SlideShare a Scribd company logo
1 of 150
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ THỊ THÙY DƢƠNG
TRUYỀN THÔNG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
TRÊN TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Hà Nội, 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ THỊ THÙY DƢƠNG
TRUYỀN THÔNG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
TRÊN TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số:60320101
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ ANH ĐỨC
Hà Nội, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là do tôi thực hiện. Mọi số liệu
khảo sát và kết luận nghiên cứu đều được thực hiện trong thực tế và trình bày
trong luận văn này chưa từng được công bố ở các nghiên cứu khác.
Tác giả
Lê Thị Thùy Dƣơng
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô
của Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ bảo và giảng dạy những kiến
thức bổ ích. Cảm ơn các anh chị phóng viên của Đài Truyền hình Việt Nam,
Đài Truyền hình KTS VTC đã hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cũng như
cung cấp tài liệu liên quan để tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Anh Đức đã đồng hành
và giúp đỡ tôi từ việc lựa chọn, đóng góp và bổ sung đề tài để đi tới thực hiện
đề tài khóa luận của mình.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đã giúp tôi hoàn
thành luận văn này!
Lê Thị Thùy Dƣơng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ................................................... 7
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 8
6. Điểm mới, ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................... 9
7. Kết cấu của đề tài ........................................................................................10
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ AN TOÀN THỰC
PHẨM VÀ VAI TRÕ CỦA TRUYỀN HÌNH TRONG TRUYỀN
THÔNGVỀ AN TOÀN THỰC PHẨM.......................................................11
1.1. Lý luận chung về truyền thông và truyền hình...................................11
1.1.1. Khái niệm “Truyền thông” ...................................................................11
1.1.2. Mô hình truyền thông và thông điệp truyền thông................................12
1.1.3. Khái niệm “Truyền hình” và đặc điểm của truyền hình.......................16
1.1.4. Vai trò của truyền hình trong vấn đề ATTP..........................................24
1.2.Thực tiễn về ATTP ở Việt Nam hiện nay .............................................26
1.2.1.Khái niệm “Thực phẩm” và “An toàn thực phẩm”...............................26
1.2.2. Những vấn đề về ATTP ở Việt Nam hiện nay .......................................32
1.3. Lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu truyền thông về ATTP............35
Tiểu kết chương 1............................................................................................37
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THÔNG ĐIỆP TRUYỀN
THÔNG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN TRUYỀN HÌNH VIỆT
NAM ...............................................................................................................38
2.1.Khái quát về các chƣơng trình khảo sát ...............................................38
2.1.1 Chương trình “Nói không với thực phẩm bẩn” trên VTV1..................38
2.1.2. Chương trình “Chúng ta đang ăn gì?” trên VTC16.............................40
2.2.Thực trạng thông điệp truyền thông về ATTP trên truyền hình.......42
2.2.1. Nội dung thông điệp truyền thông về ATTP trên kênh VTV1 và VTC16
.........................................................................................................................42
2.2.2. Hình thức truyền tải nội dung thông điệp về ATTP trên truyền hình...59
Tiểu kết chương 2............................................................................................69
CHƢƠNG 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN
TRUYỀN HÌNH .............................................................................................70
3.1. Những vấn đề cần đặt ra khi truyền thông về an toàn thực phẩm trên
truyền hình.....................................................................................................70
3.1.1. Về nội dung ...........................................................................................70
3.1.2. Về hình thức ..........................................................................................73
3.2. Một số giải pháp cụ thể nâng cao chất lƣợng truyền thông về ATTP
trên truyền hình.............................................................................................75
3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan đến nội dung thông điệp.............................75
3.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến hình thức thể hiện thông điệp..............78
3.2.3. Nhóm giải pháp liên quan đến tổ chức sản xuất chương trình.............79
3.2.4. Nhóm giải pháp đối với nhà báo...........................................................83
3.2.5. Nhóm giải pháp liên quan đến quản lý về ATTP ..................................85
Tiểu kết chương 3............................................................................................87
KẾT LUẬN....................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................91
PHỤ LỤC.......................................................................................................97
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng thông điệp về vấn đề thực phẩm không an toàn trong
chương trình “Chúng ta đang ăn gì?” .............................................................45
Bảng 2.2: Số lượng chương trình phát sóng thể hiện thông điệp về thực phẩm
không an toàn trong chương trình “Nói không với thực phẩm bẩn” trên kênh
VTV1...............................................................................................................48
Bảng 2.3: Số lượng chương trình phát sóng có thông điệp về thực phẩm an
toàn trên VTC16..............................................................................................52
Bảng 2.4: Số lượng chương trình phát sóng có thông điệp về thực phẩm an
toàn trên VTV1................................................................................................55
Bảng 2.5. Thông tin phát sóng của hai chương trình khảo sát........................65
trên VTV1 và VTC16......................................................................................65
Bảng 3.1. Đề xuất format chương trình về an toàn thực phẩm trên truyền hình...80
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình truyền thông của Lasswell và Shannon [41, tr.18]...........12
Hình 2.2. Mô hình truyền thông [41, tr. 20] ...................................................13
Hình 2.3: Sơ đồ đặc điểm của truyền hình......................................................18
Hình 2.4: Những yếu tố cơ bản trong truyền hình..........................................20
Hình 2.5: Hình ảnh chương trình “Nói không với thực phẩm bẩn” được phát
sóng trên VTV1...............................................................................................39
Hình 2.6: Một trong số hình ảnh chương trình được phát sóng......................42
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ các nội dung thông điệp về thực phẩm không an toàn trong
chương trình “Chúng ta đang ăn gì” trên kênh VTC16. ...........................................45
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nội dung thông điệp về thực phẩm không an toàn trong chương
trình “Nói không với thực phẩm bẩn” trên kênh VTV1 ...........................................48
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ thông điệp về thực phẩm an toàn trong chương trình “Chúng ta
đang ăn gì” trên kênh VTC16 ...................................................................................53
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ thông điệp về thực phẩm an toàn trong chương trình “Nói không với
thực phẩm bẩn” trên kênh VTV1................................................................................55
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATTP : An toàn thực phẩm
ATVSTP : An toàn vệ sinh thực phẩm
UBND : Uỷ ban Nhân dân
BTV : Biên tập viên
NXB : Nhà xuất bản
TP : Thực phẩm
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng.
Trong những năm gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm xuất hiện nhiều
trên các phương tiện thông tin đại chúng khiến người dân hoang mang, lo
ngại. Tuy nhiên, vì những mục đích khác nhau, các nhà sản xuất và kinh
doanh thực phẩm vẫn sử dụng những biện pháp bảo quản, chất kích thích tăng
trưởng sai quy định gây ảnh hưởng đến tiêu dùng và xuất khẩu. Nhiều vấn đề
phản ánh liên quan đến thực phẩm như các chất hóa học được sử dụng trong
nông nghiệp, các chất phụ gia thực phẩm trong sản xuất thực thẩm… đã làm
suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đối với thực phẩm.
Ở Việt Nam, ATTP thu hút sự chú ý của xã hội với nhiều mối lo ngại
về thực phẩm bẩn có xu hướng lan rộng về phạm vi. Ăn gì, uống gì đã trở
thành mối lo lắng, nghi ngại thường trực trong suy nghĩ của mỗi người.
An toàn thực phẩm là vấn đề nhức nhối trong xã hội, nó không chỉ diễn
ra ở các nước đang phát triển, kém phát triển mà còn cả ở các nước phát triển.
Tại Việt Nam, theo báo cáo “Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về
an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016” của Quốc hội cho biết, mỗi năm có
khoảng 70.000 người chết vì bệnh ung thư và hơn 200.000 ca phát hiện mới,
trong đó có một phần nguyên nhân từ việc sử dụng thực phẩm không an toàn.
Tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh liên quan đến thực phẩm diễn ra
khá nghiêm trọng ở một số địa phương.Trung bình có 167,8 vụ/năm với hơn
5.000 người mắc/năm và khoảng 27 người chết do ngộ độc thực
phẩm/năm.Tỷ lệ tồn dư hóa chất vượt ngưỡng cho phép là 8,47% đối với rau;
Kiểm tra đối với 54.750 lượt hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã
phát hiện 9.056 hộ vi phạm (chiếm 16,54%); Kiểm tra 2.064 đợt với 63.230
lượt cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực phẩm, phát hiện và xử lý trên
7.434 có sở vi phạm (chiếm 11,7%).
2
Những năm gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm xuất hiện nhiều
trên các phương tiện truyền thông đại chúng khiến người tiêu dùng hoang
mang, lo ngại. Thông qua nghiên cứu dư luận xã hội về an toàn thực phẩm,
cho biết thái độ và niềm tin về an toàn thực phẩm đồng thời kết quả nghiên
cứu sẽ giúp cơ quan quản lý trong việc soạn thảo, ban hành, tổ chức thực hiện;
thông tin, tuyên truyền định hướng dư luận 3 tránh những thông tin vô căn cứ
gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng và tình hình kinh tế - xã hội nói
chung. Sử dụng các loại thực phẩm không an toàn, người tiêu dùng đã phải trả
giá đắt bằng chính sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng do bị ngộ độc thực phẩm và
mầm mống gây ra căn bệnh ung thư... Tuy vậy, vẫn có không ít người tiêu dùng
chưa thực sự quan tâm đúng đắn đến vấn đề an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, công tác quản lý của nhà nước về ATTP vẫn còn chưa
triệt để nên các nhà sản xuất, kinh doanh chưa nhận thức được trách nhiệm
trong việc tuân thủ các điều kiện đảm bảo ATTP.
Trước những diễn biến phức tạp của vấn đề ATTP thì hoạt động truyền
thông giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm ATTP. Trong bối cảnh đó,
báo chí là một trong những kênh thông tin quan trọng mà người dân có thể dễ
dàng tiếp cận qua nhiều hình thức khác. Thực tế hiện nay, ít nghiên cứu ở
Việt Nam lấy việc truyền thông về ATTP trên truyền hình làm đề tài nghiên
cứu.Trong khi đó, truyền hình có mức độ phủ sóng rộng, là một loại hình
được công chúng đón nhận như một kênh thông tin chính thống. Việc nghiên
cứu truyền thông về ATTP trên truyền hình nhằm nâng cao nhận thức của
người dân, đồng thời, giúp họ điều chỉnh hành vi an toàn thực phẩm để trở
thành những người tiêu dùng thông thái.
Vì vậy, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Truyền thông về ATTP trên
truyền hình Việt Nam” cho luận văn chuyên ngành báo chí học của mình. Những
kết quả thu được từ nghiên cứu này sẽ là những tài liệu cần thiết để nâng cao chất
lượng thông tin trên báo chí nói chung và truyền hình nói riêng trong vấn đề an
toàn thực phẩm.
3
2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về thực phẩm chủ yếu tập trung vào kiến
thức thực hành, nhận thức và hành động đối với các vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm.
ATTP là mối quan tâm toàn cầu, do đó số lượng các nghiên cứu về lĩnh
vực này khá nhiều. Tuy nhiên, trước đây những nghiên cứu về sản xuất và
tiêu dùng thực phẩm chủ yếu thuộc các lĩnh vực: Nông sản, trồng trọt, kinh tế
nông nghiệp...
Năm 2013, trong luận văn thạc sỹ chuyên ngành báo chí truyền thông
của Nguyễn Hoàng Anh có tên “Chiến dịch truyền thông trong Chương trình
mục tiêu Quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm” tại Viện Đào tạo Báo chí –
Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội đã tìm hiểu lý thuyết và kỹ năng tổ chức chiến dịch truyền thông
vào nghiên cứu thực tiễn hoạt động triển khai chiến dịch truyền thông của các
tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam. Hệ thống hóa khái niệm, quy trình,
phương pháp thực hiện và đánh giá chiến dịch truyền thông và khái quát vế
chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn
thực phẩm. Khảo sát thực trạng chiến dịch truyền thông do Bộ Y tế thực hiện
trong Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm từ năm 2006
đến năm 2012. Đánh giá về chiến dịch truyền thông vệ sinh an toàn thực phẩm
và giải pháp nâng cao hiệu quả của các chiến dịch truyền thông tại Việt Nam
Năm 2010, trong Khóa luận Tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Tuyết
có tên “Báo chí với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (Khảo sát trên báo
Vietnamnet.vn thời gian từ tháng 9 năm 2008 đến tháng 5 năm 2010)” cũng
tại Viện Đào tạo Báo chí – Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài đã thực hiện khảo sát mô tả
hình thức và nội dung thông tin tuyên truyền về ATTP trên báo điện tử
Vietnamnet. Tuy nhiên, khóa luận khảo sát để tìm hiểu về tính phổ cập kiến
thức vệ sinh an toàn thực phẩm của một tờ báo điện tử, hoàn toàn không đề
cập đến vấn đề tư vấn, chỉ dẫn.
4
Ngoài ra, có một số công trình nghiên cứu về vấn đề ATTP trong
những năm gần đây như: “Thông điệp về an toàn thực phẩm trên báo điện tử
Việt Nam hiện nay” do học viên Khuất Thị Diệu Linh – Học viện Báo chí và
Tuyên tuyền thực hiện: Luận văn tìm hiểu về thực trạng đưa tin của báo mạng
điện tử thông qua việc phân tích các bài viết về ATTP và đề xuất khuyến nghị
nâng cao hiệu quả công tác thông tin truyền thông về ATTP trên báo mạng
đối với cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí, phóng viên và công chúng
trong lĩnh vực truyền thông về ATTP.
Năm 2012, tác giả Nguyễn Ngân Giang trong luận văn ThS ngành Luật
“Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực
phẩm” đã tổng thuật một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn pháp lý về ATTP;
Rà soát các hành vi vi phạm về điều kiện an toàn thực phẩm. Đánh giá hoạt
động của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Đề xuất một số
giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước
về an toàn thực phẩm và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên
quan đến an toàn thực phẩm. Xác định rõ trách nhiệm pháp lý của các đối
tượng trong xã hội đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực
phẩm. Nâng cao kiến thức về quản lý an toàn thực phẩm.
Với đề tài “Vấn đề thông tin, tư vấn, chỉ dẫn ATTP trên báo chí Việt
Nam” do học viên Trần Thị Thảo – Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện năm 2016. Luận văn khảo sát
đặc điểm nội dung, cách thức thể hiện thông tin tư vấn, chỉ dẫn về ATTP trên
các loại hình báo chí Việt Nam và trên cơ sở khảo sát, rút ra kết luận và
khuyến nghị giải pháp làm tăng hiệu quả thông tin, tư vấn, chỉ dẫn ATTP trên
báo chí.
Từ những năm 1980, các nhà xã hội học trên thế giới ngày càng chú ý
tới cách mà thực phẩm củng cố các mối liên hệ xã hội, đánh dấu những khác
biệt xã hội và trở thành một dạng thiết chế, tổ chức và mạng lưới xã hội. Cuối
thế kỉ 20 – đầu thế kỉ 21, các công trình nghiên cứu xã hội học trong lĩnh vực
5
thực phẩm bắt đầu ra đời. Các vấn đề chính sách được các nhà xã hội học thực
phẩm quan tâm là mối liên hệ giữa thực phẩm và sự bất bình đẳng, giao thương,
lao động, quyền lực, vốn, văn hóa và tiến bộ kỹ thuật. Mặc dù vậy, những nghiên
cứu đánh giá về thông điệp ATTP trên báo chí vẫn còn khiêm tốn.
Năm 1995, các tác giả Maurer, Donna and Jeffery Sobal trong nghiên
cứu “Việc ăn uống: Thực phẩm và dinh dưỡng với tư cách là vấn đề xã hội”
(Eating agendas: Food and nutrition as social problems) đã đưa ra một bản
tổng hợp đầy giá trị về thực phẩm mà con người tiêu thụ, các vấn đề đi kèm
vơi chất lượng của những thực phẩm này (như mối lo lắng về thực phẩm bị
nhiễm độc hay việc ăn thịt) và những vấn đề liên quan tới công nghiệp thực
phẩm và những chính sách của chính phủ.
Tiếp đó, năm 1997, tác giả Phạm Năng Cường với tác phẩm “Vệ sinh thực
phẩm” đề cập tới vấn đề thực phẩm và dinh dưỡng, cách bảo quản thức ăn.
Nghiên cứu về thực trạng công tác đảm bảo ATTP (1998 – 2002), tác
giả Nguyễn Hữu Huyên trong công trình Đánh giá thực trạng công tác đảm
bảo chất lượng VSATTP ở Đắc Lắc 5 năm (1998 – 2002), trong báo cáo toàn
văn hội nghị khoa học vệ sinh ATTP lần thứ 2 năm 2003, tác giả nghiên cứu
đã tập trung phân tích kiến thức, đánh giá thực hành về vệ sinh an toàn thực
phẩm được nhiều người xem nhất, qua kênh truyền hình thì có 91,3 % người
tiêu dùng biết được kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. [29]
Năm 1991, cuốn sách “Vệ sinh thực phẩm” của tác giả Phạm Văn Sổ,
Bùi Thị Thu Thuận, Nguyễn Phùng Tiến đề cập tới nguyên nhân và biện pháp
phòng ngộ độc thực phẩm. Công tác thanh, kiểm tra chất lượng VSTP tại
những điểm ăn uống.
Năm 2005, nhóm tác giả Nguyễn Đức Lượng, Phạm Minh Tâm trong
cuốn Vệ sinh và an toàn thực phẩm cũng nghiên cứu khá toàn diện và bao
quát về quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Cuốn sách đã cung cấp các kiến
thức cơ bản về ATTP, phân tích làm rõ các khái niệm, đồng thời đưa ra các
phương pháp để đánh giá mức độ thực phẩm an toàn.
6
Năm 2016, “Luật an toàn thực phẩm” quy định mới về chất phụ gia
thực phẩm, quản lý chất lượng và xử phạt vi phạm hành chính, Tác giả :
Quang Minh;Tiến Phát Nhà Xuất bản : Lao Động, Luật an toàn thực phẩm
quy định mới về chất phụ gia thực phẩm, quản lý chất lượng và xử phạt vi
phạm hành chính.
Năm 2003, các tác giả Phan Thị Kim, Bùi Trọng Chí, Chu Quốc Lập
trong “Báo cáo toàn văn Hội nghị khoa học an toàn vệ sinh thực phẩm lần
thứ hai” đã có những báo cáo đánh giá tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm,
thực trạng vệ sinh môi trường thực phẩm cũng như cơ sở chế biến thực phẩm
và nguy cơ gây ô nhiễm một số chất độc hại trong thực phẩm tại một số tỉnh,
thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng...
Tiếp đó, trong cuốn Truyền thông vệ sinh an toàn thực phẩm của Trần
Chí Liêm đã đưa ra những vấn đề chung về truyền thông, tư vấn vệ sinh
ATTP, kỹ năng truyền thông, lập kế hoạch truyền thông trong đó chú ý đến
mô hình, cách tiếp cận, đối tượng và thông điệp truyền thông; chiến lược huy
động và sử dụng các kênh truyền thông. Đây là một trong các tư liệu tham
khảo hữu ích, giúp người nghiên cứu tiếp cận đầy đủ những thành tố liên quan
đến vấn đề truyền thông, tư vấn về ATTP.
Trong các bài khoa học và các công trình nghiên cứu, mới chỉ đề cập
đến việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu các loại sản phẩm, thông điệp về
ATTP trên báo mạng... chứ chưa đề cập sâu rộng và nghiên cứu cụ thể một
chương trình chuyên biệt về an toàn thực phẩm, đặc biệt sóng trên truyền hình.
Trong khi đó mức độ phủ sóng của truyền hình rộng khắp các tỉnh thành,
vùng miền...
Như vậy, có nhiều công trình lấy thực phẩm làm đối tượng nghiên cứu
trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, chưa có công trình
nào phân tích sâu về khía cạnh truyền thông về ATTP trên truyền hình Việt
Nam. Vì vậy, tác giả cho rằng việc nghiên cứu đề tài “Truyền thông về an
toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam” là cần thiết. Có thể nói, đâ là công
7
trình đầu tiên nghiên cứu tổng thể về vấn đề nghiên cứu thông điệp về an toàn
thực phẩm trên truyền hình Việt Nam.
3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1.Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là phân tích nội dung thông điệp về ATTP qua các
chương trình về ATTP trên hai kênh truyền hình VTV1 và VTC16. Phân tích
sự tác động của xã hội ảnh hưởng đến tình trạng VSATTPqua những nội dung
của thông điệp.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tàiđưa ra các đềxuất với các kênh truyền
hình. Đặc biệt là trên hai kênh VTV1 và VTC16đểxây dựng thông điệp phản
ánh chân thực vềtình trạng ATTP và đềxuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quảtruyền thông về vấn đề ATTP.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, hệ thống hóa những vấn đề về lý luận truyền hình, ATTP tức là
làm rõ những khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu.
Hai là,tổng hợp, phân tích các chương trình phát sóng về vấn đề an toàn vệ
sinh thực phẩm trên 2 kênh truyền hình VTV1 và VTC16để thấy được thực
trạng về truyền thông trên truyền hình hiệu quả và hạn chế còn tồn tại trong
công tác tuyên truyền.
Ba là, đề xuất giải pháp nâng cao thông điệp truyền thông về an toàn thực
phẩm trên truyền hình nói chung, trên 2 chương trình khảo sát nói riêng và
đối với giới truyền thông. Đặc biệt là cơ quan báo chí, phóng viên – những
người làm công tác truyền thông về ATTP.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Thông điệp truyền thông về
ATTP trên truyền hình Việt Nam
4.3. Phạm vi nghiên cứu
4.3.1. Phạm vi không gian
8
Đối tượng khảo sát là các chương trình về ATTP trên truyền hình:
Chương trình “Nói không với thực phẩm bẩn” trên kênh VTV1- Kênh Thời
sự - Chính trị - Tổng hợp của Đài truyền hình Việt Namvà chương trình
“Chúng ta đang ăn gì?” của VTC16 - Kênh Truyền hình Nông nghiệp nông
thôn của Đài truyền hình Kĩ thuật số VTC.
4.3.2. Phạm vi thời gian
Nghiên cứu tiến hành thu thập và khảo sát thông tin trên sóng truyền
hình Việt Nam của kênh VTV1 và kênh VTC16 (từ tháng 1/2017 đến tháng
6/2017).
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận và phương pháp luận chung
Tác giả dựa trên nền tảng các quan điểm và phương pháp luận của chủ
nghĩa Mac – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phương pháp luận báo chí; cơ sở
xã hội học truyền thông đại chúng;; Đường lối, chủ trương chính sách của Đảng
và Nhà nước của mộtsố bộ ngành đối với vấn đề ATTP để tiến hành nghiên cứu
đề tài đặt ra.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu là: Phương pháp phân tích nội dung; Phương pháp phỏng vấn sâu.
5.2.1. Phương pháp phân tích nội dung
Phương pháp phân tích nội dung được sửdụngdựa trênthông điệp được
truyền từthiết chếtruyền thông đại chúng. Việc phân tích bằng phương pháp
này căn cứvào cách xác định các khái niệm và từkhóa đượcmã hóa thành
bộcông cụthểhiện các chỉ báo nghiên cứu, nhằm đưa ra những suy luận xác
đáng vềquá trình xã hội mà thông điệp đềxuất.
Quy trình phân tích nội dung thông điệp nhằm mục đích chuyển các
đặcđiểm được lựa chọn của thông điệp thành sốliệu có thểxửlý bằng các
phương pháp thống kê vềmặt định lượng và định tính.Những đơn vịphân tích
cần phải được xác định bằng sự tham chiếu của hệthống đặc điểm
9
ngữnghĩa và cú pháp của thông điệp. Những đơn vịđiển hình của phân tích
nội dung thông điệp là câu chuyện được thểhiện dưới văn bản báo chí hoặc
các hình thức khác.
Ởnghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp trên để tiến hành phân
tích nội dung thông điệp trong các chương trình đã phát sóng trong khoảng
thời gian khảo sát. Cụ thể là: Chương trình “Nói không với thực phẩm bẩn”
trên VTV1trong khoảng thời gian: tháng 1/2017 – tháng 6/2017. Số lượng
chương trình phát sóng lần 1 là 112 chương trình. Và chương trình: “Chúng ta
đang ăn gì?” trên kênh VTC16 trong khoảng thời gian từ tháng 1/2017 –
tháng 6 /2017. Số lượng chương trình là 25 chương trình.
5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu được tiến hành với các khách thể nghiên cứu là chuyên
gia báo chí truyền thông; Cục an toàn thực phẩm - Bộ Y tế và các nhà báo,
biên tập viên tại các kênh truyền hình được khảo sát. Tổng đối tượng phỏng
vấn sâu là 04 người, trong đó:
+ 01 phỏng vấn sâu chuyên gia truyền thông
+ 01 phỏng vấn sâu đại diện Cục an toàn thực phẩm, Bộ Y tế
+ 02 phỏng vấn sâu phóng viên, biên tập viên sản xuất chương trình về an
toàn thực phẩm
Phỏng vấn sâu được thực hiện nhằm tìm hiểu chi tiết các khía cạnh liên
quan đến đánh giá của chuyên gia, lãnh đạo, nhà quản lý về ATTP hiện nay.
Từ đó, phân tích một cách cụ thể thực trạng truyền thông về ATTP trên truyền
hình và những giải pháp trong thời gian tới.
6. Điểm mới, ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
6.1. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, với tốc độ nhanh và
mạnh mẽ như hiện nay thì việc nghiên cứu vấn đề truyền thông về ATTP là
rất cần thiết, từ đó, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho các nhà hoạch định
chính sách, nhà quản lý truyền thông đưa ra những giải pháp phù hợp.
10
Đây là đề tài luận văn đầu tiên nghiên cứu truyền thông về ATTP trên
truyền hình Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Đề tài góp phần bổ sung thêm cơ sở khoa học cho việc
phân tích nội dung tác phẩm báo chí truyền hình.Luận văn chỉ ra ưu, nhược
điểm của báo chí truyền hình trong hoạt động thông tin, tuyên truyền về vấn đề
an toàn thực phẩm cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, người tiêu dùng.
Trong xu thế phát triển của báo chí hiện đại, với nền kinh tế thị trường,
luận vănchỉ ra sự cần thiết và những giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông
về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham
khảo cho việc thay đổi phản ánh tin, bài trên sóng truyền hình. Đồng thời, sử
dụng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề liên quan.
Luận văn cung cấp cho cơ quan báo chí trong lĩnh vực truyền hình góc
nhìn tổng thể về thực trạng công tác thông tin tuyên truyền các vấn đề về an
toàn thực phẩm. Từ đó, luận văn đưa ra khuyến nghị, giải pháp giúp cơ quan
báo chí truyền hình nói chung nâng cao chất lượng bài viết, hình thức, chủ đề
về vấn đề an toàn thực phẩm giúp cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, người
dân có kiến thức, kinh nghiệm trong việc sản xuất và tiêu dùng thực phẩm.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Nội
dung của luận văn kết cấu gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về an toàn thực phẩm và vai trò
của truyền hình trong truyền thông về an toàn thực phẩm
Chương 2: Nội dung và hình thức thông điệp truyền thông về an toàn
thực phẩm trên truyền hình Việt Nam
Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao thông điệp về
an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam
11
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ
VAI TRÕ CỦA TRUYỀN HÌNH TRONG TRUYỀN THÔNG
VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
1.1.Lý luận chung về truyền thông và truyền hình
1.1.1.Khái niệm “Truyền thông”
Truyền thông theo thuật ngữ tiếng Anh là “Communication”, đây được
coi là một hoạt động trao đổi thông tin nhằm thiết lập các mối liên hệ giữa
con người với con người. Truyền thông thường để chỉ sự chia sẻ thông tin và
giao lưu giữa người với người thông qua những hình thức nhất định.
Về cụm từ “ Truyền thông” trên thế giới cũng có hơn 200 cách dịch
nghĩa khác nhau.Hiện tại “Truyền thông” được hiểu theo nghĩa chung nhất là:
Truyền thông là một hành vi truyền tải thông tin mang tính chất xã hội, là sự
giao hoan giữa không gian của tập thể và không gian cá nhân;quá trình truyền
tải thông tin, ý kiến và sự việc. Đơn giản hơn, truyền thông là quá trình do
con người tạo ra, tiếp nhận và lưu trữ thông tin. Quá trình truyền đạt, tiếp
nhận, giao lưu và chia sẻ thông tin hai chiều giữa con người , tổ chức và xã
hội; họ sử dụng các hình thức tuyên truyền để đưa thông tin và thực hiện hoạt
động giao lưu qua lại.
Tùy theo lĩnh vực nghiên cứu mà các học giả đưa ra những định nghĩa
về truyền thông khác nhau, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng khái niệm
của PGS. TS. Nguyễn Văn Dững như sau: “Truyền thông là quá trình liên tục
trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm...chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa
hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận
thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của
cá nhân, của nhóm, của cộng đồng xã hội.” [18, tr.10]
Khái niệm này chỉ ra bản chất truyền thông là quá trình chia sẻ, trao đổi
thông tin một cách liên tục giữa đối tượng chủ thể truyền thông và đối tượng
tiếp nhận. Hoạt động truyền thông gắn với nhu cầu chia sẻ, trao đổi thông tin
12
giữa hai đối tượng này. Quá trình này mang tính liên tục, vì nó không thể kết
thúc ngay sau khi ta chuyển tải nội dung cần thiết mà còn tiếp diễn sau đó.
Về mục đích, truyền thông hướng đến những sự hiểu biết chung nhằm
thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của đối tượng tiếp nhận và định hướng dư
luận xã hội theo hướng phù hợp với nhu cầu của đối tượng chủ thể truyền
thông và của xã hội. Nói cách khác, đối tượng chủ thể của hoạt động truyền
thông khi chuyển thông điệp cho người tiếp nhận luôn mong muốn những
thông tin mà mình cung cấp ảnh hưởng đến thái độ và cách xử sự của người
tiếp nhận.
1.1.2. Mô hình truyền thông và thông điệp truyền thông
Một quá trình truyền thông bao gồm các yếu tố sau: Nguồn tin, thông
điệp, kênh truyền và đối tượng tiếp nhận. Rất nhiều học giả khi nghiên cứu về
truyền thông đã đưa ra nhiều mô hình truyền thông khác nhau. Tuy nhiên mô
hình truyền thông của Harold Lasswell cùng với sự bổ sung của Claude
Shannon vẫn được mọi người chấp nhận vì nó đơn giản và thông dụng. Các
yếu tố của một hoạt động truyền thông được hai học giả thể hiện như sau:
Hình 2.1. Mô hình truyền thông của Lasswell và Shannon [41, tr.18]
Từ mô hình trên cho phép chúng ta nghiên cứu, đánh giá được vai trò, ý
nghĩa của từng yếu tố, mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố tham gia
quá trình truyền thông. Đó là điều kiện để không chỉ nhận thức mà còn tìm ra
phương pháp, cách thức tác động hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động
truyền thông.
13
Theo GS. TS. Tạ Ngọc Tấn [43, tr.34], chủ thể xây dựng các thông điệp
hàm chứa nội dung thông tin để thông qua các phương tiện truyền thông
truyền tải đến công chúng xã hội rộng rãi. Quá trình tạo dựng thông điệp bao
giờ cũng mang tính khuynh hướng. Nói cách khác, mục đích, quan điểm của
chủ thể phát thông điệp bao giờ cũng ảnh hưởng, quy định khuynh hướng của
nội dung thông tin. Tính khuynh hướng trong nội dung thông tin được biểu
hiện thông qua cách lựa chọn, xử lý chi tiết, số liệu, trình độ nhận thức,
phương pháp phân tích đánh giá vấn đề và chính kiến phát biểu trực tiếp.
Tuy nhiên, giới hạn của mô hình này là thể hiện hoạt động truyền thông
như một quá trình tuyến tính, người tiếp nhận thông tin giống như một đối tác
thụ động. Về sau, các nhà nghiên cứu thường quan niệm quá trình truyền
thông theo mô hình truyền thông với dạng đường vòng tròn khép kín.
Cũng theo nhóm tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần
Quang thì quá trình truyền thông còn phải lưu ý đến các công việc cần thiết
của người cung cấp, khởi xướng thông tin là mã hóa (encode) thông điệp bằng
các tín hiệu của mình và người tiếp nhận muốn nhận thông điệp phải có quá
trình giải mã (decode). Như vậy quá trình truyền thông sẽ được chia làm hai
giai đoạn theo mô hình sau:
Hình 2.2. Mô hình truyền thông [41, tr.20]
Trong đó, Quá trình A-nguồn (source) có thể là một người, một tổ chức,
một cơ quan chuyển một thông điệp cho đối tượng trong đó chứa đựng những
thông tin mã hóa (encode) là tìm tòi một hệ thống tín hiệu ngôn ngữ học nào
đó diễn đạt nội dung thông điệp. Thông điệp (message), là những thông tin thực
sự được chuyển theo một mạch truyền (kênh) này hay kênh khác đến đối tượng.
14
Quá trình B: Giải mã (decode), là quá trình từng cá nhân bằng con
đường riêng của mình làm rõ ràng, rành mạch thông điệp được chuyển đến.
Mỗi thông điệp chuyển đến có thể được chấp nhận và hiểu biết theo nhiều
cách khác nhau tùy thuộc vào kiến thức, thái độ của người tiếp nhận và cũng
tùy thuộc vào người cung cấp và nội dung thông điệp.
Nơi nhận (destination), người nhận (receiver) là điểm cuối cùng giải
mã thông điệp, có quá trình và sự tích lũy của người tiếp nhận.
Phản hồi (feedback), là dòng chảy thông tin mà những bước đi từ thông
tin gốc đến nơi tiếp nhận và ngược lại. Nhưng nó chỉ được thực hiện với điều
kiện người tiếp nhận giải mã được thông tin và người cung cấp thông tin có
những thông tin thích hợp với hiện tại. Phản hồi là khía cạnh quan trọng nhất
của quá trình truyền thông, là công cụ mạnh mẽ cho phép nối hai đường
truyền thông lại với nhau. Nó sẽ không còn tồn tại hoặc bị cản trở khi một
trong hai bộ phận truyền thông bị vô hiệu hóa hoặc với sự chống lại của bộ
phận tiếp nhận. Một hạn chế của truyền thông là có thể xảy ra hiện tượng
không phản hồi.
Đây là một chu trình khép kín của quá trình truyền thông. Ở đây cần
chú ý tới các khía cạnh sau:
- Quá trình truyền thông giữa con người bao giờ cũng diễn ra trong môi
trường xã hội, xác định rõ những kinh nghiệm chung giữa người khởi xướng
và người tiếp nhận.
- Để truyền thông đạt hiệu quả, kinh nghiệm của người khởi xướng và
người tiếp nhận có giá trị đặc biệt khi tiến hành.
- Thông điệp trong truyền thông phải qua các bước mã hóa, truyền đi,
tiếp nhận và giải mã. Mỗi thông điệp chuyển từ người khởi xướng đến người
tiếp nhận thường giảm độ chính xác và cường độ, nên phải tìm cách tăng sức
mạnh cho thông điệp.
- Mỗi thông điệp được người tiếp nhận nghiên cứu và chỉ biết được sức
mạnh, hiệu quả khi người tiếp nhận có thông tin phản hồi. [41, tr.21]
15
“Truyền thông (Communication) có nghĩa là sự truyền đạt, thông tin, thông
báo, giao tiếp, trao đổi, liên lạc, giao thông,... Thuật ngữ "truyền thông” có
nguồn gốc từ tiếng Latinh "Commune" với nghĩa là "chung” hay "cộng đồng”.
Nội hàm của nó là nội dung, cách thức, con đường, phương tiện để đạt đến sự
hiểu biết lẫn nhau giữa những cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng xã
hội.” [44, tr.5]
Thông qua khái niệm cùng những mô hình truyền thông có thể thấy
rằng việc đánh giá phương thức cũng như hiệu quả của một hoạt động
truyền thông liên quan tới quá trình mã hóa thông điệp của nguồn phát và
giải mã thông điệp của đối tượng tiếp nhận. Để đạt được hiệu quả cuối
cùng là một quy trình khép kín thì cần phải giải quyết được những yếu tố
nhiễu tác động tới hoạt động truyền thông.
Để làm căn cứ cho quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả hiểu truyền
thông là một quá trình liên tục trao đổi, chia sẻ thông tin, thông điệp, tình
cảm, kĩ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong
hành vi và nhận thức của công chúng. Nói cách khác, truyền thông là quá
trình truyền tải và phổ biến thông tin xã hội đến số lượng công chúng lớn,
phân tán về không gian và thời gian. Quá trình này được thực hiện thông
qua các phương tiện truyền thông như báo in, phát thanh, truyền hình, báo
mạng điện tử.
Khi phân tích về truyền thông, tác giả nhận thấy có ba đặc điểm
chính sau:
Thứ nhất, truyền thông là một quá trình – có nghĩa là nó không phải
là một việc làm nhất thời hay xảy ra trong một khuôn khổ thời gian hẹp, mà
diễn ra trong một khoảng thời gian lớn. Quá trình này mang tính liên tục vì
nó không thể kết thúc ngay khi chuyển tải một nội dung cần thiết, mà có
tiếp diễn sau đó. Đó là quá trình trao đổi và chia sẻ, có nghĩa là hai bên cho
và nhận.
16
Thứ hai, truyền thông phải dẫn tới sự hiểu biết lẫn nhau, yếu tố này
cực kỳ quan trọng đối với mục đích và hiệu quả của truyền thông.
Thứ ba, truyền thông phải đem lại sự thay đổi trong hành vi và nhận
thức của công chúng.
1.1.3.Khái niệm “Truyền hình” và đặc điểm của truyền hình
Truyền hình (Television) là một từ ghép, trong tiếng La tinh “tele” có
nghĩa là “xa”, còn “vision” nghĩa là “nhìn”. Sự kết hợp của hai từ này cho ra
cụm từ “television” mang ý nghĩa: nhìn được từ xa. Truyền hình ra đời đánh
dấu mốc quan trọng khi mong muốn “nhìn được từ xa của con người trở thành
hiện thực.
Hiện nay có nhiều khái niệm, quan niệm khác nhau về truyền hình
Trong “Thuật ngữ Báo chí – Truyền thông” của Phạm Thành Hưng,
“Truyền hình là phương tiện truyền thông đại chúng phát thông tin đi xa bằng
cả âm thanh và hình ảnh động. Khác với phương tiện truyền thông nghe nhìn
khác như điện ảnh, CD-ROM, truyền hình có thể phản ánh sự kiện một cách
trực tiếp, đưa thông tin ở thời điểm hiện tại.” [30, tr.219]. Cũng theo Phạm
Thành Hưng, có thể định nghĩa đơn giản: Truyền hình là hệ thống kỹ thuật
chuyển hình ảnh, tiếng động đi xa qua tín hiệu truyên hình và được tiếp nhận
trực tiếp qua mà huỳnh quang.
Theo PGS.TS Tạ Ngọc Tấn trong cuốn "Truyền thông đại chúng” chỉ
rõ: TH là một loại hình phương tiện TT đại chúng chuyển tải thông tin bằng
hình ảnh động và âm thanh. Nguyên nghĩa của thuật vô tuyến truyền hình
( television) bắt nguồn từ hai từ tele có nghĩa là: ở xa và vision: thấy được.
Tức là " thấy được ở xa" [36, tr.127]
Theo cuốn "Truyền thông- lý thuyết và kĩ năng cơ bản” của PGS.TS
Nguyễn Văn Dững thì: "Truyền hình là kênh truyền thông truyền tải thông
điệp bằng hình ảnh động với hầu như đầy đủ sắc màu vốn có của cuộc sống
cùng với lời nói, âm nhạc, tiếng động. Nhờ thế, truyền hình đem lại cho công
17
chúng bức tranh sinh động với cảm giác như đang trực tiếp tiếp xúc và cảm
thụ" [18, tr.168]
Theo Giáo trình “Báo chí truyền hình” của PGS.TS Dương Xuân Sơn:
“Truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng truyền tải thông tin
bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô
tuyến điên" [43, tr.13]
Trong cuốn Đường vào nghề phát thanh truyền hình của tác giả Nhật
An – Nhà xuất bản Trẻ có đề cập “Thuật ngữ “Vô tuyến truyền hình” có
nguồn gốc từ hai từ ghép của tiếng latin và Hy Lạp. Theo tiếng Hy Lạp,
“tele”có nghĩa là xa, còn “Vedre” có nghĩa là “xem”. Ghép hai từ đó lại có
nghĩa là xem ở xa”. [1, tr.84]
Xét trên phương diện kỹ thuật thì truyền hình là quá trình biến đổi từ
năng lượng ánh sáng tác động qua ống kính máy thu hình thành năng lượng
điện, nguồn tín hiệu điện tử được phát sóng truyền đến máy thu hình và lại
biến đổi thành năng lượng ánh sáng tác động vào thị giác, người xem nhận
được hình ảnh thông qua màn hình.
Xét theo nội dung: Truyền hình là loại hình truyền thông mà thông điệp
được truyền trong không gian tích hợp cả hình ảnh và âm thanh tạo cho người
xem cảm giác sống động của hiện thực cuộc sống.
Như vậy, tựu chung lại thì truyền hình là thấy được từ xa, được chuyển
tải bằng âm thanh và hình ảnh động. Hay nói cách khác, truyền hình là một loại
hình truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về
vật thể hoặc cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điện.
Truyền hình là một loại hình báo chí, bên cạnh những đặc điểm chung
của báo chí, nó còn có những đặc điểm riêng biệt.
18
Hình 2.3: Sơ đồđặc điểm của truyền hình
Tính thời sự
Tính thời sự là đặc điểm chung của báo chí. Nhưng truyền hình với tư
cách là một phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại có khả năng thông
tin nhanh chóng hơn so với một số loại phương tiện khác. Với truyền hình, sự
kiện được phản ánh tức thời khi nó vừa diễn ra thậm chí khi nó đang diễn ra,
người xem có thể quan sát một cách chi tiết, tường tận qua truyền hình trực
tiếp và cầu truyền hình.
Truyền hình có khả năng phát sóng liên tục 24/24h/ngày, mang đến cho
người xem những thông tin nóng hổi về các sự kiện, cập nhật những tin tức
mới nhất. Đây là ưu thế đặc biệt của truyền hình so với các loại hình báo chí
khác. Nhờ các thiết bị kỹ thuật hiện đại truyền hình có đặc trưng cơ bản là
truyền trực tiếp cả hình ảnh và âm thanh trong cùng một thời gian về cùng
một sự kiện, sự việc “khi sự kiện diễn ra phát thanh báo tin, truyền hình trình
bày và báo in giảng giải nó”.
Ngôn ngữ truyền hình là ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh
Ngôn ngữ truyền hình là "loại" ngôn ngữ tổng hợp, có ngôn ngữ viết
cho độc giả báo in, có ngôn ngữ nói cho thính giả phát thanh. Hơn thế nữa, có
ngôn ngữ hình ảnh cho khán giả truyền hình.
Đặc trưng
của truyền
hình
Tính thời sự
Ngôn ngữ
hình ảnh và
âm thanh
Tính phổ cập
và quảng bá
Khả năng
thuyết phục
công chúng
Khả năng tác
động dư luận
mạnh mẽ
19
Ưu thế của truyền hình là truyền tải cả hình ảnh và âm thanh cùng một
lúc. Khác với báo in, người đọc chỉ tiếp nhận bằng con đường thị giác, phát
thanh bằng con đường thính giác, người xem truyền hình tiếp cận sự kiện
bằng cả thị giác và thính giác. Qua các cuộc nghiên cứu người ta thấy 70%
lượng thông tin con người thu được là qua thị giác và 20% qua thính giác. Do
vậy, truyền hình trở thành một phương tiện cung cấp thông tin lớn, có độ tin cậy
cao, có khả năng làm thay đổi nhận thức của con người trước sự kiện.
Tính phổ cập và quảng bá
Do những ưu thế về hình ảnh và âm thanh, truyền hình có khả năng thu
hút hàng tỉ người xem cùng một lúc. Cùng với sự phát triển của khoa học và
công nghệ, truyền hình ngày càng mở rộng phạm vi phủ sóng phục vụ được
nhiều đối tượng khán giả ở vùng sâu, vùng xa. Tính quảng bá của truyền hình
còn thể hiện ở chỗ, một sự kiện xảy ra ở bất kì đâu được đưa lên vệ tinh sẽ
truyền đi khắp mọi nơi. Ngày nay, ngồi tại nhà nhưng người ta vẫn có thể
nắm bắt được sự kiện diễn ra trên thế giới.
Khả năng thuyết phục công chúng
Truyền hình đem đến cho khán giả cùng lúc hai tín hiệu cơ bản là hình
ảnh và âm thanh. Nhờ đó, truyền hình đem lại độ tin cậy, thông tin cao cho
công chúng, có khả năng tác động mạnh mẽ vào nhận thức của con người.
Truyền hình có khả năng truyền tải chân thực hình ảnh của sự kiện nên đáp
ứng yêu cầu chứng kiến tận mắt của công chúng. “Trăm nghe không bằng mắt
thấy”, truyền hình đã cung cấp những hình ảnh về sự kiện thỏa mãn nhu cầu
“thấy” của người xem. Đây là lợi thế lớn của truyền hình so với loại hình báo
in và phát thanh.
Khả năng tác động dư luận xã hội mạnh mẽ và trở thành diễn đàn của
nhân dân
Các chương trình truyền hình mang tính thời sự, cập nhật, nóng hổi, thu hút
người xem bằng cả hình ảnh, âm thanh và lời bình, vừa cho người xem thấy
được thực tế của vấn đề, vừa tác động vào nhận thức của công chúng. Vì vậy,
20
truyền hình có khả năng tác động vào dư luận mạnh mẽ. Hiện nay, công
chúng của truyền hình ngày càng đông đảo, nên sự tác động của nội dung
chương trình truyền hình đến dư luận ngày càng rộng rãi. Chính vì thế,truyền
hình có khả năng trở thành diễn đàn của nhân dân. Ví dụ : Các chuyên mục
“Ý kiến bạn xem truyền hình”, “Với khán giả VTV3”, “Hộp thư truyền hình”
… đã trở thành cầu nối giữa người xem và những người làm truyền hình. Qua
đó,công chúng có thể đưa ra những ý kiến khen chê, ủng hộ, phản đối, góp ý
phê bình về các chương trình hoặc gửi đi những thắc mắc, bất cập… trong
mọi vấn đề.
Hình 2.4: Những yếu tố cơ bản trong truyền hình
- Lượng thông tin
Trong truyền hình, lượng thông tin mang tính cụ thể, dễ hiểu, được mô
tả bằng hình ảnh, âm thanh tự nhiên, mang tính thuyết phục cao.
- Hình ảnh
Hình ảnh trong truyền hình là phương tiện thể hiện ý đồ nội dung, tư
tưởng của tác giả, tác phẩm. Mỗi một hình ảnh, mỗi một góc quay phải bao
hàm một ý nghĩa nhất định, một nội dung nào đó, hoặc là nguyên nhân, diễn
biến hoặc là kết quả của quá trình phát triển sự kiện trong cuộc sống.
Hình ảnh
Âm thanh
Tiếng
động hiện
trường
Âm nhạc
Lượng
thông tin
21
Các cỡ ảnh trong truyền hình bao gồm: Toàn cảnh – trung cảnh – cận
cảnh. Qua đó, cho phép tác giả bộc lộ thái độ, tâm lý của nhân vật trong sự
kiện, thỏa mãn nhu cầu “xem” của khán giả.
- Âm thanh
Âm thanh là yêu tố tồn tại khách quan trong đời sống xã hội. Trong
truyền hình, âm thanh đóng vai trò chủ chốt của tác phẩm truyền hình, âm
thanh được sử dụng giúp cho tác phẩm truyền hình trở nên sống động, chân
thật hơn.
Tính xác thực của âm thanh giúp cho truyền hình hấp dẫn hơn, ghi lại
hơi thở, động thái của cuộc sống. Đó là sức mạnh của truyền hình.
- Tiếng động hiện trường
Bao gồm âm thanh của thiên nhiên (mưa, gió…), âm thanh từ sinh hoạt
đời thường của con người, tiếng động nhân tạo.
Tiếng động làm tăng tính gợi cảm và chân thực của tác phẩm truyền
hình. Tuy nhiên phải sư dụng đúng lúc, đúng cường độ để tác động sau vào
nhận thức người xem. Tránh để tiếng động to hơn lời bình, gây khó chịu, ức
chế cho khán giả.
- Âm nhạc
Trong truyền hình, âm nhạc đóng vai trò làm tôn thêm hình ảnh sự việc.
Mỗi bản nhạc phải phù hợp với kết cấu, ý đồ, nội dung chủ đề tư tưởng của tác
phẩm truyền hình. Âm nhạc thường xem kẽ với tiếng động hiện trường.
Khi đề cập đến đặc điểm của truyền hình, tác giả cuốn sách Lý luận
truyền hình đã đưa ra những nhận xét: “Truyền hình mặc dù là một loại hình
báo chí nhưng bên cạnh những đặc điểm chung của báo chí, nó còn có những
đặc điểm riêng biệt mang đặc trưng của truyền hình [35, tr.15]
Đặc điểm thông tin trên truyền hình là tính thời sự, tính phổ cập và
quảng bá; truyền hình có khả năng thuyết phục công chúng, khả năng tác
động dư luận xã hội mạnh mẽ và trở thành diễn đàn của nhân dân. Đặc trưng
làm nên sự khác biệt của truyền hình chính là ngôn ngữ hình ảnh kết hợp với
âm thanh sống động, hấp dẫn,..
22
Do những ưu thế về hình ảnh và âm thanh, truyền hình có khả năng thu
hút hàng tỉ người xem cùng một lúc. Cùng với sự phát triển của khoa học và
công nghệ truyền hình ngày càng mở rộng phạm vi phủ sóng phục vụ được
nhiều đối tượng người xem ở vùng sâu, vùng xa. Tính quảng bá của truyền
hình còn thể hiện ở chỗ một sự kiện xảy ra ở bất kì đâu được đưa lên vệ tinh
sẽ truyền đi khắp cả thế giới, được hàng tỉ người biết đến. Ngày nay ngồi tại
phòng nhưng người ta vẫn có thể nắm bắt được sự kiện diễn ra trên thế giới.
Truyền hình đem đến cho khán giả cùng lúc hai tín hiệu cơ bản là hình
ảnh và âm thanh đem lại độ tin cậy, thông tin cao cho công chúng, có khả
năng tác động mạnh mẽ vào nhận thức của con người. Truyền hình có khả
năng truyền tải một cách chân thực hình ảnh của sự kiện đi xa nên đáp ứng
yêu cầu chứng kiến tận mắt của công chúng. “Trăm nghe không bằng mắt
thấy”, chính truyền hình đã cung cấp những hình ảnh về sự kiện thỏa mãn nhu
cầu “thấy” của người xem. Đây là lợi thế lớn của truyền hình so với các loại
hình báo in và phát thanh.
Các chương trình truyền hình mang tính thời sự, cập nhật, nóng hổi,
hấp dẫn người xem bằng cả hình ảnh, âm thanh và lời bình, vừa cho người
xem thấy được thực tế của vấn đề vừa tác động vào nhận thức của công
chúng. Vì vậy, truyền hình có khả năng tác động vào dư luận mạnh mẽ. Các
chương trình của Đài truyền hình Việt Nam như các chuyên mục “Sự kiện và
bình luận”, “Đối thoại trực tiếp”, “Chào buổi sáng” của ban Thời sự VTV1
không chỉ tác động dư luận mà còn định hướng dư luận, hướng dẫn dư luận
phù hợp với sự phát triển của xã hội và các đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước.
Trong các loại hình truyền thông đại chúng, truyền hình là phương tiện
ra đời muộn hơn, tuy nhiên nó là sản phẩm của nền văn minh khoa học công
nghệ phát triển. Truyền hình đã thừa hưởng kinh nghiệm và phương pháp tạo
hình, tiếng của điện ảnh và phát thanh. Ở truyền hình có sự khái quát triết lý
của báo in, tính chuẩn xác cụ thể bằng hình ảnh, âm thanh của điện ảnh, phát
23
thanh, tính hình tượng của hội họa, cảm xúc tư duy của âm nhạc. Sự phát triển
của các phương tiện kỹ thuật công nghệ giúp truyền hình tạo ra phương pháp
mới trong truyền đạt thông tin. Truyền hình là loại hình truyền thông có cac
yếu tố kỹ thuật hiện đại, là sự kết hợp giữa: Kỹ thuật + mỹ thuật + nghệ thuật
+ kinh tế + báo chí.
Mỗi loại hình truyền thông đại chúng đều có những đặc thù riêng. Nếu
chỉ xét trên phương diện quá trình làm ra một sản phẩm, ở báo in mỗi tác
phẩm, mỗi bài báo có thể là sản phẩm riêng, là sự sáng tạo riêng của mỗi cá
nhân, mỗi nhà báo. Nhưng để sáng tạo một tác phẩm truyền hình còn công
phu hơn nhiều, đó là đứa con tinh thần của cả một tập thể, đạo diễn, biên kịch
và những người làm kỹ thuật. Sản phẩm đó thể hiện ý kiến thống nhất của
từng thành viên trong đoàn làm phim, giữa người biên tập và người quay
phim. Vì vậy đối với báo in, nhà báo có thể viết đề cương rồi viết luôn thành
bài, còn ở truyền hình do tính chất đặc thù quy định, đề cương đó được thể
hiện ở kịch bản. Kịch bản là xương sống cho một tác phẩm truyền hình, đồng
thời tạo ra sự thống nhất giữa đạo diễn và quay phim trong quá trình làm
phim, sự ăn ý giữa hình ảnh và lời bình.
Tính thời sự là đặc điểm chung của báo chí. Tất cả các loại hình báo chí
đều phải đảm bảo yếu tố thời sự, cung cấp kịp thời thông tin về các sự kiện,
hiện tượng đang diễn ra hoặc vừa xảy ra, liên quan đến cuộc sống của phần
lớn công chúng hoặc một bộ phận công chúng nào đó. Tuy nhiên, truyền hình
với tư cách là một phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại, có khả năng
thông tin nhanh chóng, kịp thời, phát sóng 24/24 giờ trong ngày, luôn mang
đến cho người xem những thông tin nóng hổi nhất về các sự kiện diễn ra, cập
nhật những tin tức mới nhất và người xem như được chứng kiến, cập nhật
từng diễn biến của sự việc. Đặc biệt, với các thiết bị kỹ thuật hiện đại, truyền
hình trực tiếp có thể giúp người xem chứng kiến toàn bộ chương trình như
diễn biến ngoài đời thực, tạo sự chân thực và thú vị cho khán giả.
Tính phổ cập và quảng bá của truyền hình được hình thành do truyền
hình có khả năng thu hút nhiều người xem cùng một lúc. Sự phát triển của
24
khoa học công nghệ đã giúp cho truyền hình ngày càng mở rộng phạm vi phủ
sóng, phục vụ được nhiều đối tượng người xem.
Xét về khả năng thuyết phục công chúng, truyền hình đem đến cho
khán giả cùng lúc hai tín hiệu cơ bản là hình ảnh và âm thanh, đem lại thông
tin cao và độ tin cậy cho công chúng, có khả năng tác động mạnh mẽ vào
nhận thức con người. Truyền hình còn có khả năng tác động dư luận xã hội
mạnh mẽ và trở thành diễn đàn của nhân dân. Các chương trình truyền hình
hấp dẫn người xem bằng cả hình ảnh, âm thanh và lời bình, vừa cho người
xem thấy được thực tế của vấn đề, vừa tác động vào nhận thức của công
chúng. Vì vậy, truyền hình có khả năng tác động vào dư luận mạnh mẽ.
Những đặc điểm nói trên của truyền hình có được là nhờ ngôn ngữ đặc trưng
của nó là hình ảnh và âm thanh sống động.
Cùng lúc, hình ảnh và âm thanh được truyền đến khán giả qua màn
hình ti vi. Nếu như với báo in, người đọc chỉ tiếp cận bằng con đường thị
giác, phát thanh bằng con đường thính giác, thì người xem truyền hình tiếp
cận sự kiện bằng cả thị giác và thính giác. Do vậy, truyền hình trở thành một
phương tiện cung cấp thông tin cao, có khả năng làm thay đổi nhận thức của
con người rất lớn.
1.1.4. Vai trò của truyền hình trong vấn đề ATTP
Để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và nhà
