SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Download to read offline
Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp
v1.0 145
0
Nội dung
Những vấn đề chung về hoạt động sản
xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính
sự nghiệp.
 Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Kế toán đầu tư tài chính.
 Kế toán xác định kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Giới thiệu Mục tiêu
Bài học này sẽ hướng dẫn học viên các
nguyên tắc và phương pháp kế toán hoạt
động sản xuất kinh doanh trong đơn vị
hành chính sự nghiệp.
Thời lượng học
5 tiết
Bài này trang bị cho học viên những kiến
thức về hạch toán hoạt động sản xuất kinh
doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp.
Bao gồm:
 Các vấn đề chung về hoạt động SXKD.
 Nội dung phương pháp hạch toán: Hoạt
động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hoạt
động đầu tư tài chính, xác định kết quả
của hoạt động kinh doanh.
BÀI 6: KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp
146 v1.0
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI
Tình huống dẫn nhập
Cơ quan anh Dũng tận dụng một phòng làm việc không sử
dụng đến nữa để mở một cửa hàng bán văn phòng phẩm, sách
báo, tư liệu nhằm phục vụ cho việc học của sinh viên và cũng
nhằm mục đích kinh đoanh, tăng thu cho trường.
Câu hỏi
1. Anh Dũng sẽ phải hạch toán các hoạt động kinh doanh này như thế nào?
2. Phần thu và chi từ hoạt động này phải hạch toán ra sao?
3. Có hạch toán chung vào với các hoạt động sự nghiệp, dự án hay không?
Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp
v1.0 147
6.1. Những vấn đề chung về hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành
chính sự nghiệp
6.1.1. Nội dung chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm và kết quả
kinh doanh
Chi phí sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự
nghiệp là toàn bộ chi phí mà đơn vị chi ra để tiến hành
các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ
nhất định bao gồm:
 Chi phí tiền lương, tiền công phụ cấp cán bộ công chức
viên chức và người lao động trực tiếp tham gia hoạt
động sản xuất kinh doanh, các khoản trích theo lương.
 Chi phí nguyên nhiên vật liệu dùng cho hoạt động
sản xuất kinh doanh, chi phí công cụ dụng cụ.
 Tiền thuế môn bài, chi phí khấu hao và sửa chữa tài sản cố định dùng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh.
 Chi phí bán hàng, chi phí quản lý liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh,
dịch vụ, số thua lỗ trong quá trình đầu tư tài chính.
Giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành được xác định theo công thức sau:
Giá thành của
sản phẩm, dịch
vụ hoàn thành
=
Chi phí sản xuất
dở dang đầu kỳ +
Chi phí sản
xuất phát sinh
trong kỳ
–
Chi phí sản xuất
dở dang cuối kỳ
Kết quả hoạt động SXKD được xác định như sau:
Kết quả
kinh doanh
=
Doanh thu
thuần
–
Giá vốn
hàng bán
–
Chi phí
bán hàng
–
Chi phí
quản lý chung
6.1.2. Nguồn vốn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh
Để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh các đơn vị
sự nghiệp phải xác định nguồn vốn có thể sử dụng
được theo đúng chế độ tài chính quy định:
 Nguồn vốn để duy trì hoạt động sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ hoạt động này là
nguồn vốn kinh doanh. Nguồn vốn này có thể do
ngân sách nhà nước hỗ trợ (sẽ được thu hồi sau thời
gian hoạt động hay được lưu chuyển để duy trì hoạt
động), có thể do đơn vị trích một phần từ quỹ cơ
quan, từ kết quả hoạt động, huy động từ việc góp vốn của cán bộ công chức trong
đơn vị, vay của các tổ chức tín dụng. Từ nguồn hình thành trên nguồn vốn này cần
được quản lý, sử dụng có hiệu quả để tăng lợi nhuận và bảo toàn phát triển nguồn vốn.
 Đối với hoạt động đầu tư tài chính: Chỉ áp dụng trong đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo
toàn bộ hoặc một phần chi phí hoạt động thường xuyên. Nguồn vốn thực hiện hoạt
động này được hình thành: trích từ các quỹ, huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ
công chức và các tổ chức, vay các tổ chức tín dụng. Như vậy, nguồn vốn để phục vụ
hoạt động đầu tư tài chính không do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách.
Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp
148 v1.0
6.2. Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh
6.2.1. Kế toán chi tiết
 Chứng từ kế toán:
o Hoá đơn, phiếu thu, giấy báo Có.
o Phiếu xuất kho, phiếu chi, giấy báo Nợ,
hoá đơn, bảng tính và phân bổ khấu hao
TSCĐ.
o Bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh
toán tiền thưởng, bảng thanh toán tiền
làm thêm giờ, bảng kê trích nộp các khoản
theo lương…
 Sổ kế toán:
Đối với kế toán chi tiết, bao gồm các sổ: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ,
Sổ chi tiết doanh thu, Sổ theo dõi chi phí trả trước, Sổ chi tiết các khoản thu.
Đối với kế toán tổng hợp: Tuỳ thuộc vào từng hình thức kế toán đơn vị áp dụng
để xây dựng sổ kế toán cho phù hợp.
Sổ theo dõi chi phí trả trước – Mẫu số S71 – H
Sổ theo dõi chi phí trả trước dùng để theo dõi
các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng
không thể tính hết vào chi phí hoạt động và
chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chi phí sự
nghiệp, dự án trong năm mà phải phân bổ vào
hai hoặc ba năm cho các đối tượng sử dụng
chi phí.
Sổ được lập để theo dõi cho cả năm, mỗi loại
chi phí trả trước cần phân bổ theo dõi trên 1 số trang (phân bổ công cụ, dụng cụ,
phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ...).
Căn cứ vào: Phiếu xuất kho công cụ dụng cụ, phiếu chi, hoá đơn liên 2, phiếu xuất
kho NVL... liên quan đến hoạt động sửa chữa lớn TSCĐ,... để ghi sổ:
o Cột A: ghi ngày, tháng ghi chứng từ vào sổ.
o Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ kế toán dùng để ghi sổ.
o Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế của chứng từ kế toán.
o Cột 1: Ghi tổng số chi phí phải phân bổ.
o Cột 2 đến cột 4: Ghi số phân bổ cho từng kỳ.
o Cột 5 đến cột 7: Ghi các đối tượng chi phí khi phân bổ chi phí trả trước
(Nợ TK 661, TK 662, TK 631).
Sổ theo dõi chi phí trả trước – Mẫu số S71 – H
Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp
v1.0 149
SỔ THEO DÕI CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC
Chứng từ
Số phân bổ
cho từng kỳ
Các đối tượng
chi phí
Ngày
tháng
ghi sổ
Số
hiệu
Ngày
tháng
Diễn giải Số phải phân bổ
….. ….. ….. ….. ….. …..
A B C D 1 2 3 4 5 6 7
Số dư đầu kỳ
Cộng
Sổ này có ….trang đánh số từ trang 01 đến trang….
Ngày mở sổ ………
Ngày… tháng …..năm
Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (hoặc XDCB) – Mẫu số S64 – H
Mục đích: sổ chi phí sản xuất kinh doanh, dùng cho các đơn vị có hoạt động sản xuất,
kinh doanh và hoạt động đầu tư XDCB để theo dõi các chi phí của các hoạt động sản
xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư XDCB.
Sổ này dùng để theo dõi các khoản chi phí phát sinh của các hoạt động SXKD, dịch vụ
của đơn vị nhằm cung cấp số liệu cho việc xác định kết quả của các hoạt động đó.
Căn cứ vào các chứng từ như: Phiếu xuất kho, phiếu chi, giấy báo Nợ, Hoá đơn
GTGT (liên 2), hoá đơn bán hàng thông thường (liên 2), bảng tính và phân bổ khấu
hao TSCĐ, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng, bảng thanh toán
tiền làm thêm giờ, bảng kê trích nộp các khoản theo lương,…, sổ chi phí sản xuất kinh
doanh tháng trước,… liên quan đến chi phí SXKD, dịch vụ và chi phí XDCB để ghi.
Sổ được mở theo dõi cho từng loại hoạt động, mỗi sản phẩm, dịch vụ hoặc mỗi công
trình được theo dõi chi tiết trên một quyển sổ hoặc một số trang sổ.
Cột 1  3: Ghi ngày tháng ghi sổ, số hiệu và ngày tháng của chứng từ.
Cột 4: Nội dung của chứng từ.
Cột 5: Ghi tổng số tiền phát sinh trên chứng từ, đây là số phát sinh bên Nợ TK 631,
241. Số tiền ở cột này bằng tổng số tiền ở các cột từ 6 đến 12.
Cột 6  12: Ghi chi tiết theo khoản mục chi phí. Tuỳ theo mỗi đơn vị theo dõi phân
loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau để xây dựng nội dung cụ thể.
Cột 13: Ghi số được phép ghi giảm chi phí, thực chất là số phát sinh bên Có TK 631, 241.
Cuối tháng: Cộng số phát sinh trong tháng, số luỹ kế từ đầu quý, từ đầu năm và số dư
chuyển kỳ sau.
Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp
150 v1.0
SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ
(HOẶC XÂY DỰNG CƠ BẢN)
Loại hoạt động:....................................
Tên sản phẩm, dịch vụ hoặc tên công trình:...........................
Chứng từ Ghi Nợ tài khoản
Chia theo khoản mục
chi phí
Ngày
tháng
ghi
sổ
Số
hiệu
Ngày
tháng
Diễn giải
Tổng
số
... ... ... ...
Ghi Có
tài khoản
1 2 3 4 5 6 7 12 13
Số dư đầu kỳ
Cộng
– Cộng phát sinh tháng
– Luỹ kế từ đầu quý
– Số dư cuối kỳ
– Luỹ kế từ đầu năm
Sổ này có … trang đánh số từ trang 01 đến trang …
Ngày mở sổ ………………
Ngày… tháng …..năm
Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Sổ chi tiết doanh thu – Mẫu số S51 – H
Mục đích: Sổ này sử dụng cho đơn vị có hoạt động sản xuất, kinh doanh để theo dõi
doanh thu về hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh thu bán hàng hoá, cung cấp dịch
vụ cho bên ngoài.
Sổ chi tiết doanh thu mở theo từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh, bán hàng hoá,
cung cấp dịch vụ.
Sổ này sử dụng cho đơn vị có tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ cho
bên ngoài.
Căn cứ vào các Hoá đơn GTGT (liên 3), hoá đơn bán hàng thông thường (liên 3),
phiếu thu, giấy báo Có, cung cấp dịch vụ để ghi. Sổ được mở để theo dõi từng loại
hoạt động, từng loại sản phẩm, dịch vụ được tiêu thụ.
Cột 1  3: Ghi ngày tháng ghi sổ, số hiệu và ngày tháng của hoá đơn bán hàng.
Cột 4: Ghi nội dung của chứng từ.
Cột 5  7: Căn cứ vào hoá đơn để ghi số lượng, đơn giá và tổng số tiền bán hàng.
Cuối tháng cộng tổng số tiền bán hàng để lập sổ chi tiết các khoản thu.
Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp
v1.0 151
SỔ CHI TIẾT DOANH THU
(các khoản thu do bán hàng)
Loại hoạt động:....................................................
Tên sản phẩm (hàng hoá, dịch vụ):......................
Đơn vị tính:.................
Chứng từ Doanh thu bán hàngNgày tháng
ghi sổ Số hiệu Ngày tháng
Diễn giải
Số lượng Đơn giá Thành tiền
Các khoản giảm
trừ doanh thu
1 2 3 4 5 6 7 8
Cộng x
Sổ này có ….trang đánh số từ trang 01 đến trang….
Ngày mở sổ ………
Ngày… tháng …..năm
Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Sổ chi tiết các khoản thu – Mẫu số S52 – H
Mục đích: Sổ dùng để theo dõi các khoản thu sự nghiệp, phí, lệ phí, thu SXKD, thu
thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các khoản thu khác phát sinh và việc xử lý các khoản
thu này.
Căn cứ vào các biên lai thu thuế, phí, lệ phí các phiếu thu, sổ chi tiết doanh thu và các
chứng từ khác có liên quan để ghi. Mỗi loại thu mở và ghi riêng một quyển hoặc một
số trang sổ.
Cột 1  3: Ghi ngày tháng ghi sổ, số hiệu và ngày tháng của chứng từ.
Cột 4: Ghi nội dung tóm tắt của chứng từ.
Cột 5: Căn cứ vào bảng thanh quyết toán số thu ghi số phải nộp ngân sách, số trích
nộp quỹ cơ quan, số bổ sung các nguồn kinh phí.
Cột 6: Ghi số thực thu về phí, lệ phí, tiền bán sản phẩm...
Cuối tháng cộng số phát sinh tháng, số luỹ kế quý làm cơ sở lập bảng tổng hợp chi tiết.
Số liệu trên sổ dùng lập bảng tổng hợp chi tiết để đối chiếu số liệu trên Sổ cái.
SỔ CHI TIẾT CÁC KHOẢN THU
(Các khoản thu khác: Phí, lệ phí......)
Tên khoản thu:...................
Chứng từ Số tiềnNgày tháng
ghi sổ Số hiệu Ngày, tháng
Diễn giải
Sử dụng Thu
Ghi
chú
1 2 3 4 5 6 7
Cộng x
Sổ này có ….trang đánh số từ trang 01 đến trang….
Ngày mở sổ ………
Ngày…..tháng…..năm
Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp
152 v1.0
6.2.2. Kế toán tổng hợp
6.2.2.1. Kế toán nguồn vốn kinh doanh
Tài khoản kế toán sử dụng
 Tài khoản 411 “Nguồn vốn kinh doanh”
Tài khoản này sử dụng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốn
dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở đơn vị.
Nội dung và kết cấu tài khoản 411 như sau:
Tài khoản 411
SDĐK:
Phản ánh nguồn vốn kinh doanh hiện có của
đơn vị.
– Hoàn trả vốn kinh doanh dịch vụ cho các
thành viên đóng góp vốn.
– Hoàn trả vốn kinh doanh cho ngân sách nhà
nước, cho cấp trên.
– Các trường hợp giảm khác.
– Nhận vốn kinh doanh của ngân sách nhà
nước hoặc cấp trên hỗ trợ.
– Nhận vốn góp của các cá nhân và tổ chức
góp vốn.
– Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ chênh
lệch thu, chi hoạt động sản xuất kinh doanh.
– Các trường hợp tăng vốn khác: Bổ sung
từ quỹ …
SDCK:
Hạch toán nguồn vốn kinh doanh
(1) Nhận được vốn kinh doanh do ngân sách hỗ trợ hoặc cấp trên cấp, căn cứ vào
thông báo về số vốn được cấp kèm theo các chứng từ liên quan như phiếu thu,
giấy báo Có, phiếu nhập kho, biên bản giao nhận..., kế toán ghi:
Nợ TK 111: Số tiền mặt thực nhận
Nợ TK 112: Số tiền gửi ngân hàng, kho bạc thực nhận
Nợ TK 152: Trị giá nguyên liệu, vật liệu thực nhận
Nợ TK 153: Trị giá công cụ, dụng cụ thực nhận
Nợ TK 155: Trị giá sản phẩm, hàng hoá thực nhận
Nợ TK 211: Trị giá tài sản cố định hữu hình thực nhận
Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh.
(2) Nhận vốn góp của cán bộ, viên chức trong đơn
vị và các tổ chức cá nhân ngoài đơn vị đóng
góp vốn, căn cứ vào biên bản bàn giao và các
chứng khác liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 111: Nhận vốn góp bằng tiền mặt
Nợ TK 112: Nhận vốn góp bằng tiền gửi ngân
hàng, kho bạc
Nợ TK 152: Nhận vốn góp bằng nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153: Nhận vốn góp bằng công cụ, dụng cụ
Nợ TK 155: Nhận vốn góp bằng sản phẩm, hàng hoá
Nợ TK 211: Nhận vốn góp bằng tài sản cố định hữu hình
Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh.
Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp
v1.0 153
(3) Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ các quỹ của đơn vị:
Nợ TK 431: Số tiền trích từ quỹ cơ quan
Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh được trích lập từ quỹ cơ quan.
(4) Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ chênh lệch thu,
chi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (từ
lợi nhuận sau thuế), kế toán ghi:
Nợ TK 421: Số chênh lệch thu, chi chưa xử lý bổ
sung cho NVKD
Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh.
(5) Hoàn trả lại nguồn vốn kinh doanh cho ngân sách
nhà nước, cấp trên hoặc hoàn trả cho các thành
viên góp vốn: Căn cứ vào biên bản thanh lý khi
bàn giao tài sản cho các đơn vị, cá nhân nhận tài sản, kèm theo các chứng từ
khác như phiếu chi, giấy báo Nợ..., kế toán ghi:
Nợ TK 411: Nguồn vốn kinh doanh hoàn trả lại NSNN
Có TK 111: Hoàn trả bằng tiền mặt
Có TK 112: Hoàn trả bằng tiền gửi ngân hàng, kho bạc.
TK 411 TK 111, 112, 152, 153, 155, 211
TK 431
TK 421
TK 111, 112
(1) Nhận được vốn KD do ngân sách
hỗ trợ hoặc cấp trên cấp
(2) Nhận vốn góp của cán bộ,
viên chức trong đơn vị và các tổ
chức cá nhân ngoài đơn vị
(3) Bổ sung nguồn vốn KD
từ các quỹ
(4) Bổ sung nguồn vốn KD
từ chênh lệch thu,
chi hoạt động SXKD, dịch vụ
(5) Hoàn trả lại nguồn vốn KD
cho NSNN, cấp trên hoặc cho
các thành viên góp vốn
TK 411 TK 111, 112, 152, 153, 155, 211
TK 431
TK 421
TK 111, 112
(1) Nhận được vốn KD do ngân sách
hỗ trợ hoặc cấp trên cấp
(2) Nhận vốn góp của cán bộ,
viên chức trong đơn vị và các tổ
chức cá nhân ngoài đơn vị
(3) Bổ sung nguồn vốn KD
từ các quỹ
(4) Bổ sung nguồn vốn KD
từ chênh lệch thu,
chi hoạt động SXKD, dịch vụ
(5) Hoàn trả lại nguồn vốn KD
cho NSNN, cấp trên hoặc cho
các thành viên góp vốn
Ví dụ 1:
Trích tài liệu kế toán tại một đơn vị hành chính sự nghiệp như sau: (ĐVT: 1.000đ)
1. Bộ phận xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao 1 nhà kho cho bộ phận sản xuất kinh
doanh, trị giá 300.000 theo biên bản giao nhận số 46 ngày 27/6. Tài sản cố định
được đầu tư bằng nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản.
2. Nhận vốn góp của cán bộ, viên chức trong đơn vị bằng tiền mặt là 500.000 theo
phiếu thu số 128 ngày 30/6.
Lời giải:
1a. Nợ TK 211: 300.000 1b. Nợ TK 441: 300.000
Có TK 241: 300.000 Có TK 411: 300.000.
2. Nợ TK 111: 500.000
Có TK 411: 500.000
Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp
154 v1.0
6.2.2.2. Kế toán chi hoạt động sản xuất kinh doanh
Tài khoản kế toán sử dụng
Để theo dõi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán sử dụng tài khoản sau:
Tài khoản 631 “Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh”
Tài khoản này dùng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp có tổ chức hoạt động sản
xuất kinh doanh để phản ánh chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ.
Nội dung và kết cấu Tài khoản 631 như sau:
Tài khoản 631
SDĐK:
Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh còn
dở dang.
– Các chi phí của hoạt động sản xuất, kinh
doanh phát sinh.
– Chi phí bán hàng và chi phí quản lý liên quan
đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
– Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái của hoạt động
sản xuất, kinh doanh.
– Các khoản thu được phép ghi giảm chi phí
theo quy định của chế độ tài chính.
– Kết chuyển giá trị sản phẩm hoàn thành
nhập kho.
– Kết chuyển chi phí của khối lượng dịch vụ
hoàn thành được xác định là đã bán trong kỳ.
– Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý
liên quan đến hoạt động sản, xuất kinh doanh.
SCDK:
Hạch toán chi hoạt động sản xuất kinh doanh:
(1) Xuất kho vật liệu sử dụng cho các hoạt động sản xuất, căn cứ vào phiếu xuất kho
kế toán ghi:
Nợ TK 631: Trị giá xuất kho tính vào chi hoạt động SXKD
Có TK 152: Trị giá NVL xuất kho.
(2) Khi mua sắm vật liệu không nhập kho mà đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động
sản xuất kế toán ghi:
Nợ TK 631: Trị giá NVL tính vào chi hoạt động SXKD
Nợ TK 311 (3113): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 331: Chưa thanh toán cho người bán
Có TK 111: Số tiền trả bằng tiền mặt
Có TK 112: Số tiền trả bằng tiền gửi ngân
hàng, kho bạc.
(3) Tiền lương, tiền công, BHXH, BHYT, KPCĐ của
cán bộ, viên chức trực tiếp tham gia hoạt động sản
xuất, căn cứ vào bảng thanh toán lương kế toán ghi:
Nợ TK 631: Tính vào chi hoạt động SXKD
Có TK 334: Số tiền phải trả viên chức
Có TK 332: Số tiền phải nộp theo lương.
Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp
v1.0 155
(4) Chi phí lao vụ, dịch vụ mua ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất kế
toán ghi:
Nợ TK 631: Chi phí chưa có thuế GTGT
Nợ TK 311 (3113): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111: Số tiền trả bằng tiền mặt
Có TK 112: Số tiền trả bằng tiền gửi ngân hàng, kho bạc
Có TK 312: Số tiền trả bằng tạm ứng
Có TK 331: Số tiền còn phải trả.
(5) Sử dụng công cụ phục vụ hoạt động sản xuất
sản phẩm, kế toán ghi:
Nợ TK 631: Chi phí dụng cụ phân bổ một lần
Có TK 153, 643
(6) Hàng tháng, căn cứ vào bảng phân bổ khấu
hao TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho
hoạt động sản xuất vào chi phí, kế toán ghi:
Nợ TK 631: Chi phí khấu hao TSCĐ tính cho hoạt động SXKD
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ đầu tư bằng NVKD
Có TK 4314: Hao mòn để bổ sung quỹ phát triển sự nghiệp
Có TK 333: Hao mòn phải nộp ngân sách.
(7) Chi phí khác phát sinh bằng tiền có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
và các hoạt động khác, kế toán ghi:
Nợ TK 631: Chi phí khác tính vào chi hoạt động SXKD
Có TK 111: Số tiền trả bằng tiền mặt
Có TK 112: Số tiền trả bằng tiền gửi ngân hàng, kho bạc
Có TK 331: Số tiền còn phải trả.
(8) Xác định số nguyên liệu, vật liệu sử dụng
không hết nhập lại kho trên phiếu nhập kho, kế
toán ghi:
Nợ TK 152: Trị giá NVL nhập kho
Có TK 631: Chi hoạt động SXKD.
(9) Nhập kho số sản phẩm sản xuất hoàn thành,
căn cứ bảng tính giá thành sản phẩm và phiếu
nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 155: Giá thành sản phẩm hoàn thành
Có TK 631: Chi hoạt động sản xuất kinh doanh.
(10) Sản phẩm sản xuất hoàn thành bán ngay không nhập kho:
Nợ TK 531
Có TK 631
Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp
156 v1.0
TK 631TK 152
TK 331, 111, 112
TK 111, 112, 312, 331
TK 311 (3113)
TK 334, 332
TK 153, 643
TK 214, 4314, 333
TK 152
TK 155
(1) Xuất kho vật liệu sử dụng cho
hoạt động sản xuất
(7) Chi phí khác phát sinh bằng tiền
(2) Mua sắm vật liệu không nhập kho,
đưa vào sử dụng ngay
(4) Chi phí lao vụ, dịch vụ
mua ngoài
(3) Tiền công, tiền lương, BHXH,
BHYT, KPCĐ của CNV
(5) Sử dụng công cụ phục vụ
hoạt động sản xuất sản phẩm
(6) Hàng tháng, trích khấu hao
TSCĐ vào chi phí
(8) Xác định số NVL sử dụng
không hết nhập lại kho
(9) Nhập kho số sản phẩm
sản xuất hoàn thành
TK 531
(10) Bán ngay không nhập kho
TK 631TK 152
TK 331, 111, 112
TK 111, 112, 312, 331
TK 311 (3113)
TK 334, 332
TK 153, 643
TK 214, 4314, 333
TK 152
TK 155
(1) Xuất kho vật liệu sử dụng cho
hoạt động sản xuất
(7) Chi phí khác phát sinh bằng tiền
(2) Mua sắm vật liệu không nhập kho,
đưa vào sử dụng ngay
(4) Chi phí lao vụ, dịch vụ
mua ngoài
(3) Tiền công, tiền lương, BHXH,
BHYT, KPCĐ của CNV
(5) Sử dụng công cụ phục vụ
hoạt động sản xuất sản phẩm
(6) Hàng tháng, trích khấu hao
TSCĐ vào chi phí
(8) Xác định số NVL sử dụng
không hết nhập lại kho
(9) Nhập kho số sản phẩm
sản xuất hoàn thành
TK 531
(10) Bán ngay không nhập kho
Ví dụ 2:
Trích tài liệu kế toán tại một đơn vị hành chính sự nghiệp như sau: (ĐVT: 1.000đ)
1. Xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm 30.000.
2. Tính lương phải trả cho công nhân của bộ phận sản xuất là 100.000.
3. Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận sản xuất là 32.000.
Lời giải:
1. Nợ TK 631: 30.000
Có TK 152: 30.000
2. Nợ TK 631: 100.000
Có TK 334: 100.000
3. Nợ TK 631: 32.000
Có TK 214: 32.000
6.2.2.3. Kế toán thu hoạt động sản xuất kinh doanh
Tài khoản kế toán sử dụng
 Tài khoản 531 “Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh”
Tài khoản này sử dụng trong các đơn vị hành chính sự nghiệp có tổ chức hoạt
động sản xuất kinh doanh, dùng để phản ánh doanh thu của hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Nội dung và kết cấu Tài khoản 531 như sau:
Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp
v1.0 157
Tài khoản 531
– Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá đã tiêu
thụ trong kỳ.
– Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý
liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
– Kết chuyển chi phí của khối lượng công việc
dịch vụ hoàn thành được xác định đã tiêu thụ
trong kỳ.
– Các khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu,
giảm giá, hàng bán bị trả lại).
– Số thuế GTGT phải nộp Nhà nước.
– Số thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt
phải nộp Nhà nước.
– Doanh thu bán hàng bị giảm trừ.
– Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi.
– Doanh thu về bán vật tư, sản phẩm, hàng
hoá và cung cấp dịch vụ, lao vụ.
– Lãi tiền gửi, lãi cho vay, lãi các khoản đầu tư
tài chính.
– Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái của các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ của hoạt
động sản xuất kinh doanh.
– Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do
đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ.
– Kết chuyển chênh lệch chi lớn hơn thu.
Hạch toán thu hoạt động sản xuất kinh doanh
(1) Khi sản phẩm, hàng hoá giao cho người mua được xác định là tiêu thụ:
Căn cứ vào phiếu xuất kho ghi nhận giá vốn sản phẩm bán ra, kế toán ghi:
Nợ TK 531: Giá vốn hàng bán
Có TK 155, 631: Trị giá xuất kho sản phẩm, hàng hoá.
Căn cứ vào hoá đơn GTGT ghi doanh thu bán hàng và phải thu của khách hàng:
Nợ TK 311, 111, 112...: Số tiền phải thu khách hàng
Có TK 531: Giá bán chưa có thuế GTGT
Có TK 3331: Số thuế GTGT phải nộp.
(2) Nếu đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, căn cứ vào hoá đơn bán
hàng thông thường, kế toán ghi:
Nợ TK 311, 111, 112...: Số tiền phải thu khách hàng.
Có TK 531: Giá bán đã có thuế GTGT.
TK 155, 631 TK 531 TK 311, 111, 112
(1) Khi sản phẩm, hàng hóa giao cho
người mua được xác định là tiêu thụ.
Căn cứ vào phiếu xuất kho
TK 3331
(1) Căn cứ vào hóa đơn GTGT, ghi doanh thu
bán hàng và phải thu khách hàng
(2) Nếu đơn vị tính thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp, căn cứ vào hóa
đơn bán hàng thông thường
TK 155, 631 TK 531 TK 311, 111, 112
(1) Khi sản phẩm, hàng hóa giao cho
người mua được xác định là tiêu thụ.
Căn cứ vào phiếu xuất kho
TK 3331
(1) Căn cứ vào hóa đơn GTGT, ghi doanh thu
bán hàng và phải thu khách hàng
(2) Nếu đơn vị tính thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp, căn cứ vào hóa
đơn bán hàng thông thường
Ví dụ 3:
Trích tài liệu kế toán tại một đơn vị hành chính sự nghiệp như sau: ( ĐVT: 1.000đ)
Xuất kho sản phẩm bán cho khách hàng theo hóa đơn số 0002457 ngày 5 tháng 5 và
phiếu xuất kho cùng ngày số 20. Khách hàng Tùng Linh thanh toán tiền hàng bằng
chuyển khoản đã có giấy báo Có số 122 cùng ngày.
Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp
158 v1.0
Giá thực tế xuất kho: 60.000
Giá bán chưa thuế: 80.000, thuế GTGT với thuế suất 10% là: 8.000
Lời giải:
a. Nợ TK 531: 60.000 b. Nợ TK 112: 88.000
Có TK 155: 60.000 Có TK 531: 80.000
Có TK 333: 8.000
6.3. Kế toán đầu tư tài chính
6.3.1. Kế toán chi tiết
 Ghi chép các nghiệp vụ kế toán về đầu tư tài
chính, kế toán căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi,
giấy báo Nợ, giấy báo Có, biên bản bàn giao
TSCĐ, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hợp
đồng kinh tế…
 Sổ sách kế toán sử dụng:
Đối với kế toán chi tiết : Sổ chi tiết đầu tư
chứng khoán – Mẫu số S45–H; Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (hoặc
XDCB) – Mẫu số S64–H.
6.3.2. Kế toán tổng hợp
6.3.2.1. Tài khoản kế toán sử dụng
 Tài khoản 121 “Đầu tư tài chính ngắn hạn”
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động các khoản đầu
tư tài chính ngắn hạn của đơn vị theo giá gốc:
Kết cấu và nội dung tài khoản 121 như sau:
Tài khoản 121
SDĐK:
Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn và
các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác do
đơn vị sự nghiệp đang nắm giữ.
– Giá trị thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn
mua vào.
– Giá trị thực tế các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn khác.
– Giá trị chứng khoán đầu tư ngắn hạn bán ra,
đáo hạn hoặc được thanh toán theo giá trị ghi sổ.
– Giá trị các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
khác thu hồi theo giá trị ghi sổ.
SDCK:
 Tài khoản 221 “Đầu tư tài chính dài hạn”
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động các khoản đầu
tư tài chính dài hạn của đơn vị.
Kết cấu và nội dung tài khoản 221 như sau:
Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp
v1.0 159
Tài khoản 221
SDĐK:
– Giá gốc các loại chứng khoán đầu tư dài hạn
hiện có của đơn vị.
– Số vốn góp hiện còn cuối kỳ.
– Giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác
hiện còn.
– Giá gốc các loại chứng khoán đầu tư dài hạn tăng.
– Số vốn đã góp vào đơn vị khác.
– Giá trị thực tế các khoản đầu tư tài chính dài
hạn khác tăng.
– Giá gốc các loại chứng khoán đầu tư dài hạn giảm.
– Số vốn góp đã thu hồi.
– Số thiệt hại do không thu hồi được vốn góp.
– Giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn
khác giảm.
SDCK:
6.3.2.2. Phương pháp hạch toán
 Kế toán đầu tư chứng khoán
(1) Mua trái phiếu nhận lãi trước:
(1.1) Khi mua căn cứ vào chứng từ mua và xác định giá ghi sổ, kế toán ghi:
Nợ TK 121, 221: Ghi theo giá gốc
Có TK 3318: Số lãi nhận trước
Có TK 111, 112...: Số tiền thực trả.
(1.2) Định kỳ tính và phân bổ số lãi nhận trước:
Nợ TK 3318: Số lãi nhận trước
Có TK 531: Thu hoạt động SXKD.
(1.3) Khi trái phiếu đến kỳ đáo hạn được thanh toán:
Nợ TK 111, 112: Số tiền thực nhận
Có TK 121, 221: Giá gốc trái phiếu nhận lại.
(2) Mua trái phiếu nhận lãi định kỳ:
(2.1) Khi mua trái phiếu:
Nợ TK 121, 221: Ghi theo giá gốc
Có TK 111, 112, ...: Số tiền thực trả.
(2.2) Định kỳ tính số lãi phải thu:
Nợ TK 111, 112: Nếu nhận ngay tiền
Nợ TK 311: Nếu chưa nhận ngay tiền
Có TK 531: Thu hoạt động SXKD.
(2.3) Khi thanh toán trái phiếu đến hạn được thanh toán:
Nợ TK 111, 112: Số tiền thực nhận
Có TK 121, 221: Số tiền gốc
Có TK 531: Số lãi của kỳ đáo hạn.
(3) Mua trái phiếu nhận lãi một lần vào ngày đáo hạn:
(3.1) Khi mua trái phiếu:
Nợ TK 121, 221: Giá gốc của trái phiếu
Có TK 111, 112 ...: Số tiền thực trả.
(3.2) Định kỳ tính số lãi phải thu:
Nợ TK 311: Số tiền lãi phải thu
Có TK 531: Thu hoạt động SXKD.
Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp
160 v1.0
(3.3) Khi thanh toán trái phiếu đến hạn thanh toán:
Nợ TK 111, 112: Số tiền thực thu
Có TK 121, 221: Số tiền gốc
Có TK 531: Số lãi của kỳ đáo hạn
Có TK 311: Số lãi đã ghi vào thu nhập của
các kỳ trước nhận tiền vào kỳ này.
(4) Khi bán chứng khoán:
(4.1) Trường hợp có lãi:
Nợ TK 111, 112: Số tiền thực thu
Có TK 121, 221: Số tiền gốc
Có TK 531: Chênh lệch giá bán lớn hơn giá trị ghi sổ.
(4.2) Trường hợp thua lỗ:
Nợ TK 111, 112: Số tiền thực nhận
Nợ TK 631: Chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị ghi sổ
Có TK 121, 221: Số tiền gốc.
TK 121, 221
TK 531
TK 111, 112TK 111, 112
TK 3118
TK 311
(2.1) Khi mua trái phiếu nhận lãi
định kỳ
(3.1) Khi mua trái phiếu nhận lãi
một lần vào ngày đáo hạn
(1.1) Mua trái phiếu nhận lãi
trước, xác định giá ghi sổ
(1.2) Định kỳ tính và phân
bổ số lãi nhận trước
(3.2) Định kỳ tính lãi
phải thu
TK 311
TK 631
(2.3) Khi thanh toán trái phiếu
đến hạn thanh toán
(4.1) Bán chứng
khoán (nếu lãi)
(3.3) Khi thanh toán trái
phiếu đến hạn thanh toán
(4.2) Bán chứng khoán (nếu lỗ)
TK 531
(2.2) Định kỳ tính số
lãi phải thu
TK 111, 112, 311
TK 121, 221
TK 531
TK 111, 112TK 111, 112
TK 3118
TK 311
(2.1) Khi mua trái phiếu nhận lãi
định kỳ
(3.1) Khi mua trái phiếu nhận lãi
một lần vào ngày đáo hạn
(1.1) Mua trái phiếu nhận lãi
trước, xác định giá ghi sổ
(1.2) Định kỳ tính và phân
bổ số lãi nhận trước
(3.2) Định kỳ tính lãi
phải thu
TK 311
TK 631
(2.3) Khi thanh toán trái phiếu
đến hạn thanh toán
(4.1) Bán chứng
khoán (nếu lãi)
(3.3) Khi thanh toán trái
phiếu đến hạn thanh toán
(4.2) Bán chứng khoán (nếu lỗ)
TK 531
(2.2) Định kỳ tính số
lãi phải thu
TK 111, 112, 311
Ví dụ 4:
Trích tài liệu kế toán tại một đơn vị hành chính sự nghiệp như sau: ( ĐVT: 1.000đ)
1. Mua trái phiếu với số lượng 100, giá mua 200/1 trái phiếu có thời hạn thanh toán là
8 tháng, đã trả bằng tiền mặt theo phiếu chi số 21 ngày 15/4.
2. Ngày 20/4 nhượng bán 100 trái phiếu đã đầu tư với tổng số tiền thu được 22.000
theo giấy báo Có số 100 ngày 20/4.
Lời giải:
1. Nợ TK 121: 20.000 2. Nợ TK 112: 22.000
Có TK 111: 20.000 Có TK 121: 20.000
Có TK 531: 2.000
Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp
v1.0 161
 Kế toán góp vốn đầu tư vào đơn vị khác
(1) Dùng tiền để góp vốn liên doanh, liên kết hoạt động sản xuất kinh doanh, căn
cứ vào thực tế góp vốn, kế toán ghi:
Nợ TK 221: Ghi theo vốn góp
Có TK 111, 112...: Số tiền mang góp vốn.
(2) Góp vốn bằng tài sản cố định:
(2.1) Nếu giá đánh lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ:
Nợ TK 221: Giá đánh lại của TSCĐ do hai
bên thống nhất đánh giá
Nợ TK 631: Số chênh lệch giữa giá đánh lại
nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế
Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ mang
góp vốn đang ghi sổ kế toán.
(2.2) Nếu giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại
của tài sản cố định:
Nợ TK 221: Giá đánh lại của TSCĐ do hai bên thống nhất đánh giá
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế
Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ mang góp vốn
Có TK 531: Số chênh lệch giữa giá đánh lại lớn hơn GTCL của TSCĐ.
(3) Dùng thu nhập được chia từ hoạt động đầu tư góp vốn để bổ sung vốn góp:
Nợ TK 221: Số lãi được hưởng đầu tư tiếp
Có TK 531: Ghi nhận thu hoạt động SXKD.
(4) Khi kết thúc hợp đồng góp vốn, khi đơn vị nhận lại vốn góp:
(4.1) Trường hợp có lãi:
Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211, 213: Trị giá tài sản thực nhận lại
Có TK 221: Số vốn góp
Có TK 531: Chênh lệch giá trị vốn góp thu hồi lớn hơn giá trị vốn góp
ban đầu.
(4.2) Trường hợp thua lỗ:
Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211, 213: Trị giá tài sản thực nhận lại
Nợ TK 631: Chênh lệch giá trị vốn góp thu hồi nhỏ hơn giá trị vốn góp ban đầu
Có TK 221: Số tiền vốn góp.
(5) Trường hợp đơn vị nhượng lại vốn góp cho các bên khác:
(5.1) Trường hợp có lãi:
Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211, 213: Trị giá tài sản thực nhận lại
Có TK 221: Số vốn góp
Có TK 531: Chênh lệch giá gốc khoản vốn góp nhỏ hơn giá nhượng bán.
Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp
162 v1.0
(5.2) Trường hợp thua lỗ:
Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211, 213: Trị giá tài sản thực nhận lại
Nợ TK 631: Chênh lệch giá gốc khoản vốn góp lớn hơn giá nhượng bán
Có TK 221: Số tiền vốn góp.
TK 221TK 111, 112
TK 211, 213
TK 631
TK 214
TK 531
TK 631
TK 531
TK 111, 112, 152, 211
(1) Dùng tiền để góp vốn vào công ty
liên doanh, liên kết
(2.1) Góp vốn bằng TSCĐ. Nếu giá đánh giá
lại < giá trị còn lại của TSCĐ
(2.2) Nếu giá đánh giá lại > giá trị
còn lại của TSCĐ
(4.2), (5.2) Đơn vị nhượng lại vốn góp
cho các bên khác – Nếu lỗ
(4.1), (5.1) Đơn vị nhượng lại vốn góp
cho các bên khác - Nếu có lãi.
(3) Dùng thu nhập được chia từ hoạt động
đầu tư góp vốn để bổ sung vốn góp
TK 221TK 111, 112
TK 211, 213
TK 631
TK 214
TK 531
TK 631
TK 531
TK 111, 112, 152, 211
(1) Dùng tiền để góp vốn vào công ty
liên doanh, liên kết
(2.1) Góp vốn bằng TSCĐ. Nếu giá đánh giá
lại < giá trị còn lại của TSCĐ
(2.2) Nếu giá đánh giá lại > giá trị
còn lại của TSCĐ
(4.2), (5.2) Đơn vị nhượng lại vốn góp
cho các bên khác – Nếu lỗ
(4.1), (5.1) Đơn vị nhượng lại vốn góp
cho các bên khác - Nếu có lãi.
(3) Dùng thu nhập được chia từ hoạt động
đầu tư góp vốn để bổ sung vốn góp
Ví dụ 5:
Trích tài liệu kế toán tại một đơn vị hành chính sự nghiệp như sau: (ĐVT: 1.000đ)
Đem tài sản cố định hữu hình góp vốn liên doanh dài hạn có nguyên giá 250.000, giá
trị hao mòn là 50.000, giá đánh giá lại của hội đồng liên doanh là 220.000.
Lời giải:
Nợ TK 221: 220.000
Nợ TK 214: 50.000
Có TK 211: 250.000
Có TK 531: 20.000
 Kế toán tiền gửi có kỳ hạn
(1) Khi chuyển tiền vào các ngân hàng, tổ
chức tín dụng:
Nợ TK 121, 221: Số tiền thực gửi
Có TK 111, 112...: Gửi tiền bằng tiền
mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc.
(2) Định kỳ nhận lãi tiền gửi:
Nợ TK 111, 112: Số lãi thực nhận bằng
tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc
Có TK 531: Ghi nhận thu từ hoạt động SXKD.
Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp
v1.0 163
(3) Trường hợp gửi tiền có kỳ hạn nhận lãi trước:
(3.1) Khi gửi tiền vào:
Nợ TK 121, 221: Số tiền được tính vào đầu tư
Có TK 3318: Số lãi nhận trước
Có TK 111, 112...: Số tiền thực gửi.
(3.2) Định kỳ kết chuyển số lãi phải thu từng kỳ tính vào thu nhập kỳ kế toán:
Nợ TK 3318: Tiền lãi nhận trước được tính vào kỳ hạch toán
Có TK 531: Ghi nhận doanh thu.
(4) Khi thu hồi khoản tiền gửi:
Nợ TK 111, 112: Số tiền thực thu hồi
Có TK 121, 221: Số tiền gửi vào ngân hàng.
(5) Trường hợp gửi tiền có kỳ hạn nhận lãi sau:
(5.1) Khi xuất tiền gửi vào các tổ chức tín dụng:
Nợ TK 121, 221
Có TK 111, 112...
(5.2) Định kỳ xác định số lãi phải thu của kỳ báo cáo:
Nợ TK 3118: Số lãi chưa thu được
Có TK 531: Thu hoạt động sản xuất kinh doanh.
(5.3) Khi thu hồi khoản tiền:
Nợ TK 111, 112: Số tiền thu lại bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Có TK 121, 221: Số tiền gốc đã gửi
Có TK 531: Số lãi của kỳ đáo hạn
Có TK 311: Số lãi đã ghi vào thu nhập của các kỳ trước.
TK 121, 221TK 111, 112
TK 3318
TK 311
TK 531
TK 111, 112
(1) Khi chuyển tiền vào các ngân hàng,
tổ chức tín dụng
(3.1) Khi gửi tiền có kỳ hạn
nhận lãi trước
(4) Khi thu hồi khoản tiền gửi
(5.3) Khi thu hồi khoản tiền
(2) Định kỳ nhận lãi tiền gửi
(3.2) Định kỳ kết chuyển số lãi phải thu
từng kỳ tính vào thu nhập kỳ kế toán
(5.1) Khi gửi tiền vào các ngân hàng,
tổ chức tín dụng (nhận lãi sau)
(5.2) Định kỳ xác định số lãi phải thu
của kỳ báo cáo
TK 121, 221TK 111, 112
TK 3318
TK 311
TK 531
TK 111, 112
(1) Khi chuyển tiền vào các ngân hàng,
tổ chức tín dụng
(3.1) Khi gửi tiền có kỳ hạn
nhận lãi trước
(4) Khi thu hồi khoản tiền gửi
(5.3) Khi thu hồi khoản tiền
(2) Định kỳ nhận lãi tiền gửi
(3.2) Định kỳ kết chuyển số lãi phải thu
từng kỳ tính vào thu nhập kỳ kế toán
(5.1) Khi gửi tiền vào các ngân hàng,
tổ chức tín dụng (nhận lãi sau)
(5.2) Định kỳ xác định số lãi phải thu
của kỳ báo cáo
6.4. Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
6.4.1. Tài khoản kế toán sử dụng
Để xác định kết quả hoạt động SXKD, kế toán sử dụng tài khoản 421.
Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp
164 v1.0
Tài khoản 421 “Chênh lệch thu, chi chưa xử lý”. TK này sử dụng để phản ánh số
chênh lệch và xử lý số chênh lệch giữa thu và chi của hoạt động thường xuyên, hoạt
động sự nghiệp và hoạt động khác, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động theo đơn
đặt hàng của Nhà nước.
Bên Nợ:
 Số chênh lệch chi lớn hơn thu của hoạt động SXKD.
 Kết chuyển số chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thường xuyên, hoạt động
sự nghiệp và hoạt động khác, hoạt động SXKD, hoạt động theo đơn đặt hàng của
Nhà nước.
 Kết chuyển chênh lệch thu, chi hoạt động SXKD còn lại sau thuế thu nhập doanh
nghiệp để bổ sung cho các nguồn khác.
 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước.
Bên Có:
 Số chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thường xuyên, hoạt động sự nghiệp
và hoạt động khác, hoạt động SXKD, hoạt động theo đơn đặt hàng của Nhà nước.
 Kết chuyển chênh lệch chi lớn hơn thu sau khi có quyết định xử lý.
Dư Nợ:
Phản ánh chênh lệch chi lớn hơn thu chưa xử lý.
Dư Có:
 Phản ánh chênh lệch thu lớn hơn chi chưa xử lý.
 Tài khoản 421 có các TK chi tiết:
TK 4211 – Chênh lệch thu chi của hoạt động thường xuyên.
TK 4212 – Chênh lệch thu chi của hoạt động SXKD.
TK 4213 – Chênh lệch thu chi của hoạt động theo đơn đặt hàng của Nhà nước.
TK 4218 – Chênh lệch thu chi của hoạt động khác.
6.4.2. Phương pháp hạch toán
Cuối kỳ sau khi kết thúc các hoạt động mang tính chất kinh doanh, kế toán thực hiện
công việc xác định kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh ở đơn vị mình.
(1) Chi phí bán hàng và chi phí quản lý bộ phận SXKD phát sinh trong kỳ:
(1.1) Chi phí vật tư phục vụ cho bán hàng và quản lý bộ phận SXKD:
Nợ TK 631: Giá trị vật tư xuất kho hoặc mua về sử dụng ngay
Nợ TK 311 (3113): Thuế GTGT đầu vào (nếu có)
Có TK 152, 153: Giá trị vật tư xuất kho
Có TK 111, 112, 331...: Số tiền trả cho người bán
(1.2) Tiền lương, các khoản trích theo lương của nhân viên phục vụ cho bộ
phận bán hàng và quản lý bộ phận SXKD:
Nợ TK 631: Tiền lương phải trả và các khoản trích theo lương (phần tính
vào chi phí)
Có TK 334: Tiền lương phải trả
Có TK 332: Các khoản trích theo lương
Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp
v1.0 165
(1.3) Các chi phí được phân bổ từ bộ phận sự nghiệp:
Nợ TK 631
Có TK 661
Phần chi phí phân bổ cho bộ phận SXKD
từ bộ phận sự nghiệp
(1.4) Các chi phí khác phát sinh phục vụ cho bộ phận bán hàng và bộ phận quản
lý bộ phận SX như chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí sửa chữa TSCĐ...
Nợ TK 631: Giá chưa thuế GTGT
Nợ TK 311 (3113): Thuế GTGT đầu vào (nếu có)
Có TK 111, 112, 331...: Giá có thuế GTGT
Có TK 152, 153, 241, 643...
(2) Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung:
Nợ TK 531: Số chi phí tập hợp trong kỳ
Có TK 631: Kết chuyển chi phí hoạt động SXKD.
(3) Xác định kết quả:
(3.1) Nếu hoạt động kinh doanh có lãi – thu
lớn hơn chi:
Nợ TK 531
Có TK 421: Số lãi thu được.
(3.2) Nếu hoạt động kinh doanh bị thua lỗ –
chi lớn hơn thu:
Nợ TK 421: Số thua lỗ
Có TK 531
TK 631TK 111, 112, 331, 152, 153
TK 334, 332
TK 661
TK 3113
TK 421
TK 531
(1.1) Chi phí vật tư phục vụ cho
bán hàng và quản lý bộ phận SXKD
phát sinh trong kỳ
TK 111, 112, 331, 152, 153, 241, 643
(1.4) Các chi phí khác
phát sinh
(1.2) Tiền lương và các
khoản trích theo lương
(1.3) Các chi phí được phân bổ từ
bộ phận sự nghiệp
(2) Kết chuyển chi phí bán hàng
và chi phí quản lý chung
(3.1) Nếu hoạt động
kinh doanh có lãi
(3.2) Nếu hoạt động
kinh doanh thua lỗ
TK 155, 631
Giá vốn sản phẩm,
hàng hóa tiêu thụ
TK 111, 112
Các
khoản thu
TK 333
TK 631TK 111, 112, 331, 152, 153
TK 334, 332
TK 661
TK 3113
TK 421
TK 531
(1.1) Chi phí vật tư phục vụ cho
bán hàng và quản lý bộ phận SXKD
phát sinh trong kỳ
TK 111, 112, 331, 152, 153, 241, 643
(1.4) Các chi phí khác
phát sinh
(1.2) Tiền lương và các
khoản trích theo lương
(1.3) Các chi phí được phân bổ từ
bộ phận sự nghiệp
(2) Kết chuyển chi phí bán hàng
và chi phí quản lý chung
(3.1) Nếu hoạt động
kinh doanh có lãi
(3.2) Nếu hoạt động
kinh doanh thua lỗ
TK 155, 631
Giá vốn sản phẩm,
hàng hóa tiêu thụ
TK 111, 112
Các
khoản thu
TK 333
Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp
166 v1.0
Phân phối lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
– Chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động sản xuất, kinh doanh còn lại sau thuế thu nhập doanh nghiệp:
+ Trường hợp cấp có thẩm quyền cho phép bổ sung nguồn kinh phí quản lý bộ máy, nguồn vốn kinh
doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 421
Có TK 461: Số bổ sung Nguồn kinh phí thường xuyên
Có TK 441: Số bổ sung Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
Có TK 411: Số bổ sung Nguồn vốn kinh doanh.
+ Trường hợp trích lập các quỹ từ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 421
Có TK 431
+ Số phải nộp cấp trên từ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh (nếu có), ghi:
Nợ TK 421
Có TK 342
– Kết chuyển chênh lệch thu chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước, kế toán ghi
Nợ TK 511
Có TK 421
– Cuối kỳ, kết chuyển số thu lớn hơn chi của hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác của đơn vị theo
quy định của chế độ tài chính, ghi:
Nợ TK 511
Có TK 421
– Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác vào các tài khoản liên
quan theo quy định của chế độ tài chính, ghi:
Nợ TK 421
Có TK 461
Ví dụ 6:
Trích tài liệu kế toán tại một đơn vị hành chính sự nghiệp có tổ chức hoạt động kinh
doanh như sau: (ĐVT: 1.000đ)
1. Cuối kỳ, xác định số lãi thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 70.000.
2. Số thuế thu nhập đơn vị phải nộp 25% trên tổng số lãi trong kỳ là 17.500.
3. Số chênh lệch thu, chi được bổ sung cho quỹ khen thưởng: 20.000, quỹ phúc lợi 20.000.
Lời giải:
1. Nợ TK 531: 70.000
Có TK 421: 70.000
2. Nợ TK 421: 17.500
Có TK 333: 17.500
3. Nợ TK 421: 40.000
Có TK 4311: 20.000
Có TK 4312: 20.000
Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp
v1.0 167
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Bài 6 đề cập đến rất nhiều nội dung như: Hạch toán chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm,
hàng hóa, hạch toán đầu tư tài chính và xác định kết quả kinh doanh. Để nắm chắc các nội dung
trên học viên cần ghi nhớ một số điểm sau: Thứ nhất, học viên cần nắm được các hoạt động
được gọi là hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Thứ hai, nguồn
vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh được huy động từ những nguồn nào, các nguyên
tắc trong xác định kết quả và phân phối kết quả từ hoạt động kinh doanh. Cuối cùng, học viên
cần ghi nhớ các chứng từ, tài khoản và sổ kế toán (bao gồm cả sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán
tổng hợp) sử dụng và phương pháp hạch toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành
chính sự nghiệp.
Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp
168 v1.0
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nêu đặc điểm chung của hoạt động SXKD trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Đặc điểm
này có gì khác so với trong các doanh nghiệp?
2. Nêu trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
3. Trình bày khái quát hạch toán các khoản đầu tư trong đơn vị hành chính sự nghiệp.
4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được hạch toán như thế nào? Phân phối kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh được hạch toán ra sao?
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Cho tài liệu tại một đơn vị hành chính sự nghiệp như sau (đơn vị tính: 1.000đ).
1. Phiếu xuất kho số 30 ngày 15/4: Xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm 400.000,
cho bán hàng 900.
2. Giấy báo Nợ số 60 ngày 18/4: Mua nguyên vật liệu dùng ngay cho sản xuất sản phẩm giá
mua chưa có thuế GTGT là 150.000, thuế suất thuế GTGT 10%.
3. Mua một tài sản cố định hữu hình sử dụng ngay cho bộ phận sản xuất kinh doanh giá mua
chưa có thuế GTGT là 80.000, thuế suất thuế GTGT 10 %. Đã thanh toán bằng tiền mặt theo
phiếu chi số 810 ngày 20/4. TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn kinh doanh.
4. Theo bảng thanh toán lương 04 ngày 26/4: tiền lương phải trả các bộ phận:
– Bộ phận hành chính sự nghiệp: 125.000.
– Bộ phận SXKD:
+ Công nhân sản xuất: 50.000.
+ Nhân viên bán hàng: 3.000.
5. Các khoản trích theo lương tính theo tỷ lệ quy định.
6. Tiền điện phải trả phục vụ các bộ phận theo giá chưa thuế GTGT 10% trên hoá đơn GTGT
số 245689 ngày 28/4 là:
– Bộ phận hành chính sự nghiệp: 14.000.
– Bộ phận SXKD: 10.000.
– Cửa hàng bán sản phẩm: 2.000.
7. Các chi phí khác chưa trả theo hoá đơn GTGT số 7563 ngày 28/4 theo giá chưa thuế GTGT 10%:
– Phục vụ phân xưởng: 18.750.
– Phục vụ bán hàng: 1.850.
8. Nhập kho 1.000 sản phẩm hoàn thành theo phiếu nhập kho số 12 ngày 29/4.
9. Xuất bán cho công ty M 650 sản phẩm, đơn giá bán chưa thuế GTGT 10% là 1.000, công ty
M đã thanh toán một nửa bằng tiền mặt số còn lại chưa thanh toán.
Yêu cầu:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực hiện các bút toán kết chuyển cần thiết.
Biết rằng:
– Chi phí dở dang đầu kỳ 18.000.
– Chi phí dở dang cuối kỳ 10.000.
– Đầu kỳ TK 155 có số dư bằng không.
– Bộ phận SXKD sản xuất hàng hóa chịu thuế GTGT và tính thuế theo phương pháp khấu trừ.

