SlideShare a Scribd company logo
1 of 44
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------*--------------
NGUYỄN THỊ KIM ANH
TÁC ĐỘNG CỦA DI CƢ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ
ĐẾN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN XÃ CẨM VĂN -
CẨM GIÀNG - HẢI DƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC
HÀ NỘI - 2014
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Di dân (migration) không phải là một hiện tượng mới mẻ trong lịch sử
phát triển kinh tế - xã hội của bất cứ quốc gia nào. Trong lịch sử Việt Nam đã
chứng kiến nhiều cuộc di dân lớn nhỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ
việc khai hoang lấn biển, mở mang bờ cõi từ thời đầu dựng nước, cho đến các
cuộc di dân có tổ chức với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhà
nước. Và đây luôn là mối quan tâm nghiên cứu của nghiều ngành khoa học xã
hội cả ở trong và ngoài nước.
Đặc biệt kể từ năm 1986, tại kì họp Quốc hội lần thứ VI, chính phủ đã
chính thức đề ra chính sách Đổi mới nhằm phát triển đất nước theo định
hướng kinh tế thị trường. Chính sách Đổi mới đã góp phần giải phóng lực
lượng lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như biến đổi xã hội ở
quy mô lớn. Ảnh hưởng lớn từ chính sách này đến di dân là không hề nhỏ,
một là nó tạo điều kiện cho người lao động tách mình khỏi những ràng buộc
của cơ chế bao cấp, và gò bó trong môi trường hợp tác xã. Người lao động
được tự do hơn trong lựa chọn công việc và nơi làm việc cho mình. Thứ hai,
chính sách Đổi mới nhằm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa đã mở ra một con đường, một kỷ nguyên phát triển mới cho các thành
phần kinh tế, đặc biệt là các thành phần kinh tế tư nhân, ngoài nhà nước mở
rộng quy mô sản xuất, từ đó nhu cầu sử dụng lao động tăng, tạo ra nhiều cơ
hội việc làm cho người dân. Hai tác động này cộng hưởng đã tạo ra một luồng
di dân lớn từ nông thôn đến đô thị của người dân nông thôn nhằm kiếm việc
làm, nâng cao thu nhập và điều kiện sống. Rõ ràng, sự thay đổi này tất yếu dù
ít hay nhiều đều có những tác động nhất định đến đời sống người di dân và
gia đình người di dân nói riêng và đời sống nông thôn nói chung.
Vậy tác động cụ thể của di dân nông thôn – đô thị theo mùa vụ đến đời
sống gia đình nông thôn như thế nào? Đã có không ít những nhà nghiên cứu
quan tâm và tiến hành nghiên cứu về vấn đề di dân cũng như tác động của nó
2
đến đời sống kinh tế - xã hội, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu đều ở quy mô
lớn và mang tính tổng quát, chung chung. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu về tác động của di dân nông thôn – đô thị đến đời sống gia đình nông
thôn với trường hợp cụ thể là ở xã Cẩm Văn – Cẩm Giàng – Hải Dương. Đây
là một địa bàn có nhiều biến đổi về đời sống kinh tế - văn hóa, trong đó di dân
từ nông thôn đến đô thị cũng là một vấn đề được người dân và các cấp chính
quyền nơi đây quan tâm.
Vì những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Tác động
của di cư mùa vụ nông thôn - đô thị đến đời sống gia đình nông thôn”
(Nghiên cứu trường hợp xã Cẩm Văn – Cẩm Giàng – Hải Dương để đóng góp
một bằng chứng cụ thể, chi tiết và bổ sung cho các nghiên cứu vĩ mô trước
đó. Đồng thời chỉ ra thực trạng vấn đề di dân mùa vụ nông thôn – đô thị và
tác động của nó đến đời sống gia đình nông thôn không chỉ cho người dân mà
còn cho các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương có những nhìn nhận và giải
pháp quản lý tốt hơn vấn đề này.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài này tiếp cận những kiến thức của xã hội học, trong đó vận dụng
những lý thuyết cụ thể như lý thuyết hút – đẩy của Everetts Lee và lý thuyết
phân tích mạng lưới xã hội để giải thích hiện tượng di cư mùa vụ nông thôn – đô
thị; giúp bổ sung và làm rõ thêm hệ khái niệm của xã hội học và đặc biệt là các
khái niệm liên quan đến di cư và gia đình. Từ đó góp phần chứng minh các lý
thuyết này. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn áp dụng những phương pháp nghiên
cứu xã hội học bao gồm các phương pháp thu thập thông tin định lượng và định
tính để có những bằng chứng khoa học chứng minh cho các giả thuyết nghiên
cứu đưa ra. Với những áp dụng này, luận văn có ý nghĩa khoa học sâu sắc.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài mô tả và phân tích một hiện tượng xã hội đang được quan tâm là
di cư mùa vụ nông thôn – đô thị tại một địa bàn nghiên cứu cụ thể là xã Cẩm
3
Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Từ đó chỉ ra thực trạng và các tác
động của di cư mùa vụ đối với đời sống gia đình nông thôn để hướng tới đưa
ra các khuyến nghị về quản lý di cư tại nông thôn.
Đề tài còn giúp người nghiên cứu vận dụng được những kiến thức, kỹ
năng, phương pháp trong xã hội học để triển khai một vấn đề cụ thể và có
thêm kinh nghiệm trong nghiên cứu xã hội học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu những đặc trưng di dân mùa vụ nông thôn –
đô thị và tác động của nó đến đời sống kinh tế - xã hội của các gia đình nông
thôn trên một địa bàn nghiên cứu là xã Cẩm Văn – huyện Cẩm Giàng – tỉnh
Hải Dương. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp, khuyến nghị cho vấn đề di
dân cũng như quản lý di dân mùa vụ nông thôn – đô thị ngày nay đối với các
cấp chính quyền địa phương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các đặc trưng của người di dân và hộ gia đình có người di
dân mùa vụ nông thôn – đô thị, đặc biệt là các đặc trưng về nhân khẩu học;
- Tìm hiểu tác động của di dân mùa vụ nông thôn – đô thị đến đời sống
vật chất (kinh tế) của gia đình nông thôn;
- Tìm hiểu tác động của di dân mùa vụ nông thôn – đô thị đến đời sống
tinh thần, sức khỏe của gia đình nông thôn.
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tác động của di dân mùa vụ nông thôn – đô thị đến đời sống của người
dân nông thôn.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Người di dân
- Hộ gia đình của người di dân
- Cơ quan chức năng tại địa phương
4
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian thực hiện: 15/01/2013 – 15/11/2013
- Địa điểm: thôn Hoành Lộc, thôn Văn Thai, thôn Đức Chính – xã Cẩm
Văn – huyện Cẩm Giàng – tỉnh Hải Dương.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng di dân mùa vụ nông thôn – đô thị ở xã Cẩm Văn – huyện
Cẩm Giàng – tỉnh Hải Dương đang diễn ra như thế nào?
- Di dân mùa vụ nông thôn – đô thị có tác động như thế nào đến đời
sống kinh tế, đời sống văn hóa, giáo dục, tinh thần, xã họi và chính trị của các
gia đình ở xã Cẩm Văn – huyện Cẩm Giàng – tinh Hải Dương?
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Chính sách đổi mới kinh tế tạo điều kiện cho thị trường lao động mở
rộng, khuyến khích người dân nông thôn di dân ra đô thị.
- Di dân mùa vụ nông thôn – đô thị có tác động đến đời sống kinh tế,
vật chất của người di dân và gia đình có người di dân ở nông thôn.
- Di dân mùa vụ nông thôn – đô thị góp phần thay đổi đời sống văn hóa,
giáo dục, văn hóa, tinh thần, xã hội và chính trị của người di dân và gia đình.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phân tích tài liệu
Thực chất của việc phân tích tài liệu là phân tích, bóc tách các thông tin
có sẵn trong tài liệu, trên cơ sở đó rút ra các thông tin cần thiết nhằm đáp ứng
những mục tiêu của đề tài. Trong đề tài này, chúng tôi phân tích một số tài
liệu chủ yếu sau:
- Các tài liệu luật pháp liên quan đến vấn đề di dân;
- Các tài liệu, văn bản về tình hình kinh tế - xã hội xã Cẩm Văn – Cẩm
Giàng – Hải Dương;
- Các nghiên cứu trong nước về vấn đề di dân;
- Các nghiên cứu nước ngoài về vấn đề di dân.
5
7.2. Phương pháp chọn mẫu
Quy trình chọn mẫu của cuộc điều tra tuân thủ theo phương pháp luận
về chọn mẫu thống nhất. Sử dụng phương pháp chọn mẫu mạng lưới (mô hình
quả bóng tuyết hay chuỗi liên tiếp hoặc chọn mẫu theo uy tín/ danh tiếng) và
chọn mẫu có chủ đích.
Phương pháp chọn mẫu mạng lưới (mô hình quả bóng tuyết): được
chấp nhận sử dụng cho một vài trường hợp đặc biệt như các thành viên của
một dân số đặc biệt khó tiếp cận. Bắt đầu phỏng vấn từ một hoặc một vài
người, sau đó dựa trên cơ sở mạng lưới quan hệ quen biết của họ để đề nghị
giới thiệu đến những người tiếp theo và tiếp tục triển khai phỏng vấn. Tiếp tục
triển khai phỏng vấn cho đến khi đủ số lượng 300 mẫu.
Phương pháp chọn mẫu có chủ đích: Là phương pháp chọn các trường
hợp gia đình có người di dân mùa vụ từ nông thôn đến đô thị, và những người di
dân này nhằm mục đích làm ăn kinh tế, không phải vì mục đích học tập (sinh
viên). Phương pháp này không dựa trên một bản danh sách có sẵn về các gia
đình di dân và lựa chọn ngẫu nhiên từ bản danh sách đó, do việc quản lý nhân
khẩu và quản lý số liệu về số lượng người di dân mùa vụ trên thực tế là một việc
làm khó khăn và độ chính xác không cao. Do đó, phương pháp này cũng không
cho biết rằng mẫu được lấy có đại diện cho toàn dân số của xã hay không.
7.3. Phỏng vấn bằng bảng hỏi
Là phương pháp định lượng, chúng tôi sử dụng một bảng hỏi đã được
chuẩn hoá, bao gồm câu hỏi và các câu thu thập thông tin từ người trả lời.
Trong cuộc nghiên cứu này, chúng tôi thu về được 300 bảng hỏi hợp lệ và
được xử lý qua chương trình SPSS.
7.4. Phỏng vấn sâu
Là dạng phỏng vấn trong đó người ta xác định sơ bộ những vấn đề cần
thu thập thông tin, người phỏng vấn chủ động trong cách dẫn dắt, cách sắp
xếp câu hỏi, cách thức đặt câu hỏi nhằm thu được thông tin mong muốn. Mục
tiêu là tìm hiểu sâu về vấn đề nghiên cứu.
6
Trong đề tài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu bán
cấu trúc với 10 cuộc phỏng vấn sâu: 03 phỏng vấn cán bộ chính quyền địa
phương, 07 phỏng vấn người dân.
Đây là một phương pháp thu thập thông tin cần thiết và hữu ích cho đề
tài này vì có một số chỉ báo về nguyên nhân và giải pháp không thể thực
hiện được trên phiếu trưng cầu ý kiến. Mặt khác, phỏng vấn sâu còn giúp
cho người nghiên cứu phát hiện ra những vấn đề mà phỏng vấn bằng bảng
hỏi chưa lường hết, và kiểm định lại thông tin trong bảng hỏi có trung thực
hay không.
7.5. Phân tích thống kê SPSS
SPSS là một phần mềm thống kê được ứng dụng rộng rãi trong xử lý
và phân tích thông tin định lượng cho các nghiên cứu xã hội học. Trong luận
văn này, chúng tôi xử dụng SPSS để phân tích mô tả thực trạng di dân mùa
vụ nông thôn – đô thị và ý kiến của người tham gia nghiên cứu về tác động
của di dân mùa vụ đến đời sống gia đình nông thôn tại xã Cẩm Văn – huyện
Cẩm Giàng – tỉnh Hải Dương. Bên cạnh đó, luận văn cũng phân tích tương
quan để xem xét xem liệu các biến số về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn,
tình trạng hôn nhân của người di dân… có dẫn đến sự khác biệt về sự tác
động (nếu có) không?
7
8. Khung lý thuyết
Đề tài xác định các biến số như sau:
 Biến số phụ thuộc: Đời sống gia đình nông thôn
- Đời sống kinh tế
- Đời sống tinh thần
- Đời sống giáo dục
- Đời sống y tế
- Đời sống chính trị
 Biến số độc lập: Tình trạng di dân
- Thực trạng di dân ở xã Cẩm Văn – huyện Cẩm Giàng – tỉnh Hải
Dương
- Đặc trưng nhân khẩu của người di dân: độ tuổi, giới tính, học vấn,
tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, vị thế trong gia đình, thời gian di dân, thu
nhập
Chính sách Kinh tế - Xã hội của Nhà nước
Thị
trường
lao
động
Đặc
trưng
của
gia
đình
và
người
di cư
Di cư
mùa vụ
nông
thôn – đô
thị
Tác động:
- Đời sống kinh tế
- Đời sống tinh
thần
- Đời sống giáo dục
- Đời sống y tế
- Đời sống chính trị
Quá trình đô thị hóa
8
- Đặc trưng của gia đình người di dân: Quy mô gia đình, số thế hệ, số
nhân khẩu phụ thuộc, thu nhập, nghề nghiệp, tổng số người di dân trong gia
đình.
 Biến số can thiệp
- Điều kiện KT – XH địa phương
- Thị trường lao động
9
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Di dân
Di dân hay di cư là hai khái niệm được sử dụng rộng rãi diện nay
không chỉ trong nước mà còn trên phạm vi quốc tế. Năm 1958, Liên hợp quốc
đưa ra khái niệm về di dân là sự di chuyển dân cư trong không gian giữa một
đơn vị hành chính này đến một đơn vị hành chính khác, kèm theo sự thay đổi
về chỗ ở thường xuyên trong khoảng cách di dân xác định. Năm 1973, Liên
hợp quốc đưa ra hai khái niệm di dân dài hạn và di dân ngắn hạn. Trong đó, di
dân dài hạn là người di dân đến nơi ở mới từ 12 tháng trở lên. Di dân ngắn
hạn là người di dân đến nơi ở mới dưới 12 tháng.[Trích 5, tr.9-10]
Ở Việt Nam, trong từng bối cảnh lịch sử và điều kiện kinh tế - xã hội,
việc một nhóm dân cư di chuyển từ nơi này đến nơi khác được gọi với những
tên cụ thể khác nhau. Trong chiến tranh hoặc khi có thiên tai xảy ra, người
dân thay đổi chỗ ở đến một nơi khác an toàn hơn, khi đó hiện tượng này được
gọi là “tản cư” và người dân thực hiện việc “tản cư” được gọi là “dân tản
cư”. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều khu dân cư nằm
trong khu vực quy hoạch để xây dựng các công trình công cộng (đường,
trường học, khu hành chính, thủy điện…) hoặc các khu công nghiệp, người
đân ở những khu vực này được đền bù và chuyển nơi ở đến một nơi mới gọi
là “di dân tái định cư. Ở Việt Nam có nhiều dân tộc, tộc người có văn hóa và
truyền thống sản xuất thường xuyên thay đổi chỗ ở để tìm khu vực canh tác
mới gọi là “du canh, du cư”. Ở Miền Bắc, trong những năm 60 thế kỷ XX,
người dân vùng đồng bằng di chuyển lên khi vực trung du, miền núi gọi là
“dân đi khai hoang”. Sau năm 1975, với chính sách di dân và phát triển kinh
tế, người dân từ đô thị, đồng bằng di chuyển tới miền núi để phát triển kinh tế
miền núi được gọi là “di dân đi vùng kinh tế mới”.
10
Tại Mục 7, Điều 1, Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, số
06/2003/PL-UBTVQH11, ngày 09 tháng 01 năm 2003 khái niệm di dân là
“sự di chuyển dân số từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ địa phương này
sang địa phương khác”.
Theo quan niệm của Đặng Nguyên Anh: di dân theo nghĩa rộng là sự
chuyên dịch bất kỳ của con người trong không gian và thời gian nhất định,
kèm theo thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn; di dân theo nghĩa hẹp là
sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác,
nhằm thiết lập nơi cư trú mới, trong một khoảng thời gian nhất định [6, tr.36]
Hoàng Văn Chức có khái niệm: di cư có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là
hiện tượng di chuyển để mưu sinh của bầy đoàn khi chuyển mùa, nghĩa thứ
hai là hiện tượng người dân dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác để sinh sống,
nghĩa thứ hai được hiểu đồng nghĩa với di dân. Theo đó, nên sử dụng thuật
ngữ di dân, bởi lẽ di dân “dùng để chỉ về sự thay đổi nơi cư trú từ nơi này đến
nơi khác của cả con người và động vật”; và khi sử dụng thuật ngữ di dân phải
kèm theo các từ chỉ người như “người di dân” [5, tr.11-12]
Theo quan điểm của người viết, di cư và di dân là hai thuật ngữ có thể
được sử dụng song song hoặc được sử dụng tùy theo ý đồ người viết cũng
như hoàn cảnh, không gian và thời gian của từng nghiên cứu. Trong luận văn
này, thuật ngữ chính được người viết sử dụng là “di dân”, tuy nhiên cũng có
sử dụng thuật ngữ “di cư” song song trong trường hợp trích dẫn hoặc truyền
tải quan điểm của một tác giả khác.
Tổng hợp các quan điểm, khái niệm khác nhau về di dân, tác giả nhận
thấy về cơ bản di dân là một hiện tượng kinh tế - xã hội khách quan, mang
tính phổ biến của xã hội loài người, có những đặc điểm chung về con người,
thời gian và không gian. Như vậy, trong luận văn này, di dân được hiểu là:
“một khái niệm chỉ trạng thái chuyển dịch dân số từ nơi này sang nơi khác,
từ một đơn vị lãnh thổ hành chính này sang đơn vị lãnh thổ hành chính
khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác, có kèm theo sự thay đổi về nơi cư
11
trú một cách tạm thời hay vĩnh viễn, thời gian di dân tùy theo mục đích di
dân của người di dân.”
Như đã đề cập ở trên, hai yếu tố chính trong khái niệm “di dân” là thời
gian di dân và không gian. Không gian của di dân là nơi đi – nơi đến. Thời gian
của di dân là thời điểm và quãng thời gian diễn ra sự di dân. Quy mô của không
gian và thời gian di dân tùy thuộc vào từng loại hình di dân trong đó có các yếu
tố tác động như sự quản lý của chính quyền địa phương nơi đi và nơi đến; mục
đích di dân của người đi cư; điều kiện kinh tế - xã hội của nơi đi và nơi đến…
1.1.1.2. Di dân mùa vụ nông thôn – đô thị
Các loại hình di dân được phân loại dựa trên nhiều yếu tố khác nhau
như tính chất di dân, đặc trưng di dân, theo không gian và thời gian di dân.
Theo tính chất di dân có di dân tự nguyện và di dân bắt buộc. Về đặc trưng,
có di dân có tổ chức và di dân tự do (di dân có tổ chức, di dân tự phát). Theo
không gian, có di dân nội vùng và ngoại vùng, di dân nội tỉnh và ngoại tỉnh,
di dân quốc gia và quốc tế, di dân nông thôn – đô thị, di dân đô thị - nông
thôn… Theo thời gian có di dân tạm thời, di dân mùa vụ, di dân con lắc,...
Trong luận văn này, hình thức di dân được nghiên cứu có sự kết hợp
giữa hai yếu tố không gian và thời gian: di dân mùa vụ nông thôn – đô thị. Di
dân mùa vụ, là hình thái di dân theo công việc, theo “mùa, vụ”; vào thời gian
nông nhàn, một số người dân nông thôn di dân ra thành phố để kiếm việc làm,
đến thời điểm cấy cày, người dân lại trở về nông thôn để làm việc; hoặc di
dân theo mùa lễ hội, du lịch. Nơi đi là nông thôn và nơi đến là đô thị. Thời
gian ở đô thị khoảng từ 1 đến 3 tháng. Ngoài ra, trong luận văn, tác giả cũng
lồng ghép khái niệm di dân mùa vụ với di dân tạm thời và di dân con lắc.
Di dân tạm thời là hình thái di dân của người dân khu vực nông thôn đến
một khu vực của đô thị định cư trong thời gian ngắn, sau đó chuyển đến chỗ ở
khác hoặc trở về nơi ở cũ. Người di dân không có ý định hoặc chưa có ý định
định cư lâu dài ở thành phố mà có xu hướng trở về quê sau một thời gian làm
ăn, sinh sống ở đô thị. Thời gian tạm trú ở thành phố khoảng từ 6 đến 12 tháng.
12
Di dân con lắc là hình thái di dân luân chuyển giữa nông thôn và đô
thị khá ổn định về không gian, thời gian; loại hình di dân có thời hạn liên
quan đến việc làm hoặc lý do khác đòi hỏi người di dân phải ngủ qua đêm ở
đô thị, được lặp đi lặp lại và không nhất thiết phải thay đổi nơi cư trú chính
thức [2, tr.40 -45]
Do loại hình di dân nông thôn – đô thị có sự đan xen và có thể là hình
thái đặc biệt của nhau. Di dân mùa vụ có thể được xem là trường hợp đặc biệt
của di dân tạm thời. Về hình thức, di dân con lắc cơ bản giống như di dân
mùa vụ, song có sự khác nhau về hướng di chuyển và diễn ra đều đặn hơn ở
các tháng trong năm. Di dân mùa vụ có thể được xem như là một hình thái
đặc thù của di dân con lắc, diễn ra theo chu kỳ rõ rệt hơn về thời gian [2,
tr.40-45]. Như vậy, điểm khác biệt cơ bản giữa di dân tạm thời, mùa vụ và
con lắc là ở quy mô về quãng thời gian, chu kỳ di dân từ nông thôn đến đô thị.
Với sự đan xen đó, trong luận văn này, tác giả sẽ hướng đến các khách thể với
các hình thái di dân đan xen giữa di dân mùa vụ, di dân tạm thời và di dân con
lắc để đảm bảo tính đa dạng và bao trùm của luận văn.
1.1.1.3. Gia đình
Gia đình là một khái niệm được nhiều ngành khoa học xã hội quan tâm.
Có nhiều khái niệm khác nhau về gia đình, đến nay rất khó để tìm được một
khái niệm chung về gia đình. Tuy nhiên đứng ở góc nhìn xã hội học, gia đình
được hiểu như sau:
Theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014: Gia đình là tập
hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân quan hệ huyết thống hoặc
quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau
theo quy định của luật này [25]. Như vậy về mặt luật pháp, ở nước ta chỉ công
nhận những cặp vợ chồng có đăng ký kết hôn chính thức. Điều này hoàn toàn
đúng đắng với một định nghĩa về khái niệm gia đình dưới góc độ hoa khọc
pháp lý và đạo lý, là cơ sở thực tiễn để quản lý nhà nước về gia đình, nhưng
13
rõ ràng, nó lại chưa đầy đủ cơ sở thực tiễn về mặt xã hội học, không bao quát
được thực trạng của nhiều hình thức gia đình khác, những hình thức gia đình
có thể bị coi là “bất hợp pháp” nhưng vẫn tồn tại trong xã hội.
Gia đình là một nhóm xã hội. Khi nói gia đình là một nhóm xã hội thì
điều đó có nghĩa là trong gia đình phải có tối thiểu là hai người, Khi một
người cô độc, khi những thành viên khác trong gia đình không còn nữa, lúc
đó người duy nhất còn lại cũng không còn có cuộc sống gia đình. Về phương
diện này, sự tồn tại của gia đình chính là sự tồn tại của các mối quan hệ gia
đình. Người cô độc không còn các mối quan hệ gia đình, họ cũng không còn
gia đình. Sự khác biệt giữa nhóm gia đình và các nhóm xã hội khác là ở chỗ,
sự liên kết giữa các thành viên trong gia đình với nhau thường chặt chẽ hơn
nhiều so với các nhóm xã hội khác như nhóm bạn bè, nhóm sở thích, nhóm
đồng nghiệp… Nếu các nhóm xã hội khác thường liên kết với nhau theo tính
cơ cấu chức năng, tức là quan hệ theo chiều rộng của không gian xã hội giữa
người này với người khác, thì nhóm gia đình còn quan hệ với nhau theo tính
lịch đại, tức là quan hệ theo chiều dọc của huyết thống giữa những người có
chung gốc gác tổ tiên, ông bà [Trích Gia đình học, Tr. 55 – 56]
Gia đình còn được coi là một “tổ chức xã hội” cơ bản và tự nhiên nhất
trong các nhóm xã hội. Người ta có thể thay đổi các nhóm bạn, thay đổi nghề
nghiệp và nhóm đồng nghiệp nhiều lần trong cuộc đời nhưng không dễ gì
thay đổi cho mình vào một nhóm gia đình khác. Thêm nữa, việc trở thành
thành viên của một gia đình có ý nghĩa lớn hơn rất nhiều so với việc được liên
kết đơn giản với những cá nhân khác. Là một thành viên trong gia đình cũng
đồng nghĩa với việc được sự thừa nhận những quyền lợi và nghĩa vụ về mặt
pháp lý và văn hóa. Những quyền lợi và nghĩa vụ này được quy định rõ trong
bộ luật của mỗi quốc gia, cũng như trong những phong tục tập quán và truyền
thống dân tộc… Khi đã coi gia đình là một nhóm xã hội thì điều đó cũng có
nghĩa rằng nhóm gia đình phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản nhất của
một nhóm xã hội. Những nguyên tắc này dựa trên vị thế, vai trò cũng với
14
nghĩa vụ, bổn phận, trách nhiệm của mỗi thành viên gia đình trong gia đình.
[Gia đình học. tr.57]
Gia đình là một thiết chế xã hội. Theo Hoàng Bá Thịnh, Xã hội học đại
cương [11, tr.202]. Thiết chế gia đình là hệ thống quy định ổn định và tiêu
chuẩn hóa tính giao và sự truyền chủng của con người. Hình thức phổ biến
nhất của nó là chế độ một vợ - một chồng sống chung với con cái trong gia
đình. Nằm trong thiết chế này là các thiết chế phụ thuộc như đính hôn, hôn
nhân, nuôi dưỡng trẻ em, quan hệ thân tộc… Các chức năng của thiết chế gia
đình gồm có: Điều chỉnh hành vi tình dục và giới; Duy trì sự tái sinh sản các
thành viên trong gia đình từ thế hệ này sang thế hệ khác; Chăm sóc và bảo vệ
trẻ em (sơ sinh và thiếu niên); Xã hội hóa trẻ em; Gắn vai trò và thiết lập vị
thế đã được thừa kế từ gia đình; Đảm bảo cung cấp kinh tế gia đình để gia
đình như là một đơn vị tiêu dùng và đơn vị sản xuất.
Theo tác giả Nguyễn Đình Tấn, Gia đình với tư cách là tế bào xã hội đã
tồn tại từ lâu trong sự phát triển của lịch sử. Cơ sở của nó là mối quan hệ hôn
nhân, huyết thống và thân tộc. Theo quan niệm chung nhất, gia đình là một
nhóm xã hội nhỏ đặc thù, có đặc trưng cơ bản là được thiết lập trên cơ sở của
hôn nhân mà từ đó hình thành các quan hệ huyết thống ruột thịt giữa các
thành viên. [11, tr.17]
Trong đề tài này, chúng tôi kết hợp khái niệm về gia đình của các tác
giả trên, đặc biệt là theo quan điểm của tác giả Nguyễn Đình Tấn, để xem xét
gia đình người di dân ở nông thôn là một nhóm xã hội, xem xét mối quan hệ
giữa người di dân và các thành viên khác trong gia đình và tác động của họ
đến các mặt trong đời sống gia đình.
1.1.1.4. Đời sống gia đình nông thôn: Đời sống kinh tế, đời sống văn
hóa, đời sống xã hội, đời sống chính trị
Khác với cách hiểu thông thường về “đời sống” như là cuộc sống
thường ngày, “đời sống” ở đây là nguyên tắc và chuẩn mực để đánh giá mọi
hiện tượng văn hoá. Là cội nguồn cho triết học của Schopenhauer, Nietzsche,
15
cho xã hội học của Max Weber (1864 – 1920), một trong những ông tổ của xã
hội học hiện đại, tâm phân học của Sigmund Freud cho đến triết học sinh thái
của Hans Jonas và “lý thuyết phê phán” của trường phái Frankfurt...
Theo Nietzsche và Spengler: “Đời sống” với các tính chất trái ngược:
tăng cường sức sống hoặc suy đồi, hưng thịnh hoặc suy tàn, trẻ trung hoặc già
cỗi, năng động hoặc trì trệ trở thành những kích thước để phê phán văn hoá.
“Đời sống” trở thành điểm quy chiếu. “Đời sống” là cái toàn thể, bao hàm cả
văn hoá lẫn văn minh, bởi cả hai đều chỉ là những biểu hiện khác nhau trong
quá trình dị biệt hoá của “đời sống”. Điều quan trọng là, chỉ từ nền tảng ấy,
thuật ngữ văn hoá và văn minh mới được sử dụng một cách khách quan và
trung lập về giá trị, nghĩa là, chúng được giải thoát khỏi vai trò làm thước đo
cho phê phán văn hoá. Thật thế, khác với Kant hay Humboldt trước đây,
Nietzsche không cần đồng nhất mình với văn hoá, trái lại, đã có một thế đứng
mới để có thể nhìn văn hoá và văn minh bằng con mắt lạnh lùng và khách
quan. Có thể nói không ngoa rằng chỉ từ khi việc phê phán văn hoá chuyển
hướng sang “đời sống”, thì nguyện vọng xây dựng các môn khoa học xã hội
và nhân văn (gọi chung là “các khoa học văn hoá”) một cách khách quan,
trung lập về giá trị (value-free) theo tinh thần của Max Weber, mới có thể
thực hiện được. Cần lưu ý thêm rằng ở đây, “đời sống” cũng không đồng
nghĩa với “văn hoá”, cho dù văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng, bao hàm cả
“văn hoá” (tinh thần) theo nghĩa hẹp và văn minh. Văn hoá, hiểu rộng như
toàn bộ thế giới cuộc sống của con người, vẫn nằm bên dưới thẩm quyền cao
hơn là “đời sống”, vì xét đến cùng, văn hoá, theo nghĩa rộng, vẫn chỉ là một
hình thái biểu hiện đặc thù của đời sống nói chung: đặc thù trong những điều
kiện và hoàn cảnh sống của con người.
Thông thường, khi nói đến đời sống, người ta thường chia làm hai loại
là “đời sống vật chất” và “đời sống tinh thần”. Trong luận văn này, tác giả đã
phân tích “đời sống gia đình nông thôn” ở các khía cạnh sau:
16
- Đời sống kinh tế: trong đó luận văn sẽ nhấn mạnh vào các yếu tố cụ
thể của đời sống kinh tế như thu nhập chung của gia đình, các điều kiện về
nhà ở, các trang thiết bị, nội thất
- Đời sống tinh thần: đời sống tinh thần gia đình nông thôn được thể
