SlideShare a Scribd company logo
1 of 154
LỜI MỞ ĐẦU
Trong sự hội nhập và chuyển biến của nền kinh tế toàn cầu, nhân tố con
người là nhân tố được đặt lên vị trí hàng đầu của mỗi quốc gia. Tận dụng thúc
đẩy khả năng làm việc hiệu quả của người lao động luôn là vấn đề quan trọng
bậc nhất mà các nhà quản lý quan tâm. Động lực quan trọng thúc đẩy người lao
động hoàn thành tốt và có nhiều sáng kiến phục vụ lợi ích cho mỗi doanh nghiệp
đó là thu nhập thể hiện ở mức lương thưởng và các phúc lợi xã hội mà người lao
động được hưởng.
Tiền lương phản ánh nhiều quan hệ kinh tế, xã hội khác nhau. Trước hết là số
tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Đó là quan hệ kinh tế của
tiền lương. Mặt khác do tính chất đặc biệt của hàng hoá “Sức Lao Động" mà tiền
lương không thuần tuý là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội rất quan trọng liên
quan đến đời sống trật tự xã hội. Trong doanh nghiệp thì tiền lương, thưởng là một
phần của chi phí cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh. Việc tính đúng đủ và trích
nộp các khoản lương cũng như trả lương, trả thưởng đúng hạn hợp lý phù hợp với
định hướng phát triển của doanh nghiệp là một trong nhưng nhân tố giúp cho doanh
nghiệp tiết kiệm được các chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Xuất phát từ thực tiễn và ý nghĩa quan trọng của công tác tiền lương, trong
thời gian thực tập ở Công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng,
em đã đi vào nghiên cứu và chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán tiền lương và
các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm
Hải Phòng” làm nội dung luận văn tốt nghiệp của mình.
Nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh chủ yếu
của công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng.
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính và tình hình sử dụng lao động
tiền lương của công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng.
Chương 3: Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng.
Do còn hạn chế về mặt lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên luận văn
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng
góp của các thầy cô và các bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Đỗ Thị Hương cùng toàn thể thầy cô
giáo Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Mỏ - Địa Chất và các
cô chú, anh chị trong Công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng
đã giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện tốt để em hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp
này.
Hà Nội, ngày tháng 06 năm
2016
Sinh viên
Bùi Văn Ngọc
Chương 1
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN
SẢN XUẤT – KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XNK SÚC SẢN
GIA CẦM HẢI PHÒNG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP đầu tư và XNK súc sản
gia cầm Hải Phòng
1.1.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải
Phòng
- Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu súc sản gia cầm Hải
Phòng
- Tên giao dịch quốc tế: Haiphong investment and animal poultry products
import export joint stock company
- Trụ sở chính: Số 16 Cù Chính Lan, Phương Minh Khai, Quận Hồng Bàng,
Thành phố Hải Phòng
- Điện thoại:(031) 3 842 042 – Fax: (031) 3 842 932
- Mã số thuế: 0200102640
- Vốn điều lệ: 11.157.150.000 đồng
Số vốn này được chia thành 1.115.715 cổ phần, mỗi cổ phần mệnh giá 10.000
đồng.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng được chuyển
thành công ty cổ phần từ năm 2007, có trụ sở tại 17 Cù Chính Lam – Quận Hồng
Bàng – Hải Phòng. Trước đây vào năm 1956 nhiều người biết đến với cái tên Công
ty Xuất Nhập Khẩu Duyên Hải, là một doanh nghiệp nhà nước trước đâytrực thuộc
Bộ Ngoại Thương, hiện nay thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn vừa
sản xuất, vừa kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp. Việc giao nhận hang hóa được
diễn ra thường xuyên đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động và phát triển của
công ty.
Qua nhiều năm hoạt động và phát triển, Công ty Cổ phần và đầu tư xuất nhập
khẩu súc sản gia cầm Hải Phòng trải qua biết bao thăng trầm và thử thách …Quá
trình đó để chia kinh doanh thành các thời kỳ sau:
+ Thời kỳ 1956 – 1970 : thời gian này công ty tiếp nhận các cơ sở xuất nhập
khẩu của các thương nhân Pháp và người Hoa để lại để dần khôi phục lại các mặt
hàng xuất khẩu truyền thống của miền Bắc chủ yếu là xuất khẩu nông sản và thực
phẩm , hải sản tươi sang thị trường Hong Kong và các nước xã hội chủ nghĩa . Hoạt
động của công ty trong thời gian này là do kế hoạch bao cấp, mô hình manh mún và
nhỏ.
+ Từ năm 1970 – 1977 : Đây là thời kỳ công ty được tách ra của Công ty xuất
nhập khẩu miền Duyên Hải thành công ty Xuất Nhập Khẩu Súc Sản (ANIMEX).
Nhiệm vụ của công ty trong giai đoạn này là xuất khẩu các sản phẩm của biển và
sản phẩm của ngành nông nghiệp.
+ Từ năm 1978 – đến nay : Công ty lại tách ra từ Công ty Xuất khẩu hải
súc sản thành Công ty Xuất Nhập Khẩu súc sản gia cầm Hải Phòng, trực thuộc bộ
Ngoại Thương. Đến năm 1985, nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất cũng như
trong kinh doanh, Nhà nước quyết định điều công ty về dưới sự quản lý của Bộ
Nông Nghiệp (nay là Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn) sản phẩm của
công ty bao gồm : Chế biến các sản phẩm từ ngành nông nghiệp, chăn nuôi, hải sản
dưới dạng đông lạnh xuất khẩu và các sản phẩm đồ hộp. Đến tháng 4/1997 Công ty
được thành lập lại theo quyết định số 486/NN-TCB của Bộ Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn trên cơ sở sát nhập chi nhánh Công ty Xuất Nhập Khẩu Súc Sản
Gia Cầm Hải Phòng, trực thuộc tổng công ty Chăn Nuôi Việt Nam.
Công ty hoạt động trên cơ sở là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng
công ty 90(Tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam), hoạt động trên nguyên tắc hoạch
toán độc lập và có đầy đủ chức năng của một Công ty sản xuất, chế biến, xuất nhập
khẩu, kinh doanh, dịch vụ,…
Từ năm 1985 được sự đầu tư trược tiếp của Bộ Nông Nghiệp, Công ty đã hiện
đại hóa cơ sở sản xuất, chế biến, máy móc, kho tàng, nhà xưởng… tọa ra tiền đề các
sản phẩm của Công ty sản xuất, chế biến đã thâm nhập vào các nước trên thị trường
thế giới như : các sản phẩm đồng lạnh vào thị trường Liên Bang Nga và các nước
Đông Âu, thịt lợn sữa đông lạnh vào thị trường Hong Kong và Trung Quốc. Công
ty bắt đầu đưa các sản phẩm đồ hộp vào thị trường EC.
Công ty từ một công ty sản xuất theo kế hoạch bao cấp của Nhà nước chuyển
sang cơ chế thị trường cạnh tranh khác nghiệt, đó là thử thách to lớn đối với sự tồn
tại của công ty. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh từ đối tượng sản xuất đến cung
cấp nguyên vật liệu tư đều theo cơ chế thị trường. Nhưng công ty đã có bước đi
đúng đắn luôn thích ứng, đứng vững và phát triển mạnh mẽ. Công ty đã chứng minh
sức sống mạnh mẽ của mình : kế hoạch năm sau lớn hơn năm trước chất lượng hàng
hóa ngày một nâng cao.Các mặt hàng thủy sản và đồ hộp xuất đi các nước như :
LiBi, Singapore, Úc, Pháp, Nhật Bản.
Thực hiện chủ chương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước . Năm 2007
công ty đã tiến hành cổ phần hóa với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực
Xuất Nhập Khẩu nên khi tiến hành cổ phần hóa công ty sớm ổn định và giữ vững,
phát triển tốt nghiệm vụ giao nhận hàng hóa.
Hiện nay ngoài sản xuất kinh doanh các sản phẩm Công ty còn thực hiện giao
nhận hàng hóa cho Tông công ty chăn nuôi Việt Nam.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và nghành nghề kinh doanh của Công ty
1.2.1. Chức năng
Công ty Cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng là doanh nghiệp
ngoài quốc doanh, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hạch toán kinh tế độc
lập.
Công ty Cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng là công ty xuất
nhập khẩu, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm.
1.2.2. Nhiệm vụ
Thực hiện nghiêm túc pháp luật của nhà nước, nghĩa vụ đối với nhà nước, bảo
vệ tài sản, bảo vệ sản xuất; giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn xã hội trong nội bộ
công ty, làm nghĩa vụ quốc phòng và có các biện pháp bảo vệ môi trường xung
quanh công ty.
Tự chủ thiết lập các mối quan hệ với các đối tác kinh tế, thiết lập các mối liên
doanh, liên kết nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nghiên cứu tình hình thị tường, dịch vụ giao nhận, đề cao các biện pháp nhằm
thu hút các đối tác kinh doanh củng cố và nâng cao uy tín của công ty trên thị
trường.
Tạo thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên, chăm lo đời sống vật chất và
tinh thần, không ngừng đào tạo, bồ dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, văn hóa,
khoa học kỹ thuật cho người lao động.
1.2.3. Ngành nghề kinh doanh của Công ty
Thu mua và XNK, KD vật tư, nông sản, thủy sản, thực phẩm tươi sống, hành
nghề chế biến thực phẩm.
Nhập khẩu vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
thực phẩm, máy móc thiết bị chuyên dụng, phương tiện vận tải, thực phẩm, nguyên
liệu chế biến thực phẩm.
Kinh doanh XNK và gia công lắp đặt sửa chữa cơ khí điện lạnh.
Chăn nuôi gia súc gia cầm, SX chế biến, KD nguyên liệu và thức ăn chăn
nuôi.
Đại lý vận tải, dịch vụ giao nhận.
1.3. Cơ sở vật chất của công ty
Để nâng cao sản lượng khai thác, dây chuyền công nghệ của Công ty đã được
cơ giới hóa hầu hết các khâu, trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, phù hợp với trình
độ tổ chức, quản lý sản xuất của Công ty.
Số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu của công ty tính đến tháng 12/2015 được
thể hiện ở bảng sau:
Nhận xét: Qua bảng 1-1, ta thấy công ty có trang thiết bị phục vụ sản xuất
tương đối là đầy đủ, tình trạng hoạt động của máy móc tương đối tốt và hợp lý. Tuy
nhiên, các máy móc thiết bị này vẫn cần người lao động trực tiếp điều khiển sử
dụng. Công ty nên đầu tư các dàn thiết bị sản xuất tự động liên hoàn, như thế sẽ
giảm được tối đa sức lao động, đồng thời sẽ hướng sản xuất tới hướng chuyên môn
hóa cao hơn.
BẢNG THỐNG KÊ MÁY MÓC THIẾT BỊ CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ
XNK SÚC SẢN GIA CẦM HẢI PHÒNG
Bảng 1-1
STT Tên thiết bị ĐVT SL
Hiện
trạng
Máy móc thiết bị
1 Hệ thống điện Xí Nghiệp Dàn 1 Tốt
2 Hệ thống TB chăn nuôi chuồng 1 Dàn 1 Tốt
3 Hệ thống TB chăn nuôi chuồng 2 Dàn 1 Tốt
4 Hệ thống TB chăn nuôi chuồng 3 Dàn 1 Tốt
5 Hệ thống TB chăn nuôi chuồng 4 Dàn 1 Tốt
6 Hệ thống TB chăn nuôi chuồng 5 Dàn 1 Tốt
7 Máy phát điện XN Cái 2 Tốt
8 Trạm điện 500KV A Trạm 1 Tốt
9 Máy nghiền trộn Cái 1 Tốt
10 Máy làm mềm thịt Cái 2 Tốt
11 Kho lạnh, hầm cấp đông Kho 1 Tốt
12 HT cấp nước Cái 1 Tốt
Phương tiện vận tải
1 Xe xúc lật Cái 1 Tốt
2 Xe ô tô tải Cửu Long Cái 2
Trung
bình
3 Xe ô tô 4 chỗ Cái 4 Tốt
1.4. Quy trình hoạt động của công ty
Trong doanh nghiệp thương mai thì việc tổ chức quản lí khoa học quy kinh
doanh là vô cùng quan trọng, nó mang tính chất quyết định rất lớn tới năng suất và
doanh thu. Tuy nhiên việc này lại còn phụ thuộc vào điều kiện của từng doanh
nghiệp.
Hiện nay quy trình hoạt động của công ty như sau:
+) Quy trình nhập hàng hóa.
Tại Công ty, phòng kinh doanh phụ trách việc lập kế hoạch mua hàng với nhà
cung cấp, hàng hóa sẽ được Nhà cung cấp chuyển trực tiếp vào kho của Công ty.
Công tác tiếp nhận hàng hóa được giao cho thủ kho đảm nhiệm: kiểm tra chất
lượng hàng hóa; số lượng hàng hóa nhập. Phòng kinh doanh tiếp nhận chứng từ
hàng hóa nhập và kiểm tra đối chiếu lượng hàng hóa nhập kho với kho Công ty và
phát hành phiếu nhập kho hàng hóa. Sau đó lập chứng từ và chuyển chứng từ cho
phòng kế toán, phòng kế toán tiến hành hạch toán và lưu trữ.
Quy trình nhập hàng của Công ty được minh họa qua sơ đồ sau:
Hình 1-1: Sơ đồ quy trình nhập hàng hóa
+) Quy trình xuất hàng hóa.
Hình 1-2: Quy trình phân phối hàng hóa
Khi hàng hóa đã được nhập về tại các kho, bến bãi của công ty, phòng kinh
doanh sẽ chuyển hàng hóa đến từng khách hàng đã được lập hợp đồng.Sau đó
phòng kế toán sẽ lập các chứng từ liên quan tới việc xuất hàng hóa tại các kho bến
bãi và việc thanh toán của khách hàng.
Phòng
kinh
doanh
Lập kế
hoạch
mua
hàng
Nhà
cung
cấp
Kho
Công
ty
Phòng
kinh
doanh
Lập
chứng
từ mua
hàng
Luân
chuyển
chứng
từ
Phòng
kế toán
Kênh tiêu thụ hàng
hóa
Tiêu thụ nội địa
Xuất khẩu
1.5. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty
Công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập bộ máy quản lý được tổ chức
gọn nhẹ, ban lãnh đạo là những người có năng lực, trình độ trong quản lý và điều
hành. Sơ đồ bộ máy của công ty được quản lý theo hình thức trực tuyến chức năng.
1.5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Đại hội cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
công ty
Phòng
KD
XNK
Phòng
kế
toán
Phòng
quản
trị
nhân
sự
Xí
nghiệp
chăn
nuôi
Phân
xưởng
thành
phẩm
Phân
xưởng
cơ
điện
lạnh
Phòng
nghiệp
vụ
giao
nhận
Hình 1-3: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty
1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
Nhiệm vụ của từng phòng ban.
Đại hội cổ đông
Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, gồm tất cả các cổ đông có quyền
biểu quyết các hoạt động kinh doanh của công ty.
Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản trị cao nhất của công ty có 3 thành viên do Đại hội cổ đông
bầu nhiệm. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty quyết định mục tiêu
phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn của công ty và
những vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty phù hợp với pháp luật,
trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông và một số quyền hạn khác
đã ghi trong điều lệ của Công ty.
Ban kiểm soát
Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh quản trị và điều hành công ty. Là tổ chức do Đại hội cổ đông bầu ra. Ban
kiểm soát gồm 3 thành viên, có số cổ phần ít nhất 0.85% vốn điều lệ, có trách
nhiệm kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra sổ sách kế toán,
tài sản, báo cáo quyết toán sản xuất kinh doanh của Công ty. Trình bày và báo
cáo các kết quả kiểm tra trước Đại hội cổ đông thường niên và bất thường.
Ban giám đốc công ty
 Tổng giám đốc:
Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công
ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản
trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao;
Tổng giám đốc phải điều hành công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều
lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của Hội đồng quản trị.
Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Tổng giám đốc
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.
Các phó tổng giám đốc:
Giúp việc cho Tổng giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công
ty theo sự phân công của Tổng giám đốc.
Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và
chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về hiệu quả các hoạt động.
Theo ủy quyền bằng văn bản của Tổng giám đốc phù hợp với từng giai
đoạn và phân cấp công việc.
Phòng kế toán
Nhiệm vụ là cân đối tài chính, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
theo chuẩn mực và chế độ kế toán của bộ tài chính và pháp luật của Nhà nước,
quản lý giá thành sản phẩm, thanh toán chi trả lương, thưởng cho CBCNV, công
tác báo cáo tài chính quý, năm, thu xếp nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động sản
xuất kinh doanh, công tác kiểm tra thống kê các hóa đơn tài chính đảm bảo đúng
luật. ban hành quy chế quản lý tài chính trong Công ty.
6.Phòng KD XNK
Thực hiện các chương trình tìm kiếm và tiêu thụ sản phẩm, theo dõi giá cả sản
phẩm trên thị trường của các doanh nghiệp cạnh tranh. Tổ chức XNK hàng hóa, và
tìm kiếm thị trường mới.
PX cơ điện lạnh
Phụ trách kỹ thuật cơ điện, giám sát máy móc thiết bị, đầu tư xây dựng cơ bản.
Hỗ trợ các phân xưởng trong toàn công ty, theo dõi đảm bảo máy móc hoạt động
bình thường
8.Phòng quản trị nhân sự
Quản lý toàn bộ nhân lực của công ty, thực hiện chế độ chính sách của đảng
và nhà nước đối với cán bộ công nhân viên, đảm bảo quyền lợi của công nhân viên.
Sắp xếp bố chí thay đổi nhân lực sao cho phù hợp với tay nghề, sức khỏe của từng
người.
Phòng nghiệp vụ giao nhận
Phòng có chức năng tiếp nhận bộ chứng từ của công ty gửi tới làm dịch vụ
giao nhận hàng hóa tại cảng Hải Phòng, tiến hành làm thủ tục Hải quan, kiểm tra,
giám định,… Nhận kế hoạch và thuê xe chở hàng giao cho các địa phương như Hà
Nội, Hải Dương, …
Xí nghiệp chăn nuôi và phân xưởng thành phẩm
Chăn nuôi các con giống được công ty chỉ định để chế biến xuất khẩu thịt ra
trị tường nước ngoài.
1.6. Tình hình tổ chức sản xuất và lao động của doanh nghiệp
1.6.1. Tình hình tổ chức kinh doanh của công ty
Để đáp ứng nhu cầu quản lý ản xuất, công ty đã tổ chức lao động với chế độ
làm viêc hợp lý phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình với
một chế độ làm việc áp dụng cho cả hai bộ phận sản xuất trực tiếp và gián tiếp.
- Đối với công nhân trực tiếp sản xuất là 8h/ngày.
- Đối với công nhân làm việc gián tiếp và làm ngoài mặt bằng là 8h/ngày.
- Đối với phòng ban: làm việc buổi sang từ 8h30 đến 12h, buổi chiều từ
1h đến 5h30 các ngày từ thứ hai đến thứ sáu. Ngày thứ bảy chỉ làm buổi sáng từ
8h đến 12h. Nghỉ chiều thứ 7 và chủ nhật.
- Trường hợp đột xuất người sử dụng lao động có thể huy động người lao
động làm thêm giờ nhưng không quá 4 giờ/1 ngày và 20 giờ/1năm. Người lao
động làm tầm 8 giờ/1ngày được nghỉ 30 phút giữa ca, tính vào giờ làm việc,
người làm ca đêm được nghỉ giữa ca 45 phút, tính vào giờ làm việc. Người lao
động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60
phút, mà vẫn hưởng đủ lương. Riêng đối với những người do nhà ở cách xa nơi
làm việc nên không có điều kiện nghỉ giữa ca cho con bú thì được cộng dồn thời
gian của 1ngày để nghỉ vào một ngày khác theo quy định: cứ làm việc 6 ngày thì
được nghỉ 1ngày mà vẫn hưởng đủ lương, ăn trưa, phụ cấp.
- Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương
trong những trường hợp sau :
Kết hôn : nghỉ 05 ngày (không kể ngày đi đường).
Con kết hôn : nghỉ 03 ngày (không kể ngày đi đường).
Bố hoặc mẹ (cả bên chồng và bên vợ), Người nuôi dưỡng trực tiếp, vợ
hoặc chồng, hoặc con chết: Người lao động được nghỉ 05 ngày (không kể ngày
đi đường ) và được thanh toán tiền chi phí đi lại theo quy định của Công ty.
1.6.2. Tình hình tổ chức lao động của công ty
Tổ chức lao động là một hệ thống những biện pháp tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho công tác sản xuất để sử dụng lao động phù hợp với khả năng và trình độ
một cách hợp lý, sử dụng thời gian hữu ích của người kao động nhằm nâng cao
năng xuất thu nhập cho người lao động. Sử dụng lao động được hiểu là sử dụng
đúng nghành nghề bậc thợ, chuyên môn, sở trường và kỹ năng, kỹ xảo của người
lao đông. Chất lượng của doanh nghiệp là đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ
quản lý giỏi và công nhân lành nghề.
Công ty đã phân công và bố trí lao động theo đúng chuyên môn công việc,
đúng người, đúng việc nhằm đảm bảo trình độ chuyên môn hóa, vừa khuyến khích
cán bộ công nhân viên làm việc tốt nhằm đạt năng suất lao động cao.
Như vậy công tác tổ chức lao động của công ty được thực hiện khá tốt. Điều
đó được thể hiện qua bảng 1-3:
BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG
Bảng 1-2
STT Loại lao động Nam Nữ Tổng
1 Thạc sĩ 0 0 0
2 Đại học 3 2 5
3 Cao đẳng 4 6 10
4 Trung cấp 4 4 8
5 Công nhân kỹ thuật 5 2 7
6 Lao động phổ thông 5 11 16
Tổng 21 25 46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu tình hình chung về các điều kiện sản xuất chủ yếu Công ty cổ
phần Hồng Phúc ta có thể thấy rút ra một số thuận lợi và khó khăn của công ty như
sau:
* Thuận lợi:
Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên yêu nghề và tận tâm với công việc,
nên đã vượt qua được mọi khó khăn của cơ chế thị trường để đứng vững tồn tại và
phát triển.
Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty hợp lý, không chồng chéo, gọn nhẹ, thích
ứng với cơ chế thị trường, đạt hiệu quả.
Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị của công ty được đầu tư đầy đủ, tạo điều kiện
làm việc thuận lợi chó CB CNV
Tình hình tổ chức sản xuất và thực hiện kế hoạch luôn luôn đổi mới và tạo ra
sự cân đối, phối hợp việc lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch gắn liền với
sản xuất kinh doanh.
Công ty đã sử dụng lao động hợp lý, chế độ làm việc phù hợp với đặc điểm và
quy trình kinh doanh của công ty.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên, Công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia
cầm Hải Phòng còn gặp không ít những khó khăn làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Vì là công ty hoạt động chủ yếu theo hướng XNK nên là hoạt động kinh
doanh của công ty phụ thuộc khá nhiều vào các đơn hàng.
Bên cạnh đó, lao động phổ thông của công ty vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong
doanh nghiệp. Dẫn đến việc chuyên môn hóa kinh doanh vẫn còn kém. Do đó, công
ty cần phải tập trung nâng cao tay nghề, đào tạo chuyên môn cho công nhân để năng
suất lao động đạt hiệu quả cao hơn trong tương lai.
Những thuận lợi và khó khăn trên đều có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty hiện tại cũng như tương lai.
Để có thể có những nhận xét chính xác hơn tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty trong năm 2015, em tiến hành phân tích sâu hơn ở chương 2 của luận văn.
Chương 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XNK SÚC SẢN
GIA CẦM HẢI PHÒNG
2.1.Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 của công ty cổ
phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng.
Kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh là lợi nhuận để lại. Và lợi nhuận
tối đa là mục tiêu cuối cùng của các Doanh nghiệp làm kinh tế. Các Doanh nghiệp
luôn luôn phải tìm cách để nâng cao lợi nhuận để lại của mình không những với
mục tiêu tồn tại mà còn là mục tiêu để phát triển mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất
của mình. Công ty Cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng cũng là một
chủ thể trong nền kinh tế do vậy lợi nhuận tối đa cũng là mục tiêu hàng đầu mà
Công ty luôn theo đuổi trong các năm qua. Và để thực hiện được mục tiêu đó Công
ty không ngừng đưa ra các biện pháp, chính sách phù hợp với hoàn cảnh của mình
để thu được hiệu quả tối ưu.
Dưới đây là bảng 2-1 tập hợp các số liệu tiêu biểu về tình hình sản xuất kinh
doanh của Công ty Cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng thông qua
các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu trong năm trong năm 2015
Từ bảng số liệu 2-1, ta có thể thấy được các chỉ tiêu thực hiện được trong
năm 2015 thấp hơn rất nhiều so với năm 2014. Không chỉ tiêu nào đạt kế hoạch đề
ra. Cụ thể như sau:
- Tổng doanh thu năm 2015 đạt 363,57 tỷ đồng, giảm 607,71 tỷ đồng, tương
ứng giảm 62,57% so với năm 2014; giảm 389,41 tỷ đồng, tương ứng chỉ đạt 48,28%
so với kế hoạch đề ra.
- Tổng tài sản bình quân năm 2015 là 63,14 tỷ đồng giảm 81,89 tỷ đồng,
tương ứng giảm 56,46% so với năm 2014 và giảm 23,11 tỷ đồng, tương ứng chỉ đạt
73,21% so với kế hoạch đề ra. Trong đó tà sản ngắn hạn bình quân giảm 76,79 tỷ
đồng, tương ứng giảm 23,21% so với năm 2014 và giảm 19,34 tỷ đồng, tương ứng
đạt 68,47% so với kế hoạch đề ra. Tài sản dài hạn bình quân giảm 5,10 tỷ đồng,
tương ứng 19,44% so với năm 2014 và giảm 3,77 tỷ đồng, tương ứng đạt 84,87% so
với kế hoạch để ra. Nguyên nhân dẫn tới tổng tài sản bình quân giảm là do tài sản
ngắn hạn bình quân giảm trong đó phải kể tới các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn
kho. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của công ty rất hiệu quả.
- Số lượng lao động năm 2015 là 46 người giảm 5 người, tương ứng giảm
9,8% so với năm 2014, giảm 10 người, chỉ đạt 82,14% so với kế hoạch đề ra. Mức
giảm này nhìn chung cho thấy phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
- Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh rõ rệt chất lượng sử dụng lao động .
Năng suất lao động bình quân theo giá trị năm 2015 là 7.903 trđ/người.năm giảm
11.141 trđ/người.năm, tương ứng giảm 48,5% so với năm 2014, giảm
5.543trđ/ng.năm chỉ đạt 58,78% so với kế hoạch đề ra. Sự giảm năng suất lao động
cho thấy sức sản xuất năm 2015 không đạt hiệu quả. Năng suất lao động giảm do tốc
độ giảm tổng doanh thu lớn hơn tốc độ giảm tổng số lao động.
- Tổng quỹ lương năm 2015 là 3.158 triệu đồng, giảm 107 triệu đồng, tương
ứng giảm 3,28% so với năm 2014, và giảm 154 triệu đồng, chỉ đạt 95,35% so với kế
hoạch đề ra. Tiền lương bình quân năm 2015 là 5,72 trđ/ng-tháng, tăng 0,4 trđ/ng-
tháng, tương ứng tang 7,5% so với năm 2014, tăng 0,8 trđ/ng-tháng, tương ứng tăng
16,23% so với kế hoạch đề ra. Qua đó cho thấy công ty đã có bước chuyển mạnh mẽ
làm cho chất lượng sống của CBCNV tăng lên rõ rệt tạo ra tinh thần lao động hăng
say trong công việc.
- Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2015 giảm 18,52 tỷ đồng so với năm
2014 và giảm 14,88 tỷ đồng so với kế hoạch đề ra.
- Năm 2015, công ty phải nộp ngân sách nhà nước là 19,01 tỷ đồng giảm
25,71 tỷ đồng tương ứng giảm 57,49% so với năm 2014.Vì là công ty hoạt động chủ
yếu trong ngành XNK nên là nộp NSNN của công ty rất là cao.
- Lợi nhuận sau thuế năm 2015 là -2,33 tỷ đồng giảm 14,96 tỷ đồng tương ứng
giảm 118,45% so với năm 2014. Đây là dấu hiệu không tốt cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng. Công ty
cần phải xem xét lại hoạt động kinh doanh của công ty.
Từ việc phân tích các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu ta có nhận xét sau: Nhìn chung
năm 2015 là một năm rất nhiều biến động. Công ty đã rất cố gắng trong việc
khắc phục những khó khăn gặp phải để hoàn thành kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên,
do cách quản lý cũng như điều kiện hay đặc thù kinh doanh của công ty đã dẫn
tới sự thua lỗ trong kinh doanh. Điều này tạo ra thách thức cho các nhà quản lý
công ty nhằm tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu qua kinh doanh.
BẢNG PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ CHỦ YẾU
Bảng 2-1
STT Chỉ tiêu ĐVT TH 2014
Năm 2015 TH 2015/TH 2014 TH 2015/KH 2015
KH TH +/- % +/- %
1
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Tỷ đồng 971,28 752,98 363,57 -607,71 37,43 -389,41 48,28
2 Tổng tài sản bình quân Tỷ đồng 145,03 86,25 63,14 -81,89 43,54 -23,11 73,21
- TSNH bình quân Tỷ đồng 118,79 61,34 42,00 -76,79 35,36 -19,34 68,47
- TSDH bình quân Tỷ đồng 26,24 24,91 21,14 -5,10 80,56 -3,77 84,87
3 Tổng số lao động Người 51 56 46 -5 90,20 -10 82,14
4 Tổng quỹ lương Triệu đồng 3.265 3.312 3.158 -107 96,72 -154 95,35
5 NSLĐ bình quân Tr.đ/ng-năm 19.044 13.446 7.903 -11.141 41,50 -5.543 58,78
6 Tiền lương bình quân Tr.đ/ng-tháng 5,33 4,93 5,72 0,40 107,50 0,80 116,23
7 Tổng lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 16,19 12,55 -2,33 -18,52 -14,39 -14,88 -18,57
8 Nộp NSNN Tỷ đồng 44,72 32,07 19,01 -25,71 42,51 -13,06 59,28
9 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 12,63 9,79 -2,33 -14,96 -18,45 -12,12 -23,80
2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản
giacầm Hải Phòng.
Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa doanh
