SlideShare a Scribd company logo
1 of 135
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠIHỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------------------------------------------
CHU THỊ LAN HƢƠNG
CẢI THIỆN SINH KẾ CHO NGƢỜI DÂN
TRƢỚC ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA - TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60 -31- 10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƢỜIHƢỚNGDẪNKHOAHỌC
PGS-TS: ĐỖ ANH TÀI
THÁI NGUYÊN- 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Sau thời gian nghiên cứu, thu thập số liệu, điều tra khảo sát thực trạng
phát triển kinh tế hộ dƣới tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện
Định Hóa, với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo PGS.TS. Đỗ Anh Tài về
kiến thức chuyên môn và phƣơng pháp thực hiện luận văn. Nội dung đề tài đã
thể hiện đƣợc tính cấp thiết trong thực tế và mang ý nghĩa khoa học.
Tôi xin cam đoan nguồn số liệu phân tích và kết quả nghiên cứu trong
luận văn là hoàn toàn trung thực, hợp pháp, rõ ràng và chƣa đƣợc sử dụng
bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong đề tài đã đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Chu Thị Lan Hƣơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chƣơng trình đào tạo cao học chuyên ngành Kinh tế nông
nghiệp tại trƣờng Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, nhằm vận
dụng kiến thức đã đƣợc học vào thực tiễn sản xuất, đƣợc sự nhất trí của trƣờng Đại
học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh , Khoa Sau đại học, tôi thực hiện đề tài: “CẢI
THIỆN SINH KẾ CHO NGƢỜI DÂN TRƢỚC ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA - TỈNH THÁI NGUYÊN”
Sau thời gian thực tập hết sức khẩn trƣơng và nghiêm túc, với sự cố gắng của
bản thân và sự hƣớng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS.TS. Đỗ Anh Tài, đến
nay luận văn đã hoàn thành.
Nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Sau đại học, các
thầy cô giáo đã giúp đỡ trong quá trình học tập.
Tác giả xin đặc biệt cảm ơn: Thầy giáo PGS.TS. Đỗ Anh Tài đã giành nhiều
thời gian quý báu tận tình hƣớng dẫn chỉ bảo những kiến thức về chuyên môn thiết
thực và giúp đỡ tác giả trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận đƣợc sự
quan tâm giúp đỡ của các cán bộ Phòng Nông Nghiệp, Chi cục Thống Kê, Trạm
Khuyến Nông, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên và
các cán bộ địa phƣơng nơi tác giả thực hiện nghiên cứu. Nhân dịp này tác giả xin
chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ có hiệu quả đó.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, gia đình khuyến khích động viên, song
do thời gian có hạn, năng lực bản thân cũng nhƣ các thông tin về đối tƣợng nghiên
cứu còn nhiều hạn chế, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Tác giả kính mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp xây dựng của các thầy cô giáo, các
nhà khoa học.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2012
Tác giả
Chu Thị Lan Hương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
Trang phụ bìa
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng, biểu vii
Danh mục biểu đồ, sơ đồ viii
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...... 5
1.1 Những vấn đề chung về sinh kế.............................................................. 5
1.1.1 Khái niệm sinh kế............................................................................... 5
1.1.2 Phƣơng pháp tiếp cận sinh kế bền vững............................................... 7
1.1.3 Nguồn lực sinh kế............................................................................... 9
1.1.3.1 Nguồn lực tự nhiên .........................................................................10
1.1.3.2 Nguồn lực con ngƣời......................................................................11
1.1.3.3 Nguồn lực xã hội............................................................................12
1.1.3.4 Nguồn lực vật chất..........................................................................13
1.1.3.5 Nguồn lực tài chính.........................................................................13
1.1.4 Các yếu tố tác động đến nguồn lực sinh kế..........................................14
1.1.4.1 4.1 Sự thay đổi của xã hội...............................................................14
1.1.4.2 Yếu tố môi trƣờng khách quan........................................................18
1.2 Khí hậu và xu thế biến đổi khí hậu ........................................................19
1.2.1 Khái niệm, đặc trƣng khí hậu Việt Nam..............................................19
1.2.1.1 Khái niệm ......................................................................................19
1.2.1.2 Đặc trƣng.......................................................................................19
1.2.2 Tình hình khí hậu Việt Nam...............................................................20
1.2.3 Biến đổi khí hậu................................................................................21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
1.2.3.1 Khái niệm………………………………………………………...….21
1.2.3.2 Nguyên nhân ................................................................................. 22
1.2.3.3 Những tác độngnghiêm trọng của BĐKH tới sinh kế....................... 23
1.2.3.4 Dự báo tác động tiềm tàng của BĐKH đối với các lĩnh vực và khu
vực 25
1.3. Các nỗ lực nhằm hạn chế BĐKH…………………………………….29
1.3.1. Quốc tế ........................................................................................... 29
1.3.2. Việt Nam......................................................................................... 30
1.4. Phƣơngpháp nghiên cứu .................................................................... 31
1.4.1 Thiết kế nghiên cứu.......................................................................... 31
1.4.2 Đốitƣợng tiếp cận............................................................................ 31
1.4.3 Phƣơng pháp thu thập thông tin ......................................................... 32
1.4.4 Phƣơng pháp xử lý thông tin.............................................................. 33
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN HUYỆN ĐỊNH HÓA
- TỈNH THÁI NGUYÊN .............................................................................. 34
2.1 Tìnhhình chung của điểm nghiên cứu.................................................. 34
2.1.1 Điều kiện tự nhiên............................................................................. 34
2.1.1.1 Vị trí địa lý địa hình....................................................................... 34
2.1.1.2 Khí hậu thủy văn............................................................................ 34
2.1.1.3 Tài nguyên..................................................................................... 36
2.1.1.4. Những biểu hiện của việc biến đổikhí hậu trên địa bàn huyện......... 39
2.1.2 Một số chỉ tiêu phát triển KTXH của Huyện....................................... 39
2.1.2.1 Kinh tế......................................................................................... 39
2.1.2.2 Xã hội.......................................................................................... 45
2.1.3 Một số thuận lợi, khó khăn và đặc điểm KTXH ảnh hƣởng đến sinh kế
củangƣời dân........................................................................................... 45
2.1.3.1 Thuận lợi....................................................................................... 45
2.1.3.2 Khó khăn....................................................................................... 46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
2.1.4 Biến đổi khí hậu ở Định Hóa..............................................................46
2.2 Thực trạng sinh kế của ngƣời dân Huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên.. 51
2.2.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra...................................................51
2.2.1.1 Khảo sát thu nhập và phân nhóm hộ điều tra ....................................51
2.2.1.2 Loại hình sinh kế chủ yếu của hộ dân..............................................56
2.2.2 Nguồn lực tự nhiên............................................................................59
2.2.3 Nguồn nhân lực và lao động của hộ....................................................71
2.2.4 Nguồn lực vật chất.............................................................................75
2.2.5 Nguồn lực xã hội...............................................................................79
2.2.6 Nguồn lực tài chính ...........................................................................82
2.2.7 Nguyên nhân những thay đổi trong sinh kế .........................................89
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ CẢI THIỆN SINH KẾ CHO
NGƢỜI DÂN TRONG TÌNH TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ...........................91
3.1 Phƣơng hƣớng và mục tiêu cải thiện sinh kế .........................................91
3.1.1 Quan điểm về thay đổisinh kế............................................................91
3.1.2 Phƣơng hƣớng cải thiện sinh kế.........................................................91
3.1.3 Một số mục tiêu cụ thể.......................................................................91
3.2 Một số giải pháp cải thiện sinh kế..........................................................92
3.2.1 Giải pháp về chính sách....................................................................92
3.2.2 Giải pháp về hỗ trợ các thiệt hại.........................................................93
3.2.3 Giải pháp về đất đai...........................................................................93
3.2.4 Giải pháp về nguồn nhân lực..............................................................94
3.2.5 Giải pháp về việc làm ........................................................................94
3.2.6 Giải pháp về tổ chức thực hiện ...........................................................95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................96
1. KẾT LUẬN...........................................................................................96
2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................98
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Kí hiệu viết tắt Nghĩa
1 BĐXH Biến đổixã hội
2 BQ Bình quân
3 BĐKH Biến đổikhí hậu
4 GDĐT Giáo dục đào tạo
5 KTQD Kinh tế quốc dân
6 KKL Không khí lạnh
7 KTXH Kinh tế xã hội
8 LĐ Lao động
9 LLSX Lực lƣợng sản xuất
10 LHQ Liên hợp quốc
11 LSNG Lâm sản ngoài gỗ
12 TLLĐ Tƣ liệu lao động
13 XH Xã hội
14 SXNN Sản xuất nông nghiệp
15 GTVT Giao thông vận tải
16 LHQ Liên hợp quốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Nội dung Trang
2.1 Tình hình sử dụng đất đai của Huyện Định hóa 37
2.2 Giá trị tổng sản phẩm (GDP) 41
2.3 Tình hình dân số và lao động của Huyện Định hóa 42
2.4 Diễn biến thời tiết trên địa bàn nghiên cứu 47
2.5 Phân loại hộ điều tra 53
2.6 Thành phần dân tộc của chủ hộ 54
2.7 Cơ cấu thu nhập theo nhóm hộ 2010 57
2.8 Cơ cấu thu nhập theo nhóm hộ 2005 58
2.9 Thực trạng đất đai phân theo nhóm hộ 60
2.10 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp theo nhóm hộ 64
2.11 Sử dụng tài nguyên rừng phân theo nhóm hộ 68
2.12 Tìnhhình sửdụng nƣớc sinh hoạt của nhóm hộ 69
2.13 Biện pháp xử lý rác thải tại các hộ 70
2.14 Tình hình nguồn nhân lực và lao độngnăm 2010 72
2.15 Quy mô lao động của các hộ điều tra 73
2.16 Trình độ học vấn của chủ hộ phân theo nhóm hộ 73
2.17 Tình hình nguồn nhân lực và lao độngnăm 2005 74
2.18 Số trâu bò trung bìnhcủa hộ 75
2.19 Phƣơng tiện sinh hoạt của hộ 78
2.20 Nhà ở của hộ 79
2.21 Kinh nghiệm dự báo thời tiết 80
2.22 Các phƣơng tiện truyền tải thông tin về bảo vệ rừng 81
2.23 Thu nhập của hộ 82
2.24 Giá trị chăn nuôi của nhóm hộ qua 2 năm 2005 – 2010 85
2.25 Chi tiết chi phí trồng trọt theo nhóm hộ 87
2.20 Nhận thức về các hoạt độnggây ô nhiễm 93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU
Sơ đồ
1.1
Nội dung
Khung phân tích sinh kế
Trang
8
Biểu
2.1 Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ năm 2010 58
2.2 Cơ cấu đất đai của các nhóm hộ 61
2.3 Nhân khẩu theo kinh tế hộ năm 2010 72
2.4 Số trâu bò trung bìnhcủa hộ 76
2.5 Phƣơng tiện sinh hoạt của hộ 78
2.6 Nhà ở theo kinh tế hộ 79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vùng núi Việt Nam chiếm 2/3 tổng diện tích tự nhiên toàn quốc và là nơi
sinh sống của 1/3 dân số cả nƣớc. Đây là vùng có nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, đa dạng về điều kiện tự nhiên, văn hoá, các thể chế xã hội và quản lý tài
nguyên truyền thống, cũng nhƣ các hoạt động sinh kế.
Các tiềm lực tài nguyên thiên của khu vực này là to lớn, nhƣng nó cũng có
nhiều khó khăn và bất lợi nhất định. Địa hình có độ dốc cao, nhiều đồi núi, môi
trƣờng sinh thái suy thoái và dễ bị tác động bởi các hoạt động sống của con ngƣời,
nhiều nơi đất đai nghèo kiệt dinh dƣỡng, thiên tai, lũ lụt, khô hạn và bất lợi về thời
tiết khí hậu thƣờng xuyên diễn ra; Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đóng một vai trò
quan trọng trong sự phát triển xã hội loài ngƣời, cho nền kinh tế Việt Nam, đối với
hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp thì sự sinh tồn phụ thuộc hoàn toàn vào gieo
trồng. Tuy nhiên, công cụ và kỹ thuật canh tác của chúng ta còn nhiều hạn chế và
việc nuôi gia súc cũng chủ yếu là chăn thả cho nên giá trị và sản lƣợng nông nghiệp
và chăn nuôi ở những nơi này là cực kỳ nhạy cảm với những biến đổi của thời tiết.
Ngoài ra, miền núi cũng đƣợc xem nhƣ là khu vực có cơ sở hạ tầng, dịch vụ lạc hậu
và chậm phát triển, đời sống kinh tế xã hội khó khăn, thu nhập thấp, sản xuất còn
nặng tính tự cung tự cấp, dân trí thấp, khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ sản
xuất và đời sống.
Vì đƣợc xem nhƣ là vùng xa xôi hẻo lánh và có nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, khu vực vùng núi đã nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ.
Nhiều năm qua có nhiều chính sách và chƣơng trình phát triển của Chính phủ đã
đƣợc triển khai nhằm khai thác tiềm lực tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội khu
vực miền núi nói riêng và cả nƣớc nói chung. Khởi đầu là các chƣơng trình nhƣ hợp
tác xã hoá, phát triển vùng kinh tế mới, định canh - định cƣ các cộng đồng dân tộc
thiểu số đƣợc thực thi. Kết quả là hàng nghìn khu kinh tế mới, hợp tác xã, tập đoàn
sản xuất nông nghiệp, nông lâm trƣờng đã đƣợc xây dựng để khai thác đất đai, tài
nguyên rừng, khoáng sản, và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, nhằm chấm
dứt tập quán du canh du cƣ của ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số, tái phân bố dân cƣ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
giữa miền xuôi và miền cao, phát triển các loại cây công nghiệp và nông nghiệp có
tính thƣơng mại cao để xuất khẩu…
Nhƣ chúng ta đã biết trong những năm gần đây sự biến đổi khí hậu ngày
càng trở nên nghiêm trọng gây khó khăn cho các nỗ lực xoá đói giảm nghèo và phát
triển kinh tế miền núi. Theo dự báo, biến đổi khí hậu sẽ làm giảm tài sản sinh kế của
những ngƣời nghèo, ví dụ khả năng tiếp cận tới nguồn nƣớc, nhà cửa, và cơ sở hạ
tầng. Biến đổi khí hậu có tác động tiêu cực lên những cơ chế phòng chống thiên tai
truyền thống do đó tăng tính dễ tổn thƣơng của ngƣời nghèo trƣớc nỗi lo lắng về
nạn hạn hán, lũ lụt, và dịch bệnh. Những tác động của biến đổi khí hậu lên các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng suất lao động dƣờng nhƣ sẽ giảm tốc độ tăng
trƣởng kinh tế, gia tăng đói nghèo do giảm cơ hội tạo thu nhập. Theo dự báo, biến
đổi khí hậu cũng đồng thời làm thay đổi tình hình an ninh lƣơng thực của khu vực.
Những thay đổi về lƣợng mƣa và những sự kiện thời tiết khắc nghiệt dƣờng nhƣ sẽ
làm giảm sản lƣợng cây trồng ở nhiều vùng khác nhau. Nƣớc biển dâng cao dẫn đến
mất đi những vùng đất ven biển và nạn xâm thực của nƣớc mặn, có thể làm giảm
năng suất sản xuất nông nghiệp. Sự vôi hoá và san hô đổi màu trắng dƣờng nhƣ sẽ
làm giảm sản lƣợng cá, hơn thế nữa còn đe dọa tới an ninh lƣơng thực. Chính vì lý
do đó sinh kế cho ngƣời dân đặc biệt khu vực miền núi cần có những thay đổi nhất
định để phù hợp với tình hình khí hậu cũng nhƣ những ảnh hƣởng từ môi trƣờng.
[7],[10].
Định Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, sản xuất nông
nghiệp vẫn là ngành chủ đạo trong hoạt động kinh tế của Huyện và cũng chịu ảnh
hƣởng rất lớn của điều kiện tự nhiên; sự biến đổi khí hậu. Mặc dù đƣợc sự quan tâm
rất lớn của Đảng và Nhà nƣớc tuy nhiên đời sống ngƣời nông dân vẫn gặp rất nhiều
khó khăn; thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp. Việc đánh giá thực trạng sinh kế, tìm
hiểu những nguyên nhân và đƣa ra những biệp pháp từng bƣớc góp phần nâng cao
đời sống ngƣời nông dân, góp phần cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn
là thực sự cần thiết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
Với ý nghĩa đó tôi đã tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “CẢI THIỆN
SINH KẾ CHO NGƢỜI DÂN TRƢỚC ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN” làm đề tài luận văn thạc
sỹ, với mong muốn tìm hiểu thực trạng sinh kế của ngƣời dân trong tình hình biến
đổi khí hậu những năm gần đây.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
* Mục tiêu chung: Từ việc đánh giá thực trạng sinh kế của ngƣời dân Huyện
Định Hóa, Tỉnh Thái nguyên và nghiên cứu tổng quan về sinh kế trong mối quan hệ
với biến đổi khí hậu, từ đó phát hiện và đề xuất những hƣớng giải pháp tích cực cho
sinh kế của ngƣời dân góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tạo điều kiện thực
hiện chính sách Nhà nƣớc
* Mục tiêu cụ thể
1- Tổng kết và khái quát những vấn đề về sinh kế, biến đổi khí hậu
2- Đánh giá tình hình sinh kế của ngƣời dân Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái nguyên
dƣới các góc độ:
+ Thực trạng sinh kế của ngƣời dân
+ Các yếu tố nguồn lực tác động đến sinh kế
+ Biến đổi khí hậu tác động tới sinh kế
3- Đề xuất những giải pháp giúp ngƣời dân phát triển kinh tế
3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu các vấn đề kinh tế xã hội có liên quan đến sinh kế
- Mối quan tâm của thế giới về biến đổi khí hậu
- Khí hậu Việt Nam
- Thực trạng sinh kế của ngƣời dân trong giai đoạn 2001 – 2010
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về không gian: Nghiên cứu thực trạng sinh kế ngƣời dân Huyện Định Hóa, Tỉnh
Thái Nguyên trong mối quan hệ với biến đổi khí hậu.
- Về thời gian : Thu thập số liệu trong giai đoạn 2001-2010. Trong đó, số liệu năm
2010 là chủ yếu.
- Nội dung nghiên cứu:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
+ Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội Huyện Định Hóa Tỉnh Thái nguyên.
+ Thực trạng sinh kế ngƣời dân Huyện Định Hóa Tỉnh Thái nguyên dƣới sự tác
động của biến đổi khí hậu.
5. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia làm 3 chƣơng:
Chƣơng I: Tổng quan tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng II: Thực trạng sinh kế của ngƣời dân Huyện Định Hóa – Tỉnh TN
Chƣơng III: Các giải pháp chủ yếu để cải thiện sinh kế cho ngƣời dân trong tình
trạng biến đổi khí hậu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SINH KẾ
1.1.1 Khái niệm sinh kế
Ý tƣởng về sinh kế đƣợc đề cập trong các tác phẩm nghiên cứu của R.
Chamber những năm 1980, về sau khái niệm này xuất hiện nhiều hơn trong các
nghiên cứu của F.Ellis, Barrett, Reardon, ... Có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa
khác nhau về sinh kế, tuy nhiên có sự nhất trí rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều
yếu tố có ảnh hƣởng đến hoạt động sống của mỗi cá nhân, hộ gia đình. Về căn bản
các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay nông hộ tự quyết định dựa vào năng
lực và khả năng của họ, đồng thời chịu tác động của các thể chế chính sách và
những quan hệ xã hội mà cá nhân hoặc hộ gia đình đã thiết lập trong cộng đồng.
F. Ellis cho rằng một sinh kế bao gồm những tài sản (tự nhiên, phƣơng tiện
vật chất, con ngƣời, tài chính và nguồn vốn xã hội), những hoạt động và cơ hội
đƣợc tiếp cận đến các tài sản và hoạt động đó (đạt đƣợc thông qua các thể chế và
quan hệ xã hội), mà theo đó các quyết định về sinh kế đều thuộc về mỗi cá nhân và
nông hộ. (Ellis, 2000).
Theo DIFID (Tổ chức phát triển toàn cầu Vƣơng quốc Anh - 1999), một sinh
kế bao gồm 3 thành tố chính: Nguồn lực và khả năng mà con ngƣời có đƣợc, chiến
lƣợc sinh kế và kết quả sinh kế.
Các nguồn lực và khả năng mà con ngƣời có, đƣợc xem là các vốn hay tài sản
sinh kế bao gồm 5 loại sau:
- Vốn con ngƣời: Bao gồm kỹ năng, kiến thức và sự giáo dục của từng cá nhân và
các thành viên trong gia đình, sức khỏe, thời gian và khả năng làm việc để họ đạt
đƣợc những kết quả sinh kế.
- Vốn xã hội: Đề cập đến mạng lƣới và mối quan hệ xã hội, các tổ chức xã hội và
các nhóm chính thức cũng nhƣ phi chính thức mà con ngƣời tham gia để từ đó đƣợc
những cơ hội và lợi ích khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
- Vốn tự nhiên: Là các cơ sở các nguồn lực tự nhiên (của một hộ hoặc một cộng
đồng) mà con ngƣời trông cậy vào, ví dụ nhƣ đất đai, rừng, nƣớc và các nguồn tài
nguyên ven biển.
- Vốn tài chính: Là các nguồn lực tài chính mà con ngƣời có đƣợc nhƣ nguồn thu
nhập tiền mặt và các loại hình tiết kiệm khác nhau, tín dụng và các luồng thu nhập
tiền mặt khác nhƣ lƣơng hƣu, tiền do thân nhân gửi về hay những trợ cấp của nhà
nƣớc.
- Vốn vật chất: bao gồm các công trình hạ tầng và xã hội cơ bản và các tài sản của
hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế, nhƣ giao thông, hệ thống cấp nƣớc và năng lƣợng,
nhà ở và cá đồ dùng, dụng cụ trong gia đình.
Chiến lƣợc sinh kế là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp, sử dụng và
quản lý các nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân nhằm để kiếm sống cũng nhƣ đạt
đƣợc mục tiêu và ƣớc vọng của họ. Những lựa chọn và quyết định của ngƣời dân cụ
thể nhƣ là: Quyết định đầu tƣ vào loại nguồn vốn hay tài sản sinh kế; Qui mô của
các hoạt động để tạo thu nhập mà họ theo đuổi; Cách thức họ quản lý và bảo tồn các
tài sản sinh kế; Cách thức họ thu nhận và phát triển những kiến thức, kỹ năng cần
thiết để kiếm sống; Họ đối phó nhƣ thế nào với rủi ro, những cú sốc và những cuộc
khủng hoảng ở nhiều dạng khác nhau; và họ sử dụng thời gian và công sức lao động
mà họ có nhƣ thế nào để làm đƣợc những điều trên.
Những mục tiêu và ƣớc nguyện đạt đƣợc là những kết quả sinh kế - đó là những
điều mà con ngƣời muốn đạt đƣợc trong cuộc sống cả trƣớc mắt và lâu dài, bao
gồm:
- Sự hƣng thịnh hơn: Thu nhập cao và ổn định hơn, cơ hội việc làm tốt hơn; kết quả
của những công việc mà ngƣời dân đang thực hiện tăng lên và nhìn chung lƣợng
tiền của hộ gia đình thu đƣợc gia tăng.
- Đời sống đƣợc nâng cao: Ngoài tiền và những thứ mua đƣợc bằng tiền, ngƣời ta
còn đánh giá đời sống bằng giá trị của những hàng hóa phi vật chất khác. Sự đánh
giá về đời sống của ngƣời dân chịu ảnh hƣởng bởi rất nhiều các yếu tố, ví dụ nhƣ
căn cứ vào vấn đề giáo dục và y tế cho các thành viên gia đình đƣợc đảm bảo, các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
điều kiện sống tốt, khả năng tiếp cận các dịch vụ tốt, sự an toàn của đời sống vật
chất,…
- Khả năng tổn thƣơng đƣợc giảm: Ngƣời nghèo luôn phải luôn sống trong trạng
thái dể bị tổn thƣơng. Do vậy, sự ƣu tiên của họ có thể là tập trung cho việc bảo vệ
gia đình khỏi những đe dọa tiềm ẩn, thay vì phát triển tối đa những cơ hội của mình.
Việc giảm khả năng tổn thƣơng có trong ổn định giá cả thị trƣờng, an toàn sau các
thảm họa, khả năng kiểm soát dịch bệnh gia súc, …
- An ninh lƣơng thực đƣợc cũng cố: An ninh lƣơng thực là một cốt lõi trong sự tổn
thƣơng và đói nghèo. Việc tăng cƣờng an ninh lƣơng thực có thể đƣợc thực hiện
thông qua đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên đất, nâng cao và ổn định thu
hoạch mùa màng, đa dạng hóa các loại cây lƣơng thực ...
- Sử dụng bền vững hơn cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên: Sự bền vững môi
trƣờng là một mối quan tâm lớn mang ý nghĩa quan trọng và hỗ trợ cho các kết quả
sinh kế khác.
Sinh kế của con ngƣời phụ thuộc vào khối lƣợng và chất lƣợng của những nguồn
vốn mà họ có hoặc có thể tiếp cận.
1.1.2 Phƣơng pháp tiếp cận sinh kế bền vững
Theo R. Chamber (1989); T. Reardon and J. E Taylor (1996) một sinh kế
đƣợc xem là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục trƣớc tác động của những
áp lực và những cú sốc, duy trì hoặc tăng cƣờng những năng lực và tài sản của nó
trong hiện tại và tƣơng lai trong khi không làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
Các chính sách để xác định sinh kế cho ngƣời dân theo hƣớng bền vững
đƣợc xác định liên quan chặt chẽ tới bối cảnh kinh tế vĩ mô và tác động của các yếu
tố bên ngoài; mối liên hệ chẽ giữa mức độ tăng trƣởng kinh tế, cơ hội sinh kế và cải
thiện đói nghèo của ngƣời dân; vai trò của thể chế chính sách cũng nhƣ các mối liên
hệ hỗ trợ xã hội đối với cải thiện sinh kế, xóa đói giảm nghèo. Sự bền vững trong
các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ khả năng trang bị nguồn
vốn, trình độ lao động, các mối liên hệ trong cộng đồng, chính sách phát triển…
Tuy vậy sự bền vững của Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố nền tảng trong việc quyết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
định một sinh kế có bền vững hay không. Các thành tố của một sinh kế có mối quan
hệ nhân quả và chiến lƣợc sinh kế của con ngƣời chịu sự tác động bởi các yếu tố
bên ngoài. Điều này đƣợc thể hiện trong khung phân tích sinh kế dƣới đây (DIFID):
Sơ đồ 1.1 : Khung phân tích sinh kế [3]
Những thay đổi trong
thực trạng tài sản và
chiến lƣợcsinh kế
Bối cảnh tổn thƣơng
- Sốc và khủng hoảng
- Những xu hƣớng
kinh tế-xã hội và môi
trƣờng
- Sự dao động theo
kỳ, thời vụ
Vốn con ngƣời
Vốn xã hội Vốn tự nhiên
Chiến lƣợc sinh kế
Kết quả sinh kế
- Thu nhập tốt hơn
- Đời sống nâng cao
- Khả năng tổn thƣơng giảm
- An ninh lƣơng thực củng cố
- Sử dụng tài nguyên thiên nhiên
Vốn vật chất Vốn tài chính bền vững
Một đặc điểm quan trọng trong khả năng tổn thƣơng là con ngƣời không thể
dễ dàng kiểm soát những yếu tố trƣớc mắt hoặc dài lâu hơn nữa. Khả năng tổn
thƣơng hay sự bấp bênh trong sinh kế tạo ra từ những yếu tố này là rất phổ biến và
thƣờng xuyên, đặc biệt với những hộ nghèo. Điều này chủ yếu là do họ không có
khả năng tiếp cận với những nguồn lực có thể giúp họ bảo vệ mình khỏi những tác
động xấu.
Các chính sách và thể chế bao gồm các chính sách, luật lệ và những hƣớng dẫn của
Nhà nƣớc, những cơ chế, luật tục và phong tục của công đồng, các cơ quan, tổ chức
và dịch vụ nhà nƣớc cũng nhƣ tƣ nhân, có những tác động lên các khía cạnh của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
sinh kế. Đây là một phần quan trọng trong khung phân tích sinh kế bền vững vì nó
ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận với các nguồn lực sinh kế, những chiến lƣợc sinh
kế, lợi ích của ngƣời dân khi thực hiện hoặc đầu tƣ một số hoạt động sinh kế nhất
định. Ngoài ra, đây còn là những yếu tố tác động lên cả các mối quan hệ cá nhân
trong cộng đồng và khả năng liệu ngƣời dân có thể nằm trong bối cảnh để đạt đƣợc
những điều kiện sống tốt.
Khung phân tích sinh kế là một công cụ đƣợc sử dụng để áp dụng cách tiếp
cận sinh kế bền vững. Đây là cách tiếp cận lấy con ngƣời làm trung tâm đồng thời
cố gắng tìm hiểu những vấn đề về kinh tế-xã hội và quản lý các nguồn tài nguyên
thiên nhiên từ góc nhìn thông qua con ngƣời. Nó giúp nhà nghiên cứu xem xét
những yếu tố khác nhau ảnh hƣởng đến sinh kế của con ngƣời, đặt biệt là các yếu tố
gây khó khăn và tạo cơ hội trong sinh kế. Đồng thời giúp tìm hiểu những yếu tố này
liên quan với nhau nhƣ thế nào.
Theo khung phân tích này, tiếp cận nghiên cứu sinh kế bắt đầu bằng việc
phân tích các chiến lƣợc sinh kế của con ngƣời. Xem xét chiến lƣợc đó thay đổi qua
thời gian chịu ảnh hƣởng của bối cảnh tổn thƣơng và chính sách, thể chế nhƣ thế
nào. Phân tích sự khác biệt về mức độ ảnh hƣởng gữa các nhóm hộ khác nhau trong
cộng đồng và xác định những yếu tố ảnh hƣởng đến sự tham gia của họ trong các
chƣơng trình của nhà nƣớc. Phƣơng pháp tiếp cận này đặc biệt chú ý đến việc lôi
cuốn ngƣời dân tham gia và tôn trọng ý kiến của họ, đồng thời đƣa ra những giải
pháp nhằm hỗ trợ ngƣời dân đạt đƣợc các mục đích sinh kế của họ. [3], [8]
1.1.3 Nguồn lực sinh kế
Các nguồn lực trong phân tích sinh kế bao gồm: 1- Nguồn lực tự nhiên; 2-
Nguồn lực con ngƣời; 3- Nguồn lực xã hội; 4- Nguồn lực vật chất; 5-Nguồn lực tài
chính.
Các nguồn lực đóng vai trò quan trọng giúp cho việc thực hiện các hoạt động
trong đời sống sản xuất, quy định quy mô và hiệu quả của ngành nông nghiệp. Việc
khai thác và sử dụng tốt các nguồn lực tạo nên trạng thái cân bằng của nông hộ,
nông trại, của các vùng và toàn ngành nông nghiệp, tạo điều kiện nâng cao thu nhập
của ngƣời nông dân và tích lũy cho nông nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
1.1.3.1 Nguồn lực tự nhiên
Là sản phẩm của tự nhiên ban cho con ngƣời để tiến hành hoạt động sản xuất
hay con ngƣời dùng nó làm môi trƣờng để sản xuất. Tài nguyên thiên nhiên bao
gồm (đất đai; rừng, nguồn nƣớc, động vật, thực vật..).
Đất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt, chăn nuôi,
là tƣ liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. Quỹ đất, tính chất đất và độ phì
của đất có ảnh hƣởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất và sự phân bố cây trồng, vật
nuôi “Đất nào, cây ấy”. Đất nông nghiệp bao gồm: Đất trồng cây hàng năm, lâu
năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất có khả năng nông nghiệp
Nguồn tài nguyên đất nông nghiệp trên thế giới rất hạn chế, chỉ chiếm 12%
diện tích tự nhiên, trong khi số dân vẫn không ngừng tăng lên. Tuy diện tích đất
hoang hoá còn nhiều, nhƣng việc khai hoang, mở rộng diện tích đất nông nghiệp rất
khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức và tiền của, đó là chƣa kể đến việc mất đất do
nhiều nguyên nhân nhƣ xói mòn, rửa trôi, nhiễm mặn và chuyển đổi mục đích sử
dụng. Vì vậy, con ngƣời cần phải sử dụng hợp lí diện tích đất nông nghiệp hiện có
và bảo vệ độ phì của đất.
Các tài nguyên trực tiếp hay gián tiếp đều tác động đến sản xuất nông
nghiệp, rừng đầu nguồn có tác dụng điều hòa khí hậu và hệ sinh thái ven biển, bảo
vệ sản xuất nông nghiệp ở các vùng ven biển. Hồ chứa và các dòng sông có tác
dụng chứa nƣớc khi mƣa và cung cấp nƣớc cho nông nghiệp khi hạn
Khí hậu và nguồn nƣớc có ảnh hƣởng mạnh mẽ tới việc xác định cơ cấu cây
trồng, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở từng
địa phƣơng. Sự phân chia các đới trồng trọt chính trên thế giới nhƣ nhiệt đới, cận
nhiệt, ôn đới và cận cực liên quan tới sự phân đới khí hậu. Sự phân mùa của khí hậu
quy định tính mùa vụ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Các điều kiện thời tiết có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy sự phát sinh và lan
tràn dịch bệnh cho vật nuôi, các sâu bệnh có hại cho cây trồng. Những tai biến thiên
nhiên nhƣ lũ lụt, hạn hán, bão… gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nông
nghiệp. Chính điều này làm cho ngành nông nghiệp có tính bấp bênh, không ổn
định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
Sinh vật với các loài cây con, đồng cỏ và nguồn thức ăn tự nhiên là cơ sở để
thuần dƣỡng, tạo nên các giống cây trồng và vật nuôi, cơ sở thức ăn tự nhiên cho
gia súc và tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi.[6]
1.1.3.2 Nguồn lực con người
Nguồn lực hay vốn con ngƣời đại diện cho các kỹ năng, tri thức, khả năng
làm việc và sức khỏe tốt, tất cả cộng lại tạo điều kiện giúp con ngƣời theo đuổi các
chiến lƣợc sinh kế khác nhau và đạt đƣợc các mục tiêu sinh kế. Ở cấp độ hộ gia
đình, vốn con ngƣời là yếu tố về số lƣợng và chất lƣợng lao động của hộ; yếu tố này
khác nhau tùy thuộc vào kích cỡ của hộ, trình độ giáo dục và kỹ năng nghề nghiệp,
khả năng quản lý, tình trạng sức khỏe, tri thức về các cấu trúc sở hữu chính thống
và phi chính thống (nhƣ các quyền, luật pháp, chuẩn mực, cấu trúc chính quyền, các
thủ tục).
Nguồn lực con ngƣời toàn bộ các yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo đức
phẩm chất, trình độ tri thức, phẩm chất xã hội… tạo nên năng lực của con ngƣời,
của cộng đồng ngƣời có thể sử dụng và phát huy trong quá trình xây dựng và phát
triển đất nƣớc. Nhƣ vậy, khi nói tới nguồn lực con ngƣời với tƣ cách là chủ thể của
các hoạt động xã hội, nguồn lực con ngƣời bao gồm hai mặt: Mặt thứ nhất đó là số
lƣợng của nguồn lực con ngƣời bao gồm: Quy mô dân số, cơ cấu độ tuổi, sự tiếp nối
các thế hệ, giới tính và sự phân bố dân cƣ giữa các vùng miền… Mặt thứ hai là chất
lƣợng nguồn lực của con ngƣời bao gồm thể lực, trí lực, tay nghề, năng lực quản lý,
phẩm chất đạo đức, tình cảm và ý thức chính trị.
Nguồn lực lao động là LLSX quan trọng của XH. Việc nghiên cứu nguồn
nhân lực trong nông nghiệp có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông nghiệp cũng
nhƣ đối với sự phát triển nền KTQD, Nguồn nhân lực trong nông nghiệp là tổng thể
sức lao động tham gia vào hoạt động SXNN, bao gồm số lƣợng, chất lƣợng của
ngƣời lao động. Về số lƣợng bao gồm những ngƣời trong độ tuổi (Nam từ 15 – 60
tuổi; Nữ từ 15 – 55 tuổi) và những ngƣời trên và dƣới độ tuổi nói trên tham gia vào
hoạt động SXNN. Nguồn nhân lực trong nông nghiệp nó có đặc điểm riêng so với
những ngành SX vật chất khác. Trƣớc hết là nó mang tính thời vụ cao, đây là nét
đặc trƣng điển hình tuyệt đối không thể xóa bỏ, nó làm phức tạp quá trình sử dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
yếu tố nguồn nhân lực trong nông nghiệp. Lao động có xu hƣớng mang tính quy
luật là không ngừng thu hẹp về số lƣợng và đƣợc chuyển một bộ phận sang ngành
khác, trƣớc hết là công nghiệp với những lao động trẻ khỏe, có trình độ văn hóa kỹ
thuật. Vì vậy số lao động ở lại trong khu vực nông nghiệp là những ngƣời có độ tuổi
trung bình cao và tỷ lệ này có xu hƣớng tăng lên.[6]
1.1.3.3 Nguồn lực xã hội
Khi nhắc đến nguồn lực xã hội đó chính là chúng ta đang đề cập đến yếu tố
vốn xã hội. Vốn xã hội nghĩa là các nguồn lực xã hội mà con ngƣời sử dụng để theo
đuổi các mục tiêu sinh kế của mình, bao gồm quan hệ, mạng lƣới, thành viên nhóm,
niềm tin, sự phụ thuộc lẫn nhau và trao đổi cung cấp các mạng an ninh phi chính
thống quan trọng.
Vốn xã hội bao gồm phần lớn sự hợp tác xây dựng giữa những con ngƣời với
nhau: Sự tin tƣởng, sự hiểu biết lẫn nhau, và sự chia sẻ những giá trị đạo đức,
phong cách nối kết những thành viên trong các tập đoàn, các cộng đồng lại với nhau
làm cho việc phối hợp hành động có khả năng thực hiện đƣợc”.
Vốn xã hội đƣợc hiểu là những mối ràng buộc giữa các cá nhân trong một
tập thể, một cộng đồng, xã hội. Nói đến vốn xã hội, phải nhắc đến ba yếu tố cấu
thành gồm: mạng lƣới các quan hệ xã hội, sự tin cẩn và các chuẩn mực, quy tắc
hành xử. Vốn xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội nói
chung và của từng cá nhân nói riêng. Vốn xã hội cao dẫn đến hợp tác cao hơn, đóng
góp nhiều hành động có lợi ích cho cộng đồng.
Vốn xã hội không sẵn có mà phải đƣợc gây dựng qua một quá trình lâu dài,
thông qua mạng lƣới xã hội giữa cá nhân đó với ngƣời xung quanh. Có nhiều cách
thức để giúp mỗi cá nhân xây dựng và mở rộng mối quan hệ xã hội của mình ; tham
gia vào các nhóm chính thức cũng nhƣ phi chính thức để có đƣợc những cơ hội và
lợi ích khác nhau.
Vốn xã hội đƣợc xây dựng bằng cách đầu tƣ vào các mối quan hệ với những
ngƣời sẵn có trong mạng lƣới của bạn, và tạo quan hệ với những ngƣời ở bên ngoài.
“Đầu tƣ vào các mối quan hệ” nghĩa là tìm cách để chủ động giúp đỡ, đáp ứng nhu
cầu của mọi ngƣời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
Một điều rất thú vị là vốn xã hội không giống nhƣ nguồn vật chất càng dùng
càng cạn kiệt, nó giống nhƣ sức mạnh cơ bắp, càng luyện tập thì bạn càng khỏe.
Quan trọng hơn, vốn xã hội không chỉ là khả năng kết nối với mọi ngƣời. Vốn xã
hội còn là thƣớc đo tầm ảnh hƣởng và danh tiếng bạn mang lại cho kết nối đó, đồng
nghĩa với việc các bên bạn đang kết nối cũng sẽ đầu tƣ vào mối quan hệ mới mà bạn
đang làm cầu nối. Theo nghĩa này, đó còn là thƣớc đo sức mạnh đoán trƣớc đƣợc
sự hoàn thành mong muốn của mình.
Cuối cùng, vốn xã hội không phải là một giao dịch. Đó không phải thứ gì
bạn có thể mua đƣợc, cũng không phải hệ thống tác động qua lại, bạn giúp ai thì sẽ
đƣợc ngƣời đó giúp đỡ lại. Vốn xã hội là quan hệ nhân quả, bạn càng trao đi nhiều,
thì bạn càng nhận đƣợc nhiều, thậm chí từ một ngƣời hoàn toàn khác trong
nhóm.[6]
1.1.3.4 Nguồn lực vật chất
Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng và các loại hàng hóa mà ngƣời sản xuất
cần để hậu thuẫn sinh kế. Bao gồm các công trình hạ tầng và các tài sản của hộ gia
đình hỗ trợ cho sinh kế, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sinh kế. Vốn vật
chất đóng vai trò là nền tảng cho hoạt động kinh tế của hộ, tuy nhiên nguồn lực vật
chất không đồng đều ở các vùng cũng nhƣ của từng hộ. Chính vì vậy cần phải quan
tâm và từng bƣớc phát triển, bổ sung nguồn lực vật chất này bằng nhiều cách thức
khác nhau.[6]
1.1.3.5 Nguồn lực tài chính
Là nguồn thu nhập mà con ngƣời có đƣợc nhƣ: Tiền mặt và các loại hình tiết
kiệm khác nhau, tín dụng và các luồng thu nhập tiền mặt khác….Nguồn lực tài
chính có ý nghĩa quan trọng trong đời sống cũng nhƣ trong hoạt động sản xuất của
ngƣời dân. Nó quyết định phần lớn đến kết quả các hoạt động sinh kế hộ. Tuy
nhiên, nguồn vốn là nguồn lực hạn chế đối với các ngành kinh tế nói chung, nông
nghiệp nói riêng. Vốn sản xuất vận động không ngừng từ phạm vi sản xuất sang
phạm vi lƣu thông và trở về sản xuất. Hình thức của vốn sản xuất cũng thay đổi từ
hình thức tiền tệ sang hình thức tƣ liệu SX và tiền lƣơng cho nhân công đến sản
phẩm hàng hóa và trở lại hình thức tiền tệ. Nhƣ vậy vốn trong SX nông nghiệp là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
biểu hiện bằng tiền của TLLĐ và đối tƣợng lao động đƣợc sử dụng vào SX nông
nghiệp
Vốn trong nông nghiệp có vai trò quan trọng, nó là yếu tố quan trọng trong
sản xuất và lƣu thông hàng hóa, vốn là điều kiện để cho doanh nghiệp thực hiện tốt
các khâu sản xuất và marketing sản phẩm, quy mô và chất lƣợng nguồn vốn là điều
kiện tiên quyết để các doanh nghiệp khai thác các nguồn lực dùng vào sản xuất để
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
Do chu kỳ sản xuất nông nghiệp là dài nên vốn dùng trong nông nghiệp có
mức lƣu chuyển chậm hơn so với công nghiệp. Nhu cầu về vốn và việc sử dụng vốn
mang tính thời vụ cao do tính thời vụ sản xuất nông nghiệp quy định. Trong nông
nghiệp một phần vốn do chính doanh nghiệp hay nông trại sản xuất ra (hạt giống,
phân bón, cây giống…) đƣợc dùng ngay vào quá trình sản xuất tiếp theo. Vốn trong
nông nghiệp mang tính rủi ro cao do sản xuất nông nghiệp dựa vào yếu tố tự nhiên
thời tiết khí hậu vì vậy cần phải thực sự có lƣợng vốn vật tƣ dự phòng những lúc
thiên tai.[6]
1.1.4 Các yếu tố tác động đến nguồn lực sinh kế
1.1.4.1 Sự thay đổi của xã hội
