SlideShare a Scribd company logo
1 of 92
Download to read offline
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VIỆT GIAO
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC
HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
HÀ NỘI, 2018
VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VIỆT GIAO
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC
HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành: Chính trị học
Mã số: 8 31 02 01
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ ANH TUẤN
HÀ NỘI, 2018
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
Chƣơng 1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI
VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC ...........................................................8
1.1. Khái niệm văn hóa chính trị và đội ngũ cán bộ công chức.............................8
1.2. Các nhân tố cấu thành văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức 16
1.3. Chức năng của văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức............20
Chƣơng 2.THỰC TRẠNG VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN
BỘ CÔNG CHỨC HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................24
2.1. Khái quát về huyện Ba Vì và những nhân tố tác động đến văn hóa chính trị
đối với cán bộ công chức huyện Ba Vì................................................................24
2.2. Thực trạng văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì
..............................................................................................................................33
Chƣơng 3.PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC HUYỆN
BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI..........................56
3.1. Những phương hướng cơ bản nâng cao văn hóa chính trị cho đội ngũ cán bộ
công chức huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội .........................................................56
3.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao văn hóa chính trị cho đội ngũ cán bộ
công chức huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội .........................................................60
KÊT LUẬN.........................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................75
PHỤ LỤC............................................................................................................82
DANH MỤC TỪ VIẾT TĂT
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH Chủ nghĩa xã hội
HĐND Hội đồng nhân dân
KT-XH Kinh tế - xã hội
UBND Ủy ban nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.Dân số huyện Ba Vì theo đơn vị hành chính năm 2015..................29
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát về tri thức và trình độ hiểu biết về chính trị đối với
đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì ..........................................................34
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát về niềm tin, sự thuyết phục về chính trị và lý
tưởng chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì.....................36
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát, đánh giá về năng lực công tác của đội ngũ cán bộ
công chức huyện Ba Vì...................................................................................37
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát, đánh giá về phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán
bộ công chức huyện Ba Vì..............................................................................38
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát, đánh giá về kỹ năng làm việc của đội ngũ cán bộ
công chức huyện Ba Vì...................................................................................40
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát về chức năng điều chỉnh, định hướng cho hành vi
và các quan hệ xã hội, nâng cao nhận thức, giáo dục chính trị của văn hóa
chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì ...............................41
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát về chức năng tổ chức hoạt động quản lý xã hội của
văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì..................43
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát văn hóa chính trị về chức năng đánh giá và dự báo
đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì..............................................45
DANH MỤC BIỂU
Biểu 2.1. Sự thay đổi về tăng trưởng kinh tế huyện giai đoạn 2012 - 2016 ... 25
Biểu 2.2. Thu nhập bình quân đầu người huyện Ba Vì giai đoạn 2013 - 2017
.........................................................................................................................31
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bác Hồ đã dạy: “Công việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt
hay kém”, chính vì vậy“Cán bộ là gốc của mọi công việc”, [71]. Trong
Chiến lược cán bộ, Đảng ta cũng khẳng định “Cán bộ là nhân tố quyết định
sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước
và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [15]. Như vậy,
có thể thấy vai trò của cán bộ là hết sức quan trọng trong mọi thời đại, đặc
biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang chuyển sang thời kì phát
triển mới – đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cùng với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội thì yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ cán bộ công chức ngày càng cao, đòi
hỏi họ phải có bản lĩnh chính trị, có năng lực chuyên môn, trong đó văn hóa
chính trị là yêu cầu không thể thiếu. Nó là yếu tố rất quan trọng quyết định
chất lượng và hiệu quả hoạt động chính trị đối với đội ngũ cán bộ, giúp cho
họ hoàn thành được sứ mệnh của mình đối với đất nước.
Hiện nay, cán bộ công chức huyện, xã là một bộ phận rất quan trọng
trong bộ máy Nhà nước ta. Do đó, việc nâng cao văn hóa chính trị cho đội
ngũ này là một yêu cầu tất yếu khách quan của thời đại. Văn hóa chính trị đối
với đội ngũ cán bộ công chức địa phương đóng vai trò ngày càng quan trọng,
chính vì thế phải được quan tâm nhiều hơn và không ngừng được bồi dưỡng,
đào tạo để hoàn thiện đội ngũ này. Cán bộ công chức địa phương vừa là tấm
gương, đồng thời cũng là những người tuyên truyền, phổ biến về văn hóa
chính trị đến mọi đối tượng.
2
Sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, trình độ văn hóa chính trị
đối với đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện ở nước ta đã và đang không
ngừng được nâng cao. Từ việc nhận thức đúng đắn về văn hóa chính trị và
tầm quan trọng của nó mà đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình về văn hóa
chính trị ở trong bộ máy hành chính nhà nước cấp huyện. Chính những điển
hình này sẽ là nguồn cán bộ bổ sung quý báu cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ
chốt ở nước ta góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu đẩy
mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy đội ngũ cán bộ công chức ở cấp
quận, huyện của nước ta còn nhiều hạn chế về trình độ văn hoá chính trị,
khiến cho việc hội nhập về nguồn lực của nước ta còn hạn chế.Chính vì
những hạn chế trên mà có thể làm giảm sút nghiêm trọng lòng tin của nhân
dân vào sự lãnh đạo của Đảng, theo đó là làm nghèo đất nước.
Ba Vì là một huyện miền núi phía Tây, Hà Nội nhưng đang có những
bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, đặc biệt là những kết quả đáng khích lệ
về xây dựng nông thôn mới. Ba Vì với nhiều truyền thuyết và sự tích, chứa
đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống của nước ta từ thời kỳ bắt đầu dựng
nước. Vì vậy, để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy quá
trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa theo chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước, đồng thời tiếp tục hội nhập phát triển văn hóa, gìn giữ bản sắc văn
hóa địa phương, Ba Vì tiếp tục cần nâng cao văn hóa chính trị có đội ngũ cán
bộ công chức của huyện, đây là những người lãnh đạo được Đảng và nhân
dân giao phó.
Xuất phát từ những ý nghĩa trên, đồng thời với mong muốn đề xuất
được các giải pháp nhằm thúc đẩy chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, tôi
3
đã lựa chọn đề tài: “Văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề văn hóa chính trị nói chung và văn hóa chính trị của dội ngũ
cán bộ công chức nói riêng có ý nghĩa đặc biệt và được nhiều học giả và các
nhà khoa học nghiên cứu tìm hiểu. Để nghiên cứu đề tài, tác giả tìm đọc các
công trình khoa học, đề tài nghiên cứu và các bài báo sau:
2.1. Các công trình tiêu biểu về văn hóa chính trị
Tác giả Phạm Ngọc Quang (1995) đã hệ thống hóa các vấn đề khái
niệm, cấu trúc, đặc điểm, chức năng của văn hóa chính trị, đồng thời tác giả
đã phân tích khái quát thực trạng văn hóa chính trị hiện nay ở nước ta trong
tác phẩm “Văn hóa chính trị và việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở
nước ta hiện nay” [46].
Tác giả Nguyễn Hồng Phong (1998), đã đi sâu phân tích những nhân tố
ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển văn hóa chính trị ở Việt Nam với
cái nhìn khách quan nhất trong tác phẩm“Văn hóa chính trị Việt Nam truyền
thống và hiện đại” [44];
Tác giả Nguyễn Hoài Văn (1998), “Mấy suy nghĩ về văn hóa chính trị
Việt Nam trong lịch sử”, tạp chí Nghiên cứu lý luận số 3 [66]; Tác giả
Nguyễn Văn Vĩnh (2003), “Vai trò của văn hóa chính trị trong việc hình
thành phẩm chất và năng lực người lãnh đạo chính trị” [70], tác giả Lê Như
Hoa (2005) “Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa chính trị”, Tạp chí Văn hóa
nghệ thuật số 09 [30].
4
2.2. Một số công trình tiêu biểu về cán bộ trong hệ thống chính trị
Từ cách tiếp cận các công trình tiêu biểu về văn hóa chính trị trực tiếp
hướng đến việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị,
có các công trình sau: Hồ Chí Minh (1974), “Vấn đề cán bộ”, Nxb Sự thật, Hà
Nội [39], Nguyễn Trọng Bảo (chủ biên, 1998), “Xây dựng đội ngũ cán bộ
lãnh đạo và đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh trong thời kỳ CNH, HĐH đất
nước”, Nxb Giáo dục, Hà Nội [11]; Nguyễn Phú Trọng (2003), “Luận cứ
khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội [59]; Hoàng Chí Bảo (Chủ biên, 2005), “Hệ thống chính trị ở cơ sở nông
thôn nước ta hiện nay” (sách tham khảo), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội [9];
Nguyễn Văn Huyên (chủ biên, 2009), “Con người chính trị Việt Nam, truyền
thống và hiện đại”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [34], Nguyễn Thị Hà, Lê
Văn Hòa (Đồng chủ biên, 2012), “Các kỹ năng cần thiết dành cho cán bộ
chính quyền cấp cơ sở”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [27]; Nguyễn Minh
Tuấn (2012), “Tiếp tục đổi mới đồng bộ công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [54].
2.3. Các công trình về văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công
chức các cấp trong hệ thống chính trị
Các công trình luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về văn hóa
CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ cán bộ chủ chốt các cấp trong hệ thống
chính trị như: Lâm Quốc Tuấn (2005), Nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ
lãnh đạo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ xây dựng Đảng,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nghiên cứu văn hóa chính trị đối
với đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị [55], Khăm Mặn Chăn
Thạ Lăng Sỹ (2004), “Văn hóa chính trị ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
5
trong giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ, đây là luận án nghiên cứu nền văn
hóa chính trị ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào[53].
Trong những công trình này, các tác giả đã đưa ra được những nội dung
cơ bản và khá toàn diện về văn hóa chính trị, một số công trình đã nêu lên
được thực trạng và những giải pháp nhất định nhằm nâng cao văn hóa chính
trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị ở nước ta. Đây là những tài liệu quý
giá, cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài khoa học. Tuy nhiên, chưa có công
trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về vấn đề văn
hóa chính trị cho đội ngũ cán bộ công chức ở địa phương, cụ thể là huyện Ba
Vì, thành phố Hà Nội. Vì thế, đề tài là sự kế thừa, bổ sung, tìm tòi và phát
triển hơn nữa những vấn đề liên quan đến việc nâng cao văn hóa chính trị cho
đội ngũ cán bộ công chức huyện, góp phần đưa nhận thức vấn đề này tới độ
sâu sắc cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở nước ta hiện nay
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích:
Trên cơ sở những vấn đề lý luận về văn hóa chính trị đối với đội ngũ
cán bộ huyện; luận văn phân tích thực trạng văn hóa chính trị đối với đội ngũ
cán bộ công chức huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra một số
phương hướng và giải pháp chủ yếu tiếp tục nâng cao văn hóa chính trị đối
với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn sẽ tiến hành
thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về văn hóa chính trị góp phần nâng cao
nhận thực về văn hóa chính trị cho độ ngũ cán bộ công chức.
6
- Phân tích thực trạng văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ công chức
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội; yêu cầu và những vấn đề đặt ra trong điều
kiện hiện nay.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm tập trung
nâng cao chất lượng văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ công chức huyện
Ba Vì, thành phố Hà Nội thời gian tới
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là văn hóa chính trị đối với đội ngũ
cán bộ công chức cấp huyện (tập trung nghiên cứu đội ngũ cán bộ công chức
huyện, đội ngũ cán bộ công chức xã, thị trấn trong các tổ chức của Đảng, Chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở huyện Ba Vì).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu các vấn đề về văn hóa chính trị đối
với đội ngũ cán bộ công chức trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
- Về thời gian: Các dữ liệu được phân tích từ năm 2013 đến năm2017.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về văn hóa nói chung và văn hóa
chính trị nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận biện chứng và duy vật lịch sử của Triết học
Mác-Lênin, luận văn triển khai nghiêm cứu bằng các phương pháp cụ thể:
Lịch sử - Logic; Phân tích và tổng hợp, Phỏng vấn, trò chuyện và quan sát;
Phân tích tài liệu, Điều tra xã hội học và tổng hợp thống kê.
7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Hệ thống hóa lại các quan điểm về văn hóa chính trị đối với đội ngũ
cán bộ, công chức ở nước ta. Ngoài ra, góp phần làm sâu sắc thêm vấn đề
nâng cao văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện ở
nước ta trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên
ngành lý luận chính trị và những ai quan tâm tới vấn đề văn hóa chính trị nói
chung và văn hóa chính trị cho đội ngũ cán bộ công chức nói riêng ở Việt
Nam.
Trong chừng mực có thể đưa ra những gợi ý gián tiếp cho việc nghiên
cứu và chỉ đạo công tác nâng cao văn hóa chính trị cho đội ngũ cán bộ công
chức huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
7. Kết cấu của luận văn
Bên cạnh lời cam đoan, lời cảm ơn, mở đầu, tài liệu tham khảo, đề tài
luận văn tập trung phân tích các nội dung sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về văn hóa chính trị đối với đội ngũ
cán bộ công chức
Chương 2: Thực trạng văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ công chức
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao văn hóa chính
trị cho đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội trong thời
gian tới.
8
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ
ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC
1.1. Khái niệm văn hóa chính trị và đội ngũ cán bộ công chức
1.1.1. Cán bộ công chức
Từ điển Tiếng Việt đã phân tích khái niệm cán bộ, cụ thể: Những
người làm công tác trong cơ quan nhà nước có nghiệp vụ chuyên môn, làm
công tác có chức vụ trong một cơ quan, tổ chức, phân biệt với người
thường, không có chức vụ thì được gọi là cán bộ [42]
Trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế khu vực,
thế giới và yêu cầu cải cách, hoàn thiện hệ thống chính trị của nước ta thì
khái niệm cán bộ đang có sự phát triển, bổ sung nội hàm, phạm vi theo
hướng phù hợp nhất với thực tiễn và đặc thù công việc của nhóm đối tượng
này đang thực hiện. Theo đó, giới hạn khái niệm cán bộ không chỉ dừng lại
trong hệ thống chính trị, trong phạm vi tổ chức Đảng, chính quyền nhà
nước, mặt trận tổ quốc, đoàn thể như hiện nay.
Hiện nay, ở nước ta, khái niệm cán bộ được dùng với nhiều nghĩa
khác nhau: Trong các tổ chức Đảng và đoàn thể khái niệm cán bộ thường
được dùng với hai nghĩa: Một là,chỉ những người được bầu vào các cấp
lãnh đạo, chỉ huy từ cơ sở đến trung ương (cán bộ lãnh đạo), để phân biệt
với Đảng viên thường,đoàn viên, hội viên; Hai là, những người làm công
tác chuyên trách hưởng lương trong các tổ chức Đảng, đoàn thể.
Trong quân đội, là những người giữ cương vị chỉ huy từ tiểu đội
trưởng trở lên (cán bộ tiểu đội, trung đội, đại đội, cán bộ tiểu đoàn, trung
9
đoàn, sư đoàn...) hoặc là sĩ quan từ cấp úy trở lên. Trong hệ thống bộ máy
nhà nước, khái niệm cán bộ về cơ bản được hiểu trùng với khái niệm công
chức, chỉ những người làm việc trong cơ quan nhà nước thuộc ngành hành
chính, tư pháp, lập pháp, kinh tế, văn hóa xã hội...
Công chức là một khái niệm khá phổ biến trên thế giới, khái niệm
này dùng để chỉ những công dân của một quốc gia được tuyển dụng vào
công tác trong cơ quan nhà nước thường xuyên và lương của họ do ngân
sách nhà nước trả. Tuy nhiên khái niệm công chức mang tính lịch sử, nội
dung của nó phụ thuộc vào tính chất đặc thù của mỗi quốc gia cũng như
từng giai đoạn lịch sử của từng nước. Do đó, trong thực tế rất khó có một
khái niệm chung về công chức cho tất cả các quốc gia, thậm chí, ngay
trong một quốc gia, ở từng thời kì phát triển khác nhau, thuật ngữ này cũng
mang những nội dung khác nhau. Ở nước ta, công chức là khái niệm được
hình thành và phát triển dựa trên nền hành chính nhà nước. Ở thời điểm
hiện tại khái niệm công chức ở nước ta được quy định rõ ràng trong luật
công chức 2016. Nếu chiểu theo các văn bản quy phạm pháp luật mà đặc
biệt là luật cán bộ công chức 2008 thì cụm từ “cán bộ công chức hành
chính” được dùng ở đây chưa thật chính xác, bởi lẽ trong luật có ghi và
phân biệt rõ “cán bộ” và “công chức” là hai khái niệm riêng biệt vì vậy
chúng không thể kết hợp được với nhau như khái niệm trên đã nêu ra.
Tuy nhiên, từ lâu nay khái niệm cán bộ đã là một danh xưng đẹp để
chỉ những người làm các công việc do Đảng, chính phủ và các đoàn thể
giao phó. Vì vậy nếu xét trên bình diện ý thức xã hội thông thường và trên
giác độ văn hóa thì ở đây khái niệm công chức hành chính hoàn toàn có
thể nằm trong danh xưng cán bộ. Từ cán bộ là cách xưng hô quen thuộc
được chấp nhận rộng rãi trong đông đảo quần chúng nhân dân qua suốt
một thời gian dài. Chính vì vậy mà đề tài đã sử dụng khái niệm “cán bộ
10
công chức hành chính”. Và Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta cũng đã
đưa ra khái niệm cán bộ một cách hết sức gần gũi, dễ hiểu và thông dụng:
“Cán bộ không chỉ là người lãnh đạo trong tổ chức mà còn là những người
đem chính sách của đảng của chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ
và thi hành, họ là những cán bộ quân dân chính của các tổ chức do đảng
lãnh đạo” [49].
Như vậy, trong khái niệm nêu trên thì đội ngũ cán bộ được mở rộng
đó không chỉ là những người giữ các chức danh lãnh đạo (hay còn gọi là
cán bộ chủ chốt) mà đó còn là đội ngũ những người trực tiếp thực thi công
vụ của Nhà nước tại các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có bao gồm
đội ngũ cán bộ, công chức hành chính, tuy nhiên sự kết hợp này chỉ mang
ý nghĩa trong phạm vi đề tài này, không mang tính học thuật và pháp lý.
Khái niệm cán bộ đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp
lý, đặc biệt là Luật cán bộ, công chức năm 2008, với những tiêu chí cụ thể
để xác định một người là cán bộ như phải là công dân Việt Nam, những
người này phảilà người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,
chức danh theo nhiệm kỳ trong Cơ quan, Tổ chức, Đơn vị thuộc cấp
Trung ương, cấp Tỉnh, cấp Huyện và họ phải có đầy đủ những phẩm chất
chính trị, tư cách đạo đức, trình độ chuyên môn… đáp ứng được yêu cầu
của vị trí được bầu.
1.1.2. Văn hóa chính trị
Văn hóa chính trị là một bộ phận quan trọng của khoa học chính trị
và nó được ra đời khi mà xã hội bắt đầu có sự phân chia giai cấp, bắt
nguồn từ chính sự thâm nhập của văn hóa vào tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Có rất nhiều cách tiếp cận để làm rõ và luận giải văn hóa
chính trị ở trên các giác độ khác nhau. Tuy nhiên ở trong phạm vi nghiên
11
cứu của đề tài này sẽ làm rõ văn hóa chính trị như một khái niệm học
thuật của khoa học chính trị kể từ thời điểm chính trị trở thành một bộ
môn khoa học độc lập.
Theo A-Almond và Sidney Verba thì văn hóa chính trị với tư cách là
văn hóa chính trị của một quốc gia dân tộc: “văn hóa chính trị của một dân
tộc là cách chia sẻ riêng của các thành viên của dân tộc ấy những dạng thức
của sự định hướng quan tâm đến các khách thể chính trị.” [52]
Định nghĩa của Werner J. Patzelt thuộc trường đại học Tổng hợp
Passau (Đức) nêu ra trong cuốn giáo trình nhập môn khoa học chính trị
(1992): văn hóa chính trị là những giá trị và tri thức, những quan điểm và
thái độ của nhân dân, là những dạng thức của hành vi và sự tham dự chính
trị, là những quy tắc công khai hoặc được mặc nhiên thừa nhận của quá
trình chính trị, là những cơ sở thường nhật của hệ thống chính trị và là tập
hợp của tất cả những gì thuộc về văn hóa và tập tục của của xã hội hiện tồn
[72].
Văn hóa chính trị là một vấn đề chưa được đề cập nhiều đối với lý
luận Mácxít. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa C.Mác-Lênin chưa đề cập
nhiều đến khái niệm này, mặc dù nội dung của nó cũng đã được nêu ra và
được xem là cơ sở cho sự hình thành khái niệm văn hóa chính trị Macxit
[38]
Ở Việt Nam tuy khoa học chính trị ra đời muộn nhưng ngay từ lúc
mới ra đời văn hóa chính trị với tư cách là một bộ môn nghiên cứu của
chính trị học đã thu hút được sự chú ý của nhiều học giả trong nước. Căn
cứ vào phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh các nhà nghiên cứu lý luận Việt Nam cũng đã đưa ra một số khái
niệm về văn hóa chính trị.
12
Có thể thấy rằng các khái niệm trên đều có điểm chung là nhấn mạnh
đến sự thâm nhập và thẩm thấu của văn hóa vào chính trị, đều tuân thủ
phép logic hình thức khi luận giải khái niệm loài - văn hóa chính trị từ khái
niệm giống - văn hóa chung, coi chính trị chỉ được xem là văn hóa – văn
hóa chính trị - khi gắn với trình độ, năng lực sáng tạo tích cực của con
người trong chính trị, nhằm thúc đẩy cho sự phát triển tiến bộ xã hội. Căn
cứ vào các nghiên cứu của các tác giả đi trước, cũng như dựa trên phương
pháp luận chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này
thì văn hóa chính trị có thể hiểu với ý nghĩa là tổng hòa các giá trị vật chất
và tinh thần mà cốt lõi là các giá trị chính trị tiến bộ được các chủ thể giác
ngộ và vận dụng vào trong lĩnh vực chính trị. Để hiểu thêm về văn hóa
chính trị thì cần phải tiếp tục làm rõ cấu trúc của nó với hai góc độ tiếp
cận: văn hóa chính trị với tư cách là chủ thể chính trị, văn hóa chính trị với
tư cách là hệ giá trị.
Thứ nhất, văn hóa chính trị với tư cách là hệ thống các giá trị chính
trị:
- Tri thức và sự hiểu biết chính trị là giá trị nền tảng của văn hóa
chính trị được định lượng một cách phổ biến bởi tri thức chính trị, là tổng
hòa của tri thức lý luận chính trị và kinh nghiệm chính trị thực tiễn, hai yếu
tố này có mối quan hệ thống nhất hỗ trợ và tương tác lẫn nhau.
- Niềm tin và tình cảm chính trị được hình thành dựa trên cơ sở tri
thức khoa học, là sự hiểu biết về chính trị cũng như sự chứng kiến, bị tác
động bởi các quá trình chính trị đang diễn ra để từ đó chủ thể bộc lộ những
tình cảm yêu ghét, tin tưởng, sự đánh giá nhận định của cá nhân đối với lý
tưởng, chế độ chính trị, nhà nước, đối với các cơ quan lãnh đạo, các nhà
lãnh đạo…
13
- Mỗi một loại hình văn hóa chính trị trong lịch sử đều nhằm phục vụ
lý tưởng, lợi ích của giai cấp đã sáng tạo ra nó. Trên cơ sở sự giác ngộ sâu
sắc về lợi ích giai cấp, sự hình thành niềm tin và tình cảm chính trị một
cách vững chắc thì lý tưởng chính trị cũng sẽ nảy sinh, tồn tại phát triển và
đóng một vai trò to lớn như là một động lực kích thích các hoạt động chính
trị diễn ra và tìm mọi phương thức, phương tiện hoạt động chính trị có hiệu
quả nhất để nhanh chóng hiện thực hóa các lý tưởng chính trị mà chủ thể
đang muốn đạt tới.
- Quá trình biến tri thức sự hiểu biết về chính trị, niềm tin tình cảm,
lý tưởng chính trị thành hành động chính trị tích cực, đây là quá trình vận
động chuyển đổi có tính lôgic của văn hóa chính trị dựa trên quy luật tâm
lý cơ bản của con người và kết quả cuối cùng mà những hành động chính
trị thực tiễn tạo ra chính là việc hình thành nên các chuẩn mực chính trị,
các truyền thống chính trị, thành nếp sống thành thói quen trong việc ứng
xử trước các tình huống chính trị khác nhau và thông qua đó văn hóa chính
trị mới thực sự được hình thành, phát triển và tồn tại vững chắc trong đời
sống xã hội.
- Những phương tiện chính trị, những chuẩn mực, phương thức tổ
chức và hoạt động của quyền lực chính trị được sử dụng để đạt tới mục tiêu
chính trị, mà trong đó hình thức tổ chức quyền lực nhà nước và cơ chế vận
hành của nó là nhân tố trung tâm và không thể thiếu được trong một nền
văn hóa chính trị cao.
- Các truyền thống chính trị là các giá trị văn hóa chính trị đã được
các thế hệ đi trước tạo dựng nên để thông qua đó các giá trị văn hóa
chính trị ngày hôm nay có một chỗ đứng vững chắc mang đậm tính kế
thừa và bản sắc dân tộc sâu sắc. Có thể nói các giá tri văn hóa chính trị
14
truyền thống là chất liệu để tạo nên bản sắc dân tộc riêng biệt cho văn
hóa chính trị.
Thứ hai, văn hóa chính trị với tư cách là chủ thể chính trị
- Văn hóa chính trị cá nhân: trong quá trình tồn tại và phát triển nhân
cách con người được hình thành thông qua con đường tham gia vào các
mối quan hệ xã hội mà mỗi con người chúng ta đều tồn tại với tư cách là
một cá nhân trong cộng đồng xã hội. Như vậy thì văn hóa chính trị của mỗi
cá nhân với tư cách là một dạng phẩm chất của con người cũng được hình
thành trên cơ sự tham gia của chính người đó vào các hoạt động chính trị,
quá trình chính trị và các mối quan hệ chính trị xã hội. Sự phát triển đầy đủ
và toàn diện của văn hóa chính trị cá nhân phản ánh trình độ chín muồi của
chế độ dân chủ.
Văn hóa chính trị cá nhân được thể hiện ở ba mặt đó là trình độ hiểu
biết về chính trị, khả năng và năng lực của cá nhân tham gia vào việc xây
dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức quyền lực chính trị và cuối cùng là
mức độ hoàn thiện nhân cách. Cụ thể hơn thì ba mặt này được bộc lộ thông
qua một trình tự lôgíc rõ ràng. Trước hết nó được thể hiện qua văn hóa ứng
xử văn hóa giao tiếp, khả năng tranh luận để từ đó mỗi cá nhân không chỉ
thể hiện được quan điểm, trình độ độ giác ngộ về chính trị, năng lực tư duy
mà còn là sự thể hiện của trung thành niềm tin chính trị sâu sắc vào lý
tưởng, chế độ chính trị với Đảng với nhà nước, với các cá nhân lãnh
đạo…Và đây cũng chính là động lực thôi thúc những hành động chính trị
tích cực bằng cách tham gia vào các công việc chính trị của đất nước, tham
gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị. Và như là một hệ quả tất yếu
sau những việc làm như vậy thì mỗi cá nhân không chỉ hình thành cho
mình những phẩm chất chính trị cần thiết mà đó còn là điều kiện giúp cho
15
nhân cách được hoàn thiện thông qua cách sống có trách nhiệm với tình
hình chính trị của đất nước, của dân tộc.
- Văn hóa chính trị của tổ chức: trên thực tế thì không một cá nhân
nào tồn tại biệt lập ngoài tổ chức. Mỗi con người đều sống trong một xã hội
nhất định mà xã hội thì cũng là là một loại tổ chức đặc biệt của nhân loại.
Vậy tổ chức chính là một kiểu kiên kết nhằm tập hợp nhiều cá nhân lại rồi
hướng họ họ tới những mục đích chung nào đó mà từng cá nhân riêng lẻ thì
không thể nào đạt được. Tổ chức chính là phương thức nhân lên sức mạnh
của con người. Trên thực tế thì văn hóa chính trị của tổ chức chính là yếu
tố làm nên sức sống nội tại của một tổ chức bởi lẽ văn hóa chính trị của tổ
chức do văn hóa chính trị của mỗi cá nhân hợp thành. Nhưng đó không chỉ
là phép cộng giản đơn từng người từng người một mà để tạo nên sự thống
nhất giữa văn hóa chính trị của các cá nhân trong tổ chức thì văn hóa chính
trị của tổ chức phải là sự đoàn kết sự phối hợp, sự thống nhất trong mục
tiêu lý tưởng và hành động chính trị. Như vậy văn hóa chính trị của một tổ
chức phải là những chuẩn giá trị văn hóa chính trị được mọi thành viên
trong cộng đồng chấp nhận, tự giác làm theo và được đảm bảo về mặt pháp
lý.
Trong một hệ thống chính trị trình độ văn hóa chính trị của các
đảng chính trị đóng vai trò quyết định với sự phát triển văn hóa chính trị
của cả hệ thống tổ chức cũng như cả sự phát triển về văn hóa của toàn xã
hội. Với việc làm rõ khái niệm cũng như cấu trúc của văn hóa chính trị
sẽ là nền tảng, cơ sở khoa học, giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận và làm
sáng tỏ khái niệm văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức
hành chính ở phần sau.
16
1.2. Các nhân tố cấu thành văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ
công chức
1.2.1. Tri thức chính trị
Tri thức và sự hiểu biết chính trị là giá trị nền tảng của văn hóa chính
trị được định lượng một cách phổ biến bởi tri thức chính trị, là tổng hòa
của tri thức lý luận chính trị và kinh nghiệm chính trị thực tiễn. Đây cũng
là hai tiêu chí cơ bản để xác định tri thức và sự hiểu biết chính trị đối với
đội ngũ công chức hành chinh. Trình độ lý luận chính trị được đo bằng sự
hiểu biết về lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự
nắm rõ các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Kinh
nghiệm chính trị thực tiễn được thể hiện rõ qua sự am hiểu tường tận
những đặc điểm của hệ thống chính trị hiện thời, những điều kiện kinh tế
xã hội, lịch sử văn hóa của địa phương, đất nước, nhận thức được các mối
quan hệ chính trị-xã hội phức tạp nảy sinh trong đời sống chính trị.
Trong giai đoạn hiện nay, sự chuẩn bị và dự báo tương lai là việc làm
đầu tiên của người cán bộ. Các yếu tố về chính trị, kinh tế, xã hội và văn
hóa này nằm ngay trong nội hàm của văn hóa chính trị Dựa trên vốn tri
thức của mình người cán bộ công chức chủ chốt giỏi trước hết phải là
những người có cái nhìn phân tích đúng đắn vấn đề và sáng suốt đưa ra các
quyết định hơn người khác.
Một điều đáng lo nhất là sự thờ ơ, mệt mỏi của nhân dân, kể cả
những người tâm huyết nhất đối với những công việc chung của đội ngũ
cán bộ công chức, bởi vì trong quá trình CNH-HĐH, chỉ có tri thức mới
chiếm lĩnh được khoa học và công nghệ, hội nhập và phát triển.
1.2.2. Niềm tin và sự thuyết phục về chính trị và về lý tưởng chính trị
17
Niềm tin và sự thuyết phục về chính trị và lý tưởng chính trị được
nảy sinh từ sự giác ngộ một cách sâu sắc các tri thức khoa học chính trị, lợi
ích của giai cấp nảy sinh từ chính sự trải nghiệm chính trị của các chủ thể
chính trị. Đối với đội ngũ công chức hành chính thì niềm tin sự thuyết phục
về chính trị và lý tưởng chính trị được thể hiện qua các điểm sau:
Sự giác ngộ về lý tưởng, lòng trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh. Người cán bộ công chức luôn phải giữ vững lập
trường chính trị của mình, họ phải trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà
nước và lý tưởng XHCN, tôn trọng chấp hành đúng đắn các chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đồng thời luôn hướng mình
với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Sự quan tâm đến
tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của địa phương, đất nước sống có trách
nhiệm với đời sống chính trị của dân tộc với lý tưởng lớn vì đất nước vì
nhân dân quên mình, làm việc hết mình và trung thành với Đảng, Nhà nước
và nhân dân.
1.2.3. Phẩm chất năng lực
Là tổ hợp các đặc tính tâm, sinh lý hợp thành điều kiện chủ quan của
con người nhằm thực hiện có hiệu quả một hoạt động nhất định nào đó –
năng lực là một phẩm chất quan trọng đối với mọi lĩnh vực hoạt động trong
đời sống xã hội của con người. Trong cấu trúc văn hóa chính trị đối với đội
ngũ cán bộ công chức - phẩm chất năng lực là một thành tố không chỉ biểu
hiện khả năng phản ánh tri thức chính trị, mà còn là năng lực cụ thể hoá
nhiệm vụ chính trị, mà trực tiếp là hiệu quả các công việc mà đội ngũ cán
bộ công chức phải hoàn thành. Văn hoá CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ
cán bộ công chức, không thể là vấn để chung chung, trừu tượng mà là cụ
thể, được biểu hiện qua lối sống, nếp nghĩ và cách ứng xử trước trách
18
nhiệm chính trị của họ đối với công việc chuyên môn đảm trách. Với nghĩa
đó, năng lực được phản ánh cụ thể trên hai biểu hiện của văn hoá chính trị
trong đội ngũ cán bộ, công chức: Năng lực chuyên môn và năng lực sử
dụng quyền hạn.
- Năng lực chuyên môn có thể là: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được
đào tạo; Kiến thức quản lý hành chính nhà nước; Kiến thức quản lý kinh tế;
Kiến thức bổ trợ tin học, ngoại ngữ
- Đội ngũ cán bộ công chức chủ chốt cấp cơ sở trong đó bao gồm cả
những cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã, phường, thị trấn, trước hết họ
phải là những người biết sử dụng đúng quyền hạn được Đảng, Nhà nước
phân công, phân cấp, và biết ý thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong
công việc.
Vì vậy, trong quá trình công tác và làm việc, cũng như trong quá
trình thực thi nhiệm vụ của mình thì người cán bộ, công chức không có
nghĩa là loại bỏ thái độ độc lập, sáng tạo với tư duy nhanh nhạy đối với
việc đề ra những cách thức, lề lối, biện pháp quản lý và thể hiện sáng kiến
cá nhân của người cán bộ khi bắt buộc phải tuân thủ những nguyên tắc là
điều bắt buộc đối với hoạt động của mình.
1.2.4. Phẩm chất đạo đức
Trong văn hoá chính trị đối với đội ngũ cán bộ, công chức, phẩm
chất đạo đức có vai trò đặc biệt quan trọng với nghĩa là “Những tiêu chuẩn,
nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của
con người đối với nhau và đối với xã hội”. (Từ điển Tiếng việt. Trung tâm
từ điển học. Nxb Đà Nẵng. 2008. Trang 370. ). Văn hoá và Đạo đức có
quan hệ biện chứng, trong đó, Đạo đức cách mạng được quan niệm là cái
gốc của người cán bộ công chức được biểu hiện qua một số điểm sau đây:
19
Công chức phải thực hiện cần kiệm liêm chính, chí công vô tư trong hoạt
động công vụ. Có văn hóa giao tiếp ở công sở, văn hóa giao tiếp với nhân
dân, có lối sống giản dị gần gũi với nhân dân, chấp hành nghiêm chỉnh chủ
trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Có tinh
thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc có ý thức tu dưỡng rèn luyện
bản thân để vươn tới các giá trị chân thiện mĩ của cuộc sống.
Người cán bộ chủ chốt trong thời kỳ mới phải là người giác ngộ về lý
tưởng chính trị, nhận thức rõ chức trách thiêng liêng và sứ mệnh cao cả của
bản thân, từ đó trang bị cho mình những phẩm chất cần có của nhà chính trị
Mácxít, dù trước bất kỳ sóng gió nào cũng giữ vững sự kiên trì và tỉnh táo
về mặt chính trị, không bị lạc phương hướng chính trị. Người cán bộ, đảng
viên cộng sản phải là người khởi xướng, đi tiên phong trong phong trào
cách mạng trong mọi hoàn cảnh, họ phải gánh vác những nhiệm vụ khó
khăn, nặng nề và phức tạp. Người Đảng viên và người cán bộ ngoài lợi ích
của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc thì không có
lợi ích nào khác, sẵn sàng xã thân vì đất nước, vì dân tộc, kể cả hy sinh tính
mạng của mình để thực hiện những nhiệm vụ cao cả đó.
Một phương diện quan trọng quyết định giá trị bản thân người cán bộ
công chức là phẩm chất đạo đức, nó ảnh hưởng đến quan điểm và cách nhìn
của người khác. Người cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng và người cán bộ
chủ chốt nói chung phải nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các thành viên
khác trong tổ chức hay không khi được phân công thực hiện một nhiệm vụ
cụ thể nào đó thì trên một phương diện nào đó được quyết định bởi sự tu
dưỡng của người cán bộ đó và chỉ có phẩm chất đạo đức tốt thì người cán
bộ lãnh đạo, quản lý và chủ chốt mới có thể khiến cho quần chúng nhân
dân thừa nhận, tin yêu, từ đó mà giao cho quyền lực tương ứng.
20
1.2.5. Phong cách người cán bộ công chức
Là hệ quả của phẩm chất năng lực và đạo đực, phong cách được quan
niệm là cách thức hành vi ảnh hưởng của con người trong mối quan hệ với
công việc và quan hệ với mọi người. Trong văn hoá chính trị của người cán
bộ, công chức, phong cách được biểu hiện ở lối sống, nếp nghĩ và cách ứng
xử của họ đối với các vấn đề chính trị xã hội và trách nhiệm chính trị của tổ
chức. Trong phong cách người cán bộ công chức với nghĩa là phong cách
làm việc được quan niệm là khả năng vận dụng tổng hợp một cách tốt nhất
các phẩm chất cá nhân như tri thức sự hiểu biết về chính trị, năng lực
chuyên môn, đạo đức tác phong cách mạng, sức khỏe… để hoàn thành xuất
sắc các nhiệm vụ chính trị được giao. Đây là một tiêu chí tổng hợp, với đòi
hỏi khá cao gắn liền liền với thực tiễn hoạt động của các cán bộ công chức.
Năng lực làm việc có thể được đánh giá trên các căn cứ sau: Khả năng
hoàn thành tốt nhiêm vụ được giao; Khả năng vận dụng tri thức và những
kinh nghiệm chính trị vào việc xử lý các tình huống chính trị điển hình, các
mối quan hệ chính trị phức tạp; Khả năng sáng tạo biết khắc phục khó khăn
hiện tại để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; Có năng lực tổng kết
lịch sử, tổng kết thực tiễn và dự báo sự phát triển trong tương lai.
1.3. Chức năng của văn hóa chính trị trong đội ngũ cán bộ công chức
1.3.1. Điều chỉnh, định hướng cho hành vi và các quan hệ xã hội, nâng
cao nhận thức, giáo dục tư tưởng chính trị trong chủ thể
Văn hóa chính trị có vai trò to lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ
con người với con người, con người với xã hội trong đời sống chính trị.
Mặt khác, văn hóa chính trị cũng tăng cường khả năng tự điều chỉnh của
các chủ thể hài hòa và phù hợp với lợi ích của các chủ thể khác liên quan,
đồng thời tương ứng với lợi ích xã hội.
21
Thông qua các chuẩn giá trị của văn hóa chính trị với nhiều thang
bậc và phạm vi điều chỉnh khác nhau thì văn hóa chính trị thể hiện được
vai trò điều chỉnh của nó, tuy nhiên cũng có những chuẩn mục, phạm vi
được quy định bởi lợi ích. Bên cạnh đó, các nguyên tắc chính trị, mang tính
bền vững là bộ phận các giá trị chính trị nhưng lại quyết định vận mệnh
chính trị của một chủ thể nào đó. Chẳng hạn, Đảng cộng sản Việt Nam là
Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo hoạt động chính trị luôn giữ vững các
nguyên tắc chính trị của mình, lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh là nền tảng tư tưởng và là kim chỉ nam cho mọi hành động. Đảng
hoạt động dựa vào nguyên tắc tập trung dân chủ và là một tổ chức chặt chẽ,
đồng thời Đảng là đại biểu trung thành lợi ích của nhân dân lao động, giai
cấp công nhân,và của cả dân tộc.
1.3.2. Tổ chức các hoạt động và quản lý xã hội theo định hướng
Văn hóa chính trị đối với việc xây dựng và phát triển kinh tế của đất
nước: Ngày nay, sức mạnh của văn hóa nói chung. Hiệu quả phát triển kinh
tế - xã hội, sự tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau và một trong những yếu tố quan trọng nhất là thể chế chính trị, giáo
dục và đào tạo, quá trình áp dụng trình độ phát triển của khoa học và công
nghệ trong Cách mạng công nghiệp 4.0, và đặc biệt là phẩm chất của đội
ngũ cán bộ công chức, trình độ văn hóa chính trị, trình độ chuyên môn…
và hơn thế nữa văn hóa là nhân tố quan trọng của kinh tế, hình thành lên
thương hiệu, chất lượng sản phẩm và tầm nhìn bản sắc, một nhân tố quy
định bên trong của hoạt động sản xuất.
Văn hóa chính trị đối với việc giải quyết vấn đề chính trị: Ý thức
chính trị, hoạt động chính trị thực tiễn, các thiết chế quản lý chính trị, đều
liên quan đến văn hóa chính trị, đều thể hiện trình độ văn hóa chính trị của
22
một giai cấp, một tổ chức, một lực lượng xã hội hay một các nhân nào đó.
Hệ thống các giá trị văn hóa chính trị tạo thành đời sống chính trị của đội
ngũ cán bộ công chức, vì các giá trị của văn hóa chính trị được cán bộ,
công chức sử dụng như thế nào, có phát huy được giá trị và vai trò của nó
trong kinh tế thị trường với một nền chính trị hiện đại, ổn định hay không?
Văn hóa chính trị đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội: “Dân
giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” là mục đích to lớn
nhất của quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, giá trị văn hóa
sẽ góp phần hạn chế, ngăn ngừa cái xấu, cái ác, cái sai và hướng con người
đến sự nhân văn trong giải quyết các mối quan hệ xã hội của họ, thúc đẩy
tầm cao văn hóa chính trị là điều kiện tốt để giải quyết các vấn đề xã hội.
1.3.3. Đánh giá và dự báo chính trị
Thông qua thái độ của các chủ thể văn hóa chính trị đối với một hiện
tượng, một quá trình, một sự kiện chính trị nào đó mà văn hóa chính trị thể
hiện được chức năng của mình. Như vậy, cơ sở cho các đánh giá chính trị
là sự kết hợp giữ văn hóa chính trị với khả năng chủ quan của mỗi chủ thể.
Trong quá trình nhận thức về văn hóa chính trị thì khả năng dự báo đóng
vai trò vô cùng quan trọng, nếu dự báo đúng sẽ thúc đẩy đánh giá chính trị
một cách chính xác và phù hợp với thực tiễn của hệ thống chính trị.
Như vậy, Nhận thức về cấu trúc, chức năng và bản chất của văn hóa
chính trị là quan điểm nền tảng, cơ sở lý luận rất cần thiết cho việc nhìn
nhận và đánh giá về thực trạng văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ cấp
cơ sở ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
23
Tiểu kết chƣơng
Văn hóa chính trị là một lĩnh vực, phương diện đặc biệt của văn hóa
trong xã hội có giai cấp, là tổng hòa các giá trị vật chất và tinh thần mà cốt
lõi là các giá trị chính trị tiến bộ được các chủ thể giác ngộ và vận dụng
vào trong lĩnh vực chính trị, vào việc thực thi quyền lực chính trị, thiết lập
các thiết chế chính trị, giải quyết các mối quan hệ chính trị trong đời sống
chính trị thực tiễn, nhằm điêù hòa các quan hệ lợi ích giữa các gc và thực
hiện lợi ích của gc cầm quyền, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của
xã hội. Văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức là một bộ phận
rất quan trọng cấu thành của văn hóa chính trị, là tổng hòa các giá trị vật
chất và tinh thần mà cốt lõi là các giá trị chính trị tiến bộ được đội ngũ cán
bộ cchc giác ngộ và vận dụng vào việc thực thi quyền lực chính trị, giải
quyết các nhiệm vụ chính trị, giải quyết các mối quan hệ chính trị trong đời
sống chính trị thực tiễn nhằm hiện thực hóa các chủ trương chính sách hoàn
thành các nhiệm vụ mà đảng, nhà nước, nhân dân giao phó, góp phần làm
trong sạch nền hành chính quốc gia thúc đẩy sự phát triển KT-XH của địa
phương, đất nước. Nâng cao văn hóa chính trị cho đội ngũ cán bộ công
chức hành chính Nhà nước là yêu cầu thực tiễn khách quan xuất phát từ đòi
hỏi của công cuộc đổi mới, của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn; xuất phát từ những yếu kém, bất cập và yêu cầu
đổi mới nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở địa phương.
24
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
CÔNG CHỨC HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát về huyện Ba Vì và những nhân tố tác động đến văn hóa
chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Ba Vì
Huyện Ba Vì được thành lập ngày 26/7/1968 và có 31 đơn vị xã, thị
trấn trực thuộc, trong đó có 30 xã và 01 thị trấn với dân số toàn huyện là hơn
270,000 người (bao gồm 3 dân tộc: Kinh, Dao, Mường).
Ba Vì được chia thành nhiều khu vực với địa hình khác nhau: vùng
đồng bằng ven sông Hồng và vùng núi, vùng đồi, với tổng diện tích 424km2
.
Huyện có hai hồ khá lớn là hồ Suối Hai và hồ Đồng Mô (tại khu du lịch Đồng
Mô) và nằm về phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội. Các hồ trên địa bàn
huyện đều là hồ nhân tạo và nằm ở đầu nguồn sông Tích, chảy qua số huyện
phía Tây Hà Nội và sang thị xã Sơn Tây và rồi đổ nước vào sông Đáy. Mặt
khác, với đặc thù là huyện miền núi nên trên địa bàn huyện Ba Vì có nhiều
thắng cảnh đẹp, gần gũi với thiên nhiên như Vườn quốc gia Ba Vì, khu du
lịch Khoang Sanh, Suối tiên…[65].
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - chính trị và xã hội huyện Ba Vì
2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
Tổng giá trị sản xuất của huyện Ba Vì năm 2016 đạt 20.293 tỷ đồng,
tăng 15% so với cùng kỳ năm 2015, giá trị chênh lệch so với năm trước đó là
9.844 tỷ đồng, đạt 101% so với kế hoạch; đặc biệt với mức tăng trưởng kinh
tế đạt 14%; cơ cấu kinh tế huyện Ba Vì đã đạt chỉ tiêu kế hoạch đê ra của
Huyện ủy, UBND huyện Ba Vì, trong đó ngành Công nghiệp - ây dựng
25
chiếm 16%; nhóm ngành dịch vụ - du lịch chiếm tỷ lệ cao nhất là 52% và
nông lâm nghiệp chiếm 32%;
Biểu 2.1. Mức tăng trƣởng kinh tế huyện giai đoạn 2012 - 2016
(Nguồn: UBND huyện Ba Vì 2016)
Cơ cấu kinh tế huyện
Ngành công nghiệp và xây dựng: Với việc đóng góp 16% vào GDP
của huyện, ngành công nghiệp, xây dựng huyện Ba Vì đang là lĩnh vực
đóng góp thấp nhất nhưng có tốc độ phát triển khá với tổng giá trị tăng
thêm của ngành này năm 2014 là 1,114 tỷ đồng thì đến năm 2016 là 1,600
tỷ đồng với trên 50 cơ sở, doanh nghiệp vào đầu tư lĩnh vực công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện.
Ngành dịch vụ - du lịch: Tổng giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ
năm 2014 là 2,696 tỷ đồng tăng lên 5,143 tỷ đồng vào năm 2016 với tốc
độ tăng trưởng bình quân đạt 15% và chiếm tỷ trọng 52% GDP của toàn
huyện. Huyện Ba Vì ngày càng được quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ
14,24 13,91
12,32 12,1
14,84
0
2
4
6
8
10
12
14
16
2012 2013 2014 2015 2016
26
tầng ngành du lịch, đồng thời liên tục quảng bá truyền thông hình ảnh
thương hiệu của huyện, tổ chức bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và
các đặc sản đặc trưng của huyện Ba Vì, qua đó làm đa dạng, phong phú
các lựa chọn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách khi đến thăm
huyện Ba Vì. Hiện nay, trên địa bàn huyện có khoảng 15 doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực du lịch lữ hành và lưu trú, thu hút khoảng 2.6
triệu lượt khách du lịch và doanh thu của ngành đạt 250 tỷ đồng, tăng 5%
so với cùng kỳ.
Ngành nông - lâm - thủy sản: Huyện Ba Vì đã đầu tư theo hướng
sản xuất hàng hóa trong định hướng phát triển sản xuất nông lâm thủy
sản, nhằm bảo đảm an ninh lương thực, qua đó thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tích cực để nâng cao giá trị kinh tế với
tỷ trọng trong GDP của ngành cao 32%.
2.1.2.2. Tình hình chính trị
Trong thời gian qua, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, mặt
trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trên địa bàn huyện được chú trọng.
Đảng bộ và nhân dân huyện Ba Vì quán triệt quan điểm “phát triển kinh tế
là nhiện vụ trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt và phát triển văn hóa là
nền tảng tinh thần”; tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
của tổ chức Đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, phát huy dân chủ, tăng
cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng huyện Ba Vì phát triển nhanh
và bền vững, quốc phòng an ninh được coi trọng; an ninh chính trị và trật
tự xã hội của huyện được giữ vững.
Sau khi tiếp thu 9 chương trình công tác lớn của Thành ủy, Ban
Chấp hành Đảng bộ huyện đã cụ thể thành 8 chương trình công tác của
huyện giai đoạn 2010-2015; trong đó có Chương trình số 01-CT/HU ngày
27
12-12-2011 về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy
Đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, năng lực quản lý, điều hành của bộ
máy chính quyền; chất lượng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân
dân các cấp giai đoạn 2011-2015. Ban Thường vụ Huyện ủy xác định đây
là chương trình trọng tâm có ý nghĩa quan trọng đến toàn bộ các chương
trình công tác lớn của huyện. Từ năm 2011 đến nay, Ban Thường vụ
Huyện ủy đã ban hành 10 chương trình, 7 nghị quyết, 11 chỉ thị, 20 kết
luận, 107 kế hoạch, 15 hướng dẫn, 47 thông báo, 144 báo cáo và nhiều
quyết định, công văn để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện toàn diện công tác
xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể. Đến nay, các mục
tiêu của Chương trình 01 đã hoàn thành tốt, tạo ra sự chuyển biến đáng kể
ở các mặt công tác.
Huyện ủy đã tăng cường xây dựng, kiện toàn, củng cố và nâng cao
sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng và chính quyền
huyện. Thực hiện Đề án 06 của Thành ủy, Ban thường vụ Huyện ủy đã tập
trung chỉ đạo các xã trong huyện triển khai thực hiện. Đến ngày 20-6-
2014, huyện đã kiện toàn, sắp xếp được 91/153 tổ chức Đảng và 491/801
tổ chức đoàn thể ở 19 xã; thành lập 8 đảng bộ bộ phận…
Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy, Ban Thường vụ
Huyện ủy đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác rà soát, tuyên truyền, vận động
và đã thành lập được 13 tổ chức Đảng, 17 tổ chức công đoàn, 3 chi đoàn
thanh niên, 1 chi hội phụ nữ, 1 hội cựu chiến binh, kết nạp được 38 đảng
viên mới và 286 đoàn viên, hội viên các đoàn thể trong doanh nghiệp khu
vực ngoài nhà nước. Đồng thời, Huyện ủy đã quan tâm chỉ đạo, tạo điều
kiện cho các tổ chức Đảng và tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp đi vào
hoạt động theo quy định.
28
Ngoài ra, Huyện ủy Ba Vì còn chú trọng trong công tác chỉ đạo đổi
mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ của các cơ sở Đảng trên địa
bàn huyện. Hằng năm, Thường trực Huyện ủy tổ chức giao ban với toàn
bộ các bí thư thôn các xã, thị trấn để trực tiếp chỉ đạo triển khai nhiệm vụ
trọng tâm của huyện; định kỳ 3 tháng phân công ủy viên ban thường vụ,
huyện ủy viên xuống dự sinh hoạt với các chi bộ nông thôn có khó khăn,
nổi cộm và dự sinh hoạt với Đảng ủy xã, thị trấn để nắm tình hình, kịp
thời chỉ đạo các mặt công tác ở cơ sở.
2.1.2.3. Tình hình văn hóa - xã hội
Dân số huyện Ba Vì có khoảng 27 vạn người, với 3 dân tộc Kinh,
Dao, Mường cùng sinh sống và một số dân tộc thiểu số khác với mật độ
dân số trung bình toàn huyện là 650 người/km2
và phân theo từng đơn vị
hành chính như sau: (Xem Bảng 2.1.)
Số liệu bảng 2.1 cho thấy xã có dân số ít nhất là Ba Vì với 1,918
người (mật độ 76người/km2
), ngược lại với số dân là16,584 người (mật độ
598người/km2
) xã Tản Lĩnh có dân số cao nhất, một số xã như xã Chu
Minh, ã Phú Đông có số dân chỉ hơn 5,000 người nhưng mật độ dân số
lại rất cao với hơn 1,500người/km2
, thể hiện sự phân bố dân cư là không
đồng đều giữa các xã, thị trấn trên địa bàn huyện có thể ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế - xã hội của từng xã. Qua bảng 2.1. cho thấy, huyện Ba
Vì có trên 152,000 người chiếm 55% tổng dân số toàn huyện ở trong độ
tuổi lao động thể hiện một lực lượng đông tham gia sản xuất kinh doanh
và có xu hướng tăng lên.
29
Bảng 2.1. Thống kê thông tin về dân số huyện Ba Vì năm 2015
TT Đơn vị
Số dân
(Ngƣời)
Mật độ
dân số
(ngƣời/
km2
)
Số dân trong
độ tuổi lao
động (Ngƣời)
Tỷ lệ dân số
trong độ
tuổi lao
động (%)
1 Xã Ba Vì 1,918 76 1,074 56%
2 ã Đông Quang 4,782 1,252 2,630 55%
3 ã Phú Phương 5,786 1,327 3,356 58%
4 Xã Thuần Mỹ 6,430 518 3,665 57%
5 Xã Phong Vân 6,470 1,345 3,364 52%
6 Xã Tiên Phong 7,581 865 4,321 57%
7 Xã Cổ Đô 7,650 893 4,131 54%
8 Xã Thái Hòa 8,247 1,465 4,783 58%
9 ã Phú Sơn 8,808 641 4,580 52%
10 Xã Vân Hòa 9,276 613 5,148 56%
11 Xã Phú Châu 10,746 1,088 6,555 61%
12 Xã Cẩm Lĩnh 11,000 413 6,215 57%
13 ã Đồng Thái 12,240 1,485 6,732 55%
14 Xã Vật Lại 12,539 875 7,022 56%
15 Xã Tản Hồng 12,781 1,452 7,030 55%
16 Xã Vạn Thắng 14,355 1,436 7,752 54%
17 Thị trấn Tây 14,918 1,022 7,757 52%
30
Đằng
18 ã Châu Sơn 4,730 1,318 2,791 59%
19 ã Phú Đông 5,517 1,528 2,731 50%
20 ã Phú Cường 5,925 639 3,496 59%
21 Xã Yên Bài 6,000 165 3,480 58%
22 ã Cam Thượng 6,452 779 3,549 55%
23 Xã Minh Châu 6,765 1,237 3,788 56%
24 Xã Chu Minh 7,597 1,501 4,558 60%
25 Xã Khánh
Thượng
8,219 285 4,685 57%
26 Xã Thụy An 8,268 502 4,134 50%
27 ã Sơn Đà 8,827 730 4,414 50%
28 Xã Tòng Bạt 9,524 1,157 4,857 51%
29 Xã Minh Quang 12,686 455 6,914 55%
30 Xã Ba Trại 12,929 359 7,757 60%
31 Xã Tản Lĩnh 16,584 598 9,121 55%
Toàn huyện 275,550 650 152,390 55%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Ba Vì đã
thực hiện đào tạo nghề tạo lao động và việc làm gắn với từng thế mạnh
của địa phương. Hiện nay, khu vực khó khăn và còn nhiều thiếu thốn là
bảy xã miền núi và một xã giữa bãi nổi sông Hồng, họ cần được quan tâm
thúc đẩy đầu tư phát triển. Tỷ lệ lao động làm nghề nông trên địa bàn
31
huyện Ba Vì chiếm tỷ lệ cao tới 83%, điều này làm cho huyện chưa thể
đạt được các tiêu chí nông thôn mới trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
phải giảm xuống dưới 25%. Với Đề án đào tạo nghề cho lao động nông
thôn thực hiện theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Chính phủ triển khai để
giảm tỷ lệ lao động làm nghề nông là một hướng đi cần thiết và phù hợp
với điều kiện của huyện.
Thu nhập, mức sống người dân của huyện
Năm 2017, thu nhập bình quân đầu người của Ba Vì đạt 35,2 triệu
đồng/người/năm, nhưng con số này là không đồng đều trên phạm vi toàn
huyện giai đoạn 2013 - 2017. Cũng trong khoảng thời gian này, Ba Vì đã
tạo việc làm mới cho 47.388 lao động, trong đó có nhiều đồng bào dân
tộc thiểu số, lao động tại các xã gặp nhiều khó khăn, qua đó tăng thu
nhập và giúp đời sống vật chất và tinh thần của bà con không ngừng
được nâng lên.
Biểu 2.2. Thu nhập bình quân đầu ngƣời huyện Ba Vì giai đoạn 2013 -
2017
(ĐVT: triệu đồng/người/năm)
18,5
24,7
27,8
30,4
35,2
0
5
10
15
20
25
30
35
40
2013 2014 2015 2016 2017
32
Ba Vì hiện đang chú trọng huy động các nguồn lực nhằm tăng
cường đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, đào tạo nghề và giải quyết việc làm,
nỗ lực giảm nghèo cho 7 xã miền núi, nơi tập trung nhiều đồng bào dân
tộc thiểu số với 125 dự án, với tổng mức đầu tư 1.251 tỷ đồng được triển
khai tại 7 xã miền núi từ năm 2015 đến nay đã góp phần làm cho diện
mạo nơi đây khang trang hơn. Trên địa bàn các xã này, nghề trồng thuốc
nam, chế biến, tiêu thụ nông sản được cho là thế mạnh cần được tạo điều
kiện phát triển.
2.1.3. Đặc điểm đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì
Đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì là những cán bộ công chức
cấp huyện, đội ngũ cán bộ công chức xã, thị trấn, trong các tổ chức của
Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở
huyện Ba Vì.
. Họ là những đối tượng lao động đặc biệt, đó là một dạng lao động
quyền lực, lao động thực thi pháp luật, thực hiện chức năng quản lý hành
chính nhà nước trên địa bàn huyện. Với vai trò và trách nhiệm to lớn như
vậy thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ công chức trong huyện phải có một cơ cấu
hợp lý. ác định, công tác cán bộ là then chốt trong xây dựng Đảng nên
huyện đã chủ động làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, đặc biệt là công tác
điều động, luân chuyển cán bộ. Ban Thường vụ Huyện ủy đã xây dựng Kế
hoạch 113-KH/HU về công tác luân chuyển, điều động cán bộ lãnh đạo
diện quy hoạch đến năm 2020 để triển khai thực hiện. Từ năm 2013 đến
nay, Huyện ủy đã điều động, luân chuyển 46 cán bộ từ huyện xuống xã và
từ xã về huyện, từ chính quyền sang làm công tác Đảng… đã tạo điều kiện
cho cán bộ phát huy khả năng năng lực, trau dồi kinh nghiệm thực tiễn,
khắc phục tình trạng cục bộ và khép kín về cán bộ. Đa số cán bộ được
33
điều động, luân chuyển đều thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công và có
tác dụng tốt với phong trào của địa phương, đơn vị.
Để có đội ngũ cán bộ “vừa hồng vừa chuyên”, Ban Thường vụ
Huyện ủy đã đặc biệt quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Từ
năm 2013 đến nay, huyện đã cử 37 cán bộ đi học cao cấp lý luận chính trị,
mở 4 lớp trung cấp lý luận chính trị với 416 học viên, 15 lớp bồi dưỡng
đảng viên mới cho 1.986 đồng chí; cử 26 cán bộ, chuyên viên các phòng,
ban, ngành đi học thạc sỹ, đồng thời phối hợp mở 2 lớp đại học hệ tại
chức chuyên ngành quản lý xã hội cho 264 cán bộ chuyên trách, công
chức xã và cán bộ, công chức các phòng, ban, ngành của huyện…
Đến nay, trên địa bànhuyện Ba Vì, tỷ lệ cán bộ chủ chốt có trình độ
cao cấp lý luận chính trị là 100% và 66,6% có trình độ sau đại học. 100%
cán bộ chủ chốt ở xã, thị trấn có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở
lên; 66% cán bộ chủ chốt ở thị trấn và 78,2% cán bộ chủ chốt ở các xã có
trình độ chuyên môn đại học. Đội ngũ cán bộ chủ chốt từ huyện đến cơ sở
đã vận dụng kiến thức vào công việc, nâng cao tinh thần phục vụ nhân
dân, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội
Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010-2015. Năm 2015 là năm cuối của nhiệm
kỳ, việc thực hiện tốt Chương trình 01 của Thành ủy là tiền đề quan trọng
cho nhiệm kỳ tới của huyện Ba Vì để cán bộ, đảng viên và nhân dân trên
địa bàn cùng đoàn kết vượt qua khó khăn, sớm đưa huyện trở thành huyện
nông thôn mới gắn với phát triển đô thị, ngày càng giàu đẹp, văn minh.
2.2. Thực trạng văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ công chức huyện
Ba Vì
2.2.1. Thực trạng các nhân tố cấu thành văn hóa chính trị đối với đội
ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì
34
2.2.1.1. Tri thức, trình độ hiểu biết về chính trị
Tri thức và trình độ hiểu biết về chính trị là giá trị nền tảng của văn
hóa chính trị, nó là sự tổng hòa của tri thức lý luận về chính trị và kinh
nghiệm chính trị thực tiễn. Đây cũng chính là hai tiêu chí, căn cứ để đánh
giá tri thức, trình độ hiểu biết về chính trị đối với đội ngũ cán bộ công
chức trong huyện.
Thứ nhất, về trình độ lý luận chính trị: 100% số cán bộ công chức
trong huyện đã được đào tạo về lý luận chính trị và có sự hiểu biết ở các
cấp độ khác nhau về chính trị.
Thứ hai, về kinh nghiệm chính trị thực tiễn: Nhìn chung đội ngũ cán
bộ công chức huyện Ba Vì có bề dày kinh nghiệm chính trị thực tiễn với
số lượng cán bộ trên 50 tuổi chiếm tỉ lệ tương đối cao (38,4%), đây là
những cán bộ ở độ tuổi “chín” về chính trị.
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát về tri thức và trình độ hiểu biết về chính
trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì
T
T
Các tiêu chí
Mức độ thực hiện (%)
Rất tốt Tốt Khá
Trung
bình
Yếu
1
Trình độ lý luận
chính trị
26/169 48/169 48/169 37/169 10/169
15,38 28,40 28,40 21,89 5,92
2
Kinh nghiệm
chính trị thực tiễn
24/169 45/169 50/169 32/169 18/169
14,20 26,63 29,58 18,93 10,65
(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát điều tra của tác giả)
35
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì có sự kết hợp
hài hòa giữa tri thức lý luận về chính trị và kinh nghiệm chính trị thực
tiễn. Kết quả khảo sát điều tra cho thấy, đối với trình độ lý luận chính trị
có 26 người chiếm 15,38% người được hỏi đánh giá rất tốt về vấn đề này,
96 người đánh giá nội dung này là tốt hoặc khá với 56,8%. Tuy nhiên, với
21,89% người được hỏi đánh giá trung bình và 5,92% đánh giá là yếu thì
vấn đề liên quan đế trình độ lý luận CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ cán
bộ công chức huyện Ba Vì cần phải quan tâm phát triển hơn nữa. Đối với
nội dung, kinh nghiệm chính trị thực tiễn của đội ngũ cán bộ công chức
huyện Ba Vì được đánh giá tương đối tốt với 95 người được hỏi đánh giá
là tốt hoặc khá nhưng tỷ lệ người đánh giá nội dung này ở mức yếu tương
đối cao với 10,65% với nguyên nhân là đội ngũ cán bộ công chức huyện
thời gian qua không ngừng được trẻ hóa.
2.2.1.2. Niềm tin, sự thuyết phục về chính trị và lý tưởng chính trị
Đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì có một nền tảng truyền
thống vững chắc để hình thành niềm tin và sự thuyết phục về chính trị khi
họ được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Ba Vì với truyền thống hào
hùng, truyền thống cách mạng và truyền thống văn hó, khi đó đa số đội
ngũ cán bộ công chức luôn có ý thức quan tâm đến tình hình kinh tế chính
trị xã hội của đất nước và địa phương nhằm tiếp thu thêm các thông tin
mới và có động lực để phấn đấu phát triển quê hương và khi đó họ sẽ hết
mình phục sự Tổ quốc, quê hương và nhân dân Ba Vì.
36
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát về niềm tin, sự thuyết phục về chính trị và
lý tƣởng chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì
TT Các tiêu chí
Mức độ thực hiện (%)
Rất
tốt
Tốt Khá
Trung
bình
Yếu
1
Xây dựng niềm tin và lý
tưởng chính trị trong đội
ngũ cán bộ công chức
29/169 51/169 42/169 40/169 7/169
17,16 30,18 24,85 23,67 4,14
2
Tinh thần tự hào và lòng
yêu quê hương đất nước
31/169 55/169 62/169 18/169 3/169
18,34 50,89 36,67 10,65 1,77
3
Quan tâm đến tình hình
chính trị, kinh tế, xã hội
của địa phương và đất
nước
21/169 41/169 61/169 38/169 8/169
12,43
24,26
36,09 22,48 4,73
4
Tinh thần hết mình về sự
nghiệp phát triển đất nước
18/169 88/169 49/169 11/169 3/169
10,65 52,07 28,99 6,51 1,78
(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát điều tra của tác giả)
Kết quả khảo sát tại bảng 2.3 cho thấy niềm tin, sự thuyết phục về
chính trị và lý tưởng chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba
Vì được đánh giá tương đối cao. Đây là một trong những bộ phận quan
trọng cấu thành lên văn hóa chính trị của người cán bộ công chức. Đặc
biệt, tinh thần tự hào, lòng yêu quê hương đất nước và tinh thần hết mình
về sự nghiệp phát triển đất nước được đánh giá rất cao. Đây là cơ sở để
người cán bộ công chức xây dựng được niềm tin và thuyết phục về chính
trị của mình.
2.2.1.3. Năng lực công tác
Đây là yếu quan trọng quyết định đến hiệu quả công việc của đội
ngũ cán bộ công chức. Nhìn chung về trình độ đào tạo chuyên môn của
37
đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì là không cao, số đồng chí có trình
độ đào tạo trên đại học còn thấp, khả năng sử dụng tin học và ngoại ngữ
còn nhiều hạn chế. Ở một số phòng ban thiếu các công chức có trình độ
chuyên môn cao gây khó khăn cho công tác tham mưu, đề xuất phương án
cho các cấp lãnh đạo giải quyết các vấn đề phức tạp nhạy cảm đang diễn
ra trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận một thực tế
rằng dù trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế nhưng đa số các cán bộ
công chức đã có ý thức cố gắng vượt qua khó khăn để hoàn thành tương
đối tốt nhiệm vụ được giao góp phần không nhỏ vào bước phát triển rất
tích cực của huyện Ba Vì trong những năm vừa qua. Đó thực sự là những
nỗ lực rất đáng ghi nhận.
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát, đánh giá về năng lực công tác của đội
ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì
TT Tiêu chí đánh giá Số lƣợng Tỷ lệ
1 Giỏi 51/169 30,18%
2 Khá 62/169 36,69%
3 Trung bình 43/169 25,44%
4 Yếu 13/169 7,69%
5 Kém 0/169 0%
(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát điều tra của tác giả)
Đến nay, tại huyện Ba Vì có 66,6% cán bộ công chức chủ chốt tại
các cơ quan ban ngành huyện có trình độ sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) và
66% cán bộ chủ chốt ở thị trấn Tây Đằng và 78,2% cán bộ chủ chốt ở các
xã có trình độ chuyên môn đại học. Đây là một con số đáng ngưỡng mộ ở
một huyện còn nhiều khó khăn như Ba Vì. Kết quả khảo sát điều tra tại
Bảng 2.4 cho thấy gần 70% người được hỏi đánh giá trình độ chuyên môn
38
của đội ngũ cán bộ công chức của huyện ở mức khá, giỏi (Điều này được
nhìn nhận từ trong quá trình làm việc của cán bộ công chức huyện).
2.2.1.4. Phẩm chất đạo đức
Đa số đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì có đạo đức cách mạng
tốt luôn luôn cố gắng rèn luyện tu dưỡng đạo đức theo năm tiêu chí đã
nêu trên. Hầu hết công chức hành chính trong huyện có tác phong đĩnh
đạc lịch sự, có văn hóa giao tiếp ở công sở, văn hóa giao tiếp với nhân
dân, có lối sống giản dị gần gũi với nhân, chấp hành nghiêm chỉnh chủ
trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Tuy nhiên
vẫn còn một số ít đồng chí có đạo đức tác phong chưa tốt, không được
nhân dân đánh giá cao. Rõ ràng đây là một hiện tượng rất đáng buồn, tuy
đó có thể chỉ là những hiện tượng “con sâu bỏ rầu nồi canh” nhưng nó
cũng ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của đội ngũ cán bộ công chức trong
huyện.
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát, đánh giá về phẩm chất đạo đức của đội
ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì
TT Tiêu chí đánh giá Số lƣợng Tỷ lệ
1 Rất tốt 35/169 20,71%
2 Tốt 66/169 39,05%
3 Khá 41/169 24,26%
4 Trung bình 18/169 10,65%
5 Yếu, kém 9/169 5,33%
(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát điều tra)
39
Một trong những tiêu chí rất quan trọng nhằm đánh giá được văn
hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì. Tuy nhiên,
khi thực hiện hoạt động khảo sát thì cho thấy chỉ có gần 60% người được
hỏi đánh giá phẩm chất đạo đức của người cán bộ công chức của huyện ở
mức tốt hoặc rất tốt. Ngược lại, có 5,33% người tương đương với 9/169
người được hỏi đánh giá là yếu, kém. Họ cho rằng nhiều cán bộ công
chức hiện nay còn quan liêu, hành chính làm khó nhân dân trong lĩnh vực
mình phụ trách.
2.2.1.5. Phong cách làm việc
Đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì thì nhìn chung mỗi
một đồng chí, luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ ở vị trí mà mình đảm
nhiệm, có ý thức tự giác trau dồi, học tập, nâng cao khả năng làm việc của
cá nhân. Hằng năm các phòng đều có các đồng chí được nhận bằng bằng
khen giấy khen, danh hiệu chiến sĩ thi đua nhằm ghi nhận khả năng làm
việc của các đồng chí đó và sự nỗ lực của cả tập thể. Tuy nhiên do nhiều
lý do chủ quan và khách quan khả năng làm việc của đội ngũ cán bộ công
chức huyện Ba Vì còn nhiều hạn chế, có lúc còn chưa đáp ứng được nhu
cầu công việc đặt ra. Đặc biệt trong cơ chế mới một số đồng chí còn tỏ ra
lúng túng trong việc thích nghi hay một số đồng có tuổi thậm chí còn có
biểu hiện ngại, lười thích nghi với cơ chế mới. Vấn đề nâng cao khả năng
làm việc của đội ngũ cán bộ công chức trong huyện đâng là một vấn đề
bức thiết, quan trọng góp phần quyết định đảm bảo chất lượng và hiệu quả
lảm việc của bộ máy hành chính huyện Ba Vì.
40
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát, đánh giá về kỹ năng làm việc của
đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì
TT Tiêu chí đánh giá Số lƣợng Tỷ lệ
1 Rất hiệu quả 50/169 29,58%
2 Hiệu quả 52/169 30,76%
3 Bình thường 45/169 26,63%
4 Ít hiệu quả 16/169 9,47%
5 Không hiệu quả 6/169 3,55%
(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát điều tra của tác giả)
Trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì đã thay
đổi phong cách làm việc, thúc đẩy cải cách hành chính, áp dụng công
nghệ thông tin trong quá trình làm việc theo đúng các chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, bộ phận tiếp
dân, một cửa đã làm việc theo đúng quy trình được xây dựng. Tuy nhiên,
một số cán bộ công chức vẫn còn tư tưởng cũ chưa kịp thời cập nhật
những thay đổi trong công tác nên phong cách làm việc còn chậm ảnh
hưởng đến công việc và làm mất thời gian của người dân.
2.2.2. Thực trạng thực hiện chức năng văn hóa chính trị đối với đội
ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì
2.2.2.1. Điều chỉnh, định hướng hành vi và các quan hệ xã hội, nâng cao
nhận thức, giáo dục chính trị trong đội ngũ cán bộ công chức Huyện
ác định rõ nền tảng chính trị là chủ nghĩa Mác – Lê Nin với những
kim chỉ nan định hướng trong xây dựng văn hóa chính trị, tư tưởng Hồ
Chí Minh về văn hóa, về cán bộ… kết hợp với chủ trương, đường lối của
41
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong xu hướng hội nhập khu
vực và thế giới với những diễn biến phức tạp của cuộc chiến tranh thương
mại trên toàn cầu như hiện nay. Nâng cao trình độ trí tuệ và bản lĩnh
chính trị của toàn Đảng và của đảng viên, mỗi cán bộ, trước hết là đối với
đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp không được dao động trong bất
cứ tình huống nào. Kiên định đường lối đổi mới của Đảng, chống bảo thủ,
giáo điều, trì trệ hoặc nóng vội, chủ quan, đổi mới vô nguyên tắc.
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát về chức năng điều chỉnh, định hƣớng cho
hành vi và các quan hệ xã hội, nâng cao nhận thức, giáo dục chủ thể
chính trị của văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức
huyện Ba Vì
TT Các tiêu chí
Mức độ thực hiện (%)
Rất
tốt
Tốt Khá
Trung
bình
Yếu
1
Điều chỉnh mối quan
hệ giữa con người với
con người
21/169 37/169 68/169 36/169 7/169
12,43 21,89 42,24 21,30 4,14
2
Điều chỉnh mối quan
hệ giữa con người và
xã hội
23/169 29/169 59/169 48/169 10/169
13,61 17,16 34,91 28,40 5,92
3 Định hướng các hành
vi về chính trị
18/169 41/169 53/169 44/169 13/169
10,65 24,26 31,36 26,03 7,69
4 Nâng cao nhận thức
về hệ thống chính trị
8/169 28/169 71/169 39/169 23/169
4,73 16,57 42,01 23,07 13,61
5
Tuyên truyền và giáo
dục các kiến thức về
chính trị
16/169 42/169 55/169 50/169 6/169
9,47 24,85 32,54 29,58 3,55
42
(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát điều tra của tác giả)
Kết quả khảo sát tại bảng 2.7 cho thấy, đa số người được hỏi đánh
giá chức năng điều chỉnh, định hướng cho hành vi và các quan hệ xã hội,
nâng cao nhận thức, giáo dục chủ thể chính trị của văn hóa chính trị đối
với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì ở mức độ khá, tốt. Đặc biệt,
trong mối quan hệ giữa con người với con người đã được điều chỉnh tích
cực khi đội ngũ cán bộ công chức thực hiện chức năng của văn hóa chính
trị.
2.2.2.2. Tổ chức hoạt động quản lý xã hội
Nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý
của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản Việt Nam
lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh. Sự phát triển rất nhanh, rất mạnh của khoa học- công nghê, dẫn đến
sự phát triển lực lượng sản xuất ở một trình độ rất cao, tạo ra một khối
lượng của cải vật chất khổng lồ; nhiều ngành sản xuất hàng hóa và dịch
vụ với nhiều sản phẩm mới xuất hiện, tuổi đời của sản phẩm được rút
ngắn. Điều này dẫn đến quá trình gia nhập, rút khỏi thị trường và tái cơ
cấu sản xuất diễn ra liên tục, trên phạm vi rộng.
Để khắc phục những hạn chế vốn có của nền kinh tế thị trường thì
Đảng ta xác định xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa chính, là khía cạnh văn hoá của tăng trưởng kinh tế: tăng trưởng
phải gắn liền với tiến bộ, với việc đảm bảo quyền lợi của đa số nhân dân
lao động và thực hiện công bằng xã hội.
43
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát về chức năng tổ chức hoạt động
quản lý xã hội của văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức
huyện Ba Vì
TT Các tiêu chí
Mức độ thực hiện (%)
Rất
tốt
Tốt Khá
Trung
bình
Yếu
1
Đối với xây dựng và phát
triển kinh tế
28/169 50/169 42/169 39/169 10/169
16,57 29,58 24,85 23,07 5,92
2
Giải quyết các vấn đề
chính trị
19/169 36/169 69/169 40/169 5/169
11,24 21,30 40,83 23,67 2,96
3
Giải quyết các vấn đề xã
hội
22/169 45/169 70/169 26/169 6/169
13,02 26,63 41,42 15,38 3,55
(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát điều tra của tác giả)
Kết quả khảo sát về chức năng tổ chức và quản lý xã hội của văn
hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì cho thấy tù
khi xây dựng văn hóa chính trị theo chủ trương, đường lối của Đảng thì
đội ngũ cán bộ công chức đã hình thành cho mình được các kỹ năng về tổ
chức và quản lý qua đó gián tiếp thực hiện chức năng của văn hóa chính
trị. Đây được cho là kết quả tốt, vì bản thân người cán bộ công chức vừa
là chủ thể vừa là khách thể của văn hóa chính trị.
2.2.2.3. Đánh giá và dự báo chính trị
Dự báo tình hình thế giới trong những năm tới vẫn tiếp tục diễn
biến phức tạp, nhanh chóng, khó lường với nhiều mâu thuẫn mới, xu
hướng mới, nhiều vấn đề mới nảy sinh. Việt Nam đang hội nhập sâu rộng
44
đối với nền kinh tế thế giới, chính vì vậy, bên cạnh những mặt tích cực thì
đội ngũ cán bộ, đảng viên có thể gặp phải những cám dỗ của đời sống
kinh tế hiện đại. Thực trạng suy thoái về đạo đức trong cán bộ, đảng viên
đã và đang có những diễn biến phức tạp, trong Nghị quyết Trung ương 4
khoá I đã nêu lên những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng
Đảng hiện nay: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có
những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp,
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện
khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ
hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham
nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”, những biểu hiện đó có nguy
cơ làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, thậm
chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều năm chậm được
khắc phục, nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh
đạo của Đảng và sự mất dần lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ
Xã hội chủ nghĩa mà Đảng đang ra sức phấn đấu xây dựng.
45
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát văn hóa chính trị về chức năng đánh giá
và dự báo đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì
TT Yếu tố ảnh hƣởng
Mức độ
Rất
tốt
Tốt Khá
Trung
bình
Yếu
1
Thái độ của cán bộ công
chức trước sự biến động
của kinh tế, chính trị và xã
hội
58/169 69/169 38/169 4/169 0/169
34,32 40,83 22,48 2,37 0
2
Nhận thức của của cán bộ
công chức trước sự biến
động của kinh tế, chính trị
và xã hội
46/169 71/169 47/169 5/169 0/169
27,22 42,01 27,81 2,96 0
3
Dự báo… của cán bộ công
chức trước sự biến động
của kinh tế, chính trị và xã
hội
38/169 85/169 32/169 12/169 2/169
22,48 50,30 18,93 7,10 1,18
4
Hành động thực tiễn của
cán bộ công chức trước sự
biến động của kinh tế,
chính trị và xã hội
41/169 63/169 44/169 17/169 4/169
24,26 37,28 26,03 10,06 2,37
(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát điều tra của tác giả)
Có thể nói rằng, chức năng đánh giá và dự báo của văn hóa chính trị
giúp những chủ thể thực hiện nó có những thái độ, nhận thức đúng đán
hơn về thực trạng tình hình chính trị - xã hội của đất nước nói chung và
46
huyện Ba Vì nói riêng, qua đó có những dự báo chính xác và đề xuất được
những hành động cụ thể. Kết quả khảo sát cho thấy đa phần đội ngũ cán
bộ công chức huyện Ba Vì đã thực hiện tốt chức năng này của văn hóa
chính trị đặc biệt là thái độ của đội ngũ này và ứng biến của họ trước
những diễn biến về chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước.
2.3. Đánh giá thực trạng văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ công
chức huyện Ba Vì
2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân
2.3.1.1. Ưu điểm
Ba Vì là một vùng kinh tế, văn hóa, xã hội kém phát triển so với các
quận, huyện khác của thành phố Hà Nội, có vị trí chiến lược về chính trị
và an ninh quốc phòng, nhân dân trên địa bàn huyện có truyền thống cách
mạng, yêu nước, hiếu học, siêng năng, cần cù, và cán bộ công chức được
xác định là gốc rễ, là nhân tố quyết định thành bại của mọi công việc
trong phát triển toàn diện của đất nước. Nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao
của Đảng bộ huyện, công tác phát triển Đảng đã tiến bộ không ngừng, số
đảng viên mới không chỉ tăng về số lượng mà còn bảo đảm cả về chất
lượng, các đảng viên mới được kết nạp là những quần chúng ưu tú, tích
cực trong công tác, được rèn luyện, thử thách trải qua thực tiễn; có bản
lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, có trình độ, năng
lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào việc thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Đảng bộ huyện đã đề ra các biện pháp cụ thể để thực hiện thành
công Nghị quyết Đại hội lần thứ XXII về công tác xây dựng và phát triển
Đảng như: tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, củng cố các
tổ chức đoàn thể; tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, đôn đốc việc
47
thực hiện các kế hoạch kết nạp, kế hoạch bồi dưỡng quần chúng ưu tú của
các chi bộ ngay từ đầu năm; chú trọng phát triển Đảng trong các Doanh
nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đoàn viên ở nông thôn, quan tâm tỷ lệ
đảng viên trong các lĩnh vực y tế, giáo dục…; phấn đấu mỗi chi bộ khu
dân cư phát triển ít nhất 01 đảng viên/năm; phát triển đảng viên tăng bình
quân hàng năm trên 6%...
Để làm tốt công tác tạo nguồn phát triển đảng viên, hàng năm
Huyện ủy đã chỉ đạo Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị mở lớp bồi dưỡng
kiến thức về Đảng cho các quần chúng ưu tú và mở lớp bồi dưỡng kiến
thức cho các đảng viên mới kết nạp. Chỉ tính riêng năm 2017 huyện đã kết
nạp được 543/500 đảng viên (vượt chỉ tiêu 8.6%). Trong đó tiêu biểu là
một số chi, đảng bộ đã hoàn thành vượt mức đề ra trong năm như: chi bộ
Viện kiểm sát nhân dân kết nạp 02 đồng chí (vượt 200%), chi bộ Trường
THPT Quảng Oai kết nạp 03 đồng chí (vượt 150%), Đảng bộ Công an
huyện kết nạp 21 đồng chí (vượt 111%), Đảng bộ xã Vân Hòa kết nạp 21
đồng chí (vượt 116%), Đảng bộ xã Minh Châu kết nạp 10 đồng chí (vượt
111%)....
Mặt khác, đội ngũ cán bộ công chức huyện đã và đang tích lũy,
hoàn thiện các giá trị chính trị, góp phần đấu tranh kiên quyết chống các
biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, lối sống và đạo đức xã hội,
chống các quan điểm sai trái với đường lối.
Với những kết quả đã đạt được về văn hóa chính trị đối với đội ngũ
cán bộ công chức trên địa bàn huyện Ba Vì hiện nay sẽ thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội huyện trong thời gian tới. Hiện nay, chương trình nông
thôn mới được tất cả các xã, thị trấn trên toàn huyện hưởng ứng nhiệt tình
và đóng góp nhiều hơn cho mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới,
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC  -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

More Related Content

What's hot

Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở nước ta hiện nay
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở nước ta hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở nước ta hiện nay
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở nước ta hiện naynataliej4
 
Luận văn HAY: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
Luận văn HAY: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò VấpLuận văn HAY: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
Luận văn HAY: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò VấpDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...nataliej4
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ, SẮP XẾP LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA ỦY BA...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ, SẮP XẾP LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA ỦY BA...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ, SẮP XẾP LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA ỦY BA...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ, SẮP XẾP LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA ỦY BA...nataliej4
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN Q...
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN Q...LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN Q...
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN Q...nataliej4
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ...nataliej4
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...nataliej4
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cán Bộ,Công Chức Tại Ủy Ban Nhân ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cán Bộ,Công Chức Tại Ủy Ban Nhân ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cán Bộ,Công Chức Tại Ủy Ban Nhân ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cán Bộ,Công Chức Tại Ủy Ban Nhân ...nataliej4
 
Thực Trạng, Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức ...
Thực Trạng, Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức ...Thực Trạng, Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức ...
Thực Trạng, Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức ...nataliej4
 

What's hot (16)

Luận văn: Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Đắk NôngLuận văn: Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Đắk Nông
 
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở nước ta hiện nay
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở nước ta hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở nước ta hiện nay
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở nước ta hiện nay
 
Luận văn HAY: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
Luận văn HAY: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò VấpLuận văn HAY: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
Luận văn HAY: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
 
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...
 
Luận án: Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số
Luận án: Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu sốLuận án: Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số
Luận án: Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAYLuận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAY
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ, SẮP XẾP LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA ỦY BA...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ, SẮP XẾP LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA ỦY BA...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ, SẮP XẾP LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA ỦY BA...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ, SẮP XẾP LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA ỦY BA...
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quận Thanh Khê, TP Đà NẵngLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN Q...
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN Q...LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN Q...
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN Q...
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ...
 
Nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng uỷ phường thuộc Đảng bộ quận Hà Đông, thà...
Nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng uỷ phường thuộc Đảng bộ quận Hà Đông, thà...Nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng uỷ phường thuộc Đảng bộ quận Hà Đông, thà...
Nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng uỷ phường thuộc Đảng bộ quận Hà Đông, thà...
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện Bàn
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện BànLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện Bàn
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện Bàn
 
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ cấp xã huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ cấp xã huyện Thăng BìnhLuận văn: Chính sách phát triển cán bộ cấp xã huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ cấp xã huyện Thăng Bình
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cán Bộ,Công Chức Tại Ủy Ban Nhân ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cán Bộ,Công Chức Tại Ủy Ban Nhân ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cán Bộ,Công Chức Tại Ủy Ban Nhân ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cán Bộ,Công Chức Tại Ủy Ban Nhân ...
 
Thực Trạng, Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức ...
Thực Trạng, Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức ...Thực Trạng, Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức ...
Thực Trạng, Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức ...
 

Similar to VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...KhoTi1
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện từ thực ...
Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện từ thực ...Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện từ thực ...
Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện từ thực ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149 (20)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, 9đ
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, 9đLuận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, 9đ
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, 9đ
 
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường tỉnh Cà Mau, HOT
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường tỉnh Cà Mau, HOTĐề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường tỉnh Cà Mau, HOT
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường tỉnh Cà Mau, HOT
 
Đề tài: Chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Quảng Ninh, HAYĐề tài: Chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Quảng Ninh, HAY
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ ở tỉnh Cà Mau hiện nay, HAY
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ ở tỉnh Cà Mau hiện nay, HAYLuận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ ở tỉnh Cà Mau hiện nay, HAY
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ ở tỉnh Cà Mau hiện nay, HAY
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOT
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOTLuận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOT
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOT
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đLuận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
 
Chất lượng cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện Di Linh
Chất lượng cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện Di LinhChất lượng cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện Di Linh
Chất lượng cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện Di Linh
 
Chất lượng cán bộ UBND cấp xã huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng, HOT
Chất lượng cán bộ UBND cấp xã huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng, HOTChất lượng cán bộ UBND cấp xã huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng, HOT
Chất lượng cán bộ UBND cấp xã huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng, HOT
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã TPHCM, 9đ
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã TPHCM, 9đLuận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã TPHCM, 9đ
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã TPHCM, 9đ
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đào tạo công chức nguồn cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng đào tạo công chức nguồn cấp xãLuận văn: Nâng cao chất lượng đào tạo công chức nguồn cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng đào tạo công chức nguồn cấp xã
 
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAYLuận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
 
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAYLuận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂM
 
Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xãBồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú ThọĐề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
 
Quản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Ninh Bình, 9đ
Quản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Ninh Bình, 9đQuản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Ninh Bình, 9đ
Quản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Ninh Bình, 9đ
 
Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện từ thực ...
Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện từ thực ...Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện từ thực ...
Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện từ thực ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 

Recently uploaded (20)

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 

VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC -TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VIỆT GIAO VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI, 2018
  • 2. VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VIỆT GIAO VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Chính trị học Mã số: 8 31 02 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ ANH TUẤN HÀ NỘI, 2018
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1 Chƣơng 1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC ...........................................................8 1.1. Khái niệm văn hóa chính trị và đội ngũ cán bộ công chức.............................8 1.2. Các nhân tố cấu thành văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức 16 1.3. Chức năng của văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức............20 Chƣơng 2.THỰC TRẠNG VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................24 2.1. Khái quát về huyện Ba Vì và những nhân tố tác động đến văn hóa chính trị đối với cán bộ công chức huyện Ba Vì................................................................24 2.2. Thực trạng văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì ..............................................................................................................................33 Chƣơng 3.PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI..........................56 3.1. Những phương hướng cơ bản nâng cao văn hóa chính trị cho đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội .........................................................56 3.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao văn hóa chính trị cho đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội .........................................................60 KÊT LUẬN.........................................................................................................74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................75 PHỤ LỤC............................................................................................................82
  • 4. DANH MỤC TỪ VIẾT TĂT CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội HĐND Hội đồng nhân dân KT-XH Kinh tế - xã hội UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 5. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1.Dân số huyện Ba Vì theo đơn vị hành chính năm 2015..................29 Bảng 2.2. Kết quả khảo sát về tri thức và trình độ hiểu biết về chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì ..........................................................34 Bảng 2.3. Kết quả khảo sát về niềm tin, sự thuyết phục về chính trị và lý tưởng chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì.....................36 Bảng 2.4. Kết quả khảo sát, đánh giá về năng lực công tác của đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì...................................................................................37 Bảng 2.5. Kết quả khảo sát, đánh giá về phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì..............................................................................38 Bảng 2.6. Kết quả khảo sát, đánh giá về kỹ năng làm việc của đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì...................................................................................40 Bảng 2.7. Kết quả khảo sát về chức năng điều chỉnh, định hướng cho hành vi và các quan hệ xã hội, nâng cao nhận thức, giáo dục chính trị của văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì ...............................41 Bảng 2.8. Kết quả khảo sát về chức năng tổ chức hoạt động quản lý xã hội của văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì..................43 Bảng 2.9. Kết quả khảo sát văn hóa chính trị về chức năng đánh giá và dự báo đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì..............................................45
  • 6. DANH MỤC BIỂU Biểu 2.1. Sự thay đổi về tăng trưởng kinh tế huyện giai đoạn 2012 - 2016 ... 25 Biểu 2.2. Thu nhập bình quân đầu người huyện Ba Vì giai đoạn 2013 - 2017 .........................................................................................................................31
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bác Hồ đã dạy: “Công việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém”, chính vì vậy“Cán bộ là gốc của mọi công việc”, [71]. Trong Chiến lược cán bộ, Đảng ta cũng khẳng định “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [15]. Như vậy, có thể thấy vai trò của cán bộ là hết sức quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang chuyển sang thời kì phát triển mới – đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thì yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ cán bộ công chức ngày càng cao, đòi hỏi họ phải có bản lĩnh chính trị, có năng lực chuyên môn, trong đó văn hóa chính trị là yêu cầu không thể thiếu. Nó là yếu tố rất quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả hoạt động chính trị đối với đội ngũ cán bộ, giúp cho họ hoàn thành được sứ mệnh của mình đối với đất nước. Hiện nay, cán bộ công chức huyện, xã là một bộ phận rất quan trọng trong bộ máy Nhà nước ta. Do đó, việc nâng cao văn hóa chính trị cho đội ngũ này là một yêu cầu tất yếu khách quan của thời đại. Văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức địa phương đóng vai trò ngày càng quan trọng, chính vì thế phải được quan tâm nhiều hơn và không ngừng được bồi dưỡng, đào tạo để hoàn thiện đội ngũ này. Cán bộ công chức địa phương vừa là tấm gương, đồng thời cũng là những người tuyên truyền, phổ biến về văn hóa chính trị đến mọi đối tượng.
  • 8. 2 Sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, trình độ văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện ở nước ta đã và đang không ngừng được nâng cao. Từ việc nhận thức đúng đắn về văn hóa chính trị và tầm quan trọng của nó mà đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình về văn hóa chính trị ở trong bộ máy hành chính nhà nước cấp huyện. Chính những điển hình này sẽ là nguồn cán bộ bổ sung quý báu cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở nước ta góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy đội ngũ cán bộ công chức ở cấp quận, huyện của nước ta còn nhiều hạn chế về trình độ văn hoá chính trị, khiến cho việc hội nhập về nguồn lực của nước ta còn hạn chế.Chính vì những hạn chế trên mà có thể làm giảm sút nghiêm trọng lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, theo đó là làm nghèo đất nước. Ba Vì là một huyện miền núi phía Tây, Hà Nội nhưng đang có những bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, đặc biệt là những kết quả đáng khích lệ về xây dựng nông thôn mới. Ba Vì với nhiều truyền thuyết và sự tích, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống của nước ta từ thời kỳ bắt đầu dựng nước. Vì vậy, để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời tiếp tục hội nhập phát triển văn hóa, gìn giữ bản sắc văn hóa địa phương, Ba Vì tiếp tục cần nâng cao văn hóa chính trị có đội ngũ cán bộ công chức của huyện, đây là những người lãnh đạo được Đảng và nhân dân giao phó. Xuất phát từ những ý nghĩa trên, đồng thời với mong muốn đề xuất được các giải pháp nhằm thúc đẩy chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, tôi
  • 9. 3 đã lựa chọn đề tài: “Văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề văn hóa chính trị nói chung và văn hóa chính trị của dội ngũ cán bộ công chức nói riêng có ý nghĩa đặc biệt và được nhiều học giả và các nhà khoa học nghiên cứu tìm hiểu. Để nghiên cứu đề tài, tác giả tìm đọc các công trình khoa học, đề tài nghiên cứu và các bài báo sau: 2.1. Các công trình tiêu biểu về văn hóa chính trị Tác giả Phạm Ngọc Quang (1995) đã hệ thống hóa các vấn đề khái niệm, cấu trúc, đặc điểm, chức năng của văn hóa chính trị, đồng thời tác giả đã phân tích khái quát thực trạng văn hóa chính trị hiện nay ở nước ta trong tác phẩm “Văn hóa chính trị và việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay” [46]. Tác giả Nguyễn Hồng Phong (1998), đã đi sâu phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển văn hóa chính trị ở Việt Nam với cái nhìn khách quan nhất trong tác phẩm“Văn hóa chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại” [44]; Tác giả Nguyễn Hoài Văn (1998), “Mấy suy nghĩ về văn hóa chính trị Việt Nam trong lịch sử”, tạp chí Nghiên cứu lý luận số 3 [66]; Tác giả Nguyễn Văn Vĩnh (2003), “Vai trò của văn hóa chính trị trong việc hình thành phẩm chất và năng lực người lãnh đạo chính trị” [70], tác giả Lê Như Hoa (2005) “Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa chính trị”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 09 [30].
  • 10. 4 2.2. Một số công trình tiêu biểu về cán bộ trong hệ thống chính trị Từ cách tiếp cận các công trình tiêu biểu về văn hóa chính trị trực tiếp hướng đến việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị, có các công trình sau: Hồ Chí Minh (1974), “Vấn đề cán bộ”, Nxb Sự thật, Hà Nội [39], Nguyễn Trọng Bảo (chủ biên, 1998), “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước”, Nxb Giáo dục, Hà Nội [11]; Nguyễn Phú Trọng (2003), “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [59]; Hoàng Chí Bảo (Chủ biên, 2005), “Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay” (sách tham khảo), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội [9]; Nguyễn Văn Huyên (chủ biên, 2009), “Con người chính trị Việt Nam, truyền thống và hiện đại”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [34], Nguyễn Thị Hà, Lê Văn Hòa (Đồng chủ biên, 2012), “Các kỹ năng cần thiết dành cho cán bộ chính quyền cấp cơ sở”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [27]; Nguyễn Minh Tuấn (2012), “Tiếp tục đổi mới đồng bộ công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [54]. 2.3. Các công trình về văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức các cấp trong hệ thống chính trị Các công trình luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về văn hóa CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ cán bộ chủ chốt các cấp trong hệ thống chính trị như: Lâm Quốc Tuấn (2005), Nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nghiên cứu văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị [55], Khăm Mặn Chăn Thạ Lăng Sỹ (2004), “Văn hóa chính trị ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
  • 11. 5 trong giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ, đây là luận án nghiên cứu nền văn hóa chính trị ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào[53]. Trong những công trình này, các tác giả đã đưa ra được những nội dung cơ bản và khá toàn diện về văn hóa chính trị, một số công trình đã nêu lên được thực trạng và những giải pháp nhất định nhằm nâng cao văn hóa chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị ở nước ta. Đây là những tài liệu quý giá, cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài khoa học. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về vấn đề văn hóa chính trị cho đội ngũ cán bộ công chức ở địa phương, cụ thể là huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Vì thế, đề tài là sự kế thừa, bổ sung, tìm tòi và phát triển hơn nữa những vấn đề liên quan đến việc nâng cao văn hóa chính trị cho đội ngũ cán bộ công chức huyện, góp phần đưa nhận thức vấn đề này tới độ sâu sắc cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích: Trên cơ sở những vấn đề lý luận về văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ huyện; luận văn phân tích thực trạng văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra một số phương hướng và giải pháp chủ yếu tiếp tục nâng cao văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn sẽ tiến hành thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Làm rõ những vấn đề lý luận về văn hóa chính trị góp phần nâng cao nhận thực về văn hóa chính trị cho độ ngũ cán bộ công chức.
  • 12. 6 - Phân tích thực trạng văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội; yêu cầu và những vấn đề đặt ra trong điều kiện hiện nay. - Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm tập trung nâng cao chất lượng văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội thời gian tới 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện (tập trung nghiên cứu đội ngũ cán bộ công chức huyện, đội ngũ cán bộ công chức xã, thị trấn trong các tổ chức của Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở huyện Ba Vì). 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài nghiên cứu các vấn đề về văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội - Về thời gian: Các dữ liệu được phân tích từ năm 2013 đến năm2017. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về văn hóa nói chung và văn hóa chính trị nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên phương pháp luận biện chứng và duy vật lịch sử của Triết học Mác-Lênin, luận văn triển khai nghiêm cứu bằng các phương pháp cụ thể: Lịch sử - Logic; Phân tích và tổng hợp, Phỏng vấn, trò chuyện và quan sát; Phân tích tài liệu, Điều tra xã hội học và tổng hợp thống kê.
  • 13. 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Hệ thống hóa lại các quan điểm về văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta. Ngoài ra, góp phần làm sâu sắc thêm vấn đề nâng cao văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện ở nước ta trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành lý luận chính trị và những ai quan tâm tới vấn đề văn hóa chính trị nói chung và văn hóa chính trị cho đội ngũ cán bộ công chức nói riêng ở Việt Nam. Trong chừng mực có thể đưa ra những gợi ý gián tiếp cho việc nghiên cứu và chỉ đạo công tác nâng cao văn hóa chính trị cho đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. 7. Kết cấu của luận văn Bên cạnh lời cam đoan, lời cảm ơn, mở đầu, tài liệu tham khảo, đề tài luận văn tập trung phân tích các nội dung sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức Chương 2: Thực trạng văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao văn hóa chính trị cho đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
  • 14. 8 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC 1.1. Khái niệm văn hóa chính trị và đội ngũ cán bộ công chức 1.1.1. Cán bộ công chức Từ điển Tiếng Việt đã phân tích khái niệm cán bộ, cụ thể: Những người làm công tác trong cơ quan nhà nước có nghiệp vụ chuyên môn, làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, tổ chức, phân biệt với người thường, không có chức vụ thì được gọi là cán bộ [42] Trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế khu vực, thế giới và yêu cầu cải cách, hoàn thiện hệ thống chính trị của nước ta thì khái niệm cán bộ đang có sự phát triển, bổ sung nội hàm, phạm vi theo hướng phù hợp nhất với thực tiễn và đặc thù công việc của nhóm đối tượng này đang thực hiện. Theo đó, giới hạn khái niệm cán bộ không chỉ dừng lại trong hệ thống chính trị, trong phạm vi tổ chức Đảng, chính quyền nhà nước, mặt trận tổ quốc, đoàn thể như hiện nay. Hiện nay, ở nước ta, khái niệm cán bộ được dùng với nhiều nghĩa khác nhau: Trong các tổ chức Đảng và đoàn thể khái niệm cán bộ thường được dùng với hai nghĩa: Một là,chỉ những người được bầu vào các cấp lãnh đạo, chỉ huy từ cơ sở đến trung ương (cán bộ lãnh đạo), để phân biệt với Đảng viên thường,đoàn viên, hội viên; Hai là, những người làm công tác chuyên trách hưởng lương trong các tổ chức Đảng, đoàn thể. Trong quân đội, là những người giữ cương vị chỉ huy từ tiểu đội trưởng trở lên (cán bộ tiểu đội, trung đội, đại đội, cán bộ tiểu đoàn, trung
  • 15. 9 đoàn, sư đoàn...) hoặc là sĩ quan từ cấp úy trở lên. Trong hệ thống bộ máy nhà nước, khái niệm cán bộ về cơ bản được hiểu trùng với khái niệm công chức, chỉ những người làm việc trong cơ quan nhà nước thuộc ngành hành chính, tư pháp, lập pháp, kinh tế, văn hóa xã hội... Công chức là một khái niệm khá phổ biến trên thế giới, khái niệm này dùng để chỉ những công dân của một quốc gia được tuyển dụng vào công tác trong cơ quan nhà nước thường xuyên và lương của họ do ngân sách nhà nước trả. Tuy nhiên khái niệm công chức mang tính lịch sử, nội dung của nó phụ thuộc vào tính chất đặc thù của mỗi quốc gia cũng như từng giai đoạn lịch sử của từng nước. Do đó, trong thực tế rất khó có một khái niệm chung về công chức cho tất cả các quốc gia, thậm chí, ngay trong một quốc gia, ở từng thời kì phát triển khác nhau, thuật ngữ này cũng mang những nội dung khác nhau. Ở nước ta, công chức là khái niệm được hình thành và phát triển dựa trên nền hành chính nhà nước. Ở thời điểm hiện tại khái niệm công chức ở nước ta được quy định rõ ràng trong luật công chức 2016. Nếu chiểu theo các văn bản quy phạm pháp luật mà đặc biệt là luật cán bộ công chức 2008 thì cụm từ “cán bộ công chức hành chính” được dùng ở đây chưa thật chính xác, bởi lẽ trong luật có ghi và phân biệt rõ “cán bộ” và “công chức” là hai khái niệm riêng biệt vì vậy chúng không thể kết hợp được với nhau như khái niệm trên đã nêu ra. Tuy nhiên, từ lâu nay khái niệm cán bộ đã là một danh xưng đẹp để chỉ những người làm các công việc do Đảng, chính phủ và các đoàn thể giao phó. Vì vậy nếu xét trên bình diện ý thức xã hội thông thường và trên giác độ văn hóa thì ở đây khái niệm công chức hành chính hoàn toàn có thể nằm trong danh xưng cán bộ. Từ cán bộ là cách xưng hô quen thuộc được chấp nhận rộng rãi trong đông đảo quần chúng nhân dân qua suốt một thời gian dài. Chính vì vậy mà đề tài đã sử dụng khái niệm “cán bộ
  • 16. 10 công chức hành chính”. Và Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta cũng đã đưa ra khái niệm cán bộ một cách hết sức gần gũi, dễ hiểu và thông dụng: “Cán bộ không chỉ là người lãnh đạo trong tổ chức mà còn là những người đem chính sách của đảng của chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, họ là những cán bộ quân dân chính của các tổ chức do đảng lãnh đạo” [49]. Như vậy, trong khái niệm nêu trên thì đội ngũ cán bộ được mở rộng đó không chỉ là những người giữ các chức danh lãnh đạo (hay còn gọi là cán bộ chủ chốt) mà đó còn là đội ngũ những người trực tiếp thực thi công vụ của Nhà nước tại các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có bao gồm đội ngũ cán bộ, công chức hành chính, tuy nhiên sự kết hợp này chỉ mang ý nghĩa trong phạm vi đề tài này, không mang tính học thuật và pháp lý. Khái niệm cán bộ đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp lý, đặc biệt là Luật cán bộ, công chức năm 2008, với những tiêu chí cụ thể để xác định một người là cán bộ như phải là công dân Việt Nam, những người này phảilà người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong Cơ quan, Tổ chức, Đơn vị thuộc cấp Trung ương, cấp Tỉnh, cấp Huyện và họ phải có đầy đủ những phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức, trình độ chuyên môn… đáp ứng được yêu cầu của vị trí được bầu. 1.1.2. Văn hóa chính trị Văn hóa chính trị là một bộ phận quan trọng của khoa học chính trị và nó được ra đời khi mà xã hội bắt đầu có sự phân chia giai cấp, bắt nguồn từ chính sự thâm nhập của văn hóa vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Có rất nhiều cách tiếp cận để làm rõ và luận giải văn hóa chính trị ở trên các giác độ khác nhau. Tuy nhiên ở trong phạm vi nghiên
  • 17. 11 cứu của đề tài này sẽ làm rõ văn hóa chính trị như một khái niệm học thuật của khoa học chính trị kể từ thời điểm chính trị trở thành một bộ môn khoa học độc lập. Theo A-Almond và Sidney Verba thì văn hóa chính trị với tư cách là văn hóa chính trị của một quốc gia dân tộc: “văn hóa chính trị của một dân tộc là cách chia sẻ riêng của các thành viên của dân tộc ấy những dạng thức của sự định hướng quan tâm đến các khách thể chính trị.” [52] Định nghĩa của Werner J. Patzelt thuộc trường đại học Tổng hợp Passau (Đức) nêu ra trong cuốn giáo trình nhập môn khoa học chính trị (1992): văn hóa chính trị là những giá trị và tri thức, những quan điểm và thái độ của nhân dân, là những dạng thức của hành vi và sự tham dự chính trị, là những quy tắc công khai hoặc được mặc nhiên thừa nhận của quá trình chính trị, là những cơ sở thường nhật của hệ thống chính trị và là tập hợp của tất cả những gì thuộc về văn hóa và tập tục của của xã hội hiện tồn [72]. Văn hóa chính trị là một vấn đề chưa được đề cập nhiều đối với lý luận Mácxít. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa C.Mác-Lênin chưa đề cập nhiều đến khái niệm này, mặc dù nội dung của nó cũng đã được nêu ra và được xem là cơ sở cho sự hình thành khái niệm văn hóa chính trị Macxit [38] Ở Việt Nam tuy khoa học chính trị ra đời muộn nhưng ngay từ lúc mới ra đời văn hóa chính trị với tư cách là một bộ môn nghiên cứu của chính trị học đã thu hút được sự chú ý của nhiều học giả trong nước. Căn cứ vào phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh các nhà nghiên cứu lý luận Việt Nam cũng đã đưa ra một số khái niệm về văn hóa chính trị.
  • 18. 12 Có thể thấy rằng các khái niệm trên đều có điểm chung là nhấn mạnh đến sự thâm nhập và thẩm thấu của văn hóa vào chính trị, đều tuân thủ phép logic hình thức khi luận giải khái niệm loài - văn hóa chính trị từ khái niệm giống - văn hóa chung, coi chính trị chỉ được xem là văn hóa – văn hóa chính trị - khi gắn với trình độ, năng lực sáng tạo tích cực của con người trong chính trị, nhằm thúc đẩy cho sự phát triển tiến bộ xã hội. Căn cứ vào các nghiên cứu của các tác giả đi trước, cũng như dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này thì văn hóa chính trị có thể hiểu với ý nghĩa là tổng hòa các giá trị vật chất và tinh thần mà cốt lõi là các giá trị chính trị tiến bộ được các chủ thể giác ngộ và vận dụng vào trong lĩnh vực chính trị. Để hiểu thêm về văn hóa chính trị thì cần phải tiếp tục làm rõ cấu trúc của nó với hai góc độ tiếp cận: văn hóa chính trị với tư cách là chủ thể chính trị, văn hóa chính trị với tư cách là hệ giá trị. Thứ nhất, văn hóa chính trị với tư cách là hệ thống các giá trị chính trị: - Tri thức và sự hiểu biết chính trị là giá trị nền tảng của văn hóa chính trị được định lượng một cách phổ biến bởi tri thức chính trị, là tổng hòa của tri thức lý luận chính trị và kinh nghiệm chính trị thực tiễn, hai yếu tố này có mối quan hệ thống nhất hỗ trợ và tương tác lẫn nhau. - Niềm tin và tình cảm chính trị được hình thành dựa trên cơ sở tri thức khoa học, là sự hiểu biết về chính trị cũng như sự chứng kiến, bị tác động bởi các quá trình chính trị đang diễn ra để từ đó chủ thể bộc lộ những tình cảm yêu ghét, tin tưởng, sự đánh giá nhận định của cá nhân đối với lý tưởng, chế độ chính trị, nhà nước, đối với các cơ quan lãnh đạo, các nhà lãnh đạo…
  • 19. 13 - Mỗi một loại hình văn hóa chính trị trong lịch sử đều nhằm phục vụ lý tưởng, lợi ích của giai cấp đã sáng tạo ra nó. Trên cơ sở sự giác ngộ sâu sắc về lợi ích giai cấp, sự hình thành niềm tin và tình cảm chính trị một cách vững chắc thì lý tưởng chính trị cũng sẽ nảy sinh, tồn tại phát triển và đóng một vai trò to lớn như là một động lực kích thích các hoạt động chính trị diễn ra và tìm mọi phương thức, phương tiện hoạt động chính trị có hiệu quả nhất để nhanh chóng hiện thực hóa các lý tưởng chính trị mà chủ thể đang muốn đạt tới. - Quá trình biến tri thức sự hiểu biết về chính trị, niềm tin tình cảm, lý tưởng chính trị thành hành động chính trị tích cực, đây là quá trình vận động chuyển đổi có tính lôgic của văn hóa chính trị dựa trên quy luật tâm lý cơ bản của con người và kết quả cuối cùng mà những hành động chính trị thực tiễn tạo ra chính là việc hình thành nên các chuẩn mực chính trị, các truyền thống chính trị, thành nếp sống thành thói quen trong việc ứng xử trước các tình huống chính trị khác nhau và thông qua đó văn hóa chính trị mới thực sự được hình thành, phát triển và tồn tại vững chắc trong đời sống xã hội. - Những phương tiện chính trị, những chuẩn mực, phương thức tổ chức và hoạt động của quyền lực chính trị được sử dụng để đạt tới mục tiêu chính trị, mà trong đó hình thức tổ chức quyền lực nhà nước và cơ chế vận hành của nó là nhân tố trung tâm và không thể thiếu được trong một nền văn hóa chính trị cao. - Các truyền thống chính trị là các giá trị văn hóa chính trị đã được các thế hệ đi trước tạo dựng nên để thông qua đó các giá trị văn hóa chính trị ngày hôm nay có một chỗ đứng vững chắc mang đậm tính kế thừa và bản sắc dân tộc sâu sắc. Có thể nói các giá tri văn hóa chính trị
  • 20. 14 truyền thống là chất liệu để tạo nên bản sắc dân tộc riêng biệt cho văn hóa chính trị. Thứ hai, văn hóa chính trị với tư cách là chủ thể chính trị - Văn hóa chính trị cá nhân: trong quá trình tồn tại và phát triển nhân cách con người được hình thành thông qua con đường tham gia vào các mối quan hệ xã hội mà mỗi con người chúng ta đều tồn tại với tư cách là một cá nhân trong cộng đồng xã hội. Như vậy thì văn hóa chính trị của mỗi cá nhân với tư cách là một dạng phẩm chất của con người cũng được hình thành trên cơ sự tham gia của chính người đó vào các hoạt động chính trị, quá trình chính trị và các mối quan hệ chính trị xã hội. Sự phát triển đầy đủ và toàn diện của văn hóa chính trị cá nhân phản ánh trình độ chín muồi của chế độ dân chủ. Văn hóa chính trị cá nhân được thể hiện ở ba mặt đó là trình độ hiểu biết về chính trị, khả năng và năng lực của cá nhân tham gia vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức quyền lực chính trị và cuối cùng là mức độ hoàn thiện nhân cách. Cụ thể hơn thì ba mặt này được bộc lộ thông qua một trình tự lôgíc rõ ràng. Trước hết nó được thể hiện qua văn hóa ứng xử văn hóa giao tiếp, khả năng tranh luận để từ đó mỗi cá nhân không chỉ thể hiện được quan điểm, trình độ độ giác ngộ về chính trị, năng lực tư duy mà còn là sự thể hiện của trung thành niềm tin chính trị sâu sắc vào lý tưởng, chế độ chính trị với Đảng với nhà nước, với các cá nhân lãnh đạo…Và đây cũng chính là động lực thôi thúc những hành động chính trị tích cực bằng cách tham gia vào các công việc chính trị của đất nước, tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị. Và như là một hệ quả tất yếu sau những việc làm như vậy thì mỗi cá nhân không chỉ hình thành cho mình những phẩm chất chính trị cần thiết mà đó còn là điều kiện giúp cho
  • 21. 15 nhân cách được hoàn thiện thông qua cách sống có trách nhiệm với tình hình chính trị của đất nước, của dân tộc. - Văn hóa chính trị của tổ chức: trên thực tế thì không một cá nhân nào tồn tại biệt lập ngoài tổ chức. Mỗi con người đều sống trong một xã hội nhất định mà xã hội thì cũng là là một loại tổ chức đặc biệt của nhân loại. Vậy tổ chức chính là một kiểu kiên kết nhằm tập hợp nhiều cá nhân lại rồi hướng họ họ tới những mục đích chung nào đó mà từng cá nhân riêng lẻ thì không thể nào đạt được. Tổ chức chính là phương thức nhân lên sức mạnh của con người. Trên thực tế thì văn hóa chính trị của tổ chức chính là yếu tố làm nên sức sống nội tại của một tổ chức bởi lẽ văn hóa chính trị của tổ chức do văn hóa chính trị của mỗi cá nhân hợp thành. Nhưng đó không chỉ là phép cộng giản đơn từng người từng người một mà để tạo nên sự thống nhất giữa văn hóa chính trị của các cá nhân trong tổ chức thì văn hóa chính trị của tổ chức phải là sự đoàn kết sự phối hợp, sự thống nhất trong mục tiêu lý tưởng và hành động chính trị. Như vậy văn hóa chính trị của một tổ chức phải là những chuẩn giá trị văn hóa chính trị được mọi thành viên trong cộng đồng chấp nhận, tự giác làm theo và được đảm bảo về mặt pháp lý. Trong một hệ thống chính trị trình độ văn hóa chính trị của các đảng chính trị đóng vai trò quyết định với sự phát triển văn hóa chính trị của cả hệ thống tổ chức cũng như cả sự phát triển về văn hóa của toàn xã hội. Với việc làm rõ khái niệm cũng như cấu trúc của văn hóa chính trị sẽ là nền tảng, cơ sở khoa học, giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận và làm sáng tỏ khái niệm văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức hành chính ở phần sau.
  • 22. 16 1.2. Các nhân tố cấu thành văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức 1.2.1. Tri thức chính trị Tri thức và sự hiểu biết chính trị là giá trị nền tảng của văn hóa chính trị được định lượng một cách phổ biến bởi tri thức chính trị, là tổng hòa của tri thức lý luận chính trị và kinh nghiệm chính trị thực tiễn. Đây cũng là hai tiêu chí cơ bản để xác định tri thức và sự hiểu biết chính trị đối với đội ngũ công chức hành chinh. Trình độ lý luận chính trị được đo bằng sự hiểu biết về lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự nắm rõ các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Kinh nghiệm chính trị thực tiễn được thể hiện rõ qua sự am hiểu tường tận những đặc điểm của hệ thống chính trị hiện thời, những điều kiện kinh tế xã hội, lịch sử văn hóa của địa phương, đất nước, nhận thức được các mối quan hệ chính trị-xã hội phức tạp nảy sinh trong đời sống chính trị. Trong giai đoạn hiện nay, sự chuẩn bị và dự báo tương lai là việc làm đầu tiên của người cán bộ. Các yếu tố về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa này nằm ngay trong nội hàm của văn hóa chính trị Dựa trên vốn tri thức của mình người cán bộ công chức chủ chốt giỏi trước hết phải là những người có cái nhìn phân tích đúng đắn vấn đề và sáng suốt đưa ra các quyết định hơn người khác. Một điều đáng lo nhất là sự thờ ơ, mệt mỏi của nhân dân, kể cả những người tâm huyết nhất đối với những công việc chung của đội ngũ cán bộ công chức, bởi vì trong quá trình CNH-HĐH, chỉ có tri thức mới chiếm lĩnh được khoa học và công nghệ, hội nhập và phát triển. 1.2.2. Niềm tin và sự thuyết phục về chính trị và về lý tưởng chính trị
  • 23. 17 Niềm tin và sự thuyết phục về chính trị và lý tưởng chính trị được nảy sinh từ sự giác ngộ một cách sâu sắc các tri thức khoa học chính trị, lợi ích của giai cấp nảy sinh từ chính sự trải nghiệm chính trị của các chủ thể chính trị. Đối với đội ngũ công chức hành chính thì niềm tin sự thuyết phục về chính trị và lý tưởng chính trị được thể hiện qua các điểm sau: Sự giác ngộ về lý tưởng, lòng trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Người cán bộ công chức luôn phải giữ vững lập trường chính trị của mình, họ phải trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước và lý tưởng XHCN, tôn trọng chấp hành đúng đắn các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đồng thời luôn hướng mình với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Sự quan tâm đến tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của địa phương, đất nước sống có trách nhiệm với đời sống chính trị của dân tộc với lý tưởng lớn vì đất nước vì nhân dân quên mình, làm việc hết mình và trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân. 1.2.3. Phẩm chất năng lực Là tổ hợp các đặc tính tâm, sinh lý hợp thành điều kiện chủ quan của con người nhằm thực hiện có hiệu quả một hoạt động nhất định nào đó – năng lực là một phẩm chất quan trọng đối với mọi lĩnh vực hoạt động trong đời sống xã hội của con người. Trong cấu trúc văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức - phẩm chất năng lực là một thành tố không chỉ biểu hiện khả năng phản ánh tri thức chính trị, mà còn là năng lực cụ thể hoá nhiệm vụ chính trị, mà trực tiếp là hiệu quả các công việc mà đội ngũ cán bộ công chức phải hoàn thành. Văn hoá CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ cán bộ công chức, không thể là vấn để chung chung, trừu tượng mà là cụ thể, được biểu hiện qua lối sống, nếp nghĩ và cách ứng xử trước trách
  • 24. 18 nhiệm chính trị của họ đối với công việc chuyên môn đảm trách. Với nghĩa đó, năng lực được phản ánh cụ thể trên hai biểu hiện của văn hoá chính trị trong đội ngũ cán bộ, công chức: Năng lực chuyên môn và năng lực sử dụng quyền hạn. - Năng lực chuyên môn có thể là: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo; Kiến thức quản lý hành chính nhà nước; Kiến thức quản lý kinh tế; Kiến thức bổ trợ tin học, ngoại ngữ - Đội ngũ cán bộ công chức chủ chốt cấp cơ sở trong đó bao gồm cả những cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã, phường, thị trấn, trước hết họ phải là những người biết sử dụng đúng quyền hạn được Đảng, Nhà nước phân công, phân cấp, và biết ý thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong công việc. Vì vậy, trong quá trình công tác và làm việc, cũng như trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình thì người cán bộ, công chức không có nghĩa là loại bỏ thái độ độc lập, sáng tạo với tư duy nhanh nhạy đối với việc đề ra những cách thức, lề lối, biện pháp quản lý và thể hiện sáng kiến cá nhân của người cán bộ khi bắt buộc phải tuân thủ những nguyên tắc là điều bắt buộc đối với hoạt động của mình. 1.2.4. Phẩm chất đạo đức Trong văn hoá chính trị đối với đội ngũ cán bộ, công chức, phẩm chất đạo đức có vai trò đặc biệt quan trọng với nghĩa là “Những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội”. (Từ điển Tiếng việt. Trung tâm từ điển học. Nxb Đà Nẵng. 2008. Trang 370. ). Văn hoá và Đạo đức có quan hệ biện chứng, trong đó, Đạo đức cách mạng được quan niệm là cái gốc của người cán bộ công chức được biểu hiện qua một số điểm sau đây:
  • 25. 19 Công chức phải thực hiện cần kiệm liêm chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ. Có văn hóa giao tiếp ở công sở, văn hóa giao tiếp với nhân dân, có lối sống giản dị gần gũi với nhân dân, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc có ý thức tu dưỡng rèn luyện bản thân để vươn tới các giá trị chân thiện mĩ của cuộc sống. Người cán bộ chủ chốt trong thời kỳ mới phải là người giác ngộ về lý tưởng chính trị, nhận thức rõ chức trách thiêng liêng và sứ mệnh cao cả của bản thân, từ đó trang bị cho mình những phẩm chất cần có của nhà chính trị Mácxít, dù trước bất kỳ sóng gió nào cũng giữ vững sự kiên trì và tỉnh táo về mặt chính trị, không bị lạc phương hướng chính trị. Người cán bộ, đảng viên cộng sản phải là người khởi xướng, đi tiên phong trong phong trào cách mạng trong mọi hoàn cảnh, họ phải gánh vác những nhiệm vụ khó khăn, nặng nề và phức tạp. Người Đảng viên và người cán bộ ngoài lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc thì không có lợi ích nào khác, sẵn sàng xã thân vì đất nước, vì dân tộc, kể cả hy sinh tính mạng của mình để thực hiện những nhiệm vụ cao cả đó. Một phương diện quan trọng quyết định giá trị bản thân người cán bộ công chức là phẩm chất đạo đức, nó ảnh hưởng đến quan điểm và cách nhìn của người khác. Người cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng và người cán bộ chủ chốt nói chung phải nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các thành viên khác trong tổ chức hay không khi được phân công thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó thì trên một phương diện nào đó được quyết định bởi sự tu dưỡng của người cán bộ đó và chỉ có phẩm chất đạo đức tốt thì người cán bộ lãnh đạo, quản lý và chủ chốt mới có thể khiến cho quần chúng nhân dân thừa nhận, tin yêu, từ đó mà giao cho quyền lực tương ứng.
  • 26. 20 1.2.5. Phong cách người cán bộ công chức Là hệ quả của phẩm chất năng lực và đạo đực, phong cách được quan niệm là cách thức hành vi ảnh hưởng của con người trong mối quan hệ với công việc và quan hệ với mọi người. Trong văn hoá chính trị của người cán bộ, công chức, phong cách được biểu hiện ở lối sống, nếp nghĩ và cách ứng xử của họ đối với các vấn đề chính trị xã hội và trách nhiệm chính trị của tổ chức. Trong phong cách người cán bộ công chức với nghĩa là phong cách làm việc được quan niệm là khả năng vận dụng tổng hợp một cách tốt nhất các phẩm chất cá nhân như tri thức sự hiểu biết về chính trị, năng lực chuyên môn, đạo đức tác phong cách mạng, sức khỏe… để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao. Đây là một tiêu chí tổng hợp, với đòi hỏi khá cao gắn liền liền với thực tiễn hoạt động của các cán bộ công chức. Năng lực làm việc có thể được đánh giá trên các căn cứ sau: Khả năng hoàn thành tốt nhiêm vụ được giao; Khả năng vận dụng tri thức và những kinh nghiệm chính trị vào việc xử lý các tình huống chính trị điển hình, các mối quan hệ chính trị phức tạp; Khả năng sáng tạo biết khắc phục khó khăn hiện tại để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; Có năng lực tổng kết lịch sử, tổng kết thực tiễn và dự báo sự phát triển trong tương lai. 1.3. Chức năng của văn hóa chính trị trong đội ngũ cán bộ công chức 1.3.1. Điều chỉnh, định hướng cho hành vi và các quan hệ xã hội, nâng cao nhận thức, giáo dục tư tưởng chính trị trong chủ thể Văn hóa chính trị có vai trò to lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ con người với con người, con người với xã hội trong đời sống chính trị. Mặt khác, văn hóa chính trị cũng tăng cường khả năng tự điều chỉnh của các chủ thể hài hòa và phù hợp với lợi ích của các chủ thể khác liên quan, đồng thời tương ứng với lợi ích xã hội.
  • 27. 21 Thông qua các chuẩn giá trị của văn hóa chính trị với nhiều thang bậc và phạm vi điều chỉnh khác nhau thì văn hóa chính trị thể hiện được vai trò điều chỉnh của nó, tuy nhiên cũng có những chuẩn mục, phạm vi được quy định bởi lợi ích. Bên cạnh đó, các nguyên tắc chính trị, mang tính bền vững là bộ phận các giá trị chính trị nhưng lại quyết định vận mệnh chính trị của một chủ thể nào đó. Chẳng hạn, Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo hoạt động chính trị luôn giữ vững các nguyên tắc chính trị của mình, lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và là kim chỉ nam cho mọi hành động. Đảng hoạt động dựa vào nguyên tắc tập trung dân chủ và là một tổ chức chặt chẽ, đồng thời Đảng là đại biểu trung thành lợi ích của nhân dân lao động, giai cấp công nhân,và của cả dân tộc. 1.3.2. Tổ chức các hoạt động và quản lý xã hội theo định hướng Văn hóa chính trị đối với việc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước: Ngày nay, sức mạnh của văn hóa nói chung. Hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, sự tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và một trong những yếu tố quan trọng nhất là thể chế chính trị, giáo dục và đào tạo, quá trình áp dụng trình độ phát triển của khoa học và công nghệ trong Cách mạng công nghiệp 4.0, và đặc biệt là phẩm chất của đội ngũ cán bộ công chức, trình độ văn hóa chính trị, trình độ chuyên môn… và hơn thế nữa văn hóa là nhân tố quan trọng của kinh tế, hình thành lên thương hiệu, chất lượng sản phẩm và tầm nhìn bản sắc, một nhân tố quy định bên trong của hoạt động sản xuất. Văn hóa chính trị đối với việc giải quyết vấn đề chính trị: Ý thức chính trị, hoạt động chính trị thực tiễn, các thiết chế quản lý chính trị, đều liên quan đến văn hóa chính trị, đều thể hiện trình độ văn hóa chính trị của
  • 28. 22 một giai cấp, một tổ chức, một lực lượng xã hội hay một các nhân nào đó. Hệ thống các giá trị văn hóa chính trị tạo thành đời sống chính trị của đội ngũ cán bộ công chức, vì các giá trị của văn hóa chính trị được cán bộ, công chức sử dụng như thế nào, có phát huy được giá trị và vai trò của nó trong kinh tế thị trường với một nền chính trị hiện đại, ổn định hay không? Văn hóa chính trị đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” là mục đích to lớn nhất của quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, giá trị văn hóa sẽ góp phần hạn chế, ngăn ngừa cái xấu, cái ác, cái sai và hướng con người đến sự nhân văn trong giải quyết các mối quan hệ xã hội của họ, thúc đẩy tầm cao văn hóa chính trị là điều kiện tốt để giải quyết các vấn đề xã hội. 1.3.3. Đánh giá và dự báo chính trị Thông qua thái độ của các chủ thể văn hóa chính trị đối với một hiện tượng, một quá trình, một sự kiện chính trị nào đó mà văn hóa chính trị thể hiện được chức năng của mình. Như vậy, cơ sở cho các đánh giá chính trị là sự kết hợp giữ văn hóa chính trị với khả năng chủ quan của mỗi chủ thể. Trong quá trình nhận thức về văn hóa chính trị thì khả năng dự báo đóng vai trò vô cùng quan trọng, nếu dự báo đúng sẽ thúc đẩy đánh giá chính trị một cách chính xác và phù hợp với thực tiễn của hệ thống chính trị. Như vậy, Nhận thức về cấu trúc, chức năng và bản chất của văn hóa chính trị là quan điểm nền tảng, cơ sở lý luận rất cần thiết cho việc nhìn nhận và đánh giá về thực trạng văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
  • 29. 23 Tiểu kết chƣơng Văn hóa chính trị là một lĩnh vực, phương diện đặc biệt của văn hóa trong xã hội có giai cấp, là tổng hòa các giá trị vật chất và tinh thần mà cốt lõi là các giá trị chính trị tiến bộ được các chủ thể giác ngộ và vận dụng vào trong lĩnh vực chính trị, vào việc thực thi quyền lực chính trị, thiết lập các thiết chế chính trị, giải quyết các mối quan hệ chính trị trong đời sống chính trị thực tiễn, nhằm điêù hòa các quan hệ lợi ích giữa các gc và thực hiện lợi ích của gc cầm quyền, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của xã hội. Văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức là một bộ phận rất quan trọng cấu thành của văn hóa chính trị, là tổng hòa các giá trị vật chất và tinh thần mà cốt lõi là các giá trị chính trị tiến bộ được đội ngũ cán bộ cchc giác ngộ và vận dụng vào việc thực thi quyền lực chính trị, giải quyết các nhiệm vụ chính trị, giải quyết các mối quan hệ chính trị trong đời sống chính trị thực tiễn nhằm hiện thực hóa các chủ trương chính sách hoàn thành các nhiệm vụ mà đảng, nhà nước, nhân dân giao phó, góp phần làm trong sạch nền hành chính quốc gia thúc đẩy sự phát triển KT-XH của địa phương, đất nước. Nâng cao văn hóa chính trị cho đội ngũ cán bộ công chức hành chính Nhà nước là yêu cầu thực tiễn khách quan xuất phát từ đòi hỏi của công cuộc đổi mới, của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; xuất phát từ những yếu kém, bất cập và yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở địa phương.
  • 30. 24 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về huyện Ba Vì và những nhân tố tác động đến văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Ba Vì Huyện Ba Vì được thành lập ngày 26/7/1968 và có 31 đơn vị xã, thị trấn trực thuộc, trong đó có 30 xã và 01 thị trấn với dân số toàn huyện là hơn 270,000 người (bao gồm 3 dân tộc: Kinh, Dao, Mường). Ba Vì được chia thành nhiều khu vực với địa hình khác nhau: vùng đồng bằng ven sông Hồng và vùng núi, vùng đồi, với tổng diện tích 424km2 . Huyện có hai hồ khá lớn là hồ Suối Hai và hồ Đồng Mô (tại khu du lịch Đồng Mô) và nằm về phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội. Các hồ trên địa bàn huyện đều là hồ nhân tạo và nằm ở đầu nguồn sông Tích, chảy qua số huyện phía Tây Hà Nội và sang thị xã Sơn Tây và rồi đổ nước vào sông Đáy. Mặt khác, với đặc thù là huyện miền núi nên trên địa bàn huyện Ba Vì có nhiều thắng cảnh đẹp, gần gũi với thiên nhiên như Vườn quốc gia Ba Vì, khu du lịch Khoang Sanh, Suối tiên…[65]. 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - chính trị và xã hội huyện Ba Vì 2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế Tổng giá trị sản xuất của huyện Ba Vì năm 2016 đạt 20.293 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2015, giá trị chênh lệch so với năm trước đó là 9.844 tỷ đồng, đạt 101% so với kế hoạch; đặc biệt với mức tăng trưởng kinh tế đạt 14%; cơ cấu kinh tế huyện Ba Vì đã đạt chỉ tiêu kế hoạch đê ra của Huyện ủy, UBND huyện Ba Vì, trong đó ngành Công nghiệp - ây dựng
  • 31. 25 chiếm 16%; nhóm ngành dịch vụ - du lịch chiếm tỷ lệ cao nhất là 52% và nông lâm nghiệp chiếm 32%; Biểu 2.1. Mức tăng trƣởng kinh tế huyện giai đoạn 2012 - 2016 (Nguồn: UBND huyện Ba Vì 2016) Cơ cấu kinh tế huyện Ngành công nghiệp và xây dựng: Với việc đóng góp 16% vào GDP của huyện, ngành công nghiệp, xây dựng huyện Ba Vì đang là lĩnh vực đóng góp thấp nhất nhưng có tốc độ phát triển khá với tổng giá trị tăng thêm của ngành này năm 2014 là 1,114 tỷ đồng thì đến năm 2016 là 1,600 tỷ đồng với trên 50 cơ sở, doanh nghiệp vào đầu tư lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện. Ngành dịch vụ - du lịch: Tổng giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ năm 2014 là 2,696 tỷ đồng tăng lên 5,143 tỷ đồng vào năm 2016 với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15% và chiếm tỷ trọng 52% GDP của toàn huyện. Huyện Ba Vì ngày càng được quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ 14,24 13,91 12,32 12,1 14,84 0 2 4 6 8 10 12 14 16 2012 2013 2014 2015 2016
  • 32. 26 tầng ngành du lịch, đồng thời liên tục quảng bá truyền thông hình ảnh thương hiệu của huyện, tổ chức bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và các đặc sản đặc trưng của huyện Ba Vì, qua đó làm đa dạng, phong phú các lựa chọn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách khi đến thăm huyện Ba Vì. Hiện nay, trên địa bàn huyện có khoảng 15 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch lữ hành và lưu trú, thu hút khoảng 2.6 triệu lượt khách du lịch và doanh thu của ngành đạt 250 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ. Ngành nông - lâm - thủy sản: Huyện Ba Vì đã đầu tư theo hướng sản xuất hàng hóa trong định hướng phát triển sản xuất nông lâm thủy sản, nhằm bảo đảm an ninh lương thực, qua đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tích cực để nâng cao giá trị kinh tế với tỷ trọng trong GDP của ngành cao 32%. 2.1.2.2. Tình hình chính trị Trong thời gian qua, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trên địa bàn huyện được chú trọng. Đảng bộ và nhân dân huyện Ba Vì quán triệt quan điểm “phát triển kinh tế là nhiện vụ trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt và phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần”; tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng huyện Ba Vì phát triển nhanh và bền vững, quốc phòng an ninh được coi trọng; an ninh chính trị và trật tự xã hội của huyện được giữ vững. Sau khi tiếp thu 9 chương trình công tác lớn của Thành ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã cụ thể thành 8 chương trình công tác của huyện giai đoạn 2010-2015; trong đó có Chương trình số 01-CT/HU ngày
  • 33. 27 12-12-2011 về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy Đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, năng lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền; chất lượng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân các cấp giai đoạn 2011-2015. Ban Thường vụ Huyện ủy xác định đây là chương trình trọng tâm có ý nghĩa quan trọng đến toàn bộ các chương trình công tác lớn của huyện. Từ năm 2011 đến nay, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành 10 chương trình, 7 nghị quyết, 11 chỉ thị, 20 kết luận, 107 kế hoạch, 15 hướng dẫn, 47 thông báo, 144 báo cáo và nhiều quyết định, công văn để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện toàn diện công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể. Đến nay, các mục tiêu của Chương trình 01 đã hoàn thành tốt, tạo ra sự chuyển biến đáng kể ở các mặt công tác. Huyện ủy đã tăng cường xây dựng, kiện toàn, củng cố và nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng và chính quyền huyện. Thực hiện Đề án 06 của Thành ủy, Ban thường vụ Huyện ủy đã tập trung chỉ đạo các xã trong huyện triển khai thực hiện. Đến ngày 20-6- 2014, huyện đã kiện toàn, sắp xếp được 91/153 tổ chức Đảng và 491/801 tổ chức đoàn thể ở 19 xã; thành lập 8 đảng bộ bộ phận… Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác rà soát, tuyên truyền, vận động và đã thành lập được 13 tổ chức Đảng, 17 tổ chức công đoàn, 3 chi đoàn thanh niên, 1 chi hội phụ nữ, 1 hội cựu chiến binh, kết nạp được 38 đảng viên mới và 286 đoàn viên, hội viên các đoàn thể trong doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước. Đồng thời, Huyện ủy đã quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện cho các tổ chức Đảng và tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp đi vào hoạt động theo quy định.
  • 34. 28 Ngoài ra, Huyện ủy Ba Vì còn chú trọng trong công tác chỉ đạo đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ của các cơ sở Đảng trên địa bàn huyện. Hằng năm, Thường trực Huyện ủy tổ chức giao ban với toàn bộ các bí thư thôn các xã, thị trấn để trực tiếp chỉ đạo triển khai nhiệm vụ trọng tâm của huyện; định kỳ 3 tháng phân công ủy viên ban thường vụ, huyện ủy viên xuống dự sinh hoạt với các chi bộ nông thôn có khó khăn, nổi cộm và dự sinh hoạt với Đảng ủy xã, thị trấn để nắm tình hình, kịp thời chỉ đạo các mặt công tác ở cơ sở. 2.1.2.3. Tình hình văn hóa - xã hội Dân số huyện Ba Vì có khoảng 27 vạn người, với 3 dân tộc Kinh, Dao, Mường cùng sinh sống và một số dân tộc thiểu số khác với mật độ dân số trung bình toàn huyện là 650 người/km2 và phân theo từng đơn vị hành chính như sau: (Xem Bảng 2.1.) Số liệu bảng 2.1 cho thấy xã có dân số ít nhất là Ba Vì với 1,918 người (mật độ 76người/km2 ), ngược lại với số dân là16,584 người (mật độ 598người/km2 ) xã Tản Lĩnh có dân số cao nhất, một số xã như xã Chu Minh, ã Phú Đông có số dân chỉ hơn 5,000 người nhưng mật độ dân số lại rất cao với hơn 1,500người/km2 , thể hiện sự phân bố dân cư là không đồng đều giữa các xã, thị trấn trên địa bàn huyện có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của từng xã. Qua bảng 2.1. cho thấy, huyện Ba Vì có trên 152,000 người chiếm 55% tổng dân số toàn huyện ở trong độ tuổi lao động thể hiện một lực lượng đông tham gia sản xuất kinh doanh và có xu hướng tăng lên.
  • 35. 29 Bảng 2.1. Thống kê thông tin về dân số huyện Ba Vì năm 2015 TT Đơn vị Số dân (Ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/ km2 ) Số dân trong độ tuổi lao động (Ngƣời) Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (%) 1 Xã Ba Vì 1,918 76 1,074 56% 2 ã Đông Quang 4,782 1,252 2,630 55% 3 ã Phú Phương 5,786 1,327 3,356 58% 4 Xã Thuần Mỹ 6,430 518 3,665 57% 5 Xã Phong Vân 6,470 1,345 3,364 52% 6 Xã Tiên Phong 7,581 865 4,321 57% 7 Xã Cổ Đô 7,650 893 4,131 54% 8 Xã Thái Hòa 8,247 1,465 4,783 58% 9 ã Phú Sơn 8,808 641 4,580 52% 10 Xã Vân Hòa 9,276 613 5,148 56% 11 Xã Phú Châu 10,746 1,088 6,555 61% 12 Xã Cẩm Lĩnh 11,000 413 6,215 57% 13 ã Đồng Thái 12,240 1,485 6,732 55% 14 Xã Vật Lại 12,539 875 7,022 56% 15 Xã Tản Hồng 12,781 1,452 7,030 55% 16 Xã Vạn Thắng 14,355 1,436 7,752 54% 17 Thị trấn Tây 14,918 1,022 7,757 52%
  • 36. 30 Đằng 18 ã Châu Sơn 4,730 1,318 2,791 59% 19 ã Phú Đông 5,517 1,528 2,731 50% 20 ã Phú Cường 5,925 639 3,496 59% 21 Xã Yên Bài 6,000 165 3,480 58% 22 ã Cam Thượng 6,452 779 3,549 55% 23 Xã Minh Châu 6,765 1,237 3,788 56% 24 Xã Chu Minh 7,597 1,501 4,558 60% 25 Xã Khánh Thượng 8,219 285 4,685 57% 26 Xã Thụy An 8,268 502 4,134 50% 27 ã Sơn Đà 8,827 730 4,414 50% 28 Xã Tòng Bạt 9,524 1,157 4,857 51% 29 Xã Minh Quang 12,686 455 6,914 55% 30 Xã Ba Trại 12,929 359 7,757 60% 31 Xã Tản Lĩnh 16,584 598 9,121 55% Toàn huyện 275,550 650 152,390 55% (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Ba Vì đã thực hiện đào tạo nghề tạo lao động và việc làm gắn với từng thế mạnh của địa phương. Hiện nay, khu vực khó khăn và còn nhiều thiếu thốn là bảy xã miền núi và một xã giữa bãi nổi sông Hồng, họ cần được quan tâm thúc đẩy đầu tư phát triển. Tỷ lệ lao động làm nghề nông trên địa bàn
  • 37. 31 huyện Ba Vì chiếm tỷ lệ cao tới 83%, điều này làm cho huyện chưa thể đạt được các tiêu chí nông thôn mới trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp phải giảm xuống dưới 25%. Với Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực hiện theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Chính phủ triển khai để giảm tỷ lệ lao động làm nghề nông là một hướng đi cần thiết và phù hợp với điều kiện của huyện. Thu nhập, mức sống người dân của huyện Năm 2017, thu nhập bình quân đầu người của Ba Vì đạt 35,2 triệu đồng/người/năm, nhưng con số này là không đồng đều trên phạm vi toàn huyện giai đoạn 2013 - 2017. Cũng trong khoảng thời gian này, Ba Vì đã tạo việc làm mới cho 47.388 lao động, trong đó có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, lao động tại các xã gặp nhiều khó khăn, qua đó tăng thu nhập và giúp đời sống vật chất và tinh thần của bà con không ngừng được nâng lên. Biểu 2.2. Thu nhập bình quân đầu ngƣời huyện Ba Vì giai đoạn 2013 - 2017 (ĐVT: triệu đồng/người/năm) 18,5 24,7 27,8 30,4 35,2 0 5 10 15 20 25 30 35 40 2013 2014 2015 2016 2017
  • 38. 32 Ba Vì hiện đang chú trọng huy động các nguồn lực nhằm tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, nỗ lực giảm nghèo cho 7 xã miền núi, nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số với 125 dự án, với tổng mức đầu tư 1.251 tỷ đồng được triển khai tại 7 xã miền núi từ năm 2015 đến nay đã góp phần làm cho diện mạo nơi đây khang trang hơn. Trên địa bàn các xã này, nghề trồng thuốc nam, chế biến, tiêu thụ nông sản được cho là thế mạnh cần được tạo điều kiện phát triển. 2.1.3. Đặc điểm đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì Đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì là những cán bộ công chức cấp huyện, đội ngũ cán bộ công chức xã, thị trấn, trong các tổ chức của Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở huyện Ba Vì. . Họ là những đối tượng lao động đặc biệt, đó là một dạng lao động quyền lực, lao động thực thi pháp luật, thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn huyện. Với vai trò và trách nhiệm to lớn như vậy thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ công chức trong huyện phải có một cơ cấu hợp lý. ác định, công tác cán bộ là then chốt trong xây dựng Đảng nên huyện đã chủ động làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, đặc biệt là công tác điều động, luân chuyển cán bộ. Ban Thường vụ Huyện ủy đã xây dựng Kế hoạch 113-KH/HU về công tác luân chuyển, điều động cán bộ lãnh đạo diện quy hoạch đến năm 2020 để triển khai thực hiện. Từ năm 2013 đến nay, Huyện ủy đã điều động, luân chuyển 46 cán bộ từ huyện xuống xã và từ xã về huyện, từ chính quyền sang làm công tác Đảng… đã tạo điều kiện cho cán bộ phát huy khả năng năng lực, trau dồi kinh nghiệm thực tiễn, khắc phục tình trạng cục bộ và khép kín về cán bộ. Đa số cán bộ được
  • 39. 33 điều động, luân chuyển đều thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công và có tác dụng tốt với phong trào của địa phương, đơn vị. Để có đội ngũ cán bộ “vừa hồng vừa chuyên”, Ban Thường vụ Huyện ủy đã đặc biệt quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Từ năm 2013 đến nay, huyện đã cử 37 cán bộ đi học cao cấp lý luận chính trị, mở 4 lớp trung cấp lý luận chính trị với 416 học viên, 15 lớp bồi dưỡng đảng viên mới cho 1.986 đồng chí; cử 26 cán bộ, chuyên viên các phòng, ban, ngành đi học thạc sỹ, đồng thời phối hợp mở 2 lớp đại học hệ tại chức chuyên ngành quản lý xã hội cho 264 cán bộ chuyên trách, công chức xã và cán bộ, công chức các phòng, ban, ngành của huyện… Đến nay, trên địa bànhuyện Ba Vì, tỷ lệ cán bộ chủ chốt có trình độ cao cấp lý luận chính trị là 100% và 66,6% có trình độ sau đại học. 100% cán bộ chủ chốt ở xã, thị trấn có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên; 66% cán bộ chủ chốt ở thị trấn và 78,2% cán bộ chủ chốt ở các xã có trình độ chuyên môn đại học. Đội ngũ cán bộ chủ chốt từ huyện đến cơ sở đã vận dụng kiến thức vào công việc, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010-2015. Năm 2015 là năm cuối của nhiệm kỳ, việc thực hiện tốt Chương trình 01 của Thành ủy là tiền đề quan trọng cho nhiệm kỳ tới của huyện Ba Vì để cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn cùng đoàn kết vượt qua khó khăn, sớm đưa huyện trở thành huyện nông thôn mới gắn với phát triển đô thị, ngày càng giàu đẹp, văn minh. 2.2. Thực trạng văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì 2.2.1. Thực trạng các nhân tố cấu thành văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì
  • 40. 34 2.2.1.1. Tri thức, trình độ hiểu biết về chính trị Tri thức và trình độ hiểu biết về chính trị là giá trị nền tảng của văn hóa chính trị, nó là sự tổng hòa của tri thức lý luận về chính trị và kinh nghiệm chính trị thực tiễn. Đây cũng chính là hai tiêu chí, căn cứ để đánh giá tri thức, trình độ hiểu biết về chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức trong huyện. Thứ nhất, về trình độ lý luận chính trị: 100% số cán bộ công chức trong huyện đã được đào tạo về lý luận chính trị và có sự hiểu biết ở các cấp độ khác nhau về chính trị. Thứ hai, về kinh nghiệm chính trị thực tiễn: Nhìn chung đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì có bề dày kinh nghiệm chính trị thực tiễn với số lượng cán bộ trên 50 tuổi chiếm tỉ lệ tương đối cao (38,4%), đây là những cán bộ ở độ tuổi “chín” về chính trị. Bảng 2.2. Kết quả khảo sát về tri thức và trình độ hiểu biết về chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì T T Các tiêu chí Mức độ thực hiện (%) Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Trình độ lý luận chính trị 26/169 48/169 48/169 37/169 10/169 15,38 28,40 28,40 21,89 5,92 2 Kinh nghiệm chính trị thực tiễn 24/169 45/169 50/169 32/169 18/169 14,20 26,63 29,58 18,93 10,65 (Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát điều tra của tác giả)
  • 41. 35 Nhìn chung, đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì có sự kết hợp hài hòa giữa tri thức lý luận về chính trị và kinh nghiệm chính trị thực tiễn. Kết quả khảo sát điều tra cho thấy, đối với trình độ lý luận chính trị có 26 người chiếm 15,38% người được hỏi đánh giá rất tốt về vấn đề này, 96 người đánh giá nội dung này là tốt hoặc khá với 56,8%. Tuy nhiên, với 21,89% người được hỏi đánh giá trung bình và 5,92% đánh giá là yếu thì vấn đề liên quan đế trình độ lý luận CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ cán bộ công chức huyện Ba Vì cần phải quan tâm phát triển hơn nữa. Đối với nội dung, kinh nghiệm chính trị thực tiễn của đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì được đánh giá tương đối tốt với 95 người được hỏi đánh giá là tốt hoặc khá nhưng tỷ lệ người đánh giá nội dung này ở mức yếu tương đối cao với 10,65% với nguyên nhân là đội ngũ cán bộ công chức huyện thời gian qua không ngừng được trẻ hóa. 2.2.1.2. Niềm tin, sự thuyết phục về chính trị và lý tưởng chính trị Đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì có một nền tảng truyền thống vững chắc để hình thành niềm tin và sự thuyết phục về chính trị khi họ được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Ba Vì với truyền thống hào hùng, truyền thống cách mạng và truyền thống văn hó, khi đó đa số đội ngũ cán bộ công chức luôn có ý thức quan tâm đến tình hình kinh tế chính trị xã hội của đất nước và địa phương nhằm tiếp thu thêm các thông tin mới và có động lực để phấn đấu phát triển quê hương và khi đó họ sẽ hết mình phục sự Tổ quốc, quê hương và nhân dân Ba Vì.
  • 42. 36 Bảng 2.3. Kết quả khảo sát về niềm tin, sự thuyết phục về chính trị và lý tƣởng chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì TT Các tiêu chí Mức độ thực hiện (%) Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Xây dựng niềm tin và lý tưởng chính trị trong đội ngũ cán bộ công chức 29/169 51/169 42/169 40/169 7/169 17,16 30,18 24,85 23,67 4,14 2 Tinh thần tự hào và lòng yêu quê hương đất nước 31/169 55/169 62/169 18/169 3/169 18,34 50,89 36,67 10,65 1,77 3 Quan tâm đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương và đất nước 21/169 41/169 61/169 38/169 8/169 12,43 24,26 36,09 22,48 4,73 4 Tinh thần hết mình về sự nghiệp phát triển đất nước 18/169 88/169 49/169 11/169 3/169 10,65 52,07 28,99 6,51 1,78 (Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát điều tra của tác giả) Kết quả khảo sát tại bảng 2.3 cho thấy niềm tin, sự thuyết phục về chính trị và lý tưởng chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì được đánh giá tương đối cao. Đây là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành lên văn hóa chính trị của người cán bộ công chức. Đặc biệt, tinh thần tự hào, lòng yêu quê hương đất nước và tinh thần hết mình về sự nghiệp phát triển đất nước được đánh giá rất cao. Đây là cơ sở để người cán bộ công chức xây dựng được niềm tin và thuyết phục về chính trị của mình. 2.2.1.3. Năng lực công tác Đây là yếu quan trọng quyết định đến hiệu quả công việc của đội ngũ cán bộ công chức. Nhìn chung về trình độ đào tạo chuyên môn của
  • 43. 37 đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì là không cao, số đồng chí có trình độ đào tạo trên đại học còn thấp, khả năng sử dụng tin học và ngoại ngữ còn nhiều hạn chế. Ở một số phòng ban thiếu các công chức có trình độ chuyên môn cao gây khó khăn cho công tác tham mưu, đề xuất phương án cho các cấp lãnh đạo giải quyết các vấn đề phức tạp nhạy cảm đang diễn ra trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận một thực tế rằng dù trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế nhưng đa số các cán bộ công chức đã có ý thức cố gắng vượt qua khó khăn để hoàn thành tương đối tốt nhiệm vụ được giao góp phần không nhỏ vào bước phát triển rất tích cực của huyện Ba Vì trong những năm vừa qua. Đó thực sự là những nỗ lực rất đáng ghi nhận. Bảng 2.4. Kết quả khảo sát, đánh giá về năng lực công tác của đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì TT Tiêu chí đánh giá Số lƣợng Tỷ lệ 1 Giỏi 51/169 30,18% 2 Khá 62/169 36,69% 3 Trung bình 43/169 25,44% 4 Yếu 13/169 7,69% 5 Kém 0/169 0% (Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát điều tra của tác giả) Đến nay, tại huyện Ba Vì có 66,6% cán bộ công chức chủ chốt tại các cơ quan ban ngành huyện có trình độ sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) và 66% cán bộ chủ chốt ở thị trấn Tây Đằng và 78,2% cán bộ chủ chốt ở các xã có trình độ chuyên môn đại học. Đây là một con số đáng ngưỡng mộ ở một huyện còn nhiều khó khăn như Ba Vì. Kết quả khảo sát điều tra tại Bảng 2.4 cho thấy gần 70% người được hỏi đánh giá trình độ chuyên môn
  • 44. 38 của đội ngũ cán bộ công chức của huyện ở mức khá, giỏi (Điều này được nhìn nhận từ trong quá trình làm việc của cán bộ công chức huyện). 2.2.1.4. Phẩm chất đạo đức Đa số đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì có đạo đức cách mạng tốt luôn luôn cố gắng rèn luyện tu dưỡng đạo đức theo năm tiêu chí đã nêu trên. Hầu hết công chức hành chính trong huyện có tác phong đĩnh đạc lịch sự, có văn hóa giao tiếp ở công sở, văn hóa giao tiếp với nhân dân, có lối sống giản dị gần gũi với nhân, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn một số ít đồng chí có đạo đức tác phong chưa tốt, không được nhân dân đánh giá cao. Rõ ràng đây là một hiện tượng rất đáng buồn, tuy đó có thể chỉ là những hiện tượng “con sâu bỏ rầu nồi canh” nhưng nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của đội ngũ cán bộ công chức trong huyện. Bảng 2.5. Kết quả khảo sát, đánh giá về phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì TT Tiêu chí đánh giá Số lƣợng Tỷ lệ 1 Rất tốt 35/169 20,71% 2 Tốt 66/169 39,05% 3 Khá 41/169 24,26% 4 Trung bình 18/169 10,65% 5 Yếu, kém 9/169 5,33% (Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát điều tra)
  • 45. 39 Một trong những tiêu chí rất quan trọng nhằm đánh giá được văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì. Tuy nhiên, khi thực hiện hoạt động khảo sát thì cho thấy chỉ có gần 60% người được hỏi đánh giá phẩm chất đạo đức của người cán bộ công chức của huyện ở mức tốt hoặc rất tốt. Ngược lại, có 5,33% người tương đương với 9/169 người được hỏi đánh giá là yếu, kém. Họ cho rằng nhiều cán bộ công chức hiện nay còn quan liêu, hành chính làm khó nhân dân trong lĩnh vực mình phụ trách. 2.2.1.5. Phong cách làm việc Đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì thì nhìn chung mỗi một đồng chí, luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ ở vị trí mà mình đảm nhiệm, có ý thức tự giác trau dồi, học tập, nâng cao khả năng làm việc của cá nhân. Hằng năm các phòng đều có các đồng chí được nhận bằng bằng khen giấy khen, danh hiệu chiến sĩ thi đua nhằm ghi nhận khả năng làm việc của các đồng chí đó và sự nỗ lực của cả tập thể. Tuy nhiên do nhiều lý do chủ quan và khách quan khả năng làm việc của đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì còn nhiều hạn chế, có lúc còn chưa đáp ứng được nhu cầu công việc đặt ra. Đặc biệt trong cơ chế mới một số đồng chí còn tỏ ra lúng túng trong việc thích nghi hay một số đồng có tuổi thậm chí còn có biểu hiện ngại, lười thích nghi với cơ chế mới. Vấn đề nâng cao khả năng làm việc của đội ngũ cán bộ công chức trong huyện đâng là một vấn đề bức thiết, quan trọng góp phần quyết định đảm bảo chất lượng và hiệu quả lảm việc của bộ máy hành chính huyện Ba Vì.
  • 46. 40 Bảng 2.6. Kết quả khảo sát, đánh giá về kỹ năng làm việc của đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì TT Tiêu chí đánh giá Số lƣợng Tỷ lệ 1 Rất hiệu quả 50/169 29,58% 2 Hiệu quả 52/169 30,76% 3 Bình thường 45/169 26,63% 4 Ít hiệu quả 16/169 9,47% 5 Không hiệu quả 6/169 3,55% (Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát điều tra của tác giả) Trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì đã thay đổi phong cách làm việc, thúc đẩy cải cách hành chính, áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình làm việc theo đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, bộ phận tiếp dân, một cửa đã làm việc theo đúng quy trình được xây dựng. Tuy nhiên, một số cán bộ công chức vẫn còn tư tưởng cũ chưa kịp thời cập nhật những thay đổi trong công tác nên phong cách làm việc còn chậm ảnh hưởng đến công việc và làm mất thời gian của người dân. 2.2.2. Thực trạng thực hiện chức năng văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì 2.2.2.1. Điều chỉnh, định hướng hành vi và các quan hệ xã hội, nâng cao nhận thức, giáo dục chính trị trong đội ngũ cán bộ công chức Huyện ác định rõ nền tảng chính trị là chủ nghĩa Mác – Lê Nin với những kim chỉ nan định hướng trong xây dựng văn hóa chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, về cán bộ… kết hợp với chủ trương, đường lối của
  • 47. 41 Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong xu hướng hội nhập khu vực và thế giới với những diễn biến phức tạp của cuộc chiến tranh thương mại trên toàn cầu như hiện nay. Nâng cao trình độ trí tuệ và bản lĩnh chính trị của toàn Đảng và của đảng viên, mỗi cán bộ, trước hết là đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp không được dao động trong bất cứ tình huống nào. Kiên định đường lối đổi mới của Đảng, chống bảo thủ, giáo điều, trì trệ hoặc nóng vội, chủ quan, đổi mới vô nguyên tắc. Bảng 2.7. Kết quả khảo sát về chức năng điều chỉnh, định hƣớng cho hành vi và các quan hệ xã hội, nâng cao nhận thức, giáo dục chủ thể chính trị của văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì TT Các tiêu chí Mức độ thực hiện (%) Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với con người 21/169 37/169 68/169 36/169 7/169 12,43 21,89 42,24 21,30 4,14 2 Điều chỉnh mối quan hệ giữa con người và xã hội 23/169 29/169 59/169 48/169 10/169 13,61 17,16 34,91 28,40 5,92 3 Định hướng các hành vi về chính trị 18/169 41/169 53/169 44/169 13/169 10,65 24,26 31,36 26,03 7,69 4 Nâng cao nhận thức về hệ thống chính trị 8/169 28/169 71/169 39/169 23/169 4,73 16,57 42,01 23,07 13,61 5 Tuyên truyền và giáo dục các kiến thức về chính trị 16/169 42/169 55/169 50/169 6/169 9,47 24,85 32,54 29,58 3,55
  • 48. 42 (Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát điều tra của tác giả) Kết quả khảo sát tại bảng 2.7 cho thấy, đa số người được hỏi đánh giá chức năng điều chỉnh, định hướng cho hành vi và các quan hệ xã hội, nâng cao nhận thức, giáo dục chủ thể chính trị của văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì ở mức độ khá, tốt. Đặc biệt, trong mối quan hệ giữa con người với con người đã được điều chỉnh tích cực khi đội ngũ cán bộ công chức thực hiện chức năng của văn hóa chính trị. 2.2.2.2. Tổ chức hoạt động quản lý xã hội Nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Sự phát triển rất nhanh, rất mạnh của khoa học- công nghê, dẫn đến sự phát triển lực lượng sản xuất ở một trình độ rất cao, tạo ra một khối lượng của cải vật chất khổng lồ; nhiều ngành sản xuất hàng hóa và dịch vụ với nhiều sản phẩm mới xuất hiện, tuổi đời của sản phẩm được rút ngắn. Điều này dẫn đến quá trình gia nhập, rút khỏi thị trường và tái cơ cấu sản xuất diễn ra liên tục, trên phạm vi rộng. Để khắc phục những hạn chế vốn có của nền kinh tế thị trường thì Đảng ta xác định xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính, là khía cạnh văn hoá của tăng trưởng kinh tế: tăng trưởng phải gắn liền với tiến bộ, với việc đảm bảo quyền lợi của đa số nhân dân lao động và thực hiện công bằng xã hội.
  • 49. 43 Bảng 2.8. Kết quả khảo sát về chức năng tổ chức hoạt động quản lý xã hội của văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì TT Các tiêu chí Mức độ thực hiện (%) Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Đối với xây dựng và phát triển kinh tế 28/169 50/169 42/169 39/169 10/169 16,57 29,58 24,85 23,07 5,92 2 Giải quyết các vấn đề chính trị 19/169 36/169 69/169 40/169 5/169 11,24 21,30 40,83 23,67 2,96 3 Giải quyết các vấn đề xã hội 22/169 45/169 70/169 26/169 6/169 13,02 26,63 41,42 15,38 3,55 (Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát điều tra của tác giả) Kết quả khảo sát về chức năng tổ chức và quản lý xã hội của văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì cho thấy tù khi xây dựng văn hóa chính trị theo chủ trương, đường lối của Đảng thì đội ngũ cán bộ công chức đã hình thành cho mình được các kỹ năng về tổ chức và quản lý qua đó gián tiếp thực hiện chức năng của văn hóa chính trị. Đây được cho là kết quả tốt, vì bản thân người cán bộ công chức vừa là chủ thể vừa là khách thể của văn hóa chính trị. 2.2.2.3. Đánh giá và dự báo chính trị Dự báo tình hình thế giới trong những năm tới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó lường với nhiều mâu thuẫn mới, xu hướng mới, nhiều vấn đề mới nảy sinh. Việt Nam đang hội nhập sâu rộng
  • 50. 44 đối với nền kinh tế thế giới, chính vì vậy, bên cạnh những mặt tích cực thì đội ngũ cán bộ, đảng viên có thể gặp phải những cám dỗ của đời sống kinh tế hiện đại. Thực trạng suy thoái về đạo đức trong cán bộ, đảng viên đã và đang có những diễn biến phức tạp, trong Nghị quyết Trung ương 4 khoá I đã nêu lên những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng hiện nay: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”, những biểu hiện đó có nguy cơ làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều năm chậm được khắc phục, nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự mất dần lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ Xã hội chủ nghĩa mà Đảng đang ra sức phấn đấu xây dựng.
  • 51. 45 Bảng 2.9. Kết quả khảo sát văn hóa chính trị về chức năng đánh giá và dự báo đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì TT Yếu tố ảnh hƣởng Mức độ Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Thái độ của cán bộ công chức trước sự biến động của kinh tế, chính trị và xã hội 58/169 69/169 38/169 4/169 0/169 34,32 40,83 22,48 2,37 0 2 Nhận thức của của cán bộ công chức trước sự biến động của kinh tế, chính trị và xã hội 46/169 71/169 47/169 5/169 0/169 27,22 42,01 27,81 2,96 0 3 Dự báo… của cán bộ công chức trước sự biến động của kinh tế, chính trị và xã hội 38/169 85/169 32/169 12/169 2/169 22,48 50,30 18,93 7,10 1,18 4 Hành động thực tiễn của cán bộ công chức trước sự biến động của kinh tế, chính trị và xã hội 41/169 63/169 44/169 17/169 4/169 24,26 37,28 26,03 10,06 2,37 (Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát điều tra của tác giả) Có thể nói rằng, chức năng đánh giá và dự báo của văn hóa chính trị giúp những chủ thể thực hiện nó có những thái độ, nhận thức đúng đán hơn về thực trạng tình hình chính trị - xã hội của đất nước nói chung và
  • 52. 46 huyện Ba Vì nói riêng, qua đó có những dự báo chính xác và đề xuất được những hành động cụ thể. Kết quả khảo sát cho thấy đa phần đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì đã thực hiện tốt chức năng này của văn hóa chính trị đặc biệt là thái độ của đội ngũ này và ứng biến của họ trước những diễn biến về chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước. 2.3. Đánh giá thực trạng văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì 2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân 2.3.1.1. Ưu điểm Ba Vì là một vùng kinh tế, văn hóa, xã hội kém phát triển so với các quận, huyện khác của thành phố Hà Nội, có vị trí chiến lược về chính trị và an ninh quốc phòng, nhân dân trên địa bàn huyện có truyền thống cách mạng, yêu nước, hiếu học, siêng năng, cần cù, và cán bộ công chức được xác định là gốc rễ, là nhân tố quyết định thành bại của mọi công việc trong phát triển toàn diện của đất nước. Nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng bộ huyện, công tác phát triển Đảng đã tiến bộ không ngừng, số đảng viên mới không chỉ tăng về số lượng mà còn bảo đảm cả về chất lượng, các đảng viên mới được kết nạp là những quần chúng ưu tú, tích cực trong công tác, được rèn luyện, thử thách trải qua thực tiễn; có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, có trình độ, năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Đảng bộ huyện đã đề ra các biện pháp cụ thể để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội lần thứ XXII về công tác xây dựng và phát triển Đảng như: tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, củng cố các tổ chức đoàn thể; tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, đôn đốc việc
  • 53. 47 thực hiện các kế hoạch kết nạp, kế hoạch bồi dưỡng quần chúng ưu tú của các chi bộ ngay từ đầu năm; chú trọng phát triển Đảng trong các Doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đoàn viên ở nông thôn, quan tâm tỷ lệ đảng viên trong các lĩnh vực y tế, giáo dục…; phấn đấu mỗi chi bộ khu dân cư phát triển ít nhất 01 đảng viên/năm; phát triển đảng viên tăng bình quân hàng năm trên 6%... Để làm tốt công tác tạo nguồn phát triển đảng viên, hàng năm Huyện ủy đã chỉ đạo Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị mở lớp bồi dưỡng kiến thức về Đảng cho các quần chúng ưu tú và mở lớp bồi dưỡng kiến thức cho các đảng viên mới kết nạp. Chỉ tính riêng năm 2017 huyện đã kết nạp được 543/500 đảng viên (vượt chỉ tiêu 8.6%). Trong đó tiêu biểu là một số chi, đảng bộ đã hoàn thành vượt mức đề ra trong năm như: chi bộ Viện kiểm sát nhân dân kết nạp 02 đồng chí (vượt 200%), chi bộ Trường THPT Quảng Oai kết nạp 03 đồng chí (vượt 150%), Đảng bộ Công an huyện kết nạp 21 đồng chí (vượt 111%), Đảng bộ xã Vân Hòa kết nạp 21 đồng chí (vượt 116%), Đảng bộ xã Minh Châu kết nạp 10 đồng chí (vượt 111%).... Mặt khác, đội ngũ cán bộ công chức huyện đã và đang tích lũy, hoàn thiện các giá trị chính trị, góp phần đấu tranh kiên quyết chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, lối sống và đạo đức xã hội, chống các quan điểm sai trái với đường lối. Với những kết quả đã đạt được về văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức trên địa bàn huyện Ba Vì hiện nay sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện trong thời gian tới. Hiện nay, chương trình nông thôn mới được tất cả các xã, thị trấn trên toàn huyện hưởng ứng nhiệt tình và đóng góp nhiều hơn cho mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới,