SlideShare a Scribd company logo
1 of 69
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
��
NGUYỄN YẾN THU
PHÂN TÍCH YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG
NỢ ĐỌNG CÁC KHOẢN THU TỪ ĐẤT TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN BÌNH TÂN
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
��
NGUYỄN YẾN THU
PHÂN TÍCH YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG
NỢ ĐỌNG CÁC KHOẢN THU TỪ ĐẤT TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN BÌNH TÂN
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng (hướng ứng dụng)
Mã ngành: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG THẮNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
��
NGUYỄN YẾN THU
PHÂN TÍCH YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG
NỢ ĐỌNG CÁC KHOẢN THU TỪ ĐẤT TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN BÌNH TÂN
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng (hướng ứng dụng)
Mã ngành: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG THẮNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
LỜI CAM ĐOAN
��
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề
tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên
cứu khoa học nào.
Nếu có bất kỳ sai sót, gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
Hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …… năm 2019
Tác giả
Nguyễn Yến Thu
TÓM TẮT
Đất luôn là một nguồn tài nguyên rất khan hiếm, nó giữ vai trò rất quan trọng
đối với nguồn thu thuế của mỗi quốc gia. Đất đai trên địa bàn Quận Bình Tân hiện
nay là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, việc sử dụng nó mang lại số thu thuế
đáng kể cho ngân sách địa phương nói riêng và cho ngân sách thành phố HCM nói
chung. Mặc dù bên cạnh việc gia tăng số thu từ đất trên địa bàn quận ngày càng lớn
nhưng cơ quan thuế cũng gặp rất nhiều vướng mắc, khó khăn trong việc thu nợ
đọng, đôn đốc nộp tiền thuê đất, sử dụng đất,… dẫn đến tình trạng số thu từ đất
chưa đạt chỉ tiêu của cơ quan quản lý thuế cấp trên đưa ra cũng như không đáp ứng
kịp thời với các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Quận Bình Tân.
Vì vậy đề tài “Phân tích yếu tố tác động đến khả năng nợ đọng các khoản
thu từ đất trên địa bàn Quận Bình Tân” là rất thiết thực, nhằm nâng cao việc tăng
số thu từ đất, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng lớn của địa phương cũng như
đạt được các chỉ tiêu của cơ quan quản lý thuế cấp trên đối với Quận Bình Tân
Tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp, cũng
như các hành vi không tuân thủ thuế. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến việc gây
nợ đọng thuế của doanh nghiệp và tổng quan các nghiên cứu trong, ngoài nước có
liên quan đến luận văn chính là những cơ sở lý thuyết quan trọng cho việc tác giả
chọn ra các yếu tố để phân tích, đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố này để phân
tích ảnh hưởng đến việc gây nợ đọng các khoản thu từ đất.
Sau khi trình bày tổng quan về địa bàn mà tác giả nghiên cứu, mô tả mẫu khảo
và kết quả của mô hình hồi quy. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng nợ đọng các khoản thu từ đất bao gồm các yếu tố: loại hình doanh nghiệp, thời
gian thành lập, ngành nghề, quy mô, loại đất, doanh thu. Từ kết quả này tác giả sẽ
có cơ sở đề xuất các kiến nghị.
Mặc dù việc am hiểu của tác giả còn chưa đầy đủ, tuy nhiên qua
kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng gây nợ
đọng các khoản thu từ đất. Góp phần nào thấy được nguyên nhân và đề ra biện pháp
thiết thực để tránh việc gây nợ đọng cho chi cục thuế quận Bình Tân nói riêng và cả
cục thuế TP.HCM nói chung.
Từ khóa: tuân thủ thuế, thuế đất, nợ đọng thuế.
ABSTRACT
Land is always a very scarce resource, it plays a very important role for
each country's tax revenues. Land in Binh Tan District is now an extremely valuable
resource, its use brings significant tax revenue to the local budget in particular and
to the HCM City budget in general. In addition to increasing the amount of land
revenues in the district, the tax authority is also facing many difficulties and
difficulties in collecting outstanding debts, urging the payment of land rent, land
use, etc. the situation of land revenues has not met the targets set by the superior tax
administration, nor has it been promptly met with the socio-economic development
needs of Binh Tan District.
Therefore, the topic "Analyzing factors affecting the ability to cause debt
arrears of land revenues in Binh Tan District" is very practical, in order to increase
the increase in land revenue to meet development needs. increasingly local as well
as achieve the targets of superior tax authorities for Binh Tan District.
The author presents a theoretical basis for corporate tax compliance, as
well as non-tax compliance behaviors. Summary of factors affecting the tax arrears
of enterprises and an overview of domestic and foreign studies related to the
dissertation are the important theoretical bases for the author to select the factors. to
analyze and propose a model to study these factors to analyze the effect of causing
arrears of land revenues.
After presenting an overview of the study area, the author described the
samples and the results of the regression model. The results of the analysis of
factors affecting the ability of debt to collect from land include the following
factors: type of business, establishment time, industry, size, type of land, and
revenue. From this result the author will have a basis to propose recommendations.
Although the author's understanding is still incomplete, but through the
results, the study has only found out some of the factors affecting the ability to
cause debt arrears from the land. Contributing somewhat to the cause and proposing
practical measures to avoid causing outstanding debts for the Binh Tan District Tax
Department in particular and the HCMC Tax Department in general.
Key word: tax compliance, land tax, tax debt
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................ - 1 -
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. - 1 -
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... - 1 -
3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... - 1 -
4. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... - 2 -
5. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... - 2 -
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp ...................... - 3 -
1.1. Khái niệm nợ thuế........................................................................................... - 3 -
1.2. Tuân thủ thuế .................................................................................................. - 3 -
1.3. Hành vi không tuân thủ thuế ......................................................................... - 5 -
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp............. - 8 -
1.4.1. Các nhân tố từ doanh nghiệp .................................................................. - 8 -
1.4.2. Các nhân tố từ hệ thống pháp luật thuế...............................................- 10 -
1.4.3. Các nhân tố thuộc CQT ......................................................................... - 11 -
1.5. Lược khảo các nghiên cứu liên quan đến luận văn ................................... - 12 -
1.5.1. Các nghiên cứu ngoài nước ................................................................... - 12 -
1.5.2. Nghiên cứu trong nước .......................................................................... - 13 -
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu ............................. - 17 -
2.1. Tổng quan về các khoản thu liên quan đến đất tại Quận Bình Tân . - 17 -
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. - 17 -
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội từ năm 2015-2018....................................... - 18 -
2.1.3. Các khoản thu từ đất chủ yếu ở Quận Bình Tân ................................ - 22 -
2.1.3.1.Thu tiền sử dụng đất.................................................................... - 22 -
2.1.3.2. Thu tiền thuê đất đối với đất do Nhà nước cho thuê............... - 22 -
2.1.3.3.Thuế sử dụng đất nông nghiệp ................................................... - 23 -
2.1.3.4. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp............................................ - 23 -
2.1.3.5.Thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản....................... - 24 -
2.1.3.6.Lệ phí trước bạ nhà, đất.............................................................. - 25 -
2.2.Tình hình thu các khoản thu từ đất trên địa bàn Quận Bình Tân ........... - 25 -
2.2.1.Thu tiền sử dụng đất ............................................................................... - 25 -
2.2.2.Thu tiền thuê mặt đất.............................................................................. - 26 -
2.3.3. Thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ................................................ - 26 -
2.2.3.Thu lệ phí trước bạ, nhà đất................................................................... - 26 -
2.3. Khó khăn, vướng mắc đối với khoản thu từ đất ........................................ - 27 -
2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. - 28 -
2.4.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................. - 28 -
2.4.2. Mô hình, giả thiết nghiên cứu................................................................ - 28 -
2.4.3. Dữ liệu nghiên cứu..................................................................................- 30 -
2.4.4. Chọn mẫu nghiên cứu ............................................................................ - 30 -
2.5.Kết quả nghiên cứu........................................................................................ - 30 -
2.5.1.Thống kê mô tả về mẫu khảo sát ........................................................... - 30 -
2.5.2.Kết quả hồi quy........................................................................................ - 33 -
Chương 3: Kết luận và kiến nghị........................................................................... - 37 -
3.1.Kết luận........................................................................................................... - 37 -
3.2.Kiến nghị......................................................................................................... - 38 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
Binary Logistic Hồi quy nhị phân
CQT Cơ quan thuế
DN Doanh nghiệp
EFA Phân tích nhân tố khám phá
NNT Người nộp thuế
NSNN Ngân sách Nhà nước
Sig Mức ý nghĩa quan sát
Stata Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội
GTGT Thuế GTGT
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÊN Trang
Bảng 2.1: Thống kê tần số đặc điểm của các đơn vị được khảo sát 31
Bảng 2.2: Thống kê mô tả đặc điểm của các đơn vị được khảo sát 32
Bảng 2.3: Thống kê doanh thu của đơn vị được khảo sát 32
Bảng 2.4: Thống kê loại đất được giao hoặc thuê 33
Bảng 2.5: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập 33
Bảng 2.6: Kết quả ước lượng mô hình 34
TÓM TẮT
Đất luôn là một nguồn tài nguyên rất khan hiếm, nó giữ vai trò rất quan trọng
đối với nguồn thu thuế của mỗi quốc gia. Đất đai trên địa bàn Quận Bình Tân hiện
nay là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, việc sử dụng nó mang lại số thu thuế
đáng kể cho ngân sách địa phương nói riêng và cho ngân sách thành phố HCM nói
chung. Mặc dù bên cạnh việc gia tăng số thu từ đất trên địa bàn quận ngày càng lớn
nhưng cơ quan thuế cũng gặp rất nhiều vướng mắc, khó khăn trong việc thu nợ
đọng, đôn đốc nộp tiền thuê đất, sử dụng đất,… dẫn đến tình trạng số thu từ đất
chưa đạt chỉ tiêu của cơ quan quản lý thuế cấp trên đưa ra cũng như không đáp ứng
kịp thời với các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Quận Bình Tân.
Vì vậy đề tài “Phân tích yếu tố tác động đến khả năng nợ đọng các khoản
thu từ đất trên địa bàn Quận Bình Tân” là rất thiết thực, nhằm nâng cao việc tăng
số thu từ đất, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng lớn của địa phương cũng như
đạt được các chỉ tiêu của cơ quan quản lý thuế cấp trên đối với Quận Bình Tân
Tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp, cũng
như các hành vi không tuân thủ thuế. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến việc gây
nợ đọng thuế của doanh nghiệp và tổng quan các nghiên cứu trong, ngoài nước có
liên quan đến luận văn chính là những cơ sở lý thuyết quan trọng cho việc tác giả
chọn ra các yếu tố để phân tích, đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố này để phân
tích ảnh hưởng đến việc gây nợ đọng các khoản thu từ đất.
Sau khi trình bày tổng quan về địa bàn mà tác giả nghiên cứu, mô tả mẫu khảo
và kết quả của mô hình hồi quy. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng nợ đọng các khoản thu từ đất bao gồm các yếu tố: loại hình doanh nghiệp, thời
gian thành lập, ngành nghề, quy mô, loại đất, doanh thu. Từ kết quả này tác giả sẽ
có cơ sở đề xuất các kiến nghị.
Mặc dù việc am hiểu của tác giả còn chưa đầy đủ, tuy nhiên qua
kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng gây nợ
đọng các khoản thu từ đất. Góp phần nào thấy được nguyên nhân và đề ra biện pháp
thiết thực để tránh việc gây nợ đọng cho chi cục thuế quận Bình Tân nói riêng và cả
cục thuế TP.HCM nói chung.
Từ khóa: tuân thủ thuế, thuế đất, nợ đọng thuế.
ABSTRACT
Land is always a very scarce resource, it plays a very important role for
each country's tax revenues. Land in Binh Tan District is now an extremely valuable
resource, its use brings significant tax revenue to the local budget in particular and
to the HCM City budget in general. In addition to increasing the amount of land
revenues in the district, the tax authority is also facing many difficulties and
difficulties in collecting outstanding debts, urging the payment of land rent, land
use, etc. the situation of land revenues has not met the targets set by the superior tax
administration, nor has it been promptly met with the socio-economic development
needs of Binh Tan District.
Therefore, the topic "Analyzing factors affecting the ability to cause debt
arrears of land revenues in Binh Tan District" is very practical, in order to increase
the increase in land revenue to meet development needs. increasingly local as well
as achieve the targets of superior tax authorities for Binh Tan District.
The author presents a theoretical basis for corporate tax compliance, as
well as non-tax compliance behaviors. Summary of factors affecting the tax arrears
of enterprises and an overview of domestic and foreign studies related to the
dissertation are the important theoretical bases for the author to select the factors. to
analyze and propose a model to study these factors to analyze the effect of causing
arrears of land revenues.
After presenting an overview of the study area, the author described the
samples and the results of the regression model. The results of the analysis of
factors affecting the ability of debt to collect from land include the following
factors: type of business, establishment time, industry, size, type of land, and
revenue. From this result the author will have a basis to propose recommendations.
Although the author's understanding is still incomplete, but through the
results, the study has only found out some of the factors affecting the ability to
cause debt arrears from the land. Contributing somewhat to the cause and proposing
practical measures to avoid causing outstanding debts for the Binh Tan District Tax
Department in particular and the HCMC Tax Department in general.
Key word: tax compliance, land tax, tax debt.
- 1 -
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất luôn là một nguồn tài nguyên rất khan hiếm, nó giữ vai trò rất quan trọng
đối với nguồn thu thuế của mỗi quốc gia. Đất đai trên địa bàn Quận Bình Tân hiện
nay là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, việc sử dụng nó mang lại số thu thuế
đáng kể cho ngân sách địa phương nói riêng và cho ngân sách thành phố HCM nói
chung.
Mặc dù bên cạnh việc gia tăng số thu từ đất trên địa bàn quận ngày càng lớn
nhưng cơ quan thuế cũng gặp rất nhiều vướng mắc, khó khăn trong việc thu nợ
đọng, đôn đốc nộp tiền thuê đất, sử dụng đất,… dẫn đến tình trạng số thu từ đất
chưa đạt chỉ tiêu của cơ quan quản lý thuế cấp trên đưa ra cũng như không đáp ứng
kịp thời với các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Quận Bình Tân.
Vì vậy đề tài “Phân tích yếu tố tác động đến khả năng nợ đọng các khoản thu
từ đất trên địa bàn Quận Bình Tân” là rất thiết thực, nhằm nâng cao việc tăng số thu
từ đất, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng lớn của địa phương cũng như đạt được
các chỉ tiêu của cơ quan quản lý thuế cấp trên đối với Quận Bình Tân.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài chú trọng phân tích các yếu tố thuộc về đối tượng được quản lý, cụ thể
trong đề tài là đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Bình Tân, có tác động
như thế nào đến khả năng nợ đọng các khoản thu từ đất, từ đó gợi ý các chính sách
với cấp có thẩm quyền giúp công tác quản lý và tăng các khoản thu từ đất được tối
ưu, chặt chẽ hơn.
Mục tiêu cụ thể gồm:
- Xác định các yếu tố gây nợ đọng các khoản thu từ đất trên quận Bình Tân.
- Đề xuất các giải pháp tăng số thu từ đất.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng thu từ đất trên địa bàn quận Bình Tân trong những năm qua như
thế nào?
- 2 -
đất?
Yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng gây nợ đọng đối với các khoản thu từ
Giải pháp gì để việc tăng số thu từ đất là phù hợp và hiệu quả nhất?
4. Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố có khả năng gây nợ đọng các khoản thu từ đất đối với các đơn vị
sản xuất kinh doanh đang sử dụng đất trên địa bàn quận Bình Tân.
Có rất nhiều nhân tố tác động đến khả năng nợ đọng các khoản thuế nói chung
cũng như các khoản thu từ đất nói riêng. Ví dụ như các yếu tố bên ngoài bao gồm
hệ thống pháp luật thuế, bối cảnh kinh tế xã hội; các yếu tố thuộc về CQT gồm cơ
cấu tổ chức, công chức thuế,..; và yếu tố thuộc đối tượng được quản lý thuế gồm
ngành nghề kinh doanh, loại hình tổ chức, quy mô,… Do thời gian nghiên cứu đề
tài hạn hẹp nên tác giả chỉ chú trọng phân tích các yếu tố thuộc về đối tượng được
quản lý, cụ thể trong đề tài là đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Bình
Tân, có tác động như thế nào đến khả năng nợ đọng các khoản thu từ đất, từ đó gợi
ý các chính sách với cấp có thẩm quyền giúp công tác quản lý và tăng các khoản thu
từ đất được tối ưu, chặt chẽ hơn.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khảo sát, phân tích dữ liệu là các thông tin có được từ phiếu khảo sát
các đơn vị đang hoạt động sản xuất kinh doanh do Chi cục thuế Quận Bình Tân
quản lý.
Số liệu từ hệ thống quản lý thuế trong giai đoạn từ năm 2015-2018. Số
liệu sơ cấp được lấy thông qua khảo sát trực tiếp các đơn vị sản xuất kinh doanh
trên địa bàn quận Bình Tân.
- 3 -
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp
1.1. Khái niệm nợ thuế
Thuế là khoản thu mang tính chất bắt buộc và tính pháp lý cao. Mỗi khoản
thuế phát sinh được xác định trên cơ sở thu nhập của NNT và trở thành khoản nộp
bắt buộc mà NNT có nghĩa vụ phải chuyển giao cho Nhà nước. Tuy nhiên, trong
thực tế vì lý do nào đó mà NNT chưa nộp hoặc không nộp thuế cho Nhà nước theo
thời hạn quy định, sẽ hình thành nên khoản nợ thuế.
Có thể hiểu nợ thuế ở khía cạnh đầy đủ hơn là tiền nợ thuế như sau: Tiền nợ
thuế là khoản tiền được xác định là phải nộp vào NSNN đúng thời hạn quy định của
pháp luật nhưng hiện nay vẫn chưa được thực hiện và còn tồn đọng ở đối tượng nộp
thuế có trách nhiệm nộp khoản thuế này cho cơ quan thuế.
Theo Quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28 tháng 7 năm 2015 của Tổng cục
trưởng Tổng cục thuế về việc ban hành quy trình quản lý nợ thuế có định nghĩa tiền
thuế nợ như sau: Nợ thuế là các khoản tiền thuế; phí, lệ phí; các khoản thu từ đất;
thu từ khai thác tài nguyên khoáng sản và các khoản thu khác thuộc NSNN do cơ
quan thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật (gọi chung là tiền thuế) nhưng đã
hết thời hạn quy định mà NNT chưa nộp vào NSNN.
1.2. Tuân thủ thuế
Tuân thủ thuế theo cách hiểu đơn giản nhất là mức độ đối tượng chấp hành
nghĩa vụ thuế được quy định trong Luật thuế.
Theo chuẩn mực Châu Âu, thực thi nghĩa vụ thuế cơ bản gồm 4 nội dung:
đăng ký thuế, khai báo thuế, điều chỉnh khai báo thuế và nộp thuế. Ngoài ra, tuân
thủ thuế còn tính đến việc giữ gìn sổ sách chứng từ, hạch toán theo chuẩn mực kế
toán và chấp hành các quyết định của cơ quan thuế.
Tuân thủ thuế là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm từ rất lâu. Quan
điểm truyền thống cho rằng hầu hết người nộp thuế không tự nguyên tuân thủ thuế,
họ chỉ chấp hành nghĩa vụ thuế khi có sự cưỡng chế của cơ quan thuế (CQT) hoặc
khi bị tác động chỉ có thể làm giảm mức độ trốn thuế chứ không thể hướng đến vệc
- 4 -
tăng cường tuân thủ thuế. Khái niệm tuân thủ thuế còn thu hút nhiều nhà nghiên cứu
tham gia tranh luận về phương diện tuân thủ tự nguyện hay không tự nguyện. Một
trong những mực tiêu được xem là cao nhất của quản lý thuế là tăng tính tuân thủ tự
nguyện của người nộp thuế, thay vì đưa ra những hình thức xử phạt các đối tượng
trốn thuế và trành thuế. Hầu hết quan điểm nghiên cứu hiện nay đều tập trung xem
xét tính tự nguyện chấp hành thuế.
Jame và Alley (1999) đã đặt ra câu hỏi, “sự tuân thủ” có được là do hành vi
tự nguyện hay bắt buộc? Nếu người nộp thuế “tuân thủ” chỉ vì sự đe dọa hoặc do
các biện pháp cưỡng chế hành chính, hoặc do cả hai thì đều này không được cho là
hoàn toàn tuân thủ 100% so với mức thu thuế phải nộp theo luật định. Vì vậy quan
điểm hiện đại cho rằng cơ quan quản lý thuế sẽ thành công khi gia tăng sự tuân thủ
tự nguyện của người nộp thuế mà không cần sử dụng đến các hình thức kiểm tra,
thanh tra, nhắc nhở hoặc các biện pháp xử lý hành chính khác.
Theo trung tâm nghiên cứu chính sách và quản lý thuế của tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế gọi tắt là tổ chức OECD (2004) định nghĩa tuân thủ thuế: “Tuân
thủ thuế là phạm vi mà đối tượng nộp thuế phải hoàn thành các nghĩa vụ thuế của
mình với Nhà nước. Tại nhiều nước, đối tượng nộp thuế có 3 nghĩa vụ cơ bản: (1)
nộp tờ khai thuế đúng hạn; (2) kê khai (báo cáo) chính xác trên tờ khai những thông
tin cần thiết để xác định số tiền thuế, và (3) nộp nghĩa vụ thuế kịp thời. Các nghĩa
vụ này thường được coi là tuân thủ về nộp tờ khai, tuân thủ về báo cáo (kê khai) và
tuân thủ về thu nộp”. Ngoài ra, cũng theo tổ chức này tuân thủ thuế được phân ra
thành 2 nhóm là: tuân thủ hành chính và tuân thủ kỹ thuật. Trong đó tuân thủ hành
chính là việc thực thi những quy định mang tính hành chính trong thủ tục đăng ký,
khai báo. Còn tuân thủ kỹ thuật chính là việc tính toán nghĩa vụ thuế phải nộp là bao
nhiêu và đem số thuế đó nộp vào NSNN.
Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) chỉ ra rằng: “Sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp
là hành vi chấp hành nghĩa vụ thuế theo đúng mục đích của luật một cách đầy đủ, tự
nguyện và đúng thời gian”.
- 5 -
Nguyễn Thị Thanh Hoài và các cộng sự (2011) cho rằng: Tuân thủ là việc
chấp hành nghĩa vụ của NNT theo đúng luật định, bao gồm các hoạt động đăng ký,
kê khai, báo cáo, nộp thuế. Bất kỳ sự vi phạm nào xuất hiện ở một trong các khâu
trên đều dẫn đến sự không tuân thủ ở các mức độ khác nhau.
1.3. Hành vi không tuân thủ thuế
Rất khó để phân biệt rạch ròi giữa hành vi “tránh thuế” tức là tận dụng những
khe hở của pháp luật để hạn chế đến mức tối thiểu việc nộp tiền thuế và hành vi
“trốn thuế” tức sự vi phạm pháp luật. Boidman (1983) định nghĩa 3 hình thức không
tuân thủ thuế khác nhau: (1) không nộp tờ khai thuế thuộc bất kỳ loại nào; (2)
không kê khai thu nhập nhận được trên tờ khai thuế, và (3) giảm thu nhập chịu thuế
bằng cách kê khai không đúng các khoản miễn giảm, hay khấu trừ.
Xét theo cơ sở pháp lý: theo James và Alley, (1999), việc tuân thủ thuế có
thể được nhìn từ góc độ của việc tránh thuế và trốn thuế. Cả hai hành vi này đều có
những dấu hiệu pháp lý đặc trưng, theo đó tránh thuế nói đến những phương sách
hợp lệ để làm giảm nghĩa vụ thuế còn trốn thuế lại nói đến những cách làm phạm
pháp. Trong khi một số người bình luận nhìn nhận việc không tuân thủ chỉ có vấn
đề trốn thu, đều này dường như chưa nắm bắt được toàn bộ bản chất của vấn đề.
Việc trốn thuế rõ ràng là một hình thức không tuân thủ. Tuy nhiên, nếu người nộp
thuế cố tình kéo dài thời gian để giảm nghĩa vụ thuế của họ, thì đều này lại khó có
thể được cho là “tuân thủ”.
Xét theo quan điểm đạo đức, sự phân biệt giữa hai khái niệm này đối với
nhiều người là không có sự khác nhau. Theo Sandmo,A. (2004) “Không có sự khác
nhau giữa một nhà kinh doanh nhỏ hoạt động trong nền kinh tế ngầm (vi phạm luật)
với một nhà đầu tư lớn sử dụng những luật sư giỏi để tìm kiếm thiên đường thuế”.
Nghiên cứu theo giác độ tâm lý hành vi của doanh nghiệp [ví dụ Kirchker và
cộng sự (2001)], do sự khác biệt nhau về cơ sở pháp lý, vì vậy đối với DN thì trốn
thuế và tránh thuế là hoàn toàn khác nhau và tác động đến việc lựa chọn hành vi
tuân thủ thuế của họ, trốn thuế thường được đánh giá tiêu cực hơn tránh thuế. Kiến
thức về thuế của người nộp thuế càng tốt thì tránh thuế được nhận thức là công bằng
- 6 -
hơn, được lựa chọn nhiều hơn. Ngược lại, kiến thức về thuế càng hẹp thì người nộp
thuế có xu hướng lựa chọn hình thức trốn thuế nhiều hơn.
Khó mà phân định rạch ròi giữa hành vi tránh thuế hay việc dùng luật để hạn
chế đến mức tối thiểu việc nộp thuế và hành vi trốn thuế - tức sự vi phạm pháp luật.
Thêm vào đó, người ta thường khó mà quyết định được liệu các biện pháp chế tài
nên được áp dụng ở đâu dọc theo chuỗi liên tục của những hành vi tránh thuế và
trốn thuế.
Các cơ quan thuế khi nghĩ về tuân thủ thường chú ý đến việc tại sao một số
người nộp thuế không tuân thủ mà không nghĩ ngược lại là tại sao người nộp thuế
lại tuân thủ. Theo chuẩn mực thì người nộp thuế thường tuân thủ hơn là không tuân
thủ và một hệ thống thuế hoạt động hiệu quả phải có được sự đồng thuận hợp tác
của hầu hết người nộp thuế. Cho nên, sẽ có được hiệu quả cao hơn trong việc thu
thuế dành sự hỗ trợ nhiều hơn cho những người nộp thuế tuân thủ hoàn thành nghĩa
vụ thuế của họ so với việc dành nhiều thời gian và công sức theo đuổi thiểu số
người không tuân thủ. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thế của
cơ quan thuế đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường sự tuân thủ thuế
của các DN.
Tổng quát không tuân thủ thuế được biểu hiện dưới các hình thức sau:
- Chậm nộp hoặc không nộp tờ khai thuế;
- Kê khai không chính xác số thuế phải nộp;
- Kê khai khống các khoản được miễn giảm;