a- Sự thay đổi trong quan hệ về lợi ích
Những thay đổi mạnh mẽ trong xã hội nông thôn đã và đang dẫn đến sự khác
biệt, sự phân chia thứ bậc các tầng xã hội, qua đó phản ánh vị thế, vai trò, lợi ích
của các tầng, các nhóm. Trong nội bộ giai cấp nông dân, có một bộ phận giàu có,
biết làm ăn, thu vén, ngƣợc lại cũng có một bộ phận gặp nhiều khó khăn, thu nhập
thấp, mức sống nghèo nàn.
Cả một tập hợp hay hệ thống lĩnh vực xã hội - các vấn đề xã hội - các chính
sách xã hội và hệ thống an sinh xã hội gắn liền mật thiết với nhau, có quan hệ với
những biến đổi xã hội. Trong tập hợp và hệ thống này, có thể nhận thấy: Cái biến
đổi là lĩnh vực xã hội, tức là cái xã hội trong tƣơng tác biện chứng với cái kinh tế.
Biểu hiện trực tiếp của biến đổi xã hội, trƣớc hết là những vấn đề xã hội đặt ra một
cách trực tiếp trong đời sống hàng ngày, gắn với những nhu cầu và lợi ích của con
ngƣời (cá nhân, nhóm, giới, lứa tuổi, thế hệ, cộng đồng...) hoặc là những hệ quả xã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
hội phái sinh từ những tác động, vận động của kinh tế, của chính trị. Công cụ,
phƣơng thức tác động tới biến đổi xã hội là thể chế, thiết chế, chính sách gắn với
chủ thể quản lý là nhà nƣớc. Đối tƣợng tiếp nhận biến đổi, hoặc đƣợc thụ hƣởng lợi
ích từ những biến đổi tích cực hoặc phải chịu những thiệt hại từ những biến đổi tiêu
cực là con ngƣời và cuộc sống của họ, là xã hội và cộng đồng xã hội. Song con
ngƣời, thông qua hoạt động, cùng với thể chế và thiết chế ràng buộc, nó lại chính là
chủ thể tạo ra biến đổi đồng thời, một cách tất yếu lại tiếp nhận chính những biến
đổi do mình tạo ra, kể cả những biến đổi của môi trƣờng. Xem xét những biến đổi
xã hội từ phƣơng diện con ngƣời - hoạt động và chính sách là xem xét sự vận động,
tác động qua lại giữa chủ thể với đối tƣợng và đối tƣợng với chủ thể.
b- Sự thay đổi trong quan điểm
Sự thay đổi này có tầm quan trọng chiến lƣợc, bởi nó làm thay đổi nhận thức
từ chủ thể lãnh đạo, quản lý, có thẩm quyền ra các quyết sách, đƣờng lối và chính
sách. Chú trọng tới lợi ích và nhu cầu trong đời sống của con ngƣời là chú trọng tới
nhân tố quan trọng hàng đầu của lực lƣợng sản xuất và của phát triển xã hội nói
chung; nó còn có ý nghĩa sâu xa và to lớn hơn nữa, ở chỗ, mọi chính sách phải
hƣớng tới phục vụ lợi ích và phát triển các tiềm năng sáng tạo của con ngƣời, coi
con ngƣời là mục tiêu và động lực của đổi mới và phát triển, do đó con ngƣời trở
thành tiêu điểm của mọi chính sách. Đây là định hƣớng nhân văn của phát triển xã
hội.
c- Sự thay đổi các tổ chức xã hội
Việt Nam hiện có một số lƣợng lớn các tổ chức xã hội rất khác nhau về
nguồn gốc, cơ cấu tổ chức, cơ sở pháp lý, mục đích hoạt động và cơ chế tài chính,
và đều mang lại lợi ích cho đất nƣớc. Các tổ chức xã hội tham gia rất tích cực vào
các hoạt động từ thiện, tình nguyện, và đƣợc ngƣời dân rất tin tƣởng.
Tuy nhiên quan hệ hợp tác và sự kết nối giữa các tổ chức này vẫn còn yếu.
Thêm vào đó môi trƣờng xã hội - chính trị cho sự phát triển của xã hội dân sự vẫn
còn chƣa thực sự đầy đủ, làm hạn chế tác động nhiều mặt của họ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
Các tổ chức xã hội vẫn còn yếu trong việc tuyên truyền về tính minh bạch và
dân chủ, hai giá trị rất quan trọng để tăng cƣờng sức mạnh và nâng cao uy tín của
các tổ chức này trong xã hội.
Cũng giống nhƣ tự nhiên, mọi xã hội không ngừng biến đổi. Sự ổn định của
xã hội chỉ là sự ổn định của bề ngoài, còn thực tế nó không ngừng thay đổi bên
trong bản thân nó. Bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hóa nào cũng luôn biến đổi;
sự biến đổi trong xã hội hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn. Mọi cái đều biến đổi
và xã hội cũng giống nhƣ các hiện thực khác, không ngừng vận động và thay đổi.
Sự thay đổi các tổ chức xã hội là một biểu hiện của biến đổi xã hội theo
nghĩa hẹp. Sự biến đổi này ảnh hƣởng sâu sắc đến các thành viên trong xã hội do nó
ảnh hƣởng đến các nguồn lực trong sinh kế của các thành viên đó.
d- Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế
Đi vào kinh tế thị trƣờng và áp dụng cơ chế thị trƣờng trong quản lý kinh tế
đã tạo ra sự thay đổi căn bản không chỉ mô hình phát triển kinh tế và quản lý kinh
tế. Do phát triển sản xuất hàng hoá và kinh tế hàng hoá nên hoạt động sản xuất -
kinh doanh, hoạt động kinh tế tất yếu phải tuân theo quy luật giá trị, quy luật cung -
cầu, quy luật thị trƣờng. Đây là phƣơng thức cần thiết và là động lực mạnh mẽ để
phát triển lực lƣợng sản xuất, giải phóng sức sản xuất, đẩy mạnh phân công lao
động, vị thế và vai trò của ngƣời lao động, các chủ hộ lao động đƣợc khẳng định.
Với tƣ cách chủ thể, họ có quyền chủ động trong sản xuất - kinh doanh, quyền đó đi
liền với quyền tự chịu trách nhiệm trƣớc kết quả sản xuất và hiệu quả kinh doanh,
chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật. Nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng chỉ thực
hiện quyền quản lý hành chính trong kinh tế, theo luật pháp hiện hành, không can
thiệp tùy tiện vào hoạt động sản xuất kinh doanh vốn là thẩm quyền của ngƣời lao
động (cá thể, tƣ nhân), của các doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp (doanh nhân).
Cơ cấu kinh tế thay đổi mà Việt Nam gọi là "chuyển dịch". Trong cơ cấu đó,
nông nghiệp giảm đáng kể tỷ trọng, công nghiệp hƣớng nhiều vào các ngành công
nghiệp hiện đại, công nghệ cao, lao động trí óc, chất xám gia tăng tỷ lệ, hàm lƣợng
của nó trong các sản phẩm, hàng hoá sản xuất ra. Thƣơng mại, dịch vụ ngày càng
đƣợc chú trọng. Đã diễn ra sự biến đổi cơ cấu tổng thể nền kinh tế và cơ cấu trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
nội bộ một ngành kinh tế, cơ cấu vùng, miền, địa phƣơng, phù hợp với khả năng,
thế mạnh từng nơi, từng loại hình đồng thời chú trọng đến cả tiềm lực của sản xuất -
kinh doanh ở nƣớc ngoài do những cá nhân và cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc
ngoài thực hiện. Cơ cấu lao động, bố trí nguồn lực lao động cũng thay đổi trên cơ sở
phân công lao động xã hội mới.
e- Sự thay đổi về dân số và phân bố dân số
Trong bối cảnh của công cuộc đổi mới, thành phần tộc ngƣời có xu hƣớng
tăng lên (có thể vƣợt qua con số 54 dân tộc - do ý thức tộc ngƣời tăng lên, do chính
sách ƣu đãi của Nhà nƣớc...), sự phân bố về địa lý giữa các dân tộc thay đổi mạnh
(do di dân tự do từ Bắc và Nam, do phát triển các khu công nghiệp...), đặc biệt là sự
biến đổi cơ cấu dân số giữa các tộc ngƣời (tỷ lệ sinh ở các dân tộc thiểu số miền núi
cao hơn ở ngƣời Kinh và ở đồng bằng). Ngoài các tôn giáo chính là Phật giáo,
Thiên chúa giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài và Hoà Hảo, trong giai đoạn đổi mới
còn xuất hiện thêm nhiều tôn giáo mới (từ 50 - 60), trong đó có tôn giáo tách ra từ
Phật giáo, có tôn giáo là đƣợc phục sinh từ các lễ hội dân gian và cũng có tôn giáo
mới đƣợc du nhập từ bên ngoài vào. Đó là chƣa kể trong nội bộ các tôn giáo cũng
có sự thay đổi không chỉ ở số lƣợng các tín đồ, mà còn ở phƣơng diện tổ chức và
nhiều phƣơng diện khác nữa. Những biến đổi đó đã tác động cả tích cực và tiêu cực
đến quá trình phát triển đất nƣớc, cụ thể trên các mặt: kinh tế, văn hoá, chính trị và
xã hội.
Ở chiều tích cực: Về mặt kinh tế: sự biến đổi cơ cấu xã hội đó đã góp phần
thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nƣớc, qua đó góp phần nâng cao đời sống mọi
mặt của đại đa số các tầng lớp nhân dân.
Về mặt chính trị, sự biến đổi cơ cấu xã hội (nhƣ tự do hoá các ngành nghề,
nhiều tầng lớp xã hội mới xuất hiện...) đã góp phần nâng cao địa vị cũng nhƣ ý thức
dân chủ của ngƣời dân. Nhƣ vậy, mô hình cơ cấu xã hội ở giai đoạn mới này, về cơ
bản, là có lợi cho sự ổn định xã hội và phát triển đất nƣớc về lâu, về dài.
Về mặt văn hoá: Việc giao lƣu ngày càng gia tăng giữa các tộc ngƣời trong
nƣớc, cũng nhƣ giữa trong nƣớc và nƣớc ngoài, sự phục sinh của nhiều tín ngƣỡng
dân gian, sự du nhập và nảy sinh nhiều tôn giáo mới... đang làm cho văn hoá Việt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
Nam ngày thêm đa dạng và phong phú - mà đa dạng và phong phú chính là một
nguyên nhân không thể thiếu để phát triển.
Ở chiều tác động tiêu cực: Sự tác động tiêu cực của biến đổi cơ cấu xã hội ở
giai đoạn này có nhiều, song có thể quy lại mấy biểu hiện cơ bản sau:
Biến đổi cơ cấu xã hội đang làm gia tăng sự bất bình đẳng của xã hội: đó là
bất bình đẳng giữa nông thôn và đô thị, giữa miền xuôi và miền núi, giữa ngƣời có
thu nhập cao và ngƣời thu nhập thấp, giữa lao động trí óc và lao động chân tay.
Biến đổi cơ cấu xã hội đang làm gia tăng mâu thuẫn và xung đột - dù mới ở
mức độ cục bộ - song cũng đã tạo ra những nguy cơ tiềm ẩn đối với sự ổn định và
phát triển của xã hội: đó là mâu thuẫn giữa chủ và thợ, giữa thế hệ già và thế hệ trẻ,
giữa chủ đầu tƣ và những ngƣời nông dân mất đất, là xung đột giữa một số tổ chức
tôn giáo và chính quyền địa phƣơng, giữa các bộ phận tộc ngƣời di dân tự do và cƣ
dân địaphƣơng.
Ngoài ra, trong cơ cấu xã hội mới xuất hiện các nhóm yếu thế và dễ bị tổn
thƣơng, sự quá tải ở các khu công nghiệp và các thành phố lớn, sự mất dần bản sắc
ở không ít tộc ngƣời thiểu số, sự lai căng, mất gốc ở một số nhóm ngƣời, nhất là ở
thế hệ trẻ, v.v..[5]
1.1.4.2 Yếu tố môi trường khách quan
a- Sự biến đổi khí hậu
Việt Nam sẽ là một trong 5 nƣớc bị ảnh hƣởng nhiều nhất của BĐKH. Tác
động lớn nhất là do nƣớc biển dâng và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan.
Gây xói lở bờ biển do thay đổi chế độ động lực sóng và dòng chảy ven bờ.
Làm tăng đỉnh lũ do giảm khả năng tiêu thoát nƣớc ra biển của các con sông. Gia
tăng xâm nhập mặn vùng cửa sông và các tầng nƣớc dƣới đất ven biển. An toàn của
hệ thống đê sông, đê biển bị ảnh hƣởng. Hệ thống tiêu: khó tiêu tự chảy, đặc biệt là
vào các thời gian triều cƣờng, gây ngập úng. Hệ thống tƣới và cấp nƣớc: giảm khả
năng lấy nƣớc do xâm nhập mặn.
Năng suất và sản lƣợng: có thể bị giảm do biên độ giao động của nhiệt độ, độ
ẩm và các yếu tố ngoại cảnh khác tăng lên. Nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi giảm
hạn chế phát triển chăn nuôi. Dịch bệnh: nhiệt độ tăng cùng với biến động về các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
yếu tố khí hậu và thời tiết khác có thể làm giảm sức đề kháng của vật nuôi đồng thời
tạo môi trƣờng thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển bùng phát, gây ra
những đại dịch trên gia súc, gia cầm.
b- Sự thay đổi hệ sinh thái
Đa dạng sinh học bị ảnh hƣởng mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, thành phần và
phân bố địa lý của các hệ sinh thái sẽ thay đổi. Vùng khô hạn và bán khô hạn sẽ trở
lên khắc nghiệt hơn. Hầu hết các vùng đất cát ven biển miền Trung sẽ trở lên nóng
và khô hạn hơn làm tình trạng sa mạc hoá diễn ra trầm trọng hơn. Biến đổi về chu
trình mƣa và bốc hơi ảnh hƣởng đến năng suất sinh khối của các loài thực vật. Các
hệ sinh thái quý giá tại vùng ven biển (rừng ngập mặn, các rặng san hô, cỏ biển...)
sẽ chịu rủi ro rất lớn do mực nƣớc biển dâng và nhiệt độ nƣớc đại dƣơng tăng lên.
Gia tăng nguy cơ cháy rừng do nhiệt độ tăng lên và thời gian khô hạn kéo dài hơn.
BĐKH tác động đến các hệ sinh thái biển, làm biến động chủng quần và
nguồn lợi cá biển. Nhiệt độ tăng ảnh hƣởng đến năng suất nuôi trồng. Bão, lũ lụt,
mƣa nhiều, hạn hán đều ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động nuôi: nƣớc nuôi hải sản
bị ngọt hoá sẽ gây sốc làm thủy sản yếu, tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh có
sẵn trong môi trƣờng xâm nhập. Sự thay đổi môi trƣờng nƣớc đột ngột làm thủy sản
chết nhanh, chết hàng loạt. [15]
1.2 KHÍ HẬU VÀ XU THẾ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.2.1 Khái niệm, đặc trƣng khí hậu Việt Nam
1.2.1.1 Khái niệm
Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa, áp suất khí quyển,
gió, các hiện tƣợng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tƣợng khác trong
khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định. Khí hậu của một khu vực ảnh
hƣởng bởi tọa độ địa lí, địa hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ cũng
nhƣ các dòng nƣớc lƣu ở các đại dƣơng lân cận. Khí hậu phân ra các kiểu khác nhau
dựa trên các thông số chính xác về nhiệt độ và lƣợng mƣa.[15]
1.2.1.2 Đặc trưng
Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới, và nằm ở rìa phía đông
nam của phần châu Á lục địa, giáp với biển Đông nên chịu ảnh hƣởng trực tiếp của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20
kiểu khí hậu gió mùa.
Việt Nam có ba miền khí hậu chủ yếu, bao gồm: Miền khí hậu phía Bắc,
miền khí hậu phía Nam, miền khí hậu Trung và Nam Trung Bộ. Miền Bắc Việt
Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa xuân, hè, thu, đông rõ rệt. Mùa xuân
miền Bắc bắt đầu từ tháng 2 cho đến hết gần tháng 4, là mùa đẹp nhất trong năm.
Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9, vào mùa này thì nhiệt độ trong ngày khá
nóng và mƣa nhiều. Tháng nóng nhất thƣờng là vào tháng 6. Tháng 5 đến tháng 8 là
tháng có mƣa nhiều nhất trong năm. Mùa thu chỉ vỏn vẹn trong hai tháng 9 và 10.
Thu miền Bắc rất đẹp, trời trong xanh, không khí mát mẻ. Mùa đông thƣờng vào
tháng 11 đến tháng 2 năm sau, mùa này khí hậu lạnh và hanh khô.
Miền Nam Việt Nam gồm khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền này có
khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với hai mùa: mùa khô và mùa mƣa (mùa mƣa
từ tháng 4-5 đến tháng 10-11, mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau).
Quanh năm, nhiệt độ của miền này cao. Khí hậu miền này ít biến động nhiều trong
năm.
Khí hậu miền Trung Việt Nam thì đƣợc chia ra làm hai vùng khí hậu là Bắc
Trung Bộ và vùng khí hậu Duyên Hải Nam Trung Bộ. Vùng Bắc Trung Bộ là vùng
Bắc đèo Hải Vân, về mùa đông do bị ảnh hƣởng gió mùa Đông Bắc cộng thêm bị
dãy núi Trƣờng Sơn tƣơng đối cao ở phía Tây ( dãy Phong Nha - Kẽ Bàng) và phía
Nam (tại đèo Hải Vân trên dãy Bạch Mã) chắn ở cuối hƣớng gió mùa Đông Bắc.
Nên vì vậy vùng này thƣờng lạnh nhiều vào Đông và thƣờng kèm theo mƣa nhiều,
do gió mùa thổi theo đúng hƣớng Đông Bắc mang theo hơi nƣớc từ biển vào, hơi
khác biệt với thời tiết khô hanh của miền Bắc cùng trong mùa đông. Về mùa Hè, lúc
này do không còn hơi nƣớc nên gió mùa Tây Nam gây ra thời tiết khô nóng (có khi
tới > 40°C, độ ẩm không khí thấp), gió này gọi là gió Lào. Vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ là vùng đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ phía Nam đèo Hải Vân nóng
quanh năm.[15]
1.2.2 Tình hình khí hậu Việt Nam
- Nhiệt độ: Trong khoảng 50 năm qua (1951 - 2000), nhiệt độ trung bình năm
(TBN) ở Việt Nam đã tăng lên 0,7o
C. Nhiệt độ TBN của 4 thập kỷ gần đây (1961 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
21
2000) cao hơn TBN của 3 thập kỷ trƣớc đó (1931 - 1960). Nhiệt độ TBN của thập
kỷ 1991 – 2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh đều cao hơn trung bình (TB)
của thập kỷ 1931 – 1940 lần lƣợt là 0,8; 0,4 và 0,6o
C. Năm 2007, nhiệt độ TBN ở cả
3 nơi trên đều cao hơn TB của thập kỷ 1931 – 1940 là 0,8 – 1,3o
C và cao hơn thập
kỷ 1991 – 2000 là 0,4 – 0,5o
C.
- Lƣợng mƣa: Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lƣợng mƣa TBN trong 9 thập
kỷ vừa qua (1911 – 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác nhau,
có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống. Trên lãnh thổ Việt Nam, xu thế
biến đổi của lƣợng mƣa cũng rất khác nhau giữa các khu vực.
- Mực nƣớc biển: Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở các trạm Cửa
Ông và Hòn Dấu cho thấy, mực nƣớc biển trung bình đã tăng lên khoảng 20cm.
- Số đợt không khí lạnh (KKL) ảnh hƣởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai
thập kỷ gần đây (cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI). Năm 1994 và năm 2007 chỉ có
15-16 đợt KKL, bằng 56% trung bình nhiều năm. 6/7 trƣờng hợp có số đợt KKL
trong mỗi tháng mùa đông (XI-III) thấp dị thƣờng (0-1 đợt) cũng rơi vào 2 thập kỷ
gần đây (3/1990, 1/1993, 2/1994, 2/1997, 11/1997). Một biểu hiện dị thƣờng gần
đây nhất về khí hậu trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu là đợt KKL gây rét
đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 gây thiệt hại lớn
cho sản xuất nông nghiệp.
- Bão: Những năm gần đây, số cơn bão có cƣờng độ mạnh nhiều hơn, quỹ đạo bão
dịch chuyển dần về các vĩ độ phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn
bão có quỹ đạo di chuyển dị thƣờng hơn.
- Số ngày mƣa phùn TBN ở Hà Nội giảm dần trong thập kỷ 1981 – 1990 và chỉ còn
gần một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây.[15]
1.2.3 Biến đổi khí hậu
1.2.3.1 Khái niệm
Biến đổi khí hậu một sự thay đổi trong khí hậu do tác động trực tiếp hay gián
tiếp của các hoạt động con ngƣời làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu,
bên cạnh sự biến động của khí hậu tự nhiên, đƣợc quan sát qua nhiều thời kỳ.[12]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
1.2.3.2 Nguyên nhân
- Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động
tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và
bể chứa khí nhà kính nhƣ sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền
khác.
- Tác nhân dẫn đến biến đổi khí hậu:
+ Quá trình tự nhiên do tƣơng tác trái đất và vũ trụ.
+ Những yếu tố không phải là khí hậu nhƣng ảnh hƣởng đến khí hậu( Tác động của
CO2; Bức xạ mặt trời; Động đất và núi lửa; Các yếu tố khác).
+ Tác động của hoạt động con ngƣời: Sử dụng nhiên liệu hóa thạch ( Fossil fuels );
Sử dụng phân bón, Các loại hóa chất phục vụ cho trồng trọt và sinh hoạt, thuốc trừ
sâu; Khai thác sử dụng đất, rừng, chăn nuôi gia súc; Khai thác và sử dụng tài
nguyên nƣớc; Chiến tranh.
- Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu trái đất gồm:
+ Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.
+ Sự thay đổi thành phần và chất lƣợng khí quyển có hại cho môi trƣờng sống của
con ngƣời và các sinh vật trên trái đất.
+ Sự dâng cao mực nƣớc biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất
thấp, các đảo nhỏ trên biển.
+ Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau
của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và
hoạt động của con ngƣời.
+ Sự thay đổi cƣờng độ hoạt động của quá trình hoàn lƣu khí quyển, chu trình tuần
hoàn nƣớc trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
+ Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lƣợng và thành phần của
thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
- Dự báo biến đổi khí hậu ở Việt Nam
+ Về nhiệt độ: Trên các khu vực, nhiệt độ TBN có thể tăng lên 2oC vào năm 2050.
Dự tính đến năm 2100 nhiệt độ sẽ tăng lên 3oC.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
+ Về lƣợng mƣa: Lƣợng mƣa mùa mƣa ở các khu vực, trừ Trung Bộ, đều tăng 0-5%
vào năm 2050, riêng Trung Bộ là 0-10%. Lƣợng mƣa mùa khô ở các vùng Tây Bắc,
Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Trung Bộ, Nam Bộ và
cực Nam Trung Bộ có thể tăng hay giảm 5%, riêng ở Bắc và Trung Trung Bộ tăng
0-5%. Đáng chú ý là ở những vùng thƣờng xảy ra hạn hán vào mùa khô, hạn hán có
nhiều khả năng tăng lên cả về cƣờng độ và diện tích
+ Về mực nƣớc biển: Trung bình trên toàn dải bờ biển Việt Nam, mực nƣớc biển có
thể tăng lên 40cm vào năm 2050 và ƣớc tính có thể tăng lên 100cm vào năm 2100.
[12]
1.2.3.3 Những tác động nghiêm trọng của BĐKH tới sinh kế
a. Tác động của nước biển dâng
Việt Nam có bờ biển dài 3.260km, hơn một triệu km2 lãnh hải và trên 3.000
hòn đảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng đất thấp ven biển, trong đó có
trên 80% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và trên 30% diện tích đồng bằng sông
Hồng – Thái Bình có độ cao dƣới 2,5m so với mặt biển. Những vùng này hàng năm
phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mƣa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa
khô. BĐKH và nƣớc biển dâng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên, làm
tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nƣớc, tăng xói lở bờ biển và nhiễm
mặn nguồn nƣớc ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp và nƣớc sinh hoạt, gây rủi ro
lớn đến các công trình xây dựng ven biển nhƣ đê biển, đƣờng giao thông, bến cảng,
các nhà máy, các đô thị và khu vực dân cƣ ven biển.
Mực nƣớc biển dâng và nhiệt độ nƣớc biển tăng làm ảnh hƣởng đến các hệ sinh thái
biển và ven biển, gây nguy cơ đối với các rạn san hô và rừng ngập mặn, ảnh hƣởng
xấu đến nền tảng sinh học cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ven
biển. Tất cả những điều trên đây đòi hỏi phải có đầu tƣ rất lớn để xây dựng và củng
cố hệ thống đê biển, nhằm ứng phó với mực nƣớc biển dâng, phát triển hạ tầng kỹ
thuật, di dời và xây dựng các khu dân cƣ và đô thị có khả năng thích ứng cao với
nƣớc biểndâng.
b. Tác động của sự nóng lên toàn cầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
Nhiệt độ tăng lên ảnh hƣởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển
các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái nƣớc ngọt, làm thay
đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng, một số loài có nguồn gốc ôn
đới và á nhiệt đới có thể bị mất đi dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học.
Đối với sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng vật nuôi và mùa vụ có thể
thay đổi ở một số vùng, trong đó vụ đông ở miền Bắc có thể bị rút ngắn lại, thậm
chí không có vụ đông, vụ mùa thì kéo dài hơn. Điều đó đòi hỏi phải thay đổi kỹ
thuật canh tác. Nhiệt độ tăng và tính biến động của nhiệt độ lớn hơn, kể cả các nhiệt
độ cực đại và cực tiểu, cùng với biến đổi của các yếu tố thời tiết khác và thiên tai
làm tăng khả năng phát triển sâu bệnh, dịch bệnh, dẫn đến giảm năng suất và sản
lƣợng, tăng nguy cơ rủi ro đối với nông nghiệp và an ninh lƣơng thực.
Nhiệt độ và độ ẩm tăng cao làm gia tăng làm gia tăng sức ép về nhiệt độ với
cơ thể con ngƣời, nhất là ngƣời già và trẻ em, làm tăng bệnh tật, đặc biệt là các bệnh
nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm thông qua sự phát triển của các loài vi khuẩn, các côn
trùng và vật mang bệnh, chế độ dinh dƣỡng và vệ sinh môi trƣờng suy giảm.
Sự gia tăng nhiệt độ còn ảnh hƣởng đến các lĩnh vực khác nhƣ năng lƣợng,
giao thông vận tải, công nghiệp, xây dựng, du lịch, thƣơng mại,... liên quan đến chi
phí gia tăng cho việc làm mát, thông gió, bảo quản thiết bị, phƣơng tiện, sức bền vật
liệu.
c. Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan
Sự gia tăng của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan và thiên tai, cả về tần số và
cƣờng độ do BĐKH là mối đe doạ thƣờng xuyên, trƣớc mắt và lâu dài đối với tất cả
các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng. Bão, lũ lụt, hạn hán, mƣa lớn, nắng nóng,
tố, lốc là thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng trong cả nƣớc, gây thiệt hại cho
sản xuất và đời sống.
BĐKH sẽ làm cho các thiên tai nói trên trở nên khốc liệt hơn và có thể trở
thành thảm hoạ, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế - xã hội hoặc xoá đi những
thành quả nhiều năm của sự phát triển. Những khu vực đƣợc dự tính chịu tác động
lớn nhất của các hiện tƣợng khí hậu cực đoan nói trên là dải ven biển Trung Bộ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
vùng núi Bắc và Bắc Trung Bộ, vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu
Long.[1], [2]
1.2.3.4 Dự báo tác động tiềm tàng của BĐKH đối với các lĩnh vực và khu vực
a. Tác động đối với tài nguyên nước
Tài nguyên nƣớc đang đứng trƣớc nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một
tăng ở một số vùng, miền. Khó khăn này sẽ ảnh hƣởng đến nông nghiệp, cung cấp
nƣớc ở nông thôn, thành thị và sản xuất điện.
Việt Nam nằm ở hạ lƣu hai sông liên quốc gia lớn là sông Hồng và sông Cửu
Long. So với hiện nay, năm 2070, dòng chảy năm của sông Hồng biến đổi từ +5,8
đến -19% và của sông Mê Kông từ +4,2 đến -14,5%; dòng chảy mùa cạn của sông
Hồng biến đổi từ -10,3 đến -14,5%, của sông Mê Kông từ -2,0 đến -24%; dòng chảy
lũ biến động tƣơng ứng là +12 đến -5,0% và +5 đến +7,0%.
Nhƣ vậy, trên cả 2 sông lớn, tác động của BĐKH làm cho dòng chảy năm
của sông Hồng và sông Cửu Long giảm đi. Điều đó có nghĩa là khả năng lũ trong
mùa mƣa và cạn kiệt trong mùa khô đều trở nên khắc nghiệt hơn (chƣa tính đến khả
năng khai thác nƣớc ở thƣợng nguồn các sông này tăng lên do BĐKH). [16]
b. Tác động đối với nông nghiệp và an ninh lương thực
BĐKH có tác động đến sinh trƣởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng,
làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng. BĐKH ảnh hƣởng đến sinh sản,
sinh trƣởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia
súc, gia cầm. Ngành nông nghiệp đối mặt với nhu cầu lớn về phát triển giống cây
trồng và vật nuôi nhằm giảm thiểu rủi ro do BĐKH và các hiện tƣợng khí hậu cực
đoan.
Vì sự nóng lên trên phạm vi toàn lãnh thổ, thời gian thích nghi của cây trồng
nhiệt đới mở rộng và của cây trồng á nhiệt đới bị thu hẹp lại. Ranh giới của cây
trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía núi cao hơn và các vĩ độ phía Bắc. Phạm vi
thích nghi của cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía núi cao và các vĩ độ phía
Bắc. Phạm vi thích nghi của các cây trồng á nhiệt đới bị thu hẹp lại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
Theo dự đoán vào những năm 2070, cây á nhiệt đới ở vùng núi chỉ có thể
sinh trƣởng ở những độ cao trên 100 – 500m và lùi xa hơn về phía Bắc 100 –
200km so với hiện nay.
BĐKH có khả năng làm tăng tần số, cƣờng độ, tính biến động và tính cực
đoan của các hiện tƣợng thời tiết nguy hiểm nhƣ bão, tố, lốc, các thiên tai liên quan
đến nhiệt độ và mùa nhƣ thời tiết khô nóng, lũ, ngập úng hay hạn hán, rét hại, xâm
nhập mặn, sâu bệnh, làm giảm năng suất và sản lƣợng cây trồng vật nuôi.
BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần đáng kể
diện tích đất nông nghiệp ở vùng đất thấp đồng bằng ven biển, đồng bằng sông
Hồng, sông Cửu Long bị ngập mặn do nƣớc biển dâng, nếu không có biện pháp ứng
phó thích hợp.
c. Tác động đối với lâm nghiệp
- Nƣớc biển dâng lên làm giảm diện tích rừng ngập mặn hiện có, tác động xấu đến
rừng tràm và rừng trồng trên đất bị ô nhiễm phèn ở các tỉnh Nam Bộ.
- Ranh giới rừng nguyên sinh cũng nhƣ rừng thứ sinh có thể chuyển dịch. Rừng cây
họ dầu mở rộng lên phía Bắc và các dải cao hơn, rừng rụng lá với nhiều cây chịu
hạn phát triển mạnh.
- Nhiệt độ cao kết hợp với ánh sáng mặt trời dồi dào thúc đẩy quá trình quang hợp
dẫn đến tăng cƣờng quá trình đồng hoá cây xanh. Tuy vậy, chỉ số tăng trƣởng sinh
khối của cây rừng có thể giảm do độ ẩm giảm.
- Nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số loài thực vật quan
trọng nhƣ trầm hƣơng, hoàng đàn, pơmu, gỗ đỏ, lát hoa, gụ mật,… có thể bị suy
kiệt.
- Nhiệt độ cao và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển
dịch bệnh, sâu bệnh,…
d. Tác động đối với thuỷ sản
Hiện tƣợng nƣớc biển dâng và ngập mặn gia tăng dẫn đến các hậu quả:
- Nƣớc mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài
thuỷ sản nƣớc ngọt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
- Rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp, ảnh hƣởng đến hệ sinh thái của một số loài
thuỷ sản.
- Khả năng cố định chất hữu cơ của hệ sinh thái rong biển giảm, dẫn đến giảm
nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dƣỡng cho sinh vật đáy. Do vậy,
chất lƣợng môi trƣờng sống của nhiều loại thuỷ sản xấu đi.
Nếu nhiệt độ tăng sẽ dẫn đến một số hậu quả:
Gây ra hiện tƣợng phân tầng nhiệt độ rõ rệt trong thuỷ vực nƣớc đứng, ảnh hƣởng
đến quá trình sinh sống của sinh vật.
- Một số loài chuyển lên phía Bắc hoặc xuống sâu hơn làm thay đổi cơ cấu phân bổ
thuỷ sinh vật theo chiều sâu.
- Quá trình quang hoá và phân huỷ các chất hữu cơ nhanh hơn, ảnh hƣởng đến
nguồn thức ăn của sinh vật. Các sinh vật tiêu tốn nhiều năng lƣợng hơn cho quá
trình hô hấp cũng nhƣ các hoạt động sống khác làm giảm năng suất và chất lƣợng
thuỷ sản.
- Suy thoái và phá huỷ rạn san hô, thay đổi các quá trình sinh lý, sinh hoá diễn ra
trong mối quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo.
- Cƣờng độ và lƣợng mƣa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian
dài dẫn đến sinh vật nƣớc lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao,
sò,…) bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi.Đối với
nguồn lợi hải sản và nghề cá.
BĐKH gây ra các tác động:
- Nƣớc biển dâng làm cho chế độ thuỷ lý, thuỷ hoá và thuỷ sinh xấu đi. Kết quả là
quần xã hiệu hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lƣợng giảm sút.
- Nhiệt độ tăng làm cho nguồn lợi thuỷ hải sản bị phân tán. Các loại cá cận nhiệt đới
có giá trị kinh tế cao bị giảm bớt hoặc mất đi, các rạn san hô đa phần bị tiêu diệt.
- Các loài thực vật nổi, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi bị huỷ
diệt, làm giảm mạnh động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của các
động vật tầng giữa và tầng trên.
đ. Tác động đối với năng lượng
Nƣớc biển dâng gây các tác động sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
- Ảnh hƣởng tới hoạt động của các giàn khoan đƣợc xây dựng trên biển, hệ thống
dẫn khí và các nhà máy điện chạy khí đƣợc xây dựng ven biển, làm tăng chi phí bảo
dƣỡng, duy tu, vận hành máy móc, phƣơng tiện…
- Các trạm phân phối điện trên các vùng ven biển phải tăng thêm năng lƣợng tiêu
hao cho bơm tiêu nƣớc ở các vùng thấp ven biển. Mặt khác, dòng chảy các sông lớn
có công trình thuỷ điện cũng chịu ảnh hƣởng đáng kể.
Nhiệt độ tăng cũng gây tác động đến ngành năng lƣợng:
- Tăng chi phí thông gió, làm mát hầm lò khai thác và làm giảm hiệu suất, sản lƣợng
của các nhà máy điện.
- Tiêu thụ điện cho sinh hoạt gia tăng và chi phí làm mát trong các ngành công
nghiệp, giao thông, thƣơng mại và các lĩnh vực khác cũng gia tăng đáng kể.
- Nhiệt độ tăng kèm theo lƣợng bốc hơi tăng kết hợp với sự thất thƣờng trong chế
độ mƣa dẫn đến thay đổi lƣợng nƣớc dự trữ và lƣu lƣợng vào các hồ thuỷ điện.
- BĐKH theo hƣớng gia tăng cƣờng độ mƣa và lƣợng mƣa bão cũng ảnh hƣởng,
trƣớc hết đến hệ thống giàn khoan ngoài khơi, hệ thống vận chuyển dầu và khí vào
bờ, hệ thống truyền tải và phân phối điện,…
- Yêu cầu hạn chế tốc độ tăng phát thải khí nhà kính cũng ảnh hƣởng đến hoạt động
của ngành năng lƣợng.
e. Tác động đối với giao thông vận tải
BĐKH có nhiều ảnh hƣởng tiêu cực đến giao thông vận tải, một ngành tiêu thụ
nhiều năng lƣợng và phát thải khí nhà kính không ngừng tăng lên trong tƣơng lai
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá. Việc kiểm soát và hạn chế tốc độ tăng phát thải khí nhà kính đòi hỏi
ngành phải đổi mới và áp dụng các công nghệ ít chất thải và công nghệ sạch dẫn
đến tăng chi phí lớn.
Để ứng phó với BĐKH, nƣớc biển dâng và các thiên tai gia tăng, ngành GTVT cần
quy hoạch, thiết kế lại hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông trên đất liền, trên biển
và ven biển, các bến cảng, kho bãi, luồng lạch, giao thông thuỷ nội địa, nhất là ở các
vùng đồng bằng ven biển và miền núi. Xây dựng các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật
phù hợp với BĐKH.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
29
Nhiệt độ tăng làm tiêu hao năng lƣợng của các động cơ, trong đó có các yêu cầu
làm mát, thông gió trong các phƣơng tiện giao thông cũng góp phần tăng chi phí
trong ngành GTVT.
g. Tác động đối với công nghiệp và xây dựng
Công nghiệp là ngành kinh kế quan trọng, phát triển nhanh trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các khu công nghiệp là các cơ sở kinh tế quan trọng của
đất nƣớc đang và sẽ đƣợc xây dựng nhiều ở vùng đồng bằng phải đối diện nhiều
hơn với nguy cơ ngập lụt và thách thức trong thoát nƣớc do nƣớc lũ từ sông và tăng
mực nƣớc biển. Vấn đề này đòi hỏi các đánh giá và tăng đầu tƣ lớn trong xây dựng
các khu công nghiệp và đô thị, các hệ thống đê biển, đê sông để bảo vệ hệ thống
tiêu thoát nƣớc, áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro, đặc biệt những khu
công nghiệp có rác thải và hoá chất độc hại đƣợc xây dựng trên vùng đất thấp.
BĐKH làm tăng khó khăn trong việc cung cấp nƣớc và nguyên vật liệu cho các
ngành công nghiệp và xây dựng nhƣ dệt may, chế tạo, khai thác và chế biến khoáng
sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản, xây dựng công nghiệp và dân dụng, công nghệ hạt
nhân, thông tin, truyền thông, v.v... Các điều kiện khí hậu cực đoan gia tăng cùng
với thiên tai làm cho tuổi thọ của vật liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị và các công
trình giảm đi, đòi hỏi những chi phí tăng lên để khắc phục.
BĐKH còn đòi hỏi các ngành này phải xem xét lại các quy hoạch, các tiêu chuẩn kỹ
thuật, tiêu chuẩn ngành nhằm thích ứng với BĐKH.[1],[2]
1.3. CÁC NỖ LỰC NHẰM HẠN CHẾ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.3.1. Quốc tế
Hội nghị cấp cao LHQ về biến đổi khí hậu ở Copenhagen (Ðan Mạch) hồi
tháng 12-2009, cộng đồng quốc tế đã đạt đƣợc thỏa thuận chính trị về việc thực hiện
những biện pháp ngăn chặn biến đổi khí hậu và tiếp tục thảo luận về những giải
pháp lâu dài khống chế mức gia tăng nhiệt độ Trái đất không quá 2o
C so với thời kỳ
tiền công nghiệp, cắt giảm lƣợng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và cam kết dành
100 tỷ USD mỗi năm cho các nƣớc đang phát triển để ứng phó biến đổi khí hậu.
Ông Ban Ki-moon nhấn mạnh sẽ nỗ lực thúc đẩy các hoạt động của LHQ để phấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
đấu đạt mục tiêu: cộng đồng quốc tế ký một hiệp định có tính ràng buộc về vấn đề
này trong năm 2010.
Tổng Thƣ ký LHQ Ban Ki Mun ngày 12-2-2010 đã công bố quyết định thành lập
Nhóm cố vấn tài chính cấp cao chống biến đổi khí hậu do Thủ tƣớng Anh Gô-đơn
Brao và Thủ tƣớng Ê-ti-ô-pi-a Mê-lết Dê-na-uy đứng đầu.
Nhiệm vụ của nhóm cố vấn là đƣa ra những đề xuất nhằm thúc đẩy việc huy
động tài chính để thực hiện chiến lƣợc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu ngắn hạn
và dài hạn ở các nƣớc đang phát triển. Theo thỏa thuận đã đạt đƣợc tại Hội nghị cấp
cao Cô-pen-ha-ghen cuối năm 2009, từ nay đến năm 2012, các nƣớc đang phát triển
sẽ đƣợc nhận 30 tỷ USD và từ năm 2012 đến 2020 sẽ đƣợc nhận 100 tỷ USD mỗi
năm để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Hội nghị Copenhagen bàn về một quỹ khí hậu ngắn hạn trong ba năm với số
tiền 10 tỉ USD/năm để giúp các nƣớc đang phát triển. Lãnh đạo các nƣớc Liên minh
châu Âu (EU) cam kết chi 3,6 tỉ USD/năm đến hết 2012. Nhật Bản cũng tuyên bố
đóng góp 5 tỉ USD/năm trong ba năm tới; đến năm 2020 Mỹ sẽ viện trợ 100 tỉ USD
giúp các nƣớc nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu.Trong năm 2010 Mỹ chi 1 tỷ
USD.
1.3.2. Ở Việt Nam
Ngƣời đứng đầu Chính phủ Việt Nam Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng kiến
nghị thành lập một Diễn đàn Đông Á về Biến đổi Khí hậu để đƣa ra các biện pháp
phối hợp hành động chung tại khu vực và đóng góp vào việc hình thành một khuôn
khổ hợp tác toàn cầu xử lý thách thức to lớn này của nhân loại.
"Việt Nam sẵn sàng đăng cai tổ chức hội nghị đầu tiên của diễn đàn này trong năm
2010".
Với thông điệp đó, Việt Nam đang định vị chính mình ở tuyến đầu của cuộc chiến
chống biến đối khí hậu toàn cầu.
Viện Khoa học Khí tƣợng thủy văn và Môi trƣờng (Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng) đang xây dựng Chƣơng trình khoa học công nghệ Quốc gia về BĐKH.
Chƣơng trình này về cơ bản đã xong phần Đề cƣơng đề án xây dựng Chƣơng trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
31
KHCN Quốc gia về BĐKH; Dự thảo khung Chƣơng trình KHCN Quốc gia về
BĐKH.
Việt Nam tích cực tham gia các phiên họp liên quan đến Công ƣớc khung về
biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Nghị định thƣ Kyoto (KP) tại COP 16. Đồng thời,
cũng tìm kiếm các cơ hội mở rộng hợp tác với các nƣớc trong lĩnh vực ứng phó với
biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam có nhiều chƣơng trình, dự án hợp tác với các nƣớc và
các tổ chức quốc tế. Một trong số đó là Chƣơng trình UN-REDD Việt Nam (Giảm
phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng của
Liên Hợp Quốc tại các nƣớc đang phát triển), do Chính phủ Na Uy tài trợ thông qua
Chƣơng trình UN-REDD của Liên hiệp quốc.
Việt Nam là một trong những nƣớc sớm tham gia vào các hoạt động chống
lại biến đổi khí hậu, thể hiện bằng việc tham gia một loạt các công ƣớc: Công ƣớc
Basel về Kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu hủy
chúng (Công ƣớc Basel); Công ƣớc Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó
phân hủy (Công ƣớc POP); Công ƣớc Các vùng đất ngập nƣớc có tầm quan trọng
quốc tế đặc biệt là nơi cƣ trú của các loài chim nƣớc (Công ƣớc Ramsar); Công ƣớc
quốc tế về đa dạng sinh học(CBD); Công ƣớc Vienna về Bảo vệ tầng Ozon (1985)
và Nghị định Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon (1987); Công ƣớc
Khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (1992) và Nghị định thƣ Kyoto về
cơ chế phát triển sạch (1997). [9]
1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc dựa trên cơ sở tiếp cận theo 2 chiều:
- Từ trên xuống nhằm mục đích thu thập những thông tin ban đầu phục vụ cho
việc hình thành ý tƣởng và xác định điểm nghiên cứu
- Tiếp cận từ dƣới lên để thu thập thông tin sơ cấp phục vụ nghiên cứu
1.4.2 Đối tƣợng tiếpcận
Ngƣời dân và lãnh đạo huyện Định Hóa, Thái Nguyên sẽ là đối tƣợng tiếp cận trực
tiếp của nghiên cứu nhằm thu thập thông tin nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
32
Ngƣời hỏi sẽ đƣợc lựa chọn theo phƣơng pháp chọn mẫu thống kê đảm bảo tính đại
diện cho khu vực nghiên cứu với các chỉ tiêu về dân tộc, mối quan hệ với tự nhiên,
các phƣơng thức sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn.
1.4.3 Phƣơng pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin thứ cấp: Luận văn tiến hành rà soát mọi tài liệu, văn bản, báo
cáo thông qua nhiều nguồn khác nhau nhằm thu đƣợc hiểu biết chung về các vấn đề
quan tâm và nhiệm vụ nghiên cứu. (Tài liệu trên internet; nguồn tài liệu của các
phòng ban ở Huyện Định Hóa, ở cấp xã…Phòng tài nguyên môi trƣờng, phòng
thống kê)
- Điều tra thu thập thông tin sơ cấp:
+ Sử dụng phƣơng pháp “Điều tra ngƣời có am hiểu” để thu thập thông tin (phỏng
vấn cán bộ xã, cán bộ nông nghiệp của xã nghiên cứu). Cán bộ địa phƣơng phụ
trách khuyến nông và các cán bộ nghiên cứu làm việc cho trung tâm dự báo khí
tƣợng thủy văn.
+ Bằng phƣơng pháp đánh giá và điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của
ngƣời dân (PRA);
+ Phỏng vấn trực tiếp các hộ đƣợc lựa chọn điều tra bằng bảng hỏi. Các hộ
trong khu vực nghiên cứu đƣợc lựa chọn theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
nhiều cấp.
- Cơ sở chọn mẫu điều tra
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu phải đại diện cho vùng
nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên, KTXH, môi trƣờng văn hóa. Căn cứ vào đặc
điểm riêng của huyện tôi đã lựa chọn các xã theo các tiêu chí nhƣ sau:
+ Diện tích đất nông, lâm nghiệp nhiều
+ Nơi cƣ trú của đồng bào dân tộc thiểu số
+ Nguồn thu nhập chính của ngƣời dân từ các hoạt động SX nông, lâm
nghiệp
+ Chịu ảnh hƣởng và bị thiệt hại nặng do ảnh hƣởng của những diễn biến bất
thƣờng của thời tiết.
Trên cơ sở các xã đƣợc lựa chọn để điều tra thu thập thông tin tác giả tiếp tục lựa
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

More Related Content

What's hot

Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...
Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...
Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...
Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...
Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái NguyênLuận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái NguyênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (18)

Luận văn: Giải pháp phát triển nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải pháp phát triển nông nghiệp trong quá trình đô thị hoáLuận văn: Giải pháp phát triển nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải pháp phát triển nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
 
Đề tài: Công tác quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
Đề tài: Công tác quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chínhĐề tài: Công tác quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
Đề tài: Công tác quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
 
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
 
Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030
Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030
Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030
 
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trườngLuận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
 
Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...
Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...
Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...
 
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
 
Luận văn: Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế, HAY
Luận văn: Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế, HAYLuận văn: Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế, HAY
Luận văn: Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế, HAY
 
Đề tài: Hoạt động du lịch cộng đồng tại làng gốm Chu Đậu, HAY
Đề tài: Hoạt động du lịch cộng đồng tại làng gốm Chu Đậu, HAYĐề tài: Hoạt động du lịch cộng đồng tại làng gốm Chu Đậu, HAY
Đề tài: Hoạt động du lịch cộng đồng tại làng gốm Chu Đậu, HAY
 
Luận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lập
Luận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lậpLuận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lập
Luận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lập
 
Luận văn: Công tác quản lý tài chính nhằm phát triển đào tạo Nghề
Luận văn: Công tác quản lý tài chính nhằm phát triển đào tạo NghềLuận văn: Công tác quản lý tài chính nhằm phát triển đào tạo Nghề
Luận văn: Công tác quản lý tài chính nhằm phát triển đào tạo Nghề
 
Đề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAY
Đề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAYĐề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAY
Đề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAY
 
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ LongĐề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa...Luận văn: Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa...
 
Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...
Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...
Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...
 
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh, HOT
 
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái NguyênLuận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
 

Similar to Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai
Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào CaiHoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai
Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cailuanvantrust
 
Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...Trần Đức Anh
 
luan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdfluan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdfNguyễn Công Huy
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thônLuận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thônDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài luận văn 2024 Nguồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Võ N...
Đề tài luận văn 2024 Nguồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Võ N...Đề tài luận văn 2024 Nguồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Võ N...
Đề tài luận văn 2024 Nguồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Võ N...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfNguyễn Công Huy
 
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...TieuNgocLy
 
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ...
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ...Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ...
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua c...
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua c...Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua c...
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuyPhương Thảo Vũ
 
luan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdfluan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdfNguyễn Công Huy
 

Similar to Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (20)

Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai
Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào CaiHoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai
Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai
 
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh TếLuận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
 
Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
 
luan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdfluan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdf
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thônLuận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
 
Đề tài luận văn 2024 Nguồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Võ N...
Đề tài luận văn 2024 Nguồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Võ N...Đề tài luận văn 2024 Nguồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Võ N...
Đề tài luận văn 2024 Nguồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Võ N...
 
Tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp tại Thái Nguyên
Tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp tại Thái NguyênTăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp tại Thái Nguyên
Tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp tại Thái Nguyên
 
Luận văn: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Phú Bình, HAY
Luận văn: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Phú Bình, HAYLuận văn: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Phú Bình, HAY
Luận văn: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Phú Bình, HAY
 
Luận văn: Ảnh hưởng của đô thị hoá tới với kinh tế hộ nông dân, HAY
Luận văn: Ảnh hưởng của đô thị hoá tới với kinh tế hộ nông dân, HAYLuận văn: Ảnh hưởng của đô thị hoá tới với kinh tế hộ nông dân, HAY
Luận văn: Ảnh hưởng của đô thị hoá tới với kinh tế hộ nông dân, HAY
 
Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)
 
Phát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
Phát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái NguyênPhát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
Phát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
 
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
 
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dânLuận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
Luận văn: Tác động của việc bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân
 
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
 
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ...
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ...Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ...
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ...
 
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua c...
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua c...Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua c...
Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua c...
 
38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy
 
luan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdfluan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdf
 