More Related Content

What's hot

Doanh thu chi phi xdkqkd
Doanh thu chi phi xdkqkdDoanh thu chi phi xdkqkd
Doanh thu chi phi xdkqkdNgọc Hà
 
Ke toan.org thong-tu-185-2010-tt-btc-ve-ke-toan
Ke toan.org thong-tu-185-2010-tt-btc-ve-ke-toanKe toan.org thong-tu-185-2010-tt-btc-ve-ke-toan
Ke toan.org thong-tu-185-2010-tt-btc-ve-ke-toanQuoc Sekureco
 
Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"
Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"
Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"Tuấn Anh
 
Chi phí sản xuất kinh doanh và chứng từ
Chi phí sản xuất kinh doanh và chứng từChi phí sản xuất kinh doanh và chứng từ
Chi phí sản xuất kinh doanh và chứng từChris Christy
 
Nguyen Ly Ke Toan Chuong III
Nguyen Ly Ke Toan Chuong IIINguyen Ly Ke Toan Chuong III
Nguyen Ly Ke Toan Chuong IIIChuong Nguyen
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...Nguyen Minh Chung Neu
 
Nguyên Lý Kế Toán - PGS.TS. Nguyễn Khắc Hùng
Nguyên Lý Kế Toán - PGS.TS. Nguyễn Khắc Hùng Nguyên Lý Kế Toán - PGS.TS. Nguyễn Khắc Hùng
Nguyên Lý Kế Toán - PGS.TS. Nguyễn Khắc Hùng nataliej4
 
Phan tich bao_cao_ket_qua_kinh_doanh_va_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_kinh_doan...
Phan tich bao_cao_ket_qua_kinh_doanh_va_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_kinh_doan...Phan tich bao_cao_ket_qua_kinh_doanh_va_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_kinh_doan...
Phan tich bao_cao_ket_qua_kinh_doanh_va_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_kinh_doan...ma ga ka lom
 
C 04. KT-HCSN KT thanh toán
C 04. KT-HCSN KT thanh toánC 04. KT-HCSN KT thanh toán
C 04. KT-HCSN KT thanh toánHoàng Ân
 
Bài giảng môn nguyên lý kế toán
Bài giảng môn nguyên lý kế toánBài giảng môn nguyên lý kế toán
Bài giảng môn nguyên lý kế toánHọc Huỳnh Bá
 
Thong tu 185-2010-tt-btc
Thong tu 185-2010-tt-btcThong tu 185-2010-tt-btc
Thong tu 185-2010-tt-btcMyLinh093
 

What's hot (20)

Doanh thu chi phi xdkqkd
Doanh thu chi phi xdkqkdDoanh thu chi phi xdkqkd
Doanh thu chi phi xdkqkd
 
Ke toan quan tri
Ke toan quan triKe toan quan tri
Ke toan quan tri
 
Ke toan.org thong-tu-185-2010-tt-btc-ve-ke-toan
Ke toan.org thong-tu-185-2010-tt-btc-ve-ke-toanKe toan.org thong-tu-185-2010-tt-btc-ve-ke-toan
Ke toan.org thong-tu-185-2010-tt-btc-ve-ke-toan
 
Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"
Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"
Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"
 
Nhom 9
Nhom 9Nhom 9
Nhom 9
 
Bài ktcp
Bài ktcpBài ktcp
Bài ktcp
 
Chi phí sản xuất kinh doanh và chứng từ
Chi phí sản xuất kinh doanh và chứng từChi phí sản xuất kinh doanh và chứng từ
Chi phí sản xuất kinh doanh và chứng từ
 
Dự toán sản xuất kinh doanh
Dự toán sản xuất kinh doanhDự toán sản xuất kinh doanh
Dự toán sản xuất kinh doanh
 
6. quy trinh luan chuyen chung tu
6. quy trinh luan chuyen chung tu6. quy trinh luan chuyen chung tu
6. quy trinh luan chuyen chung tu
 
Nguyen Ly Ke Toan Chuong III
Nguyen Ly Ke Toan Chuong IIINguyen Ly Ke Toan Chuong III
Nguyen Ly Ke Toan Chuong III
 
Chương 4
Chương 4Chương 4
Chương 4
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
 
Nguyên Lý Kế Toán - PGS.TS. Nguyễn Khắc Hùng
Nguyên Lý Kế Toán - PGS.TS. Nguyễn Khắc Hùng Nguyên Lý Kế Toán - PGS.TS. Nguyễn Khắc Hùng
Nguyên Lý Kế Toán - PGS.TS. Nguyễn Khắc Hùng
 
Phan tich bao_cao_ket_qua_kinh_doanh_va_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_kinh_doan...
Phan tich bao_cao_ket_qua_kinh_doanh_va_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_kinh_doan...Phan tich bao_cao_ket_qua_kinh_doanh_va_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_kinh_doan...
Phan tich bao_cao_ket_qua_kinh_doanh_va_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_kinh_doan...
 
C 04. KT-HCSN KT thanh toán
C 04. KT-HCSN KT thanh toánC 04. KT-HCSN KT thanh toán
C 04. KT-HCSN KT thanh toán
 
Bài giảng môn nguyên lý kế toán
Bài giảng môn nguyên lý kế toánBài giảng môn nguyên lý kế toán
Bài giảng môn nguyên lý kế toán
 
De cuong so bo
De cuong so boDe cuong so bo
De cuong so bo
 
Bai tap mau pttkhttt
Bai tap mau pttkhttt Bai tap mau pttkhttt
Bai tap mau pttkhttt
 
Học viện tài chính full
Học viện tài chính fullHọc viện tài chính full
Học viện tài chính full
 
Thong tu 185-2010-tt-btc
Thong tu 185-2010-tt-btcThong tu 185-2010-tt-btc
Thong tu 185-2010-tt-btc
 

Similar to 09 acc504-bai 6-v1.0

Luận Văn Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ P...
Luận Văn Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ P...Luận Văn Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ P...
Luận Văn Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ P...sividocz
 
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợpPhương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợpAskSock Ngô Quang Đạo
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng th...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả tại công ty cổ phần  đầu tư xây dựng th...Kế toán doanh thu và xác định kết quả tại công ty cổ phần  đầu tư xây dựng th...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng th...luanvantrust
 
ĐỀ TÀI : Tổ chức Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...
ĐỀ TÀI : Tổ chức Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...ĐỀ TÀI : Tổ chức Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...
ĐỀ TÀI : Tổ chức Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...Luận Văn 1800
 
Tailieuonthimonnguyenlyketoan 121104130512-phpapp02
Tailieuonthimonnguyenlyketoan 121104130512-phpapp02Tailieuonthimonnguyenlyketoan 121104130512-phpapp02
Tailieuonthimonnguyenlyketoan 121104130512-phpapp02Hien Nguyen
 
Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoang thu huong 05 kt7
Hoang thu huong 05 kt7Hoang thu huong 05 kt7
Hoang thu huong 05 kt7trang1188
 
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm....
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm....Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm....
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm....Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to 09 acc504-bai 6-v1.0 (20)

Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Pin
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty PinĐề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Pin
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Pin
 
Luận Văn Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ P...
Luận Văn Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ P...Luận Văn Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ P...
Luận Văn Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ P...
 
Đề tài: Hoạch toán chi phí sản xuất tại công ty thương mại Viglacera
Đề tài: Hoạch toán chi phí sản xuất tại công ty thương mại ViglaceraĐề tài: Hoạch toán chi phí sản xuất tại công ty thương mại Viglacera
Đề tài: Hoạch toán chi phí sản xuất tại công ty thương mại Viglacera
 
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợpPhương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng th...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả tại công ty cổ phần  đầu tư xây dựng th...Kế toán doanh thu và xác định kết quả tại công ty cổ phần  đầu tư xây dựng th...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng th...
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công Ty vật tư nông nghiệp, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công Ty vật tư nông nghiệp, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công Ty vật tư nông nghiệp, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công Ty vật tư nông nghiệp, 9đ
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở nhà máy sản xuất xi măng, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở nhà máy sản xuất xi măng, HAYĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở nhà máy sản xuất xi măng, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở nhà máy sản xuất xi măng, HAY
 
ĐỀ TÀI : Tổ chức Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...
ĐỀ TÀI : Tổ chức Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...ĐỀ TÀI : Tổ chức Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...
ĐỀ TÀI : Tổ chức Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...
 
Tt1
Tt1Tt1
Tt1
 
Tailieuonthimonnguyenlyketoan 121104130512-phpapp02
Tailieuonthimonnguyenlyketoan 121104130512-phpapp02Tailieuonthimonnguyenlyketoan 121104130512-phpapp02
Tailieuonthimonnguyenlyketoan 121104130512-phpapp02
 
Tài liệu ôn thi môn nguyên lý kế toán
Tài liệu ôn thi môn nguyên lý kế toánTài liệu ôn thi môn nguyên lý kế toán
Tài liệu ôn thi môn nguyên lý kế toán
 
Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May - Gửi miễn p...
 
Cơ sở lý luận về kế toán xác định kết quả kinh doanh theo tt 133
Cơ sở lý luận về kế toán xác định kết quả kinh doanh theo tt 133Cơ sở lý luận về kế toán xác định kết quả kinh doanh theo tt 133
Cơ sở lý luận về kế toán xác định kết quả kinh doanh theo tt 133
 
Hoang thu huong 05 kt7
Hoang thu huong 05 kt7Hoang thu huong 05 kt7
Hoang thu huong 05 kt7
 
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm....
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm....Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm....
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm....
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty sản xuất Thái Hưng, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty sản xuất Thái Hưng, 9đĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty sản xuất Thái Hưng, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty sản xuất Thái Hưng, 9đ
 
Đề tài: Tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty Tùng Giang
Đề tài: Tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty Tùng GiangĐề tài: Tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty Tùng Giang
Đề tài: Tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty Tùng Giang
 
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Doanh Thu Chi Phí Và Xác Định Kết Qủa Kinh Doanh
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Doanh Thu Chi Phí Và Xác Định Kết Qủa Kinh DoanhCơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Doanh Thu Chi Phí Và Xác Định Kết Qủa Kinh Doanh
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Doanh Thu Chi Phí Và Xác Định Kết Qủa Kinh Doanh
 
Đề tài: Tổ chức kế toán tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì, 9đ
Đề tài: Tổ chức kế toán tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì, 9đĐề tài: Tổ chức kế toán tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì, 9đ
Đề tài: Tổ chức kế toán tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì, 9đ
 
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...
 

More from Yen Dang

So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb Yen Dang
 
Werkstatt B1
Werkstatt B1Werkstatt B1
Werkstatt B1Yen Dang
 
Station b2-kursbuchpdf
Station b2-kursbuchpdfStation b2-kursbuchpdf
Station b2-kursbuchpdfYen Dang
 
Goethe zertifikat a2 wortliste
Goethe zertifikat a2 wortlisteGoethe zertifikat a2 wortliste
Goethe zertifikat a2 wortlisteYen Dang
 
MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
 MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT) MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)Yen Dang
 
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)Yen Dang
 
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)Yen Dang
 
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)Yen Dang
 
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)Yen Dang
 
Acc504 lttn4
Acc504 lttn4Acc504 lttn4
Acc504 lttn4Yen Dang
 
Acc504 lttn1 2 3
Acc504 lttn1 2 3Acc504 lttn1 2 3
Acc504 lttn1 2 3Yen Dang
 
Acc504 btvn1
Acc504 btvn1Acc504 btvn1
Acc504 btvn1Yen Dang
 
11 acc504-bai 8-v1.0
11 acc504-bai 8-v1.011 acc504-bai 8-v1.0
11 acc504-bai 8-v1.0Yen Dang
 
10 acc504-bai 7-v1.0
10 acc504-bai 7-v1.010 acc504-bai 7-v1.0
10 acc504-bai 7-v1.0Yen Dang
 
08 acc504-bai 5-v1.0
08 acc504-bai 5-v1.008 acc504-bai 5-v1.0
08 acc504-bai 5-v1.0Yen Dang
 
07 acc504-bai 4-v1.0
07 acc504-bai 4-v1.007 acc504-bai 4-v1.0
07 acc504-bai 4-v1.0Yen Dang
 
06 acc504-bai 3-v1.0
06 acc504-bai 3-v1.006 acc504-bai 3-v1.0
06 acc504-bai 3-v1.0Yen Dang
 
05 acc504-bai 2-v1.0
05 acc504-bai 2-v1.005 acc504-bai 2-v1.0
05 acc504-bai 2-v1.0Yen Dang
 
04 acc504-bai 1-v1.0
04 acc504-bai 1-v1.004 acc504-bai 1-v1.0
04 acc504-bai 1-v1.0Yen Dang
 
02 acc504-loi noi dau-v1.0
02 acc504-loi noi dau-v1.002 acc504-loi noi dau-v1.0
02 acc504-loi noi dau-v1.0Yen Dang
 

More from Yen Dang (20)

So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
 
Werkstatt B1
Werkstatt B1Werkstatt B1
Werkstatt B1
 
Station b2-kursbuchpdf
Station b2-kursbuchpdfStation b2-kursbuchpdf
Station b2-kursbuchpdf
 
Goethe zertifikat a2 wortliste
Goethe zertifikat a2 wortlisteGoethe zertifikat a2 wortliste
Goethe zertifikat a2 wortliste
 
MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
 MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT) MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
 
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
 
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
 
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
 
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
 
Acc504 lttn4
Acc504 lttn4Acc504 lttn4
Acc504 lttn4
 
Acc504 lttn1 2 3
Acc504 lttn1 2 3Acc504 lttn1 2 3
Acc504 lttn1 2 3
 
Acc504 btvn1
Acc504 btvn1Acc504 btvn1
Acc504 btvn1
 
11 acc504-bai 8-v1.0
11 acc504-bai 8-v1.011 acc504-bai 8-v1.0
11 acc504-bai 8-v1.0
 
10 acc504-bai 7-v1.0
10 acc504-bai 7-v1.010 acc504-bai 7-v1.0
10 acc504-bai 7-v1.0
 
08 acc504-bai 5-v1.0
08 acc504-bai 5-v1.008 acc504-bai 5-v1.0
08 acc504-bai 5-v1.0
 
07 acc504-bai 4-v1.0
07 acc504-bai 4-v1.007 acc504-bai 4-v1.0
07 acc504-bai 4-v1.0
 
06 acc504-bai 3-v1.0
06 acc504-bai 3-v1.006 acc504-bai 3-v1.0
06 acc504-bai 3-v1.0
 
05 acc504-bai 2-v1.0
05 acc504-bai 2-v1.005 acc504-bai 2-v1.0
05 acc504-bai 2-v1.0
 
04 acc504-bai 1-v1.0
04 acc504-bai 1-v1.004 acc504-bai 1-v1.0
04 acc504-bai 1-v1.0
 
02 acc504-loi noi dau-v1.0
02 acc504-loi noi dau-v1.002 acc504-loi noi dau-v1.0
02 acc504-loi noi dau-v1.0
 

09 acc504-bai 6-v1.0

  • 1. Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp v1.0 145 0 Nội dung Những vấn đề chung về hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp.  Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh.  Kế toán đầu tư tài chính.  Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Giới thiệu Mục tiêu Bài học này sẽ hướng dẫn học viên các nguyên tắc và phương pháp kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Thời lượng học 5 tiết Bài này trang bị cho học viên những kiến thức về hạch toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Bao gồm:  Các vấn đề chung về hoạt động SXKD.  Nội dung phương pháp hạch toán: Hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hoạt động đầu tư tài chính, xác định kết quả của hoạt động kinh doanh. BÀI 6: KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
  • 2. Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp 146 v1.0 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI Tình huống dẫn nhập Cơ quan anh Dũng tận dụng một phòng làm việc không sử dụng đến nữa để mở một cửa hàng bán văn phòng phẩm, sách báo, tư liệu nhằm phục vụ cho việc học của sinh viên và cũng nhằm mục đích kinh đoanh, tăng thu cho trường. Câu hỏi 1. Anh Dũng sẽ phải hạch toán các hoạt động kinh doanh này như thế nào? 2. Phần thu và chi từ hoạt động này phải hạch toán ra sao? 3. Có hạch toán chung vào với các hoạt động sự nghiệp, dự án hay không?
  • 3. Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp v1.0 147 6.1. Những vấn đề chung về hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp 6.1.1. Nội dung chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm và kết quả kinh doanh Chi phí sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp là toàn bộ chi phí mà đơn vị chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định bao gồm:  Chi phí tiền lương, tiền công phụ cấp cán bộ công chức viên chức và người lao động trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, các khoản trích theo lương.  Chi phí nguyên nhiên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí công cụ dụng cụ.  Tiền thuế môn bài, chi phí khấu hao và sửa chữa tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.  Chi phí bán hàng, chi phí quản lý liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, số thua lỗ trong quá trình đầu tư tài chính. Giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành được xác định theo công thức sau: Giá thành của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ – Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Kết quả hoạt động SXKD được xác định như sau: Kết quả kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý chung 6.1.2. Nguồn vốn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh Để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh các đơn vị sự nghiệp phải xác định nguồn vốn có thể sử dụng được theo đúng chế độ tài chính quy định:  Nguồn vốn để duy trì hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ hoạt động này là nguồn vốn kinh doanh. Nguồn vốn này có thể do ngân sách nhà nước hỗ trợ (sẽ được thu hồi sau thời gian hoạt động hay được lưu chuyển để duy trì hoạt động), có thể do đơn vị trích một phần từ quỹ cơ quan, từ kết quả hoạt động, huy động từ việc góp vốn của cán bộ công chức trong đơn vị, vay của các tổ chức tín dụng. Từ nguồn hình thành trên nguồn vốn này cần được quản lý, sử dụng có hiệu quả để tăng lợi nhuận và bảo toàn phát triển nguồn vốn.  Đối với hoạt động đầu tư tài chính: Chỉ áp dụng trong đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ hoặc một phần chi phí hoạt động thường xuyên. Nguồn vốn thực hiện hoạt động này được hình thành: trích từ các quỹ, huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ công chức và các tổ chức, vay các tổ chức tín dụng. Như vậy, nguồn vốn để phục vụ hoạt động đầu tư tài chính không do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách.
  • 4. Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp 148 v1.0 6.2. Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh 6.2.1. Kế toán chi tiết  Chứng từ kế toán: o Hoá đơn, phiếu thu, giấy báo Có. o Phiếu xuất kho, phiếu chi, giấy báo Nợ, hoá đơn, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. o Bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, bảng kê trích nộp các khoản theo lương…  Sổ kế toán: Đối với kế toán chi tiết, bao gồm các sổ: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ, Sổ chi tiết doanh thu, Sổ theo dõi chi phí trả trước, Sổ chi tiết các khoản thu. Đối với kế toán tổng hợp: Tuỳ thuộc vào từng hình thức kế toán đơn vị áp dụng để xây dựng sổ kế toán cho phù hợp. Sổ theo dõi chi phí trả trước – Mẫu số S71 – H Sổ theo dõi chi phí trả trước dùng để theo dõi các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng không thể tính hết vào chi phí hoạt động và chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chi phí sự nghiệp, dự án trong năm mà phải phân bổ vào hai hoặc ba năm cho các đối tượng sử dụng chi phí. Sổ được lập để theo dõi cho cả năm, mỗi loại chi phí trả trước cần phân bổ theo dõi trên 1 số trang (phân bổ công cụ, dụng cụ, phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ...). Căn cứ vào: Phiếu xuất kho công cụ dụng cụ, phiếu chi, hoá đơn liên 2, phiếu xuất kho NVL... liên quan đến hoạt động sửa chữa lớn TSCĐ,... để ghi sổ: o Cột A: ghi ngày, tháng ghi chứng từ vào sổ. o Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ kế toán dùng để ghi sổ. o Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế của chứng từ kế toán. o Cột 1: Ghi tổng số chi phí phải phân bổ. o Cột 2 đến cột 4: Ghi số phân bổ cho từng kỳ. o Cột 5 đến cột 7: Ghi các đối tượng chi phí khi phân bổ chi phí trả trước (Nợ TK 661, TK 662, TK 631). Sổ theo dõi chi phí trả trước – Mẫu số S71 – H
  • 5. Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp v1.0 149 SỔ THEO DÕI CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC Chứng từ Số phân bổ cho từng kỳ Các đối tượng chi phí Ngày tháng ghi sổ Số hiệu Ngày tháng Diễn giải Số phải phân bổ ….. ….. ….. ….. ….. ….. A B C D 1 2 3 4 5 6 7 Số dư đầu kỳ Cộng Sổ này có ….trang đánh số từ trang 01 đến trang…. Ngày mở sổ ……… Ngày… tháng …..năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (hoặc XDCB) – Mẫu số S64 – H Mục đích: sổ chi phí sản xuất kinh doanh, dùng cho các đơn vị có hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động đầu tư XDCB để theo dõi các chi phí của các hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư XDCB. Sổ này dùng để theo dõi các khoản chi phí phát sinh của các hoạt động SXKD, dịch vụ của đơn vị nhằm cung cấp số liệu cho việc xác định kết quả của các hoạt động đó. Căn cứ vào các chứng từ như: Phiếu xuất kho, phiếu chi, giấy báo Nợ, Hoá đơn GTGT (liên 2), hoá đơn bán hàng thông thường (liên 2), bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, bảng kê trích nộp các khoản theo lương,…, sổ chi phí sản xuất kinh doanh tháng trước,… liên quan đến chi phí SXKD, dịch vụ và chi phí XDCB để ghi. Sổ được mở theo dõi cho từng loại hoạt động, mỗi sản phẩm, dịch vụ hoặc mỗi công trình được theo dõi chi tiết trên một quyển sổ hoặc một số trang sổ. Cột 1  3: Ghi ngày tháng ghi sổ, số hiệu và ngày tháng của chứng từ. Cột 4: Nội dung của chứng từ. Cột 5: Ghi tổng số tiền phát sinh trên chứng từ, đây là số phát sinh bên Nợ TK 631, 241. Số tiền ở cột này bằng tổng số tiền ở các cột từ 6 đến 12. Cột 6  12: Ghi chi tiết theo khoản mục chi phí. Tuỳ theo mỗi đơn vị theo dõi phân loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau để xây dựng nội dung cụ thể. Cột 13: Ghi số được phép ghi giảm chi phí, thực chất là số phát sinh bên Có TK 631, 241. Cuối tháng: Cộng số phát sinh trong tháng, số luỹ kế từ đầu quý, từ đầu năm và số dư chuyển kỳ sau.
  • 6. Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp 150 v1.0 SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ (HOẶC XÂY DỰNG CƠ BẢN) Loại hoạt động:.................................... Tên sản phẩm, dịch vụ hoặc tên công trình:........................... Chứng từ Ghi Nợ tài khoản Chia theo khoản mục chi phí Ngày tháng ghi sổ Số hiệu Ngày tháng Diễn giải Tổng số ... ... ... ... Ghi Có tài khoản 1 2 3 4 5 6 7 12 13 Số dư đầu kỳ Cộng – Cộng phát sinh tháng – Luỹ kế từ đầu quý – Số dư cuối kỳ – Luỹ kế từ đầu năm Sổ này có … trang đánh số từ trang 01 đến trang … Ngày mở sổ ……………… Ngày… tháng …..năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sổ chi tiết doanh thu – Mẫu số S51 – H Mục đích: Sổ này sử dụng cho đơn vị có hoạt động sản xuất, kinh doanh để theo dõi doanh thu về hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh thu bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho bên ngoài. Sổ chi tiết doanh thu mở theo từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh, bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ. Sổ này sử dụng cho đơn vị có tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ cho bên ngoài. Căn cứ vào các Hoá đơn GTGT (liên 3), hoá đơn bán hàng thông thường (liên 3), phiếu thu, giấy báo Có, cung cấp dịch vụ để ghi. Sổ được mở để theo dõi từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, dịch vụ được tiêu thụ. Cột 1  3: Ghi ngày tháng ghi sổ, số hiệu và ngày tháng của hoá đơn bán hàng. Cột 4: Ghi nội dung của chứng từ. Cột 5  7: Căn cứ vào hoá đơn để ghi số lượng, đơn giá và tổng số tiền bán hàng. Cuối tháng cộng tổng số tiền bán hàng để lập sổ chi tiết các khoản thu.
  • 7. Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp v1.0 151 SỔ CHI TIẾT DOANH THU (các khoản thu do bán hàng) Loại hoạt động:.................................................... Tên sản phẩm (hàng hoá, dịch vụ):...................... Đơn vị tính:................. Chứng từ Doanh thu bán hàngNgày tháng ghi sổ Số hiệu Ngày tháng Diễn giải Số lượng Đơn giá Thành tiền Các khoản giảm trừ doanh thu 1 2 3 4 5 6 7 8 Cộng x Sổ này có ….trang đánh số từ trang 01 đến trang…. Ngày mở sổ ……… Ngày… tháng …..năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sổ chi tiết các khoản thu – Mẫu số S52 – H Mục đích: Sổ dùng để theo dõi các khoản thu sự nghiệp, phí, lệ phí, thu SXKD, thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các khoản thu khác phát sinh và việc xử lý các khoản thu này. Căn cứ vào các biên lai thu thuế, phí, lệ phí các phiếu thu, sổ chi tiết doanh thu và các chứng từ khác có liên quan để ghi. Mỗi loại thu mở và ghi riêng một quyển hoặc một số trang sổ. Cột 1  3: Ghi ngày tháng ghi sổ, số hiệu và ngày tháng của chứng từ. Cột 4: Ghi nội dung tóm tắt của chứng từ. Cột 5: Căn cứ vào bảng thanh quyết toán số thu ghi số phải nộp ngân sách, số trích nộp quỹ cơ quan, số bổ sung các nguồn kinh phí. Cột 6: Ghi số thực thu về phí, lệ phí, tiền bán sản phẩm... Cuối tháng cộng số phát sinh tháng, số luỹ kế quý làm cơ sở lập bảng tổng hợp chi tiết. Số liệu trên sổ dùng lập bảng tổng hợp chi tiết để đối chiếu số liệu trên Sổ cái. SỔ CHI TIẾT CÁC KHOẢN THU (Các khoản thu khác: Phí, lệ phí......) Tên khoản thu:................... Chứng từ Số tiềnNgày tháng ghi sổ Số hiệu Ngày, tháng Diễn giải Sử dụng Thu Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 Cộng x Sổ này có ….trang đánh số từ trang 01 đến trang…. Ngày mở sổ ……… Ngày…..tháng…..năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
  • 8. Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp 152 v1.0 6.2.2. Kế toán tổng hợp 6.2.2.1. Kế toán nguồn vốn kinh doanh Tài khoản kế toán sử dụng  Tài khoản 411 “Nguồn vốn kinh doanh” Tài khoản này sử dụng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở đơn vị. Nội dung và kết cấu tài khoản 411 như sau: Tài khoản 411 SDĐK: Phản ánh nguồn vốn kinh doanh hiện có của đơn vị. – Hoàn trả vốn kinh doanh dịch vụ cho các thành viên đóng góp vốn. – Hoàn trả vốn kinh doanh cho ngân sách nhà nước, cho cấp trên. – Các trường hợp giảm khác. – Nhận vốn kinh doanh của ngân sách nhà nước hoặc cấp trên hỗ trợ. – Nhận vốn góp của các cá nhân và tổ chức góp vốn. – Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ chênh lệch thu, chi hoạt động sản xuất kinh doanh. – Các trường hợp tăng vốn khác: Bổ sung từ quỹ … SDCK: Hạch toán nguồn vốn kinh doanh (1) Nhận được vốn kinh doanh do ngân sách hỗ trợ hoặc cấp trên cấp, căn cứ vào thông báo về số vốn được cấp kèm theo các chứng từ liên quan như phiếu thu, giấy báo Có, phiếu nhập kho, biên bản giao nhận..., kế toán ghi: Nợ TK 111: Số tiền mặt thực nhận Nợ TK 112: Số tiền gửi ngân hàng, kho bạc thực nhận Nợ TK 152: Trị giá nguyên liệu, vật liệu thực nhận Nợ TK 153: Trị giá công cụ, dụng cụ thực nhận Nợ TK 155: Trị giá sản phẩm, hàng hoá thực nhận Nợ TK 211: Trị giá tài sản cố định hữu hình thực nhận Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh. (2) Nhận vốn góp của cán bộ, viên chức trong đơn vị và các tổ chức cá nhân ngoài đơn vị đóng góp vốn, căn cứ vào biên bản bàn giao và các chứng khác liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 111: Nhận vốn góp bằng tiền mặt Nợ TK 112: Nhận vốn góp bằng tiền gửi ngân hàng, kho bạc Nợ TK 152: Nhận vốn góp bằng nguyên liệu, vật liệu Nợ TK 153: Nhận vốn góp bằng công cụ, dụng cụ Nợ TK 155: Nhận vốn góp bằng sản phẩm, hàng hoá Nợ TK 211: Nhận vốn góp bằng tài sản cố định hữu hình Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh.
  • 9. Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp v1.0 153 (3) Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ các quỹ của đơn vị: Nợ TK 431: Số tiền trích từ quỹ cơ quan Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh được trích lập từ quỹ cơ quan. (4) Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ chênh lệch thu, chi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (từ lợi nhuận sau thuế), kế toán ghi: Nợ TK 421: Số chênh lệch thu, chi chưa xử lý bổ sung cho NVKD Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh. (5) Hoàn trả lại nguồn vốn kinh doanh cho ngân sách nhà nước, cấp trên hoặc hoàn trả cho các thành viên góp vốn: Căn cứ vào biên bản thanh lý khi bàn giao tài sản cho các đơn vị, cá nhân nhận tài sản, kèm theo các chứng từ khác như phiếu chi, giấy báo Nợ..., kế toán ghi: Nợ TK 411: Nguồn vốn kinh doanh hoàn trả lại NSNN Có TK 111: Hoàn trả bằng tiền mặt Có TK 112: Hoàn trả bằng tiền gửi ngân hàng, kho bạc. TK 411 TK 111, 112, 152, 153, 155, 211 TK 431 TK 421 TK 111, 112 (1) Nhận được vốn KD do ngân sách hỗ trợ hoặc cấp trên cấp (2) Nhận vốn góp của cán bộ, viên chức trong đơn vị và các tổ chức cá nhân ngoài đơn vị (3) Bổ sung nguồn vốn KD từ các quỹ (4) Bổ sung nguồn vốn KD từ chênh lệch thu, chi hoạt động SXKD, dịch vụ (5) Hoàn trả lại nguồn vốn KD cho NSNN, cấp trên hoặc cho các thành viên góp vốn TK 411 TK 111, 112, 152, 153, 155, 211 TK 431 TK 421 TK 111, 112 (1) Nhận được vốn KD do ngân sách hỗ trợ hoặc cấp trên cấp (2) Nhận vốn góp của cán bộ, viên chức trong đơn vị và các tổ chức cá nhân ngoài đơn vị (3) Bổ sung nguồn vốn KD từ các quỹ (4) Bổ sung nguồn vốn KD từ chênh lệch thu, chi hoạt động SXKD, dịch vụ (5) Hoàn trả lại nguồn vốn KD cho NSNN, cấp trên hoặc cho các thành viên góp vốn Ví dụ 1: Trích tài liệu kế toán tại một đơn vị hành chính sự nghiệp như sau: (ĐVT: 1.000đ) 1. Bộ phận xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao 1 nhà kho cho bộ phận sản xuất kinh doanh, trị giá 300.000 theo biên bản giao nhận số 46 ngày 27/6. Tài sản cố định được đầu tư bằng nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản. 2. Nhận vốn góp của cán bộ, viên chức trong đơn vị bằng tiền mặt là 500.000 theo phiếu thu số 128 ngày 30/6. Lời giải: 1a. Nợ TK 211: 300.000 1b. Nợ TK 441: 300.000 Có TK 241: 300.000 Có TK 411: 300.000. 2. Nợ TK 111: 500.000 Có TK 411: 500.000
  • 10. Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp 154 v1.0 6.2.2.2. Kế toán chi hoạt động sản xuất kinh doanh Tài khoản kế toán sử dụng Để theo dõi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán sử dụng tài khoản sau: Tài khoản 631 “Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh” Tài khoản này dùng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp có tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh để phản ánh chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ. Nội dung và kết cấu Tài khoản 631 như sau: Tài khoản 631 SDĐK: Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh còn dở dang. – Các chi phí của hoạt động sản xuất, kinh doanh phát sinh. – Chi phí bán hàng và chi phí quản lý liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. – Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái của hoạt động sản xuất, kinh doanh. – Các khoản thu được phép ghi giảm chi phí theo quy định của chế độ tài chính. – Kết chuyển giá trị sản phẩm hoàn thành nhập kho. – Kết chuyển chi phí của khối lượng dịch vụ hoàn thành được xác định là đã bán trong kỳ. – Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý liên quan đến hoạt động sản, xuất kinh doanh. SCDK: Hạch toán chi hoạt động sản xuất kinh doanh: (1) Xuất kho vật liệu sử dụng cho các hoạt động sản xuất, căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán ghi: Nợ TK 631: Trị giá xuất kho tính vào chi hoạt động SXKD Có TK 152: Trị giá NVL xuất kho. (2) Khi mua sắm vật liệu không nhập kho mà đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất kế toán ghi: Nợ TK 631: Trị giá NVL tính vào chi hoạt động SXKD Nợ TK 311 (3113): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 331: Chưa thanh toán cho người bán Có TK 111: Số tiền trả bằng tiền mặt Có TK 112: Số tiền trả bằng tiền gửi ngân hàng, kho bạc. (3) Tiền lương, tiền công, BHXH, BHYT, KPCĐ của cán bộ, viên chức trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất, căn cứ vào bảng thanh toán lương kế toán ghi: Nợ TK 631: Tính vào chi hoạt động SXKD Có TK 334: Số tiền phải trả viên chức Có TK 332: Số tiền phải nộp theo lương.
  • 11. Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp v1.0 155 (4) Chi phí lao vụ, dịch vụ mua ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất kế toán ghi: Nợ TK 631: Chi phí chưa có thuế GTGT Nợ TK 311 (3113): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111: Số tiền trả bằng tiền mặt Có TK 112: Số tiền trả bằng tiền gửi ngân hàng, kho bạc Có TK 312: Số tiền trả bằng tạm ứng Có TK 331: Số tiền còn phải trả. (5) Sử dụng công cụ phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 631: Chi phí dụng cụ phân bổ một lần Có TK 153, 643 (6) Hàng tháng, căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất vào chi phí, kế toán ghi: Nợ TK 631: Chi phí khấu hao TSCĐ tính cho hoạt động SXKD Có TK 214: Hao mòn TSCĐ đầu tư bằng NVKD Có TK 4314: Hao mòn để bổ sung quỹ phát triển sự nghiệp Có TK 333: Hao mòn phải nộp ngân sách. (7) Chi phí khác phát sinh bằng tiền có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác, kế toán ghi: Nợ TK 631: Chi phí khác tính vào chi hoạt động SXKD Có TK 111: Số tiền trả bằng tiền mặt Có TK 112: Số tiền trả bằng tiền gửi ngân hàng, kho bạc Có TK 331: Số tiền còn phải trả. (8) Xác định số nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho trên phiếu nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 152: Trị giá NVL nhập kho Có TK 631: Chi hoạt động SXKD. (9) Nhập kho số sản phẩm sản xuất hoàn thành, căn cứ bảng tính giá thành sản phẩm và phiếu nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 155: Giá thành sản phẩm hoàn thành Có TK 631: Chi hoạt động sản xuất kinh doanh. (10) Sản phẩm sản xuất hoàn thành bán ngay không nhập kho: Nợ TK 531 Có TK 631
  • 12. Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp 156 v1.0 TK 631TK 152 TK 331, 111, 112 TK 111, 112, 312, 331 TK 311 (3113) TK 334, 332 TK 153, 643 TK 214, 4314, 333 TK 152 TK 155 (1) Xuất kho vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất (7) Chi phí khác phát sinh bằng tiền (2) Mua sắm vật liệu không nhập kho, đưa vào sử dụng ngay (4) Chi phí lao vụ, dịch vụ mua ngoài (3) Tiền công, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của CNV (5) Sử dụng công cụ phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm (6) Hàng tháng, trích khấu hao TSCĐ vào chi phí (8) Xác định số NVL sử dụng không hết nhập lại kho (9) Nhập kho số sản phẩm sản xuất hoàn thành TK 531 (10) Bán ngay không nhập kho TK 631TK 152 TK 331, 111, 112 TK 111, 112, 312, 331 TK 311 (3113) TK 334, 332 TK 153, 643 TK 214, 4314, 333 TK 152 TK 155 (1) Xuất kho vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất (7) Chi phí khác phát sinh bằng tiền (2) Mua sắm vật liệu không nhập kho, đưa vào sử dụng ngay (4) Chi phí lao vụ, dịch vụ mua ngoài (3) Tiền công, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của CNV (5) Sử dụng công cụ phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm (6) Hàng tháng, trích khấu hao TSCĐ vào chi phí (8) Xác định số NVL sử dụng không hết nhập lại kho (9) Nhập kho số sản phẩm sản xuất hoàn thành TK 531 (10) Bán ngay không nhập kho Ví dụ 2: Trích tài liệu kế toán tại một đơn vị hành chính sự nghiệp như sau: (ĐVT: 1.000đ) 1. Xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm 30.000. 2. Tính lương phải trả cho công nhân của bộ phận sản xuất là 100.000. 3. Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận sản xuất là 32.000. Lời giải: 1. Nợ TK 631: 30.000 Có TK 152: 30.000 2. Nợ TK 631: 100.000 Có TK 334: 100.000 3. Nợ TK 631: 32.000 Có TK 214: 32.000 6.2.2.3. Kế toán thu hoạt động sản xuất kinh doanh Tài khoản kế toán sử dụng  Tài khoản 531 “Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh” Tài khoản này sử dụng trong các đơn vị hành chính sự nghiệp có tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, dùng để phản ánh doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nội dung và kết cấu Tài khoản 531 như sau:
  • 13. Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp v1.0 157 Tài khoản 531 – Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ. – Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. – Kết chuyển chi phí của khối lượng công việc dịch vụ hoàn thành được xác định đã tiêu thụ trong kỳ. – Các khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại). – Số thuế GTGT phải nộp Nhà nước. – Số thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp Nhà nước. – Doanh thu bán hàng bị giảm trừ. – Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi. – Doanh thu về bán vật tư, sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ, lao vụ. – Lãi tiền gửi, lãi cho vay, lãi các khoản đầu tư tài chính. – Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ của hoạt động sản xuất kinh doanh. – Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ. – Kết chuyển chênh lệch chi lớn hơn thu. Hạch toán thu hoạt động sản xuất kinh doanh (1) Khi sản phẩm, hàng hoá giao cho người mua được xác định là tiêu thụ: Căn cứ vào phiếu xuất kho ghi nhận giá vốn sản phẩm bán ra, kế toán ghi: Nợ TK 531: Giá vốn hàng bán Có TK 155, 631: Trị giá xuất kho sản phẩm, hàng hoá. Căn cứ vào hoá đơn GTGT ghi doanh thu bán hàng và phải thu của khách hàng: Nợ TK 311, 111, 112...: Số tiền phải thu khách hàng Có TK 531: Giá bán chưa có thuế GTGT Có TK 3331: Số thuế GTGT phải nộp. (2) Nếu đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, căn cứ vào hoá đơn bán hàng thông thường, kế toán ghi: Nợ TK 311, 111, 112...: Số tiền phải thu khách hàng. Có TK 531: Giá bán đã có thuế GTGT. TK 155, 631 TK 531 TK 311, 111, 112 (1) Khi sản phẩm, hàng hóa giao cho người mua được xác định là tiêu thụ. Căn cứ vào phiếu xuất kho TK 3331 (1) Căn cứ vào hóa đơn GTGT, ghi doanh thu bán hàng và phải thu khách hàng (2) Nếu đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, căn cứ vào hóa đơn bán hàng thông thường TK 155, 631 TK 531 TK 311, 111, 112 (1) Khi sản phẩm, hàng hóa giao cho người mua được xác định là tiêu thụ. Căn cứ vào phiếu xuất kho TK 3331 (1) Căn cứ vào hóa đơn GTGT, ghi doanh thu bán hàng và phải thu khách hàng (2) Nếu đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, căn cứ vào hóa đơn bán hàng thông thường Ví dụ 3: Trích tài liệu kế toán tại một đơn vị hành chính sự nghiệp như sau: ( ĐVT: 1.000đ) Xuất kho sản phẩm bán cho khách hàng theo hóa đơn số 0002457 ngày 5 tháng 5 và phiếu xuất kho cùng ngày số 20. Khách hàng Tùng Linh thanh toán tiền hàng bằng chuyển khoản đã có giấy báo Có số 122 cùng ngày.
  • 14. Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp 158 v1.0 Giá thực tế xuất kho: 60.000 Giá bán chưa thuế: 80.000, thuế GTGT với thuế suất 10% là: 8.000 Lời giải: a. Nợ TK 531: 60.000 b. Nợ TK 112: 88.000 Có TK 155: 60.000 Có TK 531: 80.000 Có TK 333: 8.000 6.3. Kế toán đầu tư tài chính 6.3.1. Kế toán chi tiết  Ghi chép các nghiệp vụ kế toán về đầu tư tài chính, kế toán căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có, biên bản bàn giao TSCĐ, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hợp đồng kinh tế…  Sổ sách kế toán sử dụng: Đối với kế toán chi tiết : Sổ chi tiết đầu tư chứng khoán – Mẫu số S45–H; Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (hoặc XDCB) – Mẫu số S64–H. 6.3.2. Kế toán tổng hợp 6.3.2.1. Tài khoản kế toán sử dụng  Tài khoản 121 “Đầu tư tài chính ngắn hạn” Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của đơn vị theo giá gốc: Kết cấu và nội dung tài khoản 121 như sau: Tài khoản 121 SDĐK: Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác do đơn vị sự nghiệp đang nắm giữ. – Giá trị thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn mua vào. – Giá trị thực tế các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác. – Giá trị chứng khoán đầu tư ngắn hạn bán ra, đáo hạn hoặc được thanh toán theo giá trị ghi sổ. – Giá trị các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác thu hồi theo giá trị ghi sổ. SDCK:  Tài khoản 221 “Đầu tư tài chính dài hạn” Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động các khoản đầu tư tài chính dài hạn của đơn vị. Kết cấu và nội dung tài khoản 221 như sau:
  • 15. Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp v1.0 159 Tài khoản 221 SDĐK: – Giá gốc các loại chứng khoán đầu tư dài hạn hiện có của đơn vị. – Số vốn góp hiện còn cuối kỳ. – Giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác hiện còn. – Giá gốc các loại chứng khoán đầu tư dài hạn tăng. – Số vốn đã góp vào đơn vị khác. – Giá trị thực tế các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác tăng. – Giá gốc các loại chứng khoán đầu tư dài hạn giảm. – Số vốn góp đã thu hồi. – Số thiệt hại do không thu hồi được vốn góp. – Giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác giảm. SDCK: 6.3.2.2. Phương pháp hạch toán  Kế toán đầu tư chứng khoán (1) Mua trái phiếu nhận lãi trước: (1.1) Khi mua căn cứ vào chứng từ mua và xác định giá ghi sổ, kế toán ghi: Nợ TK 121, 221: Ghi theo giá gốc Có TK 3318: Số lãi nhận trước Có TK 111, 112...: Số tiền thực trả. (1.2) Định kỳ tính và phân bổ số lãi nhận trước: Nợ TK 3318: Số lãi nhận trước Có TK 531: Thu hoạt động SXKD. (1.3) Khi trái phiếu đến kỳ đáo hạn được thanh toán: Nợ TK 111, 112: Số tiền thực nhận Có TK 121, 221: Giá gốc trái phiếu nhận lại. (2) Mua trái phiếu nhận lãi định kỳ: (2.1) Khi mua trái phiếu: Nợ TK 121, 221: Ghi theo giá gốc Có TK 111, 112, ...: Số tiền thực trả. (2.2) Định kỳ tính số lãi phải thu: Nợ TK 111, 112: Nếu nhận ngay tiền Nợ TK 311: Nếu chưa nhận ngay tiền Có TK 531: Thu hoạt động SXKD. (2.3) Khi thanh toán trái phiếu đến hạn được thanh toán: Nợ TK 111, 112: Số tiền thực nhận Có TK 121, 221: Số tiền gốc Có TK 531: Số lãi của kỳ đáo hạn. (3) Mua trái phiếu nhận lãi một lần vào ngày đáo hạn: (3.1) Khi mua trái phiếu: Nợ TK 121, 221: Giá gốc của trái phiếu Có TK 111, 112 ...: Số tiền thực trả. (3.2) Định kỳ tính số lãi phải thu: Nợ TK 311: Số tiền lãi phải thu Có TK 531: Thu hoạt động SXKD.
  • 16. Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp 160 v1.0 (3.3) Khi thanh toán trái phiếu đến hạn thanh toán: Nợ TK 111, 112: Số tiền thực thu Có TK 121, 221: Số tiền gốc Có TK 531: Số lãi của kỳ đáo hạn Có TK 311: Số lãi đã ghi vào thu nhập của các kỳ trước nhận tiền vào kỳ này. (4) Khi bán chứng khoán: (4.1) Trường hợp có lãi: Nợ TK 111, 112: Số tiền thực thu Có TK 121, 221: Số tiền gốc Có TK 531: Chênh lệch giá bán lớn hơn giá trị ghi sổ. (4.2) Trường hợp thua lỗ: Nợ TK 111, 112: Số tiền thực nhận Nợ TK 631: Chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị ghi sổ Có TK 121, 221: Số tiền gốc. TK 121, 221 TK 531 TK 111, 112TK 111, 112 TK 3118 TK 311 (2.1) Khi mua trái phiếu nhận lãi định kỳ (3.1) Khi mua trái phiếu nhận lãi một lần vào ngày đáo hạn (1.1) Mua trái phiếu nhận lãi trước, xác định giá ghi sổ (1.2) Định kỳ tính và phân bổ số lãi nhận trước (3.2) Định kỳ tính lãi phải thu TK 311 TK 631 (2.3) Khi thanh toán trái phiếu đến hạn thanh toán (4.1) Bán chứng khoán (nếu lãi) (3.3) Khi thanh toán trái phiếu đến hạn thanh toán (4.2) Bán chứng khoán (nếu lỗ) TK 531 (2.2) Định kỳ tính số lãi phải thu TK 111, 112, 311 TK 121, 221 TK 531 TK 111, 112TK 111, 112 TK 3118 TK 311 (2.1) Khi mua trái phiếu nhận lãi định kỳ (3.1) Khi mua trái phiếu nhận lãi một lần vào ngày đáo hạn (1.1) Mua trái phiếu nhận lãi trước, xác định giá ghi sổ (1.2) Định kỳ tính và phân bổ số lãi nhận trước (3.2) Định kỳ tính lãi phải thu TK 311 TK 631 (2.3) Khi thanh toán trái phiếu đến hạn thanh toán (4.1) Bán chứng khoán (nếu lãi) (3.3) Khi thanh toán trái phiếu đến hạn thanh toán (4.2) Bán chứng khoán (nếu lỗ) TK 531 (2.2) Định kỳ tính số lãi phải thu TK 111, 112, 311 Ví dụ 4: Trích tài liệu kế toán tại một đơn vị hành chính sự nghiệp như sau: ( ĐVT: 1.000đ) 1. Mua trái phiếu với số lượng 100, giá mua 200/1 trái phiếu có thời hạn thanh toán là 8 tháng, đã trả bằng tiền mặt theo phiếu chi số 21 ngày 15/4. 2. Ngày 20/4 nhượng bán 100 trái phiếu đã đầu tư với tổng số tiền thu được 22.000 theo giấy báo Có số 100 ngày 20/4. Lời giải: 1. Nợ TK 121: 20.000 2. Nợ TK 112: 22.000 Có TK 111: 20.000 Có TK 121: 20.000 Có TK 531: 2.000
  • 17. Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp v1.0 161  Kế toán góp vốn đầu tư vào đơn vị khác (1) Dùng tiền để góp vốn liên doanh, liên kết hoạt động sản xuất kinh doanh, căn cứ vào thực tế góp vốn, kế toán ghi: Nợ TK 221: Ghi theo vốn góp Có TK 111, 112...: Số tiền mang góp vốn. (2) Góp vốn bằng tài sản cố định: (2.1) Nếu giá đánh lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ: Nợ TK 221: Giá đánh lại của TSCĐ do hai bên thống nhất đánh giá Nợ TK 631: Số chênh lệch giữa giá đánh lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ mang góp vốn đang ghi sổ kế toán. (2.2) Nếu giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của tài sản cố định: Nợ TK 221: Giá đánh lại của TSCĐ do hai bên thống nhất đánh giá Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ mang góp vốn Có TK 531: Số chênh lệch giữa giá đánh lại lớn hơn GTCL của TSCĐ. (3) Dùng thu nhập được chia từ hoạt động đầu tư góp vốn để bổ sung vốn góp: Nợ TK 221: Số lãi được hưởng đầu tư tiếp Có TK 531: Ghi nhận thu hoạt động SXKD. (4) Khi kết thúc hợp đồng góp vốn, khi đơn vị nhận lại vốn góp: (4.1) Trường hợp có lãi: Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211, 213: Trị giá tài sản thực nhận lại Có TK 221: Số vốn góp Có TK 531: Chênh lệch giá trị vốn góp thu hồi lớn hơn giá trị vốn góp ban đầu. (4.2) Trường hợp thua lỗ: Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211, 213: Trị giá tài sản thực nhận lại Nợ TK 631: Chênh lệch giá trị vốn góp thu hồi nhỏ hơn giá trị vốn góp ban đầu Có TK 221: Số tiền vốn góp. (5) Trường hợp đơn vị nhượng lại vốn góp cho các bên khác: (5.1) Trường hợp có lãi: Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211, 213: Trị giá tài sản thực nhận lại Có TK 221: Số vốn góp Có TK 531: Chênh lệch giá gốc khoản vốn góp nhỏ hơn giá nhượng bán.
  • 18. Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp 162 v1.0 (5.2) Trường hợp thua lỗ: Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211, 213: Trị giá tài sản thực nhận lại Nợ TK 631: Chênh lệch giá gốc khoản vốn góp lớn hơn giá nhượng bán Có TK 221: Số tiền vốn góp. TK 221TK 111, 112 TK 211, 213 TK 631 TK 214 TK 531 TK 631 TK 531 TK 111, 112, 152, 211 (1) Dùng tiền để góp vốn vào công ty liên doanh, liên kết (2.1) Góp vốn bằng TSCĐ. Nếu giá đánh giá lại < giá trị còn lại của TSCĐ (2.2) Nếu giá đánh giá lại > giá trị còn lại của TSCĐ (4.2), (5.2) Đơn vị nhượng lại vốn góp cho các bên khác – Nếu lỗ (4.1), (5.1) Đơn vị nhượng lại vốn góp cho các bên khác - Nếu có lãi. (3) Dùng thu nhập được chia từ hoạt động đầu tư góp vốn để bổ sung vốn góp TK 221TK 111, 112 TK 211, 213 TK 631 TK 214 TK 531 TK 631 TK 531 TK 111, 112, 152, 211 (1) Dùng tiền để góp vốn vào công ty liên doanh, liên kết (2.1) Góp vốn bằng TSCĐ. Nếu giá đánh giá lại < giá trị còn lại của TSCĐ (2.2) Nếu giá đánh giá lại > giá trị còn lại của TSCĐ (4.2), (5.2) Đơn vị nhượng lại vốn góp cho các bên khác – Nếu lỗ (4.1), (5.1) Đơn vị nhượng lại vốn góp cho các bên khác - Nếu có lãi. (3) Dùng thu nhập được chia từ hoạt động đầu tư góp vốn để bổ sung vốn góp Ví dụ 5: Trích tài liệu kế toán tại một đơn vị hành chính sự nghiệp như sau: (ĐVT: 1.000đ) Đem tài sản cố định hữu hình góp vốn liên doanh dài hạn có nguyên giá 250.000, giá trị hao mòn là 50.000, giá đánh giá lại của hội đồng liên doanh là 220.000. Lời giải: Nợ TK 221: 220.000 Nợ TK 214: 50.000 Có TK 211: 250.000 Có TK 531: 20.000  Kế toán tiền gửi có kỳ hạn (1) Khi chuyển tiền vào các ngân hàng, tổ chức tín dụng: Nợ TK 121, 221: Số tiền thực gửi Có TK 111, 112...: Gửi tiền bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc. (2) Định kỳ nhận lãi tiền gửi: Nợ TK 111, 112: Số lãi thực nhận bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc Có TK 531: Ghi nhận thu từ hoạt động SXKD.
  • 19. Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp v1.0 163 (3) Trường hợp gửi tiền có kỳ hạn nhận lãi trước: (3.1) Khi gửi tiền vào: Nợ TK 121, 221: Số tiền được tính vào đầu tư Có TK 3318: Số lãi nhận trước Có TK 111, 112...: Số tiền thực gửi. (3.2) Định kỳ kết chuyển số lãi phải thu từng kỳ tính vào thu nhập kỳ kế toán: Nợ TK 3318: Tiền lãi nhận trước được tính vào kỳ hạch toán Có TK 531: Ghi nhận doanh thu. (4) Khi thu hồi khoản tiền gửi: Nợ TK 111, 112: Số tiền thực thu hồi Có TK 121, 221: Số tiền gửi vào ngân hàng. (5) Trường hợp gửi tiền có kỳ hạn nhận lãi sau: (5.1) Khi xuất tiền gửi vào các tổ chức tín dụng: Nợ TK 121, 221 Có TK 111, 112... (5.2) Định kỳ xác định số lãi phải thu của kỳ báo cáo: Nợ TK 3118: Số lãi chưa thu được Có TK 531: Thu hoạt động sản xuất kinh doanh. (5.3) Khi thu hồi khoản tiền: Nợ TK 111, 112: Số tiền thu lại bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Có TK 121, 221: Số tiền gốc đã gửi Có TK 531: Số lãi của kỳ đáo hạn Có TK 311: Số lãi đã ghi vào thu nhập của các kỳ trước. TK 121, 221TK 111, 112 TK 3318 TK 311 TK 531 TK 111, 112 (1) Khi chuyển tiền vào các ngân hàng, tổ chức tín dụng (3.1) Khi gửi tiền có kỳ hạn nhận lãi trước (4) Khi thu hồi khoản tiền gửi (5.3) Khi thu hồi khoản tiền (2) Định kỳ nhận lãi tiền gửi (3.2) Định kỳ kết chuyển số lãi phải thu từng kỳ tính vào thu nhập kỳ kế toán (5.1) Khi gửi tiền vào các ngân hàng, tổ chức tín dụng (nhận lãi sau) (5.2) Định kỳ xác định số lãi phải thu của kỳ báo cáo TK 121, 221TK 111, 112 TK 3318 TK 311 TK 531 TK 111, 112 (1) Khi chuyển tiền vào các ngân hàng, tổ chức tín dụng (3.1) Khi gửi tiền có kỳ hạn nhận lãi trước (4) Khi thu hồi khoản tiền gửi (5.3) Khi thu hồi khoản tiền (2) Định kỳ nhận lãi tiền gửi (3.2) Định kỳ kết chuyển số lãi phải thu từng kỳ tính vào thu nhập kỳ kế toán (5.1) Khi gửi tiền vào các ngân hàng, tổ chức tín dụng (nhận lãi sau) (5.2) Định kỳ xác định số lãi phải thu của kỳ báo cáo 6.4. Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 6.4.1. Tài khoản kế toán sử dụng Để xác định kết quả hoạt động SXKD, kế toán sử dụng tài khoản 421.
  • 20. Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp 164 v1.0 Tài khoản 421 “Chênh lệch thu, chi chưa xử lý”. TK này sử dụng để phản ánh số chênh lệch và xử lý số chênh lệch giữa thu và chi của hoạt động thường xuyên, hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động theo đơn đặt hàng của Nhà nước. Bên Nợ:  Số chênh lệch chi lớn hơn thu của hoạt động SXKD.  Kết chuyển số chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thường xuyên, hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác, hoạt động SXKD, hoạt động theo đơn đặt hàng của Nhà nước.  Kết chuyển chênh lệch thu, chi hoạt động SXKD còn lại sau thuế thu nhập doanh nghiệp để bổ sung cho các nguồn khác.  Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước. Bên Có:  Số chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thường xuyên, hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác, hoạt động SXKD, hoạt động theo đơn đặt hàng của Nhà nước.  Kết chuyển chênh lệch chi lớn hơn thu sau khi có quyết định xử lý. Dư Nợ: Phản ánh chênh lệch chi lớn hơn thu chưa xử lý. Dư Có:  Phản ánh chênh lệch thu lớn hơn chi chưa xử lý.  Tài khoản 421 có các TK chi tiết: TK 4211 – Chênh lệch thu chi của hoạt động thường xuyên. TK 4212 – Chênh lệch thu chi của hoạt động SXKD. TK 4213 – Chênh lệch thu chi của hoạt động theo đơn đặt hàng của Nhà nước. TK 4218 – Chênh lệch thu chi của hoạt động khác. 6.4.2. Phương pháp hạch toán Cuối kỳ sau khi kết thúc các hoạt động mang tính chất kinh doanh, kế toán thực hiện công việc xác định kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh ở đơn vị mình. (1) Chi phí bán hàng và chi phí quản lý bộ phận SXKD phát sinh trong kỳ: (1.1) Chi phí vật tư phục vụ cho bán hàng và quản lý bộ phận SXKD: Nợ TK 631: Giá trị vật tư xuất kho hoặc mua về sử dụng ngay Nợ TK 311 (3113): Thuế GTGT đầu vào (nếu có) Có TK 152, 153: Giá trị vật tư xuất kho Có TK 111, 112, 331...: Số tiền trả cho người bán (1.2) Tiền lương, các khoản trích theo lương của nhân viên phục vụ cho bộ phận bán hàng và quản lý bộ phận SXKD: Nợ TK 631: Tiền lương phải trả và các khoản trích theo lương (phần tính vào chi phí) Có TK 334: Tiền lương phải trả Có TK 332: Các khoản trích theo lương
  • 21. Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp v1.0 165 (1.3) Các chi phí được phân bổ từ bộ phận sự nghiệp: Nợ TK 631 Có TK 661 Phần chi phí phân bổ cho bộ phận SXKD từ bộ phận sự nghiệp (1.4) Các chi phí khác phát sinh phục vụ cho bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý bộ phận SX như chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí sửa chữa TSCĐ... Nợ TK 631: Giá chưa thuế GTGT Nợ TK 311 (3113): Thuế GTGT đầu vào (nếu có) Có TK 111, 112, 331...: Giá có thuế GTGT Có TK 152, 153, 241, 643... (2) Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung: Nợ TK 531: Số chi phí tập hợp trong kỳ Có TK 631: Kết chuyển chi phí hoạt động SXKD. (3) Xác định kết quả: (3.1) Nếu hoạt động kinh doanh có lãi – thu lớn hơn chi: Nợ TK 531 Có TK 421: Số lãi thu được. (3.2) Nếu hoạt động kinh doanh bị thua lỗ – chi lớn hơn thu: Nợ TK 421: Số thua lỗ Có TK 531 TK 631TK 111, 112, 331, 152, 153 TK 334, 332 TK 661 TK 3113 TK 421 TK 531 (1.1) Chi phí vật tư phục vụ cho bán hàng và quản lý bộ phận SXKD phát sinh trong kỳ TK 111, 112, 331, 152, 153, 241, 643 (1.4) Các chi phí khác phát sinh (1.2) Tiền lương và các khoản trích theo lương (1.3) Các chi phí được phân bổ từ bộ phận sự nghiệp (2) Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung (3.1) Nếu hoạt động kinh doanh có lãi (3.2) Nếu hoạt động kinh doanh thua lỗ TK 155, 631 Giá vốn sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ TK 111, 112 Các khoản thu TK 333 TK 631TK 111, 112, 331, 152, 153 TK 334, 332 TK 661 TK 3113 TK 421 TK 531 (1.1) Chi phí vật tư phục vụ cho bán hàng và quản lý bộ phận SXKD phát sinh trong kỳ TK 111, 112, 331, 152, 153, 241, 643 (1.4) Các chi phí khác phát sinh (1.2) Tiền lương và các khoản trích theo lương (1.3) Các chi phí được phân bổ từ bộ phận sự nghiệp (2) Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung (3.1) Nếu hoạt động kinh doanh có lãi (3.2) Nếu hoạt động kinh doanh thua lỗ TK 155, 631 Giá vốn sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ TK 111, 112 Các khoản thu TK 333
  • 22. Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp 166 v1.0 Phân phối lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh – Chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động sản xuất, kinh doanh còn lại sau thuế thu nhập doanh nghiệp: + Trường hợp cấp có thẩm quyền cho phép bổ sung nguồn kinh phí quản lý bộ máy, nguồn vốn kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 421 Có TK 461: Số bổ sung Nguồn kinh phí thường xuyên Có TK 441: Số bổ sung Nguồn kinh phí đầu tư XDCB Có TK 411: Số bổ sung Nguồn vốn kinh doanh. + Trường hợp trích lập các quỹ từ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 421 Có TK 431 + Số phải nộp cấp trên từ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh (nếu có), ghi: Nợ TK 421 Có TK 342 – Kết chuyển chênh lệch thu chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước, kế toán ghi Nợ TK 511 Có TK 421 – Cuối kỳ, kết chuyển số thu lớn hơn chi của hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác của đơn vị theo quy định của chế độ tài chính, ghi: Nợ TK 511 Có TK 421 – Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác vào các tài khoản liên quan theo quy định của chế độ tài chính, ghi: Nợ TK 421 Có TK 461 Ví dụ 6: Trích tài liệu kế toán tại một đơn vị hành chính sự nghiệp có tổ chức hoạt động kinh doanh như sau: (ĐVT: 1.000đ) 1. Cuối kỳ, xác định số lãi thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 70.000. 2. Số thuế thu nhập đơn vị phải nộp 25% trên tổng số lãi trong kỳ là 17.500. 3. Số chênh lệch thu, chi được bổ sung cho quỹ khen thưởng: 20.000, quỹ phúc lợi 20.000. Lời giải: 1. Nợ TK 531: 70.000 Có TK 421: 70.000 2. Nợ TK 421: 17.500 Có TK 333: 17.500 3. Nợ TK 421: 40.000 Có TK 4311: 20.000 Có TK 4312: 20.000
  • 23. Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp v1.0 167 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Bài 6 đề cập đến rất nhiều nội dung như: Hạch toán chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, hạch toán đầu tư tài chính và xác định kết quả kinh doanh. Để nắm chắc các nội dung trên học viên cần ghi nhớ một số điểm sau: Thứ nhất, học viên cần nắm được các hoạt động được gọi là hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Thứ hai, nguồn vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh được huy động từ những nguồn nào, các nguyên tắc trong xác định kết quả và phân phối kết quả từ hoạt động kinh doanh. Cuối cùng, học viên cần ghi nhớ các chứng từ, tài khoản và sổ kế toán (bao gồm cả sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp) sử dụng và phương pháp hạch toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp.
  • 24. Bài 6: Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp 168 v1.0 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nêu đặc điểm chung của hoạt động SXKD trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Đặc điểm này có gì khác so với trong các doanh nghiệp? 2. Nêu trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 3. Trình bày khái quát hạch toán các khoản đầu tư trong đơn vị hành chính sự nghiệp. 4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được hạch toán như thế nào? Phân phối kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được hạch toán ra sao? BÀI TẬP THỰC HÀNH Cho tài liệu tại một đơn vị hành chính sự nghiệp như sau (đơn vị tính: 1.000đ). 1. Phiếu xuất kho số 30 ngày 15/4: Xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm 400.000, cho bán hàng 900. 2. Giấy báo Nợ số 60 ngày 18/4: Mua nguyên vật liệu dùng ngay cho sản xuất sản phẩm giá mua chưa có thuế GTGT là 150.000, thuế suất thuế GTGT 10%. 3. Mua một tài sản cố định hữu hình sử dụng ngay cho bộ phận sản xuất kinh doanh giá mua chưa có thuế GTGT là 80.000, thuế suất thuế GTGT 10 %. Đã thanh toán bằng tiền mặt theo phiếu chi số 810 ngày 20/4. TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn kinh doanh. 4. Theo bảng thanh toán lương 04 ngày 26/4: tiền lương phải trả các bộ phận: – Bộ phận hành chính sự nghiệp: 125.000. – Bộ phận SXKD: + Công nhân sản xuất: 50.000. + Nhân viên bán hàng: 3.000. 5. Các khoản trích theo lương tính theo tỷ lệ quy định. 6. Tiền điện phải trả phục vụ các bộ phận theo giá chưa thuế GTGT 10% trên hoá đơn GTGT số 245689 ngày 28/4 là: – Bộ phận hành chính sự nghiệp: 14.000. – Bộ phận SXKD: 10.000. – Cửa hàng bán sản phẩm: 2.000. 7. Các chi phí khác chưa trả theo hoá đơn GTGT số 7563 ngày 28/4 theo giá chưa thuế GTGT 10%: – Phục vụ phân xưởng: 18.750. – Phục vụ bán hàng: 1.850. 8. Nhập kho 1.000 sản phẩm hoàn thành theo phiếu nhập kho số 12 ngày 29/4. 9. Xuất bán cho công ty M 650 sản phẩm, đơn giá bán chưa thuế GTGT 10% là 1.000, công ty M đã thanh toán một nửa bằng tiền mặt số còn lại chưa thanh toán. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực hiện các bút toán kết chuyển cần thiết. Biết rằng: – Chi phí dở dang đầu kỳ 18.000. – Chi phí dở dang cuối kỳ 10.000. – Đầu kỳ TK 155 có số dư bằng không. – Bộ phận SXKD sản xuất hàng hóa chịu thuế GTGT và tính thuế theo phương pháp khấu trừ.