SlideShare a Scribd company logo
1 of 120
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
THÁI NGUYÊN - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
VŨ THỊ HẠNH
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN TỈNH LÀO CAI
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
THÁI NGUYÊN - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
VŨ THỊ HẠNH
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN TỈNH LÀO CAI
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM CÔNG TOÀN
i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn: “Hoàn thiện công tác quản lýQuỹ Hỗ trợ
nông dân tỉnh Lào Cai” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa được dùng
để bảo vệ một học vị nào khác. Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã
được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2020
Tác giả luận văn
Vũ Thị Hạnh
ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ
trợ nông dân tỉnh LàoCai, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên
của nhiều cá nhân và tập thể. Tôixin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tớitất
cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên
cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa
chuyên môn,Văn phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh
Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình
học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận
tình của giảng viên hướng dẫn TS. Phạm Công Toàn.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của
các cô chú, anh chị em và bạn bè, tôi xin chân thành cảm ơn. Thêm nữa, tôi
cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã
tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2020
Tác giả luận văn
Vũ Thị Hạnh
iii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂUĐỒ ..................................................... viii
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1. Tínhcấp thiết củađề tài............................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 3
3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 3
4. Đóng góp mới của luận văn...................................................................... 3
5. Kết cấu của luận văn................................................................................ 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀQUẢN LÝ QUỸ HỖ
TRỢ NÔNG DÂN .................................................................................... 5
1.1. Một số vấn đề lý luận về Quỹ Hỗ trợ nông dân ....................................... 5
1.1.1. Khái niệm về quỹ............................................................................... 5
1.1.2. Khái niệm về Quỹ hỗ trợ nông dân..................................................... 6
1.1.3. Vai trò của Quỹ Hỗ trợ nông dân ........................................................ 6
1.1.4. Nhiệm vụ củaQuỹ hỗ trợ nông dân..................................................... 7
1.1.5. Nội dung quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân .............................................. 8
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Quỹ HTND....................................15
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý Quỹ HTND..................................................17
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về quản lý Quỹ
HTND.......................................................................................................17
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ Ban Điều hành Quỹ HTND tỉnh Lào Cai
trong công tác quản lý các dự án Quỹ HTND ...............................................22
iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................24
2.1. Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................24
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................24
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................24
2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu ............................................................25
2.2.3. Phương pháp phân tíchsố liệu............................................................25
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..........................................................26
2.3.1. Quản lý việc vận độngnguồn vốn. .....................................................26
2.3.2. Quản lý việc cho vay vốn ..................................................................27
2.3.3. Quản lý việc thu hồi nguồn vốn .........................................................27
2.3.4. Các chỉ tiêu cụ thể.............................................................................27
Chương 3 TRỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG
DÂN TẠI TỈNH LÀO CAI.......................................................................29
3.1. Khái quát chung về tỉnh Lào Cai...........................................................29
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................29
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................33
3.2. Thực trạng quản lý Quỹ HTND trên địa bàn tỉnh Lào Cai.......................38
3.2.1. Khái quát chung về cơ cấu nguồn vốn Quỹ HTND tỉnh Lào Cai...........38
3.2.2. Quản lý hoạt độngcho vay của Quỹ HTND........................................46
3.2.3. Quản lý thu hồi vốn Quỹ HTND ........................................................54
3.2.4. Thực trạng quản lý tài chínhQuỹ HTND tại tỉnh Lào Cai....................63
3.2.5. Côngtác kiểm tra, kiểm soát hoạt độngcủa Quỹ HTND tỉnh Lào Cai...68
3.3. Phân tíchcác nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Quỹ HTND trên địa bàn tỉnh
Lào Cai......................................................................................................69
3.3.1. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................69
3.3.2. Cơ chế, chínhsách............................................................................74
3.3.3. Chất lượng cán bộ.............................................................................74
v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
3.3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin ...........................................................75
3.3.5. Côngtác kiểm tra, kiểm soát..............................................................75
3.3.6. Cơ sở vật chất và trang thiết bị khác...................................................76
3.4. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt độngquản lý củaQuỹ HTND tỉnh Lào Cai
..............................................................................................................................76
3.4.1. Những kết quả đạt được............................................................................76
3.4.2. Những hạn chế .................................................................................81
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế........................................................82
Chương 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ HỖ
TRỢ NÔNG DÂN TẠITỈNHLÀO CAI TRONG GIAIĐOẠN 2019 -2021
..............................................................................................................................84
4.1. Quan điểm, mục tiêu nâng cao hiệu quảquản lý Quỹ HTND...................84
4.1.1. Quan điểm........................................................................................84
4.1.2. Mục tiêu...........................................................................................85
4.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào
Cai 86
4.2.1. Hoàn thiện về tổ chức bộ máy quản lý ................................................88
4.2.2. Hoàn thiện hoạt độngnghiệp vụ quản lý.............................................90
4.2.3. Hoàn thiện hệ thống văn bảnhoạt độngquản lý...................................93
4.2.4. Hoàn thiện mô hình tổ chức Quỹ........................................................94
4.2.5. Hoàn thiện côngtác kiểm tra, giám sát ...............................................95
4.2.6. Hoàn thiện côngtác quản lý tài chính.................................................97
4.3. Kiến nghị.............................................................................................99
4.3.1. Đốivới Trung ương Hội Nông dân Việt Nam......................................99
4.3.2. Đốivới tỉnh Lào Cai..........................................................................99
KẾT LUẬN ............................................................................................102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................104
vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
PHỤ LỤC BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA..................106
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCH : Ban chấp hành
BTV : Ban Thường vụ
BQ : Bình quân
CNH - HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
GRDP : Tổng sản phẩm trên địa bàn
HND : Hội Nông dân
HTND : Hỗ trợ nông dân
TW : Trung ương
UBND : Ủy ban nhân dân
NTM : Nông thôn mới
GTSX : Giá trị sản xuất
KH : Kế hoạch
CK : Cùng kỳ
ĐVT : Đơn vị tính
vii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Tình hình phân bố sửdụng đất đai tỉnh Lào Cai...............................31
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao độngtỉnh Lào Cai......................................34
Bảng 3.3. Tăng trưởng nguồn vốn của Quỹ HTND tỉnh Lào Cai......................42
Bảng 3.4. Cơcấunguồn vốn Quỹ HTND tỉnh Lào Cai....................................44
Bảng 3.5. Kết quả cho vay của Quỹ HTND tỉnh Lào Cai.................................50
Bảng 3.6. Tình hình giao vốn của Quỹ HTND tỉnh Lào Cai............................51
Bảng 3.7. Kế hoạch thu hồivốn củaQuỹ HTND tỉnh Lào Cai.........................55
Bảng 3.8. Kết quả thu phítheo nguồn vốn của Quỹ HTND tỉnh Lào Cai...........56
Bảng 3.9. Thu nợ gốc QuỹHTNDtỉnh Lào Cai..............................................58
Bảng 3.10. Kết quả thu nợ gốc so với dư nợ cho vay Quỹ HTND tỉnh Lào
Cai.............................................................................................59
Bảng 3.11. Kế hoạch thu hồivốn của Quỹ HTND tỉnh Lào Cai.......................61
Bảng 3.12. Kết quả phân bổ phí của QuỹHTND tỉnh Lào Cai.........................65
Bảng 3.13. Kết quả chi phí nguồn Quỹ HTND cấp tỉnh của Quỹ HTND tỉnh Lào
Cai.............................................................................................66
viii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức hoạt động hệ thống Quỹ HTND................................ 8
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai....................................................29
Hình 3.2. Nhà máy tuyển đồng Sin Quyền ...................................................33
Biểu đồ
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ mô tả nguồn vốn cho vay qua.......................................45
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ tình hình thu nợ gốc so với nợ cho vay của tỉnh Lào
Cai.............................................................................................60
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ kế hoạch thu hồi vốn của Quỹ HTND tỉnh Lào Cai........62
Biểu đồ 3.4. Cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Lào Cai năm 2018 ....................72
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta có vị trí, vai trò to lớn trong
sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng Chủ
nghĩa xã hội. Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổimới, kinh tế nông nghiệp,
nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu vượt bậc, làm tiền đề vững chắc
để tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước. Đạt được những
thành tíchto lớn đó là do sựlãnh đạo sáng suốtcủa Đảng, sự đồng thuận, ý chí
quyết tâm của nông dân và sự nỗ lực của các cấp, các ngành. Trong đó ngành
tín dụng, ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cung ứng vốn
cho các doanh nghiệp ở nông thôn và hàng chục triệu hộ nông dân mỗi năm.
Được Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành trung ương, cấp ủy, chính quyền
các địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện, những năm qua
Hội Nông dân Việt Nam đã triển khai công tác xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân
và tổ chức hoạt động dịch vụ hỗ trợ vốn cho nông dân đạt được một số kết quả
khả quan, giúp hàng triệu hộ nông dân có vốn phát triển sản xuất, kinh doanh
tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo và làm giầu chính đáng,
góp phần ổn định chính trị ở nông thôn. Qua đó, giúp công tác tuyên truyền,
vận động, tập hợp nông dân ngày càng sâu rộng, hiệu quả tổ chức Hội các cấp
được củng cố vững mạnh, vị thế của Hội Nông dân Việt Nam trong hệ thống
chính trị được nâng lên.
Được sự đồng ý của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lào Cai, Quỹ Hỗ trợ nông
dân tỉnh Lào Cai được thành lập vào ngày 27/11/2013. Để đưa nhanh chương
trình xây dựng nông thôn mớivào cuộc sống và để góp phần đẩy mạnh hơn nữa
sựlãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với lĩnh vực công tác này, các cấp Hội Nông
dân đã tích cực tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết cho cán bộ, hội viên nông
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
dân. Không những thế, Hội Nông dân tỉnh còncụthể hoá Quyết định thông qua
hoạt động của các dự án vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân. Các dự án đã xây
dựng thành công mô hình phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân theo
hướng tập trung sản xuất hàng hoá chất lượng cao, gắn phát triển sản xuất nông
nghiệp với chế biến, tiêu thụ và dịch vụ... Các dự án thuộc Quỹ Hỗ trợ nông
dân cũng góp phần đẩy mạnh việc áp dụng rộng rãi tiến bộ khoa học - công
nghệ vào sản xuất; hoạt động của các dự án cũng góp phần thúc đẩy liên kết
giữa nông dân và Doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ... Như vậy, các hoạt
động của Quỹ HTND không những thể hiện trách nhiệm, vai trò của Hội Nông
dân mà còn góp phần định hướng phát triển đối với lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp trong công cuộc xây dựng nông thôn mới của tỉnh theo đúng tinh thần.
Với vai trò và trách nhiệm được giao, Quỹ HTND tỉnh Lào Cai phần
nào đã đáp ứng nguyện vọng chính đáng của các hội viên nông dân trong
tỉnh. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, hoạt động quản lý
của Quỹ HTND tỉnh Lào Cai còn bộc lộ nhiều yếu kém như: Tăng trưởng
nguồn vốn còn chậm, quy mô vốn của nhiều cấp hội còn nhỏ lẻ, đặc biệt là
ở cấp xã, phường, thị trấn chưa xây dựng được Quỹ, hệ thống tổ chức, quản
lý điều hành Quỹ HTND, các hoạt động hỗ trợ, dịch vụ cung cấp vốn trong
hệ thống không hoàn thiện cả về bộ máy, chức năng, nhiệm vụ cán bộ còn
kiêm nhiệm chưa có cán bộ chuyên trách, công tác điều hành, chỉ đạo, quản
lý, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động Quỹ HTND chưa thực sự rõ ràng
và thống nhất trong hệ thống Hội… nên việc hỗ trợ cho nông dân còn hạn
chế, chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn; việc nghiên cứu tìm giải pháp hoàn
thiện quản lý Quỹ HTND của tỉnh đang là nhu cầu cấp bách đặt ra.
Xuất phát từ thực tế thực hiện công việc, trên cơ sở học tập và nghiên
cứu chuyên ngành quản lý kinh tế, tôi chọn đề tài "Hoàn thiện công tác quản
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnhLào Cai" làm đề tài luận văn tốt nghiệp bậc học
thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng quản lý Quỹ HTND tỉnh Lào Cai từ đó đề xuất
các giải pháp hoàn thiện quản lý Quỹ, giúp cho cơ quan quản lý đạt được mục
tiêu đã đề ra.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa làm rõ một số vấn đề lý luận chung và thực tiễn về Quỹ
HTND và quản lý Quỹ HTND.
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý công tác quản lý Quỹ HTND
tỉnh Lào Cai và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Quỹ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện côngtác quản lý Quỹ HTND
tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
- Thời gian: Nghiên cứu hoạt động quản lý Quỹ HTND của tỉnh Lào Cai
giai đoạn 2016-2018.
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý Quỹ
HTND của tỉnh Lào Cai, như: Quản lý vốn (gồm cho vay và thu hồivốn); Kiểm
tra, kiểm soát nguồn vốn thuộc Quỹ.
4. Đóng góp mới của luận văn
Đề tài nghiên cứu được thực hiện, dự kiến sẽ có những đóng góp sau:
- Về cơ sở khoa học: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn
về quản lý Quỹ HTND tỉnh Lào Cai.
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Về cơ sở thực tiễn: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý
Quỹ HTND tại tỉnh Lào Cai. Đưa ra những tồn tại trong công tác quản lý Quỹ
HTND và nguyên nhân của những tồn tại đó.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất những giải pháp phù
hợp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Quỹ HTND tỉnh Lào Cai trong điều kiện
hiện nay. Các giải pháp đề xuất là những giải pháp trực tiếp đối với Ban Điều
hành Quỹ, hoàn thiện về tổ chức, nội dung và phương pháp Quản lý Quỹ
HTND.
5. Kết cấucủa luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 4 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Quỹ HTND.
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Thực trạng quản lý Quỹ HTND trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
- Chương 4: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Quỹ HTND tại
tỉnh Lào Cai trong những năm tới.
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ
NÔNG DÂN
1.1. Một số vấn đề lý luận về Quỹ Hỗ trợ nông dân
1.1.1. Khái niệm về quỹ
Theo Điều 3, Nghị định số 30/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức
hoạt động của Quỹ xã hội, từ thiện đã nêu “Quỹlà tổ chức phi Chính phủ do cá
nhân, tổ chức tự nguyện dành một khoản tài sản nhất định để thành lập hoặc
thành lập thông qua hợp đồng, hiến tặng, di chúc; có mục đích tổ chức, hoạt
động theo quy định tại Điều 2, Nghị định này, được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp giấy phép thành lập, công nhận điều lệ”. Quỹ được tổ chức và hoạt
động nhằm mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế,
thể dục, thể thao, khoa học, từ thiện, nhân đạo và các mục đíchphát triển cộng
đồng, không vì mục đích lợi nhuận.
Quỹ hỗ trợ: là số tiền hay nói chung là tiền của dành riêng cho những
hoạt động giúp đỡ, tương trợ. Không vì lợi nhuận: là không tìm kiếm lợi nhuận
để phân chia, lợi nhuận có được trong quá trình hoạt động được dành cho các
hoạt động của quỹ theo điều lệ đã được công nhận.
Nguyên tắc hoạt động và quản lý tài chính của Quỹ, theo Điều 4, Nghị
định số 30/2012/NĐ-CP đã quy định: Quỹ thành lập và hoạt động không vì lợi
nhuận. Tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang trải và tự chịu trách nhiệm trước pháp
luật bằng tài sản của mình. Hoạt động theo điều lệ được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền công nhận, theo quy định của Nghị định này và các quy định khác
của pháp luật liên quan. Công khai, minh bạch về thu, chi, tài chính, tàisản của
quỹ. Không phân chia tài sản của quỹ trong quá trình quỹ đang hoạt động.
