SlideShare a Scribd company logo
1 of 65
1
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM
HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
NAM HÀ NỘI
NHẬN LÀM THUÊ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0934.573.149
WEBSITE: VIETBAOCAOTHUCTAP.NET
LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã biết, với bất kỳ doanh nghiệp nào vốn luôn là một trong
các yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối
với ngân hàng thương mại (NHTM)- tổ chức chuyên kinh doanh trong lĩnh
vực tiền tệ, mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách
hàng và cho vay từ số tiền huy động được đồng thời làm các dịch vụ ngân
hàng thì vai trò của nguồn vốn ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng. Quy
mô, cơ cấu, thời hạn tài sản và khả năng cung ứng dịch vụ từ đó quyết định
khả năng sinh lời và sự an toàn của mỗi ngân hàng.
Là một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất, có hệ
thống mạng lưới chi nhánh và điểm rộng khắp cả nước. Ngân hàng nông
2
nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội có ưu thế rất lớn trong hoạt động
huy động vốn. Tuy nhiên, hiện tại và tương lai, ưu thế đó dần bị thay thế bởi
sự phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại cổ phần và khả năng
mở rộng các chức năng của các ngân hàng thương mại nước ngoài. Trên thực
tế tốc độ tăng trưởng huy động vốn của NHNN&PTNT Nam Hà Nội mặc dù
khá ổn định nhưng đang có xu hướng giảm dần. Mức độ tăng trưởng bất ổn
định, vốn huy động mang tính ngắn hạn, không đạp ứng được nhu cầu vốn
trung và dài hạn. Thực tế này đã ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng đồng thời đặt ra bài toán cho các nhà hoạch định chính
sách Ngân hàng tìm ra lời giải cho bài toán đó: làm sao giữ vững, duy trì,
nâng cao nguồn vốn và tốc độ tăng trưỏng nguôn vốn.
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tại NHNN&PTNT Nam Hà Nội,
nhận thức được yêu cầu cấp thiết của vấn đề trên, tôi đã lựa chọn “Một số
giải pháp quản lý nhằm huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn nam Hà Nội” làm đè tài cho chuyên đề báo cáo thưc tập của
mình. Nghiên cứu đề tài này giúp tôi tìm hiểu sâu hơn về một nghiệp vụ căn
bản và quan trọng của ngân hàng, nâng cao ký năng, tổng hợp, phân tích và
giải quyết vấn đề.
Với lượng thời gian thực tập, kiến thức hạn chế, kinh nghiệm thực tế
chưa có, nhìn nhận một vấn đề lớn sẽ không thể tránh khỏi sai làm thiếu sót.
Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để bài viết của
em tốt hơn, hoàn thiện hơn.
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Chương II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠi NHNo & PTNT
NAM HÀ NỘi
3
Chương III MỘT SỐ GIẢi PHÁP QUANY LÝ NHẰM NÂNG CAO
CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TAI NHNN&PTNT NAM HÀ MỘI.
Chương I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHTM.
1.1 KHÁI NIỆM VỀ NHTM:
Tính cho đến thời điểm hiện nay, Ngân hàng thương mại đã được hình
thành và phát triển trong một thời gian tương đối dài của nền kinh tế. Hệ
thống Ngân hàng thương mại ra đời là kết quả của quá trình hình thành và
phát triển lâu dài của nên kinh tế hàng hoá, của quan hệ hàng hoá tiền tệ.
4
Ngân hàng được coi là một sản phẩm độc đáo của nền sản xuất hàng
hoá trong kinh tế thị trường, một động lực quan trọng cho sự phát triển của
nền sản xuất xã hội. Với vai trò như trên, ngân hàng không thể đứng ngoài
hoạt động của bất cứ quốc gia nào. Vì vậy, mỗi nước đều xây dựng những
khung pháp lý quy định, giới hạn hoạt động của ngân hàng. Mỗi nước khác
nhau sẽ có một khái niệm và mô hình tổ chức ngân hàng khác nhau. Tuy khái
niệm về NHTM ở mỗi nước có những điểm khác nhau nhưng đều thống nhất
coi NHTM là doanh nghiệp chuyên kinh doanh tiền tệ và cung ứng những
dịch vụ tài chính cho nền kinh tế, là một trong số những tổ chức tài chính
trung gian, các tổ chức tài chính trung gian này được gọi là các định chế tài
chính có chức năng giống nhau là dẫn vốn từ nơi thừa vốn tới nơi thiếu vốn.
Để đưa ra được một khái niệm chính xác và tổng quát nhất về NHTM, người
ta thường phải dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của nó trên thị trường
tài chính.
Luật ngân hàng của Pháp năm 1941 định nghĩa: “ngân hàng là những xí
nghiệp hay cơ sở hành nghề thường xuên nhận của công chúng dưới hình thức
ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các
nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”.
Luật ngân hàng của Ấn Độ, năm 1959 bổ sung “ngân hàng là cơ sở nhận
các khoản tiền ký thác để cho vay hay tài trợ, đầu tư”.
Luật ngân hàng của Đan Mạch, năm 1930 “ Những nhà băng thiết yếu
gồm các nghiệp vụ nhận tiền ký thác, buôn bán vàng bạc, hành nghề thương
mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các
nghiệp vụ chuyển ngân...”.
Như vậy, mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau về định nghĩa
NHTM, nó tuỳ thuộc vào tập quán pháp luật của từng quốc gia, từng vùng
lãnh thổ nhưng khi đi sâu phân tích, người ta dễ dàng nhận thấy rằng: Tất cả
5
các NHTM đều có chung một tính chất đó là việc nhận tiền ký thác - tiền gửi
không kỳ hạn và có kỳ hạn, để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu
và các dịch vụ kinh doanh khác của chính Ngân hàng.
Đối với bản thân Việt Nam, trong bước chuyển đổi sang kinh tế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế
nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhất là trong giai đoạn
hiện nay, khi Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu thì hệ
thống ngân hàng và các tổ chức tài chính ngày càng đóng vị trí quan trọng đối
với sự hoạt động và phát triển của nền kinh tế. Từ thực tiễn đó, để tăng cường
quản lý, hướng dẫn hoạt động các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác,
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chung của nền kinh tế, đồng thời bảo
vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh.
Theo pháp lệnh ngân hàng, HTX tín dụng và công ty tài chính năm 1990
định nghĩa: “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ, mà hoạt động thường
xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và
sử dụng số tiền đó để cho vay thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm
phương tiện thanh toán”.
Theo điều 20 Luật các Tổ chức tín dụng của Việt nam ban hành 02/
1997/QH 10: “ NHTM là loại hình tổ chức tín dụng được thưc hiện toàn bộ
hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. Trong đó “Hoạt động ngân hàng là
hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên
là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ
thanh toán”.
Việt Nam, theo luật các tổ chức tín dụng, mỗi loại ngân hàng đều mang
những nét đặc trưng phù hợp với điều kiện của thời kỳ đầu chuyển đổi của
6
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Cụ thể Việt Nam có các
loại hình ngân hàng sau:
 NHTM quốc doanh: là loại ngân hàng chiếm vị thế cao trong hệ
thống tổ chức tín dụng của nước ta. Hình thức sở hữu là doanh nghiệp Nhà
nước, thành lập, cấp vốn chịu sự quản lý cuả Nhà nước, hoạt động trong tất cả
các lĩnh vực ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đối với mọi thành phần kinh tế, mọi
lĩnh vực sản xuất lưu thông, xây dựng trong và ngoài nước. Hiện nay có 6
ngân hàng quốc doanh là: Ngân hàng công thương, Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng ngoại
thương, Ngân hàng người nghèo, Ngân hàng phát triển nhà ở Đồng bằng sông
Cửu Long.
 NHTM cổ phần: là loại hình ngân hàng phải được thành lập theo
luật công ty cổ phần, thuộc sở hữu của các cổ đông, người góp vốn, trên cơ sở
tự nguyện của các cổ đông trong việc góp vốn và hoạt động theo luật pháp
quy định. Đây là loại hình Ngân hàng phổ biến nhất và đang có xu hướng phát
triển mạnh ở nước ta.
 Ngân hàng liên doanh: là loại hình ngân hàng được thành lập trên
cơ sở hợp đồng liên doanh, vốn điều lệ là vốn góp của ngân hàng Việt Nam
và ngân hàng nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam, chịu sự điều chỉnh của
pháp luật Việt Nam.
 Chi nhánh ngân hàng liên doanh: là một bộ phận của ngân hàng
nước ngoài hoạt động tại Việt Nam chịu sự điều tiết của luật pháp Việt Nam.
 Ngân hàng đầu tư: là những ngân hàng tập trung huy động vốn
trung, dài hạn và đầu tư trung dài hạn vì sự phát triển, hoạt động đầu tư chủ
yếu thông qua các dự án.
 Ngân hàng chính sách: thông thường là những NHTM 100% vốn
Nhà nước hoặc NHTM cổ phần (sở hữu Nhà nước và các tổ chức kinh tế quốc
7
doanh) được thành lập để phục vụ một hoặc một số chính sách của Nhà nước,
nó hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, chênh lệch giữa chi phí huy động
vốn và sử dụng vốn sẽ được Nhà nước bù đắp.
 Ngân hàng hợp tác: là những tổ chức tín dụng thuộc sở hữu tập thể,
được các thành viên tự nguyện thành lập lên không phải vì mục tiêu lợi nhuận
mà vì mục tiêu tương trợ lẫn nhau về vốn và các dịch vụ ngân hàng. Nguyên
tắc thành lập và hoạt động của loại hình này là tự nguyện, dân chủ, bình đẳng,
tự trang trải mọi chi phí và tự chịu trách nhiệm.
1.2.Đặc trưng hoạt động kinh doanh của NHTM.
Ngân hàng thương mại ra đời gắn liền với sự hình thành và phát triển của
hoạt động kinh doanh tiền gửi. Từ chỗ chỉ đơn thuần làm dịch vụ nhận tiền
gửi với tư cách là người thủ quỹ bảo quản tiền gửi cho chủ sở hữu và sau đó
là nhận được các khoản thù lao dưới dạng hoa hồng, hoạt động của nó giống
như một tiệm cầm đồ. Cho đến nay, NHTM đã trở thành một chủ thể kinh
doanh tiền gửi, nghĩa là NHTM vừa tiến hành huy động tiền gửi ( không
những miễn bỏ những khoản phí, các khoản thù lao mà còn trả thêm tiền dưới
dạng trả lãi tiền gửi cho khách hàng gửi tiền) vừa sử dụng các khoản tiền huy
động đó làm vốn cho vay, vốn đầu tư nhằm tối đa hoá các khoản lợi nhuận
thu được .
Trong khi thực hiện vai trò trung gian tài chính, đảm trách việc chuyển
vốn nhàn rỗi từ dân cư, từ người cho vay sang người đi vay, các NHTM đã tự
tạo ra những công cụ tài chính thay thế cho tiền mặt làm phương tiện thanh
toán, trong đó điển hình là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn thanh toán bằng
séc, đây là công cụ chủ yếu để tiền vận động qua ngân hàng và là cơ sở để
NHTM tạo ra số nhân tiền gửi. Do đó hoạt động của NHTM gắn bó mật thiết
với hoạt động lưu thông tiền tệ và hệ thống thanh toán trong nước cũng như
hoạt động thanh toán quốc tế.
8
Ngày nay, NHTM và cơ cấu hoạt động của nó đã và đang chiếm giữ vai
trò quan trọng trong thể chế tài chính của mỗi nước, là công cụ điều tiết vĩ mô
nền kinh tế không thể thiếu của nhà nước. Hơn nữa hoạt động của NHTM
ngày càng đa dạng, phong phú và có phạm vi rộng lớn, có thể nói Ngân hàng
đã đi sâu vào tận nhưng ngõ ngách của nền kinh tế và đời sống con người,
trong khi đó các tổ chức tài chính khác thường hoạt động trên phạm vi hẹp và
theo hướng chuyên sâu.
1.3. Các hoạt động cơ bản của NHTM.
Ngân hàng là một trung gian tài chính, thông qua các nghiệp vụ của
mình nhằm điều hoà, cung cấp vốn cho hoạt động của cả nền kinh tế. Với
trình độ phát triển của khoa học hiện đại hiện nay, hoạt động của ngân hàng
đã ngày càng trở nên phong phú hơn song ngân hàng vẫn luôn duy trì 3 mảng
nghiệp vụ cơ bản đó là: Nghiệp vụ tài sản nợ (nghiệp vụ huy động vốn);
nghiệp vụ tài sản có (nghiệp vụ cho vay) và nghiệp vụ cung ứng dịch vụ Ngân
hàng như: dịch vụ tư vấn, thanh toán hộ, giữ hộ... Ba nghiệp vụ này có quan
hệ mật thiết, tác động hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển, tạo nên uy tín và
thế mạnh cạnh tranh cho các NHTM, các nghiệp vụ này đan xem lẫn nhau
trong quá trình hoạt động của Ngân hàng, tạo nên một chỉnh thể thống nhất
trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM.
1.3.1. Nghiệp vụ huy động vốn.
Đây là nghiệp vụ cơ bản, đầu tiên quan trọng nhất của một ngân hàng.
Vốn được ngân hàng huy động dưới nhiều hình thức khác nhau và sử dụng
(sau khi đảm bảo một tỷ lệ dự trữ bắt buộc) với trách nhiệm hoàn trả gốc và
lãi. Nguồn vốn của NHTM gồm vốn tự có (vốn chủ sở hữu), vốn vay, vốn
khác. Nghiệp vụ này phản ánh quá trình hình thành vốn cho hoạt động kinh
doanh của NHTM, cụ thể bao gồm các nghiệp vụ huy động vốn sau:
9
 Vốn tự có của ngân hàng: là nguồn vốn thuộc sở hữu của riêng các
NHTM. Thực tế nguồn vốn này không ngừng tăng lên từ kết quả động kinh
doanh của bản thân NHTM, nó đóng góp một phần đáng kể vào hoạt động
kinh doanh cuả các NHTM. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
nguồn vốn của ngân hàng, song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi ngân
hàng bắt đầu được thành lập. Do tính chất thường xuyên ổn định của vốn chủ
sở hữu mà ngân hàng thường sử dụng nó vào các mục đích khác nhau như:
xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc trang, thiết bị … phục vụ cho bản
thân ngân hàng, cho vay và tham gia đầu tư góp vốn liên doanh. Mặt khác
với chức năng bảo vệ, vốn chủ sở hữu được coi là tài sản đảm bảo, gây lòng
tin với khách hàng, duy trì khả năng thanh toán trong trường hợp Ngân hàng
gặp
thua lỗ. Vốn chủ sở hữu bao gồm :
Vốn hình thành ban đầu: gồm có vốn pháp định và vốn điều lệ. Theo
quyết định số 327/QĐ- NH5 ban hành ngay 04/10/1997 của thống đốc Ngân
hàng nhà nước Việt Nam thì: “ vốn điều lệ của NHTM là mức vốn tối thiểu
phải có để thành lập ngân hàng”, còn “ vốn điều lệ của NHTM là vốn do các
cổ đông đóng góp và được ghi vào điều lệ hoạt động của ngân hàng”. Cũng
theo quy định nay, để đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của nền kinh tế thị
trường cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng hoạt động kinh
doanh thì vốn điều lệ của ngân hàng luôn lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định và
có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau tuỳ thuộc vào hình thức sở
hữu, ví dụ: Đối với các ngân hàng cổ phần, vốn điều lệ là vốn do các cổ đông
đóng góp dưới hình thức mua cổ phiếu, còn đối với các ngân hàng quốc
doanh, vốn điều lệ là vốn ban đầu do ngân sách cấp…
Vốn bổ sung trong quá trình hoạt động: Trong quá trình hoạt động, ngân
hàng gia tăng vốn chủ sở hữu từ nguồn lợi nhuận, từ phát hành cổ phần, góp
10
thêm, cấp thêm hoặc từ các khoản vay trung và dài hạn có khả năng chuyển
đổi thành vốn cổ phần. Nói chung vốn bổ sung này không thường xuyên, phụ
thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng hoặc vào từng điều
kiện câp thiết.
Nghiệp vụ tiền gửi: phản ánh các khoản tiền gửi từ các doanh nghiệp,
các tổ chức kinh tế vào để thanh toán hoặc nhằm mục đích bảo quản tài sản
qua đó NHTM có thể huy động được. Ngoài ra NHTM cũng có thể huy động
các khoản tiền nhàn rỗi của cá nhân hay các hộ gia đình được gửi vào ngân
hàng với mục đích bảo quản hoặc hưởng lãi trên số tiền gửi. Tiền gửi của
khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân hàng thương mại.
Thông thường nguồn vốn này chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn kinh doanh của
ngân hàng.
Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá: Các NHTM phần lớn sử dụng
nghiệp vụ này để thu hút các khoản vốn có tính thời hạn tương đối dài và ổn
định, nhằm đảm bảo khả năng đầu tư, khả năng cung cấp đủ các khoản tín
dụng mang tính trung và dài hạn vào nền kinh tế. Hơn nữa, nghiệp vụ này còn
giúp các NHTM giảm thiểu rủi ro và tăng cường tính ổn định vốn trong hoạt
động kinh doanh của mình. Đây là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp
ngân hàng huy động được khối lượng vốn lớn một cách nhanh chóng và chi
phí thấp.
Nghiệp vụ vay tiền: Đây là vốn được hình thành trên quan hệ vay mượn
giữa Ngân hàng thương mại với ngân hàng trung ương hoặc các tổ chức tín
dụng khác dưới các hình thức tái chiết khấu, vay có bảo đảm... Nguốn vốn
này thường được sử dụng khi ngân hàng đã sử dụng hết lượng vốn khả dụng
mà vẫn không đủ hoạt động kinh doanh. Thông thường NHTM sẽ ưu tiên việc
vay từ các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế trước, sau đó mới đến vay ngân
hàng trung ương.
11
Nghiệp vụ huy động vốn khác: ngoài ba nghiệp vụ huy động vốn cơ
bản kể trên, NHTM còn có thể tạo vốn kinh doanh cho mình thông qua việc
nhận làm đại lý hay uỷ thác vốn cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước. Đây là khoản vốn huy động không thường xuyên của NHTM, huy động
theo phương thức này đòi hỏi cần phải có thời gian và các phương phù hợp
với từng đối tượng và các khoản vay.
1.3.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn.
Ngân hàng là một trung gian tài chính, là cầu nối thực hiện việc luân
chuyển vốn từ nơi thừa đền nơi thiếu vốn. Đây là nghiệp vụ phản ánh quá
trình sử dụng vốn của NHTM vào các mục đích khác nhau nhằm đảm bảo an
toàn kinh doanh cũng như tìm kiếm lợi nhuận của ngân hàng. Bao gồm các
nghiệp vụ sau:
Một là,Nghiệp vụ cho vay: Đây có thể nói là nghiệp vụ quan trọng bậc
nhất trong hoạt động quản lý tài sản có của NHTM. Cho vay là hoạt động chủ
yếu của NHTM nhằm tài trợ về vốn cho các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức
trong nền kinh tế. ĐốI với hầu hết các ngân hàng, nghiệp vụ này đóng góp
phần lớn lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng
nó chiếm tớI 60%-70% thu nhập của ngân hàng đem lại. Thông qua nghiệp vụ
này mà Ngân hàng cung cấp các khoản tín dụng ngắn, trung và dài hạn cho
các thành phần trong nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Các loại cho
vay có thể phân loại bằng nhiều cách, bao gồm: mục đích, hình thức bảo đảm,
kỳ hạn, nguồn gốc và phương pháp hoàn trả...
Theo mục đích việc cho vay bao gồm: cho vay đầu tư, cho vay nông
nghiệp, cho vay thương mạI, cho vay thuê bất động sản…
Theo kỳ hạn: ngân hàng cung cấp các loại cho vay ngắn hạn (loại cho
vay này nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán tạm thời, tiêu dùng và đầu tư ngắn
hạn, thời hạn dưới 1 năm); cho vay trung và dài hạn (loại cho vay này phục vụ
12
mục tiêu đầu tư trung và dài hạn của khách hàng, thời hạn thường trên 1
năm).
Theo hình thức bảo đảm, khoản mục cho vay sẽ bao gồm: cho vay có
bảo đảm và cho vay không có bảo đảm.
Theo phương pháp hoàn trả, khoản mục cho vay sẽ bao gồm: cho
vay trả góp, cho vay phí trả góp, cho vay hoàn trả theo yêu cầu.
Hai là, nghiệp vụ đầu tư: Bên cạnh hoạt động cho vay, NHTM còn sử
dụng vốn để đầu tư vào các hoạt động kinh tế xã hội nhằm thúc đẩy sự phát
triển của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân và nhằm thu lại
được lợi nhuận từ chính những hoạt động đầu tư đó. Hoạt động đầu tư của
NHTM bao gồm một số hoạt động sau:
Đầu tư vào kinh doanh mua bán chứng khoán: Mua tín phiếu kho bạc và
trái phiếu chính phủ, mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp và các lại chứng
khoán khác trên thị trường chứng khoán.
Góp vốn mua cổ phần của các tổ chức kinh tế, NHTM khác để hưởng
thu nhập hàng năm. Do tính không chắc chắn về khả năng hoàn trả và lợi tức
cũng như tính lỏng kếm của nó nên loại chưng khoán này ít được các NHTM
quan tâm. Các ngân hàng lớn có thể tham gia vào việc thanh lập doanh
nghiệp. việc tham gia dự vốn vào doanh nghiệp sẽ giúp cho các ngân hàng
nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và qua đó
thực hiện các nghiệp vụ tín dụng an toàn.
Hiện nay, các công cụ đầu tư trên thị trường tài chính ngày càng đa dạng,
cùng vớ sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế, trong điều kiện thị
trường tài chính phát triển như vậy, hoạt động đầu tư của các NHTM cũng trở
nên ngày càng đa dạng hơn.
Đầu tư vào trang thiết bị TSCĐ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của
ngân hàng.
13
Ba là nghiệp vụ ngân quỹ: Lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu của
các chủ thể kinh tế khi tham gia hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế quốc
dân .Tuy nhiên,Hoạt động kinh doanh phát triển lợI nhuận cao phải đi đôi vớI
sự bền vững . Một trong những nhân tố đó là tính an toàn. Nghề ngân hàng là
một nghề kinh doanh mạo hiểm và luôn chứa đựng rất nhiều yếu tố rủi ro. Vì
vậy, ngoài việc cho vay và đầu tư để thu được lợi nhuận, ngân hàng còn phải
sử dụng một phần nguồn vốn huy động được để đảm bảo an toàn về khả năng
