SlideShare a Scribd company logo
1 of 54
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
HỒ VĂN TOÀN
GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)
NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
Chuyên ngành: LL&PPDH bộ môn Lịch sử
Mã số: 9.14.01.11
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2022
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. TRỊNH ĐÌNH TÙNG 2. TS. ĐOÀN VĂN HƯNG
Phản biện 1: PGS.TS. Trần Đức Minh – Trường CĐSP Nam Định
Phản biện 2: PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy - Trường ĐHSP – ĐH Thái Nguyên
Phản biện 3: TS. Vũ Thị Ngọc Anh – Viện KHGD - VN
KHOÁ LUẬN sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm KHOÁ LUẬN cấp
Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày …
tháng… năm 2020
Có thể tìm hiểu KHOÁ LUẬN tại thư viện:
Thư viện Quốc Gia, Hà Nội
hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐỀ TÀI
1. Hồ Văn Toàn (2015), Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh Trung
học phổ thông tỉnh Bình Định qua dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến
năm 2000, Tạp chí Giáo dục, số Đặc biệt, tháng 6/2015, trang 94 - 97.
2. Hồ Văn Toàn (2015), Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại khóa
lịch sử ở trường Trung học phổ thông, Tạp chí khoa học, Đại học Quy Nhơn, số
3, Tập IX, tháng 11/2015, trang 77 - 84.
3. Hồ Văn Toàn (2016), Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại khóa
lịch sử ở trường Trung học phổ thông, Mã số: T2015.482.27, Đề tài khoa học -
công nghệ cấp Trường, nghiệm thu tại Đại học Quy Nhơn, tháng 6/2016.
4. Hồ Văn Toàn (2016), Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy
học lịch sử ở trường Trung học phổ thông, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số Đặc biệt,
tháng 11/2016, trang 53 - 56.
5. Hồ Văn Toàn (2017), Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy
học lịch sử ở trường Trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình,
sách giáo khoa, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế “Đào tạo và bồi dưỡng giáo
viên lịch sử đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa”, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, trang 227 - 236.
6. Hồ Văn Toàn (2019), Sử dụng tư liệu về biển, đảo Tổ quốc trong dạy học bài lịch
sử nội khóa ở trường Trung học phổ thông, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 187,
tháng 2/2019, trang 114 - 117.
7. Hồ Văn Toàn (2019), Sử dụng tài liệu về biển, đảo trong dạy học lịch sử ở trường
Trung học phổ thông, Mã số: T2018.586.35, Đề tài khoa học - công nghệ cấp
Trường, nghiệm thu tại Đại học Quy Nhơn, tháng 3/2019.
8. Hồ Văn Toàn (2019), Hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong
dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 197,
tháng 7/2019, trang 86 - 88.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Bước sang thế kỉ XXI, nhân loại chứng kiến sự chuyển biến mạnh
mẽ trên mọi lĩnh vực đời sống do tác động của cuộc cách mạng khoa học -
công nghệ và xu thế toàn cầu hóa. Các nước đang phát triển như Việt Nam
đứng trước những thời cơ, nhưng đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách
thức to lớn. Do đó, nâng cao khả năng thích ứng và hội nhập của đất nước
nói chung, chất lượng nguồn nhân lực nói riêng là một yêu cầu cấp thiết.
Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của đất nước, vấn đề giáo dục
tư tưởng, phẩm chất, đạo đức và ý thức trách nhiệm công dân là một nội
dung rất được coi trọng trong mục tiêu giáo dục và đào tạo, nhất là đối với
học sinh ở các trường phổ thông.
1.2. Việt Nam là một quốc gia biển với đường bờ biển dài 3260 km.
Các vùng biển, đảo của Việt Nam giữ vị thế địa - chính trị, địa - kinh tế và
địa - văn hóa hết sức đặc biệt, gắn liền với đời sống các thế hệ người Việt từ
xưa đến nay. Tuy nhiên, những tranh chấp về chủ quyền biển, đảo trên Biển
Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã
và đang trở thành điểm nóng chính trị ở khu vực. Do vậy, bảo vệ chủ quyền
biển, đảo Tổ quốc là một yêu cầu cấp thiết, thể hiện trách nhiệm và nghĩa
vụ của mỗi công dân Việt Nam. Đối với thế hệ trẻ, trong đó có lực lượng
học sinh THPT, việc nâng cao ý thức, từ đó có thái độ và hành vi đúng đắn
trong việc chung tay bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc là một nhiệm vụ
chính trị quan trọng ở các trường THPT hiện nay.
1.3. Ở trường THPT, Lịch sử là môn học có ưu thế trong việc giáo dục
học sinh nói chung và giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng. Thông
qua những tri thức lịch sử được trình bày có hệ thống, phù hợp với quy luật
phát triển của thế giới và dân tộc, bộ môn lịch sử khẳng định vị thế của môn
học góp phần đáng kể vào việc giáo dục học sinh. Đặc biệt, phần Lịch sử
Việt Nam trong chương trình THPT được trình bày một cách
2
có hệ thống, xuyên suốt qua các thời kì lịch sử không những giúp học sinh
nhận thức đúng đắn về tiến trình lịch sử dân tộc, mà còn tạo xúc cảm lịch
sử, thái độ đúng đắn với những trang sử vẻ vang của dân tộc, qua đó rút ra
bài học kinh nghiệm cho mình trong học tập và cuộc sống thực tiễn.
1.4. Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã tích cực triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chủ quyền biển,
đảo trong hệ thống giáo dục trên toàn quốc và bước đầu tạo sự chuyển biến
rõ nét về nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh. Tuy nhiên, thực trạng
của việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học
lịch sử trên cả nước nói chung và các trường THPT thuộc Duyên hải Nam
Trung Bộ nói riêng còn nhiều hạn chế. Vì vậy, đã đến lúc cần nghiên cứu
kỹ lưỡng lý luận, đánh giá đúng thực tiễn, xây dựng thống nhất nội dung và
đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho
HS trong DHLS ở trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ
môn trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Giáo dục ý thức
chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường
Trung học phổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung
Bộ)” làm đề tài KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP chuyên ngành Lý luận và
Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu là quá trình giáo dục ý thức chủ quyền
biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tập trung nghiên cứu việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo
cho học sinh trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam ở trường THPT (chương
trình chuẩn) qua dạy học nội khóa và ngoại khóa, vận dụng chủ yếu ở các
tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ.
3
- Không gian khảo sát, điều tra thực tiễn bao gồm các trường THPT
được lựa chọn theo đặc điểm địa lí và loại hình trên phạm vi cả nước, trong
đó, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ là chủ yếu.
- Địa bàn thực nghiệm chủ yếu ở các trường THPT thuộc Duyên hải
Nam Trung Bộ, bao gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
- Nội dung nghiên cứu được giới hạn trong việc tìm hiểu lý luận, thực
tiễn, nội dung và biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy
học phần Lịch sử Việt Nam ở trường THPT.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khẳng định vai trò và ý nghĩa của vấn đề giáo dục ý thức
chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT,
KHOÁ LUẬN không chỉ xác định nội dung lịch sử Việt Nam có khả năng
giáo dục và những nội dung giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo, mà còn đề
xuất các biện pháp nhằm giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh.
Qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử ở trường
THPT trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận về giáo dục tư tưởng, thái độ, ý thức
cho HS nói chung và giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng trên cơ
sở tài liệu trong và ngoài nước.
- Tiến hành điều tra và khảo sát thực tiễn việc giáo dục ý thức chủ
quyền biển, đảo cho HS trong DHLS ở trường THPT để tìm ra nguyên nhân
của thực trạng và những vấn đề cần giải quyết.
- Tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa bộ môn lịch sử và các tài liệu
liên quan đến chủ quyền biển, đảo để xây dựng thống nhất những nội dung
lịch sử cần giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học
phần Lịch sử Việt Nam ở trường THPT.
4
- Xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá sự chuyển biến về ý thức chủ quyền
biển, đảo của học sinh.
- Đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học
sinh trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam ở trường THPT.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của các
biện pháp mà KHOÁ LUẬN đưa ra tại một số trường THPT thuộc các tỉnh,
thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của đề tài là dựa trên quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo
dục nói chung và giáo dục lịch sử nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Nghiên cứu lý thuyết:
- Sưu tầm, phân tích, tổng hợp tài liệu giáo dục học, tâm lí học, giáo
dục lịch sử về giáo dục tư tưởng, thái độ, ý thức cho HS.
- Tìm hiểu các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo
của các cấp quản lý giáo dục; các tài liệu lịch sử, sách, báo, tạp chí,… có
liên quan đến chủ quyền biển, đảo; các văn bản pháp luật quốc tế và Việt
Nam về chủ quyền biển, đảo.
- Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa Lịch sử THPT và bước đầu
tìm hiểu chương trình phổ thông mới để xác định nội dung, đề xuất hình
thức và biện pháp giáo dục phù hợp.
4.2.2. Nghiên cứu thực tiễn:
- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin tại các trường THPT thông qua
phiếu điều tra, dự giờ, quan sát trực tiếp, phỏng vấn, hội thảo…và xử lý
thông tin để nắm rõ thực trạng.
- Thực nghiệm từng phần và toàn phần để xem xét tính khả thi của các
biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học phần Lịch sử
Việt Nam ở trường THPT mà KHOÁ LUẬN đề xuất.
5
4.2.3. Sử dụng phương pháp toán học thống kê:
Sử dụng phần mềm thống kê trong việc tập hợp và xử lý số liệu điều
tra thực tiễn, thực nghiệm sư phạm để phân tích, so sánh, từ đó rút ra nhận
xét và kết luận.
5. Giả thuyết khoa học
Vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS trong dạy học lịch
sử ở trường THPT nếu đảm bảo những nguyên tắc giáo dục, được tiến hành
với những nội dung và biện pháp phù hợp sẽ nâng cao chất lượng giáo dục
học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
6. Đóng góp của luận án
- Tiếp tục khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc giáo dục ý thức chủ
quyền biển, đảo cho học sinh trong DHLS ở trường THPT.
- Phác họa bức tranh toàn cảnh về thực trạng giáo dục ý thức chủ
quyền biển, đảo cho HS ở các trường THPT.
- Xác định nội dung giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong
DHLS; bộ tiêu chí đánh giá HS về ý thức chủ quyền biển, đảo.
- Đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học
sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về mặt khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong
phú thêm hệ thống lý luận phương pháp về giáo dục tư tưởng, đạo đức, thái
độ, ý thức cho HS nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong
DHLS ở trường THPT nói riêng. Từ đó, xác định nội dung, đề xuất các biện
pháp phù hợp nhằm giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong
dạy học lịch sử hiệu quả và thiết thực hơn, nhất là trong dạy học phần Lịch
sử Việt Nam.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở tư liệu quý
giá nhằm khẳng định thêm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam; là tài
6
liệu để GV các trường THPT hiểu rõ về vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền
biển, đảo và biết cách vận dụng vào quá trình DHLS, góp phần nâng cao
hiệu quả giáo dục nhân cách và kĩ năng cho HS; là tài liệu tham khảo cho
sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và những người quan tâm tìm
hiểu một vấn đề giáo dục quan trọng và cấp bách hiện nay.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, KHOÁ LUẬN
được kết cấu thành bốn chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh
trong dạy học lịch sử ở trường THPT - Lý luận và thực tiễn
Chương 3: Các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học
sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT
Chương 4: Thực nghiệm sư phạm
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN
CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Chủ quyền biển, đảo nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo
nói riêng là vấn đề được nhiều nhà khoa học và giáo dục quan tâm nghiên
cứu. Trên cơ sở các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đề
tài, chúng tôi tiếp cận theo hai hướng sau:
1.1. Những nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo
Đó là các công trình của tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về
những minh chứng lịch sử, cơ sở pháp lý về quá trình xác lập, thực thi và
bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông. Đây là cơ sở tư
liệu đáng tin cậy để chúng tôi xác định nội dung giáo dục ý thức chủ quyền
biển, đảo cho HS trong DHLS ở trường THPT.
7
1.2. Những nghiên cứu về giáo dục học sinh nói chung, giáo dục ý
thức chủ quyền biển, đảo nói riêng
Nhiều nghiên cứu của các nhà tâm lý học, giáo dục học và giáo dục
lịch sử về giáo dục tư tưởng, đạo đức, ý thức trách nhiệm công dân cho HS,
làm cơ sở cho tác giả KHOÁ LUẬN thiết kế hình thức và đề xuất biện pháp
giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS trong DHLS ở trường THPT.
1.3. Nhận xét các công trình đã công bố, những vấn đề KHOÁ
LUẬN kế thừa và tiếp tục nghiên cứu
1.3.2. Nhận xét các công trình đã công bố
Qua nghiên cứu của các nhà khoa học và giáo dục đã công bố, giá trị
khoa học và thực tiễn được thể hiện trên các khía cạnh sau:
- Cung cấp đầy đủ và toàn diện những tư liệu về cơ sở lịch sử và pháp
lý khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó
có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Khẳng định tầm quan trọng của công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức,
thái độ cho học sinh nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học
sinh trong DHLS ở trường phổ thông nói riêng.
- Một số tài liệu trực tiếp hoặc gián tiếp định hướng nội dung, hình
thức và biện pháp giáo dục tư tưởng, thái độ cho HS nói chung, giáo dục ý
thức chủ quyền biển, đảo nói riêng.
Tuy vậy, hiện chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề giáo
dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS trong DHLS một cách có hệ thống
trên cơ sở lý luận khoa học và bám sát thực tiễn.
1.3.2. Những vấn đề KHOÁ LUẬN kế thừa
- Quan điểm của Đảng, Nhà nước, ngành GD&ĐT về vấn đề giáo
dục nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng.
- Chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý về chủ quyền biển, đảo của Việt
Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
8
- Những tư liệu, số liệu về tiềm năng to lớn của biển, đảo Việt Nam
trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh - quốc phòng…
- Những bản đồ, tranh ảnh thể hiện chủ quyền biển, đảo Việt Nam,
trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; những mẫu chuyện về
các anh hùng, chiến sĩ bảo vệ biển, đảo Tổ quốc.
- Cơ sở lý luận của các nhà giáo dục học, tâm lí học và giáo dục lịch
sử về giáo dục HS nói chung, trong DHLS nói riêng.
1.3.3. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu
- Cần hệ thống lí luận và đánh giá thực tiễn vấn đề giáo dục ý thức chủ
quyền biển, đảo cho HS trong DHLS ở trường THPT.
- Nghiên cứu và xây dựng thống nhất những nội dung giáo dục ý thức
chủ quyền biển, đảo để vận dụng vào công tác giáo dục ý thức chủ quyền
biển, đảo cho HS trong DHLS ở trường THPT.
- Xác định những căn cứ và tiêu chí đánh giá ý thức chủ quyền biển,
đảo của học sinh cả về mặt định lượng và định tính.
- Đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo khả thi
và hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Quá trình tiếp cận nguồn tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài,
chúng tôi khẳng định, các công trình đã công bố là khá phong phú, có giá trị
khoa học và thực tiễn cao. Đây là cơ sở quan trọng để hệ thống lý luận, xây
dựng nội dung và đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo
trong DHLS ở trường THPT.
9
Chương 2
VẤN ĐỀ GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Quan niệm về giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS
2.1.1.1. Giáo dục ý thức
- Giáo dục: là sự dạy dỗ, tác động vào đối tượng giáo dục một cách
có tổ chức, có mục đích, có hệ thống toàn diện về cả đức dục, trí dục, thể
dục, mĩ dục, để đối tượng đó dần thay đổi, tích lũy nên những phẩm chất,
năng lực như yêu cầu đặt ra.
- Ý thức: là một phạm trù chỉ có ở con người, đề cập đến khả năng
tiếp thu, phản ánh và tái hiện hiện thực khách quan vào trong tư duy, là sự
nhận thức đúng đắn được biểu hiện bằng thái độ và hành động phù hợp với
thực tiễn.
- Giáo dục ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ
óc của con người thông qua quá trình giáo dục toàn diện, lâu dài, hệ thống,
qua đó, con người sẽ tiếp thu, hiểu biết sâu sắc, vận dụng những tri thức vào
thực tiễn có hiệu quả, góp phần hình thành những phẩm chất, năng lực cần
thiết cho công việc và cuộc sống.
2.1.1.2. Chủ quyền biển, đảo
Chủ quyền biển, đảo là một bộ phận của chủ quyền lãnh thổ quốc gia,
là quyền tối cao của quốc gia ven biển được thực hiện trong phạm vi vùng
biển, đảo của quốc gia đó.
2.1.1.3. Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh là sự phản
ánh hiện thực khách quan về chủ quyền biển, đảo thông qua hoạt động giáo
dục mang tính hệ thống, khoa học, đa dạng nhằm trang bị cho học sinh
những hiểu biết cơ bản về biển, đảo và chủ quyền biển, đảo một cách đúng
đắn, phù hợp với lịch sử, luật pháp Việt Nam và quốc tế. Từ đó, học
10
sinh Việt Nam sẽ có những hành động phù hợp để khẳng định và bảo vệ chủ
quyền biển, đảo Tổ quốc.
2.1.2. Định hướng của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT về giáo dục
nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng
Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia nói chung, chủ quyền biển, đảo
nói riêng là vấn đề quan trọng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Trước những tranh chấp chủ quyền biển, đảo trong khu vực, vấn đề này càng
được coi trọng, trong đó, lực lượng HS cần được giáo dục đúng mức, thể
hiện trách nhiệm trước yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay.
2.1.3. Bộ môn lịch sử với việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo
cho học sinh ở trường THPT
2.1.3.1. Mục tiêu của bộ môn lịch sử ở trường THPT
- Về kiến thức: hướng dẫn HS lĩnh hội được những kiến thức cơ bản
của lịch sử thế giới cũng như lịch sử dân tộc, bao gồm: sự kiện cơ bản, niên
đại, các khái niệm, thuật ngữ, tên người, tên đất… Trên cơ sở đó giúp HS
nắm vững kiến thức cơ bản và toàn diện về tiến trình phát triển của lịch sử
dân tộc cũng như lịch sử thế giới.
- Về kĩ năng: giúp HS có kĩ năng làm việc với SGK và các nguồn tư
liệu, thành thạo các kĩ năng bộ môn như: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái
quát… Phát huy năng lực tự học, tự phát hiện, đề xuất, giải quyết các vấn
đề độc lập; làm và sử dụng hiệu quả đồ dùng trực quan, ứng dụng thành thạo
công nghệ thông tin vào học tập; vận dụng các kiến thức lịch sử đã học vào
học tập và cuộc sống thực tiễn.
- Về thái độ: phải giáo dục HS những quan điểm tư tưởng, lập trường,
phẩm chất đạo đức, nhân cách, tình cảm, góp phần đào tạo con người Việt
Nam phát triển toàn diện. Đồng thời, thông qua kiến thức của bộ môn giáo
dục cho các em tinh thần lao động, có ý thức trách nhiệm và thực hiện nghĩa
vụ của công dân cũng như nghĩa vụ đối với quốc tế.
11
2.1.3.2. Những nội dung lịch sử Việt Nam ở trường THPT có liên quan
đến chủ quyền biển, đảo
Trong chương trình lịch sử THPT hiện hành, phần Lịch sử Việt Nam
có những nội dung liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề chủ quyền
biển, đảo cần khai thác. Còn chương trình lịch sử phổ thông được Bộ
GD&ĐT ban hành ngày 27/12/2018, chủ đề về biển, đảo được đưa vào chính
thức với 16 tiết, trong đó có 6/13 tiết ở cấp THPT. Do đó, việc giáo dục ý
thức chủ quyền biển, đảo trong DHLS là có ưu thế và hoàn toàn khả thi.
2.1.4. Nội dung giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh
trong dạy học lịch sử ở trường THPT
2.1.4.1. Giáo dục HS nhận thức đúng đắn về chủ quyền biển, đảo
Việt Nam
- Các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền Việt Nam
- Vai trò, vị trí của biển, đảo trong lịch sử dân tộc Việt Nam
2.1.4.2. Giáo dục HS hiểu rõ quá trình xác lập và thực thi liên tục chủ
quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông: Quá trình xác lập, thực thi
và khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam qua các thời kỳ.
2.1.4.3. Giáo dục HS biết đánh giá về giá trị, tiềm năng kinh tế biển,
đảo và thực trạng tài nguyên, môi trường biển, đảo Việt Nam
- Giá trị, tiềm năng kinh tế biển, đảo Việt Nam hết sức to lớn.
- Thực trạng tài nguyên và môi trường biển, đảo Việt Nam.
2.1.4.4. Giáo dục HS trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ
quốc, nhất là bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
2.1.5. Vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo
cho học sinh trong DHLS ở trường THPT
Thứ nhất, dạy học lịch sử phải cung cấp cho HS những kiến thức cơ
bản và hệ thống về các vùng biển, đảo Việt Nam.
Thứ hai, giáo dục lòng yêu nước, biết ơn đối với các thế hệ cha ông
12
đã chiến đấu vì độc lập, tự do, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, trong đó
có chủ quyền biển, đảo. Từ đó, HS xác định rõ trách nhiệm của bản thân
trong công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Thứ ba, hình thành và phát triển kỹ năng, năng lực cho HS, nhất là
năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn bằng những hành động thiết thực,
góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thực tiễn việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học
sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT
Từ năm học 2011 - 2012, Bộ GD & ĐT phát hành “Tài liệu hướng dẫn
dạy học nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo cho học
sinh THPT” để phục vụ cho công tác giảng dạy của GV và học tập của HS.
Từ đó, các tỉnh và thành phố trong cả nước đã tổ chức các hoạt động giáo
dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS trong cả bài nội khóa lẫn ngoại khóa.
Tuy nhiên, hình thức và biện pháp tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập, hiệu
quả chưa cao.
Chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát đối với GV và HS tại 24
trường THPT và thu được kết quả như sau:
- Về phía GV lịch sử: hầu hết GV đều nhận thức được vai trò, ý nghĩa
của việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong DHLS; nhiều GV đã cố
gắng lồng ghép nội dung chủ quyền biển, đảo vào trong bài học lịch sử,
song hiệu quả chưa cao.
- Về phía HS: hầu hết HS đều quan tâm đến vấn đề chủ quyền biển,
đảo Tổ quốc, nhưng mức độ hiểu biết khác nhau tùy theo các vùng miền.
Đa số HS cho rằng, GV cần đổi mới phương pháp để nội dung chủ quyền
biển, đảo trở nên hấp dẫn, gần gũi hơn.
Về nguyên nhân của thực trạng, chúng tôi nhận định:
Một là, cấu trúc chương trình bộ môn chưa hợp lý, còn nặng nề; nội
dung, hình thức và biện pháp giáo dục chủ quyền biển, đảo chưa thống nhất,
thiếu đồng bộ giữa các trường, các địa phương.
13
Hai là, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học lịch sử nói chung,
dạy học về chủ quyền biển, đảo nói riêng còn thiếu thốn. Ba là, trong việc
tổ chức kiểm tra - đánh giá ít có phần kiến thức vận dụng, liên hệ vấn đề chủ
quyền biển, đảo.
Bốn là, nhiều GV bộ môn chưa thường xuyên cập nhật kiến thức;
thiếu tài liệu tham khảo có liên quan đến chủ quyền biển, đảo.
2.2.2. Những vấn đề cần giải quyết
Thứ nhất, cần có sự thống nhất nội dung, hình thức và biện pháp giáo
dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho các trường THPT.
Thứ hai, xây dựng chương trình, SGK có nội dung chủ quyền biển,
đảo; cung cấp tài liệu, phương tiện phục vụ giáo dục.
Thứ ba, cần nâng cao nhận thức về lý luận, trình độ chuyên môn và
kĩ năng nghiệp vụ sư phạm, thực hành bộ môn cho GV.
Thứ tư, cần nhận thức đúng đắn vai trò và vị trí của bộ môn, qua đó
phát huy được giá trị là môn học có ưu thế trong việc giáo dục ý thức và
trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
Thứ năm, biên soạn và phát hành tài liệu chính thức về giáo dục chủ
quyền biển, đảo để làm cơ sở tư liệu giáo dục ở nhà trường.
Chương 3
CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
3.1. Một số yêu cầu khi tiến hành giáo dục ý thức chủ quyền biển,
đảo cho học sinh trong DHLS ở trường THPT
3.1.1. Phải xuất phát từ kiến thức cơ bản của bộ môn
3.1.2. Đảm bảo tính khoa học và tính tư tưởng
3.1.3. Đảm bảo tính cụ thể, tính sinh động, giàu cảm xúc
3.1.4. Đảm bảo tính vừa sức, phù hợp đối tượng HS
3.1.5. Đảm bảo tính thường xuyên và tính cập nhật
14
3.1.6. Cần các biện pháp linh hoạt, sáng tạo, tôn trọng đối tượng,
tránh áp đặt, công thức, giáo điều
3.2. Các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học
sinh trong dạy học bài lịch sử nội khóa
3.2.1. Hướng dẫn HS khai thác những kiến thức lịch sử phản ánh
về chủ quyền biển, đảo trong sách giáo khoa
Trong SGK Lịch sử THPT có nhiều sự kiện đề cập trực tiếp hoặc gián
tiếp đến vấn đề biển, đảo, do đó, GV cần hướng dẫn HS khai thác để giáo
dục. Ví dụ: Khi dạy bài 25, lớp 10: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới
triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX), mục 1: Xây dựng và củng cố bộ máy
nhà nước - chính sách ngoại giao, GV hướng dẫn HS khai thác Lược đồ hình
49 để hiểu rõ hơn về cuộc cải cách của vua Minh Mạng, đồng thời xác định
vị trí hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thể hiện trên bản đồ hành chính
và là một phần lãnh thổ thống nhất của quốc gia.
3.2.2. Hướng dẫn HS khai thác và sử dụng các nguồn tư liệu gốc
phản ánh về chủ quyền biển, đảo
Sử dụng tư liệu gốc là biện pháp hữu hiệu để cung cấp những bằng
chứng lịch sử khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam trên Biển Đông,
trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ví dụ: Khi dạy bài 25,
lớp 10: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế
kỉ XIX), GV sử dụng một số tư liệu gốc về biển, đảo như: bản đồ cổ, châu
bản triều Nguyễn, các đoạn ghi chép trong sách của các tác giả Việt Nam
dưới thời phong kiến hoặc tư liệu của các nhà truyền giáo, thương nhân nước
ngoài… Đây là những minh chứng lịch sử cụ thể, xác thực về sự xác lập và
thực thi chủ quyền Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới
các triều đại phong kiến, nhất là triều Nguyễn.
3.2.3. Hướng dẫn HS khai thác đồ dùng trực quan để lĩnh hội kiến
thức về chủ quyền biển, đảo
Các loại đồ dùng trực quan liên quan đến vấn đề chủ quyền biển, đảo
15
khá phong phú, GV hướng dẫn HS khai thác nội dung để nâng cao nhận
thức, giáo dục tư tưởng, thái độ cho HS.
Thứ nhất, hướng dẫn HS khai thác bản đồ, lược đồ, tranh ảnh lịch sử
kết hợp với trao đổi, thảo luận về chủ quyền biển, đảo
Thứ hai, hướng dẫn HS khai thác phim tư liệu kết hợp với trao đổi,
thảo luận để nắm vững kiến thức về chủ quyền biển, đảo
Thứ ba, hướng dẫn HS khai thác đồ dùng hiện vật kết hợp với tư liệu
thành văn để mở rộng kiến thức về chủ quyền biển, đảo
3.2.4. Hướng dẫn HS khai thác các mẩu chuyện lịch sử để hiểu rõ
ý chí bảo vệ chủ quyền biển, đảo của quân dân ta
Sử dụng mẩu chuyện lịch sử là một biện pháp khá hấp dẫn, dễ làm và
có tác dụng giáo dục cao trong DHLS nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền
biển, đảo nói riêng. Ví dụ: Khi dạy bài 22, lớp 12: Nhân dân hai miền trực
tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến
đấu, vừa sản xuất (1965 - 1973), GV sử dụng mẩu chuyện “Anh hùng Thái
Văn A trên đảo Cồn Cỏ” và hướng dẫn HS khai thác nội dung lịch sử được
phản ánh. Tinh thần chiến đấu anh dũng của anh hùng Thái Văn A tạo cho
HS xúc cảm, có ý thức trân trọng, biết ơn thế hệ cha ông, qua đó thể hiện
trách nhiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3.2.5.Khai thác và sử dụng kiến thức liên môn về chủ quyền biển,
đảo
Thứ nhất, khai thác và sử dụng kiến thức liên môn nhằm bổ sung kiến
thức về biển, đảo cho bài học lịch sử, bao gồm: kiến thức Địa lý, GDCD,
GDQP, văn học, âm nhạc,...
Thứ hai, GV khai thác và sử dụng kiến thức liên môn xây dựng các chủ
đề tích hợp về chủ quyền biển, đảo để giáo dục HS. Ngoài khai thác những
bài dạy SGK, GV có thể xây dựng những chủ đề tích hợp về biển, đảo để
giáo dục HS qua kiến thức từ các môn: Lịch sử, Văn học, Địa lí, Sinh học,
GDCD, GDQP, Âm nhạc, …
3.2.6. Hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo
16
Tự học của HS là việc tự tìm hiểu và nắm vững kiến thức lịch sử nói
chung, chủ quyền biển, đảo nói riêng thông qua sự định hướng có chủ đích
của GV. Với việc tự tìm hiểu trước ở nhà thông qua các nguồn tài liệu, HS
có thể trải nghiệm để nắm bắt những kiến thức phục vụ cho bài học một cách
hiệu quả, đặc biệt là những kiến thức liên quan đến vấn đề chủ quyền biển,
đảo.
Thứ nhất, hướng dẫn HS tự học để củng cố và mở rộng kiến thức bài
học (trong đó có kiến thức về chủ quyền biển, đảo)
Thứ hai, hướng dẫn HS tự học để chuẩn bị cho việc học tập bài mới
(trong đó có kiến thức về chủ quyền biển, đảo)
3.3. Các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học
sinh thông qua hoạt động ngoại khóa
HĐNK là một trong hai hình thức tổ chức DHLS ở trường THPT, có
quan hệ chặt chẽ với bài học lịch sử nội khóa. Vì vậy, tổ chức HĐNK về
chủ quyền biển, đảo trong quá trình DHLS ở trường THPT có ý nghĩa cả về
kiến thức, thái độ và phát triển kĩ năng HS.
Căn cứ vào đặc điểm HS, loại hình trường và khu vực địa lí, GV có
thể lựa chọn tổ chức HĐNK về chủ quyền biển, đảo qua một số hình thức
và biện pháp: tổ chức đọc sách kết hợp với trao đổi, thảo luận về chủ đề
biển, đảo; tổ chức cuộc gặp gỡ và nói chuyện với học sinh về chủ đề biển,
đảo; tổ chức cuộc thi tìm hiểu về chủ quyền biển, đảo; tích hợp kiến thức
liên môn để tổ chức dạ hội lịch sử với chủ đề biển, đảo quê hương; tham
quan bảo tàng, nhà truyền thống biển, đảo; tổ chức diễn đàn với chủ đề biển,
đảo Tổ quốc; tổ chức sưu tầm và triển lãm tư liệu, tranh ảnh về chủ quyền
biển, đảo Tổ quốc; tổ chức cho HS thực hiện công tác công ích xã hội; hướng
dẫn HS thành lập các câu lạc bộ, đội nhóm tìm hiểu và tuyên truyền về chủ
đề biển, đảo Tổ quốc; hướng dẫn HS tạo lập các trang thông tin blog gắn với
chủ đề biển, đảo Tổ quốc.
Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi tập trung trình bày 4 biện pháp
HĐNK có tính kết hợp, cụ thể là:
17
3.3.1. Tổ chức diễn đàn kết hợp giao lưu, nói chuyện với học sinh
về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc
3.3.2. Sưu tầm tư liệu để triển lãm, kết hợp với tổ chức cuộc thi tìm
hiểu về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc
3.3.3. Sử dụng kiến thức liên môn để tổ chức dạ hội lịch sử về chủ
đề biển, đảo Tổ quốc
3.3.4. Tổ chức tham quan, trải nghiệm tại di tích, bảo tàng, nhà
truyền thống về biển, đảo kết hợp với hoạt động công ích
Qua việc thiết kế hình thức, đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức chủ
quyền biển, đảo cho HS trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT, có
thể khẳng định đây là những biện pháp giáo dục vừa cụ thể về cách thức tiến
hành, lại vừa đa dạng về hình thức tổ chức, do đó mang lại hiệu quả giáo
dục cao đối với HS trên cả ba mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
Chương 4
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Để kiểm chứng các biện pháp đề xuất trong đề tài, chúng tôi tiến hành
TNSP ở nhiều trường THPT tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ để xác
định tính phù hợp, mức độ khả thi và hiệu quả, cũng như khả năng phổ biến
rộng rãi các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong DHLS ở
trường THPT.
4.1. Những tiêu chí đánh giá học sinh về ý thức chủ quyền biển,
đảo
4.1.1. Các tiêu chí đánh giá định lượng
Đánh giá định lượng nhằm kiểm tra kiến thức của HS về:
- Các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền Việt Nam.
- Chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền biển, đảo
của Việt Nam trên Biển Đông.
- Vai trò của biển, đảo đối với kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh
của Việt Nam.
18
- Chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Tổ quốc.
4.1.2. Các tiêu chí đánh giá định tính
- Tinh thần và thái độ học tập của HS trong các giờ học, hoạt động có
lồng ghép nội dung chủ quyền biển, đảo.
- Sự hứng thú và khả năng tham gia ý kiến, trao đổi, thảo luận các
hoạt động học tập liên quan đến chủ quyền biển, đảo.
- Sự bộc lộ hành vi trong và sau quá trình giáo dục về trách nhiệm
của mình trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
4.2. Thực nghiệm sư phạm
4.2.1. Mục đích, đối tượng và giáo viên TNSP
4.2.1.1. Mục đích
Một là, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp sư phạm và
khẳng định giả thuyết khoa học mà KHOÁ LUẬN đã đề ra.
Hai là, có cơ sở khoa học để khái quát lý luận và biện pháp giáo dục
ý thức chủ quyền biển, đảo trong DHLS ở trường THPT.
4.2.1.2. Đối tượng
Chúng tôi chọn HS các lớp 10, 11, 12 tại các trường THPT học theo
chương trình chuẩn, chủ yếu trong năm học 2018 - 2019. Các trường được
chọn đóng trên nhiều địa bàn, với sự đa dạng các loại hình trường thuộc khu
vực Duyên hải Nam Trung Bộ nhằm đánh giá mức độ đạt được về tính khả
thi và hiệu quả của các biện pháp đề ra.
4.2.1.3. Giáo viên thực nghiệm sư phạm
Để đảm bảo cho công tác TNSP đáng tin cậy và hiệu quả, các GV tham
gia thực nghiệm đều tốt nghiệp đại học sư phạm chính quy, chuyên ngành
Lịch sử, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín và kinh nghiệm, được HS tin
yêu và tự nguyện với công tác TNSP.
4.2.2. Nội dung và phương pháp TNSP
4.2.2.1. Nội dung thực nghiệm
19
1. Thực nghiệm từng phần:
- Bài 25, lớp 10: Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa dưới triều
Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) thực nghiệm 2 biện pháp: hướng dẫn HS khai
thác kiến thức phản ánh về chủ quyền biển, đảo trong SGK; hướng dẫn HS
khai thác và sử dụng tư liệu gốc về biển, đảo.
- Bài 19, lớp 11: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873) thực nghiệm 2 biện pháp:
hướng dẫn HS khai thác kiến thức về biển, đảo qua các loại đồ dùng trực
quan; hướng dẫn HS sưu tầm và sử dụng mẩu chuyện liên quan về chủ
quyền biển, đảo.
- Bài 23, lớp 12: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc,
giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975) thực nghiệm 2 biện pháp:
hướng dẫn HS khai thác và vận dụng kiến thức liên môn về biển, đảo; hướng
dẫn HS tự học, tự nghiên cứu về vấn đề chủ quyền biển đảo.
2. Thực nghiệm toàn phần:
* Thực nghiệm toàn phần bài nội khóa
Chúng tôi chọn bài 22 - lớp 12: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu
chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất
(1965-1973) để thực nghiệm tổng hợp các biện pháp đề xuất. Bài 22 - lớp
12 đáp ứng được yêu cầu cả về nội dung và phương pháp để tiến hành thực
nghiệm toàn phần.
* Thực nghiệm toàn phần hoạt động ngoại khóa
Chúng tôi tổ chức một buổi hoạt động ngoại khóa mang tính tổng hợp
nhiều biện pháp cho HS với chủ đề “Biển, đảo Tổ quốc tôi”: khai thác nội
dung SGK; các loại tài liệu lịch sử, đồ dùng trực quan; sử dụng kiến thức
liên môn…, đồng thời giới thiệu một số nguồn tư liệu cho HS tìm hiểu trước
để tham gia buổi ngoại khóa.
4.2.2.2. Phương pháp tiến hành TNSP
- Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với tổ bộ môn lịch sử ở các trường
20
THPT để khảo sát, chọn lựa đối tượng HS và triển khai TNSP. Đối với các
lớp dạy TN, HS không được thông báo trước.
- Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi phối hợp với GV các
trường THPT tiến hành kiểm tra và theo dõi ở các lớp TN và các lớp ĐC để
đánh giá cả định lượng và định tính.
- Thu thập kết quả, chúng tôi sử dụng toán học thống kê và thang đo
sự chuyển biến ý thức chủ quyền biển, đảo để đánh giá một cách khoa học,
toàn diện các biện pháp.
4.2.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm
4.2.3.1. Về định lượng
Căn cứ số liệu tổng hợp, sự trực quan về kết quả thực nghiệm định
lượng được biểu hiện rõ qua biểu đồ hình 4.1:
Hình 4.1. Biểu đồ tỉ lệ lần điểm tại các giá trị điểm số
giữa lớp TN và lớp ĐC
Qua biểu đồ hình 4.1, đường biểu diễn của các lớp ĐC có đỉnh nằm ở
điểm 5 (28,12%) và tại điểm 2 có 01,12%. Tỷ lệ điểm chủ yếu ở các lớp ĐC
là 5 và 6, giảm xuống rõ rệt ở điểm 7, điểm 8, 9 rất thấp và không có điểm
10. Trong khi đó, đường biểu diễn của các lớp TN có đỉnh nằm ở điểm 7
(27,32%) và tại điểm 2 là 0%, còn điểm 3, 4 không đáng kể. Ngược lại, số
điểm từ 8 trở lên, nhất là 9, 10 cao hơn hẳn các lớp ĐC. Vì vậy, đường biểu
diễn của các lớp TN lệch khá rõ nét về hướng chiều dương trục hoành so với
các lớp ĐC.
21
Nhằm kiểm chứng một cách khoa học về giá trị của các biện pháp,
chúng tôi dựa vào các tham số trung bình cộng và phương sai đã tính được
để tìm giá trị (t ) làm cơ sở so sánh với giá trị (tα). Kết quả tính toán giá trị
(t ) và giá trị (tα) được tìm thấy trong bảng phân phối Student, với α =0,05
và k= 2n-2 được thể hiện trong bảng 4.1:
Bảng 4.1. Giá trị t và tα của lớp ĐC và TN thuộc các nhóm trường
Nhóm
Giá
trị
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII XIII XIV XV
t 3,31 2,84 2,71 2,76 2,91 2,48 2,53 2,68 2,45 2,47 3,30 2,24 2,49 2,34 2,16
Tα
2,02-
2,06
2,02-
2,06
2,02-
2,06
2,02-
2,06
2,02-
2,06
2,02-
2,06
2,02-
2,06
2,02-
2,06
2,02-
2,06
2,02-
2,06
2,02-
2,06
2,02-
2,06
2,02-
2,06
2,02-
2,06
2.02-
2,06
So sánh giá trị (t) và (tα) của từng nhóm trường, chúng ta thấy giá trị
(t) luôn luôn lớn hơn giá trị (tα). Dựa vào điều kiện của bài toán: Nếu t ≥ tα
thì sự khác biệt TN và ĐC là có ý nghĩa, nếu t < tα thì sự khác biệt TN và ĐC
là không có ý nghĩa, chúng tôi kết luận: Các biện pháp thực nghiệm sư phạm
là khả thi và có ý nghĩa.
4.2.3.2. Về định tính
Thứ nhất, HS các lớp thể hiện sự quan tâm và hứng thú, nhất là các
hoạt động dạy học có lồng ghép nội dung chủ quyền biển, đảo.
Thứ hai, khi GV tổ chức hoạt động dạy học bằng các câu hỏi hay cho
thảo luận nhóm, tranh luận xung quanh vấn đề chủ quyền biển, đảo, chúng
tôi nhận thấy HS rất hứng thú và tích cực tham gia.
Thứ ba, hầu hết HS đều bộc lộ cảm xúc của mình trước nguy cơ chủ
quyền lãnh thổ Tổ quốc bị xâm phạm, một số em đã ý kiến đề xuất biện pháp
bảo vệ chủ quyền biển, đảo và trách nhiệm của HS.
22
Thứ tư, từ nhận thức đúng đắn, nhiều hoạt động của HS được tổ chức
sau đó: sưu tầm tranh ảnh, bài hát về biển, đảo quê hương; tổ chức thăm hỏi
gia đình các chiến sĩ hải quân; thu gom rác thải...
4.2.3.3. Đánh giá sự chuyển biến ý thức chủ quyền biển, đảo thông
qua kết quả theo dõi một nhóm học sinh (Case study)
Để đánh giá chính xác sự chuyển biến ý thức chủ quyền biển, đảo của
HS, chúng tôi chọn theo dõi một nhóm HS lớp 11A5, trường Quốc Học Quy
Nhơn, năm học 2018 - 2019 và nhận thấy:
- Về ý thức, thái độ: từ chỗ ít hứng thú, HS dần tỏ ra thích thú, tham
gia tích cực vào các hoạt động học tập cũng như hành động để thể hiện rõ
trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
- Về mặt hiểu biết: dù mức độ chuyển biến không đồng đều, nhưng
hiểu biết về vấn đề chủ quyền biển, đảo đều nâng lên rõ rệt, đặc biệt, các em
có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề chủ quyền biển, đảo.
- Về năng lực đánh giá: bước đầu có những đánh giá đúng đắn về vai
trò, tiềm năng của biển; phân tích và đánh giá đúng thực trạng vấn đề tài
nguyên và môi trường biển, đảo Việt Nam hiện nay.
- Về năng lực vận dụng: HS dần biết cách vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, bộc lộ bằng những hành động cụ thể, nhất là khả năng tuyên truyền
trong cộng đồng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Như vậy, bằng các tiêu chí đánh giá, GV có thể nhận ra sự chuyển biến
“ý thức” của HS cả kiến thức, thái độ và hành vi. Đây là cơ sở vững chắc
khẳng định các biện pháp đề xuất để giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo
trong DHLS là khả thi và hiệu quả. Điều này chứng minh được ý nghĩa khoa
học và thực tiễn của đề tài luận án.
23
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu đề tài KHOÁ LUẬN cả về lý luận và thực tiễn
vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS trong DHLS ở trường
THPT, chúng tôi có cơ sở để rút ra một số kết luận cơ bản sau:
1. Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học nói chung,
DHLS nói riêng là một nhiệm vụ cấp thiết cần được tiến hành ở các trường
học trên toàn quốc, trong đó, môn Lịch sử có ưu thế trong việc thực hiện
công tác này.
2. Qua quá trình khảo sát, tìm hiểu thực tiễn cho thấy rằng, mặc dù
phần lớn GV và HS ý thức được tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức
chủ quyền biển, đảo trong DHLS nhưng do những nguyên nhân khách quan,
chủ quan khác nhau nên công tác này chưa được phổ biến và đạt hiệu quả.
3. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và đánh giá thực tiễn, tác
giả KHOÁ LUẬN đã xây dựng hệ thống nội dung và đề xuất các biện pháp
giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS trong DHLS ở trường THPT
để phần nào khắc phục những hạn chế đang tồn tại ở các trường THPT, góp
phần nâng cao hiệu quả DHLS nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển,
đảo cho HS nói riêng. Việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong DHLS
với nhiều hình thức đa dạng như: bài học nội khóa, HĐNK và kiểm tra -
đánh giá sẽ nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn, góp phần thực hiện chủ
trương đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực HS.
4. Để kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp sư phạm đề xuất trong
luận án, tác giả đã triển khai thực nghiệm từng phần cũng như toàn phần,
bằng cả hai hình thức dạy học là bài lịch sử nội khóa và hoạt động ngoại
khóa thông qua dạy học phần lịch sử Việt Nam trong chương trình THPT.
Kết quả thực nghiệm đã cho thấy tính phù hợp, khả thi và hiệu quả của các
biện pháp đề xuất.
24
5. Để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo
trong DHLS ở trường THPT, chúng tôi khuyến nghị:
Đối với các cấp quản lí giáo dục: Cần quan tâm, nắm bắt thực tiễn để
kịp thời triển khai các hoạt động giáo dục phù hợp; đầu tư, nâng cấp cơ sở
vật chất - kĩ thuật phục vụ hoạt động dạy học; tổ chức biên soạn, thống nhất
và phổ cập tài liệu biển, đảo khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam
trên quy mô cả nước; tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ quản lí, GV nói
chung và GV Lịch sử nói riêng về chủ đề biển, đảo để kịp thời nắm bắt chủ
trương, kế hoạch, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp dạy học… đáp ứng yêu
cầu thực tiễn và định hướng đổi mới giáo dục.
Đối với GV dạy Lịch sử: Cần tiếp thu những nội dung, chính sách giáo
dục được triển khai; tham gia đầy đủ các buổi tập huấn nâng cao nghiệp vụ;
chủ động tìm hiểu, trau dồi kiến thức, kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng tổ chức
các hoạt động dạy học về chủ quyền biển, đảo để góp phần nâng cao chất
lượng dạy học bộ môn. GV phải lôi cuốn và tạo ra niềm say mê, hứng thú
cho HS đối với bộ môn Lịch sử nói chung và đối với những kiến thức về
chủ quyền biển, đảo nói riêng thông qua nhiều hình thức phong phú và hấp
dẫn.
Đối với HS THPT: Nhận thức đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của mình
trước những vấn đề chung của đất nước; chủ động tìm hiểu, học hỏi những
kiến thức về biển, đảo; luôn đi đầu trong các hoạt động liên quan đến vấn đề
bảo vệ chủ quyền biển, đảo; liên tục cập nhật những thông tin thời sự để có
cái nhìn đúng đắn, đầy đủ về thực trạng vấn đề biển, đảo Việt Nam. Trên cơ
sở đó, HS xác định rõ trách nhiệm của bản thân, tạo ra động lực đúng đắn
và hành động thiết thực để góp phần cùng nhân dân cả nước chung tay bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trong bối cảnh khu vực và
quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay.
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
HA NOI NATIONAL UNIVERSITY OF EDUCATTION
HO VAN TOAN
EDUCATION ABOUT THE AWARENESS OF SEA AND
ISLAND SOVEREIGNTY FOR STUDENTS IN TEACHING
VIETNAMESE HISTORY AT HIGH SCHOOLS
(Experiment in provinces of the South Central Coast)
Major: Theory and History Teaching Methodology
Major code: 9.14.01.11
SUMMARY OF PHD DISSERTATION
IN EDUCATION SCIENCES
HA NOI - 2020
WORKS ARE COMPLETED IN
HA NOI NATIONAL UNIVERSITY OF EDUCATTION
Supervisors: 1. Assoc. Prof. Dr. Trinh Dinh Tung
2. Dr. Doan Van Hung
Examiner 1: Assoc. Prof. Dr. Tran Duc Minh
Examiner 2: Assoc. Prof. Dr. Ha Thi Thu Thuy
Examiner 3: Dr. Vu Thi Ngoc Anh
The thesis is defended at the thesis examination council at Ha Noi national
university of educattion at ….. on …..
Thesis can be found at: National Library, Ha Noi or the Library of
Ha Noi national university of educattion
RESEARCHER’S PUBLICATIONS
RELATED TO THE THESIS
1. Ho Van Toan (2015), Education about the awareness of sea and island
sovereignty for students at high schools in Binh Dinh province through
teaching Vietnamese History (1954 to 2000), Journal of Education, Ministry
of Education and Training, Special number, June 2015, page 94-97.
2. Ho Van Toan (2015), Some measures to improve the effectiveness of
historical extracurricular activities at high schools, Journal of Science, Quy
Nhon university, No. 3, Vol. IX, November 2015, page 77 - 84.
3. Ho Van Toan (2016), Measures to improve the effectiveness of historical
extracurricular activities at high schools, Code: T2015.482.27, The
scientific research title under university, Quy Nhon university, June 2016.
4. Ho Van Toan (2016), Education about the awareness of sea and island
sovereignty for students in teaching History at high school, Journal of
Educational Equipment, Special issue, November 2016, page 53 - 56.
5. Ho Van Toan (2017), Education about the awareness of sea and island
sovereignty for students in teaching history at high schools to meet the
requirements of programs and textbooks, Proceedings of the International
Conference on “Training and retraining History teachers to meet the
requirements of programs and textbooks”, Political Theory Publishing
House, Hanoi, page 227 - 236.
6. Ho Van Toan (2019), Using documents on the national seas and islands in
History teaching at high schools, Journal of Educational Equipment, No.
187, February 2019, pages 114 - 117.
7. Ho Van Toan (2019), Using documents on seas and islands in History
teaching at high schools, Code: T2018.586.35, The scientific research title
under university, Quy Nhon university, March 2019.
8. Ho Van Toan (2019), Extracurricular activities on sea and island
sovereignty in teaching History at high schools, Journal of Educational
Equipment, No. 197, July 2019, page 86 - 88.
1
INTRODUCTION
1. Rationale
1.1. Entering the twenty-first century, the humanity has witnessed a
dramatic change in all aspects of life due to the impact of the scientific and
technological revolution and the trend of globalization. Developing countries like
Vietnam are standing in front of opportunities, but also facing enormous
challenges. Therefore, improving the capacity of adaption and integration of the
country in general as well as the quality of human resources in particular is
considered as an urgent requirement. In the strategy of human resource
development to meet the requirements of development and integration, the issue
of ideological education, quality, morality and a sense of civic responsibility is a
very important content in the educational goals and training, especially for
students at high schools.
1.2. Vietnam is a sea nation with a long coastline of 3260 km. The seas and
islands of Vietnam hold a very special position of geography, politics, geography
- economy and geography - cultural associated with the lives of Vietnamese
generations from the past until now. However, disputes over sea and island
sovereignty on the East Vietnam Sea (including the archipelagos of Hoang Sa
and Truong Sa) have been becoming political hotspots in the region. Therefore,
protecting the sovereignty of the sea and the island is an urgent requirement,
reflecting the responsibilities and obligations of each Vietnamese citizen. For the
younger generation, including high school student forces, raising awareness, then
having the right attitude and behavior in jointly protecting the sovereignty of the
sea and the island is currently an important political task at high schools.
1.3. At high schools, History is a dominant subject in educating students in
general and educating about the awareness of sea and island sovereignty in
particular. Through the historical knowledge presented systematically in
accordance with the development rules of the world and the nation, History
affirms the position of the subject, significantly contributing to the education of
students. In particular, the Vietnamese History section in the high school
2
program is presented in a systematic way throughout the historical periods. This
not only helps students to correctly understand the history of the nation but also
create the interests of the history and the right attitude on the glorious history of
the nation, thereby drawing lessons of learning and practical life for them.
1.4. Under the direction of the Party and the State, the Ministry of
Education and Training has actively implemented propaganda and education of
the awareness of sea and island sovereignty in the education system nationwide
and initially created a sharp change about students' perceptions, attitudes and
behaviors. However, the situation of educating about the awareness of sea and
island sovereignty on students in teaching history in the whole country in general
and high schools in the South Central Coast in particular is still limited.
Therefore, it is time for researchers to carefully study the theory and evaluate the
reality, build the content uniformly and create appropriate measures to educate
about the awareness of sea and island sovereignty on students at high school,
contributing to improving the quality of the subject teaching in front of the
requirement of fundamental and comprehensive education innovation.
From the above reasons, we decided to conduct the topic “Education about
the awareness of sea and island sovereignty for students in teaching
Vietnamese History at high schools (experiment in provinces of the South
Central Coast)” as a doctoral thesis in Theory and History Teaching
Methodology.
2. Object and scope of research
2.1. Object of the research is on the process of educating about the
awareness of sea and island sovereignty in teaching Vietnamese History on
students at high schools.
2.2. Research scope
- The doctotal thesis focuses on studying the awareness of sea and island
sovereignty education in teaching Vietnamese History on students at high schools
(standard programs) through in-school and extracurricular teaching, applying
mainly in provinces of the South Central Coast.
- The space for survey and practical investigation includes high schools
selected according to geographical characteristics and types of schools across the
country, in which the South Central Coast provinces are mainly choosen.
3
- Experimental areas are mainly at high schools in the South Central Coast,
including: Da Nang, Quang Nam, Quang Ngai, Binh Dinh, Phu Yen, Khanh Hoa,
Ninh Thuan and Binh Thuan.
- The research content is limited in understanding the theory, practice,
content and measures to educate about the awareness of sea and island
sovereignty in teaching Vietnamese History at high schools.
3. Aims and duties of research
3.1. Aims of research
On the basis of confirming the role and signification of the issue on
educating about the awareness of sea and island sovereignty in teaching History
on students at high schools, the doctoral thesis not only defines the content of
Vietnamese History with the ability to educate and the contents of educating
about the awareness of sea and island sovereignty but also proposes measures to
educate about the awareness of sea and island sovereignty on students. Thereby,
it contributes to improve the quality of teaching historical subjects at high schools
in front of the requirements of the current fundamental and comprehensive
education innovation.
3.2. Research tasks
- Finding out theoretical issues on educating about ideologies, attitudes and
consciousness for students in general and educating about the awareness of sea
and island sovereignty in particular on the basis of domestic and foreign
documents.
- Conducting surveys and practical surveys of educating about the
awareness of sea and island sovereignty in teaching History on students at high
schools to find out the causes of the situation and issues to be solved.
- Finding out history curriculum, textbooks and documents related to sea
and island sovereignty in order to build unified historical contents that need to
educate students about the awareness of sea and island sovereignty in teaching
Vietnamese History section at high schools.
- Creating a set of criteria to assess the change in the awareness of sea and
island sovereignty on students.
4
- Proposing measures to educate about the awareness of sea and island
sovereignty awareness in teaching Vietnamese History awareness on students at
high schools.
- Conducting pedagogical experiment to verify the feasibility of measures
that the doctoral thesis offers at some high schools in the provinces and cities of
the South Central Coast.
4. Analytical framework and research methods
4.1. Analytical framework
The methodological basis of the doctoral thesis is based on the views of
Marxism-Leninism, Ho Chi Minh's ideology, the Party and State's views on
general education and historical education in particular.
4.2. Research methods
4.2.1. Theoretical study:
- Collecting, analyzing, synthesizing the materials of education,
psychology, and historical education about educating about ideologies, attitudes
and consciousness on students.
- Finding out the Resolution of the Party and the State, the guiding
documents of the educational management levels; historical documents, books,
newspapers, magazines ... related to sea and island sovereignty; International and
Vietnamese legal documents on sea and island.
- Investigating programs and textbooks of high school History and
initially finding out a new universal program to determine content, propose
appropriate forms and measures of education.
4.2.2. Practical sudy:
- Investigating, surveying, collecting information at high schools through
questionnaires, estimating, direct observation, interviews, seminars ... and
process information to understand the situation.
- Making partial and complete experiments to consider the feasibility of
measures to educate about the awareness of sea and island sovereignty in teaching
Vietnamese History at high schools that the doctoral thesis proposes.
4.2.3. Statistical mathematical methods:
5
Using statistical software in gathering and processing practical survey data,
pedagogical experiment to analyze, compare, then draw the comments and
conclusions.
5. Research hypothesis
If the issue of educating about the awareness of sea and island sovereignty
in teaching History on students at high schools ensures the educational principles
and is carried out with appropriate contents and measures, the quality of
educating students will be improved, then contributing to boosting the quality of
teaching subjects.
6. Contributions of the doctoral thesis
- The thesis continues to affirm the role and sinification of educating about
the awareness of sea and island sovereignty on students at high schools.
- The thesis creates the overall picture of the current status of educating
about the awareness of sea and island sovereignty on students at high schools.
- The thesis determinines the contents of educating about the awareness of
sea and island sovereignty in teaching History; set of criteria to assess students
about the awareness of sea and island sovereignty.
- The thesis proposes measures to educate about the awareness of sea and
island sovereignty in teaching History on students at high schools.
7. Scientific and practical significance of the thesis
- Regarding science: Research results of the doctoral thesis contribute to
enriching the system of methodological theory on education of ideology,
morality, attitude and consciousness for students in general, educating about the
awareness of sea and island sovereignty in teaching History at high schools in
particular. Since then, the study determines the content, proposes appropriate
measures to educate about the awareness of sea and island sovereignty in teaching
History on students effectively and practically, especially in teaching Vietnamese
History.
- Regarding pratice: The research results of the doctoral thesis are viewed
as valuable materials to affirm more Vietnamese sovereignty over sea and island;
as documents for teachers of high schools to understand about the
6
issue of educating about the sovereignty of the sea and island and know how to
apply to the process of teaching History, contributing to improving the
effectiveness of personality education and skills for students; also as references
for students, graduate students, postgraduate students and those interested in
understanding an important and urgent education problem today.
8. Structure of the thesis
In addition to the Introduction, Conclusion, References and Appendix, the
thesis consists of four chapters as follows:
Chapter 1: Overview of research projects related to the topic
Chapter 2: The issue of educating students about the awareness of sea and
island sovereignty in teaching History at high schools - Theory and practice
Chapter 3: Measures to educate students about the awareness of sea and
island sovereignty in teaching Vietnamese history at high schools.
Chapter 4: Experimental pedagogy
Chapter 1
OVERVIEW OF RESEARCH PROJECTS
RELATED TO THE TOPIC
Sea and island sovereignty in general, educating about the awareness of sea
and island sovereignty in particular are issues of interest to many scientists and
educators. Based on domestic and foreign research projects related to the topic,
we approach in two directions as follows:
1.1. Studies on sea and island sovereignty. These are the works of
domestic and foreign authors studying the historical evidence, the legal basis and
the process of establishing, enforcing and fighting the protection of Vietnam's
sovereignty over the East Sea. This is a valuable material to build the content of
educating students about the awareness of sea and island sovereignty in teaching
History at high schools.
1.2. Studies on education of students in general, education of sea and
island sovereignty in particular. These are the studies of psychologists,
education and historical education about the education of ideology, morality,
7
sense of civic responsibility for students, as a foundation for the research to
design the forms and measures to educate students about the awareness of sea
and island sovereignty in teaching History at high schools.
1.3. Reviews of published works, doctoral thesis issues to be inherited
and continued to study
1.3.1. Reviews of published works
Through published scientific and educational research, scientific and
practical values are expressed in the following aspects:
- They provides complete and comprehensive documents on the historical
and legal basis to affirm Vietnam's sea and island sovereignty over the East
Vietnam Sea, including the archipelagos of Hoang Sa and Truong Sa.
- They affirms the importance of educating about ideological, moral and
attitude education on students in general, educating students about the awareness
of sea and island sovereignty in teaching History at high schools in particular.
- Some documents directly or indirectly orient the content, forms and
measures of ideological and attitude education for students in general and those
of educating about the awareness of sovereignty over sea and islands in particular.
However, there has no work in depth studying the issue of educating
students about the awareness of sea sovereignty and islands in teaching History
in a systematic way based on scientific theoretical framework and attaching to
reality.
1.3.2. The issues of inherited doctoral thesis
- The perspectives of the Party, State, Education and Training sector on
education in general, education of the awareness of sea and island sovereignty in
particular.
- The historical evidences and legal basis for Vietnam's sovereignty over
sea and islands, including the archipelagos of Hoang Sa and Truong Sa.
- The documents and data on the great potential of Vietnamese sea and
islands in the fields of economy, society, security - defense,…
- The maps and pictures showing Vietnamese sea and island sovereignty,
including in the archipelagos of Hoang Sa and Truong Sa; stories about heroes
and soldiers protecting the nation's seas and islands.
- The theoretical basis of educators, psychology and historical education
on general education in general, in teaching History in particular.
8
1.3.3. The issues raised for study continuity
- Pointing out a system of theory and practical evaluation of education
issues of awareness of sea and island sovereignty on students at high schools.
- Working out the contents of educating students about the awareness of
sea and island sovereignty to apply to the education of the awareness of sea and
island sovereignty in teaching History at high schools.
- Identifying the grounds and criteria for assessing students' awareness of
sea and island sovereignty both quantitatively and qualitatively.
- Proposing measures to feasibly and effectively educate about the
awareness of sovereignty over seas and islands, thereby contributing to
improving the quality of teaching subjects.
Through the process of accessing research resources related to the topic,
we affirmed that the published works are quite diverse with high scientific and
practical value. This is an important basis for synthesizing the theoretical
background, building contents and proposing measures to educate about the
awareness of sea and island sovereignty in teaching History at high schools.
Chapter 2
THE ISSUE OF EDUCATING STUDENTS ABOUT THE AWARENESS
OF SEA AND ISLAND SOVEREIGNTY IN TEACHING HISTORY AT
HIGH SCHOOLS - THEORY AND PRACTICE
2.1. Theoretical background
2.1.1. The concept of educating students about the awareness of sea and
island sovereignty
2.1.1.1. Conscious education
- Education: is the teaching, impacting on the object of education in an
organized, purposeful, comprehensive system of both virtue, intellectuality,
physical education, and beauty so that the subject gradually changes, accumulate
the qualities and capabilities as required.
- Consciousness: Consciousness is a category only available to human
beings, dealing with the ability to absorb, reflect and re-present objective reality
into thinking. This is the correct awareness expressed by appropriate attitudes
and actions which fit with the reality.
9
- Conscious education is a reflection of objective reality in the human mind
through a comprehensive, long-term, systematic education, through which people
will acquire, understand and effectively apply knowledge into practice,
contributing to forming the necessary qualities and capacities for work and life.
2.1.1.2. Sea and island sovereignty is a part of national territorial
sovereignty, also as the sovereignty of the coastal state implemented within the
waters and islands of that country.
2.1.1.3. Conscious education about sea and island sovereignty for
students is the right awareness of people about sea and island sovereignty through
a systematic, scientific and diverse educational activity to equip people with basic
understanding of the seas, islands and the sea, island sovereignty in line with
Vietnamese and international history and laws. Since then, Vietnamese citizens
will take appropriate actions to affirm and protect the country's sovereignty over
the seas and islands.
2.1.2. Orientation of the Party, State, Ministry of Education and
Training on education in general and education of sea and island sovereignty
in particular
Protection of national territorial sovereignty in general and protection of
sea and island sovereignty in particular is an important issue which the Party and
State have paid attention to. Facing the disputes of the sea and island sovereignty
in the region, this issue is more and more important, in which the student force
needs to be properly educated, demonstrating their own responsibility to protect
the current sea and island sovereignty.
2.1.3. History subject with the education about the awareness of the sea
and island sovereignty on high school students
2.1.3.1. Aims of History subject at high schools
- Regarding knowledge: History subject is aimed at guiding students to
acquire basic knowledge of world history as well as national history, including
basic facts, ages, concepts, terms, names of people, names of lands... On that
basis, history subject helps students master basic and comprehensive knowledge
of the development process of national history and world history.