nghiệp với Ngân sách nhà nước, với các doanh nghiệp khác, với cán bộ công nhân
viên của doanh nghiệp và với các cổ đông trong quá trình sản xuất kinh doanh, được
biểu hiện dưới hình thái tiền tệ.
Hoạt động tài chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, và có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Chính vì vậy việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp có ý
nghĩa quan trọng, nó cung cấp thông tin hữu ích, cần thiết phục vụ cho doanh
nghiệp giúp các nhà quản trị đánh giá đúng tiềm lực, sức mạnh tài chính của doanh
nghiệp, khả năng sinh lời, triển vọng phát triển của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra
quyết định đúng đắn kịp thời trong việc lựa chọn phương án tối ưu cho hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp mình. Để hiểu rõ được tình hình tài chính của Công ty
cổ phần Hồng Phúc tác giả đi phân tích các vấn đề sau:
2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư và XNK
súc sản gia cầm Hải Phòng.
Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định về sơ bộ
bước đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Công việc này sẽ cung cấp cho
nhà quản lý biết được thực trạng tài chính cũng như đánh giá được sức mạnh tài
chính của doanh nghiệp, nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp là khả quan
hay không khả quan.
Nhiệm vụ của phân tích chung tình hình tài chính là đánh giá sự biến động
của tài sản và nguồn vốn, tính hợp lý của các biến động đó về số tuyệt đối và số
tương đối, liên hệ với các chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để có các
kết luận tổng quát đồng thời phát hiện các vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn.
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Bảng 2 – 2
CHỈ TIÊU
Đầu năm 2015 Cuối năm 2015 So sánh số cuối năm với số đầu năm
Số tiền (VNĐ)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền (VNĐ)
Tỷ
trọng
(%)
So sánh số tiền Chênh
lệch tỷ
trọng(+/-)
Chỉ số
(%)
TÀI SẢN
A – TÀI SẢN NGẮN HẠN 67.872.014.734 78,73 16.132.179.752 40,25 -51.739.834.982 23,77 -38,48
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.132.668.968 1,31 3.004.194.328 7,50 1.871.525.360 265,23 6,19
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 26.662.446.805 30,93 9.257.047.712 23,10 -17.405.399.093 34,72 -7,83
IV. Hàng tồn kho 37.868.932.074 43,93 3.676.782.958 9,17 -34.192.149.116 9,71 -34,76
V. Tài sản ngắn hạn khác 2.207.966.887 2,56 194.154.754 0,48 -2.013.812.133 8,79 -2,08
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 18.339.806.735 21,27 23.944.466.176 59,75 5.604.659.441 130,56 38,48
I- Các khoản phải thu dài hạn
II. Tài sản cố định 18.179.806.735 19,93 14.759.466.176 36,83 -3.420.340.559 81,19 16,9
III. Bất động sản đầu tư
IV. Tài sản dở dang dài hạn 160.000.000 1,86 185.000.000 0,46 25.000.000 115,63 -1,4
V. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 9.000.000.000 22,46 9.000.000.000
VI. Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 86.211.821.469 100,00 40.076.645.928 100,00 -46.135.175.541 46,49 0,00
NGUỒN VỐN
A – NỢ PHẢI TRẢ 62.049.229.694 71,97 12.051.890.300 30,07 -49.997.339.394 19,42 -41,90
I. Nợ ngắn hạn 62.049.229.694 71,97 12.051.890.300 30,07 -49.997.339.394 19,42 -41,90
II. Nợ dài hạn
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 24.162.591.775 28,03 28.024.755.628 69,93 3.852.163.853 115,98 41,9
I. Vốn chủ sở hữu 24.162.591.775 28,03 28.024.755.628 69,93 3.852.163.853 115,98 41,9
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 86.211.821.469 100,00 40.076.645.928 100,00 -46.135.175.541- 46,49 0,00
Năm 2015 kết cấu tài sản của công ty có xu hướng giảm khá nhiều. Tổng tài
sản của cuối năm 2015 giảm 40.076.645.928 đồng tương ứng giảm 53,51%. Sự biến
động này đều do tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn gây nên.
Trong đó tài sản ngắn hạn giảm mạnh hơn. Tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng tài sản và có xu hướng giảm. Cuối năm 2015 tài sản ngắn hạn
đạt 16.132.179.752 đồng giảm 51.739.834.982 đồng tương ứng giảm 72,23% so với
đầu năm và chiếm 40,25% trong tổng tài sản. Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ
trọng cao nhất trong tài sản ngắn và cũng giảm khá mạnh đạt 23,10% so với năm
2014 (ứng giảm 17.405.399.093 đồng). Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là
hàng tồn kho, khoản mục này ở cuối năm giảm khá nhiều so với đầu năm cả vể số
tiền và tỷ trọng. hàng tồn kho ở cuối năm 2015 giảm 34.192.149.116 đồng và chiếm
9,17% tổng tài sản. Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ ba là tiền và các khoản tương
đương tiền. khoản mục này ở cuối năm tăng lên khá nhiều so với đầu năm cả vể số
tiền và tỷ trọng. Tiền và các khoản tương đương tiền ở cuối năm 2015 tăng
1.871.525.360 đồng và chiếm 7,50% tổng tài sản điều này cho thấy khả năng thanh
toán nhanh của công ty đã tốt lên.
Tài sản dài hạn có xu hướng tăng , cuối năm 2015 tài sản dài hạn chiếm
59,75% trong cơ cấu tài sản. Cuối năm 2015 tài sản dài hạn của công ty đạt
23.944.466.176 đồng tăng 30,56% so với đầu năm 2015. Việc tăng này chủ yếu do
trong năm 2013 công ty đã tăng các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
Về nguồn vốn, tổng nguồn vốn của Công ty cuối năm 2015 giảm
40.076.645.928 đồng so với đầu năm 2015, tương ứng giảm 53,51%. Trong đó, nợ
phải trả giảm mạnh và nguồn vốn chủ sở hữu tăng.Cụ thể như sau :
Nợ phải trả là khoản chiếm tỷ thấp trong trong tổng nguồn vốn (30,07% cuối
năm 2015) và cũng giảm mạnh. Cuối năm 2015 nợ phải trả của công ty là
12.051.890.300 đồng, giảm 49.997.339.394 đồng tương ứng giảm 80,58% so với
đầu năm 2015. Trong đó nợ ngắn hạn chiểm tỷ trong cao nhất và có sự biến động
khá lớn. Cuối năm 2015 nợ ngắn hạn giảm 80,58% so với đầu năm 2015.
Cuối năm 2015, vốn chủ sở hữu của Công ty đạt 28.024.755.628 đồng, tăng
3.852.163.853 đồng ứng với tăng 15,98%. Nguyên nhân chủ yếu là do vốn đầu tư
của chủ sở hữu tăng khá mạnh.
Qua bảng tình hình tài chính của công ty ta thấy năm 2015 công ty đang giảm
quy mô kinh doanh, tuy nhiên chỉ dựa vào sự tăng giảm của tổng tài sản (nguồn
vốn) thì chưa thể thấy rõ tình hình tài chính của công ty được vì vậy ta cần phân tích
sâu hơn ở phần sau đây.
2.2.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty Cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm HP.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài
sản, bao gồm tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn. Các tài sản này được hình thành từ
nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay nợ. Việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu về nguồn
vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là một vấn đề cốt yếu, bảo đảm cho quá trình
kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả.
Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành từ các nguồn:
+ Nguồn vốn bản thân chủ sở hữu (vốn ban đầu góp và vốn bổ sung trong quá
trình kinh doanh, các quỹ trong doanh nghiệp có nguồn gốc lợi nhuận, lợi nhuận
chưa phân phối).
+ Nguồn vốn vay (vay ngắn hạn, dài, trung hạn ở doanh nghiệp và vay của đối
tượng khác).
+ Do chiếm dụng trong quá trình thanh toán (nợ người cung cấp, nợ người lao
động, nợ ngân sách Nhà nước).
Trong đó:
- Nguồn tài trợ thường xuyên: nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay-nợ dài
hạn, trung hạn
- Nguồn tài trợ tạm thời: các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, các khoản
chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua, người lao động .
Để phân tích kết cấu nguồn vốn, đánh giá khả năng tự đảm bảo tài chính ta
tiến hành phân tích một số chỉ tiêu được thể hiện qua bảng 2-3.
a.Vốn hoạt động thuần:là chỉ tiêu phản ánh số vốn của doanh nghiệp được
sử dụng để duy trì những hoạt động bình thường, diễn ra thường xuyên
tại doanh nghiệp. Với số vốn hoạt động thuần này doanh nghiệp có khả
năng bảo đảm chi trả cho các hoạt động diễn ra mà không cần phải vay
mượn hay chiếm dụng bất kỳ một khoản nào khác.
Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn
= Nguồn tài trợ thường xuyên – Tài sản dài hạn (2-1)
Từ bảng 2-3 ta có thể thấy vốn hoạt động thuần cả thời điểm đầu năm và cuối
năm đều dương và cuối năm giảm 1.742.495.588 đồng so với đầu năm (giảm
29,93% so với đầu năm). Điều này chứng tỏ nguồn tài trợ thường xuyên của doanh
nghiệp đủ và thừa để trang trải cho tài sản dài hạn nhưng vốn hoạt động thuần giảm
cũng cho thấy khả năng đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn bằng TSNH của công ty
được giảm đi.
b.Hệ số tài trợ tạm thời: Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng nguồn tài trợ tài sản
của doanh nghiệp (nguồn vốn), nguồn tài trợ thường xuyên chiếm bao nhiêu phần.
Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, tính ổn định và cân bằng tài chính của doanh
nghiệp càng cao và ngược lại.
Nguồn tài trợ tạm thời
Hệ số tài trợ tạm thời = (2-2)
Tổng nguồn vốn
Qua bảng 2-3 ta thấy : nguồn tài trợ tạm thời tại thời điểm cuối năm 2015 là
0,30 cho ta biết trong tổng nguồn tài trợ tài sản của công ty nguồn tài trợ tạm thời
chiếm 30%. Điều này cho thấy mức độ an toàn là khá thấp và tăng rủi ro tài chính
tại công ty. So với thời điểm đầu năm tỷ lệ thay đổi rất nhiều (giảm 0,42 đ/đ tương
ứng giảm 58,22% so với đầu năm 2015).
c.Hệ số tài trợ thường xuyên: Chỉ tiêu này cho biết, so với tổng nguồn tài trợ
tài sản của doanh nghiệp (nguồn vốn), nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần. Hệ
số này càng nhỏ, tính ổn định và cân bằng tài chính của doanh nghiệp càng cao và
ngược lại.
Nguồn tài trợ thường xuyên
Hệ số tài trợ thường xuyên = (2-3)
Tổng nguồn vốn
Qua bảng 2-3 ta thấy hệ số tài trợ thường xuyên của công ty cuối năm 2015
là 0,70 tăng 0,42 so với thời điểm đầu năm. Hệ số này cho biết trong một đồng
nguồn vốn của công ty thì có 0,70 đồng từ nguồn tài trợ thường xuyên. Điều này lm
cho công ty mất tính ổn định và cân bằng về mặt tài chính của công ty.
d.Hệ số nguồn vốn CSH so với nguồn TTTX: Cho biết mức độ vốn chủ sở hữu
so với nguồn tài trợ thường xuyến là cao hay thấp. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn
càng cho thấy sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngoài càng ít và ngược lại
Vốn chủ sở hữu
Hệ số vốn CSH so với nguồn TTTX = (2-4)
Nguồn tài trợ thường xuyên
Hệ số vốn CSH so với nguồn tài trợ thường xuyên cuối năm là 1. Hệ số này rất
cao chứng tỏ nguồn tài trợ thường xuyên của công ty chủ yếu được hình thành bằng
vốn CSH. Công ty ít đi vay từ bên ngoài, điều này giúp công ty tránh được những
ảnh hưởng về chi phí lãi vay.
e.Hệ số nguồn TTTX so với TSDH: Chỉ tiêu này cho biết, mức độ tài trợ tài sản
dài hạn bằng nguồn vốn thường xuyên (nguồn tài trợ thường xuyên). Trị số của chỉ
tiêu này càng lớn, tính ổn định và bền vững về tài chính của công ty càng cao và
ngược lại.
Hệ số này ở thời điểm cuối năm là 1,17 giảm 0,15 tương ứng giảm 21,16% so
với đầu năm. Hệ số này >1 cho thấy nguồn tài trợ thường xuyên của công ty đủ đáp
ứng nhu cầu về tài sản dài hạn.
Nguồn tài trợ thường xuyên
Hệ số nguồn TTTX so với TSDH = (2-5)
Tài sản dài hạn
f.Hệ số nguồn TTTT so với TSNH: Cho biết mức độ tài sản ngắn hạn được tài
trợ bằng nợ ngắn hạn là cao hay thấp. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, tính ổn định và
bền vững về tài chính của doanh nghiệp càng giảm và ngược lại.
Nguồn tài trợ tam thời
Hệ số nguồn TTTT so với TSNH = (2-6)
Tài sản ngắn hạn
Hệ số này ở cuối năm là 0,75 giảm 0,17 tương ứng giảm 18,28% so với thời
điểm đầu năm. Điều này cho thấy khả năng đảm bảo khoản nợ ngắn hạn của công ty
bằng TSDH là khá tốt.
BẢNG PHÂN TÍCH ĐẢM BẢO NGUỒN VỐN CHO SXKD
Bảng 2 - 3
TT Chỉ tiêu ĐVT Đầu năm Cuối năm
Chênh lệch
+/- %
I Tổng tài sản Đồng 86,211,821,469 40,076,645,928 -46,135,175,541 46.4
1 Tài sản ngắn hạn Đồng 67,872,014,734 16,132,179,752 -51,739,834,982 23.7
2 Tài sản dài hạn Đồng 18,339,806,735 23,944,466,176 5,604,659,441 130.5
II Nguồn vốn Đồng 86,211,821,469 40,076,645,928 -46,135,175,541 46.4
1
Nguồn tài trợ thường
xuyên
Đồng
24,162,591,775 28,024,755,628 3,862,163,853 115.9
- Vay dài hạn Đồng
- Vốn chủ sở hữu Đồng 24,162,591,775 28,024,755,628 3,862,163,853 115.9
2 Nguồn tài trợ tạm thời Đồng 62,049,229,694 12,051,890,300 -49,997,339,394 19.4
- Nợ ngắn hạn Đồng 62,049,229,694 12,051,890,300 -49,997,339,394 19.4
III Các chỉ tiêu cần tính toán
1 Vốn hoạt động thuần Đồng 5,822,785,040 4,080,289,452 -1,742,495,588 70.0
2 Hệ số tài trợ tạm thời đ/đ 0.72 0.30 -0.42 41.7
3 Hệ số tài trợ thường xuyên đ/đ 0.28 0.70 0.42 249.5
4
Hệ số nguồn vốn CSH so
với nguồn TTTX
đ/đ
1 1 0.00 100.0
5 Hệ số nguồn TTTX so với
TSDH
đ/đ
1.32 1.17 -0.15 88.8
6 Hệ số nguồn TTTT so với
TSNH
đ/đ
0.91 0.75 -0.17 81.7
* Bên cạnh đó ta có thể đánh giá được khả năng tự đảm bảo tài chính của
Công ty qua các chỉ tiêu thông qua bảng 2-4.
a. Tỷ suất nợ:
Tỷ suất này cho biết trong 1 đồng vốn kinh doanh có bao nhiêu đồng được
hình thành từ vay nợ bên ngoài.
Tỉ suất nợ =
Nợ phải trả
× 100%
(2.7)Tổng nguồn vốn
b. Tỷ suất tự tài trợ:
Tỷ suất này đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng số vốn của doanh nghiệp
c.Hệ số đảm bảo nợ.
Tỷ suất tự tài trợ cũng có thể tính riêng cho tài sản cố định. Tỉ suất này cho
biết số vốn mà doanh nghiệp dùng để trang bị cho tài sản cố định là bao nhiêu.
Hệ số đảm bảo nợ =
Vốn chủ sở hữu
x 100% (2.9)Nợ phải trả
BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN
Bảng 2 - 4
TT Chỉ tiêu ĐVT Đầu năm Cuối năm
Chênh lệch
+/- %
1 Nợ phải trả Đồng 62.049.229.694 12.051.890.300 -49.997.339.394 19,42
2 Vốn chủ sở hữu Đồng 24.162.591.775 28.024.755.628 3.862.163.853 115,98
3 Tổng nguồn vốn Đồng 86.211.821.469 40.076.645.928 -46.135.175.541 46,49
4 Tỷ suất nợ % 71,97 30,07 -41,90 41,78
5 Tỷ suất tài trợ % 28,03 69,93 41,90 249,50
6 Hệ số đảm bảo nợ % 38,94 232,53 193,59 597,14
Tỉ suất tự tài trợ =
Vốn chủ sở hữu
x 100% (2.8)
Tổng số nguồn vốn
Trong năm 2015 Công ty có sự biến động tương đối lớn về nợ phải trả, đầu
năm nợ phải trả là 62.049.229.694 đồng, cuối năm là 12.051.890.300đồng nghĩa là
cuối năm nợ phải trả giảm 49.997.339.394 đồng. Vốn chủ sở hữu đầu năm là
24.162.591.775 đồng, cuối năm là 28.024.755.628 đồng, như vậy cuối năm vốn chủ
sở hữu tăng lên so với đầu năm là 3.862.163.853 đồng. Tổng nguồn vốn cuối năm là
40.076.645.928 đồng giảm đi so với đầu năm là 46.135.175.541 đồng. Từ đó dẫn
đến tỷ suất nợ giảm xuống và tỷ suất tự tài trợ tăng lên cụ thể : tỷ suất nợ giảm
41,90 đ/đ và tỷ suất tự tài trợ tăng 41,90 đ/đ. Tỷ suất nợ giảm, tỷ suất tự tài trợ tăng
chứng tỏ khả năng tự đảm bảo tài chính của Công ty năm 2015 so với năm 2014 là
cao.
* Tỷ suất nợ: Đầu năm trong 1 đồng vốn kinh doanh công ty đang sử dụng
có 0,72 đồng được hình thành từ các khoản nợ và vào cuối năm có 0,30 đồng được
hình thành từ các khoản nợ. Như vậy, vào cuối năm, tỷ suất nợ của công ty thấp hơn
so với đầu năm cho thấy mức độ phụ thuộc của công ty và chủ nợ có giảm đi.
* Tỷ suất tự tài trợ: Cho biết trong 1 đồng vốn kinh doanh mà công ty đang
sử dụng có 0,28 đồng vốn của chủ sở hữu vào đầu năm và 0,72 đồng vào cuối năm.
Điều này chứng tỏ mức độ tài trợ của công ty đối với vốn kinh doanh của mình là
cao.
* Hệ số đảm bảo nợ : Phản ánh một đồng vốn vay của Công ty tại thời điểm
đầu năm có 0,39 đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo và tại thời điểm cuối năm có 23,3
đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo. Để tình hình tài chính được coi là lành mạnh thì hệ
số này không nên nhỏ hơn 1 nhưng nhìn vào tình hình của Công ty ta có thể thấy hệ
số này là có thể chấp nhận được.
2.2.3. Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong
bảng Cân đối kế toán của Công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải
Phòng.
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tình
hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản ở
một thời điểm nhất định. Như vậy, bảng cân đối kế toán phản ánh mối quan hệ cân
đối tổng thể giưa tài sản và nguồn vốn, nó cho biết cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn
vốn của doanh nghiệp. Việc phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các
khoản mục trong bảng cân đối kế toán cho thấy được: Tài sản và nguồn vốn của
doanh nghiệp tăng hay giảm? Tài sản tăng được tạo nên từ nguồn vốn nào? Trong
số tăng hay giảm về tài sản thì chủ yếu tập trung ở bộ phận nào? Tại sao? Như vậy
có hợp lý không? Từ các cân đối có thể đưa ra kết luận gì về tình hình chiế dụng
vốn của doanh nghiệp? Cơ cấu tài sản và nguồn vốn có hợp lý hay không? Xu thế
biến động như thế nào? Liên hệ các số liệu trong bảng cân đối kế toán của kỳ phân
tích có thể kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
BẢNG PHÂN TÍCH MQH VÀ TÍNH HÍNH BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC KHOẢN MỤC TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Bảng 2 - 5
TT Chỉ tiêu
Đầu năm Cuối năm SS Cuối năm/ Đầu năm
Số tiền (đ)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền (đ)
Tỷ
trọng
(%)
SS Số tiền +/-
Tỷ
trọng
%
+/-
Chỉ số
(%)
A TÀI SẢN NGẮN HẠN 67.872.014.734 78,73 16.132.179.752 40,25 -51.739.834.982 23,77 -38,47
I Tiền và các khoản tương đương tiền 1.132.668.968 1,31 3.004.194.328 7,50 1.871.525.360 265,23 6,18
1 Tiền 1.132.668.968 1,31 3.004.194.328 7,50 1.871.525.360 265,23 6,18
2 Các khoản tương đương tiền 0,00 0,00 0 0,00
II Đầu tư tài chính ngắn hạn 0,00 0,00 0 0,00
III Các khoản phải thu ngắn hạn 26.662.446.805 30,93 9.257.047.712 23,10 -17.405.399.093 34,72 -7,83
1 Phải thu ngắn hạn của khách hàng 1.355.389.143 1,57 4.288.934.098 10,70 2.933.544.955 316,44 9,13
2 Trả trước cho người bán ngắn hạn 0,00 297.000 0,00 297.000 0,00
3 Phải thu nội bộ ngắn hạn 0,00 0,00 0 0,00
4
Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây
dựng 0,00 0,00 0 0,00
5 Phải thu về cho vay ngắn hạn 0,00 0,00 0 0,00
6 Phải thu ngắn hạn khác 25.955.767.762 30,11 5.493.114.714 13,71 -20.462.653.048 21,16 -16,40
7 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -648.710.100 -0,75 -525.298.100 -1,31 123.412.000 80,98 -0,56
8 Tài sản thiếu chờ sử lý 0,00 0,00 0 0,00
IV Hàng tồn kho 37.868.932.074 43,93 3.676.782.958 9,17 -34.192.149.116 9,71 -34,75
1 Hàng tồn kho 37.868.932.074 43,93 3.676.782.958 9,17 -34.192.149.116 9,71 -34,75
2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 0,00 0,00 0 0,00
V Tài sản ngắn hạn khác 2.207.966.887 2,56 194.154.754 0,48 -2.013.812.133 8,79 -2,08
1 Chi phí trả trước ngắn hạn 0,00 65.179.277 0,16 65.179.277 0,16
2 Thuế GTGT được khấu trừ 160.188.174 0,19 128.975.477 0,32 -31.212.697 80,51 0,14
3 Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 2.047.778.713 2,38 0,00 -2.047.778.713 0,00 -2,38
4 Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ 0,00 0,00 0 0,00
5 Tài sản ngắn hạn khác 0,00 0,00 0 0,00
B TÀI SẢN DÀI HẠN 18.339.806.735 21,27 23.944.466.176 59,75 5.604.659.441 130,56 38,47
I Các khoản phải thu dài hạn 0,00 0,00 0 0,00
II Tài sản cố định 18.179.806.735 21,09 14.759.466.176 36,83 -3.420.340.559 81,19 15,74
1 Tài sản cố định hữu hình 17.684.028.175 20,51 14.319.449.060 35,73 -3.364.579.115 80,97 15,22
- Nguyên giá 25.839.280.339 29,97 25.985.737.403 64,84 146.457.064 100,57 34,87
- Giá trị hao mòn lũy kế -8.155.252.164 -9,46
-
11.666.288.343 -29,11 -3.511.036.179 143,05 -19,65
2 Tài sản cố định thuê tài chính 0,00 0,00 0 0,00
- Nguyên giá 0,00 0,00 0 0,00
- Giá trị hao mòn lũy kế 0,00 0,00 0 0,00
3 Tài sản cố định vô hình 495.778.560 0,58 440.017.116 1,10 -55.761.444 88,75 0,52
- Nguyên giá 557.614.414 0,65 557.614.414 1,39 0 100,00 0,74
- Giá trị hao mòn lũy kế -61.835.854 -0,07 117.597.298 0,29 179.433.152 -190,18 0,37
III Bất động sản đầu tư 0,00 0,00 0 0,00
IV Tài sản dở dang dài hạn 160.000.000 0,19 185.000.000 0,46 25.000.000 115,63 0,28
1 Chi phí sản xuất. kinh doanh dở dang dài hạn 0,00 0,00 0 0,00
2 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 160.000.000 0,19 185.000.000 0,46 25.000.000 115,63 0,28
V Đầu tư tài chính dài hạn 0,00 9.000.000.000 22,46 9.000.000.000 22,46
1 Đầu tư vào công ty con 0,00 0,00 0 0,00
2 Đầu tư vào công ty liên doanh. liên kết 0,00 9.000.000.000 22,46 9.000.000.000 22,46
3 Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 0,00 0,00 0 0,00
4 Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn 0,00 0,00 0 0,00
5 Đầu tư nắm giữ tới ngày ngắn hạn 0,00 0,00 0 0,00
VI Tài sản dài hạn khác 0,00 0,00 0 0,00
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 86.211.821.469 100,00 40.076.645.928 100,00 -46.135.175.541 46,49 0,00
A NỢ PHẢI TRẢ 62.049.229.694 71,97 12.051.890.300 30,07 -49.997.339.394 19,42 -41,90
I Nợ ngắn hạn 62.049.229.694 71,97 12.051.890.300 30,07 -49.997.339.394 19,42 -41,90
1 Phải trả người bán ngắn hạn 30.950.000 0,04 520.067.225 1,30 489.117.225 1,680,35 1,26
2 Người mua trả tiền trước ngắn hạn 9.958.324.558 11,55 1.655.124.558 4,13 -8.303.200.000 16,62 -7,42
3 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 2.641.994.091 3,06 2.505.452.361 6,25 -136.541.730 94,83 3,19
4 Phải trả người lao động 0,00 0,00 0 0,00
5 Chi phí phải trả ngắn hạn 32.922.943 0,04 0,00 -32.922.943 0,00 -0,04
6 Phải trả nội bộ ngắn hạn 0,00 0,00 0 0,00
7
Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây
dựng 0,00 0,00 0 0,00
8 Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 0,00 0,00 0 0,00
9 Phải trả ngắn hạn khác 45.122.419.046 52,34 1.580.380.000 3,94 -43.542.039.046 3,50 -48,40
10 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 3.000.000.000 3,48 5.000.000.000 12,48 2.000.000.000 166,67 9,00
11 Dự phòng phải trả ngắn hạn 0,00 0,00 0 0,00
12 Quỹ khen thưởng. phúc lợi 1.262.619.056 1,46 790.866.156 1,97 -471.752.900 62,64 0,51
13 Quỹ bình ổn giá 0,00 0,00 0 0,00
14 Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ 0,00 0,00 0 0,00
II Nợ dài hạn 0,00 0,00 0 0,00
B VỐN CHỦ SỞ HỮU 24.162.591.775 28,03 28.024.755.628 69,93 3.862.163.853 115,98 41,90
I Vốn chủ sở hữu 24.162.591.775 28,03 18.024.755.628 44,98 -6.137.836.147 74,60 16,95
1 Vốn góp của chủ sở hữu 11.157.150.000 12,94 13.657.150.000 34,08 2.500.000.000 122,41 21,14
2 Thặng dư vốn cổ phần 1.580.000.000 1,83 1.580.000.000 3,94 0 100,00 2,11
3 Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu 0,00 0,00 0 0,00
4 Vốn khác của chủ sở hữu 0,00 0,00 0 0,00
5 Cổ phiếu quỹ 0,00 0,00 0 0,00
6 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 0,00 0,00 0 0,00
7 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0,00 0,00 0 0,00
8 Quỹ đầu tư và phát triển 2.525.238.112 2,93 2.525.238.112 6,30 0 100,00 3,37
9 Quỹ hồ sơ sắp xếp doanh nghiệp 0,00 0,00 0 0,00
10 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 0,00 0,00 0 0,00
11 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 8.900.203.663 10,32 10.262.367.516 25,61 1.362.163.853 115,30 15,28
12 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 0,00 0,00 0 0,00
II Nguồn kinh phí và quỹ khác 0,00 0,00 0 0,00
1 Nguồn kinh phí 0,00 0,00 0 0,00
2 Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ 0,00 0,00 0 0,00
TỔNG NGUỒN VỐN 86.211.821.469 100,00 40.076.645.928 100,00 -46.135.175.541 46,49 0,00
Qua bảng cân đối kế toán năm 2015 của Công ty Cổ phần đầu tư và XNK súc sản
gia cầm Hải Phòng, ta có nhận xét:
a. Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục tài
sản – bảng 2-5
Cuối năm 2015, tổng tài sản công ty đang quản lý và sử dụng là 40.076.645.928
đồng, giảm 46.135.175.541 đồng ứng với giảm 46,49 %. Điều này cho thấy quy mô
của doanh nghiệp đang bị thu hẹp. Cơ cấu phân bổ vốn phần lớn vốn tập trung ở tài
sản ngắn hạn. Cuối năm 2015 tài sản ngắn hạn của công ty là 16.132.179.752 đồng,
chiếm tỷ trọng 40,25% cơ cấu tài sản giảm 38,47% và giá trị thực tế giảm 76,23%
ứng với giảm 51.739.834.982 đồng so với đầu năm. Tài sản dài hạn cuối năm 2015
là 23.944.466.176 đồng chiếm 59,75% tổng tài sản tỷ trọng tăng 38,47%, giá trị
thực tế tăng 5.604.659.441 đồng ứng với tăng 30,56%. Như vậy hiệu quả sử dụng
vốn của công ty cuối năm chịu ảnh hưởng bởi cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn
việc phân bổ có chuyển biến tăng nhẹ trong năm công ty đã ưu tiên hơn cho tài sản
dài hạn.
Ta thấy tổng tài sản chịu ảnh hưởng gần một nửa do tài sản ngắn hạn trong đó:
Các khoản phải thu ngắn hạn giảm khá mạnh, tài sản ngắn hạn cuối năm giảm
17.405.399.093 đồng so với đầu năm, ứng với giảm 65,28% chiếm 23,1% tổng tài
sản. Nguyên nhân chính là do các khoản phải thu ngắn hạn khác giảm mạnh (giảm
20.462.653.048 đồng) chiếm 13,17% so với tổng tài sản. Khoản phải thu ngắn hạn
khác giảm mạnh cho thấy được việc kinh doanh của Công ty gặp nhiều thuận lợi khi
đối tác đã thanh toán đúng kế hoạch. Bên canh đó các khoản phải thu ngắn hạn của
khách hàng cũng tăng khá mạnh (tăng 216,44% so với đầu năm).
Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm 2015 tăng khá mạnh tăng
1.871.525.360 đồng ứng với tăng hơn 165,23% so với đầu năm chiếm 7,5% tổng tài
sản.
Tuy nhiên bên cạnh đó cung phải nói đến khoản mục hàng tồn kho của công ty
đã giảm 90,29% sơ với đầu năm 2015 tương ứng giảm 34.192.149.116 đồng. Đây là
dấu hiệu tốt cho thấy các hàng hóa công ty hoàn thành đã được quyết toán.
Tài sản dài hạn có xu hướng tăng, đầu năm 2015 tài sản dài hạn chiếm 21,27%
trong cơ cấu tài sản. Cuối năm 2015 tài sản dài hạn của công ty đạt 23.944.466.176
đồng tăng 30,56% so với đầu năm 2015. Việc tăng này chủ yếu do trong năm 2015
công ty đã tăng các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Cuối năm 2015 các khoản đầu tư
tài chính dài hạn là 9.000.000.000 đồng, tăng 9.000.000.000 đồng so với đầu năm
2015. Điều này chủ yếu do năm 2015 công ty tiến hành đầu tư vào công ty liên
doanh liên kết. Bên cạnh đó là việc giảm tài sản cố định do trong năm 2015 công ty
đã không đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh nên giá trị hao
mòn lũy kế tăng. Cuối năm 2015 tài sản cố định của công ty đạt 14.759.466.176
đồng, giảm 3.420.340.559 đồng tương ứng giảm 18,81% so với đầu năm 2015.
b. Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong
bảng nguồn vốn (bảng 2-5)
Thông qua bảng phân tích ta thấy rằng tính đến thời điểm cuối năm tài chính
2015 tổng cộng tài sản cũng như nguồn vốn của công ty đều giảm đáng kể. Cuối
năm 2015 tổng nguồn vốn 40.076.645.928 đồng, giảm 46.135.175.541 đồng ứng
với giảm 46,49%. Trong đó, nợ phải trả giảm mạnh còn nguồn vốn chủ sở hữu tăng
nhẹ.
Nợ phải trả là khoản chiếm tỷ trọng cao trong trong tổng nguồn vốn ở đầu năm
(71,97% năm 2014) nhưng sang năm 2015 nợ phải trả lại giảm mạnh và không còn
chiếm tỉ trọng cao như năm trước nữa.Cuối năm 2015 nợ phải trả của công ty là
12.051.890.300 đồng, giảm 49.997.339.394 đồng tương ứng giảm 58,10% so với
đầu năm 2015. Các khoản nợ bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Trong đó nợ
ngắn hạn chiếm 100% tỷ lệ nợ phải trả và có xu hướng giảm mạnh. Cuối năm 2015
nợ ngắn hạn chiếm 30,07% cơ cấu nguồn vốn đạt 12.051.890.300 đồng tương ứng
giảm 58,10% so với đầu năm. Trong đó người mua trả tiền trước ngắn hạn và khoản
phải trả ngắn hạn khác giảm mạnh. Chứng tỏ cuối năm công ty đang đi trả nợ nhiều
hơn thời điểm đầu năm. Đặc biệt khoản chi phí khoản phải trả ngắn hạn khác ở thời
điểm cuối năm giảm khá nhiều so với thời điểm đầu năm. Cuối năm khoản này
giảm 43.542.039.046 đồng và chiếm 3,94% tổng nguồn vốn. Bên cạnh đó công ty
cũng tăng khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn.
Cuối năm 2015, vốn chủ sở hữu của Công ty 28.024.755.628 đồng, tăng
3.862.163.853 đồng ứng với tăng 15,98% điều này cho thấy tiềm lực tài chính của
doanh nghiệp khá vững chắc và ngày càng được nâng cao. Nguyên nhân chủ yếu là
do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng nhẹ. Cuối năm 2015 vốn đầu tư của chủ sở hữu
đạt 13.657.150.000 đồng, tăng 22,41% so với đầu năm 2015. Và lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối tăng so với đầu năm là 1.362.163.853 đồng. ứng với tăng 15,30%.
Tóm lại, vốn chủ sở hữu vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong trong tổng nguồn vốn, điều
này cho thấy khả năng tự chủ về vốn của công ty tương đối tốt.
2.2.4.Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các chỉ tiêu trong báo
cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và XNK
súc sản gia cầm Hải Phòng.
Nếu như báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh tổng quát
tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ tại thời điêm lập báo cáo thì báo cáo kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh lại phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả
kinh doanh trong một niên độ kế toán.
Thông qua bảng phân tích 2-6, ta có một số nhận xét:
Doanh thu năm 2015 giảm đi một lượng đáng kể so với năm 2014. Các khoản
giảm trừ doanh thu cũng giảm đi. Sau khi trừ đi giá vốn hàng bán và các khoản
giảm trừ, lợi nhuận gộp thu được từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ năm
2015 của công ty đạt 2.773.865.911 đồng, giảm 23.635.418.226 đồng tương ứng
giảm 89,50% với năm 2014.Nguyên nhân có lẽ do doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ năm 2015 giảm khá là mạnh so với năm 2014.
Chi phí là một vấn đề đáng để quan tâm đối với các doanh nghiệp. Qua bảng
phân tích thấy được chi phí bán hàng năm 2015 đã giảm so với năm trước là
40,59%. Và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 3.717.321.507 đồng tương ứng giảm
52,18%. Điều này có thể do doanh thu của công ty giảm nên công ty đã điều chỉnh
về các khaonr chi phí. Các khoản chi phí ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty, do đó
Công ty cần điều chỉnh nguồn chi phí này từ đó giảm giá thành sản phẩm.
Năm 2015 kinh tế thế giới cũng như kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn,
kéo theo các hệ quả tác động xấu đến Công ty. Giá vốn hàng bán của công ty giảm
khá mạnh giảm 607.683.453.216 đồng, ứng với giảm 62,57%.
Trong năm 2015 lợi nhuận trước thuế của công ty là -2.325.417.738 đồng
giảm 18.512.841.530 đồng, tương ứng giảm 114,37% so với năm 2014.Vì là lợi
nhuận trước thuế của công ty năm 2015 là âm nên trong năm 2015 công ty không
phải đóng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.Lợi nhuận sau thuế năm 2015 là -
2.325.417.738 đồng giảm
14.951.608.296 đồng tương ứng giảm 118,42% so với năm 2014. Đây là tình hình
đang báo động cho công ty khi đã làm ăn thua lỗ trong năm 2015. Công ty cần phải
có các biện pháp để tang lợi nhuận cho công ty trong năm thiếp theo.
Tóm lại, qua phân tích Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy
kết quả hoạt động của Công ty năm 2015 là khá là kém so với năm 2015, doanh
nghiệp kinh doanh đã không có lợi nhuận mà lại còn lỗ. Công ty cần phải có chính
sách, biện pháp nhằm giảm bớt các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh
cũng như tiêu thụ như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp… để góp
phần làm tăng mức lợi nhuận lên nhiều hơn trong những năm tới.
PHÂN TÍCH MQH VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC CHỈ TIÊU QUA BÁO CÁO KQHĐ
SXKD
Bảng 2 - 6
ĐVT : VNĐ
STT Chỉ tiêu
TH 2014 TH 2015 SS TH 2015/ TH
Giá trị (đ)
% so
với
DTT,
%
Giá trị (đ)
% so
với
DTT,
%
+/-
1
Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ 971.280.588.172 100,01 363.572.913.737 100,01 -607.707.674.435
2
Các khoản giản trừ doanh
thu 64.402.144 0,01 40.180.925 0,01 -24.221.219
3
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ 971.216.186.028 100,00 363.532.732.812 100,00 -607.683.453.216
4 Giá vồn hàng bán 944.806.901.891 97,28 360.758.866.901 99,24 -584.048.034.990
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ 26.409.284.137 2,72 2.773.865.911 0,76 -23.635.418.226
6
Doanh thu hoạt động tài
chính 1.047.312.773 0,11 1.171.275.153 0,32 123.962.380
7 Chi phí tài chính 5.535.112.808 0,57 2.046.372.420 0,56 -3.488.740.388
- Chi phí lãi vay 843.242.291 0,09 1.327.076.111 0,37 483.833.820
8 Chi phí bán hàng 1.505.568.175 0,16 892.887.312 0,25 -612.680.863
9
Chi phí quản lý doanh
nghiệp 7.124.194.431 0,73 3.406.872.924 0,94 -3.717.321.507
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh 13.291.721.496 1,37 -2.400.991.592 -0,66 -15.692.713.088
11 Thu nhập khác 8.288.392.238 0,85 75.573.884 0,02 -8.212.818.354
12 Chi phí khác 5.392.689.492 0,56 30 0,00 -5.392.689.462
13 Lợi nhuận khác 2.895.702.296 0,30 75.573.854 0,02 -2.820.128.442
14 Tổng lợi nhuận trước thuế 16.187.423.792 1,67 -2.325.417.738 -0,64 -18.512.841.530
15
Chi phí thuế thu nhập DN
hiện hành 3.561.233.234 0,37 0 0,00 -3.561.233.234
16
Chi phí thuế thu nhập DN
hoãn lại 0 0,00 0 0,00 0
17 Lợi nhuận sau thuế 12.626.190.558 1,30 -2.325.417.738 -0,64 -14.951.608.296
18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0 0,00 0 0,00 0
19 Lãi suy giảm trên cổ phiếu 0 0,00 0 0,00 0
2.2.5. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Công ty Cổ Phần đầu tư
và XNK súc sản gia cầm HP.
2.2.5.1. Phân tích tình hình thanh toán.
Phân tích tình hình thanh toán của Công ty là việc xem xét tình hình thanh
toán của các khoản phải thu và các khoản phải trả của Công ty, qua đó các nhà phân
tích có thể đánh giá được chất lượng hoạt động tài chính cũng như việc chấp hành
kỷ luật thanh toán do các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả trong Công ty
chủ yếu là các khoản nợ đối với người mua, người bán nên khi phân tích, các nhà
phân tích chủ yếu đi sâu xem xét các khoản nợ phải thu của người mua và các
khoản nợ phải trả người bán
Qua bảng 2-7, cho thấy:
+ Tình hình thanh toán các khoản phải thu: Các khoản phải thu của Công ty
năm 2015 đều là khoản phải thu ngắn hạn. Các khoản phải thu cuối năm 2015 là
9.257.047.712 đồng, giảm so với đầu năm là 17.405.399.093 đồng, tương ứng với
giảm 65,28%. Trong đó chủ yếu giảm do các khoản phải thu ngắn hạn khác giảm,
giảm 20.462.635.048 đồng. Điều này cho thấy khả năng thu hồi công nợ của Công
ty trong năm cao hơn. Bên cạnh đó thì các khoản phải thu của khách hàng cuối năm
cũng tăng 2.933.544.955 đồng tương ứng với tăng 216,33% so với đầu năm.
+ Tình hình thanh toán các khoản phải trả: Cuối năm 2015 tổng các khoản phải
trảlà 12.051.890.300 đồng, giảm 49.997.339.394 đồng, tương ứng giảm 80,58% so với
đầu năm. Nguyên nhân là do trong năm 2015 phải trả ngắn hạn giảm mạnh. Trong đó
chủ yếu là do phải trả ngắn hạn khác giảm 43.542.039.046 đồng và người mua trả
tiền trước ngắn hạn giảm 8.303.200.000 đồng. Tuy nhiên, vay và nợ thuê tài chính
ngắn hạn tăng mạnh nhất, tăng 66,67% (tương ứng tăng 2.000.000.000 đồng) so với
đầu năm. Nợ ngắn hạn giảm làm giảm áp lực về việc thanh toán các khoản nợ đến
hạn trong năm.
a.Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán
Nếu chỉ dừng lại ở phân tích tình hình thanh toán nợ phải thu và nợ phải trả thì
chưa thể đánh giá và nhận xét được tình hình thanh toán của Công ty. Vì vậy cần
phân tích một số chỉ tiêu để đưa ra cái nhìn cụ thể và toàn diện hơn về tình hình
thanh toán của Công ty.
+ Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng so với các
khoản doanh nghiệp đi chiếm dụng. Nếu tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các
khoản nợ phải trả lớn hơn 100% chứng tỏ số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng
lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng và ngược lại. Và được xác định
bằng công thức sau:
Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so
với các khoản nợ phải trả
=
Tổng nợ phải thu
x100%
Tổng nợ phải trả
Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so
với các khoản nợ phải trả
đầu năm 2015
=
26.662.446.805
x 100%
62.049.229.694
= 42,97%
Qua kết quả tính toán trên bảng 2-7, ta thấy tỷ lệ các khoản phải thu so với các
khoản nợ phải trả đầu năm là 42,97%, cuối năm là 76,81%. Như vậy, tỷ trọng này
đều nhỏ hơn 100% chứng tỏ số vốn của Công ty bị chiếm dụng nhỏ hơn so với số
vốn mà Công ty đi chiếm dụng và cuối năm, số vốn mà Công ty đi chiếm dụng tăng
so với đầu năm. Chứng tỏ Công ty đã không chủ động trong tài chính để đầu tư cho
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Tỷ lệ các khoản nợ phải trả so với các khoản nợ phải thu: Tỷ lệ này cho
thấy được số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng so với số vốn mà doanh nghiệp bị
chiếm dụng lớn hay nhỏ. Nếu tỷ lệ các khoản nợ phải trả so với các khoản nợ phải
thu lớn hơn 100%, chứng tỏ số vốn của doanh nghiệp đi chiếm dụng lớn hơn số vốn
mà doanh nghiệp bị chiếm dụng và ngược lại.
Tỷ lệ các khoản nợ phải trả so
với các khoản nợ phải thu
=
Tổng nợ phải trả
x 100%
Tổng nợ phải thu
Tỷ lệ các khoản nợ phải trả
so với các khoản nợ phải thu
đầu năm 2015
=
62.049.229.694
x 100%
26.662.446.805
= 232,72%
Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với
các khoản nợ phải trả
cuối năm 2015
=
9.257.047.712
x 100%
12.051.890.300
= 76,81%
Tỷ lệ các khoản nợ phải trả so
với các khoản nợ phải thu
cuối năm 2015
=
12.051.890.300
x 100%
9.257.047.712
= 130,19%
Ta thấy vào thời điểm đầu năm tỷ lệ các khoản phải trả so với khoản phải thu
lớn hơn 100% . Đến thời điểm cuối năm tỷ lệ này là 130% giảm 102,53%. Điều này
cho thấy vào thời điểm cuối năm thì số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng nhỏ
hơn so với số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng so với thời điểm đầu năm. Đây
là một dấu hiệu không tốt trong tình hình thanh toán của công ty.
Nhìn chung năm 2015 Công ty không gặp nhiều khó khăn trong tình hình
thanh toán. Khả năng hồi nợ và tiến hành trả các khoản vay nợ còn gặp diễn ra tốt,
công ty cần phát huy trong thời gian ngắn nhất để đảm bảo cho tình hình thanh toán
của công ty ổn định.
2.2.5.2 Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán là khả năng sẵn sàng của doanh nghiệp trong việc trả các
khoản nợ. Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty phản ánh chất
lượng công tác tài chính. Nếu khả năng thanh toán của Công ty ở mức độ tốt thì
Công ty đó có tiềm lực tài chính cao. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá
tiềm lực tài chính của Công ty ở một thời điểm nhất định. Khả năng thanh toán của
Công ty không chỉ là mối quan tâm của bản thân Công ty mà còn là của các nhà đầu
tư, các chủ nợ và các cơ quan quản lý.
Khả năng thanh toán của công ty được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:
a.Vốn luân chuyển:
Vốn luân chuyển của doanh nghiệp là lượng vốn đảm bảo cho quá trình hoạt
dộng sản xuất kinh doanh đồng thời với việc sẵn sàng thanh toán những khoản nợ
ngắn hạn.
Vốn luân chuyển = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn (đồng)
Vốn luân chuyển đn 2015 =67.872.014.734 - 62.049.229.694= 5.822.785.040
(đồng)
Vốn luân chuyển cn 2015 = 16.132.179.752 - 12.051.890.300=
4.080.289.452(đồng)
Ta thấy vốn luân chuyển cả thời điểm đầu năm 2015 là 5.822.785.040 đồng và
cuối năm 2015 là 4.080.289.452 đồng mang giá trị dương, cho thấy khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn của Công ty tương đối tốt. Nói cách khác vốn ngắn hạn đủ khả năng
thanh toán nợ ngắn hạn, công ty đảm bảo được lượng vốn trong quá trình sản xuất kinh
doanh. Thời gian tới Công ty cần phát huy và có biện pháp tài chính hợp lý hơn.
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY
Bảng 2 - 7
TT Chỉ tiêu
Đầu năm Cuối năm SS Cuối năm/ Đầu năm
Số tiền (đ)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền (đ)
Tỷ
trọng
(%)
SS số tiền +/-
Tỷ trọng
%
+/-
Chỉ số
%
A Các khoản phải thu 26.662.446.805 100,00 9.257.047.712 100,00 -17.405.399.093 34,72 0,00
I Các khoản phải thu ngắn hạn 26.662.446.805 100,00 9.257.047.712 100,00 -17.405.399.093 34,72 0,00
1 Phải thu của khách hàng 1.355.389.143 5,08 4.288.934.098 46,33 2.933.544.955 316,44 41,25
2 Trả trước cho người bán NH 0 0,00 297.000 0,00 297.000 0,00
3 Phải thu ngắn hạn khác 25.955.767.762 97,35 5.493.114.714 59,34 -20.462.653.048 21,16 -38,01
4 Dự phòng phải thu NH khó đòi -648.710.100 -2,43 -525.298.100 -5,67 123.412.000 80,98 -3,24
II Các khoản phải thu dài hạn 0 0,00 0 0,00 0 0,00
B Các khoản phải trả 62.049.229.694 100,00 12.051.890.300 100,00 -49.997.339.394 19,42 0,00
I Phải trả ngắn hạn 62.049.229.694 100,00 12.051.890.300 100,00 -49.997.339.394 19,42 0,00
1 Phải trả người bán NH 30.950.000 0,05 520.067.225 4,32 489.117.225 1,680,35 4,27
2 Người mua trả tiền trước NH 9.958.324.558 16,05 1.655.124.558 13,73 -8.303.200.000 16,62 -2,32
3
Thuế và các khoản phải nộp nhà
nước 2.641.994.091 4,26 2.505.452.361 20,79
-136.541.730
94,83 16,53
4 Chi phí phải trả ngắn hạn 32.922.943 0,05 0 0,00 -32.922.943 0,00 -0,05
5 Phải trả NH khác 45.122.419.046 72,72 1.580.380.000 13,11 -43.542.039.046 3,50 -59,61
6 Vay và nợ thuê tài chính NH 3.000.000.000 4,83 5.000.000.000 41,49 2.000.000.000 166,67 36,65
7 Quỹ khen thưởng phúc lợi 1.262.619.056 2,03 790.866.156 6,56 -471.752.900 62,64 4,53
II Phải trả dài hạn 0 0,00 0 0,00 0 0,00
C
Tỷ lệ của các khoản phải thu so
với các khoản phải trả (%)
42,97 76,81 33,84 178,75
D
Tỷ lệ của các khoản phải trả so
với các khoản phải thu (%)
232,72 130,19 -102,53 55,94
b.Hệ số khả năng thanh toán tổng quát(KTTTQ)
Hệ số này được dùng để đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của doanh
nghiệp trong kỳ báo cáo, phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện nay Công
ty đang quản lý và sử dụng với tổng số nợ phải trả.
KTTTQ =
Tổng tài sản
(đ/đ)
Nợ phải trả
KTTTQ đầu năm =
86.211.821.469
= 1,389 đ/đ
62.049.229.694
Theo số liệu tính toán, tại thời điểm đầu năm doanh nghiệp cứ đi vay 1 đồng
thì có 1,389 đồng đảm bảo, cuối năm vay 1 đồng có 3,325 đồng đảm bảo. Điều này
cho thấy với các khoản huy động bên ngoài Công ty đều có tài sản đảm bảo là khá
tốt.
c. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (KTTngh )
Hệ số thanh toán ngắn hạn thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn và các
khoản nợ ngắn hạn. Nó phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang
trải các khoản nợ ngắn hạn, vì vậy hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán
các khoản nợ ngắn hạn của Công ty.
KTTngh = Tài sản ngắn hạn
(đ/đ )
Nợ ngắn hạn
KTTngh đầu năm =
67.872.014.734
= 1,094 đ/đ
62.049.229.694
KTTngh đầu năm =
16.132.179.752 = 1,339 đ/đ
12.051.890.300
KTTTQ cuối năm =
40.076.645.928
= 3,325 đ/đ
12.051.890.300
Nếu con số tài trợ ngắn hạn >= 2 thì là tốt nhất, tương ứng với nó thì công ty
đã đáp ứng được mức độ đảm bảo vốn đối với khoản nợ ngắn hạn
Ta thấy hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty tại thời điểm đầu năm là 1,094
đ/đ, tới cuối năm tăng 0,245 đ/đ (tương ứng 22,37%) lên là 1,339 đ/đ. Đây là dấu
hiệu tốt cho công ty, cho thấy tài sản ngắn hạn đủ để trang trải các khoản nợ ngắn
hạn của công ty.
d. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Knhanh)
Hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng
tài sản ngắn hạn.
Tiền + đầu tư ngắn hạn + khoản phải thu NH
Knhanh = (đ/đ)
Nợ ngắn hạn
Đầu năm
1.132.668.968 + 0 + 26.662.446.805
Knhanh = = 0,448 (đ/đ)
62.049.229.694
Cuối năm
3.004.194.328 + 0 + 9.257.047.712
Knhanh = = 1,017 (đ/đ)
12.051.890.300
Nếu hệ số thanh toán nhanh được coi là bình thường khi dao động từ 0,5 tới
1.Khi hệ số này dưới 0,5 doanh nghiệp sẽ ở tình trạng căng thẳng, khó khan trong
việc trở nợ ngắn hạn đúng hạn
Ta thấy hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty tại thời điểm đầu năm là 0,448
đ/đ, tới cuối năm tăng 0,569 đ/đ (tương ứng 127,84%) lên là 1,017 đ/đ. Đây là dấu
hiệu tốt cho công ty, cho thấy công ty đáp ứng tốt cho việc thanh toán ngắn hạn.
d. Hệ số khả năng thanh toán tức thời (KTT)
Tiền và các khoản tương đương tiền
KTT = (đ/đ)
Nợ ngắn hạn
1.132.668.968
KTT đầu năm = = 0,018 (đ/đ)
62.049.229.694
3.004.194.328
KTT cuối năm = = 0,249 (đ/đ)
12.051.890.300
Hệ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty ở cuối năm tốt hơn đầu năm
(tăng 0,231 đ). Hệ số này ở cuối năm tốt chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
bằng tiền mặt của công ty tốt.
Để tổng hợp các hệ số khả năng thanh toán thì ta có bảng 2-8
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN THEO THỜI ĐIỂM CỦA CÔNG TY
Bảng 2 - 8
TT Chỉ tiêu ĐVT Đầu năm 2015
Cuối năm
2015
SS Cuối năm / Đầu năm
+/-
Chỉ số
(%)
I Khả năng thanh toán đ 86.211.821.469 40.076.645.928 -46.135.175.541 46,49
1 TSNH đ 67.872.014.734 16.132.179.752 -51.739.834.982 23,77
Trong đó
- Tiền và các khoản tương đương tiền đ 1.132.668.968 3.004.194.328 1.871.525.360 265,23
- Các khoản phải thu ngắn hạn đ 26.662.446.805 9.257.047.712 -17.405.399.093 34,72
- Các khoản đầu tư tài chính NH đ 0 0 0
- Hàng tồn kho bình quân đ 69.548.301.414 20.772.857.516 -48.775.443.898 29,87
2 TSDH đ 18.339.806.735 23.944.466.176 5.604.659.441 130,56
II Nhu cầu thanh toán đ 62.049.229.694 12.051.890.300 -49.997.339.394 19,42
1 Nợ NH đ 62.049.229.694 12.051.890.300 -49.997.339.394 19,42
2 Nợ DH đ 0 0 0
III Các chỉ tiêu cần tính toán
1 Vốn luân chuyển đ 5.822.785.040 4.080.289.452 -1.742.495.588 70,07
2 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát đ/đ 1,389 3,325 1,936 239,33
3 Hệ số khả năng thanh toán nợ NH đ/đ 1,094 1,339 0,245 122,37
4 Hệ số khả năng thanh toán nhanh đ/đ 0,448 1,017 0,569 227,01
5 Hệ số thanh toán tức thời đ/đ 0,018 0,249 0,231 1.365,55
Ngoài ra, có thể phân tích tình hình quay vòng các khoản phải thu và hàng tồn
kho để phân tích khả năng thanh toán của Công ty (Bảng 2-9).
* Hệ số quay vòng các khoản phải thu (KPT)
Hệ số này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của
doanh nghiệp.
KPT =
Doanh thu thuần
(vòng/năm)Số dư b/q các khoản phải
thu
Số dư đầu năm + Số dư cuối năm
Trong đó: Số dư b/q các khoản phải thu =
2
971.216.186.028
Năm 2014: KPT = = 64,75 (vòng/năm)
14.999.562.924
363.532.732.812
Năm 2015: KPT = = 20,24 (vòng/năm)
17.959.747.259
Trong năm tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của Công ty
có xu hướng giảm từ 64,75 vòng/năm 2014 xuống 20,24 vòng/năm 2015, giảm
44,51 vòng/năm, tương ứng 68,74%. Đây là dấu hiệu không tốt , tốc độ thu hồi các
khoản phải thu năm 2015 đã giảm mạnh so với năm 2014. Điều này cho thấy tình
hình thu hồi công nợ của Công ty năm 2015 kém hơn năm trước.
* Số ngày 1 vòng quay các khoản phải thu (NPT)
Chỉ tiêu này đo lường khả năng thu hồi vốn nhanh trong thanh toán, phản ánh
số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu trong một vòng luân chuyển.
NPT =
PTK
1
x 365 (ngày)
1
Năm 2014: NPT = x 365 = 6 (ngày)
64,75
1
Năm 2015:NPT = x 365 = 18 (ngày)
20,24
Số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu trong năm 2015 là 18 ngày,
tăng 12 ngày so với năm 2014. Như vậy số ngày cần thiết để thu hồi vốn của Công
ty tăng nên thời gian bị chiếm dụng vốn của Công ty tăng lên. Đây là dấu hiệu
không tốt giúp Công ty có nguồn vốn để sản xuất kinh doanh.
* Hệ số quay vòng của hàng tồn kho (KHTK)
Hệ số quay vòng hàng tồn kho cho biết trong 1 năm hàng tồn kho thực hiện
được bao nhiêu vòng quay. Hệ số này càng lớn thì số ngày luân chuyển càng nhỏ,
chứngtỏ luân chuyển vốn của hàng tồn kho có hiệu quả và việc thu hồi vốn nhanh.
Hệ số quay vòng hàng tồn kho xác định như sau:
944.806.901.891
Năm 2014: KHTK = = 13,58 (vòng/năm)
69.548.301.414
360.758.866.901
Năm 2015: KHTK = = 17,37 (vòng/năm)
20.772.857.516
Trong năm 2015, hàng tồn kho chỉ luân chuyển được 3,82 vòng, giảm 0,07
vòng so với năm 2014. Kết quả này cho thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho giảm
dẫn đến chi phí lưu kho sẽ tăng. Công ty cần đưa ra các biện pháp bán hàng hợp lý
để tránh tình trạng ứ đọng hàng hóa, giảm chi phí lưu kho.
* Số ngày 1 vòng quay của hàng tồn kho (NHTK)
Chỉ tiêu này cho biết hàng tồn kho quay 1 vòng hết bao nhiêu ngày. Số vòng
quay hàng tồn kho là số lần mà hàng tồn kho bình quân được bán ra bình quân trong
kỳ kế toán. Công thức này chỉ ra rằng nếu rút ngắn được chu kỳ sản xuất, sản xuất
đến đâu bán hết đến đó sẽ làm giảm hàng tồn kho, do đó làm tăng hệ số vòng quay
hàng tồn kho.
NHTK =
Hàng tồn kho b/q
x 365 =
1
x 365 (ngày)
Giá vốn hàng bán KHTK
1
Năm 2014: NHTK = x 365 = 27 (ngày)
13,58
KHTK =
Giá vốn hàng bán
;(vòng/năm)
Hàng tồn kho bình quân
Hàng tồn kho bình quân = HTK đầu kỳ + HTK cuối kỳ
2
1
Năm 2015:NHTK = x 365 = 21 (ngày)
17,37
Số ngày cần thiết để hàng tồn kho quay hết 1 vòng luân chuyển năm 2015 là
21 ngày, giảm 6 ngày so với năm 2014. Công ty cần bám sát thị trường và có
những chính sách tiêu thụ hợp lý hơn trong năm tiếp theo để giảm số ngày luân
chuyển hàng tồn kho, tăng cường khả năng thanh toán.
BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN THEO THỜI KỲ CỦA CÔNG TY
Bảng 2 - 9
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015
So sánh
+/- %
1 Doanh thu thuần đ 971.216.186.028 363.532.732.812 -607.683.453.216 37
2 Giá vồn hàng bán đ 944.806.901.891 360.758.866.901 -584.048.034.990 38
3
Số dư bình quân các khoản
phải thu
đ 14.999.562.924 17.959.747.259 2.960.184.335 119
4 Hàng tồn kho bình quân đ 69.548.301.414 20.772.857.516 -48.775.443.898 29
5
Số vòng luân chuyển các
khoản phải thu (5=1/3)
vòng/năm 64,75 20,24 -44,51 31
6
Số ngày doanh thu chưa thu
(6=365ngày/5)
ngày 6 18 12, 319
7
Hệ số vòng quay hàng tồn
kho (7=2/4)
vòng/năm 13,58 17,37 3,78 127
8
Số ngày một kỳ luân chuyển
hàng tồn kho (8=365ngày/7)
ngày 27 21 -6 78
2.2.6. Phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời của vốn tại công ty cổ
phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm HP.
2.2.6.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn (TSNH) là biểu hiện bằng tiền của các tài sản ngắn hạn của
doanh nghiệp: tài sản ngắn hạn là số tiền tối thiểu, cần thiết đảm bảo cho doanh
nghiệp dự trữ các loại tài sản ngắn hạn nhằm đáp ứng mọi nhu cầu hoạt động cơ bản
của doanh nghiệp.
* Phân tích chung TSNH qua phân tích các chỉ tiêu sau:
a.Sức sản xuất của TSNH(SSXNH): Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng TSNH luân
chuyển trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần:
Doanh thu thuần
SSXNH = đ/đ
TSNH bình quân
TS ngắn hạn
bình quân
=
TSNH đầu năm + TSNH cuối năm
2
971.216.186.028
SSXNH 2014 = = 8,18 (đ/đ)
118.789.851.624
363.532.732.812
SSXNH 2015 = = 8,66 (đ/đ)
42.002.097.243
Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn năm 2015 là 8,66 đ/đ, phản ánh cứ 1 đồng tài
sản ngắn hạn bỏ vào sản xuất kinh doanh sẽ mang lại cho Công ty 8,66 đồng doanh
thu thuần. Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn năm 2014 tăng 0,48 đ/đ (tương ứng
5,87%) so với năm 2014, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của Công ty tăng.
b.Sức sinh lợi của TSNH (Ssl
TSNH): Cho biết cứ 1 đồng TSNH luân chuyển
trong kỳ đã tham gia sẽ tạo ra bao nhiêu lợi nhuận thuần.
Lợi nhuận thuần
Ssl
TSNH = (đ/đ)
TSNH bình quân
13.291.721.496
Ssl
TSNH 2014 = = 0.112 (đ/đ)
118.789.851.624
-2.325.417.738
Ssl
TSNH 2015 = = -0,057 (đ/đ)
42.002.097.243
Sức sinh lời của vốn ngắn hạn năm 2015 là -0,057 (đ/đ) phản ánh cứ 1 đồng tài
sản ngắn hạn bỏ vào sản xuất kinh doanh sẽ mất thêm -0,057 đồng. Sức sinh lời của
tài sản ngắn hạn năm 2015 giảm 0,169(đ/đ) tương ứng giảm 151,09% so với năm
2014 cho thấy năm 2015 hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty là không
hiệu quả.
*Phân tích tình hình luân chuyển TSNH
a.Số vòng luân chuyển TSNH trong kỳ (Kluân chuyển): Là chỉ tiêu này cho biết số
vòng mà tài sản ngắn hạn luân chuyển trong kỳ phân tích. Số vòng luân chuyển
của tài sản ngắn hạn (Kluân chuyển) càng cao càng tốt và ngược lại.
Doanh thu thuần
Kluân chuyển = (vòng/năm)
TSNH bình quân
971.216.186.028
Kluân chuyển 2014 = = 8,18 (vòng/năm)
118.789.851.624
363.532.732.812
Kluân chuyển 2015 = = 8,66 (vòng/năm)
42.002.097.243
Số vòng luân chuyển tài sản ngắn hạn năm 2015 là 8,66 vòng/ năm, tăng 0,48
vòng/năm so với năm 2014. Điều này, cho thấy tình hình luân chuyển tài sản ngắn
hạn trong năm 2015 tốt hơn.
b.Thời gian một vòng luân chuyển(Tlc): Chỉ tiêu này cho biết số ngày mà tài
sản ngắn hạn luân chuyển được 1 vòng. Thời gian của 1 vòng luân chuyển càng nhỏ
càng tốt và ngược lại.
365
Tlc = (ngày)
Kluân chuyển
365
Tlc 2014 = = 45 (ngày)
8,18
365
Tlc 2015 = = 42 (ngày)
8,66
Thời gian vòng luân chuyển TSNH năm 2015 là 42 ngày, giảm 3 ngày so với
năm 2014, tương ứng giảm 5,54%. Điều này cho thấy trong năm 2015, TSNH của
Công ty quay vòng nhanh hơn so với năm 2014.
c.Hệ số đảm nhiệm tài sản ngắn hạn Kđn: Cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu
thuần trong kỳ doanh nghiệp đã huy động bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.
TS NH bình quân
Kđn = (đ/đ)
Doanh thu thuần
118.789.851.624
Kđn 2014 = = 0,122 (đ/đ)
971.216.186.028
42.002.097.243
Kđn 2015 = = 0,116 (đ/đ)
363.532.732.812
Hệ số đảm nhiệm tài sản ngắn hạn năm 2015 là 0,116 đ/đ giảm 0,007 đồng so
với năm 2014. Điều này có nghĩa là trong năm 2015, để tạo ra 1 đồng doanh thu
thuần cần huy động 0,116 đồng tài sản ngắn hạn bình quân, còn trong năm 2014 cần
huy động 0,122 đồng. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công
ty năm 2015 tốt hơn 2014.
Qua phân tích các chỉ tiêu trên ta thấy TSNH của Công ty năm 2015 được sử
dụng tương đối hiệu quả. Vì vậy Công ty cần phát huy một cách có hiệu quả sử
dụng TS NH hơn nữa để đem lại lợi nhuận ngày càng cao cho Công ty.
Các chỉ tiêu trên được tập hợp trong bảng 2-10 sau:
BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN
Bảng 2 - 10
STT Chỉ tiêu ĐVT TH 2014 TH 2015
So sánh TH 2014/ TH2015
+/- Chỉ số %
1 Doanh thu thuần đ 971.216.186.028 363.532.732.812 -607.683.453.216 37,43
2 Lợi nhuận thuần đ 13.291.721.496 -2.400.991.592 -15.692.713.088 -18,06
3 TSNH bình quân đ 118.789.851.624 42.002.097.243 -76.787.754.381 35,36
- TSNH đầu kỳ đ 169.707.688.514 67.872.014.734 -101.835.673.780 39,99
- TSNH cuối kỳ đ 67.872.014.734 16.132.179.752 -51.739.834.982 23,77
4
Sức sản xuất của TSNH
bq (4=1/3)
đ/đ 8,18 8,66 0,48 105,86
5
Sức sinh lời của TSNH
bq (5=2/3)
đ/đ 0,112 -0,057 -0,169 -51,09
6
Số vòng luân chuyển
(6=1/3)
vòng/
năm
8,18 8,66 0,48 105,86
7
Thời gian 1 vòng luân
chuyển (7=365ngày/6)
ngày 45 42 -3 94,46
8
Hệ số đảm nhiệm của
TSNH bq (8=3/1)
đ/đ 0,122 0,116 -0,007 94,46
2.2.6.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
Để đánh giá hiệu quả sử dụng Tài sản ngắn hạn cố định của Công ty Cổ phần
đầu tư và XNK súc sản gia cầm HP ta đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu sau: (bảng 2-
11)
* Phân tích chung TSDH qua phân tích các chỉ tiêu sau:
a.Sức sản xuất của TSDH(SSXDH): Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng TSDH luân
chuyển trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần:
Doanh thu thuần
SSXDH = đ/đ
TSDH bình quân
TS dài hạn
bình quân
=
TSDH đầu năm + TSDH cuối năm
2
971.216.186.028
SSXDH 2014 = = 37,01 (đ/đ)
26.240.217.508
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm

More Related Content

What's hot

tieu-luan-quan-tri-chien-luoc-tai-cong-ty-sua-vinamilk.doc
tieu-luan-quan-tri-chien-luoc-tai-cong-ty-sua-vinamilk.doctieu-luan-quan-tri-chien-luoc-tai-cong-ty-sua-vinamilk.doc
tieu-luan-quan-tri-chien-luoc-tai-cong-ty-sua-vinamilk.docMinhTrnNht7
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợpBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợpMeocon Doan
 
Báo cáo thực tập tổng hợp
Báo cáo thực tập tổng hợpBáo cáo thực tập tổng hợp
Báo cáo thực tập tổng hợpPhuong Nguyen
 
bctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfbctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfLuanvan84
 
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tí...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tí...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tí...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tí...Lớp kế toán trưởng
 
Thiết kế nội thất văn phòng quận 1
Thiết kế nội thất văn phòng quận 1Thiết kế nội thất văn phòng quận 1
Thiết kế nội thất văn phòng quận 1Tỏi đen blic
 
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại công ...
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại công ...Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại công ...
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại công ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản lý kế toán của công ty sản xuất thép Đại Phát Lê, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản lý kế toán của công ty sản xuất thép Đại Phát Lê, 9đ - Gửi miễn ...Đề tài: Quản lý kế toán của công ty sản xuất thép Đại Phát Lê, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản lý kế toán của công ty sản xuất thép Đại Phát Lê, 9đ - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Đặc điểm tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh công ty Vĩnh Hưng, HAY
Đề tài: Đặc điểm tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh công ty Vĩnh Hưng, HAYĐề tài: Đặc điểm tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh công ty Vĩnh Hưng, HAY
Đề tài: Đặc điểm tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh công ty Vĩnh Hưng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Phân tích tình hình tổ chức hạch toán tại doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Phân tích tình hình tổ chức hạch toán tại doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn...Đề tài: Phân tích tình hình tổ chức hạch toán tại doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Phân tích tình hình tổ chức hạch toán tại doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (19)

tieu-luan-quan-tri-chien-luoc-tai-cong-ty-sua-vinamilk.doc
tieu-luan-quan-tri-chien-luoc-tai-cong-ty-sua-vinamilk.doctieu-luan-quan-tri-chien-luoc-tai-cong-ty-sua-vinamilk.doc
tieu-luan-quan-tri-chien-luoc-tai-cong-ty-sua-vinamilk.doc
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợpBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
 
Báo cáo thực tập tổng hợp
Báo cáo thực tập tổng hợpBáo cáo thực tập tổng hợp
Báo cáo thực tập tổng hợp
 
bctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfbctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdf
 
Bộ máy kế toán, hình thức sổ kế toán tại Công ty nuôi trồng thuỷ sản
Bộ máy kế toán, hình thức sổ kế toán tại Công ty nuôi trồng thuỷ sảnBộ máy kế toán, hình thức sổ kế toán tại Công ty nuôi trồng thuỷ sản
Bộ máy kế toán, hình thức sổ kế toán tại Công ty nuôi trồng thuỷ sản
 
Đề tài: Công tác kế toán tại Công ty nuôi trồng thuỷ sản, HAY
Đề tài: Công tác kế toán tại Công ty nuôi trồng thuỷ sản, HAYĐề tài: Công tác kế toán tại Công ty nuôi trồng thuỷ sản, HAY
Đề tài: Công tác kế toán tại Công ty nuôi trồng thuỷ sản, HAY
 
Đề tài: Kế toán quản lý hàng tồn kho tại Công ty thương mại, HAY
Đề tài: Kế toán quản lý hàng tồn kho tại Công ty thương mại, HAYĐề tài: Kế toán quản lý hàng tồn kho tại Công ty thương mại, HAY
Đề tài: Kế toán quản lý hàng tồn kho tại Công ty thương mại, HAY
 
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tí...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tí...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tí...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tí...
 
Thiết kế nội thất văn phòng quận 1
Thiết kế nội thất văn phòng quận 1Thiết kế nội thất văn phòng quận 1
Thiết kế nội thất văn phòng quận 1
 
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại công ...
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại công ...Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại công ...
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại công ...
 
Lời mở đầu
Lời mở đầuLời mở đầu
Lời mở đầu
 
Lài (1)
Lài (1)Lài (1)
Lài (1)
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long ViệtBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
 
Đề tài: Quản lý kế toán của công ty sản xuất thép Đại Phát Lê, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản lý kế toán của công ty sản xuất thép Đại Phát Lê, 9đ - Gửi miễn ...Đề tài: Quản lý kế toán của công ty sản xuất thép Đại Phát Lê, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản lý kế toán của công ty sản xuất thép Đại Phát Lê, 9đ - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Đặc điểm tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh công ty Vĩnh Hưng, HAY
Đề tài: Đặc điểm tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh công ty Vĩnh Hưng, HAYĐề tài: Đặc điểm tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh công ty Vĩnh Hưng, HAY
Đề tài: Đặc điểm tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh công ty Vĩnh Hưng, HAY
 
Đề tài: Tình hình tổ chức công tác hạch toán tại doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Tình hình tổ chức công tác hạch toán tại doanh nghiệp, 9đĐề tài: Tình hình tổ chức công tác hạch toán tại doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Tình hình tổ chức công tác hạch toán tại doanh nghiệp, 9đ
 
Đề tài: Phân tích tình hình tổ chức hạch toán tại doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Phân tích tình hình tổ chức hạch toán tại doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn...Đề tài: Phân tích tình hình tổ chức hạch toán tại doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Phân tích tình hình tổ chức hạch toán tại doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn...
 

Similar to Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm

Công tác tổ chức kế toán tài chính của Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến
Công tác tổ chức kế toán tài chính của Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biếnCông tác tổ chức kế toán tài chính của Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến
Công tác tổ chức kế toán tài chính của Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biếnluanvantrust
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty mây tre xuất khẩu - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty mây tre xuất khẩu - Gửi miễ...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty mây tre xuất khẩu - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty mây tre xuất khẩu - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
293 bài mới nhất
293 bài mới nhất293 bài mới nhất
293 bài mới nhấtLotus Pham
 
Báo cáo kế toán tổng hợp tại Công ty liên doanh TNHH Hải Hà - Kotobuki
Báo cáo kế toán tổng hợp tại Công   ty liên doanh TNHH Hải Hà - KotobukiBáo cáo kế toán tổng hợp tại Công   ty liên doanh TNHH Hải Hà - Kotobuki
Báo cáo kế toán tổng hợp tại Công ty liên doanh TNHH Hải Hà - Kotobukiluanvantrust
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOÀNG TRÀ
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOÀNG TRÀ BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOÀNG TRÀ
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOÀNG TRÀ OnTimeVitThu
 
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013Han Nguyen
 
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...luanvantrust
 
Bctn2015 angimex
Bctn2015 angimexBctn2015 angimex
Bctn2015 angimexviet luu
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...Dương Hà
 

Similar to Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm (20)

Công tác tổ chức kế toán tài chính của Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến
Công tác tổ chức kế toán tài chính của Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biếnCông tác tổ chức kế toán tài chính của Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến
Công tác tổ chức kế toán tài chính của Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty mây tre xuất khẩu - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty mây tre xuất khẩu - Gửi miễ...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty mây tre xuất khẩu - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty mây tre xuất khẩu - Gửi miễ...
 
293 bài mới nhất
293 bài mới nhất293 bài mới nhất
293 bài mới nhất
 
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
Báo cáo kế toán tổng hợp tại Công ty liên doanh TNHH Hải Hà - Kotobuki
Báo cáo kế toán tổng hợp tại Công   ty liên doanh TNHH Hải Hà - KotobukiBáo cáo kế toán tổng hợp tại Công   ty liên doanh TNHH Hải Hà - Kotobuki
Báo cáo kế toán tổng hợp tại Công ty liên doanh TNHH Hải Hà - Kotobuki
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOÀNG TRÀ
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOÀNG TRÀ BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOÀNG TRÀ
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOÀNG TRÀ
 
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013
 
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...
 
Tiểu Luận Báo Cáo Tình Hình Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Tổng H...
Tiểu Luận Báo Cáo Tình Hình Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Tổng H...Tiểu Luận Báo Cáo Tình Hình Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Tổng H...
Tiểu Luận Báo Cáo Tình Hình Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Tổng H...
 
Bctn2015 angimex
Bctn2015 angimexBctn2015 angimex
Bctn2015 angimex
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty tự động hóa mặt t...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty tự động hóa mặt t...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty tự động hóa mặt t...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty tự động hóa mặt t...
 
QT106.doc
QT106.docQT106.doc
QT106.doc
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
 
Đề tài kế toán nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa hay nhất 2017
Đề tài  kế toán nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa hay nhất 2017Đề tài  kế toán nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa hay nhất 2017
Đề tài kế toán nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa hay nhất 2017
 
QT028.Doc
QT028.DocQT028.Doc
QT028.Doc
 
QT040.doc
QT040.docQT040.doc
QT040.doc
 
Giải pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh xnk của công ty vận tải gia ...
Giải pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh xnk của công ty vận tải gia ...Giải pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh xnk của công ty vận tải gia ...
Giải pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh xnk của công ty vận tải gia ...
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Tại Công Ty I...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Tại Công Ty I...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Tại Công Ty I...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Tại Công Ty I...
 
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty Quảng cáo
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty Quảng cáoChi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty Quảng cáo
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty Quảng cáo
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm

  • 1. LỜI MỞ ĐẦU Trong sự hội nhập và chuyển biến của nền kinh tế toàn cầu, nhân tố con người là nhân tố được đặt lên vị trí hàng đầu của mỗi quốc gia. Tận dụng thúc đẩy khả năng làm việc hiệu quả của người lao động luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất mà các nhà quản lý quan tâm. Động lực quan trọng thúc đẩy người lao động hoàn thành tốt và có nhiều sáng kiến phục vụ lợi ích cho mỗi doanh nghiệp đó là thu nhập thể hiện ở mức lương thưởng và các phúc lợi xã hội mà người lao động được hưởng. Tiền lương phản ánh nhiều quan hệ kinh tế, xã hội khác nhau. Trước hết là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Đó là quan hệ kinh tế của tiền lương. Mặt khác do tính chất đặc biệt của hàng hoá “Sức Lao Động" mà tiền lương không thuần tuý là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội rất quan trọng liên quan đến đời sống trật tự xã hội. Trong doanh nghiệp thì tiền lương, thưởng là một phần của chi phí cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh. Việc tính đúng đủ và trích nộp các khoản lương cũng như trả lương, trả thưởng đúng hạn hợp lý phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp là một trong nhưng nhân tố giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Xuất phát từ thực tiễn và ý nghĩa quan trọng của công tác tiền lương, trong thời gian thực tập ở Công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng, em đã đi vào nghiên cứu và chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng” làm nội dung luận văn tốt nghiệp của mình. Nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng. Chương 2: Phân tích tình hình tài chính và tình hình sử dụng lao động tiền lương của công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng. Chương 3: Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng. Do còn hạn chế về mặt lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Đỗ Thị Hương cùng toàn thể thầy cô giáo Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Mỏ - Địa Chất và các cô chú, anh chị trong Công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng
  • 2. đã giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện tốt để em hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này. Hà Nội, ngày tháng 06 năm 2016 Sinh viên Bùi Văn Ngọc
  • 3. Chương 1 TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XNK SÚC SẢN GIA CẦM HẢI PHÒNG
  • 4. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng 1.1.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng - Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu súc sản gia cầm Hải Phòng - Tên giao dịch quốc tế: Haiphong investment and animal poultry products import export joint stock company - Trụ sở chính: Số 16 Cù Chính Lan, Phương Minh Khai, Quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng - Điện thoại:(031) 3 842 042 – Fax: (031) 3 842 932 - Mã số thuế: 0200102640 - Vốn điều lệ: 11.157.150.000 đồng Số vốn này được chia thành 1.115.715 cổ phần, mỗi cổ phần mệnh giá 10.000 đồng. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng được chuyển thành công ty cổ phần từ năm 2007, có trụ sở tại 17 Cù Chính Lam – Quận Hồng Bàng – Hải Phòng. Trước đây vào năm 1956 nhiều người biết đến với cái tên Công ty Xuất Nhập Khẩu Duyên Hải, là một doanh nghiệp nhà nước trước đâytrực thuộc Bộ Ngoại Thương, hiện nay thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn vừa sản xuất, vừa kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp. Việc giao nhận hang hóa được diễn ra thường xuyên đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động và phát triển của công ty. Qua nhiều năm hoạt động và phát triển, Công ty Cổ phần và đầu tư xuất nhập khẩu súc sản gia cầm Hải Phòng trải qua biết bao thăng trầm và thử thách …Quá trình đó để chia kinh doanh thành các thời kỳ sau: + Thời kỳ 1956 – 1970 : thời gian này công ty tiếp nhận các cơ sở xuất nhập khẩu của các thương nhân Pháp và người Hoa để lại để dần khôi phục lại các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của miền Bắc chủ yếu là xuất khẩu nông sản và thực phẩm , hải sản tươi sang thị trường Hong Kong và các nước xã hội chủ nghĩa . Hoạt động của công ty trong thời gian này là do kế hoạch bao cấp, mô hình manh mún và nhỏ. + Từ năm 1970 – 1977 : Đây là thời kỳ công ty được tách ra của Công ty xuất nhập khẩu miền Duyên Hải thành công ty Xuất Nhập Khẩu Súc Sản (ANIMEX).
  • 5. Nhiệm vụ của công ty trong giai đoạn này là xuất khẩu các sản phẩm của biển và sản phẩm của ngành nông nghiệp. + Từ năm 1978 – đến nay : Công ty lại tách ra từ Công ty Xuất khẩu hải súc sản thành Công ty Xuất Nhập Khẩu súc sản gia cầm Hải Phòng, trực thuộc bộ Ngoại Thương. Đến năm 1985, nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất cũng như trong kinh doanh, Nhà nước quyết định điều công ty về dưới sự quản lý của Bộ Nông Nghiệp (nay là Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn) sản phẩm của công ty bao gồm : Chế biến các sản phẩm từ ngành nông nghiệp, chăn nuôi, hải sản dưới dạng đông lạnh xuất khẩu và các sản phẩm đồ hộp. Đến tháng 4/1997 Công ty được thành lập lại theo quyết định số 486/NN-TCB của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn trên cơ sở sát nhập chi nhánh Công ty Xuất Nhập Khẩu Súc Sản Gia Cầm Hải Phòng, trực thuộc tổng công ty Chăn Nuôi Việt Nam. Công ty hoạt động trên cơ sở là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty 90(Tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam), hoạt động trên nguyên tắc hoạch toán độc lập và có đầy đủ chức năng của một Công ty sản xuất, chế biến, xuất nhập khẩu, kinh doanh, dịch vụ,… Từ năm 1985 được sự đầu tư trược tiếp của Bộ Nông Nghiệp, Công ty đã hiện đại hóa cơ sở sản xuất, chế biến, máy móc, kho tàng, nhà xưởng… tọa ra tiền đề các sản phẩm của Công ty sản xuất, chế biến đã thâm nhập vào các nước trên thị trường thế giới như : các sản phẩm đồng lạnh vào thị trường Liên Bang Nga và các nước Đông Âu, thịt lợn sữa đông lạnh vào thị trường Hong Kong và Trung Quốc. Công ty bắt đầu đưa các sản phẩm đồ hộp vào thị trường EC. Công ty từ một công ty sản xuất theo kế hoạch bao cấp của Nhà nước chuyển sang cơ chế thị trường cạnh tranh khác nghiệt, đó là thử thách to lớn đối với sự tồn tại của công ty. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh từ đối tượng sản xuất đến cung cấp nguyên vật liệu tư đều theo cơ chế thị trường. Nhưng công ty đã có bước đi đúng đắn luôn thích ứng, đứng vững và phát triển mạnh mẽ. Công ty đã chứng minh sức sống mạnh mẽ của mình : kế hoạch năm sau lớn hơn năm trước chất lượng hàng hóa ngày một nâng cao.Các mặt hàng thủy sản và đồ hộp xuất đi các nước như : LiBi, Singapore, Úc, Pháp, Nhật Bản. Thực hiện chủ chương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước . Năm 2007 công ty đã tiến hành cổ phần hóa với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực Xuất Nhập Khẩu nên khi tiến hành cổ phần hóa công ty sớm ổn định và giữ vững, phát triển tốt nghiệm vụ giao nhận hàng hóa. Hiện nay ngoài sản xuất kinh doanh các sản phẩm Công ty còn thực hiện giao nhận hàng hóa cho Tông công ty chăn nuôi Việt Nam.
  • 6. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ và nghành nghề kinh doanh của Công ty 1.2.1. Chức năng Công ty Cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hạch toán kinh tế độc lập. Công ty Cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng là công ty xuất nhập khẩu, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm. 1.2.2. Nhiệm vụ Thực hiện nghiêm túc pháp luật của nhà nước, nghĩa vụ đối với nhà nước, bảo vệ tài sản, bảo vệ sản xuất; giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn xã hội trong nội bộ công ty, làm nghĩa vụ quốc phòng và có các biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh công ty. Tự chủ thiết lập các mối quan hệ với các đối tác kinh tế, thiết lập các mối liên doanh, liên kết nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu tình hình thị tường, dịch vụ giao nhận, đề cao các biện pháp nhằm thu hút các đối tác kinh doanh củng cố và nâng cao uy tín của công ty trên thị trường. Tạo thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, không ngừng đào tạo, bồ dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, văn hóa, khoa học kỹ thuật cho người lao động. 1.2.3. Ngành nghề kinh doanh của Công ty Thu mua và XNK, KD vật tư, nông sản, thủy sản, thực phẩm tươi sống, hành nghề chế biến thực phẩm. Nhập khẩu vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, máy móc thiết bị chuyên dụng, phương tiện vận tải, thực phẩm, nguyên liệu chế biến thực phẩm. Kinh doanh XNK và gia công lắp đặt sửa chữa cơ khí điện lạnh. Chăn nuôi gia súc gia cầm, SX chế biến, KD nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi. Đại lý vận tải, dịch vụ giao nhận. 1.3. Cơ sở vật chất của công ty Để nâng cao sản lượng khai thác, dây chuyền công nghệ của Công ty đã được cơ giới hóa hầu hết các khâu, trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, phù hợp với trình độ tổ chức, quản lý sản xuất của Công ty. Số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu của công ty tính đến tháng 12/2015 được thể hiện ở bảng sau:
  • 7. Nhận xét: Qua bảng 1-1, ta thấy công ty có trang thiết bị phục vụ sản xuất tương đối là đầy đủ, tình trạng hoạt động của máy móc tương đối tốt và hợp lý. Tuy nhiên, các máy móc thiết bị này vẫn cần người lao động trực tiếp điều khiển sử dụng. Công ty nên đầu tư các dàn thiết bị sản xuất tự động liên hoàn, như thế sẽ giảm được tối đa sức lao động, đồng thời sẽ hướng sản xuất tới hướng chuyên môn hóa cao hơn. BẢNG THỐNG KÊ MÁY MÓC THIẾT BỊ CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ XNK SÚC SẢN GIA CẦM HẢI PHÒNG Bảng 1-1 STT Tên thiết bị ĐVT SL Hiện trạng Máy móc thiết bị 1 Hệ thống điện Xí Nghiệp Dàn 1 Tốt 2 Hệ thống TB chăn nuôi chuồng 1 Dàn 1 Tốt 3 Hệ thống TB chăn nuôi chuồng 2 Dàn 1 Tốt 4 Hệ thống TB chăn nuôi chuồng 3 Dàn 1 Tốt 5 Hệ thống TB chăn nuôi chuồng 4 Dàn 1 Tốt 6 Hệ thống TB chăn nuôi chuồng 5 Dàn 1 Tốt 7 Máy phát điện XN Cái 2 Tốt 8 Trạm điện 500KV A Trạm 1 Tốt 9 Máy nghiền trộn Cái 1 Tốt 10 Máy làm mềm thịt Cái 2 Tốt 11 Kho lạnh, hầm cấp đông Kho 1 Tốt 12 HT cấp nước Cái 1 Tốt Phương tiện vận tải 1 Xe xúc lật Cái 1 Tốt 2 Xe ô tô tải Cửu Long Cái 2 Trung bình 3 Xe ô tô 4 chỗ Cái 4 Tốt 1.4. Quy trình hoạt động của công ty Trong doanh nghiệp thương mai thì việc tổ chức quản lí khoa học quy kinh doanh là vô cùng quan trọng, nó mang tính chất quyết định rất lớn tới năng suất và doanh thu. Tuy nhiên việc này lại còn phụ thuộc vào điều kiện của từng doanh nghiệp. Hiện nay quy trình hoạt động của công ty như sau:
  • 8. +) Quy trình nhập hàng hóa. Tại Công ty, phòng kinh doanh phụ trách việc lập kế hoạch mua hàng với nhà cung cấp, hàng hóa sẽ được Nhà cung cấp chuyển trực tiếp vào kho của Công ty. Công tác tiếp nhận hàng hóa được giao cho thủ kho đảm nhiệm: kiểm tra chất lượng hàng hóa; số lượng hàng hóa nhập. Phòng kinh doanh tiếp nhận chứng từ hàng hóa nhập và kiểm tra đối chiếu lượng hàng hóa nhập kho với kho Công ty và phát hành phiếu nhập kho hàng hóa. Sau đó lập chứng từ và chuyển chứng từ cho phòng kế toán, phòng kế toán tiến hành hạch toán và lưu trữ. Quy trình nhập hàng của Công ty được minh họa qua sơ đồ sau: Hình 1-1: Sơ đồ quy trình nhập hàng hóa +) Quy trình xuất hàng hóa. Hình 1-2: Quy trình phân phối hàng hóa Khi hàng hóa đã được nhập về tại các kho, bến bãi của công ty, phòng kinh doanh sẽ chuyển hàng hóa đến từng khách hàng đã được lập hợp đồng.Sau đó phòng kế toán sẽ lập các chứng từ liên quan tới việc xuất hàng hóa tại các kho bến bãi và việc thanh toán của khách hàng. Phòng kinh doanh Lập kế hoạch mua hàng Nhà cung cấp Kho Công ty Phòng kinh doanh Lập chứng từ mua hàng Luân chuyển chứng từ Phòng kế toán Kênh tiêu thụ hàng hóa Tiêu thụ nội địa Xuất khẩu
  • 9. 1.5. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty Công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập bộ máy quản lý được tổ chức gọn nhẹ, ban lãnh đạo là những người có năng lực, trình độ trong quản lý và điều hành. Sơ đồ bộ máy của công ty được quản lý theo hình thức trực tuyến chức năng. 1.5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Đại hội cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Ban giám đốc công ty Phòng KD XNK Phòng kế toán Phòng quản trị nhân sự Xí nghiệp chăn nuôi Phân xưởng thành phẩm Phân xưởng cơ điện lạnh Phòng nghiệp vụ giao nhận Hình 1-3: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty 1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: Nhiệm vụ của từng phòng ban. Đại hội cổ đông Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết các hoạt động kinh doanh của công ty. Hội đồng quản trị
  • 10. Là cơ quan quản trị cao nhất của công ty có 3 thành viên do Đại hội cổ đông bầu nhiệm. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty quyết định mục tiêu phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn của công ty và những vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty phù hợp với pháp luật, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông và một số quyền hạn khác đã ghi trong điều lệ của Công ty. Ban kiểm soát Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh quản trị và điều hành công ty. Là tổ chức do Đại hội cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát gồm 3 thành viên, có số cổ phần ít nhất 0.85% vốn điều lệ, có trách nhiệm kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, báo cáo quyết toán sản xuất kinh doanh của Công ty. Trình bày và báo cáo các kết quả kiểm tra trước Đại hội cổ đông thường niên và bất thường. Ban giám đốc công ty  Tổng giám đốc: Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao; Tổng giám đốc phải điều hành công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty. Các phó tổng giám đốc: Giúp việc cho Tổng giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sự phân công của Tổng giám đốc. Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về hiệu quả các hoạt động. Theo ủy quyền bằng văn bản của Tổng giám đốc phù hợp với từng giai đoạn và phân cấp công việc. Phòng kế toán Nhiệm vụ là cân đối tài chính, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo chuẩn mực và chế độ kế toán của bộ tài chính và pháp luật của Nhà nước, quản lý giá thành sản phẩm, thanh toán chi trả lương, thưởng cho CBCNV, công tác báo cáo tài chính quý, năm, thu xếp nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác kiểm tra thống kê các hóa đơn tài chính đảm bảo đúng luật. ban hành quy chế quản lý tài chính trong Công ty.
  • 11. 6.Phòng KD XNK Thực hiện các chương trình tìm kiếm và tiêu thụ sản phẩm, theo dõi giá cả sản phẩm trên thị trường của các doanh nghiệp cạnh tranh. Tổ chức XNK hàng hóa, và tìm kiếm thị trường mới. PX cơ điện lạnh Phụ trách kỹ thuật cơ điện, giám sát máy móc thiết bị, đầu tư xây dựng cơ bản. Hỗ trợ các phân xưởng trong toàn công ty, theo dõi đảm bảo máy móc hoạt động bình thường 8.Phòng quản trị nhân sự Quản lý toàn bộ nhân lực của công ty, thực hiện chế độ chính sách của đảng và nhà nước đối với cán bộ công nhân viên, đảm bảo quyền lợi của công nhân viên. Sắp xếp bố chí thay đổi nhân lực sao cho phù hợp với tay nghề, sức khỏe của từng người. Phòng nghiệp vụ giao nhận Phòng có chức năng tiếp nhận bộ chứng từ của công ty gửi tới làm dịch vụ giao nhận hàng hóa tại cảng Hải Phòng, tiến hành làm thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám định,… Nhận kế hoạch và thuê xe chở hàng giao cho các địa phương như Hà Nội, Hải Dương, … Xí nghiệp chăn nuôi và phân xưởng thành phẩm Chăn nuôi các con giống được công ty chỉ định để chế biến xuất khẩu thịt ra trị tường nước ngoài. 1.6. Tình hình tổ chức sản xuất và lao động của doanh nghiệp 1.6.1. Tình hình tổ chức kinh doanh của công ty Để đáp ứng nhu cầu quản lý ản xuất, công ty đã tổ chức lao động với chế độ làm viêc hợp lý phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình với một chế độ làm việc áp dụng cho cả hai bộ phận sản xuất trực tiếp và gián tiếp. - Đối với công nhân trực tiếp sản xuất là 8h/ngày. - Đối với công nhân làm việc gián tiếp và làm ngoài mặt bằng là 8h/ngày. - Đối với phòng ban: làm việc buổi sang từ 8h30 đến 12h, buổi chiều từ 1h đến 5h30 các ngày từ thứ hai đến thứ sáu. Ngày thứ bảy chỉ làm buổi sáng từ 8h đến 12h. Nghỉ chiều thứ 7 và chủ nhật. - Trường hợp đột xuất người sử dụng lao động có thể huy động người lao động làm thêm giờ nhưng không quá 4 giờ/1 ngày và 20 giờ/1năm. Người lao động làm tầm 8 giờ/1ngày được nghỉ 30 phút giữa ca, tính vào giờ làm việc, người làm ca đêm được nghỉ giữa ca 45 phút, tính vào giờ làm việc. Người lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60
  • 12. phút, mà vẫn hưởng đủ lương. Riêng đối với những người do nhà ở cách xa nơi làm việc nên không có điều kiện nghỉ giữa ca cho con bú thì được cộng dồn thời gian của 1ngày để nghỉ vào một ngày khác theo quy định: cứ làm việc 6 ngày thì được nghỉ 1ngày mà vẫn hưởng đủ lương, ăn trưa, phụ cấp. - Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau : Kết hôn : nghỉ 05 ngày (không kể ngày đi đường). Con kết hôn : nghỉ 03 ngày (không kể ngày đi đường). Bố hoặc mẹ (cả bên chồng và bên vợ), Người nuôi dưỡng trực tiếp, vợ hoặc chồng, hoặc con chết: Người lao động được nghỉ 05 ngày (không kể ngày đi đường ) và được thanh toán tiền chi phí đi lại theo quy định của Công ty. 1.6.2. Tình hình tổ chức lao động của công ty Tổ chức lao động là một hệ thống những biện pháp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công tác sản xuất để sử dụng lao động phù hợp với khả năng và trình độ một cách hợp lý, sử dụng thời gian hữu ích của người kao động nhằm nâng cao năng xuất thu nhập cho người lao động. Sử dụng lao động được hiểu là sử dụng đúng nghành nghề bậc thợ, chuyên môn, sở trường và kỹ năng, kỹ xảo của người lao đông. Chất lượng của doanh nghiệp là đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi và công nhân lành nghề. Công ty đã phân công và bố trí lao động theo đúng chuyên môn công việc, đúng người, đúng việc nhằm đảm bảo trình độ chuyên môn hóa, vừa khuyến khích cán bộ công nhân viên làm việc tốt nhằm đạt năng suất lao động cao. Như vậy công tác tổ chức lao động của công ty được thực hiện khá tốt. Điều đó được thể hiện qua bảng 1-3: BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG Bảng 1-2 STT Loại lao động Nam Nữ Tổng 1 Thạc sĩ 0 0 0 2 Đại học 3 2 5 3 Cao đẳng 4 6 10 4 Trung cấp 4 4 8 5 Công nhân kỹ thuật 5 2 7
  • 13. 6 Lao động phổ thông 5 11 16 Tổng 21 25 46
  • 14. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Qua nghiên cứu tình hình chung về các điều kiện sản xuất chủ yếu Công ty cổ phần Hồng Phúc ta có thể thấy rút ra một số thuận lợi và khó khăn của công ty như sau: * Thuận lợi: Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên yêu nghề và tận tâm với công việc, nên đã vượt qua được mọi khó khăn của cơ chế thị trường để đứng vững tồn tại và phát triển. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty hợp lý, không chồng chéo, gọn nhẹ, thích ứng với cơ chế thị trường, đạt hiệu quả. Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị của công ty được đầu tư đầy đủ, tạo điều kiện làm việc thuận lợi chó CB CNV Tình hình tổ chức sản xuất và thực hiện kế hoạch luôn luôn đổi mới và tạo ra sự cân đối, phối hợp việc lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch gắn liền với sản xuất kinh doanh. Công ty đã sử dụng lao động hợp lý, chế độ làm việc phù hợp với đặc điểm và quy trình kinh doanh của công ty. * Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên, Công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng còn gặp không ít những khó khăn làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì là công ty hoạt động chủ yếu theo hướng XNK nên là hoạt động kinh doanh của công ty phụ thuộc khá nhiều vào các đơn hàng. Bên cạnh đó, lao động phổ thông của công ty vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh nghiệp. Dẫn đến việc chuyên môn hóa kinh doanh vẫn còn kém. Do đó, công ty cần phải tập trung nâng cao tay nghề, đào tạo chuyên môn cho công nhân để năng suất lao động đạt hiệu quả cao hơn trong tương lai. Những thuận lợi và khó khăn trên đều có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hiện tại cũng như tương lai. Để có thể có những nhận xét chính xác hơn tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2015, em tiến hành phân tích sâu hơn ở chương 2 của luận văn.
  • 15. Chương 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XNK SÚC SẢN GIA CẦM HẢI PHÒNG
  • 16. 2.1.Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 của công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng. Kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh là lợi nhuận để lại. Và lợi nhuận tối đa là mục tiêu cuối cùng của các Doanh nghiệp làm kinh tế. Các Doanh nghiệp luôn luôn phải tìm cách để nâng cao lợi nhuận để lại của mình không những với mục tiêu tồn tại mà còn là mục tiêu để phát triển mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất của mình. Công ty Cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng cũng là một chủ thể trong nền kinh tế do vậy lợi nhuận tối đa cũng là mục tiêu hàng đầu mà Công ty luôn theo đuổi trong các năm qua. Và để thực hiện được mục tiêu đó Công ty không ngừng đưa ra các biện pháp, chính sách phù hợp với hoàn cảnh của mình để thu được hiệu quả tối ưu. Dưới đây là bảng 2-1 tập hợp các số liệu tiêu biểu về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng thông qua các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu trong năm trong năm 2015 Từ bảng số liệu 2-1, ta có thể thấy được các chỉ tiêu thực hiện được trong năm 2015 thấp hơn rất nhiều so với năm 2014. Không chỉ tiêu nào đạt kế hoạch đề ra. Cụ thể như sau: - Tổng doanh thu năm 2015 đạt 363,57 tỷ đồng, giảm 607,71 tỷ đồng, tương ứng giảm 62,57% so với năm 2014; giảm 389,41 tỷ đồng, tương ứng chỉ đạt 48,28% so với kế hoạch đề ra. - Tổng tài sản bình quân năm 2015 là 63,14 tỷ đồng giảm 81,89 tỷ đồng, tương ứng giảm 56,46% so với năm 2014 và giảm 23,11 tỷ đồng, tương ứng chỉ đạt 73,21% so với kế hoạch đề ra. Trong đó tà sản ngắn hạn bình quân giảm 76,79 tỷ đồng, tương ứng giảm 23,21% so với năm 2014 và giảm 19,34 tỷ đồng, tương ứng đạt 68,47% so với kế hoạch đề ra. Tài sản dài hạn bình quân giảm 5,10 tỷ đồng, tương ứng 19,44% so với năm 2014 và giảm 3,77 tỷ đồng, tương ứng đạt 84,87% so với kế hoạch để ra. Nguyên nhân dẫn tới tổng tài sản bình quân giảm là do tài sản ngắn hạn bình quân giảm trong đó phải kể tới các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của công ty rất hiệu quả. - Số lượng lao động năm 2015 là 46 người giảm 5 người, tương ứng giảm 9,8% so với năm 2014, giảm 10 người, chỉ đạt 82,14% so với kế hoạch đề ra. Mức giảm này nhìn chung cho thấy phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp. - Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh rõ rệt chất lượng sử dụng lao động . Năng suất lao động bình quân theo giá trị năm 2015 là 7.903 trđ/người.năm giảm 11.141 trđ/người.năm, tương ứng giảm 48,5% so với năm 2014, giảm
  • 17. 5.543trđ/ng.năm chỉ đạt 58,78% so với kế hoạch đề ra. Sự giảm năng suất lao động cho thấy sức sản xuất năm 2015 không đạt hiệu quả. Năng suất lao động giảm do tốc độ giảm tổng doanh thu lớn hơn tốc độ giảm tổng số lao động. - Tổng quỹ lương năm 2015 là 3.158 triệu đồng, giảm 107 triệu đồng, tương ứng giảm 3,28% so với năm 2014, và giảm 154 triệu đồng, chỉ đạt 95,35% so với kế hoạch đề ra. Tiền lương bình quân năm 2015 là 5,72 trđ/ng-tháng, tăng 0,4 trđ/ng- tháng, tương ứng tang 7,5% so với năm 2014, tăng 0,8 trđ/ng-tháng, tương ứng tăng 16,23% so với kế hoạch đề ra. Qua đó cho thấy công ty đã có bước chuyển mạnh mẽ làm cho chất lượng sống của CBCNV tăng lên rõ rệt tạo ra tinh thần lao động hăng say trong công việc. - Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2015 giảm 18,52 tỷ đồng so với năm 2014 và giảm 14,88 tỷ đồng so với kế hoạch đề ra. - Năm 2015, công ty phải nộp ngân sách nhà nước là 19,01 tỷ đồng giảm 25,71 tỷ đồng tương ứng giảm 57,49% so với năm 2014.Vì là công ty hoạt động chủ yếu trong ngành XNK nên là nộp NSNN của công ty rất là cao. - Lợi nhuận sau thuế năm 2015 là -2,33 tỷ đồng giảm 14,96 tỷ đồng tương ứng giảm 118,45% so với năm 2014. Đây là dấu hiệu không tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng. Công ty cần phải xem xét lại hoạt động kinh doanh của công ty. Từ việc phân tích các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu ta có nhận xét sau: Nhìn chung năm 2015 là một năm rất nhiều biến động. Công ty đã rất cố gắng trong việc khắc phục những khó khăn gặp phải để hoàn thành kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên, do cách quản lý cũng như điều kiện hay đặc thù kinh doanh của công ty đã dẫn tới sự thua lỗ trong kinh doanh. Điều này tạo ra thách thức cho các nhà quản lý công ty nhằm tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu qua kinh doanh.
  • 18. BẢNG PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ CHỦ YẾU Bảng 2-1 STT Chỉ tiêu ĐVT TH 2014 Năm 2015 TH 2015/TH 2014 TH 2015/KH 2015 KH TH +/- % +/- % 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tỷ đồng 971,28 752,98 363,57 -607,71 37,43 -389,41 48,28 2 Tổng tài sản bình quân Tỷ đồng 145,03 86,25 63,14 -81,89 43,54 -23,11 73,21 - TSNH bình quân Tỷ đồng 118,79 61,34 42,00 -76,79 35,36 -19,34 68,47 - TSDH bình quân Tỷ đồng 26,24 24,91 21,14 -5,10 80,56 -3,77 84,87 3 Tổng số lao động Người 51 56 46 -5 90,20 -10 82,14 4 Tổng quỹ lương Triệu đồng 3.265 3.312 3.158 -107 96,72 -154 95,35 5 NSLĐ bình quân Tr.đ/ng-năm 19.044 13.446 7.903 -11.141 41,50 -5.543 58,78 6 Tiền lương bình quân Tr.đ/ng-tháng 5,33 4,93 5,72 0,40 107,50 0,80 116,23 7 Tổng lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 16,19 12,55 -2,33 -18,52 -14,39 -14,88 -18,57 8 Nộp NSNN Tỷ đồng 44,72 32,07 19,01 -25,71 42,51 -13,06 59,28 9 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 12,63 9,79 -2,33 -14,96 -18,45 -12,12 -23,80
  • 19. 2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản giacầm Hải Phòng. Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa doanh nghiệp với Ngân sách nhà nước, với các doanh nghiệp khác, với cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp và với các cổ đông trong quá trình sản xuất kinh doanh, được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Hoạt động tài chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, và có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng, nó cung cấp thông tin hữu ích, cần thiết phục vụ cho doanh nghiệp giúp các nhà quản trị đánh giá đúng tiềm lực, sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời, triển vọng phát triển của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn kịp thời trong việc lựa chọn phương án tối ưu cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Để hiểu rõ được tình hình tài chính của Công ty cổ phần Hồng Phúc tác giả đi phân tích các vấn đề sau: 2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng. Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định về sơ bộ bước đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Công việc này sẽ cung cấp cho nhà quản lý biết được thực trạng tài chính cũng như đánh giá được sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp là khả quan hay không khả quan. Nhiệm vụ của phân tích chung tình hình tài chính là đánh giá sự biến động của tài sản và nguồn vốn, tính hợp lý của các biến động đó về số tuyệt đối và số tương đối, liên hệ với các chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để có các kết luận tổng quát đồng thời phát hiện các vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn.
  • 20. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Bảng 2 – 2 CHỈ TIÊU Đầu năm 2015 Cuối năm 2015 So sánh số cuối năm với số đầu năm Số tiền (VNĐ) Tỷ trọng (%) Số tiền (VNĐ) Tỷ trọng (%) So sánh số tiền Chênh lệch tỷ trọng(+/-) Chỉ số (%) TÀI SẢN A – TÀI SẢN NGẮN HẠN 67.872.014.734 78,73 16.132.179.752 40,25 -51.739.834.982 23,77 -38,48 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.132.668.968 1,31 3.004.194.328 7,50 1.871.525.360 265,23 6,19 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn 26.662.446.805 30,93 9.257.047.712 23,10 -17.405.399.093 34,72 -7,83 IV. Hàng tồn kho 37.868.932.074 43,93 3.676.782.958 9,17 -34.192.149.116 9,71 -34,76 V. Tài sản ngắn hạn khác 2.207.966.887 2,56 194.154.754 0,48 -2.013.812.133 8,79 -2,08 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 18.339.806.735 21,27 23.944.466.176 59,75 5.604.659.441 130,56 38,48 I- Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định 18.179.806.735 19,93 14.759.466.176 36,83 -3.420.340.559 81,19 16,9 III. Bất động sản đầu tư IV. Tài sản dở dang dài hạn 160.000.000 1,86 185.000.000 0,46 25.000.000 115,63 -1,4 V. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 9.000.000.000 22,46 9.000.000.000 VI. Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN 86.211.821.469 100,00 40.076.645.928 100,00 -46.135.175.541 46,49 0,00 NGUỒN VỐN A – NỢ PHẢI TRẢ 62.049.229.694 71,97 12.051.890.300 30,07 -49.997.339.394 19,42 -41,90
  • 21. I. Nợ ngắn hạn 62.049.229.694 71,97 12.051.890.300 30,07 -49.997.339.394 19,42 -41,90 II. Nợ dài hạn B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 24.162.591.775 28,03 28.024.755.628 69,93 3.852.163.853 115,98 41,9 I. Vốn chủ sở hữu 24.162.591.775 28,03 28.024.755.628 69,93 3.852.163.853 115,98 41,9 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 86.211.821.469 100,00 40.076.645.928 100,00 -46.135.175.541- 46,49 0,00
  • 22. Năm 2015 kết cấu tài sản của công ty có xu hướng giảm khá nhiều. Tổng tài sản của cuối năm 2015 giảm 40.076.645.928 đồng tương ứng giảm 53,51%. Sự biến động này đều do tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn gây nên. Trong đó tài sản ngắn hạn giảm mạnh hơn. Tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và có xu hướng giảm. Cuối năm 2015 tài sản ngắn hạn đạt 16.132.179.752 đồng giảm 51.739.834.982 đồng tương ứng giảm 72,23% so với đầu năm và chiếm 40,25% trong tổng tài sản. Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tài sản ngắn và cũng giảm khá mạnh đạt 23,10% so với năm 2014 (ứng giảm 17.405.399.093 đồng). Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là hàng tồn kho, khoản mục này ở cuối năm giảm khá nhiều so với đầu năm cả vể số tiền và tỷ trọng. hàng tồn kho ở cuối năm 2015 giảm 34.192.149.116 đồng và chiếm 9,17% tổng tài sản. Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ ba là tiền và các khoản tương đương tiền. khoản mục này ở cuối năm tăng lên khá nhiều so với đầu năm cả vể số tiền và tỷ trọng. Tiền và các khoản tương đương tiền ở cuối năm 2015 tăng 1.871.525.360 đồng và chiếm 7,50% tổng tài sản điều này cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty đã tốt lên. Tài sản dài hạn có xu hướng tăng , cuối năm 2015 tài sản dài hạn chiếm 59,75% trong cơ cấu tài sản. Cuối năm 2015 tài sản dài hạn của công ty đạt 23.944.466.176 đồng tăng 30,56% so với đầu năm 2015. Việc tăng này chủ yếu do trong năm 2013 công ty đã tăng các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Về nguồn vốn, tổng nguồn vốn của Công ty cuối năm 2015 giảm 40.076.645.928 đồng so với đầu năm 2015, tương ứng giảm 53,51%. Trong đó, nợ phải trả giảm mạnh và nguồn vốn chủ sở hữu tăng.Cụ thể như sau : Nợ phải trả là khoản chiếm tỷ thấp trong trong tổng nguồn vốn (30,07% cuối năm 2015) và cũng giảm mạnh. Cuối năm 2015 nợ phải trả của công ty là 12.051.890.300 đồng, giảm 49.997.339.394 đồng tương ứng giảm 80,58% so với đầu năm 2015. Trong đó nợ ngắn hạn chiểm tỷ trong cao nhất và có sự biến động khá lớn. Cuối năm 2015 nợ ngắn hạn giảm 80,58% so với đầu năm 2015. Cuối năm 2015, vốn chủ sở hữu của Công ty đạt 28.024.755.628 đồng, tăng 3.852.163.853 đồng ứng với tăng 15,98%. Nguyên nhân chủ yếu là do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng khá mạnh. Qua bảng tình hình tài chính của công ty ta thấy năm 2015 công ty đang giảm quy mô kinh doanh, tuy nhiên chỉ dựa vào sự tăng giảm của tổng tài sản (nguồn vốn) thì chưa thể thấy rõ tình hình tài chính của công ty được vì vậy ta cần phân tích sâu hơn ở phần sau đây.
  • 23. 2.2.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm HP. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản, bao gồm tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn. Các tài sản này được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay nợ. Việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu về nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là một vấn đề cốt yếu, bảo đảm cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành từ các nguồn: + Nguồn vốn bản thân chủ sở hữu (vốn ban đầu góp và vốn bổ sung trong quá trình kinh doanh, các quỹ trong doanh nghiệp có nguồn gốc lợi nhuận, lợi nhuận chưa phân phối). + Nguồn vốn vay (vay ngắn hạn, dài, trung hạn ở doanh nghiệp và vay của đối tượng khác). + Do chiếm dụng trong quá trình thanh toán (nợ người cung cấp, nợ người lao động, nợ ngân sách Nhà nước). Trong đó: - Nguồn tài trợ thường xuyên: nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay-nợ dài hạn, trung hạn - Nguồn tài trợ tạm thời: các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua, người lao động . Để phân tích kết cấu nguồn vốn, đánh giá khả năng tự đảm bảo tài chính ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu được thể hiện qua bảng 2-3. a.Vốn hoạt động thuần:là chỉ tiêu phản ánh số vốn của doanh nghiệp được sử dụng để duy trì những hoạt động bình thường, diễn ra thường xuyên tại doanh nghiệp. Với số vốn hoạt động thuần này doanh nghiệp có khả năng bảo đảm chi trả cho các hoạt động diễn ra mà không cần phải vay mượn hay chiếm dụng bất kỳ một khoản nào khác. Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn = Nguồn tài trợ thường xuyên – Tài sản dài hạn (2-1) Từ bảng 2-3 ta có thể thấy vốn hoạt động thuần cả thời điểm đầu năm và cuối năm đều dương và cuối năm giảm 1.742.495.588 đồng so với đầu năm (giảm 29,93% so với đầu năm). Điều này chứng tỏ nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp đủ và thừa để trang trải cho tài sản dài hạn nhưng vốn hoạt động thuần giảm
  • 24. cũng cho thấy khả năng đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn bằng TSNH của công ty được giảm đi. b.Hệ số tài trợ tạm thời: Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp (nguồn vốn), nguồn tài trợ thường xuyên chiếm bao nhiêu phần. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, tính ổn định và cân bằng tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Nguồn tài trợ tạm thời Hệ số tài trợ tạm thời = (2-2) Tổng nguồn vốn Qua bảng 2-3 ta thấy : nguồn tài trợ tạm thời tại thời điểm cuối năm 2015 là 0,30 cho ta biết trong tổng nguồn tài trợ tài sản của công ty nguồn tài trợ tạm thời chiếm 30%. Điều này cho thấy mức độ an toàn là khá thấp và tăng rủi ro tài chính tại công ty. So với thời điểm đầu năm tỷ lệ thay đổi rất nhiều (giảm 0,42 đ/đ tương ứng giảm 58,22% so với đầu năm 2015). c.Hệ số tài trợ thường xuyên: Chỉ tiêu này cho biết, so với tổng nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp (nguồn vốn), nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần. Hệ số này càng nhỏ, tính ổn định và cân bằng tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Nguồn tài trợ thường xuyên Hệ số tài trợ thường xuyên = (2-3) Tổng nguồn vốn Qua bảng 2-3 ta thấy hệ số tài trợ thường xuyên của công ty cuối năm 2015 là 0,70 tăng 0,42 so với thời điểm đầu năm. Hệ số này cho biết trong một đồng nguồn vốn của công ty thì có 0,70 đồng từ nguồn tài trợ thường xuyên. Điều này lm cho công ty mất tính ổn định và cân bằng về mặt tài chính của công ty. d.Hệ số nguồn vốn CSH so với nguồn TTTX: Cho biết mức độ vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyến là cao hay thấp. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn càng cho thấy sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngoài càng ít và ngược lại Vốn chủ sở hữu Hệ số vốn CSH so với nguồn TTTX = (2-4) Nguồn tài trợ thường xuyên Hệ số vốn CSH so với nguồn tài trợ thường xuyên cuối năm là 1. Hệ số này rất cao chứng tỏ nguồn tài trợ thường xuyên của công ty chủ yếu được hình thành bằng vốn CSH. Công ty ít đi vay từ bên ngoài, điều này giúp công ty tránh được những ảnh hưởng về chi phí lãi vay.
  • 25. e.Hệ số nguồn TTTX so với TSDH: Chỉ tiêu này cho biết, mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn vốn thường xuyên (nguồn tài trợ thường xuyên). Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, tính ổn định và bền vững về tài chính của công ty càng cao và ngược lại. Hệ số này ở thời điểm cuối năm là 1,17 giảm 0,15 tương ứng giảm 21,16% so với đầu năm. Hệ số này >1 cho thấy nguồn tài trợ thường xuyên của công ty đủ đáp ứng nhu cầu về tài sản dài hạn. Nguồn tài trợ thường xuyên Hệ số nguồn TTTX so với TSDH = (2-5) Tài sản dài hạn f.Hệ số nguồn TTTT so với TSNH: Cho biết mức độ tài sản ngắn hạn được tài trợ bằng nợ ngắn hạn là cao hay thấp. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh nghiệp càng giảm và ngược lại. Nguồn tài trợ tam thời Hệ số nguồn TTTT so với TSNH = (2-6) Tài sản ngắn hạn Hệ số này ở cuối năm là 0,75 giảm 0,17 tương ứng giảm 18,28% so với thời điểm đầu năm. Điều này cho thấy khả năng đảm bảo khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng TSDH là khá tốt. BẢNG PHÂN TÍCH ĐẢM BẢO NGUỒN VỐN CHO SXKD Bảng 2 - 3 TT Chỉ tiêu ĐVT Đầu năm Cuối năm Chênh lệch +/- % I Tổng tài sản Đồng 86,211,821,469 40,076,645,928 -46,135,175,541 46.4 1 Tài sản ngắn hạn Đồng 67,872,014,734 16,132,179,752 -51,739,834,982 23.7 2 Tài sản dài hạn Đồng 18,339,806,735 23,944,466,176 5,604,659,441 130.5 II Nguồn vốn Đồng 86,211,821,469 40,076,645,928 -46,135,175,541 46.4 1 Nguồn tài trợ thường xuyên Đồng 24,162,591,775 28,024,755,628 3,862,163,853 115.9 - Vay dài hạn Đồng - Vốn chủ sở hữu Đồng 24,162,591,775 28,024,755,628 3,862,163,853 115.9 2 Nguồn tài trợ tạm thời Đồng 62,049,229,694 12,051,890,300 -49,997,339,394 19.4 - Nợ ngắn hạn Đồng 62,049,229,694 12,051,890,300 -49,997,339,394 19.4 III Các chỉ tiêu cần tính toán 1 Vốn hoạt động thuần Đồng 5,822,785,040 4,080,289,452 -1,742,495,588 70.0
  • 26. 2 Hệ số tài trợ tạm thời đ/đ 0.72 0.30 -0.42 41.7 3 Hệ số tài trợ thường xuyên đ/đ 0.28 0.70 0.42 249.5 4 Hệ số nguồn vốn CSH so với nguồn TTTX đ/đ 1 1 0.00 100.0 5 Hệ số nguồn TTTX so với TSDH đ/đ 1.32 1.17 -0.15 88.8 6 Hệ số nguồn TTTT so với TSNH đ/đ 0.91 0.75 -0.17 81.7 * Bên cạnh đó ta có thể đánh giá được khả năng tự đảm bảo tài chính của Công ty qua các chỉ tiêu thông qua bảng 2-4. a. Tỷ suất nợ: Tỷ suất này cho biết trong 1 đồng vốn kinh doanh có bao nhiêu đồng được hình thành từ vay nợ bên ngoài. Tỉ suất nợ = Nợ phải trả × 100% (2.7)Tổng nguồn vốn b. Tỷ suất tự tài trợ: Tỷ suất này đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng số vốn của doanh nghiệp c.Hệ số đảm bảo nợ. Tỷ suất tự tài trợ cũng có thể tính riêng cho tài sản cố định. Tỉ suất này cho biết số vốn mà doanh nghiệp dùng để trang bị cho tài sản cố định là bao nhiêu. Hệ số đảm bảo nợ = Vốn chủ sở hữu x 100% (2.9)Nợ phải trả BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN Bảng 2 - 4 TT Chỉ tiêu ĐVT Đầu năm Cuối năm Chênh lệch +/- % 1 Nợ phải trả Đồng 62.049.229.694 12.051.890.300 -49.997.339.394 19,42 2 Vốn chủ sở hữu Đồng 24.162.591.775 28.024.755.628 3.862.163.853 115,98 3 Tổng nguồn vốn Đồng 86.211.821.469 40.076.645.928 -46.135.175.541 46,49 4 Tỷ suất nợ % 71,97 30,07 -41,90 41,78 5 Tỷ suất tài trợ % 28,03 69,93 41,90 249,50 6 Hệ số đảm bảo nợ % 38,94 232,53 193,59 597,14 Tỉ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu x 100% (2.8) Tổng số nguồn vốn
  • 27. Trong năm 2015 Công ty có sự biến động tương đối lớn về nợ phải trả, đầu năm nợ phải trả là 62.049.229.694 đồng, cuối năm là 12.051.890.300đồng nghĩa là cuối năm nợ phải trả giảm 49.997.339.394 đồng. Vốn chủ sở hữu đầu năm là 24.162.591.775 đồng, cuối năm là 28.024.755.628 đồng, như vậy cuối năm vốn chủ sở hữu tăng lên so với đầu năm là 3.862.163.853 đồng. Tổng nguồn vốn cuối năm là 40.076.645.928 đồng giảm đi so với đầu năm là 46.135.175.541 đồng. Từ đó dẫn đến tỷ suất nợ giảm xuống và tỷ suất tự tài trợ tăng lên cụ thể : tỷ suất nợ giảm 41,90 đ/đ và tỷ suất tự tài trợ tăng 41,90 đ/đ. Tỷ suất nợ giảm, tỷ suất tự tài trợ tăng chứng tỏ khả năng tự đảm bảo tài chính của Công ty năm 2015 so với năm 2014 là cao. * Tỷ suất nợ: Đầu năm trong 1 đồng vốn kinh doanh công ty đang sử dụng có 0,72 đồng được hình thành từ các khoản nợ và vào cuối năm có 0,30 đồng được hình thành từ các khoản nợ. Như vậy, vào cuối năm, tỷ suất nợ của công ty thấp hơn so với đầu năm cho thấy mức độ phụ thuộc của công ty và chủ nợ có giảm đi. * Tỷ suất tự tài trợ: Cho biết trong 1 đồng vốn kinh doanh mà công ty đang sử dụng có 0,28 đồng vốn của chủ sở hữu vào đầu năm và 0,72 đồng vào cuối năm. Điều này chứng tỏ mức độ tài trợ của công ty đối với vốn kinh doanh của mình là cao. * Hệ số đảm bảo nợ : Phản ánh một đồng vốn vay của Công ty tại thời điểm đầu năm có 0,39 đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo và tại thời điểm cuối năm có 23,3 đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo. Để tình hình tài chính được coi là lành mạnh thì hệ số này không nên nhỏ hơn 1 nhưng nhìn vào tình hình của Công ty ta có thể thấy hệ số này là có thể chấp nhận được. 2.2.3. Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong bảng Cân đối kế toán của Công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng. Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản ở một thời điểm nhất định. Như vậy, bảng cân đối kế toán phản ánh mối quan hệ cân đối tổng thể giưa tài sản và nguồn vốn, nó cho biết cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Việc phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán cho thấy được: Tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tăng hay giảm? Tài sản tăng được tạo nên từ nguồn vốn nào? Trong số tăng hay giảm về tài sản thì chủ yếu tập trung ở bộ phận nào? Tại sao? Như vậy có hợp lý không? Từ các cân đối có thể đưa ra kết luận gì về tình hình chiế dụng vốn của doanh nghiệp? Cơ cấu tài sản và nguồn vốn có hợp lý hay không? Xu thế biến động như thế nào? Liên hệ các số liệu trong bảng cân đối kế toán của kỳ phân tích có thể kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  • 28.
  • 29. BẢNG PHÂN TÍCH MQH VÀ TÍNH HÍNH BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC KHOẢN MỤC TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Bảng 2 - 5 TT Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm SS Cuối năm/ Đầu năm Số tiền (đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (đ) Tỷ trọng (%) SS Số tiền +/- Tỷ trọng % +/- Chỉ số (%) A TÀI SẢN NGẮN HẠN 67.872.014.734 78,73 16.132.179.752 40,25 -51.739.834.982 23,77 -38,47 I Tiền và các khoản tương đương tiền 1.132.668.968 1,31 3.004.194.328 7,50 1.871.525.360 265,23 6,18 1 Tiền 1.132.668.968 1,31 3.004.194.328 7,50 1.871.525.360 265,23 6,18 2 Các khoản tương đương tiền 0,00 0,00 0 0,00 II Đầu tư tài chính ngắn hạn 0,00 0,00 0 0,00 III Các khoản phải thu ngắn hạn 26.662.446.805 30,93 9.257.047.712 23,10 -17.405.399.093 34,72 -7,83 1 Phải thu ngắn hạn của khách hàng 1.355.389.143 1,57 4.288.934.098 10,70 2.933.544.955 316,44 9,13 2 Trả trước cho người bán ngắn hạn 0,00 297.000 0,00 297.000 0,00 3 Phải thu nội bộ ngắn hạn 0,00 0,00 0 0,00 4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 0,00 0,00 0 0,00 5 Phải thu về cho vay ngắn hạn 0,00 0,00 0 0,00 6 Phải thu ngắn hạn khác 25.955.767.762 30,11 5.493.114.714 13,71 -20.462.653.048 21,16 -16,40 7 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -648.710.100 -0,75 -525.298.100 -1,31 123.412.000 80,98 -0,56 8 Tài sản thiếu chờ sử lý 0,00 0,00 0 0,00 IV Hàng tồn kho 37.868.932.074 43,93 3.676.782.958 9,17 -34.192.149.116 9,71 -34,75 1 Hàng tồn kho 37.868.932.074 43,93 3.676.782.958 9,17 -34.192.149.116 9,71 -34,75 2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 0,00 0,00 0 0,00 V Tài sản ngắn hạn khác 2.207.966.887 2,56 194.154.754 0,48 -2.013.812.133 8,79 -2,08 1 Chi phí trả trước ngắn hạn 0,00 65.179.277 0,16 65.179.277 0,16
  • 30. 2 Thuế GTGT được khấu trừ 160.188.174 0,19 128.975.477 0,32 -31.212.697 80,51 0,14 3 Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 2.047.778.713 2,38 0,00 -2.047.778.713 0,00 -2,38 4 Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ 0,00 0,00 0 0,00 5 Tài sản ngắn hạn khác 0,00 0,00 0 0,00 B TÀI SẢN DÀI HẠN 18.339.806.735 21,27 23.944.466.176 59,75 5.604.659.441 130,56 38,47 I Các khoản phải thu dài hạn 0,00 0,00 0 0,00 II Tài sản cố định 18.179.806.735 21,09 14.759.466.176 36,83 -3.420.340.559 81,19 15,74 1 Tài sản cố định hữu hình 17.684.028.175 20,51 14.319.449.060 35,73 -3.364.579.115 80,97 15,22 - Nguyên giá 25.839.280.339 29,97 25.985.737.403 64,84 146.457.064 100,57 34,87 - Giá trị hao mòn lũy kế -8.155.252.164 -9,46 - 11.666.288.343 -29,11 -3.511.036.179 143,05 -19,65 2 Tài sản cố định thuê tài chính 0,00 0,00 0 0,00 - Nguyên giá 0,00 0,00 0 0,00 - Giá trị hao mòn lũy kế 0,00 0,00 0 0,00 3 Tài sản cố định vô hình 495.778.560 0,58 440.017.116 1,10 -55.761.444 88,75 0,52 - Nguyên giá 557.614.414 0,65 557.614.414 1,39 0 100,00 0,74 - Giá trị hao mòn lũy kế -61.835.854 -0,07 117.597.298 0,29 179.433.152 -190,18 0,37 III Bất động sản đầu tư 0,00 0,00 0 0,00 IV Tài sản dở dang dài hạn 160.000.000 0,19 185.000.000 0,46 25.000.000 115,63 0,28 1 Chi phí sản xuất. kinh doanh dở dang dài hạn 0,00 0,00 0 0,00 2 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 160.000.000 0,19 185.000.000 0,46 25.000.000 115,63 0,28 V Đầu tư tài chính dài hạn 0,00 9.000.000.000 22,46 9.000.000.000 22,46 1 Đầu tư vào công ty con 0,00 0,00 0 0,00 2 Đầu tư vào công ty liên doanh. liên kết 0,00 9.000.000.000 22,46 9.000.000.000 22,46 3 Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 0,00 0,00 0 0,00 4 Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn 0,00 0,00 0 0,00 5 Đầu tư nắm giữ tới ngày ngắn hạn 0,00 0,00 0 0,00 VI Tài sản dài hạn khác 0,00 0,00 0 0,00 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 86.211.821.469 100,00 40.076.645.928 100,00 -46.135.175.541 46,49 0,00
  • 31. A NỢ PHẢI TRẢ 62.049.229.694 71,97 12.051.890.300 30,07 -49.997.339.394 19,42 -41,90 I Nợ ngắn hạn 62.049.229.694 71,97 12.051.890.300 30,07 -49.997.339.394 19,42 -41,90 1 Phải trả người bán ngắn hạn 30.950.000 0,04 520.067.225 1,30 489.117.225 1,680,35 1,26 2 Người mua trả tiền trước ngắn hạn 9.958.324.558 11,55 1.655.124.558 4,13 -8.303.200.000 16,62 -7,42 3 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 2.641.994.091 3,06 2.505.452.361 6,25 -136.541.730 94,83 3,19 4 Phải trả người lao động 0,00 0,00 0 0,00 5 Chi phí phải trả ngắn hạn 32.922.943 0,04 0,00 -32.922.943 0,00 -0,04 6 Phải trả nội bộ ngắn hạn 0,00 0,00 0 0,00 7 Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 0,00 0,00 0 0,00 8 Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 0,00 0,00 0 0,00 9 Phải trả ngắn hạn khác 45.122.419.046 52,34 1.580.380.000 3,94 -43.542.039.046 3,50 -48,40 10 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 3.000.000.000 3,48 5.000.000.000 12,48 2.000.000.000 166,67 9,00 11 Dự phòng phải trả ngắn hạn 0,00 0,00 0 0,00 12 Quỹ khen thưởng. phúc lợi 1.262.619.056 1,46 790.866.156 1,97 -471.752.900 62,64 0,51 13 Quỹ bình ổn giá 0,00 0,00 0 0,00 14 Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ 0,00 0,00 0 0,00 II Nợ dài hạn 0,00 0,00 0 0,00 B VỐN CHỦ SỞ HỮU 24.162.591.775 28,03 28.024.755.628 69,93 3.862.163.853 115,98 41,90 I Vốn chủ sở hữu 24.162.591.775 28,03 18.024.755.628 44,98 -6.137.836.147 74,60 16,95 1 Vốn góp của chủ sở hữu 11.157.150.000 12,94 13.657.150.000 34,08 2.500.000.000 122,41 21,14 2 Thặng dư vốn cổ phần 1.580.000.000 1,83 1.580.000.000 3,94 0 100,00 2,11 3 Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu 0,00 0,00 0 0,00 4 Vốn khác của chủ sở hữu 0,00 0,00 0 0,00 5 Cổ phiếu quỹ 0,00 0,00 0 0,00 6 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 0,00 0,00 0 0,00 7 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0,00 0,00 0 0,00 8 Quỹ đầu tư và phát triển 2.525.238.112 2,93 2.525.238.112 6,30 0 100,00 3,37 9 Quỹ hồ sơ sắp xếp doanh nghiệp 0,00 0,00 0 0,00
  • 32. 10 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 0,00 0,00 0 0,00 11 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 8.900.203.663 10,32 10.262.367.516 25,61 1.362.163.853 115,30 15,28 12 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 0,00 0,00 0 0,00 II Nguồn kinh phí và quỹ khác 0,00 0,00 0 0,00 1 Nguồn kinh phí 0,00 0,00 0 0,00 2 Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ 0,00 0,00 0 0,00 TỔNG NGUỒN VỐN 86.211.821.469 100,00 40.076.645.928 100,00 -46.135.175.541 46,49 0,00
  • 33. Qua bảng cân đối kế toán năm 2015 của Công ty Cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng, ta có nhận xét: a. Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục tài sản – bảng 2-5 Cuối năm 2015, tổng tài sản công ty đang quản lý và sử dụng là 40.076.645.928 đồng, giảm 46.135.175.541 đồng ứng với giảm 46,49 %. Điều này cho thấy quy mô của doanh nghiệp đang bị thu hẹp. Cơ cấu phân bổ vốn phần lớn vốn tập trung ở tài sản ngắn hạn. Cuối năm 2015 tài sản ngắn hạn của công ty là 16.132.179.752 đồng, chiếm tỷ trọng 40,25% cơ cấu tài sản giảm 38,47% và giá trị thực tế giảm 76,23% ứng với giảm 51.739.834.982 đồng so với đầu năm. Tài sản dài hạn cuối năm 2015 là 23.944.466.176 đồng chiếm 59,75% tổng tài sản tỷ trọng tăng 38,47%, giá trị thực tế tăng 5.604.659.441 đồng ứng với tăng 30,56%. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn của công ty cuối năm chịu ảnh hưởng bởi cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn việc phân bổ có chuyển biến tăng nhẹ trong năm công ty đã ưu tiên hơn cho tài sản dài hạn. Ta thấy tổng tài sản chịu ảnh hưởng gần một nửa do tài sản ngắn hạn trong đó: Các khoản phải thu ngắn hạn giảm khá mạnh, tài sản ngắn hạn cuối năm giảm 17.405.399.093 đồng so với đầu năm, ứng với giảm 65,28% chiếm 23,1% tổng tài sản. Nguyên nhân chính là do các khoản phải thu ngắn hạn khác giảm mạnh (giảm 20.462.653.048 đồng) chiếm 13,17% so với tổng tài sản. Khoản phải thu ngắn hạn khác giảm mạnh cho thấy được việc kinh doanh của Công ty gặp nhiều thuận lợi khi đối tác đã thanh toán đúng kế hoạch. Bên canh đó các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng cũng tăng khá mạnh (tăng 216,44% so với đầu năm). Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm 2015 tăng khá mạnh tăng 1.871.525.360 đồng ứng với tăng hơn 165,23% so với đầu năm chiếm 7,5% tổng tài sản. Tuy nhiên bên cạnh đó cung phải nói đến khoản mục hàng tồn kho của công ty đã giảm 90,29% sơ với đầu năm 2015 tương ứng giảm 34.192.149.116 đồng. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy các hàng hóa công ty hoàn thành đã được quyết toán. Tài sản dài hạn có xu hướng tăng, đầu năm 2015 tài sản dài hạn chiếm 21,27% trong cơ cấu tài sản. Cuối năm 2015 tài sản dài hạn của công ty đạt 23.944.466.176 đồng tăng 30,56% so với đầu năm 2015. Việc tăng này chủ yếu do trong năm 2015 công ty đã tăng các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Cuối năm 2015 các khoản đầu tư tài chính dài hạn là 9.000.000.000 đồng, tăng 9.000.000.000 đồng so với đầu năm 2015. Điều này chủ yếu do năm 2015 công ty tiến hành đầu tư vào công ty liên doanh liên kết. Bên cạnh đó là việc giảm tài sản cố định do trong năm 2015 công ty
  • 34. đã không đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh nên giá trị hao mòn lũy kế tăng. Cuối năm 2015 tài sản cố định của công ty đạt 14.759.466.176 đồng, giảm 3.420.340.559 đồng tương ứng giảm 18,81% so với đầu năm 2015. b. Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong bảng nguồn vốn (bảng 2-5) Thông qua bảng phân tích ta thấy rằng tính đến thời điểm cuối năm tài chính 2015 tổng cộng tài sản cũng như nguồn vốn của công ty đều giảm đáng kể. Cuối năm 2015 tổng nguồn vốn 40.076.645.928 đồng, giảm 46.135.175.541 đồng ứng với giảm 46,49%. Trong đó, nợ phải trả giảm mạnh còn nguồn vốn chủ sở hữu tăng nhẹ. Nợ phải trả là khoản chiếm tỷ trọng cao trong trong tổng nguồn vốn ở đầu năm (71,97% năm 2014) nhưng sang năm 2015 nợ phải trả lại giảm mạnh và không còn chiếm tỉ trọng cao như năm trước nữa.Cuối năm 2015 nợ phải trả của công ty là 12.051.890.300 đồng, giảm 49.997.339.394 đồng tương ứng giảm 58,10% so với đầu năm 2015. Các khoản nợ bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Trong đó nợ ngắn hạn chiếm 100% tỷ lệ nợ phải trả và có xu hướng giảm mạnh. Cuối năm 2015 nợ ngắn hạn chiếm 30,07% cơ cấu nguồn vốn đạt 12.051.890.300 đồng tương ứng giảm 58,10% so với đầu năm. Trong đó người mua trả tiền trước ngắn hạn và khoản phải trả ngắn hạn khác giảm mạnh. Chứng tỏ cuối năm công ty đang đi trả nợ nhiều hơn thời điểm đầu năm. Đặc biệt khoản chi phí khoản phải trả ngắn hạn khác ở thời điểm cuối năm giảm khá nhiều so với thời điểm đầu năm. Cuối năm khoản này giảm 43.542.039.046 đồng và chiếm 3,94% tổng nguồn vốn. Bên cạnh đó công ty cũng tăng khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn. Cuối năm 2015, vốn chủ sở hữu của Công ty 28.024.755.628 đồng, tăng 3.862.163.853 đồng ứng với tăng 15,98% điều này cho thấy tiềm lực tài chính của doanh nghiệp khá vững chắc và ngày càng được nâng cao. Nguyên nhân chủ yếu là do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng nhẹ. Cuối năm 2015 vốn đầu tư của chủ sở hữu đạt 13.657.150.000 đồng, tăng 22,41% so với đầu năm 2015. Và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng so với đầu năm là 1.362.163.853 đồng. ứng với tăng 15,30%. Tóm lại, vốn chủ sở hữu vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong trong tổng nguồn vốn, điều này cho thấy khả năng tự chủ về vốn của công ty tương đối tốt. 2.2.4.Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm Hải Phòng. Nếu như báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh tổng quát tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ tại thời điêm lập báo cáo thì báo cáo kết quả
  • 35. hoạt động sản xuất kinh doanh lại phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một niên độ kế toán. Thông qua bảng phân tích 2-6, ta có một số nhận xét: Doanh thu năm 2015 giảm đi một lượng đáng kể so với năm 2014. Các khoản giảm trừ doanh thu cũng giảm đi. Sau khi trừ đi giá vốn hàng bán và các khoản giảm trừ, lợi nhuận gộp thu được từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2015 của công ty đạt 2.773.865.911 đồng, giảm 23.635.418.226 đồng tương ứng giảm 89,50% với năm 2014.Nguyên nhân có lẽ do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2015 giảm khá là mạnh so với năm 2014. Chi phí là một vấn đề đáng để quan tâm đối với các doanh nghiệp. Qua bảng phân tích thấy được chi phí bán hàng năm 2015 đã giảm so với năm trước là 40,59%. Và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 3.717.321.507 đồng tương ứng giảm 52,18%. Điều này có thể do doanh thu của công ty giảm nên công ty đã điều chỉnh về các khaonr chi phí. Các khoản chi phí ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty, do đó Công ty cần điều chỉnh nguồn chi phí này từ đó giảm giá thành sản phẩm. Năm 2015 kinh tế thế giới cũng như kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, kéo theo các hệ quả tác động xấu đến Công ty. Giá vốn hàng bán của công ty giảm khá mạnh giảm 607.683.453.216 đồng, ứng với giảm 62,57%. Trong năm 2015 lợi nhuận trước thuế của công ty là -2.325.417.738 đồng giảm 18.512.841.530 đồng, tương ứng giảm 114,37% so với năm 2014.Vì là lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2015 là âm nên trong năm 2015 công ty không phải đóng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.Lợi nhuận sau thuế năm 2015 là - 2.325.417.738 đồng giảm 14.951.608.296 đồng tương ứng giảm 118,42% so với năm 2014. Đây là tình hình đang báo động cho công ty khi đã làm ăn thua lỗ trong năm 2015. Công ty cần phải có các biện pháp để tang lợi nhuận cho công ty trong năm thiếp theo. Tóm lại, qua phân tích Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy kết quả hoạt động của Công ty năm 2015 là khá là kém so với năm 2015, doanh nghiệp kinh doanh đã không có lợi nhuận mà lại còn lỗ. Công ty cần phải có chính sách, biện pháp nhằm giảm bớt các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh cũng như tiêu thụ như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp… để góp phần làm tăng mức lợi nhuận lên nhiều hơn trong những năm tới.
  • 36. PHÂN TÍCH MQH VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC CHỈ TIÊU QUA BÁO CÁO KQHĐ SXKD Bảng 2 - 6 ĐVT : VNĐ STT Chỉ tiêu TH 2014 TH 2015 SS TH 2015/ TH Giá trị (đ) % so với DTT, % Giá trị (đ) % so với DTT, % +/- 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 971.280.588.172 100,01 363.572.913.737 100,01 -607.707.674.435 2 Các khoản giản trừ doanh thu 64.402.144 0,01 40.180.925 0,01 -24.221.219 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 971.216.186.028 100,00 363.532.732.812 100,00 -607.683.453.216 4 Giá vồn hàng bán 944.806.901.891 97,28 360.758.866.901 99,24 -584.048.034.990 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 26.409.284.137 2,72 2.773.865.911 0,76 -23.635.418.226 6 Doanh thu hoạt động tài chính 1.047.312.773 0,11 1.171.275.153 0,32 123.962.380 7 Chi phí tài chính 5.535.112.808 0,57 2.046.372.420 0,56 -3.488.740.388 - Chi phí lãi vay 843.242.291 0,09 1.327.076.111 0,37 483.833.820 8 Chi phí bán hàng 1.505.568.175 0,16 892.887.312 0,25 -612.680.863 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.124.194.431 0,73 3.406.872.924 0,94 -3.717.321.507 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 13.291.721.496 1,37 -2.400.991.592 -0,66 -15.692.713.088 11 Thu nhập khác 8.288.392.238 0,85 75.573.884 0,02 -8.212.818.354 12 Chi phí khác 5.392.689.492 0,56 30 0,00 -5.392.689.462 13 Lợi nhuận khác 2.895.702.296 0,30 75.573.854 0,02 -2.820.128.442 14 Tổng lợi nhuận trước thuế 16.187.423.792 1,67 -2.325.417.738 -0,64 -18.512.841.530 15 Chi phí thuế thu nhập DN hiện hành 3.561.233.234 0,37 0 0,00 -3.561.233.234 16 Chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại 0 0,00 0 0,00 0 17 Lợi nhuận sau thuế 12.626.190.558 1,30 -2.325.417.738 -0,64 -14.951.608.296 18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0 0,00 0 0,00 0 19 Lãi suy giảm trên cổ phiếu 0 0,00 0 0,00 0
  • 37. 2.2.5. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Công ty Cổ Phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm HP. 2.2.5.1. Phân tích tình hình thanh toán. Phân tích tình hình thanh toán của Công ty là việc xem xét tình hình thanh toán của các khoản phải thu và các khoản phải trả của Công ty, qua đó các nhà phân tích có thể đánh giá được chất lượng hoạt động tài chính cũng như việc chấp hành kỷ luật thanh toán do các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả trong Công ty chủ yếu là các khoản nợ đối với người mua, người bán nên khi phân tích, các nhà phân tích chủ yếu đi sâu xem xét các khoản nợ phải thu của người mua và các khoản nợ phải trả người bán Qua bảng 2-7, cho thấy: + Tình hình thanh toán các khoản phải thu: Các khoản phải thu của Công ty năm 2015 đều là khoản phải thu ngắn hạn. Các khoản phải thu cuối năm 2015 là 9.257.047.712 đồng, giảm so với đầu năm là 17.405.399.093 đồng, tương ứng với giảm 65,28%. Trong đó chủ yếu giảm do các khoản phải thu ngắn hạn khác giảm, giảm 20.462.635.048 đồng. Điều này cho thấy khả năng thu hồi công nợ của Công ty trong năm cao hơn. Bên cạnh đó thì các khoản phải thu của khách hàng cuối năm cũng tăng 2.933.544.955 đồng tương ứng với tăng 216,33% so với đầu năm. + Tình hình thanh toán các khoản phải trả: Cuối năm 2015 tổng các khoản phải trảlà 12.051.890.300 đồng, giảm 49.997.339.394 đồng, tương ứng giảm 80,58% so với đầu năm. Nguyên nhân là do trong năm 2015 phải trả ngắn hạn giảm mạnh. Trong đó chủ yếu là do phải trả ngắn hạn khác giảm 43.542.039.046 đồng và người mua trả tiền trước ngắn hạn giảm 8.303.200.000 đồng. Tuy nhiên, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng mạnh nhất, tăng 66,67% (tương ứng tăng 2.000.000.000 đồng) so với đầu năm. Nợ ngắn hạn giảm làm giảm áp lực về việc thanh toán các khoản nợ đến hạn trong năm. a.Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán Nếu chỉ dừng lại ở phân tích tình hình thanh toán nợ phải thu và nợ phải trả thì chưa thể đánh giá và nhận xét được tình hình thanh toán của Công ty. Vì vậy cần phân tích một số chỉ tiêu để đưa ra cái nhìn cụ thể và toàn diện hơn về tình hình thanh toán của Công ty. + Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng so với các khoản doanh nghiệp đi chiếm dụng. Nếu tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả lớn hơn 100% chứng tỏ số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng
  • 38. lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng và ngược lại. Và được xác định bằng công thức sau: Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả = Tổng nợ phải thu x100% Tổng nợ phải trả Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả đầu năm 2015 = 26.662.446.805 x 100% 62.049.229.694 = 42,97% Qua kết quả tính toán trên bảng 2-7, ta thấy tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản nợ phải trả đầu năm là 42,97%, cuối năm là 76,81%. Như vậy, tỷ trọng này đều nhỏ hơn 100% chứng tỏ số vốn của Công ty bị chiếm dụng nhỏ hơn so với số vốn mà Công ty đi chiếm dụng và cuối năm, số vốn mà Công ty đi chiếm dụng tăng so với đầu năm. Chứng tỏ Công ty đã không chủ động trong tài chính để đầu tư cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. + Tỷ lệ các khoản nợ phải trả so với các khoản nợ phải thu: Tỷ lệ này cho thấy được số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng so với số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn hay nhỏ. Nếu tỷ lệ các khoản nợ phải trả so với các khoản nợ phải thu lớn hơn 100%, chứng tỏ số vốn của doanh nghiệp đi chiếm dụng lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng và ngược lại. Tỷ lệ các khoản nợ phải trả so với các khoản nợ phải thu = Tổng nợ phải trả x 100% Tổng nợ phải thu Tỷ lệ các khoản nợ phải trả so với các khoản nợ phải thu đầu năm 2015 = 62.049.229.694 x 100% 26.662.446.805 = 232,72% Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả cuối năm 2015 = 9.257.047.712 x 100% 12.051.890.300 = 76,81% Tỷ lệ các khoản nợ phải trả so với các khoản nợ phải thu cuối năm 2015 = 12.051.890.300 x 100% 9.257.047.712 = 130,19%
  • 39. Ta thấy vào thời điểm đầu năm tỷ lệ các khoản phải trả so với khoản phải thu lớn hơn 100% . Đến thời điểm cuối năm tỷ lệ này là 130% giảm 102,53%. Điều này cho thấy vào thời điểm cuối năm thì số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng nhỏ hơn so với số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng so với thời điểm đầu năm. Đây là một dấu hiệu không tốt trong tình hình thanh toán của công ty. Nhìn chung năm 2015 Công ty không gặp nhiều khó khăn trong tình hình thanh toán. Khả năng hồi nợ và tiến hành trả các khoản vay nợ còn gặp diễn ra tốt, công ty cần phát huy trong thời gian ngắn nhất để đảm bảo cho tình hình thanh toán của công ty ổn định. 2.2.5.2 Phân tích khả năng thanh toán Khả năng thanh toán là khả năng sẵn sàng của doanh nghiệp trong việc trả các khoản nợ. Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty phản ánh chất lượng công tác tài chính. Nếu khả năng thanh toán của Công ty ở mức độ tốt thì Công ty đó có tiềm lực tài chính cao. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá tiềm lực tài chính của Công ty ở một thời điểm nhất định. Khả năng thanh toán của Công ty không chỉ là mối quan tâm của bản thân Công ty mà còn là của các nhà đầu tư, các chủ nợ và các cơ quan quản lý. Khả năng thanh toán của công ty được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau: a.Vốn luân chuyển: Vốn luân chuyển của doanh nghiệp là lượng vốn đảm bảo cho quá trình hoạt dộng sản xuất kinh doanh đồng thời với việc sẵn sàng thanh toán những khoản nợ ngắn hạn. Vốn luân chuyển = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn (đồng) Vốn luân chuyển đn 2015 =67.872.014.734 - 62.049.229.694= 5.822.785.040 (đồng) Vốn luân chuyển cn 2015 = 16.132.179.752 - 12.051.890.300= 4.080.289.452(đồng) Ta thấy vốn luân chuyển cả thời điểm đầu năm 2015 là 5.822.785.040 đồng và cuối năm 2015 là 4.080.289.452 đồng mang giá trị dương, cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty tương đối tốt. Nói cách khác vốn ngắn hạn đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, công ty đảm bảo được lượng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thời gian tới Công ty cần phát huy và có biện pháp tài chính hợp lý hơn.
  • 40. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY Bảng 2 - 7 TT Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm SS Cuối năm/ Đầu năm Số tiền (đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (đ) Tỷ trọng (%) SS số tiền +/- Tỷ trọng % +/- Chỉ số % A Các khoản phải thu 26.662.446.805 100,00 9.257.047.712 100,00 -17.405.399.093 34,72 0,00 I Các khoản phải thu ngắn hạn 26.662.446.805 100,00 9.257.047.712 100,00 -17.405.399.093 34,72 0,00 1 Phải thu của khách hàng 1.355.389.143 5,08 4.288.934.098 46,33 2.933.544.955 316,44 41,25 2 Trả trước cho người bán NH 0 0,00 297.000 0,00 297.000 0,00 3 Phải thu ngắn hạn khác 25.955.767.762 97,35 5.493.114.714 59,34 -20.462.653.048 21,16 -38,01 4 Dự phòng phải thu NH khó đòi -648.710.100 -2,43 -525.298.100 -5,67 123.412.000 80,98 -3,24 II Các khoản phải thu dài hạn 0 0,00 0 0,00 0 0,00 B Các khoản phải trả 62.049.229.694 100,00 12.051.890.300 100,00 -49.997.339.394 19,42 0,00 I Phải trả ngắn hạn 62.049.229.694 100,00 12.051.890.300 100,00 -49.997.339.394 19,42 0,00 1 Phải trả người bán NH 30.950.000 0,05 520.067.225 4,32 489.117.225 1,680,35 4,27 2 Người mua trả tiền trước NH 9.958.324.558 16,05 1.655.124.558 13,73 -8.303.200.000 16,62 -2,32 3 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 2.641.994.091 4,26 2.505.452.361 20,79 -136.541.730 94,83 16,53 4 Chi phí phải trả ngắn hạn 32.922.943 0,05 0 0,00 -32.922.943 0,00 -0,05 5 Phải trả NH khác 45.122.419.046 72,72 1.580.380.000 13,11 -43.542.039.046 3,50 -59,61 6 Vay và nợ thuê tài chính NH 3.000.000.000 4,83 5.000.000.000 41,49 2.000.000.000 166,67 36,65 7 Quỹ khen thưởng phúc lợi 1.262.619.056 2,03 790.866.156 6,56 -471.752.900 62,64 4,53 II Phải trả dài hạn 0 0,00 0 0,00 0 0,00 C Tỷ lệ của các khoản phải thu so với các khoản phải trả (%) 42,97 76,81 33,84 178,75 D Tỷ lệ của các khoản phải trả so với các khoản phải thu (%) 232,72 130,19 -102,53 55,94
  • 41. b.Hệ số khả năng thanh toán tổng quát(KTTTQ) Hệ số này được dùng để đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện nay Công ty đang quản lý và sử dụng với tổng số nợ phải trả. KTTTQ = Tổng tài sản (đ/đ) Nợ phải trả KTTTQ đầu năm = 86.211.821.469 = 1,389 đ/đ 62.049.229.694 Theo số liệu tính toán, tại thời điểm đầu năm doanh nghiệp cứ đi vay 1 đồng thì có 1,389 đồng đảm bảo, cuối năm vay 1 đồng có 3,325 đồng đảm bảo. Điều này cho thấy với các khoản huy động bên ngoài Công ty đều có tài sản đảm bảo là khá tốt. c. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (KTTngh ) Hệ số thanh toán ngắn hạn thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Nó phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, vì vậy hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty. KTTngh = Tài sản ngắn hạn (đ/đ ) Nợ ngắn hạn KTTngh đầu năm = 67.872.014.734 = 1,094 đ/đ 62.049.229.694 KTTngh đầu năm = 16.132.179.752 = 1,339 đ/đ 12.051.890.300 KTTTQ cuối năm = 40.076.645.928 = 3,325 đ/đ 12.051.890.300
  • 42. Nếu con số tài trợ ngắn hạn >= 2 thì là tốt nhất, tương ứng với nó thì công ty đã đáp ứng được mức độ đảm bảo vốn đối với khoản nợ ngắn hạn Ta thấy hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty tại thời điểm đầu năm là 1,094 đ/đ, tới cuối năm tăng 0,245 đ/đ (tương ứng 22,37%) lên là 1,339 đ/đ. Đây là dấu hiệu tốt cho công ty, cho thấy tài sản ngắn hạn đủ để trang trải các khoản nợ ngắn hạn của công ty. d. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Knhanh) Hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Tiền + đầu tư ngắn hạn + khoản phải thu NH Knhanh = (đ/đ) Nợ ngắn hạn Đầu năm 1.132.668.968 + 0 + 26.662.446.805 Knhanh = = 0,448 (đ/đ) 62.049.229.694 Cuối năm 3.004.194.328 + 0 + 9.257.047.712 Knhanh = = 1,017 (đ/đ) 12.051.890.300 Nếu hệ số thanh toán nhanh được coi là bình thường khi dao động từ 0,5 tới 1.Khi hệ số này dưới 0,5 doanh nghiệp sẽ ở tình trạng căng thẳng, khó khan trong việc trở nợ ngắn hạn đúng hạn Ta thấy hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty tại thời điểm đầu năm là 0,448 đ/đ, tới cuối năm tăng 0,569 đ/đ (tương ứng 127,84%) lên là 1,017 đ/đ. Đây là dấu hiệu tốt cho công ty, cho thấy công ty đáp ứng tốt cho việc thanh toán ngắn hạn. d. Hệ số khả năng thanh toán tức thời (KTT) Tiền và các khoản tương đương tiền KTT = (đ/đ) Nợ ngắn hạn
  • 43. 1.132.668.968 KTT đầu năm = = 0,018 (đ/đ) 62.049.229.694 3.004.194.328 KTT cuối năm = = 0,249 (đ/đ) 12.051.890.300 Hệ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty ở cuối năm tốt hơn đầu năm (tăng 0,231 đ). Hệ số này ở cuối năm tốt chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tiền mặt của công ty tốt. Để tổng hợp các hệ số khả năng thanh toán thì ta có bảng 2-8
  • 44. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN THEO THỜI ĐIỂM CỦA CÔNG TY Bảng 2 - 8 TT Chỉ tiêu ĐVT Đầu năm 2015 Cuối năm 2015 SS Cuối năm / Đầu năm +/- Chỉ số (%) I Khả năng thanh toán đ 86.211.821.469 40.076.645.928 -46.135.175.541 46,49 1 TSNH đ 67.872.014.734 16.132.179.752 -51.739.834.982 23,77 Trong đó - Tiền và các khoản tương đương tiền đ 1.132.668.968 3.004.194.328 1.871.525.360 265,23 - Các khoản phải thu ngắn hạn đ 26.662.446.805 9.257.047.712 -17.405.399.093 34,72 - Các khoản đầu tư tài chính NH đ 0 0 0 - Hàng tồn kho bình quân đ 69.548.301.414 20.772.857.516 -48.775.443.898 29,87 2 TSDH đ 18.339.806.735 23.944.466.176 5.604.659.441 130,56 II Nhu cầu thanh toán đ 62.049.229.694 12.051.890.300 -49.997.339.394 19,42 1 Nợ NH đ 62.049.229.694 12.051.890.300 -49.997.339.394 19,42 2 Nợ DH đ 0 0 0 III Các chỉ tiêu cần tính toán 1 Vốn luân chuyển đ 5.822.785.040 4.080.289.452 -1.742.495.588 70,07 2 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát đ/đ 1,389 3,325 1,936 239,33 3 Hệ số khả năng thanh toán nợ NH đ/đ 1,094 1,339 0,245 122,37 4 Hệ số khả năng thanh toán nhanh đ/đ 0,448 1,017 0,569 227,01 5 Hệ số thanh toán tức thời đ/đ 0,018 0,249 0,231 1.365,55
  • 45. Ngoài ra, có thể phân tích tình hình quay vòng các khoản phải thu và hàng tồn kho để phân tích khả năng thanh toán của Công ty (Bảng 2-9). * Hệ số quay vòng các khoản phải thu (KPT) Hệ số này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. KPT = Doanh thu thuần (vòng/năm)Số dư b/q các khoản phải thu Số dư đầu năm + Số dư cuối năm Trong đó: Số dư b/q các khoản phải thu = 2 971.216.186.028 Năm 2014: KPT = = 64,75 (vòng/năm) 14.999.562.924 363.532.732.812 Năm 2015: KPT = = 20,24 (vòng/năm) 17.959.747.259 Trong năm tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của Công ty có xu hướng giảm từ 64,75 vòng/năm 2014 xuống 20,24 vòng/năm 2015, giảm 44,51 vòng/năm, tương ứng 68,74%. Đây là dấu hiệu không tốt , tốc độ thu hồi các khoản phải thu năm 2015 đã giảm mạnh so với năm 2014. Điều này cho thấy tình hình thu hồi công nợ của Công ty năm 2015 kém hơn năm trước. * Số ngày 1 vòng quay các khoản phải thu (NPT) Chỉ tiêu này đo lường khả năng thu hồi vốn nhanh trong thanh toán, phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu trong một vòng luân chuyển. NPT = PTK 1 x 365 (ngày) 1 Năm 2014: NPT = x 365 = 6 (ngày) 64,75 1 Năm 2015:NPT = x 365 = 18 (ngày) 20,24
  • 46. Số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu trong năm 2015 là 18 ngày, tăng 12 ngày so với năm 2014. Như vậy số ngày cần thiết để thu hồi vốn của Công ty tăng nên thời gian bị chiếm dụng vốn của Công ty tăng lên. Đây là dấu hiệu không tốt giúp Công ty có nguồn vốn để sản xuất kinh doanh. * Hệ số quay vòng của hàng tồn kho (KHTK) Hệ số quay vòng hàng tồn kho cho biết trong 1 năm hàng tồn kho thực hiện được bao nhiêu vòng quay. Hệ số này càng lớn thì số ngày luân chuyển càng nhỏ, chứngtỏ luân chuyển vốn của hàng tồn kho có hiệu quả và việc thu hồi vốn nhanh. Hệ số quay vòng hàng tồn kho xác định như sau: 944.806.901.891 Năm 2014: KHTK = = 13,58 (vòng/năm) 69.548.301.414 360.758.866.901 Năm 2015: KHTK = = 17,37 (vòng/năm) 20.772.857.516 Trong năm 2015, hàng tồn kho chỉ luân chuyển được 3,82 vòng, giảm 0,07 vòng so với năm 2014. Kết quả này cho thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho giảm dẫn đến chi phí lưu kho sẽ tăng. Công ty cần đưa ra các biện pháp bán hàng hợp lý để tránh tình trạng ứ đọng hàng hóa, giảm chi phí lưu kho. * Số ngày 1 vòng quay của hàng tồn kho (NHTK) Chỉ tiêu này cho biết hàng tồn kho quay 1 vòng hết bao nhiêu ngày. Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng tồn kho bình quân được bán ra bình quân trong kỳ kế toán. Công thức này chỉ ra rằng nếu rút ngắn được chu kỳ sản xuất, sản xuất đến đâu bán hết đến đó sẽ làm giảm hàng tồn kho, do đó làm tăng hệ số vòng quay hàng tồn kho. NHTK = Hàng tồn kho b/q x 365 = 1 x 365 (ngày) Giá vốn hàng bán KHTK 1 Năm 2014: NHTK = x 365 = 27 (ngày) 13,58 KHTK = Giá vốn hàng bán ;(vòng/năm) Hàng tồn kho bình quân Hàng tồn kho bình quân = HTK đầu kỳ + HTK cuối kỳ 2
  • 47. 1 Năm 2015:NHTK = x 365 = 21 (ngày) 17,37 Số ngày cần thiết để hàng tồn kho quay hết 1 vòng luân chuyển năm 2015 là 21 ngày, giảm 6 ngày so với năm 2014. Công ty cần bám sát thị trường và có những chính sách tiêu thụ hợp lý hơn trong năm tiếp theo để giảm số ngày luân chuyển hàng tồn kho, tăng cường khả năng thanh toán. BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN THEO THỜI KỲ CỦA CÔNG TY Bảng 2 - 9 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 So sánh +/- % 1 Doanh thu thuần đ 971.216.186.028 363.532.732.812 -607.683.453.216 37 2 Giá vồn hàng bán đ 944.806.901.891 360.758.866.901 -584.048.034.990 38 3 Số dư bình quân các khoản phải thu đ 14.999.562.924 17.959.747.259 2.960.184.335 119 4 Hàng tồn kho bình quân đ 69.548.301.414 20.772.857.516 -48.775.443.898 29 5 Số vòng luân chuyển các khoản phải thu (5=1/3) vòng/năm 64,75 20,24 -44,51 31 6 Số ngày doanh thu chưa thu (6=365ngày/5) ngày 6 18 12, 319 7 Hệ số vòng quay hàng tồn kho (7=2/4) vòng/năm 13,58 17,37 3,78 127 8 Số ngày một kỳ luân chuyển hàng tồn kho (8=365ngày/7) ngày 27 21 -6 78 2.2.6. Phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời của vốn tại công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm HP. 2.2.6.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn (TSNH) là biểu hiện bằng tiền của các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp: tài sản ngắn hạn là số tiền tối thiểu, cần thiết đảm bảo cho doanh nghiệp dự trữ các loại tài sản ngắn hạn nhằm đáp ứng mọi nhu cầu hoạt động cơ bản của doanh nghiệp. * Phân tích chung TSNH qua phân tích các chỉ tiêu sau: a.Sức sản xuất của TSNH(SSXNH): Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng TSNH luân chuyển trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần: Doanh thu thuần
  • 48. SSXNH = đ/đ TSNH bình quân TS ngắn hạn bình quân = TSNH đầu năm + TSNH cuối năm 2 971.216.186.028 SSXNH 2014 = = 8,18 (đ/đ) 118.789.851.624 363.532.732.812 SSXNH 2015 = = 8,66 (đ/đ) 42.002.097.243 Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn năm 2015 là 8,66 đ/đ, phản ánh cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn bỏ vào sản xuất kinh doanh sẽ mang lại cho Công ty 8,66 đồng doanh thu thuần. Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn năm 2014 tăng 0,48 đ/đ (tương ứng 5,87%) so với năm 2014, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của Công ty tăng. b.Sức sinh lợi của TSNH (Ssl TSNH): Cho biết cứ 1 đồng TSNH luân chuyển trong kỳ đã tham gia sẽ tạo ra bao nhiêu lợi nhuận thuần. Lợi nhuận thuần Ssl TSNH = (đ/đ) TSNH bình quân 13.291.721.496 Ssl TSNH 2014 = = 0.112 (đ/đ) 118.789.851.624 -2.325.417.738 Ssl TSNH 2015 = = -0,057 (đ/đ) 42.002.097.243 Sức sinh lời của vốn ngắn hạn năm 2015 là -0,057 (đ/đ) phản ánh cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn bỏ vào sản xuất kinh doanh sẽ mất thêm -0,057 đồng. Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn năm 2015 giảm 0,169(đ/đ) tương ứng giảm 151,09% so với năm 2014 cho thấy năm 2015 hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty là không hiệu quả. *Phân tích tình hình luân chuyển TSNH
  • 49. a.Số vòng luân chuyển TSNH trong kỳ (Kluân chuyển): Là chỉ tiêu này cho biết số vòng mà tài sản ngắn hạn luân chuyển trong kỳ phân tích. Số vòng luân chuyển của tài sản ngắn hạn (Kluân chuyển) càng cao càng tốt và ngược lại. Doanh thu thuần Kluân chuyển = (vòng/năm) TSNH bình quân 971.216.186.028 Kluân chuyển 2014 = = 8,18 (vòng/năm) 118.789.851.624 363.532.732.812 Kluân chuyển 2015 = = 8,66 (vòng/năm) 42.002.097.243 Số vòng luân chuyển tài sản ngắn hạn năm 2015 là 8,66 vòng/ năm, tăng 0,48 vòng/năm so với năm 2014. Điều này, cho thấy tình hình luân chuyển tài sản ngắn hạn trong năm 2015 tốt hơn. b.Thời gian một vòng luân chuyển(Tlc): Chỉ tiêu này cho biết số ngày mà tài sản ngắn hạn luân chuyển được 1 vòng. Thời gian của 1 vòng luân chuyển càng nhỏ càng tốt và ngược lại. 365 Tlc = (ngày) Kluân chuyển 365 Tlc 2014 = = 45 (ngày) 8,18 365 Tlc 2015 = = 42 (ngày) 8,66
  • 50. Thời gian vòng luân chuyển TSNH năm 2015 là 42 ngày, giảm 3 ngày so với năm 2014, tương ứng giảm 5,54%. Điều này cho thấy trong năm 2015, TSNH của Công ty quay vòng nhanh hơn so với năm 2014. c.Hệ số đảm nhiệm tài sản ngắn hạn Kđn: Cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ doanh nghiệp đã huy động bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. TS NH bình quân Kđn = (đ/đ) Doanh thu thuần 118.789.851.624 Kđn 2014 = = 0,122 (đ/đ) 971.216.186.028 42.002.097.243 Kđn 2015 = = 0,116 (đ/đ) 363.532.732.812 Hệ số đảm nhiệm tài sản ngắn hạn năm 2015 là 0,116 đ/đ giảm 0,007 đồng so với năm 2014. Điều này có nghĩa là trong năm 2015, để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần cần huy động 0,116 đồng tài sản ngắn hạn bình quân, còn trong năm 2014 cần huy động 0,122 đồng. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2015 tốt hơn 2014. Qua phân tích các chỉ tiêu trên ta thấy TSNH của Công ty năm 2015 được sử dụng tương đối hiệu quả. Vì vậy Công ty cần phát huy một cách có hiệu quả sử dụng TS NH hơn nữa để đem lại lợi nhuận ngày càng cao cho Công ty. Các chỉ tiêu trên được tập hợp trong bảng 2-10 sau:
  • 51. BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN Bảng 2 - 10 STT Chỉ tiêu ĐVT TH 2014 TH 2015 So sánh TH 2014/ TH2015 +/- Chỉ số % 1 Doanh thu thuần đ 971.216.186.028 363.532.732.812 -607.683.453.216 37,43 2 Lợi nhuận thuần đ 13.291.721.496 -2.400.991.592 -15.692.713.088 -18,06 3 TSNH bình quân đ 118.789.851.624 42.002.097.243 -76.787.754.381 35,36 - TSNH đầu kỳ đ 169.707.688.514 67.872.014.734 -101.835.673.780 39,99 - TSNH cuối kỳ đ 67.872.014.734 16.132.179.752 -51.739.834.982 23,77 4 Sức sản xuất của TSNH bq (4=1/3) đ/đ 8,18 8,66 0,48 105,86 5 Sức sinh lời của TSNH bq (5=2/3) đ/đ 0,112 -0,057 -0,169 -51,09 6 Số vòng luân chuyển (6=1/3) vòng/ năm 8,18 8,66 0,48 105,86 7 Thời gian 1 vòng luân chuyển (7=365ngày/6) ngày 45 42 -3 94,46 8 Hệ số đảm nhiệm của TSNH bq (8=3/1) đ/đ 0,122 0,116 -0,007 94,46 2.2.6.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn Để đánh giá hiệu quả sử dụng Tài sản ngắn hạn cố định của Công ty Cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm HP ta đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu sau: (bảng 2- 11) * Phân tích chung TSDH qua phân tích các chỉ tiêu sau: a.Sức sản xuất của TSDH(SSXDH): Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng TSDH luân chuyển trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần: Doanh thu thuần SSXDH = đ/đ TSDH bình quân TS dài hạn bình quân = TSDH đầu năm + TSDH cuối năm 2 971.216.186.028 SSXDH 2014 = = 37,01 (đ/đ) 26.240.217.508