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1.1.2. Khái niệm về Quỹ Hỗ trợ nông dân
Quỹ HTND thuộc HộiNông dân Việt Nam được thành lập trên cơ sở Văn
bản số 4035/KHTT ngày 26/7/1995 của Thủ tướng Chính phủ và và Quyết định
số 673/QĐ - TTG ngày 10/5/ 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Quỹ HTND chịu sự chỉ đạo, quản lý của Ban Thường vụ Trung ương
Hội Nông dân Việt Nam. Quỹ HTND có tư cách pháp nhân, có con dấu, có
bảng cân đối kế toán riêng, đặt trụ sở tại cơ quan Trung ương Hội Nông dân
Việt Nam, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, các ngân hàng trong và
ngoài nước theo quy định của pháp luật (Hội Nông dân Việt Nam, 2018).
Tên giao dịch tiếng Anh của Quỹ hỗ trợ nông dân là Supporting Fund for
Famers, viết tắt là SFF (Hội Nông dân Việt Nam, 2018).
Trong khuôn khổ luận văn này, khái niệm Quỹ HTND được hiểu như
sau: Quỹ HTND là một tổ chức tài chính đặc biệt có tư cách pháp nhân, có con
dấu, được đặt trong hệ thống tổ chức HộiNông dân Việt Nam nhằm hỗ trợ vốn
cho hội viên nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, hoạt động không vì mục
đích lợi nhuận, thông qua đó thu hút, tập hợp hội viên nông dân tham gia thực
hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của Hội (Hội Nông dân Việt Nam, 2018).
1.1.3. Vai trò của Quỹ Hỗ trợ nông dân
Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam ra đời, hoạt động nhằm thực hiện
chủtrươngcủaBTVTrungươngHộivềđổimớinộidung,phươngthức hoạtđộng
Hội, gắn nhiệm vụ tuyên truyền vận động nông dân thực hiện chủ trương đường
lối củaĐảng, chínhsáchphápluậtcủaNhà nước vớihoạt độnghỗ trợ vốn, tư vấn
dịch vụ, thu hút hội viên nông dân vào tổ chức Hội, thông qua đó xây dựng tổ
chức Hộingày càng vững mạnh (Hội Nông dân Việt Nam, 2018).
Quỹ HTND hoạt động không vì mục tiêu kinh doanh lợi nhuận mà vì
mục tiêu hỗ trợ vốn cho nông dân, giúp đỡ hội viên nông dân xây dựng và
nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế nhằm xóa đói giảm nghèo; nâng cao
quy mô sản xuất và sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề; góp phần chuyển
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn; tạo
việc làm, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất
nông nghiệp, khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng để tạo ra các loại
nông sản hàng hóa, dịch vụ đạt chất lượng, hiệu quả cao, góp phần phát triển
kinh tế - xã hội ở nông thôn, xóa đói giảm nghèo và làm giàu, từng bước thực
hiện người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu
thêm (Hội Nông dân Việt Nam, 2011).
1.1.4. Nhiệm vụ của Quỹ Hỗ trợ nông dân
Quỹ tự chịu trách nhiệm bảo toàn vốn, đảm bảo chi phí quản lý, bù đắp
rủi ro trừ những trường hợp ngoại lệ bất khả kháng. Thực hiện chế độ kế toán
và quản lý tài chính theo đúng chế độ tài chính hiện hành (Hội Nông dân Việt
Nam, 2011).
Phân bổ vốn, tổ chức thu hồivốn, phí khiđến hạn. Tổ chức tập huấn, đào
tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác Quỹ. Kiểm tra hoạt
động Quỹ HTND các cấp. Phối hợp với ngân hàng và các cơ quan, tổ chức có
liên quan nhằm đẩy mạnh hoạt động của Quỹ.
BTV Hội Nông dân các cấp trực tiếp chỉ đạo về các vấn đề: Quyết định
chủ trương, định hướng xây dựng và phát triển Quỹ HTND gắn với công tác
Hội và phong trào nông dân. Kiểm tra, giám sát các hoạt động của Quỹ, phát
hiện sớm và xử lý kịp thời những sai phạm. Định kỳ tổng kết hàng năm, 5 năm,
đánh giá kết quả hoạt động của Quỹ và sự chỉ đạo của BTV Hội Nông dân các
cấp, xác định phương hướng, nhiệm vụ những năm tiếp theo, đồng thời động
viên khen thưởng những đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc (Hội Nông dân
Việt Nam, 2018).
Những quy định chung, hoạt động nghiệp vụ của Quỹ HTND được
đảm bảo thực hiện tại Quy định “Điều lệ tổ chức và hoạt động Quỹ Hỗ trợ
nông dân do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam” ban hành năm 2012 và
sửa đổi năm 2018.
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẢNG ỦY CẤP
TỈNH
BAN KIỂM SOÁT
QUỸ HTND TW
BAN ĐIỀU HÀNH
QUỸ HTND TW
ĐẢNG ỦY CẤP
HUYỆN
BANKIỂMSOÁT
QUỸHT
NDCẤPT
ỈNH
BAN ĐIỀ
UHÀNH
QUỸ HTNDCẤP
TỈNH
ĐẢNG ỦY CẤP
XÃ
BANKIỂ
M SOÁT
QUỸHTND CẤP
HUYỆN
BANĐIỀ
U HÀNH
QUỸHTND CẤP
HUYỆN
1.1.5. Nội dung quản lýQuỹHỗ trợ nông dân
BỘ TÀI
CHÍNH
SỞ TÀI CHÍNH
PHÒNGTÀI
CHÍNH
TÀI CHÍNH
UBND CẤP
DỰ ÁN VAY VỐN QUỸ HTND
HỘ NÔNGDÂN HỘ NÔNGDÂN HỘ NÔNGDÂN HỘ NÔNGDÂN HỘ NÔNGDÂN
Công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động Quỹ
Công tác thống kê, báo cáo hoạt động Quỹ
Công tác phối hợp hoạt động Quỹ
Công tác quản lý Nhà nước về hoạt động Quỹ
Giải ngân, thu gốc nguồn vốn Quỹ HTND
Thu phí Quỹ HTND
BANTHƯỜNG VỤ
HỘI NÔNGDÂNCẤP
TỈNH
BAN THƯỜNGVỤ T
W
HỘI NÔNGDÂN VN
HOẠTĐỘNGQUỸ
HTNDCẤPXÃ
BANVẬNĐỘNGQUỸ
HTND CẤPXÃ
BAN THƯỜNGVỤ
HND CẤP XÃ
BAN THƯỜNGVỤ
HND CẤP HUYỆN
BANVẬNĐỘNG
QUỸHT
ND CẤP
HUYỆN
BANVẬNĐỘNG
QUỸHT
ND CẤP
TỈNH
BAN VẬNĐỘNG
QUỸHTNDTW
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1.1.5.1. Quản lý việc vận động nguồn vốn
- Căn cứ Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng
Chính phủ, BTV Hội Nông dân xây dựng Đề án về “Đổi mới và nâng cao hiệu
quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân giai đoạn 2011-2020” trình cấp ủy đề
nghị thành lập Ban vận động Quỹ HTND ở địa phương.
- Thẩm quyền quyết định thành lập, cấp ủy cùng cấp ra quyết định thành
lập Ban vận động Quỹ HTND. Trưởng Ban vận động Quỹ HTND là đại diện
lãnh đạo cấp ủy hoặc lãnh đạo UBND cùng cấp; Phó Ban Thường trực là đồng
chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội Nông dân cùng cấp; thành viên là đại diện
một số ban ngành đoànthể. Căn cứ tình hình cụ thể của từng địa phương, BTV
Hội Nông dân cấp tỉnh, huyện, xã tham mưu với cấp ủy cùng cấp đề xuất nhân
sự, số lượng thành viên Ban vận động Quỹ cho phù hợp.
- Theo Điều lệ Quỹ HTND Việt Nam: Hằng năm, Ban Vận động Quỹ
HTND xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện vận động xây dựng Quỹ HTND
trên địa bàn với các hình thức vận động phù hợp theo điều kiện của từng địa
phương. Đồng thời đề nghị Ủy ban nhân dân bổ sung vốn cho Quỹ HTND theo
Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Trong
đó đặc biệt coitrọng công tác tuyên truyền đểcán bộ, hội viên nông dân và các
tổ chức, cá nhân trên địa bàn hiểu rõ mục đíchý nghĩa, nội dung hoạt động của
Quỹ HTND.
1.1.5.2. Quản lý việc cho vay vốn
- Kế hoạch cho vay
Căn cứ trên tổng nguồn vận động được theo năm hoặc theo thờitừng thời
kỳ, nguồn vốn được Quỹ HTND cấp trên uỷ thác và thời gian đến hạn của các
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
dự án đang triển khai, ngay từ đầu năm Ban Điều hành Quỹ các cấp xây dựng
kế hoạch cho vay vốn tại cấp mình.
Kế hoạch cho vay đảm bảo sử dụng tối đa nguồn vốn đang có, tránh ứ
đọng lâu ngày gây lãng phí.
Hiện nay, vốn Quỹ HTND chỉ thực hiện cho vay theo dự án, không cho
vay đơn lẻ tới từng hộ hội viên.
- Xây dựng dự án, lập hồ sơ vay vốn
* Ngườivay vốn, tham gia dựán phảithuộcđốitượng đượcvay vốn Quỹ
HTND (theo Điều lệ Quỹ HTND Việt Nam, năm 2018):
+ Hộ gia đình hội viên nông dân tự nguyện tham gia dự án nhóm hộ vay
vốn phát triển sản xuất, kinh doanh theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Hội Nông
dân các cấp;
+ Tổ hợp tác của hội viên nông dân, Hợp tác xã nông nghiệp có ký Hợp
đồng hoặc Thoả thuận hợp tác với Hội Nông dân về việc hỗ trợ nông dân, nhất
là hộ nghèo, hộ cận nghèo trong vùng tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ
sản phẩm, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập;
+ Các đốitượng khác khi có quyết định của Ban Thường vụ Trung ương
Hội Nông dân Việt Nam.
* Điều kiện để được vay vốn Quỹ HTND, theo Điều lệ Quỹ HTND Việt
Nam năm 2018, thì người vay có đủ các điều kiện sau:
+ Có đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi Quỹ cho vay vốn.
+ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
+ Mục đíchsửdụng vốn vay hợp pháp.
+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
+ Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, hiệu quả;
được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận về năng lực pháp luật dân sự, năng
lực hành vi dân sự của chủ hộ, chủ dự án; được các cấp Hội có thẩm quyền
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
phê duyệt.
* Vốn vay phải được người vay triển khai trong các hoạt động phát triển
sản xuất, cụ thể: Sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; Phát triển ngành nghề,
tiểu thủ công nghiệp; Chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản và
muối; Kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, thuỷ
sản, diêm nghiệp, ngành nghề và đời sống nông dân (Điều lệ Quỹ HTND Việt
Nam, năm 2018).
* Dự án vay vốn:
Theo Điều lệ Quỹ HTND Việt Nam, năm 2018:Quỹ HTND cho vay theo
các dự án, gồm hai hình thức: là dự án gồm nhóm các hộ hội viên nông dân; là
dự án của các tổ hợp tác, hợp tác xã. Đặc biệt, các dự án vay vốn Quỹ HTND
được tín chấp bằng uy tín của Hội Nông dân cấp xã, không sử dụng bất kì tài
sản thế chấp nào.
Quỹ HTND áp dụng 02 loại cho vay với các dự án: Cho vay ngắn hạn là
các khoản vay có thời hạn đến 12 tháng; Cho vay trung hạn là các khoản cho
vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng; Thời hạn cho vay được căn cứ
vào mục đích sử dụng vốn vay; chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính
của người vay; nguồn vốn của Quỹ HTND.
Dự án Nhóm hộ là tổng các phương án sản xuất kinh doanh của các hộ
hội viên có nhu cầu vay vốn, thuộc đối tượng được vay vốn Quỹ HTND như
đã nêu ở trên, được xây dựng theo mẫu như sau: Chủ dự án có thể là Chủ tịch,
Phó Chủ tịch hoặc người tham gia thực hiện dự án được các hộ khác bầu chọn;
Các hộ tham gia dự án phải cùng mục đích sản xuất và có địa điểm sản xuất
liền kề hoặc gần với nhau; Một dự án tối thiểu có 10 hộ tham gia; Số vốn đề
nghị vay của một dự án tối thiểu là 0,3 tỷ đồng, tối đa không quá 1 tỷ đồng.
Dự án cho vay Tổ hợp tác, Hợp tác xã do Ban quản lý, Ban chủ nhiệm
xây dựng: Chủ dự án là người đứng đầu tổ chức, hoặc ngườiđược uỷ quyền đại
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
diện theo pháp luật; Số vốn đề nghị vay của một dự án tối thiểu là 0,3 tỷ đồng,
tối đa không quá 1 tỷ đồng.
* Hồ sơ vay vốn:
Theo Điều lệ Quỹ HTND Việt Nam, năm 2018, quy định:
- Với dự án vay nhóm hộ, hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị vay vốn kiêm
phương án sản xuất kinh doanh do đại diện hộ gia đình lập. Các giấy đề nghị
của các hộ tham gia cùng một dự án phải cùng chung một mục đích đầu tư;
Biên bản họp các thành viên tổ vay vốn; Dự án chung của nhóm hộ vay vốn.
Dự án chung cũng chính là tổng các phương án sản xuất kinh doanh của các hộ
tham gia dự án đã nêu trong Giấy đề nghị vay vốn. Vì vậy, khi xây dựng dự án
không được thoát ly khỏi các phương án đã nêu; Danh sách các hộ vay vốn có
xác nhận của UBND cấp xã trực tiếp triển khai dự án; Tờ trình đề nghịvay vốn
của Hội Nông dân các cấp liên quan; Biên bản thẩm định dự án của Hội Nông
dân cấp có thẩm quyền.
- Với dự án vay theo tổ hợp tác, hợp tác xã, hồ sơ bao gồm:Giấy đề nghị
vay vốn; Dự án có xác nhận của UBND cấp xã; Hợp đồng hợp tác sản xuất,
kinh doanh có chứng nhận của UBND đối với tổ hợp tác; Quyết định thành lập;
Điều lệ hoặc văn bản pháp lý của cơ quan có thẩm quyền quy định về chức
năng, nhiệm vụ của tổ chức; Văn bản bổ nhiệm hoặc cử ngườiđứng đầu tổ chức
theo quy định của điều lệ tổ chức hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
Giấy chứng nhận kinh doanh; Văn bản uỷ quyền của người đại diện theo pháp
luật; Kế hoạch sản xuất kinh doanh từng thời kỳ; Báo cáo thực hiện kế hoạch
sản xuất kinh doanh kỳ gần nhất; Báo cáo quyết toán tài chính 2 năm liền kề.
- Người vay cần điền đầy đủ thông tin vào các giấy tờ trong hồ sơ vay
vốn bằng một loại mực xanh hoặc đen, không dùng mực đỏ và ký đúng chữ ký.
Trong trường hợp người vay không biết chữ, có thể nhờ người khác viết hộ
nhưng người vay phải điểm chỉ vào Giấy đề nghị vay vốn, người viết không
được ký thay. Người thừa kế cũng phải ký hoặc điểm chỉ vào Giấy đề nghị vay
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
vốn do người vay lập.
- Người đứng tên vay vốn của hộ gia đình không được ký thay người
thừa kế và ngược lại. Đối với các hộ đơn thân, không có người thừa kế thì
không phải ký vào phần người thừa kế.
- Hồ sơ vay vốn của dựán phải đầy đủ các văn bản yêu cầu, mỗi văn bản
phải có đủ chữ ký của các bên liên quan và ký xác nhận của UBND cấp xã (nếu
có yêu cầu) theo mẫu.
1.1.5.3. Quản lý việc thu hồi nguồn vốn
Điều lệ Quỹ HTND Việt Nam, năm 2018 có nêu:
* Thu phí:do Hội Nông dân cấp xã thực hiện, tại đây lập sổ theo dõi cho
vay, thu nợ, thu phí để theo dõi việc thu nợ cho đến khi dự án kết thúc.
Sổ theo dõi cần được điền đầy đủ, chính xác các thông tin như số tiền
vay, hạn trả nợ cuối cùng, nợ gốc còn lại, số phí trả trong kỳ...
Khi thu phí, người trực tiếp thu phí cần phải ghi đầy đủ nội dung thu, số
tiền thu theo quy định và ký nhận vào phụ lục Hợp đồng vay vốn được lưu giữ
kèm Hợp đồng vay vốn tại nhà người vay vốn.
Phí thu tối đa 3 tháng/lần. Mức phí cụ thể do BTV Trung ương HộiNông
dân Việt Nam quyết định tuỳ theo tình hình thực tế từng thời kỳ, hiện nay là
0,7%/tháng, 8,4%/năm.
* Thu gốc: Việc thu nợ gốc phảiđảm bảo thu đúng đủ kịp thời, chính xác
theo thỏa thuận trong Hợp đồng vay vốn. Ngay sau khithu nợ gốc, nếu là nguồn
do ủy thác thì Quỹ HTND phải chuyển trả Quỹ HTND cấp trên, đồng thờitriển
khai dự án mới để thực hiện chu kỳ mới, tránh tồn đọng vốn lâu ngày.
- Quỹ HTND cấp nào cho vay thì phải thu trực tiếp từ người vay, không
được ủy quyền cho Hội Nông dân các xã thu hộ.
- Trường hợp người vay trả nợ gốc trước khi đến hạn thì Hội Nông dân
cấp đó phảibáo cáo cho Quỹ cấp trên biết để thu tiền và tất toán khoản vay theo
đúng quy định.
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Trước khi đến hạn trả nợ 30 ngày, Quỹ HTND trực tiếp cho vay gửi
thông báo đến hạn cho Chủ tịch HND cấp xã. Chủ tịch HND cấp xã có trách
nhiệm gửi thông báo đến từng người vay để chủ động cho việc trả nợ.
* Trường hợp được gia hạn nợ: Vớicác khoản vay đến hạn nhưng người
vay chưa có khả năng tài chính để trả nợ, do gặp một số nguyên nhân khách
quan như dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn hoặc sản xuất chưa đến kỳ thu hoạch...
Lúc này người vay cần làm giấy đề nghị gia hạn nợ, trong đó nêu rõ nguyên
nhân và cách khắc phục gửi Quỹ HTND trực tiếp quản lý trước 20 ngày để
được xem xét giải quyết.
+ Quỹ HTND tiến hành kiểm tra thực tế, nếu đúng quy định thì giảiquyết
gia hạn nợ, nguồn vốn cho vay thuộc quyền quản lý của cấp nào thì cấp đó
quyết định cho gia hạn nợ. Thời gian giải quyết tối đa là 5 ngày làm việc sau
khi nhận được Giấy đề nghị từ người vay. Với khoản vay ngắn hạn tối đa là 12
tháng, với những khoản vay trung hạn thì không quá nửa chu kỳ và mỗi khoản
vay chỉ được gia hạn một lần.
* Chuyển nợ quá hạn:
+ Người vay sử dụng vốn sai mục đích đã có quyết định thu hồi những
chưa trả nợ.
+ Khoản vay đã đến hạn trả nợ nhưng người vay không trả đầy đủ nợ mà
cũng không được cho gia hạn nợ.
- Trong mọi trường hợp nợ quá hạn, Quỹ HTND gửi thông báo chuyển
nợ quá hạn tới từng người vay và phối hợp với chính quyền địa phương để có
biện pháp tích cực thu hồi nợ.
- Sau 3 tháng chuyển nợ quá hạn, nếu đã được đôn đốc trả nợ nhưng
người vay vẫn cố tình không trả nợ thì Quỹ HTND xem xét đề nghịcác cơ quan
thi hành pháp luật giải quyết theo quy định.
* Xử lý nợ bị rủi ro: Nếu trong quá trình vay vốn, phát sinh các nguyên
nhân khách quan làm thiệt hại trực tiếp đến vốn và tài sản của người vay như:
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, dịch bệnh,… Tùy mức độ rủi ro và khả năng
trả nợ của người vay mà Quỹ HTND trực tiếp cho vay ra quyết định xem xét
xử lý nợ rủi ro.
1.1.5.4. Quản lý tài chính Quỹ HTND
Việc quản lý nguồn vốn, cho vay vốn, thu, chi, hạch toán và quyết toán
thu chi tài chính Quỹ HTND đảm bảo đúng quy định theo hướng dẫn của Bộ
Tài chính tại Thông tư số 69/2013/TT-BTC ngày 21/5/2013 về “Hướng dẫn
chế độ quản lý tài chính đối với các Quỹ hỗ trợ nông dân thuộc hệ thống Hội
Nông dân Việt Nam”.
1.1.5.5. Kiểm tra, kiểm soát Quỹ HTND
Quỹ HTND các cấp đều phảithành lập Ban Kiểm soát. Theo Điều lệ Quỹ
HTND Việt Nam, năm 2018: Ban Kiểm soát Quỹ có tốiđa 03 thành viên. Thành
viên Ban Kiểm soát là các cán bộ, chuyên viên am hiểu về lĩnh vực tài chính,
tín dụng, đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, hiểu biết pháp luật, không
có tiền án, tiền sự và các tội danh có liên quan đến hoạt động kinh tế theo quy
định của pháp luật.
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Quỹ HTND
1.1.6.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
Nền kinh tế phát triển, bền vững tác động to lớn và là cơ sở để các dự án
Quỹ HTND đạt hiệu quả. Trong một nền kinh tế đa dạng và năng động, việc
lựa chọn dự án để triển khai thực hiện Quỹ HTND được tiến hành nhanh chóng
và hiệu quả. Kinh tế có phát triển, ổn định thì đầu ra cho sản phẩm của các dự
án được đảm bảo hơn, cũng như khả năng thanh toán nợ gốc khi tới hạn của
các hộ cũng được nâng cao.
Một xã hội phát triển ổn định là cơ sở để có thể tập trung các nguồn lực
tốt nhất cho việc triển khai các dự án Quỹ HTND. Hơn nữa, xã hội có ổn định,
thịnh vượng thì mới tạo điều kiện tốt nhất để phát triển kinh tế, từ đó thúc đẩy
hiệu quả các dự án Quỹ HTND như đã đề cập ở trên.
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1.1.6.2. Cơ chế, chính sách
Cơ chế, chính sách có vai trò to lớn và tiên quyết trong việc hình thành
cũng như mọi hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân Việt Nam. Trong thời gian
qua, Nghị quyết số 26 của BCH TW Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn, Chỉ thị số 59 của Bộ chính trị (năm 2000) “Về việc tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của tổ chức Hội nông dân trong thời kỳ
CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn”, Kết luận 61/TW và Quyết định 673/TTg
“về việc tạo điều kiện để các cấp Hội nông dân tham gia trực tiếp triển khai
các chương trình pháttriển kinh tế xã hội trên địa bàn” đã tạo điều kiện thuận
lợi về chủ trương định hướng và cơ chế chính sách cho tổ chức Hội nói chung,
trong đó có Quỹ HTND.
1.1.6.3. Chất lượng cán bộ
Chất lượng cán bộ là nhân tố quan trọng tác động tới mọi hoạt động của
Quỹ HTND. Do chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Hội truyền thống là thực
hiện công tác tuyên truyền vận động, không trực tiếp tham gia vào phát triển
sản xuất kinh doanh nên việc triển khai các hoạt động của Quỹ gắn vớiviệc xây
dựng dự án, phương án sản xuất kinh doanh, hạch toán - chi đối với cán bộ hội
cònrất bỡ ngỡ, lúng túng công tác tác chỉ đạo điều hành, quản lý. Cán bộ tham
gia hoạt động quản lý Quỹ, ngoài có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính
trị vững vàng đòi hỏi phải có trình độ đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn
nghiệp vụ Quỹ.
1.1.6.4. Trang thiết bị và công nghệ thông tin
Điều kiện và các thiết bị làm việc như: Máy tính, máy in, máy Scan,
mạng Internet, tủ tài liệu, két sắt, bàn ghế làm việc là những trang thiết bị cần
thiết để nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành Quỹ HTND. Với Quỹ HTND,
việc ứng dụng phần mềm kế toán sẽ giúp cho việc quản lý Quỹ đơn giản mà
hiệu quả hơn rất nhiều.