nước đã xác định: “Báo chí nhằm tuyên truyền cho đường lối đổi mới theo
định hướng xã hội chủ nghĩa... báo chí góp phần tuyên truyền, làm sáng tỏ
đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề này” [29,tr.21]
Là một loại hình báo chí có sức hấp dẫn và thu hút công chúng, truyền
hình có nhiều ưu thế trong việc tuyên truyền những chính sách đường lối của
Đảng và Nhà nước đến với đông đảo công chúng bởi những đặc trưng riêng.
Báo chí truyền hình là một trong những phương tiện tuyên truyền sắc bén,
góp phần cải thiện chất lượng an toàn thực phẩm.
Các nghiên cứu về phương tiện báo chí hiện nay cho kết quả, mỗi một
phương tiện báo chí có một thế mạnh riêng. Song dưới góc độ truyền thông,
25
truyền hình có nhiều ưu điểm khiến nó là loại hình được công chúng đón nhận
phổ biến bởi khả năng tương thích với mặt bằng trình độ dân trí, mật độ thông
tin phủ sóng rộng khắp và chất lượng hình ảnh sinh động, hấp dẫn. Yếu tố hình
ảnh và âm thanh có tác động lớn khi tuyên truyền về vấn đề an toàn thực phẩm.
Truyền hình đem đến cho khán giả cùng lúc hai tín hiệu cơ bản là âm
thanh và hình ảnh động, đem lại độ tin cậy, thông tin cao cho công chúng, có
khả năng tác động mạnh mẽ vào nhận thức con người. Mọi đối tượng đều có
thể xem và hiểu những thông tin truyền hình cung cấp. Ngoại trừ một số đối
tượng bị khiếm khuyết về 1 trong 2 giác quan : Thính giác và thị giác.
Tác giả Dương Xuân Sơn trong cuốn “Giáo trình báo chí truyền hình”
nêu rõ: “ Do những ưu thế về hình ảnh và âm thanh, truyền hình có khả năng
thu hút hàng tỉ người xem cùng một lúc. Cùng với sự phát triển của khoa học
và công nghệ truyền hình ngày càng mở rộng phạm vi phủ sóng phục vụ
nhiều đối tượng người xem ở vùng sâu, vùng xa. [35,tr11]
Đặc trưng của truyền hình được nhấn mạnh trước hết ở việc thông tin
về hiện thực thông qua hình ảnh. Nhờ khả năng này hình ảnh truyền hình
được cảm thụ trực tiếp bằng cảm giác vì vậy tiếp cận được với số đông công
chúng. Truyền hình cho phép người ta nhìn thấy cuộc sống thực, không bị
khuấy động, không phải sự kiện của nhà báo hay người chứng kiến mà chính
bản thân sự kiện đang diễn ra.
Đặc trưng của truyền hình đã đánh vào tâm lý về tư duy trực quan, nhìn
và tin vào những điều cụ thể của công chúng. Truyền hình phát huy thế mạnh
trong công tác truyền thông ở chỗcho thấy hình ảnh cụ thể về các vấn đề an
toàn thực phẩm, từ thực phẩm bẩn, thực phẩm sạch... Từ đó, khán giả cảm
nhận, ghi nhớ hình ảnh, thông điệp truyền thông mà nhờ những hình ảnh của
truyền hình mang lại.
Một điều nữa, đó là đặc trưng về công chúng truyền hình thường là số
đông. Đây cũng là một trong những thế mạnh của truyền hình so với các
phương tiện truyền thông khác khi định hướng công chúng hướng tới chất
26
lượng an toàn thực phẩm. Cũng do đặc trưng này nên quá trình xem truyền
hình cũng là quá trình trao đổi, phân tích để tái nhận thức thông tin.Điều này
tạo nên một tính chất đặc thù, một sức mạnh to lớn mà không mộtphương tiện
truyền thông đại chúng nào khác có thế so sánh.
Chất lượng và sức mạnh ấy đảm bảo cho truyền hình trở thành một
nhân tố có ảnh hưởng to lớn đến dư luận xã hội cũng như những tư tưởng ở
chiều sâu bên trong nó. Khi công chúng hiểu được vai trò, tầm quan trọng của
thương hiệu, họ sẽ thay đổi từ nhận thức dẫn đến hành động. Cơ sở sản xuất,
doanh nghiệp sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, qua đó tạo uy tín đối với
người tiêu dùng . Mặt khác, người tiêu dùng cũng ý thức hơn về việc lựa chọn
sản phẩm tốt, đạt chất lượng.
Trên cơ sở lý luận báo chí cho thấy, với chức năng của mình, báo chí
truyền hình đóng vai trò quan trọng trong truyền thông, góp phần tạo thành
công luận đấu tranh với những hành vi vi phạm, ủng hộ những đóng góp tích
cực những tập thể, cá nhân đi đầu trong cuộc chiến nói không với thực phẩm
bẩn. Ngoài ra, còn phổ biến thông tin những vấn đề thuộc chức năng quản lý
nhà nước trong lĩnh vực an toàn thực phẩm thông qua các chương trình.
Từ những sự kiện, vụ việc xảy ra trong đời sống, qua sự phản ánh của
các tác phẩm báo chí, những góc nhìn, phân tích đánh giá khác nhau, truyền
hình đã chỉ ra bất cập, những hành vi vi phạm của doanh nghiệp.
1.2.Thực tiễn về ATTP ở Việt Nam hiện nay
1.2.1.Khái niệm “Thực phẩm” và “An toàn thực phẩm”
Khái niệm “Thực phẩm”
WHO coi ATTP là một khái niệm bao quát hơn, trong đó vệ sinh thực
phẩm là một yếu tố cần thiết nhằm đạt được ATTP, nói cách khác, an toàn thực
phẩm là mục tiêu mà việc thực hiện các điều kiện vệ sinh thực phẩm hướng đến.
Tuy nhiên, Luật ATTP năm 2010 không đề cập tới khái niệm VSTP.
Theo tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế, khái niệm thực phẩm được định
nghĩa “ là tất cả các chất đã hoặc chưa chế biến nhằm sử dụng cho con người
27
bao gồm đồ ăn, uống, nhai, ngậm, hút và các chất được sử dụng để sản xuất,
chế biến hoặc xử lý thực phẩm, nhưng không bao gồm mỹ phẩm và những
chất chỉ được dùng như dược phẩm. [5, tr. 130]
Luật An toàn thực phẩm được Quốc Hội ban hành theo nghị quyết số
55/2010/QH12 ghi: Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng
tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm
mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm. Các nhóm chất dinh
dưỡng chính mà thực phẩm cung cấp bao gồm protein, lipid, glucid, các
vitamin, khoáng chất, nước và chất xơ. Có vô số loại thực phẩm khác nhau,
mỗi thực phẩm có thể cung cấp đồng thời nhiều chất dinh dưỡng cùng một lúc.
Tuy nhiên, mỗi thực phẩm thường có xu hướng cung cấp một nhóm chất dinh
dưỡng chủ đạo trong số các nhóm chất vừa kể trên. Chính vì thế, thực phẩm
thường có thành phần và cấu trúc hóa học rất khác nhau.
Thực phẩm được ăn vào dưới nhiều dạng: Dạng tươi sống tự nhiên như trái
cây, rau sống hoặc dưới dạng phải nấu chín như thịt, cá... và vô số thực phẩm
được sử dụng sau các quá trình gia công công nghệ như thịt hộp, cá hộp, bánh,
mứt, kẹo, bơ... Trong suốt quá trình từ sản xuất, chế biến, phân phối, vận
chuyển, bảo quản và sử dụng thực phẩm đều có nguy cơ bị ô nhiễm bởi các
tác nhân sinh học, hóa học và lý học nếu thực hành sản xuất không tuân thủ
các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi ấy, thực phẩm trở nên nguy hại cho
sức khỏe và là nguyên nhân của các vụ ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng.
Ngoài ra theo điều 2, Luật ATTP năm 2010 quy định: “Thực phẩm là
sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế biến,
bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng
như dược phẩm.”.
Theo quy định tại khoản 2, luật ATTP thì thực phẩm được chia làm 7
nhóm như sau: Thực phẩm tươi sống; Thực phẩm tăng cường vi chất dinh
dưỡng; Thực phẩm chức năng; Thực phẩm biến đổi gen; Thực phẩm đã qua
chiếu xạ; Thức ăn đường phố; Thực phẩm bao gói sẵn.
28
Thực phẩm tươi sống là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng,
cá, thủy hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến
Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là thực phẩm được bổ sung
vitamin, chất khoáng, chất vi lượng nhằm phòng ngừa, khắc phục sự thiếu hụt
các chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ thể trong
cộng đồng.
Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ
thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm
nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe,
thực phẩm dinh dưỡng y học.
Thực phẩm biến đổi gen là thực phẩm có một hoặc nhiều thành phần
nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng công nghệ gen
Thực phẩm đã qua chiếu xạ là thực phẩm đã được chiếu xạ bằng nguồn
phóng xạ để xử lý, ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm
Thực phẩm bao gói sẵn là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh,
sẵn sàng bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay.
Ngoài ra, thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn,
uống ngay. Trong thực tế, người ta thường bày bán rong trên đường phố, nơi
công cộng... Thực phẩm có nguy cơ cao là thực phẩm có nhiều khả năng bị
các tác nhân sinh học, lý học xâm nhập gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con
người. Phụ gia thực phẩm là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá
trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng nhằm giữ hoặc cải thiện
đặc tính của thực phẩm. Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là chất được chủ định
sử dụng trong quá trình chế biến nguyên liệu thực phẩm hay các thành phần
của thực phẩm nhằm thực hiện mục đích công nghệ, có thể được tách ra hoặc
còn lại trong thực phẩm.
Khái niệm “an toàn thực phẩm”
Trên thế giới, khái niệm “an toàn thực phẩm” có nhiều cách định nghĩa
khác nhau. Theo định nghĩa của tổ chức Nông – lương thế giới (FAO) và tổ
29
chức Y tế thế giới (WHO) thì “ An toàn thực phẩm là việc đảm bảo thực
phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực
phẩm không bị hỏng, không chưa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hoặc
tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật
bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng” .
Theo đó, thực phẩm an toàn là sự chắc chắn rằng thực phẩm sẽ không
nguy hiểm đến người tiêu dùng khi thực phẩm đó được chế biến hoặc sử dụng.
Cơ quan Dịch vụ y tế nhân đạo Mỹ lại định nghĩa về ATTP như sau: “ATTP
đề cập tới các điều kiện và hành động để bảo đảm chất lượng thực phẩm
nhằm ngăn chặn các bệnh về tiêu hóa và ngộ độc thực phẩm”.
Trường Đại học University of Rhode Island Cooperative Extension đưa
ra khái niệm như sau: ATTP là “bảo vệ nguồn cung thực phẩm khỏi các rủi ro
về vi sinh vật, hóa học và vật lý hoặc sự nhiễm bệnh có thể xảy ra trong suốt
các công đoạn của quá trinh sản xuất thực phẩm và tiến hành trồng trọt, thu
hoạch, chế biến, vận chuyển, chuẩn bị, phân phối và bảo quản thực phẩm.”.
Khái niệm “an toàn thực phẩm” theo pháp luật của Nhật Bản được hiểu
là “điều kiện vệ sinh liên quan tới việc tiêu dùng thực phẩm của con người
bao gồm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, dụng cụ chế biến và bao bì” (Khoản
6, Điều 4, Luật Vệ sinh thực phẩm Nhật Bản). Định nghĩa này có nhắc tới
việc tiêu dùng thực phẩm của con người nhưng vẫn chưa nêu rõ việc đảm bảo
an toàn sức khỏe cho con người khi tiêu dùng thực phẩm. Một số hạn chế
khác là ATTP chỉ được định nghĩa là điều kiện vệ sinh của thực phẩm, phụ
gia thực phẩm, dụng cụ chế biến và bao bì, chứ không được hiểu là các hoạt
động hoặc các biện pháp bảo đảm vệ sinh cho thực phẩm
Theo điều 2, luật ATTP của Việt Nam năm 2010 quy định: “ATTP là
việc đảm bảo thực phẩm không gây độc hại, vô hại và tuân thủ với các yêu
cầu dinh dưỡng hợp lý, và đảm bảo thực phẩm không gây ra bất cứ mối nguy
hiểm cấp tính, tạm thời hoặc kinh niên nào cho sức khỏe con người.”.
Theo Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam năm 2003,
“vệ sinh an toàn thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo
30
thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng con người” (Khoản 2, Điều
3, Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm).
Bên cạnh đó, Luật An toàn thực phẩm được Quốc hội ban hành theo
nghị quyết số 55/2010/QH12 định nghĩa về an toàn thực phẩm: “An toàn thực
phẩm là việc đảm bảo để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng
con người”. Cách định nghĩa mới trong Luật An toàn thực phẩm ngắn gọn
hơn so với Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003, thay thế cụm từ
“vệ sinh an toàn thực phẩm” bằng cụm từ “ an toàn thực phẩm”, nhưng đã bao
hàm trong đó đầy đủ các khía cạnh của khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm,
dụng cụ chế biến hay bao bì, mà còn là các biện pháp cần thiết để đảm bảo
thực phẩm không xảy ra các rủi ro do các loại vi khuẩn, hóa chất. Tình trạng
vật lý hay nhiễm bệnh gây ra trong quá trình sản xuất, chế biến... nhằm đảm
bảo sức khỏe, tính mạng của con người.
Hiện nay, có một số cách hiểu chưa thông nhất về cụm từ ATVSTP.
Qua một số ít định nghĩa ở các cuốn sách, văn bản quy phạm pháp luật có quy
định :“An toàn vệ sinh thực phẩm” là những điều kiện và yêu cầu bắt buộc đặt
ra để đề phòng sự ô nhiễm về sinh học, hóa học hoặc ô nhiễm từ các nguồn
khác có thể gây độc, nguy hiểm tới sức khỏe con người.”
Hay “Vệ sinh thực phẩm” được hiểu là mọi điều kiện và biện pháp cần
thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mỗi khâu thuộc chu
trình thực phẩm. Cũng trong cuốn “Vệ sinh an toàn thực phẩm”, một định
nghĩa khác về an toàn thực phẩm dưới góc độ khác cũng được các chuyên gia
về thực phẩm đưa ra như sau: “An toàn thực phẩm được hiểu là chất lượng
thực phẩm đảm bảo rằng không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được
chuẩn bị và ăn theo mục đích sử dụng của nó” [tr.5]
Có sự khác biệt giữa hai khái niệm “an toàn thực phẩm” và “vệ sinh
thực phẩm”. Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, vệ sinh thực phẩm là các điều
kiện và phương pháp đo lường cần thiết để đảm bảo sự an toàn của thực
phẩm từ khâu sản xuất tới tiêu thụ. Thực phẩm có thể bị ô nhiễm bất kì khâu
31
nào, từ giết mổ hay thu hoạch, chế biến, lưu trữ, phân phối vận chuyển và nấu
nướng. Thiếu sự vệ sinh thực phẩm một cách thích đáng có thể dẫn tới các
bệnh do ngộ độc thực phẩm , thậm chí là cái chết cho người tiêu dùng.
Như vậy, khái niệm “an toàn thực phẩm” sử dụng trong luận văn được
định nghĩa là tất cả các điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế
biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm đảm bảo cho
thực phẩm được sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng
người tiêu dùng.
Trên cơ sở đó, thực phẩm không an toàn được hiểu là những thực
phẩm không đảm bảo vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, có thể gây nguy
hại đến sức khỏe người tiêu dùng.Thực phẩm không an toàn hay trong cộng
đồng thường gọi là thực phẩm “bẩn” - là tên gọi mà người ta thường nói khi
nhắc tới những loại thức ăn không hợp vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, mỗi loại thực phẩm đều có quy định riêng về ngưỡng an
toàn và khi có loại thực phẩm nào đó chứa những yếu tố nguy cơ đối với sức
khỏe con người thì được gọi là thực phẩm không an toàn. Một thực phẩm
được xem là thực phẩm không an toàn khi nó chứa các chất cấm, gây hại cho
sức khỏe con người. Danh mục các chất cấm này đã được thông báo công
khai trên website của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế. Trong thực
phẩm không an toàn có chứa rất nhiều tác nhân gây bệnh nguy hiểm như: vi
khuẩn, vi sinh vật gây bệnh, độc tố nấm, độc tố vi khuẩn, hóa chất bảo vệ
thực vật, thuốc tăng trọng, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc nhuộm màu,
chất bảo quản chống thối...
Nhiều chuyên gia cho rằng, thực phẩm không an toàn rất khó phát hiện
bằng mắt thường. Những người có kinh nghiệm quan sát khi đi chợ có thể phân
biệt phần nào tuy nhiên trong đa số trường hợp là không thể nhận biết được đâu
là thực phẩm không an toàn và đâu là thực phẩm an toàn.Muốn biết chính xác
thì cần phải nhờ vào việc kiểm tra qua một quá trình xét nghiệm kỹ lưỡng. Tùy
theo nhiều yếu tố khác nhau mà quá trình này có thể dài hoặc ngắn.
32
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình
hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác
định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột,
phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh
trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn.
Ở Việt Nam, tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực
phẩm ở Việt Nam diễn ra khá nghiêm trọng ở một số địa phương. Trung bình
mỗi năm có khoảng gần 170 vụ với hơn 5.000 người mắc và hơn 27 người
chết do ngộ độc thực phẩm. Giai đoạn 2011 – 2016 đã ghi nhận 7 bệnh truyền
qua thực phẩm, làm hơn 4 triệu người mắc bệnh khiến 123 người chết. Bệnh
ung thư mỗi năm khiến 70.000 người chết và hơn 200.000 ca phát hiện mới.
Trong đó, có một phần nguyên nhân từ sử dụng thực phẩm không an toàn.
Theo điều tra của Hiệp hội Ung thư thế giới, có 35% ca mắc bệnh ung thư có
nguồn gốc từ thực phẩm không an toàn và có thể phòng được. Theo thống kê
của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật
gây bệnh đường ruột đứng thứ 2.
Số liệu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho thấy, trong 5 năm (2011-
2015), mỗi năm Việt Nam chi khoảng nửa tỷ USD để nhập khẩu về khoảng
100 nghìn tấn thuốc bảo vệ thực vật với 4.100 loại thương phẩm khác nhau
thuộc 1.643 hoạt chất hóa học để sản xuất thuốc trừ sâu hóa học. Cùng với đó,
nhiều loại hóa chất cấm vẫn được nhập lậu như Phospho hữu cơ, Clo hữu cơ,
Wofatox, Monitos, Kelthane… là một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay.
Có thể thấy, thực trạng thực phẩm bẩn hiện nay đã ở mức báo động.
Điều này, không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển ngành nông nghiệp mà còn
đe dọa sức khỏe cộng đồng.
1.2.2.Những vấn đề về ATTP ở Việt Nam hiện nay
Theo báo cáo của các ngành chức năng, công tác bảo đảm ATTP những
năm qua đã có nhiều tiến bộ, được lãnh đạo các cấp quan tâm và coi đây là
một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và
33
bảo vệ sức khỏe nhân dân. Việc Nhà nước ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng và Luật An toàn thực phẩm đã nâng cao vai trò quản lí nhà
nước từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là vai trò của UBND các cấp.
Công tác quản lý nhà nước về ATTP được chú trọng hơn; kiến thức, sự hiểu
biết của người dân về vấn đề bảo đảm sức khỏe cũng được nâng lên; các nhà
sản xuất, kinh doanh cũng hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tuân
thủ các điều kiện bảo đảm ATTP đối với sản phẩm làm ra...
Thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự vào cuộc
của cả hệ thống chính trị công tác quản lý ATTP đã và đang có chuyển biến
tích cực. Duy trì hiệu quả đường dây nóng về ATTP các tuyến. Tập trung chỉ
đạo và triển khai quyết liệt thực hiện Luật ATTP và các văn bản của Trung
ương. Phối hợp Ban Tuyên giáo Thành ủy triển khai đến cả hệ thống chính trị
trên địa bàn toàn thành phố về ATTP. Triển khai thực hiện Kế hoạch ATTP
giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030. Về quản lý hoạt động chuyên môn tập
trung thực hiện nhóm giải pháp tổ chức sản xuất trong đó tập trung rà soát,
quy hoạch vùng sản xuất, phát triển mô hình quản lý theo chuỗi sản phẩm
cung ứng, thông qua các chương trình đề án lớn. Cụ thể, đã có đề án sản xuất
và tiêu thụ rau an toàn, chương trình phát triển sản xuất lúa hàng hóa chất
lượng cao, đề án phát triển chăn nuôi, chương trình phát triển nuôi trồng thủy
sản. Đặc biệt, đã xây dựng phát triển chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm với 27
chuỗi có nguồn gốc động vật, 33 chuỗi nguồn gốc trồng trọt. Hình thành và
phát triển các vùng sản xuất lúa chất lượng cao với 157 cánh đồng mẫu lớn ở
14 huyện; 5.500 ha rau an toàn được quản lý; 76 xã chăn nuôi trọng điểm với
3.232 trang trại quy mô lớn ngoài khu dân cư, 25 vùng nuôi trồng thủy sản tập
trung (1690 ha). Về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, tính riêng 6
tháng đầu năm 2016 có 63.898 lượt cơ sở được thanh kiểm tra, phát hiện
11.546 cơ sở vi phạm ATTP, phạt tiền 3.672 cơ sở, các cơ sở vi phạm đã
được xử lý đúng theo quy định của pháp luật. Lấy 1.764 mẫu thực phẩm
(cùng kỳ năm 2015: 960 mẫu) gửi xét nghiệm, phát hiện 107 mẫu không đạt
34
về chỉ tiêu vi sinh vật, hóa học và theo hồ sơ cơ sở tự công bố. Xét nghiệm
nhanh đạt 137.531/152.693 mẫu (90,1%) (cùng kỳ năm 2015 xét nghiệm
141.722 mẫu). Xét nghiệm 191 mẫu nước tiểu lợn phát hiện 7/191 mẫu dương
tính với Salbutamol. Đã triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành tại 10
xã/phường theo Quyết định số 38/2015/QĐ-TTg và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Kết quả sau 06 tháng thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực
phẩm 2563 cơ sở được kiểm tra. Tỷ lệ cơ sở vi phạm bị xử lý vi phạm hành
chính cao hơn so với 6 tháng cùng kỳ trước khi thực hiện thí điểm (21,2% so
với 17,6%), số tiền phạt cao hơn (750.300.000 đồng so với 222.980.000 đồng).
Thời gian qua, công tác tuyên truyền được Thành phố tập trung chỉ đạo có
nhiều đổi mới, 6 tháng đầu năm 2016, toàn Thành phố đã tổ chức phổ biến
kiến thức/xác nhận kiến thức ATTP cho chủ cơ sở và công nhân được 1.107
lớp với 64.936 lượt người. Tổ chức tuyên truyền cho các hội viên đoàn thể và
người tiêu dùng được 2.355 lớp với 149.711 lượt người, phát 167.623 tờ gấp.
Tổ chức ký cam kết ATTP 32789 cơ sở. Loa đài của các phường xã thị trấn
phát thanh về ATTP tổng số 48105 lượt. Báo Hà Nội mới phát động cuộc thi
viết “Chung tay vì ATTP”, tổ chức tọa đàm trực tuyến về ATTP.
Thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng đăng
tải nhiều bài viết về an toàn thực phẩm, thực trạng thực phẩm bẩn hiện
nay: Thịt có chất tạo nạc, thủy sản có kháng sinh vượt ngưỡng, cá được ủ ướp
phân urê, rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn cho phép, trái
cây "tắm" trong hóa chất độc hại… Người tiêu dùng bị khủng hoảng niềm tin
khi liên tiếp tiếp nhận thông tin về những lần cơ quan chức năng phát hiện các
cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn, thực phẩm ngâm tẩm hóa chất,
thực phẩm nhập lậu.
Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 6 tháng đầu năm 2017, cả
nước 81.115 cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, có 7.546 cơ
sở đã bị xử lý, 299 cơ sở bị đình chỉ hoạt động; 303 loại thực phẩm bị đình
chỉ lưu hành; 659 cơ sở có nhãn phải khắc phục; 3.749 cơ sở bị tiêu hủy sản
35
phẩm với 4.175 loại thực phẩm bị tiêu hủy do không đảm bảo chất lượng an
toàn thực phẩm.
Việc người sản xuất, kinh doanh sử dụng những loại cám tăng trọng
trong chăn nuôi, thuốc kích thích tăng trưởng các loại rau xanh; những hóa
chất cấm dùng trong chế biến nông thủy sản, sử dụng nhiều loại chất tẩy rửa
thịt, cá ôi thối…; do quy trình chế biến hay do nhiễm độc từ môi trường, từ
dùng nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi để tưới rau làm cho hàm lượng
kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh trong rau, quả cao hơn nhiều so với qui
định, hoặc thực phẩm không rõ nguồn gốc,… gây ảnh hưởng xấu đến tiêu
dùng và xuất khẩu. Các thông tin về ngộ độc thực phẩm, tình hình vi phạm
tiêu chuẩn ATTP, dịch bệnh gia súc, gia cầm…xảy ra ở một số nơi, càng làm
cho người tiêu dùng thêm hoang mang, lo lắng.
Tuy nhiên, do nhịp sống hối hả hiện nay đối với người tiêu dùng, việc
nhận biết, phân biệt giữa thực phẩm đảm bảo an toàn với thực phẩm không an
toàn là vấn đề hết sức khó khăn. Theo tài liệu của Cục Quản lý chất lượng vệ
sinh ATTP- Bộ Y tế, số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm cũng như số người
bị nhiễm độc thực phẩm còn khá cao, đặc biệt là các trường hợp mắc bệnh
nhiễm trùng bởi thực phẩm. Theo thống kê, trên địa bàn cả nước, các vụ ngộ
độc thực phẩm đang diễn biến phức tạp, có nhiều người tử vong… Gần đây,
sự khác biệt giữa các kết quả phân tích, kiểm tra chất lượng sản phẩm vừa gây
không ít khó khăn cho người sản xuất vừa tạo thêm hoang mang, lo lắng cho
người tiêu dùng. Có thể nói, chưa bao giờ sự lo ngại trước vấn đề ATTP lại
nóng bỏng và được rất nhiều người quan tâm như hiện nay.
1.3.Lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu truyền thông về ATTP
Trong luận văn, tác giả vận dụng lý thuyết Thiết lập chương trình nghị
sự. Lý thuyết này được đề xướng bởi Max McCombs và Donald Shaw.
McCombs nhận thạc sĩ và bằng tiến sĩ Đại học Stanford và Cử nhân Đại học
Tulane; Giảng viên Đại học Texas vào năm 1985, 10 năm là giám đốc của
Trung tâm Nghiên cứu Tin tức của Hiệp hội Báo chí xuất bản Hoa Kỳ. Ông
36
đã có mặt trên các khoa của Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill và UCLA
và làm việc như một phóng viên ở New Orleans Times-Picayune. McCombs
cũng là đồng tác giả của Tin tức và Công luận: Truyền thông hiệu ứng trên
đời sống dân sự được công bố bởi chính thể Nhấn vào năm 2011. Đồng tác
giả của ông là Lance Holbert, Spiro Kiousis và Wayne Want.
Năm 1968, Max McCombs và Donald Shaw đã đề xuất lý thuyết thiết
lập chương trình nghị sự để mô tả khả năng tác động của các phương tiện
truyền thông đến tầm quan trọng được đặt vào các chủ đề của chương trình
nghị sự truyền thông đại chúng. Việc thiết lập chương trình nghị sự là một lý
thuyết khoa học xã hội nhằm cố gắng đưa ra dự báo có mức độ chính xác cao.
Theo thuyết này, nếu một mục tin nào đó được bao trùm một cách thường
xuyên và nổi bật thì công chúng sẽ coi vấn đề đó là quan trọng hơn những vấn
đề khác. Theo McCombs & Shaw’s study (1972), thuyết Agenda setting cho
rằng các cơ quan báo chí truyền thông (dựa vào giá trị quan và mục đích tôn
chỉ, đồng thời căn cứ vào môi trường thực tế để) “lựa chọn” vấn đề hoặc nội
dung mà họ coi là quan trọng để cung cấp cho công chúng, chứ không phải
cung cấp những thông tin mà công chúng cần. McCombs (1994), gần đây cho
rằng hiệu ứng của thuyết này rất mạnh khi khán giả không biết hay không có
kinh nghiệm trực tiếp về vấn đề, khi họ phụ thuộc nhiều hơn vào các phương
tiện truyền thông để hiểu tình hình. Đây là một chức năng của TTĐC nó có
thể lèo lái công chúng phải quan tâm đến một vấn đề nào đó. Việc sử dụng lý
thuyết về chức năng “thiết lập chương trình nghị sự” nhằm đo lường khả năng
ảnh hưởng của TTĐC đối với tâm tư và suy nghĩ của người tiêu dùng thực
phẩm đến vấn đề ATTP hiện nay.
Luận văn dùng lý thuyết này để phân tích nội dung hai chương trình
“nói không với thực phẩm bẩn” và “chúng ta đang ăn gì?” . Với nội dung
thông tin đa chiều, bao gồm nhiều thể loại và các hình thức thể hiện khác
nhau nên tác giả sẽ rút ra được những thông điệp truyền thông mà 2 chương
trình này đề cập. Tác giả nhận thấy, hai chương trình về an toàn thực phẩmmà
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf
Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf

More Related Content

Similar to Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf

Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...luanvantrust
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...luanvantrust
 
SIVIDOC.COM Hiệu quả kinh tế sản xuất rau má theo tiêu chuẩn vietgap tại hợp ...
SIVIDOC.COM Hiệu quả kinh tế sản xuất rau má theo tiêu chuẩn vietgap tại hợp ...SIVIDOC.COM Hiệu quả kinh tế sản xuất rau má theo tiêu chuẩn vietgap tại hợp ...
SIVIDOC.COM Hiệu quả kinh tế sản xuất rau má theo tiêu chuẩn vietgap tại hợp ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...Man_Ebook
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...Man_Ebook
 
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Thực hiện quy trình trồng cây ớt chuông tại farm 36, moshav tzofar, vùng arav...
Thực hiện quy trình trồng cây ớt chuông tại farm 36, moshav tzofar, vùng arav...Thực hiện quy trình trồng cây ớt chuông tại farm 36, moshav tzofar, vùng arav...
Thực hiện quy trình trồng cây ớt chuông tại farm 36, moshav tzofar, vùng arav...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
VẤN ĐỀ HƯỚNG NGHIỆP CHO THANH NIÊN NƠNG THƠN TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH VTV6.pdf
VẤN ĐỀ HƯỚNG NGHIỆP CHO THANH NIÊN NƠNG THƠN TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH VTV6.pdfVẤN ĐỀ HƯỚNG NGHIỆP CHO THANH NIÊN NƠNG THƠN TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH VTV6.pdf
VẤN ĐỀ HƯỚNG NGHIỆP CHO THANH NIÊN NƠNG THƠN TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH VTV6.pdfNuioKila
 
[123doc] - van-de-huong-nghiep-cho-thanh-nien-nong-thon-tren-kenh-truyen-hinh...
[123doc] - van-de-huong-nghiep-cho-thanh-nien-nong-thon-tren-kenh-truyen-hinh...[123doc] - van-de-huong-nghiep-cho-thanh-nien-nong-thon-tren-kenh-truyen-hinh...
[123doc] - van-de-huong-nghiep-cho-thanh-nien-nong-thon-tren-kenh-truyen-hinh...NuioKila
 
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...nataliej4
 
đáNh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng trên địa bàn huyện bạch thôn...
đáNh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng trên địa bàn huyện bạch thôn...đáNh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng trên địa bàn huyện bạch thôn...
đáNh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng trên địa bàn huyện bạch thôn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf (20)

Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ương
Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ươngHoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ương
Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ương
 
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về Covid 19, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về Covid 19, HAYBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về Covid 19, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về Covid 19, HAY
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
 
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
 
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAYLuận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
 
SIVIDOC.COM Hiệu quả kinh tế sản xuất rau má theo tiêu chuẩn vietgap tại hợp ...
SIVIDOC.COM Hiệu quả kinh tế sản xuất rau má theo tiêu chuẩn vietgap tại hợp ...SIVIDOC.COM Hiệu quả kinh tế sản xuất rau má theo tiêu chuẩn vietgap tại hợp ...
SIVIDOC.COM Hiệu quả kinh tế sản xuất rau má theo tiêu chuẩn vietgap tại hợp ...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...
 
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đLuận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
 
Luận án: Nồng độ leptin huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường
Luận án: Nồng độ leptin huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đườngLuận án: Nồng độ leptin huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường
Luận án: Nồng độ leptin huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường
 
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
 
Thực hiện quy trình trồng cây ớt chuông tại farm 36, moshav tzofar, vùng arav...
Thực hiện quy trình trồng cây ớt chuông tại farm 36, moshav tzofar, vùng arav...Thực hiện quy trình trồng cây ớt chuông tại farm 36, moshav tzofar, vùng arav...
Thực hiện quy trình trồng cây ớt chuông tại farm 36, moshav tzofar, vùng arav...
 
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
 
VẤN ĐỀ HƯỚNG NGHIỆP CHO THANH NIÊN NƠNG THƠN TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH VTV6.pdf
VẤN ĐỀ HƯỚNG NGHIỆP CHO THANH NIÊN NƠNG THƠN TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH VTV6.pdfVẤN ĐỀ HƯỚNG NGHIỆP CHO THANH NIÊN NƠNG THƠN TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH VTV6.pdf
VẤN ĐỀ HƯỚNG NGHIỆP CHO THANH NIÊN NƠNG THƠN TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH VTV6.pdf
 
[123doc] - van-de-huong-nghiep-cho-thanh-nien-nong-thon-tren-kenh-truyen-hinh...
[123doc] - van-de-huong-nghiep-cho-thanh-nien-nong-thon-tren-kenh-truyen-hinh...[123doc] - van-de-huong-nghiep-cho-thanh-nien-nong-thon-tren-kenh-truyen-hinh...
[123doc] - van-de-huong-nghiep-cho-thanh-nien-nong-thon-tren-kenh-truyen-hinh...
 
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình ĐịnhLuận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
 
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
 
đáNh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng trên địa bàn huyện bạch thôn...
đáNh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng trên địa bàn huyện bạch thôn...đáNh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng trên địa bàn huyện bạch thôn...
đáNh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng trên địa bàn huyện bạch thôn...
 
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfNuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfNuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdfNuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfNuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 

Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam 6796058.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ THÙY DƢƠNG TRUYỀN THÔNG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Hà Nội, 2019
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ THÙY DƢƠNG TRUYỀN THÔNG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM Chuyên ngành: Báo chí học Mã số:60320101 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ ANH ĐỨC Hà Nội, 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là do tôi thực hiện. Mọi số liệu khảo sát và kết luận nghiên cứu đều được thực hiện trong thực tế và trình bày trong luận văn này chưa từng được công bố ở các nghiên cứu khác. Tác giả Lê Thị Thùy Dƣơng
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô của Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ bảo và giảng dạy những kiến thức bổ ích. Cảm ơn các anh chị phóng viên của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình KTS VTC đã hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cũng như cung cấp tài liệu liên quan để tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Anh Đức đã đồng hành và giúp đỡ tôi từ việc lựa chọn, đóng góp và bổ sung đề tài để đi tới thực hiện đề tài khóa luận của mình. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đã giúp tôi hoàn thành luận văn này! Lê Thị Thùy Dƣơng
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.Lý do chọn đề tài............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ................................................... 7 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 7 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 8 6. Điểm mới, ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................... 9 7. Kết cấu của đề tài ........................................................................................10 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ VAI TRÕ CỦA TRUYỀN HÌNH TRONG TRUYỀN THÔNGVỀ AN TOÀN THỰC PHẨM.......................................................11 1.1. Lý luận chung về truyền thông và truyền hình...................................11 1.1.1. Khái niệm “Truyền thông” ...................................................................11 1.1.2. Mô hình truyền thông và thông điệp truyền thông................................12 1.1.3. Khái niệm “Truyền hình” và đặc điểm của truyền hình.......................16 1.1.4. Vai trò của truyền hình trong vấn đề ATTP..........................................24 1.2.Thực tiễn về ATTP ở Việt Nam hiện nay .............................................26 1.2.1.Khái niệm “Thực phẩm” và “An toàn thực phẩm”...............................26 1.2.2. Những vấn đề về ATTP ở Việt Nam hiện nay .......................................32 1.3. Lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu truyền thông về ATTP............35 Tiểu kết chương 1............................................................................................37 CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM ...............................................................................................................38 2.1.Khái quát về các chƣơng trình khảo sát ...............................................38 2.1.1 Chương trình “Nói không với thực phẩm bẩn” trên VTV1..................38 2.1.2. Chương trình “Chúng ta đang ăn gì?” trên VTC16.............................40 2.2.Thực trạng thông điệp truyền thông về ATTP trên truyền hình.......42
  • 6. 2.2.1. Nội dung thông điệp truyền thông về ATTP trên kênh VTV1 và VTC16 .........................................................................................................................42 2.2.2. Hình thức truyền tải nội dung thông điệp về ATTP trên truyền hình...59 Tiểu kết chương 2............................................................................................69 CHƢƠNG 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN TRUYỀN HÌNH .............................................................................................70 3.1. Những vấn đề cần đặt ra khi truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình.....................................................................................................70 3.1.1. Về nội dung ...........................................................................................70 3.1.2. Về hình thức ..........................................................................................73 3.2. Một số giải pháp cụ thể nâng cao chất lƣợng truyền thông về ATTP trên truyền hình.............................................................................................75 3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan đến nội dung thông điệp.............................75 3.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến hình thức thể hiện thông điệp..............78 3.2.3. Nhóm giải pháp liên quan đến tổ chức sản xuất chương trình.............79 3.2.4. Nhóm giải pháp đối với nhà báo...........................................................83 3.2.5. Nhóm giải pháp liên quan đến quản lý về ATTP ..................................85 Tiểu kết chương 3............................................................................................87 KẾT LUẬN....................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................91 PHỤ LỤC.......................................................................................................97
  • 7. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng thông điệp về vấn đề thực phẩm không an toàn trong chương trình “Chúng ta đang ăn gì?” .............................................................45 Bảng 2.2: Số lượng chương trình phát sóng thể hiện thông điệp về thực phẩm không an toàn trong chương trình “Nói không với thực phẩm bẩn” trên kênh VTV1...............................................................................................................48 Bảng 2.3: Số lượng chương trình phát sóng có thông điệp về thực phẩm an toàn trên VTC16..............................................................................................52 Bảng 2.4: Số lượng chương trình phát sóng có thông điệp về thực phẩm an toàn trên VTV1................................................................................................55 Bảng 2.5. Thông tin phát sóng của hai chương trình khảo sát........................65 trên VTV1 và VTC16......................................................................................65 Bảng 3.1. Đề xuất format chương trình về an toàn thực phẩm trên truyền hình...80
  • 8. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Mô hình truyền thông của Lasswell và Shannon [41, tr.18]...........12 Hình 2.2. Mô hình truyền thông [41, tr. 20] ...................................................13 Hình 2.3: Sơ đồ đặc điểm của truyền hình......................................................18 Hình 2.4: Những yếu tố cơ bản trong truyền hình..........................................20 Hình 2.5: Hình ảnh chương trình “Nói không với thực phẩm bẩn” được phát sóng trên VTV1...............................................................................................39 Hình 2.6: Một trong số hình ảnh chương trình được phát sóng......................42
  • 9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ các nội dung thông điệp về thực phẩm không an toàn trong chương trình “Chúng ta đang ăn gì” trên kênh VTC16. ...........................................45 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nội dung thông điệp về thực phẩm không an toàn trong chương trình “Nói không với thực phẩm bẩn” trên kênh VTV1 ...........................................48 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ thông điệp về thực phẩm an toàn trong chương trình “Chúng ta đang ăn gì” trên kênh VTC16 ...................................................................................53 Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ thông điệp về thực phẩm an toàn trong chương trình “Nói không với thực phẩm bẩn” trên kênh VTV1................................................................................55
  • 10. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATTP : An toàn thực phẩm ATVSTP : An toàn vệ sinh thực phẩm UBND : Uỷ ban Nhân dân BTV : Biên tập viên NXB : Nhà xuất bản TP : Thực phẩm
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng. Trong những năm gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng khiến người dân hoang mang, lo ngại. Tuy nhiên, vì những mục đích khác nhau, các nhà sản xuất và kinh doanh thực phẩm vẫn sử dụng những biện pháp bảo quản, chất kích thích tăng trưởng sai quy định gây ảnh hưởng đến tiêu dùng và xuất khẩu. Nhiều vấn đề phản ánh liên quan đến thực phẩm như các chất hóa học được sử dụng trong nông nghiệp, các chất phụ gia thực phẩm trong sản xuất thực thẩm… đã làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đối với thực phẩm. Ở Việt Nam, ATTP thu hút sự chú ý của xã hội với nhiều mối lo ngại về thực phẩm bẩn có xu hướng lan rộng về phạm vi. Ăn gì, uống gì đã trở thành mối lo lắng, nghi ngại thường trực trong suy nghĩ của mỗi người. An toàn thực phẩm là vấn đề nhức nhối trong xã hội, nó không chỉ diễn ra ở các nước đang phát triển, kém phát triển mà còn cả ở các nước phát triển. Tại Việt Nam, theo báo cáo “Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016” của Quốc hội cho biết, mỗi năm có khoảng 70.000 người chết vì bệnh ung thư và hơn 200.000 ca phát hiện mới, trong đó có một phần nguyên nhân từ việc sử dụng thực phẩm không an toàn. Tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh liên quan đến thực phẩm diễn ra khá nghiêm trọng ở một số địa phương.Trung bình có 167,8 vụ/năm với hơn 5.000 người mắc/năm và khoảng 27 người chết do ngộ độc thực phẩm/năm.Tỷ lệ tồn dư hóa chất vượt ngưỡng cho phép là 8,47% đối với rau; Kiểm tra đối với 54.750 lượt hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã phát hiện 9.056 hộ vi phạm (chiếm 16,54%); Kiểm tra 2.064 đợt với 63.230 lượt cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực phẩm, phát hiện và xử lý trên 7.434 có sở vi phạm (chiếm 11,7%).
  • 12. 2 Những năm gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng khiến người tiêu dùng hoang mang, lo ngại. Thông qua nghiên cứu dư luận xã hội về an toàn thực phẩm, cho biết thái độ và niềm tin về an toàn thực phẩm đồng thời kết quả nghiên cứu sẽ giúp cơ quan quản lý trong việc soạn thảo, ban hành, tổ chức thực hiện; thông tin, tuyên truyền định hướng dư luận 3 tránh những thông tin vô căn cứ gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng và tình hình kinh tế - xã hội nói chung. Sử dụng các loại thực phẩm không an toàn, người tiêu dùng đã phải trả giá đắt bằng chính sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng do bị ngộ độc thực phẩm và mầm mống gây ra căn bệnh ung thư... Tuy vậy, vẫn có không ít người tiêu dùng chưa thực sự quan tâm đúng đắn đến vấn đề an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, công tác quản lý của nhà nước về ATTP vẫn còn chưa triệt để nên các nhà sản xuất, kinh doanh chưa nhận thức được trách nhiệm trong việc tuân thủ các điều kiện đảm bảo ATTP. Trước những diễn biến phức tạp của vấn đề ATTP thì hoạt động truyền thông giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm ATTP. Trong bối cảnh đó, báo chí là một trong những kênh thông tin quan trọng mà người dân có thể dễ dàng tiếp cận qua nhiều hình thức khác. Thực tế hiện nay, ít nghiên cứu ở Việt Nam lấy việc truyền thông về ATTP trên truyền hình làm đề tài nghiên cứu.Trong khi đó, truyền hình có mức độ phủ sóng rộng, là một loại hình được công chúng đón nhận như một kênh thông tin chính thống. Việc nghiên cứu truyền thông về ATTP trên truyền hình nhằm nâng cao nhận thức của người dân, đồng thời, giúp họ điều chỉnh hành vi an toàn thực phẩm để trở thành những người tiêu dùng thông thái. Vì vậy, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Truyền thông về ATTP trên truyền hình Việt Nam” cho luận văn chuyên ngành báo chí học của mình. Những kết quả thu được từ nghiên cứu này sẽ là những tài liệu cần thiết để nâng cao chất lượng thông tin trên báo chí nói chung và truyền hình nói riêng trong vấn đề an toàn thực phẩm.
  • 13. 3 2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu Tại Việt Nam, các nghiên cứu về thực phẩm chủ yếu tập trung vào kiến thức thực hành, nhận thức và hành động đối với các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. ATTP là mối quan tâm toàn cầu, do đó số lượng các nghiên cứu về lĩnh vực này khá nhiều. Tuy nhiên, trước đây những nghiên cứu về sản xuất và tiêu dùng thực phẩm chủ yếu thuộc các lĩnh vực: Nông sản, trồng trọt, kinh tế nông nghiệp... Năm 2013, trong luận văn thạc sỹ chuyên ngành báo chí truyền thông của Nguyễn Hoàng Anh có tên “Chiến dịch truyền thông trong Chương trình mục tiêu Quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm” tại Viện Đào tạo Báo chí – Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tìm hiểu lý thuyết và kỹ năng tổ chức chiến dịch truyền thông vào nghiên cứu thực tiễn hoạt động triển khai chiến dịch truyền thông của các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam. Hệ thống hóa khái niệm, quy trình, phương pháp thực hiện và đánh giá chiến dịch truyền thông và khái quát vế chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm. Khảo sát thực trạng chiến dịch truyền thông do Bộ Y tế thực hiện trong Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm từ năm 2006 đến năm 2012. Đánh giá về chiến dịch truyền thông vệ sinh an toàn thực phẩm và giải pháp nâng cao hiệu quả của các chiến dịch truyền thông tại Việt Nam Năm 2010, trong Khóa luận Tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Tuyết có tên “Báo chí với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (Khảo sát trên báo Vietnamnet.vn thời gian từ tháng 9 năm 2008 đến tháng 5 năm 2010)” cũng tại Viện Đào tạo Báo chí – Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài đã thực hiện khảo sát mô tả hình thức và nội dung thông tin tuyên truyền về ATTP trên báo điện tử Vietnamnet. Tuy nhiên, khóa luận khảo sát để tìm hiểu về tính phổ cập kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm của một tờ báo điện tử, hoàn toàn không đề cập đến vấn đề tư vấn, chỉ dẫn.
  • 14. 4 Ngoài ra, có một số công trình nghiên cứu về vấn đề ATTP trong những năm gần đây như: “Thông điệp về an toàn thực phẩm trên báo điện tử Việt Nam hiện nay” do học viên Khuất Thị Diệu Linh – Học viện Báo chí và Tuyên tuyền thực hiện: Luận văn tìm hiểu về thực trạng đưa tin của báo mạng điện tử thông qua việc phân tích các bài viết về ATTP và đề xuất khuyến nghị nâng cao hiệu quả công tác thông tin truyền thông về ATTP trên báo mạng đối với cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí, phóng viên và công chúng trong lĩnh vực truyền thông về ATTP. Năm 2012, tác giả Nguyễn Ngân Giang trong luận văn ThS ngành Luật “Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm” đã tổng thuật một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn pháp lý về ATTP; Rà soát các hành vi vi phạm về điều kiện an toàn thực phẩm. Đánh giá hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến an toàn thực phẩm. Xác định rõ trách nhiệm pháp lý của các đối tượng trong xã hội đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. Nâng cao kiến thức về quản lý an toàn thực phẩm. Với đề tài “Vấn đề thông tin, tư vấn, chỉ dẫn ATTP trên báo chí Việt Nam” do học viên Trần Thị Thảo – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện năm 2016. Luận văn khảo sát đặc điểm nội dung, cách thức thể hiện thông tin tư vấn, chỉ dẫn về ATTP trên các loại hình báo chí Việt Nam và trên cơ sở khảo sát, rút ra kết luận và khuyến nghị giải pháp làm tăng hiệu quả thông tin, tư vấn, chỉ dẫn ATTP trên báo chí. Từ những năm 1980, các nhà xã hội học trên thế giới ngày càng chú ý tới cách mà thực phẩm củng cố các mối liên hệ xã hội, đánh dấu những khác biệt xã hội và trở thành một dạng thiết chế, tổ chức và mạng lưới xã hội. Cuối thế kỉ 20 – đầu thế kỉ 21, các công trình nghiên cứu xã hội học trong lĩnh vực
  • 15. 5 thực phẩm bắt đầu ra đời. Các vấn đề chính sách được các nhà xã hội học thực phẩm quan tâm là mối liên hệ giữa thực phẩm và sự bất bình đẳng, giao thương, lao động, quyền lực, vốn, văn hóa và tiến bộ kỹ thuật. Mặc dù vậy, những nghiên cứu đánh giá về thông điệp ATTP trên báo chí vẫn còn khiêm tốn. Năm 1995, các tác giả Maurer, Donna and Jeffery Sobal trong nghiên cứu “Việc ăn uống: Thực phẩm và dinh dưỡng với tư cách là vấn đề xã hội” (Eating agendas: Food and nutrition as social problems) đã đưa ra một bản tổng hợp đầy giá trị về thực phẩm mà con người tiêu thụ, các vấn đề đi kèm vơi chất lượng của những thực phẩm này (như mối lo lắng về thực phẩm bị nhiễm độc hay việc ăn thịt) và những vấn đề liên quan tới công nghiệp thực phẩm và những chính sách của chính phủ. Tiếp đó, năm 1997, tác giả Phạm Năng Cường với tác phẩm “Vệ sinh thực phẩm” đề cập tới vấn đề thực phẩm và dinh dưỡng, cách bảo quản thức ăn. Nghiên cứu về thực trạng công tác đảm bảo ATTP (1998 – 2002), tác giả Nguyễn Hữu Huyên trong công trình Đánh giá thực trạng công tác đảm bảo chất lượng VSATTP ở Đắc Lắc 5 năm (1998 – 2002), trong báo cáo toàn văn hội nghị khoa học vệ sinh ATTP lần thứ 2 năm 2003, tác giả nghiên cứu đã tập trung phân tích kiến thức, đánh giá thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm được nhiều người xem nhất, qua kênh truyền hình thì có 91,3 % người tiêu dùng biết được kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. [29] Năm 1991, cuốn sách “Vệ sinh thực phẩm” của tác giả Phạm Văn Sổ, Bùi Thị Thu Thuận, Nguyễn Phùng Tiến đề cập tới nguyên nhân và biện pháp phòng ngộ độc thực phẩm. Công tác thanh, kiểm tra chất lượng VSTP tại những điểm ăn uống. Năm 2005, nhóm tác giả Nguyễn Đức Lượng, Phạm Minh Tâm trong cuốn Vệ sinh và an toàn thực phẩm cũng nghiên cứu khá toàn diện và bao quát về quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Cuốn sách đã cung cấp các kiến thức cơ bản về ATTP, phân tích làm rõ các khái niệm, đồng thời đưa ra các phương pháp để đánh giá mức độ thực phẩm an toàn.
  • 16. 6 Năm 2016, “Luật an toàn thực phẩm” quy định mới về chất phụ gia thực phẩm, quản lý chất lượng và xử phạt vi phạm hành chính, Tác giả : Quang Minh;Tiến Phát Nhà Xuất bản : Lao Động, Luật an toàn thực phẩm quy định mới về chất phụ gia thực phẩm, quản lý chất lượng và xử phạt vi phạm hành chính. Năm 2003, các tác giả Phan Thị Kim, Bùi Trọng Chí, Chu Quốc Lập trong “Báo cáo toàn văn Hội nghị khoa học an toàn vệ sinh thực phẩm lần thứ hai” đã có những báo cáo đánh giá tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm, thực trạng vệ sinh môi trường thực phẩm cũng như cơ sở chế biến thực phẩm và nguy cơ gây ô nhiễm một số chất độc hại trong thực phẩm tại một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng... Tiếp đó, trong cuốn Truyền thông vệ sinh an toàn thực phẩm của Trần Chí Liêm đã đưa ra những vấn đề chung về truyền thông, tư vấn vệ sinh ATTP, kỹ năng truyền thông, lập kế hoạch truyền thông trong đó chú ý đến mô hình, cách tiếp cận, đối tượng và thông điệp truyền thông; chiến lược huy động và sử dụng các kênh truyền thông. Đây là một trong các tư liệu tham khảo hữu ích, giúp người nghiên cứu tiếp cận đầy đủ những thành tố liên quan đến vấn đề truyền thông, tư vấn về ATTP. Trong các bài khoa học và các công trình nghiên cứu, mới chỉ đề cập đến việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu các loại sản phẩm, thông điệp về ATTP trên báo mạng... chứ chưa đề cập sâu rộng và nghiên cứu cụ thể một chương trình chuyên biệt về an toàn thực phẩm, đặc biệt sóng trên truyền hình. Trong khi đó mức độ phủ sóng của truyền hình rộng khắp các tỉnh thành, vùng miền... Như vậy, có nhiều công trình lấy thực phẩm làm đối tượng nghiên cứu trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, chưa có công trình nào phân tích sâu về khía cạnh truyền thông về ATTP trên truyền hình Việt Nam. Vì vậy, tác giả cho rằng việc nghiên cứu đề tài “Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam” là cần thiết. Có thể nói, đâ là công
  • 17. 7 trình đầu tiên nghiên cứu tổng thể về vấn đề nghiên cứu thông điệp về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam. 3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1.Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là phân tích nội dung thông điệp về ATTP qua các chương trình về ATTP trên hai kênh truyền hình VTV1 và VTC16. Phân tích sự tác động của xã hội ảnh hưởng đến tình trạng VSATTPqua những nội dung của thông điệp. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tàiđưa ra các đềxuất với các kênh truyền hình. Đặc biệt là trên hai kênh VTV1 và VTC16đểxây dựng thông điệp phản ánh chân thực vềtình trạng ATTP và đềxuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảtruyền thông về vấn đề ATTP. 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, hệ thống hóa những vấn đề về lý luận truyền hình, ATTP tức là làm rõ những khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu. Hai là,tổng hợp, phân tích các chương trình phát sóng về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trên 2 kênh truyền hình VTV1 và VTC16để thấy được thực trạng về truyền thông trên truyền hình hiệu quả và hạn chế còn tồn tại trong công tác tuyên truyền. Ba là, đề xuất giải pháp nâng cao thông điệp truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình nói chung, trên 2 chương trình khảo sát nói riêng và đối với giới truyền thông. Đặc biệt là cơ quan báo chí, phóng viên – những người làm công tác truyền thông về ATTP. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Thông điệp truyền thông về ATTP trên truyền hình Việt Nam 4.3. Phạm vi nghiên cứu 4.3.1. Phạm vi không gian
  • 18. 8 Đối tượng khảo sát là các chương trình về ATTP trên truyền hình: Chương trình “Nói không với thực phẩm bẩn” trên kênh VTV1- Kênh Thời sự - Chính trị - Tổng hợp của Đài truyền hình Việt Namvà chương trình “Chúng ta đang ăn gì?” của VTC16 - Kênh Truyền hình Nông nghiệp nông thôn của Đài truyền hình Kĩ thuật số VTC. 4.3.2. Phạm vi thời gian Nghiên cứu tiến hành thu thập và khảo sát thông tin trên sóng truyền hình Việt Nam của kênh VTV1 và kênh VTC16 (từ tháng 1/2017 đến tháng 6/2017). 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận và phương pháp luận chung Tác giả dựa trên nền tảng các quan điểm và phương pháp luận của chủ nghĩa Mac – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phương pháp luận báo chí; cơ sở xã hội học truyền thông đại chúng;; Đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước của mộtsố bộ ngành đối với vấn đề ATTP để tiến hành nghiên cứu đề tài đặt ra. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu là: Phương pháp phân tích nội dung; Phương pháp phỏng vấn sâu. 5.2.1. Phương pháp phân tích nội dung Phương pháp phân tích nội dung được sửdụngdựa trênthông điệp được truyền từthiết chếtruyền thông đại chúng. Việc phân tích bằng phương pháp này căn cứvào cách xác định các khái niệm và từkhóa đượcmã hóa thành bộcông cụthểhiện các chỉ báo nghiên cứu, nhằm đưa ra những suy luận xác đáng vềquá trình xã hội mà thông điệp đềxuất. Quy trình phân tích nội dung thông điệp nhằm mục đích chuyển các đặcđiểm được lựa chọn của thông điệp thành sốliệu có thểxửlý bằng các phương pháp thống kê vềmặt định lượng và định tính.Những đơn vịphân tích cần phải được xác định bằng sự tham chiếu của hệthống đặc điểm
  • 19. 9 ngữnghĩa và cú pháp của thông điệp. Những đơn vịđiển hình của phân tích nội dung thông điệp là câu chuyện được thểhiện dưới văn bản báo chí hoặc các hình thức khác. Ởnghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp trên để tiến hành phân tích nội dung thông điệp trong các chương trình đã phát sóng trong khoảng thời gian khảo sát. Cụ thể là: Chương trình “Nói không với thực phẩm bẩn” trên VTV1trong khoảng thời gian: tháng 1/2017 – tháng 6/2017. Số lượng chương trình phát sóng lần 1 là 112 chương trình. Và chương trình: “Chúng ta đang ăn gì?” trên kênh VTC16 trong khoảng thời gian từ tháng 1/2017 – tháng 6 /2017. Số lượng chương trình là 25 chương trình. 5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu được tiến hành với các khách thể nghiên cứu là chuyên gia báo chí truyền thông; Cục an toàn thực phẩm - Bộ Y tế và các nhà báo, biên tập viên tại các kênh truyền hình được khảo sát. Tổng đối tượng phỏng vấn sâu là 04 người, trong đó: + 01 phỏng vấn sâu chuyên gia truyền thông + 01 phỏng vấn sâu đại diện Cục an toàn thực phẩm, Bộ Y tế + 02 phỏng vấn sâu phóng viên, biên tập viên sản xuất chương trình về an toàn thực phẩm Phỏng vấn sâu được thực hiện nhằm tìm hiểu chi tiết các khía cạnh liên quan đến đánh giá của chuyên gia, lãnh đạo, nhà quản lý về ATTP hiện nay. Từ đó, phân tích một cách cụ thể thực trạng truyền thông về ATTP trên truyền hình và những giải pháp trong thời gian tới. 6. Điểm mới, ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 6.1. Đóng góp mới về khoa học của đề tài Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, với tốc độ nhanh và mạnh mẽ như hiện nay thì việc nghiên cứu vấn đề truyền thông về ATTP là rất cần thiết, từ đó, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý truyền thông đưa ra những giải pháp phù hợp.
  • 20. 10 Đây là đề tài luận văn đầu tiên nghiên cứu truyền thông về ATTP trên truyền hình Việt Nam. 6.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận: Đề tài góp phần bổ sung thêm cơ sở khoa học cho việc phân tích nội dung tác phẩm báo chí truyền hình.Luận văn chỉ ra ưu, nhược điểm của báo chí truyền hình trong hoạt động thông tin, tuyên truyền về vấn đề an toàn thực phẩm cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, người tiêu dùng. Trong xu thế phát triển của báo chí hiện đại, với nền kinh tế thị trường, luận vănchỉ ra sự cần thiết và những giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc thay đổi phản ánh tin, bài trên sóng truyền hình. Đồng thời, sử dụng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề liên quan. Luận văn cung cấp cho cơ quan báo chí trong lĩnh vực truyền hình góc nhìn tổng thể về thực trạng công tác thông tin tuyên truyền các vấn đề về an toàn thực phẩm. Từ đó, luận văn đưa ra khuyến nghị, giải pháp giúp cơ quan báo chí truyền hình nói chung nâng cao chất lượng bài viết, hình thức, chủ đề về vấn đề an toàn thực phẩm giúp cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, người dân có kiến thức, kinh nghiệm trong việc sản xuất và tiêu dùng thực phẩm. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung của luận văn kết cấu gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về an toàn thực phẩm và vai trò của truyền hình trong truyền thông về an toàn thực phẩm Chương 2: Nội dung và hình thức thông điệp truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao thông điệp về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam
  • 21. 11 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ VAI TRÕ CỦA TRUYỀN HÌNH TRONG TRUYỀN THÔNG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM 1.1.Lý luận chung về truyền thông và truyền hình 1.1.1.Khái niệm “Truyền thông” Truyền thông theo thuật ngữ tiếng Anh là “Communication”, đây được coi là một hoạt động trao đổi thông tin nhằm thiết lập các mối liên hệ giữa con người với con người. Truyền thông thường để chỉ sự chia sẻ thông tin và giao lưu giữa người với người thông qua những hình thức nhất định. Về cụm từ “ Truyền thông” trên thế giới cũng có hơn 200 cách dịch nghĩa khác nhau.Hiện tại “Truyền thông” được hiểu theo nghĩa chung nhất là: Truyền thông là một hành vi truyền tải thông tin mang tính chất xã hội, là sự giao hoan giữa không gian của tập thể và không gian cá nhân;quá trình truyền tải thông tin, ý kiến và sự việc. Đơn giản hơn, truyền thông là quá trình do con người tạo ra, tiếp nhận và lưu trữ thông tin. Quá trình truyền đạt, tiếp nhận, giao lưu và chia sẻ thông tin hai chiều giữa con người , tổ chức và xã hội; họ sử dụng các hình thức tuyên truyền để đưa thông tin và thực hiện hoạt động giao lưu qua lại. Tùy theo lĩnh vực nghiên cứu mà các học giả đưa ra những định nghĩa về truyền thông khác nhau, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng khái niệm của PGS. TS. Nguyễn Văn Dững như sau: “Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm...chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng xã hội.” [18, tr.10] Khái niệm này chỉ ra bản chất truyền thông là quá trình chia sẻ, trao đổi thông tin một cách liên tục giữa đối tượng chủ thể truyền thông và đối tượng tiếp nhận. Hoạt động truyền thông gắn với nhu cầu chia sẻ, trao đổi thông tin
  • 22. 12 giữa hai đối tượng này. Quá trình này mang tính liên tục, vì nó không thể kết thúc ngay sau khi ta chuyển tải nội dung cần thiết mà còn tiếp diễn sau đó. Về mục đích, truyền thông hướng đến những sự hiểu biết chung nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của đối tượng tiếp nhận và định hướng dư luận xã hội theo hướng phù hợp với nhu cầu của đối tượng chủ thể truyền thông và của xã hội. Nói cách khác, đối tượng chủ thể của hoạt động truyền thông khi chuyển thông điệp cho người tiếp nhận luôn mong muốn những thông tin mà mình cung cấp ảnh hưởng đến thái độ và cách xử sự của người tiếp nhận. 1.1.2. Mô hình truyền thông và thông điệp truyền thông Một quá trình truyền thông bao gồm các yếu tố sau: Nguồn tin, thông điệp, kênh truyền và đối tượng tiếp nhận. Rất nhiều học giả khi nghiên cứu về truyền thông đã đưa ra nhiều mô hình truyền thông khác nhau. Tuy nhiên mô hình truyền thông của Harold Lasswell cùng với sự bổ sung của Claude Shannon vẫn được mọi người chấp nhận vì nó đơn giản và thông dụng. Các yếu tố của một hoạt động truyền thông được hai học giả thể hiện như sau: Hình 2.1. Mô hình truyền thông của Lasswell và Shannon [41, tr.18] Từ mô hình trên cho phép chúng ta nghiên cứu, đánh giá được vai trò, ý nghĩa của từng yếu tố, mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố tham gia quá trình truyền thông. Đó là điều kiện để không chỉ nhận thức mà còn tìm ra phương pháp, cách thức tác động hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông.
  • 23. 13 Theo GS. TS. Tạ Ngọc Tấn [43, tr.34], chủ thể xây dựng các thông điệp hàm chứa nội dung thông tin để thông qua các phương tiện truyền thông truyền tải đến công chúng xã hội rộng rãi. Quá trình tạo dựng thông điệp bao giờ cũng mang tính khuynh hướng. Nói cách khác, mục đích, quan điểm của chủ thể phát thông điệp bao giờ cũng ảnh hưởng, quy định khuynh hướng của nội dung thông tin. Tính khuynh hướng trong nội dung thông tin được biểu hiện thông qua cách lựa chọn, xử lý chi tiết, số liệu, trình độ nhận thức, phương pháp phân tích đánh giá vấn đề và chính kiến phát biểu trực tiếp. Tuy nhiên, giới hạn của mô hình này là thể hiện hoạt động truyền thông như một quá trình tuyến tính, người tiếp nhận thông tin giống như một đối tác thụ động. Về sau, các nhà nghiên cứu thường quan niệm quá trình truyền thông theo mô hình truyền thông với dạng đường vòng tròn khép kín. Cũng theo nhóm tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang thì quá trình truyền thông còn phải lưu ý đến các công việc cần thiết của người cung cấp, khởi xướng thông tin là mã hóa (encode) thông điệp bằng các tín hiệu của mình và người tiếp nhận muốn nhận thông điệp phải có quá trình giải mã (decode). Như vậy quá trình truyền thông sẽ được chia làm hai giai đoạn theo mô hình sau: Hình 2.2. Mô hình truyền thông [41, tr.20] Trong đó, Quá trình A-nguồn (source) có thể là một người, một tổ chức, một cơ quan chuyển một thông điệp cho đối tượng trong đó chứa đựng những thông tin mã hóa (encode) là tìm tòi một hệ thống tín hiệu ngôn ngữ học nào đó diễn đạt nội dung thông điệp. Thông điệp (message), là những thông tin thực sự được chuyển theo một mạch truyền (kênh) này hay kênh khác đến đối tượng.
  • 24. 14 Quá trình B: Giải mã (decode), là quá trình từng cá nhân bằng con đường riêng của mình làm rõ ràng, rành mạch thông điệp được chuyển đến. Mỗi thông điệp chuyển đến có thể được chấp nhận và hiểu biết theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào kiến thức, thái độ của người tiếp nhận và cũng tùy thuộc vào người cung cấp và nội dung thông điệp. Nơi nhận (destination), người nhận (receiver) là điểm cuối cùng giải mã thông điệp, có quá trình và sự tích lũy của người tiếp nhận. Phản hồi (feedback), là dòng chảy thông tin mà những bước đi từ thông tin gốc đến nơi tiếp nhận và ngược lại. Nhưng nó chỉ được thực hiện với điều kiện người tiếp nhận giải mã được thông tin và người cung cấp thông tin có những thông tin thích hợp với hiện tại. Phản hồi là khía cạnh quan trọng nhất của quá trình truyền thông, là công cụ mạnh mẽ cho phép nối hai đường truyền thông lại với nhau. Nó sẽ không còn tồn tại hoặc bị cản trở khi một trong hai bộ phận truyền thông bị vô hiệu hóa hoặc với sự chống lại của bộ phận tiếp nhận. Một hạn chế của truyền thông là có thể xảy ra hiện tượng không phản hồi. Đây là một chu trình khép kín của quá trình truyền thông. Ở đây cần chú ý tới các khía cạnh sau: - Quá trình truyền thông giữa con người bao giờ cũng diễn ra trong môi trường xã hội, xác định rõ những kinh nghiệm chung giữa người khởi xướng và người tiếp nhận. - Để truyền thông đạt hiệu quả, kinh nghiệm của người khởi xướng và người tiếp nhận có giá trị đặc biệt khi tiến hành. - Thông điệp trong truyền thông phải qua các bước mã hóa, truyền đi, tiếp nhận và giải mã. Mỗi thông điệp chuyển từ người khởi xướng đến người tiếp nhận thường giảm độ chính xác và cường độ, nên phải tìm cách tăng sức mạnh cho thông điệp. - Mỗi thông điệp được người tiếp nhận nghiên cứu và chỉ biết được sức mạnh, hiệu quả khi người tiếp nhận có thông tin phản hồi. [41, tr.21]
  • 25. 15 “Truyền thông (Communication) có nghĩa là sự truyền đạt, thông tin, thông báo, giao tiếp, trao đổi, liên lạc, giao thông,... Thuật ngữ "truyền thông” có nguồn gốc từ tiếng Latinh "Commune" với nghĩa là "chung” hay "cộng đồng”. Nội hàm của nó là nội dung, cách thức, con đường, phương tiện để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau giữa những cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng xã hội.” [44, tr.5] Thông qua khái niệm cùng những mô hình truyền thông có thể thấy rằng việc đánh giá phương thức cũng như hiệu quả của một hoạt động truyền thông liên quan tới quá trình mã hóa thông điệp của nguồn phát và giải mã thông điệp của đối tượng tiếp nhận. Để đạt được hiệu quả cuối cùng là một quy trình khép kín thì cần phải giải quyết được những yếu tố nhiễu tác động tới hoạt động truyền thông. Để làm căn cứ cho quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả hiểu truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi, chia sẻ thông tin, thông điệp, tình cảm, kĩ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức của công chúng. Nói cách khác, truyền thông là quá trình truyền tải và phổ biến thông tin xã hội đến số lượng công chúng lớn, phân tán về không gian và thời gian. Quá trình này được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông như báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử. Khi phân tích về truyền thông, tác giả nhận thấy có ba đặc điểm chính sau: Thứ nhất, truyền thông là một quá trình – có nghĩa là nó không phải là một việc làm nhất thời hay xảy ra trong một khuôn khổ thời gian hẹp, mà diễn ra trong một khoảng thời gian lớn. Quá trình này mang tính liên tục vì nó không thể kết thúc ngay khi chuyển tải một nội dung cần thiết, mà có tiếp diễn sau đó. Đó là quá trình trao đổi và chia sẻ, có nghĩa là hai bên cho và nhận.
  • 26. 16 Thứ hai, truyền thông phải dẫn tới sự hiểu biết lẫn nhau, yếu tố này cực kỳ quan trọng đối với mục đích và hiệu quả của truyền thông. Thứ ba, truyền thông phải đem lại sự thay đổi trong hành vi và nhận thức của công chúng. 1.1.3.Khái niệm “Truyền hình” và đặc điểm của truyền hình Truyền hình (Television) là một từ ghép, trong tiếng La tinh “tele” có nghĩa là “xa”, còn “vision” nghĩa là “nhìn”. Sự kết hợp của hai từ này cho ra cụm từ “television” mang ý nghĩa: nhìn được từ xa. Truyền hình ra đời đánh dấu mốc quan trọng khi mong muốn “nhìn được từ xa của con người trở thành hiện thực. Hiện nay có nhiều khái niệm, quan niệm khác nhau về truyền hình Trong “Thuật ngữ Báo chí – Truyền thông” của Phạm Thành Hưng, “Truyền hình là phương tiện truyền thông đại chúng phát thông tin đi xa bằng cả âm thanh và hình ảnh động. Khác với phương tiện truyền thông nghe nhìn khác như điện ảnh, CD-ROM, truyền hình có thể phản ánh sự kiện một cách trực tiếp, đưa thông tin ở thời điểm hiện tại.” [30, tr.219]. Cũng theo Phạm Thành Hưng, có thể định nghĩa đơn giản: Truyền hình là hệ thống kỹ thuật chuyển hình ảnh, tiếng động đi xa qua tín hiệu truyên hình và được tiếp nhận trực tiếp qua mà huỳnh quang. Theo PGS.TS Tạ Ngọc Tấn trong cuốn "Truyền thông đại chúng” chỉ rõ: TH là một loại hình phương tiện TT đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh. Nguyên nghĩa của thuật vô tuyến truyền hình ( television) bắt nguồn từ hai từ tele có nghĩa là: ở xa và vision: thấy được. Tức là " thấy được ở xa" [36, tr.127] Theo cuốn "Truyền thông- lý thuyết và kĩ năng cơ bản” của PGS.TS Nguyễn Văn Dững thì: "Truyền hình là kênh truyền thông truyền tải thông điệp bằng hình ảnh động với hầu như đầy đủ sắc màu vốn có của cuộc sống cùng với lời nói, âm nhạc, tiếng động. Nhờ thế, truyền hình đem lại cho công
  • 27. 17 chúng bức tranh sinh động với cảm giác như đang trực tiếp tiếp xúc và cảm thụ" [18, tr.168] Theo Giáo trình “Báo chí truyền hình” của PGS.TS Dương Xuân Sơn: “Truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng truyền tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điên" [43, tr.13] Trong cuốn Đường vào nghề phát thanh truyền hình của tác giả Nhật An – Nhà xuất bản Trẻ có đề cập “Thuật ngữ “Vô tuyến truyền hình” có nguồn gốc từ hai từ ghép của tiếng latin và Hy Lạp. Theo tiếng Hy Lạp, “tele”có nghĩa là xa, còn “Vedre” có nghĩa là “xem”. Ghép hai từ đó lại có nghĩa là xem ở xa”. [1, tr.84] Xét trên phương diện kỹ thuật thì truyền hình là quá trình biến đổi từ năng lượng ánh sáng tác động qua ống kính máy thu hình thành năng lượng điện, nguồn tín hiệu điện tử được phát sóng truyền đến máy thu hình và lại biến đổi thành năng lượng ánh sáng tác động vào thị giác, người xem nhận được hình ảnh thông qua màn hình. Xét theo nội dung: Truyền hình là loại hình truyền thông mà thông điệp được truyền trong không gian tích hợp cả hình ảnh và âm thanh tạo cho người xem cảm giác sống động của hiện thực cuộc sống. Như vậy, tựu chung lại thì truyền hình là thấy được từ xa, được chuyển tải bằng âm thanh và hình ảnh động. Hay nói cách khác, truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về vật thể hoặc cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điện. Truyền hình là một loại hình báo chí, bên cạnh những đặc điểm chung của báo chí, nó còn có những đặc điểm riêng biệt.
  • 28. 18 Hình 2.3: Sơ đồđặc điểm của truyền hình Tính thời sự Tính thời sự là đặc điểm chung của báo chí. Nhưng truyền hình với tư cách là một phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại có khả năng thông tin nhanh chóng hơn so với một số loại phương tiện khác. Với truyền hình, sự kiện được phản ánh tức thời khi nó vừa diễn ra thậm chí khi nó đang diễn ra, người xem có thể quan sát một cách chi tiết, tường tận qua truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình. Truyền hình có khả năng phát sóng liên tục 24/24h/ngày, mang đến cho người xem những thông tin nóng hổi về các sự kiện, cập nhật những tin tức mới nhất. Đây là ưu thế đặc biệt của truyền hình so với các loại hình báo chí khác. Nhờ các thiết bị kỹ thuật hiện đại truyền hình có đặc trưng cơ bản là truyền trực tiếp cả hình ảnh và âm thanh trong cùng một thời gian về cùng một sự kiện, sự việc “khi sự kiện diễn ra phát thanh báo tin, truyền hình trình bày và báo in giảng giải nó”. Ngôn ngữ truyền hình là ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh Ngôn ngữ truyền hình là "loại" ngôn ngữ tổng hợp, có ngôn ngữ viết cho độc giả báo in, có ngôn ngữ nói cho thính giả phát thanh. Hơn thế nữa, có ngôn ngữ hình ảnh cho khán giả truyền hình. Đặc trưng của truyền hình Tính thời sự Ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh Tính phổ cập và quảng bá Khả năng thuyết phục công chúng Khả năng tác động dư luận mạnh mẽ
  • 29. 19 Ưu thế của truyền hình là truyền tải cả hình ảnh và âm thanh cùng một lúc. Khác với báo in, người đọc chỉ tiếp nhận bằng con đường thị giác, phát thanh bằng con đường thính giác, người xem truyền hình tiếp cận sự kiện bằng cả thị giác và thính giác. Qua các cuộc nghiên cứu người ta thấy 70% lượng thông tin con người thu được là qua thị giác và 20% qua thính giác. Do vậy, truyền hình trở thành một phương tiện cung cấp thông tin lớn, có độ tin cậy cao, có khả năng làm thay đổi nhận thức của con người trước sự kiện. Tính phổ cập và quảng bá Do những ưu thế về hình ảnh và âm thanh, truyền hình có khả năng thu hút hàng tỉ người xem cùng một lúc. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, truyền hình ngày càng mở rộng phạm vi phủ sóng phục vụ được nhiều đối tượng khán giả ở vùng sâu, vùng xa. Tính quảng bá của truyền hình còn thể hiện ở chỗ, một sự kiện xảy ra ở bất kì đâu được đưa lên vệ tinh sẽ truyền đi khắp mọi nơi. Ngày nay, ngồi tại nhà nhưng người ta vẫn có thể nắm bắt được sự kiện diễn ra trên thế giới. Khả năng thuyết phục công chúng Truyền hình đem đến cho khán giả cùng lúc hai tín hiệu cơ bản là hình ảnh và âm thanh. Nhờ đó, truyền hình đem lại độ tin cậy, thông tin cao cho công chúng, có khả năng tác động mạnh mẽ vào nhận thức của con người. Truyền hình có khả năng truyền tải chân thực hình ảnh của sự kiện nên đáp ứng yêu cầu chứng kiến tận mắt của công chúng. “Trăm nghe không bằng mắt thấy”, truyền hình đã cung cấp những hình ảnh về sự kiện thỏa mãn nhu cầu “thấy” của người xem. Đây là lợi thế lớn của truyền hình so với loại hình báo in và phát thanh. Khả năng tác động dư luận xã hội mạnh mẽ và trở thành diễn đàn của nhân dân Các chương trình truyền hình mang tính thời sự, cập nhật, nóng hổi, thu hút người xem bằng cả hình ảnh, âm thanh và lời bình, vừa cho người xem thấy được thực tế của vấn đề, vừa tác động vào nhận thức của công chúng. Vì vậy,
  • 30. 20 truyền hình có khả năng tác động vào dư luận mạnh mẽ. Hiện nay, công chúng của truyền hình ngày càng đông đảo, nên sự tác động của nội dung chương trình truyền hình đến dư luận ngày càng rộng rãi. Chính vì thế,truyền hình có khả năng trở thành diễn đàn của nhân dân. Ví dụ : Các chuyên mục “Ý kiến bạn xem truyền hình”, “Với khán giả VTV3”, “Hộp thư truyền hình” … đã trở thành cầu nối giữa người xem và những người làm truyền hình. Qua đó,công chúng có thể đưa ra những ý kiến khen chê, ủng hộ, phản đối, góp ý phê bình về các chương trình hoặc gửi đi những thắc mắc, bất cập… trong mọi vấn đề. Hình 2.4: Những yếu tố cơ bản trong truyền hình - Lượng thông tin Trong truyền hình, lượng thông tin mang tính cụ thể, dễ hiểu, được mô tả bằng hình ảnh, âm thanh tự nhiên, mang tính thuyết phục cao. - Hình ảnh Hình ảnh trong truyền hình là phương tiện thể hiện ý đồ nội dung, tư tưởng của tác giả, tác phẩm. Mỗi một hình ảnh, mỗi một góc quay phải bao hàm một ý nghĩa nhất định, một nội dung nào đó, hoặc là nguyên nhân, diễn biến hoặc là kết quả của quá trình phát triển sự kiện trong cuộc sống. Hình ảnh Âm thanh Tiếng động hiện trường Âm nhạc Lượng thông tin
  • 31. 21 Các cỡ ảnh trong truyền hình bao gồm: Toàn cảnh – trung cảnh – cận cảnh. Qua đó, cho phép tác giả bộc lộ thái độ, tâm lý của nhân vật trong sự kiện, thỏa mãn nhu cầu “xem” của khán giả. - Âm thanh Âm thanh là yêu tố tồn tại khách quan trong đời sống xã hội. Trong truyền hình, âm thanh đóng vai trò chủ chốt của tác phẩm truyền hình, âm thanh được sử dụng giúp cho tác phẩm truyền hình trở nên sống động, chân thật hơn. Tính xác thực của âm thanh giúp cho truyền hình hấp dẫn hơn, ghi lại hơi thở, động thái của cuộc sống. Đó là sức mạnh của truyền hình. - Tiếng động hiện trường Bao gồm âm thanh của thiên nhiên (mưa, gió…), âm thanh từ sinh hoạt đời thường của con người, tiếng động nhân tạo. Tiếng động làm tăng tính gợi cảm và chân thực của tác phẩm truyền hình. Tuy nhiên phải sư dụng đúng lúc, đúng cường độ để tác động sau vào nhận thức người xem. Tránh để tiếng động to hơn lời bình, gây khó chịu, ức chế cho khán giả. - Âm nhạc Trong truyền hình, âm nhạc đóng vai trò làm tôn thêm hình ảnh sự việc. Mỗi bản nhạc phải phù hợp với kết cấu, ý đồ, nội dung chủ đề tư tưởng của tác phẩm truyền hình. Âm nhạc thường xem kẽ với tiếng động hiện trường. Khi đề cập đến đặc điểm của truyền hình, tác giả cuốn sách Lý luận truyền hình đã đưa ra những nhận xét: “Truyền hình mặc dù là một loại hình báo chí nhưng bên cạnh những đặc điểm chung của báo chí, nó còn có những đặc điểm riêng biệt mang đặc trưng của truyền hình [35, tr.15] Đặc điểm thông tin trên truyền hình là tính thời sự, tính phổ cập và quảng bá; truyền hình có khả năng thuyết phục công chúng, khả năng tác động dư luận xã hội mạnh mẽ và trở thành diễn đàn của nhân dân. Đặc trưng làm nên sự khác biệt của truyền hình chính là ngôn ngữ hình ảnh kết hợp với âm thanh sống động, hấp dẫn,..
  • 32. 22 Do những ưu thế về hình ảnh và âm thanh, truyền hình có khả năng thu hút hàng tỉ người xem cùng một lúc. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ truyền hình ngày càng mở rộng phạm vi phủ sóng phục vụ được nhiều đối tượng người xem ở vùng sâu, vùng xa. Tính quảng bá của truyền hình còn thể hiện ở chỗ một sự kiện xảy ra ở bất kì đâu được đưa lên vệ tinh sẽ truyền đi khắp cả thế giới, được hàng tỉ người biết đến. Ngày nay ngồi tại phòng nhưng người ta vẫn có thể nắm bắt được sự kiện diễn ra trên thế giới. Truyền hình đem đến cho khán giả cùng lúc hai tín hiệu cơ bản là hình ảnh và âm thanh đem lại độ tin cậy, thông tin cao cho công chúng, có khả năng tác động mạnh mẽ vào nhận thức của con người. Truyền hình có khả năng truyền tải một cách chân thực hình ảnh của sự kiện đi xa nên đáp ứng yêu cầu chứng kiến tận mắt của công chúng. “Trăm nghe không bằng mắt thấy”, chính truyền hình đã cung cấp những hình ảnh về sự kiện thỏa mãn nhu cầu “thấy” của người xem. Đây là lợi thế lớn của truyền hình so với các loại hình báo in và phát thanh. Các chương trình truyền hình mang tính thời sự, cập nhật, nóng hổi, hấp dẫn người xem bằng cả hình ảnh, âm thanh và lời bình, vừa cho người xem thấy được thực tế của vấn đề vừa tác động vào nhận thức của công chúng. Vì vậy, truyền hình có khả năng tác động vào dư luận mạnh mẽ. Các chương trình của Đài truyền hình Việt Nam như các chuyên mục “Sự kiện và bình luận”, “Đối thoại trực tiếp”, “Chào buổi sáng” của ban Thời sự VTV1 không chỉ tác động dư luận mà còn định hướng dư luận, hướng dẫn dư luận phù hợp với sự phát triển của xã hội và các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong các loại hình truyền thông đại chúng, truyền hình là phương tiện ra đời muộn hơn, tuy nhiên nó là sản phẩm của nền văn minh khoa học công nghệ phát triển. Truyền hình đã thừa hưởng kinh nghiệm và phương pháp tạo hình, tiếng của điện ảnh và phát thanh. Ở truyền hình có sự khái quát triết lý của báo in, tính chuẩn xác cụ thể bằng hình ảnh, âm thanh của điện ảnh, phát
  • 33. 23 thanh, tính hình tượng của hội họa, cảm xúc tư duy của âm nhạc. Sự phát triển của các phương tiện kỹ thuật công nghệ giúp truyền hình tạo ra phương pháp mới trong truyền đạt thông tin. Truyền hình là loại hình truyền thông có cac yếu tố kỹ thuật hiện đại, là sự kết hợp giữa: Kỹ thuật + mỹ thuật + nghệ thuật + kinh tế + báo chí. Mỗi loại hình truyền thông đại chúng đều có những đặc thù riêng. Nếu chỉ xét trên phương diện quá trình làm ra một sản phẩm, ở báo in mỗi tác phẩm, mỗi bài báo có thể là sản phẩm riêng, là sự sáng tạo riêng của mỗi cá nhân, mỗi nhà báo. Nhưng để sáng tạo một tác phẩm truyền hình còn công phu hơn nhiều, đó là đứa con tinh thần của cả một tập thể, đạo diễn, biên kịch và những người làm kỹ thuật. Sản phẩm đó thể hiện ý kiến thống nhất của từng thành viên trong đoàn làm phim, giữa người biên tập và người quay phim. Vì vậy đối với báo in, nhà báo có thể viết đề cương rồi viết luôn thành bài, còn ở truyền hình do tính chất đặc thù quy định, đề cương đó được thể hiện ở kịch bản. Kịch bản là xương sống cho một tác phẩm truyền hình, đồng thời tạo ra sự thống nhất giữa đạo diễn và quay phim trong quá trình làm phim, sự ăn ý giữa hình ảnh và lời bình. Tính thời sự là đặc điểm chung của báo chí. Tất cả các loại hình báo chí đều phải đảm bảo yếu tố thời sự, cung cấp kịp thời thông tin về các sự kiện, hiện tượng đang diễn ra hoặc vừa xảy ra, liên quan đến cuộc sống của phần lớn công chúng hoặc một bộ phận công chúng nào đó. Tuy nhiên, truyền hình với tư cách là một phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại, có khả năng thông tin nhanh chóng, kịp thời, phát sóng 24/24 giờ trong ngày, luôn mang đến cho người xem những thông tin nóng hổi nhất về các sự kiện diễn ra, cập nhật những tin tức mới nhất và người xem như được chứng kiến, cập nhật từng diễn biến của sự việc. Đặc biệt, với các thiết bị kỹ thuật hiện đại, truyền hình trực tiếp có thể giúp người xem chứng kiến toàn bộ chương trình như diễn biến ngoài đời thực, tạo sự chân thực và thú vị cho khán giả. Tính phổ cập và quảng bá của truyền hình được hình thành do truyền hình có khả năng thu hút nhiều người xem cùng một lúc. Sự phát triển của
  • 34. 24 khoa học công nghệ đã giúp cho truyền hình ngày càng mở rộng phạm vi phủ sóng, phục vụ được nhiều đối tượng người xem. Xét về khả năng thuyết phục công chúng, truyền hình đem đến cho khán giả cùng lúc hai tín hiệu cơ bản là hình ảnh và âm thanh, đem lại thông tin cao và độ tin cậy cho công chúng, có khả năng tác động mạnh mẽ vào nhận thức con người. Truyền hình còn có khả năng tác động dư luận xã hội mạnh mẽ và trở thành diễn đàn của nhân dân. Các chương trình truyền hình hấp dẫn người xem bằng cả hình ảnh, âm thanh và lời bình, vừa cho người xem thấy được thực tế của vấn đề, vừa tác động vào nhận thức của công chúng. Vì vậy, truyền hình có khả năng tác động vào dư luận mạnh mẽ. Những đặc điểm nói trên của truyền hình có được là nhờ ngôn ngữ đặc trưng của nó là hình ảnh và âm thanh sống động. Cùng lúc, hình ảnh và âm thanh được truyền đến khán giả qua màn hình ti vi. Nếu như với báo in, người đọc chỉ tiếp cận bằng con đường thị giác, phát thanh bằng con đường thính giác, thì người xem truyền hình tiếp cận sự kiện bằng cả thị giác và thính giác. Do vậy, truyền hình trở thành một phương tiện cung cấp thông tin cao, có khả năng làm thay đổi nhận thức của con người rất lớn. 1.1.4. Vai trò của truyền hình trong vấn đề ATTP Để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và nhà nước đã xác định: “Báo chí nhằm tuyên truyền cho đường lối đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa... báo chí góp phần tuyên truyền, làm sáng tỏ đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề này” [29,tr.21] Là một loại hình báo chí có sức hấp dẫn và thu hút công chúng, truyền hình có nhiều ưu thế trong việc tuyên truyền những chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước đến với đông đảo công chúng bởi những đặc trưng riêng. Báo chí truyền hình là một trong những phương tiện tuyên truyền sắc bén, góp phần cải thiện chất lượng an toàn thực phẩm. Các nghiên cứu về phương tiện báo chí hiện nay cho kết quả, mỗi một phương tiện báo chí có một thế mạnh riêng. Song dưới góc độ truyền thông,
  • 35. 25 truyền hình có nhiều ưu điểm khiến nó là loại hình được công chúng đón nhận phổ biến bởi khả năng tương thích với mặt bằng trình độ dân trí, mật độ thông tin phủ sóng rộng khắp và chất lượng hình ảnh sinh động, hấp dẫn. Yếu tố hình ảnh và âm thanh có tác động lớn khi tuyên truyền về vấn đề an toàn thực phẩm. Truyền hình đem đến cho khán giả cùng lúc hai tín hiệu cơ bản là âm thanh và hình ảnh động, đem lại độ tin cậy, thông tin cao cho công chúng, có khả năng tác động mạnh mẽ vào nhận thức con người. Mọi đối tượng đều có thể xem và hiểu những thông tin truyền hình cung cấp. Ngoại trừ một số đối tượng bị khiếm khuyết về 1 trong 2 giác quan : Thính giác và thị giác. Tác giả Dương Xuân Sơn trong cuốn “Giáo trình báo chí truyền hình” nêu rõ: “ Do những ưu thế về hình ảnh và âm thanh, truyền hình có khả năng thu hút hàng tỉ người xem cùng một lúc. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ truyền hình ngày càng mở rộng phạm vi phủ sóng phục vụ nhiều đối tượng người xem ở vùng sâu, vùng xa. [35,tr11] Đặc trưng của truyền hình được nhấn mạnh trước hết ở việc thông tin về hiện thực thông qua hình ảnh. Nhờ khả năng này hình ảnh truyền hình được cảm thụ trực tiếp bằng cảm giác vì vậy tiếp cận được với số đông công chúng. Truyền hình cho phép người ta nhìn thấy cuộc sống thực, không bị khuấy động, không phải sự kiện của nhà báo hay người chứng kiến mà chính bản thân sự kiện đang diễn ra. Đặc trưng của truyền hình đã đánh vào tâm lý về tư duy trực quan, nhìn và tin vào những điều cụ thể của công chúng. Truyền hình phát huy thế mạnh trong công tác truyền thông ở chỗcho thấy hình ảnh cụ thể về các vấn đề an toàn thực phẩm, từ thực phẩm bẩn, thực phẩm sạch... Từ đó, khán giả cảm nhận, ghi nhớ hình ảnh, thông điệp truyền thông mà nhờ những hình ảnh của truyền hình mang lại. Một điều nữa, đó là đặc trưng về công chúng truyền hình thường là số đông. Đây cũng là một trong những thế mạnh của truyền hình so với các phương tiện truyền thông khác khi định hướng công chúng hướng tới chất
  • 36. 26 lượng an toàn thực phẩm. Cũng do đặc trưng này nên quá trình xem truyền hình cũng là quá trình trao đổi, phân tích để tái nhận thức thông tin.Điều này tạo nên một tính chất đặc thù, một sức mạnh to lớn mà không mộtphương tiện truyền thông đại chúng nào khác có thế so sánh. Chất lượng và sức mạnh ấy đảm bảo cho truyền hình trở thành một nhân tố có ảnh hưởng to lớn đến dư luận xã hội cũng như những tư tưởng ở chiều sâu bên trong nó. Khi công chúng hiểu được vai trò, tầm quan trọng của thương hiệu, họ sẽ thay đổi từ nhận thức dẫn đến hành động. Cơ sở sản xuất, doanh nghiệp sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, qua đó tạo uy tín đối với người tiêu dùng . Mặt khác, người tiêu dùng cũng ý thức hơn về việc lựa chọn sản phẩm tốt, đạt chất lượng. Trên cơ sở lý luận báo chí cho thấy, với chức năng của mình, báo chí truyền hình đóng vai trò quan trọng trong truyền thông, góp phần tạo thành công luận đấu tranh với những hành vi vi phạm, ủng hộ những đóng góp tích cực những tập thể, cá nhân đi đầu trong cuộc chiến nói không với thực phẩm bẩn. Ngoài ra, còn phổ biến thông tin những vấn đề thuộc chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn thực phẩm thông qua các chương trình. Từ những sự kiện, vụ việc xảy ra trong đời sống, qua sự phản ánh của các tác phẩm báo chí, những góc nhìn, phân tích đánh giá khác nhau, truyền hình đã chỉ ra bất cập, những hành vi vi phạm của doanh nghiệp. 1.2.Thực tiễn về ATTP ở Việt Nam hiện nay 1.2.1.Khái niệm “Thực phẩm” và “An toàn thực phẩm” Khái niệm “Thực phẩm” WHO coi ATTP là một khái niệm bao quát hơn, trong đó vệ sinh thực phẩm là một yếu tố cần thiết nhằm đạt được ATTP, nói cách khác, an toàn thực phẩm là mục tiêu mà việc thực hiện các điều kiện vệ sinh thực phẩm hướng đến. Tuy nhiên, Luật ATTP năm 2010 không đề cập tới khái niệm VSTP. Theo tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế, khái niệm thực phẩm được định nghĩa “ là tất cả các chất đã hoặc chưa chế biến nhằm sử dụng cho con người
  • 37. 27 bao gồm đồ ăn, uống, nhai, ngậm, hút và các chất được sử dụng để sản xuất, chế biến hoặc xử lý thực phẩm, nhưng không bao gồm mỹ phẩm và những chất chỉ được dùng như dược phẩm. [5, tr. 130] Luật An toàn thực phẩm được Quốc Hội ban hành theo nghị quyết số 55/2010/QH12 ghi: Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm. Các nhóm chất dinh dưỡng chính mà thực phẩm cung cấp bao gồm protein, lipid, glucid, các vitamin, khoáng chất, nước và chất xơ. Có vô số loại thực phẩm khác nhau, mỗi thực phẩm có thể cung cấp đồng thời nhiều chất dinh dưỡng cùng một lúc. Tuy nhiên, mỗi thực phẩm thường có xu hướng cung cấp một nhóm chất dinh dưỡng chủ đạo trong số các nhóm chất vừa kể trên. Chính vì thế, thực phẩm thường có thành phần và cấu trúc hóa học rất khác nhau. Thực phẩm được ăn vào dưới nhiều dạng: Dạng tươi sống tự nhiên như trái cây, rau sống hoặc dưới dạng phải nấu chín như thịt, cá... và vô số thực phẩm được sử dụng sau các quá trình gia công công nghệ như thịt hộp, cá hộp, bánh, mứt, kẹo, bơ... Trong suốt quá trình từ sản xuất, chế biến, phân phối, vận chuyển, bảo quản và sử dụng thực phẩm đều có nguy cơ bị ô nhiễm bởi các tác nhân sinh học, hóa học và lý học nếu thực hành sản xuất không tuân thủ các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi ấy, thực phẩm trở nên nguy hại cho sức khỏe và là nguyên nhân của các vụ ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng. Ngoài ra theo điều 2, Luật ATTP năm 2010 quy định: “Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.”. Theo quy định tại khoản 2, luật ATTP thì thực phẩm được chia làm 7 nhóm như sau: Thực phẩm tươi sống; Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; Thực phẩm chức năng; Thực phẩm biến đổi gen; Thực phẩm đã qua chiếu xạ; Thức ăn đường phố; Thực phẩm bao gói sẵn.
  • 38. 28 Thực phẩm tươi sống là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng, cá, thủy hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là thực phẩm được bổ sung vitamin, chất khoáng, chất vi lượng nhằm phòng ngừa, khắc phục sự thiếu hụt các chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng. Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học. Thực phẩm biến đổi gen là thực phẩm có một hoặc nhiều thành phần nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng công nghệ gen Thực phẩm đã qua chiếu xạ là thực phẩm đã được chiếu xạ bằng nguồn phóng xạ để xử lý, ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm Thực phẩm bao gói sẵn là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay. Ngoài ra, thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay. Trong thực tế, người ta thường bày bán rong trên đường phố, nơi công cộng... Thực phẩm có nguy cơ cao là thực phẩm có nhiều khả năng bị các tác nhân sinh học, lý học xâm nhập gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Phụ gia thực phẩm là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm. Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là chất được chủ định sử dụng trong quá trình chế biến nguyên liệu thực phẩm hay các thành phần của thực phẩm nhằm thực hiện mục đích công nghệ, có thể được tách ra hoặc còn lại trong thực phẩm. Khái niệm “an toàn thực phẩm” Trên thế giới, khái niệm “an toàn thực phẩm” có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Theo định nghĩa của tổ chức Nông – lương thế giới (FAO) và tổ
  • 39. 29 chức Y tế thế giới (WHO) thì “ An toàn thực phẩm là việc đảm bảo thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chưa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng” . Theo đó, thực phẩm an toàn là sự chắc chắn rằng thực phẩm sẽ không nguy hiểm đến người tiêu dùng khi thực phẩm đó được chế biến hoặc sử dụng. Cơ quan Dịch vụ y tế nhân đạo Mỹ lại định nghĩa về ATTP như sau: “ATTP đề cập tới các điều kiện và hành động để bảo đảm chất lượng thực phẩm nhằm ngăn chặn các bệnh về tiêu hóa và ngộ độc thực phẩm”. Trường Đại học University of Rhode Island Cooperative Extension đưa ra khái niệm như sau: ATTP là “bảo vệ nguồn cung thực phẩm khỏi các rủi ro về vi sinh vật, hóa học và vật lý hoặc sự nhiễm bệnh có thể xảy ra trong suốt các công đoạn của quá trinh sản xuất thực phẩm và tiến hành trồng trọt, thu hoạch, chế biến, vận chuyển, chuẩn bị, phân phối và bảo quản thực phẩm.”. Khái niệm “an toàn thực phẩm” theo pháp luật của Nhật Bản được hiểu là “điều kiện vệ sinh liên quan tới việc tiêu dùng thực phẩm của con người bao gồm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, dụng cụ chế biến và bao bì” (Khoản 6, Điều 4, Luật Vệ sinh thực phẩm Nhật Bản). Định nghĩa này có nhắc tới việc tiêu dùng thực phẩm của con người nhưng vẫn chưa nêu rõ việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho con người khi tiêu dùng thực phẩm. Một số hạn chế khác là ATTP chỉ được định nghĩa là điều kiện vệ sinh của thực phẩm, phụ gia thực phẩm, dụng cụ chế biến và bao bì, chứ không được hiểu là các hoạt động hoặc các biện pháp bảo đảm vệ sinh cho thực phẩm Theo điều 2, luật ATTP của Việt Nam năm 2010 quy định: “ATTP là việc đảm bảo thực phẩm không gây độc hại, vô hại và tuân thủ với các yêu cầu dinh dưỡng hợp lý, và đảm bảo thực phẩm không gây ra bất cứ mối nguy hiểm cấp tính, tạm thời hoặc kinh niên nào cho sức khỏe con người.”. Theo Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam năm 2003, “vệ sinh an toàn thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo
  • 40. 30 thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng con người” (Khoản 2, Điều 3, Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm). Bên cạnh đó, Luật An toàn thực phẩm được Quốc hội ban hành theo nghị quyết số 55/2010/QH12 định nghĩa về an toàn thực phẩm: “An toàn thực phẩm là việc đảm bảo để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người”. Cách định nghĩa mới trong Luật An toàn thực phẩm ngắn gọn hơn so với Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003, thay thế cụm từ “vệ sinh an toàn thực phẩm” bằng cụm từ “ an toàn thực phẩm”, nhưng đã bao hàm trong đó đầy đủ các khía cạnh của khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm, dụng cụ chế biến hay bao bì, mà còn là các biện pháp cần thiết để đảm bảo thực phẩm không xảy ra các rủi ro do các loại vi khuẩn, hóa chất. Tình trạng vật lý hay nhiễm bệnh gây ra trong quá trình sản xuất, chế biến... nhằm đảm bảo sức khỏe, tính mạng của con người. Hiện nay, có một số cách hiểu chưa thông nhất về cụm từ ATVSTP. Qua một số ít định nghĩa ở các cuốn sách, văn bản quy phạm pháp luật có quy định :“An toàn vệ sinh thực phẩm” là những điều kiện và yêu cầu bắt buộc đặt ra để đề phòng sự ô nhiễm về sinh học, hóa học hoặc ô nhiễm từ các nguồn khác có thể gây độc, nguy hiểm tới sức khỏe con người.” Hay “Vệ sinh thực phẩm” được hiểu là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mỗi khâu thuộc chu trình thực phẩm. Cũng trong cuốn “Vệ sinh an toàn thực phẩm”, một định nghĩa khác về an toàn thực phẩm dưới góc độ khác cũng được các chuyên gia về thực phẩm đưa ra như sau: “An toàn thực phẩm được hiểu là chất lượng thực phẩm đảm bảo rằng không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được chuẩn bị và ăn theo mục đích sử dụng của nó” [tr.5] Có sự khác biệt giữa hai khái niệm “an toàn thực phẩm” và “vệ sinh thực phẩm”. Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, vệ sinh thực phẩm là các điều kiện và phương pháp đo lường cần thiết để đảm bảo sự an toàn của thực phẩm từ khâu sản xuất tới tiêu thụ. Thực phẩm có thể bị ô nhiễm bất kì khâu
  • 41. 31 nào, từ giết mổ hay thu hoạch, chế biến, lưu trữ, phân phối vận chuyển và nấu nướng. Thiếu sự vệ sinh thực phẩm một cách thích đáng có thể dẫn tới các bệnh do ngộ độc thực phẩm , thậm chí là cái chết cho người tiêu dùng. Như vậy, khái niệm “an toàn thực phẩm” sử dụng trong luận văn được định nghĩa là tất cả các điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm đảm bảo cho thực phẩm được sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Trên cơ sở đó, thực phẩm không an toàn được hiểu là những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, có thể gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.Thực phẩm không an toàn hay trong cộng đồng thường gọi là thực phẩm “bẩn” - là tên gọi mà người ta thường nói khi nhắc tới những loại thức ăn không hợp vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, mỗi loại thực phẩm đều có quy định riêng về ngưỡng an toàn và khi có loại thực phẩm nào đó chứa những yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe con người thì được gọi là thực phẩm không an toàn. Một thực phẩm được xem là thực phẩm không an toàn khi nó chứa các chất cấm, gây hại cho sức khỏe con người. Danh mục các chất cấm này đã được thông báo công khai trên website của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế. Trong thực phẩm không an toàn có chứa rất nhiều tác nhân gây bệnh nguy hiểm như: vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh, độc tố nấm, độc tố vi khuẩn, hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc tăng trọng, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc nhuộm màu, chất bảo quản chống thối... Nhiều chuyên gia cho rằng, thực phẩm không an toàn rất khó phát hiện bằng mắt thường. Những người có kinh nghiệm quan sát khi đi chợ có thể phân biệt phần nào tuy nhiên trong đa số trường hợp là không thể nhận biết được đâu là thực phẩm không an toàn và đâu là thực phẩm an toàn.Muốn biết chính xác thì cần phải nhờ vào việc kiểm tra qua một quá trình xét nghiệm kỹ lưỡng. Tùy theo nhiều yếu tố khác nhau mà quá trình này có thể dài hoặc ngắn.
  • 42. 32 Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm ở Việt Nam diễn ra khá nghiêm trọng ở một số địa phương. Trung bình mỗi năm có khoảng gần 170 vụ với hơn 5.000 người mắc và hơn 27 người chết do ngộ độc thực phẩm. Giai đoạn 2011 – 2016 đã ghi nhận 7 bệnh truyền qua thực phẩm, làm hơn 4 triệu người mắc bệnh khiến 123 người chết. Bệnh ung thư mỗi năm khiến 70.000 người chết và hơn 200.000 ca phát hiện mới. Trong đó, có một phần nguyên nhân từ sử dụng thực phẩm không an toàn. Theo điều tra của Hiệp hội Ung thư thế giới, có 35% ca mắc bệnh ung thư có nguồn gốc từ thực phẩm không an toàn và có thể phòng được. Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2. Số liệu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho thấy, trong 5 năm (2011- 2015), mỗi năm Việt Nam chi khoảng nửa tỷ USD để nhập khẩu về khoảng 100 nghìn tấn thuốc bảo vệ thực vật với 4.100 loại thương phẩm khác nhau thuộc 1.643 hoạt chất hóa học để sản xuất thuốc trừ sâu hóa học. Cùng với đó, nhiều loại hóa chất cấm vẫn được nhập lậu như Phospho hữu cơ, Clo hữu cơ, Wofatox, Monitos, Kelthane… là một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay. Có thể thấy, thực trạng thực phẩm bẩn hiện nay đã ở mức báo động. Điều này, không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển ngành nông nghiệp mà còn đe dọa sức khỏe cộng đồng. 1.2.2.Những vấn đề về ATTP ở Việt Nam hiện nay Theo báo cáo của các ngành chức năng, công tác bảo đảm ATTP những năm qua đã có nhiều tiến bộ, được lãnh đạo các cấp quan tâm và coi đây là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và
  • 43. 33 bảo vệ sức khỏe nhân dân. Việc Nhà nước ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Luật An toàn thực phẩm đã nâng cao vai trò quản lí nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là vai trò của UBND các cấp. Công tác quản lý nhà nước về ATTP được chú trọng hơn; kiến thức, sự hiểu biết của người dân về vấn đề bảo đảm sức khỏe cũng được nâng lên; các nhà sản xuất, kinh doanh cũng hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ các điều kiện bảo đảm ATTP đối với sản phẩm làm ra... Thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị công tác quản lý ATTP đã và đang có chuyển biến tích cực. Duy trì hiệu quả đường dây nóng về ATTP các tuyến. Tập trung chỉ đạo và triển khai quyết liệt thực hiện Luật ATTP và các văn bản của Trung ương. Phối hợp Ban Tuyên giáo Thành ủy triển khai đến cả hệ thống chính trị trên địa bàn toàn thành phố về ATTP. Triển khai thực hiện Kế hoạch ATTP giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030. Về quản lý hoạt động chuyên môn tập trung thực hiện nhóm giải pháp tổ chức sản xuất trong đó tập trung rà soát, quy hoạch vùng sản xuất, phát triển mô hình quản lý theo chuỗi sản phẩm cung ứng, thông qua các chương trình đề án lớn. Cụ thể, đã có đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, chương trình phát triển sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, đề án phát triển chăn nuôi, chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, đã xây dựng phát triển chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm với 27 chuỗi có nguồn gốc động vật, 33 chuỗi nguồn gốc trồng trọt. Hình thành và phát triển các vùng sản xuất lúa chất lượng cao với 157 cánh đồng mẫu lớn ở 14 huyện; 5.500 ha rau an toàn được quản lý; 76 xã chăn nuôi trọng điểm với 3.232 trang trại quy mô lớn ngoài khu dân cư, 25 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung (1690 ha). Về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, tính riêng 6 tháng đầu năm 2016 có 63.898 lượt cơ sở được thanh kiểm tra, phát hiện 11.546 cơ sở vi phạm ATTP, phạt tiền 3.672 cơ sở, các cơ sở vi phạm đã được xử lý đúng theo quy định của pháp luật. Lấy 1.764 mẫu thực phẩm (cùng kỳ năm 2015: 960 mẫu) gửi xét nghiệm, phát hiện 107 mẫu không đạt
  • 44. 34 về chỉ tiêu vi sinh vật, hóa học và theo hồ sơ cơ sở tự công bố. Xét nghiệm nhanh đạt 137.531/152.693 mẫu (90,1%) (cùng kỳ năm 2015 xét nghiệm 141.722 mẫu). Xét nghiệm 191 mẫu nước tiểu lợn phát hiện 7/191 mẫu dương tính với Salbutamol. Đã triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành tại 10 xã/phường theo Quyết định số 38/2015/QĐ-TTg và hướng dẫn của Bộ Y tế. Kết quả sau 06 tháng thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm 2563 cơ sở được kiểm tra. Tỷ lệ cơ sở vi phạm bị xử lý vi phạm hành chính cao hơn so với 6 tháng cùng kỳ trước khi thực hiện thí điểm (21,2% so với 17,6%), số tiền phạt cao hơn (750.300.000 đồng so với 222.980.000 đồng). Thời gian qua, công tác tuyên truyền được Thành phố tập trung chỉ đạo có nhiều đổi mới, 6 tháng đầu năm 2016, toàn Thành phố đã tổ chức phổ biến kiến thức/xác nhận kiến thức ATTP cho chủ cơ sở và công nhân được 1.107 lớp với 64.936 lượt người. Tổ chức tuyên truyền cho các hội viên đoàn thể và người tiêu dùng được 2.355 lớp với 149.711 lượt người, phát 167.623 tờ gấp. Tổ chức ký cam kết ATTP 32789 cơ sở. Loa đài của các phường xã thị trấn phát thanh về ATTP tổng số 48105 lượt. Báo Hà Nội mới phát động cuộc thi viết “Chung tay vì ATTP”, tổ chức tọa đàm trực tuyến về ATTP. Thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng đăng tải nhiều bài viết về an toàn thực phẩm, thực trạng thực phẩm bẩn hiện nay: Thịt có chất tạo nạc, thủy sản có kháng sinh vượt ngưỡng, cá được ủ ướp phân urê, rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn cho phép, trái cây "tắm" trong hóa chất độc hại… Người tiêu dùng bị khủng hoảng niềm tin khi liên tiếp tiếp nhận thông tin về những lần cơ quan chức năng phát hiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn, thực phẩm ngâm tẩm hóa chất, thực phẩm nhập lậu. Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 6 tháng đầu năm 2017, cả nước 81.115 cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, có 7.546 cơ sở đã bị xử lý, 299 cơ sở bị đình chỉ hoạt động; 303 loại thực phẩm bị đình chỉ lưu hành; 659 cơ sở có nhãn phải khắc phục; 3.749 cơ sở bị tiêu hủy sản
  • 45. 35 phẩm với 4.175 loại thực phẩm bị tiêu hủy do không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. Việc người sản xuất, kinh doanh sử dụng những loại cám tăng trọng trong chăn nuôi, thuốc kích thích tăng trưởng các loại rau xanh; những hóa chất cấm dùng trong chế biến nông thủy sản, sử dụng nhiều loại chất tẩy rửa thịt, cá ôi thối…; do quy trình chế biến hay do nhiễm độc từ môi trường, từ dùng nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi để tưới rau làm cho hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh trong rau, quả cao hơn nhiều so với qui định, hoặc thực phẩm không rõ nguồn gốc,… gây ảnh hưởng xấu đến tiêu dùng và xuất khẩu. Các thông tin về ngộ độc thực phẩm, tình hình vi phạm tiêu chuẩn ATTP, dịch bệnh gia súc, gia cầm…xảy ra ở một số nơi, càng làm cho người tiêu dùng thêm hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, do nhịp sống hối hả hiện nay đối với người tiêu dùng, việc nhận biết, phân biệt giữa thực phẩm đảm bảo an toàn với thực phẩm không an toàn là vấn đề hết sức khó khăn. Theo tài liệu của Cục Quản lý chất lượng vệ sinh ATTP- Bộ Y tế, số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm cũng như số người bị nhiễm độc thực phẩm còn khá cao, đặc biệt là các trường hợp mắc bệnh nhiễm trùng bởi thực phẩm. Theo thống kê, trên địa bàn cả nước, các vụ ngộ độc thực phẩm đang diễn biến phức tạp, có nhiều người tử vong… Gần đây, sự khác biệt giữa các kết quả phân tích, kiểm tra chất lượng sản phẩm vừa gây không ít khó khăn cho người sản xuất vừa tạo thêm hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng. Có thể nói, chưa bao giờ sự lo ngại trước vấn đề ATTP lại nóng bỏng và được rất nhiều người quan tâm như hiện nay. 1.3.Lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu truyền thông về ATTP Trong luận văn, tác giả vận dụng lý thuyết Thiết lập chương trình nghị sự. Lý thuyết này được đề xướng bởi Max McCombs và Donald Shaw. McCombs nhận thạc sĩ và bằng tiến sĩ Đại học Stanford và Cử nhân Đại học Tulane; Giảng viên Đại học Texas vào năm 1985, 10 năm là giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Tin tức của Hiệp hội Báo chí xuất bản Hoa Kỳ. Ông
  • 46. 36 đã có mặt trên các khoa của Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill và UCLA và làm việc như một phóng viên ở New Orleans Times-Picayune. McCombs cũng là đồng tác giả của Tin tức và Công luận: Truyền thông hiệu ứng trên đời sống dân sự được công bố bởi chính thể Nhấn vào năm 2011. Đồng tác giả của ông là Lance Holbert, Spiro Kiousis và Wayne Want. Năm 1968, Max McCombs và Donald Shaw đã đề xuất lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự để mô tả khả năng tác động của các phương tiện truyền thông đến tầm quan trọng được đặt vào các chủ đề của chương trình nghị sự truyền thông đại chúng. Việc thiết lập chương trình nghị sự là một lý thuyết khoa học xã hội nhằm cố gắng đưa ra dự báo có mức độ chính xác cao. Theo thuyết này, nếu một mục tin nào đó được bao trùm một cách thường xuyên và nổi bật thì công chúng sẽ coi vấn đề đó là quan trọng hơn những vấn đề khác. Theo McCombs & Shaw’s study (1972), thuyết Agenda setting cho rằng các cơ quan báo chí truyền thông (dựa vào giá trị quan và mục đích tôn chỉ, đồng thời căn cứ vào môi trường thực tế để) “lựa chọn” vấn đề hoặc nội dung mà họ coi là quan trọng để cung cấp cho công chúng, chứ không phải cung cấp những thông tin mà công chúng cần. McCombs (1994), gần đây cho rằng hiệu ứng của thuyết này rất mạnh khi khán giả không biết hay không có kinh nghiệm trực tiếp về vấn đề, khi họ phụ thuộc nhiều hơn vào các phương tiện truyền thông để hiểu tình hình. Đây là một chức năng của TTĐC nó có thể lèo lái công chúng phải quan tâm đến một vấn đề nào đó. Việc sử dụng lý thuyết về chức năng “thiết lập chương trình nghị sự” nhằm đo lường khả năng ảnh hưởng của TTĐC đối với tâm tư và suy nghĩ của người tiêu dùng thực phẩm đến vấn đề ATTP hiện nay. Luận văn dùng lý thuyết này để phân tích nội dung hai chương trình “nói không với thực phẩm bẩn” và “chúng ta đang ăn gì?” . Với nội dung thông tin đa chiều, bao gồm nhiều thể loại và các hình thức thể hiện khác nhau nên tác giả sẽ rút ra được những thông điệp truyền thông mà 2 chương trình này đề cập. Tác giả nhận thấy, hai chương trình về an toàn thực phẩmmà