SlideShare a Scribd company logo
1 of 57
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
------------***-----------
LỮ NGỌC HÀ
PHÁP LUẬT VỀ CHO THUÊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
PHÁP LUẬT VỀ CHO THUÊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
SINH VIÊN THỰC HIỆN: LỮ NGỌC HÀ
KHÓA: 37 MSSV: 1253801011574
GV HƯỚNG DẪN: Ths HOÀNG THỊ BIÊN THÙY
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Luật học
Hoàng Thị Biên Thùy, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về
trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về
lời cam đoan này.
Sinh viên
Lữ Ngọc Hà
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ CHO THUÊ QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT................................................................................................................5
1.1. Khái niệm, đặc điểm của cho thuê quyền sử dụng đất .....................................5
1.1.1. Giao dịch quyền sử dụng đất......................................................................5
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của cho thuê quyền sử dụng đất...........................9
1.1.3. Phân biệt cho thuê quyền sử dụng đất với một số khái niệm khác ..........12
1.1.4. Ý nghĩa của cho thuê quyền sử dụng đất .................................................14
1.2. Quy định của pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất .................................15
1.2.1. Cơ sở xác định chủ thể có quyền cho thuê quyền sử dụng đất ................15
1.2.2. Chủ thể có quyền cho thuê quyền sử dụng đất.........................................17
1.2.3. Cho thuê tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền thuê hàng năm .................24
1.2.4. Chủ thể được thuê quyền sử dụng đất......................................................25
1.2.5. Điều kiện để thực hiện cho thuê quyền sử dụng đất ................................25
1.2.6. Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất.....................................................28
1.2.7. Trình tự, thủ tục cho thuê quyền sử dụng đất...........................................30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:...................................................................................31
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHO THUÊ QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN. ..........................................................32
2.1. Về quyền sử dụng đất được phép cho thuê.....................................................32
2.2.1. Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền thuê hàng năm
không được phép cho thuê .................................................................................32
2.1.2 Thực hiện quyền cho thuê quyền sử dụng đất...........................................38
2.2. Về điều kiện để thực hiện cho thuê quyền sử dụng đất..................................41
2.3. Về chủ thể được thuê quyền sử dụng đất........................................................45
2.4. Về trình tự, thủ tục thực hiện cho thuê quyền sử dụng đất.............................46
2.4.1. Về việc công chứng, chứng thực hợp đồng..............................................46
2.4.2. Về việc đăng ký khi thực hiện cho thuê quyền sử dụng đất.....................47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:...................................................................................48
PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................................49
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa cho đến bây giờ, đất đai luôn được xem trọng không chỉ về mặt kinh
tế, sản xuất mà còn cả về mặt tinh thần của nhân dân ta. Nước ta, với lịch sử phát
triển đi lên từ những làng xã, lũy tre, cánh đồng với nền kinh tế nông nghiệp gắn
liền với ruộng đất, trải qua bao nhiêu năm xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng và
Nhà nước, đã dần chuyển mình thành một nước với nền kinh tế hàng hóa, thị trường
đang dần cởi mở và hội nhập. Chính vì thế mà nhu cầu về đất, đặc biệt là đất để đầu
tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp ngày càng lớn. Tuy nhiên, đất đai là hữu
hạn, thậm chí còn ngày càng bị thu hẹp do sự biến đổi khí hậu cùng với hiện tượng
băng tan đã làm cho nhiều vùng đất bị nhấn chìm xuống biển. Do đó, việc chủ thể
này xác lập được cho mình quyền sử dụng đất cũng sẽ đồng thời làm hạn chế đi cơ
hội được sử dụng đất của người khác. Cũng bởi lẽ đó mà ngày nay, không chỉ là
“tấc vàng” nữa mà đất đai còn có giá trị hơn cả vàng. Tình hình này đã buộc Nhà
nước cũng như nhân dân ta phải làm sao để sử dụng đất một cách hợp lý, hiệu quả.
Để thể chế hóa các phương thức sử dụng đất hiệu quả thì pháp luật là một công cụ
hữu hiệu. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật đất đai sẽ góp phần to lớn trong
hoạt động quản lý và sử dụng đất hợp lý, đặc biệt là chế định quyền của người sử
dụng đất. Hầu hết đất đai đều do các chủ thể sử dụng đất khai thác và nắm giữ
quyền sử dụng nên hiện nay, nếu muốn xác lập quyền sử dụng đất cho mình thì chủ
yếu là từ người sử dụng đất thông qua các giao dịch dân sự chứ khó có được trực
tiếp từ phía Nhà nước. Pháp luật quy định cho người sử dụng đất được phép giao
dịch quyền sử dụng đất với nhiều hình thức khác nhau như chuyển đổi, chuyển
nhượng, thừa kế, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn. Là một hình thức giao dịch,
cho thuê quyền sử dụng đất góp phần san sẻ quyền được khai thác công dụng của
đất, một tặng vật của tự nhiên, một tư liệu sản xuất và tiêu dùng không thể thay thế.
Cho thuê quyền sử dụng đất là một hình thức giao dịch tuy có vẻ đơn giản nhưng
cũng khá đặc biệt so với các hình thức khác. Và thực tế việc nghiên cứu cũng như
thực thi quyền này của người sử dụng có vẻ như bị xem nhẹ hơn so với các hình
thức giao dịch khác. Chắc hẳn rằng ai cũng nghĩ đây là một giao dịch đơn giản, ít bị
ràng buộc về mặt pháp lý và cũng ít xảy ra tranh chấp. Nhưng thực sự thì với việc
quy định nhiều loại chủ thể sử dụng đất, nhiều hình thức sử dụng đất cũng như
quyền và nghĩa vụ cho từng chủ thể khác nhau của pháp luật đất đai đã làm hình
thức giao dịch cho thuê quyền sử dụng đất trở nên rối và cũng có những điều kiện,
hạn chế nhất định khi thực hiện quyền này. Mặt khác, Luật Đất đai 2013 có hiệu lực
và thực thi trên thực tế được khoảng 02 năm (từ ngày 01/07/2014) nên nhu cầu tìm
2
hiểu và nghiên cứu các quy định của nó là cấp thiết để áp dụng cho phù hợp với sự
thay đổi. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất –
Thực trạng và hướng hoàn thiện” để nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp cử nhân
Luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất là một phần trong quy định của pháp
luật về giao dịch quyền sử dụng đất của người sử dụng đất. Mặt khác, đây lại là một
giao dịch tương đối đơn giản và không có sự chuyển quyền sử dụng đất nên cũng
không nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này. Do đó, việc tiếp cận pháp luật về
cho thuê quyền sử dụng đất thường được nghiên cứu là một mảng, một phần khi
nghiên cứu về giao dịch quyền sử dụng đất. Tuy vậy cũng có những công trình
nghiên cứu về đề tài này như:
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật của tác giả Nguyễn Lê Bích Đào năm 2002
với đề tài: “Quyền cho thuê quyền sử dụng đất theo pháp luật hiện hành và hướng
hoàn thiện”. Luận văn này đi sâu tìm hiểu các vấn đề pháp lý về quyền cho thuê
quyền sử dụng đất, lần đầu tiên được công nhận trong Luật Đất đai năm 1993. Qua
đó, tác giả cũng trình bày những bất cập, hạn chế trong pháp luật hiện hành tại thời
điểm đó và đưa ra những phương hướng, đề xuất hoàn hoàn thiện pháp luật. Đây là
công trình nghiên cứu một cách bao quát và đầy đủ nhất về cho thuê quyền sử dụng
đất nhưng lại nghiên cứu dưới các khía cạnh của Luật Đất đai 1993. Pháp luật đất
đai đã có những biến động nhất định với sự ra đời lần lượt của Luật Đất đai 2003 và
mới nhất là Luật đất đai 2013. Do đó mà có nhiều nội dung không còn phù hợp với
pháp luật đất đai hiện nay nữa.
Ngoài công trình trên thì còn có một số công trình khác nữa như: Trong Luận
án tiến sĩ luật học (Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh) của tác giả Lưu Quốc
Thái năm 2009 với đề tài: “Pháp luật về thị trường quyền sử dụng đất- Thực trạng
và hướng hoàn thiện” thì cho thuê quyền sử dụng đất được nghiên cứu dưới dạng là
một hình thức giao dịch trong thị trường về quyền sử dụng đất bên cạnh nhiều hình
thức khác nữa. Trong công trình này, tác giả Lưu Quốc Thái đề cập đến cho thuê
quyền sử dụng đất với tư cách một trong các hình thức giao dịch quyền sử dụng đất
trên thị trường nên chưa nghiên cứu sâu sắc một cách tổng thể và toàn diện về cho
thuê quyền sử dụng đất. Hơn nữa đây là một công trình nghiên cứu sử dụng Luật
Đất đai 2003 nên chưa cập nhật những thay đổi trong Luật mới. Trong cuốn sách
chuyên khảo “Giao dịch và giải quyết tranh chấp giao dịch về quyền sử dụng đất”,
Nhà xuất bản Lao Động do Tiến sĩ Đỗ Văn Đại chủ biên cũng có đưa ra một số vấn
đề pháp lý về cho thuê quyền sử dụng đất. Ngoài ra còn có bài viết “Quyền tiếp cận
3
quyền sử dụng đất của nhà đầu tư nước ngoài” đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý
số 1/2015 và sách chuyên khảo “Những vấn đề pháp lý về thị trường quyền sử dụng
đất Việt Nam”, Nhà xuất bản Hồng Đức, năm 2016 của tác giả Lưu Quốc Thái cũng
đề cập đến một số vấn đề về cho thuê quyền sử dụng đất. Tóm lại, với đề tài này thì
cũng chưa nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu nên việc nghiên cứu thêm là cần
thiết.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Khi nghiên cứu đề tài này thì tác giả hướng tới mục đích là làm rõ các quy định
của pháp luật hiện hành về cho thuê quyền sử dụng đất, tìm hiểu các vướng mắc của
pháp luật khi áp dụng các quy định trên vào thực tiễn đời sống để thuận lợi cho việc
thực thi pháp luật. Qua đó cũng trình bày tổng hợp những ý kiến, góp ý của các nhà
nghiên cứu khác và của bản thân mình để pháp luật đất đai nói chung và pháp luật
về cho thuê quyền sử dụng đất nói riêng ngày càng hoàn thiện.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Với đề tài này thì đối tượng nghiên cứu là khái niệm, các đặc điểm cũng như ý
nghĩa của quyền cho thuê quyền sử dụng đất- một quyền năng của người sử dụng
đất được đem quyền sử dụng đất của mình cho người khác thuê. Đồng thời tác giả
cũng nghiên cứu các quy định của pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất và khi
áp dụng vào thực tế thì các quy định này có phù hợp hay không, có gây khó khăn
cho người dân không, có đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho họ không. Khi
nghiên cứu các quy định của pháp luật, tác giả tập trung đi sâu vào nghiên cứu các
quy định về chủ thể có quyền cho thuê quyền sử dụng đất; chủ thể được thuê quyền
sử dụng đất; các điều kiện phải đáp ứng khi thực hiện quyền này. Còn đối với các
quy định về hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất và trình tự, thủ tục phải thực hiện
thì tác giả chỉ nghiên cứu một số vấn đề cơ bản, cốt lõi mà thôi. Việc nghiên cứu tập
trung nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai đang có hiệu lực thi
hành như Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành…và nghiên cứu
một số ít quy định của pháp luật về đất đai trước đây. Khi nghiên cứu đề tài, tác giả
có sử dụng đến một số quy định của pháp luật dân sự. Do Bộ luật Dân sự 2005 chưa
hết hiệu lực tại thời điểm nghiên cứu mà phải đến ngày 01/01/2017 mới hết hiệu
lực, đồng thời Bộ luật Dân sự 2015 phát sinh hiệu lực nên tác giả sử dụng trong sự
so sánh tương quan giữa hai Bộ luật để trình bày trong để cập nhật hơn và sử dụng
được trong tương lai.
5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả vận dụng phối hợp nhiều phương pháp khác
nhau như phân tích, so sánh, chứng minh, tổng hợp, liệt kê. Trong đó phương pháp
4
phân tích và tổng hợp là hai phương pháp quan trọng được dung xuyên suốt toàn
luận văn.
6. Bố cục tổng quát của khóa luận
Nội dung của khóa luận được thiết kế làm 02 chương:
Chương 1: Tổng quan pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất và hướng hoàn
thiện.
5
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ CHO THUÊ QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT
1.1. Khái niệm, đặc điểm của cho thuê quyền sử dụng đất
1.1.1. Giao dịch quyền sử dụng đất
1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của giao dịch quyền sử dụng đất
Giao dịch theo quy định của pháp luật về dân sự, thì được hiểu là hợp đồng
hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng là sự thỏa thuận của hai hay nhiều bên chủ thể, trong khi
đó hành vi pháp lý đơn phương là hành vi của một chủ thể. Cả hai dạng này đều có
mục đích pháp lý là làm xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự
của các chủ thể tham gia trong việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền chiếm
hữu, sử dụng tài sản, các lợi ích khác, làm hay không làm một việc1
.
Quyền sử dụng đất là một loại tài sản đặc biệt. Tính đặc biệt của nó xuất phát
từ chế độ sở hữu đất đai ở nước ta là sở hữu toàn dân. Hiến pháp và Luật Đất đai
hiện hành đã khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu và thống nhất quản lý”2
. Sở hữu, hiểu về bản chất, là mối quan hệ giữa
người với nhau trong việc chiếm dụng, quản lý, định đoạt các vật phẩm tự nhiên và
nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu, phục vụ lợi ích của bản thân và toàn xã hội3
. Còn
về pháp lý, thì quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền
định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật4
. Như vậy để thực hiện
các quyền năng này đối với đất đai trong chế độ sở hữu toàn dân, buộc phải thông
qua một chủ thể cụ thể, đó là Nhà nước. Nhà nước với tư cách là “bộ máy quyền lực
đặc biệt, được tổ chức chặt chẽ để thực thi chủ quyền quốc gia, tổ chức và quản lý
xã hội bằng pháp luật, phục vụ lợi ích giai cấp, lợi ích xã hội và thực thi các cam
kết quốc tế”5
sẽ thực hiện các quyền năng của một chủ sở hữu thực thụ.
Đất đai, không một ai có thể phủ nhận sự quan trọng của nó. Đất đai là một tư
liệu sản xuất, một tư liệu tiêu dùng không thể thay thế mà thiên nhiên ban tặng.
Trong sản xuất, cùng với sức lao động, tiền vốn thì đất đai là một tư liệu đầu vào
1
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr. 125.
2
Điều 53 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013; Điều 4 Luật Đất đai (Luật số
45/2013/QH13) ngày 29-11-2013.
3
Lưu Quốc Thái (2016), Những vấn đề pháp lý về thị trường quyền sử dụng đất Việt Nam, Nhà xuất bản
Hồng Đức, tr. 9.
4
Điều 164 Bộ luật Dân sự 2005 (tương ứng với Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015).
5
Trường đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản Công an
nhân dân, tr. 35.
6
không thể thiếu. Trong sinh hoạt, con người cần đất để phục vụ các nhu cầu thiết
yếu như ăn ở, giải trí, tín ngưỡng…Đối với một quốc gia, thì đất đai là cơ sở vất
chất để tạo nên lãnh thổ và thực hiện chủ quyền Nhà nước. Trong môi trường, một
trong các yếu tố quan trọng để cấu thành môi trường sống cho các loài sinh vật là
đất đai. Và đất đai lại là một tài nguyên có giới hạn và không thể tái sinh, trong khi
nhu cầu về đất là đặc biệt lớn. Mặt khác, đất đai chịu sự chi phối bởi tính cố định về
không gian. Chúng ta không thể làm ra đất đai cũng như đem đất ở nơi dư thừa để
bù đắp sự thiếu hụt ở nơi khác được. Do đó mà nhu cầu sở hữu đất đai được xem
như một nhu cầu mang tính thiết yếu tự nhiên và sở hữu nó là một cơ sở cho sự tồn
tại và phát triển của con người6
. Chính vì thế mà quan hệ sở hữu đất đai được xem
là mối quan hệ mang tính nền tảng của xã hội. C.Mác khi nghiên cứu các xã hội,
cũng đã rút ra kết luận rằng: “Sở hữu ruộng đất, nguồn gốc đầu tiên của mọi của
cải, đã trở thành vấn đề lớn, mà việc giải quyết sẽ quyết định tương lai của giai cấp
công nhân”7
. Việc phân bổ đất đai là vấn đề hết sức quan trọng của mọi xã hội, nó
quyết định lợi ích, sự công bằng đối với từng người dân, quyết định đến sự tồn vong
của một chế độ chính trị. Vậy nên, Nhà nước ta, chủ sở hữu duy nhất về đất đai khi
thực hiện quyền sở hữu của mình phải thực sự phù hợp.
Nhà nước bao gồm hệ thống các cơ quan từ trung ương đến địa phương, khi
thực hiện quyền sở hữu thì không thể tự mình trực tiếp khai thác, sử dụng đất được.
Mặt khác, đất đai quan trọng và thiết yếu là vậy nên buộc chủ sử hữu duy nhất của
đất đai là Nhà nước phải sản sẻ quyền năng đối với đất đai của mình cho các chủ thể
khác, cho nhân dân. Khi chuyển giao đất đai cho người khác, Nhà nước không thể
chuyển giao tất cả quyền năng của chủ sở hữu được, bởi nếu làm thế thì các chủ thể
khác sẽ trở thành chủ sở hữu đất đai là trái với chế độ sở hữu đất đai toàn dân của
nước ta. Do đó mà Nhà nước chỉ chuyển giao đất cho các chủ thể sử dụng và các
chủ thể này được gọi là người sử dụng đất. Theo pháp luật về dân sự thì quyền sử
dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản8
. Bộ luật Dân
sự 2015 bổ sung thêm quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo
thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật9
. Nếu chỉ hiểu quyền sử dụng đất giống
với quyền sử dụng một tài sản thông thường như pháp luật dân sự thì hẹp, bởi vì
người sử dụng đất không chỉ được chuyển giao quyền khai thác công dụng của đất
mà có thể chuyển giao luôn toàn bộ quyền và nghĩa vụ trong việc sử dụng đất cho
người khác. Quyền sử dụng đất sau khi được Nhà nước chuyển giao bao gồm quyền
6
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình Luật đất đai, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr.16.
7
C.Mác – Ph.Ănghen, Tuyển tập (1983), tập V, Nhà xuất bản Hà nội, tr.202.
8
Điều 192 Bộ Luật Dân sự 2005.
9
Điều 189 Bộ luật Dân sự 2015.
7
được khai thác đất và quyền được giao dịch theo đúng nội dung và cách thức mà
pháp luật quy định. Tùy theo cách Nhà nước chuyển giao quyền sử dụng đất thì
người nhận quyền có thể phải trả tiền để có được quyền sử dụng đất. Như vậy, với
đặc thù của chế độ sở hữu toàn dân, thì cái mà có thể đem ra giao dịch chỉ là quyền
sử dụng đất, chứ không thể là đất đai. Nội dung quyền sử dụng đất cũng đã đủ để
đáp ứng được nhu cầu về đất đai trong nhân dân và thông qua quan hệ thị trường,
quyền sử dụng đất cũng sẽ được luân chuyển theo các quy luật khách quan của thị
trường. Điều này là cần thiết trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường, mở cửa và
hội nhập ở nước ta hiện nay. Như vậy, giao dịch quyền sử dụng đất là hợp đồng
hoặc hành vi pháp lý đơn phương của người sử dụng đất làm phát sinh, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong việc sử dụng đất.
Giao dịch quyền sử dụng đất thể hiện sự định đoạt quyền sử dụng đất thông qua
các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp và góp vốn.
Mặc dù quyền định đoạt quyền sử dụng đất đã chính thức được quy định cho người
sử dụng đất khá lâu, từ Hiến pháp năm 1992, tuy nhiên, pháp luật về đất đai kể cả
