SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

ĐOÀN THỊ TÂM
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2009
1
MỤC LỤC
Më ®Çu ................................................................................................................ 1
Ch-¬ng 1. Hîp t¸c x· n«ng nghiÖp trong kinh tÕ thÞ tr-êng - §Æc ®iÓm,
nguyªn t¾c vµ tÝnh ®Æc thï ...................................................................... 7
1.1. TÝnh tÊt yÕu kh¸ch quan cña viÖc ph¸t triÓn hîp t¸c x· trong kinh tÕ thÞ
tr-êng........................................................................................................ 7
1.2. §Æc ®iÓm cña hîp t¸c x· trong kinh tÕ thÞ tr-êng.......................................... 9
1.3. Nh÷ng nguyªn t¾c c¬ b¶n cña hîp t¸c x· .................................................... 13
1.3.1. Nguyªn t¾c tù nguyÖn............................................................................... 14
1.3.2. Nguyªn t¾c d©n chñ, b×nh ®¼ng vµ c«ng khai ........................................... 14
1.3.3. Nguyªn t¾c tù chñ, tù chÞu tr¸ch nhiÖm vµ cïng cã lîi............................. 15
1.3.4. Nguyªn t¾c hîp t¸c vµ ph¸t triÓn céng ®ång............................................. 16
1.4. Nh÷ng nÐt ®Æc thï cña hîp t¸c n«ng nghiÖp trong kinh tÕ thÞ tr-êng........... 16
1.5. Kinh nghiÖm ph¸t triÓn hîp t¸c x· n«ng nghiÖp ë mét sè n-íc................... 19
1.5.1. Phong trµo hîp t¸c x· ë NhËt B¶n ............................................................ 19
1.5.2. Phong trµo hîp t¸c x· ë Th¸i Lan............................................................. 22
1.5.3. Phong trµo hîp t¸c x· ë Trung Quèc........................................................ 23
1.5.4. Phong trµo hîp t¸c x· ë Mü ..................................................................... 25
1.5.5. Nh÷ng kinh nghiÖm ph¸t triÓn hîp t¸c x· trong n«ng nghiÖp cã thÓ vËn
dông vµo n-íc ta...................................................................................... 25
Ch-¬ng 2. Thùc tr¹ng ph¸t triÓn hîp t¸c x· n«ng nghiÖp ë ngo¹i thµnh
Hµ Néi ..................................................................................................... 29
2.1. S¬ l-îc vÒ qu¸ tr×nh ph¸t triÓn hîp t¸c x· n«ng nghiÖp Hµ Néi ................... 29
2.2. T×nh h×nh hîp t¸c x· n«ng nghiÖp ngo¹i thµnh Hµ Néi ............................... 32
2.2.1. Sè hîp t¸c x· bÞ gi¶i thÓ ........................................................................... 32
2.2.2. Sè hîp t¸c x· chuyÓn ®æi theo LuËt.......................................................... 33
2.2.3. C¸c hîp t¸c x· thµnh lËp míi................................................................... 46
2
2.3. §¸nh gi¸ chung thµnh tùu vµ h¹n chÕ cña c¸c hîp t¸c x· n«ng nghiÖp
ngo¹i thµnh Hµ Néi.................................................................................. 50
2.3.1. Thµnh tùu vµ nguyªn nh©n....................................................................... 50
2.3.2. H¹n chÕ vµ nguyªn nh©n.......................................................................... 53
Ch-¬ng 3. Ph-¬ng h-íng vµ gi¶i ph¸p ®Ó ph¸t triÓn hîp t¸c x· n«ng
nghiÖp ngo¹i thµnh Hµ Néi ................................................................... 57
3.1. Ph-¬ng h-íng ph¸t triÓn hîp t¸c x· n«ng nghiÖp ngo¹i thµnh Hµ Néi ........ 57
3.1.1. Ph¸t triÓn hîp t¸c x· ph¶i dùa trªn c¬ së t«n träng tÝnh tù chñ cña kinh
tÕ n«ng hé, cÇn ph¶i kÕt hîp ®óng ®¾n gi÷a lîi Ých c¸ nh©n, hé n«ng
d©n víi lîi Ých tËp thÓ, biÕt kh¬i dËy ®éng lùc c¸ nh©n, hé n«ng d©n ®Ó
phôc vô cho lîi Ých céng ®ång ................................................................. 57
3.1.2. TiÕp tôc cñng cè, ®æi míi hîp t¸c x· hiÖn cã vµ x©y dùng hîp t¸c x·
míi phï hîp víi yªu cÇu cña kinh tÕ thÞ tr-êng........................................ 58
3.1.3. Ph¸t triÓn c¸c hîp t¸c x· n«ng nghiÖp theo h-íng ®a d¹ng ho¸ c¸c
ngµnh nghÒ, lÜnh vùc phï hîp víi thùc tÕ cña tõng ®Þa bµn cô thÓ............ 59
3.1.4. Ph¸t triÓn hîp t¸c x· ph¶i ®Æt trong bèi c¶nh nÒn kinh tÕ hµng ho¸
nhiÒu thµnh phÇn, bªn c¹nh ®ã ph¶i cã sù hç trî cña Nhµ n-íc ............... 60
3.2. Gi¶i ph¸p ph¸t triÓn hîp t¸c x· n«ng nghiÖp ngo¹i thµnh Hµ Néi................ 61
3.2.1. N©ng cao nhËn thøc cña tæ chøc §¶ng, chÝnh quyÒn, ®oµn thÓ vµ nh©n
d©n ®èi víi qu¸ tr×nh ®æi míi, ph¸t triÓn c¸c hîp t¸c x· n«ng nghiÖp....... 61
3.2.2. Quan t©m h¬n n÷a ®Õn c«ng t¸c ®µo t¹o, båi d-ìng c¸n bé cho hîp t¸c
x· n«ng nghiÖp ........................................................................................ 62
3.2.3. Hç trî vèn s¶n xuÊt kinh doanh cho ph¸t triÓn hîp t¸c x· n«ng nghiÖp.... 64
3.2.4. Tæ chøc tèt kh©u cung øng ®Çu vµo vµ tiªu thô s¶n phÈm ®Çu ra cho c¸c
hîp t¸c x· n«ng nghiÖp............................................................................ 65
3.2.5. Gi¶i quyÕt nh÷ng vÊn ®Ò tån ®äng vÒ tµi s¶n, vèn cña c¸c hîp t¸c x· ....... 67
3.2.6. T¨ng c-êng h¬n n÷a c«ng t¸c khuyÕn n«ng trong c¸c hîp t¸c x· n«ng
nghiÖp...................................................................................................... 67
3
3.2.7. Cñng cè vµ nh©n réng tõng b-íc nh÷ng m« h×nh hîp t¸c x· n«ng
nghiÖp tiªn tiÕn........................................................................................ 69
KÕt luËn ............................................................................................................ 70
Danh môc tµi liÖu tham kh¶o .......................................................................... 74
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp, dân cư phần lớn là nông dân. Trong
công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi nông nghiệp là một
lĩnh vực quan trọng hàng đầu. Có phát triển mạnh mẽ nông nghiệp mới đẩy
mạnh được công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Để phát triển nông nghiệp
phải từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn dưới các hình thức trang trại,
hợp tác xã…
Hợp tác xã là một loại hình tổ chức kinh tế tồn tại và phát triển ở nhiều
quốc gia, có vị trí và vai trò quan trọng. Ở Việt Nam từ giữa những năm 50 của
thế kỷ XX đã xuất hiện những hình thức hợp tác. Các hợp tác xã được thành lập
ở nhiều ngành kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, đã có vai trò lịch sử
rất quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội trong các cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm và thống nhất đất nước. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, trên
phạm vi cả nước cũng như ở Hà Nội những hạn chế chủ yếu của mô hình hợp tác
xã kiểu cũ đã tiềm ẩn từ trước ngày càng bộc lộ rõ nét dẫn đến một bộ phận hợp
tác xã lâm vào khủng hoảng, tan rã hoặc chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Đồng thời
cũng bắt đầu xuất hiện những hình thức hợp tác xã kiểu mới đa dạng và nhiều
địa phương đã tìm những giải pháp chuyển đổi hình thức tổ chức hợp tác xã
nhằm thích ứng với cơ chế thị trường. Luật hợp tác xã năm 1997 đã đánh dấu
mốc quan trọng trong bước chuyển đổi từ mô hình hợp tác xã kiểu cũ sang kiểu
mới theo nhu cầu khách quan của kinh tế thị trường.
Khu vực ngoại thành Hà Nội trước khi mở rộng địa giới hành chính, quá
trình chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp cũ và xây dựng hợp tác xã nông nghiệp
kiểu mới trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên
5
vẫn còn nhiều hạn chế về nội dung hoạt động, nội lực các hợp tác xã nhìn chung
còn yếu, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, chưa đáp ứng đầy đủ nguyện vọng
của xã viên và đòi hỏi của cơ chế thị trường.
Thực tế phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở khu vực ngoại thành Hà Nội
đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi phải tìm lời giải đáp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn
nữa quá trình này cho phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường. Vì vậy, "Phát
triển các hợp tác xã nông nghiệp trong kinh tế thị trường" (qua khảo sát những
hợp tác xã nông nghiệp ở một số huyện ngoại thành Hà Nội) được chọn làm đề
tài luận văn thạc sỹ này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về hợp
tác xã dưới nhiều góc độ, phạm vi và mức độ khác nhau:
Tiến sĩ Chử Văn Lâm chủ biên “Sở hữu tập thể và kinh tế thị trường trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội - 2006: Đã nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề về bản chất
của sở hữu tập thể, làm rõ sự giống và khác nhau của sở hữu tập thể với sở hữu
hỗn hợp. Sự cần thiết của kinh tế tập thể, mô hình của kinh tế tập thể trong các
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh (nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, xây
dựng, thương mại, dịch vụ) trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Công trình nghiên cứu còn làm rõ vị trí, vai trò của sở hữu tập thể
và kinh tế tập thể; những lý do để kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã trở thành
nền tảng trong nền kinh tế quốc dân. Trên cơ sở phân tích thực trạng kinh tế tập
thể hiện nay qua khảo sát các mô hình hợp tác xã trong những năm đổi mới vừa
qua ở mọi lĩnh vực công, nông nghiệp, xây dựng, dịch vụ... đã rút ra những điểm
mạnh, điểm yếu của kinh tế tập thể hiện nay nhằm trả lời cho câu hỏi vì sao ở
6
Việt Nam đã tạo được môi trường pháp lý song kinh tế hợp tác vẫn chưa thực sự
phát triển trong đời sống kinh tế - xã hội. Sau cùng các tác giả đưa ra dự báo về
xu hướng vận động, phát triển của sở hữu tập thể và kinh tế hợp tác trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đồng thời nêu lên những định hướng
và khuyến nghị về chính sách phát triển sở hữu tập thể và kinh tế hợp tác trong
thời gian tới ở Việt Nam.
GS. TS Lương Xuân Quỳ chủ biên “Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp
tác xã trong nông nghiệp, nông thôn", NXB. Nông nghiệp, Hà Nội - 2005: Đã
nghiên cứu và làm rõ tính tất yếu khách quan của kinh tế hợp tác, những nét đặc
thù của hợp tác trong nông nghiệp; phân tích về kinh nghiệm tổ chức và quản lý
các hợp tác xã ở một số nước trong khu vực và trên thế giới, từ đó rút ra những
bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào điều kiện Việt Nam. Công trình
nghiên cứu đã khái quát quá trình phát triển các hình thức tổ chức và quản lý hợp
tác xã trong nông thôn Việt Nam. Phân tích thực trạng mô hình tổ chức quản lý
các hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương và Nam Định. Trên cơ sở đó đưa
ra phương hướng, giải pháp lựa chọn xây dựng mô hình tổ chức và quản lý có
hiệu quả các hợp tác xã trong nông nghiệp phù hợp với thực tiễn của từng tỉnh và
một số kiến nghị chung.
GS. TS Hồ Văn Vĩnh chủ biên “Mô hình phát triển hợp tác xã nông
nghiệp ở Việt Nam”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội - 2005: Đã nghiên cứu và làm
rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong
sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam.
Phân tích mô hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam qua các thời kỳ
trước và sau khi có Luật hợp tác xã năm 1997, trong đó đặc biệt làm rõ thực
trạng mô hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp từ khi có Luật hợp tác xã 1997
7
đến nay. Trên cơ sở đó dự báo xu hướng phát triển của các hợp tác xã nông
nghiệp ở nước ta, đưa ra quan điểm và giải pháp phát triển hợp tác xã ở Việt
Nam trong 20 năm đầu thế kỷ XXI.
Luận văn thạc sĩ của Võ Thị Nên: “Phát triển các hình thức kinh tế hợp tác
nông nghiệp ở An Giang” nghiên cứu về thực trạng phát triển của kinh tế hợp tác
qua khảo sát các tổ nông dân liên kết và các hợp tác xã ở An Giang giai đoạn chủ
yếu từ 1991 - 2000. Trên cơ sở đó đưa ra một số phương hướng, giải pháp nhằm
phát triển các hình thức kinh tế hợp tác ở An Giang.
Luận văn thạc sĩ của Châu Văn Lực: “Phát triển kinh tế hợp tác trong nông
nghiệp tỉnh Cần Thơ” nghiên cứu về thực trạng phát triển kinh tế hợp tác trong
nông nghiệp ở Cần Thơ giai đoạn sau đổi mới; từ đó đề xuất một số phương
hướng và giải pháp nhằm phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp tỉnh Cần
Thơ.
Nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào khảo sát các hợp tác xã nông
nghiệp ngoại thành Hà Nội những năm qua. Dưới góc độ kinh tế chính trị luận
văn kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đó nhằm làm sáng tỏ sự phát
triển của hợp tác xã nông nghiệp trong kinh tế thị trường trên các khía cạnh sau:
luận giải tính tất yếu khách quan, đặc điểm, nguyên tắc hoạt động và tính đặc thù
của hợp tác xã nông nghiệp trong kinh tế thị trường. Tuy nhiên luận văn không
tiếp cận ở góc độ hợp tác xã nói chung mà đi vào khảo sát thực trạng phát triển
hợp tác xã nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trước khi mở rộng địa giới hành
chính, từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp phát triển hợp tác xã
nông nghiệp ở Hà Nội phù hợp với kinh tế thị trường.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích của luận văn:
8
Tóm lược lý luận về hợp tác xã và vận dụng vào khảo sát, đánh giá thực
trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội từ khi chuyển sang
kinh tế thị trường. Từ đó đề xuất một số phương hướng, biện pháp để phát triển
hợp tác xã nông nghiệp của vùng này trong những năm tới.
* Nhiệm vụ của luận văn:
- Luận giải tính tất yếu khách quan, đặc điểm, nguyên tắc hoạt động và
tính đặc thù của hợp tác xã nông nghiệp trong kinh tế thị trường.
- Khảo sát thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở một số huyện
ngoại thành Hà Nội trước khi mở rộng địa giới hành chính.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở
Hà Nội phù hợp với kinh tế thị trường.
4. Cơ sở lý luận và đối tƣợng nghiên cứu của luận văn
* Cơ sở lý luận: Luận văn vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm đổi mới của Đảng, các chủ
trương chính sách của Nhà nước về hợp tác xã. Luận văn cũng kế thừa những kết
quả nghiên cứu về hợp tác xã của các tác giả đi trước.
* Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các hợp tác xã
nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội trước khi mở rộng địa giới hành
chính từ 2002 -2007, nếu có thể cũng bổ sung một số số liệu năm 2008 - 2009
sau khi mở rộng địa giới hành chính.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp của kinh tế chính trị nói chung, coi trọng
phương pháp khảo sát và tổng kết thực tiễn, phân tích và tổng hợp.
6. Những đóng góp mới của luận văn
9
- Về mặt lý luận: Luận văn làm rõ hơn tính tất yếu của việc phát triển hợp
tác xã trong kinh tế thị trường, so sánh những điểm chủ yếu của hợp tác xã kiểu
mới với hợp tác xã kiểu cũ trước đổi mới, phân tích đặc điểm và các nguyên tắc
của hợp tác xã trong kinh tế thị trường, nêu lên tính đặc thù của hợp tác xã nông
nghiệp.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn tìm hiểu kinh nghiệm phát triển hợp tác xã
của một số nước phát triển (Nhật Bản, Mỹ) và một số nước đang phát triển (Thái
Lan, Trung Quốc); khảo sát một số mô hình hợp tác xã nông nghiệp của ngoại
thành Hà Nội thời gian 2002 - 2007.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người làm
công tác nghiên cứu về hợp tác xã nông nghiệp hoặc vận dụng vào công tác
giảng dạy về chủ đề này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương, 10 tiết:
Chương 1: Hợp tác xã nông nghiệp trong kinh tế thị trường - Đặc điểm,
nguyên tắc và tính đặc thù.
Chương 2: Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở một số huyện
ngoại thành Hà Nội.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp để phát triển hợp tác xã nông
nghiệp ngoại thành Hà Nội.
10
Chƣơng 1
HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRONG KINH TẾ THỊ TRƢỜNG
- ĐẶC ĐIỂM, NGUYÊN TẮC VÀ TÍNH ĐẶC THÙ
1.1. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển hợp tác xã trong kinh
tế thị trƣờng
Khi lao động cá thể đã phát huy hết tiềm năng của nó thì sẽ bộc lộ những
nhược điểm của sản xuất nhỏ, phân tán và tất yếu phải hợp tác lao động. Hợp tác
lao động có thể diễn ra trong các công xưởng, các trang trại hay trong các hợp
tác xã…
Hợp tác lao động sẽ tạo ra một sức sản xuất mới lớn hơn tổng số các sức
lao động cá thể cộng lại. Các Mác đã chỉ ra bảy ưu thế của hiệp tác lao động:
Thứ nhất, có thể san đi, bù lại những chênh lệch cá nhân về thể lực và tài
nghệ giữa những người lao động, do đó dẫn đến kết quả là tiêu hao lao động xã
hội cần thiết trung bình, khiến cho sản xuất và tiêu thụ hàng hoá vững chắc hơn
là sản xuất riêng lẻ.
Thứ hai, tiết kiệm được tư liệu sản xuất do sản xuất tập trung nên nhiều
công cụ lao động có thể dùng chung, chi phí về xây dựng nhà xưởng, kho tàng,
vận tải… sẽ giảm bớt.
Thứ ba, sự tiếp xúc xã hội sinh ra thi đua, kích thích và tăng cường khả
năng lao động của mỗi người.
Thứ tư, tạo ra một sức sản xuất mới hoạt động như một sức tập thể do đó
hoàn thành được một số công việc mà cá nhân riêng lẻ hay một số ít người
không thể làm được.
11
Thứ năm, bảo đảm tính liên tục trong lao động, đẩy nhanh tiến độ của
công việc, do đó rút ngắn thời gian chế tạo sản phẩm.
Thứ sáu, bảo đảm tính thời vụ và thời gian khẩn cấp của công việc vì hợp
tác cho phép tập trung nhiều lao động một cách kịp thời cho những công việc đòi
hỏi phải mở đầu và kết thúc đúng hạn định mới đạt hiệu quả cao.
Thứ bảy, có thể mở rộng hoặc thu hẹp không gian trên đó lao động được
tiến hành tuỳ theo tính chất công việc. Tác dụng hai mặt đó cho phép hạn chế
được hư phí.
Nhưng những ưu thế trên chỉ được phát huy khi tuân thủ ba điều kiện sau
đây:
Một là, có kế hoạch và phương hướng sản xuất phù hợp.
Hai là, có đủ tư liệu sản xuất làm cơ sở vật chất cho sự hợp tác. Quy mô
hợp tác phụ thuộc vào quy mô tập trung tư liệu.
Ba là, phải có sự chỉ huy và kế toán tức là quản lý tốt.
Những ưu thế và điều kiện nói trên cũng có thể vận dụng vào phát triển
hợp tác xã nông nghiệp, mặc dù nông nghiệp có những nét đặc thù so với công
nghiệp.
Hợp tác xã đã phát triển cùng với quá trình phát triển kinh tế thị trường.
Năm 1726, 28 thợ dệt ở Anh đã thành lập một hội làm vải. Đó là một trong
những hợp tác xã đầu tiên trên thế giới. Hiện nay, liên minh hợp tác xã quốc tế
(ICA) đã có tới 230 tổ chức quốc gia và quốc tế của trên 100 nước tham gia. Tổ
chức hợp tác xã của Việt Nam tham gia ICA từ năm 1991.
Nghiên cứu sự phát triển của hợp tác xã, V.I.Lênin đã nhấn mạnh “Nếu
không học tập sử dụng được kỹ thuật, văn hoá và bộ máy do nền văn hoá tư sản,
12
nền văn hoá tư bản chủ nghĩa tạo ra thì sẽ không thể thực hiện được chủ nghĩa xã
hội. Trong số các bộ máy đó có hợp tác xã; trình độ phát triển tư bản chủ nghĩa
trong nước càng cao bao nhiêu thì hợp tác xã càng được phát triển bấy nhiêu”
[16, tr.117]. “Việc tổ chức nông dân vào hợp tác xã để đẩy mạnh sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là để chế biến các sản phẩm nông nghiệp, để cải tạo ruộng đất
của nông dân, để giúp đỡ thủ công nghiệp phát triển… phải được sự giúp đỡ
rộng rãi của nhà nước về mặt tài chính cũng như về mặt tổ chức” [15, tr.253].
Ở nước ta trên 50 năm xây dựng và phát triển hợp tác xã nông nghiệp đã
đạt được nhiều thành tích nhưng cũng còn nhiều nhược điểm. Trước đổi mới hợp
tác xã theo mô hình tập thể hoá toàn bộ tư liệu sản xuất phù hợp với thời chiến
đã góp phần không nhỏ vào những thắng lợi vĩ đại của dân tộc. Nhưng khi
chuyển sang kinh tế thị trường các hợp tác xã đó không còn thích hợp nữa nên
hoặc là bị giải thể hoặc là phải chuyển đổi theo cơ chế thị trường, đồng thời đã
xuất hiện những hợp tác xã kiểu mới.
Việc thực hiện hình thức khoán 10 đề cao tính tự chủ của hộ nông dân đòi
hỏi phải đổi mới việc tổ chức và quản lý hợp tác xã nông nghiệp. Sự phát triển
kinh tế hàng hoá và tiến bộ khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy cạnh tranh ngày càng
mạnh mẽ và gay gắt. Để tồn tại và phát triển, tiêu thụ được hàng hoá những hộ
kém thế lực về kinh tế phải hợp tác, giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh
nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành,
tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
1.2. Đặc điểm của hợp tác xã trong kinh tế thị trƣờng
Hợp tác xã là một loại hình kinh tế hợp tác, là tổ chức kinh tế tự chủ có
vốn, quỹ chung; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tư cách pháp nhân. Các mô hình
hợp tác xã đều được thành lập trên tinh thần trợ giúp, tự chịu trách nhiệm, dân
13
chủ, bình đẳng, công bằng, tự nguyện và đoàn kết. Mặc dù hợp tác xã cũng là
đơn vị kinh doanh song mục tiêu cơ bản của những xã viên khi thành lập hoặc
liên kết thành một hợp tác xã là để thực hiện những hoạt động mà từng cá nhân
riêng lẻ không thể thực hiện được hoặc thực hiện được nhưng khó khăn và kém
hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội nhờ sức mạnh của lao động
hiệp tác của các xã viên. Đây vừa là một tổ chức kinh tế, vừa là một tổ chức xã
hội. Nó được thành lập nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, bảo vệ lợi ích của
người lao động; đồng thời nó là một hiệp hội của những người cùng nghề
nghiệp, cùng cảnh ngộ liên kết lại để giúp đỡ nhau. Như vậy, hợp tác xã là sản
phẩm của nền sản xuất hàng hoá đã phát triển đến một trình độ nhất định trên cơ
sở phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất.
Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 và đặc điểm kinh tế xã hội Việt Nam,
Luật hợp tác xã sửa đổi năm 2003 đã đưa ra định nghĩa về hợp tác xã tại Điều 1
như sau: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp
nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp
vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật này để phát huy sức mạnh tập thể của
từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt
động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp
nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn
điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của
pháp luật.
14
Trong điều kiện nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ
chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì
các hợp tác xã trong cơ chế mới đã có sự thay đổi về đặc điểm so với trước đây.
Trong cơ chế cũ hợp tác xã nông nghiệp tồn tại phổ biến và chủ yếu dưới
hình thức các xí nghiệp tập thể: tập thể hoá tư liệu sản xuất, tiến hành sản xuất
tập trung, biến xã viên trong hợp tác xã thành người lao động làm công. Còn xu
thế hiện nay là các hợp tác xã thực hiện chức năng dịch vụ, hỗ trợ cho kinh tế hộ
là chính nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho kinh tế hộ. Từ chỗ phủ nhận
hộ gia đình, các hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam đã và đang đi theo hướng
mà Traianốp - một viện sĩ nông học ở Nga thời Cách mạng tháng Mười đã chỉ ra:
Hợp tác xã nông nghiệp là sự bổ sung cho kinh tế hộ nông dân tự chủ, phục vụ
cho nó. Vì thế, thiếu kinh tế hộ nông dân thì hợp tác xã sẽ không có ý nghĩa gì
cả.
Trong điều kiện của nền sản xuất hàng hoá hiện nay, sự phát triển mạnh
mẽ của kinh tế hộ chính là tiền đề để thiết lập các quan hệ hợp tác về nhiều mặt.
Đến lượt mình, bằng các hoạt động hỗ trợ dịch vụ có hiệu quả hợp tác xã giúp
kinh tế hộ khắc phục được những thách thức từ thiên nhiên, từ thị trường, tăng
cường địa vị của họ trên thương trường. Hoạt động của hợp tác xã chính là sự
kéo dài và mở rộng hoạt động của hộ gia đình. Quá trình đổi mới hợp tác xã
được tiến hành một cách đồng bộ trên các mặt: quan hệ sản xuất, quan hệ quản lý
và quan hệ phân phối nhằm từng bước tạo ra sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất
với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Một là, đổi mới quan hệ sở hữu:
Trong mô hình hợp tác xã kiểu cũ, một đặc điểm quan trọng quyết định
các quan hệ khác là chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất. Khi đổi mới các
15
hợp tác xã đã tiến hành đánh giá lại giá trị tài sản, tiền vốn của hợp tác xã. Sau
khi trừ đi phần vốn công nợ của nhà nước, thanh toán các khoản nợ và để lại quỹ
chung để duy trì phát triển hợp tác xã, còn lại xác định giá trị cổ phần của từng
xã viên trên cơ sở vốn góp ban đầu khi vào hợp tác xã và số năm tham gia hợp
tác xã, những xã viên ra khỏi hợp tác xã được trả lại vốn cổ phần. Nhiều hợp tác
xã khi chuyển đổi đã xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh có tính khả
thi nên đã huy động được vốn góp của xã viên. Như vậy, sở hữu về tư liệu sản
xuất trong hợp tác xã kiểu mới vừa bao gồm sở hữu chung của hợp tác xã vừa
gồm sở hữu của các xã viên.
- Hai là, đổi mới tổ chức quản lý trong hợp tác xã:
Trong cơ chế quản lý hợp tác xã kiểu cũ quan hệ giữa xã viên và hợp tác
xã thực tế là quan hệ phụ thuộc, xã viên bị tách khỏi tư liệu sản xuất và trở thành
người làm công theo sự điều hành tập trung của hợp tác xã, tính chất hợp tác
đích thực trong hợp tác xã không còn. Đặc trưng của các hợp tác xã đổi mới là
các hộ gia đình được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ, quan hệ giữa hộ gia đình
với hợp tác xã được chuyển từ quan hệ hành chính mệnh lệnh sang quan hệ hợp
đồng bình đẳng và thoả thuận, tự nguyện, cùng có lợi và cùng chịu rủi ro trong
sản xuất kinh doanh. Trong các hợp tác xã đổi mới thì hoạt động sản xuất kinh
doanh của hợp tác xã không bao trùm toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của
hộ xã viên mà chỉ diễn ra ở từng khâu công việc, từng công đoạn, hỗ trợ phát
huy thế mạnh của từng hộ. Quyền làm chủ của xã viên được phát huy, xã viên
tham gia quyết định những công việc quan trọng của hợp tác xã như phương án
sản xuất kinh doanh, phương án phân phối thu nhập. Nguyên tắc bầu cử và biểu
quyết được thực hiện bình đẳng, mỗi xã viên một phiếu bầu không phân biệt số
vốn góp nhiều hay ít.
16
- Ba là, đổi mới quan hệ phân phối:
Trong các hợp tác xã kiểu cũ, chế độ phân phối mang nặng tính bình quân
nên không khuyến khích được người lao động hăng hái, tích cực làm việc, xã
viên thiếu gắn bó với hợp tác xã. Trong quá trình đổi mới, các hợp tác xã đã thực
hiện việc phân phối trên nguyên tắc công bằng, cùng có lợi. Người lao động là
xã viên, ngoài tiền công được nhận theo số lượng và chất lượng lao động còn
được nhận lãi chia theo mức độ sử dụng dịch vụ trong hợp tác xã và lợi tức cổ
phần. Trong quá trình phân phối các hợp tác xã còn tạo ra được các quỹ không
chia, một mặt để mở rộng sản xuất, mặt khác tạo nên phúc lợi công cộng cho
mọi thành viên trong hợp tác xã, kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích
tập thể, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.
Chính những đổi mới đó đã tạo thành những đặc trưng chung của các hợp
tác xã trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
1.3. Những nguyên tắc cơ bản của hợp tác xã
Trên phạm vi toàn thế giới có Liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA). Đây là
tổ chức quốc tế phi chính phủ, được thành lập từ năm 1895 ở Luân Đôn (Anh).
Liên minh hợp tác xã hoạt động theo những nguyên tắc mà Đại hội Liên minh
hợp tác xã quốc tế (ICA) lần thứ 31 (năm 1995) tổ chức tại Manchester (Anh) đề
ra. Đó là: Tự nguyện và mở rộng đối với những người muốn trở thành xã viên
hợp tác xã; xã viên tham gia vào hoạt động kinh tế của hợp tác xã; độc lập và tự
chủ; giáo dục, đào tạo và thông tin; hợp tác giữa các hợp tác xã; quan tâm đến
cộng đồng.
Điều 5 Luật hợp tác xã sửa đổi năm 2003 của Việt Nam quy định hợp tác
xã được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau đây: Tự nguyện; dân chủ,
17
bình đẳng và công khai; tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi; hợp tác và
phát triển cộng đồng.
Dựa vào tư tưởng của Các Mác, Ăngghen, V.I. Lênin và yêu cầu phát triển
sản xuất nông nghiệp ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu một cách cụ thể
về phương châm, phương pháp và nguyên tắc tổ chức kinh tế hợp tác nông
nghiệp trong bài nói chuyện của Người tại Hội nghị đổi công toàn quốc tháng
5/1955: Kinh tế hợp tác và hợp tác xã phải hết sức coi trọng ba nguyên tắc: Tự
nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Những nguyên tắc ghi trong Luật hợp
tác xã là cụ thể hoá ba nguyên tắc trên đã được ghi trong điều lệ hợp tác xã do
Bác Hồ phê duyệt. Đồng thời trong xu thế hội nhập với thế giới, Luật hợp tác xã
của Việt Nam cũng đã tiếp thu và thể hiện được những nội dung quan trọng của
các nguyên tắc do ICA đã đề ra.
1.3.1. Nguyên tắc tự nguyện
Hợp tác xã là tổ chức tự nguyện do vậy mọi cá nhân, hộ gia đình trên cơ
sở lợi ích của mình mà hoàn toàn tự nguyện tự quyết định việc gia nhập và ra
khỏi tổ chức kinh tế hợp tác xã. Nguyên tắc tự nguyện có vị trí hết sức quan
trọng vì chỉ có dựa trên sự tự nguyện của những người tham gia thì sự liên kết
giữa họ mới là thực chất, đó là cơ sở vững chắc để hợp tác xã hình thành và tồn
tại.
V.I.Lênin coi tự nguyện là một trong những nguyên tắc quan trọng bậc
nhất, Người kiên quyết phản đối biện pháp hành chính trong việc hợp tác hoá
nông nghiệp “Ở đây nếu dùng phương pháp bạo lực thì về thực chất không thể
đạt được gì cả…ở đây mà dùng bạo lực thì có nghĩa là làm nguy hại đến toàn bộ
sự nghiệp, ở đây điều cần phải làm là công tác giáo dục lâu dài” [15, tr.243].
18
Hồ Chí Minh cũng nhắc nhở “Phải tuyên truyền giáo dục cho xã viên hiểu,
xã viên tự nguyện làm. Tuyệt đối không được dùng cách gò ép, mệnh lệnh, quan
liêu” [20, tr.408].
Các thành viên của một hợp tác xã hơn ai hết là người biết rõ thực trạng
của mình, các khó khăn đang gặp phải và nhu cầu phát triển. Do vậy quyết định
gia nhập hợp tác xã của một xã viên phải trên cơ sở nhận thức rõ mục tiêu của tổ
chức và hoàn toàn tự nguyện, không có sự phân biệt nào về xã hội, chính trị, tôn
giáo đối với tất cả các thành viên.
1.3.2. Nguyên tắc dân chủ, bình đẳng và công khai
Nguyên tắc này thể hiện ở quyền của xã viên tham gia quản lý đối với hoạt
động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã. Xã viên có quyền tham gia quản lý,
kiểm tra, giám sát hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết bất kể xã
viên đó góp bao nhiêu vốn hay giữ chức vụ gì trong hợp tác xã. Thực hiện công
khai phương hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối và những vấn đề
khác trong hợp tác xã.
Về vấn đề này, Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ “Quản trị phải dân chủ. Việc làm
phải bàn bạc với nhau. Mọi người đều hiểu mới vui lòng làm. Có người chưa
hiểu, chưa vui lòng mà bắt họ làm thì hỏng việc” [18, tr.540].
Do đó, trong việc tổ chức và điều hành hoạt động của hợp tác xã hiện nay
mọi sự gò ép, áp đặt một mô hình duy ý chí, bất chấp ý kiến của xã viên là điều
tối kỵ vì nó sẽ làm suy yếu sức mạnh của kinh tế hợp tác.
1.3.3. Nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi
Hợp tác xã tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất,
kinh doanh; tự quyết định về phân phối thu nhập, bảo đảm hợp tác xã và xã viên
cùng có lợi. Đặc biệt quan tâm coi trọng lợi ích của các thành viên vì đây chính
19
là động lực trực tiếp thúc đẩy nông dân tự nguyện, tự giác tham gia vào tổ chức
kinh tế hợp tác.
Hồ Chí Minh luôn căn dặn “Cần phải nêu cao tính hơn hẳn của hợp tác xã
bằng những kết quả thiết thực là làm cho thu nhập của xã viên được tăng thêm,
làm cho xã viên sau khi vào hợp tác xã thu hoạch nhiều hơn hẳn khi ở ngoài.
Như thế thì xã viên sẽ phấn khởi, sẽ gắn bó chặt chẽ với hợp tác xã của mình. Đó
là phương pháp tuyên truyền thuyết phục tốt nhất để khuyến khích nông dân vào
hợp tác xã” [19, tr.530].
Nguyên tắc cùng có lợi phải được thấm sâu trong điều lệ của từng hợp tác
xã, từ quy định về góp vốn đến tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, phân
phối lợi ích, cách tổ chức làm việc của hợp tác xã. Chỉ có thể kết hợp sức mạnh
của tập thể với sức mạnh của hộ xã viên trên cơ sở xử lí hài hoà các lợi ích theo
nguyên tắc cùng có lợi.
1.3.4. Nguyên tắc hợp tác và phát triển cộng đồng
Mỗi xã viên phải có ý thức phát huy tinh thần xây dựng tập thể và hợp tác
với nhau trong hợp tác xã, trong cộng đồng xã hội. Nguyên tắc này cũng đòi hỏi
hợp tác giữa các hợp tác xã trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp
luật.
Những nguyên tắc trên cũng là tiêu chuẩn để xác định một tổ chức kinh
doanh có phải là hợp tác xã hay không; để phân biệt hợp tác xã với tổ chức kinh
doanh khác trong nền kinh tế thị trường.
1.4. Những nét đặc thù của hợp tác nông nghiệp trong kinh tế thị trƣờng
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất gắn liền với sự tồn tại và phát
triển của loài người. Điều đó có nghĩa là ngay từ khi con người xuất hiện thì
ngành sản xuất đầu tiên mang lại sự sống cho họ là nông nghiệp. Chính vì vậy
20
hợp tác lao động trong nông nghiệp là hình thức hợp tác đầu tiên của loài người.
Sản xuất càng phát triển, phân công lao động càng sâu sắc thì xuất hiện các hình
thức hợp tác lao động trong các ngành nghề khác.
Mặc dù hợp tác lao động là một tất yếu khách quan của hoạt động sản
xuất, song trong từng lĩnh vực có những đặc điểm riêng biệt. Đặc tính này do đặc
điểm của ngành sản xuất quy định.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, ngoài những đặc điểm và nguyên tắc chung
nói trên hợp tác lao động có những nét đặc thù sau đây:
21
Một là, sản xuất nông nghiệp luôn gắn liền với cơ thể sống là vật nuôi,
cây trồng, mà sự tồn tại và phát triển của nó tuân theo các quy luật sinh học.
Đối tượng sản xuất nông nghiệp là những sinh vật có quy luật sinh trưởng và
phát triển đặc thù khác với trong công nghiệp. Cho nên cần phải theo dõi, chăm
sóc tỉ mỉ, thường xuyên không kể sớm khuya để đáp ứng kịp thời các yêu cầu
sinh học của cây trồng, vật nuôi. Sản phẩm nông nghiệp không chỉ là kết quả
trực tiếp của lao động mà còn thông qua sự sinh trưởng và phát triển của đối
tượng sản xuất. Quá trình sản xuất trong nông nghiệp được phân chia thành
nhiều khâu, trong đó có những khâu cần thiết có sự hợp tác lao động song cũng
có những khâu từng người làm riêng biệt sẽ hiệu quả hơn
Chẳng hạn trong ngành trồng trọt, quá trình sản xuất trực tiếp có thể được
chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn cày cấy, gieo trồng; Giai đoạn chăm sóc; Giai
đoạn thu hoạch.
Trong giai đoạn đầu để đảm bảo tính thời vụ, người lao động cần có sự
hợp tác lao động để cày cấy, gieo trồng kịp thời vụ, người ta có thể hợp sức với
nhau làm việc theo phương thức đổi công cho nhau. Trong thời kỳ chăm sóc, có
những công việc cần hợp tác, nhưng cũng có những việc từng người làm tốt hơn
như theo dõi sát sao quá trình sinh trưởng của cây trồng, phát hiện nhu cầu tưới
tiêu nước… Ở giai đoạn thu hoạch, rất cần thiết hợp tác để tránh những thiệt hại
do thu hoạch chậm, nhất là trong trường hợp có bão lũ đe dọa.
Vì vậy, hợp tác trong nông nghiệp thường là hợp tác từng khâu, từng công
việc cụ thể.
Hai là, quá trình lao động và quá trình sản xuất trong nông nghiệp không
trùng hợp hoàn toàn về thời gian, và sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ.
Chính hai tính chất này quy định sản xuất nông nghiệp không thể tổ chức hợp tác
22
sản xuất theo lối dây chuyền, sản xuất hàng loạt như trong công nghiệp mà cần
được tổ chức theo kiểu gia đình hoặc nông trại, trang trại là kiểu tổ chức rất năng
động, linh hoạt nhờ đó cho phép sử dụng hợp lý mọi nguồn lực trong sản xuất:
lúc thời vụ khẩn trương cần phải hợp lực với nhau để sản xuất, ngày nông nhàn
thì phát huy tính cần cù của lao động cá thể.
Cùng với sự phát triển của sức sản xuất, trong nông nghiệp cũng phải xã
hội hóa lao động, thay đổi nội dung, cách thức lao động. Song con đường tổ chức
và hợp tác trong nông nghiệp không giống với công nghiệp, việc tăng sức sản
xuất của lao động ở đây vẫn phải dựa trên nguyên tắc duy trì và tăng cường sự
gắn bó mật thiết giữa lao động với đối tượng lao động.
Ba là, trong nông nghiệp ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế
được. Ruộng đất vừa là vật chịu tác động của lao động như một đối tượng lao
động, vừa là vật truyền dẫn lao động của con người đến cây trồng, đồng thời
ruộng đất cũng là không gian rộng lớn mà trên đó tổ chức các quá trình lao động
sản xuất chịu tác động trực tiếp của điều kiện tự nhiên nhiều vẻ, đa dạng của
từng địa phương, nhiều dị biệt và thất thường. Điều này quy định tính đa dạng
của hoạt động nông nghiệp. Nó đòi hỏi hình thức hợp tác trong nông nghiệp
không thể rập khuôn cho mọi vùng. Có thể tham khảo lẫn nhau nhưng không thể
áp đặt một cách máy móc hình thức của vùng này cho vùng kia. Thêm vào đó,
sản xuất ngoài trời trên không gian rộng lớn, lao động và tư liệu sản xuất luôn di
động và thay đổi theo thời gian và không gian. Vì vậy hợp tác lao động trong
nông nghiệp được tổ chức thích hợp với sự di chuyển đó.
Các điểm đặc thù của sản xuất nông nghiệp nói trên đòi hỏi trong phát
triển nông nghiệp phải có sự gắn bó giữa người lao động với ruộng đất và đối
tượng sản xuất, người nông dân thực sự am hiểu quá trình sinh trưởng của vật
23
nuôi, cây trồng. Hơn nữa, người nông dân lại là chủ thể quá trình canh tác, gắn
trách nhiệm với toàn bộ quá trình canh tác từ đầu cho đến khi kết thúc. Ở đây
chính lợi ích kinh tế thiết thân của nông dân là cơ sở quyết định sự gắn bó của họ
với tư cách vừa là chủ thể canh tác, vừa là chủ thể kinh tế và cũng là cơ sở cho
các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp. Do đó, hợp tác lao động trong
nông nghiệp phải hết sức tôn trọng tính tự chủ của nông hộ.
1.5. Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở một số nƣớc
Do nhu cầu thực tế của cuộc sống, sự hợp tác giản đơn không đủ để đáp
ứng nhu cầu mọi mặt ngày càng cao của con người. Những người có chung mục
đích cùng nhau góp vốn, cùng nhau đóng góp sức lao động và các tư liệu sản
xuất khác mà họ có để lập ra một tổ chức - đó là các hợp tác xã. Ban đầu hợp tác
xã đã phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới và ngày càng khẳng định rõ vị
trí, vai trò của nó. Các hợp tác xã phát triển mạnh mẽ như vậy bởi vì nó là một
loại hình doanh nghiệp dựa trên sự tương trợ, tự chịu trách nhiệm, dân chủ, bình
đẳng, công khai và đoàn kết.
Ngay từ đầu thế kỷ XIX nhiều hợp tác xã ở châu Âu đã hình thành trên cơ
sở tổ chức hợp tác giản đơn. Cuối thế kỷ XIX hợp tác xã ở nhiều nước trên thế
giới đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Dưới đây sẽ
xem xét phong trào hợp tác xã ở một số nước trên thế giới.
1.5.1. Phong trào hợp tác xã ở Nhật Bản
Trước khi có hợp tác xã chính thức, vào thời Minh Trị các liên hiệp tín
dụng của nông dân Nhật Bản đã được thành lập. Tuy nhiên hình thức hợp tác chỉ
xuất hiện khi chính phủ Nhật quyết định mở cửa tham gia vào thị trường thế giới
sau một thời gian dài bế quan toả cảng. Giai đoạn này quá trình công nghiệp hoá
diễn ra, các nhà sản xuất nhỏ gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh với các doanh
24
nghiệp lớn nên xuất hiện nhu cầu hợp tác. Cuối thế kỷ XIX mô hình hợp tác xã
đầu tiên của Nhật Bản được thành lập, năm 1900 luật hợp tác xã được ban hành.
Năm 1910 Liên hiệp Trung ương các hợp tác xã được thành lập nhằm thúc đẩy
phong trào hợp tác xã trên cả nước.
Phong trào hợp tác xã Nhật Bản được tổ chức thành Uỷ ban chung của các
hợp tác xã và các hiệp hội hợp tác xã chuyên ngành như Liên hiệp hợp tác xã
tiêu dùng, Liên hiệp Trung ương các hợp tác xã nông nghiệp, Liên hiệp quốc gia
hợp tác xã thuỷ sản...
Về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn kinh tế nông trại Nhật Bản mang
những đặc trưng của nông nghiệp châu Á và thể hiện trên các mặt:
- Một là, qui mô đất canh tác nhỏ và tăng chậm. Đây là 1 đặc thù của nghề
trồng lúa nước ở châu Á, mặt khác truyền thống cố gắng duy trì đất đai cha ông
để lại in đậm trong mỗi gia đình nông dân Nhật Bản.
- Hai là, phương thức canh tác truyền thống gắn kết với tiến bộ công nghệ
sinh học. Kinh tế nông trại Nhật Bản có thu nhập lớn từ lĩnh vực phi nông nghiệp
(65%).
Các hợp tác xã của Nhật Bản trong bước đầu hoạt động đều gặp một số
khó khăn nhất định. Trong nông nghiệp, sau những suy thoái năm 1930 các hợp
tác xã đã vận động Chính phủ hỗ trợ thành lập mỗi làng, thị trấn một hợp tác xã
và đã phục hồi được sự suy thoái nói trên.
Năm 1947, Chính phủ đã ban hành Luật hợp tác hoá nông nghiệp. Liên
hiệp Trung ương các hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản ra đời vào năm 1954 sau
khi luật hợp tác xã được sửa đổi nhằm hướng dẫn nông dân và điều phối phong
trào hợp tác xã nông nghiệp cấp quốc gia. Các hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản
25
được đặc trưng bởi hệ thống 3 cấp: cấp hợp tác xã cơ sở, cấp các liên hiệp và liên
đoàn tỉnh, cấp liên hiệp và liên đoàn quốc gia. Cụ thể:
26
Hợp tác xã cấp cơ sở của Nhật Bản:
Có 2 loại hình: Hợp tác xã nông nghiệp đa chức năng và hợp tác xã nông
nghiệp đơn chức năng. Từ năm 1961 trở về trước các hợp tác xã đơn chức năng
khá phổ biến. Nó do những người nông dân tổ chức hoạt động trong những lĩnh
vực sản xuất cụ thể như chế biến sữa, nuôi gia cầm và các công việc khác.
Nhưng từ năm 1961 trở về đây do Nhật Bản khuyến khích hợp nhất các hợp tác
xã nhỏ thành hợp tác xã lớn nên mô hình hoạt động chủ yếu của hợp tác xã nông
nghiệp Nhật Bản hiện nay là đa chức năng. Các hợp tác xã nông nghiệp đa chức
năng chịu trách nhiệm đối với nông dân trên tất cả các lĩnh vực như cung cấp
nông cụ, tín dụng, mặt hàng nhu yếu phẩm cũng như giúp nông dân chế biến,
tiêu thụ sản phẩm và bảo hiểm cho hoạt động của họ.
Về chức năng, các hợp tác xã nông nghiệp đa năng Nhật Bản đảm đương
các nhiệm vụ sau: Cung cấp cho nông dân dịch vụ khoa học kỹ thuật trong trồng
trọt, chăn nuôi cũng như giúp họ hoàn thiện kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất;
Tiến hành kinh doanh, giúp nông dân tiêu thụ hàng hoá; Hợp tác xã cung ứng
hàng hoá cho xã viên theo đơn đặt hàng với giá thống nhất, hợp lý.
Các hợp tác xã cơ sở được tổ chức ở cấp làng, thị trấn và thành phố trực
thuộc Trung ương
Các tổ chức hợp tác xã cấp tỉnh Nhật Bản:
Các hợp tác xã nông nghiệp được các liên đoàn, hiệp hội hợp tác xã nông
nghiệp tỉnh và liên minh các hợp tác xã nông nghiệp tỉnh quản lý. Các tổ chức
này điều phối hoạt động của các hợp tác xã trong phạm vi quyền hạn quản lý của
mình. Các liên đoàn cấp tỉnh có nhiệm vụ hỗ trợ các dịch vụ tài chính, bảo hiểm,
tiếp thị mua bán và phúc lợi xã hội cho các hợp tác xã thành viên.
27
Liên hiệp Trung ương các hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản là tổ chức cao
nhất của phong trào hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản. Mục tiêu của nó là tạo ra
các chính sách quản lý cho các hợp tác xã và các liên đoàn cấp tỉnh. Nó đại diện
cho các hợp tác xã nông nghiệp trong mối quan hệ với các tổ chức quốc tế như
ICA, FAO.
Chính phủ Nhật Bản đặc biệt quan tâm tạo điều kiện cho các hợp tác xã
nông nghiệp hoạt động. Sự hỗ trợ của Chính phủ không làm mất đi tính tự chủ và
độc lập của các hợp tác xã. Chính phủ hỗ trợ trên các mặt như chính sách, pháp
luật, vốn, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp, điều đó đã giúp cho sự phát triển nông
thôn và đẩy mạnh phúc lợi của người dân.
1.5.2. Phong trào hợp tác xã ở Thái Lan
Thái Lan là nước có khối lượng nông sản hàng hoá xuất khẩu lớn ở khu
vực Đông Nam Á. Lĩnh vực nông nghiệp đóng góp tỷ lệ khá lớn trong GDP của
nền kinh tế. Trong nông nghiệp, hình thức sản xuất nông hộ và nông trại là phổ
biến; là lực lượng sản xuất chủ yếu tạo ra các loại nông, lâm, thuỷ sản. Số lượng
nông hộ và nông trại tăng lên nhanh từ 3,21 triệu (năm 1968) lên 5,65 triệu hộ
(năm 1993). Qui mô bình quân sử dụng đất là 4,5 ha/hộ.
Hợp tác xã đầu tiên của Thái Lan là hợp tác xã tín dụng nông nghiệp được
thành lập năm 1915 nhằm giúp nông dân mắc nợ phục hồi sản xuất, không phải
gán nợ bằng đất, tránh để đất rơi vào tay những kẻ cho vay nặng lãi. Nhờ hoạt
động có hiệu quả nên hàng loạt các hợp tác xã tín dụng khác trong cả nước cũng
ra đời; đặc biệt các hợp tác xã khác như công nghiệp, nông nghiệp cũng phát
triển mạnh.
Năm 1968, Chính phủ Thái Lan ban bố Luật hợp tác xã và Liên đoàn hợp
tác xã Thái Lan được thành lập. Hệ thống hợp tác xã Thái Lan hoạt động theo
28
ngành dọc gồm 3 cấp: cấp cơ sở, cấp tỉnh và cấp Trung ương và theo các chuyên
ngành (nông nghiệp, thuỷ sản, tín dụng - tiết kiệm, dịch vụ, tiêu dùng, đất đai).
Theo Luật hợp tác xã, tất cả các loại hình hợp tác xã mọi cấp đều phải là thành
viên của Liên đoàn hợp tác xã Thái Lan.
Hợp tác xã nông nghiệp đầu tiên của Thái Lan được thành lập vào năm
1916 và số lượng hợp tác xã liên tục tăng trong quá trình phát triển. Hợp tác xã
nông nghiệp Thái Lan hoạt động trên 5 lĩnh vực: Cung cấp vốn cho xã viên có
trợ giúp với lãi suất thích hợp; Khuyến khích xã viên gửi tiền tiết kiệm và ký
quỹ; Bán các sản phẩm đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và các mặt hàng thiết
yếu khác cho nông dân với giá cả hợp lý; Bán nông sản giúp xã viên; Dịch vụ
khuyến nông.
Ở Thái Lan, lúa gạo là hướng kinh doanh chủ yếu của các hợp tác xã nông
nghiệp. Do đó hợp tác xã nông nghiệp là loại hình quan trọng nhất, giữ vai trò
nòng cốt trong phong trào hợp tác xã. Hợp tác xã nông nghiệp trong thực tế đã
khuyến khích thâm canh, đa dạng hoá sản xuất, tăng thêm thu nhập cho xã viên.
Chính phủ Thái Lan đã giúp đỡ các hợp tác xã thông qua luật hợp tác xã
và nhiều chủ trương chính sách thích hợp. Chính phủ Thái Lan đã thành lập Bộ
Nông nghiệp và hợp tác xã trong đó có 2 vụ chuyên trách về hợp tác xã là vụ
Phát triển hợp tác xã và vụ Kiểm toán hợp tác xã để giúp đỡ các hợp tác xã thực
hiện được mục tiêu đề ra.
1.5.3. Phong trào hợp tác xã ở Trung Quốc
Hợp tác xã cung tiêu mà lực lượng chính là nông dân đã ra đời khá sớm ở
Trung Quốc từ năm 1920. Các hợp tác xã cung tiêu ở Trung Quốc được thiết lập
theo ba cấp và quan hệ kinh tế theo chiều dọc với các cấp. Tuy nhiên chỉ sau khi
nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời thì các hợp tác xã này mới phát triển
29
ở quy mô rộng lớn. Năm 1952 Trung Quốc có 33.000 hợp tác xã cung tiêu; năm
1958 thì 100% các cộng đồng nông dân đã tổ chức thành hợp tác xã nông
nghiệp. Từ năm 1979 các hợp tác xã nông nghiệp của Trung Quốc bắt đầu thay
đổi, chủ yếu còn lại hợp tác xã cung tiêu.
Các hợp tác xã cung tiêu hiện nay của Trung Quốc có chức năng:
- Khuyến nông: hướng dẫn nông dân trong việc phát triển sản xuất hàng
hoá, hỗ trợ kinh tế nông nghiệp và sự thịnh vượng chung của nông dân.
- Cung ứng dịch vụ kinh doanh gồm: mua, lưu kho, phân phối cung ứng
vật tư, phân bón, dịch vụ phân tích đất, ứng dụng kỹ thuật mới... Năm 1998 các
hợp tác xã đã đảm bảo cung ứng 60% phân bón cho nông dân, 430.000 tấn thuốc
trừ sâu... Trong tay các hợp tác xã cung tiêu có hơn 320.000 trạm chăm sóc cây
trồng và đảm đương dịch vụ nhiều mặt cho sản xuất nông nghiệp như giống, kỹ
thuật, tư vấn...
- Dịch vụ tiêu thụ nông sản: các hợp tác xã cung tiêu tích cực xây dựng
các trạm thu mua và trung tâm tiêu thụ nông sản cho nông dân.
- Kinh doanh buôn bán lẻ: đối tượng là hàng hoá tiêu dùng. Hầu như hợp
tác xã nào cũng đảm nhận dịch vụ này. Hiện nay các hợp tác xã cung tiêu đã
thiết lập được mạng lưới khá đầy đủ các điểm bán lẻ ở nông thôn Trung Quốc.
- Chế biến nông sản và sản xuất: các hợp tác xã cung tiêu có trong tay
nhiều xí nghiệp chế biến, trung tâm thu mua phế liệu, kho chứa và phương tiện
vận chuyển, điểm kinh doanh dịch vụ... Năm 1998 tổng lượng chế biến và xuất
khẩu là 95 tỷ nhân dân tệ. Các hợp tác xã Trung Quốc còn có 60 viện nghiên cứu
và hơn 1000 cơ sở đào tạo khác nhau.
Như vậy sau đổi mới các hợp tác xã cung tiêu ở Trung Quốc đóng góp rất
lớn cho nền kinh tế và trợ giúp nông dân.
30
31
1.5.4. Phong trào hợp tác xã ở Mỹ
Hợp tác xã đầu tiên được thành lập ở Hoa Kỳ là hợp tác xã chế biến sữa
do những người nông dân thành lập ở Goshen vào năm 1810, tiếp theo là hợp tác
xã tiếp thị thịt lợn vào năm 1820 ở vùng Ohio. Các hợp tác xã cung ứng nông
nghiệp thành lập vào năm 1863 ở LongIsland. Năm 1902 Liên hiệp nông dân
được thành lập và liên đoàn nông nghiệp Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1919.
Năm 1914 Nhà nước thành lập Cục hợp tác xã để hỗ trợ cho khu vực kinh tế hợp
tác xã, kể cả việc đào tạo cán bộ quản lý hợp tác xã.
Khu vực hợp tác xã đã trở thành một loại hình kinh tế quan trọng của Hoa
Kỳ, do vậy Chính phủ đã ban hành luật và điều lệ về hợp tác xã để giúp các hợp
tác xã đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội.
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ có chương trình hỗ trợ cho các trung tâm phát
triển hợp tác xã: năm 2000 là 4 triệu USD, năm 2001 tăng lên 6 triệu USD.
1.5.5. Những kinh nghiệm phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp có
thể vận dụng vào nước ta
Từ việc xem xét một cách khái quát sự phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở
vài nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ và vài nước đang phát triển như Thái Lan,
Trung Quốc có thể rút ra những nhận xét và một số kinh nghiệm sau:
Nhìn chung sự ra đời các hợp tác xã của các nước trên thế giới mặc dù
khác nhau về điểm xuất phát, trình độ sản xuất, về nhiệm vụ ban đầu nhưng đều
có chung những điểm sau:
Thứ nhất, cơ sở cho sự hình thành và phát triển hợp tác xã nông nghiệp là
kinh tế hộ nông dân hay kinh tế trang trại. Hợp tác xã không phải là mục tiêu
cuối cùng của tổ chức sản xuất mà chỉ là hình thức và biện pháp để phát triển sản
32
xuất nông nghiệp. Đây là một xu thế diễn ra phổ biến từ lâu ở các nước trong
khu vực và trên thế giới.
Thứ hai, các hợp tác xã đa dạng về loại hình và quy mô do trình độ của lực
lượng sản xuất và điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Tuy nhiên
nông nghiệp là lĩnh vực gắn với sự sinh trưởng cá biệt của cây trồng, vật nuôi
trong những không gian nhất định và phụ thuộc vào khí hậu, đòi hỏi sự chăm sóc
cá nhân chu đáo từ phía người nuôi trồng. Ngay cả những nước có trình độ cao
như Nhật Bản thì hình thức chăn nuôi, canh tác theo kiểu kinh tế hộ và trang trại
vẫn còn tồn tại và có ưu thế so với việc tiến hành sản xuất nông nghiệp theo kiểu
tập trung những người lao động để cùng sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy nên
mô hình hợp tác xã ở các nước rất đa dạng và phong phú nhưng phổ biến là loại
hình hợp tác xã làm dịch vụ cho các pháp nhân, thể nhân, những hộ nông dân
độc lập. Loại hình hợp tác xã nông nghiệp tập trung những người lao động để
cùng sản xuất - kinh doanh không nhiều.
Thứ ba, mục tiêu của hợp tác xã là trợ giúp các hoạt động sản xuất kinh
doanh và đời sống của các xã viên, nỗ lực vì cộng đồng song trước hết nó phải là
một tổ chức kinh tế. Hay nói cách khác hợp tác xã phải sản xuất, kinh doanh có
lãi trên thị trường để lấy đó làm cơ sở thực hiện các mục tiêu hỗ trợ của mình.
Thứ tư, hệ thống mạng lưới tổ chức hợp tác xã được xây dựng theo ba cấp:
cơ sở, cấp tỉnh (thành phố) và Trung ương. Trong đó, hợp tác xã cơ sở là tổ chức
kinh tế của các hộ nông dân, trang trại gia đình - những người lao động tự
nguyện khi quyết định gia nhập hoặc xin ra. Hợp tác xã cơ sở là tổ chức đầu mối
quan trọng nhất của hệ thống mạng lưới hợp tác xã được xây dựng theo địa bàn
lãnh thổ, một địa điểm dân cư theo nhiều loại hình khác nhau. Các hợp tác xã
33
thường liên kết với nhau thành hiệp hội ở các địa phương và chịu sự kiểm tra của
Chính phủ.
Thứ năm, Nhà nước luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, nuôi
dưỡng và phát triển phong trào hợp tác xã nhằm vừa phát triển kinh tế vừa góp
phần thực hiện các mục tiêu xã hội trên cơ sở pháp lý là không bao cấp và không
can thiệp vào công việc của hợp tác xã. Sự hỗ trợ của nhà nước đối với hợp tác
xã thể hiện trên các phương diện: tạo khuôn khổ luật pháp, hỗ trợ xây dựng kết
cấu hạ tầng ở nông thôn, tuyên truyền và giáo dục về hợp tác xã, trợ giúp đào tạo
cán bộ hợp tác xã, ứng dụng thành tựu khoa học mới, tìm kiếm và mở rộng thị
trường... Đối với những nước đang phát triển là những nước còn nghèo, dân trí
chưa cao nếu để cho hợp tác xã tự hình thành thì mất khá nhiều thời gian. Vì
vậy, phong trào hợp tác xã cần phải được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước thông
qua việc hướng dẫn, công bố các chính sách tạo điều kiện cho hợp tác xã ra đời,
hoạt động và phát triển.
Thứ sáu, hợp tác xã trong đó có hợp tác xã nông nghiệp phải thật sự là một
tổ chức tự nguyện của xã viên, đa dạng và phong phú về hình thức do yêu cầu
của xã viên và cộng đồng. Mục đích của hợp tác xã là gắn bó cùng nhau để tạo ra
các dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã viên và hoạt động xã hội vì cộng đồng. Phải
nâng cao nhận thức và hiểu biết của mọi người về hợp tác xã để hợp tác xã thật
sự là tổ chức tự nguyện của nông dân, của người lao động nông nghiệp xuất phát
từ đòi hỏi của thực tiễn sản xuất.
Thứ bảy, kinh tế hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp không nhất thiết gắn
với tập thể hoá ruộng đất cũng như tư liệu sản xuất của nông dân, phải tôn trọng
quyền tự chủ của hộ xã viên. Đa số các hợp tác xã được hình thành trên cơ sở
góp vốn và phân chia lợi ích.
34
Những kinh nghiệm phát triển hợp tác xã trên đây có thể tham khảo trong
quá trình chuyển đổi từ hợp tác xã kiểu cũ sang hợp tác xã kiểu mới phù hợp với
cơ chế thị trường ở Việt Nam.
Tóm lại, kinh tế hợp tác là hiện tượng khách quan. Những thành tựu lý
luận cũng như thực tiễn hoạt động của phong trào hợp tác xã ở các nước trên thế
giới đều khẳng định kinh tế hợp tác có vai trò to lớn trong việc phát triển lực
lượng sản xuất, hình thành quan hệ sản xuất tiến bộ và thực hiện các mục tiêu xã
hội vì cộng đồng. Vấn đề đặt ra là mỗi nước phải xuất phát từ trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất và hoàn cảnh lịch sử cụ thể để vận dụng những hình thức
kinh tế hợp tác và phương thức hoạt động thích hợp đem lại hiệu quả cao, thúc
đẩy kinh tế phát triển.
Vì vậy, Văn kiện Đại hội X Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định "Tiếp
tục đổi mới chính sách để khuyến khích, thúc đẩy phát triển mạnh các loại hình
kinh tế tập thể với những hình thức hợp tác đa dạng, tự nguyện, đáp ứng nhu cầu
của các thành viên, phù hợp với trình độ phát triển của các ngành nghề trên các
địa bàn.
Tiếp tục nghiên cứu xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới trên cơ sở tổng
kết các đơn vị làm tốt để tăng sức hấp dẫn, tạo động lực cho kinh tế tập thể, nhất
là đối với nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đa dạng hoá hình thức sở hữu
trong kinh tế tập thể (có sở hữu pháp nhân, thể nhân). Phát triển các loại hình
doanh nghiệp trong hợp tác xã và các hình thức liên hiệp hợp tác xã" [7, tr.235 -
236].
35
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
2.1. Sơ lƣợc về quá trình phát triển hợp tác xã nông nghiệp Hà Nội
Hà Nội trước khi mở rộng địa giới hành chính nằm ở vị trí trung tâm đồng
bằng Bắc Bộ, giới hạn trong khoảng từ 20o
53' đến 21o
23' vĩ độ Bắc và 105o
44'
đến 106o
kinh độ Đông. Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên ở phía Bắc;
Hà Nam, Hoà Bình ở phía Nam; Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía
Đông; Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía Tây. Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng
từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, điều này được phản ánh rõ nét qua
hướng dòng chảy tự nhiên của các con sông chính thuộc địa phận Hà Nội. Đại bộ
phận diện tích Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với độ
cao trung bình từ 15m đến 20m so với mực nước biển. Khoảng 3/4 diện tích tự
nhiên của Hà Nội là đồng bằng hằng năm được bồi đắp một lượng phù sa lớn từ
sông Hồng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu
cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa hè
nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội
có độ ẩm và lượng mưa khá lớn: độ ẩm trung bình hàng năm là 79% và lượng
36
mưa trung bình hằng năm là 1245mm. Điều kiện tự nhiên nói trên rất thuận lợi
cho sản xuất nông nghiệp.
Sau cải cách ruộng đất ở miền Bắc muốn có cơ sở để tiến hành công
nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa... Đảng ta đã lãnh đạo tổ chức hợp tác hoá nông
nghiệp trên toàn miền Bắc, coi đó là khâu then chốt trong toàn bộ công cuộc cải
tạo xã hội chủ nghĩa.
Tuy chủ trương thận trọng, tiến hành từng bước từ thấp đến cao nhưng
trong quá trình tổ chức thực hiện nhiều nơi đã nóng vội, làm nhanh theo kiểu
chiến dịch, áp dụng cả những biện pháp có tính cưỡng bức, đẩy mạnh phong trào
hợp tác hoá nông nghiệp một cách ồ ạt.
Hợp tác hoá thời kỳ này được tiến hành theo hình mẫu tập thể hoá (vốn
được áp dụng phổ biến ở các nước xã hội chủ nghĩa). Đến mùa thu năm 1960
toàn miền Bắc đã căn bản hoàn thành xây dựng hợp tác xã bậc thấp.
Sau ngày giải phóng Thủ đô 10-10-1954, Thủ đô Hà Nội cùng với miền
Bắc bắt tay ngay vào công cuộc khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa. Về
nông nghiệp, Hà Nội tiến hành cải cách ruộng đất nhanh gọn đến đầu năm 1956
hoàn thành. Ba vạn mẫu ruộng được chia cho nông dân, diện tích cấy trồng, năng
suất và sản lượng ngày một tăng. Cùng với việc khôi phục sản xuất, nông dân
ngoại thành bước vào con đường làm ăn tập thể dưới hình thức đổi công. Từ
phong trào tổ đổi công tiến lên hợp tác xã nông nghiệp. Tháng 6 -1958 hợp tác
xã Đại Từ (Thanh Trì) ra đời. Đây là hợp tác xã nông nghiệp đầu tiên của Hà
Nội. Đến năm 1960 đã có 279 hợp tác xã nông nghiệp với trên 91,3% số hộ nông
dân vào hợp tác xã và chiếm 82% diện tích cấy trồng, trong đó có 33 hợp tác xã
bậc cao.
37
Từ năm 1961 là thời kỳ tăng cường củng cố hợp tác xã nông nghiệp, mở
rộng quy mô hợp tác xã, phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện trong đó đặc
biệt chú trọng mở rộng quy mô để phát triển lực lượng sản xuất đưa hợp tác xã
từ bậc thấp lên bậc cao. Từ năm 1965 - 1975, Hà Nội vừa chống chiến tranh phá
hoại vừa chi viện giải phóng miền Nam nhưng với những kết quả đạt được trong
phong trào hợp tác hoá, sản lượng lượng thực vẫn tăng 4,3 lần.
Đại thắng mùa xuân năm 1975 Hà Nội cùng với cả nước đi lên chủ nghĩa
xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng 12/1976) tiếp tục
khẳng định và hoàn thiện quan điểm về tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý
nông nghiệp ở các hợp tác xã miền Bắc và triển khai công cuộc tập thể hoá nông
nghiệp trên địa bàn phía Nam.
Đầu những năm 1980, tình hình sản xuất nông nghiệp Hà Nội cũng như
toàn miền Bắc sa sút, nền kinh tế nước ta lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Các hợp tác xã thực hiện nhiều chức năng phi kinh tế với chế độ phân phối cấp
phát, giao nộp hiện vật... chế độ phân phối thu nhập bình quân trong các hợp tác
xã đã vi phạm nghiêm trọng lợi ích kinh tế của người nông dân, không kích thích
họ sản xuất. Kết quả là thu nhập của xã viên giảm sút nghiêm trọng. Bình quân
thu nhập thóc từ hợp tác xã của 1 nhân khẩu/tháng năm 1977 là 12 kg đến năm
1980 còn 10,4 kg.
Tháng 12/1986 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã khởi
xướng công cuộc đổi mới. Quá trình đổi mới của nước ta diễn ra một cách đồng
bộ trên nhiều phương diện, trong đó đặc biệt sâu sắc và có tính cách mạng triệt
để là tư duy kinh tế. Một trong những nội dung đó là: từ chỗ coi hợp tác xã thuần
tuý là kinh tế tập thể theo nghĩa tập thể hoá tư liệu sản xuất đã chuyển sang xác
định hợp tác xã là tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở người lao động tự
38
nguyện góp sức, góp vốn và quản lý dân chủ, thực hiện khoán hộ và phát huy vai
trò tự chủ hộ xã viên, phát triển nhiều hình thức hợp tác xã đa dạng. Kết quả của
quá trình đổi mới đó là chỉ trong một thời gian ngắn sản xuất nông nghiệp đã
được khôi phục, năng suất lúa của Hà Nội từ 5,3 tấn/ha năm 1987 tăng lên 5,8
tấn/ha năm 1993.
Đặc biệt, sự ra đời của Luật hợp tác xã năm 1997 đã ghi nhận một mốc
quan trọng của quá trình đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác ở Việt Nam cũng
như ở Thành phố Hà Nội. Sự nghiệp đổi mới đã làm cho nông nghiệp ở Hà Nội
có bước phát triển đạt nhiều thành tựu, giá trị sản phẩm trên một ha đất canh tác
là 43,7 triệu đồng/ha vào năm 2002.
2.2. Tình hình hợp tác xã nông nghiệp ngoại thành Hà Nội
Trước những biến đổi sâu sắc của nền kinh tế thị trường, những hạn chế
của hợp tác xã theo mô hình cũ ngày càng bộc lộ. Điều đó đòi hỏi phải có sự đổi
mới căn bản cả về hình thức tổ chức và cơ chế quản lý trong các hợp tác xã nông
nghiệp phù hợp với sự vận hành của nền kinh tế thị trường.
Sau khi Luật hợp tác xã 1997 ban hành, quá trình phát triển hợp tác xã
nông nghiệp ngoại thành Hà Nội diễn ra với hai hình thức chủ yếu: chuyển đổi
hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ thành hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới và thành
lập mới các hợp tác xã nông nghiệp, trong quá trình đó một số hợp tác xã nông
nghiệp không thể chuyển đổi hoặc hoạt động yếu kém thì phải giải thể.
2.2.1. Số hợp tác xã bị giải thể
Bảng 2.2.1. Tình hình hợp tác xã nông nghiệp ngoại thành Hà Nội
năm 2002 và năm 2007
Số hợp tác xã 2002 2007
39
Tổng số 291 282
Trong đó:
- Chuyển đổi 272 250
- Thành lập mới 13 32
- Chưa chuyển đổi 6
- Giải thể 9 37
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội
Qua bảng trên ta they, đến năm 2007 ngoại thành Hà Nội có 37 hợp tác xã
nông nghiệp giải thể do hoạt động không hiệu quả. Trên thực tế thì có một số
hợp tác xã chỉ còn tồn tại trên hình thức nhưng chưa tiến hành giải thể được hay
“chết mà chưa được chôn”. Nguyên nhân của sự chậm trễ trong việc tiến hành
giải thể các hợp tác xã nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội:
Một là, việc xác định tư cách xã viên để phân chia quyền lợi khi giải thể
gặp khó khăn do công tác quản lý nhân sự ở các hợp tác xã này không chặt chẽ,
nhiều xã viên còn trong danh sách nhưng đi làm ăn xa khó khăn cho việc liên hệ.
Hai là, nhiều hợp tác xã đã ngừng hoạt động nhưng còn nợ đọng thuế,
không có khả năng thanh toán nên gây khó khăn cho công tác giải thể.
Ba là, vướng mắc về đất đai - đây là khó khăn cơ bản nhất trong quá trình
tiến hành giải thể các hợp tác xã nông nghiệp Hà Nội. Đối với đất đai theo quy
định của pháp luật do Nhà nước quản lý, khi tiến hành giải thể hợp tác xã phải
bàn giao lại cho chính quyền nhưng có một số vấn đề đặt ra, đó là: Đất đai do
hợp tác xã quản lý qua nhiều năm dẫn đến giấy tờ thất lạc nên không xác định
được nguồn gốc, do quá trình đô thị hóa và lấn chiếm của người dân nên diện
40
tích đất bị thu hẹp rất khó xác định diện tích trong xử lý giải thể. Một số diện
tích đất hợp tác xã giao cho xã viên quản lý nhưng đã bị xã viên mua bán,
chuyển đổi mục đích đất như xây nhà kiên cố...nên chưa thu hồi được để bàn
giao cho chính quyền. Một số hợp tác xã có diện tích đất nằm trong quy hoạch
của các dự án nhưng Nhà nước chưa thu hồi nên chưa thể thanh lý tài sản.
Chính vì vậy mà số hợp tác xã ở ngoại thành Hà Nội đã hoàn tất thủ tục
giải thể còn ít so với các tỉnh, thành phố trong cả nước.
2.2.2. Số hợp tác xã chuyển đổi theo Luật
Từ sau khi Luật hợp tác xã năm 1997 được ban hành Hà Nội đã tiến hành
chuyển đổi các hợp tác xã kiểu cũ thành hợp tác xã kiểu mới, đồng thời xây dựng
một số hợp tác xã mới. Đến năm 2002 các huyện ngoại thành Hà Nội đã cơ bản
hoàn thành việc chuyển đổi hợp tác xã, đã có 272 hợp tác xã được chuyển đổi.
Đến hết năm 2007, số hợp tác xã chuyển đổi của ngoại thành Hà Nội là 250 hợp
tác xã (một số hợp tác xã đã chuyển đổi hoạt động không hiệu quả nên giải thể)
với 102.752 xã viên.
Các hợp tác xã nông nghiệp ngoại thành Hà Nội sau khi chuyển đổi về mặt
tổ chức đã xác định được tài sản, vốn, công nợ, tư cách xã viên, xây dựng được
phương án sản xuất kinh doanh và chuyển từ chỉ đạo điều hành trực tiếp sản xuất
nông nghiệp sang làm dịch vụ cho hộ xã viên.
Các hợp tác xã nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội sau khi chuyển đổi hoạt
động theo hai mô hình sau:
Một là, mô hình mỗi hộ có một người đại diện là xã viên hợp tác xã:
Ở các huyện ngoại thành Hà Nội đến năm 2007 có 241 hợp tác xã nông
nghiệp được chuyển đổi hoạt động theo mô hình mỗi hộ có một người đại diện là
xã viên hợp tác xã. Đây là mô hình phổ biến, chiếm 96,4% (241/250) các hợp tác
41
xã chuyển đổi và 85,4% (241/282) tổng số hợp tác xã nông nghiệp của 5 huyện
ngoại thành hiện nay [1, tr.4].
Đặc điểm về tổ chức quản lý:
Trong mô hình này mỗi một hộ dân trong xã hoặc trong thôn cử một thành
viên trong gia đình đại diện tham gia hợp tác xã. Mô hình này có ưu điểm là phù
hợp với nhu cầu của nông dân, thanh toán dịch vụ nhanh gọn. Tuy nhiên các hợp
tác xã hoạt động theo mô hình này có một số hạn chế: Do mỗi hộ chỉ có một
người đại diện là xã viên nên việc xác định tư cách xã viên thực tế có khó khăn:
kỳ này người này đi họp Đại hội xã viên nhưng đến kỳ sau lại là người khác.
Người đại diện phần lớn là chủ hộ, do đó có một tỷ lệ đáng kể xã viên đã trên
tuổi lao động. Thí dụ: Gia Lâm có 58% tổng số xã viên trên tuổi lao động trong
các hợp tác xã thuộc mô hình này. Một số hợp tác xã có quy mô lớn mà trình độ
cán bộ yếu, công tác quản lý còn nhiều lúng túng...
Vốn:
Vốn ban đầu của các hợp tác xã được hình thành như sau:
- Chuyển giá trị tài sản được chia và các khoản tài chính hiện có của hợp
tác xã cũ,... thành vốn góp của xã viên trong hợp tác xã mới. Một số hợp tác xã
chia cổ phần cho xã viên chỉ có 30.000 đồng.
- Vốn góp của xã viên: Một số ít hợp tác xã huy động xã viên góp vốn
nhưng mỗi phần góp vốn chỉ từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng, cao là 100.000
đồng nên số vốn không lớn. Thí dụ ở huyện Sóc Sơn năm 2003 chỉ có 13/71 hợp
tác xã theo mô hình đại diện hộ có vốn góp của xã viên.
Năm 2002, bình quân vốn 1 hợp tác xã là 427,25 triệu đồng, trong đó vốn
cố dịnh là 64,3%, vốn lưu động là 35,7%. Năm 2007, bình quân 1 hợp tác xã có
số vốn là 834, 807 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 510,227 triệu đồng, chiếm
42
61,2% chủ yếu là giá trị của hệ thống điện, nhà kho, trạm bơm ...Còn lại là vốn
lưu động 324,580 triệu đồng, chiếm 38,8%, phần vốn này phần lớn nằm trong
khoản xã viên nợ hợp tác xã, do đó nhiều hợp tác xã thiếu vốn để mở rộng sản
xuất kinh doanh [1, tr.12].
Tài sản:
Tài sản cố định của các hợp tác xã chủ yếu là công trình điện và thuỷ lợi
đã xuống cấp, lạc hậu. Nhiều hợp tác xã không thu được khấu hao để đổi mới tài
sản cố định. Tài sản lưu động của nhiều hợp tác xã lại là nợ đọng sản phẩm trong
nhân dân nên hơn 1/3 số hợp tác xã theo mô hình này có rất ít vốn để hoạt động.
Việc vay vốn của các tổ chức, ngân hàng rất khó khăn do không có tài sản thế
chấp và cũng không có tổ chức nào đứng ra bảo lãnh tín dụng.
Công nợ:
Nợ của các hợp tác xã chia thành nợ phải trả và nợ phải thu. Nợ phải trả là
các khoản hợp tác xã nợ nhà nước, nợ ngân hàng. Nợ phải thu chủ yếu là xã viên
nợ hợp tác xã.
Năm 2007, với 241 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo mô hình này ở
ngoại thành Hà Nội có tổng số nợ phải thu là 32.804,679 triệu đồng, trung bình
mỗi hợp tác xã có nợ phải thu là 136,119 triệu đồng, nhiều nhất là hợp tác xã
Thống Nhất và Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Xuân Đỉnh (Từ Liêm). Có tới
48,3% số nợ phải thu do các hợp tác xã cũ bàn giao lại, đây là số nợ khó đòi đã
tồn tại nhiều năm trong dân, có khi người nợ đã chết từ lâu, nhưng số nợ này vẫn
tồn tại trên sổ sách kế toán của hợp tác xã. Tổng số nợ các hợp tác xã phải trả là
23.122,263 triệu đồng, trung bình mỗi hợp tác xã phải trả 95,943 triệu đồng, chủ
yếu là nợ tiền thuỷ lợi phí từ nhiều năm tồn lại. Trong số đó hợp tác xã dịch vụ
nông nghiệp Núi Đôi - Sóc Sơn nợ nhiều nhất là 1.179 triệu đồng [1, tr.17]. Một
43
số hợp tác xã đã xin Nhà nước xoá nợ, vì vậy Thành phố cần rà soát, xem xét
xoá nợ cho các hợp tác xã, nhất là các khoản nợ trước chuyển đổi. Nhìn chung
các hợp tác xã đã sử dụng phần tài sản, vốn quỹ đúng mục đích. Tuy nhiên công
tác quản lý tài sản, vốn của các hợp tác xã vẫn chưa đạt hiệu quả cao.
Hoạt động kinh doanh:
Hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngoại thành Hà Nội hiện nay
chủ yếu là làm dịch vụ, không có hợp tác xã nào tổ chức sản xuất chăn nuôi,
trồng trọt tập thể. Tuỳ trình độ ban quản lý và điều kiện cụ thể mà các hợp tác xã
lựa chọn các loại dịch khác nhau. Các hợp tác xã đều tập trung vào các dịch vụ
trước, trong và sau sản xuất nông nghiệp như dịch vụ tưới tiêu, dịch vụ bảo vệ
thực vật, dịch vụ thú y, dịch vụ làm đất... Nhìn chung các dịch vụ này mang lại
lợi nhuận thấp vì mục tiêu hỗ trợ xã viên là chính. Năm 2007 tổng doanh thu từ
các dịch vụ nông nghiệp của các hợp tác xã hoạt động theo mô hình đại diện hộ
là 55.731,261 triệu đồng, lãi là 5.459,628 triệu đồng. Trong dịch vụ nông nghiệp
93,3% số hợp tác xã có dịch vụ tưới tiêu, 55,6% có dịch vụ bảo vệ thực vật,
21,1% có dịch vụ thú y và 13,5% có dịch vụ làm đất... Có 66,8% số hợp tác xã
thực hiện dịch vụ điện. Năm 2007 tổng doanh thu từ dịch vụ điện của các hợp tác
xã này là 129.477,23 triệu đồng, lãi là 8.612,678 triệu đồng [1, tr.26-27]. Đây là
dịch vụ chính đem lại lợi nhuận cho các hợp tác xã. Tuy nhiên, do thực hiện đề
án điện nông thôn nên đến tháng 9/2007 các hợp tác xã phải chuyển giao hệ
thống điện cho ngành điện quản lý. Đây là khó khăn cho các hợp tác xã do lãi
thu từ dịch vụ điện không còn.
Các huyện ngoại thành Hà Nội có tốc độ đô thị hoá nhanh, mật độ dân cư
đông đúc, đời sống nhân dân khá nên từ đầu năm 2000 đã có một số hợp tác xã
chuyển sang kinh doanh dịch vụ dân sinh như dịch vụ vệ sinh môi trường, nước
44
sạch. Đây là hướng đi mới của các hợp tác xã nông nghiệp Hà Nội trong kinh tế
thị trường. Thí dụ: Hợp tác xã Thống Nhất - Từ Liêm, Hợp tác xã Thọ Am -
Thanh Trì... Tổng doanh thu từ dịch vụ dân sinh của các hợp tác xã này năm
2007 là 8.465,79 triệu đồng, lãi là 1.030,024 triệu đồng. Do điều kiện của từng
địa phương khác nhau nên dịch vụ dân sinh của các hợp tác xã khác nhau.
Những hợp tác xã thuộc các huyện ven đô như Từ Liêm, Thanh Trì có điều kiện
kinh doanh loại dịch vụ này hơn so với các hợp tác xã của các huyện Sóc Sơn,
Đông Anh.
Ngoài ra, các hợp tác xã còn làm thêm một số dịch vụ khác như dịch vụ
cho thuê nhà trọ, bãi đỗ xe, kinh doanh chợ... do có vị trí thuận lợi gần trường
học, khu công nghiệp tập trung.
Điển hình của mô hình này là Hợp tác xã Thống Nhất - Từ Liêm. Hợp tác
xã này thành lập năm 1959, được chuyển đổi theo Luật hợp tác xã năm 1998.
Ngành nghề kinh doanh: dịch vụ tổng hợp. Hợp tác xã được tổ chức theo mô
hình đại diện hộ, mỗi hộ cử một người tham gia, số xã viên hiện nay là 1.051.
Vốn góp của mỗi xã viên hiện nay là 1,4 triệu đồng, 100% xã viên tham gia góp
vốn.
Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã: 1 Chủ nhiệm, 2 phó chủ nhiệm, 1 trưởng
ban kiểm soát, 1 kế toán trưởng. Số lao động tham gia các dịch vụ là 30 người.
Hợp tác xã Thống Nhất nằm trên địa bàn ven đô đang trong quá trình đô thị hoá
nhanh nên diện tích đất đai ngày càng thu hẹp từ 200 ha hiện nay chỉ còn 52 ha.
Những năm gần đây đời sống chung của xã viên có được cải thiện nhưng vẫn
còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy đòi hỏi hợp tác xã phải năng động đổi mới, tìm
hướng đi cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, mở rộng phát triển các dịch
vụ mới nhằm tạo công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho xã viên. Công việc
45
này ban đầu gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, kinh nghiệm, không có mặt bằng
đất đai. Nhưng với tầm nhìn chiến lược, tinh thần quyết tâm, chủ động, sáng tạo
trong sản xuất kinh doanh, hợp tác xã đã mạnh dạn đầu tư phát triển các ngành
nghề dịch vụ phù hợp với điều kiện thực tế sẵn có theo phương châm "lấy ngắn
nuôi dài", nên từ 4 khâu dịch vụ ban đầu đến nay hợp tác xã đã kinh doanh 16
loại hình dịch vụ, dịch vụ nào cũng đạt hiệu quả và có lãi, doanh thu, lợi nhuận
tăng trưởng ổn định hàng năm từ 10 - 15%.
Đối với các dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hợp tác xã không
đặt mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu hỗ trợ xã viên duy trì sản xuất nông nghiệp
song nhờ có kế hoạch phương án rõ ràng, đơn giá cụ thể nên vẫn đảm bảo được
nguồn thu. Hợp tác xã đã tu bổ hệ thống hồ đập, kênh mương, hợp đồng làm dịch
vụ tưới tiêu nước đến từng chân ruộng nên đã chủ động tưới tiêu đủ nước cho
35,7 ha lúa; 4,3 ha vườn quả của xã viên. Năm 2000, hợp tác xã đã lập dự án đầu
tư 530 triệu đồng cải tạo nạo vét ao hồ, đầm, xây cống đắp đập ngăn hướng các
nguồn nước thải ra xa nhằm phát triển dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản. Sản lượng cá
từ 26 tấn năm 2000 đã tăng lên 182 tấn năm 2007.
Ngoài ra, hợp tác xã đã mạnh dạn đầu tư mở mang các ngành nghề ngoài
các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp nhằm phục vụ đời sống xã viên và
cộng đồng như cho tư thương và xã viên thuê hơn 400 chỗ bán hàng ở chợ, mở
lò giết mổ gia súc hàng ngày xuất xưởng hơn 30 tấn thịt lợn tươi sống ra thị
trường, dịch vụ điện sinh hoạt, dịch vụ vệ sinh môi trường thôn xóm, dịch vụ tín
dụng nội bộ, bãi chứa vật liệu xây dựng... được đông đảo xã viên tham gia và
ủng hộ.
Năm 2003, hợp tác xã đã tổ chức huy động vốn, xây dựng thành công hệ
thống nước sạch trị giá 1,2 tỉ đồng. Tháng 1/2004 đã đưa hệ thống nước sạch vào
46
vận hành phục vụ nhân dân và xã viên, năm 2008 đảm bảo cho trên 90% số hộ
xã viên được sử dụng nước sạch. Việc tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh
doanh dịch vụ luôn được Ban quản trị chú trọng từ khâu lập kế hoạch, phương án
sản xuất kinh doanh cụ thể, chi tiết căn cứ vào tình hình thực tế, năng lực tài
chính, nhân sự, khả năng thị trường, yếu tố rủi ro. Vì vậy, nhiều năm qua hợp tác
xã luôn đạt và vượt kế hoạch đề ra. Doanh thu và lợi nhuận mỗi năm luôn đạt
mức tăng trưởng từ 10 - 15%/năm.
Có thể thấy rõ kết quả sản xuất kinh doanh các dịch vụ của hợp tác xã qua
các số liệu cụ thể sau: Năm 2008 hợp tác xã đang thực hiện 16 loại dịch vụ: Bảo
vệ thực vật; tưới tiêu; làm đất; tạo giống; cung ứng vật tư, phân bón; tuốt lúa;
nuôi trồng thuỷ sản; lò giết mổ gia súc; kinh doanh chợ; cung ứng điện; vệ sinh
môi trường; tín dụng nội bộ; cung cấp nước sạch; bãi vật liệu; cơ khí và nhà cho
thuê.
Tổng doanh thu của hợp tác xã năm 2006 là 7.302 triệu đồng, lãi là 1.033
triệu đồng; năm 2007 là 9.492 triệu đồng, lãi là 1.533,9 triệu đồng; năm 2008 là
12.328 triệu đồng; lãi là 1.991,3 triệu đồng. Số xã viên: năm 2006 là 948 người;
năm 2007 là 960 người; năm 2008 là 1.051. Số lao động hưởng lương của hợp
tác xã: Năm 2006 là 28 người; năm 2007 là 28 người; năm 2008 là 30 người.
Thu nhập bình quân năm 2008 là 1.500.000 đồng/người/tháng.
Từ kết quả kinh doanh dịch vụ hàng năm sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế
với Nhà nước, lợi nhuận được trích chia cụ thể như sau: Phân bổ vào các quỹ
hợp tác xã 49%, còn lại phân chia cho xã viên theo vốn góp và theo mức độ tham
gia dịch vụ là 51%.
Hợp tác xã đã kết hợp hài hoà lợi ích tập thể (HTX) với lợi ích xã viên,
luôn chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho xã viên. Hàng năm chia lãi theo vốn
47
góp và hỗ trợ dịch vụ cho xã viên, năm 2008 là trên 3 triệu đồng/xã viên đồng
thời hỗ trợ các xã viên tuổi già (60 tuổi trở lên) 360.000 đồng/năm. Hợp tác xã
thực hiện mua bảo hiểm xã hội cho số lao động là xã viên có ký hợp đồng lao
động với hợp tác xã, đặc biệt sang năm 2009 đã tiến hành mua bảo hiểm y tế tự
nguyện cho 100% xã viên.
Thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ các gia đình chính sách,
chăm sóc gia đình xã viên nghèo khó neo đơn, lập quỹ hỗ trợ khuyến học cho
các cháu học sinh giỏi, các cháu đỗ đại học. Năm 2008 đã tham gia hỗ trợ các gia
đình chính sách là 20 triệu đồng, hỗ trợ khuyến học là 15 triệu đồng (các cháu
học sinh giỏi 50.000 đồng/cháu, đỗ đại học là 200.000 đồng/cháu).
Phong trào thi đua lao động sản xuất cũng được Ban quản trị phát động
rộng rãi từ cán bộ đến các tổ, đội dịch vụ và hộ xã viên, cuối mỗi năm đều tiến
hành tổng kết bình bầu các cá nhân lao động xuất sắc, khen thưởng kịp thời bằng
vật chất và tinh thần, cụ thể năm 2007 chi 50,981 triệu đồng; năm 2008 là 55
triệu đồng cho hoạt động này [9, tr.3-8].
Hợp tác xã luôn giữ được mối quan hệ tốt đẹp và luôn nhận được sự quan
tâm giúp đỡ nhiệt tình của chính quyền và các ban ngành đoàn thể địa phương,
đặc biệt là của Liên minh hợp tác xã Thành phố.
Trong công tác nhân sự, ban Quản trị hợp tác xã căn cứ vào năng lực của
từng cán bộ mà bố trí công việc phù hợp, thường xuyên kiểm tra, giám sát, động
viên khen thưởng kịp thời đối với các cán bộ nghiệp vụ, các nhân viên tổ đội
dịch vụ... Luôn đảm bảo tính công khai dân chủ, trách nhiệm rõ ràng, có sự phối
hợp thống nhất trong ban Quản trị nên đã phát huy hiệu quả tối đa trong công
việc. Hợp tác xã đã tham gia vào Liên minh hợp tác xã Thành phố Hà Nội.
48
Trong quá trình hoạt động kinh doanh dịch vụ tuy đã đạt được những
thành tựu đáng kể nhưng hợp tác xã còn gặp những khó khăn nhất định: vốn còn
rất hạn chế, thiếu đất đai và mặt bằng để mở rộng dịch vụ tạo việc làm cho xã
viên, các thủ tục hành chính còn phức tạp… cần có sự giúp đỡ của các ban
ngành, đoàn thể và chính quyền để hợp tác xã hoạt động hiệu quả hơn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã hướng dẫn cách đánh
giá phân loại hợp tác xã theo mô hình trên dựa vào 6 tiêu chí sau:
1) Mức độ dân chủ và sự tham gia của xã viên vào xây dựng và thực hiện
Điều lệ hợp tác xã (từ 0 - 10 điểm).
2) Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất - kinh doanh đã được
đề ra trong Nghị quyết Đại hội xã viên (từ 0 - 10 điểm).
3) Mức độ đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh tế và đời sống của xã viên
(từ 0 - 10 điểm).
4) Mức độ tin cậy của xã viên đối với hợp tác xã (từ 0 - 10 điểm).
5) Mức độ phúc lợi chung của hợp tác xã tạo ra cho toàn thể xã viên (từ 0 -
5 điểm).
6) Mức độ đoàn kết, hợp tác giữa các xã viên và xây dựng cộng đồng hợp
tác xã (từ 0 - 5 điểm).
Theo các tiêu chí trên hợp tác xã đạt từ 45 - 50 điểm là loại tốt, từ 35 đến
dưới 45 điểm là loại khá, từ 25 đến dưới 35 điểm là loại trung bình, từ 24 điểm
trở xuống là loại yếu kém.
Năm 2005, số hợp tác xã hoạt động theo mô hình này có 25% loại khá,
55% loại trung bình và 20% loại yếu. Năm 2007 tương ứng là 36%, 47% và
17%.
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149

More Related Content

What's hot

Luận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAYLuận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đLuận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nguồn lao động việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 8671214
Nguồn lao động việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0   8671214Nguồn lao động việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0   8671214
Nguồn lao động việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 8671214
nataliej4
 
Luận án: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, HAY
Luận án: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, HAYLuận án: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, HAY
Luận án: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYLuận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thự...
Luận văn: Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thự...Luận văn: Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thự...
Luận văn: Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thự...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữLuận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk NôngLuận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng TrịLuận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam, HOT, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam
Khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt NamKhu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam
Khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền người lao động
Vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền người lao độngVai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền người lao động
Vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền người lao động
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý về xuất khẩu lao động sang các nước Đông Bắc Á
Luận văn: Quản lý về xuất khẩu lao động sang các nước Đông Bắc ÁLuận văn: Quản lý về xuất khẩu lao động sang các nước Đông Bắc Á
Luận văn: Quản lý về xuất khẩu lao động sang các nước Đông Bắc Á
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệpLuận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAY
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAYLuận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAY
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tailieu.vncty.com 5275 1261
Tailieu.vncty.com   5275 1261Tailieu.vncty.com   5275 1261
Tailieu.vncty.com 5275 1261
Trần Đức Anh
 
Đề tài: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HOT
Đề tài: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HOTĐề tài: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HOT
Đề tài: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAYLuận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAY
 
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đLuận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
 
Nguồn lao động việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 8671214
Nguồn lao động việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0   8671214Nguồn lao động việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0   8671214
Nguồn lao động việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 8671214
 
Luận án: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, HAY
Luận án: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, HAYLuận án: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, HAY
Luận án: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, HAY
 
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYLuận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thự...
Luận văn: Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thự...Luận văn: Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thự...
Luận văn: Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam - Thự...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữLuận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk NôngLuận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
 
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
 
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng TrịLuận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
 
Luận văn: Pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam, HOT, HAY
 
Khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam
Khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt NamKhu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam
Khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam
 
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...
 
Vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền người lao động
Vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền người lao độngVai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền người lao động
Vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền người lao động
 
Luận văn: Quản lý về xuất khẩu lao động sang các nước Đông Bắc Á
Luận văn: Quản lý về xuất khẩu lao động sang các nước Đông Bắc ÁLuận văn: Quản lý về xuất khẩu lao động sang các nước Đông Bắc Á
Luận văn: Quản lý về xuất khẩu lao động sang các nước Đông Bắc Á
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
 
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệpLuận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp
 
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAY
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAYLuận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAY
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAY
 
Tailieu.vncty.com 5275 1261
Tailieu.vncty.com   5275 1261Tailieu.vncty.com   5275 1261
Tailieu.vncty.com 5275 1261
 
Đề tài: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HOT
Đề tài: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HOTĐề tài: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HOT
Đề tài: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HOT
 

Similar to PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149

Luận án: Công bằng xã hội trong kinh tế thị trường ở Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội trong kinh tế thị trường ở Việt NamLuận án: Công bằng xã hội trong kinh tế thị trường ở Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội trong kinh tế thị trường ở Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam
Chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Quảng NamChính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam
Chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Phân tích quá trình hình thành và phát triển của mô hình kinh tế thị trường t...
Phân tích quá trình hình thành và phát triển của mô hình kinh tế thị trường t...Phân tích quá trình hình thành và phát triển của mô hình kinh tế thị trường t...
Phân tích quá trình hình thành và phát triển của mô hình kinh tế thị trường t...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
bai mau tieu luan ve loi ich kinh
bai mau tieu luan ve loi ich kinhbai mau tieu luan ve loi ich kinh
TIỂU LUẬN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ [Xuất Sắc Nhất].doc
TIỂU LUẬN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ [Xuất Sắc Nhất].docTIỂU LUẬN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ [Xuất Sắc Nhất].doc
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
quoctrungtrans
 
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAYĐề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khảo sát, đánh giá tình hình tổ chức và quản lý công tác văn thư - lưu trữ tạ...
Khảo sát, đánh giá tình hình tổ chức và quản lý công tác văn thư - lưu trữ tạ...Khảo sát, đánh giá tình hình tổ chức và quản lý công tác văn thư - lưu trữ tạ...
Khảo sát, đánh giá tình hình tổ chức và quản lý công tác văn thư - lưu trữ tạ...
HanaTiti
 
Tailieu.vncty.com 5343 2703
Tailieu.vncty.com   5343 2703Tailieu.vncty.com   5343 2703
Tailieu.vncty.com 5343 2703
Tài Liệu Thư Viện
 
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanPhân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanPhân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội ...
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội ...Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội ...
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, HAY
Luận văn: Pháp luật về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, HAYLuận văn: Pháp luật về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, HAY
Luận văn: Pháp luật về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khóa luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh hiệ...
Khóa luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh hiệ...Khóa luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh hiệ...
Khóa luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh hiệ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOTĐề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Giải pháp phát triển hợp tác xã tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển hợp tác xã tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển hợp tác xã tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển hợp tác xã tỉnh Kon Tum, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOT
Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOTQuan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOT
Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng, HAY
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng, HAYĐề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng, HAY
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149 (20)

Luận án: Công bằng xã hội trong kinh tế thị trường ở Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội trong kinh tế thị trường ở Việt NamLuận án: Công bằng xã hội trong kinh tế thị trường ở Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội trong kinh tế thị trường ở Việt Nam
 
Chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam
Chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Quảng NamChính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam
Chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam
 
Phân tích quá trình hình thành và phát triển của mô hình kinh tế thị trường t...
Phân tích quá trình hình thành và phát triển của mô hình kinh tế thị trường t...Phân tích quá trình hình thành và phát triển của mô hình kinh tế thị trường t...
Phân tích quá trình hình thành và phát triển của mô hình kinh tế thị trường t...
 
bai mau tieu luan ve loi ich kinh
bai mau tieu luan ve loi ich kinhbai mau tieu luan ve loi ich kinh
bai mau tieu luan ve loi ich kinh
 
TIỂU LUẬN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ [Xuất Sắc Nhất].doc
TIỂU LUẬN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ [Xuất Sắc Nhất].docTIỂU LUẬN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ [Xuất Sắc Nhất].doc
TIỂU LUẬN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ [Xuất Sắc Nhất].doc
 
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
 
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAYĐề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
 
Khảo sát, đánh giá tình hình tổ chức và quản lý công tác văn thư - lưu trữ tạ...
Khảo sát, đánh giá tình hình tổ chức và quản lý công tác văn thư - lưu trữ tạ...Khảo sát, đánh giá tình hình tổ chức và quản lý công tác văn thư - lưu trữ tạ...
Khảo sát, đánh giá tình hình tổ chức và quản lý công tác văn thư - lưu trữ tạ...
 
Tailieu.vncty.com 5343 2703
Tailieu.vncty.com   5343 2703Tailieu.vncty.com   5343 2703
Tailieu.vncty.com 5343 2703
 
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanPhân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
 
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanPhân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
 
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội ...
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội ...Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội ...
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội ...
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, HAY
Luận văn: Pháp luật về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, HAYLuận văn: Pháp luật về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, HAY
Luận văn: Pháp luật về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, HAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh hiệ...
Khóa luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh hiệ...Khóa luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh hiệ...
Khóa luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh hiệ...
 
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
 
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOTĐề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
 
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển hợp tác xã tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển hợp tác xã tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển hợp tác xã tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển hợp tác xã tỉnh Kon Tum, HAY
 
Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOT
Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOTQuan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOT
Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOT
 
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng, HAY
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng, HAYĐề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng, HAY
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
HiYnThTh
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
huynhanhthu082007
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúngTừ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
MinhSangPhmHunh
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
duyanh05052004
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 

Recently uploaded (19)

Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúngTừ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 

PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093 457 3149

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  ĐOÀN THỊ TÂM PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2009
  • 2. 1 MỤC LỤC Më ®Çu ................................................................................................................ 1 Ch-¬ng 1. Hîp t¸c x· n«ng nghiÖp trong kinh tÕ thÞ tr-êng - §Æc ®iÓm, nguyªn t¾c vµ tÝnh ®Æc thï ...................................................................... 7 1.1. TÝnh tÊt yÕu kh¸ch quan cña viÖc ph¸t triÓn hîp t¸c x· trong kinh tÕ thÞ tr-êng........................................................................................................ 7 1.2. §Æc ®iÓm cña hîp t¸c x· trong kinh tÕ thÞ tr-êng.......................................... 9 1.3. Nh÷ng nguyªn t¾c c¬ b¶n cña hîp t¸c x· .................................................... 13 1.3.1. Nguyªn t¾c tù nguyÖn............................................................................... 14 1.3.2. Nguyªn t¾c d©n chñ, b×nh ®¼ng vµ c«ng khai ........................................... 14 1.3.3. Nguyªn t¾c tù chñ, tù chÞu tr¸ch nhiÖm vµ cïng cã lîi............................. 15 1.3.4. Nguyªn t¾c hîp t¸c vµ ph¸t triÓn céng ®ång............................................. 16 1.4. Nh÷ng nÐt ®Æc thï cña hîp t¸c n«ng nghiÖp trong kinh tÕ thÞ tr-êng........... 16 1.5. Kinh nghiÖm ph¸t triÓn hîp t¸c x· n«ng nghiÖp ë mét sè n-íc................... 19 1.5.1. Phong trµo hîp t¸c x· ë NhËt B¶n ............................................................ 19 1.5.2. Phong trµo hîp t¸c x· ë Th¸i Lan............................................................. 22 1.5.3. Phong trµo hîp t¸c x· ë Trung Quèc........................................................ 23 1.5.4. Phong trµo hîp t¸c x· ë Mü ..................................................................... 25 1.5.5. Nh÷ng kinh nghiÖm ph¸t triÓn hîp t¸c x· trong n«ng nghiÖp cã thÓ vËn dông vµo n-íc ta...................................................................................... 25 Ch-¬ng 2. Thùc tr¹ng ph¸t triÓn hîp t¸c x· n«ng nghiÖp ë ngo¹i thµnh Hµ Néi ..................................................................................................... 29 2.1. S¬ l-îc vÒ qu¸ tr×nh ph¸t triÓn hîp t¸c x· n«ng nghiÖp Hµ Néi ................... 29 2.2. T×nh h×nh hîp t¸c x· n«ng nghiÖp ngo¹i thµnh Hµ Néi ............................... 32 2.2.1. Sè hîp t¸c x· bÞ gi¶i thÓ ........................................................................... 32 2.2.2. Sè hîp t¸c x· chuyÓn ®æi theo LuËt.......................................................... 33 2.2.3. C¸c hîp t¸c x· thµnh lËp míi................................................................... 46
  • 3. 2 2.3. §¸nh gi¸ chung thµnh tùu vµ h¹n chÕ cña c¸c hîp t¸c x· n«ng nghiÖp ngo¹i thµnh Hµ Néi.................................................................................. 50 2.3.1. Thµnh tùu vµ nguyªn nh©n....................................................................... 50 2.3.2. H¹n chÕ vµ nguyªn nh©n.......................................................................... 53 Ch-¬ng 3. Ph-¬ng h-íng vµ gi¶i ph¸p ®Ó ph¸t triÓn hîp t¸c x· n«ng nghiÖp ngo¹i thµnh Hµ Néi ................................................................... 57 3.1. Ph-¬ng h-íng ph¸t triÓn hîp t¸c x· n«ng nghiÖp ngo¹i thµnh Hµ Néi ........ 57 3.1.1. Ph¸t triÓn hîp t¸c x· ph¶i dùa trªn c¬ së t«n träng tÝnh tù chñ cña kinh tÕ n«ng hé, cÇn ph¶i kÕt hîp ®óng ®¾n gi÷a lîi Ých c¸ nh©n, hé n«ng d©n víi lîi Ých tËp thÓ, biÕt kh¬i dËy ®éng lùc c¸ nh©n, hé n«ng d©n ®Ó phôc vô cho lîi Ých céng ®ång ................................................................. 57 3.1.2. TiÕp tôc cñng cè, ®æi míi hîp t¸c x· hiÖn cã vµ x©y dùng hîp t¸c x· míi phï hîp víi yªu cÇu cña kinh tÕ thÞ tr-êng........................................ 58 3.1.3. Ph¸t triÓn c¸c hîp t¸c x· n«ng nghiÖp theo h-íng ®a d¹ng ho¸ c¸c ngµnh nghÒ, lÜnh vùc phï hîp víi thùc tÕ cña tõng ®Þa bµn cô thÓ............ 59 3.1.4. Ph¸t triÓn hîp t¸c x· ph¶i ®Æt trong bèi c¶nh nÒn kinh tÕ hµng ho¸ nhiÒu thµnh phÇn, bªn c¹nh ®ã ph¶i cã sù hç trî cña Nhµ n-íc ............... 60 3.2. Gi¶i ph¸p ph¸t triÓn hîp t¸c x· n«ng nghiÖp ngo¹i thµnh Hµ Néi................ 61 3.2.1. N©ng cao nhËn thøc cña tæ chøc §¶ng, chÝnh quyÒn, ®oµn thÓ vµ nh©n d©n ®èi víi qu¸ tr×nh ®æi míi, ph¸t triÓn c¸c hîp t¸c x· n«ng nghiÖp....... 61 3.2.2. Quan t©m h¬n n÷a ®Õn c«ng t¸c ®µo t¹o, båi d-ìng c¸n bé cho hîp t¸c x· n«ng nghiÖp ........................................................................................ 62 3.2.3. Hç trî vèn s¶n xuÊt kinh doanh cho ph¸t triÓn hîp t¸c x· n«ng nghiÖp.... 64 3.2.4. Tæ chøc tèt kh©u cung øng ®Çu vµo vµ tiªu thô s¶n phÈm ®Çu ra cho c¸c hîp t¸c x· n«ng nghiÖp............................................................................ 65 3.2.5. Gi¶i quyÕt nh÷ng vÊn ®Ò tån ®äng vÒ tµi s¶n, vèn cña c¸c hîp t¸c x· ....... 67 3.2.6. T¨ng c-êng h¬n n÷a c«ng t¸c khuyÕn n«ng trong c¸c hîp t¸c x· n«ng nghiÖp...................................................................................................... 67
  • 4. 3 3.2.7. Cñng cè vµ nh©n réng tõng b-íc nh÷ng m« h×nh hîp t¸c x· n«ng nghiÖp tiªn tiÕn........................................................................................ 69 KÕt luËn ............................................................................................................ 70 Danh môc tµi liÖu tham kh¶o .......................................................................... 74
  • 5. 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một nước nông nghiệp, dân cư phần lớn là nông dân. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi nông nghiệp là một lĩnh vực quan trọng hàng đầu. Có phát triển mạnh mẽ nông nghiệp mới đẩy mạnh được công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Để phát triển nông nghiệp phải từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn dưới các hình thức trang trại, hợp tác xã… Hợp tác xã là một loại hình tổ chức kinh tế tồn tại và phát triển ở nhiều quốc gia, có vị trí và vai trò quan trọng. Ở Việt Nam từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX đã xuất hiện những hình thức hợp tác. Các hợp tác xã được thành lập ở nhiều ngành kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, đã có vai trò lịch sử rất quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và thống nhất đất nước. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, trên phạm vi cả nước cũng như ở Hà Nội những hạn chế chủ yếu của mô hình hợp tác xã kiểu cũ đã tiềm ẩn từ trước ngày càng bộc lộ rõ nét dẫn đến một bộ phận hợp tác xã lâm vào khủng hoảng, tan rã hoặc chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Đồng thời cũng bắt đầu xuất hiện những hình thức hợp tác xã kiểu mới đa dạng và nhiều địa phương đã tìm những giải pháp chuyển đổi hình thức tổ chức hợp tác xã nhằm thích ứng với cơ chế thị trường. Luật hợp tác xã năm 1997 đã đánh dấu mốc quan trọng trong bước chuyển đổi từ mô hình hợp tác xã kiểu cũ sang kiểu mới theo nhu cầu khách quan của kinh tế thị trường. Khu vực ngoại thành Hà Nội trước khi mở rộng địa giới hành chính, quá trình chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp cũ và xây dựng hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên
  • 6. 5 vẫn còn nhiều hạn chế về nội dung hoạt động, nội lực các hợp tác xã nhìn chung còn yếu, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, chưa đáp ứng đầy đủ nguyện vọng của xã viên và đòi hỏi của cơ chế thị trường. Thực tế phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở khu vực ngoại thành Hà Nội đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi phải tìm lời giải đáp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quá trình này cho phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường. Vì vậy, "Phát triển các hợp tác xã nông nghiệp trong kinh tế thị trường" (qua khảo sát những hợp tác xã nông nghiệp ở một số huyện ngoại thành Hà Nội) được chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ này. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian qua, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về hợp tác xã dưới nhiều góc độ, phạm vi và mức độ khác nhau: Tiến sĩ Chử Văn Lâm chủ biên “Sở hữu tập thể và kinh tế thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2006: Đã nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề về bản chất của sở hữu tập thể, làm rõ sự giống và khác nhau của sở hữu tập thể với sở hữu hỗn hợp. Sự cần thiết của kinh tế tập thể, mô hình của kinh tế tập thể trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh (nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, xây dựng, thương mại, dịch vụ) trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công trình nghiên cứu còn làm rõ vị trí, vai trò của sở hữu tập thể và kinh tế tập thể; những lý do để kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã trở thành nền tảng trong nền kinh tế quốc dân. Trên cơ sở phân tích thực trạng kinh tế tập thể hiện nay qua khảo sát các mô hình hợp tác xã trong những năm đổi mới vừa qua ở mọi lĩnh vực công, nông nghiệp, xây dựng, dịch vụ... đã rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của kinh tế tập thể hiện nay nhằm trả lời cho câu hỏi vì sao ở
  • 7. 6 Việt Nam đã tạo được môi trường pháp lý song kinh tế hợp tác vẫn chưa thực sự phát triển trong đời sống kinh tế - xã hội. Sau cùng các tác giả đưa ra dự báo về xu hướng vận động, phát triển của sở hữu tập thể và kinh tế hợp tác trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đồng thời nêu lên những định hướng và khuyến nghị về chính sách phát triển sở hữu tập thể và kinh tế hợp tác trong thời gian tới ở Việt Nam. GS. TS Lương Xuân Quỳ chủ biên “Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã trong nông nghiệp, nông thôn", NXB. Nông nghiệp, Hà Nội - 2005: Đã nghiên cứu và làm rõ tính tất yếu khách quan của kinh tế hợp tác, những nét đặc thù của hợp tác trong nông nghiệp; phân tích về kinh nghiệm tổ chức và quản lý các hợp tác xã ở một số nước trong khu vực và trên thế giới, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào điều kiện Việt Nam. Công trình nghiên cứu đã khái quát quá trình phát triển các hình thức tổ chức và quản lý hợp tác xã trong nông thôn Việt Nam. Phân tích thực trạng mô hình tổ chức quản lý các hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương và Nam Định. Trên cơ sở đó đưa ra phương hướng, giải pháp lựa chọn xây dựng mô hình tổ chức và quản lý có hiệu quả các hợp tác xã trong nông nghiệp phù hợp với thực tiễn của từng tỉnh và một số kiến nghị chung. GS. TS Hồ Văn Vĩnh chủ biên “Mô hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội - 2005: Đã nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam. Phân tích mô hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam qua các thời kỳ trước và sau khi có Luật hợp tác xã năm 1997, trong đó đặc biệt làm rõ thực trạng mô hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp từ khi có Luật hợp tác xã 1997
  • 8. 7 đến nay. Trên cơ sở đó dự báo xu hướng phát triển của các hợp tác xã nông nghiệp ở nước ta, đưa ra quan điểm và giải pháp phát triển hợp tác xã ở Việt Nam trong 20 năm đầu thế kỷ XXI. Luận văn thạc sĩ của Võ Thị Nên: “Phát triển các hình thức kinh tế hợp tác nông nghiệp ở An Giang” nghiên cứu về thực trạng phát triển của kinh tế hợp tác qua khảo sát các tổ nông dân liên kết và các hợp tác xã ở An Giang giai đoạn chủ yếu từ 1991 - 2000. Trên cơ sở đó đưa ra một số phương hướng, giải pháp nhằm phát triển các hình thức kinh tế hợp tác ở An Giang. Luận văn thạc sĩ của Châu Văn Lực: “Phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp tỉnh Cần Thơ” nghiên cứu về thực trạng phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở Cần Thơ giai đoạn sau đổi mới; từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp tỉnh Cần Thơ. Nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào khảo sát các hợp tác xã nông nghiệp ngoại thành Hà Nội những năm qua. Dưới góc độ kinh tế chính trị luận văn kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đó nhằm làm sáng tỏ sự phát triển của hợp tác xã nông nghiệp trong kinh tế thị trường trên các khía cạnh sau: luận giải tính tất yếu khách quan, đặc điểm, nguyên tắc hoạt động và tính đặc thù của hợp tác xã nông nghiệp trong kinh tế thị trường. Tuy nhiên luận văn không tiếp cận ở góc độ hợp tác xã nói chung mà đi vào khảo sát thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trước khi mở rộng địa giới hành chính, từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội phù hợp với kinh tế thị trường. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích của luận văn:
  • 9. 8 Tóm lược lý luận về hợp tác xã và vận dụng vào khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội từ khi chuyển sang kinh tế thị trường. Từ đó đề xuất một số phương hướng, biện pháp để phát triển hợp tác xã nông nghiệp của vùng này trong những năm tới. * Nhiệm vụ của luận văn: - Luận giải tính tất yếu khách quan, đặc điểm, nguyên tắc hoạt động và tính đặc thù của hợp tác xã nông nghiệp trong kinh tế thị trường. - Khảo sát thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở một số huyện ngoại thành Hà Nội trước khi mở rộng địa giới hành chính. - Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội phù hợp với kinh tế thị trường. 4. Cơ sở lý luận và đối tƣợng nghiên cứu của luận văn * Cơ sở lý luận: Luận văn vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm đổi mới của Đảng, các chủ trương chính sách của Nhà nước về hợp tác xã. Luận văn cũng kế thừa những kết quả nghiên cứu về hợp tác xã của các tác giả đi trước. * Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các hợp tác xã nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội trước khi mở rộng địa giới hành chính từ 2002 -2007, nếu có thể cũng bổ sung một số số liệu năm 2008 - 2009 sau khi mở rộng địa giới hành chính. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp của kinh tế chính trị nói chung, coi trọng phương pháp khảo sát và tổng kết thực tiễn, phân tích và tổng hợp. 6. Những đóng góp mới của luận văn
  • 10. 9 - Về mặt lý luận: Luận văn làm rõ hơn tính tất yếu của việc phát triển hợp tác xã trong kinh tế thị trường, so sánh những điểm chủ yếu của hợp tác xã kiểu mới với hợp tác xã kiểu cũ trước đổi mới, phân tích đặc điểm và các nguyên tắc của hợp tác xã trong kinh tế thị trường, nêu lên tính đặc thù của hợp tác xã nông nghiệp. - Về mặt thực tiễn: Luận văn tìm hiểu kinh nghiệm phát triển hợp tác xã của một số nước phát triển (Nhật Bản, Mỹ) và một số nước đang phát triển (Thái Lan, Trung Quốc); khảo sát một số mô hình hợp tác xã nông nghiệp của ngoại thành Hà Nội thời gian 2002 - 2007. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người làm công tác nghiên cứu về hợp tác xã nông nghiệp hoặc vận dụng vào công tác giảng dạy về chủ đề này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 10 tiết: Chương 1: Hợp tác xã nông nghiệp trong kinh tế thị trường - Đặc điểm, nguyên tắc và tính đặc thù. Chương 2: Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở một số huyện ngoại thành Hà Nội. Chương 3: Phương hướng và giải pháp để phát triển hợp tác xã nông nghiệp ngoại thành Hà Nội.
  • 11. 10 Chƣơng 1 HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRONG KINH TẾ THỊ TRƢỜNG - ĐẶC ĐIỂM, NGUYÊN TẮC VÀ TÍNH ĐẶC THÙ 1.1. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển hợp tác xã trong kinh tế thị trƣờng Khi lao động cá thể đã phát huy hết tiềm năng của nó thì sẽ bộc lộ những nhược điểm của sản xuất nhỏ, phân tán và tất yếu phải hợp tác lao động. Hợp tác lao động có thể diễn ra trong các công xưởng, các trang trại hay trong các hợp tác xã… Hợp tác lao động sẽ tạo ra một sức sản xuất mới lớn hơn tổng số các sức lao động cá thể cộng lại. Các Mác đã chỉ ra bảy ưu thế của hiệp tác lao động: Thứ nhất, có thể san đi, bù lại những chênh lệch cá nhân về thể lực và tài nghệ giữa những người lao động, do đó dẫn đến kết quả là tiêu hao lao động xã hội cần thiết trung bình, khiến cho sản xuất và tiêu thụ hàng hoá vững chắc hơn là sản xuất riêng lẻ. Thứ hai, tiết kiệm được tư liệu sản xuất do sản xuất tập trung nên nhiều công cụ lao động có thể dùng chung, chi phí về xây dựng nhà xưởng, kho tàng, vận tải… sẽ giảm bớt. Thứ ba, sự tiếp xúc xã hội sinh ra thi đua, kích thích và tăng cường khả năng lao động của mỗi người. Thứ tư, tạo ra một sức sản xuất mới hoạt động như một sức tập thể do đó hoàn thành được một số công việc mà cá nhân riêng lẻ hay một số ít người không thể làm được.
  • 12. 11 Thứ năm, bảo đảm tính liên tục trong lao động, đẩy nhanh tiến độ của công việc, do đó rút ngắn thời gian chế tạo sản phẩm. Thứ sáu, bảo đảm tính thời vụ và thời gian khẩn cấp của công việc vì hợp tác cho phép tập trung nhiều lao động một cách kịp thời cho những công việc đòi hỏi phải mở đầu và kết thúc đúng hạn định mới đạt hiệu quả cao. Thứ bảy, có thể mở rộng hoặc thu hẹp không gian trên đó lao động được tiến hành tuỳ theo tính chất công việc. Tác dụng hai mặt đó cho phép hạn chế được hư phí. Nhưng những ưu thế trên chỉ được phát huy khi tuân thủ ba điều kiện sau đây: Một là, có kế hoạch và phương hướng sản xuất phù hợp. Hai là, có đủ tư liệu sản xuất làm cơ sở vật chất cho sự hợp tác. Quy mô hợp tác phụ thuộc vào quy mô tập trung tư liệu. Ba là, phải có sự chỉ huy và kế toán tức là quản lý tốt. Những ưu thế và điều kiện nói trên cũng có thể vận dụng vào phát triển hợp tác xã nông nghiệp, mặc dù nông nghiệp có những nét đặc thù so với công nghiệp. Hợp tác xã đã phát triển cùng với quá trình phát triển kinh tế thị trường. Năm 1726, 28 thợ dệt ở Anh đã thành lập một hội làm vải. Đó là một trong những hợp tác xã đầu tiên trên thế giới. Hiện nay, liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA) đã có tới 230 tổ chức quốc gia và quốc tế của trên 100 nước tham gia. Tổ chức hợp tác xã của Việt Nam tham gia ICA từ năm 1991. Nghiên cứu sự phát triển của hợp tác xã, V.I.Lênin đã nhấn mạnh “Nếu không học tập sử dụng được kỹ thuật, văn hoá và bộ máy do nền văn hoá tư sản,
  • 13. 12 nền văn hoá tư bản chủ nghĩa tạo ra thì sẽ không thể thực hiện được chủ nghĩa xã hội. Trong số các bộ máy đó có hợp tác xã; trình độ phát triển tư bản chủ nghĩa trong nước càng cao bao nhiêu thì hợp tác xã càng được phát triển bấy nhiêu” [16, tr.117]. “Việc tổ chức nông dân vào hợp tác xã để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là để chế biến các sản phẩm nông nghiệp, để cải tạo ruộng đất của nông dân, để giúp đỡ thủ công nghiệp phát triển… phải được sự giúp đỡ rộng rãi của nhà nước về mặt tài chính cũng như về mặt tổ chức” [15, tr.253]. Ở nước ta trên 50 năm xây dựng và phát triển hợp tác xã nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tích nhưng cũng còn nhiều nhược điểm. Trước đổi mới hợp tác xã theo mô hình tập thể hoá toàn bộ tư liệu sản xuất phù hợp với thời chiến đã góp phần không nhỏ vào những thắng lợi vĩ đại của dân tộc. Nhưng khi chuyển sang kinh tế thị trường các hợp tác xã đó không còn thích hợp nữa nên hoặc là bị giải thể hoặc là phải chuyển đổi theo cơ chế thị trường, đồng thời đã xuất hiện những hợp tác xã kiểu mới. Việc thực hiện hình thức khoán 10 đề cao tính tự chủ của hộ nông dân đòi hỏi phải đổi mới việc tổ chức và quản lý hợp tác xã nông nghiệp. Sự phát triển kinh tế hàng hoá và tiến bộ khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ và gay gắt. Để tồn tại và phát triển, tiêu thụ được hàng hoá những hộ kém thế lực về kinh tế phải hợp tác, giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. 1.2. Đặc điểm của hợp tác xã trong kinh tế thị trƣờng Hợp tác xã là một loại hình kinh tế hợp tác, là tổ chức kinh tế tự chủ có vốn, quỹ chung; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tư cách pháp nhân. Các mô hình hợp tác xã đều được thành lập trên tinh thần trợ giúp, tự chịu trách nhiệm, dân
  • 14. 13 chủ, bình đẳng, công bằng, tự nguyện và đoàn kết. Mặc dù hợp tác xã cũng là đơn vị kinh doanh song mục tiêu cơ bản của những xã viên khi thành lập hoặc liên kết thành một hợp tác xã là để thực hiện những hoạt động mà từng cá nhân riêng lẻ không thể thực hiện được hoặc thực hiện được nhưng khó khăn và kém hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội nhờ sức mạnh của lao động hiệp tác của các xã viên. Đây vừa là một tổ chức kinh tế, vừa là một tổ chức xã hội. Nó được thành lập nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, bảo vệ lợi ích của người lao động; đồng thời nó là một hiệp hội của những người cùng nghề nghiệp, cùng cảnh ngộ liên kết lại để giúp đỡ nhau. Như vậy, hợp tác xã là sản phẩm của nền sản xuất hàng hoá đã phát triển đến một trình độ nhất định trên cơ sở phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 và đặc điểm kinh tế xã hội Việt Nam, Luật hợp tác xã sửa đổi năm 2003 đã đưa ra định nghĩa về hợp tác xã tại Điều 1 như sau: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
  • 15. 14 Trong điều kiện nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì các hợp tác xã trong cơ chế mới đã có sự thay đổi về đặc điểm so với trước đây. Trong cơ chế cũ hợp tác xã nông nghiệp tồn tại phổ biến và chủ yếu dưới hình thức các xí nghiệp tập thể: tập thể hoá tư liệu sản xuất, tiến hành sản xuất tập trung, biến xã viên trong hợp tác xã thành người lao động làm công. Còn xu thế hiện nay là các hợp tác xã thực hiện chức năng dịch vụ, hỗ trợ cho kinh tế hộ là chính nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho kinh tế hộ. Từ chỗ phủ nhận hộ gia đình, các hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam đã và đang đi theo hướng mà Traianốp - một viện sĩ nông học ở Nga thời Cách mạng tháng Mười đã chỉ ra: Hợp tác xã nông nghiệp là sự bổ sung cho kinh tế hộ nông dân tự chủ, phục vụ cho nó. Vì thế, thiếu kinh tế hộ nông dân thì hợp tác xã sẽ không có ý nghĩa gì cả. Trong điều kiện của nền sản xuất hàng hoá hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế hộ chính là tiền đề để thiết lập các quan hệ hợp tác về nhiều mặt. Đến lượt mình, bằng các hoạt động hỗ trợ dịch vụ có hiệu quả hợp tác xã giúp kinh tế hộ khắc phục được những thách thức từ thiên nhiên, từ thị trường, tăng cường địa vị của họ trên thương trường. Hoạt động của hợp tác xã chính là sự kéo dài và mở rộng hoạt động của hộ gia đình. Quá trình đổi mới hợp tác xã được tiến hành một cách đồng bộ trên các mặt: quan hệ sản xuất, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối nhằm từng bước tạo ra sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. - Một là, đổi mới quan hệ sở hữu: Trong mô hình hợp tác xã kiểu cũ, một đặc điểm quan trọng quyết định các quan hệ khác là chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất. Khi đổi mới các
  • 16. 15 hợp tác xã đã tiến hành đánh giá lại giá trị tài sản, tiền vốn của hợp tác xã. Sau khi trừ đi phần vốn công nợ của nhà nước, thanh toán các khoản nợ và để lại quỹ chung để duy trì phát triển hợp tác xã, còn lại xác định giá trị cổ phần của từng xã viên trên cơ sở vốn góp ban đầu khi vào hợp tác xã và số năm tham gia hợp tác xã, những xã viên ra khỏi hợp tác xã được trả lại vốn cổ phần. Nhiều hợp tác xã khi chuyển đổi đã xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi nên đã huy động được vốn góp của xã viên. Như vậy, sở hữu về tư liệu sản xuất trong hợp tác xã kiểu mới vừa bao gồm sở hữu chung của hợp tác xã vừa gồm sở hữu của các xã viên. - Hai là, đổi mới tổ chức quản lý trong hợp tác xã: Trong cơ chế quản lý hợp tác xã kiểu cũ quan hệ giữa xã viên và hợp tác xã thực tế là quan hệ phụ thuộc, xã viên bị tách khỏi tư liệu sản xuất và trở thành người làm công theo sự điều hành tập trung của hợp tác xã, tính chất hợp tác đích thực trong hợp tác xã không còn. Đặc trưng của các hợp tác xã đổi mới là các hộ gia đình được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ, quan hệ giữa hộ gia đình với hợp tác xã được chuyển từ quan hệ hành chính mệnh lệnh sang quan hệ hợp đồng bình đẳng và thoả thuận, tự nguyện, cùng có lợi và cùng chịu rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Trong các hợp tác xã đổi mới thì hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã không bao trùm toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ xã viên mà chỉ diễn ra ở từng khâu công việc, từng công đoạn, hỗ trợ phát huy thế mạnh của từng hộ. Quyền làm chủ của xã viên được phát huy, xã viên tham gia quyết định những công việc quan trọng của hợp tác xã như phương án sản xuất kinh doanh, phương án phân phối thu nhập. Nguyên tắc bầu cử và biểu quyết được thực hiện bình đẳng, mỗi xã viên một phiếu bầu không phân biệt số vốn góp nhiều hay ít.
  • 17. 16 - Ba là, đổi mới quan hệ phân phối: Trong các hợp tác xã kiểu cũ, chế độ phân phối mang nặng tính bình quân nên không khuyến khích được người lao động hăng hái, tích cực làm việc, xã viên thiếu gắn bó với hợp tác xã. Trong quá trình đổi mới, các hợp tác xã đã thực hiện việc phân phối trên nguyên tắc công bằng, cùng có lợi. Người lao động là xã viên, ngoài tiền công được nhận theo số lượng và chất lượng lao động còn được nhận lãi chia theo mức độ sử dụng dịch vụ trong hợp tác xã và lợi tức cổ phần. Trong quá trình phân phối các hợp tác xã còn tạo ra được các quỹ không chia, một mặt để mở rộng sản xuất, mặt khác tạo nên phúc lợi công cộng cho mọi thành viên trong hợp tác xã, kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Chính những đổi mới đó đã tạo thành những đặc trưng chung của các hợp tác xã trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay. 1.3. Những nguyên tắc cơ bản của hợp tác xã Trên phạm vi toàn thế giới có Liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA). Đây là tổ chức quốc tế phi chính phủ, được thành lập từ năm 1895 ở Luân Đôn (Anh). Liên minh hợp tác xã hoạt động theo những nguyên tắc mà Đại hội Liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA) lần thứ 31 (năm 1995) tổ chức tại Manchester (Anh) đề ra. Đó là: Tự nguyện và mở rộng đối với những người muốn trở thành xã viên hợp tác xã; xã viên tham gia vào hoạt động kinh tế của hợp tác xã; độc lập và tự chủ; giáo dục, đào tạo và thông tin; hợp tác giữa các hợp tác xã; quan tâm đến cộng đồng. Điều 5 Luật hợp tác xã sửa đổi năm 2003 của Việt Nam quy định hợp tác xã được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau đây: Tự nguyện; dân chủ,
  • 18. 17 bình đẳng và công khai; tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi; hợp tác và phát triển cộng đồng. Dựa vào tư tưởng của Các Mác, Ăngghen, V.I. Lênin và yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu một cách cụ thể về phương châm, phương pháp và nguyên tắc tổ chức kinh tế hợp tác nông nghiệp trong bài nói chuyện của Người tại Hội nghị đổi công toàn quốc tháng 5/1955: Kinh tế hợp tác và hợp tác xã phải hết sức coi trọng ba nguyên tắc: Tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Những nguyên tắc ghi trong Luật hợp tác xã là cụ thể hoá ba nguyên tắc trên đã được ghi trong điều lệ hợp tác xã do Bác Hồ phê duyệt. Đồng thời trong xu thế hội nhập với thế giới, Luật hợp tác xã của Việt Nam cũng đã tiếp thu và thể hiện được những nội dung quan trọng của các nguyên tắc do ICA đã đề ra. 1.3.1. Nguyên tắc tự nguyện Hợp tác xã là tổ chức tự nguyện do vậy mọi cá nhân, hộ gia đình trên cơ sở lợi ích của mình mà hoàn toàn tự nguyện tự quyết định việc gia nhập và ra khỏi tổ chức kinh tế hợp tác xã. Nguyên tắc tự nguyện có vị trí hết sức quan trọng vì chỉ có dựa trên sự tự nguyện của những người tham gia thì sự liên kết giữa họ mới là thực chất, đó là cơ sở vững chắc để hợp tác xã hình thành và tồn tại. V.I.Lênin coi tự nguyện là một trong những nguyên tắc quan trọng bậc nhất, Người kiên quyết phản đối biện pháp hành chính trong việc hợp tác hoá nông nghiệp “Ở đây nếu dùng phương pháp bạo lực thì về thực chất không thể đạt được gì cả…ở đây mà dùng bạo lực thì có nghĩa là làm nguy hại đến toàn bộ sự nghiệp, ở đây điều cần phải làm là công tác giáo dục lâu dài” [15, tr.243].
  • 19. 18 Hồ Chí Minh cũng nhắc nhở “Phải tuyên truyền giáo dục cho xã viên hiểu, xã viên tự nguyện làm. Tuyệt đối không được dùng cách gò ép, mệnh lệnh, quan liêu” [20, tr.408]. Các thành viên của một hợp tác xã hơn ai hết là người biết rõ thực trạng của mình, các khó khăn đang gặp phải và nhu cầu phát triển. Do vậy quyết định gia nhập hợp tác xã của một xã viên phải trên cơ sở nhận thức rõ mục tiêu của tổ chức và hoàn toàn tự nguyện, không có sự phân biệt nào về xã hội, chính trị, tôn giáo đối với tất cả các thành viên. 1.3.2. Nguyên tắc dân chủ, bình đẳng và công khai Nguyên tắc này thể hiện ở quyền của xã viên tham gia quản lý đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã. Xã viên có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết bất kể xã viên đó góp bao nhiêu vốn hay giữ chức vụ gì trong hợp tác xã. Thực hiện công khai phương hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối và những vấn đề khác trong hợp tác xã. Về vấn đề này, Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ “Quản trị phải dân chủ. Việc làm phải bàn bạc với nhau. Mọi người đều hiểu mới vui lòng làm. Có người chưa hiểu, chưa vui lòng mà bắt họ làm thì hỏng việc” [18, tr.540]. Do đó, trong việc tổ chức và điều hành hoạt động của hợp tác xã hiện nay mọi sự gò ép, áp đặt một mô hình duy ý chí, bất chấp ý kiến của xã viên là điều tối kỵ vì nó sẽ làm suy yếu sức mạnh của kinh tế hợp tác. 1.3.3. Nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi Hợp tác xã tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; tự quyết định về phân phối thu nhập, bảo đảm hợp tác xã và xã viên cùng có lợi. Đặc biệt quan tâm coi trọng lợi ích của các thành viên vì đây chính
  • 20. 19 là động lực trực tiếp thúc đẩy nông dân tự nguyện, tự giác tham gia vào tổ chức kinh tế hợp tác. Hồ Chí Minh luôn căn dặn “Cần phải nêu cao tính hơn hẳn của hợp tác xã bằng những kết quả thiết thực là làm cho thu nhập của xã viên được tăng thêm, làm cho xã viên sau khi vào hợp tác xã thu hoạch nhiều hơn hẳn khi ở ngoài. Như thế thì xã viên sẽ phấn khởi, sẽ gắn bó chặt chẽ với hợp tác xã của mình. Đó là phương pháp tuyên truyền thuyết phục tốt nhất để khuyến khích nông dân vào hợp tác xã” [19, tr.530]. Nguyên tắc cùng có lợi phải được thấm sâu trong điều lệ của từng hợp tác xã, từ quy định về góp vốn đến tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, phân phối lợi ích, cách tổ chức làm việc của hợp tác xã. Chỉ có thể kết hợp sức mạnh của tập thể với sức mạnh của hộ xã viên trên cơ sở xử lí hài hoà các lợi ích theo nguyên tắc cùng có lợi. 1.3.4. Nguyên tắc hợp tác và phát triển cộng đồng Mỗi xã viên phải có ý thức phát huy tinh thần xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong hợp tác xã, trong cộng đồng xã hội. Nguyên tắc này cũng đòi hỏi hợp tác giữa các hợp tác xã trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Những nguyên tắc trên cũng là tiêu chuẩn để xác định một tổ chức kinh doanh có phải là hợp tác xã hay không; để phân biệt hợp tác xã với tổ chức kinh doanh khác trong nền kinh tế thị trường. 1.4. Những nét đặc thù của hợp tác nông nghiệp trong kinh tế thị trƣờng Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất gắn liền với sự tồn tại và phát triển của loài người. Điều đó có nghĩa là ngay từ khi con người xuất hiện thì ngành sản xuất đầu tiên mang lại sự sống cho họ là nông nghiệp. Chính vì vậy
  • 21. 20 hợp tác lao động trong nông nghiệp là hình thức hợp tác đầu tiên của loài người. Sản xuất càng phát triển, phân công lao động càng sâu sắc thì xuất hiện các hình thức hợp tác lao động trong các ngành nghề khác. Mặc dù hợp tác lao động là một tất yếu khách quan của hoạt động sản xuất, song trong từng lĩnh vực có những đặc điểm riêng biệt. Đặc tính này do đặc điểm của ngành sản xuất quy định. Trong lĩnh vực nông nghiệp, ngoài những đặc điểm và nguyên tắc chung nói trên hợp tác lao động có những nét đặc thù sau đây:
  • 22. 21 Một là, sản xuất nông nghiệp luôn gắn liền với cơ thể sống là vật nuôi, cây trồng, mà sự tồn tại và phát triển của nó tuân theo các quy luật sinh học. Đối tượng sản xuất nông nghiệp là những sinh vật có quy luật sinh trưởng và phát triển đặc thù khác với trong công nghiệp. Cho nên cần phải theo dõi, chăm sóc tỉ mỉ, thường xuyên không kể sớm khuya để đáp ứng kịp thời các yêu cầu sinh học của cây trồng, vật nuôi. Sản phẩm nông nghiệp không chỉ là kết quả trực tiếp của lao động mà còn thông qua sự sinh trưởng và phát triển của đối tượng sản xuất. Quá trình sản xuất trong nông nghiệp được phân chia thành nhiều khâu, trong đó có những khâu cần thiết có sự hợp tác lao động song cũng có những khâu từng người làm riêng biệt sẽ hiệu quả hơn Chẳng hạn trong ngành trồng trọt, quá trình sản xuất trực tiếp có thể được chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn cày cấy, gieo trồng; Giai đoạn chăm sóc; Giai đoạn thu hoạch. Trong giai đoạn đầu để đảm bảo tính thời vụ, người lao động cần có sự hợp tác lao động để cày cấy, gieo trồng kịp thời vụ, người ta có thể hợp sức với nhau làm việc theo phương thức đổi công cho nhau. Trong thời kỳ chăm sóc, có những công việc cần hợp tác, nhưng cũng có những việc từng người làm tốt hơn như theo dõi sát sao quá trình sinh trưởng của cây trồng, phát hiện nhu cầu tưới tiêu nước… Ở giai đoạn thu hoạch, rất cần thiết hợp tác để tránh những thiệt hại do thu hoạch chậm, nhất là trong trường hợp có bão lũ đe dọa. Vì vậy, hợp tác trong nông nghiệp thường là hợp tác từng khâu, từng công việc cụ thể. Hai là, quá trình lao động và quá trình sản xuất trong nông nghiệp không trùng hợp hoàn toàn về thời gian, và sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ. Chính hai tính chất này quy định sản xuất nông nghiệp không thể tổ chức hợp tác
  • 23. 22 sản xuất theo lối dây chuyền, sản xuất hàng loạt như trong công nghiệp mà cần được tổ chức theo kiểu gia đình hoặc nông trại, trang trại là kiểu tổ chức rất năng động, linh hoạt nhờ đó cho phép sử dụng hợp lý mọi nguồn lực trong sản xuất: lúc thời vụ khẩn trương cần phải hợp lực với nhau để sản xuất, ngày nông nhàn thì phát huy tính cần cù của lao động cá thể. Cùng với sự phát triển của sức sản xuất, trong nông nghiệp cũng phải xã hội hóa lao động, thay đổi nội dung, cách thức lao động. Song con đường tổ chức và hợp tác trong nông nghiệp không giống với công nghiệp, việc tăng sức sản xuất của lao động ở đây vẫn phải dựa trên nguyên tắc duy trì và tăng cường sự gắn bó mật thiết giữa lao động với đối tượng lao động. Ba là, trong nông nghiệp ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Ruộng đất vừa là vật chịu tác động của lao động như một đối tượng lao động, vừa là vật truyền dẫn lao động của con người đến cây trồng, đồng thời ruộng đất cũng là không gian rộng lớn mà trên đó tổ chức các quá trình lao động sản xuất chịu tác động trực tiếp của điều kiện tự nhiên nhiều vẻ, đa dạng của từng địa phương, nhiều dị biệt và thất thường. Điều này quy định tính đa dạng của hoạt động nông nghiệp. Nó đòi hỏi hình thức hợp tác trong nông nghiệp không thể rập khuôn cho mọi vùng. Có thể tham khảo lẫn nhau nhưng không thể áp đặt một cách máy móc hình thức của vùng này cho vùng kia. Thêm vào đó, sản xuất ngoài trời trên không gian rộng lớn, lao động và tư liệu sản xuất luôn di động và thay đổi theo thời gian và không gian. Vì vậy hợp tác lao động trong nông nghiệp được tổ chức thích hợp với sự di chuyển đó. Các điểm đặc thù của sản xuất nông nghiệp nói trên đòi hỏi trong phát triển nông nghiệp phải có sự gắn bó giữa người lao động với ruộng đất và đối tượng sản xuất, người nông dân thực sự am hiểu quá trình sinh trưởng của vật
  • 24. 23 nuôi, cây trồng. Hơn nữa, người nông dân lại là chủ thể quá trình canh tác, gắn trách nhiệm với toàn bộ quá trình canh tác từ đầu cho đến khi kết thúc. Ở đây chính lợi ích kinh tế thiết thân của nông dân là cơ sở quyết định sự gắn bó của họ với tư cách vừa là chủ thể canh tác, vừa là chủ thể kinh tế và cũng là cơ sở cho các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp. Do đó, hợp tác lao động trong nông nghiệp phải hết sức tôn trọng tính tự chủ của nông hộ. 1.5. Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở một số nƣớc Do nhu cầu thực tế của cuộc sống, sự hợp tác giản đơn không đủ để đáp ứng nhu cầu mọi mặt ngày càng cao của con người. Những người có chung mục đích cùng nhau góp vốn, cùng nhau đóng góp sức lao động và các tư liệu sản xuất khác mà họ có để lập ra một tổ chức - đó là các hợp tác xã. Ban đầu hợp tác xã đã phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới và ngày càng khẳng định rõ vị trí, vai trò của nó. Các hợp tác xã phát triển mạnh mẽ như vậy bởi vì nó là một loại hình doanh nghiệp dựa trên sự tương trợ, tự chịu trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, công khai và đoàn kết. Ngay từ đầu thế kỷ XIX nhiều hợp tác xã ở châu Âu đã hình thành trên cơ sở tổ chức hợp tác giản đơn. Cuối thế kỷ XIX hợp tác xã ở nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Dưới đây sẽ xem xét phong trào hợp tác xã ở một số nước trên thế giới. 1.5.1. Phong trào hợp tác xã ở Nhật Bản Trước khi có hợp tác xã chính thức, vào thời Minh Trị các liên hiệp tín dụng của nông dân Nhật Bản đã được thành lập. Tuy nhiên hình thức hợp tác chỉ xuất hiện khi chính phủ Nhật quyết định mở cửa tham gia vào thị trường thế giới sau một thời gian dài bế quan toả cảng. Giai đoạn này quá trình công nghiệp hoá diễn ra, các nhà sản xuất nhỏ gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh với các doanh
  • 25. 24 nghiệp lớn nên xuất hiện nhu cầu hợp tác. Cuối thế kỷ XIX mô hình hợp tác xã đầu tiên của Nhật Bản được thành lập, năm 1900 luật hợp tác xã được ban hành. Năm 1910 Liên hiệp Trung ương các hợp tác xã được thành lập nhằm thúc đẩy phong trào hợp tác xã trên cả nước. Phong trào hợp tác xã Nhật Bản được tổ chức thành Uỷ ban chung của các hợp tác xã và các hiệp hội hợp tác xã chuyên ngành như Liên hiệp hợp tác xã tiêu dùng, Liên hiệp Trung ương các hợp tác xã nông nghiệp, Liên hiệp quốc gia hợp tác xã thuỷ sản... Về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn kinh tế nông trại Nhật Bản mang những đặc trưng của nông nghiệp châu Á và thể hiện trên các mặt: - Một là, qui mô đất canh tác nhỏ và tăng chậm. Đây là 1 đặc thù của nghề trồng lúa nước ở châu Á, mặt khác truyền thống cố gắng duy trì đất đai cha ông để lại in đậm trong mỗi gia đình nông dân Nhật Bản. - Hai là, phương thức canh tác truyền thống gắn kết với tiến bộ công nghệ sinh học. Kinh tế nông trại Nhật Bản có thu nhập lớn từ lĩnh vực phi nông nghiệp (65%). Các hợp tác xã của Nhật Bản trong bước đầu hoạt động đều gặp một số khó khăn nhất định. Trong nông nghiệp, sau những suy thoái năm 1930 các hợp tác xã đã vận động Chính phủ hỗ trợ thành lập mỗi làng, thị trấn một hợp tác xã và đã phục hồi được sự suy thoái nói trên. Năm 1947, Chính phủ đã ban hành Luật hợp tác hoá nông nghiệp. Liên hiệp Trung ương các hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản ra đời vào năm 1954 sau khi luật hợp tác xã được sửa đổi nhằm hướng dẫn nông dân và điều phối phong trào hợp tác xã nông nghiệp cấp quốc gia. Các hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản
  • 26. 25 được đặc trưng bởi hệ thống 3 cấp: cấp hợp tác xã cơ sở, cấp các liên hiệp và liên đoàn tỉnh, cấp liên hiệp và liên đoàn quốc gia. Cụ thể:
  • 27. 26 Hợp tác xã cấp cơ sở của Nhật Bản: Có 2 loại hình: Hợp tác xã nông nghiệp đa chức năng và hợp tác xã nông nghiệp đơn chức năng. Từ năm 1961 trở về trước các hợp tác xã đơn chức năng khá phổ biến. Nó do những người nông dân tổ chức hoạt động trong những lĩnh vực sản xuất cụ thể như chế biến sữa, nuôi gia cầm và các công việc khác. Nhưng từ năm 1961 trở về đây do Nhật Bản khuyến khích hợp nhất các hợp tác xã nhỏ thành hợp tác xã lớn nên mô hình hoạt động chủ yếu của hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản hiện nay là đa chức năng. Các hợp tác xã nông nghiệp đa chức năng chịu trách nhiệm đối với nông dân trên tất cả các lĩnh vực như cung cấp nông cụ, tín dụng, mặt hàng nhu yếu phẩm cũng như giúp nông dân chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo hiểm cho hoạt động của họ. Về chức năng, các hợp tác xã nông nghiệp đa năng Nhật Bản đảm đương các nhiệm vụ sau: Cung cấp cho nông dân dịch vụ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cũng như giúp họ hoàn thiện kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất; Tiến hành kinh doanh, giúp nông dân tiêu thụ hàng hoá; Hợp tác xã cung ứng hàng hoá cho xã viên theo đơn đặt hàng với giá thống nhất, hợp lý. Các hợp tác xã cơ sở được tổ chức ở cấp làng, thị trấn và thành phố trực thuộc Trung ương Các tổ chức hợp tác xã cấp tỉnh Nhật Bản: Các hợp tác xã nông nghiệp được các liên đoàn, hiệp hội hợp tác xã nông nghiệp tỉnh và liên minh các hợp tác xã nông nghiệp tỉnh quản lý. Các tổ chức này điều phối hoạt động của các hợp tác xã trong phạm vi quyền hạn quản lý của mình. Các liên đoàn cấp tỉnh có nhiệm vụ hỗ trợ các dịch vụ tài chính, bảo hiểm, tiếp thị mua bán và phúc lợi xã hội cho các hợp tác xã thành viên.
  • 28. 27 Liên hiệp Trung ương các hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản là tổ chức cao nhất của phong trào hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản. Mục tiêu của nó là tạo ra các chính sách quản lý cho các hợp tác xã và các liên đoàn cấp tỉnh. Nó đại diện cho các hợp tác xã nông nghiệp trong mối quan hệ với các tổ chức quốc tế như ICA, FAO. Chính phủ Nhật Bản đặc biệt quan tâm tạo điều kiện cho các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động. Sự hỗ trợ của Chính phủ không làm mất đi tính tự chủ và độc lập của các hợp tác xã. Chính phủ hỗ trợ trên các mặt như chính sách, pháp luật, vốn, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp, điều đó đã giúp cho sự phát triển nông thôn và đẩy mạnh phúc lợi của người dân. 1.5.2. Phong trào hợp tác xã ở Thái Lan Thái Lan là nước có khối lượng nông sản hàng hoá xuất khẩu lớn ở khu vực Đông Nam Á. Lĩnh vực nông nghiệp đóng góp tỷ lệ khá lớn trong GDP của nền kinh tế. Trong nông nghiệp, hình thức sản xuất nông hộ và nông trại là phổ biến; là lực lượng sản xuất chủ yếu tạo ra các loại nông, lâm, thuỷ sản. Số lượng nông hộ và nông trại tăng lên nhanh từ 3,21 triệu (năm 1968) lên 5,65 triệu hộ (năm 1993). Qui mô bình quân sử dụng đất là 4,5 ha/hộ. Hợp tác xã đầu tiên của Thái Lan là hợp tác xã tín dụng nông nghiệp được thành lập năm 1915 nhằm giúp nông dân mắc nợ phục hồi sản xuất, không phải gán nợ bằng đất, tránh để đất rơi vào tay những kẻ cho vay nặng lãi. Nhờ hoạt động có hiệu quả nên hàng loạt các hợp tác xã tín dụng khác trong cả nước cũng ra đời; đặc biệt các hợp tác xã khác như công nghiệp, nông nghiệp cũng phát triển mạnh. Năm 1968, Chính phủ Thái Lan ban bố Luật hợp tác xã và Liên đoàn hợp tác xã Thái Lan được thành lập. Hệ thống hợp tác xã Thái Lan hoạt động theo
  • 29. 28 ngành dọc gồm 3 cấp: cấp cơ sở, cấp tỉnh và cấp Trung ương và theo các chuyên ngành (nông nghiệp, thuỷ sản, tín dụng - tiết kiệm, dịch vụ, tiêu dùng, đất đai). Theo Luật hợp tác xã, tất cả các loại hình hợp tác xã mọi cấp đều phải là thành viên của Liên đoàn hợp tác xã Thái Lan. Hợp tác xã nông nghiệp đầu tiên của Thái Lan được thành lập vào năm 1916 và số lượng hợp tác xã liên tục tăng trong quá trình phát triển. Hợp tác xã nông nghiệp Thái Lan hoạt động trên 5 lĩnh vực: Cung cấp vốn cho xã viên có trợ giúp với lãi suất thích hợp; Khuyến khích xã viên gửi tiền tiết kiệm và ký quỹ; Bán các sản phẩm đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và các mặt hàng thiết yếu khác cho nông dân với giá cả hợp lý; Bán nông sản giúp xã viên; Dịch vụ khuyến nông. Ở Thái Lan, lúa gạo là hướng kinh doanh chủ yếu của các hợp tác xã nông nghiệp. Do đó hợp tác xã nông nghiệp là loại hình quan trọng nhất, giữ vai trò nòng cốt trong phong trào hợp tác xã. Hợp tác xã nông nghiệp trong thực tế đã khuyến khích thâm canh, đa dạng hoá sản xuất, tăng thêm thu nhập cho xã viên. Chính phủ Thái Lan đã giúp đỡ các hợp tác xã thông qua luật hợp tác xã và nhiều chủ trương chính sách thích hợp. Chính phủ Thái Lan đã thành lập Bộ Nông nghiệp và hợp tác xã trong đó có 2 vụ chuyên trách về hợp tác xã là vụ Phát triển hợp tác xã và vụ Kiểm toán hợp tác xã để giúp đỡ các hợp tác xã thực hiện được mục tiêu đề ra. 1.5.3. Phong trào hợp tác xã ở Trung Quốc Hợp tác xã cung tiêu mà lực lượng chính là nông dân đã ra đời khá sớm ở Trung Quốc từ năm 1920. Các hợp tác xã cung tiêu ở Trung Quốc được thiết lập theo ba cấp và quan hệ kinh tế theo chiều dọc với các cấp. Tuy nhiên chỉ sau khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời thì các hợp tác xã này mới phát triển
  • 30. 29 ở quy mô rộng lớn. Năm 1952 Trung Quốc có 33.000 hợp tác xã cung tiêu; năm 1958 thì 100% các cộng đồng nông dân đã tổ chức thành hợp tác xã nông nghiệp. Từ năm 1979 các hợp tác xã nông nghiệp của Trung Quốc bắt đầu thay đổi, chủ yếu còn lại hợp tác xã cung tiêu. Các hợp tác xã cung tiêu hiện nay của Trung Quốc có chức năng: - Khuyến nông: hướng dẫn nông dân trong việc phát triển sản xuất hàng hoá, hỗ trợ kinh tế nông nghiệp và sự thịnh vượng chung của nông dân. - Cung ứng dịch vụ kinh doanh gồm: mua, lưu kho, phân phối cung ứng vật tư, phân bón, dịch vụ phân tích đất, ứng dụng kỹ thuật mới... Năm 1998 các hợp tác xã đã đảm bảo cung ứng 60% phân bón cho nông dân, 430.000 tấn thuốc trừ sâu... Trong tay các hợp tác xã cung tiêu có hơn 320.000 trạm chăm sóc cây trồng và đảm đương dịch vụ nhiều mặt cho sản xuất nông nghiệp như giống, kỹ thuật, tư vấn... - Dịch vụ tiêu thụ nông sản: các hợp tác xã cung tiêu tích cực xây dựng các trạm thu mua và trung tâm tiêu thụ nông sản cho nông dân. - Kinh doanh buôn bán lẻ: đối tượng là hàng hoá tiêu dùng. Hầu như hợp tác xã nào cũng đảm nhận dịch vụ này. Hiện nay các hợp tác xã cung tiêu đã thiết lập được mạng lưới khá đầy đủ các điểm bán lẻ ở nông thôn Trung Quốc. - Chế biến nông sản và sản xuất: các hợp tác xã cung tiêu có trong tay nhiều xí nghiệp chế biến, trung tâm thu mua phế liệu, kho chứa và phương tiện vận chuyển, điểm kinh doanh dịch vụ... Năm 1998 tổng lượng chế biến và xuất khẩu là 95 tỷ nhân dân tệ. Các hợp tác xã Trung Quốc còn có 60 viện nghiên cứu và hơn 1000 cơ sở đào tạo khác nhau. Như vậy sau đổi mới các hợp tác xã cung tiêu ở Trung Quốc đóng góp rất lớn cho nền kinh tế và trợ giúp nông dân.
  • 31. 30
  • 32. 31 1.5.4. Phong trào hợp tác xã ở Mỹ Hợp tác xã đầu tiên được thành lập ở Hoa Kỳ là hợp tác xã chế biến sữa do những người nông dân thành lập ở Goshen vào năm 1810, tiếp theo là hợp tác xã tiếp thị thịt lợn vào năm 1820 ở vùng Ohio. Các hợp tác xã cung ứng nông nghiệp thành lập vào năm 1863 ở LongIsland. Năm 1902 Liên hiệp nông dân được thành lập và liên đoàn nông nghiệp Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1919. Năm 1914 Nhà nước thành lập Cục hợp tác xã để hỗ trợ cho khu vực kinh tế hợp tác xã, kể cả việc đào tạo cán bộ quản lý hợp tác xã. Khu vực hợp tác xã đã trở thành một loại hình kinh tế quan trọng của Hoa Kỳ, do vậy Chính phủ đã ban hành luật và điều lệ về hợp tác xã để giúp các hợp tác xã đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ có chương trình hỗ trợ cho các trung tâm phát triển hợp tác xã: năm 2000 là 4 triệu USD, năm 2001 tăng lên 6 triệu USD. 1.5.5. Những kinh nghiệm phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp có thể vận dụng vào nước ta Từ việc xem xét một cách khái quát sự phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở vài nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ và vài nước đang phát triển như Thái Lan, Trung Quốc có thể rút ra những nhận xét và một số kinh nghiệm sau: Nhìn chung sự ra đời các hợp tác xã của các nước trên thế giới mặc dù khác nhau về điểm xuất phát, trình độ sản xuất, về nhiệm vụ ban đầu nhưng đều có chung những điểm sau: Thứ nhất, cơ sở cho sự hình thành và phát triển hợp tác xã nông nghiệp là kinh tế hộ nông dân hay kinh tế trang trại. Hợp tác xã không phải là mục tiêu cuối cùng của tổ chức sản xuất mà chỉ là hình thức và biện pháp để phát triển sản
  • 33. 32 xuất nông nghiệp. Đây là một xu thế diễn ra phổ biến từ lâu ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Thứ hai, các hợp tác xã đa dạng về loại hình và quy mô do trình độ của lực lượng sản xuất và điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Tuy nhiên nông nghiệp là lĩnh vực gắn với sự sinh trưởng cá biệt của cây trồng, vật nuôi trong những không gian nhất định và phụ thuộc vào khí hậu, đòi hỏi sự chăm sóc cá nhân chu đáo từ phía người nuôi trồng. Ngay cả những nước có trình độ cao như Nhật Bản thì hình thức chăn nuôi, canh tác theo kiểu kinh tế hộ và trang trại vẫn còn tồn tại và có ưu thế so với việc tiến hành sản xuất nông nghiệp theo kiểu tập trung những người lao động để cùng sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy nên mô hình hợp tác xã ở các nước rất đa dạng và phong phú nhưng phổ biến là loại hình hợp tác xã làm dịch vụ cho các pháp nhân, thể nhân, những hộ nông dân độc lập. Loại hình hợp tác xã nông nghiệp tập trung những người lao động để cùng sản xuất - kinh doanh không nhiều. Thứ ba, mục tiêu của hợp tác xã là trợ giúp các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của các xã viên, nỗ lực vì cộng đồng song trước hết nó phải là một tổ chức kinh tế. Hay nói cách khác hợp tác xã phải sản xuất, kinh doanh có lãi trên thị trường để lấy đó làm cơ sở thực hiện các mục tiêu hỗ trợ của mình. Thứ tư, hệ thống mạng lưới tổ chức hợp tác xã được xây dựng theo ba cấp: cơ sở, cấp tỉnh (thành phố) và Trung ương. Trong đó, hợp tác xã cơ sở là tổ chức kinh tế của các hộ nông dân, trang trại gia đình - những người lao động tự nguyện khi quyết định gia nhập hoặc xin ra. Hợp tác xã cơ sở là tổ chức đầu mối quan trọng nhất của hệ thống mạng lưới hợp tác xã được xây dựng theo địa bàn lãnh thổ, một địa điểm dân cư theo nhiều loại hình khác nhau. Các hợp tác xã
  • 34. 33 thường liên kết với nhau thành hiệp hội ở các địa phương và chịu sự kiểm tra của Chính phủ. Thứ năm, Nhà nước luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, nuôi dưỡng và phát triển phong trào hợp tác xã nhằm vừa phát triển kinh tế vừa góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội trên cơ sở pháp lý là không bao cấp và không can thiệp vào công việc của hợp tác xã. Sự hỗ trợ của nhà nước đối với hợp tác xã thể hiện trên các phương diện: tạo khuôn khổ luật pháp, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn, tuyên truyền và giáo dục về hợp tác xã, trợ giúp đào tạo cán bộ hợp tác xã, ứng dụng thành tựu khoa học mới, tìm kiếm và mở rộng thị trường... Đối với những nước đang phát triển là những nước còn nghèo, dân trí chưa cao nếu để cho hợp tác xã tự hình thành thì mất khá nhiều thời gian. Vì vậy, phong trào hợp tác xã cần phải được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước thông qua việc hướng dẫn, công bố các chính sách tạo điều kiện cho hợp tác xã ra đời, hoạt động và phát triển. Thứ sáu, hợp tác xã trong đó có hợp tác xã nông nghiệp phải thật sự là một tổ chức tự nguyện của xã viên, đa dạng và phong phú về hình thức do yêu cầu của xã viên và cộng đồng. Mục đích của hợp tác xã là gắn bó cùng nhau để tạo ra các dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã viên và hoạt động xã hội vì cộng đồng. Phải nâng cao nhận thức và hiểu biết của mọi người về hợp tác xã để hợp tác xã thật sự là tổ chức tự nguyện của nông dân, của người lao động nông nghiệp xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn sản xuất. Thứ bảy, kinh tế hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp không nhất thiết gắn với tập thể hoá ruộng đất cũng như tư liệu sản xuất của nông dân, phải tôn trọng quyền tự chủ của hộ xã viên. Đa số các hợp tác xã được hình thành trên cơ sở góp vốn và phân chia lợi ích.
  • 35. 34 Những kinh nghiệm phát triển hợp tác xã trên đây có thể tham khảo trong quá trình chuyển đổi từ hợp tác xã kiểu cũ sang hợp tác xã kiểu mới phù hợp với cơ chế thị trường ở Việt Nam. Tóm lại, kinh tế hợp tác là hiện tượng khách quan. Những thành tựu lý luận cũng như thực tiễn hoạt động của phong trào hợp tác xã ở các nước trên thế giới đều khẳng định kinh tế hợp tác có vai trò to lớn trong việc phát triển lực lượng sản xuất, hình thành quan hệ sản xuất tiến bộ và thực hiện các mục tiêu xã hội vì cộng đồng. Vấn đề đặt ra là mỗi nước phải xuất phát từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và hoàn cảnh lịch sử cụ thể để vận dụng những hình thức kinh tế hợp tác và phương thức hoạt động thích hợp đem lại hiệu quả cao, thúc đẩy kinh tế phát triển. Vì vậy, Văn kiện Đại hội X Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định "Tiếp tục đổi mới chính sách để khuyến khích, thúc đẩy phát triển mạnh các loại hình kinh tế tập thể với những hình thức hợp tác đa dạng, tự nguyện, đáp ứng nhu cầu của các thành viên, phù hợp với trình độ phát triển của các ngành nghề trên các địa bàn. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới trên cơ sở tổng kết các đơn vị làm tốt để tăng sức hấp dẫn, tạo động lực cho kinh tế tập thể, nhất là đối với nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đa dạng hoá hình thức sở hữu trong kinh tế tập thể (có sở hữu pháp nhân, thể nhân). Phát triển các loại hình doanh nghiệp trong hợp tác xã và các hình thức liên hiệp hợp tác xã" [7, tr.235 - 236].
  • 36. 35 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 2.1. Sơ lƣợc về quá trình phát triển hợp tác xã nông nghiệp Hà Nội Hà Nội trước khi mở rộng địa giới hành chính nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, giới hạn trong khoảng từ 20o 53' đến 21o 23' vĩ độ Bắc và 105o 44' đến 106o kinh độ Đông. Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên ở phía Bắc; Hà Nam, Hoà Bình ở phía Nam; Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía Đông; Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía Tây. Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, điều này được phản ánh rõ nét qua hướng dòng chảy tự nhiên của các con sông chính thuộc địa phận Hà Nội. Đại bộ phận diện tích Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với độ cao trung bình từ 15m đến 20m so với mực nước biển. Khoảng 3/4 diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng hằng năm được bồi đắp một lượng phù sa lớn từ sông Hồng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn: độ ẩm trung bình hàng năm là 79% và lượng
  • 37. 36 mưa trung bình hằng năm là 1245mm. Điều kiện tự nhiên nói trên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Sau cải cách ruộng đất ở miền Bắc muốn có cơ sở để tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa... Đảng ta đã lãnh đạo tổ chức hợp tác hoá nông nghiệp trên toàn miền Bắc, coi đó là khâu then chốt trong toàn bộ công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Tuy chủ trương thận trọng, tiến hành từng bước từ thấp đến cao nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện nhiều nơi đã nóng vội, làm nhanh theo kiểu chiến dịch, áp dụng cả những biện pháp có tính cưỡng bức, đẩy mạnh phong trào hợp tác hoá nông nghiệp một cách ồ ạt. Hợp tác hoá thời kỳ này được tiến hành theo hình mẫu tập thể hoá (vốn được áp dụng phổ biến ở các nước xã hội chủ nghĩa). Đến mùa thu năm 1960 toàn miền Bắc đã căn bản hoàn thành xây dựng hợp tác xã bậc thấp. Sau ngày giải phóng Thủ đô 10-10-1954, Thủ đô Hà Nội cùng với miền Bắc bắt tay ngay vào công cuộc khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa. Về nông nghiệp, Hà Nội tiến hành cải cách ruộng đất nhanh gọn đến đầu năm 1956 hoàn thành. Ba vạn mẫu ruộng được chia cho nông dân, diện tích cấy trồng, năng suất và sản lượng ngày một tăng. Cùng với việc khôi phục sản xuất, nông dân ngoại thành bước vào con đường làm ăn tập thể dưới hình thức đổi công. Từ phong trào tổ đổi công tiến lên hợp tác xã nông nghiệp. Tháng 6 -1958 hợp tác xã Đại Từ (Thanh Trì) ra đời. Đây là hợp tác xã nông nghiệp đầu tiên của Hà Nội. Đến năm 1960 đã có 279 hợp tác xã nông nghiệp với trên 91,3% số hộ nông dân vào hợp tác xã và chiếm 82% diện tích cấy trồng, trong đó có 33 hợp tác xã bậc cao.
  • 38. 37 Từ năm 1961 là thời kỳ tăng cường củng cố hợp tác xã nông nghiệp, mở rộng quy mô hợp tác xã, phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện trong đó đặc biệt chú trọng mở rộng quy mô để phát triển lực lượng sản xuất đưa hợp tác xã từ bậc thấp lên bậc cao. Từ năm 1965 - 1975, Hà Nội vừa chống chiến tranh phá hoại vừa chi viện giải phóng miền Nam nhưng với những kết quả đạt được trong phong trào hợp tác hoá, sản lượng lượng thực vẫn tăng 4,3 lần. Đại thắng mùa xuân năm 1975 Hà Nội cùng với cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng 12/1976) tiếp tục khẳng định và hoàn thiện quan điểm về tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý nông nghiệp ở các hợp tác xã miền Bắc và triển khai công cuộc tập thể hoá nông nghiệp trên địa bàn phía Nam. Đầu những năm 1980, tình hình sản xuất nông nghiệp Hà Nội cũng như toàn miền Bắc sa sút, nền kinh tế nước ta lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Các hợp tác xã thực hiện nhiều chức năng phi kinh tế với chế độ phân phối cấp phát, giao nộp hiện vật... chế độ phân phối thu nhập bình quân trong các hợp tác xã đã vi phạm nghiêm trọng lợi ích kinh tế của người nông dân, không kích thích họ sản xuất. Kết quả là thu nhập của xã viên giảm sút nghiêm trọng. Bình quân thu nhập thóc từ hợp tác xã của 1 nhân khẩu/tháng năm 1977 là 12 kg đến năm 1980 còn 10,4 kg. Tháng 12/1986 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã khởi xướng công cuộc đổi mới. Quá trình đổi mới của nước ta diễn ra một cách đồng bộ trên nhiều phương diện, trong đó đặc biệt sâu sắc và có tính cách mạng triệt để là tư duy kinh tế. Một trong những nội dung đó là: từ chỗ coi hợp tác xã thuần tuý là kinh tế tập thể theo nghĩa tập thể hoá tư liệu sản xuất đã chuyển sang xác định hợp tác xã là tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở người lao động tự
  • 39. 38 nguyện góp sức, góp vốn và quản lý dân chủ, thực hiện khoán hộ và phát huy vai trò tự chủ hộ xã viên, phát triển nhiều hình thức hợp tác xã đa dạng. Kết quả của quá trình đổi mới đó là chỉ trong một thời gian ngắn sản xuất nông nghiệp đã được khôi phục, năng suất lúa của Hà Nội từ 5,3 tấn/ha năm 1987 tăng lên 5,8 tấn/ha năm 1993. Đặc biệt, sự ra đời của Luật hợp tác xã năm 1997 đã ghi nhận một mốc quan trọng của quá trình đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác ở Việt Nam cũng như ở Thành phố Hà Nội. Sự nghiệp đổi mới đã làm cho nông nghiệp ở Hà Nội có bước phát triển đạt nhiều thành tựu, giá trị sản phẩm trên một ha đất canh tác là 43,7 triệu đồng/ha vào năm 2002. 2.2. Tình hình hợp tác xã nông nghiệp ngoại thành Hà Nội Trước những biến đổi sâu sắc của nền kinh tế thị trường, những hạn chế của hợp tác xã theo mô hình cũ ngày càng bộc lộ. Điều đó đòi hỏi phải có sự đổi mới căn bản cả về hình thức tổ chức và cơ chế quản lý trong các hợp tác xã nông nghiệp phù hợp với sự vận hành của nền kinh tế thị trường. Sau khi Luật hợp tác xã 1997 ban hành, quá trình phát triển hợp tác xã nông nghiệp ngoại thành Hà Nội diễn ra với hai hình thức chủ yếu: chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ thành hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới và thành lập mới các hợp tác xã nông nghiệp, trong quá trình đó một số hợp tác xã nông nghiệp không thể chuyển đổi hoặc hoạt động yếu kém thì phải giải thể. 2.2.1. Số hợp tác xã bị giải thể Bảng 2.2.1. Tình hình hợp tác xã nông nghiệp ngoại thành Hà Nội năm 2002 và năm 2007 Số hợp tác xã 2002 2007
  • 40. 39 Tổng số 291 282 Trong đó: - Chuyển đổi 272 250 - Thành lập mới 13 32 - Chưa chuyển đổi 6 - Giải thể 9 37 Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Qua bảng trên ta they, đến năm 2007 ngoại thành Hà Nội có 37 hợp tác xã nông nghiệp giải thể do hoạt động không hiệu quả. Trên thực tế thì có một số hợp tác xã chỉ còn tồn tại trên hình thức nhưng chưa tiến hành giải thể được hay “chết mà chưa được chôn”. Nguyên nhân của sự chậm trễ trong việc tiến hành giải thể các hợp tác xã nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội: Một là, việc xác định tư cách xã viên để phân chia quyền lợi khi giải thể gặp khó khăn do công tác quản lý nhân sự ở các hợp tác xã này không chặt chẽ, nhiều xã viên còn trong danh sách nhưng đi làm ăn xa khó khăn cho việc liên hệ. Hai là, nhiều hợp tác xã đã ngừng hoạt động nhưng còn nợ đọng thuế, không có khả năng thanh toán nên gây khó khăn cho công tác giải thể. Ba là, vướng mắc về đất đai - đây là khó khăn cơ bản nhất trong quá trình tiến hành giải thể các hợp tác xã nông nghiệp Hà Nội. Đối với đất đai theo quy định của pháp luật do Nhà nước quản lý, khi tiến hành giải thể hợp tác xã phải bàn giao lại cho chính quyền nhưng có một số vấn đề đặt ra, đó là: Đất đai do hợp tác xã quản lý qua nhiều năm dẫn đến giấy tờ thất lạc nên không xác định được nguồn gốc, do quá trình đô thị hóa và lấn chiếm của người dân nên diện
  • 41. 40 tích đất bị thu hẹp rất khó xác định diện tích trong xử lý giải thể. Một số diện tích đất hợp tác xã giao cho xã viên quản lý nhưng đã bị xã viên mua bán, chuyển đổi mục đích đất như xây nhà kiên cố...nên chưa thu hồi được để bàn giao cho chính quyền. Một số hợp tác xã có diện tích đất nằm trong quy hoạch của các dự án nhưng Nhà nước chưa thu hồi nên chưa thể thanh lý tài sản. Chính vì vậy mà số hợp tác xã ở ngoại thành Hà Nội đã hoàn tất thủ tục giải thể còn ít so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. 2.2.2. Số hợp tác xã chuyển đổi theo Luật Từ sau khi Luật hợp tác xã năm 1997 được ban hành Hà Nội đã tiến hành chuyển đổi các hợp tác xã kiểu cũ thành hợp tác xã kiểu mới, đồng thời xây dựng một số hợp tác xã mới. Đến năm 2002 các huyện ngoại thành Hà Nội đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi hợp tác xã, đã có 272 hợp tác xã được chuyển đổi. Đến hết năm 2007, số hợp tác xã chuyển đổi của ngoại thành Hà Nội là 250 hợp tác xã (một số hợp tác xã đã chuyển đổi hoạt động không hiệu quả nên giải thể) với 102.752 xã viên. Các hợp tác xã nông nghiệp ngoại thành Hà Nội sau khi chuyển đổi về mặt tổ chức đã xác định được tài sản, vốn, công nợ, tư cách xã viên, xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh và chuyển từ chỉ đạo điều hành trực tiếp sản xuất nông nghiệp sang làm dịch vụ cho hộ xã viên. Các hợp tác xã nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội sau khi chuyển đổi hoạt động theo hai mô hình sau: Một là, mô hình mỗi hộ có một người đại diện là xã viên hợp tác xã: Ở các huyện ngoại thành Hà Nội đến năm 2007 có 241 hợp tác xã nông nghiệp được chuyển đổi hoạt động theo mô hình mỗi hộ có một người đại diện là xã viên hợp tác xã. Đây là mô hình phổ biến, chiếm 96,4% (241/250) các hợp tác
  • 42. 41 xã chuyển đổi và 85,4% (241/282) tổng số hợp tác xã nông nghiệp của 5 huyện ngoại thành hiện nay [1, tr.4]. Đặc điểm về tổ chức quản lý: Trong mô hình này mỗi một hộ dân trong xã hoặc trong thôn cử một thành viên trong gia đình đại diện tham gia hợp tác xã. Mô hình này có ưu điểm là phù hợp với nhu cầu của nông dân, thanh toán dịch vụ nhanh gọn. Tuy nhiên các hợp tác xã hoạt động theo mô hình này có một số hạn chế: Do mỗi hộ chỉ có một người đại diện là xã viên nên việc xác định tư cách xã viên thực tế có khó khăn: kỳ này người này đi họp Đại hội xã viên nhưng đến kỳ sau lại là người khác. Người đại diện phần lớn là chủ hộ, do đó có một tỷ lệ đáng kể xã viên đã trên tuổi lao động. Thí dụ: Gia Lâm có 58% tổng số xã viên trên tuổi lao động trong các hợp tác xã thuộc mô hình này. Một số hợp tác xã có quy mô lớn mà trình độ cán bộ yếu, công tác quản lý còn nhiều lúng túng... Vốn: Vốn ban đầu của các hợp tác xã được hình thành như sau: - Chuyển giá trị tài sản được chia và các khoản tài chính hiện có của hợp tác xã cũ,... thành vốn góp của xã viên trong hợp tác xã mới. Một số hợp tác xã chia cổ phần cho xã viên chỉ có 30.000 đồng. - Vốn góp của xã viên: Một số ít hợp tác xã huy động xã viên góp vốn nhưng mỗi phần góp vốn chỉ từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng, cao là 100.000 đồng nên số vốn không lớn. Thí dụ ở huyện Sóc Sơn năm 2003 chỉ có 13/71 hợp tác xã theo mô hình đại diện hộ có vốn góp của xã viên. Năm 2002, bình quân vốn 1 hợp tác xã là 427,25 triệu đồng, trong đó vốn cố dịnh là 64,3%, vốn lưu động là 35,7%. Năm 2007, bình quân 1 hợp tác xã có số vốn là 834, 807 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 510,227 triệu đồng, chiếm
  • 43. 42 61,2% chủ yếu là giá trị của hệ thống điện, nhà kho, trạm bơm ...Còn lại là vốn lưu động 324,580 triệu đồng, chiếm 38,8%, phần vốn này phần lớn nằm trong khoản xã viên nợ hợp tác xã, do đó nhiều hợp tác xã thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh [1, tr.12]. Tài sản: Tài sản cố định của các hợp tác xã chủ yếu là công trình điện và thuỷ lợi đã xuống cấp, lạc hậu. Nhiều hợp tác xã không thu được khấu hao để đổi mới tài sản cố định. Tài sản lưu động của nhiều hợp tác xã lại là nợ đọng sản phẩm trong nhân dân nên hơn 1/3 số hợp tác xã theo mô hình này có rất ít vốn để hoạt động. Việc vay vốn của các tổ chức, ngân hàng rất khó khăn do không có tài sản thế chấp và cũng không có tổ chức nào đứng ra bảo lãnh tín dụng. Công nợ: Nợ của các hợp tác xã chia thành nợ phải trả và nợ phải thu. Nợ phải trả là các khoản hợp tác xã nợ nhà nước, nợ ngân hàng. Nợ phải thu chủ yếu là xã viên nợ hợp tác xã. Năm 2007, với 241 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo mô hình này ở ngoại thành Hà Nội có tổng số nợ phải thu là 32.804,679 triệu đồng, trung bình mỗi hợp tác xã có nợ phải thu là 136,119 triệu đồng, nhiều nhất là hợp tác xã Thống Nhất và Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Xuân Đỉnh (Từ Liêm). Có tới 48,3% số nợ phải thu do các hợp tác xã cũ bàn giao lại, đây là số nợ khó đòi đã tồn tại nhiều năm trong dân, có khi người nợ đã chết từ lâu, nhưng số nợ này vẫn tồn tại trên sổ sách kế toán của hợp tác xã. Tổng số nợ các hợp tác xã phải trả là 23.122,263 triệu đồng, trung bình mỗi hợp tác xã phải trả 95,943 triệu đồng, chủ yếu là nợ tiền thuỷ lợi phí từ nhiều năm tồn lại. Trong số đó hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Núi Đôi - Sóc Sơn nợ nhiều nhất là 1.179 triệu đồng [1, tr.17]. Một
  • 44. 43 số hợp tác xã đã xin Nhà nước xoá nợ, vì vậy Thành phố cần rà soát, xem xét xoá nợ cho các hợp tác xã, nhất là các khoản nợ trước chuyển đổi. Nhìn chung các hợp tác xã đã sử dụng phần tài sản, vốn quỹ đúng mục đích. Tuy nhiên công tác quản lý tài sản, vốn của các hợp tác xã vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Hoạt động kinh doanh: Hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngoại thành Hà Nội hiện nay chủ yếu là làm dịch vụ, không có hợp tác xã nào tổ chức sản xuất chăn nuôi, trồng trọt tập thể. Tuỳ trình độ ban quản lý và điều kiện cụ thể mà các hợp tác xã lựa chọn các loại dịch khác nhau. Các hợp tác xã đều tập trung vào các dịch vụ trước, trong và sau sản xuất nông nghiệp như dịch vụ tưới tiêu, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ thú y, dịch vụ làm đất... Nhìn chung các dịch vụ này mang lại lợi nhuận thấp vì mục tiêu hỗ trợ xã viên là chính. Năm 2007 tổng doanh thu từ các dịch vụ nông nghiệp của các hợp tác xã hoạt động theo mô hình đại diện hộ là 55.731,261 triệu đồng, lãi là 5.459,628 triệu đồng. Trong dịch vụ nông nghiệp 93,3% số hợp tác xã có dịch vụ tưới tiêu, 55,6% có dịch vụ bảo vệ thực vật, 21,1% có dịch vụ thú y và 13,5% có dịch vụ làm đất... Có 66,8% số hợp tác xã thực hiện dịch vụ điện. Năm 2007 tổng doanh thu từ dịch vụ điện của các hợp tác xã này là 129.477,23 triệu đồng, lãi là 8.612,678 triệu đồng [1, tr.26-27]. Đây là dịch vụ chính đem lại lợi nhuận cho các hợp tác xã. Tuy nhiên, do thực hiện đề án điện nông thôn nên đến tháng 9/2007 các hợp tác xã phải chuyển giao hệ thống điện cho ngành điện quản lý. Đây là khó khăn cho các hợp tác xã do lãi thu từ dịch vụ điện không còn. Các huyện ngoại thành Hà Nội có tốc độ đô thị hoá nhanh, mật độ dân cư đông đúc, đời sống nhân dân khá nên từ đầu năm 2000 đã có một số hợp tác xã chuyển sang kinh doanh dịch vụ dân sinh như dịch vụ vệ sinh môi trường, nước
  • 45. 44 sạch. Đây là hướng đi mới của các hợp tác xã nông nghiệp Hà Nội trong kinh tế thị trường. Thí dụ: Hợp tác xã Thống Nhất - Từ Liêm, Hợp tác xã Thọ Am - Thanh Trì... Tổng doanh thu từ dịch vụ dân sinh của các hợp tác xã này năm 2007 là 8.465,79 triệu đồng, lãi là 1.030,024 triệu đồng. Do điều kiện của từng địa phương khác nhau nên dịch vụ dân sinh của các hợp tác xã khác nhau. Những hợp tác xã thuộc các huyện ven đô như Từ Liêm, Thanh Trì có điều kiện kinh doanh loại dịch vụ này hơn so với các hợp tác xã của các huyện Sóc Sơn, Đông Anh. Ngoài ra, các hợp tác xã còn làm thêm một số dịch vụ khác như dịch vụ cho thuê nhà trọ, bãi đỗ xe, kinh doanh chợ... do có vị trí thuận lợi gần trường học, khu công nghiệp tập trung. Điển hình của mô hình này là Hợp tác xã Thống Nhất - Từ Liêm. Hợp tác xã này thành lập năm 1959, được chuyển đổi theo Luật hợp tác xã năm 1998. Ngành nghề kinh doanh: dịch vụ tổng hợp. Hợp tác xã được tổ chức theo mô hình đại diện hộ, mỗi hộ cử một người tham gia, số xã viên hiện nay là 1.051. Vốn góp của mỗi xã viên hiện nay là 1,4 triệu đồng, 100% xã viên tham gia góp vốn. Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã: 1 Chủ nhiệm, 2 phó chủ nhiệm, 1 trưởng ban kiểm soát, 1 kế toán trưởng. Số lao động tham gia các dịch vụ là 30 người. Hợp tác xã Thống Nhất nằm trên địa bàn ven đô đang trong quá trình đô thị hoá nhanh nên diện tích đất đai ngày càng thu hẹp từ 200 ha hiện nay chỉ còn 52 ha. Những năm gần đây đời sống chung của xã viên có được cải thiện nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy đòi hỏi hợp tác xã phải năng động đổi mới, tìm hướng đi cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, mở rộng phát triển các dịch vụ mới nhằm tạo công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho xã viên. Công việc
  • 46. 45 này ban đầu gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, kinh nghiệm, không có mặt bằng đất đai. Nhưng với tầm nhìn chiến lược, tinh thần quyết tâm, chủ động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, hợp tác xã đã mạnh dạn đầu tư phát triển các ngành nghề dịch vụ phù hợp với điều kiện thực tế sẵn có theo phương châm "lấy ngắn nuôi dài", nên từ 4 khâu dịch vụ ban đầu đến nay hợp tác xã đã kinh doanh 16 loại hình dịch vụ, dịch vụ nào cũng đạt hiệu quả và có lãi, doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng ổn định hàng năm từ 10 - 15%. Đối với các dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hợp tác xã không đặt mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu hỗ trợ xã viên duy trì sản xuất nông nghiệp song nhờ có kế hoạch phương án rõ ràng, đơn giá cụ thể nên vẫn đảm bảo được nguồn thu. Hợp tác xã đã tu bổ hệ thống hồ đập, kênh mương, hợp đồng làm dịch vụ tưới tiêu nước đến từng chân ruộng nên đã chủ động tưới tiêu đủ nước cho 35,7 ha lúa; 4,3 ha vườn quả của xã viên. Năm 2000, hợp tác xã đã lập dự án đầu tư 530 triệu đồng cải tạo nạo vét ao hồ, đầm, xây cống đắp đập ngăn hướng các nguồn nước thải ra xa nhằm phát triển dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản. Sản lượng cá từ 26 tấn năm 2000 đã tăng lên 182 tấn năm 2007. Ngoài ra, hợp tác xã đã mạnh dạn đầu tư mở mang các ngành nghề ngoài các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp nhằm phục vụ đời sống xã viên và cộng đồng như cho tư thương và xã viên thuê hơn 400 chỗ bán hàng ở chợ, mở lò giết mổ gia súc hàng ngày xuất xưởng hơn 30 tấn thịt lợn tươi sống ra thị trường, dịch vụ điện sinh hoạt, dịch vụ vệ sinh môi trường thôn xóm, dịch vụ tín dụng nội bộ, bãi chứa vật liệu xây dựng... được đông đảo xã viên tham gia và ủng hộ. Năm 2003, hợp tác xã đã tổ chức huy động vốn, xây dựng thành công hệ thống nước sạch trị giá 1,2 tỉ đồng. Tháng 1/2004 đã đưa hệ thống nước sạch vào
  • 47. 46 vận hành phục vụ nhân dân và xã viên, năm 2008 đảm bảo cho trên 90% số hộ xã viên được sử dụng nước sạch. Việc tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ luôn được Ban quản trị chú trọng từ khâu lập kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, chi tiết căn cứ vào tình hình thực tế, năng lực tài chính, nhân sự, khả năng thị trường, yếu tố rủi ro. Vì vậy, nhiều năm qua hợp tác xã luôn đạt và vượt kế hoạch đề ra. Doanh thu và lợi nhuận mỗi năm luôn đạt mức tăng trưởng từ 10 - 15%/năm. Có thể thấy rõ kết quả sản xuất kinh doanh các dịch vụ của hợp tác xã qua các số liệu cụ thể sau: Năm 2008 hợp tác xã đang thực hiện 16 loại dịch vụ: Bảo vệ thực vật; tưới tiêu; làm đất; tạo giống; cung ứng vật tư, phân bón; tuốt lúa; nuôi trồng thuỷ sản; lò giết mổ gia súc; kinh doanh chợ; cung ứng điện; vệ sinh môi trường; tín dụng nội bộ; cung cấp nước sạch; bãi vật liệu; cơ khí và nhà cho thuê. Tổng doanh thu của hợp tác xã năm 2006 là 7.302 triệu đồng, lãi là 1.033 triệu đồng; năm 2007 là 9.492 triệu đồng, lãi là 1.533,9 triệu đồng; năm 2008 là 12.328 triệu đồng; lãi là 1.991,3 triệu đồng. Số xã viên: năm 2006 là 948 người; năm 2007 là 960 người; năm 2008 là 1.051. Số lao động hưởng lương của hợp tác xã: Năm 2006 là 28 người; năm 2007 là 28 người; năm 2008 là 30 người. Thu nhập bình quân năm 2008 là 1.500.000 đồng/người/tháng. Từ kết quả kinh doanh dịch vụ hàng năm sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước, lợi nhuận được trích chia cụ thể như sau: Phân bổ vào các quỹ hợp tác xã 49%, còn lại phân chia cho xã viên theo vốn góp và theo mức độ tham gia dịch vụ là 51%. Hợp tác xã đã kết hợp hài hoà lợi ích tập thể (HTX) với lợi ích xã viên, luôn chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho xã viên. Hàng năm chia lãi theo vốn
  • 48. 47 góp và hỗ trợ dịch vụ cho xã viên, năm 2008 là trên 3 triệu đồng/xã viên đồng thời hỗ trợ các xã viên tuổi già (60 tuổi trở lên) 360.000 đồng/năm. Hợp tác xã thực hiện mua bảo hiểm xã hội cho số lao động là xã viên có ký hợp đồng lao động với hợp tác xã, đặc biệt sang năm 2009 đã tiến hành mua bảo hiểm y tế tự nguyện cho 100% xã viên. Thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ các gia đình chính sách, chăm sóc gia đình xã viên nghèo khó neo đơn, lập quỹ hỗ trợ khuyến học cho các cháu học sinh giỏi, các cháu đỗ đại học. Năm 2008 đã tham gia hỗ trợ các gia đình chính sách là 20 triệu đồng, hỗ trợ khuyến học là 15 triệu đồng (các cháu học sinh giỏi 50.000 đồng/cháu, đỗ đại học là 200.000 đồng/cháu). Phong trào thi đua lao động sản xuất cũng được Ban quản trị phát động rộng rãi từ cán bộ đến các tổ, đội dịch vụ và hộ xã viên, cuối mỗi năm đều tiến hành tổng kết bình bầu các cá nhân lao động xuất sắc, khen thưởng kịp thời bằng vật chất và tinh thần, cụ thể năm 2007 chi 50,981 triệu đồng; năm 2008 là 55 triệu đồng cho hoạt động này [9, tr.3-8]. Hợp tác xã luôn giữ được mối quan hệ tốt đẹp và luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của chính quyền và các ban ngành đoàn thể địa phương, đặc biệt là của Liên minh hợp tác xã Thành phố. Trong công tác nhân sự, ban Quản trị hợp tác xã căn cứ vào năng lực của từng cán bộ mà bố trí công việc phù hợp, thường xuyên kiểm tra, giám sát, động viên khen thưởng kịp thời đối với các cán bộ nghiệp vụ, các nhân viên tổ đội dịch vụ... Luôn đảm bảo tính công khai dân chủ, trách nhiệm rõ ràng, có sự phối hợp thống nhất trong ban Quản trị nên đã phát huy hiệu quả tối đa trong công việc. Hợp tác xã đã tham gia vào Liên minh hợp tác xã Thành phố Hà Nội.
  • 49. 48 Trong quá trình hoạt động kinh doanh dịch vụ tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng hợp tác xã còn gặp những khó khăn nhất định: vốn còn rất hạn chế, thiếu đất đai và mặt bằng để mở rộng dịch vụ tạo việc làm cho xã viên, các thủ tục hành chính còn phức tạp… cần có sự giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể và chính quyền để hợp tác xã hoạt động hiệu quả hơn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã hướng dẫn cách đánh giá phân loại hợp tác xã theo mô hình trên dựa vào 6 tiêu chí sau: 1) Mức độ dân chủ và sự tham gia của xã viên vào xây dựng và thực hiện Điều lệ hợp tác xã (từ 0 - 10 điểm). 2) Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất - kinh doanh đã được đề ra trong Nghị quyết Đại hội xã viên (từ 0 - 10 điểm). 3) Mức độ đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh tế và đời sống của xã viên (từ 0 - 10 điểm). 4) Mức độ tin cậy của xã viên đối với hợp tác xã (từ 0 - 10 điểm). 5) Mức độ phúc lợi chung của hợp tác xã tạo ra cho toàn thể xã viên (từ 0 - 5 điểm). 6) Mức độ đoàn kết, hợp tác giữa các xã viên và xây dựng cộng đồng hợp tác xã (từ 0 - 5 điểm). Theo các tiêu chí trên hợp tác xã đạt từ 45 - 50 điểm là loại tốt, từ 35 đến dưới 45 điểm là loại khá, từ 25 đến dưới 35 điểm là loại trung bình, từ 24 điểm trở xuống là loại yếu kém. Năm 2005, số hợp tác xã hoạt động theo mô hình này có 25% loại khá, 55% loại trung bình và 20% loại yếu. Năm 2007 tương ứng là 36%, 47% và 17%.