1.1.6.5. Công tác kiểm tra, kiểm soát
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Công tác kiểm tra, kiểm soát Quỹ HTND giúp Hội Nông dân các cấp
đánh giá được những mặt tồn tại, hạn chế trong hoạt động Quỹ, từ đó đưa ra
những biện pháp khắc phục kịp thời, đảm bảo cho hoạt động của Quỹ được an
toàn, hiệu quả.
Việc tổ chức kiểm tra, kiểm soát Quỹ HTND do BTV Hội Nông dân các
cấp thực hiện theo Quy chế kiểm tra, kiểm soát của cấp mình. Ban Điều hành
Quỹ HTND các cấp có chức năng kiểm tra, kiểm soát nội bộ và kiểm tra Ban
Điều hành Quỹ HTND cấp dưới.
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý Quỹ HTND
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về quản lý Quỹ HTND
1.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý Quỹ HTND ở thành phố Hà Nội
Quỹ HTND thành phố Hà Nội được thành lập từ năm 1996, ngay sau khi
thành lập, Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tham mưu UBND thành phố Hà
Nội ra quyết định thành lập Ban điều hành Quỹ HTND. Các đồng chí trong Ban
Điều hành Quỹ HTND ngoài Hội Nông dân còn có đại diện của Sở Lao động
thương binh và xã hội, Sở Tài chính. Điều này thể hiện rõ sự quan tâm của
Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố đối với hoạt động Quỹ; làm nổi bật tính
chủ động, sáng tạo của Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã phối kết hợp với
các cơ quan liên quan, nâng cao vai trò, vị thế và hiệu quả hoạt động của Quỹ
HTND.
Bám sát vào sự chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, các cấp Hội Nông dân
thành phố Hà Nội đã chuyển hướng hoạt động phù hợp với cơ chế mới, chủ
động tham mưu với Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố trong việc xây dựng
các chủ trương, chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân. Nổi bật nhất là đã tham
mưu cho Thành ủy quan tâm bố trí đội ngũ cán bộ chủ chốt các quận, huyện,
thị xã và cơ sở tham gia cấp ủy, nhằm đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với
Hội, tham mưu cho UBND thành phố ra Chỉ thị số 27 về “Tăng cường lãnh,
chỉ đạo, thực hiện công tác xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội”.
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Đây là điều kiện quan trọng giúp nông dân phát triển kinh tế. Đặc biệt, hàng
năm, Ban Điều hành Quỹ HNTD đã xây dựng kế hoạch, phối hợp với Sở Tài
chính tham mưu cho HĐND, UBND thành phố trích ngân sách bổ sung cho
Quỹ HTND hàng năm và Hà Nội là địa phương có nguồn Quỹ HTND trên 500
tỷ đồng, đứng đầu toàn quốc. Quỹ HTND đã hoạt động đồng bộ, an toàn và
hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân.
Năm 2018 các cấp Hội Nông dân trên địa bàn thành phố đã tích cực triển
khai các hoạt động tạo vốn cho hội viên nông dân. Trong xây dựng và tăng
trưởng nguồn vốn, 18/18 Hội Nông dân cấp huyện đã xây dựng được 41,603 tỷ
đồng; 476/409 Hội Nông dân cấp xã tổ chức vận động được 92,982 tỷ đồng.
7/18 (38,9%) quận, huyện chuyển nguồn Quỹ cấp xã vận động lên huyện quản
lý với số tiền 7,770 tỷ đồng. Quỹ HTND thành phố đạt 441,755 tỷ đồng; nâng
tổng nguồn Quỹ HTND toàn thành phố lên 554,737 tỷ đồng; Tăng so năm 2017
là 31,327 tỷ đồng (UBND thành phố bổ sung 30 tỷ đồng; bổ sung nguồn từ hoạt
động tài chính: 1.327 tỷ đồng), Quỹ HTND cấp huyện tăng 8,469 tỷ đồng, Quỹ
do Hội Nông dân cấp xã vận động được tăng 1,807 tỷ đồng. Từ nguồn vốn trên,
các cấp Hội đã giải ngân 217,427 tỷ đồng cho 12.681 hộ vay thực hiện 558 dự
án. Năm 2018 thu nợ nguồn thành phố và nguồn Trung ương là 260,295 tỷ đồng
với 15.173 hộ vay vốn tham gia tại 714 dự án, đạt 100% kế hoạch, không phát
sinh nợ xấu, nợ quá hạn. Đến nay, mô hình điểm về vay vốn Quỹ HTND đã
xây dựng được 30 mô hình, trong đó có 17 mô hình điểm kinh tế tập thể hội
viên tham gia được vay vốn Quỹ HTND với số tiền là 5,220 tỷ đồng, đã đem
lại hiệu quả kinh tế cao.
Với kết quả đạt được, hàng năm, Quỹ HTND thành phố đã tạo công ăn
việc làm cho trên 70 nghìn hộ lao động. Các chương trình vay vốn uỷ thác trong
toàn thành phố có tổng dư nợ đạt 1.700,384 tỷ đồng với 2.460 Tổ TK&VV,
chất lượng tín dụng uỷ thác ngày càng được nâng lên, nợ quá hạn ngày càng
giảm.
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Quỹ HTND thành phố Hà Nội hoạt động theo Điều lệ của Quỹ HTND
Việt Nam, song về tài chính thực hiện theo quy chế riêng của do UBND Thành
phố ban hành:
+ Phí cho vay: 0,3%/tháng (phí toàn hệ thống: 0,7%/tháng).
+ Quỹ HTND thành phố Hà Nội được hình thành ở 03 cấp: Thành phố,
huyện, cơ sở.
+ Ban Điều hành Quỹ HTND cấp huyện uỷ thác toàn phần cho HộiNông
dân cơ sở trực tiếp giải ngân và thu hồi cả gốc và phí.
Về quy trình cho vay vốn, Ban Điều hành Quỹ HTND cấp thành phố uỷ
thác toàn phần cho Hội Nông dân cơ sở trực tiếp cho vay tới ngườivay:từthẩm
định đến giải ngân, thu hồi gốc...
Nguồn vốn Quỹ HTND được các cấp hội sử dụng cho vay đúng đối
tượng, việc sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả và bảo toàn vốn, không có
nợ đọng vốn.
Nhưvậy, với kết quả hoạt động Quỹ HTND đầu cả nước cả về huy động
nguồn vốn và cho vay, cả về chất lượng và số lượng, Hà Nộitrở thành một biểu
tượng phát triển của Quỹ HTND. Có được điều đó là do trong hoạt động của
mình, Hội Nông dân thành phố Hà Nội luôn bám sát nhiệm vụ công tác Hội và
phong trào nông dân do Trung ương Hội đề ra, đồng thời đã có nhiều sángtạo
trong hoạt động, đặc biệt có được sự ủng hộ, quan tâm của Đảng ủy, chính
quyền địa phương, kết hợp cùng vớisự đồng lòng của các cán bộ, hộiviên nông
dân trên địa bàn thành phố. Mà điều này là kết quả từ sự nỗ lực của Hội Nông
dân các cấp cùng với quy chế hoạt động linh hoạt, lấy lợiích của hội viên nông
dân làm đầu.
1.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý Quỹ HTND ở thành phố Hải Phòng
Hải Phòng với diện tích 1.561,8 km2, dân số 2,013 triệu người là đô thị
loại 1 cấp quốc gia, là trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc.
Hải Phòng có ngành nông nghiệp phát triển khá toàn diện theo hướng
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
sản xuất hàng hoá. Cơ cấu GTSX chuyển dịch đúng hướng theo mục tiêu đặt
ra, tăng thủy sản, giảm nông nghiệp và lâm nghiệp: tốc độ tăng trưởng GTSX
toàn ngành năm 2018 là 2,78%/năm, trong đó GTSX nông nghiệp là 0,77%,
GTSXthủy sản là 7,91%; tỷ trọng đóng góp vào GDP của thành phố là 8,03%.
Có được kết quả trên, phải để đến sựđóng góp của các cấp Hội, trong đó
có Hội Nông dân thành phố Hải Phòng với việc triển khai thực hiện có hiệu quả
hoạt động của Quỹ HTND.
Trải qua 23 năm xây dựng và phát triển, Quỹ HTND - Hội Nông dân
thành phố Hải Phòng đã phát triển ở cả 3 cấp, bao gồm Quỹ HTND thành phố,
Quỹ HTND cấp huyện với có 12/12 quận, huyện có Quỹ và Quỹ HTND cấp
xã với 189/189 Hội Nông dân cấp xã, phường, thị trấn có hoạt động của Quỹ
HTND.
Từ năm 2016 đến năm 2018 đối với nguồn vốn của Quỹ HTND các cấp
thành phố cho vay được trên 1.300 dự án cho gần 2.400 lượt hộ vay. Sau khi
hoàn thành vòng vay vốn, các dự án đã cơ bản đạt được hiệu quả kinh tế và
hiệu quả xã hội, nâng mức thu nhập bình quân của các hộ gia đình năm 2015
từ mức 40 triệu đồng/năm lên 55 triệu đồng/năm vào năm 2018, một số mô
hình đạt được mức thu nhập bình quân từ 70-100 triệu đồng/năm. Từ đó góp
phần tạo thêm nguồn lực cho nông dân nhất là nông dân nghèo mở rộng sản
xuất kinh doanh, tăng thu nhập, giải quyết việc làm làm cho hàng nghìn lao
động tại địa phương.
Bên cạnh việc chủ động và duy trì thường xuyên phong trào, hoạt động
vận động xây dựng Quỹ HTND từ cán bộ, hội viên, nông dân, ủng hộ của các
đơn vị, doanh nghiệp, các cấp Hội Nông dân thành phố Hải Phòng cũng tích
cực tham mưu với cấp ủy, phối hợp với chính quyền trong việc đề nghị ngân
sách nhà nước hỗ trợ thêm hàng năm để nâng số vốn của Quỹ HTND. Kết quả
năm 2016, quỹ HTND thành phố Hải Phòng được cấp bổ sung 3 tỷ đồng từ
nguồn ngân sách thành phố.
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Đến năm 2018, Quỹ HTND thành phố Hảiphòng tiếp tục được ngân sách
thành phố cấp bổ sung 4 tỷ đồng. Quỹ HTND các quận, huyện vận động và
ngân sách địa phương cấp bổ sung 392,427 tỷ đồng. Một số đơn vị triển khai
tốt việc vận động, xây dựng Quỹ HTND như: Hội Nông dân huyện Thủy
Nguyên được ngân sách cấp 0,15 tỷ đồng, vận động 44,847 tỷ đồng; Hội Nông
dân huyện Kiến Thụy vận động được 0,6 tỷ đồng; Hội Nông dân huyện Vĩnh
Bảo vận động được hơn 0,75 tỷ đồng…
Hiện nay Quỹ HTND thành phố đang quản lý 35,882 tỷ đồng (trong đó
nguồn TW Hội phân bổ: 13,950 tỷ đồng, nguồn của thành phố là: 13,350 tỷ
đồng, nguồn cấp huyện 2,922 tỷ đồng, xã 5,659 tỷ đồng).
Từ nguồn vốn 13,950 tỷ đồng được Trung ương Hộiủy thác, các cấp Hội
trong thành phố đã xây dựng kế hoạch và giải ngân cho 371 hộ vay thực hiện
33 dự án. Trong đó, đầu tư cho chăn nuôi 2,2 tỷ đồng (chiếm 15,8%), đầu tư
cho trồng trọt 3 tỷ đồng (chiếm 21,5%), đầu tư nuôi trồng thủy sản 7,4 tỷ đồng
(chiếm 53,1%) và đầu tư cho dịch vụ 1,35 tỷ đồng (chiếm 9,7%).
Nguồn Quỹ HTND thành phố hiện đang giải ngân 6,05 tỷ đồng cho 180
hộ vay thực hiện 17 dự án. Tổng dư nợ nguồn Quỹ HTND cấp huyện đạt 2,922
tỷ đồng cho 139 hộ vay triển khai 48 dự án; nguồn cấp xã vận động dư nợ đạt
5,659 tỷ đồng cho 665 hộ vay triển khai 433 dự án.
Các dự án cho vay đều tuân thủ đúng quy trình, từ khâu xây dựng dự án,
thẩm định, phê duyệt và giải ngân... Vì vậy, trong thời gian quan tại Hải Phòng
không xẩy ra tình trạng cho vay sai đối tượng hoặc người vay sử dụng đồng
vốn saimục đích. Đốivới các dự án đến hạn, 100% số hộ vay vốn đều chủ động
trả gốc, lãi đúng quy định cam kết. Hằng năm, trên cơ sở hướng dẫn của Trung
ương Hội, Hội Nông dân thành phố đã triển khai tới các quận, huyện xây dựng
kế hoạch khảo sát, lựa chọn mô hình và chỉ đạo Hội Nông dân cơ sở xây dựng
dự án mới để tiếp tục giải ngân.
Ngoài việc gây dựng, phát triển tăng trưởng Quỹ HTND từ nguồn ngân
22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
sách và đóng góp của cán bộ, hội viên, các cấp Hội Nông dân thành phố Hải
Phòng còn đa dạng việc xây dựng quỹ thông qua tăng cường, nâng cao chất
lượng, số lượng hoạt động cho vay vốn ngân hàng, chương trình cung ứng vật
tư nông nghiệp cho nông dân, phốihợp thực hiện tốt hoạt động ủy thác cho vay
vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác: dư nợ tín dụng với
ngân hàng Chính sách xã hội đạt 779,608 tỷ đồng cho 30.916 hộ vay thông qua
813 tổ TK&VV; dư nợ với ngân hàng Nông nghiệp và PTNT là 93,9 tỷ đồng
cho 1.431 lượt hộ vay vốn thông qua 51 tổ vay vốn.
Cùng với hoạt động cho vay vốn, các cấp Hội còn chú trọng tập huấn
chuyển giao KHKT nhằm giúp hội viên nông dân nắm được kỹ thuật mới, áp
dụng vào sản xuất nhằm phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn.
Trong quá trình xây dựng, quản lý Quỹ HTND, Hội Nông dân các cấp
trong thành phố đã thể hiện được năng lực của đội ngũ cán bộ Hội, việc quản
lý tài chính Quỹ HTND được cán bộ Hội đảm nhận tốt, quản lý tín dụng uỷ
thác được thực hiện đúng quy định, nguồn vốn được bảo toàn, công tác thu hồi
nợ đến hạn và lãi được thực hiện theo đúng quy định và luôn đạt 100%. Việc
quản lý điều hành Quỹ HTND giúp các cấp Hộitập hợp, thu hút được nông dân
vào Hội, hoạt động của Hội ngày càng thực chất, đáp ứng được quyền và lợi
ích của hội viên nông dân.
Hiện nay, nhu cầu vay vốn của hội viên nông dân là rất lớn, Trong khi
đó vốn vay các tổ chức tín dụng chỉ đảm bảo được phần nào nhu cầu vốn phát
triển sản xuất của nông dân. Việc tạo được nguồn vốn chủ động giải quyết kịp
thời cho nông dân là trách nhiệm của tổ chức Hội Nông dân, góp phần nâng
cao vị thế và thu hút, gắn bó hội viên nông dân với tổ chức Hội.
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ Ban Điều hành Quỹ HTND tỉnh Lào
Cai trong công tác quản lý các dự án Quỹ HTND
Từ kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạt động Quỹ HTND của thành
phố Hà Nội và Hải Phòng, có thể giúp ích cho Lào Cai rất nhiều trong việc
23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
hoàn thiện công tác quản lý Quỹ HTND của tỉnh.
Một là, để hoàn thiện quy trình quản lý Quỹ HTND, Ban Điều hành Quỹ
HTND hoạt động độc lập, không kiêm nhiệm, năng lực quản lý về tàichính của
Quỹ Hội được đảm nhiệm tốt, quản lý tín dụng uỷ thác được thực hiện đúng
quy định.
Hai là, chủ động chuyển hình thức cho vay vốn Quỹ HTND nhỏ lẻ, phân
tán theo nhóm hộ sang cho vay theo dự án, để nhân rộng tạo thành vùng sản
xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn. Các hộ tham gia dự án đều là thành viên
của Tổ hội nghề nghiệp, Tổ hợp tác để từ đó hình thành Hợp tác xã, các sản
phẩm làm ra đều đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý.
Ba là, để hoạt động của Quỹ HTND sôi nổi, rõ nét, cần có sự tham gia
trực tiếp của các ban ngành vào Ban Điều hành Quỹ, đặc biệt là sự quan tâm
ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Hơn nữa, với sự tham
gia của các ban ngành, mục đích, quy chế hoạt động của Quỹ HTND được toàn
xã hội hiểu, chia sẻ nhiều hơn.
Bốn là, cùng với việc hỗ trợ vay vốn Quỹ HTND, các cấp Hội Nông dân
cần đẩy mạnh các hoạt động tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ
thuật mới vào sản xuất kinh doanh. Thường xuyên tổ chức cho các hộ tham gia
dự án tham quan, học tập trao đổi kinh nghiêm tại các mô hình điểm nhằm
khích lệ hội viên sử dụng vốn đúng mục đích, khai thác sử dụng có hiệu quả
đồng vốn.
24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai”
được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau:
- Có các lý luận nào về quản lý Quỹ hỗ trợ cho các hoạt động liên quan
đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn?
- Có những bài học kinh nghiệm nào trong quản lý Quỹ HTND?
- Trong quản lý Quỹ HTND tỉnh Lào Cai có những tồn tại, hạn chế gì và
tìm ra những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế đó?
- Cần có các giải pháp nào để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong
công tác quản lý Quỹ HTND để hoàn thiện công tác quản lý Quỹ HTND tại
Hội Nông dân tỉnh Lào Cai?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Những số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các văn
kiện, nghị quyết, sách, báo, tạp chí, các công trình đã được xuất bản, các số liệu
về tình hình cơ bản của tỉnh Lào Cai, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh
Lào Cai, báo cáo hoạt động Quỹ HTND và chương trình phối hợp với Ngân
hàng CSXH, Ngân hàng Nông nghiệp & PTNTcủa Hội Nông dân tỉnh Lào Cai
trong giai đoạn 2016-2018.
* Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến chuyên môn của cán bộ lãnh đạo Quỹ HTND, các cán
bộ trực tiếp tham gia triển khai, quản lý Quỹ HTND các cấp từ xã, phường, thị
trấn tớihuyện, tỉnh và trung ương. Gồm danh sách và chức danh của các chuyên
gia thực hiện phỏng vấn, xin ý kiến. Lập bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia.
25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu
* Phương pháp bảng thống kê
Để tổng hợp, đề tài sử dụng hệ thống những bảng thống kê số liệu theo
chiều dọc và chiều ngang diễn tả hiện trạng công tác quản lý Quỹ HTND trên
địa bàn tỉnh Lào Cai thời gian từ 2016-2018, từ đó tổng hợp đánh giá kết quả
công tác quản lý Quỹ HTND trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
* Phương pháp phân tổ thống kê
Trên cơ sở phân tổ thống kê để phân chia các chỉ tiêu theo các chiêu thức
khác nhau. Ví dụ theo tiêu chí huy động nguồn vốn.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
* Phương pháp so sánh.
Thông qua nguồn số liệu đã thu thập từ thực tế và các số liệu thứ cấp,
tiến hành so sánh thông qua các tiêu chí cụ thể để xem xét đánh giá công tác
quản lý Quỹ HTND tỉnh Lào Cai, so sánh giữa các năm. Từ đó đánh giá thực
trạng công tác quản lý Quỹ HTND của tỉnh Lào Cai
- Biểu hiện bằng số, số lần hay phần trăm.
- Phương pháp so sánh gồm các dạng: So sánh các nhiệm vụ kế hoạch;
so sánh qua các giai đoạn khác nhau; so sánh các đối tượng tương tự; so sánh
các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.
* Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian
Nguồn vốn Quỹ HTND tỉnh Lào Cai biến động qua thời gian. Ðể nghiên
cứu sự biến động này ta dùng phương pháp dãy số thời gian. Sử dụng các chỉ
tiêu: tốc độ phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân, liên hoàn để phân tích các
bảng số liệu...
* Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp phân tích tổng hợp thống kê mô tả số liệu. Bằng cách
tập hợp các báo cáo, phân tích các số liệu thống kê nhằm rút ra những nét nổi
bật, những đặc điểm qua các năm để nhận định và đánh giá hiện trạng, đồng
26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
thời thu thập thông tin liên quan phục vụ công tác nghiên cứu, nhằm chỉ ra các
yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Quỹ HTND của tỉnh Lào Cai.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Quản lý việc vận động nguồn vốn.
Sử dụng chỉ tiêu phản ánh tổng lượng tiền vận động được để xây dựng
Quỹ HTND từ các nguồn, các cấp: nguồn ủng hộ, nguồn Trung ương ủy thác,
nguồn ngân sách địa phương cấp, nguồn bổ sung từ hoạt động. Chỉ tiêu này là
chênh lệch về số tuyệt đối giữa kết quả thực hiện năm sau so với năm trước.
Chỉ tiêu phản ánh từng nguồn vận động được. Đây là chỉ tiêu so sánh
tuyệt đối và tương đối (tỷ lệ %) của từng nguồn vận động được so vớitổng tiền
vận động được trong năm và giữa các năm.
Trong đề tài này sử dụng chỉ tiêu lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn,
tốc độ phát triển…
+ Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn được tính theo công thức sau:
δi = Yi-Y i-1 và i = 1, 2, 3, …, n
Trong đó: δilà lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn; Y i-1 là số tiền của
Quỹ HTND tỉnh Lào Cai quản lý theo nguồn i năm trước; Yi là số tiền của Quỹ
HTND tỉnh Lào Cai quản lý theo nguồn i năm sau; n là số năm.
Đề tài nghiên cứu hoạt động quản lý Quỹ HTND giai đoạn 2016 - 2018,
do đó sử dụng chỉ tiêu lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn để tính số tiền của
Quỹ HTND tỉnh Lào Cai quản lý theo nguồn:nguồn ủng hộ, nguồn Trung ương
ủy thác, nguồn ngân sách địa phương cấp, nguồn bổ sung từ hoạt động trong 3
năm 2016, 2017, 2018.
+ Tốc độ phát triển bình quân t 
Tốc độ pháttriển bìnhquân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của
tốc độ phát triển liên hoàn.
Công thức tính:  t  =n
t2.t3.t4...tn
27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
hoặc: t=
Trong đó:
t2, t3, t4, ... tn: là tốc độ pháttriển liên hoàn của thời kỳ i.
Tn: là tốc độ pháttriển định gốc của thời kỳ thứ n.
yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n
y1: mức độ tuyệt đối ở thời kỳ đầu
2.3.2. Quản lýviệc cho vay vốn
Sử dụng chỉ tiêu phản ánh dư nợ cho vay từ Quỹ HTND ở các cấp. Cụ
thể chỉ tiêu phản ánh dư nợ vay từ Quỹ HTND ở các cấp qua các năm 2016,
2017, 2018. Lấy kết quả thực hiện năm 2017 so với năm 2016, năm 2018 so
với năm 2017, giữa số tiền cho vay so vớitổng nguồn vốn Quỹ HTND đang có
để từ đó có cáinhìn tổng thể về kết quả thu nợ của năm 2016 - 2018, nợ đã thu,
dư nợ cho vay, tỷ lệ thu hồi vốn.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này là chênh lệch về số tuyệt đối và tương đối (tỷ lệ
%) giữa kết quả thực hiện năm sau so với năm trước, giữa số tiền cho vay so
với tổng nguồn vốn Quỹ HTND đang có.
2.3.3. Quản lý việc thu hồi nguồn vốn
Sử dụng chỉ tiêu phản ánh tình hình thu nợ gốc của Quỹ HTND khi tới
hạn. Cụ thể chỉ tiêu phản ánh việc thu hồi nguồn vốn Quỹ HTND khi tới hạn
của năm 2016, 207, 2018. Đề tài lấy kết quả thu nợ gốc năm 2017 so với năm
2016, năm 2018 so với năm 2017 để từ đó phân tích chiều hướng tăng giảm của
các nguồn.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này là chênh lệch về số tuyệt đối và tương đốigiữa kết
quả thực hiện năm sau so với năm trước.
2.3.4. Các chỉ tiêu cụ thể
Để đánh giá hiệu quả Quỹ HTND, luận văn tập trung nghiên cứu các chỉ
tiêu sau :
n4 Tn
=n4
yn
y1
28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Chỉ tiêu sử dụng hiệu quả nguồn vốn:
+ Căn cứ trên kết quả vận động nguồn vốn, cho vay và thu hồi qua các
năm 2016, 2017, 2018 để đánh giá hiệu quả nguồn vốn.
+ Việc cho vay đúng đối tượng, người vay sử dụng vốn đúng mục đích,
phát huy được hiệu quả đồng vốn, giúp các hộ tham gia dự án mở rộng quy mô
sản xuất, tăng thu nhập được thể hiện qua việc so sánh số liệu qua các năm
2016 và 2018 với số dự án số hộ vay và số tiền được vay.
- Chỉ tiêu hiệu quả về kinh tế - xã hội do thực hiện các dự án Quỹ:
+ Hiệu quả về kinh tế: nâng mức thu nhập của hộ gia đình, tham gia
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
+ Hiệu quả về xã hội: giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nông
thôn, nâng cao đời sống cho các hộ tham gia dự án.
Ý nghĩa: Đánh giá được hiệu quả về kinh tế - xã hội do thực hiện các dự
án Quỹ.
- Chỉ tiêu Thu hồi gốc và phí: chỉ tiêu phản ánh việc thu hồi gốc và phí
từ Quỹ HTND ở các cấp qua các năm 2016, 2017, 2018. Lấy kết quả thu hồi
gốc và phí năm 2017 so với năm 2016, năm 2018 so với năm 2017, giữa số tiền
thu hồi gốc và phí so với tổng nguồn vốn Quỹ HTND đang có
Ý nghĩa: Có đó có cái nhìn tổng thể về kết quả thu hồi gốc và phí của
năm 2016 - 2018.
- Chỉ tiêu vị thế và vai trò của Hội Nông dân:
+ Trong phát triển kinh tế của địa phương, việc triển khai các mô hình,
dự án đã góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống của nông dân.
+ Trong tổ chức Hội: thu hút, tập hợp nông dân vào Hội, nâng cao chất
lượng hoạt động chi, tổ Hội góp phần xây dựng Hội vững mạnh.
Ý nghĩa: Khẳng định được vai trò, vị thế và làm trung tâm nòng cốttrong
các phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới.
29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 3
TRỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN
TẠI TỈNH LÀO CAI
3.1. Khái quát chung về tỉnh Lào Cai
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH LÀO CAI
Hình 3.1. Bảnđồ hành chính tỉnh Lào Cai
(Nguồn:Cổng thôn tin điện tử tỉnh Lào Cai
https://www.laocai.gov.vn/ubnd-laocai/4/469/38156/169124/Gioi-thieu-ve-
tinh-Lao-Cai-/Ban-do-hanh-chinh-tinh-Lao-Cai.aspx)
Lào Cai là tỉnh vùng cao, biên giới nằm ở phái Bắc Việt Nam, có diện
tích tự nhiên 6.383,89 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía
Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Đồng giáp tỉnh Hà Giang, phía Tây giáp tỉnh Lai
Châu. Lào Cai có 203,5 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.
30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Lào Cai có vị trí địa lý quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh
(Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và khu vực mậu
dịch tự do ASEAN - Trung Quốc; là đầu mối trung chuyển hàng hóa, hành
khách đến các tỉnh trong nước và các địa phương của tỉnh Vân Nam - Trung
Quốc, có vịtrí trọng yếu về quốc phòng, an ninh của tỉnh, của Quân khu II. Đây
là ưu thế để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đốingoại,
hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Lào Cai.
3.1.1.2. Địa hình
Lào Cai có địa hình núi cao xen kẽ với đồi núi thấp. Các huyện miền núi
nằm bao quanh hành lang trung tâm từ Đông - Bắc sang Tây - Nam, gồm nhiều
dẫy núi và thung lũng nhỏ biệt lập, nơi có các cộng đồng dân cư sinh sống.
Những vùng có độ dốc trên 250 chiếm tới 80% diện tích đất đai của tỉnh. Địa
hình tự nhiên của tỉnh có độ cao thay đổi từ 80 m đến 3.143 m so với mực nước
biển tại đỉnh Phan Si Păng, đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Địa hình vùng núi với
các tác động tiểu khí hậu đã giúp tạo nên một môi trường thiên nhiên rất đa
dạng với nhiều vùng sinh thái khác nhau.
3.1.1.3. Khí hậu
Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt do bị chi phối bởi yếu tố địa
hình phức tạp, phân tầng độ cao lớn nên có đan xen một số tiểu vùng á nhiệt
đới, ôn đối rất thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản, đặc biệt là
nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả ôn đới, cây
dược liệu, thảo quả....
Nhiệt độ trung bình hàng năm thường từ 22-240C; cao nhất 360C, thấp
nhất100C (có nơi dưới 00C như ở Sa Pa); độ ẩm trung bình năm trên 80%, cao
nhất là 90% và thấp nhất 75%. Thường có sự chênh lệch giữa các vùng, vùng
cao độ ẩm lớn hơn vùng thấp; lượng mưa trung bình năm trên 1.700 mm, năm
cao nhất ở Sa Pa là 3.400 mm, năm thấp nhất ở thành phố Lào Cai 1.320 mm.
Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi mật độ rất dày.
31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Trong các đợt rét đậm thường xuất hiện sương muối, ở những vùng có độ cao
trên 1.000 m (Sa Pa, Bát Xát) nhiều năm có tuyết rơi.
3.1.1.4. Sông ngòi
Lào Cai có 107 sông suối chạy qua tỉnh, với 3 hệ thống sông chính là
sông Hồng (có chiều dài chạy qua địa phận Lào Cai 120 km), sông Chảy (có
chiều dài chạy qua tỉnh là 124 km), sông Ngòi Nhù (có chiều dài chạy qua tỉnh
là 68 km).
3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
Bảng 3.1. Tình hình phân bố sử dụng đất đai tỉnh Lào Cai
Chỉ tiêu
2016 2018
Số lượng
(ha)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(ha)
Cơ cấu
(%)
TỔNG DT ĐẤT 636.403,20 100.00 636.403 100,00
1. Đấtnông, lâm nghiệp 486.710,26 76,48 492.323 77,36
1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 135.419,84 21,28 133.412 20,96
Trong đó:
109.114,02 17,15 107.052 16,82
- Đất trồng cây hàng năm
- Đất trồng cây lâu năm 26.305,82 4,13 26.359 4,14
1.2. Đất lâm nghiệp có rừng 348.705,39 54,79 356.330 55,99
1.3. Đất nông nghiệp khác 42,32 0,01 58 0,01
2. Đất phi nông nghiệp 32.678,12 45,14 33.995 5,33
- Đất chuyên dùng 18.324,53 2,88 19.482 3,07
- Đất ở 5.012,50 0,79 5.205 0,81
3. Đất chưa sử dụng 117.014,82 18,38 110.085 17,31
(Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2016-2018)
Qua bảng 3.1 cho thấy: Tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất nông lâm
32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
nghiệp của tỉnh chiếm tỉ lệ cao nhất, năm 2018 đất nông lâm nghiệp là
492.323 ha chiếm 77,36% tổng diện tích tự nhiên, nhưng chủ yếu là đất lâm
nghiệp có rừng là 356.330 ha chiếm 55,99%, trong khi đó diện tích đất sản
xuất nông nghiệp là 133.412 ha chiếm 20,96%. Diện tích đất phi nông nghiệp
tăng, năm 2016 là 32.678,12 ha chiếm 5,14%, đến năm 2018 là 33.995 ha
chiếm 5,33%, trong đó tăng nhanh là đất chuyên dùng lên 3,07% chủ yếu là
phục vụ cho các công trình đường giao thông, công trình thuỷ lợi và các công
trình công cộng khác.
* Tài nguyên đất: Lào Cai có diện tích tự nhiên rộng 6.383,89 km2, độ
phì nhiêu cao, rất màu mỡ, đa dạng bao gồm 10 nhóm đất với30 loạiđất chính,
phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Trong đó:đất sản xuất nông nghiệp
có 133.412 ha, đất lâm nghiệp 356.330 ha, đất chuyên dùng 19.482 ha, đất ở
5.205 ha, nhiều nơi tầng đất dầy, đất đồi núi có lượng mùn cao thuận tiện cho
sản xuất lương thực, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và phục hồi rừng. Cùng
với khí hậu thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi, đất đai trong tỉnh còn
khá tốt và là cơ sở quan trọng để phát triển nông - lâm nghiệp.
b. Tài nguyên nước
Lào Cai có hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa
bàn tỉnh với hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng (120 km chiều dài chảy
qua tỉnh) và sông Chảy bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) có chiều dài
đoạn chảy qua tỉnh là 124 km. Ngoài hai con sông lớn, trên địa bàn tỉnh còn
có hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ (trong đó có 107 sông, suối dài từ 10 km
trở lên). Đây là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển các công trình thuỷ
điện vừa và nhỏ.
c. Tài nguyên rừng
Là một tỉnh miền núi, Lào Cai có nguồn tài nguyên rừng rất đa dạng với
358.747,69 ha đất lâm nghiệp, chiếm 56,2% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Với diện tích 356.330 ha rừng, trong đó có 249.434 ha rừng tự nhiên, chiếm
33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
70% và 147.921 ha rừng trồng, chiếm 41,6%.
Là rừng núi cao rất đa dạng về địa hình, địa chất và dạng sinh cảnh. Rừng
Lào Cai có hệ động thực vật rừng rất phong phú cả về số lượng loàivà tính điển
hình của thực vật, là một tài nguyên quý, phong phú và đa dạng, ngoàikhả năng
cung cấp gỗ và các loại lâm sản, đây còn là một trong những trung tâm bảo tồn
gen động, thực vật quý hiếm của các tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam.
d. Tài nguyên khoáng sản
Hình 3.2. Nhà máy tuyển đồng Sin Quyền
(Nguồn:trang thôngtin điện tử Đồng Sin Quyền https://dongsinquyen.vn/)
Lào Cai là một trong những tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản nhất Việt
Nam với 35 loại khoáng sản khác nhau và trên 150 điểm mỏ, tập trung chủ yếu
ở Cam Đường - thành phố Lào Cai, Bát Xát, Văn Bàn, Sa Pa… một số mỏ
khoáng sản có trữ lượng, chất lượng thuộc loại quy mô lớn như: mỏ Apatit với
trữ lượng 2,5 tỷ tấn, mỏ sắt Quý Sa trữ lượng 124 triệu tấn, mỏ đồng Sin Quyền
trữ lượng 53 triệu tấn, mỏ Molipden Ô Quý Hồ trữ lượng 15,4 nghìn tấn.
Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng đã trở thành lợi
thế giúp ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản trở thành ngành
công nghiệp mũi nhọn của tỉnh.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động tỉnh Lào Cai
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động tỉnh Lào Cai
Chỉ tiêu
2016 2018 Tốc độ
phát
triển BQ
(%)
Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
I. Tổng số nhân khẩu 684.295 100 705.628 100 101,61
1. Theo giới tính
- Nam 345.748 50,53 356.437 50,51 101,54
- Nữ 338.547 49,47 349.191 49,49 101,69
2. Theo khu vực
- Thành thị 157.019 22,95 163.524 23,17 103,00
-Nông thôn 527.276 77,05 542.104 76,83 101,20
II. Tổng số lao động 432.751 100 439.045 100 101,46
1. Theo giới tính
- Nam 223.614 51,67 227.196 51,75 101,61
- Nữ 209.137 48,33 211.850 48,25 101,30
2. Theo khu vực
- Thành thị 87.544 20,23 87.901 20,02 100,41
- Nông thôn 345.207 79,77 351.144 79,98 101,72
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2018)
Qua bảng 3.2 ta thấy: Tốc độ phát triển bình quân về tổng số nhân khẩu
giai đoạn 2016- 2018 đạt 101,61%. Nếu xét về giớitính thì cơ cấu giớitính trong
dân số của tỉnh khá cân đối, năm 2016 dân số nam chiếm 50,53%, dân số nữ
chiếm 49,47%. Năm 2018 dân số khu vực thành thị là 23,17%, dân số khu vực
nông thôn chiếm 76,83%. Xét về lao độngthì lao động nam có tỉ lệ cao hơn lao
35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
động nữ, năm 2018 lao động nam chiếm 51,75%, lao động nữ 48,25%, điều này
cũng khẳng định là một bộ phận khá lớn dân số nữ ngoàiđộ tuổi lao động.
Tổng số lao động toàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2018 tăng bình quân
101,46%. Sự khác biệt về lao động còn thể hiện ở thành thị và nông thôn, năm
2018 lao động thành thị là 20,02%, trong khi đó lao động nông thôn là chủ yếu
chiếm 79,98%. Đây là một khó khăn lớn cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động
trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh
Trong những năm qua, tình hình kinh tế, xã hộicủa Lào Caiđã có chuyển
biến tích cực, nền kinh tế phát triển ổn định trên tất cả các lĩnh vực, vớisự quyết
tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, đồng hành của các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục kế thừa, phát huy tính năng động, sáng
tạo, tích cực triển khaivà thực hiện có hiệu quả các nghịquyết, chỉ thịcủa Chính
phủ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh,
nên việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch phát kinh tế - xã hộicơ bản
được thực hiện và phát triển theo đúng kế hoạch.
- Về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Mức tăng trưởng GRDP đạt 10,23%, đứng thứ 3 so với 14 tỉnh Trung du
miền núi phía Bắc và cao hơn mức bình quân của cả nước. Trong đó, Nông lâm
thủy sản tăng 5%; Công nghiệp - Xây dựng tăng 14,74% (riêng công nghiệp
tăng 17,1%); Dịch vụ tăng 7,52%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: Tỷ
trọng Nông lâm thủy sản 13,07%; Công nghiệp - Xây dựng 44,29%; Dịch vụ
42,64%. Thu nhập bình quân đầu ngườităng từ 43,7 triệu đồng/ngườinăm 2015
lên 61,84 triệu đồng/người năm 2018.
- Sản xuất nông nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp phát triển khá, phát huy có hiệu quả những lợi thế
về đất đai, khí hậu, duy trì các vùng sản xuất có hiệu quả; cơ cấu kinh tế nội
ngành tiếp tục có sự chuyển biến tốt… Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp đạt
36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
6.530 tỷ đồng, tăng 6,01% so với năm 2017; giá trị sản phẩm/01 ha đất canh
tác tăng mạnh, đạt 69 triệu đồng, tăng 17% so với 2017, tổng sản lượng lương
thực ước đạt 319.947 tấn, tăng 4,9% so với năm 2017. Tổng đàn gia súc đạt
672.166 con. Các chỉ tiêu trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, sản xuất nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng trưởng ổn định; công tác kiểm soát khai
thác, chế biến, vận chuyển lâm sản được tăng cường.
Chương trình xây dựng NTM được triển khaitích cực, có 9 xã đạt chuẩn
NTM, (gồm các xã: Làng Giàng, Tân An, huyện Văn Bàn; Mường Hum, Bản
Xèo, huyện Bát Xát; Bản Mế, Cán Cấu, huyện Si Ma Cai; Phong Niên, huyện
Bảo Thắng; Tả Phìn, huyện Sa Pa; Thanh Bình, huyện Mường Khương). Hết
năm 2018 tổng số xã đạt chuẩn NTM của tỉnh là 44/143 xã, đạt 30,8%. Một số
kết quả nổi bật khác là: Làm đường giao thông nông thôn được 816,35 km đạt
103,04% KH, tăng 55 km so năm 2017, vận động quyên góp xây dựng NTM
được 13,8 tỷ đồng, 340.000 m2 đất, 266.000 công lao động.
- Khu vực công nghiệp:
Giá trị sản xuất công nhiệp năm 2018 đạt 29.000 tỷ đồng, tăng 16,7% so
năm 2017, một số sản phẩm công nghiệp tiêu thụ tốt, giá bán tăng; nhiều dự án
công nghiệp lớn tiếp tục được quan tâm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc
để đẩy nhanh triển khai thực hiện và đưa vào hoạt động. Hoạt động tiểu thủ
công nghiệp được quan tâm, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt 2.320 tỷ
đồng, tăng 12% so với 2017 với các lĩnh vực chủ yếu như chế biến nông sản,
lâm sản, khai thác cát đá sỏi,….
Để đạt được những thành tựu trên, các cấp các ngành trong tỉnh đã tích
cực thực hiện các giải pháp đề ra trong Kế hoạch thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội; các nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh.
Trong đó tập trung thực hiện thắng lợi toàn diện các chỉ tiêu Nghị quyết số 14-
NQ/TU, ngày 01/01/2018 của Tỉnh ủy và thực hiện quản lý, sử dụng hiệu quả
các nguồn lực đầu tư phát triển, đặc biệt cải thiện chính sách đầu tư thu hút
37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
doanh nghiệp. Nhờ vậy, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Caiphát triển
tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, trong thời gian tới do tình hình khó khăn, thách thức chung
của cả nước như kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc; lãi suất giảm nhưng
việc tiếp cận vay vốn còn hạn chế; thị trường và sức mua có chuyển biến nhưng
còn chậm. Ngoài những yếu tố mới tạo đột phá trong tăng trưởng thì tình hình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên địa bàn tỉnh còn chậm. Cho nên,
nhiệm vụ đặt ra cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018-2020, rất
nặng nề với nhiều thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen nhau. Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân tỉnh Lào Cai với phương châm “Chủ động, sáng tạo, hiệu
qủa - kỷ cương, kỷ luật hành chính” quyết tâm phát huy nội lực, huy động sức
mạnh của cả hệ thống chính trị để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2018.
3.1.2.3. Các điều kiện về cơ sở hạ tầng
a- Về giao thông
Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã thực hiện tốt công tác tuyên
truyền, vận động gắn với việc phát động phong trào thi đua làm đường giao
thông nên đã làm thay đổi nhận thức và hành động của người dân trong phong
trào thi đua làm đường giao thông nông thôn, tạo ra mạng lướigiao thông rộng
khắp, nối liền các vùng trong tỉnh, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội,
nâng cao đời sốngnhân dân. Đặc biệt qua các buổi tuyên truyền, người dân đã
tự nguyện di chuyển công trình, hoa màu, hiến đất để giải phóng mặt bằng,
đóng góp tiền mặt, cát sỏi, xi măng, ngày công lao động… để thi công các
tuyến đường.
Từ năm 2016 đến nay, tỉnh Lào Cai đã thực hiện được 1.800,05 km,
trong đó: Bê tông xi măng 1.034,94 km; cấp phối 533,43 km; Mở mới 231,68
km. Lũy kế, toàn tỉnh triển khai thực hiện được 4.363,06 km đường giao thông
38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
nông thôn, trong đó bê tông xi măng là 2.575,88 km; rảicấp phối1.001,83 km;
mở mới 785,35 km.
b- Điện nước sinh hoạt, viễn thông
Hệ thống điện nông thôn trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua luôn được
quan tâm đầu tư, thường xuyên rà soát, duy tu bảo dưỡng các công trình điện
nông thôn đảm bảo đạt tiêu chí điện nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.
Đến nay 141/143 xã khu vực nông thôn đạt tiêu chí hệ thống điện đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật của ngành điện, 85/143 xã khu vực nông thôn đạt tiêu chí, trên
95% số hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn.
Tỉnh đã quan tâm tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp và sửa chữa 109
côngtrìnhthủy lợi, gồm hệ thống kênh mương, đập thủy lợi, hồ chứa... Hệ thống
công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đến nay cơ bản đáp ứng và đảm bảo chủ
động tưới cho 98% diện tích đất trồng lúa. Năm 2018, toàn tỉnh tiếp tục đầu tư
nâng cấp, xây dựng mới 34 công trình thủy lợi, phục vụ tưới cho hơn 800 ha.
Công tác quản lý, vận hành, bảo dưỡng và bảo vệ công trình cấp nước sinh hoạt
nông thôn được tăng cường kiểm tra, rà soát và kịp thời duy tu, sửa chữa.
Mạng lưới dịch vụ bưu chính, viễn thông phát triển, đáp ứng được yêu
cầu sản xuất kinh doanh, nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân và công tác
quản lý của các cơ quan, đơn vị. Đến nay, toàn tỉnh có 123/143 xã có điểm
phục vụ bưu chính; 107/143 xã có dịch vụ viễn thông và Internet; 125/143 xã
có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn; 116/143 xã có ứng dụng Công
nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành.
3.2. Thực trạng quản lý Quỹ HTND trên địa bàn tỉnh Lào Cai
3.2.1. Khái quát chung về cơ cấu nguồn vốn Quỹ HTND tỉnh Lào Cai
* Xây dựng kế hoạch tăng trưởng nguồn
Trong những năm qua, hoạt động Quỹ HTND trên địa bàn tỉnh Lào Cai
đãcó những bước phát triển vững chắc, được các cấp, các ngành ghinhận, đánh
giá cao và tạo điều kiện phát triển.
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế

More Related Content

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế

Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ...
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ...Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ...
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
luan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdfluan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdf
Nguyễn Công Huy
 

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế (20)

Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ...
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ...Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ...
Th s01.087 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ...
 
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậuLuận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Luận văn: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa...Luận văn: Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa...
 
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
 
Tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp tại Thái Nguyên
Tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp tại Thái NguyênTăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp tại Thái Nguyên
Tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp tại Thái Nguyên
 
Luận văn: Chất lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp tại TP Vĩnh Yên
Luận văn: Chất lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp tại TP Vĩnh YênLuận văn: Chất lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp tại TP Vĩnh Yên
Luận văn: Chất lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp tại TP Vĩnh Yên
 
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...
 
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thônLuận văn: Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
 
luan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdfluan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdf
 
Luan van thac si kinh te (5)
Luan van thac si kinh te (5)Luan van thac si kinh te (5)
Luan van thac si kinh te (5)
 
Luận văn thạc sĩ: Phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Phát triển du lịch bền vững, 9đLuận văn thạc sĩ: Phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Phát triển du lịch bền vững, 9đ
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
 
Quản Lý Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Giáo Dục Trẻ Tại Trường Mầm Non B ...
Quản Lý Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Giáo Dục Trẻ Tại Trường Mầm Non B ...Quản Lý Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Giáo Dục Trẻ Tại Trường Mầm Non B ...
Quản Lý Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Giáo Dục Trẻ Tại Trường Mầm Non B ...
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
 
Luan van thac si kinh te (22)
Luan van thac si kinh te (22)Luan van thac si kinh te (22)
Luan van thac si kinh te (22)
 
Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)
 
Luận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAY
Luận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAYLuận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAY
Luận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Dịch Vụ Hành Chính Công Về Đất Đai
Luận Văn Thạc Sĩ Dịch Vụ Hành Chính Công Về Đất ĐaiLuận Văn Thạc Sĩ Dịch Vụ Hành Chính Công Về Đất Đai
Luận Văn Thạc Sĩ Dịch Vụ Hành Chính Công Về Đất Đai
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562 (20)

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
 
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
 
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
 
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
 
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương MạiLuận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
 
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
 
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công TyLuận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn HóaLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
 
