SlideShare a Scribd company logo
1 of 82
Download to read offline
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HUẾ
TRƯỜNG TIỂU HỌC DẠ LÊ
––🙡🙡🕮🙣🙣––
BÁO CÁO THU HOẠCH
THỰC TẬP GIẢNG DẠY
Họ và tên sinh viên: Lê Ngọc Thanh Hương
Mã sinh viên: 20S9010388
Ngày sinh: 28/04/2002
Ngành học: Giáo dục Tiểu học
Lớp: TU4I
Thực tập tại trường: Tiểu học Dạ Lê
Thực tập chủ nhiệm tại lớp: 4/1
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Lành
Thời gian thực tập: 19/02/2024 – 19/04/2024
Huế, tháng 4 năm 2024
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập sư phạm tại Trường Tiểu học Dạ Lê, tuy không dài nhưng em đã
có cơ hội vận dụng những kiến thức đã được học trong nhà trường kết hợp với những kiến
thức thu nhận được dưới sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn để có thể hoàn thành kỳ
thực tập sư phạm một cách tốt nhất. Quá trình thực tập đã giúp em có được những kinh nghiệm
quý báu cho bản thân trong hiện tại và trong tương lai khi trở thành một nhà giáo. Với lòng
biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi tới toàn thể quý thầy cô đã tạo điều kiện giúp đỡ cho chúng
em trong suốt thời gian chúng em thực tế tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo khoa GDTH đã tận tình giảng dạy và đã tạo điều
kiện cho chúng em được về trường tiểu học Dạ Lê. Thực tế, đây là môi trường tốt nhất để
chúng em học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho
hành trang vững bước vào tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Tiểu học Dạ Lê và toàn thể giáo viên
trong nhà trường đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và truyền đạt cho chúng em những kinh
nghiệm quý báu, những bài học mới giúp chúng em có thể vững bước vào nghề trong tương
lai. Từ xa xưa, ông cha ta từng có câu tục ngữ: “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Quả
thực như thế. Thời gian chúng em về trường thực tế, tuy không nhiều nhưng chúng em đã học
được rất nhiều kinh nghiệm từ các thầy cô. Được tiếp xúc trực tiếp với các học sinh, điều đó
làm cho chúng em yêu nghề hơn, là động lực để chúng em cố gắng học tập rèn luyện để đạt
kết quả cao, trở thành người giáo viên tốt trong tương lai.
Lời sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Nguyễn Thị Lành - giáo
viên phụ trách hướng dẫn thực tập. Trong khoảng thời gian qua cô đã tận tình chỉ bảo các
bước lên lớp, cách thiết kế bài dạy, những lưu ý cần thiết, tạo điều kiện cho em làm quen, kết
thân với học sinh.
Bài báo cáo thực tập thực hiện trong khoảng thời gian 8 tuần. Bước đầu đi vào thực tế của
em còn hạn chế và nhiều bỡ ngỡ nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để kiến thức của em trong lĩnh vực
này được hoàn thiện hơn đồng thời có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô có thật nhiều sức khoẻ, có thật nhiều niềm vui
trong cuộc sống và thành công trong sự nghiệp giáo dục của mình. Chúc các em học sinh của
trường Tiểu học Dạ Lê sức khỏe, có một năm học đầy thành công và ý nghĩa.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN 1
BÀI THU HOẠCH TÌM HIỂU
THỰC TẾ GIÁO DỤC NHÀ
TRƯỜNG THỰC TẬP
MỤC LỤC
I. Phương pháp tìm hiểu
1. Nghe báo cáo .............................................................................................................. 1
2. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu........................................................................................... 1
3. Điều tra thực tế ........................................................................................................... 1
II. Kết quả tìm hiểu
1. Tình hình giáo dục ở địa phương................................................................................ 2
2. Đặc điểm tình hình nhà trường................................................................................... 2
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường ..................................................... 2
2.2. Đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý ......................................................... 3
2.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ...................................................................... 4
2.4. Số lượng học sinh, số lớp ........................................................................................ 7
2.5. Thành tích, kết quả học tập của học sinh................................................................. 9
2.6. Thành tích, kết quả tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, tham gia các phong trào
thi đua, các cuộc vận động của ngành giáo dục .................................................................... 9
3. Cơ cấu tổ chức của nhà trường ................................................................................... 10
4. Nhiệm vụ của giáo viên nhà trường............................................................................ 12
5. Các loại hồ sơ của học sinh ........................................................................................ 13
6. Cách đánh giá, xếp loại học sinh ................................................................................ 14
7. Các hoạt động giáo dục trong nhà trường................................................................... 24
8. Điều lệ trường thực tập; các chế độ, chính sách đối với ngành giáo dục và đối với
giáo viên............................................................................................................................25
III. Những bài học sư phạm sinh viên thu nhận được
1. Bài học kinh nghiệm từ công tác giảng dạy ............................................................... 26
2. Bài học kinh nghiệm từ công tác chủ nhiệm .............................................................. 27
3. Hạn chế ...................................................................................................................... 38
1
Hình 1: Cổng Trường Tiểu học Dạ Lê
I. PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU
1. Nghe báo cáo:
Chiều ngày 19/02/2024 thầy Phạm Ngọc Châu - Phó Bí thư chi bộ, Phó Hiệu trưởng
nhà trường báo cáo về:
Tên báo cáo SL
- Báo cáo tình hình trường
- Báo cáo địa phương
- Triển khai thực tập sư phạm
1
1
1
2. Nghiên cứu hồ sơ tài liệu:
- Sổ chủ nhiệm (Đối với GVCN lớp).
- Nội quy nhà trường.
- Kế hoạch công tác chủ nhiệm trong tuần, tháng.
- Bảng phân công chuyên môn CB-GV-NV năm học 2023-2024
- Kế hoạch bài dạy
- Website:http://thdle.huongthuy.thuathienhue.edu.vn/
3. Điều tra thực tế:
- Tham khảo, thu thập thông tin từ các thầy cô trong Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên
hướng dẫn chủ nhiệm và học sinh.
2
- Tham quan khuôn viên nhà trường, phòng truyền thông của trường, quan sát thiết bị
phòng học.
II. KẾT QUẢ TÌM HIỂU:
1. Tình hình giáo dục ở địa phương:
Phường Thủy Phương là một trong 10 phường, xã của thị xã Hương Thủy. Phường giáp
với nhiều phường, xã khác của thị xã Hương Thủy
- Tổng diện tích: 28,25 km2
- Dân số: 14.257 người
- Mật độ dân số: 505 người/km2
- Tổng số tổ dân phố: 16
- Vị trí địa lý:
+ Phía Đông giáp phường Thủy Châu
+ Phía Tây giáp phường Thủy Dương và xã Thủy Bằng
+ Phía Nam giáp xã Phú Sơn
+ Phía Bắc giáp phường Thủy Dương và xã Thủy Thanh
2. Đặc điểm tình hình nhà trường
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường
* Địa chỉ : Số 25 đường Dạ Lê, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy
- Trường Tiểu học Dạ Lê tọa lạc trên địa bàn xã Mỹ Thủy anh hùng (nay là phường Thủy
Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế). Với bề dày truyền thống 78 năm xây
dựng và phát triển (từ 1945 – 2023), ngôi trường đạt chuẩn quốc gia này là địa chỉ tin cậy để
lớp lớp các thế hệ học trò ghi danh, học tập và trưởng thành.
- Sau ngày thống nhất đất nước, Trường sáp nhập với Trường Cấp 2 Thủy Phương và mang
tên mới Trường Cấp 1 - 2 Thủy Phương. Đến năm 1991, Trường được chia tách và lấy tên là
Trường Tiểu học Dạ Lê.
- Tiếp nối truyền thống mái trường 78 năm thành lập, tập thể thầy và trò của nhà trường đã
không ngừng phấn đấu vươn lên trong dạy, học và tham gia các hoạt động, đạt nhiều thành
tích cao, được lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo ghi nhận.
- Năm học 2023 - 2024, trường có 1014 học sinh được biên chế thành 30 lớp. Cán bộ quản
lí, giáo viên, nhân viên có đủ số lượng, có 100% giáo viên trình độ đào tạo trên chuẩn.
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đủ theo quy định, đáp ứng yêu cầu dạy và học; thư viện đạt
chuẩn thư viện Tiên tiến; khuôn viên của nhà trường thoáng mát, đảm bảo môi trường giáo
dục xanh, sạch, đẹp và an toàn.
- Chi bộ Trường Tiểu học Dạ Lê 5 năm liền đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh. Tập
thể trường 04 năm liền đạt danh hiệu Tập thể lao động Xuất sắc. Hai năm học liên tiếp trường
3
đều đạt danh hiệu Cờ thi đua của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế và vinh dự được được Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng bằng khen; danh hiệu Cờ thi đua của Chính Phủ.
- Nhờ công tác giảng dạy đạt chất lượng cao từ đội ngũ giáo viên dạy giỏi mà thành tích chất
lượng giáo dục tăng qua hằng năm. Đặc biệt, trường có truyền thống về thành tích phát hiện
và bồi dưỡng học sinh năng khiếu của thị xã và đi đầu về tỉ lệ học sinh thi đỗ vào trường chất
lượng cao Nguyễn Tri Phương.
- Ngoài ra, nhằm mục đích tạo không gian và thời gian cho học sinh tự do sáng tạo, phát huy
trí tưởng tượng cũng như khả năng phát triển bản thân, nâng cao chất lượng học tập, các buổi
học ngoại khóa bổ ích được nhà trường thực hiện ngày càng nhiều.
- Những buổi trải nghiệm làm “họa sĩ”, giao lưu cờ Vua, tham gia trải nghiệm các khóa học
bơi,… vừa qua đã thực sự đem lại những hiệu ứng tích cực, giúp các em học sinh thêm yêu
ngôi trường học tập của mình, hào hứng hơn với việc đến lớp mỗi ngày. Đặc biệt, việc được
trải nghiệm qua các buổi học ngoại khóa bổ ích, hấp dẫn tạo động lực cho các em học tập hiệu
quả và đạt thành tích cao hơn, giúp các em phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.
- Với những điểm mạnh trên, Trường Tiểu học Dạ Lê – Ngôi trường của niềm tin xứng đáng
trở thành một trong những trường tiểu học hàng đầu của thị xã Hương Thủy nhận được sự tin
tưởng, an tâm tuyệt đối cho các bậc phụ huynh khi cho con em mình theo học tại mái trường
có bề dày truyền thống này.
2.2. Đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lí:
- Đội ngũ giáo viên: Đội ngũ CB, GV, NV tâm huyết, giỏi chuyên môn và giàu kinh
nghiệm, yêu nghề mến trẻ, hội nhập, luôn đi đầu trong việc đổi mới hình thức và phương pháp
giáo dục; Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn 100% và có đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh người
nước ngoài. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của Trường Tiểu học Dạ Lê là sự kết hợp
hài hòa giữa kỹ năng quản trị doanh nghiệp với năng lực quản lý giáo dục; giữa sức trẻ, sự
bài bản, chuyên nghiệp với sự từng trải và kinh nghiệm.
4
Hình 2: Đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lí
Trường Tiểu học Dạ Lê
- Tổng số GV,CB-VC: 52 /45 nữ. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Thạc sĩ: 1 (1,9%), Đại
học: 44 (84,6%), Cao đẳng: 8 (15,3%)
Trường Tiểu học Dạ Lê có 52 cán bộ giáo viên, nhân viên gồm:
Tổng
số
Nữ Dân tộc
Trình độ đào tạo
Thạc sĩ Đại học Cao đẳng
Hiệu trưởng 01 01 01
Phó Hiệu trưởng 01 01
Giáo viên 44 40 01 40 2
Nhân viên 06 04 2 4
Cộng 52 45 01 44 08
2.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đủ theo quy định. Số phòng học còn thiếu. Để tạm thời
đáp ứng yêu cầu dạy và học nhà trường phải bố trí mượn phòng và chạy phòng; thư viện đạt
chuẩn thư viện Xuất sắc; khuôn viên của nhà trường thoáng mát, đảm bảo môi trường giáo
dục xanh, sạch, đẹp và an toàn.
5
TT Số liệu Năm
học
2019-
2020
Năm
học
2020-
2021
Năm
học
2021-
2022
Năm
học
2022-
2023
Năm
học
2023-
2024
Ghi
chú
I Phòng học, phòng
học bộ môn và khối
phục vụ học tập
26 26 29 29 29
1 Phòng học 21 21 24 24 24
a Phòng kiên cố 12 12 24 24 24
b Phòng bán kiên cố 9 9
c Phòng tạm
2 Phòng học bộ môn 2 2 2 2 2
a Phòng kiên cố 2 2 2 2 2
b Phòng bán kiên cố
c Phòng tạm
3 Khối phòng phục
vụ học tập
3 3 3 3 3
a Phòng kiên cố 2 2 2 2 2
b Phòng bán kiên cố 1 1 1 1 1 Đội
c Phòng tạm
II Khối phòng hành
chính - quản trị
4 4 4 4 4
1 Phòng kiên cố 2 2 2 2 2
2 Phòng bán kiên cố
3 Phòng tạm 2 2 2 2 2
III Thư viện 1 1 1 1 1
IV Các công trình, khối
phòng chức năng
khác (nếu có)
1 1 1 1 1 Hội
trường
Cộng 31 31 34 34 34
• Một số hình ảnh về khuôn viên của nhà trường
6
DÃY NHÀ A
DÃY NHÀ B
DÃY NHÀ C
7
SÂN TRƯỜNG VÀO GIỜ MÚA HÁT
2.4. Số lượng học sinh, số lớp
• Số lớp qua các năm học
Số lớp Năm
học 2019-
2020
Năm học
2020-2021
Năm học
2021-2022
Năm học
2022-2023
Năm học
2023-2024
Khối lớp 1 06 06 06 06 06
Khối lớp 2 07 06 06 06 06
Khối lớp 3 05 07 06 07 06
Khối lớp 4 04 05 07 07 06
8
Khối lớp 5 05 04 05 07 06
Cộng 27 28 30 31 30
• Số lượng học sinh các khối lớp qua các năm học
TT Năm học
2019-2020
Năm học
2020-2021
Năm học
2021-2022
Năm học
2022-2023
Năm học
2023-2024
1 Tổng
số
816 861 968 1012 1014
- Nữ 415 437 492 515 515
Khối 1 178 207 208 205 217
Khối 2 217 176 209 206 210
Khối 3 160 217 172 211 204
Khối 4 100 161 220 172 211
Khối 5 161 100 159 221 172
• Số lượng học sinh từng lớp ( năm học 2023-2024)
TT Giáo viên chủ nhiệm Lớp Sĩ số Nữ
1 Nguyễn Thị Kim Liên 1/1 40 23
2 Phạm Thị Mỹ Na 1/2 40 17
3 Nguyễn Thị Diệu Hòa 1/3 39 20
4 Lê Thị Thanh Hằng 1/4 40 21
5 Dương Thị Yến Phương 1/5 39 19
6 Trần Thị Thu 1/6 19 8
7 Ngô Thị Hồng Gấm 2/1 39 23
8 Ngô Thị Hồng Linh 2/2 37 14
9 Dương Thị Thường 2/3 37 19
10 Nguyễn Thị Thanh Thúy 2/4 38 19
11 Nguyễn Thị Mộng Hạnh 2/5 37 19
12 Lê Hồng Linh Phương 2/6 22 14
13 Lê Thị Tuyết 3/1 40 21
14 Hoàng Thị Liên Hòa 3/2 40 20
9
15 Nguyễn Thị Thắm 3/3 34 17
16 Lê Thị Thanh Tâm 3/4 34 19
17 Võ Thị Duyên 3/5 35 14
18 Nguyễn Thị Kim Anh 3/6 21 16
19 Nguyễn Thị Lành 4/1 38 22
20 Trần Thị Thắm 4/2 38 20
21 Lê Thị Như Thảo 4/3 37 18
22 Mai Thị Hồng Nhung 4/4 37 21
23 Nguyễn Thị Cẩm Nhung 4/5 37 18
24 Nguyễn Thị Diệu Hằng 4/6 24 13
25 Nguyễn Đình Cẩm 5/1 33 12
26 Nguyễn Thị Mỹ 5/2 35 18
27 Nguyễn Thị Hà Quyên 5/3 30 13
28 Ngô Thị Thìn 5/4 30 15
29 Nguyễn Thị Yến Nhi (Thai sản) 5/5 29 16
30 Trương Thị Thảo 5/6 15 6
Tổng cộng 1014 515
2.5. Thành tích, kết quả học tập của học sinh:
Chất lượng giáo dục toàn diện: 1006/1015 học sinh hoàn thành chương trình lớp học
đạt tỉ lệ: 99,1%. Trong đó: 220/220 HS lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học, đạt tỉ lệ 100%.
Khen thưởng cuối năm 2022-2023
+ Số HS Hoàn thành Xuất sắc: 572/1015 chiếm 56,4%;
+ Số HS được khen thưởng từng mặt, tiêu biểu: 85/1015 chiếm 8,4%;
+ Số lượt HS được các cấp khen thưởng các hội thi năng khiếu: 46 lượt.
2.6. Thành tích, kết quả tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, tham gia các phong
trào thi đua, các cuộc vận động của ngành giáo dục:
a. Tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua:
Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc
biệt Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH TW khóa XI.
Tổng kết việc thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh” năm 2023, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng
tạo”, “Xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn”, … phong trào thi đua “Dạy tốt học
tốt”.
10
b. Tổ chức các hội thi, các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi, các hoạt động văn
hóa văn nghệ, thể dục thể thao:
- Tổ chức hội thi, giao lưu cấp trường và tham gia thi các cấp: thi đua trang trí trường,
lớp “xanh – sạch – đẹp – sáng – an toàn” (đợt 2); Olympic các môn học, Rung chuông vàng
các môn học; tham gia thi Tin học trẻ.
+ Hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi: Tổ chức Chỉ huy Đội giỏi; Ngày hội “Thiếu
nhi vui khỏe - Vì vinh dự Đội”, công nhận chuyên hiệu “Rèn luyện đội viên”; “Kế hoạch
nhỏ”, “Nuôi heo đất”, hưởng ứng phong trào “Ngôi nhà khăn quàng đỏ”, tổ chức Lễ kết nạp
đội viên.
+ Hoạt động câu lạc bộ: Liên kết với các trung tâm tiếp tục triển khai CLB cờ Vua.
+ Hoạt động thể dục, thể thao: tổ chức và tham gia giải điền kinh, bơi, tham gia giải
cờ vua cấp tỉnh.
- Tổ chức trải nghiệm cho học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5
b. Công tác khác:
- Hội thi GVDG cấp trường tháng 2.
- Hội thi Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp.
- Hội thi thiết kế đồ dùng dạy học tự làm.
- Tổ chức ngày hội Stem.
- Tổ chức cắm trại.
- Thi Nghi thức Đội cấp trường.
- Đầu tư cơ sở vật chất, cải tạo cảnh quan môi trường:
+ Mở rộng không gian đọc ra ngoài trời (sân trường), phát triển thư viện di động.
+ Mua sắm thiết bị dạy học, sách các loại;
- Điều tra học sinh 6 tuổi trên địa bàn phụ trách, xây dựng kế hoạch tuyển sinh năm
học 2024 – 2025.
- Tiến hành đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục, trường chuẩn Quốc gia theo lộ
trình đến tháng 9 năm 2024.
3. Cơ cấu tổ chức của nhà trường (Ban Giám hiệu, các tổ chuyên môn, BCH các
đoàn thể, Hội phụ huynh học sinh...)
TT Số lượng Nữ
1 Ban giám hiệu 02 01
Hiệu trưởng 01 01
Phó Hiệu trưởng 01 01
2 Tổ chuyên môn 8 tổ
2.1 Tổ 1 07 07
11
- Tổ trưởng 01 01
- Tổ phó 01 01
- Tổ viên 05 05
2.2 Tổ 2 08 08
- Tổ trưởng 01 01
- Tổ phó 01 01
- Tổ viên 06 06
2.3 Tổ 3 07 07
- Tổ trưởng 01 01
- Tổ phó 01 01
- Tổ viên 05 05
2.4 Tổ 4 07 07
- Tổ trưởng 01 01
- Tổ phó 01 01
- Tổ viên 05 05
2.5 Tổ 5 07 06
- Tổ trưởng 01
- Tổ phó 01 01
- Tổ viên 05 05
2.6 Tổ Tiếng Anh 04 03
- Tổ trưởng 01 01
- Tổ phó 0 0
- Tổ viên 03 02
2.7 Tổ VTM 06 03
- Tổ trưởng 01 01
- Tổ phó 0 0
- Tổ viên 05 05
2.8 Tổ Văn phòng 04 03
- Tổ trưởng 01 01
- Tổ phó 01 01
- Tổ viên 02 01
Các tổ chuyên môn
- Bao gồm 8 tổ chuyên môn, trong đó:
+Tổ trưởng tổ 1: Cô giáo Nguyễn Thị Kim Liên
12
+Tổ trưởng tổ 2: Cô giáo Ngô Thị Hồng Gấm
+Tổ trưởng tổ 3: Cô giáo Hoàng Thị Liên Hòa
+Tổ trưởng tổ 4: Cô giáo Nguyễn Thị Lành
+Tổ trưởng tổ 5: Thầy giáo Nguyễn Đình Cẩm
Các tổ khác trong nhà trường
+Tổ trưởng tổ Tiếng Anh: cô giáo Đặng Thị Hường
+Tổ Văn phòng: cô giáo Hoàng Thị Bích Thủy
+Tổ trưởng tổ Văn thể mỹ:
Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
- Chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Công tác đội, Hội cha mẹ học sinh, Chi hội khuyến
học,...
4. Nhiệm vụ của giáo viên nhà trường:
- Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học,
soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh, quan sát trong các hoạt động giáo dục
do nhà trường tổ chức, tham gia các hoạt động của Tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất
lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.
- Nghiên cứu, soạn giáo án gửi về chuyên môn.
- Giảng dạy, kiểm tra, xếp loại học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học. Quy
trình đánh giá phải chính xác, công bằng, khách quan. Tuyệt đối không được chê bai, nhận
xét thiếu tính hướng dẫn. Giáo viên không được dùng thước kẻ gõ bàn, tạo sự chấn động và
