SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống chúng ta rất nhiều lúc cần đến sự góp ý cũng như tranh luận từ
người khác. Điều này sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn toàn diện nhất về những vấn đề
mình gặp phải và tìm cách giải quyết nó chính xác, nhanh gọn.
Con người không ai toàn diện và hoàn hảo, chúng ta phải cố gắng từng ngày để
hoàn thiện mình. Không ai có thể làm tốt mọi việc đến nỗi không tìm thấy một thiếu sót
nào cả. Cách tốt nhất để chúng ta nhìn nhận lại những thiếu sót của mình là từ những góp
ý, phản hồi của người khác và người khác cũng vậy! Điều đầu tiên chúng ta nên làm
không phải là chê bai công việc của họ hay kết quả mà họ đạt được mà nên chân thành
chia sẻ những ghi nhận của bạn với điều mà họ đang làm! Việc này sẽ khiến cho người
nhận sự góp ý cảm thấy mình được trân trọng và đánh giá đúng mức! Chúng ta hãy nhận
xét một cách khách quan và trung thực về những vấn đề cần đánh giá!
Đặc biệt là trong môi trường làm việc hiện đại như ngày nay thì việc đưa ra các
thông tin phản hồi lại càng cấp thiết, nhất là trong các chương trình đào tạo của tổ chức,
doanh nghiệp vì nó sẽ giúp cho những đối tượng liên quan như học viên và giảng viên
chấn chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi một cách kịp thời và hoạt động đào tạo đạt hiệu
quả, đúng theo mục tiêu mà tổ chức đề ra.
NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 1
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................................3
1)Khái niệm ................................................................................................................3
2)Mục đích ..................................................................................................................3
3)Lợi ích của việc cung cấp thông tin phản hồi ............................................................3
II.ĐƯA RA THÔNG TIN PHẢN HỒI GIỮA HỌC VIÊN/GIẢNG VIÊN...............4
1)Mô hình hệ thống về chu trình đào tạo .................................................................4
2)Quy trình đưa ra thông tin phản hồi .....................................................................5
a)Thu thập thông tin .............................................................................................5
i)Nguồn thông tin ..............................................................................................5
ii)Các nội dung thông tin phản hồi.....................................................................6
b)Phản hồi thông tin .............................................................................................6
i)Khi nào đưa ra thông tin phản hồi? ................................................................6
ii)Phương pháp phản hồi thông tin ...................................................................7
iii)Các ảnh hưởng về TT phản hồi có thể xảy ra ...............................................9
iv)Nguyên tắc phản hồi .....................................................................................9
v)Sai lầm cần tránh trong phản hồi thông tin ................................................10
c)Phát triển kế hoạch hành động .........................................................................11
i)Đánh giá thông tin phản hồi ...........................................................................11
ii)Xử lý thông tin phản hồi ................................................................................12
III.VÍ DỤ THỰC TẾ ....................................................................................................13
KẾT LUẬN ....................................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................23
NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 2
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1) Khái niệm
Phản hồi thông tin là đưa ra các dữ liệu, các thông tin xác nhận lại hay đóng góp những ý
kiến để phát triển những thông tin có được. Việc đưa ra thông tin phản hồi hiệu quả sẽ
giúp nâng cao tinh thần làm việc cũng như thành tích làm việc.
2) Mục đích
− Xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, phương pháp và phong
cách giảng dạy tiên tiến, hiện đại.
− Tạo thêm kênh thông tin giúp giảng viên điều chỉnh hoạt động giảng dạy
− Tạo điều kiện để học viên được phản ánh tâm tư, nguyện vọng, được thể hiện
chính kiến về hoạt động giảng dạy của giảng viên.
3) Lợi ích của việc cung cấp thông tin phản hồi
− Đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, nghĩa là học viên sau khi được đào tạo sẽ
đáp ứng được yêu cầu của tổ chức, doanh nghiệp cũng như trong xã hội.
− Giúp cho giảng viên kịp thời điều chỉnh các phương pháp giảng dạy sao cho hiệu quả
để phù hợp với năng lực của học viên.
− Giúp cho tổ chức đào tạo có cái nhìn toàn diện hơn, khách quan hơn về các mục tiêu
quản lý đã xây dựng và quá trình triển khai thực hiện các kế hoạch.
Ví dụ: Đối với các nhân viên mới, các doanh nghiệp thường hay tổ chức các khóa đào
tạo giúp nâng cao kiến thức, trình độ, kinh nghiệm cho nhân viên. Tổ chức đào tạo sẽ tiến
hành khảo sát các kiến thức đại cương cũng như là các kỹ năng mà nhân viên còn
thiếu,..ngay từ khi nhân viên mới vào làm để nắm vững trình độ nhân viên ở từng mảng
kiến thức. Và trong các khóa học đó, nhân viên sẽ được nêu ra ý kiến, đóng góp thông tin
phản hồi về nhiều vấn đề liên quan đến khóa đào tạo. Trên cơ sở thu thập thông tin phản
hồi đó, tổ chức sẽ điều chỉnh hoạt động đào tạo sao cho phù hợp nhằm đạt được mục tiêu
của tổ chức đã đề ra.
NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 3
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU
II. ĐƯA RA THÔNG TIN PHẢN HỒI GIỮA HỌC VIÊN/GIẢNG VIÊN
1) Mô hình hệ thống chu trình đào tạo
(Nguồn: Training in Organizations, Goldstein, 1993)
Một khi chuyên gia đào tạo đã xác định nhu cầu đào tạo và chuẩn bị các mục tiêu
hành vi, bước kế tiếp là xây dựng chương trình đào tạo thích hợp nhằm đạt được các mục
tiêu đặt ra. Điều này được hoàn tất bằng cách lựa chọn phương pháp đào tạo và phát triển
các tài liệu đào tạo nhằm truyền tải kiến thức và kỹ năng được xác định trong các mục
tiêu thuộc về hành vi. Điều không kém phần quan trọng là làm thế nào để những người
học hiểu được các nguyên tắc học. Các nguyên tắc này là cơ sở để thiết kế một chương
trình đào tạo hiệu quả.
Người lập kế hoạch đào tạo cũng cần quan tâm đến những nguyên tắc học để đảm
bảo cho một chương trình đào tạo đạt chất lượng tốt. Để một chương trình đào tạo có
hiệu quả, nó phải được thiết kế để kết hợp những nguyên tắc được đưa ra sau đây nhằm
tạo thuận lợi cho quá trình học tập của học viên. Bao gồm: nguyên tắc củng cố, nguyên
tắc tham gia, nguyên tắc thực hành, và nguyên tắc phản hồi.
NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 4
1
3
2
Đánh giá nhu
cầu đào tạo
Xác định mục
tiêu
đào tạo
Xây dựng chương
trình và lựa chọn
phương pháp cùng với
các nguyên tắc học
Xây dựng các
tiêu chuẩn đào tạo
Tiến hành đào tạo
Đánh giá kết
quả
đào tạoPHẢN
HỒI
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU
Trong đó, nguyên tắc phản hồi đóng vai trò rất quan trong trọng suốt quá trình
đào tạo. Phản hồi là các thông tin ngược thông báo cho học viên biết kết quả của họ.
Thông tin ngược cung cấp cho học viên các thông tin như kết quả của họ có đúng hay
không và họ có tiến bộ hay không. Thông tin ngược cũng có thể củng cố những kết quả
mong muốn hoặc những thay đổi về kết quả. Phản hồi là tiêu biểu cho cả việc động viên
và việc học. Nếu phản hồi không được cung cấp, học viên có thể học những kỹ thuật sai
hoặc đánh mất sự động viên để học. Phản hồi làm cho tiến trình học trở nên thích thú
hơn, tối đa hoá sự sẵn sàng của học viên. Phản hồi cũng cần thiết cho mục tiêu duy trì
hoặc cải thiện thành tích.
Người đào tạo nên lập kế hoạch để đưa ra những thông tin phản hồi chính xác,
thân thiện và khuyến khích ở giai đoạn đầu của chương trình đào tạo. Đầu tiên, người đào
tạo nên đánh giá cao bất cứ cải thiện nào. Dần dần khi mà kỹ năng của học viên được gia
tăng, người đào tạo nên tăng mức độ thành tích để được động viên, nhận được thông tin
phản hồi. Vào cuối chương trình, người đào tạo nên dạy cho người học làm thế nào đánh
giá thành tích của họ, và người học nên dịch chuyển sang hướng phản hồi từ chính những
gì mà họ xây dựng hơn là phản hồi từ người khác. Điều này gia tăng khả năng của học
viên có thể tiếp tục thực hiện một cách chính xác khi trở lại công việc.
2) Quy trình đưa ra thông tin phản hồi
a) Thu thập thông tin
i) Nguồn thông tin
• Học viên
 Những nhân viên được tham gia đào tạo
• Giảng viên
 Nguồn giảng viên bên trong
 Người quản lý cấp cao, cấp trung
 Người quản lý trực tiếp
 Nhân viên lâu năm, có kinh nghiệm, thợ lành nghề (thợ bậc cao)
 Nguồn giảng viên bên ngoài
 Các giảng viên chuyên nghiệp (tại các cơ sở đào tạo, huấn luyện…)
 Người quản lý tại các tổ chức, doanh nghiệp khác
 Nhân viên lâu năm, thợ bậc cao tại các tổ chức, doanh nghiệp khác
• Tổ chức
 Bộ phận phụ trách và chịu trách nhiệm về mảng đào tạo cho nhân viên
NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 5
Thu thập thông tin
Học viên, giảng viên
cung cấp thông tin
liên quan đến vấn
đề đào tạo
Phản hồi thông tin
Những cảm nhận và
chia sẻ
Phát triển kế hoạch hành động
Tổ chức đào tạo sẽ xử lý thông tin
thông qua các kế hoạch cụ thể để
giải quyết các vấn đề liên quan
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU
ii) Các nội dung thông tin phản hồi
b) Phản hồi thông tin
i) Khi nào đưa ra thông tin phản hồi?
Phản hồi thông tin rất cần thiết. Nó cung cấp thông tin giúp người nhận phản hồi
tự xem xét để điều chỉnh hành vi của mình nhằm nâng cao hiệu quả truyền tin. Ý kiến
phản hồi là ý kiến xây dựng, không phê phán, chỉ trích. Nhưng khi nào là thời điểm tốt
nhất để đưa ra thông tin phản hồi? Như đã nêu ở trên, phản hồi đóng vai trò quan trọng
trong suốt quá trình đào tạo. Vì thế nó có thể diễn ra vào trước, trong hay sau quá trình
đào tạo. Cụ thể như:
Trước quá trình đào tạo: học viên có thể liên hệ văn phòng đại diện hoặc trung
tâm để hỏi về thời gian, địa điểm học hay các thông tin tham khảo cần thiết trước khi lựa
chọn chương trình học,…
NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 6
Phản hồi GIẢNG VIÊN TỔ CHỨC HỌC VIÊN
GIẢNG VIÊN
• Phong cách học của học
viên
• Khả năng tiếp thu của
học viên
• Kết quả đánh giá
• Quá trình đào tạo
• Thảo luận, trao đổi
• Tích cực học tập
• Đặt câu hỏi
• Chia sẻ kinh nghiệm
TỔ CHỨC
• Mục tiêu đào tạo
• Phong thái giảng dạy
• Phương pháp dạy và
học
• Kích thích sáng tạo
của học viên
• Đánh giá công bằng
• Khuyến khích phản
hồi thông tin
HỌC VIÊN
• Nội dung giảng dạy
• Phương pháp giảng
dạy
• Tài liệu học tập
• Cách thức học tập
• Thời gian giảng dạy
• Trách nhiệm của giảng
viên
• Sự nhiệt tình của giảng
viên
• Năng lực giảng viên
• Tác phong của giảng
viên
• Lắp đặt và trang trí
phòng học
• Hệ thống máy móc
• Yêu cầu hỗ trợ chương
trình đào tạo
• Địa điểm đào tạo
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU
Ví dụ: Để biết được thông tin về khóa học, ngày giờ , địa điểm học,…của trung
tâm tin học Trường đại học Tự nhiên, học viên có thể đến văn phòng của Trường đại học
Tự nhiên để hỏi thông tin hoặc gọi điện thoại đến phòng tin học của trường để tìm thông
tin.
Trong quá trình đào tạo: học viên có thắc mắc gì thì trong quá trình này có thể
phản hồi thông tin để nhận lại được những thông tin mình cần như đặt câu hỏi để được
giải đáp thắc mắc, tham khảo ý kiến,…
Ví dụ: Trong suốt buổi học, khi giảng viên giảng bài, sinh viên có thắc mắc thì đặt
câu hỏi để được giảng viên giải đáp.
Sau quá trinh đào tạo: tại thời điểm này, có thể đưa ra những phản hồi thông tin
để nhận xét, đánh giá hoặc đặt câu hỏi để được giải đáp thắc mắc…
Ví dụ: sau khi hết học kỳ, Trường đại học Hùng Vương tổ chức quá trình đánh giá
giảng viên bằng cách phát giấy để học viên làm một bản đánh giá về giảng viên đã dạy
mình với các thông tin do Bộ quy định như giảng viên có tạo môi trường thuận lợi cho
học viên học tập hay giáo trình giảng dạy có phù hợp,…
Ví dụ khác: Một chuyên gia huấn luyện chuyên nghiệp thường lấy thông tin phản
hồi giữa chương trình đào tạo, cuối chương trình và 3-4 tháng sau khi kết thúc chương
trình. Anh ta sẽ hỏi những câu hỏi khác nhau, vào những thời điểm khác nhau và sẽ nhận
được những câu trả lời cũng rất khác nhau. Với những thông tin lấy từ giữa chương trình
anh ta có thể ngay lập tức hiệu chỉnh tài liệu và phương pháp tiến hành lớp học. Với
những thông tin lấy sau khóa học sẽ giúp cho anh ta cải tiến các khóa học sẽ được triển
khai trong tương lai. Và với những thông tin cập nhật sau đó nhiều tháng cho phép anh ta
quyết định khả năng phát triển các khóa học của mình trong dài hạn.
ii) Phương pháp phản hồi thông tin
• Trực tiếp:
 Phản hồi tại chỗ:
Trong quá trình đào tạo sẽ có sự tương tác giữa giảng viên và học viên thì những thắc
mắc, ý kiến sẽ được đưa ra ngay trong giai đoạn này.
• Ưu điểm:
− Giải đáp nhanh những vấn đề nhỏ, liên quan
• Nhược điểm
− Cản trở quá trình giảng dạy (những phản hồi rải rác của học viên)
− Cần thời gian để giải quyết các vấn đề quan trọng
 Khảo sát bằng hình thức phiếu điều tra
 Tiến trình thực hiện
1. Học viên và giảng viên cùng tham gia vào quá trình khảo sát
2. Bản khảo sát sẽ được đệ trình cho tổ chức đào tạo
3. Thông tin được tổ chức đào tạo phân tich và tổng kết
NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 7
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU
4. Thông tin được trình bày cho học viên và giảng viên
5. Học viên và giảng viên sẽ xem xét các thông tin đó đưa ra giải pháp cho vấn đề
hoặc ra các quyết định để đạt được mục tiêu.
• Ưu điểm
− Có thể thu thập được thông tin chi tiết
− Số lượng khảo sát lớn
− Thời gian nhanh
• Nhược điểm
− Biểu mẫu có thể chưa hoàn chỉnh
− Thông tin có thể không rõ ràng
− Việc phân tích thông tin thu thập thường rất khó
• Gián tiếp
 Email, điện thoại, mạng Internet,…
Ví dụ: Tại Trường Đại học Mở Tp.HCM, sau khi kết thúc một học kỳ và khi bắt đầu
đăng ký môn học cho học kỳ mới phải làm phần đánh giá môn học trên trang mạng của
trường. Việc đánh giá này thực tế là lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng
dạy của giảng viên do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo quy định, gồm các nội dung như: nội
dung và phương pháp giảng dạy của giảng viên; tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và
việc sử dụng phương tiện dạy học; trách nhiệm, sự nhiệt tình của giảng viên đối với
người học và thời gian giảng dạy của giảng viên; khả năng của giảng viên trong việc
khuyến khích sáng tạo, ..
• Ưu điểm
− Nhận thông tin nhanh
− Số lượng tham gia lớn
− Thời gian nhanh
• Nhược điểm
− Thông tin có thể không rõ ràng
− Việc phân tích thông tin thu thập thường rất khó
NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 8
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU
iii) Các ảnh hưởng về TT phản hồi có thể xảy ra
iv) Nguyên tắc phản hồi
Thông tin phản hồi là một phần quan trọng trong công tác đào tạo và giám sát nói
chung và được diễn ra suốt giai đoạn đào tạo chủ động khi giảng viên và học viên cùng
xác định các vấn đề cần thực hiện, cùng triển khai kế hoạch hành động và đánh giá kết
quả.
Có sự khác biệt giữa lời khen tặng và sự phản hồi tích cực, cũng như giữa lời chỉ
trích với phản hồi tiêu cực. Khen tặng đơn giản chỉ là lời ca ngợi một hành động được
thực hiện xuất sắc: “Anh đã làm rất tốt việc thuyết minh sản phẩm mẫu đó”. Phản hồi tích
cực là lời khen ngợi nhưng ở mức độ cao hơn bằng cách xác định cụ thể các hành động
xuất sắc. “Tôi thích cách anh thuyết minh mẫu sản phẩm này. Cách anh mở đầu bằng
phần giới thiệu những thách thức kỹ thuật tiềm ẩn, sau đó trình bày biện pháp giải quyết
những thách thức đó, và kết thúc bằng minh họa thực tế đã giúp tất cả chúng tôi hiểu rõ
về công nghệ đó”.
Chỉ trích và phản hồi tiêu cực cũng tương tự. Chỉ trích là lời chê bai chung chung,
không giải thích cụ thể: “Màn thuyết trình đó thật tệ. Người xem nào cũng cảm thấy
nhàm chán hoặc rối rắm”. Trái lại, phản hồi tiêu cực cung cấp nhiều chi tiết hơn: “Tôi
nghĩ là bài thuyết trình của anh còn thiếu tính tổ chức. Lẽ ra anh nên giới thiệu cách thức
hoạt động của sản phẩm mẫu ấy. Quả thật, trong vai trò một khán giả, tôi cũng không
nắm rõ về những thách thức kỹ thuật cũng như những vấn đề mà sản phẩm ấy có thể giải
quyết”.
NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 9
Thông tin phản hồi có tạo
ra sự thay đổi
Quy trình xử lý có góp phần
biến thông tin thành hành động?
Từ chối và không
giải quyết TT
Sử dụng TT để phân tích
và giải quyết vấn đề.
Khôn
g TĐ
Tha
y
đổi
bối rối,
không
thay đổi
Năng lượng của
thay đổi là gì?
Đưa ra thông tin phản hồi
CÓ
KHÔNG
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU
• Khi đưa ra lời phản hồi, nên:
+ Tập trung vào việc cải thiện năng lực thực hiện. Đừng dùng ý kiến phản hồi chỉ để chỉ
trích hay nhấn mạnh kết quả yếu kém. Cần lưu ý đến việc thực hiện yếu kém, nhưng
đồng thời cũng cần phải khẳng định, tăng cường sự phản hồi về những phần việc được
thực hiện tốt. Điều đó sẽ giúp người nhận thông tin học hỏi được từ những gì họ đã làm
đúng.
+ Tập trung phản hồi về tương lai. Hãy tập trung vào những vấn đề có thể điều chỉnh và
cải thiện trong tương lai.
+ Đưa ra phản hồi kịp thời. Cố gắng đưa ra ý kiến phản hồi càng sớm càng tốt sau khi
quan sát được hành vi muốn điều chỉnh hoặc củng cố. Chỉ trì hoãn khi cần phải thu thập
mọi thông tin cần thiết..
+ Tập trung vào cách hành xử chứ không phải vào tính tình, thái độ và nhân cách. Điều
này sẽ khiến người nhận thông tin không có cảm giác là mình đang bị công kích cá nhân.
+ Tránh nói chung chung. Thay vì nói: “Phần trình bày của anh trong buổi học vừa rồi rất
hiệu quả”, hãy nói một điều gì cụ thể hơn như: “Những hình ảnh đồ họa mà anh dùng
trong buổi thuyết trình của mình thật hiệu quả cho việc trao đổi thông điệp”.
+ Hãy chân thành. Hãy đưa ra phản hồi với mục đích giúp cải thiện.
+ Hãy thực tế. Hãy tập trung vào các yếu tố có thể kiểm soát.
• Khi nhận phản hồi nên:
+ Lắng nghe và ghi chép
+ Có thể hỏi lại những ý chưa rõ.
 Vì phản hồi có tính chất hai chiều, nên người gửi thông tin cần cởi mở đón nhận ý
kiến phản hồi cũng như sẵn sàng đưa ra phản hồi.
v) Sai lầm cần tránh trong phản hồi thông tin
