SlideShare a Scribd company logo
1 of 209
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ ÁNH
VĂN HOÁ KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN
VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ ÁNH
VĂN HOÁ KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN
VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC
Mã số: 62 31 06 40
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Lê Quý Đức
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Hương
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Ánh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 9
1.2. Lý luận về văn hoá kinh doanh 29
Chương 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
TẦNG LỚP DOANH NHÂN VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ
KỶ XX 47
2.1. Khái lược điều kiện hình thành 47
2.2. Quá trình hình thành và hoạt động kinh doanh 56
Chương 3 : NHẬN DIỆN VĂN HOÁ KINH DOANH CỦA TẦNG LỚP
DOANH NHÂN VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 75
3.1. Triết lý - tư tưởng kinh doanh 75
3.2. Giá trị, chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh 83
3.3. Thực hành kinh doanh 91
3.4. Nhân cách doanh nhân 101
3.5. Nhận xét chung về văn hoá kinh doanh của tầng lớp doanh
nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX 107
Chương 4: BÀN LUẬN VỀ DOANH NHÂN VÀ VĂN HÓA KINH DOANH
VIỆT NAM - TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI 113
4.1. Doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt Nam nửa đầu thế kỷ
XX - những bài học cho doanh nhân hiện nay 113
4.2. Vấn đề đặt ra đối với việc kiến tạo văn hoá kinh doanh Việt
Nam hiện nay 129
KẾT LUẬN 146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 2.1: Hoạt động vận tải bằng tàu thuyền của các thương nhân
Việt Nam từ năm 1910 đến năm 1924 70
Bảng 2.2: Tình hình xuất cảng lụa 71
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đầu thế kỷ XX, cùng với sự xuất hiện của phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa, những yếu tố văn minh phương Tây và sự xáo trộn về chính
trị, văn hoá - xã hội, trong lòng xã hội Việt Nam đã hình thành một lớp
người mới - tầng lớp doanh nhân. Bắt đầu từ các chí sĩ yêu nước trong
phong trào Duy Tân với Lương Văn Can - “người thầy” đầu tiên của các
nhà buôn lúc bấy giờ, tác giả của cuốn giáo khoa “Thương học phương
châm”, đến giữa thế kỷ XX, tầng lớp doanh nhân Việt Nam phát triển
tương đối mạnh mẽ. Họ đã có những đóng góp cho dân tộc, đặc biệt là khi
Cách mạng tháng Tám thành công.
Ngay từ những ngày đầu mới giành được độc lập, tầng lớp doanh nhân
đã trở thành chỗ dựa cho Chính phủ, là “ân nhân” của cách mạng. Những
đóng góp quý báu của doanh nhân nửa đầu thế kỷ XX không chỉ là sự cung
cấp nguồn tài chính cho các phong trào vận động cách mạng mà họ còn là
những người xây dựng nên văn hoá kinh doanh, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ
của người Việt Nam trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền.
Tuy nhiên, trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh và những chính sách sai
lầm thời hậu chiến đã kìm hãm sự phát triển kinh tế ngoài quốc doanh, làm lu
mờ vai trò của doanh nhân Việt Nam. Từ năm 1986, chính sách Đổi mới đã
làm thay đổi diện mạo đất nước, đã phát huy được mọi lực lượng, mọi thành
phần kinh tế, trong đó có tầng lớp doanh nhân. Sau hơn ba mươi năm đổi mới,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, đội ngũ doanh nhân Việt Nam không ngừng lớn
mạnh và trưởng thành, cùng các giai tầng khác góp phần quan trọng trong xây
dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng đất nước
ngày càng giàu mạnh.
Tầng lớp doanh nhân Việt Nam - chủ thể của văn hoá kinh doanh có
vai trò vô cùng lớn đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Năm 2004, Chính
2
phủ đã ra Quyết định lấy ngày 13 tháng 10 (ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi
thư khen ngợi giới công thương - tầng lớp doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế
kỷ XX) là ngày Doanh nhân Việt Nam để tôn vinh những con người đang ngày
đêm đóng góp cho nền kinh tế nước nhà. Đó là dấu mốc quan trọng nhắc nhở
các doanh nhân Việt Nam nhớ đến vai trò của mình trong quá trình thúc đẩy,
phát triển kinh tế xã hội, góp phần xây dựng một nước Việt Nam ngày càng lớn
mạnh trong quá trình hội nhập kinh tế, cũng là dịp để các thế hệ doanh nhân
ngày nay ôn nhớ về những tấm gương doanh nhân trong lịch sử, thúc đẩy tinh
thần kinh doanh trong xã hội.
Đối với nước ta hiện nay, để trở thành một quốc gia vững mạnh cần
xây dựng một nền văn hoá kinh doanh hiện đại trên cơ sở kế thừa các giá trị
văn hoá kinh doanh của dân tộc. Mặt khác, nghiên cứu, xây dựng và phát triển
văn hoá kinh doanh hiện đại là một nhiệm vụ trong xây dựng và phát triển văn
hoá và con người Việt Nam. Nhằm làm sáng tỏ đặc điểm, nội dung của văn
hóa kinh doanh nửa đầu thế kỷ XX, qua đó thấy rõ ý nghĩa của văn hoá
kinh doanh thời kỳ này trong việc xây dựng văn hoá kinh doanh ở Việt
Nam hiện nay, nghiên cứu sinh đã chọn vấn đề “Văn hoá kinh doanh của
doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ,
chuyên ngành Văn hoá học.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở tìm hiểu văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam nửa
đầu thế kỷ XX, luận án nêu ý nghĩa của văn hóa kinh doanh thời kỳ này và
những vấn đề đặt ra cho công cuộc xây dựng văn hoá kinh doanh hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Luận án làm rõ khái niệm văn hoá kinh doanh, cơ cấu và vai trò của
nó từ phương diện Văn hóa học.
3
- Tìm hiểu hoàn cảnh xuất hiện tầng lớp doanh nhân Việt Nam nửa đầu
thế kỷ XX và khái quát về hoạt động kinh doanh của họ.
- Làm rõ những nội dung cơ bản, đặc điểm của văn hoá kinh doanh của
tầng lớp doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
- Phân tích một số ý nghĩa cơ bản của văn hoá kinh doanh của doanh
nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và những vấn đề đặt ra đối với việc xây
dựng văn hoá kinh doanh của tầng lớp doanh nhân Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu văn hoá kinh doanh của lớp doanh nhân giai đoạn
đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám thành công.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung phân tích văn hóa kinh doanh của tầng lớp doanh
nhân Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Để làm rõ văn hoá kinh doanh
nửa đầu thế kỷ XX, nghiên cứu sinh cũng tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời và
hoạt động kinh doanh của tầng lớp doanh nhân giai đoạn này. Tham chiếu
tình hình hiện nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận án
4.1. Phương pháp luận
4.1.1. Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin
về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, giữa cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng làm nền tảng cho việc nghiên cứu điều kiện kinh tế, chính
trị, xã hội xuất hiện tầng lớp doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và văn
hoá kinh doanh của họ. Đặc điểm, vai trò của văn hoá kinh doanh của họ tác
động đến đời sống xã hội như thế nào.
Văn hoá kinh doanh là một kiểu, một “tiểu văn hoá”, tồn tại trong một
môi trường văn hoá nhất định của một thời đại, một cộng đồng cụ thể. Luận
4
án nghiên cứu bối cảnh nửa đầu thế kỷ XX mà lớp doanh nhân tồn tại với
những sự kiện, những ảnh hưởng tác động lên nó. Để nghiên cứu bối cảnh ra
đời của tầng lớp doanh nhân Việt Nam, tác giả chủ trương mở rộng phạm vi
nghiên cứu ra khỏi hoàn cảnh của từng cá nhân đơn lẻ, thay vào đó là việc
nghiên cứu, tìm hiểu các tác nhân như sự biến đổi của tình hình thế giới, tác
động của nhà cầm quyền Pháp và sự chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội
giai đoạn này. Đây chính là những yếu tố sẽ giúp giải thích các hành động của
chủ thể văn hóa, tránh được cái nhìn phiến diện, chủ quan khi nghiên cứu.
4.1.2. Lý thuyết cộng đồng
Lý thuyết cộng đồng của D.W. McMillan và D.M. Chavis tiếp cận từ
góc độ tâm lý học được vận dụng trong nhiều nghiên cứu văn hóa học. Hai
nhà nghiên cứu cho rằng ý thức cộng đồng dựa trên cơ sở của bốn yếu tố:1) tư
cách thành viên, 2) ảnh hưởng, 3) sự hội nhập và sự đáp ứng các yêu cầu, 3)
sự gắn bó chia sẻ tình cảm. Cho dù các cộng đồng khác nhau nhưng đều có
điểm chung là sức cố kết và bản sắc của cộng đồng. Cũng nghiên cứu văn hóa
cộng đồng, nhà nghiên cứu A. Wildavsky tiếp cận văn hóa của các nhóm cộng
đồng theo hướng “lựa chọn văn hóa”.
Mặc dù đối tượng nghiên cứu của luận án là văn hóa kinh doanh
nhưng tác giả cũng đi sâu tìm hiểu cộng đồng doanh nhân Việt Nam giai
đoạn 1900-1945 vì họ là chủ thể của nền văn hóa này; trong luận án, tác
giả nêu mối quan hệ giữa quy định nội bộ của cộng đồng doanh nhân với
sự cố kết, gắn bó làm nên sức mạnh của lớp doanh nhân nửa đầu thế kỷ
XX cũng như văn hóa ứng xử của cộng đồng doanh nhân trong quá trình
hoạt động kinh doanh. Qua quá trình tìm hiểu đặc điểm doanh nhân Việt
Nam với những giá trị nhân cách, bản sắc cộng đồng, tổ chức thiết chế...
luận án thể hiện cấu trúc của văn hóa kinh doanh Việt Nam được hình
thành trong lòng xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
5
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam nửa đầu
thế kỷ XX, luận án sử dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vừa là cơ sở phương pháp
luận vừa là phương pháp nghiên cứu cơ bản và quan điểm, đường lối, chính
sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa. Bên cạnh
đó, luận án kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành (hay
cách tiếp cận liên ngành), phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp
phỏng vấn sâu của xã hội học..., cụ thể như sau;
4.2.1. Phương pháp liên ngành
Văn hoá học là bộ môn nằm ở giao điểm của các ngành khoa học xã hội
và nhân văn, nói cách khác là một chuyên ngành không chuyên ngành (“non
discip linary” discipline). Đó cũng là phương pháp liên ngành/hậu liên ngành.
Theo tác giả Trần Ngọc Thêm, văn hoá học là khoa học chuyên sâu đặc biệt.
Cái đặc biệt là ở độ bao quát rộng các sự kiện và tính khái quát cao trong yêu
cầu khảo cứu (...). Văn hoá học là sự tổng hợp và khái quát hoá thế giới con
người về mặt định tính. Vì vậy, không có một khoa học xã hội và nhân văn
nào không liên quan đến văn hoá học [xem 96]. Và chính do vậy, như đã nói
ở trên, văn hoá học là một ngành khoa học giáp ranh giữa khoa học xã hội và
khoa học nhân văn. Hơn nữa đề tài luận án “Văn hoá kinh doanh của doanh
nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX” là đề tài nằm trên ranh giới giữa Văn hoá học,
Nhân học, Xã hội học, Kinh tế học và Đạo đức học nên việc sử dụng phương
pháp liên ngành vào nghiên cứu là rất cần thiết và phù hợp. Nó cho phép sử
dụng các khái niệm, phạm trù, các kết quả nghiên cứu của các chuyên ngành
trên vào hệ thống, khái quát các vấn đề mà đề tài đặt ra.
Sử dụng phương pháp liên ngành vào đề tài luận án còn giúp tác giả
khai thác và xử lý hiệu quả các nguồn tư liệu khác nhau trong vấn đề nghiên
cứu của đề tài.
6
4.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá, phân loại các loại tài
liệu dùng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Sử dụng phương pháp phân tích,
để tìm ra đặc điểm văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế
kỷ XX. Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp các tài liệu thứ cấp.
Phương pháp tổng hợp sẽ giúp nghiên cứu sinh tìm hiểu nhiều nguồn tài liệu
liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Từ những dữ liệu thu thập được qua quá
trình tổng hợp tài liệu, nghiên cứu sinh lựa chọn, phân tích, dựa trên các cơ sở
lý luận để đưa ra luận chứng và giải quyết vấn đề.
Để phục vụ việc nghiên cứu đề tài của luận án, tác giả đã thu thập, tổng
hợp và phân tích hồi cố một số nguồn tài liệu từ Trung tâm Lưu trữ quốc gia
I, Viện Thông tin khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam, Thư viện quốc gia Việt Nam; những đề tài, đề án, các công trình khoa
học viết về văn hoá kinh doanh và đặc biệt những tài liệu về các doanh nhân
đầu thế kỷ XX và những hoạt động kinh doanh của họ. Từ những tài liệu đơn
lẻ về hoạt động của các công ty, những bài viết trên tạp chí, kể cả những bài
quảng cáo tiếp thị sản phẩm..., luận án khái quát về quy mô, hoạt động của
các tổ chức sản xuất kinh doanh... của doanh nhân nửa đầu thế kỷ XX.
4.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Trong nghiên cứu khoa học, để thu nhận và xử lý kết quả sát với vấn đề
nghiên cứu, đòi hỏi kiến thức chuyên ngành, sự nhạy cảm về mặt tâm lý, sự
am hiểu về đối tượng được hỏi... Để có được kết quả sát với yêu cầu của đề
tài luận án, tác giả đã phân loại, soạn câu hỏi phỏng vấn phù hợp với từng
nhóm đối tượng như sau:
- Những nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá, kinh tế. Để tìm hiểu về ý
nghĩa, vai trò của tầng lớp doanh nhân đối với dân tộc, đất nước buổi đầu thế
kỷ XX, tác giả đã tiến hành phỏng vấn 3 nhà nghiên cứu gồm các nhà sử học
7
và kinh tế học. Nội dung phỏng vấn đi sâu vào những ý kiến nhận xét đánh
giá của các chuyên gia về những giá trị trong văn hóa kinh doanh, về sự tồn
tại và phát triển tất yếu của doanh nhân giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.
- Doanh nhân và hậu duệ của tầng lớp doanh nhân đầu thế kỷ XX.
Đây là những nhân chứng sống trực tiếp kinh doanh hoặc là con cháu của
gia đình doanh nhân. Để thu nhập các ký ức, các cảm nhận của họ về sự
nghiệp kinh doanh và văn hoá kinh doanh của cha ông họ, tác giả đi sâu
tìm hiểu truyền thống gia đình, những hình ảnh hoặc câu chuyện về sự
nghiệp kinh doanh của doanh nhân.
- Một số doanh nhân Việt Nam hiện nay. Đây là thế hệ doanh nhân
đang trực tiếp kinh doanh trên thương trường. Tác giả đã tiếp cận 3 doanh
nhân, trong đó có doanh nhân là chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, có doanh nhân
là nhà quản lý của tập đoàn kinh tế lớn; qua đó thấy được họ suy nghĩ như thế
nào trước các doanh nhân tiền bối, họ học tập được gì ở lớp doanh nhân ấy để
xây dựng văn hoá kinh doanh hiện nay.
4.2.4. Phương pháp so sánh và đối chiếu
So sánh, đối chiếu là một phương pháp nghiên cứu được dùng trong
nhiều ngành khoa học khác nhau, đặc biệt phổ biến trong nghiên cứu nhân
học văn hoá, văn hoá dân gian và văn hoá học. Tuỳ vào đặc điểm bản chất của
đối tượng nghiên cứu, vào nhiệm vụ nghiên cứu của từng ngành khoa học mà
phương pháp này sẽ phát huy vai trò quan trọng.
Với luận án nghiên cứu về văn hoá kinh doanh của doanh nhân cách
đây gần một thế kỷ, phương pháp so sánh và đối chiếu là một phương pháp
thích hợp để tham chiếu điều kiện lịch sử trong hai giai đoạn khác nhau, đặc
điểm khác nhau trong văn hoá kinh doanh của từng thời kỳ.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án làm rõ khái niệm văn hoá kinh doanh và vai trò của nó; phân
tích đặc điểm văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ
8
XX. Từ đó rút ra những ý nghĩa lịch sử và những vấn đề đặt ra cho doanh
nhân Việt Nam trong xây dựng và phát triển văn hoá kinh doanh hiện nay.
Luận án có những nhận xét, đánh giá khách quan đặc điểm, giá trị văn
hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Kết quả nghiên cứu của luận án là tư liệu tham khảo cho các nghiên
cứu về lịch sử doanh nhân và văn hoá kinh doanh Việt Nam.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận án có kết cấu gồm 4 chương, 11 tiết:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và lý
luận về văn hóa kinh doanh.
Chương 2: Sự hình thành và hoạt động kinh doanh của tầng lớp doanh
nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Chương 3: Nhận diện văn hoá kinh doanh của tầng lớp doanh nhân Việt
Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Chương 4: Bàn luận về doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt Nam -
truyền thống và hiện đại.
9
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
VÀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về văn hóa kinh doanh
Văn hoá kinh doanh được xem như là một nhân tố quan trọng đối với
sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Cho đến nay vẫn chưa thể khẳng định
khái niệm văn hoá kinh doanh đã xuất hiện từ khi nào, song ý niệm về văn
hoá kinh doanh đã xuất hiện từ lâu trong các nước có nền kinh tế thị trường
phát triển. Nghiên cứu các tài liệu về văn hoá kinh doanh trong nước và trên
thế giới, chúng ta thấy có một số nội dung sau:
1.1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về các yếu tố văn hoá trong
kinh doanh xuất hiện khá sớm. Ngay từ thế kỷ XVIII, Adam Smith (1722-
1790), nhà kinh tế học nước Anh đã cho rằng kinh tế không thể vận hành
nếu thiếu hiểu biết về vai trò của quan điểm đạo đức. Quan điểm đạo đức
được đề cập ở đây chính là một phương diện của văn hoá kinh doanh.
Benjamin Franklin (1706-1790), nhà chính trị, nhà khoa học Mỹ gốc Anh đã
viết “Hãy nhớ rằng sự tín nhiệm (credit) là tiền bạc”, “Hãy nhớ câu châm
ngôn: người trả tiền đàng hoàng là người chủ của túi tiền người khác”,
“Anh hãy xuất hiện như một người chu đáo và lương thiện, điều này sẽ làm
tăng tín nhiệm của anh” [xem 65,tr.89-90]. Max Werber cho rằng đó là “hình
ảnh văn hoá Mỹ” hay “đạo đức kinh tế”. Đây không chỉ đơn giản là “mẹo
kinh doanh” - những lời dạy như vậy có rất nhiều - đó là một ethos (thói quen,
tập quán hay lối sống) hay “phẩm chất” của người làm kinh doanh. Đây được
xem là tinh thần của văn hoá kinh doanh [65, tr.90-91].
Từ những năm 1970, khái niệm đạo đức kinh doanh, một nội dung
tương đồng với văn hóa kinh doanh trở nên phổ biến trên các diễn đàn học
10
thuật và các phương tiện truyền thông. Từ những năm 1980, tại các trường đại
học ở một số quốc gia, môn học Đạo đức kinh doanh (business ethics) đã
được đưa vào chương trình giảng dạy. Tiêu biểu là cuốn “Business Ethics,
Ethical Decision making and cases” của O. C. Farrell, J. Fraedrich, L. Farrell
[121]. Đây là một trong những tài liệu được sử dụng rộng rãi trong giảng dạy
đạo đức kinh doanh tại một số trường đại học trên thế giới. Trong đó, các tác
giả trình bày về đạo đức kinh doanh từ góc độ quản lý / tổ chức. Tác phẩm
trình bày tổng quan về đạo đức kinh doanh, đặc biệt nhấn mạnh vai trò quan
trọng của đạo đức kinh doanh với sự phát triển bền vững trong nền kinh tế
toàn cầu và mối quan hệ giữa các bên liên quan, trách nhiệm xã hội và quản
trị doanh nghiệp. Tài liệu cũng đưa ra những tình huống cụ thể trong môi
trường phức tạp đòi hỏi các nhà quản lý ra quyết định thể hiện trách nhiệm,
vai trò của doanh nghiệp với xã hội.
Bài viết Business Ethics and Corporate Social Responsibility - Is there
a Dividing Line của tác giả Mridula Goel, Preeti E. Ramanathan [119]. Trong
đó, các tác giả đã đưa ra khái niệm về đạo đức kinh doanh, các nguyên tắc
luân lý và ra quyết định, vấn đề quản trị và quy tắc ứng xử của doanh nghiệp;
khẳng định trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) là một yếu tố cấu thành
của đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp cần được nhìn nhận
trong bối cảnh của một mô hình tổng thể của đạo đức kinh doanh. Bài viết
nghiên cứu vai trò của đạo đức và trách nhiệm xã hội chi phối các hoạt động
của một công ty và các hệ thống giá trị làm nền tảng cho hoạt động kinh
doanh của họ.
Ngày nay, các nghiên cứu về văn hóa kinh doanh càng được quan tâm
nhiều hơn. Vấn đề văn hoá kinh doanh được nghiên cứu theo hai hướng: thứ
nhất, quan niệm văn hoá kinh doanh là văn hoá doanh nghiệp (corporate culture)
như Organisational Culture của tác giả Andrew Brown, Culture and
Enterprise - development, representation and morality of business của
11
Donlavoie và Emily Chamlee. Nhiều mô hình văn hoá doanh nghiệp được
xây dựng như mô hình văn hoá tháp Eiffel, mô hình văn hoá tên lửa dẫn
đường... Thứ hai, quan niệm văn hoá kinh doanh là sự hiểu biết phong tục,
tập quán kinh doanh, những đặc điểm về văn hóa truyền thống của một quốc
gia, dân tộc hoặc khu vực cụ thể như cuốn Business Passport to Japan của
tác giả Sue Shinomiya và Brian Szepkouski, Business Culture in Euroque
của W. Brierley, et al (2012), hay Managing Cultural Differences, của
Robert T. Moran,... Các tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thấu hiểu
khi giao tiếp và làm việc với đối tác tại các nước và các nền văn hóa khác
nhau trên thế giới để đạt được lợi nhuận tốt nhất và hiệu suất cao nhất. Đặc
biệt, cuốn When culture collide - Managing successfully [122] của Richard
D. Lewis đã được tái bản nhiều lần, đi sâu tìm hiểu sự đa dạng văn hoá; sự
khác biệt về văn hóa trong kinh doanh quốc tế, tác giả nhấn mạnh mỗi quốc
gia có những đặc tính văn hóa kinh doanh khác nhau; mỗi nền văn hóa có
các tiêu chí đánh giá vì vậy cần tôn trọng văn hoá của các dân tộc khác
nhau; phân loại các nền văn hoá và cú sốc văn hoá. Tác giả cũng đề cập đến
vấn đề quản lý và lãnh đạo trong các nền văn hóa khác nhau, để giành lợi thế
cạnh tranh trong kinh doanh quốc tế cần có những ứng xử hợp lý với sự khác
biệt về văn hoá; tìm hiểu văn hoá các nước trên thế giới, giới thiệu một số
quốc gia trong đó có Việt Nam.
Như vậy, các nghiên cứu về văn hoá kinh doanh ở nước ngoài dù được
tiếp cận ở các hướng khác nhau nhưng đều nhấn mạnh yếu tố bền vững, nhân
văn trong kinh doanh và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội.
1.1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, đầu thế kỷ XX, vấn đề “đạo làm giàu”, “thương đức,
thương tài”, “giữ chữ tín” đã được đề cập trong nhiều tài liệu như Thương học
phương châm của Lương Văn Can [11] cũng như trên rất nhiều bài viết báo
chí. Đây được coi là những chuẩn mực trong kinh doanh mà các doanh nhân
12
phải tuân thủ. Tuy nhiên, khái niệm về văn hoá kinh doanh mới chỉ được quan
tâm nghiên cứu khi công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước khởi xướng gắn
với sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Đầu tiên khái niệm văn hoá kinh doanh xuất hiện trong Hội thảo khu
vực châu Á - Thái Bình Dương về chủ đề “Văn hoá và kinh doanh” do Trung
tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia tổ chức năm 1995. Trong cuốn kỷ
yếu đề tài có một số bài đề cập trực tiếp về văn hoá kinh doanh như bài “Văn
hoá kinh doanh ở nước ta - thực trạng và giải pháp” của tác giả Đỗ Huy. Theo
tác giả Đỗ Huy, “văn hoá kinh doanh là một bộ phận cấu thành nền văn hoá
chung, phản ánh trình độ của con người trong lĩnh vực kinh doanh”, “bản chất
của văn hoá kinh doanh là làm cho cái lợi gắn chặt chẽ với cái đúng, cái tốt,
cái đẹp”. Đây cũng là quan niệm được nhiều nhà nghiên cứu ghi nhận trong
các công trình về lĩnh vực này.
Cuối những năm 1990, đầu những năm 2000, văn hoá kinh doanh đã
được nghiên cứu và đưa vào giảng dạy tại một số trường đại học kinh tế như:
Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế (thuộc Đại
học Quốc gia Hà Nội), Đại học Ngoại thương... với các nhà nghiên cứu như:
Đỗ Minh Cương, Dương Thị Liễu, Phùng Xuân Nhạ, Nguyễn Hoàng Ánh,...
Trong số những tài liệu chuyên sâu về văn hóa kinh doanh có cuốn Triết lý kinh
doanh với quản lý doanh nghiệp do Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cương chủ
biên [17]. Các tác giả phân tích và nhấn mạnh vai trò của triết lý kinh doanh
trong hoạt động của các doanh nghiệp, có vai trò định hướng, dẫn dắt các hoạt
động của chủ thể kinh doanh.
Cũng về đề tài này, Đỗ Minh Cương còn biên soạn cuốn sách Văn hóa
kinh doanh và triết lý kinh doanh [15]. Trong cuốn sách, tác giả đã đề cập đến
vấn đề văn hoá kinh tế, văn hoá kinh doanh, triết lý kinh doanh, những kiến
13
thức chung về văn hoá và vai trò của văn hoá đối với sự phát triển kinh tế xã
hội; nội dung, vai trò của triết lý doanh nghiệp; triết lý kinh doanh Việt Nam.
Theo tác giả “Văn hoá kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hoá vào
trong hoạt động kinh doanh của chủ thể, là cái văn hoá mà các chủ thể kinh
doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh hình thành nên những kiểu kinh
doanh ổn định và đặc thù của họ” [15,tr.69-70]. Văn hoá kinh doanh của các
nhà kinh doanh, doanh nghiệp… được nhận biết từ hai phương diện chính:
một là các nhân tố văn hoá (hệ giá trị, tâm lý dân tộc, triết lý chung mà chủ
thể lựa chọn từ văn hoá dân tộc, tức là lối kinh doanh có văn hoá, kiểu kinh
doanh phù hợp với văn hoá các dân tộc; hai là các giá trị, sản phẩm văn
hoá như hệ giá trị, triết lý, tập tục riêng, nghệ thuật… mà chủ thể kinh
doanh tạo ra trong quá trình hoạt động, tức là lối sống có văn hoá của các
chủ thể kinh doanh. Tác giả khẳng định văn hóa kinh doanh là một bộ phận
của văn hóa kinh tế, “văn hóa kinh doanh Việt Nam chính là kiểu, cách
thức làm kinh tế của người Việt Nam khi ta so sánh với kiểu kinh doanh
của các dân tộc, quốc gia khác để tìm ra những đặc thù văn hóa có tính bền
vững của nó” [15,tr.183]. Văn hóa kinh doanh là một hệ thống với nhiều
thành tố khác nhau; cả yếu tố tích cực và tiêu cực, vì vậy, muốn nhận diện
đúng về văn hóa kinh doanh Việt Nam cần nhận thức đầy đủ tính hai mặt của
nó. Phần triết lý kinh doanh, theo tác giả, đó là những tư tưởng triết học phản
ánh thực tiễn kinh doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm và khái
quát hoá của các chủ thể kinh doanh. Tác giả cũng trình bày sơ lược về sự
hình thành và phát triển triết lý kinh doanh ở nước ta, đặc điểm triết lý kinh
doanh Việt Nam trong các thời kỳ.
Trong cuốn Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty [84],
tác giả Nguyễn Mạnh Quân cho rằng đạo đức kinh doanh gồm những nguyên
tắc và chuẩn mực có tác dụng hướng dẫn hành vi trong mối quan hệ kinh doanh;
14
chúng được những người có liên quan (như người đầu tư, khách hàng, người
quản lý, người lao động, đại diện cơ quan pháp lý, cộng đồng dân cư, đối tác, đối
thủ…) sử dụng để phán xét một hành động cụ thể là đúng hay sai, hợp đạo đức
hay phi đạo đức [84 tr.18]. Tác giả cũng cho rằng văn hoá công ty hay văn hoá
doanh nghiệp cũng chính là văn hoá tổ chức, văn hoá kinh doanh. Văn hoá
công ty là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo (cách) nhận thức
và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức cùng đồng thuận
và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng thành
viên. Văn hoá công ty thể hiện sự đồng thuận về quan điểm, sự thống nhất
trong cách tiếp cận và trong hành vi của các thành viên một tổ chức, công ty.
Đó là bản sắc riêng hay bản sắc văn hoá của một tổ chức mà mọi người có thể
xác định được và thông qua đó có thể nhận ra được quan điểm và triết lý đạo
đức của một tổ chức, công ty. Văn hoá kinh doanh là biểu hiện của đạo đức