thanh toán và thực hiện các quy định về dự trữ bắt buộc do Trung ương đề ra.
1.3.3. Nghiệp vụ kinh doanh khác của NHTM.
Ngoài các nghiệp vụ cơ bản được nêu trên, trong hoạt động kinh doanh,
các NHTM còn tiến hành các hoạt động kinh doanh khác trên thị trường. Là
trung gian tài chính, ngân hàng có rất nhiều các lợi thế. Một trong những lợi
thế đó là hình thức ngân hàng đóng vai trò trung gian tiến hành các hoạt động
thanh toán cho khách hàng thông qua các hình thức như:
Hoạt động mua bán ngoại tệ: Đây là hoạt động mua hoặc bán ngoại tệ
này để lấy một loại ngoại tệ khác và hưởng phí dịch vụ. Ngày nay, cùng với
sự phát triển các công cụ tài chính, hoạt động mua bán ngoại tệ ngày càng sôi
động hơn bằng các công cụ như quyền chọn, swap…
Dịch vụ chuyển tiền và thanh toánh hộ: NHTM nhận sự uỷ thác của
khách hàng yêu cầu để chuyển một số tiền nhất định cho người khác ở địa
điểm quy định trong hay ngoài nước.
Dịch vụ thu hộ : NHTM nhận uỷ thác của khách hàng để thụ hộ các
khoán tiền căn cứ vào các chứng từ của khách hàng giao như: séc, thương
phiếu, chứng khoán…Ngoài khoản phí thu được từ dịch vụ này, NHTM còn
tranh thủ tận dụng được nguồn vốn của khách hàng .
Ngoài các hoạt động cơ bản đã được nêu trên, trong hoạt động kinh
doanh, các NHTM còn tiến hành các hoạt động kinh doanh khác trên thị
14
trường như: thực hiện dịch vụ tư vấn, dịch vụ nhân quỹ, bảo lãnh, cho thuê
thiết bị trung và dài hạn, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm…và hàng loạt những
dịch vụ lien quan đến hoạt động ngân hàng: dịch vụ bảo quản giấy tờ có giá,
dịch vụ cho thuê két sắt…Cùng với sự phát triển kinh tế, hệ thống các ngân
hàng ngày càng được đa dạng về các loại hình dịch vụ và chất lượng dịch vụ
ngày càng được nâng cao.
2. Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại.
2.1 Vốn và sự cần thiết của nguồn đối với hoạt động kinh doanh của
NHTM
2.1.1 Khái niệm.
Khi nói đến thuật ngữ “Trung gian tài chính” người ta thường hay nghĩ
tới hai loại hình tổ chức cơ bản đó là: các tổ chức nhận tiền gửi (bao gồm các
Ngân hàng thương mại, các hiệp hội tiết kiệm và cho vay) và các trung gian
đầu tư (bao gồm các công ty tài chính, các quỹ tương trợ, các công ty bảo
hiểm....). Nhưng cho dù có được hiểu thế nào đi chăng nữa thì NHTM, xét về
khối lượng tài sản cũng như những đóng góp đối với nền kinh tế, vẫn luôn giữ
một vai trò quan trọng. Các NHTM có thể được tổ chức theo nhiều loại hình
khác nhau, chẳng hạn như Ngân hàng tư nhân, Ngân hàng cổ phần, Ngân
hàng quốc doanh và các ngân hàng liên doanh. Dưới bất kỳ hình thức nào, các
NHTM vẫn luôn đặt mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận lên hàng đầu và để làm
được điều đó, công cụ duy nhất mà các Ngân hàng phải có đó là vốn.
Các nhà kinh tế đưa ra định nghĩa về vốn của NHTM như sau:
Vốn của Ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do bản thân
Ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được, dùng để cho vay, đầu
tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.
Về thực chất, thì nguồn vốn của ngân hàng là một bộ phận thu nhập quốc
dân tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất phân phối và tiêu dùng, mà
15
người chủ sở hữu để thực hiện các mục đích khác nhau gửi vào ngân hàng.
Như vậy ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung và phân phối lại vốn dưới
hình thức tiền tệ, tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, phục vụ kích thích
mọi hoạt động kinh tế phát triển.
2.1.2. Sự cần thiết của nguồn đốI vớI hoạt động kinh doanh của NHTM.
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh cũng phải
có vốn, vì vốn là năng lực chủ yếu quyết định đến khả năng, quy mô hoạt
động. Ngân hàng là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh trong lĩnh vực tài
chính, đòi hỏi một lượng lớn vốn mới có thể thực hiện kinh doanh. Nguồn
vốn này cho phép ngân hàng mở rộng, đa dạng hoá các hình thức kinh doanh,
giảm thiểu rủi ro trong khi thực hiện “đi vay và cho vay”. Sau đây là những
lợi ích mà nguồn vốn đem lại cho ngân hàng:
Vốn là cơ sở nền tảng để NHTM hoạt động kinh doanh
Như đã biết, vốn là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp duy trì và
phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời là cơ sở để phân phối và đánh giá
hiệu quả các hoạt động kinh tế. Đối với Ngân hàng, vốn còn là cơ sở nền tảng
để tiến hành tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Thật vậy, với đặc trưng của
Ngân hàng là tổ chức kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt trên thị trường tiền tệ
và thị trường vốn thì vốn không còn đơn thuần là phương tiện kinh doanh mà
nó còn là đối tượng kinh doanh chính của NHTM, trực tiếp quyết định tới quy
mô hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Như vậy, những Ngân hàng có vốn
lớn sẽ có nhiều thế mạnh trong kinh doanh, ngược lại những Ngân hàng
không có hoặc có ít vốn cũng đồng nghĩa với việc gặp nhiều khó khăn khi tiến
hành kinh doanh.
Vốn quyết định quy mô tín dụng và các hoạt động khác của ngân
hàng.
16
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu vào luôn ảnh hưởng trực tiếp
tới đầu ra. Đối với ngân hàng, vốn chính là yếu tố đầu vào; tín dụng, đầu tư...
là yếu tố đầu ra. Vì vậy, so với các ngân hàng lớn thì các ngân hàng nhỏ có
khoản mục đầu tư và cho vay kém đa dạng hơn, phạm vi khối này cũng lượng
cho vay của các ngân hàng nhỏ hơn. Trong khi các ngân hàng lớn cho vay
được tại các thị trường trong vùng thậm chí trong nước và cả quốc tế, thì các
ngân hàng nhỏ lại bị giới hạn trong phạm vi nhỏ, hẹp chủ yếu trong cộng
đồng. Hơn nữa, vốn hạn hẹp nên các ngân hàng nhỏ thường không phản ứng
nhanh nhạy được trước những đợt biến động về lãi suất, ảnh hưởng trực tiếp
đến khả năng thu hút vốn đầu tư từ tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế.
Do đó, khi khả năng vốn của NHTM dồi dào thì chắc chắn ngân hàng sẽ mở
rộng và đáp ứng được nhu cầu vay vốn, có điều kiện để mở rộng thị trường tín
dụng, tăng đều khả năng thanh toán và dịch vụ Ngân hàng.
Đảm bảo khả năng thanh toán và uy tín của NHTM.
Trong cuộc sống, kinh doanh hay trong bất kỳ lĩnh vực nào thì chữ tín
bao giờ cũng là yếu tố rất được coi trọng. Đối với Ngân hàng, uy tín có thể
nói là yếu tố quan trọng, quyết định trực tiếp đến sự sống còn của Ngân hàng.
Uy tín của ngân hàng trong kinh doanh được thể hiện trước hết ở khả năng
sẵn sàng thanh toán chi trả cho khách hàng. Khả năng thanh toán chi trả của
Ngân hàng càng cao thì uy tín cũng như vốn khả dụng của ngân hàng càng
lớn. Khi có tiềm lực vốn lớn, ngân hàng có thể mở rộng quy mô kinh doanh,
tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả, góp phần vừa giữ được chữ
tín, vừa nâng cao thanh thế của ngân hàng trên thương trường.
Quyết định khả năng cạnh tranh của NHTM.
Khả năng cạnh tranh là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành
công hay thất bại của bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trên thị trường.
17
Những NHTM có quy mô lớn, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ nhân
viên cao cũng như trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại là tiền đề quan trọng
cho việc thu hút vốn. Đồng thời khả năng vốn lớn lại là điều kiện thuận lợi
đối với Ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các tổ chức kinh
tế xã hội trong nền kinh tế. Khi đó, Ngân hàng sẽ thu hút được ngày càng
nhiều khách hàng đến với ngân hàng, kết quả là doanh số hoạt động của Ngân
hàng sẽ tăng lên nhanh chóng và Ngân hàng sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong
kinh doanh. Mặt khác, vốn lớn sẽ giúp cho Ngân hàng có đủ khả năng tài
chính để kinh doanh đa dạng trên thị trường, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh
như: kinh doanh chứng khoán, kinh doanh dịch vụ thuê mua...
2.2. Hoạt động huy động vốn và sự cần thiết phải tăng cường công
tác huy động vốn tại NHTM.
Hoạt động huy động vốn là hoạt động tạo vốn từ việc nhận tiền gửi của
các tổ chức, cá nhân, từ các hoạt động thanh toán, uỷ thác hoặc từ việc phát
hành chứng từ có giá để phục vụ cho các hoạt động cho vay, đầu tư của ngân
hàng.
Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào nguồn vốn cũng luôn
đóng vai trò quan trọng, quyết định đến quy mô và kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Như đã trình bày ở trên đối với ngân hàng là một trung gian tài
chính, kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ thì nguồn vốn lại càng đóng một vị trí
vô cùng quan trọng, vì vốn là năng lực chủ yếu quyết định đến khả năng, quy
mô hoạt động của ngân hàng. Có vốn lớn mới cho phép ngân hàng mở rộng
các hình thức kinh doanh hay đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh, nâng
cao chất lượng phục vụ và khả năng cạnh tranh của ngân hàng, nó giúp ngân
hàng giảm thiểu được rủi ro khi thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình,
mặt khác khi ngân hàng có vốn lớn sẽ có đủ khả năng tài chính để kinh doanh
đa năng trên thị trường, thoát khỏi hình thức kinh doanh đơn điệu, có quỹ dự
18
trữ cần thiết tạo đà mở rộng quy mô hoạy động tín dụng và đảm bảo khả năng
thanh toán, chi trả của ngân hàng. Do vậy có thể nói huy động vốn đóng vai
trò hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi ngân
hàng.
2.3. Các hình thức huy động vốn chủ yếu NHTM.
Do NHTM huy động theo phương thức “đi vay để cho vay” mà vốn tự
có của ngân hàng chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong tổng vốn hoạt động . Do
vậy để có thể tồn tại và phát triển, NHTM phải quan tâm tới các hình thức tạo
vốn không ngừng mở rộng , phát triển vốn để cạnh tranh trên thị trừơng. Quá
trình tạo vốn được thực hiện thông qua các hình thức sau:
2.3.1 Tạo vốn thông qua tiền gửi thanh toán.
Tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp hoặc cá nhân : đây là khoản tiền
mà khách hàng gửi vào ngân hàng nhờ ngân hàng dữ hộ và thanh toán hộ.
Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và cá
nhân đều được ngân hàng thực hiện. Các khoản thu của ngân hàng, cá nhân
đều có thể được nhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu. Nhìn chung đây là
một khoản huy động có lãi suất thấp, có khi bằng không, thay vào đó chủ tài
khoản được hưởng các dịch vụ ngân hàng với mức phí thấp.
Mặc dù, đối với người gửi thanh toán ,người gửi có thể gửi vào hoăc rút
ra bất cứ lúc nào, song giữa việc gửi vào và rút ra có sự chênh lệch nhất định
về thời gian và số lượng ,nên các loại tài khoản này luôn có số dư .Ngân hàng
có thể huy động số dư đó làm nguồn vốn tín dụng để cho vay. Một số ngân
hàng kết hợp tài khoản gửi tiền gửi thanh toán với tài khoản cho vay như cho
vay khấu chi – chi trội trên số dư có của tài khoản tiền gưi thanh toán . Một số
ngân hàng sử dụng nhiều hình thức “biến tướng”của tài khoản thanh toán để
nâng lãi suất của loại tiền gửi này lên nhằm cạnh tranh với các tài chính tín
dụng khác.
19
Do tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam còn quá thấp ,
để khuyến khích việc thực hiện thanh toán qua ngân hàng, các NHTM thực
hiện trả lãi cho loại tiết kiệm này (hiện nay khoản 0.2% 1tháng ). Ở các nứớc
phát triển loại tiền gửi này chiếm khoảng 30% tiền gửi của các ngân hàng . Vì
lẽ đó ,tạo ngồn tiền gửi trên khoản tiền thanh toán này được ngân hàng đặc
biệt coi trọng.
Bên cạnh đó các ngân hàng có thể huy động vốn thông qua tài khoản tiền
gửi thanh toán của các ngân hàng khác,nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và
một số mục đích khác, NHTM có thể gửi tiền tại ngân hàng khác .Tuy nhiên,
quy mô của ngồn này thường lớn .
2.3.2 Tạo vốn thông qua tiền gửi có kỳ hạn .
Nhiều khoản thu của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ chi trả sau
một khoảng thời gian nhất định .Tiền gửi thanh toán rất thuận tiện trong hoạt
động thanh toán song lãi suất lại thấp, để đáp ứng nhu cầu tăng thu của người
gửi tiền ngân hàng đã đưa ra hình thức tiền gửi có kỳ hạn .Tiền gửi có kỳ hạn
là loại tiền gửi được uỷ thác vào ngân hàng trên cơ sở có sự thoả thuận về thời
gian rút tiền gữa khách hàng và ngân hàng .Như vậy, ký theo nguyên tắc
khách hàng ký thác chỉ được rút tiền ra khi dến hạn thoả thuận .Tuy nhiên trên
thực tế do phải cạnh tranh để thu hút tiền gửi, các ngân hàng thường cho phép
khách hàng được rút tiền trước thời hạn. Trong trường hợp này có thể có hai
cách giải quyết : hoặc khách hàng vay tiền của ngân hàng, sau đó khi đến hạn
rút tiền và số tiền lãi thu được trả nợ (cả gốc và lãi vay của ngân hàng ); hoặc
là thoả thuận với khách hàng rút tiền ra trước hạn và nhận lãi thấp hơn.
Tiền gửi có kỳ hạn là một nguồn vốn tín dụng mang tính chất ổn định, vì
mục đích của người gửi là kiếm lời chứ không phải là để thanh toán . Do đó,
khác với loại tiền gửi không thời hạn yếu tố lãi suất tác động rất lớn đến loại
nguồn vốn này.
20
Để tăng cường huy động nguồn vốn này, trước hết các ngân hàng thường
đưa ra nhiều loại thời hạn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của các loại
khách hàng khác nhau. Thông thường có các loại kỳ hạn sau: 1 tháng,3 tháng,
6 tháng ,9 tháng, 12 tháng, 2 năm, 5 năm. Với mỗi loại thời hạn, ngân hàng áp
dụng mức lãi suất tương ứng, với nguyên tắc thời hạn càng dài thì lãi suất
càng cao.
2.3.3 Tạo vốn thông qua tiền gửi tiết kiệm.
Ở các nước phát triển, trong các loại tiền gửi vào ngân hàng thì tiền gửi
tiết kiêm đứng thứ hai về măt số lượng. Tiền gửi tiết kiệm là khoản để rành
của cá nhân nhằm hưởng lãi suất theo định kỳ, loại tiền gửi này thường chiếm
tỷ trọng khá cao(Mỹ 25%, Việt Nam 60-70 ). Tiền gửi tiết kiệm bao gồm các
loại :
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn : (bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ )
Với loại tiết kiệm này ngừơi gửi có thể rút 1 phần hay toàn bộ theo yêu
cầu. Tuy nhiên, khác hẳn với tiền thanh toán, người gửi không được sủ dụng
các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ( bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ ): loại tiền
gửi này có nội dung cơ bản giống như tiền gửi có kỳ hạn mà chúng ta nghiện
cứu ở trên .
21
2.3.4 Tạo vốn thông qua huy động vốn tiền gửi của ngân hàng.
Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ giữa các ngân hàng có quan hệ trên
thị trường liên ngân hàng tạo thuận tiện cho khách hàng và một mục đích
khác.Tuy nhiên quy mô nguồn này thường không lớn do hình thức này chỉ
được áp dụng trong trường hợp ngân hàng có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi
chưa đầu tư, cho vay không hiệu quả bằng gửi tiền ở ngân hàng khác .
2.3.5 Tạo vốn thông qua phát hành các giấy tờ có giá.
Giống như các doanh nghiệp khác ngân hàng cũng huy động vốn bằng
cách phát hành các giấy tờ có giá trị (hay còn gọi lad các công cụ nợ) như kì
phiếu, trái phiếu, tín phiếu ngân hàng…để huy động vốn trên thị trường vốn.
Các công cụ nợ của ngân hàng là các giấy nhận nợ mà ngân hàng bán
cho công chúng . Đây là cách thức vay vốn của NHTM, bởi vì những người
sở hữu các công cụ này được hoàn trả vốn vào thời gian đáo hạn công thêm
khoản tiền lãi nhất định . Những công cụ nợ của ngân hàng là :
- Tín phiếu ngân hàng : Đây là công cụ nợ ngân hàng dùng để huy động
những khoản vốn ngắn hạn.
- Kì phiếu, trái phiếu ngân hàng: Là những công cụ nợ để ngân hàng huy
động những khoản vốn ngắn hạn.
Nếu đối với các tài khoản tiền gửi phụ thuộc nhiều vào sở thích của
khách hàng thì việc sử dụng các công cụ nợ là một hình thức huy động vốn
mang tính chủ động của ngân hàng. Tuy nhiên việc khách hàng có chấp nhận
mua các công cụ nợ đó hay không mới là điều quan trọng. Nguồn vốn huy
động có được bằng việc phát hành các công cụ nợ sử dụng cho những khoản
tín dụng trong kế hoạch của ngân hàng. Với lãi suất tín dụng trong kỳ kế
hoạch, ngân hàng xác định mức lãi suất nhất định cho các công cụ nợ, hay
đưa vào thời hạn các khoản tín dụng trong kế hoạch mà ngân hàng xác định
sử dụng loại công cụ ngắn hạn hay trung – dài hạn. Thi trường chứng khoán
22
ra đời phần nào đã thúc đẩy được việc mở rộng hình thức huy động vốn của
các NHTM qua việc phát hành các công cụ nợ.
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của NHTM
Các NHTM làm nhiệm vụ chính là chu chuyển vốn từ nơi thừa vốn đến
nơi thiếu vốn dưới hình thức huy động vốn (đi vay) và cho vay hoặc đầu tư
với mục đích hưởng lợi qua lãi suất. Đây là công việc của một trung gian tài
chính, đóng vai trò trung gian giữa người có vốn và người cần vốn.Vì phạm vi
hoạt động rộng, lạI là một lĩnh vực kinh doanh khá nhạy cảm nên hoạt động
huy động vốn của NHTM chịu tác động của rất nhiêù yếu tố: môi trường kinh
doanh, các chính sách lãi suất, chiến lược kinh doanh của ngân hàng…
2.4.1. Các nhân tố khách quan.
1) Môi trường kinh tế.
Môi trường kinh tế bao gồm những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu
nhập, thanh toán chi tiêu và nhu cầu về vốn, tiền gửi của khách hàng, có tác
động mạnh mẽ tới nhu cầu và cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng,
chi phí đến hoạt động huy động vốn, cho vay và đầu tư cũng như các dịch vụ
tài chính khác. Môi trường kinh tế vừa tạo cho ngân hàng những cơ hộI kinh
doanh, đồng thời cũng tạo ra những thách thức đối với hoạt động kinh doanh
của ngân hàng.
Sự ổn định của nền kinh tế là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến tâm lý
người gửi tiền. Tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc dân làm cho các
biến số kinh tế vĩ mô đều có dấu hiệu tốt, tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh phát triển, thu nhập của người dân cải thiện là biểu hiện tốt trong hoạt
động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng.
Tỷ lệ lạm phát tăng sẽ gây nên sự mất giá của đồng tiền, lợi ích của
người gửi tiền sẽ giảm do lãi suất thực giảm xuống,tạo tâm lý cho khách
23
hàng chuyển sang giữ vàng, ngoại tệ mạnh hay hàng hoá đẻ đảm bảo giá trị
đồng tiền ,từ đó làm giảm doanh số nợ của ngân hàng.
Chính sách đầu tư, tiết kiệm của Chính Phủ và thu nhập bình quân đầu
ngườI có ảnh hưởng tới nguồn vốn của ngân hàng . Nguồn vốn này chủ yếu
huy động từ khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư mà xuất phát điểm là do tiết
kiệm trong tiêu dùng để dành chi tiêu trong tương lai. Mặc khác, yếu tố tiết
kiệm lại phụ thuộc vào thu nhập, tâm lý tiêu dùng và sự ổn định của nền kinh
tế mà không có tiết kiệm thì ngân hàng rất khó khăn trong mở rộng công tác
huy động vốn.
2) môi trường chính trị, pháp lý .
Mỗi quốc gia đều tồn tại một thể chế chính trị nhất định, sự ổn định về
chính trị hay chính sách ngoại giao sẽ tác động tích cực đến công tác huy
động vốn tại ngân hàng. Người dân trong nước chỉ yên tâm gửi những khoản
thu nhập nhàn rỗi vào ngân hàng mà không phải tính toán đầu cơ vào các tài
sản khác khi nền chính tri ổn định. Nếu chính trị của quốc gia không ổn định
sẽ mất lòng tin của dân chúng, người dân sẽ không giám đầu tư vào lĩnh vực
nhiều rủi ro nay, điều này đồng nghĩa với việc thu hẹp khả năng huy động vốn
của ngân hàng.
Như chúng ta đâ biết, hoạt động của ngân hàng có mức độ ảnh hưởng,
tác động hết sức mạnh mẽ đối với nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào. Cụ thể
việc huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng đều tác động trực tiếp đến
tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập của các chủ thể, tốc độ chu
chuyển vốn, tình trạng thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát. Chính vì lẽ đó, hoạt động
của ngân hàng phải chịu sự quản lý chặt chẽ gắt gao hơn so với các doanh
nghiệp khác. Thực tế là ngân hàng phải chịu sự điêù chỉnh của rất nhiều chính
sách, các quy định của chính phủ, của NHTW; đó là Luật các tổ chúc tín
dụng, luật kinh tế, luật dân sự, hàng loạt hệ thống các quy định cụ thể trong
24
từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ, hạn mức. Do sự ràng buộc về luật pháp, các
yếu tố của nghiệp vụ huy động vốn chắc chắn sẽ bị thay đổi và quy mô, hiệu
quả của việc huy động vốn cũng bị tác động. Cụ thể, chính sách của Nhà
