiểm tra, thanh tra việc quản lý và sử dụng đất của các đơn vị sử dụng đất ở các xã thị trấn, đã phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. Từ năm 2012 đến nay, tỉnh An Giang đã tiến hành thu hồi 3.702,52 m2 đất của hộ gia đình, cá nhân đã vi phạm pháp luật đất đai. Tỉnh đã tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị 31/2014/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước cho thuê đất. Thông qua kiểm tra, UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh thu hồi 4 đơn vị, công ty sử dụng đất không hiệu quả với tổng diện tích 3.468 m2 . Về việc lấn chiếm đất đai, UBND tỉnh đã thu hồi 18.768,63 m2 đất ở các xã: Thị trấn, Thị xã Châu Đốc, An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Phú. Diện tích đất bị thu hồi có nguồn gốc là đất chưa sử dụng, đất công cộng, đất ruộng và có một phần là ao do UBND xã quản lý. Các hộ gia đình đã tự ý sử dụng phần diện tích trên mà không xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Và thu hồi 5.376,15 m2 đất do sử dụng không đúng mục đích. c) Công tác chuyển mục đích sử dụng đất Từ năm 2012 – 2018 việc chuyển mục đích sử dụng đất khá phổ biến, đặc biệt là việc chuyển mục đích từ đất vườn sang đất ở trong các khu dân cư, để thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng đất cũng như việc thừa kế quyền sử dụng đất. Do đặc thù của tỉnh là diện tích đất trong khuôn viên khu dân cư là khá rộng, vì vậy việc chuyển mục đích sử dụng đất trong giai đoạn này là rất sôi động. Tính từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2018, tỉnh đã quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn tạp sang đất ở là 2.517 trường hợp, với diện tích 20,23 ha; chuyển mục đích từ đất trồng cây hàng năm sang trồng cây lâu năm của tỉnh hầu như là diễn ra tự phát, không xin phép nên việc quản lý rất khó khăn. 2.3.6. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Trong những năm qua, công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý HSĐC được triển khai đầy đủ trên phạm vi toàn tỉnh theo hướng dẫn của Thông tư số 29/2004/TT–BTNMT ngày 01/01/2004 về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý HSĐC, đặc biệt là cần phải chuyển hệ thống hồ sơ cũ theo mẫu hồ sơ mới phục vụ tốt hơn nữa cho công tác quản lý đất đai ở địa phương; Thông tư số 09/2014/TT – BTNMT ngày 02/08/2014 hướng dẫn về việc lập, chỉnh lý và quản lý HSĐC. a) Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền
  • 27. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 22 sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. GCN là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyến cấp cho người sử dụng đất. Nó là một chứng thư pháp lý công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất, tạo điều kiện cho người dân yên tâm sản xuất, đầu tư vào đất đạt hiệu quả sử dụng cao. Nhận thức được vai trò của công tác cấp GCN quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong giai đoạn 2012 – 2018, toàn tỉnh đã cấp được 25.773 GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích là 10.377,10 ha trong đó có 10.025,67 ha đất nông nghiệp và 351,43 ha đất ở. Riêng năm 2018, tổng số giấy đã cấp là 5.923 giấy; diện tích là 3.704,78 ha. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.6:
  • 28. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 23 Bảng 2.3: Kết quả cấp GCNQSDĐ của tỉnh An Giang từ 2012 - 2018 TT Năm Hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ Kết quả cấp GCNQSDĐ Đất ở Đất nông nghiệp Đất ở (hồ sơ) Đất nông nghiệp (hồ sơ) Số GCNQSDĐ đã cấp (giấy) Diện tích (ha) Số GCNQSDĐ (giấy) Diện tích (ha) Số GCNQSDĐ (giấy) Diện tích (ha) 1 2012 2.658 235 2.857 318,15 2.634 38,05 223 280,10 2 2013 3.315 445 3.723 546,87 3.290 49,04 433 497,83 3 2014 2.130 420 2.513 496,53 2.106 30,77 407 465,76 4 2015 2.672 1.609 4.163 1.835,47 2.603 47,7 1.560 1.787,77 5 2016 2.363 2.306 4.619 2.617,99 2.330 57,65 2.289 2.560,34 6 2017 1.275 745 1.975 857,31 1.246 28,98 729 828,33 7 2018 2.778 3.244 5.923 3.704,78 2.716 99,24 3.207 3.605,54 Tổng 17.191 9.004 25.773 10.377,1 16.925 351,43 8.848 10.025,67 (Nguồn: số liệu thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang năm 2018)
  • 29. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 24 Công tác đăng ký đất đai, cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân của tỉnh An Giang được thực hiện khá nghiêm túc. Hiện nay, toàn tỉnh có 97,8% tổng diện tích đất ở đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở có ý nghĩa lớn trong việc ổn định phát triển các điểm dân cư. Đối với đất nông nghiệp có 96,9% được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vẫn còn những hạn chế, chưa đạt yêu cầu tiến độ đề ra và vẫn để xảy ra tình trạng một số trường hợp cấp chậm so với thời gian quy định. Nguyên nhân do: - Trong quá trình quản lý đất đai từ những năm trước để lại nhiều vấn đề phức tạp như: cấp đất trái thẩm quyền (UBND xã cấp đất), mua bán trao tay chỉ cần qua xác nhận của UBND xã …dẫn đến đất bị thiếu giấy tờ, gây khó khăn trong việc hoàn thiện hồ sơ cấp GCN. - Công tác thiết lập, quản lý khai thác hồ sơ địa chính còn nhiều hạn chế và chưa phát huy được ứng dụng công nghệ tin học GIS một cách hiệu quả. - Trình độ chuyên môn của cán bộ địa chính các thị trấn, xã còn hạn chế. - Một bộ phận nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về quyền lợi và trách nhiệm của người sử dụng đất khi cấp GCN gây nhiều trở ngại trong quá trình triển khai thực hiện. - Tranh chấp, lấn chiếm, mua bán trái phép xảy ra ở hầu hết các thị trấn, xã gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đăng ký đất đai, cấp GCN. * Kết quả đăng ký đất đai, cấp GCN cho các tổ chức: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh An Giang có 229 tổ chức đã được kê khai đăng ký đất đai và có 158 tổ chức đã được cấp GCN với diện tích được cấp giấy chứng nhận là 525,01 ha. Các tổ chức đã đăng ký đất đai trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các tổ chức kinh tế, là các doanh nghiệp, xí nghiệp, các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng và một số cơ quan đơn vị của Nhà nước. b) Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính Sau Luật đất đai 2013, Nhà nước ban hành Thông tư số 29/2004/TT- BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ TN & MT về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản
  • 30. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 25 lý hồ sơ địa chính và Thông tư 09/2014/TT-BTNMT ngày 02/08/2014 hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính thay thế cho Thông tư số 29/2004/TT- BTNMT ngày 01/11/2004. Hiện nay, công tác lập hồ sơ địa chính của tỉnh An Giang được lập theo Thông tư số 09/2014/TT-BTNM. Kết quả lập hồ sơ địa chính tỉnh An Giang như sau: + Bản đồ địa chính: Tổng số BĐĐC của tỉnh có 240 tờ. Trên địa bàn tỉnh hoàn thành việc thành lập BĐĐC bằng công nghệ số với tổng số tờ là 10 tờ với tỷ lệ 1:1000. Còn lại có 230 tờ bản đồ địa chính cũ dạng giấy được thành lập từ năm 1993 của 40 xã. Hiện nay huyện Tri Tôn đã hoàn thành việc thành lập bản đồ địa chính bằng công nghệ số với tổng số tờ là 6 tờ, đang chờ được duyệt để đưa vào sử dụng, phục vụ công tác quản lý đất đai. + Sổ địa chính: kết quả đã lập được 391 sổ địa chính. Nội dung thể hiện đầy đủ các thông tin về chủ sử dụng đất và thửa đất. Sổ địa chính được lập thành 3 bộ và lưu ở 3 cấp. Tất cả các sổ địa chính của tỉnh đều có dấu xác nhận của sở TN & MT. + Sổ mục kê: Có 41 quyển sổ mục kê lập cho các huyện có dấu xác nhận của UBND huyện và sở TN & MT. Sổ được lập theo đúng thứ tự bản đồ địa chính, từng thửa đất của mỗi tờ bản đồ, hiện đang được sử dụng và bảo quản tốt. + Sổ theo dõi biến động đất đai: hiện nay trên địa bàn tỉnh An Giang không có sổ theo dõi biến động đất đai, gây khó khăn rất lớn trong việc theo dõi biến động đất đai. + Sổ cấp GCN: được lập để cơ quan cấp GCN theo dõi tình hình cấp GCN ở cấp mình. Tổng số sổ là 41 sổ và được lập thành 3 bộ, mỗi cấp lưu 1 bộ theo quy định. Toàn bộ hồ sơ địa chính của tỉnh An Giang đều được Sở TN & MT kiểm tra, nghiệm thu và đưa vào sử dụng trong quá trình quản lý đất trên địa bàn tỉnh. Kết quả thể hiện qua bảng 2.7.
  • 31. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 26 Bảng 2.4: Kết quả lập hồ sơ địa chính của tỉnh An Giang TT Huyện Sổ địa chính (quyển) Sổ mục kê (quyển) Sổ cấp GCNQS DĐ (quyển) Sổ theo dõi biến động đất đai (quyển) BĐĐC (tờ) Loại bản đồ Số tờ 1 Thị trấn 6 1 1 0 BĐĐC dạng số 30 2 Huyện An Phú 8 1 1 0 BĐĐC 25 3 Huyện Tân Châu 11 1 1 0 BĐĐC 26 34 Huyện Phú Tân 9 1 1 0 BĐĐC 27 35 Huyện Tịnh Biên 10 1 1 0 BĐĐC 15 36 Huyện Tri Tôn 16 1 1 0 BĐĐC 29 37 Huyện Châu Phú 8 1 1 0 BĐĐC 29 38 Huyện Chợ Mới 4 1 1 0 BĐĐC 15 39 Huyện Châu Thành 13 1 1 0 BĐĐC 24 Toàn tỉnh 391 41 41 0 BĐĐC dạng số 10 BĐĐC 230 (Nguồn: số liệu thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang năm 2018) Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính của tỉnh An Giang trong thời gian qua tương đối tốt. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần được giải quyết nhanh chóng như: cần phải tiến hành lập sổ theo dõi biến động tại các xã để có thể thực hiện việc quản lý đất đai một cách tốt nhất; cần nhanh chóng lập BĐĐC bằng phương pháp mới – dùng công nghệ số để việc quản lý đất đai được dễ dàng hơn, thuận tiện hơn và chính xác hơn. 2.3.6. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai Tại Điều 53 của Luật đất đai 2013 quy định: Đơn vị thống kê, kiểm kê đất đai là huyện, thị trấn; việc kiểm kê đất đai được tiến hành năm năm một lần. Xác định được tầm quan trọng của công tác này trong quản lý Nhà nước đối với đất đai để phục vụ yêu cầu kế hoạch hóa phát triển nền kinh tế, thực hiện Luật Đất đai,
  • 32. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 27 Tỉnh An Giang đã hướng dẫn chỉ đạo các huyện trong tỉnh làm công tác thống kê đất đai vào ngày 01/01 hàng năm và công tác kiểm kê đất đai năm năm một lần. a) Công tác thống kê đất đai Được sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ TN & MT, Sở TN & MT ngày 01 tháng 01 hàng năm, UBND các xã thị trấn đều tiến hành thống kê đất đai (trừ năm kiểm kê) và nộp báo cáo kết quả thống kê lên tỉnh trước ngày 15 tháng 01. Sau khi nhận được báo cáo kết quả thống kê đất đai của các UBND xã thị trấn, UBND tỉnh tiến hành thống kê đất đai trừ năm tiến hành kiểm kê đất đai. Nhìn chung, công tác thống kê trên địa bàn tỉnh được thực hiện tương đối tốt, đúng theo tiến độ và đảm bảo đúng nội dung, trình tự hướng dẫn của Bộ TN & MT. Số liệu thống kê đất đai ở các huyện đã được phòng Tài nguyên và Môi trường nghiệm thu, đưa vào sử dụng. Các số liệu phản ánh đúng tình hình biến động của các loại đất, có cơ sở pháp lý cao. b) Công tác kiểm kê đất đai Công tác kiểm kê đất đai cũng được tiến hành vào ngày 01/01 và được tiến hành năm năm một lần. Năm 2012, thực hiện theo Chỉ thị số 28/2004/CT–TTg ngày 15/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 28/2004/TT–BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ TN & MT về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, thực hiện Công văn số 4630/CV-BTNMT ngày 17/12/2004 của Bộ TN & MT về thống kê, kiểm kê đất đai, tỉnh An Giang đã tiến hành kiểm kê đất đai theo đúng trình tự, thủ tục. Đến ngày 15/04/2012, tỉnh đã hoàn thiện hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ theo yêu cầu của công tác kiểm kê đất đai đảm bảo cập nhật và chính xác. Số liệu kiểm kê năm 2012 đã phục vụ kịp thời cho yêu cầu phát triển KT - XH của địa phương và làm cơ sở cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh trong giai đoạn mới. Năm 2017, thực hiện Thông tư 08/2014/TT-BTNMT của Bộ TN & MT ngày 02/08/2014; Chỉ thị số 618/CT–TTg ngày 15/05/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2017; Thực hiện kế hoạch 460/KH–TNMT.ĐC ngày 17/11/2016 của UBND tỉnh An Giang thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2017; Tỉnh An Giang đã có kế hoạch 124/KH–UBND.TNMT ngày 23/12/2016 về việc thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2017. Đến tháng 6
  • 33. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 28 năm 2017 tỉnh đã hoàn thành xong kiểm kê đất đai trong toàn tỉnh và đã được Sở Tài nguyên và Môi trường nghiệm thu đưa vào sử dụng. Chất lượng công tác thống kê, kiểm kê đất đai đã từng bước được nâng cao, được thực hiện tương đối tốt, theo kịp với tiến độ kiểm kê đất đai của cả nước. Kết quả của công tác là việc cung cấp các tài liệu quan trọng về đất đai, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh.. 2.3.7. Công tác quản lý tài chính về đất đai Nhà nước quản lý tài chính về đất đai thông qua các nguồn thu ngân sách từ đất đai. Tại điều 54 của Luật đất đai 2013 quy định các nguồn ngân sách Nhà nước từ Đất đai bao gồm: - Tiền sử dụng đất trong các trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đât từ đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, chuyển từ hình thức thuê sang hình thức được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất. - Tiền thuê đất đối với đất do Nhà nước cho thuê; - Thuế sử dụng đất; - Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; - Tiền thu từ việc xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai; - Tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai; - Phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai. Thực hiện Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về việc thu tiền sử dụng đấtvà Nghị định 120/2017/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 198/2004/NĐ-CP. Đến nay tỉnh An Giang đã thực hiện tương đối tốt công tác quản lý tài chính về đất đai và góp một phần lớn vào ngân sách của tỉnh. Hàng năm đều có khoản thu ngân sách từ đất đai chủ yếu là: thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền sử dụng khi cấp GCNQSDĐ, tiền thuê đất, nguồn thu từ việc đấu giá quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, tiền xử phạt các vi phạm pháp luật về đất đai. Các khoản thu này đều được nộp về cơ quan thuế và hàng năm cơ quan thuế đều có báo cáo đầy đủ. Trong giai đoạn 2012 – 2018 đã thu nộp vào ngân sách Nhà nước 165.446,60triệu đồng. Kết quả tổng hợp nguồn thu ngân sách từ đất giai đoạn 2012 – 2018 được thể hiện tại bảng 2.8.
  • 34. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 29 Bảng 2.5: Kết quả thực hiện thu ngân sách từ đất đai tỉnh An Giang từ năm 2012 - 2018 Đơn vị: Triệu đồng TT Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Thuế nhà đất 1.514 1.690 1.760 1.799 1.842 1.913 2.005 2 Thuế chuyển quyền sử dụng đất 165 218 233 242 317 456 579 3 Lệ phí trước bạ 45,5 57 67,8 69,4 87,9 103 126 4 Thu tiền sử dụng đất cấp 16.870 17.943 19.032 19.121 23.587 25.000 27.354 5 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 48 44 49 55 61 52 64 6 Tiền thuê đất 44 48 54 55 58 64 72 7 Xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai 34 47 43 65 79 98 116 Tổng 18.720,5 20.047 21.238,8 21.406,4 26.031,9 27.686 30.316 (Nguồn: Phòng công thương, Tỉnh An Giang năm 2018)
  • 35. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 30 Như vậy giai đoạn từ năm 2012 đến nay, tỉnh An Giang đã thực hiện tốt công tác quản lý tài chính về đất đai, trong những năm tới đây tỉnh cần đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa công tác này để đảm bảo nguồn thu ngân sách, đáp ứng và phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh. 2.2.8. Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất UBND tỉnh đã chỉ đạo phòng TN & MT và UBND các huyện tiến hành rà soát các hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất ở chưa hợp pháp theo quy định của Luật đất đai, tiến hành cấp GCN. Việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất như: Quyền chuyển đổi chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, quyền sử dụng đất được thực hiện nhanh gọn theo quy trình một cửa. Từ năm 2012 đến năm 2018 tỉnh đã giải quyết 1.345 hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, 320 hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với xác định nguồn gốc, 47 hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất, 1.976 hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất. Từ năm 2012 đến nay việc thực hiện quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện khá tốt, không còn trường hợp nào không di dời được và việc khiếu nại ở công tác này phần lớn được giải quyết ở cấp tỉnh. Năm 2018 tỉnh đã chỉ đạo Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng phối hợp với các huyện làm tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư của các dự án. Kết quả năm 2018 chỉ có 2 trường hợp khiếu nại đến cấp tỉnh và đã được giải quyết. Công tác kiểm tra việc sử dụng đất, đúng diện tích, ranh giới, mục đích của người sử dụng đất được tiến hành thường xuyên, vì vậy việc lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích đã được hạn chế, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất đai của người sử dụng đất được thực hiện tốt. Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất tỉnh An Giang trong giai đoạn 2012 – 2018 được tiến hành khá tốt nhờ đó công tác quản lý và sử dụng đất dần đi vào nề nếp, ổn định được tình hình an ninh ở các huyện trong tỉnh đem lại lòng tin cho nhân dân. 2.2.9. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai Trước năm 2000, công tác quản lý và sử dụng đất nói chung của tỉnh An Giang vẫn chưa được coi trọng, kéo theo việc thanh tra đất đai cũng bị buông lỏng, không được quan tâm đúng mức. Nhưng từ khi có Luật đất đai 2013 đến nay, phòng TN & MT tỉnh đã phối hợp với sở TN & MT và ngành Thanh tra tiến hành kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Nội dung thanh tra, kiểm tra tập trung chủ yếu vào: - Thanh tra việc quản lý Nhà nước về đất đai của UBND các cấp. - Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất và của
  • 36. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 31 các tổ chức, cá nhân khác. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất được tỉnh quan tâm và triển khai thực hiện định kỳ, đột xuất. Nhờ vậy đã phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại các vi phạm pháp luật về đất đai của các đơn vị quản lý và người sử dụng đất. Kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2012 – 2018 được thể hiện trong bảng 2.10 sau Bảng 2.6: Kết quả thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về đất đai của tỉnh An Giang giai đoạn 2012 – 2018 TT Năm Vi phạm Hình thức xử lý Lấn chiếm đất Sử dụng đất không đúng mục đích Chuyển quyền sử dụng đất trái phép Sử dụng đất cho thuê không hiệu quả Xử phạt hành chính Thu hồi Số vụ Diện tích (m2 ) Số vụ Diện Tích (m2 ) Số vụ Diện Tích (m2 ) Số vụ Diện Tích (m2 ) Số vụ Diện Tích (m2 ) Số vụ Diện Tích (m2 ) 1 2012 05 673,18 04 797,04 02 315,25 03 23.987 06 1.112,29 08 24.660,20 2 2013 10 152,35 02 300,50 05 562,36 07 862,86 10 152,35 3 2014 12 1.756,85 05 1.104,17 03 593,40 02 14.327 08 1.697,57 14 16.083,9 4 2015 09 1.325,82 02 215,40 04 453,53 06 668,93 09 1.325,82 5 2016 11 1.768,49 03 696,40 03 28.432 03 696,40 14 30.200,50 6 2017 12 1.852,36 03 731,15 05 592,25 01 8.153 08 1.323,40 13 10.005,50 7 2018 06 1.106,15 02 163,18 01 102,17 03 265,35 06 1.106,15 Tổng 65 8.635,2 21 4.007,84 20 2.618,96 9 7489 41 6.626,8 74 83.534,42 ( Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh An Giang năm 2018)Qua bảng trên ta thấy, công tác thanh tra, kiểm tra
  • 37. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 32 đã phát hiện 115 vụ vi phạm pháp luật đất đai với diện tích là 2.2751 m2 . Cụ thể các vi phạm chủ yếu là: Trong giai đoạn 2012 – 2018, tình trạng lấn chiếm đất công ở các xã vẫn còn xảy ra phổ biến, đặc biệt là những khu đất nằm trong hành lang an toàn đường giao thông, đường điện. Tình trạng này xảy ra ở hầu hết các huyện gồm 65 vụ với diện tích 8.635,2m2 , người dân tự ý lấn chiếm và đưa vào sử dụng. Ở các địa phương do việc quản lý, sử dụng đất chưa chặt chẽ nên tình trạng các chủ sử dụng đất đã sử dụng đất không đúng mục đích vẫn còn diễn ra ảnh hưởng đến phương án quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất hàng năm của địa phương. Vi phạm ở trường hợp này là 21 vụ với diện tích là 4.007,84 m2 . Bên cạnh đó là hiện tượng chuyển quyền sử dụng đất trái phép giữa các chủ sử dụng đất: 20 vụ với tổng diện tích là 2.618,96 m2 . Ngoài ra, thông qua kiểm tra UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh thu hồi 16 đơn vị, công ty sử dụng đất không hiệu quả với tổng diện tích 158.454 m2 . Nhìn chung công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã được tiến hành khá tốt góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai cho người quản lý và sử dụng đất, giảm sự vụ, tính chất và mức độ vi phạm các quy định của Luật Đất đai. 2.2.10. Công tác giải quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại và tố cáo các vi phạm trong quản lý sử dụng đất Trong những năm qua, công tác giải quyết tranh chấp đất đai và các đơn khiếu nại, tố cáo vi phạm Luật đất đai trên địa bàn tỉnh An Giang được tỉnh quan tâm và đã có nhiều tiến bộ về giải quyết các đơn thư. Nhiều vụ tranh chấp phức tạp và quyết liệt được giải quyết theo đúng trình tự pháp luật, đảm bảo hợp lý, hợp tình. Ngoài việc hòa giải ở cấp xã, vụ việc còn được UBND tỉnh giao cho phòng chức năng nghiên cứu trình ý kiến giải quyết. Phòng TN & MT đã phối hợp với các cơ quan, đoàn thể ở các xã để thuyết phục và giải thích Luật đất đai cho các bên tranh chấp. Những vụ tranh chấp không thể hòa giải được thì phòng TN & MT nghiên cứu hồ sơ, xem xét các chứng cứ và tổng hợp trình UBND tỉnh, tỉnh và các cơ quan chức năng giải quyết theo đúng thẩm quyền. Từ năm 2012 đến cuối năm 2018, phòng TN & MT đã tiếp nhận được 123 đơn thư của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức. Trong đó có 51 đơn thư khiếu nại, 33
  • 38. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 33 đơn tố cáo, 39 đơn thư về tranh chấp đất đai. Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai được thể hiện qua bảng 2.12 sau:
  • 39. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 34 Bảng 2.7: Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai của tỉnh An Giang giai đoạn 2012 – 2018 Đơn vị tính: (đơn) TT Năm Tổng số đơn thư Trong đó Cấp giải quyết Số đơn được giải quyết Số đơn tồn đọng Khiếu nại Tố cáo Tranh chấp Cấp xã hòa giải Cấp huyện Cấp tỉnh Tòa án giải quyết 1 2012 21 7 5 9 9 6 2 2 19 2 2 2013 19 11 4 4 10 5 1 3 19 0 3 2014 17 5 5 7 7 4 2 3 16 1 4 2015 23 4 9 10 10 6 3 2 21 2 5 2016 14 6 6 2 7 6 1 0 14 0 6 2017 19 13 2 4 6 8 1 1 16 3 7 2018 10 5 2 3 6 1 2 0 10 0 Tổng số 123 51 33 39 55 36 12 11 115 8 (Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường tỉnh An Giang) Trong thời gian tới, tỉnh cần tổ chức việc tuyên truyền Luật Đất đai một cách thường xuyên cho nhân dân các xã thị trấn, đồng thời xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm luật đất đai. Cần tập trung vào các xã trọng điểm về tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai như Huyện Phú Tân, Huyện Tịnh Biên, Huyện Tri Tôn, Huyện Châu Phú, Huyện Chợ Mới, Huyện Châu Thành, Huyện Thoại Sơn. Nhìn chung, công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết các khiếu nại tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai đã được tỉnh quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, mặc dù đã có cố gắng trong việc giải quyết các đơn thư, nhưng vẫn còn xảy ra tình trạng đơn thư tồn đọng sang năm sau chưa giải quyết, chưa giải quyết dứt điểm. Cần phải tiếp tục phổ biến hơn nữa Luật Đất đai cho các cán bộ, người dân hiểu và thực hiện nhằm đưa việc quản lý và sử dụng đất vào trật
  • 40. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 35 tự pháp luật. 2.3. Đánh giá kết quả đạt được trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai 2.3.1. Kết quả đạt được 2.4.2. Những khó khăn, tồn tại 2.3.3. Nguyên nhân 2.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh 2.4.1. Đối với công tác quản lý đất 2.4.2. Đối với công tác sử dụng đất 2.4.3 Đối với công tác tuyên truyền, giáo dục Tuyên truyền sâu rộng đến mọi người dân có ý thức thực hiện việc sử dụng đất đai theo đúng Luật đất đai 2013 giúp cho người sử dụng đất ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình - Thường xuyên bồi dưỡng ,tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ làm công tác quản lý đất đai các cấp đảm bảo nắm chắc nghiệp vụ.Phấn đấu 100% cán bộ địa chính xã có trình độ từ tung cấp trở lên - Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong việc thực hiện các chính sách pháp luật về đất đai của Đảng và Nhà nước. Thường xuyên thực hiện tốt việc kiểm tra giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp đối với công tác quản lý sử dụng đất, hạn chế các hiện tượng vi phạm chính sách pháp luật đất đai. - Đẩy mạnh và làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất nhằm uốn nắn kịp thời, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình quản lý sử dụng đất để quản lý chặt chẽ đất đai. - Sắp xếp lại tổ chức tăng thêm biên chế cho ngành địa chính để công việc được triển khai kịp thời đúng quy định. - Khuyến khích vận động nhân dân tham gia vào công tác quản lý đất đai. có chế độ khen thưởng đối với những người phát hiện, ngăn chặn các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai. 2.5. Kết luận Tỉnh An Giang có tổng diện tích tự nhiên là 22.780,12ha, dân số là 280.402 khẩu (năm 2018). Trong giai đoan 2012 – 2018, tỉnh An Giang đã thực hiện khá tốt
  • 41. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 36 việc quản lý Nhà nước về đất đai. - Tổ chức bộ máy quản lý đất đai được thống nhất từ cấp tỉnh đến các xã. - Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đất đai nhìn chung khá đầy đủ và nghiêm túc. - Hồ sơ địa giới hành chính đã được lập và quản lý ở các cấp, bảo quản theo đúng quy định. - Khảo sát đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập BĐĐC, bản đồ hiện trạng sử dụng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất được tỉnh triển khai và thực hiện đúng theo quy định. Tuy nhiên, BĐĐC của tỉnh vẫn là bản đồ cũ, độ chính xác không cao. Tỉnh đã tiến hành thành lập BĐĐC theo phương pháp mới nhưng do gặp khó khăn cả nhân lực, kỹ thuật và nguồn vốn mà mới có 1/41 xã có BĐĐC dạng số. Việc phân hạng đất của tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân là do trang thiết bị và trình độ của đội ngũ cán bộ.