kinh doanh của tổ chức. Như vậy, tác giả đã đồng nhất văn hoá công ty/văn
hoá doanh nghiệp với văn hoá tổ chức/văn hoá kinh doanh và văn hoá kinh
doanh với đạo đức kinh doanh. Bên cạnh đó, các phân tích còn chưa rõ ràng
giữa các khái niệm.
Giáo trình văn hóa kinh doanh do Dương Thị Liễu chủ biên [54] là
cuốn giáo trình phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy của trường Đại học
Kinh tế quốc dân và một số trường đại học kinh tế khác. Trong đó, các tác giả
cung cấp kiến thức tổng quan về văn hoá kinh doanh và các yếu tố cấu thành
văn hoá kinh doanh; phân tích sự đa dạng, phong phú của văn hoá kinh doanh
Việt Nam và quốc tế; giới thiệu một số tình huống trong văn hoá kinh doanh.
Tác giả đưa ra khái niệm văn hoá kinh doanh theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, văn hoá kinh doanh là toàn bộ các giá trị vật chất và các
giá trị tinh thần do chủ thể kinh doanh sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt
động kinh doanh, trong sự tương tác giữa chủ thể kinh doanh với môi trường
15
kinh doanh [54, tr.43]. Theo nghĩa hẹp, văn hoá kinh doanh là một hệ thống
các giá trị, các chuẩn mực, các khái niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh
tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ
với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một khu vực [54,tr.43]. Văn hoá
kinh doanh là toàn bộ các giá trị văn hoá được chủ thể kinh doanh sử dụng và
tạo ra trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của chủ thể đó.
Văn hoá kinh doanh là làm cho cái lợi gắn bó với cái đúng, cái tốt, cái đẹp.
Theo các tác giả, văn hoá kinh doanh được cấu thành bởi các yếu tố chính là
triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hoá doanh nhân, văn hoá doanh
nghiệp và văn hoá ứng xử trong hoạt động kinh doanh. Nhận diện văn hoá
kinh doanh của Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử, tác giả dành ra gần
chục trang khái quát về văn hoá kinh doanh thời kỳ Pháp thuộc với hai tấm
gương doanh nhân tiêu biểu là Lương Văn Can và Bạch Thái Bưởi. Có thể
nói, đây là một trong những tài liệu rất có giá trị, nghiên cứu chuyên sâu về
văn hoá kinh doanh và là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho những người quan
tâm về lĩnh vực này.
Trong tài liệu Nhân cách doanh nhân và văn hoá kinh doanh ở Việt Nam
trong thời kì đổi mới, hội nhập quốc tế [75], các tác giả Phùng Xuân Nhạ,
Dương Thị Liễu, Đỗ Minh Cương trình bày khái niệm, cấu trúc của nhân cách
doanh nhân, văn hoá doanh nhân và khẳng định nhân cách doanh nhân, văn
hoá doanh nhân chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất
là yếu tố thể chế kinh tế, môi trường kinh doanh. Theo các tác giả “Nhân
cách doanh nhân Việt Nam là tổng hoà các yếu tố hợp thành mẫu hình con
người doanh nhân Việt Nam bao gồm đức, tài, phong cách, thể chất, sự
cống hiến và phát triển... có đặc điểm tâm lý và bản sắc riêng so với cộng
đồng và tầng lớp khác trong xã hội nước ta cũng như so với doanh nhân các
nước khác” [75, tr.18].
16
Cấu trúc của nhân cách doanh nhân gồm: đức, trí, thể, lợi, trong đó yếu
tố lợi vừa là mục tiêu, vừa là động lực tạo nên thành công của doanh nhân, trí
là yếu tố tiền đề, thể là yếu tố “giá đỡ”, đức là yếu tố quan trọng nhưng cũng
là điểm yếu của doanh nhân Việt Nam. Từ nghiên cứu về văn hoá và giá trị
văn hoá, các tác giả đưa ra định nghĩa “văn hoá kinh doanh là một hệ thống
các giá trị, chuẩn mực, quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra
trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội
- tự nhiên ở một cộng đồng hay khu vực nào đó” [75,tr.42]. Văn hoá kinh
doanh bao gồm văn hoá doanh nghiệp, văn hoá trong tiêu dùng, văn hoá trong
đàm phán kinh doanh, văn hoá trong marketing, xúc tiến xây dựng và quảng
bá thương hiệu. Còn văn hoá doanh nghiệp gồm một hệ thống các giá trị như
coi trọng khách hàng, giữ chữ tín, đề cao con người, tôn trọng môi trường do
doanh nghiệp sáng tạo và tích luỹ trong quá trình hoạt động kinh doanh, trong
mối quan hệ với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
Bên cạnh đó còn có một số luận án tiến sĩ nghiên cứu về vấn đề văn
hoá kinh doanh và văn hoá doanh nhân... ở nước ta như:
Nguyễn Hoàng Ánh với luận án Vai trò của văn hoá trong kinh doanh quốc
tế và vấn đề xây dựng văn hoá kinh doanh ở Việt Nam [3]. Tác giả đề cập đến
khái niệm văn hoá kinh doanh; những nét đặc trưng của văn hoá kinh doanh và
các yếu tố cấu thành văn hoá kinh doanh. Theo tác giả, văn hoá kinh doanh của
một quốc gia bao gồm bốn yếu tố: văn hoá doanh nghiệp, văn hoá kinh doanh
trong marketing; văn hoá đàm phán và văn hoá tiêu dùng. Tác giả tiếp cận văn hoá
kinh doanh Việt Nam dưới góc nhìn của kinh doanh quốc tế. Từ phân tích tình
hình thực trạng văn hoá kinh doanh nước ta, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm
xây dựng văn hoá kinh doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Vũ Tiến Dũng với Tầng lớp doanh nhân Việt Nam trong kết cấu xã hội
- giai cấp thời kỳ đổi mới [19]. Dưới góc độ triết học, tác giả luận án phân tích
17
vị trí, vai trò và xu hướng biến đổi của tầng lớp doanh nhân Việt Nam trong
kết cấu xã hội giai cấp thời kỳ đổi mới. Đề xuất những giải pháp thiết thực để
phát huy hơn nữa vai trò của tầng lớp doanh nhân ở nước ta.
Nguyễn Thị Ngọc Anh với luận án Vấn đề văn hoá kinh doanh ở nước
ta hiện nay [2] được bảo vệ tại Học viện khoa học xã hội. Theo tác giả, văn
hoá kinh doanh là một bộ phận cấu thành nền văn hoá chung của một dân tộc,
phản ánh hoạt động kinh doanh và mức độ gắn kết giữa cái lợi với những giá
trị chân - thiện - mỹ của con người trong từng giai đoạn lịch sử. Như vậy dưới
góc nhìn triết học, tác giả đã nêu được bản chất của văn giá kinh doanh, thuộc
tính văn hoá trong kinh doanh. Tác giả cũng cho rằng văn hoá doanh nghiệp
nằm trong văn hoá kinh doanh, văn hoá kinh doanh là một bộ phận của văn
hoá dân tộc. Luận án giới thiệu về văn hoá kinh doanh ở Việt Nam theo hai
giai đoạn, trước và sau đổi mới, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển
văn hoá kinh doanh gồm khơi dậy những giá trị dân tộc, học hỏi kinh nghiệm
quốc tế, tiếp tục hoàn thiện môi trường thể chế kinh doanh…
Ngoài ra, gần gũi với văn hóa kinh doanh còn có luận án Văn hoá
doanh nhân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Nguyễn Viết Lộc
[57]. Tác giả đưa ra định nghĩa về văn hoá doanh nhân, các yếu tố ảnh hưởng
đến văn hoá doanh nhân Việt Nam và hệ giá trị doanh nhân Việt Nam. Trên cơ
sở khảo sát kiểm định hệ giá trị văn hoá doanh nhân Việt Nam, đánh giá thực
trạng, xu hướng biến đổi của nó và nêu lên một số quan điểm, giải pháp nhằm
xây dựng văn hoá doanh nhân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Luận án tiến sĩ kinh tế Văn hoá kinh doanh Hoa Kỳ và bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam của Nguyễn Tuấn Minh [68] bảo vệ tại Học viện khoa
học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam năm 2013. Dưới góc độ
nhân học văn hoá, tác giả cho rằng, văn hoá kinh doanh là một hệ thống các biểu
trưng cụ thể về vật chất, các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và các khuôn
mẫu quy định hành vi, hay cách ứng xử trong hoạt động kinh doanh của các
18
thành viên trong một cộng đồng, hay một xã hội nhất định. Đặc trưng của văn
hoá kinh doanh bao gồm: tính tập quán, tính cộng đồng, tính dân tộc, tính chủ
quan, tính khách quan, tính kế thừa, tính học hỏi, tính tiến hoá. Tác giả phân tích
văn hoá kinh doanh Hoa Kỳ, tính cách của người Mỹ trong kinh doanh và so
sánh đối chiếu với văn hoá kinh doanh Việt Nam, từ đó đưa ra các bài học kinh
nghiệm cho xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam.
Ngoài ra còn một số bài viết trên tạp chí cũng đề cập đến văn hóa kinh
doanh và xây dựng văn hóa kinh doanh.
Bài “Bàn về đạo kinh doanh của người Việt” của Dương Trung Quốc
[85] tập trung bàn về hai khái niệm “Kinh doanh” và “Đạo kinh doanh” nhằm
mục đích đưa ra một khái niệm “Đạo kinh doanh” của riêng người Việt.
Từ những tư liệu lịch sử về Bùi Thị Hý, một nhà buôn lớn của Việt Nam ở thế
kỷ XV, tình hình sản xuất và buôn bán đồ gốm Chu Đậu từ thế kỷ XV, đến
các doanh nhân đầu thế kỷ XX như Bạch Thái Bưởi, Trương Văn Bền,
Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Hữu Thu,... tác giả đã khẳng định “chủ nghĩa dân
tộc” và “năng lực hội nhập” là hai đặc trưng mang tính truyền thống cũng là
bản lĩnh được tích tụ khi bàn về “đạo kinh doanh” của người Việt.
Một số bài nghiên cứu như “Xây dựng nền văn hoá kinh doanh”, của
Nguyễn Trần Bạt [5], “Văn hóa kinh doanh và một số giải pháp xây dựng văn
hóa kinh doanh Việt Nam” của Dương Thị Liễu [55],;... Với nhiều cách tiếp
cận khác nhau, các bài viết đã đề cập đến khái niệm, nội hàm của văn hoá
kinh doanh; vai trò của văn hoá kinh doanh với sự phát triển kinh tế hiện nay
và một số giải pháp xây dựng văn hoá kinh doanh ở Việt Nam.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về lớp doanh nhân Việt Nam đầu thế
kỷ XX và văn hóa kinh doanh của họ
Do điều kiện lịch sử, sự phát triển của doanh nhân Việt Nam đã có một
thời gian dài gián đoạn trong thế kỷ XX vừa qua. Những nghiên cứu về doanh
nhân giai đoạn đầu thế kỷ XX cũng không được quan tâm nhiều.
19
Liên quan đến đề tài, có một số công trình đề cập dưới các dạng khác nhau.
1.1.2.1. Tài liệu trước năm 1945
Khái niệm “văn hóa kinh doanh” ở Việt Nam chưa từng được xuất hiện
trong những năm đầu thế kỷ XX nhưng những giá trị về chữ tín, về đạo kinh
doanh cũng đã được các doanh nhân coi như chuẩn mực để hướng tới. Vì vậy,
tác giả tìm tòi tài liệu giới thiệu về những doanh nhân (là những nhà tư sản,
nhà công thương) giai đoạn này và những hoạt động kinh doanh của họ qua
các bài viết trên những trang báo, tài liệu còn lưu trữ được tại Trung tâm lưu
trữ quốc gia, Thư viện Quốc gia Việt Nam... Qua đó, khắc họa đôi nét về tình
hình kinh doanh của doanh nhân người Việt và văn hóa kinh doanh của họ.
Trước năm 1945, một số tài liệu về sự hình thành tầng lớp doanh nhân
Việt Nam xuất hiện. Mở đầu trong những tài liệu về đổi mới văn hoá giáo
dục, phát động kinh doanh thực nghiệp là tác phẩm Văn minh tân học sách
(trong tập Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX [63]). Đây được coi là
tác phẩm tuyên ngôn của phong trào Duy Tân, Đông Kinh nghĩa thục.
Trong cuốn Văn minh tân học sách, các nhà Duy Tân đã chỉ rõ nguyên
nhân “khởi điểm” gây ra sự yếu kém của người Việt là: nội hạ, ngoại di,
không thèm hỏi đến chính thuật và kỹ năng của nước khác; quý đạo vương,
khinh đạo bá, không thèm giảng đến cái học phú cường cơ xảo của nước
ngoài; cho xưa là phải, nay là quấy, không chịu xem xét kiến thức và những
sự suy nghĩa bàn luận của người sau; trọng quan và khinh dân, không thèm kể
đến tình hình hay dở ở chốn hương thôn [63, tr.214].
Trên các báo, tạp chí xuất hiện nhiều bài viết cổ suý phát động phong
trào kinh doanh thực nghiệp.
Trước hết phải kể đến báo kinh tế đầu tiên ở nước ta là Nông cổ mín
đàm với mục Thương cổ luận do Lương Dũ Thúc (bút danh của Lương Khắc
Ninh) đăng ngay trang nhất, phân tích tỉ mỉ những hạn chế của người Việt trong
20
kinh doanh, “cầm tay chỉ việc” cho những người muốn thực hành buôn bán như:
cách lập sổ sách, các lĩnh vực nên kinh doanh nhằm cổ súy phát triển thương
mại. Trần Chánh Chiếu - doanh nhân tiêu biểu, người đứng đầu dẫn dắt phong
trào kinh doanh tại Nam Kỳ cũng đã viết nhiều bài trên các báo Nông cổ mín
đàm. Tờ Đăng cổ tùng báo cũng đăng tải nhiều bài viết của Nguyễn Văn Vĩnh
hô hào lập hội buôn, chấn hưng kinh tế… Sau này, vấn đề này được đăng tải
thường xuyên trên các tờ báo Thực nghiệp dân báo, Hữu thanh, Lục tỉnh tân
văn, Đông Dương tạp chí…
Phong trào phát triển thương mại, cạnh tranh với thương nhân nước
ngoài lên cao từ sau năm 1919. Nhiều bài viết được đăng tải trên các phương
tiện báo chí nhằm khích lệ dân chúng, nhất là giới doanh nhân tham gia kinh
doanh, đoàn kết, góp sức chung vốn làm giàu như bài Nghề buôn phải dọ giá,
[92], Thương mãi - tái luận, [51]; Tâm bổn tân thương - Annam xin ghé mắt, ghi
đề kế lâu dài [53],... Bài Việt Nam đoàn thể hội- An Nam thương cuộc công ty
[47] tường thuật cuộc họp của Annam Thương cuộc công ty, gồm Nguyễn
Phú Khai (hội trưởng), Trần Quang Nghiêm, Nguyễn Chánh Sắt,... trong đó
có phân công cụ thể công việc từng thành viên, kế hoạch quảng bá mục đích,
hình ảnh của công ty...
Trên diễn đàn báo chí có nhiều bài viết kêu gọi người Việt dùng hàng
trong nước, đầu tư kinh doanh, lập thương hội, đoàn kết để cạnh tranh với
thương nhân người Hoa, người Ấn như bài Chớ nên để bọn Kiều thương
khinh dễ [62] nêu lên nỗi xót xa trước thực trạng nền kinh doanh trong tay
thương nhân Hoa kiều và kêu gọi mọi người đoàn kết chung tay tiến hành
công cuộc tranh thương với tư bản Hoa kiều và chỉ ra một số cách để mở cửa
hàng buôn bán, kinh doanh. Bài “Muốn nước giàu dân thịnh kíp dùng đồ nội
hóa” [42] phản ánh tình trạng sính ngoại và sự tràn ngập đồ ngoại trên thị
trường, kêu gọi dân chúng sử dụng đồ nội hóa để kích thích sản xuất trong
21
nước. Bài “Hiện tình buôn bán người mình còn thua người khách” [39],
Thương mãi luận, [31], bàn về việc cạnh tranh yếu kém của các nhà buôn
người Việt, khích lệ các hiệu buôn người Việt tranh thương với thương nhân
Hoa kiều, Pháp kiều.
Đặc biệt, thời gian này xuất hiện một số tác phẩm dạy nghề buôn bán
như cuốn Thương hội chỉ nam của Trần Ngọc Bích (1924). Tác giả trình bày
một số hiểu biết cơ bản về việc lập Hội buôn bán và công ty cổ phần để kinh
doanh buôn bán; Luật lập Hội buôn ngày 24/6/1867 của nước Pháp (đã dịch
sang tiếng tiếng Việt) cho những nhà buôn Annam tham khảo.
Tuy nhiên, phải đến khi xuất hiện cuốn Thương học phương châm
của tác giả Lương Văn Can [11]- người được coi là “người thầy của các
nhà buôn”, những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh doanh buôn bán của
người Việt mới được phân tích sâu sắc và khá đầy đủ. Đây được coi là
cuốn “sách giáo khoa” đầu tiên về kinh doanh buôn bán. Trong tác phẩm
dày 36 trang này, Lương Văn Can đã nêu lên được đặc tính, thái độ của
người Việt với việc kinh doanh buôn bán và những điểm yếu khiến người
Việt không phát triển lĩnh vực này, từ đó “chỉ đường cho nhà buôn” nhằm
phát triển thương nghiệp buôn bán ở nước ta.
Nổi bật trên Nam Phong tạp chí có bài viết Chấn chỉnh thương
trường - một cái gương cho thương giới nước ta: ông Bạch Thái Bưởi, của
tác giả Thượng Chi (Phạm Quỳnh) [12] nhằm giới thiệu sự nghiệp, tài
năng, đạo đức kinh doanh của “ông vua đường thuỷ” Bạch Thái Bưởi -
niềm tự hào của giới doanh nhân lúc bấy giờ “Ông thật làm vẻ vang cho
nòi giống nước ta và rửa được cho ta cái tiếng là dân nước An Nam không
làm được sự buôn bán to” [12, tr.281]. Cũng trên Nam Phong tạp chí số 39
tháng 9 năm 1920 có bài Nghề hàng hải mới nhóm ở nước ta: nói về tàu
Bình Chuẩn của công ty Bạch Thái, ca ngợi gương kinh doanh của doanh
nhân Bạch Thái Bưởi khẳng định bản lĩnh, tài năng của ông.
22
Bên cạnh những tài liệu chữ Quốc ngữ, tác giả cũng tham khảo một số
tài liệu bằng tiếng Pháp về tình hình hoạt động kinh doanh của người Việt
như: Báo cáo về Hợp tác xã Đồng Lợi “Les “Dong-Loi” sociétés coopératives
indegènes au Tonkin” trên “Bulletin économique de L’indochine” (Tạp chí
Kinh tế Đông Dương) [128] về hoạt động thủ công nghiệp, một số công ty
thương mại của các doanh nhân người Việt.
Một số tài liệu lưu trữ gồm những báo cáo về tình hình sản xuất, vốn
điều lệ, thông tin doanh nghiệp của các công ty do người Việt sở hữu như
Công ty Đồng Lợi Kiến An, công ty sản xuất gạch ngói Hưng Ký của Trần
Văn Thanh, công ty sản xuất gốm của Nguyễn Văn Giêm, công ty dệt lụa Lê
Quang Long...
Association amicale des employés indegènes de commerce et
d’industrie au Tonkin (Điều lệ của Công thương Đồng nghiệp Bắc kỳ) [124];
giới thiệu về Hội Công thương đồng nghiệp Bắc kỳ, về mục đích, tổ chức,
thành viên của Hội, các Hội đồng trị sự tại các thành phố lớn.
Associatuon Amicale des Employes Indigenes de Commerce et
d’Industrie du Tonkin et de l’Annam (A.M.E.C.I) (Điều lệ của Hội Trung
Bắc công thương đồng nghiệp) [125], bao gồm 53 điều, đề cập đến mục
đích, quy định gia nhập, hội đồng trị sự... của Hội.
1.1.2.2. Tài liệu sau năm 1945
Sau cách mạng tháng Tám, các nhà sử học quan tâm nghiên cứu về các
phong trào yêu nước, về giai cấp tư sản, qua đó hoạt động kinh doanh, văn
hóa kinh doanh của các doanh nhân đầu thế kỷ XX thấp thoáng trong nhiều
tác phẩm.
Thập niên 1950, trên các tạp chí xuất hiện một số bài viết về tư sản Việt
Nam, vốn là những doanh nhân trên thương trường như bài “Tình hình và đặc
tính của giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc” của tác giả Nguyễn Công
23
Bình [8] trình bày khái quát nguồn gốc hình thành và quá trình phát triển của
tư sản Việt Nam, tình hình công thương nghiệp ở Việt Nam giai đoạn sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước cuộc khủng hoảng thế giới; một số
hoạt động kinh doanh của một số nhà buôn, hội buôn.
Tác giả Nguyễn Công Bình với tác phẩm “Tìm hiểu giai cấp tư sản Việt
Nam thời thuộc Pháp” [7]. Đây là một trong những tài liệu được trích dẫn
nhiều nhất trong các công trình nghiên cứu về giai cấp tư sản Việt Nam thời
Pháp thuộc. Tác giả đã dày công tìm tòi từ nhiều nguồn tư liệu quý giá, phân
tích sâu sắc về quá trình hình thành, phát triển của giai cấp tư sản Việt Nam,
đánh giá vai trò kinh tế và thái độ chính trị, sự tham gia cách mạng dân tộc
dân chủ của tư sản trong các giai đoạn lịch sử.
Năm 2003 tài liệu biên khảo Phong trào Duy Tân ở Bắc Trung Nam -
Miền Nam đầu thế kỷ XX - Thiên địa hội và cuộc Minh Tân của tác giả Sơn Nam
được xuất bản. Tác phẩm trình bày bối cảnh lịch sử và diễn biến của phong trào
Duy Tân ở Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam Việt Nam vào những năm đầu
thế kỷ XX; lịch sử, đường lối hoạt động của nhóm Thiên Địa hội và nhóm Minh
Tân ở Miền Nam Việt Nam. Phần phụ lục trích một số văn bản từ báo lục tỉnh
Tân văn và một số tài liệu khác. Tác giả viết khá sâu về các hoạt động kinh
doanh của các đại biểu Phong trào Duy Tân như: Gibert Trần Chánh Chiếu,
Nguyễn Thị Xuyên, Lương Văn Can…
Lương Văn Can cũng là đề tài nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học.
Tiêu biểu có tác phẩm Lương Văn Can và phong trào Duy Tân - Đông Du
(2005) của tác giả Lý Tùng Hiếu [29]. Tác phẩm trình bày quá trình hình
thành tư tưởng và đường lối cứu nước của các chí sĩ Duy Tân - Đông Du. Từ
việc giới thiệu nhân vật Lương Văn Can, tác giả tái hiện lại Phong trào Duy
Tân, Đông Du; qua đó Lương Văn Can không chỉ được biết đến như là một
nhà chính trị mà còn là một nhà giáo dục, một nhà kinh doanh nổi tiếng về
24
phẩm chất đạo đức. Cuốn sách như một cuốn tiểu sử nhân vật, đồng thời cũng
là một chuyên luận có tính lịch sử, cung cấp nhiều tư liệu quý.
Cũng viết về Lương Văn Can còn có tác phẩm Lương Văn Can: Xây
dựng đạo kinh doanh cho người Việt của tác giả Nguyễn Hồng Dung [18].
Đây là tác phẩm viết về cuộc đời và sự nghiệp kinh doanh của một trong 25
doanh nhân dẫn đầu trong bảng xếp hạng của Tổ hợp giáo dục Pace. Tác
phẩm trình bày những triết lý, phương châm và bí quyết xây dựng thành công
đạo kinh doanh qua cuộc đời và hoạt động của doanh nhân Việt Nam Lương
Văn Can. Phần phụ lục là Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi giới công
thương Việt Nam năm 1945, Quyết định của Thủ tướng chính phủ về Ngày
Doanh nhân Việt Nam và những bước chuyển trong quan điểm của Đảng và
Nhà nước đối với nghề Kinh doanh.
Ngoài Lương Văn Can còn có rất nhiều doanh nhân của thời kỳ này
được quan tâm nghiên cứu như Hồ Tá Bang, Trần Chánh Chiếu,… vốn là các
chí sĩ trong phong trào Duy Tân-Đông Du.
Phong trào Duy Tân với các khuôn mặt tiêu biểu của tác giả Nguyễn Q.
Thắng [95]. Tác giả phân tích, đánh giá hoàn cảnh lịch sử, không gian và thời
gian của phong trào Duy Tân. Nguyễn Q. Thắng khẳng định Phong trào Duy
Tân nổ ra tại miền Trung và phát triển ra cả ba miền, trong đó Đông Kinh
Nghĩa Thục ở Hà Nội, Minh Tân và Duy Tân đều chỉ là một bộ phận của
phong trào dân tộc mà Phan Châu Trinh có vai trò là người khởi xướng, dẫn
dắt phong trào suốt từ Bắc vào Nam. Tác giả không đi sâu về nội dung phong
trào cải cách, duy tân và ảnh hưởng của nó mà giới thiệu khái quát thân thế và
sự nghiệp của các nhà cải cách duy tân Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến
những năm đầu thế kỷ XX. Riêng các chiến sĩ Duy Tân ở Trung Kỳ được chú
ý nghiên cứu hơn về tiểu sử, sự nghiệp và những cống hiến tiêu biểu như: Lê
Cơ với công việc thực hành duy tân, Phan Thúc Duyện chiến sĩ văn hóa trên
mặt trận thương nghiệp, Phan Thành Tài nhà giáo dục... Sau đó giới thiệu về
25
một số cơ sở hình thành phong trào và căn cứ mở đầu cho Phong trào Duy
Tân. Tác giả Nguyễn Q. Thắng cũng viết về các nhân vật tiêu biểu của Phong
trào Duy Tân ở Nam Kỳ như Trần Chánh Chiếu, Nguyễn An Khương,
Nguyễn Thị Xuyên với hoạt động cơ bản là kinh tế và báo chí.
Về các doanh nhân xuất hiện muộn hơn có các tên tuổi như: Bạch Thái
Bưởi, Trịnh Văn Bô, Nguyễn Sơn Hà,… cũng được vinh danh trong các tác
phẩm sau này.
Tác giả Lê Minh Quốc với tác phẩm Bạch Thái Bưởi - khẳng định
doanh tài nước Việt [88]; trình bày triết lí và bí quyết kinh doanh thành công
của doanh nhân Việt Nam Bạch Thái Bưởi trong hoạt động kinh doanh: buôn
gỗ, thầu thuế chợ, kinh doanh thuyền trên sông nước, khai mỏ... Tái hiện lại
cuộc chiến giữa doanh nhân Bạch Thái Bưởi với tư bản nước ngoài, chủ
trương kêu gọi lòng tự tôn dân tộc “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”
của ông.
Tác giả Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp với cuốn
Nguyễn Sơn Hà - nhà doanh nghiệp yêu nước [56]. Các tác giả giới thiệu cuộc
đời, sự nghiệp và cống hiến của doanh nhân Nguyễn Sơn Hà trong sự nghiệp
cách mạng và nền kinh tế Việt Nam.
Lê Minh Quốc và các chuyên gia PACE, Doanh nghiệp Việt Nam xưa
và nay, tập 1 [87]. Trình bày quan niệm về nghề buôn bán của người Việt xưa
và nay. Kể chuyện ông tổ một số ngành nghề ở Việt Nam và một số nghề mới
du nhập vào nước ta đầu thế kỷ XX.
Tài liệu Đỗ Đình Thiện - cuộc đời và những cống hiến cho nền tài
chính cách mạng Việt Nam do các tác giả Lê Văn Hiến, Nguyễn Khánh Anh,
Nguyễn Thành... [28]. Giới thiệu cuộc đời sự nghiệp doanh nhân Đỗ Đình
Thiện, người đã có những đóng góp tích cực và hiệu quả cho ngành tài chính
và cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, kèm
theo các thông tin, bài viết, bút tích liên quan đến ông.
26
Đinh Xuân Lâm, Phạm Xanh, Văn Tạo....với Doanh nhân Nguyễn
Sơn Hà với doanh nhân Hải Phòng [52]. Tập hợp các bài viết của các nhà sử
học, các nhà nghiên cứu và doanh nhân trẻ viết về thân thế, sư nghiệp và bản
lĩnh của doanh nhân Nguyễn Sơn Hà cũng như tầm ảnh hưởng của ông trên
các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và hoạt động văn hoá - xã hội, hoạt động
trên chính trường khi ông tham gia nhiều nhiệm kỳ Quốc hội.
Khái quát những nét tiêu biểu của một gia đình doanh nhân đầu thế kỷ
XX gắn với những sự kiện lịch sử lớn của đất nước có Gia đình doanh nhân
Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng Việt Nam [26]
của Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Công Nghiệp, Vũ Tiến Lộc... Giới thiệu các
bài viết chuyên sâu, các bài khảo cứu của các nhà sử học, nhà nghiên cứu lịch sử
- văn hoá về các sự kiện gắn với sự ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh
ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Qua các sự kiện lịch sử tiêu biểu được
nhìn nhận, phân tích nhiều chiều vai trò và những đóng góp cho cách mạng và
nền độc lập dân tộc của gia đình doanh nhân Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh
Hồ. Ngoài ra còn có một số hình ảnh, tư liệu của gia đình doanh nhân Trịnh Văn
Bô với các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tư liệu cụ bà Hoàng Thị Minh
Hồ với các thế hệ lãnh đạo và cán bộ ngành tài chính.
Đáng chú ý, trong những năm gần đây có một số luận án nghiên cứu
về các nhà tư sản người Việt đầu thế kỷ XX.
Luận án tiến sĩ Tư sản Việt Nam ở Bắc Kỳ trong ba thập niên đầu thế
kỷ XX, của tác giả Trần Thanh Hương [32]. Tác giả phân tích bối cảnh ra đời
của tầng lớp tư sản Việt Nam ở Bắc Kỳ và những hoạt động kinh doanh của
họ trong những năm từ 1900-1930; nhận xét về đặc điểm và đánh giá vai trò
lịch sử của tư sản Bắc Kỳ trong lịch sử Việt Nam.
Luận án tiến sĩ Tư sản người Việt ở Trung Kỳ từ đầu thế kỷ XX đến năm
1930 của tác giả Nguyễn Văn Phượng [81]. Tác giả trình bày hoàn cảnh ra đời
và những hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản người Việt ở Trung Kỳ
27
trong các giai đoạn 1900-1914, 1914-1930; những đóng góp và vai trò của tư
sản Trung Kỳ về kinh tế, chính trị - xã hội.
Ngoài các tác phẩm trên, còn có một số công trình được đăng trên các
báo và tạp chí.
Các bài viết về tình hình kinh tế và các doanh nhân nổi tiếng đầu thế kỷ
XX như: Q. Thắng với Hồ Tá Bang và phong trào Duy Tân tại Phan Thiết
[94]; Đinh Quang Hải với bài Nhà tư sản Đỗ Đình Thiện- Một nhân sĩ trí
thức yêu nước có nhiều cống hiến cho cách mạng [27]; Phạm Hồng Tung với
bài Tìm hiểu thêm về Bạch Thái Bưởi, nhân tài kinh doanh tiêu biểu thời cận
đại [108], Lê Quý Đức với bài Những gương mặt doanh nhân Việt Nam đầu
thế kỷ XX” [24],... Đây là những bài viết về khát vọng làm giàu và đóng góp
cho cách mạng của những tấm gương doanh nhân đầu thế kỷ XX.
Một số bài viết như Trần Viết Nghĩa (2014) với Tư tưởng trọng thương
của Lương Khắc Ninh trên tờ “Nông cổ mín đàm” [73]; Tạ Thị Thuý (2013)
với bài “Nền kinh tế thương nghiệp của Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX”
[101]... cũng cung cấp một số nét về tình hình thương nghiệp và phong trào
làm giàu đầu thế kỷ XX ở nước ta.
1.1.3. Nhận xét tổng quát tình hình nghiên cứu
Những nghiên cứu về văn hoá kinh doanh
Văn hoá kinh doanh là vấn đề được rất nhiều tác giả trong và ngoài
nước quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện nay trong giới học thuật còn
khá nhiều quan niệm khác nhau về văn hoá kinh doanh hoặc đồng nhất văn
hoá kinh doanh với văn hoá doanh nghiệp, văn hoá doanh nhân, đạo đức
kinh doanh... Do vậy, khi vận dụng khái niệm vào thực tiễn còn nhiều bất
cập, còn lúng túng và mâu thuẫn. Xu hướng nghiên cứu thống nhất ở một
số điểm sau:
* Về chủ thể của văn hoá kinh doanh: Có ba xu hướng quan niệm về
chủ thể của văn hoá kinh doanh. Một là cho rằng văn hoá kinh doanh là văn
28
hoá của một tổ chức (doanh nghiệp); Hai là cho văn hoá kinh doanh không
chỉ bó hẹp trong phạm vi công ty mà còn liên quan đến mọi thành viên xã
hội; Ba là coi văn hoá kinh doanh là văn hoá của giới, tầng lớp, cộng đồng
doanh nhân.
* Về nội dung có các xu hướng nghiên cứu khái niệm văn hoá kinh
doanh như:
- Văn hoá kinh doanh là đạo đức kinh doanh;
- Văn hoá kinh doanh là triết lý kinh doanh;
- Văn hoá kinh doanh là các nhân tố văn hoá trong kinh doanh;
- Văn hoá kinh doanh là một nền, kiểu, loại, bộ phận của nền văn hoá xã hội ...
Các tác giả cũng đã trình bày những vấn đề cơ bản về lý luận văn hoá
kinh doanh như phân tích mối quan hệ giữa văn hoá và kinh tế, kinh doanh;
tổng quan các quan niệm về triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hoá
doanh nghiệp, văn hoá doanh nhân; các yếu tố cấu thành và nhân tố ảnh
hưởng của chúng.
* Về cấu trúc văn hoá kinh doanh cũng có nhiều cách hiểu khác nhau
như gồm: đạo đức kinh doanh hoặc văn hoá kinh doanh gồm triết lý kinh
doanh, đạo đức kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp, văn hoá doanh nhân...
Mặc dù vậy, các công trình nêu trên rất có giá trị về mặt khoa học, tạo
điều kiện quan trọng để tác giả tiếp tục nghiên cứu vấn đề.
Về tầng lớp doanh nhân Việt Nam và văn hoá kinh doanh đầu thế kỷ
XX: Các tác giả đã giới thiệu được các doanh nhân tiêu biểu giai đoạn nửa đầu
thế kỷ XX, qua đó đã tái hiện được bản lĩnh và khát vọng làm giàu của họ.
Tuy nhiên các tác giả mới chỉ nghiên cứu về các doanh nhân với tư cách là cá
nhân đơn lẻ, chưa có liên hệ rõ ràng về văn hoá kinh doanh của một lớp doanh
nhân đã hình thành.
Chưa có sự phân tích thoả đáng về ảnh hưởng của điều kiện kinh tế-xã
hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX tới văn hoá kinh doanh thời kỳ này.
29
Hơn nữa chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể,
chuyên sâu về văn hóa kinh doanh nói chung, văn hoá kinh doanh của lớp
doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX dưới góc độ văn hoá học. Để thực hiện
luận án, tác giả không chỉ kế thừa những kết quả đã đạt được của các tác giả
đi trước mà còn nghiên cứu giải quyết một số vấn đề sau:
1. Làm rõ hơn lý thuyết về văn hoá kinh doanh: khái niệm, cấu trúc của
văn hoá kinh doanh.
2. Phân tích làm sáng tỏ hơn tiền đề hình thành văn hoá kinh doanh của
lớp doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
3. Nhận diện đặc điểm và ý nghĩa của văn hoá kinh doanh của tầng lớp
doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX: triết lý, tư tưởng kinh doanh, đạo đức
kinh doanh, trình độ, kỹ năng, nghệ thuật kinh doanh; qua đó thể hiện ý chí
của lớp doanh nhân; những đóng góp của họ cho đất nước, dân tộc.
4. Trên cơ sở nghiên cứu văn hoá kinh doanh của tầng lớp doanh nhân
nửa đầu thế kỷ XX, tham chiếu với tình hình hiện nay nhằm rút ra những ý
nghĩa quan trọng, qua đó đóng góp riêng về xây dựng và phát triển văn hoá
kinh doanh thời kỳ hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế.
Với những vấn đề cần làm rõ trên, luận án xác định mục tiêu nghiên
cứu và phương pháp nghiên cứu phù hợp.
1.2. LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ KINH DOANH
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Khái niệm kinh doanh
Kinh doanh (business) là một thuật ngữ quen thuộc trên thế giới, gắn
với hoạt động kinh tế, song ở Việt Nam, có rất nhiều cách hiểu khác nhau
về khái niệm kinh doanh (hoạt động tổ chức, quản trị chính trị, xã hội và
kinh tế, sản xuất, buôn bán). Nhưng trong các từ điển hiện đại đều thống
nhất dùng khái niệm này chỉ sự sản xuất hàng hóa, buôn bán các sản phẩm,
30
dịch vụ để tìm kiếm lợi nhuận. Chẳng hạn, trong cuốn Đại từ điển tiếng
Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, khái niệm kinh doanh được được hiểu là
“tổ chức buôn bán để thu lời lãi” [116,tr.947]. Tuy nhiên, cách hiểu này
cũng chưa thật đầy đủ.
Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, khái niệm kinh doanh được phản
ánh rõ hơn khi các tác giả cho rằng, nếu kinh tế (tiếng Anh là: economic) là
tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mối quan
hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội thì kinh doanh là:
Phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế
hàng hóa, gồm tổng thể những phương thức, hình thức và phương
tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế
của mình (bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại,
dịch vụ,v.v.) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy
luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất [109, tr.581].
Còn theo Điều 4, Luật doanh nghiệp Việt Nam, “Kinh doanh là việc
thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản
xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục
đích sinh lời” [14,tr.12]. Theo đó, kinh doanh là khái niệm bao trùm cả ba
lĩnh vực là sản xuất hàng hoá, buôn bán, dịch vụ.
Như vậy, nói đến kinh doanh là nói đến hoạt động của chủ thể kinh
doanh (tập thể hoặc cá nhân), đến các phương tiện hoạt động như vốn sản
xuất, các phương tiện phục vụ lưu thông hàng hóa, các loại hình dịch vụ...
Từ các định nghĩa trên có thể hiểu Kinh doanh là hoạt động của cá
nhân hoặc tổ chức nhằm mục đính đạt lợi nhuận qua một loạt các hoạt động
sản xuất, lưu thông, dịch vụ...
1.2.1.2. Khái niệm doanh nhân
Trên thế giới, khái niệm doanh nhân xuất hiện từ khá sớm. Đầu thế kỷ
XVI, khái niệm doanh nhân được áp dụng vào lĩnh vực quân sự, cụ thể là
31
những người tuyển chọn cho những đội quân viễn chinh. Các doanh nhân với
ý nghĩa là người tham gia kinh doanh đầu tiên trên thế giới thường là thương
nhân, sau đó là những nhà tư sản ra đời cùng với chủ nghĩa tư bản. Cho đến
thế kỷ XVIII, khái niệm doanh nhân mới được sử dụng trong kinh tế do
Richard Cantilon, người gốc Ailen sinh sống ở Pháp đưa ra. Khái niệm doanh
nhân được ông định nghĩa là người mua các yếu tố sản xuất với một giá cả
nhất định để kết hợp chúng trong sản xuất sản phẩm và bán với giá cả nhất
định không chắc chắn trong tương lại; doanh nhân đồng nghĩa với chấp nhận
sự rủi ro [Xem 19].
Ở Việt Nam, khái niệm doanh nhân lần đầu tiên xuất hiện trong cuốn
“Việt Nam tân từ điển” của tác giả Thanh Nghị [72]. Trong cuốn từ điển này,
từ doanh nhân để chỉ người kinh doanh, dịch sang tiếng Pháp là: Homme
d’affairé, nghĩa là người làm dịch vụ.
Từ sau những năm 90 của thế kỷ XX, “doanh nhân” là một từ được
các phương tiện truyền thông của Việt Nam sử dụng để gọi chủ nhân
một thành phần kinh tế tư nhân mới xuất hiện nhưng còn khá dè dặt. Thậm
chí trong cuốn “Đại từ điển tiếng Việt” [116] do Nguyễn Như Ý làm chủ biên
không có khái niệm doanh nhân.
Khoảng những năm 2000, thuật ngữ doanh nhân trở nên phổ biến trên cả
phương diện khoa học và trong cuộc sống đời thường. Tuy nhiên vẫn có rất
nhiều cách hiểu về doanh nhân. Cách hiểu phổ biến nhất, doanh nhân đồng nhất
với thương nhân. Điều này cũng dễ hiểu bởi những doanh nhân xuất hiện đầu
tiên cũng chính là thương nhân buôn bán giữa các vùng miền. Trong cuốn từ
điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (xuất bản năm 2007), doanh nhân được hiểu là
“người làm nghề kinh doanh” [77,tr.218].
Ngày nay, cách hiểu doanh nhân là những người hoạt động trong lĩnh
vực kinh doanh (dám chịu rủi ro và có mục tiêu vị lợi” [75,tr.15] càng trở nên
32
phổ biến. Ở đây, doanh nhân để chỉ một nghề cũng như những nghề kỹ sư,
giáo viên. Một cách hiểu khác, doanh nhân là khái niệm để chỉ người chủ kinh
doanh bằng vốn của doanh nghiệp theo phương thức tổ chức các hoạt động
sản xuất hay cung ứng dịch vụ, nhằm không ngừng tạo ra giá trị thặng dư,
làm gia tăng tài sản cho doanh nghiệp, tức là góp phần vào sự tăng trưởng
sản phẩm xã hội. Hoạt động kinh doanh của doanh nhân diễn ra trong nền
kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường trong xã hội công nghiệp hiện đại.
Như vậy, hiểu theo nghĩa hẹp, doanh nhân là khái niệm chỉ những người
đứng đầu các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, có khả năng
lãnh đạo, quản lý và tham gia lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp và đại diện
cho doanh nghiệp trước pháp luật.
Hiểu theo nghĩa rộng thì doanh nhân là những người trong cơ cấu tổ chức
quản lý doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (tư nhân, quốc doanh, liên
doanh với nước ngoài); họ có thể là chủ sở hữu (hay tham gia sở hữu) sản xuất,
phân phối (hay tham gia phân phối) sản phẩm lao động [xem 19, tr. 15]
Trong luận án, tác giả sử dụng cách hiểu khái niệm doanh nhân theo
nghĩa rộng. Doanh nhân là người trong tổ chức quản lý doanh nghiệp,
người kết hợp sử dụng nguồn vốn (con người, tài chính, nguồn lực vật
chất) nhằm làm cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, mang lại lợi nhuận
cho doanh nghiệp. Như vậy, doanh nhân không chỉ dùng để chỉ người sáng
lập, chủ sở hữu hoặc cổ đông chính của một doanh nghiệp, mà còn để chỉ
một thành viên cấp cao, những CEO quản lý tức là những người được thuê
để quản lý, điều hành doanh nghiệp.
1.2.1.3. Khái niệm văn hoá kinh doanh
Văn hoá kinh doanh là một phạm trù rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực
gắn với văn hoá của nhân loại nói chung và mỗi cộng đồng, quốc gia, dân tộc
nói riêng nên có nhiều quan niệm (cách hiểu) khác nhau.
33
Như đã trình bày ở trên, đến tận những năm 1990, nhiều nhà nghiên
cứu ở Việt Nam mới bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu về văn hoá kinh doanh.
Sau khi vận hành cơ chế kinh tế thị trường, nền kinh tế xã hội Việt Nam đã
thay đổi cơ bản diện mạo. Sau rất nhiều năm tư tưởng tư hữu của con người bị
chế ngự nay đã được bung ra, khơi gợi cho những ý tưởng sáng tạo cũng như
là bàn đạp cho những nỗi lực không ngừng của con người trong lao động sản
xuất. Nhiều doanh nghiệp, doanh nhân ra đời với mong muốn làm giàu cho
bản thân và cho ước vọng xây dựng đất nước “công bằng, dân chủ, văn minh”.
Tuy nhiên, bản chất của con người là ham lợi. Trong kinh doanh, lợi nhuận là
mục đích có thể làm cho người kinh doanh phải bỏ ra bao trí tuệ và công sức,
thậm chí bất chấp tất cả để giành lấy. Chính sự xuống cấp của đạo đức kinh
doanh đã đặt ra những lo ngại cho toàn xã hội và đặt ra cho các nhà khoa học
vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết. Vấn đề văn hoá kinh doanh bắt đầu được đề
cập như là chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh là “kinh doanh có văn hoá” hay
“Làm cho cái lợi gắn bó chặt chẽ với cái đúng” [xem 30]. Ở đây, văn hoá được
hiểu như là “cái đúng”, “cái thiện”. Như vậy, phổ biến nhất là quan niệm đồng
nhất văn hóa kinh doanh là đạo đức kinh doanh [84, đã dẫn].
Đáng chú ý, một số nhà nghiên cứu chuyên sâu về văn hoá kinh doanh
như Dương Thị Liễu, Đỗ Minh Cương, Phùng Xuân Nhạ đều thống nhất cho
rằng Văn hoá kinh doanh là toàn bộ giá trị vật chất và giá trị tinh thần do chủ
thể kinh doanh sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động kinh doanh.
Khái niệm này trở thành công cụ nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học về
văn hóa kinh doanh.
Như vậy, các quan niệm đều có sự nhấn mạnh đến tính văn hoá (thuộc
tính văn hoá trong kinh doanh như: tri thức, đạo đức, nghệ thuật, cách thức
kinh doanh) hướng đến các giá trị chân, thiện, mỹ, ích. Đồng thời chỉ rõ các
yếu tố văn hoá mà chủ thể kinh doanh tiếp thu được hoặc sáng tạo ra trong
quá trình kinh doanh. Có thể nói rằng, các quan niệm trên đều đúng khi nhìn
34
văn hoá kinh doanh ở những góc độ khác nhau. Song chúng chỉ dừng lại ở
mức độ quan niệm mà thôi, chưa phải là một định nghĩa có tầm bao quát nội
hàm và ngoại diên của khái niệm văn hoá kinh doanh một cách khái quát.
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài của luận án, tác giả cho rằng văn
hoá kinh doanh cần được định nghĩa bằng một khái niệm lột tả được bản chất
của nó. Vận dụng phương pháp định nghĩa khái niệm và ý kiến của các nhà
nghiên cứu nước ta, dưới góc độ văn hoá học, nghiên cứu sinh đưa ra một
định nghĩa về khái niệm văn hoá kinh doanh sau đây:
Văn hoá kinh doanh là một bộ phận của văn hoá kinh tế nằm trong
tổng thể của một nền văn hóa, bao gồm toàn bộ hoạt động kinh doanh có sự
thẩm thấu các thuộc tính, đặc trưng, trình độ văn hoá mà chủ thể kinh doanh
(doanh nhân của một cộng đồng) tiếp thu và sáng tạo nên, biểu hiện ra như
một kiểu, dạng hay nền văn hoá kinh doanh nhất định.
Phân tích định nghĩa này cho thấy, nó đã chỉ rõ nội hàm và ngoại diên
của khái niệm văn hoá kinh doanh mà các quan niệm của các nhà nghiên cứu
nước ta ít nhiều đã đề cập đến.
Về nội hàm: Văn hoá kinh doanh chính là thuộc tính văn hoá hay “cái
văn hoá” thẩm thấu vào toàn bộ nền kinh doanh (trong đó có những đặc trưng
văn hoá dân tộc và đặc tính văn hoá do doanh nhân sáng tạo ra).
Về ngoại diên: Văn hoá kinh doanh là văn hoá của nhóm xã hội đặc thù
(doanh nhân) là một bộ phận của văn hoá cộng đồng biểu hiện ra như một
kiểu, dạng, nền văn hoá kinh doanh nhất định.
Văn hoá kinh doanh không chỉ bó hẹp trong phạm vi doanh nghiệp mà
có ảnh hưởng đến mọi thành viên trong xã hội. Văn hóa kinh doanh phản ánh
đặc trưng của nền văn hoá của mỗi cộng đồng dân tộc. Nói cách khác, mỗi
cộng đồng, mỗi dân tộc đều có một văn hoá kinh doanh với những đặc trưng
khác nhau. Thậm chí, ở mỗi giai đoạn, văn hoá kinh doanh của mỗi dân tộc
35
cũng có những đặc điểm khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể,
điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội của cộng đồng.
1.2.2. Cơ cấu của Văn hoá kinh doanh
Do có nhiều quan niệm về văn hoá kinh doanh nên cũng có nhiều cách
khái quát (cách chia) cơ cấu của văn hoá kinh doanh khác nhau. Trong luận
án, tác giả cũng dựa vào cách chia cơ cấu văn hoá kinh doanh của các nhà
khoa học đi trước và trên cơ sở định nghĩa văn hoá kinh doanh để phân chia
lại cơ cấu văn hoá kinh doanh với mong muốn sắp xếp các yếu tố của nó theo
một cấu trúc thích hợp nhất và làm cơ sở cho việc khảo sát vấn đề của đề tài.
Theo tác giả Hoàng Vinh, văn hoá kinh doanh gồm có cơ cấu 5
thành tố như một hệ thống xã hội. Đó là đạo lý kinh doanh trong văn hoá
kinh doanh; Định hướng giá trị kinh doanh (xây dựng tinh thần doanh
nghiệp hướng vào “làm giàu” cho tập thể trong đó có lợi ích của cá nhân);
Hệ thống biểu hiện trong hoạt động kinh doanh (bao gồm logo, trang
phục, nghi thức thương hiệu,...) Hệ thống công nghệ trong hoạt động kinh
doanh (bao gồm phương hướng, công nghệ, thông tin, năng lực quản lý, tổ
chức... doanh nghiệp) và Hệ thống nhân cách chủ thể kinh doanh (bao
gồm phẩm chất quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, linh hoạt, thích ứng,
đổi mới, năng lực tổ chức, sử dụng nguồn lực...)
Một số nhà nghiên cứu như Dương Thị Liễu, Đỗ Minh Cương, Nguyễn
Ngọc Anh,... cũng đều thống nhất cho rằng văn hoá kinh doanh có cơ cấu
gồm 5 thành tố. Đó là Triết lý kinh doanh, Đạo đức kinh doanh, Văn hoá
doanh nhân, Văn hoá doanh nghiệp, Văn hoá ứng xử trong hoạt động kinh
doanh. Trong đó, triết lý kinh doanh là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng,
dẫn dắt hoạt động kinh doanh; đạo đức kinh doanh tập hợp các nguyên tắc,
chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của người kinh doanh;
văn hoá doanh nhân là văn hoá của người làm kinh doanh bao gồm năng lực
kinh doanh (tài lực, trí lực, thể lực), trình độ quản lý kinh doanh và các năng
36
lực khác; văn hoá doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu trưng huyền
thoại, nghi thức, điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền
tảng duy nhất đối với một tổ chức doanh nghiệp và văn hóa ứng xử bao gồm
toàn bộ hành vi của cá nhân và cộng đồng trong quan hệ của doanh nghiệp
thẩm thấu thuộc tính văn hóa; biểu hiện rõ rệt nhất trong bộ quy tắc ứng xử
của doanh nghiệp.
Tuy cách hiểu cơ cấu của văn hoá kinh doanh như trên có tầm bao quát
tất cả các yếu tố có liên quan đến hoạt động kinh doanh, song không khỏi ôm
đồm và lẫn lộn giữa các khái niệm: Văn hoá kinh doanh là văn hoá hoạt động,
văn hoá hành vi của chủ thể (doanh nhân) trong hoạt động kinh doanh; văn
hoá doanh nghiệp là văn hoá tổ chức doanh nghiệp (tập hợp các thành viên
của doanh nghiệp để sản xuất, kinh doanh, bao gồm chủ doanh nghiệp và cán
bộ, nhân viên...); văn hoá doanh nhân là văn hoá nhân cách của các cá nhân
doanh nhân. Ba loại hình văn hoá này là khác nhau mặc dù chúng có quan hệ
hữu cơ và tác động lẫn nhau, biểu hiện qua nhau, song không thể đồng nhất
với nhau, lẫn nhau như cơ cấu mà các tác giả trên nêu ra.
Do đó, luận án kế thừa các nghiên cứu của các tác giả đi trước và đưa
ra một cơ cấu của Văn hoá kinh doanh, nhìn từ đặc trưng văn hoá hoạt động
của nhóm cộng đồng đặc thù (nhóm doanh nhân) với các thành tố cơ bản sau.
Thứ nhất là hệ thống triết lý - tư tưởng kinh doanh;
Thứ hai là hệ thống giá trị, chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh;
Thứ ba là hệ thống thực hành (công nghệ) kinh doanh;
Thứ tư là hệ thống nhân cách doanh nhân ;
Thứ năm là hệ thống những yếu tố ngoại hiện của văn hoá kinh doanh
Đây là cách chia mang tính hệ thống ước lệ để NCS thao tác trong quá
trình nghiên cứu đặc điểm, đặc trưng của văn hóa kinh doanh bởi các thành tố
này đều có sự giao thoa, cái này biểu hiện qua cái kia và ngược lại.
37
Xem sơ đồ sau:
Sau đây xin giải thích rõ nội dung các thành tố của Văn hoá kinh doanh:
* Hệ thống triết lý - tư tưởng về kinh doanh
Triết lý là những tư tưởng có tính triết học được rút ra từ thực tiễn đời
sống xã hội và trên cơ sở thế giới quan, nhân sinh quan định hướng cho hoạt
động của con người. Triết lý kinh doanh là những tư tưởng có tính triết học
phản ảnh thực tiễn kinh doanh của các chủ thể kinh doanh được rút ra qua sự
trải nghiệm, suy ngẫm của họ [54, tr.77].
Triết lý kinh doanh là những nguyên tắc cơ bản nhất của hoạt động
kinh doanh gắn với đạo lý - quan hệ người - người trước lợi ích kinh tế (kinh
doanh vì cái gì? Vì lợi ích của ai?). Những tư tưởng cốt lõi này trong văn hóa
kinh doanh có vai trò định hướng, dẫn dắt hoạt động kinh doanh của chủ thể
kinh doanh.
Tư tưởng kinh doanh là những lý thuyết về kinh doanh mang tính lý
luận và kinh nghiệm kinh doanh nhằm chỉ ra các mục tiêu kinh doanh và các
cách thực hành kinh doanh khác nhau nhằm đạt được mục tiêu của người làm
Hệ thống triết lý - tư
tưởng kinh doanh
Hệ thống giá trị, chuẩn
mực đạo đức trong
kinh doanh
Hệ thống thực hành
(công nghệ) kinh doanh
Hệ thống nhân cách
doanh nhân
Hệ thống những yếu tố
ngoại hiện
38
kinh doanh. Tư tưởng kinh doanh là sự cụ thể hoá các triết lý kinh doanh
thông qua một hệ thống quan điểm lý luận của các trường phái kinh doanh
hay các nhà lý luận kinh tế khác nhau.
* Hệ thống giá trị, chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh (bao gồm giá
trị, chuẩn mực đạo đức, pháp luật, kinh tế, kỹ thuật và trách nhiệm xã hội,
trước hết là giá trị, chuẩn mực đạo đức kinh doanh là một bộ phận của giá trị,
chuẩn mực đạo đức xã hội thuộc lĩnh vực kinh doanh (đạo đức nghề nghiệp -
nghề kinh doanh) bao gồm các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực điều chỉnh,
đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của chủ thể kinh doanh.
Bản chất đạo đức kinh doanh là giải quyết đúng đắn mối quan hệ lợi
ích trong kinh doanh giữa người kinh doanh với người tiêu dùng, bạn hàng, xã
hội (lợi ích được hiểu một cách đúng đắn là toàn bộ cơ sở của đạo đức trong
kinh doanh), chúng có vai trò điều chỉnh hành vi và đánh giá phẩm chất của
người kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh bao gồm những chuẩn mực như trung thực, giữ chữ
tín với khách hàng và bạn hàng và đặc biệt là đảm bảo nguyên tắc trách nhiệm
xã hội. Trách nhiệm xã hội của doanh nhân, doanh nghiệp là cam kết và thực
hiện sự phục vụ xã hội, phục vụ cộng đồng, vì sự phồn vinh của cộng đồng. Giá
trị chuẩn mực pháp luật là những giá trị, chuẩn mực bảo đảm cho doanh nhân
hoạt động đúng những yêu cầu pháp lý mà nhà nước đặt ra, tôn trọng lợi ích
chung của cộng đồng, nhà nước,... và cả lợi ích của doanh nhân, doanh nghiệp.
Nếu triết lý kinh doanh có vai trò định hướng hoạt động của doanh nhân và
doanh nghiệp thì chuẩn mực đạo đức, pháp luật... kinh doanh là sự cụ thể hóa định
hướng đó. Giá trị, chuẩn mực, đạo đức, pháp luật kinh doanh điều chỉnh hành của
các chủ thể kinh doanh, là chất keo gắn kết các nhà kinh doanh trong các cộng
đồng doanh nhân và các doanh nghiệp, là điều kiện gây tin tưởng và sự ủng hộ
của người tiêu dùng. Chỉ cần một biểu hiện vi phạm giá trị, chuẩn mực đạo đức
kinh doanh hay vi phạm các quy định pháp luật kinh doanh lập tức gây nên sự
39
nghi kỵ, cản trở sự phát triển, thậm chí có thể làm tan rã một tổ chức kinh doanh.
Bởi vậy, xây dựng ý thức về đạo đức, pháp luật kinh doanh chính là tạo nên môi
trường kinh doanh lành mạnh, là nguồn lực to lớn giúp cho doanh nhân, doanh
nghiệp tìm kiếm lợi nhuận, đồng thời đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng
và xã hội. Giá trị chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh là yếu tố vô cùng quan
trọng. Lợi nhuận là kết quả của hoạt động kinh doanh, là giá trị cơ bản của kinh
doanh, còn chuẩn mực đạo đức không chỉ đem lại lợi ích vật chất mà còn đem lại
lợi ích tinh thần cho người kinh doanh. Nó không chỉ là cơ sở tồn tại của doanh
nghiệp, doanh nhân mà còn vì sự tồn tại và phát triển của cộng đồng xã hội.
* Hệ thống thực hành (công nghệ) kinh doanh (năng lực chủ thể, các
thể chế, thiết chế, tổ chức kinh doanh).
Khi nói đến năng lực chủ thể kinh doanh là nói đến trình độ, kỹ năng
hoạt động của họ, cái thuộc về năng lực sáng tạo của nhà doanh nhân, đó là
một thuộc tính văn hóa. Để tạo nên năng lực hoạt động của một doanh nhân,
doanh nghiệp, người ta phải tích lũy và sáng tạo các tri thức, kinh nghiệm, kỹ
năng, nghệ thuật kinh doanh, nghệ thuật ứng xử trong và ngoài doanh nghiệp
hay còn gọi là năng lực lãnh đạo, quản lý của doanh nhân.
Tri thức của doanh nhân được đúc kết từ kinh nghiệm, hiểu biết về tự
nhiên, xã hội và con người. Trong thực tế, những doanh nhân thành công
không phải chỉ học được các tri thức kinh doanh tại các trường, lớp (nhà
trường) mà họ còn tích luỹ được qua hoạt động thực tiễn (trường đời).
Để hoạt động kinh doanh có được thành công, doanh nhân phải có đầu
óc tổ chức lãnh đạo, quản lý khoa học. Đây chính là một trong những yếu tố
có vai trò then chốt. Kỹ năng và nghệ thuật hoạt động của doanh nhân và
doanh nghiệp là khả năng tổ chức và thực hành hoạt động trở nên thuần thục,
nhạy bén linh hoạt đến mức điêu luyện và tinh nhạy. Đó là khả năng giải
quyết các vấn đề nảy sinh mới, thỏa thuận trong các cuộc đàm phán... để
nhanh chóng đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời.
40
Cách thức hoạt động kinh doanh là hành vi thực tiễn của doanh nhân và
doanh nghiệp, biến các nguồn lực (vật chất và tinh thần) thành sản phẩm của
doanh nghiệp, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, thể hiện rõ nhất trí tuệ, tầm
vóc của doanh nhân,
Cách thức tổ chức hội đoàn doanh nhân và bộ máy doanh nghiệp là một
yếu tố của văn hóa kinh doanh.
Hội đoàn doanh nhân được thành lập trên cơ sở kết hợp của nhiều
doanh nhân với các tiêu chí nghề nghiệp, lứa tuổi, địa phương... nhằm kết nối
giữa các doanh nhân, bảo vệ lợi ích cho các doanh nhân. Mỗi hội đoàn doanh
nhân có những thể chế, mục tiêu khác nhau nhưng về cơ bản là thông tin
trong cộng đồng, bảo vệ và giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh, sẻ
chia và đóng góp cho cộng đồng. Trong hoạt động thực hành kinh doanh của
doanh nhân phải thông qua các doanh nghiệp, các công ty nên việc tổ chức
các doanh nghiệp, công ty và vận hành chúng như thế nào là yếu tố quan
trọng của việc thực hành kinh doanh. Do vậy, việc xây dựng các doanh
nghiệp thành một thiết chế kinh doanh với những quy tắc vận hành, ứng xử
của nó là những nội dung quan trọng của văn hoá kinh doanh.
* Hệ thống nhân cách doanh nhân
Nhân cách doanh nhân hay tổng thể phẩm chất năng lực của doanh
nhân trong lĩnh vực kinh doanh là mẫu hình con người doanh nhân với những
đặc điểm tâm lý và bản sắc riêng, cái phân biệt với các cộng đồng, tầng lớp
khác trong xã hội cũng như cộng đồng doanh nhân các dân tộc khác. Hệ thống
nhân cách doanh nhân bao gồm nhân cách của những doanh nhân tiêu biểu,
thành đạt và mẫu mực trong tầng lớp doanh nhân của một cộng đồng, dân tộc
và thời đại. Khi nói đến một nền văn hoá kinh doanh không thể không nhắc
đến các doanh nhân tiêu biểu của nó. Đây là những nhân cách đại diện và kết
tinh các phẩm chất, tài năng và những đóng góp cho nền kinh tế của cộng
đồng và các lĩnh vực khác. Các nhân cách đó nêu tấm gương cho cộng đồng,
41
xã hội noi theo. Họ có sức hấp dẫn, tập hợp và lôi kéo các thành viên của
cộng đồng, xã hội trong lĩnh vực kinh doanh. Hệ thống nhân cách doanh nhân
còn giữ vai trò cốt yếu ngoại hiện của nền văn hoá kinh doanh. Lớp doanh
nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX với rất nhiều nhân cách tiêu biểu mà đề tài
luận án sẽ nghiên cứu.
* Hệ thống yếu tố ngoại hiện của văn hoá kinh doanh
Hệ thống các yếu tố ngoại hiện của văn hóa kinh doanh là những sự vật,
hiện tượng,... hiện ra bên ngoài và người ta dễ quan sát được, cảm nhận được;
chúng biểu đạt cái bên trong một nền văn hóa kinh doanh của doanh nhân, doanh
nghiệp. Yếu tố ngoại hiện bao gồm bộ phận các doanh nhân tiêu biểu và yếu tố
trực quan hữu hình của doanh nghiệp. Những yếu tố trực quan hữu hình của
doanh nghiệp như biểu tượng (logo, trụ sở, hình ảnh); những yếu tố vô hình như:
nghi lễ (kỷ niệm, đại hội...), ngôn ngữ (khẩu hiệu, bài hát, giai thoại...). Đó là
những thứ làm nên hình ảnh trực quan của tổ chức doanh nhân, doanh nghiệp là
những điều dễ nhìn thấy của văn hóa kinh doanh.
Trong 5 yếu tố trên của văn hóa kinh doanh, mỗi yếu tố đóng vai trò
khác nhau nhưng có liên hệ mật thiết lẫn nhau, mang đặc trưng của văn hóa
cộng đồng một thời đại nhất định.
2.1.3. Mối quan hệ giữa văn hoá kinh doanh với môi trường kinh tế xã hội
2.1.3.1. Văn hoá kinh doanh chịu sự tác động của môi trường kinh tế xã hội
Văn hoá kinh doanh là một thành tố của nền văn hoá dân tộc. Cũng như
thành tố khác của nền văn hoá dân tộc, văn hoá kinh doanh luôn chịu sự tác
động của rất nhiều yếu tố, trong từng giai đoạn, từng thời điểm. Nhìn chung,
quá trình hình thành và phát triển, văn hoá kinh doanh chịu sự tác động của
một số yếu tố cơ bản sau:
* Môi trường các thể chế xã hội
Văn hoá kinh doanh được hình thành trong quá trình hoạt động kinh
doanh của các chủ thể kinh doanh, vì vậy, cũng chịu sự quy định của các thể
chế như thể thế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế văn hoá.
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY
Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY

More Related Content

What's hot

Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAYĐề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chiến lược kinh doanh chuỗi siêu thị Vinmart - hay
Chiến lược kinh doanh chuỗi siêu thị Vinmart - hayChiến lược kinh doanh chuỗi siêu thị Vinmart - hay
Chiến lược kinh doanh chuỗi siêu thị Vinmart - hayYenPhuong16
 
Các biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệp
Các biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệpCác biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệp
Các biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệpLê Tưởng
 
Đề tài: Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk, HAY
Đề tài: Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk, HAYĐề tài: Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk, HAY
Đề tài: Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chiến lược Marketing – mix của tập đoàn Tân Hiệp Phát
Chiến lược Marketing – mix của tập đoàn Tân Hiệp Phát Chiến lược Marketing – mix của tập đoàn Tân Hiệp Phát
Chiến lược Marketing – mix của tập đoàn Tân Hiệp Phát luanvantrust
 
Bài giảng quản trị Thương Hiệu(Đại học Thương Mại))
Bài giảng quản trị Thương Hiệu(Đại học Thương Mại))Bài giảng quản trị Thương Hiệu(Đại học Thương Mại))
Bài giảng quản trị Thương Hiệu(Đại học Thương Mại))Nang Vang
 
Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật
Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuậtVì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật
Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuậtluanvantrust
 
Môn quản trị nguồn nhân lực
Môn quản trị nguồn nhân lựcMôn quản trị nguồn nhân lực
Môn quản trị nguồn nhân lựcHứa Tín
 
Tài liệu bài giảng văn hóa doanh nghiệp
Tài liệu bài giảng văn hóa doanh nghiệpTài liệu bài giảng văn hóa doanh nghiệp
Tài liệu bài giảng văn hóa doanh nghiệpCông Luận Official
 
Chương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm
Chương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩmChương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm
Chương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩmNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Bài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty BibicaBài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty BibicaLanh Chanh
 
Hoạt động kinh doanh ăn uống trong nhà hàng kfc hoàn kiếm
Hoạt động kinh doanh ăn uống trong nhà hàng kfc hoàn kiếmHoạt động kinh doanh ăn uống trong nhà hàng kfc hoàn kiếm
Hoạt động kinh doanh ăn uống trong nhà hàng kfc hoàn kiếmThanh Hoa
 
Bài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất LượngBài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất LượngShare Tai Lieu
 
đề Cương vhdn
đề Cương vhdnđề Cương vhdn
đề Cương vhdnNhí Minh
 
Quản trị chất lượng sản phẩm
Quản trị chất lượng sản phẩmQuản trị chất lượng sản phẩm
Quản trị chất lượng sản phẩmLV=
 

What's hot (20)

Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAYĐề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
 
Tiểu luận Khởi tạo doanh nghiệp - Lập kế hoạch kinh doanh quà tặng!
Tiểu luận Khởi tạo doanh nghiệp - Lập kế hoạch kinh doanh quà tặng!Tiểu luận Khởi tạo doanh nghiệp - Lập kế hoạch kinh doanh quà tặng!
Tiểu luận Khởi tạo doanh nghiệp - Lập kế hoạch kinh doanh quà tặng!
 
Chiến lược kinh doanh chuỗi siêu thị Vinmart - hay
Chiến lược kinh doanh chuỗi siêu thị Vinmart - hayChiến lược kinh doanh chuỗi siêu thị Vinmart - hay
Chiến lược kinh doanh chuỗi siêu thị Vinmart - hay
 
Các biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệp
Các biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệpCác biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệp
Các biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệp
 
Giáo trình quản trị chất lượng
Giáo trình quản trị chất lượngGiáo trình quản trị chất lượng
Giáo trình quản trị chất lượng
 
Bai tp dap_an_mo_hinh_toan_kinh_t
Bai tp dap_an_mo_hinh_toan_kinh_tBai tp dap_an_mo_hinh_toan_kinh_t
Bai tp dap_an_mo_hinh_toan_kinh_t
 
Đề tài: Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk, HAY
Đề tài: Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk, HAYĐề tài: Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk, HAY
Đề tài: Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk, HAY
 
Chiến lược Marketing – mix của tập đoàn Tân Hiệp Phát
Chiến lược Marketing – mix của tập đoàn Tân Hiệp Phát Chiến lược Marketing – mix của tập đoàn Tân Hiệp Phát
Chiến lược Marketing – mix của tập đoàn Tân Hiệp Phát
 
Bài giảng quản trị Thương Hiệu(Đại học Thương Mại))
Bài giảng quản trị Thương Hiệu(Đại học Thương Mại))Bài giảng quản trị Thương Hiệu(Đại học Thương Mại))
Bài giảng quản trị Thương Hiệu(Đại học Thương Mại))
 
Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật
Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuậtVì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật
Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật
 
Phân tích cơ cấu của Vinamilk
Phân tích cơ cấu của VinamilkPhân tích cơ cấu của Vinamilk
Phân tích cơ cấu của Vinamilk
 
Môn quản trị nguồn nhân lực
Môn quản trị nguồn nhân lựcMôn quản trị nguồn nhân lực
Môn quản trị nguồn nhân lực
 
Tài liệu bài giảng văn hóa doanh nghiệp
Tài liệu bài giảng văn hóa doanh nghiệpTài liệu bài giảng văn hóa doanh nghiệp
Tài liệu bài giảng văn hóa doanh nghiệp
 
Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!
Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!
Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!
 
Chương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm
Chương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩmChương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm
Chương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm
 
Bài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty BibicaBài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty Bibica
 
Hoạt động kinh doanh ăn uống trong nhà hàng kfc hoàn kiếm
Hoạt động kinh doanh ăn uống trong nhà hàng kfc hoàn kiếmHoạt động kinh doanh ăn uống trong nhà hàng kfc hoàn kiếm
Hoạt động kinh doanh ăn uống trong nhà hàng kfc hoàn kiếm
 
Bài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất LượngBài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất Lượng
 
đề Cương vhdn
đề Cương vhdnđề Cương vhdn
đề Cương vhdn
 
Quản trị chất lượng sản phẩm
Quản trị chất lượng sản phẩmQuản trị chất lượng sản phẩm
Quản trị chất lượng sản phẩm
 

Similar to Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY

Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việ...
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việ...Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việ...
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAY
Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAYĐề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAY
Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bàn về yếu tố văn hoá trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập
Bàn về yếu tố văn hoá trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhậpBàn về yếu tố văn hoá trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập
Bàn về yếu tố văn hoá trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhậphieu anh
 
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdfVăn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdfstyle tshirt
 
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...sividocz
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.ssuser499fca
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.ssuser499fca
 
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...nataliej4
 
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdfVấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdfHanaTiti
 
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...nataliej4
 
Giá trị tư tưởng mỹ học của i. Kant trong tác phẩm “phê phán năng lực phán đo...
Giá trị tư tưởng mỹ học của i. Kant trong tác phẩm “phê phán năng lực phán đo...Giá trị tư tưởng mỹ học của i. Kant trong tác phẩm “phê phán năng lực phán đo...
Giá trị tư tưởng mỹ học của i. Kant trong tác phẩm “phê phán năng lực phán đo...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 

Similar to Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY (20)

Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việ...
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việ...Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việ...
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việ...
 
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nướcLuận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước
 
Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAY
Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAYĐề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAY
Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAY
 
Bàn về yếu tố văn hoá trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập
Bàn về yếu tố văn hoá trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhậpBàn về yếu tố văn hoá trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập
Bàn về yếu tố văn hoá trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập
 
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
 
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdfVăn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
 
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...
 
Khóa Luận Văn Hoá Trong Doanh Nghiệp Việt Nam.doc
Khóa Luận Văn Hoá Trong Doanh Nghiệp Việt Nam.docKhóa Luận Văn Hoá Trong Doanh Nghiệp Việt Nam.doc
Khóa Luận Văn Hoá Trong Doanh Nghiệp Việt Nam.doc
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
 
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAYMúa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
 
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
 
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdfVấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
 
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóaLuận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
 
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon TumLuận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
 
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
 
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh LongLuận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
 
Giá trị tư tưởng mỹ học của i. Kant trong tác phẩm “phê phán năng lực phán đo...
Giá trị tư tưởng mỹ học của i. Kant trong tác phẩm “phê phán năng lực phán đo...Giá trị tư tưởng mỹ học của i. Kant trong tác phẩm “phê phán năng lực phán đo...
Giá trị tư tưởng mỹ học của i. Kant trong tác phẩm “phê phán năng lực phán đo...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 

Recently uploaded (20)

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 

Luận án: Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, HAY

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ ÁNH VĂN HOÁ KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2017
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ ÁNH VĂN HOÁ KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC Mã số: 62 31 06 40 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Quý Đức 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Hương HÀ NỘI - 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận án Nguyễn Thị Ánh
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 9 1.2. Lý luận về văn hoá kinh doanh 29 Chương 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TẦNG LỚP DOANH NHÂN VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 47 2.1. Khái lược điều kiện hình thành 47 2.2. Quá trình hình thành và hoạt động kinh doanh 56 Chương 3 : NHẬN DIỆN VĂN HOÁ KINH DOANH CỦA TẦNG LỚP DOANH NHÂN VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 75 3.1. Triết lý - tư tưởng kinh doanh 75 3.2. Giá trị, chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh 83 3.3. Thực hành kinh doanh 91 3.4. Nhân cách doanh nhân 101 3.5. Nhận xét chung về văn hoá kinh doanh của tầng lớp doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX 107 Chương 4: BÀN LUẬN VỀ DOANH NHÂN VÀ VĂN HÓA KINH DOANH VIỆT NAM - TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI 113 4.1. Doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - những bài học cho doanh nhân hiện nay 113 4.2. Vấn đề đặt ra đối với việc kiến tạo văn hoá kinh doanh Việt Nam hiện nay 129 KẾT LUẬN 146 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 PHỤ LỤC
  • 5. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Trang Bảng 2.1: Hoạt động vận tải bằng tàu thuyền của các thương nhân Việt Nam từ năm 1910 đến năm 1924 70 Bảng 2.2: Tình hình xuất cảng lụa 71
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đầu thế kỷ XX, cùng với sự xuất hiện của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, những yếu tố văn minh phương Tây và sự xáo trộn về chính trị, văn hoá - xã hội, trong lòng xã hội Việt Nam đã hình thành một lớp người mới - tầng lớp doanh nhân. Bắt đầu từ các chí sĩ yêu nước trong phong trào Duy Tân với Lương Văn Can - “người thầy” đầu tiên của các nhà buôn lúc bấy giờ, tác giả của cuốn giáo khoa “Thương học phương châm”, đến giữa thế kỷ XX, tầng lớp doanh nhân Việt Nam phát triển tương đối mạnh mẽ. Họ đã có những đóng góp cho dân tộc, đặc biệt là khi Cách mạng tháng Tám thành công. Ngay từ những ngày đầu mới giành được độc lập, tầng lớp doanh nhân đã trở thành chỗ dựa cho Chính phủ, là “ân nhân” của cách mạng. Những đóng góp quý báu của doanh nhân nửa đầu thế kỷ XX không chỉ là sự cung cấp nguồn tài chính cho các phong trào vận động cách mạng mà họ còn là những người xây dựng nên văn hoá kinh doanh, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ của người Việt Nam trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền. Tuy nhiên, trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh và những chính sách sai lầm thời hậu chiến đã kìm hãm sự phát triển kinh tế ngoài quốc doanh, làm lu mờ vai trò của doanh nhân Việt Nam. Từ năm 1986, chính sách Đổi mới đã làm thay đổi diện mạo đất nước, đã phát huy được mọi lực lượng, mọi thành phần kinh tế, trong đó có tầng lớp doanh nhân. Sau hơn ba mươi năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đội ngũ doanh nhân Việt Nam không ngừng lớn mạnh và trưởng thành, cùng các giai tầng khác góp phần quan trọng trong xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Tầng lớp doanh nhân Việt Nam - chủ thể của văn hoá kinh doanh có vai trò vô cùng lớn đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Năm 2004, Chính
  • 7. 2 phủ đã ra Quyết định lấy ngày 13 tháng 10 (ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi giới công thương - tầng lớp doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX) là ngày Doanh nhân Việt Nam để tôn vinh những con người đang ngày đêm đóng góp cho nền kinh tế nước nhà. Đó là dấu mốc quan trọng nhắc nhở các doanh nhân Việt Nam nhớ đến vai trò của mình trong quá trình thúc đẩy, phát triển kinh tế xã hội, góp phần xây dựng một nước Việt Nam ngày càng lớn mạnh trong quá trình hội nhập kinh tế, cũng là dịp để các thế hệ doanh nhân ngày nay ôn nhớ về những tấm gương doanh nhân trong lịch sử, thúc đẩy tinh thần kinh doanh trong xã hội. Đối với nước ta hiện nay, để trở thành một quốc gia vững mạnh cần xây dựng một nền văn hoá kinh doanh hiện đại trên cơ sở kế thừa các giá trị văn hoá kinh doanh của dân tộc. Mặt khác, nghiên cứu, xây dựng và phát triển văn hoá kinh doanh hiện đại là một nhiệm vụ trong xây dựng và phát triển văn hoá và con người Việt Nam. Nhằm làm sáng tỏ đặc điểm, nội dung của văn hóa kinh doanh nửa đầu thế kỷ XX, qua đó thấy rõ ý nghĩa của văn hoá kinh doanh thời kỳ này trong việc xây dựng văn hoá kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, nghiên cứu sinh đã chọn vấn đề “Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ, chuyên ngành Văn hoá học. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở tìm hiểu văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, luận án nêu ý nghĩa của văn hóa kinh doanh thời kỳ này và những vấn đề đặt ra cho công cuộc xây dựng văn hoá kinh doanh hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ - Luận án làm rõ khái niệm văn hoá kinh doanh, cơ cấu và vai trò của nó từ phương diện Văn hóa học.
  • 8. 3 - Tìm hiểu hoàn cảnh xuất hiện tầng lớp doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và khái quát về hoạt động kinh doanh của họ. - Làm rõ những nội dung cơ bản, đặc điểm của văn hoá kinh doanh của tầng lớp doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. - Phân tích một số ý nghĩa cơ bản của văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng văn hoá kinh doanh của tầng lớp doanh nhân Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu văn hoá kinh doanh của lớp doanh nhân giai đoạn đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám thành công. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung phân tích văn hóa kinh doanh của tầng lớp doanh nhân Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Để làm rõ văn hoá kinh doanh nửa đầu thế kỷ XX, nghiên cứu sinh cũng tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời và hoạt động kinh doanh của tầng lớp doanh nhân giai đoạn này. Tham chiếu tình hình hiện nay. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận án 4.1. Phương pháp luận 4.1.1. Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng làm nền tảng cho việc nghiên cứu điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội xuất hiện tầng lớp doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và văn hoá kinh doanh của họ. Đặc điểm, vai trò của văn hoá kinh doanh của họ tác động đến đời sống xã hội như thế nào. Văn hoá kinh doanh là một kiểu, một “tiểu văn hoá”, tồn tại trong một môi trường văn hoá nhất định của một thời đại, một cộng đồng cụ thể. Luận
  • 9. 4 án nghiên cứu bối cảnh nửa đầu thế kỷ XX mà lớp doanh nhân tồn tại với những sự kiện, những ảnh hưởng tác động lên nó. Để nghiên cứu bối cảnh ra đời của tầng lớp doanh nhân Việt Nam, tác giả chủ trương mở rộng phạm vi nghiên cứu ra khỏi hoàn cảnh của từng cá nhân đơn lẻ, thay vào đó là việc nghiên cứu, tìm hiểu các tác nhân như sự biến đổi của tình hình thế giới, tác động của nhà cầm quyền Pháp và sự chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội giai đoạn này. Đây chính là những yếu tố sẽ giúp giải thích các hành động của chủ thể văn hóa, tránh được cái nhìn phiến diện, chủ quan khi nghiên cứu. 4.1.2. Lý thuyết cộng đồng Lý thuyết cộng đồng của D.W. McMillan và D.M. Chavis tiếp cận từ góc độ tâm lý học được vận dụng trong nhiều nghiên cứu văn hóa học. Hai nhà nghiên cứu cho rằng ý thức cộng đồng dựa trên cơ sở của bốn yếu tố:1) tư cách thành viên, 2) ảnh hưởng, 3) sự hội nhập và sự đáp ứng các yêu cầu, 3) sự gắn bó chia sẻ tình cảm. Cho dù các cộng đồng khác nhau nhưng đều có điểm chung là sức cố kết và bản sắc của cộng đồng. Cũng nghiên cứu văn hóa cộng đồng, nhà nghiên cứu A. Wildavsky tiếp cận văn hóa của các nhóm cộng đồng theo hướng “lựa chọn văn hóa”. Mặc dù đối tượng nghiên cứu của luận án là văn hóa kinh doanh nhưng tác giả cũng đi sâu tìm hiểu cộng đồng doanh nhân Việt Nam giai đoạn 1900-1945 vì họ là chủ thể của nền văn hóa này; trong luận án, tác giả nêu mối quan hệ giữa quy định nội bộ của cộng đồng doanh nhân với sự cố kết, gắn bó làm nên sức mạnh của lớp doanh nhân nửa đầu thế kỷ XX cũng như văn hóa ứng xử của cộng đồng doanh nhân trong quá trình hoạt động kinh doanh. Qua quá trình tìm hiểu đặc điểm doanh nhân Việt Nam với những giá trị nhân cách, bản sắc cộng đồng, tổ chức thiết chế... luận án thể hiện cấu trúc của văn hóa kinh doanh Việt Nam được hình thành trong lòng xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
  • 10. 5 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, luận án sử dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vừa là cơ sở phương pháp luận vừa là phương pháp nghiên cứu cơ bản và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa. Bên cạnh đó, luận án kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành (hay cách tiếp cận liên ngành), phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp phỏng vấn sâu của xã hội học..., cụ thể như sau; 4.2.1. Phương pháp liên ngành Văn hoá học là bộ môn nằm ở giao điểm của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, nói cách khác là một chuyên ngành không chuyên ngành (“non discip linary” discipline). Đó cũng là phương pháp liên ngành/hậu liên ngành. Theo tác giả Trần Ngọc Thêm, văn hoá học là khoa học chuyên sâu đặc biệt. Cái đặc biệt là ở độ bao quát rộng các sự kiện và tính khái quát cao trong yêu cầu khảo cứu (...). Văn hoá học là sự tổng hợp và khái quát hoá thế giới con người về mặt định tính. Vì vậy, không có một khoa học xã hội và nhân văn nào không liên quan đến văn hoá học [xem 96]. Và chính do vậy, như đã nói ở trên, văn hoá học là một ngành khoa học giáp ranh giữa khoa học xã hội và khoa học nhân văn. Hơn nữa đề tài luận án “Văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX” là đề tài nằm trên ranh giới giữa Văn hoá học, Nhân học, Xã hội học, Kinh tế học và Đạo đức học nên việc sử dụng phương pháp liên ngành vào nghiên cứu là rất cần thiết và phù hợp. Nó cho phép sử dụng các khái niệm, phạm trù, các kết quả nghiên cứu của các chuyên ngành trên vào hệ thống, khái quát các vấn đề mà đề tài đặt ra. Sử dụng phương pháp liên ngành vào đề tài luận án còn giúp tác giả khai thác và xử lý hiệu quả các nguồn tư liệu khác nhau trong vấn đề nghiên cứu của đề tài.
  • 11. 6 4.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu Phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá, phân loại các loại tài liệu dùng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Sử dụng phương pháp phân tích, để tìm ra đặc điểm văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp các tài liệu thứ cấp. Phương pháp tổng hợp sẽ giúp nghiên cứu sinh tìm hiểu nhiều nguồn tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Từ những dữ liệu thu thập được qua quá trình tổng hợp tài liệu, nghiên cứu sinh lựa chọn, phân tích, dựa trên các cơ sở lý luận để đưa ra luận chứng và giải quyết vấn đề. Để phục vụ việc nghiên cứu đề tài của luận án, tác giả đã thu thập, tổng hợp và phân tích hồi cố một số nguồn tài liệu từ Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Viện Thông tin khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Thư viện quốc gia Việt Nam; những đề tài, đề án, các công trình khoa học viết về văn hoá kinh doanh và đặc biệt những tài liệu về các doanh nhân đầu thế kỷ XX và những hoạt động kinh doanh của họ. Từ những tài liệu đơn lẻ về hoạt động của các công ty, những bài viết trên tạp chí, kể cả những bài quảng cáo tiếp thị sản phẩm..., luận án khái quát về quy mô, hoạt động của các tổ chức sản xuất kinh doanh... của doanh nhân nửa đầu thế kỷ XX. 4.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Trong nghiên cứu khoa học, để thu nhận và xử lý kết quả sát với vấn đề nghiên cứu, đòi hỏi kiến thức chuyên ngành, sự nhạy cảm về mặt tâm lý, sự am hiểu về đối tượng được hỏi... Để có được kết quả sát với yêu cầu của đề tài luận án, tác giả đã phân loại, soạn câu hỏi phỏng vấn phù hợp với từng nhóm đối tượng như sau: - Những nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá, kinh tế. Để tìm hiểu về ý nghĩa, vai trò của tầng lớp doanh nhân đối với dân tộc, đất nước buổi đầu thế kỷ XX, tác giả đã tiến hành phỏng vấn 3 nhà nghiên cứu gồm các nhà sử học
  • 12. 7 và kinh tế học. Nội dung phỏng vấn đi sâu vào những ý kiến nhận xét đánh giá của các chuyên gia về những giá trị trong văn hóa kinh doanh, về sự tồn tại và phát triển tất yếu của doanh nhân giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. - Doanh nhân và hậu duệ của tầng lớp doanh nhân đầu thế kỷ XX. Đây là những nhân chứng sống trực tiếp kinh doanh hoặc là con cháu của gia đình doanh nhân. Để thu nhập các ký ức, các cảm nhận của họ về sự nghiệp kinh doanh và văn hoá kinh doanh của cha ông họ, tác giả đi sâu tìm hiểu truyền thống gia đình, những hình ảnh hoặc câu chuyện về sự nghiệp kinh doanh của doanh nhân. - Một số doanh nhân Việt Nam hiện nay. Đây là thế hệ doanh nhân đang trực tiếp kinh doanh trên thương trường. Tác giả đã tiếp cận 3 doanh nhân, trong đó có doanh nhân là chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, có doanh nhân là nhà quản lý của tập đoàn kinh tế lớn; qua đó thấy được họ suy nghĩ như thế nào trước các doanh nhân tiền bối, họ học tập được gì ở lớp doanh nhân ấy để xây dựng văn hoá kinh doanh hiện nay. 4.2.4. Phương pháp so sánh và đối chiếu So sánh, đối chiếu là một phương pháp nghiên cứu được dùng trong nhiều ngành khoa học khác nhau, đặc biệt phổ biến trong nghiên cứu nhân học văn hoá, văn hoá dân gian và văn hoá học. Tuỳ vào đặc điểm bản chất của đối tượng nghiên cứu, vào nhiệm vụ nghiên cứu của từng ngành khoa học mà phương pháp này sẽ phát huy vai trò quan trọng. Với luận án nghiên cứu về văn hoá kinh doanh của doanh nhân cách đây gần một thế kỷ, phương pháp so sánh và đối chiếu là một phương pháp thích hợp để tham chiếu điều kiện lịch sử trong hai giai đoạn khác nhau, đặc điểm khác nhau trong văn hoá kinh doanh của từng thời kỳ. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án làm rõ khái niệm văn hoá kinh doanh và vai trò của nó; phân tích đặc điểm văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ
  • 13. 8 XX. Từ đó rút ra những ý nghĩa lịch sử và những vấn đề đặt ra cho doanh nhân Việt Nam trong xây dựng và phát triển văn hoá kinh doanh hiện nay. Luận án có những nhận xét, đánh giá khách quan đặc điểm, giá trị văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Kết quả nghiên cứu của luận án là tư liệu tham khảo cho các nghiên cứu về lịch sử doanh nhân và văn hoá kinh doanh Việt Nam. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án có kết cấu gồm 4 chương, 11 tiết: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và lý luận về văn hóa kinh doanh. Chương 2: Sự hình thành và hoạt động kinh doanh của tầng lớp doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Chương 3: Nhận diện văn hoá kinh doanh của tầng lớp doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Chương 4: Bàn luận về doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt Nam - truyền thống và hiện đại.
  • 14. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về văn hóa kinh doanh Văn hoá kinh doanh được xem như là một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Cho đến nay vẫn chưa thể khẳng định khái niệm văn hoá kinh doanh đã xuất hiện từ khi nào, song ý niệm về văn hoá kinh doanh đã xuất hiện từ lâu trong các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Nghiên cứu các tài liệu về văn hoá kinh doanh trong nước và trên thế giới, chúng ta thấy có một số nội dung sau: 1.1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về các yếu tố văn hoá trong kinh doanh xuất hiện khá sớm. Ngay từ thế kỷ XVIII, Adam Smith (1722- 1790), nhà kinh tế học nước Anh đã cho rằng kinh tế không thể vận hành nếu thiếu hiểu biết về vai trò của quan điểm đạo đức. Quan điểm đạo đức được đề cập ở đây chính là một phương diện của văn hoá kinh doanh. Benjamin Franklin (1706-1790), nhà chính trị, nhà khoa học Mỹ gốc Anh đã viết “Hãy nhớ rằng sự tín nhiệm (credit) là tiền bạc”, “Hãy nhớ câu châm ngôn: người trả tiền đàng hoàng là người chủ của túi tiền người khác”, “Anh hãy xuất hiện như một người chu đáo và lương thiện, điều này sẽ làm tăng tín nhiệm của anh” [xem 65,tr.89-90]. Max Werber cho rằng đó là “hình ảnh văn hoá Mỹ” hay “đạo đức kinh tế”. Đây không chỉ đơn giản là “mẹo kinh doanh” - những lời dạy như vậy có rất nhiều - đó là một ethos (thói quen, tập quán hay lối sống) hay “phẩm chất” của người làm kinh doanh. Đây được xem là tinh thần của văn hoá kinh doanh [65, tr.90-91]. Từ những năm 1970, khái niệm đạo đức kinh doanh, một nội dung tương đồng với văn hóa kinh doanh trở nên phổ biến trên các diễn đàn học
  • 15. 10 thuật và các phương tiện truyền thông. Từ những năm 1980, tại các trường đại học ở một số quốc gia, môn học Đạo đức kinh doanh (business ethics) đã được đưa vào chương trình giảng dạy. Tiêu biểu là cuốn “Business Ethics, Ethical Decision making and cases” của O. C. Farrell, J. Fraedrich, L. Farrell [121]. Đây là một trong những tài liệu được sử dụng rộng rãi trong giảng dạy đạo đức kinh doanh tại một số trường đại học trên thế giới. Trong đó, các tác giả trình bày về đạo đức kinh doanh từ góc độ quản lý / tổ chức. Tác phẩm trình bày tổng quan về đạo đức kinh doanh, đặc biệt nhấn mạnh vai trò quan trọng của đạo đức kinh doanh với sự phát triển bền vững trong nền kinh tế toàn cầu và mối quan hệ giữa các bên liên quan, trách nhiệm xã hội và quản trị doanh nghiệp. Tài liệu cũng đưa ra những tình huống cụ thể trong môi trường phức tạp đòi hỏi các nhà quản lý ra quyết định thể hiện trách nhiệm, vai trò của doanh nghiệp với xã hội. Bài viết Business Ethics and Corporate Social Responsibility - Is there a Dividing Line của tác giả Mridula Goel, Preeti E. Ramanathan [119]. Trong đó, các tác giả đã đưa ra khái niệm về đạo đức kinh doanh, các nguyên tắc luân lý và ra quyết định, vấn đề quản trị và quy tắc ứng xử của doanh nghiệp; khẳng định trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) là một yếu tố cấu thành của đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp cần được nhìn nhận trong bối cảnh của một mô hình tổng thể của đạo đức kinh doanh. Bài viết nghiên cứu vai trò của đạo đức và trách nhiệm xã hội chi phối các hoạt động của một công ty và các hệ thống giá trị làm nền tảng cho hoạt động kinh doanh của họ. Ngày nay, các nghiên cứu về văn hóa kinh doanh càng được quan tâm nhiều hơn. Vấn đề văn hoá kinh doanh được nghiên cứu theo hai hướng: thứ nhất, quan niệm văn hoá kinh doanh là văn hoá doanh nghiệp (corporate culture) như Organisational Culture của tác giả Andrew Brown, Culture and Enterprise - development, representation and morality of business của
  • 16. 11 Donlavoie và Emily Chamlee. Nhiều mô hình văn hoá doanh nghiệp được xây dựng như mô hình văn hoá tháp Eiffel, mô hình văn hoá tên lửa dẫn đường... Thứ hai, quan niệm văn hoá kinh doanh là sự hiểu biết phong tục, tập quán kinh doanh, những đặc điểm về văn hóa truyền thống của một quốc gia, dân tộc hoặc khu vực cụ thể như cuốn Business Passport to Japan của tác giả Sue Shinomiya và Brian Szepkouski, Business Culture in Euroque của W. Brierley, et al (2012), hay Managing Cultural Differences, của Robert T. Moran,... Các tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thấu hiểu khi giao tiếp và làm việc với đối tác tại các nước và các nền văn hóa khác nhau trên thế giới để đạt được lợi nhuận tốt nhất và hiệu suất cao nhất. Đặc biệt, cuốn When culture collide - Managing successfully [122] của Richard D. Lewis đã được tái bản nhiều lần, đi sâu tìm hiểu sự đa dạng văn hoá; sự khác biệt về văn hóa trong kinh doanh quốc tế, tác giả nhấn mạnh mỗi quốc gia có những đặc tính văn hóa kinh doanh khác nhau; mỗi nền văn hóa có các tiêu chí đánh giá vì vậy cần tôn trọng văn hoá của các dân tộc khác nhau; phân loại các nền văn hoá và cú sốc văn hoá. Tác giả cũng đề cập đến vấn đề quản lý và lãnh đạo trong các nền văn hóa khác nhau, để giành lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh quốc tế cần có những ứng xử hợp lý với sự khác biệt về văn hoá; tìm hiểu văn hoá các nước trên thế giới, giới thiệu một số quốc gia trong đó có Việt Nam. Như vậy, các nghiên cứu về văn hoá kinh doanh ở nước ngoài dù được tiếp cận ở các hướng khác nhau nhưng đều nhấn mạnh yếu tố bền vững, nhân văn trong kinh doanh và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội. 1.1.1.2. Nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, đầu thế kỷ XX, vấn đề “đạo làm giàu”, “thương đức, thương tài”, “giữ chữ tín” đã được đề cập trong nhiều tài liệu như Thương học phương châm của Lương Văn Can [11] cũng như trên rất nhiều bài viết báo chí. Đây được coi là những chuẩn mực trong kinh doanh mà các doanh nhân
  • 17. 12 phải tuân thủ. Tuy nhiên, khái niệm về văn hoá kinh doanh mới chỉ được quan tâm nghiên cứu khi công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước khởi xướng gắn với sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đầu tiên khái niệm văn hoá kinh doanh xuất hiện trong Hội thảo khu vực châu Á - Thái Bình Dương về chủ đề “Văn hoá và kinh doanh” do Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia tổ chức năm 1995. Trong cuốn kỷ yếu đề tài có một số bài đề cập trực tiếp về văn hoá kinh doanh như bài “Văn hoá kinh doanh ở nước ta - thực trạng và giải pháp” của tác giả Đỗ Huy. Theo tác giả Đỗ Huy, “văn hoá kinh doanh là một bộ phận cấu thành nền văn hoá chung, phản ánh trình độ của con người trong lĩnh vực kinh doanh”, “bản chất của văn hoá kinh doanh là làm cho cái lợi gắn chặt chẽ với cái đúng, cái tốt, cái đẹp”. Đây cũng là quan niệm được nhiều nhà nghiên cứu ghi nhận trong các công trình về lĩnh vực này. Cuối những năm 1990, đầu những năm 2000, văn hoá kinh doanh đã được nghiên cứu và đưa vào giảng dạy tại một số trường đại học kinh tế như: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Ngoại thương... với các nhà nghiên cứu như: Đỗ Minh Cương, Dương Thị Liễu, Phùng Xuân Nhạ, Nguyễn Hoàng Ánh,... Trong số những tài liệu chuyên sâu về văn hóa kinh doanh có cuốn Triết lý kinh doanh với quản lý doanh nghiệp do Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cương chủ biên [17]. Các tác giả phân tích và nhấn mạnh vai trò của triết lý kinh doanh trong hoạt động của các doanh nghiệp, có vai trò định hướng, dẫn dắt các hoạt động của chủ thể kinh doanh. Cũng về đề tài này, Đỗ Minh Cương còn biên soạn cuốn sách Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh [15]. Trong cuốn sách, tác giả đã đề cập đến vấn đề văn hoá kinh tế, văn hoá kinh doanh, triết lý kinh doanh, những kiến
  • 18. 13 thức chung về văn hoá và vai trò của văn hoá đối với sự phát triển kinh tế xã hội; nội dung, vai trò của triết lý doanh nghiệp; triết lý kinh doanh Việt Nam. Theo tác giả “Văn hoá kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hoá vào trong hoạt động kinh doanh của chủ thể, là cái văn hoá mà các chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn định và đặc thù của họ” [15,tr.69-70]. Văn hoá kinh doanh của các nhà kinh doanh, doanh nghiệp… được nhận biết từ hai phương diện chính: một là các nhân tố văn hoá (hệ giá trị, tâm lý dân tộc, triết lý chung mà chủ thể lựa chọn từ văn hoá dân tộc, tức là lối kinh doanh có văn hoá, kiểu kinh doanh phù hợp với văn hoá các dân tộc; hai là các giá trị, sản phẩm văn hoá như hệ giá trị, triết lý, tập tục riêng, nghệ thuật… mà chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình hoạt động, tức là lối sống có văn hoá của các chủ thể kinh doanh. Tác giả khẳng định văn hóa kinh doanh là một bộ phận của văn hóa kinh tế, “văn hóa kinh doanh Việt Nam chính là kiểu, cách thức làm kinh tế của người Việt Nam khi ta so sánh với kiểu kinh doanh của các dân tộc, quốc gia khác để tìm ra những đặc thù văn hóa có tính bền vững của nó” [15,tr.183]. Văn hóa kinh doanh là một hệ thống với nhiều thành tố khác nhau; cả yếu tố tích cực và tiêu cực, vì vậy, muốn nhận diện đúng về văn hóa kinh doanh Việt Nam cần nhận thức đầy đủ tính hai mặt của nó. Phần triết lý kinh doanh, theo tác giả, đó là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm và khái quát hoá của các chủ thể kinh doanh. Tác giả cũng trình bày sơ lược về sự hình thành và phát triển triết lý kinh doanh ở nước ta, đặc điểm triết lý kinh doanh Việt Nam trong các thời kỳ. Trong cuốn Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty [84], tác giả Nguyễn Mạnh Quân cho rằng đạo đức kinh doanh gồm những nguyên tắc và chuẩn mực có tác dụng hướng dẫn hành vi trong mối quan hệ kinh doanh;
  • 19. 14 chúng được những người có liên quan (như người đầu tư, khách hàng, người quản lý, người lao động, đại diện cơ quan pháp lý, cộng đồng dân cư, đối tác, đối thủ…) sử dụng để phán xét một hành động cụ thể là đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức [84 tr.18]. Tác giả cũng cho rằng văn hoá công ty hay văn hoá doanh nghiệp cũng chính là văn hoá tổ chức, văn hoá kinh doanh. Văn hoá công ty là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo (cách) nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng thành viên. Văn hoá công ty thể hiện sự đồng thuận về quan điểm, sự thống nhất trong cách tiếp cận và trong hành vi của các thành viên một tổ chức, công ty. Đó là bản sắc riêng hay bản sắc văn hoá của một tổ chức mà mọi người có thể xác định được và thông qua đó có thể nhận ra được quan điểm và triết lý đạo đức của một tổ chức, công ty. Văn hoá kinh doanh là biểu hiện của đạo đức kinh doanh của tổ chức. Như vậy, tác giả đã đồng nhất văn hoá công ty/văn hoá doanh nghiệp với văn hoá tổ chức/văn hoá kinh doanh và văn hoá kinh doanh với đạo đức kinh doanh. Bên cạnh đó, các phân tích còn chưa rõ ràng giữa các khái niệm. Giáo trình văn hóa kinh doanh do Dương Thị Liễu chủ biên [54] là cuốn giáo trình phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy của trường Đại học Kinh tế quốc dân và một số trường đại học kinh tế khác. Trong đó, các tác giả cung cấp kiến thức tổng quan về văn hoá kinh doanh và các yếu tố cấu thành văn hoá kinh doanh; phân tích sự đa dạng, phong phú của văn hoá kinh doanh Việt Nam và quốc tế; giới thiệu một số tình huống trong văn hoá kinh doanh. Tác giả đưa ra khái niệm văn hoá kinh doanh theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, văn hoá kinh doanh là toàn bộ các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần do chủ thể kinh doanh sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động kinh doanh, trong sự tương tác giữa chủ thể kinh doanh với môi trường
  • 20. 15 kinh doanh [54, tr.43]. Theo nghĩa hẹp, văn hoá kinh doanh là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các khái niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một khu vực [54,tr.43]. Văn hoá kinh doanh là toàn bộ các giá trị văn hoá được chủ thể kinh doanh sử dụng và tạo ra trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của chủ thể đó. Văn hoá kinh doanh là làm cho cái lợi gắn bó với cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Theo các tác giả, văn hoá kinh doanh được cấu thành bởi các yếu tố chính là triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hoá doanh nhân, văn hoá doanh nghiệp và văn hoá ứng xử trong hoạt động kinh doanh. Nhận diện văn hoá kinh doanh của Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử, tác giả dành ra gần chục trang khái quát về văn hoá kinh doanh thời kỳ Pháp thuộc với hai tấm gương doanh nhân tiêu biểu là Lương Văn Can và Bạch Thái Bưởi. Có thể nói, đây là một trong những tài liệu rất có giá trị, nghiên cứu chuyên sâu về văn hoá kinh doanh và là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho những người quan tâm về lĩnh vực này. Trong tài liệu Nhân cách doanh nhân và văn hoá kinh doanh ở Việt Nam trong thời kì đổi mới, hội nhập quốc tế [75], các tác giả Phùng Xuân Nhạ, Dương Thị Liễu, Đỗ Minh Cương trình bày khái niệm, cấu trúc của nhân cách doanh nhân, văn hoá doanh nhân và khẳng định nhân cách doanh nhân, văn hoá doanh nhân chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là yếu tố thể chế kinh tế, môi trường kinh doanh. Theo các tác giả “Nhân cách doanh nhân Việt Nam là tổng hoà các yếu tố hợp thành mẫu hình con người doanh nhân Việt Nam bao gồm đức, tài, phong cách, thể chất, sự cống hiến và phát triển... có đặc điểm tâm lý và bản sắc riêng so với cộng đồng và tầng lớp khác trong xã hội nước ta cũng như so với doanh nhân các nước khác” [75, tr.18].
  • 21. 16 Cấu trúc của nhân cách doanh nhân gồm: đức, trí, thể, lợi, trong đó yếu tố lợi vừa là mục tiêu, vừa là động lực tạo nên thành công của doanh nhân, trí là yếu tố tiền đề, thể là yếu tố “giá đỡ”, đức là yếu tố quan trọng nhưng cũng là điểm yếu của doanh nhân Việt Nam. Từ nghiên cứu về văn hoá và giá trị văn hoá, các tác giả đưa ra định nghĩa “văn hoá kinh doanh là một hệ thống các giá trị, chuẩn mực, quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội - tự nhiên ở một cộng đồng hay khu vực nào đó” [75,tr.42]. Văn hoá kinh doanh bao gồm văn hoá doanh nghiệp, văn hoá trong tiêu dùng, văn hoá trong đàm phán kinh doanh, văn hoá trong marketing, xúc tiến xây dựng và quảng bá thương hiệu. Còn văn hoá doanh nghiệp gồm một hệ thống các giá trị như coi trọng khách hàng, giữ chữ tín, đề cao con người, tôn trọng môi trường do doanh nghiệp sáng tạo và tích luỹ trong quá trình hoạt động kinh doanh, trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Bên cạnh đó còn có một số luận án tiến sĩ nghiên cứu về vấn đề văn hoá kinh doanh và văn hoá doanh nhân... ở nước ta như: Nguyễn Hoàng Ánh với luận án Vai trò của văn hoá trong kinh doanh quốc tế và vấn đề xây dựng văn hoá kinh doanh ở Việt Nam [3]. Tác giả đề cập đến khái niệm văn hoá kinh doanh; những nét đặc trưng của văn hoá kinh doanh và các yếu tố cấu thành văn hoá kinh doanh. Theo tác giả, văn hoá kinh doanh của một quốc gia bao gồm bốn yếu tố: văn hoá doanh nghiệp, văn hoá kinh doanh trong marketing; văn hoá đàm phán và văn hoá tiêu dùng. Tác giả tiếp cận văn hoá kinh doanh Việt Nam dưới góc nhìn của kinh doanh quốc tế. Từ phân tích tình hình thực trạng văn hoá kinh doanh nước ta, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng văn hoá kinh doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Vũ Tiến Dũng với Tầng lớp doanh nhân Việt Nam trong kết cấu xã hội - giai cấp thời kỳ đổi mới [19]. Dưới góc độ triết học, tác giả luận án phân tích
  • 22. 17 vị trí, vai trò và xu hướng biến đổi của tầng lớp doanh nhân Việt Nam trong kết cấu xã hội giai cấp thời kỳ đổi mới. Đề xuất những giải pháp thiết thực để phát huy hơn nữa vai trò của tầng lớp doanh nhân ở nước ta. Nguyễn Thị Ngọc Anh với luận án Vấn đề văn hoá kinh doanh ở nước ta hiện nay [2] được bảo vệ tại Học viện khoa học xã hội. Theo tác giả, văn hoá kinh doanh là một bộ phận cấu thành nền văn hoá chung của một dân tộc, phản ánh hoạt động kinh doanh và mức độ gắn kết giữa cái lợi với những giá trị chân - thiện - mỹ của con người trong từng giai đoạn lịch sử. Như vậy dưới góc nhìn triết học, tác giả đã nêu được bản chất của văn giá kinh doanh, thuộc tính văn hoá trong kinh doanh. Tác giả cũng cho rằng văn hoá doanh nghiệp nằm trong văn hoá kinh doanh, văn hoá kinh doanh là một bộ phận của văn hoá dân tộc. Luận án giới thiệu về văn hoá kinh doanh ở Việt Nam theo hai giai đoạn, trước và sau đổi mới, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển văn hoá kinh doanh gồm khơi dậy những giá trị dân tộc, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, tiếp tục hoàn thiện môi trường thể chế kinh doanh… Ngoài ra, gần gũi với văn hóa kinh doanh còn có luận án Văn hoá doanh nhân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Nguyễn Viết Lộc [57]. Tác giả đưa ra định nghĩa về văn hoá doanh nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nhân Việt Nam và hệ giá trị doanh nhân Việt Nam. Trên cơ sở khảo sát kiểm định hệ giá trị văn hoá doanh nhân Việt Nam, đánh giá thực trạng, xu hướng biến đổi của nó và nêu lên một số quan điểm, giải pháp nhằm xây dựng văn hoá doanh nhân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Luận án tiến sĩ kinh tế Văn hoá kinh doanh Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam của Nguyễn Tuấn Minh [68] bảo vệ tại Học viện khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam năm 2013. Dưới góc độ nhân học văn hoá, tác giả cho rằng, văn hoá kinh doanh là một hệ thống các biểu trưng cụ thể về vật chất, các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và các khuôn mẫu quy định hành vi, hay cách ứng xử trong hoạt động kinh doanh của các
  • 23. 18 thành viên trong một cộng đồng, hay một xã hội nhất định. Đặc trưng của văn hoá kinh doanh bao gồm: tính tập quán, tính cộng đồng, tính dân tộc, tính chủ quan, tính khách quan, tính kế thừa, tính học hỏi, tính tiến hoá. Tác giả phân tích văn hoá kinh doanh Hoa Kỳ, tính cách của người Mỹ trong kinh doanh và so sánh đối chiếu với văn hoá kinh doanh Việt Nam, từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm cho xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam. Ngoài ra còn một số bài viết trên tạp chí cũng đề cập đến văn hóa kinh doanh và xây dựng văn hóa kinh doanh. Bài “Bàn về đạo kinh doanh của người Việt” của Dương Trung Quốc [85] tập trung bàn về hai khái niệm “Kinh doanh” và “Đạo kinh doanh” nhằm mục đích đưa ra một khái niệm “Đạo kinh doanh” của riêng người Việt. Từ những tư liệu lịch sử về Bùi Thị Hý, một nhà buôn lớn của Việt Nam ở thế kỷ XV, tình hình sản xuất và buôn bán đồ gốm Chu Đậu từ thế kỷ XV, đến các doanh nhân đầu thế kỷ XX như Bạch Thái Bưởi, Trương Văn Bền, Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Hữu Thu,... tác giả đã khẳng định “chủ nghĩa dân tộc” và “năng lực hội nhập” là hai đặc trưng mang tính truyền thống cũng là bản lĩnh được tích tụ khi bàn về “đạo kinh doanh” của người Việt. Một số bài nghiên cứu như “Xây dựng nền văn hoá kinh doanh”, của Nguyễn Trần Bạt [5], “Văn hóa kinh doanh và một số giải pháp xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam” của Dương Thị Liễu [55],;... Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, các bài viết đã đề cập đến khái niệm, nội hàm của văn hoá kinh doanh; vai trò của văn hoá kinh doanh với sự phát triển kinh tế hiện nay và một số giải pháp xây dựng văn hoá kinh doanh ở Việt Nam. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về lớp doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX và văn hóa kinh doanh của họ Do điều kiện lịch sử, sự phát triển của doanh nhân Việt Nam đã có một thời gian dài gián đoạn trong thế kỷ XX vừa qua. Những nghiên cứu về doanh nhân giai đoạn đầu thế kỷ XX cũng không được quan tâm nhiều.
  • 24. 19 Liên quan đến đề tài, có một số công trình đề cập dưới các dạng khác nhau. 1.1.2.1. Tài liệu trước năm 1945 Khái niệm “văn hóa kinh doanh” ở Việt Nam chưa từng được xuất hiện trong những năm đầu thế kỷ XX nhưng những giá trị về chữ tín, về đạo kinh doanh cũng đã được các doanh nhân coi như chuẩn mực để hướng tới. Vì vậy, tác giả tìm tòi tài liệu giới thiệu về những doanh nhân (là những nhà tư sản, nhà công thương) giai đoạn này và những hoạt động kinh doanh của họ qua các bài viết trên những trang báo, tài liệu còn lưu trữ được tại Trung tâm lưu trữ quốc gia, Thư viện Quốc gia Việt Nam... Qua đó, khắc họa đôi nét về tình hình kinh doanh của doanh nhân người Việt và văn hóa kinh doanh của họ. Trước năm 1945, một số tài liệu về sự hình thành tầng lớp doanh nhân Việt Nam xuất hiện. Mở đầu trong những tài liệu về đổi mới văn hoá giáo dục, phát động kinh doanh thực nghiệp là tác phẩm Văn minh tân học sách (trong tập Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX [63]). Đây được coi là tác phẩm tuyên ngôn của phong trào Duy Tân, Đông Kinh nghĩa thục. Trong cuốn Văn minh tân học sách, các nhà Duy Tân đã chỉ rõ nguyên nhân “khởi điểm” gây ra sự yếu kém của người Việt là: nội hạ, ngoại di, không thèm hỏi đến chính thuật và kỹ năng của nước khác; quý đạo vương, khinh đạo bá, không thèm giảng đến cái học phú cường cơ xảo của nước ngoài; cho xưa là phải, nay là quấy, không chịu xem xét kiến thức và những sự suy nghĩa bàn luận của người sau; trọng quan và khinh dân, không thèm kể đến tình hình hay dở ở chốn hương thôn [63, tr.214]. Trên các báo, tạp chí xuất hiện nhiều bài viết cổ suý phát động phong trào kinh doanh thực nghiệp. Trước hết phải kể đến báo kinh tế đầu tiên ở nước ta là Nông cổ mín đàm với mục Thương cổ luận do Lương Dũ Thúc (bút danh của Lương Khắc Ninh) đăng ngay trang nhất, phân tích tỉ mỉ những hạn chế của người Việt trong
  • 25. 20 kinh doanh, “cầm tay chỉ việc” cho những người muốn thực hành buôn bán như: cách lập sổ sách, các lĩnh vực nên kinh doanh nhằm cổ súy phát triển thương mại. Trần Chánh Chiếu - doanh nhân tiêu biểu, người đứng đầu dẫn dắt phong trào kinh doanh tại Nam Kỳ cũng đã viết nhiều bài trên các báo Nông cổ mín đàm. Tờ Đăng cổ tùng báo cũng đăng tải nhiều bài viết của Nguyễn Văn Vĩnh hô hào lập hội buôn, chấn hưng kinh tế… Sau này, vấn đề này được đăng tải thường xuyên trên các tờ báo Thực nghiệp dân báo, Hữu thanh, Lục tỉnh tân văn, Đông Dương tạp chí… Phong trào phát triển thương mại, cạnh tranh với thương nhân nước ngoài lên cao từ sau năm 1919. Nhiều bài viết được đăng tải trên các phương tiện báo chí nhằm khích lệ dân chúng, nhất là giới doanh nhân tham gia kinh doanh, đoàn kết, góp sức chung vốn làm giàu như bài Nghề buôn phải dọ giá, [92], Thương mãi - tái luận, [51]; Tâm bổn tân thương - Annam xin ghé mắt, ghi đề kế lâu dài [53],... Bài Việt Nam đoàn thể hội- An Nam thương cuộc công ty [47] tường thuật cuộc họp của Annam Thương cuộc công ty, gồm Nguyễn Phú Khai (hội trưởng), Trần Quang Nghiêm, Nguyễn Chánh Sắt,... trong đó có phân công cụ thể công việc từng thành viên, kế hoạch quảng bá mục đích, hình ảnh của công ty... Trên diễn đàn báo chí có nhiều bài viết kêu gọi người Việt dùng hàng trong nước, đầu tư kinh doanh, lập thương hội, đoàn kết để cạnh tranh với thương nhân người Hoa, người Ấn như bài Chớ nên để bọn Kiều thương khinh dễ [62] nêu lên nỗi xót xa trước thực trạng nền kinh doanh trong tay thương nhân Hoa kiều và kêu gọi mọi người đoàn kết chung tay tiến hành công cuộc tranh thương với tư bản Hoa kiều và chỉ ra một số cách để mở cửa hàng buôn bán, kinh doanh. Bài “Muốn nước giàu dân thịnh kíp dùng đồ nội hóa” [42] phản ánh tình trạng sính ngoại và sự tràn ngập đồ ngoại trên thị trường, kêu gọi dân chúng sử dụng đồ nội hóa để kích thích sản xuất trong
  • 26. 21 nước. Bài “Hiện tình buôn bán người mình còn thua người khách” [39], Thương mãi luận, [31], bàn về việc cạnh tranh yếu kém của các nhà buôn người Việt, khích lệ các hiệu buôn người Việt tranh thương với thương nhân Hoa kiều, Pháp kiều. Đặc biệt, thời gian này xuất hiện một số tác phẩm dạy nghề buôn bán như cuốn Thương hội chỉ nam của Trần Ngọc Bích (1924). Tác giả trình bày một số hiểu biết cơ bản về việc lập Hội buôn bán và công ty cổ phần để kinh doanh buôn bán; Luật lập Hội buôn ngày 24/6/1867 của nước Pháp (đã dịch sang tiếng tiếng Việt) cho những nhà buôn Annam tham khảo. Tuy nhiên, phải đến khi xuất hiện cuốn Thương học phương châm của tác giả Lương Văn Can [11]- người được coi là “người thầy của các nhà buôn”, những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh doanh buôn bán của người Việt mới được phân tích sâu sắc và khá đầy đủ. Đây được coi là cuốn “sách giáo khoa” đầu tiên về kinh doanh buôn bán. Trong tác phẩm dày 36 trang này, Lương Văn Can đã nêu lên được đặc tính, thái độ của người Việt với việc kinh doanh buôn bán và những điểm yếu khiến người Việt không phát triển lĩnh vực này, từ đó “chỉ đường cho nhà buôn” nhằm phát triển thương nghiệp buôn bán ở nước ta. Nổi bật trên Nam Phong tạp chí có bài viết Chấn chỉnh thương trường - một cái gương cho thương giới nước ta: ông Bạch Thái Bưởi, của tác giả Thượng Chi (Phạm Quỳnh) [12] nhằm giới thiệu sự nghiệp, tài năng, đạo đức kinh doanh của “ông vua đường thuỷ” Bạch Thái Bưởi - niềm tự hào của giới doanh nhân lúc bấy giờ “Ông thật làm vẻ vang cho nòi giống nước ta và rửa được cho ta cái tiếng là dân nước An Nam không làm được sự buôn bán to” [12, tr.281]. Cũng trên Nam Phong tạp chí số 39 tháng 9 năm 1920 có bài Nghề hàng hải mới nhóm ở nước ta: nói về tàu Bình Chuẩn của công ty Bạch Thái, ca ngợi gương kinh doanh của doanh nhân Bạch Thái Bưởi khẳng định bản lĩnh, tài năng của ông.
  • 27. 22 Bên cạnh những tài liệu chữ Quốc ngữ, tác giả cũng tham khảo một số tài liệu bằng tiếng Pháp về tình hình hoạt động kinh doanh của người Việt như: Báo cáo về Hợp tác xã Đồng Lợi “Les “Dong-Loi” sociétés coopératives indegènes au Tonkin” trên “Bulletin économique de L’indochine” (Tạp chí Kinh tế Đông Dương) [128] về hoạt động thủ công nghiệp, một số công ty thương mại của các doanh nhân người Việt. Một số tài liệu lưu trữ gồm những báo cáo về tình hình sản xuất, vốn điều lệ, thông tin doanh nghiệp của các công ty do người Việt sở hữu như Công ty Đồng Lợi Kiến An, công ty sản xuất gạch ngói Hưng Ký của Trần Văn Thanh, công ty sản xuất gốm của Nguyễn Văn Giêm, công ty dệt lụa Lê Quang Long... Association amicale des employés indegènes de commerce et d’industrie au Tonkin (Điều lệ của Công thương Đồng nghiệp Bắc kỳ) [124]; giới thiệu về Hội Công thương đồng nghiệp Bắc kỳ, về mục đích, tổ chức, thành viên của Hội, các Hội đồng trị sự tại các thành phố lớn. Associatuon Amicale des Employes Indigenes de Commerce et d’Industrie du Tonkin et de l’Annam (A.M.E.C.I) (Điều lệ của Hội Trung Bắc công thương đồng nghiệp) [125], bao gồm 53 điều, đề cập đến mục đích, quy định gia nhập, hội đồng trị sự... của Hội. 1.1.2.2. Tài liệu sau năm 1945 Sau cách mạng tháng Tám, các nhà sử học quan tâm nghiên cứu về các phong trào yêu nước, về giai cấp tư sản, qua đó hoạt động kinh doanh, văn hóa kinh doanh của các doanh nhân đầu thế kỷ XX thấp thoáng trong nhiều tác phẩm. Thập niên 1950, trên các tạp chí xuất hiện một số bài viết về tư sản Việt Nam, vốn là những doanh nhân trên thương trường như bài “Tình hình và đặc tính của giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc” của tác giả Nguyễn Công
  • 28. 23 Bình [8] trình bày khái quát nguồn gốc hình thành và quá trình phát triển của tư sản Việt Nam, tình hình công thương nghiệp ở Việt Nam giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước cuộc khủng hoảng thế giới; một số hoạt động kinh doanh của một số nhà buôn, hội buôn. Tác giả Nguyễn Công Bình với tác phẩm “Tìm hiểu giai cấp tư sản Việt Nam thời thuộc Pháp” [7]. Đây là một trong những tài liệu được trích dẫn nhiều nhất trong các công trình nghiên cứu về giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc. Tác giả đã dày công tìm tòi từ nhiều nguồn tư liệu quý giá, phân tích sâu sắc về quá trình hình thành, phát triển của giai cấp tư sản Việt Nam, đánh giá vai trò kinh tế và thái độ chính trị, sự tham gia cách mạng dân tộc dân chủ của tư sản trong các giai đoạn lịch sử. Năm 2003 tài liệu biên khảo Phong trào Duy Tân ở Bắc Trung Nam - Miền Nam đầu thế kỷ XX - Thiên địa hội và cuộc Minh Tân của tác giả Sơn Nam được xuất bản. Tác phẩm trình bày bối cảnh lịch sử và diễn biến của phong trào Duy Tân ở Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX; lịch sử, đường lối hoạt động của nhóm Thiên Địa hội và nhóm Minh Tân ở Miền Nam Việt Nam. Phần phụ lục trích một số văn bản từ báo lục tỉnh Tân văn và một số tài liệu khác. Tác giả viết khá sâu về các hoạt động kinh doanh của các đại biểu Phong trào Duy Tân như: Gibert Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Thị Xuyên, Lương Văn Can… Lương Văn Can cũng là đề tài nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học. Tiêu biểu có tác phẩm Lương Văn Can và phong trào Duy Tân - Đông Du (2005) của tác giả Lý Tùng Hiếu [29]. Tác phẩm trình bày quá trình hình thành tư tưởng và đường lối cứu nước của các chí sĩ Duy Tân - Đông Du. Từ việc giới thiệu nhân vật Lương Văn Can, tác giả tái hiện lại Phong trào Duy Tân, Đông Du; qua đó Lương Văn Can không chỉ được biết đến như là một nhà chính trị mà còn là một nhà giáo dục, một nhà kinh doanh nổi tiếng về
  • 29. 24 phẩm chất đạo đức. Cuốn sách như một cuốn tiểu sử nhân vật, đồng thời cũng là một chuyên luận có tính lịch sử, cung cấp nhiều tư liệu quý. Cũng viết về Lương Văn Can còn có tác phẩm Lương Văn Can: Xây dựng đạo kinh doanh cho người Việt của tác giả Nguyễn Hồng Dung [18]. Đây là tác phẩm viết về cuộc đời và sự nghiệp kinh doanh của một trong 25 doanh nhân dẫn đầu trong bảng xếp hạng của Tổ hợp giáo dục Pace. Tác phẩm trình bày những triết lý, phương châm và bí quyết xây dựng thành công đạo kinh doanh qua cuộc đời và hoạt động của doanh nhân Việt Nam Lương Văn Can. Phần phụ lục là Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi giới công thương Việt Nam năm 1945, Quyết định của Thủ tướng chính phủ về Ngày Doanh nhân Việt Nam và những bước chuyển trong quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với nghề Kinh doanh. Ngoài Lương Văn Can còn có rất nhiều doanh nhân của thời kỳ này được quan tâm nghiên cứu như Hồ Tá Bang, Trần Chánh Chiếu,… vốn là các chí sĩ trong phong trào Duy Tân-Đông Du. Phong trào Duy Tân với các khuôn mặt tiêu biểu của tác giả Nguyễn Q. Thắng [95]. Tác giả phân tích, đánh giá hoàn cảnh lịch sử, không gian và thời gian của phong trào Duy Tân. Nguyễn Q. Thắng khẳng định Phong trào Duy Tân nổ ra tại miền Trung và phát triển ra cả ba miền, trong đó Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội, Minh Tân và Duy Tân đều chỉ là một bộ phận của phong trào dân tộc mà Phan Châu Trinh có vai trò là người khởi xướng, dẫn dắt phong trào suốt từ Bắc vào Nam. Tác giả không đi sâu về nội dung phong trào cải cách, duy tân và ảnh hưởng của nó mà giới thiệu khái quát thân thế và sự nghiệp của các nhà cải cách duy tân Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX. Riêng các chiến sĩ Duy Tân ở Trung Kỳ được chú ý nghiên cứu hơn về tiểu sử, sự nghiệp và những cống hiến tiêu biểu như: Lê Cơ với công việc thực hành duy tân, Phan Thúc Duyện chiến sĩ văn hóa trên mặt trận thương nghiệp, Phan Thành Tài nhà giáo dục... Sau đó giới thiệu về
  • 30. 25 một số cơ sở hình thành phong trào và căn cứ mở đầu cho Phong trào Duy Tân. Tác giả Nguyễn Q. Thắng cũng viết về các nhân vật tiêu biểu của Phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ như Trần Chánh Chiếu, Nguyễn An Khương, Nguyễn Thị Xuyên với hoạt động cơ bản là kinh tế và báo chí. Về các doanh nhân xuất hiện muộn hơn có các tên tuổi như: Bạch Thái Bưởi, Trịnh Văn Bô, Nguyễn Sơn Hà,… cũng được vinh danh trong các tác phẩm sau này. Tác giả Lê Minh Quốc với tác phẩm Bạch Thái Bưởi - khẳng định doanh tài nước Việt [88]; trình bày triết lí và bí quyết kinh doanh thành công của doanh nhân Việt Nam Bạch Thái Bưởi trong hoạt động kinh doanh: buôn gỗ, thầu thuế chợ, kinh doanh thuyền trên sông nước, khai mỏ... Tái hiện lại cuộc chiến giữa doanh nhân Bạch Thái Bưởi với tư bản nước ngoài, chủ trương kêu gọi lòng tự tôn dân tộc “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” của ông. Tác giả Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp với cuốn Nguyễn Sơn Hà - nhà doanh nghiệp yêu nước [56]. Các tác giả giới thiệu cuộc đời, sự nghiệp và cống hiến của doanh nhân Nguyễn Sơn Hà trong sự nghiệp cách mạng và nền kinh tế Việt Nam. Lê Minh Quốc và các chuyên gia PACE, Doanh nghiệp Việt Nam xưa và nay, tập 1 [87]. Trình bày quan niệm về nghề buôn bán của người Việt xưa và nay. Kể chuyện ông tổ một số ngành nghề ở Việt Nam và một số nghề mới du nhập vào nước ta đầu thế kỷ XX. Tài liệu Đỗ Đình Thiện - cuộc đời và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng Việt Nam do các tác giả Lê Văn Hiến, Nguyễn Khánh Anh, Nguyễn Thành... [28]. Giới thiệu cuộc đời sự nghiệp doanh nhân Đỗ Đình Thiện, người đã có những đóng góp tích cực và hiệu quả cho ngành tài chính và cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, kèm theo các thông tin, bài viết, bút tích liên quan đến ông.
  • 31. 26 Đinh Xuân Lâm, Phạm Xanh, Văn Tạo....với Doanh nhân Nguyễn Sơn Hà với doanh nhân Hải Phòng [52]. Tập hợp các bài viết của các nhà sử học, các nhà nghiên cứu và doanh nhân trẻ viết về thân thế, sư nghiệp và bản lĩnh của doanh nhân Nguyễn Sơn Hà cũng như tầm ảnh hưởng của ông trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và hoạt động văn hoá - xã hội, hoạt động trên chính trường khi ông tham gia nhiều nhiệm kỳ Quốc hội. Khái quát những nét tiêu biểu của một gia đình doanh nhân đầu thế kỷ XX gắn với những sự kiện lịch sử lớn của đất nước có Gia đình doanh nhân Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng Việt Nam [26] của Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Công Nghiệp, Vũ Tiến Lộc... Giới thiệu các bài viết chuyên sâu, các bài khảo cứu của các nhà sử học, nhà nghiên cứu lịch sử - văn hoá về các sự kiện gắn với sự ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Qua các sự kiện lịch sử tiêu biểu được nhìn nhận, phân tích nhiều chiều vai trò và những đóng góp cho cách mạng và nền độc lập dân tộc của gia đình doanh nhân Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ. Ngoài ra còn có một số hình ảnh, tư liệu của gia đình doanh nhân Trịnh Văn Bô với các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tư liệu cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ với các thế hệ lãnh đạo và cán bộ ngành tài chính. Đáng chú ý, trong những năm gần đây có một số luận án nghiên cứu về các nhà tư sản người Việt đầu thế kỷ XX. Luận án tiến sĩ Tư sản Việt Nam ở Bắc Kỳ trong ba thập niên đầu thế kỷ XX, của tác giả Trần Thanh Hương [32]. Tác giả phân tích bối cảnh ra đời của tầng lớp tư sản Việt Nam ở Bắc Kỳ và những hoạt động kinh doanh của họ trong những năm từ 1900-1930; nhận xét về đặc điểm và đánh giá vai trò lịch sử của tư sản Bắc Kỳ trong lịch sử Việt Nam. Luận án tiến sĩ Tư sản người Việt ở Trung Kỳ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1930 của tác giả Nguyễn Văn Phượng [81]. Tác giả trình bày hoàn cảnh ra đời và những hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản người Việt ở Trung Kỳ
  • 32. 27 trong các giai đoạn 1900-1914, 1914-1930; những đóng góp và vai trò của tư sản Trung Kỳ về kinh tế, chính trị - xã hội. Ngoài các tác phẩm trên, còn có một số công trình được đăng trên các báo và tạp chí. Các bài viết về tình hình kinh tế và các doanh nhân nổi tiếng đầu thế kỷ XX như: Q. Thắng với Hồ Tá Bang và phong trào Duy Tân tại Phan Thiết [94]; Đinh Quang Hải với bài Nhà tư sản Đỗ Đình Thiện- Một nhân sĩ trí thức yêu nước có nhiều cống hiến cho cách mạng [27]; Phạm Hồng Tung với bài Tìm hiểu thêm về Bạch Thái Bưởi, nhân tài kinh doanh tiêu biểu thời cận đại [108], Lê Quý Đức với bài Những gương mặt doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX” [24],... Đây là những bài viết về khát vọng làm giàu và đóng góp cho cách mạng của những tấm gương doanh nhân đầu thế kỷ XX. Một số bài viết như Trần Viết Nghĩa (2014) với Tư tưởng trọng thương của Lương Khắc Ninh trên tờ “Nông cổ mín đàm” [73]; Tạ Thị Thuý (2013) với bài “Nền kinh tế thương nghiệp của Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX” [101]... cũng cung cấp một số nét về tình hình thương nghiệp và phong trào làm giàu đầu thế kỷ XX ở nước ta. 1.1.3. Nhận xét tổng quát tình hình nghiên cứu Những nghiên cứu về văn hoá kinh doanh Văn hoá kinh doanh là vấn đề được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện nay trong giới học thuật còn khá nhiều quan niệm khác nhau về văn hoá kinh doanh hoặc đồng nhất văn hoá kinh doanh với văn hoá doanh nghiệp, văn hoá doanh nhân, đạo đức kinh doanh... Do vậy, khi vận dụng khái niệm vào thực tiễn còn nhiều bất cập, còn lúng túng và mâu thuẫn. Xu hướng nghiên cứu thống nhất ở một số điểm sau: * Về chủ thể của văn hoá kinh doanh: Có ba xu hướng quan niệm về chủ thể của văn hoá kinh doanh. Một là cho rằng văn hoá kinh doanh là văn
  • 33. 28 hoá của một tổ chức (doanh nghiệp); Hai là cho văn hoá kinh doanh không chỉ bó hẹp trong phạm vi công ty mà còn liên quan đến mọi thành viên xã hội; Ba là coi văn hoá kinh doanh là văn hoá của giới, tầng lớp, cộng đồng doanh nhân. * Về nội dung có các xu hướng nghiên cứu khái niệm văn hoá kinh doanh như: - Văn hoá kinh doanh là đạo đức kinh doanh; - Văn hoá kinh doanh là triết lý kinh doanh; - Văn hoá kinh doanh là các nhân tố văn hoá trong kinh doanh; - Văn hoá kinh doanh là một nền, kiểu, loại, bộ phận của nền văn hoá xã hội ... Các tác giả cũng đã trình bày những vấn đề cơ bản về lý luận văn hoá kinh doanh như phân tích mối quan hệ giữa văn hoá và kinh tế, kinh doanh; tổng quan các quan niệm về triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp, văn hoá doanh nhân; các yếu tố cấu thành và nhân tố ảnh hưởng của chúng. * Về cấu trúc văn hoá kinh doanh cũng có nhiều cách hiểu khác nhau như gồm: đạo đức kinh doanh hoặc văn hoá kinh doanh gồm triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp, văn hoá doanh nhân... Mặc dù vậy, các công trình nêu trên rất có giá trị về mặt khoa học, tạo điều kiện quan trọng để tác giả tiếp tục nghiên cứu vấn đề. Về tầng lớp doanh nhân Việt Nam và văn hoá kinh doanh đầu thế kỷ XX: Các tác giả đã giới thiệu được các doanh nhân tiêu biểu giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, qua đó đã tái hiện được bản lĩnh và khát vọng làm giàu của họ. Tuy nhiên các tác giả mới chỉ nghiên cứu về các doanh nhân với tư cách là cá nhân đơn lẻ, chưa có liên hệ rõ ràng về văn hoá kinh doanh của một lớp doanh nhân đã hình thành. Chưa có sự phân tích thoả đáng về ảnh hưởng của điều kiện kinh tế-xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX tới văn hoá kinh doanh thời kỳ này.
  • 34. 29 Hơn nữa chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể, chuyên sâu về văn hóa kinh doanh nói chung, văn hoá kinh doanh của lớp doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX dưới góc độ văn hoá học. Để thực hiện luận án, tác giả không chỉ kế thừa những kết quả đã đạt được của các tác giả đi trước mà còn nghiên cứu giải quyết một số vấn đề sau: 1. Làm rõ hơn lý thuyết về văn hoá kinh doanh: khái niệm, cấu trúc của văn hoá kinh doanh. 2. Phân tích làm sáng tỏ hơn tiền đề hình thành văn hoá kinh doanh của lớp doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. 3. Nhận diện đặc điểm và ý nghĩa của văn hoá kinh doanh của tầng lớp doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX: triết lý, tư tưởng kinh doanh, đạo đức kinh doanh, trình độ, kỹ năng, nghệ thuật kinh doanh; qua đó thể hiện ý chí của lớp doanh nhân; những đóng góp của họ cho đất nước, dân tộc. 4. Trên cơ sở nghiên cứu văn hoá kinh doanh của tầng lớp doanh nhân nửa đầu thế kỷ XX, tham chiếu với tình hình hiện nay nhằm rút ra những ý nghĩa quan trọng, qua đó đóng góp riêng về xây dựng và phát triển văn hoá kinh doanh thời kỳ hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế. Với những vấn đề cần làm rõ trên, luận án xác định mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu phù hợp. 1.2. LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ KINH DOANH 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1.1. Khái niệm kinh doanh Kinh doanh (business) là một thuật ngữ quen thuộc trên thế giới, gắn với hoạt động kinh tế, song ở Việt Nam, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm kinh doanh (hoạt động tổ chức, quản trị chính trị, xã hội và kinh tế, sản xuất, buôn bán). Nhưng trong các từ điển hiện đại đều thống nhất dùng khái niệm này chỉ sự sản xuất hàng hóa, buôn bán các sản phẩm,
  • 35. 30 dịch vụ để tìm kiếm lợi nhuận. Chẳng hạn, trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, khái niệm kinh doanh được được hiểu là “tổ chức buôn bán để thu lời lãi” [116,tr.947]. Tuy nhiên, cách hiểu này cũng chưa thật đầy đủ. Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, khái niệm kinh doanh được phản ánh rõ hơn khi các tác giả cho rằng, nếu kinh tế (tiếng Anh là: economic) là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội thì kinh doanh là: Phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế hàng hóa, gồm tổng thể những phương thức, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ,v.v.) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất [109, tr.581]. Còn theo Điều 4, Luật doanh nghiệp Việt Nam, “Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời” [14,tr.12]. Theo đó, kinh doanh là khái niệm bao trùm cả ba lĩnh vực là sản xuất hàng hoá, buôn bán, dịch vụ. Như vậy, nói đến kinh doanh là nói đến hoạt động của chủ thể kinh doanh (tập thể hoặc cá nhân), đến các phương tiện hoạt động như vốn sản xuất, các phương tiện phục vụ lưu thông hàng hóa, các loại hình dịch vụ... Từ các định nghĩa trên có thể hiểu Kinh doanh là hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức nhằm mục đính đạt lợi nhuận qua một loạt các hoạt động sản xuất, lưu thông, dịch vụ... 1.2.1.2. Khái niệm doanh nhân Trên thế giới, khái niệm doanh nhân xuất hiện từ khá sớm. Đầu thế kỷ XVI, khái niệm doanh nhân được áp dụng vào lĩnh vực quân sự, cụ thể là
  • 36. 31 những người tuyển chọn cho những đội quân viễn chinh. Các doanh nhân với ý nghĩa là người tham gia kinh doanh đầu tiên trên thế giới thường là thương nhân, sau đó là những nhà tư sản ra đời cùng với chủ nghĩa tư bản. Cho đến thế kỷ XVIII, khái niệm doanh nhân mới được sử dụng trong kinh tế do Richard Cantilon, người gốc Ailen sinh sống ở Pháp đưa ra. Khái niệm doanh nhân được ông định nghĩa là người mua các yếu tố sản xuất với một giá cả nhất định để kết hợp chúng trong sản xuất sản phẩm và bán với giá cả nhất định không chắc chắn trong tương lại; doanh nhân đồng nghĩa với chấp nhận sự rủi ro [Xem 19]. Ở Việt Nam, khái niệm doanh nhân lần đầu tiên xuất hiện trong cuốn “Việt Nam tân từ điển” của tác giả Thanh Nghị [72]. Trong cuốn từ điển này, từ doanh nhân để chỉ người kinh doanh, dịch sang tiếng Pháp là: Homme d’affairé, nghĩa là người làm dịch vụ. Từ sau những năm 90 của thế kỷ XX, “doanh nhân” là một từ được các phương tiện truyền thông của Việt Nam sử dụng để gọi chủ nhân một thành phần kinh tế tư nhân mới xuất hiện nhưng còn khá dè dặt. Thậm chí trong cuốn “Đại từ điển tiếng Việt” [116] do Nguyễn Như Ý làm chủ biên không có khái niệm doanh nhân. Khoảng những năm 2000, thuật ngữ doanh nhân trở nên phổ biến trên cả phương diện khoa học và trong cuộc sống đời thường. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều cách hiểu về doanh nhân. Cách hiểu phổ biến nhất, doanh nhân đồng nhất với thương nhân. Điều này cũng dễ hiểu bởi những doanh nhân xuất hiện đầu tiên cũng chính là thương nhân buôn bán giữa các vùng miền. Trong cuốn từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (xuất bản năm 2007), doanh nhân được hiểu là “người làm nghề kinh doanh” [77,tr.218]. Ngày nay, cách hiểu doanh nhân là những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh (dám chịu rủi ro và có mục tiêu vị lợi” [75,tr.15] càng trở nên
  • 37. 32 phổ biến. Ở đây, doanh nhân để chỉ một nghề cũng như những nghề kỹ sư, giáo viên. Một cách hiểu khác, doanh nhân là khái niệm để chỉ người chủ kinh doanh bằng vốn của doanh nghiệp theo phương thức tổ chức các hoạt động sản xuất hay cung ứng dịch vụ, nhằm không ngừng tạo ra giá trị thặng dư, làm gia tăng tài sản cho doanh nghiệp, tức là góp phần vào sự tăng trưởng sản phẩm xã hội. Hoạt động kinh doanh của doanh nhân diễn ra trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường trong xã hội công nghiệp hiện đại. Như vậy, hiểu theo nghĩa hẹp, doanh nhân là khái niệm chỉ những người đứng đầu các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, có khả năng lãnh đạo, quản lý và tham gia lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp và đại diện cho doanh nghiệp trước pháp luật. Hiểu theo nghĩa rộng thì doanh nhân là những người trong cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (tư nhân, quốc doanh, liên doanh với nước ngoài); họ có thể là chủ sở hữu (hay tham gia sở hữu) sản xuất, phân phối (hay tham gia phân phối) sản phẩm lao động [xem 19, tr. 15] Trong luận án, tác giả sử dụng cách hiểu khái niệm doanh nhân theo nghĩa rộng. Doanh nhân là người trong tổ chức quản lý doanh nghiệp, người kết hợp sử dụng nguồn vốn (con người, tài chính, nguồn lực vật chất) nhằm làm cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Như vậy, doanh nhân không chỉ dùng để chỉ người sáng lập, chủ sở hữu hoặc cổ đông chính của một doanh nghiệp, mà còn để chỉ một thành viên cấp cao, những CEO quản lý tức là những người được thuê để quản lý, điều hành doanh nghiệp. 1.2.1.3. Khái niệm văn hoá kinh doanh Văn hoá kinh doanh là một phạm trù rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực gắn với văn hoá của nhân loại nói chung và mỗi cộng đồng, quốc gia, dân tộc nói riêng nên có nhiều quan niệm (cách hiểu) khác nhau.
  • 38. 33 Như đã trình bày ở trên, đến tận những năm 1990, nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam mới bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu về văn hoá kinh doanh. Sau khi vận hành cơ chế kinh tế thị trường, nền kinh tế xã hội Việt Nam đã thay đổi cơ bản diện mạo. Sau rất nhiều năm tư tưởng tư hữu của con người bị chế ngự nay đã được bung ra, khơi gợi cho những ý tưởng sáng tạo cũng như là bàn đạp cho những nỗi lực không ngừng của con người trong lao động sản xuất. Nhiều doanh nghiệp, doanh nhân ra đời với mong muốn làm giàu cho bản thân và cho ước vọng xây dựng đất nước “công bằng, dân chủ, văn minh”. Tuy nhiên, bản chất của con người là ham lợi. Trong kinh doanh, lợi nhuận là mục đích có thể làm cho người kinh doanh phải bỏ ra bao trí tuệ và công sức, thậm chí bất chấp tất cả để giành lấy. Chính sự xuống cấp của đạo đức kinh doanh đã đặt ra những lo ngại cho toàn xã hội và đặt ra cho các nhà khoa học vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết. Vấn đề văn hoá kinh doanh bắt đầu được đề cập như là chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh là “kinh doanh có văn hoá” hay “Làm cho cái lợi gắn bó chặt chẽ với cái đúng” [xem 30]. Ở đây, văn hoá được hiểu như là “cái đúng”, “cái thiện”. Như vậy, phổ biến nhất là quan niệm đồng nhất văn hóa kinh doanh là đạo đức kinh doanh [84, đã dẫn]. Đáng chú ý, một số nhà nghiên cứu chuyên sâu về văn hoá kinh doanh như Dương Thị Liễu, Đỗ Minh Cương, Phùng Xuân Nhạ đều thống nhất cho rằng Văn hoá kinh doanh là toàn bộ giá trị vật chất và giá trị tinh thần do chủ thể kinh doanh sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động kinh doanh. Khái niệm này trở thành công cụ nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học về văn hóa kinh doanh. Như vậy, các quan niệm đều có sự nhấn mạnh đến tính văn hoá (thuộc tính văn hoá trong kinh doanh như: tri thức, đạo đức, nghệ thuật, cách thức kinh doanh) hướng đến các giá trị chân, thiện, mỹ, ích. Đồng thời chỉ rõ các yếu tố văn hoá mà chủ thể kinh doanh tiếp thu được hoặc sáng tạo ra trong quá trình kinh doanh. Có thể nói rằng, các quan niệm trên đều đúng khi nhìn
  • 39. 34 văn hoá kinh doanh ở những góc độ khác nhau. Song chúng chỉ dừng lại ở mức độ quan niệm mà thôi, chưa phải là một định nghĩa có tầm bao quát nội hàm và ngoại diên của khái niệm văn hoá kinh doanh một cách khái quát. Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài của luận án, tác giả cho rằng văn hoá kinh doanh cần được định nghĩa bằng một khái niệm lột tả được bản chất của nó. Vận dụng phương pháp định nghĩa khái niệm và ý kiến của các nhà nghiên cứu nước ta, dưới góc độ văn hoá học, nghiên cứu sinh đưa ra một định nghĩa về khái niệm văn hoá kinh doanh sau đây: Văn hoá kinh doanh là một bộ phận của văn hoá kinh tế nằm trong tổng thể của một nền văn hóa, bao gồm toàn bộ hoạt động kinh doanh có sự thẩm thấu các thuộc tính, đặc trưng, trình độ văn hoá mà chủ thể kinh doanh (doanh nhân của một cộng đồng) tiếp thu và sáng tạo nên, biểu hiện ra như một kiểu, dạng hay nền văn hoá kinh doanh nhất định. Phân tích định nghĩa này cho thấy, nó đã chỉ rõ nội hàm và ngoại diên của khái niệm văn hoá kinh doanh mà các quan niệm của các nhà nghiên cứu nước ta ít nhiều đã đề cập đến. Về nội hàm: Văn hoá kinh doanh chính là thuộc tính văn hoá hay “cái văn hoá” thẩm thấu vào toàn bộ nền kinh doanh (trong đó có những đặc trưng văn hoá dân tộc và đặc tính văn hoá do doanh nhân sáng tạo ra). Về ngoại diên: Văn hoá kinh doanh là văn hoá của nhóm xã hội đặc thù (doanh nhân) là một bộ phận của văn hoá cộng đồng biểu hiện ra như một kiểu, dạng, nền văn hoá kinh doanh nhất định. Văn hoá kinh doanh không chỉ bó hẹp trong phạm vi doanh nghiệp mà có ảnh hưởng đến mọi thành viên trong xã hội. Văn hóa kinh doanh phản ánh đặc trưng của nền văn hoá của mỗi cộng đồng dân tộc. Nói cách khác, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc đều có một văn hoá kinh doanh với những đặc trưng khác nhau. Thậm chí, ở mỗi giai đoạn, văn hoá kinh doanh của mỗi dân tộc
  • 40. 35 cũng có những đặc điểm khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội của cộng đồng. 1.2.2. Cơ cấu của Văn hoá kinh doanh Do có nhiều quan niệm về văn hoá kinh doanh nên cũng có nhiều cách khái quát (cách chia) cơ cấu của văn hoá kinh doanh khác nhau. Trong luận án, tác giả cũng dựa vào cách chia cơ cấu văn hoá kinh doanh của các nhà khoa học đi trước và trên cơ sở định nghĩa văn hoá kinh doanh để phân chia lại cơ cấu văn hoá kinh doanh với mong muốn sắp xếp các yếu tố của nó theo một cấu trúc thích hợp nhất và làm cơ sở cho việc khảo sát vấn đề của đề tài. Theo tác giả Hoàng Vinh, văn hoá kinh doanh gồm có cơ cấu 5 thành tố như một hệ thống xã hội. Đó là đạo lý kinh doanh trong văn hoá kinh doanh; Định hướng giá trị kinh doanh (xây dựng tinh thần doanh nghiệp hướng vào “làm giàu” cho tập thể trong đó có lợi ích của cá nhân); Hệ thống biểu hiện trong hoạt động kinh doanh (bao gồm logo, trang phục, nghi thức thương hiệu,...) Hệ thống công nghệ trong hoạt động kinh doanh (bao gồm phương hướng, công nghệ, thông tin, năng lực quản lý, tổ chức... doanh nghiệp) và Hệ thống nhân cách chủ thể kinh doanh (bao gồm phẩm chất quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, linh hoạt, thích ứng, đổi mới, năng lực tổ chức, sử dụng nguồn lực...) Một số nhà nghiên cứu như Dương Thị Liễu, Đỗ Minh Cương, Nguyễn Ngọc Anh,... cũng đều thống nhất cho rằng văn hoá kinh doanh có cơ cấu gồm 5 thành tố. Đó là Triết lý kinh doanh, Đạo đức kinh doanh, Văn hoá doanh nhân, Văn hoá doanh nghiệp, Văn hoá ứng xử trong hoạt động kinh doanh. Trong đó, triết lý kinh doanh là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng, dẫn dắt hoạt động kinh doanh; đạo đức kinh doanh tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của người kinh doanh; văn hoá doanh nhân là văn hoá của người làm kinh doanh bao gồm năng lực kinh doanh (tài lực, trí lực, thể lực), trình độ quản lý kinh doanh và các năng
  • 41. 36 lực khác; văn hoá doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu trưng huyền thoại, nghi thức, điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền tảng duy nhất đối với một tổ chức doanh nghiệp và văn hóa ứng xử bao gồm toàn bộ hành vi của cá nhân và cộng đồng trong quan hệ của doanh nghiệp thẩm thấu thuộc tính văn hóa; biểu hiện rõ rệt nhất trong bộ quy tắc ứng xử của doanh nghiệp. Tuy cách hiểu cơ cấu của văn hoá kinh doanh như trên có tầm bao quát tất cả các yếu tố có liên quan đến hoạt động kinh doanh, song không khỏi ôm đồm và lẫn lộn giữa các khái niệm: Văn hoá kinh doanh là văn hoá hoạt động, văn hoá hành vi của chủ thể (doanh nhân) trong hoạt động kinh doanh; văn hoá doanh nghiệp là văn hoá tổ chức doanh nghiệp (tập hợp các thành viên của doanh nghiệp để sản xuất, kinh doanh, bao gồm chủ doanh nghiệp và cán bộ, nhân viên...); văn hoá doanh nhân là văn hoá nhân cách của các cá nhân doanh nhân. Ba loại hình văn hoá này là khác nhau mặc dù chúng có quan hệ hữu cơ và tác động lẫn nhau, biểu hiện qua nhau, song không thể đồng nhất với nhau, lẫn nhau như cơ cấu mà các tác giả trên nêu ra. Do đó, luận án kế thừa các nghiên cứu của các tác giả đi trước và đưa ra một cơ cấu của Văn hoá kinh doanh, nhìn từ đặc trưng văn hoá hoạt động của nhóm cộng đồng đặc thù (nhóm doanh nhân) với các thành tố cơ bản sau. Thứ nhất là hệ thống triết lý - tư tưởng kinh doanh; Thứ hai là hệ thống giá trị, chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh; Thứ ba là hệ thống thực hành (công nghệ) kinh doanh; Thứ tư là hệ thống nhân cách doanh nhân ; Thứ năm là hệ thống những yếu tố ngoại hiện của văn hoá kinh doanh Đây là cách chia mang tính hệ thống ước lệ để NCS thao tác trong quá trình nghiên cứu đặc điểm, đặc trưng của văn hóa kinh doanh bởi các thành tố này đều có sự giao thoa, cái này biểu hiện qua cái kia và ngược lại.
  • 42. 37 Xem sơ đồ sau: Sau đây xin giải thích rõ nội dung các thành tố của Văn hoá kinh doanh: * Hệ thống triết lý - tư tưởng về kinh doanh Triết lý là những tư tưởng có tính triết học được rút ra từ thực tiễn đời sống xã hội và trên cơ sở thế giới quan, nhân sinh quan định hướng cho hoạt động của con người. Triết lý kinh doanh là những tư tưởng có tính triết học phản ảnh thực tiễn kinh doanh của các chủ thể kinh doanh được rút ra qua sự trải nghiệm, suy ngẫm của họ [54, tr.77]. Triết lý kinh doanh là những nguyên tắc cơ bản nhất của hoạt động kinh doanh gắn với đạo lý - quan hệ người - người trước lợi ích kinh tế (kinh doanh vì cái gì? Vì lợi ích của ai?). Những tư tưởng cốt lõi này trong văn hóa kinh doanh có vai trò định hướng, dẫn dắt hoạt động kinh doanh của chủ thể kinh doanh. Tư tưởng kinh doanh là những lý thuyết về kinh doanh mang tính lý luận và kinh nghiệm kinh doanh nhằm chỉ ra các mục tiêu kinh doanh và các cách thực hành kinh doanh khác nhau nhằm đạt được mục tiêu của người làm Hệ thống triết lý - tư tưởng kinh doanh Hệ thống giá trị, chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh Hệ thống thực hành (công nghệ) kinh doanh Hệ thống nhân cách doanh nhân Hệ thống những yếu tố ngoại hiện
  • 43. 38 kinh doanh. Tư tưởng kinh doanh là sự cụ thể hoá các triết lý kinh doanh thông qua một hệ thống quan điểm lý luận của các trường phái kinh doanh hay các nhà lý luận kinh tế khác nhau. * Hệ thống giá trị, chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh (bao gồm giá trị, chuẩn mực đạo đức, pháp luật, kinh tế, kỹ thuật và trách nhiệm xã hội, trước hết là giá trị, chuẩn mực đạo đức kinh doanh là một bộ phận của giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội thuộc lĩnh vực kinh doanh (đạo đức nghề nghiệp - nghề kinh doanh) bao gồm các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của chủ thể kinh doanh. Bản chất đạo đức kinh doanh là giải quyết đúng đắn mối quan hệ lợi ích trong kinh doanh giữa người kinh doanh với người tiêu dùng, bạn hàng, xã hội (lợi ích được hiểu một cách đúng đắn là toàn bộ cơ sở của đạo đức trong kinh doanh), chúng có vai trò điều chỉnh hành vi và đánh giá phẩm chất của người kinh doanh. Đạo đức kinh doanh bao gồm những chuẩn mực như trung thực, giữ chữ tín với khách hàng và bạn hàng và đặc biệt là đảm bảo nguyên tắc trách nhiệm xã hội. Trách nhiệm xã hội của doanh nhân, doanh nghiệp là cam kết và thực hiện sự phục vụ xã hội, phục vụ cộng đồng, vì sự phồn vinh của cộng đồng. Giá trị chuẩn mực pháp luật là những giá trị, chuẩn mực bảo đảm cho doanh nhân hoạt động đúng những yêu cầu pháp lý mà nhà nước đặt ra, tôn trọng lợi ích chung của cộng đồng, nhà nước,... và cả lợi ích của doanh nhân, doanh nghiệp. Nếu triết lý kinh doanh có vai trò định hướng hoạt động của doanh nhân và doanh nghiệp thì chuẩn mực đạo đức, pháp luật... kinh doanh là sự cụ thể hóa định hướng đó. Giá trị, chuẩn mực, đạo đức, pháp luật kinh doanh điều chỉnh hành của các chủ thể kinh doanh, là chất keo gắn kết các nhà kinh doanh trong các cộng đồng doanh nhân và các doanh nghiệp, là điều kiện gây tin tưởng và sự ủng hộ của người tiêu dùng. Chỉ cần một biểu hiện vi phạm giá trị, chuẩn mực đạo đức kinh doanh hay vi phạm các quy định pháp luật kinh doanh lập tức gây nên sự
  • 44. 39 nghi kỵ, cản trở sự phát triển, thậm chí có thể làm tan rã một tổ chức kinh doanh. Bởi vậy, xây dựng ý thức về đạo đức, pháp luật kinh doanh chính là tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh, là nguồn lực to lớn giúp cho doanh nhân, doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận, đồng thời đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng và xã hội. Giá trị chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh là yếu tố vô cùng quan trọng. Lợi nhuận là kết quả của hoạt động kinh doanh, là giá trị cơ bản của kinh doanh, còn chuẩn mực đạo đức không chỉ đem lại lợi ích vật chất mà còn đem lại lợi ích tinh thần cho người kinh doanh. Nó không chỉ là cơ sở tồn tại của doanh nghiệp, doanh nhân mà còn vì sự tồn tại và phát triển của cộng đồng xã hội. * Hệ thống thực hành (công nghệ) kinh doanh (năng lực chủ thể, các thể chế, thiết chế, tổ chức kinh doanh). Khi nói đến năng lực chủ thể kinh doanh là nói đến trình độ, kỹ năng hoạt động của họ, cái thuộc về năng lực sáng tạo của nhà doanh nhân, đó là một thuộc tính văn hóa. Để tạo nên năng lực hoạt động của một doanh nhân, doanh nghiệp, người ta phải tích lũy và sáng tạo các tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, nghệ thuật kinh doanh, nghệ thuật ứng xử trong và ngoài doanh nghiệp hay còn gọi là năng lực lãnh đạo, quản lý của doanh nhân. Tri thức của doanh nhân được đúc kết từ kinh nghiệm, hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người. Trong thực tế, những doanh nhân thành công không phải chỉ học được các tri thức kinh doanh tại các trường, lớp (nhà trường) mà họ còn tích luỹ được qua hoạt động thực tiễn (trường đời). Để hoạt động kinh doanh có được thành công, doanh nhân phải có đầu óc tổ chức lãnh đạo, quản lý khoa học. Đây chính là một trong những yếu tố có vai trò then chốt. Kỹ năng và nghệ thuật hoạt động của doanh nhân và doanh nghiệp là khả năng tổ chức và thực hành hoạt động trở nên thuần thục, nhạy bén linh hoạt đến mức điêu luyện và tinh nhạy. Đó là khả năng giải quyết các vấn đề nảy sinh mới, thỏa thuận trong các cuộc đàm phán... để nhanh chóng đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời.
  • 45. 40 Cách thức hoạt động kinh doanh là hành vi thực tiễn của doanh nhân và doanh nghiệp, biến các nguồn lực (vật chất và tinh thần) thành sản phẩm của doanh nghiệp, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, thể hiện rõ nhất trí tuệ, tầm vóc của doanh nhân, Cách thức tổ chức hội đoàn doanh nhân và bộ máy doanh nghiệp là một yếu tố của văn hóa kinh doanh. Hội đoàn doanh nhân được thành lập trên cơ sở kết hợp của nhiều doanh nhân với các tiêu chí nghề nghiệp, lứa tuổi, địa phương... nhằm kết nối giữa các doanh nhân, bảo vệ lợi ích cho các doanh nhân. Mỗi hội đoàn doanh nhân có những thể chế, mục tiêu khác nhau nhưng về cơ bản là thông tin trong cộng đồng, bảo vệ và giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh, sẻ chia và đóng góp cho cộng đồng. Trong hoạt động thực hành kinh doanh của doanh nhân phải thông qua các doanh nghiệp, các công ty nên việc tổ chức các doanh nghiệp, công ty và vận hành chúng như thế nào là yếu tố quan trọng của việc thực hành kinh doanh. Do vậy, việc xây dựng các doanh nghiệp thành một thiết chế kinh doanh với những quy tắc vận hành, ứng xử của nó là những nội dung quan trọng của văn hoá kinh doanh. * Hệ thống nhân cách doanh nhân Nhân cách doanh nhân hay tổng thể phẩm chất năng lực của doanh nhân trong lĩnh vực kinh doanh là mẫu hình con người doanh nhân với những đặc điểm tâm lý và bản sắc riêng, cái phân biệt với các cộng đồng, tầng lớp khác trong xã hội cũng như cộng đồng doanh nhân các dân tộc khác. Hệ thống nhân cách doanh nhân bao gồm nhân cách của những doanh nhân tiêu biểu, thành đạt và mẫu mực trong tầng lớp doanh nhân của một cộng đồng, dân tộc và thời đại. Khi nói đến một nền văn hoá kinh doanh không thể không nhắc đến các doanh nhân tiêu biểu của nó. Đây là những nhân cách đại diện và kết tinh các phẩm chất, tài năng và những đóng góp cho nền kinh tế của cộng đồng và các lĩnh vực khác. Các nhân cách đó nêu tấm gương cho cộng đồng,
  • 46. 41 xã hội noi theo. Họ có sức hấp dẫn, tập hợp và lôi kéo các thành viên của cộng đồng, xã hội trong lĩnh vực kinh doanh. Hệ thống nhân cách doanh nhân còn giữ vai trò cốt yếu ngoại hiện của nền văn hoá kinh doanh. Lớp doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX với rất nhiều nhân cách tiêu biểu mà đề tài luận án sẽ nghiên cứu. * Hệ thống yếu tố ngoại hiện của văn hoá kinh doanh Hệ thống các yếu tố ngoại hiện của văn hóa kinh doanh là những sự vật, hiện tượng,... hiện ra bên ngoài và người ta dễ quan sát được, cảm nhận được; chúng biểu đạt cái bên trong một nền văn hóa kinh doanh của doanh nhân, doanh nghiệp. Yếu tố ngoại hiện bao gồm bộ phận các doanh nhân tiêu biểu và yếu tố trực quan hữu hình của doanh nghiệp. Những yếu tố trực quan hữu hình của doanh nghiệp như biểu tượng (logo, trụ sở, hình ảnh); những yếu tố vô hình như: nghi lễ (kỷ niệm, đại hội...), ngôn ngữ (khẩu hiệu, bài hát, giai thoại...). Đó là những thứ làm nên hình ảnh trực quan của tổ chức doanh nhân, doanh nghiệp là những điều dễ nhìn thấy của văn hóa kinh doanh. Trong 5 yếu tố trên của văn hóa kinh doanh, mỗi yếu tố đóng vai trò khác nhau nhưng có liên hệ mật thiết lẫn nhau, mang đặc trưng của văn hóa cộng đồng một thời đại nhất định. 2.1.3. Mối quan hệ giữa văn hoá kinh doanh với môi trường kinh tế xã hội 2.1.3.1. Văn hoá kinh doanh chịu sự tác động của môi trường kinh tế xã hội Văn hoá kinh doanh là một thành tố của nền văn hoá dân tộc. Cũng như thành tố khác của nền văn hoá dân tộc, văn hoá kinh doanh luôn chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố, trong từng giai đoạn, từng thời điểm. Nhìn chung, quá trình hình thành và phát triển, văn hoá kinh doanh chịu sự tác động của một số yếu tố cơ bản sau: * Môi trường các thể chế xã hội Văn hoá kinh doanh được hình thành trong quá trình hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh, vì vậy, cũng chịu sự quy định của các thể chế như thể thế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế văn hoá.