- Không nộp thuế hoặc nộp chậm số thuế phải nộp vào NSNN.
Trong quá trình thực thi và chấp hành các quy định trong Luật thuế, để đánh
giá được thực trạng NNT có tuân thủ hay không, tuân thủ tới mức nào thì cần tính
xem số thuế thu được có đầy đủ, chính xác, kịp thời vào NSNN không? Việc đo
lường số thuế này khá quan trọng và cũng là vấn đề khó khăn. Tuy nhiên về mặt lý
thuyết số tiền thuế này có thể đo được theo nhiều cách khác nhau:
- Số thuế có khả năng thu được sẽ được ước tính như là
kết quả của việc dự báo số thu thuế trên cơ sở sử dụng những số
- 7 -
liệu vi mô. Các mô hình dự báo được áp dụng theo từng sắc thuế khác
nhau.
- Số thuế có khả năng thu được sẽ được CQT quản lý xem xét, phân tích.
Chỉ số này được suy ra từ mức độ tuân thủ về đăng ký thuế, kê khai thuế,
tính toán và nộp thuế.
- Số thuế có thể thu được dựa trên tính toán của NNT. Thực tế thì NNT ít
muốn tiết lộ con số ước tính thuế của họ với CQT, vì vậy mà qua những
cuộc thanh, kiểm tra thuế luôn xảy ra tình trạng truy thu thuế.
- Tuân thủ trong đăng ký thuế: được thể hiện qua việc NNT thực hiện đăng
ký thuế đúng mẫu biểu, chính xác các chỉ tiêu, nộp hồ sơ đăng ký thuế
cho CQT đúng thời hạn, đúng nơi quản lý thuế. Để đánh giá mức độ
tuân thủ ở khâu đăng ký thuế trong thực tế có thể xét đến tỷ lệ số lượng
NNT vi phạm về thời gian đăng ký thuế so với số lượng NNT đang quản
lý trên địa bàn. Tỷ lệ càng thấp chứng tỏ việc tuân thủ trong đăng ký thuế
càng cao và ngược lại. Ngoài ra, còn có thể xét đến tỷ lệ số lượng NNT
đăng ký thuế sai sót, nhầm lẫn so với số lượng NNT đã thực hiện
đăng ký thuế trên địa bàn quản lý. Tỷ lệ càng thấp có nghĩa là mức
độ tuân thủ tốt và ngược lại.
- Tuân thủ về việc tính toán thuế và kê khai thuế: theo cơ chế tự
khai tự nộp thì NNT phải tự tính toán số thuế mà mình phải nộp theo
hướng dẫn của Luật thuế một cách đầy đủ và chính xác, sau đó kê khai số
thuế được tính đó lên đúng với mẫu biểu, chỉ tiêu, đúng thời hạn và
cơ quan quản lý thuế. Nội dung tuân thủ này được đo lường bằng tỷ lệ
số lượng tờ khai được nộp so với tổng số tờ khai phải nộp, các tờ khai
được nộp có cả tờ khai đúng hạn và trễ hạn. Nếu tỷ lệ này cao thì việc
tuân thủ của NNT cũng được xem là tốt.
- Tuân thủ trong khâu nộp thuế: là việc NNT nộp thuế đúng thời hạn, nộp
đủ số thuế phải nộp vào NSNN. Đây được xem là khâu không kém phần
quan trọng, bởi vì nếu việc nộp thuế không đầy đủ và kịp thời sẽ gây ra
- 8 -
nhiều hệ lụy xấu. Để đánh giá mức độ tuân thủ ở khâu này có thể xét đến
tỷ lệ số lượng NNT tự giác nộp thuế đầy đủ và đúng hạn so với tổng số
lượng NNT phát sinh nghĩa vụ thuế phải nộp. Hay có thế xét đến tỷ lệ số
thuế được nộp đúng hạn vào NSNN so với tổng số thuế phải thu theo
nghĩa vụ của NNT kê khai, báo cáo. Tỷ lệ càng cao chứng tỏ NNT có tính
tuân thủ cao. NNT không tuân thủ trong việc nộp thuế thì hoặc là sẽ phải
chịu khoản chậm nộp hoặc là sẽ bị cưỡng chế nợ thuế bằng các biện pháp
theo Luật định. Mặt khác, đối với cơ quan thuế nếu mức độ tuân thủ ở
khâu nộp thuế này không cao chắc chắn rằng số nợ đọng thuế sẽ tăng
không ngừng, gây thất thu cho NSNN.
Như vậy, tuân thủ thuế là thực hiện đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ thuế theo
đúng các quy định tại các luật thuế bao gồm 4 nội dung là: tuân thủ ở khâu đăng ký
thuế, tuân thủ ở khâu kê khai (khai báo) thuế, tuân thủ ở khâu tính toán thuế và cuối
cùng là tuân thủ nộp thuế vào NSNN. Bất kỳ sự vi phạm nào xuất hiện ở một trong
các khâu trên đều dẫn đến sự không tuân thủ ở các mức độ khác nhau.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp
Các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ luôn thu hút được sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu. Có hai cách tiếp cận cơ bản để nghiên cứu các nhân tố
tác động đến hành vi tuân thủ. Một là, phân tích quyết định tuân thủ thuế
dựa trên sự so sánh giữa lợi ích và chi phí của việc tuân thủ hay không tuân thủ,
những lợi ích khi tuân thủ thuế mang lại là gì. Hai là, nghiên cứu các nhân tố
tác động đến tuân thủ thuế có liên quan đến phản ứng của NNT hoặc CQT. Và hầu
hết các nghiên cứu về tuân thủ thuế hiện nay đều thực hiện theo cách tiếp cận
thứ hai.
1.4.1. Các nhân tố từ doanh nghiệp
Đặc điểm doanh nghiệp: Nghiên cứu của OECD (2004), Nguyễn Thị Lệ
Thúy (2011), Nguyễn Thị Thanh Hoài và cộng sự (2011) cho thấy đặc
- 9 -
điểm doanh nghiệp có ảnh hưởng đến tuân thủ thuế hay chấp hành nghĩa vụ
thuế của doanh nghiệp. Đặc điểm doanh nghiệp được thể hiện bởi các thuộc
tính như tính phức tạp của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp; loại hình doanh nghiệp;
quy mô doanh nghiệp; thời gian hoạt động của doanh nghiệp; hiệu quả hoạt động
kinh doanh.
Ngành nghề kinh doanh: Cũng theo OECD (2004), và các nghiên cứu khác
về sự tuân thủ thuế trong điều kiện Việt Nam như Nguyễn Thị Lệ Thúy (2011),
Nguyễn Thanh Hoài và cộng sự (2011), các tác giả đã chứng minh rằng các nhân tố
đặc trưng về ngành của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh
nghiệp. Nhân tố ngành nghề kinh doanh được đo lường bằng các tiêu chí: tỷ suất lợi
nhuận; tính cạnh tranh; tính khó kiểm soát doanh thu; tính khó kiểm soát chi phí.
Khả năng tài chính: Dường như có một mối quan hệ giữa hệ số tiền thuế còn
nợ và các hành vi tuân thủ hay chấp hành. Ví dụ: một số chủ DN có trách nhiệm
pháp lý về thuế mà có thể dễ dàng được thanh toán thì họ sẽ sẵn sàng tuân thủ chấp
hành tốt. Tuy nhiên, nếu các trách nhiệm pháp lý lớn có khả năng đe dọa sự sống
còn của DN thì người chủ sở hữu có thể sẽ né tránh phải nộp tất cả hoặc tìm các
biện pháp điều chỉnh các số liệu báo cáo để giảm nghĩa vụ thuế (OECD, 2004).
Thương hiệu doanh nghiệp: Nguyễn Thị Thanh Hoài và cộng sự (2011) cho
rằng các yếu tố xã hội cũng dó ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế. Thuộc nhóm này có
thể kể đến như chuẩn mực xã hội, ảnh hưởng xã hội và trách nhiệm của từng chủ
thể trong một cộng đồng xã hội, dư luận xã hội, danh tiếng, vị thế và vai trò của
từng chủ thể.
Loại hình sở hữu: Việc nợ đọng thuế khác nhau giữa các DN có sở hữu khác
nhau. Ví dụ: giữa DN một chủ sở hữu và DN nhiều chủ sở hữu, giữa DN tư nhân và
DN nhà nước. Hình thức sở hữu phản ánh mức độ rủi ro tuân thủ thuế của doanh
nghiệp là cao, trung bình hay thấp. Kinh nghiệm qua công tác quản lý thu thuế cho
thấy các doanh nghiệp sở hữu tư nhân thì nợ đọng thuế nhiều hơn DN cổ phần, DN
có vốn đầu tư nước ngoài và DN nhà nước.
- 10 -
Quy mô doanh nghiệp: Quy mô doanh nghiệp là phạm trù phản ánh độ lớn
của DN. Về mặt lượng để đánh giá quy mô DN người ta thường sử dụng những chỉ
tiêu định lượng cụ thể. Doanh nghiệp có thể phân loại thành 3 nhóm theo tiêu chí về
quy mô (quy mô có thể được phân loại theo doanh thu, theo số lao động, theo tài
sản, theo tổng giá trị sản xuất). Mỗi nhóm DN theo quy mô có những đặc
điểm riêng về ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế Nhà nước.
Nhóm DN lớn: là nhóm đóng góp chủ yếu vào NSNN, thường sử dụng các
phương pháp tinh vi để tối thiểu hóa thuế, thường là tránh thuế hơn trốn thuế.
Nhóm DN vừa và nhỏ: Ở hầu hết các nước, các DN vừa và nhỏ đại diện cho
các nhóm có rủi ro về thuế cao nhất bởi vì số lượng các DN này rất lớn, thu nhập
của họ không cố định và trong hầu hết các trường hợp đều không thể xác minh với
dữ liệu của bên thứ ba. Ngoài ra, các DN này không có một hệ thống
sổ sách kế toán tốt nhất, không có kiểm toán độc lập đối với các tài khoản kế toán
và các khoản chi tiêu tiền mặt như các doanh nghiệp lớn để có thể giảm bớt rủi ro
kê khai thiếu thu nhập.
Thời gian hoạt động của doanh nghiệp: Có mối quan hệ rất rõ ràng với mức
độ tuân thủ chấp hành thuế giữa các doanh nghiệp với thời gian hoạt động khác
nhau. Các doanh nghiệp mới thành lập hoặc còn non trẻ trong hoạt động kinh
doanh thường thiếu kiến thức về pháp luật thuế, nghĩa vụ và quy trình tuân thủ thuế,
vì vậy họ thường là đối tượng chủ yếu của hình thức không tuân thủ chấp hành,
không dự tính. Các DN có thời gian hoạt động lâu năm thường đã có thương hiệu,
có hệ thống kế toán ổn định, hiểu rõ và nắm bắt kịp thời về nghĩa vụ thuế và quy
trình tuân thủ. Vì vậy, nếu thực hiện tinh thần thuế tốt thì họ là những đối tượng sẵn
sàng tuân thủ chấp hành đầy đủ nghĩa vụ thuế cho Nhà nước, nhưng khi họ
thực hiện tinh thần thuế yếu, các DN này cũng thường sử dụng những hình thức
tinh vi phức tạp và thường trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế hơn.
1.4.2. Các nhân tố từ hệ thống pháp luật thuế
Chính sách thuế đầy đủ mang tính hệ thống sẽ che lấp được những kẽ hở
nhằm ngăn ngừa hành vi vi phạm. Hệ thống pháp luật nói chung và chính sách thuế
- 11 -
nói riêng được xây dựng đồng bộ, minh bạch sẽ tạo môi trường pháp lý thuận lợi
cho DN phát triển và thực hiện nghĩa vụ thuế tốt hơn. Các yêu tố này bao gồm:
mức thuế suất, quy định miễn giảm thuế, quy định về xử phạt thuế,…Cụ thể:
- Mức thuế suất: Mức thuế suất ảnh hưởng đến quyết định của người nộp
thuế thực hiện theo quy định pháp luật thuế. Clotfelter (1983) cho rằng
việc giảm thuế suất không phải là chính sách duy nhất có tiềm năng để
ngăn cản việc trốn thuế nhưng thuế suất là một yếu tố quan trọng trong
việc xác định hành vi tuân thủ chấp hành nghĩa vụ nộp thuế, mặc dù mức
độ tác động chính xác vẫn còn chưa thực sự được rõ ràng và gây nên
tranh cãi (Kirchler, 2007). Clotfler cũng cho thấy rằng có mối quan hệ
giữa thuế suất và trốn thuế do mức thuế suất được sử dụng như là một
công cụ có thể được theo các mục tiêu chính sách đặc biệt. Nâng cao mức
thuế suất cận biến có khả năng khiến doanh nghiệp trốn thuế nhưng khi bị
hạ thấp mức thuế suất không nhất thiết sẽ tăng cường tuân thủ thuế.
Allingham và Sando kết luận rằng người nộp thuế có thể chọn: báo cáo
đầy đủ thu nhập hoặc báo cáo ít hơn, không phân biệt mức thuế suất.
Tăng cường mức thuế suất không nhất thiết là luôn luôn giảm hành vi
tuân thủ.
- Cảm nhận về rủi ro khi không tuân thủ thuế: Nếu một đối tượng nộp thuế
có cơ hội không tuân thủ chấp hành và nghĩ rằng chỉ có rủi ro không đáng
kể nếu bị phát hiện thì đối tượng nộp thuế đó có thể chấp nhận rủi ro này.
Điều này có thể dẫn đến việc kê khai thấp một số loại thu nhập mà cơ
quan thuế dễ dàng “nhìn thấy được” vì bên thứ ba báo cáo. Tuy nhiên,
những loại thu nhập khác có thể khó “nhìn thấy được” hơn và vì vậy sẽ
được kê khai báo cáo một cách sáng tạo hơn (OECD, 2004).
1.4.3. Các nhân tố thuộc CQT
Các nhân tố này phản ánh năng lực và trình độ quản lý thuế của cơ quan
thuế. Cụ thể như sau:
- 12 -
- Tổ chức bộ máy: một bộ máy quản lý thuế hợp lý sẽ vừa mang tính
chuyên môn hóa vừa mang tính phối hợp nhịp nhàng sẽ đảm bảo kiểm
soát thuế tốt hơn, giải quyết tranh chấp thuế công bằng, qua đó hoàn thiện
tính tuân thủ thuế.
- Cơ sở vật chất: đặc biệt là hệ thống thông tin là nhân tố quan trọng trong
việc ngăn ngừa rủi ro không tuân thủ thuế. Cơ quan thuế có thể truy xuất
quá trình giao dịch của NNT từ đó đưa ra biện pháp để NNT tự nguyện
tuân thủ nghĩa vụ thuế của mình.
- Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của công chức thuế: bao
gồm nghiệp vụ chuyên môn, sử dụng thành thạo ứng dụng công nghệ
thông tin, am hiểu văn bản quy phạm pháp luật, có trách nhiệm với công
việc, cơ quan và NNT. Giúp cho việc tuân thủ của NNT được thực hiện
một cách thuận lợi nhất.
1.5. Lược khảo các nghiên cứu liên quan đến luận văn
1.5.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Jackson and Milliron (1986) và Alm (1991) cho rằng tuân thủ thuế là báo cáo
tất cả thu nhập, thanh toán toàn bộ nghĩa vụ thuế bằng cách thưc hiện các điều
khoản quy định của luật, hoăc phán quyết của tòa án. Trong khi theo Hamm (1995)
thì tuân thủ thuế được định nghĩa là người nộp thuế nộp tờ khai thuế vào thời điểm
thích hợp và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của các luật thuế, các
quyết định của tòa án. OECD (2004), định nghĩa tuân thủ thuế là phạm vi mà đối
tượng nộp thuế phải hoàn thành các nghĩa vụ thuế của mình.
Nghiên cứu của Alm, Jackson và McKee (2004) đã chứng minh được mối
quan hệ giữa tuân thủ thuế với thu nhập, tài sản sở hữu, kiểm toán và thông tin. Đậy
là nghiên cứu dựa vào cơ sở dữ liệu đã được thống kê và công bó thông tin hiện tại
của Việt Nam thì rất khó cho các nhà nghiên cứu để có thể tiếp cận được đầy đủ
thông tin và phân tích.
- 13 -
Nghiên cứu của Nioleta (2011) tổng hợp các nhân tố ảnh hương đến tuân thủ
thuế từ hàng loạt các nghiên cứu ở nhiều quốc gia trên thế giới và xem xét sự phù
hợp của cá nhân tố này trong trường hợp Rumani nhằm tạo ra mô hình các nhân tố
ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế được nghiên cứu trong kinh tế bằng cách phân tích
các quyết định giữa trả tiền thuế và trốn thuế của một người đại diện cho tổ chức.
Theo Nicoleta, các nhân tố đóng vai trò quan trọng trong ảnh hưởng đến sự tuân thủ
chấp hành thuế được chia thành hai nhóm bao gồm nhóm nhân tố kinh tế và nhóm
nhân tố phi kinh tế Nhóm nhân tố kinh tế bao gồm các nhân tố như mức thu nhập
chịu thuế, khả năng bị kiểm toán thuế, sự kiểm toán thuế, thuế suất, lợi ích từ việc
đóng thuế, hình phạt và tiền phạt vi phạm. Nhóm nhân tố phi kinh tế bao gồm các
nhân tố như thái độ đối với các loại thuế, những nhân tố các nhân, chuẩn mực xã
hội và quốc gia, sự công bằng của hệ thống thuế.
Nghiên cứu của Moeinadin và cộng sự (2014) xây dựng mô hình các nhân tố
ảnh hưởng đến tuân thủ thuế tại Iran gồm 4 nhân tố: luật pháp, xã hội, cấu trúc hệ
thống thuế, nhóm nhân tố riêng của doanh nghiệp. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kỹ
thuật phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy đa biến để phân tích số liệu khảo
sát 239 doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 4 nhóm nhân tố đều có tác
động cùng chiều đến tuân thủ chấp hành thuế của doanh nghiệp.
1.5.2. Nghiên cứu trong nước
Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) cũng phân tích, đánh giá, tổng hợp những cơ sở
lý thuyết, cơ sở kinh nghiệm và cơ sở thực tiễn cho những giải pháp hoàn thiện hoạt
động quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ chấp hành thuế
của các doanh nghiệp (tình huống địa bàn Hà Nội). Tác giả đã phân tích hành vi và
đặc điểm tuân thủ chấp hành thuế của các doanh nghiệp, đồng thời khảo sát ý kiến
của doanh nghiệp về thực trạng quản lý thu thuế để có cơ sở thông tin cho việc hoàn
thiện quản lý thu thuế của Nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
Võ Đức Chín (2011) xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến
tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương gồm 6 nhân tố bao gồm đặc
điểm về doanh nghiệp, các yếu tố về ngành kinh doanh, các yếu tố về xã hội, các
- 14 -
yếu tố kinh tê, các yếu tố về hệ thống thuế và các yếu tố về tâm lý doanh nghiệp.
Kết quả phân tích số liệu khảo sát gồm 200 doanh nghiệp bằng kỹ thuật phân tích
nhân tố khám phá EFA và hồi quy đa biến cho thấy cả 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng
đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Trong đó, các yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến
tuân thủ thuế là yếu tố kinh tế, hệ thống thuế và đặc điểm doanh nghiệp.
Nguyễn Thị Thanh Hoài (2013) đã nêu lên các nội dung lý thuyết luận về
gian lận thuế, chống gian lận thuế, đánh giá thực tiễn công tác quản lý thuế GTGT ở
Việt Nam, nhận dạng các hình thức gian lận thuế GTGT, từ đó có các định hướng
đề xuất tăng cường chống gian lận thuế GTGT là việc làm cần thiết trong giai đoạn
hiện nay ở Việt Nam.
Trần Viết Trà (2013) đã nghiên cứu tổng quan về tình hình quản lý thuế nói
chung trên địa bàn TP Pleiku. Bài nghiên cứu chỉ dựa vào kết quả thu thuế để phân
tích những nguyên nhân, thành tựu đạt được và những hạn chế của nó. Tác giả
không đề xuất mô hình để từ đó cụ thể phân tích ra được những yếu tố là nguyên
nhân cơ bản ảnh hưởng đến kết quả thu thuế tại Pleiku.
Lê Thanh Trường (2014) xây dựng mô hình tuân thủ thuế và giả thuyết
nghiên cứu cho trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM. Mô hình cho
thấy có 9 yếu tố tác động đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp bao gồm thuế
suất, tính đơn giản của việc kê khai thuế, hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế, nhận
thức tích cực về chi tiêu của chính phủ, hình phạt và tình trạng tài chính của doanh
nghiệp. Kết quả phân tích EFA và hồi quy đa biến OLS, tác giả xác định các yếu tố
tác động đến tuân thủ thuế với mức độ ảnh hưởng theo thứ tự ưu tiên sau: kiến thức
thuế, công tác kiểm tra thuế, hình phạt, tính đơn giản về việc kê khai thuế và nhận
thức tích cực về chi tiêu chính phủ.
Tóm lại, dựa trên cơ sở lý thuyết về sự tuân thủ thuế cũng như lược khảo
những nghiên cứu trước đó có liên quan, bằng tìm hiểu khám phá của riêng mình,
tác giả nhận thấy việc gây nợ đọng các khoản thu thuế thể hiện phần nào sự tuân thủ
thuế của doanh nghiệp đối với Nhà nước. Và việc gây nợ đọng các khoản thu từ đất
cũng có mối quan hệ chặt chẽ với sự tuân thủ nghĩa vụ thuế của đơn vị sử dụng đất
- 15 -
Loại
hình
DN
Doanh
thu
Thời
gian
thành
lập
Khả năng
gây nợ đọng
Loại
đất
Vốn
kinh
doanh
Quy mô
Ngành
nghề
đối với ngân sách Nhà nước. Theo quan sát thực tế tình hình quản lý các khoản thu
từ đất trên địa bàn quận, tác giả đề xuất cho luận văn nghiên cứu của mình các yếu
tố có thể ảnh hưởng đến khả năng gây nợ đọng các khoản thu từ đất theo mô hình
như sau:
KẾT LUẬN
Chương này đã trình bày tổng quan lý thuyết nghiên cứu của luận văn. Tác
giả trình bày cơ sở lý thuyết về sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp, cũng như các
hành vi không tuân thủ thuế. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến việc gây nợ đọng
thuế của doanh nghiệp và tổng quan các nghiên cứu trong, ngoài nước có liên quan
đến luận văn chính là những cơ sở lý thuyết quan trọng cho việc tác giả chọn ra các
yếu tố để phân tích, đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố này để phân tích ảnh
hưởng đến việc gây nợ đọng các khoản thu từ đất.
- 16 -
- 17 -
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu
2.1. Tổng quan về các khoản thu liên quan đến đất tại Quận Bình Tân
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Bình Tân là quận ven của Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở
Nghị định số 130/2003/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ, được
chia tách từ huyện Bình Chánh cũ, với diện tích tự nhiên 5.188,67 ha, gồm 3 xã:
Tân Tạo, Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông và Thị trấn An Lạc. Là quận rộng thứ 3
trong các quận ở Thành phố Hồ Chí Minh (sau quận 9 và 12). Lúc mới thành lập
quận có 10 phường (An Lạc, An Lạc A, Tân Tạo, Tân Tạo A, Bình Trị Đông, Bình
Trị Đông A, Bình Trị Đông B, Bình Hưng Hòa, Bình Hưng Hòa A, Bình Hưng Hòa
B), 121 khu phố với 50.823 hộ dân, 3.311.514 nhân khẩu. Địa giới hành chính quận
Bình Tân: Đông giáp các quận 6, 8, Tân Phú; Tây giáp huyện Bình Chánh; Nam
giáp quận 8; Bắc giáp quận 12 và huyện Hóc Môn.
Quận Bình Tân nằm ở cửa ngõ phía Tây của thành phố, có quốc lộ 1A chạy
ngang qua vành ngoài của thành phố, ngoài ra còn có tuyến đường Hồng Bàng và
Hùng Vương đi các quận nội thành. Đồng thời Bến xe Miền Tây là bến xe chính đi
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Quận có tốc độ đô thị hoá diễn ra khá nhanh,
hầu như các phường không còn đất nông nghiệp. Hiện nay nhiều mặt kinh tế xã hội
của quận phát triển nhanh theo hướng đô thị. Trên địa bàn quận Bình Tân hiện có
hai khu công nghiệp do Ban quản lý các khu công nghiệp thành phố quản lý là
khu công nghiệp Tân Tạo và khu công nghiệp Vĩnh Lộc. Riêng khu công
nghiệp giày da POUYUEN là khu công nghiệp 100% vốn nước
ngoài chuyên sản xuất giày da, tổng diện tích lên đến 58 ha.
Nhìn chung Quận Bình Tân có lợi thế về công nghiệp sản xuất, chế tạo, gia
công hàng dệt may, thuộc da,…cho các công ty nước ngoài. Chính vì thế mà Quận
càng ngày càng thu hút lượng doanh nghiệp vào đầu tư, mở rộng diện tích sản xuất
- 18 -
cũng như tạo cơn sốt nhu cầu giao dịch về bất động sản, đất ở, đất sản xuất kinh
doanh trên địa bàn tăng cao theo thời gian.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội từ năm 2015-2018
Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất bình quân từ năm 2015 đến 2018 của
Quận Bình Tân đạt 14,9%/năm. Môi trường đầu tư - kinh doanh của quận được cải
thiện rõ rệt, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh không ngừng phát triển, là
quận có số doanh nghiệp thành lập mới đứng thứ 4 trong 24 quận, huyện; đã có
21.012 đơn vị đầu tư mới. Triển khai thực hiện đạt kết quả bước đầu chủ trương vận
động hộ sản xuất kinh doanh chuyển đổi hoạt động mô hình doanh nghiệp.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng gắn với từng bước chuyển đổi
mô hình tăng trưởng của thành phố, trong đó tăng dần tỷ trọng ngành Thương mại -
dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngày công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp.
Kinh tế phát triển theo hướng bền vững, hạn chế tối đa các ngành nghề sản xuất có
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Kinh tế tư nhân phát triển nhanh trên hầu hết các
lĩnh vực và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế quận. Kinh tế tập thể tập
trung chủ yếu là hợp tác xã vận tải, tổ chức tín dụng. Các thành phần kinh tế đã
đóng góp khá lớn cho ngân sách, góp phần giải quyết việc làm cho 18.789 lao động
và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.
Thương mại - dịch vụ: Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 21,49%/năm, tỷ
trọng chiếm 49,09% so với tổng giá trị sản xuất. Quận tiếp tục phát triển 09 nhóm
ngành dịch vụ trọng yếu của Thành phố. Hoạt động thương mại -
dịch vụ phát triển đa dạng theo các trục lộ chính, cụm dân cư, các
khu công nghiệp với nhiều ngành nghề kinh doanh, trong đó, ngành thương mại, y
tế, giáo dục, dịch vụ vận tải và bất động sản tiếp tục phát triển và đạt được nhiều kết
quả tích cực, có 01 Trung tâm thương mại Aeon mall và 08 siêu thị và 170 cửa hàng
tiện ích. Ủy ban nhân dân quận đã mời Công ty Cổ phần Y tế Việt Anh tham gia
nghiên cứu đầu tư, nâng cấp và vận hành Trung tâm Y tế quận và Trạm y tế các
phường theo hình thức hợp tác công tư PPP. Hệ thống phân phối phát triển nhanh
- 19 -
về số lượng, đa dạng về qui mô, hình thức, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân
cả về số lượng mặt hàng lẫn chủng loại, góp phần cân đối cung cầu hàng hóa, làm
thay đổi diện mạo ngành thương mại của quận
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: tốc độ tăng trưởng bình quân đạt
10,2%/năm, tỷ trọng chiếm 50,78% so với tổng giá trị sản xuất. Tạo môi trường đầu
tư thuận lợi và triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển 4 ngành công
nghiệp trọng yếu của thành phố. Các ngành công nghiệp truyền thống của quận là
sản phẩm từ nhựa, may và giầy da tiếp tục được duy trì. Trong cơ cấu các ngành
công nghiệp thì ngành nhựa, plastic, may mặc, giày da vẫn chiếm ưu thế. Ngoài ra,
còn có sự đóng góp của các ngành sản xuất sản phẩm kim loại, sản xuất khuôn mẫu,
thực phẩm,... Các doanh nghiệp đã tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, tạo ra sản
phẩm có chất lượng, không ảnh hưởng đến môi trường, nâng cao năng lực sản xuất,
chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, từ đó đã có các doanh nghiệp trên
địa bàn quận được công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn Hàng Việt Nam chất lượng
cao như nhựa Duy Tân, nhựa Minh Hùng, nhựa Đại Đồng Tiến, bánh kẹo Phạm
Nguyên, bánh ABC, giày An Lạc,…
Nông nghiệp: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân
5,25%/năm, chiếm tỷ trọng bình quân 0,14% trong tổng giá trị sản xuất. Cơ cấu
kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị. Nông
nghiệp đã có bước chuyển dịch theo hướng cây - con có giá trị kinh tế cao gắn với
thị trường liền kề, đảm bảo sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng phục vụ đô
thị xanh, sạch, đẹp, cải thiện môi trường sinh thái tạo cảnh quan đẹp như: trồng hoa
lan, cây cảnh, nuôi cá kiểng. Duy trì các sản phẩm nông nghiệp truyền thống vừa để
giải quyết việc làm vừa giữ quỹ đất nông nghiệp dự trữ cho việc phát triển đô thị
trong các năm kế tiếp. Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức
Phiên chợ Nông sản an toàn để phục vụ nhu cầu người dân, đồng thời làm cầu nối
cho các hợp tác xã nông nghiệp quảng bá, cung ứng sản phẩm an toàn.
- 20 -
Ngoài ra Quận còn đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch
vụ hành chính công, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để huy động hiệu
quả các nguồn lực xã hội, góp phần phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Số lượng, tỷ
lệ thủ tục hành chính liên thông, liên thông điện tử trong nội bộ cơ quan, giữa các
cơ quan của quận, giữa các cơ quan của quận với cơ quan ngành dọc ngày càng
được tăng lên. Triển khai thực hiện nghiêm Thư xin lỗi đối với các trường hợp giải
quyết hồ sơ trễ hạn. Công tác khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức
luôn được chú trọng và là thước đo đánh giá chất lượng, hiệu quả phục vụ của cơ
quan hành chính nhà nước, thông qua nhiều hình thức khảo sát đa dạng.
Nhìn chung, các mục tiêu, nhiệm vụ về nâng cao chất lượng tăng trưởng,
năng lực cạnh tranh của kinh tế quận đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng giá trị
sản xuất duy trì mức tăng trưởng bình quân 14,9%/năm, đạt chỉ tiêu Nghị quyết.
Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế theo đúng định hướng Nghị quyết Đảng bộ
quận lần thứ XI. Chất lượng tăng trưởng theo hướng tích cực và hiệu quả, tạo diều
kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển kinh tế gắn liền với
đảm bảo môi trường sống của người dân và giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội.
Thu ngân sách tăng và hoàn thành vượt chỉ tiêu thành phố giao, đáp ứng cho
yêu cầu chi thường xuyên, có tiết kiệm chi đầu tư và đóng góp ngày càng nhiều cho
ngân sách thành phố. Nguồn lực đầu tư được huy động, môi trường đầu tư của quận
từng bước được cải thiện thông qua việc đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền
phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về nâng cao chất lượng
tăng trưởng năng lực cạnh tranh của kinh tế; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
được tăng cường; thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính; hạ tầng kỹ thuật
được tập trung đầu tư; tình hình an ninh trật tự ổn định và xây dựng môi trường lao
động hài hòa, ổn định.
Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số mặt hạn chế cần khắc phục như:
- 21 -
Ngành Công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhưng là các ngành công nghiệp
thâm dụng lao động như dệt may, cao su, nhựa, giày da… Tỷ lệ đầu tư đổi mới công
nghệ còn thấp, công nghệ sản xuất chưa cao.
Cơ cấu sử dụng đất chưa phù hợp với cơ cấu kinh tế nên chất lượng và hiệu
quả tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng về nguồn tài nguyên đất đai
