SlideShare a Scribd company logo
1 of 6
ĐẶNG LÊ DUY 20.35.000067
Giáo dục học đại cương
TS. Hồ Văn Liên
BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Tiểu luận này được hoàn thành vào ngày 26/06/2022
Số thứ tự theo danh sách
lớp học phần
36.308.1
Mã lớp
học phần:
1
Phân tích các cơ sở lựa chọn phương pháp giáo dục và cho ví dụ minh họa
Trong thực tiễn lập kế hoạch và tiến hành dạy học, người giảng viên thường xuyên đối
diện với câu hỏi: làm thế nào để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp và có hiệu quả?
Các nhà lý luận dạy học, các nhà giáo dục học thường đưa ra lời khuyên mỗi phương
pháp dạy học có một giá trị riêng, nhưng không có phương pháp dạy học nào là toàn vẹn,
giữ vị trí độc tôn trong dạy học, mà cần phải có sự phối hợp sử dụng các phương pháp
dạy học một cách hợp lý và khoa học.
Chúng ta đều thấy phương pháp dạy học là một thành tố hết sức quan trọng của quá trình
dạy học, khi giảng viên đã xác định được mục tiêu, đã xây dựng được chương trình dạy
học, khi đã có đầy đủ phương tiện kỹ thuật, thì lúc này phương pháp dạy học có ý nghĩa
quyết định chất lượng quá trình dạy học.
Phương pháp dạy học rất đa dạng được phân thành bốn nhóm. Mỗi phương pháp dạy học
đều có những ưu điểm, nhược điểm, có chỗ mạnh, chỗ yếu và không có phương pháp nào
là vạn năng. Vì vậy quá trình dạy học phải lựa chọn để sử dụng phối hợp đồng bộ các
phương pháp dạy học.
Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học bao giờ cũng tuỳ thuộc vào từng bài dạy
cụ thể và phải căn cứ vào những yếu tố sau đây:
+ Mục tiêu dạy học: Quá trình dạy học được bắt đầu từ việc xây dựng mục tiêu dạy học.
Mục tiêu dạy học là dự kiến kết quả phải đạt được sau quá trình dạy học, nó là căn cứ để
tổ chức các hoạt động dạy học của giảng viên và sinh viên, đồng thời là tiêu chuẩn để
đánh giá chất lượng quá trình học tập của sinh viên.
Mục tiêu dạy học chi phối các thành tố khác của quá trình dạy học, mục tiêu dạy học chỉ
dẫn việc thiết kế nội dung, chương trình, lựa chọn phương pháp, phương tiện và các hình
thức tổ chức dạy học, giảng viên cần xác định đúng mục tiêu dạy học, phải thực hiện đầy
đủ các mục tiêu, khi xây dựng phương pháp dạy học cần bám sát các mục tiêu dạy học đã
đề ra, sau khi kết thúc các học phần nếu sinh viên không đạt được đồng nghĩa với việc
phương pháp giáo dục chưa phù hợp.
Ví dụ: Mục tiêu của môn kinh tế vi mô là trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản,
cốt lõi của kinh tế học nói chung và kinh tế học vi mô nói riêng, giúp sinh viên rèn luyện
các kỹ năng tính toán và diễn giải các biến số kinh tế vi mô, góp phần giúp sinh viên thể
hiện tính chủ động, tích cực trong các hoạt động học tập.
Đối với mục tiêu của môn học này, giảng viên sẽ sử dụng phương pháp thuyết giảng,
phương pháp làm việc nhóm và tổ chức giải quyết vấn đề để sinh viên có thể đạt được
các mục tiêu trên.
2
+ Đặc điểm, trình độ, kỹ năng và thói quen học tập của sinh viên: Sinh viên ở các lớp học
cần có sự đồng nhất về kiến thức nền, kỹ năng, khả năng tiếp thu, nhu cầu, khả năng vận
dụng công nghệ thông tin sẽ tạo điều kiện cho giảng viên lựa chọn được phương pháp
dạy học thoã mãn được phần lớn các đối tượng tham gia học tập.
Giảng viên phải lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp để sinh viên có hứng thú, phản
ứng tích cực trong các tiết học nhằm mang lại hiệu quả như mong đợi.
Ví dụ: Đối với các lớp học cấp bằng, chứng chỉ, sinh viên sẽ chú trọng đến kiến thức
trọng tâm cùng các phương pháp dạy học giúp họ có thể chiếm lĩnh được khối kiến thức
trọng tâm đó, hoàn thành tốt các bài thi, kiểm tra để đạt được bằng cấp/chứng chỉ mong
muốn.
Giảng viên khi dạy ở các lớp này phải vận dụng kết hợp giữa phương pháp thuyết giảng
và phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp làm việc nhóm để sinh viên có thể chủ
động, sáng tạo nắm bắt được các kiến thức, tri thức trọng tâm và đảm bảo được thời gian
đào tạo cho phép.
+ Đặc điểm nội dung dạy học: Quá trình dạy học bao giờ cũng có chương trình nội dung
bao gồm nhiều môn học được chọn lọc từ các lĩnh vực khoa học, nghề nghiệp tương ứng
để phục vụ cho mục tiêu đào tạo.
Nội dung dạy học được xây dựng theo quan điểm hiện đại, có tính hệ thống, toàn diện,
phù hợp với đặc điểm ngành nghề, với khả năng nhận thức của sinh viên, với yêu cầu xã
hội thì đó sẽ là cơ sở để tạo nên kết quả dạy học toàn diện và có chất lượng cao.
Ví dụ:.
Ở Chuyên ngành kế toán doanh nghiệp sinh viên năm cuối đòi hỏi học chuyên sâu về
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo các con số thực tế.
Đối với các lớp chuyên ngành này, giảng viên cần lựa chọn kết hợp các phương pháp
thuyết giảng, phương pháp làm việc nhóm để sinh viên cùng nhau giải quyết vấn đề phân
tích về các nội dung trên bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp cụ thể, đồng thời, dự
báo tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong mục tiêu trung hạn
và dài hạn, đề xuất các giải pháp mang lại lợi nhuận phù hợp với mục tiêu đề ra của
doanh nghiệp.
+ Phương tiện dạy học: Phương tiện dạy học là công cụ nhận thức, công cụ luyện tập
thực hành, nghiên cứu, hỗ trợ rất nhiều cho giảng viên và sinh viên trong dạy và học để
đạt được kết quả tốt.
Trong trường đại học cần được trang bị các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại: phòng
học đa năng, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, trạm, trại thí nghiệm, thư viện ứng
3
dụng công nghệ thông tin, phòng đọc, mạng Internet, thiết bị nghe nhìn... Phương tiện
dạy học hiện đại, đầy đủ, đồng bộ, được khai thác sử dụng hợp lý sẽ góp phần tạo nên
chất lượng dạy và học của cả giảng viên và sinh viên.
Ví dụ: Đối với môn Hoá học dụng cụ dưới đây dùng để điều chế chất khí nào trong số
các khí sau: O2, Cl2, H2, NO, N2, CO2, C2H2, NH3, CH4. Hãy xác định các chất trong
phễu nhỏ giọt A, bình cầu B được dùng để điều chế các khí đó.
Như vậy sinh viên phải quan sát hình vẽ, phân tích đi đến nhận xét khái quát:
- Chất khí được điều chế phải nặng hơn không khí và không tác dụng với không khí ở
nhiệt độ thường.
- Chất khí được điều chế bằng tương tác của một chất rắn với một chất lỏng hoặc tương
tác giữa một chất lỏng với một chất lỏng.
Từ sự phân tích khái quát đó, sinh viên xác định dụng cụ trên được dùng để điều chế các
chất khí: O2, Cl2, CO2.
Các chất dùng để điều chế các khí đó được chứa trong:
- Phễu nhỏ giọt A: H2O2, HCl đặc, dung dịch HCl hoặc H2SO4.
- Bình cầu B: MnO2, KMnO4, CaCO3.
+ Môi trường dạy học: còn được gọi là môi trường học tập nhằm nhấn mạnh hoạt động
học, được đề cập đến nhiều trong thời gian gần đây và được hiểu rất khác nhau. Theo
cách hiểu chung nhất, môi trường dạy học là toàn bộ những yếu tố bên ngoài người học
có tác động tới quá trình học tập.
Quá trình dạy học cần được thực hiện trong một môi trường thuận lợi ở cả hai phương
diện vĩ mô và vi mô.
Quá trình dạy học trong nhà trường là quá trình có tổ chức, vì vậy môi trường dạy học
cần là môi trường được thiết kế, tổ chức phù hợp để thực hiện các hoạt động dạy học,
khuyến khích và thúc đẩy các quá trình học tập của chủ thể. Ở đây đề cập đến môi trường
dạy học có tổ chức.
Môi trường dạy học theo nghĩa hẹp chủ yếu đề cập đến các yếu tố điều kiện vật chất như
trang thiết bị, phương tiện, tài liệu, phần mềm dạy học. Môi trường dạy học theo nghĩa
rộng bao gồm cả yếu tố con người-xã hội, trong đó là người dạy và người học với các
phương pháp dạy học và các hình thức tương tác xã hội cũng như văn hóa ứng xửg.
Ví dụ: Để có một trường học thân thiện thì trường học cần cảnh quan môi trường phải
sạch sẽ, thoáng mát, rộng rãi, yên tĩnh, trồng nhiều cây xanh và hoa… ở khuôn viên
trường học.
4
Điều kiện cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất cần được đáp ứng cho việc học tập, cần có đầy
đủ phòng học, phòng chức năng, nhà vệ sinh, khu vui chơi…
Đội ngũ giảng viên: Đội ngũ giảng viên là một yếu tố quan trọng tạo nên môi trường học
tập thân thiện. Giảng viên cần nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có chuyên môn tốt, có đạo
đức, phẩm chất, lối sống tốt, tận tâm với công việc, yêu nghề hết lòng vì sự nghiệp giáo
dục.
Đối với sinh viên: cần có ý thức đoàn kết, giúp đỡ nhau lẫn nhau trong học tập và các
hoạt động ở trường. Sinh viên phải thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự, lành mạnh;
phải có ý thức thực hiện tốt mọi quy định của nhà trường, xã hội một cách tự giác;
Bên cạnh đó, thì Nhà trường cần quan tâm tổ chức nhiều sân chơi, nhiều cuộc thi bổ ích
để sinh viên tham gia tạo không khí học tập sôi nổi, đồng thời rèn luyện tri thức, đạo đức
và kĩ năng sống cho sinh viên.
Bên cạnh đó việc áp dụng những hình thức giảng dạy sáng tạo, giúp người học tự tìm tòi,
nghiên cứu phát huy khả năng của mình, tránh sự gò bó ép buộc nhồi nhét kiến thức làm
cho sinh viên áp lực với việc học.
+ Kinh nghiệm đã có của bản thân giảng viên: giảng viên lực lượng then chốt quyết định
chất lượng đào tạo thông qua việc truyền tải trực tiếp tư tưởng, định hướng, kiến thức và
các giá trị sống tốt đẹp cho người học - thế hệ trẻ, tương lai của đất nước. Mặc dù mỗi
trường có những đặc thù về mục tiêu và yêu cầu đào tạo đối với từng ngành nghề khác
nhau nhưng việc phát triển đội ngũ giảng viên có ý nghĩa quan trọng đối với việc đáp ứng
yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong thời đại giáo dục 4.0.
Đó cũng chính là tiền đề để tạo động lực cho giảng viên hăng say làm việc và mang đến
nguồn năng lượng tích cực cho sinh viên, góp phần mang lại sự thay đổi sâu sắc cho chất
lượng đào tạo của nhà trường nói riêng và nền giáo dục của đất nước nói chung.
Giảng viên phải có năng lực sư phạm giảng dạy, có khả năng truyền đạt, truyền cảm
hứng, kết nối, linh hoạt, có thể được lượng hóa bằng đánh giá cuối kỳ của sinh viên về
khóa học hoặc quá trình dự giờ, tương tác trực tuyến của đồng nghiệp trong quá trình
dạy.
Đồng thời giảng viên phải có khả năng học tập, phải không ngừng nâng cao chuyên môn
mà còn phải liên tục cập nhật kỹ năng, kiến thức về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, để
thích nghi với đời sống xã hội luôn biến đổi khôn ngừng.
Giảng viên phải có đạo đức nghề nghiệp là điểm tựa cho sinh viên, có đam mê và gắn bó
lâu dài với sự nghiệp giảng dạy, tận tâm, tận tụy với công việc định hướng sinh viên,
trong giao tiếp luôn ứng dụng các quy tắc ứng xử chuẩn mực, là người có trình độ cao, có
thói quen học tập và nghiên cứu không ngừng.
5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đặng Vũ Hoạt (Chủ biên) – Hà Thị Đức. Lí luận dạy học đại học. NXB Đại học
Sư phạm.
[2] Trần Thị Hương (Chủ biên). Giáo trình Giáo dục học Đại cương. NXB Đại học
Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

More Related Content

Similar to DANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docx

Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2Ha Pc
 
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục
Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dụcPhương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục
Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dụcJame Quintina
 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...nataliej4
 
CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔNTÊN CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔNTÊN CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔNTÊN CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔNTÊN CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC nataliej4
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...hajz_zjah
 
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI...
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI...ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI...
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI...NuioKila
 
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...nataliej4
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.ssuser499fca
 
Bao cao chu de 2 blended learning
Bao cao chu de 2   blended learningBao cao chu de 2   blended learning
Bao cao chu de 2 blended learningKinny_Nguyen
 
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...HanaTiti
 
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức LongĐồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Longthaihoc2202
 
Bao cao chu de 2 blended learning verson 2
Bao cao chu de 2   blended learning verson 2Bao cao chu de 2   blended learning verson 2
Bao cao chu de 2 blended learning verson 2Kinny_Nguyen
 

Similar to DANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docx (20)

Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
 
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục
Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dụcPhương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục
Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục
 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
 
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
 
CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔNTÊN CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔNTÊN CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔNTÊN CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔNTÊN CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
 
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI...
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI...ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI...
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI...
 
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
 
Chu de02 nhom10
Chu de02 nhom10Chu de02 nhom10
Chu de02 nhom10
 
Bao cao chu de 2 blended learning
Bao cao chu de 2   blended learningBao cao chu de 2   blended learning
Bao cao chu de 2 blended learning
 
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinhĐề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
 
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
 
Chủ đề 2
Chủ đề 2 Chủ đề 2
Chủ đề 2
 
Doanlythuyet
DoanlythuyetDoanlythuyet
Doanlythuyet
 
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức LongĐồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
 
Chủ đề 2
Chủ đề 2 Chủ đề 2
Chủ đề 2
 
Bao cao chu de 2 blended learning verson 2
Bao cao chu de 2   blended learning verson 2Bao cao chu de 2   blended learning verson 2
Bao cao chu de 2 blended learning verson 2
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quanĐề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
 

DANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docx

  • 1. ĐẶNG LÊ DUY 20.35.000067 Giáo dục học đại cương TS. Hồ Văn Liên BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN Tiểu luận này được hoàn thành vào ngày 26/06/2022 Số thứ tự theo danh sách lớp học phần 36.308.1 Mã lớp học phần:
  • 2. 1 Phân tích các cơ sở lựa chọn phương pháp giáo dục và cho ví dụ minh họa Trong thực tiễn lập kế hoạch và tiến hành dạy học, người giảng viên thường xuyên đối diện với câu hỏi: làm thế nào để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp và có hiệu quả? Các nhà lý luận dạy học, các nhà giáo dục học thường đưa ra lời khuyên mỗi phương pháp dạy học có một giá trị riêng, nhưng không có phương pháp dạy học nào là toàn vẹn, giữ vị trí độc tôn trong dạy học, mà cần phải có sự phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học một cách hợp lý và khoa học. Chúng ta đều thấy phương pháp dạy học là một thành tố hết sức quan trọng của quá trình dạy học, khi giảng viên đã xác định được mục tiêu, đã xây dựng được chương trình dạy học, khi đã có đầy đủ phương tiện kỹ thuật, thì lúc này phương pháp dạy học có ý nghĩa quyết định chất lượng quá trình dạy học. Phương pháp dạy học rất đa dạng được phân thành bốn nhóm. Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu điểm, nhược điểm, có chỗ mạnh, chỗ yếu và không có phương pháp nào là vạn năng. Vì vậy quá trình dạy học phải lựa chọn để sử dụng phối hợp đồng bộ các phương pháp dạy học. Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học bao giờ cũng tuỳ thuộc vào từng bài dạy cụ thể và phải căn cứ vào những yếu tố sau đây: + Mục tiêu dạy học: Quá trình dạy học được bắt đầu từ việc xây dựng mục tiêu dạy học. Mục tiêu dạy học là dự kiến kết quả phải đạt được sau quá trình dạy học, nó là căn cứ để tổ chức các hoạt động dạy học của giảng viên và sinh viên, đồng thời là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng quá trình học tập của sinh viên. Mục tiêu dạy học chi phối các thành tố khác của quá trình dạy học, mục tiêu dạy học chỉ dẫn việc thiết kế nội dung, chương trình, lựa chọn phương pháp, phương tiện và các hình thức tổ chức dạy học, giảng viên cần xác định đúng mục tiêu dạy học, phải thực hiện đầy đủ các mục tiêu, khi xây dựng phương pháp dạy học cần bám sát các mục tiêu dạy học đã đề ra, sau khi kết thúc các học phần nếu sinh viên không đạt được đồng nghĩa với việc phương pháp giáo dục chưa phù hợp. Ví dụ: Mục tiêu của môn kinh tế vi mô là trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản, cốt lõi của kinh tế học nói chung và kinh tế học vi mô nói riêng, giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng tính toán và diễn giải các biến số kinh tế vi mô, góp phần giúp sinh viên thể hiện tính chủ động, tích cực trong các hoạt động học tập. Đối với mục tiêu của môn học này, giảng viên sẽ sử dụng phương pháp thuyết giảng, phương pháp làm việc nhóm và tổ chức giải quyết vấn đề để sinh viên có thể đạt được các mục tiêu trên.
  • 3. 2 + Đặc điểm, trình độ, kỹ năng và thói quen học tập của sinh viên: Sinh viên ở các lớp học cần có sự đồng nhất về kiến thức nền, kỹ năng, khả năng tiếp thu, nhu cầu, khả năng vận dụng công nghệ thông tin sẽ tạo điều kiện cho giảng viên lựa chọn được phương pháp dạy học thoã mãn được phần lớn các đối tượng tham gia học tập. Giảng viên phải lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp để sinh viên có hứng thú, phản ứng tích cực trong các tiết học nhằm mang lại hiệu quả như mong đợi. Ví dụ: Đối với các lớp học cấp bằng, chứng chỉ, sinh viên sẽ chú trọng đến kiến thức trọng tâm cùng các phương pháp dạy học giúp họ có thể chiếm lĩnh được khối kiến thức trọng tâm đó, hoàn thành tốt các bài thi, kiểm tra để đạt được bằng cấp/chứng chỉ mong muốn. Giảng viên khi dạy ở các lớp này phải vận dụng kết hợp giữa phương pháp thuyết giảng và phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp làm việc nhóm để sinh viên có thể chủ động, sáng tạo nắm bắt được các kiến thức, tri thức trọng tâm và đảm bảo được thời gian đào tạo cho phép. + Đặc điểm nội dung dạy học: Quá trình dạy học bao giờ cũng có chương trình nội dung bao gồm nhiều môn học được chọn lọc từ các lĩnh vực khoa học, nghề nghiệp tương ứng để phục vụ cho mục tiêu đào tạo. Nội dung dạy học được xây dựng theo quan điểm hiện đại, có tính hệ thống, toàn diện, phù hợp với đặc điểm ngành nghề, với khả năng nhận thức của sinh viên, với yêu cầu xã hội thì đó sẽ là cơ sở để tạo nên kết quả dạy học toàn diện và có chất lượng cao. Ví dụ:. Ở Chuyên ngành kế toán doanh nghiệp sinh viên năm cuối đòi hỏi học chuyên sâu về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo các con số thực tế. Đối với các lớp chuyên ngành này, giảng viên cần lựa chọn kết hợp các phương pháp thuyết giảng, phương pháp làm việc nhóm để sinh viên cùng nhau giải quyết vấn đề phân tích về các nội dung trên bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp cụ thể, đồng thời, dự báo tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong mục tiêu trung hạn và dài hạn, đề xuất các giải pháp mang lại lợi nhuận phù hợp với mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. + Phương tiện dạy học: Phương tiện dạy học là công cụ nhận thức, công cụ luyện tập thực hành, nghiên cứu, hỗ trợ rất nhiều cho giảng viên và sinh viên trong dạy và học để đạt được kết quả tốt. Trong trường đại học cần được trang bị các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại: phòng học đa năng, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, trạm, trại thí nghiệm, thư viện ứng
  • 4. 3 dụng công nghệ thông tin, phòng đọc, mạng Internet, thiết bị nghe nhìn... Phương tiện dạy học hiện đại, đầy đủ, đồng bộ, được khai thác sử dụng hợp lý sẽ góp phần tạo nên chất lượng dạy và học của cả giảng viên và sinh viên. Ví dụ: Đối với môn Hoá học dụng cụ dưới đây dùng để điều chế chất khí nào trong số các khí sau: O2, Cl2, H2, NO, N2, CO2, C2H2, NH3, CH4. Hãy xác định các chất trong phễu nhỏ giọt A, bình cầu B được dùng để điều chế các khí đó. Như vậy sinh viên phải quan sát hình vẽ, phân tích đi đến nhận xét khái quát: - Chất khí được điều chế phải nặng hơn không khí và không tác dụng với không khí ở nhiệt độ thường. - Chất khí được điều chế bằng tương tác của một chất rắn với một chất lỏng hoặc tương tác giữa một chất lỏng với một chất lỏng. Từ sự phân tích khái quát đó, sinh viên xác định dụng cụ trên được dùng để điều chế các chất khí: O2, Cl2, CO2. Các chất dùng để điều chế các khí đó được chứa trong: - Phễu nhỏ giọt A: H2O2, HCl đặc, dung dịch HCl hoặc H2SO4. - Bình cầu B: MnO2, KMnO4, CaCO3. + Môi trường dạy học: còn được gọi là môi trường học tập nhằm nhấn mạnh hoạt động học, được đề cập đến nhiều trong thời gian gần đây và được hiểu rất khác nhau. Theo cách hiểu chung nhất, môi trường dạy học là toàn bộ những yếu tố bên ngoài người học có tác động tới quá trình học tập. Quá trình dạy học cần được thực hiện trong một môi trường thuận lợi ở cả hai phương diện vĩ mô và vi mô. Quá trình dạy học trong nhà trường là quá trình có tổ chức, vì vậy môi trường dạy học cần là môi trường được thiết kế, tổ chức phù hợp để thực hiện các hoạt động dạy học, khuyến khích và thúc đẩy các quá trình học tập của chủ thể. Ở đây đề cập đến môi trường dạy học có tổ chức. Môi trường dạy học theo nghĩa hẹp chủ yếu đề cập đến các yếu tố điều kiện vật chất như trang thiết bị, phương tiện, tài liệu, phần mềm dạy học. Môi trường dạy học theo nghĩa rộng bao gồm cả yếu tố con người-xã hội, trong đó là người dạy và người học với các phương pháp dạy học và các hình thức tương tác xã hội cũng như văn hóa ứng xửg. Ví dụ: Để có một trường học thân thiện thì trường học cần cảnh quan môi trường phải sạch sẽ, thoáng mát, rộng rãi, yên tĩnh, trồng nhiều cây xanh và hoa… ở khuôn viên trường học.
  • 5. 4 Điều kiện cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất cần được đáp ứng cho việc học tập, cần có đầy đủ phòng học, phòng chức năng, nhà vệ sinh, khu vui chơi… Đội ngũ giảng viên: Đội ngũ giảng viên là một yếu tố quan trọng tạo nên môi trường học tập thân thiện. Giảng viên cần nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có chuyên môn tốt, có đạo đức, phẩm chất, lối sống tốt, tận tâm với công việc, yêu nghề hết lòng vì sự nghiệp giáo dục. Đối với sinh viên: cần có ý thức đoàn kết, giúp đỡ nhau lẫn nhau trong học tập và các hoạt động ở trường. Sinh viên phải thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự, lành mạnh; phải có ý thức thực hiện tốt mọi quy định của nhà trường, xã hội một cách tự giác; Bên cạnh đó, thì Nhà trường cần quan tâm tổ chức nhiều sân chơi, nhiều cuộc thi bổ ích để sinh viên tham gia tạo không khí học tập sôi nổi, đồng thời rèn luyện tri thức, đạo đức và kĩ năng sống cho sinh viên. Bên cạnh đó việc áp dụng những hình thức giảng dạy sáng tạo, giúp người học tự tìm tòi, nghiên cứu phát huy khả năng của mình, tránh sự gò bó ép buộc nhồi nhét kiến thức làm cho sinh viên áp lực với việc học. + Kinh nghiệm đã có của bản thân giảng viên: giảng viên lực lượng then chốt quyết định chất lượng đào tạo thông qua việc truyền tải trực tiếp tư tưởng, định hướng, kiến thức và các giá trị sống tốt đẹp cho người học - thế hệ trẻ, tương lai của đất nước. Mặc dù mỗi trường có những đặc thù về mục tiêu và yêu cầu đào tạo đối với từng ngành nghề khác nhau nhưng việc phát triển đội ngũ giảng viên có ý nghĩa quan trọng đối với việc đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong thời đại giáo dục 4.0. Đó cũng chính là tiền đề để tạo động lực cho giảng viên hăng say làm việc và mang đến nguồn năng lượng tích cực cho sinh viên, góp phần mang lại sự thay đổi sâu sắc cho chất lượng đào tạo của nhà trường nói riêng và nền giáo dục của đất nước nói chung. Giảng viên phải có năng lực sư phạm giảng dạy, có khả năng truyền đạt, truyền cảm hứng, kết nối, linh hoạt, có thể được lượng hóa bằng đánh giá cuối kỳ của sinh viên về khóa học hoặc quá trình dự giờ, tương tác trực tuyến của đồng nghiệp trong quá trình dạy. Đồng thời giảng viên phải có khả năng học tập, phải không ngừng nâng cao chuyên môn mà còn phải liên tục cập nhật kỹ năng, kiến thức về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, để thích nghi với đời sống xã hội luôn biến đổi khôn ngừng. Giảng viên phải có đạo đức nghề nghiệp là điểm tựa cho sinh viên, có đam mê và gắn bó lâu dài với sự nghiệp giảng dạy, tận tâm, tận tụy với công việc định hướng sinh viên, trong giao tiếp luôn ứng dụng các quy tắc ứng xử chuẩn mực, là người có trình độ cao, có thói quen học tập và nghiên cứu không ngừng.
  • 6. 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Vũ Hoạt (Chủ biên) – Hà Thị Đức. Lí luận dạy học đại học. NXB Đại học Sư phạm. [2] Trần Thị Hương (Chủ biên). Giáo trình Giáo dục học Đại cương. NXB Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.