hiện qua sự tham gia của họ trong các hoạt động văn hóa, trong gia đình, địa
bàn sinh sống và xã hội như: thời gian nghỉ ngơi, các hình thức giải trí, lễ hội,
du lịch…
- Đời sống giáo dục: ở luận văn này chúng tôi xét đến hình thức giáo
dục chính thức, tức là hình thức giáo dục thông qua hệ thống trường lớp công
hoặc tư nhân. Đời sống giáo dục của gia đình nông thôn xã Cẩm Văn, huyện
Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương sẽ được xem xét ở khía cạnh như trình độ học
vấn và mức độ đầu tư cho giáo dục của con cái.
- Đời sống y tế: Đời sống y tế của gia đình nông thôn được xem xét qua
việc khám sức khỏe định kỳ và chăm sóc sức khỏe cho con cái.
- Đời sống chính trị: Trong luận văn này đời sống chính trị của gia
đình người di dân ở nông thôn được thể hiện qua sự tham gia của người di
dân và gia đình người di dân vào các quá trình ra quyết định của chính quyền
địa phương, các cuộc họp tại thôn, xã, bầu cử và đóng góp ý kiến trong các
cuộc lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương.
1.1.2. Lý thuyết
1.1.2.1. Lý thuyết hút – đẩy của Everetts Lee (1966).
Trong lịch sử nghiên cứu về di dân, có nhiều lý thuyết được xây dựng
và lập luận để giải thích hiện tượng này. Một trong những lý thuyết được áp
dụng rộng rãi trong nghiên cứu di dân là lý thuyết “hút – đẩy” của Everetts
Lee. Theo đó, Lee lập luận rằng về cơ bản di dân được dựa trên 4 nhóm nhân
tố: i) các nhân tố liên quan đến nơi đi (nơi ở gốc); ii) các yếu tố liên quan đến
nơi đến; iii) các trở ngại di dân; và, iv) các nhân tố thuộc về người di dân. Cả
nơi đến và nơi đi đều có những đặc điểm thuận lợi hoặc khó khăn về các mặt,
các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên để người di dân
17
cân nhắc như thu nhập, việc làm, nhà ở, phúc lợi xã hội, giáo dục, chăm sóc
sức khỏe, địa hình, khí hậu,… Lực hút tại các vùng dân chuyển đến gồm: đất
đai, tài nguyên, khí hậu, môi trường sống thuận lợi, cơ hội sống thuận lợi, dễ
kiếm việc làm, thu nhập cao, có triển vọng cải thiện đời sống; môi trường văn
hóa – xã hội tốt. Lực đẩy tại các vùng đân chuyển đi : điều kiện sống khó
khăn, khó kiếm việc làm, thiên tai, dịch bệnh; đất canh tác ít, không có vốn để
chuyển đổi ngành nghề đảm bảo cuộc sống; nơi ở cũ bị giải tỏa, di dời; tác
động của các chính sách điều chuyển lao động;… [trích theo 1, tr.47]. Thông
thường, các điều kiện khó khăn về các lĩnh vực như trên ở nơi đi (nơi ở gốc)
được coi là nhân tố “đẩy” chủ yếu của việc xuất cư, trong khi đó những điều
kiện thuận lợi hơn ở nơi đến lại là nhân tố “hút” quan trọng nhất của việc
nhập cư. Ngoài ra, khoảng cách địa lý và các chi phí vật chất và chi phí tinh
thần như chi phí vận chuyển cũng là một yếu tố quan trọng luôn được cân
nhắc trong các quyết định di dân. Yếu tố cuối cùng nhưng cũng vô cùng quan
trọng được các nhà nghiên cứu gọi là “tính chọn lọc di dân” (migration
selective). Yếu tố này phụ thuộc vào những phẩm chất cá nhân của từng
người. Do đó, có thể nói lý thuyết hút đẩy của Lee có tính ứng dụng rộng rãi
cho cả các nghiên cứu vĩ mô và vi mô về di dân.
Như vậy, có thể xem nguyên nhân dẫn đến di dân: Nơi đi và nơi đến –
cả nơi đi và nơi đến đều có lực hút và lực đẩy (vĩ mô), các yếu tố can thiệp (vi
mô) vào các yếu tố cá nhân (trung mô). Các yếu tố tiêu cực tác động như là
lực đẩy, còn các yếu tố tích cực là lực hút. [10]
Việc vận dụng lý thuyết của Lee trong đề tài nghiên cứu này nhằm làm
rõ các nội dung chủ yếu sau:
- Phân tích các động lực di dân mùa vụ nông thôn – đô thị, trong đó các
tập trung phân tích các động lực về kinh tế và quỹ đất nông nghiệp, xem xét
xem liệu động lực kinh tế có phải là động lực chính trong các quyết định di
dân hay không.
18
- Làm rõ các điều kiện lao động, việc làm, điều kiện sống ở khu vực
nông thôn (nơi đi) để tìm hiểu các yếu tố lực đẩy của di dân. Ngược lại, phân
tích các điều kiện sống, lao động, việc làm ở nơi đến để làm rõ các yếu tố lực
hút của di dân mùa vụ nông thôn – đô thị.
- Khi phân tích các điều kiện lao động, việc làm và điều kiện sống ở
nơi đi và nơi đến, sẽ chú trọng vào các điều kiện thuận lợi ở nơi đến và những
khó khăn, hạn chế ở nơi đi. Đồng thời, xem xét xem các điều kiện này có
được cải thiện hơn không.
1.1.2.2. Lý thuyết phân tích mạng lưới xã hội (Social Network
Analysis Theory)
Mạng lưới xã hội là một cách tiếp cận chuyên sâu để lý giải vấn đề di
dân thông qua việc phân tích các vấn đề về mạng lưới xã hội. Thuật ngữ mạng
lưới xã hội đã và đang được các nhà khoa học nghiên cứu, vận dụng trong
xem xét hiện thực xã hội, mỗi nhà khoa học có đưa ra những quan điểm tương
đồng và khác nhau về thuật ngữ này. Lê Ngọc Hùng quan niệm, mạng lưới
xã hội là phức hợp các mối quan hệ của các cá nhân trong các nhóm, tổ chức,
cộng đồng. Các mạng lưới xã hội bao gồm các quan hệ đan chéo chằng chịt từ
quan hệ gia điình, thân tộc, bạn bè, láng giềng, cho tới các quan hệ trong tổ
chức, đoàn thể, tầng lớp, hiệp hội, đảng phái, nghề nghiệp… [7, tr.67 – 75].
Hoàng Bá Thịnh lại cho rằng mạng lưới xã hội gồm toàn bộ các quan hệ xã
hội của các cá nhân và các thành viên của nhóm;… mạng lưới xã hội không
có ranh giới rõ ràng; là một phần quan trọng của cơ cấu xã hội [13, tr.214].
Theo Phạm Xuân mạng lưới xã hội là tổng thể các quan hệ xã hội của cá nhân
trong nhóm xã hội, tổ chức xã hội, cộng đồng xã hội; nó đa dạng, đan cài vào
nhau từ gia đình đến xã hội [14, tr.51]. Lê Minh Tiến cho rằng, mạng lưới xã
hội là tập hợp các mối quan hệ giữa các actor mang nhiều nội dung khác nhau
từ sự tương trợ, trao đổi thông tin cho đến trao đổi dịch vụ [8, tr.51]
Như vậy, mặc dù có một số điểm khác nhau, nhưng về cơ bản các quan
niệm về mạng lưới xã hội thống nhất ở các nội dung chính: mạng lưới xã hội
19
gắn với con người, chỉ sự tương tác quan hệ giữa các cá nhân với cá nhân, cá
nhân với nhóm xã hội, nhóm xã hội với nhóm xã hội; mối quan hệ này phức
hợp, đa dạng, đan cài vào nhau và rất khó để phân định ranh giới.
Trong khái niệm cơ bản của hệ thống xã hội (Social system) có hai khái
niệm là cấu trúc xã hội (social structure) và mạng lưới xã hội (social
network), trong đó cấu trúc xã hội là lát cắt theo chiều dọc, còn mạng lưới xã
hội là lát cắt theo chiều ngang. Mạng lưới xã hội của mỗi cá nhân không
giống nhau mà phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa dân tộc và
nhóm, năng lực họa động thực tiễn của họ. Trong cùng một môi trường xã hội
mà mỗi người xác lập phạm vi, tính chất mạng lưới quan hệ xã hội khác nhau.
Mạng lưới xã hội có vai trò quan trọng đối với mỗi con người và xã
hội. Với cá nhân, mạng lưới xã hội tạo môi trường để mỗi người học hỏi xã
hội, qua đó hoàn thiện con người xã hội; thông qua mạng lưới xã hội, các cá
nhân khẳng định cái “tôi xã hội”, tạo ra sự ảnh hưởng và xác lập quyền lực,
uy quyền xã hội trong nhóm xã hội và cộng đồng xã hội. Một số nhà xã hội
học cho rằng mạng lưới xã hội gắn liền với “vốn xã hội”, vốn xã hội ở trong
mạng lưới xã hội và mạng lưới xã hội là thành tố của vốn xã hội. Do đó, vốn
xã hội là nguồn lực nằm trong mạng lưới xã hội, các cá nhân có thể sử dụng
vốn xã hội là mạng lưới xã hội để tạo dựng sự thăng tiến xã hội, tìm kiếm lợi
ích, đảm bảo cuộc sống cho mình, gia đình và nhóm xã hội. Quá trình công
nghiệp hóa nền kinh tế thị trường, xu thế toàn cầu hóa với sự hỗ trợ của công
nghệ thông tin và các thành tựu khoa học đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
các cá nhân mở rộng mạng lưới xã hội cũng như làm phong phú hơn vốn xã
hội của mình, phát huy vốn xã hội tốt hơn.
Với xã hội, mạng lưới xã hội tạo ra đoàn kết xã hội, sự thống nhất hành
vi trong các nhóm xã hội. Chứng minh cho điều này, đã có một số nhà xã hội
học đã đưa ra những luận điểm, khái niệm, lý thuyết liên quan dựa trên mối
quan tâm về cách tiếp cận mạng lưới. Một trong số đó là tác giả E. Durkheim
theo thuyết cấu trúc – chức năng với khái niệm đoàn kết xã hội bao gồm đoàn
20
kết cơ học và đoàn kết hữu cơ. Phân công lao động giản đơn và phức tạp tạo
nên kiểu quan hệ xã hội giữa các cá nhân và theo đó hình thành đoàn kết cơ
học và đoàn kết hữu cơ; và mạng lưới quan hệ chức năng đặc trưng cho đoàn
kết hữu cơ.
Trong các tác phẩm của C.Mác, Ph. Ăng ghen bàn thảo nhiều về con
người và quan hệ xã hội của con người. Có thể khái quát nội dung cơ bản của
Mác, Ăng ghen về con người: Một là, con người là tổng hòa các quan hệ xã
hội; là một điển hình xã hội. Hai là, con người và các quan hệ xã hội của họ
làm nên xã hội, do đó phân tích con người phải bắt đầu từ các hoạt động đời
sống của họ. Ba là, con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của hoàn cảnh.
Bốn là, trong xã hội mỗi con người có một chức năng xã hội nhất định.
Vận dụng trong đề tài nghiên cứu tác động của di dân mùa vụ nông
thôn đô thị đến đời sống gia đình nông thôn cho phép tìm hiểu các mối quan
hệ xã hội của người di dân, trong đó có các quan hệ ở nơi đi và nơi đến để
phân tích nguyên nhân di dân, các quan hệ xã hội đó có ảnh hưởng thế nào
đến lao động, việc làm của người di dân. Mạng lưới xã hội của người di dân
có tạo điều kiện thuận lợi hay gây ra những trở ngại gì cho người di dân trong
việc tìm kiếm việc làm, đời sống sinh hoạt cá nhân của họ không? Ngược lại,
di dân có tác động trở lại thế nào đối với quan hệ xã hội ở nơi đến và nơi đi,
trong đó chú trọng đến quan hệ gia đìng, dòng tộc và làng xóm.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1.1. Một số đặc trưng cơ bản của di dân mùa vụ nông thôn – đô thị
Việt Nam
Lịch sử di dân ở Việt Nam được chứng kiến nhiều cuộc di dân với các
đặc trưng khác nhau qua từng thời kỳ. Trước năm 1975, trên miền Bắc, chúng
ta đã thực hiện chủ chương đưa dân cư từ các tỉnh đồng bằng lên các tỉnh
miền núi, điều chỉnh số dân từ các địa phương có mật độ dân số cao đến các
địa phương có mật độ dân số thấp. Sau năm 1975, Việt Nam tiếp tục thực
21
hiện chủ trương di dân kinh tế mới, đưa một bộ phân dân cư từ khu vực đô
thị, đồng bằng miền Nam, ở một số tỉnh thành miền Bắc đến các tỉnh Tây
Nguyên, đồng bằng song Cửu Long . Về tổng thể, chủ yếu các luồng di dân là
di dân theo kế hoạch, theo chính sách của Đảng và Nhà nước. Các chủ trương,
chính sách này nhằm bố trí lại dân cư đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa và đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Song song với di dân có tổ chức thì di dân tự do đã là một hiện tượng xã hội
mang tính phổ biến với quy mô, mức độ, tính chất ở mỗi giai đoạn, mỗi địa
phương khác nhau. Di dân tự do diễn ra trong nôi tỉnh, nội vùng, trong phạm
vi quốc gia và quốc tế, di dân nông thôn – đô thị…
Những thập kỷ gần đây, khi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đang diễn ra một cách mạnh mẽ và quá trình đô thị hóa cũng được đẩy mạnh
thì di dân tự do nông thôn – đô thị theo đó cũng phát triển về quy mô, mức độ
và tính chất. Về quy mô, theo kết quả điều tra từ Cuộc Tổng điều tra dân số
năm 1999 cho thấy xu hướng dài hạn trong di dân ở Việt Nam (trong khoảng
thời gian 5 năm cho đến trước thời điểm điều tra). Trong thời gian từ 1994 -
1999, trong tổng số hơn 4,5 triệu người từ 5 tuổi trở lên di chuyển, thì 50,2%
đến các đô thị, 49,8% về vùng nông thôn. Trong tổng số 50,2% chuyển đến
các đô thị thì 24,6% từ nông thôn, 23,9% từ đô thị và 1,7% là không xác định
Trong khi di dân vào đô thị chiếm ưu thế thì di dân từ đô thị về nông thôn chỉ
chiếm 10,9% tổng số người chuyển cư.
Nhờ phát triển công nghiệp, dịch vụ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao,
vùng Đông Nam Bộ có quy mô di dân vào đô thị lớn nhất cả nước (1058,8
nghìn người) và quy mô di dân nông thôn – đô thị cũng lớn nhất cả nước (475
nghìn người, chiếm 44,9% tổng số người di dân vào đô thị của vùng). Đồng
bằng Sông Hồng có quy mô di dân vào đô thị lớn thứ hai (429,5 nghìn người),
trong đó luồng di dân từ nông thôn là 170,5 nghìn người (chiếm 39,7%). Ở các
vùng còn lại, số người di dân từ nông thôn vào đô thị chiếm hơn ½ tổng số
nhập cư vào đô thị (đặc biệt là ở Tây Nguyên và Đồng bằng song Cửu Long).
22
Luồng di dân nông thôn – đô thị chiếm ưu thế so với các luồng di dân
khác và là nguồn tăng dân số đô thị trong suốt giai đoạn 1994 -1999. Những
người di dân từ nông thôn lên đô thị gặp nhiều khó khăn trong việc thích ứng,
hội nhập với cuộc sống đô thị, đặc biệt là trong việc tìm kiếm nơi ở, việc làm,
tiếp cận các dịch vụ xã hội. Họ phải đương đầu với việc thay đổi nghề nghiệp
từ khu vực nông – lâm – ngư sang công nghiệp và dịch vụ. Trong điều kiện cụ
thể của nước ta thì dòng di dân nông thôn vào đô thị còn gây ra nhiều sự quan
ngại do sức ép lớn lên, trong khi môi trường đô thị vốn đã không đáp ứng tốt
nhu cầu hiện tại của đô thị.
Năm 2009, nước ta tiến hành Tổng Điều tra dân số. Kết quả Tổng Điều
tra dân số, nhà ở Việt Nam năm 2009 [25] đã đưa ra một số kết luận tổng
quan về vấn đề di dân như:
Nhìn chung dân số di dân giữa các tỉnh có xu hướng ngày càng tăng về
cả số lượng và tốc độ tăng, từ 1,3 triệu người năm 1989 lên 2 triệu người năm
1999 và tăng lên 3,4 triệu người năm 2009. Tỷ trọng dân di dân này trong
tổng dân số tăng từ 2,5% năm 1989 lên 2,9% năm 1999 và lên 4,3% năm
2009. Trong khi tỷ lệ tăng hàng năm của dân không di dân giảm từ 2,4%
trong giai đoạn 1989-1999 xuống 1,1% trong giai đoạn 1999-2009, tỷ lệ tăng
hàng năm của dân di dân giữa các huyện tăng từ 0,6% lên 4,2% và tỷ lệ này
trong nhóm dân di dân giữa các tỉnh tăng từ 4,0% lên 5,4%. Một dự báo dân
số đơn giản cho thấy, tất cả các dòng di dân sẽ tăng lên và cụ thể là dòng dân
di dân giữa các tỉnh sẽ tăng lên gần 6 triệu người, chiếm 6,4% tổng dân số vào
năm 2019.
Hiện tượng “nữ hóa di dân”. Số liệu Tổng điều tra cho thấy nữ giới
chiếm trên một nửa số dân di dân ở hầu hết các nhóm dân di dân. Hơn nữa, tỷ
lệ nữ trong nhóm dân di dân tăng, trong khi tỷ lệ này trong nhóm không di
dân lại giảm qua ba thập kỷ gần đây. Nữ giới cũng có xu hướng di dân nhiều
hơn ở các cấp hành chính thấp hơn (chẳng hạn di dân giữa các xã nhiều hơn
di dân giữa các tỉnh).
23
Số liệu Tổng điều tra 2009 cho thấy đa số dân di dân, đặc biệt là di
dân liên tỉnh, là những người trẻ, tập trung trong nhóm từ 15 đến 29 tuổi.
Dân di dân giữa các tỉnh có độ tuổi trẻ nhất với tuổi trung vị là 24 tuổi; di
dân giữa các huyện và di dân trong huyện nhiều tuổi hơn một chút và tuổi
trung vị tương ứng của hai nhóm này là 25 và 26 tuổi. Trái lại, người không
di dân có tuổi trung vị là 30 tuổi. So sánh cấu trúc tuổi của người di dân và
không di dân qua 3 cuộc tổng điều tra dân số cho thấy dân di dân, đặc biệt
là nhóm phụ nữ di dân, ngày càng trẻ hơn trong khi dân số không di dân
ngày càng già hơn. Tuổi trung vị của nhóm phụ nữ di dân giảm từ 25 tuổi
theo số liệu Tổng điều tra năm 1989 xuống 24 tuổi ở năm 1999 và xuống
tiếp còn 23 tuổi ở năm 2009. Trong khi đó, tuổi trung vị của phụ nữ không
di dân tăng mạnh từ 25 tuổi theo số liệu Tổng điều tra năm 1989 lên 28 tuổi
năm 1999 và lên tiếp tới 31 tuổi năm 2009.
Các luồng di dân khác nhau giữa các vùng địa lý và các tỉnh: Vùng
Đông Nam Bộ là vùng nhập cư chủ yếu trong giai đoạn 1994-1999 và tốc độ
nhập cư đến vùng này tăng nhanh hơn trong giai đoạn 2004-2009. Ngược lại,
vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung và vùng Đồng bằng sông Cửu
Long là nơi xuất cư chủ yếu trong giai đoạn 1994-1999 và tốc độ xuất cư khỏi
các vùng này cũng tăng nhanh hơn trong giai đoạn 2004-2009. Tổng điều tra
năm 2009 cho thấy dân nhập cư chiếm tới trên 10% tổng số dân ở một số tỉnh;
đặc biệt, trên một phần ba số dân của tỉnh Bình Dương là người nhập cư.
Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng một triệu người và Bình Dương có
khoảng nửa triệu người nhập cư thuần (số dân nhập cư trừ số dân xuất cư).
Ngược lại, ở nhiều tỉnh, dân nhập cư chỉ chiếm dưới 1% số dân của các tỉnh
đó và ở một số tỉnh dân số xuất cư nhiều hơn nhập cư.
Số liệu TĐT dân số và nhà ở cho thấy dân không di dân sống ở đô thị
có nhiều lợi thế hơn dân không di dân sống ở nông thôn: dân không di dân
sống ở đô thị được đào tạo cao hơn, mức sống cao hơn, tỷ lệ người lớn đã
hoàn thành bậc tiểu học cao hơn, tỷ lệ sử dụng nguồn nước sạch và hố xí hợp
24
vệ sinh cao hơn. Các kết quả cũng cho thấy dân di dân từ nông thôn ra đô thị
có nhiều lợi thế hơn dân không di dân sống ở nông thôn và đôi khi hơn cả dân
không di dân sống ở đô thị. Một mặt, các kết quả TĐT cho thấy chất lượng
sống của dân di dân từ nông thôn ra đô thị có những cải thiện đáng kể sau di
dân do điều kiện sống ở khu vực đô thị cao hơn hẳn khu vực nông thôn. Mặt
khác, các kết quả trên phần nào bị ảnh hưởng bởi tính chọn lọc của dân di
dân: dân di dân từ nông thôn ra đô thị là những người khá giả hơn và có trình
độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật cao hơn những người không di dân ở
nông thôn nơi họ ra đi. Tính chọn lọc của di dân này góp phần làm gia tăng
khoảng cách giữa nông thôn và đô thị thông qua di dân.
Số liệu điều tra dân số cho thấy tỷ lệ đang học tiểu học và trung học cơ
sở của trẻ em trong độ tuổi đến trường này ở nhóm trẻ em di dân thấp hơn
đáng kể so với nhóm trẻ em không di dân. Khác biệt rõ ràng và lớn nhất được
tìm thấy trong nhóm trẻ em di dân giữa các tỉnh.
Dân di dân đã và đang tăng nhanh và chiếm một tỷ lệ đáng kể trong
tổng dân số. Các cơ quan bộ ngành ở trung ương và địa phương khi xây
dựng các kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở trung ương và
địa phương cần quan tâm nhiều hơn đến số lượng và đặc điểm dân di dân.
Mặt khác, các chiến lược nhằm giúp cải thiện cuộc sống và phát triển nhân
lực dành cho người dân di dân cần phải được lồng ghép vào tất cả các chính
sách, kể cả các kế hoạch phân bổ ngân sách có liên quan.
Số liệu từ TĐT cho thấy xu hướng rõ ràng về hiện tượng "nữ hóa di
dân”. Tính dễ bị tổn thương và sự thiệt thòi của nữ di dân cho thấy cần những
chính sách về di dân cần tính tới khía cạnh giới để không bỏ quên nhóm dễ bị
tổn thương.
Để giảm sự cách biệt về điều kiện sống giữa nơi đi và nơi đến của dân
di dân, các chính sách phát triển quốc gia và phát triển vùng cần phát huy tối
đa những lợi ích do di dân mang lại và giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi và
những khó khăn mà người dân nơi đi phải đối mặt. Các nghiên cứu cho thấy
25
người di dân có đóng góp cho nơi đi thông qua tiền họ gửi về; tuy nhiên, các
bằng chứng hiện có cho thấy những khoản gửi về này chủ yếu được sử dụng
cho mục đích tiêu dùng hơn là sử dụng cho phát triển kinh tế ở nơi đi.
Mặt khác cũng cần chú ý rằng hình thái dân số già hóa đã quan sát
được trong nhóm di dân và không di dân ở nơi đến: Nơi đến nhận được nhiều
lao động trẻ thông qua di dân trong khi nơi đi phải đối mặt với già hóa dân số
và những hệ quả của nó như gia tăng tỷ lệ phụ thuộc, tăng hỗ trợ an sinh xã
hội và chăm sóc sức khỏe cho người già. Vì vậy, việc phân bổ ngân sách quốc
gia cho các tỉnh cần tính đến các yếu tố này nhằm giảm bớt sự cách biệt giữa
nông thôn và đô thị, giữa nơi đi và nơi đến.
Cần phải cân nhắc việc sửa đổi các chính sách giáo dục để tạo cơ hội
đến trường bình đẳng cho trẻ em di dân và không di dân. Tương tự, các chính
sách tiếp cận đến các dịch vụ xã hội khác cần được chỉnh sửa để dỡ bỏ các rào
cản trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của người di dân tại nơi đến.
Số liệu TĐT dân số và nhà ở không bao gồm hoặc không cho phép xác
định được người di dân tạm thời hay ngắn hạn, và do đó các kết quả phân
tích số liệu TĐT bị thiên lệch về nhóm người di dân ổn định lâu dài. Người
di dân tạm thời, di dân mùa vụ hay di dân con lắc thực tế gặp nhiều khó khăn
và dễ bị tổn thương hơn, đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng đắn về chính sách.
Vì vậy, cần phải có thêm thông tin về dân số di dân ở Việt Nam, đặc biệt là
dân số di dân tạm thời.
Như vậy, có thể nhìn một cách tổng quan tình hình di dân nói chung và
di dân nông thôn – đô thị ở Việt Nam nói riêng đều tăng nhanh cả về quy mô,
tốc độ và có sự thay đổi/ khác nhau về tính chất giữa các vùng miền. Tuy
nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội của đô thị
không nhanh và tương ứng với tốc độ tăng dân số di dân từ nông thôn đến đô
thị đã dẫn đến một số tác động tiêu cực về mặt xã hội không chỉ cho các đô thị
(nơi đến) mà ngược lại cũng tác động đến đời sống cá nhân, đời sống xã hội
của người di dân và gia đình người di dân ở nông thôn (nơi đi). Chính vì vậy,
26
đề tài này sẽ chú trọng đến tìm hiểu và phân tích các tác động của di dân nông
thôn – đô thị đến đời sống gia đình người di dân ở nông thôn như thế nào.
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu di dân nước ngoài
Trong lịch sử di dân thế giới, Mỹ là quốc gia nhập cư và chứng kiến
nhiều luồng di dân nhất. Vì thế, những nghiên cứu di dân sớm nhất phải kể
đến các tác giả người Mỹ, đặc biệt là các nhà địa lý. Nhưng những nghiên
cứu di dân thực sử chỉ nở rộ ở Mỹ từ thập kỷ 60 đến thập kỷ 80. Các tác giả
đều là những nhà khoa học, giáo sư, nhà nghiên cứu ở các trường đại học,
viện nghiên cứu địa lý, viện nghiên cứu kinh tế… Trong đó có các tác giả
tiêu biểu như Norris Robert Eart, Courugean, C.Curtis Roseman, U.A.V.
Clark, E.C. Moore,… Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, các nhà khoa học đưa
ra những lý thuyết đầu tiên có những ý nghĩa to lớn trong việc nghiên cứu di
dân. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các vấn đề: Phân loại di dân (tác
giả: Norris Robert Eart, Corugean); Phân tích tổng hợp những hành vi di dân
và tìm hiểu chi tiết không gian của sự di chuyển (Tác giả: C.Curtis
Roseman); Đo lường và giải thích sự di chuyển (tác giả: U.A.V. Clark,
E.C.Moore)
Nếu như ở Mỹ, các tác giả tập trung và có nhiều thành tựu trong nghiên
cứu di dân đô thị thì ở Anh, các công trình nghiên cứu di dân chủ yếu là nông
thôn – đô thị. Năm 1876, E.G.Ravenstein đã đưa ra học thuyết về di dân trên
cơ sở nghiên cứu trào lưu di dân từ nông thôn ra đô thị ở nước Anh. Với công
trình “Những luật về di dân”, ông đã tổng kết quy luật của sự di dân, nguyên
nhân và một vài đặc trưng của quá trình di dân, qua đó hình thành lý thuyết về
di dân [trích theo 1]
Vào những thập kỷ cuối thế kỷ XX, khi tình hình kinh tế - xã hội trên
thế giới và nhiều nước Châu Âu có những biện động, thực tế di dân không
còn hạn chế trong phạm vi quốc gia mà còn trên phạm vi khu vực, châu lục và
toàn thế giói. Từ đó tạo động lực cho những nghiên cứu về di dân trên quy mô
toàn thế giới. Các nghiên cứu về di dân được triển khai ở nhiều nước như
27
Thụy Điển, Thụy Sỹ, Đức, Pháp, Liên Xô… trên các lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, xã hội, dân số,… Đặc điểm của những nghiên cứu về di dân ở thời kỳ
này là, mỗi nhà khoa học tập trung nghiên cứu chuyên sâu đối với mỗi loại
hình di dân.
Cùng với hiện tượng đô thị hóa trong các nước phát triển, di dân nông
thôn – đô thị trở thành một hiện tượng xã hội nổi trội, các nghiên cứu về đi
dân nông thôn – đô thị trở thành một xu hướng. Các nghiên cứu này không
chỉ phát triển ở nước Mỹ và Châu Âu mà còn phát triển ở Chấu Á, Châu Phi,
Châu Mỹ La Tinh. Nền tảng của những nghiên cứu về di dân nông thôn – đô
thị là những ý tưởng của E.G.Ravenstein [trích theo 6]
Xu hướng di dân nông thôn – đô thị là một xu hướng nổi bật ở các
nước Châu Á, cùng với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa mạnh mẽ ở khu
vực này như các nước Nhật Bản, Thái Lan, Philippin, Inđônêxia, Malayxia,
Hàn Quốc, Trung Quốc… Do đó, nhu cầu nghiên cứ di dân nông thôn – đô thị
là một tất yếu, tuy nhiên, những nghiên cứu này chủ yếu dựa trên nền tảng lý
thuyết và phương pháp luận của các nước phương Tây. Trong khi đó, các điều
kiện về văn hóa, kinh tế, chính trị ở các nước Châu Á tương đối khác biệt so
với các nước phương Tây và Mỹ. Do đó, một yêu cầu đặt ra cho các nhà
nghiên cứu là phải đưa ra các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu phù hợp
với điều kiện tự nhiên, văn hóa, lịch sử, xã hội để áp dụng vào các nghiên cứu
di dân nông thôn – đô thị.
Dân số là một mảng nghiên cứu chuyên ngành quan trọng của xã hội
học. Tuy nhiên, khác so với dân số học, xã hội học dân số đi sâu vào nghiên
cứu các vấn đề di dân, nhập cư để làm rõ các hiện tượng xã hội của quá trình
này và tác động của nó đến các yếu tố xã hội khác trong mối quan hệ tương
quan. Sách Xã hội học của John & Macionis [6, tr66-702] có nội dung bàn về
di dân và đô thị hóa. Dựa trên cơ sở lý thuyết về lực hút và lực đẩy, các tác
giả đã giải thích hiện tượng di dân, đặc biệt là di dân nông thôn – đô thị. Sự
nghèo đói ở các ngôi làng nông thôn là một “yếu tố đẩy quan trọng”, cuộc
28
sống sung túc ở thành phố là yếu tố kéo; ngoài ra, có thể còn có sự can thiệp
của yếu tố đối lập chính trị, tôn giáo hoặc là sự đi tìm “bầu không khí dễ
chịu” để định cư. Trong cuốn sách này, tác giả cũng giới thiệu “Thuyết
chuyển tiếp nhân khẩu”, với quan niệm: “các mẫu dân số liên quan đến trình
độ phát triển công nghệ của xã hội”. Theo đó, sự gia tăng dân số biến động
theo tính chất, trình độ công nghiệp hóa. Tính chất và trình độ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa càng cao thì sự sụt giảm quy mô dân số càng lớn. Quan
điểm này đã mở ra một hướng liên tưởng về mối quan hệ giữa công nghiệp
hóa và di dân.
Sách Xã hội học của Richard T. Schaefeer [18, tr.668 – 696], chương
21. Dân số và môi trường, có mục Dân số và Nhập cư [tr. 668 – 696], đề cập
đến hai khía cạnh: nhập cư trên thế giới và di dân trong nước (nước Mỹ).
Cuốn sách ghi rõ: nhập cư là một hiện tượng xã hội phức tạp và là kết quả của
đủ loại yếu tố, trong đó yếu tố kinh tế là nổi trội; ở nước Mỹ, trong những
thập kỷ gần đây, lượng người nhập cư chiếm 20 -30% mức tăng trưởng dân
số; ở Hy Lạp và Áo, trong một thập kỷ vừa qua, 80% mức tăng trưởng dân số
do nhập cư; hiện nay, có khoảng 20 triệu người nhập cư hợp pháp, khoảng 2
triệu người nhập cư trái phép vào các nước Tây Âu. Về di dân trong nước,
cuốn sách chỉ ra di dân sẽ tạo ra “sự ngoại ô hóa” và “cuộc sống nông thôn
bật dậy”. Để chứng minh cho hai hiện tượng này, tác giả đã đưa ra các con số
thống kê thuyết phục như: giai đoạn 1980 – 1990, ở nước Mỹ, các hạt ngoại ô
đã tăng trưởng về dân số lên đến 14% trog khi tổng dân số Mỹ chỉ tăng 10%
và tỷ lệ dân số sống ở các trung tâm thành phố vẫn bất biến, khoảng 1/3 dân
số kể từ năm 1950. “Cuộc sống nông thôn bật dậy” là một khuynh hướng
người di dân trở về nông thôn. Người di dân trở về nông thôn vì lo lại về chất
lượng ở các khu đô thị và các vùng ngoại ô. Như vậy hai thuật ngữ “sự ngoại
ô hóa” và “cuộc sống nông thôn bật dậy” phản ánh hai hiện tượng di dân nông
thôn – đô thị sau này được nhiều nhà nghiên cứu thế hệ sau quan tâm, phát
triển và ứng dụng trong các nghiên cứu của mình.
29
Như vậy, trong lịch sử nghiên cứu di dân trên thế giới, các kết quả
nghiên cứu ở một số nước như Mỹ và Tây Âu đã hình hình các lý thuyết xã hội
học về di dân trên cơ sở nghiên cứu các luồn di dân từ nông thôn ra đô thị ở
nước Anh. Mà trong đo, lý thuyết lực hút – lực đẩy là một thành tựu vĩ đại
được sử dụng phổ biến hiện nay. Trong thế kỷ XIX, XX, các nghiên cứu đã đặt
nền móng cho sự hình thành và phát triển chuyên ngành xã hội học nghiên cứu
về di dân. Các nghiên cứu về di dân thường được đặt trong mối quan hệ với tôn
giáo, tộc người, quan hệ giữa dân chính cư và dân nhập cư, dưới cái nhìn công
bằng, bình đẳng, phân tầng xã hội. Di dân còn là một yếu tố được đặt trong mối
quan hệ giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ. Các hướng nghiên cứu di dân sau
này còn đi sâu vào các vấn đề xã hội, hiên tượng xã hội và quá trình xã hội của
di dân để tìm ra các giải pháp cho sự ổn định và phát triển xã hội bền vững.
Ngoài các lý thuyết và khuynh hướng nghiên cứu, các đề tài nghiên cứu về di
dân cũng xác lập và áp dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp
định lượng, so sánh,… Việc này một lần nữa củng cố các phương pháp xã hội
học trong nghiên cứu ứng dụng. Các số liệu về di dân là những bằng chứng
không thể chối cãi để minh họa các hiện tượng di dân. Từ các số liệu đó, có thể
phân tích các hiện tượng xã hội liên quan một cách thuyết phục.
1.2.1.3. Tình hình nghiên cứu di dân trong nước
Các ghiên cứu về di dân nói chung ở Việt Nam được thực sự triển khai
tương đối muộn so với các nước khác. Cũng như các nước Châu Á khã, chỉ
những năm gần đây khi vấn đề di dân đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết để
đảm bảo sự phát triển bền vững, an sinh xã hội trong bối cảnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa thì các nghiên cứu về di dân mới được thực sự quan tâm và
tiến hành một cách nghiêm túc, khoa học. Mục tiêu của các nghiên cứu này
đều hướng tới việc tìm hiểu các loại hình di dân điển hình ở Việt Nam, lý giải
nguyên nhân dẫn đến di dân cũng như tác động của nó, đặc biệt là di dân nông
thôn – đô thị, từ đó, đưa ra những khuyến nghị, giải pháp di dân nhằm đảm
bảo xã hội phát triển bền vững, đảm bảo an toàn – an ninh xã hội.
30
Trong những năm vừa qua các nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực xã
hội học, dân số học và quản lý kinh tế đã có những công trình nghiên cứu, các
bài luận khoa học, tạp chí… về vấn đề di dân, tác động của di dân đến các
lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội tiêu biểu và có đóng góp to lớn trong việc
nghiên cứu di dân nói chung. Trong đó có các tác giả như Tương Lai, Đặng
Cảnh Khanh, Trịnh Duy Luận, Đặng Nguyên Anh, Hoàng Văn Chức, Trần
Hữu Quang, Nghiêm Xuân Đạt, Đồng Bá Hướng, Lê Bạch Dương, Thân Văn
Liên, Lê Đăng Giang, ..v..v.. Một số công trình nghiên cứu nổi bât như:
Đề tài “Di dân theo mùa vụ nông thôn – đô thị và các giải pháp” do Lê
Đăng Giảng chủ nhiệm đã làm rõ: di dân theo mùa vụ gần sát nghĩa với di
dân “con lắc” và di dân tạm thời; di dân theo mùa vụ diễn ra vào thời kỳ nông
nhàn, những thời điểm mà nông dân “không có việc làm”; nguyên nhân chính
dẫn đến di dân mùa vụ từ nông thôn đến đô thị là tìm kiếm việc làm, tăng thu
nhập. Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu hiện trạng của di dân mùa vụ từ nông
thôn – đô thị và chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực của loại hình di dân này
và đưa ra các khuyến nghị về quản lý di dân mùa vụ nông thôn – đô thị để hạn
chế các tác động tiêu cực của nó. Cụ thể, đề tài đã chỉ ra các tác động tiêu cực
của di dân mùa vụ nông thôn – đô thị bao gồm gây ra sự lộn xộn về trật tự xã
hội, gây ách tắc giao thông,… “tạo ra sức ép về mặt xã hội, an ninh của thành
phố”. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ khai thác chủ yếu khía cạnh tác động của di
dân mùa vụ nông thôn – đô thị đến đời sống xã hội (an ninh trật tự) của nơi
đến, chứ không tìm hiểu về tác động của loại hình di dân này đến đời sống xã
hội của nơi đi. Tuy nhiên, khái niệm di dân mùa vụ nông thôn – đô thị mà tác
giả làm rõ có ý nghĩa to lớn trong việc định hướng nghiên cứu, lựa chọn
khách thể nghiên cứu của đề tài này.
Đề tài “Kiểm soát dòng di dân nông thôn – đô thị trong quá trình đô thị
hóa ở Việt Nam” được thực hiện bởi Viện quy hoạch đô thị và nông thôn để
tìm ra một số giải pháp kiểm soát dòng người di dân nông thôn đến đô thị
hiện nay ở Việt Nam.
31
Đề tài “Di dân tự do nông thôn – đô thị với trật tự xã hội” do Đinh
Quang Hà thực hiện là một đề tài tiến sỹ được thực hiện năm 2014. Đề tài này
vận dụng quan điểm về di dân tự do nông thôn – đô thị có sự kết hợp giữa các
quan điểm của Lê Đăng Giảng và Đặng Nguyên Anh. Đề tài nghiên cứu các
nội dung chính về: thực trạng di dân tự do nông thôn – đô thị với trật tự xã hội
ở Hà Nội hiện nay; các vấn đề đặt ra từ thực trạng di dân tự do nông thôn – đô
thị với trật tự xã hội ở Hà Nội; và đưa ra các giải pháp cơ bản để khắc phục
các tác động tiêu cực của di dân tự do nông thôn – đô thị với trật tự xã hội ở
Hà Nội hiện nay. Các phát hiện chính của đề tài là: di dân tự do nông thôn –
đô thị ở Hà Nội đã diễn ra khá nhiều năm. Nó tạo ra sự gia tăng cơ học về số
dân sinh sống, làm ăn ở khu vực nội đô và góp phần gia tăng các vấn đề xã
hội tiêu cực ở khu vực này. Một trong những vấn đề xã hội tiêu cực của di
dân tự do nông thôn – đô thị là sự tác động đến việc giữ gìn trật tự xã hội Hà
Nội, chủ yếu khu vực nội đô trên các khía cạnh: tác động tiêu cực đến việc
quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, quản lý xã hội đô thị; góp phần làm gia tăng tính
phức tạp về tội phạm và các tệ nạn xã hội. Di dân tự do nông thôn – đô thị là
một trong những tác nhân làm gia tăng tính phức tạp của tình hình trật tự xã
hội ở Hà Nội. Các yếu tố hình thái di dân, độ tuổi, trình độ học vấn, giới tính,
việc làm của người di dân tự do chi phối đến tỷ lệ, tính chất, mức độ vi phạm
trật tự xã hội của họ khi làm ăn, sinh sống ở Hà Nội. Giải pháp cơ bản là quản
lý xã hội đô thị cần có cái nhìn cụ thể để có biện pháp quản lý cụ thể, mang
lại hiệu quả cao, tránh đi cái nhìn mang tính định kiến đối với người di dân.
Tác giả Đặng Nguyên Anh với công trình Di dân trong nước: Vận hội
và thách thức đối với công cuộc đổi mới và phát triển ở Việt Nam đã phân
tích các vấn đề: xu hướng và đặc điểm của di dân; những vấn đề nổi bật của di
dân trong nước; khuyến nghị các chính sách. Trong cuốn sách này, tác giả đã
làm rõ các khái niệm trong nghiên cứu về di dân; chỉ ra 3 hướng đi chủ yếu ở
trong nước vào những năm 90 thể kỷ XX và đã có những kết luận: “Các thành
phố lớn đã trở thành tâm điểm đến đầu tiên của các luồng di dân”, mục đích
32
của người di dân đến các thành phố lớn này là để “muốn tìm cơ hội cuộc sống
tốt đẹp hơn”, di dân còn được cho là “một chiến lược sinh kế cho đại đa số gia
đình ở nông thôn”. Trong công trình này, tác giả cũng đã nêu rõ các hệ quả
của di dân nông thôn – đô thị: lao động di dân là đối tượng ít được bảo vệ;
tiếp cận y tế và xã hội là vấn đề bức xúc nhất đối với người di dân; người di
dân là nữ giới chịu nhiều thiệt thòi, dễ bị xâm hại tình dục và bạo lực. Từ đó
tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị, trong đó có giải pháp quản lý người
di dân nông thôn – đô thị, để giúp họ có cuộc sống ổn định và giảm bớt những
vấn đề xã hội phức tạp ở đô thị mà di dân là tác nhân chủ yếu.
Cùng tác giả, Đặng Nguyên Anh xuất bản cuốn sách: “Chính sách di
dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi” đã tập
trung làm rõ các vấn đề di dân ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên như thực
trạng di dân, hiệu quả các chính sách di dân đối với cộng đồng và phát triển
kinh tế - xã hội ở miền núi, đưa ra các kiến nghị đổi mới chính sách di dân ở
miền núi Việt Nam. Công trình đã đưa ra một bức tranh khá tổng quát về một
không gian diễn ra di dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên và
hiện trạng di dân trong cộng đồng dân tộc thiểu số.
Trong bài viết: “Di dân con lắc và di dân mùa vụ trong giai đoạn phát
triển mới của đất nước”, tác giả Đặng Nguyên Anh đã trình bày rất rõ về hai
khái niệm di dân con lắc và di dân mùa vụ; đồng thời làm rõ hiện trạng di dân
mùa vụ, di dân khoảng cách gần. Trong bài viết này, tác giả một lần nữa
khẳng định lại quan điểm của mình: di dân trở thành một thành tố không thể
thiếu được trong đời sống nông thôn Việt Nam.
Tác giả Hà Thị Phương Tiến và Hà Quang Ngọc đã viết cuốn sách “Lao
động nữ di dân tự do nông thôn – đô thị” gồm các nội dung chính: Bối cảnh,
tình hình, lý do di dân vào các thành phố lớn và lý do di dân của lao động nữ
vào các thành phố; việc làm và đời sống của lao động nữ di dân tự do vào thành
phố; ảnh hưởng của lao động nữ di dân đối với các thành phố; dư luận xã hội
đối với lao động nữ di dân vào thành phố; xu hướng và giải pháp cho vấn đề
33
lao động nữ di dân vào thành phố. Qua các thông tin điều tra định lượng và
định tính, đặc biệt là phương pháp phỏng vấn sâu trên diện rộng, tác giả đã đưa
ra nhưng kết luận quan trọng như: lao động nữ có nguy cơ dễ gặp rủi ro và
nhiều khó khăn trong cuộc sống; họ dễ bị lôi kéo, dụ dỗ vào những công việc vi
phạm pháp luật; sự đổ dồn về thành phố kiếm sống đã tạo áp lực cho thành
phố, khiến thành phố rơi vào tình trạng quá tải về nhiều mặt như giao thông,
nhà ở, các dịch vụ y tế, giáo dục, môi trường, và gia tăng một số tệ nạn xã hội.
1.2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Theo Báo cáo Phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 huyện Cẩm Giàng
tỉnh Hải Dương và Báo cáo Phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2009 đến 2013
xã Cẩm Văn – huyện Cẩm Giàng – tỉnh Hải Dương.
Huyện Cẩm Giàng nằm ở phía tây- bắc tỉnh Hải Dương, phía bắc giáp
huyện Lương Tài (tỉnh Bắc Ninh); phía đông giáp huyện Nam Sách và TP.Hải
Dương; phía nam giáp huyện Bình Giang và huyện Gia Lộc; phía tây giáp
huyện Mỹ Hào (tỉnh Hưng Yên) và huyện Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh).
Huyện có diện tích 10.934,3 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 67,4%, đất
chuyên dùng 20%, đất ở 6,9% và đất chưa sử dụng 5,7%. Dân số toàn huyện
hơn 12 vạn người, trong đó người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 50%.
Cẩm Giàng là vùng đất cổ được hình thành sớm trong lịch sử làng xã
Việt Nam, thuộc trung tâm nền văn minh Châu thổ sông Hồng, nơi đây hiện
còn lưu giữ và bảo tồn nhiều di tích lịch sử- văn hóa và danh thắng. Trong số
1.098 di tích được kiểm kê đăng ký trong toàn tỉnh, Cẩm Giàng có 203 di tích
bao gồm đình, chùa, đền, nghè, văn miếu…trong đó có 16 di tích đã được xếp
hạng Quốc gia.
Cẩm Giàng có truyền thống văn hóa- giáo dục lâu đời với Văn Miếu
Mao Điền- Trường học, trường thi xứ Đông, chứng tích về một vùng quê hiếu
học. Đây cũng là quê hương của Đại danh y Tuệ Tĩnh - người đặt nền móng
xây dựng nền y học dân tộc nước nhà với tư tưởng “Nam dược trị Nam nhân”.
34
Xã Cẩm Văn:
Theo Báo cáo tình hình Kinh tế - chính trị - Văn hóa – Xã hội hàng
năm năm 2013 của xã: Nhìn chung, năm 2013 là năm gặp nhiều khó khăn
trong việc chỉ đạo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trên địa
bàn. Đó là, tình hình suy thoái của nền kinh tế trong nước và thế giới; thiên
tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp;
mức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa chưa cao, nhu cầu an sinh, phúc lợi xã hội
ngày càng cao trong khi nguồn lực còn hạn hẹp.v.v... Nhưng với sự chỉ đạo
của các cấp ủy, sự nỗ lực của chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ với các
đoàn thể và sự phấn đấu của toàn thể nhân dân. Năm 2013 các chỉ tiêu kinh
tế xã hội chủ yếu
Tổng giá trị thu nhập trên địa bàn năm 2013 là 120,6 tỷ đồng.
Về kinh tế: Giá trị sản xuất trên địa bàn là 106,3 tỷ, trong đó:
+ Giá trị nông nghiệp, thủy sản ước đạt 57,1 tỷ;
+ Giá trị tiểu thủ công nghiệp, xây dựng ước đạt 18,2 tỷ%;
+ Giá trị các ngành dịch vụ ước đạt 31 tỷ%;
Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp, thủy sản - Công nghiệp, xây dựng và
Thương mại, dịch vụ chuyển từ 59,5%-14,8%-25,7%. (năm 2012) sang
56,2%-16,2%-27,6%.
Giá trị thu nhập trên ha đất nông nghiệp bình quân đạt 102 triệu đồng.
Tổng thu Ngân sách xã: 3.161.870.869 đồng, đạt 74,19 % so với dự
toán huyện giao là 4.262.056.000 đồng;
Tổng thu nhập bình quân đầu người ước đạt 14,7 triệu đồng/người/năm.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,84%, so với năm 2012 giảm 1,95%.
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 0,9% (năm 2012 là 1,3).
Về Giao thông: Thực hiện chương trình hỗ trợ làm đường bê tông nông
thôn năm 2013, vận động 3 ngõ xóm huy động kinh phí làm được 299 m
đường với tổng kinh phí 347.389.000đ. Trong đó: nhân dân đóng góp
274.000.000đ, tỉnh hỗ trợ xi măng trị giá: 73.389.000đ. Tiến hành tuyên
35
truyền, thông báo, tổ chức giải tỏa lấn chiếm hành lang đường 5B. Xây dựng
kế hoạch, tiến hành đăng ký làm đường năm 2014 gồm: Đường băng két đê
Thái Bình từ chợ Văn Thai đi cống giáp Bắc Ninh, mở rộng mặt đường xóm
Trong từ quán gia đình ông Ngọ đến ngã 3 Trạm Nội (rộng 1m), mở rộng mặt
đường Trạm Ngoại từ ông Lừu đến ông Trọng (rộng 1m)
Công tác giáo dục: Năm học 2012-2013 tiếp tục triển khai các hoạt
động hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” gắn với cuộc vận động hai không và tổ chức các phong trào thi
đua: ''Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
Trường trung học cơ sở thực hiện duy trì công tác phổ cập, nền nếp , kỷ
cương được giữ vững, quy mô trường lớp ngày càng ổn định. Tỷ lệ thanh
thiếu niên từ 15-18 có bằng tốt nghiệp THCS đạt 93,74%. Trường có 34 cán
bộ, giáo viên, đủ về số lượng cũng như bộ môn, 100% thầy cô giáo đạt chuẩn
và trên chuẩn. Năm 2012- 2013 có 15 lớp với 449 học sinh. Tỷ lệ tuyển sinh
vào lớp 6 đạt 100%, học sinh đỗ tốt nghiệp Trung học cơ sở 98/100 em đạt
98%; Tỷ lệ lên lớp đạt 99,1%. Trong đó tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng đạt
94,6%. Học sinh đỗ vào PTTH là 80/90 em đạt 88.9%. Năm học 2012 – 2013
có 10 em được công nhân học sinh giỏi huyện, 3 em học sinh giỏi cấp tỉnh; 3
thầy cô đạt chiến sỹ thi đua cấp cơ sở; 2 thầy cô được huyện khen về công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi. Các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, thực hiện
nếp sống văn minh vẫn giữ vững, hoạt động ngoài giờ lên lớp có nhiều tiến
bộ, cơ sở vật chất được tăng cường.
Trường Tiểu học có 100% cán bộ giáo viên chuẩn và trên chuẩn, có
27/35 trình độ đại học.; Tổng số học sinh: 488/22 lớp; Kết quả 2 mặt giáo dục
học kỳ 1: 100% học sinh thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của học sinh tiểu học;
Đảm bảo chất lượng đại trà, học sinh giỏi cấp trường: 247/488 em đạt 50,6%,
học sinh tiên tiến 189/488 em đạt 38,7%; đội tuyển Aerobic đạt giải 3 cấp
huyện; học sinh giỏi cấp tỉnh: 02 em, học sinh giỏi cấp huyện:19 em. Trường
được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học mức 2, duy trì tốt 5 tiêu
36
chuẩn trường chuẩn Quốc gia mức độ 1 được UBND tỉnh công nhận trường
đạt chuẩn Quốc gia sau 5 năm.
Trường Mầm non có 30 cán bộ, giáo viên và nhân viên đều nhiệt tình và
có tinh thần trách nhiệm trong công việc, sáng tạo, linh hoạt trong công tác,
chăm sóc trẻ. Số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn là 100 %. Có 14 nhóm lớp
433/732 cháu được huy động ra lớp, trong đó các cháu trẻ nhà trẻ 90/386 cháu,
đạt 23,3%; cháu mẫu giáo: 343/346 cháu đạt 99,1%, 100% trẻ 5 tuổi đến trường
học 2 buổi trên ngày, đủ 9 tháng trong năm học theo chương trình GDMN.
Trường đã làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ và nuôi dưỡng: Phối hợp với
trạm y tế xã khám sức khỏe cho 433/433 cháu. Hoàn thiện các tiêu trí và tiếp tục
phấn đấu giữ vững danh hiệu trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia sau 5 năm.
Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, thực hiện tốt việc khuyến học,
khuyến tài, kịp thời động viên tuyên dương khen thưởng các thầy, cô giáo và
các em học sinh có nhiều thành tích xuất sắc trong giảng dạy và học tập
Công tác y tế: Kiện toàn BCĐ phòng chống dịch và xây dựng kế hoạch
phòng chống dịch ngay từ đầu năm. Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, thuốc
men, nhân lực và sẵn sàng đối phó khi có dịch. Năm 2013 không có dịch lớn
xảy ra trên địa bàn xã, có 09 trường hợp mắc tay chân miệng thể nhẹ mang
tính chất tản mát.
Công tác tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ được phát trên hệ thống đài
truyền thanh xã: 61 bài; Số lần phát: 515 lần; Đảm bảo an toàn tuyệt đối trong
tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ trẻ được tiêm đủ các loại vacxin đạt 78,1%. Số trẻ
trong độ tuổi tiêm chủng: 160 cháu;
Chương trình: Tâm thần kinh; Lao; Sốt rét; Bướu cổ; Mắt hột; Da liễu;
HIV/AIDS đảm bảo hoàn thành và vượt chỉ tiêu trên giao.
* Phối hợp với 3 nhà trường khám sức khoẻ cho 1.367 học sinh:
Ngoài ra, phối hợp với trung tâm y tế huyện, các đoàn khám chuyên
khoa khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho các cụ là thành viên Hội Người cao
tuổi và nhân dân trong xã. Xã vẫn giữ vững danh hiệu chuẩn Quốc gia về ytế.
37
Dân số, gia đình và trẻ em: Ban DS-KHHGĐ xây dựng kế hoạch hoạt
động, duy trì nền nếp giao ban vào ngày 26 hàng tháng để triển khai và cung
cấp các phương tiện tránh thai đến đối tượng, cập nhật thông tin về biến động
dân số, truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản -
KHHGĐ, tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ, làm mẹ an
toàn. Công tác phòng chống suy dinh dưỡng: hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em
dưới 5 tuổi xuống 2% (Từ 15,2% năm 2012 xuống còn 13,2%).
Công tác văn hoá - xã hội
Thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở
khu dân cư, toàn xã có số hộ đạt gia đình văn hoá 1.315/1.499 hộ đăng ký (đạt
87,7%), số hộ đạt “Gia đình văn hóa 3 thế hệ” là 72/91 hộ đăng ký (đạt 79%).
Duy trì các hoạt động lễ hội truyền thống tại Di tích lịch sử Đền Bia; đình,
chùa thôn Văn Thai; đình Trạm Nội, tổ chức đúc chuông chùa Văn Thai.
Thành lập 2 địa chỉ tin cậy phòng chống bạo lực gia đình. Bình xét 5
gia đình tiêu biểu để tỉnh huyện tặng bằng khen nhân ngày gia đình Việt Nam.
Đài truyền thanh, làm tốt công tác phát thanh, tiếp sóng đài tỉnh, huyện,
trung ương, tập trung tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của nhà nước. Duy trì tốt hoạt động của 5 câu lạc bộ phòng
chống bạo lực gia đình. Tổ chức giải bóng đá mini cho các cháu thiếu niên và
một số lĩnh vực hoạt động thể thao khác.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định,
hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân, động viên quân nhân dự bị, huấn luyện xây
dựng lực lượng dân quân đạt kế hoạch được giao.
Với những đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội như trên, địa bàn nghiên
cứu là một trong những địa phương của tỉnh Hải Dương nói chung và huyện
Cẩm Giàng nói riêng nổi bật về tình hình di dân nông thôn – đô thị.
38
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG DI DÂN MÙA VỤ NÔNG THÔN – ĐÔ THỊ
Ở XÃ CẨM VĂN – HUYỆN CẨM GIÀNG –
TỈNH HẢI DƢƠNG
2.1. Thực trạng di dân mùa vụ nông thôn đô thị xã Cẩm Văn,
huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng
2.1.1. Đặc điểm quy hoạch dân cư nông thôn Hải Dương
Sau hơn 20 năm đổi mới, bộ mặt nông thôn của cả nước nói chung, tỉnh
Hải Dương nói riêng từng ngày biến đổi và phát triển. Hàng loạt các công
trình công cộng, dịch vụ thương mại, các công trình nhà ở cao tầng của nhân
dân đã và đang được đầu tư và xây dựng. Nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp đã được hình thành và phát triển ở các vùng nông thôn.
Hệ thống đường giao thông nông thôn được nâng cấp, cải tạo đáp ứng nhu
cầu giao thông cho xe cơ giới. Hệ thống kênh tiêu, trạm bơm đã đáp ứng được
tiêu thoát nước về mùa mưa. Nhiều xã đã có hệ thống cấp nước sạch tập
trung; hệ thống thông tin, truyền hình; phương tiện xe máy đã có ở hầu hết
các hộ gia đình. Nhìn chung cấu trúc không gian cảnh quan kiến trúc nông
thôn biến đổi mạnh.
Bên cạnh những thành qủa đã đạt được, sự nghiệp phát triển nông
nghiệp và nông thôn tỉnh Hải Dương vẫn còn nhiều tồn tại. Trước hết trong
quản lý xây dựng và phát triển nông thôn: Các công trình công cộng ở nhiều
địa phương bố trí phân tán, xen kẽ trong các điểm dân cư không hình thành
không gian trung tâm tập trung. Các khu dân cư mới bố trí phân tán, bám dọc
theo các trục đường giao thông. Các công trình nhà ở với kiến trúc đa dạng và
pha tạp, không phù hợp với môi trường, văn hoá ở nông thôn. Sản xuất tiểu
thủ công nghiệp, chăn nuôi nhỏ vẫn còn lẫn với khu dân cư gây ô nhiễm môi
trường. Hệ thống cơ sở hạ tầng tuy đã được đầu tư, nâng cấp, nhưng vẫn còn
nhiều yếu kém; đường giao thông còn hẹp, khúc khuỷu chưa đảm bảo an toàn
cho giao thông cơ giới. Nhiều hộ dân ở nông thôn vẫn chưa được sử dụng
39
nước sạch; hệ thống cống, rãnh thoát nước ít được quan tâm đầu tư xây dựng
trong khi hệ thống ao hồ ở nhiều nơi bị san lấp. Các nghĩa trang nhân dân bố
trí rải rác, xen lẫn trong các khu sản xuất, gần khu dân cư. Đa số các xã chưa
có bãi rác tập trung. Có những tồn tại trên một phần là do chưa có quy hoạch
xây dựng được duyệt làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý quy hoạch, quản lý
trật tự xây dựng nên việc phát triển các điểm dân cư mới, các công trình công
cộng, công trình sản xuất, dịch vụ thương mại mang tính tự phát là điều
đương nhiên. Hơn nữa, nhận thức của cộng đồng về công tác quy hoạch xây
dựng điểm dân cư nông thôn còn hạn chế, do vậy các công trình xây dựng
được triển khai mang tính cục bộ, hiệu quả thấp. Trước những thực tế tồn tại
nêu trên Trung tâm Quy hoạch đô thị và nông thôn thuộc Sở Xây dựng tỉnh
Hải Dương đề xuất, được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt và đã thực hiện
thành công đề tài "Nghiên cứu xây dựng mô hình mẫu quy hoạch xây dựng
điểm dân cư nông thôn tỉnh Hải Dương".
Mô hình mẫu quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn tỉnh Hải
Dương được nghiên cứu, xây dựng dựa trên cơ sở thực trạng quy hoạch xây
dựng của các điểm dân cư nông thôn và dựa vào các văn bản pháp lý hướng
dẫn về quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn như: Nghị định số
08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của chính phủ về Quy hoạch xây dựng;
Quy chuẩn xây dựng Việt nam - Quy hoạch xây dựng (QCXDVN 01:
2008/BXD) ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03
tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây Dựng về việc ban hành ''Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về quy hoạch xây dựng''; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày
16/4/2009 của Chính phủ ban hành kèm theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới; Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2007 của Bộ Xây dựng
về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng; v.v...
Đề tài đã vận dụng xây dựng được tiêu chí quy hoạch xây dựng điểm dân cư
nông thôn phù hợp với hiện trạng các vùng sinh thái khác nhau trên địa bàn
tỉnh Hải Dương:
40
- Tiêu chí chung của đề tài: Xác định về thời hạn quy hoạch đến năm
2020; ranh giới quy hoạch theo địa giới hành chính của xã. Nội dung quy
hoạch về mạng lưới điểm dân cư gồm: mạng lưới các điểm dân cư; hệ thống
các công trình hạ tầng giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, nghĩa trang, nghĩa
địa, bãi rác; hệ thống các công trình văn hoá, công cộng ở các thôn; hệ thống
các công trình sản xuất như khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khu chăn nuôi
giết mổ tập trung... Quy hoạch xây dựng trung tâm xã gồm: hệ thống các công
trình hành chính, công cộng gồm: công trình hành chính, văn hoá, giáo dục, y
tế...; hệ thống các công trình dịch vụ thương mại như chợ, khu dịch vụ, bưu
điện, ngân hàng; hệ thống các công trình hạ tầng: Giao thông, cấp điện, cấp
thoát nước khu trung tâm.
- Tiêu chí riêng: Đối với các loại hình điểm dân cư nông thôn trong tỉnh
khác nhau, ngoài tiêu chí chung còn phải căn cứ cụ thể về tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên, chỉ tiêu diện tích các công trình công cộng, thương mại, dịch vụ và nhà
ở; tiêu chí tiêu chuẩn sử dụng điện, cấp thoát nước...làm cơ sở để tính toán
quy mô dân số, đất đai, hệ thống hạ tầng kỹ thuật... như quy hoạch loại hình
xã có làng nghề phải có quy hoạch 01 khu vực sản xuất làng nghề, đảm bảo
có không gian sản xuất tập trung; có không gian giao dịch quảng bá và giới
thiệu sản phẩm và kho tập kết hàng hoá, bãi phế liệu; có hệ thống cấp điện,
cấp thoát nước và xử lý nước thải cho sản xuất (đối với hoạt động sản xuất
cần nước). Đối với xã có di tích lịch sử, kiến trúc cảnh quan phải có quy
hoạch khu di tích lịch sử, kiến trúc cảnh quan. Xã phát triển chăn nuôi trồng
trọt quy hoạch xây dựng một khu vực chuồng trại hoặc một khu vực chế biến
nông sản.v.v...
Căn cứ vào tiêu chí quy hoạch đã được xây dựng, Trung tâm Quy
hoạch đô thị và nông thôn đã hoàn thành quy hoạch mẫu điểm dân cư nông
thôn đến năm 2020 tại 10 xã đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau của
tỉnh đã được UBND các huyện phê duyệt để áp dụng trong công tác quản lý
quy hoạch và xây dựng, gồm các xã:
TÁC ĐỘNG CỦA DI CƢ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ ĐẾN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN XÃ.pdf
TÁC ĐỘNG CỦA DI CƢ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ ĐẾN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN XÃ.pdf
TÁC ĐỘNG CỦA DI CƢ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ ĐẾN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN XÃ.pdf