hiện có. Lĩnh vực dịch vụ - thương mại phát triển nhanh nhưng còn nhỏ lẻ chưa phát
huy được thế mạnh của các trục đường chính có lợi thế để phát triển dịch vụ.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội mặc dù có cải thiện nhưng chưa đồng bộ,
chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của quận; tình trạng ngập nước, ô nhiễm môi
trường, ùn tắc giao thông chưa được giải quyết triệt để; một số tuyến đường có biển
báo giao thông chưa tạo thuận tiện cho hoạt động vận chuyển hàng hóa của doanh
nghiệp.
Các ngành kinh tế phát triển nhanh đã thu hút một lượng lớn lao động từ các
nơi khác đến, làm tăng nhu cầu về nhà ở, phát sinh những vần đề về môi trường,
quá tải về hạ tầng kỹ thuật và xã hội tạo ra những thách thức lớn đối với quận.
Công tác cải cách hành chính đã dần đi vào nề nếp, tạo môi trường đầu tư
thuận lợi nhưng tình trạng thiếu trách nhiệm, gây phiền hà trong thực thi công vụ
vẫn còn trong một bộ phận cán bộ, công chức, ảnh hưởng đến niềm tin của Nhân
dân và doanh nghiệp.
Trên địa bàn quận vẫn còn một số doanh nghiệp không chấp hành đầy đủ các
quy định trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: chính sách về thuế, về chất
lượng, nguồn gốc hàng hóa,… làm ảnh hưởng chất lượng tăng trưởng kinh tế của
quận
- 22 -
2.1.3. Các khoản thu từ đất chủ yếu ở Quận Bình Tân
2.1.3.1. Thu tiền sử dụng đất
Căn cứ nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010; Nghị định số
45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định đối tượng phải nộp tiền sử
dụng đất trong các trường hợp: Hộ gia đình, các nhân được giao đất ở, tổ chức kinh
tế được giao đất có thu tiền sử dụng đất; chuyển mục đích sử dụng đất từ Nhà nước
giao không thu tiền sử dụng đất sang đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng
đất; chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức được Nhà nước giao đất cí thu tiền
sử dụng đất; tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để
bán hoặc để bán kết hợp cho thuê; Người Việt Nam định cư ở nước ở nước ngoài,
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng
nhà ở để bán hoạc để bán kết hợp cho thuê; Chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi
nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở; Đất nông
nghiệp, đất phi nông nghiệp có nguồn gốc được giao không thu tiền sử dụng đất,
nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển sang làm đất ở hoặc
đất nghĩa trang, nghĩa địa; chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được
giao không thu tiền sử dụng đất sang đất nghĩa trang, nghĩa địa có thu tiền sử dụng
đất….
2.1.3.2. Thu tiền thuê đất đối với đất do Nhà nước cho thuê
Căn cứ Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010; Nghị định số
46/6/2011; Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ tài chính. Quy
định thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, Nhà nước thu tiền thuế đất, thuê mặt nước khi
Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước, chuyển từ hình thức được Nhà nước giao đất
sang cho thuê đất.
Đơn giá thuê đất một năm tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giá đất và có thể
phân loại theo mục đích sử dụng đất thuê do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy bản nhân cân cấp tỉnh) quyết định. Căn cứ
vào thực tế địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm (%)
giá đất để xác định đơn giá thuê đất, thuê mặt nước một năm nhưng tối đa không
- 23 -
quá 3% và tối thiểu không thấp hơn 0,5%. Mức tỷ lệ phần trăm (%) do Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh ban hành cụ thể từng khu vực, tuyến đường tương ứng với từng mục
đích sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân thuê đất.
2.1.3.3. Thuế sử dụng đất nông nghiệp
Thực hiện theo quy định của luật thuế sử dụng đất nông nghiệp được Quốc
hội khóa IX, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 10/7/1996 và có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 01/01/1994; Nghị định số 74/1993/NĐ-CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ.
Tổ chức, các nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế sử
dụng đất nông nghiệp (gọi chung là hộ nộp thuế) gồm: Các hộ gia đình nông dân,
hộ tư nhân và các nhân; Các tổ chức, các nhân sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ
đất dành cho nhu cầu công ích của xã, Các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản bao gồm nông trường, lâm trường, xí nghiệp, trạm trại và các doanh
nghiệp khác, cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức xã hội và các
đơn vị khác sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nôi trồng thủy
sản.
2.1.3.4. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Thực hiện theo quy định của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số
48/2010/QH12, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 được ban hành
ngày 28/6/2010 và có hiêu lực thi hành từ 01/01/2012 thay thế thuế nhà đất trước
đây; Nghị định số 53/2011/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp; Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ tài chính
hướng dẫn sử dụng đất phi nông nghiệp nhằm đảm bảo các mục tiêu tăng cường
quản lý nhà nước đối với đất đai, khuyến khích sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế
đầu cơ khuyến khích thị trường bất động sản phát triển lành mạnh; khắc phục hạn
chế của Pháp lệnh thuế nhà đât hiện hành, nâng cao tính pháp lý của Pháp luật về
thuế trên cơ sở bổ sung những cái mới, kế thừ những cái cong phù hợp. Luật Thuế
sử dụng đất phi nông nghiệp rõ rang, dễ thực hiện, dễ quản lý, tiếp cận thông lệ
Quốc tế, tạo điều kiện cho hội nhập kinh tế Quốc tế. Đồng thời, động viên sự đóng
- 24 -
góp của người sử dụng đất, nhất là những đối tượng sử dụng đất vượt hạn mức quy
định vào ngân sách nhà nước.
2.1.3.5. Thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Đối với cá nhân: Thực hiện theo quy định Luật 26/2012/QH của Quốc Hội
khóa XIII ban hành ngày 22/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của ngày
04/2007/QH12; Nghị định số 100/2008NĐ-CP ngày 08/9/2008; Nghị định số
65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật thuế thu nhập cá nhân; Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và hướng
dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP; Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày
27/3/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi bổ sung Thông tu số 84/2008/TT-
BTC; Thông tư số 161/2009/TT-BTC ngày 12/8/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn
về thuế thu nhập cá nhân đối với một số tường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế,
nhận quà tặng là bất động sản, Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 của
Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung Thông tư số 84/2008TT-BTC ngày 30/9/2008;
Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá
nhần và ND 65/2013/NĐ-CP.
Đối với tổ chức: Thực hiện theo quy định của Luật số 32/2013/QH13 của
Quốc hội Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Nghị định số
122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Thông tư số
130/2208/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hướng dẫn thi hành Nghị định số
124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008; Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012
của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày
- 25 -
11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Thuế thu
nhập doanh nghiệp; Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị dịnh số 124/20011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Hai
loại thuế này là thuế thu vào thu nhập của người có quyền sử dụng đất và tài sản
trên đất khi thực nhiện chuyển quền sử dụng đất cho đối tượng khác.
2.1.3.6. Lệ phí trước bạ nhà, đất
Căn cứ Nghị định số 45/2011/NĐ-CP của Chính phủ. Về Lệ phí trước bạ là
khoảng Nhà nước thu của các chủ thể khi họ đăng ký quyền sở hữu quyền sử dụng
các tài sản, trong đó có đất đai. Lệ phí trước bạ là mối quan hệ giữa người đăng ký
quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong
việc thực hiện cá dịch vụ công.
Căn cứ tính lệ phí trước bạ, đất là giá tính lệ phí trước bạ và tỷ lệ (%) lệ phí
trước bạ.
2.2.Tình hình thu các khoản thu từ đất trên địa bàn Quận Bình Tân
Những năm qua, mặc dù trong quá trình thực hiện thu các khoản từ đất đã
gặp không ít khó khăn, vướng mắc nhưng Chi cục thuế Quận Bình Tân luôn hoàn
thành tốt dự toán thu nói riêng, cũng như góp phần đáng kể vào số thu của thành
phố nói chung. Cụ thể số thu qua các năm như sau:
2.2.1.Thu tiền sử dụng đất
- Năm 2015, tổng thu được là 730,8 tỷ đồng, đạt 243,6% dự toán và tăng
5,64% so với cùng kỳ, đồng thời ghi nợ số tiền sử dụng đất thêm vào NSNN
là 367,1 tỷ đồng
- Năm 2016, tổng thu được là 931,6 tỷ đồng, đạt 310,5% dự toán và tăng
27,48% so với cùng kỳ, đồng thời ghi nợ số tiền sử dụng đất vào NSNN là
485,9 tỷ đồng.
- 26 -
- Năm 2017, tổng thu được là 924,1 tỷ đồng, đạt 207,5% dự toán và giảm 0,8
% so với cùng kỳ, đồng thời ghi nợ số tiền sử dụng đất vào NSNN là 558,1
tỷ đồng.
- Năm 2018, tổng thu được là 864,9 tỷ đồng, đạt 172,9% dự toán và giảm
2,91% so với cùng kỳ, đồng thời ghi nợ số tiền sử dụng đất vào NSNN là
661,8 tỷ đồng.
2.2.2.Thu tiền thuê mặt đất
- Năm 2015, tổng thu được là 145 tỷ đồng, đạt 362,5% dự toán và tăng
260,27% so với cùng kỳ
- Năm 2016, tổng thu được là 118.2tỷ đồng, đạt 98,5% dự toán và giảm
18,48% so với cùng kỳ
- Năm 2017, tổng thu được là 127.4 tỷ đồng, đạt 112,3% dự toán và tăng
7,87% so với cùng kỳ
- Năm 2018, tổng thu được là 175 tỷ đồng, đạt 120,7% dự toán và tăng
37,31% so với cùng kỳ
2.3.3. Thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
- Năm 2015, tổng thu được là 12,6 tỷ đồng, đạt 114,6% dự toán và giảm 8,2%
so với cùng kỳ
- Năm 2016, tổng thu được là 15,6 tỷ đồng, đạt 109,8% dự toán và tăng 23,9%
so với cùng kỳ
- Năm 2017, tổng thu được là 22,1 tỷ đồng, đạt 148,8 % dự toán và tăng
41,67% so với cùng kỳ
- Năm 2018, tổng thu được là 27 tỷ đồng, đạt 161% dự toán và tăng 22,31% so
với cùng kỳ
2.2.3.Thu lệ phí trước bạ, nhà đất
- Năm 2015, tổng thu được là 245,7 tỷ đồng, đạt 144,5% dự toán và tăng 36,55
% so với cùng kỳ
- 27 -
- Năm 2016, tổng thu được là 334,5 tỷ đồng, đạt 122,5% dự toán và tăng
36,11% so với cùng kỳ
- Năm 2017, tổng thu được là 401,6 tỷ đồng, đạt 134,8% dự toán và tăng
20,27% so với cùng kỳ
- Năm 2018, tổng thu được là 390,9 tỷ đồng, đạt 76,6% dự toán và giảm
2,81% so với cùng kỳ
2.3. Khó khăn, vướng mắc đối với khoản thu từ đất
Thứ nhất, thông tư số 93/2011/TT-BTC ngày 29/6/2011 của Bộ Tài chính
không có đưa trường hợp đồng thời phải giải quyết khấu trừ tiền bồi thường, giải
phóng mặt bằng và giảm tiền sử dụng đất theo quy định. Đối với trường hợp cộng
cả hai khoản: khấu trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bẳng và giảm tiền sử dụng
đất nhỏ hơn hoặc bằng số tiền sử dụng đất phải nộp thì việc giải quyết khấu trừ hoặc
giảm trước sau không ảnh hưởng đến kết quả số phải nộp của NNT. Nhưng khi
khấu trừ tiền bồi thuờng, giải phóng mặt bằng và giảm tiền sử dụng đất lớn hơn số
tiền sử dụng đất phải nộp thì sẽ ảnh hưởng đến NNT khác nhau. Nếu khấu trừ trước
thì không đủ số tiền theo tỷ lệ được giảm tiền sử dụng đất theo quy định hoặc giải
quyết giảm trước thì tiền khấu trừ dư sẽ phải đưa vào vốn của dự án.
Hai là nhiều trường hợp các đơn vị sử dụng đất nhưng vẫn chưa có hồ sơ
thuê đất, chưa có hợp đồng thuê đất. Chi cục thuế lập bộ thu tiền thuê đất chủ yếu
dựa trên tờ khai thuê đất do đơn vị sử dụng kê khai. Vì vậy khi đơn vị không làm
thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cơ quan thuế không có đủ căn cứ
tính tiền thuê đất, lập bộ tiền thuê đất hàng năm chưa chính xác.
Ba là những hộ gia đình, cá nhân thuê đất sử dụng vào mục đích kinh doanh
ngoài việc nộp tiền thuê đất theo quy định còn phải nộp thuế sử dụng đất PNN hằng
năm, chính vì vậy họ trì hoãn việc nộp tiền thuế sử dụng đất PNN và kiến nghị
không phải nộp loại thuế này lên Chi cục thuế Quận Bình Tân.
Bốn là Tổng cục thuế chưa có văn bản nào hướng dẫn việc thu thuế sử dụng
đất PNN đối với các tổ chức một cách cụ thể, chủ yếu hiện tại là do các đơn vị tự
- 28 -
Cơ sở lý thuyết -
các nghiên cứu
trước đây
Các yếu tố ảnh
hưởng đến khả
năng nợ đọng của
doanh nghiệp
i=1
Nhận diện các yếu
tố ảnh hưởng đến
khả năng nợ đọng
của các khoản thu
từ đất
Hồi quy Binary Logistic
Đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn
thiện chính sách giúp Chi cục thuế
Quận Bình Tân nâng cao hiệu quả
thu thuế từ đất
Mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố đến
nợ đọng các khoản
thu từ đất
tính, tự kê khai và tự nộp thuế mà Chi cục thuế không phát hành thông báo nên đa
phần các đơn vị vẫn chưa thực hiện nộp tiền vào NSNN.
Năm là nhiều trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất
từ đất nông nghiệp sang đất ở không có khả năng nộp tiền sử dụng đất nên phải ghi
nợ rất nhiều.
Sáu là các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất để lập dự án đầu tư nhưng
năng lực tài chính kém nên chưa đi vào triển khai hoạt động, chưa tạo được doanh
thu mà vẫn phải nộp tiền sử dụng đất dẫn đến tình trạng nợ đọng nhiều. Và còn rất
nhiều khó khăn, vướng mắc khác khi quản lý thu các khoản từ đất tại Chi cục thuế
Quận Bình Tân.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của luận văn được thực hiện theo sơ đồ sau:
2.4.2. Mô hình, giả thiết nghiên cứu
Mô hình hồi quy tổng quát: Y = β0 + ∑ βiXi + ε
- 29 -
Y là biến phụ thuộc, nhận giá trị bằng 1 nghĩa là DN có nợ các khoản thu từ
đất và ngược lại nhận giá trị bằng 0 nếu DN không nợ các khoản thu từ đất.
Xi là các biến độc lập, giải thích trong mô hình.
ε là sai số
Dạng tổng quát của mô hình hồi quy Binary Logistic:
Để đánh giá tác động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc, tác giả sử
dụng mô hình Binary Logistic để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
gây nợ đọng các khoản thu từ đất của các DN trên địa bàn Quận Bình Tân, cụ thuế
như sau:
= β0 + β1loaihinhdn + β2thoigianthanhlap + β3vonkinhdoanh
+ β4nganhnghe + β5quymo + β6loaidat + β7doanhthu + ε
Các biến trong mô hình được định nghĩa như sau
Ký hiệu Định nghĩa Kỳ vọng
Biến phụ thuộc
nothue
nợ thuế là biến giả (có nợ = 1, không nợ = 0), trong
đó DN được xem là nợ thuế là những DN chưa thực
hiện nộp hết các khoản thuế từ đất vào ngân sách nhà
nước theo quy định
Các biến độc lập
loaihinhdn
loại hình DN được thể hiện DN Nhà nước = 1, DN
ngoài Nhà nước = 0
+
thoigianthanhlap số năm thành lập DN +
vonkinhdoanh vốn kinh doanh của DN +
nganhnghe
ngành nghề DN đang kinh doanh (kinh doanh bất động
sản = 1, thương mại dịch vụ = 2, xây dựng = 3, chế
biến sản xuất = 4, khác = 5)
+
quymo quy mô DN vừa và nhỏ = 1, siêu nhỏ = 0 +
loaidat đất thuê = 1, đất được Nhà nước giao = 0 +
doanhthu doanh thu của DN nếu có = 1, không có doanh thu = 0 +
- 30 -
2.4.3. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu thứ cấp bao gồm các kết quả nghiên cứu liên quan đến luận văn; số
liệu thống kê các khoản thu từ đất của DN trong giai đoạn 2015-2018. Dữ liệu thứ
cấp còn được thu thập qua sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu trong và
ngoài nước, các báo cáo của UBND Quận Bình Tân, Chi cục thuế Quận Bình Tân.
Dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập thông qua phiếu khảo sát các DN được
giao đất, thuê đất trên địa bàn. Thời gian thực hiện việc thu thập dữ liệu từ tháng
3/2019 đến tháng 5/2019.
2.4.4. Chọn mẫu nghiên cứu
Kích thước mẫu có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc đánh giá cũng như
đưa ra kết luận vấn đề nghiên cứu. Để đảm bảo độ tin cậy, tác giả chọn mẫu nghiên
cứu theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất) dựa theo quan điểm của
Green (1991) cỡ mẫu phù hợp phân tích hồi quy tối thiểu là N= 50+8m với N là cỡ
mẫu, m là số biến độc lập. Với mô hình có 7 biến, cỡ mẫu tối thiểu là 106 mẫu.
(trích Miles và cộng sự, 2001).
Dựa theo các lý thuyết trên, tác giả đưa ra cỡ mẫu phải lớn hơn hoặc bằng 106 mẫu.
Để đạt được số mẫu trên, tác giả đã phát 280 phiếu khảo sát tại bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả. Số phiếu khảo sát thu về là 270 phiếu (tỷ lệ đạt 96,4%). Tổng phiếu
khảo sát hợp lệ là 270 phiếu. Tỷ lệ đáp ứng là 100%
2.5.Kết quả nghiên cứu
2.5.1.Thống kê mô tả về mẫu khảo sát
Đặc điểm doanh nghiệp
Xem xét yếu tố loại hình doanh nghiệp, qua kết quả khảo sát có 14 đơn vị là
doanh nghiệp Nhà nước, chiếm tỷ lệ 5,19% và còn lại 256 đơn vị là tổ chức, cá
nhân ngoài Nhà nước, chiếm tỷ lệ 94,81%.
- 31 -
Xem xét yếu tố quy mô thấy có 42 đơn vị là doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm
tỷ lệ 15,56% và 228 đơn vị là doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc cá nhân kinh doanh,
chiếm tỷ lệ 84,44%. Điều này cũng nói lên tình trạng thực tế tại Chi cục thuế Quận
Bình Tân quản lý đa số là những doanh nghiệp siêu nhỏ và cá nhân kinh doanh.
Xem xét yếu tố ngành nghề, có 27 đơn vị kinh doanh lĩnh vực bất động sản
chiếm tỷ lệ 10%, 20 đơn vị kinh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, chiếm tỷ lệ
7,41%, 12 đơn vị thuộc lĩnh vực xây dựng, chiếm tỷ lệ 4,44 %, 207 đơn vị hoạt
động trong lĩnh vực chế biến sản xuất, chiếm tỷ lệ cao đến 76,67% và 4 đơn vị kinh
doanh lĩnh vực khác, chiếm tỷ lệ 1,48%.
Bảng 2.1: Thống kê tần số đặc điểm của các đơn vị được khảo sát
Biến Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ %
Loại hình doanh nghiệp Doanh nghiệp Nhà nước 14 5,19
Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 256 94,81
Tổng 270 100%
Quy mô doanh nghiệp Doanh nghiệp vừa và nhỏ 42 15,56
Doanh nghiệp siêu nhỏ 228 84,44
Tổng 270 100%
Ngành nghề Bất động sản 27 10,00
Thương mại, dịch vụ 20 7,41
Xây dựng 12 4,44
Chế biến, sản xuất 207 76,67
Khác 4 1,48
Tổng 270 100%
Nguồn: từ kết quả khảo sát thực tế năm 2019
Về yếu tố thời gian thành lập có thể thấy trong 270 đơn vị được khảo sát có
số năm thành lập doanh nghiệp trung bình là 17,13 năm, trong đó đơn vị có số năm
thành lập nhỏ nhất là 5 năm và đơn vị thành lập lâu nhất là 22 năm. Nhìn chung đơn
vị kinh doanh trên địa bàn Quận Bình Tân hoạt động tương đối lâu năm.
Xét yếu tố vốn kinh doanh, trong số các đơn vị khảo sát trung bình mức vốn
kinh doanh 105,02 tỷ, mức vốn thấp nhất là 250 triệu đồng và mức cao nhất là 2.400
- 32 -
tỷ đồng, độ lệch chuẩn 255,26 tỷ đồng. Những doanh nghiệp tư nhân, cá nhân kinh
doanh thường có mức vốn thấp còn những doanh nghiệp kinh doanh bất động sản,
xây dựng có mức vốn cao.
Bảng 2.2: Thống kê mô tả đặc điểm của các đơn vị được khảo sát
Biến N Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhẩt Giá trị lớn nhất
Thời gian thành lập 270 17,13 3,99 5 22
Mức vốn 270 105,02 255,26 0,25 2.400
Nguồn: từ kết quả khảo sát thực tế năm 2019
Kết quả khảo sát 270 đơn vị cho thấy có 40 đơn vị không có doanh thu năm
2018, chiếm tỷ lệ 14,81% và 230 đơn vị có doanh thu năm 2018, chiếm tỷ lệ
85,19%. Trong số 216 đơn vị nợ các khoản thu từ đất thì có 12 đơn vị không có
doanh thu và 204 đơn vị có doanh thu. Tỷ lệ đơn vị có doanh thu có nợ cao hơn
nhiều so với đơn vị không có doanh thu.
Bảng 2.3: Thống kê doanh thu của đơn vị được khảo sát
Doanh thu năm 2018
Nợ thuế
Tổng
Không nợ Có nợ
Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %
Đơn vị có doanh thu 42 78% 204 94% 246 91%
Đơn vị không doanh thu 12 22% 12 6% 24 9%
Tổng 54 100% 216 100% 270 100%
Nguồn: từ kết quả khảo sát thực tế năm 2019
Đặc điểm đất được nhà nước giao hoặc cho thuê đất
Xét về yếu tố đất được giao hoặc cho thuê, qua kết quả khảo sát có 230 đơn vị thuê
đất, chiếm tỷ lệ 85,19% và có 40 đơn vị được Nhà nước giao đất, chiếm tỷ lệ
14,81%. Đối với các đơn vị được giao đất thì sau một khoảng thời gian mới thực
hiện nghĩa vụ thuế, nên tỷ lệ nợ các khoản thu từ đất của các đơn vị này tương đối
thấp. Và ngược lại, các đơn vị thuê đất có tỷ lệ nợ cao hơn nhiều so với các đơn vị
được giao đất.
- 33 -
Bảng 2.4: Thống kê loại đất được giao hoặc thuê
Loại đất
Nợ thuế
Tổng
Không nợ Có nợ
Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %
Đơn vị được giao đất 28 52% 12 6% 40 15%
Đơn vị thuê đất 26 48% 204 94% 230 85%
Tổng 54 100% 216 100% 270 100%
Nguồn: từ kết quả khảo sát thực tế năm 2019
2.5.2.Kết quả hồi quy
Hệ số tương quan giữa các biến số trong mô hình
Khi có mối quan hệ tuyến tính hoàn hảo giữa các biến độc lập trong mô hình
hồi quy, không thể xác định được ảnh hưởng ròng của từng biến độc lập lên biến
phụ thuộc, vì vậy ước lượng của hệ số hồi quy trở nên không ổn định và có sai số
chuẩn lớn.
Bảng 2.5: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập
Loai
hinhdn
Thoigian
thanhlap
Von
kinh
doanh
Nganh
nghe
Quymo Loaidat doanhthu
Loaihinhdn 1
Thoigianthanhlap 0,0759 1
Vonkinhdoanh 0,047 0,0008 1
Nganhnghe 0,0114 0,2199 -0,323 1
Quymo -0,008 -0,027 0,5992 -0,201 1
Loaidat 0,0975 -0,2 -0,082 0,0914 -0,2237 1
doanhthu -0,044 -0,029 -0,182 -0,045 -0,0814 -0,057 1
Nguồn: từ kết quả phân tích hồi quy
- 34 -
Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng gây nợ đọng các khoản thu từ
đất
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng gây nợ đọng các khoản thu từ
đất được đề xuất bởi mô hình sau:
= β0 + β1loaihinhdn + β2thoigianthanhlap + β3vonkinhdoanh +
β4nganhnghe + β5quymo + β6loaidat + β7doanhthu + ε
Trên cơ sở mô hình nghiên cứu, sau khi thu thập và sàn lọc dữ liệu, tác giả
tiến hành phân tích hồi quy Binary logistic và cho ra kết quả như sau:
Bảng 2.6: Kết quả ước lượng mô hình
Biến Hệ số P>IzI
Hệ số tác động
biên
P>IzI của tác
động biên
Loaihinhdn -2,79 0,00 -0,44 0,007
Thoigianthanhlap 0,25 0,00 0,015 0,00
Vonkinhdoanh -9,86 0,43 -6,06 0,44
Nganhnghe 0,40 0,03 0,02 0,05
Quymo -1,67 0,01 -0,17 0,09
Loaidat 4,82 0,00 0,77 0,00
doanhthu 3,02 0,00 0,51 0,00
Hằng số -9,61 0,00
Số quan sát:
Pseudo R2=0,5018
Nguồn: từ kết quả phân tích hồi quy
Kết quả hổi quy ở bảng trên cho thấy hệ số Psuedo R2 là 0,5018 có nghĩa là
các biến giải thích trong mô hình hồi quy giải thích được 50,18% biến thiên của
biến phụ thuộc nợ đọng khoản thu từ đất và 49,92% biến thiên còn lại của biên phụ
thuộc được giải thích bởi các biến khác không có trong mô hình hồi quy. Pro > Chi2
=0,00 < 5% cho biết mô hình hồi quy là phù hợp. Với mức ý nghĩa 10%, có 6 trong
7 biến giải thích có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc nợ đọng các khoản thu từ đất bao
- 35 -
gồm: loại hình doanh nghiệp, thời gian thành lập, ngành nghề, quy mô, loại đất,
doanh thu.
Mô hình hồi quy sẽ được viết lại như sau:
= - 9,61 - 2,79*loaihinhdn + 0,25*thoigianthanhlap -
9,86*vonkinhdoanh + 0,40*nganhnghe -1,67*quymo +
4,82*loaidat + 3,02*doanhthu + ε
Giải thích ý nghĩa hồi quy của biến:
Đối với biến loại hình doanh nghiệp (loaihinhdn): hệ số tác động biên là -
0,44, với mức ý nghĩa 10% thì biến này có ảnh hưởng ngược chiều với biến phụ
thuộc. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, doanh nghiệp nhà nước nợ các
khoản thu từ đất ít hơn so với các đơn vị ngoài nhà nước.
Đối với biến thời gian thành lập (thoigianthanhlap): hệ số tác động biên là
0,015, với mức ý nghĩa 10% thì biến này có ảnh hưởng cùng chiều với biến phụ
thuộc. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, số năm thành lập càng nhiều thì
xác suất nợ các khoản thu từ đất càng cao.
Đối với biến ngành nghề (nganhnghe): hệ số tác động biên là 0,02, với mức ý
nghĩa 10% thì biến này ảnh hưởng cùng chiều với biến phụ thuộc. Trong điều kiện
các yếu tố khác không đổi, đơn vị chế biến sản xuất có xác suất nợ các khoản thu từ
đất cao hơn so với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, thương mại
dịch vụ, xây dựng, và ngành nghề khác.
Đối với biến quy mô (quymo): hệ số tác động biên là -0,17, với mức ý nghĩa
10% thì biến này có ảnh hưởng ngược chiều với biến phụ thuộc. Trong điều kiện
các yếu tố khác không đổi, đơn vị quy mô vừa và nhỏ có xác suất nợ các khoản thu
từ đất ít hơn so với các đơn vị quy mô siêu nhỏ.
Đối với biến loại đất (loaidat): hệ số tác động biên là 0,77, với mức ý nghĩa
10% thì biến này có ảnh hưởng cùng chiều với biến phụ thuộc. Trong điều kiện các
- 36 -
yếu tố khác không đổi thì đơn vị được giao đất có xác suất nợ các khoản thu từ đất
thấp hơn các đơn vị thuê đất.
Đối với biến doanh thu (doanhthu): hệ số tác động biên là 0,51, với mức ý
nghĩa 10% thì biến này có ảnh hưởng cùng chiều với biến phụ thuộc. Trong điều
kiện các yếu tố khác không đổi thì đơn vị có doanh thu xác suất nợ các khoản thu từ
đất cao hơn các đơn vị không có doanh thu.
Kết luận
Chương này trình bày tổng quan về địa bàn mà tác giả nghiên cứu, mô tả mẫu khảo
và kết quả của mô hình hồi quy. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng nợ đọng các khoản thu từ đất bao gồm các yếu tố: loại hình doanh nghiệp, thời
gian thành lập, ngành nghề, quy mô, loại đất, doanh thu. Từ kết quả này tác giả sẽ
có cơ sở đề xuất các kiến nghị trong chương kế tiếp.
Luận Văn Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Khả Năng Nợ Đọng Các Khoản Thu Từ Đất Trên Địa Bàn Quận Bình Tân
Luận Văn Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Khả Năng Nợ Đọng Các Khoản Thu Từ Đất Trên Địa Bàn Quận Bình Tân
Luận Văn Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Khả Năng Nợ Đọng Các Khoản Thu Từ Đất Trên Địa Bàn Quận Bình Tân
Luận Văn Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Khả Năng Nợ Đọng Các Khoản Thu Từ Đất Trên Địa Bàn Quận Bình Tân
Luận Văn Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Khả Năng Nợ Đọng Các Khoản Thu Từ Đất Trên Địa Bàn Quận Bình Tân
Luận Văn Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Khả Năng Nợ Đọng Các Khoản Thu Từ Đất Trên Địa Bàn Quận Bình Tân
Luận Văn Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Khả Năng Nợ Đọng Các Khoản Thu Từ Đất Trên Địa Bàn Quận Bình Tân
Luận Văn Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Khả Năng Nợ Đọng Các Khoản Thu Từ Đất Trên Địa Bàn Quận Bình Tân
Luận Văn Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Khả Năng Nợ Đọng Các Khoản Thu Từ Đất Trên Địa Bàn Quận Bình Tân
Luận Văn Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Khả Năng Nợ Đọng Các Khoản Thu Từ Đất Trên Địa Bàn Quận Bình Tân
Luận Văn Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Khả Năng Nợ Đọng Các Khoản Thu Từ Đất Trên Địa Bàn Quận Bình Tân
Luận Văn Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Khả Năng Nợ Đọng Các Khoản Thu Từ Đất Trên Địa Bàn Quận Bình Tân
Luận Văn Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Khả Năng Nợ Đọng Các Khoản Thu Từ Đất Trên Địa Bàn Quận Bình Tân
Luận Văn Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Khả Năng Nợ Đọng Các Khoản Thu Từ Đất Trên Địa Bàn Quận Bình Tân
Luận Văn Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Khả Năng Nợ Đọng Các Khoản Thu Từ Đất Trên Địa Bàn Quận Bình Tân
Luận Văn Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Khả Năng Nợ Đọng Các Khoản Thu Từ Đất Trên Địa Bàn Quận Bình Tân

More Related Content

Similar to Luận Văn Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Khả Năng Nợ Đọng Các Khoản Thu Từ Đất Trên Địa Bàn Quận Bình Tân

Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại th...
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại th...Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại th...
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại th...
Man_Ebook
 

Similar to Luận Văn Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Khả Năng Nợ Đọng Các Khoản Thu Từ Đất Trên Địa Bàn Quận Bình Tân (20)

Luận văn: Pháp luật về thuế đối với Hộ kinh doanh tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với Hộ kinh doanh tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Pháp luật về thuế đối với Hộ kinh doanh tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với Hộ kinh doanh tỉnh Quảng Ngãi
 
Quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai. HAY
Quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai. HAYQuản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai. HAY
Quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai. HAY
 
Luận Văn Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân.
Luận Văn Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân.Luận Văn Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân.
Luận Văn Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân.
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
 
Luận Văn Thực Trạng Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Cục Thuế
Luận Văn Thực Trạng Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Cục ThuếLuận Văn Thực Trạng Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Cục Thuế
Luận Văn Thực Trạng Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Cục Thuế
 
Luận Văn Khai Thác Ổn Định, Minh Bạch, Bền Vững Nguồn Thu Từ Đất Đai
Luận Văn Khai Thác Ổn Định, Minh Bạch, Bền Vững Nguồn Thu Từ Đất ĐaiLuận Văn Khai Thác Ổn Định, Minh Bạch, Bền Vững Nguồn Thu Từ Đất Đai
Luận Văn Khai Thác Ổn Định, Minh Bạch, Bền Vững Nguồn Thu Từ Đất Đai
 
Thực Trạng Công Tác Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.
Thực Trạng Công Tác Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.Thực Trạng Công Tác Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.
Thực Trạng Công Tác Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.
 
Thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh tại quận Gò Vấp, HAY
Thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh tại quận Gò Vấp, HAYThuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh tại quận Gò Vấp, HAY
Thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh tại quận Gò Vấp, HAY
 
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại th...
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại th...Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại th...
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại th...
 
Luận Văn Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.
Luận Văn Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.Luận Văn Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.
Luận Văn Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.
 
Luận Văn Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.
Luận Văn Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.Luận Văn Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.
Luận Văn Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.
 
Pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOTPháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
 
Xác định sai lệch trên Báo cáo tài chính của công ty Bất động sản
Xác định sai lệch trên Báo cáo tài chính của công ty Bất động sảnXác định sai lệch trên Báo cáo tài chính của công ty Bất động sản
Xác định sai lệch trên Báo cáo tài chính của công ty Bất động sản
 
Mô hình xác định sai lệch báo cáo tài chính của công ty bất động sản - Gửi mi...
Mô hình xác định sai lệch báo cáo tài chính của công ty bất động sản - Gửi mi...Mô hình xác định sai lệch báo cáo tài chính của công ty bất động sản - Gửi mi...
Mô hình xác định sai lệch báo cáo tài chính của công ty bất động sản - Gửi mi...
 
Quy Hoạch Chi Tiết Đơn Vị Ở Phƣờng Đông Khê.doc
Quy Hoạch Chi Tiết Đơn Vị Ở Phƣờng Đông Khê.docQuy Hoạch Chi Tiết Đơn Vị Ở Phƣờng Đông Khê.doc
Quy Hoạch Chi Tiết Đơn Vị Ở Phƣờng Đông Khê.doc
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu tại cty xăng dầu - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu tại cty xăng dầu - Gửi miễn...Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu tại cty xăng dầu - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu tại cty xăng dầu - Gửi miễn...
 
Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu tại Công Ty Xăng dầu
Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu tại Công Ty Xăng dầuKế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu tại Công Ty Xăng dầu
Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu tại Công Ty Xăng dầu
 
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docxĐề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
 
Nhận Diện Gian Lận Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán ...
Nhận Diện Gian Lận Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán ...Nhận Diện Gian Lận Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán ...
Nhận Diện Gian Lận Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán ...
 
Luận Văn Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên.
Luận Văn Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên.Luận Văn Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên.
Luận Văn Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên.
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com (20)

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận Văn Phân Tích Yếu Tố Tác Động Đến Khả Năng Nợ Đọng Các Khoản Thu Từ Đất Trên Địa Bàn Quận Bình Tân