nước, của NHTW: chính sách tiền tệ, tài chính, lãi suất, tín dụng thay đổi sẽ
ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn cũng như chất lượng nguồn vốn của
NHTM.
3) Môi trường cạnh tranh.
Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh
không phải lúc nào cũng tốt vì cạnh tranh có thể dẫn đến rất nhiều những tiêu
cực, hạn chế. Vì vậy, cạnh tranh vừa là một thách với sự phát triển vừa là
nhân tố thúc đẩy sự phát triển.
Sự phát triển của đối thủ cạnh tranh làm cho thị trường tiền tệ phát triển,
thị phần của các NHTM có sự thay đổi thúc đẩy sự ra đời nhiều dịch vụ mới,
sản phẩm ngày càng trở lên đa dạng, chất lượng phục vụ được cải thiện, tạo ra
kha nưng lựa chon cho khách hàng. Trong điều kiện cạnh tranh, buộc các
NHTM phải đưa ra nhiều hình thức huy động, tăng cường hoạt động
marketing, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt. Muốn tồn tại và phát triển
trong môi trường cạnh tranh, NHTM phải thể hiện sự sáng tạo, linh hoạt, năng
động thích ứng trong cơ chế thị trường.
4)Môi trường kỹ thuật - công nghệ .
Hoạt động của ngân hàng không thể tách rời khỏi sự phát triển mạnh mẽ
của công nghệ thông tin. Phương thức trao đổi giữa khách hàng và ngân hàng
trên thị trường rất nhạy cảm với các tiến bộ về khoa học công nghệ. Trong
những năm gần đây, nhờ tiiến bộ của công nghệ thông tin đã chứng kiến sự ra
đời nhiều dịch vụ mới liên quan đến công tác huy động vốn của nhgân hàng
như: Dịch vụ ngân hàng tại nhà( home banking); máy rút tiền tự động ATM;
thẻ tín dụng; hệ thống thanh toán điện tử… giới hạn thị trường trong và ngoài
25
nước mất đi nhờ mạng thông tin toàn cầu internet. Chính vì vậy mà thái độ
của khach hàng đối với ngân hàng còn tuỳ thuộc rất lớn vào những kỹ thuật
mà ngân hàng sử dụng cũng như mức độ thoả mãn nhu cầu mong muốn của
khách hàng.
Kỹ thuật công nghệ được coi là sức mạnh mãnh liệt nhất của hoạt động
kinh doanh ngân hàng trong thời đại hiện nay, đã đem đến những điều kỳ diệu
của nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng nói chung và nghiệp vụ huy động
vốn nói riêng. kỹ thuật công nghệ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, hiệu quả
sự chính xác… của công tác huy động vốn.
2.4.2. Nhân tố chủ quan.
Nếu môi trường kinh doanh có ảnh hưởng lớn với công tác huy động vốn
thì yếu tố quyết định chính vẫn là các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng.
Bởi môi trường kinh doanh chỉ tác động: gây ra khó khăn, hay tạo điều kiện
thuận lợi còn việc vốn có được huy động hay không lại phải phụ thuộc vào
chủ trương đường lối chính sách, kế hoạch của ngân hàng. Các nhân tố thuộc
về bản thân ngân hàng quyết định việc huy động vốn có hiệu quả hay không.
Các nhân tố chủ quan bao gồm:
1)Lãi suất huy động
Lãi suất là một trong những công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế của nhà
nước và là yếu tố giữ vị trí quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Dù xét
dưới bất kỳ góc độ nào thì lãi suất vẫn luôn là yếu tố có độ nhạy cảm cao với
nền kinh tế. Hơn nữa, lãi suất còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự vay vốn và từ
đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Chính vì vậy, trong xác định
chính sách lãi suất hợp lý trong từng thời kỳ là một kế sách quyết định hiệu
quả hoạt động huy động vốn và tác động trực tiếp đến lợi nhuận của ngân
hàng.
26
Mặt khác, Lãi suất là mối quan tâm hàng đầu khi một cá nhân hoặc một
tổ chức kinh tế nào đó muốn gửi tiền vào ngân hàng. Bởi vì người có tiền
muốn đem gửi Ngân hàng, trước tiên họ so sánh lãi suất huy động nơi nào cao
hơn, kế đến mới là vấn đề an toàn tiền gửi cho họ cũng như các dịch vụ tiện
ích mà họ được hưởng. Nếu khách hàng đánh giá các Ngân hàng có cùng một
hệ số an toàn và các dịch vụ tiện ích như nhau thì họ sẽ chọn Ngân hàng nào
có lãi suất huy động cao hơn để gửi. Điều này hoàn toàn hợp lý vì trong nền
kinh tế, lĩnh vực có lợi cao bao giờ cũng thu hút được nhiều người tham gia
đầu tư, và người tham gia đầu tư luôn muốn làm thế nào để mình thu được lợi
nhuận cao nhất.
Hơn nữa, lãi suất còn là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô của
nguồn vốn huy động. Thế nhưng, không phải lãi suất huy động nào cũng
giống nhau, thông thường lãi suất tiết kiệm có ảnh hưởng nhiều hơn cả.
Người dân thường quan tâm đến lãi suất tiết kiệm để so sánh nó với tỷ lệ trượt
giá của đồng tiền và khả năng sinh lợi của dòng tiền đầu tư vào tiết kiệm so
với đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản... từ đó đưa ra quyết định có
nên gửi vào ngân hàng hay không, gửi bao nhiêu và gửi theo hình thức nào.
Ngược lại, đối với các tổ chức kinh tế thì lãi suất huy động lại có ảnh hưởng ít
hơn vì phần lớn các doanh nghiệp gửi tiền vào Ngân hàng đều với mục đích
thanh toán là chính. Do đó nguồn tiền huy động này chịu ảnh hưởng nhiều
bởi kỹ thuật, công nghệ của ngân hàng cũng như khả năng thanh toán và cho
vay vì lượng tiền của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế luôn luân chuyển
và biến động theo nhu cầu thanh toán.
Như vậy, để thực hiện cơ chế lãi suất huy động hợp lý tức là vừa thu hút
được vốn, vừa đảm bảo sức cạnh tranh thì các NHTM phải thường xuyên theo
dõi thống kê tình hình biến động lãi suất trên thị trường và ngay trên địa bàn
hoạt động để có các quyết định điều chỉnh kịp thời phù hợp với mặt bằng lãi
27
suất trên thị trường và đặc điểm riêng của mỗi Ngân hàng. Bên cạnh đó Ngân
hàng cũng cần quan tâm đến lãi suất kho bạc, bởi vì trên thực tế Kho bạc
thường phát hành tín phiếu trả lãi cao hơn lãi suất huy động của các Ngân
hàng thương mại
2) Chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
Mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh cụ
thể. Chiến lược kinh doanh được xây dựng dựa trên việc ngân hàng xác định
vị trí hiện tại của mình trong hệ thống, thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội thách thức đồng thời dự đoán được sự thay đổi của môi trường kinh doanh
trong tương lai. Thông qua chiến lược kinh doanh ngân hàng ngân hàng sẽ có
thể quyết định thu hẹp hay mở rộng việc huy động vốn về mặt quy mô, có thể
thay đổi tỷ lệ các loại nguồn, tăng hay giảm chi phí huy động. Nếu chiến lược
kinh doanh đúng đắn, các nguồn vốn được khai thác một cách tối đa thì công
tác huy động vốn sẽ phát huy được hiệu quả.
3) Chiến lược khách hàng của ngân hàng về huy động vốn :
Giờ đây, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn ngân hàng mà theo họ là
thuận tiện hơn chứ không chỉ đơn thuần là cất trữ tiền tệ hay tìm kiếm lãi suất.
Do đó, các ngân hàng nhận thấy cần có chiến lược khách hàng đúng đắn trong
hoạt động nói chung và trong huy động vốn nói riêng .
Trước tiên, ngân hàng cần hiểu được động cơ, thói quen và những mong
muốn của khách hàng, thậm trí từng đối tượng khách hàng gửi tiền thông qua
phân tích lợi ích của khách hàng. Mục đích gửi tiền của doanh nghiệp thường
là nhờ ngân hàng quản lý, ký quỹ hoặc nhờ chi trả trong thanh toán , trong khi
các cá nhân gửi tiết kiệm có mục đích là hưởng lãi. Mục đích của tiền gửi trên
loại tài khảon khác nhau cũng rất khác nhau như tiền gửi giao dịch để phát
hành séc thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn để dành tiền cho tiêu dùng, đầu tư
trong tương lai đồng thời hưởng lãi.
28
Trên cơ sở những thông tin của khách hàng, ngân hàng co thể đưa ra
hệ thống các chinh sách và biện pháp phù hợp để có được quy mô và cơ cấu
nguồn vốn mong muốn. Hệ thống các chính sách đáp ứng và gợi mở nhu cầu
liên quan đến huy đông vốn bao gồm:
Các chính sách liên quan đến sản phẩm và dịch vụ gửi tiền của ngân
hàng. Nhằm vào việc đánh giá các loại sản phẩm dịch vụ cung cấp và chất
lượng của chúng như: Chất lượng tài khoản, kỳ hạn và các dịch vụ liên quan
đến tiền gửi như rút tiền tự động, giao dịch tại nhà, rút ngắn thời gian thanh
toán.
Các chính sách về giá cả, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng và chi phí dịch
vụ được coi là giá cả của sản phẩm và dịch vụ tài chính. Ngân hàng sử dụng
hệ thống lãi suất tiền gửi như một công cụ quan trọng trong việc huy động
tiền gửi và thay đổi quy mô nguồn vốn. Để duy trì và thu hút thêm nguồn vốn
ngân hàng cần ấn định mức lãi suất cạch tranh, thực hiện ưu đãi về giá cho
những khách hàng lớn, gửi tiền thường xuyên.
Các chính sách về tổ chức - kỹ thuật: Đây là các chính sách và biện pháp
nhằm làm thuận lợi nhanh chóng, đơn giản trong quan hệ với khách hàng.
Bao gồm việc bố trí mạng lưới thu hút vốn, hoàn thiện công nghệ ngân hàng,
cơ chế tài chính đồng thời tổ chức thông suốt hệ thống thanh toán sao cho
nhanh chóng, an toàn, chính xác.
Các chính sách trong phục vụ và giao tiếp: Các chính sách này được các
NHTM rất quan tâm nhắm tạo, củng cố uy tín của mình trên thị trường, gắn
bó khách hàng truyền thống và hấp dẫn khách hàng mới.
4) Mạng lưới và các hình thức huy động.
Mạng lưới hoạt động càng rộng và hình thức huy động càng phong phú,
đa dạng thì kết qủa huy động vốn sẽ càng nhiều về số lượng và chất lượng
cũng được nâng lên tương ứng. Thường muốn mở rộng quy mô tăng cường
29
phát triển nguồn vốn ngân hàng không thể bỏ qua yếu tố mở rộng màng lưới
hoạt động. Qua hoạt động và khảo sát tình hình thực tế, các ngân hàng có thể
đưa ra kết luận: khách hàng không chỉ quan tâm đến lãi suất, dịch vụ tiện ích
của ngân hàng mà họ còn quan tâm đến tính thuận tiện của việc gửi tiền.
Chẳng hạn, nếu ngân hàng không mở rộng mạng lưới hoạt khó có thể huy
động được những nguồn vốn nhỏ từ các tầng lớp dân cư vì tâm lý của người
dân với một món tiền nhỏ họ rất ngại phải đi một quãng đường xa đến nơi
gửi, quan điểm của họ thà để cất trữ ở nhà còn hơn, nếu ngân hàng không
nhận biết điều này thì vô hình chung họ đã bỏ qua một khoản tiền nhàn rỗi.
Việc mở thêm chi nhánh là quan trọng nhưng vị trí ở đâu để có thể huy được
khoản tiền gửi đòi hỏi ngân hàng phải có sự nghiên cứu hết sức nghiêm túc.
Thông thường các chi nhánh được mở ở mặt đường quốc lộ nơi đông dân cư
để thuận tiện cho người dân gửi tiền, đối với các ngân hàng lớn thì nên mở
các chi nhánh ngay tại trụ sở để phục vụ khách hàng tốt hơn và tạo mối quan
hệ mật thiết với khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng còn không ngừng nâng cấp
các chi nhánh, trang thiết bị các phương tiện dịch vụ nâng cao chất lượng cán
bộ ở các chi nhánh để có thể phục vụ, thu hút được nhiều tiền gửi hơn.
5) Nguồn nhân lực.
Huy động vốn là một hình thức bán hàng trực tiếp, do vậy phong cách,
thái độ và trình độ bán hàng ảnh hưởng đến hiệu quả của bán hàng và tâm lý
người mua. Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần
trách nhiệm, tâm huyết với nghề, trình độ chuyên môn cao giúp ngân hàng
phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, tiếp cận với phương thức kinh doanh
hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Hình ảnh của cán bộ
giao dịch góp phần gây dựng hình ảnh của ngân hàng trong tâm trí khách
hàng.
30
Hoạt động ngân hàng hiện nay đời hỏi các cán bộ ngân hàng ngoài trình
độ chuyên môn giỏi phải có sự nhạy bén và khả năng phán đoán cao, óc sáng
tạo trong công việc có như vậy mới đưa hoạt động ngân hàng ngày càng phát
triển và năng cao tính cạnh tranh của ngân hàng so vơi ngân hàng khác.
6) Các dịch vụ cung ứng
Một ngân hàng có dịch vụ tốt, đa dạng hiển nhiên sẽ có nhiều lợi thế hơn
các ngân hàng có các dịch vụ hạn chế. Trong điều kiện ngân hàng có quầy thu
ngân tại đường, có các dịch vụ ngân hàng qua thư tín, hệ thống chi nhánh tự
động làm việc 24/24 giờ và các dịch vụ khác được cải tiến, nguồn thu của
ngân hàng đảm bảo sẽ tăng lên.
7) Các nhân tố khác.
Hoạt động huy động vốn của NHTM còn chịu tác động của nhiều nhân
tố khác và một trong số những nhân tố đó là hoạt động Marketing ngân hàng.
Hoạt động Marketing ngân hàng sẽ có tác dụng gây sự chú ý cho khách
hàng về hình ảnh của Ngân hàng để khách hàng có sự so sánh và chọn lựa
trước khi quyết định tham gia giao dịch với Ngân hàng. Mặt khác, không phải
ai cũng thông hiểu hết mọi thủ tục, thể lệ gửi tiền cũng như các chính sách
khuyến khích, ưu đãi mà họ được hưởng. Nhất là đối với những khách hàng
do trình độ học vấn chưa cao và với những khách hàng mới lần đầu đến ngân
hàng gửi tiền. Với hoạt động Marketing Ngân hàng, thông qua các bảng niêm
yết đầy đủ, công khai các tiện ích dễ hiểu sẽ tạo cho khách hàng tâm lý thoải
mái dễ chịu và không cảm thấy cực nhọc khó khăn về thủ tục khi gửi tiền.
Hơn nữa, nó sẽ giúp cho khác hàng tìm thấy được một cơ hội hấp dẫn để gửi
tiền cho ngân hàng. Tạo điều kiện cho Ngân hàng có thể tiếp xúc và duy trì
mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Ngoài ra còn phải kể đến một vài nhân tố thuộc về nội bộ Ngân hàng
cũng có những tác động không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của Ngân
31
hàng chẳng hạn như: chiến lược kinh doanh của Ngân hàng, quy mô cơ cấu
vốn tự có, cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị của Ngân hàng... Những yếu tố
này có ảnh hưởng trực tiếp sâu sắc đến mô hình, cơ cấu tổ chức huy động vốn
thậm chí là đến cả uy tín của Ngân hàng trên thị trường, nó đảm bảo giữ vững
lòng tin của khách hàng đối với Ngân hàng cũng như là giới hạn tối đa của
nguồn vốn huy động.
32
CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠi NHNo & PTNT
NAM HÀ NỘi
1. KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT NAM HÀ NỘI.
1.1.Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNO &
PTNT Nam Hà Nội.
1.1.1. một vài nét về NHNo & PTNN Việt Nam.
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ra đời ngày
26/3/1988 với tên gọi tên gọi đầu tiên là Ngân hàng phát triển nông nghiệp
theo nghị quyệt của hội đồng bộ trưởng ( chính phủ) ban hành NĐ số
53/HĐBT về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh. Ngân hàng phát
triển nông thôn ra đời trong bối cảnh hết sức khó khăn: Chính sách cấm vận
của Mỹ, cơ chế tập chung, quan liêu bao cấp, trình độ khoa học kỹ thuật còn
lạc hậu, đội ngũ công nhân viên còn yếu kếm về nghiệp vụ…Dấu ấn lịch sử
quan trọng NHNo & PTNN là QĐ 280/ NHNN này 15/11/1996 của thống đóc
ngân hàng nhà nước đổi tên ngân hàng thành Ngân hàng nông ngiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng một ngân hàng
thương mại, NHNo&PTNN được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển
khu vực nông thôn qua việc mở rộng đầu tư vốn trung và dài hạn để xây dựng
cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp góp phần thực
hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôi.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hoạt động
theo mô hình Tổng công ty Nhà nước, theo quyết định số 90/TTg ngày 07
tháng 03 năm 1994 của Thủ Tướng Chính phủ, thời gian hoạt động là 99 năm,
trụ sở tại Hà Nội, Ngân hàng có con dấu riêng và có tài khoản tiền gửi tại
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
33
Ngoài ra, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
còn mở tài khoản tại các Ngân hàng khác cả trong nước và ngoài nước để
phục vụ thêm cho việc giao dịch và kinh doanh. Ngân hàng có trách nhiệm
bảo toàn và phát triển vốn, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và có
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNN Nam Hà
Nội.
Trong hệ thống ngân hàng thương mại, NHNo&PTNT có mạng lưới
rộng khắp và phát triển nhanh chóng nhất trong cả nước, nhưng mói chủ yếu
tập trung phát triển ở các vùng nông thôn. Tính đến cuối năm 2000 đã có tới
1281 chi nhánh trực thuộc. Nhưng các chi nhánh chủ yếu tập trung ở các nông
thôn, trong các thành phố thị xã mới chỉ có 81 chi nhánh chiếm chưa đây 7%.
Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế
toàn cầu ban lãnh đạo Ngân hàng nhận thấy rằng khu vực thành phố lơn, khu
thị xã có tốc độ phát triển cao, nhu cầu về vốn là rất lớn… Cụ thể là ở phái
Nam Hà Nội. Thanh Xuân là quận mới thành lập nhưng có tốc độ phát triển
khá nhanh, có nhiều tổ chức kinh tế lớn: nhà máy cao su sao vàng, tổng công
ty sông đà và nhiều tổ chức kinh tế khác. Với tốc độ phát triển kinh tế cao nhu
cầu về giao dịch, vốn là rất lớn. Vì vậy Ban lãnh đạo Ngân hàng đã quyết định
số 48/QĐ –HĐQT ngày 12/3/2001 về việc thành lập chi nhánh ngân hàng
Nông Nghiệp và Phất Triển Nông Thôn Nam Hà Nội. Nhằm mở rộng địa bàn
kinh doanh, tăng thị phần của NHNN&PTNT Việt Nam, đáp ứng nhu cầu về
vốn cho nền kinh tế, tăng thêm nguồn vốn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá
hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Chi nhánh NHNN&PTNT Nam Hà Nội là một chi nhánh đầu tiên được
thành lập trên địa bàn Hà Nội theo đề án phát triển kinh doanh trên địa bàn đô
thị loại 1 giai đoạn 2001-2005. So với các đơn vị thành lập sau này chi nhánh
có những thuận lợi hơn: Có một hệ thống cơ sở vật chất khá khang trang, tốc
34
độ phát triển kinh tế trên địa bàn khá cao và ổn định… bên cạnh đó đơn vị
cũng gặp rất nhiều những khó khăn: Là một ngân hàng mới thành lập chưa có
thương hiệu trên địa bàn nên doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh rất gay gắt của
hệ thống các ngân hàng trên địa bàn. Trải qua 5 năm hoạt động, chi nhánh đã
tự khẳng định mình, đây là lợi thế hơn hẳn so với giai đoạn I.
Tình hình kinh tế nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng giai đoạn
2001-2005 tăng trưởng nhanh và ổn định, việc quản lý kinh tế ngày càng chặt
chẽ, hiệu quả hơn, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được cải thiện. Hệ
thống tài chính ngân hàng đang trong quá trình hoàn thiện theo hướng hội
nhập và đã phát triển rất ổn định. Thương hiệu của ngân hàng nhất là NHNo
đã được nâng cao ở một tầng cao mới.
Bên cạnh đó 5 năm qua do sự tác động của tình hình kinh tế - chinh trị
trong và ngoài nước nên cũng là thời kỳ có nhiều biến động về giá cả: giá
vàng, giá dầu lửa, sắt thấp...và đặc biệt là biến động về lãi suất đồng USD làm
cho mặt bằng lãi suất năm 2005 đã cao hơn rất nhiều so với năm 2001.
Thị trường tài chính tiền tệ đang hình thành và phát triển khá mạnh cùng
với sự tăng trưởng của các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn tạo nên sự
cạnh tranh ngày càng gay gắt trên lĩnh vực tài chính tiền tệ.
1.2 Lĩnh vực hoạt động của NHNH&PTNT chi nhánh Nam Hà
Nội
a.Hoạt động huy động vốn
-Nhận tiền gửi bằng đồng việt nam, ngoại tệ của mọi cá nhân ,tổ chức
trong và ngoài nước,với lãi suất đa dạng, hình thức linh hoạt , đáp ứng mọi
nhu cầu của khách hàng
-Phát hành các loại giấy tờ có giá: chứng chỉ ,trái phiếu,tín phiếu ,kì
phiếu....
35
b.Hoạt động cho vay
-Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn các tổ chức kinh tế, cá thể, hộ gia
đình
-Cho vay đối với cán bộ công nhân viên chức, cho vay sinh viên, cho
vay xuất khẩu lao động, du học sinh...
- Cho vay tài trợ dự án, đồng tài trợ,cho vay theo chương trình thẩm định
của chính phủ
- Nhận vốn uỷ thác, cho vay uỷ thác vốn đầu tư trong nước..
c.Cung ứng các dịch vụ
-Các dịch vụ thanh toán
+Thanh toán xuất nhập khẩu qua SWIFT
+Chuyển tiền điện tử trong nước
+ Thanh toán biên giới
- Chiết khấu, tái chiết khấu
- Dịch vụ thu hộ, chi hộ
- Dịch vụ thu chi tiền mặt tại chổ
- Đại lí chi trả kiều hối
- Kinh doanh ngoại tệ
- Các dịch vụ bảo lãnh
- Hợp tác đào tạo quảng cáo
d.Các dịch vụ đặc biệt
-Ngân hàng đầu mối tiếp nhận và quản lí các dự án nước ngoài
-Ngân hàng đầu mối thanh toán cho các đơn vị tổ chức có mạng lưới
giao dịch trên toàn quốc
-Giao dịch online với các khách hàng lớn
-Thu xếp vốn đồng tài trợ
-Internet_banking
36
e.Dịch vụ ATM
-Phát hành thẻ ATM
-Nhận nộp tiền vào tài khoản thẻ ATM tại tất cả các điểm giao dịch
-Đại lí chấp nhận thanh toán các loại thẻ ngân hàng
1.3. Cấu tổ chức, nhiệm vụ và chức năng của từng phòng ban.
Căn cứ quy chế về tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNO&PTNT
Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 454/QĐ/HĐQT -TCCB ngày
24/12/2004 của chủ tịch HĐQT ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam.
Căn cứ thực tế và yêu cầu hoạt động của chi nhánh Nam Hà Nội quy
định về mô hình tổ chức và nhiệm vụ cơ bản của các phòng, tổ thuộc chi
nhánh như sau:
1.3.1.Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp.
Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp có các nhiệm vụ sau:
a. Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn
tại địa phương.
b. Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định
hướng kinh doanh của NHNO&PTNT Việt Nam. Xây dựng kế hoạch tiếp thị,
các chương trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền thông...
c. Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế
hoạch đến các chi nhánh trên địa bàn.
d. Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với
các chi nhánh trên địa bàn.
e. Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo
cáo sơ kết, tổng kết.
f. Đầu năm thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý RRTD.
37
g. Đầu mối trình Giám đốc chỉ đạo hoạt động tiếp thị, thông tin và trực
tiếp triển khai các phương án tiếp thị, báo chí, truyền thông.
h. Thực hiện lưu trữ, khai thác, sử dụng các ấn phẩm, vật phẩm như
phim tài liệu, hình ảnh, băng đĩa ghi âm, ghi hình...của chi nhánh.
i.Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi
nhánh trực thuộc theo quy chế khoán tài chính của NHNO&PTNT Việt Nam.
j.Tổng hợp việc bình xét khoán lương hàng tháng của chi nhánh. Trực
tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc chi nhánh.
k. Trình duyệt cho vay các đơn vị trong ngành NHNO&PTNT Việt Nam
theo quy định của Tổng giám đốc NHNOViệt Nam. Trình duyệt hồ sơ, thủ tục
giải ngân của các dự án vốn đầu tư nước ngoài theo quy định.
l.Tổng hợp, báo cáo và điều tra chuyên đề theo quy định.
m. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.
1.3.2,. Phòng tín dụng.
Phòng tín dụng có các nhiệm vụ sau:
a. Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại
khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng
nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu
thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
b. Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách
hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
c. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ
quyền.
d. Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình Ngân hàng cấp trên theo
phân cấp uỷ quyền.
e. Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn
trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm nhiệm vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc
38
Chính phủ, bộ ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài
nước.
f. Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm
trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất Tổng
giámđốc cho phép nhân rộng.
g. Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.
h. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.
1.3.3. Phòng thẩm định
Phòng thẩm định có các nhiệm vụ sau đây:
a. Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm
định và phòng ngừa rủi ro tín dụng.
b. Thẩm định các khoản vay do Giám đốc chi nhánh cấp I quy định, chỉ
định theo uỷ quyền của Tổng giám đốc và thẩm định những món vay vượt
quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh cấp dưới.
c. Thẩm định các khoản vay vượt mức phán quyết của giám đốc chi
nhánh cấp I, đồng thời lập hồ sơ trình Tổng giám đốc đề nghị xem xét, phê
duyệt.
d. Thẩm định khoản vay do Tổng giám đốc quy định hoặc do Giám đốc
chi nhánh cấp I quy định.
e. Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của chi nhánh.
f. Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định.
g. Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên
nhân và đề xuất hướng khắc phục.
h. Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các
chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.
i. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
k. Thực hiện các công việc khác do giám đốc chi nhánh giao.
39
1.3.4. Phòng thanh toán quốc tế.
Phòng thanh toán quốc tế có các nhiệm vụ sau đây.
a. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua- bán, chuyển đổi) thanh toán
quốc tế trực tiếp theo quy định.
b. Thực hiện công tác thanh toán Quốc tế thông qua mạng SWIFT
NHNO&PTNT Việt Nam.
c. Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan
đến thanh toán Quốc tế.
d. Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản
khách hàng nước ngoài.
e. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và kiểm tra theo quy định.
f. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.
1.3.5.Phòng kế toán - Ngân quỹ.
Phòng kế toán - Ngân quỹ có nhiệm vụ sau đây.
a. Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy
định của ngân hàng Nhà nước, NHNO&PTNT Việt Nam.
b. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu
chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân
hàng cấp trên phê duyệt.
c. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của các
NHNO&PTNT trên địa bàn.
d. Thực hiện các khoản nộp Ngân sách Nhà nước theo luật định.
e. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
f. Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ, định mức tồn quỹ theo
quy định.
g. Quản lý, giám sát, sử dụng, các thiết bị thông tin, điện toán, các
thiết bị của hệ thống máy ATM theo quy định của NHNO&PTNT Việt Nam.
40
h. Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học, thiết
bị mạng, thiết bị hệ thống ATM .
i.Tổng hợp, thống kê, lưu trữ số liệu, hồ sơ, báo cáo các thông tin hoạt
động vào hệ thống máy vi tính theo quy định.
j.Xử lý các nghiệp vụ tin học của chi nhánh phát sinh và tổ chức thực
hiện các dịch vụ tin học.
k. Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy
định của NHNO&PTNT Việt Nam.
l.Tham mưu cho giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý và chủ
thẻ.
m. Giải đáp thắc mắc của khách hàng; xử lý các tranh chấp, khiếu nại
phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ.
n. Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê, kiểm tra và cung cấp số liệu,
thông tin theo chuyên đề.
o. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao.
1.3.6.Phòng Hành chính - Nhân sự.
Phòng hành chính nhân sự có nhiệm vụ sau đây:
a. Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh
và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được
giám đốc chi nhánh phê duyệt.
b. Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về
giao kết hợp đồng, hoạt động tổ tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao
động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh.
c. Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy
nổ tại cơ quan.
d. Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và
văn bản định chế của NHNO&PTNT Việt Nam.
41
e. Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi
nhánh.
f. Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác
hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi
nhánh.
g. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa TSCĐ, mua sắm
công cụ lao động, vật rẻ mau hỏng, quản lý nhà ăn tập thể, nhà khách, nhà
nghỉ của cơ quan.
h. Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá - tinh thần và
thăm hỏi ốm, đau, hiếu, hỷ cán bộ, nhân viên.
i. Xây dựng quy định, lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ
với tổ chức Đảng, công đoàn, chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.
j. Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn.
k. Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân
viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước.Tổng hợp theo dõi thường
xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo.
l. Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của
nhà nước, Đảng, Ngân hàng nhà nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen
thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của tổng
giám đốc NHNO&PTNT Việt Nam.
m. Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh quản lý và hoàn
tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của nhà
nước, của ngành ngân hàng.
n. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh.
o. Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê, kiểm tra chuyên đề.
p. Thực hiện nhiệm vụ khác được giám đốc chi nhánh giao.
42
1.3.7 .Ph òng kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
a. Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với
chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNO&PTNT Việt Nam và
đặc điểm cụ thể của đơn vị.
b. Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán.
Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm toán theo đề cương, chương trình công tác
kiểm tra, kiểm toán của NHNO&PTNT Việt Nam và kế hoạch của đơn vị,
kiểm toán nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngay tại hội sở
của chi nhánh phụ thuộc.
c. Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6
tháng, năm. Tổ chức giao ban hàng tháng đối với các kiểm tra viên chi nhánh
ngân hàng cấp 2. Tổng hợp và báo cáo kịp thời các chế độ kiểm tra, kiểm
toán, việc chỉnh sửa các tồn tại thiếu sót của chi nhánh, đơn vị mình theo định
kỳ gửi tổ kiểm tra, kiểm toán văn phòng đại diện và ban kiểm tra, kiểm toán
nội bộ. Hàng tháng có báo nhanh về các công tác chỉ đạo điều hành hoạt dộng
kiểm tra, kiểm toán của mình gửi về ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
d. Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho giám đốc giải
quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực ban chống tham
nhũng, tham mưu cho lãnh đạo cho hoạt động chống tham nhũng, tham ô,
lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình.
e. Thực hiện các nhiệm vụ khác do tổng giám đốc, trưởng ban
kiểm tra, kiểm toán nội bộ hoặc giám đốc giao.
2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠi NHNo & PTNT
NAM HÀ NỘI.
2.1.Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn hà nội ảnh hưởng tới hoạt
động của NHNo&PTNT.
43
Năm 2006, nền kinh tế cả nước nói chung và nền kinh tế thủ đô Hà
Nội tiếp tục có những chuyển biến tích cực, một số ngành sản xuất, lưu thông
hàng hoá đã có bước phát triển khá hơn. Hà Nội luôn là một trong những khu
vực có nền kinh tế phát triển mạnh và nhanh nhất trong cả nước. Là một ngân
hàng hoạt động trong khu vực có nền kinh tế nhạy cảm này NHNN&PTNT
gặp rất nhiều thuận lợi giúp Ngân hàng ngày càng phát triển và có chỗ đứng
khá vững trong hệ thống ngân thương mại tại địa bàn.
Thuận lợi:
Tình hình kinh tế -xã hội trong những năm vừa qua cơ bản là thuận lợi
cho hoạt động Ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, môi
trường đầu tư thông thoáng hơn.
Thương hiệu của NHNO&PTNT Việt Nam ngày càng có thêm uy tín
trong thị trường tài chính tiền tệ.
Hoạt động của chi nhánh đã đi vào thời kỳ ổn định, đã có uy tín, có thị
phần trên địa bàn.
Năm 2007 đánh dấu nhiều sự kiện trọng đại của đất nước: Đại hội
đảng toàn quốc lần thứ 10, sự thay đổi về nhân sự lãnh đạo cao cấp sau kỳ
họp lần thứ 9 của Quốc hội khoá XI, Việt Nam gia nhập WTO...đó là những
nhân tố tác động đến sự ổn định và phát triển kinh tế. Thu nhập quốc dân tăng
8,4%; giá tiêu dùng tăng 6,6%; thị trường chứng khoán sôi động; giá USD
đầu năm biến động; những tháng cuối năm lại khá ổn định; hệ thống văn bản
luật pháp được hoàn thiện với tốc độ cao...Đây là cơ hội vàng cho sự ổn định
và phát triển của hệ thống Ngân hàng.
khó khăn:
Là một ngân hàng được thành lập và đưa vào hoạt động sau nên
NHNo & PTNT Nam Hà Nội phải chịu một sức ép cạnh tranh rất lớn của các
hệ thống ngân hàng thương mại khác. Như Ngân hàng Á Châu ACB, Ngân
44
hàng ngoại thương Việt Nam VIETCOMBACK, ngân hàng quốc tế và nhiều
hệ thống ngân hàng thương mại khác.
Là một địa bàn có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, nhu cầu về giao
dịch lớn đòi hỏi ngân hàng phải có cơ sở vật chất , khoa học kỹ thuật hiện đại,
đa dạng các loại hình dịch vụ để đáp ứng được các yêu cầu khó tính của
khách hàng, theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế xã hội.
Gíá cả hàng tiêu dùng trong nước tăng 9,5%/ năm, lãi suất biến động,
vốn thanh toán cuối năm của hệ thống căng thẳng, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc,
chính sách khống chế dư nợ cuối năm của Ngân hàng NHÀ NƯỚC đã ảnh
hưởng trực tiếp đến công tác kinh doanh của chi nh¸nh
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN& PTNTV chi nhánh
Nam Hà Nội trong những năm 2004-2006.
Là một ngân hàng hoạt động trên địa bàn thủ đô Hà Nội, với thực trạng
nền kinh tế như trên đã tạo ra cho NHNo &PTNT Nam Hà Nội nhiều thuận
lợi nhưng cũng có vô vàn khó khăn. Song với mục tiêu tồn tại phát triển tạo ra
lợi nhuận, ngân hàng luôn nắm bắt tình hình kinh tế xã hội, trên cơ sở đó ngân
hàng đưa ra các chính sách, giải pháp phù hợp và thực tế ngân hàng đã thu
được những kết quả cao trong hoạt động kinh doanh. Sau đây là kết quả hoạt
động kinh doanh của NHNo &PTNT Nam Hà Nội trong 3 năm 2004, 2005,
2006.
2.2.1Công tác huy động vốn.
Huy động vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của ngân
hàng thương mại. Bởi nét đặc trưng của ngân hàng thương mại là nguồn vốn
kinh doanh chủ yếu là nguồn huy động dưới các hình thức tiền gửi, tiền vay,
do đó kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào kết quả của hoạt
động huy động vốn: khả năng và quy mô huy động.
45
Đơn vị: tr đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1. Cơ cấu nguồn vốn theo
kỳ hạn
3,784,272 4,438,600 7,952,850
- nguồn vốn không kỳ hạn 720,120 906,204 1,188,470
- NV có kỳ hạn <12 T 1,444,878 938,317 1,488,998
- NV có kỳ hạn > 12 T 1,619,274 2,594,079 5,275,382
2. Phân theo loại NV 3,784,272 4,438,600 7,952,850
- Tiền gửi dân cư 1,121,080 1,390,000 4,226,550
- Tiền gửi TCTD 1,224,447 2,430,011 3,592,401
- Tiền gửi TCKT,TCXH 1,026,121 618,589 133,899
tổng nguồn vốn 3,784,272 4,438,600 7,952,850
*năm 2004
Tổng nguồn vốn năm 2004 là 3,784 tỷ tốc độ tăng trưởng là 48,4% cao
hơn với mức tăng trưởng của ngành NHNO(23,5%) và bình quân tăng trưởng
của các NHTM trên địa bàn (18,7%). So với ngày 15/10/2004, nguồn vốn
bình quân tăng lên 152 tỷ.
- Cơ cấu nguồn vốn :
+ Tiền gửi khách hàng 2,559 tỷ chiếm tỷ trọng 68% tăng 888 tỷ so với
đầu năm(tăng 53%). Trong đó tiền gửi dân cư đạt 1,121 tỷ tăng 265 tỷ so với
đầu năm (tăng 31% ) chiếm tỷ trọng 30% tồng nguồn vốn và 44% tổng tiền
gửi khách hàng. So với khách hàng trung ương giao là 40% tổng nguồn vốn
thì tỷ trọng nguồn vốn dân cư của chi nhánh chưa đạt.
+ Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng : Những quý đầu năm 2004 chi
nhánh đã giảm dần tỷ trọng nguồn vốn này. Đến ngày 15/10/2004 nguồn các
TCTD chỉ còn 21% . Nhưng do thực hiện chỉ đạo của Tổng giám đốc để giải
46
quyết khó khăn về thanh toán những tháng cuối năm chi nhánh đã tích cực
huy động vốn từ các TCTD, do đó quý VI/ 2004, chi nhánh đã vay thêm 521
tỷ đồng, nâng mức vay của các TCTD lên 1,224 triệu chiếm 32%
- Xét theo kỳ hạn :
 Nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng 19% là nguồn tăng nhanh
nhất trong năm (tăng 130%) điều đó phản ánh của việc tích cực khai thác các
nguồn vốn dự án, bộ nghành, kết quả của việc phát triển mạng lưới các dịch
vụ khác.
 Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng 38% tổng
nguồn.
 Nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng 43% tổng nguồn
nhưng có tốc độ tăng chậm lại(tăng 8,9%), phản ánh sự phát triển chưa ổn
định của nền KT-XH.
- Xét về nguồn vốn của địa phương : Nguồn huy động hộ TW 432 tỷ
giảm 1 tỷ so với đầu năm ; Nguồn vốn của địa phương 3,351 tỷ tăng 1,234 tỷ
so đầu năm, so vơi KH giao vượt 42,5%.
*Năm 2005 và 2006
năm 2005 :
Năm 2006 là năm thắng lợi vượt bậc của Nam Hà Nội trên cả về tốc độ
tăng trưởng, quy mô, cơ cấu nguồn vốn, thể hiện : Tổng nguồn vốn đạt 7.953
tỷ đồng, tăng 3.514 tỷ đồng so với năm trước, tốc độ tăng trưởng 79%, vượt
5% so kế hoạch TSC giao. Đây là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất, số
lượng tăng nhiều nhất trong 5 năm hoạt động của Nam Hà Nội. Trong đó có
nguồn vốn bằng nội tệ đạt 7.373 tỷ đồng, nguồn vốn ngoại tệ quy đổi VNĐ
580 tỷ đồng.
47
- Cơ cấu nguồn vốn của Nam Hà Nội đã thay đổi theo hướng ổn định
hơn, tỷ trọng nguồn vốn dài hạn chiếm hơn 66% tổng nguồn, tăng 7,89% so
năm trước.
- Xét theo tính chất nguồn : Nguồn vốn dân cư tăng 2.836 tỷ đồng so với
năm trước, tỷ trọng tăng từ 31% năm 2005 lên 53% năm 2006, vượt mức kế
hoạch TSC giao ; Nguồn vốn của tổ chức KT-XH cũng tăng hơn 1.000 tỷ
nhưng tỷ trọng giảm so với năm trước, nguồn vốn của TCTD giảm cả về
tuyệt đối lẫn tỷ trọng.
- Qua các số liệu trên có thể dánh giá nguồn vốn của năm 2006 có tính
chất ổn định cao hơn năm trước điều đó dẫn đến mặt bằng lãi suất đầu vào
cũng cao hơn năm trước. Bên cạnh đó vẫn còn tiềm ẩn 1 số lượng vốn tính ổn
định thấp, cụ thể : 1.191 tỷ đồng không kỳ hạn, 612 tỷ đồng của NHPT ký
hợp đồng tiền gửi bậc thang, 500 tỷ đồng kỳ phiếu 2 năm đã quá thời hạn 13
tháng…
2.2.2.Công tác tín dụng.
* năm 2006 Công tác tín dụng của Nam Hà Nội thực sự còn nhiều khó
khăn, cho đến hết 9 tháng đầu năm dư nợ tại địa phương còn thấp hơn số đầu
năm. Các dự án đầu tư dài hạn có chỉ tiêu kế hoạch cao nhưng giải ngân rất
chậm, nhất là dự án nhà máy nhiệt điện Hải Phòng mới giải ngân được 8
tỷ/100 tỷ kế hoạch, các nhu cầu cho vay vốn lưu động cũng không tăng
trưởng được. Tình hình tín dụng tăng trưởng nhanh kể từ khi giải ngân cho
công ty vận tải Biển Đông mua tầu chở dầu. Cuối năm dư nợ tại địa phương
đạt 1.601 tỷ đồng bằng 99% kế hoạch giao, tăng 462 tỷ so với đầu năm, tốc
độ tăng trưởng 43%. Bên cạnh đó Nam Hà Nội còn cho vay 03 đơn vị trực
thuộc NHNO&PTNTVN là : Công ty chứng khoán, công ty in thương mại
NH, công ty cho thuê tài chính I với số dư cuối năm là2.145 tỷ đồng, đưa tổng
dư nợ của chi nhánh Nam Hà Nội cuối năm lên :3.747 tỷ đồng.
48
2.2.2.1. Dư nợ.
Đơn vị : tr đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1. Dư nợ theo thời hạn 873,764 1,119,140 1,601,154
- Ngắn hạn 580,765 805,558 952,358
-Trung, dài hạn 292,999 313,582 648,796
2. Dư nợ theo TPKT tại ĐP 873,764 1,119,140 1,601,154
- Dnghiệp nhà nước 671,885 876,276 840,305
- Dnghiệp ngoài QD 152,446 182,015 572,644
-Dư nợ HTX 100 53 281
- Tư nhân cá thể, hộ gđ 49,333 60,797 187,924
3.tổng dư nợ 1,571,349 2,130,476 3,746,687
*dư nợ theo thời hạn cho vay
+năm 2004
Năm 2004 dư nợ ngắn hạn 581 tỉ, chiếm tỉ trọng 66% tăng 162 tỉ so với
đầu năm,( tăng 38%).dư nợ trung và dài hạn là 293 tỉ chiếm tỷ trọng 34% tăng
81 tỷ so với đầu năm(tăng 39%).như vậy là tỷ trọng cho vay vốn trung và dại
hạn của chi nhánh còn thấp so với bình quân của toàn ngành và so với địa bàn
hà nội là 44%
+năm 2006
Năm 2006 Cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn cho vay của Nam Hà Nội đã
thay đổi đáng kể, tỷ lệ cho vay trung, dài hạn tăng nhanh gần đạt mức chỉ đạo
của Hội Đồng Quản Trị. Việc tăng trưởng dư nợ trung, dài hạn năm qua chủ
yếu là giải ngân 05/06 dự án đầu tư dài hạn. Tuy nhiên do các dự án này chủ
yếu còn đang xây dựng dở dang nên trong 1 vài năm tới số thu nợ còn rất
thấp, tỷ lệ cho vay trung, dài hạn sẽ tăng hơn 50%/tổng dư nợ
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Nam Hà Nội
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Nam Hà Nội
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Nam Hà Nội
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Nam Hà Nội
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Nam Hà Nội
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Nam Hà Nội
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Nam Hà Nội
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Nam Hà Nội
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Nam Hà Nội
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Nam Hà Nội
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Nam Hà Nội
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Nam Hà Nội
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Nam Hà Nội
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Nam Hà Nội
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Nam Hà Nội
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Nam Hà Nội
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Nam Hà Nội

More Related Content

Similar to Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Nam Hà Nội

Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...vietlod.com
 
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-vonTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-vonTrần Đức Anh
 
Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...
Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...
Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Nam Hương
 

Similar to Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Nam Hà Nội (20)

Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
 
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.docx
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.docxCƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.docx
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.docx
 
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng VietcombankMột Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
 
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
 
Cơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG Bank.
Cơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG Bank.Cơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG Bank.
Cơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG Bank.
 
Cơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG Bank
Cơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG BankCơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG Bank
Cơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG Bank
 
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
 
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
 
Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.
Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.
Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-vonTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
 
Cơ sở lý luận về vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương...
Cơ sở lý luận về vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương...Cơ sở lý luận về vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương...
Cơ sở lý luận về vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương...
 
Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...
Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...
Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...
 
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docxCơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
 
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
 
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đNâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
 
Cơ sở khoa học về hiệu quả huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về hiệu quả huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại.docxCơ sở khoa học về hiệu quả huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về hiệu quả huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại.docx
 
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng thương mại.docxCơ sở lý luận về ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng thương mại.docx
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 

Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Nam Hà Nội

  • 1. 1 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI NHẬN LÀM THUÊ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0934.573.149 WEBSITE: VIETBAOCAOTHUCTAP.NET LỜI NÓI ĐẦU Như chúng ta đã biết, với bất kỳ doanh nghiệp nào vốn luôn là một trong các yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với ngân hàng thương mại (NHTM)- tổ chức chuyên kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng và cho vay từ số tiền huy động được đồng thời làm các dịch vụ ngân hàng thì vai trò của nguồn vốn ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng. Quy mô, cơ cấu, thời hạn tài sản và khả năng cung ứng dịch vụ từ đó quyết định khả năng sinh lời và sự an toàn của mỗi ngân hàng. Là một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất, có hệ thống mạng lưới chi nhánh và điểm rộng khắp cả nước. Ngân hàng nông
  • 2. 2 nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội có ưu thế rất lớn trong hoạt động huy động vốn. Tuy nhiên, hiện tại và tương lai, ưu thế đó dần bị thay thế bởi sự phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại cổ phần và khả năng mở rộng các chức năng của các ngân hàng thương mại nước ngoài. Trên thực tế tốc độ tăng trưởng huy động vốn của NHNN&PTNT Nam Hà Nội mặc dù khá ổn định nhưng đang có xu hướng giảm dần. Mức độ tăng trưởng bất ổn định, vốn huy động mang tính ngắn hạn, không đạp ứng được nhu cầu vốn trung và dài hạn. Thực tế này đã ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đồng thời đặt ra bài toán cho các nhà hoạch định chính sách Ngân hàng tìm ra lời giải cho bài toán đó: làm sao giữ vững, duy trì, nâng cao nguồn vốn và tốc độ tăng trưỏng nguôn vốn. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tại NHNN&PTNT Nam Hà Nội, nhận thức được yêu cầu cấp thiết của vấn đề trên, tôi đã lựa chọn “Một số giải pháp quản lý nhằm huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam Hà Nội” làm đè tài cho chuyên đề báo cáo thưc tập của mình. Nghiên cứu đề tài này giúp tôi tìm hiểu sâu hơn về một nghiệp vụ căn bản và quan trọng của ngân hàng, nâng cao ký năng, tổng hợp, phân tích và giải quyết vấn đề. Với lượng thời gian thực tập, kiến thức hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa có, nhìn nhận một vấn đề lớn sẽ không thể tránh khỏi sai làm thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để bài viết của em tốt hơn, hoàn thiện hơn. Kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Chương II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠi NHNo & PTNT NAM HÀ NỘi
  • 3. 3 Chương III MỘT SỐ GIẢi PHÁP QUANY LÝ NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TAI NHNN&PTNT NAM HÀ MỘI. Chương I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHTM. 1.1 KHÁI NIỆM VỀ NHTM: Tính cho đến thời điểm hiện nay, Ngân hàng thương mại đã được hình thành và phát triển trong một thời gian tương đối dài của nền kinh tế. Hệ thống Ngân hàng thương mại ra đời là kết quả của quá trình hình thành và phát triển lâu dài của nên kinh tế hàng hoá, của quan hệ hàng hoá tiền tệ.
  • 4. 4 Ngân hàng được coi là một sản phẩm độc đáo của nền sản xuất hàng hoá trong kinh tế thị trường, một động lực quan trọng cho sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Với vai trò như trên, ngân hàng không thể đứng ngoài hoạt động của bất cứ quốc gia nào. Vì vậy, mỗi nước đều xây dựng những khung pháp lý quy định, giới hạn hoạt động của ngân hàng. Mỗi nước khác nhau sẽ có một khái niệm và mô hình tổ chức ngân hàng khác nhau. Tuy khái niệm về NHTM ở mỗi nước có những điểm khác nhau nhưng đều thống nhất coi NHTM là doanh nghiệp chuyên kinh doanh tiền tệ và cung ứng những dịch vụ tài chính cho nền kinh tế, là một trong số những tổ chức tài chính trung gian, các tổ chức tài chính trung gian này được gọi là các định chế tài chính có chức năng giống nhau là dẫn vốn từ nơi thừa vốn tới nơi thiếu vốn. Để đưa ra được một khái niệm chính xác và tổng quát nhất về NHTM, người ta thường phải dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính. Luật ngân hàng của Pháp năm 1941 định nghĩa: “ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở hành nghề thường xuên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”. Luật ngân hàng của Ấn Độ, năm 1959 bổ sung “ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay hay tài trợ, đầu tư”. Luật ngân hàng của Đan Mạch, năm 1930 “ Những nhà băng thiết yếu gồm các nghiệp vụ nhận tiền ký thác, buôn bán vàng bạc, hành nghề thương mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân...”. Như vậy, mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau về định nghĩa NHTM, nó tuỳ thuộc vào tập quán pháp luật của từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ nhưng khi đi sâu phân tích, người ta dễ dàng nhận thấy rằng: Tất cả
  • 5. 5 các NHTM đều có chung một tính chất đó là việc nhận tiền ký thác - tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các dịch vụ kinh doanh khác của chính Ngân hàng. Đối với bản thân Việt Nam, trong bước chuyển đổi sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu thì hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính ngày càng đóng vị trí quan trọng đối với sự hoạt động và phát triển của nền kinh tế. Từ thực tiễn đó, để tăng cường quản lý, hướng dẫn hoạt động các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chung của nền kinh tế, đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh. Theo pháp lệnh ngân hàng, HTX tín dụng và công ty tài chính năm 1990 định nghĩa: “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ, mà hoạt động thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. Theo điều 20 Luật các Tổ chức tín dụng của Việt nam ban hành 02/ 1997/QH 10: “ NHTM là loại hình tổ chức tín dụng được thưc hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. Trong đó “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Việt Nam, theo luật các tổ chức tín dụng, mỗi loại ngân hàng đều mang những nét đặc trưng phù hợp với điều kiện của thời kỳ đầu chuyển đổi của
  • 6. 6 nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Cụ thể Việt Nam có các loại hình ngân hàng sau:  NHTM quốc doanh: là loại ngân hàng chiếm vị thế cao trong hệ thống tổ chức tín dụng của nước ta. Hình thức sở hữu là doanh nghiệp Nhà nước, thành lập, cấp vốn chịu sự quản lý cuả Nhà nước, hoạt động trong tất cả các lĩnh vực ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đối với mọi thành phần kinh tế, mọi lĩnh vực sản xuất lưu thông, xây dựng trong và ngoài nước. Hiện nay có 6 ngân hàng quốc doanh là: Ngân hàng công thương, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng người nghèo, Ngân hàng phát triển nhà ở Đồng bằng sông Cửu Long.  NHTM cổ phần: là loại hình ngân hàng phải được thành lập theo luật công ty cổ phần, thuộc sở hữu của các cổ đông, người góp vốn, trên cơ sở tự nguyện của các cổ đông trong việc góp vốn và hoạt động theo luật pháp quy định. Đây là loại hình Ngân hàng phổ biến nhất và đang có xu hướng phát triển mạnh ở nước ta.  Ngân hàng liên doanh: là loại hình ngân hàng được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh, vốn điều lệ là vốn góp của ngân hàng Việt Nam và ngân hàng nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam, chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.  Chi nhánh ngân hàng liên doanh: là một bộ phận của ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam chịu sự điều tiết của luật pháp Việt Nam.  Ngân hàng đầu tư: là những ngân hàng tập trung huy động vốn trung, dài hạn và đầu tư trung dài hạn vì sự phát triển, hoạt động đầu tư chủ yếu thông qua các dự án.  Ngân hàng chính sách: thông thường là những NHTM 100% vốn Nhà nước hoặc NHTM cổ phần (sở hữu Nhà nước và các tổ chức kinh tế quốc
  • 7. 7 doanh) được thành lập để phục vụ một hoặc một số chính sách của Nhà nước, nó hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, chênh lệch giữa chi phí huy động vốn và sử dụng vốn sẽ được Nhà nước bù đắp.  Ngân hàng hợp tác: là những tổ chức tín dụng thuộc sở hữu tập thể, được các thành viên tự nguyện thành lập lên không phải vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu tương trợ lẫn nhau về vốn và các dịch vụ ngân hàng. Nguyên tắc thành lập và hoạt động của loại hình này là tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, tự trang trải mọi chi phí và tự chịu trách nhiệm. 1.2.Đặc trưng hoạt động kinh doanh của NHTM. Ngân hàng thương mại ra đời gắn liền với sự hình thành và phát triển của hoạt động kinh doanh tiền gửi. Từ chỗ chỉ đơn thuần làm dịch vụ nhận tiền gửi với tư cách là người thủ quỹ bảo quản tiền gửi cho chủ sở hữu và sau đó là nhận được các khoản thù lao dưới dạng hoa hồng, hoạt động của nó giống như một tiệm cầm đồ. Cho đến nay, NHTM đã trở thành một chủ thể kinh doanh tiền gửi, nghĩa là NHTM vừa tiến hành huy động tiền gửi ( không những miễn bỏ những khoản phí, các khoản thù lao mà còn trả thêm tiền dưới dạng trả lãi tiền gửi cho khách hàng gửi tiền) vừa sử dụng các khoản tiền huy động đó làm vốn cho vay, vốn đầu tư nhằm tối đa hoá các khoản lợi nhuận thu được . Trong khi thực hiện vai trò trung gian tài chính, đảm trách việc chuyển vốn nhàn rỗi từ dân cư, từ người cho vay sang người đi vay, các NHTM đã tự tạo ra những công cụ tài chính thay thế cho tiền mặt làm phương tiện thanh toán, trong đó điển hình là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn thanh toán bằng séc, đây là công cụ chủ yếu để tiền vận động qua ngân hàng và là cơ sở để NHTM tạo ra số nhân tiền gửi. Do đó hoạt động của NHTM gắn bó mật thiết với hoạt động lưu thông tiền tệ và hệ thống thanh toán trong nước cũng như hoạt động thanh toán quốc tế.
  • 8. 8 Ngày nay, NHTM và cơ cấu hoạt động của nó đã và đang chiếm giữ vai trò quan trọng trong thể chế tài chính của mỗi nước, là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế không thể thiếu của nhà nước. Hơn nữa hoạt động của NHTM ngày càng đa dạng, phong phú và có phạm vi rộng lớn, có thể nói Ngân hàng đã đi sâu vào tận nhưng ngõ ngách của nền kinh tế và đời sống con người, trong khi đó các tổ chức tài chính khác thường hoạt động trên phạm vi hẹp và theo hướng chuyên sâu. 1.3. Các hoạt động cơ bản của NHTM. Ngân hàng là một trung gian tài chính, thông qua các nghiệp vụ của mình nhằm điều hoà, cung cấp vốn cho hoạt động của cả nền kinh tế. Với trình độ phát triển của khoa học hiện đại hiện nay, hoạt động của ngân hàng đã ngày càng trở nên phong phú hơn song ngân hàng vẫn luôn duy trì 3 mảng nghiệp vụ cơ bản đó là: Nghiệp vụ tài sản nợ (nghiệp vụ huy động vốn); nghiệp vụ tài sản có (nghiệp vụ cho vay) và nghiệp vụ cung ứng dịch vụ Ngân hàng như: dịch vụ tư vấn, thanh toán hộ, giữ hộ... Ba nghiệp vụ này có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển, tạo nên uy tín và thế mạnh cạnh tranh cho các NHTM, các nghiệp vụ này đan xem lẫn nhau trong quá trình hoạt động của Ngân hàng, tạo nên một chỉnh thể thống nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM. 1.3.1. Nghiệp vụ huy động vốn. Đây là nghiệp vụ cơ bản, đầu tiên quan trọng nhất của một ngân hàng. Vốn được ngân hàng huy động dưới nhiều hình thức khác nhau và sử dụng (sau khi đảm bảo một tỷ lệ dự trữ bắt buộc) với trách nhiệm hoàn trả gốc và lãi. Nguồn vốn của NHTM gồm vốn tự có (vốn chủ sở hữu), vốn vay, vốn khác. Nghiệp vụ này phản ánh quá trình hình thành vốn cho hoạt động kinh doanh của NHTM, cụ thể bao gồm các nghiệp vụ huy động vốn sau:
  • 9. 9  Vốn tự có của ngân hàng: là nguồn vốn thuộc sở hữu của riêng các NHTM. Thực tế nguồn vốn này không ngừng tăng lên từ kết quả động kinh doanh của bản thân NHTM, nó đóng góp một phần đáng kể vào hoạt động kinh doanh cuả các NHTM. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi ngân hàng bắt đầu được thành lập. Do tính chất thường xuyên ổn định của vốn chủ sở hữu mà ngân hàng thường sử dụng nó vào các mục đích khác nhau như: xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc trang, thiết bị … phục vụ cho bản thân ngân hàng, cho vay và tham gia đầu tư góp vốn liên doanh. Mặt khác với chức năng bảo vệ, vốn chủ sở hữu được coi là tài sản đảm bảo, gây lòng tin với khách hàng, duy trì khả năng thanh toán trong trường hợp Ngân hàng gặp thua lỗ. Vốn chủ sở hữu bao gồm : Vốn hình thành ban đầu: gồm có vốn pháp định và vốn điều lệ. Theo quyết định số 327/QĐ- NH5 ban hành ngay 04/10/1997 của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì: “ vốn điều lệ của NHTM là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập ngân hàng”, còn “ vốn điều lệ của NHTM là vốn do các cổ đông đóng góp và được ghi vào điều lệ hoạt động của ngân hàng”. Cũng theo quy định nay, để đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của nền kinh tế thị trường cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng hoạt động kinh doanh thì vốn điều lệ của ngân hàng luôn lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định và có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau tuỳ thuộc vào hình thức sở hữu, ví dụ: Đối với các ngân hàng cổ phần, vốn điều lệ là vốn do các cổ đông đóng góp dưới hình thức mua cổ phiếu, còn đối với các ngân hàng quốc doanh, vốn điều lệ là vốn ban đầu do ngân sách cấp… Vốn bổ sung trong quá trình hoạt động: Trong quá trình hoạt động, ngân hàng gia tăng vốn chủ sở hữu từ nguồn lợi nhuận, từ phát hành cổ phần, góp
  • 10. 10 thêm, cấp thêm hoặc từ các khoản vay trung và dài hạn có khả năng chuyển đổi thành vốn cổ phần. Nói chung vốn bổ sung này không thường xuyên, phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng hoặc vào từng điều kiện câp thiết. Nghiệp vụ tiền gửi: phản ánh các khoản tiền gửi từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế vào để thanh toán hoặc nhằm mục đích bảo quản tài sản qua đó NHTM có thể huy động được. Ngoài ra NHTM cũng có thể huy động các khoản tiền nhàn rỗi của cá nhân hay các hộ gia đình được gửi vào ngân hàng với mục đích bảo quản hoặc hưởng lãi trên số tiền gửi. Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Thông thường nguồn vốn này chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá: Các NHTM phần lớn sử dụng nghiệp vụ này để thu hút các khoản vốn có tính thời hạn tương đối dài và ổn định, nhằm đảm bảo khả năng đầu tư, khả năng cung cấp đủ các khoản tín dụng mang tính trung và dài hạn vào nền kinh tế. Hơn nữa, nghiệp vụ này còn giúp các NHTM giảm thiểu rủi ro và tăng cường tính ổn định vốn trong hoạt động kinh doanh của mình. Đây là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp ngân hàng huy động được khối lượng vốn lớn một cách nhanh chóng và chi phí thấp. Nghiệp vụ vay tiền: Đây là vốn được hình thành trên quan hệ vay mượn giữa Ngân hàng thương mại với ngân hàng trung ương hoặc các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tái chiết khấu, vay có bảo đảm... Nguốn vốn này thường được sử dụng khi ngân hàng đã sử dụng hết lượng vốn khả dụng mà vẫn không đủ hoạt động kinh doanh. Thông thường NHTM sẽ ưu tiên việc vay từ các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế trước, sau đó mới đến vay ngân hàng trung ương.
  • 11. 11 Nghiệp vụ huy động vốn khác: ngoài ba nghiệp vụ huy động vốn cơ bản kể trên, NHTM còn có thể tạo vốn kinh doanh cho mình thông qua việc nhận làm đại lý hay uỷ thác vốn cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đây là khoản vốn huy động không thường xuyên của NHTM, huy động theo phương thức này đòi hỏi cần phải có thời gian và các phương phù hợp với từng đối tượng và các khoản vay. 1.3.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn. Ngân hàng là một trung gian tài chính, là cầu nối thực hiện việc luân chuyển vốn từ nơi thừa đền nơi thiếu vốn. Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn của NHTM vào các mục đích khác nhau nhằm đảm bảo an toàn kinh doanh cũng như tìm kiếm lợi nhuận của ngân hàng. Bao gồm các nghiệp vụ sau: Một là,Nghiệp vụ cho vay: Đây có thể nói là nghiệp vụ quan trọng bậc nhất trong hoạt động quản lý tài sản có của NHTM. Cho vay là hoạt động chủ yếu của NHTM nhằm tài trợ về vốn cho các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế. ĐốI với hầu hết các ngân hàng, nghiệp vụ này đóng góp phần lớn lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nó chiếm tớI 60%-70% thu nhập của ngân hàng đem lại. Thông qua nghiệp vụ này mà Ngân hàng cung cấp các khoản tín dụng ngắn, trung và dài hạn cho các thành phần trong nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Các loại cho vay có thể phân loại bằng nhiều cách, bao gồm: mục đích, hình thức bảo đảm, kỳ hạn, nguồn gốc và phương pháp hoàn trả... Theo mục đích việc cho vay bao gồm: cho vay đầu tư, cho vay nông nghiệp, cho vay thương mạI, cho vay thuê bất động sản… Theo kỳ hạn: ngân hàng cung cấp các loại cho vay ngắn hạn (loại cho vay này nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán tạm thời, tiêu dùng và đầu tư ngắn hạn, thời hạn dưới 1 năm); cho vay trung và dài hạn (loại cho vay này phục vụ
  • 12. 12 mục tiêu đầu tư trung và dài hạn của khách hàng, thời hạn thường trên 1 năm). Theo hình thức bảo đảm, khoản mục cho vay sẽ bao gồm: cho vay có bảo đảm và cho vay không có bảo đảm. Theo phương pháp hoàn trả, khoản mục cho vay sẽ bao gồm: cho vay trả góp, cho vay phí trả góp, cho vay hoàn trả theo yêu cầu. Hai là, nghiệp vụ đầu tư: Bên cạnh hoạt động cho vay, NHTM còn sử dụng vốn để đầu tư vào các hoạt động kinh tế xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân và nhằm thu lại được lợi nhuận từ chính những hoạt động đầu tư đó. Hoạt động đầu tư của NHTM bao gồm một số hoạt động sau: Đầu tư vào kinh doanh mua bán chứng khoán: Mua tín phiếu kho bạc và trái phiếu chính phủ, mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp và các lại chứng khoán khác trên thị trường chứng khoán. Góp vốn mua cổ phần của các tổ chức kinh tế, NHTM khác để hưởng thu nhập hàng năm. Do tính không chắc chắn về khả năng hoàn trả và lợi tức cũng như tính lỏng kếm của nó nên loại chưng khoán này ít được các NHTM quan tâm. Các ngân hàng lớn có thể tham gia vào việc thanh lập doanh nghiệp. việc tham gia dự vốn vào doanh nghiệp sẽ giúp cho các ngân hàng nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và qua đó thực hiện các nghiệp vụ tín dụng an toàn. Hiện nay, các công cụ đầu tư trên thị trường tài chính ngày càng đa dạng, cùng vớ sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế, trong điều kiện thị trường tài chính phát triển như vậy, hoạt động đầu tư của các NHTM cũng trở nên ngày càng đa dạng hơn. Đầu tư vào trang thiết bị TSCĐ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
  • 13. 13 Ba là nghiệp vụ ngân quỹ: Lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu của các chủ thể kinh tế khi tham gia hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế quốc dân .Tuy nhiên,Hoạt động kinh doanh phát triển lợI nhuận cao phải đi đôi vớI sự bền vững . Một trong những nhân tố đó là tính an toàn. Nghề ngân hàng là một nghề kinh doanh mạo hiểm và luôn chứa đựng rất nhiều yếu tố rủi ro. Vì vậy, ngoài việc cho vay và đầu tư để thu được lợi nhuận, ngân hàng còn phải sử dụng một phần nguồn vốn huy động được để đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán và thực hiện các quy định về dự trữ bắt buộc do Trung ương đề ra. 1.3.3. Nghiệp vụ kinh doanh khác của NHTM. Ngoài các nghiệp vụ cơ bản được nêu trên, trong hoạt động kinh doanh, các NHTM còn tiến hành các hoạt động kinh doanh khác trên thị trường. Là trung gian tài chính, ngân hàng có rất nhiều các lợi thế. Một trong những lợi thế đó là hình thức ngân hàng đóng vai trò trung gian tiến hành các hoạt động thanh toán cho khách hàng thông qua các hình thức như: Hoạt động mua bán ngoại tệ: Đây là hoạt động mua hoặc bán ngoại tệ này để lấy một loại ngoại tệ khác và hưởng phí dịch vụ. Ngày nay, cùng với sự phát triển các công cụ tài chính, hoạt động mua bán ngoại tệ ngày càng sôi động hơn bằng các công cụ như quyền chọn, swap… Dịch vụ chuyển tiền và thanh toánh hộ: NHTM nhận sự uỷ thác của khách hàng yêu cầu để chuyển một số tiền nhất định cho người khác ở địa điểm quy định trong hay ngoài nước. Dịch vụ thu hộ : NHTM nhận uỷ thác của khách hàng để thụ hộ các khoán tiền căn cứ vào các chứng từ của khách hàng giao như: séc, thương phiếu, chứng khoán…Ngoài khoản phí thu được từ dịch vụ này, NHTM còn tranh thủ tận dụng được nguồn vốn của khách hàng . Ngoài các hoạt động cơ bản đã được nêu trên, trong hoạt động kinh doanh, các NHTM còn tiến hành các hoạt động kinh doanh khác trên thị
  • 14. 14 trường như: thực hiện dịch vụ tư vấn, dịch vụ nhân quỹ, bảo lãnh, cho thuê thiết bị trung và dài hạn, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm…và hàng loạt những dịch vụ lien quan đến hoạt động ngân hàng: dịch vụ bảo quản giấy tờ có giá, dịch vụ cho thuê két sắt…Cùng với sự phát triển kinh tế, hệ thống các ngân hàng ngày càng được đa dạng về các loại hình dịch vụ và chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao. 2. Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại. 2.1 Vốn và sự cần thiết của nguồn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM 2.1.1 Khái niệm. Khi nói đến thuật ngữ “Trung gian tài chính” người ta thường hay nghĩ tới hai loại hình tổ chức cơ bản đó là: các tổ chức nhận tiền gửi (bao gồm các Ngân hàng thương mại, các hiệp hội tiết kiệm và cho vay) và các trung gian đầu tư (bao gồm các công ty tài chính, các quỹ tương trợ, các công ty bảo hiểm....). Nhưng cho dù có được hiểu thế nào đi chăng nữa thì NHTM, xét về khối lượng tài sản cũng như những đóng góp đối với nền kinh tế, vẫn luôn giữ một vai trò quan trọng. Các NHTM có thể được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau, chẳng hạn như Ngân hàng tư nhân, Ngân hàng cổ phần, Ngân hàng quốc doanh và các ngân hàng liên doanh. Dưới bất kỳ hình thức nào, các NHTM vẫn luôn đặt mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận lên hàng đầu và để làm được điều đó, công cụ duy nhất mà các Ngân hàng phải có đó là vốn. Các nhà kinh tế đưa ra định nghĩa về vốn của NHTM như sau: Vốn của Ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do bản thân Ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Về thực chất, thì nguồn vốn của ngân hàng là một bộ phận thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất phân phối và tiêu dùng, mà
  • 15. 15 người chủ sở hữu để thực hiện các mục đích khác nhau gửi vào ngân hàng. Như vậy ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung và phân phối lại vốn dưới hình thức tiền tệ, tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, phục vụ kích thích mọi hoạt động kinh tế phát triển. 2.1.2. Sự cần thiết của nguồn đốI vớI hoạt động kinh doanh của NHTM. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh cũng phải có vốn, vì vốn là năng lực chủ yếu quyết định đến khả năng, quy mô hoạt động. Ngân hàng là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, đòi hỏi một lượng lớn vốn mới có thể thực hiện kinh doanh. Nguồn vốn này cho phép ngân hàng mở rộng, đa dạng hoá các hình thức kinh doanh, giảm thiểu rủi ro trong khi thực hiện “đi vay và cho vay”. Sau đây là những lợi ích mà nguồn vốn đem lại cho ngân hàng: Vốn là cơ sở nền tảng để NHTM hoạt động kinh doanh Như đã biết, vốn là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời là cơ sở để phân phối và đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh tế. Đối với Ngân hàng, vốn còn là cơ sở nền tảng để tiến hành tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Thật vậy, với đặc trưng của Ngân hàng là tổ chức kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn thì vốn không còn đơn thuần là phương tiện kinh doanh mà nó còn là đối tượng kinh doanh chính của NHTM, trực tiếp quyết định tới quy mô hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Như vậy, những Ngân hàng có vốn lớn sẽ có nhiều thế mạnh trong kinh doanh, ngược lại những Ngân hàng không có hoặc có ít vốn cũng đồng nghĩa với việc gặp nhiều khó khăn khi tiến hành kinh doanh. Vốn quyết định quy mô tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng.
  • 16. 16 Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu vào luôn ảnh hưởng trực tiếp tới đầu ra. Đối với ngân hàng, vốn chính là yếu tố đầu vào; tín dụng, đầu tư... là yếu tố đầu ra. Vì vậy, so với các ngân hàng lớn thì các ngân hàng nhỏ có khoản mục đầu tư và cho vay kém đa dạng hơn, phạm vi khối này cũng lượng cho vay của các ngân hàng nhỏ hơn. Trong khi các ngân hàng lớn cho vay được tại các thị trường trong vùng thậm chí trong nước và cả quốc tế, thì các ngân hàng nhỏ lại bị giới hạn trong phạm vi nhỏ, hẹp chủ yếu trong cộng đồng. Hơn nữa, vốn hạn hẹp nên các ngân hàng nhỏ thường không phản ứng nhanh nhạy được trước những đợt biến động về lãi suất, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hút vốn đầu tư từ tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế. Do đó, khi khả năng vốn của NHTM dồi dào thì chắc chắn ngân hàng sẽ mở rộng và đáp ứng được nhu cầu vay vốn, có điều kiện để mở rộng thị trường tín dụng, tăng đều khả năng thanh toán và dịch vụ Ngân hàng. Đảm bảo khả năng thanh toán và uy tín của NHTM. Trong cuộc sống, kinh doanh hay trong bất kỳ lĩnh vực nào thì chữ tín bao giờ cũng là yếu tố rất được coi trọng. Đối với Ngân hàng, uy tín có thể nói là yếu tố quan trọng, quyết định trực tiếp đến sự sống còn của Ngân hàng. Uy tín của ngân hàng trong kinh doanh được thể hiện trước hết ở khả năng sẵn sàng thanh toán chi trả cho khách hàng. Khả năng thanh toán chi trả của Ngân hàng càng cao thì uy tín cũng như vốn khả dụng của ngân hàng càng lớn. Khi có tiềm lực vốn lớn, ngân hàng có thể mở rộng quy mô kinh doanh, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả, góp phần vừa giữ được chữ tín, vừa nâng cao thanh thế của ngân hàng trên thương trường. Quyết định khả năng cạnh tranh của NHTM. Khả năng cạnh tranh là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trên thị trường.
  • 17. 17 Những NHTM có quy mô lớn, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên cao cũng như trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại là tiền đề quan trọng cho việc thu hút vốn. Đồng thời khả năng vốn lớn lại là điều kiện thuận lợi đối với Ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các tổ chức kinh tế xã hội trong nền kinh tế. Khi đó, Ngân hàng sẽ thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đến với ngân hàng, kết quả là doanh số hoạt động của Ngân hàng sẽ tăng lên nhanh chóng và Ngân hàng sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong kinh doanh. Mặt khác, vốn lớn sẽ giúp cho Ngân hàng có đủ khả năng tài chính để kinh doanh đa dạng trên thị trường, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh như: kinh doanh chứng khoán, kinh doanh dịch vụ thuê mua... 2.2. Hoạt động huy động vốn và sự cần thiết phải tăng cường công tác huy động vốn tại NHTM. Hoạt động huy động vốn là hoạt động tạo vốn từ việc nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân, từ các hoạt động thanh toán, uỷ thác hoặc từ việc phát hành chứng từ có giá để phục vụ cho các hoạt động cho vay, đầu tư của ngân hàng. Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào nguồn vốn cũng luôn đóng vai trò quan trọng, quyết định đến quy mô và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Như đã trình bày ở trên đối với ngân hàng là một trung gian tài chính, kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ thì nguồn vốn lại càng đóng một vị trí vô cùng quan trọng, vì vốn là năng lực chủ yếu quyết định đến khả năng, quy mô hoạt động của ngân hàng. Có vốn lớn mới cho phép ngân hàng mở rộng các hình thức kinh doanh hay đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ và khả năng cạnh tranh của ngân hàng, nó giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro khi thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình, mặt khác khi ngân hàng có vốn lớn sẽ có đủ khả năng tài chính để kinh doanh đa năng trên thị trường, thoát khỏi hình thức kinh doanh đơn điệu, có quỹ dự
  • 18. 18 trữ cần thiết tạo đà mở rộng quy mô hoạy động tín dụng và đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả của ngân hàng. Do vậy có thể nói huy động vốn đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng. 2.3. Các hình thức huy động vốn chủ yếu NHTM. Do NHTM huy động theo phương thức “đi vay để cho vay” mà vốn tự có của ngân hàng chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong tổng vốn hoạt động . Do vậy để có thể tồn tại và phát triển, NHTM phải quan tâm tới các hình thức tạo vốn không ngừng mở rộng , phát triển vốn để cạnh tranh trên thị trừơng. Quá trình tạo vốn được thực hiện thông qua các hình thức sau: 2.3.1 Tạo vốn thông qua tiền gửi thanh toán. Tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp hoặc cá nhân : đây là khoản tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng nhờ ngân hàng dữ hộ và thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và cá nhân đều được ngân hàng thực hiện. Các khoản thu của ngân hàng, cá nhân đều có thể được nhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu. Nhìn chung đây là một khoản huy động có lãi suất thấp, có khi bằng không, thay vào đó chủ tài khoản được hưởng các dịch vụ ngân hàng với mức phí thấp. Mặc dù, đối với người gửi thanh toán ,người gửi có thể gửi vào hoăc rút ra bất cứ lúc nào, song giữa việc gửi vào và rút ra có sự chênh lệch nhất định về thời gian và số lượng ,nên các loại tài khoản này luôn có số dư .Ngân hàng có thể huy động số dư đó làm nguồn vốn tín dụng để cho vay. Một số ngân hàng kết hợp tài khoản gửi tiền gửi thanh toán với tài khoản cho vay như cho vay khấu chi – chi trội trên số dư có của tài khoản tiền gưi thanh toán . Một số ngân hàng sử dụng nhiều hình thức “biến tướng”của tài khoản thanh toán để nâng lãi suất của loại tiền gửi này lên nhằm cạnh tranh với các tài chính tín dụng khác.
  • 19. 19 Do tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam còn quá thấp , để khuyến khích việc thực hiện thanh toán qua ngân hàng, các NHTM thực hiện trả lãi cho loại tiết kiệm này (hiện nay khoản 0.2% 1tháng ). Ở các nứớc phát triển loại tiền gửi này chiếm khoảng 30% tiền gửi của các ngân hàng . Vì lẽ đó ,tạo ngồn tiền gửi trên khoản tiền thanh toán này được ngân hàng đặc biệt coi trọng. Bên cạnh đó các ngân hàng có thể huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán của các ngân hàng khác,nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một số mục đích khác, NHTM có thể gửi tiền tại ngân hàng khác .Tuy nhiên, quy mô của ngồn này thường lớn . 2.3.2 Tạo vốn thông qua tiền gửi có kỳ hạn . Nhiều khoản thu của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ chi trả sau một khoảng thời gian nhất định .Tiền gửi thanh toán rất thuận tiện trong hoạt động thanh toán song lãi suất lại thấp, để đáp ứng nhu cầu tăng thu của người gửi tiền ngân hàng đã đưa ra hình thức tiền gửi có kỳ hạn .Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi được uỷ thác vào ngân hàng trên cơ sở có sự thoả thuận về thời gian rút tiền gữa khách hàng và ngân hàng .Như vậy, ký theo nguyên tắc khách hàng ký thác chỉ được rút tiền ra khi dến hạn thoả thuận .Tuy nhiên trên thực tế do phải cạnh tranh để thu hút tiền gửi, các ngân hàng thường cho phép khách hàng được rút tiền trước thời hạn. Trong trường hợp này có thể có hai cách giải quyết : hoặc khách hàng vay tiền của ngân hàng, sau đó khi đến hạn rút tiền và số tiền lãi thu được trả nợ (cả gốc và lãi vay của ngân hàng ); hoặc là thoả thuận với khách hàng rút tiền ra trước hạn và nhận lãi thấp hơn. Tiền gửi có kỳ hạn là một nguồn vốn tín dụng mang tính chất ổn định, vì mục đích của người gửi là kiếm lời chứ không phải là để thanh toán . Do đó, khác với loại tiền gửi không thời hạn yếu tố lãi suất tác động rất lớn đến loại nguồn vốn này.
  • 20. 20 Để tăng cường huy động nguồn vốn này, trước hết các ngân hàng thường đưa ra nhiều loại thời hạn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của các loại khách hàng khác nhau. Thông thường có các loại kỳ hạn sau: 1 tháng,3 tháng, 6 tháng ,9 tháng, 12 tháng, 2 năm, 5 năm. Với mỗi loại thời hạn, ngân hàng áp dụng mức lãi suất tương ứng, với nguyên tắc thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao. 2.3.3 Tạo vốn thông qua tiền gửi tiết kiệm. Ở các nước phát triển, trong các loại tiền gửi vào ngân hàng thì tiền gửi tiết kiêm đứng thứ hai về măt số lượng. Tiền gửi tiết kiệm là khoản để rành của cá nhân nhằm hưởng lãi suất theo định kỳ, loại tiền gửi này thường chiếm tỷ trọng khá cao(Mỹ 25%, Việt Nam 60-70 ). Tiền gửi tiết kiệm bao gồm các loại : - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn : (bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ ) Với loại tiết kiệm này ngừơi gửi có thể rút 1 phần hay toàn bộ theo yêu cầu. Tuy nhiên, khác hẳn với tiền thanh toán, người gửi không được sủ dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác. - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ( bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ ): loại tiền gửi này có nội dung cơ bản giống như tiền gửi có kỳ hạn mà chúng ta nghiện cứu ở trên .
  • 21. 21 2.3.4 Tạo vốn thông qua huy động vốn tiền gửi của ngân hàng. Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ giữa các ngân hàng có quan hệ trên thị trường liên ngân hàng tạo thuận tiện cho khách hàng và một mục đích khác.Tuy nhiên quy mô nguồn này thường không lớn do hình thức này chỉ được áp dụng trong trường hợp ngân hàng có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi chưa đầu tư, cho vay không hiệu quả bằng gửi tiền ở ngân hàng khác . 2.3.5 Tạo vốn thông qua phát hành các giấy tờ có giá. Giống như các doanh nghiệp khác ngân hàng cũng huy động vốn bằng cách phát hành các giấy tờ có giá trị (hay còn gọi lad các công cụ nợ) như kì phiếu, trái phiếu, tín phiếu ngân hàng…để huy động vốn trên thị trường vốn. Các công cụ nợ của ngân hàng là các giấy nhận nợ mà ngân hàng bán cho công chúng . Đây là cách thức vay vốn của NHTM, bởi vì những người sở hữu các công cụ này được hoàn trả vốn vào thời gian đáo hạn công thêm khoản tiền lãi nhất định . Những công cụ nợ của ngân hàng là : - Tín phiếu ngân hàng : Đây là công cụ nợ ngân hàng dùng để huy động những khoản vốn ngắn hạn. - Kì phiếu, trái phiếu ngân hàng: Là những công cụ nợ để ngân hàng huy động những khoản vốn ngắn hạn. Nếu đối với các tài khoản tiền gửi phụ thuộc nhiều vào sở thích của khách hàng thì việc sử dụng các công cụ nợ là một hình thức huy động vốn mang tính chủ động của ngân hàng. Tuy nhiên việc khách hàng có chấp nhận mua các công cụ nợ đó hay không mới là điều quan trọng. Nguồn vốn huy động có được bằng việc phát hành các công cụ nợ sử dụng cho những khoản tín dụng trong kế hoạch của ngân hàng. Với lãi suất tín dụng trong kỳ kế hoạch, ngân hàng xác định mức lãi suất nhất định cho các công cụ nợ, hay đưa vào thời hạn các khoản tín dụng trong kế hoạch mà ngân hàng xác định sử dụng loại công cụ ngắn hạn hay trung – dài hạn. Thi trường chứng khoán
  • 22. 22 ra đời phần nào đã thúc đẩy được việc mở rộng hình thức huy động vốn của các NHTM qua việc phát hành các công cụ nợ. 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của NHTM Các NHTM làm nhiệm vụ chính là chu chuyển vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn dưới hình thức huy động vốn (đi vay) và cho vay hoặc đầu tư với mục đích hưởng lợi qua lãi suất. Đây là công việc của một trung gian tài chính, đóng vai trò trung gian giữa người có vốn và người cần vốn.Vì phạm vi hoạt động rộng, lạI là một lĩnh vực kinh doanh khá nhạy cảm nên hoạt động huy động vốn của NHTM chịu tác động của rất nhiêù yếu tố: môi trường kinh doanh, các chính sách lãi suất, chiến lược kinh doanh của ngân hàng… 2.4.1. Các nhân tố khách quan. 1) Môi trường kinh tế. Môi trường kinh tế bao gồm những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu nhập, thanh toán chi tiêu và nhu cầu về vốn, tiền gửi của khách hàng, có tác động mạnh mẽ tới nhu cầu và cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, chi phí đến hoạt động huy động vốn, cho vay và đầu tư cũng như các dịch vụ tài chính khác. Môi trường kinh tế vừa tạo cho ngân hàng những cơ hộI kinh doanh, đồng thời cũng tạo ra những thách thức đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sự ổn định của nền kinh tế là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến tâm lý người gửi tiền. Tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc dân làm cho các biến số kinh tế vĩ mô đều có dấu hiệu tốt, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, thu nhập của người dân cải thiện là biểu hiện tốt trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Tỷ lệ lạm phát tăng sẽ gây nên sự mất giá của đồng tiền, lợi ích của người gửi tiền sẽ giảm do lãi suất thực giảm xuống,tạo tâm lý cho khách
  • 23. 23 hàng chuyển sang giữ vàng, ngoại tệ mạnh hay hàng hoá đẻ đảm bảo giá trị đồng tiền ,từ đó làm giảm doanh số nợ của ngân hàng. Chính sách đầu tư, tiết kiệm của Chính Phủ và thu nhập bình quân đầu ngườI có ảnh hưởng tới nguồn vốn của ngân hàng . Nguồn vốn này chủ yếu huy động từ khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư mà xuất phát điểm là do tiết kiệm trong tiêu dùng để dành chi tiêu trong tương lai. Mặc khác, yếu tố tiết kiệm lại phụ thuộc vào thu nhập, tâm lý tiêu dùng và sự ổn định của nền kinh tế mà không có tiết kiệm thì ngân hàng rất khó khăn trong mở rộng công tác huy động vốn. 2) môi trường chính trị, pháp lý . Mỗi quốc gia đều tồn tại một thể chế chính trị nhất định, sự ổn định về chính trị hay chính sách ngoại giao sẽ tác động tích cực đến công tác huy động vốn tại ngân hàng. Người dân trong nước chỉ yên tâm gửi những khoản thu nhập nhàn rỗi vào ngân hàng mà không phải tính toán đầu cơ vào các tài sản khác khi nền chính tri ổn định. Nếu chính trị của quốc gia không ổn định sẽ mất lòng tin của dân chúng, người dân sẽ không giám đầu tư vào lĩnh vực nhiều rủi ro nay, điều này đồng nghĩa với việc thu hẹp khả năng huy động vốn của ngân hàng. Như chúng ta đâ biết, hoạt động của ngân hàng có mức độ ảnh hưởng, tác động hết sức mạnh mẽ đối với nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào. Cụ thể việc huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng đều tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập của các chủ thể, tốc độ chu chuyển vốn, tình trạng thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát. Chính vì lẽ đó, hoạt động của ngân hàng phải chịu sự quản lý chặt chẽ gắt gao hơn so với các doanh nghiệp khác. Thực tế là ngân hàng phải chịu sự điêù chỉnh của rất nhiều chính sách, các quy định của chính phủ, của NHTW; đó là Luật các tổ chúc tín dụng, luật kinh tế, luật dân sự, hàng loạt hệ thống các quy định cụ thể trong
  • 24. 24 từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ, hạn mức. Do sự ràng buộc về luật pháp, các yếu tố của nghiệp vụ huy động vốn chắc chắn sẽ bị thay đổi và quy mô, hiệu quả của việc huy động vốn cũng bị tác động. Cụ thể, chính sách của Nhà nước, của NHTW: chính sách tiền tệ, tài chính, lãi suất, tín dụng thay đổi sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn cũng như chất lượng nguồn vốn của NHTM. 3) Môi trường cạnh tranh. Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh không phải lúc nào cũng tốt vì cạnh tranh có thể dẫn đến rất nhiều những tiêu cực, hạn chế. Vì vậy, cạnh tranh vừa là một thách với sự phát triển vừa là nhân tố thúc đẩy sự phát triển. Sự phát triển của đối thủ cạnh tranh làm cho thị trường tiền tệ phát triển, thị phần của các NHTM có sự thay đổi thúc đẩy sự ra đời nhiều dịch vụ mới, sản phẩm ngày càng trở lên đa dạng, chất lượng phục vụ được cải thiện, tạo ra kha nưng lựa chon cho khách hàng. Trong điều kiện cạnh tranh, buộc các NHTM phải đưa ra nhiều hình thức huy động, tăng cường hoạt động marketing, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt. Muốn tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh, NHTM phải thể hiện sự sáng tạo, linh hoạt, năng động thích ứng trong cơ chế thị trường. 4)Môi trường kỹ thuật - công nghệ . Hoạt động của ngân hàng không thể tách rời khỏi sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Phương thức trao đổi giữa khách hàng và ngân hàng trên thị trường rất nhạy cảm với các tiến bộ về khoa học công nghệ. Trong những năm gần đây, nhờ tiiến bộ của công nghệ thông tin đã chứng kiến sự ra đời nhiều dịch vụ mới liên quan đến công tác huy động vốn của nhgân hàng như: Dịch vụ ngân hàng tại nhà( home banking); máy rút tiền tự động ATM; thẻ tín dụng; hệ thống thanh toán điện tử… giới hạn thị trường trong và ngoài
  • 25. 25 nước mất đi nhờ mạng thông tin toàn cầu internet. Chính vì vậy mà thái độ của khach hàng đối với ngân hàng còn tuỳ thuộc rất lớn vào những kỹ thuật mà ngân hàng sử dụng cũng như mức độ thoả mãn nhu cầu mong muốn của khách hàng. Kỹ thuật công nghệ được coi là sức mạnh mãnh liệt nhất của hoạt động kinh doanh ngân hàng trong thời đại hiện nay, đã đem đến những điều kỳ diệu của nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng nói chung và nghiệp vụ huy động vốn nói riêng. kỹ thuật công nghệ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, hiệu quả sự chính xác… của công tác huy động vốn. 2.4.2. Nhân tố chủ quan. Nếu môi trường kinh doanh có ảnh hưởng lớn với công tác huy động vốn thì yếu tố quyết định chính vẫn là các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng. Bởi môi trường kinh doanh chỉ tác động: gây ra khó khăn, hay tạo điều kiện thuận lợi còn việc vốn có được huy động hay không lại phải phụ thuộc vào chủ trương đường lối chính sách, kế hoạch của ngân hàng. Các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng quyết định việc huy động vốn có hiệu quả hay không. Các nhân tố chủ quan bao gồm: 1)Lãi suất huy động Lãi suất là một trong những công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế của nhà nước và là yếu tố giữ vị trí quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Dù xét dưới bất kỳ góc độ nào thì lãi suất vẫn luôn là yếu tố có độ nhạy cảm cao với nền kinh tế. Hơn nữa, lãi suất còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự vay vốn và từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Chính vì vậy, trong xác định chính sách lãi suất hợp lý trong từng thời kỳ là một kế sách quyết định hiệu quả hoạt động huy động vốn và tác động trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng.
  • 26. 26 Mặt khác, Lãi suất là mối quan tâm hàng đầu khi một cá nhân hoặc một tổ chức kinh tế nào đó muốn gửi tiền vào ngân hàng. Bởi vì người có tiền muốn đem gửi Ngân hàng, trước tiên họ so sánh lãi suất huy động nơi nào cao hơn, kế đến mới là vấn đề an toàn tiền gửi cho họ cũng như các dịch vụ tiện ích mà họ được hưởng. Nếu khách hàng đánh giá các Ngân hàng có cùng một hệ số an toàn và các dịch vụ tiện ích như nhau thì họ sẽ chọn Ngân hàng nào có lãi suất huy động cao hơn để gửi. Điều này hoàn toàn hợp lý vì trong nền kinh tế, lĩnh vực có lợi cao bao giờ cũng thu hút được nhiều người tham gia đầu tư, và người tham gia đầu tư luôn muốn làm thế nào để mình thu được lợi nhuận cao nhất. Hơn nữa, lãi suất còn là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô của nguồn vốn huy động. Thế nhưng, không phải lãi suất huy động nào cũng giống nhau, thông thường lãi suất tiết kiệm có ảnh hưởng nhiều hơn cả. Người dân thường quan tâm đến lãi suất tiết kiệm để so sánh nó với tỷ lệ trượt giá của đồng tiền và khả năng sinh lợi của dòng tiền đầu tư vào tiết kiệm so với đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản... từ đó đưa ra quyết định có nên gửi vào ngân hàng hay không, gửi bao nhiêu và gửi theo hình thức nào. Ngược lại, đối với các tổ chức kinh tế thì lãi suất huy động lại có ảnh hưởng ít hơn vì phần lớn các doanh nghiệp gửi tiền vào Ngân hàng đều với mục đích thanh toán là chính. Do đó nguồn tiền huy động này chịu ảnh hưởng nhiều bởi kỹ thuật, công nghệ của ngân hàng cũng như khả năng thanh toán và cho vay vì lượng tiền của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế luôn luân chuyển và biến động theo nhu cầu thanh toán. Như vậy, để thực hiện cơ chế lãi suất huy động hợp lý tức là vừa thu hút được vốn, vừa đảm bảo sức cạnh tranh thì các NHTM phải thường xuyên theo dõi thống kê tình hình biến động lãi suất trên thị trường và ngay trên địa bàn hoạt động để có các quyết định điều chỉnh kịp thời phù hợp với mặt bằng lãi
  • 27. 27 suất trên thị trường và đặc điểm riêng của mỗi Ngân hàng. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng cần quan tâm đến lãi suất kho bạc, bởi vì trên thực tế Kho bạc thường phát hành tín phiếu trả lãi cao hơn lãi suất huy động của các Ngân hàng thương mại 2) Chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể. Chiến lược kinh doanh được xây dựng dựa trên việc ngân hàng xác định vị trí hiện tại của mình trong hệ thống, thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức đồng thời dự đoán được sự thay đổi của môi trường kinh doanh trong tương lai. Thông qua chiến lược kinh doanh ngân hàng ngân hàng sẽ có thể quyết định thu hẹp hay mở rộng việc huy động vốn về mặt quy mô, có thể thay đổi tỷ lệ các loại nguồn, tăng hay giảm chi phí huy động. Nếu chiến lược kinh doanh đúng đắn, các nguồn vốn được khai thác một cách tối đa thì công tác huy động vốn sẽ phát huy được hiệu quả. 3) Chiến lược khách hàng của ngân hàng về huy động vốn : Giờ đây, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn ngân hàng mà theo họ là thuận tiện hơn chứ không chỉ đơn thuần là cất trữ tiền tệ hay tìm kiếm lãi suất. Do đó, các ngân hàng nhận thấy cần có chiến lược khách hàng đúng đắn trong hoạt động nói chung và trong huy động vốn nói riêng . Trước tiên, ngân hàng cần hiểu được động cơ, thói quen và những mong muốn của khách hàng, thậm trí từng đối tượng khách hàng gửi tiền thông qua phân tích lợi ích của khách hàng. Mục đích gửi tiền của doanh nghiệp thường là nhờ ngân hàng quản lý, ký quỹ hoặc nhờ chi trả trong thanh toán , trong khi các cá nhân gửi tiết kiệm có mục đích là hưởng lãi. Mục đích của tiền gửi trên loại tài khảon khác nhau cũng rất khác nhau như tiền gửi giao dịch để phát hành séc thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn để dành tiền cho tiêu dùng, đầu tư trong tương lai đồng thời hưởng lãi.
  • 28. 28 Trên cơ sở những thông tin của khách hàng, ngân hàng co thể đưa ra hệ thống các chinh sách và biện pháp phù hợp để có được quy mô và cơ cấu nguồn vốn mong muốn. Hệ thống các chính sách đáp ứng và gợi mở nhu cầu liên quan đến huy đông vốn bao gồm: Các chính sách liên quan đến sản phẩm và dịch vụ gửi tiền của ngân hàng. Nhằm vào việc đánh giá các loại sản phẩm dịch vụ cung cấp và chất lượng của chúng như: Chất lượng tài khoản, kỳ hạn và các dịch vụ liên quan đến tiền gửi như rút tiền tự động, giao dịch tại nhà, rút ngắn thời gian thanh toán. Các chính sách về giá cả, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng và chi phí dịch vụ được coi là giá cả của sản phẩm và dịch vụ tài chính. Ngân hàng sử dụng hệ thống lãi suất tiền gửi như một công cụ quan trọng trong việc huy động tiền gửi và thay đổi quy mô nguồn vốn. Để duy trì và thu hút thêm nguồn vốn ngân hàng cần ấn định mức lãi suất cạch tranh, thực hiện ưu đãi về giá cho những khách hàng lớn, gửi tiền thường xuyên. Các chính sách về tổ chức - kỹ thuật: Đây là các chính sách và biện pháp nhằm làm thuận lợi nhanh chóng, đơn giản trong quan hệ với khách hàng. Bao gồm việc bố trí mạng lưới thu hút vốn, hoàn thiện công nghệ ngân hàng, cơ chế tài chính đồng thời tổ chức thông suốt hệ thống thanh toán sao cho nhanh chóng, an toàn, chính xác. Các chính sách trong phục vụ và giao tiếp: Các chính sách này được các NHTM rất quan tâm nhắm tạo, củng cố uy tín của mình trên thị trường, gắn bó khách hàng truyền thống và hấp dẫn khách hàng mới. 4) Mạng lưới và các hình thức huy động. Mạng lưới hoạt động càng rộng và hình thức huy động càng phong phú, đa dạng thì kết qủa huy động vốn sẽ càng nhiều về số lượng và chất lượng cũng được nâng lên tương ứng. Thường muốn mở rộng quy mô tăng cường
  • 29. 29 phát triển nguồn vốn ngân hàng không thể bỏ qua yếu tố mở rộng màng lưới hoạt động. Qua hoạt động và khảo sát tình hình thực tế, các ngân hàng có thể đưa ra kết luận: khách hàng không chỉ quan tâm đến lãi suất, dịch vụ tiện ích của ngân hàng mà họ còn quan tâm đến tính thuận tiện của việc gửi tiền. Chẳng hạn, nếu ngân hàng không mở rộng mạng lưới hoạt khó có thể huy động được những nguồn vốn nhỏ từ các tầng lớp dân cư vì tâm lý của người dân với một món tiền nhỏ họ rất ngại phải đi một quãng đường xa đến nơi gửi, quan điểm của họ thà để cất trữ ở nhà còn hơn, nếu ngân hàng không nhận biết điều này thì vô hình chung họ đã bỏ qua một khoản tiền nhàn rỗi. Việc mở thêm chi nhánh là quan trọng nhưng vị trí ở đâu để có thể huy được khoản tiền gửi đòi hỏi ngân hàng phải có sự nghiên cứu hết sức nghiêm túc. Thông thường các chi nhánh được mở ở mặt đường quốc lộ nơi đông dân cư để thuận tiện cho người dân gửi tiền, đối với các ngân hàng lớn thì nên mở các chi nhánh ngay tại trụ sở để phục vụ khách hàng tốt hơn và tạo mối quan hệ mật thiết với khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng còn không ngừng nâng cấp các chi nhánh, trang thiết bị các phương tiện dịch vụ nâng cao chất lượng cán bộ ở các chi nhánh để có thể phục vụ, thu hút được nhiều tiền gửi hơn. 5) Nguồn nhân lực. Huy động vốn là một hình thức bán hàng trực tiếp, do vậy phong cách, thái độ và trình độ bán hàng ảnh hưởng đến hiệu quả của bán hàng và tâm lý người mua. Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề, trình độ chuyên môn cao giúp ngân hàng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, tiếp cận với phương thức kinh doanh hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Hình ảnh của cán bộ giao dịch góp phần gây dựng hình ảnh của ngân hàng trong tâm trí khách hàng.
  • 30. 30 Hoạt động ngân hàng hiện nay đời hỏi các cán bộ ngân hàng ngoài trình độ chuyên môn giỏi phải có sự nhạy bén và khả năng phán đoán cao, óc sáng tạo trong công việc có như vậy mới đưa hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển và năng cao tính cạnh tranh của ngân hàng so vơi ngân hàng khác. 6) Các dịch vụ cung ứng Một ngân hàng có dịch vụ tốt, đa dạng hiển nhiên sẽ có nhiều lợi thế hơn các ngân hàng có các dịch vụ hạn chế. Trong điều kiện ngân hàng có quầy thu ngân tại đường, có các dịch vụ ngân hàng qua thư tín, hệ thống chi nhánh tự động làm việc 24/24 giờ và các dịch vụ khác được cải tiến, nguồn thu của ngân hàng đảm bảo sẽ tăng lên. 7) Các nhân tố khác. Hoạt động huy động vốn của NHTM còn chịu tác động của nhiều nhân tố khác và một trong số những nhân tố đó là hoạt động Marketing ngân hàng. Hoạt động Marketing ngân hàng sẽ có tác dụng gây sự chú ý cho khách hàng về hình ảnh của Ngân hàng để khách hàng có sự so sánh và chọn lựa trước khi quyết định tham gia giao dịch với Ngân hàng. Mặt khác, không phải ai cũng thông hiểu hết mọi thủ tục, thể lệ gửi tiền cũng như các chính sách khuyến khích, ưu đãi mà họ được hưởng. Nhất là đối với những khách hàng do trình độ học vấn chưa cao và với những khách hàng mới lần đầu đến ngân hàng gửi tiền. Với hoạt động Marketing Ngân hàng, thông qua các bảng niêm yết đầy đủ, công khai các tiện ích dễ hiểu sẽ tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái dễ chịu và không cảm thấy cực nhọc khó khăn về thủ tục khi gửi tiền. Hơn nữa, nó sẽ giúp cho khác hàng tìm thấy được một cơ hội hấp dẫn để gửi tiền cho ngân hàng. Tạo điều kiện cho Ngân hàng có thể tiếp xúc và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Ngoài ra còn phải kể đến một vài nhân tố thuộc về nội bộ Ngân hàng cũng có những tác động không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của Ngân
  • 31. 31 hàng chẳng hạn như: chiến lược kinh doanh của Ngân hàng, quy mô cơ cấu vốn tự có, cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị của Ngân hàng... Những yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp sâu sắc đến mô hình, cơ cấu tổ chức huy động vốn thậm chí là đến cả uy tín của Ngân hàng trên thị trường, nó đảm bảo giữ vững lòng tin của khách hàng đối với Ngân hàng cũng như là giới hạn tối đa của nguồn vốn huy động.
  • 32. 32 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠi NHNo & PTNT NAM HÀ NỘi 1. KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT NAM HÀ NỘI. 1.1.Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNO & PTNT Nam Hà Nội. 1.1.1. một vài nét về NHNo & PTNN Việt Nam. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ra đời ngày 26/3/1988 với tên gọi tên gọi đầu tiên là Ngân hàng phát triển nông nghiệp theo nghị quyệt của hội đồng bộ trưởng ( chính phủ) ban hành NĐ số 53/HĐBT về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh. Ngân hàng phát triển nông thôn ra đời trong bối cảnh hết sức khó khăn: Chính sách cấm vận của Mỹ, cơ chế tập chung, quan liêu bao cấp, trình độ khoa học kỹ thuật còn lạc hậu, đội ngũ công nhân viên còn yếu kếm về nghiệp vụ…Dấu ấn lịch sử quan trọng NHNo & PTNN là QĐ 280/ NHNN này 15/11/1996 của thống đóc ngân hàng nhà nước đổi tên ngân hàng thành Ngân hàng nông ngiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng một ngân hàng thương mại, NHNo&PTNN được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển khu vực nông thôn qua việc mở rộng đầu tư vốn trung và dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôi. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước, theo quyết định số 90/TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ Tướng Chính phủ, thời gian hoạt động là 99 năm, trụ sở tại Hà Nội, Ngân hàng có con dấu riêng và có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  • 33. 33 Ngoài ra, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam còn mở tài khoản tại các Ngân hàng khác cả trong nước và ngoài nước để phục vụ thêm cho việc giao dịch và kinh doanh. Ngân hàng có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và có 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNN Nam Hà Nội. Trong hệ thống ngân hàng thương mại, NHNo&PTNT có mạng lưới rộng khắp và phát triển nhanh chóng nhất trong cả nước, nhưng mói chủ yếu tập trung phát triển ở các vùng nông thôn. Tính đến cuối năm 2000 đã có tới 1281 chi nhánh trực thuộc. Nhưng các chi nhánh chủ yếu tập trung ở các nông thôn, trong các thành phố thị xã mới chỉ có 81 chi nhánh chiếm chưa đây 7%. Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế toàn cầu ban lãnh đạo Ngân hàng nhận thấy rằng khu vực thành phố lơn, khu thị xã có tốc độ phát triển cao, nhu cầu về vốn là rất lớn… Cụ thể là ở phái Nam Hà Nội. Thanh Xuân là quận mới thành lập nhưng có tốc độ phát triển khá nhanh, có nhiều tổ chức kinh tế lớn: nhà máy cao su sao vàng, tổng công ty sông đà và nhiều tổ chức kinh tế khác. Với tốc độ phát triển kinh tế cao nhu cầu về giao dịch, vốn là rất lớn. Vì vậy Ban lãnh đạo Ngân hàng đã quyết định số 48/QĐ –HĐQT ngày 12/3/2001 về việc thành lập chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp và Phất Triển Nông Thôn Nam Hà Nội. Nhằm mở rộng địa bàn kinh doanh, tăng thị phần của NHNN&PTNT Việt Nam, đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế, tăng thêm nguồn vốn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Chi nhánh NHNN&PTNT Nam Hà Nội là một chi nhánh đầu tiên được thành lập trên địa bàn Hà Nội theo đề án phát triển kinh doanh trên địa bàn đô thị loại 1 giai đoạn 2001-2005. So với các đơn vị thành lập sau này chi nhánh có những thuận lợi hơn: Có một hệ thống cơ sở vật chất khá khang trang, tốc
  • 34. 34 độ phát triển kinh tế trên địa bàn khá cao và ổn định… bên cạnh đó đơn vị cũng gặp rất nhiều những khó khăn: Là một ngân hàng mới thành lập chưa có thương hiệu trên địa bàn nên doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh rất gay gắt của hệ thống các ngân hàng trên địa bàn. Trải qua 5 năm hoạt động, chi nhánh đã tự khẳng định mình, đây là lợi thế hơn hẳn so với giai đoạn I. Tình hình kinh tế nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng giai đoạn 2001-2005 tăng trưởng nhanh và ổn định, việc quản lý kinh tế ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được cải thiện. Hệ thống tài chính ngân hàng đang trong quá trình hoàn thiện theo hướng hội nhập và đã phát triển rất ổn định. Thương hiệu của ngân hàng nhất là NHNo đã được nâng cao ở một tầng cao mới. Bên cạnh đó 5 năm qua do sự tác động của tình hình kinh tế - chinh trị trong và ngoài nước nên cũng là thời kỳ có nhiều biến động về giá cả: giá vàng, giá dầu lửa, sắt thấp...và đặc biệt là biến động về lãi suất đồng USD làm cho mặt bằng lãi suất năm 2005 đã cao hơn rất nhiều so với năm 2001. Thị trường tài chính tiền tệ đang hình thành và phát triển khá mạnh cùng với sự tăng trưởng của các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên lĩnh vực tài chính tiền tệ. 1.2 Lĩnh vực hoạt động của NHNH&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội a.Hoạt động huy động vốn -Nhận tiền gửi bằng đồng việt nam, ngoại tệ của mọi cá nhân ,tổ chức trong và ngoài nước,với lãi suất đa dạng, hình thức linh hoạt , đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng -Phát hành các loại giấy tờ có giá: chứng chỉ ,trái phiếu,tín phiếu ,kì phiếu....
  • 35. 35 b.Hoạt động cho vay -Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn các tổ chức kinh tế, cá thể, hộ gia đình -Cho vay đối với cán bộ công nhân viên chức, cho vay sinh viên, cho vay xuất khẩu lao động, du học sinh... - Cho vay tài trợ dự án, đồng tài trợ,cho vay theo chương trình thẩm định của chính phủ - Nhận vốn uỷ thác, cho vay uỷ thác vốn đầu tư trong nước.. c.Cung ứng các dịch vụ -Các dịch vụ thanh toán +Thanh toán xuất nhập khẩu qua SWIFT +Chuyển tiền điện tử trong nước + Thanh toán biên giới - Chiết khấu, tái chiết khấu - Dịch vụ thu hộ, chi hộ - Dịch vụ thu chi tiền mặt tại chổ - Đại lí chi trả kiều hối - Kinh doanh ngoại tệ - Các dịch vụ bảo lãnh - Hợp tác đào tạo quảng cáo d.Các dịch vụ đặc biệt -Ngân hàng đầu mối tiếp nhận và quản lí các dự án nước ngoài -Ngân hàng đầu mối thanh toán cho các đơn vị tổ chức có mạng lưới giao dịch trên toàn quốc -Giao dịch online với các khách hàng lớn -Thu xếp vốn đồng tài trợ -Internet_banking
  • 36. 36 e.Dịch vụ ATM -Phát hành thẻ ATM -Nhận nộp tiền vào tài khoản thẻ ATM tại tất cả các điểm giao dịch -Đại lí chấp nhận thanh toán các loại thẻ ngân hàng 1.3. Cấu tổ chức, nhiệm vụ và chức năng của từng phòng ban. Căn cứ quy chế về tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNO&PTNT Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 454/QĐ/HĐQT -TCCB ngày 24/12/2004 của chủ tịch HĐQT ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Căn cứ thực tế và yêu cầu hoạt động của chi nhánh Nam Hà Nội quy định về mô hình tổ chức và nhiệm vụ cơ bản của các phòng, tổ thuộc chi nhánh như sau: 1.3.1.Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp. Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp có các nhiệm vụ sau: a. Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương. b. Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNO&PTNT Việt Nam. Xây dựng kế hoạch tiếp thị, các chương trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền thông... c. Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh trên địa bàn. d. Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh trên địa bàn. e. Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. f. Đầu năm thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý RRTD.
  • 37. 37 g. Đầu mối trình Giám đốc chỉ đạo hoạt động tiếp thị, thông tin và trực tiếp triển khai các phương án tiếp thị, báo chí, truyền thông. h. Thực hiện lưu trữ, khai thác, sử dụng các ấn phẩm, vật phẩm như phim tài liệu, hình ảnh, băng đĩa ghi âm, ghi hình...của chi nhánh. i.Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh trực thuộc theo quy chế khoán tài chính của NHNO&PTNT Việt Nam. j.Tổng hợp việc bình xét khoán lương hàng tháng của chi nhánh. Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc chi nhánh. k. Trình duyệt cho vay các đơn vị trong ngành NHNO&PTNT Việt Nam theo quy định của Tổng giám đốc NHNOViệt Nam. Trình duyệt hồ sơ, thủ tục giải ngân của các dự án vốn đầu tư nước ngoài theo quy định. l.Tổng hợp, báo cáo và điều tra chuyên đề theo quy định. m. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao. 1.3.2,. Phòng tín dụng. Phòng tín dụng có các nhiệm vụ sau: a. Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. b. Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. c. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. d. Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình Ngân hàng cấp trên theo phân cấp uỷ quyền. e. Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm nhiệm vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc
  • 38. 38 Chính phủ, bộ ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. f. Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất Tổng giámđốc cho phép nhân rộng. g. Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định. h. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao. 1.3.3. Phòng thẩm định Phòng thẩm định có các nhiệm vụ sau đây: a. Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng. b. Thẩm định các khoản vay do Giám đốc chi nhánh cấp I quy định, chỉ định theo uỷ quyền của Tổng giám đốc và thẩm định những món vay vượt quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh cấp dưới. c. Thẩm định các khoản vay vượt mức phán quyết của giám đốc chi nhánh cấp I, đồng thời lập hồ sơ trình Tổng giám đốc đề nghị xem xét, phê duyệt. d. Thẩm định khoản vay do Tổng giám đốc quy định hoặc do Giám đốc chi nhánh cấp I quy định. e. Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của chi nhánh. f. Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định. g. Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. h. Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. i. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. k. Thực hiện các công việc khác do giám đốc chi nhánh giao.
  • 39. 39 1.3.4. Phòng thanh toán quốc tế. Phòng thanh toán quốc tế có các nhiệm vụ sau đây. a. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua- bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. b. Thực hiện công tác thanh toán Quốc tế thông qua mạng SWIFT NHNO&PTNT Việt Nam. c. Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán Quốc tế. d. Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài. e. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và kiểm tra theo quy định. f. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao. 1.3.5.Phòng kế toán - Ngân quỹ. Phòng kế toán - Ngân quỹ có nhiệm vụ sau đây. a. Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của ngân hàng Nhà nước, NHNO&PTNT Việt Nam. b. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng cấp trên phê duyệt. c. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của các NHNO&PTNT trên địa bàn. d. Thực hiện các khoản nộp Ngân sách Nhà nước theo luật định. e. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước. f. Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ, định mức tồn quỹ theo quy định. g. Quản lý, giám sát, sử dụng, các thiết bị thông tin, điện toán, các thiết bị của hệ thống máy ATM theo quy định của NHNO&PTNT Việt Nam.
  • 40. 40 h. Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học, thiết bị mạng, thiết bị hệ thống ATM . i.Tổng hợp, thống kê, lưu trữ số liệu, hồ sơ, báo cáo các thông tin hoạt động vào hệ thống máy vi tính theo quy định. j.Xử lý các nghiệp vụ tin học của chi nhánh phát sinh và tổ chức thực hiện các dịch vụ tin học. k. Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của NHNO&PTNT Việt Nam. l.Tham mưu cho giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ. m. Giải đáp thắc mắc của khách hàng; xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ. n. Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê, kiểm tra và cung cấp số liệu, thông tin theo chuyên đề. o. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao. 1.3.6.Phòng Hành chính - Nhân sự. Phòng hành chính nhân sự có nhiệm vụ sau đây: a. Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt. b. Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tổ tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh. c. Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy nổ tại cơ quan. d. Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của NHNO&PTNT Việt Nam.
  • 41. 41 e. Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh. f. Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh. g. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ lao động, vật rẻ mau hỏng, quản lý nhà ăn tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan. h. Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá - tinh thần và thăm hỏi ốm, đau, hiếu, hỷ cán bộ, nhân viên. i. Xây dựng quy định, lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, công đoàn, chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. j. Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn. k. Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước.Tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo. l. Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của nhà nước, Đảng, Ngân hàng nhà nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của tổng giám đốc NHNO&PTNT Việt Nam. m. Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của nhà nước, của ngành ngân hàng. n. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh. o. Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê, kiểm tra chuyên đề. p. Thực hiện nhiệm vụ khác được giám đốc chi nhánh giao.
  • 42. 42 1.3.7 .Ph òng kiểm tra, kiểm toán nội bộ. a. Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNO&PTNT Việt Nam và đặc điểm cụ thể của đơn vị. b. Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm toán theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNO&PTNT Việt Nam và kế hoạch của đơn vị, kiểm toán nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngay tại hội sở của chi nhánh phụ thuộc. c. Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm. Tổ chức giao ban hàng tháng đối với các kiểm tra viên chi nhánh ngân hàng cấp 2. Tổng hợp và báo cáo kịp thời các chế độ kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tại thiếu sót của chi nhánh, đơn vị mình theo định kỳ gửi tổ kiểm tra, kiểm toán văn phòng đại diện và ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Hàng tháng có báo nhanh về các công tác chỉ đạo điều hành hoạt dộng kiểm tra, kiểm toán của mình gửi về ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ. d. Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực ban chống tham nhũng, tham mưu cho lãnh đạo cho hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình. e. Thực hiện các nhiệm vụ khác do tổng giám đốc, trưởng ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ hoặc giám đốc giao. 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠi NHNo & PTNT NAM HÀ NỘI. 2.1.Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn hà nội ảnh hưởng tới hoạt động của NHNo&PTNT.
  • 43. 43 Năm 2006, nền kinh tế cả nước nói chung và nền kinh tế thủ đô Hà Nội tiếp tục có những chuyển biến tích cực, một số ngành sản xuất, lưu thông hàng hoá đã có bước phát triển khá hơn. Hà Nội luôn là một trong những khu vực có nền kinh tế phát triển mạnh và nhanh nhất trong cả nước. Là một ngân hàng hoạt động trong khu vực có nền kinh tế nhạy cảm này NHNN&PTNT gặp rất nhiều thuận lợi giúp Ngân hàng ngày càng phát triển và có chỗ đứng khá vững trong hệ thống ngân thương mại tại địa bàn. Thuận lợi: Tình hình kinh tế -xã hội trong những năm vừa qua cơ bản là thuận lợi cho hoạt động Ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, môi trường đầu tư thông thoáng hơn. Thương hiệu của NHNO&PTNT Việt Nam ngày càng có thêm uy tín trong thị trường tài chính tiền tệ. Hoạt động của chi nhánh đã đi vào thời kỳ ổn định, đã có uy tín, có thị phần trên địa bàn. Năm 2007 đánh dấu nhiều sự kiện trọng đại của đất nước: Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 10, sự thay đổi về nhân sự lãnh đạo cao cấp sau kỳ họp lần thứ 9 của Quốc hội khoá XI, Việt Nam gia nhập WTO...đó là những nhân tố tác động đến sự ổn định và phát triển kinh tế. Thu nhập quốc dân tăng 8,4%; giá tiêu dùng tăng 6,6%; thị trường chứng khoán sôi động; giá USD đầu năm biến động; những tháng cuối năm lại khá ổn định; hệ thống văn bản luật pháp được hoàn thiện với tốc độ cao...Đây là cơ hội vàng cho sự ổn định và phát triển của hệ thống Ngân hàng. khó khăn: Là một ngân hàng được thành lập và đưa vào hoạt động sau nên NHNo & PTNT Nam Hà Nội phải chịu một sức ép cạnh tranh rất lớn của các hệ thống ngân hàng thương mại khác. Như Ngân hàng Á Châu ACB, Ngân
  • 44. 44 hàng ngoại thương Việt Nam VIETCOMBACK, ngân hàng quốc tế và nhiều hệ thống ngân hàng thương mại khác. Là một địa bàn có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, nhu cầu về giao dịch lớn đòi hỏi ngân hàng phải có cơ sở vật chất , khoa học kỹ thuật hiện đại, đa dạng các loại hình dịch vụ để đáp ứng được các yêu cầu khó tính của khách hàng, theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế xã hội. Gíá cả hàng tiêu dùng trong nước tăng 9,5%/ năm, lãi suất biến động, vốn thanh toán cuối năm của hệ thống căng thẳng, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, chính sách khống chế dư nợ cuối năm của Ngân hàng NHÀ NƯỚC đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kinh doanh của chi nh¸nh 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN& PTNTV chi nhánh Nam Hà Nội trong những năm 2004-2006. Là một ngân hàng hoạt động trên địa bàn thủ đô Hà Nội, với thực trạng nền kinh tế như trên đã tạo ra cho NHNo &PTNT Nam Hà Nội nhiều thuận lợi nhưng cũng có vô vàn khó khăn. Song với mục tiêu tồn tại phát triển tạo ra lợi nhuận, ngân hàng luôn nắm bắt tình hình kinh tế xã hội, trên cơ sở đó ngân hàng đưa ra các chính sách, giải pháp phù hợp và thực tế ngân hàng đã thu được những kết quả cao trong hoạt động kinh doanh. Sau đây là kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo &PTNT Nam Hà Nội trong 3 năm 2004, 2005, 2006. 2.2.1Công tác huy động vốn. Huy động vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Bởi nét đặc trưng của ngân hàng thương mại là nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là nguồn huy động dưới các hình thức tiền gửi, tiền vay, do đó kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào kết quả của hoạt động huy động vốn: khả năng và quy mô huy động.
  • 45. 45 Đơn vị: tr đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn 3,784,272 4,438,600 7,952,850 - nguồn vốn không kỳ hạn 720,120 906,204 1,188,470 - NV có kỳ hạn <12 T 1,444,878 938,317 1,488,998 - NV có kỳ hạn > 12 T 1,619,274 2,594,079 5,275,382 2. Phân theo loại NV 3,784,272 4,438,600 7,952,850 - Tiền gửi dân cư 1,121,080 1,390,000 4,226,550 - Tiền gửi TCTD 1,224,447 2,430,011 3,592,401 - Tiền gửi TCKT,TCXH 1,026,121 618,589 133,899 tổng nguồn vốn 3,784,272 4,438,600 7,952,850 *năm 2004 Tổng nguồn vốn năm 2004 là 3,784 tỷ tốc độ tăng trưởng là 48,4% cao hơn với mức tăng trưởng của ngành NHNO(23,5%) và bình quân tăng trưởng của các NHTM trên địa bàn (18,7%). So với ngày 15/10/2004, nguồn vốn bình quân tăng lên 152 tỷ. - Cơ cấu nguồn vốn : + Tiền gửi khách hàng 2,559 tỷ chiếm tỷ trọng 68% tăng 888 tỷ so với đầu năm(tăng 53%). Trong đó tiền gửi dân cư đạt 1,121 tỷ tăng 265 tỷ so với đầu năm (tăng 31% ) chiếm tỷ trọng 30% tồng nguồn vốn và 44% tổng tiền gửi khách hàng. So với khách hàng trung ương giao là 40% tổng nguồn vốn thì tỷ trọng nguồn vốn dân cư của chi nhánh chưa đạt. + Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng : Những quý đầu năm 2004 chi nhánh đã giảm dần tỷ trọng nguồn vốn này. Đến ngày 15/10/2004 nguồn các TCTD chỉ còn 21% . Nhưng do thực hiện chỉ đạo của Tổng giám đốc để giải
  • 46. 46 quyết khó khăn về thanh toán những tháng cuối năm chi nhánh đã tích cực huy động vốn từ các TCTD, do đó quý VI/ 2004, chi nhánh đã vay thêm 521 tỷ đồng, nâng mức vay của các TCTD lên 1,224 triệu chiếm 32% - Xét theo kỳ hạn :  Nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng 19% là nguồn tăng nhanh nhất trong năm (tăng 130%) điều đó phản ánh của việc tích cực khai thác các nguồn vốn dự án, bộ nghành, kết quả của việc phát triển mạng lưới các dịch vụ khác.  Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng 38% tổng nguồn.  Nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng 43% tổng nguồn nhưng có tốc độ tăng chậm lại(tăng 8,9%), phản ánh sự phát triển chưa ổn định của nền KT-XH. - Xét về nguồn vốn của địa phương : Nguồn huy động hộ TW 432 tỷ giảm 1 tỷ so với đầu năm ; Nguồn vốn của địa phương 3,351 tỷ tăng 1,234 tỷ so đầu năm, so vơi KH giao vượt 42,5%. *Năm 2005 và 2006 năm 2005 : Năm 2006 là năm thắng lợi vượt bậc của Nam Hà Nội trên cả về tốc độ tăng trưởng, quy mô, cơ cấu nguồn vốn, thể hiện : Tổng nguồn vốn đạt 7.953 tỷ đồng, tăng 3.514 tỷ đồng so với năm trước, tốc độ tăng trưởng 79%, vượt 5% so kế hoạch TSC giao. Đây là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất, số lượng tăng nhiều nhất trong 5 năm hoạt động của Nam Hà Nội. Trong đó có nguồn vốn bằng nội tệ đạt 7.373 tỷ đồng, nguồn vốn ngoại tệ quy đổi VNĐ 580 tỷ đồng.
  • 47. 47 - Cơ cấu nguồn vốn của Nam Hà Nội đã thay đổi theo hướng ổn định hơn, tỷ trọng nguồn vốn dài hạn chiếm hơn 66% tổng nguồn, tăng 7,89% so năm trước. - Xét theo tính chất nguồn : Nguồn vốn dân cư tăng 2.836 tỷ đồng so với năm trước, tỷ trọng tăng từ 31% năm 2005 lên 53% năm 2006, vượt mức kế hoạch TSC giao ; Nguồn vốn của tổ chức KT-XH cũng tăng hơn 1.000 tỷ nhưng tỷ trọng giảm so với năm trước, nguồn vốn của TCTD giảm cả về tuyệt đối lẫn tỷ trọng. - Qua các số liệu trên có thể dánh giá nguồn vốn của năm 2006 có tính chất ổn định cao hơn năm trước điều đó dẫn đến mặt bằng lãi suất đầu vào cũng cao hơn năm trước. Bên cạnh đó vẫn còn tiềm ẩn 1 số lượng vốn tính ổn định thấp, cụ thể : 1.191 tỷ đồng không kỳ hạn, 612 tỷ đồng của NHPT ký hợp đồng tiền gửi bậc thang, 500 tỷ đồng kỳ phiếu 2 năm đã quá thời hạn 13 tháng… 2.2.2.Công tác tín dụng. * năm 2006 Công tác tín dụng của Nam Hà Nội thực sự còn nhiều khó khăn, cho đến hết 9 tháng đầu năm dư nợ tại địa phương còn thấp hơn số đầu năm. Các dự án đầu tư dài hạn có chỉ tiêu kế hoạch cao nhưng giải ngân rất chậm, nhất là dự án nhà máy nhiệt điện Hải Phòng mới giải ngân được 8 tỷ/100 tỷ kế hoạch, các nhu cầu cho vay vốn lưu động cũng không tăng trưởng được. Tình hình tín dụng tăng trưởng nhanh kể từ khi giải ngân cho công ty vận tải Biển Đông mua tầu chở dầu. Cuối năm dư nợ tại địa phương đạt 1.601 tỷ đồng bằng 99% kế hoạch giao, tăng 462 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 43%. Bên cạnh đó Nam Hà Nội còn cho vay 03 đơn vị trực thuộc NHNO&PTNTVN là : Công ty chứng khoán, công ty in thương mại NH, công ty cho thuê tài chính I với số dư cuối năm là2.145 tỷ đồng, đưa tổng dư nợ của chi nhánh Nam Hà Nội cuối năm lên :3.747 tỷ đồng.
  • 48. 48 2.2.2.1. Dư nợ. Đơn vị : tr đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Dư nợ theo thời hạn 873,764 1,119,140 1,601,154 - Ngắn hạn 580,765 805,558 952,358 -Trung, dài hạn 292,999 313,582 648,796 2. Dư nợ theo TPKT tại ĐP 873,764 1,119,140 1,601,154 - Dnghiệp nhà nước 671,885 876,276 840,305 - Dnghiệp ngoài QD 152,446 182,015 572,644 -Dư nợ HTX 100 53 281 - Tư nhân cá thể, hộ gđ 49,333 60,797 187,924 3.tổng dư nợ 1,571,349 2,130,476 3,746,687 *dư nợ theo thời hạn cho vay +năm 2004 Năm 2004 dư nợ ngắn hạn 581 tỉ, chiếm tỉ trọng 66% tăng 162 tỉ so với đầu năm,( tăng 38%).dư nợ trung và dài hạn là 293 tỉ chiếm tỷ trọng 34% tăng 81 tỷ so với đầu năm(tăng 39%).như vậy là tỷ trọng cho vay vốn trung và dại hạn của chi nhánh còn thấp so với bình quân của toàn ngành và so với địa bàn hà nội là 44% +năm 2006 Năm 2006 Cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn cho vay của Nam Hà Nội đã thay đổi đáng kể, tỷ lệ cho vay trung, dài hạn tăng nhanh gần đạt mức chỉ đạo của Hội Đồng Quản Trị. Việc tăng trưởng dư nợ trung, dài hạn năm qua chủ yếu là giải ngân 05/06 dự án đầu tư dài hạn. Tuy nhiên do các dự án này chủ yếu còn đang xây dựng dở dang nên trong 1 vài năm tới số thu nợ còn rất thấp, tỷ lệ cho vay trung, dài hạn sẽ tăng hơn 50%/tổng dư nợ