Luan van thac si kinh te (5)
Luan van thac si kinh te (5)Luan van thac si kinh te (5)
Luan van thac si kinh te (5)
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠIHỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------------------------------------------- CHU THỊ LAN HƢƠNG CẢI THIỆN SINH KẾ CHO NGƢỜI DÂN TRƢỚC ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA - TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60 -31- 10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƢỜIHƢỚNGDẪNKHOAHỌC PGS-TS: ĐỖ ANH TÀI THÁI NGUYÊN- 2012
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Sau thời gian nghiên cứu, thu thập số liệu, điều tra khảo sát thực trạng phát triển kinh tế hộ dƣới tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Định Hóa, với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo PGS.TS. Đỗ Anh Tài về kiến thức chuyên môn và phƣơng pháp thực hiện luận văn. Nội dung đề tài đã thể hiện đƣợc tính cấp thiết trong thực tế và mang ý nghĩa khoa học. Tôi xin cam đoan nguồn số liệu phân tích và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, hợp pháp, rõ ràng và chƣa đƣợc sử dụng bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong đề tài đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Chu Thị Lan Hƣơng
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chƣơng trình đào tạo cao học chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp tại trƣờng Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, nhằm vận dụng kiến thức đã đƣợc học vào thực tiễn sản xuất, đƣợc sự nhất trí của trƣờng Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh , Khoa Sau đại học, tôi thực hiện đề tài: “CẢI THIỆN SINH KẾ CHO NGƢỜI DÂN TRƢỚC ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA - TỈNH THÁI NGUYÊN” Sau thời gian thực tập hết sức khẩn trƣơng và nghiêm túc, với sự cố gắng của bản thân và sự hƣớng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS.TS. Đỗ Anh Tài, đến nay luận văn đã hoàn thành. Nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Sau đại học, các thầy cô giáo đã giúp đỡ trong quá trình học tập. Tác giả xin đặc biệt cảm ơn: Thầy giáo PGS.TS. Đỗ Anh Tài đã giành nhiều thời gian quý báu tận tình hƣớng dẫn chỉ bảo những kiến thức về chuyên môn thiết thực và giúp đỡ tác giả trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của các cán bộ Phòng Nông Nghiệp, Chi cục Thống Kê, Trạm Khuyến Nông, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên và các cán bộ địa phƣơng nơi tác giả thực hiện nghiên cứu. Nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ có hiệu quả đó. Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, gia đình khuyến khích động viên, song do thời gian có hạn, năng lực bản thân cũng nhƣ các thông tin về đối tƣợng nghiên cứu còn nhiều hạn chế, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả kính mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp xây dựng của các thầy cô giáo, các nhà khoa học. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2012 Tác giả Chu Thị Lan Hương
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Trang phụ bìa MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt vi Danh mục các bảng, biểu vii Danh mục biểu đồ, sơ đồ viii MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...... 5 1.1 Những vấn đề chung về sinh kế.............................................................. 5 1.1.1 Khái niệm sinh kế............................................................................... 5 1.1.2 Phƣơng pháp tiếp cận sinh kế bền vững............................................... 7 1.1.3 Nguồn lực sinh kế............................................................................... 9 1.1.3.1 Nguồn lực tự nhiên .........................................................................10 1.1.3.2 Nguồn lực con ngƣời......................................................................11 1.1.3.3 Nguồn lực xã hội............................................................................12 1.1.3.4 Nguồn lực vật chất..........................................................................13 1.1.3.5 Nguồn lực tài chính.........................................................................13 1.1.4 Các yếu tố tác động đến nguồn lực sinh kế..........................................14 1.1.4.1 4.1 Sự thay đổi của xã hội...............................................................14 1.1.4.2 Yếu tố môi trƣờng khách quan........................................................18 1.2 Khí hậu và xu thế biến đổi khí hậu ........................................................19 1.2.1 Khái niệm, đặc trƣng khí hậu Việt Nam..............................................19 1.2.1.1 Khái niệm ......................................................................................19 1.2.1.2 Đặc trƣng.......................................................................................19 1.2.2 Tình hình khí hậu Việt Nam...............................................................20 1.2.3 Biến đổi khí hậu................................................................................21
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 1.2.3.1 Khái niệm………………………………………………………...….21 1.2.3.2 Nguyên nhân ................................................................................. 22 1.2.3.3 Những tác độngnghiêm trọng của BĐKH tới sinh kế....................... 23 1.2.3.4 Dự báo tác động tiềm tàng của BĐKH đối với các lĩnh vực và khu vực 25 1.3. Các nỗ lực nhằm hạn chế BĐKH…………………………………….29 1.3.1. Quốc tế ........................................................................................... 29 1.3.2. Việt Nam......................................................................................... 30 1.4. Phƣơngpháp nghiên cứu .................................................................... 31 1.4.1 Thiết kế nghiên cứu.......................................................................... 31 1.4.2 Đốitƣợng tiếp cận............................................................................ 31 1.4.3 Phƣơng pháp thu thập thông tin ......................................................... 32 1.4.4 Phƣơng pháp xử lý thông tin.............................................................. 33 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN HUYỆN ĐỊNH HÓA - TỈNH THÁI NGUYÊN .............................................................................. 34 2.1 Tìnhhình chung của điểm nghiên cứu.................................................. 34 2.1.1 Điều kiện tự nhiên............................................................................. 34 2.1.1.1 Vị trí địa lý địa hình....................................................................... 34 2.1.1.2 Khí hậu thủy văn............................................................................ 34 2.1.1.3 Tài nguyên..................................................................................... 36 2.1.1.4. Những biểu hiện của việc biến đổikhí hậu trên địa bàn huyện......... 39 2.1.2 Một số chỉ tiêu phát triển KTXH của Huyện....................................... 39 2.1.2.1 Kinh tế......................................................................................... 39 2.1.2.2 Xã hội.......................................................................................... 45 2.1.3 Một số thuận lợi, khó khăn và đặc điểm KTXH ảnh hƣởng đến sinh kế củangƣời dân........................................................................................... 45 2.1.3.1 Thuận lợi....................................................................................... 45 2.1.3.2 Khó khăn....................................................................................... 46
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 2.1.4 Biến đổi khí hậu ở Định Hóa..............................................................46 2.2 Thực trạng sinh kế của ngƣời dân Huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên.. 51 2.2.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra...................................................51 2.2.1.1 Khảo sát thu nhập và phân nhóm hộ điều tra ....................................51 2.2.1.2 Loại hình sinh kế chủ yếu của hộ dân..............................................56 2.2.2 Nguồn lực tự nhiên............................................................................59 2.2.3 Nguồn nhân lực và lao động của hộ....................................................71 2.2.4 Nguồn lực vật chất.............................................................................75 2.2.5 Nguồn lực xã hội...............................................................................79 2.2.6 Nguồn lực tài chính ...........................................................................82 2.2.7 Nguyên nhân những thay đổi trong sinh kế .........................................89 CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ CẢI THIỆN SINH KẾ CHO NGƢỜI DÂN TRONG TÌNH TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ...........................91 3.1 Phƣơng hƣớng và mục tiêu cải thiện sinh kế .........................................91 3.1.1 Quan điểm về thay đổisinh kế............................................................91 3.1.2 Phƣơng hƣớng cải thiện sinh kế.........................................................91 3.1.3 Một số mục tiêu cụ thể.......................................................................91 3.2 Một số giải pháp cải thiện sinh kế..........................................................92 3.2.1 Giải pháp về chính sách....................................................................92 3.2.2 Giải pháp về hỗ trợ các thiệt hại.........................................................93 3.2.3 Giải pháp về đất đai...........................................................................93 3.2.4 Giải pháp về nguồn nhân lực..............................................................94 3.2.5 Giải pháp về việc làm ........................................................................94 3.2.6 Giải pháp về tổ chức thực hiện ...........................................................95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................96 1. KẾT LUẬN...........................................................................................96 2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................98
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Kí hiệu viết tắt Nghĩa 1 BĐXH Biến đổixã hội 2 BQ Bình quân 3 BĐKH Biến đổikhí hậu 4 GDĐT Giáo dục đào tạo 5 KTQD Kinh tế quốc dân 6 KKL Không khí lạnh 7 KTXH Kinh tế xã hội 8 LĐ Lao động 9 LLSX Lực lƣợng sản xuất 10 LHQ Liên hợp quốc 11 LSNG Lâm sản ngoài gỗ 12 TLLĐ Tƣ liệu lao động 13 XH Xã hội 14 SXNN Sản xuất nông nghiệp 15 GTVT Giao thông vận tải 16 LHQ Liên hợp quốc
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung Trang 2.1 Tình hình sử dụng đất đai của Huyện Định hóa 37 2.2 Giá trị tổng sản phẩm (GDP) 41 2.3 Tình hình dân số và lao động của Huyện Định hóa 42 2.4 Diễn biến thời tiết trên địa bàn nghiên cứu 47 2.5 Phân loại hộ điều tra 53 2.6 Thành phần dân tộc của chủ hộ 54 2.7 Cơ cấu thu nhập theo nhóm hộ 2010 57 2.8 Cơ cấu thu nhập theo nhóm hộ 2005 58 2.9 Thực trạng đất đai phân theo nhóm hộ 60 2.10 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp theo nhóm hộ 64 2.11 Sử dụng tài nguyên rừng phân theo nhóm hộ 68 2.12 Tìnhhình sửdụng nƣớc sinh hoạt của nhóm hộ 69 2.13 Biện pháp xử lý rác thải tại các hộ 70 2.14 Tình hình nguồn nhân lực và lao độngnăm 2010 72 2.15 Quy mô lao động của các hộ điều tra 73 2.16 Trình độ học vấn của chủ hộ phân theo nhóm hộ 73 2.17 Tình hình nguồn nhân lực và lao độngnăm 2005 74 2.18 Số trâu bò trung bìnhcủa hộ 75 2.19 Phƣơng tiện sinh hoạt của hộ 78 2.20 Nhà ở của hộ 79 2.21 Kinh nghiệm dự báo thời tiết 80 2.22 Các phƣơng tiện truyền tải thông tin về bảo vệ rừng 81 2.23 Thu nhập của hộ 82 2.24 Giá trị chăn nuôi của nhóm hộ qua 2 năm 2005 – 2010 85 2.25 Chi tiết chi phí trồng trọt theo nhóm hộ 87 2.20 Nhận thức về các hoạt độnggây ô nhiễm 93
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU Sơ đồ 1.1 Nội dung Khung phân tích sinh kế Trang 8 Biểu 2.1 Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ năm 2010 58 2.2 Cơ cấu đất đai của các nhóm hộ 61 2.3 Nhân khẩu theo kinh tế hộ năm 2010 72 2.4 Số trâu bò trung bìnhcủa hộ 76 2.5 Phƣơng tiện sinh hoạt của hộ 78 2.6 Nhà ở theo kinh tế hộ 79
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Vùng núi Việt Nam chiếm 2/3 tổng diện tích tự nhiên toàn quốc và là nơi sinh sống của 1/3 dân số cả nƣớc. Đây là vùng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng về điều kiện tự nhiên, văn hoá, các thể chế xã hội và quản lý tài nguyên truyền thống, cũng nhƣ các hoạt động sinh kế. Các tiềm lực tài nguyên thiên của khu vực này là to lớn, nhƣng nó cũng có nhiều khó khăn và bất lợi nhất định. Địa hình có độ dốc cao, nhiều đồi núi, môi trƣờng sinh thái suy thoái và dễ bị tác động bởi các hoạt động sống của con ngƣời, nhiều nơi đất đai nghèo kiệt dinh dƣỡng, thiên tai, lũ lụt, khô hạn và bất lợi về thời tiết khí hậu thƣờng xuyên diễn ra; Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển xã hội loài ngƣời, cho nền kinh tế Việt Nam, đối với hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp thì sự sinh tồn phụ thuộc hoàn toàn vào gieo trồng. Tuy nhiên, công cụ và kỹ thuật canh tác của chúng ta còn nhiều hạn chế và việc nuôi gia súc cũng chủ yếu là chăn thả cho nên giá trị và sản lƣợng nông nghiệp và chăn nuôi ở những nơi này là cực kỳ nhạy cảm với những biến đổi của thời tiết. Ngoài ra, miền núi cũng đƣợc xem nhƣ là khu vực có cơ sở hạ tầng, dịch vụ lạc hậu và chậm phát triển, đời sống kinh tế xã hội khó khăn, thu nhập thấp, sản xuất còn nặng tính tự cung tự cấp, dân trí thấp, khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ sản xuất và đời sống. Vì đƣợc xem nhƣ là vùng xa xôi hẻo lánh và có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, khu vực vùng núi đã nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ. Nhiều năm qua có nhiều chính sách và chƣơng trình phát triển của Chính phủ đã đƣợc triển khai nhằm khai thác tiềm lực tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi nói riêng và cả nƣớc nói chung. Khởi đầu là các chƣơng trình nhƣ hợp tác xã hoá, phát triển vùng kinh tế mới, định canh - định cƣ các cộng đồng dân tộc thiểu số đƣợc thực thi. Kết quả là hàng nghìn khu kinh tế mới, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, nông lâm trƣờng đã đƣợc xây dựng để khai thác đất đai, tài nguyên rừng, khoáng sản, và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, nhằm chấm dứt tập quán du canh du cƣ của ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số, tái phân bố dân cƣ
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 giữa miền xuôi và miền cao, phát triển các loại cây công nghiệp và nông nghiệp có tính thƣơng mại cao để xuất khẩu… Nhƣ chúng ta đã biết trong những năm gần đây sự biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng gây khó khăn cho các nỗ lực xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế miền núi. Theo dự báo, biến đổi khí hậu sẽ làm giảm tài sản sinh kế của những ngƣời nghèo, ví dụ khả năng tiếp cận tới nguồn nƣớc, nhà cửa, và cơ sở hạ tầng. Biến đổi khí hậu có tác động tiêu cực lên những cơ chế phòng chống thiên tai truyền thống do đó tăng tính dễ tổn thƣơng của ngƣời nghèo trƣớc nỗi lo lắng về nạn hạn hán, lũ lụt, và dịch bệnh. Những tác động của biến đổi khí hậu lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng suất lao động dƣờng nhƣ sẽ giảm tốc độ tăng trƣởng kinh tế, gia tăng đói nghèo do giảm cơ hội tạo thu nhập. Theo dự báo, biến đổi khí hậu cũng đồng thời làm thay đổi tình hình an ninh lƣơng thực của khu vực. Những thay đổi về lƣợng mƣa và những sự kiện thời tiết khắc nghiệt dƣờng nhƣ sẽ làm giảm sản lƣợng cây trồng ở nhiều vùng khác nhau. Nƣớc biển dâng cao dẫn đến mất đi những vùng đất ven biển và nạn xâm thực của nƣớc mặn, có thể làm giảm năng suất sản xuất nông nghiệp. Sự vôi hoá và san hô đổi màu trắng dƣờng nhƣ sẽ làm giảm sản lƣợng cá, hơn thế nữa còn đe dọa tới an ninh lƣơng thực. Chính vì lý do đó sinh kế cho ngƣời dân đặc biệt khu vực miền núi cần có những thay đổi nhất định để phù hợp với tình hình khí hậu cũng nhƣ những ảnh hƣởng từ môi trƣờng. [7],[10]. Định Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo trong hoạt động kinh tế của Huyện và cũng chịu ảnh hƣởng rất lớn của điều kiện tự nhiên; sự biến đổi khí hậu. Mặc dù đƣợc sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nƣớc tuy nhiên đời sống ngƣời nông dân vẫn gặp rất nhiều khó khăn; thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp. Việc đánh giá thực trạng sinh kế, tìm hiểu những nguyên nhân và đƣa ra những biệp pháp từng bƣớc góp phần nâng cao đời sống ngƣời nông dân, góp phần cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn là thực sự cần thiết.
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Với ý nghĩa đó tôi đã tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “CẢI THIỆN SINH KẾ CHO NGƢỜI DÂN TRƢỚC ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN” làm đề tài luận văn thạc sỹ, với mong muốn tìm hiểu thực trạng sinh kế của ngƣời dân trong tình hình biến đổi khí hậu những năm gần đây. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU * Mục tiêu chung: Từ việc đánh giá thực trạng sinh kế của ngƣời dân Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái nguyên và nghiên cứu tổng quan về sinh kế trong mối quan hệ với biến đổi khí hậu, từ đó phát hiện và đề xuất những hƣớng giải pháp tích cực cho sinh kế của ngƣời dân góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tạo điều kiện thực hiện chính sách Nhà nƣớc * Mục tiêu cụ thể 1- Tổng kết và khái quát những vấn đề về sinh kế, biến đổi khí hậu 2- Đánh giá tình hình sinh kế của ngƣời dân Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái nguyên dƣới các góc độ: + Thực trạng sinh kế của ngƣời dân + Các yếu tố nguồn lực tác động đến sinh kế + Biến đổi khí hậu tác động tới sinh kế 3- Đề xuất những giải pháp giúp ngƣời dân phát triển kinh tế 3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu các vấn đề kinh tế xã hội có liên quan đến sinh kế - Mối quan tâm của thế giới về biến đổi khí hậu - Khí hậu Việt Nam - Thực trạng sinh kế của ngƣời dân trong giai đoạn 2001 – 2010 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Về không gian: Nghiên cứu thực trạng sinh kế ngƣời dân Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên trong mối quan hệ với biến đổi khí hậu. - Về thời gian : Thu thập số liệu trong giai đoạn 2001-2010. Trong đó, số liệu năm 2010 là chủ yếu. - Nội dung nghiên cứu:
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 + Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội Huyện Định Hóa Tỉnh Thái nguyên. + Thực trạng sinh kế ngƣời dân Huyện Định Hóa Tỉnh Thái nguyên dƣới sự tác động của biến đổi khí hậu. 5. BỐ CỤC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia làm 3 chƣơng: Chƣơng I: Tổng quan tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng II: Thực trạng sinh kế của ngƣời dân Huyện Định Hóa – Tỉnh TN Chƣơng III: Các giải pháp chủ yếu để cải thiện sinh kế cho ngƣời dân trong tình trạng biến đổi khí hậu
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 CHƢƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SINH KẾ 1.1.1 Khái niệm sinh kế Ý tƣởng về sinh kế đƣợc đề cập trong các tác phẩm nghiên cứu của R. Chamber những năm 1980, về sau khái niệm này xuất hiện nhiều hơn trong các nghiên cứu của F.Ellis, Barrett, Reardon, ... Có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về sinh kế, tuy nhiên có sự nhất trí rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hƣởng đến hoạt động sống của mỗi cá nhân, hộ gia đình. Về căn bản các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay nông hộ tự quyết định dựa vào năng lực và khả năng của họ, đồng thời chịu tác động của các thể chế chính sách và những quan hệ xã hội mà cá nhân hoặc hộ gia đình đã thiết lập trong cộng đồng. F. Ellis cho rằng một sinh kế bao gồm những tài sản (tự nhiên, phƣơng tiện vật chất, con ngƣời, tài chính và nguồn vốn xã hội), những hoạt động và cơ hội đƣợc tiếp cận đến các tài sản và hoạt động đó (đạt đƣợc thông qua các thể chế và quan hệ xã hội), mà theo đó các quyết định về sinh kế đều thuộc về mỗi cá nhân và nông hộ. (Ellis, 2000). Theo DIFID (Tổ chức phát triển toàn cầu Vƣơng quốc Anh - 1999), một sinh kế bao gồm 3 thành tố chính: Nguồn lực và khả năng mà con ngƣời có đƣợc, chiến lƣợc sinh kế và kết quả sinh kế. Các nguồn lực và khả năng mà con ngƣời có, đƣợc xem là các vốn hay tài sản sinh kế bao gồm 5 loại sau: - Vốn con ngƣời: Bao gồm kỹ năng, kiến thức và sự giáo dục của từng cá nhân và các thành viên trong gia đình, sức khỏe, thời gian và khả năng làm việc để họ đạt đƣợc những kết quả sinh kế. - Vốn xã hội: Đề cập đến mạng lƣới và mối quan hệ xã hội, các tổ chức xã hội và các nhóm chính thức cũng nhƣ phi chính thức mà con ngƣời tham gia để từ đó đƣợc những cơ hội và lợi ích khác nhau.
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 - Vốn tự nhiên: Là các cơ sở các nguồn lực tự nhiên (của một hộ hoặc một cộng đồng) mà con ngƣời trông cậy vào, ví dụ nhƣ đất đai, rừng, nƣớc và các nguồn tài nguyên ven biển. - Vốn tài chính: Là các nguồn lực tài chính mà con ngƣời có đƣợc nhƣ nguồn thu nhập tiền mặt và các loại hình tiết kiệm khác nhau, tín dụng và các luồng thu nhập tiền mặt khác nhƣ lƣơng hƣu, tiền do thân nhân gửi về hay những trợ cấp của nhà nƣớc. - Vốn vật chất: bao gồm các công trình hạ tầng và xã hội cơ bản và các tài sản của hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế, nhƣ giao thông, hệ thống cấp nƣớc và năng lƣợng, nhà ở và cá đồ dùng, dụng cụ trong gia đình. Chiến lƣợc sinh kế là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp, sử dụng và quản lý các nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân nhằm để kiếm sống cũng nhƣ đạt đƣợc mục tiêu và ƣớc vọng của họ. Những lựa chọn và quyết định của ngƣời dân cụ thể nhƣ là: Quyết định đầu tƣ vào loại nguồn vốn hay tài sản sinh kế; Qui mô của các hoạt động để tạo thu nhập mà họ theo đuổi; Cách thức họ quản lý và bảo tồn các tài sản sinh kế; Cách thức họ thu nhận và phát triển những kiến thức, kỹ năng cần thiết để kiếm sống; Họ đối phó nhƣ thế nào với rủi ro, những cú sốc và những cuộc khủng hoảng ở nhiều dạng khác nhau; và họ sử dụng thời gian và công sức lao động mà họ có nhƣ thế nào để làm đƣợc những điều trên. Những mục tiêu và ƣớc nguyện đạt đƣợc là những kết quả sinh kế - đó là những điều mà con ngƣời muốn đạt đƣợc trong cuộc sống cả trƣớc mắt và lâu dài, bao gồm: - Sự hƣng thịnh hơn: Thu nhập cao và ổn định hơn, cơ hội việc làm tốt hơn; kết quả của những công việc mà ngƣời dân đang thực hiện tăng lên và nhìn chung lƣợng tiền của hộ gia đình thu đƣợc gia tăng. - Đời sống đƣợc nâng cao: Ngoài tiền và những thứ mua đƣợc bằng tiền, ngƣời ta còn đánh giá đời sống bằng giá trị của những hàng hóa phi vật chất khác. Sự đánh giá về đời sống của ngƣời dân chịu ảnh hƣởng bởi rất nhiều các yếu tố, ví dụ nhƣ căn cứ vào vấn đề giáo dục và y tế cho các thành viên gia đình đƣợc đảm bảo, các
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 điều kiện sống tốt, khả năng tiếp cận các dịch vụ tốt, sự an toàn của đời sống vật chất,… - Khả năng tổn thƣơng đƣợc giảm: Ngƣời nghèo luôn phải luôn sống trong trạng thái dể bị tổn thƣơng. Do vậy, sự ƣu tiên của họ có thể là tập trung cho việc bảo vệ gia đình khỏi những đe dọa tiềm ẩn, thay vì phát triển tối đa những cơ hội của mình. Việc giảm khả năng tổn thƣơng có trong ổn định giá cả thị trƣờng, an toàn sau các thảm họa, khả năng kiểm soát dịch bệnh gia súc, … - An ninh lƣơng thực đƣợc cũng cố: An ninh lƣơng thực là một cốt lõi trong sự tổn thƣơng và đói nghèo. Việc tăng cƣờng an ninh lƣơng thực có thể đƣợc thực hiện thông qua đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên đất, nâng cao và ổn định thu hoạch mùa màng, đa dạng hóa các loại cây lƣơng thực ... - Sử dụng bền vững hơn cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên: Sự bền vững môi trƣờng là một mối quan tâm lớn mang ý nghĩa quan trọng và hỗ trợ cho các kết quả sinh kế khác. Sinh kế của con ngƣời phụ thuộc vào khối lƣợng và chất lƣợng của những nguồn vốn mà họ có hoặc có thể tiếp cận. 1.1.2 Phƣơng pháp tiếp cận sinh kế bền vững Theo R. Chamber (1989); T. Reardon and J. E Taylor (1996) một sinh kế đƣợc xem là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục trƣớc tác động của những áp lực và những cú sốc, duy trì hoặc tăng cƣờng những năng lực và tài sản của nó trong hiện tại và tƣơng lai trong khi không làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các chính sách để xác định sinh kế cho ngƣời dân theo hƣớng bền vững đƣợc xác định liên quan chặt chẽ tới bối cảnh kinh tế vĩ mô và tác động của các yếu tố bên ngoài; mối liên hệ chẽ giữa mức độ tăng trƣởng kinh tế, cơ hội sinh kế và cải thiện đói nghèo của ngƣời dân; vai trò của thể chế chính sách cũng nhƣ các mối liên hệ hỗ trợ xã hội đối với cải thiện sinh kế, xóa đói giảm nghèo. Sự bền vững trong các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ khả năng trang bị nguồn vốn, trình độ lao động, các mối liên hệ trong cộng đồng, chính sách phát triển… Tuy vậy sự bền vững của Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố nền tảng trong việc quyết
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 định một sinh kế có bền vững hay không. Các thành tố của một sinh kế có mối quan hệ nhân quả và chiến lƣợc sinh kế của con ngƣời chịu sự tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Điều này đƣợc thể hiện trong khung phân tích sinh kế dƣới đây (DIFID): Sơ đồ 1.1 : Khung phân tích sinh kế [3] Những thay đổi trong thực trạng tài sản và chiến lƣợcsinh kế Bối cảnh tổn thƣơng - Sốc và khủng hoảng - Những xu hƣớng kinh tế-xã hội và môi trƣờng - Sự dao động theo kỳ, thời vụ Vốn con ngƣời Vốn xã hội Vốn tự nhiên Chiến lƣợc sinh kế Kết quả sinh kế - Thu nhập tốt hơn - Đời sống nâng cao - Khả năng tổn thƣơng giảm - An ninh lƣơng thực củng cố - Sử dụng tài nguyên thiên nhiên Vốn vật chất Vốn tài chính bền vững Một đặc điểm quan trọng trong khả năng tổn thƣơng là con ngƣời không thể dễ dàng kiểm soát những yếu tố trƣớc mắt hoặc dài lâu hơn nữa. Khả năng tổn thƣơng hay sự bấp bênh trong sinh kế tạo ra từ những yếu tố này là rất phổ biến và thƣờng xuyên, đặc biệt với những hộ nghèo. Điều này chủ yếu là do họ không có khả năng tiếp cận với những nguồn lực có thể giúp họ bảo vệ mình khỏi những tác động xấu. Các chính sách và thể chế bao gồm các chính sách, luật lệ và những hƣớng dẫn của Nhà nƣớc, những cơ chế, luật tục và phong tục của công đồng, các cơ quan, tổ chức và dịch vụ nhà nƣớc cũng nhƣ tƣ nhân, có những tác động lên các khía cạnh của
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 sinh kế. Đây là một phần quan trọng trong khung phân tích sinh kế bền vững vì nó ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận với các nguồn lực sinh kế, những chiến lƣợc sinh kế, lợi ích của ngƣời dân khi thực hiện hoặc đầu tƣ một số hoạt động sinh kế nhất định. Ngoài ra, đây còn là những yếu tố tác động lên cả các mối quan hệ cá nhân trong cộng đồng và khả năng liệu ngƣời dân có thể nằm trong bối cảnh để đạt đƣợc những điều kiện sống tốt. Khung phân tích sinh kế là một công cụ đƣợc sử dụng để áp dụng cách tiếp cận sinh kế bền vững. Đây là cách tiếp cận lấy con ngƣời làm trung tâm đồng thời cố gắng tìm hiểu những vấn đề về kinh tế-xã hội và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ góc nhìn thông qua con ngƣời. Nó giúp nhà nghiên cứu xem xét những yếu tố khác nhau ảnh hƣởng đến sinh kế của con ngƣời, đặt biệt là các yếu tố gây khó khăn và tạo cơ hội trong sinh kế. Đồng thời giúp tìm hiểu những yếu tố này liên quan với nhau nhƣ thế nào. Theo khung phân tích này, tiếp cận nghiên cứu sinh kế bắt đầu bằng việc phân tích các chiến lƣợc sinh kế của con ngƣời. Xem xét chiến lƣợc đó thay đổi qua thời gian chịu ảnh hƣởng của bối cảnh tổn thƣơng và chính sách, thể chế nhƣ thế nào. Phân tích sự khác biệt về mức độ ảnh hƣởng gữa các nhóm hộ khác nhau trong cộng đồng và xác định những yếu tố ảnh hƣởng đến sự tham gia của họ trong các chƣơng trình của nhà nƣớc. Phƣơng pháp tiếp cận này đặc biệt chú ý đến việc lôi cuốn ngƣời dân tham gia và tôn trọng ý kiến của họ, đồng thời đƣa ra những giải pháp nhằm hỗ trợ ngƣời dân đạt đƣợc các mục đích sinh kế của họ. [3], [8] 1.1.3 Nguồn lực sinh kế Các nguồn lực trong phân tích sinh kế bao gồm: 1- Nguồn lực tự nhiên; 2- Nguồn lực con ngƣời; 3- Nguồn lực xã hội; 4- Nguồn lực vật chất; 5-Nguồn lực tài chính. Các nguồn lực đóng vai trò quan trọng giúp cho việc thực hiện các hoạt động trong đời sống sản xuất, quy định quy mô và hiệu quả của ngành nông nghiệp. Việc khai thác và sử dụng tốt các nguồn lực tạo nên trạng thái cân bằng của nông hộ, nông trại, của các vùng và toàn ngành nông nghiệp, tạo điều kiện nâng cao thu nhập của ngƣời nông dân và tích lũy cho nông nghiệp
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 1.1.3.1 Nguồn lực tự nhiên Là sản phẩm của tự nhiên ban cho con ngƣời để tiến hành hoạt động sản xuất hay con ngƣời dùng nó làm môi trƣờng để sản xuất. Tài nguyên thiên nhiên bao gồm (đất đai; rừng, nguồn nƣớc, động vật, thực vật..). Đất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt, chăn nuôi, là tƣ liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất có ảnh hƣởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất và sự phân bố cây trồng, vật nuôi “Đất nào, cây ấy”. Đất nông nghiệp bao gồm: Đất trồng cây hàng năm, lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất có khả năng nông nghiệp Nguồn tài nguyên đất nông nghiệp trên thế giới rất hạn chế, chỉ chiếm 12% diện tích tự nhiên, trong khi số dân vẫn không ngừng tăng lên. Tuy diện tích đất hoang hoá còn nhiều, nhƣng việc khai hoang, mở rộng diện tích đất nông nghiệp rất khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức và tiền của, đó là chƣa kể đến việc mất đất do nhiều nguyên nhân nhƣ xói mòn, rửa trôi, nhiễm mặn và chuyển đổi mục đích sử dụng. Vì vậy, con ngƣời cần phải sử dụng hợp lí diện tích đất nông nghiệp hiện có và bảo vệ độ phì của đất. Các tài nguyên trực tiếp hay gián tiếp đều tác động đến sản xuất nông nghiệp, rừng đầu nguồn có tác dụng điều hòa khí hậu và hệ sinh thái ven biển, bảo vệ sản xuất nông nghiệp ở các vùng ven biển. Hồ chứa và các dòng sông có tác dụng chứa nƣớc khi mƣa và cung cấp nƣớc cho nông nghiệp khi hạn Khí hậu và nguồn nƣớc có ảnh hƣởng mạnh mẽ tới việc xác định cơ cấu cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở từng địa phƣơng. Sự phân chia các đới trồng trọt chính trên thế giới nhƣ nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới và cận cực liên quan tới sự phân đới khí hậu. Sự phân mùa của khí hậu quy định tính mùa vụ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các điều kiện thời tiết có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy sự phát sinh và lan tràn dịch bệnh cho vật nuôi, các sâu bệnh có hại cho cây trồng. Những tai biến thiên nhiên nhƣ lũ lụt, hạn hán, bão… gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp. Chính điều này làm cho ngành nông nghiệp có tính bấp bênh, không ổn định.
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 Sinh vật với các loài cây con, đồng cỏ và nguồn thức ăn tự nhiên là cơ sở để thuần dƣỡng, tạo nên các giống cây trồng và vật nuôi, cơ sở thức ăn tự nhiên cho gia súc và tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi.[6] 1.1.3.2 Nguồn lực con người Nguồn lực hay vốn con ngƣời đại diện cho các kỹ năng, tri thức, khả năng làm việc và sức khỏe tốt, tất cả cộng lại tạo điều kiện giúp con ngƣời theo đuổi các chiến lƣợc sinh kế khác nhau và đạt đƣợc các mục tiêu sinh kế. Ở cấp độ hộ gia đình, vốn con ngƣời là yếu tố về số lƣợng và chất lƣợng lao động của hộ; yếu tố này khác nhau tùy thuộc vào kích cỡ của hộ, trình độ giáo dục và kỹ năng nghề nghiệp, khả năng quản lý, tình trạng sức khỏe, tri thức về các cấu trúc sở hữu chính thống và phi chính thống (nhƣ các quyền, luật pháp, chuẩn mực, cấu trúc chính quyền, các thủ tục). Nguồn lực con ngƣời toàn bộ các yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo đức phẩm chất, trình độ tri thức, phẩm chất xã hội… tạo nên năng lực của con ngƣời, của cộng đồng ngƣời có thể sử dụng và phát huy trong quá trình xây dựng và phát triển đất nƣớc. Nhƣ vậy, khi nói tới nguồn lực con ngƣời với tƣ cách là chủ thể của các hoạt động xã hội, nguồn lực con ngƣời bao gồm hai mặt: Mặt thứ nhất đó là số lƣợng của nguồn lực con ngƣời bao gồm: Quy mô dân số, cơ cấu độ tuổi, sự tiếp nối các thế hệ, giới tính và sự phân bố dân cƣ giữa các vùng miền… Mặt thứ hai là chất lƣợng nguồn lực của con ngƣời bao gồm thể lực, trí lực, tay nghề, năng lực quản lý, phẩm chất đạo đức, tình cảm và ý thức chính trị. Nguồn lực lao động là LLSX quan trọng của XH. Việc nghiên cứu nguồn nhân lực trong nông nghiệp có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông nghiệp cũng nhƣ đối với sự phát triển nền KTQD, Nguồn nhân lực trong nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động SXNN, bao gồm số lƣợng, chất lƣợng của ngƣời lao động. Về số lƣợng bao gồm những ngƣời trong độ tuổi (Nam từ 15 – 60 tuổi; Nữ từ 15 – 55 tuổi) và những ngƣời trên và dƣới độ tuổi nói trên tham gia vào hoạt động SXNN. Nguồn nhân lực trong nông nghiệp nó có đặc điểm riêng so với những ngành SX vật chất khác. Trƣớc hết là nó mang tính thời vụ cao, đây là nét đặc trƣng điển hình tuyệt đối không thể xóa bỏ, nó làm phức tạp quá trình sử dụng
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 yếu tố nguồn nhân lực trong nông nghiệp. Lao động có xu hƣớng mang tính quy luật là không ngừng thu hẹp về số lƣợng và đƣợc chuyển một bộ phận sang ngành khác, trƣớc hết là công nghiệp với những lao động trẻ khỏe, có trình độ văn hóa kỹ thuật. Vì vậy số lao động ở lại trong khu vực nông nghiệp là những ngƣời có độ tuổi trung bình cao và tỷ lệ này có xu hƣớng tăng lên.[6] 1.1.3.3 Nguồn lực xã hội Khi nhắc đến nguồn lực xã hội đó chính là chúng ta đang đề cập đến yếu tố vốn xã hội. Vốn xã hội nghĩa là các nguồn lực xã hội mà con ngƣời sử dụng để theo đuổi các mục tiêu sinh kế của mình, bao gồm quan hệ, mạng lƣới, thành viên nhóm, niềm tin, sự phụ thuộc lẫn nhau và trao đổi cung cấp các mạng an ninh phi chính thống quan trọng. Vốn xã hội bao gồm phần lớn sự hợp tác xây dựng giữa những con ngƣời với nhau: Sự tin tƣởng, sự hiểu biết lẫn nhau, và sự chia sẻ những giá trị đạo đức, phong cách nối kết những thành viên trong các tập đoàn, các cộng đồng lại với nhau làm cho việc phối hợp hành động có khả năng thực hiện đƣợc”. Vốn xã hội đƣợc hiểu là những mối ràng buộc giữa các cá nhân trong một tập thể, một cộng đồng, xã hội. Nói đến vốn xã hội, phải nhắc đến ba yếu tố cấu thành gồm: mạng lƣới các quan hệ xã hội, sự tin cẩn và các chuẩn mực, quy tắc hành xử. Vốn xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội nói chung và của từng cá nhân nói riêng. Vốn xã hội cao dẫn đến hợp tác cao hơn, đóng góp nhiều hành động có lợi ích cho cộng đồng. Vốn xã hội không sẵn có mà phải đƣợc gây dựng qua một quá trình lâu dài, thông qua mạng lƣới xã hội giữa cá nhân đó với ngƣời xung quanh. Có nhiều cách thức để giúp mỗi cá nhân xây dựng và mở rộng mối quan hệ xã hội của mình ; tham gia vào các nhóm chính thức cũng nhƣ phi chính thức để có đƣợc những cơ hội và lợi ích khác nhau. Vốn xã hội đƣợc xây dựng bằng cách đầu tƣ vào các mối quan hệ với những ngƣời sẵn có trong mạng lƣới của bạn, và tạo quan hệ với những ngƣời ở bên ngoài. “Đầu tƣ vào các mối quan hệ” nghĩa là tìm cách để chủ động giúp đỡ, đáp ứng nhu cầu của mọi ngƣời.
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 Một điều rất thú vị là vốn xã hội không giống nhƣ nguồn vật chất càng dùng càng cạn kiệt, nó giống nhƣ sức mạnh cơ bắp, càng luyện tập thì bạn càng khỏe. Quan trọng hơn, vốn xã hội không chỉ là khả năng kết nối với mọi ngƣời. Vốn xã hội còn là thƣớc đo tầm ảnh hƣởng và danh tiếng bạn mang lại cho kết nối đó, đồng nghĩa với việc các bên bạn đang kết nối cũng sẽ đầu tƣ vào mối quan hệ mới mà bạn đang làm cầu nối. Theo nghĩa này, đó còn là thƣớc đo sức mạnh đoán trƣớc đƣợc sự hoàn thành mong muốn của mình. Cuối cùng, vốn xã hội không phải là một giao dịch. Đó không phải thứ gì bạn có thể mua đƣợc, cũng không phải hệ thống tác động qua lại, bạn giúp ai thì sẽ đƣợc ngƣời đó giúp đỡ lại. Vốn xã hội là quan hệ nhân quả, bạn càng trao đi nhiều, thì bạn càng nhận đƣợc nhiều, thậm chí từ một ngƣời hoàn toàn khác trong nhóm.[6] 1.1.3.4 Nguồn lực vật chất Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng và các loại hàng hóa mà ngƣời sản xuất cần để hậu thuẫn sinh kế. Bao gồm các công trình hạ tầng và các tài sản của hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sinh kế. Vốn vật chất đóng vai trò là nền tảng cho hoạt động kinh tế của hộ, tuy nhiên nguồn lực vật chất không đồng đều ở các vùng cũng nhƣ của từng hộ. Chính vì vậy cần phải quan tâm và từng bƣớc phát triển, bổ sung nguồn lực vật chất này bằng nhiều cách thức khác nhau.[6] 1.1.3.5 Nguồn lực tài chính Là nguồn thu nhập mà con ngƣời có đƣợc nhƣ: Tiền mặt và các loại hình tiết kiệm khác nhau, tín dụng và các luồng thu nhập tiền mặt khác….Nguồn lực tài chính có ý nghĩa quan trọng trong đời sống cũng nhƣ trong hoạt động sản xuất của ngƣời dân. Nó quyết định phần lớn đến kết quả các hoạt động sinh kế hộ. Tuy nhiên, nguồn vốn là nguồn lực hạn chế đối với các ngành kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng. Vốn sản xuất vận động không ngừng từ phạm vi sản xuất sang phạm vi lƣu thông và trở về sản xuất. Hình thức của vốn sản xuất cũng thay đổi từ hình thức tiền tệ sang hình thức tƣ liệu SX và tiền lƣơng cho nhân công đến sản phẩm hàng hóa và trở lại hình thức tiền tệ. Nhƣ vậy vốn trong SX nông nghiệp là
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 biểu hiện bằng tiền của TLLĐ và đối tƣợng lao động đƣợc sử dụng vào SX nông nghiệp Vốn trong nông nghiệp có vai trò quan trọng, nó là yếu tố quan trọng trong sản xuất và lƣu thông hàng hóa, vốn là điều kiện để cho doanh nghiệp thực hiện tốt các khâu sản xuất và marketing sản phẩm, quy mô và chất lƣợng nguồn vốn là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp khai thác các nguồn lực dùng vào sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Do chu kỳ sản xuất nông nghiệp là dài nên vốn dùng trong nông nghiệp có mức lƣu chuyển chậm hơn so với công nghiệp. Nhu cầu về vốn và việc sử dụng vốn mang tính thời vụ cao do tính thời vụ sản xuất nông nghiệp quy định. Trong nông nghiệp một phần vốn do chính doanh nghiệp hay nông trại sản xuất ra (hạt giống, phân bón, cây giống…) đƣợc dùng ngay vào quá trình sản xuất tiếp theo. Vốn trong nông nghiệp mang tính rủi ro cao do sản xuất nông nghiệp dựa vào yếu tố tự nhiên thời tiết khí hậu vì vậy cần phải thực sự có lƣợng vốn vật tƣ dự phòng những lúc thiên tai.[6] 1.1.4 Các yếu tố tác động đến nguồn lực sinh kế 1.1.4.1 Sự thay đổi của xã hội a- Sự thay đổi trong quan hệ về lợi ích Những thay đổi mạnh mẽ trong xã hội nông thôn đã và đang dẫn đến sự khác biệt, sự phân chia thứ bậc các tầng xã hội, qua đó phản ánh vị thế, vai trò, lợi ích của các tầng, các nhóm. Trong nội bộ giai cấp nông dân, có một bộ phận giàu có, biết làm ăn, thu vén, ngƣợc lại cũng có một bộ phận gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, mức sống nghèo nàn. Cả một tập hợp hay hệ thống lĩnh vực xã hội - các vấn đề xã hội - các chính sách xã hội và hệ thống an sinh xã hội gắn liền mật thiết với nhau, có quan hệ với những biến đổi xã hội. Trong tập hợp và hệ thống này, có thể nhận thấy: Cái biến đổi là lĩnh vực xã hội, tức là cái xã hội trong tƣơng tác biện chứng với cái kinh tế. Biểu hiện trực tiếp của biến đổi xã hội, trƣớc hết là những vấn đề xã hội đặt ra một cách trực tiếp trong đời sống hàng ngày, gắn với những nhu cầu và lợi ích của con ngƣời (cá nhân, nhóm, giới, lứa tuổi, thế hệ, cộng đồng...) hoặc là những hệ quả xã
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 hội phái sinh từ những tác động, vận động của kinh tế, của chính trị. Công cụ, phƣơng thức tác động tới biến đổi xã hội là thể chế, thiết chế, chính sách gắn với chủ thể quản lý là nhà nƣớc. Đối tƣợng tiếp nhận biến đổi, hoặc đƣợc thụ hƣởng lợi ích từ những biến đổi tích cực hoặc phải chịu những thiệt hại từ những biến đổi tiêu cực là con ngƣời và cuộc sống của họ, là xã hội và cộng đồng xã hội. Song con ngƣời, thông qua hoạt động, cùng với thể chế và thiết chế ràng buộc, nó lại chính là chủ thể tạo ra biến đổi đồng thời, một cách tất yếu lại tiếp nhận chính những biến đổi do mình tạo ra, kể cả những biến đổi của môi trƣờng. Xem xét những biến đổi xã hội từ phƣơng diện con ngƣời - hoạt động và chính sách là xem xét sự vận động, tác động qua lại giữa chủ thể với đối tƣợng và đối tƣợng với chủ thể. b- Sự thay đổi trong quan điểm Sự thay đổi này có tầm quan trọng chiến lƣợc, bởi nó làm thay đổi nhận thức từ chủ thể lãnh đạo, quản lý, có thẩm quyền ra các quyết sách, đƣờng lối và chính sách. Chú trọng tới lợi ích và nhu cầu trong đời sống của con ngƣời là chú trọng tới nhân tố quan trọng hàng đầu của lực lƣợng sản xuất và của phát triển xã hội nói chung; nó còn có ý nghĩa sâu xa và to lớn hơn nữa, ở chỗ, mọi chính sách phải hƣớng tới phục vụ lợi ích và phát triển các tiềm năng sáng tạo của con ngƣời, coi con ngƣời là mục tiêu và động lực của đổi mới và phát triển, do đó con ngƣời trở thành tiêu điểm của mọi chính sách. Đây là định hƣớng nhân văn của phát triển xã hội. c- Sự thay đổi các tổ chức xã hội Việt Nam hiện có một số lƣợng lớn các tổ chức xã hội rất khác nhau về nguồn gốc, cơ cấu tổ chức, cơ sở pháp lý, mục đích hoạt động và cơ chế tài chính, và đều mang lại lợi ích cho đất nƣớc. Các tổ chức xã hội tham gia rất tích cực vào các hoạt động từ thiện, tình nguyện, và đƣợc ngƣời dân rất tin tƣởng. Tuy nhiên quan hệ hợp tác và sự kết nối giữa các tổ chức này vẫn còn yếu. Thêm vào đó môi trƣờng xã hội - chính trị cho sự phát triển của xã hội dân sự vẫn còn chƣa thực sự đầy đủ, làm hạn chế tác động nhiều mặt của họ.
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 Các tổ chức xã hội vẫn còn yếu trong việc tuyên truyền về tính minh bạch và dân chủ, hai giá trị rất quan trọng để tăng cƣờng sức mạnh và nâng cao uy tín của các tổ chức này trong xã hội. Cũng giống nhƣ tự nhiên, mọi xã hội không ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định của bề ngoài, còn thực tế nó không ngừng thay đổi bên trong bản thân nó. Bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hóa nào cũng luôn biến đổi; sự biến đổi trong xã hội hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn. Mọi cái đều biến đổi và xã hội cũng giống nhƣ các hiện thực khác, không ngừng vận động và thay đổi. Sự thay đổi các tổ chức xã hội là một biểu hiện của biến đổi xã hội theo nghĩa hẹp. Sự biến đổi này ảnh hƣởng sâu sắc đến các thành viên trong xã hội do nó ảnh hƣởng đến các nguồn lực trong sinh kế của các thành viên đó. d- Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế Đi vào kinh tế thị trƣờng và áp dụng cơ chế thị trƣờng trong quản lý kinh tế đã tạo ra sự thay đổi căn bản không chỉ mô hình phát triển kinh tế và quản lý kinh tế. Do phát triển sản xuất hàng hoá và kinh tế hàng hoá nên hoạt động sản xuất - kinh doanh, hoạt động kinh tế tất yếu phải tuân theo quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật thị trƣờng. Đây là phƣơng thức cần thiết và là động lực mạnh mẽ để phát triển lực lƣợng sản xuất, giải phóng sức sản xuất, đẩy mạnh phân công lao động, vị thế và vai trò của ngƣời lao động, các chủ hộ lao động đƣợc khẳng định. Với tƣ cách chủ thể, họ có quyền chủ động trong sản xuất - kinh doanh, quyền đó đi liền với quyền tự chịu trách nhiệm trƣớc kết quả sản xuất và hiệu quả kinh doanh, chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật. Nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng chỉ thực hiện quyền quản lý hành chính trong kinh tế, theo luật pháp hiện hành, không can thiệp tùy tiện vào hoạt động sản xuất kinh doanh vốn là thẩm quyền của ngƣời lao động (cá thể, tƣ nhân), của các doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp (doanh nhân). Cơ cấu kinh tế thay đổi mà Việt Nam gọi là "chuyển dịch". Trong cơ cấu đó, nông nghiệp giảm đáng kể tỷ trọng, công nghiệp hƣớng nhiều vào các ngành công nghiệp hiện đại, công nghệ cao, lao động trí óc, chất xám gia tăng tỷ lệ, hàm lƣợng của nó trong các sản phẩm, hàng hoá sản xuất ra. Thƣơng mại, dịch vụ ngày càng đƣợc chú trọng. Đã diễn ra sự biến đổi cơ cấu tổng thể nền kinh tế và cơ cấu trong
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 nội bộ một ngành kinh tế, cơ cấu vùng, miền, địa phƣơng, phù hợp với khả năng, thế mạnh từng nơi, từng loại hình đồng thời chú trọng đến cả tiềm lực của sản xuất - kinh doanh ở nƣớc ngoài do những cá nhân và cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài thực hiện. Cơ cấu lao động, bố trí nguồn lực lao động cũng thay đổi trên cơ sở phân công lao động xã hội mới. e- Sự thay đổi về dân số và phân bố dân số Trong bối cảnh của công cuộc đổi mới, thành phần tộc ngƣời có xu hƣớng tăng lên (có thể vƣợt qua con số 54 dân tộc - do ý thức tộc ngƣời tăng lên, do chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc...), sự phân bố về địa lý giữa các dân tộc thay đổi mạnh (do di dân tự do từ Bắc và Nam, do phát triển các khu công nghiệp...), đặc biệt là sự biến đổi cơ cấu dân số giữa các tộc ngƣời (tỷ lệ sinh ở các dân tộc thiểu số miền núi cao hơn ở ngƣời Kinh và ở đồng bằng). Ngoài các tôn giáo chính là Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài và Hoà Hảo, trong giai đoạn đổi mới còn xuất hiện thêm nhiều tôn giáo mới (từ 50 - 60), trong đó có tôn giáo tách ra từ Phật giáo, có tôn giáo là đƣợc phục sinh từ các lễ hội dân gian và cũng có tôn giáo mới đƣợc du nhập từ bên ngoài vào. Đó là chƣa kể trong nội bộ các tôn giáo cũng có sự thay đổi không chỉ ở số lƣợng các tín đồ, mà còn ở phƣơng diện tổ chức và nhiều phƣơng diện khác nữa. Những biến đổi đó đã tác động cả tích cực và tiêu cực đến quá trình phát triển đất nƣớc, cụ thể trên các mặt: kinh tế, văn hoá, chính trị và xã hội. Ở chiều tích cực: Về mặt kinh tế: sự biến đổi cơ cấu xã hội đó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nƣớc, qua đó góp phần nâng cao đời sống mọi mặt của đại đa số các tầng lớp nhân dân. Về mặt chính trị, sự biến đổi cơ cấu xã hội (nhƣ tự do hoá các ngành nghề, nhiều tầng lớp xã hội mới xuất hiện...) đã góp phần nâng cao địa vị cũng nhƣ ý thức dân chủ của ngƣời dân. Nhƣ vậy, mô hình cơ cấu xã hội ở giai đoạn mới này, về cơ bản, là có lợi cho sự ổn định xã hội và phát triển đất nƣớc về lâu, về dài. Về mặt văn hoá: Việc giao lƣu ngày càng gia tăng giữa các tộc ngƣời trong nƣớc, cũng nhƣ giữa trong nƣớc và nƣớc ngoài, sự phục sinh của nhiều tín ngƣỡng dân gian, sự du nhập và nảy sinh nhiều tôn giáo mới... đang làm cho văn hoá Việt
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 Nam ngày thêm đa dạng và phong phú - mà đa dạng và phong phú chính là một nguyên nhân không thể thiếu để phát triển. Ở chiều tác động tiêu cực: Sự tác động tiêu cực của biến đổi cơ cấu xã hội ở giai đoạn này có nhiều, song có thể quy lại mấy biểu hiện cơ bản sau: Biến đổi cơ cấu xã hội đang làm gia tăng sự bất bình đẳng của xã hội: đó là bất bình đẳng giữa nông thôn và đô thị, giữa miền xuôi và miền núi, giữa ngƣời có thu nhập cao và ngƣời thu nhập thấp, giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Biến đổi cơ cấu xã hội đang làm gia tăng mâu thuẫn và xung đột - dù mới ở mức độ cục bộ - song cũng đã tạo ra những nguy cơ tiềm ẩn đối với sự ổn định và phát triển của xã hội: đó là mâu thuẫn giữa chủ và thợ, giữa thế hệ già và thế hệ trẻ, giữa chủ đầu tƣ và những ngƣời nông dân mất đất, là xung đột giữa một số tổ chức tôn giáo và chính quyền địa phƣơng, giữa các bộ phận tộc ngƣời di dân tự do và cƣ dân địaphƣơng. Ngoài ra, trong cơ cấu xã hội mới xuất hiện các nhóm yếu thế và dễ bị tổn thƣơng, sự quá tải ở các khu công nghiệp và các thành phố lớn, sự mất dần bản sắc ở không ít tộc ngƣời thiểu số, sự lai căng, mất gốc ở một số nhóm ngƣời, nhất là ở thế hệ trẻ, v.v..[5] 1.1.4.2 Yếu tố môi trường khách quan a- Sự biến đổi khí hậu Việt Nam sẽ là một trong 5 nƣớc bị ảnh hƣởng nhiều nhất của BĐKH. Tác động lớn nhất là do nƣớc biển dâng và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan. Gây xói lở bờ biển do thay đổi chế độ động lực sóng và dòng chảy ven bờ. Làm tăng đỉnh lũ do giảm khả năng tiêu thoát nƣớc ra biển của các con sông. Gia tăng xâm nhập mặn vùng cửa sông và các tầng nƣớc dƣới đất ven biển. An toàn của hệ thống đê sông, đê biển bị ảnh hƣởng. Hệ thống tiêu: khó tiêu tự chảy, đặc biệt là vào các thời gian triều cƣờng, gây ngập úng. Hệ thống tƣới và cấp nƣớc: giảm khả năng lấy nƣớc do xâm nhập mặn. Năng suất và sản lƣợng: có thể bị giảm do biên độ giao động của nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố ngoại cảnh khác tăng lên. Nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi giảm hạn chế phát triển chăn nuôi. Dịch bệnh: nhiệt độ tăng cùng với biến động về các
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 yếu tố khí hậu và thời tiết khác có thể làm giảm sức đề kháng của vật nuôi đồng thời tạo môi trƣờng thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển bùng phát, gây ra những đại dịch trên gia súc, gia cầm. b- Sự thay đổi hệ sinh thái Đa dạng sinh học bị ảnh hƣởng mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, thành phần và phân bố địa lý của các hệ sinh thái sẽ thay đổi. Vùng khô hạn và bán khô hạn sẽ trở lên khắc nghiệt hơn. Hầu hết các vùng đất cát ven biển miền Trung sẽ trở lên nóng và khô hạn hơn làm tình trạng sa mạc hoá diễn ra trầm trọng hơn. Biến đổi về chu trình mƣa và bốc hơi ảnh hƣởng đến năng suất sinh khối của các loài thực vật. Các hệ sinh thái quý giá tại vùng ven biển (rừng ngập mặn, các rặng san hô, cỏ biển...) sẽ chịu rủi ro rất lớn do mực nƣớc biển dâng và nhiệt độ nƣớc đại dƣơng tăng lên. Gia tăng nguy cơ cháy rừng do nhiệt độ tăng lên và thời gian khô hạn kéo dài hơn. BĐKH tác động đến các hệ sinh thái biển, làm biến động chủng quần và nguồn lợi cá biển. Nhiệt độ tăng ảnh hƣởng đến năng suất nuôi trồng. Bão, lũ lụt, mƣa nhiều, hạn hán đều ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động nuôi: nƣớc nuôi hải sản bị ngọt hoá sẽ gây sốc làm thủy sản yếu, tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh có sẵn trong môi trƣờng xâm nhập. Sự thay đổi môi trƣờng nƣớc đột ngột làm thủy sản chết nhanh, chết hàng loạt. [15] 1.2 KHÍ HẬU VÀ XU THẾ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.2.1 Khái niệm, đặc trƣng khí hậu Việt Nam 1.2.1.1 Khái niệm Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa, áp suất khí quyển, gió, các hiện tƣợng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tƣợng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định. Khí hậu của một khu vực ảnh hƣởng bởi tọa độ địa lí, địa hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ cũng nhƣ các dòng nƣớc lƣu ở các đại dƣơng lân cận. Khí hậu phân ra các kiểu khác nhau dựa trên các thông số chính xác về nhiệt độ và lƣợng mƣa.[15] 1.2.1.2 Đặc trưng Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới, và nằm ở rìa phía đông nam của phần châu Á lục địa, giáp với biển Đông nên chịu ảnh hƣởng trực tiếp của
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 kiểu khí hậu gió mùa. Việt Nam có ba miền khí hậu chủ yếu, bao gồm: Miền khí hậu phía Bắc, miền khí hậu phía Nam, miền khí hậu Trung và Nam Trung Bộ. Miền Bắc Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa xuân, hè, thu, đông rõ rệt. Mùa xuân miền Bắc bắt đầu từ tháng 2 cho đến hết gần tháng 4, là mùa đẹp nhất trong năm. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9, vào mùa này thì nhiệt độ trong ngày khá nóng và mƣa nhiều. Tháng nóng nhất thƣờng là vào tháng 6. Tháng 5 đến tháng 8 là tháng có mƣa nhiều nhất trong năm. Mùa thu chỉ vỏn vẹn trong hai tháng 9 và 10. Thu miền Bắc rất đẹp, trời trong xanh, không khí mát mẻ. Mùa đông thƣờng vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau, mùa này khí hậu lạnh và hanh khô. Miền Nam Việt Nam gồm khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền này có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với hai mùa: mùa khô và mùa mƣa (mùa mƣa từ tháng 4-5 đến tháng 10-11, mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau). Quanh năm, nhiệt độ của miền này cao. Khí hậu miền này ít biến động nhiều trong năm. Khí hậu miền Trung Việt Nam thì đƣợc chia ra làm hai vùng khí hậu là Bắc Trung Bộ và vùng khí hậu Duyên Hải Nam Trung Bộ. Vùng Bắc Trung Bộ là vùng Bắc đèo Hải Vân, về mùa đông do bị ảnh hƣởng gió mùa Đông Bắc cộng thêm bị dãy núi Trƣờng Sơn tƣơng đối cao ở phía Tây ( dãy Phong Nha - Kẽ Bàng) và phía Nam (tại đèo Hải Vân trên dãy Bạch Mã) chắn ở cuối hƣớng gió mùa Đông Bắc. Nên vì vậy vùng này thƣờng lạnh nhiều vào Đông và thƣờng kèm theo mƣa nhiều, do gió mùa thổi theo đúng hƣớng Đông Bắc mang theo hơi nƣớc từ biển vào, hơi khác biệt với thời tiết khô hanh của miền Bắc cùng trong mùa đông. Về mùa Hè, lúc này do không còn hơi nƣớc nên gió mùa Tây Nam gây ra thời tiết khô nóng (có khi tới > 40°C, độ ẩm không khí thấp), gió này gọi là gió Lào. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ phía Nam đèo Hải Vân nóng quanh năm.[15] 1.2.2 Tình hình khí hậu Việt Nam - Nhiệt độ: Trong khoảng 50 năm qua (1951 - 2000), nhiệt độ trung bình năm (TBN) ở Việt Nam đã tăng lên 0,7o C. Nhiệt độ TBN của 4 thập kỷ gần đây (1961 -
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 2000) cao hơn TBN của 3 thập kỷ trƣớc đó (1931 - 1960). Nhiệt độ TBN của thập kỷ 1991 – 2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh đều cao hơn trung bình (TB) của thập kỷ 1931 – 1940 lần lƣợt là 0,8; 0,4 và 0,6o C. Năm 2007, nhiệt độ TBN ở cả 3 nơi trên đều cao hơn TB của thập kỷ 1931 – 1940 là 0,8 – 1,3o C và cao hơn thập kỷ 1991 – 2000 là 0,4 – 0,5o C. - Lƣợng mƣa: Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lƣợng mƣa TBN trong 9 thập kỷ vừa qua (1911 – 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác nhau, có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống. Trên lãnh thổ Việt Nam, xu thế biến đổi của lƣợng mƣa cũng rất khác nhau giữa các khu vực. - Mực nƣớc biển: Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở các trạm Cửa Ông và Hòn Dấu cho thấy, mực nƣớc biển trung bình đã tăng lên khoảng 20cm. - Số đợt không khí lạnh (KKL) ảnh hƣởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập kỷ gần đây (cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI). Năm 1994 và năm 2007 chỉ có 15-16 đợt KKL, bằng 56% trung bình nhiều năm. 6/7 trƣờng hợp có số đợt KKL trong mỗi tháng mùa đông (XI-III) thấp dị thƣờng (0-1 đợt) cũng rơi vào 2 thập kỷ gần đây (3/1990, 1/1993, 2/1994, 2/1997, 11/1997). Một biểu hiện dị thƣờng gần đây nhất về khí hậu trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu là đợt KKL gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp. - Bão: Những năm gần đây, số cơn bão có cƣờng độ mạnh nhiều hơn, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thƣờng hơn. - Số ngày mƣa phùn TBN ở Hà Nội giảm dần trong thập kỷ 1981 – 1990 và chỉ còn gần một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây.[15] 1.2.3 Biến đổi khí hậu 1.2.3.1 Khái niệm Biến đổi khí hậu một sự thay đổi trong khí hậu do tác động trực tiếp hay gián tiếp của các hoạt động con ngƣời làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu, bên cạnh sự biến động của khí hậu tự nhiên, đƣợc quan sát qua nhiều thời kỳ.[12]
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 1.2.3.2 Nguyên nhân - Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính nhƣ sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. - Tác nhân dẫn đến biến đổi khí hậu: + Quá trình tự nhiên do tƣơng tác trái đất và vũ trụ. + Những yếu tố không phải là khí hậu nhƣng ảnh hƣởng đến khí hậu( Tác động của CO2; Bức xạ mặt trời; Động đất và núi lửa; Các yếu tố khác). + Tác động của hoạt động con ngƣời: Sử dụng nhiên liệu hóa thạch ( Fossil fuels ); Sử dụng phân bón, Các loại hóa chất phục vụ cho trồng trọt và sinh hoạt, thuốc trừ sâu; Khai thác sử dụng đất, rừng, chăn nuôi gia súc; Khai thác và sử dụng tài nguyên nƣớc; Chiến tranh. - Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu trái đất gồm: + Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung. + Sự thay đổi thành phần và chất lƣợng khí quyển có hại cho môi trƣờng sống của con ngƣời và các sinh vật trên trái đất. + Sự dâng cao mực nƣớc biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. + Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con ngƣời. + Sự thay đổi cƣờng độ hoạt động của quá trình hoàn lƣu khí quyển, chu trình tuần hoàn nƣớc trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác. + Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lƣợng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển. - Dự báo biến đổi khí hậu ở Việt Nam + Về nhiệt độ: Trên các khu vực, nhiệt độ TBN có thể tăng lên 2oC vào năm 2050. Dự tính đến năm 2100 nhiệt độ sẽ tăng lên 3oC.
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 + Về lƣợng mƣa: Lƣợng mƣa mùa mƣa ở các khu vực, trừ Trung Bộ, đều tăng 0-5% vào năm 2050, riêng Trung Bộ là 0-10%. Lƣợng mƣa mùa khô ở các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Trung Bộ, Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ có thể tăng hay giảm 5%, riêng ở Bắc và Trung Trung Bộ tăng 0-5%. Đáng chú ý là ở những vùng thƣờng xảy ra hạn hán vào mùa khô, hạn hán có nhiều khả năng tăng lên cả về cƣờng độ và diện tích + Về mực nƣớc biển: Trung bình trên toàn dải bờ biển Việt Nam, mực nƣớc biển có thể tăng lên 40cm vào năm 2050 và ƣớc tính có thể tăng lên 100cm vào năm 2100. [12] 1.2.3.3 Những tác động nghiêm trọng của BĐKH tới sinh kế a. Tác động của nước biển dâng Việt Nam có bờ biển dài 3.260km, hơn một triệu km2 lãnh hải và trên 3.000 hòn đảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng đất thấp ven biển, trong đó có trên 80% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và trên 30% diện tích đồng bằng sông Hồng – Thái Bình có độ cao dƣới 2,5m so với mặt biển. Những vùng này hàng năm phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mƣa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô. BĐKH và nƣớc biển dâng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên, làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nƣớc, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nƣớc ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp và nƣớc sinh hoạt, gây rủi ro lớn đến các công trình xây dựng ven biển nhƣ đê biển, đƣờng giao thông, bến cảng, các nhà máy, các đô thị và khu vực dân cƣ ven biển. Mực nƣớc biển dâng và nhiệt độ nƣớc biển tăng làm ảnh hƣởng đến các hệ sinh thái biển và ven biển, gây nguy cơ đối với các rạn san hô và rừng ngập mặn, ảnh hƣởng xấu đến nền tảng sinh học cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ven biển. Tất cả những điều trên đây đòi hỏi phải có đầu tƣ rất lớn để xây dựng và củng cố hệ thống đê biển, nhằm ứng phó với mực nƣớc biển dâng, phát triển hạ tầng kỹ thuật, di dời và xây dựng các khu dân cƣ và đô thị có khả năng thích ứng cao với nƣớc biểndâng. b. Tác động của sự nóng lên toàn cầu
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 Nhiệt độ tăng lên ảnh hƣởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái nƣớc ngọt, làm thay đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng, một số loài có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới có thể bị mất đi dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học. Đối với sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng vật nuôi và mùa vụ có thể thay đổi ở một số vùng, trong đó vụ đông ở miền Bắc có thể bị rút ngắn lại, thậm chí không có vụ đông, vụ mùa thì kéo dài hơn. Điều đó đòi hỏi phải thay đổi kỹ thuật canh tác. Nhiệt độ tăng và tính biến động của nhiệt độ lớn hơn, kể cả các nhiệt độ cực đại và cực tiểu, cùng với biến đổi của các yếu tố thời tiết khác và thiên tai làm tăng khả năng phát triển sâu bệnh, dịch bệnh, dẫn đến giảm năng suất và sản lƣợng, tăng nguy cơ rủi ro đối với nông nghiệp và an ninh lƣơng thực. Nhiệt độ và độ ẩm tăng cao làm gia tăng làm gia tăng sức ép về nhiệt độ với cơ thể con ngƣời, nhất là ngƣời già và trẻ em, làm tăng bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm thông qua sự phát triển của các loài vi khuẩn, các côn trùng và vật mang bệnh, chế độ dinh dƣỡng và vệ sinh môi trƣờng suy giảm. Sự gia tăng nhiệt độ còn ảnh hƣởng đến các lĩnh vực khác nhƣ năng lƣợng, giao thông vận tải, công nghiệp, xây dựng, du lịch, thƣơng mại,... liên quan đến chi phí gia tăng cho việc làm mát, thông gió, bảo quản thiết bị, phƣơng tiện, sức bền vật liệu. c. Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan Sự gia tăng của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan và thiên tai, cả về tần số và cƣờng độ do BĐKH là mối đe doạ thƣờng xuyên, trƣớc mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng. Bão, lũ lụt, hạn hán, mƣa lớn, nắng nóng, tố, lốc là thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng trong cả nƣớc, gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. BĐKH sẽ làm cho các thiên tai nói trên trở nên khốc liệt hơn và có thể trở thành thảm hoạ, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế - xã hội hoặc xoá đi những thành quả nhiều năm của sự phát triển. Những khu vực đƣợc dự tính chịu tác động lớn nhất của các hiện tƣợng khí hậu cực đoan nói trên là dải ven biển Trung Bộ,
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 vùng núi Bắc và Bắc Trung Bộ, vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.[1], [2] 1.2.3.4 Dự báo tác động tiềm tàng của BĐKH đối với các lĩnh vực và khu vực a. Tác động đối với tài nguyên nước Tài nguyên nƣớc đang đứng trƣớc nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một tăng ở một số vùng, miền. Khó khăn này sẽ ảnh hƣởng đến nông nghiệp, cung cấp nƣớc ở nông thôn, thành thị và sản xuất điện. Việt Nam nằm ở hạ lƣu hai sông liên quốc gia lớn là sông Hồng và sông Cửu Long. So với hiện nay, năm 2070, dòng chảy năm của sông Hồng biến đổi từ +5,8 đến -19% và của sông Mê Kông từ +4,2 đến -14,5%; dòng chảy mùa cạn của sông Hồng biến đổi từ -10,3 đến -14,5%, của sông Mê Kông từ -2,0 đến -24%; dòng chảy lũ biến động tƣơng ứng là +12 đến -5,0% và +5 đến +7,0%. Nhƣ vậy, trên cả 2 sông lớn, tác động của BĐKH làm cho dòng chảy năm của sông Hồng và sông Cửu Long giảm đi. Điều đó có nghĩa là khả năng lũ trong mùa mƣa và cạn kiệt trong mùa khô đều trở nên khắc nghiệt hơn (chƣa tính đến khả năng khai thác nƣớc ở thƣợng nguồn các sông này tăng lên do BĐKH). [16] b. Tác động đối với nông nghiệp và an ninh lương thực BĐKH có tác động đến sinh trƣởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng. BĐKH ảnh hƣởng đến sinh sản, sinh trƣởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm. Ngành nông nghiệp đối mặt với nhu cầu lớn về phát triển giống cây trồng và vật nuôi nhằm giảm thiểu rủi ro do BĐKH và các hiện tƣợng khí hậu cực đoan. Vì sự nóng lên trên phạm vi toàn lãnh thổ, thời gian thích nghi của cây trồng nhiệt đới mở rộng và của cây trồng á nhiệt đới bị thu hẹp lại. Ranh giới của cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía núi cao hơn và các vĩ độ phía Bắc. Phạm vi thích nghi của cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía núi cao và các vĩ độ phía Bắc. Phạm vi thích nghi của các cây trồng á nhiệt đới bị thu hẹp lại.
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 Theo dự đoán vào những năm 2070, cây á nhiệt đới ở vùng núi chỉ có thể sinh trƣởng ở những độ cao trên 100 – 500m và lùi xa hơn về phía Bắc 100 – 200km so với hiện nay. BĐKH có khả năng làm tăng tần số, cƣờng độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tƣợng thời tiết nguy hiểm nhƣ bão, tố, lốc, các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mùa nhƣ thời tiết khô nóng, lũ, ngập úng hay hạn hán, rét hại, xâm nhập mặn, sâu bệnh, làm giảm năng suất và sản lƣợng cây trồng vật nuôi. BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần đáng kể diện tích đất nông nghiệp ở vùng đất thấp đồng bằng ven biển, đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long bị ngập mặn do nƣớc biển dâng, nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp. c. Tác động đối với lâm nghiệp - Nƣớc biển dâng lên làm giảm diện tích rừng ngập mặn hiện có, tác động xấu đến rừng tràm và rừng trồng trên đất bị ô nhiễm phèn ở các tỉnh Nam Bộ. - Ranh giới rừng nguyên sinh cũng nhƣ rừng thứ sinh có thể chuyển dịch. Rừng cây họ dầu mở rộng lên phía Bắc và các dải cao hơn, rừng rụng lá với nhiều cây chịu hạn phát triển mạnh. - Nhiệt độ cao kết hợp với ánh sáng mặt trời dồi dào thúc đẩy quá trình quang hợp dẫn đến tăng cƣờng quá trình đồng hoá cây xanh. Tuy vậy, chỉ số tăng trƣởng sinh khối của cây rừng có thể giảm do độ ẩm giảm. - Nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số loài thực vật quan trọng nhƣ trầm hƣơng, hoàng đàn, pơmu, gỗ đỏ, lát hoa, gụ mật,… có thể bị suy kiệt. - Nhiệt độ cao và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển dịch bệnh, sâu bệnh,… d. Tác động đối với thuỷ sản Hiện tƣợng nƣớc biển dâng và ngập mặn gia tăng dẫn đến các hậu quả: - Nƣớc mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thuỷ sản nƣớc ngọt.
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 - Rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp, ảnh hƣởng đến hệ sinh thái của một số loài thuỷ sản. - Khả năng cố định chất hữu cơ của hệ sinh thái rong biển giảm, dẫn đến giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dƣỡng cho sinh vật đáy. Do vậy, chất lƣợng môi trƣờng sống của nhiều loại thuỷ sản xấu đi. Nếu nhiệt độ tăng sẽ dẫn đến một số hậu quả: Gây ra hiện tƣợng phân tầng nhiệt độ rõ rệt trong thuỷ vực nƣớc đứng, ảnh hƣởng đến quá trình sinh sống của sinh vật. - Một số loài chuyển lên phía Bắc hoặc xuống sâu hơn làm thay đổi cơ cấu phân bổ thuỷ sinh vật theo chiều sâu. - Quá trình quang hoá và phân huỷ các chất hữu cơ nhanh hơn, ảnh hƣởng đến nguồn thức ăn của sinh vật. Các sinh vật tiêu tốn nhiều năng lƣợng hơn cho quá trình hô hấp cũng nhƣ các hoạt động sống khác làm giảm năng suất và chất lƣợng thuỷ sản. - Suy thoái và phá huỷ rạn san hô, thay đổi các quá trình sinh lý, sinh hoá diễn ra trong mối quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo. - Cƣờng độ và lƣợng mƣa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian dài dẫn đến sinh vật nƣớc lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sò,…) bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi.Đối với nguồn lợi hải sản và nghề cá. BĐKH gây ra các tác động: - Nƣớc biển dâng làm cho chế độ thuỷ lý, thuỷ hoá và thuỷ sinh xấu đi. Kết quả là quần xã hiệu hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lƣợng giảm sút. - Nhiệt độ tăng làm cho nguồn lợi thuỷ hải sản bị phân tán. Các loại cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm bớt hoặc mất đi, các rạn san hô đa phần bị tiêu diệt. - Các loài thực vật nổi, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi bị huỷ diệt, làm giảm mạnh động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của các động vật tầng giữa và tầng trên. đ. Tác động đối với năng lượng Nƣớc biển dâng gây các tác động sau:
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 - Ảnh hƣởng tới hoạt động của các giàn khoan đƣợc xây dựng trên biển, hệ thống dẫn khí và các nhà máy điện chạy khí đƣợc xây dựng ven biển, làm tăng chi phí bảo dƣỡng, duy tu, vận hành máy móc, phƣơng tiện… - Các trạm phân phối điện trên các vùng ven biển phải tăng thêm năng lƣợng tiêu hao cho bơm tiêu nƣớc ở các vùng thấp ven biển. Mặt khác, dòng chảy các sông lớn có công trình thuỷ điện cũng chịu ảnh hƣởng đáng kể. Nhiệt độ tăng cũng gây tác động đến ngành năng lƣợng: - Tăng chi phí thông gió, làm mát hầm lò khai thác và làm giảm hiệu suất, sản lƣợng của các nhà máy điện. - Tiêu thụ điện cho sinh hoạt gia tăng và chi phí làm mát trong các ngành công nghiệp, giao thông, thƣơng mại và các lĩnh vực khác cũng gia tăng đáng kể. - Nhiệt độ tăng kèm theo lƣợng bốc hơi tăng kết hợp với sự thất thƣờng trong chế độ mƣa dẫn đến thay đổi lƣợng nƣớc dự trữ và lƣu lƣợng vào các hồ thuỷ điện. - BĐKH theo hƣớng gia tăng cƣờng độ mƣa và lƣợng mƣa bão cũng ảnh hƣởng, trƣớc hết đến hệ thống giàn khoan ngoài khơi, hệ thống vận chuyển dầu và khí vào bờ, hệ thống truyền tải và phân phối điện,… - Yêu cầu hạn chế tốc độ tăng phát thải khí nhà kính cũng ảnh hƣởng đến hoạt động của ngành năng lƣợng. e. Tác động đối với giao thông vận tải BĐKH có nhiều ảnh hƣởng tiêu cực đến giao thông vận tải, một ngành tiêu thụ nhiều năng lƣợng và phát thải khí nhà kính không ngừng tăng lên trong tƣơng lai nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc kiểm soát và hạn chế tốc độ tăng phát thải khí nhà kính đòi hỏi ngành phải đổi mới và áp dụng các công nghệ ít chất thải và công nghệ sạch dẫn đến tăng chi phí lớn. Để ứng phó với BĐKH, nƣớc biển dâng và các thiên tai gia tăng, ngành GTVT cần quy hoạch, thiết kế lại hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông trên đất liền, trên biển và ven biển, các bến cảng, kho bãi, luồng lạch, giao thông thuỷ nội địa, nhất là ở các vùng đồng bằng ven biển và miền núi. Xây dựng các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật phù hợp với BĐKH.
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 Nhiệt độ tăng làm tiêu hao năng lƣợng của các động cơ, trong đó có các yêu cầu làm mát, thông gió trong các phƣơng tiện giao thông cũng góp phần tăng chi phí trong ngành GTVT. g. Tác động đối với công nghiệp và xây dựng Công nghiệp là ngành kinh kế quan trọng, phát triển nhanh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các khu công nghiệp là các cơ sở kinh tế quan trọng của đất nƣớc đang và sẽ đƣợc xây dựng nhiều ở vùng đồng bằng phải đối diện nhiều hơn với nguy cơ ngập lụt và thách thức trong thoát nƣớc do nƣớc lũ từ sông và tăng mực nƣớc biển. Vấn đề này đòi hỏi các đánh giá và tăng đầu tƣ lớn trong xây dựng các khu công nghiệp và đô thị, các hệ thống đê biển, đê sông để bảo vệ hệ thống tiêu thoát nƣớc, áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro, đặc biệt những khu công nghiệp có rác thải và hoá chất độc hại đƣợc xây dựng trên vùng đất thấp. BĐKH làm tăng khó khăn trong việc cung cấp nƣớc và nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp và xây dựng nhƣ dệt may, chế tạo, khai thác và chế biến khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản, xây dựng công nghiệp và dân dụng, công nghệ hạt nhân, thông tin, truyền thông, v.v... Các điều kiện khí hậu cực đoan gia tăng cùng với thiên tai làm cho tuổi thọ của vật liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị và các công trình giảm đi, đòi hỏi những chi phí tăng lên để khắc phục. BĐKH còn đòi hỏi các ngành này phải xem xét lại các quy hoạch, các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn ngành nhằm thích ứng với BĐKH.[1],[2] 1.3. CÁC NỖ LỰC NHẰM HẠN CHẾ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.3.1. Quốc tế Hội nghị cấp cao LHQ về biến đổi khí hậu ở Copenhagen (Ðan Mạch) hồi tháng 12-2009, cộng đồng quốc tế đã đạt đƣợc thỏa thuận chính trị về việc thực hiện những biện pháp ngăn chặn biến đổi khí hậu và tiếp tục thảo luận về những giải pháp lâu dài khống chế mức gia tăng nhiệt độ Trái đất không quá 2o C so với thời kỳ tiền công nghiệp, cắt giảm lƣợng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và cam kết dành 100 tỷ USD mỗi năm cho các nƣớc đang phát triển để ứng phó biến đổi khí hậu. Ông Ban Ki-moon nhấn mạnh sẽ nỗ lực thúc đẩy các hoạt động của LHQ để phấn
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 đấu đạt mục tiêu: cộng đồng quốc tế ký một hiệp định có tính ràng buộc về vấn đề này trong năm 2010. Tổng Thƣ ký LHQ Ban Ki Mun ngày 12-2-2010 đã công bố quyết định thành lập Nhóm cố vấn tài chính cấp cao chống biến đổi khí hậu do Thủ tƣớng Anh Gô-đơn Brao và Thủ tƣớng Ê-ti-ô-pi-a Mê-lết Dê-na-uy đứng đầu. Nhiệm vụ của nhóm cố vấn là đƣa ra những đề xuất nhằm thúc đẩy việc huy động tài chính để thực hiện chiến lƣợc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu ngắn hạn và dài hạn ở các nƣớc đang phát triển. Theo thỏa thuận đã đạt đƣợc tại Hội nghị cấp cao Cô-pen-ha-ghen cuối năm 2009, từ nay đến năm 2012, các nƣớc đang phát triển sẽ đƣợc nhận 30 tỷ USD và từ năm 2012 đến 2020 sẽ đƣợc nhận 100 tỷ USD mỗi năm để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Hội nghị Copenhagen bàn về một quỹ khí hậu ngắn hạn trong ba năm với số tiền 10 tỉ USD/năm để giúp các nƣớc đang phát triển. Lãnh đạo các nƣớc Liên minh châu Âu (EU) cam kết chi 3,6 tỉ USD/năm đến hết 2012. Nhật Bản cũng tuyên bố đóng góp 5 tỉ USD/năm trong ba năm tới; đến năm 2020 Mỹ sẽ viện trợ 100 tỉ USD giúp các nƣớc nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu.Trong năm 2010 Mỹ chi 1 tỷ USD. 1.3.2. Ở Việt Nam Ngƣời đứng đầu Chính phủ Việt Nam Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng kiến nghị thành lập một Diễn đàn Đông Á về Biến đổi Khí hậu để đƣa ra các biện pháp phối hợp hành động chung tại khu vực và đóng góp vào việc hình thành một khuôn khổ hợp tác toàn cầu xử lý thách thức to lớn này của nhân loại. "Việt Nam sẵn sàng đăng cai tổ chức hội nghị đầu tiên của diễn đàn này trong năm 2010". Với thông điệp đó, Việt Nam đang định vị chính mình ở tuyến đầu của cuộc chiến chống biến đối khí hậu toàn cầu. Viện Khoa học Khí tƣợng thủy văn và Môi trƣờng (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng) đang xây dựng Chƣơng trình khoa học công nghệ Quốc gia về BĐKH. Chƣơng trình này về cơ bản đã xong phần Đề cƣơng đề án xây dựng Chƣơng trình
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 KHCN Quốc gia về BĐKH; Dự thảo khung Chƣơng trình KHCN Quốc gia về BĐKH. Việt Nam tích cực tham gia các phiên họp liên quan đến Công ƣớc khung về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Nghị định thƣ Kyoto (KP) tại COP 16. Đồng thời, cũng tìm kiếm các cơ hội mở rộng hợp tác với các nƣớc trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có nhiều chƣơng trình, dự án hợp tác với các nƣớc và các tổ chức quốc tế. Một trong số đó là Chƣơng trình UN-REDD Việt Nam (Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng của Liên Hợp Quốc tại các nƣớc đang phát triển), do Chính phủ Na Uy tài trợ thông qua Chƣơng trình UN-REDD của Liên hiệp quốc. Việt Nam là một trong những nƣớc sớm tham gia vào các hoạt động chống lại biến đổi khí hậu, thể hiện bằng việc tham gia một loạt các công ƣớc: Công ƣớc Basel về Kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng (Công ƣớc Basel); Công ƣớc Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (Công ƣớc POP); Công ƣớc Các vùng đất ngập nƣớc có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt là nơi cƣ trú của các loài chim nƣớc (Công ƣớc Ramsar); Công ƣớc quốc tế về đa dạng sinh học(CBD); Công ƣớc Vienna về Bảo vệ tầng Ozon (1985) và Nghị định Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon (1987); Công ƣớc Khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (1992) và Nghị định thƣ Kyoto về cơ chế phát triển sạch (1997). [9] 1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc dựa trên cơ sở tiếp cận theo 2 chiều: - Từ trên xuống nhằm mục đích thu thập những thông tin ban đầu phục vụ cho việc hình thành ý tƣởng và xác định điểm nghiên cứu - Tiếp cận từ dƣới lên để thu thập thông tin sơ cấp phục vụ nghiên cứu 1.4.2 Đối tƣợng tiếpcận Ngƣời dân và lãnh đạo huyện Định Hóa, Thái Nguyên sẽ là đối tƣợng tiếp cận trực tiếp của nghiên cứu nhằm thu thập thông tin nghiên cứu
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 Ngƣời hỏi sẽ đƣợc lựa chọn theo phƣơng pháp chọn mẫu thống kê đảm bảo tính đại diện cho khu vực nghiên cứu với các chỉ tiêu về dân tộc, mối quan hệ với tự nhiên, các phƣơng thức sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn. 1.4.3 Phƣơng pháp thu thập thông tin - Thu thập thông tin thứ cấp: Luận văn tiến hành rà soát mọi tài liệu, văn bản, báo cáo thông qua nhiều nguồn khác nhau nhằm thu đƣợc hiểu biết chung về các vấn đề quan tâm và nhiệm vụ nghiên cứu. (Tài liệu trên internet; nguồn tài liệu của các phòng ban ở Huyện Định Hóa, ở cấp xã…Phòng tài nguyên môi trƣờng, phòng thống kê) - Điều tra thu thập thông tin sơ cấp: + Sử dụng phƣơng pháp “Điều tra ngƣời có am hiểu” để thu thập thông tin (phỏng vấn cán bộ xã, cán bộ nông nghiệp của xã nghiên cứu). Cán bộ địa phƣơng phụ trách khuyến nông và các cán bộ nghiên cứu làm việc cho trung tâm dự báo khí tƣợng thủy văn. + Bằng phƣơng pháp đánh giá và điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của ngƣời dân (PRA); + Phỏng vấn trực tiếp các hộ đƣợc lựa chọn điều tra bằng bảng hỏi. Các hộ trong khu vực nghiên cứu đƣợc lựa chọn theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên nhiều cấp. - Cơ sở chọn mẫu điều tra Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu phải đại diện cho vùng nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên, KTXH, môi trƣờng văn hóa. Căn cứ vào đặc điểm riêng của huyện tôi đã lựa chọn các xã theo các tiêu chí nhƣ sau: + Diện tích đất nông, lâm nghiệp nhiều + Nơi cƣ trú của đồng bào dân tộc thiểu số + Nguồn thu nhập chính của ngƣời dân từ các hoạt động SX nông, lâm nghiệp + Chịu ảnh hƣởng và bị thiệt hại nặng do ảnh hƣởng của những diễn biến bất thƣờng của thời tiết. Trên cơ sở các xã đƣợc lựa chọn để điều tra thu thập thông tin tác giả tiếp tục lựa