- Regarding skills: History subject helps students not only examine events
10
and characters, work with textbooks and resources but also master subject skills
such as: analysis, comparison, synthesis, generalization... In addion to, it
promotes the capacity of self-study, self-discovery, proposing, solving
independent issues; making and effectively using visual aids and applying
information technology into learning; applying historical knowledge into
learning and practical life.
- Regarding attitudes: History subject must educate students about
ideological views, viewpoints, moral qualities, personality, emotions, making a
contribution in training the Vietnamese people for comprehensive development.
Thanks to the knowledge of history subject, in the meanwhile, it also educates
children about the spirit of work, a sense of responsibility and their citizen
obligations as well as their obligations to the world.
2.1.3.2. The contents of Vietnamese history at high schools are related to
sea and island sovereignty
In the current high school history program, the Vietnamese History section
has contents directly or indirectly related to the issue of sovereignty over seas and
islands. For the popular historical program issued by the Ministry of Education
and Training on December 27th
, 2018, the theme of seas and islands was officially
introduced with 16 periods, including 6/13 periods at the level high school.
Therefore, the education of sea and island sovereignty awareness in teaching
History is advantageous and completely feasible.
2.1.4. Contents of educating students about the awareness of sea and
island sovereignty in teaching History at high schools
2.1.4.1. Educating students to properly understand the Vietnamese
sovereignty over sea and islands
- The seas and islands belong to Vietnamese sovereignty
- The role and position of the sea and island in the history of the
Vietnamese nation
2.1.4.2. Educating students to understand the process of establishing and
implementing continuously the sea and island sovereignty of Vietnam in East
Vietnam Sea.
The process of establishing, enforcing and affirming Vietnam's sovereignty
over sea and islands over time.
11
2.1.4.3. Educating students to assess the value, economic potential of the
sea and island and the situation of sea and island resources in Vietnam.
- The value and potential of Vietnam's sea and island economy is
enormous.
- Current situation of natural resources and environment of Vietnam sea
and islands.
2.1.4.4. Educating students on responsibilities for protecting the
sovereignty of the sea and the island nation, especially protecting the
archipelagos of Hoang Sa and Truong Sa of Vietnam.
2.1.5. Roles and signifcances of educating students about the awareness
of sea and island sovereignty in teaching History at high schools
Firstly, teaching History must provide students with basic knowledge and
the system of Vietnamese seas and islands.
Secondly, educating about patriotism and being grateful for the generation
of fathers who fought for independence, freedom to defend national territorial
integrity, including sovereignty over the seas and islands. Since then, students
clearly define their own responsibilities in protecting the sovereignty over the
seas and islands.
Thirly, forming and developing skills and competencies for students,
especially the ability to apply knowledge into practice with practical actions,
contributing to protecting the sovereignty of the national seas and the islands.
2.2. Practical background
2.2.1. Practice of educating students about the awareness of sea and
island sovereignty in teaching History at high schools
From the academic year 2011 - 2012, the Ministry of Education and
Training issued “Guidelines for teaching educational contents on natural
resources and environment of the sea and islands for high school students” to
serve the teaching and learning for teachers and students. Since then, the
provinces and cities throughout the country have organized activities to educate
students about the awareness of sea and island sovereignty in both internal and
extracurricular exercises. However, the forms and measures of implementation
are still inadequate, and the effectiveness is not high.
12
We conducted the surveys for teachers and students at 24 high schools
and obtained the following results:
- For teacher of History: Most teachers are aware of the role and
significations of educating about the awareness of sea and island sovereignty in
teaching History; many teachers have tried to integrate the contents of sea and
island sovereignty into History lessons, but the effect is not high.
- For students: Most students are interested in the issue of national
sovereignty over seas and islands, but the level of understanding varies
according to regions. The majority of students believe that teachers need to
innovate methods so that the content of sea and island sovereignty can become
more attractive and closer.
Regarding the causes of the situation, we consider:
Firstly, the structure of the program is unreasonable and heavy; contents,
forms and measures of sea and island sovereignty education have not been
uniform, lack of synchronization between schools and localities.
Secondly, material facilities for teaching and learning history in general
and teaching about sea and island sovereignty in particular are inadequate.
Thirdly, there is little knowledge about applying and contacting issues of
maritime and island sovereignty in organizing the examination and evaluation.
Fourthly, many teachers of the subject have not regularly updated
knowledge; lack of references related to sea and island sovereignty.
2.2.2. Issues to be solved
Firstly, it is necessary to have uniform content, forms and measures to
educate about the awareness of sea and island sovereignty for high schools.
Secondly, developing programs and textbooks with contents of sea and
island sovereignty; providing materials and facilities for education.
Thirdly, it is necessary to raise awareness about theory, professional
qualifications and pedagogical professional skills, practice subject for teachers.
Fourthly, it is necessary to properly recognize the role and position of the
discipline, thereby promoting the value of the subject which has advantages in
educating about the awareness and responsibility to protect the sovereignty of
the sea and the island nation.
Fifthly, it is necessary to compile and issue official documents on sea and
island sovereignty education to serve as educational materials at schools.
13
Chapter 3
MEASURES TO EDUCATE STUDENTS ABOUT THE AWARENESS
OF SEA AND ISLAND SOVEREIGNTY IN TEACHING VIETNAMESE
HISTORY AT HIGH SCHOOLS
3.1. Some requirements for conducting education about the
awareness of sea and island sovereignty in teaching Vietnamese history on
students at high schools
3.1.1. The education about awareness of sea and island sovereignty in
teaching Vietnamese history must come from the basic knowledge of the
subject
3.1.2. The education about awareness of sea and island sovereignty in
teaching Vietnamese history must ensure scientific and ideological properties
3.1.3. The education about awareness of sea and island sovereignty in
teaching Vietnamese history must ensure specificity, vividness, and emotion
3.1.4. The education about awareness of sea and island sovereignty in
teaching Vietnamese history must ensure to fit the students’ ability
3.1.5. The education about awareness of sea and island sovereignty in
teaching Vietnamese history must ensure the regularity and updates
3.1.6. It is necessary to have flexible and creative measures, respect
objects and avoid imposing, formula, dogma
3.2. Measures to educate students about awareness of sea and island
sovereignty in teaching Vietnamese history in the internal history lessons
3.2.1. The teachers give students instructions to exploit historical
knowledge reflecting on sea and island sovereignty in textbooks
In the high school textbooks of History of grade 10, 11 and 12, many events
are directly or indirectly mentioned to the issue of seas and islands, so teachers
need to guide students to exploit for their education. For example, when teaching
lesson 25, grade 10: Political, economic and cultural situation under the Nguyen
Dynasty (first half of the nineteenth century), Section 1: Building and
strengthening the machinery of state - foreign policy, teachers guide students to
exploit Figure 49 Schema to better understand the reform of Minh Mang King,
and at the same time determine the positions of the
14
archipelagos of Hoang Sa and Truong Sa that are clearly shown on the
administrative map and are parts of the unified territory of the country.
3.2.2. The teachers give students instructions to exploit and use the
original sources reflecting on sea and island sovereignty
Using original materials is an effective measure to affirm Vietnam's sea
and island sovereignty on the East Vietnam Sea (including the archipelagos of
Hoang Sa and Truong Sa). For example, when teaching lesson 25, grade 10:
Political, economic and cultural situation under the Nguyen Dynasty (first half of
the nineteenth century), teachers use some original materials about the sea and
island such as ancient maps, passages recorded in the books of Vietnamese
authors under the Nguyen dynasty or documents of missionaries, traders ... These
materials are concrete and authentic historical evidence of the establishment and
enforcement of Vietnamese sovereignty in the archipelagos of Hoang Sa and
Truong Sa under the Nguyen Dynasty.
3.2.3. The teachers give students instructions to exploit visual
appliances to acquire knowledge of sea and island sovereignty
The types of visual appliances related to the issue of sea and island
sovereignty are quite diverse, teachers should guide students to exploit content to
raise awareness, ideological education and attitudes for students.
Firstly, the teachers should guide students to exploit maps, schemas and
pictures in combination with exchanging and discussing sea and island
sovereignty.
Secondly, the teachers should guide students to exploit documentary films
in combination with exchanging and discussing to master knowledge of sea and
island sovereignty.
Thirdly, the teachers should instruct students to exploit artifacts in
combination with written materials to expand knowledge of sea and island
sovereignty.
3.2.4. The teachers give students instructions to exploit historical stories
to understand the will to protect the sea and island sovereignty of the people
Using historical stories is an attractive, easy-to-do method and has a high
educational effect in teaching history in general and educating students about the
15
awareness of sea and island sovereignty in particular. For example, when
teaching lesson 22, grade 12: The people of the two regions directly fought
against the American invasion. The Northern people were fighting and producing
at the same time (1965 - 1973). The teachers use the story “Hero Thai Van A on
Con Co Island” and guide students to exploit the reflected historical contents. The
heroic spirit of Thai Van A makes the students emotionally and consciously
appreciate and grateful to his father's generation; thereby, it demonstrates his
responsibility in the national construction and defense.
3.2.5. The teachers give students instructions to exploit and use
interdisciplinary knowledge on sea and island sovereignty
Firstly, teachers exploit and use interdisciplinary knowledge to supplement
knowledge about the sea and islands for history lessons, including: knowledge
about Geography, Civic Education, National Defense Education, Literature,
Music,…
Secondly, teachers exploit and use interdisciplinary knowledge to build
integrated topics on sea and island sovereignty to educate students. In addition
to exploiting textbook lessons, teachers can build integrated topics on sea and
islands to educate students through knowledge from subjects: History, Literature,
Geography, Biology, Civic Education, National Defense Education, Music,...
3.2.6. The teachers give students instructions to self-study and carry out
research about sea and island sovereignty
The self-study of students means self-understanding and mastering
historical knowledge in general, sea and island sovereignty in particular through
intentional orientation of teachers. With the self-study at home through the
resources, students can experience so as to grasp the knowledge serving the
lesson effectively, especially the knowledge related to the issues of sea and island
sovereignty.
First, the teachers give students instructions to self-study in order to
consolidate and expand lesson knowledge (including knowledge of sea and island
sovereignty).
16
Secondly, the teachers give students instructions to self-study in order to
prepare for new lesson study (including knowledge of sea and island
sovereignty).
3.3. Measures to educate students about awareness of sea and island
sovereignty in teaching Vietnamese history through extracurricular
activities
Extracurricular activities are one of the two forms of teaching Vietnamese
history at high schools, which have a close relation with the internal history
lessons. Therefore, organizing extracurricular activities on sea and island
sovereignty in teaching Vietnamese history at high schools makes a signification
in the development of knowledge, attitudes and the skills for students.
Based on students’ characteristics, types of schools and geographical areas,
teachers can choose to organize extracurricular activities on maritime sovereignty
and islands through some of the following forms and measures: organizing
reading books combined with exchanging and discussing the topic of sea and
island; organizing for students a meeting and talks about the topic of seas and
islands; organizing a contest to learn about sea and island sovereignty; integrating
interdisciplinary knowledge to organize a historic gala on the theme of the
national seas and islands; visiting museums, traditional houses about seas and
islands; organizing for students forums on the theme of the national seas and the
islands; organizing the collection and exhibition of materials, pictures of the
sovereignty over the national seas and the islands; organizing for students to take
part in the social welfare work; instructing students to set up clubs and the teams
to learn and propagate about the theme of the national seas and islands; guiding
students to create blog information pages associated with the theme of the
national seas and islands.
Within the scope of the thesis, we focus on presenting 4 groups of mesures
of extracurricular activities, namely:
3.3.1. Organizing for students forums together with exchanges and talks
about sea and island sovereignty of the country.
3.3.2. Collecting materials for exhibition associated with organizing
contests to learn about about sea and island sovereignty of the country.
17
3.3.3. Using interdisciplinary knowledge to organize a historic gala on
the theme of the national seas and islands.
3.3.4. Organizing sightseeings and experiences at relics, museums,
traditional houses about the seas and islands in combination with public
service activities.
Through designing the forms and proposing measures to educate for
students about the awareness of sea and island sovereignty in teaching
Vietnamese history at high schools, it can be affirmed that they are specific
educational measures not only for the ways to proceed, but also for their
diversities in organizational forms; therefore, they bring about high educational
efficiency for students on the three goals including education, training and
development.
Chapter 4
EXPERIMENTAL PEDAGOGY
In order to verify the proposed measures in the study, we conduct
pedagogical experiment at many high schools in the South Central Coast
provinces to determine the suitability, feasibility and effectiveness, as well as the
common ability of extensive measures in educating about the awareness of sea
and island sovereignty in teaching History at high schools.
4.1. Criteria for assessing students in the awareness of sea and island
sovereignty
4.1.1. Quantitative evaluation criteria
Quantitative assessment to test students' knowledge about:
- The seas and islands belong to Vietnamese sovereignty.
- Historical evidence and legal basis for asserting Vietnam's sovereignty
over seas and islands on the East Vietnam Sea.
- The role of seas and islands in Vietnam's economy, society, defense and
security.
- The Party and State guidelines on the protection of the sovereignty of
the national sea and the island.
18
4.1.2. Qualitative evaluation criteria
- The spirit and attitude of learning students in the lesson hours and
activities incorporating the content of sea and island sovereignty.
- Interests and abilities to comment, exchange and discuss learning
activities related to sea and island sovereignty.
- The disclosure of behavior during and after the educational process of
its responsibility in protecting the sovereignty of the sea and the island nation.
4.2. Experimental pedagogy
4.2.1. Purpose, object and teachers doing pedagogical experiment
4.2.1.1. Purpose
Firstly, assessing the feasibility and effectiveness of pedagogical measures
and affirming the scientific hypothesis proposed by the doctoral thesis.
Secondly, there is a scientific basis to generalize the theory and measures
to educate about the awareness of sea and island sovereignty at high schools.
4.2.1.2. Object
We chose students in grades 10, 11 and 12 at high schools that followed
the standard curriculum, mainly in the academic year 2018 - 2019. Selected
schools are located in many areas, with a variety of school types in the South
Central Coast region to assess the level of feasibility and effectiveness of
measures proposed.
4.2.1.3. Teachers of pedagogical experiment
In order to ensure reliable and effective pedagogical experiment, teachers
participating in the experiment have graduated from regular pedagogical
universities majored in History and have good moral qualities, prestige and
experience. Moreover, they are believed by their students and above all they
volunteer with the pedagogical experiment.
19
4.2.2. Content and methods of pedagogical experiment
4.2.2.1. Experimental content
1. Partial experiment:
- Lesson 25, grade 10: “The economic, political, and cultural situation
under the Nguyen Dynasty (the first half of the nineteenth century)”
experimented with two measures: guide students to exploit knowledge about sea
and island sovereignty in; guide students to exploit and use original materials
about seas and islands.
- Lesson 19, grade 11: “The Vietnamese people fought against the French
colonial aggression (from 1858 to before 1873)” experimented with two
measures: guide students to exploit knowledge about the seas and islands through
various kinds of visual appliances; guide students to collect and use related stories
about sea and island sovereignty.
- Lesson 23, grade 12: Restoration and socio-economic development in the
North, complete liberation of the South (1973 - 1975) experimented with two
measures: guide students to exploit and apply interdisciplinary knowledge about
seas and islands; guide students to self-study and self-study on the issue of island
sovereignty.
2. Total experiment:
* Total experiment with the internal lessons
We chose lesson 22 - grade 12: The two peoples directly fought against the
American invasion. Northern people have just fought and produced (1965- 1973)
to experimentally synthesize the proposed measures. Lesson 22 - grade 12 meets
the requirements both in terms of content and method to conduct the whole
experiment.
* Total experiment of the extracurricular activities
We organized an extra-curricular activity to synthesize many measures for
students with the theme “Our nation, our seas and islands”: exploiting the
content
20
of textbooks; all kinds of historical documents and visual tools; using
interdisciplinary knowledge ..., accordingly, introducing some sources of
materials for students to learn in advance to participate in extracurricular
sessions.
4.2.2.2. Methods for conducting pedagogical experiment
- We work closely with the Board of History at high schools to survey,
select students and implement pedagogical experiment. For experimental classes,
students are not informed in advance.
- After conducting experiments, we coordinate with teachers of high
schools to test and follow experimental classes and control classes to assess both
quantitative and qualitative.
- To collect results, we use statistical math and the scale of conscious
transformation of sea and island sovereignty to evaluate scientifically and
comprehensively measures.
4.2.3. Results of pedagogical experiment
4.2.3.1. For quantitative
Based on the analysis of data, the visualization of quantitative experimental
results is clearly shown in Figure 4.1 chart:
Khoá Luận Giáo Dục Ý Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Cho Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử Việt Nam Ở Trường Trung Học Phổ Thông
Khoá Luận Giáo Dục Ý Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Cho Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử Việt Nam Ở Trường Trung Học Phổ Thông
Khoá Luận Giáo Dục Ý Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Cho Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử Việt Nam Ở Trường Trung Học Phổ Thông
Khoá Luận Giáo Dục Ý Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Cho Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử Việt Nam Ở Trường Trung Học Phổ Thông

