SlideShare a Scribd company logo
1 of 36
Download to read offline
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
t×m hiÓu c«ng t¸c ®µo t¹o ngêi dïng tin
t¹i trung t©m th«ng tin - th viÖn
®¹i häc quèc gia hµ néi
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã
được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy, các cô, sự động viên của
gia đình, bè bạn. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
Thạc sỹ, thầy giáo Trần Hữu Huỳnh - Phó Chủ nhiệm Khoa Thông tin
- Thư viện, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã có những định
hướng, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Các thầy, cô giáo Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn. Các cán bộ tại Trung tâm Thông tin -Thư viện
ĐHQGHN.
Gia đình và bạn bè tôi.
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành chắc chắn khóa luận còn
nhiều thiếu sót. Rất mong các thầy, cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để
khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2009
Sinh viên
Nguyễn Thị Tươi
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Tìm hiểu công tác đào tạo người
dùng tin tại Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Quốc
gia Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu được sử dụng trong đề tài đều là những kết quả
điều tra xác thực.
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACRL : Hiệp hội Các thư viện chuyên ngành và các trường đại
học Hoa Kỳ
CD-ROM : Compact Disc Readable Memory
CNTT : Công nghệ thông tin
CSDL : Cơ sở dữ liệu
ĐHQGHN : Đại học Quốc gia Hà Nội
LAN : Mạng cục bộ (Local Area Networking)
MSN : Microsoft Network
OCLC : OCLC Online Computer Library Center
OPAC : Online Public Access Catalog
(Mục lục truy cập trực tuyến)
TT-TV : Thông tin -thư viện
UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................6
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................8
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu..............................8
5. Tình hình nghiên cứu đề tài.......................................................................8
6. Bố cục của khóa luận.................................................................................8
Chương 1...............................................................................................................................9
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO.............................................................9
NGƯỜI DÙNG TIN.............................................................................................................9
1.1. Kiến thức thông tin và công tác đào tạo người dùng tin.........................9
1.2. Khái niệm công tác đào tạo người dùng tin..........................................11
1.2.1. Khái niệm...........................................................................................................11
1.2.2. Đặc điểm của công tác người dùng tin...............................................................12
1.2.3. Vai trò của công tác đào tạo người dùng tin......................................................13
1.2.4. Các kiến thức và kỹ năng cần đào tạo cho người dùng tin.................................17
1.2.5. Các hình thức đào tạo người dùng tin................................................................17
1.2.6. Các nhân tố tác động tới công tác đào tạo người dùng tin của các cơ quan/trung
tâm thông tin – thư viện...............................................................................................18
1.2.6.1. Loại hình, chức năng nhiệm vụ của cơ quan/trung tâm thông tin - thư viện.
..................................................................................................................................18
1.2.6.2. Đặc điểm nguồn tin và hệ thống sản phẩm & dịch vụ................................19
1.2.6.3. Đặc điểm người dùng tin.............................................................................21
1.2.6.4. Đặc điểm nhu cầu tin...................................................................................23
1.2.6.5. Tác động của công nghệ mới......................................................................26
Chương 2.............................................................................................................................28
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGƯỜI DÙNG TIN TẠI TRUNG TÂM...............................28
THÔNG TIN THƯ VIỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI..........................................28
2.1. Khái quát về Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà
Nội...............................................................................................................28
2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển.............................................................................28
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ......................................................................................29
2.1.3. Cơ cấu tổ chức....................................................................................................30
2.1.4. Quan hệ quốc tế..................................................................................................32
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
2.2. Các yếu tố tham gia vào quá trình thông tin và tác động tới công tác
đào tạo người dùng tin tại Trung tâm..........................................................32
2.2.1. Cơ sở vật chất.....................................................................................................32
2.2.2. Đội ngũ cán bộ...................................................................................................33
2.2.3. Nguồn lực thông tin............................................................................................34
2.2.4. Người dùng tin và nhu cầu tin............................................................................39
2.2.5. Hệ thống các sản phẩm & dịch vụ thông tin tại Trung tâm...............................41
2.3. Công tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm....................................42
2.3.1. Tổ chức các buổi tập huấn sử dụng nguồn lực thông tin tại Trung tâm.............43
2.3.2. Tổ chức hội nghị bạn đọc...................................................................................44
2.3.3.Tuyên truyền, giới thiệu qua cổng thông tin.......................................................45
2.3.5. Cán bộ thư viện trực tiếp trả lời những thắc mắc cụ thể của bạn đọc................48
2.4. Đánh giá, nhận xét................................................................................50
2.4.1. Đánh giá chung...................................................................................................50
2.4.2. Những vấn đề tồn tại..........................................................................................51
Chương 3.............................................................................................................................55
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ..............................................55
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGƯỜI DÙNG TIN TẠI TRUNG TÂM...............................55
TRONG THỜI GIAN TỚI................................................................................................55
3.1. Phát triển nguồn lực thông tin, đa dạng hoá hệ thống sản phẩm & dịch
vụ.................................................................................................................55
3.2. Đa dạng các hình thức trong công tác đào tạo người dùng tin.............56
3.3. Phát triển hạ tầng cơ sở thông tin.........................................................57
3.4. Nâng cao trình độ cho người cán bộ thông tin – thư viện....................57
3.5. Mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nước.....................................59
KẾT LUẬN.........................................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................62
PHỤ LỤC
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động thông tin thư viện không còn là hiện tượng mới lạ trong xã
hội chúng ta. Có rất nhiều cách hiểu, khái niệm về thư viện. Theo Tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) :“Thư viện không
phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn
phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác kể cả đồ họa, nghe nhìn và nhân viên
phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng tài liệu đó nhằm mục
đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí”. Theo cách hiểu
đơn giản, thư viện là cơ quan có nhiệm vụ tìm kiếm, thu thập, xử lý, bảo quản
và phổ biến thông tin đến người dùng. Vì thế, hoạt động thư viện đóng vai trò
quan trọng trong sự phát triển chung của xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, thư viện chiếm vai trò quan trọng, không thể
thiếu. Bước vào thời đại của thông tin, thông tin trở thành nguồn lực đối với
mỗi quốc gia, là quyền lực đối với từng cá nhân riêng lẻ. Để phát triển các cá
nhân, tổ chức, quốc gia không còn lựa chọn nào tốt hơn là phải nắm bắt thông
tin, làm chủ thông tin.
Trong môi trường đại học, thư viện chiếm vị trí thúc đẩy, hỗ trợ, trở
thành một trong những tiêu chí quan trọng để chất giá chất lượng đào tạo và
nghiên cứu khoa học của trường đại học. Đặc biệt khi các trường đại học và
cao đẳng đang thực hiện quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ trên phạm vi
toàn quốc được ban hành theo Quyết định số 43/2007/GĐ-BGDDT ngày
15/08/2007 của Bộ Giáo dục và đào tạo, yêu cầu đối với thư viện trong môi
trường đại học vì thế càng trở nên cấp thiết.
Để có thể tạo vị trí của mình trong xã hội, các cơ quan, trung tâm thông
tin- thư viện không ngừng xây dựng nguồn lực, hoàn thiện hệ thống sản phẩm
và dịch vụ thông tin phổ biến chúng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của từng
nhóm người dùng tin.
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
Trong môi trường nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo bậc đại học, cao
đẳng. Các trung tâm thư viện không ngừng hoàn thiện các sản phẩm & dịch
vụ của mình. Sự hiện diện đa dạng của các sản phẩm & dịch vụ thông tin đi
cùng sự bức thiết về nhu cầu tin không đồng nghĩa với việc tất cả người dùng
tin của thư viện đều hiểu biết đầy đủ về nguồn lực thông tin, cách thức khai
thác nguồn tin. Vấn đề đào tạo người dùng tin vì vậy cần được các trung
tâm/thư viện quan tâm đúng mức khi triển khai bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ
thông tin nào.
Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội (gọi tắt là
Trung tâm) là cơ quan thông tin- thư viện tương đối hiện đại trong hệ thống
các thư viện trường đại học ở nước ta. Công tác đào tạo người dùng tin luôn
được chú trọng ngay từ những ngày Trung tâm được thành lập. Cho đến nay,
công tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm đã phát triển thêm nhiều biện
pháp mới, đã thu được nhiều kết quả khả quan. Bên cạnh những kết quả đáng
ghi nhận đó, việc đào tạo người dùng tin còn bộc lộ một số tồn tại cần được
được khắc phục. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi
chọn đề tài “Tìm hiểu công tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm Thông
tin-Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội” là đề tài khóa luận của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu của đề tài: Tìm hiểu công tác đào tạo người dùng tin tại Trung
tâm Thông tin-Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nhiệm vụ của đề tài:
- Tìm hiểu sơ lược lịch sử phát triển, cơ cấu tổ chức - hoạt động thông
tin- thư viện của Trung tâm.
- Tìm hiểu các yếu tố tham gia vào hoạt động thông tin và công tác đào
tạo người dùng tin tại Trung tâm.
- Khảo sát các cách thức, biện pháp mà Trung tâm đã thực hiện nhằm
nâng cao kiến thức thông tin cho người dùng tin của mình (công tác đào tạo
người dùng tin).
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Các cách thức, biện pháp được Trung tâm áp dụng trong
hoạt động đào tạo người dùng tin của mình.
Phạm vi nghiên cứu: Trong Trung tâm Thông tin-Thư viện ĐHQGHN,
đặc biệt trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn đầu của đào tạo theo tín chỉ.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận: Kết hợp phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tài liệu, thống kê số liệu, quan
sát, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn…
5. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trung tâm TT-TV ĐHQGHN là đối tượng nghiên cứu của nhiều đề tài,
ở nhiều cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, công tác đào tạo người dùng tin tại
Trung tâm mới chỉ được nhắc đến ngắn gọn trong phần giải pháp kiến nghị
của một số đề tài, chưa được nghiên cứu, đề cập một cách toàn diện.
Với đề tài này, tôi hi vọng có được cài nhìn toàn diện, cụ thể về công
tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm TT-TV ĐHQGHN. Từ đó, đưa ra
một số kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả đào tạo người dùng tin tại
Trung tâm.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. Khóa
luận được chia thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về công tác đào tạo người dùng tin.
Chương 2: Công tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm Thông tin-
Thư viện ĐHQGHN.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo người
dùng tin tại Trung tâm trong thời gian tới.
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
NGƯỜI DÙNG TIN
1.1. Kiến thức thông tin và công tác đào tạo người dùng tin
Theo Hiệp hội các thư viện đại học và thư viện nghiên cứu Mỹ (ACRL,
1989), kiến thức thông tin là sự hiểu biết và một tập hợp các khả năng cho
phép các cá nhân có thể “nhận biết thời điểm cần thông tin và có thể định vị,
thẩm định và sử dụng thông tin cần thiết một cách hiệu quả” [12].
Kiến thức thông tin là sự hiểu biết, tri thức, kỹ năng, thái độ, các hành
vi cụ thể của mỗi thành viên của cộng đồng, mỗi con người trong xã hội trong
việc khai thác, sử dụng các nguồn/hệ thống thông tin. Hoạt động thông tin
càng phát triển thì trình độ kiến thức thông tin của con người trong xã hội
càng được nâng cao. Trình độ của kiến thức thông tin sẽ là một trong những
chỉ số quan trọng phản ánh mức độ thông tin được sử dụng trong mỗi xã hội,
phản ánh sự bình đẳng của việc khai thác, sử dụng thông tin đối với mỗi thành
viên trong xã hội.
Cần hiểu rõ rằng kiến thức thông tin không chỉ đơn thuần là những kỹ
năng cần thiết để tìm kiếm thông tin (xác định nhu cầu thông tin, xây dựng
các biểu thức tìm tin, lựa chọn và xác minh nguồn tin), mà bao gồm cả những
kiến thức về các thể chế xã hội và các quyền lợi do pháp luật quy định giúp
người dùng tin có thể thẩm định thông tin, tổng hợp và sử dụng thông tin một
cách hiệu quả.
Kiến thức thông tin vẫn đang trong giai đoạn đầu nghiên cứu và phát
triển tại Việt Nam. Mặc dù có không ít khó khăn và trở ngại trong việc
triển khai, nhưng nhu cầu về kiến thức thông tin là cần thiết. Chính những
sức ép từ sự phát triển kinh tế xã hội, từ những kế hoạch tổng thể phát triển
nguồn nhân lực và từ nhu cầu cải cách nền giáo dục đã khiến cho chúng ta
cần phải tính đến và xem xét kiến thức thông tin như là nhân tố cốt lõi cho
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
các chương trình thông tin quốc gia, cũng như cho các quyết sách phát triển
giáo dục đào tạo.
Hoạt động thông tin - thư viện đang diễn ra những thay đổi sâu sắc từ
khoảng những năm 1990. Tại Việt Nam, hoạt động thông tin - thư viện mới
chỉ có những bước chuyển đáng kể từ những năm 2000 trở lại đây: Ngân sách
đầu tư cho ngành thông tin- thư viện ngày càng được gia tăng đáng kể. Hầu
hết các cơ quan thông tin thư viện, đặc biệt là các thư viện đại học, đang trong
giai đoạn hiện đại hóa và tự động hóa. Các nhà quản lý và các tổ chức doanh
nghiệp bắt đầu hiểu được tầm quan trọng của các cơ quan thông tin – thư
viện. Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần (Vụ Thư viện Việt Nam), khoảng 80
tỷ đồng đã được đầu tư vào một dự án nâng cấp Thư viện Quốc gia. Bên cạnh
đó, nhận thức của các nhà lãnh đạo về vai trò của ngành thông tin thư viện
cũng đang ngày một đúng đắn và toàn diện. Theo đó, cho tới năm 2004, đã có
thêm 9 thư viện tỉnh mới được xây dựng với ngân sách khoảng 62,4 tỷ đồng
(tương đương khoảng 3,7 triệu USD). Cho tới năm 2003, đã có khoảng 94 thư
viện huyện được tái lập trên cả nước. Rất nhiều dự án xây mới và nâng cấp
thư viện đã và đang được triển khai ở các tỉnh như Hà Nội, Hải Dương,
Thanh Hóa, Kiên Giang …[7]
Để đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng trong bối cảnh mới, hệ
thống thư viện công cộng cũng đã không ngừng đổi mới, trong đó chú trọng
đến việc ứng dụng công nghệ thông tin. Cho tới năm 2004, 32 dự án hiện đại
hóa các thư viện tỉnh, tương ứng với số tiền là 43 tỷ đồng đã được thông qua
và triển khai. Những dự án này hướng vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ
thuật và công nghệ, ứng dụng các phần mềm quản trị thư viện mới để nâng
cao hiệu quả hoạt động của thư viện. Các nguồn thông tin được bổ sung đang
ngày càng trở nên đa dạng với nhiều loại hình tài liệu khác nhau. Bên cạnh
đó, các phương pháp phục vụ mới như kho mở, OPAC; các hoạt động tiếp thị
sản phẩm và dịch vụ thông tin cũng đã bắt đầu được đưa vào triển khai, giúp
đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng.
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
Rõ ràng, đã có rất nhiều những thay đổi đáng kể trong hoạt động thông
tin – thư viện tại Việt Nam, đặc biệt là sự tăng cường ngân sách phát triển hệ
thống thư viện. Do đó, các thư viện và cán bộ thư viện đang có một cơ hội lớn
để chứng tỏ vai trò của mình cũng như thu hút sự quan tâm của xã hội. Tính
hiệu quả của sự đầu tư đó chỉ được đảm bảo nếu như việc đào tạo người dùng
tin được quan tâm một cách đúng mức và triển khai hiệu quả.
Đào tạo người dùng tin xét đến cùng là quá trình cung cấp những kiến
thức thông tin cần thiết cho người dùng tin. Đóng vai trò quyết định tới hiệu
quả hoạt động của từng cơ quan/trung tâm thông tin – thư viện.Trong từng
thời kỳ khác nhau, đối với mỗi nhóm người dùng tin khác nhau, công tác đào
tạo người dùng tin đòi hỏi có những thay đổi sao cho phù hợp trong từng điều
kiện cụ thể. Điều này có nghĩa các cơ quan/trung tâm cần nghiên cứu nghiêm
túc về công tác đào tạo người dùng tin, đánh giá lại hoạt động đào tạo người
dùng tin mà cơ quan mình đã và đang thực hiện, từ đó xây dựng kế hoạch đào
tạo người dùng tin tại cơ quan/trung tâm cho tương xứng.
1.2. Khái niệm công tác đào tạo người dùng tin
1.2.1. Khái niệm
Trên thực tế, công tác đào tạo người dùng tin là một dạng hoạt động
nhằm cung cấp, chia sẻ thông tin.
Theo quan điểm về hoạt động trong xã hội học: Hoạt động có thể
được coi là tổng hợp các hành động của con người, tác động vào một đối
tượng nhất định nhằm đạt một mục đích nhất định và có ý nghĩa xã hội
nhất định. [10]
Từ đó, ta có thể hiểu: công tác đào tạo người dùng tin là tổng hợp các
hành động của một/một nhóm các cơ quan/trung tâm thông tin – thư viện tác
động tới người dùng tin của mình nhằm cung cấp, phổ biến những thông tin
cần thiết để người dùng tin có khả năng khai thác, sử dụng nguồn lực thông
tin tại cơ quan/trung tâm một cách nhanh chóng, thuận tiện, hiệu quả nhất.
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
1.2.2. Đặc điểm của công tác người dùng tin
* Tính đối tượng
Tính đối tượng là đặc trương cơ bản của hoạt động, bất cứ hành động
nào cũng nhằm tới một/ một nhóm các đối tượng xác định. Tùy theo tính chất,
quy mô mà đối tượng của hành động có sự đa dạng khác nhau. Trong nhiều
trường hợp, đối tượng của một hành động không chỉ dừng lại ở các đối tượng
hiện hữu mà có thể bao gồm cả các đối tượng đang trong quá trình xuất hiện.
Đối với công tác đào tạo người dùng tin, đối tượng của hoạt động này
trước hết là các đối tượng là người dùng tin chính thức tại cơ quan/trung tâm
đó. Các đối tượng này cần nhận được hướng dẫn, đào tạo kiến thức thông tin
thường xuyên, liên tục từ phía cơ quan/trung tâm thông tin thư viện. Bên cạnh
đó đối tượng của hoạt động đào tạo người dùng tin còn bao gồm những người
dùng tin không chính thức, những đối tượng là người dùng tin của các cơ
quan/trung tâm thư viện khác- nơi có quan hệ hợp tác liên thư viện với cơ
quan/trung tâm mình.
Nhìn chung, đối tượng của công tác đào tạo người dùng tin không phải
là một nhóm đồng nhất. Họ có thể có tuổi tác, trình độ, vị trí xã hội, thói quen
sử dụng thông tin… rất khác nhau. Mỗi một đối tượng này có yêu cầu,
phương thức đào tạo kiến thức thông tin khác nhau.
* Tính chủ thể trong công tác đào tạo người dùng tin
Hoạt động bao giờ cũng do chủ thể tiến hành. Chủ thể của hành động
có thể là một cá nhân, một nhóm các nhân hay một tập thể, một cộng đồng tùy
theo quy mô, tính chất của hoạt động.
Chủ thể của công tác đào tạo người dùng tin chính là các cán bộ thư
viện/những chuyên gia thông tin – những người hiểu rõ hơn ai hết hệ thống
các sản phẩm & dịch vụ thông tin cùng cách thức truy cập, khai thác, sử dụng
các sản phẩm & dịch vụ đó; những đặc điểm riêng biệt của từng nhóm đối
tượng cụ thể trong tập hợp người dùng tin tại cơ quan/trung tâm thông tin –
thư viện.
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
* Tính gián tiếp (phương tiện)
Để có thể tiến hành công tác đào tạo người dùng tin, các cơ quan/trung
tâm sử dụng nhiều phương thức khác nhau: phương thức trực tiếp trình bày
của cán bộ thông tin, thông qua các phương tiện gián tiếp như văn bản, hướng
dẫn, địa chỉ Website… Mỗi phương thức này đòi hỏi những phương tiện
riêng: không gian, thiết bị hỗ trợ, hệ thống mạng, máy móc…
* Mục đích của công tác đào tạo người dùng tin
Hàm lượng chất xám trong các sản phẩm & dịch vụ thông tin ngày
càng cao đòi hỏi người dùng tin phải có tri thức và kỹ năng sử dụng, khai thác
thông tin một cách triệt để. Mục đích của công tác đào tạo người dùng tin
chính là cung cấp thông tin để người dùng tin có thể truy cập tới các nguồn tin
và thỏa mãn nhu cầu tin của mình:
- Thông tin về khả năng của cơ quan thông tin-thư viện có thể thỏa mãn
được nhu cầu của mình như thế nào qua việc cung cấp các sản phẩm & dịch
vụ thông tin của họ.
- Biết các sản phẩm & dịch vụ nào phù hợp với mình.
- Có kiến thức, kỹ năng sử dụng và khai thác các sản phẩm & dịch vụ
phù hợp.
Theo Hiệp hội Các thư viện chuyên ngành và các trường đại học Hoa
Kỳ (ACRL, 1989), người có kiến thức thông tin là người “đã học được cách
thức để học. Họ biết cách học bởi họ nắm được phương thức tổ chức tri thức,
tìm kiếm thông tin và sử dụng thông tin, do đó những người khác có thể học
tập được từ họ. Họ là những người được đã chuẩn bị cho khả năng học tập
suốt đời, bởi lẽ họ luôn tìm được thông tin cần thiết cho bất kỳ nhiệm vụ hoặc
quyết định nào một cách chủ động”.[12]
1.2.3. Vai trò của công tác đào tạo người dùng tin
Quá trình khai thác sử dụng thông tin trong xã hội thông qua các cơ
quan/trung tâm bao gồm các thành tố: Người dùng tin, các nguồn/hệ thống
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
thông tin và hệ thống các thành tố trung gian đó tương ứng là nhu cầu tin, hệ
thống các sản phẩm & dịch vụ và dịch vụ thông tin. Các thành tố này có quan
hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau trong suốt quá trình khai thác, sử
dụng thông tin của người dùng tin. Vai trò của công tác đào tạo người dùng
tin chính là tìm ra các vấn đề tồn tại giữa các thành tố trên, tìm ra giải pháp và
cung cấp những thông tin thích hợp để người dùng tin khắc phục những hạn
chế, khó khăn xảy ra khi họ khai thác, sử dụng thông tin.
Nhận diện các vấn đề xảy làm hạn chế ra trong quá trình khai thác, sử
dụng thông tin, bao gồm:
- Vấn đề giữa người dùng tin và nhu cầu tin:
Luôn luôn tồn tại khoảng cách giữa người dùng tin - nhu cầu tin thực tế
của họ với việc họ diễn đạt nhu cầu đó với phía các cơ quan/trung tâm thông
tin – thư viện. Thực tế cho thấy ở đối tượng người dùng tin có trình độ cao, có
thói quen khai thác sử dụng thông tin thì khoảng cách này nhỏ, và ngược lại,
(ở đối tượng người dùng tin có trình độ thấp, chưa có thói quen sử dụng thông
tin thì khoảng cách này khá lớn). Mặt khác, việc xây dựng và hiệu quả của
các sản phẩm & dịch vụ thông tin phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ mà cán bộ
thông tin hiểu về nhu cầu tin của người dùng tin. Vấn đề xảy ra chính là làm
sao để các chuyên gia thông tin hiểu đúng và đầy đủ nhất. Để giải quyết vấn
đề này, biện pháp tối ưu là tập trung vào việc nâng cao kiến thức về khai thác,
sử dụng thông tin của người dùng tin. Các cơ quan/trung tâm thông tin thư
viện cần xem xét kỹ lưỡng làm sao để người dùng tin có thể sử dụng các công
cụ tra cứu chuyên ngành (bảng từ khóa, bảng chủ đề, bảng phân loại…), các
điểm truy nhập có thể khi họ tra tìm tài liệu theo những yêu cầu tin cụ thể
(nhan đề, tác giả, từ khóa, chỉ số phân loại…), cách thức kết hợp các yếu tố
tìm tin để có thể mở rộng/thu hẹp kết quả tìm (sử dụng các toán tử, biểu thức
tìm), và cả cách sử dụng các phương tiện mà cơ quan/trung tâm thư viện sử
dụng khi triển khai hệ thống sản phẩm & dịch vụ của mình.
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
- Vấn đề giữa người dùng tin - các nguồn/hệ thống thông tin
Do các nguồn/hệ thống thông tin luôn có những biến động: phát triển
mở rộng, thêm mới, bị chia tách thành các nguồn tách biệt… Do đó, người
dùng tin không thể hiểu biết được một cách đầy đủ về sự phân bố cụ thể của
các nguồn tin có trong thư viện. Khi một yêu cầu tin mới nảy sinh, người
dùng tin không thể nào định hình được tất cả và đầy đủ các nguồn tin trong
thư viện mà họ có thể truy nhập để thỏa mãn nhu cầu tin đó. Vấn đề chính là
làm thế nào để người dùng tin hiểu biết tối đa sự phân bố nguồn tin mà thư
viện phục vụ họ. Để có thể giảm nhẹ khoảng cách giữa người dùng tin và các
nguồn/hệ thống thông tin, các cơ quan/trung tâm nhất thiết phải có kế hoạch
quảng bá cho người dùng tin đầy đủ nhất các nguồn/hệ thống thông tin mà thư
viện đã xây dựng, sắp xây dựng, mỗi khi có bất kỳ sự thay đổi dù là nhỏ nhất
cơ quan/trung tâm cũng cần giải thích, hướng dẫn cụ thể để người dùng tin
hiểu, chấp nhận và sử dụng các nguồn tin sau đó.
- Vấn đề giữa người dùng tin - hệ thống sản phẩm & dịch vụ thông tin
Cùng với sự phát triển không ngừng của các nguồn/hệ thống thông tin
mà hệ thống sản phẩm & dịch vụ thông tin cũng luôn thay đổi tương ứng.
Hơn thế nữa, các sản phẩm & dịch vụ thông tin vẫn luôn hình thành và thay
đổi cho phù hợp với điệu kiện cụ thể của từng thư viện, từng nhiệm vụ trong
những thời điểm nhất định. Điều này làm cho người dùng tin không thể biết
đầy đủ, chi tiết về các sản phẩm & dịch vụ thông tin mà họ có thể sử dụng tại
cơ quan/trung tâm. Làm hạn chế kết quả tìm và sử dụng thông tin của người
dùng tin, giảm hiệu quả sử dụng của bản thân các sản phẩm & dịch vụ thông
tin. Câu hỏi đặt ra là làm sao để người dùng tin biết được tối đa hệ thống sản
phẩm & dịch vụ thông tin mà họ có thể khai thác. Câu trả lời chỉ có thể là cần
phổ biến rộng rãi về khả năng, điều kiện, các tiện ích, ưu thế trong việc khai
thác và sử dụng các sản phẩm & dịch vụ thông tin mà cơ quan/trung tâm thư
viện cung cấp cho họ.
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
- Vấn đề giữa nhu cầu tin – các nguồn/hệ thống thông tin
Nhu cầu tin của người dùng tin luôn thay đổi nhất định biểu hiện qua
yêu cầu tin tương ứng. Mỗi nguồn/hệ thống thông tin đều được xây dựng theo
những đặc điểm, nội dung riêng, nhằm phục vụ những đối tương người dùng
tin mục tiêu. Nhưng do sự phát triển bùng nổ, đan xen của khoa học, tri thức
nên tạo ra mối quan hệ liên đới giữa các nguồn/hệ thống thông tin. Một yêu
cầu tin cụ thể có thể tồn tại ở nhiều các nguồn/hệ thống thông tin, một nguồn
tin cụ thể khó có thể thỏa mãn hoàn toàn một yêu cầu tin cụ thể. Vậy làm thế
nào để các nguồn/hệ thống thông tin có thể phù hợp tối đa nhu cầu tin của
người dùng tin. Giải pháp là phải nghiên cứu thường xuyên nhu cầu tin và sự
biến động của nó, từ đó xây dựng chính sách hợp lý cho việc phát triển/liên
kết các nguồn tin, chiến lược liên kết, chia sẻ nguồn lực thông tin với các cơ
quan bên ngoài.
- Vấn đề giữa nhu cầu tin – hệ thống sản phẩm & dịch vụ thông tin
Chính do sự phát triển của thông tin, do mức độ ngày càng phức tạp
của nhu cầu tin … đã hối thúc sự đa dạng của các sản phẩm & dịch vụ thông
tin. So với thực tế hiện nay của nhu cầu tin, các sản phẩm & dịch vụ thông tin
chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa. Giải quyết vấn đề này đồng nghĩa
với đa dạng, kiện toàn và phát triển không ngừng các sản phẩm & dịch vụ
thông tin cho phù hợp với nhu cầu tin.
- Vấn đề giữa hệ thống sản phẩm & dịch vụ thông tin – các nguồn/hệ
thống thông tin
Sản phẩm & dịch vụ hình thành là sự phản ánh hoặc để khai thác, sử
dụng hiệu quả nhất, đầy đủ nhất mọi nguồn/hệ thống thông tin. Trên thực tế,
hệ thống các sản phẩm & dịch vụ không thể là sự phản ánh đầy đủ chi tiết của
các nguồn/hệ thống thông tin. Vấn đề cần giải quyết chính là làm cho hệ
thống sản phẩm & dịch vụ phản ánh tốt nhất về các nguồn tin. Giải quyết vấn
đề này đòi hỏi vừa đa dạng hóa sản phẩm, phát triển đồng bộ về công nghệ và
chính sách.
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
Các vấn đề trên luôn tồn tại tại bất cứ cơ quan/trung tâm thư viện nào.
Để có thể hạn chế tất cả các vấn đề trên, cần tăng cường nghiên cứu người
dùng tin, nhu cầu tin của họ, phương thức thỏa mãn nhu cầu của từng đối
tượng cụ thể… Giải pháp khả thi nhất chính là tăng cường công tác đào tạo
người dùng tin.
1.2.4. Các kiến thức và kỹ năng cần đào tạo cho người dùng tin
- Kiến thức về hệ thống thông tin, mạng lưới các cơ quan thông tin –
thư viện: Mạng lưới các cơ quan thông tin - thư viện nơi người dùng tin có
thể khai thác, sử dụng nguồn lực thông tin ; Thông tin về phương thức phục
vụ tại từng phòng phục vụ; Điều kiện khi người dùng tin đến khai thác, sử
dụng thông tin tại thư viện.
- Kiến thức về các loại hình sản phẩm và dịch vụ tại cơ quan/trung tâm
thư viện.
- Kỹ năng khai thác và sử dụng các sản phẩm & dịch vụ thông tin cụ
thể: khai thác các sản phẩm & dịch vụ thông tin truyền thống, khai thác và sử
dụng các sản phẩm & dịch vụ thông tin hiện đại.
1.2.5. Các hình thức đào tạo người dùng tin
Trong quá trình hoạt động của mình, các cơ quan/trung tâm thư viện đã
triển khai nhiều hình thức khác nhau trong công tác đào tạo người dùng tin
của mình:
- Hướng dẫn trực tiếp cho người dùng tin.
- Hướng dẫn thông qua các bảng biểu chỉ dẫn, các văn bản.
- Mở các lớp huấn luyện ngắn hạn.
- Mở các lớp huấn luyện định kỳ.
- Đưa chương trình huấn luyện vào chương trình học của các trường
học, lớp bồi dưỡng chuyên môn.
- Xuất bản các tài liệu hướng dẫn, phổ biến cho người dùng tin.
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
- Tuyên truyền, hướng dẫn người dùng tin thông qua các chương trình
riêng trên đài phát thanh truyền hình.
- Thường xuyên đăng tải các thông tin hướng dẫn trên các phương
tiện khác.
1.2.6. Các nhân tố tác động tới công tác đào tạo người dùng tin của
các cơ quan/trung tâm thông tin – thư viện
1.2.6.1. Loại hình, chức năng nhiệm vụ của cơ quan/trung tâm thông tin - thư
viện.
Loại hình, chức năng nhiệm vụ là một trong những đặc điểm cho phép
phân loại các cơ quan thông tin – thư viện. Đó cũng là nhân tố quyết định các
chính sách liên quan tới người dùng tin tại một cơ quan/trung tâm thông tin,
trong đó có công tác đào tạo người dùng tin.
Hiện nay, tại Việt Nam có một số loại hình cơ quan thông tin thư viện
như: Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện chuyên ngành, đa ngành, thư
viện công cộng, thư viện trường học. Các loại hình này có chức năng cụ thể
khác biệt với nhau, có nhiệm vụ cụ thể xác định.
Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện đứng đầu hệ thống thư viện
công cộng nước ta. Với số vốn tài liệu lên tới hơn 130.000 triệu bản, với hệ
thống sản phẩm & dịch vụ đa dạng và tương đối hoàn chỉnh… Thư viện Quốc
gia Việt Nam có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu tin của tất cả các đối tượng người
dùng tin trong và ngoài nước. Với số lượng bạn đọc đông đảo, đa dạng như
vậy, công tác đào tạo người dùng tin tại Thư viện được triển khai một cách
đầy đủ tất cả các phương pháp. Việc hướng dẫn người dùng tin chủ yếu tập
trung vào các phương pháp đào tạo qua chỉ dẫn bằng văn bản, hướng dẫn từ
xa trong môi trường mạng, trả lời những thác mắc cụ thể của từng đối tượng
cụ thể.
Hệ thống thư viện chuyên ngành chủ yếu phục vụ nhu cầu tin của một
nhóm đối tượng là cán bộ cao cấp của ngành, các cán bộ nghiên cứu của
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
ngành và một số các đối tượng bên ngoài có nhu cầu tin liên quan. Công tác
đào tạo người dùng tin trong loại hình thư viện này chủ yếu tập trung vào
nhóm đối tượng là cán bộ chuyên ngành tại cơ quan đó. Do đặc điểm của
nhóm đối tượng này, công tác đào tạo người dùng tin tại thư viện chuyên
ngành chỉ có phù hợp với những phương thức hướng dẫn từ xa.
Đối với nhóm thư viện trường học, lại cần chú ý những phương pháp
đào tạo trực tiếp. Đối với các thư viện công cộng thuộc các tỉnh/thành phố,
huyện, xã lại cần thúc đẩy công tác tuyên truyền giới thiệu qua các phương
tiện truyền thông…
1.2.6.2. Đặc điểm nguồn tin và hệ thống sản phẩm & dịch vụ
- Nguồn tin.
Nguồn lực thông tin là một trong những yếu tố tiên quyết cấu thành hoạt
động thông tin thư viện. Nguồn lực thông tin có thể hiểu là tất cả những thông
tin/tài liệu mà cơ quan/trung tâm thư viện có thể cung cấp cho người dùng tin.
Nó không phải chỉ là vốn tài liệu mà thư viện tổ chức lưu trữ trong kho của
mình mà là tất cả các tài nguyên thông tin ở tất cả các dạng in, số hoá, dạng
CD-ROM, và các dạng khác mà người dùng tin thông qua cơ quan/trung tâm
thư viện có thể tiếp cận và khai thác. Nguồn tin của các loại hình cơ quan/trung
tâm thư viện khác nhau sẽ có những đặc điểm rất khác biệt.
Nguồn lực thông tin có thể coi là sức mạnh của mỗi cơ quan thư viện.
Số lượng nguồn tin càng nhiều, diện bao phủ càng rộng, độ phân tán cao,
phương thức tồn tại càng đa dạng… thì các trung tâm thông tin-thư viện lại
càng cần quan tâm đặc biệt đến công tác đào tạo người dùng tin. Bởi lẽ với
một nguồn tin như vậy sẽ rất khó cho người dùng tin có một cái nhìn tổng thể
về những gì họ có thể tiếp cận, họ không thể khai thác sử dụng thông tin khi
họ không biết phương thức hoạt động ở các phòng phục vụ cụ thể, họ không
thể sử dụng thông tin trong bộ sưu tập của cơ quan/trung tâm thư viện khi họ
định hình được thông tin đó có thuộc lĩnh vực mà họ quan tâm hay không?
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
Với những cơ quan/trung tâm thư viện mà nguồn lực thông tin của họ
bao gồm cả những nguồn tin được tổ chức, lưu trữ, phục vụ …trong quan hệ
hợp tác chia sẻ nguồn lực thì công tác giới thiệu, phổ biến tới người dùng tin
lại càng cần quan tâm.
Đối với các cơ quan/trung tâm thư viện mà nguồn lực thông tin nhỏ,
các dạng thức của thông tin về cơ bản ở dạng truyền thống thì người dùng tin
có thể dễ dàng sử dụng nguồn thông tin. Chỉ cần họ là khách hàng thường
xuyên tại thư viện, họ có thể truy nhập đến các nguồn tin một cách chính xác
và nhanh chóng. Điều đó không đồng nghĩa với việc xem nhẹ công tác đào
tạo người dùng tin. Trong trường hợp đó, các cơ quan/trung tâm cần quan tâm
hoàn thiện hơn nữa bộ sưu tập của mình, đồng thời hướng dẫn người dùng tin
tìm tới các nguồn tin phù hợp với nhu cầu tin và đặc điểm cá nhân của họ khi
thư viện chưa có điều kiện bổ sung.
- Hệ thống sản phẩm & dịch vụ thông tin.
Các sản phẩm & dịch vụ mà thư viện xây dựng không chỉ phản ánh nội
lực của thư viện đó. Nó là phương tiện để thoả mãn nhu cầu tin của người
dùng tin, các cơ quan/trung tâm thư viện phải xây dựng kế hoạch đào tạo kiến
thức thông tin cho người dùng tin.
Đối với một cơ quan/trung tâm – nơi mà sản phẩm & dịch vụ thông tin
được xây dựng đa dạng bao gồm các sản phẩm & dịch vụ truyền thống và hiện
đại, không gian phục vụ người dùng tin rộng, phân tán. Các cơ quan đó phải
hoàn thiện công tác marketing cho các sản phẩm & dịch vụ thông tin của mình.
Sản phẩm & dịch vụ thông tin muốn thực sự đem lại hiệu quả thì phải
được xây dựng trên nhu cầu tin thực tế của người dùng tin. Phải thoả mãn
những yêu cầu riêng của nhóm người dùng tin mục tiêu về nội dung thông tin,
phương thức cung cấp, yếu tố thời gian…Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền
phổ biến sao cho người dùng tin biết đến sự tồn tại của sản phẩm & dịch vụ,
thấy được sự phù hợp về nội dung thông tin, phương thức khai thác và sự tiện
dụng của sản phẩm & dịch vụ.
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
1.2.6.3. Đặc điểm người dùng tin
Người dùng tin là người sử dụng thông tin để thỏa mãn nhu cầu tin của
mình. [10]
Người dùng tin trước hết phải là người có nhu cầu tin khi họ sử dụng
thông tin (trực tiếp hoặc thông qua các sản phẩm & dịch vụ thông tin), hoặc
có điều kiện để sử dụng thông tin, thỏa mãn nhu cầu của mình.
Trong hoạt động thông tin - thư viện, người dùng tin là khách hàng, là
chủ thể của hoạt động thông tin, là đối tượng của công tác đào tạo người dùng
tin. Không có người dùng tin, hoạt động thông tin sẽ không thể tồn tại, điều
đó có nghĩa hoạt động thông tin muốn tồn tại và phát triển phải quan tâm đến
nhu cầu của người dùng tin trong từng giai đoạn cụ thể, cần chú ý tới công tác
đào tạo người dùng tin.
Người dùng tin trong hoạt động thông tin – thư viện có thể chia thành
các nhóm như: người dùng tin đại chúng, người dùng tin khoa học, người
dùng tin là cán bộ quản lý…
Người dùng tin đại chúng: chiếm số lượng lớn trong hoạt động thông
tin, nhu cầu tin của họ nhìn chung rất rộng bắt nguồn từ nhu cầu hòa nhập,
thích nghi. Do kiến thức thông tin của nhóm người dùng tin đại chúng không
cao, nhu cầu tin dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động. Từ đó, muốn đáp ứng tốt
nhu cầu tin của đối tượng người dùng tin đại chúng các cơ quan/trung tâm thư
viện phải nghiên cứu nắm bắt nhu cầu tin, xây dựng nguồn tin, hệ thống sản
phẩm & dịch vụ phù hợp theo yêu cầu đó. Sau đó đẩy mạnh công tác tuyên
truyền giới thiệu theo hướng định hướng cho người dùng tin. Biện pháp tuyên
truyền phản ánh được giá trị tài liệu một cách ngắn gọn, phân tích và nhấn
mạnh các giá trị phù hợp với lợi ích và đặc điểm tâm lý của họ như: tuyên
truyền bằng miệng (đọc nghe chung, kể chuyện, giới thiệu chung, điểm
sách… ); tuyên truyền trực quan (triển lãm sách, biểu ngữ); và một số biện
pháp khác: thi tìm hiểu, thảo luận sách, hội nghị bạn đọc.
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
Người dùng tin là cán bộ nghiên cứu khoa học: Cán bộ nghiên cứu
khoa học có vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển nói chung. Họ muốn
tham gia nghiên cứu khoa học có hiệu quả phải được tiếp cận đầy đủ những
tri thức thuộc lĩnh vực đó do những người đi trước khám phá ra. Bản thân họ
là những người có trình độ cao, được đào tạo có hệ thống về một lĩnh vực
nhất định. Nhu cầu tin của họ có tính bền vững cao, nó biểu hiện qua những
yêu cầu tin sâu về một vấn đề cụ thể. Do sự phát triển đan xen giữa các ngành
khoa học, muốn xem xét một vấn đề trong mối quan hệ tương quan với các
vấn đề khác, vì thế nhu cầu tin của họ rất rộng, liên quan đến nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực. Nhu cầu về hình thức thông tin đa dạng, bao gồm cả các loại
tài liệu truyền thống và hiện đại, và có thể thuộc các ngôn ngữ khác nhau. Để
có thể thoả mãn nhu cầu tin, trước hết cần một nguồn tin đủ mạnh: thông tin
có giá trị khoa học, phù hợp với nhu cầu tin. Cần phát triển các sản phẩm
thông tin có giá trị gia tăng cao, các dịch vụ thông tin hiện đại (tóm tắt, tổng
quan, phổ biến thông tin chọn lọc, dịch vụ thông tin qua mạng…); không
ngừng nâng cao khả năng xử lý thông tin khoa học, tin học, ngoại ngữ và
trình độ khoa học chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực phục vụ thông tin. Các
cơ quan/trung tâm cần chú trọng công tác đào tạo, hướng dẫn người dùng tin
sử dụng các sản phẩm & dịch vụ thông tin là cách tốt nhất để tuyên truyền,
quảng bá các sản phẩm & dịch vụ đó.
Người dùng tin là cán bộ quản lý: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có
hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử
dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục
tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường.
Cán bộ quản lý có vai trò định hướng, huy động có hiệu quả các nguồn
lực để thực hiện mục tiêu của tổ chức. Họ chiếm số lượng không đông nhưng
lại có vai trò quyết định tới sự phát triển của xã hội.
Trong quá trình quản lý, người quản lý phải làm việc với luồng thông
tin từ trên xuống, từ dưới lên và ngang cấp. Không có thông tin, người quản
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
lý không thể thực hiện nhiệm vụ đặt ra. Nhu cầu tin của họ vừa sâu vừa rộng
tuỳ thuộc tính chất công việc quản lý với tính chính xác cao và logic. Do tính
chất của hoạt động quản lý, họ cần nhiều thông tin bổ sung cho nhau là những
thông tin đã được xử lý, đánh giá, bao gói đảm bảo tính chính xác. Thông tin
điện tử, các loại ấn phẩm định kỳ là các dạng tài liệu được ưu tiên sử dụng.
Để có thể đáp ứng nhu cầu tin của người quản lý, cần phát triến các sản phẩm
& dịch vụ như: Dịch vụ cung cấp tài liệu gốc, tổng quan, tổng thuật, phổ biến
thông tin chọn lọc, dịch vụ mạng. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động marketing
cho các sản phẩm & dịch vụ mà cơ quan/trung tâm thực hiện.
1.2.6.4. Đặc điểm nhu cầu tin
Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan đối với việc tiếp nhận và sử dụng
thông tin nhằm duy trì các hoạt động nhận thức và thực tiễn. Hoạt động càng
phức tạp, càng rộng thì nhu cầu tin càng lớn, bao hàm cả thẩm mỹ, nhận thức
và giao tiếp. Nhu cầu tin ở từng mức độ khác nhau, của các đối tượng khác
nhau sẽ yêu cầu nội dung, phương thức đáp ứng khác nhau. Cần có sự phân
loại phù hợp các nhu cầu tin để xây dựng những sản phẩm & dịch vụ thích
hợp cũng như có những cách truyên truyền giới thiệu khác nhau.
Đặc điểm nhu cầu tin có ảnh hưởng quan trọng tới công tác đào tạo
người dùng tin. Với những nhu cầu tin bất thường thì công tác đào tạo người
dùng trở nên khó khăn và dường như chỉ có thể dừng lại ở hướng dẫn cụ thể
đối với từng yêu cầu cụ thể. Khi nhu cầu tin là thường xuyên ổn định thì công
tác đào tạo người dùng tin cần được tiến hành thường xuyên, liên tục theo
những chính sách cụ thể rõ ràng. Nhu cầu tin càng rộng về diện bao quát,
càng yêu cầu sâu về nội dung lại càng cần những thông tin hướng dẫn chi tiết
từ phía các cơ quan thông tin thư viện.
Nhu cầu tin là một yếu tố phụ thuộc chặt chẽ vào người dùng tin. Yếu
tố người dùng tin chịu ảnh hưởng bởi nhiều tác động. Trong những tác động
đó, văn hoá đọc tác động tới hoạt động thông tin trong diện rộng.
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
Tại Việt Nam cũng như ở nhiều quốc gia có nền kinh tế đang trong quá
trình phát triển văn hóa đọc còn chưa được quan tâm đúng mức và chịu tác
động trực tiếp từ yếu tố kinh tế, văn hóa, bị cạnh tranh mạnh bởi văn hoá nghe
nhìn... Do đó, nhu cầu đọc chưa thể trở thành một nhu cầu không thể thiếu
trong đa số nhân dân, nhu cầu tin của phần đông nhân dân chủ yếu tập trung
vào thông tin văn hoá, giải trí, trong khi các thông tin về khoa học kỹ thuật lại
chỉ là nhu cầu của một số nhóm đối tượng (nhà khoa học, nhà quản lý lãnh
đạo, người nghiên cứu, sinh viên… ).
Trong những năm gần đây, văn hoá đọc tại nước ta bắt đầu có những
dấu hiệu đáng mừng, người dân chú ý hơn đến vai trò của sách báo. Khi mà
xã hội chứng kiến những thay đổi bất thường của kinh tế thế giới, người ta
quay lại đầu tư vào tri thức ở các cấp từ cấp khu vực, quốc gia đến từng gia
đình, nhu cầu thông tin phục vụ quá trình đào tạo vì thế đã và đang trở thành
vấn đề lớn trong giáo dục.
- Đặc điểm nhu cầu tin trong giáo dục đại học.
Chính phủ Việt Nam cũng đã xác định cần phải đổi mới hệ thống giáo
dục. Mục đích là nhằm nâng cao hơn nữa khả năng học tập suốt đời cho mọi
công dân; đào tạo ra lực lượng lao động có khả năng tiếp cận và giải quyết
công việc một cách chủ động, sáng tạo và linh hoạt. Điều này đã được cụ thể
hóa thông qua chiến lược phát triển nhân lực tổng thể của Việt Nam như sau:
“Nâng cao chất lượng giáo dục; cơ cấu lại hệ thống giáo dục và mở rộng
phạm vi giáo dục ở tất cả các cấp độ; gắn liền giáo dục đào tạo với nghiên
cứu khoa học và công nghệ; phát triển giáo dục, nghiên cứu khoa học nhằm
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội; nâng cao trình độ dân trí và trình độ
quản lý”. Rõ ràng, để đạt được mục tiêu chiến lược đó, Việt Nam cần đặc biệt
lưu tâm đến việc phát triển kiến thức thông tin.
Điều 44 điều lệ trường đại học ban hành theo quyết định số
153/2003/QĐ-TTg ngày 30/07/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
“Trường đại học có trung tâm thông tin tư liệu phục vụ hoạt động đào tạo,
khoa học và công nghệ. Trung tâm thông tin tư liệu có trách nhiệm quản lý bổ
sung, và cung cấp thông tin, tư liệu khoa học và công nghệ trong và ngoài
nước trong các lĩnh vực hoạt động của trường, thu thập và bảo quản các sách,
tạp chí, băng, đĩa, các tài liệu lưu trữ, các luận án đã bảo vệ tại trường, các ấn
phẩm của trường, hướng dẫn và quản lý công tác quyền sở hữu trí tuệ của
trường. Trung tâm thông tin tư liệu hoạt động theo quy chế do hiệu trưởng
ban hành.”
Theo ấn định của Bộ GD-ĐT, từ năm 2009-2010 tất cả các trường đại
học sẽ phải chuyển đổi sang hình thức đào tạo học chế tín chỉ.
Học chế tín chỉ đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải đầu tư nhiều công sức
hơn cho việc soạn bài giảng, chuẩn bị tài liệu, hướng dẫn thảo luận, tăng
cường thời gian nghiên cứu khoa học của sinh viên. Sinh viên phải học tập
với thái độ tích cực, chủ động tìm kiếm và tham khảo các tài liệu thích hợp
với từng môn học, từng chuyên đề khác nhau để đạt yêu cầu của mỗi tín chỉ.
Sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu là chính với sự tư vấn của cố vấn học tập
và sự hướng dẫn của từng giảng viên các môn học. Trong môi trường đại học,
thư viện vẫn luôn luôn là môi trường lý tưởng cho việc tự học, tự nghiên cứu
của sinh viên, phát huy tư duy sáng tạo của họ.
Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, sự tương tác được diễn ra giữa
các cặp: người dạy – người dạy, người dạy – người học, người học – người
học. Sự tương tác giữa các cặp này cần phải duy trì và tạo các điều kiện cần
thiết, việc cung cấp thông tin và các dịch vụ trao đổi thông tin dưới nhiều
hình thức, mức độ khác nhau có vai trò, ý nghĩa không thể thiếu (Điều lệ
trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/GĐ-BGDDT ngày
15/08/2007 của Bộ Giáo dục và đào tạo). Để thực hiện tốt quy chế này đòi hỏi
phải có sự chuyển biến toàn diện về cách vận hành chương trình đào tạo, mô
hình quản lý đào tạo cũng như cơ sở vật chất phục vụ học tập trong các
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
trường đại học, cao đẳng. Một trong những yếu tố cơ sở vật chất cần đề cập là
hoạt động thông tin thư viện. Các thư viện cần phải nắm bắt các yêu cầu
phương pháp đào tạo mới đối với hoạt động thông tin - thư viện; hiểu và phân
biệt rõ ràng sự khác biệt của hoạt động thông tin thư viện trong phục vụ đào
tạo theo tín chỉ.
Hiệu quả sử dụng của các nguồn lực thông tin tại cơ quan/trung tâm thư
viện phụ thuộc vào khả năng nhận diện các nguồn tin có trong cơ quan/trung
tâm đó. Muốn thu hút đông đảo đối tượng người dùng tin đến với mình, tận
dụng tối đa giá trị của các sản phẩm & dịch vụ thông tin, cơ quan/trung tâm
TT-TV cần triển khai mạnh mẽ các hình thức tuyên truyền tới người dùng.
Nói cách khác, trong môi trường đào tạo tín chỉ, các cơ quan thông tin thư
viện cần xem trọng công tác đào tạo người dùng tin hơn nữa.
1.2.6.5. Tác động của công nghệ mới
Công nghệ thông tin và các hoạt động thông tin đang đóng vai trò đặc
biệt quan trọng trong các mặt hoạt động của đời sống xã hội. Hiểu rõ được
điều này, Việt Nam cũng đã xây dựng dự án quốc gia về phổ cập công nghệ
thông tin và thiết lập mạng lưới tri thức trẻ, do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
đứng ra triển khai. Mục tiêu của dự án này là nhằm phổ biến rộng rãi các
thành tựu khoa học công nghệ mới; giúp đỡ thanh niên tự mình tổ chức các
dịch vụ máy tính và Internet; hỗ trợ nhu cầu thông tin liên lạc, thu thập và sử
dụng tri thức mới của người dân. Dự án chú trọng hỗ trợ nhân dân ở các vùng
nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi tập trung khoảng 80% dân số Việt Nam,
nơi mà người dân rất ít có cơ hội tiếp cận các nguồn thông tin và tri thức mới.
Trong giai đoạn đầu, tiểu dự án “Xây dựng mô hình cung cấp thông tin khoa
học và công nghệ phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở các khu vực
vùng sâu vùng xa” đã được triển khai ở 4 tỉnh là: Bắc Kạn, Lai Châu, Yên Bái
và Thái Nguyên”. Bên cạnh đó, một số tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực công nghệ thông tin như: Tổng công ty VIEC, Vietkey Group, công
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
ty VDC, Trung tâm đào tạo tin học PT, và Báo Tuổi trẻ cũng đã phối hợp tổ
chức các khóa đào tạo về công nghệ thông tin dành cho thanh niên nông thôn,
vùng sâu vùng xa. Bên cạnh đó, chương trình “Máy tính Thánh Gióng” cũng
đã được triển khai từ tháng 6/2004. Với sự tham gia của các hãng máy tính
lớn như Intel, Hewlett Packard, LG Electronics, Microsoft, Samsung,
Seagate, VDC, CMC, và FPT, cũng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của
người dân sống ở nông thôn. Tất cả những hoạt động trên chính là sự chuẩn bị
tích cực cho việc triển khai một dự án khác mang tên “Kỹ năng máy tính và
nối mạng tri thức”.
Sự đầu tư cho CNTT tạo ra những thuận lợi to lớn cho sự ra đời của các
hình thức sản phẩm & dịch vụ thông tin mới. Sự phổ biến về công nghệ trong
xã hội đã tạo ra hạ tầng thông tin cho phép hoạt động thông tin chuyển từ hoạt
động chủ yếu trong môi trường truyền thống sang môi trường mạng, sang môi
trường ảo. Công tác đào tạo người dùng tin từ đó có thêm các phương thức
đào tạo từ xa, đào tạo gián tiếp qua Website, Cổng thông tin… Đối với các
cách thức đào tạo người dùng tin đã có lâu năm, CNTT cũng góp phần thay
đổi quy trình tiến hành thực hiện.
Ứng dụng CNTT của các cơ quan/trung tâm thư viện có sự biến đổi từ
phương thức quản lý, hoạt động nghiệp vụ, phục vụ. Sự thay đổi trong mỗi cơ
quan/trung tâm thư viện không phải là sự thay đổi đồng loạt, cùng lúc. Đó là
quá trình chuyển đổi theo từng giai đoạn. Sau mỗi lần đổi mới, các cơ
quan/trung tâm thư viện cần thông báo, hướng dẫn cụ thể chi tiết cho người
dùng tin. Không riêng công tác đào tạo người dùng tin trong hoạt động thông
tin – thư viện mà ngay bản thân hoạt động thông tin – thư viện hay các hoạt
động khác trong xã hội đều chịu tác động toàn diện của CNTT.
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
Chương 2
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGƯỜI DÙNG TIN TẠI TRUNG TÂM
THÔNG TIN THƯ VIỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
2.1. Khái quát về Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc
gia Hà Nội
2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển
Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội (Library and
Information Center (LIC), Viet Nam National University, Ha Noi. Viết tắt:
Trung tâm TT-TV ĐHQGHN) được thành lập theo quyết định số 66/TCCB
ngày 14/2/1997 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, trên cơ sở hợp nhất
các thư viện của 3 trường thành viên là: Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học
Sư phạm I Hà Nội, Đại học Sư phạm Ngoại ngữ. Tháng 09/1999, Đại học Sư
phạm I Hà Nội tách ra khỏi Đại học Quốc gia Hà Nội, thư viện của Đại học
Sư phạm I Hà Nội cũng tách khỏi Trung tâm Thông tin-Thư viện ĐHQGHN.
Hiện nay, Trung tâm bao gồm các cơ sở sau: Trụ sở chính của Trung tâm đặt
tại 144 đường Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hà Nội, Cơ sở Thượng Đình (336,
Nguyễn Trãi, Thanh Xuân), Cơ sở tại Mễ Trì (186 Lương Thế Vinh), trường
đại học Ngoại ngữ.
Trung tâm TT-TV ĐHQGHN là đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia Hà
Nội, phục vụ đắc lực cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, Trung tâm
có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng là đơn vị dự toán cấp III.
Hàng năm Trung tâm lập kế hoạch, dự trù ngân sách, bảo vệ và nhận kế
hoạch trước ĐHQGHN. Đối với các đơn vị trong ĐHQGHN, Trung tâm có
trách nhiệm hợp tác chặt chẽ trong việc bổ sung, xử lý, cung cấp tài liệu,
thông tin cho người dùng tin trong toàn ĐHQGHN.
Trải qua 12 năm hoạt động, Trung tâm đã trưởng thành, trở thành một
trong những trung tâm thông tin-thư viện đại học lớn mạnh trong hệ thống các
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
trung tâm thông tin-thư viện đại học trong cả nước. Trung tâm đã tạo được vị
trí trong lòng độc giả là cán bộ, giảng viên, sinh viên tại Đại học Quốc gia Hà
Nội, là điểm đến mơ ước của nhiều đối tượng người dùng tin ngoài Đại học
Quốc gia Hà Nội. Hiện nay, Trung tâm đang nỗ lực hết mình để thực hiện tốt
nhất nhiệm vụ thông tin trong môi trường đào tạo tín chỉ, để có thể thỏa mãn
tối đa nhu cầu tin của người dùng tin.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ
Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội có một vai
trò quan trọng trong việc phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Phục vụ cho sinh viên, nghiên cứu sinh, giảng viên có khả năng cung cấp một
lượng tài liệu lớn cho việc giảng dạy và học tập.
Chức năng chính của trung tâm là nghiên cứu, thu thập, xử lý, thông
báo và cung cấp thông tin tư liệu, về khoa học giáo dục, ngoại ngữ và công
nghệ phục vụ cán bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài ra còn cung
cấp tin cho các tổ chức và cá nhân ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội theo kế
hoạch, hợp đồng trong phạm vi cho phép.
Nhiệm vụ của Trung tâm:
- Tham mưu cho lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội để quyết định về
phương hướng tổ chức và hoạt động của Trung tâm nhằm phục vụ nghiên cứu
khoa học, giảng dạy, học tập…trong Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch ngắn hạn để thu thập, bổ sung, trao
đổi, phân tích, xử lý tài liệu thông tin. Tổ chức sắp xếp dự trữ bảo quản kho
tài liệu bao gồm các loại hình ấn phẩm và vật mang tin.
- Xây dựng hệ thống tra cứu tìm tin thích hợp, thiết lập mạng lưới truy
nhập và tìm kiếm thông tin tự động hóa.
- Thu thập lưu chiểu những xuất bản phẩm do Đại học Quốc gia Hà
Nội xuất bản, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ bảo vệ tại Đại học Quốc gia
Hà Nội hoặc người viết là cán bộ, sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, những
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
báo cáo tổng kết các đề tài nghiên cứu cấp Đại học Quốc gia Hà Nội và cấp
nhà nước đã được nghiệm thu…
- Xây dựng các cơ sở dữ liệu đặc thù của Đại học Quốc gia Hà Nội như
xuất bản phẩm, thông tin tóm tắt, thông tin chuyên đề phục vụ công tác quản
lý, nghiên cứu khoa học và đào tạo.
- Nghiên cứu khoa học thông tin, tư liệu, thư viện, góp phần xây dựng
hệ thống lý luận chuyên ngànhTổ chức đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao
trình độ tổ chức, xử lý, cung cấp tin cho đội ngũ cán bộ.
- Phát triển quan hệ trao đổi, hợp tác với các Trung tâm Thông tin –
Thư viện, các tổ chức khoa học, các trường đại học trong và ngoài nước.
- Tham gia tổ chức và điều hành Liên hiệp các trường đại học và Hội
thư viện Việt Nam. Tham gia các Hiệp hội thư viện quốc tế, làm đầu mối nối
mạng hệ thống thông tin-thư viện Đại Học Quốc gia Hà Nội và ngành đại học
vào mạng Quốc gia, khu vực, thế giới.
- Tổ chức quản lý đội ngũ cán bộ kho tài liệu và các tài sản của trung
tâm phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao theo quy định của Đại học
Quốc gia Hà Nội.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia
Hà Nội được xây dựng với mô hình tương đối hoàn chỉnh và khoa học. Dựa
trên nguyên tắc, tính hệ thống và tính linh hoạt. Đó là hệ thống mở đảm bảo
thực hiện nhiệm vụ chính của Trung tâm là phục vụ thông tin khoa học ở mọi
cấp độ, từ cấp trường lớn đến các trường đại học thành viên, từ cấp trường
đến cấp khoa, đảm bảo được mối quan hệ chặt chẽ giữa “nguồn tin và người
dùng tin”. Hiện nay, Trung tâm đang hoạt động với một giám đốc - chịu trách
nhiệm chung, hai phó giám đốc và ba khối phòng chức năng: khối nghiệp vụ,
khối phục vụ, khối phòng chức năng (xem sơ đồ sau).
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
Sơ đồ tổ chức của Trung tâm TT-TV ĐHQGHN
K50 Thông tin – Thư viện
Công đoàn Giám đốc Chi bộ
PGĐ K.T.N.V
PGĐ C.S.V.C PGĐ C.T.P.V
Phòng PV
ĐH Ngoại
ngữ
P.PV
chi nhánh
P.PV
ĐHKH
XHNV
P.PV
ĐHKH
KHTN
P.PV
Cầu giấy
Phòng tài
vụ
Phòng
Hành chính-
Tổng hợp
Phòng
Bổ sung-
Trao đối
Phòng
Phân loại-
Biên mục
Phòng
Thông tin
Thư mục
Phòng
tra cứu
Online
Phòng
đọc
chủ đề
Phòng
CSDL
hồi cố
Phòng
mượn
Phòng
đọc
truyền thống
Phòng đọc
TL
đặc biệt
Phòng đọc
kho mở
Phòng
bảo
quản
Phòng đọc
Multimedia
Phòng truy cập
internet,
intranet
NGƯỜI
DÙNG
TIN
Phòng
máy tính &
mạng
Hội đồng khoa học
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
2.1.4. Quan hệ quốc tế
Trung tâm có quan hệ với hơn 50 trường đại học, viện nghiên cứu, tổ
chức quốc tế, các nhà xuất bản tại Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Nga, Italy, Nhật Bản,
Hàn quốc và nhiều nước khác, trong đó có: Viện Harvard Yenching, Đại học
Cornell, Đại học Hawaii, Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, Đại học Paris, Đại học
Sorbone, Đại học Bone, Đại học Lômônôxôp, Viện Hàn lâm Khoa học Nga;
Đại học Tokyo, Đại học Kyodo; Đại học Quốc gia Kangwon, Đại học Thanh
Hoa, Đại học Liêu Ning, Thư viện Quốc gia Australia, Trung tâm Nghiên cứu
Phát triển Quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Tổng hợp Cali, Thư viện Khảo sát
Địa chất Nhật Bản, Chương trình hỗ trợ của Trung tâm Quốc tế về Vật lý lý
thuyết Abdus Salam...
Ngoài ra, Trung tâm còn có quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế tại Hà
Nội như Phòng Văn hóa Thông tin Đại sứ quán Hoa Kỳ, Viện Gớt, Hội đồng
Anh, Quỹ Châu Á, Phòng Thông tin Đại sứ quán Hàn Quốc, Ngân hàng Thế
giới, Hội đồng Pháp ngữ...
Trung tâm là thành viên sáng lập và tham gia Ban Chấp hành Hội thư
viện đại học trực tuyến các nước Đông Nam á (AUNILO) và Hội đồng thư
viện Đại học Quốc gia các nước Đông Á (East Asian University Library
Council).
2.2. Các yếu tố tham gia vào quá trình thông tin và tác động tới
công tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm
2.2.1. Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất đóng vai trò là diện mạo đầu tin, tạo ấn tượng đầu tiên
khi người dùng tin đến cơ quan thư viện. Trong nhiều trường hợp, ấn tượng
đầu tiên này ảnh quyết định đến việc thu hút người dùng tin của các cơ quan
thư viện.
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
* Trụ sở. Trung tâm bao gồm nhiều trụ sở tai các địa điểm khác nhau
tại Hà Nội. Mỗi trụ sở đều được xây dựng khang trang, đáp ứng những yêu
cầu thiết kế của một cơ quan thông tin-thư viện.
- Phòng Phục vụ bạn đọc chung (phục vụ cán bộ lãnh đạo và nghiên
cứu của ĐHQGHN, cán bộ giảng dạy và sinh viên Trường Đại học Công
nghệ, Trường Đại học Kinh tế và các khoa trực thuộc: Luật, Sư phạm...).
Địa chỉ: Nhà C1 - 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội
- Phòng Phục vụ bạn đọc khoa học xã hội - nhân văn và khoa học tự nhiên:
+ Bộ phận Thượng Đình: Địa chỉ: 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
+ Bộ phận Mễ Trì: Địa chỉ: 182 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội
- Bộ phận Lê Thánh Tông: Địa chỉ: 19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Phòng Phục vụ bạn đọc ngoại ngữ: Địa chỉ: Đường Phạm Văn Đồng,
Cầu Giấy, Hà Nội
* Trang thiết bị.
Tại các phòng nghiệp vụ, phòng chức năng và hệ thống các phòng đọc
đều được trang bị những thiết bị cần thiết, hữu ích với công nghệ hiện đại.
Hàng năm, Trung tâm đều trích ngân sách hoạt động cho việc mua mới, thay
thế trang thiết bị: Hệ thống mạng thường xuyên được nâng cấp, số lượng máy
tính được bổ sung, thay thế. Các phòng nghiệp vụ được trang bị những thiết
bị tốt theo nhiệm vụ từng phòng ban. Tại các phòng phục vụ bạn đọc: không
gian rộng rãi thoáng mát giúp nâng cao hứng thú đọc, trang thiết bị hiện đại
tạo ra phưong thức phục vụ mới, hiện đại, hiệu quả (với cổng từ, thiết bị đọc
mã vạch, camara quan sát)…
2.2.2. Đội ngũ cán bộ
Ngay từ đầu mới thành lập, trên cơ sở xây dựng mô hình cơ cấu quản
lý, Trung tâm đã từng bước ổn định về tổ chức. Với tổng số cán bộ có
khoảng hơn 160 người. Trong đó 57 cán bộ biên chế, 60 cán bộ hợp đồng,
K50 Thông tin – Thư viện
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
trong đó có 1 tiến sĩ và 6 thạc sĩ đã tốt nghiệp chuyên ngành thông tin – thư
viện, hầu hết cán bộ của Trung tâm có trình độ đại học. Bên cạnh các cán bộ
chuyên ngành thư viện, đội ngũ cán bộ còn bao gồm các cán bộ tốt nghiệp
các chuyên ngành khác.
Với đội ngũ cán bộ hiện nay, Trung tâm hoàn toàn có khả năng hoàn
thiện hơn nữa các sản phẩm thông tin đã có và phát triển các sản phẩm & dịch
vụ mới. Đồng thời tuyên truyền giới thiệu, đào tạo người dùng tin để đạt hiệu
quả cao nhất cho các sản phẩm & dịch vụ của mình.
2.2.3. Nguồn lực thông tin
Tại Trung tâm nguồn lực thông tin đóng vai trò là tiềm lực, là sức mạnh
và niềm tự hào- được hình thành trên cơ sở hợp nhất thư viện của các trường
thành viên, Trung tâm thừa hưởng toàn bộ nguồn tin đã có của thư viện các
trường thành viên. Trong hơn chục năm hoạt động, Trung tâm đã bổ sung,
xây dựng bộ sưu tập vốn tài liệu của mình trở thành một trong những bộ sưu
tập tài liệu đồ sộ, có giá trị nhất trong hệ thống các cơ quan/trung tâm thư
viện trường đại học ở Việt Nam. Nguồn lực thông tin của Trung tâm có khả
năng đáp ứng nhu cầu tin trong giảng dạy và học tập của hơn 88 ngành đào
tạo trong Đại học Quốc gia. Bao gồm cả tài liệu sách báo, tạp chí dạng in,
dạng số hoá, CSDL CD-ROM, nguồn tin trực tuyến… với nhiều ngôn ngữ.
Nguồn lực thông tin tại Trung tâm bao gồm cả nguồn tin nội sinh rất giá trị là
các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ, các công trình nghiên cứu khoa học
được thực hiện, bảo vệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Bộ sưu tập tại Trung tâm
có nhiều tài liệu quý hiếm được xuất bản từ thế kỷ XIX của thư viện đại học
Đông Dương, có nhiều bộ sách do các quốc gia, các quốc tế trao tặng (Bộ sưu
tập Hoa Kỳ, Bộ toàn tập Mahatma Gandis, Tuyển tập Tawaharlal Nehsu, Các
tài liệu tra cứu…)
Trong giai đoạn hiện nay, toàn Đại học Quốc gia Hà Nội đang thực
hiện chuyển sang đào tạo theo quy chế tín chỉ, đào tạo đẳng cấp quốc tế và
K50 Thông tin – Thư viện
Tải bản FULL (74 trang): https://bit.ly/3UawN4F
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
nghiên cứu khoa học trình độ cao của ĐHQGHN. Trung tâm tăng cường bổ
sung nhiều cơ sở dữ liệu, tài liệu điện tử của nước ngoài.
Để giới thiệu cho bạn đọc khai thác, sử dụng tối đa nguồn lực thông tin
trên, Trung tâm đã tiến hành giới thiệu, hướng dẫn truy cập trên cổng thông
tin và bản tin điện tử của Trung tâm.
Tính đến hết tháng 03/2009, nguồn tin tại Trung tâm Đại học Quốc gia
Hà Nội như sau:
Kho tài liệu và dữ liệu do Trung tâm xây dựng.
● 128.000 tên sách (750.000 bản).
● 2.145 tên báo & tạp chí (cập nhật 415 tên).
● Giáo trình của 88 ngành đào tạo.
● 4.000 luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ.
● Bài giảng điện tử, sách điện tử, giáo trình điện tử.
● Tài liệu nghe nhìn: cassette, video, đĩa CD-ROM, vi phim, vi phiếu
● 2.000 thác bản văn bia
● CSDL Bài trích tạp chí: 6.000 biểu ghi.
● CSDL các công trình nghiên cứu khoa học của cán bộ ĐHQGHN
(Kỷ niệm 100 năm ĐHQGHN, bao gồm 16.000 biểu ghi thư mục).
● CSDL môn học là danh mục các tài liệu phục vụ các môn học được
thiết kế theo khung chương trình đào tạo cử nhân của ĐHQGHN.
CSDL trên đĩa CD-ROM (nguồn tin offline): truy cập nguồn tin này tại
các phòng multimedia/internet của Trung tâm: (cập nhật đến hết năm 2002)
Wilson Applied Science & Technology Fulltext, Wilson Humanities
Abstracts Fulltexts, Wilson Education Abstracts Fulltext, Derwent Biotechnology
Abstracts/Quarterly Updates, Econlit 1969 - Present/Monthly Update.
CSDL trực tuyến (nguồn tin online).
- Tạp chí điện tử
K50 Thông tin – Thư viện
Tải bản FULL (74 trang): https://bit.ly/3UawN4F
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi
* ACM Digital Library on eBridge (Nhà xuất bản: The Association for
Computing Machinery) gồm 6 tạp chí chuyên ngành, 8 tạp chí phổ thông
(magazine), 160 kỉ yếu hội nghị từ 1960 đến nay về khoa học máy tính và
công nghệ thông tin.
* IEEE Computer Sciences (Nhà xuất bản: IEEE Computer Society
Digital Library) gồm 23 tạp chí toàn văn xuất bản từ năm 1988 đến nay)
* ProQuest (Nhà xuất bản: Proques) là một nguồn thông tin đồ sộ cho
phép truy cập tới hơn 6.700 tạp chí về tất cả các lĩnh vực khoa học, giáo dục,
kinh tế, trong đó có 4.370 tạp chí toàn văn (Từ năm 1990 trở lại đây) và trên
18.000 bản luận văn tiến sĩ.
+ ABI/INFORM về kinh tế và luận văn tiến sĩ về Quản lý và kinh doanh
+ ProQuest các tạp chí về nông nghiệp, nghệ thuật, thương mại Châu Á
và tài liệu tham khảo, sinh học, khoa học máy tính, giáo dục, khoa học xã hội
và nhân văn, viễn thông.
* SDOL (Science Direct online) Backfile gồm các chủ đề (từ số 1 đến
năm 1994) (Nhà xuất bản: Elsevier)
+ Các khoa học về trái đất: 94 tạp chí toàn văn
+ Kinh doanh, Quản lý và kế toán: 74 tạp chí toàn văn
+ Hóa học: 93 tạp chí toàn văn
* SDOL Current File (từ 1995 tới nay) (Nhà xuất bản: Elsevier) gồm
các chủ đề:
+ Các khoa học về trái đất: 98 tạp chí toàn văn
+ Kinh doanh, Quản lý và kế toán: 74 tạp chí toàn văn
+ Hóa học: 117 tạp chí toàn văn
+ Toán học: 87 tạp chí toàn văn
* SpringerLink Journals (Nhà xuất bản: Springer) Các chuyên ngành: y
tế và sức khỏe cộng đồng, khoa học cuộc sống, hóa học, toán, vật lý, kinh tế
K50 Thông tin – Thư viện
4133718

More Related Content

Similar to Tìm Hiểu Công Tác Đào Tạo Người Dùng Tin Tại Trung Tâm Thông Tin – Thư Viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội.pdf

Xây dựng hệ thống hỗ trợ tìm kiếm và gợi ý học bổng du học, Nguyễn Thị Thuỳ D...
Xây dựng hệ thống hỗ trợ tìm kiếm và gợi ý học bổng du học, Nguyễn Thị Thuỳ D...Xây dựng hệ thống hỗ trợ tìm kiếm và gợi ý học bổng du học, Nguyễn Thị Thuỳ D...
Xây dựng hệ thống hỗ trợ tìm kiếm và gợi ý học bổng du học, Nguyễn Thị Thuỳ D...Man_Ebook
 
Đề tài: Nghiên cứu phát triển hệ thống đa phương tiện trên cơ sở phân cụm dữ ...
Đề tài: Nghiên cứu phát triển hệ thống đa phương tiện trên cơ sở phân cụm dữ ...Đề tài: Nghiên cứu phát triển hệ thống đa phương tiện trên cơ sở phân cụm dữ ...
Đề tài: Nghiên cứu phát triển hệ thống đa phương tiện trên cơ sở phân cụm dữ ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...
LUẬN VĂN THẠC SĨ:  ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...LUẬN VĂN THẠC SĨ:  ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...ssuserc1c2711
 
[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.doc
[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.doc[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.doc
[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.docNuioKila
 
Hoạt động truyền thông marketing trên internet tại thư viện quốc gia việt nam...
Hoạt động truyền thông marketing trên internet tại thư viện quốc gia việt nam...Hoạt động truyền thông marketing trên internet tại thư viện quốc gia việt nam...
Hoạt động truyền thông marketing trên internet tại thư viện quốc gia việt nam...jackjohn45
 
Hoạt động truyền thông marketing trên internet tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
Hoạt động truyền thông marketing trên internet tại Thư viện Quốc gia Việt Nam Hoạt động truyền thông marketing trên internet tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
Hoạt động truyền thông marketing trên internet tại Thư viện Quốc gia Việt Nam nataliej4
 
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội nataliej4
 
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019PinkHandmade
 
Nghiên cứu văn hóa đọc của Sinh viên trước thực trạng phát triển của văn hóa ...
Nghiên cứu văn hóa đọc của Sinh viên trước thực trạng phát triển của văn hóa ...Nghiên cứu văn hóa đọc của Sinh viên trước thực trạng phát triển của văn hóa ...
Nghiên cứu văn hóa đọc của Sinh viên trước thực trạng phát triển của văn hóa ...nataliej4
 
Luận Văn Xây Dựng Website Khoa Cntt Trường Đại Học Quản Lý Và Công Nghệ Hải P...
Luận Văn Xây Dựng Website Khoa Cntt Trường Đại Học Quản Lý Và Công Nghệ Hải P...Luận Văn Xây Dựng Website Khoa Cntt Trường Đại Học Quản Lý Và Công Nghệ Hải P...
Luận Văn Xây Dựng Website Khoa Cntt Trường Đại Học Quản Lý Và Công Nghệ Hải P...sividocz
 
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyếtUdcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyếtmrnxthanh
 
Nền tảng công nghệ mới trong phát triển thư viện số và xuất bản điện tử.pdf
Nền tảng công nghệ mới trong phát triển thư viện số và xuất bản điện tử.pdfNền tảng công nghệ mới trong phát triển thư viện số và xuất bản điện tử.pdf
Nền tảng công nghệ mới trong phát triển thư viện số và xuất bản điện tử.pdfMan_Ebook
 
Khóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital Marketing
Khóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital MarketingKhóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital Marketing
Khóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital MarketingDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thông
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thôngHệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thông
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thônghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thông
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thôngHệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thông
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thônghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thông
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thôngHệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thông
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thôngNOT
 

Similar to Tìm Hiểu Công Tác Đào Tạo Người Dùng Tin Tại Trung Tâm Thông Tin – Thư Viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội.pdf (20)

Xây dựng hệ thống hỗ trợ tìm kiếm và gợi ý học bổng du học, Nguyễn Thị Thuỳ D...
Xây dựng hệ thống hỗ trợ tìm kiếm và gợi ý học bổng du học, Nguyễn Thị Thuỳ D...Xây dựng hệ thống hỗ trợ tìm kiếm và gợi ý học bổng du học, Nguyễn Thị Thuỳ D...
Xây dựng hệ thống hỗ trợ tìm kiếm và gợi ý học bổng du học, Nguyễn Thị Thuỳ D...
 