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
 
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
 
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn VŨ THỊ HẠNH HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN TỈNH LÀO CAI Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn VŨ THỊ HẠNH HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN TỈNH LÀO CAI NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM CÔNG TOÀN
  • 3. i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn: “Hoàn thiện công tác quản lýQuỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa được dùng để bảo vệ một học vị nào khác. Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 01 năm 2020 Tác giả luận văn Vũ Thị Hạnh
  • 4. ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh LàoCai, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôixin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tớitất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa chuyên môn,Văn phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giảng viên hướng dẫn TS. Phạm Công Toàn. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các cô chú, anh chị em và bạn bè, tôi xin chân thành cảm ơn. Thêm nữa, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Thái Nguyên, tháng 01 năm 2020 Tác giả luận văn Vũ Thị Hạnh
  • 5. iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN....................................................................................... i LỜI CẢM ƠN........................................................................................... ii MỤC LỤC................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂUĐỒ ..................................................... viii MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 1. Tínhcấp thiết củađề tài............................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 3 3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 3 4. Đóng góp mới của luận văn...................................................................... 3 5. Kết cấu của luận văn................................................................................ 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀQUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN .................................................................................... 5 1.1. Một số vấn đề lý luận về Quỹ Hỗ trợ nông dân ....................................... 5 1.1.1. Khái niệm về quỹ............................................................................... 5 1.1.2. Khái niệm về Quỹ hỗ trợ nông dân..................................................... 6 1.1.3. Vai trò của Quỹ Hỗ trợ nông dân ........................................................ 6 1.1.4. Nhiệm vụ củaQuỹ hỗ trợ nông dân..................................................... 7 1.1.5. Nội dung quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân .............................................. 8 1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Quỹ HTND....................................15 1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý Quỹ HTND..................................................17 1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về quản lý Quỹ HTND.......................................................................................................17 1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ Ban Điều hành Quỹ HTND tỉnh Lào Cai trong công tác quản lý các dự án Quỹ HTND ...............................................22
  • 6. iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................24 2.1. Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................24 2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................24 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................24 2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu ............................................................25 2.2.3. Phương pháp phân tíchsố liệu............................................................25 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..........................................................26 2.3.1. Quản lý việc vận độngnguồn vốn. .....................................................26 2.3.2. Quản lý việc cho vay vốn ..................................................................27 2.3.3. Quản lý việc thu hồi nguồn vốn .........................................................27 2.3.4. Các chỉ tiêu cụ thể.............................................................................27 Chương 3 TRỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN TẠI TỈNH LÀO CAI.......................................................................29 3.1. Khái quát chung về tỉnh Lào Cai...........................................................29 3.1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................29 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................33 3.2. Thực trạng quản lý Quỹ HTND trên địa bàn tỉnh Lào Cai.......................38 3.2.1. Khái quát chung về cơ cấu nguồn vốn Quỹ HTND tỉnh Lào Cai...........38 3.2.2. Quản lý hoạt độngcho vay của Quỹ HTND........................................46 3.2.3. Quản lý thu hồi vốn Quỹ HTND ........................................................54 3.2.4. Thực trạng quản lý tài chínhQuỹ HTND tại tỉnh Lào Cai....................63 3.2.5. Côngtác kiểm tra, kiểm soát hoạt độngcủa Quỹ HTND tỉnh Lào Cai...68 3.3. Phân tíchcác nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Quỹ HTND trên địa bàn tỉnh Lào Cai......................................................................................................69 3.3.1. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................69 3.3.2. Cơ chế, chínhsách............................................................................74 3.3.3. Chất lượng cán bộ.............................................................................74
  • 7. v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3.3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin ...........................................................75 3.3.5. Côngtác kiểm tra, kiểm soát..............................................................75 3.3.6. Cơ sở vật chất và trang thiết bị khác...................................................76 3.4. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt độngquản lý củaQuỹ HTND tỉnh Lào Cai ..............................................................................................................................76 3.4.1. Những kết quả đạt được............................................................................76 3.4.2. Những hạn chế .................................................................................81 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế........................................................82 Chương 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN TẠITỈNHLÀO CAI TRONG GIAIĐOẠN 2019 -2021 ..............................................................................................................................84 4.1. Quan điểm, mục tiêu nâng cao hiệu quảquản lý Quỹ HTND...................84 4.1.1. Quan điểm........................................................................................84 4.1.2. Mục tiêu...........................................................................................85 4.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai 86 4.2.1. Hoàn thiện về tổ chức bộ máy quản lý ................................................88 4.2.2. Hoàn thiện hoạt độngnghiệp vụ quản lý.............................................90 4.2.3. Hoàn thiện hệ thống văn bảnhoạt độngquản lý...................................93 4.2.4. Hoàn thiện mô hình tổ chức Quỹ........................................................94 4.2.5. Hoàn thiện côngtác kiểm tra, giám sát ...............................................95 4.2.6. Hoàn thiện côngtác quản lý tài chính.................................................97 4.3. Kiến nghị.............................................................................................99 4.3.1. Đốivới Trung ương Hội Nông dân Việt Nam......................................99 4.3.2. Đốivới tỉnh Lào Cai..........................................................................99 KẾT LUẬN ............................................................................................102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................104
  • 8. vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn PHỤ LỤC BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA..................106 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCH : Ban chấp hành BTV : Ban Thường vụ BQ : Bình quân CNH - HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GRDP : Tổng sản phẩm trên địa bàn HND : Hội Nông dân HTND : Hỗ trợ nông dân TW : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân NTM : Nông thôn mới GTSX : Giá trị sản xuất KH : Kế hoạch CK : Cùng kỳ ĐVT : Đơn vị tính
  • 9. vii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Tình hình phân bố sửdụng đất đai tỉnh Lào Cai...............................31 Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao độngtỉnh Lào Cai......................................34 Bảng 3.3. Tăng trưởng nguồn vốn của Quỹ HTND tỉnh Lào Cai......................42 Bảng 3.4. Cơcấunguồn vốn Quỹ HTND tỉnh Lào Cai....................................44 Bảng 3.5. Kết quả cho vay của Quỹ HTND tỉnh Lào Cai.................................50 Bảng 3.6. Tình hình giao vốn của Quỹ HTND tỉnh Lào Cai............................51 Bảng 3.7. Kế hoạch thu hồivốn củaQuỹ HTND tỉnh Lào Cai.........................55 Bảng 3.8. Kết quả thu phítheo nguồn vốn của Quỹ HTND tỉnh Lào Cai...........56 Bảng 3.9. Thu nợ gốc QuỹHTNDtỉnh Lào Cai..............................................58 Bảng 3.10. Kết quả thu nợ gốc so với dư nợ cho vay Quỹ HTND tỉnh Lào Cai.............................................................................................59 Bảng 3.11. Kế hoạch thu hồivốn của Quỹ HTND tỉnh Lào Cai.......................61 Bảng 3.12. Kết quả phân bổ phí của QuỹHTND tỉnh Lào Cai.........................65 Bảng 3.13. Kết quả chi phí nguồn Quỹ HTND cấp tỉnh của Quỹ HTND tỉnh Lào Cai.............................................................................................66
  • 10. viii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức hoạt động hệ thống Quỹ HTND................................ 8 Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai....................................................29 Hình 3.2. Nhà máy tuyển đồng Sin Quyền ...................................................33 Biểu đồ Biểu đồ 3.1. Biểu đồ mô tả nguồn vốn cho vay qua.......................................45 Biểu đồ 3.2. Biểu đồ tình hình thu nợ gốc so với nợ cho vay của tỉnh Lào Cai.............................................................................................60 Biểu đồ 3.3. Biểu đồ kế hoạch thu hồi vốn của Quỹ HTND tỉnh Lào Cai........62 Biểu đồ 3.4. Cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Lào Cai năm 2018 ....................72
  • 11. 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta có vị trí, vai trò to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổimới, kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu vượt bậc, làm tiền đề vững chắc để tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước. Đạt được những thành tíchto lớn đó là do sựlãnh đạo sáng suốtcủa Đảng, sự đồng thuận, ý chí quyết tâm của nông dân và sự nỗ lực của các cấp, các ngành. Trong đó ngành tín dụng, ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệp ở nông thôn và hàng chục triệu hộ nông dân mỗi năm. Được Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành trung ương, cấp ủy, chính quyền các địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện, những năm qua Hội Nông dân Việt Nam đã triển khai công tác xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân và tổ chức hoạt động dịch vụ hỗ trợ vốn cho nông dân đạt được một số kết quả khả quan, giúp hàng triệu hộ nông dân có vốn phát triển sản xuất, kinh doanh tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo và làm giầu chính đáng, góp phần ổn định chính trị ở nông thôn. Qua đó, giúp công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp nông dân ngày càng sâu rộng, hiệu quả tổ chức Hội các cấp được củng cố vững mạnh, vị thế của Hội Nông dân Việt Nam trong hệ thống chính trị được nâng lên. Được sự đồng ý của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lào Cai, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai được thành lập vào ngày 27/11/2013. Để đưa nhanh chương trình xây dựng nông thôn mớivào cuộc sống và để góp phần đẩy mạnh hơn nữa sựlãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với lĩnh vực công tác này, các cấp Hội Nông dân đã tích cực tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết cho cán bộ, hội viên nông
  • 12. 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn dân. Không những thế, Hội Nông dân tỉnh còncụthể hoá Quyết định thông qua hoạt động của các dự án vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân. Các dự án đã xây dựng thành công mô hình phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân theo hướng tập trung sản xuất hàng hoá chất lượng cao, gắn phát triển sản xuất nông nghiệp với chế biến, tiêu thụ và dịch vụ... Các dự án thuộc Quỹ Hỗ trợ nông dân cũng góp phần đẩy mạnh việc áp dụng rộng rãi tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất; hoạt động của các dự án cũng góp phần thúc đẩy liên kết giữa nông dân và Doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ... Như vậy, các hoạt động của Quỹ HTND không những thể hiện trách nhiệm, vai trò của Hội Nông dân mà còn góp phần định hướng phát triển đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trong công cuộc xây dựng nông thôn mới của tỉnh theo đúng tinh thần. Với vai trò và trách nhiệm được giao, Quỹ HTND tỉnh Lào Cai phần nào đã đáp ứng nguyện vọng chính đáng của các hội viên nông dân trong tỉnh. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, hoạt động quản lý của Quỹ HTND tỉnh Lào Cai còn bộc lộ nhiều yếu kém như: Tăng trưởng nguồn vốn còn chậm, quy mô vốn của nhiều cấp hội còn nhỏ lẻ, đặc biệt là ở cấp xã, phường, thị trấn chưa xây dựng được Quỹ, hệ thống tổ chức, quản lý điều hành Quỹ HTND, các hoạt động hỗ trợ, dịch vụ cung cấp vốn trong hệ thống không hoàn thiện cả về bộ máy, chức năng, nhiệm vụ cán bộ còn kiêm nhiệm chưa có cán bộ chuyên trách, công tác điều hành, chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động Quỹ HTND chưa thực sự rõ ràng và thống nhất trong hệ thống Hội… nên việc hỗ trợ cho nông dân còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn; việc nghiên cứu tìm giải pháp hoàn thiện quản lý Quỹ HTND của tỉnh đang là nhu cầu cấp bách đặt ra. Xuất phát từ thực tế thực hiện công việc, trên cơ sở học tập và nghiên cứu chuyên ngành quản lý kinh tế, tôi chọn đề tài "Hoàn thiện công tác quản
  • 13. 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnhLào Cai" làm đề tài luận văn tốt nghiệp bậc học thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng quản lý Quỹ HTND tỉnh Lào Cai từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý Quỹ, giúp cho cơ quan quản lý đạt được mục tiêu đã đề ra. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa làm rõ một số vấn đề lý luận chung và thực tiễn về Quỹ HTND và quản lý Quỹ HTND. - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý công tác quản lý Quỹ HTND tỉnh Lào Cai và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Quỹ. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện côngtác quản lý Quỹ HTND tỉnh Lào Cai trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Lào Cai. - Thời gian: Nghiên cứu hoạt động quản lý Quỹ HTND của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2018. - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý Quỹ HTND của tỉnh Lào Cai, như: Quản lý vốn (gồm cho vay và thu hồivốn); Kiểm tra, kiểm soát nguồn vốn thuộc Quỹ. 4. Đóng góp mới của luận văn Đề tài nghiên cứu được thực hiện, dự kiến sẽ có những đóng góp sau: - Về cơ sở khoa học: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Quỹ HTND tỉnh Lào Cai.
  • 14. 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Về cơ sở thực tiễn: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý Quỹ HTND tại tỉnh Lào Cai. Đưa ra những tồn tại trong công tác quản lý Quỹ HTND và nguyên nhân của những tồn tại đó. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Quỹ HTND tỉnh Lào Cai trong điều kiện hiện nay. Các giải pháp đề xuất là những giải pháp trực tiếp đối với Ban Điều hành Quỹ, hoàn thiện về tổ chức, nội dung và phương pháp Quản lý Quỹ HTND. 5. Kết cấucủa luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 4 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Quỹ HTND. - Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. - Chương 3: Thực trạng quản lý Quỹ HTND trên địa bàn tỉnh Lào Cai. - Chương 4: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Quỹ HTND tại tỉnh Lào Cai trong những năm tới.
  • 15. 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN 1.1. Một số vấn đề lý luận về Quỹ Hỗ trợ nông dân 1.1.1. Khái niệm về quỹ Theo Điều 3, Nghị định số 30/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức hoạt động của Quỹ xã hội, từ thiện đã nêu “Quỹlà tổ chức phi Chính phủ do cá nhân, tổ chức tự nguyện dành một khoản tài sản nhất định để thành lập hoặc thành lập thông qua hợp đồng, hiến tặng, di chúc; có mục đích tổ chức, hoạt động theo quy định tại Điều 2, Nghị định này, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập, công nhận điều lệ”. Quỹ được tổ chức và hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, từ thiện, nhân đạo và các mục đíchphát triển cộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận. Quỹ hỗ trợ: là số tiền hay nói chung là tiền của dành riêng cho những hoạt động giúp đỡ, tương trợ. Không vì lợi nhuận: là không tìm kiếm lợi nhuận để phân chia, lợi nhuận có được trong quá trình hoạt động được dành cho các hoạt động của quỹ theo điều lệ đã được công nhận. Nguyên tắc hoạt động và quản lý tài chính của Quỹ, theo Điều 4, Nghị định số 30/2012/NĐ-CP đã quy định: Quỹ thành lập và hoạt động không vì lợi nhuận. Tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang trải và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của mình. Hoạt động theo điều lệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan. Công khai, minh bạch về thu, chi, tài chính, tàisản của quỹ. Không phân chia tài sản của quỹ trong quá trình quỹ đang hoạt động.
  • 16. 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1.1.2. Khái niệm về Quỹ Hỗ trợ nông dân Quỹ HTND thuộc HộiNông dân Việt Nam được thành lập trên cơ sở Văn bản số 4035/KHTT ngày 26/7/1995 của Thủ tướng Chính phủ và và Quyết định số 673/QĐ - TTG ngày 10/5/ 2011 của Thủ tướng Chính phủ. Quỹ HTND chịu sự chỉ đạo, quản lý của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Quỹ HTND có tư cách pháp nhân, có con dấu, có bảng cân đối kế toán riêng, đặt trụ sở tại cơ quan Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật (Hội Nông dân Việt Nam, 2018). Tên giao dịch tiếng Anh của Quỹ hỗ trợ nông dân là Supporting Fund for Famers, viết tắt là SFF (Hội Nông dân Việt Nam, 2018). Trong khuôn khổ luận văn này, khái niệm Quỹ HTND được hiểu như sau: Quỹ HTND là một tổ chức tài chính đặc biệt có tư cách pháp nhân, có con dấu, được đặt trong hệ thống tổ chức HộiNông dân Việt Nam nhằm hỗ trợ vốn cho hội viên nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, thông qua đó thu hút, tập hợp hội viên nông dân tham gia thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của Hội (Hội Nông dân Việt Nam, 2018). 1.1.3. Vai trò của Quỹ Hỗ trợ nông dân Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam ra đời, hoạt động nhằm thực hiện chủtrươngcủaBTVTrungươngHộivềđổimớinộidung,phươngthức hoạtđộng Hội, gắn nhiệm vụ tuyên truyền vận động nông dân thực hiện chủ trương đường lối củaĐảng, chínhsáchphápluậtcủaNhà nước vớihoạt độnghỗ trợ vốn, tư vấn dịch vụ, thu hút hội viên nông dân vào tổ chức Hội, thông qua đó xây dựng tổ chức Hộingày càng vững mạnh (Hội Nông dân Việt Nam, 2018). Quỹ HTND hoạt động không vì mục tiêu kinh doanh lợi nhuận mà vì mục tiêu hỗ trợ vốn cho nông dân, giúp đỡ hội viên nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế nhằm xóa đói giảm nghèo; nâng cao quy mô sản xuất và sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề; góp phần chuyển
  • 17. 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn; tạo việc làm, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng để tạo ra các loại nông sản hàng hóa, dịch vụ đạt chất lượng, hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, xóa đói giảm nghèo và làm giàu, từng bước thực hiện người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm (Hội Nông dân Việt Nam, 2011). 1.1.4. Nhiệm vụ của Quỹ Hỗ trợ nông dân Quỹ tự chịu trách nhiệm bảo toàn vốn, đảm bảo chi phí quản lý, bù đắp rủi ro trừ những trường hợp ngoại lệ bất khả kháng. Thực hiện chế độ kế toán và quản lý tài chính theo đúng chế độ tài chính hiện hành (Hội Nông dân Việt Nam, 2011). Phân bổ vốn, tổ chức thu hồivốn, phí khiđến hạn. Tổ chức tập huấn, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác Quỹ. Kiểm tra hoạt động Quỹ HTND các cấp. Phối hợp với ngân hàng và các cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm đẩy mạnh hoạt động của Quỹ. BTV Hội Nông dân các cấp trực tiếp chỉ đạo về các vấn đề: Quyết định chủ trương, định hướng xây dựng và phát triển Quỹ HTND gắn với công tác Hội và phong trào nông dân. Kiểm tra, giám sát các hoạt động của Quỹ, phát hiện sớm và xử lý kịp thời những sai phạm. Định kỳ tổng kết hàng năm, 5 năm, đánh giá kết quả hoạt động của Quỹ và sự chỉ đạo của BTV Hội Nông dân các cấp, xác định phương hướng, nhiệm vụ những năm tiếp theo, đồng thời động viên khen thưởng những đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc (Hội Nông dân Việt Nam, 2018). Những quy định chung, hoạt động nghiệp vụ của Quỹ HTND được đảm bảo thực hiện tại Quy định “Điều lệ tổ chức và hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam” ban hành năm 2012 và sửa đổi năm 2018.
  • 18. 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẢNG ỦY CẤP TỈNH BAN KIỂM SOÁT QUỸ HTND TW BAN ĐIỀU HÀNH QUỸ HTND TW ĐẢNG ỦY CẤP HUYỆN BANKIỂMSOÁT QUỸHT NDCẤPT ỈNH BAN ĐIỀ UHÀNH QUỸ HTNDCẤP TỈNH ĐẢNG ỦY CẤP XÃ BANKIỂ M SOÁT QUỸHTND CẤP HUYỆN BANĐIỀ U HÀNH QUỸHTND CẤP HUYỆN 1.1.5. Nội dung quản lýQuỹHỗ trợ nông dân BỘ TÀI CHÍNH SỞ TÀI CHÍNH PHÒNGTÀI CHÍNH TÀI CHÍNH UBND CẤP DỰ ÁN VAY VỐN QUỸ HTND HỘ NÔNGDÂN HỘ NÔNGDÂN HỘ NÔNGDÂN HỘ NÔNGDÂN HỘ NÔNGDÂN Công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động Quỹ Công tác thống kê, báo cáo hoạt động Quỹ Công tác phối hợp hoạt động Quỹ Công tác quản lý Nhà nước về hoạt động Quỹ Giải ngân, thu gốc nguồn vốn Quỹ HTND Thu phí Quỹ HTND BANTHƯỜNG VỤ HỘI NÔNGDÂNCẤP TỈNH BAN THƯỜNGVỤ T W HỘI NÔNGDÂN VN HOẠTĐỘNGQUỸ HTNDCẤPXÃ BANVẬNĐỘNGQUỸ HTND CẤPXÃ BAN THƯỜNGVỤ HND CẤP XÃ BAN THƯỜNGVỤ HND CẤP HUYỆN BANVẬNĐỘNG QUỸHT ND CẤP HUYỆN BANVẬNĐỘNG QUỸHT ND CẤP TỈNH BAN VẬNĐỘNG QUỸHTNDTW
  • 19. 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1.1.5.1. Quản lý việc vận động nguồn vốn - Căn cứ Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ, BTV Hội Nông dân xây dựng Đề án về “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân giai đoạn 2011-2020” trình cấp ủy đề nghị thành lập Ban vận động Quỹ HTND ở địa phương. - Thẩm quyền quyết định thành lập, cấp ủy cùng cấp ra quyết định thành lập Ban vận động Quỹ HTND. Trưởng Ban vận động Quỹ HTND là đại diện lãnh đạo cấp ủy hoặc lãnh đạo UBND cùng cấp; Phó Ban Thường trực là đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội Nông dân cùng cấp; thành viên là đại diện một số ban ngành đoànthể. Căn cứ tình hình cụ thể của từng địa phương, BTV Hội Nông dân cấp tỉnh, huyện, xã tham mưu với cấp ủy cùng cấp đề xuất nhân sự, số lượng thành viên Ban vận động Quỹ cho phù hợp. - Theo Điều lệ Quỹ HTND Việt Nam: Hằng năm, Ban Vận động Quỹ HTND xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện vận động xây dựng Quỹ HTND trên địa bàn với các hình thức vận động phù hợp theo điều kiện của từng địa phương. Đồng thời đề nghị Ủy ban nhân dân bổ sung vốn cho Quỹ HTND theo Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó đặc biệt coitrọng công tác tuyên truyền đểcán bộ, hội viên nông dân và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn hiểu rõ mục đíchý nghĩa, nội dung hoạt động của Quỹ HTND. 1.1.5.2. Quản lý việc cho vay vốn - Kế hoạch cho vay Căn cứ trên tổng nguồn vận động được theo năm hoặc theo thờitừng thời kỳ, nguồn vốn được Quỹ HTND cấp trên uỷ thác và thời gian đến hạn của các
  • 20. 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn dự án đang triển khai, ngay từ đầu năm Ban Điều hành Quỹ các cấp xây dựng kế hoạch cho vay vốn tại cấp mình. Kế hoạch cho vay đảm bảo sử dụng tối đa nguồn vốn đang có, tránh ứ đọng lâu ngày gây lãng phí. Hiện nay, vốn Quỹ HTND chỉ thực hiện cho vay theo dự án, không cho vay đơn lẻ tới từng hộ hội viên. - Xây dựng dự án, lập hồ sơ vay vốn * Ngườivay vốn, tham gia dựán phảithuộcđốitượng đượcvay vốn Quỹ HTND (theo Điều lệ Quỹ HTND Việt Nam, năm 2018): + Hộ gia đình hội viên nông dân tự nguyện tham gia dự án nhóm hộ vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Hội Nông dân các cấp; + Tổ hợp tác của hội viên nông dân, Hợp tác xã nông nghiệp có ký Hợp đồng hoặc Thoả thuận hợp tác với Hội Nông dân về việc hỗ trợ nông dân, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo trong vùng tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập; + Các đốitượng khác khi có quyết định của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. * Điều kiện để được vay vốn Quỹ HTND, theo Điều lệ Quỹ HTND Việt Nam năm 2018, thì người vay có đủ các điều kiện sau: + Có đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi Quỹ cho vay vốn. + Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. + Mục đíchsửdụng vốn vay hợp pháp. + Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. + Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, hiệu quả; được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận về năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của chủ hộ, chủ dự án; được các cấp Hội có thẩm quyền
  • 21. 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn phê duyệt. * Vốn vay phải được người vay triển khai trong các hoạt động phát triển sản xuất, cụ thể: Sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; Phát triển ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp; Chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản và muối; Kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, thuỷ sản, diêm nghiệp, ngành nghề và đời sống nông dân (Điều lệ Quỹ HTND Việt Nam, năm 2018). * Dự án vay vốn: Theo Điều lệ Quỹ HTND Việt Nam, năm 2018:Quỹ HTND cho vay theo các dự án, gồm hai hình thức: là dự án gồm nhóm các hộ hội viên nông dân; là dự án của các tổ hợp tác, hợp tác xã. Đặc biệt, các dự án vay vốn Quỹ HTND được tín chấp bằng uy tín của Hội Nông dân cấp xã, không sử dụng bất kì tài sản thế chấp nào. Quỹ HTND áp dụng 02 loại cho vay với các dự án: Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn đến 12 tháng; Cho vay trung hạn là các khoản cho vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng; Thời hạn cho vay được căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay; chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của người vay; nguồn vốn của Quỹ HTND. Dự án Nhóm hộ là tổng các phương án sản xuất kinh doanh của các hộ hội viên có nhu cầu vay vốn, thuộc đối tượng được vay vốn Quỹ HTND như đã nêu ở trên, được xây dựng theo mẫu như sau: Chủ dự án có thể là Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc người tham gia thực hiện dự án được các hộ khác bầu chọn; Các hộ tham gia dự án phải cùng mục đích sản xuất và có địa điểm sản xuất liền kề hoặc gần với nhau; Một dự án tối thiểu có 10 hộ tham gia; Số vốn đề nghị vay của một dự án tối thiểu là 0,3 tỷ đồng, tối đa không quá 1 tỷ đồng. Dự án cho vay Tổ hợp tác, Hợp tác xã do Ban quản lý, Ban chủ nhiệm xây dựng: Chủ dự án là người đứng đầu tổ chức, hoặc ngườiđược uỷ quyền đại
  • 22. 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn diện theo pháp luật; Số vốn đề nghị vay của một dự án tối thiểu là 0,3 tỷ đồng, tối đa không quá 1 tỷ đồng. * Hồ sơ vay vốn: Theo Điều lệ Quỹ HTND Việt Nam, năm 2018, quy định: - Với dự án vay nhóm hộ, hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất kinh doanh do đại diện hộ gia đình lập. Các giấy đề nghị của các hộ tham gia cùng một dự án phải cùng chung một mục đích đầu tư; Biên bản họp các thành viên tổ vay vốn; Dự án chung của nhóm hộ vay vốn. Dự án chung cũng chính là tổng các phương án sản xuất kinh doanh của các hộ tham gia dự án đã nêu trong Giấy đề nghị vay vốn. Vì vậy, khi xây dựng dự án không được thoát ly khỏi các phương án đã nêu; Danh sách các hộ vay vốn có xác nhận của UBND cấp xã trực tiếp triển khai dự án; Tờ trình đề nghịvay vốn của Hội Nông dân các cấp liên quan; Biên bản thẩm định dự án của Hội Nông dân cấp có thẩm quyền. - Với dự án vay theo tổ hợp tác, hợp tác xã, hồ sơ bao gồm:Giấy đề nghị vay vốn; Dự án có xác nhận của UBND cấp xã; Hợp đồng hợp tác sản xuất, kinh doanh có chứng nhận của UBND đối với tổ hợp tác; Quyết định thành lập; Điều lệ hoặc văn bản pháp lý của cơ quan có thẩm quyền quy định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; Văn bản bổ nhiệm hoặc cử ngườiđứng đầu tổ chức theo quy định của điều lệ tổ chức hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; Giấy chứng nhận kinh doanh; Văn bản uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật; Kế hoạch sản xuất kinh doanh từng thời kỳ; Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ gần nhất; Báo cáo quyết toán tài chính 2 năm liền kề. - Người vay cần điền đầy đủ thông tin vào các giấy tờ trong hồ sơ vay vốn bằng một loại mực xanh hoặc đen, không dùng mực đỏ và ký đúng chữ ký. Trong trường hợp người vay không biết chữ, có thể nhờ người khác viết hộ nhưng người vay phải điểm chỉ vào Giấy đề nghị vay vốn, người viết không được ký thay. Người thừa kế cũng phải ký hoặc điểm chỉ vào Giấy đề nghị vay
  • 23. 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn vốn do người vay lập. - Người đứng tên vay vốn của hộ gia đình không được ký thay người thừa kế và ngược lại. Đối với các hộ đơn thân, không có người thừa kế thì không phải ký vào phần người thừa kế. - Hồ sơ vay vốn của dựán phải đầy đủ các văn bản yêu cầu, mỗi văn bản phải có đủ chữ ký của các bên liên quan và ký xác nhận của UBND cấp xã (nếu có yêu cầu) theo mẫu. 1.1.5.3. Quản lý việc thu hồi nguồn vốn Điều lệ Quỹ HTND Việt Nam, năm 2018 có nêu: * Thu phí:do Hội Nông dân cấp xã thực hiện, tại đây lập sổ theo dõi cho vay, thu nợ, thu phí để theo dõi việc thu nợ cho đến khi dự án kết thúc. Sổ theo dõi cần được điền đầy đủ, chính xác các thông tin như số tiền vay, hạn trả nợ cuối cùng, nợ gốc còn lại, số phí trả trong kỳ... Khi thu phí, người trực tiếp thu phí cần phải ghi đầy đủ nội dung thu, số tiền thu theo quy định và ký nhận vào phụ lục Hợp đồng vay vốn được lưu giữ kèm Hợp đồng vay vốn tại nhà người vay vốn. Phí thu tối đa 3 tháng/lần. Mức phí cụ thể do BTV Trung ương HộiNông dân Việt Nam quyết định tuỳ theo tình hình thực tế từng thời kỳ, hiện nay là 0,7%/tháng, 8,4%/năm. * Thu gốc: Việc thu nợ gốc phảiđảm bảo thu đúng đủ kịp thời, chính xác theo thỏa thuận trong Hợp đồng vay vốn. Ngay sau khithu nợ gốc, nếu là nguồn do ủy thác thì Quỹ HTND phải chuyển trả Quỹ HTND cấp trên, đồng thờitriển khai dự án mới để thực hiện chu kỳ mới, tránh tồn đọng vốn lâu ngày. - Quỹ HTND cấp nào cho vay thì phải thu trực tiếp từ người vay, không được ủy quyền cho Hội Nông dân các xã thu hộ. - Trường hợp người vay trả nợ gốc trước khi đến hạn thì Hội Nông dân cấp đó phảibáo cáo cho Quỹ cấp trên biết để thu tiền và tất toán khoản vay theo đúng quy định.
  • 24. 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Trước khi đến hạn trả nợ 30 ngày, Quỹ HTND trực tiếp cho vay gửi thông báo đến hạn cho Chủ tịch HND cấp xã. Chủ tịch HND cấp xã có trách nhiệm gửi thông báo đến từng người vay để chủ động cho việc trả nợ. * Trường hợp được gia hạn nợ: Vớicác khoản vay đến hạn nhưng người vay chưa có khả năng tài chính để trả nợ, do gặp một số nguyên nhân khách quan như dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn hoặc sản xuất chưa đến kỳ thu hoạch... Lúc này người vay cần làm giấy đề nghị gia hạn nợ, trong đó nêu rõ nguyên nhân và cách khắc phục gửi Quỹ HTND trực tiếp quản lý trước 20 ngày để được xem xét giải quyết. + Quỹ HTND tiến hành kiểm tra thực tế, nếu đúng quy định thì giảiquyết gia hạn nợ, nguồn vốn cho vay thuộc quyền quản lý của cấp nào thì cấp đó quyết định cho gia hạn nợ. Thời gian giải quyết tối đa là 5 ngày làm việc sau khi nhận được Giấy đề nghị từ người vay. Với khoản vay ngắn hạn tối đa là 12 tháng, với những khoản vay trung hạn thì không quá nửa chu kỳ và mỗi khoản vay chỉ được gia hạn một lần. * Chuyển nợ quá hạn: + Người vay sử dụng vốn sai mục đích đã có quyết định thu hồi những chưa trả nợ. + Khoản vay đã đến hạn trả nợ nhưng người vay không trả đầy đủ nợ mà cũng không được cho gia hạn nợ. - Trong mọi trường hợp nợ quá hạn, Quỹ HTND gửi thông báo chuyển nợ quá hạn tới từng người vay và phối hợp với chính quyền địa phương để có biện pháp tích cực thu hồi nợ. - Sau 3 tháng chuyển nợ quá hạn, nếu đã được đôn đốc trả nợ nhưng người vay vẫn cố tình không trả nợ thì Quỹ HTND xem xét đề nghịcác cơ quan thi hành pháp luật giải quyết theo quy định. * Xử lý nợ bị rủi ro: Nếu trong quá trình vay vốn, phát sinh các nguyên nhân khách quan làm thiệt hại trực tiếp đến vốn và tài sản của người vay như:
  • 25. 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, dịch bệnh,… Tùy mức độ rủi ro và khả năng trả nợ của người vay mà Quỹ HTND trực tiếp cho vay ra quyết định xem xét xử lý nợ rủi ro. 1.1.5.4. Quản lý tài chính Quỹ HTND Việc quản lý nguồn vốn, cho vay vốn, thu, chi, hạch toán và quyết toán thu chi tài chính Quỹ HTND đảm bảo đúng quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 69/2013/TT-BTC ngày 21/5/2013 về “Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các Quỹ hỗ trợ nông dân thuộc hệ thống Hội Nông dân Việt Nam”. 1.1.5.5. Kiểm tra, kiểm soát Quỹ HTND Quỹ HTND các cấp đều phảithành lập Ban Kiểm soát. Theo Điều lệ Quỹ HTND Việt Nam, năm 2018: Ban Kiểm soát Quỹ có tốiđa 03 thành viên. Thành viên Ban Kiểm soát là các cán bộ, chuyên viên am hiểu về lĩnh vực tài chính, tín dụng, đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, hiểu biết pháp luật, không có tiền án, tiền sự và các tội danh có liên quan đến hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật. 1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Quỹ HTND 1.1.6.1. Điều kiện kinh tế - xã hội Nền kinh tế phát triển, bền vững tác động to lớn và là cơ sở để các dự án Quỹ HTND đạt hiệu quả. Trong một nền kinh tế đa dạng và năng động, việc lựa chọn dự án để triển khai thực hiện Quỹ HTND được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả. Kinh tế có phát triển, ổn định thì đầu ra cho sản phẩm của các dự án được đảm bảo hơn, cũng như khả năng thanh toán nợ gốc khi tới hạn của các hộ cũng được nâng cao. Một xã hội phát triển ổn định là cơ sở để có thể tập trung các nguồn lực tốt nhất cho việc triển khai các dự án Quỹ HTND. Hơn nữa, xã hội có ổn định, thịnh vượng thì mới tạo điều kiện tốt nhất để phát triển kinh tế, từ đó thúc đẩy hiệu quả các dự án Quỹ HTND như đã đề cập ở trên.
  • 26. 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1.1.6.2. Cơ chế, chính sách Cơ chế, chính sách có vai trò to lớn và tiên quyết trong việc hình thành cũng như mọi hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân Việt Nam. Trong thời gian qua, Nghị quyết số 26 của BCH TW Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Chỉ thị số 59 của Bộ chính trị (năm 2000) “Về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của tổ chức Hội nông dân trong thời kỳ CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn”, Kết luận 61/TW và Quyết định 673/TTg “về việc tạo điều kiện để các cấp Hội nông dân tham gia trực tiếp triển khai các chương trình pháttriển kinh tế xã hội trên địa bàn” đã tạo điều kiện thuận lợi về chủ trương định hướng và cơ chế chính sách cho tổ chức Hội nói chung, trong đó có Quỹ HTND. 1.1.6.3. Chất lượng cán bộ Chất lượng cán bộ là nhân tố quan trọng tác động tới mọi hoạt động của Quỹ HTND. Do chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Hội truyền thống là thực hiện công tác tuyên truyền vận động, không trực tiếp tham gia vào phát triển sản xuất kinh doanh nên việc triển khai các hoạt động của Quỹ gắn vớiviệc xây dựng dự án, phương án sản xuất kinh doanh, hạch toán - chi đối với cán bộ hội cònrất bỡ ngỡ, lúng túng công tác tác chỉ đạo điều hành, quản lý. Cán bộ tham gia hoạt động quản lý Quỹ, ngoài có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng đòi hỏi phải có trình độ đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ Quỹ. 1.1.6.4. Trang thiết bị và công nghệ thông tin Điều kiện và các thiết bị làm việc như: Máy tính, máy in, máy Scan, mạng Internet, tủ tài liệu, két sắt, bàn ghế làm việc là những trang thiết bị cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành Quỹ HTND. Với Quỹ HTND, việc ứng dụng phần mềm kế toán sẽ giúp cho việc quản lý Quỹ đơn giản mà hiệu quả hơn rất nhiều. 1.1.6.5. Công tác kiểm tra, kiểm soát
  • 27. 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Công tác kiểm tra, kiểm soát Quỹ HTND giúp Hội Nông dân các cấp đánh giá được những mặt tồn tại, hạn chế trong hoạt động Quỹ, từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời, đảm bảo cho hoạt động của Quỹ được an toàn, hiệu quả. Việc tổ chức kiểm tra, kiểm soát Quỹ HTND do BTV Hội Nông dân các cấp thực hiện theo Quy chế kiểm tra, kiểm soát của cấp mình. Ban Điều hành Quỹ HTND các cấp có chức năng kiểm tra, kiểm soát nội bộ và kiểm tra Ban Điều hành Quỹ HTND cấp dưới. 1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý Quỹ HTND 1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về quản lý Quỹ HTND 1.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý Quỹ HTND ở thành phố Hà Nội Quỹ HTND thành phố Hà Nội được thành lập từ năm 1996, ngay sau khi thành lập, Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tham mưu UBND thành phố Hà Nội ra quyết định thành lập Ban điều hành Quỹ HTND. Các đồng chí trong Ban Điều hành Quỹ HTND ngoài Hội Nông dân còn có đại diện của Sở Lao động thương binh và xã hội, Sở Tài chính. Điều này thể hiện rõ sự quan tâm của Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố đối với hoạt động Quỹ; làm nổi bật tính chủ động, sáng tạo của Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã phối kết hợp với các cơ quan liên quan, nâng cao vai trò, vị thế và hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND. Bám sát vào sự chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, các cấp Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã chuyển hướng hoạt động phù hợp với cơ chế mới, chủ động tham mưu với Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố trong việc xây dựng các chủ trương, chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân. Nổi bật nhất là đã tham mưu cho Thành ủy quan tâm bố trí đội ngũ cán bộ chủ chốt các quận, huyện, thị xã và cơ sở tham gia cấp ủy, nhằm đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội, tham mưu cho UBND thành phố ra Chỉ thị số 27 về “Tăng cường lãnh, chỉ đạo, thực hiện công tác xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội”.
  • 28. 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Đây là điều kiện quan trọng giúp nông dân phát triển kinh tế. Đặc biệt, hàng năm, Ban Điều hành Quỹ HNTD đã xây dựng kế hoạch, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho HĐND, UBND thành phố trích ngân sách bổ sung cho Quỹ HTND hàng năm và Hà Nội là địa phương có nguồn Quỹ HTND trên 500 tỷ đồng, đứng đầu toàn quốc. Quỹ HTND đã hoạt động đồng bộ, an toàn và hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân. Năm 2018 các cấp Hội Nông dân trên địa bàn thành phố đã tích cực triển khai các hoạt động tạo vốn cho hội viên nông dân. Trong xây dựng và tăng trưởng nguồn vốn, 18/18 Hội Nông dân cấp huyện đã xây dựng được 41,603 tỷ đồng; 476/409 Hội Nông dân cấp xã tổ chức vận động được 92,982 tỷ đồng. 7/18 (38,9%) quận, huyện chuyển nguồn Quỹ cấp xã vận động lên huyện quản lý với số tiền 7,770 tỷ đồng. Quỹ HTND thành phố đạt 441,755 tỷ đồng; nâng tổng nguồn Quỹ HTND toàn thành phố lên 554,737 tỷ đồng; Tăng so năm 2017 là 31,327 tỷ đồng (UBND thành phố bổ sung 30 tỷ đồng; bổ sung nguồn từ hoạt động tài chính: 1.327 tỷ đồng), Quỹ HTND cấp huyện tăng 8,469 tỷ đồng, Quỹ do Hội Nông dân cấp xã vận động được tăng 1,807 tỷ đồng. Từ nguồn vốn trên, các cấp Hội đã giải ngân 217,427 tỷ đồng cho 12.681 hộ vay thực hiện 558 dự án. Năm 2018 thu nợ nguồn thành phố và nguồn Trung ương là 260,295 tỷ đồng với 15.173 hộ vay vốn tham gia tại 714 dự án, đạt 100% kế hoạch, không phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn. Đến nay, mô hình điểm về vay vốn Quỹ HTND đã xây dựng được 30 mô hình, trong đó có 17 mô hình điểm kinh tế tập thể hội viên tham gia được vay vốn Quỹ HTND với số tiền là 5,220 tỷ đồng, đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với kết quả đạt được, hàng năm, Quỹ HTND thành phố đã tạo công ăn việc làm cho trên 70 nghìn hộ lao động. Các chương trình vay vốn uỷ thác trong toàn thành phố có tổng dư nợ đạt 1.700,384 tỷ đồng với 2.460 Tổ TK&VV, chất lượng tín dụng uỷ thác ngày càng được nâng lên, nợ quá hạn ngày càng giảm.
  • 29. 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Quỹ HTND thành phố Hà Nội hoạt động theo Điều lệ của Quỹ HTND Việt Nam, song về tài chính thực hiện theo quy chế riêng của do UBND Thành phố ban hành: + Phí cho vay: 0,3%/tháng (phí toàn hệ thống: 0,7%/tháng). + Quỹ HTND thành phố Hà Nội được hình thành ở 03 cấp: Thành phố, huyện, cơ sở. + Ban Điều hành Quỹ HTND cấp huyện uỷ thác toàn phần cho HộiNông dân cơ sở trực tiếp giải ngân và thu hồi cả gốc và phí. Về quy trình cho vay vốn, Ban Điều hành Quỹ HTND cấp thành phố uỷ thác toàn phần cho Hội Nông dân cơ sở trực tiếp cho vay tới ngườivay:từthẩm định đến giải ngân, thu hồi gốc... Nguồn vốn Quỹ HTND được các cấp hội sử dụng cho vay đúng đối tượng, việc sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả và bảo toàn vốn, không có nợ đọng vốn. Nhưvậy, với kết quả hoạt động Quỹ HTND đầu cả nước cả về huy động nguồn vốn và cho vay, cả về chất lượng và số lượng, Hà Nộitrở thành một biểu tượng phát triển của Quỹ HTND. Có được điều đó là do trong hoạt động của mình, Hội Nông dân thành phố Hà Nội luôn bám sát nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân do Trung ương Hội đề ra, đồng thời đã có nhiều sángtạo trong hoạt động, đặc biệt có được sự ủng hộ, quan tâm của Đảng ủy, chính quyền địa phương, kết hợp cùng vớisự đồng lòng của các cán bộ, hộiviên nông dân trên địa bàn thành phố. Mà điều này là kết quả từ sự nỗ lực của Hội Nông dân các cấp cùng với quy chế hoạt động linh hoạt, lấy lợiích của hội viên nông dân làm đầu. 1.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý Quỹ HTND ở thành phố Hải Phòng Hải Phòng với diện tích 1.561,8 km2, dân số 2,013 triệu người là đô thị loại 1 cấp quốc gia, là trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc. Hải Phòng có ngành nông nghiệp phát triển khá toàn diện theo hướng
  • 30. 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn sản xuất hàng hoá. Cơ cấu GTSX chuyển dịch đúng hướng theo mục tiêu đặt ra, tăng thủy sản, giảm nông nghiệp và lâm nghiệp: tốc độ tăng trưởng GTSX toàn ngành năm 2018 là 2,78%/năm, trong đó GTSX nông nghiệp là 0,77%, GTSXthủy sản là 7,91%; tỷ trọng đóng góp vào GDP của thành phố là 8,03%. Có được kết quả trên, phải để đến sựđóng góp của các cấp Hội, trong đó có Hội Nông dân thành phố Hải Phòng với việc triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND. Trải qua 23 năm xây dựng và phát triển, Quỹ HTND - Hội Nông dân thành phố Hải Phòng đã phát triển ở cả 3 cấp, bao gồm Quỹ HTND thành phố, Quỹ HTND cấp huyện với có 12/12 quận, huyện có Quỹ và Quỹ HTND cấp xã với 189/189 Hội Nông dân cấp xã, phường, thị trấn có hoạt động của Quỹ HTND. Từ năm 2016 đến năm 2018 đối với nguồn vốn của Quỹ HTND các cấp thành phố cho vay được trên 1.300 dự án cho gần 2.400 lượt hộ vay. Sau khi hoàn thành vòng vay vốn, các dự án đã cơ bản đạt được hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, nâng mức thu nhập bình quân của các hộ gia đình năm 2015 từ mức 40 triệu đồng/năm lên 55 triệu đồng/năm vào năm 2018, một số mô hình đạt được mức thu nhập bình quân từ 70-100 triệu đồng/năm. Từ đó góp phần tạo thêm nguồn lực cho nông dân nhất là nông dân nghèo mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, giải quyết việc làm làm cho hàng nghìn lao động tại địa phương. Bên cạnh việc chủ động và duy trì thường xuyên phong trào, hoạt động vận động xây dựng Quỹ HTND từ cán bộ, hội viên, nông dân, ủng hộ của các đơn vị, doanh nghiệp, các cấp Hội Nông dân thành phố Hải Phòng cũng tích cực tham mưu với cấp ủy, phối hợp với chính quyền trong việc đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ thêm hàng năm để nâng số vốn của Quỹ HTND. Kết quả năm 2016, quỹ HTND thành phố Hải Phòng được cấp bổ sung 3 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.
  • 31. 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Đến năm 2018, Quỹ HTND thành phố Hảiphòng tiếp tục được ngân sách thành phố cấp bổ sung 4 tỷ đồng. Quỹ HTND các quận, huyện vận động và ngân sách địa phương cấp bổ sung 392,427 tỷ đồng. Một số đơn vị triển khai tốt việc vận động, xây dựng Quỹ HTND như: Hội Nông dân huyện Thủy Nguyên được ngân sách cấp 0,15 tỷ đồng, vận động 44,847 tỷ đồng; Hội Nông dân huyện Kiến Thụy vận động được 0,6 tỷ đồng; Hội Nông dân huyện Vĩnh Bảo vận động được hơn 0,75 tỷ đồng… Hiện nay Quỹ HTND thành phố đang quản lý 35,882 tỷ đồng (trong đó nguồn TW Hội phân bổ: 13,950 tỷ đồng, nguồn của thành phố là: 13,350 tỷ đồng, nguồn cấp huyện 2,922 tỷ đồng, xã 5,659 tỷ đồng). Từ nguồn vốn 13,950 tỷ đồng được Trung ương Hộiủy thác, các cấp Hội trong thành phố đã xây dựng kế hoạch và giải ngân cho 371 hộ vay thực hiện 33 dự án. Trong đó, đầu tư cho chăn nuôi 2,2 tỷ đồng (chiếm 15,8%), đầu tư cho trồng trọt 3 tỷ đồng (chiếm 21,5%), đầu tư nuôi trồng thủy sản 7,4 tỷ đồng (chiếm 53,1%) và đầu tư cho dịch vụ 1,35 tỷ đồng (chiếm 9,7%). Nguồn Quỹ HTND thành phố hiện đang giải ngân 6,05 tỷ đồng cho 180 hộ vay thực hiện 17 dự án. Tổng dư nợ nguồn Quỹ HTND cấp huyện đạt 2,922 tỷ đồng cho 139 hộ vay triển khai 48 dự án; nguồn cấp xã vận động dư nợ đạt 5,659 tỷ đồng cho 665 hộ vay triển khai 433 dự án. Các dự án cho vay đều tuân thủ đúng quy trình, từ khâu xây dựng dự án, thẩm định, phê duyệt và giải ngân... Vì vậy, trong thời gian quan tại Hải Phòng không xẩy ra tình trạng cho vay sai đối tượng hoặc người vay sử dụng đồng vốn saimục đích. Đốivới các dự án đến hạn, 100% số hộ vay vốn đều chủ động trả gốc, lãi đúng quy định cam kết. Hằng năm, trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương Hội, Hội Nông dân thành phố đã triển khai tới các quận, huyện xây dựng kế hoạch khảo sát, lựa chọn mô hình và chỉ đạo Hội Nông dân cơ sở xây dựng dự án mới để tiếp tục giải ngân. Ngoài việc gây dựng, phát triển tăng trưởng Quỹ HTND từ nguồn ngân
  • 32. 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn sách và đóng góp của cán bộ, hội viên, các cấp Hội Nông dân thành phố Hải Phòng còn đa dạng việc xây dựng quỹ thông qua tăng cường, nâng cao chất lượng, số lượng hoạt động cho vay vốn ngân hàng, chương trình cung ứng vật tư nông nghiệp cho nông dân, phốihợp thực hiện tốt hoạt động ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác: dư nợ tín dụng với ngân hàng Chính sách xã hội đạt 779,608 tỷ đồng cho 30.916 hộ vay thông qua 813 tổ TK&VV; dư nợ với ngân hàng Nông nghiệp và PTNT là 93,9 tỷ đồng cho 1.431 lượt hộ vay vốn thông qua 51 tổ vay vốn. Cùng với hoạt động cho vay vốn, các cấp Hội còn chú trọng tập huấn chuyển giao KHKT nhằm giúp hội viên nông dân nắm được kỹ thuật mới, áp dụng vào sản xuất nhằm phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn. Trong quá trình xây dựng, quản lý Quỹ HTND, Hội Nông dân các cấp trong thành phố đã thể hiện được năng lực của đội ngũ cán bộ Hội, việc quản lý tài chính Quỹ HTND được cán bộ Hội đảm nhận tốt, quản lý tín dụng uỷ thác được thực hiện đúng quy định, nguồn vốn được bảo toàn, công tác thu hồi nợ đến hạn và lãi được thực hiện theo đúng quy định và luôn đạt 100%. Việc quản lý điều hành Quỹ HTND giúp các cấp Hộitập hợp, thu hút được nông dân vào Hội, hoạt động của Hội ngày càng thực chất, đáp ứng được quyền và lợi ích của hội viên nông dân. Hiện nay, nhu cầu vay vốn của hội viên nông dân là rất lớn, Trong khi đó vốn vay các tổ chức tín dụng chỉ đảm bảo được phần nào nhu cầu vốn phát triển sản xuất của nông dân. Việc tạo được nguồn vốn chủ động giải quyết kịp thời cho nông dân là trách nhiệm của tổ chức Hội Nông dân, góp phần nâng cao vị thế và thu hút, gắn bó hội viên nông dân với tổ chức Hội. 1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ Ban Điều hành Quỹ HTND tỉnh Lào Cai trong công tác quản lý các dự án Quỹ HTND Từ kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạt động Quỹ HTND của thành phố Hà Nội và Hải Phòng, có thể giúp ích cho Lào Cai rất nhiều trong việc
  • 33. 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn hoàn thiện công tác quản lý Quỹ HTND của tỉnh. Một là, để hoàn thiện quy trình quản lý Quỹ HTND, Ban Điều hành Quỹ HTND hoạt động độc lập, không kiêm nhiệm, năng lực quản lý về tàichính của Quỹ Hội được đảm nhiệm tốt, quản lý tín dụng uỷ thác được thực hiện đúng quy định. Hai là, chủ động chuyển hình thức cho vay vốn Quỹ HTND nhỏ lẻ, phân tán theo nhóm hộ sang cho vay theo dự án, để nhân rộng tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn. Các hộ tham gia dự án đều là thành viên của Tổ hội nghề nghiệp, Tổ hợp tác để từ đó hình thành Hợp tác xã, các sản phẩm làm ra đều đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Ba là, để hoạt động của Quỹ HTND sôi nổi, rõ nét, cần có sự tham gia trực tiếp của các ban ngành vào Ban Điều hành Quỹ, đặc biệt là sự quan tâm ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Hơn nữa, với sự tham gia của các ban ngành, mục đích, quy chế hoạt động của Quỹ HTND được toàn xã hội hiểu, chia sẻ nhiều hơn. Bốn là, cùng với việc hỗ trợ vay vốn Quỹ HTND, các cấp Hội Nông dân cần đẩy mạnh các hoạt động tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh. Thường xuyên tổ chức cho các hộ tham gia dự án tham quan, học tập trao đổi kinh nghiêm tại các mô hình điểm nhằm khích lệ hội viên sử dụng vốn đúng mục đích, khai thác sử dụng có hiệu quả đồng vốn.