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH �� NGUYỄN YẾN THU PHÂN TÍCH YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG NỢ ĐỌNG CÁC KHOẢN THU TỪ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH �� NGUYỄN YẾN THU PHÂN TÍCH YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG NỢ ĐỌNG CÁC KHOẢN THU TỪ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng (hướng ứng dụng) Mã ngành: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG THẮNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  • 3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH �� NGUYỄN YẾN THU PHÂN TÍCH YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG NỢ ĐỌNG CÁC KHOẢN THU TỪ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng (hướng ứng dụng) Mã ngành: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG THẮNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
  • 4. LỜI CAM ĐOAN �� Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào. Nếu có bất kỳ sai sót, gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …… năm 2019 Tác giả Nguyễn Yến Thu
  • 5. TÓM TẮT Đất luôn là một nguồn tài nguyên rất khan hiếm, nó giữ vai trò rất quan trọng đối với nguồn thu thuế của mỗi quốc gia. Đất đai trên địa bàn Quận Bình Tân hiện nay là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, việc sử dụng nó mang lại số thu thuế đáng kể cho ngân sách địa phương nói riêng và cho ngân sách thành phố HCM nói chung. Mặc dù bên cạnh việc gia tăng số thu từ đất trên địa bàn quận ngày càng lớn nhưng cơ quan thuế cũng gặp rất nhiều vướng mắc, khó khăn trong việc thu nợ đọng, đôn đốc nộp tiền thuê đất, sử dụng đất,… dẫn đến tình trạng số thu từ đất chưa đạt chỉ tiêu của cơ quan quản lý thuế cấp trên đưa ra cũng như không đáp ứng kịp thời với các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Quận Bình Tân. Vì vậy đề tài “Phân tích yếu tố tác động đến khả năng nợ đọng các khoản thu từ đất trên địa bàn Quận Bình Tân” là rất thiết thực, nhằm nâng cao việc tăng số thu từ đất, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng lớn của địa phương cũng như đạt được các chỉ tiêu của cơ quan quản lý thuế cấp trên đối với Quận Bình Tân Tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp, cũng như các hành vi không tuân thủ thuế. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến việc gây nợ đọng thuế của doanh nghiệp và tổng quan các nghiên cứu trong, ngoài nước có liên quan đến luận văn chính là những cơ sở lý thuyết quan trọng cho việc tác giả chọn ra các yếu tố để phân tích, đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố này để phân tích ảnh hưởng đến việc gây nợ đọng các khoản thu từ đất. Sau khi trình bày tổng quan về địa bàn mà tác giả nghiên cứu, mô tả mẫu khảo và kết quả của mô hình hồi quy. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng nợ đọng các khoản thu từ đất bao gồm các yếu tố: loại hình doanh nghiệp, thời gian thành lập, ngành nghề, quy mô, loại đất, doanh thu. Từ kết quả này tác giả sẽ có cơ sở đề xuất các kiến nghị. Mặc dù việc am hiểu của tác giả còn chưa đầy đủ, tuy nhiên qua kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng gây nợ đọng các khoản thu từ đất. Góp phần nào thấy được nguyên nhân và đề ra biện pháp
  • 6. thiết thực để tránh việc gây nợ đọng cho chi cục thuế quận Bình Tân nói riêng và cả cục thuế TP.HCM nói chung. Từ khóa: tuân thủ thuế, thuế đất, nợ đọng thuế.
  • 7. ABSTRACT Land is always a very scarce resource, it plays a very important role for each country's tax revenues. Land in Binh Tan District is now an extremely valuable resource, its use brings significant tax revenue to the local budget in particular and to the HCM City budget in general. In addition to increasing the amount of land revenues in the district, the tax authority is also facing many difficulties and difficulties in collecting outstanding debts, urging the payment of land rent, land use, etc. the situation of land revenues has not met the targets set by the superior tax administration, nor has it been promptly met with the socio-economic development needs of Binh Tan District. Therefore, the topic "Analyzing factors affecting the ability to cause debt arrears of land revenues in Binh Tan District" is very practical, in order to increase the increase in land revenue to meet development needs. increasingly local as well as achieve the targets of superior tax authorities for Binh Tan District. The author presents a theoretical basis for corporate tax compliance, as well as non-tax compliance behaviors. Summary of factors affecting the tax arrears of enterprises and an overview of domestic and foreign studies related to the dissertation are the important theoretical bases for the author to select the factors. to analyze and propose a model to study these factors to analyze the effect of causing arrears of land revenues. After presenting an overview of the study area, the author described the samples and the results of the regression model. The results of the analysis of factors affecting the ability of debt to collect from land include the following factors: type of business, establishment time, industry, size, type of land, and revenue. From this result the author will have a basis to propose recommendations. Although the author's understanding is still incomplete, but through the results, the study has only found out some of the factors affecting the ability to cause debt arrears from the land. Contributing somewhat to the cause and proposing
  • 8. practical measures to avoid causing outstanding debts for the Binh Tan District Tax Department in particular and the HCMC Tax Department in general. Key word: tax compliance, land tax, tax debt
  • 9.
  • 10. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................ - 1 - 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. - 1 - 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... - 1 - 3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... - 1 - 4. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... - 2 - 5. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... - 2 - Chương 1: Cơ sở lý thuyết về sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp ...................... - 3 - 1.1. Khái niệm nợ thuế........................................................................................... - 3 - 1.2. Tuân thủ thuế .................................................................................................. - 3 - 1.3. Hành vi không tuân thủ thuế ......................................................................... - 5 - 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp............. - 8 - 1.4.1. Các nhân tố từ doanh nghiệp .................................................................. - 8 - 1.4.2. Các nhân tố từ hệ thống pháp luật thuế...............................................- 10 - 1.4.3. Các nhân tố thuộc CQT ......................................................................... - 11 - 1.5. Lược khảo các nghiên cứu liên quan đến luận văn ................................... - 12 - 1.5.1. Các nghiên cứu ngoài nước ................................................................... - 12 - 1.5.2. Nghiên cứu trong nước .......................................................................... - 13 - Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu ............................. - 17 -
  • 11. 2.1. Tổng quan về các khoản thu liên quan đến đất tại Quận Bình Tân . - 17 - 2.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. - 17 - 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội từ năm 2015-2018....................................... - 18 - 2.1.3. Các khoản thu từ đất chủ yếu ở Quận Bình Tân ................................ - 22 - 2.1.3.1.Thu tiền sử dụng đất.................................................................... - 22 - 2.1.3.2. Thu tiền thuê đất đối với đất do Nhà nước cho thuê............... - 22 - 2.1.3.3.Thuế sử dụng đất nông nghiệp ................................................... - 23 - 2.1.3.4. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp............................................ - 23 - 2.1.3.5.Thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản....................... - 24 - 2.1.3.6.Lệ phí trước bạ nhà, đất.............................................................. - 25 - 2.2.Tình hình thu các khoản thu từ đất trên địa bàn Quận Bình Tân ........... - 25 - 2.2.1.Thu tiền sử dụng đất ............................................................................... - 25 - 2.2.2.Thu tiền thuê mặt đất.............................................................................. - 26 - 2.3.3. Thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ................................................ - 26 - 2.2.3.Thu lệ phí trước bạ, nhà đất................................................................... - 26 - 2.3. Khó khăn, vướng mắc đối với khoản thu từ đất ........................................ - 27 - 2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. - 28 - 2.4.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................. - 28 - 2.4.2. Mô hình, giả thiết nghiên cứu................................................................ - 28 - 2.4.3. Dữ liệu nghiên cứu..................................................................................- 30 - 2.4.4. Chọn mẫu nghiên cứu ............................................................................ - 30 - 2.5.Kết quả nghiên cứu........................................................................................ - 30 - 2.5.1.Thống kê mô tả về mẫu khảo sát ........................................................... - 30 - 2.5.2.Kết quả hồi quy........................................................................................ - 33 - Chương 3: Kết luận và kiến nghị........................................................................... - 37 - 3.1.Kết luận........................................................................................................... - 37 - 3.2.Kiến nghị......................................................................................................... - 38 - TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 12. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI Binary Logistic Hồi quy nhị phân CQT Cơ quan thuế DN Doanh nghiệp EFA Phân tích nhân tố khám phá NNT Người nộp thuế NSNN Ngân sách Nhà nước Sig Mức ý nghĩa quan sát Stata Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội GTGT Thuế GTGT
  • 13. DANH MỤC CÁC BẢNG TÊN Trang Bảng 2.1: Thống kê tần số đặc điểm của các đơn vị được khảo sát 31 Bảng 2.2: Thống kê mô tả đặc điểm của các đơn vị được khảo sát 32 Bảng 2.3: Thống kê doanh thu của đơn vị được khảo sát 32 Bảng 2.4: Thống kê loại đất được giao hoặc thuê 33 Bảng 2.5: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập 33 Bảng 2.6: Kết quả ước lượng mô hình 34
  • 14. TÓM TẮT Đất luôn là một nguồn tài nguyên rất khan hiếm, nó giữ vai trò rất quan trọng đối với nguồn thu thuế của mỗi quốc gia. Đất đai trên địa bàn Quận Bình Tân hiện nay là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, việc sử dụng nó mang lại số thu thuế đáng kể cho ngân sách địa phương nói riêng và cho ngân sách thành phố HCM nói chung. Mặc dù bên cạnh việc gia tăng số thu từ đất trên địa bàn quận ngày càng lớn nhưng cơ quan thuế cũng gặp rất nhiều vướng mắc, khó khăn trong việc thu nợ đọng, đôn đốc nộp tiền thuê đất, sử dụng đất,… dẫn đến tình trạng số thu từ đất chưa đạt chỉ tiêu của cơ quan quản lý thuế cấp trên đưa ra cũng như không đáp ứng kịp thời với các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Quận Bình Tân. Vì vậy đề tài “Phân tích yếu tố tác động đến khả năng nợ đọng các khoản thu từ đất trên địa bàn Quận Bình Tân” là rất thiết thực, nhằm nâng cao việc tăng số thu từ đất, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng lớn của địa phương cũng như đạt được các chỉ tiêu của cơ quan quản lý thuế cấp trên đối với Quận Bình Tân Tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp, cũng như các hành vi không tuân thủ thuế. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến việc gây nợ đọng thuế của doanh nghiệp và tổng quan các nghiên cứu trong, ngoài nước có liên quan đến luận văn chính là những cơ sở lý thuyết quan trọng cho việc tác giả chọn ra các yếu tố để phân tích, đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố này để phân tích ảnh hưởng đến việc gây nợ đọng các khoản thu từ đất. Sau khi trình bày tổng quan về địa bàn mà tác giả nghiên cứu, mô tả mẫu khảo và kết quả của mô hình hồi quy. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng nợ đọng các khoản thu từ đất bao gồm các yếu tố: loại hình doanh nghiệp, thời gian thành lập, ngành nghề, quy mô, loại đất, doanh thu. Từ kết quả này tác giả sẽ có cơ sở đề xuất các kiến nghị. Mặc dù việc am hiểu của tác giả còn chưa đầy đủ, tuy nhiên qua kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng gây nợ đọng các khoản thu từ đất. Góp phần nào thấy được nguyên nhân và đề ra biện pháp
  • 15. thiết thực để tránh việc gây nợ đọng cho chi cục thuế quận Bình Tân nói riêng và cả cục thuế TP.HCM nói chung. Từ khóa: tuân thủ thuế, thuế đất, nợ đọng thuế.
  • 16. ABSTRACT Land is always a very scarce resource, it plays a very important role for each country's tax revenues. Land in Binh Tan District is now an extremely valuable resource, its use brings significant tax revenue to the local budget in particular and to the HCM City budget in general. In addition to increasing the amount of land revenues in the district, the tax authority is also facing many difficulties and difficulties in collecting outstanding debts, urging the payment of land rent, land use, etc. the situation of land revenues has not met the targets set by the superior tax administration, nor has it been promptly met with the socio-economic development needs of Binh Tan District. Therefore, the topic "Analyzing factors affecting the ability to cause debt arrears of land revenues in Binh Tan District" is very practical, in order to increase the increase in land revenue to meet development needs. increasingly local as well as achieve the targets of superior tax authorities for Binh Tan District. The author presents a theoretical basis for corporate tax compliance, as well as non-tax compliance behaviors. Summary of factors affecting the tax arrears of enterprises and an overview of domestic and foreign studies related to the dissertation are the important theoretical bases for the author to select the factors. to analyze and propose a model to study these factors to analyze the effect of causing arrears of land revenues. After presenting an overview of the study area, the author described the samples and the results of the regression model. The results of the analysis of factors affecting the ability of debt to collect from land include the following factors: type of business, establishment time, industry, size, type of land, and revenue. From this result the author will have a basis to propose recommendations. Although the author's understanding is still incomplete, but through the results, the study has only found out some of the factors affecting the ability to cause debt arrears from the land. Contributing somewhat to the cause and proposing
  • 17. practical measures to avoid causing outstanding debts for the Binh Tan District Tax Department in particular and the HCMC Tax Department in general. Key word: tax compliance, land tax, tax debt.
  • 18. - 1 - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất luôn là một nguồn tài nguyên rất khan hiếm, nó giữ vai trò rất quan trọng đối với nguồn thu thuế của mỗi quốc gia. Đất đai trên địa bàn Quận Bình Tân hiện nay là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, việc sử dụng nó mang lại số thu thuế đáng kể cho ngân sách địa phương nói riêng và cho ngân sách thành phố HCM nói chung. Mặc dù bên cạnh việc gia tăng số thu từ đất trên địa bàn quận ngày càng lớn nhưng cơ quan thuế cũng gặp rất nhiều vướng mắc, khó khăn trong việc thu nợ đọng, đôn đốc nộp tiền thuê đất, sử dụng đất,… dẫn đến tình trạng số thu từ đất chưa đạt chỉ tiêu của cơ quan quản lý thuế cấp trên đưa ra cũng như không đáp ứng kịp thời với các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Quận Bình Tân. Vì vậy đề tài “Phân tích yếu tố tác động đến khả năng nợ đọng các khoản thu từ đất trên địa bàn Quận Bình Tân” là rất thiết thực, nhằm nâng cao việc tăng số thu từ đất, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng lớn của địa phương cũng như đạt được các chỉ tiêu của cơ quan quản lý thuế cấp trên đối với Quận Bình Tân. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài chú trọng phân tích các yếu tố thuộc về đối tượng được quản lý, cụ thể trong đề tài là đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Bình Tân, có tác động như thế nào đến khả năng nợ đọng các khoản thu từ đất, từ đó gợi ý các chính sách với cấp có thẩm quyền giúp công tác quản lý và tăng các khoản thu từ đất được tối ưu, chặt chẽ hơn. Mục tiêu cụ thể gồm: - Xác định các yếu tố gây nợ đọng các khoản thu từ đất trên quận Bình Tân. - Đề xuất các giải pháp tăng số thu từ đất. 3. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng thu từ đất trên địa bàn quận Bình Tân trong những năm qua như thế nào?
  • 19. - 2 - đất? Yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng gây nợ đọng đối với các khoản thu từ Giải pháp gì để việc tăng số thu từ đất là phù hợp và hiệu quả nhất? 4. Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố có khả năng gây nợ đọng các khoản thu từ đất đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh đang sử dụng đất trên địa bàn quận Bình Tân. Có rất nhiều nhân tố tác động đến khả năng nợ đọng các khoản thuế nói chung cũng như các khoản thu từ đất nói riêng. Ví dụ như các yếu tố bên ngoài bao gồm hệ thống pháp luật thuế, bối cảnh kinh tế xã hội; các yếu tố thuộc về CQT gồm cơ cấu tổ chức, công chức thuế,..; và yếu tố thuộc đối tượng được quản lý thuế gồm ngành nghề kinh doanh, loại hình tổ chức, quy mô,… Do thời gian nghiên cứu đề tài hạn hẹp nên tác giả chỉ chú trọng phân tích các yếu tố thuộc về đối tượng được quản lý, cụ thể trong đề tài là đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Bình Tân, có tác động như thế nào đến khả năng nợ đọng các khoản thu từ đất, từ đó gợi ý các chính sách với cấp có thẩm quyền giúp công tác quản lý và tăng các khoản thu từ đất được tối ưu, chặt chẽ hơn. 5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi khảo sát, phân tích dữ liệu là các thông tin có được từ phiếu khảo sát các đơn vị đang hoạt động sản xuất kinh doanh do Chi cục thuế Quận Bình Tân quản lý. Số liệu từ hệ thống quản lý thuế trong giai đoạn từ năm 2015-2018. Số liệu sơ cấp được lấy thông qua khảo sát trực tiếp các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Bình Tân.
  • 20. - 3 - Chương 1: Cơ sở lý thuyết về sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp 1.1. Khái niệm nợ thuế Thuế là khoản thu mang tính chất bắt buộc và tính pháp lý cao. Mỗi khoản thuế phát sinh được xác định trên cơ sở thu nhập của NNT và trở thành khoản nộp bắt buộc mà NNT có nghĩa vụ phải chuyển giao cho Nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tế vì lý do nào đó mà NNT chưa nộp hoặc không nộp thuế cho Nhà nước theo thời hạn quy định, sẽ hình thành nên khoản nợ thuế. Có thể hiểu nợ thuế ở khía cạnh đầy đủ hơn là tiền nợ thuế như sau: Tiền nợ thuế là khoản tiền được xác định là phải nộp vào NSNN đúng thời hạn quy định của pháp luật nhưng hiện nay vẫn chưa được thực hiện và còn tồn đọng ở đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nộp khoản thuế này cho cơ quan thuế. Theo Quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28 tháng 7 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế về việc ban hành quy trình quản lý nợ thuế có định nghĩa tiền thuế nợ như sau: Nợ thuế là các khoản tiền thuế; phí, lệ phí; các khoản thu từ đất; thu từ khai thác tài nguyên khoáng sản và các khoản thu khác thuộc NSNN do cơ quan thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật (gọi chung là tiền thuế) nhưng đã hết thời hạn quy định mà NNT chưa nộp vào NSNN. 1.2. Tuân thủ thuế Tuân thủ thuế theo cách hiểu đơn giản nhất là mức độ đối tượng chấp hành nghĩa vụ thuế được quy định trong Luật thuế. Theo chuẩn mực Châu Âu, thực thi nghĩa vụ thuế cơ bản gồm 4 nội dung: đăng ký thuế, khai báo thuế, điều chỉnh khai báo thuế và nộp thuế. Ngoài ra, tuân thủ thuế còn tính đến việc giữ gìn sổ sách chứng từ, hạch toán theo chuẩn mực kế toán và chấp hành các quyết định của cơ quan thuế. Tuân thủ thuế là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm từ rất lâu. Quan điểm truyền thống cho rằng hầu hết người nộp thuế không tự nguyên tuân thủ thuế, họ chỉ chấp hành nghĩa vụ thuế khi có sự cưỡng chế của cơ quan thuế (CQT) hoặc khi bị tác động chỉ có thể làm giảm mức độ trốn thuế chứ không thể hướng đến vệc
  • 21. - 4 - tăng cường tuân thủ thuế. Khái niệm tuân thủ thuế còn thu hút nhiều nhà nghiên cứu tham gia tranh luận về phương diện tuân thủ tự nguyện hay không tự nguyện. Một trong những mực tiêu được xem là cao nhất của quản lý thuế là tăng tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế, thay vì đưa ra những hình thức xử phạt các đối tượng trốn thuế và trành thuế. Hầu hết quan điểm nghiên cứu hiện nay đều tập trung xem xét tính tự nguyện chấp hành thuế. Jame và Alley (1999) đã đặt ra câu hỏi, “sự tuân thủ” có được là do hành vi tự nguyện hay bắt buộc? Nếu người nộp thuế “tuân thủ” chỉ vì sự đe dọa hoặc do các biện pháp cưỡng chế hành chính, hoặc do cả hai thì đều này không được cho là hoàn toàn tuân thủ 100% so với mức thu thuế phải nộp theo luật định. Vì vậy quan điểm hiện đại cho rằng cơ quan quản lý thuế sẽ thành công khi gia tăng sự tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế mà không cần sử dụng đến các hình thức kiểm tra, thanh tra, nhắc nhở hoặc các biện pháp xử lý hành chính khác. Theo trung tâm nghiên cứu chính sách và quản lý thuế của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế gọi tắt là tổ chức OECD (2004) định nghĩa tuân thủ thuế: “Tuân thủ thuế là phạm vi mà đối tượng nộp thuế phải hoàn thành các nghĩa vụ thuế của mình với Nhà nước. Tại nhiều nước, đối tượng nộp thuế có 3 nghĩa vụ cơ bản: (1) nộp tờ khai thuế đúng hạn; (2) kê khai (báo cáo) chính xác trên tờ khai những thông tin cần thiết để xác định số tiền thuế, và (3) nộp nghĩa vụ thuế kịp thời. Các nghĩa vụ này thường được coi là tuân thủ về nộp tờ khai, tuân thủ về báo cáo (kê khai) và tuân thủ về thu nộp”. Ngoài ra, cũng theo tổ chức này tuân thủ thuế được phân ra thành 2 nhóm là: tuân thủ hành chính và tuân thủ kỹ thuật. Trong đó tuân thủ hành chính là việc thực thi những quy định mang tính hành chính trong thủ tục đăng ký, khai báo. Còn tuân thủ kỹ thuật chính là việc tính toán nghĩa vụ thuế phải nộp là bao nhiêu và đem số thuế đó nộp vào NSNN. Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) chỉ ra rằng: “Sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp là hành vi chấp hành nghĩa vụ thuế theo đúng mục đích của luật một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian”.
  • 22. - 5 - Nguyễn Thị Thanh Hoài và các cộng sự (2011) cho rằng: Tuân thủ là việc chấp hành nghĩa vụ của NNT theo đúng luật định, bao gồm các hoạt động đăng ký, kê khai, báo cáo, nộp thuế. Bất kỳ sự vi phạm nào xuất hiện ở một trong các khâu trên đều dẫn đến sự không tuân thủ ở các mức độ khác nhau. 1.3. Hành vi không tuân thủ thuế Rất khó để phân biệt rạch ròi giữa hành vi “tránh thuế” tức là tận dụng những khe hở của pháp luật để hạn chế đến mức tối thiểu việc nộp tiền thuế và hành vi “trốn thuế” tức sự vi phạm pháp luật. Boidman (1983) định nghĩa 3 hình thức không tuân thủ thuế khác nhau: (1) không nộp tờ khai thuế thuộc bất kỳ loại nào; (2) không kê khai thu nhập nhận được trên tờ khai thuế, và (3) giảm thu nhập chịu thuế bằng cách kê khai không đúng các khoản miễn giảm, hay khấu trừ. Xét theo cơ sở pháp lý: theo James và Alley, (1999), việc tuân thủ thuế có thể được nhìn từ góc độ của việc tránh thuế và trốn thuế. Cả hai hành vi này đều có những dấu hiệu pháp lý đặc trưng, theo đó tránh thuế nói đến những phương sách hợp lệ để làm giảm nghĩa vụ thuế còn trốn thuế lại nói đến những cách làm phạm pháp. Trong khi một số người bình luận nhìn nhận việc không tuân thủ chỉ có vấn đề trốn thu, đều này dường như chưa nắm bắt được toàn bộ bản chất của vấn đề. Việc trốn thuế rõ ràng là một hình thức không tuân thủ. Tuy nhiên, nếu người nộp thuế cố tình kéo dài thời gian để giảm nghĩa vụ thuế của họ, thì đều này lại khó có thể được cho là “tuân thủ”. Xét theo quan điểm đạo đức, sự phân biệt giữa hai khái niệm này đối với nhiều người là không có sự khác nhau. Theo Sandmo,A. (2004) “Không có sự khác nhau giữa một nhà kinh doanh nhỏ hoạt động trong nền kinh tế ngầm (vi phạm luật) với một nhà đầu tư lớn sử dụng những luật sư giỏi để tìm kiếm thiên đường thuế”. Nghiên cứu theo giác độ tâm lý hành vi của doanh nghiệp [ví dụ Kirchker và cộng sự (2001)], do sự khác biệt nhau về cơ sở pháp lý, vì vậy đối với DN thì trốn thuế và tránh thuế là hoàn toàn khác nhau và tác động đến việc lựa chọn hành vi tuân thủ thuế của họ, trốn thuế thường được đánh giá tiêu cực hơn tránh thuế. Kiến thức về thuế của người nộp thuế càng tốt thì tránh thuế được nhận thức là công bằng
