SlideShare a Scribd company logo
1 of 37
Download to read offline
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-------  -------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU GIẢM THIỂU HÀM LƯỢNG NO3
-
TRÊN CÂY CẢI NGỒNG TẠI XÃ NGA THÁI,
HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA VỤ XUÂN 2016
Sinh viên thực hiện : TRẦN THỊ LAN
Lớp : MTB
Khóa : 57
Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn : GS.TS TRẦN ĐỨC VIÊN
HÀ NỘI – 2016
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-------  -------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU GIẢM THIỂU HÀM LƯỢNG NO3
-
TRÊN CÂY CẢI NGỒNG TẠI XÃ NGA THÁI,
HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA VỤ XUÂN 2016
Sinh viên thực hiện : TRẦN THỊ LAN
Lớp : MTB
Khóa : 57
Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn : GS.TS TRẦN ĐỨC VIÊN
Địa điểm thực tập : Xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
“Nghiên cứu giảm thiểu hàm lượng NO3
-
trên cây cải ngồng tại xã Nga Thái,
huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa vụ xuân 2016” là trung thực và chưa được
sử dụng trong bất kì tài liệu, khóa luận nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày….tháng ……năm 2016
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Lan
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực, phấn đấu của
bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ, động viên nhiệt tình của gia đình,
bạn bè và sự chỉ bảo tận tình của các thầy các cô.
i
Với sự biết ơn chân thành nhất của mình, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
tới GS.TS Trần Đức Viên và TS Nguyễn Đình Thi đã luôn tận tình, hướng
dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ cho em trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô
giáo, cán bộ trong bộ môn Sinh Thái nói riêng và các thầy cô trong khoa
Môi trường nói chung đã luôn giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất giúp em
hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ UBND xã Nga Thái cùng
toàn thể nhân dân trong xã Nga Thái đã giúp đỡ cho em thực hiện khóa
luận.
Em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh, động viên và
giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu trên giảng đường đại
học và thời gian nghiên cứu vừa qua.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng bài khóa luận vẫn không thể tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô
cùng các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày....tháng.....năm 2016
Sinh viên
Trần Thị Lan
ii
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất rau trên thế giới từ 2001 – 2009.................
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất một số loại rau ở Việt Nam 2010 –
2012................................................................................................
Bảng 1.3: Diện tích gieo trồng rau năm 2011-2012 các tỉnh......................
Bảng 2.1: Công thức thí nghiệm và lượng phân bón tại mỗi công
thức.................................................................................................
Bảng 3.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Nga Thái
(2013 – 2015)..................................................................................
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã Nga Thái giai
đoạn (2013 – 2015)........................................................................
Bảng 3.3: Tình hình sản xuất kinh doanh của xã Nga Thái......................
Đơn vị: tỉ đồng...............................................................................................
Bảng 3.4: Đặc điểm của chủ hộ điều tra (n=30)..........................................
Bảng 3.5: Diện tích, năng suất các loại cây trồng chính của các hộ
điều tra (n=30)...............................................................................
iii
Bảng 3.6: Chi phí sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra (n =
30)...................................................................................................
Bảng 3.7: Diện tích, năng suất các loại rau chính của các hộ điều
tra (n=30).......................................................................................
Bảng 3.8: Động thái tăng trưởng số lá của rau cải ngồng ở các
mức phân bón khác nhau.............................................................
Bảng 3.9: Động thái tăng trưởng chiều cao của rau cải ngồng ở
các mức phân bón khác nhau......................................................
Bảng 3.10: Động thái tăng trưởng đường kính tán lá của rau cải
ngồng ở các mức phân bón khác nhau........................................
Bảng 3.11: Năng suất thực thu của rau cải ngồng......................................
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của các mức phân bón tới hàm lượng
nitrat trong rau cải ngồng sau khi thu hoạch xã Nga
Thái................................................................................................
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của phân bón tới đặc tính lý hóa cả đất
trước và sau khi bón phân hữu cơ...............................................
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Quy trình xử lý phế thải đồng ruộng thành phân bón
hữu cơ - ĐTB2004 - 32- 6632- 66 , HVNN....................................
Hình 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng....................................
Hình 2.2: Sơ đồ chỉ tiêu sinh trưởng cây cải ngồng....................................
Hình 2.3: Sơ đồ lấy mẫu đất lần 1................................................................
Hình 3.1: Sơ đồ Nga Sơn – Thanh Hóa.......................................................
Hình 3.2: Đồ thị theo dõi sự thay đổi của đống ủ trong 35 ngày
(oC).................................................................................................
iv
Hình 3.3: Động thái tăng trưởng số lá cải ngồng........................................
Hình 3.4: Động thái tăng trưởng chiều cao của cải ngồng.........................
Hình 3.5: Động thái tăng trưởng đường kính tán lá của cải ngồng
........................................................................................................
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Kết quả phân tích rau cải ngồng
Phụ lục 2 Kết quả phân tích đất (lần 1) và phân tích phân hữu cơ
Phụ lục 3 Kết quả phân tích đất lần 2
Phụ lục 4 Giấy xác nhận thực tập tốt nghiệp
Phụ lục 5 Phiếu điều tra nông hộ
Phụ lục 6 Quy trình ứng dụng chế phẩm FITO - BIOMIX – RR trong xử lý phụ
phẩm nông nghiệp
Phụ lục 7 Theo dõi nhiệt độ đống ủ
Phụ lục 8 Tính toán các mức phân bón sử dụng các công thức thí nghiệm
v
Phụ lục 9 Hướng dẫn chương trình lấy mẫu đất
Phụ lục 10 Hướng dẫn chương trình lấy mẫu rau
Phụ lục 11 Sơ đồ lấy mẫu rau và đất trong CT ứng với 3 lần NL
Phụ lục 12 Một số hình ảnh triển khai ủ phân hữu cơ
Phụ lục 13 Hình ảnh bố trí thí nghiệm và làm đất trông rau, theo dõi sinh trưởng
Phụ lục 14 Hình ảnh lấy mẫu đất
Phụ lục 15 Hình ảnh lấy mẫu rau phân tích chỉ tiêu
Phụ lục 16 Kết quả xử lý số liệu
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV : Bảo vệ thực vật
BNN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
CT : Công thức
CLB : Câu lạc bộ
CPSH : Chế phẩm sinh học
ĐBSCH : Đồng bằng sông Hồng
ĐBSL : Đồng bằng sông Cửu Long
EC : Cộng đồng kinh tế châu Âu
NL : Nhắc lại
FAO : Tổ chức lương thực Thế Giới
UBND-VP : Ủy ban nhân dân và văn phòng pháp luật
QĐ : Quyết định
TC-BYT : Tiêu chuẩn của bộ Y tế
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
RAT : Rau an toàn
WHO : Tổ chức Y tế Thế Giới
vii
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp vốn là ngành thế mạnh của Việt Nam, đặc biệt là ngành
sản xuất lúa nước. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi như: 9 triệu ha đất
nông nghiệp, trong đó có hai vùng đồng bằng phì nhiêu là vùng đồng bằng
sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, là những vùng trồng lúa được xếp vào
loại tốt nhất của thế giới; với mạng lưới sông ngòi dày đặc, cộng với hàng
chục triệu nông dân vừa cần cù, vừa thông minh, lại có học vấn khá và năng
động, tạo nên hai nguồn lực “trời cho” hiếm có so với nhiều nước trên thế
giới (Báo Nông nghiệp Việt Nam, 2015) tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản
xuất lúa nước đưa Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai sau Thái
Lan. Nhờ sự phát triển của khoa học - công nghệ, hàng năm lúa gạo của cả
nước ngày càng tăng về cả chất lượng và trữ lượng. Theo Tổng cục thống kê
2014, sản lượng lúa gạo của cả năm 2014 ước tính đạt 45 triệu rấn, tăng 955,2
nghìn tấn so với năm 2013. Do đó, lượng rơm rạ được thải bỏ sau mỗi vụ thu
hoạch là tương đối lớn, đốt rơm rạ trên đồng ruộng là một sự lãng phí tài
nguyên lớn, bỏ đi nguồn dinh dưỡng lớn có trong đất, làm cho đất bị biến chất
và trở nên chai cứng, khô cằn. Mặt khác việc đốt rơm rạ còn gây ô nhiễm môi
trường và làm ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, tuy nhiên con người
chưa nhận thức cao về việc làm của mình. Nhằm nâng cao năng suất lúa và
tăng thu nhập, phân bón đã phần nào đi vào đời sống sản xuất của bà con
nông dân. Theo Niên giám thống kê 2013, loại cây trồng chính cần sử dụng
nhiều phân vô cơ nhất tại Việt Nam là cây lúa, ước tính chiếm 65% nhu cầu
phân vô cơ, tiếp theo là ngô chiếm 9%. Các loại cây ngắn ngày như mía, lạc,
đậu nành, bông, rau củ..chiếm 6%, còn lại là cà phê, tiêu, điều..chiếm 20%.
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung, việc sử dụng phân vô cơ nói chung
(phân đạm nói riêng) quá mức không những làm chai hóa đất, làm cho hệ sinh
1
vật trong đất bị chết, đất trở lên chua hóa, làm giảm độ phì nhiêu của đất..., sử
dụng quá mức hoặc không cân đối NPK hoặc sử dụng không đúng thời điểm
trong canh tác rau sẽ dẫn đến hiện tượng tích lũy một lượng lớn hàm lượng
NO3
-
trong các loại rau ăn lá ảnh hưởng tới chất lượng nông sản, ảnh hưởng
tới sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chính vì
các lý do trên tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu giảm thiểu hàm lượng
NO3
-
trên cây cải ngồng tại xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
vụ xuân 2016”
Mục đích và yêu cầu nghiên cứu của đề tài
Mục nghiên cứu
- Đưa ra quy trình sơ bộ xử lý và tái chế phế phụ phẩm nông nghiệp bằng
chế phẩm Fito-Biomix-RR tại xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Xác định quy trình kĩ thuật trong canh tác rau bằng việc sử dụng phân
hữu cơ xử lý từ phụ phẩm nông nghiệp nhằm giảm thiểu hàm lượng NO3
-
trong cây rau cải ngồng
- Xác định hàm lượng NO3
-
có trong cây rau cải ngồng và đề xuất giải
pháp canh tác nhằm giảm thiểu hàm lượng NO3
-
có trong cây rau cải ngồng tại
xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Yêu cầu nghiên cứu
- Đánh giá đặc điểm thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội tại xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Tìm hiểu tình hình nông nghiệp và sản xuất rau tại xã Nga Thái,
huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Đưa ra được quy trình xử lý phụ phẩm nông nghiệp bằng chế phẩm
Fito-Biomix-RR.
- Xác định được hàm lượng NO3
-
trong cây rau cải ngồng
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thực trạng sử dụng, quản lý và xử lý phụ phẩm nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm phụ phẩm nông nghiệp trên đồng ruộng
Phế phụ phẩm nông nghiệp trồng trọt trên đồng ruộng gồm các vật chất
loại bỏ từ hoạt động trồng trọt của sản xuất nông nghiệp chủ yếu là tàn dư
thực vật hay vật chất sau thu hoạch (Nguyễn Xuân Thành và cộng sự, 2011).
Phế phụ phẩm nông nghiệp là những chất hữu cơ, có thể còn non, xanh;
có thể đã xơ cứng vì silic hóa như trấu hay lignin hóa như gỗ. Chúng có thể
được xem như là một dạng tích trữ năng lượng từ mặt trời nhờ quá trình
quang hợp và các quá trình sinh học khác trong sản xuất nông nghiệp. Là
những sản phẩm phụ thu được từ cây trồng như rơm rạ, thân ngô, thân lạc,
ngọn mía... (Cục thông tin KH & CN Quốc gia, 2010)
1.1.2. Thực trạng sử dụng, quản lý và xử lý phụ phẩm nông nghiệp trên
thế giới
1.1.2.1. Các phương pháp tận dụng cổ truyền
Theo các dữ liệu thu thập được, rơm rạ theo truyền thống chủ yếu được
sử dụng để làm chất đốt, làm vật liệu xây dựng, nuôi gia súc, làm chất độn
chuồng và trồng nấm. Dựa theo thông tin của Cục Thông Tin KH&CN Quốc
gia, 2010 ta có:
a. Lợp nhà
Ở nông thôn, trước đây người nông dân hay sử dụng rơm rạ để làm tấm
lợp mái nhà nhẹ và không thấm nước.
b. Làm mũ, dép, xăng đan, bện dây thừng
Người ta có thể tạo ra nhiều kiểu mũ được bện từ rơm rạ. Tại Anh, vài
trăm năm trước đây, các mũ được bện từ rơm rạ đã rất phổ biến. Người Nhật,
Triều Tiên có truyền thống sử dụng rơm rạ làm dép, xăng đan Tại một số nơi
thuộc Đức như vùng BlacFoest và Hunsruck, người ta thường đi dép rơm
trong nhà hoặc tại các lễ hội.
c. Làm đệm giường nằm
3
Tại nhiều nước trên thế giới, rơm rạ cho đến nay vẫn được sử dụng để
làm đệm giường nằm cho con người và làm ổ cho vật nuôi. Nó thường được
sử dụng để làm ổ cho gia súc như trâu bò (tức là loại động vật nhai lại) và cả
người. Nó cũng có thể dùng để làm ổ cho các loại động vật nhỏ, nhưng điều
này thường dẫn đến gây tổn thương cho các con vật ở mắt, mũi, miệng do
những sợi rơm rất sắc dễ cứa.
d. Làm thức ăn cho động vật
Rơm rạ có thể được sử dụng như một thành phần thức ăn thô nuôi gia
súc để đảm bảo một lượng trong thời gian ngắn. Việc sử dụng rơm rạ có hàm
lượng năng lượng và dinh dưỡng có thể tiêu hóa được. Lượng nhiệt được sinh
ra trong ruột các con vật ăn cỏ vì vậy tiêu hóa rơm rạ có thể hữu ích trong
việc duy trì nhiệt độ cơ thể trong thời tiết mùa đông lạnh.
e. Trồng nấm
Việc trồng các loại nấm ăn được bằng các phụ phẩm nông nghiệp như
rơm rạ là một quá trình có giá rị gia tăng nhằm chuyển hóa loại nguyên liệu
này từ chỗ được coi là phế thải thải thành thức ăn cho con người.
Ngoài ra, rơm rạ còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, ví
dụ như trong ngành hóa chất rơm rạ được sử dụng làm nguyên liệu thô để sản
xuất các sản phẩm hóa chất.
1.1.2.2. Các phương pháp tận dụng công nghiệp
Cục thông tin KH&CN Quốc gia (2010) cho biết: các phụ phẩm nông
nghiệp có thể tận dụng chế biến thành các sản phẩm hữu ích cho con người ví
dụ như:
a. Giấy và bột giấy hòa tan
Bột giấy được sử dụng làm giấy và các sản phẩm xenlulo có nhiều ứng
dụng công nghiệp. Dự án nghiên cứu làm giấy và bột giấy từ rơm rạ của Mỹ
đã sản xuất ra được giấy và bột giấy hòa tan có độ dai cao bất thường nhưng
lực chịu xé không tốt. Bột giấy được làm từ rơm rạ có hàm lượng anpha
cellulose và mức polyme hóa tương đương với bột giấy. Bột giấy hòa tan
4
thường được làm từ gỗ và có nhiều ứng dụng khác nhau trong công nghiệp,
gồm sợi nhân tạo và các dẫn xuất xelulo.
b. Thức ăn công nghiệp chăn nuôi gia súc
Những thử nghiệm để xác định giá trị của rơm rạ làm thức ăn chăn nuôi
được tiến hành bởi Cục khoa học Động vật của Mỹ. Những nghiên cứu này
tập trung vào giá trị của rơm trong hỗn hợp thức ăn cho bò và cừu và liệu giá
trị thức ăn có cải thiện được bằng cách xử lý rơm rạ bằng amonia và xút
hydroxit natri. Các kết quả cho thấy rơm rạ nhất thiết phải được bổ sung với
thúc ăn khác, ngay cả khi sử dụng với tỷ lệ thấp nhất cho gia súc.
c. Sản xuất nhiên liệu sinh học
Hiện nay nguồn nguyên liệu đang ngày càng cạn kiệt, giá xăng dầu
tăng cao do đó người ta đã biết tận dụng rơm rạ để sản xuất nhiên liệu sinh
học để thay thế cho xăng dầu vừa tận dụng nguồn nhiên liệu có sẵn vừa giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.
1.1.3. Thực trạng sử dụng, quản lý và xử lý phụ phẩm nông nghiệp tại
Việt Nam
Theo nguồn của Cục thông tin KH&CN Quốc gia (2010) các hình thức
sử dụng, quản lý và xử lý rơm rạ nước ta như sau:
a. Xử lý rơm rạ bằng kĩ thuật sinh học
Đây là một phương pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường. Đã có
nhiều lo ngại của một số địa phương trên cả nước khi mùa gặt về đối với phụ
phẩm rơm rạ. Các nhà khoa học cũng đã chuyển giao các kĩ thuật xử lý rơm rạ
nhanh trên đồng ruộng bằng xử lý chế phẩm Trichoderma cho ruộng rạ trước
khi phay lồng đất 2 ngày, bổ sung thêm vôi bột, vùi dập rạ, sau 7 - 10 ngày
rơm rạ sẽ mục có thể cấy (xạ) lúc an toàn. Bên cạnh đó, việc xử lý chế phẩm
Trichoderma lúc lúa vào chắc để tránh lép hạt và giúp cho lá già, gốc rạ phân
hủy dần. Khi chuẩn bị gặt lá già úa bắt đầu phân hủy, nhờ đó máy gặt vừa
xong phun rạ là Trichoderma đã được trộn đều vào chất ủ, dùng cây trà gạc
rải đều rơm rạ ra mặt ruộng, tháo nước vừa đủ ẩm thì chỉ trong vòng mươi
ngày rơm rạ đã ải ra, dùng bánh lồng trục lăn hoặc máy băm vặn rạ. Sau một
5
vài ngày, bùn lắng, ruộng sẵn sàng để sa lan hoặc sa hàng, rút ngắn thời vụ,
tận dụng nguồn phân xanh gây ngộ độc rễ lúa và ô nhiễm không khí. Cách
làm này không những tiết kiệm chi phí, tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có là
rơm rạ vào mục đích tăng gia sản xuất mà còn giảm được hiện tượng ô nhiễm
môi trường do giảm lượng khói bụi, mùi hôi thối do rơm rạ bị mục nát (Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2011). Ngoài xử lý rơm rạ bằng chế phẩm
Tritrodema thì người ta còn sử dụng chế phẩm Fito-Biomix-RR.
b. Sản xuất viên năng lượng sinh học pellet
Theo kết quả nghiên cứu, nhiệt trị của phế thải nông nghiệp như rơm,
trấu là 3600-3800 kcal, tương đương 0,8 kg than nâu hoặc 4 kWh điện. Từ
10m3
rơm rạ, trấu sẽ thu được khoảng 1 tấn pellet. Viên pellet dùng để sưởi
ấm thay gas hay dầu, sản xuất ra điện năng và nhiệt năng thay thế 1 phần
than, dầu trong các nhà máy nhiệt điện và sử dụng cho các bếp không khói
thay bếp ga mà giảm 50% chi phí (Phạm Thị Kiều, 2015)
c. Trồng nấm rơm
Nấm ăn, nấm dược liệu không những có giá trị về mặt dinh dưỡng (rất
giàu protein – đạm thực vật, chiếm 30- 40% chất khô, glucid, lipid, các axit
amin, vitamin, các chất khoáng…), nấm còn có các hoạt chất sinh học
(polysaccharide – chất đa đường, axit nucleic…). Vì vậy, có thể coi nấm như
một loại rau sạch, thịt sạch, thực phẩm chức năng, thuốc trong y dược. Mỗi
năm nước ta sản xuất được khoảng trên 25.000 tấn nấm tươi các loại, chủ
yế là nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ (Đinh Xuân Linh, 2015).
6
1.2. Ứng dụng chế phẩm Fito-Biomix-RR để xử lý phụ phẩm nông nghiệp
1.2.1. Khái niệm chế phẩm vi sinh vật
Chế phẩm sinh học (CPSH) là tập hợp các loài vi sinh vật gồm: Vi
khuẩn quang hợp, vi khuẩn Lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc sống cộng
sinh trong cùng môi trường, chúng là các chủng vi sinh vật (VSV) có ích nhằm
mục đích cải thiện môi trường, sức khỏe con người và cây trồng vật nuôi,
không gây hại và tác dụng phụ xấu khi sử dụng (Trần Thanh Loan và cs, 2012).
1.2.2. Giới thiệu chế phẩm vi sinh Fito-Biomix-RR
Theo công ty cổ phần công nghệ sinh học (2006):
Định nghĩa: Chế phẩm Fito- Biomix RR là chế phẩm sinh học bao gồm
các chủng vi sinh vật phân giải hữu cơ, vi sinh vật kháng bệnh cho cây trồng,
các nguyên tố khoáng, vi lượng có tác dụng: phân giải nhanh và triệt để rơm,
rạ sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ vi sinh giàu dinh dưỡng phục vụ sản
xuất nông nghiệp.
Công dụng: Bổ sung các chủng vi sinh vật phân giải hữu cơ có khả
năng phân giải nhanh và triệt để rơm rạ thành phân bón hữu cơ giàu sinh
dưỡng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Phân bón hữu cơ vi sinh là sản
phẩm an toàn với con người và động vật.
Thành phần:
+ Bacillus polyfermenticus ≥ 108
CFU/g.
+ Strepfomyces thermocoprophilus ≥ 108
CFU/g.
+ Trichoderma virens ≥ 108
CFU/g.
+ Đậu tương, cám gạo, các khoáng chất
1.2.3. Quy trình ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý phế phụ phẩm
nông nghiệp
Dẫn theo Nguyễn Xuân Thành và cộng sự (2011):
Rơm rạ sau vụ thu hoạch được thu gom thành từng đống trên đồng
ruộng hoặc có thể mang đánh đống tại nhà để tiện cho việc xử lý rơm rạ, sau
đó rơm rạ được vận chuyển về chỗ quy hoạch dành cho việc xử lý, xử lý rơm
rạ bằng chế phẩm vi sinh vật. Sau đó rải rơm đều với độ dày là 30cm sau đó
7
phun chế phẩm đều lên đống ủ, cho tới khi hết số rơm cần ủ. Trong quá trình
ủ rơm rạ điều quan trọng là phải đảm bảo độ ẩm trong đống ủ luôn đạt 50 -
60% độ ẩm đảm bảo thì vi sinh vật sẽ hoạt động mạnh dẫn đến nhiệt độ tăng
nhanh (khoảng 50 - 75o
C) làm quá trình mùn hóa diễn ra nhanh hơn. Khi độ
ẩm tăng > 80% mùn hóa đem tái chế thành phân bón hữu cơ.
Hình 1.1: Quy trình xử lý phế thải đồng ruộng thành phân bón hữu cơ -
ĐTB2004 - 32- 6632- 66 , HVNN
Nguồn: Nguyễn Xuân Thành, 2011
Thuyết minh quy trình ủ phân:
Bước 1:
Thu gom rơm rạ trên đồng ruộng sau khi thu hoạch.
Bước 2:
Rơm rạ sau đó sẽ được đắp thành đống (mỗi lớp có độ dày là 30cm
được rắc phân gia súc, gia cầm và phụ gia và tưới men VSV). Sau khi đã xử
lý xong đống ủ được chát bằng bùn hay dùng nilong phủ kín toàn bộ đống ủ.
Bước 3:
Kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm của đống ủ hàng tuần, đo theo giờ quy định.
Ủ 4 - 6 tuần có thể đem ra bón cho cây trồng.
Thu rơm rạ Đống ủ Chế phẩm VSV
Bổ sung phụ gia
Theo dõi nhiệt độ
đống ủ (to
,mùn
hóa)
Bổ sung nước đảm
bảo độ ẩm 60-70%
Đống ủ sau 40- 45
ngày
Kiểm tra chất lượng
đống ủ
Tái chế thành phân
hữu cơ
Bổ sung NPK (nếu
cần)
Phân hữu cơ
Sử dụng
Kiểm tra chất
lượng
8
1.2.4. Kết quả ứng dụng Fito-Biomix-RR trong xử lý phụ phẩm nông
nghiệp làm phân hữu cơ ở Việt Nam
Tại Bắc Giang:
Dựa vào kết quả của mô hình triển khai ứng dụng chế phẩm sinh học
Fito - Biomix - RR xử lý rơm rạ làm phân bón hữu cơ của những năm trước.
Năm 2012, Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công Nghệ Bắc Giang
đã đề xuất và được UBND tỉnh phê duyệt thực hiện dự án “Sản xuất chế phẩm
Fito-Biomix- RR để xử lý rơm rạ làm phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất nông
nghiệp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn tại tỉnh Bắc
Giang”. Tại trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Bắc Giang. Kết hợp với Hội
Liên hiệp Phụ nữ 12 xã của 04 huyện, thành phố diễn ra việc đốt rơm rạ sau
thu hoạch phổ biến nhất là trên địa bàn tỉnh như: Tân Yên, Việt Yên, Yên
Dũng và Thành phố Bắc Giang xử lý quy mô 1.000 tấn rơm rạ vụ mùa 2013
(Busa, Liên hiệp các hội khoa học và kĩ thuật Bắc Giang, 2013 ).
Tại Hải Dương:
Thực hiện Công văn số 255/ UBND-VP ngày 19/9/2014 của UBND
tỉnh Hải Dương về việc cấp chế phẩm sinh học Fito-Biomix-RR phục vụ xử
lý rơm rạ. Kết quả ứng dụng trên 12 huyện, thị xã và thành phố các địa
phương đã sử dụng 4.417,4 kg xử lý được trên 20.000 tấn rơm rạ. Cán bộ của
đơn vị chuyển giao, nhiệt tình, tận tâm truyền đạt quy trình công nghệ và
hướng dẫn kỹ năng thực hành, bám sát cơ sở trong quá trình sản xuất. Sử
dụng chế phẩm Fito-Biomix-RR không những có giá thành thấp gần 40% so
những năm trước sẽ góp phần giảm chi tiêu ngân sách, giảm chi phí mua chế
phẩm của người dân từ đó giúp giảm giá thành xử lý, góp phần kích thích
chính quyền và người dân tích cực hưởng ứng. Việc sử dụng chế phẩm Fito-
Biomix-RR không những khắc phục tình trạng đốt rơm rạ hàng vụ sau thu
hoạch, hạn chế vứt bừa bãi rơm rạ ra đường giao thông mà còn chế biến rơm
rạ thành phân hữu cơ bón cho cây trồng sẽ làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường nông nghiệp, nông thôn, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị
9
diện tích theo hướng phát triển sản xuất sạch, bền vững (Cổng thông tin điện
tử Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương, 2015).
1.3. Vai trò của phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp
1.3.1. Khái niệm phân hữu cơ
Phân hữu cơ là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng hợp chất hữu cơ
như phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phân rác, phụ phẩm nông nghiệp…
Dựa theo mức độ khoáng hóa chất hữu cơ hay khả năng tạo mùn của chất hữu
cơ thì chất hữu cơ có tỷ lệ C/N cao được vùi trực tiếp vào đất không qua chế
biến, chức năng chủ yếu là cải tạo đất thì được gọi là chất hữu cơ cải tạo đất,
chất hữu cơ qua chế biến hay không thông qua chế biến có tỷ lệ C/N thấp gọi
là phân hữu cơ ( Bộ NN&PTNT, 2014).
1.3.2. Vai trò của phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp
+ Chất hữu cơ tồn tại xen kẽ với các thành phần kết cấu của đất, tạo tạo
ra sự thông thoáng giúp rễ phát triển mạnh nên có cường độ hô hấp tối đa và
dễ dàng hấp thu các nguồn dinh dưỡng.
+ Chất hữu cơ sẽ lưu giữ các khoáng chất đa, trung, vi lượng từ các
loại phân bón hóa học và cung cấp dần cho cây hạn chế được hiện tượng thất
thoát phân bón trong quá trình sử dụng, giảm chi phí đáng kể trong sản xuất
nông nghiệp, giúp đất giữ ẩm làm cây chống chịu khô hạn tốt hơn.
+ Sự hiện diện của chất hữu cơ làm môi trường sống cho các hệ vi sinh có
ích, các hệ vi sinh này cân bằng môi trường của hệ sinh thái vì vậy sẽ hạn chế
một số đối tượng gây bệnh, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản
+ Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh sẽ thay thế dần việc bón phân hoá
học trên đồng ruộng, đất trồng trọt mà vẫn đảm bảo được nâng cao năng suất
thu hoạch tuy nhiên không thể thay thế hoàn toàn phân hữu cơ trong sản xuất
nông nghiệp (Trung tâm Thông tin KH&CN Thành phố Hải Phòng, 2015)
1.4. Khái quát về rau an toàn
1.4.1. Khái niệm rau an toàn
10
Theo Bộ NN&PTNT (2008) về khái niệm rau an toàn: “RAT là những
sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn lá, thân, củ , quả, hạt, các
loại nấm thực phẩm..) được sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bao gói, bảo quản
theo quy trình kĩ thuật đảm bảo tồn dư về vi sinh vật, hóa chất độc hại dưới
mức cho phép”
Nguyễn Mạnh Chinh (2011), những sản phẩm không chứa hoặc có
chứa dư lượng các yếu tố độc hại nhưng dưới mức dư lượng cho phép
được coi là rau an toàn với sức khỏe người, nếu trên mức dư lượng cho
phép là rau không an toàn.
1.4.2. Yêu cầu chất lượng của rau an toàn
1.4.2.1. Chỉ tiêu hình thái
Sản phẩm thu hoạch đúng thời điểm, đúng yêu cầu của loại rau, đúng
độ chín kỹ thuật, không dập nát hư thối, không lẫn tạp, không sâu bệnh và có
bao gói thích hợp.
1.4.2.2. Về nội chất
Chỉ tiêu nội chất được quy định cho rau tươi bao gồm:
+ Hàm lượng nitrat (NO3
-
)
+ Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu: Cu, Pb, Hg, Cd, As…
+ Mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (E.coli, Samonella…) và ký
sinh trùng đường ruột (trứng giun đũa, Ascaris…)
+ Dư lượng TBVTV
Tóm lại theo quan điểm của hầu hết các nhà khoa học cho rằng “rau an
toàn” là rau không dập nát, hư hỏng, không có đất, bụi bám quanh, không
chứa các sản phẩm hoá học độc hại, hàm lượng nitrat, kim loại nặng, dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như các vi sinh vật gây hại phải được hạn
chế theo các tiêu chuẩn an toàn và được trồng trên các vùng đất không bị
nhiễm kim loại nặng, canh tác theo những quy trình kỹ thuật được gọi là quy
11
trình tổng hợp, hạn chế sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ
tối thiểu cho phép (Nguyễn Thị Tuyết Mai, 2010).
1.4.3. Điều kiện để sản xuất rau an toàn
Theo Bộ NN&PTNT (2008) thì điều kiện sản xuất rau an toàn như sau:
a. Nhân lực
Tổ chức sản xuất RAT phải có cán bộ kĩ thuật chuyên ngành hoặc hợp
đồng thuê cán bộ chuyên ngành về trồng trọt hoặc BVTV từ trung cấp trở lên
để hướng dẫn kĩ thuật sản xuất RAT.
Người sản xuất RAT phải qua lớp huấn luyện kĩ thuật sản xuất RAT.
b. Đất trồng
Đất quy hoạch để trồng RAT phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Có đặc điểm lý, hóa, sinh học phù hợp với sự sinh trưởng của cây rau
+ Không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các chất thải công nghiệp, chất thải
sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò mổ gia súc tập trung và từ các
nghĩa trang, đường giao thông lớn
+ Đảm bảo tiêu chuẩn môi trương đất trồng trọt theo Tiêu chuẩn TCVN
5941:1995, TCVN 7209:2000 nêu tại Phụ lục 5,6 của quy định
Đất ở các vùng sản xuất RAT phải được kiểm tra mức độ ô nhiễm định
kì hoặc đột xuất.
c. Phân bón
Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong danh mục phân bón được phép
sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam, phân hữu cơ đã qua xử lý đảm bảo không
còn nguy cơ ô nhiễm hóa chất và vi sinh vật có hại
Không sử dụng các loại phân vô cơ có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao
như: phân chuồng tươi, nước giải, phân chế biến từ rác thải sinh hoạt, rác thải
công nghiệp để bón trực tiếp cho rau.
d. Nước tưới
12
Nước tưới cho rau lấy từ nguồn không bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật và
các hóa chất độc hại, phải đảm bảo chất lượng tưới theo Tiêu chuẩn TCVN
6773:2000
Không sử dụng nước thải công nghiệp chưa qua xử lý, nước thải từ các
bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò mổ gia
súc, nước phân tươi, nước giải, nước ao tù đọng để tưới trực triếp cho rau
Nguồn nước tưới cho vùng RAT phải được kiểm tra định kì và đột xuất.
e. Kĩ thuật canh tác RAT
Luân canh: Khuyến khích bố trí công thức luân canh hợp lý giữa các
loại rau, giữa rau với cây trồng khác
Xen canh: Việc trồng xen canh giữa các loại rau với các cây trồng khác
không tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, phát triển
Vệ sinh đồng ruộng:
+ Khu vực trồng RAT cần được thường xuyên vệ sinh đồng ruộng để
hạn chế sâu bệnh hại và ô nhiễm môi trường khác
+ Đối với rau trồng theo công nghệ cao cũng phải thực hiện các biện
pháp vệ sinh tiêu độc và đảm bảo thời gian cách ly giữa các trà, vụ gieo trồng.
+ Chọn giống rau: Không sử dụng các giống rau biến dị đổi gen
(GMO) khi chưa có giấy chứng nhận an toàn sinh học
Bón phân: Sử dụng đúng chủng loại, liều lượng, thời gian bón và cách
bón theo quy trình trồng trọt RAT cho từng loại rau, riêng phân đạm pahri
đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch ít nhất 10 ngày và ít nhất 7
ngày đối với phân bón lá.
f. Phòng trừ sâu bệnh
Áp dụng kĩ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên rau; khuyến
khích phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP)
Khuyến khích xây dựng nhà lưới, nhà màn cách ly côn trùng phù hợp
với nhu cầu sinh trưởng của mỗi loại.
13
1.5. Yếu tố tồn dư NO3
-
trong rau
Dẫn theo Phan Thị Thu Hằng (2008), nguyên nhân gây tồn dư hàm
lượng nitrat trong rau xanh:
1.5.1. Phân bón
1.5.1.1. Phân đạm
a) Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến năng suất và tồn dư NO3
-
trong rau
Theo kết quả nghiên cứu của Ngô Hồng Bình và cs (2011), đối với
giống cải làn 8RA02 ở các liều lượng đạm (40 kg N, 60 kg N, 80 kg N) trên
nền bón 15 tấn phân chuồng + 50 kg P2O5 + 50 kg K2O thì tổng thời gian sinh
trưởng của các công thức bón đạm không có sự sai khác đạt 49 ngày, công
thức không bón đạm thời gian sinh trưởng ngắn hơn đạt 46 ngày. Ở công thức
phân bón 60 kg N và 80 kg N cải làn có khối lượng cây trung bình cao nhất
lần lượt là 70 và 73 g/cây. Đây cũng là hai công thức đạt năng suất thực thu
cao nhất tương ứng với 16,52 và 17,32 tấn/ha. Tuy nhiên xét hiệu quả kinh tế
và an toàn chất lượng thì công thức 60 kg N hơn mức bón 80 kg N.
b) Ảnh hưởng của thời gian bón đạm lần cuối tới mức độ tích lũy NO3
-
trong rau
Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, tồn dư NO3
-
trong rau
liên quan chặt chẽ tới sự cung cấp đạm và quá trình quang hợp trước lúc thu
hoạch. Nếu có đủ thời gian và điều kiện để cây quang hợp mạnh tạo ra gluxid
và hô hấp tạo ra axetoaxid thì hàm lượng NO3
-
trong cây không đến mức gây
độc. Do đó thời gian bón đạm trước khi thu hoạch quyết định đến tồn dư
nitrat trong rau.
c) Ảnh hưởng của dạng đạm bón đến tồn dư nitrat trong rau
Bón dạng đạm khác nhau (NH4
+
hoặc NO3
-
) cũng có ảnh hưởng khác
nhau tới sự tích lũy nitrat trong cây. Trong các nguyên nhân làm cho dư lượng
NO3
-
cao trên rau chủ yếu do sử dụng nhiều phân đạm hóa học và dùng quá
gần ngày thu hoạch (Nguyễn Mạnh Chinh, 2011). Hầu hết các loại rau có hàm
14
lượng NO3
-
đạt cao nhất sau khi bón thúc đạm lần cuối từ 3 - 10 ngày.
1.5.1.2. Phân lân
Bón phân lân có tác dụng tăng cường chuyển hóa đạm khoáng thành
đạm protit làm giảm sự tích lũy NO3
-
trong rau. Tuy vậy trong các vùng trồng
rau hiện nay lượng phân lân sử dụng là rất ít thường chỉ dạt 50% so với quy
trình sản xuất RAT, như cà chua là 21 - 40 kg P2O5/ha trong khi quy trình là
85 kg P2O5/ha, đậu côve là 30 - 40 kg P2O5/ha trong khi quy tình là 60 kg
P2O5/ha. Như vậy sử dụng phân lân ít trong khi phân đạm sử dụng ở mức cao
nên dẫn đến sự tích lũy nitrat trong sản phẩm
1.5.1.3. Phân kali
Các nghiên cứu đã khẳng định cùng với phân lân, phân kali được bón
kết hợp với phân đạm cũng có tác dụng làm giảm sự tích lũy nitrat trong
thương phẩm. Bón đạm kết hợp với kali sẽ làm giảm hàm lượng nitrat rõ rệt
so với khi bón chỉ riêng mình đạm
1.5.1.4. Phân hữu cơ
Việc bón phân hóa học là lợi nhuận trước mắt, tức thời, nếu chỉ nón
phân hóa học thì về lâu dài đất sẽ bị chai cứng, bị bạc màu, sức sản xuất kém.
Bón phân hữu cơ nhằm cân đối dinh dưỡng và cơ chất cho đất, tăng cường độ
màu mỡ tự nhiên của đất. Hướng tới mục tiêu “nông nghiệp bền vững” thì
biện pháp ổn định hàm lượng hữu cơ trong đất là rất quan trọng. Phân hữu cơ
là nguồn cung cấp dinh dưỡng tổng hợp đa, trung, vi lượng, các vitamin, kích
thích tố sinh trưởng làm tăng chất lượng nông sản.
1.5.1.5. Phân vi lượng
Sự tích lũy NO3
-
gắn liền với quá trình khử NO3
-
và quá trình đồng hóa
đạm trong cây. Các quá trình này liên quan chặt chẽ đến các quá trình khác
như quang hợp, hô hấp và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hệ enzim và các hợp
chất cao năng. Cây trồng nghèo Bo dẫn đến sự tích lũy NO3
-
trong thân, rễ và
lá do bị ức chế quá trình khử NO3
-
tổng hợp aminoaxid. Thiếu Mn ảnh hưởng
15
tới quang hợp, quá trình phosphoril hóa và quá trình khử CO2 làm tích lũy
NO3
-
trong cây. Mo có vai trò thúc đẩy quá trình khử CO2 do nằm trong cấu
trúc của enzim nitratredutaza. Cu có vai trò thúc đẩy quang hợp của cây. Như vậy
thiếu các nguyên tố vi lượng cũng là nguyên nhân gây tồn dư nitrat trong rau.
1.5.2. Khí hậu, thời tiết, ánh sáng, thu hoạch và bảo quản
Dư lượng NO3
-
trong rau chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố khí hậu thời
tiết. Khi chuẩn bị thu hoạch nếu gặp thời tiết lạnh, trời âm u thì khả năng tích
lũy NO3
-
rất lớn. Các cây trồng trong điều kiện bình thường có dư lượng NO3
-
thấp hơn cây trồng trong nhà kính từ 2 - 12 lần, nhất là cây ăn lá. Mật độ cây
trồng cao, lượng nitrat sẽ tăng lên do điều kiện chiếu sáng yếu. Thời gian
chiếu sáng trong ngày dài thì hàm lượng nitrat trong cây sẽ giảm. Nhiệt độ
quá lớn cũng gây trở ngại cho quá trình khử nitrat ở rễ nên hàm lượng NO3
-
trong rau sẽ cao.
1.5.3. Đất trồng và nước tưới bị ô nhiễm
Dẫn theo Phan Thị Thu Hằng (2008):
a) Ảnh hưởng của nguồn đất bị ô nhiễm tới mức độ tích lũy nitrat
trong rau
Trong vùng đất trồng rau, đất thoáng khí, độ ẩm thích hợp cho quá trình
oxyhoa, nitrat được hình thành, rau dễ hấp thụ. Sự hấp thụ đạm ở dạng nitrat
không chuyển hóa thành protein là nguyên nhân làm giảm chất lượng rau qủa.
Mặt khác do sử dụng phân vô cơ không hợp lý sẽ làm đất bị ô nhiễm: trai đất,
chua đất và nhiễm bẩn NO3
-
. Khi bón phân đạm với lượng lớn và quá muộn sẽ
hình thành NO3
-
quá nhiều so với nhu cầu của cây trồng sẽ làm rửa trôi và gây
ô nhiễm môi trường, tích lũy trong nông sản.
b) Ảnh hưởng của nguồn nước bị ô nhiễm tới mức độ tích lũy nitrat
trong rau
Trong các loại rau, lượng nước chứa 90% trở lên do vậy chất lượng
nước tưới ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Các con sông hồ là
16
nguồn tiềm tàng các chất độc hại trong đó có N - NO3
-
nhưng đã và đang được
người dân sử dụng hàng ngày tưới cho rau và hậu quả để lại là chúng sẽ dần
được tích lũy trong sản phẩm.
1.6. Thực trạng tồn dư NO3
-
trong rau
1.6.1. Thực trạng sản xuất rau thế giới
Theo số liệu thống kê của FAO (2010) năng suất, diện tích, sản lượng rau
trên thế giới trong các năm gần đây được thể hiện qua bảng 1.1:
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất rau trên thế giới từ 2001 – 2009
Năm 2001 2003 2005 2007 2009
Diện tích (nghìn ha) 15392 17120 16679 17263 17873
Năng suất (tấn/ha) 149243 140038 140331 142570 139085
Sản lượng (triệu tấn) 229717 239749 234065 246114 2485912
Nguồn: FAO, 2010
Cũng theo FAO (2012), tổng diện tích trồng rau trên thế giới là 19 triệu
ha tập trung chủ yếu ở khu vực Châu Á với diện tích 15,1 triệu ha, chiếm gần
80% tổng diện tích trồng rau trên thế giới, một số khu vực như Châu Đại
Dương, Châu Mỹ chiếm tỷ lệ thấp so với tổng diện tích trồng. FAO (2012)
trong 10 nước dẫn đầu về diện tích trồng rau trong khu vực Châu Á, Việt
Nam đứng thứ 4 với diện tích 0,68 triệu ha, đứng sau Nigeria là 0,75 triệu ha,
Ấn Độ là 2,10 triệu ha và đứng thứ nhất là Trung Quốc là 9,71 triệu ha.
1.6.2. Thực trạng sản xuất rau tại Việt Nam
Việt Nam có vị trí địa lý trải dài nhiều vĩ độ, khí hậu nhiệt đới gió mùa
và có một số vùng tiền khí hậu đặc biệt như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt..., có
điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sản xuất rau. Việt Nam có thể trồng được
trên 120 loại rau có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới và cùng với các
tiến bộ KHCN các loại rau trái vụ được sản xuất nhằm đáp ứng mở rộng về
nhu cầu tiêu dùng và phục vụ chế biến xuất khẩu. Sản xuất rau có xu hướng
ngày càng mở rộng về diện tích và sản lượng tăng đồng thuận.
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất một số loại rau ở Việt Nam 2010 – 2012
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
17
Diện
tích
(ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện
tích
(ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện
tích
(ha)
Sản
lượng
(tấn)
Cải bắp 2.044,77 42,461 2.712,15
58.845,1
6
2.847,74 66.542,02
Rau muống 4.523,57 103,719 4.232,47 94.610,51 4.318,37
99.000,8
0
Cà chua
1.054,6
8
24,032 1.114,53 27.686,31
1.168,8
3
29.542,34
Đậu quả
các loại
937,19 12.985,15 944,62
13.560,8
2
Su hào 2.762,06 49,577 2.617,75
48.240,1
1
2.621,99
50.347,0
0
Súp lơ 396,42 5.773,47 775,43
11.030,2
0
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2015
Theo số liệu từ Bộ NN&PTNT, 2012 diện tích trồng rau cả nước ước
đạt khoảng 823.728 ha (tăng 103,7% so với năm 2011), năng suất ước đạt 170
tạ/ha (tăng 102% so với năm 2011), sản lượng ước đạt 14,0 triệu tấn (tăng 106%
so với năm 2011); trong đó miền Bắc diện tích ước đạt 357,5 nghìn ha, năng suất
ước đạt 160 tạ/ha, sản lượng dự kiến đạt 5,7 triệu tấn; miền Nam diện tích ước đạt
466,2 nghìn ha, năng suất dự kiến đạt 178 tạ/ha, sản lượng dự kiến đạt 8,3
triệu tấn. Theo báo cáo của Bộ Công Thương (2015), cả nước hiện có khoảng
845 ngàn ha rau các loại, cho sản lượng hàng năm khoảng 14,5 triệu tấn.
Trong đó, Đồng bằng Sông Hồng và Sông Cửu Long là hai vùng sản xuất rau
lớn nhất nước (Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long, 2015).
1.6.3. Các mô hình sản xuất rau an toàn tại Việt Nam
Theo Đào Ngọc Chính (2011):
Rau là thực phẩm quan trọng thường xuyên và không thể thiếu hàng ngày
của con người, đặc biệt đối với những dân tộc châu Á trong đó có Việt Nam.
Bảng 1.3: Diện tích gieo trồng rau năm 2011-2012 các tỉnh
18
Năm 2011 Năm 2012
Cả nước 794.243 823.728
Miền bắc 302.808 357,551
ĐBSH 127.808 159.7690
Đông Bắc 90.293 94167
Tây Bắc 21.897 9.161
Bắc Trung Bộ 84.667 94.454
Miền Nam 491.435 466.177
DH Nam Trung Bộ 62.651 64.809
Tây Nguyên 123.859 87.361
Đông Nam Bộ 83.105 67.768
ĐBSCL 221.819 246.240
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hồ Chí Minh, 2012)
Theo số liệu từ Sở NN & PTNTT thành phố Hồ Chí Minh, 2012 diện
tích trồng rau cả nước ước đạt khoảng 823.728 ha (tăng 103,7% so với năm
2011), năng suất ước đạt 170 tạ/ha (tăng 102% so với năm 2011), sản lượng
ước đạt 14,0 triệu tấn (tăng 106% so với năm 2011); trong đó miền Bắc diện
tích ước đạt 357,5 nghìn ha, năng suất ước đạt 160 tạ/ha, sản lượng dự kiến
đạt 5,7 triệu tấn; miền Nam diện tích ước đạt 466,2 nghìn ha, năng suất dự
kiến đạt 178 tạ/ha, sản lượng dự kiến đạt 8,3 triệu tấn.
Một số mô hình sản xuất rau an toàn tại Việt Nam:
Bình Dương:
Một số mô hình tiêu biểu gắn sản xuất với tiêu thụ trên địa bàn: 02 tổ
hợp tác sản xuất rau an toàn:
+ Tổ sản Ưxuất RAT xã Tân Định, huyện Bến Cát: diện tích 7 ha (sản
xuất 3 vụ); sản lượng: 378 tấn (dưa leo, khổ qua, bầu, bí, mướp,....);
+ Tổ sản xuất RAT Thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên: diện tích: 5
ha (sản xuất 3 vụ); sản lượng: 234 tấn (hành lá, khổ qua, dưa leo,...)
Từ dự án “Xây dựng vùng sản xuất rau an toàn tỉnh Bình Dương, giai
đoạn 2010 - 2012” đã thành lập 02 tổ hợp tác sản xuất rau an toàn tại 02 địa
19
điểm nêu trên. Tổ hợp tác được hoạt động dưới sự quản lý và điều hành sản
xuất từ 02 tổ trưởng tổ hợp tác, có sự hướng dẫn quy trình sản xuất rau an toàn,
phòng trừ sâu bệnh, sử dụng phân bón và thuốc BVTV, ... của cán bộ kỹ thuật
Chi cục BVTV Bình Dương. Định kỳ mỗi tháng 02 lần, Chi cục BVTV lấy
mẫu rau từ 02 tổ rau phân tích dư lượng thuốc trừ sâu trên rau bằng phương
pháp phân tích nhanh (GT Testkit), khi mẫu rau có dư lượng (ở mức an toàn)
Chi cục tiếp tục phân tích định lượng để phân tích rõ gốc thuốc nông dân sử
dụng. Khi 02 tổ rau sản xuất có sản phẩm, nhờ sự tác động và hỗ trợ của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương và Chi cục BVTV làm
đầu mối đã giúp cho sản phẩm của 02 tổ rau được đưa vào siêu thị.
Tp.Hồ Chí Minh
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Phước An: Là mô hình thí điểm của dự
án xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm, là tổ chức tích cực
trong phong trào thi đua áp dụng VietGap trong sản xuất, sơ chế rau. Hợp tác
xã bắt đầu áp dụng theo quy trình VietGap trong sản xuất rau từ năm 2009 với
diện tích 7 ha, đến năm 2012 diện tích sản xuất rau an toàn tăng lên 17 ha, sản
lượng đạt 298 tấn/tháng. Đến nay, tổng diện tích được chứng nhận ViêtGap là
4,06 ha (13 hộ sản xuất và nhà sơ chế)
Hợp tác xã Ngã Ba Giòng (địa chỉ: ấp 4, xã Xuân Thới Thượng, huyện
Hóc Môn): Hiện nay, tổng diện tích sản xuất rau an toàn theo quy trình
VietGap là 15 ha, trong đó diện tích được chứng nhận VietGap là 3,25 ha.
Hình thức tiêu thụ chủ yếu thông qua các hợp đồng nguyên tắc, trung bình 04
tấn/ngày.
1.6.4. Ảnh huởng của hàm lượng NO3
-
trong rau đến sức khỏe con người
Theo Hoàng Xuân Đại (2015):
Nitrat là dạng chất đạm hiện diện trong cây rau, củ, quả. Nếu chúng ta
biết cách sử dụng lượng nitrat hợp lý (ít hoặc vừa đủ), nó sẽ giúp cho cây rau
có màu xanh; củ, quả đẹp mắt đồng thời không gây hại cho sức khỏe con
20
người. Tuy nhiên nếu lạm dụng, sự có mặt của nitrat trong nông sản sẽ ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe và đặc biệt, dư lượng nitrat trong mô hình thực vật
vượt quá ngưỡng an toàn được xem như một chất độc gây hại cho sức khỏe
con người.
Thật vậy, dư lượng NO3
-
là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để
đánh giá chất lượng rau quả. NO3
-
lần đầu tiên được phát hiện như dạng độc
chất tồn dư trong nông sản, gây hại sức khỏe con người vào năm 1945. Mặc
dù NO3
-
không độc với thực vật nhưng nếu sản phẩm cây trồng được con
người sử dụng, đặc biệt là bộ phận lá, NO3
-
được khử thành NO2
-
trong quá
trình tiêu hóa lại là một chất độc, vì NO2
-
dễ phản ứng với amin tạo thành
nitrosamin, là chất gây ung thư dạ dày, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sửc khỏe
con người. Mặt khác, trong cơ thể con người, do sự khử NO3
-
nhanh hơn sự
chuyển đổi NO2
-
nên nhanh chóng bị tích tụ, làm mất khả năng vận chuyển
oxy trong máu, đồng thời hạ huyết áp và ở nồng độ cao cũng có thể gián tiếp
ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tăng nguy cơ sảy thai ở người. Vì vậy,
nitrat trong rau, củ, quả có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con
người, do đó nó luôn được xem là một trong những tiêu chuẩn để đáng giá
chất lượng rau quả.
1.6.5. Ảnh hưởng của hàm lượng NO3
-
trong rau xanh đến môi trường
Phân là một trong các nhân tố không thể thiếu đối với cây trồng đặc
biệt là phân hóa học. Tuy nhiên, sử dụng phân bón hóa học như thế nào là
điều hầu như ít người quan tâm tới. Phân hóa học thông thường được bón cho
cây trồng chủ yếu là phân đạm, khi bón đạm cho cây trồng đặc biệt cây rau
cây chỉ sử dụng được 40 - 60% phần còn lại nằm trong đất và gây ô nhiễm
môi trường đất. Các nhà khoa học đã nghiên cứu việc bón thúc đạm sẽ làm
cho hàm lượng nitrat tích lũy trên mặt đất và làm giảm chất lượng nước. Khi
trong sản phẩm có chứa nhiều đạm, nhất là không cân đối thì đạm sẽ chuyển
từ NH4
+
sang NO3
-
.
21
Đặc biệt hàm lượng NO3
-
tồn dư trong các loại rau rất cao, nguyên nhân
là do sử dụng không hợp lý liều lượng và tỷ lệ phân đạm vô cơ và hữu cơ bón
cho cây, phương thức bón không đúng do chạy theo lợi nhuận, bón thúc trễ,
sát với thời điểm thu hoạch, sử dụng nguồn nước tưới có hàm lượng NO3
-
rửa
trôi cao gây ra ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước. Ngoài ra, hiện
tượng thừa đạm sẽ gây ra hiện tượng tích lũy nhiều NO3
-
trong cây sẽ làm cho
bộ phận của cây, nhất là các cơ quan sinh trưởng sẽ phát triển mạnh, tạo thêm
nguồn thức ăn cho nhiều loài vi sinh vật gây hại. Đạm thừa làm cho vỏ tế bào
cây trở nên mỏng, tạo điều kiện dễ dàng cho một số loài vi sinh vật gây bệnh
xâm nhập, kích thích một số loài vi sinh vật trong đất xâm nhập vào rễ và gây
hại cho cây. Sâu bệnh xuất hiện nhiều làm số lần phun thuốc tăng theo cũng
làm ô nhiễm môi trường (Trần Văn Hiển, 2014 ).
22
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hàm lượng NO3
-
trong rau cải ngồng
2.2. Phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Phạm vi không gian
- Xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
2.2.2. Phạm vi thời gian
- Từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2016.
2.2.3. Về nội dung:
+ Ứng dụng chế phẩm Fito-Bimox-RR nhằm xử lý phụ phẩm nông
nghiệp thành phân hữu cơ.
+ Ảnh hưởng của phân bón tới hàm lượng nitrat trong rau cải ngồng tại
xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Nga Thái, huyện Nga Sơn,
tỉnh Thanh Hóa
2.3.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp và sản xuất rau tại xã Nga Thái,
huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
2.2.3. Ứng dụng chế phẩm Fito- Biomix- RR xử lý rơm rạ thành phân hữu
cơ tại xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
2.2.4. Nghiên cứu giải pháp kĩ thuật trong canh tác rau nhằm giảm thiểu
hàm lượng NO3
-
trong rau cải ngồng tại xã Nga Thái, huyện Nga Sơn,
tỉnh Thanh Hóa
2.2.5. Xác định hàm lượng NO3
-
trong rau và đề xuất giải pháp canh tác
rau cải ngồng nhằm giảm hàm lượng NO3
-
23
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
- Thông tin thứ cấp là các nguồn thông tin sẵn có, đã được thu thập từ
trước và đã được công nhận:
- Trong nghiên cứu này, nguồn dữ liệu thông tin thứ cấp được thu thập
bao gồm:
+ Sơ đồ xã Nga Thái, tài liệu thống kê của ban kế hoạch xã, phòng địa
chính xã, ban thống kê xã về: tình hình sử dụng đất đai, tình hình dân số, lao
động và kinh doanh xã Nga Thái trong giai đoạn 2013 – 2015.
+ Dữ liệu thông tin còn được thu thập từ mạng internet, báo khoa học,
trang thông tin điện tử, sách giáo trình, các bài luận án, khóa luận tốt nghiệp...
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Là dữ liệu do chính người nghiên cứu điều tra thu thập trong xuất quá
trình nghiên cứu.
- Hiện trạng sản xuất nông nghiệp và sản xuất rau tại xã Nga Thái được
thu thập thông qua phiếu điều tra nông hộ, khảo sát thực địa
- Số phiếu điều tra:
+ Trên địa bàn toàn xã có 9 xóm, trong 9 xóm tôi tiến hành chọn theo
phương pháp ngẫu nhiên: chọn ngẫu nhiên 5 xóm, trong 5 xóm mỗi xóm chọn
6 hộ bất kỳ đại diện (6 hộ được chọn là các hộ trồng rau trên quy mô lớn để
phân phối ra ngoài thị trường) tổng số phiếu điều tra 30 phiếu.
- Nội dung phỏng vấn: diện tích các loại cây trồng chính trong năm;
tình hình chăn nuôi của hộ gia đình: loại vật nuôi, số con...; tình hình sử dụng
phân bón, thuốc BVTV: loại, liều lượng; cách sử dụng, chi phí, thời gian cách
lý trước khi thu hoạch..; các loại rau được canh tác chính; phương thức canh
tác rau theo kiểu truyền thống hay an toàn.
- Thời gian phỏng vấn: 04/04/2016 – 06/04/2016
24
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ
a) Lựa chọn chế phẩm
- Chế phẩm Fito – Biomix – RR
b) Quy trình tiến hành
- Ngày ủ: 17/02/2016
- Vật liệu ủ:
+ Lượng rơm sử dụng: 810 kg
+ Lượng chế phẩm sử dụng: 0,2 kg
+ Phân NPK: 4 kg
+ Nilong
+ Doa tưới nước
- Trên cơ sở quy trình cơ bản xử lý phụ phẩm nông nghiệp bằng chế
phẩm Fito-Biomix-RR của Công ty cổ phần Công nghệ sinh học, tôi tiến hành
dùng chế phẩm này xử lý rơm rạ sau thu hoạch chuyển chúng thành phân bón
hữu cơ tại xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa:
+ Cân 810kg lượng rơm khô. Sau khi cân rơm, trải đều rơm thành từng
lớp mỏng cao khoảng 20 – 30cm, sau đó tưới một lượt dung dịch chế phẩm
Fito-Biomix-RR và phân NPK đã hòa tan lên bề mặt rơm. Bổ sung thêm nước
sao cho độ ẩm của rơm duy trì ở mức 50 - 60%, kiểm tra độ ẩm bằng cách
nắm chặt rơm nếu thấy nước rỉ ra ở kẽ tay thì đã đạt yêu cầu
+ Tiếp tục làm như thế cho tới khi hết lượng rơm cần ủ lúc này chiều
cao của đống ủ là 1,6m, sau đó dùng nilong che kín toàn bộ đống ủ đảm bảo
duy trì nhiệt độ 45 – 65o
C
+ Sau 15 ngày, tiến hành đảo trộn đống ủ, bổ sung thêm nước tại những
điểm chưa đạt độ ẩm yêu cầu và che đậy kín lại. Đo nhiệt độ đống ủ hàng
ngày trong tuần sau 35 ngày tạo thành phân hữu cơ, phân hữu cơ có màu đen
đã hoai mục hoàn toàn
+ Khối lượng phân hữu cơ sau ủ: Xác định khối lượng phân hữu cơ sau
khi ủ bằng cách chia nhỏ đống ủ thành 8 phần bằng nhau biết rằng đống ủ có
hình chóp nón. Cân 1 phần bất kì của đống ủ để được khối lượng x1. Khối
lượng của cả đống ủ sẽ bằng X=x1*8.
c) Theo dõi nhiệt độ đống ủ:
25
+ Vị trí: Tiến hành đo nhiệt độ tại 3 vị trí: điểm 1 (cách chân đống
20cm); điểm 2 (giữa đống); điểm 3 (cách đỉnh đống 50cm) rồi lấy số liệu
trung bình
+ Dụng cụ đo: Nhiệt kế 100o
C
+ Tiến hành: Mở đống ủ, chọc lỗ sâu khoảng 0,5 - 1m, đặt nhiệt kế vào
trong đống ủ khoảng 5 - 10 phút, sau đó đọc nhiệt độ của đống ủ hiện trên
vạch màu đỏ của nhiệt kế, tiến hành làm như vậy trên 3 vị trí của đống ủ.
Theo dõi nhiệt độ của đống ủ trong một thời điểm nhất định 10h sáng, đo
trong 35 ngày liên tiếp để thấy được sự thay đổi nhiệt độ của đống ủ trong
xuất quá trình ủ.
2.4.4. Nghiên cứu kĩ thuật gieo trồng rau cải ngồng vụ xuân tại xã Nga
Thái huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
a) Bố trí thí nghiệm:
Thử nghiệm mô hình ứng dụng phân hữu cơ trong canh tác rau an toàn.
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên đầy đủ RCB gồm 5
công thức với 3 lần nhắc lại, ứng với 5 mức phân bón. Diện tích mỗi công
thức được thiết kế theo kiểu HCN là 4,5m x 2m = 9m2
, diện tích ô thí nghiệm:
15 m2
, diện tích thí nghiệm: 135 m2
, dải bảo vệ rộng 1 m, dải bảo vệ có diện
tích 63,4 m2
, các rãnh cách nhau 0,2m. Tổng diện tích thí nghiệm: 198,4 m2
.
b) Tính toán lượng phân bón cho công thức thí nghiệm
Dựa theo Trần Khắc Thi (2003) về lượng phân bón cần dùng cho 1 ha
rau cải và Quy trình công nghệ ủ rơm rạ bằng chế phẩm Fito- Biomix- RR
của Sở KHCN tỉnh Cà Mau (2012) ta tính toán được lượng phân bón cần
dùng cho các công thức như sau:
Bảng 2.1: Công thức thí nghiệm và lượng phân bón tại mỗi công thức
Công
thức
Lượng phân bón
Ghi chú
Hữu cơ Ure Lân Kali
CT1 11,3 0,14 0,28 0,05 Đối chứng (theo nông dân)
CT2 15,3 0,09 0,20 0,035 Giảm 30% phân bón vô cơ
26
Tải bản FULL (73 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
8 5
CT3 20,3 0,07 0,14 0,025 Giảm 50% phân bón vô cơ
CT4 25,3
0,04
2
0,04
2
0,015 Giảm 70% phân bón vô cơ
CT5 30,3 0,0 0,0 0,0 Không sử dụng phân vô cơ
Nguồn: Số liệu tính toán, 2016
- Mỗi ô thí nghiệm bón lót 100% phân hữu cơ và phân lân + 30% phân
đạm + 5% phân kali. Bón làm 2 đợt:
+ Lần 1: sau 7 – 10 ngày bón 40% đạm + 30% kali
+ Lần 2: sau 15 – 20 ngày bón 30% đạm + 20%kali
DBV
CT1 CT2 CT3 CT4 CT5
DBV
CT5 CT4 CT3 CT2 CT1
DBV
CT3 CT2 CT5 CT1 CT4
DBV
Hình 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng
- Cách tính toán các mức phân bón cho các công thức thí nghiệm (chi
tiết tại phụ lục 8)
c) Quy trình kỹ thuật trồng rau cải ngồng vụ xuân
Trên quy trình kĩ thuật trồng rau cải an toàn của Sở NN&PTNT Hà Nội
(2011) tôi tiến hành vận dụng quy trình kĩ thuật này vào trong canh tác rau cải
ngồng vụ xuân tại xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa:
27
Tải bản FULL (73 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
+ Ngày gieo hạt: 05/03/2016
+ Ngày trồng: 25/03/2016
+ Địa điểm: xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
+ Nguồn gốc: công ty cổ phần giống cây trồng miền nam
+ Nơi sản xuất: thành phố Hồ Chí Minh
+ Lượng giống: 100 gram. Hạt giống sau khi ngâm trong nước ấm
trong 3 – 4 giờ vớt ra để ráo nước rồi đem gieo.
- Cách tiến hành như sau:
+ Làm sạch cỏ và nhặt sạch các tàn dư để lại từ vụ trước trên ruộng.
Xới xáo đất, băm nhỏ đất và lên luống cho từng ô thí nghiệm, mỗi ô thí
nghiệm bố trí theo kiếu ô HCN với diện tích 9 m2
(4,5 x 2 m), cao 0,2 m, rãnh
rộng 0,2m.
+ Trên mỗi ô thí nghiệm, tiến hành xẻ tững rãnh nhỏ với khoảng cách
mỗi rãnh từ 15 – 20 cm, sau đó bỏ phân hữu cơ vào và phủ đất lên bề mặt.
Sau 7 ngày tiến hành trồng rau.
+ Đối với rau, sau khi gieo được 20 ngày rau đã có 2 - 3 lá thật, tiến
hành đánh rau ra trồng vào từng ô thí nghiệm. Khoảng cách trồng 15 x 20 cm.
Thí nghiệm tiến hành trên cùng một loại mật độ cho cả 5 công thức. Sau khi
trồng, tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho rau sinh trưởng và phát triển (vụ xuân
là vụ sâu bệnh (sâu non và bọ nhảy) phát triển mạnh đặc biết đối với rau họ
cải vì vậy nên thường xuyên quan sát để chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh)
c) Theo dõi thí nghiệm
- Trên mỗi ô thí nghiệm theo dõi 10 cây, theo dõi theo điềm chéo X
mỗi điểm theo dõi 2 cây, sơ đồ được mô tả như sau:
28
4217523

More Related Content

What's hot

Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Quocphong Nguyen
 

What's hot (20)

Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ Nấm Linh chi Ganoderma...
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ Nấm Linh chi Ganoderma...Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ Nấm Linh chi Ganoderma...
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ Nấm Linh chi Ganoderma...
 
Đề tài: Tỷ lệ bổ sung dịch trùn quế trong ương ấu trùng TCX, HAY
Đề tài: Tỷ lệ bổ sung dịch trùn quế trong ương ấu trùng TCX, HAYĐề tài: Tỷ lệ bổ sung dịch trùn quế trong ương ấu trùng TCX, HAY
Đề tài: Tỷ lệ bổ sung dịch trùn quế trong ương ấu trùng TCX, HAY
 
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
 
Luận văn: Nghiên cứu đặc tính hóa lý của nước ngầm, HAY, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu đặc tính hóa lý của nước ngầm, HAY, 9đLuận văn: Nghiên cứu đặc tính hóa lý của nước ngầm, HAY, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu đặc tính hóa lý của nước ngầm, HAY, 9đ
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng NamLuận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
 
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quyNghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
 
Nghiên Cứu Sử Dụng Multi - Enzymevà Probiotic Trong Nuôi Dưỡng Lợn Con Sau Ca...
Nghiên Cứu Sử Dụng Multi - Enzymevà Probiotic Trong Nuôi Dưỡng Lợn Con Sau Ca...Nghiên Cứu Sử Dụng Multi - Enzymevà Probiotic Trong Nuôi Dưỡng Lợn Con Sau Ca...
Nghiên Cứu Sử Dụng Multi - Enzymevà Probiotic Trong Nuôi Dưỡng Lợn Con Sau Ca...
 
Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩn...
Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩn...Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩn...
Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩn...
 
Phân lập, định danh, chọn lọc chủng nấm và ứng dụng sản xuất chao nhằm thay t...
Phân lập, định danh, chọn lọc chủng nấm và ứng dụng sản xuất chao nhằm thay t...Phân lập, định danh, chọn lọc chủng nấm và ứng dụng sản xuất chao nhằm thay t...
Phân lập, định danh, chọn lọc chủng nấm và ứng dụng sản xuất chao nhằm thay t...
 
Nghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vị
Nghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vịNghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vị
Nghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vị
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
 
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
 
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, HAY
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, HAYNghiên cứu thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, HAY
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, HAY
 
Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất bơ hạt điều
Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất bơ hạt điềuNghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất bơ hạt điều
Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất bơ hạt điều
 
Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý Chất Lượng Nước Ngầm Phục Vụ Mục Đích Sinh Hoạt T...
Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý Chất Lượng Nước Ngầm Phục Vụ Mục Đích Sinh Hoạt T...Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý Chất Lượng Nước Ngầm Phục Vụ Mục Đích Sinh Hoạt T...
Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý Chất Lượng Nước Ngầm Phục Vụ Mục Đích Sinh Hoạt T...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
 
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng phần mềm frms cập nhật diễn biến tài ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng phần mềm frms cập nhật diễn biến tài ...Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng phần mềm frms cập nhật diễn biến tài ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng phần mềm frms cập nhật diễn biến tài ...
 
Đề tài: Bảo vệ môi trường của doanh nghiệp quận Hồng Bàng, HAY
Đề tài: Bảo vệ môi trường của doanh nghiệp quận Hồng Bàng, HAYĐề tài: Bảo vệ môi trường của doanh nghiệp quận Hồng Bàng, HAY
Đề tài: Bảo vệ môi trường của doanh nghiệp quận Hồng Bàng, HAY
 
Đánh Giá Hiện Trạng Ô Nhiễm Môi Trường Đất Một Số Vùng Đất Trồng Rau Chuyên C...
Đánh Giá Hiện Trạng Ô Nhiễm Môi Trường Đất Một Số Vùng Đất Trồng Rau Chuyên C...Đánh Giá Hiện Trạng Ô Nhiễm Môi Trường Đất Một Số Vùng Đất Trồng Rau Chuyên C...
Đánh Giá Hiện Trạng Ô Nhiễm Môi Trường Đất Một Số Vùng Đất Trồng Rau Chuyên C...
 
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
 

Similar to Nghiên cứu giảm thiểu hàm lượng no3 trên cây cải ngồng tại xã nga thái, nga sơn, tỉnh thanh hóa 4217523

Similar to Nghiên cứu giảm thiểu hàm lượng no3 trên cây cải ngồng tại xã nga thái, nga sơn, tỉnh thanh hóa 4217523 (20)

Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
 
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
 
BÀI MẪU Khóa luận: Nghiên cứu đa dạng di truyền tập đoàn lúa tám thơm
BÀI MẪU Khóa luận: Nghiên cứu đa dạng di truyền tập đoàn lúa tám thơmBÀI MẪU Khóa luận: Nghiên cứu đa dạng di truyền tập đoàn lúa tám thơm
BÀI MẪU Khóa luận: Nghiên cứu đa dạng di truyền tập đoàn lúa tám thơm
 
Đề tài: Nghiên cứu xác định hàm lượng nitrate trong rau tại vùng sản xuất rau...
Đề tài: Nghiên cứu xác định hàm lượng nitrate trong rau tại vùng sản xuất rau...Đề tài: Nghiên cứu xác định hàm lượng nitrate trong rau tại vùng sản xuất rau...
Đề tài: Nghiên cứu xác định hàm lượng nitrate trong rau tại vùng sản xuất rau...
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành nông sản, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành nông sản, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành nông sản, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành nông sản, 9 ĐIỂM
 
Thực hiện quy trình trồng cây ớt chuông tại farm 36, moshav tzofar, vùng arav...
Thực hiện quy trình trồng cây ớt chuông tại farm 36, moshav tzofar, vùng arav...Thực hiện quy trình trồng cây ớt chuông tại farm 36, moshav tzofar, vùng arav...
Thực hiện quy trình trồng cây ớt chuông tại farm 36, moshav tzofar, vùng arav...
 
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
 
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
 
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...
 
đáNh giá hiện trạng nước thải làng nghề sản xuất miến dong làng so xã tân hòa...
đáNh giá hiện trạng nước thải làng nghề sản xuất miến dong làng so xã tân hòa...đáNh giá hiện trạng nước thải làng nghề sản xuất miến dong làng so xã tân hòa...
đáNh giá hiện trạng nước thải làng nghề sản xuất miến dong làng so xã tân hòa...
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
 
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
 
Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bản
Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bảnKhảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bản
Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bản
 
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
 
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất bún bằng lọc sinh học, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất bún bằng lọc sinh học, HAYĐề tài: Xử lý nước thải sản xuất bún bằng lọc sinh học, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất bún bằng lọc sinh học, HAY
 
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
 

More from nataliej4

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Nghiên cứu giảm thiểu hàm lượng no3 trên cây cải ngồng tại xã nga thái, nga sơn, tỉnh thanh hóa 4217523

  • 1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG -------  ------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU GIẢM THIỂU HÀM LƯỢNG NO3 - TRÊN CÂY CẢI NGỒNG TẠI XÃ NGA THÁI, HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA VỤ XUÂN 2016 Sinh viên thực hiện : TRẦN THỊ LAN Lớp : MTB Khóa : 57 Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn : GS.TS TRẦN ĐỨC VIÊN HÀ NỘI – 2016
  • 2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG -------  ------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU GIẢM THIỂU HÀM LƯỢNG NO3 - TRÊN CÂY CẢI NGỒNG TẠI XÃ NGA THÁI, HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA VỤ XUÂN 2016 Sinh viên thực hiện : TRẦN THỊ LAN Lớp : MTB Khóa : 57 Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn : GS.TS TRẦN ĐỨC VIÊN Địa điểm thực tập : Xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa HÀ NỘI - 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận “Nghiên cứu giảm thiểu hàm lượng NO3 - trên cây cải ngồng tại xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa vụ xuân 2016” là trung thực và chưa được sử dụng trong bất kì tài liệu, khóa luận nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày….tháng ……năm 2016 Sinh viên thực hiện Trần Thị Lan LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực, phấn đấu của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ, động viên nhiệt tình của gia đình, bạn bè và sự chỉ bảo tận tình của các thầy các cô. i
  • 4. Với sự biết ơn chân thành nhất của mình, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS Trần Đức Viên và TS Nguyễn Đình Thi đã luôn tận tình, hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ cho em trong quá trình thực hiện khóa luận này. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo, cán bộ trong bộ môn Sinh Thái nói riêng và các thầy cô trong khoa Môi trường nói chung đã luôn giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ UBND xã Nga Thái cùng toàn thể nhân dân trong xã Nga Thái đã giúp đỡ cho em thực hiện khóa luận. Em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh, động viên và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu trên giảng đường đại học và thời gian nghiên cứu vừa qua. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng bài khóa luận vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô cùng các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày....tháng.....năm 2016 Sinh viên Trần Thị Lan ii
  • 5. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tình hình sản xuất rau trên thế giới từ 2001 – 2009................. Bảng 1.2: Tình hình sản xuất một số loại rau ở Việt Nam 2010 – 2012................................................................................................ Bảng 1.3: Diện tích gieo trồng rau năm 2011-2012 các tỉnh...................... Bảng 2.1: Công thức thí nghiệm và lượng phân bón tại mỗi công thức................................................................................................. Bảng 3.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Nga Thái (2013 – 2015).................................................................................. Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã Nga Thái giai đoạn (2013 – 2015)........................................................................ Bảng 3.3: Tình hình sản xuất kinh doanh của xã Nga Thái...................... Đơn vị: tỉ đồng............................................................................................... Bảng 3.4: Đặc điểm của chủ hộ điều tra (n=30).......................................... Bảng 3.5: Diện tích, năng suất các loại cây trồng chính của các hộ điều tra (n=30)............................................................................... iii
  • 6. Bảng 3.6: Chi phí sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra (n = 30)................................................................................................... Bảng 3.7: Diện tích, năng suất các loại rau chính của các hộ điều tra (n=30)....................................................................................... Bảng 3.8: Động thái tăng trưởng số lá của rau cải ngồng ở các mức phân bón khác nhau............................................................. Bảng 3.9: Động thái tăng trưởng chiều cao của rau cải ngồng ở các mức phân bón khác nhau...................................................... Bảng 3.10: Động thái tăng trưởng đường kính tán lá của rau cải ngồng ở các mức phân bón khác nhau........................................ Bảng 3.11: Năng suất thực thu của rau cải ngồng...................................... Bảng 3.12: Ảnh hưởng của các mức phân bón tới hàm lượng nitrat trong rau cải ngồng sau khi thu hoạch xã Nga Thái................................................................................................ Bảng 3.13: Ảnh hưởng của phân bón tới đặc tính lý hóa cả đất trước và sau khi bón phân hữu cơ............................................... DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Quy trình xử lý phế thải đồng ruộng thành phân bón hữu cơ - ĐTB2004 - 32- 6632- 66 , HVNN.................................... Hình 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng.................................... Hình 2.2: Sơ đồ chỉ tiêu sinh trưởng cây cải ngồng.................................... Hình 2.3: Sơ đồ lấy mẫu đất lần 1................................................................ Hình 3.1: Sơ đồ Nga Sơn – Thanh Hóa....................................................... Hình 3.2: Đồ thị theo dõi sự thay đổi của đống ủ trong 35 ngày (oC)................................................................................................. iv
  • 7. Hình 3.3: Động thái tăng trưởng số lá cải ngồng........................................ Hình 3.4: Động thái tăng trưởng chiều cao của cải ngồng......................... Hình 3.5: Động thái tăng trưởng đường kính tán lá của cải ngồng ........................................................................................................ DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1 Kết quả phân tích rau cải ngồng Phụ lục 2 Kết quả phân tích đất (lần 1) và phân tích phân hữu cơ Phụ lục 3 Kết quả phân tích đất lần 2 Phụ lục 4 Giấy xác nhận thực tập tốt nghiệp Phụ lục 5 Phiếu điều tra nông hộ Phụ lục 6 Quy trình ứng dụng chế phẩm FITO - BIOMIX – RR trong xử lý phụ phẩm nông nghiệp Phụ lục 7 Theo dõi nhiệt độ đống ủ Phụ lục 8 Tính toán các mức phân bón sử dụng các công thức thí nghiệm v
  • 8. Phụ lục 9 Hướng dẫn chương trình lấy mẫu đất Phụ lục 10 Hướng dẫn chương trình lấy mẫu rau Phụ lục 11 Sơ đồ lấy mẫu rau và đất trong CT ứng với 3 lần NL Phụ lục 12 Một số hình ảnh triển khai ủ phân hữu cơ Phụ lục 13 Hình ảnh bố trí thí nghiệm và làm đất trông rau, theo dõi sinh trưởng Phụ lục 14 Hình ảnh lấy mẫu đất Phụ lục 15 Hình ảnh lấy mẫu rau phân tích chỉ tiêu Phụ lục 16 Kết quả xử lý số liệu vi
  • 9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật BNN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn CT : Công thức CLB : Câu lạc bộ CPSH : Chế phẩm sinh học ĐBSCH : Đồng bằng sông Hồng ĐBSL : Đồng bằng sông Cửu Long EC : Cộng đồng kinh tế châu Âu NL : Nhắc lại FAO : Tổ chức lương thực Thế Giới UBND-VP : Ủy ban nhân dân và văn phòng pháp luật QĐ : Quyết định TC-BYT : Tiêu chuẩn của bộ Y tế TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam RAT : Rau an toàn WHO : Tổ chức Y tế Thế Giới vii
  • 10. MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp vốn là ngành thế mạnh của Việt Nam, đặc biệt là ngành sản xuất lúa nước. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi như: 9 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có hai vùng đồng bằng phì nhiêu là vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, là những vùng trồng lúa được xếp vào loại tốt nhất của thế giới; với mạng lưới sông ngòi dày đặc, cộng với hàng chục triệu nông dân vừa cần cù, vừa thông minh, lại có học vấn khá và năng động, tạo nên hai nguồn lực “trời cho” hiếm có so với nhiều nước trên thế giới (Báo Nông nghiệp Việt Nam, 2015) tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất lúa nước đưa Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai sau Thái Lan. Nhờ sự phát triển của khoa học - công nghệ, hàng năm lúa gạo của cả nước ngày càng tăng về cả chất lượng và trữ lượng. Theo Tổng cục thống kê 2014, sản lượng lúa gạo của cả năm 2014 ước tính đạt 45 triệu rấn, tăng 955,2 nghìn tấn so với năm 2013. Do đó, lượng rơm rạ được thải bỏ sau mỗi vụ thu hoạch là tương đối lớn, đốt rơm rạ trên đồng ruộng là một sự lãng phí tài nguyên lớn, bỏ đi nguồn dinh dưỡng lớn có trong đất, làm cho đất bị biến chất và trở nên chai cứng, khô cằn. Mặt khác việc đốt rơm rạ còn gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, tuy nhiên con người chưa nhận thức cao về việc làm của mình. Nhằm nâng cao năng suất lúa và tăng thu nhập, phân bón đã phần nào đi vào đời sống sản xuất của bà con nông dân. Theo Niên giám thống kê 2013, loại cây trồng chính cần sử dụng nhiều phân vô cơ nhất tại Việt Nam là cây lúa, ước tính chiếm 65% nhu cầu phân vô cơ, tiếp theo là ngô chiếm 9%. Các loại cây ngắn ngày như mía, lạc, đậu nành, bông, rau củ..chiếm 6%, còn lại là cà phê, tiêu, điều..chiếm 20%. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung, việc sử dụng phân vô cơ nói chung (phân đạm nói riêng) quá mức không những làm chai hóa đất, làm cho hệ sinh 1
  • 11. vật trong đất bị chết, đất trở lên chua hóa, làm giảm độ phì nhiêu của đất..., sử dụng quá mức hoặc không cân đối NPK hoặc sử dụng không đúng thời điểm trong canh tác rau sẽ dẫn đến hiện tượng tích lũy một lượng lớn hàm lượng NO3 - trong các loại rau ăn lá ảnh hưởng tới chất lượng nông sản, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chính vì các lý do trên tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu giảm thiểu hàm lượng NO3 - trên cây cải ngồng tại xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa vụ xuân 2016” Mục đích và yêu cầu nghiên cứu của đề tài Mục nghiên cứu - Đưa ra quy trình sơ bộ xử lý và tái chế phế phụ phẩm nông nghiệp bằng chế phẩm Fito-Biomix-RR tại xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. - Xác định quy trình kĩ thuật trong canh tác rau bằng việc sử dụng phân hữu cơ xử lý từ phụ phẩm nông nghiệp nhằm giảm thiểu hàm lượng NO3 - trong cây rau cải ngồng - Xác định hàm lượng NO3 - có trong cây rau cải ngồng và đề xuất giải pháp canh tác nhằm giảm thiểu hàm lượng NO3 - có trong cây rau cải ngồng tại xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Yêu cầu nghiên cứu - Đánh giá đặc điểm thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. - Tìm hiểu tình hình nông nghiệp và sản xuất rau tại xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. - Đưa ra được quy trình xử lý phụ phẩm nông nghiệp bằng chế phẩm Fito-Biomix-RR. - Xác định được hàm lượng NO3 - trong cây rau cải ngồng 2
  • 12. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Thực trạng sử dụng, quản lý và xử lý phụ phẩm nông nghiệp 1.1.1. Khái niệm phụ phẩm nông nghiệp trên đồng ruộng Phế phụ phẩm nông nghiệp trồng trọt trên đồng ruộng gồm các vật chất loại bỏ từ hoạt động trồng trọt của sản xuất nông nghiệp chủ yếu là tàn dư thực vật hay vật chất sau thu hoạch (Nguyễn Xuân Thành và cộng sự, 2011). Phế phụ phẩm nông nghiệp là những chất hữu cơ, có thể còn non, xanh; có thể đã xơ cứng vì silic hóa như trấu hay lignin hóa như gỗ. Chúng có thể được xem như là một dạng tích trữ năng lượng từ mặt trời nhờ quá trình quang hợp và các quá trình sinh học khác trong sản xuất nông nghiệp. Là những sản phẩm phụ thu được từ cây trồng như rơm rạ, thân ngô, thân lạc, ngọn mía... (Cục thông tin KH & CN Quốc gia, 2010) 1.1.2. Thực trạng sử dụng, quản lý và xử lý phụ phẩm nông nghiệp trên thế giới 1.1.2.1. Các phương pháp tận dụng cổ truyền Theo các dữ liệu thu thập được, rơm rạ theo truyền thống chủ yếu được sử dụng để làm chất đốt, làm vật liệu xây dựng, nuôi gia súc, làm chất độn chuồng và trồng nấm. Dựa theo thông tin của Cục Thông Tin KH&CN Quốc gia, 2010 ta có: a. Lợp nhà Ở nông thôn, trước đây người nông dân hay sử dụng rơm rạ để làm tấm lợp mái nhà nhẹ và không thấm nước. b. Làm mũ, dép, xăng đan, bện dây thừng Người ta có thể tạo ra nhiều kiểu mũ được bện từ rơm rạ. Tại Anh, vài trăm năm trước đây, các mũ được bện từ rơm rạ đã rất phổ biến. Người Nhật, Triều Tiên có truyền thống sử dụng rơm rạ làm dép, xăng đan Tại một số nơi thuộc Đức như vùng BlacFoest và Hunsruck, người ta thường đi dép rơm trong nhà hoặc tại các lễ hội. c. Làm đệm giường nằm 3
  • 13. Tại nhiều nước trên thế giới, rơm rạ cho đến nay vẫn được sử dụng để làm đệm giường nằm cho con người và làm ổ cho vật nuôi. Nó thường được sử dụng để làm ổ cho gia súc như trâu bò (tức là loại động vật nhai lại) và cả người. Nó cũng có thể dùng để làm ổ cho các loại động vật nhỏ, nhưng điều này thường dẫn đến gây tổn thương cho các con vật ở mắt, mũi, miệng do những sợi rơm rất sắc dễ cứa. d. Làm thức ăn cho động vật Rơm rạ có thể được sử dụng như một thành phần thức ăn thô nuôi gia súc để đảm bảo một lượng trong thời gian ngắn. Việc sử dụng rơm rạ có hàm lượng năng lượng và dinh dưỡng có thể tiêu hóa được. Lượng nhiệt được sinh ra trong ruột các con vật ăn cỏ vì vậy tiêu hóa rơm rạ có thể hữu ích trong việc duy trì nhiệt độ cơ thể trong thời tiết mùa đông lạnh. e. Trồng nấm Việc trồng các loại nấm ăn được bằng các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ là một quá trình có giá rị gia tăng nhằm chuyển hóa loại nguyên liệu này từ chỗ được coi là phế thải thải thành thức ăn cho con người. Ngoài ra, rơm rạ còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, ví dụ như trong ngành hóa chất rơm rạ được sử dụng làm nguyên liệu thô để sản xuất các sản phẩm hóa chất. 1.1.2.2. Các phương pháp tận dụng công nghiệp Cục thông tin KH&CN Quốc gia (2010) cho biết: các phụ phẩm nông nghiệp có thể tận dụng chế biến thành các sản phẩm hữu ích cho con người ví dụ như: a. Giấy và bột giấy hòa tan Bột giấy được sử dụng làm giấy và các sản phẩm xenlulo có nhiều ứng dụng công nghiệp. Dự án nghiên cứu làm giấy và bột giấy từ rơm rạ của Mỹ đã sản xuất ra được giấy và bột giấy hòa tan có độ dai cao bất thường nhưng lực chịu xé không tốt. Bột giấy được làm từ rơm rạ có hàm lượng anpha cellulose và mức polyme hóa tương đương với bột giấy. Bột giấy hòa tan 4
  • 14. thường được làm từ gỗ và có nhiều ứng dụng khác nhau trong công nghiệp, gồm sợi nhân tạo và các dẫn xuất xelulo. b. Thức ăn công nghiệp chăn nuôi gia súc Những thử nghiệm để xác định giá trị của rơm rạ làm thức ăn chăn nuôi được tiến hành bởi Cục khoa học Động vật của Mỹ. Những nghiên cứu này tập trung vào giá trị của rơm trong hỗn hợp thức ăn cho bò và cừu và liệu giá trị thức ăn có cải thiện được bằng cách xử lý rơm rạ bằng amonia và xút hydroxit natri. Các kết quả cho thấy rơm rạ nhất thiết phải được bổ sung với thúc ăn khác, ngay cả khi sử dụng với tỷ lệ thấp nhất cho gia súc. c. Sản xuất nhiên liệu sinh học Hiện nay nguồn nguyên liệu đang ngày càng cạn kiệt, giá xăng dầu tăng cao do đó người ta đã biết tận dụng rơm rạ để sản xuất nhiên liệu sinh học để thay thế cho xăng dầu vừa tận dụng nguồn nhiên liệu có sẵn vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 1.1.3. Thực trạng sử dụng, quản lý và xử lý phụ phẩm nông nghiệp tại Việt Nam Theo nguồn của Cục thông tin KH&CN Quốc gia (2010) các hình thức sử dụng, quản lý và xử lý rơm rạ nước ta như sau: a. Xử lý rơm rạ bằng kĩ thuật sinh học Đây là một phương pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường. Đã có nhiều lo ngại của một số địa phương trên cả nước khi mùa gặt về đối với phụ phẩm rơm rạ. Các nhà khoa học cũng đã chuyển giao các kĩ thuật xử lý rơm rạ nhanh trên đồng ruộng bằng xử lý chế phẩm Trichoderma cho ruộng rạ trước khi phay lồng đất 2 ngày, bổ sung thêm vôi bột, vùi dập rạ, sau 7 - 10 ngày rơm rạ sẽ mục có thể cấy (xạ) lúc an toàn. Bên cạnh đó, việc xử lý chế phẩm Trichoderma lúc lúa vào chắc để tránh lép hạt và giúp cho lá già, gốc rạ phân hủy dần. Khi chuẩn bị gặt lá già úa bắt đầu phân hủy, nhờ đó máy gặt vừa xong phun rạ là Trichoderma đã được trộn đều vào chất ủ, dùng cây trà gạc rải đều rơm rạ ra mặt ruộng, tháo nước vừa đủ ẩm thì chỉ trong vòng mươi ngày rơm rạ đã ải ra, dùng bánh lồng trục lăn hoặc máy băm vặn rạ. Sau một 5
  • 15. vài ngày, bùn lắng, ruộng sẵn sàng để sa lan hoặc sa hàng, rút ngắn thời vụ, tận dụng nguồn phân xanh gây ngộ độc rễ lúa và ô nhiễm không khí. Cách làm này không những tiết kiệm chi phí, tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có là rơm rạ vào mục đích tăng gia sản xuất mà còn giảm được hiện tượng ô nhiễm môi trường do giảm lượng khói bụi, mùi hôi thối do rơm rạ bị mục nát (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2011). Ngoài xử lý rơm rạ bằng chế phẩm Tritrodema thì người ta còn sử dụng chế phẩm Fito-Biomix-RR. b. Sản xuất viên năng lượng sinh học pellet Theo kết quả nghiên cứu, nhiệt trị của phế thải nông nghiệp như rơm, trấu là 3600-3800 kcal, tương đương 0,8 kg than nâu hoặc 4 kWh điện. Từ 10m3 rơm rạ, trấu sẽ thu được khoảng 1 tấn pellet. Viên pellet dùng để sưởi ấm thay gas hay dầu, sản xuất ra điện năng và nhiệt năng thay thế 1 phần than, dầu trong các nhà máy nhiệt điện và sử dụng cho các bếp không khói thay bếp ga mà giảm 50% chi phí (Phạm Thị Kiều, 2015) c. Trồng nấm rơm Nấm ăn, nấm dược liệu không những có giá trị về mặt dinh dưỡng (rất giàu protein – đạm thực vật, chiếm 30- 40% chất khô, glucid, lipid, các axit amin, vitamin, các chất khoáng…), nấm còn có các hoạt chất sinh học (polysaccharide – chất đa đường, axit nucleic…). Vì vậy, có thể coi nấm như một loại rau sạch, thịt sạch, thực phẩm chức năng, thuốc trong y dược. Mỗi năm nước ta sản xuất được khoảng trên 25.000 tấn nấm tươi các loại, chủ yế là nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ (Đinh Xuân Linh, 2015). 6
  • 16. 1.2. Ứng dụng chế phẩm Fito-Biomix-RR để xử lý phụ phẩm nông nghiệp 1.2.1. Khái niệm chế phẩm vi sinh vật Chế phẩm sinh học (CPSH) là tập hợp các loài vi sinh vật gồm: Vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn Lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc sống cộng sinh trong cùng môi trường, chúng là các chủng vi sinh vật (VSV) có ích nhằm mục đích cải thiện môi trường, sức khỏe con người và cây trồng vật nuôi, không gây hại và tác dụng phụ xấu khi sử dụng (Trần Thanh Loan và cs, 2012). 1.2.2. Giới thiệu chế phẩm vi sinh Fito-Biomix-RR Theo công ty cổ phần công nghệ sinh học (2006): Định nghĩa: Chế phẩm Fito- Biomix RR là chế phẩm sinh học bao gồm các chủng vi sinh vật phân giải hữu cơ, vi sinh vật kháng bệnh cho cây trồng, các nguyên tố khoáng, vi lượng có tác dụng: phân giải nhanh và triệt để rơm, rạ sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ vi sinh giàu dinh dưỡng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Công dụng: Bổ sung các chủng vi sinh vật phân giải hữu cơ có khả năng phân giải nhanh và triệt để rơm rạ thành phân bón hữu cơ giàu sinh dưỡng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Phân bón hữu cơ vi sinh là sản phẩm an toàn với con người và động vật. Thành phần: + Bacillus polyfermenticus ≥ 108 CFU/g. + Strepfomyces thermocoprophilus ≥ 108 CFU/g. + Trichoderma virens ≥ 108 CFU/g. + Đậu tương, cám gạo, các khoáng chất 1.2.3. Quy trình ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp Dẫn theo Nguyễn Xuân Thành và cộng sự (2011): Rơm rạ sau vụ thu hoạch được thu gom thành từng đống trên đồng ruộng hoặc có thể mang đánh đống tại nhà để tiện cho việc xử lý rơm rạ, sau đó rơm rạ được vận chuyển về chỗ quy hoạch dành cho việc xử lý, xử lý rơm rạ bằng chế phẩm vi sinh vật. Sau đó rải rơm đều với độ dày là 30cm sau đó 7
  • 17. phun chế phẩm đều lên đống ủ, cho tới khi hết số rơm cần ủ. Trong quá trình ủ rơm rạ điều quan trọng là phải đảm bảo độ ẩm trong đống ủ luôn đạt 50 - 60% độ ẩm đảm bảo thì vi sinh vật sẽ hoạt động mạnh dẫn đến nhiệt độ tăng nhanh (khoảng 50 - 75o C) làm quá trình mùn hóa diễn ra nhanh hơn. Khi độ ẩm tăng > 80% mùn hóa đem tái chế thành phân bón hữu cơ. Hình 1.1: Quy trình xử lý phế thải đồng ruộng thành phân bón hữu cơ - ĐTB2004 - 32- 6632- 66 , HVNN Nguồn: Nguyễn Xuân Thành, 2011 Thuyết minh quy trình ủ phân: Bước 1: Thu gom rơm rạ trên đồng ruộng sau khi thu hoạch. Bước 2: Rơm rạ sau đó sẽ được đắp thành đống (mỗi lớp có độ dày là 30cm được rắc phân gia súc, gia cầm và phụ gia và tưới men VSV). Sau khi đã xử lý xong đống ủ được chát bằng bùn hay dùng nilong phủ kín toàn bộ đống ủ. Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm của đống ủ hàng tuần, đo theo giờ quy định. Ủ 4 - 6 tuần có thể đem ra bón cho cây trồng. Thu rơm rạ Đống ủ Chế phẩm VSV Bổ sung phụ gia Theo dõi nhiệt độ đống ủ (to ,mùn hóa) Bổ sung nước đảm bảo độ ẩm 60-70% Đống ủ sau 40- 45 ngày Kiểm tra chất lượng đống ủ Tái chế thành phân hữu cơ Bổ sung NPK (nếu cần) Phân hữu cơ Sử dụng Kiểm tra chất lượng 8
  • 18. 1.2.4. Kết quả ứng dụng Fito-Biomix-RR trong xử lý phụ phẩm nông nghiệp làm phân hữu cơ ở Việt Nam Tại Bắc Giang: Dựa vào kết quả của mô hình triển khai ứng dụng chế phẩm sinh học Fito - Biomix - RR xử lý rơm rạ làm phân bón hữu cơ của những năm trước. Năm 2012, Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công Nghệ Bắc Giang đã đề xuất và được UBND tỉnh phê duyệt thực hiện dự án “Sản xuất chế phẩm Fito-Biomix- RR để xử lý rơm rạ làm phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn tại tỉnh Bắc Giang”. Tại trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Bắc Giang. Kết hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ 12 xã của 04 huyện, thành phố diễn ra việc đốt rơm rạ sau thu hoạch phổ biến nhất là trên địa bàn tỉnh như: Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng và Thành phố Bắc Giang xử lý quy mô 1.000 tấn rơm rạ vụ mùa 2013 (Busa, Liên hiệp các hội khoa học và kĩ thuật Bắc Giang, 2013 ). Tại Hải Dương: Thực hiện Công văn số 255/ UBND-VP ngày 19/9/2014 của UBND tỉnh Hải Dương về việc cấp chế phẩm sinh học Fito-Biomix-RR phục vụ xử lý rơm rạ. Kết quả ứng dụng trên 12 huyện, thị xã và thành phố các địa phương đã sử dụng 4.417,4 kg xử lý được trên 20.000 tấn rơm rạ. Cán bộ của đơn vị chuyển giao, nhiệt tình, tận tâm truyền đạt quy trình công nghệ và hướng dẫn kỹ năng thực hành, bám sát cơ sở trong quá trình sản xuất. Sử dụng chế phẩm Fito-Biomix-RR không những có giá thành thấp gần 40% so những năm trước sẽ góp phần giảm chi tiêu ngân sách, giảm chi phí mua chế phẩm của người dân từ đó giúp giảm giá thành xử lý, góp phần kích thích chính quyền và người dân tích cực hưởng ứng. Việc sử dụng chế phẩm Fito- Biomix-RR không những khắc phục tình trạng đốt rơm rạ hàng vụ sau thu hoạch, hạn chế vứt bừa bãi rơm rạ ra đường giao thông mà còn chế biến rơm rạ thành phân hữu cơ bón cho cây trồng sẽ làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị 9
  • 19. diện tích theo hướng phát triển sản xuất sạch, bền vững (Cổng thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương, 2015). 1.3. Vai trò của phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp 1.3.1. Khái niệm phân hữu cơ Phân hữu cơ là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng hợp chất hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phân rác, phụ phẩm nông nghiệp… Dựa theo mức độ khoáng hóa chất hữu cơ hay khả năng tạo mùn của chất hữu cơ thì chất hữu cơ có tỷ lệ C/N cao được vùi trực tiếp vào đất không qua chế biến, chức năng chủ yếu là cải tạo đất thì được gọi là chất hữu cơ cải tạo đất, chất hữu cơ qua chế biến hay không thông qua chế biến có tỷ lệ C/N thấp gọi là phân hữu cơ ( Bộ NN&PTNT, 2014). 1.3.2. Vai trò của phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp + Chất hữu cơ tồn tại xen kẽ với các thành phần kết cấu của đất, tạo tạo ra sự thông thoáng giúp rễ phát triển mạnh nên có cường độ hô hấp tối đa và dễ dàng hấp thu các nguồn dinh dưỡng. + Chất hữu cơ sẽ lưu giữ các khoáng chất đa, trung, vi lượng từ các loại phân bón hóa học và cung cấp dần cho cây hạn chế được hiện tượng thất thoát phân bón trong quá trình sử dụng, giảm chi phí đáng kể trong sản xuất nông nghiệp, giúp đất giữ ẩm làm cây chống chịu khô hạn tốt hơn. + Sự hiện diện của chất hữu cơ làm môi trường sống cho các hệ vi sinh có ích, các hệ vi sinh này cân bằng môi trường của hệ sinh thái vì vậy sẽ hạn chế một số đối tượng gây bệnh, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản + Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh sẽ thay thế dần việc bón phân hoá học trên đồng ruộng, đất trồng trọt mà vẫn đảm bảo được nâng cao năng suất thu hoạch tuy nhiên không thể thay thế hoàn toàn phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp (Trung tâm Thông tin KH&CN Thành phố Hải Phòng, 2015) 1.4. Khái quát về rau an toàn 1.4.1. Khái niệm rau an toàn 10
  • 20. Theo Bộ NN&PTNT (2008) về khái niệm rau an toàn: “RAT là những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn lá, thân, củ , quả, hạt, các loại nấm thực phẩm..) được sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bao gói, bảo quản theo quy trình kĩ thuật đảm bảo tồn dư về vi sinh vật, hóa chất độc hại dưới mức cho phép” Nguyễn Mạnh Chinh (2011), những sản phẩm không chứa hoặc có chứa dư lượng các yếu tố độc hại nhưng dưới mức dư lượng cho phép được coi là rau an toàn với sức khỏe người, nếu trên mức dư lượng cho phép là rau không an toàn. 1.4.2. Yêu cầu chất lượng của rau an toàn 1.4.2.1. Chỉ tiêu hình thái Sản phẩm thu hoạch đúng thời điểm, đúng yêu cầu của loại rau, đúng độ chín kỹ thuật, không dập nát hư thối, không lẫn tạp, không sâu bệnh và có bao gói thích hợp. 1.4.2.2. Về nội chất Chỉ tiêu nội chất được quy định cho rau tươi bao gồm: + Hàm lượng nitrat (NO3 - ) + Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu: Cu, Pb, Hg, Cd, As… + Mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (E.coli, Samonella…) và ký sinh trùng đường ruột (trứng giun đũa, Ascaris…) + Dư lượng TBVTV Tóm lại theo quan điểm của hầu hết các nhà khoa học cho rằng “rau an toàn” là rau không dập nát, hư hỏng, không có đất, bụi bám quanh, không chứa các sản phẩm hoá học độc hại, hàm lượng nitrat, kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như các vi sinh vật gây hại phải được hạn chế theo các tiêu chuẩn an toàn và được trồng trên các vùng đất không bị nhiễm kim loại nặng, canh tác theo những quy trình kỹ thuật được gọi là quy 11
  • 21. trình tổng hợp, hạn chế sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ tối thiểu cho phép (Nguyễn Thị Tuyết Mai, 2010). 1.4.3. Điều kiện để sản xuất rau an toàn Theo Bộ NN&PTNT (2008) thì điều kiện sản xuất rau an toàn như sau: a. Nhân lực Tổ chức sản xuất RAT phải có cán bộ kĩ thuật chuyên ngành hoặc hợp đồng thuê cán bộ chuyên ngành về trồng trọt hoặc BVTV từ trung cấp trở lên để hướng dẫn kĩ thuật sản xuất RAT. Người sản xuất RAT phải qua lớp huấn luyện kĩ thuật sản xuất RAT. b. Đất trồng Đất quy hoạch để trồng RAT phải đảm bảo các điều kiện sau: + Có đặc điểm lý, hóa, sinh học phù hợp với sự sinh trưởng của cây rau + Không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò mổ gia súc tập trung và từ các nghĩa trang, đường giao thông lớn + Đảm bảo tiêu chuẩn môi trương đất trồng trọt theo Tiêu chuẩn TCVN 5941:1995, TCVN 7209:2000 nêu tại Phụ lục 5,6 của quy định Đất ở các vùng sản xuất RAT phải được kiểm tra mức độ ô nhiễm định kì hoặc đột xuất. c. Phân bón Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam, phân hữu cơ đã qua xử lý đảm bảo không còn nguy cơ ô nhiễm hóa chất và vi sinh vật có hại Không sử dụng các loại phân vô cơ có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao như: phân chuồng tươi, nước giải, phân chế biến từ rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp để bón trực tiếp cho rau. d. Nước tưới 12
  • 22. Nước tưới cho rau lấy từ nguồn không bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật và các hóa chất độc hại, phải đảm bảo chất lượng tưới theo Tiêu chuẩn TCVN 6773:2000 Không sử dụng nước thải công nghiệp chưa qua xử lý, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò mổ gia súc, nước phân tươi, nước giải, nước ao tù đọng để tưới trực triếp cho rau Nguồn nước tưới cho vùng RAT phải được kiểm tra định kì và đột xuất. e. Kĩ thuật canh tác RAT Luân canh: Khuyến khích bố trí công thức luân canh hợp lý giữa các loại rau, giữa rau với cây trồng khác Xen canh: Việc trồng xen canh giữa các loại rau với các cây trồng khác không tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, phát triển Vệ sinh đồng ruộng: + Khu vực trồng RAT cần được thường xuyên vệ sinh đồng ruộng để hạn chế sâu bệnh hại và ô nhiễm môi trường khác + Đối với rau trồng theo công nghệ cao cũng phải thực hiện các biện pháp vệ sinh tiêu độc và đảm bảo thời gian cách ly giữa các trà, vụ gieo trồng. + Chọn giống rau: Không sử dụng các giống rau biến dị đổi gen (GMO) khi chưa có giấy chứng nhận an toàn sinh học Bón phân: Sử dụng đúng chủng loại, liều lượng, thời gian bón và cách bón theo quy trình trồng trọt RAT cho từng loại rau, riêng phân đạm pahri đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch ít nhất 10 ngày và ít nhất 7 ngày đối với phân bón lá. f. Phòng trừ sâu bệnh Áp dụng kĩ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên rau; khuyến khích phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) Khuyến khích xây dựng nhà lưới, nhà màn cách ly côn trùng phù hợp với nhu cầu sinh trưởng của mỗi loại. 13
  • 23. 1.5. Yếu tố tồn dư NO3 - trong rau Dẫn theo Phan Thị Thu Hằng (2008), nguyên nhân gây tồn dư hàm lượng nitrat trong rau xanh: 1.5.1. Phân bón 1.5.1.1. Phân đạm a) Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến năng suất và tồn dư NO3 - trong rau Theo kết quả nghiên cứu của Ngô Hồng Bình và cs (2011), đối với giống cải làn 8RA02 ở các liều lượng đạm (40 kg N, 60 kg N, 80 kg N) trên nền bón 15 tấn phân chuồng + 50 kg P2O5 + 50 kg K2O thì tổng thời gian sinh trưởng của các công thức bón đạm không có sự sai khác đạt 49 ngày, công thức không bón đạm thời gian sinh trưởng ngắn hơn đạt 46 ngày. Ở công thức phân bón 60 kg N và 80 kg N cải làn có khối lượng cây trung bình cao nhất lần lượt là 70 và 73 g/cây. Đây cũng là hai công thức đạt năng suất thực thu cao nhất tương ứng với 16,52 và 17,32 tấn/ha. Tuy nhiên xét hiệu quả kinh tế và an toàn chất lượng thì công thức 60 kg N hơn mức bón 80 kg N. b) Ảnh hưởng của thời gian bón đạm lần cuối tới mức độ tích lũy NO3 - trong rau Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, tồn dư NO3 - trong rau liên quan chặt chẽ tới sự cung cấp đạm và quá trình quang hợp trước lúc thu hoạch. Nếu có đủ thời gian và điều kiện để cây quang hợp mạnh tạo ra gluxid và hô hấp tạo ra axetoaxid thì hàm lượng NO3 - trong cây không đến mức gây độc. Do đó thời gian bón đạm trước khi thu hoạch quyết định đến tồn dư nitrat trong rau. c) Ảnh hưởng của dạng đạm bón đến tồn dư nitrat trong rau Bón dạng đạm khác nhau (NH4 + hoặc NO3 - ) cũng có ảnh hưởng khác nhau tới sự tích lũy nitrat trong cây. Trong các nguyên nhân làm cho dư lượng NO3 - cao trên rau chủ yếu do sử dụng nhiều phân đạm hóa học và dùng quá gần ngày thu hoạch (Nguyễn Mạnh Chinh, 2011). Hầu hết các loại rau có hàm 14
  • 24. lượng NO3 - đạt cao nhất sau khi bón thúc đạm lần cuối từ 3 - 10 ngày. 1.5.1.2. Phân lân Bón phân lân có tác dụng tăng cường chuyển hóa đạm khoáng thành đạm protit làm giảm sự tích lũy NO3 - trong rau. Tuy vậy trong các vùng trồng rau hiện nay lượng phân lân sử dụng là rất ít thường chỉ dạt 50% so với quy trình sản xuất RAT, như cà chua là 21 - 40 kg P2O5/ha trong khi quy trình là 85 kg P2O5/ha, đậu côve là 30 - 40 kg P2O5/ha trong khi quy tình là 60 kg P2O5/ha. Như vậy sử dụng phân lân ít trong khi phân đạm sử dụng ở mức cao nên dẫn đến sự tích lũy nitrat trong sản phẩm 1.5.1.3. Phân kali Các nghiên cứu đã khẳng định cùng với phân lân, phân kali được bón kết hợp với phân đạm cũng có tác dụng làm giảm sự tích lũy nitrat trong thương phẩm. Bón đạm kết hợp với kali sẽ làm giảm hàm lượng nitrat rõ rệt so với khi bón chỉ riêng mình đạm 1.5.1.4. Phân hữu cơ Việc bón phân hóa học là lợi nhuận trước mắt, tức thời, nếu chỉ nón phân hóa học thì về lâu dài đất sẽ bị chai cứng, bị bạc màu, sức sản xuất kém. Bón phân hữu cơ nhằm cân đối dinh dưỡng và cơ chất cho đất, tăng cường độ màu mỡ tự nhiên của đất. Hướng tới mục tiêu “nông nghiệp bền vững” thì biện pháp ổn định hàm lượng hữu cơ trong đất là rất quan trọng. Phân hữu cơ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tổng hợp đa, trung, vi lượng, các vitamin, kích thích tố sinh trưởng làm tăng chất lượng nông sản. 1.5.1.5. Phân vi lượng Sự tích lũy NO3 - gắn liền với quá trình khử NO3 - và quá trình đồng hóa đạm trong cây. Các quá trình này liên quan chặt chẽ đến các quá trình khác như quang hợp, hô hấp và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hệ enzim và các hợp chất cao năng. Cây trồng nghèo Bo dẫn đến sự tích lũy NO3 - trong thân, rễ và lá do bị ức chế quá trình khử NO3 - tổng hợp aminoaxid. Thiếu Mn ảnh hưởng 15
  • 25. tới quang hợp, quá trình phosphoril hóa và quá trình khử CO2 làm tích lũy NO3 - trong cây. Mo có vai trò thúc đẩy quá trình khử CO2 do nằm trong cấu trúc của enzim nitratredutaza. Cu có vai trò thúc đẩy quang hợp của cây. Như vậy thiếu các nguyên tố vi lượng cũng là nguyên nhân gây tồn dư nitrat trong rau. 1.5.2. Khí hậu, thời tiết, ánh sáng, thu hoạch và bảo quản Dư lượng NO3 - trong rau chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố khí hậu thời tiết. Khi chuẩn bị thu hoạch nếu gặp thời tiết lạnh, trời âm u thì khả năng tích lũy NO3 - rất lớn. Các cây trồng trong điều kiện bình thường có dư lượng NO3 - thấp hơn cây trồng trong nhà kính từ 2 - 12 lần, nhất là cây ăn lá. Mật độ cây trồng cao, lượng nitrat sẽ tăng lên do điều kiện chiếu sáng yếu. Thời gian chiếu sáng trong ngày dài thì hàm lượng nitrat trong cây sẽ giảm. Nhiệt độ quá lớn cũng gây trở ngại cho quá trình khử nitrat ở rễ nên hàm lượng NO3 - trong rau sẽ cao. 1.5.3. Đất trồng và nước tưới bị ô nhiễm Dẫn theo Phan Thị Thu Hằng (2008): a) Ảnh hưởng của nguồn đất bị ô nhiễm tới mức độ tích lũy nitrat trong rau Trong vùng đất trồng rau, đất thoáng khí, độ ẩm thích hợp cho quá trình oxyhoa, nitrat được hình thành, rau dễ hấp thụ. Sự hấp thụ đạm ở dạng nitrat không chuyển hóa thành protein là nguyên nhân làm giảm chất lượng rau qủa. Mặt khác do sử dụng phân vô cơ không hợp lý sẽ làm đất bị ô nhiễm: trai đất, chua đất và nhiễm bẩn NO3 - . Khi bón phân đạm với lượng lớn và quá muộn sẽ hình thành NO3 - quá nhiều so với nhu cầu của cây trồng sẽ làm rửa trôi và gây ô nhiễm môi trường, tích lũy trong nông sản. b) Ảnh hưởng của nguồn nước bị ô nhiễm tới mức độ tích lũy nitrat trong rau Trong các loại rau, lượng nước chứa 90% trở lên do vậy chất lượng nước tưới ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Các con sông hồ là 16
  • 26. nguồn tiềm tàng các chất độc hại trong đó có N - NO3 - nhưng đã và đang được người dân sử dụng hàng ngày tưới cho rau và hậu quả để lại là chúng sẽ dần được tích lũy trong sản phẩm. 1.6. Thực trạng tồn dư NO3 - trong rau 1.6.1. Thực trạng sản xuất rau thế giới Theo số liệu thống kê của FAO (2010) năng suất, diện tích, sản lượng rau trên thế giới trong các năm gần đây được thể hiện qua bảng 1.1: Bảng 1.1: Tình hình sản xuất rau trên thế giới từ 2001 – 2009 Năm 2001 2003 2005 2007 2009 Diện tích (nghìn ha) 15392 17120 16679 17263 17873 Năng suất (tấn/ha) 149243 140038 140331 142570 139085 Sản lượng (triệu tấn) 229717 239749 234065 246114 2485912 Nguồn: FAO, 2010 Cũng theo FAO (2012), tổng diện tích trồng rau trên thế giới là 19 triệu ha tập trung chủ yếu ở khu vực Châu Á với diện tích 15,1 triệu ha, chiếm gần 80% tổng diện tích trồng rau trên thế giới, một số khu vực như Châu Đại Dương, Châu Mỹ chiếm tỷ lệ thấp so với tổng diện tích trồng. FAO (2012) trong 10 nước dẫn đầu về diện tích trồng rau trong khu vực Châu Á, Việt Nam đứng thứ 4 với diện tích 0,68 triệu ha, đứng sau Nigeria là 0,75 triệu ha, Ấn Độ là 2,10 triệu ha và đứng thứ nhất là Trung Quốc là 9,71 triệu ha. 1.6.2. Thực trạng sản xuất rau tại Việt Nam Việt Nam có vị trí địa lý trải dài nhiều vĩ độ, khí hậu nhiệt đới gió mùa và có một số vùng tiền khí hậu đặc biệt như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt..., có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sản xuất rau. Việt Nam có thể trồng được trên 120 loại rau có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới và cùng với các tiến bộ KHCN các loại rau trái vụ được sản xuất nhằm đáp ứng mở rộng về nhu cầu tiêu dùng và phục vụ chế biến xuất khẩu. Sản xuất rau có xu hướng ngày càng mở rộng về diện tích và sản lượng tăng đồng thuận. Bảng 1.2: Tình hình sản xuất một số loại rau ở Việt Nam 2010 – 2012 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 17
  • 27. Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Cải bắp 2.044,77 42,461 2.712,15 58.845,1 6 2.847,74 66.542,02 Rau muống 4.523,57 103,719 4.232,47 94.610,51 4.318,37 99.000,8 0 Cà chua 1.054,6 8 24,032 1.114,53 27.686,31 1.168,8 3 29.542,34 Đậu quả các loại 937,19 12.985,15 944,62 13.560,8 2 Su hào 2.762,06 49,577 2.617,75 48.240,1 1 2.621,99 50.347,0 0 Súp lơ 396,42 5.773,47 775,43 11.030,2 0 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2015 Theo số liệu từ Bộ NN&PTNT, 2012 diện tích trồng rau cả nước ước đạt khoảng 823.728 ha (tăng 103,7% so với năm 2011), năng suất ước đạt 170 tạ/ha (tăng 102% so với năm 2011), sản lượng ước đạt 14,0 triệu tấn (tăng 106% so với năm 2011); trong đó miền Bắc diện tích ước đạt 357,5 nghìn ha, năng suất ước đạt 160 tạ/ha, sản lượng dự kiến đạt 5,7 triệu tấn; miền Nam diện tích ước đạt 466,2 nghìn ha, năng suất dự kiến đạt 178 tạ/ha, sản lượng dự kiến đạt 8,3 triệu tấn. Theo báo cáo của Bộ Công Thương (2015), cả nước hiện có khoảng 845 ngàn ha rau các loại, cho sản lượng hàng năm khoảng 14,5 triệu tấn. Trong đó, Đồng bằng Sông Hồng và Sông Cửu Long là hai vùng sản xuất rau lớn nhất nước (Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long, 2015). 1.6.3. Các mô hình sản xuất rau an toàn tại Việt Nam Theo Đào Ngọc Chính (2011): Rau là thực phẩm quan trọng thường xuyên và không thể thiếu hàng ngày của con người, đặc biệt đối với những dân tộc châu Á trong đó có Việt Nam. Bảng 1.3: Diện tích gieo trồng rau năm 2011-2012 các tỉnh 18
  • 28. Năm 2011 Năm 2012 Cả nước 794.243 823.728 Miền bắc 302.808 357,551 ĐBSH 127.808 159.7690 Đông Bắc 90.293 94167 Tây Bắc 21.897 9.161 Bắc Trung Bộ 84.667 94.454 Miền Nam 491.435 466.177 DH Nam Trung Bộ 62.651 64.809 Tây Nguyên 123.859 87.361 Đông Nam Bộ 83.105 67.768 ĐBSCL 221.819 246.240 (Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hồ Chí Minh, 2012) Theo số liệu từ Sở NN & PTNTT thành phố Hồ Chí Minh, 2012 diện tích trồng rau cả nước ước đạt khoảng 823.728 ha (tăng 103,7% so với năm 2011), năng suất ước đạt 170 tạ/ha (tăng 102% so với năm 2011), sản lượng ước đạt 14,0 triệu tấn (tăng 106% so với năm 2011); trong đó miền Bắc diện tích ước đạt 357,5 nghìn ha, năng suất ước đạt 160 tạ/ha, sản lượng dự kiến đạt 5,7 triệu tấn; miền Nam diện tích ước đạt 466,2 nghìn ha, năng suất dự kiến đạt 178 tạ/ha, sản lượng dự kiến đạt 8,3 triệu tấn. Một số mô hình sản xuất rau an toàn tại Việt Nam: Bình Dương: Một số mô hình tiêu biểu gắn sản xuất với tiêu thụ trên địa bàn: 02 tổ hợp tác sản xuất rau an toàn: + Tổ sản Ưxuất RAT xã Tân Định, huyện Bến Cát: diện tích 7 ha (sản xuất 3 vụ); sản lượng: 378 tấn (dưa leo, khổ qua, bầu, bí, mướp,....); + Tổ sản xuất RAT Thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên: diện tích: 5 ha (sản xuất 3 vụ); sản lượng: 234 tấn (hành lá, khổ qua, dưa leo,...) Từ dự án “Xây dựng vùng sản xuất rau an toàn tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2010 - 2012” đã thành lập 02 tổ hợp tác sản xuất rau an toàn tại 02 địa 19
  • 29. điểm nêu trên. Tổ hợp tác được hoạt động dưới sự quản lý và điều hành sản xuất từ 02 tổ trưởng tổ hợp tác, có sự hướng dẫn quy trình sản xuất rau an toàn, phòng trừ sâu bệnh, sử dụng phân bón và thuốc BVTV, ... của cán bộ kỹ thuật Chi cục BVTV Bình Dương. Định kỳ mỗi tháng 02 lần, Chi cục BVTV lấy mẫu rau từ 02 tổ rau phân tích dư lượng thuốc trừ sâu trên rau bằng phương pháp phân tích nhanh (GT Testkit), khi mẫu rau có dư lượng (ở mức an toàn) Chi cục tiếp tục phân tích định lượng để phân tích rõ gốc thuốc nông dân sử dụng. Khi 02 tổ rau sản xuất có sản phẩm, nhờ sự tác động và hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương và Chi cục BVTV làm đầu mối đã giúp cho sản phẩm của 02 tổ rau được đưa vào siêu thị. Tp.Hồ Chí Minh Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Phước An: Là mô hình thí điểm của dự án xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm, là tổ chức tích cực trong phong trào thi đua áp dụng VietGap trong sản xuất, sơ chế rau. Hợp tác xã bắt đầu áp dụng theo quy trình VietGap trong sản xuất rau từ năm 2009 với diện tích 7 ha, đến năm 2012 diện tích sản xuất rau an toàn tăng lên 17 ha, sản lượng đạt 298 tấn/tháng. Đến nay, tổng diện tích được chứng nhận ViêtGap là 4,06 ha (13 hộ sản xuất và nhà sơ chế) Hợp tác xã Ngã Ba Giòng (địa chỉ: ấp 4, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn): Hiện nay, tổng diện tích sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGap là 15 ha, trong đó diện tích được chứng nhận VietGap là 3,25 ha. Hình thức tiêu thụ chủ yếu thông qua các hợp đồng nguyên tắc, trung bình 04 tấn/ngày. 1.6.4. Ảnh huởng của hàm lượng NO3 - trong rau đến sức khỏe con người Theo Hoàng Xuân Đại (2015): Nitrat là dạng chất đạm hiện diện trong cây rau, củ, quả. Nếu chúng ta biết cách sử dụng lượng nitrat hợp lý (ít hoặc vừa đủ), nó sẽ giúp cho cây rau có màu xanh; củ, quả đẹp mắt đồng thời không gây hại cho sức khỏe con 20
  • 30. người. Tuy nhiên nếu lạm dụng, sự có mặt của nitrat trong nông sản sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đặc biệt, dư lượng nitrat trong mô hình thực vật vượt quá ngưỡng an toàn được xem như một chất độc gây hại cho sức khỏe con người. Thật vậy, dư lượng NO3 - là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá chất lượng rau quả. NO3 - lần đầu tiên được phát hiện như dạng độc chất tồn dư trong nông sản, gây hại sức khỏe con người vào năm 1945. Mặc dù NO3 - không độc với thực vật nhưng nếu sản phẩm cây trồng được con người sử dụng, đặc biệt là bộ phận lá, NO3 - được khử thành NO2 - trong quá trình tiêu hóa lại là một chất độc, vì NO2 - dễ phản ứng với amin tạo thành nitrosamin, là chất gây ung thư dạ dày, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sửc khỏe con người. Mặt khác, trong cơ thể con người, do sự khử NO3 - nhanh hơn sự chuyển đổi NO2 - nên nhanh chóng bị tích tụ, làm mất khả năng vận chuyển oxy trong máu, đồng thời hạ huyết áp và ở nồng độ cao cũng có thể gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tăng nguy cơ sảy thai ở người. Vì vậy, nitrat trong rau, củ, quả có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người, do đó nó luôn được xem là một trong những tiêu chuẩn để đáng giá chất lượng rau quả. 1.6.5. Ảnh hưởng của hàm lượng NO3 - trong rau xanh đến môi trường Phân là một trong các nhân tố không thể thiếu đối với cây trồng đặc biệt là phân hóa học. Tuy nhiên, sử dụng phân bón hóa học như thế nào là điều hầu như ít người quan tâm tới. Phân hóa học thông thường được bón cho cây trồng chủ yếu là phân đạm, khi bón đạm cho cây trồng đặc biệt cây rau cây chỉ sử dụng được 40 - 60% phần còn lại nằm trong đất và gây ô nhiễm môi trường đất. Các nhà khoa học đã nghiên cứu việc bón thúc đạm sẽ làm cho hàm lượng nitrat tích lũy trên mặt đất và làm giảm chất lượng nước. Khi trong sản phẩm có chứa nhiều đạm, nhất là không cân đối thì đạm sẽ chuyển từ NH4 + sang NO3 - . 21
  • 31. Đặc biệt hàm lượng NO3 - tồn dư trong các loại rau rất cao, nguyên nhân là do sử dụng không hợp lý liều lượng và tỷ lệ phân đạm vô cơ và hữu cơ bón cho cây, phương thức bón không đúng do chạy theo lợi nhuận, bón thúc trễ, sát với thời điểm thu hoạch, sử dụng nguồn nước tưới có hàm lượng NO3 - rửa trôi cao gây ra ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước. Ngoài ra, hiện tượng thừa đạm sẽ gây ra hiện tượng tích lũy nhiều NO3 - trong cây sẽ làm cho bộ phận của cây, nhất là các cơ quan sinh trưởng sẽ phát triển mạnh, tạo thêm nguồn thức ăn cho nhiều loài vi sinh vật gây hại. Đạm thừa làm cho vỏ tế bào cây trở nên mỏng, tạo điều kiện dễ dàng cho một số loài vi sinh vật gây bệnh xâm nhập, kích thích một số loài vi sinh vật trong đất xâm nhập vào rễ và gây hại cho cây. Sâu bệnh xuất hiện nhiều làm số lần phun thuốc tăng theo cũng làm ô nhiễm môi trường (Trần Văn Hiển, 2014 ). 22
  • 32. CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Hàm lượng NO3 - trong rau cải ngồng 2.2. Phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Phạm vi không gian - Xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 2.2.2. Phạm vi thời gian - Từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2016. 2.2.3. Về nội dung: + Ứng dụng chế phẩm Fito-Bimox-RR nhằm xử lý phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ. + Ảnh hưởng của phân bón tới hàm lượng nitrat trong rau cải ngồng tại xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa 2.3. Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa 2.3.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp và sản xuất rau tại xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa 2.2.3. Ứng dụng chế phẩm Fito- Biomix- RR xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ tại xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa 2.2.4. Nghiên cứu giải pháp kĩ thuật trong canh tác rau nhằm giảm thiểu hàm lượng NO3 - trong rau cải ngồng tại xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa 2.2.5. Xác định hàm lượng NO3 - trong rau và đề xuất giải pháp canh tác rau cải ngồng nhằm giảm hàm lượng NO3 - 23
  • 33. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp - Thông tin thứ cấp là các nguồn thông tin sẵn có, đã được thu thập từ trước và đã được công nhận: - Trong nghiên cứu này, nguồn dữ liệu thông tin thứ cấp được thu thập bao gồm: + Sơ đồ xã Nga Thái, tài liệu thống kê của ban kế hoạch xã, phòng địa chính xã, ban thống kê xã về: tình hình sử dụng đất đai, tình hình dân số, lao động và kinh doanh xã Nga Thái trong giai đoạn 2013 – 2015. + Dữ liệu thông tin còn được thu thập từ mạng internet, báo khoa học, trang thông tin điện tử, sách giáo trình, các bài luận án, khóa luận tốt nghiệp... 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp - Là dữ liệu do chính người nghiên cứu điều tra thu thập trong xuất quá trình nghiên cứu. - Hiện trạng sản xuất nông nghiệp và sản xuất rau tại xã Nga Thái được thu thập thông qua phiếu điều tra nông hộ, khảo sát thực địa - Số phiếu điều tra: + Trên địa bàn toàn xã có 9 xóm, trong 9 xóm tôi tiến hành chọn theo phương pháp ngẫu nhiên: chọn ngẫu nhiên 5 xóm, trong 5 xóm mỗi xóm chọn 6 hộ bất kỳ đại diện (6 hộ được chọn là các hộ trồng rau trên quy mô lớn để phân phối ra ngoài thị trường) tổng số phiếu điều tra 30 phiếu. - Nội dung phỏng vấn: diện tích các loại cây trồng chính trong năm; tình hình chăn nuôi của hộ gia đình: loại vật nuôi, số con...; tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV: loại, liều lượng; cách sử dụng, chi phí, thời gian cách lý trước khi thu hoạch..; các loại rau được canh tác chính; phương thức canh tác rau theo kiểu truyền thống hay an toàn. - Thời gian phỏng vấn: 04/04/2016 – 06/04/2016 24
  • 34. 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ a) Lựa chọn chế phẩm - Chế phẩm Fito – Biomix – RR b) Quy trình tiến hành - Ngày ủ: 17/02/2016 - Vật liệu ủ: + Lượng rơm sử dụng: 810 kg + Lượng chế phẩm sử dụng: 0,2 kg + Phân NPK: 4 kg + Nilong + Doa tưới nước - Trên cơ sở quy trình cơ bản xử lý phụ phẩm nông nghiệp bằng chế phẩm Fito-Biomix-RR của Công ty cổ phần Công nghệ sinh học, tôi tiến hành dùng chế phẩm này xử lý rơm rạ sau thu hoạch chuyển chúng thành phân bón hữu cơ tại xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa: + Cân 810kg lượng rơm khô. Sau khi cân rơm, trải đều rơm thành từng lớp mỏng cao khoảng 20 – 30cm, sau đó tưới một lượt dung dịch chế phẩm Fito-Biomix-RR và phân NPK đã hòa tan lên bề mặt rơm. Bổ sung thêm nước sao cho độ ẩm của rơm duy trì ở mức 50 - 60%, kiểm tra độ ẩm bằng cách nắm chặt rơm nếu thấy nước rỉ ra ở kẽ tay thì đã đạt yêu cầu + Tiếp tục làm như thế cho tới khi hết lượng rơm cần ủ lúc này chiều cao của đống ủ là 1,6m, sau đó dùng nilong che kín toàn bộ đống ủ đảm bảo duy trì nhiệt độ 45 – 65o C + Sau 15 ngày, tiến hành đảo trộn đống ủ, bổ sung thêm nước tại những điểm chưa đạt độ ẩm yêu cầu và che đậy kín lại. Đo nhiệt độ đống ủ hàng ngày trong tuần sau 35 ngày tạo thành phân hữu cơ, phân hữu cơ có màu đen đã hoai mục hoàn toàn + Khối lượng phân hữu cơ sau ủ: Xác định khối lượng phân hữu cơ sau khi ủ bằng cách chia nhỏ đống ủ thành 8 phần bằng nhau biết rằng đống ủ có hình chóp nón. Cân 1 phần bất kì của đống ủ để được khối lượng x1. Khối lượng của cả đống ủ sẽ bằng X=x1*8. c) Theo dõi nhiệt độ đống ủ: 25
  • 35. + Vị trí: Tiến hành đo nhiệt độ tại 3 vị trí: điểm 1 (cách chân đống 20cm); điểm 2 (giữa đống); điểm 3 (cách đỉnh đống 50cm) rồi lấy số liệu trung bình + Dụng cụ đo: Nhiệt kế 100o C + Tiến hành: Mở đống ủ, chọc lỗ sâu khoảng 0,5 - 1m, đặt nhiệt kế vào trong đống ủ khoảng 5 - 10 phút, sau đó đọc nhiệt độ của đống ủ hiện trên vạch màu đỏ của nhiệt kế, tiến hành làm như vậy trên 3 vị trí của đống ủ. Theo dõi nhiệt độ của đống ủ trong một thời điểm nhất định 10h sáng, đo trong 35 ngày liên tiếp để thấy được sự thay đổi nhiệt độ của đống ủ trong xuất quá trình ủ. 2.4.4. Nghiên cứu kĩ thuật gieo trồng rau cải ngồng vụ xuân tại xã Nga Thái huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa a) Bố trí thí nghiệm: Thử nghiệm mô hình ứng dụng phân hữu cơ trong canh tác rau an toàn. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên đầy đủ RCB gồm 5 công thức với 3 lần nhắc lại, ứng với 5 mức phân bón. Diện tích mỗi công thức được thiết kế theo kiểu HCN là 4,5m x 2m = 9m2 , diện tích ô thí nghiệm: 15 m2 , diện tích thí nghiệm: 135 m2 , dải bảo vệ rộng 1 m, dải bảo vệ có diện tích 63,4 m2 , các rãnh cách nhau 0,2m. Tổng diện tích thí nghiệm: 198,4 m2 . b) Tính toán lượng phân bón cho công thức thí nghiệm Dựa theo Trần Khắc Thi (2003) về lượng phân bón cần dùng cho 1 ha rau cải và Quy trình công nghệ ủ rơm rạ bằng chế phẩm Fito- Biomix- RR của Sở KHCN tỉnh Cà Mau (2012) ta tính toán được lượng phân bón cần dùng cho các công thức như sau: Bảng 2.1: Công thức thí nghiệm và lượng phân bón tại mỗi công thức Công thức Lượng phân bón Ghi chú Hữu cơ Ure Lân Kali CT1 11,3 0,14 0,28 0,05 Đối chứng (theo nông dân) CT2 15,3 0,09 0,20 0,035 Giảm 30% phân bón vô cơ 26 Tải bản FULL (73 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 36. 8 5 CT3 20,3 0,07 0,14 0,025 Giảm 50% phân bón vô cơ CT4 25,3 0,04 2 0,04 2 0,015 Giảm 70% phân bón vô cơ CT5 30,3 0,0 0,0 0,0 Không sử dụng phân vô cơ Nguồn: Số liệu tính toán, 2016 - Mỗi ô thí nghiệm bón lót 100% phân hữu cơ và phân lân + 30% phân đạm + 5% phân kali. Bón làm 2 đợt: + Lần 1: sau 7 – 10 ngày bón 40% đạm + 30% kali + Lần 2: sau 15 – 20 ngày bón 30% đạm + 20%kali DBV CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 DBV CT5 CT4 CT3 CT2 CT1 DBV CT3 CT2 CT5 CT1 CT4 DBV Hình 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng - Cách tính toán các mức phân bón cho các công thức thí nghiệm (chi tiết tại phụ lục 8) c) Quy trình kỹ thuật trồng rau cải ngồng vụ xuân Trên quy trình kĩ thuật trồng rau cải an toàn của Sở NN&PTNT Hà Nội (2011) tôi tiến hành vận dụng quy trình kĩ thuật này vào trong canh tác rau cải ngồng vụ xuân tại xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa: 27 Tải bản FULL (73 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 37. + Ngày gieo hạt: 05/03/2016 + Ngày trồng: 25/03/2016 + Địa điểm: xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa + Nguồn gốc: công ty cổ phần giống cây trồng miền nam + Nơi sản xuất: thành phố Hồ Chí Minh + Lượng giống: 100 gram. Hạt giống sau khi ngâm trong nước ấm trong 3 – 4 giờ vớt ra để ráo nước rồi đem gieo. - Cách tiến hành như sau: + Làm sạch cỏ và nhặt sạch các tàn dư để lại từ vụ trước trên ruộng. Xới xáo đất, băm nhỏ đất và lên luống cho từng ô thí nghiệm, mỗi ô thí nghiệm bố trí theo kiếu ô HCN với diện tích 9 m2 (4,5 x 2 m), cao 0,2 m, rãnh rộng 0,2m. + Trên mỗi ô thí nghiệm, tiến hành xẻ tững rãnh nhỏ với khoảng cách mỗi rãnh từ 15 – 20 cm, sau đó bỏ phân hữu cơ vào và phủ đất lên bề mặt. Sau 7 ngày tiến hành trồng rau. + Đối với rau, sau khi gieo được 20 ngày rau đã có 2 - 3 lá thật, tiến hành đánh rau ra trồng vào từng ô thí nghiệm. Khoảng cách trồng 15 x 20 cm. Thí nghiệm tiến hành trên cùng một loại mật độ cho cả 5 công thức. Sau khi trồng, tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho rau sinh trưởng và phát triển (vụ xuân là vụ sâu bệnh (sâu non và bọ nhảy) phát triển mạnh đặc biết đối với rau họ cải vì vậy nên thường xuyên quan sát để chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh) c) Theo dõi thí nghiệm - Trên mỗi ô thí nghiệm theo dõi 10 cây, theo dõi theo điềm chéo X mỗi điểm theo dõi 2 cây, sơ đồ được mô tả như sau: 28 4217523