trước kia cũng như bây giờ đều không sử dụng cụm từ này mà liệt kê các hình thức
giao dịch người sử dụng đất được thực hiện. Do đó mà không có một sự giải thích
chính thức nào về giao dịch quyền sử dụng đất. Đến Luật Đất đai 2013 mới nhất
cũng chỉ giải thích về chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng
đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển
nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất10
.
Tại các Điều luật quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất thì có quy
định người sử dụng đất còn được cho thuê, cho thuê lại, thế chấp quyền sử dụng đất,
không được xếp vào hành vi chuyển quyền. Như vậy, tất cả các hành vi trên của
người sử dụng đất, bao gồm cả chuyển quyền và không chuyển quyền sử dụng đất
đều là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt
quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất nên được gọi chung là giao dịch quyền sử
dụng đất.
1.1.1.2 Phân loại giao dịch quyền sử dụng đất
Giao dịch quyền sử dụng đất bao gồm nhiều hình thức định đoạt khác nhau.
Căn cứ vào hậu quả pháp lý của giao dịch, có thể chia các hình thức này thành hai
nhóm:
Nhóm thứ nhất là các hình thức giao dịch có sự chuyển giao hoàn toàn quyền
sử dụng đất. Nhóm này bao gồm các hình thức: chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng
cho, thừa kế quyền sử dụng đất. Trước đây, Bộ luật Dân sự 1995 quy định chuyển
10
Khoản 10 Điều 3 Luật Đất đai 2013.
8
quyền sử dụng đất gồm năm hành vi là chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa
kế và thế chấp quyền sử dụng đất đồng bộ với quy định của Luật Đất đai năm 1993.
Đến Bộ luật Dân sự 2005 cũng có quy định chuyển quyền sử dụng đất tương tự như
trước và có bổ sụng thêm hai hành vi là tặng cho, góp vốn quyền sử dụng đất do sự
bổ sung của Luật đất đai 2003. Tuy nhiên, bản chất của hành vi chuyển quyền sử
dụng đất là việc chuyển giao hoàn toàn quyền sử dụng đất từ chủ thể này sang chủ
thể khác làm thay đổi tư cách người sử dụng đất. Do đó mà hai hành vi cho thuê và
thế chấp không đáp ứng sự chuyển giao hoàn toàn quyền sử dụng đất nên quy định
như trên là chưa phù hợp. Nhận thức được điều đó, Luật Đất đai 2013 đã quy định
rõ chuyển quyền sử dụng đất chỉ bao gồm chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho,
thừa kế và góp vốn quyền sử dụng đất. Nhưng quy định này cũng chưa chính xác vì
đối với hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì tùy trường hợp mà có thể dẫn
đến hai hậu quả khác nhau (điều này sẽ được nói đến sau).
Nhóm thứ hai là các hình thức không có sự chuyển giao hoàn toàn quyền sử
dụng đất, gồm hai hình thức là cho thuê và thế chấp quyền sử dụng đất. Khi thực
hiện hai giao dịch này thì không có sự thay đổi tư cách người sử dụng đất mà chỉ có
sự chuyển giao một phần quyền năng đối với quyền sử dụng đất cho bên kia mà
thôi. Bên này vẫn là người sử dụng đất và chịu trách nhiệm về việc khai thác, sử
dụng đất trước Nhà nước.
Còn một hình thức giao dịch quyền sử dụng đất mà tùy thuộc vào từng trường
hợp cụ thể, mới có thể xác định được có hay không sự chuyển giao hoàn toàn quyền
sử dụng đất, đó là hình thức góp vốn. Mặc dù, Luật Đất đai 2013 đã quy định góp
vốn là một trong những hình thức chuyển quyền sử dụng đất nhưng nếu xét về bản
chất, vẫn có trường hợp góp vốn không làm thay đổi chủ thể sử dụng đất. Nếu việc
góp vốn vào một pháp nhân đã được thành lập hoặc góp vốn để thành lập pháp nhân
thì sẽ dẫn đến hệ quả có sự chuyển quyền sử dụng đất. Nếu việc góp vốn của người
sử dụng đất mà không hình thành pháp nhân hay không góp vốn vào pháp nhân như
góp vốn để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh, thành lập hộ kinh doanh… thì
sẽ không có sự chuyển quyền sử dụng đất.
Việc phân chia các hình thức giao dịch quyền sử dụng đất thành hai nhóm căn
cứ vào hậu quả pháp lý có ý nghĩa quan trọng. Dựa vào đây, ta có thể xác định được
chủ thể sử dụng đất sau khi thực hiện giao dịch cũng như các quyền và nghĩa vụ
tương ứng của họ với từng hình thức sử dụng đất.
9
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của cho thuê quyền sử dụng đất
1.1.2.1. Khái niệm cho thuê quyền sử dụng đất
“Cho thuê tài sản là việc bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng
trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê bằng một hợp đồng ghi nhận sự thỏa
thuận của hai bên”11
. Quyền sử dụng đất là một quyền tài sản, tức là một tài sản của
người sử dụng đất, do vậy có thể đem cho thuê theo các quy định của pháp luật.
Như vậy, cho thuê quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất, tức bên cho thuê,
chuyển giao quyền sử dụng đất cho bên thuê sử dụng trong một thời hạn nhất định
và bên thuê phải trả tiền thuê theo hợp đồng đã thỏa thuận.
Trong pháp luật đất đai, để cùng chỉ hành vi của người sử dụng đất cho người
khác thuê quyền sử dụng đất, nhà làm luật đã dùng ba thuật ngữ có tên gọi khác
nhau là: cho thuê quyền sử dụng đất; cho thuê lại quyền sử dụng đất và cho thuê lại
đất. Bản chất của cho thuê và cho thuê lại quyền sử dụng đất là không khác nhau,
đều chỉ một quyền của người sử dụng đất được đem quyền sử dụng đất chuyển giao
có thời hạn cho người khác và nhận lại tiền thuê. Điểm khác nhau ở đây chỉ là hình
thức sử dụng đất của người sử dụng đất mà thôi. Nếu người sử dụng đất xác lập
quyền sử dụng đất do được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất hoặc
nhận chuyển quyền sử dụng đất có nguồn gốc được Nhà nước giao thì khi cho thuê
quyền sử dụng đất này sẽ được gọi là cho thuê quyền sử dụng đất. Còn nếu người sử
dụng đất xác lập quyền sử dụng đất do được Nhà nước cho thuê đất hoặc nhận
chuyển quyền sử dụng đất có nguồn gốc được Nhà nước cho thuê thì sẽ được gọi là
cho thuê lại quyền sử dụng đất. Có lẽ nhà làm luật sử dụng như vậy là để phân biệt
rõ ràng hơn giữa việc Nhà nước cho thuê đất với việc người sử dụng đất cho thuê
quyền sử dụng đất. Còn cho thuê lại đất được ghi nhận tại khoản 2 Điều 149, khoản
5 Điều 150 Luật Đất đai 2013. Việc dùng thuật ngữ cho thuê lại đất tại quy định này
như là một cách nói ngắn gọn của nhà làm luật khi nói đến cho thuê lại quyền sử
dụng đất, bởi vì người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đất chứ không phải là chủ
sở hữu đất đai và đất đai là tài sản của họ để đem cho thuê đất. Như vậy, cả ba thuật
ngữ cho thuê quyền sử dụng đất, cho thuê lại quyền sử dụng đất, cho thuê lại đất
đều có nội hàm như nhau, đều chỉ quyền của người sử dụng đất được đem quyền sử
dụng đất của mình cho người khác thuê. Nên khi sử dụng thuật ngữ cho thuê lại
quyền sử dụng đất và cho thuê lại đất thì tức là đang nói đến một quyền là cho thuê
quyền sử dụng đất của người sử dụng đất, chứ không phải là một quyền khác trong
các quyền năng mà pháp luật quy định cho người sử dụng đất. Do đó trong khóa
11
Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015.
10
luận này, tác giả xin phép được gọi chung các thuật ngữ này là cho thuê quyền sử
dụng đất để tạo sự thống nhất.
Cho thuê quyền sử dụng đất được xếp vào loại giao dịch không có sự chuyển
quyền sử dụng đất. So với các hình thức có sự chuyển quyền sử dụng đất gồm
chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho và góp vốn quyền sử dụng đất hình
thành pháp nhân thì cho thuê không chỉ khác ở hậu quả pháp lý mà còn có nhiều
điểm khác biệt nữa. Chuyển đổi quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất thỏa
thuận chuyển giao quyền sử dụng đất cho nhau theo quy định của pháp luật12
và
mang tính hiện vật là chủ yếu. Chuyển đổi chỉ áp dụng đối với quyền sử dụng đất
nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trong cùng một đơn vị hành chính cấp xã để
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Cho nên quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất
bị hạn chế hơn nhiều so với cho thuê quyền sử dụng đất cả về chủ thể, loại đất và
không gian. Đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì đây là việc người sử
dụng đất chuyển giao hoàn toàn quyền sử dụng đất của mình cho chủ thể khác để
nhận lấy một khoản tiền tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất chuyển nhượng
theo thỏa thuận phù hợp với pháp luật13
. Còn góp vốn lại là hành vi dùng quyền sử
dụng đất của mình để liên kết với tài sản của chủ thể khác để hợp tác sản xuất, kinh
doanh và quyền sử dụng đất sẽ được đem ra định giá để xác định tỷ lệ vốn góp.
Chuyển nhượng, góp vốn và cho thuê là ba hình thức mang tính hàng hóa- tiền tệ
điển hình nhất. Người sử dụng đất đều dùng quyền sử dụng đất để đổi lại một khoản
tiền nhất định. Tuy nhiên, chuyển nhượng là hình thức chuyển giao toàn bộ quyền
và nghĩa vụ trong sử dụng đất cho người khác trong khi cho thuê chỉ chuyển giao
một phần mà thôi nên vẫn giữ được tư cách người sử dụng đất. Do đó mà thông
thường, giá chuyển nhượng cao hơn rất nhiều so với giá thuê. Trong khi hành vi
góp vốn lại khác với cho thuê và chuyển nhượng ở bản chất thu lợi từ đất. Ở góp
vốn, người sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất của mình làm công cụ cho hoạt
động đầu tư kinh doanh và việc thu lợi ích từ đất không phải trực tiếp từ việc
chuyển quyền mà chính từ hoạt động đầu tư kinh doanh mà người đó thực hiện. Còn
chuyển nhượng và cho thuê thì người sử dụng đất thu lợi ích trực tiếp từ việc
chuyển nhượng, cho thuê và được biểu hiện bằng giá chuyển nhượng, giá thuê
quyền sử dụng đất. Đối với thừa kế quyền sử dụng đất thì đây chỉ là một quan hệ
dân sự thuần túy để chuyển giao quyền sử dụng đất của người chết sang cho người
thừa kế trên cơ sở di chúc hoặc quy định của pháp luật. Loại giao dịch này phát sinh
dựa trên hành vi pháp lý đơn phương của người sử dụng đất là cái chết, có thể là
chết về mặt sinh học hoặc chết về mặt pháp lý mà không có sự thỏa thuân của cả hai
12
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tlđd (6), tr. 244.
13
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tlđd (6), tr. 246.
11
bên trong quan hệ. Còn tặng cho quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất
chuyển giao quyền sử dụng đất cho người khác mà không yêu cầu đền bù, bên nhận
tặng cho đồng ý nhận quyền sử dụng đất theo thỏa thuận và theo pháp luật. Quan hệ
này không có tính song vụ, trao đổi do đó mà nó có tính phi hàng hóa- tiền tệ.
Cùng là hình thức giao dịch quyền sử dụng đất không có sự chuyển quyền
nhưng giữa cho thuê và thế chấp cũng có sự khác biệt. Thế chấp quyền sử dụng đất
là việc người sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất để đảm bảo thực hiện một nghĩa
vụ dân sự khác với bên nhận thế chấp. Bên thế chấp vẫn là người sử dụng đất, được
khai thác công dụng, tính năng và hưởng hoa lợi, lợi tức trên đất, họ chỉ bị hạn chế
quyền giao dịch mà thôi. Mục đích của thế chấp là để đảm bảo nghĩa vụ dân sự, bên
nhận thế chấp chỉ giữ các giấy tờ về quyền sử dụng đất. Khi bên thế chấp không có
khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự thì khi đó sẽ dùng giá trị quyền sử dụng đất để
tiếp tục thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Cho thuê không phải là giao dịch bảo
đảm, không nhằm bảo đảm cho một nghĩa vụ khác mà là để thu lợi ích từ đất bằng
cách cho bên thuê được khai thác tính năng, công dụng của đất. Bên thuê phải trả lại
một phần hoa lợi, lợi tức từ việc khai thác đất cho bên thuê, người chịu trách nhiệm
trước Nhà nước về việc sử dụng đất.
1.2.1.2. Đặc điểm của cho thuê quyền sử dụng đất
Thứ nhất, cho thuê quyền sử dụng đất là một hình thức giao dịch không có
sự chuyển quyền sử dụng đất. Bên cho thuê là người sử dụng đất được trực tiếp
khai thác công dụng từ đất, hưởng hoa lợi, lợi tức trên đất và có thể chuyển giao
quyền này cho người khác theo quy định. Khi người sử dụng đất không còn nhu cầu
khai thác trên đất thì có thể cho phép người khác khai thác lợi ích từ đất trong một
thời hạn nhất định. Bằng việc cho thuê, quyền sử dụng đất sẽ được chuyển giao
sang cho bên thuê. Bên thuê được khai thác công dụng của đất, được hưởng hoa lợi,
lợi tức trên đất thuê nhưng phải trích một phần để lợi ích mình nhận được trả cho
bên cho thuê dưới hình thức tiền thuê quyền sử dụng đất. Bên thuê chỉ nhận được
quyền khai thác trên đất mà mình đã thuê quyền sử dụng đất chứ không phải tất cả
các quyền của người sử dụng đất là bên cho thuê. Quyền của bên thuê cũng chỉ phát
sinh theo sự thỏa thuận với bên cho thuê chứ không phát sinh từ việc chuyển giao
quyền sử dụng đất của chủ sở hữu là Nhà nước như bên cho thuê. Điều này cho thấy
rằng, bên thuê quyền sử dụng đất không trở thành người sử dụng đất, tư cách này
vẫn thuộc về bên cho thuê. Bên cho thuê vẫn là người sử dụng đất, là một bên trong
quan hệ đất đai với Nhà nước, vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng
đất và chịu trách nhiệm về việc sử dụng đất, kể cả việc sử dụng của bên thuê trước
Nhà nước.
12
Thứ hai, cho thuê quyền sử dụng đất luôn có thời hạn thuê. Do bên cho
thuê không chuyển giao hẳn quyền sử dụng đất của mình mà việc này chỉ là tạm
thời, nên luôn phải xác định khoảng thời gian chuyển giao, tức là thời hạn thuê. Khi
cho thuê quyền sử dụng đất, các bên được tự do thỏa thuận về thời hạn này dài hay
ngắn theo nhu cầu của mình. Nhưng khi bên cho thuê chấm dứt tư cách người sử
dụng đất do hết thời hạn sử dụng đất thì cũng không có tư cách chủ thể của bên cho
thuê, không thể tiếp tục cho thuê quyền sử dụng đất. Do đó, thỏa thuận về thời hạn
thuê trong hợp đồng thuê quyền sử dụng đất phải đảm bảo không được dài hơn thời
hạn sử dụng đất.
Mặc dù cho thuê quyền sử dụng đất về lý luận không làm phát sinh tư cách
người sử dụng đất cho bên thuê nhưng vẫn có ngoại lệ cho trường hợp này. Đó là
trường hợp doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu
chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cho các chủ thể khác thuê quyền sử dụng
đất gắn với hạ tầng đã xây dựng. Bên thuê quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng vẫn
được pháp luật công nhận là người sử dụng đất, có các quyền và nghĩa vụ luật định
trong quá trình sử dụng đất, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất14
.
1.1.3. Phân biệt cho thuê quyền sử dụng đất với một số khái niệm khác
Thứ nhất, phân biệt với “cho thuê đất”. Cho thuê quyền sử dụng đất cần được
phân biệt với một thuật ngữ cũng được sử dụng trong pháp luật đất đai, đó là cho
thuê đất. Hai thuật ngữ này là hoàn toàn khác nhau về bản chất. Cho thuê đất là một
hình thức phân phối đất đai của Nhà nước, là cách thức chuyển giao quyền sử dụng
đất từ chủ sở hữu là Nhà nước sang cho người có nhu cầu về đất. Theo quy định tại
khoản 8 Điều 3 Luật đất đai 2013 thì Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước quyết
định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp
đồng cho thuê quyền sử dụng đất. Còn cho thuê quyền sử dụng đất là việc người sử
dụng đất cho người khác thuê quyền sử dụng đất của mình. Quan hệ cho thuê đất và
quan hệ cho thuê quyền sử dụng đất khác nhau về nhiều mặt:
Thứ nhất, về chủ thể thì cho thuê đất là mối quan hệ giữa một bên cho thuê là
Nhà nước, chủ sở hữu và là chủ thể quản lý đất đai với bên thuê là chủ thể có nhu
cầu sử dụng đất. Sau khi thuê đất thì chủ thể này trở thành người sử dụng đất, được
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Còn trong quan hệ cho thuê quyền sử
dụng đất thì bên cho thuê là người sử dụng đất và bên thuê là một chủ thể khác có
nhu cầu sử dụng đất. Chủ thể thuê này không có tư cách người sử dụng đất, không
được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trừ trường hợp ngoại lệ thuê quyền
14
Xem khoản 3, 4 Điều 149 Luật Đất đai 2013.
13
sử dụng đất của doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đã được nói ở trên).
Thứ hai, về đối tượng trong quan hệ thì đối với cho thuê đất, đối tượng là đất
đai thuộc sở hữu của Nhà nước với đầy đủ ba quyền năng chiếm hữu, sử dụng và
định đoạt. Trong quan hệ này Nhà nước sẽ chuyển giao quyền sử dụng đất và quyền
được định đoạt quyền sử dụng đất theo ý chí riêng của Nhà nước. Còn trong quan
hệ cho thuê quyền sử dụng đất thì đối tượng ở đây là quyền sử dụng đất, tức là
quyền khai thác công dụng của đất mà không bao gồm quyền định đoạt quyền sử
dụng đất.
Thứ ba, về nội dung quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ. Trong quan
hệ cho thuê đất, quyền của bên cho thuê tức là Nhà nước là quyền tự thân của chủ
sở hữu và của chủ thể quản lý đất đai. Ngoài ra, Nhà nước còn có quyền ban hành
pháp luật về đất đai và thực thi chúng bằng quyền lực công cộng. Đối với bên thuê
là người sử dụng đất thì sẽ có các quyền mà do Nhà nước trao cho và phải thực hiện
các nghĩa vụ trước Nhà nước. Các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được
ghi nhận rõ ràng dưới hình thức là các quy định của pháp luật cùng với các chế tài
nghiêm khắc khi họ không thực hiện đúng nghĩa vụ nên mang tính hành chính mệnh
lệnh chứ không được bình đẳng thỏa thuận. Trong khi đó, quan hệ cho thuê quyền
sử dụng là sự bình đẳng thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể là
người sử dụng đất và bên thuê quyền sử dụng đất. Quyền của bên cho thuê phát sinh
từ quyền sở hữu một quyền tài sản là quyền sử dụng đất do Nhà nước chuyển giao.
Còn bên thuê có các quyền theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết với người sử
dụng đất. Mặc dù được tự do thỏa thuận nhưng do quyền của bên cho thuê là người
sử dụng đất phát sinh trên cơ sở sự chuyển giao của Nhà nước nên vẫn phải chịu sự
chi phối gián tiếp từ Nhà nước thông qua chủ thể người sử dụng đất.
Thứ hai, phân biệt với “cho thuê lại quyền sử dụng đất với tư cách là quyền
của bên thuê được tiếp tục cho thuê lại quyền sử dụng đất mà mình đã thuê”. Theo
quy định tại Điều 483 Bộ luật Dân sự 2005 (Điều 475 Bộ luật Dân sự 2015) thì bên
thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý.
Quyền sử dụng đất là một tài sản và bên thuê quyền sử dụng đất được cho thuê lại
quyền sử dụng đất khi được bên cho thuê là người sử dụng đất đồng ý. Như vậy
quyền cho thuê lại của bên thuê phát sinh dựa trên sự cho phép của bên cho thuê
được thỏa thuận trong hợp đồng. Còn cho thuê quyền sử dụng đất là quyền của
người sử dụng đất dưới hình thức thuê từ Nhà nước được cho chủ thể khác thuê
quyền sử dụng đất của mình. Quyền này là tự thân của người sử dụng đất phát sinh
từ sự chuyển giao của chủ sở hữu đất đai là Nhà nước, được pháp luật ghi nhận chứ
14
không dựa vào sự đồng ý hay không của một chủ thể thường không phải là chủ sở
hữu đất đai, chủ thể mang quyền lực công cộng. Việc nghiên cứu của tác giả trong
khóa luận này chỉ giới hạn ở quyền cho thuê quyền sử dụng đất của người sử dụng
đất mà không nói đến quyền cho thuê lại quyền sử dụng đất của bên thuê quyền sử
dụng đất từ người sử dụng đất.
1.1.4. Ý nghĩa của cho thuê quyền sử dụng đất
Thứ nhất, cho thuê quyền sử dụng đất góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất.
Cho thuê quyền sử dụng đất là một giao dịch khá phổ biến trên thị trường quyền sử
dụng đất. Hình thức giao dịch này đặc biệt có ý nghĩa đối với những chủ thể không
có nhu cầu hoặc không có điều kiện khai thác sử dụng đất nhưng lại không muốn
mất đi quyền sử dụng đất. Khi cho chủ thể khác thuê quyền sử dụng đất của mình
thì đất không phải để hoang, chủ thể trực tiếp khai thác đất ở đây là bên thuê nhưng
bên cho thuê vẫn được thụ hưởng lợi ích từ đất thông qua tiền thuê đất mà bên thuê
trả cho. Mặt khác, đối với những chủ thể có nhu cầu sử dụng đất trong một thời gian
nhất định hoặc không có nhiều vốn để nhận chuyển nhượng thì việc đi thuê đất từ
chủ thể khác là hợp lý hơn cả. Như vậy, từ quan hệ cho thuê – thuê mà quyền sử
dụng đất được luân chuyển từ người không có nhu cầu sang người có nhu cầu sử
dụng đất làm tăng hiệu quả sử dụng đất.
Thứ hai, cho thuê quyền sử dụng đất góp phần làm giảm tính độc quyền sở hữu
đất của Nhà nước, của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Cho thuê quyền sử dụng
đất là một hình thức giao dịch quyền sử dụng đất. Khi người sử dụng đất không
được phép sở hữu đất đai thì đổi lại, họ được sở hữu quyền sử dụng đất, được giao
dịch quyền sử dụng đất. Quyền sở hữu đất đai hay quyền sử dụng đất thuộc về ai
không quan trọng mà quan trọng là quyền năng của các chủ thể. So với chế độ sở
hữu tư nhân về đất đai, chủ sử hữu đất đai là các chủ thể tư thì người sử dụng đất
trong chế độ sở hữu Nhà nước về đất đai cũng có những quyền tương tự, chỉ khác
về đối tượng sở hữu. Việc cho phép các chủ thể sử dụng đất được giao dịch quyền
sử dụng đất đã tạo nên thị trường quyền sử dụng đất, cung cấp loại hàng hóa quan
trọng để phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta. Mặt khác, cho thuê quyền sử
dụng đất giúp người sử dụng đất được hưởng thụ lợi ích từ quyền sử dụng đất mà
không phải bỏ công sức ra để khai thác đất, tạo nên sự tương đồng giữa quyền sử
dụng đất với các loại tài sản khác làm cho chế độ sở hữu toàn dân về đất đai không
bị “cô lập” khỏi nền kinh tế hàng hóa15
.
Thứ ba, cho thuê quyền sử dụng đất làm cho thị trường quyền sử dụng đất nói
riêng, thị trường bất động sản nói chung trở nên sôi động hơn. Là một hình thức
15
Lưu Quốc Thái, tlđd (3), tr. 148.
15
giao dịch, cho thuê quyền sử dụng đất sẽ cung cấp hàng hóa quyền sử dụng đất cho
thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày một tăng đối với loại hàng hóa này. Hơn nữa, thuê
quyền sử dụng đất giúp các chủ thể đi thuê có quyền sử dụng đất một cách nhanh
chóng hơn, dễ dàng hơn mà lại ít chi phí hơn so với việc nhận chuyển nhượng hay
các hình thức khác. Việc thuê quyền sử dụng đất diễn ra trong một thời hạn nhất
định nên các chủ thể có sự chủ động khi nhu cầu về đất thay đổi. Điều này khiến
cho giao dịch cho thuê quyền sử dụng đất diễn ra phổ biến trên thị trường.
1.2. Quy định của pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất
1.2.1. Cơ sở xác định chủ thể có quyền cho thuê quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất khi được Nhà nước chuyển giao sang cho người sử dụng đất
thì trở thành một quyền tài sản, tức là một tài sản của người sử dụng đất. Tài sản
muốn tham gia giao dịch trên thị trường thì phải có giá trị. Giá trị của quyền sử
dụng đất được tạo lập nên bởi hai yếu tố: số tiền mà người sử dụng đất nộp cho Nhà
nước dưới hình thức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tư bản mà người sử dụng đất
đầu tư vào đất. Tuy nhiên trước hết thì giá trị quyền sử dụng đất được tạo nên bởi số
tiền nộp cho Nhà nước. Người sử dụng đất phải có quyền sử dụng đất thì mới có thể
bỏ tư bản của mình để đầu tư vào đất. Các chủ thể khi muốn có quyền sử dụng đất
phải tự bỏ vốn đầu tư của mình để trả tiền cho Nhà nước nên việc người sử dụng đất
được thực hiện các giao dịch là cần thiết để bù lại khoản tiền đã trả trước này.Vậy
nên, quyền sử dụng đất sẽ được giao dịch phải là quyền sử dụng đất được sử dụng
dưới hình thức đất giao có thu tiền sử dụng đất và thuê đất trả tiền thuê một lần cho
cả thời gian thuê. Còn quyền sử dụng đất do được Nhà nước giao không thu tiền sử
dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì không được giao dịch. Số tiền sử
dụng đất, số tiền thuê đất đã trả một lần cho cả thời gian thuê vừa tạo cho người sử
dụng đất được khai thác các lợi ích từ đất, vừa tạo nên giá trị cho quyền sử dụng đất
có thể đưa vào giao dịch trên thị trường. Còn người sử dụng đất không phải trả tiền
sử dụng đất hoặc trả tiền thuê đất hàng năm, thì họ chỉ được khai thác công dụng
của đất, chứ không tạo nên giá trị cho quyền sử dụng đất nên không được phép giao
dịch. Số tiền thuê đất được trả hàng năm mặc dù từ vốn của người sử dụng đất
nhưng không đủ lớn để tạo nên giá trị cho quyền sử dụng đất và sẽ được bù trừ với
số hoa lợi, lợi tức mà người sử dụng đất thu được khi sử dụng đất nên không được
phép giao dịch.
Có hai trường hợp ngoại lệ cho nguyên tắc này. Đây là hai trường hợp xuất phát
từ ý chí của Nhà nước, chủ sở hữu đất đai và là chủ thể quản lý xã hội, quản lý đất
đai đã cho phép người sử dụng đất được giao dịch cho thuê quyền sử dụng đất:
16
Đầu tiên là trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được
Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức. Đất nông nghiệp là
một loại đất vô cùng quan trọng, là nơi để tạo ra nguồn thực phẩm nuôi sống con
người. Việc sử dụng hiệu quả và hợp lý loại đất này ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh
tế cũng như đến tình hình an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, cuộc sống của đại
bộ phận dân cư. Do đó mà một trong những yêu cầu đặt ra khi xây dựng pháp luật
đất đai là phải ưu tiên bảo vệ quỹ đất nông nghiệp. Thực tế thì đất nông nghiệp đang
ngày càng bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra mạnh ở
nước ta. Vậy nên việc tăng cường hiệu quả, hiệu suất sử dụng đất nông nghiệp cần
phải được nâng cao. Để sử dụng đất nông nghiệp được hiệu quả thì một trong
những cách thức là phải mở rộng quyền được giao dịch cho người sử dụng đất. Do
đó mà Nhà nước đã giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia
đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp và trao cho họ quyền được thực hiện
các giao dịch quyền sử dụng đất, được cho thuê quyền sử dụng đất đã tạo thuận lợi
cho việc dịch chuyển đất nông nghiệp được đến với đúng chủ thể có nhu cầu khai
thác, sử dụng để tăng hiệu suất sử dụng, hạn chế sự bỏ hoang ruộng đất. Hộ gia
đình, cá nhân được giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất được chuyển
quyền sử dụng đất nên các chủ thể khác khi nhận chuyển nhượng thì cũng được cho
thuê quyền sử dụng đất như hộ gia đình, cá nhân.
Trường hợp còn lại đó là tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất thu tiền
thuê đất hàng năm để xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế được cho các chủ thể khác thuê lại
quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng với hình thức trả tiền thuê hàng năm16
. Đây là
một ưu đãi tài chính đối với chủ thể kinh doanh là doanh nghiệp phát triển hạ tầng
nhằm khuyến khích đầu tư vào hoạt động này. Hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng
các khu này là một hoạt động cần lượng vốn đầu tư rất lớn nên khó có thể thuê đất
trả tiền thuê một lần để được thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất nên đa số
các doanh nghiệp này đều sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm. Do đó, nếu các doanh
nghiệp này chỉ có quyền như đối với các chủ thể sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm
khác, không được cho thuê quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì họ sẽ
rất khó khăn trong việc thu hồi lại vốn. Hơn nữa, xuất phát từ mục đích của hoạt
động này là xây dựng kết cấu hạ tầng để kinh doanh hạ tầng đó nên việc mở rộng
quyền như vậy có ý nghĩa rất lớn đối với họ. Trong điều kiện không được thực hiện
các giao dịch khác, đặc biệt là chuyển nhượng thì việc cho thuê quyền sử dụng đất
16
Khoản 2 Điều 149 Luật Đất đai 2013.
17
cùng với hạ tầng đã giúp họ thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo
hơn về việc thu hồi vốn. Tuy nhiên, pháp luật chỉ cho phép các doanh nghiệp này
được cho thuê quyền sử dụng đất với hình thức trả tiền thuê hàng năm mà thôi. Xuất
từ nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp phát triển hạ tầng đối với nhà nước là trả
tiền thuê đất hàng năm vì vậy mà những năm sau, doanh nghiệp chưa trả tiền thuê
nên chỉ có thể cho thuê quyền sử dụng đất thuê nhận tiền thuê hàng năm mà thôi.
Với lại, việc chỉ cho phép doanh nghiệp cho thuê theo hình thức trả tiền hằng năm
cũng đảm bảo hơn về tài chính cho nghĩa vụ trả tiền thuê đất cho Nhà nước của
doanh nghiệp. Nhưng nếu xét về phương diện của doanh nghiệp thì cũng làm hạn
chế việc tận dụng nguồn vốn dài hạn từ hoạt động cho thuê này.
1.2.2. Chủ thể có quyền cho thuê quyền sử dụng đất
Cho thuê quyền sử dụng đất là một quyền năng của người sử dụng đất. Người
sử dụng đất là người được chủ sở hữu đất đai là Nhà nước trao quyền sử dụng đất.
Người sử dụng đất có quyền sử dụng đất được khai thác công dụng từ đất, hưởng
hoa lợi, lợi tức trên đất và được phép thực hiện các giao dịch đối với quyền năng đó
theo quy định của pháp luật. Để trở thành người sử dụng đất thì các chủ thể phải xác
lập quyền sử dụng đất theo các căn cứ mà Nhà nước đưa ra. Pháp luật đất đai quy
định các căn cứ xác lập quyền sử dụng đất gồm: được Nhà nước giao đất, cho thuê
đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển
nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay, Nhà nước phân phối đất
đai với thời hạn khá dài, cùng với chủ trương phát triển thị trường quyền sử dụng
đất bằng việc hạn chế thu hồi đất của chủ thể này để trao cho chủ thể khác. Do đó
các chủ thể muốn có quyền sử dụng đất thì chủ yếu sẽ phải thông qua các giao dịch
quyền sử dụng đất trên thị trường.
Căn cứ vào các đặc điểm vốn có của người sử dụng đất và nhu cầu cần phân
định quyền, nghĩa vụ cho từng chủ thể, Luật Đất đai 2013 phân loại người sử dụng
đất thành: hộ gia đình, cá nhân trong nước; cộng đồng dân cư; cơ sở tôn giáo; tổ
chức nước ngoài có chức năng ngoài giao; người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc phân loại người sử dụng đất kéo theo
sự phân định về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất ứng với mỗi loại chủ thể. Mặc dù
pháp luật quy định mỗi nhóm chủ thể sử dụng đất có những quyền năng khác nhau,
quy định ở những điều luật khác nhau tạo nên sự so sánh, đối chiếu dẫn đến có sự
bất bình đẳng trong sử dụng đất. Tuy nhiên, việc phân loại như trên là cần thiết, một
mặt nó giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận và hiểu các quy định về quyền của người sử
dụng đất, mặt khác đây cũng là cách thức để Nhà nước thực hiện các chính sách về
18
đất đai theo hướng khuyến khích, ưu tiên chủ thể nào, hạn chế chủ thể nào trong sử
dụng đất cho phù hợp với những chiến lược xây dựng và phát triển đất nước ở từng
thời kì. Mỗi loại chủ thể sử dụng đất, với những đặc điểm khác nhau, mục đích sử
dụng đất khác nhau cũng sẽ xác lập quyền sử dụng đất theo căn cứ khác nhau và
quyền, nghĩa vụ sử dụng đất của họ cũng có những điểm khác biệt.
Tuy có nhiều chủ thể sử dụng đất là vậy nhưng không phải chủ thể nào cũng có
quyền cho thuê quyền sử dụng đất mà chỉ có các chủ thể đáp ứng các điều kiện mà
pháp luật quy định mà thôi, bao gồm:
1.2.2.1. Hộ gia đình, cá nhân
Hộ gia đình, cá nhân là hai chủ thể sử dụng đất phổ biến nhất bởi tính đa dạng
về số lượng và hình thức xác lập quyền sử dụng đất. Hộ gia đình sử dụng đất theo
Luật Đất đai 2013 là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng
theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền
sử dụng đất chung vào thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận
quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất17
. Như vậy, trước hết các thành
viên trong hộ gia đình phải có một trong các quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi
dưỡng và các quan hệ này phải được xác lập theo đúng căn cứ, trình tự thủ tục mà
pháp luật về hôn nhân, gia đình. Thứ hai, quyền sử dụng đất họ có được là trong lúc
sống chung do được Nhà nước giao, cho thuê, cộng nhận quyền sử dụng đất; nhận
chuyển quyền sử dụng đất từ chủ thể khác. Số lượng thành viên hộ gia đình là một
yếu tố động phụ thuộc vào quá trình sinh, ly, tử, biệt, tách, nhập thành viên. Do đó
mà việc xác định thành viên của hộ gia đình phải xác định vào thời điểm hộ gia đình
xác lập quyền sử dụng đất và được cấp Giấy chứng nhận. Thứ ba, khi tham gia giao
dịch quyền sử dụng đất, hộ gia đình tham gia với tư cách hộ gia đình – một tập thể -
chứ không phải tư cách của cá nhân thành viên trong hộ và thực hiện quyền thông
qua người đại diện, thông thường là chủ hộ. Còn cá nhân, tuy Luật không nói rõ
nhưng cần phải hiểu, cá nhân sử dụng đất là cá nhân trong nước, có quốc tịch Việt
nam và không cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài, có quyền sử dụng đất hợp
pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Theo quy định, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được
chia thành hai loại là trực tiếp sản xuất nông nghiệp và không trực tiếp sản xuất
nông nghiệp căn cứ vào nguồn gốc thu nhập của họ. Nếu hộ gia đình sử dụng đất
mà có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó thì được xem là
trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Việc phân định như vậy là để xác định hình thức sử
dụng đất nông nghiệp của họ thuộc trường hợp được Nhà nước giao không thu tiền
17
Khoản 29, Điều 3 Luật Đất đai 2013.
19
sử dụng đất hay không, một sự ưu đãi lớn mà Nhà nước dành riêng cho chủ thể là cá
nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau thì được
cho thuê quyền sử dụng đất:
Thứ nhất, được Nhà nước giao đất, kể cả có và không thu tiền sử dụng đất, cho
thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê.
Thứ hai, nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển đổi, chuyển
nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất.
Thứ ba, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.
Thứ tư, thuê quyền sử dụng đất từ doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mà tiền
thuê được trả một lần cho cả thời gian thuê.
Thứ năm, đất được chuyển mục đích từ loại đất không thu tiền sử dụng đất sang
loại đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian
thuê.
1.2.2.2. Tổ chức kinh tế
Tổ chức kinh tế cũng là một chủ thể sử dụng đất phổ biến sau hộ gia đình, cá
nhân. Sự tham gia của chủ thể này làm cho thị trường quyền sử dụng đất trở nên sôi
động hơn bởi tính chất thương mại của nó. Tuy nhiên cần hiểu chính xác tổ chức
kinh tế gồm cụ thể các chủ thể nào bởi có sự khác biệt giữa quy định của pháp luật
đất đai và pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp. Theo quy định tại khoản 16 Điều 3
Luật Đầu tư 2014 thì tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo
quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Mặt khác, Luật Đầu
tư 2014 cũng quy định tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế
có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông18
. Còn Luật Doanh nghiệp
2014 thì quy định doanh nghiệp Việt nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc
đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam19
. Như
vậy cả pháp luật về đầu tư và pháp luật về doanh nghiệp đều thừa nhận doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp Việt Nam, là tổ chức kinh tế.
Trong khi đó, Luật Đất đai 2013 quy định rằng tổ chức kinh tế bao gồm doanh
nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân
sự, trừ doanh nhiệp có vốn đầu tư nước ngoài20
. Do đó tổ chức kinh tế với tư cách là
chủ thể sử dụng đất, sẽ không bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sự
18
Khoản 17 Điều 3 Luật Đầu tư 2014.
19
Khoản 9 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014.
20
Khoản 27 Điều 3 Luật Đất đai 2013.
20
khác nhau giữa quy định của pháp luật như vậy được hiểu là do nhu cầu cần phân
hóa quyền, nghĩa vụ cho từng loại chủ thể để có thể ưu tiên cho những thành phần
kinh tế nhất định, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở tài sản
của Nhà nước, nhất là việc bảo hộ các doanh nghiệp của Việt Nam21
. Cho nên khi
nói đến tổ chức kinh tế sử dụng đất thì phải khẳng định là không bao gồm doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tổ chức kinh tế sử dụng đất thuộc các trường hợp sau thì được cho thuê quyền
sử dụng đất:
Thứ nhất, xác lập quyền sử dụng đất thông qua được Nhà nước giao đất có thu
tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê.
Thứ hai, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc được Nhà nước
giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê một lần mà tiền đã trả không
có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước
Thứ ba, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp có nguồn gốc
được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất và không chuyển mục đích sử dụng
đất. Pháp luật cho phép hộ gia đình, cá nhân được chuyển nhượng quyền sử dụng
đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng
cho tổ chức kinh tế do được Nhà nước giao không thu tiền. Nên khi tổ chức kinh tế
nhận chuyển quyền cũng có quyền được cho thuê như hộ gia đình, cá nhân. Đây là
một ưu đãi chỉ dành cho đất nông nghiệp nên nếu muốn có quyền cho thuê quyền sử
dụng đất thì không được chuyển mục đích sử dụng đất.
Thứ ba, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế khác có
nguồn gốc do được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê
một lần, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; nhận góp vốn của hộ gia đình, cá
nhân mà quyền sử dụng đất không có nguồn gốc được Nhà nước cho thuê trả tiền
thuê hàng năm.
Thứ tư, được cơ quan nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ loại
đất không thu tiền sử dụng đất sang đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền
thuê một lần.
Thứ năm, thuê quyền sử dụng đất của doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Thứ sáu, tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm để
đầu tư thực hiện dự án phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu
chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
21
Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh, tlđd (6), tr.55, 56.
21
1.2.2.3. Tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính
Tổ chức sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập, có chức năng thực hiện
các hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật22
. Dựa theo năng lực tài
chính mà tổ chức sự nghiệp công lập chia thành hai dạng là đã tự chủ tài chính và
chưa tự chủ tài chính. Đối với tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ về tài chính
thì sử dụng đất dưới hình thức được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất nên
không được thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất này. Còn tổ
chức sự nghiệp công lập đã tự chủ về mặt tài chính thì sử dụng đất dưới hình thức
được Nhà nước cho thuê đất. Nếu họ trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê
bằng chính nguồn tài chính mà họ có được từ hoạt động của mình chứ không phải
tiền từ ngân sách nhà nước thì họ sẽ có quyền cho thuê quyền sử dụng đất.
1.2.2.4. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất được xác định theo quy
định của pháp luật về quốc tịch. Theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam năm
2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công
dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Người
gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được hiểu là người Việt Nam đã từng có quốc
tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết
thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài23
. Như vậy
pháp luật đất đai sử dụng các khái niệm trong pháp luật về quốc tịch để giải thích về
người Việt Nam định cư ở nước ngoài với tư cách là một chủ thể sử dụng đất, nhằm
thống nhất áp dụng pháp luật. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất
tại Việt Nam sẽ trở thành chủ thể của quan hệ đất đai và chịu sự điều chỉnh của Luật
Đất đai trong việc sử dụng đất24
.
Với chính sách khuyến khích kiều bào Việt Nam ở nước ngoài về đầu tư tại
Việt Nam, pháp luật đất đai đã có nhiều ưu đãi trong việc tiếp cận quyền sử dụng
đất của họ, kể cả đất ở và đất để đầu tư sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào loại đất sử
dụng mà người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phân thành hai nhóm. Thứ
nhất là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền
sử dụng đất ở tại Việt Nam. Đối với trường hợp này thì chủ thể sử dụng đất chính là
cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài đó, cũng chính cá nhân này sẽ đứng
tên trên Giấy chứng nhận, thực hiện quyền và nghĩa vụ trực tiếp với Nhà nước. Thứ
22
Khoản 27 Điều 3 Luật Đất đai 2013.
23
Khoản 3, 4 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014).
24
Đặng Thị Ngọc Hạnh (2010), Địa vị pháp lý của người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất ở Việt
Nam, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 2.
22
hai là người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất để đầu tư sản xuất kinh
doanh tại Việt Nam. Khi thực hiện dự án đầu tư thì người Việt Nam định cư ở nước
ngoài phải thành lập nên tổ chức kinh tế là pháp nhân. Chính pháp nhân này mới là
chủ thể trực tiếp khai thác, sử dụng đất, đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và là người sử dụng đất25
. Tuy nhiên, về hình thức pháp lý thì chủ thể sử
dụng đất trong trường hợp này vẫn là tư cách người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, vẫn có các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật đất đai quy định cho người Việt
Nam định cư ở nước ngoài tại các Điều 183, 185, 186 Luật Đất đai 2013.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở gắn liền với đất ở thì việc
xác lập quyền sử dụng đất của họ thông qua việc mua, thuê mua nhà ở thương mại
của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận
thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển quyền sử dụng đất ở trong dự
án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng
nhà ở theo quy định của pháp luật. Nhà ở là công trình xây dựng gắn liền với đất ở
nên việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở thì cũng đồng thời xác
lập quyền sử dụng đất ở cho mình. Trường hợp này họ được cho thuê nhà ở trong
thời gian không sử dụng.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về Việt Nam thực hiện dự án đầu tư thì
được cho thuê quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, đất do được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả
tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê.
Thứ hai, thuê quyền sử dụng đất của doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mà trả tiền
thuê một lần cho cả thời gian thuê.
Thứ ba, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Thứ tư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất trả
tiền thuê hàng năm để thực hiện dự án phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
1.2.2.5. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Như đã nói, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù được thành lập và
hoạt động theo pháp luật Việt Nam, có trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam nhưng theo
pháp luật đất đai, tư cách của họ không được xem là tổ chức kinh tế trong nước mà
được quy định thành một chủ thể sử dụng đất riêng biệt với các quyền năng cụ thể.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có các hình thức là: doanh nghiệp 100%
25
Xem điểm e, khoản 1 Điều 5 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
23
vốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp liên doanh; doanh nghiệp Việt Nam mà nhà
đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về
đầu tư26
. Việc xác định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài không chỉ căn cứ vào hình thức sử dụng đất, mục đích sử dụng đất mà còn
căn cứ vào hình thức doanh nghiệp và tỉ lệ cổ phần chi phối.Trường hợp doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hình thành do nhận chuyển nhượng cổ phần mà
bên Việt Nam chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối thì việc cho thuê quyền sử dụng đất
được thực hiện như tổ chức kinh tế. Khi thuộc một trong các trường hợp sau thì
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép cho thuê quyền sử dụng đất:
Thứ nhất, đất do được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả
tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê.
Thứ hai, thuê quyền sử dụng đất của doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mà trả tiền
thuê một lần cho cả thời gian thuê.
Thứ ba, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển
nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng dự án đầu tư
có sử dụng đất.
Thứ tư, doanh nghiệp liên doanh nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ
chức kinh tế do được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền
thuê một lần, nhận chuyển nhượng mà không phải là đất thuê của Nhà nước trả tiền
thuê hàng năm; nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư
ở nước ngoài được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả
tiền thuê một lần góp vốn với tư cách là tổ chức kinh tế trong nước.
Thứ năm, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất
trả tiền thuê hàng năm để thực hiện dự án phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
1.2.2.6. Cá nhân nước ngoài
Theo Luật Đất đai 2013 thì cá nhân nước ngoài không phải là chủ thể sử dụng
đất. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Nhà ở 2014 thì cá nhân nước ngoài nếu đáp
ứng các điều kiện thì được sở hữu nhà ở gắn liền với đất ở tại Việt Nam. Người
nước ngoài là công dân nước ngoài và người không có quốc tịch, trừ người gốc Việt
Nam27
. Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam, không thuộc diện
được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự thì được sở hữu nhà ở tại
Việt Nam thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở
thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng
26
Khoản 7 Điều 5 Luật Đất đai 2013.
27
Khoản 5 Điều 3 Luật Quốc tịch 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014.
24
nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ28
. Do
được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nên họ được quyền cho thuê nhà ở đó khi không sử
dụng. Trước khi cho thuê, cá nhân nước ngoài phải có văn bản thông báo về việc
cho thuê nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở theo quy định của
Bộ trưởng Bộ xây dựng và phải nộp thuế từ hoạt động cho thuê này. Việc thanh
toán tiền thuê nhà phải thông qua tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam29
.
1.2.3. Cho thuê tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền thuê hàng năm
Đất đai và tài sản gắn liền với đất thuộc hai chế độ sở hữu khác nhau. Một cái
là thuộc sở hữu Nhà nước còn cái kia thì lại thuộc sở hữu tư nhân. Trong quá trình
sử dụng đất, người sử dụng đất bỏ công sức, tiền bạc của chính mình ra để tạo lập
nên các tài sản gắn liền với đất, ví dụ như các công trình xây dựng trên đất, cây lâu
năm…tạo nên một khối tài sản thống nhất. Nếu như đất đai - một tài nguyên thiên
nhiên thuộc sở hữu của Nhà nước thì tài sản gắn liền với đất – tư bản của người sử
dụng đất phải thuộc sở hữu của họ. Do đó mà người sử dụng đất có cả ba quyền
chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, là tài sản gắn
liền với đất không thể tách rời nên khi người sử dụng đất thực hiện quyền sở hữu
của mình đối với tài sản gắn liền với đất cũng sẽ chịu sự chi phối của quyền sử dụng
đất. Khi người sử dụng đất cho thuê tài sản gắn liền với đất thì đồng thời cũng phải
chuyển giao cả quyền sử dụng đất, tức là giống như cho thuê quyền sử dụng đất
đồng thời cho thuê luôn tài sản gắn liền với đất. Vậy nên việc cho thuê này cũng
phải chịu sự chi phối từ ý chí của chủ sở hữu đất đai là Nhà nước. Đối với những
trường hợp được phép cho thuê quyền sử dụng đất thì đương nhiên, người sử dụng
đất cũng được phép cho thuê luôn tài sản gắn liền với đất. Còn đối với quyền sử
dụng đất thuê trả tiền thuê hàng năm thì theo quy định tại Điều 175, khoản 2 Điều
179, khoản 2 Điều 183 Luật Đất đai 2013 thì các chủ thể được cho thuê tài sản
thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trả tiền thuê hàng năm gồm hai trường
hợp: một là hộ gia đình, cá nhân; hai là tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư xây
dựng nhà ở để cho thuê. Ngoài hai trường hợp này thì người sử dụng đất không
được cho thuê tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền thuê hàng năm.
28
Khoản 2 Điều 159, khoản 3 Điều 160 Luật Nhà ở 2014.
29
Khoản 2 Điều 162 Luật Nhà ở 2014.
25
1.2.4. Chủ thể được thuê quyền sử dụng đất
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân cho thuê quyền sử dụng đất:
Khi hộ gia đình, cá nhân cho thuê quyền sử dụng đất thì chỉ được cho tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê đất mà thôi30
.
Do đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được phép thuê quyền sử
dụng đất của hộ gia đình, cá nhân. Như đã nói thì hộ gia đình, cá nhân là hai chủ thể
sử dụng đất phổ biến nhất. Họ là chủ sở hữu của đa số quyền sử dụng đất. Việc
không cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê quyền sử dụng đất của
hộ gia đình cá nhân có lẽ xuất phát từ chỗ muốn hạn chế sự tích tụ, tập trung đất đai.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là chủ thể có tiềm lực tài chính lớn nên nếu
được thuê quyền sử dụng đất từ hộ gia đình, cá nhân sẽ dễ dẫn đến tình trạng người
dân thấy lợi ích trước mắt là khoản tiền cho thuê nên cho thuê đất và sẽ không còn
đất để canh tác, mất đất.
Trường hợp tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài cho thuê quyền sử dụng đất:
Khi quy định về quyền của tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cho thuê quyền sử dụng đất, Luật Đất
đai 2013 chỉ quy định rằng họ được cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản
thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất mà không nói rõ cho ai thuê. Từ điều này ta
hiểu rằng, họ có thể cho bất kì ai thuê quyền sử dụng đất miễn sao việc sử dụng đất
vẫn đảm bảo tuân theo các nghĩa vụ mà pháp luật đề ra cho người sử dụng đất. Đây
đều là các chủ thể kinh doanh sử dụng đất có mục tiêu lợi nhuận nên việc cho ai
thuê quyền sử dụng đất, khi nào thì cho thuê đều nằm trong chiến lược kinh doanh
của họ nên để họ được tự do lựa chọn đối tác là hoàn toàn hợp lý. Như vậy, việc
cho thuê quyền sử dụng đất của tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị giới hạn về chủ thể thuê như hộ
gia đình, cá nhân. Họ được tự do lựa chọn bên thuê để ký kết hợp đồng cho thuê
quyền sử dụng đất.
1.2.5. Điều kiện để thực hiện cho thuê quyền sử dụng đất
1.2.5.1 Điều kiện chung
Thứ nhất, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. Quy định này là cần thiết để
tọa nên tính an toàn trong giao dịch quyền sử dụng đất và tính ổn định của thị
trường bất động sản. Quyền sử dụng đất là bất động sản nên quyền sở hữu quyền sử
30
Điểm d khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013.
26
dụng đất phải được đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận là
chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở,
tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất31
. Khi đã có sự chứng nhận
về quyền sử dụng đất đã trao cho người sử dụng đất từ chủ sở hữu, chủ thể quản lý
đất đai là Nhà nước thì sẽ tạo nên sự an tâm, tin tưởng lẫn nhau giữa các bên chủ thể
làm cho giao dịch được diễn ra suôn sẻ. Từ Giấy chứng nhận có thể biết được các
thông tin cần thiết về người sử dụng đất, vị trí thửa đất, hiện trạng đất để xác định
đúng tư cách bên cho thuê. Hơn nữa, Giấy chứng nhận còn có ý nghĩa trong việc
xác định chủ thể thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước và đặc biệt có ý nghĩa trong
việc giải quyết các tranh chấp đất đai. Từ khi có pháp luật đất đai đến nay đã trải
qua nhiều lần thay đổi, tương ứng với đó thì Giấy chứng nhận cũng thay đổi theo.
Bởi vậy nên hiện nay có nhiều loại Giấy chứng nhận khác nhau cùng ghi nhận về
quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Như vậy, việc pháp luật quy định điều
kiện có Giấy chứng nhận là có loại giấy nào? Theo như quy định tại khoản 2 Điều
97 Luật Đất đai 2013 thì các loại giấy chứng nhận đáp ứng điều kiện này gồm: Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
được cấp sau ngày 10/12/2009; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở; Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy
định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày
10/12/2009. Khi có một trong các giấy tờ trên thì người sử dụng đất đã đáp ứng
được một điều kiện để thực hiện cho thuê quyền sử dụng đất.
Thứ hai, đất không có tranh chấp. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền,
nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai32
.Khi
quy định đất có tranh chấp không được thực hiện giao dịch quyền sử dụng đất nói
chung, cho thuê quyền sử dụng đất nói riêng thì phải hiểu rằng, “về mặt pháp lý
Nhà nước vẫn chưa thể khẳng định ai là người sử dụng hợp pháp đất đối với diện
tích đất đang tranh chấp, dù cho Giấy chứng nhận đối với đất này đã được cấp cho
một chủ thể nào đó”33
. Khi chủ sở hữu quyền sử dụng đất chưa được xác định rõ thì
tất nhiên cũng chưa thể xác định được chủ thể có quyền cho thuê quyền sử dụng đất
và vì thế không được cho thuê là điều hợp lý. Tuy Luật Đất đai 2013 chưa quy định
thời điểm phát sinh tranh chấp nhưng trên thực tế, cơ quan nhà nước thường lấy thời
31
Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013.
32
Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013.
33
Lưu Quốc Thái, tlđd (3), tr. 155.
27
điểm nộp đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã làm
thời điểm phát sinh tranh chấp đất đai.
Thứ ba, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án. Kê biên
tài sản là biện pháp cưỡng chế thi hành án mang tính quyền lực Nhà nước áp dụng
với người phải thi hành án có nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật mà không tự nguyện thi hành khi có điều kiện. Quyền sử dụng đất là một
loại tài sản có giá trị tương đối lớn, do đó mà việc kê biên quyền sử dụng đất để thi
hành án khá phổ biến. Quyền sử dụng đất đang bị kê biên thì không được cho thuê
bởi xuất phát từ mục đích của việc kê biên là để bảo đảm thi hành án. Người sử
dụng đất trong trường hợp này đang có nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định nên
quyền sử dụng đất đã trở thành tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của người sử
dụng đất. Vì thế, người sử dụng đất bị hạn chế quyền được giao dịch quyền sử dụng
đất.
Cuối cùng, quyền sử dụng đất phải đang trong thời hạn sử dụng đất. Tùy thuộc
vào các loại đất khác nhau mà người sử dụng đất được quyền sử dụng đất ổn định
lâu dài hay có thời hạn. Nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 125 Luật Đất
đai 2013 thì người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài. Ngoài các trường
hợp này, người sử dụng đất sẽ sử dụng đất trong một thời hạn nhất định. Thời hạn
sử dụng đất là khoảng thời gian mà người sử dụng đất sở hữu quyền sử dụng đất,
trong khoảng thời gian này thì người sử dụng đất mới đáp ứng được điều kiện về
chủ thể bên cho thuê. Hết thời hạn này, nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất, người sử
dụng đất không còn tư cách chủ thể sử dụng đất nữa, không còn các quyền và nghĩa
vụ mà Nhà nước đã trao nên việc đặt ra điều kiện này là hợp lý. Cho thuê quyền sử
dụng đất luôn được xác định thời hạn thuê. Thời hạn thuê này không dài hơn thời
hạn sử dụng đất còn lại của bên cho thuê. Như vậy, điều kiện này chỉ đặt ra cho loại
đất được sử dụng có thời hạn mà không áp dụng đối với đất sử dụng ổn định lâu dài.
Bốn điều kiện như trên là bốn điều kiện cơ bản đầu tiên mà người sử dụng đất
phải có để có thể thực hiện giao dịch quyền sử dụng đất. Tùy vào từng loại chủ thể
sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, hình thức sử dụng đất và loại giao dịch muốn
thực hiện thì còn có những điều kiện riêng khác nữa. Khi đáp ứng được cả những
điều kiện riêng này nữa thì giao dịch quyền sử dụng đất mới hợp pháp. Do đó cho
thuê quyền sử dụng đất cũng có những điều kiện riêng khác cần phải đáp ứng khi
thực hiện quyền.
1.2.5.2 Điều kiện riêng
Đối với trường hợp tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử
dụng đất để đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi sử dụng đất mà có
Đề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAY
Đề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAY
Đề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAY
Đề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAY
Đề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAY
Đề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAY
Đề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAY
Đề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAY
Đề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAY
Đề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAY
Đề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAY
Đề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAY
Đề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAY
Đề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAY
Đề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAY
Đề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAY
Đề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAY
Đề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAY
Đề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAY
Đề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAY
Đề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAY
Đề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAY
Đề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAY
Đề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAY
Đề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAY

More Related Content

What's hot

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đấ...
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đấ...Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đấ...
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đấ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOTĐề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đìnhLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật, 9đ
Công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật, 9đCông chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật, 9đ
Công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật, 9đ
 
Luận văn: Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo luật dân sự, HOT
Luận văn: Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo luật dân sự, HOTLuận văn: Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo luật dân sự, HOT
Luận văn: Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo luật dân sự, HOT
 
Đề tài: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở theo pháp luật, HAY
Đề tài: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở theo pháp luật, HAYĐề tài: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở theo pháp luật, HAY
Đề tài: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOT
 
Luận văn: Công chứng, chứng thực các giao dịch về đất đai, HAY
Luận văn: Công chứng, chứng thực các giao dịch về đất đai, HAYLuận văn: Công chứng, chứng thực các giao dịch về đất đai, HAY
Luận văn: Công chứng, chứng thực các giao dịch về đất đai, HAY
 
Luận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAY
Luận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAYLuận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAY
Luận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAY
 
Luận văn: Pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng, HOT
Luận văn: Pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng, HOTLuận văn: Pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng, HOT
Luận văn: Pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng, HOT
 
Luận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hônLuận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn
 
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đấ...
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đấ...Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đấ...
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đấ...
 
Luận văn: Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất, HAY
Luận văn: Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất, HAYLuận văn: Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất, HAY
Luận văn: Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất, HAY
 
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOTĐề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
 
Luận văn: Thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội Luận văn: Thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội
 
Luận văn: Pháp luật về quyền sử dụng đất nông nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về quyền sử dụng đất nông nghiệp, HAYLuận văn: Pháp luật về quyền sử dụng đất nông nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về quyền sử dụng đất nông nghiệp, HAY
 
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt NamLuận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
 
Đề tài: Thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, HOT
Đề tài: Thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, HOTĐề tài: Thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, HOT
Đề tài: Thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, HOT
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
Luận văn thạc sĩ:  Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOTLuận văn thạc sĩ:  Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
 

Similar to Đề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAY

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất- Một số vấn đề lý luận và thực tiễnHợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất- Một số vấn đề lý luận và thực tiễnluanvantrust
 
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật dân sự V...
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật dân sự V...Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật dân sự V...
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật dân sự V...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
 Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất- Một số vấn đề lý luận và thực tiễnanh hieu
 
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất- Một số vấn đề lý luận và thực tiễnHợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất- Một số vấn đề lý luận và thực tiễnDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất - Một số vấn đề lý luận và thực...
Luận văn: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất - Một số vấn đề lý luận và thực...Luận văn: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất - Một số vấn đề lý luận và thực...
Luận văn: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất - Một số vấn đề lý luận và thực...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013
Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013
Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013hieu anh
 
Pháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, Nguyễn Khánh Ly.pdf
Pháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, Nguyễn Khánh Ly.pdfPháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, Nguyễn Khánh Ly.pdf
Pháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, Nguyễn Khánh Ly.pdfMan_Ebook
 
Khóa luận Pháp luật về thuê đất ở việt nam hiện nay - sdt/ ZALO 09345 49 728
Khóa luận Pháp luật về thuê đất ở việt nam hiện nay - sdt/ ZALO 09345 49 728Khóa luận Pháp luật về thuê đất ở việt nam hiện nay - sdt/ ZALO 09345 49 728
Khóa luận Pháp luật về thuê đất ở việt nam hiện nay - sdt/ ZALO 09345 49 728Thư viện Tài liệu mẫu
 

Similar to Đề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAY (20)

Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Theo Quy Định Của Pháp Lu...
Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Theo Quy Định Của Pháp Lu...Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Theo Quy Định Của Pháp Lu...
Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Theo Quy Định Của Pháp Lu...
 
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất- Một số vấn đề lý luận và thực tiễnHợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật dân sự V...
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật dân sự V...Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật dân sự V...
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật dân sự V...
 
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
 Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất- Một số vấn đề lý luận và thực tiễnHợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất - Một số vấn đề lý luận và thực...
Luận văn: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất - Một số vấn đề lý luận và thực...Luận văn: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất - Một số vấn đề lý luận và thực...
Luận văn: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất - Một số vấn đề lý luận và thực...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013.docLuận Văn Thạc Sĩ Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013.doc
 
Luận văn: Điều kiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Điều kiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Điều kiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Điều kiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, HOT
 
Hoàn thiện những quy định pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.doc
Hoàn thiện những quy định pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docHoàn thiện những quy định pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.doc
Hoàn thiện những quy định pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.doc
 
Luận văn Chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn Chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam.docLuận văn Chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn Chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam.doc
 
Luận văn: Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, HAY, HOT
Luận văn: Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, HAY, HOTLuận văn: Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, HAY, HOT
Luận văn: Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, HAY, HOT
 
Bài mẫu Luận văn: Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn: Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Thực hiện dự án đầu tư theo pháp luật tại Quảng Nam
Luận văn: Thực hiện dự án đầu tư theo pháp luật tại Quảng NamLuận văn: Thực hiện dự án đầu tư theo pháp luật tại Quảng Nam
Luận văn: Thực hiện dự án đầu tư theo pháp luật tại Quảng Nam
 
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docxĐề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
 
Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013
Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013
Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013
 
Luận án: Pháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Pháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận án: Pháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Pháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Luận án: Pháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Pháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận án: Pháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Pháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Pháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, Nguyễn Khánh Ly.pdf
Pháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, Nguyễn Khánh Ly.pdfPháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, Nguyễn Khánh Ly.pdf
Pháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, Nguyễn Khánh Ly.pdf
 
Khóa luận Pháp luật về thuê đất ở việt nam hiện nay - sdt/ ZALO 09345 49 728
Khóa luận Pháp luật về thuê đất ở việt nam hiện nay - sdt/ ZALO 09345 49 728Khóa luận Pháp luật về thuê đất ở việt nam hiện nay - sdt/ ZALO 09345 49 728
Khóa luận Pháp luật về thuê đất ở việt nam hiện nay - sdt/ ZALO 09345 49 728
 
Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân
Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhânHợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân
Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Đề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI ------------***----------- LỮ NGỌC HÀ PHÁP LUẬT VỀ CHO THUÊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT PHÁP LUẬT VỀ CHO THUÊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN SINH VIÊN THỰC HIỆN: LỮ NGỌC HÀ KHÓA: 37 MSSV: 1253801011574 GV HƯỚNG DẪN: Ths HOÀNG THỊ BIÊN THÙY TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Luật học Hoàng Thị Biên Thùy, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Sinh viên Lữ Ngọc Hà
  • 4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ CHO THUÊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT................................................................................................................5 1.1. Khái niệm, đặc điểm của cho thuê quyền sử dụng đất .....................................5 1.1.1. Giao dịch quyền sử dụng đất......................................................................5 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của cho thuê quyền sử dụng đất...........................9 1.1.3. Phân biệt cho thuê quyền sử dụng đất với một số khái niệm khác ..........12 1.1.4. Ý nghĩa của cho thuê quyền sử dụng đất .................................................14 1.2. Quy định của pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất .................................15 1.2.1. Cơ sở xác định chủ thể có quyền cho thuê quyền sử dụng đất ................15 1.2.2. Chủ thể có quyền cho thuê quyền sử dụng đất.........................................17 1.2.3. Cho thuê tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền thuê hàng năm .................24 1.2.4. Chủ thể được thuê quyền sử dụng đất......................................................25 1.2.5. Điều kiện để thực hiện cho thuê quyền sử dụng đất ................................25 1.2.6. Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất.....................................................28 1.2.7. Trình tự, thủ tục cho thuê quyền sử dụng đất...........................................30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:...................................................................................31 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHO THUÊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN. ..........................................................32 2.1. Về quyền sử dụng đất được phép cho thuê.....................................................32 2.2.1. Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền thuê hàng năm không được phép cho thuê .................................................................................32 2.1.2 Thực hiện quyền cho thuê quyền sử dụng đất...........................................38 2.2. Về điều kiện để thực hiện cho thuê quyền sử dụng đất..................................41 2.3. Về chủ thể được thuê quyền sử dụng đất........................................................45 2.4. Về trình tự, thủ tục thực hiện cho thuê quyền sử dụng đất.............................46
  • 5. 2.4.1. Về việc công chứng, chứng thực hợp đồng..............................................46 2.4.2. Về việc đăng ký khi thực hiện cho thuê quyền sử dụng đất.....................47 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:...................................................................................48 PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................................49
  • 6. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ xa xưa cho đến bây giờ, đất đai luôn được xem trọng không chỉ về mặt kinh tế, sản xuất mà còn cả về mặt tinh thần của nhân dân ta. Nước ta, với lịch sử phát triển đi lên từ những làng xã, lũy tre, cánh đồng với nền kinh tế nông nghiệp gắn liền với ruộng đất, trải qua bao nhiêu năm xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đã dần chuyển mình thành một nước với nền kinh tế hàng hóa, thị trường đang dần cởi mở và hội nhập. Chính vì thế mà nhu cầu về đất, đặc biệt là đất để đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp ngày càng lớn. Tuy nhiên, đất đai là hữu hạn, thậm chí còn ngày càng bị thu hẹp do sự biến đổi khí hậu cùng với hiện tượng băng tan đã làm cho nhiều vùng đất bị nhấn chìm xuống biển. Do đó, việc chủ thể này xác lập được cho mình quyền sử dụng đất cũng sẽ đồng thời làm hạn chế đi cơ hội được sử dụng đất của người khác. Cũng bởi lẽ đó mà ngày nay, không chỉ là “tấc vàng” nữa mà đất đai còn có giá trị hơn cả vàng. Tình hình này đã buộc Nhà nước cũng như nhân dân ta phải làm sao để sử dụng đất một cách hợp lý, hiệu quả. Để thể chế hóa các phương thức sử dụng đất hiệu quả thì pháp luật là một công cụ hữu hiệu. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật đất đai sẽ góp phần to lớn trong hoạt động quản lý và sử dụng đất hợp lý, đặc biệt là chế định quyền của người sử dụng đất. Hầu hết đất đai đều do các chủ thể sử dụng đất khai thác và nắm giữ quyền sử dụng nên hiện nay, nếu muốn xác lập quyền sử dụng đất cho mình thì chủ yếu là từ người sử dụng đất thông qua các giao dịch dân sự chứ khó có được trực tiếp từ phía Nhà nước. Pháp luật quy định cho người sử dụng đất được phép giao dịch quyền sử dụng đất với nhiều hình thức khác nhau như chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn. Là một hình thức giao dịch, cho thuê quyền sử dụng đất góp phần san sẻ quyền được khai thác công dụng của đất, một tặng vật của tự nhiên, một tư liệu sản xuất và tiêu dùng không thể thay thế. Cho thuê quyền sử dụng đất là một hình thức giao dịch tuy có vẻ đơn giản nhưng cũng khá đặc biệt so với các hình thức khác. Và thực tế việc nghiên cứu cũng như thực thi quyền này của người sử dụng có vẻ như bị xem nhẹ hơn so với các hình thức giao dịch khác. Chắc hẳn rằng ai cũng nghĩ đây là một giao dịch đơn giản, ít bị ràng buộc về mặt pháp lý và cũng ít xảy ra tranh chấp. Nhưng thực sự thì với việc quy định nhiều loại chủ thể sử dụng đất, nhiều hình thức sử dụng đất cũng như quyền và nghĩa vụ cho từng chủ thể khác nhau của pháp luật đất đai đã làm hình thức giao dịch cho thuê quyền sử dụng đất trở nên rối và cũng có những điều kiện, hạn chế nhất định khi thực hiện quyền này. Mặt khác, Luật Đất đai 2013 có hiệu lực và thực thi trên thực tế được khoảng 02 năm (từ ngày 01/07/2014) nên nhu cầu tìm
  • 7. 2 hiểu và nghiên cứu các quy định của nó là cấp thiết để áp dụng cho phù hợp với sự thay đổi. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất – Thực trạng và hướng hoàn thiện” để nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất là một phần trong quy định của pháp luật về giao dịch quyền sử dụng đất của người sử dụng đất. Mặt khác, đây lại là một giao dịch tương đối đơn giản và không có sự chuyển quyền sử dụng đất nên cũng không nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này. Do đó, việc tiếp cận pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất thường được nghiên cứu là một mảng, một phần khi nghiên cứu về giao dịch quyền sử dụng đất. Tuy vậy cũng có những công trình nghiên cứu về đề tài này như: Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật của tác giả Nguyễn Lê Bích Đào năm 2002 với đề tài: “Quyền cho thuê quyền sử dụng đất theo pháp luật hiện hành và hướng hoàn thiện”. Luận văn này đi sâu tìm hiểu các vấn đề pháp lý về quyền cho thuê quyền sử dụng đất, lần đầu tiên được công nhận trong Luật Đất đai năm 1993. Qua đó, tác giả cũng trình bày những bất cập, hạn chế trong pháp luật hiện hành tại thời điểm đó và đưa ra những phương hướng, đề xuất hoàn hoàn thiện pháp luật. Đây là công trình nghiên cứu một cách bao quát và đầy đủ nhất về cho thuê quyền sử dụng đất nhưng lại nghiên cứu dưới các khía cạnh của Luật Đất đai 1993. Pháp luật đất đai đã có những biến động nhất định với sự ra đời lần lượt của Luật Đất đai 2003 và mới nhất là Luật đất đai 2013. Do đó mà có nhiều nội dung không còn phù hợp với pháp luật đất đai hiện nay nữa. Ngoài công trình trên thì còn có một số công trình khác nữa như: Trong Luận án tiến sĩ luật học (Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh) của tác giả Lưu Quốc Thái năm 2009 với đề tài: “Pháp luật về thị trường quyền sử dụng đất- Thực trạng và hướng hoàn thiện” thì cho thuê quyền sử dụng đất được nghiên cứu dưới dạng là một hình thức giao dịch trong thị trường về quyền sử dụng đất bên cạnh nhiều hình thức khác nữa. Trong công trình này, tác giả Lưu Quốc Thái đề cập đến cho thuê quyền sử dụng đất với tư cách một trong các hình thức giao dịch quyền sử dụng đất trên thị trường nên chưa nghiên cứu sâu sắc một cách tổng thể và toàn diện về cho thuê quyền sử dụng đất. Hơn nữa đây là một công trình nghiên cứu sử dụng Luật Đất đai 2003 nên chưa cập nhật những thay đổi trong Luật mới. Trong cuốn sách chuyên khảo “Giao dịch và giải quyết tranh chấp giao dịch về quyền sử dụng đất”, Nhà xuất bản Lao Động do Tiến sĩ Đỗ Văn Đại chủ biên cũng có đưa ra một số vấn đề pháp lý về cho thuê quyền sử dụng đất. Ngoài ra còn có bài viết “Quyền tiếp cận
  • 8. 3 quyền sử dụng đất của nhà đầu tư nước ngoài” đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý số 1/2015 và sách chuyên khảo “Những vấn đề pháp lý về thị trường quyền sử dụng đất Việt Nam”, Nhà xuất bản Hồng Đức, năm 2016 của tác giả Lưu Quốc Thái cũng đề cập đến một số vấn đề về cho thuê quyền sử dụng đất. Tóm lại, với đề tài này thì cũng chưa nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu nên việc nghiên cứu thêm là cần thiết. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Khi nghiên cứu đề tài này thì tác giả hướng tới mục đích là làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về cho thuê quyền sử dụng đất, tìm hiểu các vướng mắc của pháp luật khi áp dụng các quy định trên vào thực tiễn đời sống để thuận lợi cho việc thực thi pháp luật. Qua đó cũng trình bày tổng hợp những ý kiến, góp ý của các nhà nghiên cứu khác và của bản thân mình để pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất nói riêng ngày càng hoàn thiện. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Với đề tài này thì đối tượng nghiên cứu là khái niệm, các đặc điểm cũng như ý nghĩa của quyền cho thuê quyền sử dụng đất- một quyền năng của người sử dụng đất được đem quyền sử dụng đất của mình cho người khác thuê. Đồng thời tác giả cũng nghiên cứu các quy định của pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất và khi áp dụng vào thực tế thì các quy định này có phù hợp hay không, có gây khó khăn cho người dân không, có đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho họ không. Khi nghiên cứu các quy định của pháp luật, tác giả tập trung đi sâu vào nghiên cứu các quy định về chủ thể có quyền cho thuê quyền sử dụng đất; chủ thể được thuê quyền sử dụng đất; các điều kiện phải đáp ứng khi thực hiện quyền này. Còn đối với các quy định về hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất và trình tự, thủ tục phải thực hiện thì tác giả chỉ nghiên cứu một số vấn đề cơ bản, cốt lõi mà thôi. Việc nghiên cứu tập trung nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai đang có hiệu lực thi hành như Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành…và nghiên cứu một số ít quy định của pháp luật về đất đai trước đây. Khi nghiên cứu đề tài, tác giả có sử dụng đến một số quy định của pháp luật dân sự. Do Bộ luật Dân sự 2005 chưa hết hiệu lực tại thời điểm nghiên cứu mà phải đến ngày 01/01/2017 mới hết hiệu lực, đồng thời Bộ luật Dân sự 2015 phát sinh hiệu lực nên tác giả sử dụng trong sự so sánh tương quan giữa hai Bộ luật để trình bày trong để cập nhật hơn và sử dụng được trong tương lai. 5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả vận dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau như phân tích, so sánh, chứng minh, tổng hợp, liệt kê. Trong đó phương pháp
  • 9. 4 phân tích và tổng hợp là hai phương pháp quan trọng được dung xuyên suốt toàn luận văn. 6. Bố cục tổng quát của khóa luận Nội dung của khóa luận được thiết kế làm 02 chương: Chương 1: Tổng quan pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất. Chương 2: Thực trạng pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất và hướng hoàn thiện.
  • 10. 5 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ CHO THUÊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 1.1. Khái niệm, đặc điểm của cho thuê quyền sử dụng đất 1.1.1. Giao dịch quyền sử dụng đất 1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của giao dịch quyền sử dụng đất Giao dịch theo quy định của pháp luật về dân sự, thì được hiểu là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng là sự thỏa thuận của hai hay nhiều bên chủ thể, trong khi đó hành vi pháp lý đơn phương là hành vi của một chủ thể. Cả hai dạng này đều có mục đích pháp lý là làm xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các chủ thể tham gia trong việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản, các lợi ích khác, làm hay không làm một việc1 . Quyền sử dụng đất là một loại tài sản đặc biệt. Tính đặc biệt của nó xuất phát từ chế độ sở hữu đất đai ở nước ta là sở hữu toàn dân. Hiến pháp và Luật Đất đai hiện hành đã khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”2 . Sở hữu, hiểu về bản chất, là mối quan hệ giữa người với nhau trong việc chiếm dụng, quản lý, định đoạt các vật phẩm tự nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu, phục vụ lợi ích của bản thân và toàn xã hội3 . Còn về pháp lý, thì quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật4 . Như vậy để thực hiện các quyền năng này đối với đất đai trong chế độ sở hữu toàn dân, buộc phải thông qua một chủ thể cụ thể, đó là Nhà nước. Nhà nước với tư cách là “bộ máy quyền lực đặc biệt, được tổ chức chặt chẽ để thực thi chủ quyền quốc gia, tổ chức và quản lý xã hội bằng pháp luật, phục vụ lợi ích giai cấp, lợi ích xã hội và thực thi các cam kết quốc tế”5 sẽ thực hiện các quyền năng của một chủ sở hữu thực thụ. Đất đai, không một ai có thể phủ nhận sự quan trọng của nó. Đất đai là một tư liệu sản xuất, một tư liệu tiêu dùng không thể thay thế mà thiên nhiên ban tặng. Trong sản xuất, cùng với sức lao động, tiền vốn thì đất đai là một tư liệu đầu vào 1 Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr. 125. 2 Điều 53 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013; Điều 4 Luật Đất đai (Luật số 45/2013/QH13) ngày 29-11-2013. 3 Lưu Quốc Thái (2016), Những vấn đề pháp lý về thị trường quyền sử dụng đất Việt Nam, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr. 9. 4 Điều 164 Bộ luật Dân sự 2005 (tương ứng với Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015). 5 Trường đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản Công an nhân dân, tr. 35.
  • 11. 6 không thể thiếu. Trong sinh hoạt, con người cần đất để phục vụ các nhu cầu thiết yếu như ăn ở, giải trí, tín ngưỡng…Đối với một quốc gia, thì đất đai là cơ sở vất chất để tạo nên lãnh thổ và thực hiện chủ quyền Nhà nước. Trong môi trường, một trong các yếu tố quan trọng để cấu thành môi trường sống cho các loài sinh vật là đất đai. Và đất đai lại là một tài nguyên có giới hạn và không thể tái sinh, trong khi nhu cầu về đất là đặc biệt lớn. Mặt khác, đất đai chịu sự chi phối bởi tính cố định về không gian. Chúng ta không thể làm ra đất đai cũng như đem đất ở nơi dư thừa để bù đắp sự thiếu hụt ở nơi khác được. Do đó mà nhu cầu sở hữu đất đai được xem như một nhu cầu mang tính thiết yếu tự nhiên và sở hữu nó là một cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của con người6 . Chính vì thế mà quan hệ sở hữu đất đai được xem là mối quan hệ mang tính nền tảng của xã hội. C.Mác khi nghiên cứu các xã hội, cũng đã rút ra kết luận rằng: “Sở hữu ruộng đất, nguồn gốc đầu tiên của mọi của cải, đã trở thành vấn đề lớn, mà việc giải quyết sẽ quyết định tương lai của giai cấp công nhân”7 . Việc phân bổ đất đai là vấn đề hết sức quan trọng của mọi xã hội, nó quyết định lợi ích, sự công bằng đối với từng người dân, quyết định đến sự tồn vong của một chế độ chính trị. Vậy nên, Nhà nước ta, chủ sở hữu duy nhất về đất đai khi thực hiện quyền sở hữu của mình phải thực sự phù hợp. Nhà nước bao gồm hệ thống các cơ quan từ trung ương đến địa phương, khi thực hiện quyền sở hữu thì không thể tự mình trực tiếp khai thác, sử dụng đất được. Mặt khác, đất đai quan trọng và thiết yếu là vậy nên buộc chủ sử hữu duy nhất của đất đai là Nhà nước phải sản sẻ quyền năng đối với đất đai của mình cho các chủ thể khác, cho nhân dân. Khi chuyển giao đất đai cho người khác, Nhà nước không thể chuyển giao tất cả quyền năng của chủ sở hữu được, bởi nếu làm thế thì các chủ thể khác sẽ trở thành chủ sở hữu đất đai là trái với chế độ sở hữu đất đai toàn dân của nước ta. Do đó mà Nhà nước chỉ chuyển giao đất cho các chủ thể sử dụng và các chủ thể này được gọi là người sử dụng đất. Theo pháp luật về dân sự thì quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản8 . Bộ luật Dân sự 2015 bổ sung thêm quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật9 . Nếu chỉ hiểu quyền sử dụng đất giống với quyền sử dụng một tài sản thông thường như pháp luật dân sự thì hẹp, bởi vì người sử dụng đất không chỉ được chuyển giao quyền khai thác công dụng của đất mà có thể chuyển giao luôn toàn bộ quyền và nghĩa vụ trong việc sử dụng đất cho người khác. Quyền sử dụng đất sau khi được Nhà nước chuyển giao bao gồm quyền 6 Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình Luật đất đai, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr.16. 7 C.Mác – Ph.Ănghen, Tuyển tập (1983), tập V, Nhà xuất bản Hà nội, tr.202. 8 Điều 192 Bộ Luật Dân sự 2005. 9 Điều 189 Bộ luật Dân sự 2015.
  • 12. 7 được khai thác đất và quyền được giao dịch theo đúng nội dung và cách thức mà pháp luật quy định. Tùy theo cách Nhà nước chuyển giao quyền sử dụng đất thì người nhận quyền có thể phải trả tiền để có được quyền sử dụng đất. Như vậy, với đặc thù của chế độ sở hữu toàn dân, thì cái mà có thể đem ra giao dịch chỉ là quyền sử dụng đất, chứ không thể là đất đai. Nội dung quyền sử dụng đất cũng đã đủ để đáp ứng được nhu cầu về đất đai trong nhân dân và thông qua quan hệ thị trường, quyền sử dụng đất cũng sẽ được luân chuyển theo các quy luật khách quan của thị trường. Điều này là cần thiết trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập ở nước ta hiện nay. Như vậy, giao dịch quyền sử dụng đất là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương của người sử dụng đất làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong việc sử dụng đất. Giao dịch quyền sử dụng đất thể hiện sự định đoạt quyền sử dụng đất thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp và góp vốn. Mặc dù quyền định đoạt quyền sử dụng đất đã chính thức được quy định cho người sử dụng đất khá lâu, từ Hiến pháp năm 1992, tuy nhiên, pháp luật về đất đai kể cả trước kia cũng như bây giờ đều không sử dụng cụm từ này mà liệt kê các hình thức giao dịch người sử dụng đất được thực hiện. Do đó mà không có một sự giải thích chính thức nào về giao dịch quyền sử dụng đất. Đến Luật Đất đai 2013 mới nhất cũng chỉ giải thích về chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất10 . Tại các Điều luật quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất thì có quy định người sử dụng đất còn được cho thuê, cho thuê lại, thế chấp quyền sử dụng đất, không được xếp vào hành vi chuyển quyền. Như vậy, tất cả các hành vi trên của người sử dụng đất, bao gồm cả chuyển quyền và không chuyển quyền sử dụng đất đều là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất nên được gọi chung là giao dịch quyền sử dụng đất. 1.1.1.2 Phân loại giao dịch quyền sử dụng đất Giao dịch quyền sử dụng đất bao gồm nhiều hình thức định đoạt khác nhau. Căn cứ vào hậu quả pháp lý của giao dịch, có thể chia các hình thức này thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất là các hình thức giao dịch có sự chuyển giao hoàn toàn quyền sử dụng đất. Nhóm này bao gồm các hình thức: chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất. Trước đây, Bộ luật Dân sự 1995 quy định chuyển 10 Khoản 10 Điều 3 Luật Đất đai 2013.
  • 13. 8 quyền sử dụng đất gồm năm hành vi là chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp quyền sử dụng đất đồng bộ với quy định của Luật Đất đai năm 1993. Đến Bộ luật Dân sự 2005 cũng có quy định chuyển quyền sử dụng đất tương tự như trước và có bổ sụng thêm hai hành vi là tặng cho, góp vốn quyền sử dụng đất do sự bổ sung của Luật đất đai 2003. Tuy nhiên, bản chất của hành vi chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao hoàn toàn quyền sử dụng đất từ chủ thể này sang chủ thể khác làm thay đổi tư cách người sử dụng đất. Do đó mà hai hành vi cho thuê và thế chấp không đáp ứng sự chuyển giao hoàn toàn quyền sử dụng đất nên quy định như trên là chưa phù hợp. Nhận thức được điều đó, Luật Đất đai 2013 đã quy định rõ chuyển quyền sử dụng đất chỉ bao gồm chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế và góp vốn quyền sử dụng đất. Nhưng quy định này cũng chưa chính xác vì đối với hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì tùy trường hợp mà có thể dẫn đến hai hậu quả khác nhau (điều này sẽ được nói đến sau). Nhóm thứ hai là các hình thức không có sự chuyển giao hoàn toàn quyền sử dụng đất, gồm hai hình thức là cho thuê và thế chấp quyền sử dụng đất. Khi thực hiện hai giao dịch này thì không có sự thay đổi tư cách người sử dụng đất mà chỉ có sự chuyển giao một phần quyền năng đối với quyền sử dụng đất cho bên kia mà thôi. Bên này vẫn là người sử dụng đất và chịu trách nhiệm về việc khai thác, sử dụng đất trước Nhà nước. Còn một hình thức giao dịch quyền sử dụng đất mà tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, mới có thể xác định được có hay không sự chuyển giao hoàn toàn quyền sử dụng đất, đó là hình thức góp vốn. Mặc dù, Luật Đất đai 2013 đã quy định góp vốn là một trong những hình thức chuyển quyền sử dụng đất nhưng nếu xét về bản chất, vẫn có trường hợp góp vốn không làm thay đổi chủ thể sử dụng đất. Nếu việc góp vốn vào một pháp nhân đã được thành lập hoặc góp vốn để thành lập pháp nhân thì sẽ dẫn đến hệ quả có sự chuyển quyền sử dụng đất. Nếu việc góp vốn của người sử dụng đất mà không hình thành pháp nhân hay không góp vốn vào pháp nhân như góp vốn để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh, thành lập hộ kinh doanh… thì sẽ không có sự chuyển quyền sử dụng đất. Việc phân chia các hình thức giao dịch quyền sử dụng đất thành hai nhóm căn cứ vào hậu quả pháp lý có ý nghĩa quan trọng. Dựa vào đây, ta có thể xác định được chủ thể sử dụng đất sau khi thực hiện giao dịch cũng như các quyền và nghĩa vụ tương ứng của họ với từng hình thức sử dụng đất.
  • 14. 9 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của cho thuê quyền sử dụng đất 1.1.2.1. Khái niệm cho thuê quyền sử dụng đất “Cho thuê tài sản là việc bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê bằng một hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận của hai bên”11 . Quyền sử dụng đất là một quyền tài sản, tức là một tài sản của người sử dụng đất, do vậy có thể đem cho thuê theo các quy định của pháp luật. Như vậy, cho thuê quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất, tức bên cho thuê, chuyển giao quyền sử dụng đất cho bên thuê sử dụng trong một thời hạn nhất định và bên thuê phải trả tiền thuê theo hợp đồng đã thỏa thuận. Trong pháp luật đất đai, để cùng chỉ hành vi của người sử dụng đất cho người khác thuê quyền sử dụng đất, nhà làm luật đã dùng ba thuật ngữ có tên gọi khác nhau là: cho thuê quyền sử dụng đất; cho thuê lại quyền sử dụng đất và cho thuê lại đất. Bản chất của cho thuê và cho thuê lại quyền sử dụng đất là không khác nhau, đều chỉ một quyền của người sử dụng đất được đem quyền sử dụng đất chuyển giao có thời hạn cho người khác và nhận lại tiền thuê. Điểm khác nhau ở đây chỉ là hình thức sử dụng đất của người sử dụng đất mà thôi. Nếu người sử dụng đất xác lập quyền sử dụng đất do được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất có nguồn gốc được Nhà nước giao thì khi cho thuê quyền sử dụng đất này sẽ được gọi là cho thuê quyền sử dụng đất. Còn nếu người sử dụng đất xác lập quyền sử dụng đất do được Nhà nước cho thuê đất hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất có nguồn gốc được Nhà nước cho thuê thì sẽ được gọi là cho thuê lại quyền sử dụng đất. Có lẽ nhà làm luật sử dụng như vậy là để phân biệt rõ ràng hơn giữa việc Nhà nước cho thuê đất với việc người sử dụng đất cho thuê quyền sử dụng đất. Còn cho thuê lại đất được ghi nhận tại khoản 2 Điều 149, khoản 5 Điều 150 Luật Đất đai 2013. Việc dùng thuật ngữ cho thuê lại đất tại quy định này như là một cách nói ngắn gọn của nhà làm luật khi nói đến cho thuê lại quyền sử dụng đất, bởi vì người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đất chứ không phải là chủ sở hữu đất đai và đất đai là tài sản của họ để đem cho thuê đất. Như vậy, cả ba thuật ngữ cho thuê quyền sử dụng đất, cho thuê lại quyền sử dụng đất, cho thuê lại đất đều có nội hàm như nhau, đều chỉ quyền của người sử dụng đất được đem quyền sử dụng đất của mình cho người khác thuê. Nên khi sử dụng thuật ngữ cho thuê lại quyền sử dụng đất và cho thuê lại đất thì tức là đang nói đến một quyền là cho thuê quyền sử dụng đất của người sử dụng đất, chứ không phải là một quyền khác trong các quyền năng mà pháp luật quy định cho người sử dụng đất. Do đó trong khóa 11 Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015.
  • 15. 10 luận này, tác giả xin phép được gọi chung các thuật ngữ này là cho thuê quyền sử dụng đất để tạo sự thống nhất. Cho thuê quyền sử dụng đất được xếp vào loại giao dịch không có sự chuyển quyền sử dụng đất. So với các hình thức có sự chuyển quyền sử dụng đất gồm chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho và góp vốn quyền sử dụng đất hình thành pháp nhân thì cho thuê không chỉ khác ở hậu quả pháp lý mà còn có nhiều điểm khác biệt nữa. Chuyển đổi quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất thỏa thuận chuyển giao quyền sử dụng đất cho nhau theo quy định của pháp luật12 và mang tính hiện vật là chủ yếu. Chuyển đổi chỉ áp dụng đối với quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trong cùng một đơn vị hành chính cấp xã để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Cho nên quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất bị hạn chế hơn nhiều so với cho thuê quyền sử dụng đất cả về chủ thể, loại đất và không gian. Đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì đây là việc người sử dụng đất chuyển giao hoàn toàn quyền sử dụng đất của mình cho chủ thể khác để nhận lấy một khoản tiền tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất chuyển nhượng theo thỏa thuận phù hợp với pháp luật13 . Còn góp vốn lại là hành vi dùng quyền sử dụng đất của mình để liên kết với tài sản của chủ thể khác để hợp tác sản xuất, kinh doanh và quyền sử dụng đất sẽ được đem ra định giá để xác định tỷ lệ vốn góp. Chuyển nhượng, góp vốn và cho thuê là ba hình thức mang tính hàng hóa- tiền tệ điển hình nhất. Người sử dụng đất đều dùng quyền sử dụng đất để đổi lại một khoản tiền nhất định. Tuy nhiên, chuyển nhượng là hình thức chuyển giao toàn bộ quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất cho người khác trong khi cho thuê chỉ chuyển giao một phần mà thôi nên vẫn giữ được tư cách người sử dụng đất. Do đó mà thông thường, giá chuyển nhượng cao hơn rất nhiều so với giá thuê. Trong khi hành vi góp vốn lại khác với cho thuê và chuyển nhượng ở bản chất thu lợi từ đất. Ở góp vốn, người sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất của mình làm công cụ cho hoạt động đầu tư kinh doanh và việc thu lợi ích từ đất không phải trực tiếp từ việc chuyển quyền mà chính từ hoạt động đầu tư kinh doanh mà người đó thực hiện. Còn chuyển nhượng và cho thuê thì người sử dụng đất thu lợi ích trực tiếp từ việc chuyển nhượng, cho thuê và được biểu hiện bằng giá chuyển nhượng, giá thuê quyền sử dụng đất. Đối với thừa kế quyền sử dụng đất thì đây chỉ là một quan hệ dân sự thuần túy để chuyển giao quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế trên cơ sở di chúc hoặc quy định của pháp luật. Loại giao dịch này phát sinh dựa trên hành vi pháp lý đơn phương của người sử dụng đất là cái chết, có thể là chết về mặt sinh học hoặc chết về mặt pháp lý mà không có sự thỏa thuân của cả hai 12 Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tlđd (6), tr. 244. 13 Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tlđd (6), tr. 246.
  • 16. 11 bên trong quan hệ. Còn tặng cho quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất chuyển giao quyền sử dụng đất cho người khác mà không yêu cầu đền bù, bên nhận tặng cho đồng ý nhận quyền sử dụng đất theo thỏa thuận và theo pháp luật. Quan hệ này không có tính song vụ, trao đổi do đó mà nó có tính phi hàng hóa- tiền tệ. Cùng là hình thức giao dịch quyền sử dụng đất không có sự chuyển quyền nhưng giữa cho thuê và thế chấp cũng có sự khác biệt. Thế chấp quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất để đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ dân sự khác với bên nhận thế chấp. Bên thế chấp vẫn là người sử dụng đất, được khai thác công dụng, tính năng và hưởng hoa lợi, lợi tức trên đất, họ chỉ bị hạn chế quyền giao dịch mà thôi. Mục đích của thế chấp là để đảm bảo nghĩa vụ dân sự, bên nhận thế chấp chỉ giữ các giấy tờ về quyền sử dụng đất. Khi bên thế chấp không có khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự thì khi đó sẽ dùng giá trị quyền sử dụng đất để tiếp tục thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Cho thuê không phải là giao dịch bảo đảm, không nhằm bảo đảm cho một nghĩa vụ khác mà là để thu lợi ích từ đất bằng cách cho bên thuê được khai thác tính năng, công dụng của đất. Bên thuê phải trả lại một phần hoa lợi, lợi tức từ việc khai thác đất cho bên thuê, người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc sử dụng đất. 1.2.1.2. Đặc điểm của cho thuê quyền sử dụng đất Thứ nhất, cho thuê quyền sử dụng đất là một hình thức giao dịch không có sự chuyển quyền sử dụng đất. Bên cho thuê là người sử dụng đất được trực tiếp khai thác công dụng từ đất, hưởng hoa lợi, lợi tức trên đất và có thể chuyển giao quyền này cho người khác theo quy định. Khi người sử dụng đất không còn nhu cầu khai thác trên đất thì có thể cho phép người khác khai thác lợi ích từ đất trong một thời hạn nhất định. Bằng việc cho thuê, quyền sử dụng đất sẽ được chuyển giao sang cho bên thuê. Bên thuê được khai thác công dụng của đất, được hưởng hoa lợi, lợi tức trên đất thuê nhưng phải trích một phần để lợi ích mình nhận được trả cho bên cho thuê dưới hình thức tiền thuê quyền sử dụng đất. Bên thuê chỉ nhận được quyền khai thác trên đất mà mình đã thuê quyền sử dụng đất chứ không phải tất cả các quyền của người sử dụng đất là bên cho thuê. Quyền của bên thuê cũng chỉ phát sinh theo sự thỏa thuận với bên cho thuê chứ không phát sinh từ việc chuyển giao quyền sử dụng đất của chủ sở hữu là Nhà nước như bên cho thuê. Điều này cho thấy rằng, bên thuê quyền sử dụng đất không trở thành người sử dụng đất, tư cách này vẫn thuộc về bên cho thuê. Bên cho thuê vẫn là người sử dụng đất, là một bên trong quan hệ đất đai với Nhà nước, vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng đất và chịu trách nhiệm về việc sử dụng đất, kể cả việc sử dụng của bên thuê trước Nhà nước.
  • 17. 12 Thứ hai, cho thuê quyền sử dụng đất luôn có thời hạn thuê. Do bên cho thuê không chuyển giao hẳn quyền sử dụng đất của mình mà việc này chỉ là tạm thời, nên luôn phải xác định khoảng thời gian chuyển giao, tức là thời hạn thuê. Khi cho thuê quyền sử dụng đất, các bên được tự do thỏa thuận về thời hạn này dài hay ngắn theo nhu cầu của mình. Nhưng khi bên cho thuê chấm dứt tư cách người sử dụng đất do hết thời hạn sử dụng đất thì cũng không có tư cách chủ thể của bên cho thuê, không thể tiếp tục cho thuê quyền sử dụng đất. Do đó, thỏa thuận về thời hạn thuê trong hợp đồng thuê quyền sử dụng đất phải đảm bảo không được dài hơn thời hạn sử dụng đất. Mặc dù cho thuê quyền sử dụng đất về lý luận không làm phát sinh tư cách người sử dụng đất cho bên thuê nhưng vẫn có ngoại lệ cho trường hợp này. Đó là trường hợp doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cho các chủ thể khác thuê quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng đã xây dựng. Bên thuê quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng vẫn được pháp luật công nhận là người sử dụng đất, có các quyền và nghĩa vụ luật định trong quá trình sử dụng đất, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất14 . 1.1.3. Phân biệt cho thuê quyền sử dụng đất với một số khái niệm khác Thứ nhất, phân biệt với “cho thuê đất”. Cho thuê quyền sử dụng đất cần được phân biệt với một thuật ngữ cũng được sử dụng trong pháp luật đất đai, đó là cho thuê đất. Hai thuật ngữ này là hoàn toàn khác nhau về bản chất. Cho thuê đất là một hình thức phân phối đất đai của Nhà nước, là cách thức chuyển giao quyền sử dụng đất từ chủ sở hữu là Nhà nước sang cho người có nhu cầu về đất. Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật đất đai 2013 thì Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất. Còn cho thuê quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất cho người khác thuê quyền sử dụng đất của mình. Quan hệ cho thuê đất và quan hệ cho thuê quyền sử dụng đất khác nhau về nhiều mặt: Thứ nhất, về chủ thể thì cho thuê đất là mối quan hệ giữa một bên cho thuê là Nhà nước, chủ sở hữu và là chủ thể quản lý đất đai với bên thuê là chủ thể có nhu cầu sử dụng đất. Sau khi thuê đất thì chủ thể này trở thành người sử dụng đất, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Còn trong quan hệ cho thuê quyền sử dụng đất thì bên cho thuê là người sử dụng đất và bên thuê là một chủ thể khác có nhu cầu sử dụng đất. Chủ thể thuê này không có tư cách người sử dụng đất, không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trừ trường hợp ngoại lệ thuê quyền 14 Xem khoản 3, 4 Điều 149 Luật Đất đai 2013.
  • 18. 13 sử dụng đất của doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đã được nói ở trên). Thứ hai, về đối tượng trong quan hệ thì đối với cho thuê đất, đối tượng là đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước với đầy đủ ba quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Trong quan hệ này Nhà nước sẽ chuyển giao quyền sử dụng đất và quyền được định đoạt quyền sử dụng đất theo ý chí riêng của Nhà nước. Còn trong quan hệ cho thuê quyền sử dụng đất thì đối tượng ở đây là quyền sử dụng đất, tức là quyền khai thác công dụng của đất mà không bao gồm quyền định đoạt quyền sử dụng đất. Thứ ba, về nội dung quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ. Trong quan hệ cho thuê đất, quyền của bên cho thuê tức là Nhà nước là quyền tự thân của chủ sở hữu và của chủ thể quản lý đất đai. Ngoài ra, Nhà nước còn có quyền ban hành pháp luật về đất đai và thực thi chúng bằng quyền lực công cộng. Đối với bên thuê là người sử dụng đất thì sẽ có các quyền mà do Nhà nước trao cho và phải thực hiện các nghĩa vụ trước Nhà nước. Các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được ghi nhận rõ ràng dưới hình thức là các quy định của pháp luật cùng với các chế tài nghiêm khắc khi họ không thực hiện đúng nghĩa vụ nên mang tính hành chính mệnh lệnh chứ không được bình đẳng thỏa thuận. Trong khi đó, quan hệ cho thuê quyền sử dụng là sự bình đẳng thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể là người sử dụng đất và bên thuê quyền sử dụng đất. Quyền của bên cho thuê phát sinh từ quyền sở hữu một quyền tài sản là quyền sử dụng đất do Nhà nước chuyển giao. Còn bên thuê có các quyền theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết với người sử dụng đất. Mặc dù được tự do thỏa thuận nhưng do quyền của bên cho thuê là người sử dụng đất phát sinh trên cơ sở sự chuyển giao của Nhà nước nên vẫn phải chịu sự chi phối gián tiếp từ Nhà nước thông qua chủ thể người sử dụng đất. Thứ hai, phân biệt với “cho thuê lại quyền sử dụng đất với tư cách là quyền của bên thuê được tiếp tục cho thuê lại quyền sử dụng đất mà mình đã thuê”. Theo quy định tại Điều 483 Bộ luật Dân sự 2005 (Điều 475 Bộ luật Dân sự 2015) thì bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý. Quyền sử dụng đất là một tài sản và bên thuê quyền sử dụng đất được cho thuê lại quyền sử dụng đất khi được bên cho thuê là người sử dụng đất đồng ý. Như vậy quyền cho thuê lại của bên thuê phát sinh dựa trên sự cho phép của bên cho thuê được thỏa thuận trong hợp đồng. Còn cho thuê quyền sử dụng đất là quyền của người sử dụng đất dưới hình thức thuê từ Nhà nước được cho chủ thể khác thuê quyền sử dụng đất của mình. Quyền này là tự thân của người sử dụng đất phát sinh từ sự chuyển giao của chủ sở hữu đất đai là Nhà nước, được pháp luật ghi nhận chứ
  • 19. 14 không dựa vào sự đồng ý hay không của một chủ thể thường không phải là chủ sở hữu đất đai, chủ thể mang quyền lực công cộng. Việc nghiên cứu của tác giả trong khóa luận này chỉ giới hạn ở quyền cho thuê quyền sử dụng đất của người sử dụng đất mà không nói đến quyền cho thuê lại quyền sử dụng đất của bên thuê quyền sử dụng đất từ người sử dụng đất. 1.1.4. Ý nghĩa của cho thuê quyền sử dụng đất Thứ nhất, cho thuê quyền sử dụng đất góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất. Cho thuê quyền sử dụng đất là một giao dịch khá phổ biến trên thị trường quyền sử dụng đất. Hình thức giao dịch này đặc biệt có ý nghĩa đối với những chủ thể không có nhu cầu hoặc không có điều kiện khai thác sử dụng đất nhưng lại không muốn mất đi quyền sử dụng đất. Khi cho chủ thể khác thuê quyền sử dụng đất của mình thì đất không phải để hoang, chủ thể trực tiếp khai thác đất ở đây là bên thuê nhưng bên cho thuê vẫn được thụ hưởng lợi ích từ đất thông qua tiền thuê đất mà bên thuê trả cho. Mặt khác, đối với những chủ thể có nhu cầu sử dụng đất trong một thời gian nhất định hoặc không có nhiều vốn để nhận chuyển nhượng thì việc đi thuê đất từ chủ thể khác là hợp lý hơn cả. Như vậy, từ quan hệ cho thuê – thuê mà quyền sử dụng đất được luân chuyển từ người không có nhu cầu sang người có nhu cầu sử dụng đất làm tăng hiệu quả sử dụng đất. Thứ hai, cho thuê quyền sử dụng đất góp phần làm giảm tính độc quyền sở hữu đất của Nhà nước, của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Cho thuê quyền sử dụng đất là một hình thức giao dịch quyền sử dụng đất. Khi người sử dụng đất không được phép sở hữu đất đai thì đổi lại, họ được sở hữu quyền sử dụng đất, được giao dịch quyền sử dụng đất. Quyền sở hữu đất đai hay quyền sử dụng đất thuộc về ai không quan trọng mà quan trọng là quyền năng của các chủ thể. So với chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, chủ sử hữu đất đai là các chủ thể tư thì người sử dụng đất trong chế độ sở hữu Nhà nước về đất đai cũng có những quyền tương tự, chỉ khác về đối tượng sở hữu. Việc cho phép các chủ thể sử dụng đất được giao dịch quyền sử dụng đất đã tạo nên thị trường quyền sử dụng đất, cung cấp loại hàng hóa quan trọng để phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta. Mặt khác, cho thuê quyền sử dụng đất giúp người sử dụng đất được hưởng thụ lợi ích từ quyền sử dụng đất mà không phải bỏ công sức ra để khai thác đất, tạo nên sự tương đồng giữa quyền sử dụng đất với các loại tài sản khác làm cho chế độ sở hữu toàn dân về đất đai không bị “cô lập” khỏi nền kinh tế hàng hóa15 . Thứ ba, cho thuê quyền sử dụng đất làm cho thị trường quyền sử dụng đất nói riêng, thị trường bất động sản nói chung trở nên sôi động hơn. Là một hình thức 15 Lưu Quốc Thái, tlđd (3), tr. 148.
  • 20. 15 giao dịch, cho thuê quyền sử dụng đất sẽ cung cấp hàng hóa quyền sử dụng đất cho thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày một tăng đối với loại hàng hóa này. Hơn nữa, thuê quyền sử dụng đất giúp các chủ thể đi thuê có quyền sử dụng đất một cách nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn mà lại ít chi phí hơn so với việc nhận chuyển nhượng hay các hình thức khác. Việc thuê quyền sử dụng đất diễn ra trong một thời hạn nhất định nên các chủ thể có sự chủ động khi nhu cầu về đất thay đổi. Điều này khiến cho giao dịch cho thuê quyền sử dụng đất diễn ra phổ biến trên thị trường. 1.2. Quy định của pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất 1.2.1. Cơ sở xác định chủ thể có quyền cho thuê quyền sử dụng đất Quyền sử dụng đất khi được Nhà nước chuyển giao sang cho người sử dụng đất thì trở thành một quyền tài sản, tức là một tài sản của người sử dụng đất. Tài sản muốn tham gia giao dịch trên thị trường thì phải có giá trị. Giá trị của quyền sử dụng đất được tạo lập nên bởi hai yếu tố: số tiền mà người sử dụng đất nộp cho Nhà nước dưới hình thức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tư bản mà người sử dụng đất đầu tư vào đất. Tuy nhiên trước hết thì giá trị quyền sử dụng đất được tạo nên bởi số tiền nộp cho Nhà nước. Người sử dụng đất phải có quyền sử dụng đất thì mới có thể bỏ tư bản của mình để đầu tư vào đất. Các chủ thể khi muốn có quyền sử dụng đất phải tự bỏ vốn đầu tư của mình để trả tiền cho Nhà nước nên việc người sử dụng đất được thực hiện các giao dịch là cần thiết để bù lại khoản tiền đã trả trước này.Vậy nên, quyền sử dụng đất sẽ được giao dịch phải là quyền sử dụng đất được sử dụng dưới hình thức đất giao có thu tiền sử dụng đất và thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê. Còn quyền sử dụng đất do được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì không được giao dịch. Số tiền sử dụng đất, số tiền thuê đất đã trả một lần cho cả thời gian thuê vừa tạo cho người sử dụng đất được khai thác các lợi ích từ đất, vừa tạo nên giá trị cho quyền sử dụng đất có thể đưa vào giao dịch trên thị trường. Còn người sử dụng đất không phải trả tiền sử dụng đất hoặc trả tiền thuê đất hàng năm, thì họ chỉ được khai thác công dụng của đất, chứ không tạo nên giá trị cho quyền sử dụng đất nên không được phép giao dịch. Số tiền thuê đất được trả hàng năm mặc dù từ vốn của người sử dụng đất nhưng không đủ lớn để tạo nên giá trị cho quyền sử dụng đất và sẽ được bù trừ với số hoa lợi, lợi tức mà người sử dụng đất thu được khi sử dụng đất nên không được phép giao dịch. Có hai trường hợp ngoại lệ cho nguyên tắc này. Đây là hai trường hợp xuất phát từ ý chí của Nhà nước, chủ sở hữu đất đai và là chủ thể quản lý xã hội, quản lý đất đai đã cho phép người sử dụng đất được giao dịch cho thuê quyền sử dụng đất:
  • 21. 16 Đầu tiên là trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức. Đất nông nghiệp là một loại đất vô cùng quan trọng, là nơi để tạo ra nguồn thực phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng hiệu quả và hợp lý loại đất này ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế cũng như đến tình hình an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, cuộc sống của đại bộ phận dân cư. Do đó mà một trong những yêu cầu đặt ra khi xây dựng pháp luật đất đai là phải ưu tiên bảo vệ quỹ đất nông nghiệp. Thực tế thì đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra mạnh ở nước ta. Vậy nên việc tăng cường hiệu quả, hiệu suất sử dụng đất nông nghiệp cần phải được nâng cao. Để sử dụng đất nông nghiệp được hiệu quả thì một trong những cách thức là phải mở rộng quyền được giao dịch cho người sử dụng đất. Do đó mà Nhà nước đã giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp và trao cho họ quyền được thực hiện các giao dịch quyền sử dụng đất, được cho thuê quyền sử dụng đất đã tạo thuận lợi cho việc dịch chuyển đất nông nghiệp được đến với đúng chủ thể có nhu cầu khai thác, sử dụng để tăng hiệu suất sử dụng, hạn chế sự bỏ hoang ruộng đất. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất nên các chủ thể khác khi nhận chuyển nhượng thì cũng được cho thuê quyền sử dụng đất như hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp còn lại đó là tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm để xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế được cho các chủ thể khác thuê lại quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng với hình thức trả tiền thuê hàng năm16 . Đây là một ưu đãi tài chính đối với chủ thể kinh doanh là doanh nghiệp phát triển hạ tầng nhằm khuyến khích đầu tư vào hoạt động này. Hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng các khu này là một hoạt động cần lượng vốn đầu tư rất lớn nên khó có thể thuê đất trả tiền thuê một lần để được thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất nên đa số các doanh nghiệp này đều sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm. Do đó, nếu các doanh nghiệp này chỉ có quyền như đối với các chủ thể sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm khác, không được cho thuê quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì họ sẽ rất khó khăn trong việc thu hồi lại vốn. Hơn nữa, xuất phát từ mục đích của hoạt động này là xây dựng kết cấu hạ tầng để kinh doanh hạ tầng đó nên việc mở rộng quyền như vậy có ý nghĩa rất lớn đối với họ. Trong điều kiện không được thực hiện các giao dịch khác, đặc biệt là chuyển nhượng thì việc cho thuê quyền sử dụng đất 16 Khoản 2 Điều 149 Luật Đất đai 2013.
  • 22. 17 cùng với hạ tầng đã giúp họ thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo hơn về việc thu hồi vốn. Tuy nhiên, pháp luật chỉ cho phép các doanh nghiệp này được cho thuê quyền sử dụng đất với hình thức trả tiền thuê hàng năm mà thôi. Xuất từ nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp phát triển hạ tầng đối với nhà nước là trả tiền thuê đất hàng năm vì vậy mà những năm sau, doanh nghiệp chưa trả tiền thuê nên chỉ có thể cho thuê quyền sử dụng đất thuê nhận tiền thuê hàng năm mà thôi. Với lại, việc chỉ cho phép doanh nghiệp cho thuê theo hình thức trả tiền hằng năm cũng đảm bảo hơn về tài chính cho nghĩa vụ trả tiền thuê đất cho Nhà nước của doanh nghiệp. Nhưng nếu xét về phương diện của doanh nghiệp thì cũng làm hạn chế việc tận dụng nguồn vốn dài hạn từ hoạt động cho thuê này. 1.2.2. Chủ thể có quyền cho thuê quyền sử dụng đất Cho thuê quyền sử dụng đất là một quyền năng của người sử dụng đất. Người sử dụng đất là người được chủ sở hữu đất đai là Nhà nước trao quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất có quyền sử dụng đất được khai thác công dụng từ đất, hưởng hoa lợi, lợi tức trên đất và được phép thực hiện các giao dịch đối với quyền năng đó theo quy định của pháp luật. Để trở thành người sử dụng đất thì các chủ thể phải xác lập quyền sử dụng đất theo các căn cứ mà Nhà nước đưa ra. Pháp luật đất đai quy định các căn cứ xác lập quyền sử dụng đất gồm: được Nhà nước giao đất, cho thuê đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất; được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay, Nhà nước phân phối đất đai với thời hạn khá dài, cùng với chủ trương phát triển thị trường quyền sử dụng đất bằng việc hạn chế thu hồi đất của chủ thể này để trao cho chủ thể khác. Do đó các chủ thể muốn có quyền sử dụng đất thì chủ yếu sẽ phải thông qua các giao dịch quyền sử dụng đất trên thị trường. Căn cứ vào các đặc điểm vốn có của người sử dụng đất và nhu cầu cần phân định quyền, nghĩa vụ cho từng chủ thể, Luật Đất đai 2013 phân loại người sử dụng đất thành: hộ gia đình, cá nhân trong nước; cộng đồng dân cư; cơ sở tôn giáo; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoài giao; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc phân loại người sử dụng đất kéo theo sự phân định về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất ứng với mỗi loại chủ thể. Mặc dù pháp luật quy định mỗi nhóm chủ thể sử dụng đất có những quyền năng khác nhau, quy định ở những điều luật khác nhau tạo nên sự so sánh, đối chiếu dẫn đến có sự bất bình đẳng trong sử dụng đất. Tuy nhiên, việc phân loại như trên là cần thiết, một mặt nó giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận và hiểu các quy định về quyền của người sử dụng đất, mặt khác đây cũng là cách thức để Nhà nước thực hiện các chính sách về
  • 23. 18 đất đai theo hướng khuyến khích, ưu tiên chủ thể nào, hạn chế chủ thể nào trong sử dụng đất cho phù hợp với những chiến lược xây dựng và phát triển đất nước ở từng thời kì. Mỗi loại chủ thể sử dụng đất, với những đặc điểm khác nhau, mục đích sử dụng đất khác nhau cũng sẽ xác lập quyền sử dụng đất theo căn cứ khác nhau và quyền, nghĩa vụ sử dụng đất của họ cũng có những điểm khác biệt. Tuy có nhiều chủ thể sử dụng đất là vậy nhưng không phải chủ thể nào cũng có quyền cho thuê quyền sử dụng đất mà chỉ có các chủ thể đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định mà thôi, bao gồm: 1.2.2.1. Hộ gia đình, cá nhân Hộ gia đình, cá nhân là hai chủ thể sử dụng đất phổ biến nhất bởi tính đa dạng về số lượng và hình thức xác lập quyền sử dụng đất. Hộ gia đình sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013 là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung vào thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất17 . Như vậy, trước hết các thành viên trong hộ gia đình phải có một trong các quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng và các quan hệ này phải được xác lập theo đúng căn cứ, trình tự thủ tục mà pháp luật về hôn nhân, gia đình. Thứ hai, quyền sử dụng đất họ có được là trong lúc sống chung do được Nhà nước giao, cho thuê, cộng nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất từ chủ thể khác. Số lượng thành viên hộ gia đình là một yếu tố động phụ thuộc vào quá trình sinh, ly, tử, biệt, tách, nhập thành viên. Do đó mà việc xác định thành viên của hộ gia đình phải xác định vào thời điểm hộ gia đình xác lập quyền sử dụng đất và được cấp Giấy chứng nhận. Thứ ba, khi tham gia giao dịch quyền sử dụng đất, hộ gia đình tham gia với tư cách hộ gia đình – một tập thể - chứ không phải tư cách của cá nhân thành viên trong hộ và thực hiện quyền thông qua người đại diện, thông thường là chủ hộ. Còn cá nhân, tuy Luật không nói rõ nhưng cần phải hiểu, cá nhân sử dụng đất là cá nhân trong nước, có quốc tịch Việt nam và không cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài, có quyền sử dụng đất hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Theo quy định, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được chia thành hai loại là trực tiếp sản xuất nông nghiệp và không trực tiếp sản xuất nông nghiệp căn cứ vào nguồn gốc thu nhập của họ. Nếu hộ gia đình sử dụng đất mà có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó thì được xem là trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Việc phân định như vậy là để xác định hình thức sử dụng đất nông nghiệp của họ thuộc trường hợp được Nhà nước giao không thu tiền 17 Khoản 29, Điều 3 Luật Đất đai 2013.
  • 24. 19 sử dụng đất hay không, một sự ưu đãi lớn mà Nhà nước dành riêng cho chủ thể là cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau thì được cho thuê quyền sử dụng đất: Thứ nhất, được Nhà nước giao đất, kể cả có và không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê. Thứ hai, nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất. Thứ ba, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất. Thứ tư, thuê quyền sử dụng đất từ doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mà tiền thuê được trả một lần cho cả thời gian thuê. Thứ năm, đất được chuyển mục đích từ loại đất không thu tiền sử dụng đất sang loại đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê. 1.2.2.2. Tổ chức kinh tế Tổ chức kinh tế cũng là một chủ thể sử dụng đất phổ biến sau hộ gia đình, cá nhân. Sự tham gia của chủ thể này làm cho thị trường quyền sử dụng đất trở nên sôi động hơn bởi tính chất thương mại của nó. Tuy nhiên cần hiểu chính xác tổ chức kinh tế gồm cụ thể các chủ thể nào bởi có sự khác biệt giữa quy định của pháp luật đất đai và pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp. Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 thì tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Mặt khác, Luật Đầu tư 2014 cũng quy định tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông18 . Còn Luật Doanh nghiệp 2014 thì quy định doanh nghiệp Việt nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam19 . Như vậy cả pháp luật về đầu tư và pháp luật về doanh nghiệp đều thừa nhận doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp Việt Nam, là tổ chức kinh tế. Trong khi đó, Luật Đất đai 2013 quy định rằng tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nhiệp có vốn đầu tư nước ngoài20 . Do đó tổ chức kinh tế với tư cách là chủ thể sử dụng đất, sẽ không bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sự 18 Khoản 17 Điều 3 Luật Đầu tư 2014. 19 Khoản 9 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014. 20 Khoản 27 Điều 3 Luật Đất đai 2013.
  • 25. 20 khác nhau giữa quy định của pháp luật như vậy được hiểu là do nhu cầu cần phân hóa quyền, nghĩa vụ cho từng loại chủ thể để có thể ưu tiên cho những thành phần kinh tế nhất định, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở tài sản của Nhà nước, nhất là việc bảo hộ các doanh nghiệp của Việt Nam21 . Cho nên khi nói đến tổ chức kinh tế sử dụng đất thì phải khẳng định là không bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tổ chức kinh tế sử dụng đất thuộc các trường hợp sau thì được cho thuê quyền sử dụng đất: Thứ nhất, xác lập quyền sử dụng đất thông qua được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê. Thứ hai, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê một lần mà tiền đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước Thứ ba, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp có nguồn gốc được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất và không chuyển mục đích sử dụng đất. Pháp luật cho phép hộ gia đình, cá nhân được chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng cho tổ chức kinh tế do được Nhà nước giao không thu tiền. Nên khi tổ chức kinh tế nhận chuyển quyền cũng có quyền được cho thuê như hộ gia đình, cá nhân. Đây là một ưu đãi chỉ dành cho đất nông nghiệp nên nếu muốn có quyền cho thuê quyền sử dụng đất thì không được chuyển mục đích sử dụng đất. Thứ ba, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế khác có nguồn gốc do được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê một lần, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; nhận góp vốn của hộ gia đình, cá nhân mà quyền sử dụng đất không có nguồn gốc được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê hàng năm. Thứ tư, được cơ quan nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất không thu tiền sử dụng đất sang đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền thuê một lần. Thứ năm, thuê quyền sử dụng đất của doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Thứ sáu, tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm để đầu tư thực hiện dự án phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. 21 Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh, tlđd (6), tr.55, 56.
  • 26. 21 1.2.2.3. Tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính Tổ chức sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập, có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật22 . Dựa theo năng lực tài chính mà tổ chức sự nghiệp công lập chia thành hai dạng là đã tự chủ tài chính và chưa tự chủ tài chính. Đối với tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ về tài chính thì sử dụng đất dưới hình thức được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất nên không được thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất này. Còn tổ chức sự nghiệp công lập đã tự chủ về mặt tài chính thì sử dụng đất dưới hình thức được Nhà nước cho thuê đất. Nếu họ trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê bằng chính nguồn tài chính mà họ có được từ hoạt động của mình chứ không phải tiền từ ngân sách nhà nước thì họ sẽ có quyền cho thuê quyền sử dụng đất. 1.2.2.4. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch. Theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được hiểu là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài23 . Như vậy pháp luật đất đai sử dụng các khái niệm trong pháp luật về quốc tịch để giải thích về người Việt Nam định cư ở nước ngoài với tư cách là một chủ thể sử dụng đất, nhằm thống nhất áp dụng pháp luật. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam sẽ trở thành chủ thể của quan hệ đất đai và chịu sự điều chỉnh của Luật Đất đai trong việc sử dụng đất24 . Với chính sách khuyến khích kiều bào Việt Nam ở nước ngoài về đầu tư tại Việt Nam, pháp luật đất đai đã có nhiều ưu đãi trong việc tiếp cận quyền sử dụng đất của họ, kể cả đất ở và đất để đầu tư sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào loại đất sử dụng mà người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phân thành hai nhóm. Thứ nhất là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. Đối với trường hợp này thì chủ thể sử dụng đất chính là cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài đó, cũng chính cá nhân này sẽ đứng tên trên Giấy chứng nhận, thực hiện quyền và nghĩa vụ trực tiếp với Nhà nước. Thứ 22 Khoản 27 Điều 3 Luật Đất đai 2013. 23 Khoản 3, 4 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014). 24 Đặng Thị Ngọc Hạnh (2010), Địa vị pháp lý của người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất ở Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 2.
  • 27. 22 hai là người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất để đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Khi thực hiện dự án đầu tư thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải thành lập nên tổ chức kinh tế là pháp nhân. Chính pháp nhân này mới là chủ thể trực tiếp khai thác, sử dụng đất, đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và là người sử dụng đất25 . Tuy nhiên, về hình thức pháp lý thì chủ thể sử dụng đất trong trường hợp này vẫn là tư cách người Việt Nam định cư ở nước ngoài, vẫn có các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật đất đai quy định cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại các Điều 183, 185, 186 Luật Đất đai 2013. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở gắn liền với đất ở thì việc xác lập quyền sử dụng đất của họ thông qua việc mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật. Nhà ở là công trình xây dựng gắn liền với đất ở nên việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở thì cũng đồng thời xác lập quyền sử dụng đất ở cho mình. Trường hợp này họ được cho thuê nhà ở trong thời gian không sử dụng. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về Việt Nam thực hiện dự án đầu tư thì được cho thuê quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau: Thứ nhất, đất do được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê. Thứ hai, thuê quyền sử dụng đất của doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mà trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê. Thứ ba, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Thứ tư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm để thực hiện dự án phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. 1.2.2.5. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Như đã nói, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, có trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam nhưng theo pháp luật đất đai, tư cách của họ không được xem là tổ chức kinh tế trong nước mà được quy định thành một chủ thể sử dụng đất riêng biệt với các quyền năng cụ thể. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có các hình thức là: doanh nghiệp 100% 25 Xem điểm e, khoản 1 Điều 5 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • 28. 23 vốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp liên doanh; doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư26 . Việc xác định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không chỉ căn cứ vào hình thức sử dụng đất, mục đích sử dụng đất mà còn căn cứ vào hình thức doanh nghiệp và tỉ lệ cổ phần chi phối.Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hình thành do nhận chuyển nhượng cổ phần mà bên Việt Nam chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối thì việc cho thuê quyền sử dụng đất được thực hiện như tổ chức kinh tế. Khi thuộc một trong các trường hợp sau thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép cho thuê quyền sử dụng đất: Thứ nhất, đất do được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê. Thứ hai, thuê quyền sử dụng đất của doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mà trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê. Thứ ba, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng dự án đầu tư có sử dụng đất. Thứ tư, doanh nghiệp liên doanh nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế do được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê một lần, nhận chuyển nhượng mà không phải là đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê hàng năm; nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê một lần góp vốn với tư cách là tổ chức kinh tế trong nước. Thứ năm, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm để thực hiện dự án phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. 1.2.2.6. Cá nhân nước ngoài Theo Luật Đất đai 2013 thì cá nhân nước ngoài không phải là chủ thể sử dụng đất. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Nhà ở 2014 thì cá nhân nước ngoài nếu đáp ứng các điều kiện thì được sở hữu nhà ở gắn liền với đất ở tại Việt Nam. Người nước ngoài là công dân nước ngoài và người không có quốc tịch, trừ người gốc Việt Nam27 . Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam, không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự thì được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng 26 Khoản 7 Điều 5 Luật Đất đai 2013. 27 Khoản 5 Điều 3 Luật Quốc tịch 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014.
  • 29. 24 nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ28 . Do được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nên họ được quyền cho thuê nhà ở đó khi không sử dụng. Trước khi cho thuê, cá nhân nước ngoài phải có văn bản thông báo về việc cho thuê nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở theo quy định của Bộ trưởng Bộ xây dựng và phải nộp thuế từ hoạt động cho thuê này. Việc thanh toán tiền thuê nhà phải thông qua tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam29 . 1.2.3. Cho thuê tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền thuê hàng năm Đất đai và tài sản gắn liền với đất thuộc hai chế độ sở hữu khác nhau. Một cái là thuộc sở hữu Nhà nước còn cái kia thì lại thuộc sở hữu tư nhân. Trong quá trình sử dụng đất, người sử dụng đất bỏ công sức, tiền bạc của chính mình ra để tạo lập nên các tài sản gắn liền với đất, ví dụ như các công trình xây dựng trên đất, cây lâu năm…tạo nên một khối tài sản thống nhất. Nếu như đất đai - một tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu của Nhà nước thì tài sản gắn liền với đất – tư bản của người sử dụng đất phải thuộc sở hữu của họ. Do đó mà người sử dụng đất có cả ba quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, là tài sản gắn liền với đất không thể tách rời nên khi người sử dụng đất thực hiện quyền sở hữu của mình đối với tài sản gắn liền với đất cũng sẽ chịu sự chi phối của quyền sử dụng đất. Khi người sử dụng đất cho thuê tài sản gắn liền với đất thì đồng thời cũng phải chuyển giao cả quyền sử dụng đất, tức là giống như cho thuê quyền sử dụng đất đồng thời cho thuê luôn tài sản gắn liền với đất. Vậy nên việc cho thuê này cũng phải chịu sự chi phối từ ý chí của chủ sở hữu đất đai là Nhà nước. Đối với những trường hợp được phép cho thuê quyền sử dụng đất thì đương nhiên, người sử dụng đất cũng được phép cho thuê luôn tài sản gắn liền với đất. Còn đối với quyền sử dụng đất thuê trả tiền thuê hàng năm thì theo quy định tại Điều 175, khoản 2 Điều 179, khoản 2 Điều 183 Luật Đất đai 2013 thì các chủ thể được cho thuê tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trả tiền thuê hàng năm gồm hai trường hợp: một là hộ gia đình, cá nhân; hai là tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê. Ngoài hai trường hợp này thì người sử dụng đất không được cho thuê tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền thuê hàng năm. 28 Khoản 2 Điều 159, khoản 3 Điều 160 Luật Nhà ở 2014. 29 Khoản 2 Điều 162 Luật Nhà ở 2014.
  • 30. 25 1.2.4. Chủ thể được thuê quyền sử dụng đất Trường hợp hộ gia đình, cá nhân cho thuê quyền sử dụng đất: Khi hộ gia đình, cá nhân cho thuê quyền sử dụng đất thì chỉ được cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê đất mà thôi30 . Do đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được phép thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân. Như đã nói thì hộ gia đình, cá nhân là hai chủ thể sử dụng đất phổ biến nhất. Họ là chủ sở hữu của đa số quyền sử dụng đất. Việc không cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình cá nhân có lẽ xuất phát từ chỗ muốn hạn chế sự tích tụ, tập trung đất đai. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là chủ thể có tiềm lực tài chính lớn nên nếu được thuê quyền sử dụng đất từ hộ gia đình, cá nhân sẽ dễ dẫn đến tình trạng người dân thấy lợi ích trước mắt là khoản tiền cho thuê nên cho thuê đất và sẽ không còn đất để canh tác, mất đất. Trường hợp tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho thuê quyền sử dụng đất: Khi quy định về quyền của tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cho thuê quyền sử dụng đất, Luật Đất đai 2013 chỉ quy định rằng họ được cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất mà không nói rõ cho ai thuê. Từ điều này ta hiểu rằng, họ có thể cho bất kì ai thuê quyền sử dụng đất miễn sao việc sử dụng đất vẫn đảm bảo tuân theo các nghĩa vụ mà pháp luật đề ra cho người sử dụng đất. Đây đều là các chủ thể kinh doanh sử dụng đất có mục tiêu lợi nhuận nên việc cho ai thuê quyền sử dụng đất, khi nào thì cho thuê đều nằm trong chiến lược kinh doanh của họ nên để họ được tự do lựa chọn đối tác là hoàn toàn hợp lý. Như vậy, việc cho thuê quyền sử dụng đất của tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị giới hạn về chủ thể thuê như hộ gia đình, cá nhân. Họ được tự do lựa chọn bên thuê để ký kết hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất. 1.2.5. Điều kiện để thực hiện cho thuê quyền sử dụng đất 1.2.5.1 Điều kiện chung Thứ nhất, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. Quy định này là cần thiết để tọa nên tính an toàn trong giao dịch quyền sử dụng đất và tính ổn định của thị trường bất động sản. Quyền sử dụng đất là bất động sản nên quyền sở hữu quyền sử 30 Điểm d khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013.
  • 31. 26 dụng đất phải được đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất31 . Khi đã có sự chứng nhận về quyền sử dụng đất đã trao cho người sử dụng đất từ chủ sở hữu, chủ thể quản lý đất đai là Nhà nước thì sẽ tạo nên sự an tâm, tin tưởng lẫn nhau giữa các bên chủ thể làm cho giao dịch được diễn ra suôn sẻ. Từ Giấy chứng nhận có thể biết được các thông tin cần thiết về người sử dụng đất, vị trí thửa đất, hiện trạng đất để xác định đúng tư cách bên cho thuê. Hơn nữa, Giấy chứng nhận còn có ý nghĩa trong việc xác định chủ thể thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước và đặc biệt có ý nghĩa trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai. Từ khi có pháp luật đất đai đến nay đã trải qua nhiều lần thay đổi, tương ứng với đó thì Giấy chứng nhận cũng thay đổi theo. Bởi vậy nên hiện nay có nhiều loại Giấy chứng nhận khác nhau cùng ghi nhận về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Như vậy, việc pháp luật quy định điều kiện có Giấy chứng nhận là có loại giấy nào? Theo như quy định tại khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai 2013 thì các loại giấy chứng nhận đáp ứng điều kiện này gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp sau ngày 10/12/2009; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10/12/2009. Khi có một trong các giấy tờ trên thì người sử dụng đất đã đáp ứng được một điều kiện để thực hiện cho thuê quyền sử dụng đất. Thứ hai, đất không có tranh chấp. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai32 .Khi quy định đất có tranh chấp không được thực hiện giao dịch quyền sử dụng đất nói chung, cho thuê quyền sử dụng đất nói riêng thì phải hiểu rằng, “về mặt pháp lý Nhà nước vẫn chưa thể khẳng định ai là người sử dụng hợp pháp đất đối với diện tích đất đang tranh chấp, dù cho Giấy chứng nhận đối với đất này đã được cấp cho một chủ thể nào đó”33 . Khi chủ sở hữu quyền sử dụng đất chưa được xác định rõ thì tất nhiên cũng chưa thể xác định được chủ thể có quyền cho thuê quyền sử dụng đất và vì thế không được cho thuê là điều hợp lý. Tuy Luật Đất đai 2013 chưa quy định thời điểm phát sinh tranh chấp nhưng trên thực tế, cơ quan nhà nước thường lấy thời 31 Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013. 32 Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013. 33 Lưu Quốc Thái, tlđd (3), tr. 155.
  • 32. 27 điểm nộp đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã làm thời điểm phát sinh tranh chấp đất đai. Thứ ba, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án. Kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế thi hành án mang tính quyền lực Nhà nước áp dụng với người phải thi hành án có nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà không tự nguyện thi hành khi có điều kiện. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản có giá trị tương đối lớn, do đó mà việc kê biên quyền sử dụng đất để thi hành án khá phổ biến. Quyền sử dụng đất đang bị kê biên thì không được cho thuê bởi xuất phát từ mục đích của việc kê biên là để bảo đảm thi hành án. Người sử dụng đất trong trường hợp này đang có nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định nên quyền sử dụng đất đã trở thành tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất. Vì thế, người sử dụng đất bị hạn chế quyền được giao dịch quyền sử dụng đất. Cuối cùng, quyền sử dụng đất phải đang trong thời hạn sử dụng đất. Tùy thuộc vào các loại đất khác nhau mà người sử dụng đất được quyền sử dụng đất ổn định lâu dài hay có thời hạn. Nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 125 Luật Đất đai 2013 thì người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài. Ngoài các trường hợp này, người sử dụng đất sẽ sử dụng đất trong một thời hạn nhất định. Thời hạn sử dụng đất là khoảng thời gian mà người sử dụng đất sở hữu quyền sử dụng đất, trong khoảng thời gian này thì người sử dụng đất mới đáp ứng được điều kiện về chủ thể bên cho thuê. Hết thời hạn này, nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất, người sử dụng đất không còn tư cách chủ thể sử dụng đất nữa, không còn các quyền và nghĩa vụ mà Nhà nước đã trao nên việc đặt ra điều kiện này là hợp lý. Cho thuê quyền sử dụng đất luôn được xác định thời hạn thuê. Thời hạn thuê này không dài hơn thời hạn sử dụng đất còn lại của bên cho thuê. Như vậy, điều kiện này chỉ đặt ra cho loại đất được sử dụng có thời hạn mà không áp dụng đối với đất sử dụng ổn định lâu dài. Bốn điều kiện như trên là bốn điều kiện cơ bản đầu tiên mà người sử dụng đất phải có để có thể thực hiện giao dịch quyền sử dụng đất. Tùy vào từng loại chủ thể sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, hình thức sử dụng đất và loại giao dịch muốn thực hiện thì còn có những điều kiện riêng khác nữa. Khi đáp ứng được cả những điều kiện riêng này nữa thì giao dịch quyền sử dụng đất mới hợp pháp. Do đó cho thuê quyền sử dụng đất cũng có những điều kiện riêng khác cần phải đáp ứng khi thực hiện quyền. 1.2.5.2 Điều kiện riêng Đối với trường hợp tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất để đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi sử dụng đất mà có