Truyền thông phụ thuộc vào sự kết hợp các yếu tố ngữ cảnh, văn hóa, môi trường. Trong
quá trình truyền thông có rất nhiều trở ngại làm cho thông tin bị sai lạc, mất mát, giảm
hiệu quả, thậm chí gây phản tác dụng. Những trở ngại này được gọi là nhiễu hay rào cản.
Trong công tác đào tạo cũng xuất hiện những rào cản đòi hỏi nhà quản lý phải nhận biết
và tìm cách khắc phục để nâng cao hiệu quả quản lý toàn diện các hoạt động đào tạo của
công ty, việc truyền đạt thông tin trong công tác quản lý gặp những rào cản như sau:
 Không nhiệt tình, cởi mở trong việc phản hồi
 Sợ đón nhận những phản hồi tiêu cực
Đón nhận thông tin phản hồi tiêu cực là một khó khăn, những trên thực tế nó lại là một
món quà quí giá. Nó là sự kiểm chứng thực tế; nó nhắc chúng ta rằng không phải lúc nào
mọi chuyện cũng tốt, phải luôn hoàn thiện mình. Nó cũng nhắc chúng ta rằng không thể
làm vừa lòng được tất cả mọi người. Sẵn sàng đón nhận thông tin phản hồi thực sự là tạo
điều kiện có được những phản hồi tiêu cực. Đó chính là thái độ của bạn khi mà nhận
thông tin phản hồi về nhược điểm và bạn chuyển hóa những thông tin tiêu cực đó thành
những cơ hội tích cực
 Hơi ngại vì sợ làm mất thời giờ của người khác
NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 10
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU
 Thông tin đến không kịp thời, thiếu chính xác, chưa đầy đủ (khó tìm ra những
thông tin đáng tin cậy để làm căn cứ ra quyết định)
Ví dụ: Sinh viên đang cần trao đổi gấp với giáo viên hướng dẫn về luận án tốt nghiệp của
mình nên đã gừi mail cho thầy cô nhờ sự giúp đỡ. Vì bận công việc nên giáo viên đã trả
lời cho sinh viên này sau một thời gian dài nên sinh viên đã không kịp thời gian làm bài.
 Thông tin phản hồi có những từ, ngữ, câu văn khó hiểu (gây trở ngại
cho việc triển khai các công việc cần thực hiện)
 Thiếu sự tin cậy, thiếu tín nhiệm (nên khó hợp tác cùng nhau)
Ví dụ: Trong một bộ phận, người quản lý do có tính độc đoán nên ít khi tin tưởng nhân
viên của mình. Khi nhân viên trình bày một ý tưởng sáng tạo mới của mình thông qua
email, người quản lí chỉ xem qua một cách sơ sài và không phản hồi lại cho nhân viên
biết về ý kiến của mình vì cho rằng nhân viên này làm sao mà có được kiến thức và kinh
nghiệm để đề xuất ý tưởng cho công ty.
 Chế độ thông tin, báo cáo thiếu nhất quán từ ban đầu (dẫn đến báo cáo
không kịp thời, không chính xác, không đầy đủ,…)
Ví dụ: Việc đánh giá học viên phải được giảng viên thực hiện từ đầu khóa học, nhưng vì
bận công việc nên đã kéo dài đến cuối học kì, dẫn đến công tác chuẩn bị báo cáo và xử lí,
đánh giá thông tin thiếu chính xác đối với học viên của mình.
c) Phát triển kế hoạch hành động
i) Đánh giá thông tin phản hồi
 Tiêu chuẩn 1: Nội dung kiến thức giảng dạy
− Môn học trang bị những kiến thức chuyên môn cần thiết cho công việc của người học
− Giảng viên có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực giảng dạy
− Người học được thông báo rõ ràng về mục tiêu, nội dung môn học
− Giảng viên truyền tải đầy đủ nội dung kiến thức theo yêu cầu
− Gỉang viên thường xuyên mở rộng nội dung kiến thức, vận dụng kiến thức thực tế,
kiến thức khoa học mới vào giảng dạy cho người học.
 Tiêu chuẩn 2: Phương pháp giảng dạy của giảng viên
− Tác phong sư phạm của giảng viên
− Giảng viên có phương pháp nghiệp vụ tốt, truyền đạt rõ ràng, dễ hiểu
− Giảng viên sử dụng kết hợp hợp lý các phương pháp giảng dạy khác nhau nhằm đạt
hiệu quả cao nhất
− Giảng viên có phương pháp giảng dạy kích thích tính tích cực học tập, sáng tạo, khả
năng nghiên cứu độc lập của học viên,…
 Tiêu chuẩn 3: Sự phát triển kỹ năng cho học viên
− Môn học thúc đẩy kỹ năng tự rèn luyện và thái độ làm việc cho người học, đáp ứng
nhu cầu làm việc trong tương lai
 Tiêu chuẩn 4: Phương pháp kiểm tra đánh giá khách quan
− Hoạt động kiểm tra đánh giá được tiến hành hợp lý
NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 11
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU
− Phương pháp kiểm tra đánh giá khoa học đo lường chính xác kết quả học tập của
người học
− Kết quả kiểm tra đánh giá được phản hồi kip thời giúp người học có cái nhìn nhận
đúng đắn về kết quả học tập của mình và có những điều chỉnh kịp thời.
 Tiêu chuẩn 5: Quan hệ giao tiếp giữa học viên và giảng viên
− Giảng viên nhiệt tình, cư xử đúng mực với người học
− Giờ học thoải mái, nhẹ nhàng
− Người học chủ động, thoải mái trong việc nêu ra ý kiến.
ii) Xử lý thông tin phản hồi
Sau khi tiếp nhận các thông tin phản hồi, phòng đào tạo tiến hành phân loại xác
minh nguồn thông tin, độ chính xác của thông tin, mức độ ảnh hưởng và tầm quan trọng
của thông tin để xuất biện pháp xử lý để báo cáo Trưởng ban đào tạo và trưởng các bộ
phận có liên quan giải quyết. Căn cứ vào chức năng, quyền hạn được giao và tầm quan
trọng của thông tin, Trưởng ban đào tạo có thể phân công cho các phòng, nhân viên
chuyên trách có thế trực tiếp tiến hành xử lý ngay trong phạm vi của mình.
 Trường hợp thông tin phản hồi có độ ảnh hưởng trong phạm vi rộng hoặc mức độ
phức tạp, nghiêm trọng cao thì Trưởng phòng đào tạo phải báo cáo và đề xuất hình thức
xử lý trình cấp trên hoặc người có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
 Trường hợp các thông tin phản hồi là tốt thì Phòng đào tạo, nhân viên chuyên
trách có thể chủ động cảm ơn bằng các hình thức thích hợp.
 Trường hợp thông tin phản hồi được gửi trực tiếp đến giảng viên, ban giám đốc
những phòng không chuyên trách thì phải đưa về phòng đào tạo để tổng hợp chung (có
thể trực tiếp tiến hành xử lý, giải đáp ngay trong quyền hạn của mình). Ban giám đốc
hoặc Trưởng phòng đào tạo có thể phân công các đơn vị hoặc phối hợp các đơn vị có
liên quan tiến hành xử lý các thông tin phản hồi liên quan đến chất lượng đào tạo và quá
trình đào tạo không đáp ứng yêu cầu và có độ phức tạp cao.
Thông qua phiếu thăm dò thường được phát vào cuối khóa học, học viên sẽ bày tỏ
ý kiến của mình về những khía cạnh khác nhau của khóa học, ví dụ như nội dung của
chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, giáo viên, ảnh hưởng và những kiến thức và kỹ năng
họ tiếp thu được từ khóa học đối với công việc mà học đang đảm nhận. Dựa vào những
phản hồi của học viên, các nhà quản lý và giáo viên có thể xác định những khía cạnh nào
của chương trình đào tạo cần được cũng cố và phát triển, những khía cạnh nào cần sửa
đổi và cải thiện. Ngoài ra, còn cung cấp cho nhà quản lý những thông tin định lượng về
chất lượng của chương trình đào tạo và họ có thể sử dụng những thông tin này để định ra
những tiêu chuẩn cho các chương trình tiếp theo. Những ý kiến phản hồi từ học viên cần
được so sánh, đối chiếu với ý kiến và đánh giá của nhà quản lý.
NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 12
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU
III. VÍ DỤ THỰC TẾ
PHẢN HỒI TỪ NGƯỜI HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
A. Mục đích
1. Góp phần thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục đại học;
2. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của giảng viên trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo
của cơ sở giáo dục đại học, xây dựng đội ngũ giảng viên có phẩm chất đạo đức, lương
tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao, phương pháp và phong cách giảng dạy tiên
tiến, hiện đại.
3. Tăng cường tinh thần trách nhiệm của người học với quyền lợi, nghĩa vụ học tập, rèn
luyện của bản thân; tạo điều kiện để người học được phản ánh tâm tư, nguyện vọng, được
thể hiện chính kiến về hoạt động giảng dạy của giảng viên.
4. Tạo thêm một kênh thông tin để:
+ Giúp giảng viên có thể tự điều chỉnh hoạt động giảng dạy hoặc bổ sung cho
các khóa học sau;
+ Giúp cán bộ quản lý cấp Trường, Khoa/Ban có thêm cơ sở nhận xét, đánh
giá giảng viên, phân công giảng dạy, có kế hoạch bồi dưỡng, bố trí công tác, khen
thưởng kỹ luật… đối với giảng viên;
+ Góp phần phòng ngừa những tiêu cực trong hoạt động giảng dạy; phát hiện
và nhân rộng những điển hình giảng viên tốt trong giảng viên;
+ Góp phần kiểm định chất lượng trong Trường, Khoa/Ban.
B. Yêu cầu
1. Đảm bảo truyền thống tôn sư trọng đạo và những giá trị đạo đức, văn hoá tốt đẹp của
dân tộc; nội dung, công cụ đánh giá phải phản ánh đầy đủ, khách quan về hoạt động
giảng dạy của giảng viên; kết quả xử lý thông tin phản hồi từ phía người học về hoạt
động giảng dạy của giảng viên phải chính xác, tin cậy.
2. Người học phải khách quan, công bằng, trung thực và có thái độ đúng mực trong việc
cung cấp thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên.
3. Giảng viên phải tôn trọng, có tinh thần cầu thị trước kết quả xử lý thông tin phản hồi từ
phía người học về hoạt động giảng dạy của bản thân.
C. Nội dung và công cụ
1. Nội dung
Ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên tập trung vào các
nội dung:
i/ Công tác chuẩn bị bài giảng; Nội dung và phương pháp giảng dạy của giảng viên;
ii/ Tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và việc sử dụng phương tiện dạy học của giảng
viên;
NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 13
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU
iii/ Trách nhiệm, sự nhiệt tình của giảng viên đối với người học và thời gian giảng dạy
của giảng viên;
iv/ Khả năng của giảng viên trong việc khuyến khích sáng tạo, tư duy độc lập của người
học trong quá trình học tập;
v/ Sự công bằng của giảng viên trong kiểm tra đánh giá quá trình và kiểm tra đánh giá kết
quả học tập của người học;
vi/ Năng lực của giảng viên trong tổ chức, hướng dẫn và tư vấn hoạt động học cho người
học;
vii/ Tác phong sư phạm của giảng viên;
viii/ Các vấn đề khác (nếu cần thiết).
2. Công cụ (Xem chi tiết phần phụ lục: phiếu đánh giá giờ lý thuyết và giờ thực hành)
Căn cứ mục đích, yêu cầu và nội dung lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt
động giảng dạy của giảng viên; căn cứ tình hình thực tế của cơ sở giáo dục đại học, mỗi
cơ sở giáo dục đại học cần chủ động, sáng tạo trong việc thiết kế công cụ để lấy ý kiến
phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của cả giảng viên dạy lý thuyết lẫn giảng
viên dạy thực hành.
Công cụ để lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng
viên cần xác định cụ thể các chỉ báo gồm: tiêu chí, chỉ số với các mức độ đánh giá. Trong
đó:
- Tiêu chí: là các hoạt động, công việc mà giảng viên cần thực hiện khi giảng dạy, mỗi
tiêu chí được xác định bởi một số chỉ số cụ thể;
- Chỉ số: là mức độ yêu cầu về khía cạnh cụ thể của tiêu chí về hoạt động, công việc cụ
thể của giảng viên trong giảng dạy mà người học có thể cảm nhận được trong quá trình
học tập. Các chỉ số phải có tính khả thi và thể hiện được thứ tự từ mức độ yêu cầu tối
thiểu đến mức độ yêu cầu nâng cao dần để giảng viên phấn đấu thực hiện trong quá trình
giảng dạy.
- Mức độ: là giá trị của thang đo chỉ số; nếu đo bằng "thái độ" thường sử dụng 4 mức độ:
1 – Rất tốt 2 – Tốt 3 – Bình thường 4 – Chưa tốt
Các tiêu chí, chỉ số, các mức độ của chỉ số được nêu trong phụ lục và có thể thay đổi
hàng năm theo xu thế chung, do phòng Khảo thí & KĐCL biên soạn và trình Hiệu trưởng
phê duyệt để ban hành.
D. Tổ chức lấy ý kiến phản hồi
1. Đối tượng và hình thức tổ chức khảo sát:
1.1.Đối tượng
- Đối tượng được khảo sát: Là các giảng viên tham gia giảng dạy,
theo quy định của Trường trong từng học kỳ/năm học.
- Đối tượng tham gia khảo sát: Là sinh viên hệ chính quy đang tham
gia học tập trong trường từ năm I đến năm IV, theo quy định của Trường trong từng
học kỳ/năm học.
1.2 Hình thức khảo sát
NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 14
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU
Tổ chức theo đơn vị lớp học của sinh viên. Trước khi kết thúc môn học, thư ký
Khoa sẽ phát phiếu và sinh viên chọn và tô kín 1 trong 4 phương án trả lời của từng tiêu
chí được thiết kế sẵn trên phiếu trả lời do Phòng Khảo thí & KĐCL cung cấp.
2. Quy trình thực hiện
Bước 1: Tổ chức thu thập thông tin
- Phòng Khảo thí & KĐCL chuẩn bị phiếu khảo sát; lên kế hoạch khảo sát.
- Thư ký Khoa/Ban nhận phiếu khảo sát ở phòng Khảo thí & Kiểm định chất
lượng đến lớp phát phiếu, hướng dẫn sinh viên ghi phiếu và thu lại phiếu.
- Thời điểm: Sau khi giảng viên dạy xong học phần.
Bước 2: Xử lý thông tin và phân tích kết quả
- Phân loại phiếu: Sau khi thu phiếu, Phòng Khảo thí & Kiểm định chất lượng
tiến hành phân loại để có được các phiếu có giá trị thống kê.
- Sử dụng phần mềm SPSS, Excel để xử lý dữ liệu thu thập được.
- Phân tích kết quả, gởi các thông tin thu thập được đến các đơn vị và cá nhân
có liên quan.
3. Các mức ý kiến phản hồi
Căn cứ vào số phiếu có giá trị thống kê, sau khi xử lý thống kê bằng các phần mềm
chuyên dụng, các mức ý kiến phản hồi cuối cùng cho các chỉ số, các mức độ của chỉ số
được phân loại như sau:
V. Sử dụng thông tin phản hồi, trách nhiệm thực hiện và chế độ báo cáo, lưu trữ
1. Trách nhiệm của Phòng Khảo thí & Kiểm định chất lượng
- Gởi kết quả khảo sát sau khi xử lý xong đến Ban giám hiệu, các cá nhân và đơn vị
có liên quan.
- Tiếp nhận các ý kiến phản hồi sau khảo sát.
- Tổ chức rút kinh nghiệm từng học kỳ, điều chỉnh công cụ khảo sát (nếu có), cách
thức sử dụng thông tin sau khi thống kê và trình Ban Giám hiệu phê duyệt thực
hiện.
- Báo cáo kết quả khảo sát theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT.
2. Trách nhiệm của Trưởng Khoa/Ban
- Phổ biến cho giảng viên, sinh viên – học sinh về mục đích, yêu cầu, nội dung của
công tác lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên.
- Tổ chức thực hiện quy trình lấy ý kiến phản hồi của người học cho các giảng viên
trong Khoa một cách khách quan, trung thực.
NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 15
TT
Mức ý kiến
phản hồi
Hành động tiếp theo
1 Rất tốt Cần tiếp tục duy trì và phổ biến rộng rãi kinh nghiệm cho đồng nghiệp.
2 Tốt Cần hoàn thiện để nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy.
3 Bình thường Cần có kế hoạch để nâng cao chất lượng giảng dạy nhiều hơn nữa.
4 Chưa tốt Cần có kế hoạch khắc phục ngay.
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU
- Thảo luận với giảng viên và có biện pháp giúp đỡ giảng viên thực hiện kế hoạch
khắc phục hay kế hoạch nâng cao chất lượng dạy học.
- Tổ chức các hoạt động cần thiết để các giảng viên được người học đánh giá rất
tốt/tốt phổ biến kinh nghiệm trong đơn vị mình.
- Báo cáo với Ban Giám hiệu về kết quả xử lý thông tin sau khi có ý kiến phản hồi
của người học.
- Tham khảo kết quả khảo sát để có thêm thông tin trong việc phân công giảng dạy,
phục vụ công tác bồi dưỡng, bố trí công tác và khen thưởng kỹ luật. Có kế hoạch
mời giảng đối với giảng viên thỉnh giảng.
- Lưu trữ dữ liệu để theo dõi và đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng
viên.
3. Quyền và trách nhiệm của giảng viên
- Giảng viên sử dụng kết quả đánh giá để tự điều chỉnh hoạt động trong quá trình thực
hiện chương trình đào tạo hoặc để bổ sung cho các khóa học sau.
- Giảng viên có quyền đưa ra ý kiến phản hồi của mình và phải nêu ra những chứng
minh cần thiết cho Trưởng khoa khi chưa thực sự đồng ý với mức ý kiến phản hồi
của người học.
- Giảng viên có trách nhiệm thảo luận và đăng ký với Trưởng khoa về kế hoạch khắc
phục các ý kiến phản hồi ở mức chưa tốt và kế hoạch nâng cao chất lượng hoạt động
giảng dạy của mình ở các mức ý kiến phản hồi bình thường, tốt.
4. Chế độ lưu trữ
- Các tài liệu về ý kiến phản hồi của người học bao gồm: Các phiếu khảo sát, các
thông báo có liên quan, số liệu thống kê, bảng tổng hợp ý kiến khảo sát, các báo cáo
của các Khoa/Ban, của Ban chỉ đạo…
- Tất cả được lưu trữ dưới dạng files giấy và files điện tử tại phòng Khảo thí &
KĐCL, các Khoa/Ban và các phòng chức năng có liên quan trong thời hạn 2 năm./.
5. Phụ lục
NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 16
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU
BIỂU MẪU 1
BM2a/KT&KĐCL_01
TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM (Đánh giá giờ Lý thuyết)
KHOA/BAN………………………………..
PHIẾU SINH VIÊN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔN HỌC
(Dùng để khảo sát ý kiến của sinh viên khi kết thúc môn học)
HỌC KỲ: …… NĂM HỌC: 200 - 200
Tên giảng viên:
................................................................................................................................................
Môn học: ........................................... Ngày khảo sát: ……...……………………………
Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học, Nhà trường đề nghị các Anh/Chị với tinh thần trách nhiệm
và xây dựng, hãy tô kín vào ô chọn 1 trong 4 chỉ số tương ứng trong bảng theo suy nghĩ của Anh/Chị về từng
vấn đề trong quá trình học môn này, dùng các mức độ của chỉ số sau:
1 = Rất tốt 2 = Tốt 3 = Bình thường 4 = Chưa tốt
TT Tiêu chí 1: Chuẩn bị giảng dạy. Giảng viên có công bố đầy đủ cho người học về: Các mức độ chỉ số
1 Đề cương chi tiết    
2 Mục tiêu học tập chung của môn học, cách thức kiểm tra đánh giá    
3 Giáo trình hay bài giảng, các tài liệu tham khảo và cách thức tìm các tài liệu học tập trên của môn học    
4 Mục tiêu học tập cụ thể của từng phần, hoặc chương, bài, hay tiết học    
Tiêu chí 2: Nội dung giảng dạy của giảng viên
5 Bám sát mục tiêu học tập môn học, phần, chương, bài    
6 Khoa học, rõ ràng, chính xác    
7 Cập nhật kiến thức mới    
8 Chỉ ra được các ứng dụng thực tiễn (Liên hệ thực tế)    
Tiêu chí 3: Phương pháp giảng dạy
9 Dễ hiểu, hấp dẫn, sinh động tạo hứng thú học tập cho người học    
10 Có ý kiến phản hồi tích cực cho người học về PP học tập sau kiểm tra đánh giá    
11 Có hướng dẫn người học tự học trên lớp và tự học ngoài lớp cụ thể, rõ ràng, hiệu quả    
12 Khuyến khích sự chủ động và sáng tạo của người học trong học tập    
Tiêu chí 4: Thực hiện quy chế giảng dạy của giảng viên
13 Lên lớp đúng giờ    
14 Đảm bảo giảng dạy đủ số giờ qui định    
15 Thực hiện giảng dạy theo đúng thời khóa biểu    
16 Công bằng trong kiểm tra, đánh giá    
Tiêu chí 5: Tác phong sư phạm
17 Nhiệt tình và có trách nhiệm    
18 Bao quát được người học trên lớp    
19 Có thái độ thân thiện với người học    
20 Quan tâm đến sự tiến bộ của người học cả kiến thức, kỹ năng và thái độ    
Tiêu chí 6: Các ý kiến khác.
21
Phương pháp nào sau đây được GV sử dụng nhiều nhất?
1. Diễn giảng 2. Dạy học giải quyết vấn đề 3. Thảo luận 4. Hướng dẫn tự học
   
NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 17
………………………………………………………………………………………………….
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU
22
Về thời gian GV dành cho xê-mi-na/thảo luận thường chiếm
1. 30% 2. 20% 3. 5% 4. Không tổ chức
   
23
Về việc tổ chức học tổ, thảo luận nhóm được diễn ra như thế nào đối với môn học?
1. Luôn luôn 2. Thỉnh thoảng 3. Ít khi 4. Không bao giờ
   
24
Về việc sử dụng các phương tiện dạy học, công nghệ thông tin của GV có tác dụng như
thế nào? 1. Rất tốt 2. Tương đối tốt 3. Rất ít tác dụng 4. Không có tác dụng
   
25
Về loại hình kiểm tra/thi nào thường được sử dụng trong kiểm tra/thi môn học?
A. Tự luận B. Trắc nghiệm C. Vấn đáp D. Kết hợp cả tự luận và TNKQ
   
2. Phần dành cho SV ghi nhận xét và đề xuất đối với môn học đang được đánh giá:
NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 18
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU
BIỂU MẪU 2
BM2b/KT&KĐCL_01
TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM (Đánh giá giờ Thực hành)
KHOA/BAN………………………………..
6.
PHIẾU SINH VIÊN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔN HỌC
(Dùng để khảo sát ý kiến của sinh viên khi kết thúc môn học)
HỌC KỲ: …… NĂM HỌC: 200 - 200
Tên giảng viên: ..................................................................................................................................
Môn học:…………………………………Ngày khảo sát: ……...…………………………………
Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học, Nhà trường đề nghị các Anh/Chị với tinh thần trách nhiệm
và xây dựng, hãy tô kín vào ô chọn 1 trong 4 chỉ số tương ứng trong bảng theo suy nghĩ của Anh/Chị về từng
vấn đề trong quá trình học môn này, dùng các mức độ của chỉ số sau:
1 = Rất tốt 2 = Tốt 3 = Bình thường 4 = Chưa tốt
TT Tiêu chí 1: Chuẩn bị hướng dẫn. Giảng viên có công bố đầy đủ cho người học về: Các mức độ chỉ số
1 Đề cương chi tiết môn học. Bản vẽ hay tài liệu hướng dẫn thực hành (thí nghiệm).    
2 Cách thức kiểm tra đánh giá    
3 Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ, vật tư cho thực hành, thí nghiệm    
4 Mục tiêu rèn luyện kỹ năng của từng bài thực hành, thí nghiệm    
Tiêu chí 2: Nội dung hướng dẫn của giảng viên
5 Bám sát mục tiêu học tập môn học, bài thực hành, thí nghiệm    
6 Rõ ràng, chính xác    
7 Cập nhật kiến thức    
8 Chỉ ra được các ứng dụng thực tiễn    
Tiêu chí 3: Phương pháp hướng dẫn của giảng viên
9 Dễ hiểu, trực quan    
10 Thao tác mẫu chuẩn mực, chính xác    
11 Có ý kiến phản hồi tích cực cho người học về kỹ năng đạt được sau các bước thực
hành/thí nghiệm.
   
