SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VŨ THUỲ LINH
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƢ VIỆN ĐIỆN TỬ
TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC THƢ VIỆN
Hà Nội - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
VŨ THUỲ LINH
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƢ VIỆN ĐIỆN TỬ
TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA
Chuyên ngành: Khoa học Thƣ viện
Mã số: 60 32 20
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC THƢ VIỆN
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN VIẾT
Hà Nội - 2012
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
Luận văn đã chỉnh sửa theo ý kiến đóng góp của Hội đồng chấm luận văn
Thạc sĩ, gồm một số nội dung sau:
1. Sửa tên tiêu đề chương 2 thành “Tiến trình xây dựng Thƣ viện điện tử Tại
Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga” để phù hợp với việc phân chia giai đoạn
khảo sát trong nội dung,
2. Bỏ các cụm từ “Một số” và “Đẩy mạng hoàn thiện” trong tiêu đề chương 3
và sửa lại thành “Giải pháp hoàn thiện Thƣ viện điện tử tại Trung tâm Nhiệt
đới Việt – Nga”.
3. Rút gọn một số thông tin về các phần mềm.
4. Sắp xếp lại danh mục các từ viết tắt, tách các từ tiếng Việt và tiếng Anh riêng.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
TS. TẠ BÁ HƢNG
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
tới thầy giáo TS. Lê Văn Viết, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin được tỏ lòng cảm ơn tới các thầy cô giáo, giảng viên trong
và ngoài khoa Thông tin – Thư viện của Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn. Cảm ơn các đồng nghiệp đang công tác tại Phòng Thông tin Khoa
học Quân sự, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, xin được dành lời cảm ơn tới gia đình, những người thân,
bạn bè đã dành cho tôi sự ủng hộ hết sức nhiệt tình, đã luôn quan tâm và động
viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận văn này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2012
Vũ Thuỳ Linh
MỤC LỤC
Tr.
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 7
Chương 1: THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ VỚI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT –
NGA
7
1.1 Cơ sở lý luận về thư viện điện tử 7
1.1.1 Khái niệm thư viện điện tử 7
1.1.2 Các yếu tố cấu thành thư viện điện tử 14
1.2 Vài nét về Thư viện Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga 23
1.2.1 Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ của Thư viện Trung tâm
Nhiệt đới Việt – Nga
23
1.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực 26
1.2.3 Người dùng tin và nhu cầu tin 27
1.3 Vai trò của thư viện điện tử đối với công tác nghiên cứu khoa học tại
Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga
31
Chương 2: TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG
TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA
33
2.1 Giai đoạn hình thành nền tảng đầu tiên 33
2.1.1 Áp dụng Phần mềm Smilib: 33
2.1.2 Xây dựng CSDL toàn văn với phần mềm mã nguồn mở
Greenstone
35
2.2 Giai đoạn nâng cao 38
2.2.1 Hạ tầng thông tin. 38
2.2.2 Phần mềm thư viện ILIB 41
2.2.2.1 Giới thiệu về phần mềm ILIB (Integrate Library Solutions) 41
2.2.2.2 Thực trạng triển khai ứng dụng Module Bổ sung 43
2.2.2.3 Thực trạng triển khai ứng dụng Module Biên mục 47
2.2.2.4 Thực trạng triển khai ứng dụng Module Quản lý Kho 51
2.2.2.5 Thực trạng triển khai ứng dụng Module Lưu thông 54
2.2.3 Ứng dụng phần mềm thư viện số DLIB 58
2.2.3.1 Giới thiệu phần mềm DLIB 58
2.2.3.2 Ứng dụng DLIB vào quản lý tài liệu số hoá 60
2.2.4 Ứng dụng phần mềm cổng thông tin tích hợp PORTAL 63
2.2.4.1 Giới thiệu phần mềm cổng thông tin tích hợp PORTAL 63
2.2.4.2 Ứng dụng phần mềm cổng thông tin tích hợp PORTAL vào
phục vụ tra cứu dữ liệu
66
2.3. Nguồn tài nguyên thông tin điện tử 69
2.4. Người dùng tin điện tử 73
2.5. Cán bộ thư viện điện tử 78
2.6. Nhận xét, đánh giá việc xây dựng thư viện điện tử tại Thư viện Trung
tâm Nhiệt đới Việt - Nga.
81
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG
TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA
85
3.1 Giải pháp về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật 85
3.2 Nâng cao nguồn nhân lực cho xây dựng thư viện điện tử 87
3.3 Đào tạo người dùng tin 91
3.4 Tăng cường xây dựng nguồn lực thông tin điện tử 93
3.5 Tăng cường chia sẻ nguồn lực thông tin 96
3.6 Vấn đề bản quyền trong việc xây dựng nguồn lực thông tin điện tử 98
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
100
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCKH Báo cáo khoa học
CBTV Cán bộ thư viện
CNTT Công nghệ thông tin
CSDL Cơ sở dữ liệu
ĐKCB Đăng ký cá biệt
ĐKTQ Đăng ký tổng quát
KHKT Khoa học kỹ thuật
KH&CNQS Khoa học và Công nghệ quân sự
NCT Nhu cầu tin
NDT Người dùng tin
TTNĐ Việt – Nga Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga
TT-TV Thông tin – thư viện
DLIB Digital Library (thư viện số)
DOC Document (tài liệu)
ILIB Integrate Library Solutions (giải pháp thư viện tích hợp)
ISBD International Standard Bibilographic Description (mô tả
thư mục theo tiêu chuẩn quốc tế)
LAN Local Area Network (mạng nội bộ)
MARC21 Khổ mẫu biên mục đọc máy
OPAC Online Public Access Catalog (Mục lục truy cập công
cộng trực tuyến)
CÁC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU
Hình 1.1: Tỷ lệ người dùng tin tại thư viện
Hình 2.1: Màn hình giao diện chính phần mềm Greenstone
Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống mạng TVĐT tại TTNĐ Việt - Nga
Hình 2.3: Màn hình giao diện chính phần mềm ILIB
Hình 2.4: Màn hình cửa sổ đơn nhận
Hình 2.5: Màn hình chính module Biên mục
Hình 2.6: Biểu ghi hiển thị theo ISBD/ MARC 21
Hình 2.7: Màn hình module quản lý kho
Hình 2.8: Màn hình quản lý bạn đọc và lưu thông tài liệu
Hình 2.9: Màn hình chính phần mềm DLIB
Hình 2.10: Màn hình Trang chủ Portal
Hình 2.11: Tỷ lệ biểu ghi các CSDL thư mục thư viện đã xây dựng
Hình 2.12: Tỷ lệ biểu ghi các CSDL thư viện đã xây dựng từ 2006 đến
12/2011
Hình 2.13: Mức độ sử dụng thư viện của NDT
Hình 2.14: Mục đích đến thư viện của NDT
Hình 2.15: Thời gian đáp ứng NCT cho NDT
CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1: Các nhóm NDT của thư viện
Bảng 2.1: Bảng thống kê các CSDL xây dựng trong giai đoạn 2006-
2009
Bảng 2.2: Bảng thống kê các CSDL thư mục đã xây dựng đến nay
Bảng 2.3: Bảng thống kê các CSDL thư mục đã xây dựng từ 2006-
12/2011
Bảng 2.4: Bảng thống kê nhu cầu về loại hình tài liệu của bạn đọc
Bảng 2.5: Bảng thống kê những yêu cầu đảm bảo thư viện hoạt động
hiệu quả
1
M
MỞ
Ở Đ
ĐẦ
ẦU
U
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay , nhân loa ̣i đang chứ ng kiến cuộc cách ma ̣ ng khoa
học công nghệ lần thứ 3, đó là cách ma ̣ng thông tin tư liê ̣u , cuộc cách ma ̣ng đang
dẫn tới sự hình thành xã hội thông tin toàn cầu , một xã hội dựa trên nền tảng thông
tin và trí tuê ̣ - hình thành một nền kinh tế tri thức , đây là yếu tố được coi như một
động lực phát triển cơ bản . Thông tin khoa học và xã hội là những tri thứ c đã được
tư liê ̣u hoá và trở thành một trong những nguồn lực để phát triển của mỗi quốc gia.
Ở các nước phát triển trên thế giớ i, hê ̣thống thông tin thư viê ̣n đã được phát
triển trải qua nhiều giai đoa ̣n khác nhau từ thư viê ̣n truyền thống hoàn toàn thủ công
sang thư viê ̣n điê ̣n tử một phần (với một số tác nghiê ̣p được tự động hoá ) và gần
đây nhất đó là thư viện điện tử (TVĐT). Thư viê ̣n điện tử với khả năng lưu trữ
lượng dữ liê ̣u số khổng lồ , hầu hết các thao tác nghiê ̣p vụđược thực hiê ̣n hoàn toàn
tự động trở nên phổ biến ở hầu hết các quốc gia tiên tiến . Cùng với sự phát triển của
mạng Internet và hệ thống hạ tầng truyền thông , hê ̣thống các thư viê ̣n điện tử được
kết nối với nhau thành một hê ̣thống thông tin thư viê ̣n liên thông . Hê ̣thống thư
viê ̣n liên thông này đã trở thành nguồn thông t in khổng lồ cung cấp thông tin tới
bạn đọc ở bất kỳ nơi nào trên thế giới không phụ thuộc vào vị trí địa lý hay vùng
lãnh thổ.
Với nhận định trên, để đáp ứng nhu cầu tin ngày càng cao, nội dung thông tin
chuyên sâu, hình thức phong phú của bạn đọc hiện nay thì việc xây dựng thư viện
theo hướng hiện đại là việc làm cấp bách. Việc thay đổi nhanh chóng nội dung hoạt
động, quan điểm thư viện từ quản lý dữ liệu (hiện đang tồn tại tại thư viện) chuyển
sang quản lý thông tin và tiến tới quản lý tri thức (trong thư viện hiện đại) chỉ có thể
thực hiện được sau khi tiến hành cải tạo và xây dựng thư viện điện tử.
2
Không nằm ngoài sự phát triển đó, từ những năm cuối của thế kỷ XX đầu thế
kỷ XXI ở Việt Nam hàng loạt những dự án thư viện điện tử đã được triển khai đi
vào hoạt động và có những hiệu quả nhất định như Dự án Thư viện điện tử Đại học
Quốc gia Hà Nội, Dự án Thư viện điện tử Đại học Bách khoa Hà Nội, Dự án Thư
viện điện tử Thư viện Hà Nội, Dự án Thư viện điện tử Thư viện Quốc gia…
Để bắt kịp xu thế của sự hội nhập và phát triển của thế giới và trong nước,
Thư viện Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga (TTNĐ Việt – Nga) - một cơ quan thông
tin thư viện của một Trung tâm nghiên cứu khoa học hỗn hợp trực thuộc Bộ Quốc
phòng cũng đã tiến hành ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin –
thư viện, xây dựng thư viện điện tử từ năm 2005 với việc ứng dụng phần mềm
Smilib; và phần mềm Greenstone trong việc xây dựng các CSDL. Năm 2010 Thư
viện TTNĐ Việt – Nga là thành viên chính thức trong Dự án thư viện số dùng
chung trong BQP, được trang bị phần mềm Ilib, Dlib… rất thuận lợi để xây dựng và
hoàn thiện thư viện điện tử.
Trong suốt quá trình xây dựng và triển khai thư viện điện tử tại đây đã đạt
được những kết quả tích cực. Bên cạnh đó cũng còn một số hạn chế, bất cập về
nhiều mặt ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung hoạt động và những hạn chế này tất yếu
dẫn đến hiệu quả là chất lượng triển khai xây dựng thư viện điện tử và khả năng
phục vụ vẫn chưa cao so với yêu cầu ngày càng cao của bạn đọc.
Việc nghiên cứu một cách chuyên sâu, có hệ thống và toàn diện các khía
cạnh của việc triển khai xây dựng thư viện điện tử tại Thư viện Trung tâm nhiệt đới
Việt - Nga là rất cần thiết, nhằm vạch ra những điểm còn chưa hoàn thiện và nguyên
nhân của nó để từ đó đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm hoàn thiện và phát triển
Thư viện điện tử tại đây. Chính vì những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn vấn đề
“Nghiên cứu hoàn thiện thư viện điện tử tại Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga/ Bộ
Quốc phòng” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, chuyên ngành Thông tin –
Thư viện tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
2. Tình hình nghiên cứu
3
Về vấn đề Thư viện điện tử ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên
cứu được thực hiện trong những năm gần đây:
- Phạm Thị Mai (2009), “Nghiên cứu phát triển thư viện điện tử trong
các trường đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay”
- Nguyễn Hoàng Sơn (2003), Xây dựng mô hình thư viện điện tử ở Việt
Nam giai đoạn hiện nay.
- Nguyễn Văn Hùng (1995) “Ứng dụng tin học trong các cơ quan thông
tin – thư viện khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Hiện trạng và triển vọng”.
- Vũ Thị Xuân Hương (2000), Ứng dụng tin học trong hoạt động Thư
viện tỉnh Bắc Giang. Thực trạng và tương lai phát triển
- Đỗ Tiến Vượng (2006) Ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm
Thông tin – Thư viện Đại học Giao thông vận tải. Thực trạng và giải pháp
Ngoài ra, còn có một số bài nghiên cứu được đăng tải trên nhiều báo, tạp
chí, Website, đặc biệt là các báo, tạp chí, ấn phẩm điện tử chuyên ngành thông tin –
thư viện như:
- Nguyễn Tiến Đức (2005), “Xây dựng thư viện điện tử và vấn đề số
hoá tài liệu ở Việt Nam”, Thông tin và Tư liệu số 2
- Nguyễn Minh Hiệp (2004), “Thế giới Thư viện số”, Bản tin Thư viện-
Công nghệ thông tin, tr.2 – 13.
- Vũ Thị Nha (2008), “Vài thách thức đối với Thư viện số và chiến lược
đối phó”, Thư viện Việt Nam, tr. 19 – 24.
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn
diện về việc xây dựng Thư viện điện tử của Thư viện Trung tâm Nhiệt đới Việt -
Nga.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
4
Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, phân tích, tổng hợp những vấn đề lý
thuyết cơ bản nhất về thư viện điện tử và qua nghiên cứu khảo sát việc triển khai
xây dựng Thư viện điện tử tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, luận văn đề xuất một
số nhóm giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh việc hoàn thiện và đẩy nhanh việc xây
dựng Thư viện điện tử tại Thư viện Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, đồng thời góp
phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của các cán bộ Trung tâm.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài đi sâu giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết về thư viện điện tử.
- Khảo sát thực trạng xây dựng thư viện điện tử tại Thư viện Trung tâm
Nhiệt đới Việt - Nga
- Đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh hoàn thiện xây dựng thư viện điện tử
tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu xây dựng thành công thư viện điện tử tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga
thì sẽ đáp ứng tốt nhu cầu đọc và nhu cầu thông tin của cán bộ, công nhân viên
Trung tâm và góp phần nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học của Trung tâm.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: công tác xây dựng thư viện điện tử tại
Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng xây dựng thư viện điện tử tại Trung
tâm nhiệt đới Việt - Nga từ năm 2003 và định hướng phát triển trong tương lai.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
5
Bên cạnh việc vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư
tưởng Hồ Chí Minh, các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trên các lĩnh
vực Chính trị, Văn hoá, Khoa học - Công nghệ và Thông tin - Thư viện, tác giả đã
sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác để thực hiện đề tài:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Phương pháp đối chiếu, so sánh
7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
* Về mặt khoa học:
- Góp phần làm rõ hơn các khái niệm về thư viện điện tử.
- Đề cập một cách có hệ thống và toàn diện các yếu tố cấu thành thư viện
điện tử.
* Về mặt ứng dụng:
- Xây dựng những giải pháp để đẩy mạnh hoàn thiện xây dựng thư viện điện
tử tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga
- Là tài liệu tham khảo đối với các cơ quan thông tin – thư viện trong khi tiến
hành xây dựng thư viện điện tử.
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu:
- Làm rõ những vấn đề thư viện điện tử và các vấn đề liên quan đến quá trình
xây dựng thư viện điện tử.
- Làm rõ tình hình xây dựng thư viện điện tử tại Trung tâm nhiệt đới Việt –
Nga
6
- Đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh hoàn thiện xây dựng điện tử tại Trung
tâm nhiệt đới Việt - Nga
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
văn được chia làm ba chương:
Chƣơng 1: Vai trò thƣ viện điện tử với Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga
Chƣơng 2: Thực trạng xây dựng thƣ viện điện tử tại Trung tâm Nhiệt đới
Việt - Nga
Chƣơng 3: Một số giải pháp đẩy mạnh và hoàn thiện việc xây dựng thƣ
viện điện tử tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga.
7
NỘI DUNG
Chƣơng 1: VAI TRÒ THƢ VIỆN ĐIỆN TỬ VỚI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI
VIỆT – NGA
1.1 Cơ sở lý luận về thƣ viện điện tử
1.1.1 Khái niệm thư viện điện tử
Theo quan điểm của UNESCO về thư viện công cộng thì thư viện được định
nghĩa như sau: “Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập
có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ, hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ hoạ, nghe
nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu
đó nhằm mục đích thông tin nghiên cứu khoa học hoặc giải trí”.
Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ thông tin nhiều khái niệm thư viện
mới xuất hiện. Khái niệm thư viện điện tử (TVĐT) xuất hiện trên thế giới từ những
năm 1990. Từ đó đã có rất nhiều nghiên cứu và quan điểm khác nhau về khái niệm
TVĐT cũng như xuất hiện nhiều khái niệm gần với khái niệm TVĐT như là thư
viện số (TVS), thư viện ảo (TVA)… và đôi lúc chúng còn được dùng lẫn lộn với
nhau. Mặc dù đến nay, khái niệm TVĐT đã khá quen thuộc với chúng ta nhưng vẫn
chưa có một khái niệm TVĐT chính thức nào được công nhận thậm chí ngay cả
trong từ điển chuyên ngành và cả trong Bách khoa thư thế giới về thông tin thư viện
cũng không có thuật ngữ này.
Sự bùng nổ thông tin ngày càng mạnh mẽ theo cấp số nhân, sự xuất hiện
công nghệ điện tử trong xuất bản là nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện những khái
niệm TVĐT khác nhau.
* Khái niệm TVĐT theo quan điểm của các nhà thƣ viện nƣớc ngoài.
Theo Hiệp hội nghiên cứu TV (Association of Research Library) thì các
thuật ngữ như TVĐT, TVS, TVA được sử dụng với cùng một nội dung [32, tr.8]
Theo tác giả Collier (1995) thì Thư viện điện tử được định nghĩa như là một
môi trường gồm các tài liệu dưới dạng điện tử, được cấu trúc nhằm cung cấp một số
8
lượng thông tin lớn thông qua các máy tính hoặc các mạng viễn thông quốc tế. Theo
cách định nghĩa này, Collier đã chú trọng đến loại hình tài liệu được lưu giữ và sử
dụng trong TVĐT, chủ yếu là tài liệu điện tử [23, tr.10].
Còn Gary Gorman cho rằng TVĐT chính là TVS [23, tr.11].
Phillip Barker (1997) cho rằng: Trong TVĐT có sử dụng rộng rãi máy tính
và các phương tiện hỗ trợ khác (bảng tra trực tiếp, tìm văn bản đầy đủ, lưu các biểu
ghi tự động hoá, ra các quyết định bằng máy tính…) Tác giả nhấn mạnh đặc trưng
của TVĐT là sử dụng phổ biến các phương tiện điện tử trong lưu trữ, tìm kiếm, và
cung cấp thông tin. Theo ông, trong TVĐT, ngoài ấn phẩm điện tử vẫn còn tồn tại
cả sách truyền thống [23, tr.11].
Tác giả Sylvie Tellier (1997) người Canada đưa ra định nghĩa như sau:
TVĐT là thư viện có sử dụng hệ thống máy tính và các hệ thống phụ kiện của nó để
lưu trữ, xử lý, cung cấp dịch vụ thông tin cho người sử dụng. Theo cách hiểu như
vậy thì TVĐT ở đây có sử dụng máy tính trong việc quản lý, lưu trữ và phục vụ tìm
kiếm thông tin [23, tr.11].
Qua việc tìm hiểu những quan điểm trên có thể thấy quan điểm của Sylvie
Tellier và Phillip Barker giống nhau đều cho rằng trong TVĐT có sử dụng phương
tiện điện tử trong việc lưu trữ, xử lý và cung cấp thông tin.
* Khái niệm TVĐT theo quan điểm ở Việt Nam
So với những nước phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
công tác thư viện ở Việt Nam khá muộn. Phải đến đầu những năm 1990, việc
nghiên cứu triển khai áp dụng tin học hoá mới được các thư viện và các trung tâm
thông tin lớn tiến hành. Chính vì vậy mà các công trình nghiên cứu về TVĐT cũng
chưa gọi là nhiều.
Tác giả Vũ Văn Sơn năm 1999 đã đưa ra các quan niệm về TVĐT của một
số nhóm khác nhau như sau [33]:
9
- Nhóm thứ nhất quan niệm TVĐT là thư viện số hoá là thư viện không có
sách, thông tin dưới dạng số và được lưu giữ trên các phương tiện khác nhau: bộ
nhớ điện tử, đĩa quang, đĩa từ…
- Nhóm thứ hai cho rằng: TVĐT là một thư viện tự động hoá, trong đó có sử
dụng, lưu trữ cả các phương tiện truyền thống lẫn hiện đại. Quan điểm của nhóm
thứ hai gần với quan điểm của tác giả Phillip Barker.
- Nhóm thứ ba định nghĩa TVĐT là thư viện sử dụng mạng trong việc lưu
trữ, bảo quản và phổ biến thông tin.
Còn tác giả Hoàng Đức Liên và Nguyễn Hữu Ty có đưa ra định nghĩa TVĐT
như sau: Một hệ thống thông tin trong đó các nguồn thông tin đều có sẵn dưới dạng
có thể xử lý được bằng máy tính và trong đó tất cả các chức năng, bổ sung, lưu trữ,
bảo quản, tìm kiếm, truy cập và hiển thị đều sử dụng kỹ thuật số[23, tr.12].
Có thể thấy rằng, ở Việt Nam cũng có nhiều quan điểm khác nhau về TVĐT
nhưng đến nay vẫn chưa có sự phân biệt rõ ràng. Tuy vậy có thể kết luận TVĐT có
những đặc điểm sau:
- TV phải có vốn tư liệu điện tử (là những tư liệu được lưu giữ dưới dạng
điện tử sao cho có thể truy nhập được bằng các thiết bị tin học).
- Phải được tin học hoá, phải có một hệ quản trị TV tích hợp (bổ sung, biên
mục, quản trị xuất bản phẩm định kỳ, kiểm soát lưu thông tư liệu, tổ chức mục lục
truy nhập công cộng trực tuyến…) phải nối mạng (ít nhất là mạng cục bộ).
- Phải cung cấp và tạo điều kiện cho người dùng tin các dịch vụ điện tử (yêu
cầu và gia hạn mượn qua mạng, tìm tin trong các cơ sở dữ liệu, truy nhập và khai
thác các nguồn tin tại chỗ và với tới các nguồn tin ở nơi khác).
Tóm lại: TVĐT là TV trong đó có môi trường gồm các tài liệu điện tử, được
cấu trúc nhằm cung cấp thông tin thông qua các máy tính và các mạng viễn thông.
* Phân biệt khái niệm TVĐT với TVS, TVA, TV đa phƣơng tiện:
10
Như ta đã biết theo Hiệp hội nghiên cứu TV (Association of Research
Library) thì các thuật ngữ như TVĐT, TVS, TVA được sử dụng với cùng một nội
dung.
Tuy nhiên khi tìm hiểu các khái niệm về TVS thì còn có các quan điểm khác
nhau cả trên thế giới và ở Việt Nam
Thư viện số:
Định nghĩa của Liên đoàn Thư viện số - 1993: “TVS là các tổ chức cung cấp
các nguồn lực – tài nguyên bao gồm cả các chuyên gia để lựa chọn, cấu trúc, cung
cấp khả năng truy cập tới các nguồn tri thức phiên dịch, phân phối, bảo đảm tính
vẹn toàn và tính lâu dài của các bộ sưu tập số để cho một cộng đồng hoặc một tập
hợp cộng đồng người dùng tin xác định luôn có thể sử dụng một cách nhanh chóng,
kịp thời và kinh tế [32; Tr.8]
Theo Michael Lesk – 1997: “Các thư viện số là các bộ sưu tập thông tin số hoá
được tổ chức. Chúng bao gồm việc cấu trúc và thu thập thông tin là các công việc mà
các thư viện truyền thống vẫn luôn phải làm và các máy tính có nhiệm vụ trình bày
các thông tin số đó… Một thư viện số thực sự cũng tạo ra các nguyên tắc quản lý
những yếu tố cấu thành thư viện và các phương thức tổ chức thư viện” [32; Tr.8]
Borgman (1999) đưa ra định nghĩa: “Các thư viện số là một tập hợp các
nguồn thông tin số và các công cụ kỹ thuật tương ứng để tạo lập, tìm kiếm và sử
dụng thông tin” [32; Tr.8]
Còn Gladney (1994) lại quan niệm: “Một TVS phải là một tập hợp các thiết bị
máy tính lưu trữ, truyền thông cùng với các nội dung số và phần mềm để tái tạo, thúc
đẩy và mở rộng các dịch vụ thông tin của các thư viện truyền thống chứa các tài liệu
trên giấy và các vật mang tin khác vẫn làm như thu thập, biên mục, tìm kiếm, phân
phối thông tin. Một dịch vụ của TVS đầy đủ trọn vẹn phải bao gồm đảm bảo có cả
các dịch vụ chính yếu của các thư viện truyền thống và khai thác tối đa các ích lợi của
công nghệ lưu trữ số, tìm kiếm thông tin số và truyền thông số” [32; Tr.9]
11
Quan điểm của tác giả Vũ Văn Sơn cho rằng [33]: TVS là tập hợp các thiết
bị tính toán, lưu trữ và truyền thông số với nội dung và phần mềm để tái tạo, thúc
đẩy và mở rộng các dịch vụ của TV truyền thống (thu thập, biên mục, tìm kiếm và
phổ biến thông tin). Một TVS hoàn chỉnh phải thực hiện tất cả các dịch vụ cơ bản
của TV truyền thống kết hợp với việc khai thác các lợi thế của công nghệ lưu trữ,
tìm kiếm và truyền thông số. Quan điểm của ông đồng nhất với quan điểm của
Philip Baker là phân biệt giữa TVĐT và TVS: TVĐT lưu trữ và phục vụ cả ấn
phẫm lẫn tư liệu điện tử (tư liệu số hoá) trong khi đó TVS chỉ lưu trữ các tư liệu
điện tử mà thôi.
Tác giả Cao Minh Kiểm đưa ra quan điểm: “Sẽ là không thực tế khi cho rằng
TVS sẽ là một hệ thống hoàn toàn số hoá, cho phép truy cập tức thì mọi TT từ mọi
lĩnh vực của xã hội từ bất kỳ nơi nào trên thế giới. TVS sẽ là một tập hợp của các
nội dung đa dạng và những hệ thống khác nhau, chắc chắn TVS sẽ có những sưu tập
tài liệu trên giấy và trên các vật mang tin khác không phải điện tử” [16]
Như vậy có thể thấy có quan điểm cho rằng TVS không tồn tại tài liệu truyền
thống, có quan điểm khác lại cho rằng vẫn còn tồn tại tài liệu truyền thống.
Theo quan điểm của tác giả khi nghiên cứu thì TVS và TVĐT được hiểu
đồng nhất với quan điểm của Liên đoàn TVS rằng hai khái niệm này được sử dụng
với cùng một nội dung.
Thư viện ảo:
Theo Roy Tennant, TV có thể coi là TVA nếu chúng tồn tại dưới dạng ảo –
phi thực thể. Một TVA có thể chứa các tài liệu từ các thư viện khác và được tổ chức
trong không gian, sử dụng máy tính và mạng truyền thông liên kết thư viện. [29,
tr.8].
Brian Cohen cho rằng chúng ta thường thấy việc dùng lẫn lộn giữa các khái
niệm TVS và TVA. TVA muốn ám chỉ rằng không phải là thư viện thực sự. World
Wide Web có thể giống như một TVA [29, tr.8].
* Tài liệu điện tử: Có thể xem tài liệu điện tử là tài liệu được trình bày và
lưu trữ trên các vật mang tin điện tử và có thể truy cập thông qua hệ thống máy tính
12
điện tử và mạng máy tính. Các vật mang tin ở đây có thể là băng từ, đĩa từ, đĩa
quang, các bộ phận lưu trữ thông tin của máy tính. Sự ra đời của tài liệu điện tử là
kết quả tất yếu của bùng nổ thông tin và bùng nổ công nghệ.
* Nguồn tin điện tử là bất kỳ tài liệu nào được mã hoá, được lưu trữ trên các
vật mang tin và người dùng tin có thể truy cập được thông qua thiết bị lưu trữ điện
tử. Nguồn tin điện tử bao gồm dữ liệu trực tuyến (On-line) và dữ liệu điện tử ở trên
vật mang tin vật lý như CD – ROM, DVD…
- Nguồn tin điện tử bao gồm các tài liệu như sách điện tử, báo điện tử, tạp chí
điện tử, các trang WEB, các CSDL… Và ngoài những dạng trên có thể bao gồm cả
các tài liệu đa phương tiện ở dạng phim, ảnh, âm nhạc, đồ hoạ… đã được số hoá và
cả phần mềm máy tính, chương trình tiện ích…
Như vậy có thể xem tài liệu điện tử và nguồn tin điện tử là hai khái niệm có
cùng nội hàm và có thể được dùng thay thế cho nhau.
Nguồn tài nguyên điện tử này bao gồm các đối tượng số (Digital Objects) và
các siêu dữ liệu (SDL) để hỗ trợ cho việc tra cứu và định vị tài nguyên.
Đặc trƣng của nguồn tin điện tử:
Ưu điểm:
- Có mật độ thông tin rất cao. Dung lượng trên đĩa CD thông thường có thể
chứa 200.000 đến 250.000 trang sách.
- Có khả năng truy cập đa chiều, cho phép người dùng tin có thể tìm kiếm
tài liệu theo nhiều dấu hiệu, nhiều điểm truy cập khác nhau như theo tác
giả, nhan đề, năm xuất bản, từ khoá, từng đoạn nội dung…
- Cùng một thời điểm có thể cho phép nhiều người cùng truy cập
- Cho phép lưu giữ thông tin ở nhiều dạng khác nhau như văn bản, âm
thanh, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, bản đồ…
- Khả năng truy cập dữ liệu nhanh chóng và thường xuyên, có thể truy cập
từ xa không giới hạn về không gian - thời gian.
- Khả năng liên hệ, tiếp cận trực tuyến với tác giả thông qua kênh phản hồi
thông tin giữa người dùng tin và người tạo ra thông tin.
13
Nhược điểm:
- Tính an toàn thông tin dễ bị vi phạm, do việc sao chép thông tin từ các tài
liệu điện tử rất dễ dàng, nhanh chóng.
- Tính ổn định của thông tin không cao, chất lượng dữ liệu không đồng
nhất, tuổi thọ không đồng đều và không rõ ràng…
Gần đây chúng ta thường thấy trên thế giới sử dụng thuật ngữ sưu tập số
(Digital Collection) để bao quát toàn bộ nội dung của vốn tài liệu trong TVĐT.
“Sưu tập số không chỉ là một tập hợp các đối tượng số thông thường mà nó
phải là một tập hợp các tài liệu hay đối tượng số được lựa chọn và được tổ chức
cùng với các siêu dữ liệu mô tả và có ít nhất một giao diện để cho người sử dụng
truy cập” [29, tr.33].
Từ quan điểm này thì một đối tượng số trong sưu tập số hay trong kho dữ
liệu số có 2 phần. Một là: Nội dung thông tin hay tài liệu số, hai là siêu dữ liệu mô
tả nội dung thông tin này.
* Siêu dữ liệu:
Theo định nghĩa của Dempsey và Heery, 1997 “Siêu dữ liệu là dữ liệu đi kèm
cùng với đối tượng thông tin và nó cho phép những người sử dụng tiềm năng có thể
biết trước sự tồn tại cũng như đặc điểm của đối tượng thông tin này” [32, tr.17]
Mục đích của siêu dữ liệu là góp phần mô tả và tìm lại các tài liệu điện tử
trên mạng Internet. Nhiệm vụ của siêu dữ liệu là hỗ trợ phát hiện nguồn tin, hỗ trợ
người dùng tin đánh giá thông tin mà không phải truy cập trực tiếp đến thông tin,
giúp kiểm tra sự tồn tại của đối tượng thông tin và mô tả ngôn ngữ, vị trí…
Ví dụ: Siêu dữ liệu Dublin Core (Xem phụ lục 1)
Có 5 loại SDL
- Siêu dữ liệu hành chính (Administrator)
- Siêu dữ liệu mô tả (Descriptive)
- Siêu dữ liệu bảo quản (Preservation)
- Siêu dữ liệu sử dụng (Use)
- Siêu dữ liệu kỹ thuật (Technical)
14
Các thuộc tính và đặc điểm của SDL [32, tr.18]
- Xét về nguồn gốc SDL được chia thành: SDL nội sinh và SDL ngoại sinh.
SDL nội sinh là SDL được cơ quan, tổ chức tạo ra ngay sau khi đối tượng thông tin
lần đầu tiên được tạo ra hay được số hoá. SDL ngoại sinh liên quan đến đối tượng
thông tin được tạo ra sau này, do một người khác sau khi người sáng tạo đầu tiên
tạo ra.
- Xét về phương pháp tạo ra SDL: có thể do máy tính tự động tạo ra hay do
chính con người tạo ra.
- Bản chất của SDL: Có thể do người không phải là chuyên gia thông tin, mà
đó là người đầu tiên tạo ra thông tin tạo nên.
- Tình trạng: Có thể là SDL ổn định không bao giờ biến đổi từ khi được tạo
ra, hoặc SDL biến đổi do thường thay đổi trong quá trình vận hành đối tượng thông
tin. Hoặc SDL dài hạn cần thiết cho việc truy cập và sử dụng đối tượng thông tin,
hoặc SDL ngắn hạn thông tin về bản chất của quá trình hoạt động thông tin.
1.1.2 Các yếu tố cấu thành thư viện điện tử
Giống như ở thư viện truyền thống, chúng ta có thể xem xét thư viện điện tử
được cấu thành bởi 4 yếu tố sau:
1.1.2.1. Vốn tài liệu điện tử:
Từ lâu, con người đã nhận thức được rằng: “Sách, báo là món ăn tinh thần
không thể thiếu được trong cuộc sống”. Khi khoa học và công nghệ phát triển thì tri
thức càng có vị trí đặc biệt quan trọng trong xã hội. Mối quan hệ giữa tri thức với
sách, báo và thư viện có ý nghĩa rất lớn. Vì vậy, khi bàn đến sự phát triển của công
nghệ thông tin, sự phát triển của nền kinh tế và khoa học - kỹ thuật, các nước phát
triển đã đặc biệt chú ý đến vai trò của sách, báo và thư viện.
Có thể nói trong mọi hoạt động của thư viện đều liên quan trực tiếp hoặc
gián tiếp tới vốn tài liệu. Vốn tài liệu giúp cho thư viện thực hiện tốt chức năng của
mình. Pháp lệnh Thư viện Việt Nam cũng coi vốn tài liệu là yếu tố đầu tiên để hình
thành thư viện. Từ những hình thức tài liệu truyền thống như đất sét, gỗ, thẻ tre,
giấy… cho đến vi phim, vi phiếu, băng đĩa… Và khi máy tính được ứng dụng thì
15
xuất hiện các vật mang tin dạng điện tử như CD – ROM, đĩa quang… và dần dần
các hình thức mới của vật mang tin này sẽ lấn át vật mang tin truyền thống trong
môi trường TVĐT và TVS.
Vốn tài liệu điện tử xuất hiện làm chuyển biến sâu sắc hoạt động thông tin
thư viện, biến thư viện điện tử một nơi lưu trữ thông tin vật lý thành một cổng truy
cập thông tin số có mặt ở khắp các ngóc ngách của mạng Internet toàn cầu, cung
cấp khả năng truy cập thông tin, tri thức ở bất cứ thời gian nào, địa điểm nào.
1.1.2.2. Đội ngũ cán bộ điện tử:
Dù ở môi trường thư viện truyền thống hay tại môi trường thư viện hiện đại
thì cán bộ thư viện vẫn luôn là linh hồn của thư viện. Việc tổ chức, xây dựng và
phát triển của một thư viện có đúng hướng và phát huy hiệu quả hay không phụ
thuộc phần chính vào các cán bộ của thư viện.
Trong xu thế phát triển hiện nay cùng với sự hình thành TVĐT thì có thể thấy
vai trò của người cán bộ cũng thay đổi với yêu cầu cần phải có những hiểu biết, kỹ
năng mới chưa từng có trong môi trường thư viện truyền thống. Ngoài sự hiểu biết
chuyên môn thông tin – thư viện ra, họ còn phải biết sâu và giỏi nhiều lĩnh vực khoa
học khác, có trình độ tin học và thành thạo ít nhất một ngoại ngữ. Tất cả những yếu tố
trên rất cần thiết và quan trọng đối với người làm công tác thông tin thư viện. Chúng
hỗ trợ nhau trong quá trình khai thác, xử lý và phân phối thông tin [37]
Theo quan điểm của tác giả Cao Minh Kiểm trong bài tham luận tại Hội thảo
khoa học [15] TVĐT cần có một đội ngũ cán bộ TV mới: Cán bộ TVĐT. Cán bộ
TVĐT là cán bộ TV quản trị và tổ chức TVĐT, có vai trò khác biệt và chủ động
trong việc truy cập thông tin số hoá. Để có thể tìm được thông tin đáp ứng nhu cầu
của người dùng, cán bộ TVĐT phải đáp ứng những đòi hỏi cơ bản của TVĐT:
- Quản trị TVĐT
- Tổ chức thông tin và tri thức số
- Phổ biến thông tin số
16
- Phục vụ các dịch vụ tra cứu thông tin số
- Cung cấp tri thức từ thông tin đang hình thành
- Xử lý, số hoá, lưu trữ và bảo quản thông tin số
- Tìm và phục vụ thông tin số cho NDT
- Biên mục, phân loại thông tin và tri thức số
Có thể thấy yêu cầu đối với cán bộ TVĐT trong thời kỳ mới là rất cao và để
đáp ứng được những yêu cầu này đòi hỏi cán bộ TV ngoài lòng yêu nghề, trách
nhiệm nghề nghiệp và những kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn của công tác thư viện
thì phải trang bị cho mình các kỹ năng mới.
- Kỹ năng sử dụng các công nghệ đa phương tiện
- Kỹ năng thu thập và xử lý tài nguyên trực tuyến
- Kỹ năng khai thác dữ liệu và tri thức: Kỹ năng tìm tin tốt
Với những yêu cầu trên, đòi hỏi người cán bộ thông tin phải tự trang bị cho
mình những kiến thức để đáp ứng ngoài ra vấn đề đào tạo cán bộ trong thời đại điện
tử cũng cần có những đổi mới để có những lớp cán bộ thông tin chất lượng cao.
1.1.2.3. Ngƣời dùng tin điện tử:
Người dùng tin là người có nhu cầu tin và sử dụng thông tin nhằm thoả mãn
nhu cầu tin của mình.
Người dùng tin truyền thống đến thư viện hay các cơ quan thông tin để thoả
mãn nhu cầu tin của mình, họ bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Nhưng với
việc phát triển loại hình TVĐT mới thì những giới hạn đó đã được giải quyết.
Người dùng tin điện tử có thể truy cập tới nguồn tin thông qua mạng máy tính tại
bất kỳ đâu và bất kỳ thời gian nào. Tuy nhiên để tiếp cận với nguồn tin điện tử thì
yêu cầu đối với người dùng tin điện tử cũng có những đòi hỏi cao hơn, họ cần trang
bị những kỹ năng cần thiết về thông tin, mạng máy tính, tìm kiếm thông tin cũng
như kiến thức về chuyên môn.
17
Việc xác định mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành của thư viện trong môi
trường thư viện truyền thống rất dễ dàng nhưng với TVĐT lại khó trong việc xác
định người dùng tin. Bất cứ một thư viện nào đều có một kho tài liệu để phục vụ
cộng đồng người dùng tin xác định. Tuy nhiên, với vai trò là một cổng thông tin tạo
khả năng truy cập toàn cầu, người dùng tin sẽ trở nên khó xác định bởi rào cản của
không gian và thời gian đã được loại bỏ. Có thể nói TVĐT đã làm đa dạng hóa,
phong phú hoá loại hình người dùng tin.
Với khối lượng thông tin khổng lồ do TVĐT cung cấp cho người dùng tin là
một ưu điểm nhưng chất lượng của thông tin thì lại phụ thuộc rất nhiều vào khả
năng của người dùng tin như là khả năng sử dụng máy tính, khả năng xác định
nguồn tin, khả năng tìm và định vị nguồn tài nguyên thông tin điện tử…
Việc tìm tin trong môi trường thư viện truyền thống thì người dùng tin phải
đến thư viện ở một không gian, thời gian cụ thể để tìm tin thông qua các hộp phích,
và giao tiếp với người thủ thư. Trong môi trường TVĐT, giao diện giao tiếp với
nguồn tin sẽ là dạng ảo, dạng số như trang Web của thư viện, cho phép người dùng
tin sử dụng thông tin thông qua chiến lược tìm kiếm phù hợp, bên cạnh đó còn cung
cấp dịch vụ tư vấn và những thông tin phản hồi từ phía người dùng tin.
Trong môi trường TVĐT người dùng tin tương tác với máy tính để tìm kiếm
thông tin thì người dùng tin không chỉ được trang bị các kiến thức về thư viện, các
kiến thức sử dụng máy tính và mạng mà họ phải đạt được kiến thức về thông tin.
Nói khái quát kiến thức thông tin là một công cụ chỉ đường giúp người dùng tin
không bị lạc lối trong môi trường điện tử.
Cụ thể họ cần có khả năng sau [32, tr. 39]
- Khả năng nhận biết được nhu cầu tin.
- Khả năng trình bày được nhu cầu tin
- Khả năng làm sáng tỏ lỗ hổng thông tin
- Khả năng xây dựng các chiến lược tìm tin
18
- Khả năng so sánh và đánh giá thông tin nhận được từ các nguồn khác
nhau.
Trong môi trường thư viện truyền thống thì luôn có các lớp đào tạo người
dùng tin do các cán bộ thư viện tiến hành nhằm trang bị các kỹ năng kiến thức sử
dụng các công cụ tra cứu và các dịch vụ của thư viện. Trong môi trường TVĐT
người dùng tương tác trực tiếp với nguồn tin thông qua hệ thống máy tính thì việc
đào tạo người dùng tin càng cần thiết để giúp người dùng tin có thể tiếp cận đến
nguồn tài nguyên số của thư viện
1.1.2.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật [32, tr.23]
1.1.2.4.1. Phần cứng:
Thường bao gồm những thành phần chính sau:
Hạ tầng mạng: bao gồm hệ thống cáp, hệ thống thiết bị kết nối (hub, switch),
hệ thống truyền thông phục vụ cho mục đích kết nối mạng WAN và LAN, kết nối
truy cập Internet.
Hệ thống máy chủ và máy trạm: Các hệ thống máy chủ và máy trạm phục vụ
cho các công tác nghiệp vụ và tra cứu thông tin.
* Hạ tầng mạng:
Hệ thống hạ tầng mạng là thành phần cơ bản của mạng thông tin thực hiện
chức năng kết nối thiết bị như máy chủ, máy trạm, các thiết bị ngoại vi (máy in,
máy scan,…) các thiết bị mạng thông qua đường kết nối vật lý. Hệ thống hạ tầng
mạng bao gồm thiết bị kết nối mạng và hệ thống cáp mạng.
Các thiết bị kết nối phổ biến hiện nay bao gồm: hub, switch, router,
firewall…
* Hệ thống máy chủ: Để đảm bảo cung cấp các dịch vụ phục vụ cho hệ
thống mạng
19
- Máy chủ ứng dụng: (Application Server) là một chương trình điều khiển
tất cả các hoạt động ứng dụng giữa những người sử dụng và các ứng dụng tầng cuối
của một tổ chức hoặc là các CSDL. Các dịch vụ ứng dụng điển hình được sử dụng
cho các ứng dụng liên hợp giao dịch cơ bản. Để hỗ trợ yêu cầu cao, một dịch vụ ứng
dụng phải có sự dư thừa bên trong, điều khiển cho khả năng xuất hiện cao, phân bố
các dịch vụ ứng dụng và hỗ trợ liên kết truy nhật CSDL.
- Máy chủ in: (Printed Server) Dịch vụ in được cài đặt trên một mạng để
định tuyến các yêu cầu in từ các máy tính trạm của mạng đó. Các máy chủ điều
khiển in tập tin yêu cầu và gửi tập tin đó tới máy in được yêu cầu. Một dịch vụ in
cho phép nhiều người cùng sử dụng máy in trên mạng.
- Máy chủ Cơ Sở Dữ Liệu:
Máy chủ cơ sở dữ liệu thực hiện chức năng quản trị hệ thống dữ liệu thông
tin thư viện. Hệ thống dữ liệu thông tin thư viện là nền tảng cơ sở của hệ thống
mạng thư viện. Máy chủ cũng được cài đặt hệ quản lý thư viện với đầy đủ các tác
nghiệp của một hệ thống thông tin thư viện điện tử hiện đại.
Máy chủ cơ sở dữ liệu thực hiện những chức năng cơ bản sau: Chạy hệ quản
trị cơ sở dữ liệu với các chức năng của tác nghiệp cơ sở dữ liệu và hệ chương trình
ứng dụng cung cấp các ứng dụng phục vụ công tác tự động hoá tác nghiệp thư viện.
- Máy chủ dữ liệu số: Do hệ thống thông tin thư viện cần lưu trữ rất nhiều
dữ liệu đặc biệt là trong trường hợp sử dụng module dữ liệu số. Không chỉ lưu giữ
nội dung tóm tắt của các tài liệu và tư liệu mà còn lưu trữ cả thông tin đầy đủ của
bản thân tư liệu đó. Ngoài các dữ liệu dạng văn bản được số hoá còn có các file ảnh
và dữ liệu audio/video được số hoá, do vậy lượng dữ liệu cần lưu trữ sẽ rất lớn.
Chức năng: + Lưu trữ dữ liệu số.
+ Cung cấp dịch vụ trao đổi dữ liệu số.
20
* Hệ thống máy trạm:
+ Máy trạm nghiệp vụ: Phục vụ công tác của các cán bộ thư viện như nghiệp
vụ bổ sung, biên mục cũng như biên tập thông tin.
+ Máy trạm phòng đọc multimedia: Sử dụng phục vụ bạn đọc khai thác
thông tin thư viện số cũng như khai thác ứng dụng multimedia.
+ Máy trạm quản trị: Phục vụ công tác quản trị mạng của cán bộ quản trị thư
viện.
+ Máy trạm tra cứu: Phục vụ công tác tra cứu cho bạn đọc hoặc cán bộ thư
viện tra cứu tài liệu dựa trên các tiêu chí khác nhau.
* Hệ thống an ninh thông tin: Các thiết bị hỗ trợ nhằm đảm bảo an toàn hệ
thống thông tin như các thiết bị lưu điện (UPS), chống sét (đường mạng, truyền dữ
liệu, đường điện), các thiết bị sao lưu dữ liệu, các thiết bị bảo vệ, bảo mật…
* Các thiết bị ngoại vi: Các thiết bị hỗ trợ như in laser, in kim, in phun, máy
photocopy, máy scaner, máy ảnh kỹ thuật số, máy quay phim kỹ thuật số…
* Thiết bị kiểm soát vào/ra: cổng từ (nhằm kiểm soát, phát hiện tài liệu bị
mang ra ngoài khi chưa được phép), camera quan sát (để giám sát, quản lý và đảm
bảo an toàn cho các kho mở)
21
1.1.2.4.2. Phần mềm:
* Hệ điều hành và hệ quản trị CSDL: phần mềm nền tảng phục vụ điều hành
hoạt động và các ứng dụng nghiệp vụ.
* Các phần mềm hệ thống, bảo mật và các phần mềm dịch vụ: nhằm đảm bảo
việc hoạt động cũng như tính an toàn của toàn bộ hệ thống, bao gồm phần mềm sao
lưu dữ liệu, phần mềm bảo mật, các dịch vụ mạng, các tiện ích…
* Phần mềm thư viện:
Để có thể phát huy và khai thác được ưu thế của hệ thống thông tin thì phần
quan trọng nhất phải có được là phần mềm TVĐT. Hiện nay trên thế giới cũng như
ở Việt Nam xuất hiện nhiều phần mềm TVĐT. Việc đánh giá và lựa chọn phần
mềm cho thư viện luôn là một vấn đề phức tạp. Vấn đề này cần được giải quyết trên
cơ sở kết hợp chặt chẽ phương pháp tiếp cận hệ thống với nguyên tắc lịch sử phát
triển. Tuy nhiên, việc lựa chọn phần mềm nào lại tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả
năng tài chính của chính thư viện đó. Căn cứ trên nhu cầu khai thác thực hiện hệ
thống mạng thông tin thư viện thì phần mềm lựa chọn phải được cung cấp các tính
năng như sau:
- Có khả năng quản trị các quy trình nghiệp vụ của một thư viện chuẩn như
biên mục, bổ sung, quản lý lưu thông xuất bản phẩm (ấn phẩm và các nguồn tin
điện tử), quản lý xuất bản phẩm nhiều kỳ (tạp chí, báo…), quản lý thông tin về bạn
đọc (tất cả đều có thể dùng mã vạch)… Đặc biệt tất cả các module được tích hợp
vào trong một hệ thống thống nhất, có thể liên thông và chuyển đổi tương tác giữa
các module một cách dễ dàng.
- Ngoài lĩnh vực quản lý thư viện truyền thống, phần mềm quản lý thư viện
cần có tính năng của TVS, biến thư viện thành trung tâm thông tin thực sự hiện đại,
tạo cho người sử dụng một cổng vào mọi dạng thông tin, dù là xuất bản phẩm, tài
liệu điện tử hay âm thanh, hình ảnh … ngoài ra còn phải có khả năng cập nhật và
đáp ứng nhu cầu đổi mới của thư viện và tương thích với cả Intranet, Internet.
22
Cụ thể mỗi phần mềm TVĐT cần có các tính năng nổi bật như:
- Là một hệ quản lý thư viện tích hợp bao gồm cả tính năng của thư viện
truyền thống lẫn hiện đại của TVĐT;
- Là một hệ thống đa người dùng, có thiết kế mở, dễ dàng bảo trì, phát triển
cũng như tích hợp với các hệ thống khác;
- Tuân theo các tiêu chuẩn và quy tắc mô tả thư mục ISBD, AACR2,
MARC21, … đồng thời cho phép sử dụng các khung phân loại khác nhau như
BBK, UDC, DDC…
- Công cụ tìm kiếm tra cứu mạnh, đặc biệt khả năng tìm kiếm toàn văn trên
nhiều ngôn ngữ. Đối với các ngôn ngữ latinh như Anh, Pháp, Việt… phải có khả
năng tìm kiếm không phân biệt chữ hoa, chữ thường cũng như việc tìm kiếm chính
xác các từ có dấu đặc thù của tiếng Việt. Kết quả tìm kiếm được sắp xếp theo đúng
trật tự từ điển.
- Có giao diện tiếng Việt
- Có hướng dẫn sử dụng và trợ giúp trực tuyến bằng tiếng Việt
- Tích hợp mã vạch, chíp điện tử
- Chuyển đổi các biểu ghi từ CDS/ISIS
- Nhập/ xuất biểu ghi về với các loại MARC thông dụng.
- Tra cứu mục lục trực tuyến qua mạng truyền số liệu
- Có khả năng trao đổi TT biên mục liên TV, cũng như hỗ trợ nghiệp vụ
mượn liên TV
- Cho phép quản lý các dữ liệu số hoá, cho phép số hoá, biên mục, quản lý
truy nhập các dạng tài liệu: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video…
Phần mềm TVĐT tích hợp được thiết kế thông thường gồm các phân hệ sau:
 Bổ sung
23
 Biên mục
 Lưu thông
 Tra cứu
 Quản lý xuất bản phẩm nhiều kỳ
 Quản lý kho
 Bạn đọc
 Quản lý hệ thống
1.2 Vài nét về Thƣ viện Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga
1.2.1 Lịch sử hình thành, chức năng nhiệm vụ của Thƣ viện Trung tâm
Nhiệt đới Việt – Nga
* Giới thiệu đôi nét về Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga [10, tr.28]:
Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga (TTNĐ Việt – Nga) sau đây gọi tắt là Trung
tâm là một tổ chức khoa học được Chính phủ hai nước Việt Nam và Liên Xô trước
đây (nay là Liên bang Nga) thành lập nhằm phát triển sự hợp tác khoa học và kỹ
thuật trong các lĩnh vực: nghiên cứu đa dạng sinh học và hiện trạng của các hệ sinh
thái nhiệt đới; nghiên cứu hậu quả sinh thái và y sinh học của cuộc chiến tranh hoá
học do Mỹ tiến hành ở Việt Nam; thử nghiệm về độ bền của vũ khí, trang bị kỹ
thuật và vật liệu dưới tác động của khí hậu nhiệt đới; chuyển giao công nghệ; dịch
vụ khoa học và kỹ thuật; đào tạo cán bộ khoa học trình độ cao.
Cơ quan chủ quản của TTNĐ Việt - Nga, đồng thời là thành viên của hai
phía Việt Nam và Liên bang Nga là Bộ Quốc phòng Việt Nam và Viện Hàn lâm
Khoa học Nga.
TTNĐ Việt – Nga hiện có 3 trụ sở: Cơ sở chính tại Hà Nội, Chi nhánh Ven
Biển tại thành phố Nha Trang, Chi nhánh Phía Nam, và Trung tâm Chuyển giao
công nghệ mới tại thành phố Hồ Chí Minh, mỗi trụ sở đều có thư viện riêng.
TTNĐ Việt – Nga có chức năng nhiệm vụ sau:
24
- Nghiên cứu khoa học theo 3 hướng: độ bền nhiệt đới (vật liệu học nhiệt
đới), sinh thái nhiệt đới, y sinh nhiệt đới;
- Phối hợp hoạt động KHCN giữa các tổ chức, viện nghiên cứu của Việt
Nam, LB Nga và nước thứ ba;
- Ứng dụng chuyển giao công nghệ (CGCN) và dịch vụ KHKT;
- Đào tạo cán bộ khoa học trình độ cao.
Ngoài ra, Trung tâm còn có các khoá đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ trong đơn
vị và các đơn vị trong Bộ Quốc phòng.
Trong những năm qua, TTNĐ Việt - Nga đã tập hợp được một lực lượng
đông đảo cán bộ khoa học từ nhiều viện nghiên cứu và trường đại học của hai nước
tiến hành nghiên cứu khoa học phục vụ nền kinh tế quốc dân, giải quyết những
nhiệm vụ cấp bách của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bằng những công trình khoa học
đã xuất bản; bằng những kết quả khảo sát, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao
công nghệ, TTNĐ Việt - Nga đã khẳng định vai trò và vị thế của mình không chỉ ở
LB Nga và Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác.
Đội ngũ cán bộ nghiên cứu của TTNĐ Việt - Nga hiện có gần 600 cán bộ
Việt Nam và khoảng 150 chuyên gia Nga. Tất cả các cán bộ nghiên cứu đều có trình
độ đại học và trên đại học. Trong số đó có 15% là giáo sư, tiến sĩ, 20% là thạc sĩ,
với chuyên ngành đào tạo chính là điện tử, vật lý, hoá học, sinh học, công nghệ sinh
học, y học, dược học, địa lý, nông nghiệp, ngoại ngữ...
Những tri thức mới và kỹ năng thực hành mà TTNĐ Việt - Nga đạt được đã
tạo nền tảng cho sự phát triển có hiệu quả của khoa học, kinh tế, giáo dục, quốc
phòng và an ninh. TTNĐ Việt - Nga được coi là một hình mẫu của sự hợp tác giữa
hai nước về khoa học và công nghệ vì đã có những đóng góp lớn lao, đáp ứng
những lợi ích của hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.
* Thư viện Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga:
Thư viện TTNĐ Việt - Nga sau đây gọi tắt là Thư viện Trung tâm được
thành lập tháng 4 năm 1995, trực thuộc Phòng Kế hoạch và Quản lý khoa học.
25
Năm 1999, Thư viện và Phòng Máy tính sát nhập lấy tên là Phòng Thông tin
Khoa học - Máy tính và nay là Phòng Thông tin Khoa học – Quân sự.
Phòng Thông tin khoa học – Quân sự thực hiện chức năng tham mưu và tổ
chức phục vụ thông tin khoa học và tư liệu - thư viện thuộc các lĩnh vực chuyên
ngành KHCN; giúp Ban Tổng Giám đốc quản lý thống nhất các hoạt động thông tin
thư viện trong toàn Trung tâm cũng như góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho
cán bộ, nhân viên, chiến sĩ trong Trung tâm .
Cơ quan chỉ đạo nghiệp vụ cấp trên là Trung tâm Thông tin Khoa học Quân
sự/Bộ Quốc phòng và Thư viện Trung ương Quân đội (TVQĐ).
Thư viện TTNĐ Việt - Nga có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Nghiên cứu nhu cầu tin (NCT) của người dùng (NDT) ở TTNĐ Việt - Nga,
tổ chức việc tạo nguồn, thu thập, bảo quản và lưu trữ các nguồn thông tin khoa học
về các hướng nghiên cứu của Trung tâm. Xây dựng nguồn thông tin, tư liệu đáp ứng
yêu cầu phát triển NCKH, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ trình
độ cao tại Trung tâm.
- Xử lý các nguồn thông tin tư liệu, tạo ra sản phẩm thông tin khoa học đáp
ứng NCT của các đối tượng NDT trong toàn Trung tâm.
- Tổ chức cung cấp thông tin, tư liệu, phục vụ thông tin theo yêu cầu của
lãnh đạo chỉ huy, in sao băng, đĩa phục vụ lãnh đạo...
- Ứng dụng có hiệu quả CNTT trong hoạt động TT-TV xây dựng ngân hàng
dữ liệu (CSDL thư mục và CSDL toàn văn) đáp ứng tốt yêu cầu của NDT. Xây
dựng các sản phẩm thông tin khoa học phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và
công tác đào tạo ngoại ngữ trong Trung tâm.
- Tổ chức triển khai và ứng dụng các công nghệ mới vào hoạt động thông tin
tư liệu (phòng Thông tin Khoa học Quân sự chịu trách nhiệm chính về xây dựng,
quản trị, cập nhật thông tin, kiểm duyêt nội dung thông tin khi đưa thông tin lên
trang Website của Trung tâm).
26
- Hướng dẫn và chỉ đạo thống nhất nghiệp vụ cho các đơn vị đầu mối trong
Trung tâm về công tác TT-TV. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ thư
viện, tin học cho cán bộ làm công tác TT-TV của hai chi nhánh và cán bộ kiêm
nhiệm công tác thông tin khoa học ở các đơn vị đầu mối trong Trung tâm. Hướng
dẫn NDT về kỹ năng khai thác, xử lý thông tin khoa học và thông tin tư liệu.
- Quản trị, thu thập, biên tập xử lý thông tin cập nhật trên trang Website của
Trung tâm.
- Tuyên truyền và phổ biến các thành tựu và kiến thức khoa học về các lĩnh
vực nghiên cứu của Trung tâm cũng như kiến thức KHCN chung khác.
- Phối hợp cùng các cơ quan có trách nhiệm trong và ngoài Trung tâm xuất
bản các ấn phẩm thông tin khoa học; tổ chức các hoạt động trao đổi thông tin, tuyên
truyền giới thiệu sản phẩm thông tin giữa các cơ quan TT-TV với nhau. Hiện nay
phòng Thông tin Khoa học Quân sự phối hợp cùng phòng Chính trị phát hành thông
tin nội bộ Thông tin Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga hàng quý.
1.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực
* Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Thư viện của Trung tâm với tổng diện tích gần 240m2
bao gồm 01 phòng
đọc, 01 phòng mượn, 01 kho tra cứu, 01 phòng xử lý nghiệp vụ , 01 kho đóng và 01
phòng riêng cho máy chủ của thư viện.
Năm 2009, Trung tâm Thông tin Bộ Quốc Phòng đã trang bị cho Phòng
Thông tin – Thư viện của Trung tâm theo dự án thư viện số dùng chung trong Bộ
Quốc Phòng gồm 02 máy chủ, 08 máy trạm nghiệp vụ, 10 máy tra cứu Internet, 06
máy tra cứu MISTEN, 01 máy tính xách tay, 4 máy scanner, 04 máy in trong đó có
01 máy in thẻ nhựa, 04 thiết bị đọc mã vạch và một số các thiết bị khác đi kèm.
Trung tâm Thông tin Bộ Quốc Phòng đã lắp đặt đường cáp quang cho Phòng Thông
tin Khoa học Quân sự, nhằm mục đích chia sẻ thông tin giữa các đơn vị trong Bộ
Quốc Phòng
27
* Nguồn nhân lực:
- Hiện nay cán bộ Phòng Thông tin Khoa học Quân sự gồm 10 người, cán bộ
làm công tác thư viện là 04 người. Trong đó,
+ 01 Trưởng ban
+ 03 Cán bộ
Tất cả cán bộ thư viện ở đây đều được đào tạo chuyên ngành về thông tin thư
viện, 03 cán bộ có trình độ đại học, 01 cán bộ có trình độ cao đẳng. Hiện nay, đang
có 02 cán bộ đang hoàn thành chương trình thạc sỹ tại Trường Đại học Quốc gia Hà
Nội và Đại học Văn hoá Hà Nội. Ngoài ra, hằng năm cán bộ thư viện đều được
quan tâm tạo điều kiện tham gia các lớp đào tạo nâng cao chuyên môn, tin học do
các cơ quan chuyên ngành như Thư viện quân đội, Trung tâm Thông tin Khoa học
Quân sự/ Bộ Quốc phòng và Viện Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia tổ
chức. Các cấp lãnh đạo cũng rất quan tâm đến việc đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ vì
vậy cán bộ được cử đi học các khoá ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Nga do Trung tâm
tổ chức hằng năm.
1.2.3 Ngƣời dùng tin và nhu cầu tin
NDT là một thành phần quan trọng cấu thành nên thư viện. Việc xác định
NDT và NCT để căn cứ cho việc tổ chức toàn bộ hoạt động thông tin nói chung của
cơ quan thông tin - thư viện là một công việc không thể thiếu trong bất kỳ một cơ
quan thông tin – thư viện nào. Thực hiện việc nghiên cứu này là nhận dạng nhu cầu
về thông tin và tài liệu của họ để tìm ra những biện pháp cụ thể, phù hợp để đáp ứng
chúng.
NDT tại Thư viện Trung tâm NĐ Việt – Nga là toàn thể cán bộ lãnh đạo, cán
bộ nghiên cứu, chuyên gia Nga và công nhân viên trong toàn Trung tâm. Có thể
chia ra làm bốn đối tượng NDT là cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ nghiên cứu khoa
học; giáo viên, học viên tiếng Nga và đối tượng khác bao gồm các cán bộ làm công
tác bảo đảm, phục vụ, các nhân viên văn phòng.... Mỗi nhóm NDT có những đặc
điểm khác nhau, vì vậy thư viện phải thường xuyên nắm bắt NCT của từng nhóm
đối tượng để có các hình thức phục vụ phù hợp, đạt hiệu quả cao.
28
Nhóm người dùng tin là cán bộ lãnh đạo quản lý:
Nhóm NDT này bao gồm Ban Tổng giám đốc, các cán bộ lãnh đạo Viện,
phân viện, phòng trong Trung tâm. Nhóm người dùng tin này là nhóm đặc biệt quan
trọng trong sự phát triển của Trung tâm. Họ vừa tham gia nghiên cứu khoa học vừa
làm công tác quản lý, là những người đề ra mục tiêu phương hướng phát triển của
đơn vị. Quản lý là quá trình chuẩn bị và thông qua quyết định trong những tình
huống xác định hay giải quyết các vấn đề trên cơ sở thông tin thu nhận được. Thực
chất của quá trình quản lý là việc ra quyết định vì vậy thông tin mà họ cần là những
thông tin để ra quyết định, chỉ đạo điều hành công việc. Hiệu quả của quá trình quản
lý tùy thuộc vào chất lượng của các quyết định. Quyết định có chất lượng là quyết
định có luận cứ khoa học, đáp ứng kịp thời và thể hiện sự am hiểu, thông thạo vấn
đề được xác định bởi sự đầy đủ, tính chính xác và kịp thời của thông tin, của số liệu,
tư liệu có được. Như vậy có thể nói thông tin là yếu tố quan trọng nhất trong quá
trình chuẩn bị quyết định và thông tin chính là đối tượng lao động của người quản
lý.
Một đặc điểm nữa là cường độ lao động của nhóm này rất cao, nên thông tin
cho nhóm này mang tính chất chuyên sâu thuộc nhiều lĩnh vực đặc biệt về khoa học
công nghệ. Chủ đề bao quát thông tin cho nhóm NDT này có diện rộng trên nhiều
lĩnh vực như những vấn đề thời sự, chính trị, xã hội quan trọng... Thời gian của
nhóm NDT này rất eo hẹp vì vậy họ cần những thông tin được đáp ứng nhanh, kịp
thời và chính xác cao.
Phương pháp phục vụ cho NDT ở đây thường là phục vụ từ xa bằng cách
cung cấp đến từng cá nhân các thư mục chọn lọc, các ấn phẩm thông tin và cho
mượn tài liệu theo yêu cầu cụ thể.
Nhóm người dùng tin là cán bộ nghiên cứu khoa học:
Là những cán bộ nghiên cứu làm việc tại các Viện, các Phân viện, các Phòng
nghiên cứu khoa học trong Trung tâm. Công việc của họ là nghiên cứu khoa học
trên ba hướng của Trung tâm, hiện họ đang tham gia các đề tài nghiên cứu ở các cấp
từ cấp Nhà nước, cấp Bộ quốc phòng, cấp Trung tâm. Đây là nhóm người có trình
29
độ cao trên đại học và khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt (từ 1-2 ngoại ngữ). Họ
thường quan tâm đến những tài liệu chuyên sâu về lĩnh vực một ngành khoa học
nào đó ở diện hẹp nhưng phải có giá trị nghiên cứu. Ngoài những thông tin mới cập
nhật, họ cần cả những tài liệu hồi cố với mức độ xa hay gần tùy thuộc vào ngành
khoa học mà họ nghiên cứu. Thường xuyên phải tìm tòi, đào sâu thông tin nên họ
thường nắm vững nguồn tài liệu của mình, biết cách sử dụng và khai thác tài liệu
thư viện, thông thạo tra cứu hệ thống mục lục và tra tìm tài liệu qua các CSDL, các
nguồn tin điện tử trên máy tính.
Thời gian mà nhóm NDT này dành cho nghiên cứu tài liệu là khá nhiều nên
nhu cầu tin của họ là nhu cầu tư liệu và cần được cung cấp tài liệu gốc.
Nhóm người dùng tin là giáo viên, học viên tiếng Nga:
Đào tạo tiếng Nga là một trong những chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Nhiệt đới
Việt – Nga. Hằng năm Trung tâm đều có các khoá học tiếng với hơn 70 học viên là các sỹ
quan, chiến sỹ trong quân đội tham gia. Mặc dù không cố định nhưng đây cũng là một đối
tượng người dùng tin cơ bản của thư viện.
Những cán bộ là giảng viên luôn khao khát thông tin vì thông tin là chất liệu, là
nguyên liệu đầu vào cho quá trình nghiên cứu khoa học, giảng dạy và tiếp tục nâng cao kiến
thức của họ. Tuy vậy, nguồn tài liệu truyền thống chưa đủ để họ có thể tiếp cận nguồn thông
tin mới, đa dạng, phong phú. Điểm bất lợi nhất là tài liệu truyền thống không có khả năng
lưu trữ được các thông tin ở dạng đa phương tiện, bao gồm cả hình ảnh, âm thanh…, trong
khi đó, lượng thông tin này vô cùng cần thiết cho quá trình giảng dậy, đặc biệt trong giảng
dậy ngoại ngữ.
Những học viên chủ yếu là các cán bộ đang công tác tại các đơn vị quân đội
trong toàn Quân. Họ thường xuyên thay đổi và gia tăng theo các khoá học hàng
năm. Họ cũng có quyền truy cập mạng và sử dụng các nguồn tài liệu số hoá tại Thư
viện như những nhóm người dùng tin khác. Đây là những người dùng tin có nhiều
thời gian đến Thư viện truy cập mạng Internet và MISTEN, nhu cầu tin của họ rất
đa dạng và thường có sự thay đổi. Họ có nhu cầu lớn về tài liệu số hoá tiếng nước
30
ngoài (tiếng Nga, tiếng Anh) về phương pháp thực hành tiếng, thông tin về văn hoá
đất nước họ đang học tiếng… Ngoài ra, là những tài liệu phục vụ cho việc học tiếng
là các giáo trình và các đĩa CD thực hành tiếng.
Nhóm người dùng tin khác:
Họ là những cán bộ làm việc tại các phòng chức năng, văn phòng, tài chính...
Với nhóm NDT này thì chủ yếu đến thư viện để cập nhật kiến thức, thông tin mới
và giải trí. Đối với các đối tượng này thư viện nên chủ động giới thiệu với họ những
sách hay, sách tốt, những cuốn sách đang gây chú ý hiện nay.
NHÓM ĐỐI TƯỢNG SỐ LƯỢNG
(Người)
TỶ LỆ
(%)
GHI CHÚ
1 Cán bộ lãnh đạo, quản lý 25 3.9 %
2 Cán bộ nghiên cứu 423 66.1 %
3 Giáo viên, học viên ngoại
ngữ
90 14 %
4 Nhóm người dùng tin khác 102 16 %
Tổng cộng: 640 100%
Bảng 1.1 : Các nhóm người dùng tin
3.90%
66.10%
14%
16%
Cán bộ lãnh đạo, quản lý
Cán bộ nghiên cứu
Giáo viên, học viên ngoại ngữ
Nhóm người dùng tin khác
Hình 1.1: Tỷ lệ người dùng tin tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga
31
1.3 Vai trò của thƣ viện điện tử đối với công tác nghiên cứu khoa
học tại Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga
“Không có thông tin thì sẽ không có tiến bộ trong các lĩnh vực khoa học, kỹ
thuật và sản xuất vật chất” (V. I. Lênin). Cùng với sự phát triển của khoa học và
công nghệ, ngày nay thông tin trở thành nguồn tài nguyên đặc biệt và nguồn lực
phát triển của mỗi quốc gia, là công cụ điều hành sản xuất và quản lý xã hội, là cơ
sở của các hoạt động chuyển giao tri thức, và trở thành đối tượng nghiên cứu của
nhiều ngành khoa học. Thấy rõ vai trò quan trọng của thông tin khoa học đối với
hoạt động nghiên cứu khoa học đặc biệt trước những yêu cầu, đòi hỏi mới ngày
càng cao của hoạt động nghiên cứu khoa học trong bối cảnh và xu thế phát triển
nhanh nền kinh tế tri thức, xã hội hóa thông tin và hội nhập quốc tế việc đẩy mạnh
công tác thông tin khoa học theo hướng tăng cường tin học hoá để nâng cao năng
lực hoạt động thông tin – thư viện nhằm phục vụ ngày càng hiệu quả hơn cho hoạt
động nghiên cứu khoa học là một hướng đi đúng đắn. Bên cạnh đó, sự phát triển
mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ có tác động sâu sắc tới mọi
mặt hoạt động của xã hội. Cũng chính vì những thành tựu mạnh mẽ của công nghệ
đặc biệt là thông tin mà vai trò của các thư viện điện tử hiện nay đang ngày càng
được khẳng định bởi những tiện ích, những hiệu quả mà nó mang lại cho NDT.
Thông tin khoa học quân sự là một trong những nội dung quan trọng của
chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong lĩnh vực quân sự và quốc phòng
đến năm 2020. Nhằm thúc đẩy công tác thông tin khoa học – công nghệ quân sự
phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hớn cho sự nghiệp xây dựng quân đội cách mạng
chính quy tinh nhuệ và từng bước hiện đại, Ngày 30.7.2002. Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng đã ban hành Chỉ thị số 102/2002/CT-BQP về đẩy mạnh công tác thông tin
khoa học – công nghệ - môi trường trong quân đội giai đoạn 2009 – 2015 [1]. Trong
đó, chỉ thị nêu rõ việc “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin khoa
học, đẩy nhanh tiến độ kết nối mạng Intranet ngành thông tin KH-CN-MT (mạng
truyền CSDL) đến các đầu mối toàn quân. Hoàn thiện và nâng cấp mạng Intranet
vào năm 2003. Quản lý, khai thác các mạng Internet, intranet, LAN có hiệu quả và
32
bảo mật thông tin trong quá trình khai thác theo qui định của Bộ Quốc phòng. Đến
năm 2005 điện tử hóa, số hóa 50% các kho tư liệu và ấn phẩm thông tin khoa học”.
Là cơ quan đầu ngành về lĩnh vực thông tin trong quân đội, Trung tâm
Thông tin Khoa học Quân sự đã vạch ra chiến lược phát triển ngành thông tin Khoa
học Quân sự đến năm 2020 [35] với những định hướng cụ thể như sau:
- Xây dựng Hệ thống thông tin KH-CN-MT quân sự trở thành một trong
những hệ thống mạnh của mạng lưới thông tin KH-CN quốc gia.
- Công tác thông tin KH-CN-MT quân sự phải bám sát nhiệm vụ chính trị, gắn
liền với hoạt động thực tiễn và phát triển của quân đội, lấy việc cung cấp, đáp ứng
nhu cầu tin của các cấp, các ngành làm mục tiêu và động lực phát triển ;
- Báo đảm sự liên kết giữa thông tin KH-CN-MT quân sự với các mặt hoạt động
khác của quân đội trên lĩnh vực nghệ thuật kỹ thuật quân sự, kinh tế quốc phòng,
khoa học xã hội và nhân văn quân sự từ việc đầu tư đến ứng dụng công nghệ ;
- Đa dạng hóa các hình thức và dịch vụ thông tin khoa học, phát triển cân đối
các sản phẩm thông tin khoa học theo các chuyên ngành : nghệ thuật quân sự, khoa
học xã hội và nhân văn quân sự...
- Kết hợp đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động thông tin với việc phát
triển nội dung thông tin khoa học trên tất cả các chuyên ngành quân sự
- Bảo đảm sự thống nhất và khả năng liên kết công tác thông tin khoa học
quân sự với các hoạt động thông tin khoa học của các cơ quan Nhà nước và quân
đội các nước trong khu vực.
Bộ Quốc phòng cũng giao nhiệm vụ cho Trung tâm Thông tin Khoa học
Quân sự phối hợp với các cơ quan thông tin khoa học quân sự trong toàn quân khẩn
trương triển khai dự án “Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng” theo kế hoạch.
Như vậy, yêu cầu về việc ứng dụng CNTT mà cụ thể là xây dựng TVĐT
trong hoạt động thông tin khoa học quân sự là một nhiệm vụ cấp bách đối với hoạt
động thư viện toàn quân cũng như Thư viện TTNĐ Việt – Nga, một cơ quan nghiên
cứu khoa học hàng đầu có hợp tác nước ngoài.
33
Chƣơng 2: TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG THƢ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG
TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA
2.1 Giai đoạn hình thành nền tảng đầu tiên
2.1.1 Áp dụng Phần mềm Smilib:
Trong thời đại của công nghệ thông tin, việc ứng dụng máy tính và công
nghệ số vào tất cả các mặt hoạt động trong đời sống ngày càng trở nên rộng rãi.
Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin thư viện cũng đã dần trở nên quen
thuộc và có nhiều hiệu quả. Nhận thức rõ được vai trò của CNTT TTNĐ Việt - Nga
cũng đã có những ứng dụng CNTT vào hoạt động thông tin thư viện từ năm 2006
bằng việc đầu tư phần mềm Smilib của Công ty truyền thông CMC vào việc quản lý
thư viện.
Phần mềm SmiLib là giải pháp thư viện điện tử cho các thư viện mô hình
vừa và nhỏ tại Việt Nam. SmiLib đáp ứng đầy đủ các chức năng nghiệp vụ của một
thư viện hiện đại, bên cạnh đó kế thừa và phát triển các yếu tố truyền thống và đặc
thù của các thư viện Việt Nam. SmiLib có khả năng tích hợp với các hệ thống thông
tin thư viện khác để khai thác và trao đổi dữ liệu, từng bước đưa thư viện Việt Nam
dần hòa nhập với hệ thống thông tin thư viện thế giới [3].
Các đặc tính nổi bật của chƣơng trình SMILIB:
 Có đầy đủ các tính năng phục vụ cho thư viện vừa và nhỏ.
 Áp dụng các công nghệ hiện đại vào lĩnh vực quản trị thư viện
truyền thống, biến thư viện thực sự trở thành trung tâm thông tin.
 Dễ sử dụng và dễ quản trị.
 Công cụ tìm kiếm và tra cứu mạnh qua mạng LAN, WAN và
Internet.
 Cho phép xem nội dung tài liệu (ảnh, nhạc, phim, văn bản) từ xa.
 Hỗ trợ đa ngôn ngữ (Unicode).
 Biên mục thuận tiện, linh hoạt theo chuẩn MARC21, hiển thị dưới
dạng MARC21 hoặc ISBD.
34
 Tích hợp mã vạch nhằm hỗ trợ lưu thông, quản lý bạn đọc, biên
mục.
 Sử dụng tất cả các khung phân loại hiện có.
 Nhập biểu ghi theo MARC21, CDS/ISIS.
Với việc áp dụng phần mềm Smilib Thư viện Trung tâm đã tiến hành nhập
CSDL hồi cố cho sách và xây dựng các cơ sở dữ liệu. Một số khâu nghiệp vụ truyền
thống đã được giảm bớt như là viết phích, viết nhãn sách... vì phần mềm cũng đã
hỗ trợ cho việc in nhãn sách, in phích mục lục trên máy. Phần mềm cũng cho phép
in mã vạch cho sách để phục vụ cho việc quản lý tài liệu và cho mượn bằng mã
vạch. Như vậy có thể nói, khi áp dụng phần mềm thì một số khâu nghiệp vụ của chu
trình này đã được hiện đại hóa vì vậy đã giảm bớt thời gian và công sức của cán bộ
thư viện.
Tuy nhiên việc sử dụng phần mềm cũng chưa thực sự hiệu quả do phần mềm
Smilib của Công ty CMC chưa tích hợp được các công đoạn nghiệp vụ, việc bổ
sung tài liệu được triển khai song song với việc biên mục chính vì vậy mà cán bộ ở
đây chủ yếu chỉ áp dụng module Biên mục mà chưa khai thác tính năng của module
bổ sung
Hạn chế của phần mềm là ở khâu bổ sung tài liệu. Với yêu cầu của một phần
mềm thư viện hiện đại cho phép thư viện có thể liên hệ với nhà xuất bản qua mạng
để tiến hành bổ sung tài liệu mà cán bộ không phải trực tiếp đi chọn lựa và bổ sung
sách trực tiếp tại nhà xuất bản. Có thể nói nếu việc này có thể thực hiện được thì sẽ
giảm được rất nhiều thời gian, công sức cũng như kinh phí của cán bộ và của chính
thư viện. Việc lựa chọn phần Smilib của Công ty CMC với một thư viện vừa và nhỏ
như Thư viện TTNĐ Việt – Nga là một phù hợp, tuy nhiên vì là phần mềm nhỏ nên
nó cũng có một số hạn chế ở Module Bổ sung: đó là chưa cho phép thư viện bổ
sung qua mạng và quản lý các đơn đặt. Chính vì vậy mà khi cần bổ sung tài liệu các
cán bộ ở đây vẫn phải trực tiếp đi chọn sách để bổ sung theo phương thức truyền
thống.
+ Hạ tầng thông tin:
35
Năm 2005, thư viện đã được đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin. Lúc
này với nguồn kinh phí còn hạn hẹp Trung tâm đầu tư một máy chủ của hãng IBM
dành cho việc lưu trữ thông tin, chạy các ứng dụng phục vụ cho toàn bộ hệ thống
như tìm kiếm, cập nhật, chạy phần mềm tin học hoá hoạt động nghiệp vụ thư viện
tích hợp. Ngoài ra còn có 4 máy trạm để cán bộ làm việc mà chưa có hệ thống tra
cứu trên máy cho bạn đọc. Việc ứng dụng tin học này đã đẩy mạnh hoạt động của
thư viện trong việc quản lý tài liệu và phục vụ bạn đọc, thư viện đã xây dựng được
các CSDL thư mục như CSDL sách, bài trích, luận án luận văn, báo cáo khoa học...
với tổng số gần 5.000 biểu ghi.
+ Kết quả đạt được trong giai đoạn này:
Những CSDL thư viện đã làm được trong giai đoạn này gồm:
Stt Tên CSDL ĐVT 2006 2007 2008 2009 Ghi chú
1 CSDL thư mục
sách
Biểu ghi 2748 2899 3502 4235
2 CSDL thư mục
bài trích
Biểu ghi 52 64 182 184
3 CSDL BCKH,
LA-LV
Biểu ghi 70 235 280 310
4 CSDL thư mục
CD-ROM
Biểu ghi 27 50 180 431
Bảng 2.1: Các CSDL xây dựng trong giai đoạn từ 2006 đến năm 2009
2.1.2 Xây dựng CSDL toàn văn với phần mềm mã nguồn mở
Greenstone:
Trong thời gian đầu xây dựng TVĐT Trung tâm đã xác định việc xây dựng
các CSDL toàn văn đóng vai trò rất quan trọng, tuy nhiên việc áp dụng phần mềm
36
Smilib chưa đáp ứng được việc xây dựng CSDL toàn văn phục vụ bạn đọc. Chính vì
vậy giải pháp lựa chọn là việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở Thư viện số
Greenstone vào việc xây dựng kho tài nguyên số hoá tại đây.
Hình 2.1: Màn hình tìm kiếm của phần mềm Greenstone
Phần mềm mã nguồn mở Greenstone [2] là sản phẩm của dự án New Zealand
Digital Library của trường Đại học University of Waikato, được phát triển và phân
phối với sự tham gia của UNESCO và Human Info NGO vào tháng 8 năm 2000.
Đây là bộ phần mềm dùng để tạo lập và phân phối các bộ sưu tập thư viện số. Nó
cung cấp một phương pháp mới để tổ chức và xuất bản thông tin trên Internet hoặc
trên CD-ROM.
Greenstone tương thích với hệ điều hành Windows, Unix và Mac OS X. Việc
phân phối bao gồm các bản cài đặt cho tất cả các phiên bản của Windows, Linux và
Mac OS X. Nó cũng cung cấp toàn bộ source code của hệ thống để người sử dụng
37
có thể biên dịch lại bằng Microsoft C++ hoặc gcc. Phần mềm đi kèm với
Greenstone cũng đều miễn phí, ví dụ như Apache Webserver và PERL. Người sử
dụng có thể dùng các trình duyệt Web điển hình là Netscape Navigator hoặc
Internet Explorer.
Tháng 10 năm 2008, Thư viện tiến hành cài đặt và áp dụng phần mềm
Greenstone vào việc xây dựng các bộ sưu tập số của thư viện. Các tài liệu chủ yếu
được đưa vào CSDL là các luận án, luận văn của cán bộ, các báo cáo khoa học của
các đơn vị...
Từ khi áp dụng phần mềm Greenstone thư viện dã xây dựng được các
CSDL toàn văn là:
CSDL luận án, luận văn với gần 5000tr.
CSDL báo cáo khoa học với hơn 7000tr.
Tuy nhiên, các CSDL này vẫn đang trong giai đoạn cập nhật thông tin,
chưa được bao gói trên CD do vậy mà việc phục vụ bạn đọc hầu như chưa thực hiện
được.
Việc sử dụng Greenstone để quản lý các bộ sưu tập tài liệu số hoá toàn văn là
các công trình nghiên cứu khoa học theo các hướng nghiên cứu của Trung tâm tuy
đã được triển khai từ năm 2006 nhưng không tránh khỏi những bỡ ngỡ và khó khăn.
Đội ngũ cán bộ nhân viên Thư viện và các cộng tác viên Thư viện còn chưa mấy
thành thạo khi tác nghiệp trên phần mềm này và kinh nghiệm triển khai Greenstone
ở các đơn vị bạn cũng cho thấy: Greenstone cần được chỉnh sửa ít nhiều thì mới có
thể đáp ứng cả nhu cầu quản lý nguồn tin của thư viện và cả nhu cầu khai thác hợp
lý của người dùng tin.
Do những hạn chế đó nên hiện nay Thư viện không tiếp tục sử dụng phần
mềm này trong xây dựng mới tài liệu số hoá toàn văn.
38
2.2 Giai đoạn nâng cao
Năm 2010, Thư viện Trung tâm là một trong những đơn vị được tham gia
vào Dự án Thư viện số dùng chung trong Bộ Quốc phòng do Trung tâm Thông tin
Khoa học Quân sự là chủ dự án. Thư viện được đầu tư cơ sở hạ tầng thông tin và các
phần mềm thư viện Ilib, Dlib và cổng thông tin điện tử Portal phục vụ cho việc xây
dựng TVĐT.
2.2.1 Hạ tầng thông tin.
- Máy chủ:
Đến năm 2010, khi được tham gia vào Dự án Thư viện số dùng chung trong
Bộ Quốc phòng do Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự - Bộ Quốc phòng làm
chủ đầu tư, Thư viện TTNĐ Việt – Nga được đầu tư một hệ thống máy chủ mới để
phục vụ cho công tác gồm 2 máy chủ hiệu IBM. Hệ thống máy chủ này gồm 1 máy
chủ cơ sở dữ liệu, 1 máy chủ dữ liệu số và một tủ Rack để máy chủ.
- Máy chủ cơ sở dữ liệu: thực hiện chức năng quản trị hệ thống dữ liệu thông
tin thư viện. Hiện máy chủ cũng được cài đặt hệ quản lý thư viện tích hợp Ilib với
đầy đủ các tác nghiệp của một hệ thống thông tin thư viện điện tử hiện đại. Máy chủ
cơ sở dữ liệu hiện lưu trữ dữ liệu của thư viện như: thông tin biên mục, xếp kho, số
mã hiệu…
- Máy chủ dữ liệu số: dùng để chạy phần mềm quản lý tài liệu số Dlib và lưu
trữ rất nhiều dữ liệu số. Máy chủ này không chỉ lưu giữ nội dung tóm tắt của các tài
liệu và tư liệu mà còn lưu trữ cả thông tin đầy đủ của bản thân tư liệu đó. Ngoài các
dữ liệu dạng văn bản được số hoá còn có các file ảnh và dữ liệu audio/video được
số hoá.
Hai máy chủ này còn thực hiện chức năng dự phòng Bakup dữ liệu trong
trường hợp có sự cố.
39
Có thể nhận xét, hệ thống máy chủ của thư viện đã đáp ứng được các yêu cầu
sau:
- Hệ thống máy chủ được thiết kế có khả năng mở rộng cả về chiều rộng
cũng như chiều sâu để đáp ứng nhu cầu mở rộng đối tượng phục vụ của hệ thống.
- Số lượng máy chủ được xác định theo nhu cầu của các phân hệ của hệ
thống.
- Các máy chủ sử dụng loại có thể đưa được vào Rack để giảm diện tích sử
dụng và dễ dàng trong quản trị.
- Các máy chủ phụ thuộc vào các chức năng khác nhau sẽ được xem xét về
số lượng cũng như dòng máy, cấu hình và hệ điều hành tương ứng. Các máy chủ
CSDL định hướng sử dụng máy chủ UNIX với vi xử lý RISC để đảm bảo khả năng
xử lý CSDL nhanh chóng.
Tuy nhiên, hiện tại hai máy chủ của thư viện vừa thực hiện chức năng quản
trị và lưu trữ dữ liệu vừa thực hiện chức năng dự phòng trong trường hợp có sự cố
mà trên thực tế thì thư viện nên có thêm một máy chủ chuyên thực hiện chức năng
dự phòng Backup dữ liệu.
- Máy trạm:
Thư viện cũng được đầu tư hệ thống máy trạm gồm 24 máy tính Intel Dual
Core 3.2 Ghz, Ram 1G, ổ cứng 160 G… là công cụ làm việc cho cán bộ thư viện
hằng ngày quản trị mạng, nhập cơ sở dữ liệu và để bạn đọc tra cứu thông tin.
Trong đó có 4 máy nghiệp vụ để cán bộ thư viện làm việc hàng ngày.
Ngoài ra hệ thống máy trạm được bố trí 10 máy tính cho bạn đọc truy cập
Internet, 06 máy để bạn đọc tìm tin và truy cập mạng MISTEN và 4 máy dùng cho
việc số hóa tài liệu, 4 máy này được cài đặt phần mềm việt hóa vndoc.
- Hệ thống mạng:
Hệ thống mạng gồm 2 server kết nối qua hệ thống mạng LAN và kết nối
vào hệ thống mạng Truyền số liệu quân sự, vừa làm công tác nghiệp vụ thư viện số
tại Trung tâm NĐViệt - Nga vừa làm công tác tiếp nhận thông tin từ mạng Misten.
40
Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống mạng thư viện điện tử tại Trung tâm NĐ Việt -Nga
Hệ thống mạng ở đây là kiểu hỗn hợp. Tốc độ từ 10-100 Mbps đối với
mạng nội bộ và từ 2-100Mbps đối với mạng truyền số liệu.
Giao thức kiểu TCP/IP.
Hệ điều hành cho Server là Windows 2003, Database dùng cho cơ sở dữ
liệu sử dụng phần mềm Oracle 9-10i.
Hệ thống mạng TVS tại TTNĐViệt - Nga còn có bộ phận lưu trữ dữ liệu
của Trung tâm TTKHQS. Đây là Trung tâm phòng tránh thảm họa đề phòng rủi ro
trong trường hợp trung tâm dữ liệu của Trung tâm TTKHQS bị mất do thiên tai
thảm họa.
Các bộ lưu trữ NetApp có dung lượng TB đặt chung trong hệ thống và
được Backup thường xuyên.
Mạng LAN có sử dụng các bộ chuyển mạch autoSwitch tốc độ 100/1000
Mbps có thể định tuyến và tránh được hiện tượng thắt nút cổ chai do được phân bố
theo cụm đồng đều.
41
- Hệ thống an ninh thông tin: Thư viện cũng được đầu tư các thiết bị hỗ trợ
nhằm đảm bảo an toàn hệ thống thông tin như Bộ lưu điện SUA3000 RMI2U –
Smart – UPS, Thiết bị cắt sét, chống sét cho đường mạng, đường thoại … …
- Các thiết bị ngoại vi: Thư viện được đầu tư các thiết bị hỗ trợ như:
+ 01 máy quét A3, 03 máy quét A4, 01 máy quét ảnh máy Scaner A4 để
phục vụ cho việc số hóa tài liệu.
+ 02 máy in, 01 máy in thẻ, 01 máy in mã vạch
+ Máy ảnh kỹ thuật số, máy quay phim kỹ thuật số…
+ 01 máy chiếu Panasonic PT-LB2EA
+ Đầu đọc mã vạch Zebex Z 3 100 Magic C
+ IP Camera Panasonic BL-C111CE
+ Màn hình tinh lỏng
- Thiết bị kiểm soát vào/ra: Hiện thư viện được đầu tư lắp đặt 03 camera
quan sát tại Phòng đọc, Phòng máy chủ và Kho mở để giám sát, quản lý và đảm bảo
an toàn cho các kho mở.
Ngoài ra, Thư viện cũng được đầu tư thêm các trang thiết bị như máy điều
hòa nhiệt độ, bàn, ghế…
2.2.2 Phần mềm thƣ viện ILIB
2.2.2.1 Giới thiệu về phần mềm ILIB
ILIB là giải pháp TVĐT cho các thư viện tại Việt Nam do CMC nghiên cứu
và phát triển. Đây là một hệ thống thư viện tích hợp với các module được thiết kế
nhằm đáp ứng các nhu cầu của các thư viện trong nước, từ các thư viện công cộng,
thư viện các trường đại học, thư viện chuyên ngành đến các trung tâm thông tin
trong toàn quốc.
42
Hình 2.3: Màn hình giao diện chính phần mềm ILIB
ILIB quản trị các quy trình nghiệp vụ chuẩn của một thư viện hiện đại như bổ
sung, biên mục, tra cứu trực tuyến (OPAC), quản lý lưu thông tài liệu (ấn phẩm và
các nguồn tin điện tử), quản lý xuất bản phẩm nhiều kỳ (tạp chí, tập san, báo,...), quản
lý kho tài liệu, quản lý thông tin về bạn đọc, quản trị hệ thống – tất cả đều có thể kết
hợp dùng mã vạch. Đặc biệt, tất cả các module được tích hợp vào trong một hệ thống
thống nhất và có thể liên thông chuyển đổi tương tác với nhau một cách dễ dàng.
Phần mềm ILIB có những tính năng nổi bật sau:
- Hỗ trợ khổ mẫu biên mục đọc máy MARC21
- Tuân thủ các tiêu chuẩn và quy tắc mô tả thư mục ISBD, AACR2
- Tích hợp mã vạch với các phân hệ, tích hợp cổng từ, tích hợp với công
nghệ 3M
- Hỗ trợ tiếng Việt và các ngôn ngữ khác như: tiếng Anh, tiếng Pháp,
Tiếng Nga, tiếng Trung,…
43
- Công cụ tìm kiếm mạnh với khả năng tìm kiếm toàn văn, tìm kiếm chính
xác và tìm kiếm không dấu, tra cứu qua Z3950,…
- Thống kê, báo cáo đa dạng và tùy biến trong từng phân hệ
- Xuất nhập dữ liệu theo chuẩn MARC21
Cấu trúc của Ilib, gồm các modul sau:
Module Bổ sung
Module Biên tập
Module quản lý Kho
Module Lưu thông (quản lý bạn đọc và mượn trả tài liệu)
Module Báo, tạp chí
Module Quản trị hệ thống
Hiện nay, tại Thư viện Trung tâm đang ứng dụng một số Module sau:
+ Module bổ sung
+ Module biên mục
+ Module Quản lý kho
+ Module quản lý lưu thông tài liệu
2.2.2.2 Thực trạng triển khai ứng dụng Module bổ sung:
Cùng với sự phát triển vượt bậc của CNTT và truyền thông, nhiều loại hình tài
liệu xuất hiện dẫn đến nguồn lực thông tin trong thư viện ngày một phong phú và đa
dạng. Ngoài các loại dưới dạng giấy in truyền thống, còn có các loại tài liệu điện tử, các
nguồn thông tin điện tử được khai thác truy cập thông qua các thiết bị truyền tin hiện đại
đang ngày một phát triển và chiếm ưu thế. Các loại tài liệu điện tử như: Sách điện tử ( E-
book), tạp chí điện tử ( E-juornal), và các cơ sở dữ liệu trực tuyến (online).
- Hiện nay Thư viện Trung tâm thực hiện việc bổ sung theo 3 nguồn chủ yếu
là: nguồn mua, nguồn nộp lưu chiểu, và nguồn tặng biếu, tài trợ. Các tài liệu thuộc
diện bổ sung của Thư viện là tài liệu về các ngành khoa học cơ bản, sách học tiếng,
tài liệu tra cứu, luận văn - luận án, NCKH,… phục vụ công tác nghiên cứu khoa học
của đơn vị.
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdf
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdf
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdf
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdf
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdf
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdf

More Related Content

Similar to NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdf

Tìm hiểu một số vấn đề về Liên hợp thư viện về các nguồn tin điện tử ở Việt N...
Tìm hiểu một số vấn đề về Liên hợp thư viện về các nguồn tin điện tử ở Việt N...Tìm hiểu một số vấn đề về Liên hợp thư viện về các nguồn tin điện tử ở Việt N...
Tìm hiểu một số vấn đề về Liên hợp thư viện về các nguồn tin điện tử ở Việt N...HanaTiti
 
Gioi thieu nang luc Trung tam Hoc lieu - Dai hoc Thai Nguyen
Gioi thieu nang luc Trung tam Hoc lieu - Dai hoc Thai NguyenGioi thieu nang luc Trung tam Hoc lieu - Dai hoc Thai Nguyen
Gioi thieu nang luc Trung tam Hoc lieu - Dai hoc Thai NguyenHieu Thieu
 
Ứng Dụng Web Ngử Nghĩa Xây Dựng Hệ Thống Phục Vụ Thanh Niên Làm Kinh Tế Tại H...
Ứng Dụng Web Ngử Nghĩa Xây Dựng Hệ Thống Phục Vụ Thanh Niên Làm Kinh Tế Tại H...Ứng Dụng Web Ngử Nghĩa Xây Dựng Hệ Thống Phục Vụ Thanh Niên Làm Kinh Tế Tại H...
Ứng Dụng Web Ngử Nghĩa Xây Dựng Hệ Thống Phục Vụ Thanh Niên Làm Kinh Tế Tại H...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Thiết kế Website và cơ sở dữ liệu cho hệ thống giám sát và cảnh báo chất lượn...
Thiết kế Website và cơ sở dữ liệu cho hệ thống giám sát và cảnh báo chất lượn...Thiết kế Website và cơ sở dữ liệu cho hệ thống giám sát và cảnh báo chất lượn...
Thiết kế Website và cơ sở dữ liệu cho hệ thống giám sát và cảnh báo chất lượn...Man_Ebook
 
Bài Giảng Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Các Thư Viện Công Cộng Ở Việt Nam
Bài Giảng Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Các Thư Viện Công Cộng Ở Việt Nam Bài Giảng Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Các Thư Viện Công Cộng Ở Việt Nam
Bài Giảng Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Các Thư Viện Công Cộng Ở Việt Nam nataliej4
 
Tìm hiểu công tác biên mục mô tả tại thư viện quốc gia việt nam 4165333
Tìm hiểu công tác biên mục mô tả tại thư viện quốc gia việt nam 4165333Tìm hiểu công tác biên mục mô tả tại thư viện quốc gia việt nam 4165333
Tìm hiểu công tác biên mục mô tả tại thư viện quốc gia việt nam 4165333jackjohn45
 
Phan mem thu vien dien tu Comtek.Lib
Phan mem thu vien dien tu Comtek.LibPhan mem thu vien dien tu Comtek.Lib
Phan mem thu vien dien tu Comtek.LibSnoozeloop AF
 
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...nataliej4
 
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...PinkHandmade
 
Gioi thieu nguon tai nguyen thong tin tthl dhtn nov 2012
Gioi thieu nguon tai nguyen thong tin tthl dhtn nov 2012Gioi thieu nguon tai nguyen thong tin tthl dhtn nov 2012
Gioi thieu nguon tai nguyen thong tin tthl dhtn nov 2012Hieu Thieu
 
Phan mem quan ly thu vien dien tu truong hoc comtek.lib.school v1
Phan mem quan ly thu vien dien tu truong hoc comtek.lib.school v1Phan mem quan ly thu vien dien tu truong hoc comtek.lib.school v1
Phan mem quan ly thu vien dien tu truong hoc comtek.lib.school v1Snoozeloop AF
 
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Thủy lợi
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Thủy lợi Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Thủy lợi
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Thủy lợi nataliej4
 
Tìm hiểu công tác tự động hóa tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại h...
Tìm hiểu công tác tự động hóa tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại h...Tìm hiểu công tác tự động hóa tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại h...
Tìm hiểu công tác tự động hóa tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại h...nataliej4
 
đồ áN khảo sát, thiết kế và xây dựng mạng lan trường thpt văn lâm hưng yên ...
đồ áN khảo sát, thiết kế và xây dựng mạng lan trường thpt văn lâm   hưng yên ...đồ áN khảo sát, thiết kế và xây dựng mạng lan trường thpt văn lâm   hưng yên ...
đồ áN khảo sát, thiết kế và xây dựng mạng lan trường thpt văn lâm hưng yên ...Hate To Love
 
Nghiên Cứu Các Tiêu Chuẩn Việt Nam Về Thông Tin Tư Liệu Khoa Học Và Công Nghệ
Nghiên Cứu Các Tiêu Chuẩn Việt Nam Về Thông Tin Tư Liệu Khoa Học Và Công Nghệ Nghiên Cứu Các Tiêu Chuẩn Việt Nam Về Thông Tin Tư Liệu Khoa Học Và Công Nghệ
Nghiên Cứu Các Tiêu Chuẩn Việt Nam Về Thông Tin Tư Liệu Khoa Học Và Công Nghệ nataliej4
 

Similar to NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdf (20)

Tìm hiểu một số vấn đề về Liên hợp thư viện về các nguồn tin điện tử ở Việt N...
Tìm hiểu một số vấn đề về Liên hợp thư viện về các nguồn tin điện tử ở Việt N...Tìm hiểu một số vấn đề về Liên hợp thư viện về các nguồn tin điện tử ở Việt N...
Tìm hiểu một số vấn đề về Liên hợp thư viện về các nguồn tin điện tử ở Việt N...
 
Gioi thieu nang luc Trung tam Hoc lieu - Dai hoc Thai Nguyen
Gioi thieu nang luc Trung tam Hoc lieu - Dai hoc Thai NguyenGioi thieu nang luc Trung tam Hoc lieu - Dai hoc Thai Nguyen
Gioi thieu nang luc Trung tam Hoc lieu - Dai hoc Thai Nguyen
 
Ứng Dụng Web Ngử Nghĩa Xây Dựng Hệ Thống Phục Vụ Thanh Niên Làm Kinh Tế Tại H...
Ứng Dụng Web Ngử Nghĩa Xây Dựng Hệ Thống Phục Vụ Thanh Niên Làm Kinh Tế Tại H...Ứng Dụng Web Ngử Nghĩa Xây Dựng Hệ Thống Phục Vụ Thanh Niên Làm Kinh Tế Tại H...
Ứng Dụng Web Ngử Nghĩa Xây Dựng Hệ Thống Phục Vụ Thanh Niên Làm Kinh Tế Tại H...
 
Thiết kế Website và cơ sở dữ liệu cho hệ thống giám sát và cảnh báo chất lượn...
Thiết kế Website và cơ sở dữ liệu cho hệ thống giám sát và cảnh báo chất lượn...Thiết kế Website và cơ sở dữ liệu cho hệ thống giám sát và cảnh báo chất lượn...
Thiết kế Website và cơ sở dữ liệu cho hệ thống giám sát và cảnh báo chất lượn...
 
Công Cụ Dữ Liệu
Công Cụ Dữ LiệuCông Cụ Dữ Liệu
Công Cụ Dữ Liệu
 
Bài Giảng Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Các Thư Viện Công Cộng Ở Việt Nam
Bài Giảng Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Các Thư Viện Công Cộng Ở Việt Nam Bài Giảng Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Các Thư Viện Công Cộng Ở Việt Nam
Bài Giảng Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Các Thư Viện Công Cộng Ở Việt Nam
 
Tìm hiểu công tác biên mục mô tả tại thư viện quốc gia việt nam 4165333
Tìm hiểu công tác biên mục mô tả tại thư viện quốc gia việt nam 4165333Tìm hiểu công tác biên mục mô tả tại thư viện quốc gia việt nam 4165333
Tìm hiểu công tác biên mục mô tả tại thư viện quốc gia việt nam 4165333
 
Phan mem thu vien dien tu Comtek.Lib
Phan mem thu vien dien tu Comtek.LibPhan mem thu vien dien tu Comtek.Lib
Phan mem thu vien dien tu Comtek.Lib
 
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...
 
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...
 
Gioi thieu nguon tai nguyen thong tin tthl dhtn nov 2012
Gioi thieu nguon tai nguyen thong tin tthl dhtn nov 2012Gioi thieu nguon tai nguyen thong tin tthl dhtn nov 2012
Gioi thieu nguon tai nguyen thong tin tthl dhtn nov 2012
 
Phan mem quan ly thu vien dien tu truong hoc comtek.lib.school v1
Phan mem quan ly thu vien dien tu truong hoc comtek.lib.school v1Phan mem quan ly thu vien dien tu truong hoc comtek.lib.school v1
Phan mem quan ly thu vien dien tu truong hoc comtek.lib.school v1
 
Tin hoc can ban bai tap
Tin hoc can ban   bai tapTin hoc can ban   bai tap
Tin hoc can ban bai tap
 
Đề tài: Thống kê trực tuyến số liệu dịch hại trên lúa tại Trà Vinh
Đề tài: Thống kê trực tuyến số liệu dịch hại trên lúa tại Trà VinhĐề tài: Thống kê trực tuyến số liệu dịch hại trên lúa tại Trà Vinh
Đề tài: Thống kê trực tuyến số liệu dịch hại trên lúa tại Trà Vinh
 
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Thủy lợi
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Thủy lợi Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Thủy lợi
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Thủy lợi
 
Tìm hiểu công tác tự động hóa tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại h...
Tìm hiểu công tác tự động hóa tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại h...Tìm hiểu công tác tự động hóa tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại h...
Tìm hiểu công tác tự động hóa tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại h...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thư viện tại Thư viện Quốc gia, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về thư viện tại Thư viện Quốc gia, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về thư viện tại Thư viện Quốc gia, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về thư viện tại Thư viện Quốc gia, 9đ
 
Đề tài: Xây dựng Web bán và giới thiệu văn phòng phẩm, HAY
Đề tài: Xây dựng Web bán và giới thiệu văn phòng phẩm, HAYĐề tài: Xây dựng Web bán và giới thiệu văn phòng phẩm, HAY
Đề tài: Xây dựng Web bán và giới thiệu văn phòng phẩm, HAY
 
đồ áN khảo sát, thiết kế và xây dựng mạng lan trường thpt văn lâm hưng yên ...
đồ áN khảo sát, thiết kế và xây dựng mạng lan trường thpt văn lâm   hưng yên ...đồ áN khảo sát, thiết kế và xây dựng mạng lan trường thpt văn lâm   hưng yên ...
đồ áN khảo sát, thiết kế và xây dựng mạng lan trường thpt văn lâm hưng yên ...
 
Nghiên Cứu Các Tiêu Chuẩn Việt Nam Về Thông Tin Tư Liệu Khoa Học Và Công Nghệ
Nghiên Cứu Các Tiêu Chuẩn Việt Nam Về Thông Tin Tư Liệu Khoa Học Và Công Nghệ Nghiên Cứu Các Tiêu Chuẩn Việt Nam Về Thông Tin Tư Liệu Khoa Học Và Công Nghệ
Nghiên Cứu Các Tiêu Chuẩn Việt Nam Về Thông Tin Tư Liệu Khoa Học Và Công Nghệ
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfNuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfNuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdfNuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfNuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THUỲ LINH NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƢ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC THƢ VIỆN
  • 2. Hà Nội - 2012
  • 3. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VŨ THUỲ LINH NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THƢ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA Chuyên ngành: Khoa học Thƣ viện Mã số: 60 32 20 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC THƢ VIỆN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN VIẾT Hà Nội - 2012
  • 4. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ Luận văn đã chỉnh sửa theo ý kiến đóng góp của Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ, gồm một số nội dung sau: 1. Sửa tên tiêu đề chương 2 thành “Tiến trình xây dựng Thƣ viện điện tử Tại Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga” để phù hợp với việc phân chia giai đoạn khảo sát trong nội dung, 2. Bỏ các cụm từ “Một số” và “Đẩy mạng hoàn thiện” trong tiêu đề chương 3 và sửa lại thành “Giải pháp hoàn thiện Thƣ viện điện tử tại Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga”. 3. Rút gọn một số thông tin về các phần mềm. 4. Sắp xếp lại danh mục các từ viết tắt, tách các từ tiếng Việt và tiếng Anh riêng. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TS. TẠ BÁ HƢNG
  • 5. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo TS. Lê Văn Viết, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin được tỏ lòng cảm ơn tới các thầy cô giáo, giảng viên trong và ngoài khoa Thông tin – Thư viện của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Cảm ơn các đồng nghiệp đang công tác tại Phòng Thông tin Khoa học Quân sự, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, xin được dành lời cảm ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè đã dành cho tôi sự ủng hộ hết sức nhiệt tình, đã luôn quan tâm và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận văn này. Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2012 Vũ Thuỳ Linh
  • 6. MỤC LỤC Tr. MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 7 Chương 1: THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ VỚI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA 7 1.1 Cơ sở lý luận về thư viện điện tử 7 1.1.1 Khái niệm thư viện điện tử 7 1.1.2 Các yếu tố cấu thành thư viện điện tử 14 1.2 Vài nét về Thư viện Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga 23 1.2.1 Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ của Thư viện Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga 23 1.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực 26 1.2.3 Người dùng tin và nhu cầu tin 27 1.3 Vai trò của thư viện điện tử đối với công tác nghiên cứu khoa học tại Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga 31 Chương 2: TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA 33 2.1 Giai đoạn hình thành nền tảng đầu tiên 33 2.1.1 Áp dụng Phần mềm Smilib: 33 2.1.2 Xây dựng CSDL toàn văn với phần mềm mã nguồn mở Greenstone 35 2.2 Giai đoạn nâng cao 38 2.2.1 Hạ tầng thông tin. 38
  • 7. 2.2.2 Phần mềm thư viện ILIB 41 2.2.2.1 Giới thiệu về phần mềm ILIB (Integrate Library Solutions) 41 2.2.2.2 Thực trạng triển khai ứng dụng Module Bổ sung 43 2.2.2.3 Thực trạng triển khai ứng dụng Module Biên mục 47 2.2.2.4 Thực trạng triển khai ứng dụng Module Quản lý Kho 51 2.2.2.5 Thực trạng triển khai ứng dụng Module Lưu thông 54 2.2.3 Ứng dụng phần mềm thư viện số DLIB 58 2.2.3.1 Giới thiệu phần mềm DLIB 58 2.2.3.2 Ứng dụng DLIB vào quản lý tài liệu số hoá 60 2.2.4 Ứng dụng phần mềm cổng thông tin tích hợp PORTAL 63 2.2.4.1 Giới thiệu phần mềm cổng thông tin tích hợp PORTAL 63 2.2.4.2 Ứng dụng phần mềm cổng thông tin tích hợp PORTAL vào phục vụ tra cứu dữ liệu 66 2.3. Nguồn tài nguyên thông tin điện tử 69 2.4. Người dùng tin điện tử 73 2.5. Cán bộ thư viện điện tử 78 2.6. Nhận xét, đánh giá việc xây dựng thư viện điện tử tại Thư viện Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga. 81 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA 85
  • 8. 3.1 Giải pháp về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật 85 3.2 Nâng cao nguồn nhân lực cho xây dựng thư viện điện tử 87 3.3 Đào tạo người dùng tin 91 3.4 Tăng cường xây dựng nguồn lực thông tin điện tử 93 3.5 Tăng cường chia sẻ nguồn lực thông tin 96 3.6 Vấn đề bản quyền trong việc xây dựng nguồn lực thông tin điện tử 98 KẾT LUẬN 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
  • 9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCKH Báo cáo khoa học CBTV Cán bộ thư viện CNTT Công nghệ thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu ĐKCB Đăng ký cá biệt ĐKTQ Đăng ký tổng quát KHKT Khoa học kỹ thuật KH&CNQS Khoa học và Công nghệ quân sự NCT Nhu cầu tin NDT Người dùng tin TTNĐ Việt – Nga Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga TT-TV Thông tin – thư viện DLIB Digital Library (thư viện số) DOC Document (tài liệu) ILIB Integrate Library Solutions (giải pháp thư viện tích hợp) ISBD International Standard Bibilographic Description (mô tả thư mục theo tiêu chuẩn quốc tế) LAN Local Area Network (mạng nội bộ) MARC21 Khổ mẫu biên mục đọc máy OPAC Online Public Access Catalog (Mục lục truy cập công cộng trực tuyến)
  • 10. CÁC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU Hình 1.1: Tỷ lệ người dùng tin tại thư viện Hình 2.1: Màn hình giao diện chính phần mềm Greenstone Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống mạng TVĐT tại TTNĐ Việt - Nga Hình 2.3: Màn hình giao diện chính phần mềm ILIB Hình 2.4: Màn hình cửa sổ đơn nhận Hình 2.5: Màn hình chính module Biên mục Hình 2.6: Biểu ghi hiển thị theo ISBD/ MARC 21 Hình 2.7: Màn hình module quản lý kho Hình 2.8: Màn hình quản lý bạn đọc và lưu thông tài liệu Hình 2.9: Màn hình chính phần mềm DLIB Hình 2.10: Màn hình Trang chủ Portal Hình 2.11: Tỷ lệ biểu ghi các CSDL thư mục thư viện đã xây dựng Hình 2.12: Tỷ lệ biểu ghi các CSDL thư viện đã xây dựng từ 2006 đến 12/2011 Hình 2.13: Mức độ sử dụng thư viện của NDT Hình 2.14: Mục đích đến thư viện của NDT Hình 2.15: Thời gian đáp ứng NCT cho NDT
  • 11. CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1: Các nhóm NDT của thư viện Bảng 2.1: Bảng thống kê các CSDL xây dựng trong giai đoạn 2006- 2009 Bảng 2.2: Bảng thống kê các CSDL thư mục đã xây dựng đến nay Bảng 2.3: Bảng thống kê các CSDL thư mục đã xây dựng từ 2006- 12/2011 Bảng 2.4: Bảng thống kê nhu cầu về loại hình tài liệu của bạn đọc Bảng 2.5: Bảng thống kê những yêu cầu đảm bảo thư viện hoạt động hiệu quả
  • 12. 1 M MỞ Ở Đ ĐẦ ẦU U 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay , nhân loa ̣i đang chứ ng kiến cuộc cách ma ̣ ng khoa học công nghệ lần thứ 3, đó là cách ma ̣ng thông tin tư liê ̣u , cuộc cách ma ̣ng đang dẫn tới sự hình thành xã hội thông tin toàn cầu , một xã hội dựa trên nền tảng thông tin và trí tuê ̣ - hình thành một nền kinh tế tri thức , đây là yếu tố được coi như một động lực phát triển cơ bản . Thông tin khoa học và xã hội là những tri thứ c đã được tư liê ̣u hoá và trở thành một trong những nguồn lực để phát triển của mỗi quốc gia. Ở các nước phát triển trên thế giớ i, hê ̣thống thông tin thư viê ̣n đã được phát triển trải qua nhiều giai đoa ̣n khác nhau từ thư viê ̣n truyền thống hoàn toàn thủ công sang thư viê ̣n điê ̣n tử một phần (với một số tác nghiê ̣p được tự động hoá ) và gần đây nhất đó là thư viện điện tử (TVĐT). Thư viê ̣n điện tử với khả năng lưu trữ lượng dữ liê ̣u số khổng lồ , hầu hết các thao tác nghiê ̣p vụđược thực hiê ̣n hoàn toàn tự động trở nên phổ biến ở hầu hết các quốc gia tiên tiến . Cùng với sự phát triển của mạng Internet và hệ thống hạ tầng truyền thông , hê ̣thống các thư viê ̣n điện tử được kết nối với nhau thành một hê ̣thống thông tin thư viê ̣n liên thông . Hê ̣thống thư viê ̣n liên thông này đã trở thành nguồn thông t in khổng lồ cung cấp thông tin tới bạn đọc ở bất kỳ nơi nào trên thế giới không phụ thuộc vào vị trí địa lý hay vùng lãnh thổ. Với nhận định trên, để đáp ứng nhu cầu tin ngày càng cao, nội dung thông tin chuyên sâu, hình thức phong phú của bạn đọc hiện nay thì việc xây dựng thư viện theo hướng hiện đại là việc làm cấp bách. Việc thay đổi nhanh chóng nội dung hoạt động, quan điểm thư viện từ quản lý dữ liệu (hiện đang tồn tại tại thư viện) chuyển sang quản lý thông tin và tiến tới quản lý tri thức (trong thư viện hiện đại) chỉ có thể thực hiện được sau khi tiến hành cải tạo và xây dựng thư viện điện tử.
  • 13. 2 Không nằm ngoài sự phát triển đó, từ những năm cuối của thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI ở Việt Nam hàng loạt những dự án thư viện điện tử đã được triển khai đi vào hoạt động và có những hiệu quả nhất định như Dự án Thư viện điện tử Đại học Quốc gia Hà Nội, Dự án Thư viện điện tử Đại học Bách khoa Hà Nội, Dự án Thư viện điện tử Thư viện Hà Nội, Dự án Thư viện điện tử Thư viện Quốc gia… Để bắt kịp xu thế của sự hội nhập và phát triển của thế giới và trong nước, Thư viện Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga (TTNĐ Việt – Nga) - một cơ quan thông tin thư viện của một Trung tâm nghiên cứu khoa học hỗn hợp trực thuộc Bộ Quốc phòng cũng đã tiến hành ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin – thư viện, xây dựng thư viện điện tử từ năm 2005 với việc ứng dụng phần mềm Smilib; và phần mềm Greenstone trong việc xây dựng các CSDL. Năm 2010 Thư viện TTNĐ Việt – Nga là thành viên chính thức trong Dự án thư viện số dùng chung trong BQP, được trang bị phần mềm Ilib, Dlib… rất thuận lợi để xây dựng và hoàn thiện thư viện điện tử. Trong suốt quá trình xây dựng và triển khai thư viện điện tử tại đây đã đạt được những kết quả tích cực. Bên cạnh đó cũng còn một số hạn chế, bất cập về nhiều mặt ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung hoạt động và những hạn chế này tất yếu dẫn đến hiệu quả là chất lượng triển khai xây dựng thư viện điện tử và khả năng phục vụ vẫn chưa cao so với yêu cầu ngày càng cao của bạn đọc. Việc nghiên cứu một cách chuyên sâu, có hệ thống và toàn diện các khía cạnh của việc triển khai xây dựng thư viện điện tử tại Thư viện Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga là rất cần thiết, nhằm vạch ra những điểm còn chưa hoàn thiện và nguyên nhân của nó để từ đó đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm hoàn thiện và phát triển Thư viện điện tử tại đây. Chính vì những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Nghiên cứu hoàn thiện thư viện điện tử tại Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga/ Bộ Quốc phòng” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, chuyên ngành Thông tin – Thư viện tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 2. Tình hình nghiên cứu
  • 14. 3 Về vấn đề Thư viện điện tử ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu được thực hiện trong những năm gần đây: - Phạm Thị Mai (2009), “Nghiên cứu phát triển thư viện điện tử trong các trường đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay” - Nguyễn Hoàng Sơn (2003), Xây dựng mô hình thư viện điện tử ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. - Nguyễn Văn Hùng (1995) “Ứng dụng tin học trong các cơ quan thông tin – thư viện khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Hiện trạng và triển vọng”. - Vũ Thị Xuân Hương (2000), Ứng dụng tin học trong hoạt động Thư viện tỉnh Bắc Giang. Thực trạng và tương lai phát triển - Đỗ Tiến Vượng (2006) Ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Giao thông vận tải. Thực trạng và giải pháp Ngoài ra, còn có một số bài nghiên cứu được đăng tải trên nhiều báo, tạp chí, Website, đặc biệt là các báo, tạp chí, ấn phẩm điện tử chuyên ngành thông tin – thư viện như: - Nguyễn Tiến Đức (2005), “Xây dựng thư viện điện tử và vấn đề số hoá tài liệu ở Việt Nam”, Thông tin và Tư liệu số 2 - Nguyễn Minh Hiệp (2004), “Thế giới Thư viện số”, Bản tin Thư viện- Công nghệ thông tin, tr.2 – 13. - Vũ Thị Nha (2008), “Vài thách thức đối với Thư viện số và chiến lược đối phó”, Thư viện Việt Nam, tr. 19 – 24. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về việc xây dựng Thư viện điện tử của Thư viện Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu:
  • 15. 4 Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, phân tích, tổng hợp những vấn đề lý thuyết cơ bản nhất về thư viện điện tử và qua nghiên cứu khảo sát việc triển khai xây dựng Thư viện điện tử tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, luận văn đề xuất một số nhóm giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh việc hoàn thiện và đẩy nhanh việc xây dựng Thư viện điện tử tại Thư viện Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của các cán bộ Trung tâm. * Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài đi sâu giải quyết các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết về thư viện điện tử. - Khảo sát thực trạng xây dựng thư viện điện tử tại Thư viện Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga - Đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh hoàn thiện xây dựng thư viện điện tử tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga 4. Giả thuyết nghiên cứu Nếu xây dựng thành công thư viện điện tử tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga thì sẽ đáp ứng tốt nhu cầu đọc và nhu cầu thông tin của cán bộ, công nhân viên Trung tâm và góp phần nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học của Trung tâm. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: công tác xây dựng thư viện điện tử tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng xây dựng thư viện điện tử tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga từ năm 2003 và định hướng phát triển trong tương lai. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu
  • 16. 5 Bên cạnh việc vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trên các lĩnh vực Chính trị, Văn hoá, Khoa học - Công nghệ và Thông tin - Thư viện, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác để thực hiện đề tài: - Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu - Phương pháp quan sát - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi - Phương pháp đối chiếu, so sánh 7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài * Về mặt khoa học: - Góp phần làm rõ hơn các khái niệm về thư viện điện tử. - Đề cập một cách có hệ thống và toàn diện các yếu tố cấu thành thư viện điện tử. * Về mặt ứng dụng: - Xây dựng những giải pháp để đẩy mạnh hoàn thiện xây dựng thư viện điện tử tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga - Là tài liệu tham khảo đối với các cơ quan thông tin – thư viện trong khi tiến hành xây dựng thư viện điện tử. 8. Dự kiến kết quả nghiên cứu: - Làm rõ những vấn đề thư viện điện tử và các vấn đề liên quan đến quá trình xây dựng thư viện điện tử. - Làm rõ tình hình xây dựng thư viện điện tử tại Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga
  • 17. 6 - Đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh hoàn thiện xây dựng điện tử tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia làm ba chương: Chƣơng 1: Vai trò thƣ viện điện tử với Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga Chƣơng 2: Thực trạng xây dựng thƣ viện điện tử tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga Chƣơng 3: Một số giải pháp đẩy mạnh và hoàn thiện việc xây dựng thƣ viện điện tử tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga.
  • 18. 7 NỘI DUNG Chƣơng 1: VAI TRÒ THƢ VIỆN ĐIỆN TỬ VỚI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA 1.1 Cơ sở lý luận về thƣ viện điện tử 1.1.1 Khái niệm thư viện điện tử Theo quan điểm của UNESCO về thư viện công cộng thì thư viện được định nghĩa như sau: “Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ, hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ hoạ, nghe nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin nghiên cứu khoa học hoặc giải trí”. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ thông tin nhiều khái niệm thư viện mới xuất hiện. Khái niệm thư viện điện tử (TVĐT) xuất hiện trên thế giới từ những năm 1990. Từ đó đã có rất nhiều nghiên cứu và quan điểm khác nhau về khái niệm TVĐT cũng như xuất hiện nhiều khái niệm gần với khái niệm TVĐT như là thư viện số (TVS), thư viện ảo (TVA)… và đôi lúc chúng còn được dùng lẫn lộn với nhau. Mặc dù đến nay, khái niệm TVĐT đã khá quen thuộc với chúng ta nhưng vẫn chưa có một khái niệm TVĐT chính thức nào được công nhận thậm chí ngay cả trong từ điển chuyên ngành và cả trong Bách khoa thư thế giới về thông tin thư viện cũng không có thuật ngữ này. Sự bùng nổ thông tin ngày càng mạnh mẽ theo cấp số nhân, sự xuất hiện công nghệ điện tử trong xuất bản là nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện những khái niệm TVĐT khác nhau. * Khái niệm TVĐT theo quan điểm của các nhà thƣ viện nƣớc ngoài. Theo Hiệp hội nghiên cứu TV (Association of Research Library) thì các thuật ngữ như TVĐT, TVS, TVA được sử dụng với cùng một nội dung [32, tr.8] Theo tác giả Collier (1995) thì Thư viện điện tử được định nghĩa như là một môi trường gồm các tài liệu dưới dạng điện tử, được cấu trúc nhằm cung cấp một số
  • 19. 8 lượng thông tin lớn thông qua các máy tính hoặc các mạng viễn thông quốc tế. Theo cách định nghĩa này, Collier đã chú trọng đến loại hình tài liệu được lưu giữ và sử dụng trong TVĐT, chủ yếu là tài liệu điện tử [23, tr.10]. Còn Gary Gorman cho rằng TVĐT chính là TVS [23, tr.11]. Phillip Barker (1997) cho rằng: Trong TVĐT có sử dụng rộng rãi máy tính và các phương tiện hỗ trợ khác (bảng tra trực tiếp, tìm văn bản đầy đủ, lưu các biểu ghi tự động hoá, ra các quyết định bằng máy tính…) Tác giả nhấn mạnh đặc trưng của TVĐT là sử dụng phổ biến các phương tiện điện tử trong lưu trữ, tìm kiếm, và cung cấp thông tin. Theo ông, trong TVĐT, ngoài ấn phẩm điện tử vẫn còn tồn tại cả sách truyền thống [23, tr.11]. Tác giả Sylvie Tellier (1997) người Canada đưa ra định nghĩa như sau: TVĐT là thư viện có sử dụng hệ thống máy tính và các hệ thống phụ kiện của nó để lưu trữ, xử lý, cung cấp dịch vụ thông tin cho người sử dụng. Theo cách hiểu như vậy thì TVĐT ở đây có sử dụng máy tính trong việc quản lý, lưu trữ và phục vụ tìm kiếm thông tin [23, tr.11]. Qua việc tìm hiểu những quan điểm trên có thể thấy quan điểm của Sylvie Tellier và Phillip Barker giống nhau đều cho rằng trong TVĐT có sử dụng phương tiện điện tử trong việc lưu trữ, xử lý và cung cấp thông tin. * Khái niệm TVĐT theo quan điểm ở Việt Nam So với những nước phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thư viện ở Việt Nam khá muộn. Phải đến đầu những năm 1990, việc nghiên cứu triển khai áp dụng tin học hoá mới được các thư viện và các trung tâm thông tin lớn tiến hành. Chính vì vậy mà các công trình nghiên cứu về TVĐT cũng chưa gọi là nhiều. Tác giả Vũ Văn Sơn năm 1999 đã đưa ra các quan niệm về TVĐT của một số nhóm khác nhau như sau [33]:
  • 20. 9 - Nhóm thứ nhất quan niệm TVĐT là thư viện số hoá là thư viện không có sách, thông tin dưới dạng số và được lưu giữ trên các phương tiện khác nhau: bộ nhớ điện tử, đĩa quang, đĩa từ… - Nhóm thứ hai cho rằng: TVĐT là một thư viện tự động hoá, trong đó có sử dụng, lưu trữ cả các phương tiện truyền thống lẫn hiện đại. Quan điểm của nhóm thứ hai gần với quan điểm của tác giả Phillip Barker. - Nhóm thứ ba định nghĩa TVĐT là thư viện sử dụng mạng trong việc lưu trữ, bảo quản và phổ biến thông tin. Còn tác giả Hoàng Đức Liên và Nguyễn Hữu Ty có đưa ra định nghĩa TVĐT như sau: Một hệ thống thông tin trong đó các nguồn thông tin đều có sẵn dưới dạng có thể xử lý được bằng máy tính và trong đó tất cả các chức năng, bổ sung, lưu trữ, bảo quản, tìm kiếm, truy cập và hiển thị đều sử dụng kỹ thuật số[23, tr.12]. Có thể thấy rằng, ở Việt Nam cũng có nhiều quan điểm khác nhau về TVĐT nhưng đến nay vẫn chưa có sự phân biệt rõ ràng. Tuy vậy có thể kết luận TVĐT có những đặc điểm sau: - TV phải có vốn tư liệu điện tử (là những tư liệu được lưu giữ dưới dạng điện tử sao cho có thể truy nhập được bằng các thiết bị tin học). - Phải được tin học hoá, phải có một hệ quản trị TV tích hợp (bổ sung, biên mục, quản trị xuất bản phẩm định kỳ, kiểm soát lưu thông tư liệu, tổ chức mục lục truy nhập công cộng trực tuyến…) phải nối mạng (ít nhất là mạng cục bộ). - Phải cung cấp và tạo điều kiện cho người dùng tin các dịch vụ điện tử (yêu cầu và gia hạn mượn qua mạng, tìm tin trong các cơ sở dữ liệu, truy nhập và khai thác các nguồn tin tại chỗ và với tới các nguồn tin ở nơi khác). Tóm lại: TVĐT là TV trong đó có môi trường gồm các tài liệu điện tử, được cấu trúc nhằm cung cấp thông tin thông qua các máy tính và các mạng viễn thông. * Phân biệt khái niệm TVĐT với TVS, TVA, TV đa phƣơng tiện:
  • 21. 10 Như ta đã biết theo Hiệp hội nghiên cứu TV (Association of Research Library) thì các thuật ngữ như TVĐT, TVS, TVA được sử dụng với cùng một nội dung. Tuy nhiên khi tìm hiểu các khái niệm về TVS thì còn có các quan điểm khác nhau cả trên thế giới và ở Việt Nam Thư viện số: Định nghĩa của Liên đoàn Thư viện số - 1993: “TVS là các tổ chức cung cấp các nguồn lực – tài nguyên bao gồm cả các chuyên gia để lựa chọn, cấu trúc, cung cấp khả năng truy cập tới các nguồn tri thức phiên dịch, phân phối, bảo đảm tính vẹn toàn và tính lâu dài của các bộ sưu tập số để cho một cộng đồng hoặc một tập hợp cộng đồng người dùng tin xác định luôn có thể sử dụng một cách nhanh chóng, kịp thời và kinh tế [32; Tr.8] Theo Michael Lesk – 1997: “Các thư viện số là các bộ sưu tập thông tin số hoá được tổ chức. Chúng bao gồm việc cấu trúc và thu thập thông tin là các công việc mà các thư viện truyền thống vẫn luôn phải làm và các máy tính có nhiệm vụ trình bày các thông tin số đó… Một thư viện số thực sự cũng tạo ra các nguyên tắc quản lý những yếu tố cấu thành thư viện và các phương thức tổ chức thư viện” [32; Tr.8] Borgman (1999) đưa ra định nghĩa: “Các thư viện số là một tập hợp các nguồn thông tin số và các công cụ kỹ thuật tương ứng để tạo lập, tìm kiếm và sử dụng thông tin” [32; Tr.8] Còn Gladney (1994) lại quan niệm: “Một TVS phải là một tập hợp các thiết bị máy tính lưu trữ, truyền thông cùng với các nội dung số và phần mềm để tái tạo, thúc đẩy và mở rộng các dịch vụ thông tin của các thư viện truyền thống chứa các tài liệu trên giấy và các vật mang tin khác vẫn làm như thu thập, biên mục, tìm kiếm, phân phối thông tin. Một dịch vụ của TVS đầy đủ trọn vẹn phải bao gồm đảm bảo có cả các dịch vụ chính yếu của các thư viện truyền thống và khai thác tối đa các ích lợi của công nghệ lưu trữ số, tìm kiếm thông tin số và truyền thông số” [32; Tr.9]
  • 22. 11 Quan điểm của tác giả Vũ Văn Sơn cho rằng [33]: TVS là tập hợp các thiết bị tính toán, lưu trữ và truyền thông số với nội dung và phần mềm để tái tạo, thúc đẩy và mở rộng các dịch vụ của TV truyền thống (thu thập, biên mục, tìm kiếm và phổ biến thông tin). Một TVS hoàn chỉnh phải thực hiện tất cả các dịch vụ cơ bản của TV truyền thống kết hợp với việc khai thác các lợi thế của công nghệ lưu trữ, tìm kiếm và truyền thông số. Quan điểm của ông đồng nhất với quan điểm của Philip Baker là phân biệt giữa TVĐT và TVS: TVĐT lưu trữ và phục vụ cả ấn phẫm lẫn tư liệu điện tử (tư liệu số hoá) trong khi đó TVS chỉ lưu trữ các tư liệu điện tử mà thôi. Tác giả Cao Minh Kiểm đưa ra quan điểm: “Sẽ là không thực tế khi cho rằng TVS sẽ là một hệ thống hoàn toàn số hoá, cho phép truy cập tức thì mọi TT từ mọi lĩnh vực của xã hội từ bất kỳ nơi nào trên thế giới. TVS sẽ là một tập hợp của các nội dung đa dạng và những hệ thống khác nhau, chắc chắn TVS sẽ có những sưu tập tài liệu trên giấy và trên các vật mang tin khác không phải điện tử” [16] Như vậy có thể thấy có quan điểm cho rằng TVS không tồn tại tài liệu truyền thống, có quan điểm khác lại cho rằng vẫn còn tồn tại tài liệu truyền thống. Theo quan điểm của tác giả khi nghiên cứu thì TVS và TVĐT được hiểu đồng nhất với quan điểm của Liên đoàn TVS rằng hai khái niệm này được sử dụng với cùng một nội dung. Thư viện ảo: Theo Roy Tennant, TV có thể coi là TVA nếu chúng tồn tại dưới dạng ảo – phi thực thể. Một TVA có thể chứa các tài liệu từ các thư viện khác và được tổ chức trong không gian, sử dụng máy tính và mạng truyền thông liên kết thư viện. [29, tr.8]. Brian Cohen cho rằng chúng ta thường thấy việc dùng lẫn lộn giữa các khái niệm TVS và TVA. TVA muốn ám chỉ rằng không phải là thư viện thực sự. World Wide Web có thể giống như một TVA [29, tr.8]. * Tài liệu điện tử: Có thể xem tài liệu điện tử là tài liệu được trình bày và lưu trữ trên các vật mang tin điện tử và có thể truy cập thông qua hệ thống máy tính
  • 23. 12 điện tử và mạng máy tính. Các vật mang tin ở đây có thể là băng từ, đĩa từ, đĩa quang, các bộ phận lưu trữ thông tin của máy tính. Sự ra đời của tài liệu điện tử là kết quả tất yếu của bùng nổ thông tin và bùng nổ công nghệ. * Nguồn tin điện tử là bất kỳ tài liệu nào được mã hoá, được lưu trữ trên các vật mang tin và người dùng tin có thể truy cập được thông qua thiết bị lưu trữ điện tử. Nguồn tin điện tử bao gồm dữ liệu trực tuyến (On-line) và dữ liệu điện tử ở trên vật mang tin vật lý như CD – ROM, DVD… - Nguồn tin điện tử bao gồm các tài liệu như sách điện tử, báo điện tử, tạp chí điện tử, các trang WEB, các CSDL… Và ngoài những dạng trên có thể bao gồm cả các tài liệu đa phương tiện ở dạng phim, ảnh, âm nhạc, đồ hoạ… đã được số hoá và cả phần mềm máy tính, chương trình tiện ích… Như vậy có thể xem tài liệu điện tử và nguồn tin điện tử là hai khái niệm có cùng nội hàm và có thể được dùng thay thế cho nhau. Nguồn tài nguyên điện tử này bao gồm các đối tượng số (Digital Objects) và các siêu dữ liệu (SDL) để hỗ trợ cho việc tra cứu và định vị tài nguyên. Đặc trƣng của nguồn tin điện tử: Ưu điểm: - Có mật độ thông tin rất cao. Dung lượng trên đĩa CD thông thường có thể chứa 200.000 đến 250.000 trang sách. - Có khả năng truy cập đa chiều, cho phép người dùng tin có thể tìm kiếm tài liệu theo nhiều dấu hiệu, nhiều điểm truy cập khác nhau như theo tác giả, nhan đề, năm xuất bản, từ khoá, từng đoạn nội dung… - Cùng một thời điểm có thể cho phép nhiều người cùng truy cập - Cho phép lưu giữ thông tin ở nhiều dạng khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, bản đồ… - Khả năng truy cập dữ liệu nhanh chóng và thường xuyên, có thể truy cập từ xa không giới hạn về không gian - thời gian. - Khả năng liên hệ, tiếp cận trực tuyến với tác giả thông qua kênh phản hồi thông tin giữa người dùng tin và người tạo ra thông tin.
  • 24. 13 Nhược điểm: - Tính an toàn thông tin dễ bị vi phạm, do việc sao chép thông tin từ các tài liệu điện tử rất dễ dàng, nhanh chóng. - Tính ổn định của thông tin không cao, chất lượng dữ liệu không đồng nhất, tuổi thọ không đồng đều và không rõ ràng… Gần đây chúng ta thường thấy trên thế giới sử dụng thuật ngữ sưu tập số (Digital Collection) để bao quát toàn bộ nội dung của vốn tài liệu trong TVĐT. “Sưu tập số không chỉ là một tập hợp các đối tượng số thông thường mà nó phải là một tập hợp các tài liệu hay đối tượng số được lựa chọn và được tổ chức cùng với các siêu dữ liệu mô tả và có ít nhất một giao diện để cho người sử dụng truy cập” [29, tr.33]. Từ quan điểm này thì một đối tượng số trong sưu tập số hay trong kho dữ liệu số có 2 phần. Một là: Nội dung thông tin hay tài liệu số, hai là siêu dữ liệu mô tả nội dung thông tin này. * Siêu dữ liệu: Theo định nghĩa của Dempsey và Heery, 1997 “Siêu dữ liệu là dữ liệu đi kèm cùng với đối tượng thông tin và nó cho phép những người sử dụng tiềm năng có thể biết trước sự tồn tại cũng như đặc điểm của đối tượng thông tin này” [32, tr.17] Mục đích của siêu dữ liệu là góp phần mô tả và tìm lại các tài liệu điện tử trên mạng Internet. Nhiệm vụ của siêu dữ liệu là hỗ trợ phát hiện nguồn tin, hỗ trợ người dùng tin đánh giá thông tin mà không phải truy cập trực tiếp đến thông tin, giúp kiểm tra sự tồn tại của đối tượng thông tin và mô tả ngôn ngữ, vị trí… Ví dụ: Siêu dữ liệu Dublin Core (Xem phụ lục 1) Có 5 loại SDL - Siêu dữ liệu hành chính (Administrator) - Siêu dữ liệu mô tả (Descriptive) - Siêu dữ liệu bảo quản (Preservation) - Siêu dữ liệu sử dụng (Use) - Siêu dữ liệu kỹ thuật (Technical)
  • 25. 14 Các thuộc tính và đặc điểm của SDL [32, tr.18] - Xét về nguồn gốc SDL được chia thành: SDL nội sinh và SDL ngoại sinh. SDL nội sinh là SDL được cơ quan, tổ chức tạo ra ngay sau khi đối tượng thông tin lần đầu tiên được tạo ra hay được số hoá. SDL ngoại sinh liên quan đến đối tượng thông tin được tạo ra sau này, do một người khác sau khi người sáng tạo đầu tiên tạo ra. - Xét về phương pháp tạo ra SDL: có thể do máy tính tự động tạo ra hay do chính con người tạo ra. - Bản chất của SDL: Có thể do người không phải là chuyên gia thông tin, mà đó là người đầu tiên tạo ra thông tin tạo nên. - Tình trạng: Có thể là SDL ổn định không bao giờ biến đổi từ khi được tạo ra, hoặc SDL biến đổi do thường thay đổi trong quá trình vận hành đối tượng thông tin. Hoặc SDL dài hạn cần thiết cho việc truy cập và sử dụng đối tượng thông tin, hoặc SDL ngắn hạn thông tin về bản chất của quá trình hoạt động thông tin. 1.1.2 Các yếu tố cấu thành thư viện điện tử Giống như ở thư viện truyền thống, chúng ta có thể xem xét thư viện điện tử được cấu thành bởi 4 yếu tố sau: 1.1.2.1. Vốn tài liệu điện tử: Từ lâu, con người đã nhận thức được rằng: “Sách, báo là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống”. Khi khoa học và công nghệ phát triển thì tri thức càng có vị trí đặc biệt quan trọng trong xã hội. Mối quan hệ giữa tri thức với sách, báo và thư viện có ý nghĩa rất lớn. Vì vậy, khi bàn đến sự phát triển của công nghệ thông tin, sự phát triển của nền kinh tế và khoa học - kỹ thuật, các nước phát triển đã đặc biệt chú ý đến vai trò của sách, báo và thư viện. Có thể nói trong mọi hoạt động của thư viện đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vốn tài liệu. Vốn tài liệu giúp cho thư viện thực hiện tốt chức năng của mình. Pháp lệnh Thư viện Việt Nam cũng coi vốn tài liệu là yếu tố đầu tiên để hình thành thư viện. Từ những hình thức tài liệu truyền thống như đất sét, gỗ, thẻ tre, giấy… cho đến vi phim, vi phiếu, băng đĩa… Và khi máy tính được ứng dụng thì
  • 26. 15 xuất hiện các vật mang tin dạng điện tử như CD – ROM, đĩa quang… và dần dần các hình thức mới của vật mang tin này sẽ lấn át vật mang tin truyền thống trong môi trường TVĐT và TVS. Vốn tài liệu điện tử xuất hiện làm chuyển biến sâu sắc hoạt động thông tin thư viện, biến thư viện điện tử một nơi lưu trữ thông tin vật lý thành một cổng truy cập thông tin số có mặt ở khắp các ngóc ngách của mạng Internet toàn cầu, cung cấp khả năng truy cập thông tin, tri thức ở bất cứ thời gian nào, địa điểm nào. 1.1.2.2. Đội ngũ cán bộ điện tử: Dù ở môi trường thư viện truyền thống hay tại môi trường thư viện hiện đại thì cán bộ thư viện vẫn luôn là linh hồn của thư viện. Việc tổ chức, xây dựng và phát triển của một thư viện có đúng hướng và phát huy hiệu quả hay không phụ thuộc phần chính vào các cán bộ của thư viện. Trong xu thế phát triển hiện nay cùng với sự hình thành TVĐT thì có thể thấy vai trò của người cán bộ cũng thay đổi với yêu cầu cần phải có những hiểu biết, kỹ năng mới chưa từng có trong môi trường thư viện truyền thống. Ngoài sự hiểu biết chuyên môn thông tin – thư viện ra, họ còn phải biết sâu và giỏi nhiều lĩnh vực khoa học khác, có trình độ tin học và thành thạo ít nhất một ngoại ngữ. Tất cả những yếu tố trên rất cần thiết và quan trọng đối với người làm công tác thông tin thư viện. Chúng hỗ trợ nhau trong quá trình khai thác, xử lý và phân phối thông tin [37] Theo quan điểm của tác giả Cao Minh Kiểm trong bài tham luận tại Hội thảo khoa học [15] TVĐT cần có một đội ngũ cán bộ TV mới: Cán bộ TVĐT. Cán bộ TVĐT là cán bộ TV quản trị và tổ chức TVĐT, có vai trò khác biệt và chủ động trong việc truy cập thông tin số hoá. Để có thể tìm được thông tin đáp ứng nhu cầu của người dùng, cán bộ TVĐT phải đáp ứng những đòi hỏi cơ bản của TVĐT: - Quản trị TVĐT - Tổ chức thông tin và tri thức số - Phổ biến thông tin số
  • 27. 16 - Phục vụ các dịch vụ tra cứu thông tin số - Cung cấp tri thức từ thông tin đang hình thành - Xử lý, số hoá, lưu trữ và bảo quản thông tin số - Tìm và phục vụ thông tin số cho NDT - Biên mục, phân loại thông tin và tri thức số Có thể thấy yêu cầu đối với cán bộ TVĐT trong thời kỳ mới là rất cao và để đáp ứng được những yêu cầu này đòi hỏi cán bộ TV ngoài lòng yêu nghề, trách nhiệm nghề nghiệp và những kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn của công tác thư viện thì phải trang bị cho mình các kỹ năng mới. - Kỹ năng sử dụng các công nghệ đa phương tiện - Kỹ năng thu thập và xử lý tài nguyên trực tuyến - Kỹ năng khai thác dữ liệu và tri thức: Kỹ năng tìm tin tốt Với những yêu cầu trên, đòi hỏi người cán bộ thông tin phải tự trang bị cho mình những kiến thức để đáp ứng ngoài ra vấn đề đào tạo cán bộ trong thời đại điện tử cũng cần có những đổi mới để có những lớp cán bộ thông tin chất lượng cao. 1.1.2.3. Ngƣời dùng tin điện tử: Người dùng tin là người có nhu cầu tin và sử dụng thông tin nhằm thoả mãn nhu cầu tin của mình. Người dùng tin truyền thống đến thư viện hay các cơ quan thông tin để thoả mãn nhu cầu tin của mình, họ bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Nhưng với việc phát triển loại hình TVĐT mới thì những giới hạn đó đã được giải quyết. Người dùng tin điện tử có thể truy cập tới nguồn tin thông qua mạng máy tính tại bất kỳ đâu và bất kỳ thời gian nào. Tuy nhiên để tiếp cận với nguồn tin điện tử thì yêu cầu đối với người dùng tin điện tử cũng có những đòi hỏi cao hơn, họ cần trang bị những kỹ năng cần thiết về thông tin, mạng máy tính, tìm kiếm thông tin cũng như kiến thức về chuyên môn.
  • 28. 17 Việc xác định mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành của thư viện trong môi trường thư viện truyền thống rất dễ dàng nhưng với TVĐT lại khó trong việc xác định người dùng tin. Bất cứ một thư viện nào đều có một kho tài liệu để phục vụ cộng đồng người dùng tin xác định. Tuy nhiên, với vai trò là một cổng thông tin tạo khả năng truy cập toàn cầu, người dùng tin sẽ trở nên khó xác định bởi rào cản của không gian và thời gian đã được loại bỏ. Có thể nói TVĐT đã làm đa dạng hóa, phong phú hoá loại hình người dùng tin. Với khối lượng thông tin khổng lồ do TVĐT cung cấp cho người dùng tin là một ưu điểm nhưng chất lượng của thông tin thì lại phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của người dùng tin như là khả năng sử dụng máy tính, khả năng xác định nguồn tin, khả năng tìm và định vị nguồn tài nguyên thông tin điện tử… Việc tìm tin trong môi trường thư viện truyền thống thì người dùng tin phải đến thư viện ở một không gian, thời gian cụ thể để tìm tin thông qua các hộp phích, và giao tiếp với người thủ thư. Trong môi trường TVĐT, giao diện giao tiếp với nguồn tin sẽ là dạng ảo, dạng số như trang Web của thư viện, cho phép người dùng tin sử dụng thông tin thông qua chiến lược tìm kiếm phù hợp, bên cạnh đó còn cung cấp dịch vụ tư vấn và những thông tin phản hồi từ phía người dùng tin. Trong môi trường TVĐT người dùng tin tương tác với máy tính để tìm kiếm thông tin thì người dùng tin không chỉ được trang bị các kiến thức về thư viện, các kiến thức sử dụng máy tính và mạng mà họ phải đạt được kiến thức về thông tin. Nói khái quát kiến thức thông tin là một công cụ chỉ đường giúp người dùng tin không bị lạc lối trong môi trường điện tử. Cụ thể họ cần có khả năng sau [32, tr. 39] - Khả năng nhận biết được nhu cầu tin. - Khả năng trình bày được nhu cầu tin - Khả năng làm sáng tỏ lỗ hổng thông tin - Khả năng xây dựng các chiến lược tìm tin
  • 29. 18 - Khả năng so sánh và đánh giá thông tin nhận được từ các nguồn khác nhau. Trong môi trường thư viện truyền thống thì luôn có các lớp đào tạo người dùng tin do các cán bộ thư viện tiến hành nhằm trang bị các kỹ năng kiến thức sử dụng các công cụ tra cứu và các dịch vụ của thư viện. Trong môi trường TVĐT người dùng tương tác trực tiếp với nguồn tin thông qua hệ thống máy tính thì việc đào tạo người dùng tin càng cần thiết để giúp người dùng tin có thể tiếp cận đến nguồn tài nguyên số của thư viện 1.1.2.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật [32, tr.23] 1.1.2.4.1. Phần cứng: Thường bao gồm những thành phần chính sau: Hạ tầng mạng: bao gồm hệ thống cáp, hệ thống thiết bị kết nối (hub, switch), hệ thống truyền thông phục vụ cho mục đích kết nối mạng WAN và LAN, kết nối truy cập Internet. Hệ thống máy chủ và máy trạm: Các hệ thống máy chủ và máy trạm phục vụ cho các công tác nghiệp vụ và tra cứu thông tin. * Hạ tầng mạng: Hệ thống hạ tầng mạng là thành phần cơ bản của mạng thông tin thực hiện chức năng kết nối thiết bị như máy chủ, máy trạm, các thiết bị ngoại vi (máy in, máy scan,…) các thiết bị mạng thông qua đường kết nối vật lý. Hệ thống hạ tầng mạng bao gồm thiết bị kết nối mạng và hệ thống cáp mạng. Các thiết bị kết nối phổ biến hiện nay bao gồm: hub, switch, router, firewall… * Hệ thống máy chủ: Để đảm bảo cung cấp các dịch vụ phục vụ cho hệ thống mạng
  • 30. 19 - Máy chủ ứng dụng: (Application Server) là một chương trình điều khiển tất cả các hoạt động ứng dụng giữa những người sử dụng và các ứng dụng tầng cuối của một tổ chức hoặc là các CSDL. Các dịch vụ ứng dụng điển hình được sử dụng cho các ứng dụng liên hợp giao dịch cơ bản. Để hỗ trợ yêu cầu cao, một dịch vụ ứng dụng phải có sự dư thừa bên trong, điều khiển cho khả năng xuất hiện cao, phân bố các dịch vụ ứng dụng và hỗ trợ liên kết truy nhật CSDL. - Máy chủ in: (Printed Server) Dịch vụ in được cài đặt trên một mạng để định tuyến các yêu cầu in từ các máy tính trạm của mạng đó. Các máy chủ điều khiển in tập tin yêu cầu và gửi tập tin đó tới máy in được yêu cầu. Một dịch vụ in cho phép nhiều người cùng sử dụng máy in trên mạng. - Máy chủ Cơ Sở Dữ Liệu: Máy chủ cơ sở dữ liệu thực hiện chức năng quản trị hệ thống dữ liệu thông tin thư viện. Hệ thống dữ liệu thông tin thư viện là nền tảng cơ sở của hệ thống mạng thư viện. Máy chủ cũng được cài đặt hệ quản lý thư viện với đầy đủ các tác nghiệp của một hệ thống thông tin thư viện điện tử hiện đại. Máy chủ cơ sở dữ liệu thực hiện những chức năng cơ bản sau: Chạy hệ quản trị cơ sở dữ liệu với các chức năng của tác nghiệp cơ sở dữ liệu và hệ chương trình ứng dụng cung cấp các ứng dụng phục vụ công tác tự động hoá tác nghiệp thư viện. - Máy chủ dữ liệu số: Do hệ thống thông tin thư viện cần lưu trữ rất nhiều dữ liệu đặc biệt là trong trường hợp sử dụng module dữ liệu số. Không chỉ lưu giữ nội dung tóm tắt của các tài liệu và tư liệu mà còn lưu trữ cả thông tin đầy đủ của bản thân tư liệu đó. Ngoài các dữ liệu dạng văn bản được số hoá còn có các file ảnh và dữ liệu audio/video được số hoá, do vậy lượng dữ liệu cần lưu trữ sẽ rất lớn. Chức năng: + Lưu trữ dữ liệu số. + Cung cấp dịch vụ trao đổi dữ liệu số.
  • 31. 20 * Hệ thống máy trạm: + Máy trạm nghiệp vụ: Phục vụ công tác của các cán bộ thư viện như nghiệp vụ bổ sung, biên mục cũng như biên tập thông tin. + Máy trạm phòng đọc multimedia: Sử dụng phục vụ bạn đọc khai thác thông tin thư viện số cũng như khai thác ứng dụng multimedia. + Máy trạm quản trị: Phục vụ công tác quản trị mạng của cán bộ quản trị thư viện. + Máy trạm tra cứu: Phục vụ công tác tra cứu cho bạn đọc hoặc cán bộ thư viện tra cứu tài liệu dựa trên các tiêu chí khác nhau. * Hệ thống an ninh thông tin: Các thiết bị hỗ trợ nhằm đảm bảo an toàn hệ thống thông tin như các thiết bị lưu điện (UPS), chống sét (đường mạng, truyền dữ liệu, đường điện), các thiết bị sao lưu dữ liệu, các thiết bị bảo vệ, bảo mật… * Các thiết bị ngoại vi: Các thiết bị hỗ trợ như in laser, in kim, in phun, máy photocopy, máy scaner, máy ảnh kỹ thuật số, máy quay phim kỹ thuật số… * Thiết bị kiểm soát vào/ra: cổng từ (nhằm kiểm soát, phát hiện tài liệu bị mang ra ngoài khi chưa được phép), camera quan sát (để giám sát, quản lý và đảm bảo an toàn cho các kho mở)
  • 32. 21 1.1.2.4.2. Phần mềm: * Hệ điều hành và hệ quản trị CSDL: phần mềm nền tảng phục vụ điều hành hoạt động và các ứng dụng nghiệp vụ. * Các phần mềm hệ thống, bảo mật và các phần mềm dịch vụ: nhằm đảm bảo việc hoạt động cũng như tính an toàn của toàn bộ hệ thống, bao gồm phần mềm sao lưu dữ liệu, phần mềm bảo mật, các dịch vụ mạng, các tiện ích… * Phần mềm thư viện: Để có thể phát huy và khai thác được ưu thế của hệ thống thông tin thì phần quan trọng nhất phải có được là phần mềm TVĐT. Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam xuất hiện nhiều phần mềm TVĐT. Việc đánh giá và lựa chọn phần mềm cho thư viện luôn là một vấn đề phức tạp. Vấn đề này cần được giải quyết trên cơ sở kết hợp chặt chẽ phương pháp tiếp cận hệ thống với nguyên tắc lịch sử phát triển. Tuy nhiên, việc lựa chọn phần mềm nào lại tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính của chính thư viện đó. Căn cứ trên nhu cầu khai thác thực hiện hệ thống mạng thông tin thư viện thì phần mềm lựa chọn phải được cung cấp các tính năng như sau: - Có khả năng quản trị các quy trình nghiệp vụ của một thư viện chuẩn như biên mục, bổ sung, quản lý lưu thông xuất bản phẩm (ấn phẩm và các nguồn tin điện tử), quản lý xuất bản phẩm nhiều kỳ (tạp chí, báo…), quản lý thông tin về bạn đọc (tất cả đều có thể dùng mã vạch)… Đặc biệt tất cả các module được tích hợp vào trong một hệ thống thống nhất, có thể liên thông và chuyển đổi tương tác giữa các module một cách dễ dàng. - Ngoài lĩnh vực quản lý thư viện truyền thống, phần mềm quản lý thư viện cần có tính năng của TVS, biến thư viện thành trung tâm thông tin thực sự hiện đại, tạo cho người sử dụng một cổng vào mọi dạng thông tin, dù là xuất bản phẩm, tài liệu điện tử hay âm thanh, hình ảnh … ngoài ra còn phải có khả năng cập nhật và đáp ứng nhu cầu đổi mới của thư viện và tương thích với cả Intranet, Internet.
  • 33. 22 Cụ thể mỗi phần mềm TVĐT cần có các tính năng nổi bật như: - Là một hệ quản lý thư viện tích hợp bao gồm cả tính năng của thư viện truyền thống lẫn hiện đại của TVĐT; - Là một hệ thống đa người dùng, có thiết kế mở, dễ dàng bảo trì, phát triển cũng như tích hợp với các hệ thống khác; - Tuân theo các tiêu chuẩn và quy tắc mô tả thư mục ISBD, AACR2, MARC21, … đồng thời cho phép sử dụng các khung phân loại khác nhau như BBK, UDC, DDC… - Công cụ tìm kiếm tra cứu mạnh, đặc biệt khả năng tìm kiếm toàn văn trên nhiều ngôn ngữ. Đối với các ngôn ngữ latinh như Anh, Pháp, Việt… phải có khả năng tìm kiếm không phân biệt chữ hoa, chữ thường cũng như việc tìm kiếm chính xác các từ có dấu đặc thù của tiếng Việt. Kết quả tìm kiếm được sắp xếp theo đúng trật tự từ điển. - Có giao diện tiếng Việt - Có hướng dẫn sử dụng và trợ giúp trực tuyến bằng tiếng Việt - Tích hợp mã vạch, chíp điện tử - Chuyển đổi các biểu ghi từ CDS/ISIS - Nhập/ xuất biểu ghi về với các loại MARC thông dụng. - Tra cứu mục lục trực tuyến qua mạng truyền số liệu - Có khả năng trao đổi TT biên mục liên TV, cũng như hỗ trợ nghiệp vụ mượn liên TV - Cho phép quản lý các dữ liệu số hoá, cho phép số hoá, biên mục, quản lý truy nhập các dạng tài liệu: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video… Phần mềm TVĐT tích hợp được thiết kế thông thường gồm các phân hệ sau:  Bổ sung
  • 34. 23  Biên mục  Lưu thông  Tra cứu  Quản lý xuất bản phẩm nhiều kỳ  Quản lý kho  Bạn đọc  Quản lý hệ thống 1.2 Vài nét về Thƣ viện Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga 1.2.1 Lịch sử hình thành, chức năng nhiệm vụ của Thƣ viện Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga * Giới thiệu đôi nét về Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga [10, tr.28]: Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga (TTNĐ Việt – Nga) sau đây gọi tắt là Trung tâm là một tổ chức khoa học được Chính phủ hai nước Việt Nam và Liên Xô trước đây (nay là Liên bang Nga) thành lập nhằm phát triển sự hợp tác khoa học và kỹ thuật trong các lĩnh vực: nghiên cứu đa dạng sinh học và hiện trạng của các hệ sinh thái nhiệt đới; nghiên cứu hậu quả sinh thái và y sinh học của cuộc chiến tranh hoá học do Mỹ tiến hành ở Việt Nam; thử nghiệm về độ bền của vũ khí, trang bị kỹ thuật và vật liệu dưới tác động của khí hậu nhiệt đới; chuyển giao công nghệ; dịch vụ khoa học và kỹ thuật; đào tạo cán bộ khoa học trình độ cao. Cơ quan chủ quản của TTNĐ Việt - Nga, đồng thời là thành viên của hai phía Việt Nam và Liên bang Nga là Bộ Quốc phòng Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học Nga. TTNĐ Việt – Nga hiện có 3 trụ sở: Cơ sở chính tại Hà Nội, Chi nhánh Ven Biển tại thành phố Nha Trang, Chi nhánh Phía Nam, và Trung tâm Chuyển giao công nghệ mới tại thành phố Hồ Chí Minh, mỗi trụ sở đều có thư viện riêng. TTNĐ Việt – Nga có chức năng nhiệm vụ sau:
  • 35. 24 - Nghiên cứu khoa học theo 3 hướng: độ bền nhiệt đới (vật liệu học nhiệt đới), sinh thái nhiệt đới, y sinh nhiệt đới; - Phối hợp hoạt động KHCN giữa các tổ chức, viện nghiên cứu của Việt Nam, LB Nga và nước thứ ba; - Ứng dụng chuyển giao công nghệ (CGCN) và dịch vụ KHKT; - Đào tạo cán bộ khoa học trình độ cao. Ngoài ra, Trung tâm còn có các khoá đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ trong đơn vị và các đơn vị trong Bộ Quốc phòng. Trong những năm qua, TTNĐ Việt - Nga đã tập hợp được một lực lượng đông đảo cán bộ khoa học từ nhiều viện nghiên cứu và trường đại học của hai nước tiến hành nghiên cứu khoa học phục vụ nền kinh tế quốc dân, giải quyết những nhiệm vụ cấp bách của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bằng những công trình khoa học đã xuất bản; bằng những kết quả khảo sát, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, TTNĐ Việt - Nga đã khẳng định vai trò và vị thế của mình không chỉ ở LB Nga và Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu của TTNĐ Việt - Nga hiện có gần 600 cán bộ Việt Nam và khoảng 150 chuyên gia Nga. Tất cả các cán bộ nghiên cứu đều có trình độ đại học và trên đại học. Trong số đó có 15% là giáo sư, tiến sĩ, 20% là thạc sĩ, với chuyên ngành đào tạo chính là điện tử, vật lý, hoá học, sinh học, công nghệ sinh học, y học, dược học, địa lý, nông nghiệp, ngoại ngữ... Những tri thức mới và kỹ năng thực hành mà TTNĐ Việt - Nga đạt được đã tạo nền tảng cho sự phát triển có hiệu quả của khoa học, kinh tế, giáo dục, quốc phòng và an ninh. TTNĐ Việt - Nga được coi là một hình mẫu của sự hợp tác giữa hai nước về khoa học và công nghệ vì đã có những đóng góp lớn lao, đáp ứng những lợi ích của hai nước Việt Nam và Liên bang Nga. * Thư viện Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga: Thư viện TTNĐ Việt - Nga sau đây gọi tắt là Thư viện Trung tâm được thành lập tháng 4 năm 1995, trực thuộc Phòng Kế hoạch và Quản lý khoa học.
  • 36. 25 Năm 1999, Thư viện và Phòng Máy tính sát nhập lấy tên là Phòng Thông tin Khoa học - Máy tính và nay là Phòng Thông tin Khoa học – Quân sự. Phòng Thông tin khoa học – Quân sự thực hiện chức năng tham mưu và tổ chức phục vụ thông tin khoa học và tư liệu - thư viện thuộc các lĩnh vực chuyên ngành KHCN; giúp Ban Tổng Giám đốc quản lý thống nhất các hoạt động thông tin thư viện trong toàn Trung tâm cũng như góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ trong Trung tâm . Cơ quan chỉ đạo nghiệp vụ cấp trên là Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự/Bộ Quốc phòng và Thư viện Trung ương Quân đội (TVQĐ). Thư viện TTNĐ Việt - Nga có các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Nghiên cứu nhu cầu tin (NCT) của người dùng (NDT) ở TTNĐ Việt - Nga, tổ chức việc tạo nguồn, thu thập, bảo quản và lưu trữ các nguồn thông tin khoa học về các hướng nghiên cứu của Trung tâm. Xây dựng nguồn thông tin, tư liệu đáp ứng yêu cầu phát triển NCKH, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ trình độ cao tại Trung tâm. - Xử lý các nguồn thông tin tư liệu, tạo ra sản phẩm thông tin khoa học đáp ứng NCT của các đối tượng NDT trong toàn Trung tâm. - Tổ chức cung cấp thông tin, tư liệu, phục vụ thông tin theo yêu cầu của lãnh đạo chỉ huy, in sao băng, đĩa phục vụ lãnh đạo... - Ứng dụng có hiệu quả CNTT trong hoạt động TT-TV xây dựng ngân hàng dữ liệu (CSDL thư mục và CSDL toàn văn) đáp ứng tốt yêu cầu của NDT. Xây dựng các sản phẩm thông tin khoa học phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công tác đào tạo ngoại ngữ trong Trung tâm. - Tổ chức triển khai và ứng dụng các công nghệ mới vào hoạt động thông tin tư liệu (phòng Thông tin Khoa học Quân sự chịu trách nhiệm chính về xây dựng, quản trị, cập nhật thông tin, kiểm duyêt nội dung thông tin khi đưa thông tin lên trang Website của Trung tâm).
  • 37. 26 - Hướng dẫn và chỉ đạo thống nhất nghiệp vụ cho các đơn vị đầu mối trong Trung tâm về công tác TT-TV. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ thư viện, tin học cho cán bộ làm công tác TT-TV của hai chi nhánh và cán bộ kiêm nhiệm công tác thông tin khoa học ở các đơn vị đầu mối trong Trung tâm. Hướng dẫn NDT về kỹ năng khai thác, xử lý thông tin khoa học và thông tin tư liệu. - Quản trị, thu thập, biên tập xử lý thông tin cập nhật trên trang Website của Trung tâm. - Tuyên truyền và phổ biến các thành tựu và kiến thức khoa học về các lĩnh vực nghiên cứu của Trung tâm cũng như kiến thức KHCN chung khác. - Phối hợp cùng các cơ quan có trách nhiệm trong và ngoài Trung tâm xuất bản các ấn phẩm thông tin khoa học; tổ chức các hoạt động trao đổi thông tin, tuyên truyền giới thiệu sản phẩm thông tin giữa các cơ quan TT-TV với nhau. Hiện nay phòng Thông tin Khoa học Quân sự phối hợp cùng phòng Chính trị phát hành thông tin nội bộ Thông tin Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga hàng quý. 1.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực * Cơ sở vật chất kỹ thuật: Thư viện của Trung tâm với tổng diện tích gần 240m2 bao gồm 01 phòng đọc, 01 phòng mượn, 01 kho tra cứu, 01 phòng xử lý nghiệp vụ , 01 kho đóng và 01 phòng riêng cho máy chủ của thư viện. Năm 2009, Trung tâm Thông tin Bộ Quốc Phòng đã trang bị cho Phòng Thông tin – Thư viện của Trung tâm theo dự án thư viện số dùng chung trong Bộ Quốc Phòng gồm 02 máy chủ, 08 máy trạm nghiệp vụ, 10 máy tra cứu Internet, 06 máy tra cứu MISTEN, 01 máy tính xách tay, 4 máy scanner, 04 máy in trong đó có 01 máy in thẻ nhựa, 04 thiết bị đọc mã vạch và một số các thiết bị khác đi kèm. Trung tâm Thông tin Bộ Quốc Phòng đã lắp đặt đường cáp quang cho Phòng Thông tin Khoa học Quân sự, nhằm mục đích chia sẻ thông tin giữa các đơn vị trong Bộ Quốc Phòng
  • 38. 27 * Nguồn nhân lực: - Hiện nay cán bộ Phòng Thông tin Khoa học Quân sự gồm 10 người, cán bộ làm công tác thư viện là 04 người. Trong đó, + 01 Trưởng ban + 03 Cán bộ Tất cả cán bộ thư viện ở đây đều được đào tạo chuyên ngành về thông tin thư viện, 03 cán bộ có trình độ đại học, 01 cán bộ có trình độ cao đẳng. Hiện nay, đang có 02 cán bộ đang hoàn thành chương trình thạc sỹ tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Văn hoá Hà Nội. Ngoài ra, hằng năm cán bộ thư viện đều được quan tâm tạo điều kiện tham gia các lớp đào tạo nâng cao chuyên môn, tin học do các cơ quan chuyên ngành như Thư viện quân đội, Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự/ Bộ Quốc phòng và Viện Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia tổ chức. Các cấp lãnh đạo cũng rất quan tâm đến việc đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ vì vậy cán bộ được cử đi học các khoá ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Nga do Trung tâm tổ chức hằng năm. 1.2.3 Ngƣời dùng tin và nhu cầu tin NDT là một thành phần quan trọng cấu thành nên thư viện. Việc xác định NDT và NCT để căn cứ cho việc tổ chức toàn bộ hoạt động thông tin nói chung của cơ quan thông tin - thư viện là một công việc không thể thiếu trong bất kỳ một cơ quan thông tin – thư viện nào. Thực hiện việc nghiên cứu này là nhận dạng nhu cầu về thông tin và tài liệu của họ để tìm ra những biện pháp cụ thể, phù hợp để đáp ứng chúng. NDT tại Thư viện Trung tâm NĐ Việt – Nga là toàn thể cán bộ lãnh đạo, cán bộ nghiên cứu, chuyên gia Nga và công nhân viên trong toàn Trung tâm. Có thể chia ra làm bốn đối tượng NDT là cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ nghiên cứu khoa học; giáo viên, học viên tiếng Nga và đối tượng khác bao gồm các cán bộ làm công tác bảo đảm, phục vụ, các nhân viên văn phòng.... Mỗi nhóm NDT có những đặc điểm khác nhau, vì vậy thư viện phải thường xuyên nắm bắt NCT của từng nhóm đối tượng để có các hình thức phục vụ phù hợp, đạt hiệu quả cao.
  • 39. 28 Nhóm người dùng tin là cán bộ lãnh đạo quản lý: Nhóm NDT này bao gồm Ban Tổng giám đốc, các cán bộ lãnh đạo Viện, phân viện, phòng trong Trung tâm. Nhóm người dùng tin này là nhóm đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của Trung tâm. Họ vừa tham gia nghiên cứu khoa học vừa làm công tác quản lý, là những người đề ra mục tiêu phương hướng phát triển của đơn vị. Quản lý là quá trình chuẩn bị và thông qua quyết định trong những tình huống xác định hay giải quyết các vấn đề trên cơ sở thông tin thu nhận được. Thực chất của quá trình quản lý là việc ra quyết định vì vậy thông tin mà họ cần là những thông tin để ra quyết định, chỉ đạo điều hành công việc. Hiệu quả của quá trình quản lý tùy thuộc vào chất lượng của các quyết định. Quyết định có chất lượng là quyết định có luận cứ khoa học, đáp ứng kịp thời và thể hiện sự am hiểu, thông thạo vấn đề được xác định bởi sự đầy đủ, tính chính xác và kịp thời của thông tin, của số liệu, tư liệu có được. Như vậy có thể nói thông tin là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình chuẩn bị quyết định và thông tin chính là đối tượng lao động của người quản lý. Một đặc điểm nữa là cường độ lao động của nhóm này rất cao, nên thông tin cho nhóm này mang tính chất chuyên sâu thuộc nhiều lĩnh vực đặc biệt về khoa học công nghệ. Chủ đề bao quát thông tin cho nhóm NDT này có diện rộng trên nhiều lĩnh vực như những vấn đề thời sự, chính trị, xã hội quan trọng... Thời gian của nhóm NDT này rất eo hẹp vì vậy họ cần những thông tin được đáp ứng nhanh, kịp thời và chính xác cao. Phương pháp phục vụ cho NDT ở đây thường là phục vụ từ xa bằng cách cung cấp đến từng cá nhân các thư mục chọn lọc, các ấn phẩm thông tin và cho mượn tài liệu theo yêu cầu cụ thể. Nhóm người dùng tin là cán bộ nghiên cứu khoa học: Là những cán bộ nghiên cứu làm việc tại các Viện, các Phân viện, các Phòng nghiên cứu khoa học trong Trung tâm. Công việc của họ là nghiên cứu khoa học trên ba hướng của Trung tâm, hiện họ đang tham gia các đề tài nghiên cứu ở các cấp từ cấp Nhà nước, cấp Bộ quốc phòng, cấp Trung tâm. Đây là nhóm người có trình
  • 40. 29 độ cao trên đại học và khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt (từ 1-2 ngoại ngữ). Họ thường quan tâm đến những tài liệu chuyên sâu về lĩnh vực một ngành khoa học nào đó ở diện hẹp nhưng phải có giá trị nghiên cứu. Ngoài những thông tin mới cập nhật, họ cần cả những tài liệu hồi cố với mức độ xa hay gần tùy thuộc vào ngành khoa học mà họ nghiên cứu. Thường xuyên phải tìm tòi, đào sâu thông tin nên họ thường nắm vững nguồn tài liệu của mình, biết cách sử dụng và khai thác tài liệu thư viện, thông thạo tra cứu hệ thống mục lục và tra tìm tài liệu qua các CSDL, các nguồn tin điện tử trên máy tính. Thời gian mà nhóm NDT này dành cho nghiên cứu tài liệu là khá nhiều nên nhu cầu tin của họ là nhu cầu tư liệu và cần được cung cấp tài liệu gốc. Nhóm người dùng tin là giáo viên, học viên tiếng Nga: Đào tạo tiếng Nga là một trong những chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga. Hằng năm Trung tâm đều có các khoá học tiếng với hơn 70 học viên là các sỹ quan, chiến sỹ trong quân đội tham gia. Mặc dù không cố định nhưng đây cũng là một đối tượng người dùng tin cơ bản của thư viện. Những cán bộ là giảng viên luôn khao khát thông tin vì thông tin là chất liệu, là nguyên liệu đầu vào cho quá trình nghiên cứu khoa học, giảng dạy và tiếp tục nâng cao kiến thức của họ. Tuy vậy, nguồn tài liệu truyền thống chưa đủ để họ có thể tiếp cận nguồn thông tin mới, đa dạng, phong phú. Điểm bất lợi nhất là tài liệu truyền thống không có khả năng lưu trữ được các thông tin ở dạng đa phương tiện, bao gồm cả hình ảnh, âm thanh…, trong khi đó, lượng thông tin này vô cùng cần thiết cho quá trình giảng dậy, đặc biệt trong giảng dậy ngoại ngữ. Những học viên chủ yếu là các cán bộ đang công tác tại các đơn vị quân đội trong toàn Quân. Họ thường xuyên thay đổi và gia tăng theo các khoá học hàng năm. Họ cũng có quyền truy cập mạng và sử dụng các nguồn tài liệu số hoá tại Thư viện như những nhóm người dùng tin khác. Đây là những người dùng tin có nhiều thời gian đến Thư viện truy cập mạng Internet và MISTEN, nhu cầu tin của họ rất đa dạng và thường có sự thay đổi. Họ có nhu cầu lớn về tài liệu số hoá tiếng nước
  • 41. 30 ngoài (tiếng Nga, tiếng Anh) về phương pháp thực hành tiếng, thông tin về văn hoá đất nước họ đang học tiếng… Ngoài ra, là những tài liệu phục vụ cho việc học tiếng là các giáo trình và các đĩa CD thực hành tiếng. Nhóm người dùng tin khác: Họ là những cán bộ làm việc tại các phòng chức năng, văn phòng, tài chính... Với nhóm NDT này thì chủ yếu đến thư viện để cập nhật kiến thức, thông tin mới và giải trí. Đối với các đối tượng này thư viện nên chủ động giới thiệu với họ những sách hay, sách tốt, những cuốn sách đang gây chú ý hiện nay. NHÓM ĐỐI TƯỢNG SỐ LƯỢNG (Người) TỶ LỆ (%) GHI CHÚ 1 Cán bộ lãnh đạo, quản lý 25 3.9 % 2 Cán bộ nghiên cứu 423 66.1 % 3 Giáo viên, học viên ngoại ngữ 90 14 % 4 Nhóm người dùng tin khác 102 16 % Tổng cộng: 640 100% Bảng 1.1 : Các nhóm người dùng tin 3.90% 66.10% 14% 16% Cán bộ lãnh đạo, quản lý Cán bộ nghiên cứu Giáo viên, học viên ngoại ngữ Nhóm người dùng tin khác Hình 1.1: Tỷ lệ người dùng tin tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga
  • 42. 31 1.3 Vai trò của thƣ viện điện tử đối với công tác nghiên cứu khoa học tại Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga “Không có thông tin thì sẽ không có tiến bộ trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và sản xuất vật chất” (V. I. Lênin). Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, ngày nay thông tin trở thành nguồn tài nguyên đặc biệt và nguồn lực phát triển của mỗi quốc gia, là công cụ điều hành sản xuất và quản lý xã hội, là cơ sở của các hoạt động chuyển giao tri thức, và trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Thấy rõ vai trò quan trọng của thông tin khoa học đối với hoạt động nghiên cứu khoa học đặc biệt trước những yêu cầu, đòi hỏi mới ngày càng cao của hoạt động nghiên cứu khoa học trong bối cảnh và xu thế phát triển nhanh nền kinh tế tri thức, xã hội hóa thông tin và hội nhập quốc tế việc đẩy mạnh công tác thông tin khoa học theo hướng tăng cường tin học hoá để nâng cao năng lực hoạt động thông tin – thư viện nhằm phục vụ ngày càng hiệu quả hơn cho hoạt động nghiên cứu khoa học là một hướng đi đúng đắn. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ có tác động sâu sắc tới mọi mặt hoạt động của xã hội. Cũng chính vì những thành tựu mạnh mẽ của công nghệ đặc biệt là thông tin mà vai trò của các thư viện điện tử hiện nay đang ngày càng được khẳng định bởi những tiện ích, những hiệu quả mà nó mang lại cho NDT. Thông tin khoa học quân sự là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong lĩnh vực quân sự và quốc phòng đến năm 2020. Nhằm thúc đẩy công tác thông tin khoa học – công nghệ quân sự phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hớn cho sự nghiệp xây dựng quân đội cách mạng chính quy tinh nhuệ và từng bước hiện đại, Ngày 30.7.2002. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành Chỉ thị số 102/2002/CT-BQP về đẩy mạnh công tác thông tin khoa học – công nghệ - môi trường trong quân đội giai đoạn 2009 – 2015 [1]. Trong đó, chỉ thị nêu rõ việc “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin khoa học, đẩy nhanh tiến độ kết nối mạng Intranet ngành thông tin KH-CN-MT (mạng truyền CSDL) đến các đầu mối toàn quân. Hoàn thiện và nâng cấp mạng Intranet vào năm 2003. Quản lý, khai thác các mạng Internet, intranet, LAN có hiệu quả và
  • 43. 32 bảo mật thông tin trong quá trình khai thác theo qui định của Bộ Quốc phòng. Đến năm 2005 điện tử hóa, số hóa 50% các kho tư liệu và ấn phẩm thông tin khoa học”. Là cơ quan đầu ngành về lĩnh vực thông tin trong quân đội, Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự đã vạch ra chiến lược phát triển ngành thông tin Khoa học Quân sự đến năm 2020 [35] với những định hướng cụ thể như sau: - Xây dựng Hệ thống thông tin KH-CN-MT quân sự trở thành một trong những hệ thống mạnh của mạng lưới thông tin KH-CN quốc gia. - Công tác thông tin KH-CN-MT quân sự phải bám sát nhiệm vụ chính trị, gắn liền với hoạt động thực tiễn và phát triển của quân đội, lấy việc cung cấp, đáp ứng nhu cầu tin của các cấp, các ngành làm mục tiêu và động lực phát triển ; - Báo đảm sự liên kết giữa thông tin KH-CN-MT quân sự với các mặt hoạt động khác của quân đội trên lĩnh vực nghệ thuật kỹ thuật quân sự, kinh tế quốc phòng, khoa học xã hội và nhân văn quân sự từ việc đầu tư đến ứng dụng công nghệ ; - Đa dạng hóa các hình thức và dịch vụ thông tin khoa học, phát triển cân đối các sản phẩm thông tin khoa học theo các chuyên ngành : nghệ thuật quân sự, khoa học xã hội và nhân văn quân sự... - Kết hợp đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động thông tin với việc phát triển nội dung thông tin khoa học trên tất cả các chuyên ngành quân sự - Bảo đảm sự thống nhất và khả năng liên kết công tác thông tin khoa học quân sự với các hoạt động thông tin khoa học của các cơ quan Nhà nước và quân đội các nước trong khu vực. Bộ Quốc phòng cũng giao nhiệm vụ cho Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự phối hợp với các cơ quan thông tin khoa học quân sự trong toàn quân khẩn trương triển khai dự án “Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng” theo kế hoạch. Như vậy, yêu cầu về việc ứng dụng CNTT mà cụ thể là xây dựng TVĐT trong hoạt động thông tin khoa học quân sự là một nhiệm vụ cấp bách đối với hoạt động thư viện toàn quân cũng như Thư viện TTNĐ Việt – Nga, một cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu có hợp tác nước ngoài.
  • 44. 33 Chƣơng 2: TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG THƢ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA 2.1 Giai đoạn hình thành nền tảng đầu tiên 2.1.1 Áp dụng Phần mềm Smilib: Trong thời đại của công nghệ thông tin, việc ứng dụng máy tính và công nghệ số vào tất cả các mặt hoạt động trong đời sống ngày càng trở nên rộng rãi. Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin thư viện cũng đã dần trở nên quen thuộc và có nhiều hiệu quả. Nhận thức rõ được vai trò của CNTT TTNĐ Việt - Nga cũng đã có những ứng dụng CNTT vào hoạt động thông tin thư viện từ năm 2006 bằng việc đầu tư phần mềm Smilib của Công ty truyền thông CMC vào việc quản lý thư viện. Phần mềm SmiLib là giải pháp thư viện điện tử cho các thư viện mô hình vừa và nhỏ tại Việt Nam. SmiLib đáp ứng đầy đủ các chức năng nghiệp vụ của một thư viện hiện đại, bên cạnh đó kế thừa và phát triển các yếu tố truyền thống và đặc thù của các thư viện Việt Nam. SmiLib có khả năng tích hợp với các hệ thống thông tin thư viện khác để khai thác và trao đổi dữ liệu, từng bước đưa thư viện Việt Nam dần hòa nhập với hệ thống thông tin thư viện thế giới [3]. Các đặc tính nổi bật của chƣơng trình SMILIB:  Có đầy đủ các tính năng phục vụ cho thư viện vừa và nhỏ.  Áp dụng các công nghệ hiện đại vào lĩnh vực quản trị thư viện truyền thống, biến thư viện thực sự trở thành trung tâm thông tin.  Dễ sử dụng và dễ quản trị.  Công cụ tìm kiếm và tra cứu mạnh qua mạng LAN, WAN và Internet.  Cho phép xem nội dung tài liệu (ảnh, nhạc, phim, văn bản) từ xa.  Hỗ trợ đa ngôn ngữ (Unicode).  Biên mục thuận tiện, linh hoạt theo chuẩn MARC21, hiển thị dưới dạng MARC21 hoặc ISBD.
  • 45. 34  Tích hợp mã vạch nhằm hỗ trợ lưu thông, quản lý bạn đọc, biên mục.  Sử dụng tất cả các khung phân loại hiện có.  Nhập biểu ghi theo MARC21, CDS/ISIS. Với việc áp dụng phần mềm Smilib Thư viện Trung tâm đã tiến hành nhập CSDL hồi cố cho sách và xây dựng các cơ sở dữ liệu. Một số khâu nghiệp vụ truyền thống đã được giảm bớt như là viết phích, viết nhãn sách... vì phần mềm cũng đã hỗ trợ cho việc in nhãn sách, in phích mục lục trên máy. Phần mềm cũng cho phép in mã vạch cho sách để phục vụ cho việc quản lý tài liệu và cho mượn bằng mã vạch. Như vậy có thể nói, khi áp dụng phần mềm thì một số khâu nghiệp vụ của chu trình này đã được hiện đại hóa vì vậy đã giảm bớt thời gian và công sức của cán bộ thư viện. Tuy nhiên việc sử dụng phần mềm cũng chưa thực sự hiệu quả do phần mềm Smilib của Công ty CMC chưa tích hợp được các công đoạn nghiệp vụ, việc bổ sung tài liệu được triển khai song song với việc biên mục chính vì vậy mà cán bộ ở đây chủ yếu chỉ áp dụng module Biên mục mà chưa khai thác tính năng của module bổ sung Hạn chế của phần mềm là ở khâu bổ sung tài liệu. Với yêu cầu của một phần mềm thư viện hiện đại cho phép thư viện có thể liên hệ với nhà xuất bản qua mạng để tiến hành bổ sung tài liệu mà cán bộ không phải trực tiếp đi chọn lựa và bổ sung sách trực tiếp tại nhà xuất bản. Có thể nói nếu việc này có thể thực hiện được thì sẽ giảm được rất nhiều thời gian, công sức cũng như kinh phí của cán bộ và của chính thư viện. Việc lựa chọn phần Smilib của Công ty CMC với một thư viện vừa và nhỏ như Thư viện TTNĐ Việt – Nga là một phù hợp, tuy nhiên vì là phần mềm nhỏ nên nó cũng có một số hạn chế ở Module Bổ sung: đó là chưa cho phép thư viện bổ sung qua mạng và quản lý các đơn đặt. Chính vì vậy mà khi cần bổ sung tài liệu các cán bộ ở đây vẫn phải trực tiếp đi chọn sách để bổ sung theo phương thức truyền thống. + Hạ tầng thông tin:
  • 46. 35 Năm 2005, thư viện đã được đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin. Lúc này với nguồn kinh phí còn hạn hẹp Trung tâm đầu tư một máy chủ của hãng IBM dành cho việc lưu trữ thông tin, chạy các ứng dụng phục vụ cho toàn bộ hệ thống như tìm kiếm, cập nhật, chạy phần mềm tin học hoá hoạt động nghiệp vụ thư viện tích hợp. Ngoài ra còn có 4 máy trạm để cán bộ làm việc mà chưa có hệ thống tra cứu trên máy cho bạn đọc. Việc ứng dụng tin học này đã đẩy mạnh hoạt động của thư viện trong việc quản lý tài liệu và phục vụ bạn đọc, thư viện đã xây dựng được các CSDL thư mục như CSDL sách, bài trích, luận án luận văn, báo cáo khoa học... với tổng số gần 5.000 biểu ghi. + Kết quả đạt được trong giai đoạn này: Những CSDL thư viện đã làm được trong giai đoạn này gồm: Stt Tên CSDL ĐVT 2006 2007 2008 2009 Ghi chú 1 CSDL thư mục sách Biểu ghi 2748 2899 3502 4235 2 CSDL thư mục bài trích Biểu ghi 52 64 182 184 3 CSDL BCKH, LA-LV Biểu ghi 70 235 280 310 4 CSDL thư mục CD-ROM Biểu ghi 27 50 180 431 Bảng 2.1: Các CSDL xây dựng trong giai đoạn từ 2006 đến năm 2009 2.1.2 Xây dựng CSDL toàn văn với phần mềm mã nguồn mở Greenstone: Trong thời gian đầu xây dựng TVĐT Trung tâm đã xác định việc xây dựng các CSDL toàn văn đóng vai trò rất quan trọng, tuy nhiên việc áp dụng phần mềm
  • 47. 36 Smilib chưa đáp ứng được việc xây dựng CSDL toàn văn phục vụ bạn đọc. Chính vì vậy giải pháp lựa chọn là việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở Thư viện số Greenstone vào việc xây dựng kho tài nguyên số hoá tại đây. Hình 2.1: Màn hình tìm kiếm của phần mềm Greenstone Phần mềm mã nguồn mở Greenstone [2] là sản phẩm của dự án New Zealand Digital Library của trường Đại học University of Waikato, được phát triển và phân phối với sự tham gia của UNESCO và Human Info NGO vào tháng 8 năm 2000. Đây là bộ phần mềm dùng để tạo lập và phân phối các bộ sưu tập thư viện số. Nó cung cấp một phương pháp mới để tổ chức và xuất bản thông tin trên Internet hoặc trên CD-ROM. Greenstone tương thích với hệ điều hành Windows, Unix và Mac OS X. Việc phân phối bao gồm các bản cài đặt cho tất cả các phiên bản của Windows, Linux và Mac OS X. Nó cũng cung cấp toàn bộ source code của hệ thống để người sử dụng
  • 48. 37 có thể biên dịch lại bằng Microsoft C++ hoặc gcc. Phần mềm đi kèm với Greenstone cũng đều miễn phí, ví dụ như Apache Webserver và PERL. Người sử dụng có thể dùng các trình duyệt Web điển hình là Netscape Navigator hoặc Internet Explorer. Tháng 10 năm 2008, Thư viện tiến hành cài đặt và áp dụng phần mềm Greenstone vào việc xây dựng các bộ sưu tập số của thư viện. Các tài liệu chủ yếu được đưa vào CSDL là các luận án, luận văn của cán bộ, các báo cáo khoa học của các đơn vị... Từ khi áp dụng phần mềm Greenstone thư viện dã xây dựng được các CSDL toàn văn là: CSDL luận án, luận văn với gần 5000tr. CSDL báo cáo khoa học với hơn 7000tr. Tuy nhiên, các CSDL này vẫn đang trong giai đoạn cập nhật thông tin, chưa được bao gói trên CD do vậy mà việc phục vụ bạn đọc hầu như chưa thực hiện được. Việc sử dụng Greenstone để quản lý các bộ sưu tập tài liệu số hoá toàn văn là các công trình nghiên cứu khoa học theo các hướng nghiên cứu của Trung tâm tuy đã được triển khai từ năm 2006 nhưng không tránh khỏi những bỡ ngỡ và khó khăn. Đội ngũ cán bộ nhân viên Thư viện và các cộng tác viên Thư viện còn chưa mấy thành thạo khi tác nghiệp trên phần mềm này và kinh nghiệm triển khai Greenstone ở các đơn vị bạn cũng cho thấy: Greenstone cần được chỉnh sửa ít nhiều thì mới có thể đáp ứng cả nhu cầu quản lý nguồn tin của thư viện và cả nhu cầu khai thác hợp lý của người dùng tin. Do những hạn chế đó nên hiện nay Thư viện không tiếp tục sử dụng phần mềm này trong xây dựng mới tài liệu số hoá toàn văn.
  • 49. 38 2.2 Giai đoạn nâng cao Năm 2010, Thư viện Trung tâm là một trong những đơn vị được tham gia vào Dự án Thư viện số dùng chung trong Bộ Quốc phòng do Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự là chủ dự án. Thư viện được đầu tư cơ sở hạ tầng thông tin và các phần mềm thư viện Ilib, Dlib và cổng thông tin điện tử Portal phục vụ cho việc xây dựng TVĐT. 2.2.1 Hạ tầng thông tin. - Máy chủ: Đến năm 2010, khi được tham gia vào Dự án Thư viện số dùng chung trong Bộ Quốc phòng do Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự - Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư, Thư viện TTNĐ Việt – Nga được đầu tư một hệ thống máy chủ mới để phục vụ cho công tác gồm 2 máy chủ hiệu IBM. Hệ thống máy chủ này gồm 1 máy chủ cơ sở dữ liệu, 1 máy chủ dữ liệu số và một tủ Rack để máy chủ. - Máy chủ cơ sở dữ liệu: thực hiện chức năng quản trị hệ thống dữ liệu thông tin thư viện. Hiện máy chủ cũng được cài đặt hệ quản lý thư viện tích hợp Ilib với đầy đủ các tác nghiệp của một hệ thống thông tin thư viện điện tử hiện đại. Máy chủ cơ sở dữ liệu hiện lưu trữ dữ liệu của thư viện như: thông tin biên mục, xếp kho, số mã hiệu… - Máy chủ dữ liệu số: dùng để chạy phần mềm quản lý tài liệu số Dlib và lưu trữ rất nhiều dữ liệu số. Máy chủ này không chỉ lưu giữ nội dung tóm tắt của các tài liệu và tư liệu mà còn lưu trữ cả thông tin đầy đủ của bản thân tư liệu đó. Ngoài các dữ liệu dạng văn bản được số hoá còn có các file ảnh và dữ liệu audio/video được số hoá. Hai máy chủ này còn thực hiện chức năng dự phòng Bakup dữ liệu trong trường hợp có sự cố.
  • 50. 39 Có thể nhận xét, hệ thống máy chủ của thư viện đã đáp ứng được các yêu cầu sau: - Hệ thống máy chủ được thiết kế có khả năng mở rộng cả về chiều rộng cũng như chiều sâu để đáp ứng nhu cầu mở rộng đối tượng phục vụ của hệ thống. - Số lượng máy chủ được xác định theo nhu cầu của các phân hệ của hệ thống. - Các máy chủ sử dụng loại có thể đưa được vào Rack để giảm diện tích sử dụng và dễ dàng trong quản trị. - Các máy chủ phụ thuộc vào các chức năng khác nhau sẽ được xem xét về số lượng cũng như dòng máy, cấu hình và hệ điều hành tương ứng. Các máy chủ CSDL định hướng sử dụng máy chủ UNIX với vi xử lý RISC để đảm bảo khả năng xử lý CSDL nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện tại hai máy chủ của thư viện vừa thực hiện chức năng quản trị và lưu trữ dữ liệu vừa thực hiện chức năng dự phòng trong trường hợp có sự cố mà trên thực tế thì thư viện nên có thêm một máy chủ chuyên thực hiện chức năng dự phòng Backup dữ liệu. - Máy trạm: Thư viện cũng được đầu tư hệ thống máy trạm gồm 24 máy tính Intel Dual Core 3.2 Ghz, Ram 1G, ổ cứng 160 G… là công cụ làm việc cho cán bộ thư viện hằng ngày quản trị mạng, nhập cơ sở dữ liệu và để bạn đọc tra cứu thông tin. Trong đó có 4 máy nghiệp vụ để cán bộ thư viện làm việc hàng ngày. Ngoài ra hệ thống máy trạm được bố trí 10 máy tính cho bạn đọc truy cập Internet, 06 máy để bạn đọc tìm tin và truy cập mạng MISTEN và 4 máy dùng cho việc số hóa tài liệu, 4 máy này được cài đặt phần mềm việt hóa vndoc. - Hệ thống mạng: Hệ thống mạng gồm 2 server kết nối qua hệ thống mạng LAN và kết nối vào hệ thống mạng Truyền số liệu quân sự, vừa làm công tác nghiệp vụ thư viện số tại Trung tâm NĐViệt - Nga vừa làm công tác tiếp nhận thông tin từ mạng Misten.
  • 51. 40 Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống mạng thư viện điện tử tại Trung tâm NĐ Việt -Nga Hệ thống mạng ở đây là kiểu hỗn hợp. Tốc độ từ 10-100 Mbps đối với mạng nội bộ và từ 2-100Mbps đối với mạng truyền số liệu. Giao thức kiểu TCP/IP. Hệ điều hành cho Server là Windows 2003, Database dùng cho cơ sở dữ liệu sử dụng phần mềm Oracle 9-10i. Hệ thống mạng TVS tại TTNĐViệt - Nga còn có bộ phận lưu trữ dữ liệu của Trung tâm TTKHQS. Đây là Trung tâm phòng tránh thảm họa đề phòng rủi ro trong trường hợp trung tâm dữ liệu của Trung tâm TTKHQS bị mất do thiên tai thảm họa. Các bộ lưu trữ NetApp có dung lượng TB đặt chung trong hệ thống và được Backup thường xuyên. Mạng LAN có sử dụng các bộ chuyển mạch autoSwitch tốc độ 100/1000 Mbps có thể định tuyến và tránh được hiện tượng thắt nút cổ chai do được phân bố theo cụm đồng đều.
  • 52. 41 - Hệ thống an ninh thông tin: Thư viện cũng được đầu tư các thiết bị hỗ trợ nhằm đảm bảo an toàn hệ thống thông tin như Bộ lưu điện SUA3000 RMI2U – Smart – UPS, Thiết bị cắt sét, chống sét cho đường mạng, đường thoại … … - Các thiết bị ngoại vi: Thư viện được đầu tư các thiết bị hỗ trợ như: + 01 máy quét A3, 03 máy quét A4, 01 máy quét ảnh máy Scaner A4 để phục vụ cho việc số hóa tài liệu. + 02 máy in, 01 máy in thẻ, 01 máy in mã vạch + Máy ảnh kỹ thuật số, máy quay phim kỹ thuật số… + 01 máy chiếu Panasonic PT-LB2EA + Đầu đọc mã vạch Zebex Z 3 100 Magic C + IP Camera Panasonic BL-C111CE + Màn hình tinh lỏng - Thiết bị kiểm soát vào/ra: Hiện thư viện được đầu tư lắp đặt 03 camera quan sát tại Phòng đọc, Phòng máy chủ và Kho mở để giám sát, quản lý và đảm bảo an toàn cho các kho mở. Ngoài ra, Thư viện cũng được đầu tư thêm các trang thiết bị như máy điều hòa nhiệt độ, bàn, ghế… 2.2.2 Phần mềm thƣ viện ILIB 2.2.2.1 Giới thiệu về phần mềm ILIB ILIB là giải pháp TVĐT cho các thư viện tại Việt Nam do CMC nghiên cứu và phát triển. Đây là một hệ thống thư viện tích hợp với các module được thiết kế nhằm đáp ứng các nhu cầu của các thư viện trong nước, từ các thư viện công cộng, thư viện các trường đại học, thư viện chuyên ngành đến các trung tâm thông tin trong toàn quốc.
  • 53. 42 Hình 2.3: Màn hình giao diện chính phần mềm ILIB ILIB quản trị các quy trình nghiệp vụ chuẩn của một thư viện hiện đại như bổ sung, biên mục, tra cứu trực tuyến (OPAC), quản lý lưu thông tài liệu (ấn phẩm và các nguồn tin điện tử), quản lý xuất bản phẩm nhiều kỳ (tạp chí, tập san, báo,...), quản lý kho tài liệu, quản lý thông tin về bạn đọc, quản trị hệ thống – tất cả đều có thể kết hợp dùng mã vạch. Đặc biệt, tất cả các module được tích hợp vào trong một hệ thống thống nhất và có thể liên thông chuyển đổi tương tác với nhau một cách dễ dàng. Phần mềm ILIB có những tính năng nổi bật sau: - Hỗ trợ khổ mẫu biên mục đọc máy MARC21 - Tuân thủ các tiêu chuẩn và quy tắc mô tả thư mục ISBD, AACR2 - Tích hợp mã vạch với các phân hệ, tích hợp cổng từ, tích hợp với công nghệ 3M - Hỗ trợ tiếng Việt và các ngôn ngữ khác như: tiếng Anh, tiếng Pháp, Tiếng Nga, tiếng Trung,…
  • 54. 43 - Công cụ tìm kiếm mạnh với khả năng tìm kiếm toàn văn, tìm kiếm chính xác và tìm kiếm không dấu, tra cứu qua Z3950,… - Thống kê, báo cáo đa dạng và tùy biến trong từng phân hệ - Xuất nhập dữ liệu theo chuẩn MARC21 Cấu trúc của Ilib, gồm các modul sau: Module Bổ sung Module Biên tập Module quản lý Kho Module Lưu thông (quản lý bạn đọc và mượn trả tài liệu) Module Báo, tạp chí Module Quản trị hệ thống Hiện nay, tại Thư viện Trung tâm đang ứng dụng một số Module sau: + Module bổ sung + Module biên mục + Module Quản lý kho + Module quản lý lưu thông tài liệu 2.2.2.2 Thực trạng triển khai ứng dụng Module bổ sung: Cùng với sự phát triển vượt bậc của CNTT và truyền thông, nhiều loại hình tài liệu xuất hiện dẫn đến nguồn lực thông tin trong thư viện ngày một phong phú và đa dạng. Ngoài các loại dưới dạng giấy in truyền thống, còn có các loại tài liệu điện tử, các nguồn thông tin điện tử được khai thác truy cập thông qua các thiết bị truyền tin hiện đại đang ngày một phát triển và chiếm ưu thế. Các loại tài liệu điện tử như: Sách điện tử ( E- book), tạp chí điện tử ( E-juornal), và các cơ sở dữ liệu trực tuyến (online). - Hiện nay Thư viện Trung tâm thực hiện việc bổ sung theo 3 nguồn chủ yếu là: nguồn mua, nguồn nộp lưu chiểu, và nguồn tặng biếu, tài trợ. Các tài liệu thuộc diện bổ sung của Thư viện là tài liệu về các ngành khoa học cơ bản, sách học tiếng, tài liệu tra cứu, luận văn - luận án, NCKH,… phục vụ công tác nghiên cứu khoa học của đơn vị.