  • 23. - 6 - hơn, được lựa chọn nhiều hơn. Ngược lại, kiến thức về thuế càng hẹp thì người nộp thuế có xu hướng lựa chọn hình thức trốn thuế nhiều hơn. Khó mà phân định rạch ròi giữa hành vi tránh thuế hay việc dùng luật để hạn chế đến mức tối thiểu việc nộp thuế và hành vi trốn thuế - tức sự vi phạm pháp luật. Thêm vào đó, người ta thường khó mà quyết định được liệu các biện pháp chế tài nên được áp dụng ở đâu dọc theo chuỗi liên tục của những hành vi tránh thuế và trốn thuế. Các cơ quan thuế khi nghĩ về tuân thủ thường chú ý đến việc tại sao một số người nộp thuế không tuân thủ mà không nghĩ ngược lại là tại sao người nộp thuế lại tuân thủ. Theo chuẩn mực thì người nộp thuế thường tuân thủ hơn là không tuân thủ và một hệ thống thuế hoạt động hiệu quả phải có được sự đồng thuận hợp tác của hầu hết người nộp thuế. Cho nên, sẽ có được hiệu quả cao hơn trong việc thu thuế dành sự hỗ trợ nhiều hơn cho những người nộp thuế tuân thủ hoàn thành nghĩa vụ thuế của họ so với việc dành nhiều thời gian và công sức theo đuổi thiểu số người không tuân thủ. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thế của cơ quan thuế đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường sự tuân thủ thuế của các DN. Tổng quát không tuân thủ thuế được biểu hiện dưới các hình thức sau: - Chậm nộp hoặc không nộp tờ khai thuế; - Kê khai không chính xác số thuế phải nộp; - Kê khai khống các khoản được miễn giảm; - Không nộp thuế hoặc nộp chậm số thuế phải nộp vào NSNN. Trong quá trình thực thi và chấp hành các quy định trong Luật thuế, để đánh giá được thực trạng NNT có tuân thủ hay không, tuân thủ tới mức nào thì cần tính xem số thuế thu được có đầy đủ, chính xác, kịp thời vào NSNN không? Việc đo lường số thuế này khá quan trọng và cũng là vấn đề khó khăn. Tuy nhiên về mặt lý thuyết số tiền thuế này có thể đo được theo nhiều cách khác nhau: - Số thuế có khả năng thu được sẽ được ước tính như là kết quả của việc dự báo số thu thuế trên cơ sở sử dụng những số
  • 24. - 7 - liệu vi mô. Các mô hình dự báo được áp dụng theo từng sắc thuế khác nhau. - Số thuế có khả năng thu được sẽ được CQT quản lý xem xét, phân tích. Chỉ số này được suy ra từ mức độ tuân thủ về đăng ký thuế, kê khai thuế, tính toán và nộp thuế. - Số thuế có thể thu được dựa trên tính toán của NNT. Thực tế thì NNT ít muốn tiết lộ con số ước tính thuế của họ với CQT, vì vậy mà qua những cuộc thanh, kiểm tra thuế luôn xảy ra tình trạng truy thu thuế. - Tuân thủ trong đăng ký thuế: được thể hiện qua việc NNT thực hiện đăng ký thuế đúng mẫu biểu, chính xác các chỉ tiêu, nộp hồ sơ đăng ký thuế cho CQT đúng thời hạn, đúng nơi quản lý thuế. Để đánh giá mức độ tuân thủ ở khâu đăng ký thuế trong thực tế có thể xét đến tỷ lệ số lượng NNT vi phạm về thời gian đăng ký thuế so với số lượng NNT đang quản lý trên địa bàn. Tỷ lệ càng thấp chứng tỏ việc tuân thủ trong đăng ký thuế càng cao và ngược lại. Ngoài ra, còn có thể xét đến tỷ lệ số lượng NNT đăng ký thuế sai sót, nhầm lẫn so với số lượng NNT đã thực hiện đăng ký thuế trên địa bàn quản lý. Tỷ lệ càng thấp có nghĩa là mức độ tuân thủ tốt và ngược lại. - Tuân thủ về việc tính toán thuế và kê khai thuế: theo cơ chế tự khai tự nộp thì NNT phải tự tính toán số thuế mà mình phải nộp theo hướng dẫn của Luật thuế một cách đầy đủ và chính xác, sau đó kê khai số thuế được tính đó lên đúng với mẫu biểu, chỉ tiêu, đúng thời hạn và cơ quan quản lý thuế. Nội dung tuân thủ này được đo lường bằng tỷ lệ số lượng tờ khai được nộp so với tổng số tờ khai phải nộp, các tờ khai được nộp có cả tờ khai đúng hạn và trễ hạn. Nếu tỷ lệ này cao thì việc tuân thủ của NNT cũng được xem là tốt. - Tuân thủ trong khâu nộp thuế: là việc NNT nộp thuế đúng thời hạn, nộp đủ số thuế phải nộp vào NSNN. Đây được xem là khâu không kém phần quan trọng, bởi vì nếu việc nộp thuế không đầy đủ và kịp thời sẽ gây ra
  • 25. - 8 - nhiều hệ lụy xấu. Để đánh giá mức độ tuân thủ ở khâu này có thể xét đến tỷ lệ số lượng NNT tự giác nộp thuế đầy đủ và đúng hạn so với tổng số lượng NNT phát sinh nghĩa vụ thuế phải nộp. Hay có thế xét đến tỷ lệ số thuế được nộp đúng hạn vào NSNN so với tổng số thuế phải thu theo nghĩa vụ của NNT kê khai, báo cáo. Tỷ lệ càng cao chứng tỏ NNT có tính tuân thủ cao. NNT không tuân thủ trong việc nộp thuế thì hoặc là sẽ phải chịu khoản chậm nộp hoặc là sẽ bị cưỡng chế nợ thuế bằng các biện pháp theo Luật định. Mặt khác, đối với cơ quan thuế nếu mức độ tuân thủ ở khâu nộp thuế này không cao chắc chắn rằng số nợ đọng thuế sẽ tăng không ngừng, gây thất thu cho NSNN. Như vậy, tuân thủ thuế là thực hiện đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ thuế theo đúng các quy định tại các luật thuế bao gồm 4 nội dung là: tuân thủ ở khâu đăng ký thuế, tuân thủ ở khâu kê khai (khai báo) thuế, tuân thủ ở khâu tính toán thuế và cuối cùng là tuân thủ nộp thuế vào NSNN. Bất kỳ sự vi phạm nào xuất hiện ở một trong các khâu trên đều dẫn đến sự không tuân thủ ở các mức độ khác nhau. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Có hai cách tiếp cận cơ bản để nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ. Một là, phân tích quyết định tuân thủ thuế dựa trên sự so sánh giữa lợi ích và chi phí của việc tuân thủ hay không tuân thủ, những lợi ích khi tuân thủ thuế mang lại là gì. Hai là, nghiên cứu các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế có liên quan đến phản ứng của NNT hoặc CQT. Và hầu hết các nghiên cứu về tuân thủ thuế hiện nay đều thực hiện theo cách tiếp cận thứ hai. 1.4.1. Các nhân tố từ doanh nghiệp Đặc điểm doanh nghiệp: Nghiên cứu của OECD (2004), Nguyễn Thị Lệ Thúy (2011), Nguyễn Thị Thanh Hoài và cộng sự (2011) cho thấy đặc
  • 26. - 9 - điểm doanh nghiệp có ảnh hưởng đến tuân thủ thuế hay chấp hành nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Đặc điểm doanh nghiệp được thể hiện bởi các thuộc tính như tính phức tạp của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp; loại hình doanh nghiệp; quy mô doanh nghiệp; thời gian hoạt động của doanh nghiệp; hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngành nghề kinh doanh: Cũng theo OECD (2004), và các nghiên cứu khác về sự tuân thủ thuế trong điều kiện Việt Nam như Nguyễn Thị Lệ Thúy (2011), Nguyễn Thanh Hoài và cộng sự (2011), các tác giả đã chứng minh rằng các nhân tố đặc trưng về ngành của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Nhân tố ngành nghề kinh doanh được đo lường bằng các tiêu chí: tỷ suất lợi nhuận; tính cạnh tranh; tính khó kiểm soát doanh thu; tính khó kiểm soát chi phí. Khả năng tài chính: Dường như có một mối quan hệ giữa hệ số tiền thuế còn nợ và các hành vi tuân thủ hay chấp hành. Ví dụ: một số chủ DN có trách nhiệm pháp lý về thuế mà có thể dễ dàng được thanh toán thì họ sẽ sẵn sàng tuân thủ chấp hành tốt. Tuy nhiên, nếu các trách nhiệm pháp lý lớn có khả năng đe dọa sự sống còn của DN thì người chủ sở hữu có thể sẽ né tránh phải nộp tất cả hoặc tìm các biện pháp điều chỉnh các số liệu báo cáo để giảm nghĩa vụ thuế (OECD, 2004). Thương hiệu doanh nghiệp: Nguyễn Thị Thanh Hoài và cộng sự (2011) cho rằng các yếu tố xã hội cũng dó ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế. Thuộc nhóm này có thể kể đến như chuẩn mực xã hội, ảnh hưởng xã hội và trách nhiệm của từng chủ thể trong một cộng đồng xã hội, dư luận xã hội, danh tiếng, vị thế và vai trò của từng chủ thể. Loại hình sở hữu: Việc nợ đọng thuế khác nhau giữa các DN có sở hữu khác nhau. Ví dụ: giữa DN một chủ sở hữu và DN nhiều chủ sở hữu, giữa DN tư nhân và DN nhà nước. Hình thức sở hữu phản ánh mức độ rủi ro tuân thủ thuế của doanh nghiệp là cao, trung bình hay thấp. Kinh nghiệm qua công tác quản lý thu thuế cho thấy các doanh nghiệp sở hữu tư nhân thì nợ đọng thuế nhiều hơn DN cổ phần, DN có vốn đầu tư nước ngoài và DN nhà nước.
  • 27. - 10 - Quy mô doanh nghiệp: Quy mô doanh nghiệp là phạm trù phản ánh độ lớn của DN. Về mặt lượng để đánh giá quy mô DN người ta thường sử dụng những chỉ tiêu định lượng cụ thể. Doanh nghiệp có thể phân loại thành 3 nhóm theo tiêu chí về quy mô (quy mô có thể được phân loại theo doanh thu, theo số lao động, theo tài sản, theo tổng giá trị sản xuất). Mỗi nhóm DN theo quy mô có những đặc điểm riêng về ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế Nhà nước. Nhóm DN lớn: là nhóm đóng góp chủ yếu vào NSNN, thường sử dụng các phương pháp tinh vi để tối thiểu hóa thuế, thường là tránh thuế hơn trốn thuế. Nhóm DN vừa và nhỏ: Ở hầu hết các nước, các DN vừa và nhỏ đại diện cho các nhóm có rủi ro về thuế cao nhất bởi vì số lượng các DN này rất lớn, thu nhập của họ không cố định và trong hầu hết các trường hợp đều không thể xác minh với dữ liệu của bên thứ ba. Ngoài ra, các DN này không có một hệ thống sổ sách kế toán tốt nhất, không có kiểm toán độc lập đối với các tài khoản kế toán và các khoản chi tiêu tiền mặt như các doanh nghiệp lớn để có thể giảm bớt rủi ro kê khai thiếu thu nhập. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp: Có mối quan hệ rất rõ ràng với mức độ tuân thủ chấp hành thuế giữa các doanh nghiệp với thời gian hoạt động khác nhau. Các doanh nghiệp mới thành lập hoặc còn non trẻ trong hoạt động kinh doanh thường thiếu kiến thức về pháp luật thuế, nghĩa vụ và quy trình tuân thủ thuế, vì vậy họ thường là đối tượng chủ yếu của hình thức không tuân thủ chấp hành, không dự tính. Các DN có thời gian hoạt động lâu năm thường đã có thương hiệu, có hệ thống kế toán ổn định, hiểu rõ và nắm bắt kịp thời về nghĩa vụ thuế và quy trình tuân thủ. Vì vậy, nếu thực hiện tinh thần thuế tốt thì họ là những đối tượng sẵn sàng tuân thủ chấp hành đầy đủ nghĩa vụ thuế cho Nhà nước, nhưng khi họ thực hiện tinh thần thuế yếu, các DN này cũng thường sử dụng những hình thức tinh vi phức tạp và thường trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế hơn. 1.4.2. Các nhân tố từ hệ thống pháp luật thuế Chính sách thuế đầy đủ mang tính hệ thống sẽ che lấp được những kẽ hở nhằm ngăn ngừa hành vi vi phạm. Hệ thống pháp luật nói chung và chính sách thuế
  • 28. - 11 - nói riêng được xây dựng đồng bộ, minh bạch sẽ tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho DN phát triển và thực hiện nghĩa vụ thuế tốt hơn. Các yêu tố này bao gồm: mức thuế suất, quy định miễn giảm thuế, quy định về xử phạt thuế,…Cụ thể: - Mức thuế suất: Mức thuế suất ảnh hưởng đến quyết định của người nộp thuế thực hiện theo quy định pháp luật thuế. Clotfelter (1983) cho rằng việc giảm thuế suất không phải là chính sách duy nhất có tiềm năng để ngăn cản việc trốn thuế nhưng thuế suất là một yếu tố quan trọng trong việc xác định hành vi tuân thủ chấp hành nghĩa vụ nộp thuế, mặc dù mức độ tác động chính xác vẫn còn chưa thực sự được rõ ràng và gây nên tranh cãi (Kirchler, 2007). Clotfler cũng cho thấy rằng có mối quan hệ giữa thuế suất và trốn thuế do mức thuế suất được sử dụng như là một công cụ có thể được theo các mục tiêu chính sách đặc biệt. Nâng cao mức thuế suất cận biến có khả năng khiến doanh nghiệp trốn thuế nhưng khi bị hạ thấp mức thuế suất không nhất thiết sẽ tăng cường tuân thủ thuế. Allingham và Sando kết luận rằng người nộp thuế có thể chọn: báo cáo đầy đủ thu nhập hoặc báo cáo ít hơn, không phân biệt mức thuế suất. Tăng cường mức thuế suất không nhất thiết là luôn luôn giảm hành vi tuân thủ. - Cảm nhận về rủi ro khi không tuân thủ thuế: Nếu một đối tượng nộp thuế có cơ hội không tuân thủ chấp hành và nghĩ rằng chỉ có rủi ro không đáng kể nếu bị phát hiện thì đối tượng nộp thuế đó có thể chấp nhận rủi ro này. Điều này có thể dẫn đến việc kê khai thấp một số loại thu nhập mà cơ quan thuế dễ dàng “nhìn thấy được” vì bên thứ ba báo cáo. Tuy nhiên, những loại thu nhập khác có thể khó “nhìn thấy được” hơn và vì vậy sẽ được kê khai báo cáo một cách sáng tạo hơn (OECD, 2004). 1.4.3. Các nhân tố thuộc CQT Các nhân tố này phản ánh năng lực và trình độ quản lý thuế của cơ quan thuế. Cụ thể như sau:
  • 29. - 12 - - Tổ chức bộ máy: một bộ máy quản lý thuế hợp lý sẽ vừa mang tính chuyên môn hóa vừa mang tính phối hợp nhịp nhàng sẽ đảm bảo kiểm soát thuế tốt hơn, giải quyết tranh chấp thuế công bằng, qua đó hoàn thiện tính tuân thủ thuế. - Cơ sở vật chất: đặc biệt là hệ thống thông tin là nhân tố quan trọng trong việc ngăn ngừa rủi ro không tuân thủ thuế. Cơ quan thuế có thể truy xuất quá trình giao dịch của NNT từ đó đưa ra biện pháp để NNT tự nguyện tuân thủ nghĩa vụ thuế của mình. - Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của công chức thuế: bao gồm nghiệp vụ chuyên môn, sử dụng thành thạo ứng dụng công nghệ thông tin, am hiểu văn bản quy phạm pháp luật, có trách nhiệm với công việc, cơ quan và NNT. Giúp cho việc tuân thủ của NNT được thực hiện một cách thuận lợi nhất. 1.5. Lược khảo các nghiên cứu liên quan đến luận văn 1.5.1. Các nghiên cứu ngoài nước Jackson and Milliron (1986) và Alm (1991) cho rằng tuân thủ thuế là báo cáo tất cả thu nhập, thanh toán toàn bộ nghĩa vụ thuế bằng cách thưc hiện các điều khoản quy định của luật, hoăc phán quyết của tòa án. Trong khi theo Hamm (1995) thì tuân thủ thuế được định nghĩa là người nộp thuế nộp tờ khai thuế vào thời điểm thích hợp và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của các luật thuế, các quyết định của tòa án. OECD (2004), định nghĩa tuân thủ thuế là phạm vi mà đối tượng nộp thuế phải hoàn thành các nghĩa vụ thuế của mình. Nghiên cứu của Alm, Jackson và McKee (2004) đã chứng minh được mối quan hệ giữa tuân thủ thuế với thu nhập, tài sản sở hữu, kiểm toán và thông tin. Đậy là nghiên cứu dựa vào cơ sở dữ liệu đã được thống kê và công bó thông tin hiện tại của Việt Nam thì rất khó cho các nhà nghiên cứu để có thể tiếp cận được đầy đủ thông tin và phân tích.
  • 30. - 13 - Nghiên cứu của Nioleta (2011) tổng hợp các nhân tố ảnh hương đến tuân thủ thuế từ hàng loạt các nghiên cứu ở nhiều quốc gia trên thế giới và xem xét sự phù hợp của cá nhân tố này trong trường hợp Rumani nhằm tạo ra mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế được nghiên cứu trong kinh tế bằng cách phân tích các quyết định giữa trả tiền thuế và trốn thuế của một người đại diện cho tổ chức. Theo Nicoleta, các nhân tố đóng vai trò quan trọng trong ảnh hưởng đến sự tuân thủ chấp hành thuế được chia thành hai nhóm bao gồm nhóm nhân tố kinh tế và nhóm nhân tố phi kinh tế Nhóm nhân tố kinh tế bao gồm các nhân tố như mức thu nhập chịu thuế, khả năng bị kiểm toán thuế, sự kiểm toán thuế, thuế suất, lợi ích từ việc đóng thuế, hình phạt và tiền phạt vi phạm. Nhóm nhân tố phi kinh tế bao gồm các nhân tố như thái độ đối với các loại thuế, những nhân tố các nhân, chuẩn mực xã hội và quốc gia, sự công bằng của hệ thống thuế. Nghiên cứu của Moeinadin và cộng sự (2014) xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế tại Iran gồm 4 nhân tố: luật pháp, xã hội, cấu trúc hệ thống thuế, nhóm nhân tố riêng của doanh nghiệp. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy đa biến để phân tích số liệu khảo sát 239 doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 4 nhóm nhân tố đều có tác động cùng chiều đến tuân thủ chấp hành thuế của doanh nghiệp. 1.5.2. Nghiên cứu trong nước Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) cũng phân tích, đánh giá, tổng hợp những cơ sở lý thuyết, cơ sở kinh nghiệm và cơ sở thực tiễn cho những giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ chấp hành thuế của các doanh nghiệp (tình huống địa bàn Hà Nội). Tác giả đã phân tích hành vi và đặc điểm tuân thủ chấp hành thuế của các doanh nghiệp, đồng thời khảo sát ý kiến của doanh nghiệp về thực trạng quản lý thu thuế để có cơ sở thông tin cho việc hoàn thiện quản lý thu thuế của Nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Võ Đức Chín (2011) xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương gồm 6 nhân tố bao gồm đặc điểm về doanh nghiệp, các yếu tố về ngành kinh doanh, các yếu tố về xã hội, các
  • 31. - 14 - yếu tố kinh tê, các yếu tố về hệ thống thuế và các yếu tố về tâm lý doanh nghiệp. Kết quả phân tích số liệu khảo sát gồm 200 doanh nghiệp bằng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy đa biến cho thấy cả 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Trong đó, các yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến tuân thủ thuế là yếu tố kinh tế, hệ thống thuế và đặc điểm doanh nghiệp. Nguyễn Thị Thanh Hoài (2013) đã nêu lên các nội dung lý thuyết luận về gian lận thuế, chống gian lận thuế, đánh giá thực tiễn công tác quản lý thuế GTGT ở Việt Nam, nhận dạng các hình thức gian lận thuế GTGT, từ đó có các định hướng đề xuất tăng cường chống gian lận thuế GTGT là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam. Trần Viết Trà (2013) đã nghiên cứu tổng quan về tình hình quản lý thuế nói chung trên địa bàn TP Pleiku. Bài nghiên cứu chỉ dựa vào kết quả thu thuế để phân tích những nguyên nhân, thành tựu đạt được và những hạn chế của nó. Tác giả không đề xuất mô hình để từ đó cụ thể phân tích ra được những yếu tố là nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến kết quả thu thuế tại Pleiku. Lê Thanh Trường (2014) xây dựng mô hình tuân thủ thuế và giả thuyết nghiên cứu cho trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM. Mô hình cho thấy có 9 yếu tố tác động đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp bao gồm thuế suất, tính đơn giản của việc kê khai thuế, hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế, nhận thức tích cực về chi tiêu của chính phủ, hình phạt và tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Kết quả phân tích EFA và hồi quy đa biến OLS, tác giả xác định các yếu tố tác động đến tuân thủ thuế với mức độ ảnh hưởng theo thứ tự ưu tiên sau: kiến thức thuế, công tác kiểm tra thuế, hình phạt, tính đơn giản về việc kê khai thuế và nhận thức tích cực về chi tiêu chính phủ. Tóm lại, dựa trên cơ sở lý thuyết về sự tuân thủ thuế cũng như lược khảo những nghiên cứu trước đó có liên quan, bằng tìm hiểu khám phá của riêng mình, tác giả nhận thấy việc gây nợ đọng các khoản thu thuế thể hiện phần nào sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp đối với Nhà nước. Và việc gây nợ đọng các khoản thu từ đất cũng có mối quan hệ chặt chẽ với sự tuân thủ nghĩa vụ thuế của đơn vị sử dụng đất
  • 32. - 15 - Loại hình DN Doanh thu Thời gian thành lập Khả năng gây nợ đọng Loại đất Vốn kinh doanh Quy mô Ngành nghề đối với ngân sách Nhà nước. Theo quan sát thực tế tình hình quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn quận, tác giả đề xuất cho luận văn nghiên cứu của mình các yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng gây nợ đọng các khoản thu từ đất theo mô hình như sau: KẾT LUẬN Chương này đã trình bày tổng quan lý thuyết nghiên cứu của luận văn. Tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp, cũng như các hành vi không tuân thủ thuế. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến việc gây nợ đọng thuế của doanh nghiệp và tổng quan các nghiên cứu trong, ngoài nước có liên quan đến luận văn chính là những cơ sở lý thuyết quan trọng cho việc tác giả chọn ra các yếu tố để phân tích, đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố này để phân tích ảnh hưởng đến việc gây nợ đọng các khoản thu từ đất.
  • 34. - 17 - Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu 2.1. Tổng quan về các khoản thu liên quan đến đất tại Quận Bình Tân 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Bình Tân là quận ven của Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở Nghị định số 130/2003/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ, được chia tách từ huyện Bình Chánh cũ, với diện tích tự nhiên 5.188,67 ha, gồm 3 xã: Tân Tạo, Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông và Thị trấn An Lạc. Là quận rộng thứ 3 trong các quận ở Thành phố Hồ Chí Minh (sau quận 9 và 12). Lúc mới thành lập quận có 10 phường (An Lạc, An Lạc A, Tân Tạo, Tân Tạo A, Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Trị Đông B, Bình Hưng Hòa, Bình Hưng Hòa A, Bình Hưng Hòa B), 121 khu phố với 50.823 hộ dân, 3.311.514 nhân khẩu. Địa giới hành chính quận Bình Tân: Đông giáp các quận 6, 8, Tân Phú; Tây giáp huyện Bình Chánh; Nam giáp quận 8; Bắc giáp quận 12 và huyện Hóc Môn. Quận Bình Tân nằm ở cửa ngõ phía Tây của thành phố, có quốc lộ 1A chạy ngang qua vành ngoài của thành phố, ngoài ra còn có tuyến đường Hồng Bàng và Hùng Vương đi các quận nội thành. Đồng thời Bến xe Miền Tây là bến xe chính đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Quận có tốc độ đô thị hoá diễn ra khá nhanh, hầu như các phường không còn đất nông nghiệp. Hiện nay nhiều mặt kinh tế xã hội của quận phát triển nhanh theo hướng đô thị. Trên địa bàn quận Bình Tân hiện có hai khu công nghiệp do Ban quản lý các khu công nghiệp thành phố quản lý là khu công nghiệp Tân Tạo và khu công nghiệp Vĩnh Lộc. Riêng khu công nghiệp giày da POUYUEN là khu công nghiệp 100% vốn nước ngoài chuyên sản xuất giày da, tổng diện tích lên đến 58 ha. Nhìn chung Quận Bình Tân có lợi thế về công nghiệp sản xuất, chế tạo, gia công hàng dệt may, thuộc da,…cho các công ty nước ngoài. Chính vì thế mà Quận càng ngày càng thu hút lượng doanh nghiệp vào đầu tư, mở rộng diện tích sản xuất
  • 35. - 18 - cũng như tạo cơn sốt nhu cầu giao dịch về bất động sản, đất ở, đất sản xuất kinh doanh trên địa bàn tăng cao theo thời gian. 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội từ năm 2015-2018 Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất bình quân từ năm 2015 đến 2018 của Quận Bình Tân đạt 14,9%/năm. Môi trường đầu tư - kinh doanh của quận được cải thiện rõ rệt, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh không ngừng phát triển, là quận có số doanh nghiệp thành lập mới đứng thứ 4 trong 24 quận, huyện; đã có 21.012 đơn vị đầu tư mới. Triển khai thực hiện đạt kết quả bước đầu chủ trương vận động hộ sản xuất kinh doanh chuyển đổi hoạt động mô hình doanh nghiệp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng gắn với từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng của thành phố, trong đó tăng dần tỷ trọng ngành Thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngày công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp. Kinh tế phát triển theo hướng bền vững, hạn chế tối đa các ngành nghề sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Kinh tế tư nhân phát triển nhanh trên hầu hết các lĩnh vực và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế quận. Kinh tế tập thể tập trung chủ yếu là hợp tác xã vận tải, tổ chức tín dụng. Các thành phần kinh tế đã đóng góp khá lớn cho ngân sách, góp phần giải quyết việc làm cho 18.789 lao động và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Thương mại - dịch vụ: Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 21,49%/năm, tỷ trọng chiếm 49,09% so với tổng giá trị sản xuất. Quận tiếp tục phát triển 09 nhóm ngành dịch vụ trọng yếu của Thành phố. Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển đa dạng theo các trục lộ chính, cụm dân cư, các khu công nghiệp với nhiều ngành nghề kinh doanh, trong đó, ngành thương mại, y tế, giáo dục, dịch vụ vận tải và bất động sản tiếp tục phát triển và đạt được nhiều kết quả tích cực, có 01 Trung tâm thương mại Aeon mall và 08 siêu thị và 170 cửa hàng tiện ích. Ủy ban nhân dân quận đã mời Công ty Cổ phần Y tế Việt Anh tham gia nghiên cứu đầu tư, nâng cấp và vận hành Trung tâm Y tế quận và Trạm y tế các phường theo hình thức hợp tác công tư PPP. Hệ thống phân phối phát triển nhanh
  • 36. - 19 - về số lượng, đa dạng về qui mô, hình thức, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân cả về số lượng mặt hàng lẫn chủng loại, góp phần cân đối cung cầu hàng hóa, làm thay đổi diện mạo ngành thương mại của quận Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,2%/năm, tỷ trọng chiếm 50,78% so với tổng giá trị sản xuất. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi và triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển 4 ngành công nghiệp trọng yếu của thành phố. Các ngành công nghiệp truyền thống của quận là sản phẩm từ nhựa, may và giầy da tiếp tục được duy trì. Trong cơ cấu các ngành công nghiệp thì ngành nhựa, plastic, may mặc, giày da vẫn chiếm ưu thế. Ngoài ra, còn có sự đóng góp của các ngành sản xuất sản phẩm kim loại, sản xuất khuôn mẫu, thực phẩm,... Các doanh nghiệp đã tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, tạo ra sản phẩm có chất lượng, không ảnh hưởng đến môi trường, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, từ đó đã có các doanh nghiệp trên địa bàn quận được công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn Hàng Việt Nam chất lượng cao như nhựa Duy Tân, nhựa Minh Hùng, nhựa Đại Đồng Tiến, bánh kẹo Phạm Nguyên, bánh ABC, giày An Lạc,… Nông nghiệp: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 5,25%/năm, chiếm tỷ trọng bình quân 0,14% trong tổng giá trị sản xuất. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị. Nông nghiệp đã có bước chuyển dịch theo hướng cây - con có giá trị kinh tế cao gắn với thị trường liền kề, đảm bảo sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng phục vụ đô thị xanh, sạch, đẹp, cải thiện môi trường sinh thái tạo cảnh quan đẹp như: trồng hoa lan, cây cảnh, nuôi cá kiểng. Duy trì các sản phẩm nông nghiệp truyền thống vừa để giải quyết việc làm vừa giữ quỹ đất nông nghiệp dự trữ cho việc phát triển đô thị trong các năm kế tiếp. Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Phiên chợ Nông sản an toàn để phục vụ nhu cầu người dân, đồng thời làm cầu nối cho các hợp tác xã nông nghiệp quảng bá, cung ứng sản phẩm an toàn.
  • 37. - 20 - Ngoài ra Quận còn đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để huy động hiệu quả các nguồn lực xã hội, góp phần phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Số lượng, tỷ lệ thủ tục hành chính liên thông, liên thông điện tử trong nội bộ cơ quan, giữa các cơ quan của quận, giữa các cơ quan của quận với cơ quan ngành dọc ngày càng được tăng lên. Triển khai thực hiện nghiêm Thư xin lỗi đối với các trường hợp giải quyết hồ sơ trễ hạn. Công tác khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức luôn được chú trọng và là thước đo đánh giá chất lượng, hiệu quả phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, thông qua nhiều hình thức khảo sát đa dạng. Nhìn chung, các mục tiêu, nhiệm vụ về nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế quận đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng giá trị sản xuất duy trì mức tăng trưởng bình quân 14,9%/năm, đạt chỉ tiêu Nghị quyết. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế theo đúng định hướng Nghị quyết Đảng bộ quận lần thứ XI. Chất lượng tăng trưởng theo hướng tích cực và hiệu quả, tạo diều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển kinh tế gắn liền với đảm bảo môi trường sống của người dân và giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội. Thu ngân sách tăng và hoàn thành vượt chỉ tiêu thành phố giao, đáp ứng cho yêu cầu chi thường xuyên, có tiết kiệm chi đầu tư và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách thành phố. Nguồn lực đầu tư được huy động, môi trường đầu tư của quận từng bước được cải thiện thông qua việc đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về nâng cao chất lượng tăng trưởng năng lực cạnh tranh của kinh tế; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được tăng cường; thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính; hạ tầng kỹ thuật được tập trung đầu tư; tình hình an ninh trật tự ổn định và xây dựng môi trường lao động hài hòa, ổn định. Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số mặt hạn chế cần khắc phục như:
  • 38. - 21 - Ngành Công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhưng là các ngành công nghiệp thâm dụng lao động như dệt may, cao su, nhựa, giày da… Tỷ lệ đầu tư đổi mới công nghệ còn thấp, công nghệ sản xuất chưa cao. Cơ cấu sử dụng đất chưa phù hợp với cơ cấu kinh tế nên chất lượng và hiệu quả tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng về nguồn tài nguyên đất đai hiện có. Lĩnh vực dịch vụ - thương mại phát triển nhanh nhưng còn nhỏ lẻ chưa phát huy được thế mạnh của các trục đường chính có lợi thế để phát triển dịch vụ. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội mặc dù có cải thiện nhưng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của quận; tình trạng ngập nước, ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông chưa được giải quyết triệt để; một số tuyến đường có biển báo giao thông chưa tạo thuận tiện cho hoạt động vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp. Các ngành kinh tế phát triển nhanh đã thu hút một lượng lớn lao động từ các nơi khác đến, làm tăng nhu cầu về nhà ở, phát sinh những vần đề về môi trường, quá tải về hạ tầng kỹ thuật và xã hội tạo ra những thách thức lớn đối với quận. Công tác cải cách hành chính đã dần đi vào nề nếp, tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhưng tình trạng thiếu trách nhiệm, gây phiền hà trong thực thi công vụ vẫn còn trong một bộ phận cán bộ, công chức, ảnh hưởng đến niềm tin của Nhân dân và doanh nghiệp. Trên địa bàn quận vẫn còn một số doanh nghiệp không chấp hành đầy đủ các quy định trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: chính sách về thuế, về chất lượng, nguồn gốc hàng hóa,… làm ảnh hưởng chất lượng tăng trưởng kinh tế của quận
  • 39. - 22 - 2.1.3. Các khoản thu từ đất chủ yếu ở Quận Bình Tân 2.1.3.1. Thu tiền sử dụng đất Căn cứ nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010; Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định đối tượng phải nộp tiền sử dụng đất trong các trường hợp: Hộ gia đình, các nhân được giao đất ở, tổ chức kinh tế được giao đất có thu tiền sử dụng đất; chuyển mục đích sử dụng đất từ Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất; chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức được Nhà nước giao đất cí thu tiền sử dụng đất; tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê; Người Việt Nam định cư ở nước ở nước ngoài, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoạc để bán kết hợp cho thuê; Chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở; Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp có nguồn gốc được giao không thu tiền sử dụng đất, nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển sang làm đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa; chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được giao không thu tiền sử dụng đất sang đất nghĩa trang, nghĩa địa có thu tiền sử dụng đất…. 2.1.3.2. Thu tiền thuê đất đối với đất do Nhà nước cho thuê Căn cứ Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010; Nghị định số 46/6/2011; Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ tài chính. Quy định thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, Nhà nước thu tiền thuế đất, thuê mặt nước khi Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước, chuyển từ hình thức được Nhà nước giao đất sang cho thuê đất. Đơn giá thuê đất một năm tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giá đất và có thể phân loại theo mục đích sử dụng đất thuê do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy bản nhân cân cấp tỉnh) quyết định. Căn cứ vào thực tế địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm (%) giá đất để xác định đơn giá thuê đất, thuê mặt nước một năm nhưng tối đa không
  • 40. - 23 - quá 3% và tối thiểu không thấp hơn 0,5%. Mức tỷ lệ phần trăm (%) do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành cụ thể từng khu vực, tuyến đường tương ứng với từng mục đích sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân thuê đất. 2.1.3.3. Thuế sử dụng đất nông nghiệp Thực hiện theo quy định của luật thuế sử dụng đất nông nghiệp được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 10/7/1996 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1994; Nghị định số 74/1993/NĐ-CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ. Tổ chức, các nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp (gọi chung là hộ nộp thuế) gồm: Các hộ gia đình nông dân, hộ tư nhân và các nhân; Các tổ chức, các nhân sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất dành cho nhu cầu công ích của xã, Các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản bao gồm nông trường, lâm trường, xí nghiệp, trạm trại và các doanh nghiệp khác, cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức xã hội và các đơn vị khác sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nôi trồng thủy sản. 2.1.3.4. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Thực hiện theo quy định của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 được ban hành ngày 28/6/2010 và có hiêu lực thi hành từ 01/01/2012 thay thế thuế nhà đất trước đây; Nghị định số 53/2011/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ tài chính hướng dẫn sử dụng đất phi nông nghiệp nhằm đảm bảo các mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước đối với đất đai, khuyến khích sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế đầu cơ khuyến khích thị trường bất động sản phát triển lành mạnh; khắc phục hạn chế của Pháp lệnh thuế nhà đât hiện hành, nâng cao tính pháp lý của Pháp luật về thuế trên cơ sở bổ sung những cái mới, kế thừ những cái cong phù hợp. Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp rõ rang, dễ thực hiện, dễ quản lý, tiếp cận thông lệ Quốc tế, tạo điều kiện cho hội nhập kinh tế Quốc tế. Đồng thời, động viên sự đóng
  • 41. - 24 - góp của người sử dụng đất, nhất là những đối tượng sử dụng đất vượt hạn mức quy định vào ngân sách nhà nước. 2.1.3.5. Thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản Đối với cá nhân: Thực hiện theo quy định Luật 26/2012/QH của Quốc Hội khóa XIII ban hành ngày 22/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của ngày 04/2007/QH12; Nghị định số 100/2008NĐ-CP ngày 08/9/2008; Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân; Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP; Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi bổ sung Thông tu số 84/2008/TT- BTC; Thông tư số 161/2009/TT-BTC ngày 12/8/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân đối với một số tường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận quà tặng là bất động sản, Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung Thông tư số 84/2008TT-BTC ngày 30/9/2008; Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhần và ND 65/2013/NĐ-CP. Đối với tổ chức: Thực hiện theo quy định của Luật số 32/2013/QH13 của Quốc hội Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Thông tư số 130/2208/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008; Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày
  • 42. - 25 - 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị dịnh số 124/20011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Hai loại thuế này là thuế thu vào thu nhập của người có quyền sử dụng đất và tài sản trên đất khi thực nhiện chuyển quền sử dụng đất cho đối tượng khác. 2.1.3.6. Lệ phí trước bạ nhà, đất Căn cứ Nghị định số 45/2011/NĐ-CP của Chính phủ. Về Lệ phí trước bạ là khoảng Nhà nước thu của các chủ thể khi họ đăng ký quyền sở hữu quyền sử dụng các tài sản, trong đó có đất đai. Lệ phí trước bạ là mối quan hệ giữa người đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện cá dịch vụ công. Căn cứ tính lệ phí trước bạ, đất là giá tính lệ phí trước bạ và tỷ lệ (%) lệ phí trước bạ. 2.2.Tình hình thu các khoản thu từ đất trên địa bàn Quận Bình Tân Những năm qua, mặc dù trong quá trình thực hiện thu các khoản từ đất đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc nhưng Chi cục thuế Quận Bình Tân luôn hoàn thành tốt dự toán thu nói riêng, cũng như góp phần đáng kể vào số thu của thành phố nói chung. Cụ thể số thu qua các năm như sau: 2.2.1.Thu tiền sử dụng đất - Năm 2015, tổng thu được là 730,8 tỷ đồng, đạt 243,6% dự toán và tăng 5,64% so với cùng kỳ, đồng thời ghi nợ số tiền sử dụng đất thêm vào NSNN là 367,1 tỷ đồng - Năm 2016, tổng thu được là 931,6 tỷ đồng, đạt 310,5% dự toán và tăng 27,48% so với cùng kỳ, đồng thời ghi nợ số tiền sử dụng đất vào NSNN là 485,9 tỷ đồng.
  • 43. - 26 - - Năm 2017, tổng thu được là 924,1 tỷ đồng, đạt 207,5% dự toán và giảm 0,8 % so với cùng kỳ, đồng thời ghi nợ số tiền sử dụng đất vào NSNN là 558,1 tỷ đồng. - Năm 2018, tổng thu được là 864,9 tỷ đồng, đạt 172,9% dự toán và giảm 2,91% so với cùng kỳ, đồng thời ghi nợ số tiền sử dụng đất vào NSNN là 661,8 tỷ đồng. 2.2.2.Thu tiền thuê mặt đất - Năm 2015, tổng thu được là 145 tỷ đồng, đạt 362,5% dự toán và tăng 260,27% so với cùng kỳ - Năm 2016, tổng thu được là 118.2tỷ đồng, đạt 98,5% dự toán và giảm 18,48% so với cùng kỳ - Năm 2017, tổng thu được là 127.4 tỷ đồng, đạt 112,3% dự toán và tăng 7,87% so với cùng kỳ - Năm 2018, tổng thu được là 175 tỷ đồng, đạt 120,7% dự toán và tăng 37,31% so với cùng kỳ 2.3.3. Thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp - Năm 2015, tổng thu được là 12,6 tỷ đồng, đạt 114,6% dự toán và giảm 8,2% so với cùng kỳ - Năm 2016, tổng thu được là 15,6 tỷ đồng, đạt 109,8% dự toán và tăng 23,9% so với cùng kỳ - Năm 2017, tổng thu được là 22,1 tỷ đồng, đạt 148,8 % dự toán và tăng 41,67% so với cùng kỳ - Năm 2018, tổng thu được là 27 tỷ đồng, đạt 161% dự toán và tăng 22,31% so với cùng kỳ 2.2.3.Thu lệ phí trước bạ, nhà đất - Năm 2015, tổng thu được là 245,7 tỷ đồng, đạt 144,5% dự toán và tăng 36,55 % so với cùng kỳ
  • 44. - 27 - - Năm 2016, tổng thu được là 334,5 tỷ đồng, đạt 122,5% dự toán và tăng 36,11% so với cùng kỳ - Năm 2017, tổng thu được là 401,6 tỷ đồng, đạt 134,8% dự toán và tăng 20,27% so với cùng kỳ - Năm 2018, tổng thu được là 390,9 tỷ đồng, đạt 76,6% dự toán và giảm 2,81% so với cùng kỳ 2.3. Khó khăn, vướng mắc đối với khoản thu từ đất Thứ nhất, thông tư số 93/2011/TT-BTC ngày 29/6/2011 của Bộ Tài chính không có đưa trường hợp đồng thời phải giải quyết khấu trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng và giảm tiền sử dụng đất theo quy định. Đối với trường hợp cộng cả hai khoản: khấu trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bẳng và giảm tiền sử dụng đất nhỏ hơn hoặc bằng số tiền sử dụng đất phải nộp thì việc giải quyết khấu trừ hoặc giảm trước sau không ảnh hưởng đến kết quả số phải nộp của NNT. Nhưng khi khấu trừ tiền bồi thuờng, giải phóng mặt bằng và giảm tiền sử dụng đất lớn hơn số tiền sử dụng đất phải nộp thì sẽ ảnh hưởng đến NNT khác nhau. Nếu khấu trừ trước thì không đủ số tiền theo tỷ lệ được giảm tiền sử dụng đất theo quy định hoặc giải quyết giảm trước thì tiền khấu trừ dư sẽ phải đưa vào vốn của dự án. Hai là nhiều trường hợp các đơn vị sử dụng đất nhưng vẫn chưa có hồ sơ thuê đất, chưa có hợp đồng thuê đất. Chi cục thuế lập bộ thu tiền thuê đất chủ yếu dựa trên tờ khai thuê đất do đơn vị sử dụng kê khai. Vì vậy khi đơn vị không làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cơ quan thuế không có đủ căn cứ tính tiền thuê đất, lập bộ tiền thuê đất hàng năm chưa chính xác. Ba là những hộ gia đình, cá nhân thuê đất sử dụng vào mục đích kinh doanh ngoài việc nộp tiền thuê đất theo quy định còn phải nộp thuế sử dụng đất PNN hằng năm, chính vì vậy họ trì hoãn việc nộp tiền thuế sử dụng đất PNN và kiến nghị không phải nộp loại thuế này lên Chi cục thuế Quận Bình Tân. Bốn là Tổng cục thuế chưa có văn bản nào hướng dẫn việc thu thuế sử dụng đất PNN đối với các tổ chức một cách cụ thể, chủ yếu hiện tại là do các đơn vị tự
  • 45. - 28 - Cơ sở lý thuyết - các nghiên cứu trước đây Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nợ đọng của doanh nghiệp i=1 Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nợ đọng của các khoản thu từ đất Hồi quy Binary Logistic Đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách giúp Chi cục thuế Quận Bình Tân nâng cao hiệu quả thu thuế từ đất Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến nợ đọng các khoản thu từ đất tính, tự kê khai và tự nộp thuế mà Chi cục thuế không phát hành thông báo nên đa phần các đơn vị vẫn chưa thực hiện nộp tiền vào NSNN. Năm là nhiều trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở không có khả năng nộp tiền sử dụng đất nên phải ghi nợ rất nhiều. Sáu là các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất để lập dự án đầu tư nhưng năng lực tài chính kém nên chưa đi vào triển khai hoạt động, chưa tạo được doanh thu mà vẫn phải nộp tiền sử dụng đất dẫn đến tình trạng nợ đọng nhiều. Và còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc khác khi quản lý thu các khoản từ đất tại Chi cục thuế Quận Bình Tân. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu của luận văn được thực hiện theo sơ đồ sau: 2.4.2. Mô hình, giả thiết nghiên cứu Mô hình hồi quy tổng quát: Y = β0 + ∑ βiXi + ε
  • 46. - 29 - Y là biến phụ thuộc, nhận giá trị bằng 1 nghĩa là DN có nợ các khoản thu từ đất và ngược lại nhận giá trị bằng 0 nếu DN không nợ các khoản thu từ đất. Xi là các biến độc lập, giải thích trong mô hình. ε là sai số Dạng tổng quát của mô hình hồi quy Binary Logistic: Để đánh giá tác động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc, tác giả sử dụng mô hình Binary Logistic để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng gây nợ đọng các khoản thu từ đất của các DN trên địa bàn Quận Bình Tân, cụ thuế như sau: = β0 + β1loaihinhdn + β2thoigianthanhlap + β3vonkinhdoanh + β4nganhnghe + β5quymo + β6loaidat + β7doanhthu + ε Các biến trong mô hình được định nghĩa như sau Ký hiệu Định nghĩa Kỳ vọng Biến phụ thuộc nothue nợ thuế là biến giả (có nợ = 1, không nợ = 0), trong đó DN được xem là nợ thuế là những DN chưa thực hiện nộp hết các khoản thuế từ đất vào ngân sách nhà nước theo quy định Các biến độc lập loaihinhdn loại hình DN được thể hiện DN Nhà nước = 1, DN ngoài Nhà nước = 0 + thoigianthanhlap số năm thành lập DN + vonkinhdoanh vốn kinh doanh của DN + nganhnghe ngành nghề DN đang kinh doanh (kinh doanh bất động sản = 1, thương mại dịch vụ = 2, xây dựng = 3, chế biến sản xuất = 4, khác = 5) + quymo quy mô DN vừa và nhỏ = 1, siêu nhỏ = 0 + loaidat đất thuê = 1, đất được Nhà nước giao = 0 + doanhthu doanh thu của DN nếu có = 1, không có doanh thu = 0 +
  • 47. - 30 - 2.4.3. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu thứ cấp bao gồm các kết quả nghiên cứu liên quan đến luận văn; số liệu thống kê các khoản thu từ đất của DN trong giai đoạn 2015-2018. Dữ liệu thứ cấp còn được thu thập qua sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, các báo cáo của UBND Quận Bình Tân, Chi cục thuế Quận Bình Tân. Dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập thông qua phiếu khảo sát các DN được giao đất, thuê đất trên địa bàn. Thời gian thực hiện việc thu thập dữ liệu từ tháng 3/2019 đến tháng 5/2019. 2.4.4. Chọn mẫu nghiên cứu Kích thước mẫu có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc đánh giá cũng như đưa ra kết luận vấn đề nghiên cứu. Để đảm bảo độ tin cậy, tác giả chọn mẫu nghiên cứu theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất) dựa theo quan điểm của Green (1991) cỡ mẫu phù hợp phân tích hồi quy tối thiểu là N= 50+8m với N là cỡ mẫu, m là số biến độc lập. Với mô hình có 7 biến, cỡ mẫu tối thiểu là 106 mẫu. (trích Miles và cộng sự, 2001). Dựa theo các lý thuyết trên, tác giả đưa ra cỡ mẫu phải lớn hơn hoặc bằng 106 mẫu. Để đạt được số mẫu trên, tác giả đã phát 280 phiếu khảo sát tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Số phiếu khảo sát thu về là 270 phiếu (tỷ lệ đạt 96,4%). Tổng phiếu khảo sát hợp lệ là 270 phiếu. Tỷ lệ đáp ứng là 100% 2.5.Kết quả nghiên cứu 2.5.1.Thống kê mô tả về mẫu khảo sát Đặc điểm doanh nghiệp Xem xét yếu tố loại hình doanh nghiệp, qua kết quả khảo sát có 14 đơn vị là doanh nghiệp Nhà nước, chiếm tỷ lệ 5,19% và còn lại 256 đơn vị là tổ chức, cá nhân ngoài Nhà nước, chiếm tỷ lệ 94,81%.
  • 48. - 31 - Xem xét yếu tố quy mô thấy có 42 đơn vị là doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ 15,56% và 228 đơn vị là doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc cá nhân kinh doanh, chiếm tỷ lệ 84,44%. Điều này cũng nói lên tình trạng thực tế tại Chi cục thuế Quận Bình Tân quản lý đa số là những doanh nghiệp siêu nhỏ và cá nhân kinh doanh. Xem xét yếu tố ngành nghề, có 27 đơn vị kinh doanh lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ lệ 10%, 20 đơn vị kinh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, chiếm tỷ lệ 7,41%, 12 đơn vị thuộc lĩnh vực xây dựng, chiếm tỷ lệ 4,44 %, 207 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chế biến sản xuất, chiếm tỷ lệ cao đến 76,67% và 4 đơn vị kinh doanh lĩnh vực khác, chiếm tỷ lệ 1,48%. Bảng 2.1: Thống kê tần số đặc điểm của các đơn vị được khảo sát Biến Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ % Loại hình doanh nghiệp Doanh nghiệp Nhà nước 14 5,19 Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 256 94,81 Tổng 270 100% Quy mô doanh nghiệp Doanh nghiệp vừa và nhỏ 42 15,56 Doanh nghiệp siêu nhỏ 228 84,44 Tổng 270 100% Ngành nghề Bất động sản 27 10,00 Thương mại, dịch vụ 20 7,41 Xây dựng 12 4,44 Chế biến, sản xuất 207 76,67 Khác 4 1,48 Tổng 270 100% Nguồn: từ kết quả khảo sát thực tế năm 2019 Về yếu tố thời gian thành lập có thể thấy trong 270 đơn vị được khảo sát có số năm thành lập doanh nghiệp trung bình là 17,13 năm, trong đó đơn vị có số năm thành lập nhỏ nhất là 5 năm và đơn vị thành lập lâu nhất là 22 năm. Nhìn chung đơn vị kinh doanh trên địa bàn Quận Bình Tân hoạt động tương đối lâu năm. Xét yếu tố vốn kinh doanh, trong số các đơn vị khảo sát trung bình mức vốn kinh doanh 105,02 tỷ, mức vốn thấp nhất là 250 triệu đồng và mức cao nhất là 2.400
  • 49. - 32 - tỷ đồng, độ lệch chuẩn 255,26 tỷ đồng. Những doanh nghiệp tư nhân, cá nhân kinh doanh thường có mức vốn thấp còn những doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, xây dựng có mức vốn cao. Bảng 2.2: Thống kê mô tả đặc điểm của các đơn vị được khảo sát Biến N Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhẩt Giá trị lớn nhất Thời gian thành lập 270 17,13 3,99 5 22 Mức vốn 270 105,02 255,26 0,25 2.400 Nguồn: từ kết quả khảo sát thực tế năm 2019 Kết quả khảo sát 270 đơn vị cho thấy có 40 đơn vị không có doanh thu năm 2018, chiếm tỷ lệ 14,81% và 230 đơn vị có doanh thu năm 2018, chiếm tỷ lệ 85,19%. Trong số 216 đơn vị nợ các khoản thu từ đất thì có 12 đơn vị không có doanh thu và 204 đơn vị có doanh thu. Tỷ lệ đơn vị có doanh thu có nợ cao hơn nhiều so với đơn vị không có doanh thu. Bảng 2.3: Thống kê doanh thu của đơn vị được khảo sát Doanh thu năm 2018 Nợ thuế Tổng Không nợ Có nợ Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Đơn vị có doanh thu 42 78% 204 94% 246 91% Đơn vị không doanh thu 12 22% 12 6% 24 9% Tổng 54 100% 216 100% 270 100% Nguồn: từ kết quả khảo sát thực tế năm 2019 Đặc điểm đất được nhà nước giao hoặc cho thuê đất Xét về yếu tố đất được giao hoặc cho thuê, qua kết quả khảo sát có 230 đơn vị thuê đất, chiếm tỷ lệ 85,19% và có 40 đơn vị được Nhà nước giao đất, chiếm tỷ lệ 14,81%. Đối với các đơn vị được giao đất thì sau một khoảng thời gian mới thực hiện nghĩa vụ thuế, nên tỷ lệ nợ các khoản thu từ đất của các đơn vị này tương đối thấp. Và ngược lại, các đơn vị thuê đất có tỷ lệ nợ cao hơn nhiều so với các đơn vị được giao đất.
  • 50. - 33 - Bảng 2.4: Thống kê loại đất được giao hoặc thuê Loại đất Nợ thuế Tổng Không nợ Có nợ Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Đơn vị được giao đất 28 52% 12 6% 40 15% Đơn vị thuê đất 26 48% 204 94% 230 85% Tổng 54 100% 216 100% 270 100% Nguồn: từ kết quả khảo sát thực tế năm 2019 2.5.2.Kết quả hồi quy Hệ số tương quan giữa các biến số trong mô hình Khi có mối quan hệ tuyến tính hoàn hảo giữa các biến độc lập trong mô hình hồi quy, không thể xác định được ảnh hưởng ròng của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc, vì vậy ước lượng của hệ số hồi quy trở nên không ổn định và có sai số chuẩn lớn. Bảng 2.5: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập Loai hinhdn Thoigian thanhlap Von kinh doanh Nganh nghe Quymo Loaidat doanhthu Loaihinhdn 1 Thoigianthanhlap 0,0759 1 Vonkinhdoanh 0,047 0,0008 1 Nganhnghe 0,0114 0,2199 -0,323 1 Quymo -0,008 -0,027 0,5992 -0,201 1 Loaidat 0,0975 -0,2 -0,082 0,0914 -0,2237 1 doanhthu -0,044 -0,029 -0,182 -0,045 -0,0814 -0,057 1 Nguồn: từ kết quả phân tích hồi quy
  • 51. - 34 - Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng gây nợ đọng các khoản thu từ đất Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng gây nợ đọng các khoản thu từ đất được đề xuất bởi mô hình sau: = β0 + β1loaihinhdn + β2thoigianthanhlap + β3vonkinhdoanh + β4nganhnghe + β5quymo + β6loaidat + β7doanhthu + ε Trên cơ sở mô hình nghiên cứu, sau khi thu thập và sàn lọc dữ liệu, tác giả tiến hành phân tích hồi quy Binary logistic và cho ra kết quả như sau: Bảng 2.6: Kết quả ước lượng mô hình Biến Hệ số P>IzI Hệ số tác động biên P>IzI của tác động biên Loaihinhdn -2,79 0,00 -0,44 0,007 Thoigianthanhlap 0,25 0,00 0,015 0,00 Vonkinhdoanh -9,86 0,43 -6,06 0,44 Nganhnghe 0,40 0,03 0,02 0,05 Quymo -1,67 0,01 -0,17 0,09 Loaidat 4,82 0,00 0,77 0,00 doanhthu 3,02 0,00 0,51 0,00 Hằng số -9,61 0,00 Số quan sát: Pseudo R2=0,5018 Nguồn: từ kết quả phân tích hồi quy Kết quả hổi quy ở bảng trên cho thấy hệ số Psuedo R2 là 0,5018 có nghĩa là các biến giải thích trong mô hình hồi quy giải thích được 50,18% biến thiên của biến phụ thuộc nợ đọng khoản thu từ đất và 49,92% biến thiên còn lại của biên phụ thuộc được giải thích bởi các biến khác không có trong mô hình hồi quy. Pro > Chi2 =0,00 < 5% cho biết mô hình hồi quy là phù hợp. Với mức ý nghĩa 10%, có 6 trong 7 biến giải thích có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc nợ đọng các khoản thu từ đất bao
  • 52. - 35 - gồm: loại hình doanh nghiệp, thời gian thành lập, ngành nghề, quy mô, loại đất, doanh thu. Mô hình hồi quy sẽ được viết lại như sau: = - 9,61 - 2,79*loaihinhdn + 0,25*thoigianthanhlap - 9,86*vonkinhdoanh + 0,40*nganhnghe -1,67*quymo + 4,82*loaidat + 3,02*doanhthu + ε Giải thích ý nghĩa hồi quy của biến: Đối với biến loại hình doanh nghiệp (loaihinhdn): hệ số tác động biên là - 0,44, với mức ý nghĩa 10% thì biến này có ảnh hưởng ngược chiều với biến phụ thuộc. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, doanh nghiệp nhà nước nợ các khoản thu từ đất ít hơn so với các đơn vị ngoài nhà nước. Đối với biến thời gian thành lập (thoigianthanhlap): hệ số tác động biên là 0,015, với mức ý nghĩa 10% thì biến này có ảnh hưởng cùng chiều với biến phụ thuộc. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, số năm thành lập càng nhiều thì xác suất nợ các khoản thu từ đất càng cao. Đối với biến ngành nghề (nganhnghe): hệ số tác động biên là 0,02, với mức ý nghĩa 10% thì biến này ảnh hưởng cùng chiều với biến phụ thuộc. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, đơn vị chế biến sản xuất có xác suất nợ các khoản thu từ đất cao hơn so với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, thương mại dịch vụ, xây dựng, và ngành nghề khác. Đối với biến quy mô (quymo): hệ số tác động biên là -0,17, với mức ý nghĩa 10% thì biến này có ảnh hưởng ngược chiều với biến phụ thuộc. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, đơn vị quy mô vừa và nhỏ có xác suất nợ các khoản thu từ đất ít hơn so với các đơn vị quy mô siêu nhỏ. Đối với biến loại đất (loaidat): hệ số tác động biên là 0,77, với mức ý nghĩa 10% thì biến này có ảnh hưởng cùng chiều với biến phụ thuộc. Trong điều kiện các
  • 53. - 36 - yếu tố khác không đổi thì đơn vị được giao đất có xác suất nợ các khoản thu từ đất thấp hơn các đơn vị thuê đất. Đối với biến doanh thu (doanhthu): hệ số tác động biên là 0,51, với mức ý nghĩa 10% thì biến này có ảnh hưởng cùng chiều với biến phụ thuộc. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì đơn vị có doanh thu xác suất nợ các khoản thu từ đất cao hơn các đơn vị không có doanh thu. Kết luận Chương này trình bày tổng quan về địa bàn mà tác giả nghiên cứu, mô tả mẫu khảo và kết quả của mô hình hồi quy. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng nợ đọng các khoản thu từ đất bao gồm các yếu tố: loại hình doanh nghiệp, thời gian thành lập, ngành nghề, quy mô, loại đất, doanh thu. Từ kết quả này tác giả sẽ có cơ sở đề xuất các kiến nghị trong chương kế tiếp.