More Related Content

Similar to TÁC ĐỘNG CỦA DI CƢ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ ĐẾN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN XÃ.pdf

Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.docQuản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Sinh Kế Bền Vững Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Huyện Ngọc Hồi - ...
Sinh Kế Bền Vững Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Huyện Ngọc Hồi - ...Sinh Kế Bền Vững Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Huyện Ngọc Hồi - ...
Sinh Kế Bền Vững Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Huyện Ngọc Hồi - ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Huyện Ngọc Hồi, t...
Sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Huyện Ngọc Hồi, t...Sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Huyện Ngọc Hồi, t...
Sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Huyện Ngọc Hồi, t...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh K...
Luận Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh K...Luận Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh K...
Luận Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh K...sividocz
 
Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Quận Sơn Trà Thành phố Đà N...
Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Quận Sơn Trà Thành phố Đà N...Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Quận Sơn Trà Thành phố Đà N...
Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Quận Sơn Trà Thành phố Đà N...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.doc
Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.docPhát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.doc
Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 

Similar to TÁC ĐỘNG CỦA DI CƢ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ ĐẾN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN XÃ.pdf (20)

Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAYLuận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
 
Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.docQuản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.doc
 
Chính sách đối với người có công tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách đối với người có công tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng NgãiChính sách đối với người có công tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách đối với người có công tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Thực hiện chính sách an sinh xã hội quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Thực hiện chính sách an sinh xã hội quận Ngũ Hành SơnLuận văn: Thực hiện chính sách an sinh xã hội quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Thực hiện chính sách an sinh xã hội quận Ngũ Hành Sơn
 
Sinh Kế Bền Vững Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Huyện Ngọc Hồi - ...
Sinh Kế Bền Vững Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Huyện Ngọc Hồi - ...Sinh Kế Bền Vững Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Huyện Ngọc Hồi - ...
Sinh Kế Bền Vững Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Huyện Ngọc Hồi - ...
 
Sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Huyện Ngọc Hồi, t...
Sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Huyện Ngọc Hồi, t...Sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Huyện Ngọc Hồi, t...
Sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Huyện Ngọc Hồi, t...
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh K...
Luận Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh K...Luận Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh K...
Luận Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh K...
 
Luan van thac si kinh te (21)
Luan van thac si kinh te (21)Luan van thac si kinh te (21)
Luan van thac si kinh te (21)
 
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới về văn hóa, xã hội
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới về văn hóa, xã hộiLuận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới về văn hóa, xã hội
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới về văn hóa, xã hội
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...
 
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá ở Hà NộiĐề tài: Việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng N...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng N...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng N...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng N...
 
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải ChâuĐảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
 
Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Quận Sơn Trà Thành phố Đà N...
Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Quận Sơn Trà Thành phố Đà N...Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Quận Sơn Trà Thành phố Đà N...
Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Quận Sơn Trà Thành phố Đà N...
 
Một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu sô...
Một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu sô...Một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu sô...
Một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu sô...
 
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đLuận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
 
Luận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt Nam
Luận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt NamLuận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt Nam
Luận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt Nam
 
Những Giải Pháp Giảm Nghèo Ở Huyện Ia Pa, Tỉnh Gia Lai.doc
Những Giải Pháp Giảm Nghèo Ở Huyện Ia Pa, Tỉnh Gia Lai.docNhững Giải Pháp Giảm Nghèo Ở Huyện Ia Pa, Tỉnh Gia Lai.doc
Những Giải Pháp Giảm Nghèo Ở Huyện Ia Pa, Tỉnh Gia Lai.doc
 
Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.doc
Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.docPhát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.doc
Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.doc
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfNuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfNuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdfNuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfNuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (19)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

TÁC ĐỘNG CỦA DI CƢ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ ĐẾN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN XÃ.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------*-------------- NGUYỄN THỊ KIM ANH TÁC ĐỘNG CỦA DI CƢ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ ĐẾN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN XÃ CẨM VĂN - CẨM GIÀNG - HẢI DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI - 2014
  • 2. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Di dân (migration) không phải là một hiện tượng mới mẻ trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của bất cứ quốc gia nào. Trong lịch sử Việt Nam đã chứng kiến nhiều cuộc di dân lớn nhỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ việc khai hoang lấn biển, mở mang bờ cõi từ thời đầu dựng nước, cho đến các cuộc di dân có tổ chức với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước. Và đây luôn là mối quan tâm nghiên cứu của nghiều ngành khoa học xã hội cả ở trong và ngoài nước. Đặc biệt kể từ năm 1986, tại kì họp Quốc hội lần thứ VI, chính phủ đã chính thức đề ra chính sách Đổi mới nhằm phát triển đất nước theo định hướng kinh tế thị trường. Chính sách Đổi mới đã góp phần giải phóng lực lượng lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như biến đổi xã hội ở quy mô lớn. Ảnh hưởng lớn từ chính sách này đến di dân là không hề nhỏ, một là nó tạo điều kiện cho người lao động tách mình khỏi những ràng buộc của cơ chế bao cấp, và gò bó trong môi trường hợp tác xã. Người lao động được tự do hơn trong lựa chọn công việc và nơi làm việc cho mình. Thứ hai, chính sách Đổi mới nhằm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã mở ra một con đường, một kỷ nguyên phát triển mới cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là các thành phần kinh tế tư nhân, ngoài nhà nước mở rộng quy mô sản xuất, từ đó nhu cầu sử dụng lao động tăng, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân. Hai tác động này cộng hưởng đã tạo ra một luồng di dân lớn từ nông thôn đến đô thị của người dân nông thôn nhằm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập và điều kiện sống. Rõ ràng, sự thay đổi này tất yếu dù ít hay nhiều đều có những tác động nhất định đến đời sống người di dân và gia đình người di dân nói riêng và đời sống nông thôn nói chung. Vậy tác động cụ thể của di dân nông thôn – đô thị theo mùa vụ đến đời sống gia đình nông thôn như thế nào? Đã có không ít những nhà nghiên cứu quan tâm và tiến hành nghiên cứu về vấn đề di dân cũng như tác động của nó
  • 3. 2 đến đời sống kinh tế - xã hội, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu đều ở quy mô lớn và mang tính tổng quát, chung chung. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về tác động của di dân nông thôn – đô thị đến đời sống gia đình nông thôn với trường hợp cụ thể là ở xã Cẩm Văn – Cẩm Giàng – Hải Dương. Đây là một địa bàn có nhiều biến đổi về đời sống kinh tế - văn hóa, trong đó di dân từ nông thôn đến đô thị cũng là một vấn đề được người dân và các cấp chính quyền nơi đây quan tâm. Vì những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Tác động của di cư mùa vụ nông thôn - đô thị đến đời sống gia đình nông thôn” (Nghiên cứu trường hợp xã Cẩm Văn – Cẩm Giàng – Hải Dương để đóng góp một bằng chứng cụ thể, chi tiết và bổ sung cho các nghiên cứu vĩ mô trước đó. Đồng thời chỉ ra thực trạng vấn đề di dân mùa vụ nông thôn – đô thị và tác động của nó đến đời sống gia đình nông thôn không chỉ cho người dân mà còn cho các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương có những nhìn nhận và giải pháp quản lý tốt hơn vấn đề này. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2.1 Ý nghĩa khoa học Đề tài này tiếp cận những kiến thức của xã hội học, trong đó vận dụng những lý thuyết cụ thể như lý thuyết hút – đẩy của Everetts Lee và lý thuyết phân tích mạng lưới xã hội để giải thích hiện tượng di cư mùa vụ nông thôn – đô thị; giúp bổ sung và làm rõ thêm hệ khái niệm của xã hội học và đặc biệt là các khái niệm liên quan đến di cư và gia đình. Từ đó góp phần chứng minh các lý thuyết này. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn áp dụng những phương pháp nghiên cứu xã hội học bao gồm các phương pháp thu thập thông tin định lượng và định tính để có những bằng chứng khoa học chứng minh cho các giả thuyết nghiên cứu đưa ra. Với những áp dụng này, luận văn có ý nghĩa khoa học sâu sắc. 2.2 Ý nghĩa thực tiễn Đề tài mô tả và phân tích một hiện tượng xã hội đang được quan tâm là di cư mùa vụ nông thôn – đô thị tại một địa bàn nghiên cứu cụ thể là xã Cẩm
  • 4. 3 Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Từ đó chỉ ra thực trạng và các tác động của di cư mùa vụ đối với đời sống gia đình nông thôn để hướng tới đưa ra các khuyến nghị về quản lý di cư tại nông thôn. Đề tài còn giúp người nghiên cứu vận dụng được những kiến thức, kỹ năng, phương pháp trong xã hội học để triển khai một vấn đề cụ thể và có thêm kinh nghiệm trong nghiên cứu xã hội học. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nhằm tìm hiểu những đặc trưng di dân mùa vụ nông thôn – đô thị và tác động của nó đến đời sống kinh tế - xã hội của các gia đình nông thôn trên một địa bàn nghiên cứu là xã Cẩm Văn – huyện Cẩm Giàng – tỉnh Hải Dương. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp, khuyến nghị cho vấn đề di dân cũng như quản lý di dân mùa vụ nông thôn – đô thị ngày nay đối với các cấp chính quyền địa phương. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các đặc trưng của người di dân và hộ gia đình có người di dân mùa vụ nông thôn – đô thị, đặc biệt là các đặc trưng về nhân khẩu học; - Tìm hiểu tác động của di dân mùa vụ nông thôn – đô thị đến đời sống vật chất (kinh tế) của gia đình nông thôn; - Tìm hiểu tác động của di dân mùa vụ nông thôn – đô thị đến đời sống tinh thần, sức khỏe của gia đình nông thôn. 4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tác động của di dân mùa vụ nông thôn – đô thị đến đời sống của người dân nông thôn. 4.2. Khách thể nghiên cứu - Người di dân - Hộ gia đình của người di dân - Cơ quan chức năng tại địa phương
  • 5. 4 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian thực hiện: 15/01/2013 – 15/11/2013 - Địa điểm: thôn Hoành Lộc, thôn Văn Thai, thôn Đức Chính – xã Cẩm Văn – huyện Cẩm Giàng – tỉnh Hải Dương. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng di dân mùa vụ nông thôn – đô thị ở xã Cẩm Văn – huyện Cẩm Giàng – tỉnh Hải Dương đang diễn ra như thế nào? - Di dân mùa vụ nông thôn – đô thị có tác động như thế nào đến đời sống kinh tế, đời sống văn hóa, giáo dục, tinh thần, xã họi và chính trị của các gia đình ở xã Cẩm Văn – huyện Cẩm Giàng – tinh Hải Dương? 6. Giả thuyết nghiên cứu - Chính sách đổi mới kinh tế tạo điều kiện cho thị trường lao động mở rộng, khuyến khích người dân nông thôn di dân ra đô thị. - Di dân mùa vụ nông thôn – đô thị có tác động đến đời sống kinh tế, vật chất của người di dân và gia đình có người di dân ở nông thôn. - Di dân mùa vụ nông thôn – đô thị góp phần thay đổi đời sống văn hóa, giáo dục, văn hóa, tinh thần, xã hội và chính trị của người di dân và gia đình. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phân tích tài liệu Thực chất của việc phân tích tài liệu là phân tích, bóc tách các thông tin có sẵn trong tài liệu, trên cơ sở đó rút ra các thông tin cần thiết nhằm đáp ứng những mục tiêu của đề tài. Trong đề tài này, chúng tôi phân tích một số tài liệu chủ yếu sau: - Các tài liệu luật pháp liên quan đến vấn đề di dân; - Các tài liệu, văn bản về tình hình kinh tế - xã hội xã Cẩm Văn – Cẩm Giàng – Hải Dương; - Các nghiên cứu trong nước về vấn đề di dân; - Các nghiên cứu nước ngoài về vấn đề di dân.
  • 6. 5 7.2. Phương pháp chọn mẫu Quy trình chọn mẫu của cuộc điều tra tuân thủ theo phương pháp luận về chọn mẫu thống nhất. Sử dụng phương pháp chọn mẫu mạng lưới (mô hình quả bóng tuyết hay chuỗi liên tiếp hoặc chọn mẫu theo uy tín/ danh tiếng) và chọn mẫu có chủ đích. Phương pháp chọn mẫu mạng lưới (mô hình quả bóng tuyết): được chấp nhận sử dụng cho một vài trường hợp đặc biệt như các thành viên của một dân số đặc biệt khó tiếp cận. Bắt đầu phỏng vấn từ một hoặc một vài người, sau đó dựa trên cơ sở mạng lưới quan hệ quen biết của họ để đề nghị giới thiệu đến những người tiếp theo và tiếp tục triển khai phỏng vấn. Tiếp tục triển khai phỏng vấn cho đến khi đủ số lượng 300 mẫu. Phương pháp chọn mẫu có chủ đích: Là phương pháp chọn các trường hợp gia đình có người di dân mùa vụ từ nông thôn đến đô thị, và những người di dân này nhằm mục đích làm ăn kinh tế, không phải vì mục đích học tập (sinh viên). Phương pháp này không dựa trên một bản danh sách có sẵn về các gia đình di dân và lựa chọn ngẫu nhiên từ bản danh sách đó, do việc quản lý nhân khẩu và quản lý số liệu về số lượng người di dân mùa vụ trên thực tế là một việc làm khó khăn và độ chính xác không cao. Do đó, phương pháp này cũng không cho biết rằng mẫu được lấy có đại diện cho toàn dân số của xã hay không. 7.3. Phỏng vấn bằng bảng hỏi Là phương pháp định lượng, chúng tôi sử dụng một bảng hỏi đã được chuẩn hoá, bao gồm câu hỏi và các câu thu thập thông tin từ người trả lời. Trong cuộc nghiên cứu này, chúng tôi thu về được 300 bảng hỏi hợp lệ và được xử lý qua chương trình SPSS. 7.4. Phỏng vấn sâu Là dạng phỏng vấn trong đó người ta xác định sơ bộ những vấn đề cần thu thập thông tin, người phỏng vấn chủ động trong cách dẫn dắt, cách sắp xếp câu hỏi, cách thức đặt câu hỏi nhằm thu được thông tin mong muốn. Mục tiêu là tìm hiểu sâu về vấn đề nghiên cứu.
  • 7. 6 Trong đề tài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc với 10 cuộc phỏng vấn sâu: 03 phỏng vấn cán bộ chính quyền địa phương, 07 phỏng vấn người dân. Đây là một phương pháp thu thập thông tin cần thiết và hữu ích cho đề tài này vì có một số chỉ báo về nguyên nhân và giải pháp không thể thực hiện được trên phiếu trưng cầu ý kiến. Mặt khác, phỏng vấn sâu còn giúp cho người nghiên cứu phát hiện ra những vấn đề mà phỏng vấn bằng bảng hỏi chưa lường hết, và kiểm định lại thông tin trong bảng hỏi có trung thực hay không. 7.5. Phân tích thống kê SPSS SPSS là một phần mềm thống kê được ứng dụng rộng rãi trong xử lý và phân tích thông tin định lượng cho các nghiên cứu xã hội học. Trong luận văn này, chúng tôi xử dụng SPSS để phân tích mô tả thực trạng di dân mùa vụ nông thôn – đô thị và ý kiến của người tham gia nghiên cứu về tác động của di dân mùa vụ đến đời sống gia đình nông thôn tại xã Cẩm Văn – huyện Cẩm Giàng – tỉnh Hải Dương. Bên cạnh đó, luận văn cũng phân tích tương quan để xem xét xem liệu các biến số về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân của người di dân… có dẫn đến sự khác biệt về sự tác động (nếu có) không?
  • 8. 7 8. Khung lý thuyết Đề tài xác định các biến số như sau:  Biến số phụ thuộc: Đời sống gia đình nông thôn - Đời sống kinh tế - Đời sống tinh thần - Đời sống giáo dục - Đời sống y tế - Đời sống chính trị  Biến số độc lập: Tình trạng di dân - Thực trạng di dân ở xã Cẩm Văn – huyện Cẩm Giàng – tỉnh Hải Dương - Đặc trưng nhân khẩu của người di dân: độ tuổi, giới tính, học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, vị thế trong gia đình, thời gian di dân, thu nhập Chính sách Kinh tế - Xã hội của Nhà nước Thị trường lao động Đặc trưng của gia đình và người di cư Di cư mùa vụ nông thôn – đô thị Tác động: - Đời sống kinh tế - Đời sống tinh thần - Đời sống giáo dục - Đời sống y tế - Đời sống chính trị Quá trình đô thị hóa
  • 9. 8 - Đặc trưng của gia đình người di dân: Quy mô gia đình, số thế hệ, số nhân khẩu phụ thuộc, thu nhập, nghề nghiệp, tổng số người di dân trong gia đình.  Biến số can thiệp - Điều kiện KT – XH địa phương - Thị trường lao động
  • 10. 9 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Di dân Di dân hay di cư là hai khái niệm được sử dụng rộng rãi diện nay không chỉ trong nước mà còn trên phạm vi quốc tế. Năm 1958, Liên hợp quốc đưa ra khái niệm về di dân là sự di chuyển dân cư trong không gian giữa một đơn vị hành chính này đến một đơn vị hành chính khác, kèm theo sự thay đổi về chỗ ở thường xuyên trong khoảng cách di dân xác định. Năm 1973, Liên hợp quốc đưa ra hai khái niệm di dân dài hạn và di dân ngắn hạn. Trong đó, di dân dài hạn là người di dân đến nơi ở mới từ 12 tháng trở lên. Di dân ngắn hạn là người di dân đến nơi ở mới dưới 12 tháng.[Trích 5, tr.9-10] Ở Việt Nam, trong từng bối cảnh lịch sử và điều kiện kinh tế - xã hội, việc một nhóm dân cư di chuyển từ nơi này đến nơi khác được gọi với những tên cụ thể khác nhau. Trong chiến tranh hoặc khi có thiên tai xảy ra, người dân thay đổi chỗ ở đến một nơi khác an toàn hơn, khi đó hiện tượng này được gọi là “tản cư” và người dân thực hiện việc “tản cư” được gọi là “dân tản cư”. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều khu dân cư nằm trong khu vực quy hoạch để xây dựng các công trình công cộng (đường, trường học, khu hành chính, thủy điện…) hoặc các khu công nghiệp, người đân ở những khu vực này được đền bù và chuyển nơi ở đến một nơi mới gọi là “di dân tái định cư. Ở Việt Nam có nhiều dân tộc, tộc người có văn hóa và truyền thống sản xuất thường xuyên thay đổi chỗ ở để tìm khu vực canh tác mới gọi là “du canh, du cư”. Ở Miền Bắc, trong những năm 60 thế kỷ XX, người dân vùng đồng bằng di chuyển lên khi vực trung du, miền núi gọi là “dân đi khai hoang”. Sau năm 1975, với chính sách di dân và phát triển kinh tế, người dân từ đô thị, đồng bằng di chuyển tới miền núi để phát triển kinh tế miền núi được gọi là “di dân đi vùng kinh tế mới”.
  • 11. 10 Tại Mục 7, Điều 1, Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, số 06/2003/PL-UBTVQH11, ngày 09 tháng 01 năm 2003 khái niệm di dân là “sự di chuyển dân số từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ địa phương này sang địa phương khác”. Theo quan niệm của Đặng Nguyên Anh: di dân theo nghĩa rộng là sự chuyên dịch bất kỳ của con người trong không gian và thời gian nhất định, kèm theo thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn; di dân theo nghĩa hẹp là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập nơi cư trú mới, trong một khoảng thời gian nhất định [6, tr.36] Hoàng Văn Chức có khái niệm: di cư có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là hiện tượng di chuyển để mưu sinh của bầy đoàn khi chuyển mùa, nghĩa thứ hai là hiện tượng người dân dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác để sinh sống, nghĩa thứ hai được hiểu đồng nghĩa với di dân. Theo đó, nên sử dụng thuật ngữ di dân, bởi lẽ di dân “dùng để chỉ về sự thay đổi nơi cư trú từ nơi này đến nơi khác của cả con người và động vật”; và khi sử dụng thuật ngữ di dân phải kèm theo các từ chỉ người như “người di dân” [5, tr.11-12] Theo quan điểm của người viết, di cư và di dân là hai thuật ngữ có thể được sử dụng song song hoặc được sử dụng tùy theo ý đồ người viết cũng như hoàn cảnh, không gian và thời gian của từng nghiên cứu. Trong luận văn này, thuật ngữ chính được người viết sử dụng là “di dân”, tuy nhiên cũng có sử dụng thuật ngữ “di cư” song song trong trường hợp trích dẫn hoặc truyền tải quan điểm của một tác giả khác. Tổng hợp các quan điểm, khái niệm khác nhau về di dân, tác giả nhận thấy về cơ bản di dân là một hiện tượng kinh tế - xã hội khách quan, mang tính phổ biến của xã hội loài người, có những đặc điểm chung về con người, thời gian và không gian. Như vậy, trong luận văn này, di dân được hiểu là: “một khái niệm chỉ trạng thái chuyển dịch dân số từ nơi này sang nơi khác, từ một đơn vị lãnh thổ hành chính này sang đơn vị lãnh thổ hành chính khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác, có kèm theo sự thay đổi về nơi cư
  • 12. 11 trú một cách tạm thời hay vĩnh viễn, thời gian di dân tùy theo mục đích di dân của người di dân.” Như đã đề cập ở trên, hai yếu tố chính trong khái niệm “di dân” là thời gian di dân và không gian. Không gian của di dân là nơi đi – nơi đến. Thời gian của di dân là thời điểm và quãng thời gian diễn ra sự di dân. Quy mô của không gian và thời gian di dân tùy thuộc vào từng loại hình di dân trong đó có các yếu tố tác động như sự quản lý của chính quyền địa phương nơi đi và nơi đến; mục đích di dân của người đi cư; điều kiện kinh tế - xã hội của nơi đi và nơi đến… 1.1.1.2. Di dân mùa vụ nông thôn – đô thị Các loại hình di dân được phân loại dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như tính chất di dân, đặc trưng di dân, theo không gian và thời gian di dân. Theo tính chất di dân có di dân tự nguyện và di dân bắt buộc. Về đặc trưng, có di dân có tổ chức và di dân tự do (di dân có tổ chức, di dân tự phát). Theo không gian, có di dân nội vùng và ngoại vùng, di dân nội tỉnh và ngoại tỉnh, di dân quốc gia và quốc tế, di dân nông thôn – đô thị, di dân đô thị - nông thôn… Theo thời gian có di dân tạm thời, di dân mùa vụ, di dân con lắc,... Trong luận văn này, hình thức di dân được nghiên cứu có sự kết hợp giữa hai yếu tố không gian và thời gian: di dân mùa vụ nông thôn – đô thị. Di dân mùa vụ, là hình thái di dân theo công việc, theo “mùa, vụ”; vào thời gian nông nhàn, một số người dân nông thôn di dân ra thành phố để kiếm việc làm, đến thời điểm cấy cày, người dân lại trở về nông thôn để làm việc; hoặc di dân theo mùa lễ hội, du lịch. Nơi đi là nông thôn và nơi đến là đô thị. Thời gian ở đô thị khoảng từ 1 đến 3 tháng. Ngoài ra, trong luận văn, tác giả cũng lồng ghép khái niệm di dân mùa vụ với di dân tạm thời và di dân con lắc. Di dân tạm thời là hình thái di dân của người dân khu vực nông thôn đến một khu vực của đô thị định cư trong thời gian ngắn, sau đó chuyển đến chỗ ở khác hoặc trở về nơi ở cũ. Người di dân không có ý định hoặc chưa có ý định định cư lâu dài ở thành phố mà có xu hướng trở về quê sau một thời gian làm ăn, sinh sống ở đô thị. Thời gian tạm trú ở thành phố khoảng từ 6 đến 12 tháng.
  • 13. 12 Di dân con lắc là hình thái di dân luân chuyển giữa nông thôn và đô thị khá ổn định về không gian, thời gian; loại hình di dân có thời hạn liên quan đến việc làm hoặc lý do khác đòi hỏi người di dân phải ngủ qua đêm ở đô thị, được lặp đi lặp lại và không nhất thiết phải thay đổi nơi cư trú chính thức [2, tr.40 -45] Do loại hình di dân nông thôn – đô thị có sự đan xen và có thể là hình thái đặc biệt của nhau. Di dân mùa vụ có thể được xem là trường hợp đặc biệt của di dân tạm thời. Về hình thức, di dân con lắc cơ bản giống như di dân mùa vụ, song có sự khác nhau về hướng di chuyển và diễn ra đều đặn hơn ở các tháng trong năm. Di dân mùa vụ có thể được xem như là một hình thái đặc thù của di dân con lắc, diễn ra theo chu kỳ rõ rệt hơn về thời gian [2, tr.40-45]. Như vậy, điểm khác biệt cơ bản giữa di dân tạm thời, mùa vụ và con lắc là ở quy mô về quãng thời gian, chu kỳ di dân từ nông thôn đến đô thị. Với sự đan xen đó, trong luận văn này, tác giả sẽ hướng đến các khách thể với các hình thái di dân đan xen giữa di dân mùa vụ, di dân tạm thời và di dân con lắc để đảm bảo tính đa dạng và bao trùm của luận văn. 1.1.1.3. Gia đình Gia đình là một khái niệm được nhiều ngành khoa học xã hội quan tâm. Có nhiều khái niệm khác nhau về gia đình, đến nay rất khó để tìm được một khái niệm chung về gia đình. Tuy nhiên đứng ở góc nhìn xã hội học, gia đình được hiểu như sau: Theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của luật này [25]. Như vậy về mặt luật pháp, ở nước ta chỉ công nhận những cặp vợ chồng có đăng ký kết hôn chính thức. Điều này hoàn toàn đúng đắng với một định nghĩa về khái niệm gia đình dưới góc độ hoa khọc pháp lý và đạo lý, là cơ sở thực tiễn để quản lý nhà nước về gia đình, nhưng
  • 14. 13 rõ ràng, nó lại chưa đầy đủ cơ sở thực tiễn về mặt xã hội học, không bao quát được thực trạng của nhiều hình thức gia đình khác, những hình thức gia đình có thể bị coi là “bất hợp pháp” nhưng vẫn tồn tại trong xã hội. Gia đình là một nhóm xã hội. Khi nói gia đình là một nhóm xã hội thì điều đó có nghĩa là trong gia đình phải có tối thiểu là hai người, Khi một người cô độc, khi những thành viên khác trong gia đình không còn nữa, lúc đó người duy nhất còn lại cũng không còn có cuộc sống gia đình. Về phương diện này, sự tồn tại của gia đình chính là sự tồn tại của các mối quan hệ gia đình. Người cô độc không còn các mối quan hệ gia đình, họ cũng không còn gia đình. Sự khác biệt giữa nhóm gia đình và các nhóm xã hội khác là ở chỗ, sự liên kết giữa các thành viên trong gia đình với nhau thường chặt chẽ hơn nhiều so với các nhóm xã hội khác như nhóm bạn bè, nhóm sở thích, nhóm đồng nghiệp… Nếu các nhóm xã hội khác thường liên kết với nhau theo tính cơ cấu chức năng, tức là quan hệ theo chiều rộng của không gian xã hội giữa người này với người khác, thì nhóm gia đình còn quan hệ với nhau theo tính lịch đại, tức là quan hệ theo chiều dọc của huyết thống giữa những người có chung gốc gác tổ tiên, ông bà [Trích Gia đình học, Tr. 55 – 56] Gia đình còn được coi là một “tổ chức xã hội” cơ bản và tự nhiên nhất trong các nhóm xã hội. Người ta có thể thay đổi các nhóm bạn, thay đổi nghề nghiệp và nhóm đồng nghiệp nhiều lần trong cuộc đời nhưng không dễ gì thay đổi cho mình vào một nhóm gia đình khác. Thêm nữa, việc trở thành thành viên của một gia đình có ý nghĩa lớn hơn rất nhiều so với việc được liên kết đơn giản với những cá nhân khác. Là một thành viên trong gia đình cũng đồng nghĩa với việc được sự thừa nhận những quyền lợi và nghĩa vụ về mặt pháp lý và văn hóa. Những quyền lợi và nghĩa vụ này được quy định rõ trong bộ luật của mỗi quốc gia, cũng như trong những phong tục tập quán và truyền thống dân tộc… Khi đã coi gia đình là một nhóm xã hội thì điều đó cũng có nghĩa rằng nhóm gia đình phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản nhất của một nhóm xã hội. Những nguyên tắc này dựa trên vị thế, vai trò cũng với
  • 15. 14 nghĩa vụ, bổn phận, trách nhiệm của mỗi thành viên gia đình trong gia đình. [Gia đình học. tr.57] Gia đình là một thiết chế xã hội. Theo Hoàng Bá Thịnh, Xã hội học đại cương [11, tr.202]. Thiết chế gia đình là hệ thống quy định ổn định và tiêu chuẩn hóa tính giao và sự truyền chủng của con người. Hình thức phổ biến nhất của nó là chế độ một vợ - một chồng sống chung với con cái trong gia đình. Nằm trong thiết chế này là các thiết chế phụ thuộc như đính hôn, hôn nhân, nuôi dưỡng trẻ em, quan hệ thân tộc… Các chức năng của thiết chế gia đình gồm có: Điều chỉnh hành vi tình dục và giới; Duy trì sự tái sinh sản các thành viên trong gia đình từ thế hệ này sang thế hệ khác; Chăm sóc và bảo vệ trẻ em (sơ sinh và thiếu niên); Xã hội hóa trẻ em; Gắn vai trò và thiết lập vị thế đã được thừa kế từ gia đình; Đảm bảo cung cấp kinh tế gia đình để gia đình như là một đơn vị tiêu dùng và đơn vị sản xuất. Theo tác giả Nguyễn Đình Tấn, Gia đình với tư cách là tế bào xã hội đã tồn tại từ lâu trong sự phát triển của lịch sử. Cơ sở của nó là mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và thân tộc. Theo quan niệm chung nhất, gia đình là một nhóm xã hội nhỏ đặc thù, có đặc trưng cơ bản là được thiết lập trên cơ sở của hôn nhân mà từ đó hình thành các quan hệ huyết thống ruột thịt giữa các thành viên. [11, tr.17] Trong đề tài này, chúng tôi kết hợp khái niệm về gia đình của các tác giả trên, đặc biệt là theo quan điểm của tác giả Nguyễn Đình Tấn, để xem xét gia đình người di dân ở nông thôn là một nhóm xã hội, xem xét mối quan hệ giữa người di dân và các thành viên khác trong gia đình và tác động của họ đến các mặt trong đời sống gia đình. 1.1.1.4. Đời sống gia đình nông thôn: Đời sống kinh tế, đời sống văn hóa, đời sống xã hội, đời sống chính trị Khác với cách hiểu thông thường về “đời sống” như là cuộc sống thường ngày, “đời sống” ở đây là nguyên tắc và chuẩn mực để đánh giá mọi hiện tượng văn hoá. Là cội nguồn cho triết học của Schopenhauer, Nietzsche,
  • 16. 15 cho xã hội học của Max Weber (1864 – 1920), một trong những ông tổ của xã hội học hiện đại, tâm phân học của Sigmund Freud cho đến triết học sinh thái của Hans Jonas và “lý thuyết phê phán” của trường phái Frankfurt... Theo Nietzsche và Spengler: “Đời sống” với các tính chất trái ngược: tăng cường sức sống hoặc suy đồi, hưng thịnh hoặc suy tàn, trẻ trung hoặc già cỗi, năng động hoặc trì trệ trở thành những kích thước để phê phán văn hoá. “Đời sống” trở thành điểm quy chiếu. “Đời sống” là cái toàn thể, bao hàm cả văn hoá lẫn văn minh, bởi cả hai đều chỉ là những biểu hiện khác nhau trong quá trình dị biệt hoá của “đời sống”. Điều quan trọng là, chỉ từ nền tảng ấy, thuật ngữ văn hoá và văn minh mới được sử dụng một cách khách quan và trung lập về giá trị, nghĩa là, chúng được giải thoát khỏi vai trò làm thước đo cho phê phán văn hoá. Thật thế, khác với Kant hay Humboldt trước đây, Nietzsche không cần đồng nhất mình với văn hoá, trái lại, đã có một thế đứng mới để có thể nhìn văn hoá và văn minh bằng con mắt lạnh lùng và khách quan. Có thể nói không ngoa rằng chỉ từ khi việc phê phán văn hoá chuyển hướng sang “đời sống”, thì nguyện vọng xây dựng các môn khoa học xã hội và nhân văn (gọi chung là “các khoa học văn hoá”) một cách khách quan, trung lập về giá trị (value-free) theo tinh thần của Max Weber, mới có thể thực hiện được. Cần lưu ý thêm rằng ở đây, “đời sống” cũng không đồng nghĩa với “văn hoá”, cho dù văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng, bao hàm cả “văn hoá” (tinh thần) theo nghĩa hẹp và văn minh. Văn hoá, hiểu rộng như toàn bộ thế giới cuộc sống của con người, vẫn nằm bên dưới thẩm quyền cao hơn là “đời sống”, vì xét đến cùng, văn hoá, theo nghĩa rộng, vẫn chỉ là một hình thái biểu hiện đặc thù của đời sống nói chung: đặc thù trong những điều kiện và hoàn cảnh sống của con người. Thông thường, khi nói đến đời sống, người ta thường chia làm hai loại là “đời sống vật chất” và “đời sống tinh thần”. Trong luận văn này, tác giả đã phân tích “đời sống gia đình nông thôn” ở các khía cạnh sau:
  • 17. 16 - Đời sống kinh tế: trong đó luận văn sẽ nhấn mạnh vào các yếu tố cụ thể của đời sống kinh tế như thu nhập chung của gia đình, các điều kiện về nhà ở, các trang thiết bị, nội thất - Đời sống tinh thần: đời sống tinh thần gia đình nông thôn được thể hiện qua sự tham gia của họ trong các hoạt động văn hóa, trong gia đình, địa bàn sinh sống và xã hội như: thời gian nghỉ ngơi, các hình thức giải trí, lễ hội, du lịch… - Đời sống giáo dục: ở luận văn này chúng tôi xét đến hình thức giáo dục chính thức, tức là hình thức giáo dục thông qua hệ thống trường lớp công hoặc tư nhân. Đời sống giáo dục của gia đình nông thôn xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương sẽ được xem xét ở khía cạnh như trình độ học vấn và mức độ đầu tư cho giáo dục của con cái. - Đời sống y tế: Đời sống y tế của gia đình nông thôn được xem xét qua việc khám sức khỏe định kỳ và chăm sóc sức khỏe cho con cái. - Đời sống chính trị: Trong luận văn này đời sống chính trị của gia đình người di dân ở nông thôn được thể hiện qua sự tham gia của người di dân và gia đình người di dân vào các quá trình ra quyết định của chính quyền địa phương, các cuộc họp tại thôn, xã, bầu cử và đóng góp ý kiến trong các cuộc lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương. 1.1.2. Lý thuyết 1.1.2.1. Lý thuyết hút – đẩy của Everetts Lee (1966). Trong lịch sử nghiên cứu về di dân, có nhiều lý thuyết được xây dựng và lập luận để giải thích hiện tượng này. Một trong những lý thuyết được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu di dân là lý thuyết “hút – đẩy” của Everetts Lee. Theo đó, Lee lập luận rằng về cơ bản di dân được dựa trên 4 nhóm nhân tố: i) các nhân tố liên quan đến nơi đi (nơi ở gốc); ii) các yếu tố liên quan đến nơi đến; iii) các trở ngại di dân; và, iv) các nhân tố thuộc về người di dân. Cả nơi đến và nơi đi đều có những đặc điểm thuận lợi hoặc khó khăn về các mặt, các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên để người di dân
  • 18. 17 cân nhắc như thu nhập, việc làm, nhà ở, phúc lợi xã hội, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, địa hình, khí hậu,… Lực hút tại các vùng dân chuyển đến gồm: đất đai, tài nguyên, khí hậu, môi trường sống thuận lợi, cơ hội sống thuận lợi, dễ kiếm việc làm, thu nhập cao, có triển vọng cải thiện đời sống; môi trường văn hóa – xã hội tốt. Lực đẩy tại các vùng đân chuyển đi : điều kiện sống khó khăn, khó kiếm việc làm, thiên tai, dịch bệnh; đất canh tác ít, không có vốn để chuyển đổi ngành nghề đảm bảo cuộc sống; nơi ở cũ bị giải tỏa, di dời; tác động của các chính sách điều chuyển lao động;… [trích theo 1, tr.47]. Thông thường, các điều kiện khó khăn về các lĩnh vực như trên ở nơi đi (nơi ở gốc) được coi là nhân tố “đẩy” chủ yếu của việc xuất cư, trong khi đó những điều kiện thuận lợi hơn ở nơi đến lại là nhân tố “hút” quan trọng nhất của việc nhập cư. Ngoài ra, khoảng cách địa lý và các chi phí vật chất và chi phí tinh thần như chi phí vận chuyển cũng là một yếu tố quan trọng luôn được cân nhắc trong các quyết định di dân. Yếu tố cuối cùng nhưng cũng vô cùng quan trọng được các nhà nghiên cứu gọi là “tính chọn lọc di dân” (migration selective). Yếu tố này phụ thuộc vào những phẩm chất cá nhân của từng người. Do đó, có thể nói lý thuyết hút đẩy của Lee có tính ứng dụng rộng rãi cho cả các nghiên cứu vĩ mô và vi mô về di dân. Như vậy, có thể xem nguyên nhân dẫn đến di dân: Nơi đi và nơi đến – cả nơi đi và nơi đến đều có lực hút và lực đẩy (vĩ mô), các yếu tố can thiệp (vi mô) vào các yếu tố cá nhân (trung mô). Các yếu tố tiêu cực tác động như là lực đẩy, còn các yếu tố tích cực là lực hút. [10] Việc vận dụng lý thuyết của Lee trong đề tài nghiên cứu này nhằm làm rõ các nội dung chủ yếu sau: - Phân tích các động lực di dân mùa vụ nông thôn – đô thị, trong đó các tập trung phân tích các động lực về kinh tế và quỹ đất nông nghiệp, xem xét xem liệu động lực kinh tế có phải là động lực chính trong các quyết định di dân hay không.
  • 19. 18 - Làm rõ các điều kiện lao động, việc làm, điều kiện sống ở khu vực nông thôn (nơi đi) để tìm hiểu các yếu tố lực đẩy của di dân. Ngược lại, phân tích các điều kiện sống, lao động, việc làm ở nơi đến để làm rõ các yếu tố lực hút của di dân mùa vụ nông thôn – đô thị. - Khi phân tích các điều kiện lao động, việc làm và điều kiện sống ở nơi đi và nơi đến, sẽ chú trọng vào các điều kiện thuận lợi ở nơi đến và những khó khăn, hạn chế ở nơi đi. Đồng thời, xem xét xem các điều kiện này có được cải thiện hơn không. 1.1.2.2. Lý thuyết phân tích mạng lưới xã hội (Social Network Analysis Theory) Mạng lưới xã hội là một cách tiếp cận chuyên sâu để lý giải vấn đề di dân thông qua việc phân tích các vấn đề về mạng lưới xã hội. Thuật ngữ mạng lưới xã hội đã và đang được các nhà khoa học nghiên cứu, vận dụng trong xem xét hiện thực xã hội, mỗi nhà khoa học có đưa ra những quan điểm tương đồng và khác nhau về thuật ngữ này. Lê Ngọc Hùng quan niệm, mạng lưới xã hội là phức hợp các mối quan hệ của các cá nhân trong các nhóm, tổ chức, cộng đồng. Các mạng lưới xã hội bao gồm các quan hệ đan chéo chằng chịt từ quan hệ gia điình, thân tộc, bạn bè, láng giềng, cho tới các quan hệ trong tổ chức, đoàn thể, tầng lớp, hiệp hội, đảng phái, nghề nghiệp… [7, tr.67 – 75]. Hoàng Bá Thịnh lại cho rằng mạng lưới xã hội gồm toàn bộ các quan hệ xã hội của các cá nhân và các thành viên của nhóm;… mạng lưới xã hội không có ranh giới rõ ràng; là một phần quan trọng của cơ cấu xã hội [13, tr.214]. Theo Phạm Xuân mạng lưới xã hội là tổng thể các quan hệ xã hội của cá nhân trong nhóm xã hội, tổ chức xã hội, cộng đồng xã hội; nó đa dạng, đan cài vào nhau từ gia đình đến xã hội [14, tr.51]. Lê Minh Tiến cho rằng, mạng lưới xã hội là tập hợp các mối quan hệ giữa các actor mang nhiều nội dung khác nhau từ sự tương trợ, trao đổi thông tin cho đến trao đổi dịch vụ [8, tr.51] Như vậy, mặc dù có một số điểm khác nhau, nhưng về cơ bản các quan niệm về mạng lưới xã hội thống nhất ở các nội dung chính: mạng lưới xã hội
  • 20. 19 gắn với con người, chỉ sự tương tác quan hệ giữa các cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm xã hội, nhóm xã hội với nhóm xã hội; mối quan hệ này phức hợp, đa dạng, đan cài vào nhau và rất khó để phân định ranh giới. Trong khái niệm cơ bản của hệ thống xã hội (Social system) có hai khái niệm là cấu trúc xã hội (social structure) và mạng lưới xã hội (social network), trong đó cấu trúc xã hội là lát cắt theo chiều dọc, còn mạng lưới xã hội là lát cắt theo chiều ngang. Mạng lưới xã hội của mỗi cá nhân không giống nhau mà phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa dân tộc và nhóm, năng lực họa động thực tiễn của họ. Trong cùng một môi trường xã hội mà mỗi người xác lập phạm vi, tính chất mạng lưới quan hệ xã hội khác nhau. Mạng lưới xã hội có vai trò quan trọng đối với mỗi con người và xã hội. Với cá nhân, mạng lưới xã hội tạo môi trường để mỗi người học hỏi xã hội, qua đó hoàn thiện con người xã hội; thông qua mạng lưới xã hội, các cá nhân khẳng định cái “tôi xã hội”, tạo ra sự ảnh hưởng và xác lập quyền lực, uy quyền xã hội trong nhóm xã hội và cộng đồng xã hội. Một số nhà xã hội học cho rằng mạng lưới xã hội gắn liền với “vốn xã hội”, vốn xã hội ở trong mạng lưới xã hội và mạng lưới xã hội là thành tố của vốn xã hội. Do đó, vốn xã hội là nguồn lực nằm trong mạng lưới xã hội, các cá nhân có thể sử dụng vốn xã hội là mạng lưới xã hội để tạo dựng sự thăng tiến xã hội, tìm kiếm lợi ích, đảm bảo cuộc sống cho mình, gia đình và nhóm xã hội. Quá trình công nghiệp hóa nền kinh tế thị trường, xu thế toàn cầu hóa với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cá nhân mở rộng mạng lưới xã hội cũng như làm phong phú hơn vốn xã hội của mình, phát huy vốn xã hội tốt hơn. Với xã hội, mạng lưới xã hội tạo ra đoàn kết xã hội, sự thống nhất hành vi trong các nhóm xã hội. Chứng minh cho điều này, đã có một số nhà xã hội học đã đưa ra những luận điểm, khái niệm, lý thuyết liên quan dựa trên mối quan tâm về cách tiếp cận mạng lưới. Một trong số đó là tác giả E. Durkheim theo thuyết cấu trúc – chức năng với khái niệm đoàn kết xã hội bao gồm đoàn
  • 21. 20 kết cơ học và đoàn kết hữu cơ. Phân công lao động giản đơn và phức tạp tạo nên kiểu quan hệ xã hội giữa các cá nhân và theo đó hình thành đoàn kết cơ học và đoàn kết hữu cơ; và mạng lưới quan hệ chức năng đặc trưng cho đoàn kết hữu cơ. Trong các tác phẩm của C.Mác, Ph. Ăng ghen bàn thảo nhiều về con người và quan hệ xã hội của con người. Có thể khái quát nội dung cơ bản của Mác, Ăng ghen về con người: Một là, con người là tổng hòa các quan hệ xã hội; là một điển hình xã hội. Hai là, con người và các quan hệ xã hội của họ làm nên xã hội, do đó phân tích con người phải bắt đầu từ các hoạt động đời sống của họ. Ba là, con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của hoàn cảnh. Bốn là, trong xã hội mỗi con người có một chức năng xã hội nhất định. Vận dụng trong đề tài nghiên cứu tác động của di dân mùa vụ nông thôn đô thị đến đời sống gia đình nông thôn cho phép tìm hiểu các mối quan hệ xã hội của người di dân, trong đó có các quan hệ ở nơi đi và nơi đến để phân tích nguyên nhân di dân, các quan hệ xã hội đó có ảnh hưởng thế nào đến lao động, việc làm của người di dân. Mạng lưới xã hội của người di dân có tạo điều kiện thuận lợi hay gây ra những trở ngại gì cho người di dân trong việc tìm kiếm việc làm, đời sống sinh hoạt cá nhân của họ không? Ngược lại, di dân có tác động trở lại thế nào đối với quan hệ xã hội ở nơi đến và nơi đi, trong đó chú trọng đến quan hệ gia đìng, dòng tộc và làng xóm. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.2.1.1. Một số đặc trưng cơ bản của di dân mùa vụ nông thôn – đô thị Việt Nam Lịch sử di dân ở Việt Nam được chứng kiến nhiều cuộc di dân với các đặc trưng khác nhau qua từng thời kỳ. Trước năm 1975, trên miền Bắc, chúng ta đã thực hiện chủ chương đưa dân cư từ các tỉnh đồng bằng lên các tỉnh miền núi, điều chỉnh số dân từ các địa phương có mật độ dân số cao đến các địa phương có mật độ dân số thấp. Sau năm 1975, Việt Nam tiếp tục thực
  • 22. 21 hiện chủ trương di dân kinh tế mới, đưa một bộ phân dân cư từ khu vực đô thị, đồng bằng miền Nam, ở một số tỉnh thành miền Bắc đến các tỉnh Tây Nguyên, đồng bằng song Cửu Long . Về tổng thể, chủ yếu các luồng di dân là di dân theo kế hoạch, theo chính sách của Đảng và Nhà nước. Các chủ trương, chính sách này nhằm bố trí lại dân cư đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Song song với di dân có tổ chức thì di dân tự do đã là một hiện tượng xã hội mang tính phổ biến với quy mô, mức độ, tính chất ở mỗi giai đoạn, mỗi địa phương khác nhau. Di dân tự do diễn ra trong nôi tỉnh, nội vùng, trong phạm vi quốc gia và quốc tế, di dân nông thôn – đô thị… Những thập kỷ gần đây, khi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ và quá trình đô thị hóa cũng được đẩy mạnh thì di dân tự do nông thôn – đô thị theo đó cũng phát triển về quy mô, mức độ và tính chất. Về quy mô, theo kết quả điều tra từ Cuộc Tổng điều tra dân số năm 1999 cho thấy xu hướng dài hạn trong di dân ở Việt Nam (trong khoảng thời gian 5 năm cho đến trước thời điểm điều tra). Trong thời gian từ 1994 - 1999, trong tổng số hơn 4,5 triệu người từ 5 tuổi trở lên di chuyển, thì 50,2% đến các đô thị, 49,8% về vùng nông thôn. Trong tổng số 50,2% chuyển đến các đô thị thì 24,6% từ nông thôn, 23,9% từ đô thị và 1,7% là không xác định Trong khi di dân vào đô thị chiếm ưu thế thì di dân từ đô thị về nông thôn chỉ chiếm 10,9% tổng số người chuyển cư. Nhờ phát triển công nghiệp, dịch vụ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, vùng Đông Nam Bộ có quy mô di dân vào đô thị lớn nhất cả nước (1058,8 nghìn người) và quy mô di dân nông thôn – đô thị cũng lớn nhất cả nước (475 nghìn người, chiếm 44,9% tổng số người di dân vào đô thị của vùng). Đồng bằng Sông Hồng có quy mô di dân vào đô thị lớn thứ hai (429,5 nghìn người), trong đó luồng di dân từ nông thôn là 170,5 nghìn người (chiếm 39,7%). Ở các vùng còn lại, số người di dân từ nông thôn vào đô thị chiếm hơn ½ tổng số nhập cư vào đô thị (đặc biệt là ở Tây Nguyên và Đồng bằng song Cửu Long).
  • 23. 22 Luồng di dân nông thôn – đô thị chiếm ưu thế so với các luồng di dân khác và là nguồn tăng dân số đô thị trong suốt giai đoạn 1994 -1999. Những người di dân từ nông thôn lên đô thị gặp nhiều khó khăn trong việc thích ứng, hội nhập với cuộc sống đô thị, đặc biệt là trong việc tìm kiếm nơi ở, việc làm, tiếp cận các dịch vụ xã hội. Họ phải đương đầu với việc thay đổi nghề nghiệp từ khu vực nông – lâm – ngư sang công nghiệp và dịch vụ. Trong điều kiện cụ thể của nước ta thì dòng di dân nông thôn vào đô thị còn gây ra nhiều sự quan ngại do sức ép lớn lên, trong khi môi trường đô thị vốn đã không đáp ứng tốt nhu cầu hiện tại của đô thị. Năm 2009, nước ta tiến hành Tổng Điều tra dân số. Kết quả Tổng Điều tra dân số, nhà ở Việt Nam năm 2009 [25] đã đưa ra một số kết luận tổng quan về vấn đề di dân như: Nhìn chung dân số di dân giữa các tỉnh có xu hướng ngày càng tăng về cả số lượng và tốc độ tăng, từ 1,3 triệu người năm 1989 lên 2 triệu người năm 1999 và tăng lên 3,4 triệu người năm 2009. Tỷ trọng dân di dân này trong tổng dân số tăng từ 2,5% năm 1989 lên 2,9% năm 1999 và lên 4,3% năm 2009. Trong khi tỷ lệ tăng hàng năm của dân không di dân giảm từ 2,4% trong giai đoạn 1989-1999 xuống 1,1% trong giai đoạn 1999-2009, tỷ lệ tăng hàng năm của dân di dân giữa các huyện tăng từ 0,6% lên 4,2% và tỷ lệ này trong nhóm dân di dân giữa các tỉnh tăng từ 4,0% lên 5,4%. Một dự báo dân số đơn giản cho thấy, tất cả các dòng di dân sẽ tăng lên và cụ thể là dòng dân di dân giữa các tỉnh sẽ tăng lên gần 6 triệu người, chiếm 6,4% tổng dân số vào năm 2019. Hiện tượng “nữ hóa di dân”. Số liệu Tổng điều tra cho thấy nữ giới chiếm trên một nửa số dân di dân ở hầu hết các nhóm dân di dân. Hơn nữa, tỷ lệ nữ trong nhóm dân di dân tăng, trong khi tỷ lệ này trong nhóm không di dân lại giảm qua ba thập kỷ gần đây. Nữ giới cũng có xu hướng di dân nhiều hơn ở các cấp hành chính thấp hơn (chẳng hạn di dân giữa các xã nhiều hơn di dân giữa các tỉnh).
  • 24. 23 Số liệu Tổng điều tra 2009 cho thấy đa số dân di dân, đặc biệt là di dân liên tỉnh, là những người trẻ, tập trung trong nhóm từ 15 đến 29 tuổi. Dân di dân giữa các tỉnh có độ tuổi trẻ nhất với tuổi trung vị là 24 tuổi; di dân giữa các huyện và di dân trong huyện nhiều tuổi hơn một chút và tuổi trung vị tương ứng của hai nhóm này là 25 và 26 tuổi. Trái lại, người không di dân có tuổi trung vị là 30 tuổi. So sánh cấu trúc tuổi của người di dân và không di dân qua 3 cuộc tổng điều tra dân số cho thấy dân di dân, đặc biệt là nhóm phụ nữ di dân, ngày càng trẻ hơn trong khi dân số không di dân ngày càng già hơn. Tuổi trung vị của nhóm phụ nữ di dân giảm từ 25 tuổi theo số liệu Tổng điều tra năm 1989 xuống 24 tuổi ở năm 1999 và xuống tiếp còn 23 tuổi ở năm 2009. Trong khi đó, tuổi trung vị của phụ nữ không di dân tăng mạnh từ 25 tuổi theo số liệu Tổng điều tra năm 1989 lên 28 tuổi năm 1999 và lên tiếp tới 31 tuổi năm 2009. Các luồng di dân khác nhau giữa các vùng địa lý và các tỉnh: Vùng Đông Nam Bộ là vùng nhập cư chủ yếu trong giai đoạn 1994-1999 và tốc độ nhập cư đến vùng này tăng nhanh hơn trong giai đoạn 2004-2009. Ngược lại, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nơi xuất cư chủ yếu trong giai đoạn 1994-1999 và tốc độ xuất cư khỏi các vùng này cũng tăng nhanh hơn trong giai đoạn 2004-2009. Tổng điều tra năm 2009 cho thấy dân nhập cư chiếm tới trên 10% tổng số dân ở một số tỉnh; đặc biệt, trên một phần ba số dân của tỉnh Bình Dương là người nhập cư. Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng một triệu người và Bình Dương có khoảng nửa triệu người nhập cư thuần (số dân nhập cư trừ số dân xuất cư). Ngược lại, ở nhiều tỉnh, dân nhập cư chỉ chiếm dưới 1% số dân của các tỉnh đó và ở một số tỉnh dân số xuất cư nhiều hơn nhập cư. Số liệu TĐT dân số và nhà ở cho thấy dân không di dân sống ở đô thị có nhiều lợi thế hơn dân không di dân sống ở nông thôn: dân không di dân sống ở đô thị được đào tạo cao hơn, mức sống cao hơn, tỷ lệ người lớn đã hoàn thành bậc tiểu học cao hơn, tỷ lệ sử dụng nguồn nước sạch và hố xí hợp
  • 25. 24 vệ sinh cao hơn. Các kết quả cũng cho thấy dân di dân từ nông thôn ra đô thị có nhiều lợi thế hơn dân không di dân sống ở nông thôn và đôi khi hơn cả dân không di dân sống ở đô thị. Một mặt, các kết quả TĐT cho thấy chất lượng sống của dân di dân từ nông thôn ra đô thị có những cải thiện đáng kể sau di dân do điều kiện sống ở khu vực đô thị cao hơn hẳn khu vực nông thôn. Mặt khác, các kết quả trên phần nào bị ảnh hưởng bởi tính chọn lọc của dân di dân: dân di dân từ nông thôn ra đô thị là những người khá giả hơn và có trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật cao hơn những người không di dân ở nông thôn nơi họ ra đi. Tính chọn lọc của di dân này góp phần làm gia tăng khoảng cách giữa nông thôn và đô thị thông qua di dân. Số liệu điều tra dân số cho thấy tỷ lệ đang học tiểu học và trung học cơ sở của trẻ em trong độ tuổi đến trường này ở nhóm trẻ em di dân thấp hơn đáng kể so với nhóm trẻ em không di dân. Khác biệt rõ ràng và lớn nhất được tìm thấy trong nhóm trẻ em di dân giữa các tỉnh. Dân di dân đã và đang tăng nhanh và chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng dân số. Các cơ quan bộ ngành ở trung ương và địa phương khi xây dựng các kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở trung ương và địa phương cần quan tâm nhiều hơn đến số lượng và đặc điểm dân di dân. Mặt khác, các chiến lược nhằm giúp cải thiện cuộc sống và phát triển nhân lực dành cho người dân di dân cần phải được lồng ghép vào tất cả các chính sách, kể cả các kế hoạch phân bổ ngân sách có liên quan. Số liệu từ TĐT cho thấy xu hướng rõ ràng về hiện tượng "nữ hóa di dân”. Tính dễ bị tổn thương và sự thiệt thòi của nữ di dân cho thấy cần những chính sách về di dân cần tính tới khía cạnh giới để không bỏ quên nhóm dễ bị tổn thương. Để giảm sự cách biệt về điều kiện sống giữa nơi đi và nơi đến của dân di dân, các chính sách phát triển quốc gia và phát triển vùng cần phát huy tối đa những lợi ích do di dân mang lại và giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi và những khó khăn mà người dân nơi đi phải đối mặt. Các nghiên cứu cho thấy
  • 26. 25 người di dân có đóng góp cho nơi đi thông qua tiền họ gửi về; tuy nhiên, các bằng chứng hiện có cho thấy những khoản gửi về này chủ yếu được sử dụng cho mục đích tiêu dùng hơn là sử dụng cho phát triển kinh tế ở nơi đi. Mặt khác cũng cần chú ý rằng hình thái dân số già hóa đã quan sát được trong nhóm di dân và không di dân ở nơi đến: Nơi đến nhận được nhiều lao động trẻ thông qua di dân trong khi nơi đi phải đối mặt với già hóa dân số và những hệ quả của nó như gia tăng tỷ lệ phụ thuộc, tăng hỗ trợ an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người già. Vì vậy, việc phân bổ ngân sách quốc gia cho các tỉnh cần tính đến các yếu tố này nhằm giảm bớt sự cách biệt giữa nông thôn và đô thị, giữa nơi đi và nơi đến. Cần phải cân nhắc việc sửa đổi các chính sách giáo dục để tạo cơ hội đến trường bình đẳng cho trẻ em di dân và không di dân. Tương tự, các chính sách tiếp cận đến các dịch vụ xã hội khác cần được chỉnh sửa để dỡ bỏ các rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của người di dân tại nơi đến. Số liệu TĐT dân số và nhà ở không bao gồm hoặc không cho phép xác định được người di dân tạm thời hay ngắn hạn, và do đó các kết quả phân tích số liệu TĐT bị thiên lệch về nhóm người di dân ổn định lâu dài. Người di dân tạm thời, di dân mùa vụ hay di dân con lắc thực tế gặp nhiều khó khăn và dễ bị tổn thương hơn, đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng đắn về chính sách. Vì vậy, cần phải có thêm thông tin về dân số di dân ở Việt Nam, đặc biệt là dân số di dân tạm thời. Như vậy, có thể nhìn một cách tổng quan tình hình di dân nói chung và di dân nông thôn – đô thị ở Việt Nam nói riêng đều tăng nhanh cả về quy mô, tốc độ và có sự thay đổi/ khác nhau về tính chất giữa các vùng miền. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội của đô thị không nhanh và tương ứng với tốc độ tăng dân số di dân từ nông thôn đến đô thị đã dẫn đến một số tác động tiêu cực về mặt xã hội không chỉ cho các đô thị (nơi đến) mà ngược lại cũng tác động đến đời sống cá nhân, đời sống xã hội của người di dân và gia đình người di dân ở nông thôn (nơi đi). Chính vì vậy,
  • 27. 26 đề tài này sẽ chú trọng đến tìm hiểu và phân tích các tác động của di dân nông thôn – đô thị đến đời sống gia đình người di dân ở nông thôn như thế nào. 1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu di dân nước ngoài Trong lịch sử di dân thế giới, Mỹ là quốc gia nhập cư và chứng kiến nhiều luồng di dân nhất. Vì thế, những nghiên cứu di dân sớm nhất phải kể đến các tác giả người Mỹ, đặc biệt là các nhà địa lý. Nhưng những nghiên cứu di dân thực sử chỉ nở rộ ở Mỹ từ thập kỷ 60 đến thập kỷ 80. Các tác giả đều là những nhà khoa học, giáo sư, nhà nghiên cứu ở các trường đại học, viện nghiên cứu địa lý, viện nghiên cứu kinh tế… Trong đó có các tác giả tiêu biểu như Norris Robert Eart, Courugean, C.Curtis Roseman, U.A.V. Clark, E.C. Moore,… Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, các nhà khoa học đưa ra những lý thuyết đầu tiên có những ý nghĩa to lớn trong việc nghiên cứu di dân. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các vấn đề: Phân loại di dân (tác giả: Norris Robert Eart, Corugean); Phân tích tổng hợp những hành vi di dân và tìm hiểu chi tiết không gian của sự di chuyển (Tác giả: C.Curtis Roseman); Đo lường và giải thích sự di chuyển (tác giả: U.A.V. Clark, E.C.Moore) Nếu như ở Mỹ, các tác giả tập trung và có nhiều thành tựu trong nghiên cứu di dân đô thị thì ở Anh, các công trình nghiên cứu di dân chủ yếu là nông thôn – đô thị. Năm 1876, E.G.Ravenstein đã đưa ra học thuyết về di dân trên cơ sở nghiên cứu trào lưu di dân từ nông thôn ra đô thị ở nước Anh. Với công trình “Những luật về di dân”, ông đã tổng kết quy luật của sự di dân, nguyên nhân và một vài đặc trưng của quá trình di dân, qua đó hình thành lý thuyết về di dân [trích theo 1] Vào những thập kỷ cuối thế kỷ XX, khi tình hình kinh tế - xã hội trên thế giới và nhiều nước Châu Âu có những biện động, thực tế di dân không còn hạn chế trong phạm vi quốc gia mà còn trên phạm vi khu vực, châu lục và toàn thế giói. Từ đó tạo động lực cho những nghiên cứu về di dân trên quy mô toàn thế giới. Các nghiên cứu về di dân được triển khai ở nhiều nước như
  • 28. 27 Thụy Điển, Thụy Sỹ, Đức, Pháp, Liên Xô… trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, dân số,… Đặc điểm của những nghiên cứu về di dân ở thời kỳ này là, mỗi nhà khoa học tập trung nghiên cứu chuyên sâu đối với mỗi loại hình di dân. Cùng với hiện tượng đô thị hóa trong các nước phát triển, di dân nông thôn – đô thị trở thành một hiện tượng xã hội nổi trội, các nghiên cứu về đi dân nông thôn – đô thị trở thành một xu hướng. Các nghiên cứu này không chỉ phát triển ở nước Mỹ và Châu Âu mà còn phát triển ở Chấu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh. Nền tảng của những nghiên cứu về di dân nông thôn – đô thị là những ý tưởng của E.G.Ravenstein [trích theo 6] Xu hướng di dân nông thôn – đô thị là một xu hướng nổi bật ở các nước Châu Á, cùng với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa mạnh mẽ ở khu vực này như các nước Nhật Bản, Thái Lan, Philippin, Inđônêxia, Malayxia, Hàn Quốc, Trung Quốc… Do đó, nhu cầu nghiên cứ di dân nông thôn – đô thị là một tất yếu, tuy nhiên, những nghiên cứu này chủ yếu dựa trên nền tảng lý thuyết và phương pháp luận của các nước phương Tây. Trong khi đó, các điều kiện về văn hóa, kinh tế, chính trị ở các nước Châu Á tương đối khác biệt so với các nước phương Tây và Mỹ. Do đó, một yêu cầu đặt ra cho các nhà nghiên cứu là phải đưa ra các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hóa, lịch sử, xã hội để áp dụng vào các nghiên cứu di dân nông thôn – đô thị. Dân số là một mảng nghiên cứu chuyên ngành quan trọng của xã hội học. Tuy nhiên, khác so với dân số học, xã hội học dân số đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề di dân, nhập cư để làm rõ các hiện tượng xã hội của quá trình này và tác động của nó đến các yếu tố xã hội khác trong mối quan hệ tương quan. Sách Xã hội học của John & Macionis [6, tr66-702] có nội dung bàn về di dân và đô thị hóa. Dựa trên cơ sở lý thuyết về lực hút và lực đẩy, các tác giả đã giải thích hiện tượng di dân, đặc biệt là di dân nông thôn – đô thị. Sự nghèo đói ở các ngôi làng nông thôn là một “yếu tố đẩy quan trọng”, cuộc
  • 29. 28 sống sung túc ở thành phố là yếu tố kéo; ngoài ra, có thể còn có sự can thiệp của yếu tố đối lập chính trị, tôn giáo hoặc là sự đi tìm “bầu không khí dễ chịu” để định cư. Trong cuốn sách này, tác giả cũng giới thiệu “Thuyết chuyển tiếp nhân khẩu”, với quan niệm: “các mẫu dân số liên quan đến trình độ phát triển công nghệ của xã hội”. Theo đó, sự gia tăng dân số biến động theo tính chất, trình độ công nghiệp hóa. Tính chất và trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng cao thì sự sụt giảm quy mô dân số càng lớn. Quan điểm này đã mở ra một hướng liên tưởng về mối quan hệ giữa công nghiệp hóa và di dân. Sách Xã hội học của Richard T. Schaefeer [18, tr.668 – 696], chương 21. Dân số và môi trường, có mục Dân số và Nhập cư [tr. 668 – 696], đề cập đến hai khía cạnh: nhập cư trên thế giới và di dân trong nước (nước Mỹ). Cuốn sách ghi rõ: nhập cư là một hiện tượng xã hội phức tạp và là kết quả của đủ loại yếu tố, trong đó yếu tố kinh tế là nổi trội; ở nước Mỹ, trong những thập kỷ gần đây, lượng người nhập cư chiếm 20 -30% mức tăng trưởng dân số; ở Hy Lạp và Áo, trong một thập kỷ vừa qua, 80% mức tăng trưởng dân số do nhập cư; hiện nay, có khoảng 20 triệu người nhập cư hợp pháp, khoảng 2 triệu người nhập cư trái phép vào các nước Tây Âu. Về di dân trong nước, cuốn sách chỉ ra di dân sẽ tạo ra “sự ngoại ô hóa” và “cuộc sống nông thôn bật dậy”. Để chứng minh cho hai hiện tượng này, tác giả đã đưa ra các con số thống kê thuyết phục như: giai đoạn 1980 – 1990, ở nước Mỹ, các hạt ngoại ô đã tăng trưởng về dân số lên đến 14% trog khi tổng dân số Mỹ chỉ tăng 10% và tỷ lệ dân số sống ở các trung tâm thành phố vẫn bất biến, khoảng 1/3 dân số kể từ năm 1950. “Cuộc sống nông thôn bật dậy” là một khuynh hướng người di dân trở về nông thôn. Người di dân trở về nông thôn vì lo lại về chất lượng ở các khu đô thị và các vùng ngoại ô. Như vậy hai thuật ngữ “sự ngoại ô hóa” và “cuộc sống nông thôn bật dậy” phản ánh hai hiện tượng di dân nông thôn – đô thị sau này được nhiều nhà nghiên cứu thế hệ sau quan tâm, phát triển và ứng dụng trong các nghiên cứu của mình.
  • 30. 29 Như vậy, trong lịch sử nghiên cứu di dân trên thế giới, các kết quả nghiên cứu ở một số nước như Mỹ và Tây Âu đã hình hình các lý thuyết xã hội học về di dân trên cơ sở nghiên cứu các luồn di dân từ nông thôn ra đô thị ở nước Anh. Mà trong đo, lý thuyết lực hút – lực đẩy là một thành tựu vĩ đại được sử dụng phổ biến hiện nay. Trong thế kỷ XIX, XX, các nghiên cứu đã đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển chuyên ngành xã hội học nghiên cứu về di dân. Các nghiên cứu về di dân thường được đặt trong mối quan hệ với tôn giáo, tộc người, quan hệ giữa dân chính cư và dân nhập cư, dưới cái nhìn công bằng, bình đẳng, phân tầng xã hội. Di dân còn là một yếu tố được đặt trong mối quan hệ giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ. Các hướng nghiên cứu di dân sau này còn đi sâu vào các vấn đề xã hội, hiên tượng xã hội và quá trình xã hội của di dân để tìm ra các giải pháp cho sự ổn định và phát triển xã hội bền vững. Ngoài các lý thuyết và khuynh hướng nghiên cứu, các đề tài nghiên cứu về di dân cũng xác lập và áp dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp định lượng, so sánh,… Việc này một lần nữa củng cố các phương pháp xã hội học trong nghiên cứu ứng dụng. Các số liệu về di dân là những bằng chứng không thể chối cãi để minh họa các hiện tượng di dân. Từ các số liệu đó, có thể phân tích các hiện tượng xã hội liên quan một cách thuyết phục. 1.2.1.3. Tình hình nghiên cứu di dân trong nước Các ghiên cứu về di dân nói chung ở Việt Nam được thực sự triển khai tương đối muộn so với các nước khác. Cũng như các nước Châu Á khã, chỉ những năm gần đây khi vấn đề di dân đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết để đảm bảo sự phát triển bền vững, an sinh xã hội trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì các nghiên cứu về di dân mới được thực sự quan tâm và tiến hành một cách nghiêm túc, khoa học. Mục tiêu của các nghiên cứu này đều hướng tới việc tìm hiểu các loại hình di dân điển hình ở Việt Nam, lý giải nguyên nhân dẫn đến di dân cũng như tác động của nó, đặc biệt là di dân nông thôn – đô thị, từ đó, đưa ra những khuyến nghị, giải pháp di dân nhằm đảm bảo xã hội phát triển bền vững, đảm bảo an toàn – an ninh xã hội.
  • 31. 30 Trong những năm vừa qua các nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực xã hội học, dân số học và quản lý kinh tế đã có những công trình nghiên cứu, các bài luận khoa học, tạp chí… về vấn đề di dân, tác động của di dân đến các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội tiêu biểu và có đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu di dân nói chung. Trong đó có các tác giả như Tương Lai, Đặng Cảnh Khanh, Trịnh Duy Luận, Đặng Nguyên Anh, Hoàng Văn Chức, Trần Hữu Quang, Nghiêm Xuân Đạt, Đồng Bá Hướng, Lê Bạch Dương, Thân Văn Liên, Lê Đăng Giang, ..v..v.. Một số công trình nghiên cứu nổi bât như: Đề tài “Di dân theo mùa vụ nông thôn – đô thị và các giải pháp” do Lê Đăng Giảng chủ nhiệm đã làm rõ: di dân theo mùa vụ gần sát nghĩa với di dân “con lắc” và di dân tạm thời; di dân theo mùa vụ diễn ra vào thời kỳ nông nhàn, những thời điểm mà nông dân “không có việc làm”; nguyên nhân chính dẫn đến di dân mùa vụ từ nông thôn đến đô thị là tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập. Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu hiện trạng của di dân mùa vụ từ nông thôn – đô thị và chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực của loại hình di dân này và đưa ra các khuyến nghị về quản lý di dân mùa vụ nông thôn – đô thị để hạn chế các tác động tiêu cực của nó. Cụ thể, đề tài đã chỉ ra các tác động tiêu cực của di dân mùa vụ nông thôn – đô thị bao gồm gây ra sự lộn xộn về trật tự xã hội, gây ách tắc giao thông,… “tạo ra sức ép về mặt xã hội, an ninh của thành phố”. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ khai thác chủ yếu khía cạnh tác động của di dân mùa vụ nông thôn – đô thị đến đời sống xã hội (an ninh trật tự) của nơi đến, chứ không tìm hiểu về tác động của loại hình di dân này đến đời sống xã hội của nơi đi. Tuy nhiên, khái niệm di dân mùa vụ nông thôn – đô thị mà tác giả làm rõ có ý nghĩa to lớn trong việc định hướng nghiên cứu, lựa chọn khách thể nghiên cứu của đề tài này. Đề tài “Kiểm soát dòng di dân nông thôn – đô thị trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam” được thực hiện bởi Viện quy hoạch đô thị và nông thôn để tìm ra một số giải pháp kiểm soát dòng người di dân nông thôn đến đô thị hiện nay ở Việt Nam.
  • 32. 31 Đề tài “Di dân tự do nông thôn – đô thị với trật tự xã hội” do Đinh Quang Hà thực hiện là một đề tài tiến sỹ được thực hiện năm 2014. Đề tài này vận dụng quan điểm về di dân tự do nông thôn – đô thị có sự kết hợp giữa các quan điểm của Lê Đăng Giảng và Đặng Nguyên Anh. Đề tài nghiên cứu các nội dung chính về: thực trạng di dân tự do nông thôn – đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội hiện nay; các vấn đề đặt ra từ thực trạng di dân tự do nông thôn – đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội; và đưa ra các giải pháp cơ bản để khắc phục các tác động tiêu cực của di dân tự do nông thôn – đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội hiện nay. Các phát hiện chính của đề tài là: di dân tự do nông thôn – đô thị ở Hà Nội đã diễn ra khá nhiều năm. Nó tạo ra sự gia tăng cơ học về số dân sinh sống, làm ăn ở khu vực nội đô và góp phần gia tăng các vấn đề xã hội tiêu cực ở khu vực này. Một trong những vấn đề xã hội tiêu cực của di dân tự do nông thôn – đô thị là sự tác động đến việc giữ gìn trật tự xã hội Hà Nội, chủ yếu khu vực nội đô trên các khía cạnh: tác động tiêu cực đến việc quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, quản lý xã hội đô thị; góp phần làm gia tăng tính phức tạp về tội phạm và các tệ nạn xã hội. Di dân tự do nông thôn – đô thị là một trong những tác nhân làm gia tăng tính phức tạp của tình hình trật tự xã hội ở Hà Nội. Các yếu tố hình thái di dân, độ tuổi, trình độ học vấn, giới tính, việc làm của người di dân tự do chi phối đến tỷ lệ, tính chất, mức độ vi phạm trật tự xã hội của họ khi làm ăn, sinh sống ở Hà Nội. Giải pháp cơ bản là quản lý xã hội đô thị cần có cái nhìn cụ thể để có biện pháp quản lý cụ thể, mang lại hiệu quả cao, tránh đi cái nhìn mang tính định kiến đối với người di dân. Tác giả Đặng Nguyên Anh với công trình Di dân trong nước: Vận hội và thách thức đối với công cuộc đổi mới và phát triển ở Việt Nam đã phân tích các vấn đề: xu hướng và đặc điểm của di dân; những vấn đề nổi bật của di dân trong nước; khuyến nghị các chính sách. Trong cuốn sách này, tác giả đã làm rõ các khái niệm trong nghiên cứu về di dân; chỉ ra 3 hướng đi chủ yếu ở trong nước vào những năm 90 thể kỷ XX và đã có những kết luận: “Các thành phố lớn đã trở thành tâm điểm đến đầu tiên của các luồng di dân”, mục đích
  • 33. 32 của người di dân đến các thành phố lớn này là để “muốn tìm cơ hội cuộc sống tốt đẹp hơn”, di dân còn được cho là “một chiến lược sinh kế cho đại đa số gia đình ở nông thôn”. Trong công trình này, tác giả cũng đã nêu rõ các hệ quả của di dân nông thôn – đô thị: lao động di dân là đối tượng ít được bảo vệ; tiếp cận y tế và xã hội là vấn đề bức xúc nhất đối với người di dân; người di dân là nữ giới chịu nhiều thiệt thòi, dễ bị xâm hại tình dục và bạo lực. Từ đó tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị, trong đó có giải pháp quản lý người di dân nông thôn – đô thị, để giúp họ có cuộc sống ổn định và giảm bớt những vấn đề xã hội phức tạp ở đô thị mà di dân là tác nhân chủ yếu. Cùng tác giả, Đặng Nguyên Anh xuất bản cuốn sách: “Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi” đã tập trung làm rõ các vấn đề di dân ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên như thực trạng di dân, hiệu quả các chính sách di dân đối với cộng đồng và phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, đưa ra các kiến nghị đổi mới chính sách di dân ở miền núi Việt Nam. Công trình đã đưa ra một bức tranh khá tổng quát về một không gian diễn ra di dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên và hiện trạng di dân trong cộng đồng dân tộc thiểu số. Trong bài viết: “Di dân con lắc và di dân mùa vụ trong giai đoạn phát triển mới của đất nước”, tác giả Đặng Nguyên Anh đã trình bày rất rõ về hai khái niệm di dân con lắc và di dân mùa vụ; đồng thời làm rõ hiện trạng di dân mùa vụ, di dân khoảng cách gần. Trong bài viết này, tác giả một lần nữa khẳng định lại quan điểm của mình: di dân trở thành một thành tố không thể thiếu được trong đời sống nông thôn Việt Nam. Tác giả Hà Thị Phương Tiến và Hà Quang Ngọc đã viết cuốn sách “Lao động nữ di dân tự do nông thôn – đô thị” gồm các nội dung chính: Bối cảnh, tình hình, lý do di dân vào các thành phố lớn và lý do di dân của lao động nữ vào các thành phố; việc làm và đời sống của lao động nữ di dân tự do vào thành phố; ảnh hưởng của lao động nữ di dân đối với các thành phố; dư luận xã hội đối với lao động nữ di dân vào thành phố; xu hướng và giải pháp cho vấn đề
  • 34. 33 lao động nữ di dân vào thành phố. Qua các thông tin điều tra định lượng và định tính, đặc biệt là phương pháp phỏng vấn sâu trên diện rộng, tác giả đã đưa ra nhưng kết luận quan trọng như: lao động nữ có nguy cơ dễ gặp rủi ro và nhiều khó khăn trong cuộc sống; họ dễ bị lôi kéo, dụ dỗ vào những công việc vi phạm pháp luật; sự đổ dồn về thành phố kiếm sống đã tạo áp lực cho thành phố, khiến thành phố rơi vào tình trạng quá tải về nhiều mặt như giao thông, nhà ở, các dịch vụ y tế, giáo dục, môi trường, và gia tăng một số tệ nạn xã hội. 1.2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu Theo Báo cáo Phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương và Báo cáo Phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2009 đến 2013 xã Cẩm Văn – huyện Cẩm Giàng – tỉnh Hải Dương. Huyện Cẩm Giàng nằm ở phía tây- bắc tỉnh Hải Dương, phía bắc giáp huyện Lương Tài (tỉnh Bắc Ninh); phía đông giáp huyện Nam Sách và TP.Hải Dương; phía nam giáp huyện Bình Giang và huyện Gia Lộc; phía tây giáp huyện Mỹ Hào (tỉnh Hưng Yên) và huyện Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh). Huyện có diện tích 10.934,3 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 67,4%, đất chuyên dùng 20%, đất ở 6,9% và đất chưa sử dụng 5,7%. Dân số toàn huyện hơn 12 vạn người, trong đó người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 50%. Cẩm Giàng là vùng đất cổ được hình thành sớm trong lịch sử làng xã Việt Nam, thuộc trung tâm nền văn minh Châu thổ sông Hồng, nơi đây hiện còn lưu giữ và bảo tồn nhiều di tích lịch sử- văn hóa và danh thắng. Trong số 1.098 di tích được kiểm kê đăng ký trong toàn tỉnh, Cẩm Giàng có 203 di tích bao gồm đình, chùa, đền, nghè, văn miếu…trong đó có 16 di tích đã được xếp hạng Quốc gia. Cẩm Giàng có truyền thống văn hóa- giáo dục lâu đời với Văn Miếu Mao Điền- Trường học, trường thi xứ Đông, chứng tích về một vùng quê hiếu học. Đây cũng là quê hương của Đại danh y Tuệ Tĩnh - người đặt nền móng xây dựng nền y học dân tộc nước nhà với tư tưởng “Nam dược trị Nam nhân”.
  • 35. 34 Xã Cẩm Văn: Theo Báo cáo tình hình Kinh tế - chính trị - Văn hóa – Xã hội hàng năm năm 2013 của xã: Nhìn chung, năm 2013 là năm gặp nhiều khó khăn trong việc chỉ đạo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Đó là, tình hình suy thoái của nền kinh tế trong nước và thế giới; thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp; mức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa chưa cao, nhu cầu an sinh, phúc lợi xã hội ngày càng cao trong khi nguồn lực còn hạn hẹp.v.v... Nhưng với sự chỉ đạo của các cấp ủy, sự nỗ lực của chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể và sự phấn đấu của toàn thể nhân dân. Năm 2013 các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu Tổng giá trị thu nhập trên địa bàn năm 2013 là 120,6 tỷ đồng. Về kinh tế: Giá trị sản xuất trên địa bàn là 106,3 tỷ, trong đó: + Giá trị nông nghiệp, thủy sản ước đạt 57,1 tỷ; + Giá trị tiểu thủ công nghiệp, xây dựng ước đạt 18,2 tỷ%; + Giá trị các ngành dịch vụ ước đạt 31 tỷ%; Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp, thủy sản - Công nghiệp, xây dựng và Thương mại, dịch vụ chuyển từ 59,5%-14,8%-25,7%. (năm 2012) sang 56,2%-16,2%-27,6%. Giá trị thu nhập trên ha đất nông nghiệp bình quân đạt 102 triệu đồng. Tổng thu Ngân sách xã: 3.161.870.869 đồng, đạt 74,19 % so với dự toán huyện giao là 4.262.056.000 đồng; Tổng thu nhập bình quân đầu người ước đạt 14,7 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,84%, so với năm 2012 giảm 1,95%. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 0,9% (năm 2012 là 1,3). Về Giao thông: Thực hiện chương trình hỗ trợ làm đường bê tông nông thôn năm 2013, vận động 3 ngõ xóm huy động kinh phí làm được 299 m đường với tổng kinh phí 347.389.000đ. Trong đó: nhân dân đóng góp 274.000.000đ, tỉnh hỗ trợ xi măng trị giá: 73.389.000đ. Tiến hành tuyên
  • 36. 35 truyền, thông báo, tổ chức giải tỏa lấn chiếm hành lang đường 5B. Xây dựng kế hoạch, tiến hành đăng ký làm đường năm 2014 gồm: Đường băng két đê Thái Bình từ chợ Văn Thai đi cống giáp Bắc Ninh, mở rộng mặt đường xóm Trong từ quán gia đình ông Ngọ đến ngã 3 Trạm Nội (rộng 1m), mở rộng mặt đường Trạm Ngoại từ ông Lừu đến ông Trọng (rộng 1m) Công tác giáo dục: Năm học 2012-2013 tiếp tục triển khai các hoạt động hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động hai không và tổ chức các phong trào thi đua: ''Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Trường trung học cơ sở thực hiện duy trì công tác phổ cập, nền nếp , kỷ cương được giữ vững, quy mô trường lớp ngày càng ổn định. Tỷ lệ thanh thiếu niên từ 15-18 có bằng tốt nghiệp THCS đạt 93,74%. Trường có 34 cán bộ, giáo viên, đủ về số lượng cũng như bộ môn, 100% thầy cô giáo đạt chuẩn và trên chuẩn. Năm 2012- 2013 có 15 lớp với 449 học sinh. Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 6 đạt 100%, học sinh đỗ tốt nghiệp Trung học cơ sở 98/100 em đạt 98%; Tỷ lệ lên lớp đạt 99,1%. Trong đó tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng đạt 94,6%. Học sinh đỗ vào PTTH là 80/90 em đạt 88.9%. Năm học 2012 – 2013 có 10 em được công nhân học sinh giỏi huyện, 3 em học sinh giỏi cấp tỉnh; 3 thầy cô đạt chiến sỹ thi đua cấp cơ sở; 2 thầy cô được huyện khen về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, thực hiện nếp sống văn minh vẫn giữ vững, hoạt động ngoài giờ lên lớp có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất được tăng cường. Trường Tiểu học có 100% cán bộ giáo viên chuẩn và trên chuẩn, có 27/35 trình độ đại học.; Tổng số học sinh: 488/22 lớp; Kết quả 2 mặt giáo dục học kỳ 1: 100% học sinh thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của học sinh tiểu học; Đảm bảo chất lượng đại trà, học sinh giỏi cấp trường: 247/488 em đạt 50,6%, học sinh tiên tiến 189/488 em đạt 38,7%; đội tuyển Aerobic đạt giải 3 cấp huyện; học sinh giỏi cấp tỉnh: 02 em, học sinh giỏi cấp huyện:19 em. Trường được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học mức 2, duy trì tốt 5 tiêu
  • 37. 36 chuẩn trường chuẩn Quốc gia mức độ 1 được UBND tỉnh công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia sau 5 năm. Trường Mầm non có 30 cán bộ, giáo viên và nhân viên đều nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công việc, sáng tạo, linh hoạt trong công tác, chăm sóc trẻ. Số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn là 100 %. Có 14 nhóm lớp 433/732 cháu được huy động ra lớp, trong đó các cháu trẻ nhà trẻ 90/386 cháu, đạt 23,3%; cháu mẫu giáo: 343/346 cháu đạt 99,1%, 100% trẻ 5 tuổi đến trường học 2 buổi trên ngày, đủ 9 tháng trong năm học theo chương trình GDMN. Trường đã làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ và nuôi dưỡng: Phối hợp với trạm y tế xã khám sức khỏe cho 433/433 cháu. Hoàn thiện các tiêu trí và tiếp tục phấn đấu giữ vững danh hiệu trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia sau 5 năm. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, thực hiện tốt việc khuyến học, khuyến tài, kịp thời động viên tuyên dương khen thưởng các thầy, cô giáo và các em học sinh có nhiều thành tích xuất sắc trong giảng dạy và học tập Công tác y tế: Kiện toàn BCĐ phòng chống dịch và xây dựng kế hoạch phòng chống dịch ngay từ đầu năm. Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, thuốc men, nhân lực và sẵn sàng đối phó khi có dịch. Năm 2013 không có dịch lớn xảy ra trên địa bàn xã, có 09 trường hợp mắc tay chân miệng thể nhẹ mang tính chất tản mát. Công tác tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ được phát trên hệ thống đài truyền thanh xã: 61 bài; Số lần phát: 515 lần; Đảm bảo an toàn tuyệt đối trong tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ trẻ được tiêm đủ các loại vacxin đạt 78,1%. Số trẻ trong độ tuổi tiêm chủng: 160 cháu; Chương trình: Tâm thần kinh; Lao; Sốt rét; Bướu cổ; Mắt hột; Da liễu; HIV/AIDS đảm bảo hoàn thành và vượt chỉ tiêu trên giao. * Phối hợp với 3 nhà trường khám sức khoẻ cho 1.367 học sinh: Ngoài ra, phối hợp với trung tâm y tế huyện, các đoàn khám chuyên khoa khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho các cụ là thành viên Hội Người cao tuổi và nhân dân trong xã. Xã vẫn giữ vững danh hiệu chuẩn Quốc gia về ytế.
  • 38. 37 Dân số, gia đình và trẻ em: Ban DS-KHHGĐ xây dựng kế hoạch hoạt động, duy trì nền nếp giao ban vào ngày 26 hàng tháng để triển khai và cung cấp các phương tiện tránh thai đến đối tượng, cập nhật thông tin về biến động dân số, truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ, tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ, làm mẹ an toàn. Công tác phòng chống suy dinh dưỡng: hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống 2% (Từ 15,2% năm 2012 xuống còn 13,2%). Công tác văn hoá - xã hội Thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư, toàn xã có số hộ đạt gia đình văn hoá 1.315/1.499 hộ đăng ký (đạt 87,7%), số hộ đạt “Gia đình văn hóa 3 thế hệ” là 72/91 hộ đăng ký (đạt 79%). Duy trì các hoạt động lễ hội truyền thống tại Di tích lịch sử Đền Bia; đình, chùa thôn Văn Thai; đình Trạm Nội, tổ chức đúc chuông chùa Văn Thai. Thành lập 2 địa chỉ tin cậy phòng chống bạo lực gia đình. Bình xét 5 gia đình tiêu biểu để tỉnh huyện tặng bằng khen nhân ngày gia đình Việt Nam. Đài truyền thanh, làm tốt công tác phát thanh, tiếp sóng đài tỉnh, huyện, trung ương, tập trung tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Duy trì tốt hoạt động của 5 câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình. Tổ chức giải bóng đá mini cho các cháu thiếu niên và một số lĩnh vực hoạt động thể thao khác. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định, hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân, động viên quân nhân dự bị, huấn luyện xây dựng lực lượng dân quân đạt kế hoạch được giao. Với những đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội như trên, địa bàn nghiên cứu là một trong những địa phương của tỉnh Hải Dương nói chung và huyện Cẩm Giàng nói riêng nổi bật về tình hình di dân nông thôn – đô thị.
  • 39. 38 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG DI DÂN MÙA VỤ NÔNG THÔN – ĐÔ THỊ Ở XÃ CẨM VĂN – HUYỆN CẨM GIÀNG – TỈNH HẢI DƢƠNG 2.1. Thực trạng di dân mùa vụ nông thôn đô thị xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng 2.1.1. Đặc điểm quy hoạch dân cư nông thôn Hải Dương Sau hơn 20 năm đổi mới, bộ mặt nông thôn của cả nước nói chung, tỉnh Hải Dương nói riêng từng ngày biến đổi và phát triển. Hàng loạt các công trình công cộng, dịch vụ thương mại, các công trình nhà ở cao tầng của nhân dân đã và đang được đầu tư và xây dựng. Nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã được hình thành và phát triển ở các vùng nông thôn. Hệ thống đường giao thông nông thôn được nâng cấp, cải tạo đáp ứng nhu cầu giao thông cho xe cơ giới. Hệ thống kênh tiêu, trạm bơm đã đáp ứng được tiêu thoát nước về mùa mưa. Nhiều xã đã có hệ thống cấp nước sạch tập trung; hệ thống thông tin, truyền hình; phương tiện xe máy đã có ở hầu hết các hộ gia đình. Nhìn chung cấu trúc không gian cảnh quan kiến trúc nông thôn biến đổi mạnh. Bên cạnh những thành qủa đã đạt được, sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Hải Dương vẫn còn nhiều tồn tại. Trước hết trong quản lý xây dựng và phát triển nông thôn: Các công trình công cộng ở nhiều địa phương bố trí phân tán, xen kẽ trong các điểm dân cư không hình thành không gian trung tâm tập trung. Các khu dân cư mới bố trí phân tán, bám dọc theo các trục đường giao thông. Các công trình nhà ở với kiến trúc đa dạng và pha tạp, không phù hợp với môi trường, văn hoá ở nông thôn. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi nhỏ vẫn còn lẫn với khu dân cư gây ô nhiễm môi trường. Hệ thống cơ sở hạ tầng tuy đã được đầu tư, nâng cấp, nhưng vẫn còn nhiều yếu kém; đường giao thông còn hẹp, khúc khuỷu chưa đảm bảo an toàn cho giao thông cơ giới. Nhiều hộ dân ở nông thôn vẫn chưa được sử dụng
  • 40. 39 nước sạch; hệ thống cống, rãnh thoát nước ít được quan tâm đầu tư xây dựng trong khi hệ thống ao hồ ở nhiều nơi bị san lấp. Các nghĩa trang nhân dân bố trí rải rác, xen lẫn trong các khu sản xuất, gần khu dân cư. Đa số các xã chưa có bãi rác tập trung. Có những tồn tại trên một phần là do chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng nên việc phát triển các điểm dân cư mới, các công trình công cộng, công trình sản xuất, dịch vụ thương mại mang tính tự phát là điều đương nhiên. Hơn nữa, nhận thức của cộng đồng về công tác quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn còn hạn chế, do vậy các công trình xây dựng được triển khai mang tính cục bộ, hiệu quả thấp. Trước những thực tế tồn tại nêu trên Trung tâm Quy hoạch đô thị và nông thôn thuộc Sở Xây dựng tỉnh Hải Dương đề xuất, được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt và đã thực hiện thành công đề tài "Nghiên cứu xây dựng mô hình mẫu quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn tỉnh Hải Dương". Mô hình mẫu quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn tỉnh Hải Dương được nghiên cứu, xây dựng dựa trên cơ sở thực trạng quy hoạch xây dựng của các điểm dân cư nông thôn và dựa vào các văn bản pháp lý hướng dẫn về quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn như: Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của chính phủ về Quy hoạch xây dựng; Quy chuẩn xây dựng Việt nam - Quy hoạch xây dựng (QCXDVN 01: 2008/BXD) ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây Dựng về việc ban hành ''Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng''; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Chính phủ ban hành kèm theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng; v.v... Đề tài đã vận dụng xây dựng được tiêu chí quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn phù hợp với hiện trạng các vùng sinh thái khác nhau trên địa bàn tỉnh Hải Dương:
  • 41. 40 - Tiêu chí chung của đề tài: Xác định về thời hạn quy hoạch đến năm 2020; ranh giới quy hoạch theo địa giới hành chính của xã. Nội dung quy hoạch về mạng lưới điểm dân cư gồm: mạng lưới các điểm dân cư; hệ thống các công trình hạ tầng giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, nghĩa trang, nghĩa địa, bãi rác; hệ thống các công trình văn hoá, công cộng ở các thôn; hệ thống các công trình sản xuất như khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khu chăn nuôi giết mổ tập trung... Quy hoạch xây dựng trung tâm xã gồm: hệ thống các công trình hành chính, công cộng gồm: công trình hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế...; hệ thống các công trình dịch vụ thương mại như chợ, khu dịch vụ, bưu điện, ngân hàng; hệ thống các công trình hạ tầng: Giao thông, cấp điện, cấp thoát nước khu trung tâm. - Tiêu chí riêng: Đối với các loại hình điểm dân cư nông thôn trong tỉnh khác nhau, ngoài tiêu chí chung còn phải căn cứ cụ thể về tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, chỉ tiêu diện tích các công trình công cộng, thương mại, dịch vụ và nhà ở; tiêu chí tiêu chuẩn sử dụng điện, cấp thoát nước...làm cơ sở để tính toán quy mô dân số, đất đai, hệ thống hạ tầng kỹ thuật... như quy hoạch loại hình xã có làng nghề phải có quy hoạch 01 khu vực sản xuất làng nghề, đảm bảo có không gian sản xuất tập trung; có không gian giao dịch quảng bá và giới thiệu sản phẩm và kho tập kết hàng hoá, bãi phế liệu; có hệ thống cấp điện, cấp thoát nước và xử lý nước thải cho sản xuất (đối với hoạt động sản xuất cần nước). Đối với xã có di tích lịch sử, kiến trúc cảnh quan phải có quy hoạch khu di tích lịch sử, kiến trúc cảnh quan. Xã phát triển chăn nuôi trồng trọt quy hoạch xây dựng một khu vực chuồng trại hoặc một khu vực chế biến nông sản.v.v... Căn cứ vào tiêu chí quy hoạch đã được xây dựng, Trung tâm Quy hoạch đô thị và nông thôn đã hoàn thành quy hoạch mẫu điểm dân cư nông thôn đến năm 2020 tại 10 xã đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau của tỉnh đã được UBND các huyện phê duyệt để áp dụng trong công tác quản lý quy hoạch và xây dựng, gồm các xã: