SlideShare a Scribd company logo
1 of 132
1
LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐỀ TÀI : KẾ TOÁN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI
TỔNG CÔNG TY DỆT – MAY HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN
NHẬN VIẾT THUÊ LUẬN VĂN
ZALO/TELEGRAM TRAO ĐỔI : 0934.536.149
WEBSITE:TRANGLUANVAN.COM
2
PHẦN MỞ ĐẦU
Ngay từ những bước chân đầu tiên của lịch sử loài người, con người đã biết
đến hoạt động lao động sản xuất. Dù là giản đơn hay phức tạp thì sản xuất vẫn là
hoạt động cơ bản, không thể thiếu và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của
con người. Theo dòng chảy thời gian, hoạt động sản xuất cũng không ngừng phát
triển. Kèm theo đó là yêu cầu sản xuất phải được quản lý chi tiết hơn, tinh tế hơn
nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế và xã hội cao cho doanh nghiệp.
Tại các doanh nghiệp sản xuất nói chung và tại Tổng Công ty Dệt – May Hà
Nội nói riêng, một công việc không thể thiếu nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý sản
xuất chính là hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Bởi dù doanh
nghiệp sản xuất hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào thì kết quả sản xuất mà nó tạo
ra cũng là sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Việc sản xuất những sản phẩm đó đồi
hỏi phải được hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để làm căn cứ
xác định giá bán và căn cứ xác định kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Không những thế, việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
chi tiết đến từng đối tượng còn giúp cho công tác quản lý dược tiến hành sát xao,
từ đó đề ra những kế hoạch sản xuất hiệu quả, đồng thời giúp ban quản lý doanh
nghiệp giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất đó.
Với tư cách là một Tổng công ty Nhà nước lớn, một doanh nghiệp hàng đầu
trong lĩnh vực dệt – may Việt Nam, Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội có rất nhiều
sản phẩm với những chủng loại, kích cỡ, kiểu dáng và màu sắc rất khác nhau, được
hình thành từ nhiều loại chi phí khác nhau. Trong điều kiện hết sức đa dạng và
phong phú cả về các yếu tố đầu vào lẫn các sản phẩm đầu ra như vậy nên tại Tổng
Công ty Dệt – May Hà Nội, yêu cầu đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm là cao và phức tạp hơn rất nhiều, đồng thời là một nhân tố
quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.
Chính vì những vấn đề đã đề cập đến ở trên, em xin chọn đề tài luận văn là
“Kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Tổng Công
ty Dệt – May Hà Nội” nhằm làm rõ hơn công tác hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại một doanh nghiệp sản xuất nói chung và tại Tổng Công
3
ty Dệt – May Hà Nội nói riêng. Từ đó đưa ra những nhận xét và giảI pháp nhằm
nâng cao tính hiệu quả của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội, góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh nói riêng, hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và đẩy mạnh sự phát triển
của Tổng Công ty trong tương lai.
Nội dung của bài được chia thành 3 phần như :
PHẦN I :Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá
Thành Ở Doanh Nghiệp Sản Xuất
PHẦN II: Tình Hình Thực Tế Về Công Tác Kế Toán Tập Hợp Chi Phí
Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May
Hà Nội
PHẦN III. Đánh Giá Khái Quát Về Công Tác Kế Toán Chi Phí Và Tính
Giá Thành Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
4
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH Ở DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT
1.1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
1.1.1.1. Chi phí sản xuất
Như chúng ta đã biết, sự phát sinh và phát triển của xã hội gắn liền với hoạt
động lao động sản xuất của con người. Cùng với thời gian thì sản xuất đã ngày
càng phát triển, các sản phẩm sản xuất ra không chỉ dừng lại ở chỗ đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng của bản thân mà còn được sử dụng để trao đổi, buôn bán trên thị
trường. Nhưng dù ở bất kỳ thời điểm nào, dù giản đơn hay phức tạp thì quá trình
sản xuất luôn là sự kết hợp của ba yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và
sức lao động. Đặc biệt đối với một doanh nghiệp sản xuất thì đó là quá trình
chuyển hoá nguyên vật liệu đầu vào thành các sản phẩm đầu ra dưới sự tác động
của máy móc thiết bị và sức lao động của công nhân. Những hao phí về sức người
sức của ấy khi được thể hiện dưới hình thức giá trị thì trở thành chi phí sản xuất.
Như vậy, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao
động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Về thực
chất, chi phí là sự dịch chuyển vốn – chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất
vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ).
Với khái niệm về chi phí nêu trên, ta thấy không có sự đồng nhất giữa chi phí
và chi tiêu. Bởi chi tiêu chỉ là sự giảm đi đơn thuần của các loại vật tư, tài sản, tiền
vốn của doanh nghiệp, bất kể nó được dùng vào mục đích gì. Tuy khác nhau về cơ
5
bản nhưng giữa chúng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chi tiêu là cơ sở cho
việc phát sinh chi phí. Sự khác biệt giữa chúng (về lượng và thời gian) là do đặc
điểm, tính chất vận động và phương thức chuyển dịch giá trị của từng loại tài sản
vào quá trình sản xuất và yêu cầu hạch toán chúng.
Trong quá trình hoạt động của mình, bên cạnh những chi phí phát sinh do quá
trình sản xuất, doanh nghiệp còn phát sinh những chi phí khác không mang tính
sản xuất như hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý, hoạt động tài chính, hoạt
động bất thường. Tuy nhiên chỉ có những chi phí được sử dụng để tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ mới được tính vào
chi phí sản xuất trong kỳ.
1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm nhiều loại với nội dung, tính chất, công
dụng, vị trí, vai trò rất khác nhau, đòi hỏi phải được tiến hành phân loại sao cho
phù hợp với yêu cầu quản lý và hạch toán trong doanh nghiệp. Xuất phát từ những
mục đích khác nhau của quản lý mà chi phí sản xuất kinh doanh cũng được phân
loại theo những mục đích khác nhau. Tuy nhiên, chi phí sản xuất kinh doanh chủ
yếu được phân loại theo hai tiêu thức sau:
Thứ nhất, phân loại chi phí sản xuất theo nội dung và tính chất kinh tế của chi
phí. Theo tiêu thức này thì chi phí được phân thành các loại:
- Chi phí về nguyên liệu, vật liệu: gồm giá mua và chi phí thu mua của toàn bộ
nguyên vật liệu dùng cho hoạt dộng sản xuất kinh doanh trong kỳ, bao gồm giá trị
nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ (trừ giá trị
vật liệu dùng không hết nhập kho và phế liệu thu hồi).
- Chi phí về nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh
trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
- Chi phí về tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương: gồm toàn bộ lương
và các khoản phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân, viên chức.
- Chi phí về các khoản trích theo lương: bao gồm phần bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ quy định của người lao động.
- Chi phí về khấu hao tài sản cố định: phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố
định trích trong kỳ của các tài sản cố định tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh.
6
- Chi phí về dịch vụ mua ngoài sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chi phí khác bằng tiền phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh mà chưa được
phản ánh trong các yếu tố chi phí nêu trên.
Phân loại chi phí theo cách này giúp chúng ta biết được tỷ trọng của từng loại
chi phí so với tổng số mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất, làm cơ
sở cho việc xây dựng các kế hoạch định mức về vốn lưu động trong các thời kỳ.
Đồng thời đây cũng là tài liệu quan trọng làm căn cứ xác định mức tiêu hao vật
chất.
Thứ hai, phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí.
Theo tiêu thức này, chi phí được phân thành các loại:
- Chi phí nguyên vât liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,...tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất.
- Chi phí nhân công trực tiếp: gồn tiền lương, phụ cấp lương và các khoản
trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung: gồm những chi phí không phải là chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp nhưng lại phát sinh trong phạm vi phân
xưởng sản xuất như chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên
phân xưởng; chi phí vật liệu phục vụ quản lý sản xuất; chi phí khấu hao tài sản cố
định tại phân xưởng; chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền phục vụ
cho hoạt động và quản lý của phân xưởng cũng như của đội sản xuất.
- Chi phí bán hàng: bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến tiêu thụ
sản phẩm, hàng hóa, lao vụ.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm những chi phí phát sinh liên quan
đến vấn đề quản lý trong doanh nghiệp.
Tác dụng của cách phân loại này là phục vụ yêu cầu quản lý chi phí theo định
mức, phục vụ công tác kế hoạch hoá và phân tích giá thành theo khoản mục; đồng
thời giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và hạ giá thành.
Thứ ba, phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển. Theo cách phân loại này,
chi phí sản xuất được phân thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Trong đó chi
phí sản phẩm là những khoản mục chi phí gắn lièn với quá trình sản xuất sản phẩm
(đối với doanh nghiệp sản xuất) hay quá trình thu mua hàng hóa (đối với doanh
7
nghiệp thương mại). Nó bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp và chi phí sản xuất chung và chỉ được thu hồi sau khi sản phẩm
được tiêu thụ hay hàng hóa được bán ra. Còn đối với những sản phẩm hay hàng
hóa chưa tiêu thụ thì chi phí sản phẩm sẽ nằm trên khoản mục hàng tồn kho trên
bảng cân đối kế toán. và khi được tiêu thụ nó sẽ trở thành khoản mục giá vốn hàng
bán trên báo cáo kết quả kinh doanh.
Khác với chi phí sản phẩm, chi phí thời kỳ là những chi phí dùng để hoạt động
kinh doanh trong kỳ, ngoài chi phí hàng tồn kho, khi phát sinh sẽ làm giảm lợi
nhuận trong kỳ của doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp, chi phí thời kỳ bao
gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên giữa chi phí sản
phẩm và chi phí thời kỳ có điểm khác nhau cơ bản, đó là chi phí sản phẩm ảnh
hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp ở nhiều kỳ khác nhau, do nó chỉ được tính
vào kỳ mà sản phẩm tiêu thụ. Trong khi đó chi phí thời kỳ thì ảnh hưởng lại trực
tiếp đến lợi nhuận của kỳ mà nó phát sinh do nó phát sinh vào kỳ nào thì được
phản ánh luôn vào kỳ ấy.
Thứ tư, phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng công
việc. Theo như cách phân loại này thì chi phí được phân thành biến phí và định
phí. Trong đó biến phí là những chi phí thay đổi tỷ lệ thuận với khối lượng sản
phẩm sản xuất trong kỳ, còn định phí thì ngược lại, không thay đổi về tổng số khi
có sự thay đổi về số lượng trong một chừng mực nào đó. Tuy nhiên, biến phí tính
trên một đơn vị sản lượng lại không hề thay đổi, còn định phí tính cho một đơn vị
sản lượng lại thay đổi tỷ lệ nghịch với khối lượng sản phẩm sản xuất ra.
Ngoài ra, trên thực tế, khi phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi
phí với khối lượng công việc thì ngoài biến phí và định phí còn tồn tại một loại chi
phí khác, mang đặc điểm của cả hai loại chi phí trên. Tức là nó vừa có tính chất cố
định lại vừa có tính chất biến đổi so với tổng khối lượng sản phẩm. Ví dụ như chi
phí điện thoại hay điện sản xuất...Đối với loại chi phí này, đòi hỏi phảI có sự bóc
tách thành chi phí cố định hay chi phí biến đổi theo những phương pháp thích hợp
nhằm phục vụ cho yêu cầu kế toán quản trị trong doanh nghiệp.
Thứ năm, phân loại chi phí theo quá trình tập hợp chi phí. Theo như cách
phân loại này thì chi phí sản xuất được phân thành chi phí trực tiếp và chi phí gián
8
tiếp. Trong đó chi phí trực tiếp là những chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếp đến
việc sản xuất ra một loại sản phẩm hay một công việc nhất định, bao gồm chi phí
nguyên vật liệu chính, chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu, tiền lương và các khoản
trích theo lương,…Do tính chất trực tiếp của loại chi phí này mà nó được ghi trực
tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí căn cứ vào các số liệu hay chứng từ kế toán.
Khác với chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp là những chi phí có liên quan đến nhiều
đối tượng tập hợp chi phí. Do đó nó không được hạch toán trực tiếp cho từng đối
tượng chịu chi phí nào mà phảI được tập hợp chung cho tất cả các đối tượng rồi
mới tính toán và phân bổ c ho từng đối tượng theo những tiêu thức hợp lý. Trong
doanh nghiệp chi phí gián tiếp bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí
dịch vụ mua ngoài,tiền lương nhân viên phân xưởng, chi phí khác bằng
tiền,…Việc phân loại chi phí theo như tiêu thức trên giúp cho việc phân bổ đúng
đắn chi phí, đồng thời tập hợp chi phí đầy đủ, tạo điều kiện quản lý tốt chi phí.
Bên cạnh các cách phân loại nêu trên, để đáp ứng yêu cầu quản lý đặc thù tại
từng doanh nghiệp, người ta cũng có thế tiến hành phân loại chi phí theo các cách
khác. Như chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được (kiểm soát
được đối với những chi phí thuộc cấp quản lý của mình và ngược lại, phân loại chi
phí như vậy giúp cho nhà quản lý quản lý có hiệu quả nhũng chi phí thuộc cấp
quản lý của mình và lập báo cáo kết quả cho từng bộ phận trong doanh nghiệp),
chi phí cơ hội (là lợi ích tốt nhất bị mất đi khi lựa chon phương án này thay vì lựa
chọn một phương án khác, nó giúp nhà quản lý cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra
quyết định), chi phí chênh lệch (là khoản chi phí có ở phương án này nhưng không
có hoặc chỉ có một phần ở phương án khác, nghiên cứu loại chi phí này giúp cho
nhà quản lý lựa chọn một dự án đầu tư hay kế hoạch sản xuất kinh doanh), chi phí
chìm (là loại chi phí mà doanh nghiệp luôn phải gánh chịu dù lựa chọn bất cứ
phương án kinh doanh nào. Nghiên cứu chi phí này giúp cho nhà quản trị bỏ qua
những chi phí không cần thiết hay không ảnh hưởng tới kết quả quyết định khi
xem xét lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu).
Tóm lại có rất nhiều cách thức phân loại chi phí, mỗi cách thức tuy có một ý
nghĩa riêng nhưng chúng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau,
9
cùng phục vụ cho công tác kế toán quản trị nói chung và công tác quản lý chi phí
nói riêng.s
1.1.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Để có thể tập hợp chính xác và kịp thời chi phí sản xuất, việc đầu tiên kế toán
cần làm là phải xác định đối tượng tập hợp chi phí. Đây là công việc ban đầu và
hết sức quan trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ công tác hạch toán chi phí sản xuất tại
doanh nghiệp. Để xác định đối tượng tập hợp chi phí một cách đúng đắn, đáp ứng
tốt yêu cầu quản lý, kế toán căn cứ vào một số cơ sở sau:
- Căn cứ vào mục đích, tác dụng của chi phí cũng như của việc sử dụng chi
phí. Ví dụ như để phục vụ mục đích quản trị nội bộ trong doanh nghiệp, chi phí
biến đổi được tập hợp cho từng sản phẩm, trong khi đối tượng hạch toán chi phí cố
định lại là trong phạm vi toàn doanh nghiệp.
- Căn cứ vào đặc điểm loại hình sản xuất; với sản xuất đơn chiếc và sản xuất
hàng loạt nhỏ, đối tượng hạch toán chi phí là các đơn đặt hàng riêng biệt. Còn đối
với sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn thì tuỳ thuộc vào quy trình công nghệ
sản xuất là giản đơn hay phức tạp mà đối tượng hạch toán chi phí có thể là sản
phẩm, nhóm sản phẩm hay từng giai đoạn công nghệ,...
- Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm; đối với sản
xuất giản đơn thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, nhóm
sản phẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất. Còn đối với sản xuất mang tính phức tạp
thì đối tượng hạch toán chi phí lại là từng bộ phận, chi tiết của sản phẩm, hay từng
giai đoạn chế biến, từng phân xưởng sản xuất,...
- Căn cứ vào yêu cầu tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành. Ví dụ
như nếu yêu cầu tính giá thành cho toàn bộ một đơn hàng thì đối tượng hạch toán
chi phí sẽ là toàn bộ chi phí phát sinh để thực hiện đơn hàng ấy. Đối với những
khoản chi phí phát sinh chung cho quá trình sản xuất sản phẩm của nhiều đơn hàng
thì được tập hợp chung cho toàn bộ các đơn rồi mới tiến hành phân bổ theo một
tiêu thức thích hợp. Hay như đối với những sản phẩm phải trải qua nhiều bước,
nhiều giai đoạn công nghệ mà có yêu cầu phải tính giá thành bán thành phẩm thì
đối tượng tập hợp chi phí sẽ là từng bước, từng giai đoạn công nghệ.
10
- Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh; căn cứ
vào năng lực chuyên môn nghiệp vụ của kế toán, vào mức độ trang bị các phương
tiện kỹ thuật phục vụ công tác kế toán mà có thể thực hiện chi tiết hoá đối tượng
hạch toán chi phí sản xuất ở nhiều góc độ. Trình độ càng cao thì mức độ chi tiết
càng lớn.
Như vậy, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng phân xưởng, từng
sản phẩm, từng giai đoạn công nghệ hoặc cả quy trình công nghệ. Việc xác định
đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định đối tượng tập hợp chi
phí mà thực chất là nơi phát sinh chi phí (như phân xưởng, tổ, đội,...) và nơi chịu
chi phí (như sản phẩm, loại sản phẩm, giai đoạn công nghệ, công trình, hạng mục
công trình,...)
1.1.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.1.3.1. Các phương pháp chung và trình tự tập hợp chi phí sản xuất
Tuỳ thuộc vào đối tượng tập hợp chi phí mà kế toán vận dụng phương pháp
tập hợp chi phí phù hợp. Nhưng nhìn chung có 2 phương pháp để tập hợp chi phí
sản xuất là phương pháp tập hợp trực tiếp và phương pháp phân bổ (tập hợp gián
tiếp).
Đối với phương pháp tập hợp trực tiếp, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc
phản ánh các chi phí sản xuất đã phát sinh cho từng đối tượng chịu chi phí có liên
quan để phản ánh vào các tài khoản hoặc sổ kế toán chi tiết. Phương pháp này
thường được áp dụng cho các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối
tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, nhóm
sản phẩm, lao vụ,...) như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nhân công
trực tiếp.
Phương pháp phân bổ (tập hợp gián tiếp) được áp dụng trong trường hợp vật
liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức
hạch toán riêng được. Đối với phương pháp này ta phải lựa chọn một tiêu thức
phân bổ phù hợp để tiến hành phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí. Việc phân
bổ được tiến hành theo các bước sau:
- Xác định hệ số phân bổ:
Hệ số phân bổ = Tổng chi phí cần phân bổ
11
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
- Xác định mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng:
Ci = Ti x H
Trong đó: Ci : Chi phí phân bổ cho đối tượng i
Ti : Tiêu chuẩn phân bổ cho đối tượng i
H : Hệ số phân bổ
Đối với mỗi loại chi phí, ta lại sử dụng những tiêu thức phân bổ khác nhau tuỳ
thuộc vào đặc điểm, tính chất và yêu cầu quản lý đối với loại chi phí đó. Nhìn
chung việc tập hợp chi phí được tiến hành theo các bước:
- Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng
sử dụng.
- Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ
từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị
lao vụ.
- Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm
có liên quan.
- Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, tính ra tổng giá thành và
giá thành đơn vị sản phẩm.
Trình tự trên phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành nghề, vào trình
độ quản lý và hạch toán của bản thân doanh nghiệp cũng như vào mối quan hệ
giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc xác định một trình tự hợp lý có ý
nghĩa quan trọng trong việc tính toán giá thành một cách chính xác và kịp thời. Với
trình tự như trên thì nội dung và cách thức thực hiện cũng có sự khác nhau tuỳ
thuộc vào phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp.
1.1.3.2. Kế toán chi phí sản xuất theo chế độ kế toán hiện hành
a) Kế toán chi phí sản xuất trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện kế
toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
 Tài khoản sử dụng:
- TK 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”: Tài khoản này dùng để phản
ánh chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm. Tài
12
khoản này có thể được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng,
sản phẩm,...).
- TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”: Tài khoản này dùng để phản ánh toàn
bộ các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và cũng được chi tiết cho
từng đối tượng tập hợp chi phí như TK 621.
- TK 627 “Chi phí sản xuất chung”: Tài khoản này được sử dụng để phản ánh
những chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình sản xuất và
chế tạo sản phẩm. TK 627 được mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản
xuất.
Ngoài ra, để tiện cho việc quản lý, TK 627 còn được chi tiết thành 6 tiểu
khoản cấp 2 để được theo dõi theo các yếu tố chi phí sản xuất. Đó là các tiểu
khoản:
- TK 6271 “Chi phí nhân viên phân xưởng”: bao gồm chi phí về lương chính,
lương phụ, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng và các khoản
BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định.
- TK 6272 “Chi phí vật liệu”: bao gồm các chi phí sản xuất chung cho phân
xưởng như sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, chi phí vật liệu cho quản lý phân
xưởng,...
- TK 6273 “ Chi phí dụng cụ sản xuất”: là chi phí về công cụ dụng cụ sản xuất
được dùng trong phân xưởng.
- TK 6274 “Chi phí khấu hao tài sản cố định”: bao gồm chi phí khấu hao tài
sản cố định thuộc cả các phân xưởng sản xuất kinh doanh chính lẫn phân xưởng
sản xuất kinh doanh phụ như máy móc thiết bị, nhà cửa, kho tàng,...
- TK 6277 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”: gồm chi phí dịch vụ mua ngoài phục
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của phân xưởng như điện, nước, điện
thoại,...
- TK 6278 “Chi phí bằng tiền khác”: bao gồm những chi phí bằng tiền khác
ngoài các khoản trên như chi phí hội nghị, tiếp khách, lễ tân,...
Bên cạnh đó, tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành nói chung và từng doanh
nghiệp nói riêng mà TK 627 có thể mở thêm một số tiểu khoản khác để phản ánh
một số nội dung hoặc yếu tố chi phí.
13
 Phương pháp hạch toán đối với từng loại chi phí:
- Kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp:
Đối với những vật liệu khi xuất dùng chỉ liên quan trực tiếp đến từng đối
tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì được tập hợp trực tiếp.
Đối với những vật liệu xuất dùng liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi
phí mà không thể thự hiện hạch toán riêng thì kế toán sử dụng phương pháp phân
bổ gián tiếp. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng trong phân bổ chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp thường là theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng,
theo số giờ máy chạy hoặc theo sản lượng sản phẩm,...Công thức phân bổ được áp
dụng giống như công thức đã nêu trong phần phương pháp chung. Trong đó tổng
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần phân bổ được tính theo công thức:
Tổng CPNVLTT
cần phải phân bổ
trong kỳ
=
Giá trị thực tế của các
loại
NVL xuất trong kỳ
-
Giá trị
phế liệu thu
hồi
-
Giá trị
NVL
tồn cuối
kỳ
Trình tự tập hợp chi phí nguyên vật liệu được thể hiện qua sơ đồ 01
- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm những khoản thù lao phải trả cho công
nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các dịch vụ, lao vụ như tiền
lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp làm
thêm, phụ cấp độc hại,...) và các khoản đóng góp cho quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ
theo tỷ lện quy định dựa trên số tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu
chi phí. Tuy nhiên trong trường hợp chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến
nhiều đối tượng thì có thể tập hợp chung rồi tiến hành phân bổ theo những tiêu
thức thích hợp cho các đối tượng có liên quan. Các tiêu thức thường được sử dụng
là tiền lương định mức, giờ công thực tế, giờ công định mức,...
14
Trình tự tập hợp chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện trong sơ đồ 02
TK 151, 152, 111, 112, 331,... TK 621 TK 154
(1) (3)
TK 152
(2)
(1) Nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản xuất sản phẩm
(2) Vật liệu dùng không hết, nhập kho
(3) Kết chuyển nguyên chi phí vật liệu trực tiếp
Sơ đồ 01: Trình tự tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 334 TK 622 TK 154
(1) (2)
TK 338
(3)
(1) Tiền lương và phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất
(2) BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định
(3) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Sơ đồ 02: Trình tự tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
- Kế toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm
sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Nó đòi hỏi phải
được tập hợp theo đúng địa điểm phát sinh chi phí và phân bổ cho các sản phẩm
15
hoặc công việc có liên quan do nó phát sinh trong phạm vi toàn phân xưởng và liên
quan đến nhiều sản phẩm, lao vụ.
Tuỳ thuộc vào chi phí sản xuất chung thuộc loại biến đổi (thay đổi theo khối
lượng sản phẩm hoàn thành) hay cố định (không thay đổi theo số lượng sản phẩm
hoàn thành như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý hành chính ở phân
xưởng, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị,...) mà kế toán tiến hành lựa chọn ra
những tiêu thức phân bổ thích hợp.
Đối với chi phí sản xuất chung mang tính chất biến đổi, kế toán tiến hành phân
bổ theo công thức:
Mức biến phí SXC
phân bổ cho từng đối
tượng
=
Tổng biến phí SXC cần
phân bổ
x
Tổng tiêu thức
phân bổ
của từng đối tượng
Tổng tiêu thức phân bổ
của tất cả các đối tượng
Riêng đối với định phí sản xuất chung, nếu mức sản phẩm sản xuất thực tế
lớn hơn mức công suất bình thường thì định phí sản xuất chung được phân bổ theo
công thức:
Mức định phí SXC
phân bổ cho từng đối
tượng
=
Tổng định phí SXC cần
phân bổ
x
Tổng tiêu thức phân
bổ của từng đối
tượng
Tổng tiêu thức phân bổ
của tất cả các đối tượng
Trong trường hợp còn lại, nếu mức sản phẩm sản xuất thực tế nhỏ hơn mức
công suất bình thường thì định phí sản xuất chung được phân bổ theo mức công
suất bình thường, trong đó lượng sản phẩm chênh lệch giữa thực tế so với mức sản
xuất bình thường được tính vào giá vốn hàng tiêu thụ (Còn được gọi là định phí
SXC không phân bổ). Công thức phân bổ như sau:
Mức định phí
SXC phân bổ cho
mức sản phẩm
thực tế
=
Tổng tiêu thức phân bổ
của mức sản phẩm SX thực tế
x
Tổng định
phí SXC
cần phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của sản phẩm
theo công suất bình thường
16
Mức chi phí sản xuất chung tính cho phần sản phẩm chênh lệch thực tế với
công suất bình thường được tính theo công thức:
Mức định phí SXC không
phân bổ tính cho lượng sản
phẩm chênh lệch
=
Tổng định phí
SXC cần phân bổ
-
Mức định phí
SXC phân bổ
cho mức sản
phẩm thực tế
Thông thường trong chi phí sản xuất chung, chi phí khấu hao tài sản cố
định được phân bổ theo số giờ hoạt động của máy. Trong khi đó chi phí dịch vụ
mua ngoài có thể được phân bổ theo số giờ máy chạy hoặc công suất thiết bị.
Chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp được tập hợp theo trình tự sau:
TK 334, 338 TK 627 TK 111, 112, 152
(1) (5)
TK 152, 153 TK 154
(2) (6)
TK 242, 335 TK 632
(3) (7)
TK 214 TK 1331
(4)
TK 331, 111, 112,...
(8)
(9)
17
(1) Chi phí nhân viên phân xưởng
(2) Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
(3) Chi phí theo dự toán
(4) Chi phí khấu hao tài sản cố định
(5) Các khoản thu hồi được ghi giảm chi phí sản xuất chung
(6) Phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tính giá
(7) Kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định (không phân bổ) vào giá vốn
(8) Chi phí dịch vụ mua ngoài
(9) Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ (nếu có)
Sơ đồ 03: Trình tự tập hợp chi phí sản xuất chung
 Trình tự tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp:
TK 154 TK 152, 111,...
TK 621 (4)
(1)
TK 155, 152
TK 622 (5)
(2)
TK 157
TK 627 (6)
(3)
TK 632
(7)
(1) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
(2) Chi phí nhân công trực tiếp
(3) Chi phí sản xuất chung
(4) Các khoản ghi giảm chi phí
(5) Giá thành sản phẩm thực tế nhập kho
(6) Giá thành sản phẩm thực tế gửi bán
(7) Giá thành thực tế sản phẩm tiêu thụ
Sơ đồ 04: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm theo phương pháp kê
khai thường xuyên
18
b) Kế toán chi phí sản xuất trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện kế
toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
 Tài khoản sử dụng:
- TK 621 “ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”, TK 622 “Chi phí nhân
công trực tiếp”, TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”.
- TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” : phản ánh giá trị sản phẩm
dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
- TK 631 “Giá thành sản xuất” : được sử dụng để tổng hợp chi phí sản xuất
sản phẩm và tính ra giá thành các sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong
kỳ. Tài khoản này được chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí.
- TK 632 “Giá vốn hàng bán”.
 Phương pháp hạch toán:
Theo phương pháp này, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không được phản ánh
theo từng nghiệp vụ xuất dùng mà chỉ được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán, sau
khi đã tiến hành kiểm kê và xác định được giá trị nguyên vật liệu tồn kho và đang
đi đường. Việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung
được thực hiện giống như trong phương pháp kê khai thường xuyên. Riêng đối với
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán căn cứ vào số dư đầu kỳ và cuối kỳ trên
các tài khoản hàng tồn kho (TK 152, 153, 154...) và giá trị vật liệu mua trong kỳ
trên TK 611 để tính ra giá trị nguyên vật liệu xuất dụng trong kỳ theo công thức:
Trị giá
NVL
hàng hoá
xuất
trong kỳ
=
Trị giá
NVL
hàng hoá
tồn kho
đầu kỳ
+
Trị giá
NVL
hàng hóa
mua vào
trong kỳ
-
Trị giá
NVL
hàng hoá
tồn kho
cuối kỳ
-
Trị giá NVL
hàng hoá mất,
hao hụt (nếu
xác
định được)
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, chi phí sản xuất chung được tập hợp theo
trình tự:
19
TK 333, 111, TK 6111 TK 621 TK 631
112, 411... (4) (5)
(1)
TK 151, 152
(2) (3)
(1) Giá trị vật liệu tăng trong kỳ
(2) Giá trị vật liệu chưa dùng cuối kỳ
(3) Kết chuyển giá trị vật liệu chưa dùng đầu kỳ
(4) Giá trị NVL dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm
(5) Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp
Sơ đồ 05: Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
 Trình tự tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp
(1)
TK 621 TK 631 TK 154
(5)
(2)
TK 622 TK 632
(6)
(3)
TK 627
(4)
20
(1) Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
(2) Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
(3) Chi phí nhân công trực tiếp
(4) Chi phí sản xuất chung kết chuyển hoặc phân bổ cho các đối tượng tính giá
(5) Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
(6) Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ
trực tiếp
Sơ đồ 06: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm
theo phương pháp KKĐK
1.2. ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ TRONG DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT
Sản phẩn dở dang là lượng sản phẩm hoặc công việc còn đang trong quá trình
sản xuất, gia công chế biến hoặc đang nằm trên dây chuyền công nghệ. Đây cũng
có thể là những sản phẩm, công việc đã trải qua và hoàn thành một vài quy trình
chế biến nhưng phải được tiếp tục gia công thì mới trở thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Để tính toán giá thành sản phẩm một cách hợp lý và sát thực thì phải tính toán
và xác định được phần chi phí sản xuất còn nằm ở số sản phẩm dở dang lúc cuối
kỳ. Công việc tính toán và xác định chi phí đó được gọi là đánh giá sản phẩm dở
dang. Đây là một trong những nhân tố quyết định đến tính trung thực và hợp lý của
giá thành.
Để đánh giá chính xác về sản phẩm dở dang thì trước hết phải tổ chức kiểm kê
chính xác khối lượng sản phẩm làm dở thực tế, đi kèm với việc xác định mức độ
hoàn thành của chúng. Tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công
nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các
phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau:
1.2.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính
(CPNVLC) hoặc theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT)
Theo phương pháp này, người ta chỉ tính chi phí nguyên vật liệu chính hoặc chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm dở dang. Còn các chi phí gia công chế
21
biến (như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung,...) được tính hết cho
sản phẩm hoàn thành theo công thức:
Giá trị VLC
nằm trong
sản phẩm
DD
=
Số lượng sản phẩm
DD cuối kỳ
x
Giá trị
VLC
xuất
dùng
Số lượng
thành phẩm
+
Số lượng
sản phẩm
DD
Đây là phương pháp đơn giản, cho phép tính toán nhanh và dễ dàng với một
khối lượng tính toán ít. Tuy nhiên, phương pháp này lại không cho phép đánh giá
chính xác sản phẩm dở dang do đã bỏ qua toàn bộ chi phí chế biến. Nó thường
được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất có số lượng sản phẩm dở
dang ít, có chi phí vật liệu chính hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Đặc biệt chi phí đó phải được bỏ ra 1
lần từ lúc bắt đầu quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm. Tuy nhiên trong
trường hợp doanh nghiệp sản xuất theo một quy trình công nghệ phức tạp theo
kiểu chế biến liên tục thì chi phí sản phẩm dở dang ở giai đoạn thứ nhất được tính
theo chi phí vật liệu chính hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn ở các giai
đoạn sau được tính theo giá thành bán thành phẩm của giai đoạn trước chuyển
sang. Toàn bộ chi phí bỏ ra ở giai đoạn sau sẽ được tính hết cho sản phẩm hoàn
thành trong giai đoạn đó.
1.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước tính sản lượng
tương đương
Theo phương pháp này, người ta phải căn cứ vào mức độ hoàn thành của sản
phẩm dở dang để quy đổi số lượng sản phẩm dở dang đó thành số lượng sản phẩm
hoàn thành tương đương. Từ đó xác định chi phí cho sản phẩm dở dang cuối kỳ
như sau:
Trường hợp 1, đối với chi phí bỏ ra một lần tại khâu ban đầu, không phụ thuộc vào
mức độ chế biến (vật liệu chính) được tính cho sản phẩm dở dang theo số lượng thực tế:
Chi phí VLC
tính cho sản
phẩm dở dang
=
Tổng chi phí VLC
x
Số lượng
sản phẩm
dở dang
Số lượng sản
phẩm hoàn thành
+
Số lượng sản
phẩm dở dang
22
Trong đó:
Tổng chi phí
VLC
=
Chi phí VLC
DD đầu kỳ
+
Chi phí VLC phát
sinh trong kỳ
Trường hợp 2, đối với những chi phí bỏ ra dần theo mức độ chế biến (chi phí
chế biến) thì được tính cho sản phẩm dở dang theo tỷ lệ phần trăm hoàn thành
(theo sản phẩm hoàn thành tương đương):
Chi phí
chế biến tính cho
sản phẩm
dở dang
=
Tổng chi phí chế biến
x
Số lượng
sản phẩm
hoàn thành
tương đương
Số lượng sản
phẩm hoàn thành
+
Số lượng sp hoàn
thành tương
đương
Trong đó:
Tổng CP chế biến = CP chế biến DD đầu kỳ + CP chế biến phát sinh trong kỳ
Số lượng sản phẩm
hoàn thành tương đương
=
Số lượng sản phẩm
dở dang
x
Tỷ lệ %
hoàn thành
Từ đó tính ra giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức:
Giá trị sản phẩm
dở dang cuối kỳ
=
Chi phí VLC tính
cho sản phẩm DD
+
Chi phí chế biến
tính cho sản phẩm DD
Phương pháp này giúp đưa ra kết quả đánh giá chính xác hơn so với phương
pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính, do trong giá
trị sản phẩm làm dở đã bao gồm cả 3 khoản mục phí (tính theo mức độ hoàn
thành). Tuy nhiên, khii áp dụng phương pháp này, công việc tính toán sẽ trở nên
phức tạp hơn, khối lượng tính toán cũng nhiều hơn. Mặt khác, việc xác định mức
độ hoàn thành của sản phẩm dở dang lại khá phức tạp và mang tính chủ quan của
con người.
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất sản
phẩm mà chi phí nguyên vật liệu chính hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và mức độ dở dang của sản phẩm
không đồng đều giữa các kỳ.
23
1.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí kế hoạch hoặc theo chi phí định
mức
Theo phương pháp này, người ta căn cứ vào chi phí kế hoạch hoặc định mức ở
từng bước, từng giai đoạn công nghệ, tưng khâu công việc để làm cơ sở đánh giá
sản phẩm dở dang ở từng bước, giai đoạn, khâu công việc đó. Trong đó chi phí
định mức được xác định dựa trên khối lượng sản phẩm làm dở đã được kiểm kê,
xác định ở từng công đoạn và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn
sản xuất tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm. Đối với chi phí bỏ 1 lần ngay từ
đầu, tính theo công thức:
CPSX của SPDD
cuối kỳ giai đoạn i
=
Số lượng SPDD cuối
kỳ
giai đoạn i
x
Định mức chi phí
giai đoạn i
Còn đối với chi phí bỏ dần dần trong quá trình chế biến thì chi phí dở dang
được tính như sau:
CPSX của
SPDD cuối kỳ
giai đoạn i
=
Số lượng
SPDD cuối kỳ
giai đoạn i
x
Mức độ
hoàn thành
của SPDD
x
Định mức
chi phí
giai đoạn i
Trong phương pháp này, khi xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm làm
dở, kế toán áp dụng phương pháp khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
nhưng là dựa trên chi phí sản xuất định mức. Trong trường hợp không xác định
được mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở thì kế toán áp dụng theo phương
pháp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc nguyên vật liệu chính trực tiếp (dựa
trên CPNVLTT hoặc CPNVL chính định mức). Phương pháp này có ưu điểm là
tính toán nhanh, dễ dàng, thuận lợi do đã có hệ thống định mức sẵn. Nhưng trong
quá trình áp dụng lại vấp phải một hạn chế đó là khó khăn trong việc xây dựng
được một hệ thống định mức chuẩn xác là vô cùng khó khăn. Do đó, nó thường
được áp dụng tại những đơn vị mà tại đó được hệ thống chi phí định mức, chi phí
kế hoạch được xây dựng một cách ổn định, sát với tình hình thực tế.
1.3. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.3.1. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm
1.3.1.1. Giá thành sản phẩm
Giá thành là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động
sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ
24
đã hoàn thành. Nói cách khác, đó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi
phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng lại có liên quan đến khối lượng
công việc, sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Một cách cụ thể hơn, giá thành sản
phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình sản
