SlideShare a Scribd company logo
1 of 36
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHO A QUẢN TRỊ KINH DO ANH
Lớp Cao học-Đêm 3
Môn:
Chủ đề:
KINH TẾ VĨ MÔ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Bích Dung
TÊN THÀNH VIÊN
1/ Đỗ Thanh Lan
2/ Nguyễn Đức Thái
3/ Nguyễn Hoàng Phúc
4/ Nguyễn Thị Anh Thư
5/ Nguyễn Thị Thanh Thùy
6/ Đàm Thị Cẩm Tú
7/ Lê Đức Thịnh
8/ Lê Ngọc Nhung
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung
TP Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2013
PHẦN 1:TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái quát về tăng trưởng kinh tế
Các khái niệm:
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng
sản phẩm quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu
người (PCI) trong một thời gian nhất định.
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản
phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng
được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định
(thường là một năm tài chính).
Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền
của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong
một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản
phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng.
Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số.
Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổngsản phẩm quốc gia chia cho dân số.
Đo lường tăng trưởng kinh tế
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng 3 tiêuchí sau:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (g)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh
tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:
g = (Yt – Yt-1)/Yt-1 × 100(%)
trong đó Yt-1 và Yt là qui mô sản lượng hay thu nhập của nền kinh tế, và g là tốc
độ tăng trưởng.
Tốc độ tăng trưởng bình quânhàng năm trong một giai đoạn
Nhóm 12 Page 1
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung
n GDPn
g= ( - 1) × 100%
Trong đó GDPn là GDP năm thứ n, GDP0 là GDP của kỳ gốc của giai đoạn 0-n,
n là số năm của giai đoạn 0-n
1.2. Mô hình tăng trưởng kinh tế của Robert Solow và các nhân tố tác động
đến tăng trưởng kinh tế trong mô hình Solow:
Mô hình tăng trưởng kinhtế của Robert Solow
Mô hình Solow chỉ ra sự ảnh hưởng của tiết kiệm, tỷ lệ tăng dân số và tiến bộ
công nghệ đến sự tăng trưởng sản lượng theo thời gian. Mô hình còn xác định những
nguyên nhân gây ra sự khác biệt lớn về mức sống của các nước.
Hàm sản xuất trongmô hìnhSolow: y= f(k)
Phương trình này cho thấy sản lượng của của mỗi công nhân là y (với y=Y/L) là
hàm của khối lượng tư bản tính cho mỗi công nhân là k (với k=K/L). Với đồ thị minh
họa là hình II.1 bên dưới. Đường biểu diễn của hàm số là đường cong dốc lên. Khi tỷ
lệ vốn trên mỗi lao động tăng, sản lượng trên đầu mỗi lao động cũng tăng, song vì sản
phẩm cận của tư bản giảm dần theo vốn nên mức tăng sản lựơng ngày càng giảm khi
có sự gia tăng của vốn trên mỗi lao động. Hàm số này chỉ ra sản lượng bình quân trên
mỗi lao động phụ thuộc vào mức tích luỹ vốn trên mỗi lao động.
Hàm tiêu dùngtrong mô hình Solow:
Nhu cầu về hàng hóa trong mô hình Solow phát sinh từ tiêu dùng (c) và đầu tư (i) cho
mỗi công nhân là: y = c + i
Nhóm 12 Page 2
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Với s là tỷ lệ tiết kiệm (0 < s < 1), Solow giả định hàm tiêu dùng có dạng đơn giản
như sau: c = (1 – s)y (đồng nhất thức hạch toán thu nhập)
Tiêu dùng tỷ lệ thuận với tiết kiệm và (1 – s) là tỷ lệ thu nhập dành cho tiêudùng
Phần cònlại s là tỷ lệ thu nhập dành cho tiết kiệm.
Thay c = (1 – s)y vào đồngnhất thức hạch toánthu nhập ta được
y = (1 – s)y + i
Ta có: i = sy
Tỷ lệ tiết kiệm s cũng là một phần sản lượng dành cho đầu tư, với đầu tư bằng
tiết kiệm.
Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinhtế theo mô hình Solow:
Thay đổi tư bản và trạngtháidừng:
Trước khi xem xét sự gia tăng của khối lượng tư bản ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế như thế nào, ta xét 2 yếu tố là khối lượng tư bản thay đổi là đầu tư (làm khối
lượng tư bản tăng khi doanh nghiệp mua thêm nhà máy – thiết bị) và khấu hao (làm
khối lượng tư bản giảm khi những tư bản cũ bị hư hỏng).
Tác động của đầu tư
trình sau: k = i - k (với
và khấu hao đếnkhối lượng tư bản được thể hiệnqua
phương k là thay đổi khối lượng tư bản). Trong đó:
Đầu tư i = s.f(k) khi thay y = f(k).
y
f(k)
Khi có tỷ lệ tiết kiệm s thì ta thấy tỷ lệ
tiết kiệm s quyết định sự phân bổ sản
c
lượng cho tiêudùng và đầu tư với y sf(k
mọi giá trị k, thể hiện qua đồ thị sau:
i
Khấu hao : giả định là hàng năm y
tư bản bị hao mòn với tỷ lệ khấu hao .
Vậy khối lượng tư bản bị hao mòn
mỗi năm sẽ là k. Mối quan hệ giữa
khấu hao và khối lượng tư bản
được biểu diễn như sau:
k
k
Nhóm 12 Page 3
k
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung
Vì đầu tư bằng tiết kiệm nên ta có k = s.f(k) - k. Đồ thị về đầu tư, khấu hao và
trạng thái dừng (M ô hình Solow) như sau:
y Từ đồ thị ta thấy chỉ có 1
khối lượng tư bản duy nhất là
sf(k)
k* làm cho đầu tư bằng khấu
hao. Tại k* ta có mức tư
bản đạt trại thái dừng.
Với k < k*, đầu tư lớn hơn
khấu hao nên khối lượng tư
bản tăng.
Với k > k*, đầu tư nhỏ hơn
khấu hao nên khối lượng tư
bản bị thu hẹp.
k* k
Sự thay đổi trongtỷ lệ tiết kiệm ảnh hưởngđếntăngtrưởngkinhtế:
Từ mô hình Solow ta thấy rằng tỷ lệ tiết kiệm là yếu tố then chốt quyết định khối
lượng tư bản ở trạng thái dừng. Nếu tỷ lể tiết kiệm cao sẽ làm cho đầu tư cao hơn,
làm cho hàm tiết kiệm s.f(k) dịch chuyển lên trên, nền kinh tế sẽ đạt trạng thái dừng
mới với khối lượng tư bản và sản lượng cao hơn ở trạng thái dừng cũ. Như vậy, tiết
kiệm cao hơn sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn, tới khi đạt đến trạng thái
dừng mới với khối lượng tư bản lớn hơn, nhưng không duy trì mức tăng trưởng cao
hơn nếu tiếp tục giữ tỷ lệ tiết kiệm ở mức cao này.
y
k
s2f(k)
s1f(k)
Nhóm 12 k1* k2* k Page 4
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung
Sự gia tăng dânsố ảnhhưởngđến tăngtrưởngkinhtế:
Lương công nhân tăng làm cho lượng tư bạn trên mỗi công nhân giảm xuống. Gọi
n tỷ lệ tăng dân số thì ( + n)k là lượng đầu tư cần thiết để giữ cho lượng tư bản mỗi
công nhân không thay đổi. Đối với nền kinh tế ở trạng thái dừng, đầu tư phải cân
bằng với khấu hao và sự gia tăng dân số. Ta có thay đổi của khối lượng tư bản mỗi
công nhân lúc này là:
k = i – ( + n)k
Tương đương k = s.f(k) –( + n)k
Ta có mô hình thể hiện sự gia tăng dân số (từ n1 đến n2) làm khối lượng tư bản ở
trạng thái dừng bị thu hẹp:
y
( + n1)k
sf(k)
k
2
*
k1* k
Như vậy: ta thấy sự gia tăng dân số làm giảm khối lượng tư bản cũng như làm
tốc độ tăng trưởng kinh tế bị sụt giảm.
Tiến bộ trong công nghệảnhhưởngđến tăng trưởngkinhtế:
Tiến bộ trongcông nghệ được đưa vào hàm sản xuất: Y = F(K, L x E)
Trong đó, E là biến mới, là hiệu quả lao động (côngnghệ được cải thiện, hiệu
quả lao độngtăng, phản ánh sức khỏe giáo dục và tay nghề lao động).
Nhóm 12 Page 5
( + n2)k
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung
L x E là lực lượng lao động tính bằng đơn vị hiệu quả (gồm số lượng công nhân
và hiệu quả của mỗi công nhân).
Với là g là tốc độ tiến bộ công nghệ (hay tỷ lệ tiến bộ công nghệ mở rộng lao
động). Ta có: k = s.f(k) –( + n + g)k
Bây giờ k được định nghĩa là khối lượng tư bản trên mỗi đơn vị hiệu quả của lao
động. Sự gia tăng của số lượng đơn vị hiệu quả do tiến bộ công nghệ có xu hướng
làm giảm k. Trong trạng thái dừng, đầu tư sf(k) loại trừ sự giảm sút của k do khấu
hao, sự gia tăng dân số và tiến bộ công nghệ. Mặc dù vậy, số lượng đơn vị hiệu quả
trên mỡi lao động tăng với tỷ lệ g. Tổng sản phẩm tăng với tỷ lệ (n + g).
Như vậy, mô hình Solow chỉ ra rằng tiến bộ công nghệ làm sản lượng mỗi công
nhân tăng trưởng vững chắc khi nền kinh tế ở trạng thái dừng và chỉ có tiến bộ công
nghệ mới giải thích được sự gia tăng không ngừng của mức sống.
y
( +n+g)k
sf(k)
k* k
Quy tắc vàng của tíchluỹvốn
Chúng ta nhận ra rằng ban đầu với một mức thu nhập cho trước, khi tăng tiết
kiệm thì tiêu dùng sẽ giảm. Song có một vấn đề là liệu tiết kiệm có làm tăng tiêu
dùng trong dài hạn hay không? Nếu có, mức tiết kiệm nào là tối ưu cho nền kinh tế?.
Điều này được thể hiện qua phân tích sau đây
Với hàm sản xuất và các giá trị δ cho trước, có mối tương quan 1-1 giữa k và s
tại trạng thái dừng. Mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàm số sau đây
sf (k*) = δ.k * (*)
Nhóm 12 Page 6
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung
Ở trạng thái dừng, tiêu dùng bình quân trên đầu người đươc xác định c*=(1-
s).f{k*(s)}. Từ (*) chúng ta có sf (k*) = δ.k * . Vì vậy chúng ta có thể viết hàm số
c(s) như sau:
c*(s)=f {k*(s)} - δ.k*(s)
Ở trạng thái dừng mức tiết kiệm cần thiết để tối đahoá tiêudùng phải thoã điều
kiện:
Vì nên điềukiện tối đa hoá tiêudùng sẽ là f'(k*) - δ = 0 hay năng suất
biên của vốn sẽ bằng với tỷ lệ khấu hao. Khi s < sG thì việc tăng tiết kiệm sẽ làm tăng
tiêu dùng trongdài hạn nhưng giảm tiêudùng trongquá trình dịch chuyển đếntrạng
thái dừng. Ngược lại, khi s > sG việc giảm tiết kiệm sẽ làm tăng tiêudùng bình quân
đầu người trongdài hạn và cũng tăng tiêu dùng trongquá trìnhdịch chuyển . Vấn đề
lựa chọn phụ thuộc vào sự đánh đổi giữa tiêudùng hiện tại và tiêudùng trongtương
lai
PHẦN 2: TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
2.1.Thực trạng tăng trưởng kinhtế Việt Nam các năm gần đây
2.1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2006 đạt 8,23%, năm 2007 đạt
8,46%, năm 2008 đạt 6,31%, năm 2009 đạt 5,32%, năm 2010 đạt 6,78%, năm 2011
Nhóm 12 Page 7
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung
đạt 5.89% và năm 2012 đạt 5,03% . Bình quân thời kỳ 2006-2012, tăng trưởng kinh
tế đạt 6,57%/năm, trongđó bình quân giai đoạn 2006-2007 đạt 8,34%; bình quân giai
đoạn 2008-2010 đạt 6,14%; bình quân giai đoạn 2011 - 2012 đạt 5.46%.
Tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn2000 - 2012
Đơn vị tính %
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tuy mức tăng trưởng năm 2012 là 5.03% thấp hơn mức tăng 5,89% của năm
2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện
mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là
hợp lý.
Tổng cục thống kê cho rằng, nền kinh tế năm 2012 gặp bất lợi bởi sự bất ổn
của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu
chưa được giải quyết.
Những bất lợi từ thị trường thế giới đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất
kinh doanh và đời sống dân cư trong nước, thể hiện ở việc thị trường tiêu thụ hàng
hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm, tỷ lệ nợ xấu ngân
hàng ở mức đáng lo ngại. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và
vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.
Do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế thế giới trong giai
đoạn từ năm 2006 - 2012. Tăng trưởng ba khu vực kinh tế như sau:
Nhóm 12 Page 8
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung
- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,34%/năm thời kỳ 2006-2010,
trong đó giai đoạn 2006-2007 tăng 3,72%; giai đoạn 2008-2010 tăng 3,09%.
- Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,94%/năm thời kỳ 2006-2010, trong
đó giai đoạn 2006-2007 tăng 10,30%; giai đoạn 2008-2010 tăng 6,40%.
- Khu vực dịch vụ tăng 7,73%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn 2006-
2007 tăng 8,57%; giai đoạn 2008-2010 tăng 7,17%.
Riêng đối với giai đoạn từ năm 2011 - 2012. Phân rã theo khu vực kinh tế cho
thấy mức độ tăng trưởng yếu diễn ra ở tất cả các nhóm ngành.
M ảng Dịch vụ giữ được mức tăng khá nhất dù vẫn thấp hơn so với năm 2011;
ngược lại, tăng trưởng ở khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản sụt giảm mạnh khi
chỉ tăng 2.72%, so với con số 4.01% trong năm trước.
Đáng chú ý là sự sụt giảm của ngành Công nghiệp và xây dựng đã ảnh hưởng
không nhỏ đến tăng trưởng toàn nền kinh tế vì chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 40%.
Tính đến 01/12/2012, chỉ số tồn kho của ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo
còn tăng 20.1% so với cùng thời điểm năm trước; và chỉ số tồn kho này có xu hướng
liên tục sụt giảm trong những tháng gần đây. Tuy vậy, trong bối cảnh nhiều doanh
nghiệp không có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, thì con số tồn kho này cũng
cho thấy sự trì trệ đang hiện diện.
2.1.2. Thu nhập bìnhquân trênđầu người/năm
Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam không ngừng tăng qua các năm.
Cụ thể trong năm 2012 là1540 USD/ người tăng hơn 6 lần so với năm 2000 là251
USD/ người.
Tuy thu nhập bình quân đầu người của Việt Năm liên tục tăng qua các năm.
Nhưng Thu nhập trung bình của người Việt Nam vẫn còn khoảng cách rất xa so với
các nước trong ASEAN và Trung Quốc, dù đã được cải thiện nhiều do đổi mới và mở
cửa cách đây hơn một phần tư thế kỷ.
Nhóm 12 Page 9
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung
Tốc độ tăng trưởng GDP/người 2000 - 2012
Đơn vị tính USD
2.1.3. Vốn đầu tư
Với một nền kinh tế dựa nhiều vào vốn để tăng trưởng như Việt Nam thì bất
cứ cú sốc nào dẫn đến thắt chặt nguồn vốn đềucó thể ảnh hưởng đếnđà tăng trưởng.
Từ khi Nghị quyết 11 ra đời vào tháng 2/2011 với thông điệp kiềm chế lạm
phát và ổn định kinh tế vĩ mô, dòng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước và ngoài Nhà
nước đã bị thu hẹp đáng kể. Trong khi đó, khu vực nước ngoài do ảnh hưởng của
kinh tế toàn cầu cũng hạn chế đầu tư.
Biểu đồ bên dưới cho thấy tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP trong hai năm 2011 và
2012 đã sụt giảm mạnh, chỉ còn lần lượt là 34.6% và 33.5%. Đây được xem là một
trong những nguyên nhân chính khiến tăng trưởng GDP có xu hướng giảm dần.
Riêng trong năm 2009, với các biện pháp kích cầu mạnh mẽ thông qua bơm
vốn, nền kinh tế nhanh chóng hồi sức và tăng trưởng trở lại; nhưng đã để lại những
hệ lụy tiêu cực cho sự ổn định nền kinh tế vĩ mô trong những năm về sau.
Nhóm 12 Page 10
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung
2.2. Mối liên hệ giữa các nhân tố trong Mô hình của Robert Solow và các
yếu tố khác ngoài mô hình với tăng trưởng kinh tế Việt Năm giai đoạn 2000-
2012. Thực trạng tác động của các nhân tố trong mô hình Robert Solow.
2.2.1. Tiết kiệm và đầu tư:
Tổng vốn đầu tư và cơ cấuđầutư
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) ngày 11/3/2013 chính thức
công bố, năm 2012, tính cả vốn cấp mới và tăng thêm, vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 16,3 tỷ USD, tăng 4,7% so với năm 2011.
Như vậy, năm 2012, Việt Nam đã đạt mục tiêu về thu hút FDI (15-16 tỷ USD) và
đã tăng so với năm trước. Đây là một kết quả rất tích cực.
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2012 theo giáhiện hành ước tính đạt 989,3
nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với năm trước và bằng 33,5% GDP, đây là năm có tỷ trọng
vốn đầu tư so với GDP đạt thấp nhất kể từ năm 2000 trở lại đây
Nguồn: Tổng cục thống kê
Về tỷ trọng, mặc dù có xu hướng giảm nhưng khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm
tỷ
Nhóm 12 Page 11
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung
t rọng
lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội (từ mức trung bình 54,1% trong giai đoạn
2000-2005 xuống 39,1% trong giai đoạn 2006-2010; năm 2011 tỷ trọng này là
38,9%). Đáng chú ý, tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước cũng có xu hướng
giảm qua các năm (từ mức 38,1% năm 2006 xuống còn 36,1% năm 2010 và 35,2%
năm 2011); trong khi đó, tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại có xu
hướng tăng (từ mức 16,2% năm 2006 lên mức 25,9% năm 2011).
Đáng chú ý, trong năm 2012, vốn đầu tư từ khu vực ngoài Nhà nước vượt nguồn
vốn khu vực Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất (38,9% tổng vốn đầu tư), đạt 385
nghìn tỷ đồng , tăng 8,1% so với cùng kỳ 2011.
Nhóm 12 Page 12
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung
Mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầutư S-I
Trong những năm gần đây, mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư ngày càng trầm
trọng. Trong giai đoạn 2007-2009, mức chênh lệch đã lên đến trên 10% GDP, cao
hơn rất nhiều so với giai đoạntừ 2002-2006. Lý do là trong khi tỷ lệ tiết kiệm khá ổn
định, đầu tư lại có xu hướng tăng nhanh. Bên cạnh đó, nếu trước năm 2007, phần lớn
thâm hụt tiết kiệm của khu vực công (Sg-Ig) được tài trợ bởi thặng dư tiết kiệm của
khu vực tư nhân (Sp-Ip) thì từ năm 2007 trở đi, cả khu vực tư nhân cũng chịu thâm
hụt tiết kiệm, kéo theo đó chênh lệch S-I của cả nền kinh tế tăng nhanh.
Phần thiếu hụt này phải dựa vào nguồn bên ngoài để bù đắp, nhưng nguồn này là
không vững chắc. Do liên tục cần tài trợ từ bên ngoài nên nợ quốc gia (mọi nguồn)
cũng như nợ công (cả trong và ngoài nước) tăng lên nhanh chóng; đồng thời, thâm
hụt tài khoản vãng lai cũng tăng mạnh.
Nhóm 12 Page 13
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung
Tiết kiệm - đầu tư và nhập siêucủanền kinh tế giai đoạn2005-2010
Đơn vị: % GDP
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Niên giám thốngkê 2010 (trang 140).
Năm 2012 Việt Nam xuất siêu khoảng 284 triệu USD. Đây là lần đầu tiên sau
gần 20 năm nhập siêu, Việt Nam chuyển sang xuất siêu trong cả năm.
Trạng thái xuất siêu trước mắt là một tín hiệu mừng, giảm áp lực cho cán cân
thanh toán, cũng như góp phần kiềm chế lạm phát; song nguyên nhân chủ yếu được
coi là do suy giảm của sản xuất và tiêu dùng trong nước nên nhập khẩu nguyên vật
liệu, thiết bị tăng thấp chứ không phải do xuất khẩu đã tăng bền vững.
Hiệu quả đầutư
Trong giai đoạn 2006 đến nay, nhìn chung hiệu quả đầu tư của nền kinh tế có xu
hướng giảm, thể hiện qua: (i) hệ số ICOR liên tục tăng (ngoại trừ năm 2011); (ii) chi
phí trung gian tăng nhanh; (iii) đóng góp của nhân tố lao động và TFP vào tăng
trưởng kinh tế đạt mức thấp. Cụ thể:
-Trong giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ tổng vốn đầu tư toàn xã hội/GDP luôn ở mức cao,
trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế thực chỉ đạt trung bình khoảng 7% /năm đã khiến
cho hệ số ICOR trung bình giai đoạn tăng cao, lên mức 7,17 (cao hơn khá nhiều so với
ICOR của giai đoạn 2000-2005 và ICOR của các nước đang phát triển khác).
Đặc biệt vào năm 2009, chỉ số này đã lên tới mức 13,51, báo động về hiệu quả
đầu tư bị sụt giảm một cách nghiêm trọng, dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực đối với nền
kinh tế.
Nhóm 12 Page 14
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Tốc độ tăng GDP thực tế và hệ số ICOR giai đoạn 2006-2010
Đơn vị: %, lần.
10
8 8.23 8.46 8
6.78
6
6.2931
5.879
6.44
5.32
5.73
4.47
5.1 5.03
4
2
0
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tốc độ tăng GDP thực tế ICOR
Nguồn: GSO, UBGSTCQG.
- Trong giai đoạn 2006-2010, trong khi tổng giá trị sản xuất tăng trung bình khoảng
11%/năm thì tốc độ tăng giá trị gia tăng chỉ vào khoảng 6%. Điều này cho thấy chi phí
trung gian đang tăng lên nhanh chóng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh đang giảm sút.
Theo mô hình Solow, các quốc gia với xuất phát điểm thấp như Việt Nam sẽ có cơ
hội tăng trưởng nhanh, tính theo thu nhập trên đầu người, nhờ đầu tư vốn là chủ yếu.
Nhưng sau đó, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại do tác động giảm dần của đồng vốn đầu tư.
Do đó, để có thể duy trì được mức tăng trưởng bền vững trong dài hạn, tính hiệu quả của
việc sử dụng đồng vốn và lao động trong nền kinh tế mới là yếu tố quyết định.
Đối với Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trước năm 2008 đã chuyển
sang mức thấp hơn nhiều trong những năm gần đây. Điều này có thể giải thích một
phần với mô hình Solow. Đó là tăng trưởng dựa vào vốn đầu tư là chủ yếu và tốc độ
đang giảm dần, nhưng điều đáng ngại là cùng với đó, sự thiếu hiệu quả của nền kinh
tế cũng góp phần hạn chế khả năng tăng trưởng trong tương lai nếu không có biện
pháp cải thiện quyết liệt.
Từ năm 2000 trở lại đây, tỉ lệ đầu tư vốn toàn xã hội/GDP của Việt Nam luôn
cao, trung bình hơn 30%; có năm lên tới 43% như năm 2007. Thế nhưng, hệ số ICOR
đang có xu hướng tăng lên trong 3 năm gần đây (ICOR là hệ số đo lường chất lượng
của đồng vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử
dụng vốn càng cao).
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng của đồng vốn là tính nhất thời, ngắn
hạn trong chính sách sử dụng. Số tiền các doanh nghiệp rót vào nghiên cứu và phát
triển nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi vẫn chưa đáng kể, trái
ngược với số tiền đầu tư vào các lĩnh vực ngắn hạn như chứng khoán. Đây là nguy cơ
lớn trong dài hạn của các doanh nghiệp.
Nhóm 12 Page 15
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung
2.2.2. Dân số
Năm
Tỷ lệ gia tăng Tỷ lệ gia tăng Tỷ lệ gia tăng
dân số GDP GDP/người
2001 1,4 6,89 5,49
2002 1,3 7,08 5,74
2005 1,17 7,79 1,14
2007 1,09 8,46 1,15
2008 1,07 6,34 1,25
2009 1,06 5,32 1,01
2010 1,05 6,78 1,1
2011 1,04 5,89 1,11
2012 1,06 5,03 1.06
Dân số và tăng trưởng kinh tế Việt Nam, 1970-2009 (%)
Giai đoạn 1970- 1980-1989 1990-1999 2000-2009
1979
Tốc độ tăng thu nhập bình
quân đầu người (giá 2005) 2,54 3,33 6,24 6,23
Tốc độ tăng tỷ lệ dân số
trongđộ tuổi lao động 0,40 0,67 0,94 1,22
Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK
Nhóm 12 Page 16
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Số liệu thốngkê cho thấy tốc độ tăng của tỷ lệ dân số trong tuổi lao động đã tăng
từ 0,40% giai đoạn 1970-1979lên1,22% giai đoạn 2000-2009. Tốc độ tăng thu nhập
bình quân đầu người (tính theo giá năm 2005) cũng tăng từ 2,54% giai đoạn 1970-
1979 lên 6,23% giai đoạn 2000-2009.
Trong giai đoạn 2000-2009, tỷ lệ dân số trong tuổi lao động tăng 0.28% tuy
nhiên tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người giảm 0.01%, lực lượng lao động tăng
thêm này không có đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.
Giai đoạn 2000 – 2012, lực lượng lao động của nước ta đã tăng từ 39,3 triệu
người lên 50,5 triệungười, tốc độ tăng bình quân là 2,6%/năm, bằng 2 lần tốc độ tăng
dân số]
. Nhưng chất lượng lao động cũng không mấy cải thiện. Năng suất của lao
động Việt Nam hiện ở mức đáy trong khu vực. Theo Tiến sĩ Hồ Đức Hùng, Đại học