More Related Content

Similar to Khoá Luận Giáo Dục Ý Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Cho Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử Việt Nam Ở Trường Trung Học Phổ Thông

Ung dung cntt 1 tiet day Lich su
Ung dung cntt 1 tiet day Lich suUng dung cntt 1 tiet day Lich su
Ung dung cntt 1 tiet day Lich suLê Văn Cường
 
Khoá Luận Tổ Chức Hoạt Động Ngoại Khóa Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Trung H...
Khoá Luận Tổ Chức Hoạt Động Ngoại Khóa Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Trung H...Khoá Luận Tổ Chức Hoạt Động Ngoại Khóa Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Trung H...
Khoá Luận Tổ Chức Hoạt Động Ngoại Khóa Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Trung H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tailieu.vncty.com mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...
Tailieu.vncty.com   mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...Tailieu.vncty.com   mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...
Tailieu.vncty.com mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...Trần Đức Anh
 
Quản Lý Công Tác Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Tại...
Quản Lý Công Tác Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Tại...Quản Lý Công Tác Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Tại...
Quản Lý Công Tác Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...anh hieu
 
Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Hoa Phượng
 
chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-ngu-van.pdf
chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-ngu-van.pdfchuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-ngu-van.pdf
chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-ngu-van.pdfLuckyStar21
 
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...nataliej4
 
Quản Lý Công Tác Giáo Dục Truyền Thống Cách Mạng Địa Phương Cho Học Sinh Các ...
Quản Lý Công Tác Giáo Dục Truyền Thống Cách Mạng Địa Phương Cho Học Sinh Các ...Quản Lý Công Tác Giáo Dục Truyền Thống Cách Mạng Địa Phương Cho Học Sinh Các ...
Quản Lý Công Tác Giáo Dục Truyền Thống Cách Mạng Địa Phương Cho Học Sinh Các ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Khoá Luận Giáo Dục Ý Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Cho Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử Việt Nam Ở Trường Trung Học Phổ Thông (20)

Khoá Luận Giáo Dục Di Sản Văn Hóa Trong Dạy Học Địa Lý Lớp 12
Khoá Luận Giáo Dục Di Sản Văn Hóa Trong Dạy Học Địa Lý Lớp 12Khoá Luận Giáo Dục Di Sản Văn Hóa Trong Dạy Học Địa Lý Lớp 12
Khoá Luận Giáo Dục Di Sản Văn Hóa Trong Dạy Học Địa Lý Lớp 12
 
Ung dung cntt 1 tiet day Lich su
Ung dung cntt 1 tiet day Lich suUng dung cntt 1 tiet day Lich su
Ung dung cntt 1 tiet day Lich su
 
Đề tài: Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm trong môn Ngữ Văn 10
Đề tài: Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm trong môn Ngữ Văn 10Đề tài: Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm trong môn Ngữ Văn 10
Đề tài: Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm trong môn Ngữ Văn 10
 
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt NamĐề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
Đề tài: Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam
 
Khoá Luận Tổ Chức Hoạt Động Ngoại Khóa Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Trung H...
Khoá Luận Tổ Chức Hoạt Động Ngoại Khóa Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Trung H...Khoá Luận Tổ Chức Hoạt Động Ngoại Khóa Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Trung H...
Khoá Luận Tổ Chức Hoạt Động Ngoại Khóa Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Trung H...
 
Luận văn: Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ...
Luận văn:  Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ...Luận văn:  Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ...
Luận văn: Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ...
 
Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinhKể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
 
Luận án: Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên, HAY
Luận án: Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên, HAYLuận án: Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên, HAY
Luận án: Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên, HAY
 
Tailieu.vncty.com mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...
Tailieu.vncty.com   mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...Tailieu.vncty.com   mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...
Tailieu.vncty.com mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...
 
Quản Lý Công Tác Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Tại...
Quản Lý Công Tác Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Tại...Quản Lý Công Tác Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Tại...
Quản Lý Công Tác Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Tại...
 
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sửLuận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
 
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
 
Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8
 
chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-ngu-van.pdf
chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-ngu-van.pdfchuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-ngu-van.pdf
chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-ngu-van.pdf
 
Đề tài: Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại
Đề tài: Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đạiĐề tài: Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại
Đề tài: Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại
 
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
 
Đề tài: Dạy dân ca Jrai trong hoạt động ngoại khóa cho học sinh
Đề tài: Dạy dân ca Jrai trong hoạt động ngoại khóa cho học sinhĐề tài: Dạy dân ca Jrai trong hoạt động ngoại khóa cho học sinh
Đề tài: Dạy dân ca Jrai trong hoạt động ngoại khóa cho học sinh
 
Quản Lý Công Tác Giáo Dục Truyền Thống Cách Mạng Địa Phương Cho Học Sinh Các ...
Quản Lý Công Tác Giáo Dục Truyền Thống Cách Mạng Địa Phương Cho Học Sinh Các ...Quản Lý Công Tác Giáo Dục Truyền Thống Cách Mạng Địa Phương Cho Học Sinh Các ...
Quản Lý Công Tác Giáo Dục Truyền Thống Cách Mạng Địa Phương Cho Học Sinh Các ...
 
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
Th s31 026_vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện dạy học chương phép dời h...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 

Khoá Luận Giáo Dục Ý Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Cho Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử Việt Nam Ở Trường Trung Học Phổ Thông

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI HỒ VĂN TOÀN GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ) NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM Chuyên ngành: LL&PPDH bộ môn Lịch sử Mã số: 9.14.01.11 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2022
  • 2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. TRỊNH ĐÌNH TÙNG 2. TS. ĐOÀN VĂN HƯNG Phản biện 1: PGS.TS. Trần Đức Minh – Trường CĐSP Nam Định Phản biện 2: PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy - Trường ĐHSP – ĐH Thái Nguyên Phản biện 3: TS. Vũ Thị Ngọc Anh – Viện KHGD - VN KHOÁ LUẬN sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm KHOÁ LUẬN cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2020 Có thể tìm hiểu KHOÁ LUẬN tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  • 3. CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐỀ TÀI 1. Hồ Văn Toàn (2015), Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh Trung học phổ thông tỉnh Bình Định qua dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 2000, Tạp chí Giáo dục, số Đặc biệt, tháng 6/2015, trang 94 - 97. 2. Hồ Văn Toàn (2015), Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại khóa lịch sử ở trường Trung học phổ thông, Tạp chí khoa học, Đại học Quy Nhơn, số 3, Tập IX, tháng 11/2015, trang 77 - 84. 3. Hồ Văn Toàn (2016), Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại khóa lịch sử ở trường Trung học phổ thông, Mã số: T2015.482.27, Đề tài khoa học - công nghệ cấp Trường, nghiệm thu tại Đại học Quy Nhơn, tháng 6/2016. 4. Hồ Văn Toàn (2016), Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số Đặc biệt, tháng 11/2016, trang 53 - 56. 5. Hồ Văn Toàn (2017), Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế “Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên lịch sử đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 227 - 236. 6. Hồ Văn Toàn (2019), Sử dụng tư liệu về biển, đảo Tổ quốc trong dạy học bài lịch sử nội khóa ở trường Trung học phổ thông, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 187, tháng 2/2019, trang 114 - 117. 7. Hồ Văn Toàn (2019), Sử dụng tài liệu về biển, đảo trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông, Mã số: T2018.586.35, Đề tài khoa học - công nghệ cấp Trường, nghiệm thu tại Đại học Quy Nhơn, tháng 3/2019. 8. Hồ Văn Toàn (2019), Hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 197, tháng 7/2019, trang 86 - 88.
  • 4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Bước sang thế kỉ XXI, nhân loại chứng kiến sự chuyển biến mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực đời sống do tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa. Các nước đang phát triển như Việt Nam đứng trước những thời cơ, nhưng đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Do đó, nâng cao khả năng thích ứng và hội nhập của đất nước nói chung, chất lượng nguồn nhân lực nói riêng là một yêu cầu cấp thiết. Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của đất nước, vấn đề giáo dục tư tưởng, phẩm chất, đạo đức và ý thức trách nhiệm công dân là một nội dung rất được coi trọng trong mục tiêu giáo dục và đào tạo, nhất là đối với học sinh ở các trường phổ thông. 1.2. Việt Nam là một quốc gia biển với đường bờ biển dài 3260 km. Các vùng biển, đảo của Việt Nam giữ vị thế địa - chính trị, địa - kinh tế và địa - văn hóa hết sức đặc biệt, gắn liền với đời sống các thế hệ người Việt từ xưa đến nay. Tuy nhiên, những tranh chấp về chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã và đang trở thành điểm nóng chính trị ở khu vực. Do vậy, bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc là một yêu cầu cấp thiết, thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam. Đối với thế hệ trẻ, trong đó có lực lượng học sinh THPT, việc nâng cao ý thức, từ đó có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc chung tay bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc là một nhiệm vụ chính trị quan trọng ở các trường THPT hiện nay. 1.3. Ở trường THPT, Lịch sử là môn học có ưu thế trong việc giáo dục học sinh nói chung và giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng. Thông qua những tri thức lịch sử được trình bày có hệ thống, phù hợp với quy luật phát triển của thế giới và dân tộc, bộ môn lịch sử khẳng định vị thế của môn học góp phần đáng kể vào việc giáo dục học sinh. Đặc biệt, phần Lịch sử Việt Nam trong chương trình THPT được trình bày một cách
  • 5. 2 có hệ thống, xuyên suốt qua các thời kì lịch sử không những giúp học sinh nhận thức đúng đắn về tiến trình lịch sử dân tộc, mà còn tạo xúc cảm lịch sử, thái độ đúng đắn với những trang sử vẻ vang của dân tộc, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho mình trong học tập và cuộc sống thực tiễn. 1.4. Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tích cực triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong hệ thống giáo dục trên toàn quốc và bước đầu tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh. Tuy nhiên, thực trạng của việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử trên cả nước nói chung và các trường THPT thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng còn nhiều hạn chế. Vì vậy, đã đến lúc cần nghiên cứu kỹ lưỡng lý luận, đánh giá đúng thực tiễn, xây dựng thống nhất nội dung và đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS trong DHLS ở trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)” làm đề tài KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu là quá trình giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tập trung nghiên cứu việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam ở trường THPT (chương trình chuẩn) qua dạy học nội khóa và ngoại khóa, vận dụng chủ yếu ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • 6. 3 - Không gian khảo sát, điều tra thực tiễn bao gồm các trường THPT được lựa chọn theo đặc điểm địa lí và loại hình trên phạm vi cả nước, trong đó, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ là chủ yếu. - Địa bàn thực nghiệm chủ yếu ở các trường THPT thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ, bao gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. - Nội dung nghiên cứu được giới hạn trong việc tìm hiểu lý luận, thực tiễn, nội dung và biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam ở trường THPT. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khẳng định vai trò và ý nghĩa của vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT, KHOÁ LUẬN không chỉ xác định nội dung lịch sử Việt Nam có khả năng giáo dục và những nội dung giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo, mà còn đề xuất các biện pháp nhằm giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử ở trường THPT trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu những vấn đề lý luận về giáo dục tư tưởng, thái độ, ý thức cho HS nói chung và giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng trên cơ sở tài liệu trong và ngoài nước. - Tiến hành điều tra và khảo sát thực tiễn việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS trong DHLS ở trường THPT để tìm ra nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề cần giải quyết. - Tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa bộ môn lịch sử và các tài liệu liên quan đến chủ quyền biển, đảo để xây dựng thống nhất những nội dung lịch sử cần giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam ở trường THPT.
  • 7. 4 - Xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá sự chuyển biến về ý thức chủ quyền biển, đảo của học sinh. - Đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam ở trường THPT. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp mà KHOÁ LUẬN đưa ra tại một số trường THPT thuộc các tỉnh, thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Cơ sở phương pháp luận của đề tài là dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục nói chung và giáo dục lịch sử nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Nghiên cứu lý thuyết: - Sưu tầm, phân tích, tổng hợp tài liệu giáo dục học, tâm lí học, giáo dục lịch sử về giáo dục tư tưởng, thái độ, ý thức cho HS. - Tìm hiểu các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục; các tài liệu lịch sử, sách, báo, tạp chí,… có liên quan đến chủ quyền biển, đảo; các văn bản pháp luật quốc tế và Việt Nam về chủ quyền biển, đảo. - Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa Lịch sử THPT và bước đầu tìm hiểu chương trình phổ thông mới để xác định nội dung, đề xuất hình thức và biện pháp giáo dục phù hợp. 4.2.2. Nghiên cứu thực tiễn: - Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin tại các trường THPT thông qua phiếu điều tra, dự giờ, quan sát trực tiếp, phỏng vấn, hội thảo…và xử lý thông tin để nắm rõ thực trạng. - Thực nghiệm từng phần và toàn phần để xem xét tính khả thi của các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam ở trường THPT mà KHOÁ LUẬN đề xuất.
  • 8. 5 4.2.3. Sử dụng phương pháp toán học thống kê: Sử dụng phần mềm thống kê trong việc tập hợp và xử lý số liệu điều tra thực tiễn, thực nghiệm sư phạm để phân tích, so sánh, từ đó rút ra nhận xét và kết luận. 5. Giả thuyết khoa học Vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS trong dạy học lịch sử ở trường THPT nếu đảm bảo những nguyên tắc giáo dục, được tiến hành với những nội dung và biện pháp phù hợp sẽ nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 6. Đóng góp của luận án - Tiếp tục khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong DHLS ở trường THPT. - Phác họa bức tranh toàn cảnh về thực trạng giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS ở các trường THPT. - Xác định nội dung giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong DHLS; bộ tiêu chí đánh giá HS về ý thức chủ quyền biển, đảo. - Đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Về mặt khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận phương pháp về giáo dục tư tưởng, đạo đức, thái độ, ý thức cho HS nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong DHLS ở trường THPT nói riêng. Từ đó, xác định nội dung, đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử hiệu quả và thiết thực hơn, nhất là trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam. - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở tư liệu quý giá nhằm khẳng định thêm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam; là tài
  • 9. 6 liệu để GV các trường THPT hiểu rõ về vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo và biết cách vận dụng vào quá trình DHLS, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục nhân cách và kĩ năng cho HS; là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và những người quan tâm tìm hiểu một vấn đề giáo dục quan trọng và cấp bách hiện nay. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, KHOÁ LUẬN được kết cấu thành bốn chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: Vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT - Lý luận và thực tiễn Chương 3: Các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT Chương 4: Thực nghiệm sư phạm Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Chủ quyền biển, đảo nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng là vấn đề được nhiều nhà khoa học và giáo dục quan tâm nghiên cứu. Trên cơ sở các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đề tài, chúng tôi tiếp cận theo hai hướng sau: 1.1. Những nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo Đó là các công trình của tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về những minh chứng lịch sử, cơ sở pháp lý về quá trình xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông. Đây là cơ sở tư liệu đáng tin cậy để chúng tôi xác định nội dung giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS trong DHLS ở trường THPT.
  • 10. 7 1.2. Những nghiên cứu về giáo dục học sinh nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng Nhiều nghiên cứu của các nhà tâm lý học, giáo dục học và giáo dục lịch sử về giáo dục tư tưởng, đạo đức, ý thức trách nhiệm công dân cho HS, làm cơ sở cho tác giả KHOÁ LUẬN thiết kế hình thức và đề xuất biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS trong DHLS ở trường THPT. 1.3. Nhận xét các công trình đã công bố, những vấn đề KHOÁ LUẬN kế thừa và tiếp tục nghiên cứu 1.3.2. Nhận xét các công trình đã công bố Qua nghiên cứu của các nhà khoa học và giáo dục đã công bố, giá trị khoa học và thực tiễn được thể hiện trên các khía cạnh sau: - Cung cấp đầy đủ và toàn diện những tư liệu về cơ sở lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. - Khẳng định tầm quan trọng của công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, thái độ cho học sinh nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong DHLS ở trường phổ thông nói riêng. - Một số tài liệu trực tiếp hoặc gián tiếp định hướng nội dung, hình thức và biện pháp giáo dục tư tưởng, thái độ cho HS nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng. Tuy vậy, hiện chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS trong DHLS một cách có hệ thống trên cơ sở lý luận khoa học và bám sát thực tiễn. 1.3.2. Những vấn đề KHOÁ LUẬN kế thừa - Quan điểm của Đảng, Nhà nước, ngành GD&ĐT về vấn đề giáo dục nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng. - Chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
  • 11. 8 - Những tư liệu, số liệu về tiềm năng to lớn của biển, đảo Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh - quốc phòng… - Những bản đồ, tranh ảnh thể hiện chủ quyền biển, đảo Việt Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; những mẫu chuyện về các anh hùng, chiến sĩ bảo vệ biển, đảo Tổ quốc. - Cơ sở lý luận của các nhà giáo dục học, tâm lí học và giáo dục lịch sử về giáo dục HS nói chung, trong DHLS nói riêng. 1.3.3. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu - Cần hệ thống lí luận và đánh giá thực tiễn vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS trong DHLS ở trường THPT. - Nghiên cứu và xây dựng thống nhất những nội dung giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo để vận dụng vào công tác giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS trong DHLS ở trường THPT. - Xác định những căn cứ và tiêu chí đánh giá ý thức chủ quyền biển, đảo của học sinh cả về mặt định lượng và định tính. - Đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo khả thi và hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Quá trình tiếp cận nguồn tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài, chúng tôi khẳng định, các công trình đã công bố là khá phong phú, có giá trị khoa học và thực tiễn cao. Đây là cơ sở quan trọng để hệ thống lý luận, xây dựng nội dung và đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong DHLS ở trường THPT.
  • 12. 9 Chương 2 VẤN ĐỀ GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Quan niệm về giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS 2.1.1.1. Giáo dục ý thức - Giáo dục: là sự dạy dỗ, tác động vào đối tượng giáo dục một cách có tổ chức, có mục đích, có hệ thống toàn diện về cả đức dục, trí dục, thể dục, mĩ dục, để đối tượng đó dần thay đổi, tích lũy nên những phẩm chất, năng lực như yêu cầu đặt ra. - Ý thức: là một phạm trù chỉ có ở con người, đề cập đến khả năng tiếp thu, phản ánh và tái hiện hiện thực khách quan vào trong tư duy, là sự nhận thức đúng đắn được biểu hiện bằng thái độ và hành động phù hợp với thực tiễn. - Giáo dục ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người thông qua quá trình giáo dục toàn diện, lâu dài, hệ thống, qua đó, con người sẽ tiếp thu, hiểu biết sâu sắc, vận dụng những tri thức vào thực tiễn có hiệu quả, góp phần hình thành những phẩm chất, năng lực cần thiết cho công việc và cuộc sống. 2.1.1.2. Chủ quyền biển, đảo Chủ quyền biển, đảo là một bộ phận của chủ quyền lãnh thổ quốc gia, là quyền tối cao của quốc gia ven biển được thực hiện trong phạm vi vùng biển, đảo của quốc gia đó. 2.1.1.3. Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh là sự phản ánh hiện thực khách quan về chủ quyền biển, đảo thông qua hoạt động giáo dục mang tính hệ thống, khoa học, đa dạng nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về biển, đảo và chủ quyền biển, đảo một cách đúng đắn, phù hợp với lịch sử, luật pháp Việt Nam và quốc tế. Từ đó, học
  • 13. 10 sinh Việt Nam sẽ có những hành động phù hợp để khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. 2.1.2. Định hướng của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT về giáo dục nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia nói chung, chủ quyền biển, đảo nói riêng là vấn đề quan trọng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trước những tranh chấp chủ quyền biển, đảo trong khu vực, vấn đề này càng được coi trọng, trong đó, lực lượng HS cần được giáo dục đúng mức, thể hiện trách nhiệm trước yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay. 2.1.3. Bộ môn lịch sử với việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh ở trường THPT 2.1.3.1. Mục tiêu của bộ môn lịch sử ở trường THPT - Về kiến thức: hướng dẫn HS lĩnh hội được những kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới cũng như lịch sử dân tộc, bao gồm: sự kiện cơ bản, niên đại, các khái niệm, thuật ngữ, tên người, tên đất… Trên cơ sở đó giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản và toàn diện về tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới. - Về kĩ năng: giúp HS có kĩ năng làm việc với SGK và các nguồn tư liệu, thành thạo các kĩ năng bộ môn như: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát… Phát huy năng lực tự học, tự phát hiện, đề xuất, giải quyết các vấn đề độc lập; làm và sử dụng hiệu quả đồ dùng trực quan, ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin vào học tập; vận dụng các kiến thức lịch sử đã học vào học tập và cuộc sống thực tiễn. - Về thái độ: phải giáo dục HS những quan điểm tư tưởng, lập trường, phẩm chất đạo đức, nhân cách, tình cảm, góp phần đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Đồng thời, thông qua kiến thức của bộ môn giáo dục cho các em tinh thần lao động, có ý thức trách nhiệm và thực hiện nghĩa vụ của công dân cũng như nghĩa vụ đối với quốc tế.
  • 14. 11 2.1.3.2. Những nội dung lịch sử Việt Nam ở trường THPT có liên quan đến chủ quyền biển, đảo Trong chương trình lịch sử THPT hiện hành, phần Lịch sử Việt Nam có những nội dung liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề chủ quyền biển, đảo cần khai thác. Còn chương trình lịch sử phổ thông được Bộ GD&ĐT ban hành ngày 27/12/2018, chủ đề về biển, đảo được đưa vào chính thức với 16 tiết, trong đó có 6/13 tiết ở cấp THPT. Do đó, việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong DHLS là có ưu thế và hoàn toàn khả thi. 2.1.4. Nội dung giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT 2.1.4.1. Giáo dục HS nhận thức đúng đắn về chủ quyền biển, đảo Việt Nam - Các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền Việt Nam - Vai trò, vị trí của biển, đảo trong lịch sử dân tộc Việt Nam 2.1.4.2. Giáo dục HS hiểu rõ quá trình xác lập và thực thi liên tục chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông: Quá trình xác lập, thực thi và khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam qua các thời kỳ. 2.1.4.3. Giáo dục HS biết đánh giá về giá trị, tiềm năng kinh tế biển, đảo và thực trạng tài nguyên, môi trường biển, đảo Việt Nam - Giá trị, tiềm năng kinh tế biển, đảo Việt Nam hết sức to lớn. - Thực trạng tài nguyên và môi trường biển, đảo Việt Nam. 2.1.4.4. Giáo dục HS trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, nhất là bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 2.1.5. Vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong DHLS ở trường THPT Thứ nhất, dạy học lịch sử phải cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản và hệ thống về các vùng biển, đảo Việt Nam. Thứ hai, giáo dục lòng yêu nước, biết ơn đối với các thế hệ cha ông
  • 15. 12 đã chiến đấu vì độc lập, tự do, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, trong đó có chủ quyền biển, đảo. Từ đó, HS xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Thứ ba, hình thành và phát triển kỹ năng, năng lực cho HS, nhất là năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn bằng những hành động thiết thực, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Thực tiễn việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT Từ năm học 2011 - 2012, Bộ GD & ĐT phát hành “Tài liệu hướng dẫn dạy học nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo cho học sinh THPT” để phục vụ cho công tác giảng dạy của GV và học tập của HS. Từ đó, các tỉnh và thành phố trong cả nước đã tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS trong cả bài nội khóa lẫn ngoại khóa. Tuy nhiên, hình thức và biện pháp tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao. Chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát đối với GV và HS tại 24 trường THPT và thu được kết quả như sau: - Về phía GV lịch sử: hầu hết GV đều nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong DHLS; nhiều GV đã cố gắng lồng ghép nội dung chủ quyền biển, đảo vào trong bài học lịch sử, song hiệu quả chưa cao. - Về phía HS: hầu hết HS đều quan tâm đến vấn đề chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, nhưng mức độ hiểu biết khác nhau tùy theo các vùng miền. Đa số HS cho rằng, GV cần đổi mới phương pháp để nội dung chủ quyền biển, đảo trở nên hấp dẫn, gần gũi hơn. Về nguyên nhân của thực trạng, chúng tôi nhận định: Một là, cấu trúc chương trình bộ môn chưa hợp lý, còn nặng nề; nội dung, hình thức và biện pháp giáo dục chủ quyền biển, đảo chưa thống nhất, thiếu đồng bộ giữa các trường, các địa phương.
  • 16. 13 Hai là, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học lịch sử nói chung, dạy học về chủ quyền biển, đảo nói riêng còn thiếu thốn. Ba là, trong việc tổ chức kiểm tra - đánh giá ít có phần kiến thức vận dụng, liên hệ vấn đề chủ quyền biển, đảo. Bốn là, nhiều GV bộ môn chưa thường xuyên cập nhật kiến thức; thiếu tài liệu tham khảo có liên quan đến chủ quyền biển, đảo. 2.2.2. Những vấn đề cần giải quyết Thứ nhất, cần có sự thống nhất nội dung, hình thức và biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho các trường THPT. Thứ hai, xây dựng chương trình, SGK có nội dung chủ quyền biển, đảo; cung cấp tài liệu, phương tiện phục vụ giáo dục. Thứ ba, cần nâng cao nhận thức về lý luận, trình độ chuyên môn và kĩ năng nghiệp vụ sư phạm, thực hành bộ môn cho GV. Thứ tư, cần nhận thức đúng đắn vai trò và vị trí của bộ môn, qua đó phát huy được giá trị là môn học có ưu thế trong việc giáo dục ý thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Thứ năm, biên soạn và phát hành tài liệu chính thức về giáo dục chủ quyền biển, đảo để làm cơ sở tư liệu giáo dục ở nhà trường. Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 3.1. Một số yêu cầu khi tiến hành giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong DHLS ở trường THPT 3.1.1. Phải xuất phát từ kiến thức cơ bản của bộ môn 3.1.2. Đảm bảo tính khoa học và tính tư tưởng 3.1.3. Đảm bảo tính cụ thể, tính sinh động, giàu cảm xúc 3.1.4. Đảm bảo tính vừa sức, phù hợp đối tượng HS 3.1.5. Đảm bảo tính thường xuyên và tính cập nhật
  • 17. 14 3.1.6. Cần các biện pháp linh hoạt, sáng tạo, tôn trọng đối tượng, tránh áp đặt, công thức, giáo điều 3.2. Các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học bài lịch sử nội khóa 3.2.1. Hướng dẫn HS khai thác những kiến thức lịch sử phản ánh về chủ quyền biển, đảo trong sách giáo khoa Trong SGK Lịch sử THPT có nhiều sự kiện đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề biển, đảo, do đó, GV cần hướng dẫn HS khai thác để giáo dục. Ví dụ: Khi dạy bài 25, lớp 10: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX), mục 1: Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước - chính sách ngoại giao, GV hướng dẫn HS khai thác Lược đồ hình 49 để hiểu rõ hơn về cuộc cải cách của vua Minh Mạng, đồng thời xác định vị trí hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thể hiện trên bản đồ hành chính và là một phần lãnh thổ thống nhất của quốc gia. 3.2.2. Hướng dẫn HS khai thác và sử dụng các nguồn tư liệu gốc phản ánh về chủ quyền biển, đảo Sử dụng tư liệu gốc là biện pháp hữu hiệu để cung cấp những bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ví dụ: Khi dạy bài 25, lớp 10: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỉ XIX), GV sử dụng một số tư liệu gốc về biển, đảo như: bản đồ cổ, châu bản triều Nguyễn, các đoạn ghi chép trong sách của các tác giả Việt Nam dưới thời phong kiến hoặc tư liệu của các nhà truyền giáo, thương nhân nước ngoài… Đây là những minh chứng lịch sử cụ thể, xác thực về sự xác lập và thực thi chủ quyền Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới các triều đại phong kiến, nhất là triều Nguyễn. 3.2.3. Hướng dẫn HS khai thác đồ dùng trực quan để lĩnh hội kiến thức về chủ quyền biển, đảo Các loại đồ dùng trực quan liên quan đến vấn đề chủ quyền biển, đảo
  • 18. 15 khá phong phú, GV hướng dẫn HS khai thác nội dung để nâng cao nhận thức, giáo dục tư tưởng, thái độ cho HS. Thứ nhất, hướng dẫn HS khai thác bản đồ, lược đồ, tranh ảnh lịch sử kết hợp với trao đổi, thảo luận về chủ quyền biển, đảo Thứ hai, hướng dẫn HS khai thác phim tư liệu kết hợp với trao đổi, thảo luận để nắm vững kiến thức về chủ quyền biển, đảo Thứ ba, hướng dẫn HS khai thác đồ dùng hiện vật kết hợp với tư liệu thành văn để mở rộng kiến thức về chủ quyền biển, đảo 3.2.4. Hướng dẫn HS khai thác các mẩu chuyện lịch sử để hiểu rõ ý chí bảo vệ chủ quyền biển, đảo của quân dân ta Sử dụng mẩu chuyện lịch sử là một biện pháp khá hấp dẫn, dễ làm và có tác dụng giáo dục cao trong DHLS nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng. Ví dụ: Khi dạy bài 22, lớp 12: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu, vừa sản xuất (1965 - 1973), GV sử dụng mẩu chuyện “Anh hùng Thái Văn A trên đảo Cồn Cỏ” và hướng dẫn HS khai thác nội dung lịch sử được phản ánh. Tinh thần chiến đấu anh dũng của anh hùng Thái Văn A tạo cho HS xúc cảm, có ý thức trân trọng, biết ơn thế hệ cha ông, qua đó thể hiện trách nhiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 3.2.5.Khai thác và sử dụng kiến thức liên môn về chủ quyền biển, đảo Thứ nhất, khai thác và sử dụng kiến thức liên môn nhằm bổ sung kiến thức về biển, đảo cho bài học lịch sử, bao gồm: kiến thức Địa lý, GDCD, GDQP, văn học, âm nhạc,... Thứ hai, GV khai thác và sử dụng kiến thức liên môn xây dựng các chủ đề tích hợp về chủ quyền biển, đảo để giáo dục HS. Ngoài khai thác những bài dạy SGK, GV có thể xây dựng những chủ đề tích hợp về biển, đảo để giáo dục HS qua kiến thức từ các môn: Lịch sử, Văn học, Địa lí, Sinh học, GDCD, GDQP, Âm nhạc, … 3.2.6. Hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo
  • 19. 16 Tự học của HS là việc tự tìm hiểu và nắm vững kiến thức lịch sử nói chung, chủ quyền biển, đảo nói riêng thông qua sự định hướng có chủ đích của GV. Với việc tự tìm hiểu trước ở nhà thông qua các nguồn tài liệu, HS có thể trải nghiệm để nắm bắt những kiến thức phục vụ cho bài học một cách hiệu quả, đặc biệt là những kiến thức liên quan đến vấn đề chủ quyền biển, đảo. Thứ nhất, hướng dẫn HS tự học để củng cố và mở rộng kiến thức bài học (trong đó có kiến thức về chủ quyền biển, đảo) Thứ hai, hướng dẫn HS tự học để chuẩn bị cho việc học tập bài mới (trong đó có kiến thức về chủ quyền biển, đảo) 3.3. Các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa HĐNK là một trong hai hình thức tổ chức DHLS ở trường THPT, có quan hệ chặt chẽ với bài học lịch sử nội khóa. Vì vậy, tổ chức HĐNK về chủ quyền biển, đảo trong quá trình DHLS ở trường THPT có ý nghĩa cả về kiến thức, thái độ và phát triển kĩ năng HS. Căn cứ vào đặc điểm HS, loại hình trường và khu vực địa lí, GV có thể lựa chọn tổ chức HĐNK về chủ quyền biển, đảo qua một số hình thức và biện pháp: tổ chức đọc sách kết hợp với trao đổi, thảo luận về chủ đề biển, đảo; tổ chức cuộc gặp gỡ và nói chuyện với học sinh về chủ đề biển, đảo; tổ chức cuộc thi tìm hiểu về chủ quyền biển, đảo; tích hợp kiến thức liên môn để tổ chức dạ hội lịch sử với chủ đề biển, đảo quê hương; tham quan bảo tàng, nhà truyền thống biển, đảo; tổ chức diễn đàn với chủ đề biển, đảo Tổ quốc; tổ chức sưu tầm và triển lãm tư liệu, tranh ảnh về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc; tổ chức cho HS thực hiện công tác công ích xã hội; hướng dẫn HS thành lập các câu lạc bộ, đội nhóm tìm hiểu và tuyên truyền về chủ đề biển, đảo Tổ quốc; hướng dẫn HS tạo lập các trang thông tin blog gắn với chủ đề biển, đảo Tổ quốc. Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi tập trung trình bày 4 biện pháp HĐNK có tính kết hợp, cụ thể là:
  • 20. 17 3.3.1. Tổ chức diễn đàn kết hợp giao lưu, nói chuyện với học sinh về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc 3.3.2. Sưu tầm tư liệu để triển lãm, kết hợp với tổ chức cuộc thi tìm hiểu về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc 3.3.3. Sử dụng kiến thức liên môn để tổ chức dạ hội lịch sử về chủ đề biển, đảo Tổ quốc 3.3.4. Tổ chức tham quan, trải nghiệm tại di tích, bảo tàng, nhà truyền thống về biển, đảo kết hợp với hoạt động công ích Qua việc thiết kế hình thức, đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT, có thể khẳng định đây là những biện pháp giáo dục vừa cụ thể về cách thức tiến hành, lại vừa đa dạng về hình thức tổ chức, do đó mang lại hiệu quả giáo dục cao đối với HS trên cả ba mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Chương 4 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Để kiểm chứng các biện pháp đề xuất trong đề tài, chúng tôi tiến hành TNSP ở nhiều trường THPT tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ để xác định tính phù hợp, mức độ khả thi và hiệu quả, cũng như khả năng phổ biến rộng rãi các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong DHLS ở trường THPT. 4.1. Những tiêu chí đánh giá học sinh về ý thức chủ quyền biển, đảo 4.1.1. Các tiêu chí đánh giá định lượng Đánh giá định lượng nhằm kiểm tra kiến thức của HS về: - Các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền Việt Nam. - Chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông. - Vai trò của biển, đảo đối với kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của Việt Nam.
  • 21. 18 - Chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. 4.1.2. Các tiêu chí đánh giá định tính - Tinh thần và thái độ học tập của HS trong các giờ học, hoạt động có lồng ghép nội dung chủ quyền biển, đảo. - Sự hứng thú và khả năng tham gia ý kiến, trao đổi, thảo luận các hoạt động học tập liên quan đến chủ quyền biển, đảo. - Sự bộc lộ hành vi trong và sau quá trình giáo dục về trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. 4.2. Thực nghiệm sư phạm 4.2.1. Mục đích, đối tượng và giáo viên TNSP 4.2.1.1. Mục đích Một là, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp sư phạm và khẳng định giả thuyết khoa học mà KHOÁ LUẬN đã đề ra. Hai là, có cơ sở khoa học để khái quát lý luận và biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong DHLS ở trường THPT. 4.2.1.2. Đối tượng Chúng tôi chọn HS các lớp 10, 11, 12 tại các trường THPT học theo chương trình chuẩn, chủ yếu trong năm học 2018 - 2019. Các trường được chọn đóng trên nhiều địa bàn, với sự đa dạng các loại hình trường thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ nhằm đánh giá mức độ đạt được về tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề ra. 4.2.1.3. Giáo viên thực nghiệm sư phạm Để đảm bảo cho công tác TNSP đáng tin cậy và hiệu quả, các GV tham gia thực nghiệm đều tốt nghiệp đại học sư phạm chính quy, chuyên ngành Lịch sử, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín và kinh nghiệm, được HS tin yêu và tự nguyện với công tác TNSP. 4.2.2. Nội dung và phương pháp TNSP 4.2.2.1. Nội dung thực nghiệm
  • 22. 19 1. Thực nghiệm từng phần: - Bài 25, lớp 10: Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) thực nghiệm 2 biện pháp: hướng dẫn HS khai thác kiến thức phản ánh về chủ quyền biển, đảo trong SGK; hướng dẫn HS khai thác và sử dụng tư liệu gốc về biển, đảo. - Bài 19, lớp 11: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873) thực nghiệm 2 biện pháp: hướng dẫn HS khai thác kiến thức về biển, đảo qua các loại đồ dùng trực quan; hướng dẫn HS sưu tầm và sử dụng mẩu chuyện liên quan về chủ quyền biển, đảo. - Bài 23, lớp 12: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975) thực nghiệm 2 biện pháp: hướng dẫn HS khai thác và vận dụng kiến thức liên môn về biển, đảo; hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu về vấn đề chủ quyền biển đảo. 2. Thực nghiệm toàn phần: * Thực nghiệm toàn phần bài nội khóa Chúng tôi chọn bài 22 - lớp 12: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) để thực nghiệm tổng hợp các biện pháp đề xuất. Bài 22 - lớp 12 đáp ứng được yêu cầu cả về nội dung và phương pháp để tiến hành thực nghiệm toàn phần. * Thực nghiệm toàn phần hoạt động ngoại khóa Chúng tôi tổ chức một buổi hoạt động ngoại khóa mang tính tổng hợp nhiều biện pháp cho HS với chủ đề “Biển, đảo Tổ quốc tôi”: khai thác nội dung SGK; các loại tài liệu lịch sử, đồ dùng trực quan; sử dụng kiến thức liên môn…, đồng thời giới thiệu một số nguồn tư liệu cho HS tìm hiểu trước để tham gia buổi ngoại khóa. 4.2.2.2. Phương pháp tiến hành TNSP - Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với tổ bộ môn lịch sử ở các trường
  • 23. 20 THPT để khảo sát, chọn lựa đối tượng HS và triển khai TNSP. Đối với các lớp dạy TN, HS không được thông báo trước. - Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi phối hợp với GV các trường THPT tiến hành kiểm tra và theo dõi ở các lớp TN và các lớp ĐC để đánh giá cả định lượng và định tính. - Thu thập kết quả, chúng tôi sử dụng toán học thống kê và thang đo sự chuyển biến ý thức chủ quyền biển, đảo để đánh giá một cách khoa học, toàn diện các biện pháp. 4.2.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm 4.2.3.1. Về định lượng Căn cứ số liệu tổng hợp, sự trực quan về kết quả thực nghiệm định lượng được biểu hiện rõ qua biểu đồ hình 4.1: Hình 4.1. Biểu đồ tỉ lệ lần điểm tại các giá trị điểm số giữa lớp TN và lớp ĐC Qua biểu đồ hình 4.1, đường biểu diễn của các lớp ĐC có đỉnh nằm ở điểm 5 (28,12%) và tại điểm 2 có 01,12%. Tỷ lệ điểm chủ yếu ở các lớp ĐC là 5 và 6, giảm xuống rõ rệt ở điểm 7, điểm 8, 9 rất thấp và không có điểm 10. Trong khi đó, đường biểu diễn của các lớp TN có đỉnh nằm ở điểm 7 (27,32%) và tại điểm 2 là 0%, còn điểm 3, 4 không đáng kể. Ngược lại, số điểm từ 8 trở lên, nhất là 9, 10 cao hơn hẳn các lớp ĐC. Vì vậy, đường biểu diễn của các lớp TN lệch khá rõ nét về hướng chiều dương trục hoành so với các lớp ĐC.
  • 24. 21 Nhằm kiểm chứng một cách khoa học về giá trị của các biện pháp, chúng tôi dựa vào các tham số trung bình cộng và phương sai đã tính được để tìm giá trị (t ) làm cơ sở so sánh với giá trị (tα). Kết quả tính toán giá trị (t ) và giá trị (tα) được tìm thấy trong bảng phân phối Student, với α =0,05 và k= 2n-2 được thể hiện trong bảng 4.1: Bảng 4.1. Giá trị t và tα của lớp ĐC và TN thuộc các nhóm trường Nhóm Giá trị I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII XIII XIV XV t 3,31 2,84 2,71 2,76 2,91 2,48 2,53 2,68 2,45 2,47 3,30 2,24 2,49 2,34 2,16 Tα 2,02- 2,06 2,02- 2,06 2,02- 2,06 2,02- 2,06 2,02- 2,06 2,02- 2,06 2,02- 2,06 2,02- 2,06 2,02- 2,06 2,02- 2,06 2,02- 2,06 2,02- 2,06 2,02- 2,06 2,02- 2,06 2.02- 2,06 So sánh giá trị (t) và (tα) của từng nhóm trường, chúng ta thấy giá trị (t) luôn luôn lớn hơn giá trị (tα). Dựa vào điều kiện của bài toán: Nếu t ≥ tα thì sự khác biệt TN và ĐC là có ý nghĩa, nếu t < tα thì sự khác biệt TN và ĐC là không có ý nghĩa, chúng tôi kết luận: Các biện pháp thực nghiệm sư phạm là khả thi và có ý nghĩa. 4.2.3.2. Về định tính Thứ nhất, HS các lớp thể hiện sự quan tâm và hứng thú, nhất là các hoạt động dạy học có lồng ghép nội dung chủ quyền biển, đảo. Thứ hai, khi GV tổ chức hoạt động dạy học bằng các câu hỏi hay cho thảo luận nhóm, tranh luận xung quanh vấn đề chủ quyền biển, đảo, chúng tôi nhận thấy HS rất hứng thú và tích cực tham gia. Thứ ba, hầu hết HS đều bộc lộ cảm xúc của mình trước nguy cơ chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc bị xâm phạm, một số em đã ý kiến đề xuất biện pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo và trách nhiệm của HS.
  • 25. 22 Thứ tư, từ nhận thức đúng đắn, nhiều hoạt động của HS được tổ chức sau đó: sưu tầm tranh ảnh, bài hát về biển, đảo quê hương; tổ chức thăm hỏi gia đình các chiến sĩ hải quân; thu gom rác thải... 4.2.3.3. Đánh giá sự chuyển biến ý thức chủ quyền biển, đảo thông qua kết quả theo dõi một nhóm học sinh (Case study) Để đánh giá chính xác sự chuyển biến ý thức chủ quyền biển, đảo của HS, chúng tôi chọn theo dõi một nhóm HS lớp 11A5, trường Quốc Học Quy Nhơn, năm học 2018 - 2019 và nhận thấy: - Về ý thức, thái độ: từ chỗ ít hứng thú, HS dần tỏ ra thích thú, tham gia tích cực vào các hoạt động học tập cũng như hành động để thể hiện rõ trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo. - Về mặt hiểu biết: dù mức độ chuyển biến không đồng đều, nhưng hiểu biết về vấn đề chủ quyền biển, đảo đều nâng lên rõ rệt, đặc biệt, các em có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề chủ quyền biển, đảo. - Về năng lực đánh giá: bước đầu có những đánh giá đúng đắn về vai trò, tiềm năng của biển; phân tích và đánh giá đúng thực trạng vấn đề tài nguyên và môi trường biển, đảo Việt Nam hiện nay. - Về năng lực vận dụng: HS dần biết cách vận dụng kiến thức vào thực tiễn, bộc lộ bằng những hành động cụ thể, nhất là khả năng tuyên truyền trong cộng đồng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Như vậy, bằng các tiêu chí đánh giá, GV có thể nhận ra sự chuyển biến “ý thức” của HS cả kiến thức, thái độ và hành vi. Đây là cơ sở vững chắc khẳng định các biện pháp đề xuất để giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong DHLS là khả thi và hiệu quả. Điều này chứng minh được ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án.
  • 26. 23 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Qua kết quả nghiên cứu đề tài KHOÁ LUẬN cả về lý luận và thực tiễn vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS trong DHLS ở trường THPT, chúng tôi có cơ sở để rút ra một số kết luận cơ bản sau: 1. Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học nói chung, DHLS nói riêng là một nhiệm vụ cấp thiết cần được tiến hành ở các trường học trên toàn quốc, trong đó, môn Lịch sử có ưu thế trong việc thực hiện công tác này. 2. Qua quá trình khảo sát, tìm hiểu thực tiễn cho thấy rằng, mặc dù phần lớn GV và HS ý thức được tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong DHLS nhưng do những nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau nên công tác này chưa được phổ biến và đạt hiệu quả. 3. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và đánh giá thực tiễn, tác giả KHOÁ LUẬN đã xây dựng hệ thống nội dung và đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS trong DHLS ở trường THPT để phần nào khắc phục những hạn chế đang tồn tại ở các trường THPT, góp phần nâng cao hiệu quả DHLS nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS nói riêng. Việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong DHLS với nhiều hình thức đa dạng như: bài học nội khóa, HĐNK và kiểm tra - đánh giá sẽ nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn, góp phần thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực HS. 4. Để kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp sư phạm đề xuất trong luận án, tác giả đã triển khai thực nghiệm từng phần cũng như toàn phần, bằng cả hai hình thức dạy học là bài lịch sử nội khóa và hoạt động ngoại khóa thông qua dạy học phần lịch sử Việt Nam trong chương trình THPT. Kết quả thực nghiệm đã cho thấy tính phù hợp, khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất.
  • 27. 24 5. Để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong DHLS ở trường THPT, chúng tôi khuyến nghị: Đối với các cấp quản lí giáo dục: Cần quan tâm, nắm bắt thực tiễn để kịp thời triển khai các hoạt động giáo dục phù hợp; đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ hoạt động dạy học; tổ chức biên soạn, thống nhất và phổ cập tài liệu biển, đảo khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên quy mô cả nước; tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ quản lí, GV nói chung và GV Lịch sử nói riêng về chủ đề biển, đảo để kịp thời nắm bắt chủ trương, kế hoạch, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp dạy học… đáp ứng yêu cầu thực tiễn và định hướng đổi mới giáo dục. Đối với GV dạy Lịch sử: Cần tiếp thu những nội dung, chính sách giáo dục được triển khai; tham gia đầy đủ các buổi tập huấn nâng cao nghiệp vụ; chủ động tìm hiểu, trau dồi kiến thức, kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học về chủ quyền biển, đảo để góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. GV phải lôi cuốn và tạo ra niềm say mê, hứng thú cho HS đối với bộ môn Lịch sử nói chung và đối với những kiến thức về chủ quyền biển, đảo nói riêng thông qua nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn. Đối với HS THPT: Nhận thức đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trước những vấn đề chung của đất nước; chủ động tìm hiểu, học hỏi những kiến thức về biển, đảo; luôn đi đầu trong các hoạt động liên quan đến vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo; liên tục cập nhật những thông tin thời sự để có cái nhìn đúng đắn, đầy đủ về thực trạng vấn đề biển, đảo Việt Nam. Trên cơ sở đó, HS xác định rõ trách nhiệm của bản thân, tạo ra động lực đúng đắn và hành động thiết thực để góp phần cùng nhân dân cả nước chung tay bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay.
  • 28. MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING HA NOI NATIONAL UNIVERSITY OF EDUCATTION HO VAN TOAN EDUCATION ABOUT THE AWARENESS OF SEA AND ISLAND SOVEREIGNTY FOR STUDENTS IN TEACHING VIETNAMESE HISTORY AT HIGH SCHOOLS (Experiment in provinces of the South Central Coast) Major: Theory and History Teaching Methodology Major code: 9.14.01.11 SUMMARY OF PHD DISSERTATION IN EDUCATION SCIENCES HA NOI - 2020
  • 29. WORKS ARE COMPLETED IN HA NOI NATIONAL UNIVERSITY OF EDUCATTION Supervisors: 1. Assoc. Prof. Dr. Trinh Dinh Tung 2. Dr. Doan Van Hung Examiner 1: Assoc. Prof. Dr. Tran Duc Minh Examiner 2: Assoc. Prof. Dr. Ha Thi Thu Thuy Examiner 3: Dr. Vu Thi Ngoc Anh The thesis is defended at the thesis examination council at Ha Noi national university of educattion at ….. on ….. Thesis can be found at: National Library, Ha Noi or the Library of Ha Noi national university of educattion
  • 30. RESEARCHER’S PUBLICATIONS RELATED TO THE THESIS 1. Ho Van Toan (2015), Education about the awareness of sea and island sovereignty for students at high schools in Binh Dinh province through teaching Vietnamese History (1954 to 2000), Journal of Education, Ministry of Education and Training, Special number, June 2015, page 94-97. 2. Ho Van Toan (2015), Some measures to improve the effectiveness of historical extracurricular activities at high schools, Journal of Science, Quy Nhon university, No. 3, Vol. IX, November 2015, page 77 - 84. 3. Ho Van Toan (2016), Measures to improve the effectiveness of historical extracurricular activities at high schools, Code: T2015.482.27, The scientific research title under university, Quy Nhon university, June 2016. 4. Ho Van Toan (2016), Education about the awareness of sea and island sovereignty for students in teaching History at high school, Journal of Educational Equipment, Special issue, November 2016, page 53 - 56. 5. Ho Van Toan (2017), Education about the awareness of sea and island sovereignty for students in teaching history at high schools to meet the requirements of programs and textbooks, Proceedings of the International Conference on “Training and retraining History teachers to meet the requirements of programs and textbooks”, Political Theory Publishing House, Hanoi, page 227 - 236. 6. Ho Van Toan (2019), Using documents on the national seas and islands in History teaching at high schools, Journal of Educational Equipment, No. 187, February 2019, pages 114 - 117. 7. Ho Van Toan (2019), Using documents on seas and islands in History teaching at high schools, Code: T2018.586.35, The scientific research title under university, Quy Nhon university, March 2019. 8. Ho Van Toan (2019), Extracurricular activities on sea and island sovereignty in teaching History at high schools, Journal of Educational Equipment, No. 197, July 2019, page 86 - 88.
  • 31. 1 INTRODUCTION 1. Rationale 1.1. Entering the twenty-first century, the humanity has witnessed a dramatic change in all aspects of life due to the impact of the scientific and technological revolution and the trend of globalization. Developing countries like Vietnam are standing in front of opportunities, but also facing enormous challenges. Therefore, improving the capacity of adaption and integration of the country in general as well as the quality of human resources in particular is considered as an urgent requirement. In the strategy of human resource development to meet the requirements of development and integration, the issue of ideological education, quality, morality and a sense of civic responsibility is a very important content in the educational goals and training, especially for students at high schools. 1.2. Vietnam is a sea nation with a long coastline of 3260 km. The seas and islands of Vietnam hold a very special position of geography, politics, geography - economy and geography - cultural associated with the lives of Vietnamese generations from the past until now. However, disputes over sea and island sovereignty on the East Vietnam Sea (including the archipelagos of Hoang Sa and Truong Sa) have been becoming political hotspots in the region. Therefore, protecting the sovereignty of the sea and the island is an urgent requirement, reflecting the responsibilities and obligations of each Vietnamese citizen. For the younger generation, including high school student forces, raising awareness, then having the right attitude and behavior in jointly protecting the sovereignty of the sea and the island is currently an important political task at high schools. 1.3. At high schools, History is a dominant subject in educating students in general and educating about the awareness of sea and island sovereignty in particular. Through the historical knowledge presented systematically in accordance with the development rules of the world and the nation, History affirms the position of the subject, significantly contributing to the education of students. In particular, the Vietnamese History section in the high school
  • 32. 2 program is presented in a systematic way throughout the historical periods. This not only helps students to correctly understand the history of the nation but also create the interests of the history and the right attitude on the glorious history of the nation, thereby drawing lessons of learning and practical life for them. 1.4. Under the direction of the Party and the State, the Ministry of Education and Training has actively implemented propaganda and education of the awareness of sea and island sovereignty in the education system nationwide and initially created a sharp change about students' perceptions, attitudes and behaviors. However, the situation of educating about the awareness of sea and island sovereignty on students in teaching history in the whole country in general and high schools in the South Central Coast in particular is still limited. Therefore, it is time for researchers to carefully study the theory and evaluate the reality, build the content uniformly and create appropriate measures to educate about the awareness of sea and island sovereignty on students at high school, contributing to improving the quality of the subject teaching in front of the requirement of fundamental and comprehensive education innovation. From the above reasons, we decided to conduct the topic “Education about the awareness of sea and island sovereignty for students in teaching Vietnamese History at high schools (experiment in provinces of the South Central Coast)” as a doctoral thesis in Theory and History Teaching Methodology. 2. Object and scope of research 2.1. Object of the research is on the process of educating about the awareness of sea and island sovereignty in teaching Vietnamese History on students at high schools. 2.2. Research scope - The doctotal thesis focuses on studying the awareness of sea and island sovereignty education in teaching Vietnamese History on students at high schools (standard programs) through in-school and extracurricular teaching, applying mainly in provinces of the South Central Coast. - The space for survey and practical investigation includes high schools selected according to geographical characteristics and types of schools across the country, in which the South Central Coast provinces are mainly choosen.
  • 33. 3 - Experimental areas are mainly at high schools in the South Central Coast, including: Da Nang, Quang Nam, Quang Ngai, Binh Dinh, Phu Yen, Khanh Hoa, Ninh Thuan and Binh Thuan. - The research content is limited in understanding the theory, practice, content and measures to educate about the awareness of sea and island sovereignty in teaching Vietnamese History at high schools. 3. Aims and duties of research 3.1. Aims of research On the basis of confirming the role and signification of the issue on educating about the awareness of sea and island sovereignty in teaching History on students at high schools, the doctoral thesis not only defines the content of Vietnamese History with the ability to educate and the contents of educating about the awareness of sea and island sovereignty but also proposes measures to educate about the awareness of sea and island sovereignty on students. Thereby, it contributes to improve the quality of teaching historical subjects at high schools in front of the requirements of the current fundamental and comprehensive education innovation. 3.2. Research tasks - Finding out theoretical issues on educating about ideologies, attitudes and consciousness for students in general and educating about the awareness of sea and island sovereignty in particular on the basis of domestic and foreign documents. - Conducting surveys and practical surveys of educating about the awareness of sea and island sovereignty in teaching History on students at high schools to find out the causes of the situation and issues to be solved. - Finding out history curriculum, textbooks and documents related to sea and island sovereignty in order to build unified historical contents that need to educate students about the awareness of sea and island sovereignty in teaching Vietnamese History section at high schools. - Creating a set of criteria to assess the change in the awareness of sea and island sovereignty on students.
  • 34. 4 - Proposing measures to educate about the awareness of sea and island sovereignty awareness in teaching Vietnamese History awareness on students at high schools. - Conducting pedagogical experiment to verify the feasibility of measures that the doctoral thesis offers at some high schools in the provinces and cities of the South Central Coast. 4. Analytical framework and research methods 4.1. Analytical framework The methodological basis of the doctoral thesis is based on the views of Marxism-Leninism, Ho Chi Minh's ideology, the Party and State's views on general education and historical education in particular. 4.2. Research methods 4.2.1. Theoretical study: - Collecting, analyzing, synthesizing the materials of education, psychology, and historical education about educating about ideologies, attitudes and consciousness on students. - Finding out the Resolution of the Party and the State, the guiding documents of the educational management levels; historical documents, books, newspapers, magazines ... related to sea and island sovereignty; International and Vietnamese legal documents on sea and island. - Investigating programs and textbooks of high school History and initially finding out a new universal program to determine content, propose appropriate forms and measures of education. 4.2.2. Practical sudy: - Investigating, surveying, collecting information at high schools through questionnaires, estimating, direct observation, interviews, seminars ... and process information to understand the situation. - Making partial and complete experiments to consider the feasibility of measures to educate about the awareness of sea and island sovereignty in teaching Vietnamese History at high schools that the doctoral thesis proposes. 4.2.3. Statistical mathematical methods:
  • 35. 5 Using statistical software in gathering and processing practical survey data, pedagogical experiment to analyze, compare, then draw the comments and conclusions. 5. Research hypothesis If the issue of educating about the awareness of sea and island sovereignty in teaching History on students at high schools ensures the educational principles and is carried out with appropriate contents and measures, the quality of educating students will be improved, then contributing to boosting the quality of teaching subjects. 6. Contributions of the doctoral thesis - The thesis continues to affirm the role and sinification of educating about the awareness of sea and island sovereignty on students at high schools. - The thesis creates the overall picture of the current status of educating about the awareness of sea and island sovereignty on students at high schools. - The thesis determinines the contents of educating about the awareness of sea and island sovereignty in teaching History; set of criteria to assess students about the awareness of sea and island sovereignty. - The thesis proposes measures to educate about the awareness of sea and island sovereignty in teaching History on students at high schools. 7. Scientific and practical significance of the thesis - Regarding science: Research results of the doctoral thesis contribute to enriching the system of methodological theory on education of ideology, morality, attitude and consciousness for students in general, educating about the awareness of sea and island sovereignty in teaching History at high schools in particular. Since then, the study determines the content, proposes appropriate measures to educate about the awareness of sea and island sovereignty in teaching History on students effectively and practically, especially in teaching Vietnamese History. - Regarding pratice: The research results of the doctoral thesis are viewed as valuable materials to affirm more Vietnamese sovereignty over sea and island; as documents for teachers of high schools to understand about the
  • 36. 6 issue of educating about the sovereignty of the sea and island and know how to apply to the process of teaching History, contributing to improving the effectiveness of personality education and skills for students; also as references for students, graduate students, postgraduate students and those interested in understanding an important and urgent education problem today. 8. Structure of the thesis In addition to the Introduction, Conclusion, References and Appendix, the thesis consists of four chapters as follows: Chapter 1: Overview of research projects related to the topic Chapter 2: The issue of educating students about the awareness of sea and island sovereignty in teaching History at high schools - Theory and practice Chapter 3: Measures to educate students about the awareness of sea and island sovereignty in teaching Vietnamese history at high schools. Chapter 4: Experimental pedagogy Chapter 1 OVERVIEW OF RESEARCH PROJECTS RELATED TO THE TOPIC Sea and island sovereignty in general, educating about the awareness of sea and island sovereignty in particular are issues of interest to many scientists and educators. Based on domestic and foreign research projects related to the topic, we approach in two directions as follows: 1.1. Studies on sea and island sovereignty. These are the works of domestic and foreign authors studying the historical evidence, the legal basis and the process of establishing, enforcing and fighting the protection of Vietnam's sovereignty over the East Sea. This is a valuable material to build the content of educating students about the awareness of sea and island sovereignty in teaching History at high schools. 1.2. Studies on education of students in general, education of sea and island sovereignty in particular. These are the studies of psychologists, education and historical education about the education of ideology, morality,