gây sợ hãi cho học sinh.
- Tham gia các hoạt động của Tổ chuyên môn. Hằng năm, mỗi giáo viên có ít nhất 02 tiết
dạy tham gia hội giảng trong trường để đánh giá trong một năm, 02 tiết hội giảng trong tổ và
ít nhất 1 tuần 1 tiết dự giờ đồng nghiệp.
- Giáo dục tập thể mỗi tuần 3 tiết: đối với lớp 1, 2 và 3 mỗi tuần có 3 tiết HĐTN. Đối với
lớp 4&5 có 3 tiết: tiết 1 chào cờ đầu tuần do Tổng phụ trách Đội điều khiển, giáo viên có mặt
dự và quản lý học sinh. Tiết 2: Hoạt động ngoài giờ lên lớp theo TKB chuyên môn. Cách tổ
chức phải sinh động, vui tươi, động viên, không la rầy, kiểm điểm học sinh trong các tiết giáo
dục tập thể. Tiết 3: Sinh hoạt lớp cuối tuần do giáo viên tổ chức.
- Quản lí trước, trong và sau phòng học phải sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng, không dán,
nhện. Tường phòng học, bàn ghế học sinh không bị viết vẽ bậy. Trang trí lớp đúng quy định
trường Xanh - Sạch - Đẹp. Tổ chức cho HS chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, lao động vệ sinh
theo phân công của TPT.
- Tham gia tích cực công tác Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở địa phương. Không
có học sinh bỏ học hàng năm.
13
- Nắm bắt thông tin kịp thời, báo cáo chính xác, đúng thời gian quy định của chuyên môn,
của trường khi có yêu cầu.
- Đảm bảo ngày công làm việc trong năm học là 42 tuần. Lên lớp đúng giờ, đúng tiết,
không tuỳ tiện tự ý đối tiết, bỏ lớp học, bỏ tiết dạy, đi muộn về sớm, cắt xén chương trình.
Thời gian mỗi tiết dạy trong khoảng 15 phút đến 40 phút. - Giáo viên thường xuyên tự học
tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và cải tiến phương pháp giảng dạy.
- Quan tâm phụ đạo học sinh chưa hoàn thành, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu. Có kế
hoạch giảng dạy, giáo dục học sinh hòa nhập (nếu có).
- Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục
sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của lớp. - Phối hợp chặt chẽ
với gia đình học sinh và cộng đồng xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.
- Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ
theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo.
- Các tiết dạy đều phải chuẩn bị và sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học
sẵn có hoặc tự làm.
- Không được bỏ tiết, đi muộn về sớm, không được tự ý đổi tiết cho nhau khi chưa có sự
nhất trí của chuyên môn.
- Trong lớp không được sử dụng “điện thoại di động”, “làm việc riêng”. Cần quan sát,
gần gũi, thân thiện học sinh tránh tình trạng ngồi ở bàn giáo viên đọc-chép. - Giáo viên viết
chữ trên bảng lớp, phiếu học tập, nhận xét vở học sinh phải đúng mẫu chữ viết quy định.
- Giảng dạy, kiểm tra, xếp loại học sinh theo chuẩn yêu cầu cần đạt; chuẩn kiến thức, kĩ
năng các môn học, chú ý đánh giá đúng theo TT 22/2016 TT - BGDĐT ngày 22/9/2016 TT -
BGDĐT và Thông tư 27/2020/TT-BGD&ĐT ngày 4/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
quy định đánh giá học sinh Tiểu học (đối với lớp 1, 2 và 3)
- Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học
sinh, đề nghị danh sách học sinh hoàn thành lớp học, danh sách học sinh phải kiểm tra lại và
rèn luyện trong hè, hoàn chỉnh việc ghi sổ chủ nhiệm, phiếu liên lạc và học bạ học sinh.
- Giáo viên đi công tác nhà trường bố trí dạy thay; nghỉ do công việc gia đình (trừ các
trường hợp khác như đám tang tứ thân - phụ mẫu, đám cưới của bản thân...tổ chuyên môn cử
người dạy giúp) còn lại bắt buộc phải nhờ người dạy thế (nhưng phải có sự đồng ý của Ban
Giám hiệu).
5. Các loại hồ sơ của học sinh:
- Đối với học sinh lớp 1, lớp 2 gồm:
+ Hồ sơ đánh giá là minh chứng cho quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của
học sinh; là thông tin để tăng cường sự phối hợp giáo dục học sinh giữa giáo viên, nhà trường
với cha mẹ học sinh
14
+ Hồ sơ đánh giá từng năm học của mỗi học sinh gồm Học bạ (theo Phụ lục 1 được đính
kèm) và Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp (theo Phụ lục 2 được đính kèm)
a) Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của các lớp được lưu trữ tại nhà trường theo
quy định
b) Học bạ được nhà trường lưu trữ trong suốt thời gian học sinh học tại trường, được giao
cho học sinh khi hoàn thành chương trình tiểu học hoặc chuyển trường
- Đối với học sinh lớp 3,4,5 gồm:
+ Hồ sơ đánh giá là minh chứng cho quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của
học sinh; là thông tin để tăng cường sự phối hợp giáo dục học sinh giữa giáo viên, nhà trường
với cha mẹ học sinh
+ Hồ sơ đánh giá từng năm học của mỗi học sinh gồm:
a) Học bạ
b) Sổ theo dõi chất lượng giáo dục
c) Bài kiểm tra định kì cuối năm học
d) Phiếu hoặc sổ liên lạc trao đổi ý kiến của cha mẹ học sinh (nếu có)
e) Giấy chứng nhận, giấy khen, xác nhận thành tích của học sinh trong năm học (nếu có)
6. Cách đánh giá, xếp loại học sinh:
Đánh giá theo thông tư 22/2016/TT-BGD&ĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ giáo
dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành
kèm theo thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28/8/2014 đối với học sinh lớp 5. Đánh giá
theo thông tư 27/2022-TT-BGD&ĐT ngày 4/9/2020 của BGD&ĐT đối với học sinh lớp
1,2,3,4.
* Đối với học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4
Theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo, quy định đánh giá về học sinh tiểu học:
a) Nội dung và phương pháp đánh giá.
* Nội dung đánh giá:
- Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu
cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo
dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua
những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:
+ Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
+ Những năng lực cốt lõi: Những năng lực chung: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp
tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo. Những năng lực đặc thù: Ngôn ngữ; Tính toán; Khoa học;
Công nghệ; Tin học; Thẩm mĩ; Thể chất.
15
* Phương pháp đánh giá:
Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh
gồm:
- Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng
dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của
học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
- Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo
viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó
đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
- Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi-đáp để thu
thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
- Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài
tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm,
tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo
dục cần đánh giá
b) Đánh giá thường xuyên
- Đánh giá thường xuyên về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục:
+ Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu
thông qua lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết
nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp
đỡ kịp thời.
+ Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong
quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn.
+ Cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các
hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.
- Đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực:
+ Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá; căn cứ vào những
biểu hiện về nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh; đối chiếu với yêu cầu cần đạt của từng
phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học để
nhận xét và có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
+ Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu
hiện của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi để hoàn thiện bản thân.
+ Cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh rèn
luyện và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi.
c) Đánh giá định kỳ
- Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục:
16
+ Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn
học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các
thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng
môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ
thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành
phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu
hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
- Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán,
Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lí, Khoa học, Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kỳ. Đối
với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I
và giữa học kỳ II.
- Đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành
phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để
giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập.
- Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội
dung tương tự.
- Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra
những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.
+ Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không
cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng
để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối
năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể
cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.
- Đánh giá định kỳ về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực: Vào giữa học
kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các
giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường
xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học
sinh, đánh giá theo các mức sau:
+ Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.
+ Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.
+ Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.
d) Tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục
17
- Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học:
+ Giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và các mức đạt
được từ đánh giá định kỳ về môn học, hoạt động giáo dục để tổng hợp và ghi kết quả đánh
giá giáo dục của từng học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
+ Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào kết quả đánh giá thường xuyên và các mức đạt được
từ đánh giá định kỳ về từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh để tổng hợp
và ghi kết quả đánh giá giáo dục của học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục
của lớp.
- Cuối năm học, căn cứ vào quá trình tổng hợp kết quả đánh giá về học tập từng môn
học, hoạt động giáo dục và từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi, giáo viên chủ nhiệm
thực hiện:
+ Đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo bốn mức:
- Hoàn thành xuất sắc: Những học sinh có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động
giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ
cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên.
- Hoàn thành tốt: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả
đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực
đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên.
- Hoàn thành: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và Hoàn thành tốt,
nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt hoặc
Hoàn thành; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm
học các môn học đạt 5 điểm trở lên.
- Chưa hoàn thành: Những học sinh không thuộc các đối tượng trên. + Ghi nhận xét,
kết quả tổng hợp đánh giá giáo dục và các thành tích của học sinh được khen thưởng trong
năm học vào Học bạ.
e) Xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình tiểu học
- Xét hoàn thành chương trình lớp học:
+ Học sinh được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học là những học sinh được
đánh giá kết quả giáo dục ở một trong ba mức: Hoàn thành xuất sắc, Hoàn thành tốt, Hoàn
thành.
+ Đối với học sinh chưa được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học, giáo viên lập
kế hoạch, hướng dẫn, giúp đỡ; đánh giá bổ sung để xét hoàn thành chương trình lớp học.
+ Đối với học sinh đã được hướng dẫn, giúp đỡ mà vẫn chưa đủ điều kiện hoàn thành
chương trình lớp học, tùy theo mức độ chưa hoàn thành ở các môn học, hoạt động giáo dục,
mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực, giáo viên lập danh sách báo cáo
18
hiệu trưởng để tổ chức kiểm tra, đánh giá và xem xét, quyết định việc được lên lớp hoặc chưa
được lên lớp.
- Xét hoàn thành chương trình tiểu học: Học sinh hoàn thành chương trình lớp 5 được
xác nhận và ghi vào Học bạ: Hoàn thành chương trình tiểu học.
f) Khen thưởng
- Hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh:
+ Khen thưởng cuối năm học:
- Khen thưởng danh hiệu Học sinh Xuất sac cho những học sinh được đánh giá kết quả
giáo dục đạt mức Hoàn thành xuất sắc.
- Khen thưởng danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện
cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có
thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng
lực; được tập thể lớp công nhận.
- Khen thưởng đột xuất: học sinh có thành tích đột xuất trong năm học.
- Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen
thưởng.
- Cán bộ quản lý và giáo viên có thể gửi thư khen cho những học sinh có thành tích,
cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những việc làm tốt.
* Đối với học sinh lớp 5
Cách đánh giá và cho điểm ở Tiểu học được áp dụng theo Thông tư 22 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo được ban hành ngày 22/09/2016 quy định. Nội dung gồm các điều liên quan
sau:
Điều 5. Nội dung đánh giá
1. Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn
kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ
thông cấp tiểu học.
2. Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh:
a) Năng lực: tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề;
b) Phẩm chất: chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết,
yêu thương.”
3. Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh:
a) Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục;
b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm;
c) Trung thực, kỷ luật, đoàn kết;
d) Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước.
Điều 6. Đánh giá thường xuyên
19
1. Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện về kiến thức,
kĩ năng, thái độ và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh, được thực hiện theo
tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục. Đánh giá thường xuyên cung
cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh nhằm hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy
sự tiến bộ của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.
2. Đánh giá thường xuyên về học tập:
a) Giáo viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách
sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp
cụ thể giúp đỡ kịp thời;
b) Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn
trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn;
c) Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học
sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học
tập, rèn luyện.
3. Đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm chất:
a) Giáo viên căn cứ vào các biểu hiện về nhận thức, kĩ năng, thái độ của học sinh ở
từng năng lực, phẩm chất để nhận xét, có biện pháp giúp đỡ kịp thời;
b) Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu
hiện của từng năng lực, phẩm chất để hoàn thiện bản thân;
c) Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ
học sinh rèn luyện và phát triển năng lực, phẩm chất.”
Điều 7. Đánh giá thường xuyên hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập theo
chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học, hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục
phổ thông cấp tiểu học
1. Tham gia đánh giá thường xuyên gồm: giáo viên, học sinh (tự đánh giá và nhận xét,
góp ý bạn qua hoạt động của nhóm, lớp); khuyến khích sự tham gia đánh giá của cha mẹ học
sinh.
2. Giáo viên đánh giá:
a) Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt
động mà học sinh phải thực hiện trong bài học, giáo viên tiến hành một số việc như sau:
- Quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ
của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học;
- Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của học
sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận
dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của
bài học, hoạt động của học sinh;
20
- Quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh; áp dụng biện pháp cụ thể
để kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn. Do năng lực của học sinh không đồng đều
nên có thể chấp nhận sự khác nhau về thời gian, mức độ hoàn thành nhiệm vụ;
b) Hàng tuần, giáo viên lưu ý đến những học sinh có nhiệm vụ chưa hoàn thành; giúp
đỡ kịp thời để học sinh biết cách hoàn thành;
c) Hàng tháng, giáo viên ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục về mức độ
hoàn thành nội dung học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác; dự kiến và áp dụng biện
pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời đối với những học sinh chưa hoàn thành nội dung học
tập môn học, hoạt động giáo dục khác trong tháng;
d) Khi nhận xét, giáo viên cần đặc biệt quan tâm động viên, khích lệ, biểu dương, khen
ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ giúp học sinh tự tin vươn lên;
đ) Không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên.
3. Học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn:
a) Học sinh tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học
tập, hoạt động giáo dục khác, báo cáo kết quả với giáo viên;
b) Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện
các nhiệm vụ học tập môn học, hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn
thành nhiệm vụ.
4. Cha mẹ học sinh tham gia đánh giá:
Cha mẹ học sinh được khuyến khích phối hợp với giáo viên và nhà trường động viên,
giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện; được giáo viên hướng dẫn cách thức quan sát, động viên
các hoạt động của học sinh hoặc cùng học sinh tham gia các hoạt động; trao đổi với giáo viên
các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp, thuận tiện nhất như lời nói, viết
thư.
Điều 8. Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh
1. Các năng lực của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn
luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường. Giáo viên đánh giá mức
độ hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh thông qua các biểu hiện hoặc hành
vi như sau:
a) Tự phục vụ, tự quản: thực hiện được một số việc phục vụ cho sinh hoạt của bản thân
như vệ sinh thân thể, ăn, mặc; một số việc phục vụ cho học tập như chuẩn bị đồ dùng học tập
ở lớp, ở nhà; các việc theo yêu cầu của giáo viên, làm việc cá nhân, làm việc theo sự phân