Kinh tế TP.HCM , năng suất của Việt Nam đang thấp hơn Indonesia 10 lần, Malaysia
20 lần, Thái Lan đến 30 lần. Nâng cao chất lượng lao động không phải là chuyện đơn
giản. M ột phân tích của hãng tư vấn McKinsey (Mỹ) cho thấy để đạt được mục tiêu
tăng trưởng 7-8% cho đến năm 2020, đòi hỏi năng suất lao động của Việt Nam phải
tăng từ 4,1%/năm lên 6,4%/năm. Nếu không thực hiện được, tăng trưởng kinh tế sẽ
chỉ có thể vào khoảng 4,5-5% mà thôi.
2.2.3. Tiếnbộ công nghệ
Khoa học công nghệ là một trong các nguồn lực quyết định sự phát triển kinh tế xã
hội của mỗi quốc gia. Xã hội càng phát triển càng chứng minh một điều rằng: Khoa học
và công nghệ có vai trò ngày càng sâu sắc, tác động lớn đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế
ở nhiều quốc gia. Những năm gần đây, thành quả của khoa học và công nghê, đặc biệt là
sự đổi mới công nghệ đã đem đến cho kinh tế, xã hội Việt Nam một diện mạo mới.
Tăng khoảng 5 lần thunhập bình quânđầungười
Theo phân tích gần đây của Ngân hàng thế giới ở 38 quốc gia và khu vực, tiến bộ
công nghệ đóng góp 50% vào tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển, hơn 30% ở
các nước đang phát triển. Tại Hàn Quốc, đột phá trong khoa học công nghê giúp kinh
tế - xã hội nước này tăng trưởng mạnh, mức thu nhập bình quân đầu người tăng cao
từ 1.040 USD (1977) lên3.360 USD sau 10 năm. Đầu tư cho khoa học công nghệ của
nước này tăng nhanh từ 378 triệu USD lên 5 tỷ USD, tăng 13 lần. Với Trung Quốc,
đầu tư cho khoa học và công nghệ tăng mạnh từ 0,6% GDP (2001) lên 1,43% GDP
(2007) đã tạo đòn bẩy đưa GDP bình quân đầu người tăng từ 1.047 USD lên 2.604
USD.
Theo tài liệu của TS. Cù Chí Lợi, Viện Kinh tế Việt Nam (Viện Khoa học - Xã hội
Việt Nam): Ở nước ta, trong thời kỳ 1998-2002, tỷ trọng đóng góp của yếu tố khoa học
Nhóm 12 Page 17
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung
công nghệ vào tăng trưởng GDP chiếm gần 23%, kéo mức thu nhập bình quân đầu
người từ vài trăm USD đạt ngưỡng 1.000 USD. Trong khi dân số không ngừng tăng
(từ hơn 50 triệu người năm 1979 lên hơn 85 triệu người năm 2009), diện tích đất
canh tác bị thu hẹp nhưng nhờ áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, ngành
nông nghiệp vẫn đóng góp hơn 65% vào tăng trưởng kinh tế nước nhà.
Đưa kim ngạch xuất khẩutănghàng chụclần
Nhiều năm gần đây, những mặt hàng như: lúa gạo, thủy sản, hạt tiêu, cà phê, cao
su... luôn đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho Việt Nam. Có kết quả này là nhờ
những đóng góp quan trọng của hoạt động khoa học công nghệ. Hàng nghìn giống,
quy trình sản xuất mới từ phòng thí nghiệm đã đến với người dân, được ứng dụng
rộng rãi, đã và đang trở thành đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Trong nông nghiệp, khoa học công nghệ đóng vai trò lớn trong lai tạo, nhân
giống cây trồng mới, tăng năng suất thay thế giống nhập ngoại. Nhiều công nghệ mới
được ứng dụng làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tăng giá trị
sản xuất, đưa nước ta vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà phê,
hạt tiêu, điều, cao su. Đến nay, hơn 170 giống lúa được công nhận, trong đó có nhiều
giống lúa lai tốt như VL20, TH3-3, TH304, HY83, HYT92, HYT100. 90% diện tích
đất được trồng bằng các giống lúa cải tiến. Năng suất lúa bình quân năm 2007 đạt
49,5 tạ/ha, gấp 2,4 lần năm 1980 và Việt Nam từ chỗ thiếu lương thực triền miên đã
trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới.
Trong thủy sản, các kết quả nghiên cứu về sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến
thủy sản đã đạt trình độ tương đương của thế giới và khu vực; nâng kim ngạch xuất khẩu
lên 4,4 tỷ USD (2008), gấp 22 lần năm 1990. Các mặt hàng thủy sản chế biến xuất khẩu
của Việt Nam bảo đảm yêu cầu về chất lượng thị trường Nhật Bản, EU và M ỹ.
Trong công nghiệp, khoa học công nghệ giúp cải tiến, đổi mới công nghệ của các
ngành, lĩnh vực và đang chứng tỏ hiệu quả trong thời gian qua. Việt Nam đã sản xuất
được nhiều thiết bị cơ khí chính xác, siêu trường, siêu trọng; làm chủ công nghệ đóng tàu
trọng tải lớn… Từ kết quả nghiên cứu của một số chương trình khoa học công nghệ trọng
điểm, Việt Nam đã thiết kế, chế tạo thành công máy biến áp 220 kV - 250 MVA với giá
thành thấp hơn giá nhập khẩu (khoảng 2 triệu USD so với giá nhập khẩu 2,4 triệu USD).
Dù còn nhiều khó khăn nhưng không thể phủ nhận một thực tế rằng, khoa học
công nghệ đã và đang đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế xã hội, xứng đáng
là nền tảng cho CNH -HĐH . Đóng góp của khoa học và công nghệ đã kéo thu nhập
bình quân đầu người của Việt Nam từ vài trăm USD đến ngưỡng 1.000USD.
Nhóm 12 Page 18
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng và
phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế của một quốc gia nói chung và của một địa
phương nói riêng sẽ không thể phát triển được nếu không được đảm bảo các điều
kiện về nguồn nhân lực cũng như về cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Các nước thành công phải cung cấp được cơ sở hạ tầng cần thiết cho nền kinh tế
và cho xã hội để duy trì tăng trưởng. Kinh nghiệm phát triển cho thấy đầu tư khoảng
7% GDP vào cơ sở hạ tầng là qui mô vừa đúng để duy trì tăng trưởng cao và bền
vững. Đài Loan và Hàn Q uốc từng đầu tư rất mạnh vào cơ sở hạ tầng trong thời kỳ
công nghiệp hóa nhanh chóng. (Đài Loan là 9,5% GDP trong giai đoạn 1970-90 và
Hàn Quốc là 8,7% trong giai đoạn 1960-1990). Trung Quốc bình quân đầu tư 8%
GDP vào cơ sở hạ tầng giai đoạn 2003-2004. Cả ba nước đều xây dựng được những
hệ thống cơ sở hạ tầng tiện ích hiện đại.
Cơ sở hạ tầng cũng là một thành phần quan trọng trong chiến lược phát triển của Việt
Nam. Trong 20 năm qua, Chính phủ Việt Nam đã duy trì mức đầu tư hạ tầng khoảng 10%
GDP. M ức đầu tư cao ngoạn mục này đã nhanh chóng mở rộng nguồn cung cơ sở hạ tầng và
cải thiện khả năng tiếp cận sử dụng. Từ năm 2000 - 2005, tổng chiều dài đường bê tông đã
tăng gấp ba lần từ 30.000 km đến gần 90.000 km, đưa đến những cải thiện rất lớn cho giao
thông nông thôn. Tỉ lệ hộ gia đình nông thôn kết nối mạng lưới điện cũng tăng từ 73% lên
89% trong giai đoạn 2000-2005. Thành công trong phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn quy
mô nhỏ là nét chính trong những thành tựu xóa nghèo và phát triển mang tính bao phủ của
Việt Nam, điều mà cộng đồng tài trợ quốc tế thường xuyên khen ngợi.
Hình1.Đầutư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam
Nhóm 12 Page 19
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung
Nguồn:TổngcụcThốngkê ViệtNam
Sau hơn 20 năm kể từ khi thực hiện chính sách Đổi Mới, Việt Nam đang bước
vào giai đoạn phát triển đòi hỏi phải đầu tư chiến lược vào cơ sở hạ tầng giao thông
đại trà như xa lộ, đường sắt, cảng biển, và sân bay, và đầu tư vào hỗn hợp năng lượng
hiệu quả như các nhà máy thủy điện, chạy than và khí đốt.
Trong thập niên vừa qua tổng đầu tư hạ tầng ở Việt Nam đã chiếm bình quân hơn 10%
GDP, vượt qua khỏi các nền kinh tế Đông Á vốn nổi tiếng về mức đầu tư cơ sở hạ tầng cao.
Kết quả từ tỉ lệ đầu tư cao của Việt Nam đã nhanh chóng mở rộng khối lượng cơ sở hạ tầng
và cải thiện tiếp cận, góp phần vào sự thành công về tăng trưởng và phát triển của đất nước.
M ặt dù có những thành tựu này, những trở ngại về cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn chưa
được giải quyết một cách hiệu quả. Thực tế, chính những tắc nghẽn về cơ sở hạ tầng thay vì
những chính sách phức tạp và khó tiên liệu của nhà nước, hiện được xem là vấn đề lớn nhất
cản trở môi trường kinh doanh của đất nước, như nhiều khảo sát quốc tế đã nhận định. Theo
đó, Việt Nam đối mặt với thách thức bảo vệ cơ sở hạ tầng trước thiên tai và việc thải khí gây
hiệu ứng nhà kính. Đối với Việt Nam, vượt qua nhiều rào cản cơ sở hạ tầng này có tầm quan
trọng rất lớn để tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tương tự thành tựu đã đạt được trong hai thập
niên vừa qua, và theo hướng bền vững, hiện thực hóa những mục tiêu phát triển tham vọng
đã đề ra cho những thập niên sắp tới.
Tuy nhiên, hiệu quả và trình độ chuyển giao công nghệ không cao do bị hạn chế
nhiều mặt về lựa chọn công nghệ tối ưu, tỷ lệ chuyển giao phần mềm thấp, hiệu suất
sử dụng chỉ đạt tối đa là 70% - 80% công suất thiết kế. Do thiếu vốn đầu tư mà trong
một số trường hợp doanh nghiệp buộc phải nhập thiết bị đã qua sử dụng, dẫn đến làm
chậm tiến tốc độ đổi mới công nghệ, còn gây lãng phí.
Chỉ riêng qua khảo sát đối với các ngành công nghiệp nhẹ, chúng ta thấy trong số
hơn 700 thiết bị, 3 dây chuyền nhập tại 42 nhà máy có 76% số máy mới nhập thuộc
thế hệ máy sản xuất từ những năm 1950 – 1960, 70% số máy nhập khẩu đã hết khấu
hao, 50% số máy móc thiết bị là đồ cũ tân trang lại
Do sử dụng nhiều máy móc, thiết bị và công nghệ quá lạc hậu, ước tính ở Việt
Nam hiện nay có khoảng 300-400 thương tật dẫn đến chết người và hơn 20.000 tai
nạn nghề nghiệp xảy ra hàng năm.
Nhóm 12 Page 20
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung
2.2.4.Các yếu tố khác ngoài mô hình:
Vị trí địa lý
Với hình thể đất nước hẹp chiều ngang, trải dài theo hướng á kinh tuyến, toàn bộ
lãnh thổ đất liền của nước ta có thể ví như” vùng duyên hải” và tạo ra một lợi thế
”mặt tiền” hướng biển - thuận lợi cho giao thương và hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo ước tính, quy mô kinh tế (GDP) biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân
đạt khoảng 47- 48% GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế “thuần biển” đạt
khoảng 20-22% tổng GDP cả nước. Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các
ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản,
hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển. Các ngành kinh tế có liên
quan trực tiếp tới khai thác biển như đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế
biến thủy hải sản, thông tin liên lạc,...bước đầu phát triển, nhưng hiện tại quy mô còn
rất nhỏ bé (chỉ chiếm khoảng 2% kinh tế biển và 0,4% tổng GDP cả nước), song
trong tương lai sẽ có mức gia tăng nhanh hơn. Trong đó:
Dầu khí : Từ bước đi chập chững của một ngành công nghiệp dầu khí non trẻ, sau
nửa thế kỷ xây dựng đội ngũ và phát triển vượt bậc, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam ngày nay đã có thể tự hào về những thành quả đạt được. Liên tục từ năm 1991 đến
nay, Tập đoàn đã đóng góp vào tăng trưởng GDP với tỉ trọng trên 20%, chiếm trên 30%
tổng thu ngân sách Nhà nước; khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước
Thủy sản: Thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, thời gian qua nhà
nước đã chú trọng đầu tư phát triển khá toàn diện cả về khai thác và nuôi trồng, tốc
độ tăng trưởng 2006 – 2010 bình quân tương đối cao.
Khai thác thủy sản được đầu tư theo hướng khai thác xa bờ, năm 2008 được
Chính phủ hỗ trợ dầu cho khai thác, nên số lượng phương tiện khai thác tăng nhanh.
Trong đó, những sản phẩm có giá trị cao như tôm, mực đạt tỷ lệ khá cao.
Nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của nhiều tỉnh, có nhiều tiềm năng phát triển
làm cho kinh tế chuyển dịch nhanh và có hiệu quả. Giai đoạn 2006 – 2010 nuôi trồng
thuỷ sản cũng đã đóng góp một phần vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế .
Nhóm 12 Page 21
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung
Bảng thống kê giátrị sảnphẩm thu được trên1 héctamặt nước nuôi trồng
thủy sản trong giai đoạn2004-2010
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Giá trị sản phẩm thu
được trên 1 hécta mặt
42,5 47,4 55,4 67,4 77,4 87,1 103,8
nước nuôi trồng thủy
sản( triệuđồng)
Nguồn: theosố liệulấy từ Tổng cụcthống kê
Gần đây, kinh tế trên một số đảo đã có bước phát triển nhờ chính sách di dân và đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên các đảo (hệ thống giao thông, mạng lưới điện, cung cấp
nước ngọt, trường học, bệnh xá...). Tuy vậy, có thể nhận định một cách khái quát rằng,
sự phát triển của kinh tế biển còn quá nhỏ bé và nhiều yếu kém. Quy mô kinh tế biển
Việt Nam chỉ đạt khoảng hơn 10 tỷ USD; trong khi sản lượng kinh tế biển của thế giới
ước 1.300 tỷ USD, Nhật Bản là 468 tỷ USD, Hàn Quốc là 33 tỷ USD. Cơ sở hạ tầng các
vùng biển, ven biển và hải đảo còn yếu kém, lạc hậu. Hệ thống cảng biển nhỏ bé, manh
mún, thiết bị nhìn chung còn lạc hậu và chưa đồng bộ nên hiệu quả thấp. Các chỉ tiêu
hàng thông qua cảng trên đầu người rất thấp so với các nước trong khu vực (chỉ bằng
1/140 của Xingapo, 1/7 của M alaixia và 1/5 của Thái Lan)
Vì vậy chiến lược biển Việt Nam trong những năm tới đã xác định rõ năm ngành và
lĩnh vực đột phá: khai thác, chế biến dầu, khí; kinh tế hàng hải; khai thác và chế biến
thuỷ, hải sản; du lịch biển và kinh tế hải đảo; các khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp,
khu chế xuất ven biển gắn với các khu đô thị dọc dải ven biển. Nước ta đang xây dựng
14 KKT ven biển, trong đó có 9 KKT đã cơ bản hoàn thành các công tác quy hoạch
chung, quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng và đang tiến hành đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội, xây dựng các khu tái định cư. Các KKT khác hiện đang
trong giai đoạn xây dựng quy hoạch, chuẩn bị và hoàn thiện bộ máy và nhân sự, chuẩn bị
các điều kiện tiền đề cho việc lập dự án và huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,
triển khai công tác đền bù giải phóng mặt bằng các khu chức năng.
Y tế-Giáodục:
Trong giai đoạn 2001-2005, các chỉ tiêu về y tế giáo dục của nước ta đã có
chuyển biến tích cực đáng kể, tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đi học trong độ tuổi đạt
80% và tỷ lệ học sinh phổ thông trung học đi học trong độ tuổi đạt 45% vào năm
2005, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30% vào năm 2005.
Nhóm 12 Page 22
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung
Trong năm 2005, đã tuyển mới 230 nghìn học sinh học nghề dài hạn, tăng 13,9% so với
năm 2004 và 977 nghìn học sinh học nghề ngắn hạn, tăng 2,9%.. Vấn đề y tế từ giai đoạn
này cũng bắt đầu được chú trọng một cách đúng mức để đảm bảo sức khỏe cho người dân
nói chung và người lao động nói riêng. Đáp ứng 40% nhu cầu thuốc chữa bệnh sản xuất
trong nước. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 22-25% vào năm 2005
.Điều này đã tác động 1 cách tích cực đến nền kinh tế nước ta, từ năm 2000 đến nay, nền
kinh tế Việt Nam đã lấy lại được đà tăng trưởng với tốc độ tăng năm sau luôn luôn cao
hơn năm trước (Năm 2000 tăng 6,79%; năm 2001 tăng 6,89%; năm 2002 tăng 7,08%;
năm 2003 tăng 7,34%; năm 2004 tăng 7,79% và năm 2005 ước tính tăng 8,43%). Bước
qua năm 2006,vẫn duy trì được ở tốc độ tăng trưởng khá cao. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế
do chính phủ đặt ra đều đạt được và vượt kế hoạch. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
ước tăng gần khoảng 8,23%, và năm 2007 ước tính tăng 8,48%
Năm 2011 ,Công tác đào tạo nghề cũng được các cấp, các ngành và địa phương
tiếp tục quan tâm đầu tư. Tính đến cuối năm 2011, cả nước có 128 trường cao đẳng
nghề, tăng 8,5% so với năm 2010; 308 trường trung cấp nghề, tăng 8,1%; 908 trung
tâm dạy nghề, tăng 12,1% và trên 1 nghìn cơ sở có các lớp dạy nghề. Số học sinh học
nghề được tuyển mới trong năm nay là 1860 nghìn lượt người, tăng 6,4% so với năm
trước, bao gồm: Cao đẳng nghề và trung cấp nghề là 420 nghìn lượt người; sơ cấp
nghề 1440 nghìn lượt người.14 triệu người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 2,5
triệu học sinh nghèo được miễn, giảm học phí năm học 2010-2011
Với sự ổn định của y tế- giáo dục, (GDP) năm 2011 ước tính tăng 5,89% so với
năm 2010, tuy thấp nhưng trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước
tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng trưởng trên là
khá cao và hợp lý.
Tài nguyên Việt Nam
Việt Nam được ưu đãi với những trữ lượng kim loại và khoáng chất lớn, trong đó
có quặng bô-xít, đất hiếm, vonfram, titan, phốt-phát, than đá và sắt. Tuy nhiên, ngoại
trừ than đá, phần lớn các dự án khai thác hiện tại trong nước có quy mô nhỏ, đây là
cơ hộitiềm năng để phát triển quy mô lớn hơn.
Nhóm 12 Page 23
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung
Tuy ngành công nghiệp khai thác mỏ của Việt Nam đã phát triển với tốc độ nhanh
(tốc độ tăng trưởng kép hàng năm CAGR trong giai đoạn 2000-2009 là 14,1% tính trên
đóng góp của ngành công nghiệp khai thác mỏ vào GDP thực), nhưng ngành này (trừ
dầu khí) chỉ cấu thành khoảng 2,2% GDP của Việt Nam (dữ liệu năm 2009), cho dù có
cả sự đóng góp của ngành than đá, thể hiện tiềm năng đáng kể cho sự tăng trưởng.
Hơn nữa, quyền sở hữu đối với các mỏ kim loại và khoáng chất, đặc biệt là
ngành kim loại hiếm, hiện còn rất manh mún. Điều này tạo ra cơ hội để chúng tôi có
thể hợp nhất ngành và giảm thiểu rủi ro bằng cách tạo ra hiệu quả thông qua quy mô.
N hận xét chung: theo mô hình tăng trưởng kinh tế của Solow thì Có lẽ Việt
Nam sẽ khó có thể quay lại thời kỳ tăng trưởng nhanh. Vòng kim cô của đầu tư
vốn và sử dụng lao động giá rẻ nhưng năng suất không cao sẽ tiếp tục giới hạn
tiềm năng phát triển, trong khi sự yếu kém của công nghệ, kỹ năng và tính sáng
tạo vẫn là thách thức không dễ khắc phục trong ngắn hạn.
2.3.Phântíchtương quan nền kinh tế Việt Nam và các nước Đông Nam Á
Trước tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam và các nước Đông
Nam Á đều chịu những ảnh hưởng không nhỏ. Nhưng cũng trong bối cảnh quốc tế
không thuận lợi như vậy, các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á vẫn đang có
những bước cải thiện và phát triển mạnh mẽ, đối lập cơ bản với tình trạng u ám hiện
nay của nền kinh tế Việt Nam
Trên thị trường chứng khoán
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới hồi năm 2008 tác động khá giống nhau đến cả 4
nước (Philippines, M alaysia, Indonesia và Việt Nam). Cả bốn chỉ số chứng khoán
Nhóm 12 Page 24
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung
đều giảm điểm mạnh mẽ, tuy với cung bậc khác nhau. Trong khi VN-INDEX của
Việt Nam giảm tới khoảng 75% so với mốc tham chiếu đầu năm 2008, thì PSEI và
JCI của Philippinesvà Indonesia mất khoảng 50% trong khi KLCI của Malaysia chỉ
mất chưa đến40%.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2009 đến nay thì cả 3 nước Philippines, Malaysia, và
Indonesia đều có sự bứt phá khá mạnh trên thị trường chứng khoán. Thị trường
chứng khoán ở các nước này dần ổn định vào đầu năm 2010 (Indonesia và M alaysia)
hoặc cuối 2010 (Philippines), sau đó tăng mạnh trong các năm 2011 và phần đã qua
của 2012.Tính đến nay, chỉ số JCI của Indonesia đã tăng khoảng 70% so với mốc
tham chiếu năm 2008. Chỉ số KLCI và PSEI có mức tăng khiêm tốn hơn nhưng cũng
đạt xấp xỉ 50% (KLCI) và 25% (PSEI).
Ngay cả đất nước có nhiều biến động chính trị sâu sắc trong nhiều năm qua như
Thái Lan cũng đạt được tốc độ tăng trưởng cực kỳ ngoạn mục trên thị trường chứng
khoán. Cùng lâm vào khủng hoảng năm 2008 với chỉ số SET mất khoảng 50% số
điểm vào thời kỳ u tối nhất đầu năm 2009, thị trường chứng khoán Thái Lan nay đã
khôi phục với chỉ số SET tăng trên 50% so với mốc tham chiếu năm 2008.
Ngược lại với tình hình tăng trưởng của 4 nước (Philippines, Malaysia, Indonesia,
Thái Lan) thì thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang tiếp tục vật lộn với cơn ác
mộng kéo dài hơn 5 năm qua. So với thời điểm đen tối nhất hồi đầu năm 2009,
VNINDEX chỉ tăng được vài chục phần trăm và so với mốc tham chiếu hồi đầu năm
2008, chỉ số VNINDEX vẫn mất khoảng 60% số điểm.Theo The Telegraph, Vn-Index
phục hồi mạnh do đây là một trong những chỉ số giảm mạnh nhất châu Á năm 2011 trước
lo lắng rằng chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm hạ thấp lạm phát hai con số sẽ tác động xấu
đến tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện lạm phát tại Việt
Nam đang giảm và thị trường đang cải thiện.
Về các chỉ số tăng trưởng GDP
Tốc độ tăng GDP 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013(E) 2014(E)
Malaysia 6.5 4.8 -1.6 7.2 5.1 5.6 5.1 5.2
Indonesia 6.3 6.0 4.6 6.2 6.5 6.2 6,3 6.4
Philippines 6.6 4.2 1.1 7.6 3.7 6.6 6.0 5.5
Thailand 5.0 2.5 -2.3 7.8 0.1 6.4 5.9 4.2
Vietnam 8.5 6.3 5.3 6.8 5.9 5.03 5.2 5.2
Nguồn: WorldBank
Nhóm 12 Page 25
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung
1. Indonesia
Về mặt tốc độ tăng trưởng GDP, trong 5 năm qua thì Indonesia được cho là có
tốc độ tăng trưởng ổn định nhất trong nhóm 5 nước (Philippines, Malaysia,
Indonesia, Thai Lan và Việt Nam). Tốc độ tăng trưởng của Indonesia trong 3 năm
gần đây ở mức 6.2% (năm 2010), 6.5% (năm 2011), và 6.1% (2012). Trước đó, vào
năm 2009 thì tốc độ tăng trưởng GDP của Indonesia chỉ giảm xuống còn 4.6% trong
khi nền kinh tế thế giới đang trong đà khủng hoảng mạnh.
Có 3 nguyên nhân chính giải thích cho việc Indonesia phát triển nhanh
trong những năm gần đây
+ Thứ nhất, dân số rất đông và tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh. Indonesia hiện
có 250 triệu dân, đông dân nhất trong 10 nước ASEAN . Hơn 1/4 trong số đó có thu
nhập hơn 330 USD/tháng, kém hơn Trung Quốc và Thái Lan, nhưng cao hơn nhiều
so với Ấn Độ và Việt Nam. Đó là một nguồn nhân công, và đặc biệt là một thị trường
tiêu thụ lớn.Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng Indonesia còn phải xây dựng thêm nhiều.
Indonesia cần kích thích sản xuất nội địa, hạn chế xuất khẩu và thu hút đầu tư nước
ngoài.
+ Thứ hai là nền dân chủ phát triển ổn định. Kể từ sự ra đi của nhà độc tài
Suharto sau cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 1998, đất nước này đã thật sự xác
lập được dân chủ. Sự việc đó làm an tâm các nhà đầu tư quốc tế.
+ Thứ ba, Indonesia đã biết tận dụng sự năng động của nền kinh tế khu vực
Đông Á, khu vực năng động nhất thế giới. Indonesia nằm trên tuyến đường thương
mại hàng hải giữa Ấn Độ và khu vực Viễn Đông, tạo điều kiện cho nước này thu hút
các nhà kinh doanh trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, nhiều tập đoàn lớn tại Indonesia
là của những người Indonesia gốc Hoa, vì vậy những người này có rất nhiều mối liên
hệ với hai khu vực năng động là Hồng Kông và Singapore.
Ngoài ra với nỗ lực duy trì lãi suất ở mức 5.75% trong5 tháng lientiếp(2/2012 –
7/2012), chính phủ Indonesia đạt mục tiêu tăng đầu tư trong nước nhằm bù đắp lại sự
suy giảm trong xuất khẩu và đầu tư tại châu Âu thì nền kinh tế Indonesia trở thành
điểm sang nhất trong bức tranh ASEAN .
2. Thái Lan
Trường hợp trải qua nhiều sóng gió nhất là Thái Lan, với mức thụt lùi -2.3% vào
năm 2009 và mức tăng trưởng gần như bằng 0 hồi năm 2011. Xen kẽ giữa các năm
đó, Thái Lan đạt được tốc độ tăng trưởng bùng nổ năm 2010 với 7.8%. Tới năm
2012, có vẻ như tình hình ở nước này đã ổn định trở lại với mức tăng 4.5%, không
cách xa bao nhiêu so với tốc độ tăng trưởng của năm 2007 đổ về trước.
Mục tiêuhàng đầu trongchính sách kinh tế của chính phủ Thái là "tăng trưởng
cho mọi người". Bất chấp những xung đột chínhtrị nội bộ, nền kinh tế Thái Lan phát
Nhóm 12 Page 26
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung
triển hết sức sôi động năm và 2010 GDP của Thái Lan đạt 7,8%. Nguyên nhân chính
là do xuất khẩu tăng mạnh sang các nước và khu vực nhập khẩu chủ yếu (các nước
trong khối ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Mỹ).
Sau trận lụt 2011, chính phủ Thái Lan quyết định gia hạn ưu đãi thuế đối với
những doanh nghiệp bị thiệt hại tới cuối năm 2012. Và điều đó như một liều thuốc
hiệu nghiệm đã giúp doanh nghiệp hồi sinh, kéo theo cả nền kinh tế.
Bên cạnh đó các khoản chi tiêu của chính phủ đạt hiệu quả, thúc đẩy tiêu dùng
nội địa, và tăng cường lĩnh vực đầu tư tư nhân.Đồng Baht giữ được mục tiêu ổn định
giá trị so với đồng USD, thậm chỉ 12 tháng qua dữ liệu cho thấy tỉ giá Baht/USD đã
giảm 5%.Bộ trưởng tài chính nước này không giấu giếm ý định sẽ tiếp tục hạ giá
đồng Baht để tạo điều kiện thuận lợi cho mũi nhọn xuất khẩu.
3. Malaysia
Malaysia có tốc độ tăng trưởng GDP giảm liên tục trong 3 năm gần nhất. Nền
kinh tế Malaysia tăng trưởng âm trong năm 2009 ( -1.6%) và đã đạt 4.8% trong quý
IV năm 2010 chủ yếu do chi tiêu khu vực công cao hơn làm gia tăng nhu cầu trong
nước. Kết quả tăng trưởng GDP đạt 7.2% (2010) và giảm xuống còn5.1% (2011) rồi
chỉ còn 4.8% (2012)
Ngân hàng Trung ương Malaysia cho biết, mặc dù phải đối mặt với khó khăn và
những tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng năm 2012 kinh tế Malaysia
đã tăng trưởng 5,6%. Riêng trong quý 4/2012, kinh tế nước này tăng trưởng kỷ lục
6,4%.
Trong một báo cáo được công bố ngày 20/2, ngân hàng này cho biết tổng số vốn
đầu tư tiếp tục tăng mạnh là nguyên nhân chính dẫn đến tăng trưởng kỳ lục trong quý
IV vừa qua. Nhịp độ tăng trưởng qua các quý đã không bị ảnh hưởng do việc xuất
khẩu bị ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Khu vực tư nhân đầu tư đạt mức tăng 20,2%, do nguồn vốn đầu tư vào các ngành
sản xuất hướng tới nội địa và tiêu dùng liên quan đến khu vực dịch vụ chuyên ngành
như viễn thông, bất động sản, hàng không và các dự án sắp được triển khai liên quan
đến lĩnh vực xăng dầu, khí đốt. Đầu tư công tăng 11,1%, chủ yếu vào các ngành vận
tải, ngành phục vụ công cộng, dầu và khí đốt và truyền thông.Trong khi đó, tiêu dùng
trong khu vực tư nhân tăng 6,1% trongquý 4/2012, nhờ điềukiện thị trường lao động
ổn định và một sự cải thiện trong lòng tin của người tiêu dùng. Sự tăng trưởng mạnh
trong nửa đầu năm 2012 là do tác động từ hàng loạt các chính sách của chính phủ đối
với người dân được giải ngân trong giai đoạn này.
Mặt khác, tiêu dùng công tăng 1,1%, có thể là do việc tăng lương mới của chính phủ
kích thích chi tiêu, trong bối cảnh cắt giảm chi tiêu trong lĩnh vực cung cấp và dịch
vụ.Tất cả khu vực kinh tế đều có tăng trưởng khá trong quý 4/2012, dẫn đầu tăng trưởng
là các ngành công nghiệp chế tạo và khu vực dịch vụ, do nhu cầu nội địa và
Nhóm 12 Page 27
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung
từng bước cải thiện môi trường xuất khẩu.Trong lúc lĩnh vực nông nghiệp tăng
trưởng khá nhanh do tăng mạnh trong sản lượng dầu cọ thô và các sản phẩm gia cầm,
tăng trưởng trong lĩnh vực khai mỏ tăng trở lại với sự phục hồi trong các sản phẩm về
khí đốt. Trong lĩnh vực xây dựng cũng ghi nhận sự tăng trưởng chắc chắn, do nhu cầu
từ khu vực xây dựng dân dụng và các khu cư dân nhỏ.
Do sự đa dạng hóa và nỗ lực thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào xuất khẩu, nền
kinh tế Malaysia có nhiều chuyển biến. Theo bà, Malaysia có hai yếu tố ấn tượng:
+ Thứ nhất, đó là sự kết hợp của các mục tiêungắn hạn và tầm nhìn dài hạn về
việc xác định các lĩnh vực sẽ chèo lái nền kinh tế phát triển.
+ Thứ hai là nền kinh tế của đất nước gồm nhiều thành phần của một nền kinh tế
thực, cho dù đó là khu vực công hay tư nhân, hay lĩnh vực tài chính.
4. Philippines
Philippines chứng kiến sự thăng giáng đáng kể trong mấy năm vừa qua. Tốc độ
tăng GDP của nước này đã lên tới mức 7.6% năm 2010, nhưng lại tụt xuống 3.2%
vào năm 2011 và y đã tăng lên 6% trong quý 1 và 2/2012. Đến quý 3/2012,
Philippines đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 7,1%, cao nhất kể từ năm 2010.
Để vực dậy nền kinh tế, Chính phủ Philippines đã tiến hành các biện pháp cải
cách với mục tiêu đạt được tỷ lệ tăng trưởng tương đương với các nước công nghiệp
mới ở Đông Á.
Có 2 nguyên nhân chính lý giải cho việc tăng trưởngmạnh của Philippines đó là
chính sách tiềntệ hợp lý và sự ổn địnhtrong kinh tế vĩ mô, thể chế chính trị.
+ Việc áp dụng cơ chế lãi suất thấp và các dòng kiều hối chảy mạnh từ nước
ngoài về đã giúp Philippines chống chọi được với “các làn gió ngược” là sự phục hồi
không chắc chắn của nền kinh tế Mỹ, sự suy giảm tăng trưởng của nền kinh tế Trung
Quốc và tình trạng yếu kém đang lan rộng trong khu vực Châu Âu
+ Với những nỗ lực không mệt mỏi của chính quyền Aquin (đặc biệt trongcuộc
chiến chống tham nhũng), nền kinh tế Philippines đã đạt được tốc độ tăng trưởng
thần kỳ như đã nêu ở trên. Bên cạnh đó, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế này
cũng tăng lên đáng kể.
Như thế, xét về bức tranh tăng trưởng GDP, có vẻ như mảng sáng nhất của bức tranh
Đông Nam Á nằm ở Indonesia, trong khi các nước còn lại đều chung nhau ở một điểm là
sự thăng giáng rất bất thường. Philippines và Thái Lan có được một chút khích lệ khi tốc
độ tăng trưởng trở nên khả quan hơn trong năm nay so với năm ngoái.
+ Với Việt Nam, tốc độ tăng GDP trượt dốc từ mốc 6.8% năm 2010 xuống còn
5.9% năm 2011 và 2012 còn5.03% (theo Ngânhàng Thế giới).
Nhóm 12 Page 28
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung
5. Việt Nam
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng trung bình của giai đoạn
2001 – 2010 là 7,25%. Trong đó, tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001 – 2005 là
7,51% và giai đoạn 2006 – 2010 lại bị tụt lùi, còn 7%. Nguyên nhân do chất lượng
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn thấp và chưa đạt được độ bền vững. Chất
lượng tăng trưởng kinh tế thấp thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, tính
hiệu quả của kinh tế thấp, đồng thời, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu.
Để minh chứng cho sự chưa bền vững của chất lượng tăng trưởng kinh tế, các
chuyên gia cho rằng, hiện nay ở Việt Nam, các vấn đề về xã hội như lao động – việc
làm, xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội… đều đang là những vấn đề bức xúc, còn
môi trường đang ở mức báo động. Tuy nhiên vấn đề mấu chốt tập trung vào một số
nguyên nhân chủ yếu là năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn vật chất và năng
lượng thấp. Với mức tăng 5,13% trong giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng năng suất
lao động của Việt Nam được cho là thấp so với các nước trong khu vực khi Trung
Quốc gấp trên 2 lần so với Việt Nam; Thái Lan gấp 4,5 lần; M alaysia gấp 12 lần và
Hàn Quốc gấp 23,5 lần.
Về hiệu quả sử dụng vốn, GS.TS Nguyễn Văn Nam – Hiệu trưởng Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân nhận định: “Trong suốt thời gian vừa qua, mô hình tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam mới chỉ tập trung vào chiều rộng, tăng trưởng nhờ tăng vốn đầu
tư, khai thác tài nguyên và sức lao động chứ chưa tập trung vào tăng trưởng chiều
sâu”.
Theo tính toán, tỷ trọng đầu tư toàn xã hội đã tăng liên tục trong vòng hơn một
thập kỷ qua từ mức 28,4% của GDP năm 1996 đến mức cao kỷ lục là 43,1% năm
2007 và 42,2% năm 2008. Nếu năm 1997, chỉ với mức đầu tư chiếm 28,7% GDP
Việt Nam đạt được mức tăng trưởng 8,2% thì năm 2008 chúng ta đạt tốc độ tăng
trưởng tương tự 8,5% nhưng với lượng vốn đầu tư tới 43,1% GDP.
Đồng thời, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thấp và hầu như không được cải
thiện từ năm 2001 đếnnay.Năm 2009, Việt Nam bị tụt 5 hạng so với năm 2008, trong
khi các nước trong khu vực lại cải thiện được vị thế cạnh tranh của mình trong bảng
xếp hạng. Bên cạnh đó, cấu trúc đầu vào của tăng trưởng, những bất ổn về môi
trường và hệ số co giãn giảm nghèo đang giảm dần và bất bình đẳng đều có xu hướng
tăng mạnh… cũng là những nguyên nhân tác động không nhỏ tới chất lượng tăng
trưởng của nền kinh tế.
=> Đối lậptrong tăng trưởng tíndụng
Câu chuyện khủng hoảng ở Việt Nam được nhiều người lý giải từ nguồn gốc tăng
trưởng tín dụng vô tội vạ trong nhiều năm. So sánh với 04 nền kinh tế khác trong khu
vực Đông Nam Á, có thể thấy rõ sự tương phản rất lớn giữa Việt Nam và các nước này.
Ba nước có tăng trưởng tín dụng rất khiêm tốn là Malaysia, Philippines và Thái
Nhóm 12 Page 29
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung
Lan. Với Thái Lan, tăng trưởng tín dụng năm 2009 chỉ có 3.1%, tăng lên 12.6% năm
2010 và 16.2% năm 2011. Philippines cũng có tốc độ tăng trưởng tín dụng một con
số trong 2 năm 2009 và 2010, chỉ tăng lên thành 14.7% vào năm 2011. Malaysia có
tốc độ tăng trưởng một con số vào năm 2009 và chỉ nhỉnh trên 10% vào các năm
2010 và 2011.
Domestic credit growth(%) 2008 2009 2010 2011
Malaysia 9.2 11.3 13.2
Indonesia 33 16.1 17.5 24.4
Philippines 7.4 8.7 14.7
Thailand 3.1 12.6 16.2
Vietnam 25.4 39.6 32.4 14.3
Indonesia là nước có tốc độ tăng trưởng tín dụng mạnh hơn nhiều so với 3 nước
trên. Tăng trưởng tín dụng năm 2008 ở nước này lên tới 33%, còn cao hơn cả tốc độ
tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam trong cùng năm. Tuy nhiên, tốc độ này đã hạ nhiệt
rất nhanh vào năm 2009 và 2010, xuống còn 16.1% và 17.5%. Tăng trưởng tín dụng
ở nước này quay trở lại ở mức gần 25% vào năm 2011. Trong nửa đầu năm 2012,
tăng trưởng tín dụng cũng đạt 25.8% ở Indonesia so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này
dẫn tới chuyện Ngân hàng Trung ương của nước này đang bàn đến các giải pháp để
hãm đà tăng này lại.
Trong khi đó, ở Việt Nam, suốt từ năm 2001 đến hết 2010, tăng trưởng tín dụng
của Việt Nam đều trên mức 20%. Đặc biệt năm 2007, con số này lên tới 51% vào
năm 2007, giảm xuống còn 25.4% năm 2008, nhưng sau đó lại vọt lên xấp xỉ 40%
vào năm 2009 và trên 30% vào năm 2010. Trong suốt giai đoạn này, mặc dù chính
phủ luôn đề ra các mục tiêu về tăng trưởng tín dụng, nhưng tăng trưởng thực tế về tín
dụng nội địa luôn vượt ngưỡng cho phép.
=> Lạm phát và lãi suất
Trong khi Philipines, Malaysia, Indonesia và Thái Lan đều có tốc độ tăng của chỉ
số giá tiêu dùng ở mức thấp (dưới 6.5%) trong suốt nhiều năm qua, thì Việt Nam có
tốc độ tăng CPI có thể nói là ngoạn mục.
Nhóm 12 Page 30
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
CPI growth rate 200 200 201 201 201 2013 2014(
(%) 8 9 0 1 2 (E) E)
Malaysia 0.6 1.7 3.2 2.8 2.2 2.4
Indonesia 9.8 4.8 5.1 5.4 6.4 5,6 5,6
Philippines 4.1 3.9 4.7 3.5 3.1 3.2
Thailand -0.8 3.3 3.8 3.5 3.0 3.4
Vietnam 19.9 6.5 8
11.
18.1 9.5
8.8 8.0
Tốc độ tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của M alaysia trong 4 năm qua đều
ở mức rất thấp. Năm 2009 chỉ có 0.6%, năm cao nhất là 2011 cũng chỉ có 3.2% và
năm nay Ngân hàng Thế giới dự kiến tăng CPI của nước này cũng chỉ 2.8%. Thái
Lan thậm chí còn có giảm phát vào năm 2009 với chỉ số giá tiêu dùng giảm 0.8%, sau
đó tăng lên trên 3% vào năm 2010 và 2011. Năm nay tăng CPI ở Thái Lan cũng chỉ
có 3.5%. Philippines có tốc độ trượt giá cao hơn đôi chút so với Malaysia và Thái
Lan, với chỉ số CPI tăng xấp xỉ 4% trong suốt 4 năm vừa qua.
Indonesia là trường hợp cá biệt hơn đôi chút với CPI năm 2008 chút xíu nữa thì
xuyên thủng mốc một con số. Tuy nhiên, lạm phát ở Indonesia đã hạ nhiệt từ năm
2009, và tốc độ tăng CPI chỉ còn ở mức xấp xỉ 5% - 6% trong 4 năm gần đây nhất.
Trong khi đó lạm phát ở Việt Nam gần như chọc thủng mốc 20%vào năm 2008 do
kết quả tăng tín dụng như lên đồng hồi năm 2007 (51%). Do tăng tín dụng được siết
lại vào năm 2008, chỉ còn 25.4%, lạm phát đã hạ nhiệt vào năm 2009 với 6.5%,
nhưng sau đó lại bật cao trở lại mức 2 con số vào năm 2010 và năm 2011 cũng gần
như xuyên thủng mốc 20%. Trong năm nay, Ngân hàng Thế giới dự kiến CPI của
Việt Nam sẽ thấp hơn mốc 10% đôi chút.
Đi kèm với lạm phát là lãi suất, chính sách lãi suất của 4 nền kinh tế khác ở Đông
Nam Á hầu như giống nhau – tức là để lãi suất huy động ngắn hạn hầu như không
cao hơn bao nhiêu so với tốc độ tăng CPI. Trong một số năm, lãi suất thực ở các nước
này là âm. Thí dụ ở Malaysia năm 2011, ở Thái Lan năm 2010 và 2011, hay ở
Philippines năm 2011.
Nhóm 12 Page 31
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Short term interestrate (%) 2008 2009 2010 2011
2012
(E)
Malaysia 2 2.5 2.9
Indonesia 8.7 7.1 6.5 6.6
Philippines 4.8 4.2 4.6
Thailand 1.4 1.5 3
Vietnam 8.1 10.7 14 14 13
Ở Việt Nam, về mặt quy định hành chính của nhà nước, lãi suất huy động của
Việt Nam không quá cao (8.1% năm 2008, 10.7% năm 2009, và 14% vào hai năm
2010 và 2011). Tuy nhiên, trên thực tế, các ngân hàng ở Việt Nam đã tham gia vào
một cuộc chạy đua lãi suất, với tinh thần tất cả đều vượt rào, trong suốt nhiều năm
qua. Lãi suất huy động thực tế thường cao hơn mức tăng CPI khoảng 2-3% và lãi
suất cho vay luôn cao hơn lạm phát khoảng 5-6% và cá biệt có những giai đoạn lãi
suất cho vay cao hơn CPI đến cả chục phần trăm.
=> Cán cân thương mại và tỷ giá
Xét về cán cân thương mại, 5 nước Đông Nam Á chia thành hai nhóm rõ rệt.
1.Nhóm thặng dư: Malaysia, Indonesiavà Thái Lan
Malaysia đứng đầu bảng thành tích thương mại quốc tế trong 05 nước này với
mức thặng dư 41.6 tỷ USD năm 2009, và tăng đều đặn trong 2 năm tiếp theo lên tới
46.1 tỷ USD năm 2011. Indonessia và Thái Lan có mức thặng dư thương mại khá gần
nhau với khoảng hơn 20 tỷ USD mỗi năm trong suốt giai đoạn 2009-2011.
Do thặng dư thương mại lớn và cán cân vãng lai ổn định, cả 3 nước Malaysia,
Indonesia, và Thái Lan đều đạt được mức dự trữ ngoại tệ đáng nể. Năm 2011, Thái
Lan có mức dự trữ ngoại tệ lên tới 182 tỷ USD, trong khi Malaysia đạt 133 tỷ và
Indonesia đạt 110 tỷ USD
2.Nhóm thâm hụt: Philippines vàViệt Nam
Cả Philippines và Việt Nam đều bị thâm hụt thương mại trong tất cả các năm
trong khoảng 5 năm trở lại đây. Việt Nam có mức thâm hụt cao hơn Philppines năm
2008 (12.8 tỷ so với 7.7 tỷ), nhưng Philippines đã vượt qua Việt Nam trở thành nước
có mức thâm hụt thương mại lớn nhất trong số 05 nước kể từ năm 2009.
Đối với Philippines, dù phải hứng chịu cán cân thương mại liên tục thâm hụt trong
nhiều năm, dự trữ ngoại tệ của nước này vẫn liên tục tăng đều đặn trong những năm qua
nhờ thặng dư cán cân vãng lai. Năm 2011 nước này đã đạt mức dự trữ 75 tỷ USD.
Nhóm 12 Page 32
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung
Đối với Việt Nam có mức dự trữ ngoại tệ luôn ở mức rất thấp. Năm 2008 Việt
Nam có khoảng 23 tỷ USD trong quỹ dự trữ và điều này được coi như một kỳ tích từ
thời đổi mới. Kỳ tích này nhanh chóng biến mất nhường chỗ cho mức dự trữ thấp lẹt
đẹt ở mức trên 10 tỷ trong suốt giai đoạn 2009-2011. Trong 2012, do thâm hụt
thương mại hầu như không đáng kể, Việt Nam bắt đầu có mức dự trữ ngoại tệ khả
quan hơn, tuy nhiên đây vẫn là mức hết sức mong manh.
Thâm hụt thương mại cao một phần do đồng nội tệ của Việt Nam luôn được ấn
định ở mức cao. Việt Nam đã phá giá liên tục trong nhiều năm, nhưng theo nhiều
chuyên gia, để vãn hồi cán cân thương mại thì Việt Nam cần tiếp tục phải phá giá
đồng nội tệ thêm nhiều nữa. Điều này không có gì là đáng ngạc nhiên vì tỷ lệ lạm
phát ở Việt Nam cao hơn rất nhiều so với đồng USD và, mặc dù đã nhiều lần phá giá,
nếu tính tỷ giá hối đoái thực tế (đã hiệu chỉnh theo lạm phát), thì đồng VND thậm chí
đã lên giá chứ không phải phá giá trong khoảng 5 năm vừa qua.
=> Nợ nần công và tư
Malaysia và Việt Nam đứng chung nhóm có tỷ lệ nợ công trên GDP cao nhất
trong số 5 nước. Tỷ lệ này ở Malaysia luôn ở mức ổn định xung quanh mốc 53%
trong khi con số này ở Việt Nam giao động quanh mốc 50% từ năm 2009 trở lại đây
theo số liệu của Ngân hàng Thế giới.
Nợ công ở Indonesia nằm ở mức thấp nhất với tỷ lệ nợ của chính phủ trên GDP
giảm dần qua các năm kể từ năm 2008 trở lại đây. Nếu như năm 2008 nợ chính phủ
trên GDP của nước này nằm ở mốc 33% thì tới năm 2012 Ngân hàng Thế giới ước
tính mức này giảm xuống chỉ còn 23.1%. Trong khi đó nợ công ở Philippines và Thái
Lan khá gần với nhau và nằm ở mức trên dưới 40%.
Về số liệu liên quan đến nợ xấu, theo số liệu do Ngân hàng Thế giới thống kê, tỷ
lệ nợ xấu ở Malaysia đã giảm từ mức 6.5% năm 2007 xuống còn 2.9%. Tỷ lệ này ở
Indonesia đã giảm từ 4.1% xuống còn 2.9% trong cùng thời kỳ. Tương tự như vậy,
nợ xấu ở Philippines dảm từ 5.8% năm 2007 xuống còn 3.8% năm 2010 và ở Thái
Lan từ 7.9% năm 2007 xuống còn 3.5% năm 2011.
Ngân hàng Thế giới không thống kê số liệu về nợ xấu ở Việt Nam. Tuy nhiên,
theo số liệu do Thống đốc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từng khẳng định trước
quốc hội, nợ xấu ở Việt Nam hiện nay lên tới 10%. Theo nhiều nguồn phân tích của
nước ngoài, tỷ lệ nợ xấu ở Việt Nam thậm chí còn cao hơn nữa. Theo một số chuyên
gia, chỉ riêng các khoản nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước thôi đã lên tới mức xấp xỉ
10 tỷ USD, tương đương với khoảng gần 7% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng và
khoảng gần 10% GDP của Việt Nam hiện nay.
Nhóm 12 Page 33
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung
Phần 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
Vốn:
- Chính phủ cần duy trì ưu tiên ổn định vĩ mô, giữ lạm phát ở mức tương tự như
năm 2012, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, linh hoạt. Chú trọng triển
khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế, đặc
biệt khu vực kinh tế nhà nước. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế,
trong đó đặc biệt là tái cơ cấu đầu tư công
- Điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo ngành, thành phần kinh tế để tạo hiệu ứng tăng
trưởng kinh tế cao hơn. Do tổng đầu tư toàn xã hội/GDP được duy trì ở mức
thấp nhằm kiểm soát lạm phát, nên cần có biện pháp để tăng hiệu quả đầu tư,
trước hết thông qua việc đẩy nhanh quá trình điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo
ngành và thành phần kinh tế.
- Phát triểnthị trường vốn: Nguồn vốn đầu tư của khu vực dân doanh hiện nay
chủ y ếu là vay ngân hàng (chiếm trên 80%), do vậy nếu tăng t rưởng tín dụng bị
giới hạn ở mức 12% thì không thể tăng tỷ t rọng đầu tư của khu vực ngoài nhà
nước lên mức như mong muốn. Bởi vậy phát t riển thị trường vốn để tạo điều
kiện cho doanh nghiệp huy động nguồn lực xã hội cho sản xuất, kinh doanh là
giải pháp vừa mang tính cấp thiết vừa mang tính lâu dài.
- Phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả vốn tài trợ từ ngân sách nhà nước cũng
như các khoản tài trợ của nước ngoài.
- Có giải pháp nhằm khắc phục tình trạng đình đốn sản xuất của các doanh
nghiệp như thực hiện chính sách miễn giảm thuế, phí, …, hỗ trợ và thúc đẩy
tiêu dùng nội địa, chú ý tập trung vào đối tượng thu nhập trung bình và thấp
trong xã hội. Thực hiện các chính sách thu hút các nguồn vốn trong nước đưa
vào sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng.
- Có giải pháp phá băng thị trường bất động sản nhằm giải quyết vấn đề nợ xấu,
nhất là nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Việc tái cơ cấu ngân hàng cần được
thực hiện triệt để và quyết liệt, không chỉ nhằm giải quyết một phần vấn đề nợ
xấu trong hệ thống ngân hàng mà quan trọng hơn là làm lành mạnh hóa thị
trường tín dụng, khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp (nhất là những chính sách về đất đai, đầu
tư,…) nhằm thu hút vốn FDI, định hướng dòng vốn này vào những lĩnh vực
cần ưu tiên, giảm thiểu tác động tiêu cực của đầu tư FDI lên cộng đồng doanh
nghiệp trong nước.
- Từng bước thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh
nghiệp nhà nước nhằm giảm sự thất thoát lãng phí trong sử dụng vốn, tạo môi
trường lành mạnh và bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế khác nhau
Nhóm 12 Page 34
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung
Công Nghệ:
- Nâng cao hệ thống và chương trình giáo dục, đạo tạo nguồn nhân lực trẻ. Qua
đó, nâng cao trình độ dân trí của thế hệ tương lai, khai mở sự sáng tạo, tiếp thu
khoa học kỹ thuật hiện đại tốt, nhờ đó mà trong tương lai, Việt Nam sẽ có khả
năng tự đẩy mạnh trình độ khoa học công nghệ của mình hơn là chỉ tiếp nhận
trình độ lỗi thời của các nước phát triển.
- Phát triểndu lịch sinh thái biển, rừng nhiệt đới, nâng cao chất lượng dịch vụ
và cơ sở hạ tầng du lịch ờ mức 4 sao trở lên
- Đầu tư cho nghiên cứu để tìm ra các ứng dụng khoa học kỹ thuật mới phù hợp
với hoàn cảnh đất nước và giảm thiểuđược chi phí nhập khẩu từ nước ngoài.
- cơ cấu hoá một cách hợp lý việc đào tạo, xoá bỏ tình trạng vừa thừa, vừa thiếu
cũng như thừa thầy thiếu thợ. Điều chỉnh hệ thống lương hợp lý hơn giữa các
ngành nghề .
- tiếp thu các công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, cập nhật nhanh, gửi nhân lực
sang nước ngoài để được đào tạo , cần nhiều hỗ trợ và khuyến khích từ nhà
nước. Sử dụng máy móc thiết bị hiện đại góp phần tăng năng suất lao động và
giảm khấu hao.
Tỷ lệ giatăng dân số:
-
-
Giảm tốc độ gia tăng dân số chủ yếu là khu vực vùng sâu vùng xa.
Thực hiện tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về dân số.
- Tiếp tục mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh
xã hội. Tiếp tục thực hiện CSTT, CSTK chặt chẽ nhưng với mức độ linh họat
phù hợp với tín hiệu của thị trường.
Nhóm 12 Page 35

More Related Content

What's hot

Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.pptKinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.pptCan Tho University
 
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoạiTính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoạiLe Honghoa
 
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtChương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Mô hình keynes
Mô hình keynesMô hình keynes
Mô hình keynesvxphuc
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếLyLy Tran
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)Tạ Đình Chương
 
Kinh tế vi mô_Chuong 3 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 3 pdf.pptKinh tế vi mô_Chuong 3 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 3 pdf.pptCan Tho University
 
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngChương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Cau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtktCau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtktBuinuong993
 
Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)Gia Đình Ken
 
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tếĐề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tếSương Tuyết
 
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mởKinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mởLyLy Tran
 
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệlehaiau
 
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tếChương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tếAnh Hà
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾTS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾBùi Quang Xuân
 
Chế độ tiền lương tối thiểu tại việt nam
Chế độ tiền lương tối thiểu tại việt nam Chế độ tiền lương tối thiểu tại việt nam
Chế độ tiền lương tối thiểu tại việt nam hung bonglau
 
Mối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bản
Mối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bảnMối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bản
Mối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bảnLyLy Tran
 

What's hot (20)

Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.pptKinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
 
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoạiTính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
 
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtChương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
 
Mô hình keynes
Mô hình keynesMô hình keynes
Mô hình keynes
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
 
Kinh tế vi mô_Chuong 3 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 3 pdf.pptKinh tế vi mô_Chuong 3 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 3 pdf.ppt
 
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngChương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
 
Cau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtktCau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtkt
 
Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...
Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...
Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...
 
Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)
 
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tếĐề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
 
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mởKinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
 
Bài tập kế toán chi phí và lời giải
Bài tập kế toán chi phí và lời giảiBài tập kế toán chi phí và lời giải
Bài tập kế toán chi phí và lời giải
 
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
 
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tếChương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾTS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
 
Chế độ tiền lương tối thiểu tại việt nam
Chế độ tiền lương tối thiểu tại việt nam Chế độ tiền lương tối thiểu tại việt nam
Chế độ tiền lương tối thiểu tại việt nam
 
Mối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bản
Mối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bảnMối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bản
Mối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bản
 
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị họcBài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
 

Similar to TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - NHẬN BÀI FREE ZALO 0777.149.703

05 eco102 bai3_v2.0013107216
05 eco102 bai3_v2.001310721605 eco102 bai3_v2.0013107216
05 eco102 bai3_v2.0013107216Yen Dang
 
Vi_BG Macro 1_Chuong 4_ San xuat va Tang truong (4).ppt
Vi_BG Macro 1_Chuong 4_ San xuat va Tang truong (4).pptVi_BG Macro 1_Chuong 4_ San xuat va Tang truong (4).ppt
Vi_BG Macro 1_Chuong 4_ San xuat va Tang truong (4).pptleducminh981
 
11 eco102 dapan_v2.0013107216
11 eco102 dapan_v2.001310721611 eco102 dapan_v2.0013107216
11 eco102 dapan_v2.0013107216Yen Dang
 
luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docluận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docsividocz
 
tổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóatổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóaLyLy Tran
 
Mô hình tăng trưởng kinh tế
Mô hình tăng trưởng kinh tếMô hình tăng trưởng kinh tế
Mô hình tăng trưởng kinh tếvietlod.com
 
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docLuận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docsividocz
 
MAECO1_CHƯƠNG 1_TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ.pptx
MAECO1_CHƯƠNG 1_TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ.pptxMAECO1_CHƯƠNG 1_TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ.pptx
MAECO1_CHƯƠNG 1_TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ.pptxMrTrnhChNhn
 
Kinh te lương chương 4
Kinh te lương chương 4Kinh te lương chương 4
Kinh te lương chương 4hung bonglau
 
ChươNg 8 Va Ba Po
ChươNg 8 Va Ba PoChươNg 8 Va Ba Po
ChươNg 8 Va Ba Poguest800532
 
Kinh tế Vĩ Mô nâng cao (1).pptx
Kinh tế Vĩ Mô nâng cao (1).pptxKinh tế Vĩ Mô nâng cao (1).pptx
Kinh tế Vĩ Mô nâng cao (1).pptxKhoaPhmc1
 
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNGKINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNGDigiword Ha Noi
 
Bai 3 tang truong trong dai han
Bai 3   tang truong trong dai hanBai 3   tang truong trong dai han
Bai 3 tang truong trong dai hantuyenngon95
 
Bai 8 tong cau va chinh sach tai khoa
Bai 8   tong cau va chinh sach tai khoaBai 8   tong cau va chinh sach tai khoa
Bai 8 tong cau va chinh sach tai khoatuyenngon95
 

Similar to TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - NHẬN BÀI FREE ZALO 0777.149.703 (20)

05 eco102 bai3_v2.0013107216
05 eco102 bai3_v2.001310721605 eco102 bai3_v2.0013107216
05 eco102 bai3_v2.0013107216
 
Ch4 ac lt ttruong
Ch4 ac lt ttruongCh4 ac lt ttruong
Ch4 ac lt ttruong
 
Vi_BG Macro 1_Chuong 4_ San xuat va Tang truong (4).ppt
Vi_BG Macro 1_Chuong 4_ San xuat va Tang truong (4).pptVi_BG Macro 1_Chuong 4_ San xuat va Tang truong (4).ppt
Vi_BG Macro 1_Chuong 4_ San xuat va Tang truong (4).ppt
 
11 eco102 dapan_v2.0013107216
11 eco102 dapan_v2.001310721611 eco102 dapan_v2.0013107216
11 eco102 dapan_v2.0013107216
 
luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docluận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
 
tổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóatổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóa
 
Tieuluan
TieuluanTieuluan
Tieuluan
 
Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế.docx
Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế.docxCơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế.docx
Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế.docx
 
Kinh te luong
Kinh te luongKinh te luong
Kinh te luong
 
Bai 7 lam phat
Bai 7   lam phatBai 7   lam phat
Bai 7 lam phat
 
Mô hình tăng trưởng kinh tế
Mô hình tăng trưởng kinh tếMô hình tăng trưởng kinh tế
Mô hình tăng trưởng kinh tế
 
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docLuận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
 
MAECO1_CHƯƠNG 1_TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ.pptx
MAECO1_CHƯƠNG 1_TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ.pptxMAECO1_CHƯƠNG 1_TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ.pptx
MAECO1_CHƯƠNG 1_TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ.pptx
 
Kinh te lương chương 4
Kinh te lương chương 4Kinh te lương chương 4
Kinh te lương chương 4
 
ChươNg 8 Va Ba Po
ChươNg 8 Va Ba PoChươNg 8 Va Ba Po
ChươNg 8 Va Ba Po
 
chương 1.pptx
chương 1.pptxchương 1.pptx
chương 1.pptx
 
Kinh tế Vĩ Mô nâng cao (1).pptx
Kinh tế Vĩ Mô nâng cao (1).pptxKinh tế Vĩ Mô nâng cao (1).pptx
Kinh tế Vĩ Mô nâng cao (1).pptx
 
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNGKINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
 
Bai 3 tang truong trong dai han
Bai 3   tang truong trong dai hanBai 3   tang truong trong dai han
Bai 3 tang truong trong dai han
 
Bai 8 tong cau va chinh sach tai khoa
Bai 8   tong cau va chinh sach tai khoaBai 8   tong cau va chinh sach tai khoa
Bai 8 tong cau va chinh sach tai khoa
 

More from OnTimeVitThu

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnOnTimeVitThu
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...OnTimeVitThu
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnOnTimeVitThu
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhOnTimeVitThu
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOOnTimeVitThu
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...OnTimeVitThu
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyOnTimeVitThu
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...OnTimeVitThu
 

More from OnTimeVitThu (20)

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - NHẬN BÀI FREE ZALO 0777.149.703

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHO A QUẢN TRỊ KINH DO ANH Lớp Cao học-Đêm 3 Môn: Chủ đề: KINH TẾ VĨ MÔ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Bích Dung TÊN THÀNH VIÊN 1/ Đỗ Thanh Lan 2/ Nguyễn Đức Thái 3/ Nguyễn Hoàng Phúc 4/ Nguyễn Thị Anh Thư 5/ Nguyễn Thị Thanh Thùy 6/ Đàm Thị Cẩm Tú 7/ Lê Đức Thịnh 8/ Lê Ngọc Nhung
  • 2. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung TP Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2013 PHẦN 1:TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Khái quát về tăng trưởng kinh tế Các khái niệm: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính). Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng. Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số. Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổngsản phẩm quốc gia chia cho dân số. Đo lường tăng trưởng kinh tế Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng 3 tiêuchí sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (g) Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %. Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức: g = (Yt – Yt-1)/Yt-1 × 100(%) trong đó Yt-1 và Yt là qui mô sản lượng hay thu nhập của nền kinh tế, và g là tốc độ tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng bình quânhàng năm trong một giai đoạn Nhóm 12 Page 1
  • 3. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung n GDPn g= ( - 1) × 100% Trong đó GDPn là GDP năm thứ n, GDP0 là GDP của kỳ gốc của giai đoạn 0-n, n là số năm của giai đoạn 0-n 1.2. Mô hình tăng trưởng kinh tế của Robert Solow và các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế trong mô hình Solow: Mô hình tăng trưởng kinhtế của Robert Solow Mô hình Solow chỉ ra sự ảnh hưởng của tiết kiệm, tỷ lệ tăng dân số và tiến bộ công nghệ đến sự tăng trưởng sản lượng theo thời gian. Mô hình còn xác định những nguyên nhân gây ra sự khác biệt lớn về mức sống của các nước. Hàm sản xuất trongmô hìnhSolow: y= f(k) Phương trình này cho thấy sản lượng của của mỗi công nhân là y (với y=Y/L) là hàm của khối lượng tư bản tính cho mỗi công nhân là k (với k=K/L). Với đồ thị minh họa là hình II.1 bên dưới. Đường biểu diễn của hàm số là đường cong dốc lên. Khi tỷ lệ vốn trên mỗi lao động tăng, sản lượng trên đầu mỗi lao động cũng tăng, song vì sản phẩm cận của tư bản giảm dần theo vốn nên mức tăng sản lựơng ngày càng giảm khi có sự gia tăng của vốn trên mỗi lao động. Hàm số này chỉ ra sản lượng bình quân trên mỗi lao động phụ thuộc vào mức tích luỹ vốn trên mỗi lao động. Hàm tiêu dùngtrong mô hình Solow: Nhu cầu về hàng hóa trong mô hình Solow phát sinh từ tiêu dùng (c) và đầu tư (i) cho mỗi công nhân là: y = c + i Nhóm 12 Page 2
  • 4. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung Với s là tỷ lệ tiết kiệm (0 < s < 1), Solow giả định hàm tiêu dùng có dạng đơn giản như sau: c = (1 – s)y (đồng nhất thức hạch toán thu nhập) Tiêu dùng tỷ lệ thuận với tiết kiệm và (1 – s) là tỷ lệ thu nhập dành cho tiêudùng Phần cònlại s là tỷ lệ thu nhập dành cho tiết kiệm. Thay c = (1 – s)y vào đồngnhất thức hạch toánthu nhập ta được y = (1 – s)y + i Ta có: i = sy Tỷ lệ tiết kiệm s cũng là một phần sản lượng dành cho đầu tư, với đầu tư bằng tiết kiệm. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinhtế theo mô hình Solow: Thay đổi tư bản và trạngtháidừng: Trước khi xem xét sự gia tăng của khối lượng tư bản ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế như thế nào, ta xét 2 yếu tố là khối lượng tư bản thay đổi là đầu tư (làm khối lượng tư bản tăng khi doanh nghiệp mua thêm nhà máy – thiết bị) và khấu hao (làm khối lượng tư bản giảm khi những tư bản cũ bị hư hỏng). Tác động của đầu tư trình sau: k = i - k (với và khấu hao đếnkhối lượng tư bản được thể hiệnqua phương k là thay đổi khối lượng tư bản). Trong đó: Đầu tư i = s.f(k) khi thay y = f(k). y f(k) Khi có tỷ lệ tiết kiệm s thì ta thấy tỷ lệ tiết kiệm s quyết định sự phân bổ sản c lượng cho tiêudùng và đầu tư với y sf(k mọi giá trị k, thể hiện qua đồ thị sau: i Khấu hao : giả định là hàng năm y tư bản bị hao mòn với tỷ lệ khấu hao . Vậy khối lượng tư bản bị hao mòn mỗi năm sẽ là k. Mối quan hệ giữa khấu hao và khối lượng tư bản được biểu diễn như sau: k k Nhóm 12 Page 3 k
  • 5. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung Vì đầu tư bằng tiết kiệm nên ta có k = s.f(k) - k. Đồ thị về đầu tư, khấu hao và trạng thái dừng (M ô hình Solow) như sau: y Từ đồ thị ta thấy chỉ có 1 khối lượng tư bản duy nhất là sf(k) k* làm cho đầu tư bằng khấu hao. Tại k* ta có mức tư bản đạt trại thái dừng. Với k < k*, đầu tư lớn hơn khấu hao nên khối lượng tư bản tăng. Với k > k*, đầu tư nhỏ hơn khấu hao nên khối lượng tư bản bị thu hẹp. k* k Sự thay đổi trongtỷ lệ tiết kiệm ảnh hưởngđếntăngtrưởngkinhtế: Từ mô hình Solow ta thấy rằng tỷ lệ tiết kiệm là yếu tố then chốt quyết định khối lượng tư bản ở trạng thái dừng. Nếu tỷ lể tiết kiệm cao sẽ làm cho đầu tư cao hơn, làm cho hàm tiết kiệm s.f(k) dịch chuyển lên trên, nền kinh tế sẽ đạt trạng thái dừng mới với khối lượng tư bản và sản lượng cao hơn ở trạng thái dừng cũ. Như vậy, tiết kiệm cao hơn sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn, tới khi đạt đến trạng thái dừng mới với khối lượng tư bản lớn hơn, nhưng không duy trì mức tăng trưởng cao hơn nếu tiếp tục giữ tỷ lệ tiết kiệm ở mức cao này. y k s2f(k) s1f(k) Nhóm 12 k1* k2* k Page 4
  • 6. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung Sự gia tăng dânsố ảnhhưởngđến tăngtrưởngkinhtế: Lương công nhân tăng làm cho lượng tư bạn trên mỗi công nhân giảm xuống. Gọi n tỷ lệ tăng dân số thì ( + n)k là lượng đầu tư cần thiết để giữ cho lượng tư bản mỗi công nhân không thay đổi. Đối với nền kinh tế ở trạng thái dừng, đầu tư phải cân bằng với khấu hao và sự gia tăng dân số. Ta có thay đổi của khối lượng tư bản mỗi công nhân lúc này là: k = i – ( + n)k Tương đương k = s.f(k) –( + n)k Ta có mô hình thể hiện sự gia tăng dân số (từ n1 đến n2) làm khối lượng tư bản ở trạng thái dừng bị thu hẹp: y ( + n1)k sf(k) k 2 * k1* k Như vậy: ta thấy sự gia tăng dân số làm giảm khối lượng tư bản cũng như làm tốc độ tăng trưởng kinh tế bị sụt giảm. Tiến bộ trong công nghệảnhhưởngđến tăng trưởngkinhtế: Tiến bộ trongcông nghệ được đưa vào hàm sản xuất: Y = F(K, L x E) Trong đó, E là biến mới, là hiệu quả lao động (côngnghệ được cải thiện, hiệu quả lao độngtăng, phản ánh sức khỏe giáo dục và tay nghề lao động). Nhóm 12 Page 5 ( + n2)k
  • 7. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung L x E là lực lượng lao động tính bằng đơn vị hiệu quả (gồm số lượng công nhân và hiệu quả của mỗi công nhân). Với là g là tốc độ tiến bộ công nghệ (hay tỷ lệ tiến bộ công nghệ mở rộng lao động). Ta có: k = s.f(k) –( + n + g)k Bây giờ k được định nghĩa là khối lượng tư bản trên mỗi đơn vị hiệu quả của lao động. Sự gia tăng của số lượng đơn vị hiệu quả do tiến bộ công nghệ có xu hướng làm giảm k. Trong trạng thái dừng, đầu tư sf(k) loại trừ sự giảm sút của k do khấu hao, sự gia tăng dân số và tiến bộ công nghệ. Mặc dù vậy, số lượng đơn vị hiệu quả trên mỡi lao động tăng với tỷ lệ g. Tổng sản phẩm tăng với tỷ lệ (n + g). Như vậy, mô hình Solow chỉ ra rằng tiến bộ công nghệ làm sản lượng mỗi công nhân tăng trưởng vững chắc khi nền kinh tế ở trạng thái dừng và chỉ có tiến bộ công nghệ mới giải thích được sự gia tăng không ngừng của mức sống. y ( +n+g)k sf(k) k* k Quy tắc vàng của tíchluỹvốn Chúng ta nhận ra rằng ban đầu với một mức thu nhập cho trước, khi tăng tiết kiệm thì tiêu dùng sẽ giảm. Song có một vấn đề là liệu tiết kiệm có làm tăng tiêu dùng trong dài hạn hay không? Nếu có, mức tiết kiệm nào là tối ưu cho nền kinh tế?. Điều này được thể hiện qua phân tích sau đây Với hàm sản xuất và các giá trị δ cho trước, có mối tương quan 1-1 giữa k và s tại trạng thái dừng. Mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàm số sau đây sf (k*) = δ.k * (*) Nhóm 12 Page 6
  • 8. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung Ở trạng thái dừng, tiêu dùng bình quân trên đầu người đươc xác định c*=(1- s).f{k*(s)}. Từ (*) chúng ta có sf (k*) = δ.k * . Vì vậy chúng ta có thể viết hàm số c(s) như sau: c*(s)=f {k*(s)} - δ.k*(s) Ở trạng thái dừng mức tiết kiệm cần thiết để tối đahoá tiêudùng phải thoã điều kiện: Vì nên điềukiện tối đa hoá tiêudùng sẽ là f'(k*) - δ = 0 hay năng suất biên của vốn sẽ bằng với tỷ lệ khấu hao. Khi s < sG thì việc tăng tiết kiệm sẽ làm tăng tiêu dùng trongdài hạn nhưng giảm tiêudùng trongquá trình dịch chuyển đếntrạng thái dừng. Ngược lại, khi s > sG việc giảm tiết kiệm sẽ làm tăng tiêudùng bình quân đầu người trongdài hạn và cũng tăng tiêu dùng trongquá trìnhdịch chuyển . Vấn đề lựa chọn phụ thuộc vào sự đánh đổi giữa tiêudùng hiện tại và tiêudùng trongtương lai PHẦN 2: TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM 2.1.Thực trạng tăng trưởng kinhtế Việt Nam các năm gần đây 2.1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2006 đạt 8,23%, năm 2007 đạt 8,46%, năm 2008 đạt 6,31%, năm 2009 đạt 5,32%, năm 2010 đạt 6,78%, năm 2011 Nhóm 12 Page 7
  • 9. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung đạt 5.89% và năm 2012 đạt 5,03% . Bình quân thời kỳ 2006-2012, tăng trưởng kinh tế đạt 6,57%/năm, trongđó bình quân giai đoạn 2006-2007 đạt 8,34%; bình quân giai đoạn 2008-2010 đạt 6,14%; bình quân giai đoạn 2011 - 2012 đạt 5.46%. Tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn2000 - 2012 Đơn vị tính % Nguồn: Tổng cục thống kê Tuy mức tăng trưởng năm 2012 là 5.03% thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý. Tổng cục thống kê cho rằng, nền kinh tế năm 2012 gặp bất lợi bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa được giải quyết. Những bất lợi từ thị trường thế giới đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước, thể hiện ở việc thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế thế giới trong giai đoạn từ năm 2006 - 2012. Tăng trưởng ba khu vực kinh tế như sau: Nhóm 12 Page 8
  • 10. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung - Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,34%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn 2006-2007 tăng 3,72%; giai đoạn 2008-2010 tăng 3,09%. - Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,94%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn 2006-2007 tăng 10,30%; giai đoạn 2008-2010 tăng 6,40%. - Khu vực dịch vụ tăng 7,73%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn 2006- 2007 tăng 8,57%; giai đoạn 2008-2010 tăng 7,17%. Riêng đối với giai đoạn từ năm 2011 - 2012. Phân rã theo khu vực kinh tế cho thấy mức độ tăng trưởng yếu diễn ra ở tất cả các nhóm ngành. M ảng Dịch vụ giữ được mức tăng khá nhất dù vẫn thấp hơn so với năm 2011; ngược lại, tăng trưởng ở khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản sụt giảm mạnh khi chỉ tăng 2.72%, so với con số 4.01% trong năm trước. Đáng chú ý là sự sụt giảm của ngành Công nghiệp và xây dựng đã ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng toàn nền kinh tế vì chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 40%. Tính đến 01/12/2012, chỉ số tồn kho của ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo còn tăng 20.1% so với cùng thời điểm năm trước; và chỉ số tồn kho này có xu hướng liên tục sụt giảm trong những tháng gần đây. Tuy vậy, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp không có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, thì con số tồn kho này cũng cho thấy sự trì trệ đang hiện diện. 2.1.2. Thu nhập bìnhquân trênđầu người/năm Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam không ngừng tăng qua các năm. Cụ thể trong năm 2012 là1540 USD/ người tăng hơn 6 lần so với năm 2000 là251 USD/ người. Tuy thu nhập bình quân đầu người của Việt Năm liên tục tăng qua các năm. Nhưng Thu nhập trung bình của người Việt Nam vẫn còn khoảng cách rất xa so với các nước trong ASEAN và Trung Quốc, dù đã được cải thiện nhiều do đổi mới và mở cửa cách đây hơn một phần tư thế kỷ. Nhóm 12 Page 9
  • 11. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung Tốc độ tăng trưởng GDP/người 2000 - 2012 Đơn vị tính USD 2.1.3. Vốn đầu tư Với một nền kinh tế dựa nhiều vào vốn để tăng trưởng như Việt Nam thì bất cứ cú sốc nào dẫn đến thắt chặt nguồn vốn đềucó thể ảnh hưởng đếnđà tăng trưởng. Từ khi Nghị quyết 11 ra đời vào tháng 2/2011 với thông điệp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, dòng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước đã bị thu hẹp đáng kể. Trong khi đó, khu vực nước ngoài do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu cũng hạn chế đầu tư. Biểu đồ bên dưới cho thấy tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP trong hai năm 2011 và 2012 đã sụt giảm mạnh, chỉ còn lần lượt là 34.6% và 33.5%. Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính khiến tăng trưởng GDP có xu hướng giảm dần. Riêng trong năm 2009, với các biện pháp kích cầu mạnh mẽ thông qua bơm vốn, nền kinh tế nhanh chóng hồi sức và tăng trưởng trở lại; nhưng đã để lại những hệ lụy tiêu cực cho sự ổn định nền kinh tế vĩ mô trong những năm về sau. Nhóm 12 Page 10
  • 12. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung 2.2. Mối liên hệ giữa các nhân tố trong Mô hình của Robert Solow và các yếu tố khác ngoài mô hình với tăng trưởng kinh tế Việt Năm giai đoạn 2000- 2012. Thực trạng tác động của các nhân tố trong mô hình Robert Solow. 2.2.1. Tiết kiệm và đầu tư: Tổng vốn đầu tư và cơ cấuđầutư Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) ngày 11/3/2013 chính thức công bố, năm 2012, tính cả vốn cấp mới và tăng thêm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 16,3 tỷ USD, tăng 4,7% so với năm 2011. Như vậy, năm 2012, Việt Nam đã đạt mục tiêu về thu hút FDI (15-16 tỷ USD) và đã tăng so với năm trước. Đây là một kết quả rất tích cực. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2012 theo giáhiện hành ước tính đạt 989,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với năm trước và bằng 33,5% GDP, đây là năm có tỷ trọng vốn đầu tư so với GDP đạt thấp nhất kể từ năm 2000 trở lại đây Nguồn: Tổng cục thống kê Về tỷ trọng, mặc dù có xu hướng giảm nhưng khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ Nhóm 12 Page 11
  • 13. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung t rọng lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội (từ mức trung bình 54,1% trong giai đoạn 2000-2005 xuống 39,1% trong giai đoạn 2006-2010; năm 2011 tỷ trọng này là 38,9%). Đáng chú ý, tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước cũng có xu hướng giảm qua các năm (từ mức 38,1% năm 2006 xuống còn 36,1% năm 2010 và 35,2% năm 2011); trong khi đó, tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại có xu hướng tăng (từ mức 16,2% năm 2006 lên mức 25,9% năm 2011). Đáng chú ý, trong năm 2012, vốn đầu tư từ khu vực ngoài Nhà nước vượt nguồn vốn khu vực Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất (38,9% tổng vốn đầu tư), đạt 385 nghìn tỷ đồng , tăng 8,1% so với cùng kỳ 2011. Nhóm 12 Page 12
  • 14. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung Mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầutư S-I Trong những năm gần đây, mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư ngày càng trầm trọng. Trong giai đoạn 2007-2009, mức chênh lệch đã lên đến trên 10% GDP, cao hơn rất nhiều so với giai đoạntừ 2002-2006. Lý do là trong khi tỷ lệ tiết kiệm khá ổn định, đầu tư lại có xu hướng tăng nhanh. Bên cạnh đó, nếu trước năm 2007, phần lớn thâm hụt tiết kiệm của khu vực công (Sg-Ig) được tài trợ bởi thặng dư tiết kiệm của khu vực tư nhân (Sp-Ip) thì từ năm 2007 trở đi, cả khu vực tư nhân cũng chịu thâm hụt tiết kiệm, kéo theo đó chênh lệch S-I của cả nền kinh tế tăng nhanh. Phần thiếu hụt này phải dựa vào nguồn bên ngoài để bù đắp, nhưng nguồn này là không vững chắc. Do liên tục cần tài trợ từ bên ngoài nên nợ quốc gia (mọi nguồn) cũng như nợ công (cả trong và ngoài nước) tăng lên nhanh chóng; đồng thời, thâm hụt tài khoản vãng lai cũng tăng mạnh. Nhóm 12 Page 13
  • 15. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung Tiết kiệm - đầu tư và nhập siêucủanền kinh tế giai đoạn2005-2010 Đơn vị: % GDP Nguồn: Tính toán từ số liệu của Niên giám thốngkê 2010 (trang 140). Năm 2012 Việt Nam xuất siêu khoảng 284 triệu USD. Đây là lần đầu tiên sau gần 20 năm nhập siêu, Việt Nam chuyển sang xuất siêu trong cả năm. Trạng thái xuất siêu trước mắt là một tín hiệu mừng, giảm áp lực cho cán cân thanh toán, cũng như góp phần kiềm chế lạm phát; song nguyên nhân chủ yếu được coi là do suy giảm của sản xuất và tiêu dùng trong nước nên nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị tăng thấp chứ không phải do xuất khẩu đã tăng bền vững. Hiệu quả đầutư Trong giai đoạn 2006 đến nay, nhìn chung hiệu quả đầu tư của nền kinh tế có xu hướng giảm, thể hiện qua: (i) hệ số ICOR liên tục tăng (ngoại trừ năm 2011); (ii) chi phí trung gian tăng nhanh; (iii) đóng góp của nhân tố lao động và TFP vào tăng trưởng kinh tế đạt mức thấp. Cụ thể: -Trong giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ tổng vốn đầu tư toàn xã hội/GDP luôn ở mức cao, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế thực chỉ đạt trung bình khoảng 7% /năm đã khiến cho hệ số ICOR trung bình giai đoạn tăng cao, lên mức 7,17 (cao hơn khá nhiều so với ICOR của giai đoạn 2000-2005 và ICOR của các nước đang phát triển khác). Đặc biệt vào năm 2009, chỉ số này đã lên tới mức 13,51, báo động về hiệu quả đầu tư bị sụt giảm một cách nghiêm trọng, dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực đối với nền kinh tế. Nhóm 12 Page 14
  • 16. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung Tốc độ tăng GDP thực tế và hệ số ICOR giai đoạn 2006-2010 Đơn vị: %, lần. 10 8 8.23 8.46 8 6.78 6 6.2931 5.879 6.44 5.32 5.73 4.47 5.1 5.03 4 2 0 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng GDP thực tế ICOR Nguồn: GSO, UBGSTCQG. - Trong giai đoạn 2006-2010, trong khi tổng giá trị sản xuất tăng trung bình khoảng 11%/năm thì tốc độ tăng giá trị gia tăng chỉ vào khoảng 6%. Điều này cho thấy chi phí trung gian đang tăng lên nhanh chóng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh đang giảm sút. Theo mô hình Solow, các quốc gia với xuất phát điểm thấp như Việt Nam sẽ có cơ hội tăng trưởng nhanh, tính theo thu nhập trên đầu người, nhờ đầu tư vốn là chủ yếu. Nhưng sau đó, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại do tác động giảm dần của đồng vốn đầu tư. Do đó, để có thể duy trì được mức tăng trưởng bền vững trong dài hạn, tính hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn và lao động trong nền kinh tế mới là yếu tố quyết định. Đối với Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trước năm 2008 đã chuyển sang mức thấp hơn nhiều trong những năm gần đây. Điều này có thể giải thích một phần với mô hình Solow. Đó là tăng trưởng dựa vào vốn đầu tư là chủ yếu và tốc độ đang giảm dần, nhưng điều đáng ngại là cùng với đó, sự thiếu hiệu quả của nền kinh tế cũng góp phần hạn chế khả năng tăng trưởng trong tương lai nếu không có biện pháp cải thiện quyết liệt. Từ năm 2000 trở lại đây, tỉ lệ đầu tư vốn toàn xã hội/GDP của Việt Nam luôn cao, trung bình hơn 30%; có năm lên tới 43% như năm 2007. Thế nhưng, hệ số ICOR đang có xu hướng tăng lên trong 3 năm gần đây (ICOR là hệ số đo lường chất lượng của đồng vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao). Một yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng của đồng vốn là tính nhất thời, ngắn hạn trong chính sách sử dụng. Số tiền các doanh nghiệp rót vào nghiên cứu và phát triển nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi vẫn chưa đáng kể, trái ngược với số tiền đầu tư vào các lĩnh vực ngắn hạn như chứng khoán. Đây là nguy cơ lớn trong dài hạn của các doanh nghiệp. Nhóm 12 Page 15
  • 17. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung 2.2.2. Dân số Năm Tỷ lệ gia tăng Tỷ lệ gia tăng Tỷ lệ gia tăng dân số GDP GDP/người 2001 1,4 6,89 5,49 2002 1,3 7,08 5,74 2005 1,17 7,79 1,14 2007 1,09 8,46 1,15 2008 1,07 6,34 1,25 2009 1,06 5,32 1,01 2010 1,05 6,78 1,1 2011 1,04 5,89 1,11 2012 1,06 5,03 1.06 Dân số và tăng trưởng kinh tế Việt Nam, 1970-2009 (%) Giai đoạn 1970- 1980-1989 1990-1999 2000-2009 1979 Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người (giá 2005) 2,54 3,33 6,24 6,23 Tốc độ tăng tỷ lệ dân số trongđộ tuổi lao động 0,40 0,67 0,94 1,22 Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK Nhóm 12 Page 16
  • 18. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung Số liệu thốngkê cho thấy tốc độ tăng của tỷ lệ dân số trong tuổi lao động đã tăng từ 0,40% giai đoạn 1970-1979lên1,22% giai đoạn 2000-2009. Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người (tính theo giá năm 2005) cũng tăng từ 2,54% giai đoạn 1970- 1979 lên 6,23% giai đoạn 2000-2009. Trong giai đoạn 2000-2009, tỷ lệ dân số trong tuổi lao động tăng 0.28% tuy nhiên tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người giảm 0.01%, lực lượng lao động tăng thêm này không có đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Giai đoạn 2000 – 2012, lực lượng lao động của nước ta đã tăng từ 39,3 triệu người lên 50,5 triệungười, tốc độ tăng bình quân là 2,6%/năm, bằng 2 lần tốc độ tăng dân số] . Nhưng chất lượng lao động cũng không mấy cải thiện. Năng suất của lao động Việt Nam hiện ở mức đáy trong khu vực. Theo Tiến sĩ Hồ Đức Hùng, Đại học Kinh tế TP.HCM , năng suất của Việt Nam đang thấp hơn Indonesia 10 lần, Malaysia 20 lần, Thái Lan đến 30 lần. Nâng cao chất lượng lao động không phải là chuyện đơn giản. M ột phân tích của hãng tư vấn McKinsey (Mỹ) cho thấy để đạt được mục tiêu tăng trưởng 7-8% cho đến năm 2020, đòi hỏi năng suất lao động của Việt Nam phải tăng từ 4,1%/năm lên 6,4%/năm. Nếu không thực hiện được, tăng trưởng kinh tế sẽ chỉ có thể vào khoảng 4,5-5% mà thôi. 2.2.3. Tiếnbộ công nghệ Khoa học công nghệ là một trong các nguồn lực quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Xã hội càng phát triển càng chứng minh một điều rằng: Khoa học và công nghệ có vai trò ngày càng sâu sắc, tác động lớn đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia. Những năm gần đây, thành quả của khoa học và công nghê, đặc biệt là sự đổi mới công nghệ đã đem đến cho kinh tế, xã hội Việt Nam một diện mạo mới. Tăng khoảng 5 lần thunhập bình quânđầungười Theo phân tích gần đây của Ngân hàng thế giới ở 38 quốc gia và khu vực, tiến bộ công nghệ đóng góp 50% vào tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển, hơn 30% ở các nước đang phát triển. Tại Hàn Quốc, đột phá trong khoa học công nghê giúp kinh tế - xã hội nước này tăng trưởng mạnh, mức thu nhập bình quân đầu người tăng cao từ 1.040 USD (1977) lên3.360 USD sau 10 năm. Đầu tư cho khoa học công nghệ của nước này tăng nhanh từ 378 triệu USD lên 5 tỷ USD, tăng 13 lần. Với Trung Quốc, đầu tư cho khoa học và công nghệ tăng mạnh từ 0,6% GDP (2001) lên 1,43% GDP (2007) đã tạo đòn bẩy đưa GDP bình quân đầu người tăng từ 1.047 USD lên 2.604 USD. Theo tài liệu của TS. Cù Chí Lợi, Viện Kinh tế Việt Nam (Viện Khoa học - Xã hội Việt Nam): Ở nước ta, trong thời kỳ 1998-2002, tỷ trọng đóng góp của yếu tố khoa học Nhóm 12 Page 17
  • 19. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung công nghệ vào tăng trưởng GDP chiếm gần 23%, kéo mức thu nhập bình quân đầu người từ vài trăm USD đạt ngưỡng 1.000 USD. Trong khi dân số không ngừng tăng (từ hơn 50 triệu người năm 1979 lên hơn 85 triệu người năm 2009), diện tích đất canh tác bị thu hẹp nhưng nhờ áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, ngành nông nghiệp vẫn đóng góp hơn 65% vào tăng trưởng kinh tế nước nhà. Đưa kim ngạch xuất khẩutănghàng chụclần Nhiều năm gần đây, những mặt hàng như: lúa gạo, thủy sản, hạt tiêu, cà phê, cao su... luôn đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho Việt Nam. Có kết quả này là nhờ những đóng góp quan trọng của hoạt động khoa học công nghệ. Hàng nghìn giống, quy trình sản xuất mới từ phòng thí nghiệm đã đến với người dân, được ứng dụng rộng rãi, đã và đang trở thành đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong nông nghiệp, khoa học công nghệ đóng vai trò lớn trong lai tạo, nhân giống cây trồng mới, tăng năng suất thay thế giống nhập ngoại. Nhiều công nghệ mới được ứng dụng làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tăng giá trị sản xuất, đưa nước ta vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, hạt tiêu, điều, cao su. Đến nay, hơn 170 giống lúa được công nhận, trong đó có nhiều giống lúa lai tốt như VL20, TH3-3, TH304, HY83, HYT92, HYT100. 90% diện tích đất được trồng bằng các giống lúa cải tiến. Năng suất lúa bình quân năm 2007 đạt 49,5 tạ/ha, gấp 2,4 lần năm 1980 và Việt Nam từ chỗ thiếu lương thực triền miên đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Trong thủy sản, các kết quả nghiên cứu về sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến thủy sản đã đạt trình độ tương đương của thế giới và khu vực; nâng kim ngạch xuất khẩu lên 4,4 tỷ USD (2008), gấp 22 lần năm 1990. Các mặt hàng thủy sản chế biến xuất khẩu của Việt Nam bảo đảm yêu cầu về chất lượng thị trường Nhật Bản, EU và M ỹ. Trong công nghiệp, khoa học công nghệ giúp cải tiến, đổi mới công nghệ của các ngành, lĩnh vực và đang chứng tỏ hiệu quả trong thời gian qua. Việt Nam đã sản xuất được nhiều thiết bị cơ khí chính xác, siêu trường, siêu trọng; làm chủ công nghệ đóng tàu trọng tải lớn… Từ kết quả nghiên cứu của một số chương trình khoa học công nghệ trọng điểm, Việt Nam đã thiết kế, chế tạo thành công máy biến áp 220 kV - 250 MVA với giá thành thấp hơn giá nhập khẩu (khoảng 2 triệu USD so với giá nhập khẩu 2,4 triệu USD). Dù còn nhiều khó khăn nhưng không thể phủ nhận một thực tế rằng, khoa học công nghệ đã và đang đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế xã hội, xứng đáng là nền tảng cho CNH -HĐH . Đóng góp của khoa học và công nghệ đã kéo thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam từ vài trăm USD đến ngưỡng 1.000USD. Nhóm 12 Page 18
  • 20. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng kỹ thuật có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế của một quốc gia nói chung và của một địa phương nói riêng sẽ không thể phát triển được nếu không được đảm bảo các điều kiện về nguồn nhân lực cũng như về cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Các nước thành công phải cung cấp được cơ sở hạ tầng cần thiết cho nền kinh tế và cho xã hội để duy trì tăng trưởng. Kinh nghiệm phát triển cho thấy đầu tư khoảng 7% GDP vào cơ sở hạ tầng là qui mô vừa đúng để duy trì tăng trưởng cao và bền vững. Đài Loan và Hàn Q uốc từng đầu tư rất mạnh vào cơ sở hạ tầng trong thời kỳ công nghiệp hóa nhanh chóng. (Đài Loan là 9,5% GDP trong giai đoạn 1970-90 và Hàn Quốc là 8,7% trong giai đoạn 1960-1990). Trung Quốc bình quân đầu tư 8% GDP vào cơ sở hạ tầng giai đoạn 2003-2004. Cả ba nước đều xây dựng được những hệ thống cơ sở hạ tầng tiện ích hiện đại. Cơ sở hạ tầng cũng là một thành phần quan trọng trong chiến lược phát triển của Việt Nam. Trong 20 năm qua, Chính phủ Việt Nam đã duy trì mức đầu tư hạ tầng khoảng 10% GDP. M ức đầu tư cao ngoạn mục này đã nhanh chóng mở rộng nguồn cung cơ sở hạ tầng và cải thiện khả năng tiếp cận sử dụng. Từ năm 2000 - 2005, tổng chiều dài đường bê tông đã tăng gấp ba lần từ 30.000 km đến gần 90.000 km, đưa đến những cải thiện rất lớn cho giao thông nông thôn. Tỉ lệ hộ gia đình nông thôn kết nối mạng lưới điện cũng tăng từ 73% lên 89% trong giai đoạn 2000-2005. Thành công trong phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ là nét chính trong những thành tựu xóa nghèo và phát triển mang tính bao phủ của Việt Nam, điều mà cộng đồng tài trợ quốc tế thường xuyên khen ngợi. Hình1.Đầutư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam Nhóm 12 Page 19
  • 21. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung Nguồn:TổngcụcThốngkê ViệtNam Sau hơn 20 năm kể từ khi thực hiện chính sách Đổi Mới, Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển đòi hỏi phải đầu tư chiến lược vào cơ sở hạ tầng giao thông đại trà như xa lộ, đường sắt, cảng biển, và sân bay, và đầu tư vào hỗn hợp năng lượng hiệu quả như các nhà máy thủy điện, chạy than và khí đốt. Trong thập niên vừa qua tổng đầu tư hạ tầng ở Việt Nam đã chiếm bình quân hơn 10% GDP, vượt qua khỏi các nền kinh tế Đông Á vốn nổi tiếng về mức đầu tư cơ sở hạ tầng cao. Kết quả từ tỉ lệ đầu tư cao của Việt Nam đã nhanh chóng mở rộng khối lượng cơ sở hạ tầng và cải thiện tiếp cận, góp phần vào sự thành công về tăng trưởng và phát triển của đất nước. M ặt dù có những thành tựu này, những trở ngại về cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn chưa được giải quyết một cách hiệu quả. Thực tế, chính những tắc nghẽn về cơ sở hạ tầng thay vì những chính sách phức tạp và khó tiên liệu của nhà nước, hiện được xem là vấn đề lớn nhất cản trở môi trường kinh doanh của đất nước, như nhiều khảo sát quốc tế đã nhận định. Theo đó, Việt Nam đối mặt với thách thức bảo vệ cơ sở hạ tầng trước thiên tai và việc thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Đối với Việt Nam, vượt qua nhiều rào cản cơ sở hạ tầng này có tầm quan trọng rất lớn để tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tương tự thành tựu đã đạt được trong hai thập niên vừa qua, và theo hướng bền vững, hiện thực hóa những mục tiêu phát triển tham vọng đã đề ra cho những thập niên sắp tới. Tuy nhiên, hiệu quả và trình độ chuyển giao công nghệ không cao do bị hạn chế nhiều mặt về lựa chọn công nghệ tối ưu, tỷ lệ chuyển giao phần mềm thấp, hiệu suất sử dụng chỉ đạt tối đa là 70% - 80% công suất thiết kế. Do thiếu vốn đầu tư mà trong một số trường hợp doanh nghiệp buộc phải nhập thiết bị đã qua sử dụng, dẫn đến làm chậm tiến tốc độ đổi mới công nghệ, còn gây lãng phí. Chỉ riêng qua khảo sát đối với các ngành công nghiệp nhẹ, chúng ta thấy trong số hơn 700 thiết bị, 3 dây chuyền nhập tại 42 nhà máy có 76% số máy mới nhập thuộc thế hệ máy sản xuất từ những năm 1950 – 1960, 70% số máy nhập khẩu đã hết khấu hao, 50% số máy móc thiết bị là đồ cũ tân trang lại Do sử dụng nhiều máy móc, thiết bị và công nghệ quá lạc hậu, ước tính ở Việt Nam hiện nay có khoảng 300-400 thương tật dẫn đến chết người và hơn 20.000 tai nạn nghề nghiệp xảy ra hàng năm. Nhóm 12 Page 20
  • 22. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung 2.2.4.Các yếu tố khác ngoài mô hình: Vị trí địa lý Với hình thể đất nước hẹp chiều ngang, trải dài theo hướng á kinh tuyến, toàn bộ lãnh thổ đất liền của nước ta có thể ví như” vùng duyên hải” và tạo ra một lợi thế ”mặt tiền” hướng biển - thuận lợi cho giao thương và hội nhập kinh tế quốc tế. Theo ước tính, quy mô kinh tế (GDP) biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt khoảng 47- 48% GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế “thuần biển” đạt khoảng 20-22% tổng GDP cả nước. Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển. Các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thủy hải sản, thông tin liên lạc,...bước đầu phát triển, nhưng hiện tại quy mô còn rất nhỏ bé (chỉ chiếm khoảng 2% kinh tế biển và 0,4% tổng GDP cả nước), song trong tương lai sẽ có mức gia tăng nhanh hơn. Trong đó: Dầu khí : Từ bước đi chập chững của một ngành công nghiệp dầu khí non trẻ, sau nửa thế kỷ xây dựng đội ngũ và phát triển vượt bậc, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ngày nay đã có thể tự hào về những thành quả đạt được. Liên tục từ năm 1991 đến nay, Tập đoàn đã đóng góp vào tăng trưởng GDP với tỉ trọng trên 20%, chiếm trên 30% tổng thu ngân sách Nhà nước; khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước Thủy sản: Thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, thời gian qua nhà nước đã chú trọng đầu tư phát triển khá toàn diện cả về khai thác và nuôi trồng, tốc độ tăng trưởng 2006 – 2010 bình quân tương đối cao. Khai thác thủy sản được đầu tư theo hướng khai thác xa bờ, năm 2008 được Chính phủ hỗ trợ dầu cho khai thác, nên số lượng phương tiện khai thác tăng nhanh. Trong đó, những sản phẩm có giá trị cao như tôm, mực đạt tỷ lệ khá cao. Nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của nhiều tỉnh, có nhiều tiềm năng phát triển làm cho kinh tế chuyển dịch nhanh và có hiệu quả. Giai đoạn 2006 – 2010 nuôi trồng thuỷ sản cũng đã đóng góp một phần vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế . Nhóm 12 Page 21
  • 23. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung Bảng thống kê giátrị sảnphẩm thu được trên1 héctamặt nước nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn2004-2010 Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Giá trị sản phẩm thu được trên 1 hécta mặt 42,5 47,4 55,4 67,4 77,4 87,1 103,8 nước nuôi trồng thủy sản( triệuđồng) Nguồn: theosố liệulấy từ Tổng cụcthống kê Gần đây, kinh tế trên một số đảo đã có bước phát triển nhờ chính sách di dân và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên các đảo (hệ thống giao thông, mạng lưới điện, cung cấp nước ngọt, trường học, bệnh xá...). Tuy vậy, có thể nhận định một cách khái quát rằng, sự phát triển của kinh tế biển còn quá nhỏ bé và nhiều yếu kém. Quy mô kinh tế biển Việt Nam chỉ đạt khoảng hơn 10 tỷ USD; trong khi sản lượng kinh tế biển của thế giới ước 1.300 tỷ USD, Nhật Bản là 468 tỷ USD, Hàn Quốc là 33 tỷ USD. Cơ sở hạ tầng các vùng biển, ven biển và hải đảo còn yếu kém, lạc hậu. Hệ thống cảng biển nhỏ bé, manh mún, thiết bị nhìn chung còn lạc hậu và chưa đồng bộ nên hiệu quả thấp. Các chỉ tiêu hàng thông qua cảng trên đầu người rất thấp so với các nước trong khu vực (chỉ bằng 1/140 của Xingapo, 1/7 của M alaixia và 1/5 của Thái Lan) Vì vậy chiến lược biển Việt Nam trong những năm tới đã xác định rõ năm ngành và lĩnh vực đột phá: khai thác, chế biến dầu, khí; kinh tế hàng hải; khai thác và chế biến thuỷ, hải sản; du lịch biển và kinh tế hải đảo; các khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp, khu chế xuất ven biển gắn với các khu đô thị dọc dải ven biển. Nước ta đang xây dựng 14 KKT ven biển, trong đó có 9 KKT đã cơ bản hoàn thành các công tác quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng và đang tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội, xây dựng các khu tái định cư. Các KKT khác hiện đang trong giai đoạn xây dựng quy hoạch, chuẩn bị và hoàn thiện bộ máy và nhân sự, chuẩn bị các điều kiện tiền đề cho việc lập dự án và huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, triển khai công tác đền bù giải phóng mặt bằng các khu chức năng. Y tế-Giáodục: Trong giai đoạn 2001-2005, các chỉ tiêu về y tế giáo dục của nước ta đã có chuyển biến tích cực đáng kể, tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đi học trong độ tuổi đạt 80% và tỷ lệ học sinh phổ thông trung học đi học trong độ tuổi đạt 45% vào năm 2005, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30% vào năm 2005. Nhóm 12 Page 22
  • 24. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung Trong năm 2005, đã tuyển mới 230 nghìn học sinh học nghề dài hạn, tăng 13,9% so với năm 2004 và 977 nghìn học sinh học nghề ngắn hạn, tăng 2,9%.. Vấn đề y tế từ giai đoạn này cũng bắt đầu được chú trọng một cách đúng mức để đảm bảo sức khỏe cho người dân nói chung và người lao động nói riêng. Đáp ứng 40% nhu cầu thuốc chữa bệnh sản xuất trong nước. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 22-25% vào năm 2005 .Điều này đã tác động 1 cách tích cực đến nền kinh tế nước ta, từ năm 2000 đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã lấy lại được đà tăng trưởng với tốc độ tăng năm sau luôn luôn cao hơn năm trước (Năm 2000 tăng 6,79%; năm 2001 tăng 6,89%; năm 2002 tăng 7,08%; năm 2003 tăng 7,34%; năm 2004 tăng 7,79% và năm 2005 ước tính tăng 8,43%). Bước qua năm 2006,vẫn duy trì được ở tốc độ tăng trưởng khá cao. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế do chính phủ đặt ra đều đạt được và vượt kế hoạch. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tăng gần khoảng 8,23%, và năm 2007 ước tính tăng 8,48% Năm 2011 ,Công tác đào tạo nghề cũng được các cấp, các ngành và địa phương tiếp tục quan tâm đầu tư. Tính đến cuối năm 2011, cả nước có 128 trường cao đẳng nghề, tăng 8,5% so với năm 2010; 308 trường trung cấp nghề, tăng 8,1%; 908 trung tâm dạy nghề, tăng 12,1% và trên 1 nghìn cơ sở có các lớp dạy nghề. Số học sinh học nghề được tuyển mới trong năm nay là 1860 nghìn lượt người, tăng 6,4% so với năm trước, bao gồm: Cao đẳng nghề và trung cấp nghề là 420 nghìn lượt người; sơ cấp nghề 1440 nghìn lượt người.14 triệu người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 2,5 triệu học sinh nghèo được miễn, giảm học phí năm học 2010-2011 Với sự ổn định của y tế- giáo dục, (GDP) năm 2011 ước tính tăng 5,89% so với năm 2010, tuy thấp nhưng trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng trưởng trên là khá cao và hợp lý. Tài nguyên Việt Nam Việt Nam được ưu đãi với những trữ lượng kim loại và khoáng chất lớn, trong đó có quặng bô-xít, đất hiếm, vonfram, titan, phốt-phát, than đá và sắt. Tuy nhiên, ngoại trừ than đá, phần lớn các dự án khai thác hiện tại trong nước có quy mô nhỏ, đây là cơ hộitiềm năng để phát triển quy mô lớn hơn. Nhóm 12 Page 23
  • 25. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung Tuy ngành công nghiệp khai thác mỏ của Việt Nam đã phát triển với tốc độ nhanh (tốc độ tăng trưởng kép hàng năm CAGR trong giai đoạn 2000-2009 là 14,1% tính trên đóng góp của ngành công nghiệp khai thác mỏ vào GDP thực), nhưng ngành này (trừ dầu khí) chỉ cấu thành khoảng 2,2% GDP của Việt Nam (dữ liệu năm 2009), cho dù có cả sự đóng góp của ngành than đá, thể hiện tiềm năng đáng kể cho sự tăng trưởng. Hơn nữa, quyền sở hữu đối với các mỏ kim loại và khoáng chất, đặc biệt là ngành kim loại hiếm, hiện còn rất manh mún. Điều này tạo ra cơ hội để chúng tôi có thể hợp nhất ngành và giảm thiểu rủi ro bằng cách tạo ra hiệu quả thông qua quy mô. N hận xét chung: theo mô hình tăng trưởng kinh tế của Solow thì Có lẽ Việt Nam sẽ khó có thể quay lại thời kỳ tăng trưởng nhanh. Vòng kim cô của đầu tư vốn và sử dụng lao động giá rẻ nhưng năng suất không cao sẽ tiếp tục giới hạn tiềm năng phát triển, trong khi sự yếu kém của công nghệ, kỹ năng và tính sáng tạo vẫn là thách thức không dễ khắc phục trong ngắn hạn. 2.3.Phântíchtương quan nền kinh tế Việt Nam và các nước Đông Nam Á Trước tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam và các nước Đông Nam Á đều chịu những ảnh hưởng không nhỏ. Nhưng cũng trong bối cảnh quốc tế không thuận lợi như vậy, các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á vẫn đang có những bước cải thiện và phát triển mạnh mẽ, đối lập cơ bản với tình trạng u ám hiện nay của nền kinh tế Việt Nam Trên thị trường chứng khoán Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới hồi năm 2008 tác động khá giống nhau đến cả 4 nước (Philippines, M alaysia, Indonesia và Việt Nam). Cả bốn chỉ số chứng khoán Nhóm 12 Page 24
  • 26. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung đều giảm điểm mạnh mẽ, tuy với cung bậc khác nhau. Trong khi VN-INDEX của Việt Nam giảm tới khoảng 75% so với mốc tham chiếu đầu năm 2008, thì PSEI và JCI của Philippinesvà Indonesia mất khoảng 50% trong khi KLCI của Malaysia chỉ mất chưa đến40%. Tuy nhiên, từ đầu năm 2009 đến nay thì cả 3 nước Philippines, Malaysia, và Indonesia đều có sự bứt phá khá mạnh trên thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán ở các nước này dần ổn định vào đầu năm 2010 (Indonesia và M alaysia) hoặc cuối 2010 (Philippines), sau đó tăng mạnh trong các năm 2011 và phần đã qua của 2012.Tính đến nay, chỉ số JCI của Indonesia đã tăng khoảng 70% so với mốc tham chiếu năm 2008. Chỉ số KLCI và PSEI có mức tăng khiêm tốn hơn nhưng cũng đạt xấp xỉ 50% (KLCI) và 25% (PSEI). Ngay cả đất nước có nhiều biến động chính trị sâu sắc trong nhiều năm qua như Thái Lan cũng đạt được tốc độ tăng trưởng cực kỳ ngoạn mục trên thị trường chứng khoán. Cùng lâm vào khủng hoảng năm 2008 với chỉ số SET mất khoảng 50% số điểm vào thời kỳ u tối nhất đầu năm 2009, thị trường chứng khoán Thái Lan nay đã khôi phục với chỉ số SET tăng trên 50% so với mốc tham chiếu năm 2008. Ngược lại với tình hình tăng trưởng của 4 nước (Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan) thì thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang tiếp tục vật lộn với cơn ác mộng kéo dài hơn 5 năm qua. So với thời điểm đen tối nhất hồi đầu năm 2009, VNINDEX chỉ tăng được vài chục phần trăm và so với mốc tham chiếu hồi đầu năm 2008, chỉ số VNINDEX vẫn mất khoảng 60% số điểm.Theo The Telegraph, Vn-Index phục hồi mạnh do đây là một trong những chỉ số giảm mạnh nhất châu Á năm 2011 trước lo lắng rằng chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm hạ thấp lạm phát hai con số sẽ tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện lạm phát tại Việt Nam đang giảm và thị trường đang cải thiện. Về các chỉ số tăng trưởng GDP Tốc độ tăng GDP 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013(E) 2014(E) Malaysia 6.5 4.8 -1.6 7.2 5.1 5.6 5.1 5.2 Indonesia 6.3 6.0 4.6 6.2 6.5 6.2 6,3 6.4 Philippines 6.6 4.2 1.1 7.6 3.7 6.6 6.0 5.5 Thailand 5.0 2.5 -2.3 7.8 0.1 6.4 5.9 4.2 Vietnam 8.5 6.3 5.3 6.8 5.9 5.03 5.2 5.2 Nguồn: WorldBank Nhóm 12 Page 25
  • 27. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung 1. Indonesia Về mặt tốc độ tăng trưởng GDP, trong 5 năm qua thì Indonesia được cho là có tốc độ tăng trưởng ổn định nhất trong nhóm 5 nước (Philippines, Malaysia, Indonesia, Thai Lan và Việt Nam). Tốc độ tăng trưởng của Indonesia trong 3 năm gần đây ở mức 6.2% (năm 2010), 6.5% (năm 2011), và 6.1% (2012). Trước đó, vào năm 2009 thì tốc độ tăng trưởng GDP của Indonesia chỉ giảm xuống còn 4.6% trong khi nền kinh tế thế giới đang trong đà khủng hoảng mạnh. Có 3 nguyên nhân chính giải thích cho việc Indonesia phát triển nhanh trong những năm gần đây + Thứ nhất, dân số rất đông và tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh. Indonesia hiện có 250 triệu dân, đông dân nhất trong 10 nước ASEAN . Hơn 1/4 trong số đó có thu nhập hơn 330 USD/tháng, kém hơn Trung Quốc và Thái Lan, nhưng cao hơn nhiều so với Ấn Độ và Việt Nam. Đó là một nguồn nhân công, và đặc biệt là một thị trường tiêu thụ lớn.Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng Indonesia còn phải xây dựng thêm nhiều. Indonesia cần kích thích sản xuất nội địa, hạn chế xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. + Thứ hai là nền dân chủ phát triển ổn định. Kể từ sự ra đi của nhà độc tài Suharto sau cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 1998, đất nước này đã thật sự xác lập được dân chủ. Sự việc đó làm an tâm các nhà đầu tư quốc tế. + Thứ ba, Indonesia đã biết tận dụng sự năng động của nền kinh tế khu vực Đông Á, khu vực năng động nhất thế giới. Indonesia nằm trên tuyến đường thương mại hàng hải giữa Ấn Độ và khu vực Viễn Đông, tạo điều kiện cho nước này thu hút các nhà kinh doanh trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, nhiều tập đoàn lớn tại Indonesia là của những người Indonesia gốc Hoa, vì vậy những người này có rất nhiều mối liên hệ với hai khu vực năng động là Hồng Kông và Singapore. Ngoài ra với nỗ lực duy trì lãi suất ở mức 5.75% trong5 tháng lientiếp(2/2012 – 7/2012), chính phủ Indonesia đạt mục tiêu tăng đầu tư trong nước nhằm bù đắp lại sự suy giảm trong xuất khẩu và đầu tư tại châu Âu thì nền kinh tế Indonesia trở thành điểm sang nhất trong bức tranh ASEAN . 2. Thái Lan Trường hợp trải qua nhiều sóng gió nhất là Thái Lan, với mức thụt lùi -2.3% vào năm 2009 và mức tăng trưởng gần như bằng 0 hồi năm 2011. Xen kẽ giữa các năm đó, Thái Lan đạt được tốc độ tăng trưởng bùng nổ năm 2010 với 7.8%. Tới năm 2012, có vẻ như tình hình ở nước này đã ổn định trở lại với mức tăng 4.5%, không cách xa bao nhiêu so với tốc độ tăng trưởng của năm 2007 đổ về trước. Mục tiêuhàng đầu trongchính sách kinh tế của chính phủ Thái là "tăng trưởng cho mọi người". Bất chấp những xung đột chínhtrị nội bộ, nền kinh tế Thái Lan phát Nhóm 12 Page 26
  • 28. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung triển hết sức sôi động năm và 2010 GDP của Thái Lan đạt 7,8%. Nguyên nhân chính là do xuất khẩu tăng mạnh sang các nước và khu vực nhập khẩu chủ yếu (các nước trong khối ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Mỹ). Sau trận lụt 2011, chính phủ Thái Lan quyết định gia hạn ưu đãi thuế đối với những doanh nghiệp bị thiệt hại tới cuối năm 2012. Và điều đó như một liều thuốc hiệu nghiệm đã giúp doanh nghiệp hồi sinh, kéo theo cả nền kinh tế. Bên cạnh đó các khoản chi tiêu của chính phủ đạt hiệu quả, thúc đẩy tiêu dùng nội địa, và tăng cường lĩnh vực đầu tư tư nhân.Đồng Baht giữ được mục tiêu ổn định giá trị so với đồng USD, thậm chỉ 12 tháng qua dữ liệu cho thấy tỉ giá Baht/USD đã giảm 5%.Bộ trưởng tài chính nước này không giấu giếm ý định sẽ tiếp tục hạ giá đồng Baht để tạo điều kiện thuận lợi cho mũi nhọn xuất khẩu. 3. Malaysia Malaysia có tốc độ tăng trưởng GDP giảm liên tục trong 3 năm gần nhất. Nền kinh tế Malaysia tăng trưởng âm trong năm 2009 ( -1.6%) và đã đạt 4.8% trong quý IV năm 2010 chủ yếu do chi tiêu khu vực công cao hơn làm gia tăng nhu cầu trong nước. Kết quả tăng trưởng GDP đạt 7.2% (2010) và giảm xuống còn5.1% (2011) rồi chỉ còn 4.8% (2012) Ngân hàng Trung ương Malaysia cho biết, mặc dù phải đối mặt với khó khăn và những tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng năm 2012 kinh tế Malaysia đã tăng trưởng 5,6%. Riêng trong quý 4/2012, kinh tế nước này tăng trưởng kỷ lục 6,4%. Trong một báo cáo được công bố ngày 20/2, ngân hàng này cho biết tổng số vốn đầu tư tiếp tục tăng mạnh là nguyên nhân chính dẫn đến tăng trưởng kỳ lục trong quý IV vừa qua. Nhịp độ tăng trưởng qua các quý đã không bị ảnh hưởng do việc xuất khẩu bị ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Khu vực tư nhân đầu tư đạt mức tăng 20,2%, do nguồn vốn đầu tư vào các ngành sản xuất hướng tới nội địa và tiêu dùng liên quan đến khu vực dịch vụ chuyên ngành như viễn thông, bất động sản, hàng không và các dự án sắp được triển khai liên quan đến lĩnh vực xăng dầu, khí đốt. Đầu tư công tăng 11,1%, chủ yếu vào các ngành vận tải, ngành phục vụ công cộng, dầu và khí đốt và truyền thông.Trong khi đó, tiêu dùng trong khu vực tư nhân tăng 6,1% trongquý 4/2012, nhờ điềukiện thị trường lao động ổn định và một sự cải thiện trong lòng tin của người tiêu dùng. Sự tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm 2012 là do tác động từ hàng loạt các chính sách của chính phủ đối với người dân được giải ngân trong giai đoạn này. Mặt khác, tiêu dùng công tăng 1,1%, có thể là do việc tăng lương mới của chính phủ kích thích chi tiêu, trong bối cảnh cắt giảm chi tiêu trong lĩnh vực cung cấp và dịch vụ.Tất cả khu vực kinh tế đều có tăng trưởng khá trong quý 4/2012, dẫn đầu tăng trưởng là các ngành công nghiệp chế tạo và khu vực dịch vụ, do nhu cầu nội địa và Nhóm 12 Page 27
  • 29. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung từng bước cải thiện môi trường xuất khẩu.Trong lúc lĩnh vực nông nghiệp tăng trưởng khá nhanh do tăng mạnh trong sản lượng dầu cọ thô và các sản phẩm gia cầm, tăng trưởng trong lĩnh vực khai mỏ tăng trở lại với sự phục hồi trong các sản phẩm về khí đốt. Trong lĩnh vực xây dựng cũng ghi nhận sự tăng trưởng chắc chắn, do nhu cầu từ khu vực xây dựng dân dụng và các khu cư dân nhỏ. Do sự đa dạng hóa và nỗ lực thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào xuất khẩu, nền kinh tế Malaysia có nhiều chuyển biến. Theo bà, Malaysia có hai yếu tố ấn tượng: + Thứ nhất, đó là sự kết hợp của các mục tiêungắn hạn và tầm nhìn dài hạn về việc xác định các lĩnh vực sẽ chèo lái nền kinh tế phát triển. + Thứ hai là nền kinh tế của đất nước gồm nhiều thành phần của một nền kinh tế thực, cho dù đó là khu vực công hay tư nhân, hay lĩnh vực tài chính. 4. Philippines Philippines chứng kiến sự thăng giáng đáng kể trong mấy năm vừa qua. Tốc độ tăng GDP của nước này đã lên tới mức 7.6% năm 2010, nhưng lại tụt xuống 3.2% vào năm 2011 và y đã tăng lên 6% trong quý 1 và 2/2012. Đến quý 3/2012, Philippines đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 7,1%, cao nhất kể từ năm 2010. Để vực dậy nền kinh tế, Chính phủ Philippines đã tiến hành các biện pháp cải cách với mục tiêu đạt được tỷ lệ tăng trưởng tương đương với các nước công nghiệp mới ở Đông Á. Có 2 nguyên nhân chính lý giải cho việc tăng trưởngmạnh của Philippines đó là chính sách tiềntệ hợp lý và sự ổn địnhtrong kinh tế vĩ mô, thể chế chính trị. + Việc áp dụng cơ chế lãi suất thấp và các dòng kiều hối chảy mạnh từ nước ngoài về đã giúp Philippines chống chọi được với “các làn gió ngược” là sự phục hồi không chắc chắn của nền kinh tế Mỹ, sự suy giảm tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc và tình trạng yếu kém đang lan rộng trong khu vực Châu Âu + Với những nỗ lực không mệt mỏi của chính quyền Aquin (đặc biệt trongcuộc chiến chống tham nhũng), nền kinh tế Philippines đã đạt được tốc độ tăng trưởng thần kỳ như đã nêu ở trên. Bên cạnh đó, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế này cũng tăng lên đáng kể. Như thế, xét về bức tranh tăng trưởng GDP, có vẻ như mảng sáng nhất của bức tranh Đông Nam Á nằm ở Indonesia, trong khi các nước còn lại đều chung nhau ở một điểm là sự thăng giáng rất bất thường. Philippines và Thái Lan có được một chút khích lệ khi tốc độ tăng trưởng trở nên khả quan hơn trong năm nay so với năm ngoái. + Với Việt Nam, tốc độ tăng GDP trượt dốc từ mốc 6.8% năm 2010 xuống còn 5.9% năm 2011 và 2012 còn5.03% (theo Ngânhàng Thế giới). Nhóm 12 Page 28
  • 30. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung 5. Việt Nam Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng trung bình của giai đoạn 2001 – 2010 là 7,25%. Trong đó, tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001 – 2005 là 7,51% và giai đoạn 2006 – 2010 lại bị tụt lùi, còn 7%. Nguyên nhân do chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn thấp và chưa đạt được độ bền vững. Chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, tính hiệu quả của kinh tế thấp, đồng thời, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu. Để minh chứng cho sự chưa bền vững của chất lượng tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia cho rằng, hiện nay ở Việt Nam, các vấn đề về xã hội như lao động – việc làm, xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội… đều đang là những vấn đề bức xúc, còn môi trường đang ở mức báo động. Tuy nhiên vấn đề mấu chốt tập trung vào một số nguyên nhân chủ yếu là năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn vật chất và năng lượng thấp. Với mức tăng 5,13% trong giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam được cho là thấp so với các nước trong khu vực khi Trung Quốc gấp trên 2 lần so với Việt Nam; Thái Lan gấp 4,5 lần; M alaysia gấp 12 lần và Hàn Quốc gấp 23,5 lần. Về hiệu quả sử dụng vốn, GS.TS Nguyễn Văn Nam – Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định: “Trong suốt thời gian vừa qua, mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam mới chỉ tập trung vào chiều rộng, tăng trưởng nhờ tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và sức lao động chứ chưa tập trung vào tăng trưởng chiều sâu”. Theo tính toán, tỷ trọng đầu tư toàn xã hội đã tăng liên tục trong vòng hơn một thập kỷ qua từ mức 28,4% của GDP năm 1996 đến mức cao kỷ lục là 43,1% năm 2007 và 42,2% năm 2008. Nếu năm 1997, chỉ với mức đầu tư chiếm 28,7% GDP Việt Nam đạt được mức tăng trưởng 8,2% thì năm 2008 chúng ta đạt tốc độ tăng trưởng tương tự 8,5% nhưng với lượng vốn đầu tư tới 43,1% GDP. Đồng thời, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thấp và hầu như không được cải thiện từ năm 2001 đếnnay.Năm 2009, Việt Nam bị tụt 5 hạng so với năm 2008, trong khi các nước trong khu vực lại cải thiện được vị thế cạnh tranh của mình trong bảng xếp hạng. Bên cạnh đó, cấu trúc đầu vào của tăng trưởng, những bất ổn về môi trường và hệ số co giãn giảm nghèo đang giảm dần và bất bình đẳng đều có xu hướng tăng mạnh… cũng là những nguyên nhân tác động không nhỏ tới chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. => Đối lậptrong tăng trưởng tíndụng Câu chuyện khủng hoảng ở Việt Nam được nhiều người lý giải từ nguồn gốc tăng trưởng tín dụng vô tội vạ trong nhiều năm. So sánh với 04 nền kinh tế khác trong khu vực Đông Nam Á, có thể thấy rõ sự tương phản rất lớn giữa Việt Nam và các nước này. Ba nước có tăng trưởng tín dụng rất khiêm tốn là Malaysia, Philippines và Thái Nhóm 12 Page 29
  • 31. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung Lan. Với Thái Lan, tăng trưởng tín dụng năm 2009 chỉ có 3.1%, tăng lên 12.6% năm 2010 và 16.2% năm 2011. Philippines cũng có tốc độ tăng trưởng tín dụng một con số trong 2 năm 2009 và 2010, chỉ tăng lên thành 14.7% vào năm 2011. Malaysia có tốc độ tăng trưởng một con số vào năm 2009 và chỉ nhỉnh trên 10% vào các năm 2010 và 2011. Domestic credit growth(%) 2008 2009 2010 2011 Malaysia 9.2 11.3 13.2 Indonesia 33 16.1 17.5 24.4 Philippines 7.4 8.7 14.7 Thailand 3.1 12.6 16.2 Vietnam 25.4 39.6 32.4 14.3 Indonesia là nước có tốc độ tăng trưởng tín dụng mạnh hơn nhiều so với 3 nước trên. Tăng trưởng tín dụng năm 2008 ở nước này lên tới 33%, còn cao hơn cả tốc độ tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam trong cùng năm. Tuy nhiên, tốc độ này đã hạ nhiệt rất nhanh vào năm 2009 và 2010, xuống còn 16.1% và 17.5%. Tăng trưởng tín dụng ở nước này quay trở lại ở mức gần 25% vào năm 2011. Trong nửa đầu năm 2012, tăng trưởng tín dụng cũng đạt 25.8% ở Indonesia so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này dẫn tới chuyện Ngân hàng Trung ương của nước này đang bàn đến các giải pháp để hãm đà tăng này lại. Trong khi đó, ở Việt Nam, suốt từ năm 2001 đến hết 2010, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam đều trên mức 20%. Đặc biệt năm 2007, con số này lên tới 51% vào năm 2007, giảm xuống còn 25.4% năm 2008, nhưng sau đó lại vọt lên xấp xỉ 40% vào năm 2009 và trên 30% vào năm 2010. Trong suốt giai đoạn này, mặc dù chính phủ luôn đề ra các mục tiêu về tăng trưởng tín dụng, nhưng tăng trưởng thực tế về tín dụng nội địa luôn vượt ngưỡng cho phép. => Lạm phát và lãi suất Trong khi Philipines, Malaysia, Indonesia và Thái Lan đều có tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng ở mức thấp (dưới 6.5%) trong suốt nhiều năm qua, thì Việt Nam có tốc độ tăng CPI có thể nói là ngoạn mục. Nhóm 12 Page 30
  • 32. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung CPI growth rate 200 200 201 201 201 2013 2014( (%) 8 9 0 1 2 (E) E) Malaysia 0.6 1.7 3.2 2.8 2.2 2.4 Indonesia 9.8 4.8 5.1 5.4 6.4 5,6 5,6 Philippines 4.1 3.9 4.7 3.5 3.1 3.2 Thailand -0.8 3.3 3.8 3.5 3.0 3.4 Vietnam 19.9 6.5 8 11. 18.1 9.5 8.8 8.0 Tốc độ tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của M alaysia trong 4 năm qua đều ở mức rất thấp. Năm 2009 chỉ có 0.6%, năm cao nhất là 2011 cũng chỉ có 3.2% và năm nay Ngân hàng Thế giới dự kiến tăng CPI của nước này cũng chỉ 2.8%. Thái Lan thậm chí còn có giảm phát vào năm 2009 với chỉ số giá tiêu dùng giảm 0.8%, sau đó tăng lên trên 3% vào năm 2010 và 2011. Năm nay tăng CPI ở Thái Lan cũng chỉ có 3.5%. Philippines có tốc độ trượt giá cao hơn đôi chút so với Malaysia và Thái Lan, với chỉ số CPI tăng xấp xỉ 4% trong suốt 4 năm vừa qua. Indonesia là trường hợp cá biệt hơn đôi chút với CPI năm 2008 chút xíu nữa thì xuyên thủng mốc một con số. Tuy nhiên, lạm phát ở Indonesia đã hạ nhiệt từ năm 2009, và tốc độ tăng CPI chỉ còn ở mức xấp xỉ 5% - 6% trong 4 năm gần đây nhất. Trong khi đó lạm phát ở Việt Nam gần như chọc thủng mốc 20%vào năm 2008 do kết quả tăng tín dụng như lên đồng hồi năm 2007 (51%). Do tăng tín dụng được siết lại vào năm 2008, chỉ còn 25.4%, lạm phát đã hạ nhiệt vào năm 2009 với 6.5%, nhưng sau đó lại bật cao trở lại mức 2 con số vào năm 2010 và năm 2011 cũng gần như xuyên thủng mốc 20%. Trong năm nay, Ngân hàng Thế giới dự kiến CPI của Việt Nam sẽ thấp hơn mốc 10% đôi chút. Đi kèm với lạm phát là lãi suất, chính sách lãi suất của 4 nền kinh tế khác ở Đông Nam Á hầu như giống nhau – tức là để lãi suất huy động ngắn hạn hầu như không cao hơn bao nhiêu so với tốc độ tăng CPI. Trong một số năm, lãi suất thực ở các nước này là âm. Thí dụ ở Malaysia năm 2011, ở Thái Lan năm 2010 và 2011, hay ở Philippines năm 2011. Nhóm 12 Page 31
  • 33. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung Short term interestrate (%) 2008 2009 2010 2011 2012 (E) Malaysia 2 2.5 2.9 Indonesia 8.7 7.1 6.5 6.6 Philippines 4.8 4.2 4.6 Thailand 1.4 1.5 3 Vietnam 8.1 10.7 14 14 13 Ở Việt Nam, về mặt quy định hành chính của nhà nước, lãi suất huy động của Việt Nam không quá cao (8.1% năm 2008, 10.7% năm 2009, và 14% vào hai năm 2010 và 2011). Tuy nhiên, trên thực tế, các ngân hàng ở Việt Nam đã tham gia vào một cuộc chạy đua lãi suất, với tinh thần tất cả đều vượt rào, trong suốt nhiều năm qua. Lãi suất huy động thực tế thường cao hơn mức tăng CPI khoảng 2-3% và lãi suất cho vay luôn cao hơn lạm phát khoảng 5-6% và cá biệt có những giai đoạn lãi suất cho vay cao hơn CPI đến cả chục phần trăm. => Cán cân thương mại và tỷ giá Xét về cán cân thương mại, 5 nước Đông Nam Á chia thành hai nhóm rõ rệt. 1.Nhóm thặng dư: Malaysia, Indonesiavà Thái Lan Malaysia đứng đầu bảng thành tích thương mại quốc tế trong 05 nước này với mức thặng dư 41.6 tỷ USD năm 2009, và tăng đều đặn trong 2 năm tiếp theo lên tới 46.1 tỷ USD năm 2011. Indonessia và Thái Lan có mức thặng dư thương mại khá gần nhau với khoảng hơn 20 tỷ USD mỗi năm trong suốt giai đoạn 2009-2011. Do thặng dư thương mại lớn và cán cân vãng lai ổn định, cả 3 nước Malaysia, Indonesia, và Thái Lan đều đạt được mức dự trữ ngoại tệ đáng nể. Năm 2011, Thái Lan có mức dự trữ ngoại tệ lên tới 182 tỷ USD, trong khi Malaysia đạt 133 tỷ và Indonesia đạt 110 tỷ USD 2.Nhóm thâm hụt: Philippines vàViệt Nam Cả Philippines và Việt Nam đều bị thâm hụt thương mại trong tất cả các năm trong khoảng 5 năm trở lại đây. Việt Nam có mức thâm hụt cao hơn Philppines năm 2008 (12.8 tỷ so với 7.7 tỷ), nhưng Philippines đã vượt qua Việt Nam trở thành nước có mức thâm hụt thương mại lớn nhất trong số 05 nước kể từ năm 2009. Đối với Philippines, dù phải hứng chịu cán cân thương mại liên tục thâm hụt trong nhiều năm, dự trữ ngoại tệ của nước này vẫn liên tục tăng đều đặn trong những năm qua nhờ thặng dư cán cân vãng lai. Năm 2011 nước này đã đạt mức dự trữ 75 tỷ USD. Nhóm 12 Page 32
  • 34. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung Đối với Việt Nam có mức dự trữ ngoại tệ luôn ở mức rất thấp. Năm 2008 Việt Nam có khoảng 23 tỷ USD trong quỹ dự trữ và điều này được coi như một kỳ tích từ thời đổi mới. Kỳ tích này nhanh chóng biến mất nhường chỗ cho mức dự trữ thấp lẹt đẹt ở mức trên 10 tỷ trong suốt giai đoạn 2009-2011. Trong 2012, do thâm hụt thương mại hầu như không đáng kể, Việt Nam bắt đầu có mức dự trữ ngoại tệ khả quan hơn, tuy nhiên đây vẫn là mức hết sức mong manh. Thâm hụt thương mại cao một phần do đồng nội tệ của Việt Nam luôn được ấn định ở mức cao. Việt Nam đã phá giá liên tục trong nhiều năm, nhưng theo nhiều chuyên gia, để vãn hồi cán cân thương mại thì Việt Nam cần tiếp tục phải phá giá đồng nội tệ thêm nhiều nữa. Điều này không có gì là đáng ngạc nhiên vì tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam cao hơn rất nhiều so với đồng USD và, mặc dù đã nhiều lần phá giá, nếu tính tỷ giá hối đoái thực tế (đã hiệu chỉnh theo lạm phát), thì đồng VND thậm chí đã lên giá chứ không phải phá giá trong khoảng 5 năm vừa qua. => Nợ nần công và tư Malaysia và Việt Nam đứng chung nhóm có tỷ lệ nợ công trên GDP cao nhất trong số 5 nước. Tỷ lệ này ở Malaysia luôn ở mức ổn định xung quanh mốc 53% trong khi con số này ở Việt Nam giao động quanh mốc 50% từ năm 2009 trở lại đây theo số liệu của Ngân hàng Thế giới. Nợ công ở Indonesia nằm ở mức thấp nhất với tỷ lệ nợ của chính phủ trên GDP giảm dần qua các năm kể từ năm 2008 trở lại đây. Nếu như năm 2008 nợ chính phủ trên GDP của nước này nằm ở mốc 33% thì tới năm 2012 Ngân hàng Thế giới ước tính mức này giảm xuống chỉ còn 23.1%. Trong khi đó nợ công ở Philippines và Thái Lan khá gần với nhau và nằm ở mức trên dưới 40%. Về số liệu liên quan đến nợ xấu, theo số liệu do Ngân hàng Thế giới thống kê, tỷ lệ nợ xấu ở Malaysia đã giảm từ mức 6.5% năm 2007 xuống còn 2.9%. Tỷ lệ này ở Indonesia đã giảm từ 4.1% xuống còn 2.9% trong cùng thời kỳ. Tương tự như vậy, nợ xấu ở Philippines dảm từ 5.8% năm 2007 xuống còn 3.8% năm 2010 và ở Thái Lan từ 7.9% năm 2007 xuống còn 3.5% năm 2011. Ngân hàng Thế giới không thống kê số liệu về nợ xấu ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo số liệu do Thống đốc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từng khẳng định trước quốc hội, nợ xấu ở Việt Nam hiện nay lên tới 10%. Theo nhiều nguồn phân tích của nước ngoài, tỷ lệ nợ xấu ở Việt Nam thậm chí còn cao hơn nữa. Theo một số chuyên gia, chỉ riêng các khoản nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước thôi đã lên tới mức xấp xỉ 10 tỷ USD, tương đương với khoảng gần 7% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng và khoảng gần 10% GDP của Việt Nam hiện nay. Nhóm 12 Page 33
  • 35. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung Phần 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM Vốn: - Chính phủ cần duy trì ưu tiên ổn định vĩ mô, giữ lạm phát ở mức tương tự như năm 2012, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, linh hoạt. Chú trọng triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế, đặc biệt khu vực kinh tế nhà nước. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó đặc biệt là tái cơ cấu đầu tư công - Điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo ngành, thành phần kinh tế để tạo hiệu ứng tăng trưởng kinh tế cao hơn. Do tổng đầu tư toàn xã hội/GDP được duy trì ở mức thấp nhằm kiểm soát lạm phát, nên cần có biện pháp để tăng hiệu quả đầu tư, trước hết thông qua việc đẩy nhanh quá trình điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo ngành và thành phần kinh tế. - Phát triểnthị trường vốn: Nguồn vốn đầu tư của khu vực dân doanh hiện nay chủ y ếu là vay ngân hàng (chiếm trên 80%), do vậy nếu tăng t rưởng tín dụng bị giới hạn ở mức 12% thì không thể tăng tỷ t rọng đầu tư của khu vực ngoài nhà nước lên mức như mong muốn. Bởi vậy phát t riển thị trường vốn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động nguồn lực xã hội cho sản xuất, kinh doanh là giải pháp vừa mang tính cấp thiết vừa mang tính lâu dài. - Phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả vốn tài trợ từ ngân sách nhà nước cũng như các khoản tài trợ của nước ngoài. - Có giải pháp nhằm khắc phục tình trạng đình đốn sản xuất của các doanh nghiệp như thực hiện chính sách miễn giảm thuế, phí, …, hỗ trợ và thúc đẩy tiêu dùng nội địa, chú ý tập trung vào đối tượng thu nhập trung bình và thấp trong xã hội. Thực hiện các chính sách thu hút các nguồn vốn trong nước đưa vào sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng. - Có giải pháp phá băng thị trường bất động sản nhằm giải quyết vấn đề nợ xấu, nhất là nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Việc tái cơ cấu ngân hàng cần được thực hiện triệt để và quyết liệt, không chỉ nhằm giải quyết một phần vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng mà quan trọng hơn là làm lành mạnh hóa thị trường tín dụng, khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp. - Thực hiện đồng bộ các giải pháp (nhất là những chính sách về đất đai, đầu tư,…) nhằm thu hút vốn FDI, định hướng dòng vốn này vào những lĩnh vực cần ưu tiên, giảm thiểu tác động tiêu cực của đầu tư FDI lên cộng đồng doanh nghiệp trong nước. - Từng bước thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp nhà nước nhằm giảm sự thất thoát lãng phí trong sử dụng vốn, tạo môi trường lành mạnh và bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau Nhóm 12 Page 34
  • 36. Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS.Trần Thị Bích Dung Công Nghệ: - Nâng cao hệ thống và chương trình giáo dục, đạo tạo nguồn nhân lực trẻ. Qua đó, nâng cao trình độ dân trí của thế hệ tương lai, khai mở sự sáng tạo, tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại tốt, nhờ đó mà trong tương lai, Việt Nam sẽ có khả năng tự đẩy mạnh trình độ khoa học công nghệ của mình hơn là chỉ tiếp nhận trình độ lỗi thời của các nước phát triển. - Phát triểndu lịch sinh thái biển, rừng nhiệt đới, nâng cao chất lượng dịch vụ và cơ sở hạ tầng du lịch ờ mức 4 sao trở lên - Đầu tư cho nghiên cứu để tìm ra các ứng dụng khoa học kỹ thuật mới phù hợp với hoàn cảnh đất nước và giảm thiểuđược chi phí nhập khẩu từ nước ngoài. - cơ cấu hoá một cách hợp lý việc đào tạo, xoá bỏ tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cũng như thừa thầy thiếu thợ. Điều chỉnh hệ thống lương hợp lý hơn giữa các ngành nghề . - tiếp thu các công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, cập nhật nhanh, gửi nhân lực sang nước ngoài để được đào tạo , cần nhiều hỗ trợ và khuyến khích từ nhà nước. Sử dụng máy móc thiết bị hiện đại góp phần tăng năng suất lao động và giảm khấu hao. Tỷ lệ giatăng dân số: - - Giảm tốc độ gia tăng dân số chủ yếu là khu vực vùng sâu vùng xa. Thực hiện tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về dân số. - Tiếp tục mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Tiếp tục thực hiện CSTT, CSTK chặt chẽ nhưng với mức độ linh họat phù hợp với tín hiệu của thị trường. Nhóm 12 Page 35