  • 34. 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai” được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau: - Có các lý luận nào về quản lý Quỹ hỗ trợ cho các hoạt động liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn? - Có những bài học kinh nghiệm nào trong quản lý Quỹ HTND? - Trong quản lý Quỹ HTND tỉnh Lào Cai có những tồn tại, hạn chế gì và tìm ra những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế đó? - Cần có các giải pháp nào để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý Quỹ HTND để hoàn thiện công tác quản lý Quỹ HTND tại Hội Nông dân tỉnh Lào Cai? 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu * Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Những số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các văn kiện, nghị quyết, sách, báo, tạp chí, các công trình đã được xuất bản, các số liệu về tình hình cơ bản của tỉnh Lào Cai, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai, báo cáo hoạt động Quỹ HTND và chương trình phối hợp với Ngân hàng CSXH, Ngân hàng Nông nghiệp & PTNTcủa Hội Nông dân tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2016-2018. * Phương pháp chuyên gia Tham khảo ý kiến chuyên môn của cán bộ lãnh đạo Quỹ HTND, các cán bộ trực tiếp tham gia triển khai, quản lý Quỹ HTND các cấp từ xã, phường, thị trấn tớihuyện, tỉnh và trung ương. Gồm danh sách và chức danh của các chuyên gia thực hiện phỏng vấn, xin ý kiến. Lập bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia.
  • 35. 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu * Phương pháp bảng thống kê Để tổng hợp, đề tài sử dụng hệ thống những bảng thống kê số liệu theo chiều dọc và chiều ngang diễn tả hiện trạng công tác quản lý Quỹ HTND trên địa bàn tỉnh Lào Cai thời gian từ 2016-2018, từ đó tổng hợp đánh giá kết quả công tác quản lý Quỹ HTND trên địa bàn tỉnh Lào Cai. * Phương pháp phân tổ thống kê Trên cơ sở phân tổ thống kê để phân chia các chỉ tiêu theo các chiêu thức khác nhau. Ví dụ theo tiêu chí huy động nguồn vốn. 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu * Phương pháp so sánh. Thông qua nguồn số liệu đã thu thập từ thực tế và các số liệu thứ cấp, tiến hành so sánh thông qua các tiêu chí cụ thể để xem xét đánh giá công tác quản lý Quỹ HTND tỉnh Lào Cai, so sánh giữa các năm. Từ đó đánh giá thực trạng công tác quản lý Quỹ HTND của tỉnh Lào Cai - Biểu hiện bằng số, số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng: So sánh các nhiệm vụ kế hoạch; so sánh qua các giai đoạn khác nhau; so sánh các đối tượng tương tự; so sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến. * Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian Nguồn vốn Quỹ HTND tỉnh Lào Cai biến động qua thời gian. Ðể nghiên cứu sự biến động này ta dùng phương pháp dãy số thời gian. Sử dụng các chỉ tiêu: tốc độ phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân, liên hoàn để phân tích các bảng số liệu... * Phương pháp thống kê mô tả Là phương pháp phân tích tổng hợp thống kê mô tả số liệu. Bằng cách tập hợp các báo cáo, phân tích các số liệu thống kê nhằm rút ra những nét nổi bật, những đặc điểm qua các năm để nhận định và đánh giá hiện trạng, đồng
  • 36. 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn thời thu thập thông tin liên quan phục vụ công tác nghiên cứu, nhằm chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Quỹ HTND của tỉnh Lào Cai. 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 2.3.1. Quản lý việc vận động nguồn vốn. Sử dụng chỉ tiêu phản ánh tổng lượng tiền vận động được để xây dựng Quỹ HTND từ các nguồn, các cấp: nguồn ủng hộ, nguồn Trung ương ủy thác, nguồn ngân sách địa phương cấp, nguồn bổ sung từ hoạt động. Chỉ tiêu này là chênh lệch về số tuyệt đối giữa kết quả thực hiện năm sau so với năm trước. Chỉ tiêu phản ánh từng nguồn vận động được. Đây là chỉ tiêu so sánh tuyệt đối và tương đối (tỷ lệ %) của từng nguồn vận động được so vớitổng tiền vận động được trong năm và giữa các năm. Trong đề tài này sử dụng chỉ tiêu lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn, tốc độ phát triển… + Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn được tính theo công thức sau: δi = Yi-Y i-1 và i = 1, 2, 3, …, n Trong đó: δilà lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn; Y i-1 là số tiền của Quỹ HTND tỉnh Lào Cai quản lý theo nguồn i năm trước; Yi là số tiền của Quỹ HTND tỉnh Lào Cai quản lý theo nguồn i năm sau; n là số năm. Đề tài nghiên cứu hoạt động quản lý Quỹ HTND giai đoạn 2016 - 2018, do đó sử dụng chỉ tiêu lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn để tính số tiền của Quỹ HTND tỉnh Lào Cai quản lý theo nguồn:nguồn ủng hộ, nguồn Trung ương ủy thác, nguồn ngân sách địa phương cấp, nguồn bổ sung từ hoạt động trong 3 năm 2016, 2017, 2018. + Tốc độ phát triển bình quân t  Tốc độ pháttriển bìnhquân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn. Công thức tính:  t  =n t2.t3.t4...tn
  • 37. 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn hoặc: t= Trong đó: t2, t3, t4, ... tn: là tốc độ pháttriển liên hoàn của thời kỳ i. Tn: là tốc độ pháttriển định gốc của thời kỳ thứ n. yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n y1: mức độ tuyệt đối ở thời kỳ đầu 2.3.2. Quản lýviệc cho vay vốn Sử dụng chỉ tiêu phản ánh dư nợ cho vay từ Quỹ HTND ở các cấp. Cụ thể chỉ tiêu phản ánh dư nợ vay từ Quỹ HTND ở các cấp qua các năm 2016, 2017, 2018. Lấy kết quả thực hiện năm 2017 so với năm 2016, năm 2018 so với năm 2017, giữa số tiền cho vay so vớitổng nguồn vốn Quỹ HTND đang có để từ đó có cáinhìn tổng thể về kết quả thu nợ của năm 2016 - 2018, nợ đã thu, dư nợ cho vay, tỷ lệ thu hồi vốn. Ý nghĩa: Chỉ tiêu này là chênh lệch về số tuyệt đối và tương đối (tỷ lệ %) giữa kết quả thực hiện năm sau so với năm trước, giữa số tiền cho vay so với tổng nguồn vốn Quỹ HTND đang có. 2.3.3. Quản lý việc thu hồi nguồn vốn Sử dụng chỉ tiêu phản ánh tình hình thu nợ gốc của Quỹ HTND khi tới hạn. Cụ thể chỉ tiêu phản ánh việc thu hồi nguồn vốn Quỹ HTND khi tới hạn của năm 2016, 207, 2018. Đề tài lấy kết quả thu nợ gốc năm 2017 so với năm 2016, năm 2018 so với năm 2017 để từ đó phân tích chiều hướng tăng giảm của các nguồn. Ý nghĩa: Chỉ tiêu này là chênh lệch về số tuyệt đối và tương đốigiữa kết quả thực hiện năm sau so với năm trước. 2.3.4. Các chỉ tiêu cụ thể Để đánh giá hiệu quả Quỹ HTND, luận văn tập trung nghiên cứu các chỉ tiêu sau : n4 Tn =n4 yn y1
  • 38. 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Chỉ tiêu sử dụng hiệu quả nguồn vốn: + Căn cứ trên kết quả vận động nguồn vốn, cho vay và thu hồi qua các năm 2016, 2017, 2018 để đánh giá hiệu quả nguồn vốn. + Việc cho vay đúng đối tượng, người vay sử dụng vốn đúng mục đích, phát huy được hiệu quả đồng vốn, giúp các hộ tham gia dự án mở rộng quy mô sản xuất, tăng thu nhập được thể hiện qua việc so sánh số liệu qua các năm 2016 và 2018 với số dự án số hộ vay và số tiền được vay. - Chỉ tiêu hiệu quả về kinh tế - xã hội do thực hiện các dự án Quỹ: + Hiệu quả về kinh tế: nâng mức thu nhập của hộ gia đình, tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. + Hiệu quả về xã hội: giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nông thôn, nâng cao đời sống cho các hộ tham gia dự án. Ý nghĩa: Đánh giá được hiệu quả về kinh tế - xã hội do thực hiện các dự án Quỹ. - Chỉ tiêu Thu hồi gốc và phí: chỉ tiêu phản ánh việc thu hồi gốc và phí từ Quỹ HTND ở các cấp qua các năm 2016, 2017, 2018. Lấy kết quả thu hồi gốc và phí năm 2017 so với năm 2016, năm 2018 so với năm 2017, giữa số tiền thu hồi gốc và phí so với tổng nguồn vốn Quỹ HTND đang có Ý nghĩa: Có đó có cái nhìn tổng thể về kết quả thu hồi gốc và phí của năm 2016 - 2018. - Chỉ tiêu vị thế và vai trò của Hội Nông dân: + Trong phát triển kinh tế của địa phương, việc triển khai các mô hình, dự án đã góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống của nông dân. + Trong tổ chức Hội: thu hút, tập hợp nông dân vào Hội, nâng cao chất lượng hoạt động chi, tổ Hội góp phần xây dựng Hội vững mạnh. Ý nghĩa: Khẳng định được vai trò, vị thế và làm trung tâm nòng cốttrong các phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới.
  • 39. 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 3 TRỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN TẠI TỈNH LÀO CAI 3.1. Khái quát chung về tỉnh Lào Cai 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH LÀO CAI Hình 3.1. Bảnđồ hành chính tỉnh Lào Cai (Nguồn:Cổng thôn tin điện tử tỉnh Lào Cai https://www.laocai.gov.vn/ubnd-laocai/4/469/38156/169124/Gioi-thieu-ve- tinh-Lao-Cai-/Ban-do-hanh-chinh-tinh-Lao-Cai.aspx) Lào Cai là tỉnh vùng cao, biên giới nằm ở phái Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 6.383,89 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Đồng giáp tỉnh Hà Giang, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu. Lào Cai có 203,5 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.
  • 40. 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Lào Cai có vị trí địa lý quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc; là đầu mối trung chuyển hàng hóa, hành khách đến các tỉnh trong nước và các địa phương của tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, có vịtrí trọng yếu về quốc phòng, an ninh của tỉnh, của Quân khu II. Đây là ưu thế để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đốingoại, hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Lào Cai. 3.1.1.2. Địa hình Lào Cai có địa hình núi cao xen kẽ với đồi núi thấp. Các huyện miền núi nằm bao quanh hành lang trung tâm từ Đông - Bắc sang Tây - Nam, gồm nhiều dẫy núi và thung lũng nhỏ biệt lập, nơi có các cộng đồng dân cư sinh sống. Những vùng có độ dốc trên 250 chiếm tới 80% diện tích đất đai của tỉnh. Địa hình tự nhiên của tỉnh có độ cao thay đổi từ 80 m đến 3.143 m so với mực nước biển tại đỉnh Phan Si Păng, đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Địa hình vùng núi với các tác động tiểu khí hậu đã giúp tạo nên một môi trường thiên nhiên rất đa dạng với nhiều vùng sinh thái khác nhau. 3.1.1.3. Khí hậu Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt do bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp, phân tầng độ cao lớn nên có đan xen một số tiểu vùng á nhiệt đới, ôn đối rất thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản, đặc biệt là nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu, thảo quả.... Nhiệt độ trung bình hàng năm thường từ 22-240C; cao nhất 360C, thấp nhất100C (có nơi dưới 00C như ở Sa Pa); độ ẩm trung bình năm trên 80%, cao nhất là 90% và thấp nhất 75%. Thường có sự chênh lệch giữa các vùng, vùng cao độ ẩm lớn hơn vùng thấp; lượng mưa trung bình năm trên 1.700 mm, năm cao nhất ở Sa Pa là 3.400 mm, năm thấp nhất ở thành phố Lào Cai 1.320 mm. Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi mật độ rất dày.
  • 41. 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Trong các đợt rét đậm thường xuất hiện sương muối, ở những vùng có độ cao trên 1.000 m (Sa Pa, Bát Xát) nhiều năm có tuyết rơi. 3.1.1.4. Sông ngòi Lào Cai có 107 sông suối chạy qua tỉnh, với 3 hệ thống sông chính là sông Hồng (có chiều dài chạy qua địa phận Lào Cai 120 km), sông Chảy (có chiều dài chạy qua tỉnh là 124 km), sông Ngòi Nhù (có chiều dài chạy qua tỉnh là 68 km). 3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên đất Bảng 3.1. Tình hình phân bố sử dụng đất đai tỉnh Lào Cai Chỉ tiêu 2016 2018 Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DT ĐẤT 636.403,20 100.00 636.403 100,00 1. Đấtnông, lâm nghiệp 486.710,26 76,48 492.323 77,36 1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 135.419,84 21,28 133.412 20,96 Trong đó: 109.114,02 17,15 107.052 16,82 - Đất trồng cây hàng năm - Đất trồng cây lâu năm 26.305,82 4,13 26.359 4,14 1.2. Đất lâm nghiệp có rừng 348.705,39 54,79 356.330 55,99 1.3. Đất nông nghiệp khác 42,32 0,01 58 0,01 2. Đất phi nông nghiệp 32.678,12 45,14 33.995 5,33 - Đất chuyên dùng 18.324,53 2,88 19.482 3,07 - Đất ở 5.012,50 0,79 5.205 0,81 3. Đất chưa sử dụng 117.014,82 18,38 110.085 17,31 (Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2016-2018) Qua bảng 3.1 cho thấy: Tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất nông lâm
  • 42. 32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn nghiệp của tỉnh chiếm tỉ lệ cao nhất, năm 2018 đất nông lâm nghiệp là 492.323 ha chiếm 77,36% tổng diện tích tự nhiên, nhưng chủ yếu là đất lâm nghiệp có rừng là 356.330 ha chiếm 55,99%, trong khi đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 133.412 ha chiếm 20,96%. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng, năm 2016 là 32.678,12 ha chiếm 5,14%, đến năm 2018 là 33.995 ha chiếm 5,33%, trong đó tăng nhanh là đất chuyên dùng lên 3,07% chủ yếu là phục vụ cho các công trình đường giao thông, công trình thuỷ lợi và các công trình công cộng khác. * Tài nguyên đất: Lào Cai có diện tích tự nhiên rộng 6.383,89 km2, độ phì nhiêu cao, rất màu mỡ, đa dạng bao gồm 10 nhóm đất với30 loạiđất chính, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Trong đó:đất sản xuất nông nghiệp có 133.412 ha, đất lâm nghiệp 356.330 ha, đất chuyên dùng 19.482 ha, đất ở 5.205 ha, nhiều nơi tầng đất dầy, đất đồi núi có lượng mùn cao thuận tiện cho sản xuất lương thực, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và phục hồi rừng. Cùng với khí hậu thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi, đất đai trong tỉnh còn khá tốt và là cơ sở quan trọng để phát triển nông - lâm nghiệp. b. Tài nguyên nước Lào Cai có hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh với hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng (120 km chiều dài chảy qua tỉnh) và sông Chảy bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) có chiều dài đoạn chảy qua tỉnh là 124 km. Ngoài hai con sông lớn, trên địa bàn tỉnh còn có hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ (trong đó có 107 sông, suối dài từ 10 km trở lên). Đây là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ. c. Tài nguyên rừng Là một tỉnh miền núi, Lào Cai có nguồn tài nguyên rừng rất đa dạng với 358.747,69 ha đất lâm nghiệp, chiếm 56,2% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Với diện tích 356.330 ha rừng, trong đó có 249.434 ha rừng tự nhiên, chiếm
  • 43. 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 70% và 147.921 ha rừng trồng, chiếm 41,6%. Là rừng núi cao rất đa dạng về địa hình, địa chất và dạng sinh cảnh. Rừng Lào Cai có hệ động thực vật rừng rất phong phú cả về số lượng loàivà tính điển hình của thực vật, là một tài nguyên quý, phong phú và đa dạng, ngoàikhả năng cung cấp gỗ và các loại lâm sản, đây còn là một trong những trung tâm bảo tồn gen động, thực vật quý hiếm của các tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam. d. Tài nguyên khoáng sản Hình 3.2. Nhà máy tuyển đồng Sin Quyền (Nguồn:trang thôngtin điện tử Đồng Sin Quyền https://dongsinquyen.vn/) Lào Cai là một trong những tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản nhất Việt Nam với 35 loại khoáng sản khác nhau và trên 150 điểm mỏ, tập trung chủ yếu ở Cam Đường - thành phố Lào Cai, Bát Xát, Văn Bàn, Sa Pa… một số mỏ khoáng sản có trữ lượng, chất lượng thuộc loại quy mô lớn như: mỏ Apatit với trữ lượng 2,5 tỷ tấn, mỏ sắt Quý Sa trữ lượng 124 triệu tấn, mỏ đồng Sin Quyền trữ lượng 53 triệu tấn, mỏ Molipden Ô Quý Hồ trữ lượng 15,4 nghìn tấn. Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng đã trở thành lợi thế giúp ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
  • 44. 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động tỉnh Lào Cai Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động tỉnh Lào Cai Chỉ tiêu 2016 2018 Tốc độ phát triển BQ (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) I. Tổng số nhân khẩu 684.295 100 705.628 100 101,61 1. Theo giới tính - Nam 345.748 50,53 356.437 50,51 101,54 - Nữ 338.547 49,47 349.191 49,49 101,69 2. Theo khu vực - Thành thị 157.019 22,95 163.524 23,17 103,00 -Nông thôn 527.276 77,05 542.104 76,83 101,20 II. Tổng số lao động 432.751 100 439.045 100 101,46 1. Theo giới tính - Nam 223.614 51,67 227.196 51,75 101,61 - Nữ 209.137 48,33 211.850 48,25 101,30 2. Theo khu vực - Thành thị 87.544 20,23 87.901 20,02 100,41 - Nông thôn 345.207 79,77 351.144 79,98 101,72 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2018) Qua bảng 3.2 ta thấy: Tốc độ phát triển bình quân về tổng số nhân khẩu giai đoạn 2016- 2018 đạt 101,61%. Nếu xét về giớitính thì cơ cấu giớitính trong dân số của tỉnh khá cân đối, năm 2016 dân số nam chiếm 50,53%, dân số nữ chiếm 49,47%. Năm 2018 dân số khu vực thành thị là 23,17%, dân số khu vực nông thôn chiếm 76,83%. Xét về lao độngthì lao động nam có tỉ lệ cao hơn lao
  • 45. 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn động nữ, năm 2018 lao động nam chiếm 51,75%, lao động nữ 48,25%, điều này cũng khẳng định là một bộ phận khá lớn dân số nữ ngoàiđộ tuổi lao động. Tổng số lao động toàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2018 tăng bình quân 101,46%. Sự khác biệt về lao động còn thể hiện ở thành thị và nông thôn, năm 2018 lao động thành thị là 20,02%, trong khi đó lao động nông thôn là chủ yếu chiếm 79,98%. Đây là một khó khăn lớn cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Trong những năm qua, tình hình kinh tế, xã hộicủa Lào Caiđã có chuyển biến tích cực, nền kinh tế phát triển ổn định trên tất cả các lĩnh vực, vớisự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, đồng hành của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục kế thừa, phát huy tính năng động, sáng tạo, tích cực triển khaivà thực hiện có hiệu quả các nghịquyết, chỉ thịcủa Chính phủ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, nên việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch phát kinh tế - xã hộicơ bản được thực hiện và phát triển theo đúng kế hoạch. - Về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Mức tăng trưởng GRDP đạt 10,23%, đứng thứ 3 so với 14 tỉnh Trung du miền núi phía Bắc và cao hơn mức bình quân của cả nước. Trong đó, Nông lâm thủy sản tăng 5%; Công nghiệp - Xây dựng tăng 14,74% (riêng công nghiệp tăng 17,1%); Dịch vụ tăng 7,52%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: Tỷ trọng Nông lâm thủy sản 13,07%; Công nghiệp - Xây dựng 44,29%; Dịch vụ 42,64%. Thu nhập bình quân đầu ngườităng từ 43,7 triệu đồng/ngườinăm 2015 lên 61,84 triệu đồng/người năm 2018. - Sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp phát triển khá, phát huy có hiệu quả những lợi thế về đất đai, khí hậu, duy trì các vùng sản xuất có hiệu quả; cơ cấu kinh tế nội ngành tiếp tục có sự chuyển biến tốt… Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp đạt
  • 46. 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 6.530 tỷ đồng, tăng 6,01% so với năm 2017; giá trị sản phẩm/01 ha đất canh tác tăng mạnh, đạt 69 triệu đồng, tăng 17% so với 2017, tổng sản lượng lương thực ước đạt 319.947 tấn, tăng 4,9% so với năm 2017. Tổng đàn gia súc đạt 672.166 con. Các chỉ tiêu trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng trưởng ổn định; công tác kiểm soát khai thác, chế biến, vận chuyển lâm sản được tăng cường. Chương trình xây dựng NTM được triển khaitích cực, có 9 xã đạt chuẩn NTM, (gồm các xã: Làng Giàng, Tân An, huyện Văn Bàn; Mường Hum, Bản Xèo, huyện Bát Xát; Bản Mế, Cán Cấu, huyện Si Ma Cai; Phong Niên, huyện Bảo Thắng; Tả Phìn, huyện Sa Pa; Thanh Bình, huyện Mường Khương). Hết năm 2018 tổng số xã đạt chuẩn NTM của tỉnh là 44/143 xã, đạt 30,8%. Một số kết quả nổi bật khác là: Làm đường giao thông nông thôn được 816,35 km đạt 103,04% KH, tăng 55 km so năm 2017, vận động quyên góp xây dựng NTM được 13,8 tỷ đồng, 340.000 m2 đất, 266.000 công lao động. - Khu vực công nghiệp: Giá trị sản xuất công nhiệp năm 2018 đạt 29.000 tỷ đồng, tăng 16,7% so năm 2017, một số sản phẩm công nghiệp tiêu thụ tốt, giá bán tăng; nhiều dự án công nghiệp lớn tiếp tục được quan tâm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc để đẩy nhanh triển khai thực hiện và đưa vào hoạt động. Hoạt động tiểu thủ công nghiệp được quan tâm, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt 2.320 tỷ đồng, tăng 12% so với 2017 với các lĩnh vực chủ yếu như chế biến nông sản, lâm sản, khai thác cát đá sỏi,…. Để đạt được những thành tựu trên, các cấp các ngành trong tỉnh đã tích cực thực hiện các giải pháp đề ra trong Kế hoạch thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; các nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh. Trong đó tập trung thực hiện thắng lợi toàn diện các chỉ tiêu Nghị quyết số 14- NQ/TU, ngày 01/01/2018 của Tỉnh ủy và thực hiện quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển, đặc biệt cải thiện chính sách đầu tư thu hút
  • 47. 37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn doanh nghiệp. Nhờ vậy, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Caiphát triển tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, trong thời gian tới do tình hình khó khăn, thách thức chung của cả nước như kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc; lãi suất giảm nhưng việc tiếp cận vay vốn còn hạn chế; thị trường và sức mua có chuyển biến nhưng còn chậm. Ngoài những yếu tố mới tạo đột phá trong tăng trưởng thì tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên địa bàn tỉnh còn chậm. Cho nên, nhiệm vụ đặt ra cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018-2020, rất nặng nề với nhiều thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen nhau. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Lào Cai với phương châm “Chủ động, sáng tạo, hiệu qủa - kỷ cương, kỷ luật hành chính” quyết tâm phát huy nội lực, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2018. 3.1.2.3. Các điều kiện về cơ sở hạ tầng a- Về giao thông Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động gắn với việc phát động phong trào thi đua làm đường giao thông nên đã làm thay đổi nhận thức và hành động của người dân trong phong trào thi đua làm đường giao thông nông thôn, tạo ra mạng lướigiao thông rộng khắp, nối liền các vùng trong tỉnh, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sốngnhân dân. Đặc biệt qua các buổi tuyên truyền, người dân đã tự nguyện di chuyển công trình, hoa màu, hiến đất để giải phóng mặt bằng, đóng góp tiền mặt, cát sỏi, xi măng, ngày công lao động… để thi công các tuyến đường. Từ năm 2016 đến nay, tỉnh Lào Cai đã thực hiện được 1.800,05 km, trong đó: Bê tông xi măng 1.034,94 km; cấp phối 533,43 km; Mở mới 231,68 km. Lũy kế, toàn tỉnh triển khai thực hiện được 4.363,06 km đường giao thông
  • 48. 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn nông thôn, trong đó bê tông xi măng là 2.575,88 km; rảicấp phối1.001,83 km; mở mới 785,35 km. b- Điện nước sinh hoạt, viễn thông Hệ thống điện nông thôn trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua luôn được quan tâm đầu tư, thường xuyên rà soát, duy tu bảo dưỡng các công trình điện nông thôn đảm bảo đạt tiêu chí điện nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Đến nay 141/143 xã khu vực nông thôn đạt tiêu chí hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện, 85/143 xã khu vực nông thôn đạt tiêu chí, trên 95% số hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn. Tỉnh đã quan tâm tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp và sửa chữa 109 côngtrìnhthủy lợi, gồm hệ thống kênh mương, đập thủy lợi, hồ chứa... Hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đến nay cơ bản đáp ứng và đảm bảo chủ động tưới cho 98% diện tích đất trồng lúa. Năm 2018, toàn tỉnh tiếp tục đầu tư nâng cấp, xây dựng mới 34 công trình thủy lợi, phục vụ tưới cho hơn 800 ha. Công tác quản lý, vận hành, bảo dưỡng và bảo vệ công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn được tăng cường kiểm tra, rà soát và kịp thời duy tu, sửa chữa. Mạng lưới dịch vụ bưu chính, viễn thông phát triển, đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh, nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân và công tác quản lý của các cơ quan, đơn vị. Đến nay, toàn tỉnh có 123/143 xã có điểm phục vụ bưu chính; 107/143 xã có dịch vụ viễn thông và Internet; 125/143 xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn; 116/143 xã có ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành. 3.2. Thực trạng quản lý Quỹ HTND trên địa bàn tỉnh Lào Cai 3.2.1. Khái quát chung về cơ cấu nguồn vốn Quỹ HTND tỉnh Lào Cai * Xây dựng kế hoạch tăng trưởng nguồn Trong những năm qua, hoạt động Quỹ HTND trên địa bàn tỉnh Lào Cai đãcó những bước phát triển vững chắc, được các cấp, các ngành ghinhận, đánh giá cao và tạo điều kiện phát triển.