xuất, tiêu thụ và phải được bồi hoàn để tái sản xuất trong doanh nghiệp, mà không
bao gồm tất cả mọi chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh. Do vậy yêu cầu giá
thành phải phản ánh đúng giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản
xuất, tiêu thụ để có thể bù đắp được những hao phí về lao động sống và lao động
vật hoá mà quá trình sản xuất tạo ra.
Qua đó ta thấy, về bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là giống
nhau vì chúng cùng là biểu hiện bằng tiền về lao động sống và lao động vật hoá.
Tuy nhiên chúng khác nhau về lượng và thời gian.
Về mặt thời gian, chi phí sản xuất luôn bị gói trong một thời kỳ nhất định,
không phân biệt là cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa. Trong khi đó
việc tính giá thành sản phẩm là việc xác định một lượng chi phí sản xuất tính cho
một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định, bất kể chi phí sản xuất đó phát sinh ở
kỳ nào. Về mặt lượng, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm liên hệ với nhau
theo công thức:
Giá thành sp
hoàn thành
=
Chi phí SX
DD đầu kỳ
+
Chi phí SX phát
sinh trong kỳ
-
Chi phí SX
DD cuối
kỳ
Từ công thức trên ta thấy, giữa chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và giá thành
sản phẩm luôn có sự chênh lệch về mặt lượng do đầu kỳ và cuối kỳ tại doanh
nghiệp có sản phẩm dở dang. Nếu như doanh nghiệp không có sản phẩm dở dang
hoặc sản phẩm dở dang đầu và cuối kỳ bằng nhau thì lúc này, giá thành sản phẩm
chính là bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
1.3.1.2. Phân loại giá thành sản phẩm
Để đáp ứng những yêu cầu khác nhau trong quản lý, hạch toán và trong công
tác kế hoạch hoá giá thành, ngươig ta đã tiến hành phân loại giá thành theo những
tiêu thức khác nhau:
 Theo thời điểm lập và nguồn số liệu, giá thành được chia làm 3 loại, giá thành
kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế:
25
- Giá thành kế hoạch: là giá thành được xác định trên cơ sở giá thành thực tế
kỳ trước và các định mức bình quân tiên tiến, dự toán chi phí của kỳ kế hoạch và
không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch.
- Giá thành định mức: là loại giá thành sản phẩm được xây dựng trên cơ sở
các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch
(thường là ngày đầu tháng). Do đó nó luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của
các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Giá thành thực tế: được xác định dựa trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực
tế phát sinh và tập hợp trong kỳ cùng với khối lượng sản xuất thực tế trong kỳ.
Trong đó giá thành kế hoạch và giá thành định mức được tính toán trước khi
tiến hành sản xuất. Còn giá thành thực tế lại được xác định sau khi quá trình sản
xuất đã hoàn thành.
 Theo phạm vi tính giá thành, giá thành được chia làm 2 loại, giá thành sản xuất
và giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ):
- Giá thành sản xuất: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí sản xuất mà
doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản
xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi
phí sản xuất chung.
- Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các
chi phí để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bao gồm chi phí sản
xuất, chi phí quản lý và chi phí bán hàng.
1.3.2. Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất là các loại sản phẩm,
công việc hoặc lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải được tính giá thành và
giá thành đơn vị. Nếu khi xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, người ta
xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và
nơi chịu chi phí thì khi xác định đối tượng tính giá thành, người ta lại xác định
thành phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định mà có thể và đòi hỏi phải
tính giá thành một đơn vị. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình
sản xuất, cũng có thể đang nằm trên dây chuyền công nghệ, tuỳ thuộc vào chế độ
hạch toán kinh tế mà doanh nghiệp áp dụng. Ví dụ như khi căn cứ vào đặc điểm
26
quy trình công nghệ sản xuất, nếu chỉ là sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá
thành chính là sản phẩm cuối cùng, còn nếu là sản xuất phức tạp thì đối tượng tính
giá thành có thể lá sản phẩm cuối cùng, cũng có thể là bán thành phẩm sau một
giai đoạn công nghệ nào đó. Khi căn cứ vào loại hình sản xuất, trường hợp doanh
nghiệp sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ, đối tượng tính giá thành là
sản phẩm của từng đơn, còn trường hợp doanh nghiệp sản xuất hàng loạt với khối
lượng lớn thì đối tượng tính giá thành lại là sản phẩm cuối cùng hoặc bán thành
phẩm. Ngoài ra còn có thể dựa vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất
kinh doanh; vào đặc điểm sản phẩm và đặc điểm sử dụng sản phẩm; vào yêu cầu
hạch toán nội bộ và yêu cầu xác định hiệu quả kinh tế của từng loại sản phẩm mà
doanh nghiệp lựa chọn ra đối tượng tính giá thành khác nhau.
Như vậy, trong một doanh nghiệp sản xuất, một đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất có thể liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại, một đối
tượng tính giá thành cũng có thể liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất.
1.3.3. Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành là kỳ hay khoảng thời gian mà kế toán giá thành phải thực
hiện công việc tính giá thành cho đối tượng tính giá thành. Xác định thích hợp kỳ
tính giá thành sẽ góp phần giúp cho việc tính giá thành được thực hiện một cách
khoa học và hợp lý, đem lại những số liệu xác đáng về giá thành thực tế của sản
phẩm, lao vụ, hàng hoá. Từ đó phát huy chức năng giám đốc tình hình thực hiện kế
hoạch giá thành của giá thành thực tế sản phẩm.
Để xác định kỳ tính giá thành thích hợp, doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm tổ
chức sản xuất và chu kỳ sản xuất sản phẩm. Đối với các loại sản phẩm được sản
xuất liên tục và hàng loạt với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn như bánh kẹo,
quần áo,...thì kỳ tính giá thành có thể là hàng tháng hay hàng quý. Nếu doanh
nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng thì sau khi hoàn thành toàn bộ đơn hàng, kế
toán mới tính giá thành cho toàn bộ đơn hàng đó. Riêng đối với các loại sản phẩm
được tổ chức sản xuất đơn chiếc, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm chỉ hoàn thành sau
khi kết thúc chu kỳ sản xuất như xây dựng, đóng tàu,...thì kỳ tính giá thành thích
hợp lại là lúc kết thúc chu kỳ sản xuất.
27
1.3.4. Phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất
Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc một hệ thống các
phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm. Nó mang tính
thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Tuỳ thuộc
vào đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành mà doanh nghiệp có
thể sử dụng một trong những phương pháp tính giá thành như phương pháp trực
tiếp, phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp hệ số, phương pháp tỷ lệ,...Bên
cạnh đó doanh nghiệp cũng có thể kết hợp sử dụng các phương pháp khác nhau để
nâng cao hiệu quả quản lý.
1.3.4.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn
Phương pháp này thường được áp dụng trong những doanh nghiệp có quy trình
công nghệ sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn,
chu kỳ sản xuất ngắn (như các nhà máy sản xuất điện, nước, các doanh nghiệp khai
thác,...) và hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm.
Trong phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí trùng với đối tượng tính giá
thành, là từng loại sản phẩm hay từng loại dịch vụ nhất định và giá thành sản phẩm
được tính theo công thức:
Giá thành
đơn vị
sản phẩm
=
CPSX dở dang
đầu kỳ
+
CPSX phát sinh
trong kỳ
-
CPSX dở dang
cuối kỳ
Số lượng sản phẩm hoàn thành
1.3.4.2. Phương pháp tổng cộng chi phí
Phương pháp hệ số thường được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong
cùng một quá trình sản xuất, cùng một loại nguyên vật liệu và một lượng lao động
nhất định nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau và chi
phí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải hạch toán chung
cho cả quá trình sản xuất. Đối với phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí là
cả quy trình công nghệ (nhóm sản phẩm) trong khi đối tượng tính giá thành là từng
loại sản phẩm.
Theo như nội dung phương pháp, trước hết kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để
quy các loại sản phẩm về sản phẩm gốc. Từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến
28
giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá
thành từng loại sản phẩm. Cụ thể như sau:
- Quy đổi số lượng các loại sản phẩm về số lượng sản phẩm chuẩn (sản phẩm
gốc):
Số lượng sản phẩm chuẩn
của từng loại sản phẩm
=
Số lượng thực tế
của từng loại sản phẩm
x
Hệ số quy đổi về sản
phẩm chuẩn của từng
loại sản phẩm
- Xác định giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn:
Giá thành đơn vị
sản phẩm chuẩn
=
Tổng giá thành của nhóm sản phẩm
Tổng số lượng sản phẩm chuẩn của nhóm sản phẩm
Trong đó:
Tổng giá thành
của nhóm sản phẩm
=
CPSX dở
dang đầu kỳ
+
CPSX phát
sinh trong kỳ
-
CPSX dở dang
cuối kỳ
- Tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị:
Tổng giá thành thực tế
của từng loại sản phẩm
=
Số lượng sản phẩm chuẩn
của từng loại sản phẩm
x
Giá thành đơn vị
sản phẩm chuẩn
Giá thành đơn vị thực tế
của từng loại sản phẩm
=
Tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩm
Số lượng thực tế của từng loại sản phẩm
1.3.4.4. Phương pháp giá thành tỷ lệ
Phương pháp giá thành tỷ lệ thường được áp dụng trong trường hợp doanh
nghiệp sản xuất với cùng một quy trình công nghệ, sử dụng cùng một loại nguyên
vật liệu, kết quả sản xuất thu được đồng thời nhiều nhóm sản phẩm cùng loại nhưng
khác nhau về phẩm cấp, kích cỡ. Trong phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí
sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ (nhóm sản phẩm) còn đối tượng tính giá
thành là từng phẩm cấp, kích cỡ sản phẩm (từng loại sản phẩm trong nhóm).
Theo nội dung phương pháp, kế toán căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản
xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức) để tính ra giá thành đơn
vị và tổng giá thành theo công thức:
29
Tổng giá thành
thực tế của từng
loại sản phẩm
=
Tổng giá thành thực tế
của nhóm sản phẩm
x
Tổng giá thành kế
hoạch (định mức)
của từng loại
sản phẩm trong nhóm
Tổng giá thành kế hoạch (định
mức) của nhóm sản phẩm
Ngoài các phương pháp trên, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng thêm các
phương pháp như phương pháp liên hợp (kết hợp nhiều phương pháp khác nhau do
đặc điểm về tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm)
hay phương pháp loại trừ sản phẩm phụ. Đặc biệt trong phương pháp loại trừ sản
phẩm phụ, kế toán tiến hành loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản
xuất chính theo công thức:
Tổng
giá thành
SX chính
=
Giá trị SX
chính dở
dang đầu kỳ
+
Tổng CPSX
phát sinh
trong kỳ
-
Giá trị
sản phẩm
phụ
thu hồi
-
Giá trị
sản phẩm chính
dở dang cuối kỳ
Trong đó giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp
như theo giá kế hoạch, theo giá nguyên liệu ban đầu, theo giá ước tính,...Phương
pháp này thường chỉ được sử dụng đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một
quá trình sản xuất ngoài các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những
sản phẩm phụ (doanh nghiệp chế biến mỳ ăn liền, rượu, bia, đường,...).
1.3.5. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu
1.3.5.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong doanh nghiệp sản xuất giản đơn
Doanh nghiệp sản xuất giản đơn thường là những doanh nghiệp có số lượng
mặt hàng ít, khối lượng sản xuất lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, không có sản phẩm dở
dang hoặc nếu có thì sản phẩm dở dang không đáng kể (như các doanh nghiệp khai
thác than, hải sản,...). Do đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm quy trình công
nghệ giản đơn mà việc hạch toán chi phí sản xuất được tiến hành theo sản phẩm.
Mỗi mặt hàng sản xuất đều được mở sổ (thẻ) hạch toán chi phí sản xuất. Theo
30
phương pháp này, giá thành sản phẩm thường được tính một lần vào cuối tháng
theo phương pháp trực tiếp hoặc liên hợp.
1.3.5.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp theo kiểu chế
biến liên tục
Đối với những doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp
theo kiểu chế biến liên tục, bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ nối tiếp nhau, mà
sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn trước lại trở thành đối tượng chế biến ở giai đoạn
sau, thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng bước, từng giai đoạn công nghệ.
Theo đó, chi phí sản xuất phát sinh trong giai đoạn nào sẽ được tập hợp riêng cho
giai đoạn đó. Riêng đối với chi phí sản xuất chung lại được tập hợp cho toàn phân
xưởng rồi mới phân bổ cho các bước theo một tiêu thức thích hợp. Phương pháp tính
giá thành sản phẩm được áp dụng phụ thuộc vào đơn vị hạch toán chi phí sản xuất
theo phương án có bán thành phẩm hoặc không có bán thành phẩm., thường là
phương pháp tổng cộng chi phí hay phương pháp hệ số (hoặc tỷ lệ).
 Tính giá thành sản xuất theo phương án hạch toán chi phí sản xuất có bán thành
phẩm:
Phương pháp này thường được áp dụng trong những doanh nghiệp có yêu cầu
hạch toán kinh doanh nội bộ cao hoặc bán thành phẩm có thể được tiêu thụ ra bên
ngoài (thường áp dụng phương pháp trực tiếp hay liên hợp). Trong phương pháp
này, giá trị bán thành phẩm của bước trước chuyển sang bước sau được tính theo giá
thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục phí gọi là kết chuyển tuần tự.
Giá thành
bán thành phẩm
bước 1
=
Chi phí
NVL
chính
+
Chi phí
chế biến
bước 1
±
Giá trị
sp dở dang
bước 1
Giá thành
bán thành phẩm
bước 2
=
Giá thành bán
thành phẩm
bước 1
+
Chi phí
chế biến
bước 2
±
Giá trị
sp dở dang
bước 2
........
Giá thành
bán thành phẩm
bước n
=
Giá thành bán
thành phẩm
bước (n-1)
+
Chi phí
chế biến
bước n
±
Giá trị
sp dở dang
bước n
31
 Tính giá thành thành phẩm theo phương án hạch toán chi phí sản xuất không có
bán thành phẩm
Phương pháp này thường được áp dụng trong những doanh nghiệp không có
yêu cầu hạch toán kinh doanh nội bộ cao. Bán thành phẩm ở giai đoạn trước chỉ là
đối tượng chế biến ở giai đoạn sau, mà không được tiêu thụ ra bên ngoài. Trong
phương pháp này, chi phí chế biến phát sinh trong các bước dược tính nhập đồng
thời vào giá thành thành phẩm, còn gọi là kết chuyển song song. Cũng theo
phương pháp này, đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm. Phương pháp
thường được sử dụng là phương pháp tổng cộng chi phí.
Giá thành
thành
phẩm
=
Chi phí
NVL chính
tính cho TP
+
Chi phí chế biến
bước 1
tính cho TP
+ ... +
Chi phí chế biến
bước n
tính cho TP
1.3.5.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng
Đối với những doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, đối tượng hạch toán
chi phí được xác định là từng đơn hàng, không kể số lượng sản phẩm của đơn đặt
hàng đó nhiều hay ít, quy trình công nghệ giản đơn hay phức tạp. Các chi phí sản
xuất phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực
tiếp cho đơn đặt hàng đó theo chứng từ gốc (hoặc bảng phân bổ chi phí). Riêng chi
phí sản xuất chung thì được tập hợp cho tất cả các đơn hàng rồi mới phân bổ cho
từng đơn theo từng tiêu thức thích hợp (như số giờ công sản xuất, chi phí nhân
công trực tiếp,...).
Về việc tính giá thành sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng đơn hàng và
việc tính giá thành được thực hiện khi đơn đặt hàng đã hoàn thành, nên kỳ tính giá
thành không nhất trí với kỳ báo cáo. Với những đơn đặt hàng chưa hoàn thành, khi
đến kỳ báo cáo thì toàn bộ chi phí tập hợp theo đơn đó được coi là sản phẩm dở
dang cuối kỳ và chuyển kỳ sau. Còn với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì
tổng giá thành sản phẩm chính là tổng chi phí đã tập hợp theo đơn đó. Giá thành
đơn vị được xác định bằng cách lấy tổng giá thành chia cho số sản phẩm trong
đơn. Tuỳ theo tính chất sản phẩm, yêu cầu quản lý, cũng như quy trình công nghệ
32
mà kế toán lựa chon ra phương pháp tính giá thành thích hợp là một trong các
phương pháp cơ bản (phương pháp hệ số, tổng công chi phí, liên hợp,...).
1.3.5.4. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng hệ thống định mức
Trong doanh nghiệp áp dụng hệ thống định mức, giá thành định mức của từng
loại sản phẩm được xác định dựa trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao lao động,
vật tư hiện hành và hệ thống dự toán về chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, kế toán còn
phải hạch toán riêng các thay đổi, chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá
trình sản xuất sản phẩm và phân tích chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thành 3
loại: theo định mức, chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch so với định
mức. Qua đó xác định giá thành thực tế của sản phẩm theo công thức:
Giá thành
thực tế
sản phẩm
=
Giá thành
định mức
sản phẩm
±
Chênh lệch
do thay đổi
định mức
±
Chênh lệch
so với định mức
đã điều chỉnh
Định mức không phải cố định mà có thể được thay đổi sao cho kinh tế, tiết kiệm và
phù hợp với khả năng của doanh nghiệp.
1.3.5.5. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh phụ
Bộ phận sản xuất phụ là bộ phận được tổ chức ra để phục vụ cho bộ phận sản
xuất chính và các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Tuy nhiên một phần sản phẩm
của sản xuất phụ cũng có thể được tiêu thụ ra bên ngoài.
Chi phí sản xuất phụ được tập hợp riêng cho từng bộ phận theo các khoản mục
tương ứng. Việc tính giá thành của sản phẩm phụ tuỳ thuộc vào sự phục vụ lẫn
nhau giữa các bộ phận sản xuất phụ trong doanh nghiệp.
Trong trường hợp giữa các bộ phận sản xuất phụ không có sự phục vụ lẫn
nhau hoặc có nhưng không đáng kể thì giá thành sản phẩm của sản xuất phụ được
tính theo phương pháp trực tiếp. Còn nếu giữa các bộ phận sản xuất phụ có sự
phục vụ lẫn nhau đáng kể thì việc tính giá thành của bộ phận sản xuất phụ được
thực hiện theo trình tự sau:
 Bước 1:Xác định giá trị phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất phụ theo
giá thành kế hoạch hoặc giá thành đơn vị ban đầu:
33
Giá thành đơn
vị ban đầu
=
Tổng chi phí ban đầu
Tổng sản lượng
 Bước 2: Xác định giá trị sản xuất phụ cung cấp cho các bộ phận khác theo giá
thành đơn vị mới:
Giá
thành
đơn vị
mới
=
Tổng chi phí
ban đầu
+
Giá trị lao vụ nhận của
bộ phận SX phụ khác
-
Giá trị lao vụ cung cấp
cho bộ phận SX phụ
khác
Tổng sản
lượng
ban đầu
-
Sản lượng cung cấp cho các bộ phận SX phụ khác
(kể cả tiêu dùng nội bộ nếu có)
1.4. HỆ THỐNG SỔ SÁCH KẾ TOÁN SỬ DỤNG ĐỂ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
Tuỳ thuộc vào đặc điểm quản lý và đặc điểm tổ chức công tác kế toán trong
doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể sử dụng một trong các hình thức kế toán:
nhật ký sổ cái, chứng từ ghi sổ, nhật ký chung và nhật ký chứng từ.
Tuỳ thuộc vào hình thức kế toán doanh nghiệp lựa chọn áp dụng mà các
nghiệp vụ kinh tế nói chung và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tập
hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng sẽ được phản ánh trên các loại sổ
sách kế toán tổng hợp nhất định. Còn nhìn chung về hệ thống sổ chi tiết trong các
hình thức kế toán trên đều tương tự nhau.
Thứ nhất, nếu doanh nghiệp sử dụng hình thức Nhật Ký – Sổ Cái thì các
nghiệp vụ kinh tế liên quan đều được phản ánh trên sổ Nhật Ký – Sổ Cái. Trong
đó, phần Sổ Cái được thể hiện trên các TK 621, 622, 627, 154 (hoặc 631).
Thứ hai, nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung thì các
nghiệp vụ kinh tế trên được phản ánh vào sổ Nhật ký chung và sổ Cái các TK 621,
622, 627, 154 (hoặc 631).
Thứ ba, trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký – Chứng
từ thì các nghiệp vụ kế toán liên quan đến tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm được phản ánh trên các bảng phân bổ (bảng phân bổ vật liệu, bảng phân bổ
tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng tính và phân bổ khấu hao), bảng kê số 4, nhật
ký chứng từ số 7, sổ cái các TK 621, 622, 627, 154 (hoặc 631).
34
Trên thực tế, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của mình mà doanh nghiệp sẽ tiến
hành lựa chọn một hình thức cũng như phương pháp kế toán thích hợp, từ đó có
thể quản lý vật tư, tài sản, tiền vốn một cách hiệu quả cho doanh nghiệp mình.
1.5. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG KẾ TOÁN MÁY
1.5.1. Chức năng, nhiệm vụ
Để tổ chức tốt nhất công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm sao cho đáp ứng tốt nhất yêu cầu quản lý, nhất là trong điều kiện áp dụng kế
toán máy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện tốt các
nhiệm vụ:
Thứ nhất, về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành.
Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành đều phải được xác định sao
cho phù hợp với yêu cầu quản lý cũng như đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh,
đặc điểm sản phẩm của doanh nghiệp. Qua đó tiến hành tổ chức công tác mã hoá
và phân loại cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng. Đặc biệt không
bị nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình xử lý thông tin tự động.
Thứ hai, về hệ thống tài khoản kế toán. Kế toán phải sử dụng các tài khoản
sao cho phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho của doanh nghiệp. Kế đó,
tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý mà tiến hành chi tiết hoá các tài khoản cho từng đối
tượng để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Thứ ba, về việc tập hợp, kết chuyển, phân bổ chi phí sản xuất, được tiến hành
theo đúng trình tự đã xác định.
Thứ tư, về tổ chức các loại báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Công việc này do máy tự động thực hiện. Kế toán chỉ cần xem, in và phân tích nên
khối lượng công việc giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, có thể xây dựng các chỉ tiêu
phân tích cơ bản phục vụ cho việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí
và kế giá thành.
Thứ năm, về sản phẩm dở dang. Phải tổ chức kiểm kê, cập nhật, xử lý khối
lượng sản phẩm dở dang cuối tháng, khối lượng sản phẩm dở dang đã hoàn thành
trong tháng,...xây dựng được một phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khoa
35
học, hợp lý tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ, nhằm
cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác và sát thực phục vụ cho quản lý.
1.5.2. Nguyên tắc và các bước tiến hành
Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện
doanh nghiệp áp dụng kế toán máy được thực hiện theo các bước như sau:
Thứ nhất, về việc tập hợp chi phí sản xuất. Công việc này do máy tự động
thực hiện bằng cách nhận dữ liệu từ các bộ phận liên quan rồi tự tính toán, phân bổ
chi phí sản xuất trong kỳ. Để giúp máy thực hiện tốt công việc của mình, kế toán
phải tiến hành mã hoá từng khoản mục chi phí ngay từ đầu sao cho tương ứng với
các đối tượng chịu chi phí.
Thứ hai, về sản phẩm dở dang. Kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê đánh giá
sản phẩm dở dang trong kỳ theo tưng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để nhập
dữ liệu vào máy.
Thứ ba, lập các bút toán điều chỉnh, kết chuyển, khoá sổ cuối kỳ trên cơ sở
hướng dẫn có sẵn.
Thứ tư, kế toán tiến hành kiểm tra các báo cáo cần thiết liên quan đến tập hợp
chi phí và tính giá thành căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin.
1.5.3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp
dụng kế toán máy
Khi đã áp dụng được phần mềm kế toán máy tương thích thì công việc của kế
toán sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Việc cung cấp thông tin cũng trở nên kịp
thời, chính xác hơn, phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý.
Sau khi cài đặt và khởi động chương trình kế toán máy, kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành như sau:
Bước 1, xử lý nghiệp vụ, bao gồm các công việc như phân loại chứng từ, định
khoản, xử lý sự trùng lặp và mã hoá các đối tượng.
Bước 2, nhập dữ liệu. Nhập dữ liệu bao gồm 2 phương thức. Đối với những
loại dữ liệu mang tính cố định như phương pháp kế toán hàng tồn kho, khai báo
các thông số, nhập dữ liệu vào các danh mục,...thì được thực hiện một lần. Còn đối
với các dữ liệu phát sinh trong kỳ báo cáo, kế toán phải vào màn hình nhập dữ liệu,
36
tìm hiểu các thông báo, chỉ dẫn khi nhập cũng như quy trình nhập dữ liệu mới; tiến
hành nhập, sửa, xoá dòng dữ liệu, phục hồi dòng dữ liệu đã xoá theo chỉ dẫn.
Bước 3, xử lý dữ liệu. Công việc này được tiến hành khi nhập thêm dữ liệu
mới, sửa chữa hay xoá những dữ liệu đã nhập.
Bước 4, xem và in sổ sách, báo cáo.
1.5.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong điều kiện áp dụng kế
toán máy
 Bước 1: Xử lý nghiệp vụ
- Phân loại chứng từ: là việc chia các chứng từ có đặc điểm giống nhau (phiếu
nhập, phiếu xuất, phiếu thu,...) vào cùng một loại một cách có hệ thống. Với mỗi
loại chứng từ ta lại thấy xuất hiện một màn hình nhập dữ liệu khác nhau, tuỳ theo
yêu cầu quản lý và chế độ kế toán hiện hành. Khi nhập dữ liệu của một chứng từ
gốc, ta chỉ cần lựa chọn và nhập dữ liệu vào các ô cần thiết ngầm định sẵn.
Cần chú ý khi nhập dữ liệu vào phiếu nhập, kế toán căn cứ vào số lượng và giá
trị (bao gồm giá thực tế mua, chi phí thu mua, các khoản thuế không được hoàn lại
và thuế không được khấu trừ). Còn khi nhập dữ liệu và phiếu xuất kho, kế toán chỉ
nhập số lượng, vì giá trị xuất kho là do máy tự động tính theo công thức ngầm định
của doanh nghiệp.
- Định khoản: trong bước này, kế toán xác định mối quan hệ đối ứng giữa các
tài khoản liên quan đến nghiệp vụ kinh tế vừa phát sinh.
- Công tác mã hoá: là việc xác lập một tập hợp những hàm thức mang tính quy
ước và gán cho tập hợp này một ý nghĩa bằng cách cho liên hệ với tập hợp những
đối tượng cần biểu diễn, nhằm mục đích nhận diện dứt khoát, không bị nhầm lẫn
một mẫu tin trong một tập tin hay một cá thể trong một tổng thể.
 Bước 2: Nhập dữ liệu
- Với các dữ liệu cố định như khai báo các thông số, nhập dữ liệu vào các danh
mục,...thì được thực hiện một lần lúc ban đầu, trừ khi có bổ sung hoặc mở rộng
quy mô danh mục.
- Với những dữ liệu phát sinh kỳ báo cáo, sau khi vào màn hình nhập liệu, kế
toán tiến hành thực hiện thao tác nhập liệu theo thông báo và chỉ dẫn.
37
 Bước 3: Xử lý dữ liệu.
Công việc này được thực hiện khi có sai sót cần sửa, xoá hoặc phục hồi và
được thao tác theo chỉ dẫn của chương trình.
 Bước 4: Xem, in sổ sách, báo cáo.
Người sử dụng thông tin nên tìm hiểu quy trình xử lý, luân chuyển sổ và số
liệu của phần mềm kế toán. Từ đó hiểu được mối quan hệ giữa các sổ sách, báo
cáo, có được những thông tin hữu ích phục vụ quá trình ra quyết định.
1.5.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung
Các bước tiến hành đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất
chung trong điều kiện áp dụng kế toán máy cũng tương tự như các bước tiến hành
đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nêu trên. Tức là cũng bao gồm 4 bước cơ
bản: xử lý nghiệp vụ, nhập dữ liệu, xử lý dữ liệu và xem, in sổ sách báo cáo.
1.5.3.3. Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ
Công việc này do máy tự động thực hiện bao gồm các bút toán kết chuyển và
phân bổ. Trong trường hợp doanh nghiệp tập hợp chi phí theo phân xưởng thì phải
xây dựng danh mục phân xưởng.
Để phục vụ việc tính giá thành theo khoản mục, chương trình có thể xây dựng
danh mục các khoản mục chi phí, có sự kết hợp với các tài khoản chi phí để tập
hợp chi phí vào sổ sách, báo cáo theo khoản mục. Từ đó lấy số liệu lên bảng tính
giá thành theo khoản mục. Khi nhập dữ liệu, các chi phí phát sinh phải chia ra
khoản mục chi phí để chương trình tập hợp.
1.5.3.4. Kế toán giá thành sản phẩm
 Kiểm kê, đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ
Do máy tính không thể tự xác định được khối lượng và mức độ làm dở của sản
phẩm cuối kỳ nên đòi hỏi doanh nghiệp phải kiểm kê. Trên cơ sở kết quả kiểm kê,
kế toán nhập dữ liệu vào máy để máy tự động tính toán theo phương pháp ngầm
định.
 Quy trình thực hiện tính giá thành
- Cập nhật sản phẩm làm dở đầu kỳ (hoặc do máy tự động chuyển từ cuối kỳ trước)
- Tập hợp chi phí: công việc này do máy tính tự động thực hiện
- Cập nhật chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ và làm dở cuối kỳ
- Tổng hợp số liệu
- In báo cáo, sổ sách.
38
PHẦN II
TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY
DỆT – MAY HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về công ty
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
- Tên công ty: Tổng công ty Dệt- May Hà Nội
- Tên giao dịch quốc tế: HANOSIMEX
- Trụ sở chính: Số 1 –Mai Động - Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội
- Logo:
Tổng công ty Dệt – May Hà Nội là một trong những doanh nghiệp hàng đầu
của ngành dệt may Việt Nam. Đây là một doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc
lập trực thuộc Tổng công ty Dệt – May Việt Nam mà hiện nay là Tập đoàn Dệt –
May Việt Nam. Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước và điều lệ tổ
chức hoạt động (điều lệ này do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dệt –
May Việt Nam phê chuẩn). Hiện nay, để thích ứng với môi trường kinh tế mới, mở
cửa và hội nhập, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Công ty Dệt – May Hà Nội
(mà hiện nay là Tổng công ty Dệt – May Hà Nội) được xây dựng và thực hiện dự
án chuyển đổi sang mô hình quản lý Công ty mẹ – Công ty con. Trong đó Tổng
công ty Dệt – May Hà Nội là công ty mẹ, các nhà máy thành viên hiện nay đang
được cổ phần hóa và trở thành công ty cổ phần (công ty con), là doanh nghiệp có
pháp nhân độc lập. Đây được coi là động lực mới cho sự phát triển của công ty
trong tương lai.
39
Tổng công ty Dệt – May Hà Nội tiền thân là Nhà máy Sợi Hà Nội, khi mà
Tổng công ty Nhập khẩu Thiết bị Việt Nam (TECHNO-IMPORT Vietnam) và
hãng UNIONMATEX (CHLB Đức) chính thức ký hợp đồng xây dựng Nhà máy
Sợi Hà Nội vào ngày 7 tháng 4 năm 1978. Tháng 02/1979, công trình được khởi
công xây dựng. Và đến ngày 21/11/1984, công trình đã hoàn thành các hạng mục
cơ bản, sau đó được chính thức bàn giao cho nhà máy quản lý điều hành với tên
gọi đầu tiên “Nhà máy Sợi Hà Nội”. Đến tháng 12/1987 thì toàn bộ thiết bị công
nghệ phụ trợ được đưa vào sản xuất và 2 năm sau, tháng 12/1989 thì Dây chuyền
Dệt kim số 1 được đầu tư xây dựng. Ngày 30/04/1991, theo quyết định QĐ-138-
CNN-TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ, Nhà máy Sợi Hà Nội đã được chuyển đổi
thành “Xí nghiệp liên hợp Sợi – Dệt kim Hà Nội” với tên giao dịch quốc tế là
Hanosimex. Đến tháng 10/1993, để vực dậy nhiều doanh nghiệp yếu kém đang gặp
khó khăn có nguy cơ phá sản, theo Quyết định sáp nhập của Bộ Công nghiệp nhẹ,
công ty đã tiếp nhận Nhà máy Sợi Vinh và đến năm 1995, Công ty cũng tiếp nhận
thêm cả Nhà máy Sợi Hà Đông. Đây là hai đơn vị làm ăn yếu kém, gặp nhiều khó
khăn. Để vực dậy hai đơn vị này, công ty đã phải đầu tư nhiều công sức, tài chính
và nguồn cán bộ, đồng thời sắp xếp lại tổ chức, phân loại và sử dụng lao động hợp
lý; chấn chỉnh các mặt quản lý, đưa vào nền nếp. Mặt khác, công ty còn đầu tư vốn
cải tạo, xây dựng xưởng sản xuất, nâng cấp đổi mới thiết bị. Sau một thời gian nỗ
lực củng cố, trong những năm gần đây hai nhà máy thành viên này đã có nhiều
chuyển biến, Tổng công ty đã giải quyết xong số lỗ và các khoản nợ đọng khoảng
30 tỷ đồng cho Nhà máy Sợi Vinh và Dệt Hà Đông. Hiện nay hai nhà máy này
đang thực sự sản xuất kinh doanh có lãi, năng lực sản xuất đã được nâng lên nhiều
lần. Đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện, thu nhập được nâng lên theo
hiệu quả sản xuất kinh doanh và cân đối với mặt bằng của cả Tổng công ty. Năm
2003, thu nhập của Nhà máy Sợi Vinh và của Nhà máy Dệt Hà Đông đã tăng lên
khoảng 10 lần so với thời điểm bắt đầu sáp nhập vào HANOSIMEX. Hiện nay đây
là mức thu nhập khá so với Nghệ An và Hà Đông.
Ngày 19/05/1994, Nhà máy Dệt kim được khánh thành bao gồm hai dây
chuyền I và II. Và khoảng nửa năm sau, tháng 01/1995, Công ty bắt đầu khởi công
xây dựng Nhà máy May – Thêu Đông Mỹ. Đến ngày 19/06/1995, theo Quyết định
40
840-TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ, Công ty đã đổi tên từ “Xí nghiệp liên hợp Sợi
– Dệt kim Hà Nội” thành “Công ty Dệt Hà Nội”. Năm năm sau, ngày 28/02/2000,
theo Quyết định QĐ-103-HĐQT của Hội Đồng Quản Trị, Công ty Dệt hà Nội đã
được đổi thành “Công ty Dệt – May Hà Nội.
Từ năm 2003, theo yêu cầu của Tổng công ty Dệt – May Việt Nam, Công ty
lại nhận nhiệm vụ giúp đỡ, quản lý toàn diện Công ty Dệt kim Hoàng Thị Loan –
một doanh nghiệp đang trong tình trạng sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, việc
làm và đời sống cán bộ công nhân viên rất khó khăn. Dưới sự điều hành, quản lý
của Công ty Dệt – May Hà Nội (mà hiện nay là Tổng công ty Dệt – May Hà Nội),
Công ty Dệt kim Hoàng Thị Loan đã chặn đứng tình trạng tụt dốc, thoát khỏi nguy
cơ phá sản. Năng lực sản xuất được khôi phục, các hoạt động được củng cố, có
chuyển biến tích cực, đang vào thế ổn định và phát triển. Dệt – May Hà Nội đã
hoàn thành trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp được sáp nhập và các
công ty khác, giúp tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.
Tháng 2 năm 2007, theo Quyết định của Bộ Công nghiệp nhẹ, Công ty Dệt
– May Hà Nội đã được đổi tên thành Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội. Ngày 6
tháng 2 năm 2007, Công ty đã tiến hành lễ đón nhận Huân chương và ra mắt Tổng
Công ty.
Hiện nay Công ty có diện tích mặt bằng khoảng 24 ha với một đội ngũ cán
bộ lãnh đạo có năng lực và đội ngũ công nhân viên lành nghề lên đến khoảng 6000
người. Công ty cũng được trang bị toàn bộ những thiết bị của những nước có công
nghệ hiện đại như CHLB Đức, Italia, Hà Lan, Hàn Quốc,...Với một nguồn nội lực
mạnh mẽ như vậy, tiềm năng phát triển hiện nay của Công ty là rất lớn. Trải qua
hơn 20 năm, nhờ hoạch định và thực hiện các mục tiêu một cách toàn diện, Công
ty đã đạt nhiều thành tích xuất sắc, được Nhà nước tặng nhiều Huân chương và
phần thưởng cao quý. Điều đó góp phần khẳng định vị thế của Dệt – May Hà Nội,
là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành Dệt – May Việt Nam.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng Công ty
Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển. Tổng Công ty Dệt – May Hà
Nội đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt – may
Việt Nam. Công ty cũng đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc xây dựng và
41
phát triển đất nước, thúc đẩy nhanh chóng quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại
hóa.
Để thực hiện tốt mục tiêu trên, Tổng Công ty luôn quán triệt cho mình các
chức năng và nhiệm vụ như sau:
2.1.2.1. Chức năng
Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội có chức năng sản xuất, kinh doanh và xuất
khẩu các loại sản phẩm sau:
 Chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các loại sợi đơn, sợi xe như sợi
cotton, sợi Pe, có chỉ số từ Ne06 đến Ne60, các loại sợi kiểu và sợi co giãn.
 Chuyên nhập các loại bông xơ, phụ tùng thiết bị chuyên ngành hóa chất,
thuốc nhuộm.
 Chuyên sản xuất các loại vải dệt kim thành phẩm như Rib, Interlock,
Lacost, Single,...và các sản phẩm may bằng vải dệt kim, vải dệt thoi.
 Chuyên sản xuất, kinh doanh các loại vải bò và sản phẩm may bằng vải bò
Jean.
 Chuyên sản xuất các loại khăn bông, mũ thời trang.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
Để làm tốt các chức năng trên, Tổng Công ty có nhiệm vụ:
 Sản xuất các sản phẩm sợi phục vụ cho tiêu thụ trên thị trường và cung cấp
nguyên liệu cho các nhà máy dệt trong nội bộ công ty.
 Sản xuất và tiêu thụ các loại vải dệt kim, dệt thoi, để phục vụ cho thị trường và
cung cấp vải cho các nhà máy may trong nội bộ công ty. Sản xuất, tiêu thụ
khăn bông , khăn tay và các sản phẩm sản xuất từ vải khăn.
 May các loại áo dệt kim, vải kaki theo đơn đặt hàng của khách hàng. Kết hợp
với việc gia công cho các bạn hàng lâu năm, trao đổi hàng hóa, tiến hành các
hoạt động giao dịch thương mại, sẵn sàng hợp tác cùng các bạn hàng trong và
ngoài nước để đầu tư thiết bị hiện đại, khoa học công nghệ mới nhằm không
ngừng mở rộng năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm., tạo công
ăn việc làm cho các cán bộ công nhân viên trong công ty.
 Sản xuất một số sản phẩm phụ như lõi ống, sáp, hơi nước, khí nén.. phục vụ
cho sản xuất của các nhà máy thành viên và công ty con trong nội bộ công ty.
42
 Kinh doanh và tiêu thụ các mặt hàng dệt may thông qua hệ thống các cửa
hàng.
 Góp vốn cùng với Công ty thời trang Vinatex của Tập đoàn Dệt – May Việt
nam cùng kinh doanh thương mại thông qua siêu thị.
 Kinh doanh vận chuyển hàng hoá trong ngành qua chi nhánh Vinatex Hải
phòng
 Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, chăm lo đời sống vật chất tinh thần
cho người lao động; tìm hiểu, khai thác và mở rộng thị trường; dự báo nhu
cầu thị trường trong tương lai, tổ chức sản xuất theo nhu cầu đặt hàng của
các đối tác.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
2.1.3.1. Đặc điểm hoạt động
 Hình thức sở hữu vốn:
Có thể nói rằng vốn là điều kiện vật chất không thể thiếu đối với mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh. Bước vào sản xuất kinh doanh, trước hết công tác tổ
chức tài chính doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt
động của doanh nghiệp trong kỳ. Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội (Hanosimex) là
doanh nghiệp Nhà nước đầu tư vốn 100%. Năm 1990, Công ty được Nhà nước
giao vốn 161 tỷ đồng và đến nay, giá trị tài sản của Công ty đạt gần 700 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12/2005 là 153.395.228.313 trong đó Công ty Dệt may
Hà Nội là 144.281.300.457 và Công ty Sản xuất – Xuất Nhập khẩu Dệt may Hải
Phòng là 9.113.927.856.
Là một Doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn, với các trang thiết bị máy
móc tiên tiến, hiện đại, Tổng Công ty đã tạo được một vị thế vững chắc trên
thương trường. Hiện nay Công ty không chỉ chú trọng vào xuất khẩu như trước kia
mà còn đặc biệt quan tâm đến thị trường nội địa. Chính vì thế hàng năm công ty
cần một lượng vốn khá lớn để đầu tư trang thiết bị, nâng cấp máy móc, đảm bảo
cho kế hoạch sản xuất kinh doanh được tiến hành theo đúng tiến độ đề ra.
 Lĩnh vực kinh doanh:
Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội Kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, bao gồm
các lĩnh vực: sợi, sản phẩm may dệt kim, sản phẩm dệt thoi, khăn, vải Denim và
các dịch vụ khác.
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội

More Related Content

Similar to Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH N...
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH N...KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH N...
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH N...Nguyễn Công Huy
 
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Nhận bài free t...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Nhận bài free t...Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Nhận bài free t...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Nhận bài free t...OnTimeVitThu
 
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp May Xuất khẩu, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp May Xuất khẩu, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp May Xuất khẩu, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp May Xuất khẩu, 9đ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
20433lto6kfibnt2014080101431865671 160313024519
20433lto6kfibnt2014080101431865671 16031302451920433lto6kfibnt2014080101431865671 160313024519
20433lto6kfibnt2014080101431865671 160313024519Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ P...
Luận Văn Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ P...Luận Văn Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ P...
Luận Văn Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ P...sividocz
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩ...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩ...mokoboo56
 
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Dụng cụ cơ khí - Gửi miễn ...
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Dụng cụ cơ khí - Gửi miễn ...Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Dụng cụ cơ khí - Gửi miễn ...
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Dụng cụ cơ khí - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất công ty Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất công ty Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi - Gửi miễn phí...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất công ty Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất công ty Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội (20)

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH N...
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH N...KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH N...
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH N...
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại nhà máy thiết bị bưu điện
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại nhà máy thiết bị bưu điệnĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại nhà máy thiết bị bưu điện
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại nhà máy thiết bị bưu điện
 
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Nhận bài free t...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Nhận bài free t...Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Nhận bài free t...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Nhận bài free t...
 
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp May Xuất khẩu, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp May Xuất khẩu, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp May Xuất khẩu, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp May Xuất khẩu, 9đ - Gửi miễn p...
 
20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671
20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_6567120433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671
20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671
 
20433lto6kfibnt2014080101431865671 160313024519
20433lto6kfibnt2014080101431865671 16031302451920433lto6kfibnt2014080101431865671 160313024519
20433lto6kfibnt2014080101431865671 160313024519
 
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹoKế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...
 
Luận Văn Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ P...
Luận Văn Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ P...Luận Văn Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ P...
Luận Văn Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ P...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩ...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩ...
 
Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí
Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khíĐề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí
Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí
 
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Dụng cụ cơ khí - Gửi miễn ...
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Dụng cụ cơ khí - Gửi miễn ...Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Dụng cụ cơ khí - Gửi miễn ...
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Dụng cụ cơ khí - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất công ty Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất công ty Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi - Gửi miễn phí...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất công ty Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất công ty Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi - Gửi miễn phí...
 
QT069.doc
QT069.docQT069.doc
QT069.doc
 
Đề tài: Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty chè
Đề tài: Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty chèĐề tài: Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty chè
Đề tài: Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty chè
 
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp mayĐề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may
 
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súcĐề tài: Chi phí sản xuất tại Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc
 
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khíChi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Kế Toán Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội

  • 1. 1 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỀ TÀI : KẾ TOÁN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY DỆT – MAY HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN NHẬN VIẾT THUÊ LUẬN VĂN ZALO/TELEGRAM TRAO ĐỔI : 0934.536.149 WEBSITE:TRANGLUANVAN.COM
  • 2. 2 PHẦN MỞ ĐẦU Ngay từ những bước chân đầu tiên của lịch sử loài người, con người đã biết đến hoạt động lao động sản xuất. Dù là giản đơn hay phức tạp thì sản xuất vẫn là hoạt động cơ bản, không thể thiếu và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của con người. Theo dòng chảy thời gian, hoạt động sản xuất cũng không ngừng phát triển. Kèm theo đó là yêu cầu sản xuất phải được quản lý chi tiết hơn, tinh tế hơn nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế và xã hội cao cho doanh nghiệp. Tại các doanh nghiệp sản xuất nói chung và tại Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội nói riêng, một công việc không thể thiếu nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý sản xuất chính là hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Bởi dù doanh nghiệp sản xuất hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào thì kết quả sản xuất mà nó tạo ra cũng là sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Việc sản xuất những sản phẩm đó đồi hỏi phải được hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để làm căn cứ xác định giá bán và căn cứ xác định kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Không những thế, việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chi tiết đến từng đối tượng còn giúp cho công tác quản lý dược tiến hành sát xao, từ đó đề ra những kế hoạch sản xuất hiệu quả, đồng thời giúp ban quản lý doanh nghiệp giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất đó. Với tư cách là một Tổng công ty Nhà nước lớn, một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực dệt – may Việt Nam, Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội có rất nhiều sản phẩm với những chủng loại, kích cỡ, kiểu dáng và màu sắc rất khác nhau, được hình thành từ nhiều loại chi phí khác nhau. Trong điều kiện hết sức đa dạng và phong phú cả về các yếu tố đầu vào lẫn các sản phẩm đầu ra như vậy nên tại Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội, yêu cầu đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là cao và phức tạp hơn rất nhiều, đồng thời là một nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Chính vì những vấn đề đã đề cập đến ở trên, em xin chọn đề tài luận văn là “Kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội” nhằm làm rõ hơn công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại một doanh nghiệp sản xuất nói chung và tại Tổng Công
  • 3. 3 ty Dệt – May Hà Nội nói riêng. Từ đó đưa ra những nhận xét và giảI pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh nói riêng, hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và đẩy mạnh sự phát triển của Tổng Công ty trong tương lai. Nội dung của bài được chia thành 3 phần như : PHẦN I :Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Ở Doanh Nghiệp Sản Xuất PHẦN II: Tình Hình Thực Tế Về Công Tác Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội PHẦN III. Đánh Giá Khái Quát Về Công Tác Kế Toán Chi Phí Và Tính Giá Thành Tại Tổng Công Ty Dệt – May Hà Nội
  • 4. 4 PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT 1.1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 1.1.1.1. Chi phí sản xuất Như chúng ta đã biết, sự phát sinh và phát triển của xã hội gắn liền với hoạt động lao động sản xuất của con người. Cùng với thời gian thì sản xuất đã ngày càng phát triển, các sản phẩm sản xuất ra không chỉ dừng lại ở chỗ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của bản thân mà còn được sử dụng để trao đổi, buôn bán trên thị trường. Nhưng dù ở bất kỳ thời điểm nào, dù giản đơn hay phức tạp thì quá trình sản xuất luôn là sự kết hợp của ba yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Đặc biệt đối với một doanh nghiệp sản xuất thì đó là quá trình chuyển hoá nguyên vật liệu đầu vào thành các sản phẩm đầu ra dưới sự tác động của máy móc thiết bị và sức lao động của công nhân. Những hao phí về sức người sức của ấy khi được thể hiện dưới hình thức giá trị thì trở thành chi phí sản xuất. Như vậy, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Về thực chất, chi phí là sự dịch chuyển vốn – chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ). Với khái niệm về chi phí nêu trên, ta thấy không có sự đồng nhất giữa chi phí và chi tiêu. Bởi chi tiêu chỉ là sự giảm đi đơn thuần của các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó được dùng vào mục đích gì. Tuy khác nhau về cơ
  • 5. 5 bản nhưng giữa chúng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chi tiêu là cơ sở cho việc phát sinh chi phí. Sự khác biệt giữa chúng (về lượng và thời gian) là do đặc điểm, tính chất vận động và phương thức chuyển dịch giá trị của từng loại tài sản vào quá trình sản xuất và yêu cầu hạch toán chúng. Trong quá trình hoạt động của mình, bên cạnh những chi phí phát sinh do quá trình sản xuất, doanh nghiệp còn phát sinh những chi phí khác không mang tính sản xuất như hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý, hoạt động tài chính, hoạt động bất thường. Tuy nhiên chỉ có những chi phí được sử dụng để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm nhiều loại với nội dung, tính chất, công dụng, vị trí, vai trò rất khác nhau, đòi hỏi phải được tiến hành phân loại sao cho phù hợp với yêu cầu quản lý và hạch toán trong doanh nghiệp. Xuất phát từ những mục đích khác nhau của quản lý mà chi phí sản xuất kinh doanh cũng được phân loại theo những mục đích khác nhau. Tuy nhiên, chi phí sản xuất kinh doanh chủ yếu được phân loại theo hai tiêu thức sau: Thứ nhất, phân loại chi phí sản xuất theo nội dung và tính chất kinh tế của chi phí. Theo tiêu thức này thì chi phí được phân thành các loại: - Chi phí về nguyên liệu, vật liệu: gồm giá mua và chi phí thu mua của toàn bộ nguyên vật liệu dùng cho hoạt dộng sản xuất kinh doanh trong kỳ, bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ (trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập kho và phế liệu thu hồi). - Chi phí về nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). - Chi phí về tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương: gồm toàn bộ lương và các khoản phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân, viên chức. - Chi phí về các khoản trích theo lương: bao gồm phần bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ quy định của người lao động. - Chi phí về khấu hao tài sản cố định: phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định trích trong kỳ của các tài sản cố định tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • 6. 6 - Chi phí về dịch vụ mua ngoài sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chi phí khác bằng tiền phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh mà chưa được phản ánh trong các yếu tố chi phí nêu trên. Phân loại chi phí theo cách này giúp chúng ta biết được tỷ trọng của từng loại chi phí so với tổng số mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất, làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch định mức về vốn lưu động trong các thời kỳ. Đồng thời đây cũng là tài liệu quan trọng làm căn cứ xác định mức tiêu hao vật chất. Thứ hai, phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí. Theo tiêu thức này, chi phí được phân thành các loại: - Chi phí nguyên vât liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,...tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. - Chi phí nhân công trực tiếp: gồn tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất. - Chi phí sản xuất chung: gồm những chi phí không phải là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp nhưng lại phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất như chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng; chi phí vật liệu phục vụ quản lý sản xuất; chi phí khấu hao tài sản cố định tại phân xưởng; chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền phục vụ cho hoạt động và quản lý của phân xưởng cũng như của đội sản xuất. - Chi phí bán hàng: bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm những chi phí phát sinh liên quan đến vấn đề quản lý trong doanh nghiệp. Tác dụng của cách phân loại này là phục vụ yêu cầu quản lý chi phí theo định mức, phục vụ công tác kế hoạch hoá và phân tích giá thành theo khoản mục; đồng thời giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và hạ giá thành. Thứ ba, phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được phân thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Trong đó chi phí sản phẩm là những khoản mục chi phí gắn lièn với quá trình sản xuất sản phẩm (đối với doanh nghiệp sản xuất) hay quá trình thu mua hàng hóa (đối với doanh
  • 7. 7 nghiệp thương mại). Nó bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung và chỉ được thu hồi sau khi sản phẩm được tiêu thụ hay hàng hóa được bán ra. Còn đối với những sản phẩm hay hàng hóa chưa tiêu thụ thì chi phí sản phẩm sẽ nằm trên khoản mục hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán. và khi được tiêu thụ nó sẽ trở thành khoản mục giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả kinh doanh. Khác với chi phí sản phẩm, chi phí thời kỳ là những chi phí dùng để hoạt động kinh doanh trong kỳ, ngoài chi phí hàng tồn kho, khi phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp, chi phí thời kỳ bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên giữa chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ có điểm khác nhau cơ bản, đó là chi phí sản phẩm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp ở nhiều kỳ khác nhau, do nó chỉ được tính vào kỳ mà sản phẩm tiêu thụ. Trong khi đó chi phí thời kỳ thì ảnh hưởng lại trực tiếp đến lợi nhuận của kỳ mà nó phát sinh do nó phát sinh vào kỳ nào thì được phản ánh luôn vào kỳ ấy. Thứ tư, phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng công việc. Theo như cách phân loại này thì chi phí được phân thành biến phí và định phí. Trong đó biến phí là những chi phí thay đổi tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ, còn định phí thì ngược lại, không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi về số lượng trong một chừng mực nào đó. Tuy nhiên, biến phí tính trên một đơn vị sản lượng lại không hề thay đổi, còn định phí tính cho một đơn vị sản lượng lại thay đổi tỷ lệ nghịch với khối lượng sản phẩm sản xuất ra. Ngoài ra, trên thực tế, khi phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng công việc thì ngoài biến phí và định phí còn tồn tại một loại chi phí khác, mang đặc điểm của cả hai loại chi phí trên. Tức là nó vừa có tính chất cố định lại vừa có tính chất biến đổi so với tổng khối lượng sản phẩm. Ví dụ như chi phí điện thoại hay điện sản xuất...Đối với loại chi phí này, đòi hỏi phảI có sự bóc tách thành chi phí cố định hay chi phí biến đổi theo những phương pháp thích hợp nhằm phục vụ cho yêu cầu kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Thứ năm, phân loại chi phí theo quá trình tập hợp chi phí. Theo như cách phân loại này thì chi phí sản xuất được phân thành chi phí trực tiếp và chi phí gián
  • 8. 8 tiếp. Trong đó chi phí trực tiếp là những chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất ra một loại sản phẩm hay một công việc nhất định, bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu, tiền lương và các khoản trích theo lương,…Do tính chất trực tiếp của loại chi phí này mà nó được ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí căn cứ vào các số liệu hay chứng từ kế toán. Khác với chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí. Do đó nó không được hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nào mà phảI được tập hợp chung cho tất cả các đối tượng rồi mới tính toán và phân bổ c ho từng đối tượng theo những tiêu thức hợp lý. Trong doanh nghiệp chi phí gián tiếp bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài,tiền lương nhân viên phân xưởng, chi phí khác bằng tiền,…Việc phân loại chi phí theo như tiêu thức trên giúp cho việc phân bổ đúng đắn chi phí, đồng thời tập hợp chi phí đầy đủ, tạo điều kiện quản lý tốt chi phí. Bên cạnh các cách phân loại nêu trên, để đáp ứng yêu cầu quản lý đặc thù tại từng doanh nghiệp, người ta cũng có thế tiến hành phân loại chi phí theo các cách khác. Như chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được (kiểm soát được đối với những chi phí thuộc cấp quản lý của mình và ngược lại, phân loại chi phí như vậy giúp cho nhà quản lý quản lý có hiệu quả nhũng chi phí thuộc cấp quản lý của mình và lập báo cáo kết quả cho từng bộ phận trong doanh nghiệp), chi phí cơ hội (là lợi ích tốt nhất bị mất đi khi lựa chon phương án này thay vì lựa chọn một phương án khác, nó giúp nhà quản lý cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra quyết định), chi phí chênh lệch (là khoản chi phí có ở phương án này nhưng không có hoặc chỉ có một phần ở phương án khác, nghiên cứu loại chi phí này giúp cho nhà quản lý lựa chọn một dự án đầu tư hay kế hoạch sản xuất kinh doanh), chi phí chìm (là loại chi phí mà doanh nghiệp luôn phải gánh chịu dù lựa chọn bất cứ phương án kinh doanh nào. Nghiên cứu chi phí này giúp cho nhà quản trị bỏ qua những chi phí không cần thiết hay không ảnh hưởng tới kết quả quyết định khi xem xét lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu). Tóm lại có rất nhiều cách thức phân loại chi phí, mỗi cách thức tuy có một ý nghĩa riêng nhưng chúng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau,
  • 9. 9 cùng phục vụ cho công tác kế toán quản trị nói chung và công tác quản lý chi phí nói riêng.s 1.1.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Để có thể tập hợp chính xác và kịp thời chi phí sản xuất, việc đầu tiên kế toán cần làm là phải xác định đối tượng tập hợp chi phí. Đây là công việc ban đầu và hết sức quan trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ công tác hạch toán chi phí sản xuất tại doanh nghiệp. Để xác định đối tượng tập hợp chi phí một cách đúng đắn, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý, kế toán căn cứ vào một số cơ sở sau: - Căn cứ vào mục đích, tác dụng của chi phí cũng như của việc sử dụng chi phí. Ví dụ như để phục vụ mục đích quản trị nội bộ trong doanh nghiệp, chi phí biến đổi được tập hợp cho từng sản phẩm, trong khi đối tượng hạch toán chi phí cố định lại là trong phạm vi toàn doanh nghiệp. - Căn cứ vào đặc điểm loại hình sản xuất; với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ, đối tượng hạch toán chi phí là các đơn đặt hàng riêng biệt. Còn đối với sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn thì tuỳ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất là giản đơn hay phức tạp mà đối tượng hạch toán chi phí có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm hay từng giai đoạn công nghệ,... - Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm; đối với sản xuất giản đơn thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất. Còn đối với sản xuất mang tính phức tạp thì đối tượng hạch toán chi phí lại là từng bộ phận, chi tiết của sản phẩm, hay từng giai đoạn chế biến, từng phân xưởng sản xuất,... - Căn cứ vào yêu cầu tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành. Ví dụ như nếu yêu cầu tính giá thành cho toàn bộ một đơn hàng thì đối tượng hạch toán chi phí sẽ là toàn bộ chi phí phát sinh để thực hiện đơn hàng ấy. Đối với những khoản chi phí phát sinh chung cho quá trình sản xuất sản phẩm của nhiều đơn hàng thì được tập hợp chung cho toàn bộ các đơn rồi mới tiến hành phân bổ theo một tiêu thức thích hợp. Hay như đối với những sản phẩm phải trải qua nhiều bước, nhiều giai đoạn công nghệ mà có yêu cầu phải tính giá thành bán thành phẩm thì đối tượng tập hợp chi phí sẽ là từng bước, từng giai đoạn công nghệ.
  • 10. 10 - Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh; căn cứ vào năng lực chuyên môn nghiệp vụ của kế toán, vào mức độ trang bị các phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kế toán mà có thể thực hiện chi tiết hoá đối tượng hạch toán chi phí sản xuất ở nhiều góc độ. Trình độ càng cao thì mức độ chi tiết càng lớn. Như vậy, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng phân xưởng, từng sản phẩm, từng giai đoạn công nghệ hoặc cả quy trình công nghệ. Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định đối tượng tập hợp chi phí mà thực chất là nơi phát sinh chi phí (như phân xưởng, tổ, đội,...) và nơi chịu chi phí (như sản phẩm, loại sản phẩm, giai đoạn công nghệ, công trình, hạng mục công trình,...) 1.1.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.1.3.1. Các phương pháp chung và trình tự tập hợp chi phí sản xuất Tuỳ thuộc vào đối tượng tập hợp chi phí mà kế toán vận dụng phương pháp tập hợp chi phí phù hợp. Nhưng nhìn chung có 2 phương pháp để tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp tập hợp trực tiếp và phương pháp phân bổ (tập hợp gián tiếp). Đối với phương pháp tập hợp trực tiếp, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc phản ánh các chi phí sản xuất đã phát sinh cho từng đối tượng chịu chi phí có liên quan để phản ánh vào các tài khoản hoặc sổ kế toán chi tiết. Phương pháp này thường được áp dụng cho các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm, lao vụ,...) như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nhân công trực tiếp. Phương pháp phân bổ (tập hợp gián tiếp) được áp dụng trong trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được. Đối với phương pháp này ta phải lựa chọn một tiêu thức phân bổ phù hợp để tiến hành phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí. Việc phân bổ được tiến hành theo các bước sau: - Xác định hệ số phân bổ: Hệ số phân bổ = Tổng chi phí cần phân bổ
  • 11. 11 Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng - Xác định mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng: Ci = Ti x H Trong đó: Ci : Chi phí phân bổ cho đối tượng i Ti : Tiêu chuẩn phân bổ cho đối tượng i H : Hệ số phân bổ Đối với mỗi loại chi phí, ta lại sử dụng những tiêu thức phân bổ khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất và yêu cầu quản lý đối với loại chi phí đó. Nhìn chung việc tập hợp chi phí được tiến hành theo các bước: - Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng. - Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ. - Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan. - Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Trình tự trên phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành nghề, vào trình độ quản lý và hạch toán của bản thân doanh nghiệp cũng như vào mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc xác định một trình tự hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc tính toán giá thành một cách chính xác và kịp thời. Với trình tự như trên thì nội dung và cách thức thực hiện cũng có sự khác nhau tuỳ thuộc vào phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp. 1.1.3.2. Kế toán chi phí sản xuất theo chế độ kế toán hiện hành a) Kế toán chi phí sản xuất trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên  Tài khoản sử dụng: - TK 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”: Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm. Tài
  • 12. 12 khoản này có thể được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, sản phẩm,...). - TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”: Tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và cũng được chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí như TK 621. - TK 627 “Chi phí sản xuất chung”: Tài khoản này được sử dụng để phản ánh những chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm. TK 627 được mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất. Ngoài ra, để tiện cho việc quản lý, TK 627 còn được chi tiết thành 6 tiểu khoản cấp 2 để được theo dõi theo các yếu tố chi phí sản xuất. Đó là các tiểu khoản: - TK 6271 “Chi phí nhân viên phân xưởng”: bao gồm chi phí về lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định. - TK 6272 “Chi phí vật liệu”: bao gồm các chi phí sản xuất chung cho phân xưởng như sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, chi phí vật liệu cho quản lý phân xưởng,... - TK 6273 “ Chi phí dụng cụ sản xuất”: là chi phí về công cụ dụng cụ sản xuất được dùng trong phân xưởng. - TK 6274 “Chi phí khấu hao tài sản cố định”: bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định thuộc cả các phân xưởng sản xuất kinh doanh chính lẫn phân xưởng sản xuất kinh doanh phụ như máy móc thiết bị, nhà cửa, kho tàng,... - TK 6277 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”: gồm chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của phân xưởng như điện, nước, điện thoại,... - TK 6278 “Chi phí bằng tiền khác”: bao gồm những chi phí bằng tiền khác ngoài các khoản trên như chi phí hội nghị, tiếp khách, lễ tân,... Bên cạnh đó, tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng mà TK 627 có thể mở thêm một số tiểu khoản khác để phản ánh một số nội dung hoặc yếu tố chi phí.
  • 13. 13  Phương pháp hạch toán đối với từng loại chi phí: - Kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Đối với những vật liệu khi xuất dùng chỉ liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì được tập hợp trực tiếp. Đối với những vật liệu xuất dùng liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể thự hiện hạch toán riêng thì kế toán sử dụng phương pháp phân bổ gián tiếp. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng trong phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường là theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, theo số giờ máy chạy hoặc theo sản lượng sản phẩm,...Công thức phân bổ được áp dụng giống như công thức đã nêu trong phần phương pháp chung. Trong đó tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần phân bổ được tính theo công thức: Tổng CPNVLTT cần phải phân bổ trong kỳ = Giá trị thực tế của các loại NVL xuất trong kỳ - Giá trị phế liệu thu hồi - Giá trị NVL tồn cuối kỳ Trình tự tập hợp chi phí nguyên vật liệu được thể hiện qua sơ đồ 01 - Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các dịch vụ, lao vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp làm thêm, phụ cấp độc hại,...) và các khoản đóng góp cho quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lện quy định dựa trên số tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Tuy nhiên trong trường hợp chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng thì có thể tập hợp chung rồi tiến hành phân bổ theo những tiêu thức thích hợp cho các đối tượng có liên quan. Các tiêu thức thường được sử dụng là tiền lương định mức, giờ công thực tế, giờ công định mức,...
  • 14. 14 Trình tự tập hợp chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện trong sơ đồ 02 TK 151, 152, 111, 112, 331,... TK 621 TK 154 (1) (3) TK 152 (2) (1) Nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản xuất sản phẩm (2) Vật liệu dùng không hết, nhập kho (3) Kết chuyển nguyên chi phí vật liệu trực tiếp Sơ đồ 01: Trình tự tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 334 TK 622 TK 154 (1) (2) TK 338 (3) (1) Tiền lương và phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất (2) BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định (3) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Sơ đồ 02: Trình tự tập hợp chi phí nhân công trực tiếp - Kế toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Nó đòi hỏi phải được tập hợp theo đúng địa điểm phát sinh chi phí và phân bổ cho các sản phẩm
  • 15. 15 hoặc công việc có liên quan do nó phát sinh trong phạm vi toàn phân xưởng và liên quan đến nhiều sản phẩm, lao vụ. Tuỳ thuộc vào chi phí sản xuất chung thuộc loại biến đổi (thay đổi theo khối lượng sản phẩm hoàn thành) hay cố định (không thay đổi theo số lượng sản phẩm hoàn thành như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý hành chính ở phân xưởng, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị,...) mà kế toán tiến hành lựa chọn ra những tiêu thức phân bổ thích hợp. Đối với chi phí sản xuất chung mang tính chất biến đổi, kế toán tiến hành phân bổ theo công thức: Mức biến phí SXC phân bổ cho từng đối tượng = Tổng biến phí SXC cần phân bổ x Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Riêng đối với định phí sản xuất chung, nếu mức sản phẩm sản xuất thực tế lớn hơn mức công suất bình thường thì định phí sản xuất chung được phân bổ theo công thức: Mức định phí SXC phân bổ cho từng đối tượng = Tổng định phí SXC cần phân bổ x Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Trong trường hợp còn lại, nếu mức sản phẩm sản xuất thực tế nhỏ hơn mức công suất bình thường thì định phí sản xuất chung được phân bổ theo mức công suất bình thường, trong đó lượng sản phẩm chênh lệch giữa thực tế so với mức sản xuất bình thường được tính vào giá vốn hàng tiêu thụ (Còn được gọi là định phí SXC không phân bổ). Công thức phân bổ như sau: Mức định phí SXC phân bổ cho mức sản phẩm thực tế = Tổng tiêu thức phân bổ của mức sản phẩm SX thực tế x Tổng định phí SXC cần phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của sản phẩm theo công suất bình thường
  • 16. 16 Mức chi phí sản xuất chung tính cho phần sản phẩm chênh lệch thực tế với công suất bình thường được tính theo công thức: Mức định phí SXC không phân bổ tính cho lượng sản phẩm chênh lệch = Tổng định phí SXC cần phân bổ - Mức định phí SXC phân bổ cho mức sản phẩm thực tế Thông thường trong chi phí sản xuất chung, chi phí khấu hao tài sản cố định được phân bổ theo số giờ hoạt động của máy. Trong khi đó chi phí dịch vụ mua ngoài có thể được phân bổ theo số giờ máy chạy hoặc công suất thiết bị. Chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp được tập hợp theo trình tự sau: TK 334, 338 TK 627 TK 111, 112, 152 (1) (5) TK 152, 153 TK 154 (2) (6) TK 242, 335 TK 632 (3) (7) TK 214 TK 1331 (4) TK 331, 111, 112,... (8) (9)
  • 17. 17 (1) Chi phí nhân viên phân xưởng (2) Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (3) Chi phí theo dự toán (4) Chi phí khấu hao tài sản cố định (5) Các khoản thu hồi được ghi giảm chi phí sản xuất chung (6) Phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tính giá (7) Kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định (không phân bổ) vào giá vốn (8) Chi phí dịch vụ mua ngoài (9) Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ (nếu có) Sơ đồ 03: Trình tự tập hợp chi phí sản xuất chung  Trình tự tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp: TK 154 TK 152, 111,... TK 621 (4) (1) TK 155, 152 TK 622 (5) (2) TK 157 TK 627 (6) (3) TK 632 (7) (1) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (2) Chi phí nhân công trực tiếp (3) Chi phí sản xuất chung (4) Các khoản ghi giảm chi phí (5) Giá thành sản phẩm thực tế nhập kho (6) Giá thành sản phẩm thực tế gửi bán (7) Giá thành thực tế sản phẩm tiêu thụ Sơ đồ 04: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên
  • 18. 18 b) Kế toán chi phí sản xuất trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ  Tài khoản sử dụng: - TK 621 “ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”, TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”, TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”. - TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” : phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. - TK 631 “Giá thành sản xuất” : được sử dụng để tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm và tính ra giá thành các sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ. Tài khoản này được chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí. - TK 632 “Giá vốn hàng bán”.  Phương pháp hạch toán: Theo phương pháp này, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không được phản ánh theo từng nghiệp vụ xuất dùng mà chỉ được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán, sau khi đã tiến hành kiểm kê và xác định được giá trị nguyên vật liệu tồn kho và đang đi đường. Việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được thực hiện giống như trong phương pháp kê khai thường xuyên. Riêng đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán căn cứ vào số dư đầu kỳ và cuối kỳ trên các tài khoản hàng tồn kho (TK 152, 153, 154...) và giá trị vật liệu mua trong kỳ trên TK 611 để tính ra giá trị nguyên vật liệu xuất dụng trong kỳ theo công thức: Trị giá NVL hàng hoá xuất trong kỳ = Trị giá NVL hàng hoá tồn kho đầu kỳ + Trị giá NVL hàng hóa mua vào trong kỳ - Trị giá NVL hàng hoá tồn kho cuối kỳ - Trị giá NVL hàng hoá mất, hao hụt (nếu xác định được) Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, chi phí sản xuất chung được tập hợp theo trình tự:
  • 19. 19 TK 333, 111, TK 6111 TK 621 TK 631 112, 411... (4) (5) (1) TK 151, 152 (2) (3) (1) Giá trị vật liệu tăng trong kỳ (2) Giá trị vật liệu chưa dùng cuối kỳ (3) Kết chuyển giá trị vật liệu chưa dùng đầu kỳ (4) Giá trị NVL dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm (5) Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Sơ đồ 05: Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp  Trình tự tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp (1) TK 621 TK 631 TK 154 (5) (2) TK 622 TK 632 (6) (3) TK 627 (4)
  • 20. 20 (1) Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ (2) Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp (3) Chi phí nhân công trực tiếp (4) Chi phí sản xuất chung kết chuyển hoặc phân bổ cho các đối tượng tính giá (5) Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ (6) Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp Sơ đồ 06: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm theo phương pháp KKĐK 1.2. ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Sản phẩn dở dang là lượng sản phẩm hoặc công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công chế biến hoặc đang nằm trên dây chuyền công nghệ. Đây cũng có thể là những sản phẩm, công việc đã trải qua và hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng phải được tiếp tục gia công thì mới trở thành sản phẩm hoàn chỉnh. Để tính toán giá thành sản phẩm một cách hợp lý và sát thực thì phải tính toán và xác định được phần chi phí sản xuất còn nằm ở số sản phẩm dở dang lúc cuối kỳ. Công việc tính toán và xác định chi phí đó được gọi là đánh giá sản phẩm dở dang. Đây là một trong những nhân tố quyết định đến tính trung thực và hợp lý của giá thành. Để đánh giá chính xác về sản phẩm dở dang thì trước hết phải tổ chức kiểm kê chính xác khối lượng sản phẩm làm dở thực tế, đi kèm với việc xác định mức độ hoàn thành của chúng. Tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau: 1.2.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính (CPNVLC) hoặc theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT) Theo phương pháp này, người ta chỉ tính chi phí nguyên vật liệu chính hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm dở dang. Còn các chi phí gia công chế
  • 21. 21 biến (như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung,...) được tính hết cho sản phẩm hoàn thành theo công thức: Giá trị VLC nằm trong sản phẩm DD = Số lượng sản phẩm DD cuối kỳ x Giá trị VLC xuất dùng Số lượng thành phẩm + Số lượng sản phẩm DD Đây là phương pháp đơn giản, cho phép tính toán nhanh và dễ dàng với một khối lượng tính toán ít. Tuy nhiên, phương pháp này lại không cho phép đánh giá chính xác sản phẩm dở dang do đã bỏ qua toàn bộ chi phí chế biến. Nó thường được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất có số lượng sản phẩm dở dang ít, có chi phí vật liệu chính hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Đặc biệt chi phí đó phải được bỏ ra 1 lần từ lúc bắt đầu quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm. Tuy nhiên trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất theo một quy trình công nghệ phức tạp theo kiểu chế biến liên tục thì chi phí sản phẩm dở dang ở giai đoạn thứ nhất được tính theo chi phí vật liệu chính hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn ở các giai đoạn sau được tính theo giá thành bán thành phẩm của giai đoạn trước chuyển sang. Toàn bộ chi phí bỏ ra ở giai đoạn sau sẽ được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong giai đoạn đó. 1.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước tính sản lượng tương đương Theo phương pháp này, người ta phải căn cứ vào mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang để quy đổi số lượng sản phẩm dở dang đó thành số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Từ đó xác định chi phí cho sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau: Trường hợp 1, đối với chi phí bỏ ra một lần tại khâu ban đầu, không phụ thuộc vào mức độ chế biến (vật liệu chính) được tính cho sản phẩm dở dang theo số lượng thực tế: Chi phí VLC tính cho sản phẩm dở dang = Tổng chi phí VLC x Số lượng sản phẩm dở dang Số lượng sản phẩm hoàn thành + Số lượng sản phẩm dở dang
  • 22. 22 Trong đó: Tổng chi phí VLC = Chi phí VLC DD đầu kỳ + Chi phí VLC phát sinh trong kỳ Trường hợp 2, đối với những chi phí bỏ ra dần theo mức độ chế biến (chi phí chế biến) thì được tính cho sản phẩm dở dang theo tỷ lệ phần trăm hoàn thành (theo sản phẩm hoàn thành tương đương): Chi phí chế biến tính cho sản phẩm dở dang = Tổng chi phí chế biến x Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Số lượng sản phẩm hoàn thành + Số lượng sp hoàn thành tương đương Trong đó: Tổng CP chế biến = CP chế biến DD đầu kỳ + CP chế biến phát sinh trong kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương = Số lượng sản phẩm dở dang x Tỷ lệ % hoàn thành Từ đó tính ra giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ = Chi phí VLC tính cho sản phẩm DD + Chi phí chế biến tính cho sản phẩm DD Phương pháp này giúp đưa ra kết quả đánh giá chính xác hơn so với phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính, do trong giá trị sản phẩm làm dở đã bao gồm cả 3 khoản mục phí (tính theo mức độ hoàn thành). Tuy nhiên, khii áp dụng phương pháp này, công việc tính toán sẽ trở nên phức tạp hơn, khối lượng tính toán cũng nhiều hơn. Mặt khác, việc xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang lại khá phức tạp và mang tính chủ quan của con người. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất sản phẩm mà chi phí nguyên vật liệu chính hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và mức độ dở dang của sản phẩm không đồng đều giữa các kỳ.
  • 23. 23 1.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí kế hoạch hoặc theo chi phí định mức Theo phương pháp này, người ta căn cứ vào chi phí kế hoạch hoặc định mức ở từng bước, từng giai đoạn công nghệ, tưng khâu công việc để làm cơ sở đánh giá sản phẩm dở dang ở từng bước, giai đoạn, khâu công việc đó. Trong đó chi phí định mức được xác định dựa trên khối lượng sản phẩm làm dở đã được kiểm kê, xác định ở từng công đoạn và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm. Đối với chi phí bỏ 1 lần ngay từ đầu, tính theo công thức: CPSX của SPDD cuối kỳ giai đoạn i = Số lượng SPDD cuối kỳ giai đoạn i x Định mức chi phí giai đoạn i Còn đối với chi phí bỏ dần dần trong quá trình chế biến thì chi phí dở dang được tính như sau: CPSX của SPDD cuối kỳ giai đoạn i = Số lượng SPDD cuối kỳ giai đoạn i x Mức độ hoàn thành của SPDD x Định mức chi phí giai đoạn i Trong phương pháp này, khi xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở, kế toán áp dụng phương pháp khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương nhưng là dựa trên chi phí sản xuất định mức. Trong trường hợp không xác định được mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở thì kế toán áp dụng theo phương pháp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc nguyên vật liệu chính trực tiếp (dựa trên CPNVLTT hoặc CPNVL chính định mức). Phương pháp này có ưu điểm là tính toán nhanh, dễ dàng, thuận lợi do đã có hệ thống định mức sẵn. Nhưng trong quá trình áp dụng lại vấp phải một hạn chế đó là khó khăn trong việc xây dựng được một hệ thống định mức chuẩn xác là vô cùng khó khăn. Do đó, nó thường được áp dụng tại những đơn vị mà tại đó được hệ thống chi phí định mức, chi phí kế hoạch được xây dựng một cách ổn định, sát với tình hình thực tế. 1.3. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.3.1. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm 1.3.1.1. Giá thành sản phẩm Giá thành là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ
  • 24. 24 đã hoàn thành. Nói cách khác, đó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng lại có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Một cách cụ thể hơn, giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ và phải được bồi hoàn để tái sản xuất trong doanh nghiệp, mà không bao gồm tất cả mọi chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh. Do vậy yêu cầu giá thành phải phản ánh đúng giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ để có thể bù đắp được những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà quá trình sản xuất tạo ra. Qua đó ta thấy, về bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là giống nhau vì chúng cùng là biểu hiện bằng tiền về lao động sống và lao động vật hoá. Tuy nhiên chúng khác nhau về lượng và thời gian. Về mặt thời gian, chi phí sản xuất luôn bị gói trong một thời kỳ nhất định, không phân biệt là cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa. Trong khi đó việc tính giá thành sản phẩm là việc xác định một lượng chi phí sản xuất tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định, bất kể chi phí sản xuất đó phát sinh ở kỳ nào. Về mặt lượng, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm liên hệ với nhau theo công thức: Giá thành sp hoàn thành = Chi phí SX DD đầu kỳ + Chi phí SX phát sinh trong kỳ - Chi phí SX DD cuối kỳ Từ công thức trên ta thấy, giữa chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và giá thành sản phẩm luôn có sự chênh lệch về mặt lượng do đầu kỳ và cuối kỳ tại doanh nghiệp có sản phẩm dở dang. Nếu như doanh nghiệp không có sản phẩm dở dang hoặc sản phẩm dở dang đầu và cuối kỳ bằng nhau thì lúc này, giá thành sản phẩm chính là bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. 1.3.1.2. Phân loại giá thành sản phẩm Để đáp ứng những yêu cầu khác nhau trong quản lý, hạch toán và trong công tác kế hoạch hoá giá thành, ngươig ta đã tiến hành phân loại giá thành theo những tiêu thức khác nhau:  Theo thời điểm lập và nguồn số liệu, giá thành được chia làm 3 loại, giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế:
  • 25. 25 - Giá thành kế hoạch: là giá thành được xác định trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức bình quân tiên tiến, dự toán chi phí của kỳ kế hoạch và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch. - Giá thành định mức: là loại giá thành sản phẩm được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng). Do đó nó luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm. - Giá thành thực tế: được xác định dựa trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp trong kỳ cùng với khối lượng sản xuất thực tế trong kỳ. Trong đó giá thành kế hoạch và giá thành định mức được tính toán trước khi tiến hành sản xuất. Còn giá thành thực tế lại được xác định sau khi quá trình sản xuất đã hoàn thành.  Theo phạm vi tính giá thành, giá thành được chia làm 2 loại, giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): - Giá thành sản xuất: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. - Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bao gồm chi phí sản xuất, chi phí quản lý và chi phí bán hàng. 1.3.2. Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất là các loại sản phẩm, công việc hoặc lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải được tính giá thành và giá thành đơn vị. Nếu khi xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, người ta xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí thì khi xác định đối tượng tính giá thành, người ta lại xác định thành phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định mà có thể và đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất, cũng có thể đang nằm trên dây chuyền công nghệ, tuỳ thuộc vào chế độ hạch toán kinh tế mà doanh nghiệp áp dụng. Ví dụ như khi căn cứ vào đặc điểm
  • 26. 26 quy trình công nghệ sản xuất, nếu chỉ là sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành chính là sản phẩm cuối cùng, còn nếu là sản xuất phức tạp thì đối tượng tính giá thành có thể lá sản phẩm cuối cùng, cũng có thể là bán thành phẩm sau một giai đoạn công nghệ nào đó. Khi căn cứ vào loại hình sản xuất, trường hợp doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ, đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn, còn trường hợp doanh nghiệp sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn thì đối tượng tính giá thành lại là sản phẩm cuối cùng hoặc bán thành phẩm. Ngoài ra còn có thể dựa vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh; vào đặc điểm sản phẩm và đặc điểm sử dụng sản phẩm; vào yêu cầu hạch toán nội bộ và yêu cầu xác định hiệu quả kinh tế của từng loại sản phẩm mà doanh nghiệp lựa chọn ra đối tượng tính giá thành khác nhau. Như vậy, trong một doanh nghiệp sản xuất, một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại, một đối tượng tính giá thành cũng có thể liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. 1.3.3. Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành là kỳ hay khoảng thời gian mà kế toán giá thành phải thực hiện công việc tính giá thành cho đối tượng tính giá thành. Xác định thích hợp kỳ tính giá thành sẽ góp phần giúp cho việc tính giá thành được thực hiện một cách khoa học và hợp lý, đem lại những số liệu xác đáng về giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ, hàng hoá. Từ đó phát huy chức năng giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của giá thành thực tế sản phẩm. Để xác định kỳ tính giá thành thích hợp, doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất sản phẩm. Đối với các loại sản phẩm được sản xuất liên tục và hàng loạt với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn như bánh kẹo, quần áo,...thì kỳ tính giá thành có thể là hàng tháng hay hàng quý. Nếu doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng thì sau khi hoàn thành toàn bộ đơn hàng, kế toán mới tính giá thành cho toàn bộ đơn hàng đó. Riêng đối với các loại sản phẩm được tổ chức sản xuất đơn chiếc, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm chỉ hoàn thành sau khi kết thúc chu kỳ sản xuất như xây dựng, đóng tàu,...thì kỳ tính giá thành thích hợp lại là lúc kết thúc chu kỳ sản xuất.
  • 27. 27 1.3.4. Phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc một hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm. Nó mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Tuỳ thuộc vào đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành mà doanh nghiệp có thể sử dụng một trong những phương pháp tính giá thành như phương pháp trực tiếp, phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp hệ số, phương pháp tỷ lệ,...Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng có thể kết hợp sử dụng các phương pháp khác nhau để nâng cao hiệu quả quản lý. 1.3.4.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn Phương pháp này thường được áp dụng trong những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn (như các nhà máy sản xuất điện, nước, các doanh nghiệp khai thác,...) và hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm. Trong phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí trùng với đối tượng tính giá thành, là từng loại sản phẩm hay từng loại dịch vụ nhất định và giá thành sản phẩm được tính theo công thức: Giá thành đơn vị sản phẩm = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSX dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành 1.3.4.2. Phương pháp tổng cộng chi phí Phương pháp hệ số thường được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, cùng một loại nguyên vật liệu và một lượng lao động nhất định nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau và chi phí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất. Đối với phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí là cả quy trình công nghệ (nhóm sản phẩm) trong khi đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm. Theo như nội dung phương pháp, trước hết kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm gốc. Từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến
  • 28. 28 giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm. Cụ thể như sau: - Quy đổi số lượng các loại sản phẩm về số lượng sản phẩm chuẩn (sản phẩm gốc): Số lượng sản phẩm chuẩn của từng loại sản phẩm = Số lượng thực tế của từng loại sản phẩm x Hệ số quy đổi về sản phẩm chuẩn của từng loại sản phẩm - Xác định giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn: Giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn = Tổng giá thành của nhóm sản phẩm Tổng số lượng sản phẩm chuẩn của nhóm sản phẩm Trong đó: Tổng giá thành của nhóm sản phẩm = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSX dở dang cuối kỳ - Tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị: Tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩm = Số lượng sản phẩm chuẩn của từng loại sản phẩm x Giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn Giá thành đơn vị thực tế của từng loại sản phẩm = Tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩm Số lượng thực tế của từng loại sản phẩm 1.3.4.4. Phương pháp giá thành tỷ lệ Phương pháp giá thành tỷ lệ thường được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất với cùng một quy trình công nghệ, sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu, kết quả sản xuất thu được đồng thời nhiều nhóm sản phẩm cùng loại nhưng khác nhau về phẩm cấp, kích cỡ. Trong phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ (nhóm sản phẩm) còn đối tượng tính giá thành là từng phẩm cấp, kích cỡ sản phẩm (từng loại sản phẩm trong nhóm). Theo nội dung phương pháp, kế toán căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức) để tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành theo công thức:
  • 29. 29 Tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩm = Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm x Tổng giá thành kế hoạch (định mức) của từng loại sản phẩm trong nhóm Tổng giá thành kế hoạch (định mức) của nhóm sản phẩm Ngoài các phương pháp trên, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng thêm các phương pháp như phương pháp liên hợp (kết hợp nhiều phương pháp khác nhau do đặc điểm về tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm) hay phương pháp loại trừ sản phẩm phụ. Đặc biệt trong phương pháp loại trừ sản phẩm phụ, kế toán tiến hành loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất chính theo công thức: Tổng giá thành SX chính = Giá trị SX chính dở dang đầu kỳ + Tổng CPSX phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm phụ thu hồi - Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ Trong đó giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp như theo giá kế hoạch, theo giá nguyên liệu ban đầu, theo giá ước tính,...Phương pháp này thường chỉ được sử dụng đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất ngoài các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ (doanh nghiệp chế biến mỳ ăn liền, rượu, bia, đường,...). 1.3.5. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu 1.3.5.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất giản đơn Doanh nghiệp sản xuất giản đơn thường là những doanh nghiệp có số lượng mặt hàng ít, khối lượng sản xuất lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, không có sản phẩm dở dang hoặc nếu có thì sản phẩm dở dang không đáng kể (như các doanh nghiệp khai thác than, hải sản,...). Do đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ giản đơn mà việc hạch toán chi phí sản xuất được tiến hành theo sản phẩm. Mỗi mặt hàng sản xuất đều được mở sổ (thẻ) hạch toán chi phí sản xuất. Theo
  • 30. 30 phương pháp này, giá thành sản phẩm thường được tính một lần vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp hoặc liên hợp. 1.3.5.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục Đối với những doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ nối tiếp nhau, mà sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn trước lại trở thành đối tượng chế biến ở giai đoạn sau, thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng bước, từng giai đoạn công nghệ. Theo đó, chi phí sản xuất phát sinh trong giai đoạn nào sẽ được tập hợp riêng cho giai đoạn đó. Riêng đối với chi phí sản xuất chung lại được tập hợp cho toàn phân xưởng rồi mới phân bổ cho các bước theo một tiêu thức thích hợp. Phương pháp tính giá thành sản phẩm được áp dụng phụ thuộc vào đơn vị hạch toán chi phí sản xuất theo phương án có bán thành phẩm hoặc không có bán thành phẩm., thường là phương pháp tổng cộng chi phí hay phương pháp hệ số (hoặc tỷ lệ).  Tính giá thành sản xuất theo phương án hạch toán chi phí sản xuất có bán thành phẩm: Phương pháp này thường được áp dụng trong những doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh doanh nội bộ cao hoặc bán thành phẩm có thể được tiêu thụ ra bên ngoài (thường áp dụng phương pháp trực tiếp hay liên hợp). Trong phương pháp này, giá trị bán thành phẩm của bước trước chuyển sang bước sau được tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục phí gọi là kết chuyển tuần tự. Giá thành bán thành phẩm bước 1 = Chi phí NVL chính + Chi phí chế biến bước 1 ± Giá trị sp dở dang bước 1 Giá thành bán thành phẩm bước 2 = Giá thành bán thành phẩm bước 1 + Chi phí chế biến bước 2 ± Giá trị sp dở dang bước 2 ........ Giá thành bán thành phẩm bước n = Giá thành bán thành phẩm bước (n-1) + Chi phí chế biến bước n ± Giá trị sp dở dang bước n
  • 31. 31  Tính giá thành thành phẩm theo phương án hạch toán chi phí sản xuất không có bán thành phẩm Phương pháp này thường được áp dụng trong những doanh nghiệp không có yêu cầu hạch toán kinh doanh nội bộ cao. Bán thành phẩm ở giai đoạn trước chỉ là đối tượng chế biến ở giai đoạn sau, mà không được tiêu thụ ra bên ngoài. Trong phương pháp này, chi phí chế biến phát sinh trong các bước dược tính nhập đồng thời vào giá thành thành phẩm, còn gọi là kết chuyển song song. Cũng theo phương pháp này, đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm. Phương pháp thường được sử dụng là phương pháp tổng cộng chi phí. Giá thành thành phẩm = Chi phí NVL chính tính cho TP + Chi phí chế biến bước 1 tính cho TP + ... + Chi phí chế biến bước n tính cho TP 1.3.5.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng Đối với những doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, đối tượng hạch toán chi phí được xác định là từng đơn hàng, không kể số lượng sản phẩm của đơn đặt hàng đó nhiều hay ít, quy trình công nghệ giản đơn hay phức tạp. Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo chứng từ gốc (hoặc bảng phân bổ chi phí). Riêng chi phí sản xuất chung thì được tập hợp cho tất cả các đơn hàng rồi mới phân bổ cho từng đơn theo từng tiêu thức thích hợp (như số giờ công sản xuất, chi phí nhân công trực tiếp,...). Về việc tính giá thành sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng đơn hàng và việc tính giá thành được thực hiện khi đơn đặt hàng đã hoàn thành, nên kỳ tính giá thành không nhất trí với kỳ báo cáo. Với những đơn đặt hàng chưa hoàn thành, khi đến kỳ báo cáo thì toàn bộ chi phí tập hợp theo đơn đó được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ và chuyển kỳ sau. Còn với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng giá thành sản phẩm chính là tổng chi phí đã tập hợp theo đơn đó. Giá thành đơn vị được xác định bằng cách lấy tổng giá thành chia cho số sản phẩm trong đơn. Tuỳ theo tính chất sản phẩm, yêu cầu quản lý, cũng như quy trình công nghệ
  • 32. 32 mà kế toán lựa chon ra phương pháp tính giá thành thích hợp là một trong các phương pháp cơ bản (phương pháp hệ số, tổng công chi phí, liên hợp,...). 1.3.5.4. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng hệ thống định mức Trong doanh nghiệp áp dụng hệ thống định mức, giá thành định mức của từng loại sản phẩm được xác định dựa trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao lao động, vật tư hiện hành và hệ thống dự toán về chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, kế toán còn phải hạch toán riêng các thay đổi, chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm và phân tích chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thành 3 loại: theo định mức, chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch so với định mức. Qua đó xác định giá thành thực tế của sản phẩm theo công thức: Giá thành thực tế sản phẩm = Giá thành định mức sản phẩm ± Chênh lệch do thay đổi định mức ± Chênh lệch so với định mức đã điều chỉnh Định mức không phải cố định mà có thể được thay đổi sao cho kinh tế, tiết kiệm và phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. 1.3.5.5. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh phụ Bộ phận sản xuất phụ là bộ phận được tổ chức ra để phục vụ cho bộ phận sản xuất chính và các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Tuy nhiên một phần sản phẩm của sản xuất phụ cũng có thể được tiêu thụ ra bên ngoài. Chi phí sản xuất phụ được tập hợp riêng cho từng bộ phận theo các khoản mục tương ứng. Việc tính giá thành của sản phẩm phụ tuỳ thuộc vào sự phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất phụ trong doanh nghiệp. Trong trường hợp giữa các bộ phận sản xuất phụ không có sự phục vụ lẫn nhau hoặc có nhưng không đáng kể thì giá thành sản phẩm của sản xuất phụ được tính theo phương pháp trực tiếp. Còn nếu giữa các bộ phận sản xuất phụ có sự phục vụ lẫn nhau đáng kể thì việc tính giá thành của bộ phận sản xuất phụ được thực hiện theo trình tự sau:  Bước 1:Xác định giá trị phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất phụ theo giá thành kế hoạch hoặc giá thành đơn vị ban đầu:
  • 33. 33 Giá thành đơn vị ban đầu = Tổng chi phí ban đầu Tổng sản lượng  Bước 2: Xác định giá trị sản xuất phụ cung cấp cho các bộ phận khác theo giá thành đơn vị mới: Giá thành đơn vị mới = Tổng chi phí ban đầu + Giá trị lao vụ nhận của bộ phận SX phụ khác - Giá trị lao vụ cung cấp cho bộ phận SX phụ khác Tổng sản lượng ban đầu - Sản lượng cung cấp cho các bộ phận SX phụ khác (kể cả tiêu dùng nội bộ nếu có) 1.4. HỆ THỐNG SỔ SÁCH KẾ TOÁN SỬ DỤNG ĐỂ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Tuỳ thuộc vào đặc điểm quản lý và đặc điểm tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể sử dụng một trong các hình thức kế toán: nhật ký sổ cái, chứng từ ghi sổ, nhật ký chung và nhật ký chứng từ. Tuỳ thuộc vào hình thức kế toán doanh nghiệp lựa chọn áp dụng mà các nghiệp vụ kinh tế nói chung và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng sẽ được phản ánh trên các loại sổ sách kế toán tổng hợp nhất định. Còn nhìn chung về hệ thống sổ chi tiết trong các hình thức kế toán trên đều tương tự nhau. Thứ nhất, nếu doanh nghiệp sử dụng hình thức Nhật Ký – Sổ Cái thì các nghiệp vụ kinh tế liên quan đều được phản ánh trên sổ Nhật Ký – Sổ Cái. Trong đó, phần Sổ Cái được thể hiện trên các TK 621, 622, 627, 154 (hoặc 631). Thứ hai, nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung thì các nghiệp vụ kinh tế trên được phản ánh vào sổ Nhật ký chung và sổ Cái các TK 621, 622, 627, 154 (hoặc 631). Thứ ba, trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký – Chứng từ thì các nghiệp vụ kế toán liên quan đến tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được phản ánh trên các bảng phân bổ (bảng phân bổ vật liệu, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng tính và phân bổ khấu hao), bảng kê số 4, nhật ký chứng từ số 7, sổ cái các TK 621, 622, 627, 154 (hoặc 631).
  • 34. 34 Trên thực tế, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của mình mà doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn một hình thức cũng như phương pháp kế toán thích hợp, từ đó có thể quản lý vật tư, tài sản, tiền vốn một cách hiệu quả cho doanh nghiệp mình. 1.5. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG KẾ TOÁN MÁY 1.5.1. Chức năng, nhiệm vụ Để tổ chức tốt nhất công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sao cho đáp ứng tốt nhất yêu cầu quản lý, nhất là trong điều kiện áp dụng kế toán máy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện tốt các nhiệm vụ: Thứ nhất, về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành đều phải được xác định sao cho phù hợp với yêu cầu quản lý cũng như đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm sản phẩm của doanh nghiệp. Qua đó tiến hành tổ chức công tác mã hoá và phân loại cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng. Đặc biệt không bị nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình xử lý thông tin tự động. Thứ hai, về hệ thống tài khoản kế toán. Kế toán phải sử dụng các tài khoản sao cho phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho của doanh nghiệp. Kế đó, tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý mà tiến hành chi tiết hoá các tài khoản cho từng đối tượng để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Thứ ba, về việc tập hợp, kết chuyển, phân bổ chi phí sản xuất, được tiến hành theo đúng trình tự đã xác định. Thứ tư, về tổ chức các loại báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Công việc này do máy tự động thực hiện. Kế toán chỉ cần xem, in và phân tích nên khối lượng công việc giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, có thể xây dựng các chỉ tiêu phân tích cơ bản phục vụ cho việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí và kế giá thành. Thứ năm, về sản phẩm dở dang. Phải tổ chức kiểm kê, cập nhật, xử lý khối lượng sản phẩm dở dang cuối tháng, khối lượng sản phẩm dở dang đã hoàn thành trong tháng,...xây dựng được một phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khoa
  • 35. 35 học, hợp lý tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ, nhằm cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác và sát thực phục vụ cho quản lý. 1.5.2. Nguyên tắc và các bước tiến hành Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện doanh nghiệp áp dụng kế toán máy được thực hiện theo các bước như sau: Thứ nhất, về việc tập hợp chi phí sản xuất. Công việc này do máy tự động thực hiện bằng cách nhận dữ liệu từ các bộ phận liên quan rồi tự tính toán, phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ. Để giúp máy thực hiện tốt công việc của mình, kế toán phải tiến hành mã hoá từng khoản mục chi phí ngay từ đầu sao cho tương ứng với các đối tượng chịu chi phí. Thứ hai, về sản phẩm dở dang. Kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang trong kỳ theo tưng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để nhập dữ liệu vào máy. Thứ ba, lập các bút toán điều chỉnh, kết chuyển, khoá sổ cuối kỳ trên cơ sở hướng dẫn có sẵn. Thứ tư, kế toán tiến hành kiểm tra các báo cáo cần thiết liên quan đến tập hợp chi phí và tính giá thành căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin. 1.5.3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy Khi đã áp dụng được phần mềm kế toán máy tương thích thì công việc của kế toán sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Việc cung cấp thông tin cũng trở nên kịp thời, chính xác hơn, phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý. Sau khi cài đặt và khởi động chương trình kế toán máy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành như sau: Bước 1, xử lý nghiệp vụ, bao gồm các công việc như phân loại chứng từ, định khoản, xử lý sự trùng lặp và mã hoá các đối tượng. Bước 2, nhập dữ liệu. Nhập dữ liệu bao gồm 2 phương thức. Đối với những loại dữ liệu mang tính cố định như phương pháp kế toán hàng tồn kho, khai báo các thông số, nhập dữ liệu vào các danh mục,...thì được thực hiện một lần. Còn đối với các dữ liệu phát sinh trong kỳ báo cáo, kế toán phải vào màn hình nhập dữ liệu,
  • 36. 36 tìm hiểu các thông báo, chỉ dẫn khi nhập cũng như quy trình nhập dữ liệu mới; tiến hành nhập, sửa, xoá dòng dữ liệu, phục hồi dòng dữ liệu đã xoá theo chỉ dẫn. Bước 3, xử lý dữ liệu. Công việc này được tiến hành khi nhập thêm dữ liệu mới, sửa chữa hay xoá những dữ liệu đã nhập. Bước 4, xem và in sổ sách, báo cáo. 1.5.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong điều kiện áp dụng kế toán máy  Bước 1: Xử lý nghiệp vụ - Phân loại chứng từ: là việc chia các chứng từ có đặc điểm giống nhau (phiếu nhập, phiếu xuất, phiếu thu,...) vào cùng một loại một cách có hệ thống. Với mỗi loại chứng từ ta lại thấy xuất hiện một màn hình nhập dữ liệu khác nhau, tuỳ theo yêu cầu quản lý và chế độ kế toán hiện hành. Khi nhập dữ liệu của một chứng từ gốc, ta chỉ cần lựa chọn và nhập dữ liệu vào các ô cần thiết ngầm định sẵn. Cần chú ý khi nhập dữ liệu vào phiếu nhập, kế toán căn cứ vào số lượng và giá trị (bao gồm giá thực tế mua, chi phí thu mua, các khoản thuế không được hoàn lại và thuế không được khấu trừ). Còn khi nhập dữ liệu và phiếu xuất kho, kế toán chỉ nhập số lượng, vì giá trị xuất kho là do máy tự động tính theo công thức ngầm định của doanh nghiệp. - Định khoản: trong bước này, kế toán xác định mối quan hệ đối ứng giữa các tài khoản liên quan đến nghiệp vụ kinh tế vừa phát sinh. - Công tác mã hoá: là việc xác lập một tập hợp những hàm thức mang tính quy ước và gán cho tập hợp này một ý nghĩa bằng cách cho liên hệ với tập hợp những đối tượng cần biểu diễn, nhằm mục đích nhận diện dứt khoát, không bị nhầm lẫn một mẫu tin trong một tập tin hay một cá thể trong một tổng thể.  Bước 2: Nhập dữ liệu - Với các dữ liệu cố định như khai báo các thông số, nhập dữ liệu vào các danh mục,...thì được thực hiện một lần lúc ban đầu, trừ khi có bổ sung hoặc mở rộng quy mô danh mục. - Với những dữ liệu phát sinh kỳ báo cáo, sau khi vào màn hình nhập liệu, kế toán tiến hành thực hiện thao tác nhập liệu theo thông báo và chỉ dẫn.
  • 37. 37  Bước 3: Xử lý dữ liệu. Công việc này được thực hiện khi có sai sót cần sửa, xoá hoặc phục hồi và được thao tác theo chỉ dẫn của chương trình.  Bước 4: Xem, in sổ sách, báo cáo. Người sử dụng thông tin nên tìm hiểu quy trình xử lý, luân chuyển sổ và số liệu của phần mềm kế toán. Từ đó hiểu được mối quan hệ giữa các sổ sách, báo cáo, có được những thông tin hữu ích phục vụ quá trình ra quyết định. 1.5.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Các bước tiến hành đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung trong điều kiện áp dụng kế toán máy cũng tương tự như các bước tiến hành đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nêu trên. Tức là cũng bao gồm 4 bước cơ bản: xử lý nghiệp vụ, nhập dữ liệu, xử lý dữ liệu và xem, in sổ sách báo cáo. 1.5.3.3. Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ Công việc này do máy tự động thực hiện bao gồm các bút toán kết chuyển và phân bổ. Trong trường hợp doanh nghiệp tập hợp chi phí theo phân xưởng thì phải xây dựng danh mục phân xưởng. Để phục vụ việc tính giá thành theo khoản mục, chương trình có thể xây dựng danh mục các khoản mục chi phí, có sự kết hợp với các tài khoản chi phí để tập hợp chi phí vào sổ sách, báo cáo theo khoản mục. Từ đó lấy số liệu lên bảng tính giá thành theo khoản mục. Khi nhập dữ liệu, các chi phí phát sinh phải chia ra khoản mục chi phí để chương trình tập hợp. 1.5.3.4. Kế toán giá thành sản phẩm  Kiểm kê, đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ Do máy tính không thể tự xác định được khối lượng và mức độ làm dở của sản phẩm cuối kỳ nên đòi hỏi doanh nghiệp phải kiểm kê. Trên cơ sở kết quả kiểm kê, kế toán nhập dữ liệu vào máy để máy tự động tính toán theo phương pháp ngầm định.  Quy trình thực hiện tính giá thành - Cập nhật sản phẩm làm dở đầu kỳ (hoặc do máy tự động chuyển từ cuối kỳ trước) - Tập hợp chi phí: công việc này do máy tính tự động thực hiện - Cập nhật chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ và làm dở cuối kỳ - Tổng hợp số liệu - In báo cáo, sổ sách.
  • 38. 38 PHẦN II TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY DỆT – MAY HÀ NỘI 2.1. Tổng quan về công ty 2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển - Tên công ty: Tổng công ty Dệt- May Hà Nội - Tên giao dịch quốc tế: HANOSIMEX - Trụ sở chính: Số 1 –Mai Động - Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội - Logo: Tổng công ty Dệt – May Hà Nội là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam. Đây là một doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Dệt – May Việt Nam mà hiện nay là Tập đoàn Dệt – May Việt Nam. Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước và điều lệ tổ chức hoạt động (điều lệ này do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dệt – May Việt Nam phê chuẩn). Hiện nay, để thích ứng với môi trường kinh tế mới, mở cửa và hội nhập, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Công ty Dệt – May Hà Nội (mà hiện nay là Tổng công ty Dệt – May Hà Nội) được xây dựng và thực hiện dự án chuyển đổi sang mô hình quản lý Công ty mẹ – Công ty con. Trong đó Tổng công ty Dệt – May Hà Nội là công ty mẹ, các nhà máy thành viên hiện nay đang được cổ phần hóa và trở thành công ty cổ phần (công ty con), là doanh nghiệp có pháp nhân độc lập. Đây được coi là động lực mới cho sự phát triển của công ty trong tương lai.
  • 39. 39 Tổng công ty Dệt – May Hà Nội tiền thân là Nhà máy Sợi Hà Nội, khi mà Tổng công ty Nhập khẩu Thiết bị Việt Nam (TECHNO-IMPORT Vietnam) và hãng UNIONMATEX (CHLB Đức) chính thức ký hợp đồng xây dựng Nhà máy Sợi Hà Nội vào ngày 7 tháng 4 năm 1978. Tháng 02/1979, công trình được khởi công xây dựng. Và đến ngày 21/11/1984, công trình đã hoàn thành các hạng mục cơ bản, sau đó được chính thức bàn giao cho nhà máy quản lý điều hành với tên gọi đầu tiên “Nhà máy Sợi Hà Nội”. Đến tháng 12/1987 thì toàn bộ thiết bị công nghệ phụ trợ được đưa vào sản xuất và 2 năm sau, tháng 12/1989 thì Dây chuyền Dệt kim số 1 được đầu tư xây dựng. Ngày 30/04/1991, theo quyết định QĐ-138- CNN-TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ, Nhà máy Sợi Hà Nội đã được chuyển đổi thành “Xí nghiệp liên hợp Sợi – Dệt kim Hà Nội” với tên giao dịch quốc tế là Hanosimex. Đến tháng 10/1993, để vực dậy nhiều doanh nghiệp yếu kém đang gặp khó khăn có nguy cơ phá sản, theo Quyết định sáp nhập của Bộ Công nghiệp nhẹ, công ty đã tiếp nhận Nhà máy Sợi Vinh và đến năm 1995, Công ty cũng tiếp nhận thêm cả Nhà máy Sợi Hà Đông. Đây là hai đơn vị làm ăn yếu kém, gặp nhiều khó khăn. Để vực dậy hai đơn vị này, công ty đã phải đầu tư nhiều công sức, tài chính và nguồn cán bộ, đồng thời sắp xếp lại tổ chức, phân loại và sử dụng lao động hợp lý; chấn chỉnh các mặt quản lý, đưa vào nền nếp. Mặt khác, công ty còn đầu tư vốn cải tạo, xây dựng xưởng sản xuất, nâng cấp đổi mới thiết bị. Sau một thời gian nỗ lực củng cố, trong những năm gần đây hai nhà máy thành viên này đã có nhiều chuyển biến, Tổng công ty đã giải quyết xong số lỗ và các khoản nợ đọng khoảng 30 tỷ đồng cho Nhà máy Sợi Vinh và Dệt Hà Đông. Hiện nay hai nhà máy này đang thực sự sản xuất kinh doanh có lãi, năng lực sản xuất đã được nâng lên nhiều lần. Đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện, thu nhập được nâng lên theo hiệu quả sản xuất kinh doanh và cân đối với mặt bằng của cả Tổng công ty. Năm 2003, thu nhập của Nhà máy Sợi Vinh và của Nhà máy Dệt Hà Đông đã tăng lên khoảng 10 lần so với thời điểm bắt đầu sáp nhập vào HANOSIMEX. Hiện nay đây là mức thu nhập khá so với Nghệ An và Hà Đông. Ngày 19/05/1994, Nhà máy Dệt kim được khánh thành bao gồm hai dây chuyền I và II. Và khoảng nửa năm sau, tháng 01/1995, Công ty bắt đầu khởi công xây dựng Nhà máy May – Thêu Đông Mỹ. Đến ngày 19/06/1995, theo Quyết định
  • 40. 40 840-TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ, Công ty đã đổi tên từ “Xí nghiệp liên hợp Sợi – Dệt kim Hà Nội” thành “Công ty Dệt Hà Nội”. Năm năm sau, ngày 28/02/2000, theo Quyết định QĐ-103-HĐQT của Hội Đồng Quản Trị, Công ty Dệt hà Nội đã được đổi thành “Công ty Dệt – May Hà Nội. Từ năm 2003, theo yêu cầu của Tổng công ty Dệt – May Việt Nam, Công ty lại nhận nhiệm vụ giúp đỡ, quản lý toàn diện Công ty Dệt kim Hoàng Thị Loan – một doanh nghiệp đang trong tình trạng sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, việc làm và đời sống cán bộ công nhân viên rất khó khăn. Dưới sự điều hành, quản lý của Công ty Dệt – May Hà Nội (mà hiện nay là Tổng công ty Dệt – May Hà Nội), Công ty Dệt kim Hoàng Thị Loan đã chặn đứng tình trạng tụt dốc, thoát khỏi nguy cơ phá sản. Năng lực sản xuất được khôi phục, các hoạt động được củng cố, có chuyển biến tích cực, đang vào thế ổn định và phát triển. Dệt – May Hà Nội đã hoàn thành trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp được sáp nhập và các công ty khác, giúp tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Tháng 2 năm 2007, theo Quyết định của Bộ Công nghiệp nhẹ, Công ty Dệt – May Hà Nội đã được đổi tên thành Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội. Ngày 6 tháng 2 năm 2007, Công ty đã tiến hành lễ đón nhận Huân chương và ra mắt Tổng Công ty. Hiện nay Công ty có diện tích mặt bằng khoảng 24 ha với một đội ngũ cán bộ lãnh đạo có năng lực và đội ngũ công nhân viên lành nghề lên đến khoảng 6000 người. Công ty cũng được trang bị toàn bộ những thiết bị của những nước có công nghệ hiện đại như CHLB Đức, Italia, Hà Lan, Hàn Quốc,...Với một nguồn nội lực mạnh mẽ như vậy, tiềm năng phát triển hiện nay của Công ty là rất lớn. Trải qua hơn 20 năm, nhờ hoạch định và thực hiện các mục tiêu một cách toàn diện, Công ty đã đạt nhiều thành tích xuất sắc, được Nhà nước tặng nhiều Huân chương và phần thưởng cao quý. Điều đó góp phần khẳng định vị thế của Dệt – May Hà Nội, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành Dệt – May Việt Nam. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng Công ty Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển. Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt – may Việt Nam. Công ty cũng đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc xây dựng và
  • 41. 41 phát triển đất nước, thúc đẩy nhanh chóng quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Để thực hiện tốt mục tiêu trên, Tổng Công ty luôn quán triệt cho mình các chức năng và nhiệm vụ như sau: 2.1.2.1. Chức năng Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội có chức năng sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu các loại sản phẩm sau:  Chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các loại sợi đơn, sợi xe như sợi cotton, sợi Pe, có chỉ số từ Ne06 đến Ne60, các loại sợi kiểu và sợi co giãn.  Chuyên nhập các loại bông xơ, phụ tùng thiết bị chuyên ngành hóa chất, thuốc nhuộm.  Chuyên sản xuất các loại vải dệt kim thành phẩm như Rib, Interlock, Lacost, Single,...và các sản phẩm may bằng vải dệt kim, vải dệt thoi.  Chuyên sản xuất, kinh doanh các loại vải bò và sản phẩm may bằng vải bò Jean.  Chuyên sản xuất các loại khăn bông, mũ thời trang. 2.1.2.2. Nhiệm vụ Để làm tốt các chức năng trên, Tổng Công ty có nhiệm vụ:  Sản xuất các sản phẩm sợi phục vụ cho tiêu thụ trên thị trường và cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy dệt trong nội bộ công ty.  Sản xuất và tiêu thụ các loại vải dệt kim, dệt thoi, để phục vụ cho thị trường và cung cấp vải cho các nhà máy may trong nội bộ công ty. Sản xuất, tiêu thụ khăn bông , khăn tay và các sản phẩm sản xuất từ vải khăn.  May các loại áo dệt kim, vải kaki theo đơn đặt hàng của khách hàng. Kết hợp với việc gia công cho các bạn hàng lâu năm, trao đổi hàng hóa, tiến hành các hoạt động giao dịch thương mại, sẵn sàng hợp tác cùng các bạn hàng trong và ngoài nước để đầu tư thiết bị hiện đại, khoa học công nghệ mới nhằm không ngừng mở rộng năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm., tạo công ăn việc làm cho các cán bộ công nhân viên trong công ty.  Sản xuất một số sản phẩm phụ như lõi ống, sáp, hơi nước, khí nén.. phục vụ cho sản xuất của các nhà máy thành viên và công ty con trong nội bộ công ty.
  • 42. 42  Kinh doanh và tiêu thụ các mặt hàng dệt may thông qua hệ thống các cửa hàng.  Góp vốn cùng với Công ty thời trang Vinatex của Tập đoàn Dệt – May Việt nam cùng kinh doanh thương mại thông qua siêu thị.  Kinh doanh vận chuyển hàng hoá trong ngành qua chi nhánh Vinatex Hải phòng  Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động; tìm hiểu, khai thác và mở rộng thị trường; dự báo nhu cầu thị trường trong tương lai, tổ chức sản xuất theo nhu cầu đặt hàng của các đối tác. 2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 2.1.3.1. Đặc điểm hoạt động  Hình thức sở hữu vốn: Có thể nói rằng vốn là điều kiện vật chất không thể thiếu đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Bước vào sản xuất kinh doanh, trước hết công tác tổ chức tài chính doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ. Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội (Hanosimex) là doanh nghiệp Nhà nước đầu tư vốn 100%. Năm 1990, Công ty được Nhà nước giao vốn 161 tỷ đồng và đến nay, giá trị tài sản của Công ty đạt gần 700 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12/2005 là 153.395.228.313 trong đó Công ty Dệt may Hà Nội là 144.281.300.457 và Công ty Sản xuất – Xuất Nhập khẩu Dệt may Hải Phòng là 9.113.927.856. Là một Doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn, với các trang thiết bị máy móc tiên tiến, hiện đại, Tổng Công ty đã tạo được một vị thế vững chắc trên thương trường. Hiện nay Công ty không chỉ chú trọng vào xuất khẩu như trước kia mà còn đặc biệt quan tâm đến thị trường nội địa. Chính vì thế hàng năm công ty cần một lượng vốn khá lớn để đầu tư trang thiết bị, nâng cấp máy móc, đảm bảo cho kế hoạch sản xuất kinh doanh được tiến hành theo đúng tiến độ đề ra.  Lĩnh vực kinh doanh: Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội Kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, bao gồm các lĩnh vực: sợi, sản phẩm may dệt kim, sản phẩm dệt thoi, khăn, vải Denim và các dịch vụ khác.