12 Khuyến khích người học rèn luyện để đạt được kỹ năng nghề nghiệp khác trong thực
hành/thí nghiệm.
   
Tiêu chí 4: Thực hiện quy chế giảng dạy của giảng viên
13 Tổ chức lớp thực hành (thí nghiệm) đúng và đủ giờ theo quy định    
14 Thực hiện đủ số bài thực hành (thí nghiệm) theo quy định    
15 Luôn có mặt để hướng dẫn người học trong giờ thực hành (thí nghiệm)    
16 Công bằng trong kiểm tra, đánh giá    
Tiêu chí 5: Tác phong sư phạm
17 Nhiệt tình và có trách nhiệm    
18 Bao quát được người học trong suốt thời gian thực hành (thí nghiệm)    
19 Có thái độ thân thiện với người học    
20 Quan tâm đến sự tiến bộ của người học cả kỹ năng, thái độ nghề nghiệp và kiến thức    
NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 19
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU
Tiêu chí 6: Phần dành cho SV ghi nhận xét và đề xuất đối với môn học đang được đánh
giá:
…………………………………………………………………………………………………………………………
NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 20
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU
BIỂU MẪU 3
BM01/HDCV01/TT07/KT&KĐCL
Trường: ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM
Khoa: ……………………………………..
PHIẾU GIẢNG VIÊN ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
(Dùng để khảo sát ý kiến của giảng viên khi kết thúc môn học)
HỌC KỲ: …… NĂM HỌC: 200 - 200
Họ tên giảng viên được đánh giá: ......................................................................................................
Học vị & chức danh: .........................................................................................................................
Giảng dạy môn/Lớp: ..........................................................................................................................
Họ tên người đánh giá – là lãnh đạo hay đồng nghiệp: .....................................................................
Ngày đánh giá: ...................................................................................................................................
Anh/chị đánh giá bằng cách khoanh tròn một chữ tương ứng với kết quả công tác mà
giảng viên đạt
được theo nhận xét của anh/chị cho từng vấn đề nêu trong bảng dưới. Dùng thang điểm
đánh giá sau:
a = Tốt b = Đạt yêu cầu
c = Cần khắc phục một số điểm d = Không đạt yêu cầu
TT CÁC VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ
Khoanh tròn
chữ phù hợp
1. Hoạt động giảng dạy
1 Mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ giảng dạy (1) a b c d
2
Mức độ bài giảng (2) đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của chương trình đào
tạo, theo đề cương chi tiết đã được thống nhất qua Khoa.
a b c d
3 Mức độ bài giảng cập nhật những thông tin, kiến thức mới liên quan. a b c d
4 Mức độ phù hợp của phương pháp giảng dạy áp dụng a b c d
5 Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy a b c d
6 Mức độ phù hợp của phương pháp đánh giá kết quả học tập của SV. a b c d
7 Chất lượng biên soạn đề thi đánh giá kết quả học tập của sinh viên (3). a b c d
8 Chia xẻ kinh nghiệm và hợp tác với đồng nghiệp trong giảng dạy a b c d
2. Hoạt động phát triển năng lực chuyên môn
9
Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ để khai thác thông tin phát triển năng lực
chuyên môn.
a b c d
10
Tự bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy và NCKH.
a b c d
11 Mức độ cập nhật kiến thức trong lĩnh vực phát triển chuyên môn (4) a b c d
3. Hồ sơ giảng viên & các hoạt động khác
12 Biên soạn đề cương chi tiết môn học (5) a b c d
13 Giáo trình giảng dạy & tài liệu/trang Web cho sinh viên tham khảo a b c d
14 Tập bài giảng (giáo án) a b c d
15 Sổ tay giảng viên (sổ điểm cá nhân) a b c d
16 Giao nộp đề thi đúng quy định a b c d
NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 21
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU
17 Chấm trả bài đúng quy định a b c d
18 Giờ giấc ra vào lớp a b c d
19 Thực hiện thời khoá biểu (lên lớp đầy đủ, không bỏ tiết) a b c d
20 Tham gia hội họp, hội nghị, hội thảo… do khoa, trường tổ chức a b c d
4. Nhận xét về đặc trưng chuyên môn của khoa
21 a b c d
22 a b c d
23 a b c d
24 a b c d
25 a b c d
Các ý kiến khác:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
…
(1). Bao gồm đảm bảo giờ lên lớp & khối lượng giờ dạy, quản lý sinh viên, tư vấn giúp đỡ sinh
viên.
(2). Mức độ bài giảng bao gồm: Giáo án, nội dung giảng dạy, tài liệu sử dụng và tham khảo.
(3). Nếu được giao biên soạn.
(4). Bao gồm các chuyên đề tự bồi dưỡng, các xemina, tập huấn, hội thảo…tham dự.
(5). Phải được thống nhất trong bộ môn/khoa và được trưởng khoa xác nhận.
NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 22
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU
KẾT LUẬN
Cho và nhận thông tin phản hồi là một phần quan trọng trong công tác huấn luyện
và giám sát nói chung. Việc cho và nhận phản hồi nên diễn ra suốt giai đoạn huấn luyện
chủ động khi người huấn luyện và nhân viên cùng xác định các vấn đề cần thực hiện,
cùng triển khai kế hoạch hành động và đánh giá kết quả.
Thông tin phản hồi hiệu quả mang nội dung cụ thể, không phải là điều gì đó chung
chung, luôn tập trung vào một hành vi cụ thể, không phải vào một cá nhân hay ý định của
họ. Thông tin phản hồi tốt nhất phải mang tính xây dựng và chân thành. Thông tin phản
hồi thành công phải mô tả các hành động hay hành vi mà cá nhân đã thực hiện. Bất kỳ khi
nào có thể, một lời phản hồi được yêu cầu sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Phản hồi hiệu quả
liên quan đến việc chia sẻ thông tin và quan sát. Nó không bao gồm lời khuyên trừ phi
bạn được cho phép hay yêu cầu. Thông tin phản hồi phải được đưa ra đúng lúc. Dù mang
tính tích cực hay xây dựng, chúng phải gắn chặt với các sự kiện. Phản hồi hiệu quả trả lời
cho câu hỏi cái gì và bằng cách nào mà một việc nào đó đã được thực hiện, không phải vì
sao. Kiểm tra để chắc chắn là người khác hiểu được các phản hồi của bạn Phản hồi hiệu
quả phải càng nhất quán càng tốt.
Phản hồi là hình thức giao tiếp đến một cá nhân hay nhóm người, liên quan đến
những tác động mà hành vi của họ mang đến cho người khác, công ty, khách hàng hay
tập thể. Phản hồi tích cực sẽ thông báo cho một người nào đó về công việc tốt đẹp. Hãy
thông tin chúng đúng lúc, cụ thể và thường xuyên. Các phản hồi mang tính xây dựng báo
hiệu cho cá nhân về những lĩnh vực mà người ta có thể làm tốt hơn nữa. Phản hồi không
có nghĩa là phê bình, chỉ trích; nó phải mang tính mô tả và hướng về hành động, không
phải cá nhân. Mục đích chính của phản hồi là giúp mọi người nhận ra vị trí của bản thân
trong mối quan hệ với các hành vi công việc và giúp hoàn thiện bản thân của từng cá
nhân nói riêng và của tổ chức nói chung.
NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 23
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• GIÁO TRÌNH
− Slide bài giảng môn “Đào tạo và phát triển nhân viên” của giảng viên Vũ Thanh
Hiếu, trường Đại học Mở TP.HCM, năm 2012
− Sách “Huấn luyện và truyền kinh nghiệm” - First News và NXB Tổng hợp
TPHCM
− Sách “Training in Organizations”, Goldstein, 1993
• TRANG WEB
− http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/ky-nang-phan-hoi-tich-cuc.226149.html
− http://hanhtrinhdelta.edu.vn/index.php/ky-nang-giao-tiep/phan-hoi-tich-cuc-ky-
nang-khuyen-khich-va-gan-ket-moi-nguoi/
− http://doanhnghiep.portals.vn/index.php?
option=com_content&view=article&id=782:loi-ich-cua-balance-
scorecard&catid=145:quan-tri-chien-luoc&Itemid=334http://vietbao.vn/Van-
hoa/Cho-va-nhan-thong-tin-phan-hoi/40197870/184/
− http://cuocsongdungnghia.com/sep-can-giao-tiep-voi-nhan-vien-nhu-the-nao/
− http://www.hvu.edu.vn/tin-tuc/hoat-dong-kiem-dinh/1288840636-ke-hoach-to-
chuc-lay-y-kien-phan-hoi-tu-nguoi-hoc-ve-hoat-dong-giang-day-cua-giang-vien-.hvu
− http://www.embeonline.com/modules.php?name=News&file=article&sid=743
− http://www.baomoi.com/Ky-nang-lanh-dao-Sep-phan-hoi-cho-nhan-
vien/146/8910602.epi
− http://maxreading.com/sach-hay/ky-nang-thuong-luong/cho-va-nhan-thong-tin-
phan-hoi-13558.html
− http://www.doanhnhan.net/nghe-thuat-dua-phan-hoi-cho-nhan-vienp53a3389.html
− http://www.google.com.vn/#hl=vi&tbo=d&sclient=psyab&q=BM05_GV&oq=B
M05_GV&gs_l=hp.3...50450.51105.3.51948.6.4.0.0.0.2.141.422.2j2.4.0...0.0...1c.1.1
UqyfwuYG70&pbx=1&bav=on.2,or.r_gc.r_pw.r_qf.&fp=1d46d0c5ac3ed274&bpcl=
38897761&biw=1366&bih=667
− http://www.hutech.edu.vn/khaothi/i256-danh-gia-hoat-dong-giang-day-cua-giang-
vien.aspx
NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 24

More Related Content

What's hot

ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC  TS. BÙI QUANG XUÂNĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC  TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
đề Cương ôn tập quản trị nhân lực
đề Cương ôn tập quản trị nhân lựcđề Cương ôn tập quản trị nhân lực
đề Cương ôn tập quản trị nhân lựcTrinh Van
 
Ky nang tao dong luc cho ban than
Ky nang tao dong luc cho ban thanKy nang tao dong luc cho ban than
Ky nang tao dong luc cho ban thanLại Thế Luyện
 
Train the trainer 3+ tai lieu cap nhat 3.2019 vmp-academy.com
Train the trainer 3+ tai lieu cap nhat 3.2019 vmp-academy.comTrain the trainer 3+ tai lieu cap nhat 3.2019 vmp-academy.com
Train the trainer 3+ tai lieu cap nhat 3.2019 vmp-academy.comssuserec9391
 
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tài Liệu UMM | Tài liệu năng năng lực toàn diện cho Quản lý cấp trung
Tài Liệu UMM | Tài liệu năng năng lực toàn diện cho  Quản lý cấp trungTài Liệu UMM | Tài liệu năng năng lực toàn diện cho  Quản lý cấp trung
Tài Liệu UMM | Tài liệu năng năng lực toàn diện cho Quản lý cấp trungssuserec9391
 
quản trị nhân lực -Human Resource_ Vinamilk
quản trị nhân lực -Human Resource_ Vinamilkquản trị nhân lực -Human Resource_ Vinamilk
quản trị nhân lực -Human Resource_ VinamilkHọa My
 
Ke toan vien
Ke toan vienKe toan vien
Ke toan viennghiemluc
 
Bài Giảng Quản Trị Nguồn Nhân Lực
Bài Giảng Quản Trị Nguồn Nhân LựcBài Giảng Quản Trị Nguồn Nhân Lực
Bài Giảng Quản Trị Nguồn Nhân LựcNhóc Tinh Nghịch
 
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT  KẾ CÔNG VIỆC. TS BÙI Q...
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT    KẾ CÔNG VIỆC.   TS BÙI Q...QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT    KẾ CÔNG VIỆC.   TS BÙI Q...
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT  KẾ CÔNG VIỆC. TS BÙI Q...Minh Chanh
 
Bài giảng tổng hợp quản trị nguồn nhân lực
Bài giảng tổng hợp quản trị nguồn nhân lực Bài giảng tổng hợp quản trị nguồn nhân lực
Bài giảng tổng hợp quản trị nguồn nhân lực Doanh Nhân Việt
 
Bài giảng tư vấn khởi nghiệp lập nghiệp cho thanh niên
Bài giảng tư vấn khởi nghiệp lập nghiệp cho thanh niênBài giảng tư vấn khởi nghiệp lập nghiệp cho thanh niên
Bài giảng tư vấn khởi nghiệp lập nghiệp cho thanh niênTrong Hoang
 
Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)
Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)
Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kỹ năng tìm việc và trả lơi phỏng vấn
Kỹ năng tìm việc và trả lơi phỏng vấnKỹ năng tìm việc và trả lơi phỏng vấn
Kỹ năng tìm việc và trả lơi phỏng vấnĐHKHXH&NV HN
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty tnhh thư...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty tnhh thư...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty tnhh thư...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty tnhh thư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Bản mô tả công việc nc & pttt
Bản mô tả công việc  nc & ptttBản mô tả công việc  nc & pttt
Bản mô tả công việc nc & ptttNguyễn Loan
 
05. kỹ năng huấn luyện
05. kỹ năng huấn luyện05. kỹ năng huấn luyện
05. kỹ năng huấn luyệnMai Xuan Tu
 
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...The Anh Duong
 

What's hot (20)

ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC  TS. BÙI QUANG XUÂNĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC  TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TS. BÙI QUANG XUÂN
 
đề Cương ôn tập quản trị nhân lực
đề Cương ôn tập quản trị nhân lựcđề Cương ôn tập quản trị nhân lực
đề Cương ôn tập quản trị nhân lực
 
Ky nang tao dong luc cho ban than
Ky nang tao dong luc cho ban thanKy nang tao dong luc cho ban than
Ky nang tao dong luc cho ban than
 
Slide nhom 9
Slide nhom 9Slide nhom 9
Slide nhom 9
 
Train the trainer 3+ tai lieu cap nhat 3.2019 vmp-academy.com
Train the trainer 3+ tai lieu cap nhat 3.2019 vmp-academy.comTrain the trainer 3+ tai lieu cap nhat 3.2019 vmp-academy.com
Train the trainer 3+ tai lieu cap nhat 3.2019 vmp-academy.com
 
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
 
Tài Liệu UMM | Tài liệu năng năng lực toàn diện cho Quản lý cấp trung
Tài Liệu UMM | Tài liệu năng năng lực toàn diện cho  Quản lý cấp trungTài Liệu UMM | Tài liệu năng năng lực toàn diện cho  Quản lý cấp trung
Tài Liệu UMM | Tài liệu năng năng lực toàn diện cho Quản lý cấp trung
 
quản trị nhân lực -Human Resource_ Vinamilk
quản trị nhân lực -Human Resource_ Vinamilkquản trị nhân lực -Human Resource_ Vinamilk
quản trị nhân lực -Human Resource_ Vinamilk
 
Ke toan vien
Ke toan vienKe toan vien
Ke toan vien
 
Bài Giảng Quản Trị Nguồn Nhân Lực
Bài Giảng Quản Trị Nguồn Nhân LựcBài Giảng Quản Trị Nguồn Nhân Lực
Bài Giảng Quản Trị Nguồn Nhân Lực
 
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT  KẾ CÔNG VIỆC. TS BÙI Q...
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT    KẾ CÔNG VIỆC.   TS BÙI Q...QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT    KẾ CÔNG VIỆC.   TS BÙI Q...
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT  KẾ CÔNG VIỆC. TS BÙI Q...
 
Bài giảng tổng hợp quản trị nguồn nhân lực
Bài giảng tổng hợp quản trị nguồn nhân lực Bài giảng tổng hợp quản trị nguồn nhân lực
Bài giảng tổng hợp quản trị nguồn nhân lực
 
Bài giảng tư vấn khởi nghiệp lập nghiệp cho thanh niên
Bài giảng tư vấn khởi nghiệp lập nghiệp cho thanh niênBài giảng tư vấn khởi nghiệp lập nghiệp cho thanh niên
Bài giảng tư vấn khởi nghiệp lập nghiệp cho thanh niên
 
Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)
Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)
Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)
 
Kỹ năng tìm việc và trả lơi phỏng vấn
Kỹ năng tìm việc và trả lơi phỏng vấnKỹ năng tìm việc và trả lơi phỏng vấn
Kỹ năng tìm việc và trả lơi phỏng vấn
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty tnhh thư...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty tnhh thư...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty tnhh thư...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty tnhh thư...
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Bản mô tả công việc nc & pttt
Bản mô tả công việc  nc & ptttBản mô tả công việc  nc & pttt
Bản mô tả công việc nc & pttt
 
05. kỹ năng huấn luyện
05. kỹ năng huấn luyện05. kỹ năng huấn luyện
05. kỹ năng huấn luyện
 
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...
 

Viewers also liked

Tuyển dụng và đào tạo nhân viên bán hàng
Tuyển dụng và đào tạo nhân viên bán hàngTuyển dụng và đào tạo nhân viên bán hàng
Tuyển dụng và đào tạo nhân viên bán hàngDien Nguyen
 
Quy trinh xay dung va danh gia kpi
Quy trinh xay dung va danh gia kpiQuy trinh xay dung va danh gia kpi
Quy trinh xay dung va danh gia kpiminhkhaihoang
 
Tiêu chuẩn đánh giá nhân viên theo kpi
Tiêu chuẩn đánh giá nhân viên theo kpiTiêu chuẩn đánh giá nhân viên theo kpi
Tiêu chuẩn đánh giá nhân viên theo kpiGà Tâm
 
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svPhieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svhuuson182
 
Quy trình đánh gía nhân viên
Quy trình đánh gía nhân viênQuy trình đánh gía nhân viên
Quy trình đánh gía nhân viênKiều Hân Hồ
 
3.3 đánh giá quá trình formative assessment-tạo động lực học tập
3.3 đánh giá quá trình formative assessment-tạo động lực học tập3.3 đánh giá quá trình formative assessment-tạo động lực học tập
3.3 đánh giá quá trình formative assessment-tạo động lực học tậpLuong Phan
 
phát triển chương trình đào tạo
phát triển chương trình đào tạophát triển chương trình đào tạo
phát triển chương trình đào tạoPhước Nguyễn
 
Nội qui cơ quan
Nội qui cơ quanNội qui cơ quan
Nội qui cơ quanledinhquy
 
Khóa học Giảng viên đào tạo nội bộ
Khóa học Giảng viên đào tạo nội bộKhóa học Giảng viên đào tạo nội bộ
Khóa học Giảng viên đào tạo nội bộDinh Thu Ha
 
Dao tao hoi nhap t tech
Dao tao hoi nhap t techDao tao hoi nhap t tech
Dao tao hoi nhap t techZun Tony
 
Cv7274 vụ gdđh
Cv7274 vụ gdđhCv7274 vụ gdđh
Cv7274 vụ gdđhICTesol
 
Noi quy van phong
Noi quy van phongNoi quy van phong
Noi quy van phongNgan Hoang
 
Đào tạo siêu ngắn - cách giải quyết vấn đề
Đào tạo siêu ngắn - cách giải quyết vấn đềĐào tạo siêu ngắn - cách giải quyết vấn đề
Đào tạo siêu ngắn - cách giải quyết vấn đềAnna Nguyen
 
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTELQUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTELPhuong Tran
 

Viewers also liked (17)

Tuyển dụng và đào tạo nhân viên bán hàng
Tuyển dụng và đào tạo nhân viên bán hàngTuyển dụng và đào tạo nhân viên bán hàng
Tuyển dụng và đào tạo nhân viên bán hàng
 
Quy trinh xay dung va danh gia kpi
Quy trinh xay dung va danh gia kpiQuy trinh xay dung va danh gia kpi
Quy trinh xay dung va danh gia kpi
 
Tiêu chuẩn đánh giá nhân viên theo kpi
Tiêu chuẩn đánh giá nhân viên theo kpiTiêu chuẩn đánh giá nhân viên theo kpi
Tiêu chuẩn đánh giá nhân viên theo kpi
 
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svPhieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
 
Quy trình đánh gía nhân viên
Quy trình đánh gía nhân viênQuy trình đánh gía nhân viên
Quy trình đánh gía nhân viên
 
3.3 đánh giá quá trình formative assessment-tạo động lực học tập
3.3 đánh giá quá trình formative assessment-tạo động lực học tập3.3 đánh giá quá trình formative assessment-tạo động lực học tập
3.3 đánh giá quá trình formative assessment-tạo động lực học tập
 
phát triển chương trình đào tạo
phát triển chương trình đào tạophát triển chương trình đào tạo
phát triển chương trình đào tạo
 
Nội qui cơ quan
Nội qui cơ quanNội qui cơ quan
Nội qui cơ quan
 
Khóa học Giảng viên đào tạo nội bộ
Khóa học Giảng viên đào tạo nội bộKhóa học Giảng viên đào tạo nội bộ
Khóa học Giảng viên đào tạo nội bộ
 
Dao tao hoi nhap t tech
Dao tao hoi nhap t techDao tao hoi nhap t tech
Dao tao hoi nhap t tech
 
Cv7274 vụ gdđh
Cv7274 vụ gdđhCv7274 vụ gdđh
Cv7274 vụ gdđh
 
Nghien cuu su trung thanh dich vu vien thong di dong
Nghien cuu su trung thanh dich vu vien thong di dongNghien cuu su trung thanh dich vu vien thong di dong
Nghien cuu su trung thanh dich vu vien thong di dong
 
Bìa tiếng anh
Bìa tiếng anhBìa tiếng anh
Bìa tiếng anh
 
Vietnamese language study survey
Vietnamese language study surveyVietnamese language study survey
Vietnamese language study survey
 
Noi quy van phong
Noi quy van phongNoi quy van phong
Noi quy van phong
 
Đào tạo siêu ngắn - cách giải quyết vấn đề
Đào tạo siêu ngắn - cách giải quyết vấn đềĐào tạo siêu ngắn - cách giải quyết vấn đề
Đào tạo siêu ngắn - cách giải quyết vấn đề
 
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTELQUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
 

Similar to đàO tạo và phát triển nhân viên

Docx 20111031 huanluyen
Docx 20111031 huanluyenDocx 20111031 huanluyen
Docx 20111031 huanluyenCường Bùi
 
529 05
529   05529   05
529 05segovn
 
05. Ky Nang Huan Luyen
05. Ky Nang Huan Luyen05. Ky Nang Huan Luyen
05. Ky Nang Huan Luyengaconnhome1988
 
Ky nang_huan_luyen
 Ky nang_huan_luyen Ky nang_huan_luyen
Ky nang_huan_luyenhuynhloc
 
05. ky nang huan luyen
05. ky nang huan luyen05. ky nang huan luyen
05. ky nang huan luyenTang Tan Dung
 
05 ky-nang-huan-luyen
05 ky-nang-huan-luyen05 ky-nang-huan-luyen
05 ky-nang-huan-luyenhuuphuoc
 
Ebook Phát Triển Kỹ Năng Đào Tạo - Train The Trainer
Ebook Phát Triển Kỹ Năng Đào Tạo - Train The TrainerEbook Phát Triển Kỹ Năng Đào Tạo - Train The Trainer
Ebook Phát Triển Kỹ Năng Đào Tạo - Train The TrainerNhân Nguyễn Sỹ
 
Quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lựcQuản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lựcLanhs2Nang
 
Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)
Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)
Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)dinhthit39
 
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức LongĐồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Longthaihoc2202
 
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theoTiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theoThanh Hoa
 
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lưc
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lưcĐào tạo và phát triển nguồn nhân lưc
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lưcVitHong102712
 
Ebook Kỹ Năng Huấn Luyện Nhân Viên
Ebook Kỹ Năng Huấn Luyện Nhân ViênEbook Kỹ Năng Huấn Luyện Nhân Viên
Ebook Kỹ Năng Huấn Luyện Nhân ViênNhân Nguyễn Sỹ
 
Ly luan DH DH - Bui Thi Loan.pptx
Ly luan DH DH - Bui Thi Loan.pptxLy luan DH DH - Bui Thi Loan.pptx
Ly luan DH DH - Bui Thi Loan.pptxTrnMinhTuyn1
 

Similar to đàO tạo và phát triển nhân viên (20)

Ky nang huan luyen
Ky nang huan luyenKy nang huan luyen
Ky nang huan luyen
 
Docx 20111031 huanluyen
Docx 20111031 huanluyenDocx 20111031 huanluyen
Docx 20111031 huanluyen
 
529 05
529   05529   05
529 05
 
05. Ky Nang Huan Luyen
05. Ky Nang Huan Luyen05. Ky Nang Huan Luyen
05. Ky Nang Huan Luyen
 
05 Ky Nang Huan Luyen762
05 Ky Nang Huan Luyen76205 Ky Nang Huan Luyen762
05 Ky Nang Huan Luyen762
 
Ky nang_huan_luyen
 Ky nang_huan_luyen Ky nang_huan_luyen
Ky nang_huan_luyen
 
05. ky nang huan luyen
05. ky nang huan luyen05. ky nang huan luyen
05. ky nang huan luyen
 
05. ky nang huan luyen
05. ky nang huan luyen05. ky nang huan luyen
05. ky nang huan luyen
 
05 ky-nang-huan-luyen
05 ky-nang-huan-luyen05 ky-nang-huan-luyen
05 ky-nang-huan-luyen
 
Ebook Phát Triển Kỹ Năng Đào Tạo - Train The Trainer
Ebook Phát Triển Kỹ Năng Đào Tạo - Train The TrainerEbook Phát Triển Kỹ Năng Đào Tạo - Train The Trainer
Ebook Phát Triển Kỹ Năng Đào Tạo - Train The Trainer
 
Quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lựcQuản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực
 
Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)
Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)
Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)
 
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức LongĐồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
 
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theoTiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
 
DANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docx
DANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docxDANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docx
DANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docx
 
Danh gia hieu qua lam viec cua nhan vien trong doanh nghiep
Danh gia hieu qua lam viec cua nhan vien trong doanh nghiepDanh gia hieu qua lam viec cua nhan vien trong doanh nghiep
Danh gia hieu qua lam viec cua nhan vien trong doanh nghiep
 
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lưc
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lưcĐào tạo và phát triển nguồn nhân lưc
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lưc
 
Ebook Kỹ Năng Huấn Luyện Nhân Viên
Ebook Kỹ Năng Huấn Luyện Nhân ViênEbook Kỹ Năng Huấn Luyện Nhân Viên
Ebook Kỹ Năng Huấn Luyện Nhân Viên
 
Đào tạo nguồn nhân lực tại Cảng vụ hàng không miền Trung, 9đ
Đào tạo nguồn nhân lực tại Cảng vụ hàng không miền Trung, 9đĐào tạo nguồn nhân lực tại Cảng vụ hàng không miền Trung, 9đ
Đào tạo nguồn nhân lực tại Cảng vụ hàng không miền Trung, 9đ
 
Ly luan DH DH - Bui Thi Loan.pptx
Ly luan DH DH - Bui Thi Loan.pptxLy luan DH DH - Bui Thi Loan.pptx
Ly luan DH DH - Bui Thi Loan.pptx
 

More from Thanh Hoa

Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh họcXử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh họcThanh Hoa
 
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt namXung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt namThanh Hoa
 
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...Thanh Hoa
 
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnhứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnhThanh Hoa
 
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...Thanh Hoa
 
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...Thanh Hoa
 
Thị trường bảo hiểm việt nam
Thị trường bảo hiểm việt namThị trường bảo hiểm việt nam
Thị trường bảo hiểm việt namThanh Hoa
 
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bảnThảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bảnThanh Hoa
 
Thạc sỹ 321 phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
Thạc sỹ 321   phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...Thạc sỹ 321   phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
Thạc sỹ 321 phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...Thanh Hoa
 
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anhTổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anhThanh Hoa
 
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...Thanh Hoa
 
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếTìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếThanh Hoa
 
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvnTiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvnThanh Hoa
 
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkavTiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkavThanh Hoa
 
Tiểu luận e marketing
Tiểu luận e marketingTiểu luận e marketing
Tiểu luận e marketingThanh Hoa
 
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...Thanh Hoa
 
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt namTiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt namThanh Hoa
 
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009Thanh Hoa
 
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...Thanh Hoa
 
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung ppt
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung pptTài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung ppt
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung pptThanh Hoa
 

More from Thanh Hoa (20)

Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh họcXử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
 
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt namXung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
 
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
 
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnhứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
 
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
 
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
 
Thị trường bảo hiểm việt nam
Thị trường bảo hiểm việt namThị trường bảo hiểm việt nam
Thị trường bảo hiểm việt nam
 
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bảnThảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
 
Thạc sỹ 321 phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
Thạc sỹ 321   phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...Thạc sỹ 321   phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
Thạc sỹ 321 phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
 
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anhTổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
 
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
 
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếTìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
 
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvnTiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
 
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkavTiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
 
Tiểu luận e marketing
Tiểu luận e marketingTiểu luận e marketing
Tiểu luận e marketing
 
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
 
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt namTiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
 
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
 
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
 
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung ppt
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung pptTài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung ppt
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung ppt
 

đàO tạo và phát triển nhân viên

  • 1. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU LỜI MỞ ĐẦU Trong cuộc sống chúng ta rất nhiều lúc cần đến sự góp ý cũng như tranh luận từ người khác. Điều này sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn toàn diện nhất về những vấn đề mình gặp phải và tìm cách giải quyết nó chính xác, nhanh gọn. Con người không ai toàn diện và hoàn hảo, chúng ta phải cố gắng từng ngày để hoàn thiện mình. Không ai có thể làm tốt mọi việc đến nỗi không tìm thấy một thiếu sót nào cả. Cách tốt nhất để chúng ta nhìn nhận lại những thiếu sót của mình là từ những góp ý, phản hồi của người khác và người khác cũng vậy! Điều đầu tiên chúng ta nên làm không phải là chê bai công việc của họ hay kết quả mà họ đạt được mà nên chân thành chia sẻ những ghi nhận của bạn với điều mà họ đang làm! Việc này sẽ khiến cho người nhận sự góp ý cảm thấy mình được trân trọng và đánh giá đúng mức! Chúng ta hãy nhận xét một cách khách quan và trung thực về những vấn đề cần đánh giá! Đặc biệt là trong môi trường làm việc hiện đại như ngày nay thì việc đưa ra các thông tin phản hồi lại càng cấp thiết, nhất là trong các chương trình đào tạo của tổ chức, doanh nghiệp vì nó sẽ giúp cho những đối tượng liên quan như học viên và giảng viên chấn chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi một cách kịp thời và hoạt động đào tạo đạt hiệu quả, đúng theo mục tiêu mà tổ chức đề ra. NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 1
  • 2. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................1 I.CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................................3 1)Khái niệm ................................................................................................................3 2)Mục đích ..................................................................................................................3 3)Lợi ích của việc cung cấp thông tin phản hồi ............................................................3 II.ĐƯA RA THÔNG TIN PHẢN HỒI GIỮA HỌC VIÊN/GIẢNG VIÊN...............4 1)Mô hình hệ thống về chu trình đào tạo .................................................................4 2)Quy trình đưa ra thông tin phản hồi .....................................................................5 a)Thu thập thông tin .............................................................................................5 i)Nguồn thông tin ..............................................................................................5 ii)Các nội dung thông tin phản hồi.....................................................................6 b)Phản hồi thông tin .............................................................................................6 i)Khi nào đưa ra thông tin phản hồi? ................................................................6 ii)Phương pháp phản hồi thông tin ...................................................................7 iii)Các ảnh hưởng về TT phản hồi có thể xảy ra ...............................................9 iv)Nguyên tắc phản hồi .....................................................................................9 v)Sai lầm cần tránh trong phản hồi thông tin ................................................10 c)Phát triển kế hoạch hành động .........................................................................11 i)Đánh giá thông tin phản hồi ...........................................................................11 ii)Xử lý thông tin phản hồi ................................................................................12 III.VÍ DỤ THỰC TẾ ....................................................................................................13 KẾT LUẬN ....................................................................................................................22 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................23 NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 2
  • 3. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1) Khái niệm Phản hồi thông tin là đưa ra các dữ liệu, các thông tin xác nhận lại hay đóng góp những ý kiến để phát triển những thông tin có được. Việc đưa ra thông tin phản hồi hiệu quả sẽ giúp nâng cao tinh thần làm việc cũng như thành tích làm việc. 2) Mục đích − Xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, phương pháp và phong cách giảng dạy tiên tiến, hiện đại. − Tạo thêm kênh thông tin giúp giảng viên điều chỉnh hoạt động giảng dạy − Tạo điều kiện để học viên được phản ánh tâm tư, nguyện vọng, được thể hiện chính kiến về hoạt động giảng dạy của giảng viên. 3) Lợi ích của việc cung cấp thông tin phản hồi − Đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, nghĩa là học viên sau khi được đào tạo sẽ đáp ứng được yêu cầu của tổ chức, doanh nghiệp cũng như trong xã hội. − Giúp cho giảng viên kịp thời điều chỉnh các phương pháp giảng dạy sao cho hiệu quả để phù hợp với năng lực của học viên. − Giúp cho tổ chức đào tạo có cái nhìn toàn diện hơn, khách quan hơn về các mục tiêu quản lý đã xây dựng và quá trình triển khai thực hiện các kế hoạch. Ví dụ: Đối với các nhân viên mới, các doanh nghiệp thường hay tổ chức các khóa đào tạo giúp nâng cao kiến thức, trình độ, kinh nghiệm cho nhân viên. Tổ chức đào tạo sẽ tiến hành khảo sát các kiến thức đại cương cũng như là các kỹ năng mà nhân viên còn thiếu,..ngay từ khi nhân viên mới vào làm để nắm vững trình độ nhân viên ở từng mảng kiến thức. Và trong các khóa học đó, nhân viên sẽ được nêu ra ý kiến, đóng góp thông tin phản hồi về nhiều vấn đề liên quan đến khóa đào tạo. Trên cơ sở thu thập thông tin phản hồi đó, tổ chức sẽ điều chỉnh hoạt động đào tạo sao cho phù hợp nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức đã đề ra. NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 3
  • 4. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU II. ĐƯA RA THÔNG TIN PHẢN HỒI GIỮA HỌC VIÊN/GIẢNG VIÊN 1) Mô hình hệ thống chu trình đào tạo (Nguồn: Training in Organizations, Goldstein, 1993) Một khi chuyên gia đào tạo đã xác định nhu cầu đào tạo và chuẩn bị các mục tiêu hành vi, bước kế tiếp là xây dựng chương trình đào tạo thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra. Điều này được hoàn tất bằng cách lựa chọn phương pháp đào tạo và phát triển các tài liệu đào tạo nhằm truyền tải kiến thức và kỹ năng được xác định trong các mục tiêu thuộc về hành vi. Điều không kém phần quan trọng là làm thế nào để những người học hiểu được các nguyên tắc học. Các nguyên tắc này là cơ sở để thiết kế một chương trình đào tạo hiệu quả. Người lập kế hoạch đào tạo cũng cần quan tâm đến những nguyên tắc học để đảm bảo cho một chương trình đào tạo đạt chất lượng tốt. Để một chương trình đào tạo có hiệu quả, nó phải được thiết kế để kết hợp những nguyên tắc được đưa ra sau đây nhằm tạo thuận lợi cho quá trình học tập của học viên. Bao gồm: nguyên tắc củng cố, nguyên tắc tham gia, nguyên tắc thực hành, và nguyên tắc phản hồi. NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 4 1 3 2 Đánh giá nhu cầu đào tạo Xác định mục tiêu đào tạo Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp cùng với các nguyên tắc học Xây dựng các tiêu chuẩn đào tạo Tiến hành đào tạo Đánh giá kết quả đào tạoPHẢN HỒI
  • 5. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU Trong đó, nguyên tắc phản hồi đóng vai trò rất quan trong trọng suốt quá trình đào tạo. Phản hồi là các thông tin ngược thông báo cho học viên biết kết quả của họ. Thông tin ngược cung cấp cho học viên các thông tin như kết quả của họ có đúng hay không và họ có tiến bộ hay không. Thông tin ngược cũng có thể củng cố những kết quả mong muốn hoặc những thay đổi về kết quả. Phản hồi là tiêu biểu cho cả việc động viên và việc học. Nếu phản hồi không được cung cấp, học viên có thể học những kỹ thuật sai hoặc đánh mất sự động viên để học. Phản hồi làm cho tiến trình học trở nên thích thú hơn, tối đa hoá sự sẵn sàng của học viên. Phản hồi cũng cần thiết cho mục tiêu duy trì hoặc cải thiện thành tích. Người đào tạo nên lập kế hoạch để đưa ra những thông tin phản hồi chính xác, thân thiện và khuyến khích ở giai đoạn đầu của chương trình đào tạo. Đầu tiên, người đào tạo nên đánh giá cao bất cứ cải thiện nào. Dần dần khi mà kỹ năng của học viên được gia tăng, người đào tạo nên tăng mức độ thành tích để được động viên, nhận được thông tin phản hồi. Vào cuối chương trình, người đào tạo nên dạy cho người học làm thế nào đánh giá thành tích của họ, và người học nên dịch chuyển sang hướng phản hồi từ chính những gì mà họ xây dựng hơn là phản hồi từ người khác. Điều này gia tăng khả năng của học viên có thể tiếp tục thực hiện một cách chính xác khi trở lại công việc. 2) Quy trình đưa ra thông tin phản hồi a) Thu thập thông tin i) Nguồn thông tin • Học viên  Những nhân viên được tham gia đào tạo • Giảng viên  Nguồn giảng viên bên trong  Người quản lý cấp cao, cấp trung  Người quản lý trực tiếp  Nhân viên lâu năm, có kinh nghiệm, thợ lành nghề (thợ bậc cao)  Nguồn giảng viên bên ngoài  Các giảng viên chuyên nghiệp (tại các cơ sở đào tạo, huấn luyện…)  Người quản lý tại các tổ chức, doanh nghiệp khác  Nhân viên lâu năm, thợ bậc cao tại các tổ chức, doanh nghiệp khác • Tổ chức  Bộ phận phụ trách và chịu trách nhiệm về mảng đào tạo cho nhân viên NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 5 Thu thập thông tin Học viên, giảng viên cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề đào tạo Phản hồi thông tin Những cảm nhận và chia sẻ Phát triển kế hoạch hành động Tổ chức đào tạo sẽ xử lý thông tin thông qua các kế hoạch cụ thể để giải quyết các vấn đề liên quan
  • 6. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU ii) Các nội dung thông tin phản hồi b) Phản hồi thông tin i) Khi nào đưa ra thông tin phản hồi? Phản hồi thông tin rất cần thiết. Nó cung cấp thông tin giúp người nhận phản hồi tự xem xét để điều chỉnh hành vi của mình nhằm nâng cao hiệu quả truyền tin. Ý kiến phản hồi là ý kiến xây dựng, không phê phán, chỉ trích. Nhưng khi nào là thời điểm tốt nhất để đưa ra thông tin phản hồi? Như đã nêu ở trên, phản hồi đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình đào tạo. Vì thế nó có thể diễn ra vào trước, trong hay sau quá trình đào tạo. Cụ thể như: Trước quá trình đào tạo: học viên có thể liên hệ văn phòng đại diện hoặc trung tâm để hỏi về thời gian, địa điểm học hay các thông tin tham khảo cần thiết trước khi lựa chọn chương trình học,… NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 6 Phản hồi GIẢNG VIÊN TỔ CHỨC HỌC VIÊN GIẢNG VIÊN • Phong cách học của học viên • Khả năng tiếp thu của học viên • Kết quả đánh giá • Quá trình đào tạo • Thảo luận, trao đổi • Tích cực học tập • Đặt câu hỏi • Chia sẻ kinh nghiệm TỔ CHỨC • Mục tiêu đào tạo • Phong thái giảng dạy • Phương pháp dạy và học • Kích thích sáng tạo của học viên • Đánh giá công bằng • Khuyến khích phản hồi thông tin HỌC VIÊN • Nội dung giảng dạy • Phương pháp giảng dạy • Tài liệu học tập • Cách thức học tập • Thời gian giảng dạy • Trách nhiệm của giảng viên • Sự nhiệt tình của giảng viên • Năng lực giảng viên • Tác phong của giảng viên • Lắp đặt và trang trí phòng học • Hệ thống máy móc • Yêu cầu hỗ trợ chương trình đào tạo • Địa điểm đào tạo
  • 7. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU Ví dụ: Để biết được thông tin về khóa học, ngày giờ , địa điểm học,…của trung tâm tin học Trường đại học Tự nhiên, học viên có thể đến văn phòng của Trường đại học Tự nhiên để hỏi thông tin hoặc gọi điện thoại đến phòng tin học của trường để tìm thông tin. Trong quá trình đào tạo: học viên có thắc mắc gì thì trong quá trình này có thể phản hồi thông tin để nhận lại được những thông tin mình cần như đặt câu hỏi để được giải đáp thắc mắc, tham khảo ý kiến,… Ví dụ: Trong suốt buổi học, khi giảng viên giảng bài, sinh viên có thắc mắc thì đặt câu hỏi để được giảng viên giải đáp. Sau quá trinh đào tạo: tại thời điểm này, có thể đưa ra những phản hồi thông tin để nhận xét, đánh giá hoặc đặt câu hỏi để được giải đáp thắc mắc… Ví dụ: sau khi hết học kỳ, Trường đại học Hùng Vương tổ chức quá trình đánh giá giảng viên bằng cách phát giấy để học viên làm một bản đánh giá về giảng viên đã dạy mình với các thông tin do Bộ quy định như giảng viên có tạo môi trường thuận lợi cho học viên học tập hay giáo trình giảng dạy có phù hợp,… Ví dụ khác: Một chuyên gia huấn luyện chuyên nghiệp thường lấy thông tin phản hồi giữa chương trình đào tạo, cuối chương trình và 3-4 tháng sau khi kết thúc chương trình. Anh ta sẽ hỏi những câu hỏi khác nhau, vào những thời điểm khác nhau và sẽ nhận được những câu trả lời cũng rất khác nhau. Với những thông tin lấy từ giữa chương trình anh ta có thể ngay lập tức hiệu chỉnh tài liệu và phương pháp tiến hành lớp học. Với những thông tin lấy sau khóa học sẽ giúp cho anh ta cải tiến các khóa học sẽ được triển khai trong tương lai. Và với những thông tin cập nhật sau đó nhiều tháng cho phép anh ta quyết định khả năng phát triển các khóa học của mình trong dài hạn. ii) Phương pháp phản hồi thông tin • Trực tiếp:  Phản hồi tại chỗ: Trong quá trình đào tạo sẽ có sự tương tác giữa giảng viên và học viên thì những thắc mắc, ý kiến sẽ được đưa ra ngay trong giai đoạn này. • Ưu điểm: − Giải đáp nhanh những vấn đề nhỏ, liên quan • Nhược điểm − Cản trở quá trình giảng dạy (những phản hồi rải rác của học viên) − Cần thời gian để giải quyết các vấn đề quan trọng  Khảo sát bằng hình thức phiếu điều tra  Tiến trình thực hiện 1. Học viên và giảng viên cùng tham gia vào quá trình khảo sát 2. Bản khảo sát sẽ được đệ trình cho tổ chức đào tạo 3. Thông tin được tổ chức đào tạo phân tich và tổng kết NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 7
  • 8. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU 4. Thông tin được trình bày cho học viên và giảng viên 5. Học viên và giảng viên sẽ xem xét các thông tin đó đưa ra giải pháp cho vấn đề hoặc ra các quyết định để đạt được mục tiêu. • Ưu điểm − Có thể thu thập được thông tin chi tiết − Số lượng khảo sát lớn − Thời gian nhanh • Nhược điểm − Biểu mẫu có thể chưa hoàn chỉnh − Thông tin có thể không rõ ràng − Việc phân tích thông tin thu thập thường rất khó • Gián tiếp  Email, điện thoại, mạng Internet,… Ví dụ: Tại Trường Đại học Mở Tp.HCM, sau khi kết thúc một học kỳ và khi bắt đầu đăng ký môn học cho học kỳ mới phải làm phần đánh giá môn học trên trang mạng của trường. Việc đánh giá này thực tế là lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo quy định, gồm các nội dung như: nội dung và phương pháp giảng dạy của giảng viên; tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và việc sử dụng phương tiện dạy học; trách nhiệm, sự nhiệt tình của giảng viên đối với người học và thời gian giảng dạy của giảng viên; khả năng của giảng viên trong việc khuyến khích sáng tạo, .. • Ưu điểm − Nhận thông tin nhanh − Số lượng tham gia lớn − Thời gian nhanh • Nhược điểm − Thông tin có thể không rõ ràng − Việc phân tích thông tin thu thập thường rất khó NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 8
  • 9. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU iii) Các ảnh hưởng về TT phản hồi có thể xảy ra iv) Nguyên tắc phản hồi Thông tin phản hồi là một phần quan trọng trong công tác đào tạo và giám sát nói chung và được diễn ra suốt giai đoạn đào tạo chủ động khi giảng viên và học viên cùng xác định các vấn đề cần thực hiện, cùng triển khai kế hoạch hành động và đánh giá kết quả. Có sự khác biệt giữa lời khen tặng và sự phản hồi tích cực, cũng như giữa lời chỉ trích với phản hồi tiêu cực. Khen tặng đơn giản chỉ là lời ca ngợi một hành động được thực hiện xuất sắc: “Anh đã làm rất tốt việc thuyết minh sản phẩm mẫu đó”. Phản hồi tích cực là lời khen ngợi nhưng ở mức độ cao hơn bằng cách xác định cụ thể các hành động xuất sắc. “Tôi thích cách anh thuyết minh mẫu sản phẩm này. Cách anh mở đầu bằng phần giới thiệu những thách thức kỹ thuật tiềm ẩn, sau đó trình bày biện pháp giải quyết những thách thức đó, và kết thúc bằng minh họa thực tế đã giúp tất cả chúng tôi hiểu rõ về công nghệ đó”. Chỉ trích và phản hồi tiêu cực cũng tương tự. Chỉ trích là lời chê bai chung chung, không giải thích cụ thể: “Màn thuyết trình đó thật tệ. Người xem nào cũng cảm thấy nhàm chán hoặc rối rắm”. Trái lại, phản hồi tiêu cực cung cấp nhiều chi tiết hơn: “Tôi nghĩ là bài thuyết trình của anh còn thiếu tính tổ chức. Lẽ ra anh nên giới thiệu cách thức hoạt động của sản phẩm mẫu ấy. Quả thật, trong vai trò một khán giả, tôi cũng không nắm rõ về những thách thức kỹ thuật cũng như những vấn đề mà sản phẩm ấy có thể giải quyết”. NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 9 Thông tin phản hồi có tạo ra sự thay đổi Quy trình xử lý có góp phần biến thông tin thành hành động? Từ chối và không giải quyết TT Sử dụng TT để phân tích và giải quyết vấn đề. Khôn g TĐ Tha y đổi bối rối, không thay đổi Năng lượng của thay đổi là gì? Đưa ra thông tin phản hồi CÓ KHÔNG
  • 10. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU • Khi đưa ra lời phản hồi, nên: + Tập trung vào việc cải thiện năng lực thực hiện. Đừng dùng ý kiến phản hồi chỉ để chỉ trích hay nhấn mạnh kết quả yếu kém. Cần lưu ý đến việc thực hiện yếu kém, nhưng đồng thời cũng cần phải khẳng định, tăng cường sự phản hồi về những phần việc được thực hiện tốt. Điều đó sẽ giúp người nhận thông tin học hỏi được từ những gì họ đã làm đúng. + Tập trung phản hồi về tương lai. Hãy tập trung vào những vấn đề có thể điều chỉnh và cải thiện trong tương lai. + Đưa ra phản hồi kịp thời. Cố gắng đưa ra ý kiến phản hồi càng sớm càng tốt sau khi quan sát được hành vi muốn điều chỉnh hoặc củng cố. Chỉ trì hoãn khi cần phải thu thập mọi thông tin cần thiết.. + Tập trung vào cách hành xử chứ không phải vào tính tình, thái độ và nhân cách. Điều này sẽ khiến người nhận thông tin không có cảm giác là mình đang bị công kích cá nhân. + Tránh nói chung chung. Thay vì nói: “Phần trình bày của anh trong buổi học vừa rồi rất hiệu quả”, hãy nói một điều gì cụ thể hơn như: “Những hình ảnh đồ họa mà anh dùng trong buổi thuyết trình của mình thật hiệu quả cho việc trao đổi thông điệp”. + Hãy chân thành. Hãy đưa ra phản hồi với mục đích giúp cải thiện. + Hãy thực tế. Hãy tập trung vào các yếu tố có thể kiểm soát. • Khi nhận phản hồi nên: + Lắng nghe và ghi chép + Có thể hỏi lại những ý chưa rõ.  Vì phản hồi có tính chất hai chiều, nên người gửi thông tin cần cởi mở đón nhận ý kiến phản hồi cũng như sẵn sàng đưa ra phản hồi. v) Sai lầm cần tránh trong phản hồi thông tin Truyền thông phụ thuộc vào sự kết hợp các yếu tố ngữ cảnh, văn hóa, môi trường. Trong quá trình truyền thông có rất nhiều trở ngại làm cho thông tin bị sai lạc, mất mát, giảm hiệu quả, thậm chí gây phản tác dụng. Những trở ngại này được gọi là nhiễu hay rào cản. Trong công tác đào tạo cũng xuất hiện những rào cản đòi hỏi nhà quản lý phải nhận biết và tìm cách khắc phục để nâng cao hiệu quả quản lý toàn diện các hoạt động đào tạo của công ty, việc truyền đạt thông tin trong công tác quản lý gặp những rào cản như sau:  Không nhiệt tình, cởi mở trong việc phản hồi  Sợ đón nhận những phản hồi tiêu cực Đón nhận thông tin phản hồi tiêu cực là một khó khăn, những trên thực tế nó lại là một món quà quí giá. Nó là sự kiểm chứng thực tế; nó nhắc chúng ta rằng không phải lúc nào mọi chuyện cũng tốt, phải luôn hoàn thiện mình. Nó cũng nhắc chúng ta rằng không thể làm vừa lòng được tất cả mọi người. Sẵn sàng đón nhận thông tin phản hồi thực sự là tạo điều kiện có được những phản hồi tiêu cực. Đó chính là thái độ của bạn khi mà nhận thông tin phản hồi về nhược điểm và bạn chuyển hóa những thông tin tiêu cực đó thành những cơ hội tích cực  Hơi ngại vì sợ làm mất thời giờ của người khác NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 10
  • 11. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU  Thông tin đến không kịp thời, thiếu chính xác, chưa đầy đủ (khó tìm ra những thông tin đáng tin cậy để làm căn cứ ra quyết định) Ví dụ: Sinh viên đang cần trao đổi gấp với giáo viên hướng dẫn về luận án tốt nghiệp của mình nên đã gừi mail cho thầy cô nhờ sự giúp đỡ. Vì bận công việc nên giáo viên đã trả lời cho sinh viên này sau một thời gian dài nên sinh viên đã không kịp thời gian làm bài.  Thông tin phản hồi có những từ, ngữ, câu văn khó hiểu (gây trở ngại cho việc triển khai các công việc cần thực hiện)  Thiếu sự tin cậy, thiếu tín nhiệm (nên khó hợp tác cùng nhau) Ví dụ: Trong một bộ phận, người quản lý do có tính độc đoán nên ít khi tin tưởng nhân viên của mình. Khi nhân viên trình bày một ý tưởng sáng tạo mới của mình thông qua email, người quản lí chỉ xem qua một cách sơ sài và không phản hồi lại cho nhân viên biết về ý kiến của mình vì cho rằng nhân viên này làm sao mà có được kiến thức và kinh nghiệm để đề xuất ý tưởng cho công ty.  Chế độ thông tin, báo cáo thiếu nhất quán từ ban đầu (dẫn đến báo cáo không kịp thời, không chính xác, không đầy đủ,…) Ví dụ: Việc đánh giá học viên phải được giảng viên thực hiện từ đầu khóa học, nhưng vì bận công việc nên đã kéo dài đến cuối học kì, dẫn đến công tác chuẩn bị báo cáo và xử lí, đánh giá thông tin thiếu chính xác đối với học viên của mình. c) Phát triển kế hoạch hành động i) Đánh giá thông tin phản hồi  Tiêu chuẩn 1: Nội dung kiến thức giảng dạy − Môn học trang bị những kiến thức chuyên môn cần thiết cho công việc của người học − Giảng viên có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực giảng dạy − Người học được thông báo rõ ràng về mục tiêu, nội dung môn học − Giảng viên truyền tải đầy đủ nội dung kiến thức theo yêu cầu − Gỉang viên thường xuyên mở rộng nội dung kiến thức, vận dụng kiến thức thực tế, kiến thức khoa học mới vào giảng dạy cho người học.  Tiêu chuẩn 2: Phương pháp giảng dạy của giảng viên − Tác phong sư phạm của giảng viên − Giảng viên có phương pháp nghiệp vụ tốt, truyền đạt rõ ràng, dễ hiểu − Giảng viên sử dụng kết hợp hợp lý các phương pháp giảng dạy khác nhau nhằm đạt hiệu quả cao nhất − Giảng viên có phương pháp giảng dạy kích thích tính tích cực học tập, sáng tạo, khả năng nghiên cứu độc lập của học viên,…  Tiêu chuẩn 3: Sự phát triển kỹ năng cho học viên − Môn học thúc đẩy kỹ năng tự rèn luyện và thái độ làm việc cho người học, đáp ứng nhu cầu làm việc trong tương lai  Tiêu chuẩn 4: Phương pháp kiểm tra đánh giá khách quan − Hoạt động kiểm tra đánh giá được tiến hành hợp lý NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 11
  • 12. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU − Phương pháp kiểm tra đánh giá khoa học đo lường chính xác kết quả học tập của người học − Kết quả kiểm tra đánh giá được phản hồi kip thời giúp người học có cái nhìn nhận đúng đắn về kết quả học tập của mình và có những điều chỉnh kịp thời.  Tiêu chuẩn 5: Quan hệ giao tiếp giữa học viên và giảng viên − Giảng viên nhiệt tình, cư xử đúng mực với người học − Giờ học thoải mái, nhẹ nhàng − Người học chủ động, thoải mái trong việc nêu ra ý kiến. ii) Xử lý thông tin phản hồi Sau khi tiếp nhận các thông tin phản hồi, phòng đào tạo tiến hành phân loại xác minh nguồn thông tin, độ chính xác của thông tin, mức độ ảnh hưởng và tầm quan trọng của thông tin để xuất biện pháp xử lý để báo cáo Trưởng ban đào tạo và trưởng các bộ phận có liên quan giải quyết. Căn cứ vào chức năng, quyền hạn được giao và tầm quan trọng của thông tin, Trưởng ban đào tạo có thể phân công cho các phòng, nhân viên chuyên trách có thế trực tiếp tiến hành xử lý ngay trong phạm vi của mình.  Trường hợp thông tin phản hồi có độ ảnh hưởng trong phạm vi rộng hoặc mức độ phức tạp, nghiêm trọng cao thì Trưởng phòng đào tạo phải báo cáo và đề xuất hình thức xử lý trình cấp trên hoặc người có thẩm quyền xem xét, giải quyết.  Trường hợp các thông tin phản hồi là tốt thì Phòng đào tạo, nhân viên chuyên trách có thể chủ động cảm ơn bằng các hình thức thích hợp.  Trường hợp thông tin phản hồi được gửi trực tiếp đến giảng viên, ban giám đốc những phòng không chuyên trách thì phải đưa về phòng đào tạo để tổng hợp chung (có thể trực tiếp tiến hành xử lý, giải đáp ngay trong quyền hạn của mình). Ban giám đốc hoặc Trưởng phòng đào tạo có thể phân công các đơn vị hoặc phối hợp các đơn vị có liên quan tiến hành xử lý các thông tin phản hồi liên quan đến chất lượng đào tạo và quá trình đào tạo không đáp ứng yêu cầu và có độ phức tạp cao. Thông qua phiếu thăm dò thường được phát vào cuối khóa học, học viên sẽ bày tỏ ý kiến của mình về những khía cạnh khác nhau của khóa học, ví dụ như nội dung của chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, giáo viên, ảnh hưởng và những kiến thức và kỹ năng họ tiếp thu được từ khóa học đối với công việc mà học đang đảm nhận. Dựa vào những phản hồi của học viên, các nhà quản lý và giáo viên có thể xác định những khía cạnh nào của chương trình đào tạo cần được cũng cố và phát triển, những khía cạnh nào cần sửa đổi và cải thiện. Ngoài ra, còn cung cấp cho nhà quản lý những thông tin định lượng về chất lượng của chương trình đào tạo và họ có thể sử dụng những thông tin này để định ra những tiêu chuẩn cho các chương trình tiếp theo. Những ý kiến phản hồi từ học viên cần được so sánh, đối chiếu với ý kiến và đánh giá của nhà quản lý. NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 12
  • 13. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU III. VÍ DỤ THỰC TẾ PHẢN HỒI TỪ NGƯỜI HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM A. Mục đích 1. Góp phần thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục đại học; 2. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của giảng viên trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, xây dựng đội ngũ giảng viên có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao, phương pháp và phong cách giảng dạy tiên tiến, hiện đại. 3. Tăng cường tinh thần trách nhiệm của người học với quyền lợi, nghĩa vụ học tập, rèn luyện của bản thân; tạo điều kiện để người học được phản ánh tâm tư, nguyện vọng, được thể hiện chính kiến về hoạt động giảng dạy của giảng viên. 4. Tạo thêm một kênh thông tin để: + Giúp giảng viên có thể tự điều chỉnh hoạt động giảng dạy hoặc bổ sung cho các khóa học sau; + Giúp cán bộ quản lý cấp Trường, Khoa/Ban có thêm cơ sở nhận xét, đánh giá giảng viên, phân công giảng dạy, có kế hoạch bồi dưỡng, bố trí công tác, khen thưởng kỹ luật… đối với giảng viên; + Góp phần phòng ngừa những tiêu cực trong hoạt động giảng dạy; phát hiện và nhân rộng những điển hình giảng viên tốt trong giảng viên; + Góp phần kiểm định chất lượng trong Trường, Khoa/Ban. B. Yêu cầu 1. Đảm bảo truyền thống tôn sư trọng đạo và những giá trị đạo đức, văn hoá tốt đẹp của dân tộc; nội dung, công cụ đánh giá phải phản ánh đầy đủ, khách quan về hoạt động giảng dạy của giảng viên; kết quả xử lý thông tin phản hồi từ phía người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên phải chính xác, tin cậy. 2. Người học phải khách quan, công bằng, trung thực và có thái độ đúng mực trong việc cung cấp thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên. 3. Giảng viên phải tôn trọng, có tinh thần cầu thị trước kết quả xử lý thông tin phản hồi từ phía người học về hoạt động giảng dạy của bản thân. C. Nội dung và công cụ 1. Nội dung Ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên tập trung vào các nội dung: i/ Công tác chuẩn bị bài giảng; Nội dung và phương pháp giảng dạy của giảng viên; ii/ Tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và việc sử dụng phương tiện dạy học của giảng viên; NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 13
  • 14. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU iii/ Trách nhiệm, sự nhiệt tình của giảng viên đối với người học và thời gian giảng dạy của giảng viên; iv/ Khả năng của giảng viên trong việc khuyến khích sáng tạo, tư duy độc lập của người học trong quá trình học tập; v/ Sự công bằng của giảng viên trong kiểm tra đánh giá quá trình và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học; vi/ Năng lực của giảng viên trong tổ chức, hướng dẫn và tư vấn hoạt động học cho người học; vii/ Tác phong sư phạm của giảng viên; viii/ Các vấn đề khác (nếu cần thiết). 2. Công cụ (Xem chi tiết phần phụ lục: phiếu đánh giá giờ lý thuyết và giờ thực hành) Căn cứ mục đích, yêu cầu và nội dung lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên; căn cứ tình hình thực tế của cơ sở giáo dục đại học, mỗi cơ sở giáo dục đại học cần chủ động, sáng tạo trong việc thiết kế công cụ để lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của cả giảng viên dạy lý thuyết lẫn giảng viên dạy thực hành. Công cụ để lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên cần xác định cụ thể các chỉ báo gồm: tiêu chí, chỉ số với các mức độ đánh giá. Trong đó: - Tiêu chí: là các hoạt động, công việc mà giảng viên cần thực hiện khi giảng dạy, mỗi tiêu chí được xác định bởi một số chỉ số cụ thể; - Chỉ số: là mức độ yêu cầu về khía cạnh cụ thể của tiêu chí về hoạt động, công việc cụ thể của giảng viên trong giảng dạy mà người học có thể cảm nhận được trong quá trình học tập. Các chỉ số phải có tính khả thi và thể hiện được thứ tự từ mức độ yêu cầu tối thiểu đến mức độ yêu cầu nâng cao dần để giảng viên phấn đấu thực hiện trong quá trình giảng dạy. - Mức độ: là giá trị của thang đo chỉ số; nếu đo bằng "thái độ" thường sử dụng 4 mức độ: 1 – Rất tốt 2 – Tốt 3 – Bình thường 4 – Chưa tốt Các tiêu chí, chỉ số, các mức độ của chỉ số được nêu trong phụ lục và có thể thay đổi hàng năm theo xu thế chung, do phòng Khảo thí & KĐCL biên soạn và trình Hiệu trưởng phê duyệt để ban hành. D. Tổ chức lấy ý kiến phản hồi 1. Đối tượng và hình thức tổ chức khảo sát: 1.1.Đối tượng - Đối tượng được khảo sát: Là các giảng viên tham gia giảng dạy, theo quy định của Trường trong từng học kỳ/năm học. - Đối tượng tham gia khảo sát: Là sinh viên hệ chính quy đang tham gia học tập trong trường từ năm I đến năm IV, theo quy định của Trường trong từng học kỳ/năm học. 1.2 Hình thức khảo sát NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 14
  • 15. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU Tổ chức theo đơn vị lớp học của sinh viên. Trước khi kết thúc môn học, thư ký Khoa sẽ phát phiếu và sinh viên chọn và tô kín 1 trong 4 phương án trả lời của từng tiêu chí được thiết kế sẵn trên phiếu trả lời do Phòng Khảo thí & KĐCL cung cấp. 2. Quy trình thực hiện Bước 1: Tổ chức thu thập thông tin - Phòng Khảo thí & KĐCL chuẩn bị phiếu khảo sát; lên kế hoạch khảo sát. - Thư ký Khoa/Ban nhận phiếu khảo sát ở phòng Khảo thí & Kiểm định chất lượng đến lớp phát phiếu, hướng dẫn sinh viên ghi phiếu và thu lại phiếu. - Thời điểm: Sau khi giảng viên dạy xong học phần. Bước 2: Xử lý thông tin và phân tích kết quả - Phân loại phiếu: Sau khi thu phiếu, Phòng Khảo thí & Kiểm định chất lượng tiến hành phân loại để có được các phiếu có giá trị thống kê. - Sử dụng phần mềm SPSS, Excel để xử lý dữ liệu thu thập được. - Phân tích kết quả, gởi các thông tin thu thập được đến các đơn vị và cá nhân có liên quan. 3. Các mức ý kiến phản hồi Căn cứ vào số phiếu có giá trị thống kê, sau khi xử lý thống kê bằng các phần mềm chuyên dụng, các mức ý kiến phản hồi cuối cùng cho các chỉ số, các mức độ của chỉ số được phân loại như sau: V. Sử dụng thông tin phản hồi, trách nhiệm thực hiện và chế độ báo cáo, lưu trữ 1. Trách nhiệm của Phòng Khảo thí & Kiểm định chất lượng - Gởi kết quả khảo sát sau khi xử lý xong đến Ban giám hiệu, các cá nhân và đơn vị có liên quan. - Tiếp nhận các ý kiến phản hồi sau khảo sát. - Tổ chức rút kinh nghiệm từng học kỳ, điều chỉnh công cụ khảo sát (nếu có), cách thức sử dụng thông tin sau khi thống kê và trình Ban Giám hiệu phê duyệt thực hiện. - Báo cáo kết quả khảo sát theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT. 2. Trách nhiệm của Trưởng Khoa/Ban - Phổ biến cho giảng viên, sinh viên – học sinh về mục đích, yêu cầu, nội dung của công tác lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên. - Tổ chức thực hiện quy trình lấy ý kiến phản hồi của người học cho các giảng viên trong Khoa một cách khách quan, trung thực. NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 15 TT Mức ý kiến phản hồi Hành động tiếp theo 1 Rất tốt Cần tiếp tục duy trì và phổ biến rộng rãi kinh nghiệm cho đồng nghiệp. 2 Tốt Cần hoàn thiện để nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy. 3 Bình thường Cần có kế hoạch để nâng cao chất lượng giảng dạy nhiều hơn nữa. 4 Chưa tốt Cần có kế hoạch khắc phục ngay.
  • 16. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU - Thảo luận với giảng viên và có biện pháp giúp đỡ giảng viên thực hiện kế hoạch khắc phục hay kế hoạch nâng cao chất lượng dạy học. - Tổ chức các hoạt động cần thiết để các giảng viên được người học đánh giá rất tốt/tốt phổ biến kinh nghiệm trong đơn vị mình. - Báo cáo với Ban Giám hiệu về kết quả xử lý thông tin sau khi có ý kiến phản hồi của người học. - Tham khảo kết quả khảo sát để có thêm thông tin trong việc phân công giảng dạy, phục vụ công tác bồi dưỡng, bố trí công tác và khen thưởng kỹ luật. Có kế hoạch mời giảng đối với giảng viên thỉnh giảng. - Lưu trữ dữ liệu để theo dõi và đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên. 3. Quyền và trách nhiệm của giảng viên - Giảng viên sử dụng kết quả đánh giá để tự điều chỉnh hoạt động trong quá trình thực hiện chương trình đào tạo hoặc để bổ sung cho các khóa học sau. - Giảng viên có quyền đưa ra ý kiến phản hồi của mình và phải nêu ra những chứng minh cần thiết cho Trưởng khoa khi chưa thực sự đồng ý với mức ý kiến phản hồi của người học. - Giảng viên có trách nhiệm thảo luận và đăng ký với Trưởng khoa về kế hoạch khắc phục các ý kiến phản hồi ở mức chưa tốt và kế hoạch nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy của mình ở các mức ý kiến phản hồi bình thường, tốt. 4. Chế độ lưu trữ - Các tài liệu về ý kiến phản hồi của người học bao gồm: Các phiếu khảo sát, các thông báo có liên quan, số liệu thống kê, bảng tổng hợp ý kiến khảo sát, các báo cáo của các Khoa/Ban, của Ban chỉ đạo… - Tất cả được lưu trữ dưới dạng files giấy và files điện tử tại phòng Khảo thí & KĐCL, các Khoa/Ban và các phòng chức năng có liên quan trong thời hạn 2 năm./. 5. Phụ lục NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 16
  • 17. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU BIỂU MẪU 1 BM2a/KT&KĐCL_01 TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM (Đánh giá giờ Lý thuyết) KHOA/BAN……………………………….. PHIẾU SINH VIÊN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔN HỌC (Dùng để khảo sát ý kiến của sinh viên khi kết thúc môn học) HỌC KỲ: …… NĂM HỌC: 200 - 200 Tên giảng viên: ................................................................................................................................................ Môn học: ........................................... Ngày khảo sát: ……...…………………………… Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học, Nhà trường đề nghị các Anh/Chị với tinh thần trách nhiệm và xây dựng, hãy tô kín vào ô chọn 1 trong 4 chỉ số tương ứng trong bảng theo suy nghĩ của Anh/Chị về từng vấn đề trong quá trình học môn này, dùng các mức độ của chỉ số sau: 1 = Rất tốt 2 = Tốt 3 = Bình thường 4 = Chưa tốt TT Tiêu chí 1: Chuẩn bị giảng dạy. Giảng viên có công bố đầy đủ cho người học về: Các mức độ chỉ số 1 Đề cương chi tiết     2 Mục tiêu học tập chung của môn học, cách thức kiểm tra đánh giá     3 Giáo trình hay bài giảng, các tài liệu tham khảo và cách thức tìm các tài liệu học tập trên của môn học     4 Mục tiêu học tập cụ thể của từng phần, hoặc chương, bài, hay tiết học     Tiêu chí 2: Nội dung giảng dạy của giảng viên 5 Bám sát mục tiêu học tập môn học, phần, chương, bài     6 Khoa học, rõ ràng, chính xác     7 Cập nhật kiến thức mới     8 Chỉ ra được các ứng dụng thực tiễn (Liên hệ thực tế)     Tiêu chí 3: Phương pháp giảng dạy 9 Dễ hiểu, hấp dẫn, sinh động tạo hứng thú học tập cho người học     10 Có ý kiến phản hồi tích cực cho người học về PP học tập sau kiểm tra đánh giá     11 Có hướng dẫn người học tự học trên lớp và tự học ngoài lớp cụ thể, rõ ràng, hiệu quả     12 Khuyến khích sự chủ động và sáng tạo của người học trong học tập     Tiêu chí 4: Thực hiện quy chế giảng dạy của giảng viên 13 Lên lớp đúng giờ     14 Đảm bảo giảng dạy đủ số giờ qui định     15 Thực hiện giảng dạy theo đúng thời khóa biểu     16 Công bằng trong kiểm tra, đánh giá     Tiêu chí 5: Tác phong sư phạm 17 Nhiệt tình và có trách nhiệm     18 Bao quát được người học trên lớp     19 Có thái độ thân thiện với người học     20 Quan tâm đến sự tiến bộ của người học cả kiến thức, kỹ năng và thái độ     Tiêu chí 6: Các ý kiến khác. 21 Phương pháp nào sau đây được GV sử dụng nhiều nhất? 1. Diễn giảng 2. Dạy học giải quyết vấn đề 3. Thảo luận 4. Hướng dẫn tự học     NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 17
  • 18. …………………………………………………………………………………………………. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU 22 Về thời gian GV dành cho xê-mi-na/thảo luận thường chiếm 1. 30% 2. 20% 3. 5% 4. Không tổ chức     23 Về việc tổ chức học tổ, thảo luận nhóm được diễn ra như thế nào đối với môn học? 1. Luôn luôn 2. Thỉnh thoảng 3. Ít khi 4. Không bao giờ     24 Về việc sử dụng các phương tiện dạy học, công nghệ thông tin của GV có tác dụng như thế nào? 1. Rất tốt 2. Tương đối tốt 3. Rất ít tác dụng 4. Không có tác dụng     25 Về loại hình kiểm tra/thi nào thường được sử dụng trong kiểm tra/thi môn học? A. Tự luận B. Trắc nghiệm C. Vấn đáp D. Kết hợp cả tự luận và TNKQ     2. Phần dành cho SV ghi nhận xét và đề xuất đối với môn học đang được đánh giá: NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 18
  • 19. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU BIỂU MẪU 2 BM2b/KT&KĐCL_01 TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM (Đánh giá giờ Thực hành) KHOA/BAN……………………………….. 6. PHIẾU SINH VIÊN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔN HỌC (Dùng để khảo sát ý kiến của sinh viên khi kết thúc môn học) HỌC KỲ: …… NĂM HỌC: 200 - 200 Tên giảng viên: .................................................................................................................................. Môn học:…………………………………Ngày khảo sát: ……...………………………………… Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học, Nhà trường đề nghị các Anh/Chị với tinh thần trách nhiệm và xây dựng, hãy tô kín vào ô chọn 1 trong 4 chỉ số tương ứng trong bảng theo suy nghĩ của Anh/Chị về từng vấn đề trong quá trình học môn này, dùng các mức độ của chỉ số sau: 1 = Rất tốt 2 = Tốt 3 = Bình thường 4 = Chưa tốt TT Tiêu chí 1: Chuẩn bị hướng dẫn. Giảng viên có công bố đầy đủ cho người học về: Các mức độ chỉ số 1 Đề cương chi tiết môn học. Bản vẽ hay tài liệu hướng dẫn thực hành (thí nghiệm).     2 Cách thức kiểm tra đánh giá     3 Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ, vật tư cho thực hành, thí nghiệm     4 Mục tiêu rèn luyện kỹ năng của từng bài thực hành, thí nghiệm     Tiêu chí 2: Nội dung hướng dẫn của giảng viên 5 Bám sát mục tiêu học tập môn học, bài thực hành, thí nghiệm     6 Rõ ràng, chính xác     7 Cập nhật kiến thức     8 Chỉ ra được các ứng dụng thực tiễn     Tiêu chí 3: Phương pháp hướng dẫn của giảng viên 9 Dễ hiểu, trực quan     10 Thao tác mẫu chuẩn mực, chính xác     11 Có ý kiến phản hồi tích cực cho người học về kỹ năng đạt được sau các bước thực hành/thí nghiệm.     12 Khuyến khích người học rèn luyện để đạt được kỹ năng nghề nghiệp khác trong thực hành/thí nghiệm.     Tiêu chí 4: Thực hiện quy chế giảng dạy của giảng viên 13 Tổ chức lớp thực hành (thí nghiệm) đúng và đủ giờ theo quy định     14 Thực hiện đủ số bài thực hành (thí nghiệm) theo quy định     15 Luôn có mặt để hướng dẫn người học trong giờ thực hành (thí nghiệm)     16 Công bằng trong kiểm tra, đánh giá     Tiêu chí 5: Tác phong sư phạm 17 Nhiệt tình và có trách nhiệm     18 Bao quát được người học trong suốt thời gian thực hành (thí nghiệm)     19 Có thái độ thân thiện với người học     20 Quan tâm đến sự tiến bộ của người học cả kỹ năng, thái độ nghề nghiệp và kiến thức     NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 19
  • 20. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU Tiêu chí 6: Phần dành cho SV ghi nhận xét và đề xuất đối với môn học đang được đánh giá: ………………………………………………………………………………………………………………………… NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 20
  • 21. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU BIỂU MẪU 3 BM01/HDCV01/TT07/KT&KĐCL Trường: ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM Khoa: …………………………………….. PHIẾU GIẢNG VIÊN ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY (Dùng để khảo sát ý kiến của giảng viên khi kết thúc môn học) HỌC KỲ: …… NĂM HỌC: 200 - 200 Họ tên giảng viên được đánh giá: ...................................................................................................... Học vị & chức danh: ......................................................................................................................... Giảng dạy môn/Lớp: .......................................................................................................................... Họ tên người đánh giá – là lãnh đạo hay đồng nghiệp: ..................................................................... Ngày đánh giá: ................................................................................................................................... Anh/chị đánh giá bằng cách khoanh tròn một chữ tương ứng với kết quả công tác mà giảng viên đạt được theo nhận xét của anh/chị cho từng vấn đề nêu trong bảng dưới. Dùng thang điểm đánh giá sau: a = Tốt b = Đạt yêu cầu c = Cần khắc phục một số điểm d = Không đạt yêu cầu TT CÁC VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ Khoanh tròn chữ phù hợp 1. Hoạt động giảng dạy 1 Mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ giảng dạy (1) a b c d 2 Mức độ bài giảng (2) đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của chương trình đào tạo, theo đề cương chi tiết đã được thống nhất qua Khoa. a b c d 3 Mức độ bài giảng cập nhật những thông tin, kiến thức mới liên quan. a b c d 4 Mức độ phù hợp của phương pháp giảng dạy áp dụng a b c d 5 Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy a b c d 6 Mức độ phù hợp của phương pháp đánh giá kết quả học tập của SV. a b c d 7 Chất lượng biên soạn đề thi đánh giá kết quả học tập của sinh viên (3). a b c d 8 Chia xẻ kinh nghiệm và hợp tác với đồng nghiệp trong giảng dạy a b c d 2. Hoạt động phát triển năng lực chuyên môn 9 Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ để khai thác thông tin phát triển năng lực chuyên môn. a b c d 10 Tự bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và NCKH. a b c d 11 Mức độ cập nhật kiến thức trong lĩnh vực phát triển chuyên môn (4) a b c d 3. Hồ sơ giảng viên & các hoạt động khác 12 Biên soạn đề cương chi tiết môn học (5) a b c d 13 Giáo trình giảng dạy & tài liệu/trang Web cho sinh viên tham khảo a b c d 14 Tập bài giảng (giáo án) a b c d 15 Sổ tay giảng viên (sổ điểm cá nhân) a b c d 16 Giao nộp đề thi đúng quy định a b c d NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 21
  • 22. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU 17 Chấm trả bài đúng quy định a b c d 18 Giờ giấc ra vào lớp a b c d 19 Thực hiện thời khoá biểu (lên lớp đầy đủ, không bỏ tiết) a b c d 20 Tham gia hội họp, hội nghị, hội thảo… do khoa, trường tổ chức a b c d 4. Nhận xét về đặc trưng chuyên môn của khoa 21 a b c d 22 a b c d 23 a b c d 24 a b c d 25 a b c d Các ý kiến khác: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… … (1). Bao gồm đảm bảo giờ lên lớp & khối lượng giờ dạy, quản lý sinh viên, tư vấn giúp đỡ sinh viên. (2). Mức độ bài giảng bao gồm: Giáo án, nội dung giảng dạy, tài liệu sử dụng và tham khảo. (3). Nếu được giao biên soạn. (4). Bao gồm các chuyên đề tự bồi dưỡng, các xemina, tập huấn, hội thảo…tham dự. (5). Phải được thống nhất trong bộ môn/khoa và được trưởng khoa xác nhận. NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 22
  • 23. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU KẾT LUẬN Cho và nhận thông tin phản hồi là một phần quan trọng trong công tác huấn luyện và giám sát nói chung. Việc cho và nhận phản hồi nên diễn ra suốt giai đoạn huấn luyện chủ động khi người huấn luyện và nhân viên cùng xác định các vấn đề cần thực hiện, cùng triển khai kế hoạch hành động và đánh giá kết quả. Thông tin phản hồi hiệu quả mang nội dung cụ thể, không phải là điều gì đó chung chung, luôn tập trung vào một hành vi cụ thể, không phải vào một cá nhân hay ý định của họ. Thông tin phản hồi tốt nhất phải mang tính xây dựng và chân thành. Thông tin phản hồi thành công phải mô tả các hành động hay hành vi mà cá nhân đã thực hiện. Bất kỳ khi nào có thể, một lời phản hồi được yêu cầu sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Phản hồi hiệu quả liên quan đến việc chia sẻ thông tin và quan sát. Nó không bao gồm lời khuyên trừ phi bạn được cho phép hay yêu cầu. Thông tin phản hồi phải được đưa ra đúng lúc. Dù mang tính tích cực hay xây dựng, chúng phải gắn chặt với các sự kiện. Phản hồi hiệu quả trả lời cho câu hỏi cái gì và bằng cách nào mà một việc nào đó đã được thực hiện, không phải vì sao. Kiểm tra để chắc chắn là người khác hiểu được các phản hồi của bạn Phản hồi hiệu quả phải càng nhất quán càng tốt. Phản hồi là hình thức giao tiếp đến một cá nhân hay nhóm người, liên quan đến những tác động mà hành vi của họ mang đến cho người khác, công ty, khách hàng hay tập thể. Phản hồi tích cực sẽ thông báo cho một người nào đó về công việc tốt đẹp. Hãy thông tin chúng đúng lúc, cụ thể và thường xuyên. Các phản hồi mang tính xây dựng báo hiệu cho cá nhân về những lĩnh vực mà người ta có thể làm tốt hơn nữa. Phản hồi không có nghĩa là phê bình, chỉ trích; nó phải mang tính mô tả và hướng về hành động, không phải cá nhân. Mục đích chính của phản hồi là giúp mọi người nhận ra vị trí của bản thân trong mối quan hệ với các hành vi công việc và giúp hoàn thiện bản thân của từng cá nhân nói riêng và của tổ chức nói chung. NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 23
  • 24. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU TÀI LIỆU THAM KHẢO • GIÁO TRÌNH − Slide bài giảng môn “Đào tạo và phát triển nhân viên” của giảng viên Vũ Thanh Hiếu, trường Đại học Mở TP.HCM, năm 2012 − Sách “Huấn luyện và truyền kinh nghiệm” - First News và NXB Tổng hợp TPHCM − Sách “Training in Organizations”, Goldstein, 1993 • TRANG WEB − http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/ky-nang-phan-hoi-tich-cuc.226149.html − http://hanhtrinhdelta.edu.vn/index.php/ky-nang-giao-tiep/phan-hoi-tich-cuc-ky- nang-khuyen-khich-va-gan-ket-moi-nguoi/ − http://doanhnghiep.portals.vn/index.php? option=com_content&view=article&id=782:loi-ich-cua-balance- scorecard&catid=145:quan-tri-chien-luoc&Itemid=334http://vietbao.vn/Van- hoa/Cho-va-nhan-thong-tin-phan-hoi/40197870/184/ − http://cuocsongdungnghia.com/sep-can-giao-tiep-voi-nhan-vien-nhu-the-nao/ − http://www.hvu.edu.vn/tin-tuc/hoat-dong-kiem-dinh/1288840636-ke-hoach-to- chuc-lay-y-kien-phan-hoi-tu-nguoi-hoc-ve-hoat-dong-giang-day-cua-giang-vien-.hvu − http://www.embeonline.com/modules.php?name=News&file=article&sid=743 − http://www.baomoi.com/Ky-nang-lanh-dao-Sep-phan-hoi-cho-nhan- vien/146/8910602.epi − http://maxreading.com/sach-hay/ky-nang-thuong-luong/cho-va-nhan-thong-tin- phan-hoi-13558.html − http://www.doanhnhan.net/nghe-thuat-dua-phan-hoi-cho-nhan-vienp53a3389.html − http://www.google.com.vn/#hl=vi&tbo=d&sclient=psyab&q=BM05_GV&oq=B M05_GV&gs_l=hp.3...50450.51105.3.51948.6.4.0.0.0.2.141.422.2j2.4.0...0.0...1c.1.1 UqyfwuYG70&pbx=1&bav=on.2,or.r_gc.r_pw.r_qf.&fp=1d46d0c5ac3ed274&bpcl= 38897761&biw=1366&bih=667 − http://www.hutech.edu.vn/khaothi/i256-danh-gia-hoat-dong-giang-day-cua-giang- vien.aspx NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 24