  • 37. 7 sense of civic responsibility for students, as a foundation for the research to design the forms and measures to educate students about the awareness of sea and island sovereignty in teaching History at high schools. 1.3. Reviews of published works, doctoral thesis issues to be inherited and continued to study 1.3.1. Reviews of published works Through published scientific and educational research, scientific and practical values are expressed in the following aspects: - They provides complete and comprehensive documents on the historical and legal basis to affirm Vietnam's sea and island sovereignty over the East Vietnam Sea, including the archipelagos of Hoang Sa and Truong Sa. - They affirms the importance of educating about ideological, moral and attitude education on students in general, educating students about the awareness of sea and island sovereignty in teaching History at high schools in particular. - Some documents directly or indirectly orient the content, forms and measures of ideological and attitude education for students in general and those of educating about the awareness of sovereignty over sea and islands in particular. However, there has no work in depth studying the issue of educating students about the awareness of sea sovereignty and islands in teaching History in a systematic way based on scientific theoretical framework and attaching to reality. 1.3.2. The issues of inherited doctoral thesis - The perspectives of the Party, State, Education and Training sector on education in general, education of the awareness of sea and island sovereignty in particular. - The historical evidences and legal basis for Vietnam's sovereignty over sea and islands, including the archipelagos of Hoang Sa and Truong Sa. - The documents and data on the great potential of Vietnamese sea and islands in the fields of economy, society, security - defense,… - The maps and pictures showing Vietnamese sea and island sovereignty, including in the archipelagos of Hoang Sa and Truong Sa; stories about heroes and soldiers protecting the nation's seas and islands. - The theoretical basis of educators, psychology and historical education on general education in general, in teaching History in particular.
  • 38. 8 1.3.3. The issues raised for study continuity - Pointing out a system of theory and practical evaluation of education issues of awareness of sea and island sovereignty on students at high schools. - Working out the contents of educating students about the awareness of sea and island sovereignty to apply to the education of the awareness of sea and island sovereignty in teaching History at high schools. - Identifying the grounds and criteria for assessing students' awareness of sea and island sovereignty both quantitatively and qualitatively. - Proposing measures to feasibly and effectively educate about the awareness of sovereignty over seas and islands, thereby contributing to improving the quality of teaching subjects. Through the process of accessing research resources related to the topic, we affirmed that the published works are quite diverse with high scientific and practical value. This is an important basis for synthesizing the theoretical background, building contents and proposing measures to educate about the awareness of sea and island sovereignty in teaching History at high schools. Chapter 2 THE ISSUE OF EDUCATING STUDENTS ABOUT THE AWARENESS OF SEA AND ISLAND SOVEREIGNTY IN TEACHING HISTORY AT HIGH SCHOOLS - THEORY AND PRACTICE 2.1. Theoretical background 2.1.1. The concept of educating students about the awareness of sea and island sovereignty 2.1.1.1. Conscious education - Education: is the teaching, impacting on the object of education in an organized, purposeful, comprehensive system of both virtue, intellectuality, physical education, and beauty so that the subject gradually changes, accumulate the qualities and capabilities as required. - Consciousness: Consciousness is a category only available to human beings, dealing with the ability to absorb, reflect and re-present objective reality into thinking. This is the correct awareness expressed by appropriate attitudes and actions which fit with the reality.
  • 39. 9 - Conscious education is a reflection of objective reality in the human mind through a comprehensive, long-term, systematic education, through which people will acquire, understand and effectively apply knowledge into practice, contributing to forming the necessary qualities and capacities for work and life. 2.1.1.2. Sea and island sovereignty is a part of national territorial sovereignty, also as the sovereignty of the coastal state implemented within the waters and islands of that country. 2.1.1.3. Conscious education about sea and island sovereignty for students is the right awareness of people about sea and island sovereignty through a systematic, scientific and diverse educational activity to equip people with basic understanding of the seas, islands and the sea, island sovereignty in line with Vietnamese and international history and laws. Since then, Vietnamese citizens will take appropriate actions to affirm and protect the country's sovereignty over the seas and islands. 2.1.2. Orientation of the Party, State, Ministry of Education and Training on education in general and education of sea and island sovereignty in particular Protection of national territorial sovereignty in general and protection of sea and island sovereignty in particular is an important issue which the Party and State have paid attention to. Facing the disputes of the sea and island sovereignty in the region, this issue is more and more important, in which the student force needs to be properly educated, demonstrating their own responsibility to protect the current sea and island sovereignty. 2.1.3. History subject with the education about the awareness of the sea and island sovereignty on high school students 2.1.3.1. Aims of History subject at high schools - Regarding knowledge: History subject is aimed at guiding students to acquire basic knowledge of world history as well as national history, including basic facts, ages, concepts, terms, names of people, names of lands... On that basis, history subject helps students master basic and comprehensive knowledge of the development process of national history and world history. - Regarding skills: History subject helps students not only examine events
  • 40. 10 and characters, work with textbooks and resources but also master subject skills such as: analysis, comparison, synthesis, generalization... In addion to, it promotes the capacity of self-study, self-discovery, proposing, solving independent issues; making and effectively using visual aids and applying information technology into learning; applying historical knowledge into learning and practical life. - Regarding attitudes: History subject must educate students about ideological views, viewpoints, moral qualities, personality, emotions, making a contribution in training the Vietnamese people for comprehensive development. Thanks to the knowledge of history subject, in the meanwhile, it also educates children about the spirit of work, a sense of responsibility and their citizen obligations as well as their obligations to the world. 2.1.3.2. The contents of Vietnamese history at high schools are related to sea and island sovereignty In the current high school history program, the Vietnamese History section has contents directly or indirectly related to the issue of sovereignty over seas and islands. For the popular historical program issued by the Ministry of Education and Training on December 27th , 2018, the theme of seas and islands was officially introduced with 16 periods, including 6/13 periods at the level high school. Therefore, the education of sea and island sovereignty awareness in teaching History is advantageous and completely feasible. 2.1.4. Contents of educating students about the awareness of sea and island sovereignty in teaching History at high schools 2.1.4.1. Educating students to properly understand the Vietnamese sovereignty over sea and islands - The seas and islands belong to Vietnamese sovereignty - The role and position of the sea and island in the history of the Vietnamese nation 2.1.4.2. Educating students to understand the process of establishing and implementing continuously the sea and island sovereignty of Vietnam in East Vietnam Sea. The process of establishing, enforcing and affirming Vietnam's sovereignty over sea and islands over time.
  • 41. 11 2.1.4.3. Educating students to assess the value, economic potential of the sea and island and the situation of sea and island resources in Vietnam. - The value and potential of Vietnam's sea and island economy is enormous. - Current situation of natural resources and environment of Vietnam sea and islands. 2.1.4.4. Educating students on responsibilities for protecting the sovereignty of the sea and the island nation, especially protecting the archipelagos of Hoang Sa and Truong Sa of Vietnam. 2.1.5. Roles and signifcances of educating students about the awareness of sea and island sovereignty in teaching History at high schools Firstly, teaching History must provide students with basic knowledge and the system of Vietnamese seas and islands. Secondly, educating about patriotism and being grateful for the generation of fathers who fought for independence, freedom to defend national territorial integrity, including sovereignty over the seas and islands. Since then, students clearly define their own responsibilities in protecting the sovereignty over the seas and islands. Thirly, forming and developing skills and competencies for students, especially the ability to apply knowledge into practice with practical actions, contributing to protecting the sovereignty of the national seas and the islands. 2.2. Practical background 2.2.1. Practice of educating students about the awareness of sea and island sovereignty in teaching History at high schools From the academic year 2011 - 2012, the Ministry of Education and Training issued “Guidelines for teaching educational contents on natural resources and environment of the sea and islands for high school students” to serve the teaching and learning for teachers and students. Since then, the provinces and cities throughout the country have organized activities to educate students about the awareness of sea and island sovereignty in both internal and extracurricular exercises. However, the forms and measures of implementation are still inadequate, and the effectiveness is not high.
  • 42. 12 We conducted the surveys for teachers and students at 24 high schools and obtained the following results: - For teacher of History: Most teachers are aware of the role and significations of educating about the awareness of sea and island sovereignty in teaching History; many teachers have tried to integrate the contents of sea and island sovereignty into History lessons, but the effect is not high. - For students: Most students are interested in the issue of national sovereignty over seas and islands, but the level of understanding varies according to regions. The majority of students believe that teachers need to innovate methods so that the content of sea and island sovereignty can become more attractive and closer. Regarding the causes of the situation, we consider: Firstly, the structure of the program is unreasonable and heavy; contents, forms and measures of sea and island sovereignty education have not been uniform, lack of synchronization between schools and localities. Secondly, material facilities for teaching and learning history in general and teaching about sea and island sovereignty in particular are inadequate. Thirdly, there is little knowledge about applying and contacting issues of maritime and island sovereignty in organizing the examination and evaluation. Fourthly, many teachers of the subject have not regularly updated knowledge; lack of references related to sea and island sovereignty. 2.2.2. Issues to be solved Firstly, it is necessary to have uniform content, forms and measures to educate about the awareness of sea and island sovereignty for high schools. Secondly, developing programs and textbooks with contents of sea and island sovereignty; providing materials and facilities for education. Thirdly, it is necessary to raise awareness about theory, professional qualifications and pedagogical professional skills, practice subject for teachers. Fourthly, it is necessary to properly recognize the role and position of the discipline, thereby promoting the value of the subject which has advantages in educating about the awareness and responsibility to protect the sovereignty of the sea and the island nation. Fifthly, it is necessary to compile and issue official documents on sea and island sovereignty education to serve as educational materials at schools.
  • 43. 13 Chapter 3 MEASURES TO EDUCATE STUDENTS ABOUT THE AWARENESS OF SEA AND ISLAND SOVEREIGNTY IN TEACHING VIETNAMESE HISTORY AT HIGH SCHOOLS 3.1. Some requirements for conducting education about the awareness of sea and island sovereignty in teaching Vietnamese history on students at high schools 3.1.1. The education about awareness of sea and island sovereignty in teaching Vietnamese history must come from the basic knowledge of the subject 3.1.2. The education about awareness of sea and island sovereignty in teaching Vietnamese history must ensure scientific and ideological properties 3.1.3. The education about awareness of sea and island sovereignty in teaching Vietnamese history must ensure specificity, vividness, and emotion 3.1.4. The education about awareness of sea and island sovereignty in teaching Vietnamese history must ensure to fit the students’ ability 3.1.5. The education about awareness of sea and island sovereignty in teaching Vietnamese history must ensure the regularity and updates 3.1.6. It is necessary to have flexible and creative measures, respect objects and avoid imposing, formula, dogma 3.2. Measures to educate students about awareness of sea and island sovereignty in teaching Vietnamese history in the internal history lessons 3.2.1. The teachers give students instructions to exploit historical knowledge reflecting on sea and island sovereignty in textbooks In the high school textbooks of History of grade 10, 11 and 12, many events are directly or indirectly mentioned to the issue of seas and islands, so teachers need to guide students to exploit for their education. For example, when teaching lesson 25, grade 10: Political, economic and cultural situation under the Nguyen Dynasty (first half of the nineteenth century), Section 1: Building and strengthening the machinery of state - foreign policy, teachers guide students to exploit Figure 49 Schema to better understand the reform of Minh Mang King, and at the same time determine the positions of the
  • 44. 14 archipelagos of Hoang Sa and Truong Sa that are clearly shown on the administrative map and are parts of the unified territory of the country. 3.2.2. The teachers give students instructions to exploit and use the original sources reflecting on sea and island sovereignty Using original materials is an effective measure to affirm Vietnam's sea and island sovereignty on the East Vietnam Sea (including the archipelagos of Hoang Sa and Truong Sa). For example, when teaching lesson 25, grade 10: Political, economic and cultural situation under the Nguyen Dynasty (first half of the nineteenth century), teachers use some original materials about the sea and island such as ancient maps, passages recorded in the books of Vietnamese authors under the Nguyen dynasty or documents of missionaries, traders ... These materials are concrete and authentic historical evidence of the establishment and enforcement of Vietnamese sovereignty in the archipelagos of Hoang Sa and Truong Sa under the Nguyen Dynasty. 3.2.3. The teachers give students instructions to exploit visual appliances to acquire knowledge of sea and island sovereignty The types of visual appliances related to the issue of sea and island sovereignty are quite diverse, teachers should guide students to exploit content to raise awareness, ideological education and attitudes for students. Firstly, the teachers should guide students to exploit maps, schemas and pictures in combination with exchanging and discussing sea and island sovereignty. Secondly, the teachers should guide students to exploit documentary films in combination with exchanging and discussing to master knowledge of sea and island sovereignty. Thirdly, the teachers should instruct students to exploit artifacts in combination with written materials to expand knowledge of sea and island sovereignty. 3.2.4. The teachers give students instructions to exploit historical stories to understand the will to protect the sea and island sovereignty of the people Using historical stories is an attractive, easy-to-do method and has a high educational effect in teaching history in general and educating students about the
  • 45. 15 awareness of sea and island sovereignty in particular. For example, when teaching lesson 22, grade 12: The people of the two regions directly fought against the American invasion. The Northern people were fighting and producing at the same time (1965 - 1973). The teachers use the story “Hero Thai Van A on Con Co Island” and guide students to exploit the reflected historical contents. The heroic spirit of Thai Van A makes the students emotionally and consciously appreciate and grateful to his father's generation; thereby, it demonstrates his responsibility in the national construction and defense. 3.2.5. The teachers give students instructions to exploit and use interdisciplinary knowledge on sea and island sovereignty Firstly, teachers exploit and use interdisciplinary knowledge to supplement knowledge about the sea and islands for history lessons, including: knowledge about Geography, Civic Education, National Defense Education, Literature, Music,… Secondly, teachers exploit and use interdisciplinary knowledge to build integrated topics on sea and island sovereignty to educate students. In addition to exploiting textbook lessons, teachers can build integrated topics on sea and islands to educate students through knowledge from subjects: History, Literature, Geography, Biology, Civic Education, National Defense Education, Music,... 3.2.6. The teachers give students instructions to self-study and carry out research about sea and island sovereignty The self-study of students means self-understanding and mastering historical knowledge in general, sea and island sovereignty in particular through intentional orientation of teachers. With the self-study at home through the resources, students can experience so as to grasp the knowledge serving the lesson effectively, especially the knowledge related to the issues of sea and island sovereignty. First, the teachers give students instructions to self-study in order to consolidate and expand lesson knowledge (including knowledge of sea and island sovereignty).
  • 46. 16 Secondly, the teachers give students instructions to self-study in order to prepare for new lesson study (including knowledge of sea and island sovereignty). 3.3. Measures to educate students about awareness of sea and island sovereignty in teaching Vietnamese history through extracurricular activities Extracurricular activities are one of the two forms of teaching Vietnamese history at high schools, which have a close relation with the internal history lessons. Therefore, organizing extracurricular activities on sea and island sovereignty in teaching Vietnamese history at high schools makes a signification in the development of knowledge, attitudes and the skills for students. Based on students’ characteristics, types of schools and geographical areas, teachers can choose to organize extracurricular activities on maritime sovereignty and islands through some of the following forms and measures: organizing reading books combined with exchanging and discussing the topic of sea and island; organizing for students a meeting and talks about the topic of seas and islands; organizing a contest to learn about sea and island sovereignty; integrating interdisciplinary knowledge to organize a historic gala on the theme of the national seas and islands; visiting museums, traditional houses about seas and islands; organizing for students forums on the theme of the national seas and the islands; organizing the collection and exhibition of materials, pictures of the sovereignty over the national seas and the islands; organizing for students to take part in the social welfare work; instructing students to set up clubs and the teams to learn and propagate about the theme of the national seas and islands; guiding students to create blog information pages associated with the theme of the national seas and islands. Within the scope of the thesis, we focus on presenting 4 groups of mesures of extracurricular activities, namely: 3.3.1. Organizing for students forums together with exchanges and talks about sea and island sovereignty of the country. 3.3.2. Collecting materials for exhibition associated with organizing contests to learn about about sea and island sovereignty of the country.
  • 47. 17 3.3.3. Using interdisciplinary knowledge to organize a historic gala on the theme of the national seas and islands. 3.3.4. Organizing sightseeings and experiences at relics, museums, traditional houses about the seas and islands in combination with public service activities. Through designing the forms and proposing measures to educate for students about the awareness of sea and island sovereignty in teaching Vietnamese history at high schools, it can be affirmed that they are specific educational measures not only for the ways to proceed, but also for their diversities in organizational forms; therefore, they bring about high educational efficiency for students on the three goals including education, training and development. Chapter 4 EXPERIMENTAL PEDAGOGY In order to verify the proposed measures in the study, we conduct pedagogical experiment at many high schools in the South Central Coast provinces to determine the suitability, feasibility and effectiveness, as well as the common ability of extensive measures in educating about the awareness of sea and island sovereignty in teaching History at high schools. 4.1. Criteria for assessing students in the awareness of sea and island sovereignty 4.1.1. Quantitative evaluation criteria Quantitative assessment to test students' knowledge about: - The seas and islands belong to Vietnamese sovereignty. - Historical evidence and legal basis for asserting Vietnam's sovereignty over seas and islands on the East Vietnam Sea. - The role of seas and islands in Vietnam's economy, society, defense and security. - The Party and State guidelines on the protection of the sovereignty of the national sea and the island.
  • 48. 18 4.1.2. Qualitative evaluation criteria - The spirit and attitude of learning students in the lesson hours and activities incorporating the content of sea and island sovereignty. - Interests and abilities to comment, exchange and discuss learning activities related to sea and island sovereignty. - The disclosure of behavior during and after the educational process of its responsibility in protecting the sovereignty of the sea and the island nation. 4.2. Experimental pedagogy 4.2.1. Purpose, object and teachers doing pedagogical experiment 4.2.1.1. Purpose Firstly, assessing the feasibility and effectiveness of pedagogical measures and affirming the scientific hypothesis proposed by the doctoral thesis. Secondly, there is a scientific basis to generalize the theory and measures to educate about the awareness of sea and island sovereignty at high schools. 4.2.1.2. Object We chose students in grades 10, 11 and 12 at high schools that followed the standard curriculum, mainly in the academic year 2018 - 2019. Selected schools are located in many areas, with a variety of school types in the South Central Coast region to assess the level of feasibility and effectiveness of measures proposed. 4.2.1.3. Teachers of pedagogical experiment In order to ensure reliable and effective pedagogical experiment, teachers participating in the experiment have graduated from regular pedagogical universities majored in History and have good moral qualities, prestige and experience. Moreover, they are believed by their students and above all they volunteer with the pedagogical experiment.
  • 49. 19 4.2.2. Content and methods of pedagogical experiment 4.2.2.1. Experimental content 1. Partial experiment: - Lesson 25, grade 10: “The economic, political, and cultural situation under the Nguyen Dynasty (the first half of the nineteenth century)” experimented with two measures: guide students to exploit knowledge about sea and island sovereignty in; guide students to exploit and use original materials about seas and islands. - Lesson 19, grade 11: “The Vietnamese people fought against the French colonial aggression (from 1858 to before 1873)” experimented with two measures: guide students to exploit knowledge about the seas and islands through various kinds of visual appliances; guide students to collect and use related stories about sea and island sovereignty. - Lesson 23, grade 12: Restoration and socio-economic development in the North, complete liberation of the South (1973 - 1975) experimented with two measures: guide students to exploit and apply interdisciplinary knowledge about seas and islands; guide students to self-study and self-study on the issue of island sovereignty. 2. Total experiment: * Total experiment with the internal lessons We chose lesson 22 - grade 12: The two peoples directly fought against the American invasion. Northern people have just fought and produced (1965- 1973) to experimentally synthesize the proposed measures. Lesson 22 - grade 12 meets the requirements both in terms of content and method to conduct the whole experiment. * Total experiment of the extracurricular activities We organized an extra-curricular activity to synthesize many measures for students with the theme “Our nation, our seas and islands”: exploiting the content
  • 50. 20 of textbooks; all kinds of historical documents and visual tools; using interdisciplinary knowledge ..., accordingly, introducing some sources of materials for students to learn in advance to participate in extracurricular sessions. 4.2.2.2. Methods for conducting pedagogical experiment - We work closely with the Board of History at high schools to survey, select students and implement pedagogical experiment. For experimental classes, students are not informed in advance. - After conducting experiments, we coordinate with teachers of high schools to test and follow experimental classes and control classes to assess both quantitative and qualitative. - To collect results, we use statistical math and the scale of conscious transformation of sea and island sovereignty to evaluate scientifically and comprehensively measures. 4.2.3. Results of pedagogical experiment 4.2.3.1. For quantitative Based on the analysis of data, the visualization of quantitative experimental results is clearly shown in Figure 4.1 chart: