SlideShare a Scribd company logo
1 of 96
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG
CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
Ngành: Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201
ĐỖ THỊ PHƯỢNG
Người hướng dẫn: PGS, TS Hồ Thúy Ngọc
Hà Nội-Năm 2018
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan luận văn này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép
các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các
thông tin sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Em
hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Tác giả
Đỗ Thị Phượng
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG
NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI................................. 8
1.1. Tổng quan về gian lận trong nghiệp vụ tín dụng của NHTM.............................. 8
1.1.1. Ngân hàng thương mại và nghiệp vụ tín dụng của NHTM...................8
1.1.2. Gian lận và nguyên nhân hình thành gian lận...........................................12
1.1.3. Các hành vi và thủ đoạn gian lận chính trong nghiệp vụ tín dụng 16
1.2. Phòng chống gian lận trong hoạt động tín dụng tại NHTM...............................21
1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc về phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín
dụng.......................................................................................................................................................21
1.2.2. Các công cụ phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng..........22
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN
TRONG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT
NAM............................................................................................................................................................26
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam............................................26
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển..........................................................................26
2.1.2. Các nghiệp vụ cơ bản...................................................................................................29
2.2. Tình hình gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng hải
Việt Nam...................................................................................................................................................32
2.2.1. Hành vi và tổn thất do gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại
Maritime Bank................................................................................................................................33
2.2.2. Đánh giá tình hình gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Maritime
Bank.......................................................................................................................................................37
2.3. Phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng
hải Việt Nam...........................................................................................................................................44
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
2.3.1. Về cơ cấu quản trị và khung phòng chống gian lận................................44
2.3.2. Về quy trình phòng chống gian lận ....................................................................50
2.3.3. Các công cụ phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng..........52
2.4 Đánh giá công tác phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam................................................................................................58
2.4.1. Những kết quả đã đạt được......................................................................................59
2.4.2. Những điểm hạn chế ....................................................................................................60
CHƢƠNG III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG
CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM..................................................................................................65
3.1. Biện pháp đối với Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam..................................65
3.1.1. Biện pháp về mô hình và chính sách phòng chống gian lận.............66
3.1.2. Biện pháp về quy trình và các công cụ phòng chống gian lận .........71
3.2. Đề xuất đối với NHNN và các cơ quan hữu quan.....................................................75
3.2.1. Xây dựng hệ thống văn bản và hành lang pháp lý về phòng chống
gian lận................................................................................................................................................76
3.2.2. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ triển khai phòng chống gian lận
tại các NHTM..................................................................................................................................77
3.2.3. Củng cố, nâng cao vai trò của các hiệp hội ngân hàng.........................79
3.2.4. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát..............................79
3.3. Đề xuất đối với các hiệp hội ngân hàng .............................................................80
3.3.1. Hỗ trợ các cơ quan hữu quan trong việc ban hành những văn bản,
hính sách về quản lý rủi ro hoạt động ............................................................................82
3.3.2. Nâng cao chất lượng hoạt động và tăng cường mối liên hệ với các
tổ chức liên quan trong nước và quốc tế.......................................................................82
3.3.3. Tăng cường hỗ trợ các ngân hàng thành viên ............................................83
KẾT LUẬN .............................................................................................................................................86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................87
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Từ viết
Từ đầy đủ
tắt
1 CBNV Cán bộ nhân viên
2 E&Y Công ty kiểm toán Ernst & Young
3 FDI
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Foreign Direct Investment
4
Maritime Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
Bank Vietnam Maritime Commercial Joint Stock Bank
5 NHNN Ngân hàng Nhà nước
6 NHTM Ngân hàng thương mại
7 QLRR Quản lý rủi ro
8 RCSA
Tự đánh giá rủi ro và kiểm soát
Risk control self assessment
9 TCTD Tổ chức tín dụng
10 TMCP Thương mại cổ phần
11 VNBA
Hiệp hội Ngân hàng
Vietnam Banks Association
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê các vụ gian lận bên ngoài trong nghiệp vụ tín dụng tại
Maritime Bank từ 2012 đến 2017................................................................................................33
Bảng 2.2. Thống kê các vụ gian lận nội bộ trong nghiệp vụ tín dụng tại Maritime
Bank từ 2012 đến 2017......................................................................................................................35
Bảng 2.3. Một số hành vi gian lận điển hình trong nghiệp vụ tín dụng tại các
TCTD tại Việt Nam.............................................................................................................................36
Bảng 2.4. Bảng câu hỏi và kết quả khảo sát phòng chống gian lận .........................37
Bảng 3.1 Bảng câu hỏi “Am hiểu đồng nghiệp” minh họa ...........................................72
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Tam giác gian lận theo lý thuyết của Donald R. Cressey.........................15
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của Maritime Bank.........................................................................28
Hình 2.2. Tổng giá trị vốn huy động theo nguồn huy động tại Maritime Bank
trong giai đoạn 2012- 2016..............................................................................................................30
Hình 2.3. Tổng dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng tại Maritime Bank trong giai
đoạn 2012 - 2016...................................................................................................................................31
Hình 2.4. Tổng thu nhập trƣớc chi phí hoạt động theo loại nghiệp vụ.................32
tại Maritime Bank trong giai đoạn 2012 - 2016..................................................................32
Hình 2.5. Bức tranh gian lận nội bộ nghiệp vụ tín dụng của Maritime Bank ...35
Hình 2.6. Kết quả khảo sát phòng chống gian lận tại các NHTM Việt Nam......46
Hình 2.7. Khung phòng chống gian lận tại của Maritime Bank............................. 41
Hình 2.8. Cấu trúc quản trị trong phòng chống gian lận tại Maritime Bank....43
Hình 2.9. Minh họa phân tích nguyên nhân gốc rễ bằng phƣơng pháp 5 Whys
........................................................................................................................................................................53
Hình 2.10. Minh họa phân tích nguyên nhân bằng phân tích lƣu đồ quy trình
........................................................................................................................................................................53
Hình 2.11. Minh họa giao diện công cụ Blacklist tại Maritime Bank.....................56
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Luận văn gồm 3 chương:
Chương I. Cơ sở lý luận về phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng
tại Ngân hàng Thương Mại
Chương II. Thực trạng hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
Chương III. Một số biện pháp cải thiện hoạt động phòng chống gian lận
trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết cùng với
phương pháp chuyên gia và phối hợp tổng kết kinh nghiệm nhằm tìm ra những biện
pháp hữu hiệu trong việc tìm ra các khuyến nghị, đề xuất hữu ích cải thiện hoạt
động phòng chống gian lận nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt
Nam. Trong chương I, luận văn đã khái quát hóa được những lý thuyết chung về
gian lận và phòng chống gian lận, chỉ ra 03 nguyên nhân hình thành gian lận, từ đó
xây dựng khung phòng chống nhằm xử lý các nguyên nhân hình thành nên hành vi
gian lận nêu trên. Trong chương II, từ việc phân tích cách thức phòng chống gian
lận tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam theo khung đã nêu trong chương I, từ
đó chỉ ra các kết quả đạt được và hạn chế trong công tác phòng chống gian lận tại
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Các hạn chế này được phân chia 2 nhóm:
mô hình chính sách và nhóm công cụ phòng chống gian lận. Chương II cũng phân
tích thực trạng, xu hướng gian lận nội bộ và bên ngoài trong hoạt động tín dụng và
chỉ ra các hành vi gian lận phổ biến nhất tại ngân hàng thông qua các dữ liệu từ lịch
sử. Từ việc chỉ ra hạn chế trong chính sách và công cụ, cũng như tìm hiểu cách thức
phòng chống gian lận tại các NHTM khác và qua việc tổng hợp kết quả khảo sát các
nhân sự trong ngành ngân hàng, luận văn đưa ra các khuyến nghị cụ thể, có minh
họa để cải thiện chính sách, quy trình và công cụ phòng chống gian lận trong nghiệp
vụ tín dụng, áp dụng phù hợp với thực tiễn hoạt động tại Ngân hàng TMCP Hàng
Hải Việt Nam. Các đề xuất, khuyến nghị này cũng dễ dàng được thực thi nhằm hoàn
thiện hơn nữa công tác phòng chống gian lận trong thời gian tới, không chỉ tại
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
Ngân hàng Maritime Bank và còn có thể vận dụng cho các Ngân hàng khác. Có 06
biện pháp cải thiện chủ yếu trong nhóm về mô hình, chính sách đó là: Phân định rõ
trách nhiệm và thẩm quyền giữa Phòng Quản lý rủi ro hoạt động và bộ phận Phòng
chống gian lận cùng thuộc Khối Quản lý rủi ro; Ngân hàng cần tạo mối quan hệ và
phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong việc điều tra và xử lý gian lận; Tăng
cường cơ chế chịu trách nhiệm và không khoan nhượng với mọi hành vi gian lận;
Điều chỉnh chính sách nhân sự phù hợp; Nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán và
cuối cùng là mua bảo hiểm rủi ro gian lận để xử lý với các rủi ro gian lận còn lại. Có
05 biện pháp cải thiện chủ yếu trong nhóm về công cụ phòng chống gian lận đó là:
Bổ sung công cụ “Am hiểu đồng nghiệp”; Triển khai kiểm tra, kiểm soát tuân thủ
với hồ sơ tín dụng; Theo dõi chỉ số về gian lận (KRI); Hoàn thiện quy trình phòng
chống gian lận; Nghiên cứu và triển khai một số kỹ thuật phân tích dữ liệu kế toán
pháp lý trong phòng chống gian lận. Trong các biện pháp cải thiện nêu trên, quan
trọng nhất là triển khai kiểm tra tuân thủ hồ sơ tín dụng và tăng cường mối quan hệ
với cơ quan hữu quan để điều tra, xử lý gian lận. Mỗi biện pháp đã có minh họa cụ
thể việc triển khai vì vậy ngân hàng dễ dàng áp dụng và thực thi các biện pháp này
trong vòng 2 năm tới và sẽ mang lại những hiệu quả tích cực cho việc ngăn ngừa,
phát hiện và xử lý gian lận cũng như nâng cao nhận thức và văn hóa quản lý gian
lận nói chung.
Ngoài ra, luận văn cũng đề xuất với các cơ quan hữu quan (Ngân hàng Nhà
nước, Hiệp hội ngân hàng) trong việc tăng cường sự liên kết, hỗ trợ cũng như nâng
cao kỹ năng, kiến thức phòng chống gian lận cho các ngân hàng tại Việt Nam, góp
phần vào sự hoàn thiện, hiệu quả của công tác phòng chống gian lận trong hệ thống
Ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cần định hướng về chính sách chung cho các tổ
chức tín dụng và Hiệp hội Ngân hàng là cầu nối giúp các tổ chức tín dụng chia sẻ
thông tin, hợp tác với nhau trong phòng chống gian lận, cũng như là cơ quan đầu
mối tổ chức các hội thảo, chuyên đề, các khóa đào tạo nâng cao năng lực quản lý rủi
ro gian lận cho các tổ chức tín dụng thành viên.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
1
LỜI MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Trong 20 năm trở lại đây, lĩnh vực Tài Chính – Ngân hàng đã chứng kiến hàng
loạt những vụ gian lận, gây ra các tổn thất rất lớn thậm chí có thể dẫn tới sự phá sản
của một số ngân hàng như ngân hàng Barings – NHTM lâu đời nhất nước Anh vào
năm 1995 do hành vi gian lận của một giám đốc kinh doanh chứng khoán thông qua
thủ đoạn dùng một tài khoản trung gian của ngân hàng để che giấu những khoản lỗ
khổng lồ (Johannes Rohde 1995, tr. 24). Hay như mới đây là vụ gian lận lớn nhất
trong lịch sử ngành ngân hàng Ấn Độ với con số thiệt hại 1,8 tỷ USD trong 7 năm
mà không được phát hiện. Một cựu nhân viên tại Ngân hàng Quốc gia Punjab
(PNB) thiết kế các giao dịch giả, bảo lãnh cho tỷ phú kim hoàn Nirav Modi vay từ
nước ngoài mà không có bất kỳ tài sản thế chấp nào. Từ 2011 đến đầu 2017, các
giao dịch trị giá 65 tỷ rupi (một tỷ USD) được phát hành, tiếp theo là 49 tỷ rupi khác
từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2017 (Vinacorp, ngày 23/02/2018). Những vụ việc trên
đã dấy lên mối quan tâm của cả thế giới về một loại rủi ro mới nhưng đã tồn tại từ
rất lâu trong hoạt động Tài chính – Ngân hàng, rủi ro gian lận.
Gian lận có thể đánh giá là loại rủi ro xảy ra nhiều nhất, gây tổn thất lớn nhất và
khó dự đoán nhất trong các loại rủi ro hoạt động. Không có bất kỳ tổ chức tín dụng
nào trên thế giới không phải đối mặt với vấn đề gian lận. Nguy cơ gian lận xảy ra
với bất kỳ nghiệp vụ nào của một ngân hàng dù là đầu tư, tín dụng, huy động hay
thậm chí là cả hệ thống công nghệ thông tin của các ngân hàng. Hàng loạt các vụ án
kinh điển với thủ đoạn nhân viên chiếm dụng tiền gửi khổng lồ của khách hàng mới
xảy ra thời gian qua làm các ngân hàng Việt Nam như ngồi trên đống lửa điển hình
như vụ án Phó Giám đốc chi nhánh Eximbank chiếm 245 tỉ đồng của khách hàng rồi
biến mất, vụ án hơn 20 Khách hàng gửi 400 tỷ ở Ocean Bank Hải Phòng bị nhân
viên ngân hàng chiếm đoạt rồi bỏ trốn (VNexpress, ngày 17/9/2017 và 22/02/2018).
Không chỉ có hành vi chiếm dụng tiền, với việc áp dụng các công nghệ trong hoạt
động ngân hàng, các tổ chức tín dụng còn phải đối mặt với các hacker luôn tìm mọi
cách tấn công hệ thống như virus tống tiền có tên WannaCry lây lan khắp thế giới.
Đối với các ngân hàng Việt Nam, dù đang có xu hướng dịch chuyển dần nhưng tín
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
2
dụng vẫn là nghiệp vụ truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các hoạt động
của một ngân hàng. Việc đối phó với gian lận trong tín dụng (gồm cả gian lận nội
bộ và bên ngoài) là vấn đề nhức nhối mà chỉ cần chủ quan, buông lỏng thì thiệt hại
mà các ngân hàng phải chịu là rất lớn. Nhiều vụ án gian lận tín dụng hiện đang được
đưa ra xét xử gây xôn xao dư luận như vụ án của siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như
với sai phạm liên quan đến nghiệp vụ cho vay với tài sản thế chấp là các hợp đồng
tiền gửi tại hàng loạt các ngân hàng, vụ án 5 ngân hàng bị kho “hàng giả” qua mặt
lừa đảo 200 tỷ đồng gồm Seabank, Techcombank, LienVietPostBank, PG Bank và
Navibank (nay đổi tên là NCB). Không chỉ khiến các Ngân hàng lo lắng vì khả năng
gây thiệt hại khó lường, gian lận trong hoạt động tín dụng còn luôn là nỗi ám ảnh
của các cán bộ ngân hàng bởi cho dù là bị khách hàng lừa đảo hay do có sự tiếp tay
của cán bộ ngân hàng thì tội danh “vi phạm về cho vay trong hoạt động của các tổ
chức tín dụng” luôn là mối đe dọa treo lơ lửng trên đầu của bất kỳ cán bộ tín dụng
nào khiến họ phải dè chừng và tỉnh táo trong các giao kết tín dụng với Khách hàng.
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) cũng
như hàng loạt các ngân hàng khác tại Việt Nam đang tập trung nguồn lực lớn cho
công tác phòng chống gian lận bên cạnh việc tập trung chạy đua tăng trưởng tín
dụng bởi các ngân hàng đều hiểu rõ tăng trưởng đi đôi với rủi ro nói chung và rủi ro
gian lận tín dụng nói riêng. Tuy nhiên, công tác phòng chống gian lận của Maritime
Bank mới chỉ được tập trung trong thời gian tương đối ngắn là vài năm trở lại đây,
vì vậy không tránh khỏi các hạn chế, bất cập cần điều chỉnh. Các vụ gian lận lớn
trong cả lĩnh vực tín dụng và tiền gửi vẫn xảy ra hàng năm tại Maritime Bank, gây
tổn thất lớn cho ngân hàng không chỉ về tài chính mà còn về uy tín của ngân hàng,
thậm chí một hai vụ lớn đã có thể lấy đi gần như toàn bộ lợi nhuận trong kinh doanh
của mảng đó trong cả năm, trong khi đó công tác phòng chống gian lận vẫn còn bộc
lộ nhiều hạn chế.
Xuất phát từ thực tế đó, em đã thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ: “Một số biện
pháp cải thiện hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank)” với mong muốn có thể
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
3
đưa ra những đánh giá, khuyến nghị xác đáng và hữu ích từ thực tế triển khai phòng
chống gian lận tại một NHTM cụ thể, từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm chung cho
các NHTM Việt Nam.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được trình bày trong ba
chương:
Chương I. Cơ sở lý luận về phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại
Ngân hàng Thương Mại
Chương II. Thực trạng hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
Chương III. Một số biện pháp cải thiện hoạt động phòng chống gian lận
trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
II. Tình hình nghiên cứu
Cùng chung mối quan tâm về phòng chống gian lận, nhiều tác giả quốc tế và
Việt Nam đã có những bài nghiên cứu về đề tài này, tuy nhiên nghiên cứu chi tiết và
cụ thể về phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thì số lượng
các bài còn hạn chế, các nghiên cứu liên quan đến gian lận chủ yếu tìm hiểu về
nguyên nhân và dấu hiệu xảy ra gian lận của con người hoặc nguyên nhân, dấu hiệu
liên quan đến các gian lận báo cáo tài chính, gian lận thẻ.
Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
Một trong số các nghiên cứu về gian lận nổi tiếng trên thế giới phải kể đến
nghiên cứu về gian lận của D. W. Steve Albrecht (How to detect and prevent
business fraud, D. W. Steve Albrecht, 1990) và công trình nghiên cứu của Hiệp hội
các nhà điều tra gian lận Mỹ (The Association of Certified Fraud Examiners-ACFE)
(ACFE 2010, tr.35).
Nghiên cứu về nguyên nhân hình thành gian lận của D. W. Steve Albrecht:
D. W. Steve Albrecht là nhà tội phạm học làm việc tại trường Đại học Brigham
Young (Mỹ). Ông cùng với 2 đồng sự Keith Howe và Marshall Rommey đã tiến
hành phân tích 212 trường hợp gian lận. Phương pháp luận nghiên cứu của Albrecht
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
4
là khảo sát thông tin thông qua sử dụng bảng câu hỏi. Những người tham gia vào
công trình nghiên cứu này là kiểm toán viên nội bộ ở các công ty tại Mỹ. Thông qua
khảo sát, ông đã thiết lập các biến số liên quan đến gian lận và đã xây dựng danh
sách 50 dấu hiệu đỏ về chỉ dẫn gian lận, lạm dụng. Các biến số này tập trung vào 2
vấn đề chính: dấu hiệu của nhân viên và đặc điểm của tổ chức. Mục đích công trình
nghiên cứu này là giúp xác định các dấu hiệu quan trọng của sự gian lận để người
quản lý có thể ngăn ngừa và phát hiện chúng. Tuy nhiên nghiên cứu này chưa chỉ ra
các biện pháp phòng ngừa gian lận hiệu quả.
Công trình nghiên cứu của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Mỹ (The
Association of Certified Fraud Examiners-ACFE)
Bổ sung các biện pháp phòng ngừa gian lận so với nghiên cứu của D. W. Steve
Albrecht, công trình nghiên cứu của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Mỹ (The
Association of Certified Fraud Examiners-ACFE) công bố báo cáo hoàn thiện năm
2010 chỉ ra được các loại gian lận chủ yếu, người thực hiện gian lận và tổn thất do
hành vi gian lận gây ra, đồng thời chỉ ra 5 biện pháp chính để phòng ngừa gian lận
đó là kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ, biện pháp giáo dục, đường dây nóng
(hotline) và kiểm tra đột xuất. Để xem xét tính hữu hiệu của mỗi biện pháp kiểm
soát, ACFE đã tiến hành so sánh loại thiệt hại trung bình của các công ty có biện
pháp kiểm soát và các công ty không có các biện pháp kiểm soát. Dù không thể có
các chỉ dẫn rõ ràng cho giá trị của mỗi biện pháp kiểm soát, bởi lẽ thường nhiều
biện pháp kết hợp mới đem lại hiệu quả nhưng kết quả nghiên cứu vẫn giúp hình
dung tác động của từng biện pháp đối với việc giảm thiểu gian lận.
Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam:
Luận án tiến sỹ đề tài “Mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ, rủi ro gian lận và
lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính” của TS. Nguyễn Thành
Trung – Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân năm 2016 phân tích gian lận dưới góc
độ gian lận báo cáo tài chính, chỉ ra các yếu tố rủi ro có thể dẫn tới gian lận báo cáo
tài chính, nguyên nhân hình thành gian lận báo cáo tài chính và trách nhiệm các bên
liên quan.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
5
Luận án tiến sỹ đề tài “Hệ thống quản lý rủi ro hoạt động tại các Ngân hàng
thương mại Việt Nam” của TS. Lê Thị Vân Khanh- Trường Đại học Kinh tế Quốc
Dân năm 2016 nhìn nhận về gian lận và phòng chống rủi ro gian lận dưới góc độ là
một loại rủi ro hoạt động lớn mà các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt. Từ đó đánh
giá công tác phòng chống gian lận nói riêng và quản trị rủi ro hoạt động nói chung
tại các ngân hàng.
Luận văn đề tài “Quản trị rủi ro gian lận thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – chi nhánh Tây Hà Nội” – Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Quốc Gia Hà Nội năm 2016 có phân tích tình hình gian lận thẻ bao gồm cả thẻ tín
dụng và thẻ ghi nợ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh
Tây Hà Nội, chỉ ra rủi ro gian lận thường phát sinh trong khâu phát hành và khâu
thanh toán các loại thẻ ngân hàng.
Các bài nghiên cứu về gian lận:
TS. Lê Thị Thu Hà cũng có bài nghiên cứu về “Gian lận trong nghiệp vụ tín
dụng tại các Ngân hàng Thương mại” đăng trên Tạp chí Kế toán và Kiểm toán.
Bài nghiên cứu chỉ ra được các hành vi gian lận chủ yếu theo từng bước của quy
trình tín dụng và chỉ ra một số dấu hiệu của các hành vi gian lận này.
Chỉ ra nguyên nhân theo từng bước của quy trình tín dụng, bài phân tích của
ThS. Nguyễn Dương Hùng của Học Viện Ngân hàng với đề tài “Phát hiện rủi ro từ
quy trình tín dụng” đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến các rủi ro trong nghiệp vụ
tín dụng, có bao gồm rủi ro gian lận. Bài phân tích cũng đã đưa ra các khuyến nghị
liên quan đến danh mục, bảo hiểm, công nghệ thông tin, marketing... để giảm thiểu
rủi ro trong nghiệp vụ tín dụng.
Bài viết do cán bộ ngành ngân hàng thực hiện phải kể đến bài phân tích của Thái
Đức Minh- Cán bộ ngân hàng Vietcombank đăng trên trang chủ của Ngân hàng Nhà
nước về “Nhận diện gian lận nội bộ trong quan hệ với quản trị rủi ro hoạt động”
chỉ ra một số hình thức gian lận nội bộ điển hình tại các Ngân hàng thương mại Việt
Nam thời gian qua, đồng thời mô tả các công cụ cơ bản để kiểm soát và ngăn chặn
hành vi gian lận nội bộ mà các Ngân hàng thương mại Việt Nam đang áp dụng
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
6
(gồm Phân chia công việc theo chức năng và nhiệm vụ, Công cụ kiểm soát từ hệ
thống công nghệ thông tin, Hệ thống văn bản, quy định, quy trình nội bộ). Bài viết
cũng chỉ ra mối quan hệ giữa quản trị rủi ro hoạt động với phòng ngừa và kiểm soát
gian lận nội bộ, chỉ ra bản chất gian lận là một loại rủi ro hoạt động lớn mà ngân
hàng phải đối mặt.
Tuy nhiên, như phân tích ở trên cho thấy, hiện nay chưa có bài phân tích, nghiên
cứu nào về hoạt động phòng chống gian lận nghiệp vụ tín dụng cho Ngân hàng
TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank), vì vậy luận văn này sẽ căn cứ trên
việc nghiên cứu, tổng hợp các lý thuyết về phòng chống gian lận và các công trình
nghiên cứu về gian lận tại Việt Nam và trên thế giới, cũng như rút kinh nghiệm từ
thực tế triển khai phòng chống gian lận tại Maritime Bank và một số tổ chức tín
dụng khác để đưa số một số biện pháp để cải thiện hoạt động phòng chống gian lận
trong nghiệp vụ tín dụng cho Ngân hàng Maritime Bank.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề lý luận cơ bản về phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín
dụng một cách khái quát, tổng hợp và hệ thống hóa. Trên cơ sở đó, phân tích và
đánh giá thực trạng triển khai phòng chống gian lận tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Hàng Hải Việt Nam. Sau cùng là đưa ra những khuyến nghị, đề xuất hữu ích và khả
thi không chỉ đối với bản thân các ngân hàng, mà rộng hơn là đối với các cơ quan
hữu quan.
IV. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra những khuyến nghị, đề xuất hữu ích và khả thi góp phần cải thiện hoạt
động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ
phần Hàng Hải Việt Nam.
V. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là hoạt động phòng chống gian lận trong
nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
7
VI. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng
tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam từ năm 2015 đến 2017. Luận văn tập
trung chủ yếu nghiệp vụ cho vay vì đây là nghiệp vụ truyền thống và chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong nghiệp vụ tín dụng và cách thức phòng chống gian lận áp dụng cho
hoạt động cho vay có thể được áp dụng cho các nghiệp vụ tín dụng khác một cách
tương tự.
VII. Phƣơng pháp nghiên cứu
Xuyên suốt luận văn là sự kết hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học.
Trong Chương I, phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết được kết hợp cùng
phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết nhằm khái quát một cách đầy đủ
và hệ thống nhất những nội dung cơ bản về phòng chống gian lận trong nghiệp vụ
tín dụng. Tiếp đó, để đưa ra những nhận định thực tế và chính xác về thực trạng
công tác phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng
Hải Việt Nam trong Chương II, em đã sử dụng phương pháp chuyên gia thông qua
hình thức phỏng vấn những nhân sự cấp cao có chuyên môn về phòng chống gian
lận trong ngân hàng. Với Chương III, phương pháp chuyên gia tiếp tục được vận
dụng, đồng thời, phối hợp cùng phương pháp tổng kết kinh nghiệm nhằm tìm ra
những biện pháp hữu hiệu trong việc cải thiện hoạt động phòng chống gian lận
nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
8
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG
NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về gian lận trong nghiệp vụ tín dụng của NHTM
1.1.1. Ngân hàng thương mại và nghiệp vụ tín dụng của NHTM
1.1.1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động của NHTM
NHTM là loại hình ngân hàng xuất hiện đầu tiên trên thế giới và ngày nay đã trở
thành loại hình ngân hàng lớn nhất, phổ biến nhất và có vai trò quan trọng nhất
trong các trung gian tài chính. Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, các
NHTM cũng phát triển nhanh chóng cả về quy mô và số lượng.
Theo Peter S.Rose, “NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh
mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất (đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ
thanh toán)” (Peter S. Rose 2001, tr. 53). Theo đó, NHTM được xem xét dưới góc
độ rộng hơn, hoạt động phong phú hơn với “danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng
nhất”.
Tại Việt Nam, căn cứ khoản 2 điều 4, Luật Các tổ chức tín dụng (Luật số:
47/2010/QH12) do Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 01 năm 2011, quy định: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có
thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này.
Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm NHTM,
ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã” (Luật Các tổ chức tín dụng, tr.2).
Tiếp đó, khoản 3 điều 4 Luật này có nêu: “NHTM là loại hình ngân hàng được thực
hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy
định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” (Luật Các tổ chức tín dụng, tr.2). Theo
đó, hoạt động ngân hàng được định nghĩa tại khoản12 điều 4 Luật này như sau:
“Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số
các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán
qua tài khoản”. Tóm lại, NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện việc kinh
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
9
doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền
gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản và các hoạt động kinh
doanh khác theo quy định nằm mục tiêu lợi nhuận.
Trên cơ sở đó, NHTM được phép thực hiện một số nghiệp vụ cơ bản như sau:
 Nghiệp vụ huy động vốn: Huy động vốn là việc ngân hàng thực hiện thu hút
nguồn vốn từ các chủ thể kinh tế thặng dư vốn thông qua nhiều hình thức khác nhau
như: Nhận tiền gửi; phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu.
Đây là nghiệp vụ khởi đầu, tạo điều kiện cho mọi hoạt động của NHTM. Một số
nguồn huy động vốn chính của ngân hàng, gồm có: Nguồn từ chủ sở hữu, nguồn
tiền gửi, nguồn vay mượn,…
 Nghiệp vụ tín dụng: Đây là nghiệp vụ chủ yếu và quan trọng của các NHTM,
nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của ngân hàng và là thành phần tài
sản sinh lời nhiều nhất cho NHTM. Nghiệp vụ cấp tín dụng giúp ngân hàng cung
ứng vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy mở rộng sản xuất kinh doanh. Các NHTM luôn
phấn đấu để đạt mức dư nợ cao nhất bởi thu lãi cho vay là nguồn thu chính, tuy
nhiên, bên cạnh đó nghiệp vụ này cũng chứa đựng nhiều rủi ro. NHTM thực hiện
cấp tín dụng cho các chủ thể kinh tế có nhu cầu dưới các hình thức sau đây: Cho
vay; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá; bảo lãnh
ngân hàng; phát hành thẻ tín dụng; bao thanh tán trong nước, bao thanh toán quốc
tế; các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được NHNN chấp thuận;…
 Nghiệp vụ cung ứng dịch vụ thanh toán: Đây là nghiệp vụ mang tính dịch vụ

đơn thuần mà không cần sử dụng đến nguồn vốn của ngân hàng, thêm vào đó, nó
còn tạo ra một nguồn vốn tương đối lớn cho ngân hàng thông qua quá trình thanh
toán. NHTM có thể cung ứng dịch vụ thanh toán thông qua việc mở tài khoản thanh
toán cho khách hàng, cung ứng các phương tiện thanh toán, cung ứng các dịch vụ
thanh toán như: séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, tín dụng chứng từ L/C, thẻ ngân
hàng, …Nhờ có các dịch vụ thanh toán, ngân hàng không những thu được các
khoản phí mà còn tăng sức cạnh tranh của mình so với các đối thủ.
 Nghiệp vụ đầu tư tài chính: Bên cạnh nghiệp vụ tín dụng – công cụ sinh lời
chủ yếu của NHTM thì nghiệp vụ đầu tư tài chính cũng chiếm tỉ trọng đáng kể trong
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
10
tổng lợi nhuận và góp phần phân tán rủi ro cho NHTM. Đầu tư tài chính là nghiệp
vụ sử dụng vốn của ngân hàng, đầu tư vào các tài sản tài chính như: giấy tờ có giá
của Nhà nước, chứng khoán của công ty và các công cụ tài chính phái sinh. Khi
thực hiện nghiệp vụ này, các NHTM chủ yếu hướng đến mục đích sinh lời, tiếp đến
là đa dạng hoá danh mục tài sản nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao khả năng thanh
khoản và đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
 Các nghiệp vụ khác: Ngày nay, các NHTM ngày càng quan tâm phát triển
các dịch vụ mới, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, gia tăng sức cạnh tranh,
đồng thời, tìm kiếm lợi nhuận với mức rủi ro thấp nhất. Các dịch vụ khác mà ngân
hàng cung cấp vô cùng phong phú, gồm có: dịch vụ bảo hiểm, kinh doanh vàng,
dịch vụ ủy thác, dịch vụ giữ hộ tài sản, …
Như vậy, NHTM là một loại hình trung gian tài chính, có chức năng cơ bản là
chuyển vốn từ nơi dư thừa tới nơi thiếu hụt. Với chức năng cơ bản đó, hoạt động
chính của ngân hàng là đi vay để cho vay. Vì vậy, nghiệp vụ tín dụng là một trong
những nghiệp vụ quan trọng nhất tại các NHTM. Nghiệp vụ tín dụng cũng là một
nghiệp vụ phức tạp, nhiều rủi ro, với quy trình đòi đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ của
các ngân hàng.
1.1.1.2. Nghiệp vụ tín dụng của NHTM
Nguồn vốn huy động sau khi đã thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ (nghiệp vụ liên
quan đến việc điều hành ngân quỹ của ngân hàng nhằm duy trì năng lực thanh toán
bình thường), sẽ được sử dụng để cấp tín dụng cho khách hàng. Nghiệp vụ cấp tín
dụng là nghiệp vụ đặc trưng nhất của Ngân hàng Thương mại, nó tạo ra hình thức
tín dụng ngân hàng và ngân hàng sẽ tiến hành phân phối có trọng điểm nguồn vốn
đã hình thành trong nghiệp vụ huy động, điều tiết vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, bổ
sung vốn cho sản xuất kinh doanh. Đối với ngân hàng, đây là nghiệp vụ quan trọng
nhất, sử dụng phần lớn nguồn vốn và tạo ra thu nhập chủ yếu.
Dựa vào tính chất và hình thức cho vay nghiệp vụ tín dụng được phân thành:
 Căn cứ vào mục đích:
 Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây
dựng bất động sản nhà ở, đất đai.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
11
 Cho vay công nghiệp và thương mại: loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn
lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
 Cho vay nông nghiệp.

 Thuê mua và các loại khác.

 Căn cứ vào thời hạn cho vay.

 Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn dưới 12 tháng, chủ yếu
được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của
các doanh nghiệp.
 Cho vay trung hạn: Theo quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước Việt
năm thì loại cho vay này có thời hạn từ 1 đến 3 năm.Tín dụng trung hạn thường sử
dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ,
mở rộng sản xuất, xây dụng các dự án mới có quy mô nhỏ với thời hạn thu hồi vốn
nhanh.
 Cho vay dài hạn: Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 3 năm.
Loại tín dụng này thường để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như: xây dựng nhà ở, các
thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.

 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng.

 Cho vay không bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố
hoặc sự bảo lãnh của bên thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa vào sự uy tín của bản thân
khách hàng.
 Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay được ngân hàng cung ứng nhưng phải
có tài sản thế chấp, cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của bên thứ ba.

 Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng.

 Cho vay bằng tiền: là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng được
cung cấp bằng tiền. Đây là loại cho vay chủ yếu của các ngân hàng và được thực
hiện bằng các kỹ thuật như tín dụng ứng trước, thấu chi, tín dụng thời vụ,…

 Cho vay bằng tài sản: là hình thức cho vay bằng tài sản rất phổ biến và đa
dạng, ví dụ như tài trợ thuê mua.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
12
 Căn cứ vào phương pháp hoàn trả.
 Cho vay trả góp: là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi
theo định kỳ.
 Cho vay hoàn trả theo yêu cầu.
Ngoài các loại cho vay trên, ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh cho
khách hàng bằng uy tín của mình. Đối với loại nghiệp vụ này, ngân hàng không
phải cung cấp tiền, nhưng khi người được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ
theo hợp đồng thì ngân hàng phải thay thế để thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Vì thế,
nghiệp vụ này còn được gọi là tín dụng bằng chữ ký. Tín dụng bằng chữ ký bao
gồm: Tín dụng chấp nhận, tín dụng chứng từ, bảo lãnh của ngân hàng.
1.1.2. Gian lận và nguyên nhân hình thành gian lận
1.1.2.1. Khái niệm gian lận
Chưa có khái niệm nào về gian lận nào được đưa ra và được hiểu thống nhất bởi
vì ở các lĩnh vực khác nhau sẽ đưa ra các khái niệm về gian lận khác nhau. Theo từ
điển tiếng Việt, gian lận là hành vi thiếu trung thực, dối trá, mánh khoé nhằm lừa
gạt người khác. Theo nghĩa rộng gian lận là việc xuyên tạc sự thật, thực hiện các
hành vi không hợp pháp nhằm lường gạt, dối trá để thu được một lợi ích nào đó. Ba
biểu hiện thường thấy của gian lận là: chiếm đoạt, lừa đảo và ăn cắp. Khái niệm
“gian lận” trong công tác kiểm toán, theo đoạn 02 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
VSA 240 mục “Gian lận và sai sót” thì: Gian lận là những hành vi chủ yếu lừa dối,
có liên quan đến việc tham ô, biển thủ, tài sản, công quỹ, liên quan đến việc xuyên
tạc thông tin hoặc giấu giếm thông tin.
Dù có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về gian lận tương ứng với từng lĩnh
vực, nhưng tựu chung lại đối với lĩnh vực ngân hàng thường được hiểu: Gian lận là
các hành vi có chủ ý của cá nhân, nhóm người hoặc tổ chức nhằm trục lợi cho bản
thân, nhóm người có liên quan, cho tổ chức mà các hành vi này vi phạm quy định
pháp luật hoặc quy định của ngân hàng, gây ra thiệt hại hoặc có nguy cơ gây ra
thiệt hại cho ngân hàng (gồm cả thiệt hại tài chính và phi tài chính). Khi gian lận
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
13
đạt đến mức độ nhất định và có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
1.1.2.2. Phân loại gian lận
Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và tiêu chí đánh giá, gian lận được phân loại
theo nhiều cách khác nhau. Một số nơi chia gian lận thành 3 loại là gian lận nội bộ,
gian lận bên ngoài và thông đồng. Nhưng chủ yếu nhất, gian lận được xếp vào 2 loại
là gian lận nội bộ và gian lận bên ngoài, trong đó thông đồng được xếp vào gian lận
nội bộ do yếu tố gian lận của nhân viên đóng vai trò then chốt, nguyên nhân cốt lõi
để xảy ra hành vi gian lận, chiếm đoạt. Với ngân hàng thương mại, các gian lận
thường được phân loại như sau (GreaterLondon 2018, tr. 18):
 Gian lận nội bộ:
+Các hành động không đúng thẩm quyền
- Thực hiện các giao dịch không được phê duyệt để trục lợi
- Các loại giao dịch không đúng thẩm quyền (như các giao dịch về tỷ giá, lãi
suất, hạn mức…không đúng thẩm quyền)
- Gian lận báo cáo tài chính
+Làm giả mạo, sai lệch hồ sơ, thông tin, số liệu để trục lợi
- Giả mạo giấy tờ, chữ ký (như giả mạo thẻ tiết kiệm, giả mạo thông tin
khuyến mại, giả mạo hồ sơ vay vốn, giả mạo thông báo của ngân hàng, giả mạo hồ
sơ thu nợ…)
- Giả mạo thông tin, số liệu (như giả mạo thông tin trên hồ sơ vay vốn, hồ sơ
giải ngân, giả mạo thông tin tỷ giá, lãi suất, giả mạo thông tin tài
sản…) + Trộm cắp, gian lận khác
- Trộm cắp/ tống tiền/tham ô (đòi tiền hoa hồng, tiền đầy nhanh tiến độ thực
hiện giao dịch…)
- Phá hoại tài sản có chủ ý (phá hoại tài sản, phương tiện vận tải…)
- Không tuân thủ các nghĩa vụ liên quan đến thuế/ trốn thuế
- Đưa hối lộ, nhận hối lộ
- Thông đồng
- Đồng phạm, xúi giục, kích động hành vi gian lận.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
14
- Giao dịch nội gián
 Gian lận bên ngoài
+ Trộm cắp, gian lận khác
- Trộm cắp/cướp, cướp giật, các hành vi chiếm đoạt khác (như giả danh Khách
hàng, giả danh nhân viên ngân hàng…)
- Giả mạo giấy tờ, thông tin, số liệu (giả thẻ tiết kiệm, chứng từ bảo lãnh, hợp
đồng tiền gửi, báo cáo tài chính…)
+An ninh hệ thống
- Xâm nhập, phá hoại hệ thống (hack)
- Phát tán virus
- Lấy cắp thông tin (gây thiệt hại)
1.1.2.3. Nguyên nhân hình thành gian lận
Lý thuyết rất nổi tiếng về nguyên nhân hình thành gian lận đó là “tam giác gian
lận”. Tam giác gian lận là công trình nghiên cứu của Donald R. Cressey (1919-
1987), nhà nghiên cứu về tội phạm tại trường Đại học Indiana (Mỹ) vào những năm
40 của thế kỷ 20. Cressy đã chọn việc nghiên cứu về vấn đề tham ô, biển thủ làm đề
tài cho luận án tiến sĩ của mình. Cressey tập trung phân tích gian lận dưới góc độ
tham ô và biển thủ thông qua khảo sát khoảng 200 trường hợp tội phạm kinh tế
nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật trên. Ông đã đưa ra
mô hình: Tam giác gian lận (Fraud Triangle) để trình bày về các nhân tố dẫn đến
các hành vi gian lận mà ngày nay đã trở thành một trong những mô hình chính
thống dùng trong nhiều nghề nghiệp khác nhau trong việc nghiên cứu gian lận.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
15
Hình 1.1. Tam giác gian lận theo lý thuyết của Donald R. Cressey
Nguồn: Cressey, Dr.1973
Trong nghiệp vụ ngân hàng nói riêng, gian lận được hình thành khi có sự kết
hợp đồng thời của 3 nhân tố gồm: động cơ, cơ hội và biện minh nhằm hợp lý hóa
hành vi.
+Động cơ:
- Dựa trên nhu cầu hoặc tính tham lam, sự cám dỗ;
- Xuất phát từ nợ nần, cờ bạc;
- Nhu cầu mong muốn hưởng thụ mà không phải lao động .
+ Cơ hội:
- Không có hệ thống kiểm soát và giám sát nội bộ hoặc môi trường kiểm soát
yếu (như Quy trình, quy định nghiệp vụ tồn tại sơ hở, sai sót…)
- Được giao/ủy quyền công việc mới trong môi trường có cơ hội gian lận (như
môi trường kiểm soát chéo mà các chốt kiểm soát đều là cấp dưới hoặc cấp trên
nhưng không kiểm tra hoặc đều là người có họ hàng hoặc có quan hệ thân thiết…);
- Người lao động rất có kinh nghiệm, nắm rõ sản phẩm, quy trình, hệ thống,
các chốt kiểm soát của tổ chức.
+ Biện minh nhằm hợp lý hóa hành vi:
- Cho rằng việc thực hiện gian lận là cần thiết;
- Chỉ mượn tạm tài sản trong một thời gian nhất định và có thể hoàn lại mà
không ai biết;
- Có thể lấy kết quả kinh doanh khác để tự cân đối;
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
16
- Không gây tổn hại vì nạn nhân có thừa khả năng để chấp nhận tổn thất này;
- Hoặc nạn nhân đáng bị như vậy;
- Tin rằng lợi ích thu được lớn hơn rủi ro phải gánh chịu hoặc rủi ro mới thấp
hơn rủi ro đang phải gánh chịu.
1.1.3. Các hành vi và thủ đoạn gian lận chính trong nghiệp vụ tín dụng
1.1.3.1. Quy trình tín dụng
Nghiệp vụ tín dụng của các ngân hàng thường thực hiện theo một quy trình tín
dụng. Quy trình tín dụng là tập hợp các nội dung, kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản, trình tự
các bước phải tiến hành từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một vòng quay của vốn tín
dụng. Quy trình tín dụng là yếu tố quan trọng, để đảm bảo hiệu quả tín dụng quy
trình tín dụng thường gồm có 10 bước.
 Khai thác khách hàng, tìm kiếm dự án

 Hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn

 Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng

 Phân tích, thẩm định khách hàng và phương án vay vốn

 Quyết định cho vay

 Kiểm tra hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh

 Phát tiền vay (giải ngân)

 Kiểm tra sau khi cho vay, thu hồi nợ, gia hạn nợ

 Xử lý rủi ro

 Thanh lý hợp đồng và đánh giá kết quả cho vay
1.1.3.2. Các hành vi và thủ đoạn gian lận chính trong quy trình tín dụng
Trong thực tế, quy trình cho vay có thể chia thành ba giai đoạn chính: nhận hồ
sơ và phê duyệt khoản vay; giải ngân và theo dõi việc sử dụng vốn; thu lãi, nợ gốc
và hoàn trả tài sản đảm bảo. Sau đây là một số gian lận có thể xảy ra (TS.Lê Thu
Hà, tr.2,3):
 Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ và phê duyệt khoản vay
Các sai phạm thường liên quan đến tính có thật của khoản vay cũng như khả
năng tài chính của khách hàng. Các gian lận có thể bao gồm việc lập hồ sơ cho vay
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
17
khống, che dấu các khoản vay cho các bên liên quan, nhân viên tín dụng nhận hối lộ
từ khách hàng, khách hàng vay vốn giả mạo thông tin trên hồ sơ vay vốn...
Cho vay khống: Khoản vay khống là các khoản vay tới các khách hàng không
có thật, sử dụng tên và địa chỉ liên lạc giả mạo, hoặc sử dụng tên tuổi, địa chỉ có
thật, nhưng thực tế khách hàng không vay tiền. Các khoản vay này thường do các
nhân viên ngân hàng tạo ra nhằm mục đích chiếm dụng vốn của ngân hàng. Loại
hình gian lận này khá phổ biến trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ với số lượng lớn các
khoản vay có giá trị nhỏ . Một loại sai phạm có liên quan đến cho vay khống là cho
vay ké, trong đó cán bộ tín dụng vay ké vào khoản vay có thật của khách hàng.
Các dấu hiệu nhận biết khoản vay khống: hồ sơ cho vay “mỏng” với các chi tiết
sơ sài, thông tin tài chính không đầy đủ, các giấy tờ phô tô với các ghi chép rời rạc;
khách hàng vay vốn có các tên thông dụng, tên tương tự, do cùng một nguồn giới
thiệu; khách hàng không có đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ chứng minh khác;
tài sản thế chấp có giá trị cao hơn bình thường; vốn vay được giải ngân trước khi
hoàn thành các thủ tục chính thức; ngân hàng không có quy trình đối chiếu dư nợ
chặt chẽ; các khoản vay quá hạn được gia hạn một cách dề dàng...
Che giấu khoản vay cho bên liên quan
Một loại gian lận liên, quan đến việc nhận dạng và phân loại khách hàng là sự
che đáu khoản vay cho các bên liên quan. Bên liên quan có thể là các cá nhân hoặc
tổ chức có quan hệ về mặt góp vốn với ngân hàng, nhà quản lý hoặc cổ đông của
ngân hàng. Các tổ chức có liên quan này thường được gọi là những doanh nghiệp
“sân sau” của các NHTM. Những khoản cho vay, đầu tư vào các doanh nghiệp “sân
sau” lại có thể tiếp tục được sử dụng để mua cổ phiếu của các ngân hàng khác, dẫn
đến một ông chủ ngân hàng có thể cùng lúc sở hữu 2-3 ngân hàng khác nhau và
thực hiện những hành vi thao túng trong hoạt động ngân hàng. Do đó, những khoản
vay với các bên liên quan cần được kiểm soát chặt chẽ hoặc hạn chế.
Một trong những hành vi nhằm che đậy khoản vay với bên liên quan là các
khoản tiền gửi trá hình, trong đó ngân hàng sẽ gửi một khoản tiền tại một ngân hàng
khác, trên cơ sở đó ngân hàng này thực hiện một khoản vay tới bên liên quan của
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
18
ngân hàng thứ nhất. Bằng cách này ngân hàng thứ nhất có thể che dấu được khoản
vay tới bên liên quan, đồng thời hưởng lợi ích từ việc không phải trích lập các
khoản dự phòng và tính toán tài sản có rủi ro.
Một số dấu hiệu của các khoản tiền gửi trá hình nhằm che dấu khoản vay cho
bên có liên quan: ngân hàng có các khoản tiền gửi liên tục được gia hạn lại; ngân
hàng có các khoản tiền gửi dài hạn trong khi thanh khoản căng thẳng; ngân hàng có
các giao dịch bất thường, không có mục đích rõ ràng với các với các bên liên quan.
Nhân viên ngân hàng nhận hối lộ từ khách hàng
Người vay vốn có thể hối lộ cho cán bộ quản lý và nhân viên tín dụng để được
vay vốn hoặc được hưởng những điều khoản vay có lợi. Rủi ro của loại gian lận này
sẽ tăng lên trong trường hợp lương thưởng của nhân viên tín dụng được tính dựa
trên giá trị của những hợp đồng tín dụng mới được ký kết. Các dấu hiệu của dạng
gian lận này có thể là: Số lượng khoản vay mới liên quan đến một nhân viên tín
dụng gia tăng quá nhanh; các tiêu chí thẩm định thường xuyên bị bỏ qua bởi nhân
viên tín dụng; việc liên hệ khách hàng chỉ do một người thực hiện; các khoản vay
tập trung vào một lĩnh vực nào đó; thay đổi trong xu hướng kinh doanh sang một
lĩnh vực có nhiều rủi ro; chất lượng khoản vay được đánh giá cao bởi người quản lý
nhân viên tín dụng, tuy nhiên hồ sơ vay vốn lại không có thông tin đầy đủ;...
Khách hàng cung cấp thông tin sai lệch trên hồ sơ vay vốn
Các ngân hàng chịu thiệt hại nhiều nhất vì hành vi gian lận này thường là các
ngân hàng có đội ngũ nhân viên tín dụng thiếu kinh nghiệm, hoặc thiếu tìm hiểu
thực tế tại cơ sở của khách hàng vay vốn. khách hàng có thể hối lộ nhân viên ngân
hàng để được vay vốn. Thông tin sai lệch thường là về tình hình tài chính, kết quả
kinh doanh, tính khả thi của việc sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của khách
hàng. Một số dấu hiệu nhận biết: hồ sơ vay vốn có những thông tin phô trương mà
không được minh chứng cụ thể; hồ sơ vay vốn không có các thông tin thực địa của
khách hàng; dự án kinh doanh quá tốt, quá lạc quan; chỉ có một đầu mối duy nhất tại
phòng tín dụng liên hệ với khách hàng; nhân viên tín dụng thiếu kinh nghiệm; khó
khăn trong việc thu thập thông tin về uy tín của khách hàng, các thông tin về khách
hàng không nhất quán, không đầy đủ,...
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
19
Gian lận liên quan đến giá trị tài sản thế chấp
Một số gian lận trong hoạt động tín dụng có thể liên quan đến giá trị tài sản thế
chấp, bao gồm nâng giá trị tài sản thế chấp và thế chấp cùng một tài sản tại nhiều
ngân hàng. khách hàng có thể làm giả một số giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài
sản, hoặc thực hiện các giao dịch mua bán tài sản giữa các công ty liên quan để
nhằm nâng giá trị tài sản đảm bảo. Các dấu hiệu của gian lận này cũng tương tự như
đối với gian lận thông tin hồ sơ vay vốn, ngoài ra có thể bao gồm việc khách hàng
vay vốn thực hiện một loạt các giao dịch mua bán tài sản không có mục đích rõ ràng
với các bên liên quan, mà giá trị giao dịch tăng lên sau mỗi lần mua bán; hoặc các
giấy tờ liên quan có dấu hiệu bị sửa chữa, tẩy xóa,...
Như vậy có thể thấy giai đoạn đầu tiên trong chu trình tín dụng là một trong
những giai đoạn có nhiều rủi ro nhất. Những gian lận phát sinh trong giai đoạn này
thường dẫn đến những khoản thiệt hại rất lớn cho ngân hàng.
 Giai đoạn giải ngân và theo dõi việc sử dụng vốn vay
Trong giai đoạn hai, những vấn đề cần quan tâm bao gồm theo dõi quá trình sử
dụng vốn vay của khách hàng và quản lý tài sản thế chấp.
Sử dụng vốn vay sai mục đích
Loại gian lận này liên quan đến việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng
mục đích vay vốn. ví dụ sử dụng khoản vay tàì trợ xuất nhập khẩu ngắn hạn để hỗ
trợ vốn dài hạn cho các công ty con ờ ngoài. Dấu hiệu cửa việc sở dụng vốn vay sai
mục đích cũng tương tự như đối với gian lận thông tin khách hàng, ngoài ra còn có
một số dấu hiệu sau: việc chuyển tiền giải ngân không phù hợp với mục đích vay
vốn; cán bộ tín dụng không thường xuyên theo dõi, giám sát tình hình hoạt động,
việc sử dụng vốn vay của khách hàng,...
Tài sản đảm bảo không được kiểm soát, bị thất thoái, sử dụng sai
Tài sản đảm bảo là một cơ sở quan trọng để ngân hàng có thể thu hồi vốn vay
trong trường hợp khách hàng mất khả năng trả nợ từ các nguồn thu từ hoạt động sản
xuất kinh doanh. Vì vậy, tài sản đảm bảo cần được quản lý chặt chẽ. Những tài sản
đảm bảo thường gặp bao gồm bất động sản, các tài sản hình thành từ vốn vay, các
giấy tờ có giá (sổ tiết kiệm, chúng nhận tiền gửi, chứng nhận sở hữu cổ phiếu...).
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
20
Trong thực tế có thể có nhiều trường hợp tài sản đảm bảo không được quản lý chặt
chẽ, dẫn tới việc khách hàng bán tài sản đảm bảo, gây thiệt hại cho ngân hàng.
Dấu hiệu của những gian lận này thường là việc ngân hàng không có quy trình
chặt chẽ cho việc theo dõi, quản lý tài sản đảm bảo; cán bộ tín dụng không thường
xuyên theo dõi, giám sát hoạt động của khách hàng, ngân hàng không kiểm soát
chặt chẽ hóa đơn, chứng từ của lô hàng, cử người bảo vệ sang tận kho hàng và kiểm
tra thường xuyên...
 Giai đoạn thu gốc, lãi và hoàn trả tài sản đảm bảo
Trong giai đoạn thứ ba của chu trình tín dụng, các vấn đề cần chú ý bao gồm
việc thu nợ gốc và lãi theo các điều khoản của hợp đồng, việc phân loại nợ và trích
lập dự phòng phù hợp. Khi các khoản nợ xấu phát sinh, nhà quản lý ngân hàng có
thể có động cơ che đậy tình trạng tài chính của khách hàng nhằm tránh việc trích lập
dự phòng hoặc đáp ứng những quy định khác từ cơ quan quản lý. Ngoài ra, việc bán
các tài sản phát mại có thể không được quản lý chặt chẽ dẫn tới tổn thất cho ngân
hàng.
Cho vay đảo nợ
Khi một khách hàng rơi vào tình trạng không có khả năng trả nợ, nhà quản lý
ngân hàng có thể tìm cách che đậy chất lượng của khoản vay nhằm làm giảm số
trích lập dự phòng và các trách nhiệm khác bằng cách cho vay đảo nợ. Cho vay đảo
nợ là việc ngân hàng cho khách hàng vay tiền để trả nợ khoản vay cũ. Ngân hàng
thường sẽ tìm cách che đậy nguồn gốc của số tiền thu nợ từ khách hàng. Cách thức
che đậy có thể khá phức tạp thông qua việc ngân hàng chuyển khoản tiền của mình
thông qua các chi nhánh, công ty con,... để biến khoản tiền trở thành một khoản thu
nợ từ khách hàng.
Một số dấu hiệu: Nguồn gốc của khoản thu nợ không khớp với các thông tin
khác trong hồ sơ; các khoản vay đột ngột được thu hồi ngay trước thời điểm cuối
năm hoặc thời điểm kiểm toán; ngân hàng/khách hàng có các giao dịch bất
thường/không có mục đích rõ ràng với các công ty liên quan,...
Bán tài sản đảm bảo dưới giá thị trường
Nhiều ngân hàng có thể có những quy trình tín dụng và thủ tục kiểm soát chặt
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
21
chẽ liên quan đến các giai đoạn chính trong chu trình tín dụng. Tuy nhiên, các thủ
tục kiểm soát có thể sẽ bị nơi lỏng khi khách hàng đã vỡ nợ và ngân hàng đã sở hữu
tài sản thế chấp. Việc không kiểm soát giá cả và người mua tài sản phát mại có thể
tạo cơ hội cho nhân viên ngân hàng thu được các khoản hối lộ hoặc chênh lệch.
Những dấu hiệu của sai phạm này thường là những quy định không chặt chẽ trong
quy trình phát mãi tài sản đảm bảo.
Như vậy có thể thấy trong quy trình nghiệp vụ tín dụng tại các NHTM có rất
nhiều sai phạm có thể xảy ra, gây thiệt hại lớn cho ngân hàng. Để ngăn chặn các sai
phạm này, ban giám đốc các ngân hàng cần thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ chặt
chẽ với các thủ tục kiểm soát được thiết kế đầy đủ và vận hành thường xuyên liên
tục . Một trong những vấn đề cần quan tâm là nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho
cán bộ ngân hàng. Ngân hàng là một nghề kinh doanh có vị trí quan trọng, luôn tiếp
xúc với tiền tệ, nên đạo đức kính doanh luôn là một trong những yếu tố quan trọng
cần được đặt lên hàng đầu trong khâu đào tạo, tuyển dụng của các ngân hàng. Ngoài
ra, công tác kiểm toán, thanh tra hoạt động ngân hàng cần được chú trọng để kịp
thời phát hiện các sai phạm xảy ra.
1.2. Phòng chống gian lận trong hoạt động tín dụng tại NHTM
1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc về phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng
Hoạt động phòng chống gian lận của ngân hàng: Là một quá trình cải thiện liên
tục bao gồm các hoạt động liên quan tới việc phòng ngừa, phát hiện và ứng phó với
các gian lận nhằm mục đích hạn chế các gian lận xảy ra từ đó giảm thiệt hại cho
ngân hàng.
Hầu hết các ngân hàng khi triển khai hoạt động phòng chống gian lận thường
thực hiện theo các cách thức và nguyên tắc như sau:
 Thiết lập văn hóa phòng chống gian lận sâu rộng trong toàn bộ ngân hàng.
Hội đồng Quản trị và Hội đồng điều hành là cấp tiên phong trong việc xây dựng văn
hóa phòng chống gian lận.

 Thiết lập và vận hành hoạt động phòng chống gian lận phù hợp với khẩu vị
rủi ro gian lận, điều kiện, quy mô, mức độ gian lận và tình hình gian lận của môi
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
22
trường bên ngoài.
 Các phương thức phòng ngừa và phát hiện gian lận phải được xây dựng đảm
bảo quản lý được các rủi ro gian lận chính của ngân hàng đó.

 Tích hợp nội dung về phòng chống gian lận vào trong các thiết kế quy trình
và hệ thống của ngân hàng, bắt đầu ngay từ khâu thiết kế, phát triển sản phẩm, quy
trình, hệ thống.

 Công tác phòng chống gian lận liên tục được đánh giá, và điều chỉnh để phù
hợp với thực tế để đảm bảo hiệu quả hoạt động
1.2.2. Các công cụ phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng
Có thể nhận diện và đánh giá những gian lận tiềm ẩn, phát hiện sớm các dấu
hiệu gian lận là yêu cầu có tính nền tảng đối với một hệ thống phòng chống gian lận
hiệu quả. Một gian lận được nhận diện đầy đủ khi xem xét đến cả những tác nhân
bên trong và bên ngoài. Mặt khác, đánh giá đúng mức độ của gian lận sẽ tạo điều
kiện để ngân hàng nhận thức đúng những gian lận mình đang phải đối mặt và có
chiến lược phân bổ nguồn lực để phòng chống gian lận một cách tối ưu. Tổng hợp
theo khuyến nghị của Ủy ban Basel II đối với các công cụ quản lý rủi ro hoạt động
nói chung (bao gồm cả rủi ro gian lận) cũng như tổng hợp theo các khung phòng
chống gian lận mà các công ty tư vấn hàng đầu trên thế giới như KPMG, E&Y tư
vấn các ngân hàng nên áp dụng, các ngân hàng nên áp dụng các công cụ phòng
chống gian lận như sau (E&Y 2014, tr. 2,3, E&Y 2009, tr.4):
a) Phân tích tổn thất, đưa bài học và tránh lặp lại (Internal loss data
collection)
Là cách thức phân tích các sự kiện tổn thất quan trọng về gian lận đã xảy ra để
tìm ra nguyên nhân gốc rễ, các điểm yếu trong hệ thống kiếm soát nhằm đề ra và
thực hiện các biện pháp phòng tránh lặp lại. Các biện pháp phòng tránh lặp lại cần
được báo cáo, truyền thông và xử lý để nâng cao hiệu quả kiểm soát.
b) Đánh giá rủi ro gian lận (Fraud assessment)
Đánh giá rủi ro gian lận bao gồm việc nhận diện rủi ro, đánh giá khả năng xảy
ra, tần suất và mức độ ảnh hưởng của các rủi ro gian lận tới ngân hàng. Căn cứ đánh
giá rủi ro gian lận và đánh giá hiệu quả của chốt kiểm soát tương ứng với rủi ro gian
lận đó để xây dựng các chốt kiểm soát và hành động phòng chống gian lận phù hợp
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
23
căn cứ theo chiến lược xử lý rủi ro gian lận của ngân hàng theo từng thời kỳ.
c) Xây dựng các chốt kiểm soát trong quy trình, sản phẩm (Control checklist)
Việc xây dựng các chốt kiểm soát trong các quy trình, sản phẩm để phòng tránh
gian lận cần thực hiện: Lưu đồ hóa các bước trong quy trình và sản phẩm, xác định
rủi ro gian lận trong các bước quan trọng, tích hợp các chốt kiểm soát gian lận khi
xây dựng sản phẩm, quy trình, hệ thống.
d) Chính sách nhân sự (HR policy)
Các quy trình, chính sách nhân sự cần lưu ý việc xây dựng tiêu chí về phòng
chống gian lận trong chính sách tuyển dụng nhân sự để hạn chế các đối tượng có
nguy cơ gian lận cao. Quan tâm và thực hiện chính sách luân chuyển công tác với
một số vị trí nhạy cảm, dễ phát sinh gian lận. Xây dựng và truyền thông mạnh mẽ
quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp.
Cùng với đó, cần có quy định cụ thể về chế tài xử lý hành vi gian lận, bao che
gian lận cũng như xử lý nghiêm các hành vi gian lận, truyền thông để răn đe các
hành vi gian lận.
e) Chỉ số cảnh báo gian lận (Warning Fraud Indicators)
Công cụ này được áp dụng bằng cách dựa trên danh mục rủi ro gian lận được
xác định, kết quả đánh giá rủi ro và dữ liệu tổn thất liên quan đến gian lận để phân
tích hành vi gian lận và thiết lập chỉ số cảnh báo về gian lận. Các chỉ số cảnh báo
cho các hành vi gian lận hoặc hạn mức nên được tích hợp vào các hệ thống quản trị
tương ứng để theo dõi và quản trị thường xuyên, liên tục và có các hành động phù
hợp với các chỉ số bị vượt ngưỡng cảnh báo đã xây dựng.
f) Xác minh thông tin (Information Identify)
Gồm phương pháp xác minh thông tin trực tiếp và xác minh thông tin gián tiếp,
có thể thực hiện vào bất kỳ lúc nào với mọi đối tượng, thông tin liên quan đến sự
việc cần xác minh (ví dụ như việc gọi điện cho khách hàng để xác minh trước và
sau khi cho vay).
g) Kiểm tra đột xuất (Site visit)
Là việc kiểm tra thực tế không báo trước đối với một số cá nhân/đơn vị đối với
một số nghiệp vụ (nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ kho quỹ, lưu trữ chứng từ…) để
phát hiện gian lận.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
24
h) Hậu kiểm (Post checking)
Hậu kiểm là quá trình kiểm tra, kiểm soát sau quá trình xử lý giao dịch. Hậu
kiểm thực hiện bằng cách so sánh, đối chiếu giữa thông tin trên các hồ sơ thể hiện
các giao dịch đã thực hiện với các thông tin trên hệ thống quản lý, trên các báo cáo
để phát hiện các gian lận phát sinh. Hậu kiểm phải được thực hiện bởi bộ phận độc
lập với các các bộ phận tham gia vào quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ, bộ phận
xử lý giao dịch.
i) Hệ thống cảnh báo gian lận giao dịch (Warning system)
Hệ thống cảnh báo gian lận giao dịch là công cụ để phát hiện tự động các vi
phạm trong quá trình xử lý giao dịch căn cứ trên các nguyên tắc được thiết lập sẵn.
Hệ thống cảnh báo gian lận giao dịch được xây dựng bằng cách thiết lập các nguyen
tắc cảnh báo (các rules cảnh báo), khi vi phạm các rule đã thiết lập hệ thống sẽ đưa
ra danh sách các vi phạm để các bộ phận có liên quan tiếp tục thực hiện xác minh và
xử lý các vi phạm này.
j) Danh sách đen, danh sách cảnh báo về phòng chống gian lận (Blacklist)
Là danh sách các khách hàng, các tài sản bảo đảm hoặc bên thứ ba có dấu hiệu
gian lận hoặc đã từng gian lận tại các tổ chức, dùng để rà soát trước khi phê duyệt
cấp tín dụng nhằm cảnh báo sớm các trường hợp gian lận. Danh sách đen, danh sách
cảnh báo được xây dựng qua các nguồn dữ liệu sau:
 Thông tin từ các bộ phận của ngân hàng như quản lý rủi ro hoạt động, phê
duyệt tín dụng, xác minh thực địa, xác minh từ xa, quản lý nợ, xử lý nợ, định giá,
quản lý rủi ro thẻ, phòng chống rửa tiền…

 Thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia, Ngân hàng Nhà nước

 Thông tin từ Cơ quan công an, điều tra

 Thông tin từ các công ty luật, Tòa án, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam

 Thông tin từ các tổ chức tín dụng khác

 Thông tin từ các hiệp hội như Hiệp hội ngân hàng, Hiệp hội thẻ…

 Thông tin từ các tổ chức, hiệp hội quốc tế
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
25
Danh sách đen về các đối tượng gian lận, các đối tượng cần cảnh báo phải được
cập nhật và đảm bảo tính bảo mật, không công khai ra bên ngoài. Việc lộ thông tin
danh sách ra bên ngoài có thể gây ra các ảnh hưởng về uy tín và hình ảnh cho ngân
hàng.
k) Kênh truyền thông và thông tin báo cáo gian lận (Hotline)
Các ngân hàng cần thiết lập email, hotline về báo cáo, tố giác gian lận và là kênh
truyền thông các nội dung về phòng chống gian lận (như các văn bản định chế
phòng chống gian lận, các danh sách cảnh báo, bản tin phòng chống gian lận,…) tới
các đơn vị và các cán bộ nhân viên.
l) Các phát hiện kiểm toán (Audit Findings)
Các phát hiện kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài về gian lận cần .được thu
thập và đánh giá định kỳ nhằm mục đích quản lý rủi ro gian lận tổng thể và lựa chọn
các vấn đề nổi cộm, mức độ gian lận cao để ưu tiên xử lý và giám sát.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
26
CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG
NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) được
thành lập ngày 12 tháng 7 năm 1991 tại thành phố cảng Hải Phòng. Năm 2005,
Ngân hàng chính thức chuyển Hội sở lên Hà Nội, mở đầu một giai đoạn phát triển
mới với phạm vi hoạt động được mở rộng đáng kể. Ban đầu, Maritime Bank chỉ có
24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như
Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh. Có thể nói, sự ra đời của
Maritime Bank vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã góp phần tạo nên bước đột
phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.
Giai đoạn 1997 - 2000 là khoảng thời gian thử thách, cam go nhất của Maritime
Bank. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, ngân hàng đã
gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, bằng nội lực và bản lĩnh của mình, Maritime Bank
đã dần lấy lại trạng thái cân bằng và phát triển mạnh mẽ từ năm 2005.
Năm 2010, Maritime Bank chính thức ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới với
sự kết hợp hai màu đỏ và đen ấn tượng. Ngân hàng tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ
đồng, tăng số lượng phòng giao dịch lên 144 điểm trên toàn quốc và chuyển trụ sở
chính về Tòa nhà Sky City 88 Láng Hạ, Hà Nội. Tất cả đã tạo ra một diện mạo mới
cho ngân hàng: Năng động, phát triển, chuyên nghiệp và hiện đại.
Bước sang năm 2014 với quyết tâm nâng tầm vị thế trên thị trường tài chính,
được sự chấp thuận về nguyên tắc của NHNN, Maritime Bank bắt đầu tiến hành các
thủ tục sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB), đồng thời, hoàn
thiện và mở rộng mô hình kinh doanh của Ngân hàng Cộng đồng với định hướng
chú trọng vào phân khúc khách hàng tiểu thương, nông nghiệp nông thôn, triển khai
thành công mô hình tài chính kinh doanh và tín dụng tiêu dùng.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
27
Tiếp đó, tháng 7/2015, Maritime Bank đã quyết định mua lại Công ty CP Tài
chính Dệt may Việt Nam (TFC) nhằm phát triển mảng tài chính tiêu dùng đang còn
nhiều tiềm năng, hỗ trợ hiệu quả cho chiến lược chú trọng phát triển mảng Ngân
hàng Bán lẻ.
Sau 26 năm không ngừng phát triển, Maritime Bank hiện đã vươn tới vị trí là
một trong 5 ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất tại Việt Nam, sau khi chính
thức nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông ngày 12/8/2015, với giá
trị tổng tài sản 104.311 tỷ đồng, vốn điều lệ 11.750 tỷ đồng, mạng lưới gần 300 chi
nhánh, phòng giao dịch và gần 500 máy ATM trên toàn quốc. Maritime Bank đang
cung cấp đầy đủ và đa dạng các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng với nhiều lợi
ích vượt trội, nhận được sự tin tưởng sử dụng của trên 1,3 triệu khách hàng cá nhân,
30.000 khách hàng doanh nghiệp và các định chế tài chính.
Với tầm nhìn trở thành Ngân hàng TMCP tốt nhất Việt Nam, Maritime Bank đã
xác định sứ mệnh quan trọng là xây dựng một ngân hàng tốt đến mức ai cũng muốn
tham gia và không ai muốn rời bỏ. Dựa trên 3 thế mạnh nền tảng: tiềm lực tài chính
vững mạnh, mạng lưới chi nhánh phòng giao dịch rộng khắp và đội ngũ nhân viên
thân thiện, gắn kết, chiến lược nền tảng của Maritime Bank là tiếp tục phát huy tối
đa lợi thế cạnh tranh sẵn có để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách
hàng, cổ đông, nhà cung cấp, cộng đồng và tập thể CBNV của Ngân hàng.
Với tầm nhìn và chiến lược nền tảng được xác định rõ ràng, Maritime Bank đã
và đang chú trọng triển khai thực hành Bộ Giá Trị Cốt Lõi trong từng hoạt động.
Đây được xem là một hành động quan trọng trên lộ trình xây dựng văn hóa doanh
nghiệp chuyên nghiệp, thân thiện, minh bạch và hiệu suất cao tại Maritime Bank,
tạo nền tảng vững chắc cho những bước phát triển nhanh và bền vững trong những
năm sắp tới.
Dưới đây là sơ đồ tổ chức hiện tại của Maritime Bank:
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
28
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của Maritime Bank
Nguồn: Sơ đồ tổ chức Maritime Bank, website Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt
Nam Ngày truy cập: 01/03/2018, xem chi tiết tại:
Đại Hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của Maritime Bank, giúp việc cho Đại hội
đồng cổ đông là Ban Kiểm soát với đơn vị chuyên trách là Kiểm toán nội bộ. Dưới
Đại hội đồng cổ đông là Hội đồng Quản trị, là cơ quan quản trị của Maritime Bank,
giúp việc cho Hội đồng Quản trị là các Ủy ban, gồm có: Ủy ban Tín dụng và Đầu
tư, Ủy ban Xử lý rủi ro, Ủy ban Quản lý rủi ro và Kiểm toán, Ủy ban Nhân sự và Ủy
ban Chiến lược. Dưới Hội đồng Quản trị là Tổng Giám đốc, là người điều hành
công việc hàng ngày của Maritime Bank, giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó
Tổng Giám đốc và các Hội đồng, gồm có: Hội đồng Quản lý Rủi ro, Hội đồng Xử lý
rủi ro, Hội đồng ALCO, Hội đồng Điều hành, Hội đồng Tín dụng và Đầu tư. Văn
phòng Maritime Bank là cơ quan trợ lý cho Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc.
https://www.msb.com.vn/gioi-thieu
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
29
Các đơn vị kinh doanh trực thuộc Tổng Giám đốc được phân chia theo phân
khúc khách hàng mục tiêu, gọi là các Ngân hàng chuyên doanh, gồm có: Ngân hàng
Cộng đồng, Ngân hàng Bán lẻ, Ngân hàng Doanh nghiệp, Ngân hàng Doanh nghiệp
lớn, Ngân hàng Định chế Tài chính, Ngân hàng Quản lý Tín dụng, Ban Dịch vụ
Ngân hàng giao dịch, Ban Quản lý tín dụng; các đơn vị hỗ trợ trực thuộc Tổng
Giám đốc được phân chia theo phạm vi công việc, gọi là các Khối hỗ trợ, gồm có:
Khối Quản lý Rủi ro, Khối Quản lý Tài chính, Khối Vận hành, Khối Quản lý Khách
hàng Chiến lược, Khối Marketing và Truyền thông, Khối Công nghệ, Khối Pháp
chế và Giám sát tuân thủ, Khối chiến lược. Đứng đầu các Ngân hàng chuyên doanh
là chức danh Tổng Giám đốc Ngân hàng chuyên doanh, đối với các Khối hỗ trợ,
chức danh này Giám đốc Khối. Tổng Giám đốc các Ngân hàng chuyên doanh và
Giám đốc Khối hỗ trợ là các thành viên của Hội đồng Điều hành, hỗ trợ cho Tổng
Giám đốc.
Tại Khối QLRR của Maritime Bank có Phòng Quản lý rủi ro hoạt động và bộ
phận phòng chống gian lận là các đơn vị có liên quan trực tiếp đến vận hành hoạt
động phòng chống gian lận, thực hiện báo cáo trực tiếp cho Giám đốc Khối Quản lý
Rủi ro, Tổng Giám đốc và Hội đồng Quản lý rủi ro.
2.1.2. Các nghiệp vụ cơ bản
2.1.2.1. Nghiệp vụ huy động vốn
Trong giai đoạn 5 năm gần đây, từ 2012 đến 20161
, nghiệp vụ huy động vốn tại
Maritime Bank duy trì ở mức ổn định trong khoảng từ 58.000 đến 65.000 tỷ đồng.
Tổng huy động trong năm 2016 đạt 57.568 tỷ đồng, giảm 8% so với năm 2015.
Trong các nguồn huy động, tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng
hơn 70%), trong khi đó, mảng tiền gửi không kỳ hạn và phát hành giấy tờ có giá vẫn
chiếm tỷ trọng thấp. Hiện nay, Maritime Bank vẫn đang nỗ lực chuyển dịch dần tỷ
trọng sang nguồn huy động không kỳ hạn nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
1
Dữ liệu báo cáo tài chính 2017 thường được các ngân hàng công bố sau 31/03/2018 tuy nhiên
thời hạn nộp luận văn này là 30/03/2018 vì vậy người viết chưa thể cập nhật được số liệu báo cáo
tài chính Maritime Bank năm 2017 trong phạm vi luận văn này.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
30
Hình 2.2. Tổng giá trị vốn huy động theo nguồn huy động tại Maritime
Bank trong giai đoạn 2012- 2016
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam
năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016
2.1.2.2. Nghiệp vụ tín dụng
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu danh mục tín dụng với những điều chỉnh tích
cực, hướng tới tính hiệu quả và thận trọng, giảm tỷ lệ nợ xấu của Chính phủ và
NHNN, do đó, bắt đầu từ năm 2013, tổng dư nợ của Maritime Bank có sự sụt giảm,
hạn chế tăng trưởng tín dụng nóng. Trong các đối tượng cho vay, cho vay nhóm
khách hàng là các tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với hơn 80%, tuy
nhiên, ngân hàng cũng đang đẩy mạnh việc cho vay cá nhân, mở rộng thị phần tín
dụng trong phân khúc này nhằm gia tăng lợi nhuận. Năm 2016 đánh dấu thành công
trong việc nỗ lực cải thiện và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ cho đối
tượng cá nhân, cho vay cá nhân tăng trưởng đáng ghi nhận đạt mức 44%. Việc kiểm
soát chất lượng tín dụng luôn được đặt lên hàng đầu. Số dư nợ xấu (các nhóm 3,4,5)
tại ngày 31/12/2016 là 830 tỷ đồng, giảm cả về giá trị tương đối lẫn tuyệt đối so với
cuối năm 2015. Tỷ lệ nợ xấu theo đó giảm mạnh từ 3,4% về 2,6%. Tỷ lệ nợ xấu ở
mức 2,6% tuân thủ các yêu cầu về phân loại nợ và trích lập dự phòng theo yêu cầu
của NHNN tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức
trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
31
ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Thông
tư 09/2014/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-
NHNN.
Đơn vị: Tỷ VND
Hình 2.3. Tổng dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng tại Maritime Bank
trong giai đoạn 2012 - 2016
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam
năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016
2.1.2.3. Các nghiệp vụ khác
Bên cạnh hoạt động huy động vốn và tín dụng, Maritime Bank còn thực hiện các
nghiệp vụ đầu tư tài chính như kinh doanh ngoại hối, kinh doanh chứng khoán và
một số nghiệp vụ khác như cung cấp dịch vụ ngân hàng, góp vốn mua cổ phần, …
Trong các nghiệp vụ, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất,
khoảng trên 50% đến 70%. Tuy vậy, trong những năm gần đây, cùng với xu thế
chung của toàn ngành, Maritime Bank đang chuyển dịch tăng dần tỷ trọng sang các
nghiệp vụ khác. Đặc biệt, năm 2016 đánh dấu thành công trong việc nỗ lực cải thiện
và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ đạt
mức tăng ấn tượng hơn 141% so với năm 2015, từ 38 tỷ đồng lên 93 tỷ đồng. Việc
đa dạng hóa các hoạt động sinh lời sẽ giúp Maritime Bank phân tán rủi ro, tối đa
hóa lợi nhuận, nâng cao sức cạnh tranh, song song với điều đó, Maritime Bank cũng
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
32
cần kiện toàn hệ thống quản lý rủi ro để đảm bảo kiểm soát tốt những rủi ro mới khi
gia tăng lĩnh vực hoạt động, hướng tới sự phát triển an toàn và bền vững, đúng với
giá trị cốt lõi đã tuyên bố “Tạo lập giá trị bền vững”. Dưới đây là đồ thị tổng thu
nhập trước chi phí hoạt động tại Maritime Bank từ năm 2012 đến năm 2016 theo
loại nghiệp vụ:
Đơn vị: Tỷ VND
Hình 2.4. Tổng thu nhập trƣớc chi phí hoạt động theo loại nghiệp vụ
tại Maritime Bank trong giai đoạn 2012 - 2016
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam
năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016
2.2. Tình hình gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Hàng hải Việt Nam
Đi đôi với mục tiêu tăng trưởng tín dụng, ngân hàng Maritime Bank cũng đẩy
mạnh và tập trung công tác phòng chống gian lận. Việc thu thập dữ liệu tổn thất để
đánh giá và phân tích thực trạng gian lận tại ngân hàng cũng được tập trung tại các
Ngân hàng chuyên doanh và tại Phòng Quản lý rủi ro hoạt động, Khối quản lý rủi ro
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
33
từ năm 2015. Từ đó ngân hàng có được kho dữ liệu quan trọng và đầy đủ để đánh
giá rủi ro gian lận và thiệt hại do gian lận gây ra, từ đó các chính sách điều chỉnh
được ban hành nhằm giảm rủi ro do gian lận.
2.2.1. Hành vi và tổn thất do gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Maritime
Bank
Giai đoạn 2012-2017 là giai đoạn mà tăng trưởng tín dụng tại Maritime Bank
tương đối tốt, đặc biệt khởi sắc với hoạt động tín dụng cho các đối tượng khách
hàng cộng đồng (là đối tượng khách hàng từ ngân hàng được sáp nhập MDB, các
đối tượng khách hàng này chủ yếu là tiểu thương, hộ nông dân) và khách hàng tổ
chức lớn (đặc biệt là khách hàng có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI). Các hoạt
động tín dụng với khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được duy trì
ổn định.
Về tình hình gian lận trong nghiệp vụ tín dụng, con số thống kê từ Phòng Quản
lý rủi ro hoạt động, Khối Quản lý rủi ro trong giai đoạn từ 2012 đến 2017 chỉ ra các
dữ liệu quan trọng như sau:
Bảng 2.1. Thống kê các vụ gian lận bên ngoài trong nghiệp vụ tín dụng tại
Maritime Bank từ 2012 đến 2017
Thủ đoạn, hành vi Giai đoạn 2012-2014 Giai đoạn 2015-2017
gian lận
Số vụ Tổn thất thực Số vụ Tổn thất thực
được phát (Triệu đồng) được phát (Triệu đồng)
hiện hiện
Khách hàng giả hồ sơ nhân 378 679,4 882 1019
thân, chữ ký
Sao kê, Hợp đồng lao động 104 589,84 184 749,84
giả mạo
Khách hàng cung cấp 34 300,48 86 638,52
thông tin sai, giả mạo khác
Giả thông tin báo cáo tài 10 - 40 -
chính
Gian lận bên ngoài khác 6 310,5 9 394,8
Làm giả bảo lãnh 3 - 3 -
Tổng 535 1880,22 1204 2802,16
Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro hoạt động Maritime Bank
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ  TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)

More Related Content

Similar to MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)

Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...
Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...
Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...hieu anh
 
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1TyDu6
 
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO  THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO  THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠNHOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠNlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân, 9đ - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân, 9đ - Gửi miễn phí ...Luận văn: Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân, 9đ - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân, 9đ - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...NOT
 
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK) (20)

Đề tài: Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đại Á
Đề tài: Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đại ÁĐề tài: Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đại Á
Đề tài: Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đại Á
 
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
 
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAYLuận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
 
Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...
Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...
Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...
 
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đĐề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
 
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAYBÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
 
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...
 
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOTLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
 
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO  THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO  THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...
 
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠNHOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
 
Luận văn: Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân, 9đ - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân, 9đ - Gửi miễn phí ...Luận văn: Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân, 9đ - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân, 9đ - Gửi miễn phí ...
 
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
 
Đề tài phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, RẤT HAYĐề tài  phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, RẤT HAY
Đề tài phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, RẤT HAY
 
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
 
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Tìm hiểu và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
Tìm hiểu và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệpTìm hiểu và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
Tìm hiểu và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự...
Đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự...Đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự...
Đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề Cương Hoàn Thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận ch...
Đề Cương Hoàn Thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận ch...Đề Cương Hoàn Thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận ch...
Đề Cương Hoàn Thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận ch...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề cương chi tiết Tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ...
Đề cương chi tiết Tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ...Đề cương chi tiết Tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ...
Đề cương chi tiết Tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KHUNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KHUNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG...NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KHUNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KHUNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GIẦY DA XÃ HOÀNG D...
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GIẦY DA XÃ HOÀNG D...BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GIẦY DA XÃ HOÀNG D...
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GIẦY DA XÃ HOÀNG D...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC …….. SỬ DỤNG T...
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG  HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC       …….. SỬ DỤNG T...ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG  HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC       …….. SỬ DỤNG T...
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC …….. SỬ DỤNG T...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Ở KHỐI DOANH NGHIỆP ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Ở KHỐI DOANH NGHIỆP ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Ở KHỐI DOANH NGHIỆP ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Ở KHỐI DOANH NGHIỆP ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU VÀ CHỐNG THẤT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Ở KHỐI DOAN...
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU VÀ CHỐNG THẤT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Ở KHỐI DOAN...THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU VÀ CHỐNG THẤT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Ở KHỐI DOAN...
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU VÀ CHỐNG THẤT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Ở KHỐI DOAN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THU  BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘCCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THU  BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘClamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VŨ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VŨ TRƯỜNG Ở VIỆT NAMPHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VŨ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VŨ TRƯỜNG Ở VIỆT NAMlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG ...
MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG ...MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG ...
MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀO THỜI ĐIỂM...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀO THỜI ĐIỂM...NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀO THỜI ĐIỂM...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀO THỜI ĐIỂM...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Thực trạng quản lý phát triển bền vững các KCN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Thực trạng quản lý phát triển bền vững các KCN trên địa bàn tỉnh Ninh BìnhThực trạng quản lý phát triển bền vững các KCN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Thực trạng quản lý phát triển bền vững các KCN trên địa bàn tỉnh Ninh Bìnhlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Những yếu tố nào quyết định lợi nhuận ngân hàng ở Việt Nam
Những yếu tố nào quyết định lợi nhuận ngân hàng ở Việt NamNhững yếu tố nào quyết định lợi nhuận ngân hàng ở Việt Nam
Những yếu tố nào quyết định lợi nhuận ngân hàng ở Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Tìm hiểu và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
Tìm hiểu và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệpTìm hiểu và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
Tìm hiểu và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
 
Đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự...
Đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự...Đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự...
Đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự...
 
Đề Cương Hoàn Thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận ch...
Đề Cương Hoàn Thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận ch...Đề Cương Hoàn Thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận ch...
Đề Cương Hoàn Thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận ch...
 
Đề cương chi tiết Tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ...
Đề cương chi tiết Tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ...Đề cương chi tiết Tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ...
Đề cương chi tiết Tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ...
 
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KHUNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KHUNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG...NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KHUNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KHUNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG...
 
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GIẦY DA XÃ HOÀNG D...
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GIẦY DA XÃ HOÀNG D...BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GIẦY DA XÃ HOÀNG D...
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GIẦY DA XÃ HOÀNG D...
 
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC …….. SỬ DỤNG T...
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG  HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC       …….. SỬ DỤNG T...ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG  HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC       …….. SỬ DỤNG T...
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC …….. SỬ DỤNG T...
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
 
MARKET AVERAGE AND THEIR OWN UNIQUE CUSTOMERS
MARKET AVERAGE AND THEIR OWN UNIQUE CUSTOMERSMARKET AVERAGE AND THEIR OWN UNIQUE CUSTOMERS
MARKET AVERAGE AND THEIR OWN UNIQUE CUSTOMERS
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Ở KHỐI DOANH NGHIỆP ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Ở KHỐI DOANH NGHIỆP ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Ở KHỐI DOANH NGHIỆP ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Ở KHỐI DOANH NGHIỆP ...
 
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU VÀ CHỐNG THẤT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Ở KHỐI DOAN...
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU VÀ CHỐNG THẤT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Ở KHỐI DOAN...THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU VÀ CHỐNG THẤT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Ở KHỐI DOAN...
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU VÀ CHỐNG THẤT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Ở KHỐI DOAN...
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THU  BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘCCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THU  BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
 
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VŨ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VŨ TRƯỜNG Ở VIỆT NAMPHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VŨ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VŨ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
 
MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG ...
MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG ...MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG ...
MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG ...
 
A MASTER’S COURSE IN ENGLISH LINGUISTICS CROSS-CULTURAL COMMUNICATION
A MASTER’S COURSE IN ENGLISH LINGUISTICS CROSS-CULTURAL COMMUNICATIONA MASTER’S COURSE IN ENGLISH LINGUISTICS CROSS-CULTURAL COMMUNICATION
A MASTER’S COURSE IN ENGLISH LINGUISTICS CROSS-CULTURAL COMMUNICATION
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀO THỜI ĐIỂM...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀO THỜI ĐIỂM...NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀO THỜI ĐIỂM...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀO THỜI ĐIỂM...
 
Thực trạng quản lý phát triển bền vững các KCN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Thực trạng quản lý phát triển bền vững các KCN trên địa bàn tỉnh Ninh BìnhThực trạng quản lý phát triển bền vững các KCN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Thực trạng quản lý phát triển bền vững các KCN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
 
Những yếu tố nào quyết định lợi nhuận ngân hàng ở Việt Nam
Những yếu tố nào quyết định lợi nhuận ngân hàng ở Việt NamNhững yếu tố nào quyết định lợi nhuận ngân hàng ở Việt Nam
Những yếu tố nào quyết định lợi nhuận ngân hàng ở Việt Nam
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK)

  • 1. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK) Ngành: Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 ĐỖ THỊ PHƯỢNG Người hướng dẫn: PGS, TS Hồ Thúy Ngọc Hà Nội-Năm 2018
  • 2. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan luận văn này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các thông tin sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Em hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Tác giả Đỗ Thị Phượng
  • 3. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................... 1 CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI................................. 8 1.1. Tổng quan về gian lận trong nghiệp vụ tín dụng của NHTM.............................. 8 1.1.1. Ngân hàng thương mại và nghiệp vụ tín dụng của NHTM...................8 1.1.2. Gian lận và nguyên nhân hình thành gian lận...........................................12 1.1.3. Các hành vi và thủ đoạn gian lận chính trong nghiệp vụ tín dụng 16 1.2. Phòng chống gian lận trong hoạt động tín dụng tại NHTM...............................21 1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc về phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng.......................................................................................................................................................21 1.2.2. Các công cụ phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng..........22 CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM............................................................................................................................................................26 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam............................................26 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển..........................................................................26 2.1.2. Các nghiệp vụ cơ bản...................................................................................................29 2.2. Tình hình gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam...................................................................................................................................................32 2.2.1. Hành vi và tổn thất do gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Maritime Bank................................................................................................................................33 2.2.2. Đánh giá tình hình gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Maritime Bank.......................................................................................................................................................37 2.3. Phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam...........................................................................................................................................44
  • 4. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 2.3.1. Về cơ cấu quản trị và khung phòng chống gian lận................................44 2.3.2. Về quy trình phòng chống gian lận ....................................................................50 2.3.3. Các công cụ phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng..........52 2.4 Đánh giá công tác phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam................................................................................................58 2.4.1. Những kết quả đã đạt được......................................................................................59 2.4.2. Những điểm hạn chế ....................................................................................................60 CHƢƠNG III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM..................................................................................................65 3.1. Biện pháp đối với Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam..................................65 3.1.1. Biện pháp về mô hình và chính sách phòng chống gian lận.............66 3.1.2. Biện pháp về quy trình và các công cụ phòng chống gian lận .........71 3.2. Đề xuất đối với NHNN và các cơ quan hữu quan.....................................................75 3.2.1. Xây dựng hệ thống văn bản và hành lang pháp lý về phòng chống gian lận................................................................................................................................................76 3.2.2. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ triển khai phòng chống gian lận tại các NHTM..................................................................................................................................77 3.2.3. Củng cố, nâng cao vai trò của các hiệp hội ngân hàng.........................79 3.2.4. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát..............................79 3.3. Đề xuất đối với các hiệp hội ngân hàng .............................................................80 3.3.1. Hỗ trợ các cơ quan hữu quan trong việc ban hành những văn bản, hính sách về quản lý rủi ro hoạt động ............................................................................82 3.3.2. Nâng cao chất lượng hoạt động và tăng cường mối liên hệ với các tổ chức liên quan trong nước và quốc tế.......................................................................82 3.3.3. Tăng cường hỗ trợ các ngân hàng thành viên ............................................83 KẾT LUẬN .............................................................................................................................................86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................87
  • 5. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết Từ đầy đủ tắt 1 CBNV Cán bộ nhân viên 2 E&Y Công ty kiểm toán Ernst & Young 3 FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment 4 Maritime Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Bank Vietnam Maritime Commercial Joint Stock Bank 5 NHNN Ngân hàng Nhà nước 6 NHTM Ngân hàng thương mại 7 QLRR Quản lý rủi ro 8 RCSA Tự đánh giá rủi ro và kiểm soát Risk control self assessment 9 TCTD Tổ chức tín dụng 10 TMCP Thương mại cổ phần 11 VNBA Hiệp hội Ngân hàng Vietnam Banks Association
  • 6. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê các vụ gian lận bên ngoài trong nghiệp vụ tín dụng tại Maritime Bank từ 2012 đến 2017................................................................................................33 Bảng 2.2. Thống kê các vụ gian lận nội bộ trong nghiệp vụ tín dụng tại Maritime Bank từ 2012 đến 2017......................................................................................................................35 Bảng 2.3. Một số hành vi gian lận điển hình trong nghiệp vụ tín dụng tại các TCTD tại Việt Nam.............................................................................................................................36 Bảng 2.4. Bảng câu hỏi và kết quả khảo sát phòng chống gian lận .........................37 Bảng 3.1 Bảng câu hỏi “Am hiểu đồng nghiệp” minh họa ...........................................72 DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 1.1. Tam giác gian lận theo lý thuyết của Donald R. Cressey.........................15 Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của Maritime Bank.........................................................................28 Hình 2.2. Tổng giá trị vốn huy động theo nguồn huy động tại Maritime Bank trong giai đoạn 2012- 2016..............................................................................................................30 Hình 2.3. Tổng dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng tại Maritime Bank trong giai đoạn 2012 - 2016...................................................................................................................................31 Hình 2.4. Tổng thu nhập trƣớc chi phí hoạt động theo loại nghiệp vụ.................32 tại Maritime Bank trong giai đoạn 2012 - 2016..................................................................32 Hình 2.5. Bức tranh gian lận nội bộ nghiệp vụ tín dụng của Maritime Bank ...35 Hình 2.6. Kết quả khảo sát phòng chống gian lận tại các NHTM Việt Nam......46 Hình 2.7. Khung phòng chống gian lận tại của Maritime Bank............................. 41 Hình 2.8. Cấu trúc quản trị trong phòng chống gian lận tại Maritime Bank....43 Hình 2.9. Minh họa phân tích nguyên nhân gốc rễ bằng phƣơng pháp 5 Whys ........................................................................................................................................................................53 Hình 2.10. Minh họa phân tích nguyên nhân bằng phân tích lƣu đồ quy trình ........................................................................................................................................................................53 Hình 2.11. Minh họa giao diện công cụ Blacklist tại Maritime Bank.....................56
  • 7. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Luận văn gồm 3 chương: Chương I. Cơ sở lý luận về phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Chương II. Thực trạng hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Chương III. Một số biện pháp cải thiện hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết cùng với phương pháp chuyên gia và phối hợp tổng kết kinh nghiệm nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu trong việc tìm ra các khuyến nghị, đề xuất hữu ích cải thiện hoạt động phòng chống gian lận nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Trong chương I, luận văn đã khái quát hóa được những lý thuyết chung về gian lận và phòng chống gian lận, chỉ ra 03 nguyên nhân hình thành gian lận, từ đó xây dựng khung phòng chống nhằm xử lý các nguyên nhân hình thành nên hành vi gian lận nêu trên. Trong chương II, từ việc phân tích cách thức phòng chống gian lận tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam theo khung đã nêu trong chương I, từ đó chỉ ra các kết quả đạt được và hạn chế trong công tác phòng chống gian lận tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Các hạn chế này được phân chia 2 nhóm: mô hình chính sách và nhóm công cụ phòng chống gian lận. Chương II cũng phân tích thực trạng, xu hướng gian lận nội bộ và bên ngoài trong hoạt động tín dụng và chỉ ra các hành vi gian lận phổ biến nhất tại ngân hàng thông qua các dữ liệu từ lịch sử. Từ việc chỉ ra hạn chế trong chính sách và công cụ, cũng như tìm hiểu cách thức phòng chống gian lận tại các NHTM khác và qua việc tổng hợp kết quả khảo sát các nhân sự trong ngành ngân hàng, luận văn đưa ra các khuyến nghị cụ thể, có minh họa để cải thiện chính sách, quy trình và công cụ phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng, áp dụng phù hợp với thực tiễn hoạt động tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Các đề xuất, khuyến nghị này cũng dễ dàng được thực thi nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác phòng chống gian lận trong thời gian tới, không chỉ tại
  • 8. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net Ngân hàng Maritime Bank và còn có thể vận dụng cho các Ngân hàng khác. Có 06 biện pháp cải thiện chủ yếu trong nhóm về mô hình, chính sách đó là: Phân định rõ trách nhiệm và thẩm quyền giữa Phòng Quản lý rủi ro hoạt động và bộ phận Phòng chống gian lận cùng thuộc Khối Quản lý rủi ro; Ngân hàng cần tạo mối quan hệ và phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong việc điều tra và xử lý gian lận; Tăng cường cơ chế chịu trách nhiệm và không khoan nhượng với mọi hành vi gian lận; Điều chỉnh chính sách nhân sự phù hợp; Nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán và cuối cùng là mua bảo hiểm rủi ro gian lận để xử lý với các rủi ro gian lận còn lại. Có 05 biện pháp cải thiện chủ yếu trong nhóm về công cụ phòng chống gian lận đó là: Bổ sung công cụ “Am hiểu đồng nghiệp”; Triển khai kiểm tra, kiểm soát tuân thủ với hồ sơ tín dụng; Theo dõi chỉ số về gian lận (KRI); Hoàn thiện quy trình phòng chống gian lận; Nghiên cứu và triển khai một số kỹ thuật phân tích dữ liệu kế toán pháp lý trong phòng chống gian lận. Trong các biện pháp cải thiện nêu trên, quan trọng nhất là triển khai kiểm tra tuân thủ hồ sơ tín dụng và tăng cường mối quan hệ với cơ quan hữu quan để điều tra, xử lý gian lận. Mỗi biện pháp đã có minh họa cụ thể việc triển khai vì vậy ngân hàng dễ dàng áp dụng và thực thi các biện pháp này trong vòng 2 năm tới và sẽ mang lại những hiệu quả tích cực cho việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý gian lận cũng như nâng cao nhận thức và văn hóa quản lý gian lận nói chung. Ngoài ra, luận văn cũng đề xuất với các cơ quan hữu quan (Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội ngân hàng) trong việc tăng cường sự liên kết, hỗ trợ cũng như nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng chống gian lận cho các ngân hàng tại Việt Nam, góp phần vào sự hoàn thiện, hiệu quả của công tác phòng chống gian lận trong hệ thống Ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cần định hướng về chính sách chung cho các tổ chức tín dụng và Hiệp hội Ngân hàng là cầu nối giúp các tổ chức tín dụng chia sẻ thông tin, hợp tác với nhau trong phòng chống gian lận, cũng như là cơ quan đầu mối tổ chức các hội thảo, chuyên đề, các khóa đào tạo nâng cao năng lực quản lý rủi ro gian lận cho các tổ chức tín dụng thành viên.
  • 9. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 1 LỜI MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Trong 20 năm trở lại đây, lĩnh vực Tài Chính – Ngân hàng đã chứng kiến hàng loạt những vụ gian lận, gây ra các tổn thất rất lớn thậm chí có thể dẫn tới sự phá sản của một số ngân hàng như ngân hàng Barings – NHTM lâu đời nhất nước Anh vào năm 1995 do hành vi gian lận của một giám đốc kinh doanh chứng khoán thông qua thủ đoạn dùng một tài khoản trung gian của ngân hàng để che giấu những khoản lỗ khổng lồ (Johannes Rohde 1995, tr. 24). Hay như mới đây là vụ gian lận lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Ấn Độ với con số thiệt hại 1,8 tỷ USD trong 7 năm mà không được phát hiện. Một cựu nhân viên tại Ngân hàng Quốc gia Punjab (PNB) thiết kế các giao dịch giả, bảo lãnh cho tỷ phú kim hoàn Nirav Modi vay từ nước ngoài mà không có bất kỳ tài sản thế chấp nào. Từ 2011 đến đầu 2017, các giao dịch trị giá 65 tỷ rupi (một tỷ USD) được phát hành, tiếp theo là 49 tỷ rupi khác từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2017 (Vinacorp, ngày 23/02/2018). Những vụ việc trên đã dấy lên mối quan tâm của cả thế giới về một loại rủi ro mới nhưng đã tồn tại từ rất lâu trong hoạt động Tài chính – Ngân hàng, rủi ro gian lận. Gian lận có thể đánh giá là loại rủi ro xảy ra nhiều nhất, gây tổn thất lớn nhất và khó dự đoán nhất trong các loại rủi ro hoạt động. Không có bất kỳ tổ chức tín dụng nào trên thế giới không phải đối mặt với vấn đề gian lận. Nguy cơ gian lận xảy ra với bất kỳ nghiệp vụ nào của một ngân hàng dù là đầu tư, tín dụng, huy động hay thậm chí là cả hệ thống công nghệ thông tin của các ngân hàng. Hàng loạt các vụ án kinh điển với thủ đoạn nhân viên chiếm dụng tiền gửi khổng lồ của khách hàng mới xảy ra thời gian qua làm các ngân hàng Việt Nam như ngồi trên đống lửa điển hình như vụ án Phó Giám đốc chi nhánh Eximbank chiếm 245 tỉ đồng của khách hàng rồi biến mất, vụ án hơn 20 Khách hàng gửi 400 tỷ ở Ocean Bank Hải Phòng bị nhân viên ngân hàng chiếm đoạt rồi bỏ trốn (VNexpress, ngày 17/9/2017 và 22/02/2018). Không chỉ có hành vi chiếm dụng tiền, với việc áp dụng các công nghệ trong hoạt động ngân hàng, các tổ chức tín dụng còn phải đối mặt với các hacker luôn tìm mọi cách tấn công hệ thống như virus tống tiền có tên WannaCry lây lan khắp thế giới. Đối với các ngân hàng Việt Nam, dù đang có xu hướng dịch chuyển dần nhưng tín
  • 10. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 2 dụng vẫn là nghiệp vụ truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các hoạt động của một ngân hàng. Việc đối phó với gian lận trong tín dụng (gồm cả gian lận nội bộ và bên ngoài) là vấn đề nhức nhối mà chỉ cần chủ quan, buông lỏng thì thiệt hại mà các ngân hàng phải chịu là rất lớn. Nhiều vụ án gian lận tín dụng hiện đang được đưa ra xét xử gây xôn xao dư luận như vụ án của siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như với sai phạm liên quan đến nghiệp vụ cho vay với tài sản thế chấp là các hợp đồng tiền gửi tại hàng loạt các ngân hàng, vụ án 5 ngân hàng bị kho “hàng giả” qua mặt lừa đảo 200 tỷ đồng gồm Seabank, Techcombank, LienVietPostBank, PG Bank và Navibank (nay đổi tên là NCB). Không chỉ khiến các Ngân hàng lo lắng vì khả năng gây thiệt hại khó lường, gian lận trong hoạt động tín dụng còn luôn là nỗi ám ảnh của các cán bộ ngân hàng bởi cho dù là bị khách hàng lừa đảo hay do có sự tiếp tay của cán bộ ngân hàng thì tội danh “vi phạm về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” luôn là mối đe dọa treo lơ lửng trên đầu của bất kỳ cán bộ tín dụng nào khiến họ phải dè chừng và tỉnh táo trong các giao kết tín dụng với Khách hàng. Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) cũng như hàng loạt các ngân hàng khác tại Việt Nam đang tập trung nguồn lực lớn cho công tác phòng chống gian lận bên cạnh việc tập trung chạy đua tăng trưởng tín dụng bởi các ngân hàng đều hiểu rõ tăng trưởng đi đôi với rủi ro nói chung và rủi ro gian lận tín dụng nói riêng. Tuy nhiên, công tác phòng chống gian lận của Maritime Bank mới chỉ được tập trung trong thời gian tương đối ngắn là vài năm trở lại đây, vì vậy không tránh khỏi các hạn chế, bất cập cần điều chỉnh. Các vụ gian lận lớn trong cả lĩnh vực tín dụng và tiền gửi vẫn xảy ra hàng năm tại Maritime Bank, gây tổn thất lớn cho ngân hàng không chỉ về tài chính mà còn về uy tín của ngân hàng, thậm chí một hai vụ lớn đã có thể lấy đi gần như toàn bộ lợi nhuận trong kinh doanh của mảng đó trong cả năm, trong khi đó công tác phòng chống gian lận vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực tế đó, em đã thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ: “Một số biện pháp cải thiện hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank)” với mong muốn có thể
  • 11. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 3 đưa ra những đánh giá, khuyến nghị xác đáng và hữu ích từ thực tế triển khai phòng chống gian lận tại một NHTM cụ thể, từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm chung cho các NHTM Việt Nam. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được trình bày trong ba chương: Chương I. Cơ sở lý luận về phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Chương II. Thực trạng hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Chương III. Một số biện pháp cải thiện hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam II. Tình hình nghiên cứu Cùng chung mối quan tâm về phòng chống gian lận, nhiều tác giả quốc tế và Việt Nam đã có những bài nghiên cứu về đề tài này, tuy nhiên nghiên cứu chi tiết và cụ thể về phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thì số lượng các bài còn hạn chế, các nghiên cứu liên quan đến gian lận chủ yếu tìm hiểu về nguyên nhân và dấu hiệu xảy ra gian lận của con người hoặc nguyên nhân, dấu hiệu liên quan đến các gian lận báo cáo tài chính, gian lận thẻ. Tình hình nghiên cứu trên thế giới: Một trong số các nghiên cứu về gian lận nổi tiếng trên thế giới phải kể đến nghiên cứu về gian lận của D. W. Steve Albrecht (How to detect and prevent business fraud, D. W. Steve Albrecht, 1990) và công trình nghiên cứu của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Mỹ (The Association of Certified Fraud Examiners-ACFE) (ACFE 2010, tr.35). Nghiên cứu về nguyên nhân hình thành gian lận của D. W. Steve Albrecht: D. W. Steve Albrecht là nhà tội phạm học làm việc tại trường Đại học Brigham Young (Mỹ). Ông cùng với 2 đồng sự Keith Howe và Marshall Rommey đã tiến hành phân tích 212 trường hợp gian lận. Phương pháp luận nghiên cứu của Albrecht
  • 12. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 4 là khảo sát thông tin thông qua sử dụng bảng câu hỏi. Những người tham gia vào công trình nghiên cứu này là kiểm toán viên nội bộ ở các công ty tại Mỹ. Thông qua khảo sát, ông đã thiết lập các biến số liên quan đến gian lận và đã xây dựng danh sách 50 dấu hiệu đỏ về chỉ dẫn gian lận, lạm dụng. Các biến số này tập trung vào 2 vấn đề chính: dấu hiệu của nhân viên và đặc điểm của tổ chức. Mục đích công trình nghiên cứu này là giúp xác định các dấu hiệu quan trọng của sự gian lận để người quản lý có thể ngăn ngừa và phát hiện chúng. Tuy nhiên nghiên cứu này chưa chỉ ra các biện pháp phòng ngừa gian lận hiệu quả. Công trình nghiên cứu của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Mỹ (The Association of Certified Fraud Examiners-ACFE) Bổ sung các biện pháp phòng ngừa gian lận so với nghiên cứu của D. W. Steve Albrecht, công trình nghiên cứu của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Mỹ (The Association of Certified Fraud Examiners-ACFE) công bố báo cáo hoàn thiện năm 2010 chỉ ra được các loại gian lận chủ yếu, người thực hiện gian lận và tổn thất do hành vi gian lận gây ra, đồng thời chỉ ra 5 biện pháp chính để phòng ngừa gian lận đó là kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ, biện pháp giáo dục, đường dây nóng (hotline) và kiểm tra đột xuất. Để xem xét tính hữu hiệu của mỗi biện pháp kiểm soát, ACFE đã tiến hành so sánh loại thiệt hại trung bình của các công ty có biện pháp kiểm soát và các công ty không có các biện pháp kiểm soát. Dù không thể có các chỉ dẫn rõ ràng cho giá trị của mỗi biện pháp kiểm soát, bởi lẽ thường nhiều biện pháp kết hợp mới đem lại hiệu quả nhưng kết quả nghiên cứu vẫn giúp hình dung tác động của từng biện pháp đối với việc giảm thiểu gian lận. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam: Luận án tiến sỹ đề tài “Mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ, rủi ro gian lận và lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính” của TS. Nguyễn Thành Trung – Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân năm 2016 phân tích gian lận dưới góc độ gian lận báo cáo tài chính, chỉ ra các yếu tố rủi ro có thể dẫn tới gian lận báo cáo tài chính, nguyên nhân hình thành gian lận báo cáo tài chính và trách nhiệm các bên liên quan.
  • 13. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 5 Luận án tiến sỹ đề tài “Hệ thống quản lý rủi ro hoạt động tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” của TS. Lê Thị Vân Khanh- Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân năm 2016 nhìn nhận về gian lận và phòng chống rủi ro gian lận dưới góc độ là một loại rủi ro hoạt động lớn mà các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt. Từ đó đánh giá công tác phòng chống gian lận nói riêng và quản trị rủi ro hoạt động nói chung tại các ngân hàng. Luận văn đề tài “Quản trị rủi ro gian lận thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Tây Hà Nội” – Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2016 có phân tích tình hình gian lận thẻ bao gồm cả thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Tây Hà Nội, chỉ ra rủi ro gian lận thường phát sinh trong khâu phát hành và khâu thanh toán các loại thẻ ngân hàng. Các bài nghiên cứu về gian lận: TS. Lê Thị Thu Hà cũng có bài nghiên cứu về “Gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại” đăng trên Tạp chí Kế toán và Kiểm toán. Bài nghiên cứu chỉ ra được các hành vi gian lận chủ yếu theo từng bước của quy trình tín dụng và chỉ ra một số dấu hiệu của các hành vi gian lận này. Chỉ ra nguyên nhân theo từng bước của quy trình tín dụng, bài phân tích của ThS. Nguyễn Dương Hùng của Học Viện Ngân hàng với đề tài “Phát hiện rủi ro từ quy trình tín dụng” đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến các rủi ro trong nghiệp vụ tín dụng, có bao gồm rủi ro gian lận. Bài phân tích cũng đã đưa ra các khuyến nghị liên quan đến danh mục, bảo hiểm, công nghệ thông tin, marketing... để giảm thiểu rủi ro trong nghiệp vụ tín dụng. Bài viết do cán bộ ngành ngân hàng thực hiện phải kể đến bài phân tích của Thái Đức Minh- Cán bộ ngân hàng Vietcombank đăng trên trang chủ của Ngân hàng Nhà nước về “Nhận diện gian lận nội bộ trong quan hệ với quản trị rủi ro hoạt động” chỉ ra một số hình thức gian lận nội bộ điển hình tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam thời gian qua, đồng thời mô tả các công cụ cơ bản để kiểm soát và ngăn chặn hành vi gian lận nội bộ mà các Ngân hàng thương mại Việt Nam đang áp dụng
  • 14. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 6 (gồm Phân chia công việc theo chức năng và nhiệm vụ, Công cụ kiểm soát từ hệ thống công nghệ thông tin, Hệ thống văn bản, quy định, quy trình nội bộ). Bài viết cũng chỉ ra mối quan hệ giữa quản trị rủi ro hoạt động với phòng ngừa và kiểm soát gian lận nội bộ, chỉ ra bản chất gian lận là một loại rủi ro hoạt động lớn mà ngân hàng phải đối mặt. Tuy nhiên, như phân tích ở trên cho thấy, hiện nay chưa có bài phân tích, nghiên cứu nào về hoạt động phòng chống gian lận nghiệp vụ tín dụng cho Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank), vì vậy luận văn này sẽ căn cứ trên việc nghiên cứu, tổng hợp các lý thuyết về phòng chống gian lận và các công trình nghiên cứu về gian lận tại Việt Nam và trên thế giới, cũng như rút kinh nghiệm từ thực tế triển khai phòng chống gian lận tại Maritime Bank và một số tổ chức tín dụng khác để đưa số một số biện pháp để cải thiện hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng cho Ngân hàng Maritime Bank. III. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề lý luận cơ bản về phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng một cách khái quát, tổng hợp và hệ thống hóa. Trên cơ sở đó, phân tích và đánh giá thực trạng triển khai phòng chống gian lận tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Sau cùng là đưa ra những khuyến nghị, đề xuất hữu ích và khả thi không chỉ đối với bản thân các ngân hàng, mà rộng hơn là đối với các cơ quan hữu quan. IV. Mục đích nghiên cứu Tìm ra những khuyến nghị, đề xuất hữu ích và khả thi góp phần cải thiện hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam. V. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
  • 15. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 7 VI. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam từ năm 2015 đến 2017. Luận văn tập trung chủ yếu nghiệp vụ cho vay vì đây là nghiệp vụ truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nghiệp vụ tín dụng và cách thức phòng chống gian lận áp dụng cho hoạt động cho vay có thể được áp dụng cho các nghiệp vụ tín dụng khác một cách tương tự. VII. Phƣơng pháp nghiên cứu Xuyên suốt luận văn là sự kết hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học. Trong Chương I, phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết được kết hợp cùng phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết nhằm khái quát một cách đầy đủ và hệ thống nhất những nội dung cơ bản về phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng. Tiếp đó, để đưa ra những nhận định thực tế và chính xác về thực trạng công tác phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam trong Chương II, em đã sử dụng phương pháp chuyên gia thông qua hình thức phỏng vấn những nhân sự cấp cao có chuyên môn về phòng chống gian lận trong ngân hàng. Với Chương III, phương pháp chuyên gia tiếp tục được vận dụng, đồng thời, phối hợp cùng phương pháp tổng kết kinh nghiệm nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu trong việc cải thiện hoạt động phòng chống gian lận nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
  • 16. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 8 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về gian lận trong nghiệp vụ tín dụng của NHTM 1.1.1. Ngân hàng thương mại và nghiệp vụ tín dụng của NHTM 1.1.1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động của NHTM NHTM là loại hình ngân hàng xuất hiện đầu tiên trên thế giới và ngày nay đã trở thành loại hình ngân hàng lớn nhất, phổ biến nhất và có vai trò quan trọng nhất trong các trung gian tài chính. Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, các NHTM cũng phát triển nhanh chóng cả về quy mô và số lượng. Theo Peter S.Rose, “NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất (đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán)” (Peter S. Rose 2001, tr. 53). Theo đó, NHTM được xem xét dưới góc độ rộng hơn, hoạt động phong phú hơn với “danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất”. Tại Việt Nam, căn cứ khoản 2 điều 4, Luật Các tổ chức tín dụng (Luật số: 47/2010/QH12) do Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, quy định: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm NHTM, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã” (Luật Các tổ chức tín dụng, tr.2). Tiếp đó, khoản 3 điều 4 Luật này có nêu: “NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” (Luật Các tổ chức tín dụng, tr.2). Theo đó, hoạt động ngân hàng được định nghĩa tại khoản12 điều 4 Luật này như sau: “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”. Tóm lại, NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện việc kinh
  • 17. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 9 doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nằm mục tiêu lợi nhuận. Trên cơ sở đó, NHTM được phép thực hiện một số nghiệp vụ cơ bản như sau:  Nghiệp vụ huy động vốn: Huy động vốn là việc ngân hàng thực hiện thu hút nguồn vốn từ các chủ thể kinh tế thặng dư vốn thông qua nhiều hình thức khác nhau như: Nhận tiền gửi; phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu. Đây là nghiệp vụ khởi đầu, tạo điều kiện cho mọi hoạt động của NHTM. Một số nguồn huy động vốn chính của ngân hàng, gồm có: Nguồn từ chủ sở hữu, nguồn tiền gửi, nguồn vay mượn,…  Nghiệp vụ tín dụng: Đây là nghiệp vụ chủ yếu và quan trọng của các NHTM, nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của ngân hàng và là thành phần tài sản sinh lời nhiều nhất cho NHTM. Nghiệp vụ cấp tín dụng giúp ngân hàng cung ứng vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy mở rộng sản xuất kinh doanh. Các NHTM luôn phấn đấu để đạt mức dư nợ cao nhất bởi thu lãi cho vay là nguồn thu chính, tuy nhiên, bên cạnh đó nghiệp vụ này cũng chứa đựng nhiều rủi ro. NHTM thực hiện cấp tín dụng cho các chủ thể kinh tế có nhu cầu dưới các hình thức sau đây: Cho vay; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá; bảo lãnh ngân hàng; phát hành thẻ tín dụng; bao thanh tán trong nước, bao thanh toán quốc tế; các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được NHNN chấp thuận;…  Nghiệp vụ cung ứng dịch vụ thanh toán: Đây là nghiệp vụ mang tính dịch vụ  đơn thuần mà không cần sử dụng đến nguồn vốn của ngân hàng, thêm vào đó, nó còn tạo ra một nguồn vốn tương đối lớn cho ngân hàng thông qua quá trình thanh toán. NHTM có thể cung ứng dịch vụ thanh toán thông qua việc mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, cung ứng các phương tiện thanh toán, cung ứng các dịch vụ thanh toán như: séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, tín dụng chứng từ L/C, thẻ ngân hàng, …Nhờ có các dịch vụ thanh toán, ngân hàng không những thu được các khoản phí mà còn tăng sức cạnh tranh của mình so với các đối thủ.  Nghiệp vụ đầu tư tài chính: Bên cạnh nghiệp vụ tín dụng – công cụ sinh lời chủ yếu của NHTM thì nghiệp vụ đầu tư tài chính cũng chiếm tỉ trọng đáng kể trong
  • 18. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 10 tổng lợi nhuận và góp phần phân tán rủi ro cho NHTM. Đầu tư tài chính là nghiệp vụ sử dụng vốn của ngân hàng, đầu tư vào các tài sản tài chính như: giấy tờ có giá của Nhà nước, chứng khoán của công ty và các công cụ tài chính phái sinh. Khi thực hiện nghiệp vụ này, các NHTM chủ yếu hướng đến mục đích sinh lời, tiếp đến là đa dạng hoá danh mục tài sản nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao khả năng thanh khoản và đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.  Các nghiệp vụ khác: Ngày nay, các NHTM ngày càng quan tâm phát triển các dịch vụ mới, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, gia tăng sức cạnh tranh, đồng thời, tìm kiếm lợi nhuận với mức rủi ro thấp nhất. Các dịch vụ khác mà ngân hàng cung cấp vô cùng phong phú, gồm có: dịch vụ bảo hiểm, kinh doanh vàng, dịch vụ ủy thác, dịch vụ giữ hộ tài sản, … Như vậy, NHTM là một loại hình trung gian tài chính, có chức năng cơ bản là chuyển vốn từ nơi dư thừa tới nơi thiếu hụt. Với chức năng cơ bản đó, hoạt động chính của ngân hàng là đi vay để cho vay. Vì vậy, nghiệp vụ tín dụng là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất tại các NHTM. Nghiệp vụ tín dụng cũng là một nghiệp vụ phức tạp, nhiều rủi ro, với quy trình đòi đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ của các ngân hàng. 1.1.1.2. Nghiệp vụ tín dụng của NHTM Nguồn vốn huy động sau khi đã thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ (nghiệp vụ liên quan đến việc điều hành ngân quỹ của ngân hàng nhằm duy trì năng lực thanh toán bình thường), sẽ được sử dụng để cấp tín dụng cho khách hàng. Nghiệp vụ cấp tín dụng là nghiệp vụ đặc trưng nhất của Ngân hàng Thương mại, nó tạo ra hình thức tín dụng ngân hàng và ngân hàng sẽ tiến hành phân phối có trọng điểm nguồn vốn đã hình thành trong nghiệp vụ huy động, điều tiết vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, bổ sung vốn cho sản xuất kinh doanh. Đối với ngân hàng, đây là nghiệp vụ quan trọng nhất, sử dụng phần lớn nguồn vốn và tạo ra thu nhập chủ yếu. Dựa vào tính chất và hình thức cho vay nghiệp vụ tín dụng được phân thành:  Căn cứ vào mục đích:  Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai.
  • 19. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 11  Cho vay công nghiệp và thương mại: loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.  Cho vay nông nghiệp.   Thuê mua và các loại khác.   Căn cứ vào thời hạn cho vay.   Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn dưới 12 tháng, chủ yếu được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các doanh nghiệp.  Cho vay trung hạn: Theo quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước Việt năm thì loại cho vay này có thời hạn từ 1 đến 3 năm.Tín dụng trung hạn thường sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất, xây dụng các dự án mới có quy mô nhỏ với thời hạn thu hồi vốn nhanh.  Cho vay dài hạn: Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 3 năm. Loại tín dụng này thường để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như: xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.   Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng.   Cho vay không bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của bên thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa vào sự uy tín của bản thân khách hàng.  Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay được ngân hàng cung ứng nhưng phải có tài sản thế chấp, cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của bên thứ ba.   Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng.   Cho vay bằng tiền: là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng được cung cấp bằng tiền. Đây là loại cho vay chủ yếu của các ngân hàng và được thực hiện bằng các kỹ thuật như tín dụng ứng trước, thấu chi, tín dụng thời vụ,…   Cho vay bằng tài sản: là hình thức cho vay bằng tài sản rất phổ biến và đa dạng, ví dụ như tài trợ thuê mua.
  • 20. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 12  Căn cứ vào phương pháp hoàn trả.  Cho vay trả góp: là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ.  Cho vay hoàn trả theo yêu cầu. Ngoài các loại cho vay trên, ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh cho khách hàng bằng uy tín của mình. Đối với loại nghiệp vụ này, ngân hàng không phải cung cấp tiền, nhưng khi người được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ theo hợp đồng thì ngân hàng phải thay thế để thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Vì thế, nghiệp vụ này còn được gọi là tín dụng bằng chữ ký. Tín dụng bằng chữ ký bao gồm: Tín dụng chấp nhận, tín dụng chứng từ, bảo lãnh của ngân hàng. 1.1.2. Gian lận và nguyên nhân hình thành gian lận 1.1.2.1. Khái niệm gian lận Chưa có khái niệm nào về gian lận nào được đưa ra và được hiểu thống nhất bởi vì ở các lĩnh vực khác nhau sẽ đưa ra các khái niệm về gian lận khác nhau. Theo từ điển tiếng Việt, gian lận là hành vi thiếu trung thực, dối trá, mánh khoé nhằm lừa gạt người khác. Theo nghĩa rộng gian lận là việc xuyên tạc sự thật, thực hiện các hành vi không hợp pháp nhằm lường gạt, dối trá để thu được một lợi ích nào đó. Ba biểu hiện thường thấy của gian lận là: chiếm đoạt, lừa đảo và ăn cắp. Khái niệm “gian lận” trong công tác kiểm toán, theo đoạn 02 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 240 mục “Gian lận và sai sót” thì: Gian lận là những hành vi chủ yếu lừa dối, có liên quan đến việc tham ô, biển thủ, tài sản, công quỹ, liên quan đến việc xuyên tạc thông tin hoặc giấu giếm thông tin. Dù có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về gian lận tương ứng với từng lĩnh vực, nhưng tựu chung lại đối với lĩnh vực ngân hàng thường được hiểu: Gian lận là các hành vi có chủ ý của cá nhân, nhóm người hoặc tổ chức nhằm trục lợi cho bản thân, nhóm người có liên quan, cho tổ chức mà các hành vi này vi phạm quy định pháp luật hoặc quy định của ngân hàng, gây ra thiệt hại hoặc có nguy cơ gây ra thiệt hại cho ngân hàng (gồm cả thiệt hại tài chính và phi tài chính). Khi gian lận
  • 21. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 13 đạt đến mức độ nhất định và có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật. 1.1.2.2. Phân loại gian lận Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và tiêu chí đánh giá, gian lận được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Một số nơi chia gian lận thành 3 loại là gian lận nội bộ, gian lận bên ngoài và thông đồng. Nhưng chủ yếu nhất, gian lận được xếp vào 2 loại là gian lận nội bộ và gian lận bên ngoài, trong đó thông đồng được xếp vào gian lận nội bộ do yếu tố gian lận của nhân viên đóng vai trò then chốt, nguyên nhân cốt lõi để xảy ra hành vi gian lận, chiếm đoạt. Với ngân hàng thương mại, các gian lận thường được phân loại như sau (GreaterLondon 2018, tr. 18):  Gian lận nội bộ: +Các hành động không đúng thẩm quyền - Thực hiện các giao dịch không được phê duyệt để trục lợi - Các loại giao dịch không đúng thẩm quyền (như các giao dịch về tỷ giá, lãi suất, hạn mức…không đúng thẩm quyền) - Gian lận báo cáo tài chính +Làm giả mạo, sai lệch hồ sơ, thông tin, số liệu để trục lợi - Giả mạo giấy tờ, chữ ký (như giả mạo thẻ tiết kiệm, giả mạo thông tin khuyến mại, giả mạo hồ sơ vay vốn, giả mạo thông báo của ngân hàng, giả mạo hồ sơ thu nợ…) - Giả mạo thông tin, số liệu (như giả mạo thông tin trên hồ sơ vay vốn, hồ sơ giải ngân, giả mạo thông tin tỷ giá, lãi suất, giả mạo thông tin tài sản…) + Trộm cắp, gian lận khác - Trộm cắp/ tống tiền/tham ô (đòi tiền hoa hồng, tiền đầy nhanh tiến độ thực hiện giao dịch…) - Phá hoại tài sản có chủ ý (phá hoại tài sản, phương tiện vận tải…) - Không tuân thủ các nghĩa vụ liên quan đến thuế/ trốn thuế - Đưa hối lộ, nhận hối lộ - Thông đồng - Đồng phạm, xúi giục, kích động hành vi gian lận.
  • 22. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 14 - Giao dịch nội gián  Gian lận bên ngoài + Trộm cắp, gian lận khác - Trộm cắp/cướp, cướp giật, các hành vi chiếm đoạt khác (như giả danh Khách hàng, giả danh nhân viên ngân hàng…) - Giả mạo giấy tờ, thông tin, số liệu (giả thẻ tiết kiệm, chứng từ bảo lãnh, hợp đồng tiền gửi, báo cáo tài chính…) +An ninh hệ thống - Xâm nhập, phá hoại hệ thống (hack) - Phát tán virus - Lấy cắp thông tin (gây thiệt hại) 1.1.2.3. Nguyên nhân hình thành gian lận Lý thuyết rất nổi tiếng về nguyên nhân hình thành gian lận đó là “tam giác gian lận”. Tam giác gian lận là công trình nghiên cứu của Donald R. Cressey (1919- 1987), nhà nghiên cứu về tội phạm tại trường Đại học Indiana (Mỹ) vào những năm 40 của thế kỷ 20. Cressy đã chọn việc nghiên cứu về vấn đề tham ô, biển thủ làm đề tài cho luận án tiến sĩ của mình. Cressey tập trung phân tích gian lận dưới góc độ tham ô và biển thủ thông qua khảo sát khoảng 200 trường hợp tội phạm kinh tế nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật trên. Ông đã đưa ra mô hình: Tam giác gian lận (Fraud Triangle) để trình bày về các nhân tố dẫn đến các hành vi gian lận mà ngày nay đã trở thành một trong những mô hình chính thống dùng trong nhiều nghề nghiệp khác nhau trong việc nghiên cứu gian lận.
  • 23. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 15 Hình 1.1. Tam giác gian lận theo lý thuyết của Donald R. Cressey Nguồn: Cressey, Dr.1973 Trong nghiệp vụ ngân hàng nói riêng, gian lận được hình thành khi có sự kết hợp đồng thời của 3 nhân tố gồm: động cơ, cơ hội và biện minh nhằm hợp lý hóa hành vi. +Động cơ: - Dựa trên nhu cầu hoặc tính tham lam, sự cám dỗ; - Xuất phát từ nợ nần, cờ bạc; - Nhu cầu mong muốn hưởng thụ mà không phải lao động . + Cơ hội: - Không có hệ thống kiểm soát và giám sát nội bộ hoặc môi trường kiểm soát yếu (như Quy trình, quy định nghiệp vụ tồn tại sơ hở, sai sót…) - Được giao/ủy quyền công việc mới trong môi trường có cơ hội gian lận (như môi trường kiểm soát chéo mà các chốt kiểm soát đều là cấp dưới hoặc cấp trên nhưng không kiểm tra hoặc đều là người có họ hàng hoặc có quan hệ thân thiết…); - Người lao động rất có kinh nghiệm, nắm rõ sản phẩm, quy trình, hệ thống, các chốt kiểm soát của tổ chức. + Biện minh nhằm hợp lý hóa hành vi: - Cho rằng việc thực hiện gian lận là cần thiết; - Chỉ mượn tạm tài sản trong một thời gian nhất định và có thể hoàn lại mà không ai biết; - Có thể lấy kết quả kinh doanh khác để tự cân đối;
  • 24. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 16 - Không gây tổn hại vì nạn nhân có thừa khả năng để chấp nhận tổn thất này; - Hoặc nạn nhân đáng bị như vậy; - Tin rằng lợi ích thu được lớn hơn rủi ro phải gánh chịu hoặc rủi ro mới thấp hơn rủi ro đang phải gánh chịu. 1.1.3. Các hành vi và thủ đoạn gian lận chính trong nghiệp vụ tín dụng 1.1.3.1. Quy trình tín dụng Nghiệp vụ tín dụng của các ngân hàng thường thực hiện theo một quy trình tín dụng. Quy trình tín dụng là tập hợp các nội dung, kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản, trình tự các bước phải tiến hành từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một vòng quay của vốn tín dụng. Quy trình tín dụng là yếu tố quan trọng, để đảm bảo hiệu quả tín dụng quy trình tín dụng thường gồm có 10 bước.  Khai thác khách hàng, tìm kiếm dự án   Hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn   Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng   Phân tích, thẩm định khách hàng và phương án vay vốn   Quyết định cho vay   Kiểm tra hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh   Phát tiền vay (giải ngân)   Kiểm tra sau khi cho vay, thu hồi nợ, gia hạn nợ   Xử lý rủi ro   Thanh lý hợp đồng và đánh giá kết quả cho vay 1.1.3.2. Các hành vi và thủ đoạn gian lận chính trong quy trình tín dụng Trong thực tế, quy trình cho vay có thể chia thành ba giai đoạn chính: nhận hồ sơ và phê duyệt khoản vay; giải ngân và theo dõi việc sử dụng vốn; thu lãi, nợ gốc và hoàn trả tài sản đảm bảo. Sau đây là một số gian lận có thể xảy ra (TS.Lê Thu Hà, tr.2,3):  Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ và phê duyệt khoản vay Các sai phạm thường liên quan đến tính có thật của khoản vay cũng như khả năng tài chính của khách hàng. Các gian lận có thể bao gồm việc lập hồ sơ cho vay
  • 25. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 17 khống, che dấu các khoản vay cho các bên liên quan, nhân viên tín dụng nhận hối lộ từ khách hàng, khách hàng vay vốn giả mạo thông tin trên hồ sơ vay vốn... Cho vay khống: Khoản vay khống là các khoản vay tới các khách hàng không có thật, sử dụng tên và địa chỉ liên lạc giả mạo, hoặc sử dụng tên tuổi, địa chỉ có thật, nhưng thực tế khách hàng không vay tiền. Các khoản vay này thường do các nhân viên ngân hàng tạo ra nhằm mục đích chiếm dụng vốn của ngân hàng. Loại hình gian lận này khá phổ biến trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ với số lượng lớn các khoản vay có giá trị nhỏ . Một loại sai phạm có liên quan đến cho vay khống là cho vay ké, trong đó cán bộ tín dụng vay ké vào khoản vay có thật của khách hàng. Các dấu hiệu nhận biết khoản vay khống: hồ sơ cho vay “mỏng” với các chi tiết sơ sài, thông tin tài chính không đầy đủ, các giấy tờ phô tô với các ghi chép rời rạc; khách hàng vay vốn có các tên thông dụng, tên tương tự, do cùng một nguồn giới thiệu; khách hàng không có đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ chứng minh khác; tài sản thế chấp có giá trị cao hơn bình thường; vốn vay được giải ngân trước khi hoàn thành các thủ tục chính thức; ngân hàng không có quy trình đối chiếu dư nợ chặt chẽ; các khoản vay quá hạn được gia hạn một cách dề dàng... Che giấu khoản vay cho bên liên quan Một loại gian lận liên, quan đến việc nhận dạng và phân loại khách hàng là sự che đáu khoản vay cho các bên liên quan. Bên liên quan có thể là các cá nhân hoặc tổ chức có quan hệ về mặt góp vốn với ngân hàng, nhà quản lý hoặc cổ đông của ngân hàng. Các tổ chức có liên quan này thường được gọi là những doanh nghiệp “sân sau” của các NHTM. Những khoản cho vay, đầu tư vào các doanh nghiệp “sân sau” lại có thể tiếp tục được sử dụng để mua cổ phiếu của các ngân hàng khác, dẫn đến một ông chủ ngân hàng có thể cùng lúc sở hữu 2-3 ngân hàng khác nhau và thực hiện những hành vi thao túng trong hoạt động ngân hàng. Do đó, những khoản vay với các bên liên quan cần được kiểm soát chặt chẽ hoặc hạn chế. Một trong những hành vi nhằm che đậy khoản vay với bên liên quan là các khoản tiền gửi trá hình, trong đó ngân hàng sẽ gửi một khoản tiền tại một ngân hàng khác, trên cơ sở đó ngân hàng này thực hiện một khoản vay tới bên liên quan của
  • 26. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 18 ngân hàng thứ nhất. Bằng cách này ngân hàng thứ nhất có thể che dấu được khoản vay tới bên liên quan, đồng thời hưởng lợi ích từ việc không phải trích lập các khoản dự phòng và tính toán tài sản có rủi ro. Một số dấu hiệu của các khoản tiền gửi trá hình nhằm che dấu khoản vay cho bên có liên quan: ngân hàng có các khoản tiền gửi liên tục được gia hạn lại; ngân hàng có các khoản tiền gửi dài hạn trong khi thanh khoản căng thẳng; ngân hàng có các giao dịch bất thường, không có mục đích rõ ràng với các với các bên liên quan. Nhân viên ngân hàng nhận hối lộ từ khách hàng Người vay vốn có thể hối lộ cho cán bộ quản lý và nhân viên tín dụng để được vay vốn hoặc được hưởng những điều khoản vay có lợi. Rủi ro của loại gian lận này sẽ tăng lên trong trường hợp lương thưởng của nhân viên tín dụng được tính dựa trên giá trị của những hợp đồng tín dụng mới được ký kết. Các dấu hiệu của dạng gian lận này có thể là: Số lượng khoản vay mới liên quan đến một nhân viên tín dụng gia tăng quá nhanh; các tiêu chí thẩm định thường xuyên bị bỏ qua bởi nhân viên tín dụng; việc liên hệ khách hàng chỉ do một người thực hiện; các khoản vay tập trung vào một lĩnh vực nào đó; thay đổi trong xu hướng kinh doanh sang một lĩnh vực có nhiều rủi ro; chất lượng khoản vay được đánh giá cao bởi người quản lý nhân viên tín dụng, tuy nhiên hồ sơ vay vốn lại không có thông tin đầy đủ;... Khách hàng cung cấp thông tin sai lệch trên hồ sơ vay vốn Các ngân hàng chịu thiệt hại nhiều nhất vì hành vi gian lận này thường là các ngân hàng có đội ngũ nhân viên tín dụng thiếu kinh nghiệm, hoặc thiếu tìm hiểu thực tế tại cơ sở của khách hàng vay vốn. khách hàng có thể hối lộ nhân viên ngân hàng để được vay vốn. Thông tin sai lệch thường là về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tính khả thi của việc sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng. Một số dấu hiệu nhận biết: hồ sơ vay vốn có những thông tin phô trương mà không được minh chứng cụ thể; hồ sơ vay vốn không có các thông tin thực địa của khách hàng; dự án kinh doanh quá tốt, quá lạc quan; chỉ có một đầu mối duy nhất tại phòng tín dụng liên hệ với khách hàng; nhân viên tín dụng thiếu kinh nghiệm; khó khăn trong việc thu thập thông tin về uy tín của khách hàng, các thông tin về khách hàng không nhất quán, không đầy đủ,...
  • 27. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 19 Gian lận liên quan đến giá trị tài sản thế chấp Một số gian lận trong hoạt động tín dụng có thể liên quan đến giá trị tài sản thế chấp, bao gồm nâng giá trị tài sản thế chấp và thế chấp cùng một tài sản tại nhiều ngân hàng. khách hàng có thể làm giả một số giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản, hoặc thực hiện các giao dịch mua bán tài sản giữa các công ty liên quan để nhằm nâng giá trị tài sản đảm bảo. Các dấu hiệu của gian lận này cũng tương tự như đối với gian lận thông tin hồ sơ vay vốn, ngoài ra có thể bao gồm việc khách hàng vay vốn thực hiện một loạt các giao dịch mua bán tài sản không có mục đích rõ ràng với các bên liên quan, mà giá trị giao dịch tăng lên sau mỗi lần mua bán; hoặc các giấy tờ liên quan có dấu hiệu bị sửa chữa, tẩy xóa,... Như vậy có thể thấy giai đoạn đầu tiên trong chu trình tín dụng là một trong những giai đoạn có nhiều rủi ro nhất. Những gian lận phát sinh trong giai đoạn này thường dẫn đến những khoản thiệt hại rất lớn cho ngân hàng.  Giai đoạn giải ngân và theo dõi việc sử dụng vốn vay Trong giai đoạn hai, những vấn đề cần quan tâm bao gồm theo dõi quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng và quản lý tài sản thế chấp. Sử dụng vốn vay sai mục đích Loại gian lận này liên quan đến việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích vay vốn. ví dụ sử dụng khoản vay tàì trợ xuất nhập khẩu ngắn hạn để hỗ trợ vốn dài hạn cho các công ty con ờ ngoài. Dấu hiệu cửa việc sở dụng vốn vay sai mục đích cũng tương tự như đối với gian lận thông tin khách hàng, ngoài ra còn có một số dấu hiệu sau: việc chuyển tiền giải ngân không phù hợp với mục đích vay vốn; cán bộ tín dụng không thường xuyên theo dõi, giám sát tình hình hoạt động, việc sử dụng vốn vay của khách hàng,... Tài sản đảm bảo không được kiểm soát, bị thất thoái, sử dụng sai Tài sản đảm bảo là một cơ sở quan trọng để ngân hàng có thể thu hồi vốn vay trong trường hợp khách hàng mất khả năng trả nợ từ các nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, tài sản đảm bảo cần được quản lý chặt chẽ. Những tài sản đảm bảo thường gặp bao gồm bất động sản, các tài sản hình thành từ vốn vay, các giấy tờ có giá (sổ tiết kiệm, chúng nhận tiền gửi, chứng nhận sở hữu cổ phiếu...).
  • 28. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 20 Trong thực tế có thể có nhiều trường hợp tài sản đảm bảo không được quản lý chặt chẽ, dẫn tới việc khách hàng bán tài sản đảm bảo, gây thiệt hại cho ngân hàng. Dấu hiệu của những gian lận này thường là việc ngân hàng không có quy trình chặt chẽ cho việc theo dõi, quản lý tài sản đảm bảo; cán bộ tín dụng không thường xuyên theo dõi, giám sát hoạt động của khách hàng, ngân hàng không kiểm soát chặt chẽ hóa đơn, chứng từ của lô hàng, cử người bảo vệ sang tận kho hàng và kiểm tra thường xuyên...  Giai đoạn thu gốc, lãi và hoàn trả tài sản đảm bảo Trong giai đoạn thứ ba của chu trình tín dụng, các vấn đề cần chú ý bao gồm việc thu nợ gốc và lãi theo các điều khoản của hợp đồng, việc phân loại nợ và trích lập dự phòng phù hợp. Khi các khoản nợ xấu phát sinh, nhà quản lý ngân hàng có thể có động cơ che đậy tình trạng tài chính của khách hàng nhằm tránh việc trích lập dự phòng hoặc đáp ứng những quy định khác từ cơ quan quản lý. Ngoài ra, việc bán các tài sản phát mại có thể không được quản lý chặt chẽ dẫn tới tổn thất cho ngân hàng. Cho vay đảo nợ Khi một khách hàng rơi vào tình trạng không có khả năng trả nợ, nhà quản lý ngân hàng có thể tìm cách che đậy chất lượng của khoản vay nhằm làm giảm số trích lập dự phòng và các trách nhiệm khác bằng cách cho vay đảo nợ. Cho vay đảo nợ là việc ngân hàng cho khách hàng vay tiền để trả nợ khoản vay cũ. Ngân hàng thường sẽ tìm cách che đậy nguồn gốc của số tiền thu nợ từ khách hàng. Cách thức che đậy có thể khá phức tạp thông qua việc ngân hàng chuyển khoản tiền của mình thông qua các chi nhánh, công ty con,... để biến khoản tiền trở thành một khoản thu nợ từ khách hàng. Một số dấu hiệu: Nguồn gốc của khoản thu nợ không khớp với các thông tin khác trong hồ sơ; các khoản vay đột ngột được thu hồi ngay trước thời điểm cuối năm hoặc thời điểm kiểm toán; ngân hàng/khách hàng có các giao dịch bất thường/không có mục đích rõ ràng với các công ty liên quan,... Bán tài sản đảm bảo dưới giá thị trường Nhiều ngân hàng có thể có những quy trình tín dụng và thủ tục kiểm soát chặt
  • 29. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 21 chẽ liên quan đến các giai đoạn chính trong chu trình tín dụng. Tuy nhiên, các thủ tục kiểm soát có thể sẽ bị nơi lỏng khi khách hàng đã vỡ nợ và ngân hàng đã sở hữu tài sản thế chấp. Việc không kiểm soát giá cả và người mua tài sản phát mại có thể tạo cơ hội cho nhân viên ngân hàng thu được các khoản hối lộ hoặc chênh lệch. Những dấu hiệu của sai phạm này thường là những quy định không chặt chẽ trong quy trình phát mãi tài sản đảm bảo. Như vậy có thể thấy trong quy trình nghiệp vụ tín dụng tại các NHTM có rất nhiều sai phạm có thể xảy ra, gây thiệt hại lớn cho ngân hàng. Để ngăn chặn các sai phạm này, ban giám đốc các ngân hàng cần thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ với các thủ tục kiểm soát được thiết kế đầy đủ và vận hành thường xuyên liên tục . Một trong những vấn đề cần quan tâm là nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ ngân hàng. Ngân hàng là một nghề kinh doanh có vị trí quan trọng, luôn tiếp xúc với tiền tệ, nên đạo đức kính doanh luôn là một trong những yếu tố quan trọng cần được đặt lên hàng đầu trong khâu đào tạo, tuyển dụng của các ngân hàng. Ngoài ra, công tác kiểm toán, thanh tra hoạt động ngân hàng cần được chú trọng để kịp thời phát hiện các sai phạm xảy ra. 1.2. Phòng chống gian lận trong hoạt động tín dụng tại NHTM 1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc về phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng Hoạt động phòng chống gian lận của ngân hàng: Là một quá trình cải thiện liên tục bao gồm các hoạt động liên quan tới việc phòng ngừa, phát hiện và ứng phó với các gian lận nhằm mục đích hạn chế các gian lận xảy ra từ đó giảm thiệt hại cho ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng khi triển khai hoạt động phòng chống gian lận thường thực hiện theo các cách thức và nguyên tắc như sau:  Thiết lập văn hóa phòng chống gian lận sâu rộng trong toàn bộ ngân hàng. Hội đồng Quản trị và Hội đồng điều hành là cấp tiên phong trong việc xây dựng văn hóa phòng chống gian lận.   Thiết lập và vận hành hoạt động phòng chống gian lận phù hợp với khẩu vị rủi ro gian lận, điều kiện, quy mô, mức độ gian lận và tình hình gian lận của môi
  • 30. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 22 trường bên ngoài.  Các phương thức phòng ngừa và phát hiện gian lận phải được xây dựng đảm bảo quản lý được các rủi ro gian lận chính của ngân hàng đó.   Tích hợp nội dung về phòng chống gian lận vào trong các thiết kế quy trình và hệ thống của ngân hàng, bắt đầu ngay từ khâu thiết kế, phát triển sản phẩm, quy trình, hệ thống.   Công tác phòng chống gian lận liên tục được đánh giá, và điều chỉnh để phù hợp với thực tế để đảm bảo hiệu quả hoạt động 1.2.2. Các công cụ phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng Có thể nhận diện và đánh giá những gian lận tiềm ẩn, phát hiện sớm các dấu hiệu gian lận là yêu cầu có tính nền tảng đối với một hệ thống phòng chống gian lận hiệu quả. Một gian lận được nhận diện đầy đủ khi xem xét đến cả những tác nhân bên trong và bên ngoài. Mặt khác, đánh giá đúng mức độ của gian lận sẽ tạo điều kiện để ngân hàng nhận thức đúng những gian lận mình đang phải đối mặt và có chiến lược phân bổ nguồn lực để phòng chống gian lận một cách tối ưu. Tổng hợp theo khuyến nghị của Ủy ban Basel II đối với các công cụ quản lý rủi ro hoạt động nói chung (bao gồm cả rủi ro gian lận) cũng như tổng hợp theo các khung phòng chống gian lận mà các công ty tư vấn hàng đầu trên thế giới như KPMG, E&Y tư vấn các ngân hàng nên áp dụng, các ngân hàng nên áp dụng các công cụ phòng chống gian lận như sau (E&Y 2014, tr. 2,3, E&Y 2009, tr.4): a) Phân tích tổn thất, đưa bài học và tránh lặp lại (Internal loss data collection) Là cách thức phân tích các sự kiện tổn thất quan trọng về gian lận đã xảy ra để tìm ra nguyên nhân gốc rễ, các điểm yếu trong hệ thống kiếm soát nhằm đề ra và thực hiện các biện pháp phòng tránh lặp lại. Các biện pháp phòng tránh lặp lại cần được báo cáo, truyền thông và xử lý để nâng cao hiệu quả kiểm soát. b) Đánh giá rủi ro gian lận (Fraud assessment) Đánh giá rủi ro gian lận bao gồm việc nhận diện rủi ro, đánh giá khả năng xảy ra, tần suất và mức độ ảnh hưởng của các rủi ro gian lận tới ngân hàng. Căn cứ đánh giá rủi ro gian lận và đánh giá hiệu quả của chốt kiểm soát tương ứng với rủi ro gian lận đó để xây dựng các chốt kiểm soát và hành động phòng chống gian lận phù hợp
  • 31. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 23 căn cứ theo chiến lược xử lý rủi ro gian lận của ngân hàng theo từng thời kỳ. c) Xây dựng các chốt kiểm soát trong quy trình, sản phẩm (Control checklist) Việc xây dựng các chốt kiểm soát trong các quy trình, sản phẩm để phòng tránh gian lận cần thực hiện: Lưu đồ hóa các bước trong quy trình và sản phẩm, xác định rủi ro gian lận trong các bước quan trọng, tích hợp các chốt kiểm soát gian lận khi xây dựng sản phẩm, quy trình, hệ thống. d) Chính sách nhân sự (HR policy) Các quy trình, chính sách nhân sự cần lưu ý việc xây dựng tiêu chí về phòng chống gian lận trong chính sách tuyển dụng nhân sự để hạn chế các đối tượng có nguy cơ gian lận cao. Quan tâm và thực hiện chính sách luân chuyển công tác với một số vị trí nhạy cảm, dễ phát sinh gian lận. Xây dựng và truyền thông mạnh mẽ quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp. Cùng với đó, cần có quy định cụ thể về chế tài xử lý hành vi gian lận, bao che gian lận cũng như xử lý nghiêm các hành vi gian lận, truyền thông để răn đe các hành vi gian lận. e) Chỉ số cảnh báo gian lận (Warning Fraud Indicators) Công cụ này được áp dụng bằng cách dựa trên danh mục rủi ro gian lận được xác định, kết quả đánh giá rủi ro và dữ liệu tổn thất liên quan đến gian lận để phân tích hành vi gian lận và thiết lập chỉ số cảnh báo về gian lận. Các chỉ số cảnh báo cho các hành vi gian lận hoặc hạn mức nên được tích hợp vào các hệ thống quản trị tương ứng để theo dõi và quản trị thường xuyên, liên tục và có các hành động phù hợp với các chỉ số bị vượt ngưỡng cảnh báo đã xây dựng. f) Xác minh thông tin (Information Identify) Gồm phương pháp xác minh thông tin trực tiếp và xác minh thông tin gián tiếp, có thể thực hiện vào bất kỳ lúc nào với mọi đối tượng, thông tin liên quan đến sự việc cần xác minh (ví dụ như việc gọi điện cho khách hàng để xác minh trước và sau khi cho vay). g) Kiểm tra đột xuất (Site visit) Là việc kiểm tra thực tế không báo trước đối với một số cá nhân/đơn vị đối với một số nghiệp vụ (nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ kho quỹ, lưu trữ chứng từ…) để phát hiện gian lận.
  • 32. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 24 h) Hậu kiểm (Post checking) Hậu kiểm là quá trình kiểm tra, kiểm soát sau quá trình xử lý giao dịch. Hậu kiểm thực hiện bằng cách so sánh, đối chiếu giữa thông tin trên các hồ sơ thể hiện các giao dịch đã thực hiện với các thông tin trên hệ thống quản lý, trên các báo cáo để phát hiện các gian lận phát sinh. Hậu kiểm phải được thực hiện bởi bộ phận độc lập với các các bộ phận tham gia vào quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ, bộ phận xử lý giao dịch. i) Hệ thống cảnh báo gian lận giao dịch (Warning system) Hệ thống cảnh báo gian lận giao dịch là công cụ để phát hiện tự động các vi phạm trong quá trình xử lý giao dịch căn cứ trên các nguyên tắc được thiết lập sẵn. Hệ thống cảnh báo gian lận giao dịch được xây dựng bằng cách thiết lập các nguyen tắc cảnh báo (các rules cảnh báo), khi vi phạm các rule đã thiết lập hệ thống sẽ đưa ra danh sách các vi phạm để các bộ phận có liên quan tiếp tục thực hiện xác minh và xử lý các vi phạm này. j) Danh sách đen, danh sách cảnh báo về phòng chống gian lận (Blacklist) Là danh sách các khách hàng, các tài sản bảo đảm hoặc bên thứ ba có dấu hiệu gian lận hoặc đã từng gian lận tại các tổ chức, dùng để rà soát trước khi phê duyệt cấp tín dụng nhằm cảnh báo sớm các trường hợp gian lận. Danh sách đen, danh sách cảnh báo được xây dựng qua các nguồn dữ liệu sau:  Thông tin từ các bộ phận của ngân hàng như quản lý rủi ro hoạt động, phê duyệt tín dụng, xác minh thực địa, xác minh từ xa, quản lý nợ, xử lý nợ, định giá, quản lý rủi ro thẻ, phòng chống rửa tiền…   Thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia, Ngân hàng Nhà nước   Thông tin từ Cơ quan công an, điều tra   Thông tin từ các công ty luật, Tòa án, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam   Thông tin từ các tổ chức tín dụng khác   Thông tin từ các hiệp hội như Hiệp hội ngân hàng, Hiệp hội thẻ…   Thông tin từ các tổ chức, hiệp hội quốc tế
  • 33. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 25 Danh sách đen về các đối tượng gian lận, các đối tượng cần cảnh báo phải được cập nhật và đảm bảo tính bảo mật, không công khai ra bên ngoài. Việc lộ thông tin danh sách ra bên ngoài có thể gây ra các ảnh hưởng về uy tín và hình ảnh cho ngân hàng. k) Kênh truyền thông và thông tin báo cáo gian lận (Hotline) Các ngân hàng cần thiết lập email, hotline về báo cáo, tố giác gian lận và là kênh truyền thông các nội dung về phòng chống gian lận (như các văn bản định chế phòng chống gian lận, các danh sách cảnh báo, bản tin phòng chống gian lận,…) tới các đơn vị và các cán bộ nhân viên. l) Các phát hiện kiểm toán (Audit Findings) Các phát hiện kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài về gian lận cần .được thu thập và đánh giá định kỳ nhằm mục đích quản lý rủi ro gian lận tổng thể và lựa chọn các vấn đề nổi cộm, mức độ gian lận cao để ưu tiên xử lý và giám sát.
  • 34. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 26 CHƢƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) được thành lập ngày 12 tháng 7 năm 1991 tại thành phố cảng Hải Phòng. Năm 2005, Ngân hàng chính thức chuyển Hội sở lên Hà Nội, mở đầu một giai đoạn phát triển mới với phạm vi hoạt động được mở rộng đáng kể. Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh. Có thể nói, sự ra đời của Maritime Bank vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam. Giai đoạn 1997 - 2000 là khoảng thời gian thử thách, cam go nhất của Maritime Bank. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, bằng nội lực và bản lĩnh của mình, Maritime Bank đã dần lấy lại trạng thái cân bằng và phát triển mạnh mẽ từ năm 2005. Năm 2010, Maritime Bank chính thức ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới với sự kết hợp hai màu đỏ và đen ấn tượng. Ngân hàng tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng, tăng số lượng phòng giao dịch lên 144 điểm trên toàn quốc và chuyển trụ sở chính về Tòa nhà Sky City 88 Láng Hạ, Hà Nội. Tất cả đã tạo ra một diện mạo mới cho ngân hàng: Năng động, phát triển, chuyên nghiệp và hiện đại. Bước sang năm 2014 với quyết tâm nâng tầm vị thế trên thị trường tài chính, được sự chấp thuận về nguyên tắc của NHNN, Maritime Bank bắt đầu tiến hành các thủ tục sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB), đồng thời, hoàn thiện và mở rộng mô hình kinh doanh của Ngân hàng Cộng đồng với định hướng chú trọng vào phân khúc khách hàng tiểu thương, nông nghiệp nông thôn, triển khai thành công mô hình tài chính kinh doanh và tín dụng tiêu dùng.
  • 35. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 27 Tiếp đó, tháng 7/2015, Maritime Bank đã quyết định mua lại Công ty CP Tài chính Dệt may Việt Nam (TFC) nhằm phát triển mảng tài chính tiêu dùng đang còn nhiều tiềm năng, hỗ trợ hiệu quả cho chiến lược chú trọng phát triển mảng Ngân hàng Bán lẻ. Sau 26 năm không ngừng phát triển, Maritime Bank hiện đã vươn tới vị trí là một trong 5 ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất tại Việt Nam, sau khi chính thức nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông ngày 12/8/2015, với giá trị tổng tài sản 104.311 tỷ đồng, vốn điều lệ 11.750 tỷ đồng, mạng lưới gần 300 chi nhánh, phòng giao dịch và gần 500 máy ATM trên toàn quốc. Maritime Bank đang cung cấp đầy đủ và đa dạng các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng với nhiều lợi ích vượt trội, nhận được sự tin tưởng sử dụng của trên 1,3 triệu khách hàng cá nhân, 30.000 khách hàng doanh nghiệp và các định chế tài chính. Với tầm nhìn trở thành Ngân hàng TMCP tốt nhất Việt Nam, Maritime Bank đã xác định sứ mệnh quan trọng là xây dựng một ngân hàng tốt đến mức ai cũng muốn tham gia và không ai muốn rời bỏ. Dựa trên 3 thế mạnh nền tảng: tiềm lực tài chính vững mạnh, mạng lưới chi nhánh phòng giao dịch rộng khắp và đội ngũ nhân viên thân thiện, gắn kết, chiến lược nền tảng của Maritime Bank là tiếp tục phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh sẵn có để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, cổ đông, nhà cung cấp, cộng đồng và tập thể CBNV của Ngân hàng. Với tầm nhìn và chiến lược nền tảng được xác định rõ ràng, Maritime Bank đã và đang chú trọng triển khai thực hành Bộ Giá Trị Cốt Lõi trong từng hoạt động. Đây được xem là một hành động quan trọng trên lộ trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp chuyên nghiệp, thân thiện, minh bạch và hiệu suất cao tại Maritime Bank, tạo nền tảng vững chắc cho những bước phát triển nhanh và bền vững trong những năm sắp tới. Dưới đây là sơ đồ tổ chức hiện tại của Maritime Bank:
  • 36. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 28 Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của Maritime Bank Nguồn: Sơ đồ tổ chức Maritime Bank, website Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam Ngày truy cập: 01/03/2018, xem chi tiết tại: Đại Hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của Maritime Bank, giúp việc cho Đại hội đồng cổ đông là Ban Kiểm soát với đơn vị chuyên trách là Kiểm toán nội bộ. Dưới Đại hội đồng cổ đông là Hội đồng Quản trị, là cơ quan quản trị của Maritime Bank, giúp việc cho Hội đồng Quản trị là các Ủy ban, gồm có: Ủy ban Tín dụng và Đầu tư, Ủy ban Xử lý rủi ro, Ủy ban Quản lý rủi ro và Kiểm toán, Ủy ban Nhân sự và Ủy ban Chiến lược. Dưới Hội đồng Quản trị là Tổng Giám đốc, là người điều hành công việc hàng ngày của Maritime Bank, giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc và các Hội đồng, gồm có: Hội đồng Quản lý Rủi ro, Hội đồng Xử lý rủi ro, Hội đồng ALCO, Hội đồng Điều hành, Hội đồng Tín dụng và Đầu tư. Văn phòng Maritime Bank là cơ quan trợ lý cho Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc. https://www.msb.com.vn/gioi-thieu
  • 37. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 29 Các đơn vị kinh doanh trực thuộc Tổng Giám đốc được phân chia theo phân khúc khách hàng mục tiêu, gọi là các Ngân hàng chuyên doanh, gồm có: Ngân hàng Cộng đồng, Ngân hàng Bán lẻ, Ngân hàng Doanh nghiệp, Ngân hàng Doanh nghiệp lớn, Ngân hàng Định chế Tài chính, Ngân hàng Quản lý Tín dụng, Ban Dịch vụ Ngân hàng giao dịch, Ban Quản lý tín dụng; các đơn vị hỗ trợ trực thuộc Tổng Giám đốc được phân chia theo phạm vi công việc, gọi là các Khối hỗ trợ, gồm có: Khối Quản lý Rủi ro, Khối Quản lý Tài chính, Khối Vận hành, Khối Quản lý Khách hàng Chiến lược, Khối Marketing và Truyền thông, Khối Công nghệ, Khối Pháp chế và Giám sát tuân thủ, Khối chiến lược. Đứng đầu các Ngân hàng chuyên doanh là chức danh Tổng Giám đốc Ngân hàng chuyên doanh, đối với các Khối hỗ trợ, chức danh này Giám đốc Khối. Tổng Giám đốc các Ngân hàng chuyên doanh và Giám đốc Khối hỗ trợ là các thành viên của Hội đồng Điều hành, hỗ trợ cho Tổng Giám đốc. Tại Khối QLRR của Maritime Bank có Phòng Quản lý rủi ro hoạt động và bộ phận phòng chống gian lận là các đơn vị có liên quan trực tiếp đến vận hành hoạt động phòng chống gian lận, thực hiện báo cáo trực tiếp cho Giám đốc Khối Quản lý Rủi ro, Tổng Giám đốc và Hội đồng Quản lý rủi ro. 2.1.2. Các nghiệp vụ cơ bản 2.1.2.1. Nghiệp vụ huy động vốn Trong giai đoạn 5 năm gần đây, từ 2012 đến 20161 , nghiệp vụ huy động vốn tại Maritime Bank duy trì ở mức ổn định trong khoảng từ 58.000 đến 65.000 tỷ đồng. Tổng huy động trong năm 2016 đạt 57.568 tỷ đồng, giảm 8% so với năm 2015. Trong các nguồn huy động, tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng hơn 70%), trong khi đó, mảng tiền gửi không kỳ hạn và phát hành giấy tờ có giá vẫn chiếm tỷ trọng thấp. Hiện nay, Maritime Bank vẫn đang nỗ lực chuyển dịch dần tỷ trọng sang nguồn huy động không kỳ hạn nhằm tối đa hóa lợi nhuận. 1 Dữ liệu báo cáo tài chính 2017 thường được các ngân hàng công bố sau 31/03/2018 tuy nhiên thời hạn nộp luận văn này là 30/03/2018 vì vậy người viết chưa thể cập nhật được số liệu báo cáo tài chính Maritime Bank năm 2017 trong phạm vi luận văn này.
  • 38. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 30 Hình 2.2. Tổng giá trị vốn huy động theo nguồn huy động tại Maritime Bank trong giai đoạn 2012- 2016 Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 2.1.2.2. Nghiệp vụ tín dụng Thực hiện chủ trương tái cơ cấu danh mục tín dụng với những điều chỉnh tích cực, hướng tới tính hiệu quả và thận trọng, giảm tỷ lệ nợ xấu của Chính phủ và NHNN, do đó, bắt đầu từ năm 2013, tổng dư nợ của Maritime Bank có sự sụt giảm, hạn chế tăng trưởng tín dụng nóng. Trong các đối tượng cho vay, cho vay nhóm khách hàng là các tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với hơn 80%, tuy nhiên, ngân hàng cũng đang đẩy mạnh việc cho vay cá nhân, mở rộng thị phần tín dụng trong phân khúc này nhằm gia tăng lợi nhuận. Năm 2016 đánh dấu thành công trong việc nỗ lực cải thiện và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ cho đối tượng cá nhân, cho vay cá nhân tăng trưởng đáng ghi nhận đạt mức 44%. Việc kiểm soát chất lượng tín dụng luôn được đặt lên hàng đầu. Số dư nợ xấu (các nhóm 3,4,5) tại ngày 31/12/2016 là 830 tỷ đồng, giảm cả về giá trị tương đối lẫn tuyệt đối so với cuối năm 2015. Tỷ lệ nợ xấu theo đó giảm mạnh từ 3,4% về 2,6%. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,6% tuân thủ các yêu cầu về phân loại nợ và trích lập dự phòng theo yêu cầu của NHNN tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi
  • 39. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 31 ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Thông tư 09/2014/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT- NHNN. Đơn vị: Tỷ VND Hình 2.3. Tổng dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng tại Maritime Bank trong giai đoạn 2012 - 2016 Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 2.1.2.3. Các nghiệp vụ khác Bên cạnh hoạt động huy động vốn và tín dụng, Maritime Bank còn thực hiện các nghiệp vụ đầu tư tài chính như kinh doanh ngoại hối, kinh doanh chứng khoán và một số nghiệp vụ khác như cung cấp dịch vụ ngân hàng, góp vốn mua cổ phần, … Trong các nghiệp vụ, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng trên 50% đến 70%. Tuy vậy, trong những năm gần đây, cùng với xu thế chung của toàn ngành, Maritime Bank đang chuyển dịch tăng dần tỷ trọng sang các nghiệp vụ khác. Đặc biệt, năm 2016 đánh dấu thành công trong việc nỗ lực cải thiện và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ đạt mức tăng ấn tượng hơn 141% so với năm 2015, từ 38 tỷ đồng lên 93 tỷ đồng. Việc đa dạng hóa các hoạt động sinh lời sẽ giúp Maritime Bank phân tán rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao sức cạnh tranh, song song với điều đó, Maritime Bank cũng
  • 40. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 32 cần kiện toàn hệ thống quản lý rủi ro để đảm bảo kiểm soát tốt những rủi ro mới khi gia tăng lĩnh vực hoạt động, hướng tới sự phát triển an toàn và bền vững, đúng với giá trị cốt lõi đã tuyên bố “Tạo lập giá trị bền vững”. Dưới đây là đồ thị tổng thu nhập trước chi phí hoạt động tại Maritime Bank từ năm 2012 đến năm 2016 theo loại nghiệp vụ: Đơn vị: Tỷ VND Hình 2.4. Tổng thu nhập trƣớc chi phí hoạt động theo loại nghiệp vụ tại Maritime Bank trong giai đoạn 2012 - 2016 Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 2.2. Tình hình gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam Đi đôi với mục tiêu tăng trưởng tín dụng, ngân hàng Maritime Bank cũng đẩy mạnh và tập trung công tác phòng chống gian lận. Việc thu thập dữ liệu tổn thất để đánh giá và phân tích thực trạng gian lận tại ngân hàng cũng được tập trung tại các Ngân hàng chuyên doanh và tại Phòng Quản lý rủi ro hoạt động, Khối quản lý rủi ro
  • 41. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 33 từ năm 2015. Từ đó ngân hàng có được kho dữ liệu quan trọng và đầy đủ để đánh giá rủi ro gian lận và thiệt hại do gian lận gây ra, từ đó các chính sách điều chỉnh được ban hành nhằm giảm rủi ro do gian lận. 2.2.1. Hành vi và tổn thất do gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Maritime Bank Giai đoạn 2012-2017 là giai đoạn mà tăng trưởng tín dụng tại Maritime Bank tương đối tốt, đặc biệt khởi sắc với hoạt động tín dụng cho các đối tượng khách hàng cộng đồng (là đối tượng khách hàng từ ngân hàng được sáp nhập MDB, các đối tượng khách hàng này chủ yếu là tiểu thương, hộ nông dân) và khách hàng tổ chức lớn (đặc biệt là khách hàng có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI). Các hoạt động tín dụng với khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được duy trì ổn định. Về tình hình gian lận trong nghiệp vụ tín dụng, con số thống kê từ Phòng Quản lý rủi ro hoạt động, Khối Quản lý rủi ro trong giai đoạn từ 2012 đến 2017 chỉ ra các dữ liệu quan trọng như sau: Bảng 2.1. Thống kê các vụ gian lận bên ngoài trong nghiệp vụ tín dụng tại Maritime Bank từ 2012 đến 2017 Thủ đoạn, hành vi Giai đoạn 2012-2014 Giai đoạn 2015-2017 gian lận Số vụ Tổn thất thực Số vụ Tổn thất thực được phát (Triệu đồng) được phát (Triệu đồng) hiện hiện Khách hàng giả hồ sơ nhân 378 679,4 882 1019 thân, chữ ký Sao kê, Hợp đồng lao động 104 589,84 184 749,84 giả mạo Khách hàng cung cấp 34 300,48 86 638,52 thông tin sai, giả mạo khác Giả thông tin báo cáo tài 10 - 40 - chính Gian lận bên ngoài khác 6 310,5 9 394,8 Làm giả bảo lãnh 3 - 3 - Tổng 535 1880,22 1204 2802,16 Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro hoạt động Maritime Bank