Đề tài: Nghiên cứu phát triển hệ thống đa phương tiện trên cơ sở phân cụm dữ ...
Đề tài: Nghiên cứu phát triển hệ thống đa phương tiện trên cơ sở phân cụm dữ ...Đề tài: Nghiên cứu phát triển hệ thống đa phương tiện trên cơ sở phân cụm dữ ...
Đề tài: Nghiên cứu phát triển hệ thống đa phương tiện trên cơ sở phân cụm dữ ...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...
LUẬN VĂN THẠC SĨ:  ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...LUẬN VĂN THẠC SĨ:  ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...
 
[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.doc
[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.doc[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.doc
[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.doc
 
Hoạt động truyền thông marketing trên internet tại thư viện quốc gia việt nam...
Hoạt động truyền thông marketing trên internet tại thư viện quốc gia việt nam...Hoạt động truyền thông marketing trên internet tại thư viện quốc gia việt nam...
Hoạt động truyền thông marketing trên internet tại thư viện quốc gia việt nam...
 
Hoạt động truyền thông marketing trên internet tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
Hoạt động truyền thông marketing trên internet tại Thư viện Quốc gia Việt Nam Hoạt động truyền thông marketing trên internet tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
Hoạt động truyền thông marketing trên internet tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
 
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội
 
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội_08322512092019
 
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chèPhương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp cây chè
 
Nghiên cứu văn hóa đọc của Sinh viên trước thực trạng phát triển của văn hóa ...
Nghiên cứu văn hóa đọc của Sinh viên trước thực trạng phát triển của văn hóa ...Nghiên cứu văn hóa đọc của Sinh viên trước thực trạng phát triển của văn hóa ...
Nghiên cứu văn hóa đọc của Sinh viên trước thực trạng phát triển của văn hóa ...
 
Luận Văn Xây Dựng Website Khoa Cntt Trường Đại Học Quản Lý Và Công Nghệ Hải P...
Luận Văn Xây Dựng Website Khoa Cntt Trường Đại Học Quản Lý Và Công Nghệ Hải P...Luận Văn Xây Dựng Website Khoa Cntt Trường Đại Học Quản Lý Và Công Nghệ Hải P...
Luận Văn Xây Dựng Website Khoa Cntt Trường Đại Học Quản Lý Và Công Nghệ Hải P...
 
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyếtUdcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
 
Ảnh hưởng của du lịch tới môi trường nước khu vực ven bờ Bắc Hồ Núi Cốc
Ảnh hưởng của du lịch tới môi trường nước khu vực ven bờ Bắc Hồ Núi CốcẢnh hưởng của du lịch tới môi trường nước khu vực ven bờ Bắc Hồ Núi Cốc
Ảnh hưởng của du lịch tới môi trường nước khu vực ven bờ Bắc Hồ Núi Cốc
 
Nền tảng công nghệ mới trong phát triển thư viện số và xuất bản điện tử.pdf
Nền tảng công nghệ mới trong phát triển thư viện số và xuất bản điện tử.pdfNền tảng công nghệ mới trong phát triển thư viện số và xuất bản điện tử.pdf
Nền tảng công nghệ mới trong phát triển thư viện số và xuất bản điện tử.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital Marketing
Khóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital MarketingKhóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital Marketing
Khóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital Marketing
 
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thông
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thôngHệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thông
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thông
 
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thông
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thôngHệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thông
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thông
 
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thông
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thôngHệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thông
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thông
 
Xây dựng web hỗ trợ theo dõi thông tin khai thác sử dụng máy tính
Xây dựng web hỗ trợ theo dõi thông tin khai thác sử dụng máy tínhXây dựng web hỗ trợ theo dõi thông tin khai thác sử dụng máy tính
Xây dựng web hỗ trợ theo dõi thông tin khai thác sử dụng máy tính
 

More from HanaTiti

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfHanaTiti
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfHanaTiti
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...HanaTiti
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...HanaTiti
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...HanaTiti
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfHanaTiti
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfHanaTiti
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...HanaTiti
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...HanaTiti
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfHanaTiti
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfHanaTiti
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...HanaTiti
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfHanaTiti
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfHanaTiti
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...HanaTiti
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfHanaTiti
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...HanaTiti
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...HanaTiti
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfHanaTiti
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfHanaTiti
 

More from HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Recently uploaded

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Tìm Hiểu Công Tác Đào Tạo Người Dùng Tin Tại Trung Tâm Thông Tin – Thư Viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội.pdf

  • 1. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi t×m hiÓu c«ng t¸c ®µo t¹o ngêi dïng tin t¹i trung t©m th«ng tin - th viÖn ®¹i häc quèc gia hµ néi LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy, các cô, sự động viên của gia đình, bè bạn. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: Thạc sỹ, thầy giáo Trần Hữu Huỳnh - Phó Chủ nhiệm Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã có những định hướng, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Các thầy, cô giáo Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Các cán bộ tại Trung tâm Thông tin -Thư viện ĐHQGHN. Gia đình và bạn bè tôi. Trong quá trình thực hiện và hoàn thành chắc chắn khóa luận còn nhiều thiếu sót. Rất mong các thầy, cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2009 Sinh viên Nguyễn Thị Tươi K50 Thông tin – Thư viện
  • 2. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Tìm hiểu công tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong đề tài đều là những kết quả điều tra xác thực. K50 Thông tin – Thư viện
  • 3. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ACRL : Hiệp hội Các thư viện chuyên ngành và các trường đại học Hoa Kỳ CD-ROM : Compact Disc Readable Memory CNTT : Công nghệ thông tin CSDL : Cơ sở dữ liệu ĐHQGHN : Đại học Quốc gia Hà Nội LAN : Mạng cục bộ (Local Area Networking) MSN : Microsoft Network OCLC : OCLC Online Computer Library Center OPAC : Online Public Access Catalog (Mục lục truy cập trực tuyến) TT-TV : Thông tin -thư viện UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc K50 Thông tin – Thư viện
  • 4. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................1 LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................6 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................6 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài................................................................7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................8 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu..............................8 5. Tình hình nghiên cứu đề tài.......................................................................8 6. Bố cục của khóa luận.................................................................................8 Chương 1...............................................................................................................................9 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO.............................................................9 NGƯỜI DÙNG TIN.............................................................................................................9 1.1. Kiến thức thông tin và công tác đào tạo người dùng tin.........................9 1.2. Khái niệm công tác đào tạo người dùng tin..........................................11 1.2.1. Khái niệm...........................................................................................................11 1.2.2. Đặc điểm của công tác người dùng tin...............................................................12 1.2.3. Vai trò của công tác đào tạo người dùng tin......................................................13 1.2.4. Các kiến thức và kỹ năng cần đào tạo cho người dùng tin.................................17 1.2.5. Các hình thức đào tạo người dùng tin................................................................17 1.2.6. Các nhân tố tác động tới công tác đào tạo người dùng tin của các cơ quan/trung tâm thông tin – thư viện...............................................................................................18 1.2.6.1. Loại hình, chức năng nhiệm vụ của cơ quan/trung tâm thông tin - thư viện. ..................................................................................................................................18 1.2.6.2. Đặc điểm nguồn tin và hệ thống sản phẩm & dịch vụ................................19 1.2.6.3. Đặc điểm người dùng tin.............................................................................21 1.2.6.4. Đặc điểm nhu cầu tin...................................................................................23 1.2.6.5. Tác động của công nghệ mới......................................................................26 Chương 2.............................................................................................................................28 CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGƯỜI DÙNG TIN TẠI TRUNG TÂM...............................28 THÔNG TIN THƯ VIỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI..........................................28 2.1. Khái quát về Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội...............................................................................................................28 2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển.............................................................................28 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ......................................................................................29 2.1.3. Cơ cấu tổ chức....................................................................................................30 2.1.4. Quan hệ quốc tế..................................................................................................32 K50 Thông tin – Thư viện
  • 5. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi 2.2. Các yếu tố tham gia vào quá trình thông tin và tác động tới công tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm..........................................................32 2.2.1. Cơ sở vật chất.....................................................................................................32 2.2.2. Đội ngũ cán bộ...................................................................................................33 2.2.3. Nguồn lực thông tin............................................................................................34 2.2.4. Người dùng tin và nhu cầu tin............................................................................39 2.2.5. Hệ thống các sản phẩm & dịch vụ thông tin tại Trung tâm...............................41 2.3. Công tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm....................................42 2.3.1. Tổ chức các buổi tập huấn sử dụng nguồn lực thông tin tại Trung tâm.............43 2.3.2. Tổ chức hội nghị bạn đọc...................................................................................44 2.3.3.Tuyên truyền, giới thiệu qua cổng thông tin.......................................................45 2.3.5. Cán bộ thư viện trực tiếp trả lời những thắc mắc cụ thể của bạn đọc................48 2.4. Đánh giá, nhận xét................................................................................50 2.4.1. Đánh giá chung...................................................................................................50 2.4.2. Những vấn đề tồn tại..........................................................................................51 Chương 3.............................................................................................................................55 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ..............................................55 CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGƯỜI DÙNG TIN TẠI TRUNG TÂM...............................55 TRONG THỜI GIAN TỚI................................................................................................55 3.1. Phát triển nguồn lực thông tin, đa dạng hoá hệ thống sản phẩm & dịch vụ.................................................................................................................55 3.2. Đa dạng các hình thức trong công tác đào tạo người dùng tin.............56 3.3. Phát triển hạ tầng cơ sở thông tin.........................................................57 3.4. Nâng cao trình độ cho người cán bộ thông tin – thư viện....................57 3.5. Mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nước.....................................59 KẾT LUẬN.........................................................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................62 PHỤ LỤC K50 Thông tin – Thư viện
  • 6. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động thông tin thư viện không còn là hiện tượng mới lạ trong xã hội chúng ta. Có rất nhiều cách hiểu, khái niệm về thư viện. Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) :“Thư viện không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác kể cả đồ họa, nghe nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng tài liệu đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí”. Theo cách hiểu đơn giản, thư viện là cơ quan có nhiệm vụ tìm kiếm, thu thập, xử lý, bảo quản và phổ biến thông tin đến người dùng. Vì thế, hoạt động thư viện đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, thư viện chiếm vai trò quan trọng, không thể thiếu. Bước vào thời đại của thông tin, thông tin trở thành nguồn lực đối với mỗi quốc gia, là quyền lực đối với từng cá nhân riêng lẻ. Để phát triển các cá nhân, tổ chức, quốc gia không còn lựa chọn nào tốt hơn là phải nắm bắt thông tin, làm chủ thông tin. Trong môi trường đại học, thư viện chiếm vị trí thúc đẩy, hỗ trợ, trở thành một trong những tiêu chí quan trọng để chất giá chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường đại học. Đặc biệt khi các trường đại học và cao đẳng đang thực hiện quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ trên phạm vi toàn quốc được ban hành theo Quyết định số 43/2007/GĐ-BGDDT ngày 15/08/2007 của Bộ Giáo dục và đào tạo, yêu cầu đối với thư viện trong môi trường đại học vì thế càng trở nên cấp thiết. Để có thể tạo vị trí của mình trong xã hội, các cơ quan, trung tâm thông tin- thư viện không ngừng xây dựng nguồn lực, hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin phổ biến chúng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của từng nhóm người dùng tin. K50 Thông tin – Thư viện
  • 7. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi Trong môi trường nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo bậc đại học, cao đẳng. Các trung tâm thư viện không ngừng hoàn thiện các sản phẩm & dịch vụ của mình. Sự hiện diện đa dạng của các sản phẩm & dịch vụ thông tin đi cùng sự bức thiết về nhu cầu tin không đồng nghĩa với việc tất cả người dùng tin của thư viện đều hiểu biết đầy đủ về nguồn lực thông tin, cách thức khai thác nguồn tin. Vấn đề đào tạo người dùng tin vì vậy cần được các trung tâm/thư viện quan tâm đúng mức khi triển khai bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ thông tin nào. Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội (gọi tắt là Trung tâm) là cơ quan thông tin- thư viện tương đối hiện đại trong hệ thống các thư viện trường đại học ở nước ta. Công tác đào tạo người dùng tin luôn được chú trọng ngay từ những ngày Trung tâm được thành lập. Cho đến nay, công tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm đã phát triển thêm nhiều biện pháp mới, đã thu được nhiều kết quả khả quan. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận đó, việc đào tạo người dùng tin còn bộc lộ một số tồn tại cần được được khắc phục. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài “Tìm hiểu công tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội” là đề tài khóa luận của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu của đề tài: Tìm hiểu công tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhiệm vụ của đề tài: - Tìm hiểu sơ lược lịch sử phát triển, cơ cấu tổ chức - hoạt động thông tin- thư viện của Trung tâm. - Tìm hiểu các yếu tố tham gia vào hoạt động thông tin và công tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm. - Khảo sát các cách thức, biện pháp mà Trung tâm đã thực hiện nhằm nâng cao kiến thức thông tin cho người dùng tin của mình (công tác đào tạo người dùng tin). K50 Thông tin – Thư viện
  • 8. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Các cách thức, biện pháp được Trung tâm áp dụng trong hoạt động đào tạo người dùng tin của mình. Phạm vi nghiên cứu: Trong Trung tâm Thông tin-Thư viện ĐHQGHN, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn đầu của đào tạo theo tín chỉ. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận: Kết hợp phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tài liệu, thống kê số liệu, quan sát, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn… 5. Tình hình nghiên cứu đề tài Trung tâm TT-TV ĐHQGHN là đối tượng nghiên cứu của nhiều đề tài, ở nhiều cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, công tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm mới chỉ được nhắc đến ngắn gọn trong phần giải pháp kiến nghị của một số đề tài, chưa được nghiên cứu, đề cập một cách toàn diện. Với đề tài này, tôi hi vọng có được cài nhìn toàn diện, cụ thể về công tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm TT-TV ĐHQGHN. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả đào tạo người dùng tin tại Trung tâm. 6. Bố cục của khóa luận Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. Khóa luận được chia thành 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về công tác đào tạo người dùng tin. Chương 2: Công tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm Thông tin- Thư viện ĐHQGHN. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm trong thời gian tới. K50 Thông tin – Thư viện
  • 9. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGƯỜI DÙNG TIN 1.1. Kiến thức thông tin và công tác đào tạo người dùng tin Theo Hiệp hội các thư viện đại học và thư viện nghiên cứu Mỹ (ACRL, 1989), kiến thức thông tin là sự hiểu biết và một tập hợp các khả năng cho phép các cá nhân có thể “nhận biết thời điểm cần thông tin và có thể định vị, thẩm định và sử dụng thông tin cần thiết một cách hiệu quả” [12]. Kiến thức thông tin là sự hiểu biết, tri thức, kỹ năng, thái độ, các hành vi cụ thể của mỗi thành viên của cộng đồng, mỗi con người trong xã hội trong việc khai thác, sử dụng các nguồn/hệ thống thông tin. Hoạt động thông tin càng phát triển thì trình độ kiến thức thông tin của con người trong xã hội càng được nâng cao. Trình độ của kiến thức thông tin sẽ là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh mức độ thông tin được sử dụng trong mỗi xã hội, phản ánh sự bình đẳng của việc khai thác, sử dụng thông tin đối với mỗi thành viên trong xã hội. Cần hiểu rõ rằng kiến thức thông tin không chỉ đơn thuần là những kỹ năng cần thiết để tìm kiếm thông tin (xác định nhu cầu thông tin, xây dựng các biểu thức tìm tin, lựa chọn và xác minh nguồn tin), mà bao gồm cả những kiến thức về các thể chế xã hội và các quyền lợi do pháp luật quy định giúp người dùng tin có thể thẩm định thông tin, tổng hợp và sử dụng thông tin một cách hiệu quả. Kiến thức thông tin vẫn đang trong giai đoạn đầu nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam. Mặc dù có không ít khó khăn và trở ngại trong việc triển khai, nhưng nhu cầu về kiến thức thông tin là cần thiết. Chính những sức ép từ sự phát triển kinh tế xã hội, từ những kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực và từ nhu cầu cải cách nền giáo dục đã khiến cho chúng ta cần phải tính đến và xem xét kiến thức thông tin như là nhân tố cốt lõi cho K50 Thông tin – Thư viện
  • 10. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi các chương trình thông tin quốc gia, cũng như cho các quyết sách phát triển giáo dục đào tạo. Hoạt động thông tin - thư viện đang diễn ra những thay đổi sâu sắc từ khoảng những năm 1990. Tại Việt Nam, hoạt động thông tin - thư viện mới chỉ có những bước chuyển đáng kể từ những năm 2000 trở lại đây: Ngân sách đầu tư cho ngành thông tin- thư viện ngày càng được gia tăng đáng kể. Hầu hết các cơ quan thông tin thư viện, đặc biệt là các thư viện đại học, đang trong giai đoạn hiện đại hóa và tự động hóa. Các nhà quản lý và các tổ chức doanh nghiệp bắt đầu hiểu được tầm quan trọng của các cơ quan thông tin – thư viện. Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần (Vụ Thư viện Việt Nam), khoảng 80 tỷ đồng đã được đầu tư vào một dự án nâng cấp Thư viện Quốc gia. Bên cạnh đó, nhận thức của các nhà lãnh đạo về vai trò của ngành thông tin thư viện cũng đang ngày một đúng đắn và toàn diện. Theo đó, cho tới năm 2004, đã có thêm 9 thư viện tỉnh mới được xây dựng với ngân sách khoảng 62,4 tỷ đồng (tương đương khoảng 3,7 triệu USD). Cho tới năm 2003, đã có khoảng 94 thư viện huyện được tái lập trên cả nước. Rất nhiều dự án xây mới và nâng cấp thư viện đã và đang được triển khai ở các tỉnh như Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hóa, Kiên Giang …[7] Để đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng trong bối cảnh mới, hệ thống thư viện công cộng cũng đã không ngừng đổi mới, trong đó chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin. Cho tới năm 2004, 32 dự án hiện đại hóa các thư viện tỉnh, tương ứng với số tiền là 43 tỷ đồng đã được thông qua và triển khai. Những dự án này hướng vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ, ứng dụng các phần mềm quản trị thư viện mới để nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện. Các nguồn thông tin được bổ sung đang ngày càng trở nên đa dạng với nhiều loại hình tài liệu khác nhau. Bên cạnh đó, các phương pháp phục vụ mới như kho mở, OPAC; các hoạt động tiếp thị sản phẩm và dịch vụ thông tin cũng đã bắt đầu được đưa vào triển khai, giúp đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng. K50 Thông tin – Thư viện
  • 11. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi Rõ ràng, đã có rất nhiều những thay đổi đáng kể trong hoạt động thông tin – thư viện tại Việt Nam, đặc biệt là sự tăng cường ngân sách phát triển hệ thống thư viện. Do đó, các thư viện và cán bộ thư viện đang có một cơ hội lớn để chứng tỏ vai trò của mình cũng như thu hút sự quan tâm của xã hội. Tính hiệu quả của sự đầu tư đó chỉ được đảm bảo nếu như việc đào tạo người dùng tin được quan tâm một cách đúng mức và triển khai hiệu quả. Đào tạo người dùng tin xét đến cùng là quá trình cung cấp những kiến thức thông tin cần thiết cho người dùng tin. Đóng vai trò quyết định tới hiệu quả hoạt động của từng cơ quan/trung tâm thông tin – thư viện.Trong từng thời kỳ khác nhau, đối với mỗi nhóm người dùng tin khác nhau, công tác đào tạo người dùng tin đòi hỏi có những thay đổi sao cho phù hợp trong từng điều kiện cụ thể. Điều này có nghĩa các cơ quan/trung tâm cần nghiên cứu nghiêm túc về công tác đào tạo người dùng tin, đánh giá lại hoạt động đào tạo người dùng tin mà cơ quan mình đã và đang thực hiện, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo người dùng tin tại cơ quan/trung tâm cho tương xứng. 1.2. Khái niệm công tác đào tạo người dùng tin 1.2.1. Khái niệm Trên thực tế, công tác đào tạo người dùng tin là một dạng hoạt động nhằm cung cấp, chia sẻ thông tin. Theo quan điểm về hoạt động trong xã hội học: Hoạt động có thể được coi là tổng hợp các hành động của con người, tác động vào một đối tượng nhất định nhằm đạt một mục đích nhất định và có ý nghĩa xã hội nhất định. [10] Từ đó, ta có thể hiểu: công tác đào tạo người dùng tin là tổng hợp các hành động của một/một nhóm các cơ quan/trung tâm thông tin – thư viện tác động tới người dùng tin của mình nhằm cung cấp, phổ biến những thông tin cần thiết để người dùng tin có khả năng khai thác, sử dụng nguồn lực thông tin tại cơ quan/trung tâm một cách nhanh chóng, thuận tiện, hiệu quả nhất. K50 Thông tin – Thư viện
  • 12. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi 1.2.2. Đặc điểm của công tác người dùng tin * Tính đối tượng Tính đối tượng là đặc trương cơ bản của hoạt động, bất cứ hành động nào cũng nhằm tới một/ một nhóm các đối tượng xác định. Tùy theo tính chất, quy mô mà đối tượng của hành động có sự đa dạng khác nhau. Trong nhiều trường hợp, đối tượng của một hành động không chỉ dừng lại ở các đối tượng hiện hữu mà có thể bao gồm cả các đối tượng đang trong quá trình xuất hiện. Đối với công tác đào tạo người dùng tin, đối tượng của hoạt động này trước hết là các đối tượng là người dùng tin chính thức tại cơ quan/trung tâm đó. Các đối tượng này cần nhận được hướng dẫn, đào tạo kiến thức thông tin thường xuyên, liên tục từ phía cơ quan/trung tâm thông tin thư viện. Bên cạnh đó đối tượng của hoạt động đào tạo người dùng tin còn bao gồm những người dùng tin không chính thức, những đối tượng là người dùng tin của các cơ quan/trung tâm thư viện khác- nơi có quan hệ hợp tác liên thư viện với cơ quan/trung tâm mình. Nhìn chung, đối tượng của công tác đào tạo người dùng tin không phải là một nhóm đồng nhất. Họ có thể có tuổi tác, trình độ, vị trí xã hội, thói quen sử dụng thông tin… rất khác nhau. Mỗi một đối tượng này có yêu cầu, phương thức đào tạo kiến thức thông tin khác nhau. * Tính chủ thể trong công tác đào tạo người dùng tin Hoạt động bao giờ cũng do chủ thể tiến hành. Chủ thể của hành động có thể là một cá nhân, một nhóm các nhân hay một tập thể, một cộng đồng tùy theo quy mô, tính chất của hoạt động. Chủ thể của công tác đào tạo người dùng tin chính là các cán bộ thư viện/những chuyên gia thông tin – những người hiểu rõ hơn ai hết hệ thống các sản phẩm & dịch vụ thông tin cùng cách thức truy cập, khai thác, sử dụng các sản phẩm & dịch vụ đó; những đặc điểm riêng biệt của từng nhóm đối tượng cụ thể trong tập hợp người dùng tin tại cơ quan/trung tâm thông tin – thư viện. K50 Thông tin – Thư viện
  • 13. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi * Tính gián tiếp (phương tiện) Để có thể tiến hành công tác đào tạo người dùng tin, các cơ quan/trung tâm sử dụng nhiều phương thức khác nhau: phương thức trực tiếp trình bày của cán bộ thông tin, thông qua các phương tiện gián tiếp như văn bản, hướng dẫn, địa chỉ Website… Mỗi phương thức này đòi hỏi những phương tiện riêng: không gian, thiết bị hỗ trợ, hệ thống mạng, máy móc… * Mục đích của công tác đào tạo người dùng tin Hàm lượng chất xám trong các sản phẩm & dịch vụ thông tin ngày càng cao đòi hỏi người dùng tin phải có tri thức và kỹ năng sử dụng, khai thác thông tin một cách triệt để. Mục đích của công tác đào tạo người dùng tin chính là cung cấp thông tin để người dùng tin có thể truy cập tới các nguồn tin và thỏa mãn nhu cầu tin của mình: - Thông tin về khả năng của cơ quan thông tin-thư viện có thể thỏa mãn được nhu cầu của mình như thế nào qua việc cung cấp các sản phẩm & dịch vụ thông tin của họ. - Biết các sản phẩm & dịch vụ nào phù hợp với mình. - Có kiến thức, kỹ năng sử dụng và khai thác các sản phẩm & dịch vụ phù hợp. Theo Hiệp hội Các thư viện chuyên ngành và các trường đại học Hoa Kỳ (ACRL, 1989), người có kiến thức thông tin là người “đã học được cách thức để học. Họ biết cách học bởi họ nắm được phương thức tổ chức tri thức, tìm kiếm thông tin và sử dụng thông tin, do đó những người khác có thể học tập được từ họ. Họ là những người được đã chuẩn bị cho khả năng học tập suốt đời, bởi lẽ họ luôn tìm được thông tin cần thiết cho bất kỳ nhiệm vụ hoặc quyết định nào một cách chủ động”.[12] 1.2.3. Vai trò của công tác đào tạo người dùng tin Quá trình khai thác sử dụng thông tin trong xã hội thông qua các cơ quan/trung tâm bao gồm các thành tố: Người dùng tin, các nguồn/hệ thống K50 Thông tin – Thư viện
  • 14. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi thông tin và hệ thống các thành tố trung gian đó tương ứng là nhu cầu tin, hệ thống các sản phẩm & dịch vụ và dịch vụ thông tin. Các thành tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau trong suốt quá trình khai thác, sử dụng thông tin của người dùng tin. Vai trò của công tác đào tạo người dùng tin chính là tìm ra các vấn đề tồn tại giữa các thành tố trên, tìm ra giải pháp và cung cấp những thông tin thích hợp để người dùng tin khắc phục những hạn chế, khó khăn xảy ra khi họ khai thác, sử dụng thông tin. Nhận diện các vấn đề xảy làm hạn chế ra trong quá trình khai thác, sử dụng thông tin, bao gồm: - Vấn đề giữa người dùng tin và nhu cầu tin: Luôn luôn tồn tại khoảng cách giữa người dùng tin - nhu cầu tin thực tế của họ với việc họ diễn đạt nhu cầu đó với phía các cơ quan/trung tâm thông tin – thư viện. Thực tế cho thấy ở đối tượng người dùng tin có trình độ cao, có thói quen khai thác sử dụng thông tin thì khoảng cách này nhỏ, và ngược lại, (ở đối tượng người dùng tin có trình độ thấp, chưa có thói quen sử dụng thông tin thì khoảng cách này khá lớn). Mặt khác, việc xây dựng và hiệu quả của các sản phẩm & dịch vụ thông tin phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ mà cán bộ thông tin hiểu về nhu cầu tin của người dùng tin. Vấn đề xảy ra chính là làm sao để các chuyên gia thông tin hiểu đúng và đầy đủ nhất. Để giải quyết vấn đề này, biện pháp tối ưu là tập trung vào việc nâng cao kiến thức về khai thác, sử dụng thông tin của người dùng tin. Các cơ quan/trung tâm thông tin thư viện cần xem xét kỹ lưỡng làm sao để người dùng tin có thể sử dụng các công cụ tra cứu chuyên ngành (bảng từ khóa, bảng chủ đề, bảng phân loại…), các điểm truy nhập có thể khi họ tra tìm tài liệu theo những yêu cầu tin cụ thể (nhan đề, tác giả, từ khóa, chỉ số phân loại…), cách thức kết hợp các yếu tố tìm tin để có thể mở rộng/thu hẹp kết quả tìm (sử dụng các toán tử, biểu thức tìm), và cả cách sử dụng các phương tiện mà cơ quan/trung tâm thư viện sử dụng khi triển khai hệ thống sản phẩm & dịch vụ của mình. K50 Thông tin – Thư viện
  • 15. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi - Vấn đề giữa người dùng tin - các nguồn/hệ thống thông tin Do các nguồn/hệ thống thông tin luôn có những biến động: phát triển mở rộng, thêm mới, bị chia tách thành các nguồn tách biệt… Do đó, người dùng tin không thể hiểu biết được một cách đầy đủ về sự phân bố cụ thể của các nguồn tin có trong thư viện. Khi một yêu cầu tin mới nảy sinh, người dùng tin không thể nào định hình được tất cả và đầy đủ các nguồn tin trong thư viện mà họ có thể truy nhập để thỏa mãn nhu cầu tin đó. Vấn đề chính là làm thế nào để người dùng tin hiểu biết tối đa sự phân bố nguồn tin mà thư viện phục vụ họ. Để có thể giảm nhẹ khoảng cách giữa người dùng tin và các nguồn/hệ thống thông tin, các cơ quan/trung tâm nhất thiết phải có kế hoạch quảng bá cho người dùng tin đầy đủ nhất các nguồn/hệ thống thông tin mà thư viện đã xây dựng, sắp xây dựng, mỗi khi có bất kỳ sự thay đổi dù là nhỏ nhất cơ quan/trung tâm cũng cần giải thích, hướng dẫn cụ thể để người dùng tin hiểu, chấp nhận và sử dụng các nguồn tin sau đó. - Vấn đề giữa người dùng tin - hệ thống sản phẩm & dịch vụ thông tin Cùng với sự phát triển không ngừng của các nguồn/hệ thống thông tin mà hệ thống sản phẩm & dịch vụ thông tin cũng luôn thay đổi tương ứng. Hơn thế nữa, các sản phẩm & dịch vụ thông tin vẫn luôn hình thành và thay đổi cho phù hợp với điệu kiện cụ thể của từng thư viện, từng nhiệm vụ trong những thời điểm nhất định. Điều này làm cho người dùng tin không thể biết đầy đủ, chi tiết về các sản phẩm & dịch vụ thông tin mà họ có thể sử dụng tại cơ quan/trung tâm. Làm hạn chế kết quả tìm và sử dụng thông tin của người dùng tin, giảm hiệu quả sử dụng của bản thân các sản phẩm & dịch vụ thông tin. Câu hỏi đặt ra là làm sao để người dùng tin biết được tối đa hệ thống sản phẩm & dịch vụ thông tin mà họ có thể khai thác. Câu trả lời chỉ có thể là cần phổ biến rộng rãi về khả năng, điều kiện, các tiện ích, ưu thế trong việc khai thác và sử dụng các sản phẩm & dịch vụ thông tin mà cơ quan/trung tâm thư viện cung cấp cho họ. K50 Thông tin – Thư viện
  • 16. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi - Vấn đề giữa nhu cầu tin – các nguồn/hệ thống thông tin Nhu cầu tin của người dùng tin luôn thay đổi nhất định biểu hiện qua yêu cầu tin tương ứng. Mỗi nguồn/hệ thống thông tin đều được xây dựng theo những đặc điểm, nội dung riêng, nhằm phục vụ những đối tương người dùng tin mục tiêu. Nhưng do sự phát triển bùng nổ, đan xen của khoa học, tri thức nên tạo ra mối quan hệ liên đới giữa các nguồn/hệ thống thông tin. Một yêu cầu tin cụ thể có thể tồn tại ở nhiều các nguồn/hệ thống thông tin, một nguồn tin cụ thể khó có thể thỏa mãn hoàn toàn một yêu cầu tin cụ thể. Vậy làm thế nào để các nguồn/hệ thống thông tin có thể phù hợp tối đa nhu cầu tin của người dùng tin. Giải pháp là phải nghiên cứu thường xuyên nhu cầu tin và sự biến động của nó, từ đó xây dựng chính sách hợp lý cho việc phát triển/liên kết các nguồn tin, chiến lược liên kết, chia sẻ nguồn lực thông tin với các cơ quan bên ngoài. - Vấn đề giữa nhu cầu tin – hệ thống sản phẩm & dịch vụ thông tin Chính do sự phát triển của thông tin, do mức độ ngày càng phức tạp của nhu cầu tin … đã hối thúc sự đa dạng của các sản phẩm & dịch vụ thông tin. So với thực tế hiện nay của nhu cầu tin, các sản phẩm & dịch vụ thông tin chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa. Giải quyết vấn đề này đồng nghĩa với đa dạng, kiện toàn và phát triển không ngừng các sản phẩm & dịch vụ thông tin cho phù hợp với nhu cầu tin. - Vấn đề giữa hệ thống sản phẩm & dịch vụ thông tin – các nguồn/hệ thống thông tin Sản phẩm & dịch vụ hình thành là sự phản ánh hoặc để khai thác, sử dụng hiệu quả nhất, đầy đủ nhất mọi nguồn/hệ thống thông tin. Trên thực tế, hệ thống các sản phẩm & dịch vụ không thể là sự phản ánh đầy đủ chi tiết của các nguồn/hệ thống thông tin. Vấn đề cần giải quyết chính là làm cho hệ thống sản phẩm & dịch vụ phản ánh tốt nhất về các nguồn tin. Giải quyết vấn đề này đòi hỏi vừa đa dạng hóa sản phẩm, phát triển đồng bộ về công nghệ và chính sách. K50 Thông tin – Thư viện
  • 17. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi Các vấn đề trên luôn tồn tại tại bất cứ cơ quan/trung tâm thư viện nào. Để có thể hạn chế tất cả các vấn đề trên, cần tăng cường nghiên cứu người dùng tin, nhu cầu tin của họ, phương thức thỏa mãn nhu cầu của từng đối tượng cụ thể… Giải pháp khả thi nhất chính là tăng cường công tác đào tạo người dùng tin. 1.2.4. Các kiến thức và kỹ năng cần đào tạo cho người dùng tin - Kiến thức về hệ thống thông tin, mạng lưới các cơ quan thông tin – thư viện: Mạng lưới các cơ quan thông tin - thư viện nơi người dùng tin có thể khai thác, sử dụng nguồn lực thông tin ; Thông tin về phương thức phục vụ tại từng phòng phục vụ; Điều kiện khi người dùng tin đến khai thác, sử dụng thông tin tại thư viện. - Kiến thức về các loại hình sản phẩm và dịch vụ tại cơ quan/trung tâm thư viện. - Kỹ năng khai thác và sử dụng các sản phẩm & dịch vụ thông tin cụ thể: khai thác các sản phẩm & dịch vụ thông tin truyền thống, khai thác và sử dụng các sản phẩm & dịch vụ thông tin hiện đại. 1.2.5. Các hình thức đào tạo người dùng tin Trong quá trình hoạt động của mình, các cơ quan/trung tâm thư viện đã triển khai nhiều hình thức khác nhau trong công tác đào tạo người dùng tin của mình: - Hướng dẫn trực tiếp cho người dùng tin. - Hướng dẫn thông qua các bảng biểu chỉ dẫn, các văn bản. - Mở các lớp huấn luyện ngắn hạn. - Mở các lớp huấn luyện định kỳ. - Đưa chương trình huấn luyện vào chương trình học của các trường học, lớp bồi dưỡng chuyên môn. - Xuất bản các tài liệu hướng dẫn, phổ biến cho người dùng tin. K50 Thông tin – Thư viện
  • 18. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi - Tuyên truyền, hướng dẫn người dùng tin thông qua các chương trình riêng trên đài phát thanh truyền hình. - Thường xuyên đăng tải các thông tin hướng dẫn trên các phương tiện khác. 1.2.6. Các nhân tố tác động tới công tác đào tạo người dùng tin của các cơ quan/trung tâm thông tin – thư viện 1.2.6.1. Loại hình, chức năng nhiệm vụ của cơ quan/trung tâm thông tin - thư viện. Loại hình, chức năng nhiệm vụ là một trong những đặc điểm cho phép phân loại các cơ quan thông tin – thư viện. Đó cũng là nhân tố quyết định các chính sách liên quan tới người dùng tin tại một cơ quan/trung tâm thông tin, trong đó có công tác đào tạo người dùng tin. Hiện nay, tại Việt Nam có một số loại hình cơ quan thông tin thư viện như: Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện chuyên ngành, đa ngành, thư viện công cộng, thư viện trường học. Các loại hình này có chức năng cụ thể khác biệt với nhau, có nhiệm vụ cụ thể xác định. Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện đứng đầu hệ thống thư viện công cộng nước ta. Với số vốn tài liệu lên tới hơn 130.000 triệu bản, với hệ thống sản phẩm & dịch vụ đa dạng và tương đối hoàn chỉnh… Thư viện Quốc gia Việt Nam có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu tin của tất cả các đối tượng người dùng tin trong và ngoài nước. Với số lượng bạn đọc đông đảo, đa dạng như vậy, công tác đào tạo người dùng tin tại Thư viện được triển khai một cách đầy đủ tất cả các phương pháp. Việc hướng dẫn người dùng tin chủ yếu tập trung vào các phương pháp đào tạo qua chỉ dẫn bằng văn bản, hướng dẫn từ xa trong môi trường mạng, trả lời những thác mắc cụ thể của từng đối tượng cụ thể. Hệ thống thư viện chuyên ngành chủ yếu phục vụ nhu cầu tin của một nhóm đối tượng là cán bộ cao cấp của ngành, các cán bộ nghiên cứu của K50 Thông tin – Thư viện
  • 19. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi ngành và một số các đối tượng bên ngoài có nhu cầu tin liên quan. Công tác đào tạo người dùng tin trong loại hình thư viện này chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng là cán bộ chuyên ngành tại cơ quan đó. Do đặc điểm của nhóm đối tượng này, công tác đào tạo người dùng tin tại thư viện chuyên ngành chỉ có phù hợp với những phương thức hướng dẫn từ xa. Đối với nhóm thư viện trường học, lại cần chú ý những phương pháp đào tạo trực tiếp. Đối với các thư viện công cộng thuộc các tỉnh/thành phố, huyện, xã lại cần thúc đẩy công tác tuyên truyền giới thiệu qua các phương tiện truyền thông… 1.2.6.2. Đặc điểm nguồn tin và hệ thống sản phẩm & dịch vụ - Nguồn tin. Nguồn lực thông tin là một trong những yếu tố tiên quyết cấu thành hoạt động thông tin thư viện. Nguồn lực thông tin có thể hiểu là tất cả những thông tin/tài liệu mà cơ quan/trung tâm thư viện có thể cung cấp cho người dùng tin. Nó không phải chỉ là vốn tài liệu mà thư viện tổ chức lưu trữ trong kho của mình mà là tất cả các tài nguyên thông tin ở tất cả các dạng in, số hoá, dạng CD-ROM, và các dạng khác mà người dùng tin thông qua cơ quan/trung tâm thư viện có thể tiếp cận và khai thác. Nguồn tin của các loại hình cơ quan/trung tâm thư viện khác nhau sẽ có những đặc điểm rất khác biệt. Nguồn lực thông tin có thể coi là sức mạnh của mỗi cơ quan thư viện. Số lượng nguồn tin càng nhiều, diện bao phủ càng rộng, độ phân tán cao, phương thức tồn tại càng đa dạng… thì các trung tâm thông tin-thư viện lại càng cần quan tâm đặc biệt đến công tác đào tạo người dùng tin. Bởi lẽ với một nguồn tin như vậy sẽ rất khó cho người dùng tin có một cái nhìn tổng thể về những gì họ có thể tiếp cận, họ không thể khai thác sử dụng thông tin khi họ không biết phương thức hoạt động ở các phòng phục vụ cụ thể, họ không thể sử dụng thông tin trong bộ sưu tập của cơ quan/trung tâm thư viện khi họ định hình được thông tin đó có thuộc lĩnh vực mà họ quan tâm hay không? K50 Thông tin – Thư viện
  • 20. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi Với những cơ quan/trung tâm thư viện mà nguồn lực thông tin của họ bao gồm cả những nguồn tin được tổ chức, lưu trữ, phục vụ …trong quan hệ hợp tác chia sẻ nguồn lực thì công tác giới thiệu, phổ biến tới người dùng tin lại càng cần quan tâm. Đối với các cơ quan/trung tâm thư viện mà nguồn lực thông tin nhỏ, các dạng thức của thông tin về cơ bản ở dạng truyền thống thì người dùng tin có thể dễ dàng sử dụng nguồn thông tin. Chỉ cần họ là khách hàng thường xuyên tại thư viện, họ có thể truy nhập đến các nguồn tin một cách chính xác và nhanh chóng. Điều đó không đồng nghĩa với việc xem nhẹ công tác đào tạo người dùng tin. Trong trường hợp đó, các cơ quan/trung tâm cần quan tâm hoàn thiện hơn nữa bộ sưu tập của mình, đồng thời hướng dẫn người dùng tin tìm tới các nguồn tin phù hợp với nhu cầu tin và đặc điểm cá nhân của họ khi thư viện chưa có điều kiện bổ sung. - Hệ thống sản phẩm & dịch vụ thông tin. Các sản phẩm & dịch vụ mà thư viện xây dựng không chỉ phản ánh nội lực của thư viện đó. Nó là phương tiện để thoả mãn nhu cầu tin của người dùng tin, các cơ quan/trung tâm thư viện phải xây dựng kế hoạch đào tạo kiến thức thông tin cho người dùng tin. Đối với một cơ quan/trung tâm – nơi mà sản phẩm & dịch vụ thông tin được xây dựng đa dạng bao gồm các sản phẩm & dịch vụ truyền thống và hiện đại, không gian phục vụ người dùng tin rộng, phân tán. Các cơ quan đó phải hoàn thiện công tác marketing cho các sản phẩm & dịch vụ thông tin của mình. Sản phẩm & dịch vụ thông tin muốn thực sự đem lại hiệu quả thì phải được xây dựng trên nhu cầu tin thực tế của người dùng tin. Phải thoả mãn những yêu cầu riêng của nhóm người dùng tin mục tiêu về nội dung thông tin, phương thức cung cấp, yếu tố thời gian…Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến sao cho người dùng tin biết đến sự tồn tại của sản phẩm & dịch vụ, thấy được sự phù hợp về nội dung thông tin, phương thức khai thác và sự tiện dụng của sản phẩm & dịch vụ. K50 Thông tin – Thư viện
  • 21. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi 1.2.6.3. Đặc điểm người dùng tin Người dùng tin là người sử dụng thông tin để thỏa mãn nhu cầu tin của mình. [10] Người dùng tin trước hết phải là người có nhu cầu tin khi họ sử dụng thông tin (trực tiếp hoặc thông qua các sản phẩm & dịch vụ thông tin), hoặc có điều kiện để sử dụng thông tin, thỏa mãn nhu cầu của mình. Trong hoạt động thông tin - thư viện, người dùng tin là khách hàng, là chủ thể của hoạt động thông tin, là đối tượng của công tác đào tạo người dùng tin. Không có người dùng tin, hoạt động thông tin sẽ không thể tồn tại, điều đó có nghĩa hoạt động thông tin muốn tồn tại và phát triển phải quan tâm đến nhu cầu của người dùng tin trong từng giai đoạn cụ thể, cần chú ý tới công tác đào tạo người dùng tin. Người dùng tin trong hoạt động thông tin – thư viện có thể chia thành các nhóm như: người dùng tin đại chúng, người dùng tin khoa học, người dùng tin là cán bộ quản lý… Người dùng tin đại chúng: chiếm số lượng lớn trong hoạt động thông tin, nhu cầu tin của họ nhìn chung rất rộng bắt nguồn từ nhu cầu hòa nhập, thích nghi. Do kiến thức thông tin của nhóm người dùng tin đại chúng không cao, nhu cầu tin dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động. Từ đó, muốn đáp ứng tốt nhu cầu tin của đối tượng người dùng tin đại chúng các cơ quan/trung tâm thư viện phải nghiên cứu nắm bắt nhu cầu tin, xây dựng nguồn tin, hệ thống sản phẩm & dịch vụ phù hợp theo yêu cầu đó. Sau đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền giới thiệu theo hướng định hướng cho người dùng tin. Biện pháp tuyên truyền phản ánh được giá trị tài liệu một cách ngắn gọn, phân tích và nhấn mạnh các giá trị phù hợp với lợi ích và đặc điểm tâm lý của họ như: tuyên truyền bằng miệng (đọc nghe chung, kể chuyện, giới thiệu chung, điểm sách… ); tuyên truyền trực quan (triển lãm sách, biểu ngữ); và một số biện pháp khác: thi tìm hiểu, thảo luận sách, hội nghị bạn đọc. K50 Thông tin – Thư viện
  • 22. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi Người dùng tin là cán bộ nghiên cứu khoa học: Cán bộ nghiên cứu khoa học có vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển nói chung. Họ muốn tham gia nghiên cứu khoa học có hiệu quả phải được tiếp cận đầy đủ những tri thức thuộc lĩnh vực đó do những người đi trước khám phá ra. Bản thân họ là những người có trình độ cao, được đào tạo có hệ thống về một lĩnh vực nhất định. Nhu cầu tin của họ có tính bền vững cao, nó biểu hiện qua những yêu cầu tin sâu về một vấn đề cụ thể. Do sự phát triển đan xen giữa các ngành khoa học, muốn xem xét một vấn đề trong mối quan hệ tương quan với các vấn đề khác, vì thế nhu cầu tin của họ rất rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Nhu cầu về hình thức thông tin đa dạng, bao gồm cả các loại tài liệu truyền thống và hiện đại, và có thể thuộc các ngôn ngữ khác nhau. Để có thể thoả mãn nhu cầu tin, trước hết cần một nguồn tin đủ mạnh: thông tin có giá trị khoa học, phù hợp với nhu cầu tin. Cần phát triển các sản phẩm thông tin có giá trị gia tăng cao, các dịch vụ thông tin hiện đại (tóm tắt, tổng quan, phổ biến thông tin chọn lọc, dịch vụ thông tin qua mạng…); không ngừng nâng cao khả năng xử lý thông tin khoa học, tin học, ngoại ngữ và trình độ khoa học chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực phục vụ thông tin. Các cơ quan/trung tâm cần chú trọng công tác đào tạo, hướng dẫn người dùng tin sử dụng các sản phẩm & dịch vụ thông tin là cách tốt nhất để tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm & dịch vụ đó. Người dùng tin là cán bộ quản lý: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường. Cán bộ quản lý có vai trò định hướng, huy động có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện mục tiêu của tổ chức. Họ chiếm số lượng không đông nhưng lại có vai trò quyết định tới sự phát triển của xã hội. Trong quá trình quản lý, người quản lý phải làm việc với luồng thông tin từ trên xuống, từ dưới lên và ngang cấp. Không có thông tin, người quản K50 Thông tin – Thư viện
  • 23. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi lý không thể thực hiện nhiệm vụ đặt ra. Nhu cầu tin của họ vừa sâu vừa rộng tuỳ thuộc tính chất công việc quản lý với tính chính xác cao và logic. Do tính chất của hoạt động quản lý, họ cần nhiều thông tin bổ sung cho nhau là những thông tin đã được xử lý, đánh giá, bao gói đảm bảo tính chính xác. Thông tin điện tử, các loại ấn phẩm định kỳ là các dạng tài liệu được ưu tiên sử dụng. Để có thể đáp ứng nhu cầu tin của người quản lý, cần phát triến các sản phẩm & dịch vụ như: Dịch vụ cung cấp tài liệu gốc, tổng quan, tổng thuật, phổ biến thông tin chọn lọc, dịch vụ mạng. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động marketing cho các sản phẩm & dịch vụ mà cơ quan/trung tâm thực hiện. 1.2.6.4. Đặc điểm nhu cầu tin Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì các hoạt động nhận thức và thực tiễn. Hoạt động càng phức tạp, càng rộng thì nhu cầu tin càng lớn, bao hàm cả thẩm mỹ, nhận thức và giao tiếp. Nhu cầu tin ở từng mức độ khác nhau, của các đối tượng khác nhau sẽ yêu cầu nội dung, phương thức đáp ứng khác nhau. Cần có sự phân loại phù hợp các nhu cầu tin để xây dựng những sản phẩm & dịch vụ thích hợp cũng như có những cách truyên truyền giới thiệu khác nhau. Đặc điểm nhu cầu tin có ảnh hưởng quan trọng tới công tác đào tạo người dùng tin. Với những nhu cầu tin bất thường thì công tác đào tạo người dùng trở nên khó khăn và dường như chỉ có thể dừng lại ở hướng dẫn cụ thể đối với từng yêu cầu cụ thể. Khi nhu cầu tin là thường xuyên ổn định thì công tác đào tạo người dùng tin cần được tiến hành thường xuyên, liên tục theo những chính sách cụ thể rõ ràng. Nhu cầu tin càng rộng về diện bao quát, càng yêu cầu sâu về nội dung lại càng cần những thông tin hướng dẫn chi tiết từ phía các cơ quan thông tin thư viện. Nhu cầu tin là một yếu tố phụ thuộc chặt chẽ vào người dùng tin. Yếu tố người dùng tin chịu ảnh hưởng bởi nhiều tác động. Trong những tác động đó, văn hoá đọc tác động tới hoạt động thông tin trong diện rộng. K50 Thông tin – Thư viện
  • 24. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi Tại Việt Nam cũng như ở nhiều quốc gia có nền kinh tế đang trong quá trình phát triển văn hóa đọc còn chưa được quan tâm đúng mức và chịu tác động trực tiếp từ yếu tố kinh tế, văn hóa, bị cạnh tranh mạnh bởi văn hoá nghe nhìn... Do đó, nhu cầu đọc chưa thể trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đa số nhân dân, nhu cầu tin của phần đông nhân dân chủ yếu tập trung vào thông tin văn hoá, giải trí, trong khi các thông tin về khoa học kỹ thuật lại chỉ là nhu cầu của một số nhóm đối tượng (nhà khoa học, nhà quản lý lãnh đạo, người nghiên cứu, sinh viên… ). Trong những năm gần đây, văn hoá đọc tại nước ta bắt đầu có những dấu hiệu đáng mừng, người dân chú ý hơn đến vai trò của sách báo. Khi mà xã hội chứng kiến những thay đổi bất thường của kinh tế thế giới, người ta quay lại đầu tư vào tri thức ở các cấp từ cấp khu vực, quốc gia đến từng gia đình, nhu cầu thông tin phục vụ quá trình đào tạo vì thế đã và đang trở thành vấn đề lớn trong giáo dục. - Đặc điểm nhu cầu tin trong giáo dục đại học. Chính phủ Việt Nam cũng đã xác định cần phải đổi mới hệ thống giáo dục. Mục đích là nhằm nâng cao hơn nữa khả năng học tập suốt đời cho mọi công dân; đào tạo ra lực lượng lao động có khả năng tiếp cận và giải quyết công việc một cách chủ động, sáng tạo và linh hoạt. Điều này đã được cụ thể hóa thông qua chiến lược phát triển nhân lực tổng thể của Việt Nam như sau: “Nâng cao chất lượng giáo dục; cơ cấu lại hệ thống giáo dục và mở rộng phạm vi giáo dục ở tất cả các cấp độ; gắn liền giáo dục đào tạo với nghiên cứu khoa học và công nghệ; phát triển giáo dục, nghiên cứu khoa học nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội; nâng cao trình độ dân trí và trình độ quản lý”. Rõ ràng, để đạt được mục tiêu chiến lược đó, Việt Nam cần đặc biệt lưu tâm đến việc phát triển kiến thức thông tin. Điều 44 điều lệ trường đại học ban hành theo quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30/07/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định K50 Thông tin – Thư viện
  • 25. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi “Trường đại học có trung tâm thông tin tư liệu phục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ. Trung tâm thông tin tư liệu có trách nhiệm quản lý bổ sung, và cung cấp thông tin, tư liệu khoa học và công nghệ trong và ngoài nước trong các lĩnh vực hoạt động của trường, thu thập và bảo quản các sách, tạp chí, băng, đĩa, các tài liệu lưu trữ, các luận án đã bảo vệ tại trường, các ấn phẩm của trường, hướng dẫn và quản lý công tác quyền sở hữu trí tuệ của trường. Trung tâm thông tin tư liệu hoạt động theo quy chế do hiệu trưởng ban hành.” Theo ấn định của Bộ GD-ĐT, từ năm 2009-2010 tất cả các trường đại học sẽ phải chuyển đổi sang hình thức đào tạo học chế tín chỉ. Học chế tín chỉ đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải đầu tư nhiều công sức hơn cho việc soạn bài giảng, chuẩn bị tài liệu, hướng dẫn thảo luận, tăng cường thời gian nghiên cứu khoa học của sinh viên. Sinh viên phải học tập với thái độ tích cực, chủ động tìm kiếm và tham khảo các tài liệu thích hợp với từng môn học, từng chuyên đề khác nhau để đạt yêu cầu của mỗi tín chỉ. Sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu là chính với sự tư vấn của cố vấn học tập và sự hướng dẫn của từng giảng viên các môn học. Trong môi trường đại học, thư viện vẫn luôn luôn là môi trường lý tưởng cho việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, phát huy tư duy sáng tạo của họ. Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, sự tương tác được diễn ra giữa các cặp: người dạy – người dạy, người dạy – người học, người học – người học. Sự tương tác giữa các cặp này cần phải duy trì và tạo các điều kiện cần thiết, việc cung cấp thông tin và các dịch vụ trao đổi thông tin dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau có vai trò, ý nghĩa không thể thiếu (Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/GĐ-BGDDT ngày 15/08/2007 của Bộ Giáo dục và đào tạo). Để thực hiện tốt quy chế này đòi hỏi phải có sự chuyển biến toàn diện về cách vận hành chương trình đào tạo, mô hình quản lý đào tạo cũng như cơ sở vật chất phục vụ học tập trong các K50 Thông tin – Thư viện
  • 26. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi trường đại học, cao đẳng. Một trong những yếu tố cơ sở vật chất cần đề cập là hoạt động thông tin thư viện. Các thư viện cần phải nắm bắt các yêu cầu phương pháp đào tạo mới đối với hoạt động thông tin - thư viện; hiểu và phân biệt rõ ràng sự khác biệt của hoạt động thông tin thư viện trong phục vụ đào tạo theo tín chỉ. Hiệu quả sử dụng của các nguồn lực thông tin tại cơ quan/trung tâm thư viện phụ thuộc vào khả năng nhận diện các nguồn tin có trong cơ quan/trung tâm đó. Muốn thu hút đông đảo đối tượng người dùng tin đến với mình, tận dụng tối đa giá trị của các sản phẩm & dịch vụ thông tin, cơ quan/trung tâm TT-TV cần triển khai mạnh mẽ các hình thức tuyên truyền tới người dùng. Nói cách khác, trong môi trường đào tạo tín chỉ, các cơ quan thông tin thư viện cần xem trọng công tác đào tạo người dùng tin hơn nữa. 1.2.6.5. Tác động của công nghệ mới Công nghệ thông tin và các hoạt động thông tin đang đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các mặt hoạt động của đời sống xã hội. Hiểu rõ được điều này, Việt Nam cũng đã xây dựng dự án quốc gia về phổ cập công nghệ thông tin và thiết lập mạng lưới tri thức trẻ, do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đứng ra triển khai. Mục tiêu của dự án này là nhằm phổ biến rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ mới; giúp đỡ thanh niên tự mình tổ chức các dịch vụ máy tính và Internet; hỗ trợ nhu cầu thông tin liên lạc, thu thập và sử dụng tri thức mới của người dân. Dự án chú trọng hỗ trợ nhân dân ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi tập trung khoảng 80% dân số Việt Nam, nơi mà người dân rất ít có cơ hội tiếp cận các nguồn thông tin và tri thức mới. Trong giai đoạn đầu, tiểu dự án “Xây dựng mô hình cung cấp thông tin khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở các khu vực vùng sâu vùng xa” đã được triển khai ở 4 tỉnh là: Bắc Kạn, Lai Châu, Yên Bái và Thái Nguyên”. Bên cạnh đó, một số tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin như: Tổng công ty VIEC, Vietkey Group, công K50 Thông tin – Thư viện
  • 27. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi ty VDC, Trung tâm đào tạo tin học PT, và Báo Tuổi trẻ cũng đã phối hợp tổ chức các khóa đào tạo về công nghệ thông tin dành cho thanh niên nông thôn, vùng sâu vùng xa. Bên cạnh đó, chương trình “Máy tính Thánh Gióng” cũng đã được triển khai từ tháng 6/2004. Với sự tham gia của các hãng máy tính lớn như Intel, Hewlett Packard, LG Electronics, Microsoft, Samsung, Seagate, VDC, CMC, và FPT, cũng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của người dân sống ở nông thôn. Tất cả những hoạt động trên chính là sự chuẩn bị tích cực cho việc triển khai một dự án khác mang tên “Kỹ năng máy tính và nối mạng tri thức”. Sự đầu tư cho CNTT tạo ra những thuận lợi to lớn cho sự ra đời của các hình thức sản phẩm & dịch vụ thông tin mới. Sự phổ biến về công nghệ trong xã hội đã tạo ra hạ tầng thông tin cho phép hoạt động thông tin chuyển từ hoạt động chủ yếu trong môi trường truyền thống sang môi trường mạng, sang môi trường ảo. Công tác đào tạo người dùng tin từ đó có thêm các phương thức đào tạo từ xa, đào tạo gián tiếp qua Website, Cổng thông tin… Đối với các cách thức đào tạo người dùng tin đã có lâu năm, CNTT cũng góp phần thay đổi quy trình tiến hành thực hiện. Ứng dụng CNTT của các cơ quan/trung tâm thư viện có sự biến đổi từ phương thức quản lý, hoạt động nghiệp vụ, phục vụ. Sự thay đổi trong mỗi cơ quan/trung tâm thư viện không phải là sự thay đổi đồng loạt, cùng lúc. Đó là quá trình chuyển đổi theo từng giai đoạn. Sau mỗi lần đổi mới, các cơ quan/trung tâm thư viện cần thông báo, hướng dẫn cụ thể chi tiết cho người dùng tin. Không riêng công tác đào tạo người dùng tin trong hoạt động thông tin – thư viện mà ngay bản thân hoạt động thông tin – thư viện hay các hoạt động khác trong xã hội đều chịu tác động toàn diện của CNTT. K50 Thông tin – Thư viện
  • 28. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi Chương 2 CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGƯỜI DÙNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 2.1. Khái quát về Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội 2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội (Library and Information Center (LIC), Viet Nam National University, Ha Noi. Viết tắt: Trung tâm TT-TV ĐHQGHN) được thành lập theo quyết định số 66/TCCB ngày 14/2/1997 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, trên cơ sở hợp nhất các thư viện của 3 trường thành viên là: Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Sư phạm I Hà Nội, Đại học Sư phạm Ngoại ngữ. Tháng 09/1999, Đại học Sư phạm I Hà Nội tách ra khỏi Đại học Quốc gia Hà Nội, thư viện của Đại học Sư phạm I Hà Nội cũng tách khỏi Trung tâm Thông tin-Thư viện ĐHQGHN. Hiện nay, Trung tâm bao gồm các cơ sở sau: Trụ sở chính của Trung tâm đặt tại 144 đường Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hà Nội, Cơ sở Thượng Đình (336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân), Cơ sở tại Mễ Trì (186 Lương Thế Vinh), trường đại học Ngoại ngữ. Trung tâm TT-TV ĐHQGHN là đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, phục vụ đắc lực cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng là đơn vị dự toán cấp III. Hàng năm Trung tâm lập kế hoạch, dự trù ngân sách, bảo vệ và nhận kế hoạch trước ĐHQGHN. Đối với các đơn vị trong ĐHQGHN, Trung tâm có trách nhiệm hợp tác chặt chẽ trong việc bổ sung, xử lý, cung cấp tài liệu, thông tin cho người dùng tin trong toàn ĐHQGHN. Trải qua 12 năm hoạt động, Trung tâm đã trưởng thành, trở thành một trong những trung tâm thông tin-thư viện đại học lớn mạnh trong hệ thống các K50 Thông tin – Thư viện
  • 29. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi trung tâm thông tin-thư viện đại học trong cả nước. Trung tâm đã tạo được vị trí trong lòng độc giả là cán bộ, giảng viên, sinh viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội, là điểm đến mơ ước của nhiều đối tượng người dùng tin ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện nay, Trung tâm đang nỗ lực hết mình để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ thông tin trong môi trường đào tạo tín chỉ, để có thể thỏa mãn tối đa nhu cầu tin của người dùng tin. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội có một vai trò quan trọng trong việc phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Phục vụ cho sinh viên, nghiên cứu sinh, giảng viên có khả năng cung cấp một lượng tài liệu lớn cho việc giảng dạy và học tập. Chức năng chính của trung tâm là nghiên cứu, thu thập, xử lý, thông báo và cung cấp thông tin tư liệu, về khoa học giáo dục, ngoại ngữ và công nghệ phục vụ cán bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài ra còn cung cấp tin cho các tổ chức và cá nhân ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội theo kế hoạch, hợp đồng trong phạm vi cho phép. Nhiệm vụ của Trung tâm: - Tham mưu cho lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội để quyết định về phương hướng tổ chức và hoạt động của Trung tâm nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập…trong Đại học Quốc gia Hà Nội. - Xây dựng chiến lược và kế hoạch ngắn hạn để thu thập, bổ sung, trao đổi, phân tích, xử lý tài liệu thông tin. Tổ chức sắp xếp dự trữ bảo quản kho tài liệu bao gồm các loại hình ấn phẩm và vật mang tin. - Xây dựng hệ thống tra cứu tìm tin thích hợp, thiết lập mạng lưới truy nhập và tìm kiếm thông tin tự động hóa. - Thu thập lưu chiểu những xuất bản phẩm do Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ bảo vệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc người viết là cán bộ, sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, những K50 Thông tin – Thư viện
  • 30. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi báo cáo tổng kết các đề tài nghiên cứu cấp Đại học Quốc gia Hà Nội và cấp nhà nước đã được nghiệm thu… - Xây dựng các cơ sở dữ liệu đặc thù của Đại học Quốc gia Hà Nội như xuất bản phẩm, thông tin tóm tắt, thông tin chuyên đề phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu khoa học và đào tạo. - Nghiên cứu khoa học thông tin, tư liệu, thư viện, góp phần xây dựng hệ thống lý luận chuyên ngànhTổ chức đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ tổ chức, xử lý, cung cấp tin cho đội ngũ cán bộ. - Phát triển quan hệ trao đổi, hợp tác với các Trung tâm Thông tin – Thư viện, các tổ chức khoa học, các trường đại học trong và ngoài nước. - Tham gia tổ chức và điều hành Liên hiệp các trường đại học và Hội thư viện Việt Nam. Tham gia các Hiệp hội thư viện quốc tế, làm đầu mối nối mạng hệ thống thông tin-thư viện Đại Học Quốc gia Hà Nội và ngành đại học vào mạng Quốc gia, khu vực, thế giới. - Tổ chức quản lý đội ngũ cán bộ kho tài liệu và các tài sản của trung tâm phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội được xây dựng với mô hình tương đối hoàn chỉnh và khoa học. Dựa trên nguyên tắc, tính hệ thống và tính linh hoạt. Đó là hệ thống mở đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính của Trung tâm là phục vụ thông tin khoa học ở mọi cấp độ, từ cấp trường lớn đến các trường đại học thành viên, từ cấp trường đến cấp khoa, đảm bảo được mối quan hệ chặt chẽ giữa “nguồn tin và người dùng tin”. Hiện nay, Trung tâm đang hoạt động với một giám đốc - chịu trách nhiệm chung, hai phó giám đốc và ba khối phòng chức năng: khối nghiệp vụ, khối phục vụ, khối phòng chức năng (xem sơ đồ sau). K50 Thông tin – Thư viện
  • 31. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi Sơ đồ tổ chức của Trung tâm TT-TV ĐHQGHN K50 Thông tin – Thư viện Công đoàn Giám đốc Chi bộ PGĐ K.T.N.V PGĐ C.S.V.C PGĐ C.T.P.V Phòng PV ĐH Ngoại ngữ P.PV chi nhánh P.PV ĐHKH XHNV P.PV ĐHKH KHTN P.PV Cầu giấy Phòng tài vụ Phòng Hành chính- Tổng hợp Phòng Bổ sung- Trao đối Phòng Phân loại- Biên mục Phòng Thông tin Thư mục Phòng tra cứu Online Phòng đọc chủ đề Phòng CSDL hồi cố Phòng mượn Phòng đọc truyền thống Phòng đọc TL đặc biệt Phòng đọc kho mở Phòng bảo quản Phòng đọc Multimedia Phòng truy cập internet, intranet NGƯỜI DÙNG TIN Phòng máy tính & mạng Hội đồng khoa học
  • 32. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi 2.1.4. Quan hệ quốc tế Trung tâm có quan hệ với hơn 50 trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức quốc tế, các nhà xuất bản tại Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Nga, Italy, Nhật Bản, Hàn quốc và nhiều nước khác, trong đó có: Viện Harvard Yenching, Đại học Cornell, Đại học Hawaii, Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, Đại học Paris, Đại học Sorbone, Đại học Bone, Đại học Lômônôxôp, Viện Hàn lâm Khoa học Nga; Đại học Tokyo, Đại học Kyodo; Đại học Quốc gia Kangwon, Đại học Thanh Hoa, Đại học Liêu Ning, Thư viện Quốc gia Australia, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Tổng hợp Cali, Thư viện Khảo sát Địa chất Nhật Bản, Chương trình hỗ trợ của Trung tâm Quốc tế về Vật lý lý thuyết Abdus Salam... Ngoài ra, Trung tâm còn có quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế tại Hà Nội như Phòng Văn hóa Thông tin Đại sứ quán Hoa Kỳ, Viện Gớt, Hội đồng Anh, Quỹ Châu Á, Phòng Thông tin Đại sứ quán Hàn Quốc, Ngân hàng Thế giới, Hội đồng Pháp ngữ... Trung tâm là thành viên sáng lập và tham gia Ban Chấp hành Hội thư viện đại học trực tuyến các nước Đông Nam á (AUNILO) và Hội đồng thư viện Đại học Quốc gia các nước Đông Á (East Asian University Library Council). 2.2. Các yếu tố tham gia vào quá trình thông tin và tác động tới công tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm 2.2.1. Cơ sở vật chất Cơ sở vật chất đóng vai trò là diện mạo đầu tin, tạo ấn tượng đầu tiên khi người dùng tin đến cơ quan thư viện. Trong nhiều trường hợp, ấn tượng đầu tiên này ảnh quyết định đến việc thu hút người dùng tin của các cơ quan thư viện. K50 Thông tin – Thư viện
  • 33. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi * Trụ sở. Trung tâm bao gồm nhiều trụ sở tai các địa điểm khác nhau tại Hà Nội. Mỗi trụ sở đều được xây dựng khang trang, đáp ứng những yêu cầu thiết kế của một cơ quan thông tin-thư viện. - Phòng Phục vụ bạn đọc chung (phục vụ cán bộ lãnh đạo và nghiên cứu của ĐHQGHN, cán bộ giảng dạy và sinh viên Trường Đại học Công nghệ, Trường Đại học Kinh tế và các khoa trực thuộc: Luật, Sư phạm...). Địa chỉ: Nhà C1 - 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội - Phòng Phục vụ bạn đọc khoa học xã hội - nhân văn và khoa học tự nhiên: + Bộ phận Thượng Đình: Địa chỉ: 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội + Bộ phận Mễ Trì: Địa chỉ: 182 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội - Bộ phận Lê Thánh Tông: Địa chỉ: 19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội - Phòng Phục vụ bạn đọc ngoại ngữ: Địa chỉ: Đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội * Trang thiết bị. Tại các phòng nghiệp vụ, phòng chức năng và hệ thống các phòng đọc đều được trang bị những thiết bị cần thiết, hữu ích với công nghệ hiện đại. Hàng năm, Trung tâm đều trích ngân sách hoạt động cho việc mua mới, thay thế trang thiết bị: Hệ thống mạng thường xuyên được nâng cấp, số lượng máy tính được bổ sung, thay thế. Các phòng nghiệp vụ được trang bị những thiết bị tốt theo nhiệm vụ từng phòng ban. Tại các phòng phục vụ bạn đọc: không gian rộng rãi thoáng mát giúp nâng cao hứng thú đọc, trang thiết bị hiện đại tạo ra phưong thức phục vụ mới, hiện đại, hiệu quả (với cổng từ, thiết bị đọc mã vạch, camara quan sát)… 2.2.2. Đội ngũ cán bộ Ngay từ đầu mới thành lập, trên cơ sở xây dựng mô hình cơ cấu quản lý, Trung tâm đã từng bước ổn định về tổ chức. Với tổng số cán bộ có khoảng hơn 160 người. Trong đó 57 cán bộ biên chế, 60 cán bộ hợp đồng, K50 Thông tin – Thư viện
  • 34. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi trong đó có 1 tiến sĩ và 6 thạc sĩ đã tốt nghiệp chuyên ngành thông tin – thư viện, hầu hết cán bộ của Trung tâm có trình độ đại học. Bên cạnh các cán bộ chuyên ngành thư viện, đội ngũ cán bộ còn bao gồm các cán bộ tốt nghiệp các chuyên ngành khác. Với đội ngũ cán bộ hiện nay, Trung tâm hoàn toàn có khả năng hoàn thiện hơn nữa các sản phẩm thông tin đã có và phát triển các sản phẩm & dịch vụ mới. Đồng thời tuyên truyền giới thiệu, đào tạo người dùng tin để đạt hiệu quả cao nhất cho các sản phẩm & dịch vụ của mình. 2.2.3. Nguồn lực thông tin Tại Trung tâm nguồn lực thông tin đóng vai trò là tiềm lực, là sức mạnh và niềm tự hào- được hình thành trên cơ sở hợp nhất thư viện của các trường thành viên, Trung tâm thừa hưởng toàn bộ nguồn tin đã có của thư viện các trường thành viên. Trong hơn chục năm hoạt động, Trung tâm đã bổ sung, xây dựng bộ sưu tập vốn tài liệu của mình trở thành một trong những bộ sưu tập tài liệu đồ sộ, có giá trị nhất trong hệ thống các cơ quan/trung tâm thư viện trường đại học ở Việt Nam. Nguồn lực thông tin của Trung tâm có khả năng đáp ứng nhu cầu tin trong giảng dạy và học tập của hơn 88 ngành đào tạo trong Đại học Quốc gia. Bao gồm cả tài liệu sách báo, tạp chí dạng in, dạng số hoá, CSDL CD-ROM, nguồn tin trực tuyến… với nhiều ngôn ngữ. Nguồn lực thông tin tại Trung tâm bao gồm cả nguồn tin nội sinh rất giá trị là các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ, các công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện, bảo vệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Bộ sưu tập tại Trung tâm có nhiều tài liệu quý hiếm được xuất bản từ thế kỷ XIX của thư viện đại học Đông Dương, có nhiều bộ sách do các quốc gia, các quốc tế trao tặng (Bộ sưu tập Hoa Kỳ, Bộ toàn tập Mahatma Gandis, Tuyển tập Tawaharlal Nehsu, Các tài liệu tra cứu…) Trong giai đoạn hiện nay, toàn Đại học Quốc gia Hà Nội đang thực hiện chuyển sang đào tạo theo quy chế tín chỉ, đào tạo đẳng cấp quốc tế và K50 Thông tin – Thư viện Tải bản FULL (74 trang): https://bit.ly/3UawN4F Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 35. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi nghiên cứu khoa học trình độ cao của ĐHQGHN. Trung tâm tăng cường bổ sung nhiều cơ sở dữ liệu, tài liệu điện tử của nước ngoài. Để giới thiệu cho bạn đọc khai thác, sử dụng tối đa nguồn lực thông tin trên, Trung tâm đã tiến hành giới thiệu, hướng dẫn truy cập trên cổng thông tin và bản tin điện tử của Trung tâm. Tính đến hết tháng 03/2009, nguồn tin tại Trung tâm Đại học Quốc gia Hà Nội như sau: Kho tài liệu và dữ liệu do Trung tâm xây dựng. ● 128.000 tên sách (750.000 bản). ● 2.145 tên báo & tạp chí (cập nhật 415 tên). ● Giáo trình của 88 ngành đào tạo. ● 4.000 luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ. ● Bài giảng điện tử, sách điện tử, giáo trình điện tử. ● Tài liệu nghe nhìn: cassette, video, đĩa CD-ROM, vi phim, vi phiếu ● 2.000 thác bản văn bia ● CSDL Bài trích tạp chí: 6.000 biểu ghi. ● CSDL các công trình nghiên cứu khoa học của cán bộ ĐHQGHN (Kỷ niệm 100 năm ĐHQGHN, bao gồm 16.000 biểu ghi thư mục). ● CSDL môn học là danh mục các tài liệu phục vụ các môn học được thiết kế theo khung chương trình đào tạo cử nhân của ĐHQGHN. CSDL trên đĩa CD-ROM (nguồn tin offline): truy cập nguồn tin này tại các phòng multimedia/internet của Trung tâm: (cập nhật đến hết năm 2002) Wilson Applied Science & Technology Fulltext, Wilson Humanities Abstracts Fulltexts, Wilson Education Abstracts Fulltext, Derwent Biotechnology Abstracts/Quarterly Updates, Econlit 1969 - Present/Monthly Update. CSDL trực tuyến (nguồn tin online). - Tạp chí điện tử K50 Thông tin – Thư viện Tải bản FULL (74 trang): https://bit.ly/3UawN4F Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 36. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Tươi * ACM Digital Library on eBridge (Nhà xuất bản: The Association for Computing Machinery) gồm 6 tạp chí chuyên ngành, 8 tạp chí phổ thông (magazine), 160 kỉ yếu hội nghị từ 1960 đến nay về khoa học máy tính và công nghệ thông tin. * IEEE Computer Sciences (Nhà xuất bản: IEEE Computer Society Digital Library) gồm 23 tạp chí toàn văn xuất bản từ năm 1988 đến nay) * ProQuest (Nhà xuất bản: Proques) là một nguồn thông tin đồ sộ cho phép truy cập tới hơn 6.700 tạp chí về tất cả các lĩnh vực khoa học, giáo dục, kinh tế, trong đó có 4.370 tạp chí toàn văn (Từ năm 1990 trở lại đây) và trên 18.000 bản luận văn tiến sĩ. + ABI/INFORM về kinh tế và luận văn tiến sĩ về Quản lý và kinh doanh + ProQuest các tạp chí về nông nghiệp, nghệ thuật, thương mại Châu Á và tài liệu tham khảo, sinh học, khoa học máy tính, giáo dục, khoa học xã hội và nhân văn, viễn thông. * SDOL (Science Direct online) Backfile gồm các chủ đề (từ số 1 đến năm 1994) (Nhà xuất bản: Elsevier) + Các khoa học về trái đất: 94 tạp chí toàn văn + Kinh doanh, Quản lý và kế toán: 74 tạp chí toàn văn + Hóa học: 93 tạp chí toàn văn * SDOL Current File (từ 1995 tới nay) (Nhà xuất bản: Elsevier) gồm các chủ đề: + Các khoa học về trái đất: 98 tạp chí toàn văn + Kinh doanh, Quản lý và kế toán: 74 tạp chí toàn văn + Hóa học: 117 tạp chí toàn văn + Toán học: 87 tạp chí toàn văn * SpringerLink Journals (Nhà xuất bản: Springer) Các chuyên ngành: y tế và sức khỏe cộng đồng, khoa học cuộc sống, hóa học, toán, vật lý, kinh tế K50 Thông tin – Thư viện 4133718