SlideShare a Scribd company logo
1 of 83
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐOÀN THỊ XUÂN SON
BẢO ĐẢM TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG
DÂN SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
MÃ SỐ : 60.38.01.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Ngườihướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN CÔNG BÌNH
Hà Nội - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và
trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đoàn Thị Xuân Son
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ
từ các thầy giáo, cô giáo và gia đình, bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Công Bình đang công tác tại
Trường Trung cấp Luật Tây Bắc, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành
tốt luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn Khoa Sau đại học, các thầy giáo, cô giáo bộ
môn Luật Tố tụng dân sự cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học
Luật Hà Nội, đã giành hết tâm huyết truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện
thuận lợi trong suốt thời gian em theo học tại Trường.
Cảm ơn những người thân, bạn bè luôn sát cánh cổ vũ, động viên em.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng bằng tất cả nhiệt huyết và năng lực của bản
than, nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được sự góp ý từ quý thầy cô và các bạn.
Cuối cùng em xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo, kính chúc gia đình,
bạn bè luôn dồi dào sức khỏe, thành công, hạnh phúc trong cuộc sống.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Học viên
Đoàn Thị Xuân Son
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLTTDS
HĐXX
TAND
TTDS
: Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011
: Hội đồng xét xử
: Tòa án nhân dân
: Tố tụng dân sự
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo đảm tranh tụng trong tố 5
tụng dân sự
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự 5
1.1.1. Khái niệm bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự 5
1.1.2. Ý nghĩa của bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự 7
1.2. Cơ sở quy định bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự 9
1.2.1. Cơ sở lý luận quy định bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự 10
1.2.2. Cơ sở thực tiễn quy định bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự 12
1.3. Các yếu tố quyết định bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự 13
1.3.1. Sự ghi nhận bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự của pháp luật 13
1.3.2. Vai trò của Tòa án khi giải quết vụ án 13
1.3.3. Sự hỗ trợ đương sự tranh tụng của các cá nhân, cơ quan, tổ chức 14
1.3.4. Cơ chế kiểm sát, giám sát hoạt động tranh tụng 15
1.3.5. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa pháp luật 15
1.4. Sơ lược các quy định của pháp luật một số nước về bảo đảm tranh 16
tụng trong tố tụng dân sự
1.4.1. Sơ lược các quy định của pháp luật Vương quốc Anh về bảo đảm 16
tranh tụng trong tố tụng dân sự
1.4.2. Sơ lược các quy định của pháp luật Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về 17
bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự
1.4.3. Sơ lược các quy định của pháp luật Cộng hòa Pháp về bảo đảm 19
tranh tụng trong tố tụng dân sự
1.4.4. Sơ lược các quy định của pháp luật Liên bang Nga về bảo đảm 20
tranh tụng trong tố tụng dân sự
1.4.5. Sơ lược các quy định của pháp luật Nhật Bản về bảo đảm tranh 22
tụng trong tố tụng dân sự
Chương 2: Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành 24
về bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự
2.1. Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo đảm tranh 24
tụng tại Tòa án cấp sơ thẩm
2.1.1. Bảo đảm quyền đưa ra yêu cầu và biết yêu cầu, chứng cứ của nhau 25
2.1.2. Bảo đảm quyền thu thập, giao nộp, cung cấp tài liệu, chứng cứ 29
chứng minh để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự
2.1.3. Bảo đảm quyền trình bày, tranh luận và phát biểu quan điểm 32
2.1.4. Trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm thực hiện tranh tụng 36
2.2. Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo đảm tranh 39
tụng tại Tòa án cấp phúc thẩm
2.2.1. Bảo đảm quyền kháng cáo, kháng nghị, quyền thay đổi, bổ sung và 39
rút kháng cáo, kháng nghị
2.2.2. Bảo đảm quyền được Tòa án thông báo hợp lệ các văn bản tố tụng 42
2.2.3. Bảo đảm quyền tham gia phiên tòa phúc thẩm 42
2.2.4. Bảo đảm quyền trình bày, tranh luận và nghị án khách quan 43
Chương 3: Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam 46
về bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự và kiến nghị
3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo đảm 46
tranh tụng trong tố tụng dân sự
3.1.1. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện các quy định của pháp 46
luật Việt Nam về bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự
3.1.2. Những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện các quy định của pháp 47
luật Việt Nam về bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự
3.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện các 51
quy định của pháp luật Việt Nam về bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân
sự
3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tranh tụng trong tố tụng 58
dân sự
3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tranh tụng trong tố tụng 58
dân sự
3.2.2. Kiến nghị thực hiện pháp luật về bảo đảm tranh tụng trong tố tụng 63
dân sự
Kết luận 69
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong xu hướng phát triển và hội nhập, vấn đề an toàn pháp lý, các
nguyên tắc bảo đảm tố tụng và vấn đề thời gian trong tố tụng dân sự (TTDS)
đặt ra với tất cả hệ thống pháp luật các nước. Mỗi quốc gia lựa chọn cho mình
một hướng đi riêng phù hợp với văn hóa đặc thù của dân tộc và những cam kết
quốc tế mà quốc gia đó tham gia. Ngay từ những năm đầu xây dựng hệ thống
pháp luật Nhà nước ta, khi trình Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 13/SL
ngày 24/01/1946, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Trọng Khánh đã nhấn
mạnh “bản Bộ không quên rằng, người ngoại quốc khi tới một nước trước khi
hoạt động về kinh tế hay làm một việc gì, vẫn tự hỏi luật lệ và Thẩm phán ở
nước ấy có đủ minh bạch và công bằng để đảm bảo cho họ không” [18,tr.7].
Xã hội càng dân chủ, tiến bộ thì trách nhiệm bảo hộ của Nhà nước với các
quyền và lợi ích của các cá nhân, cơ quan, tổ chức lại càng cao.
Trong một thời gian dài, TTDS nước ta quá nặng về xét hỏi, đề cao vai
trò độc tôn của Thẩm phán dẫn đến sự lệ thuộc của đương sự vào Tòa án.
Trước những ưu điểm không thể phủ nhận của tố tụng tranh tụng, pháp luật
nước ta đang có sự tiếp thu những hạt nhân hợp lý của tố tụng tranh tụng và
tranh tụng trong tố tụng từng bước được bảo đảm thực hiện theo tinh thần cải
cách tư pháp thông qua hoạt động xét xử của Tòa án. Tuy nhiên nội dung này
vẫn còn khá mới trong nhận thức của Tòa án cũng như người dân khi tham gia
tố tụng do đó khi thực hiện còn nhiều hạn chế. Với mong muốn nâng cao hiệu
quả xét xử của Tòa án nhân dân (TAND), bảo đảm tốt nhất quyền tiếp cận
công lý của người dân, việc tiếp tục nghiên cứu “Bảo đảm tranh tụng trong tố
tụng dân sự Việt Nam” một cách toàn diện là cần thiết và yêu cầu càng trở nên
cấp thiết hơn khi có sự ra đời của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Tòa án
nhân dân năm 2014.
2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Bảo đảm tranh tụng trong TTDS là vấn đề nóng trên nghị trường cải
cách tư pháp, thu hút sự quan tâm của đông đảo các chuyên gia, các nhà
nghiên cứu pháp luật, với nhiều đề tài, công trình nghiên cứu. Tiêu biểu như
luận văn “Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự - Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn” năm 2002 của TS Nguyễn Thị Thu Hà, luận án “Bảo đảm quyền bảo
vệ của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam” năm 2006 của TS Nguyễn
Công Bình, luận án “Phiên tòa sơ thẩm dân sự - Những vấn đề lý luận và thực
tiễn” năm 2008 của TS Bùi Thị Huyền.
Bên cạnh đó là các đề tài nghiên cứu khoa học, các kỷ yếu hội thảo, giáo
trình như đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Tranh tụng trong tố tụng dân
sự ở Việt Nam trước yêu cầu của cải cách tư pháp” năm 2011 của Trường Đại
học Luật Hà Nội, Kỷ yếu hội thảo “Vấn đề tranh tụng trong tố tụng dân sự”
năm 2004 của Viện khoa học pháp lý - Bộ tư pháp, Kỷ yếu hội thảo khoa học
“Về việc thi hành bộ luật tố tụng dân sự” năm 2005 của Trường Đại học Luật
Hà Nội, Hội thảo khoa học “Thủ tục tố tụng dân sự một số nước trên thế giới”
năm 2013 do Trung tâm luật so sánh - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức,
“Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam” năm 2005 của Trường Đại học
Luật Hà Nội, “Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam” năm 2007 của Học
viện Tư pháp.
Ngoài ra, còn nhiều bài viết của các tác giả khác trên các sách tham
khảo như “Luật tố tụng dân sự Việt Nam” năm 1962 của Nguyễn Huy Đẩu,
“Tổ chức xét xử vụ án dân sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” năm 2010 của
TS Lê Thu Hà; các bài viết trên các tạp chí như “Bàn về vấn đề tranh tụng
trong dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự” của Đinh Thị Mai Phương đăng trên Tạp
chí dân chủ và pháp luật năm 2004, “Nâng cao chất lượng tranh tụng tại Tòa
án, Giải pháp đột phá để Tòa án nhân dân thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ
3
bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân” của Trương Hòa Bình đăng trên Tạp chí TAND năm 2013…
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu đề cập đến
những vấn đề lý luận về tranh tụng, nguyên tắc tranh tụng (nội dung, phạm vi,
chủ thể…) mà chưa tiếp cận một cách trực tiếp và toàn diện về bảo đảm tranh
tụng trong TTDS Việt Nam. Trên cơ sở những nguồn tài liệu tham khảo quan
trọng đó, tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn, đưa ra
các giải pháp bảo đảm tranh tụng trong TTDS vẫn là một đòi hỏi khách quan.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận về bảo đảm tranh
tụng trong TTDS, các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo đảm tranh tụng
trong TTDS và thực tiễn thực hiện chúng tại các Tòa án.
Bảo đảm tranh tụng trong TTDS liên quan đến cả quá trình giải quyết vụ
án dân sự nên đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng. Trong khuôn khổ của luận
văn thạc sĩ phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản
như khái niệm, ý nghĩa, cơ sở và các yếu tố quyết định bảo đảm tranh tụng
trong TTDS, các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành về bảo
đảm tranh tụng trong TTDS tại Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm mà chủ yếu
là các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm
2011 (BLTTDS) và thực tiễn thực hiện tại các Tòa án nước ta những năm gần
đây. Ngoài ra, việc nghiên cứu cũng được tiến hành đối với các quy định của
pháp luật TTDS một số nước để đối chiếu tham khảo.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu đề tài luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác – Lê nin, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, tư tưởng
Hồ Chí Minh về con người, về Nhà nước và pháp luật. Ngoài ra, việc
4
nghiên cứu luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền
thống như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê v.v…
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận về
bảo đảm tranh tụng trong TTDS, đánh giá đúng thực trạng pháp luật TTDS
Việt Nam về bảo đảm tranh tụng trong TTDS, nhận diện được những bất cập
và tìm ra các giải pháp khắc phục.
Để đạt được mục đích đó, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu những vấn
đề lý luận về bảo đảm tranh tụng trong TTDS, phân tích và đánh giá được thực
trạng các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam về bảo đảm tranh tụng trong
TTDS và khảo sát thực tiễn thực hiện chúng tại các Tòa án.
6. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số
vấn đề về bảo đảm tranh tụng trong TTDS như làm phong phú thêm hệ thống
tri thức khoa học về TTDS, làm rõ nội dung các quy định của pháp luật TTDS
về bảo đảm tranh tụng trong TTDS và đề xuất được các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả bảo đảm tranh tụng trong TTDS.
Luận văn là một nguồn tài liệu tham khảo có giá trị đối với công tác đào
tạo đại học và sau đại học ngành luật và công tác xét xử giải quyết các vụ án
dân sự của Tòa án các cấp.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự;
Chương 2: Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về
bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự;
Chương 3: Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về
bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự và kiến nghị.
5
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM TRANH TỤNG
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ÝNGHĨA CỦA BẢO ĐẢM TRANH TỤNG TRONG
TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1.1. Khái niệm bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự
Tranh tụng trong tố tụng là một khái niệm khá quen thuộc với các nước
theo hệ thống luật án lệ, được biết đến từ thời Hy Lạp cổ đại, sau đó xuất hiện
ở La Mã với tên gọi “thủ tục hỏi đáp liên tục”. Theo thời gian, tranh tụng
không ngừng phát triển và được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Đó là
thành tựu của nền khoa học pháp lý và nền văn minh nhân loại.
Với Việt Nam, khái niệm tranh tụng chính thức được ghi nhận từ các
Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, về công tác xây dựng pháp luật và
mới đây nhất là Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm
2014. Theo đó, tranh tụng được hiểu không phải là một mô hình tố tụng mà là
hoạt động tranh tụng của các bên đương sự. Hiểu một cách đơn giản là kiện
tụng [39,tr.1025], một quá trình các bên tranh luận về các yêu cầu, chứng cứ và
chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo nghĩa khái quát nhất tranh tụng trong TTDS là việc các bên đương
sự “đưa ra những chứng cứ, cơ sở pháp lý, lý lẽ của mình để đối đáp, tranh
luận với nhau” nhằm chứng minh để bảo vệ quyền lợi của mình trước Tòa án
[40,tr.14]. Đó là quá trình làm rõ sự thật khách quan của vụ án dựa trên sự trao
đổi chứng cứ, căn cứ pháp lý và lập luận của các bên [17,tr.57] theo những thủ
tục do pháp luật TTDS quy định. Tòa án ra phán quyết giải quyết vụ án căn cứ
vào kết quả tranh tụng của các chủ thể tố tụng [17,tr.8]. Quá trình tranh tụng
được bắt đầu từ khi khởi kiện và kết thúc khi vụ án được giải quyết đúng pháp
luật bằng bản án, quyết định của Tòa án [3,tr.1].
6
Tranh tụng trong TTDS có những đặc trưng cơ bản bao gồm:
- Đương sự là chủ thể trung tâm của hoạt động tranh tụng;
- Khi tranh tụng, các bên đương sự đưa ra, trao đổi về chứng cứ, lý lẽ,
căn cứ pháp lý, lập luận, chứng minh bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự;
- Tranh tụng được thực hiện từ khi khởi kiện vụ án và kết thúc khi vụ án
được giải quyết đúng pháp luật. Tranh tụng rõ nét nhất tại phiên tòa xét xử khi
các bên dựa trên các tài liệu, chứng cứ và tư duy pháp lý đưa ra các lập luận
bảo vệ quan điểm của mình hoặc phản bác yêu cầu của đối phương;
- Phán quyết giải quyết tranh chấp của Tòa án phải dựa trên kết quả
tranh tụng công khai của các chủ thể tham gia tố tụng.
Như vậy, tranh tụng trong TTDS là việc các bên đương sự đưa ra, trao
đổi về chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý, lập luận đối đáp, tranh luận với nhau
dựa trên những thủ tục do pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của mình trước sự giám sát của Tòa án. Sự tranh tụng chứa đựng trong chính
hành vi khởi kiện. Tuy nhiên không thể đồng nhất tranh tụng và khởi kiện, bởi
như thế sẽ “không thể hiện được bản chất, nội dung của tranh tụng” [59,tr.1].
Trước yêu cầu hội nhập và cải cách tư pháp tranh tụng cần được xem xét từ khi
có hành vi khởi kiện và kết thúc khi Tòa án ra phán quyết đúng pháp luật chứ
không đơn thuần dừng lại ở phạm vi tranh luận tại phiên tòa.
Tranh tụng là quyền của đương sự trong việc bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình, tuy nhiên khả năng hưởng quyền ấy chỉ trở thành hiện thực
khi nó được bảo đảm thực hiện. Bảo đảm hiểu một cách thông thường là “làm
cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được, hoặc có đầy đủ những gì cần
thiết” [39,tr.38], là sự hứa chịu trách nhiệm về điều gì, cam đoan giữ được trọn
vẹn, làm được đầy đủ [29,tr.30]. Bảo đảm bao hàm cả thừa nhận, tôn trọng,
bảo vệ và thực hiện. Trong khoa học pháp lý “bảo đảm là trách nhiệm của một
chủ thể phải làm cho quyền, lợi ích của chủ thể bên kia chắc chắn
7
được thực hiện, được giữ gìn, nếu xảy ra thiệt hại thì phải bồi thường”
[60,tr.27]. “Bảo đảm” cũng được sử dụng như “đảm bảo”[39,tr.282]. Bảo đảm
tranh tụng trong TTDS xuất phát từ trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan tiến
hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc tôn trọng và bảo đảm thực
hiện các quyền của tụng nhân; đồng thời xuất phát từ chính các bên đương sự
dựa trên những kiến thức pháp lý và khả năng thực tế tham gia tranh tụng. Mọi
sự nỗ lực của các chủ thể tố tụng đều hướng đến tìm ra chân lý, tìm ra sự thật
khách quan của vụ án. Sự thống nhất đó là kết quả đấu tranh giữa nguyên đơn
và bị đơn thông qua hoạt động tranh tụng công khai, dân chủ, thực chất.
Bản chất của bảo đảm tranh tụng trong TTDS là làm cho quá trình đưa
ra, trao đổi chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý trong suốt quá trình tố tụng được
thực hiện có hiệu quả; đương sự có những điều kiện cần thiết chắc chắn thực
hiện được quyền tranh tụng, bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp của mình. Do
đó xây dựng các tiền đề pháp lý, kinh tế, xã hội để các cá nhân, tổ chức thực
hiện được các quyền lợi ích chính đáng đã được pháp luật ghi nhận là rất quan
trọng. Trong đó bảo đảm pháp lý được coi là yếu tố cốt lõi, giữ vai trò tác động
trực tiếp và mang tính quyết định các bảo đảm khác vừa là nền tảng hình thành
vừa tạo môi trường hoàn thiện bảo đảm pháp lý.
Từ những vấn đề phân tích ở trên có thể kết luận: “Bảo đảm tranh tụng
trong TTDS là làm cho các bên đương sự có đầy đủ những điều kiện cần thiết
để chắc chắn thực hiện được quyền tranh tụng của mình trước Tòa án theo quy
định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ”.
1.1.2. Ý nghĩa của bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự
1.1.2.1. Ý nghĩa chính trị - xã hội
Tranh tụng trong TTDS được đảm bảo, quyền lợi hợp pháp của đương
sự được bảo vệ, qua đó thực hiện được mục tiêu mà Đảng đã đề ra là “Nhà
nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; chăm lo
8
hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người” [13], không cho phép bất cứ chủ
thể nào xâm phạm bất hợp pháp quyền lợi của người khác. Pháp luật là chuẩn
mực của sự công bằng, là phương tiện thể hiện sự thương thích giữa pháp luật
quốc gia và pháp luật quốc tế. Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm cũng
chính là bảo vệ quyền con người, bảo đảm pháp chế quốc gia.
Tranh tụng trong TTDS được bảo đảm sẽ tăng cường tính dân chủ trong
quá trình giải quyết vụ việc của Tòa án. Đương sự được đưa ra, trao đổi, tranh
luận công khai bằng các chứng cứ, lý lẽ, lập luận để chứng minh bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình. Tòa án xác định sự thật khách quan của vụ án
một cách toàn diện để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật.
Bảo đảm tranh tụng tạo môi trường bình đẳng giữa các bên đương sự,
tạo điều kiện cho các bên được tham gia tranh tụng, thực hiện các quyền TTDS
để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Ở đó các đương sự có quyền
ngang nhau trong việc sử dụng các phương tiện mà pháp luật cho phép khi
tranh tụng trước một Toà án công bằng. Bảo đảm cho các cá nhân, cơ quan, tổ
chức tham gia hỗ trợ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự; bảo đảm
sự giám sát của công luận, hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát.
Bên cạnh đó khi giải quyết tranh chấp, để bảo đảm cho các bên thực
hiện được quyền tranh tụng, Tòa án phải giải thích cho các đương sự biết
quyền và nghĩa vụ của họ; người đại diện của đương sự, Luật sư, Trợ giúp viên
pháp lý hỗ trợ đương sự trong việc tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của mình. Vì vậy các đương sự được giáo dục các kiến thức pháp luật, củng cố
lòng tin vào công lý, vào pháp chế xã hội chủ nghĩa.
1.1.2.2. Ý nghĩa pháp lý
Quy định của pháp luật về tranh tụng trong TTDS là cơ sở đổi mới tư
duy pháp lý theo hướng dân chủ, tiến bộ, ràng buộc trách nhiệm cho các bên
khi thực hiện các quan hệ pháp luật TTDS. Đó là sự thay đổi nhận thức từ
9
người tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm cho các bên đương sự bình đẳng
tranh tụng trước Tòa án, đối với người tham gia tố tụng là thực hiền quyền
tranh tụng một cách thiện chí và có quyền được các chủ thể khác tôn trọng, bảo
đảm thực hiện quyền tranh tụng của mình.
Bảo đảm tranh tụng trong TTDS là phương tiện để Tòa án giải quyết vụ
án một cách khách quan, toàn diện, nhanh chóng, chính xác góp phần xây dựng
nền tư pháp trong sạch. Khi tranh tụng được sống với đúng bản chất của nó,
Tòa án căn cứ vào kết quả tranh tụng ra phán quyết giải quyết tranh chấp đúng
pháp luật. Toà án phải thực sự công tâm, tạo mọi điều kiện mà pháp luật cho
phép để các bên có thể phát huy tối đa sự chủ động và tích cực tham gia giải
quyết vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Tòa án bằng quyền lực Nhà nước, đấu tranh với các hành vi vi phạm
(buộc chấm dứt hành vi vi phạm, thực hiện nghĩa vụ…) bằng các phán quyết
công minh, nhanh chóng một mặt bảo đảm tốt nhất quyền tiếp cận công lý của
công dân, tránh việc quyền lợi bị tổn thương mặt khác cho thấy tính hiệu quả,
nghiêm minh của pháp luật, khẳng định uy tín của Tòa án trong xã hội.
Bằng những phương thức khác nhau, bảo đảm tranh tụng giúp nguyên
tắc tranh tụng trong TTDS khi chính thức được quy định có thể tồn tại, hoạt
động tranh tụng được hiện thực hóa vì mục tiêu bảo vệ tốt nhất quyền và lợi
ích hợp pháp của tụng nhân, xây dựng một nền tư pháp dân chủ, từng bước
hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc.
1.2. CƠ SỞ QUY ĐỊNH BẢO ĐẢM TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
Cơ sở là “cái làm nền tảng, trong quan hệ với những cái xây dựng trên
đó hoặc dựa trên đó mà tồn tại, phát triển” [39,tr.215]. Cơ sở quy định bảo đảm
tranh tụng trong TTDS xuất phát từ những tiền đề lý luận và thực tiễn với tinh
thần pháp luật – một bộ phận của kiến trúc thượng tầng phải phù hợp với điều
kiện kinh tế - xã hội và hoàn cảnh lịch sử sinh ra nó.
10
1.2.1. Cơ sở lýluận quy định bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự
Xuất phát từ quyền được xét xử bình đẳng, công bằng của con người đã
được khẳng định trong Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế năm 1948, theo đó
“mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách
bình đẳng” (Điều 7), “mọi người đều có quyền được các Toà án quốc gia có
thẩm quyền bảo vệ bằng các biện pháp hữu hiệu để chống lại những hành vi
vi phạm các quyền cơ bản của họ mà đã được hiến pháp hay luật pháp quy
định” (Điều 8). Xác định rõ công bằng, bình đẳng, bảo vệ quyền con người là
hạt nhân của hoạt động xét xử Công ước quốc tế về những quyền dân sự và
chính trị năm 1966 tiếp tục khẳng định “mọi người đều bình đẳng trước Tòa
án, có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án độc lập, vô tư
và có thẩm quyền theo luật” (Điều 14). Quyền con người là những giá trị
thiêng liêng mà mọi thành viên trong gia đình nhân loại được hưởng và được
cộng đồng quốc tế bảo vệ. Khi lựa chọn phát triển theo xu hướng tiến bộ, các
quốc gia đều cố gắng phấn đầu vì hạnh phúc của con người do đó yêu cầu bảo
vệ quyền con người như một tất yếu khách quan. Đặc biệt với một Nhà nước
thượng tôn pháp luật một nguyên tắc rất quan trọng khi xây dựng Nhà nước
pháp quyền là “phải bảo đảm sự bảo vệ của pháp luật, mọi công dân phải được
phép yêu cầu thực hiện các quyền của mình tại một Tòa án độc lập” - Gerhard
Robbers [27,tr.50]. Đây là cơ sở quan trọng quy định bảo đảm tranh tụng trong
TTDS Việt Nam.
Xác định rõ vị trí chiến lược của công cuộc cải cách tư pháp, Nghị quyết
08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm
trong công tác tư pháp chỉ rõ “khi xét xử, Toà án phải bảo đảm cho mọi công
dân đều bình đẳng trước pháp luật… phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ
yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện
các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn
11
và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định
đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn quy định”. Nghị quyết 48-
NQ/TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020
cũng khẳng định “bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, lấy
kết quả tranh tụng tại toà làm căn cứ quan trọng để phán quyết bản án”. Không
những thế Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020 nhấn mạnh khâu đột phá của hoạt động tư
pháp là “nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử”. Những
đường hướng cải cách tư pháp của Đảng là kim chỉ nam, là động lực thúc đẩy
quá trình nghiên cứu về bảo đảm tranh tụng trong tố tụng nói chung và TTDS
nói riêng. Đó là hồn cốt, là cái “thần” cần nắm vững mà ứng biến cho linh
hoạt, mở ra những định hướng trên con đường nghiên cứu để các quy định về
bảo đảm tranh tụng trong TTDS Việt Nam vừa phù hợp chủ trương, đường lối
của Đảng vừa hài hòa lòng dân, hiệu quả trong cuộc sống.
Bên cạnh đó mối quan hệ khăng khít giữa Nhà nước (công nhận các
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân) và công dân (làm tròn nghĩa vụ với Nhà
nước) là không thể phủ nhận. “Con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”
[9,tr.11] là chủ thể của mọi quan hệ xã hội, do đó con người và hạnh phúc của
con người luôn phải là trung tâm của sự phát triển xã hội. Việc Nhà nước thừa
nhận các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân thể hiện sự tôn trọng cần thiết
đối với quyền, lợi ích của các chủ thể, góp phần ổn định các quan hệ xã hội,
tạo động lực cho xã hội phát triển. “Làm cho mỗi người quan tâm tới lợi ích
chính đáng của mình, lấy đó làm động lực trực tiếp thúc đẩy hoạt động của họ
sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình xây dựng xã hội mới” [12,tr.139].
Nhưng nếu Nhà nước mới chỉ công nhận thì chưa đủ, chưa chắc chắn thực hiện
quyền trên thực tế mà đòi hỏi kèm theo đó là sự bảo đảm
12
cho quyền đó được thực thi. Công nhận và bảo đảm thi hành có sự gắn kết chặt
chẽ không thể tách rời, nếu thiếu một trong hai yếu tố thì quy định sẽ bị giảm ý
nghĩa, thậm chí là không còn ý nghĩa [2,tr.41]. Vì vậy quyền tranh tụng trong
TTDS chỉ phát huy giá trị khi được pháp luật quy định và bảo đảm cho việc
thực hiện quyền đó.
1.2.2. Cơ sở thực tiễn quy định bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự
Trong nền kinh tế thị trường, các giao lưu dân sự phát triển mạnh mẽ,
những tranh chấp dân sự không ngừng gia tăng và phức tạp. Nhiều vụ tranh
chấp, khi được giải quyết tại Tòa án tính dân chủ không được đảm bảo, hoạt
động tranh tụng không có hoặc có nhưng chỉ mang tính hình thức, câu nệ ảnh
hưởng lớn đến chất lượng các phán quyết của Tòa án, không đảm bảo được
quyền lợi của đương sự. Quy định bảo đảm tranh tụng trong TTDS ràng buộc
trách nhiệm với Thẩm phán, Thư ký phiên tòa, Hội thẩm nhân dân… khi xét
xử phải độc lập và tuân theo pháp luật, không xâm phạm quyền của đương sự.
Tuy nhiên khi tham gia tố tụng, không phải đương sự nào cũng có đủ
khả năng và điều kiện để thực hiện tốt nhất các quyền TTDS bảo vệ lợi ích
chính đáng cho bản thân. Đặc biệt với đương sự là người chưa thành niên,
người mất năng lực hành vi dân sự, họ cần có người đại điện tham gia tố tụng
bảo vệ quyền lợi cho họ hoặc với đương sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế rất
cần sự hỗ trợ pháp lý từ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
Không những thế đương sự còn gặp khó khăn khi thu thập chứng cứ từ người
thứ ba hoặc chứng cứ mà đương sự đối lập sở hữu. Vì vậy mà cần thiết quy
định bảo đảm tranh tụng trong TTDS để ràng buộc trách nhiệm pháp lý với các
chủ thể nói chung phải tạo điều kiện cho đương sự thực hiện quyền tranh tụng,
tạo sự bình đẳng trong tố tụng, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của đương sự.
Ngoài ra, về công tác xét xử của Tòa án, Hiến pháp năm 2013 khẳng
định “nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” (khoản 5 Điều 103),
13
Luật tổ chức TAND năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 01/6/2015) quy định “Tòa
án có trách nhiệm bảo đảm cho những người tham gia tố tụng thực hiện quyền
tranh tụng trong xét xử” (Điều 13). Như vậy lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến,
bảo đảm tranh tụng trong xét xử được ghi nhận thành một nguyên tắc, đó là
một bước tiến lớn mở ra không gian hiến định mới khi xây dựng pháp luật, là
cơ sở pháp lý quy định bảo đảm tranh tụng trong TTDS Việt Nam.
1.3. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH BẢO ĐẢM TRANH TỤNG TRONG TỐ
TỤNG DÂN SỰ
1.3.1. Sự ghi nhận bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự của
pháp luật
Pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội và bảo đảm cho các
quyền của con người được thực hiện. Nhất quán với nguyên tắc tất cả vì sự tự
do và hạnh phúc của nhân dân, đảm bảo cho người dân có quyền sử dụng pháp
luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Nhà nước ta không ngừng
hoàn thiện pháp luật, bảo đảm tốt nhất quyền tố tụng của tụng nhân.
Bảo đảm thực hiện quyền tranh tụng của đương sự phải gắn liền với sự
điều chỉnh của pháp luật. Hiệu quả của bảo đảm tranh tụng trong TTDS một
phần được quyết định bởi các quy định về trình tự thủ tục, nội dung, hình thức
và cách thức thực hiện các quyền TTDS của đương sự như quyền cung cấp
chứng cứ, đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ, tranh luận tại phiên tòa, quyền
nhờ người khác bảo vệ v.v từ khi khởi kiện vụ án đến chuẩn bị xét xử, xét xử
sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Như vậy quy định của pháp
luật là hành lang pháp lý xác định trách nhiệm của Nhà nước trên các phương
diện tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền tranh tụng trong TTDS.
1.3.2. Vai trò của Tòa án khi giải quyết vụ án
Để bảo đảm tranh tụng trong TTDS, trách nhiệm trước tiên thuộc về Tòa
án mà đặc biệt là Thẩm phán giải quyết vụ án. Tòa án có trách nhiệm bảo
14
đảm cho các đương sự thực hiện quyền tranh tụng bình đẳng, công khai, đúng
pháp luật. Tòa án bảo đảm cho các đương sự tham gia tranh tụng theo đó mọi
đương sự đều được bảo đảm bình đẳng trong việc đưa ra yêu cầu, bổ sung yêu
cầu, cung cấp chứng cứ, căn cứ pháp lý, lập luận chứng minh, có quyền đề
nghị Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ. Tòa án là cơ quan tư pháp nhân danh
quyền lực Nhà nước, bắt buộc phải tôn trọng và bảo đảm thực thi quyền của
đương sự, không có bất kỳ sự phân biệt, định kiến, coi nhẹ ý kiến, lập luận,
chứng cứ do bất kỳ bên đương sự nào cung cấp [16,tr.31].
Thẩm phán có trách nhiệm kiểm tra, giám sát đương sự thực hiện đúng
nguyên tắc tranh tụng, đôn đốc, giúp đỡ đương sự thực hiện quyền tranh tụng
của mình. Bảo đảm cho đương sự cùng những người tham gia tố tụng khác
nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình, tạo điều kiện cho đương sự có đủ
thời gian để thu thập, tìm hiểu các tình tiết của vụ kiện, các chứng cứ, căn cứ
pháp lý của đối phương để có đủ cơ sở vững trãi khi tham gia tranh tụng.
1.3.3. Sự hỗ trợ đương sự tranh tụng của các cá nhân, cơ quan, tổ chức
Các đương sự có quyền đưa ra các chứng cứ, lập luận, tranh luận… để
bảo vệ quyền lợi của chính mình. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp họ cần có
người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hỗ trợ khi tranh tụng,
đặc biệt là vai trò của Luật sư trong việc tư vấn, hướng dẫn cho đương sự nên
làm thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất trước Tòa án. Tại
phiên tòa, bằng sự am hiểu pháp luật với kinh nghiệm tham gia tố tụng và khả
năng hùng biện, những lý lẽ, căn cứ pháp lý, lập luận sắc nét của họ giúp Tòa
án đánh giá toàn diện vụ án. Hiệu quả của hoạt động tranh tụng phụ thuộc chủ
yếu vào hiệu quả tranh tụng của Luật sư tại phiên tòa [17,tr.156].
Người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
tham gia tố tụng với vai trò đặc biệt quan trọng, giúp đương sự khắc phục
những nhận thức không đầy đủ về pháp luật, đem đến sự tự tin, tạo thế cân
15
bằng giữa các bên đồng thời đảm bảo sự chế ước hữu hiệu với Tòa án. Bởi
Luật sư như một “địch thủ trời sinh” với người tiến hành tố tụng [17,tr.151], họ
không có quyền lợi bị ảnh hưởng từ các phán quyết của Toà án nhưng họ bảo
vệ quyền lợi hợp pháp cho người có quyền và lợi ích bị ảnh hưởng bởi các
phán quyết đó. Nếu coi “trật tự pháp luật là vòng tròn thì cả Luật sư, Kiểm sát
viên, Tòa án đều đứng ở trong đó, nhưng Viện kiểm sát và Tòa án đứng về
phía Nhà nước còn Luật sư đứng về phía khách hàng” [49,tr.26]. Ngoài ra, các
cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ hỗ trợ khi
đương sự cần thu thập chúng để bảo vệ quyền lợi của mình.
1.3.4. Cơ chế kiểm sát, giám sát hoạt động tranh tụng
Việc giải quyết tranh chấp của Tòa án dễ mắc phải những sai lầm, lạm
quyền, thiếu công bằng, xâm phạm quyền của đương sự. Vì vậy Viện kiểm sát
tham gia phiên tòa trong một số trường hợp nhất định kiểm sát hoạt động tuân
thủ pháp luật trong quá trình giải quyết của Tòa án, phát hiện những hành vi
xâm phạm quyền của đương sự và có những biện pháp ngăn chặn kịp thời tạo
môi trường tố tụng an toàn, bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự.
Sự giám sát của công luận (nhân dân, báo chí tham dự phiên tòa) với các
hoạt động TTDS của Tòa án qua đó lên án, ngăn chặn kịp thời những sai sót,
lệch lạc của bất kỳ một chủ thể nào trong các hoạt động tố tụng kể cả từ phía
Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý. Cộng thêm sự giám sát của các cơ quan đại
diện nhân dân cùng cấp (Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc) thông qua việc
nghe báo cáo hàng năm của Tòa án các cấp bảo đảm cho các chủ thể tố tụng
đều phải tuân thủ pháp luật, bảo đảm tốt nhất quyền của đương sự.
1.3.5. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa pháp luật
Đời sống vật chất có tính quyết định đến việc hiện thực hóa quyền tranh
tụng trong TTDS của đương sự. Tuy vậy không có nghĩa kinh tế chưa phát
triển thì tranh tụng chưa được ghi nhận và đảm bảo vì nâng cao chất
16
lượng tranh tụng là một quá trình bền bỉ lâu dài. Kinh tế - xã hội phát triển bền
vững, pháp luật sẽ được chú trọng hoàn thiện hơn, ý thức pháp luật của nhân
dân được nâng cao, hoạt động trợ giúp pháp lý được đẩy mạnh. Tòa án được
đảm bảo về số và chất lượng cán bộ, công chức, được trang bị phương tiện âm
thanh, hình ảnh hiện đại phục vụ tốt cho hoạt động tranh tụng.
Bên cạnh đó văn hóa pháp luật cũng tác động nhất định đến hiệu quả
tranh tụng của đương sự. Sự kết hợp hài hòa giữa sự kiến thức pháp luật, sự tôn
trọng, lòng tin vào pháp luật cùng các kỹ năng, nghệ thuật sử dụng pháp luật
giúp Thẩm phán, Thư ký tòa án, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên làm việc
tích cực, sáng tạo; đối với đương sự, Luật sư, người đại diện của đương sự,
những người tham gia phiên tòa khác nhận thức rõ vị trí của mình từ đó có
những hành xử có văn hóa. Điều đó trước nhất là tôn trọng, thực hiện quyền
của chính mình và bảo đảm thực hiện quyền của người khác. Khi người dân
làm chủ xã hội, họ có quyền được Nhà nước tôn trọng quyền nhưng phải có
năng lực, văn hóa pháp lý để thực hiện và bảo vệ quyền của mình.
1.4. SƠ LƯỢC CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ
BẢO ĐẢM TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.4.1. Sơ lược các quy định của pháp luật Vương quốc Anh về bảo
đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự
Theo pháp luật Vương quốc Anh (Anh) khi có yêu cầu Tòa án giải quyết
tranh chấp, nguyên đơn gửi đơn khởi kiện trình bày vắn tắt các tình tiết cơ bản
của vụ kiện kèm theo một bản chi tiết nêu các yêu cầu với Tòa án. Đơn kiện
của nguyên đơn được tống đạt đến bị đơn. Nếu bị đơn không chấp nhận yêu
cầu của nguyên đơn có quyền gửi văn bản biện hộ, hai bên tiếp tục trao đổi các
biên bản bảo vệ. Chứng cứ của vụ việc do Luật sư các bên thu thập hoặc dưới
sự trợ giúp của Tòa án buộc đối phương phải trả lời, tuyên thệ, đối chất và làm
sáng tỏ các nội dung, đưa ra những tài liệu. Mỗi tài liệu các bên
17
nộp cho Tòa án phải cam kết tính xác thực cao của thông tin. Pháp luật cũng
quy định chế tài khi các bên không thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ,
không trả lời yêu cầu của đương sự bên kia, Thẩm phán hoàn toàn giải quyết
vụ việc theo chứng cứ của bên đương sự đã xuất trình trước Tòa án.
Trước phiên tòa, pháp luật Anh quy định thủ tục tiền tố tụng, khuyến
khích các bên thỏa thuận vụ kiện, xác định những vấn đề còn mâu thuẫn,
những chứng cứ không thống nhất, những người cần được triệu tập đến Tòa
án, những vấn đề sẽ tranh tụng tại phiên tòa. Tại phiên tòa, Thẩm phán khai
mạc và giới thiệu tóm tắt nội dung được tranh tụng, Luật sư các bên nêu tuyên
bố và xuất trình chứng cứ, nhân chứng. Các Luật sư có quyền kiểm tra, chất
vấn nhân chứng của nhau [54,tr.478]. Thẩm phán có quyền bác bỏ yêu cầu
hoặc đối thoại trực tiếp với Luật sư các bên nhằm làm rõ một số vấn đề song
không phải thẩm vấn họ, buộc nhân chứng phải trả lời câu hỏi của các bên.
Pháp luật Anh quy định thủ tục tiền tố tụng, nghĩa vụ tiết lộ chứng cứ
đảm bảo quyền được biết yêu cầu, chứng cứ mỗi bên. Tại phiên tòa Thẩm phán
với vai trò trọng tài đảm bảo thực hiện quyền tranh tụng của đương sự, các bên
được chủ động trình bày, tranh luận để bảo vệ quyền lợi ích của mình.
1.4.2. Sơ lược các quy định của pháp luật Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
về bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự
Pháp luật Hoa Kỳ quy định sau khi nộp đơn khởi kiện tại Tòa án (đơn
phải nêu rõ người bị kiện, tình tiết cơ bản của vụ kiện, căn cứ khởi kiện và các
yêu cầu), nguyên đơn tống đạt văn bản khởi kiện cho bị đơn gồm bản sao đơn
khởi kiện, thông báo của Tòa án yêu cầu bị đơn có văn bản trả lời và có mặt
trước Tòa để bảo vệ quyền lợi. Văn bản trả lời của bị đơn có thể chấp nhận yêu
cầu hay bác bỏ các tình tiết không đúng; cần nguyên đơn giải thích thêm; hoặc
đưa ra căn cứ miễn trừ trách nhiệm cho bị đơn. Trong quá trình tố tụng, các
bên được quyền sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, văn bản trả lời.
18
Các bên đương sự tự thu thập chứng cứ, có quyền tự mình yêu cầu
người đang nắm giữ các tài liệu, chứng cứ cung cấp cho mình, yêu cầu bị đơn
cho xem các tài liệu nếu họ muốn thẩm tra các tài liệu, văn bản (bản vẽ, biểu
đồ, ảnh), lấy lời khai người làm chứng… Nếu bên được yêu cầu không thực
hiện, Thẩm phán ban hành lệnh buộc người từ chối phải cung cấp chứng cứ và
chịu các chế tài; nếu chứng cứ của vụ án chưa đầy đủ, Thẩm phán yêu cầu
đương sự bổ sung hoặc cho các bên đối chất. Tòa án kiểm soát việc thu thập
chứng cứ và hạn chế yêu cầu cung cấp thông tin với những thông tin bí mật
hoặc yêu cầu gây phiền phức, tốn kém quá lớn cho bên được yêu cầu [8].
Ngay khi bắt đầu vụ án, Thẩm phán mở phiên họp với Luật sư các bên,
đưa ra thời hạn bổ sung đơn kiện, gửi bản trả lời, cung cấp chứng cứ. Trước
phiên tòa tranh tụng, các bên phải gặp nhau theo lệnh của Tòa án thống nhất
chứng cứ, những vấn đề không thể tranh cãi, được công khai danh sách các
nhân chứng, tài liệu sẽ xuất trình trước Tòa án, cố gắng giải quyết vụ kiện.
Tại phiên tòa các đương sự có quyền lựa chọn sự tham gia của Bồi thẩm
đoàn. Luật sư các bên tuyên bố xác định tư cách tham gia tố tụng, tóm tắt nội
dung vụ kiện, tóm tắt các yêu cầu, chứng cứ sẽ xuất trình. Người làm chứng
khai báo và các bên xuất trình chứng cứ chứng minh. Luật sư các bên có quyền
đối chất nhân chứng của nhau. Các bên căn cứ vào các sự việc thực tế có bằng
chứng chứng minh, liên tục đưa ra lập luận “bác bỏ và phản bác” chứng cứ đối
phương có thể cho đến khi không còn bằng chứng nào. Kết thúc tranh luận các
bên giải thích vì sao Bồi thẩm đoàn nên chấp nhận yêu cầu của họ và kết luận
của Bồi thẩm đoàn phải dựa trên sự vượt trội, sức thuyết phục của bằng chứng.
Sau phiên tòa, bên đương sự cho rằng phán quyết của Tòa án là không đúng có
thể đệ trình một kiến nghị lên Thẩm phán. Nếu có sai sót khi áp dụng pháp luật
trong tố tụng và Thẩm phán không chấp nhận kiến nghị sau phiên xử, các bên
có quyền kháng án lên một tòa án cấp cao hơn.
19
1.4.3. Sơ lược các quy định của pháp luật Cộng hòa Pháp về bảo
đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự
Tranh tụng đã sớm được ghi nhận trong BLTTDS của Cộng hòa Pháp
(Pháp) mặc dù Pháp là quốc gia hình mẫu của tố tụng xét hỏi. Theo đó các
đương sự tham gia tố tụng có nghĩa vụ tôn trọng Tòa án đồng thời có quyền
trình bày yêu cầu để Thẩm phán xem xét, bên bị kiện có quyền tranh luận yêu
cầu do bên kia đưa ra (Điều 24, 30 BLTTDS Pháp). Đương sự có nghĩa vụ
thông báo cho nhau trong một thời gian hợp lý (nếu vi phạm có thể bị phạt
tiền) những tình tiết làm cơ sở cho yêu cầu của mình, những chứng cứ và căn
cứ pháp luật đã viện dẫn đảm bảo mỗi bên có thể tự tổ chức bảo vệ quyền lợi
của mình (Điều 15 BLTTDS Pháp). Các bên được bảo vệ trước những gian lận
của đương sự bên kia, trước sự thiếu thận trọng, thiên vị của Thẩm phán.
Tòa án có trách nhiệm bảo đảm sự tham gia tranh tụng của đương sự,
“không bên đương sự nào bị xét xử nếu trước đó không được trình bày ý kiến
hoặc không được triệu tập” (Điều 14 BLTTDS Pháp). Tòa án theo dõi quá
trình trao đổi tài liệu, kết luận của các bên thông qua việc nộp bản sao các kết
luận kèm theo chứng từ đã tống đạt mà các bên gửi cho Tòa án đảm bảo mỗi
bên đã thông báo những yêu cầu, kết luận của họ với đương sự bên kia. Trong
mọi trường hợp, Thẩm phán phải tôn trọng nguyên tắc tranh tụng; phán quyết
phải dựa trên những căn cứ, các tài liệu, văn bản giải trình đã được thảo luận
theo thể thức tranh tụng (Điều 16 BLTTDS Pháp).
Vụ kiện bắt đầu khi nguyên đơn tống đạt cho bị đơn giấy mời ra Tòa do
Thừa phát lại lập nêu rõ yêu cầu của nguyên đơn, các tình tiết, sự kiện, căn cứ
pháp lý của yêu cầu đó, các tài liệu, chứng cứ chứng minh ban đầu (Điều 56
BLTDS Pháp). Với các vụ việc tại Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng còn chỉ rõ
nguyên đơn đã nhờ Luật sư, bị đơn phải có Luật sư trong vòng mười lăm ngày
nếu không bản án được tuyên dựa theo chứng cứ của bên nguyên [53,tr12].
20
Thẩm phán có thể quyết định thẩm cứu một sự việc chưa đủ căn cứ
chứng minh (Điều 146 BLTDS Pháp) thông qua việc yêu cầu Luật sư các bên
giải trình cần thiết về sự việc và pháp luật, các bên phải trao đổi cho nhau quan
điểm của mình trong các kết luận đánh giá và tóm tắt quan điểm đó trong kết
luận tổng hợp làm căn cứ để tranh luận tại phiên tòa [36,tr16-23]. Kể từ thời
điểm kết thúc thẩm cứu, không một bản kết luận, tài liệu nào được chấp nhận.
Vụ kiện được xét xử trong khuôn khổ gần nhất với thời điểm kết thúc thẩm
cứu tạo điều kiện tốt nhất cho đương sự tranh tụng.
Tại phiên tòa, đương sự có quyền tự trình bày ý kiến bảo vệ quyền lợi,
Luật sư, Thừa phát lại tham gia phiên tòa không cần chứng minh mình đã được
đương sự ủy quyền. Chủ tọa phiên tòa có quyền ngắt lời khi các bên trình bày
say sưa hoặc trình bày không mạch lạc, sáng sủa (Điều 441 BLTTDS Pháp).
Kết thúc tranh luận, các bên không được xuất trình thêm bất cứ một văn bản
nào chứng minh cho nhận định của mình, trừ việc đáp lại ý kiến của Viện công
tố và chủ tọa phiên tòa (Điều 445 BLTTDS Pháp).
Pháp luật TTDS Pháp đảm bảo mỗi bên có quyền được biết và thảo luận
về những yêu cầu, lập luận, chứng cứ do bên kia đưa ra; nghĩa vụ chứng minh,
cung cấp chứng cứ thuộc về đương sự, phán quyết của Tòa án chỉ căn cứ vào
tài liệu của các bên đương sự được tranh tụng tại phiên tòa.
1.4.4. Sơ lược các quy định của pháp luật Liên bang Nga về bảo
đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự
Pháp luật TTDS liên bang Nga (Nga) quy định việc xét xử được tiến
hành theo nguyên tắc tranh tụng và bình đẳng giữa các bên. Khi có đơn khởi
kiện, Thẩm phán xem xét giải quyết việc thụ lý và tống đạt hoặc chuyển cho bị
đơn bản sao đơn kiện cùng các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của nguyên
đơn và ấn định thời gian để bị đơn xuất trình chứng cứ phản đối yêu cầu của
nguyên đơn (Điều 150 BLTTDS Nga).
21
Khi ra quyết định chuẩn bị xét xử Thẩm phán chỉ rõ những hành vi
nguyên đơn, bị đơn và những người tham gia tố tụng khác cần thực hiện và
thời hạn thực hiện (Điều 147 BLTTDS Nga). Trong quá trình chuẩn bị xét xử,
các bên có nghĩa vụ trao đổi bản sao chứng cứ mà dựa vào đó nguyên đơn đưa
ra yêu cầu, văn bản phản đối cùng các chứng cứ chứng minh của bị đơn (Điều
149 BLTTDS Nga). Nếu thấy chứng cứ mà đương sự cung cấp chưa đầy đủ,
Thẩm phán yêu cầu các bên bổ sung chứng cứ. Phiên tòa sơ bộ được mở để kết
luận những hành vi mà các bên đã thực hiện, xác định những tình tiết quan
trọng của vụ án, xác định tính đầy đủ của các chứng cứ và ở đó các bên có
quyền đưa ra yêu cầu,chứng cứ, lập luận (Điều 152 BLTTDS Nga).
Tòa án có trách nhiệm điều khiển quá trình tố tụng một cách độc lập,
khách quan, vô tư, giải thích cho những người tham gia tố tụng về quyền và
nghĩa vụ của họ, báo trước về hậu quả pháp lý nếu họ không thực hiện hành
vi hoặc thực hiện không đúng, giúp đỡ những người tham gia tố tụng trong
việc thực hiện quyền của mình, tạo mọi điều kiện để việc nghiên cứu chứng cứ
được toàn diện và đầy đủ, áp dụng đúng pháp luật nhằm xác định sự thật khách
quan của vụ án (Điều 12 BLTTDS Nga). Tòa án giữ vai trò, hướng dẫn tranh
tụng, quyết định những tình tiết nào có ý nghĩa đối với vụ án, bên nào phải có
nghĩa vụ chứng minh những tình tiết đó và những tình tiết nào phải đưa ra xem
xét mặc dù các bên không viện dẫn (Điều 56 BLTTDS Nga). Những người
tham gia tố tụng tranh luận dựa trên những chứng cứ được Tòa án chấp nhận
và được xem xét tại phiên tòa (Điều 191 BLTTDS Nga).
Pháp luật Nga cũng quy định các chế tài cụ thể với hành vi cản trở hoạt
động tố tụng như quy định bồi thường thiệt hại khi không cung cấp chứng cứ,
người có lỗi vi phạm trật tự phiên tòa có thể bị phạt tới mười tháng lương tối
thiểu có tác dụng răn đe, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật trong nhân dân góp
phần đảm bảo thực hiện quyền tranh tụng của đương sự.
22
1.4.5. Sơ lược các quy định của pháp luật Nhật Bản về bảo đảm
tranh tụng trong tố tụng dân sự
Nhật Bản là quốc gia có truyền thống pháp luật dân luật nhưng yếu tố
tranh tụng cũng được đảm bảo. Khi nhận được đơn khởi kiện đúng yêu cầu,
Tòa án sẽ tống đạt đơn khởi kiện cho bị đơn và chuẩn bị việc tranh tụng bằng
lời nói. Trước ngày hẹn tranh tụng, trong khoảng thời gian ấn định các bên
phải chuyển cho nhau các bản tóm tắt vụ việc chứng minh cho yêu cầu của
mình là có căn cứ và hợp pháp, phúc đáp lại đối phương (Điều 162 BLTTDS
Nhật Bản). Hai bên sẽ trao đổi cho đến khi chứng cứ, lời khẳng định của các
bên được sáng tỏ. Trước phiên tòa tranh tụng, các bên đương sự phải khẳng
định các tình tiết cần chứng minh tại tòa (Điều 177 BLTTDS Nhật Bản).
Tại phiên tòa, các đương sự hoặc Luật sư trình bày yêu cầu, xuất trình
chứng cứ, lập luận, lý lẽ chứng minh cho quyền lợi hợp pháp của mình, phản
đối quan điểm của đối phương, các bên không được đưa ra những bằng chứng
hoặc lời khẳng định mới. Chứng cứ, người làm chứng của các bên sẽ được
kiểm tra, đối chất chéo, Thẩm phán được hỏi ở bất cứ thời điểm nào nếu cần.
Ở Nhật vụ kiện được thực hiện qua hàng loạt phiên họp không liên tục.
Tại đó Thẩm phán và các bên gặp gỡ, xác định rõ những vấn đề về mặt thực tế
và luật pháp của vụ tranh chấp. Đó là các buổi xem xét chứng cứ gồm các bên
đương sự cùng nhân chứng, các chuyên gia, Luật sư và Thẩm phán nhằm từng
bước thu hẹp những điểm xung đột, cố gắng xúc tiến phiên tòa.
Như vậy pháp luật các nước đều có các quy định đảm bảo quyền tranh
tụng của đương sự trong TTDS. Các bên được biết yêu cầu, chứng cứ vụ việc
thông qua thủ tục tiết lộ tài liệu, trao đổi chứng; Pháp luật Anh, Hoa Kỳ, Nga,
Nhật Bản có các phiên họp trước xét xử, phiên tòa sơ bộ thu hẹp các vấn đề
tranh tụng tại phiên tòa. Ngoài ra thủ tục chốt hồ sơ ở Pháp, chế tài xử phạt vi
phạm nội quy phiên tòa ở Nga là kinh nghiệm quý cho Việt Nam tham khảo.
23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Bảo đảm tranh tụng trong TTDS là làm cho các bên đương sự có đầy đủ
những điều kiện cần thiết để chắc chắn thực hiện được quyền tranh tụng của
mình trước Tòa án theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của họ. Bảo đảm tranh tụng trong TTDS là một yêu cầu tất yếu của
hoạt động xét xử vụ án dân sự, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền, bảo
đảm quyền con người, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, giáo dục ý thức
pháp luật cho nhân dân. Bên cạnh đó còn làm thay đổi nhận thức của các chủ
thể tố tụng, là cơ sở để các phán quyết của Tòa án được khách quan, đảm bảo
tốt nhất quyền tiếp cận công lý của người dân.
Cơ sở quy định bảo đảm tranh tụng trong TTDS là quyền được xét xử
công bằng, bình đẳng bởi một Tòa án độc lập, căn cứ vào những định hướng
cải cách tư pháp của Đảng ta, xuất phát từ mối quan hệ khăng khít giữa Nhà
nước và công dân. Ngoài ra, thực tiễn xét xử của Tòa án và sự tham gia TTDS
của các cá nhân, cơ quan, tổ chức cũng đòi hỏi pháp luật cần quy định về bảo
đảm quyền tranh tụng trong TTDS.
Bảo đảm tranh tụng trong TTDS phụ thuộc vào nhiều yếu tố như các
quy định của pháp luật TTDS, vai trò của Tòa án, sự hỗ trợ đương sự tham gia
tố tụng, sự giám sát, kiểm sát các hoạt động tố tụng, điều kiện kinh tế - xã hội,
văn hóa pháp luật. Muốn bảo đảm hiệu quả tranh tụng trong TTDS phải giải
quyết được đồng bộ các yếu tố đó.
Trên thế giới, pháp luật TTDS của các nước như Vương quốc Anh,
Cộng hòa Pháp, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Nhật Bản từ lâu đã
có những quy định bảo đảm tranh tụng trong TTDS. Trong đó những quy định
về trao đổi chứng cứ, tiết lộ tài liệu, thời hạn cung cấp chứng cứ, thủ tục tiền tố
tụng, chế tài xử phạt vi phạm của các nước là những quy định tiến bộ Việt
Nam có thể tham khảo khi xây dựng pháp luật.
24
Chương 2:
NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN
HÀNH VỀ BẢO ĐẢM TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
Trong những năm qua, việc xây dựng hệ thống pháp luật nói chung và
pháp luật TTDS nói riêng luôn được Nhà nước ta quan tâm. Với việc ban hành
BLTTDS năm 2004, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS cùng các
văn bản hướng dẫn thi hành, pháp luật TTDS Việt Nam từng bước hoàn thiện
hơn. Mặc dù BLTTDS chưa minh thị nguyên tắc tranh tụng, song đã có nhiều
quy định mang sắc thái của tranh tụng [15,tr.295], bước đầu có sự bảo đảm
quyền tranh tụng của các bên đương sự, đặc biệt là nguyên tắc bảo đảm quyền
tranh luận trong TTDS (Điều 23a BLTTDS) yêu cầu Tòa án trong quá trình
giải quyết vụ án dân sự phải bảo đảm cho các bên đương sự, người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh luận để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
2.1. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO
ĐẢM TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM
Giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm có vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Pháp
luật TTDS đã có nhiều quy định bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự tại
Tòa án cấp sơ thẩm như các quy định về đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng
cứ kèm theo, thông báo thụ lý vụ án của Tòa án, quyền yêu cầu phản tố của bị
đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (Điều 164,
165, 174, 175, 176, 177 BLTTDS); quy định về chuẩn bị xét xử. Đặc biệt tại
phiên tòa sơ thẩm BLTTDS quy định cụ thể về thủ tục hỏi, phạm vi hỏi, thứ tự
trình bày, tranh luận, phát biểu của Kiểm sát viên, quy định trở lại việc hỏi và
tranh luận (Điều 217, 221, 232, 233, 234, 235, 237) tạo thuận lợi cho các bên
tham gia tranh tụng bảo vệ quyền lợi. Bên cạnh đó các quy định về xét xử
25
trong trường hợp đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích của họ vắng
mặt tại phiên tòa, quy định về hoãn phiên tòa tại Điều 28, 29 Nghị quyết số
05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục
giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được
sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng
dân sự bảo đảm quyền tham gia phiên tòa tranh tụng của các bên đương sự.
2.1.1. Bảo đảm quyền đưa ra yêu cầu và biết yêu cầu, chứng cứ của nhau
2.1.1.1. Bảo đảm quyền đưa ra yêu cầu của đương sự
- Bảo đảm quyền khởi kiện của nguyên đơn
Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải làm đơn khởi kiện theo mẫu
với những thông tin cần thiết của người khởi kiện, người bị kiện, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng (nếu có) và những vấn đề cụ
thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Kèm theo đơn là những tài liệu, chứng cứ chứng
minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp (Điều 164
BLTTDS) tạo thuận lợi khi Tòa án xem xét thụ lý, đương sự chủ động và có
trách nhiệm hơn khi thực hiện quyền tranh tụng của mình. Thông qua nội dung
đơn khởi kiện, người có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm đã tự mình
hoặc thông qua sự hỗ trợ của người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp đưa ra các yêu cầu chính đáng cùng các tài liệu, chứng cứ ban đầu
chứng minh. Điều đó thực sự ý nghĩa đối với người nghèo, người có công khi
được đảm bảo quyền tiếp cận công lý. Sau khi nhận đơn khởi kiện, Toà án phải
cấp hoặc gửi giấy báo nhận đơn khởi kiện cho người khởi kiện biết.
- Bảo đảm quyền được nêu ý kiến đối với yêu cầu của người khởi kiện
Sau khi thụ lý đơn kiện, Thẩm phán được phân công phải thông báo
bằng văn bản về việc thụ lý vụ án cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát
26
cùng cấp biết. Văn bản thông báo phải chỉ rõ những vấn đề cụ thể người khởi
kiện yêu cầu Tòa án giải quyết; danh sách tài liệu, chứng cứ người khởi kiện
nộp kèm theo đơn khởi kiện; thời hạn người được thông báo phải có ý kiến
bằng văn bản nộp cho Tòa án đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu,
chứng cứ kèm theo (nếu có); hậu quả pháp lý của việc người được thông báo
không nộp cho Tòa án văn bản nêu ý kiến của mình đối với yêu cầu của người
khởi kiện (Điều 174 BLTTDS). Thông báo của Tòa án giúp cho các đương sự
khác biết được các thông tin mà nguyên đơn đang sở hữu, là cơ sở để họ chuẩn
bị tài liệu, chứng cứ, đưa ra ý kiến phản hồi cho Tòa án và chủ động tham gia
tranh tụng, tạo điều kiện cho Viện kiểm sát có thể kiểm sát hồ sơ ngay từ đầu.
Do đó, thông báo của Tòa án phải đảm bảo kịp thời và đầy đủ những nội dung
cần thiết.
Người được Tòa án thông báo việc thụ lý có quyền yêu cầu Tòa án cho
xem, ghi chép, sao chụp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi
kiện (khoản 2 Điều 175 BLTTDS). Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày
nhận được thông báo phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với
yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có). Đương sự
có thể yêu cầu xin gia hạn để có đủ thời gian cân nhắc việc thực hiện quyền.
Như vậy bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bắt đầu tranh tụng với
nguyên đơn bằng việc đưa ra các lập luận, các tài liệu, chứng cứ chứng minh
cho quan điểm của mình, bác bỏ hay công nhận yêu cầu của nguyên đơn thông
qua văn bản ghi ý kiến đối với yêu cầu của nguyên đơn.
- Bảo đảm quyền phản tố của bị đơn, quyền yêu cầu độc lập của người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với
yêu cầu của người khởi kiện, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố với nguyên đơn,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trước khi Tòa
27
án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Do vậy khi có đơn yêu cầu phản
tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Tòa
án cần tiếp nhận và xem xét yêu cầu của họ. Pháp luật giới hạn thời điểm đưa
ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập bảo đảm cho hoạt động bảo vệ quyền của
đương sự được thuận lợi, vụ án được giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, tránh
trường hợp phải hoãn phiên tòa, kéo dài tố tụng gây tốn kém.
- Bảo đảm quyền thỏa thuận, thay đổi, bổ sung, rút yêucầu của đương sự
“Trong quá trình giải quyết tranh chấp, các đương sự có quyền chấm
dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự
nguyện, không trái đạo đức, pháp luật” (Điều 5 BLTTDS). Sự thay đổi, bổ
sung, rút yêu cầu hoặc tự thỏa thuận giải quyết tranh chấp quyết định đến
phạm vi tranh tụng của các bên. Tuy nhiên để tránh sự lạm quyền của đương
sự và gây bất lợi cho các đương sự khác, quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu của
đương sự tại phiên tòa sơ thẩm chỉ được Hội đồng xét xử (HĐXX) chấp nhận
nếu sự thay đổi, bổ sung đó không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu
cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu (khoản 1 Điều 218 BLTTDS) được thể
hiện trong đơn khởi kiện của nguyên đơn, đơn phản tố của bị đơn, đơn yêu cầu
độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
2.1.1.2. Bảo đảm quyền biết yêu cầu và chứng cứ của nhau
- Bảo đảm việc công bố và sử dụng công khai chứng cứ
Mọi chứng cứ được công bố và sử dụng công khai như nhau trừ trường
hợp liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư…(Điều
97 BLTTDS). Đây là quy định rất tiến bộ, trở thành tư tưởng chỉ đạo chung
cho các chủ thể tố tụng, đảm bảo quyền được tiếp cận chứng cứ của những
người tham gia tố tụng. Các tài liệu, chứng cứ được nghiên cứu, đánh giá, sử
dụng công khai cho thấy sự minh bạch, bình đẳng, khách quan của pháp luật
trong việc tạo nền tảng pháp lý cho các bên tham gia tranh tụng.
28
- Bảo đảm quyền được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do
các đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập
Chứng cứ là linh hồn để các bên tham gia tranh tụng. Bảo đảm quyền
được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất
trình hoặc do Tòa án thu thập (điểm đ khoản 2 Điều 58 BLTTDS) là tiền đề
quan trọng để các bên có thể thực hiện được quyền tranh tụng. Đương sự có
quyền ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ trước khi Toà án mở phiên toà xét
xử vụ án. Khi nhận được yêu cầu của các bên đương sự, Tòa án tạo điều kiện
cho họ được ghi chép, sao chụp các tài liệu, chứng cứ. Theo đó:
“a) Toà án cung cấp cho đương sự những tài liệu, chứng cứ cần ghi
chép, sao chụp theo yêu cầu của họ, để họ thực hiện việc ghi chép, sao chụp
bằng máy ảnh hoặc phương tiện kỹ thuật khác của họ. Các tài liệu chứng cứ đó
phải liên quan đến vụ án, không liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề
nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư. Nếu không cung cấp tài liệu nào theo
đề nghị của đương sự thì cần nêu rõ lý do.
b) Trong trường hợp đương sự không có máy ảnh hoặc phương tiện kỹ
thuật khác để tự mình thực hiện việc sao chụp và nhờ Toà án sao chụp giúp, thì
tuỳ theo các điều kiện cụ thể, lực lượng cán bộ của Toà án mà có thể sao chụp
giúp được thì đương sự phải trả chi phí sao chụp theo quy định chung. Việc
sao chụp có thể được thực hiện ngay hoặc có thể trong một thời hạn hợp lý do
Toà án ấn định” [21].
Như vậy, ngoài việc được biết danh sách tài liệu, chứng cứ nguyên đơn
gửi kèm theo đơn khởi kiện, các đương sự còn có quyền được ghi chép, sao
chụp nội dung cụ thể các tài liệu, chứng cứ đó. Ngoài ra, các bên còn có thể
biết được yêu cầu, tài liệu, chứng cứ của các đương sự khác thông qua việc lấy
lời khai, đối chất, hòa giải của Thẩm phán. Khi được biết trước yêu cầu, chứng
cứ của đối phương, các bên sẽ hiểu rõ nội dung tranh chấp và tiến hành
29
thu thập đúng, đủ chứng cứ, là cơ sở để đưa ra các lập luận, phản bác, chứng
minh bảo vệ quyền lợi của mình trước Tòa án, qua đó Tòa án nhận định chính
xác tính có căn cứ, hợp pháp của các chứng cứ trong vụ kiện.
2.1.2. Bảo đảm quyền thu thập, giao nộp, cung cấp tài liệu, chứng cứ
chứng minh để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự
2.1.2.1. Bảo đảm quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài
liệu, chứng cứ và quyền đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ
Để có thể tranh tụng được các bên đương sự cần có sự chuẩn bị về tài
liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình hoặc phản đối yêu cầu của
người khác. Tuy nhiên nhiều trường hợp chứng cứ liên quan đến việc bảo vệ
quyền lợi của đương sự do cá nhân, cơ quan, tổ chức khác lưu giữ, quản lý.
Bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự, pháp luật vừa quy định trách nhiệm
cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm cung cấp chứng cứ khi
đương sự có yêu cầu (Điều 7 BLTTDS), mặt khác cũng khẳng định đương sự
có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu trữ, quản lý tài liệu,
chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình (điểm c khoản 2 Điều 58
BLTTDS). Nếu các chủ thể có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho đương sự mà
không cung cấp được thì phải có văn bản nêu rõ lý do từ chối. Đó là căn cứ để
đương sự chứng minh với Tòa án khi đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ.
Khi gặp khó khăn trong việc thu thập chứng cứ, đương sự có quyền đề
nghị Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ. “Việc phó thác nghĩa vụ chứng minh
cho các đương sự để giải phóng hoàn toàn nghĩa vụ chứng minh cho TAND là
một quan niệm không đúng” [48,tr.6]. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét
thấy cần thiết, Tòa án thu thập chứng cứ trong một số trường hợp nhất định
quy định tại khoản 2 Điều 85 BLTTDS. Chẳng hạn:
Tòa án yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức lưu giữ, quản lý chứng cứ có
trách nhiệm cung cấp chứng cứ (Điều 94 BLTTDS). Trong trường hợp đương
30
sự đã sử dụng mọi cách thức và khả năng cho phép để yêu cầu cá nhân, cơ
quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ cung cấp chứng cứ mà không
được cung cấp, thì có quyền làm đơn yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng
cứ (khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP). Nếu bên thứ ba lưu giữ
chứng cứ không thi hành quyết định của Tòa án trong việc cung cấp tài liệu,
chứng cứ mà không có lý do chính đáng thì có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền
hoặc bị cưỡng chế thi hành (khoản 1 Điều 389 BLTTDS).
Đương sự còn có quyền đề nghị Tòa án trưng cầu giám định, thẩm định
giá tài sản và đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với
người làm chứng. Tòa án hỗ trợ đương sự thu thập chứng cứ giúp đương sự có
đủ chứng cứ tham gia tranh tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Do đó khi nhận được đơn yêu cầu của đương sự về xác minh và thu thập
chứng cứ, nếu yêu cầu của đương sự là có cơ sở Tòa án cần áp dụng các biện
pháp cần thiết để thu thập chứng cứ, từng bước hoàn thiện hồ sơ vụ án.
2.1.2.2. Bảo đảm quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh
Ngay từ khi nộp đơn khởi kiện, về nguyên tắc người khởi kiện phải gửi
kèm theo đơn các tài liệu, chứng cứ để chứng minh họ là người có quyền khởi
kiện và yêu cầu của họ là có căn cứ và hợp pháp tránh trường hợp kiện tụng
tràn lan. Tuy nhiên, không phải lúc nào người khởi kiện cũng dễ dàng có trong
tay đầy đủ các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình ngay từ
khi làm đơn khởi kiện. Do đó pháp luật đã tạo thuận lợi cho người khởi kiện
trong khi nộp đơn khởi kiện nếu vì lý do khách quan mà không thể nộp ngay
đầy đủ các tài liệu, chứng cứ, thì họ nộp trước các tài liệu, chứng cứ ban đầu
chứng minh cho việc khởi kiện là có căn cứ. Các tài liệu, chứng cứ khác, người
khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của Toà án trong
quá trình giải quyết vụ án (Điều 6 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP). Tại phiên
tòa, các đương sự có quyền xuất trình bổ sung chứng cứ để
31
bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình (khoản 3 Điều 221). Bởi có thể do nhận
thức hoặc do yếu tố khách quan mà đương sự không cung cấp được chứng cứ
cho Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm do đó pháp luật tạo thuận
lợi cho đương sự cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của họ.
Không những thế, pháp luật quy định chi tiết về thủ tục giao nộp chứng
cứ, trách nhiệm của Tòa án trong việc nhận và bảo quản chứng cứ tạo thuận lợi
cho đương sự cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ; bảo đảm giá trị pháp lý
của chứng cứ trong quá trình sử dụng. Khi Tòa án tiếp nhận mọi tài liệu, chứng
cứ đều phải lập biên bản đảm bảo “tài liệu không bị đánh tráo, giả mạo, sửa
chữa, thất lạc hoặc hành vi thủ tiêu tài liệu, chứng cứ” [32,tr.71].
Pháp luật nước ta không giới hạn thời điểm các bên cung cấp chứng cứ
với mong muốn bảo vệ được quyền của tụng nhân. Đương sự được quyền cung
cấp chứng cứ trong mọi giai đoạn từ khi khởi kiện (khoản 3 Điều 164
BLTTDS), chuẩn bị xét xử sơ thẩm (khoản 1 Điều 175 BLTTDS), xét xử sơ
thẩm (khoản 3 Điều 221 BLTTDS), xét xử phúc thẩm (khoản 3 Điều 271
BLTTDS) v.v. Tòa án có trách nhiệm tiếp nhận và đưa vào hồ sơ nghiên cứu,
đánh giá, sử dụng. Tòa án đảm bảo đương sự được bình đẳng trong việc cung
cấp chứng cứ, không được định kiến trước về giá trị chứng minh của bất kỳ
một chứng cứ, tài liệu hay ý kiến của đương sự nào [2,tr.102].
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Tòa án phải giải thích cho đương
sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác biết cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu là có căn cứ và
hợp pháp vừa là quyền vừa là nghĩa vụ (khoản 1 Điều 6 BLTTDS); đương sự
có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ chứng cứ có trách
nhiệm cung cấp chứng cứ; có quyền đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ; có
quyền được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác
xuất trình hoặc do Tòa án thu thập (điểm c, d, đ khoản 2 Điều 58 BLTTDS).
32
Khi yêu cầu đương sự nộp bổ sung chứng cứ, Tòa án hướng dẫn loại tài liệu,
chứng cứ có thể lấy từ đâu, cơ quan nào có thể cung cấp để đương sự được
thuận lợi trong quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ và tham gia tranh tụng.
2.1.3. Bảo đảm quyền trình bày, tranh luận và phát biểu quan điểm
2.1.3.1. Bảo đảm quyền tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ của đương sự
Trong TTDS, đương sự là người đưa ra yêu cầu, là chủ thể của quan hệ
pháp luật nội dung tranh chấp, là người biết rõ sự việc và việc xét xử của Tòa
án liên quan đến lợi ích của chính họ. Do đó, hoạt động chứng minh tại phiên
tòa sơ thẩm trước hết thuộc về các đương sự tùy vào vị trí tham gia tố tụng mà
đưa ra các chứng cứ, lập luận chứng minh cho yêu cầu của mình có căn cứ và
hợp pháp hoặc phản bác lại yêu cầu của đương sự khác.
Để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của đương sự, pháp luật tạo điều kiện cho
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia hỗ trợ đương
sự tranh tụng. Khi có yêu cầu cấp giấy chứng nhận người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự, Tòa án cần nhanh chóng giải quyết. Tại phiên tòa,
đương sự có quyền nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình, nếu
người được đương sự nhờ đáp ứng các điều kiện quy định và việc chấp nhận
đó không gây cản trở cho việc xét xử của HĐXX (khoản 4 Điều 18 Nghị quyết
03/2012/NQ-HĐTP). Tòa án đảm bảo quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án, ghi chép,
sao chụp chứng cứ, cung cấp chứng cứ, tranh tụng tại phiên tòa của người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Trường hợp đương sự có người
đại diện, Tòa án cần tôn trọng và tạo điều kiện để người đại diện có thể thực
hiện bảo vệ quyền của đương sự trong thẩm quyền đại diện.
2.1.3.2. Bảo đảm quyền tham gia hoà giải giải quyết vụ án dân sự Trước
phiên hòa giải, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người
đại diện của họ biết về thời gian, địa điểm hòa giải, xác định rõ quan hệ tranh
chấp, tư cách tham gia tố tụng của các đương sự, yêu cầu đương sự thu thập
33
những chứng cứ cần thiết. Khi tham gia hòa giải, các đương sự hoặc người đại
diện hợp pháp của đương sự trình bày ý kiến của mình về những nội dung
tranh chấp và đề xuất những vấn đề cần hòa giải. Thẩm phán xác định những
vấn đề các bên đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất và yêu cầu các
bên đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất
(khoản 3, 4 Điều 185a BLTTDS). Trong quá trình hòa giải, Thẩm phán giải
thích luật để các đương sự nắm rõ quyền và nghĩa vụ tố tụng, pháp luật có liên
quan đến tranh chấp, giải thích những vướng mắc trong tâm tư tình cảm của
họ. Hòa giải là cơ hội để các bên có thể biết được mong muốn của bên kia,
được tiếp xúc với các chứng cứ, tài liệu mà mỗi bên đang nắm giữ.
2.1.3.3. Bảo đảm quyền tham gia phiên toà sơ thẩm dân sự
Để bảo đảm quyền tham gia phiên tòa của các bên, quyết định đưa vụ án
ra xét xử phải được ban hành chậm nhất là bảy ngày trước ngày mở phiên tòa,
đảm bảo đầy đủ các nội dung theo khoản 1 Điều 195 BLTTDS và phải được
gửi ngay cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp. Trên cơ sở quyết định
đưa vụ án ra xét xử, Tòa án làm giấy triệu tập những người tham gia tố tụng,
đương sự có cơ sở xem xét việc yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng,
người giám định, người phiên dịch và chủ động chuẩn bị chứng cứ, tài liệu,
tâm lý, thu xếp công việc tham gia phiên tòa theo đúng lịch xét xử của Tòa án.
Trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng vì sự kiện bất khả kháng không
thể tham gia phiên tòa mà Toà án không nhận được thông báo từ phía đương
sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nên vẫn tiến hành
xét xử vụ án vắng mặt họ, nếu bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực
pháp luật thì đương sự có quyền khiếu nại đến Tòa án [23].
Phiên tòa là nơi mà những người tiến hành tố tụng cũng như những
người tham gia tố tụng tập trung trí tuệ cao độ, xử lý các tình huống linh hoạt,
34
nhanh chóng, đúng pháp luật. Tại phiên tòa đương sự được trực tiếp trình bày
yêu cầu, đưa ra những chứng cứ, lập luận làm rõ sự thật khách quan của vụ án,
bảo vệ yêu cầu của mình và phản bác yêu cầu của đối phương. Về nguyên tắc
phiên tòa với sự có mặt của tất cả những người tham gia tố tụng, Tòa án có
nghĩa vụ triệu tập hợp lệ tất cả họ tham gia phiên tòa sơ thẩm. Tòa án chỉ xử
vắng mặt khi có căn cứ do luật định (Điều 199, 202 BLTTDS, hướng dẫn tại
Điều 28 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP) và khi đó lời khai, tài liệu, chứng
cứ của người vắng mặt phải được công bố công khai.
Trong trường hợp phải hoãn phiên tòa HĐXX phải ra quyết định nêu rõ
thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa. Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không
quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa, đảm bảo đủ thời
gian để Tòa án triệu tập những người tham gia tố tụng đến tham gia phiên tòa
[26,tr.55-56]. Quyết định hoãn phiên tòa phải được thông báo công khai cho
những người tham gia tố tụng biết, nếu có người vắng mặt thì Tòa án gửi ngay
cho họ quyết định đó, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu hết thời
hạn hoãn phiên tòa mà Tòa án không thể mở lại phiên tòa đúng thời gian, địa
điểm ghi trong quyết định thì Tòa án phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát
cùng cấp và những người tham gia tố tụng biết về thời gian, địa điểm mở lại
phiên tòa, đảm bảo quyền tham gia tranh tụng của các chủ thể.
2.1.3.4. Bảo đảm quyền trình bày, quyền đưa ra câu hỏi, quyền tranh
tụng của đương sự tại phiên tòa
Bắt đầu phiên tòa, khi có yêu cầu của các đương sự cũng như những
người tham gia tố tụng khác đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người
giám định, người phiên dịch; yêu cầu hoãn phiên tòa khi có người tham gia tố
tụng vắng mặt, HĐXX phải xem xét và giải quyết (Điều 214, 215 BLTTDS).
Tại phiên tòa, đương sự có quyền trình bày yêu cầu, đề nghị của mình
và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp
35
(Điều 221 BLTTDS). HĐXX phải lắng nghe và đảm bảo tất cả các bên đương
sự đều có cơ hội trình bày, đưa ra chứng cứ, lý lẽ, lập luận với phía bên kia
một cách bình đẳng, khách quan. Điều đó đòi hỏi sự công tâm của chính những
người tiến hành tố tụng nhằm bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự.
Đương sự có quyền đưa ra câu hỏi khi được phép của Tòa án hoặc được
đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác, tạo sự chủ động hơn cho
đương sự (điểm o khoản 2 Điều 58 BLTTDS). Sau khi nghe xong lời trình bày
của đương sự, việc hỏi nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan, người làm chứng về từng vấn đề được thực hiện theo thứ tự chủ tọa
phiên tòa hỏi trước đến Hội thẩm nhân dân, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự, đương sự và những người tham gia tố tụng khác (Điều 222
BLTTDS). Phạm vi hỏi tập trung vào những vấn đề mà các bên trình bày chưa
rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với lời khai trước đó, mâu thuẫn
với lời trình bày của các đương sự khác tránh trường hợp đặt câu hỏi không
liên quan, không rõ ý. Thủ tục hỏi kết thúc khi đối tượng chứng minh trong vụ
án được xác định đầy đủ, tình tiết liên quan đến vụ án được làm rõ. Khi được
hỏi các đương sự có thể tự mình trả lời hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của họ trả lời thay và sau đó họ bổ sung.
Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án bảo đảm để các bên đương sự,
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh
luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Điều 23a BLTTDS).
Bên cạnh đó các quy định tại Điều 58, 232, 233, 234, 235 BLTTDS cũng tạo
hành lang pháp lý bảo vệ quyền tranh tụng của đương sự trong TTDS. Đương
sự có quyền đưa ra chứng cứ, cơ sở pháp lý bảo vệ những luận điểm của mình;
đánh giá chứng cứ, bác bỏ những lập luận của đương sự khác và đề xuất hướng
giải quyết vụ án với Tòa án. Tính dân chủ, minh bạch, chính xác trong phán
quyết của Tòa án cũng từ đây mà hình thành và được tôn trọng.
36
Pháp luật quy định cụ thể trình tự phát biểu khi tranh luận (Điều 232,
234 BLTTDS). Khi phát biểu về đánh giá chứng cứ, đề xuất quan điểm của
mình về việc giải quyết vụ án, người tham gia tranh luận phải căn cứ vào tài
liệu, chứng cứ đã thu thập được và đã được xem xét, kiểm tra tại phiên tòa
cũng như kết quả việc hỏi tại phiên tòa. Bởi quan điểm của các chủ thể tranh
luận chỉ có sức thuyết phục khi nó được đặt nền móng bởi các chứng cứ có
trong hồ sơ vụ án được đưa ra thẩm định tại phiên tòa. Người tham gia tranh
luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. Chủ tọa phiên tòa không được
hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện để người tham gia tranh luận trình
bày hết ý kiến (Điều 233 BLTTDS). Qua tranh luận nếu có tình tiết của vụ án
chưa được sáng tỏ, HĐXX trở lại việc hỏi và tiếp tục tranh luận (Điều 235
BLTTDS). Tại phiên tòa sơ thẩm, các bên đương sự có quyền bổ sung chứng
cứ để chứng minh cho yêu cầu (khoản 3 Điều 221 BLTTDS), có quyền yêu
cầu HĐXX nghe hoặc xem băng ghi âm, đĩa ghi hình; xem xét vật chứng; kết
luận giám định; yêu cầu giám định lại hoặc giám định bổ sung.
Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp
xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong
quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, HĐXX; việc chấp hành pháp luật
của người tham gia TTDS kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm
HĐXX nghị án (khoản 1 Điều 234 BLTTDS). Điều đó cho thấy tính dân chủ,
khách quan, bình đẳng khi tham gia tố tụng của Viện kiểm sát đồng thời đảm
bảo quá trình tranh tụng của đương sự được tuân thủ đúng pháp luật.
Các quy định về thủ tục hỏi, tranh luận khá cụ thể tạo điều kiện tối đa để
các bên tự biện luận, chứng minh cho yêu cầu của mình bằng những chứng cứ,
lý lẽ mà họ phân tích, đánh giá công khai tại phiên tòa, qua đó, HĐXX củng cố
hồ sơ vụ án, nhanh chóng tìm ra sự thật để có phán quyết đúng đắn.
2.1.4. Trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm thực hiện tranh tụng
Tòa án bảo đảm thực hiện tranh tụng ở cả cấp sơ thẩm và phúc thẩm.
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc
Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc

More Related Content

Similar to Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc

NHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdf
NHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdfNHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdf
NHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
Tranh tụng trong TTDS Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tranh tụng trong TTDS Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễnTranh tụng trong TTDS Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tranh tụng trong TTDS Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễnanh hieu
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tranh tụng trong TTDS Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tranh tụng trong TTDS Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễnTranh tụng trong TTDS Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tranh tụng trong TTDS Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễnhieu anh
 
Tranh tụng trong tố tụng dân sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tranh tụng trong tố tụng dân sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễnTranh tụng trong tố tụng dân sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tranh tụng trong tố tụng dân sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễnluanvantrust
 

Similar to Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc (20)

NHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdf
NHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdfNHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdf
NHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdf
 
Luận Văn Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, 9 Điểm
Luận Văn Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, 9 ĐiểmLuận Văn Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, 9 Điểm
Luận Văn Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, 9 Điểm
 
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.docThời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
 
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.docThời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
 
Đề tài: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sự, HAY
Đề tài: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sự, HAYĐề tài: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sự, HAY
Đề tài: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sự
Luận văn: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sựLuận văn: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sự
Luận văn: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sự
 
Tranh tụng trong TTDS Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tranh tụng trong TTDS Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễnTranh tụng trong TTDS Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tranh tụng trong TTDS Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự theo quy định của luật, HAY
Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự theo quy định của luật, HAYViện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự theo quy định của luật, HAY
Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự theo quy định của luật, HAY
 
Luận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOT
Luận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOTLuận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOT
Luận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOT
 
Luận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOT
 
thẩm phán, hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.doc
thẩm phán, hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.docthẩm phán, hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.doc
thẩm phán, hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.doc
 
Thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên tòa dân sự sơ thẩm.doc
Thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên tòa dân sự sơ thẩm.docThủ tục hỏi và tranh luận tại phiên tòa dân sự sơ thẩm.doc
Thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên tòa dân sự sơ thẩm.doc
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
 
Tranh tụng trong TTDS Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tranh tụng trong TTDS Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễnTranh tụng trong TTDS Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tranh tụng trong TTDS Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sựLuận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
 
Luận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
Luận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAYLuận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
Luận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
 
Tranh tụng trong tố tụng dân sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tranh tụng trong tố tụng dân sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễnTranh tụng trong tố tụng dân sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tranh tụng trong tố tụng dân sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Chế định giải quyết việc dân sự trong pháp luật, HAY
Luận văn: Chế định giải quyết việc dân sự trong pháp luật, HAYLuận văn: Chế định giải quyết việc dân sự trong pháp luật, HAY
Luận văn: Chế định giải quyết việc dân sự trong pháp luật, HAY
 
Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm
Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩmThẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm
Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm
 
Luận văn: Độc lập tư pháp và bảo đảm quyền con người, HAY
Luận văn: Độc lập tư pháp và bảo đảm quyền con người, HAYLuận văn: Độc lập tư pháp và bảo đảm quyền con người, HAY
Luận văn: Độc lập tư pháp và bảo đảm quyền con người, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 

Bảo Đảm Tranh Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HAY.doc

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ĐOÀN THỊ XUÂN SON BẢO ĐẢM TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự MÃ SỐ : 60.38.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngườihướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN CÔNG BÌNH Hà Nội - 2015
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đoàn Thị Xuân Son
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận văn, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ các thầy giáo, cô giáo và gia đình, bạn bè. Em xin gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Công Bình đang công tác tại Trường Trung cấp Luật Tây Bắc, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn Khoa Sau đại học, các thầy giáo, cô giáo bộ môn Luật Tố tụng dân sự cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Luật Hà Nội, đã giành hết tâm huyết truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian em theo học tại Trường. Cảm ơn những người thân, bạn bè luôn sát cánh cổ vũ, động viên em. Mặc dù đã có nhiều cố gắng bằng tất cả nhiệt huyết và năng lực của bản than, nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô và các bạn. Cuối cùng em xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo, kính chúc gia đình, bạn bè luôn dồi dào sức khỏe, thành công, hạnh phúc trong cuộc sống. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Học viên Đoàn Thị Xuân Son
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLTTDS HĐXX TAND TTDS : Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011 : Hội đồng xét xử : Tòa án nhân dân : Tố tụng dân sự
  • 5. MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo đảm tranh tụng trong tố 5 tụng dân sự 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự 5 1.1.1. Khái niệm bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự 5 1.1.2. Ý nghĩa của bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự 7 1.2. Cơ sở quy định bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự 9 1.2.1. Cơ sở lý luận quy định bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự 10 1.2.2. Cơ sở thực tiễn quy định bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự 12 1.3. Các yếu tố quyết định bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự 13 1.3.1. Sự ghi nhận bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự của pháp luật 13 1.3.2. Vai trò của Tòa án khi giải quết vụ án 13 1.3.3. Sự hỗ trợ đương sự tranh tụng của các cá nhân, cơ quan, tổ chức 14 1.3.4. Cơ chế kiểm sát, giám sát hoạt động tranh tụng 15 1.3.5. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa pháp luật 15 1.4. Sơ lược các quy định của pháp luật một số nước về bảo đảm tranh 16 tụng trong tố tụng dân sự 1.4.1. Sơ lược các quy định của pháp luật Vương quốc Anh về bảo đảm 16 tranh tụng trong tố tụng dân sự 1.4.2. Sơ lược các quy định của pháp luật Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về 17 bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự 1.4.3. Sơ lược các quy định của pháp luật Cộng hòa Pháp về bảo đảm 19 tranh tụng trong tố tụng dân sự 1.4.4. Sơ lược các quy định của pháp luật Liên bang Nga về bảo đảm 20 tranh tụng trong tố tụng dân sự 1.4.5. Sơ lược các quy định của pháp luật Nhật Bản về bảo đảm tranh 22 tụng trong tố tụng dân sự
  • 6. Chương 2: Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành 24 về bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự 2.1. Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo đảm tranh 24 tụng tại Tòa án cấp sơ thẩm 2.1.1. Bảo đảm quyền đưa ra yêu cầu và biết yêu cầu, chứng cứ của nhau 25 2.1.2. Bảo đảm quyền thu thập, giao nộp, cung cấp tài liệu, chứng cứ 29 chứng minh để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự 2.1.3. Bảo đảm quyền trình bày, tranh luận và phát biểu quan điểm 32 2.1.4. Trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm thực hiện tranh tụng 36 2.2. Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo đảm tranh 39 tụng tại Tòa án cấp phúc thẩm 2.2.1. Bảo đảm quyền kháng cáo, kháng nghị, quyền thay đổi, bổ sung và 39 rút kháng cáo, kháng nghị 2.2.2. Bảo đảm quyền được Tòa án thông báo hợp lệ các văn bản tố tụng 42 2.2.3. Bảo đảm quyền tham gia phiên tòa phúc thẩm 42 2.2.4. Bảo đảm quyền trình bày, tranh luận và nghị án khách quan 43 Chương 3: Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam 46 về bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự và kiến nghị 3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo đảm 46 tranh tụng trong tố tụng dân sự 3.1.1. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện các quy định của pháp 46 luật Việt Nam về bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự 3.1.2. Những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện các quy định của pháp 47 luật Việt Nam về bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự 3.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện các 51 quy định của pháp luật Việt Nam về bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự 3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tranh tụng trong tố tụng 58 dân sự 3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tranh tụng trong tố tụng 58 dân sự 3.2.2. Kiến nghị thực hiện pháp luật về bảo đảm tranh tụng trong tố tụng 63 dân sự
  • 7. Kết luận 69 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
  • 8. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong xu hướng phát triển và hội nhập, vấn đề an toàn pháp lý, các nguyên tắc bảo đảm tố tụng và vấn đề thời gian trong tố tụng dân sự (TTDS) đặt ra với tất cả hệ thống pháp luật các nước. Mỗi quốc gia lựa chọn cho mình một hướng đi riêng phù hợp với văn hóa đặc thù của dân tộc và những cam kết quốc tế mà quốc gia đó tham gia. Ngay từ những năm đầu xây dựng hệ thống pháp luật Nhà nước ta, khi trình Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 13/SL ngày 24/01/1946, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Trọng Khánh đã nhấn mạnh “bản Bộ không quên rằng, người ngoại quốc khi tới một nước trước khi hoạt động về kinh tế hay làm một việc gì, vẫn tự hỏi luật lệ và Thẩm phán ở nước ấy có đủ minh bạch và công bằng để đảm bảo cho họ không” [18,tr.7]. Xã hội càng dân chủ, tiến bộ thì trách nhiệm bảo hộ của Nhà nước với các quyền và lợi ích của các cá nhân, cơ quan, tổ chức lại càng cao. Trong một thời gian dài, TTDS nước ta quá nặng về xét hỏi, đề cao vai trò độc tôn của Thẩm phán dẫn đến sự lệ thuộc của đương sự vào Tòa án. Trước những ưu điểm không thể phủ nhận của tố tụng tranh tụng, pháp luật nước ta đang có sự tiếp thu những hạt nhân hợp lý của tố tụng tranh tụng và tranh tụng trong tố tụng từng bước được bảo đảm thực hiện theo tinh thần cải cách tư pháp thông qua hoạt động xét xử của Tòa án. Tuy nhiên nội dung này vẫn còn khá mới trong nhận thức của Tòa án cũng như người dân khi tham gia tố tụng do đó khi thực hiện còn nhiều hạn chế. Với mong muốn nâng cao hiệu quả xét xử của Tòa án nhân dân (TAND), bảo đảm tốt nhất quyền tiếp cận công lý của người dân, việc tiếp tục nghiên cứu “Bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự Việt Nam” một cách toàn diện là cần thiết và yêu cầu càng trở nên cấp thiết hơn khi có sự ra đời của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.
  • 9. 2 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Bảo đảm tranh tụng trong TTDS là vấn đề nóng trên nghị trường cải cách tư pháp, thu hút sự quan tâm của đông đảo các chuyên gia, các nhà nghiên cứu pháp luật, với nhiều đề tài, công trình nghiên cứu. Tiêu biểu như luận văn “Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” năm 2002 của TS Nguyễn Thị Thu Hà, luận án “Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam” năm 2006 của TS Nguyễn Công Bình, luận án “Phiên tòa sơ thẩm dân sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” năm 2008 của TS Bùi Thị Huyền. Bên cạnh đó là các đề tài nghiên cứu khoa học, các kỷ yếu hội thảo, giáo trình như đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Tranh tụng trong tố tụng dân sự ở Việt Nam trước yêu cầu của cải cách tư pháp” năm 2011 của Trường Đại học Luật Hà Nội, Kỷ yếu hội thảo “Vấn đề tranh tụng trong tố tụng dân sự” năm 2004 của Viện khoa học pháp lý - Bộ tư pháp, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Về việc thi hành bộ luật tố tụng dân sự” năm 2005 của Trường Đại học Luật Hà Nội, Hội thảo khoa học “Thủ tục tố tụng dân sự một số nước trên thế giới” năm 2013 do Trung tâm luật so sánh - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức, “Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam” năm 2005 của Trường Đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam” năm 2007 của Học viện Tư pháp. Ngoài ra, còn nhiều bài viết của các tác giả khác trên các sách tham khảo như “Luật tố tụng dân sự Việt Nam” năm 1962 của Nguyễn Huy Đẩu, “Tổ chức xét xử vụ án dân sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” năm 2010 của TS Lê Thu Hà; các bài viết trên các tạp chí như “Bàn về vấn đề tranh tụng trong dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự” của Đinh Thị Mai Phương đăng trên Tạp chí dân chủ và pháp luật năm 2004, “Nâng cao chất lượng tranh tụng tại Tòa án, Giải pháp đột phá để Tòa án nhân dân thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ
  • 10. 3 bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” của Trương Hòa Bình đăng trên Tạp chí TAND năm 2013… Nhìn chung, những công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu đề cập đến những vấn đề lý luận về tranh tụng, nguyên tắc tranh tụng (nội dung, phạm vi, chủ thể…) mà chưa tiếp cận một cách trực tiếp và toàn diện về bảo đảm tranh tụng trong TTDS Việt Nam. Trên cơ sở những nguồn tài liệu tham khảo quan trọng đó, tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn, đưa ra các giải pháp bảo đảm tranh tụng trong TTDS vẫn là một đòi hỏi khách quan. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận về bảo đảm tranh tụng trong TTDS, các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo đảm tranh tụng trong TTDS và thực tiễn thực hiện chúng tại các Tòa án. Bảo đảm tranh tụng trong TTDS liên quan đến cả quá trình giải quyết vụ án dân sự nên đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng. Trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản như khái niệm, ý nghĩa, cơ sở và các yếu tố quyết định bảo đảm tranh tụng trong TTDS, các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành về bảo đảm tranh tụng trong TTDS tại Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm mà chủ yếu là các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011 (BLTTDS) và thực tiễn thực hiện tại các Tòa án nước ta những năm gần đây. Ngoài ra, việc nghiên cứu cũng được tiến hành đối với các quy định của pháp luật TTDS một số nước để đối chiếu tham khảo. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Nghiên cứu đề tài luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về Nhà nước và pháp luật. Ngoài ra, việc
  • 11. 4 nghiên cứu luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê v.v… 5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận về bảo đảm tranh tụng trong TTDS, đánh giá đúng thực trạng pháp luật TTDS Việt Nam về bảo đảm tranh tụng trong TTDS, nhận diện được những bất cập và tìm ra các giải pháp khắc phục. Để đạt được mục đích đó, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo đảm tranh tụng trong TTDS, phân tích và đánh giá được thực trạng các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam về bảo đảm tranh tụng trong TTDS và khảo sát thực tiễn thực hiện chúng tại các Tòa án. 6. Ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về bảo đảm tranh tụng trong TTDS như làm phong phú thêm hệ thống tri thức khoa học về TTDS, làm rõ nội dung các quy định của pháp luật TTDS về bảo đảm tranh tụng trong TTDS và đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm tranh tụng trong TTDS. Luận văn là một nguồn tài liệu tham khảo có giá trị đối với công tác đào tạo đại học và sau đại học ngành luật và công tác xét xử giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án các cấp. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự; Chương 2: Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự; Chương 3: Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự và kiến nghị.
  • 12. 5 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1. KHÁI NIỆM VÀ ÝNGHĨA CỦA BẢO ĐẢM TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1.1. Khái niệm bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự Tranh tụng trong tố tụng là một khái niệm khá quen thuộc với các nước theo hệ thống luật án lệ, được biết đến từ thời Hy Lạp cổ đại, sau đó xuất hiện ở La Mã với tên gọi “thủ tục hỏi đáp liên tục”. Theo thời gian, tranh tụng không ngừng phát triển và được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Đó là thành tựu của nền khoa học pháp lý và nền văn minh nhân loại. Với Việt Nam, khái niệm tranh tụng chính thức được ghi nhận từ các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, về công tác xây dựng pháp luật và mới đây nhất là Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. Theo đó, tranh tụng được hiểu không phải là một mô hình tố tụng mà là hoạt động tranh tụng của các bên đương sự. Hiểu một cách đơn giản là kiện tụng [39,tr.1025], một quá trình các bên tranh luận về các yêu cầu, chứng cứ và chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Theo nghĩa khái quát nhất tranh tụng trong TTDS là việc các bên đương sự “đưa ra những chứng cứ, cơ sở pháp lý, lý lẽ của mình để đối đáp, tranh luận với nhau” nhằm chứng minh để bảo vệ quyền lợi của mình trước Tòa án [40,tr.14]. Đó là quá trình làm rõ sự thật khách quan của vụ án dựa trên sự trao đổi chứng cứ, căn cứ pháp lý và lập luận của các bên [17,tr.57] theo những thủ tục do pháp luật TTDS quy định. Tòa án ra phán quyết giải quyết vụ án căn cứ vào kết quả tranh tụng của các chủ thể tố tụng [17,tr.8]. Quá trình tranh tụng được bắt đầu từ khi khởi kiện và kết thúc khi vụ án được giải quyết đúng pháp luật bằng bản án, quyết định của Tòa án [3,tr.1].
  • 13. 6 Tranh tụng trong TTDS có những đặc trưng cơ bản bao gồm: - Đương sự là chủ thể trung tâm của hoạt động tranh tụng; - Khi tranh tụng, các bên đương sự đưa ra, trao đổi về chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý, lập luận, chứng minh bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự; - Tranh tụng được thực hiện từ khi khởi kiện vụ án và kết thúc khi vụ án được giải quyết đúng pháp luật. Tranh tụng rõ nét nhất tại phiên tòa xét xử khi các bên dựa trên các tài liệu, chứng cứ và tư duy pháp lý đưa ra các lập luận bảo vệ quan điểm của mình hoặc phản bác yêu cầu của đối phương; - Phán quyết giải quyết tranh chấp của Tòa án phải dựa trên kết quả tranh tụng công khai của các chủ thể tham gia tố tụng. Như vậy, tranh tụng trong TTDS là việc các bên đương sự đưa ra, trao đổi về chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý, lập luận đối đáp, tranh luận với nhau dựa trên những thủ tục do pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước sự giám sát của Tòa án. Sự tranh tụng chứa đựng trong chính hành vi khởi kiện. Tuy nhiên không thể đồng nhất tranh tụng và khởi kiện, bởi như thế sẽ “không thể hiện được bản chất, nội dung của tranh tụng” [59,tr.1]. Trước yêu cầu hội nhập và cải cách tư pháp tranh tụng cần được xem xét từ khi có hành vi khởi kiện và kết thúc khi Tòa án ra phán quyết đúng pháp luật chứ không đơn thuần dừng lại ở phạm vi tranh luận tại phiên tòa. Tranh tụng là quyền của đương sự trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tuy nhiên khả năng hưởng quyền ấy chỉ trở thành hiện thực khi nó được bảo đảm thực hiện. Bảo đảm hiểu một cách thông thường là “làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được, hoặc có đầy đủ những gì cần thiết” [39,tr.38], là sự hứa chịu trách nhiệm về điều gì, cam đoan giữ được trọn vẹn, làm được đầy đủ [29,tr.30]. Bảo đảm bao hàm cả thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và thực hiện. Trong khoa học pháp lý “bảo đảm là trách nhiệm của một chủ thể phải làm cho quyền, lợi ích của chủ thể bên kia chắc chắn
  • 14. 7 được thực hiện, được giữ gìn, nếu xảy ra thiệt hại thì phải bồi thường” [60,tr.27]. “Bảo đảm” cũng được sử dụng như “đảm bảo”[39,tr.282]. Bảo đảm tranh tụng trong TTDS xuất phát từ trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc tôn trọng và bảo đảm thực hiện các quyền của tụng nhân; đồng thời xuất phát từ chính các bên đương sự dựa trên những kiến thức pháp lý và khả năng thực tế tham gia tranh tụng. Mọi sự nỗ lực của các chủ thể tố tụng đều hướng đến tìm ra chân lý, tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Sự thống nhất đó là kết quả đấu tranh giữa nguyên đơn và bị đơn thông qua hoạt động tranh tụng công khai, dân chủ, thực chất. Bản chất của bảo đảm tranh tụng trong TTDS là làm cho quá trình đưa ra, trao đổi chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý trong suốt quá trình tố tụng được thực hiện có hiệu quả; đương sự có những điều kiện cần thiết chắc chắn thực hiện được quyền tranh tụng, bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp của mình. Do đó xây dựng các tiền đề pháp lý, kinh tế, xã hội để các cá nhân, tổ chức thực hiện được các quyền lợi ích chính đáng đã được pháp luật ghi nhận là rất quan trọng. Trong đó bảo đảm pháp lý được coi là yếu tố cốt lõi, giữ vai trò tác động trực tiếp và mang tính quyết định các bảo đảm khác vừa là nền tảng hình thành vừa tạo môi trường hoàn thiện bảo đảm pháp lý. Từ những vấn đề phân tích ở trên có thể kết luận: “Bảo đảm tranh tụng trong TTDS là làm cho các bên đương sự có đầy đủ những điều kiện cần thiết để chắc chắn thực hiện được quyền tranh tụng của mình trước Tòa án theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ”. 1.1.2. Ý nghĩa của bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự 1.1.2.1. Ý nghĩa chính trị - xã hội Tranh tụng trong TTDS được đảm bảo, quyền lợi hợp pháp của đương sự được bảo vệ, qua đó thực hiện được mục tiêu mà Đảng đã đề ra là “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; chăm lo
  • 15. 8 hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người” [13], không cho phép bất cứ chủ thể nào xâm phạm bất hợp pháp quyền lợi của người khác. Pháp luật là chuẩn mực của sự công bằng, là phương tiện thể hiện sự thương thích giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm cũng chính là bảo vệ quyền con người, bảo đảm pháp chế quốc gia. Tranh tụng trong TTDS được bảo đảm sẽ tăng cường tính dân chủ trong quá trình giải quyết vụ việc của Tòa án. Đương sự được đưa ra, trao đổi, tranh luận công khai bằng các chứng cứ, lý lẽ, lập luận để chứng minh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tòa án xác định sự thật khách quan của vụ án một cách toàn diện để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật. Bảo đảm tranh tụng tạo môi trường bình đẳng giữa các bên đương sự, tạo điều kiện cho các bên được tham gia tranh tụng, thực hiện các quyền TTDS để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Ở đó các đương sự có quyền ngang nhau trong việc sử dụng các phương tiện mà pháp luật cho phép khi tranh tụng trước một Toà án công bằng. Bảo đảm cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia hỗ trợ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự; bảo đảm sự giám sát của công luận, hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát. Bên cạnh đó khi giải quyết tranh chấp, để bảo đảm cho các bên thực hiện được quyền tranh tụng, Tòa án phải giải thích cho các đương sự biết quyền và nghĩa vụ của họ; người đại diện của đương sự, Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý hỗ trợ đương sự trong việc tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Vì vậy các đương sự được giáo dục các kiến thức pháp luật, củng cố lòng tin vào công lý, vào pháp chế xã hội chủ nghĩa. 1.1.2.2. Ý nghĩa pháp lý Quy định của pháp luật về tranh tụng trong TTDS là cơ sở đổi mới tư duy pháp lý theo hướng dân chủ, tiến bộ, ràng buộc trách nhiệm cho các bên khi thực hiện các quan hệ pháp luật TTDS. Đó là sự thay đổi nhận thức từ
  • 16. 9 người tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm cho các bên đương sự bình đẳng tranh tụng trước Tòa án, đối với người tham gia tố tụng là thực hiền quyền tranh tụng một cách thiện chí và có quyền được các chủ thể khác tôn trọng, bảo đảm thực hiện quyền tranh tụng của mình. Bảo đảm tranh tụng trong TTDS là phương tiện để Tòa án giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện, nhanh chóng, chính xác góp phần xây dựng nền tư pháp trong sạch. Khi tranh tụng được sống với đúng bản chất của nó, Tòa án căn cứ vào kết quả tranh tụng ra phán quyết giải quyết tranh chấp đúng pháp luật. Toà án phải thực sự công tâm, tạo mọi điều kiện mà pháp luật cho phép để các bên có thể phát huy tối đa sự chủ động và tích cực tham gia giải quyết vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tòa án bằng quyền lực Nhà nước, đấu tranh với các hành vi vi phạm (buộc chấm dứt hành vi vi phạm, thực hiện nghĩa vụ…) bằng các phán quyết công minh, nhanh chóng một mặt bảo đảm tốt nhất quyền tiếp cận công lý của công dân, tránh việc quyền lợi bị tổn thương mặt khác cho thấy tính hiệu quả, nghiêm minh của pháp luật, khẳng định uy tín của Tòa án trong xã hội. Bằng những phương thức khác nhau, bảo đảm tranh tụng giúp nguyên tắc tranh tụng trong TTDS khi chính thức được quy định có thể tồn tại, hoạt động tranh tụng được hiện thực hóa vì mục tiêu bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của tụng nhân, xây dựng một nền tư pháp dân chủ, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc. 1.2. CƠ SỞ QUY ĐỊNH BẢO ĐẢM TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ Cơ sở là “cái làm nền tảng, trong quan hệ với những cái xây dựng trên đó hoặc dựa trên đó mà tồn tại, phát triển” [39,tr.215]. Cơ sở quy định bảo đảm tranh tụng trong TTDS xuất phát từ những tiền đề lý luận và thực tiễn với tinh thần pháp luật – một bộ phận của kiến trúc thượng tầng phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và hoàn cảnh lịch sử sinh ra nó.
  • 17. 10 1.2.1. Cơ sở lýluận quy định bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự Xuất phát từ quyền được xét xử bình đẳng, công bằng của con người đã được khẳng định trong Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế năm 1948, theo đó “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng” (Điều 7), “mọi người đều có quyền được các Toà án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ bằng các biện pháp hữu hiệu để chống lại những hành vi vi phạm các quyền cơ bản của họ mà đã được hiến pháp hay luật pháp quy định” (Điều 8). Xác định rõ công bằng, bình đẳng, bảo vệ quyền con người là hạt nhân của hoạt động xét xử Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị năm 1966 tiếp tục khẳng định “mọi người đều bình đẳng trước Tòa án, có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án độc lập, vô tư và có thẩm quyền theo luật” (Điều 14). Quyền con người là những giá trị thiêng liêng mà mọi thành viên trong gia đình nhân loại được hưởng và được cộng đồng quốc tế bảo vệ. Khi lựa chọn phát triển theo xu hướng tiến bộ, các quốc gia đều cố gắng phấn đầu vì hạnh phúc của con người do đó yêu cầu bảo vệ quyền con người như một tất yếu khách quan. Đặc biệt với một Nhà nước thượng tôn pháp luật một nguyên tắc rất quan trọng khi xây dựng Nhà nước pháp quyền là “phải bảo đảm sự bảo vệ của pháp luật, mọi công dân phải được phép yêu cầu thực hiện các quyền của mình tại một Tòa án độc lập” - Gerhard Robbers [27,tr.50]. Đây là cơ sở quan trọng quy định bảo đảm tranh tụng trong TTDS Việt Nam. Xác định rõ vị trí chiến lược của công cuộc cải cách tư pháp, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư pháp chỉ rõ “khi xét xử, Toà án phải bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật… phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn
  • 18. 11 và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn quy định”. Nghị quyết 48- NQ/TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 cũng khẳng định “bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại toà làm căn cứ quan trọng để phán quyết bản án”. Không những thế Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 nhấn mạnh khâu đột phá của hoạt động tư pháp là “nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử”. Những đường hướng cải cách tư pháp của Đảng là kim chỉ nam, là động lực thúc đẩy quá trình nghiên cứu về bảo đảm tranh tụng trong tố tụng nói chung và TTDS nói riêng. Đó là hồn cốt, là cái “thần” cần nắm vững mà ứng biến cho linh hoạt, mở ra những định hướng trên con đường nghiên cứu để các quy định về bảo đảm tranh tụng trong TTDS Việt Nam vừa phù hợp chủ trương, đường lối của Đảng vừa hài hòa lòng dân, hiệu quả trong cuộc sống. Bên cạnh đó mối quan hệ khăng khít giữa Nhà nước (công nhận các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân) và công dân (làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước) là không thể phủ nhận. “Con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” [9,tr.11] là chủ thể của mọi quan hệ xã hội, do đó con người và hạnh phúc của con người luôn phải là trung tâm của sự phát triển xã hội. Việc Nhà nước thừa nhận các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân thể hiện sự tôn trọng cần thiết đối với quyền, lợi ích của các chủ thể, góp phần ổn định các quan hệ xã hội, tạo động lực cho xã hội phát triển. “Làm cho mỗi người quan tâm tới lợi ích chính đáng của mình, lấy đó làm động lực trực tiếp thúc đẩy hoạt động của họ sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình xây dựng xã hội mới” [12,tr.139]. Nhưng nếu Nhà nước mới chỉ công nhận thì chưa đủ, chưa chắc chắn thực hiện quyền trên thực tế mà đòi hỏi kèm theo đó là sự bảo đảm
  • 19. 12 cho quyền đó được thực thi. Công nhận và bảo đảm thi hành có sự gắn kết chặt chẽ không thể tách rời, nếu thiếu một trong hai yếu tố thì quy định sẽ bị giảm ý nghĩa, thậm chí là không còn ý nghĩa [2,tr.41]. Vì vậy quyền tranh tụng trong TTDS chỉ phát huy giá trị khi được pháp luật quy định và bảo đảm cho việc thực hiện quyền đó. 1.2.2. Cơ sở thực tiễn quy định bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự Trong nền kinh tế thị trường, các giao lưu dân sự phát triển mạnh mẽ, những tranh chấp dân sự không ngừng gia tăng và phức tạp. Nhiều vụ tranh chấp, khi được giải quyết tại Tòa án tính dân chủ không được đảm bảo, hoạt động tranh tụng không có hoặc có nhưng chỉ mang tính hình thức, câu nệ ảnh hưởng lớn đến chất lượng các phán quyết của Tòa án, không đảm bảo được quyền lợi của đương sự. Quy định bảo đảm tranh tụng trong TTDS ràng buộc trách nhiệm với Thẩm phán, Thư ký phiên tòa, Hội thẩm nhân dân… khi xét xử phải độc lập và tuân theo pháp luật, không xâm phạm quyền của đương sự. Tuy nhiên khi tham gia tố tụng, không phải đương sự nào cũng có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện tốt nhất các quyền TTDS bảo vệ lợi ích chính đáng cho bản thân. Đặc biệt với đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, họ cần có người đại điện tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi cho họ hoặc với đương sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế rất cần sự hỗ trợ pháp lý từ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Không những thế đương sự còn gặp khó khăn khi thu thập chứng cứ từ người thứ ba hoặc chứng cứ mà đương sự đối lập sở hữu. Vì vậy mà cần thiết quy định bảo đảm tranh tụng trong TTDS để ràng buộc trách nhiệm pháp lý với các chủ thể nói chung phải tạo điều kiện cho đương sự thực hiện quyền tranh tụng, tạo sự bình đẳng trong tố tụng, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của đương sự. Ngoài ra, về công tác xét xử của Tòa án, Hiến pháp năm 2013 khẳng định “nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” (khoản 5 Điều 103),
  • 20. 13 Luật tổ chức TAND năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 01/6/2015) quy định “Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho những người tham gia tố tụng thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử” (Điều 13). Như vậy lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, bảo đảm tranh tụng trong xét xử được ghi nhận thành một nguyên tắc, đó là một bước tiến lớn mở ra không gian hiến định mới khi xây dựng pháp luật, là cơ sở pháp lý quy định bảo đảm tranh tụng trong TTDS Việt Nam. 1.3. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH BẢO ĐẢM TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.3.1. Sự ghi nhận bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự của pháp luật Pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội và bảo đảm cho các quyền của con người được thực hiện. Nhất quán với nguyên tắc tất cả vì sự tự do và hạnh phúc của nhân dân, đảm bảo cho người dân có quyền sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Nhà nước ta không ngừng hoàn thiện pháp luật, bảo đảm tốt nhất quyền tố tụng của tụng nhân. Bảo đảm thực hiện quyền tranh tụng của đương sự phải gắn liền với sự điều chỉnh của pháp luật. Hiệu quả của bảo đảm tranh tụng trong TTDS một phần được quyết định bởi các quy định về trình tự thủ tục, nội dung, hình thức và cách thức thực hiện các quyền TTDS của đương sự như quyền cung cấp chứng cứ, đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ, tranh luận tại phiên tòa, quyền nhờ người khác bảo vệ v.v từ khi khởi kiện vụ án đến chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Như vậy quy định của pháp luật là hành lang pháp lý xác định trách nhiệm của Nhà nước trên các phương diện tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền tranh tụng trong TTDS. 1.3.2. Vai trò của Tòa án khi giải quyết vụ án Để bảo đảm tranh tụng trong TTDS, trách nhiệm trước tiên thuộc về Tòa án mà đặc biệt là Thẩm phán giải quyết vụ án. Tòa án có trách nhiệm bảo
  • 21. 14 đảm cho các đương sự thực hiện quyền tranh tụng bình đẳng, công khai, đúng pháp luật. Tòa án bảo đảm cho các đương sự tham gia tranh tụng theo đó mọi đương sự đều được bảo đảm bình đẳng trong việc đưa ra yêu cầu, bổ sung yêu cầu, cung cấp chứng cứ, căn cứ pháp lý, lập luận chứng minh, có quyền đề nghị Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ. Tòa án là cơ quan tư pháp nhân danh quyền lực Nhà nước, bắt buộc phải tôn trọng và bảo đảm thực thi quyền của đương sự, không có bất kỳ sự phân biệt, định kiến, coi nhẹ ý kiến, lập luận, chứng cứ do bất kỳ bên đương sự nào cung cấp [16,tr.31]. Thẩm phán có trách nhiệm kiểm tra, giám sát đương sự thực hiện đúng nguyên tắc tranh tụng, đôn đốc, giúp đỡ đương sự thực hiện quyền tranh tụng của mình. Bảo đảm cho đương sự cùng những người tham gia tố tụng khác nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình, tạo điều kiện cho đương sự có đủ thời gian để thu thập, tìm hiểu các tình tiết của vụ kiện, các chứng cứ, căn cứ pháp lý của đối phương để có đủ cơ sở vững trãi khi tham gia tranh tụng. 1.3.3. Sự hỗ trợ đương sự tranh tụng của các cá nhân, cơ quan, tổ chức Các đương sự có quyền đưa ra các chứng cứ, lập luận, tranh luận… để bảo vệ quyền lợi của chính mình. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp họ cần có người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hỗ trợ khi tranh tụng, đặc biệt là vai trò của Luật sư trong việc tư vấn, hướng dẫn cho đương sự nên làm thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất trước Tòa án. Tại phiên tòa, bằng sự am hiểu pháp luật với kinh nghiệm tham gia tố tụng và khả năng hùng biện, những lý lẽ, căn cứ pháp lý, lập luận sắc nét của họ giúp Tòa án đánh giá toàn diện vụ án. Hiệu quả của hoạt động tranh tụng phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả tranh tụng của Luật sư tại phiên tòa [17,tr.156]. Người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng với vai trò đặc biệt quan trọng, giúp đương sự khắc phục những nhận thức không đầy đủ về pháp luật, đem đến sự tự tin, tạo thế cân
  • 22. 15 bằng giữa các bên đồng thời đảm bảo sự chế ước hữu hiệu với Tòa án. Bởi Luật sư như một “địch thủ trời sinh” với người tiến hành tố tụng [17,tr.151], họ không có quyền lợi bị ảnh hưởng từ các phán quyết của Toà án nhưng họ bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người có quyền và lợi ích bị ảnh hưởng bởi các phán quyết đó. Nếu coi “trật tự pháp luật là vòng tròn thì cả Luật sư, Kiểm sát viên, Tòa án đều đứng ở trong đó, nhưng Viện kiểm sát và Tòa án đứng về phía Nhà nước còn Luật sư đứng về phía khách hàng” [49,tr.26]. Ngoài ra, các cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ hỗ trợ khi đương sự cần thu thập chúng để bảo vệ quyền lợi của mình. 1.3.4. Cơ chế kiểm sát, giám sát hoạt động tranh tụng Việc giải quyết tranh chấp của Tòa án dễ mắc phải những sai lầm, lạm quyền, thiếu công bằng, xâm phạm quyền của đương sự. Vì vậy Viện kiểm sát tham gia phiên tòa trong một số trường hợp nhất định kiểm sát hoạt động tuân thủ pháp luật trong quá trình giải quyết của Tòa án, phát hiện những hành vi xâm phạm quyền của đương sự và có những biện pháp ngăn chặn kịp thời tạo môi trường tố tụng an toàn, bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự. Sự giám sát của công luận (nhân dân, báo chí tham dự phiên tòa) với các hoạt động TTDS của Tòa án qua đó lên án, ngăn chặn kịp thời những sai sót, lệch lạc của bất kỳ một chủ thể nào trong các hoạt động tố tụng kể cả từ phía Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý. Cộng thêm sự giám sát của các cơ quan đại diện nhân dân cùng cấp (Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc) thông qua việc nghe báo cáo hàng năm của Tòa án các cấp bảo đảm cho các chủ thể tố tụng đều phải tuân thủ pháp luật, bảo đảm tốt nhất quyền của đương sự. 1.3.5. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa pháp luật Đời sống vật chất có tính quyết định đến việc hiện thực hóa quyền tranh tụng trong TTDS của đương sự. Tuy vậy không có nghĩa kinh tế chưa phát triển thì tranh tụng chưa được ghi nhận và đảm bảo vì nâng cao chất
  • 23. 16 lượng tranh tụng là một quá trình bền bỉ lâu dài. Kinh tế - xã hội phát triển bền vững, pháp luật sẽ được chú trọng hoàn thiện hơn, ý thức pháp luật của nhân dân được nâng cao, hoạt động trợ giúp pháp lý được đẩy mạnh. Tòa án được đảm bảo về số và chất lượng cán bộ, công chức, được trang bị phương tiện âm thanh, hình ảnh hiện đại phục vụ tốt cho hoạt động tranh tụng. Bên cạnh đó văn hóa pháp luật cũng tác động nhất định đến hiệu quả tranh tụng của đương sự. Sự kết hợp hài hòa giữa sự kiến thức pháp luật, sự tôn trọng, lòng tin vào pháp luật cùng các kỹ năng, nghệ thuật sử dụng pháp luật giúp Thẩm phán, Thư ký tòa án, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên làm việc tích cực, sáng tạo; đối với đương sự, Luật sư, người đại diện của đương sự, những người tham gia phiên tòa khác nhận thức rõ vị trí của mình từ đó có những hành xử có văn hóa. Điều đó trước nhất là tôn trọng, thực hiện quyền của chính mình và bảo đảm thực hiện quyền của người khác. Khi người dân làm chủ xã hội, họ có quyền được Nhà nước tôn trọng quyền nhưng phải có năng lực, văn hóa pháp lý để thực hiện và bảo vệ quyền của mình. 1.4. SƠ LƯỢC CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ BẢO ĐẢM TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.4.1. Sơ lược các quy định của pháp luật Vương quốc Anh về bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự Theo pháp luật Vương quốc Anh (Anh) khi có yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, nguyên đơn gửi đơn khởi kiện trình bày vắn tắt các tình tiết cơ bản của vụ kiện kèm theo một bản chi tiết nêu các yêu cầu với Tòa án. Đơn kiện của nguyên đơn được tống đạt đến bị đơn. Nếu bị đơn không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn có quyền gửi văn bản biện hộ, hai bên tiếp tục trao đổi các biên bản bảo vệ. Chứng cứ của vụ việc do Luật sư các bên thu thập hoặc dưới sự trợ giúp của Tòa án buộc đối phương phải trả lời, tuyên thệ, đối chất và làm sáng tỏ các nội dung, đưa ra những tài liệu. Mỗi tài liệu các bên
  • 24. 17 nộp cho Tòa án phải cam kết tính xác thực cao của thông tin. Pháp luật cũng quy định chế tài khi các bên không thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, không trả lời yêu cầu của đương sự bên kia, Thẩm phán hoàn toàn giải quyết vụ việc theo chứng cứ của bên đương sự đã xuất trình trước Tòa án. Trước phiên tòa, pháp luật Anh quy định thủ tục tiền tố tụng, khuyến khích các bên thỏa thuận vụ kiện, xác định những vấn đề còn mâu thuẫn, những chứng cứ không thống nhất, những người cần được triệu tập đến Tòa án, những vấn đề sẽ tranh tụng tại phiên tòa. Tại phiên tòa, Thẩm phán khai mạc và giới thiệu tóm tắt nội dung được tranh tụng, Luật sư các bên nêu tuyên bố và xuất trình chứng cứ, nhân chứng. Các Luật sư có quyền kiểm tra, chất vấn nhân chứng của nhau [54,tr.478]. Thẩm phán có quyền bác bỏ yêu cầu hoặc đối thoại trực tiếp với Luật sư các bên nhằm làm rõ một số vấn đề song không phải thẩm vấn họ, buộc nhân chứng phải trả lời câu hỏi của các bên. Pháp luật Anh quy định thủ tục tiền tố tụng, nghĩa vụ tiết lộ chứng cứ đảm bảo quyền được biết yêu cầu, chứng cứ mỗi bên. Tại phiên tòa Thẩm phán với vai trò trọng tài đảm bảo thực hiện quyền tranh tụng của đương sự, các bên được chủ động trình bày, tranh luận để bảo vệ quyền lợi ích của mình. 1.4.2. Sơ lược các quy định của pháp luật Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự Pháp luật Hoa Kỳ quy định sau khi nộp đơn khởi kiện tại Tòa án (đơn phải nêu rõ người bị kiện, tình tiết cơ bản của vụ kiện, căn cứ khởi kiện và các yêu cầu), nguyên đơn tống đạt văn bản khởi kiện cho bị đơn gồm bản sao đơn khởi kiện, thông báo của Tòa án yêu cầu bị đơn có văn bản trả lời và có mặt trước Tòa để bảo vệ quyền lợi. Văn bản trả lời của bị đơn có thể chấp nhận yêu cầu hay bác bỏ các tình tiết không đúng; cần nguyên đơn giải thích thêm; hoặc đưa ra căn cứ miễn trừ trách nhiệm cho bị đơn. Trong quá trình tố tụng, các bên được quyền sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, văn bản trả lời.
  • 25. 18 Các bên đương sự tự thu thập chứng cứ, có quyền tự mình yêu cầu người đang nắm giữ các tài liệu, chứng cứ cung cấp cho mình, yêu cầu bị đơn cho xem các tài liệu nếu họ muốn thẩm tra các tài liệu, văn bản (bản vẽ, biểu đồ, ảnh), lấy lời khai người làm chứng… Nếu bên được yêu cầu không thực hiện, Thẩm phán ban hành lệnh buộc người từ chối phải cung cấp chứng cứ và chịu các chế tài; nếu chứng cứ của vụ án chưa đầy đủ, Thẩm phán yêu cầu đương sự bổ sung hoặc cho các bên đối chất. Tòa án kiểm soát việc thu thập chứng cứ và hạn chế yêu cầu cung cấp thông tin với những thông tin bí mật hoặc yêu cầu gây phiền phức, tốn kém quá lớn cho bên được yêu cầu [8]. Ngay khi bắt đầu vụ án, Thẩm phán mở phiên họp với Luật sư các bên, đưa ra thời hạn bổ sung đơn kiện, gửi bản trả lời, cung cấp chứng cứ. Trước phiên tòa tranh tụng, các bên phải gặp nhau theo lệnh của Tòa án thống nhất chứng cứ, những vấn đề không thể tranh cãi, được công khai danh sách các nhân chứng, tài liệu sẽ xuất trình trước Tòa án, cố gắng giải quyết vụ kiện. Tại phiên tòa các đương sự có quyền lựa chọn sự tham gia của Bồi thẩm đoàn. Luật sư các bên tuyên bố xác định tư cách tham gia tố tụng, tóm tắt nội dung vụ kiện, tóm tắt các yêu cầu, chứng cứ sẽ xuất trình. Người làm chứng khai báo và các bên xuất trình chứng cứ chứng minh. Luật sư các bên có quyền đối chất nhân chứng của nhau. Các bên căn cứ vào các sự việc thực tế có bằng chứng chứng minh, liên tục đưa ra lập luận “bác bỏ và phản bác” chứng cứ đối phương có thể cho đến khi không còn bằng chứng nào. Kết thúc tranh luận các bên giải thích vì sao Bồi thẩm đoàn nên chấp nhận yêu cầu của họ và kết luận của Bồi thẩm đoàn phải dựa trên sự vượt trội, sức thuyết phục của bằng chứng. Sau phiên tòa, bên đương sự cho rằng phán quyết của Tòa án là không đúng có thể đệ trình một kiến nghị lên Thẩm phán. Nếu có sai sót khi áp dụng pháp luật trong tố tụng và Thẩm phán không chấp nhận kiến nghị sau phiên xử, các bên có quyền kháng án lên một tòa án cấp cao hơn.
  • 26. 19 1.4.3. Sơ lược các quy định của pháp luật Cộng hòa Pháp về bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự Tranh tụng đã sớm được ghi nhận trong BLTTDS của Cộng hòa Pháp (Pháp) mặc dù Pháp là quốc gia hình mẫu của tố tụng xét hỏi. Theo đó các đương sự tham gia tố tụng có nghĩa vụ tôn trọng Tòa án đồng thời có quyền trình bày yêu cầu để Thẩm phán xem xét, bên bị kiện có quyền tranh luận yêu cầu do bên kia đưa ra (Điều 24, 30 BLTTDS Pháp). Đương sự có nghĩa vụ thông báo cho nhau trong một thời gian hợp lý (nếu vi phạm có thể bị phạt tiền) những tình tiết làm cơ sở cho yêu cầu của mình, những chứng cứ và căn cứ pháp luật đã viện dẫn đảm bảo mỗi bên có thể tự tổ chức bảo vệ quyền lợi của mình (Điều 15 BLTTDS Pháp). Các bên được bảo vệ trước những gian lận của đương sự bên kia, trước sự thiếu thận trọng, thiên vị của Thẩm phán. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm sự tham gia tranh tụng của đương sự, “không bên đương sự nào bị xét xử nếu trước đó không được trình bày ý kiến hoặc không được triệu tập” (Điều 14 BLTTDS Pháp). Tòa án theo dõi quá trình trao đổi tài liệu, kết luận của các bên thông qua việc nộp bản sao các kết luận kèm theo chứng từ đã tống đạt mà các bên gửi cho Tòa án đảm bảo mỗi bên đã thông báo những yêu cầu, kết luận của họ với đương sự bên kia. Trong mọi trường hợp, Thẩm phán phải tôn trọng nguyên tắc tranh tụng; phán quyết phải dựa trên những căn cứ, các tài liệu, văn bản giải trình đã được thảo luận theo thể thức tranh tụng (Điều 16 BLTTDS Pháp). Vụ kiện bắt đầu khi nguyên đơn tống đạt cho bị đơn giấy mời ra Tòa do Thừa phát lại lập nêu rõ yêu cầu của nguyên đơn, các tình tiết, sự kiện, căn cứ pháp lý của yêu cầu đó, các tài liệu, chứng cứ chứng minh ban đầu (Điều 56 BLTDS Pháp). Với các vụ việc tại Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng còn chỉ rõ nguyên đơn đã nhờ Luật sư, bị đơn phải có Luật sư trong vòng mười lăm ngày nếu không bản án được tuyên dựa theo chứng cứ của bên nguyên [53,tr12].
  • 27. 20 Thẩm phán có thể quyết định thẩm cứu một sự việc chưa đủ căn cứ chứng minh (Điều 146 BLTDS Pháp) thông qua việc yêu cầu Luật sư các bên giải trình cần thiết về sự việc và pháp luật, các bên phải trao đổi cho nhau quan điểm của mình trong các kết luận đánh giá và tóm tắt quan điểm đó trong kết luận tổng hợp làm căn cứ để tranh luận tại phiên tòa [36,tr16-23]. Kể từ thời điểm kết thúc thẩm cứu, không một bản kết luận, tài liệu nào được chấp nhận. Vụ kiện được xét xử trong khuôn khổ gần nhất với thời điểm kết thúc thẩm cứu tạo điều kiện tốt nhất cho đương sự tranh tụng. Tại phiên tòa, đương sự có quyền tự trình bày ý kiến bảo vệ quyền lợi, Luật sư, Thừa phát lại tham gia phiên tòa không cần chứng minh mình đã được đương sự ủy quyền. Chủ tọa phiên tòa có quyền ngắt lời khi các bên trình bày say sưa hoặc trình bày không mạch lạc, sáng sủa (Điều 441 BLTTDS Pháp). Kết thúc tranh luận, các bên không được xuất trình thêm bất cứ một văn bản nào chứng minh cho nhận định của mình, trừ việc đáp lại ý kiến của Viện công tố và chủ tọa phiên tòa (Điều 445 BLTTDS Pháp). Pháp luật TTDS Pháp đảm bảo mỗi bên có quyền được biết và thảo luận về những yêu cầu, lập luận, chứng cứ do bên kia đưa ra; nghĩa vụ chứng minh, cung cấp chứng cứ thuộc về đương sự, phán quyết của Tòa án chỉ căn cứ vào tài liệu của các bên đương sự được tranh tụng tại phiên tòa. 1.4.4. Sơ lược các quy định của pháp luật Liên bang Nga về bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự Pháp luật TTDS liên bang Nga (Nga) quy định việc xét xử được tiến hành theo nguyên tắc tranh tụng và bình đẳng giữa các bên. Khi có đơn khởi kiện, Thẩm phán xem xét giải quyết việc thụ lý và tống đạt hoặc chuyển cho bị đơn bản sao đơn kiện cùng các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của nguyên đơn và ấn định thời gian để bị đơn xuất trình chứng cứ phản đối yêu cầu của nguyên đơn (Điều 150 BLTTDS Nga).
  • 28. 21 Khi ra quyết định chuẩn bị xét xử Thẩm phán chỉ rõ những hành vi nguyên đơn, bị đơn và những người tham gia tố tụng khác cần thực hiện và thời hạn thực hiện (Điều 147 BLTTDS Nga). Trong quá trình chuẩn bị xét xử, các bên có nghĩa vụ trao đổi bản sao chứng cứ mà dựa vào đó nguyên đơn đưa ra yêu cầu, văn bản phản đối cùng các chứng cứ chứng minh của bị đơn (Điều 149 BLTTDS Nga). Nếu thấy chứng cứ mà đương sự cung cấp chưa đầy đủ, Thẩm phán yêu cầu các bên bổ sung chứng cứ. Phiên tòa sơ bộ được mở để kết luận những hành vi mà các bên đã thực hiện, xác định những tình tiết quan trọng của vụ án, xác định tính đầy đủ của các chứng cứ và ở đó các bên có quyền đưa ra yêu cầu,chứng cứ, lập luận (Điều 152 BLTTDS Nga). Tòa án có trách nhiệm điều khiển quá trình tố tụng một cách độc lập, khách quan, vô tư, giải thích cho những người tham gia tố tụng về quyền và nghĩa vụ của họ, báo trước về hậu quả pháp lý nếu họ không thực hiện hành vi hoặc thực hiện không đúng, giúp đỡ những người tham gia tố tụng trong việc thực hiện quyền của mình, tạo mọi điều kiện để việc nghiên cứu chứng cứ được toàn diện và đầy đủ, áp dụng đúng pháp luật nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án (Điều 12 BLTTDS Nga). Tòa án giữ vai trò, hướng dẫn tranh tụng, quyết định những tình tiết nào có ý nghĩa đối với vụ án, bên nào phải có nghĩa vụ chứng minh những tình tiết đó và những tình tiết nào phải đưa ra xem xét mặc dù các bên không viện dẫn (Điều 56 BLTTDS Nga). Những người tham gia tố tụng tranh luận dựa trên những chứng cứ được Tòa án chấp nhận và được xem xét tại phiên tòa (Điều 191 BLTTDS Nga). Pháp luật Nga cũng quy định các chế tài cụ thể với hành vi cản trở hoạt động tố tụng như quy định bồi thường thiệt hại khi không cung cấp chứng cứ, người có lỗi vi phạm trật tự phiên tòa có thể bị phạt tới mười tháng lương tối thiểu có tác dụng răn đe, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật trong nhân dân góp phần đảm bảo thực hiện quyền tranh tụng của đương sự.
  • 29. 22 1.4.5. Sơ lược các quy định của pháp luật Nhật Bản về bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự Nhật Bản là quốc gia có truyền thống pháp luật dân luật nhưng yếu tố tranh tụng cũng được đảm bảo. Khi nhận được đơn khởi kiện đúng yêu cầu, Tòa án sẽ tống đạt đơn khởi kiện cho bị đơn và chuẩn bị việc tranh tụng bằng lời nói. Trước ngày hẹn tranh tụng, trong khoảng thời gian ấn định các bên phải chuyển cho nhau các bản tóm tắt vụ việc chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, phúc đáp lại đối phương (Điều 162 BLTTDS Nhật Bản). Hai bên sẽ trao đổi cho đến khi chứng cứ, lời khẳng định của các bên được sáng tỏ. Trước phiên tòa tranh tụng, các bên đương sự phải khẳng định các tình tiết cần chứng minh tại tòa (Điều 177 BLTTDS Nhật Bản). Tại phiên tòa, các đương sự hoặc Luật sư trình bày yêu cầu, xuất trình chứng cứ, lập luận, lý lẽ chứng minh cho quyền lợi hợp pháp của mình, phản đối quan điểm của đối phương, các bên không được đưa ra những bằng chứng hoặc lời khẳng định mới. Chứng cứ, người làm chứng của các bên sẽ được kiểm tra, đối chất chéo, Thẩm phán được hỏi ở bất cứ thời điểm nào nếu cần. Ở Nhật vụ kiện được thực hiện qua hàng loạt phiên họp không liên tục. Tại đó Thẩm phán và các bên gặp gỡ, xác định rõ những vấn đề về mặt thực tế và luật pháp của vụ tranh chấp. Đó là các buổi xem xét chứng cứ gồm các bên đương sự cùng nhân chứng, các chuyên gia, Luật sư và Thẩm phán nhằm từng bước thu hẹp những điểm xung đột, cố gắng xúc tiến phiên tòa. Như vậy pháp luật các nước đều có các quy định đảm bảo quyền tranh tụng của đương sự trong TTDS. Các bên được biết yêu cầu, chứng cứ vụ việc thông qua thủ tục tiết lộ tài liệu, trao đổi chứng; Pháp luật Anh, Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản có các phiên họp trước xét xử, phiên tòa sơ bộ thu hẹp các vấn đề tranh tụng tại phiên tòa. Ngoài ra thủ tục chốt hồ sơ ở Pháp, chế tài xử phạt vi phạm nội quy phiên tòa ở Nga là kinh nghiệm quý cho Việt Nam tham khảo.
  • 30. 23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Bảo đảm tranh tụng trong TTDS là làm cho các bên đương sự có đầy đủ những điều kiện cần thiết để chắc chắn thực hiện được quyền tranh tụng của mình trước Tòa án theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Bảo đảm tranh tụng trong TTDS là một yêu cầu tất yếu của hoạt động xét xử vụ án dân sự, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền, bảo đảm quyền con người, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân. Bên cạnh đó còn làm thay đổi nhận thức của các chủ thể tố tụng, là cơ sở để các phán quyết của Tòa án được khách quan, đảm bảo tốt nhất quyền tiếp cận công lý của người dân. Cơ sở quy định bảo đảm tranh tụng trong TTDS là quyền được xét xử công bằng, bình đẳng bởi một Tòa án độc lập, căn cứ vào những định hướng cải cách tư pháp của Đảng ta, xuất phát từ mối quan hệ khăng khít giữa Nhà nước và công dân. Ngoài ra, thực tiễn xét xử của Tòa án và sự tham gia TTDS của các cá nhân, cơ quan, tổ chức cũng đòi hỏi pháp luật cần quy định về bảo đảm quyền tranh tụng trong TTDS. Bảo đảm tranh tụng trong TTDS phụ thuộc vào nhiều yếu tố như các quy định của pháp luật TTDS, vai trò của Tòa án, sự hỗ trợ đương sự tham gia tố tụng, sự giám sát, kiểm sát các hoạt động tố tụng, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa pháp luật. Muốn bảo đảm hiệu quả tranh tụng trong TTDS phải giải quyết được đồng bộ các yếu tố đó. Trên thế giới, pháp luật TTDS của các nước như Vương quốc Anh, Cộng hòa Pháp, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Nhật Bản từ lâu đã có những quy định bảo đảm tranh tụng trong TTDS. Trong đó những quy định về trao đổi chứng cứ, tiết lộ tài liệu, thời hạn cung cấp chứng cứ, thủ tục tiền tố tụng, chế tài xử phạt vi phạm của các nước là những quy định tiến bộ Việt Nam có thể tham khảo khi xây dựng pháp luật.
  • 31. 24 Chương 2: NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO ĐẢM TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ Trong những năm qua, việc xây dựng hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật TTDS nói riêng luôn được Nhà nước ta quan tâm. Với việc ban hành BLTTDS năm 2004, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS cùng các văn bản hướng dẫn thi hành, pháp luật TTDS Việt Nam từng bước hoàn thiện hơn. Mặc dù BLTTDS chưa minh thị nguyên tắc tranh tụng, song đã có nhiều quy định mang sắc thái của tranh tụng [15,tr.295], bước đầu có sự bảo đảm quyền tranh tụng của các bên đương sự, đặc biệt là nguyên tắc bảo đảm quyền tranh luận trong TTDS (Điều 23a BLTTDS) yêu cầu Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án dân sự phải bảo đảm cho các bên đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. 2.1. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO ĐẢM TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM Giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Pháp luật TTDS đã có nhiều quy định bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự tại Tòa án cấp sơ thẩm như các quy định về đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, thông báo thụ lý vụ án của Tòa án, quyền yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (Điều 164, 165, 174, 175, 176, 177 BLTTDS); quy định về chuẩn bị xét xử. Đặc biệt tại phiên tòa sơ thẩm BLTTDS quy định cụ thể về thủ tục hỏi, phạm vi hỏi, thứ tự trình bày, tranh luận, phát biểu của Kiểm sát viên, quy định trở lại việc hỏi và tranh luận (Điều 217, 221, 232, 233, 234, 235, 237) tạo thuận lợi cho các bên tham gia tranh tụng bảo vệ quyền lợi. Bên cạnh đó các quy định về xét xử
  • 32. 25 trong trường hợp đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích của họ vắng mặt tại phiên tòa, quy định về hoãn phiên tòa tại Điều 28, 29 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự bảo đảm quyền tham gia phiên tòa tranh tụng của các bên đương sự. 2.1.1. Bảo đảm quyền đưa ra yêu cầu và biết yêu cầu, chứng cứ của nhau 2.1.1.1. Bảo đảm quyền đưa ra yêu cầu của đương sự - Bảo đảm quyền khởi kiện của nguyên đơn Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải làm đơn khởi kiện theo mẫu với những thông tin cần thiết của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng (nếu có) và những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Kèm theo đơn là những tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp (Điều 164 BLTTDS) tạo thuận lợi khi Tòa án xem xét thụ lý, đương sự chủ động và có trách nhiệm hơn khi thực hiện quyền tranh tụng của mình. Thông qua nội dung đơn khởi kiện, người có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm đã tự mình hoặc thông qua sự hỗ trợ của người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đưa ra các yêu cầu chính đáng cùng các tài liệu, chứng cứ ban đầu chứng minh. Điều đó thực sự ý nghĩa đối với người nghèo, người có công khi được đảm bảo quyền tiếp cận công lý. Sau khi nhận đơn khởi kiện, Toà án phải cấp hoặc gửi giấy báo nhận đơn khởi kiện cho người khởi kiện biết. - Bảo đảm quyền được nêu ý kiến đối với yêu cầu của người khởi kiện Sau khi thụ lý đơn kiện, Thẩm phán được phân công phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý vụ án cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát
  • 33. 26 cùng cấp biết. Văn bản thông báo phải chỉ rõ những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết; danh sách tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện; thời hạn người được thông báo phải có ý kiến bằng văn bản nộp cho Tòa án đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có); hậu quả pháp lý của việc người được thông báo không nộp cho Tòa án văn bản nêu ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện (Điều 174 BLTTDS). Thông báo của Tòa án giúp cho các đương sự khác biết được các thông tin mà nguyên đơn đang sở hữu, là cơ sở để họ chuẩn bị tài liệu, chứng cứ, đưa ra ý kiến phản hồi cho Tòa án và chủ động tham gia tranh tụng, tạo điều kiện cho Viện kiểm sát có thể kiểm sát hồ sơ ngay từ đầu. Do đó, thông báo của Tòa án phải đảm bảo kịp thời và đầy đủ những nội dung cần thiết. Người được Tòa án thông báo việc thụ lý có quyền yêu cầu Tòa án cho xem, ghi chép, sao chụp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện (khoản 2 Điều 175 BLTTDS). Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được thông báo phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có). Đương sự có thể yêu cầu xin gia hạn để có đủ thời gian cân nhắc việc thực hiện quyền. Như vậy bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bắt đầu tranh tụng với nguyên đơn bằng việc đưa ra các lập luận, các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho quan điểm của mình, bác bỏ hay công nhận yêu cầu của nguyên đơn thông qua văn bản ghi ý kiến đối với yêu cầu của nguyên đơn. - Bảo đảm quyền phản tố của bị đơn, quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trước khi Tòa
  • 34. 27 án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Do vậy khi có đơn yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Tòa án cần tiếp nhận và xem xét yêu cầu của họ. Pháp luật giới hạn thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập bảo đảm cho hoạt động bảo vệ quyền của đương sự được thuận lợi, vụ án được giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, tránh trường hợp phải hoãn phiên tòa, kéo dài tố tụng gây tốn kém. - Bảo đảm quyền thỏa thuận, thay đổi, bổ sung, rút yêucầu của đương sự “Trong quá trình giải quyết tranh chấp, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái đạo đức, pháp luật” (Điều 5 BLTTDS). Sự thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu hoặc tự thỏa thuận giải quyết tranh chấp quyết định đến phạm vi tranh tụng của các bên. Tuy nhiên để tránh sự lạm quyền của đương sự và gây bất lợi cho các đương sự khác, quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm chỉ được Hội đồng xét xử (HĐXX) chấp nhận nếu sự thay đổi, bổ sung đó không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu (khoản 1 Điều 218 BLTTDS) được thể hiện trong đơn khởi kiện của nguyên đơn, đơn phản tố của bị đơn, đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. 2.1.1.2. Bảo đảm quyền biết yêu cầu và chứng cứ của nhau - Bảo đảm việc công bố và sử dụng công khai chứng cứ Mọi chứng cứ được công bố và sử dụng công khai như nhau trừ trường hợp liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư…(Điều 97 BLTTDS). Đây là quy định rất tiến bộ, trở thành tư tưởng chỉ đạo chung cho các chủ thể tố tụng, đảm bảo quyền được tiếp cận chứng cứ của những người tham gia tố tụng. Các tài liệu, chứng cứ được nghiên cứu, đánh giá, sử dụng công khai cho thấy sự minh bạch, bình đẳng, khách quan của pháp luật trong việc tạo nền tảng pháp lý cho các bên tham gia tranh tụng.
  • 35. 28 - Bảo đảm quyền được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập Chứng cứ là linh hồn để các bên tham gia tranh tụng. Bảo đảm quyền được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập (điểm đ khoản 2 Điều 58 BLTTDS) là tiền đề quan trọng để các bên có thể thực hiện được quyền tranh tụng. Đương sự có quyền ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ trước khi Toà án mở phiên toà xét xử vụ án. Khi nhận được yêu cầu của các bên đương sự, Tòa án tạo điều kiện cho họ được ghi chép, sao chụp các tài liệu, chứng cứ. Theo đó: “a) Toà án cung cấp cho đương sự những tài liệu, chứng cứ cần ghi chép, sao chụp theo yêu cầu của họ, để họ thực hiện việc ghi chép, sao chụp bằng máy ảnh hoặc phương tiện kỹ thuật khác của họ. Các tài liệu chứng cứ đó phải liên quan đến vụ án, không liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư. Nếu không cung cấp tài liệu nào theo đề nghị của đương sự thì cần nêu rõ lý do. b) Trong trường hợp đương sự không có máy ảnh hoặc phương tiện kỹ thuật khác để tự mình thực hiện việc sao chụp và nhờ Toà án sao chụp giúp, thì tuỳ theo các điều kiện cụ thể, lực lượng cán bộ của Toà án mà có thể sao chụp giúp được thì đương sự phải trả chi phí sao chụp theo quy định chung. Việc sao chụp có thể được thực hiện ngay hoặc có thể trong một thời hạn hợp lý do Toà án ấn định” [21]. Như vậy, ngoài việc được biết danh sách tài liệu, chứng cứ nguyên đơn gửi kèm theo đơn khởi kiện, các đương sự còn có quyền được ghi chép, sao chụp nội dung cụ thể các tài liệu, chứng cứ đó. Ngoài ra, các bên còn có thể biết được yêu cầu, tài liệu, chứng cứ của các đương sự khác thông qua việc lấy lời khai, đối chất, hòa giải của Thẩm phán. Khi được biết trước yêu cầu, chứng cứ của đối phương, các bên sẽ hiểu rõ nội dung tranh chấp và tiến hành
  • 36. 29 thu thập đúng, đủ chứng cứ, là cơ sở để đưa ra các lập luận, phản bác, chứng minh bảo vệ quyền lợi của mình trước Tòa án, qua đó Tòa án nhận định chính xác tính có căn cứ, hợp pháp của các chứng cứ trong vụ kiện. 2.1.2. Bảo đảm quyền thu thập, giao nộp, cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự 2.1.2.1. Bảo đảm quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ và quyền đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ Để có thể tranh tụng được các bên đương sự cần có sự chuẩn bị về tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình hoặc phản đối yêu cầu của người khác. Tuy nhiên nhiều trường hợp chứng cứ liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự do cá nhân, cơ quan, tổ chức khác lưu giữ, quản lý. Bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự, pháp luật vừa quy định trách nhiệm cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm cung cấp chứng cứ khi đương sự có yêu cầu (Điều 7 BLTTDS), mặt khác cũng khẳng định đương sự có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu trữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình (điểm c khoản 2 Điều 58 BLTTDS). Nếu các chủ thể có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho đương sự mà không cung cấp được thì phải có văn bản nêu rõ lý do từ chối. Đó là căn cứ để đương sự chứng minh với Tòa án khi đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ. Khi gặp khó khăn trong việc thu thập chứng cứ, đương sự có quyền đề nghị Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ. “Việc phó thác nghĩa vụ chứng minh cho các đương sự để giải phóng hoàn toàn nghĩa vụ chứng minh cho TAND là một quan niệm không đúng” [48,tr.6]. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án thu thập chứng cứ trong một số trường hợp nhất định quy định tại khoản 2 Điều 85 BLTTDS. Chẳng hạn: Tòa án yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức lưu giữ, quản lý chứng cứ có trách nhiệm cung cấp chứng cứ (Điều 94 BLTTDS). Trong trường hợp đương
  • 37. 30 sự đã sử dụng mọi cách thức và khả năng cho phép để yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ cung cấp chứng cứ mà không được cung cấp, thì có quyền làm đơn yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ (khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP). Nếu bên thứ ba lưu giữ chứng cứ không thi hành quyết định của Tòa án trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ mà không có lý do chính đáng thì có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc bị cưỡng chế thi hành (khoản 1 Điều 389 BLTTDS). Đương sự còn có quyền đề nghị Tòa án trưng cầu giám định, thẩm định giá tài sản và đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với người làm chứng. Tòa án hỗ trợ đương sự thu thập chứng cứ giúp đương sự có đủ chứng cứ tham gia tranh tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó khi nhận được đơn yêu cầu của đương sự về xác minh và thu thập chứng cứ, nếu yêu cầu của đương sự là có cơ sở Tòa án cần áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ, từng bước hoàn thiện hồ sơ vụ án. 2.1.2.2. Bảo đảm quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh Ngay từ khi nộp đơn khởi kiện, về nguyên tắc người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn các tài liệu, chứng cứ để chứng minh họ là người có quyền khởi kiện và yêu cầu của họ là có căn cứ và hợp pháp tránh trường hợp kiện tụng tràn lan. Tuy nhiên, không phải lúc nào người khởi kiện cũng dễ dàng có trong tay đầy đủ các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình ngay từ khi làm đơn khởi kiện. Do đó pháp luật đã tạo thuận lợi cho người khởi kiện trong khi nộp đơn khởi kiện nếu vì lý do khách quan mà không thể nộp ngay đầy đủ các tài liệu, chứng cứ, thì họ nộp trước các tài liệu, chứng cứ ban đầu chứng minh cho việc khởi kiện là có căn cứ. Các tài liệu, chứng cứ khác, người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của Toà án trong quá trình giải quyết vụ án (Điều 6 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP). Tại phiên tòa, các đương sự có quyền xuất trình bổ sung chứng cứ để
  • 38. 31 bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình (khoản 3 Điều 221). Bởi có thể do nhận thức hoặc do yếu tố khách quan mà đương sự không cung cấp được chứng cứ cho Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm do đó pháp luật tạo thuận lợi cho đương sự cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của họ. Không những thế, pháp luật quy định chi tiết về thủ tục giao nộp chứng cứ, trách nhiệm của Tòa án trong việc nhận và bảo quản chứng cứ tạo thuận lợi cho đương sự cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ; bảo đảm giá trị pháp lý của chứng cứ trong quá trình sử dụng. Khi Tòa án tiếp nhận mọi tài liệu, chứng cứ đều phải lập biên bản đảm bảo “tài liệu không bị đánh tráo, giả mạo, sửa chữa, thất lạc hoặc hành vi thủ tiêu tài liệu, chứng cứ” [32,tr.71]. Pháp luật nước ta không giới hạn thời điểm các bên cung cấp chứng cứ với mong muốn bảo vệ được quyền của tụng nhân. Đương sự được quyền cung cấp chứng cứ trong mọi giai đoạn từ khi khởi kiện (khoản 3 Điều 164 BLTTDS), chuẩn bị xét xử sơ thẩm (khoản 1 Điều 175 BLTTDS), xét xử sơ thẩm (khoản 3 Điều 221 BLTTDS), xét xử phúc thẩm (khoản 3 Điều 271 BLTTDS) v.v. Tòa án có trách nhiệm tiếp nhận và đưa vào hồ sơ nghiên cứu, đánh giá, sử dụng. Tòa án đảm bảo đương sự được bình đẳng trong việc cung cấp chứng cứ, không được định kiến trước về giá trị chứng minh của bất kỳ một chứng cứ, tài liệu hay ý kiến của đương sự nào [2,tr.102]. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Tòa án phải giải thích cho đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác biết cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu là có căn cứ và hợp pháp vừa là quyền vừa là nghĩa vụ (khoản 1 Điều 6 BLTTDS); đương sự có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ chứng cứ có trách nhiệm cung cấp chứng cứ; có quyền đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ; có quyền được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập (điểm c, d, đ khoản 2 Điều 58 BLTTDS).
  • 39. 32 Khi yêu cầu đương sự nộp bổ sung chứng cứ, Tòa án hướng dẫn loại tài liệu, chứng cứ có thể lấy từ đâu, cơ quan nào có thể cung cấp để đương sự được thuận lợi trong quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ và tham gia tranh tụng. 2.1.3. Bảo đảm quyền trình bày, tranh luận và phát biểu quan điểm 2.1.3.1. Bảo đảm quyền tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ của đương sự Trong TTDS, đương sự là người đưa ra yêu cầu, là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung tranh chấp, là người biết rõ sự việc và việc xét xử của Tòa án liên quan đến lợi ích của chính họ. Do đó, hoạt động chứng minh tại phiên tòa sơ thẩm trước hết thuộc về các đương sự tùy vào vị trí tham gia tố tụng mà đưa ra các chứng cứ, lập luận chứng minh cho yêu cầu của mình có căn cứ và hợp pháp hoặc phản bác lại yêu cầu của đương sự khác. Để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của đương sự, pháp luật tạo điều kiện cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia hỗ trợ đương sự tranh tụng. Khi có yêu cầu cấp giấy chứng nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, Tòa án cần nhanh chóng giải quyết. Tại phiên tòa, đương sự có quyền nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình, nếu người được đương sự nhờ đáp ứng các điều kiện quy định và việc chấp nhận đó không gây cản trở cho việc xét xử của HĐXX (khoản 4 Điều 18 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP). Tòa án đảm bảo quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án, ghi chép, sao chụp chứng cứ, cung cấp chứng cứ, tranh tụng tại phiên tòa của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Trường hợp đương sự có người đại diện, Tòa án cần tôn trọng và tạo điều kiện để người đại diện có thể thực hiện bảo vệ quyền của đương sự trong thẩm quyền đại diện. 2.1.3.2. Bảo đảm quyền tham gia hoà giải giải quyết vụ án dân sự Trước phiên hòa giải, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện của họ biết về thời gian, địa điểm hòa giải, xác định rõ quan hệ tranh chấp, tư cách tham gia tố tụng của các đương sự, yêu cầu đương sự thu thập
  • 40. 33 những chứng cứ cần thiết. Khi tham gia hòa giải, các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự trình bày ý kiến của mình về những nội dung tranh chấp và đề xuất những vấn đề cần hòa giải. Thẩm phán xác định những vấn đề các bên đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất và yêu cầu các bên đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất (khoản 3, 4 Điều 185a BLTTDS). Trong quá trình hòa giải, Thẩm phán giải thích luật để các đương sự nắm rõ quyền và nghĩa vụ tố tụng, pháp luật có liên quan đến tranh chấp, giải thích những vướng mắc trong tâm tư tình cảm của họ. Hòa giải là cơ hội để các bên có thể biết được mong muốn của bên kia, được tiếp xúc với các chứng cứ, tài liệu mà mỗi bên đang nắm giữ. 2.1.3.3. Bảo đảm quyền tham gia phiên toà sơ thẩm dân sự Để bảo đảm quyền tham gia phiên tòa của các bên, quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được ban hành chậm nhất là bảy ngày trước ngày mở phiên tòa, đảm bảo đầy đủ các nội dung theo khoản 1 Điều 195 BLTTDS và phải được gửi ngay cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp. Trên cơ sở quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án làm giấy triệu tập những người tham gia tố tụng, đương sự có cơ sở xem xét việc yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch và chủ động chuẩn bị chứng cứ, tài liệu, tâm lý, thu xếp công việc tham gia phiên tòa theo đúng lịch xét xử của Tòa án. Trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng vì sự kiện bất khả kháng không thể tham gia phiên tòa mà Toà án không nhận được thông báo từ phía đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nên vẫn tiến hành xét xử vụ án vắng mặt họ, nếu bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự có quyền khiếu nại đến Tòa án [23]. Phiên tòa là nơi mà những người tiến hành tố tụng cũng như những người tham gia tố tụng tập trung trí tuệ cao độ, xử lý các tình huống linh hoạt,
  • 41. 34 nhanh chóng, đúng pháp luật. Tại phiên tòa đương sự được trực tiếp trình bày yêu cầu, đưa ra những chứng cứ, lập luận làm rõ sự thật khách quan của vụ án, bảo vệ yêu cầu của mình và phản bác yêu cầu của đối phương. Về nguyên tắc phiên tòa với sự có mặt của tất cả những người tham gia tố tụng, Tòa án có nghĩa vụ triệu tập hợp lệ tất cả họ tham gia phiên tòa sơ thẩm. Tòa án chỉ xử vắng mặt khi có căn cứ do luật định (Điều 199, 202 BLTTDS, hướng dẫn tại Điều 28 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP) và khi đó lời khai, tài liệu, chứng cứ của người vắng mặt phải được công bố công khai. Trong trường hợp phải hoãn phiên tòa HĐXX phải ra quyết định nêu rõ thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa. Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa, đảm bảo đủ thời gian để Tòa án triệu tập những người tham gia tố tụng đến tham gia phiên tòa [26,tr.55-56]. Quyết định hoãn phiên tòa phải được thông báo công khai cho những người tham gia tố tụng biết, nếu có người vắng mặt thì Tòa án gửi ngay cho họ quyết định đó, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu hết thời hạn hoãn phiên tòa mà Tòa án không thể mở lại phiên tòa đúng thời gian, địa điểm ghi trong quyết định thì Tòa án phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng biết về thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa, đảm bảo quyền tham gia tranh tụng của các chủ thể. 2.1.3.4. Bảo đảm quyền trình bày, quyền đưa ra câu hỏi, quyền tranh tụng của đương sự tại phiên tòa Bắt đầu phiên tòa, khi có yêu cầu của các đương sự cũng như những người tham gia tố tụng khác đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch; yêu cầu hoãn phiên tòa khi có người tham gia tố tụng vắng mặt, HĐXX phải xem xét và giải quyết (Điều 214, 215 BLTTDS). Tại phiên tòa, đương sự có quyền trình bày yêu cầu, đề nghị của mình và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp
  • 42. 35 (Điều 221 BLTTDS). HĐXX phải lắng nghe và đảm bảo tất cả các bên đương sự đều có cơ hội trình bày, đưa ra chứng cứ, lý lẽ, lập luận với phía bên kia một cách bình đẳng, khách quan. Điều đó đòi hỏi sự công tâm của chính những người tiến hành tố tụng nhằm bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự. Đương sự có quyền đưa ra câu hỏi khi được phép của Tòa án hoặc được đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác, tạo sự chủ động hơn cho đương sự (điểm o khoản 2 Điều 58 BLTTDS). Sau khi nghe xong lời trình bày của đương sự, việc hỏi nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng về từng vấn đề được thực hiện theo thứ tự chủ tọa phiên tòa hỏi trước đến Hội thẩm nhân dân, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự và những người tham gia tố tụng khác (Điều 222 BLTTDS). Phạm vi hỏi tập trung vào những vấn đề mà các bên trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với lời khai trước đó, mâu thuẫn với lời trình bày của các đương sự khác tránh trường hợp đặt câu hỏi không liên quan, không rõ ý. Thủ tục hỏi kết thúc khi đối tượng chứng minh trong vụ án được xác định đầy đủ, tình tiết liên quan đến vụ án được làm rõ. Khi được hỏi các đương sự có thể tự mình trả lời hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trả lời thay và sau đó họ bổ sung. Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án bảo đảm để các bên đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Điều 23a BLTTDS). Bên cạnh đó các quy định tại Điều 58, 232, 233, 234, 235 BLTTDS cũng tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền tranh tụng của đương sự trong TTDS. Đương sự có quyền đưa ra chứng cứ, cơ sở pháp lý bảo vệ những luận điểm của mình; đánh giá chứng cứ, bác bỏ những lập luận của đương sự khác và đề xuất hướng giải quyết vụ án với Tòa án. Tính dân chủ, minh bạch, chính xác trong phán quyết của Tòa án cũng từ đây mà hình thành và được tôn trọng.
  • 43. 36 Pháp luật quy định cụ thể trình tự phát biểu khi tranh luận (Điều 232, 234 BLTTDS). Khi phát biểu về đánh giá chứng cứ, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án, người tham gia tranh luận phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và đã được xem xét, kiểm tra tại phiên tòa cũng như kết quả việc hỏi tại phiên tòa. Bởi quan điểm của các chủ thể tranh luận chỉ có sức thuyết phục khi nó được đặt nền móng bởi các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án được đưa ra thẩm định tại phiên tòa. Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện để người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến (Điều 233 BLTTDS). Qua tranh luận nếu có tình tiết của vụ án chưa được sáng tỏ, HĐXX trở lại việc hỏi và tiếp tục tranh luận (Điều 235 BLTTDS). Tại phiên tòa sơ thẩm, các bên đương sự có quyền bổ sung chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu (khoản 3 Điều 221 BLTTDS), có quyền yêu cầu HĐXX nghe hoặc xem băng ghi âm, đĩa ghi hình; xem xét vật chứng; kết luận giám định; yêu cầu giám định lại hoặc giám định bổ sung. Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, HĐXX; việc chấp hành pháp luật của người tham gia TTDS kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm HĐXX nghị án (khoản 1 Điều 234 BLTTDS). Điều đó cho thấy tính dân chủ, khách quan, bình đẳng khi tham gia tố tụng của Viện kiểm sát đồng thời đảm bảo quá trình tranh tụng của đương sự được tuân thủ đúng pháp luật. Các quy định về thủ tục hỏi, tranh luận khá cụ thể tạo điều kiện tối đa để các bên tự biện luận, chứng minh cho yêu cầu của mình bằng những chứng cứ, lý lẽ mà họ phân tích, đánh giá công khai tại phiên tòa, qua đó, HĐXX củng cố hồ sơ vụ án, nhanh chóng tìm ra sự thật để có phán quyết đúng đắn. 2.1.4. Trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm thực hiện tranh tụng Tòa án bảo đảm thực hiện tranh tụng ở cả cấp sơ thẩm và phúc thẩm.