công của nhóm, lớp; bố trí thời gian học tập, sinh hoạt ở nhà; chấp hành nội quy lớp học; cố
gắng tự hoàn thành công việc;
21
b) Giao tiếp, hợp tác: mạnh dạn khi giao tiếp; trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói đúng
nội dung cần trao đổi; ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng; ứng xử thân thiện, chia
sẻ với mọi người; lắng nghe người khác, biết tranh thủ sự đồng thuận;
c) Tự học và giải quyết vấn đề: khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp,
làm việc trong nhóm, lớp; khả năng tự học có sự giúp đỡ hoặc không cần giúp đỡ; tự thực
hiện đúng nhiệm vụ học tập; chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm; tự đánh giá kết quả
học tập và báo cáo kết quả trong nhóm hoặc với giáo viên; tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời của
bạn, giáo viên hoặc người khác; vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong
học tập, trong cuộc sống; phát hiện những tình huống mới liên quan tới bài học hoặc trong
cuộc sống và tìm cách giải quyết.
2. Hàng ngày, hàng tuần, giáo viên quan sát các biểu hiện trong các hoạt động của học
sinh để nhận xét sự hình thành và phát triển năng lực; từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh
khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các năng lực riêng, điều chỉnh hoạt động để tiến
bộ.
3. Hàng tháng, giáo viên thông qua quá trình quan sát, ý kiến trao đổi với cha mẹ học
sinh và những người khác (nếu có) để nhận xét học sinh, ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo
dục.
Điều 9. Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh
1. Các phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập,
rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường. Giáo viên đánh giá
mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh thông qua các biểu hiện hoặc
hành vi như sau:
a) Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục: đi học đều, đúng giờ;
thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy giáo, cô giáo và
người khác; chăm làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ; tích cực tham gia các hoạt động, phong trào
học tập, lao động và hoạt động nghệ thuật, thể thao ở trường và ở địa phương; tích cực tham
gia và vận động các bạn cùng tham gia giữ gìn vệ sinh, làm đẹp trường lớp, nơi ở và nơi công
cộng;
b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm: mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình
bày ý kiến cá nhân; nhận làm việc vừa sức mình; tự chịu trách nhiệm về các việc làm, không
đổ lỗi cho người khác khi mình làm chưa đúng; sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai;
c) Trung thực, kỷ luật, đoàn kết: nói thật, nói đúng về sự việc; không nói dối, không
nói sai về người khác; tôn trọng lời hứa, giữ lời hứa; thực hiện nghiêm túc quy định về học
tập; không lấy những gì không phải của mình; biết bảo vệ của công; giúp đỡ, tôn trọng mọi
người; quý trọng người lao động; nhường nhịn bạn;
22
d) Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước: quan
tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em; kính trọng người lớn, biết ơn thầy giáo, cô giáo; yêu
thương, giúp đỡ bạn; tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xây dựng trường, lớp;
bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường; tự hào về người thân trong gia đình, thầy giáo,
cô giáo, nhà trường và quê hương; thích tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa
phương.
2. Hàng ngày, hàng tuần, giáo viên quan sát các biểu hiện trong các hoạt động của học
sinh để nhận xét sự hình thành và phát triển phẩm chất; từ đó động viên, khích lệ, giúp học
sinh khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các phẩm chất riêng, điều chỉnh hoạt động,
ứng xử kịp thời để tiến bộ.
3. Hàng tháng, giáo viên thông qua quá trình quan sát, ý kiến trao đổi với cha mẹ học
sinh và những người khác (nếu có) để nhận xét học sinh, ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo
dục.
Điều 10. Đánh giá định kì kết quả học tập.
1. Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học
tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn
kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự hình
thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
2. Đánh giá định kỳ về học tập
a) Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên căn cứ
vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh giá học sinh đối với
từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo
dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo
dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn học hoặc
hoạt động giáo dục;
b) Vào cuối học kì I và cuối năm học, đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa
học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc có bài kiểm tra định kì; Đối với lớp
4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kì I và giữa
học kì II;
c) Đề kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng
lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
- Mức 1: nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học;
23
- Mức 2: hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách
hiểu của cá nhân;
- Mức 3: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen
thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống;
- Mức 4: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra
những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt;
d) Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm, không
cho điểm 0, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra
định kì không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối
học kì I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà
trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học
sinh.
3. Đánh giá định kì về năng lực, phẩm chất
Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm
căn cứ vào các biểu hiện liên quan đến nhận thức, kĩ năng, thái độ trong quá trình đánh giá
thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng năng lực, phẩm chất của mỗi học sinh, tổng
hợp theo các mức sau:
a) Tốt: đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên;
b) Đạt: đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên;
c) Cần cố gắng: chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.
Điều 11. Tổng hợp đánh giá
1. Vào cuối học kì I và cuối năm học, hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm họp với
các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua nhận xét quá trình và kết quả học tập, hoạt động giáo
dục khác để tổng hợp đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của từng
học sinh về:
a) Quá trình học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác, những đặc điểm nổi bật,
sự tiến bộ, hạn chế, mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; năng
khiếu, hứng thú về từng môn học, hoạt động giáo dục, xếp loại từng học sinh đối với từng
môn học, hoạt động giáo dục thuộc một trong hai mức: Hoàn thành hoặc Chưa hoàn thành;
b) Mức độ hình thành và phát triển năng lực: những biểu hiện nổi bật của năng lực, sự
tiến bộ, mức độ hình thành và phát triển theo từng nhóm năng lực của học sinh; góp ý với học
sinh, khuyến nghị với nhà trường, cha mẹ học sinh; xếp loại từng học sinh thuộc một trong
hai mức: Đạt hoặc Chưa đạt;
c) Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất: những biểu hiện nổi bật của phẩm chất,
sự tiến bộ, mức độ hình thành và phát triển theo từng nhóm phẩm chất của học sinh; góp ý
24
với học sinh, khuyến nghị với nhà trường, cha mẹ học sinh; xếp loại từng học sinh thuộc một
trong hai mức: Đạt hoặc Chưa đạt;
d) Các thành tích khác của học sinh được khen thưởng trong học kì, năm học.
2. Giáo viên chủ nhiệm ghi nhận xét, kết quả tổng hợp đánh giá vào học bạ. Học bạ là
hồ sơ chứng nhận mức độ hoàn thành chương trình và xác định những nhiệm vụ, những điều
cần khắc phục, giúp đỡ đối với từng học sinh khi bắt đầu vào học kì II hoặc năm học mới.
Điều 12. Đánh giá học sinh khuyết tật và học sinh học ở các lớp học linh hoạt
Dựa trên quy định đánh giá học sinh tiểu học, việc đánh giá học sinh khuyết tật và học
sinh học ở các lớp học linh hoạt bảo đảm quyền được chăm sóc và giáo dục đối với tất cả học
sinh.
Đối với học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục hoà nhập, nếu khả năng
của học sinh có thể đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chung thì được đánh giá như
đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập. Những môn học
hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh không có khả năng đáp ứng yêu cầu chung thì được
đánh giá theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân.
Đối với học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục chuyên biệt, nếu khả năng
của học sinh đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chuyên biệt thì được đánh giá theo
quy định dành cho giáo dục chuyên biệt. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học
sinh không có khả năng đáp ứng yêu cầu giáo dục chuyên biệt thì được đánh giá theo yêu cầu
của kế hoạch giáo dục cá nhân.
Đánh giá học sinh học ở các lớp học linh hoạt: giáo viên căn cứ vào nhận xét, đánh giá
thường xuyên qua các buổi học tại lớp linh hoạt và kết quả đánh giá định kì môn Toán, môn
Tiếng Việt được thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Quy định này.
Ngoài ra, giáo viên còn sử dụng sổ liên lạc trên phần mềm của trường để việc kết nối
giữa nhà trường và phụ huynh có hiệu quả; xem sổ liên lạc như một minh chứng trong việc
đánh giá kết quả học tập của học sinh. Hàng kì (giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2, cuối năm) giáo
viên chủ nhiệm gửi sổ liên lạc về để cha mẹ học sinh nắm bắt tình hình học tập của con em
mình. Ngoài ra, những trường hợp cần thiết, giáo viên chủ nhiệm có thể thường xuyên liên
lạc hơn với gia đình học sinh để phối hợp giáo dục. Việc đánh giá bằng nhận xét, giáo viên
cần ghi rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu. Phần nhận xét phải chỉ ra được nội dung mà học sinh cần phải
điều chỉnh; chú trọng kết hợp một cách hợp lí, hiệu quả cả phần ghi nhận xét với việc đánh
giá.
7. Các hoạt động giáo dục trong nhà trường:
a) Dạy và học
- Hoàn thành chương trình tuần 35, kiểm tra định kì cuối năm, giảm số lượng học sinh
dưới chuẩn, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.
25
- Tăng cường bồi dưỡng học sinh năng khiếu các môn học, tham gia giao lưu olympic các
môn học các cấp.
- Tổ chức thực tập sư phạm.
- Đánh giá Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng theo chuẩn, đánh giá viên chức cuối năm, đánh
giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.
- Hoàn thành công tác bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch.
- Tham gia các lớp tập huấn đổi mới chương trình GDPT 2018.
- Chuẩn bị các điều kiện thực hiện đổi mới chương trình GDPT 2018 – đối với lớp 5.
- Xét thi đua cuối năm, tổng kết năm học, họp toàn thể CMHS cuối năm học.
b) Kiểm tra nội bộ
- Kiểm tra toàn diện từ 05 - 10 giáo viên; kiểm tra 100% các bộ phận.
- Trên 90% giáo viên được BGH dự giờ thăm lớp;
c) Tổ chức các hội thi, các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi, các hoạt động văn
hóa văn nghệ, thể dục thể thao.
- Tổ chức hội thi, giao lưu cấp trường và tham gia thi các cấp: thi đua trang trí trường, lớp
“xanh – sạch – đẹp – sáng – an toàn” (đợt 2); Olimpic các môn học, Rung chuông vàng các
môn học; tham gia thi Tin học trẻ.
+ Hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi: Tổ chức Chỉ huy Đội giỏi; Ngày hội “Thiếu nhi vui
khỏe - Vì vinh dự Đội”, công nhận chuyên hiệu “Rèn luyện đội viên”; “Kế hoạch nhỏ”, “Nuôi
heo đất”, hưởng ứng phong trào “Ngôi nhà khăn quàng đỏ”, tổ chức Lễ kết nạp đội viên.
+ Hoạt động câu lạc bộ: Liên kết với các trung tâm tiếp tục triển khai CLB cờ Vua.
+ Hoạt động thể dục, thể thao: tổ chức và tham gia giải điền kinh, bơi, tham gia giải cờ vua
cấp tỉnh.
- Tổ chức trải nghiệm cho học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5
8. Điều lệ trường thực tập; các chế độ, chính sách đối với ngành giáo dục và đối với
giáo viên.
8.1 Quy định chung áp dụng với tất cả mọi người khi tới trường
- Để xe vào nơi quy định , gặp giáo viên và học sinh trực để hướng dẫn thêm.
- Giữ vệ sinh chung, không làm mất trật tự trong giờ học.
- Không xả rác, đá bóng trong khuôn viên trường.
- Không hút thuốc, uống rượu bia trong khuôn viên trường.
- Phải có ý thức bảo quản tài sản của trường, tiết kiệm điện nước, điện thoại văn phòng
phẩm. Điều lệ trường kiến tập, các chế độ, chính sách đối với giáo viên (Thông tư 28).
8.2. Giáo viên, nhân viên có những chế độ, chính sách sau đây:
26
- Được hưởng tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi và các chính sách khác theo quy định;
được thay đổi hạng chức danh nghề nghiệp; được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, sức khỏe,
hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.
- Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuên môn và nhà
trường trong việc lựa chọn, điều chinhr nội dung giáo dục; vận dụng các hình thưcs hoạt
động và phương pháp giáo dục, đánh giá học sinh phù hợp với đối tượng học sinh và điều
kiện cụ thể của nhà trường.
- Được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; được
hưởng lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được
cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng.
- Được khen thưởng, tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác theo quy định.
- Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật. Giáo viên làm công tác chủ
nhiệm, ngoài những quyền nêu tại khoản 1 của Điều này, còn có các quyền sau đây:
- Được dự giờ các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình chủ nhiệm.
- Được dự giờ các cuộc họp hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng khacs khi giải
quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh lớp mình chủ nhiệm.
8.3. Các chế độ, chính sách đối với ngành giáo dục
-Thứ nhất, các công văn về tinh giảm chương trình trong giai đoạn dịch Covid 19 để thực
hiện hoàn tất chương trình Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn giảm chương
trình học kỳ II năm 2019 – 2020, tiếp sau đó ở năm học 2020 – 2021 Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã ban hành công văn số 3280/BGDĐT – GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp Trung học cơ sở, Trung
học phổ thông.
- Thứ hai, Luật Giáo dục có hiệu lực từ 01/7/2020. Theo đó có thay đổi quan trọng về tiêu
chuẩn trình độ giáo viên.
- Thứ ba, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở và trung học
phổ thông tại Thông tư 32 năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01/11/2020.
- Thứ tư, lớp 1,2 dạy theo chương trình giáo dục mới.
- Thứ năm, đánh giá phân loại công chức, viên chức – giáo viên không cần sáng kiến kinh
nghiệm.
- Thứ sáu, tuyển dụng giáo viên theo Nghị định 115/2020/NĐCP về tuyển dụng, sử dụng
và quản lý viên chức có hiệu lực từ ngày 29/9/2020. Trong đó có rất nhiều điểm mới về
tuyển dụng, hợp đồng làm việc, trình tự thủ tục.
III. Những bài học sư phạm SV thu nhận được:
1. Bài học kinh nghiệm từ công tác giảng dạy
- Tự tin, mạnh dạn truyền đạt kiến thức, không nên cứng nhắc một phương pháp nào.
27
- Cách phân bố thời gian hợp lí, đảm bảo tiến trình tiết dạy, đạt mục tiêu bài dạy và phù
hợp với tình hình thực tế của lớp.
- Sau khi dạy nội dung bất cứ bài nào cũng cần phải có liên hệ thực tiễn cho học sinh.
- Hiểu biết nhiều hơn về tâm sinh lí của học sinh.
- Giọng nói to, rõ, phát âm chuẩn với âm lượng vừa đủ nghe, điệu bộ duyên dáng, thái độ
ân cần để thu hút sự chú ý học tập của các em học sinh.
- Bắt đầu một bài học cần khởi động bằng các hoạt động trải nghiệm, bằng các vấn đề để
kích thích khả năng sáng tạo, hứng thú học tập của học sinh. Cần nêu câu hỏi gợi mở để kích
thích tính chủ động của các em, thay vì trả lời thay cho các em. Hệ thống câu hỏi gợi mở phải
được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó tăng dần phải hợp lí, logic. Trong quá trình hoạt động
nhóm cần tạo điều kiện phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản của lớp, cá nhân mỗi học
sinh.
- Cần chuẩn bị kĩ lưỡng trong khâu thiết kế bài dạy, chuẩn bị giờ lên lớp. Thiết kế bài dạy
và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên là việc quan trọng, thực hiện quy chế chuyên môn trong
trường tiểu học.
- Trước khi lên lớp phải xem kỹ bài, dự kiến các tình huống sư phạm có thể xảy ra cũng
như dự đoán trước những chỗ học sinh khó hiểu trong bài học để kịp thời. giải đáp cho học
sinh hiểu.
- Quá trình lên lớp cần sử dụng nhiều phương pháp, hình thức tổ chức khác nhau và vận
dụng chúng một cách linh hoạt vì không có phương pháp nào là vạn năng cả.
- Sử dụng việc dạy học tích hợp với các môn học khác, bên cạnh đó sử dụng nhiều phương
pháp dạy học khác nhau, lời nói diễn cảm xúc tích, thao tác nhanh gọn.
- Giáo viên nên hình thành cho học sinh những nề nếp, kỷ luật riêng của mình ngoài
những nội quy chung của nhà trường, lớp.
- Người giáo viên cần thân thiện với học sinh, thường xuyên trò chuyện để hiểu rõ về
hoàn cảnh gia đình và tâm lý học sinh. Nhờ vào đó để có phương pháp giảng dạy, truyền đạt
hiệu quả giúp các em học sinh có ý thức học tập và rèn luyện.
- Cần tăng cường trang bị thiết bị, đồ dùng dạy học và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin. Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cần phù hợp với nội dung bài giảng và trực quan
sinh động, tạo hứng thú cho học sinh.
- Không ngừng trao đổi kinh nghiệm và tiếp thu những phương pháp giáo dục mới.
- Linh động trong mọi tình huống, trang bị những kiến thức về cách xử lí tình huống sư
phạm.
2. Bài học kinh nghiệm từ công tác chủ nhiệm
- Sau thời gian thực tập tại trường, được sự hướng dẫn trực tiếp từ giáo viên chủ nhiệm,
tìm hiểu về nội dung công việc của người giáo viên chủ nhiệm; nội dung, kế hoạch thực hiện
28
công tác chủ nhiệm lớp. Tìm hiểu về hồ sơ công tác chủ nhiệm lớp của một giáo viên, cách
phân loại học lực, thể lực, hạnh kiểm của học sinh. Bản thân em đã tự rút ra cho mình nhiều
bài học kinh nghiệm quý báu:
- Biết cách xây dựng một kế hoạch chủ nhiệm.
- Xây dựng kế hoạch cho từng giai đoạn: tuần, tháng, học kỳ, năm, đưa ra từng giải pháp
cụ thể cho từng đối tượng và từng thời điểm; đánh giá những kết quả hạn chế để rút ra kinh
nghiệm.
- Nắm được tâm sinh lý lứa tuổi, những kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm, giáo dục học
sinh cá biệt cho từng đối tượng, phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa
tuổi của học sinh mà lớp mình chủ nhiệm.
- Biết cách tổ chức, triển khai cho học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Quan tâm gần gũi với học sinh để biết được hoàn cảnh cũng như tâm lý của các em để
có biện pháp giáo dục phù hợp.
- Biết được cách quản lí các học sinh trong học tập, sinh hoạt và các hoạt động bán trú
một cách tốt nhất.
- Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn, cha mẹ, cũng như các đoàn thể
trong và ngoài nhà trường cùng tìm ra biện pháp tốt nhất để giáo dục học sinh.
- Biết cách phối hợp, chia sẻ, trao đổi thông tin về việc học tập của học sinh với phụ huynh
và Ban giám hiệu nhà trường.
- Biết quan tâm đến học sinh mà mình chủ nhiệm để giúp đỡ các em khi các em gặp khó
khăn.
- Biết cách đánh giá, nhận xét học sinh về mặt học tập, mặt hình thành và phát triển năng
lực cũng như phẩm chất của học sinh theo thông tư 27/2020 và thông tư 30 của Bộ Giáo Dục
và Đào Tạo về đánh giá học sinh tiểu học.
- Biết cách tổ chức, quy trình của một tiết sinh hoạt lớp, cách phân bố thời gian và cách
tổ chức một trò chơi trong một giờ sinh hoạt cuối tuần.
- Có hình thức biểu dương, khen ngợi, động viên học sinh để giúp học sinh phấn khởi,
phát huy những mặt mạnh của bản thân.
3. Hạn chế
- Đây là lần thực tế đầu tiên về trường tiểu học với vai trò là những giáo sinh, lần đầu tiên
được làm giáo viên chủ nhiệm nên chúng em còn rất nhiều bỡ ngỡ, lạ lẫm, dẫn đến việc không
tránh khỏi đó là phạm phải những sai lầm, thiếu sót. Là lần thực tế đầu tiên nên sinh viên còn
rụt rè, thiếu kinh nghiệm, chưa chủ động trong công việc.
- Kinh nghiệm, vốn sống của sinh viên còn hạn chế, vì vậy, trong quá trình thực tập, việc
xử lý các tình huống, công việc chưa được trôi chảy, hợp lý, linh hoạt.
29
- Nội dung thực tập rộng bao gồm nhiều mảng: thực tập chủ nhiệm, thực tập giảng dạy,
các hoạt động ngoài giờ lên lớp…trong khi đó, nhiều nội dung kiến thức chưa được trang bị,
vốn sống, vốn kinh nghiệm lại ít nên gặp rất nhiều khó khăn.
Huế, ngày 05 tháng 04 năm 2024
BCĐ NHẬN XÉT VÀ CHO ĐIỂM SINH VIÊN THỰC TẬP
Lê Ngọc Thanh Hương
PHẦN 2
GIÁO ÁN CÁC TIẾT THỰC TẬP
GIẢNG DẠY
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn học: Toán Lớp: 4
Tên bài: Luyện tập chung (Tiết 1) Số tiết: 2 tiết
Thời gian thực hiện: Ngày 26 tháng 2 năm 2024
Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Thanh Hương
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Sau bài học này HS cần đạt được:
- Củng cố nhận biết về các đơn vị đo diện tích: dm2
(đề - xi – mét vuông), m2
(mét vuông),
mm2
(mi – li – mét vuông) và quan hệ giữa các đơn vị đó.
- Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo diện tích (mm2
, cm2
, dm2
, m2
);
Thực hiện được việc ước lượng các kết quả đo diện tích trong một số trường hợp đơn giản.
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo diện tích.
2. Qua bài học này HS có cơ hội để được phát triển:
- Phẩm chất: Chăm chỉ; Trách nhiệm; Tính tích cực và hứng thú; Phát triển niềm tin trong học
Toán; Rèn khả năng sáng tạo.
- Năng lực: Tự chủ và tự học; Tư duy và lập luận toán học; Phát hiện và giải quyết vấn đề
toán học; Giao tiếp toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Đối với giáo viên: Powerpoint trò chơi “Mê cung bí ẩn, phiếu học tập ( bài tập 1), bảng phụ
(ở bài tập 2,3)
- Đối với học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút):
* Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho học sinh trước khi vào bài mới; Tái hiện các
kiến thức, kĩ năng đã học về các đơn vị đo diện tích và mối quan hệ giữa các đơn vị
đó, chuyển đổi và tính toán với các số đo diện tích.
* PPDH/ KTDH: Trò chơi; Vấn đáp
* Hình thức: Cá nhân; Cả lớp
* Đánh giá: Đánh giá qua quan sát, đàm thoại, sản phẩm học tập của học sinh.
* Đồ dùng dạy học: Powerpoint trò chơi “Ai thông minh hơn học sinh lớp 4”
* Cách thực hiện:
- Tổ chức trò chơi “Ai thông minh hơn
học sinh lớp 4”. Phổ biến luật chơi: Học
sinh trả lời đúng các câu hỏi để giành
- Lắng nghe luật chơi. Tham gia trò chơi.
chiến thắng.
* Câu hỏi 1: 2 m2
= ........... dm2
. Số
thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 2
B. 200
C. 2 000
D. 20 000
* Câu hỏi 2: Chọn đáp án thích hợp điền
vào chỗ chấm:
Muốn tính diện tích ........................ ta lấy
chiều dài nhân với chiều rộng (cùng một
đơn vị đo).
A. Hình vuông
B. Hình thoi
C. Hình bình hành
D. Hình chữ nhật
* Câu hỏi 3: Tính diện tích một hình
vuông có cạnh bằng 10 cm.
A. 40 cm2
B. 100 cm2
C. 10 cm2
D. 1 m2
- Dẫn dắt vào bài mới.
- Đáp án B
- Đáp án D
- Đáp án B
2. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH LUYỆN TẬP (25 phút):
* Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã được học
* PPDH/ KTDH: Thảo luận nhóm, Khăn trải bàn
* Hình thức: Cá nhân; Nhóm; Cả lớp
* Đánh giá: Đánh giá qua quan sát, đàm thoại, sản phẩm học tập của học sinh.
* Đồ dùng dạy học: phiếu học tập ở bài tập 1; bảng phụ ở bài tập 2,3
* Cách thực hiện:
Bài 1: (7 phút)
- Yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa
các đơn vị đo diện tích:
1 m2
= ........... dm2
- Thực hiện yêu cầu. Câu trả lời dự kiến:
1 m2
= 100 dm2
1 dm2
= 100 cm2
1 dm2
= ........... cm2
1 cm2
= ........... mm2
100 mm2
= ........... cm2
- Mời HS nêu yêu cầu của bài tập 1
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, thực
hiện vào phiếu học tập.
- Tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng”.
Phổ biến luật chơi: Chia lớp thành 2 đội,
mỗi đội cử 3 bạn đại diện tham gia, lần
lượt hoàn thành 3 câu. Những học sinh
dưới lớp làm trọng tài. Đội nào làm nhanh
và có nhiều đáp án đúng nhất sẽ chiến
thắng.
- Yêu cầu HS nhận xét
- Yêu cầu HS trình bày cách làm trước
lớp.
1 cm2
= 100 mm2
100 mm2
= 1 cm2
- 1 HS nêu yêu cầu
- Thực hiện
- Lắng nghe luật chơi. Tham gia trò chơi.
- Nhận xét
- Câu trả lời dự kiến:
+ Đổi từ m2
sang dm2
, số đo sẽ gấp lên
100 lần nên 4 m2
= 400 dm2
.
+ Đổi từ m2
sang cm2
, số đo sẽ gấp lên
10 000 lần nên 7 m2
= 70 000 dm2
.
+ Đổi từ m2
sang mm2
, số đo sẽ gấp lên
1 000 000 lần nên 3 m2
= 3 000 000 mm2
.
+ Đổi từ cm2
sang dm2
, số đo sẽ giảm đi
100 lần nên 600 cm2
= 6 dm2
.
+ Đổi từ dm2
sang m2
, số đo sẽ giảm đi
100 lần nên 300 dm2
= 3 m2
.
+ Đổi từ mm2
sang cm2
, số đo sẽ giảm đi
100 lần nên 80 000 mm2
=800 cm2
.
+ Đổi 1 m2
23 dm2
sang dm2
, ta đổi
thành 100 dm2
+ 23 dm2
= 123 dm2
.
+ Đổi 5 m2
3 dm2
sang dm2
, ta đổi thành
500 dm2
+ 3 dm2
= 503 dm2
.
+ Đổi 9 m2
23 cm2
sang cm2
, ta đổi thành
90 000 cm2
+ 23 cm2
= 90 023 cm2
.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Nhận xét.
* Bài tập 1 ôn lại cách đổi các đơn vị đo
diện tích.
Bài 2: (8 phút)
- Mời HS nêu yêu cầu của bài tập 2
- Chiếu hình ảnh viên gạch, tranh cổ động
và đường chạy hỏi: Các hình ảnh sau có
dạng hình gì? Hãy xác định các kích
thước của mỗi hình.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích
hình vuông và hình chữ nhật.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện bài tập vào vở
- Yêu cầu 3 HS trình bày bài làm
- Yêu cầu HS nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương
- Lưu ý: Nên ước lượng để chọn đơn vị
đo diện tích phù hợp, ví dụ để đo diện tích
lớp học sử dụng đơn vị đo mét vuông, đo
diện tích tờ giấy dùng đơn vị xăng-ti-mét
vuông,...
Bài 3: (12 phút)
- Mời HS nêu yêu cầu của bài tập 3
- Hỏi:
+ Khu vườn trong hình có bao nhiêu
mảnh vườn? Hãy kể tên các mảnh vườn
đó.
- 1 HS nêu yêu cầu
- Câu trả lời dự kiến: Viên gạch có dạng
hình vuông, có cạnh là 60 cm; Tranh cổ
động có dạng hình chữ nhật, có chiều dài
là 28 dm, chiều rộng là 15 dm; Đường
chạy có dạng hình chữ nhật, có chiều dài
80 m, chiều rộng 5 m.
- Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy
độ dài một cạnh nhân với chính nó. Muốn
tính diện tích của hình chữ nhật lấy chiều
dài nhân với chiều rộng (cùng một đơn vị
đo).
- Cả lớp thực hiện theo yêu cầu.
- Mỗi HS được chọn lần lượt trình bày
cách tính diện tích 1 hình.
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- 1 HS nêu yêu cầu
- Câu trả lời dự kiến:
+ 4 mảnh vườn: mảnh vườn trồng khoai,
mảnh vườn trồng cà chua, mảnh vườn
trồng hoa, mảnh vườn trồng các loại rau.
+ Hình chữ nhật
- Mảnh vườn trồng khoai có chiều dài là
68 m, chiều rộng là 47 m; Mảnh vườn
trồng cà chua có chiều dài là 47 m, chiều
rộng là 25 m; Mảnh vườn trồng hoa có
chiều dài là 68 m, chiều rộng là 12 m;
+ Các mảnh vườn có dạng hình gì?
- Yêu cầu HS xác định các kích thước
của từng mảnh vườn.
- Yêu cầu HS nêu quy tắc tính diện tích
hình chữ nhật.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, thực hiện
vào bảng phụ ( 4 bạn lần lượt tính 4 diện
tích mảnh đất, cử 1 bạn cuối cùng tính
diện tích khu vườn)
- Yêu cầu HS trình bày bài làm
- Yêu cầu HS nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương
Mảnh vườn trồng các loại rau có chiều dài
là 25 m, chiều rộng là 12 m.
- Muốn tính diện tích của hình chữ nhật
lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng
một đơn vị đo).
- Thực hiện yêu cầu
- Trình bày
- Nhận xét
- Lắng nghe
3. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3 phút):
* Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học; Vận dụng
* Hình thức: Cá nhân; Cả lớp
* Đánh giá: Đánh giá qua quan sát, đàm thoại, sản phẩm học tập của học sinh.
* Cách thực hiện:
- Yêu cầu HS nêu lại các đơn vị đo diện
tích đã học.
- Nhận xét tiết học
* Củng cố, dặn dò.
- m2
, dm2
, cm2
, mm2
- Lắng nghe
Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho HS:
- Thông qua so sánh mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích để rút ra được cách đổi đơn
vị đo phù hợp. Lúc này, HS có cơ hội được phát triển năng lực tư duy và lập luận Toán học.
- HS thực hiện và trình bày cách đổi các số đo diện tích, cách tính diện tích các đồ vật có
dạng hình vuông, hình chữ nhật, tạo cơ hội cho HS được phát triển năng lực giải quyết vấn
đề Toán học.
- HS lắng nghe bạn đọc, nghe và hiểu các yêu cầu, kiến thức mà GV truyền đạt. HS được
trình bày kết quả học tập dưới dạng nói, dạng viết; biết sử dụng các thuật ngữ và kí hiệu trong
toán học để học tập; tự tin khi trả lời câu hỏi, trình bày kết quả trước lớp. HS thực hiện tốt
những thao tác trên giúp phát triển năng lực giao tiếp Toán học.
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 1:
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
V. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Giáo viên Sinh viên
(Kí duyệt) (Kí tên)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn học: Tiếng Việt Lớp: 4
Tên bài: Nói và nghe: Trao đổi: Tình yêu quê hương, đất nước Số tiết: 1 tiết
Thời gian thực hiện: Ngày 12 tháng 3 năm 2024
Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Thanh Hương
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phát triển các năng lực đặc thù:
1.1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:
- Phát biểu được cảm nghĩ về một câu chuyện đã học về tình yêu quê hương, đất nước hoặc
trình bày được ý kiến về biểu hiện của tình yêu quê hương, đất nước.
- Biết trao đổi cùng các bạn những điều đã biết và cảm nhận của bản thân về câu chuyện;
biết ghi chép, nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn.
1.2. Phát triển năng lực văn học:
- Biết bài tỏ sự yêu thích một số chi tiết hoặc hình ảnh, nhân vật,... trong câu chuyện, bày
tỏ ý kiến về tình yêu quê hương, đất nước.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tự chủ (biết nêu cảm nghĩ, ý kiến của bản thân); NL hợp tác (biết trao
đổi cùng các bạn một cách chủ động, tự nhiên, tự tin; nhìn vào mắt người cùng trò chuyện)
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước: yêu đất nước, tự hào về lịch sử bảo vệ Tổ quốc của nhân
dân ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Powerpoint trò chơi “Ai nhanh mắt”
- Học sinh: SGK
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút):
* Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi trước khi vào bài học mới
* PPDH/ KTDH: Trò chơi; Vấn đáp
* Hình thức: Cá nhân; Cả lớp
* Đánh giá: Đánh giá qua quan sát, đàm thoại, sản phẩm học tập của học sinh.
* Cách thực hiện:
- Tổ chức trò chơi “Ai nhanh mắt”. Phổ biến
luật chơi: Chiếu các hình ảnh xuất hiện trong
câu chuyện đã học ở bài 14. Nhiệm vụ của HS:
Đoán tên các câu chuyện đó.
* Câu 1: Đây là hình ảnh xuất hiện trong
câu chuyện nào?
* Câu 2: Hình ảnh này gợi cho các em nhớ
đến câu chuyện gì?
* Câu 3: Đây là hình ảnh xuất hiện trong
câu chuyện nào?
* Câu 4: Đây là hình ảnh xuất hiện trong
câu chuyện nào?
- Lắng nghe luật chơi. Tham gia trò
chơi.
- Đáp án: Ngô Quyền Đại phá quân
Nam Hán
- Đáp án: Mít tinh mừng độc lập
- Đáp án: Bức ảnh
- Đáp án: Danh tướng Lý Thường
Kiệt
- Nhận xét (Qua trò chơi, các em đã nắm được
tên các câu chuyện đã học ở bài 14. Những
câu chuyện này đều nói về tình yêu quê hương
đất nước của các nhân vật. Vậy để tìm hiểu
xem tình yêu ấy để lại ấn tượng gì trong lòng
các em hay ý kiến của các em về tình yêu nước
là gì. Hãy cùng cô tìm hiểu và chia sẻ qua bài
học ngày hôm nay)
- Dẫn dắt vào bài mới: Nói và nghe: Trao đổi:
Tình yêu quê hương, đất nước
- Lắng nghe
2. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH LUYỆN TẬP (27 phút)
* Mục tiêu: Phát biểu được cảm nghĩ về một câu chuyện đã học về tình yêu quê
hương, đất nước hoặc trình bày được ý kiến về biểu hiện của tình yêu quê hương,
đất nước. Biết trao đổi cùng các bạn những điều đã biết và cảm nhận của bản thân
về câu chuyện; biết ghi chép, nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn.
* PPDH/ KTDH: Thảo luận nhóm, Khăn trải bàn
* Hình thức: Cá nhân; Nhóm; Cả lớp
* Đánh giá: Đánh giá qua quan sát, đàm thoại, sản phẩm học tập của học sinh.
* Cách thực hiện:
* Tìm hiểu đề: ( 7 phút )
- Mời HS nêu yêu cầu của 2 đề bài: Cô mời 1
bạn nêu yêu cầu của 2 đề bài nào.
- Vậy để làm bài này, ta thực hiện như thế
nào? Bây giờ, cô sẽ hướng dẫn cách làm từng
đề.
- Mời 1 HS đọc gợi ý của đề 1, cả lớp đọc
thầm
- Yêu cầu HS xác định những ý chính cần nêu:
Vậy khi phát biểu cảm nghĩ về 1 câu chuyện
đã học ở bài 14, chúng ta cần giới thiệu những
gì?
- Giới thiệu mẫu
- Mời 1 HS đọc gợi ý của đề 2, cả lớp đọc
thầm
- Yêu cầu HS xác định những ý chính cần nêu:
Vậy nói về biểu hiện của lòng yêu nước, chúng
ta cần giới thiệu những gì?
- Những biểu hiện nào thể hiện lòng yêu
nước?
- Giới thiệu mẫu
- Đối với đề này, các em hãy tìm hiểu những
- Nêu yêu cầu: Chọn 1 trong 2 đề sau:
1. Phát biểu cảm nghĩ của em về một
câu chuyện đã học ở Bài 14
2. Trình bày ý kiến về biểu hiện của
lòng yêu nước
- Lắng nghe
- Thực hiện yêu cầu
- Trả lời: Tên, chủ đề câu chuyện và
giới thiệu những chi tiết hay của
chuyện.
- Lắng nghe
- Thực hiện yêu cầu
- Trả lời: Nội dung sẽ trình bày, biểu
hiện của lòng yêu nước.
- HS nêu.
biểu hiện của lòng yêu nước, sắp xếp các ý và
hoàn thành đoạn nói.
- Trong 2 đề này, các em hãy chọn 1 đề mình
yêu thích, đọc kỹ gợi ý của đề đó và hoàn
thành.
- Gọi 3-4 HS nêu đề mình chọn.
* Trao đổi: ( 12 phút )
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trình bày
bài làm của mình với bạn, góp ý cho bạn
* Trình bày: ( 8 phút )
- Mời một số HS phát biểu trước lớp
- Yêu cầu HS nhận xét phần trình bày của bạn.
- Viết ý chính vào nháp
- Trao đổi với bạn cùng bàn
- HS nêu.
- 3-4 HS trình bày (có đủ cả 2 đề)
- HS trình bày và hỏi ý kiến của các
bạn. (Mình đã trình bày xong. Xin
mời các bạn cho nhận xét, ví dụ: Các
bạn thích phần trình bày của bạn nào?
Điều gì trong bài trình bày của bạn
khiến em thấy thú vị?)
3. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3 phút):
* Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS rèn luyện và tiếp tục phát triển kĩ năng thể
hiện suy nghĩ, cảm xúc của bản thân
* Hình thức: Cá nhân; Cả lớp
* Đánh giá: Đánh giá qua quan sát, đàm thoại, sản phẩm học tập của học sinh.
* Cách thực hiện:
- Hỏi: Em sẽ làm gì để bày tỏ tình yêu đối với
quê hương, đất nước
- Nhận xét: Cô thấy lớp chúng ta đã biết cách
bày tỏ tình yêu của mình đối với quê hương,
tổ quốc. Mong các em sẽ tích cực rèn luyện
nhiều hơn nữa để trở thành những người có
ích, góp phần làm cho đất nước ngày càng
giàu đẹp và phát triển.
- Câu trả lời dự kiến: Học tập chăm
chỉ, vâng lời ông bà bố mẹ, ....
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
V. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Giáo viên Sinh viên
(Kí duyệt) (Kí tên)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn học: Lịch sử và Địa Lý Lớp: 4
Tên bài: Thiên nhiên vùng Nam Bộ (Tiết 2) Số tiết: 3 tiết
Thời gian thực hiện: Ngày 20 tháng 3 năm 2024
Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Thanh Hương
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
a. Năng lực lịch sử và địa lí
- Xác định được một số con sông lớn của vùng Nam Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ.
- Quan sát lược đồ hoặc bản đồ, trình bày được một trong những đặc điểm về đất và sông ngòi
ở vùng Nam Bộ.
b. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sưu tầm và giới thiệu được một số thông tin liên
quan đến nội dung bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý, trình bày cùng bạn trong hoạt động nhóm
và thực hành.
2. Phẩm chất
- Yêu nước: Thể hiện được niềm tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên vùng Nam Bộ.
- Chăm chỉ: Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập và luôn tự giác tìm hiểu, khám phá tri thức
liên quan đến nội dung bài học.
- Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên và các sản phẩm do con người tạo ra.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: đoạn phim (sông Đồng Nai. Hồ Trị An, sông Sài Gòn, sông Tiền), hình ảnh lược
đồ đất đai, sông ngòi ở Nam Bộ.
- Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
* Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi, phấn khởi trước khi vào bài học mới
* PPDH/ KTDH: Vấn đáp
* Hình thức: Cá nhân; Cả lớp
* Đánh giá: Đánh giá qua quan sát, đàm thoại.
* Cách thực hiện:
- Tổ chức trò chơi “Khỉ con leo núi”. Phổ
biến luật chơi: Giúp chú khỉ vượt qua
chướng ngại vật bằng cách trả lời đúng các
câu hỏi
- Để tìm hiểu xem sông ngòi cũng như đất
đai ở vùng đất Nam Bộ có đặc điểm gì, hãy
cùng cô khám phá qua bài học ngày hôm
nay.
- Dẫn dắt vào bài mới: Bài 18: Thiên
nhiên vùng Nam Bộ (tiết 2)
- Tham gia trò chơi
- Lắng nghe
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (20 phút)
* Mục tiêu: Xác định được một số con sông lớn của vùng Nam Bộ trên bản đồ hoặc lược
đồ. Quan sát lược đồ hoặc bản đồ, trình bày được một trong những đặc điểm về đất và sông
ngòi ở vùng Nam Bộ.
* PPDH/ KTDH: Thảo luận nhóm
* Hình thức: Cá nhân; Cả lớp
* Đánh giá: Đánh giá qua quan sát, đàm thoại.
* Cách thực hiện:
* Tìm hiểu sông ngòi vùng Nam Bộ (10
phút)
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát
hình 1 SGK để hoàn thành nhiệm vụ sau:
Chỉ và đọc tên một số sông lớn ở vùng
Nam Bộ. (2 phút)
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, trình bày
đặc điểm sông ngòi ở vùng Nam Bộ: Các
- Thực hiện yêu cầu. Câu trả lời dự kiến:
Một số sông lớn ở vùng Nam Bộ là: Sông Đồng
Nai, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, Sông
Vàm Cỏ Tây, sông Tiền, sông Hậu...
- Thực hiện yêu cầu
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024
Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024

More Related Content

Similar to Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024

Cv 996 triển khai nhiệm vụ gd trung học 2014-2015
Cv 996 triển khai nhiệm vụ gd trung học 2014-2015Cv 996 triển khai nhiệm vụ gd trung học 2014-2015
Cv 996 triển khai nhiệm vụ gd trung học 2014-2015Hạnh Nông
 
SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ...
SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ...SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ...
SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ...HanaTiti
 
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdfSáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdfHanaTiti
 
Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013
Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013
Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013Pham Anh
 
SÁNG KIẾN BIỆN PHÁP XÂY DỰNG .docx
SÁNG KIẾN BIỆN PHÁP XÂY DỰNG .docxSÁNG KIẾN BIỆN PHÁP XÂY DỰNG .docx
SÁNG KIẾN BIỆN PHÁP XÂY DỰNG .docxThyTrn876723
 
Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông
Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thôngNâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông
Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thôngjackjohn45
 
Tập san TOPICA tháng 11/2013
Tập san TOPICA tháng 11/2013Tập san TOPICA tháng 11/2013
Tập san TOPICA tháng 11/2013Cao Cong Minh
 
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức LongĐồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Longthaihoc2202
 
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015Đinh Song
 
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11Võ Linh
 
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen nataliej4
 
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...jackjohn45
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT “CHỌN HỌC TIẾNG HÀN TẠI KANATA” VÌ CHẤT LƯỢNG VÀ H...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT “CHỌN HỌC TIẾNG HÀN TẠI KANATA” VÌ CHẤT LƯỢNG VÀ H...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT “CHỌN HỌC TIẾNG HÀN TẠI KANATA” VÌ CHẤT LƯỢNG VÀ H...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT “CHỌN HỌC TIẾNG HÀN TẠI KANATA” VÌ CHẤT LƯỢNG VÀ H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTrần Đức Anh
 
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...jackjohn45
 
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...HanaTiti
 
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS nataliej4
 

Similar to Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024 (20)

Cv 996 triển khai nhiệm vụ gd trung học 2014-2015
Cv 996 triển khai nhiệm vụ gd trung học 2014-2015Cv 996 triển khai nhiệm vụ gd trung học 2014-2015
Cv 996 triển khai nhiệm vụ gd trung học 2014-2015
 
SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ...
SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ...SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ...
SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ...
 
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdfSáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
 
Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013
Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013
Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013
 
Dam fd sdf sdds
Dam fd sdf sddsDam fd sdf sdds
Dam fd sdf sdds
 
SÁNG KIẾN BIỆN PHÁP XÂY DỰNG .docx
SÁNG KIẾN BIỆN PHÁP XÂY DỰNG .docxSÁNG KIẾN BIỆN PHÁP XÂY DỰNG .docx
SÁNG KIẾN BIỆN PHÁP XÂY DỰNG .docx
 
Issue17 vn
Issue17 vnIssue17 vn
Issue17 vn
 
Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông
Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thôngNâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông
Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông
 
Tập san TOPICA tháng 11/2013
Tập san TOPICA tháng 11/2013Tập san TOPICA tháng 11/2013
Tập san TOPICA tháng 11/2013
 
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức LongĐồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
 
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
 
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
Noi dungtunghiencuu phan2-nhom11
 
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
 
Giao duc
Giao ducGiao duc
Giao duc
 
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...
Sáng kiến “một số phương pháp giúp hoạt động nhóm có hiệu quả trong tiết mĩ t...
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT “CHỌN HỌC TIẾNG HÀN TẠI KANATA” VÌ CHẤT LƯỢNG VÀ H...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT “CHỌN HỌC TIẾNG HÀN TẠI KANATA” VÌ CHẤT LƯỢNG VÀ H...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT “CHỌN HỌC TIẾNG HÀN TẠI KANATA” VÌ CHẤT LƯỢNG VÀ H...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT “CHỌN HỌC TIẾNG HÀN TẠI KANATA” VÌ CHẤT LƯỢNG VÀ H...
 
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
 
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
 
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
 
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
 

Bài báo cáo thu hoạch thực tập cuối khóa 2024

  • 1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HUẾ TRƯỜNG TIỂU HỌC DẠ LÊ ––🙡🙡🕮🙣🙣–– BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP GIẢNG DẠY Họ và tên sinh viên: Lê Ngọc Thanh Hương Mã sinh viên: 20S9010388 Ngày sinh: 28/04/2002 Ngành học: Giáo dục Tiểu học Lớp: TU4I Thực tập tại trường: Tiểu học Dạ Lê Thực tập chủ nhiệm tại lớp: 4/1 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Lành Thời gian thực tập: 19/02/2024 – 19/04/2024 Huế, tháng 4 năm 2024
  • 2. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập sư phạm tại Trường Tiểu học Dạ Lê, tuy không dài nhưng em đã có cơ hội vận dụng những kiến thức đã được học trong nhà trường kết hợp với những kiến thức thu nhận được dưới sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn để có thể hoàn thành kỳ thực tập sư phạm một cách tốt nhất. Quá trình thực tập đã giúp em có được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân trong hiện tại và trong tương lai khi trở thành một nhà giáo. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi tới toàn thể quý thầy cô đã tạo điều kiện giúp đỡ cho chúng em trong suốt thời gian chúng em thực tế tại trường. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo khoa GDTH đã tận tình giảng dạy và đã tạo điều kiện cho chúng em được về trường tiểu học Dạ Lê. Thực tế, đây là môi trường tốt nhất để chúng em học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho hành trang vững bước vào tương lai. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Tiểu học Dạ Lê và toàn thể giáo viên trong nhà trường đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và truyền đạt cho chúng em những kinh nghiệm quý báu, những bài học mới giúp chúng em có thể vững bước vào nghề trong tương lai. Từ xa xưa, ông cha ta từng có câu tục ngữ: “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Quả thực như thế. Thời gian chúng em về trường thực tế, tuy không nhiều nhưng chúng em đã học được rất nhiều kinh nghiệm từ các thầy cô. Được tiếp xúc trực tiếp với các học sinh, điều đó làm cho chúng em yêu nghề hơn, là động lực để chúng em cố gắng học tập rèn luyện để đạt kết quả cao, trở thành người giáo viên tốt trong tương lai. Lời sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Nguyễn Thị Lành - giáo viên phụ trách hướng dẫn thực tập. Trong khoảng thời gian qua cô đã tận tình chỉ bảo các bước lên lớp, cách thiết kế bài dạy, những lưu ý cần thiết, tạo điều kiện cho em làm quen, kết thân với học sinh. Bài báo cáo thực tập thực hiện trong khoảng thời gian 8 tuần. Bước đầu đi vào thực tế của em còn hạn chế và nhiều bỡ ngỡ nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn đồng thời có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình. Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô có thật nhiều sức khoẻ, có thật nhiều niềm vui trong cuộc sống và thành công trong sự nghiệp giáo dục của mình. Chúc các em học sinh của trường Tiểu học Dạ Lê sức khỏe, có một năm học đầy thành công và ý nghĩa. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 3. PHẦN 1 BÀI THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG THỰC TẬP
  • 4. MỤC LỤC I. Phương pháp tìm hiểu 1. Nghe báo cáo .............................................................................................................. 1 2. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu........................................................................................... 1 3. Điều tra thực tế ........................................................................................................... 1 II. Kết quả tìm hiểu 1. Tình hình giáo dục ở địa phương................................................................................ 2 2. Đặc điểm tình hình nhà trường................................................................................... 2 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường ..................................................... 2 2.2. Đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý ......................................................... 3 2.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ...................................................................... 4 2.4. Số lượng học sinh, số lớp ........................................................................................ 7 2.5. Thành tích, kết quả học tập của học sinh................................................................. 9 2.6. Thành tích, kết quả tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành giáo dục .................................................................... 9 3. Cơ cấu tổ chức của nhà trường ................................................................................... 10 4. Nhiệm vụ của giáo viên nhà trường............................................................................ 12 5. Các loại hồ sơ của học sinh ........................................................................................ 13 6. Cách đánh giá, xếp loại học sinh ................................................................................ 14 7. Các hoạt động giáo dục trong nhà trường................................................................... 24 8. Điều lệ trường thực tập; các chế độ, chính sách đối với ngành giáo dục và đối với giáo viên............................................................................................................................25 III. Những bài học sư phạm sinh viên thu nhận được 1. Bài học kinh nghiệm từ công tác giảng dạy ............................................................... 26 2. Bài học kinh nghiệm từ công tác chủ nhiệm .............................................................. 27 3. Hạn chế ...................................................................................................................... 38
  • 5. 1 Hình 1: Cổng Trường Tiểu học Dạ Lê I. PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU 1. Nghe báo cáo: Chiều ngày 19/02/2024 thầy Phạm Ngọc Châu - Phó Bí thư chi bộ, Phó Hiệu trưởng nhà trường báo cáo về: Tên báo cáo SL - Báo cáo tình hình trường - Báo cáo địa phương - Triển khai thực tập sư phạm 1 1 1 2. Nghiên cứu hồ sơ tài liệu: - Sổ chủ nhiệm (Đối với GVCN lớp). - Nội quy nhà trường. - Kế hoạch công tác chủ nhiệm trong tuần, tháng. - Bảng phân công chuyên môn CB-GV-NV năm học 2023-2024 - Kế hoạch bài dạy - Website:http://thdle.huongthuy.thuathienhue.edu.vn/ 3. Điều tra thực tế: - Tham khảo, thu thập thông tin từ các thầy cô trong Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm và học sinh.
  • 6. 2 - Tham quan khuôn viên nhà trường, phòng truyền thông của trường, quan sát thiết bị phòng học. II. KẾT QUẢ TÌM HIỂU: 1. Tình hình giáo dục ở địa phương: Phường Thủy Phương là một trong 10 phường, xã của thị xã Hương Thủy. Phường giáp với nhiều phường, xã khác của thị xã Hương Thủy - Tổng diện tích: 28,25 km2 - Dân số: 14.257 người - Mật độ dân số: 505 người/km2 - Tổng số tổ dân phố: 16 - Vị trí địa lý: + Phía Đông giáp phường Thủy Châu + Phía Tây giáp phường Thủy Dương và xã Thủy Bằng + Phía Nam giáp xã Phú Sơn + Phía Bắc giáp phường Thủy Dương và xã Thủy Thanh 2. Đặc điểm tình hình nhà trường 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường * Địa chỉ : Số 25 đường Dạ Lê, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy - Trường Tiểu học Dạ Lê tọa lạc trên địa bàn xã Mỹ Thủy anh hùng (nay là phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế). Với bề dày truyền thống 78 năm xây dựng và phát triển (từ 1945 – 2023), ngôi trường đạt chuẩn quốc gia này là địa chỉ tin cậy để lớp lớp các thế hệ học trò ghi danh, học tập và trưởng thành. - Sau ngày thống nhất đất nước, Trường sáp nhập với Trường Cấp 2 Thủy Phương và mang tên mới Trường Cấp 1 - 2 Thủy Phương. Đến năm 1991, Trường được chia tách và lấy tên là Trường Tiểu học Dạ Lê. - Tiếp nối truyền thống mái trường 78 năm thành lập, tập thể thầy và trò của nhà trường đã không ngừng phấn đấu vươn lên trong dạy, học và tham gia các hoạt động, đạt nhiều thành tích cao, được lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo ghi nhận. - Năm học 2023 - 2024, trường có 1014 học sinh được biên chế thành 30 lớp. Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên có đủ số lượng, có 100% giáo viên trình độ đào tạo trên chuẩn. - Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đủ theo quy định, đáp ứng yêu cầu dạy và học; thư viện đạt chuẩn thư viện Tiên tiến; khuôn viên của nhà trường thoáng mát, đảm bảo môi trường giáo dục xanh, sạch, đẹp và an toàn. - Chi bộ Trường Tiểu học Dạ Lê 5 năm liền đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh. Tập thể trường 04 năm liền đạt danh hiệu Tập thể lao động Xuất sắc. Hai năm học liên tiếp trường
  • 7. 3 đều đạt danh hiệu Cờ thi đua của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế và vinh dự được được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng bằng khen; danh hiệu Cờ thi đua của Chính Phủ. - Nhờ công tác giảng dạy đạt chất lượng cao từ đội ngũ giáo viên dạy giỏi mà thành tích chất lượng giáo dục tăng qua hằng năm. Đặc biệt, trường có truyền thống về thành tích phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu của thị xã và đi đầu về tỉ lệ học sinh thi đỗ vào trường chất lượng cao Nguyễn Tri Phương. - Ngoài ra, nhằm mục đích tạo không gian và thời gian cho học sinh tự do sáng tạo, phát huy trí tưởng tượng cũng như khả năng phát triển bản thân, nâng cao chất lượng học tập, các buổi học ngoại khóa bổ ích được nhà trường thực hiện ngày càng nhiều. - Những buổi trải nghiệm làm “họa sĩ”, giao lưu cờ Vua, tham gia trải nghiệm các khóa học bơi,… vừa qua đã thực sự đem lại những hiệu ứng tích cực, giúp các em học sinh thêm yêu ngôi trường học tập của mình, hào hứng hơn với việc đến lớp mỗi ngày. Đặc biệt, việc được trải nghiệm qua các buổi học ngoại khóa bổ ích, hấp dẫn tạo động lực cho các em học tập hiệu quả và đạt thành tích cao hơn, giúp các em phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. - Với những điểm mạnh trên, Trường Tiểu học Dạ Lê – Ngôi trường của niềm tin xứng đáng trở thành một trong những trường tiểu học hàng đầu của thị xã Hương Thủy nhận được sự tin tưởng, an tâm tuyệt đối cho các bậc phụ huynh khi cho con em mình theo học tại mái trường có bề dày truyền thống này. 2.2. Đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lí: - Đội ngũ giáo viên: Đội ngũ CB, GV, NV tâm huyết, giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm, yêu nghề mến trẻ, hội nhập, luôn đi đầu trong việc đổi mới hình thức và phương pháp giáo dục; Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn 100% và có đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh người nước ngoài. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của Trường Tiểu học Dạ Lê là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ năng quản trị doanh nghiệp với năng lực quản lý giáo dục; giữa sức trẻ, sự bài bản, chuyên nghiệp với sự từng trải và kinh nghiệm.
  • 8. 4 Hình 2: Đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lí Trường Tiểu học Dạ Lê - Tổng số GV,CB-VC: 52 /45 nữ. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Thạc sĩ: 1 (1,9%), Đại học: 44 (84,6%), Cao đẳng: 8 (15,3%) Trường Tiểu học Dạ Lê có 52 cán bộ giáo viên, nhân viên gồm: Tổng số Nữ Dân tộc Trình độ đào tạo Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Hiệu trưởng 01 01 01 Phó Hiệu trưởng 01 01 Giáo viên 44 40 01 40 2 Nhân viên 06 04 2 4 Cộng 52 45 01 44 08 2.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học - Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đủ theo quy định. Số phòng học còn thiếu. Để tạm thời đáp ứng yêu cầu dạy và học nhà trường phải bố trí mượn phòng và chạy phòng; thư viện đạt chuẩn thư viện Xuất sắc; khuôn viên của nhà trường thoáng mát, đảm bảo môi trường giáo dục xanh, sạch, đẹp và an toàn.
  • 9. 5 TT Số liệu Năm học 2019- 2020 Năm học 2020- 2021 Năm học 2021- 2022 Năm học 2022- 2023 Năm học 2023- 2024 Ghi chú I Phòng học, phòng học bộ môn và khối phục vụ học tập 26 26 29 29 29 1 Phòng học 21 21 24 24 24 a Phòng kiên cố 12 12 24 24 24 b Phòng bán kiên cố 9 9 c Phòng tạm 2 Phòng học bộ môn 2 2 2 2 2 a Phòng kiên cố 2 2 2 2 2 b Phòng bán kiên cố c Phòng tạm 3 Khối phòng phục vụ học tập 3 3 3 3 3 a Phòng kiên cố 2 2 2 2 2 b Phòng bán kiên cố 1 1 1 1 1 Đội c Phòng tạm II Khối phòng hành chính - quản trị 4 4 4 4 4 1 Phòng kiên cố 2 2 2 2 2 2 Phòng bán kiên cố 3 Phòng tạm 2 2 2 2 2 III Thư viện 1 1 1 1 1 IV Các công trình, khối phòng chức năng khác (nếu có) 1 1 1 1 1 Hội trường Cộng 31 31 34 34 34 • Một số hình ảnh về khuôn viên của nhà trường
  • 10. 6 DÃY NHÀ A DÃY NHÀ B DÃY NHÀ C
  • 11. 7 SÂN TRƯỜNG VÀO GIỜ MÚA HÁT 2.4. Số lượng học sinh, số lớp • Số lớp qua các năm học Số lớp Năm học 2019- 2020 Năm học 2020-2021 Năm học 2021-2022 Năm học 2022-2023 Năm học 2023-2024 Khối lớp 1 06 06 06 06 06 Khối lớp 2 07 06 06 06 06 Khối lớp 3 05 07 06 07 06 Khối lớp 4 04 05 07 07 06
  • 12. 8 Khối lớp 5 05 04 05 07 06 Cộng 27 28 30 31 30 • Số lượng học sinh các khối lớp qua các năm học TT Năm học 2019-2020 Năm học 2020-2021 Năm học 2021-2022 Năm học 2022-2023 Năm học 2023-2024 1 Tổng số 816 861 968 1012 1014 - Nữ 415 437 492 515 515 Khối 1 178 207 208 205 217 Khối 2 217 176 209 206 210 Khối 3 160 217 172 211 204 Khối 4 100 161 220 172 211 Khối 5 161 100 159 221 172 • Số lượng học sinh từng lớp ( năm học 2023-2024) TT Giáo viên chủ nhiệm Lớp Sĩ số Nữ 1 Nguyễn Thị Kim Liên 1/1 40 23 2 Phạm Thị Mỹ Na 1/2 40 17 3 Nguyễn Thị Diệu Hòa 1/3 39 20 4 Lê Thị Thanh Hằng 1/4 40 21 5 Dương Thị Yến Phương 1/5 39 19 6 Trần Thị Thu 1/6 19 8 7 Ngô Thị Hồng Gấm 2/1 39 23 8 Ngô Thị Hồng Linh 2/2 37 14 9 Dương Thị Thường 2/3 37 19 10 Nguyễn Thị Thanh Thúy 2/4 38 19 11 Nguyễn Thị Mộng Hạnh 2/5 37 19 12 Lê Hồng Linh Phương 2/6 22 14 13 Lê Thị Tuyết 3/1 40 21 14 Hoàng Thị Liên Hòa 3/2 40 20
  • 13. 9 15 Nguyễn Thị Thắm 3/3 34 17 16 Lê Thị Thanh Tâm 3/4 34 19 17 Võ Thị Duyên 3/5 35 14 18 Nguyễn Thị Kim Anh 3/6 21 16 19 Nguyễn Thị Lành 4/1 38 22 20 Trần Thị Thắm 4/2 38 20 21 Lê Thị Như Thảo 4/3 37 18 22 Mai Thị Hồng Nhung 4/4 37 21 23 Nguyễn Thị Cẩm Nhung 4/5 37 18 24 Nguyễn Thị Diệu Hằng 4/6 24 13 25 Nguyễn Đình Cẩm 5/1 33 12 26 Nguyễn Thị Mỹ 5/2 35 18 27 Nguyễn Thị Hà Quyên 5/3 30 13 28 Ngô Thị Thìn 5/4 30 15 29 Nguyễn Thị Yến Nhi (Thai sản) 5/5 29 16 30 Trương Thị Thảo 5/6 15 6 Tổng cộng 1014 515 2.5. Thành tích, kết quả học tập của học sinh: Chất lượng giáo dục toàn diện: 1006/1015 học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt tỉ lệ: 99,1%. Trong đó: 220/220 HS lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học, đạt tỉ lệ 100%. Khen thưởng cuối năm 2022-2023 + Số HS Hoàn thành Xuất sắc: 572/1015 chiếm 56,4%; + Số HS được khen thưởng từng mặt, tiêu biểu: 85/1015 chiếm 8,4%; + Số lượt HS được các cấp khen thưởng các hội thi năng khiếu: 46 lượt. 2.6. Thành tích, kết quả tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành giáo dục: a. Tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua: Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH TW khóa XI. Tổng kết việc thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2023, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn”, … phong trào thi đua “Dạy tốt học tốt”.
  • 14. 10 b. Tổ chức các hội thi, các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao: - Tổ chức hội thi, giao lưu cấp trường và tham gia thi các cấp: thi đua trang trí trường, lớp “xanh – sạch – đẹp – sáng – an toàn” (đợt 2); Olympic các môn học, Rung chuông vàng các môn học; tham gia thi Tin học trẻ. + Hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi: Tổ chức Chỉ huy Đội giỏi; Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Vì vinh dự Đội”, công nhận chuyên hiệu “Rèn luyện đội viên”; “Kế hoạch nhỏ”, “Nuôi heo đất”, hưởng ứng phong trào “Ngôi nhà khăn quàng đỏ”, tổ chức Lễ kết nạp đội viên. + Hoạt động câu lạc bộ: Liên kết với các trung tâm tiếp tục triển khai CLB cờ Vua. + Hoạt động thể dục, thể thao: tổ chức và tham gia giải điền kinh, bơi, tham gia giải cờ vua cấp tỉnh. - Tổ chức trải nghiệm cho học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5 b. Công tác khác: - Hội thi GVDG cấp trường tháng 2. - Hội thi Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp. - Hội thi thiết kế đồ dùng dạy học tự làm. - Tổ chức ngày hội Stem. - Tổ chức cắm trại. - Thi Nghi thức Đội cấp trường. - Đầu tư cơ sở vật chất, cải tạo cảnh quan môi trường: + Mở rộng không gian đọc ra ngoài trời (sân trường), phát triển thư viện di động. + Mua sắm thiết bị dạy học, sách các loại; - Điều tra học sinh 6 tuổi trên địa bàn phụ trách, xây dựng kế hoạch tuyển sinh năm học 2024 – 2025. - Tiến hành đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục, trường chuẩn Quốc gia theo lộ trình đến tháng 9 năm 2024. 3. Cơ cấu tổ chức của nhà trường (Ban Giám hiệu, các tổ chuyên môn, BCH các đoàn thể, Hội phụ huynh học sinh...) TT Số lượng Nữ 1 Ban giám hiệu 02 01 Hiệu trưởng 01 01 Phó Hiệu trưởng 01 01 2 Tổ chuyên môn 8 tổ 2.1 Tổ 1 07 07
  • 15. 11 - Tổ trưởng 01 01 - Tổ phó 01 01 - Tổ viên 05 05 2.2 Tổ 2 08 08 - Tổ trưởng 01 01 - Tổ phó 01 01 - Tổ viên 06 06 2.3 Tổ 3 07 07 - Tổ trưởng 01 01 - Tổ phó 01 01 - Tổ viên 05 05 2.4 Tổ 4 07 07 - Tổ trưởng 01 01 - Tổ phó 01 01 - Tổ viên 05 05 2.5 Tổ 5 07 06 - Tổ trưởng 01 - Tổ phó 01 01 - Tổ viên 05 05 2.6 Tổ Tiếng Anh 04 03 - Tổ trưởng 01 01 - Tổ phó 0 0 - Tổ viên 03 02 2.7 Tổ VTM 06 03 - Tổ trưởng 01 01 - Tổ phó 0 0 - Tổ viên 05 05 2.8 Tổ Văn phòng 04 03 - Tổ trưởng 01 01 - Tổ phó 01 01 - Tổ viên 02 01 Các tổ chuyên môn - Bao gồm 8 tổ chuyên môn, trong đó: +Tổ trưởng tổ 1: Cô giáo Nguyễn Thị Kim Liên
  • 16. 12 +Tổ trưởng tổ 2: Cô giáo Ngô Thị Hồng Gấm +Tổ trưởng tổ 3: Cô giáo Hoàng Thị Liên Hòa +Tổ trưởng tổ 4: Cô giáo Nguyễn Thị Lành +Tổ trưởng tổ 5: Thầy giáo Nguyễn Đình Cẩm Các tổ khác trong nhà trường +Tổ trưởng tổ Tiếng Anh: cô giáo Đặng Thị Hường +Tổ Văn phòng: cô giáo Hoàng Thị Bích Thủy +Tổ trưởng tổ Văn thể mỹ: Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường - Chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Công tác đội, Hội cha mẹ học sinh, Chi hội khuyến học,... 4. Nhiệm vụ của giáo viên nhà trường: - Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học, soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh, quan sát trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, tham gia các hoạt động của Tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục. - Nghiên cứu, soạn giáo án gửi về chuyên môn. - Giảng dạy, kiểm tra, xếp loại học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học. Quy trình đánh giá phải chính xác, công bằng, khách quan. Tuyệt đối không được chê bai, nhận xét thiếu tính hướng dẫn. Giáo viên không được dùng thước kẻ gõ bàn, tạo sự chấn động và gây sợ hãi cho học sinh. - Tham gia các hoạt động của Tổ chuyên môn. Hằng năm, mỗi giáo viên có ít nhất 02 tiết dạy tham gia hội giảng trong trường để đánh giá trong một năm, 02 tiết hội giảng trong tổ và ít nhất 1 tuần 1 tiết dự giờ đồng nghiệp. - Giáo dục tập thể mỗi tuần 3 tiết: đối với lớp 1, 2 và 3 mỗi tuần có 3 tiết HĐTN. Đối với lớp 4&5 có 3 tiết: tiết 1 chào cờ đầu tuần do Tổng phụ trách Đội điều khiển, giáo viên có mặt dự và quản lý học sinh. Tiết 2: Hoạt động ngoài giờ lên lớp theo TKB chuyên môn. Cách tổ chức phải sinh động, vui tươi, động viên, không la rầy, kiểm điểm học sinh trong các tiết giáo dục tập thể. Tiết 3: Sinh hoạt lớp cuối tuần do giáo viên tổ chức. - Quản lí trước, trong và sau phòng học phải sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng, không dán, nhện. Tường phòng học, bàn ghế học sinh không bị viết vẽ bậy. Trang trí lớp đúng quy định trường Xanh - Sạch - Đẹp. Tổ chức cho HS chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, lao động vệ sinh theo phân công của TPT. - Tham gia tích cực công tác Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở địa phương. Không có học sinh bỏ học hàng năm.
  • 17. 13 - Nắm bắt thông tin kịp thời, báo cáo chính xác, đúng thời gian quy định của chuyên môn, của trường khi có yêu cầu. - Đảm bảo ngày công làm việc trong năm học là 42 tuần. Lên lớp đúng giờ, đúng tiết, không tuỳ tiện tự ý đối tiết, bỏ lớp học, bỏ tiết dạy, đi muộn về sớm, cắt xén chương trình. Thời gian mỗi tiết dạy trong khoảng 15 phút đến 40 phút. - Giáo viên thường xuyên tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và cải tiến phương pháp giảng dạy. - Quan tâm phụ đạo học sinh chưa hoàn thành, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu. Có kế hoạch giảng dạy, giáo dục học sinh hòa nhập (nếu có). - Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của lớp. - Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh và cộng đồng xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. - Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo. - Các tiết dạy đều phải chuẩn bị và sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học sẵn có hoặc tự làm. - Không được bỏ tiết, đi muộn về sớm, không được tự ý đổi tiết cho nhau khi chưa có sự nhất trí của chuyên môn. - Trong lớp không được sử dụng “điện thoại di động”, “làm việc riêng”. Cần quan sát, gần gũi, thân thiện học sinh tránh tình trạng ngồi ở bàn giáo viên đọc-chép. - Giáo viên viết chữ trên bảng lớp, phiếu học tập, nhận xét vở học sinh phải đúng mẫu chữ viết quy định. - Giảng dạy, kiểm tra, xếp loại học sinh theo chuẩn yêu cầu cần đạt; chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học, chú ý đánh giá đúng theo TT 22/2016 TT - BGDĐT ngày 22/9/2016 TT - BGDĐT và Thông tư 27/2020/TT-BGD&ĐT ngày 4/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định đánh giá học sinh Tiểu học (đối với lớp 1, 2 và 3) - Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh hoàn thành lớp học, danh sách học sinh phải kiểm tra lại và rèn luyện trong hè, hoàn chỉnh việc ghi sổ chủ nhiệm, phiếu liên lạc và học bạ học sinh. - Giáo viên đi công tác nhà trường bố trí dạy thay; nghỉ do công việc gia đình (trừ các trường hợp khác như đám tang tứ thân - phụ mẫu, đám cưới của bản thân...tổ chuyên môn cử người dạy giúp) còn lại bắt buộc phải nhờ người dạy thế (nhưng phải có sự đồng ý của Ban Giám hiệu). 5. Các loại hồ sơ của học sinh: - Đối với học sinh lớp 1, lớp 2 gồm: + Hồ sơ đánh giá là minh chứng cho quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh; là thông tin để tăng cường sự phối hợp giáo dục học sinh giữa giáo viên, nhà trường với cha mẹ học sinh
  • 18. 14 + Hồ sơ đánh giá từng năm học của mỗi học sinh gồm Học bạ (theo Phụ lục 1 được đính kèm) và Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp (theo Phụ lục 2 được đính kèm) a) Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của các lớp được lưu trữ tại nhà trường theo quy định b) Học bạ được nhà trường lưu trữ trong suốt thời gian học sinh học tại trường, được giao cho học sinh khi hoàn thành chương trình tiểu học hoặc chuyển trường - Đối với học sinh lớp 3,4,5 gồm: + Hồ sơ đánh giá là minh chứng cho quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh; là thông tin để tăng cường sự phối hợp giáo dục học sinh giữa giáo viên, nhà trường với cha mẹ học sinh + Hồ sơ đánh giá từng năm học của mỗi học sinh gồm: a) Học bạ b) Sổ theo dõi chất lượng giáo dục c) Bài kiểm tra định kì cuối năm học d) Phiếu hoặc sổ liên lạc trao đổi ý kiến của cha mẹ học sinh (nếu có) e) Giấy chứng nhận, giấy khen, xác nhận thành tích của học sinh trong năm học (nếu có) 6. Cách đánh giá, xếp loại học sinh: Đánh giá theo thông tư 22/2016/TT-BGD&ĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28/8/2014 đối với học sinh lớp 5. Đánh giá theo thông tư 27/2022-TT-BGD&ĐT ngày 4/9/2020 của BGD&ĐT đối với học sinh lớp 1,2,3,4. * Đối với học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4 Theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định đánh giá về học sinh tiểu học: a) Nội dung và phương pháp đánh giá. * Nội dung đánh giá: - Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. - Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau: + Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. + Những năng lực cốt lõi: Những năng lực chung: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo. Những năng lực đặc thù: Ngôn ngữ; Tính toán; Khoa học; Công nghệ; Tin học; Thẩm mĩ; Thể chất.
  • 19. 15 * Phương pháp đánh giá: Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm: - Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh. - Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan. - Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi-đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời. - Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá b) Đánh giá thường xuyên - Đánh giá thường xuyên về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục: + Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thông qua lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời. + Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn. + Cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện. - Đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực: + Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá; căn cứ vào những biểu hiện về nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh; đối chiếu với yêu cầu cần đạt của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học để nhận xét và có biện pháp giúp đỡ kịp thời. + Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi để hoàn thiện bản thân. + Cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi. c) Đánh giá định kỳ - Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục:
  • 20. 16 + Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau: - Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục. - Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục. - Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục. - Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lí, Khoa học, Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kỳ. Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II. - Đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau: - Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập. - Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự. - Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống. + Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh. - Đánh giá định kỳ về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực: Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh, đánh giá theo các mức sau: + Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên. + Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên. + Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ. d) Tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục
  • 21. 17 - Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học: + Giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và các mức đạt được từ đánh giá định kỳ về môn học, hoạt động giáo dục để tổng hợp và ghi kết quả đánh giá giáo dục của từng học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp. + Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào kết quả đánh giá thường xuyên và các mức đạt được từ đánh giá định kỳ về từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh để tổng hợp và ghi kết quả đánh giá giáo dục của học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp. - Cuối năm học, căn cứ vào quá trình tổng hợp kết quả đánh giá về học tập từng môn học, hoạt động giáo dục và từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi, giáo viên chủ nhiệm thực hiện: + Đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo bốn mức: - Hoàn thành xuất sắc: Những học sinh có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên. - Hoàn thành tốt: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên. - Hoàn thành: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và Hoàn thành tốt, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên. - Chưa hoàn thành: Những học sinh không thuộc các đối tượng trên. + Ghi nhận xét, kết quả tổng hợp đánh giá giáo dục và các thành tích của học sinh được khen thưởng trong năm học vào Học bạ. e) Xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình tiểu học - Xét hoàn thành chương trình lớp học: + Học sinh được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học là những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục ở một trong ba mức: Hoàn thành xuất sắc, Hoàn thành tốt, Hoàn thành. + Đối với học sinh chưa được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học, giáo viên lập kế hoạch, hướng dẫn, giúp đỡ; đánh giá bổ sung để xét hoàn thành chương trình lớp học. + Đối với học sinh đã được hướng dẫn, giúp đỡ mà vẫn chưa đủ điều kiện hoàn thành chương trình lớp học, tùy theo mức độ chưa hoàn thành ở các môn học, hoạt động giáo dục, mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực, giáo viên lập danh sách báo cáo
  • 22. 18 hiệu trưởng để tổ chức kiểm tra, đánh giá và xem xét, quyết định việc được lên lớp hoặc chưa được lên lớp. - Xét hoàn thành chương trình tiểu học: Học sinh hoàn thành chương trình lớp 5 được xác nhận và ghi vào Học bạ: Hoàn thành chương trình tiểu học. f) Khen thưởng - Hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh: + Khen thưởng cuối năm học: - Khen thưởng danh hiệu Học sinh Xuất sac cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành xuất sắc. - Khen thưởng danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công nhận. - Khen thưởng đột xuất: học sinh có thành tích đột xuất trong năm học. - Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng. - Cán bộ quản lý và giáo viên có thể gửi thư khen cho những học sinh có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những việc làm tốt. * Đối với học sinh lớp 5 Cách đánh giá và cho điểm ở Tiểu học được áp dụng theo Thông tư 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành ngày 22/09/2016 quy định. Nội dung gồm các điều liên quan sau: Điều 5. Nội dung đánh giá 1. Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. 2. Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh: a) Năng lực: tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề; b) Phẩm chất: chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thương.” 3. Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh: a) Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục; b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; c) Trung thực, kỷ luật, đoàn kết; d) Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước. Điều 6. Đánh giá thường xuyên
  • 23. 19 1. Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện về kiến thức, kĩ năng, thái độ và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục. Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh nhằm hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học. 2. Đánh giá thường xuyên về học tập: a) Giáo viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời; b) Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn; c) Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện. 3. Đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm chất: a) Giáo viên căn cứ vào các biểu hiện về nhận thức, kĩ năng, thái độ của học sinh ở từng năng lực, phẩm chất để nhận xét, có biện pháp giúp đỡ kịp thời; b) Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng năng lực, phẩm chất để hoàn thiện bản thân; c) Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển năng lực, phẩm chất.” Điều 7. Đánh giá thường xuyên hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học, hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học 1. Tham gia đánh giá thường xuyên gồm: giáo viên, học sinh (tự đánh giá và nhận xét, góp ý bạn qua hoạt động của nhóm, lớp); khuyến khích sự tham gia đánh giá của cha mẹ học sinh. 2. Giáo viên đánh giá: a) Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà học sinh phải thực hiện trong bài học, giáo viên tiến hành một số việc như sau: - Quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học; - Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh;
  • 24. 20 - Quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh; áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn. Do năng lực của học sinh không đồng đều nên có thể chấp nhận sự khác nhau về thời gian, mức độ hoàn thành nhiệm vụ; b) Hàng tuần, giáo viên lưu ý đến những học sinh có nhiệm vụ chưa hoàn thành; giúp đỡ kịp thời để học sinh biết cách hoàn thành; c) Hàng tháng, giáo viên ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục về mức độ hoàn thành nội dung học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác; dự kiến và áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời đối với những học sinh chưa hoàn thành nội dung học tập môn học, hoạt động giáo dục khác trong tháng; d) Khi nhận xét, giáo viên cần đặc biệt quan tâm động viên, khích lệ, biểu dương, khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ giúp học sinh tự tin vươn lên; đ) Không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên. 3. Học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn: a) Học sinh tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác, báo cáo kết quả với giáo viên; b) Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập môn học, hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ. 4. Cha mẹ học sinh tham gia đánh giá: Cha mẹ học sinh được khuyến khích phối hợp với giáo viên và nhà trường động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện; được giáo viên hướng dẫn cách thức quan sát, động viên các hoạt động của học sinh hoặc cùng học sinh tham gia các hoạt động; trao đổi với giáo viên các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp, thuận tiện nhất như lời nói, viết thư. Điều 8. Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh 1. Các năng lực của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường. Giáo viên đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh thông qua các biểu hiện hoặc hành vi như sau: a) Tự phục vụ, tự quản: thực hiện được một số việc phục vụ cho sinh hoạt của bản thân như vệ sinh thân thể, ăn, mặc; một số việc phục vụ cho học tập như chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà; các việc theo yêu cầu của giáo viên, làm việc cá nhân, làm việc theo sự phân công của nhóm, lớp; bố trí thời gian học tập, sinh hoạt ở nhà; chấp hành nội quy lớp học; cố gắng tự hoàn thành công việc;
  • 25. 21 b) Giao tiếp, hợp tác: mạnh dạn khi giao tiếp; trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói đúng nội dung cần trao đổi; ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng; ứng xử thân thiện, chia sẻ với mọi người; lắng nghe người khác, biết tranh thủ sự đồng thuận; c) Tự học và giải quyết vấn đề: khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp, làm việc trong nhóm, lớp; khả năng tự học có sự giúp đỡ hoặc không cần giúp đỡ; tự thực hiện đúng nhiệm vụ học tập; chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm; tự đánh giá kết quả học tập và báo cáo kết quả trong nhóm hoặc với giáo viên; tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn, giáo viên hoặc người khác; vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện những tình huống mới liên quan tới bài học hoặc trong cuộc sống và tìm cách giải quyết. 2. Hàng ngày, hàng tuần, giáo viên quan sát các biểu hiện trong các hoạt động của học sinh để nhận xét sự hình thành và phát triển năng lực; từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các năng lực riêng, điều chỉnh hoạt động để tiến bộ. 3. Hàng tháng, giáo viên thông qua quá trình quan sát, ý kiến trao đổi với cha mẹ học sinh và những người khác (nếu có) để nhận xét học sinh, ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Điều 9. Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh 1. Các phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường. Giáo viên đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh thông qua các biểu hiện hoặc hành vi như sau: a) Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục: đi học đều, đúng giờ; thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy giáo, cô giáo và người khác; chăm làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ; tích cực tham gia các hoạt động, phong trào học tập, lao động và hoạt động nghệ thuật, thể thao ở trường và ở địa phương; tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia giữ gìn vệ sinh, làm đẹp trường lớp, nơi ở và nơi công cộng; b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm: mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân; nhận làm việc vừa sức mình; tự chịu trách nhiệm về các việc làm, không đổ lỗi cho người khác khi mình làm chưa đúng; sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai; c) Trung thực, kỷ luật, đoàn kết: nói thật, nói đúng về sự việc; không nói dối, không nói sai về người khác; tôn trọng lời hứa, giữ lời hứa; thực hiện nghiêm túc quy định về học tập; không lấy những gì không phải của mình; biết bảo vệ của công; giúp đỡ, tôn trọng mọi người; quý trọng người lao động; nhường nhịn bạn;
  • 26. 22 d) Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước: quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em; kính trọng người lớn, biết ơn thầy giáo, cô giáo; yêu thương, giúp đỡ bạn; tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xây dựng trường, lớp; bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường; tự hào về người thân trong gia đình, thầy giáo, cô giáo, nhà trường và quê hương; thích tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa phương. 2. Hàng ngày, hàng tuần, giáo viên quan sát các biểu hiện trong các hoạt động của học sinh để nhận xét sự hình thành và phát triển phẩm chất; từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các phẩm chất riêng, điều chỉnh hoạt động, ứng xử kịp thời để tiến bộ. 3. Hàng tháng, giáo viên thông qua quá trình quan sát, ý kiến trao đổi với cha mẹ học sinh và những người khác (nếu có) để nhận xét học sinh, ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Điều 10. Đánh giá định kì kết quả học tập. 1. Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. 2. Đánh giá định kỳ về học tập a) Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau: - Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục; - Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục; - Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục; b) Vào cuối học kì I và cuối năm học, đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc có bài kiểm tra định kì; Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kì I và giữa học kì II; c) Đề kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau: - Mức 1: nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học;
  • 27. 23 - Mức 2: hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân; - Mức 3: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống; - Mức 4: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt; d) Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm, không cho điểm 0, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kì không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kì I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh. 3. Đánh giá định kì về năng lực, phẩm chất Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào các biểu hiện liên quan đến nhận thức, kĩ năng, thái độ trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng năng lực, phẩm chất của mỗi học sinh, tổng hợp theo các mức sau: a) Tốt: đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên; b) Đạt: đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên; c) Cần cố gắng: chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ. Điều 11. Tổng hợp đánh giá 1. Vào cuối học kì I và cuối năm học, hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm họp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua nhận xét quá trình và kết quả học tập, hoạt động giáo dục khác để tổng hợp đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của từng học sinh về: a) Quá trình học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác, những đặc điểm nổi bật, sự tiến bộ, hạn chế, mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; năng khiếu, hứng thú về từng môn học, hoạt động giáo dục, xếp loại từng học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục thuộc một trong hai mức: Hoàn thành hoặc Chưa hoàn thành; b) Mức độ hình thành và phát triển năng lực: những biểu hiện nổi bật của năng lực, sự tiến bộ, mức độ hình thành và phát triển theo từng nhóm năng lực của học sinh; góp ý với học sinh, khuyến nghị với nhà trường, cha mẹ học sinh; xếp loại từng học sinh thuộc một trong hai mức: Đạt hoặc Chưa đạt; c) Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất: những biểu hiện nổi bật của phẩm chất, sự tiến bộ, mức độ hình thành và phát triển theo từng nhóm phẩm chất của học sinh; góp ý
  • 28. 24 với học sinh, khuyến nghị với nhà trường, cha mẹ học sinh; xếp loại từng học sinh thuộc một trong hai mức: Đạt hoặc Chưa đạt; d) Các thành tích khác của học sinh được khen thưởng trong học kì, năm học. 2. Giáo viên chủ nhiệm ghi nhận xét, kết quả tổng hợp đánh giá vào học bạ. Học bạ là hồ sơ chứng nhận mức độ hoàn thành chương trình và xác định những nhiệm vụ, những điều cần khắc phục, giúp đỡ đối với từng học sinh khi bắt đầu vào học kì II hoặc năm học mới. Điều 12. Đánh giá học sinh khuyết tật và học sinh học ở các lớp học linh hoạt Dựa trên quy định đánh giá học sinh tiểu học, việc đánh giá học sinh khuyết tật và học sinh học ở các lớp học linh hoạt bảo đảm quyền được chăm sóc và giáo dục đối với tất cả học sinh. Đối với học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục hoà nhập, nếu khả năng của học sinh có thể đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chung thì được đánh giá như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh không có khả năng đáp ứng yêu cầu chung thì được đánh giá theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân. Đối với học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục chuyên biệt, nếu khả năng của học sinh đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chuyên biệt thì được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh không có khả năng đáp ứng yêu cầu giáo dục chuyên biệt thì được đánh giá theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân. Đánh giá học sinh học ở các lớp học linh hoạt: giáo viên căn cứ vào nhận xét, đánh giá thường xuyên qua các buổi học tại lớp linh hoạt và kết quả đánh giá định kì môn Toán, môn Tiếng Việt được thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Quy định này. Ngoài ra, giáo viên còn sử dụng sổ liên lạc trên phần mềm của trường để việc kết nối giữa nhà trường và phụ huynh có hiệu quả; xem sổ liên lạc như một minh chứng trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. Hàng kì (giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2, cuối năm) giáo viên chủ nhiệm gửi sổ liên lạc về để cha mẹ học sinh nắm bắt tình hình học tập của con em mình. Ngoài ra, những trường hợp cần thiết, giáo viên chủ nhiệm có thể thường xuyên liên lạc hơn với gia đình học sinh để phối hợp giáo dục. Việc đánh giá bằng nhận xét, giáo viên cần ghi rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu. Phần nhận xét phải chỉ ra được nội dung mà học sinh cần phải điều chỉnh; chú trọng kết hợp một cách hợp lí, hiệu quả cả phần ghi nhận xét với việc đánh giá. 7. Các hoạt động giáo dục trong nhà trường: a) Dạy và học - Hoàn thành chương trình tuần 35, kiểm tra định kì cuối năm, giảm số lượng học sinh dưới chuẩn, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.
  • 29. 25 - Tăng cường bồi dưỡng học sinh năng khiếu các môn học, tham gia giao lưu olympic các môn học các cấp. - Tổ chức thực tập sư phạm. - Đánh giá Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng theo chuẩn, đánh giá viên chức cuối năm, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. - Hoàn thành công tác bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch. - Tham gia các lớp tập huấn đổi mới chương trình GDPT 2018. - Chuẩn bị các điều kiện thực hiện đổi mới chương trình GDPT 2018 – đối với lớp 5. - Xét thi đua cuối năm, tổng kết năm học, họp toàn thể CMHS cuối năm học. b) Kiểm tra nội bộ - Kiểm tra toàn diện từ 05 - 10 giáo viên; kiểm tra 100% các bộ phận. - Trên 90% giáo viên được BGH dự giờ thăm lớp; c) Tổ chức các hội thi, các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. - Tổ chức hội thi, giao lưu cấp trường và tham gia thi các cấp: thi đua trang trí trường, lớp “xanh – sạch – đẹp – sáng – an toàn” (đợt 2); Olimpic các môn học, Rung chuông vàng các môn học; tham gia thi Tin học trẻ. + Hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi: Tổ chức Chỉ huy Đội giỏi; Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Vì vinh dự Đội”, công nhận chuyên hiệu “Rèn luyện đội viên”; “Kế hoạch nhỏ”, “Nuôi heo đất”, hưởng ứng phong trào “Ngôi nhà khăn quàng đỏ”, tổ chức Lễ kết nạp đội viên. + Hoạt động câu lạc bộ: Liên kết với các trung tâm tiếp tục triển khai CLB cờ Vua. + Hoạt động thể dục, thể thao: tổ chức và tham gia giải điền kinh, bơi, tham gia giải cờ vua cấp tỉnh. - Tổ chức trải nghiệm cho học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5 8. Điều lệ trường thực tập; các chế độ, chính sách đối với ngành giáo dục và đối với giáo viên. 8.1 Quy định chung áp dụng với tất cả mọi người khi tới trường - Để xe vào nơi quy định , gặp giáo viên và học sinh trực để hướng dẫn thêm. - Giữ vệ sinh chung, không làm mất trật tự trong giờ học. - Không xả rác, đá bóng trong khuôn viên trường. - Không hút thuốc, uống rượu bia trong khuôn viên trường. - Phải có ý thức bảo quản tài sản của trường, tiết kiệm điện nước, điện thoại văn phòng phẩm. Điều lệ trường kiến tập, các chế độ, chính sách đối với giáo viên (Thông tư 28). 8.2. Giáo viên, nhân viên có những chế độ, chính sách sau đây:
  • 30. 26 - Được hưởng tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi và các chính sách khác theo quy định; được thay đổi hạng chức danh nghề nghiệp; được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, sức khỏe, hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định. - Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuên môn và nhà trường trong việc lựa chọn, điều chinhr nội dung giáo dục; vận dụng các hình thưcs hoạt động và phương pháp giáo dục, đánh giá học sinh phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường. - Được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng. - Được khen thưởng, tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác theo quy định. - Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm, ngoài những quyền nêu tại khoản 1 của Điều này, còn có các quyền sau đây: - Được dự giờ các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình chủ nhiệm. - Được dự giờ các cuộc họp hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng khacs khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh lớp mình chủ nhiệm. 8.3. Các chế độ, chính sách đối với ngành giáo dục -Thứ nhất, các công văn về tinh giảm chương trình trong giai đoạn dịch Covid 19 để thực hiện hoàn tất chương trình Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn giảm chương trình học kỳ II năm 2019 – 2020, tiếp sau đó ở năm học 2020 – 2021 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 3280/BGDĐT – GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. - Thứ hai, Luật Giáo dục có hiệu lực từ 01/7/2020. Theo đó có thay đổi quan trọng về tiêu chuẩn trình độ giáo viên. - Thứ ba, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Thông tư 32 năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01/11/2020. - Thứ tư, lớp 1,2 dạy theo chương trình giáo dục mới. - Thứ năm, đánh giá phân loại công chức, viên chức – giáo viên không cần sáng kiến kinh nghiệm. - Thứ sáu, tuyển dụng giáo viên theo Nghị định 115/2020/NĐCP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức có hiệu lực từ ngày 29/9/2020. Trong đó có rất nhiều điểm mới về tuyển dụng, hợp đồng làm việc, trình tự thủ tục. III. Những bài học sư phạm SV thu nhận được: 1. Bài học kinh nghiệm từ công tác giảng dạy - Tự tin, mạnh dạn truyền đạt kiến thức, không nên cứng nhắc một phương pháp nào.
  • 31. 27 - Cách phân bố thời gian hợp lí, đảm bảo tiến trình tiết dạy, đạt mục tiêu bài dạy và phù hợp với tình hình thực tế của lớp. - Sau khi dạy nội dung bất cứ bài nào cũng cần phải có liên hệ thực tiễn cho học sinh. - Hiểu biết nhiều hơn về tâm sinh lí của học sinh. - Giọng nói to, rõ, phát âm chuẩn với âm lượng vừa đủ nghe, điệu bộ duyên dáng, thái độ ân cần để thu hút sự chú ý học tập của các em học sinh. - Bắt đầu một bài học cần khởi động bằng các hoạt động trải nghiệm, bằng các vấn đề để kích thích khả năng sáng tạo, hứng thú học tập của học sinh. Cần nêu câu hỏi gợi mở để kích thích tính chủ động của các em, thay vì trả lời thay cho các em. Hệ thống câu hỏi gợi mở phải được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó tăng dần phải hợp lí, logic. Trong quá trình hoạt động nhóm cần tạo điều kiện phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản của lớp, cá nhân mỗi học sinh. - Cần chuẩn bị kĩ lưỡng trong khâu thiết kế bài dạy, chuẩn bị giờ lên lớp. Thiết kế bài dạy và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên là việc quan trọng, thực hiện quy chế chuyên môn trong trường tiểu học. - Trước khi lên lớp phải xem kỹ bài, dự kiến các tình huống sư phạm có thể xảy ra cũng như dự đoán trước những chỗ học sinh khó hiểu trong bài học để kịp thời. giải đáp cho học sinh hiểu. - Quá trình lên lớp cần sử dụng nhiều phương pháp, hình thức tổ chức khác nhau và vận dụng chúng một cách linh hoạt vì không có phương pháp nào là vạn năng cả. - Sử dụng việc dạy học tích hợp với các môn học khác, bên cạnh đó sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, lời nói diễn cảm xúc tích, thao tác nhanh gọn. - Giáo viên nên hình thành cho học sinh những nề nếp, kỷ luật riêng của mình ngoài những nội quy chung của nhà trường, lớp. - Người giáo viên cần thân thiện với học sinh, thường xuyên trò chuyện để hiểu rõ về hoàn cảnh gia đình và tâm lý học sinh. Nhờ vào đó để có phương pháp giảng dạy, truyền đạt hiệu quả giúp các em học sinh có ý thức học tập và rèn luyện. - Cần tăng cường trang bị thiết bị, đồ dùng dạy học và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cần phù hợp với nội dung bài giảng và trực quan sinh động, tạo hứng thú cho học sinh. - Không ngừng trao đổi kinh nghiệm và tiếp thu những phương pháp giáo dục mới. - Linh động trong mọi tình huống, trang bị những kiến thức về cách xử lí tình huống sư phạm. 2. Bài học kinh nghiệm từ công tác chủ nhiệm - Sau thời gian thực tập tại trường, được sự hướng dẫn trực tiếp từ giáo viên chủ nhiệm, tìm hiểu về nội dung công việc của người giáo viên chủ nhiệm; nội dung, kế hoạch thực hiện
  • 32. 28 công tác chủ nhiệm lớp. Tìm hiểu về hồ sơ công tác chủ nhiệm lớp của một giáo viên, cách phân loại học lực, thể lực, hạnh kiểm của học sinh. Bản thân em đã tự rút ra cho mình nhiều bài học kinh nghiệm quý báu: - Biết cách xây dựng một kế hoạch chủ nhiệm. - Xây dựng kế hoạch cho từng giai đoạn: tuần, tháng, học kỳ, năm, đưa ra từng giải pháp cụ thể cho từng đối tượng và từng thời điểm; đánh giá những kết quả hạn chế để rút ra kinh nghiệm. - Nắm được tâm sinh lý lứa tuổi, những kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm, giáo dục học sinh cá biệt cho từng đối tượng, phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh mà lớp mình chủ nhiệm. - Biết cách tổ chức, triển khai cho học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Quan tâm gần gũi với học sinh để biết được hoàn cảnh cũng như tâm lý của các em để có biện pháp giáo dục phù hợp. - Biết được cách quản lí các học sinh trong học tập, sinh hoạt và các hoạt động bán trú một cách tốt nhất. - Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn, cha mẹ, cũng như các đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng tìm ra biện pháp tốt nhất để giáo dục học sinh. - Biết cách phối hợp, chia sẻ, trao đổi thông tin về việc học tập của học sinh với phụ huynh và Ban giám hiệu nhà trường. - Biết quan tâm đến học sinh mà mình chủ nhiệm để giúp đỡ các em khi các em gặp khó khăn. - Biết cách đánh giá, nhận xét học sinh về mặt học tập, mặt hình thành và phát triển năng lực cũng như phẩm chất của học sinh theo thông tư 27/2020 và thông tư 30 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về đánh giá học sinh tiểu học. - Biết cách tổ chức, quy trình của một tiết sinh hoạt lớp, cách phân bố thời gian và cách tổ chức một trò chơi trong một giờ sinh hoạt cuối tuần. - Có hình thức biểu dương, khen ngợi, động viên học sinh để giúp học sinh phấn khởi, phát huy những mặt mạnh của bản thân. 3. Hạn chế - Đây là lần thực tế đầu tiên về trường tiểu học với vai trò là những giáo sinh, lần đầu tiên được làm giáo viên chủ nhiệm nên chúng em còn rất nhiều bỡ ngỡ, lạ lẫm, dẫn đến việc không tránh khỏi đó là phạm phải những sai lầm, thiếu sót. Là lần thực tế đầu tiên nên sinh viên còn rụt rè, thiếu kinh nghiệm, chưa chủ động trong công việc. - Kinh nghiệm, vốn sống của sinh viên còn hạn chế, vì vậy, trong quá trình thực tập, việc xử lý các tình huống, công việc chưa được trôi chảy, hợp lý, linh hoạt.
  • 33. 29 - Nội dung thực tập rộng bao gồm nhiều mảng: thực tập chủ nhiệm, thực tập giảng dạy, các hoạt động ngoài giờ lên lớp…trong khi đó, nhiều nội dung kiến thức chưa được trang bị, vốn sống, vốn kinh nghiệm lại ít nên gặp rất nhiều khó khăn. Huế, ngày 05 tháng 04 năm 2024 BCĐ NHẬN XÉT VÀ CHO ĐIỂM SINH VIÊN THỰC TẬP Lê Ngọc Thanh Hương
  • 34. PHẦN 2 GIÁO ÁN CÁC TIẾT THỰC TẬP GIẢNG DẠY
  • 35. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn học: Toán Lớp: 4 Tên bài: Luyện tập chung (Tiết 1) Số tiết: 2 tiết Thời gian thực hiện: Ngày 26 tháng 2 năm 2024 Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Thanh Hương I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Sau bài học này HS cần đạt được: - Củng cố nhận biết về các đơn vị đo diện tích: dm2 (đề - xi – mét vuông), m2 (mét vuông), mm2 (mi – li – mét vuông) và quan hệ giữa các đơn vị đó. - Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo diện tích (mm2 , cm2 , dm2 , m2 ); Thực hiện được việc ước lượng các kết quả đo diện tích trong một số trường hợp đơn giản. - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo diện tích. 2. Qua bài học này HS có cơ hội để được phát triển: - Phẩm chất: Chăm chỉ; Trách nhiệm; Tính tích cực và hứng thú; Phát triển niềm tin trong học Toán; Rèn khả năng sáng tạo. - Năng lực: Tự chủ và tự học; Tư duy và lập luận toán học; Phát hiện và giải quyết vấn đề toán học; Giao tiếp toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Đối với giáo viên: Powerpoint trò chơi “Mê cung bí ẩn, phiếu học tập ( bài tập 1), bảng phụ (ở bài tập 2,3) - Đối với học sinh: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút): * Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho học sinh trước khi vào bài mới; Tái hiện các kiến thức, kĩ năng đã học về các đơn vị đo diện tích và mối quan hệ giữa các đơn vị đó, chuyển đổi và tính toán với các số đo diện tích. * PPDH/ KTDH: Trò chơi; Vấn đáp * Hình thức: Cá nhân; Cả lớp * Đánh giá: Đánh giá qua quan sát, đàm thoại, sản phẩm học tập của học sinh. * Đồ dùng dạy học: Powerpoint trò chơi “Ai thông minh hơn học sinh lớp 4” * Cách thực hiện: - Tổ chức trò chơi “Ai thông minh hơn học sinh lớp 4”. Phổ biến luật chơi: Học sinh trả lời đúng các câu hỏi để giành - Lắng nghe luật chơi. Tham gia trò chơi.
  • 36. chiến thắng. * Câu hỏi 1: 2 m2 = ........... dm2 . Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: A. 2 B. 200 C. 2 000 D. 20 000 * Câu hỏi 2: Chọn đáp án thích hợp điền vào chỗ chấm: Muốn tính diện tích ........................ ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng một đơn vị đo). A. Hình vuông B. Hình thoi C. Hình bình hành D. Hình chữ nhật * Câu hỏi 3: Tính diện tích một hình vuông có cạnh bằng 10 cm. A. 40 cm2 B. 100 cm2 C. 10 cm2 D. 1 m2 - Dẫn dắt vào bài mới. - Đáp án B - Đáp án D - Đáp án B 2. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH LUYỆN TẬP (25 phút): * Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã được học * PPDH/ KTDH: Thảo luận nhóm, Khăn trải bàn * Hình thức: Cá nhân; Nhóm; Cả lớp * Đánh giá: Đánh giá qua quan sát, đàm thoại, sản phẩm học tập của học sinh. * Đồ dùng dạy học: phiếu học tập ở bài tập 1; bảng phụ ở bài tập 2,3 * Cách thực hiện: Bài 1: (7 phút) - Yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích: 1 m2 = ........... dm2 - Thực hiện yêu cầu. Câu trả lời dự kiến: 1 m2 = 100 dm2 1 dm2 = 100 cm2
  • 37. 1 dm2 = ........... cm2 1 cm2 = ........... mm2 100 mm2 = ........... cm2 - Mời HS nêu yêu cầu của bài tập 1 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện vào phiếu học tập. - Tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng”. Phổ biến luật chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 3 bạn đại diện tham gia, lần lượt hoàn thành 3 câu. Những học sinh dưới lớp làm trọng tài. Đội nào làm nhanh và có nhiều đáp án đúng nhất sẽ chiến thắng. - Yêu cầu HS nhận xét - Yêu cầu HS trình bày cách làm trước lớp. 1 cm2 = 100 mm2 100 mm2 = 1 cm2 - 1 HS nêu yêu cầu - Thực hiện - Lắng nghe luật chơi. Tham gia trò chơi. - Nhận xét - Câu trả lời dự kiến: + Đổi từ m2 sang dm2 , số đo sẽ gấp lên 100 lần nên 4 m2 = 400 dm2 . + Đổi từ m2 sang cm2 , số đo sẽ gấp lên 10 000 lần nên 7 m2 = 70 000 dm2 . + Đổi từ m2 sang mm2 , số đo sẽ gấp lên 1 000 000 lần nên 3 m2 = 3 000 000 mm2 . + Đổi từ cm2 sang dm2 , số đo sẽ giảm đi 100 lần nên 600 cm2 = 6 dm2 . + Đổi từ dm2 sang m2 , số đo sẽ giảm đi 100 lần nên 300 dm2 = 3 m2 . + Đổi từ mm2 sang cm2 , số đo sẽ giảm đi 100 lần nên 80 000 mm2 =800 cm2 . + Đổi 1 m2 23 dm2 sang dm2 , ta đổi thành 100 dm2 + 23 dm2 = 123 dm2 . + Đổi 5 m2 3 dm2 sang dm2 , ta đổi thành 500 dm2 + 3 dm2 = 503 dm2 . + Đổi 9 m2 23 cm2 sang cm2 , ta đổi thành 90 000 cm2 + 23 cm2 = 90 023 cm2 . - Lắng nghe - Lắng nghe
  • 38. - Nhận xét. * Bài tập 1 ôn lại cách đổi các đơn vị đo diện tích. Bài 2: (8 phút) - Mời HS nêu yêu cầu của bài tập 2 - Chiếu hình ảnh viên gạch, tranh cổ động và đường chạy hỏi: Các hình ảnh sau có dạng hình gì? Hãy xác định các kích thước của mỗi hình. - Yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích hình vuông và hình chữ nhật. - Yêu cầu cả lớp thực hiện bài tập vào vở - Yêu cầu 3 HS trình bày bài làm - Yêu cầu HS nhận xét - Nhận xét, tuyên dương - Lưu ý: Nên ước lượng để chọn đơn vị đo diện tích phù hợp, ví dụ để đo diện tích lớp học sử dụng đơn vị đo mét vuông, đo diện tích tờ giấy dùng đơn vị xăng-ti-mét vuông,... Bài 3: (12 phút) - Mời HS nêu yêu cầu của bài tập 3 - Hỏi: + Khu vườn trong hình có bao nhiêu mảnh vườn? Hãy kể tên các mảnh vườn đó. - 1 HS nêu yêu cầu - Câu trả lời dự kiến: Viên gạch có dạng hình vuông, có cạnh là 60 cm; Tranh cổ động có dạng hình chữ nhật, có chiều dài là 28 dm, chiều rộng là 15 dm; Đường chạy có dạng hình chữ nhật, có chiều dài 80 m, chiều rộng 5 m. - Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó. Muốn tính diện tích của hình chữ nhật lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng một đơn vị đo). - Cả lớp thực hiện theo yêu cầu. - Mỗi HS được chọn lần lượt trình bày cách tính diện tích 1 hình. - Nhận xét - Lắng nghe - Lắng nghe - 1 HS nêu yêu cầu - Câu trả lời dự kiến: + 4 mảnh vườn: mảnh vườn trồng khoai, mảnh vườn trồng cà chua, mảnh vườn trồng hoa, mảnh vườn trồng các loại rau. + Hình chữ nhật - Mảnh vườn trồng khoai có chiều dài là 68 m, chiều rộng là 47 m; Mảnh vườn trồng cà chua có chiều dài là 47 m, chiều rộng là 25 m; Mảnh vườn trồng hoa có chiều dài là 68 m, chiều rộng là 12 m;
  • 39. + Các mảnh vườn có dạng hình gì? - Yêu cầu HS xác định các kích thước của từng mảnh vườn. - Yêu cầu HS nêu quy tắc tính diện tích hình chữ nhật. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, thực hiện vào bảng phụ ( 4 bạn lần lượt tính 4 diện tích mảnh đất, cử 1 bạn cuối cùng tính diện tích khu vườn) - Yêu cầu HS trình bày bài làm - Yêu cầu HS nhận xét - Nhận xét, tuyên dương Mảnh vườn trồng các loại rau có chiều dài là 25 m, chiều rộng là 12 m. - Muốn tính diện tích của hình chữ nhật lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng một đơn vị đo). - Thực hiện yêu cầu - Trình bày - Nhận xét - Lắng nghe 3. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3 phút): * Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học; Vận dụng * Hình thức: Cá nhân; Cả lớp * Đánh giá: Đánh giá qua quan sát, đàm thoại, sản phẩm học tập của học sinh. * Cách thực hiện: - Yêu cầu HS nêu lại các đơn vị đo diện tích đã học. - Nhận xét tiết học * Củng cố, dặn dò. - m2 , dm2 , cm2 , mm2 - Lắng nghe Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho HS: - Thông qua so sánh mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích để rút ra được cách đổi đơn vị đo phù hợp. Lúc này, HS có cơ hội được phát triển năng lực tư duy và lập luận Toán học. - HS thực hiện và trình bày cách đổi các số đo diện tích, cách tính diện tích các đồ vật có dạng hình vuông, hình chữ nhật, tạo cơ hội cho HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề Toán học. - HS lắng nghe bạn đọc, nghe và hiểu các yêu cầu, kiến thức mà GV truyền đạt. HS được trình bày kết quả học tập dưới dạng nói, dạng viết; biết sử dụng các thuật ngữ và kí hiệu trong
  • 40. toán học để học tập; tự tin khi trả lời câu hỏi, trình bày kết quả trước lớp. HS thực hiện tốt những thao tác trên giúp phát triển năng lực giao tiếp Toán học. PHIẾU HỌC TẬP Bài 1: IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. V. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Giáo viên Sinh viên (Kí duyệt) (Kí tên)
  • 41. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn học: Tiếng Việt Lớp: 4 Tên bài: Nói và nghe: Trao đổi: Tình yêu quê hương, đất nước Số tiết: 1 tiết Thời gian thực hiện: Ngày 12 tháng 3 năm 2024 Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Thanh Hương I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Phát triển các năng lực đặc thù: 1.1. Phát triển năng lực ngôn ngữ: - Phát biểu được cảm nghĩ về một câu chuyện đã học về tình yêu quê hương, đất nước hoặc trình bày được ý kiến về biểu hiện của tình yêu quê hương, đất nước. - Biết trao đổi cùng các bạn những điều đã biết và cảm nhận của bản thân về câu chuyện; biết ghi chép, nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn. 1.2. Phát triển năng lực văn học: - Biết bài tỏ sự yêu thích một số chi tiết hoặc hình ảnh, nhân vật,... trong câu chuyện, bày tỏ ý kiến về tình yêu quê hương, đất nước. 2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất: - Phát triển năng lực tự chủ (biết nêu cảm nghĩ, ý kiến của bản thân); NL hợp tác (biết trao đổi cùng các bạn một cách chủ động, tự nhiên, tự tin; nhìn vào mắt người cùng trò chuyện) - Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước: yêu đất nước, tự hào về lịch sử bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: Powerpoint trò chơi “Ai nhanh mắt” - Học sinh: SGK IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút): * Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi trước khi vào bài học mới
  • 42. * PPDH/ KTDH: Trò chơi; Vấn đáp * Hình thức: Cá nhân; Cả lớp * Đánh giá: Đánh giá qua quan sát, đàm thoại, sản phẩm học tập của học sinh. * Cách thực hiện: - Tổ chức trò chơi “Ai nhanh mắt”. Phổ biến luật chơi: Chiếu các hình ảnh xuất hiện trong câu chuyện đã học ở bài 14. Nhiệm vụ của HS: Đoán tên các câu chuyện đó. * Câu 1: Đây là hình ảnh xuất hiện trong câu chuyện nào? * Câu 2: Hình ảnh này gợi cho các em nhớ đến câu chuyện gì? * Câu 3: Đây là hình ảnh xuất hiện trong câu chuyện nào? * Câu 4: Đây là hình ảnh xuất hiện trong câu chuyện nào? - Lắng nghe luật chơi. Tham gia trò chơi. - Đáp án: Ngô Quyền Đại phá quân Nam Hán - Đáp án: Mít tinh mừng độc lập - Đáp án: Bức ảnh - Đáp án: Danh tướng Lý Thường Kiệt
  • 43. - Nhận xét (Qua trò chơi, các em đã nắm được tên các câu chuyện đã học ở bài 14. Những câu chuyện này đều nói về tình yêu quê hương đất nước của các nhân vật. Vậy để tìm hiểu xem tình yêu ấy để lại ấn tượng gì trong lòng các em hay ý kiến của các em về tình yêu nước là gì. Hãy cùng cô tìm hiểu và chia sẻ qua bài học ngày hôm nay) - Dẫn dắt vào bài mới: Nói và nghe: Trao đổi: Tình yêu quê hương, đất nước - Lắng nghe 2. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH LUYỆN TẬP (27 phút) * Mục tiêu: Phát biểu được cảm nghĩ về một câu chuyện đã học về tình yêu quê hương, đất nước hoặc trình bày được ý kiến về biểu hiện của tình yêu quê hương, đất nước. Biết trao đổi cùng các bạn những điều đã biết và cảm nhận của bản thân về câu chuyện; biết ghi chép, nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn. * PPDH/ KTDH: Thảo luận nhóm, Khăn trải bàn * Hình thức: Cá nhân; Nhóm; Cả lớp * Đánh giá: Đánh giá qua quan sát, đàm thoại, sản phẩm học tập của học sinh. * Cách thực hiện:
  • 44. * Tìm hiểu đề: ( 7 phút ) - Mời HS nêu yêu cầu của 2 đề bài: Cô mời 1 bạn nêu yêu cầu của 2 đề bài nào. - Vậy để làm bài này, ta thực hiện như thế nào? Bây giờ, cô sẽ hướng dẫn cách làm từng đề. - Mời 1 HS đọc gợi ý của đề 1, cả lớp đọc thầm - Yêu cầu HS xác định những ý chính cần nêu: Vậy khi phát biểu cảm nghĩ về 1 câu chuyện đã học ở bài 14, chúng ta cần giới thiệu những gì? - Giới thiệu mẫu - Mời 1 HS đọc gợi ý của đề 2, cả lớp đọc thầm - Yêu cầu HS xác định những ý chính cần nêu: Vậy nói về biểu hiện của lòng yêu nước, chúng ta cần giới thiệu những gì? - Những biểu hiện nào thể hiện lòng yêu nước? - Giới thiệu mẫu - Đối với đề này, các em hãy tìm hiểu những - Nêu yêu cầu: Chọn 1 trong 2 đề sau: 1. Phát biểu cảm nghĩ của em về một câu chuyện đã học ở Bài 14 2. Trình bày ý kiến về biểu hiện của lòng yêu nước - Lắng nghe - Thực hiện yêu cầu - Trả lời: Tên, chủ đề câu chuyện và giới thiệu những chi tiết hay của chuyện. - Lắng nghe - Thực hiện yêu cầu - Trả lời: Nội dung sẽ trình bày, biểu hiện của lòng yêu nước. - HS nêu.
  • 45. biểu hiện của lòng yêu nước, sắp xếp các ý và hoàn thành đoạn nói. - Trong 2 đề này, các em hãy chọn 1 đề mình yêu thích, đọc kỹ gợi ý của đề đó và hoàn thành. - Gọi 3-4 HS nêu đề mình chọn. * Trao đổi: ( 12 phút ) - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trình bày bài làm của mình với bạn, góp ý cho bạn * Trình bày: ( 8 phút ) - Mời một số HS phát biểu trước lớp - Yêu cầu HS nhận xét phần trình bày của bạn. - Viết ý chính vào nháp - Trao đổi với bạn cùng bàn - HS nêu. - 3-4 HS trình bày (có đủ cả 2 đề) - HS trình bày và hỏi ý kiến của các bạn. (Mình đã trình bày xong. Xin mời các bạn cho nhận xét, ví dụ: Các bạn thích phần trình bày của bạn nào? Điều gì trong bài trình bày của bạn khiến em thấy thú vị?) 3. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3 phút): * Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS rèn luyện và tiếp tục phát triển kĩ năng thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của bản thân * Hình thức: Cá nhân; Cả lớp * Đánh giá: Đánh giá qua quan sát, đàm thoại, sản phẩm học tập của học sinh. * Cách thực hiện: - Hỏi: Em sẽ làm gì để bày tỏ tình yêu đối với quê hương, đất nước - Nhận xét: Cô thấy lớp chúng ta đã biết cách bày tỏ tình yêu của mình đối với quê hương, tổ quốc. Mong các em sẽ tích cực rèn luyện nhiều hơn nữa để trở thành những người có ích, góp phần làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp và phát triển. - Câu trả lời dự kiến: Học tập chăm chỉ, vâng lời ông bà bố mẹ, .... IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. V. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................
  • 46. .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Giáo viên Sinh viên (Kí duyệt) (Kí tên) KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn học: Lịch sử và Địa Lý Lớp: 4 Tên bài: Thiên nhiên vùng Nam Bộ (Tiết 2) Số tiết: 3 tiết Thời gian thực hiện: Ngày 20 tháng 3 năm 2024 Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Thanh Hương I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực a. Năng lực lịch sử và địa lí - Xác định được một số con sông lớn của vùng Nam Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ. - Quan sát lược đồ hoặc bản đồ, trình bày được một trong những đặc điểm về đất và sông ngòi ở vùng Nam Bộ. b. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sưu tầm và giới thiệu được một số thông tin liên quan đến nội dung bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý, trình bày cùng bạn trong hoạt động nhóm và thực hành. 2. Phẩm chất - Yêu nước: Thể hiện được niềm tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên vùng Nam Bộ. - Chăm chỉ: Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập và luôn tự giác tìm hiểu, khám phá tri thức liên quan đến nội dung bài học. - Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên và các sản phẩm do con người tạo ra. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: đoạn phim (sông Đồng Nai. Hồ Trị An, sông Sài Gòn, sông Tiền), hình ảnh lược đồ đất đai, sông ngòi ở Nam Bộ. - Học sinh: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
  • 47. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) * Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi, phấn khởi trước khi vào bài học mới * PPDH/ KTDH: Vấn đáp * Hình thức: Cá nhân; Cả lớp * Đánh giá: Đánh giá qua quan sát, đàm thoại. * Cách thực hiện: - Tổ chức trò chơi “Khỉ con leo núi”. Phổ biến luật chơi: Giúp chú khỉ vượt qua chướng ngại vật bằng cách trả lời đúng các câu hỏi - Để tìm hiểu xem sông ngòi cũng như đất đai ở vùng đất Nam Bộ có đặc điểm gì, hãy cùng cô khám phá qua bài học ngày hôm nay. - Dẫn dắt vào bài mới: Bài 18: Thiên nhiên vùng Nam Bộ (tiết 2) - Tham gia trò chơi - Lắng nghe Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (20 phút) * Mục tiêu: Xác định được một số con sông lớn của vùng Nam Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ. Quan sát lược đồ hoặc bản đồ, trình bày được một trong những đặc điểm về đất và sông ngòi ở vùng Nam Bộ. * PPDH/ KTDH: Thảo luận nhóm * Hình thức: Cá nhân; Cả lớp * Đánh giá: Đánh giá qua quan sát, đàm thoại. * Cách thực hiện: * Tìm hiểu sông ngòi vùng Nam Bộ (10 phút) - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát hình 1 SGK để hoàn thành nhiệm vụ sau: Chỉ và đọc tên một số sông lớn ở vùng Nam Bộ. (2 phút) - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, trình bày đặc điểm sông ngòi ở vùng Nam Bộ: Các - Thực hiện yêu cầu. Câu trả lời dự kiến: Một số sông lớn ở vùng Nam Bộ là: Sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, Sông Vàm Cỏ Tây, sông Tiền, sông Hậu... - Thực hiện yêu cầu