SlideShare a Scribd company logo
1 of 42
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC
ĐẶNG HÀ LÊ
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
KHÁNG SINH VANCOMYCIN TẠI BỆNH VIỆN LÃO
KHOA TRUNG ƯƠNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC
Hà Nội – 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC
Người thực hiện: ĐẶNG HÀ LÊ
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
KHÁNG SINH VANCOMYCIN TẠI BỆNH VIỆN LÃO
KHOA TRUNG ƯƠNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DƯỢC HỌC
Khoá: QH2015.Y
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. DƯƠNG THỊ LY HƯƠNG
2. ThS. PHAN VIỆT SINH
Hà Nội – 2020
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS Dương Thị Ly Hương – giảng viên Khoa Y Dược – Đại học Quốc gia
Hà Nội.
ThS. Phan Việt Sinh – phó giám đốc bệnh viện Lão khoa Trung ương.
Là những người thầy đã dành thời gian, công sức đã hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khoá
luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chị Lê Thu Giang tại khoa Dược Bệnh viện Lão khoa
Trung ương đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và hoàn thiện khoá luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy Bùi Sơn Nhật tại Khoa Y Dược – Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong quá trình hoàn thiện khoá luận.
Tôi cũng xin cảm ơn:
Khoa Dược – bệnh viện Lão khoa Trung ương
Phòng Kế hoạch tổng hợp – bệnh viện Lão khoa Trung ương
Bộ môn Dược lý Dược lâm sàng – Khoa Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội
Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khoá luận này.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến những người bạn đã đồng hành với
tôi thu thập số liệu, người thân, bạn bè, gia đình đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình làm khoá luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, 09 tháng 06 năm 2020
Sinh viên
Đặng Hà Lê
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 2
1.1. Kháng sinh Vancomycin......................................................................... 2
1.1.1. Tính chất vật lý – hoá học: .................................................................... 2
1.1.2. Cơ chế tác dụng và phổ tác dụng........................................................... 2
1.1.3. Đặc điểm dược động học....................................................................... 3
1.1.4. Ứng dụng chỉ số PK/PD của vancomycin trong điều trị......................... 4
1.1.5. Tác dụng không mong muốn................................................................. 6
1.1.6. Thách thức sử dụng vancomycin trong thực hành lâm sàng................... 7
1.2. Chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện.................................... 9
1.2.1. Nội dung chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện ....................... 9
1.2.2. Đánh giá sử dụng kháng sinh hợp lý tại bệnh viện............................... 10
CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 15
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu của mục tiêu 1.................................................. 15
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu của mục tiêu 2.................................................. 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 15
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu của mục tiêu 1 ............................................. 15
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu của mục tiêu 2 ............................................. 16
2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu ................................................................... 19
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................... 20
3.1. Phân tích tình hình tiêu thụ kháng sinh Vancomycin tại bệnh viện Lão
khoa Trung ương giai đoạn 2016 – 2019 ........................................................ 20
3.1.1. Mức độ tiêu thụ của các nhóm kháng sinh chính toàn viện năm 2019.. 20
3.1.2. Mức độ tiêu thụ vancomycin trên toàn viện giai đoạn 2016 – 2019 ..... 21
3.1.3. Mức độ tiêu thụ vancomycin tại các khoa lâm sàng năm 2019............. 21
3.2. Phân tích tình hình sử dụng và tính phù hợp của việc sử dụng kháng
sinh vancomycin năm 2019.............................................................................. 22
3.2.1. Mô tả đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu......................................... 23
3.2.2. Đặc điểm sử dụng vancomycin............................................................ 29
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN................................................................................... 36
4.1. Bàn luận về mức độ tiêu thụ vancomycin tại bệnh viện Lão khoa
Trung ương...................................................................................................... 36
4.1.1. Tình hình tiêu thụ của các nhóm kháng sinh chính trên toàn viện năm
2019 36
4.1.2. Tình hình tiêu thụ của vancomycin trên toàn viện................................ 37
4.2. Bàn luận về tình hình sử dụng vancomycin trên toàn viện năm 2019 38
4.2.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu .................................................. 38
4.2.2. Đặc điểm sử dụng vancomycin............................................................ 42
4.3. Một số ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu......................................... 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
AHSP Hội Dược sĩ trong hệ thống chăm sóc y tế Hoa Kỳ (American
Society of Health-System Pharmacists)
AMS Chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện (Antimicrobial
Sterwardship)
AMR Đề kháng kháng sinh (Antimicrobial Resitance)
AMU Sử dụng kháng sinh (Antimicrobial Use)
APACHE II Đánh giá mức độ nặng và tiên lượng bệnh (Acute Physiology and
Chronic Health Evaluation II)
AUC Diện tích dưới đường cong (Area under the curve)
AUC/MIC Tỷ số giữa diện tích dưới đường cong 24 giờ và nồng độ ức chế
tối thiểu
Cpeak Nồng độ đỉnh
CDC Trung tâm kiểm soát nhiễm khuẩn Hoa kỳ (Centers of Disease
Control and Prevention)
DOTs Phép phân tích ngày điều trị (Days of Therapy)
DUE Giám sát sử dụng thuốc (Drug Ultilization Evaluation)
eGFR Tốc độ lọc cầu thận ước tính (estimated Glomerular filtratio rate)
FDA Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug
Administration)
HICPAC Uỷ ban tư vấn thực hành kiểm soát nhiễm trùng chăm sóc sức
khoẻ (The Healthcare Infection Control Practices Advisory
Committee)
hVISA Tụ cầu vàng dị kháng trung gian với vancomycin (hetero
Vancomycin intermediate Staphylococcus aureus)
IDSA Hội truyền nhiễm Hoa Kỳ (Clinical & Laboratory Standards
Institute)
MDRD Hiệu chỉnh trong chức năng thận (Modification of Diet in Renal
Disease)
MIC Nồng độ ức chế tối thiểu (Minimum inhibitory Concentration)
MRSA Tụ cầu vàng đề kháng methicillin (Methicillin resistant S.aureus)
MSSA Tụ cầu vàng nhạy cảm methicillin (Methicillin sensitive S.aureus)
NSAIDs Các thuốc chống viêm không chứa steroid (Non-steroidal anti-
inflammatory drug)
PD Dược động học (Pharmacodynamic)
PK Dược lực học (Pharmacokinetic)
PK/PD Chỉ số dược động học-dược lực học
SOFA Đánh giá hậu quả suy đa tạng
T>MIC Thời gian nồng độ thuốc lớn hơn nồng độ ức chế tối thiểu
VISA Tụ cầu vàng nhạy cảm trung gian với vanncomycin (Vancomycin
intermediate Staphylococcus aureus)
VRE Enterococcus kháng vancomycin (Vancomycin resistant
Enterococcus)
VRSA Tụ cầu vàng kháng vancomycin (Vancomycin resistant
Staphylococcus aureus)
VSSA Tụ cầu vàng nhạy cảm vancomycin (Vancomycin sensitive
Staphylococcus aureus)
WHO Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Cấu trúc hoá học vancomycin [23] 2
Hình 2.1. Quy trình thu thập bệnh án bệnh nhân sử dụng vancomycin
trên toàn viện
16
Hình 3.1. Mức độ tiêu thụ của một số nhóm kháng sinh tại bệnh viện
Lão khoa Trung ương năm 2019
20
Hình 3.2. Mức độ tiêu thụ vancomycin trên toàn viện giai đoạn 2016-
2019
21
Hình 3.3. Quy trình thu thập hồ sơ bệnh án trên thực tế 23
Hình 3.4. Quy trình phân tích tính phù hợp trong chỉ định
vancomycin
32
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Các tiêu chí đánh giá đặc điểm sử dụng vancomycin 17
Bảng 2.2. Tài liệu tham khảo cho Bộ tiêu chí đánh giá sử dụng
vancomycin
18
Bảng 3.1. Mức độ tiêu thụ của vancomycin tại từng khoa lâm sàng
năm 2019
21
Bảng 3.2. Đặc điểm tuổi, giới, đánh giá ban đầu của mẫu nghiên cứu 23
Bảng 3.3. Đặc điểm thủ thuật của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
trong quá trình điều trị
25
Bảng 3.4. Thời gian điều trị trung bình và kết quả điều trị của bệnh
nhân trong mẫu nghiên cứu
26
Bảng 3.5. Đặc điểm vi sinh của mẫu nghiên cứu 26
Bảng 3.6. Đặc điểm độ lọc cầu thận ước tính của bệnh nhân trong
mẫu nghiên cứu
28
Bảng 3.7. Đặc điểm về thời gian điều trị và phác đồ điều trị có
vancomycin
28
Bảng 3.8. Đặc điểm chỉ định vancomycin trong mẫu nghiên cứu 30
Bảng 3.9. Tỷ lệ bệnh nhân dùng vancomycin được chỉ định xét
nghiệm vi sinh
31
Bảng 3.20. Tính phù hợp về chỉ định vancomycin của mẫu nghiên
cứu
32
Bảng 3.31. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng liều nạp và hiệu chỉnh liều
vancomycin trong mẫu nghiên cứu
33
Bảng 3.42. Đặc điểm về cách dùng vancomycin trong mẫu nghiên
cứu
33
Bảng 3.53 Đặc điểm giám sát sử dụng vancomycin trong mẫu nghiên
cứu
34
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kháng sinh đã và vẫn luôn là nhóm thuốc quan trọng đối với con người trong
điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh một cách lạm
dụng đã dẫn đến sự xuất hiện và gia tăng không ngừng, về cả số loài và số lượng -
của các vi khuẩn kháng thuốc. Để có thể làm giảm hoặc đảo ngược tình trạng kháng
thuốc, cần phải thực hành quản lý kháng sinh tốt, tăng việc sử dụng phù hợp và giảm
việc sử dụng nhiều theo kinh nghiệm [23,54].
Nói riêng về vancomycin, đây là loại kháng sinh thuộc nhóm glycopeptid, là
lựa chọn hàng đầu để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn Gram dương đề kháng với beta-
lactam, nổi bật là Staphylococcus aureus kháng methicillin. Tuy nhiên, bắt đầu từ
năm 1989, vi khuẩn enterocci kháng vancomycin đã xuất hiện và gia tăng nhanh
chóng. Cho đến nay, chủng vi khuẩn này, cùng với chủng Staphylococcus aureus
kháng methicillin và các chủng trung gian khác trở thành một vấn đề nghiêm trọng,
nhất là đối với nhiễm trùng bệnh viện. Uỷ ban Tư vấn Thực hành Kiểm soát Nhiễm
trùng bệnh viện đã đưa ra khuyến cáo về việc sử dụng vancomycin một cách thận
trọng, giáo dục cán bộ y tế về tình trạng kháng thuốc cũng như cập nhật đầy đủ dữ
liệu vi sinh [20].
Bệnh viện Lão khoa Trung ương là bệnh viện chuyên khoa hàng đầu về Lão
khoa, là tuyến cao nhất trong hệ thống thăm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho
người cao tuổi tại Việt Nam. Phần lớn bệnh nhân tại bệnh viện đều từ 50 tuổi trở lên,
có nhiều bệnh lý nhiễm khuẩn phức tạp cũng như mắc nhiều bệnh mắc kèm, chức
năng sinh lý và sức khoẻ có sự khác biệt. Chính vì vậy, việc kê đơn thuốc có kháng
sinh tại bệnh viện là rất phổ biến, trong đó có vancomycin. Vancomycin cũng nằm
trong danh mục thuốc cần hội chẩn khi kê đơn của bệnh viện. Xuất phát từ thực tế
trên, chúng tôi tiến hành đề tài “ Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh vancomycin
tại bệnh viện Lão khoa Trung ương” với hai mục tiêu sau:
1. Khảo sát tình hình tiêu thụ kháng sinh vancomycin tại bệnh viện Lão khoa
Trung ương giai đoạn 2016-2019
2. Phân tích tính phù hợp của việc sử dụng kháng sinh vancomycin năm 2019
tại bệnh viện Lão khoa Trung ương
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Kháng sinh Vancomycin
1.1.1. Tính chất vật lý – hoá học:
Vancomycin là một kháng sinh có nguồn gốc tự nhiên, là sản phẩm phụ của
các vi khuẩn thuộc chủng Amycolatopsis directionalis [23].
Vancomycin có cấu trúc glycopeptid nhân 3 vòng phổ hẹp, với phân tử lượng
khoảng 1500 dalton, bao gồm một chuỗi 7 liên kết peptid [54].
Ở điều kiện bình thường, vancomycin có dạng bột trắng hoặc gần như trắng,
tan tốt trong nước, ít tan trong ancol. Dung dịch 5% pha trong nước có độ pH từ 2.5
– 4.5 [23].
Vancomycin được sử dụng làm thuốc ở dạng muối hydroclorid [20].
1.1.2. Cơ chế tác dụng và phổ tác dụng
Vancomycin thể hiện tính kháng khuẩn thông qua việc ức chế sự hình thành
một trong những thành phần quan trọng của vỏ tế bào vi khuẩn - polime peptidoglycan
và phản ứng transpeptid. Bên cạnh đó, vancomycin tác động đến tính thấm màng tế
bào và ức chế quá trình tổng hợp RNA của vi khuẩn [4,24].
Vancomycin không thể thấm qua màng tế bào vi khuẩn gram âm [20].
Khác với penicillin, thể hiện đặc tính diệt khuẩn do thuốc gắn vào một hay
nhiều protein gắn penicillin của vi khuẩn (PBP), vancomycin lại gắn với nhóm
carboxyl ở các tiểu đơn vị peptid chứa D-alanyl-D-alanin tự do. Vì vậy, không có sự
đề kháng chéo giữa hai loại thuốc này [20,23]
Hình 3.1 Cấu trúc hoá học vancomycin [23]
3
Vancomycin có tác dụng kìm khuẩn với Streptococcus faecalis, có tác dụng
diệt khuẩn với hầu hết các vi khuẩn gram dương ưa khí và kị khí khác bao gồm
[4,20,23,24]:
- Tụ cầu: đáng chú ý là Staphylococcus aureus và Staphylococcus epidermidis
(bao gồm cả các chủng kháng methicillin)
- Liên cầu: Streptococcus pneumoniae, Str. pyogenes,. Một số chủng
Streptococcus nhóm B khác cũng được báo cáo là nhạy cảm với vancomycin.
- Bacillus anthracis, Corynebacterium spp., Actinomyces spp., Clostridium spp,
một số Listeria và Lactobacilli,..
Hầu như tất cả các vi khuẩn gram âm, cũng như Mycobacteria và nấm đều
kháng vancomycin.
Vancomycin phối hợp với kháng sinh nhóm aminoglycoside để diệt khuẩn trên
Enterococcus, thậm chí là ở cả các chủng kháng vancomycin. Thuốc tác dụng hiệp
đồng với gentamicin mạnh hơn streptomycin. Sự phối hợp vancomycin và rifampicin
trên các chủng Staphylococcus aureus lại cho các kết quả khác nhau, bao gồm đề
kháng kháng sinh và giảm tác dụng. Vancomycin và kháng sinh caphalosporin thế hệ
thứ 3 tác dụng hiệp đồng chống lại Staphylococcus aureus và enterococci.
Trên lâm sàng, vancomycin chủ yếu được sử dụng trong điều trị
Staphylococcus aureus kháng methicilin (MRSA) [20].
1.1.3. Đặc điểm dược động học
Vancomycin hấp thu rất ít qua đường uống, hấp thu không ổn định và gây đau
khi sử dụng đường tiêm bắp, tốt khi tiêm trong phúc mạc và truyền qua tĩnh mạch
[23]. Tuy nhiên, sự an toàn và hiệu quả khi tiêm vancomycin qua phúc mạc vẫn chưa
được chứng minh một cách đầy đủ [27].
Sau khi truyền tĩnh mạch, thuốc phân bố rộng rãi trong cơ thể. Ở người bình
thường, cứ với liều 1g (khoảng 15mg/kg) truyền trong hơn 60 phút, nồng độ thuốc
trong huyết tương sẽ đạt khoảng 60-63 µg/ml ngay sau khi truyền xong, khoảng 23-
25 µg/ml sau hai giờ và dưới 10 µg/ml sau 11 giờ kết thúc truyền dịch [23,27]. Nồng
độ thuốc trong huyết tương được ghi nhận là ít bị ảnh hưởng bởi chạy thận nhân tạo
hay lọc màng bụng, cũng như tương đương khi dùng nhiều liều hay một liều duy nhất
[23,27]. Vancomycin đạt được nồng độ ức chế vi khuẩn trong các dịch ngoại bào gồm
dịch màng phổi, dịch cổ trướng, dịch ngoài màng tim, hoạt dịch, cả màng xương. Chỉ
có một lượng nhỏ xâm nhập vào mật. Và có rất ít thuốc được phân bố vào dịch não
4
tuỷ kể cả khi màng não bị viêm. Sự xâm nhập của vancomycin có thể bị ảnh hưởng
bởi tình trạng viêm nhiễm và bệnh. Điển hình như nồng độ của thuốc tại mô da của
bệnh nhân tiểu đường sẽ thấp hơn (trung bình 0.1 µg/ml, trong khoảng 0.1–0.45
µg/ml) so với bệnh nhân không mắc bệnh này (trung bình 0.3 µg/ml, khoảng 0.46-
0.94 µg/ml) [2]. Vancomycin đi qua khoang màng bụng, khoảng 60% liều dùng trong
phúc mạc được báo cáo là hấp thu trong 6 giờ [23-24].
Vancomycin có thể tích phân bố tương đối lớn, dao động từ 0.4 - 0.6 l/kg ở
người có chức năng thận bình thường, và lên tới 0.9 l/kg ở người mắc bệnh thận giai
đoạn cuối. Tỉ lệ liên kết protein huyết tương của vancomycin là khoảng 30-60%, chủ
yếu là albumin. Vì vậy, ở người bị giảm albumin máu (bị bỏng, suy thận giai đoạn
cuối), tỉ lệ này giảm còn 19-29%. Thuốc qua được nhau thai, phân bố vào máu cuống
rốn [20,24].
Vancomycin thải trừ chủ yếu qua thận, với 80-90% liều vancomycin xuất hiện
không đổi trong nước tiểu 24h ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường. Phần còn
lại được loại bỏ thông qua mật và gan. Thời gian bán huỷ thuốc là từ 3-13 giờ, trung
bình 6 giờ ở người có chức năng thận bình thường. Tuy nhiên ở bệnh nhân suy thận,
thời gian bán huỷ thuốc cao hơn, có thể hơn 7 ngày đến tận 12 ngày, trung bình là 7.5
ngày [23-24,27]. Vancomycin có thải trừ vào sữa.
Độ thanh thải trung bình của thuôc trong huyết tương vào khoảng 0.058
l/kg/giờ, và của thận là 0.048 l/kg/giờ. Vancomycin đường uống được bài tiết chủ yếu
qua phân. Thuốc được loại bỏ tốt hơn trong khi bệnh nhân lọc máu [4,20,24].
1.1.4. Ứng dụng chỉ số PK/PD của vancomycin trong điều trị
PK/PD là chỉ số liên kết đặc tính dược động học và dược lực học, được áp dụng để
nâng cao tính hiệu quả và an toàn khi sử dụng kháng sinh. Các chỉ số PK/PD của
kháng sinh được thiết lập trên cơ sở của nồng độ thuốc trong huyết tương (giá trị
đầu vào của dược động học) và nồng độ ức chế tối thiểu (giá trị đầu vào của dược
lực học). Từ các nghiên cứu in vitro, có ba chỉ số PK/PD liên quan đến tác dụng của
kháng sinh, bao gồm: T/MIC, Cpeak/MIC và AUC0–24/MIC. Vancomycin là kháng
sinh diệt khuẩn phụ thuộc thời gian, tức là mức độ diệt khuẩn phụ thuộc chủ yếu
vào thời gian vi khuẩn tiếp xúc với kháng sinh, chính vì vậy theo dõi nồng độ thuốc
trong huyết tương tại từng thời điểm là rất quan trọng [2]. Trong đó, có rất ít bằng
chứng cho thấy tác dụng của thuốc phụ thuộc vào nồng độ đỉnh (Cpeak) mục tiêu
[38]. Các nghiên cứu của Ackerman, Löwdin và Larsson đã chứng minh rằng
5
vancomycin giết chết Staphylococcus aureus và Staphylococcus cholermisdis theo
cách độc lập với nồng độ. Bằng cách mô phỏng lại các nồng độ đỉnh lần lượt là 20,
20, 10 và 5 µg/ml trên in vitro với thời gian bán huỷ trung bình của thuốc là 6 giờ,
kết quả cho được là như nhau đối với tác dụng diệt khuẩn trên Staphylococcus
aureus. Còn khi sử dụng nghiên cứu trên chuột bạch, các nhà khoa học kết luận
rằng AUC/MIC là thông số dược động học để đo lường hiệu quả của vancomycin
trong điều trị Staphyloccocus, bao gồm cả các chủng kháng methicillin và các
chủng trung gian. Cụ thể hơn, tỷ lệ AUC0–24/MIC ≥ 400 được coi là mục tiêu để đạt
được hiệu quả điều trị bằng vancomycin trên lâm sàng [2].
Tuy vậy, hiện nay, trong các khuyến cáo, việc giám sát nồng độ đáy của
vancomycin được đánh giá là một phương pháp hiệu quả để theo dõi điều trị và giảm
độc tính trên thận thay cho AUC. Sở dĩ như vậy là do trên thực tế, để có thể xác định
chính xác tỉ lệ AUC0–24/MIC của bệnh nhân, cần phải tiến hành lấy nhiều mẫu máu,
điều này khiến cho quy trình giám sát điều trị trở nên phức tạp và tốn kém. Cần phải
bắt đầu theo dõi nồng độ đáy của vancomycin trước liều thứ 4 ở bệnh nhân có chức
năng thận bình thường để đảm bảo nồng độ đích đạt được. Theo hướng dẫn về liều
dùng của vancomycin năm 2009 của Hiệp hội Dược sĩ hệ thống y tế Hoa Kỳ, Hiệp
hội bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ, cần phải đưa nồng độ đáy của vancomycin duy trì
trên 10 µg/ml cho tất cả các bệnh nhiễm trùng, và đạt mục tiêu 15-20 µg/ml cho các
ca nhiễm trùng phức tạp, như nhiễm khuẩn huyết, viêm tuỷ xương, viêm màng não,
viêm nội tâm mạc và viêm phổi do tụ cầu vàng [38]. Nồng độ đáy mục tiêu cho bệnh
nhân có nguy cơ cao xảy ra độc tính trên thận là tương đương. Tuy nhiên, vẫn còn
nhiều tranh cãi trong vấn đề thay thế việc giám sát AUC bằng nồng độ đáy. Trên một
nghiên cứu cho kết quả AUC0–24/MIC đạt 400 gần như 100% khi nồng độ đáy là 15-
20 mg/lít, MIC là 1 mg/lít, nhưng khi MIC lớn hơn 1mg/lít, có tới 60% bệnh nhân đạt
nồng AUC0–24/MIC là 400 dù nồng độ đáy dưới 15 mg/lít. Một nghiên cứu khác trên
65 bệnh nhân sử dụng vancomycin được giám sát dựa theo nồng độ đáy (n=35) và
dựa theo AUC0–24/MIC (n=30), kết quả cho thấy việc điều trị bệnh đạt được hiệu quả
cao hơn trên bệnh nhân được giám sát bằng chỉ số AUC0–24/MIC (76.7% so với
48.6%, p=0.02) [35]. Vì vậy, phương pháp thay thế này không áp dụng cho các chủng
tụ cầu vàng kháng không đồng nhất với vancomycin, điển hình là chủng hVISA [1].
Trong một khảo sát về hướng dẫn giám sát sử dụng vancomycin của 12 tổ
chức, có đến 7 hướng dẫn khuyến nghị cần phải đo nồng độ đáy của thuốc trong máu
hàng tuần cho đến 2 lần một tuần. Chỉ có 3 hướng dẫn khuyến nghị rằng cần phải
6
giám sát AUC0–24/MIC là “Theo dõi điều trị vancomycin ở người trưởng thành” (Hiệp
hội Dược sĩ Hệ thống Y tế Hoa Kỳ, Hiệp hội bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ, Hiệp hội
dược sĩ về bệnh truyền nhiễm), “Liều lượng của Vancomycin và theo dõi nồng độ
Vancomycin trong huyết thanh” (Hệ thống chăm sóc sức khoẻ Los Angeles), “Hướng
dẫn thực hành giám sát thuốc điều trị bằng vancomycin” (Hiệp hội Hoá điều trị Nhật
Bản, Hiệp hội Thuốc Nhật Bản) [55].
1.1.5. Tác dụng không mong muốn
Sử dụng vancomycin tiêm tĩnh mạch rất dễ xảy ra hội chứng “cổ đỏ" hay
“người đàn ông đỏ" (“red man"), biểu hiện là ban đỏ, đỏ bừng hoặc nổi mẩn đỏ ở mặt
và thân trên. Bên cạnh đó là hạ huyết áp và các triệu chứng giống sốc. Nguyên nhân
một phần do việc giải phóng histamin và truyền thuốc nhanh [23].
Phản ứng quá mẫn xảy ra ở khoảng 5%, gồm phát ban, sốt, ớn lạnh, và hiếm
hơn là phản ứng aphylactocid, viêm da tróc vảy, hội chứng Stevens-Johnson, hoạt tử
biểu bì độc hại, viêm mạch, viêm đại tràng giả mạc do Clostridium difficile. Các phản
ứng xảy ra ít hơn ở các chế phẩm được tinh chế cao hơn [23].
Về huyết học, vancomycin có thể làm giảm bạch cầu có hồi phục, tăng bạch
cầu ái toan, phổ biến nhất là giảm bạch cầu trung tính (ở những bệnh nhân dùng tổng
liều 25g trở lên), hiếm có giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt [4,20,23].
Nhiễm độc thận do vancomycin gây ra thường nhẹ đến trung bình, và có thể
phục hồi sau khi ngừng thuốc. Phần lớn nồng độ creatinin trong huyết thanh sẽ tăng
khoảng 0.5 mg/dl (hoặc tăng 50%) so với chỉ số bình thường. Đa phần các nghiên
cứu chỉ ra nguy cơ bị nhiễm độc thận chỉ cao khi mức nồng độ đáy vượt qua mức 20
µg/ml. Một yếu tố nguy cơ khác được xác định là thời gian điều trị, đặc biệt là trong
khoảng thời gian 7 ngày trở lên. Sử dụng vancomycin cùng một số loại thuốc khác
như kháng sinh nhóm aminoglycoside cũng làm tăng tỷ lệ suy giảm chức năng thận
[16]. Nhiễm độc thận do vancomycin còn có thể gây ra viêm khớp kẽ hiếm gặp, đặc
biệt ở liều cao hoặc ở bệnh nhân có yếu tố ảnh hưởng, tuy nhiên không còn thường
xuyên nhờ việc hiệu chỉnh liều [20].
Nhiễm độc tai cũng liên quan đến vancomycin, đặc biệt ở những bệnh nhân bị
cô đặc huyết tương cao, suy thận hoặc mất thính lực trước đó . Tác dụng này có thể
không hồi phục sau khi ngưng sử dụng thuốc. Việc ù tai khi dùng thuốc là dấu hiệu
cần phải ngừng thuốc ngay. Tuy nhiên, độc tính trên tai không tương quan với nồng
7
độ vancomycin trong huyết thanh, do vậy, không có khuyến cáo theo dõi nồng độ
thuốc để ngăn ngừa nhiễm độc tai.
Vancomycin đường uống gây ra rối loạn tiêu hoá nhẹ. Ngoài ra còn có ớn lạnh,
sốt, giảm bạch cầu ưa eosin, viêm thận kẽ, suy thận, ban da, giảm tiều cầu, viêm mạch
[20,23].
1.1.6. Thách thức sử dụng vancomycin trong thực hành lâm sàng
1.1.6.1.Thực trạng đề kháng vancomycin
Hiện nay, tình trạng đề kháng vancomycin của các chủng vi khuẩn nhạy cảm
vẫn còn ít, mặc dù tình trạng kháng thuốc mức độ cao đã được ghi nhận ở một số loại
Lactobacillis, Leuconostoc và Erysipelothrix. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều báo cáo
về tình trạng kháng thuốc mắc phải ở các loại Enterococci. Những vi khuẩn này mã
hoá các gen làm thay đổi cấu trúc của tiền chất peptidoglycan, sao cho dipeptid D-
alanyl-D-alanine bị biến đổi, mà phổ biến nhất thành là D-alanyl-D-lactate.
Glycopeptid không còn có thể nhận ra và liên kết với các tiền chất bị biến đổi này.
Enterococci kháng vancomycin (VRE) đã nổi lên như là mầm bệnh đa kháng nghiêm
trọng gây nhiễm trùng bệnh viện. Một nghiên cứu tại châu Âu năm 2004 đã chỉ ra
rằng bên cạnh Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA), thì enterococci
kháng vancomycin (VRE) cũng là một trong những vi khuẩn làm tăng tỷ lệ tử vong
trong nhiễm trùng bệnh viện [55]. VRE không dễ để mắc phải và không gây nên các
sự nhiễm trùng nghiêm trọng hơn so với các loại khuẩn cầu ruột khác, nhưng chúng
rất khó để trị [20,47]. Nhiễm trùng VRE có liên quan đến việc thời gian nằm viện kéo
dài và tỷ lệ tử vong trong bệnh viện quá cao, do đó làm gia tăng mối đe doạ sức khoẻ
cộng đồng. Cụ thể hơn, những bệnh nhân có nguy cơ nhiễm VRE bao gồm những
bệnh nhân bị bệnh nặng hoặc suy giảm miễn dịch (bệnh nhân tại khoa Hồi sức tích
cực, bệnh nhân ung thư hoặc có các thủ thuật cấy ghép), những người được điều trị
bằng vancomycin kéo dài [20]. Tại Hoa Kỳ, 10 – 30% nhiễm trùng bệnh viện là do
VRE gây ra. Năm 1995, Uỷ ban Tư vấn Thực hành kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện
(HICPAC) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra hướng
dẫn sử dụng vancomycin hợp lý [16]. Năm 2017, WHO đã xác định VRE là một trong
những vi khuẩn kháng thuốc quan trọng nhất trong danh sách Ưu tiên Toàn cầu trong
danh mục vi khuẩn kháng kháng sinh. Một nghiên cứu 10 năm tại Đức với 857 ca
bệnh tại khoa Hồi sức tích cực và 1119 ca bệnh tại khoa phẫu thuật đã thống kê được
rằng: tại khoa Hồi sức tích cực, tỷ lệ kháng vancomycin trong enterococci tăng đáng
kể trong nhiễm trùng máu (từ 5,9 đến 16,7% ) và nhiễm trùng tiểu (từ 2,9 đến 9,9%);
8
còn với nhiễm trùng tại chỗ phẫu thuật, tỷ lệ nhiễm VRE tăng từ 0,9 đến 5,2% (p
<0,001) [16].
Staphylococcus aureus kháng vancomycin (VRSA) cũng là một thách thức và
gánh nặng tương đối cao vì cơ chế kháng thuốc chưa được xác định rõ. Tuy nhiên
tổng ca nhiễm VRSA trên thế giới vẫn còn hạn chế. Người dễ nhiễm VRSA nhất là
những người điều trị kéo dài với Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA)
[43]. Tính đến tháng 5/2015, 14 ca nhiễm VRSA đã được phát hiện ra ở Mỹ. Tại Việt
Nam, theo báo cáo của bệnh viện Chợ Rẫy năm 2008, có 8% số chủng Staphylococcus
aureus phân lập được đề kháng với vancomycin. Tuy nhiên, đến năm 2009, phần lớn
các bệnh viện kể cả Chợ Rẫy không có chủng S.aureus nào đề kháng với vancomycin
trừ một số bệnh viện tỉnh và bệnh viện trực thuốc Sở Y tế (cho kết quả đáng ngờ) [3].
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), người ta đã phân loại
các chủng Staphyloccocus nhạy cảm với vancomycin dựa theo nồng độ ức chế tối
thiểu (MIC) [21,47]:
- Tụ cầu vàng nhạy cảm với vancomycin (VSSA): Vancomycin MIC ≤ 2 µg/ml
- Tụ cầu vàng trung gian nhạy cảm với vancomycin trung gian và tụ cầu vàng
dị kháng trung gian nhạy cảm với vancomycin (VISA và hVISA):
Vancomycin MIC = 4-8 µg/ml
- Tụ cầu vàng kháng Vancomycin (VRSA): Vancomycin MIC ≥16 µg/ml
1.1.6.2. Thực trạng sử dụng hợp lý vancomycin
Một nghiên cứu trên 127 bệnh nhân được chỉ định vancomycin tại một bệnh
viên nhi ở Sudan, phần lớn vancomycin được chỉ định cho nhiễm trùng huyết (29%)
và viêm phổi (19.6%). 81,1% bệnh nhân được giám sát nồng độ creatinin huyết thanh.
Dựa theo chương trình đánh giá sử dụng thuốc (DUE) với bộ tiêu chí là hướng dẫn
của HICPAC, vancomycin được sử dụng hợp lý với 67.7% [16]. Một nghiên cứu tiến
cứu trên 95 bệnh nhân điều trị trong khoa hồi sức tích cực taị bệnh viện Nemazee,
Iran, vancomycin được dùng chỉ định để điều trị cho viêm phổi mắc phải (22.6%),
nhiễm trùng huyết (22.1%) và nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương (12.6%). Tỷ lệ
điều trị theo kinh nghiệm là 81%, và chỉ có 47.3% ca bệnh được đánh giá là sử dụng
phù hợp. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, phần lớn các thiếu sót trong việc sử dụng
vancomycin bao gồm: không sử dụng dữ liệu vi sinh, kéo dài việc điều trị theo kinh
nghiệm, không theo dõi nồng độ thuốc trong máu hay nồng độ creatin huyết thanh
[20,26].
9
Ở Việt Nam, một nghiên cứu về thực trạng sử dụng vancomycin tại bệnh viện
Thanh Nhàn 2014-2018 cho thấy 94% bệnh nhân tại đây được chỉ định vancomycin
bằng kinh nghiệm. Từ thời điểm 24 giờ đầu đến 72 giờ sau, tỉ lệ phù hợp về chỉ định
theo kinh nghiệm giảm từ 83.3% còn 62.3%, tỷ lệ phù hợp về chỉ định khi có kết quả
vi sinh tăng từ 5.1% lên 13.8% [2].
1.2. Chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện
1.2.1. Nội dung chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện
Chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện (AMS) đã trở thành chương
trình chủ yếu nhằm tối ưu hoá việc sử dụng thuốc kháng sinh tại bệnh viện, cũng như
thúc đẩy hành vi trong kê đơn thuốc kháng sinh [3,51]. Chương trình này có thể mang
lại lợi ích về tài chính, cũng như cải thiện việc chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân. Một
chương trình quản lý kháng sinh tốt có thể giảm tỷ lệ sử dụng kháng sinh từ 22 – 36%
và tiết kiệm chi phí hàng nằm từ 200.000 – 900.000 cho bệnh viện [2]. Không có một
cấu trúc chuẩn nào cho AMS tại bệnh viện, vì mỗi bệnh viện lại có các vấn đề khác
nhau và thách thức riêng trong điều trị nhiễm khuẩn [3]. Tuy nhiên, một chương trình
quản lý kháng sinh bệnh viện luôn có 6 yếu tố cốt lõi [47]:
(1) Lãnh đạo: chịu trách nhiệm và triển khai các kế hoạch trong AMS
(2) Các chính sách, hướng dẫn và thông tin lâm sàng: làm bằng chứng để có
thể chuẩn hoá hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn và dự phòng nhiễm trùng tại bệnh
viện.
(3) Giám sát song song tình hình sử dụng kháng sinh (AMU) và tình trạng đề
kháng kháng sinh (AMR)
- AMU cung cấp thông tin chỉ định và kê đơn của kháng sinh, từ đó giải thích
cho sự phát triển của AMR, có tác dụng hữu ích trong việc phát triển và đánh
giá can thiệp của AMS
- AMR thực hiện qua việc thực hiện nuôi cấy vi sinh và phát triển kháng sinh
đồ, phản ánh tác động của AMS đối với sự kháng thuốc, thể hiện những vấn
đề cần phải giải quyết
(4) Thực hiện: thực hiện chương trình với sự kết hợp của nhiều bộ phận, đặc
biệt cần phải có tương tác tích cực giữa bộ phận AMS và bác sĩ kê đơn
(5) Giáo dục: thực hiện việc giáo dục toàn diện và đào tạo lâm sàng
10
(6) Đánh giá: qua các dữ liệu tiêu thụ thuốc nhằm cải thiện quản lý chất lượng
và hiệu quả của AMS
Tại Việt Nam, năm 2016, Bộ Y Tế ban hành hướng dẫn Thực hiện quản lý sử
dụng kháng sinh trong bệnh viện. Hướng dẫn chỉ ra quy trình triển khai hoạt động
của nhóm quản lý sử dụng kháng sinh, bao gồm các bước quan trọng [5,6,20]:
- Tham gia xây dựng, cập nhật các hướng dẫn sử dụng kháng sinh, danh mục
kháng sinh cần hạn chế hay phê duyệt trước khi sử dụng, hướng dẫn điều trị
một số bệnh nhiễm khuẩn thường gặp, hướng dẫn một số kỹ thuật vi sinh lâm
sàng, hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Xây dựng tiêu chí sử dụng kháng sinh, tiêu chí về nhiễm khuẩn bệnh viện, các
tiêu chí liên quan.
- Xác định các vấn đề cần can thiệp thông qua khảo sát thực trạng sử dụng kháng
sinh, mức độ kháng thuốc. Hiện nay, có các phương pháp phân tích và sử dụng
thường được dùng như phân tích DDD, phân tích ABC, đánh giá theo các tiêu
chí đã xây dựng. Đối với kháng sinh, cần phải tổng hợp và phân tích dữ liệu
vi khuẩn kháng kháng sinh, đặc biệt là các vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn
bệnh viện.
- Can thiệp cho đội ngũ cán bộ y tế, từ đó đưa ra đánh giá và phản hồi, thực hiện
thông qua các báo cáo cho hội đồng thuốc và điều trị.
- Thông tin, báo cáo về mô hình bệnh tật, tình hình sử dụng kháng sinh và kháng
kháng sinh, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.
Cũng theo Bộ y tế, mục đích chính của việc quản lý sử dụng kháng sinh trong
bệnh viện bao gồm: tăng cường sử dụng kháng sinh hợp lý; giảm hậu quả không
mong muốn khi dùng kháng sinh; nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh; ngăn
ngừa vi khuẩn đề kháng kháng sinh; giảm chi phí y tế.
1.2.2. Đánh giá sử dụng kháng sinh hợp lý tại bệnh viện
1.2.2.1.Đánh giá định tính:
Các nghiên cứu định tính cung cấp trình bày chi tiết những vấn đề giúp cho
việc lựa chọn thuốc chưa hợp lý, liều chưa hợp lý, thuốc kê đơn có phản ứng có hại
hoặc tương tác thuốc.
Đánh giá sử dụng thuốc hay xem xét sử dụng thuốc (DUE) là đánh giá sử dụng
thuốc thường xuyên, có hệ thống, dựa trên các tiêu chí giúp cho đảm bảo thuốc sử
dụng phù hợp (ở mức cá thể từng bệnh nhân). Theo Tổ chức Y tế thế giới, một hệ
11
thống DUE tốt cần được xây dựng với mục tiêu đảm bảo các liệu pháp điều trị đáp
ứng tiêu chuẩn hiện có tại cơ sở khám chữa bệnh, thúc đẩy điều trị thuốc tối ưu, ngăn
ngừa các vấn đề liên quan đến thuốc, tạo tiêu chí để sử dụng thuốc phù hợp, tăng
cường trách nhiệm trong quy trình sử dụng thuốc và kiểm soát chi phí dược phẩm.
DUE cũng được khuyến khích để áp dụng đối với thuốc kháng sinh. Một chương
trình DUE bao gồm 8 bước [5,6]:
- Bước 1: Xác định nhiệm vụ và thành lập nhóm chuyên gia đánh giá sử dụng
thuốc.
- Bước 2: Xác định kế hoạch trên từng loại thuốc. Do số lượng thuốc lớn tại mỗi
bệnh viện, hội đồng điều trị cần phải tập trung vào những thuốc quan trọng
nhất, có thể là những thuốc còn gặp nhiều vấn đề trong sử dụng, thuốc có lợi
nhuận cao nhất. Cần phải tập trung vào một số khía cạnh như: Thuốc có ADR
cao, thuốc đắt tiền, thuốc kháng sinh (bao gồm cả điều trị và dự phòng), thuốc
tiêm,..
- Bước 3 và 4: Phát triển bộ tiêu chuẩn, tiêu chí và các công cụ đo lường. Các
tiêu chí nên được xây dựng từ thông tin y học dựa trên bằng chứng đã được
công bố từ các nguồn tham khảo đáng tin cậy, những khuyến nghị về sử dụng
thuốc cấp quốc gia hoặc địa phương đang có sẵn, các nguồn y văn trong và
ngoài nước [31]. Các tiêu chí sử dụng thuốc cho DUE bao gồm:
+ Sử dụng: Chỉ định hợp lý, không có chống chỉ định
+ Liều: Liều chỉ định cụ thể, khoảng cách và thời gian điều trị
+ Dùng thuốc: Các bước dùng thuốc, số lượng cấp phát
+ Giám sát: Trên lâm sàng và cận lâm sàng, theo dõi ADR
+ Tiến triển, ví dụ: Giảm huyết áp, giảm đường huyết, cơn hen cấp
- Bước 5: Thiết kế nghiên cứu dựa theo mục đích của từng nghiên cứu. Mỗi một
loại nghiên cứu, như hồi cứu, hay tiến cứu lại có những ưu nhược điểm và
phục vụ cho những yêu cầu khác nhau.
- Bước 6: Phân tích dữ liệu, gồm:
+ Sắp xếp lại dữ liệu đúng với từng chỉ tiêu
+ Phân tích kết quả đối với các tiêu chí đã lập ra
+ Xác định những kết quả không đáp ứng với các tiêu chí
+ Tiến hành phân tích dữ liệu theo từng quý hoặc thường xuyên hơn
12
- Bước 7: Lên kế hoạch hành động. Sau khi phân tích dữ liệu, hội đồng điều trị
cần phải đánh giá cẩn thận, đưa ra các kế hoạch mới nhằm cải thiện việc sử
dụng thuốc đúng theo các tiêu chí.
- Bước 8: Lặp lại quá trình. Chương trình DUE được khuyến nghị nên được
thực hiện theo vòng lặp một cách thường xuyên. Chỉ có như vậy mới có thể
đánh giá việc sử dụng thuốc một cách đầy đủ và toàn diện.
1.2.2.2. Đánh giá định lượng:
Các phép đo định lượng thông qua các dữ liệu sử dụng kháng sinh đóng vai
trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của chương trình quản lý kháng sinh bệnh
viện. Các chỉ số, kết quả thu thập được là một phần thiết yếu và yếu tố bền vững để
đo lường lượng tiêu thụ kháng sinh định kỳ. Tuy nhiên, các đánh giá định lượng
không đánh giá được chất lượng của việc sử dụng thuốc [47,51].
Cũng theo hướng dẫn của WHO dành cho chương trình quản lý kháng sinh tại
các cơ sở khám chữa bệnh các nước đang và kém phát triển, các số liệu định lượng
tính toán thích hợp và liên quan đến sử dụng kháng sinh trong bệnh viện bao gồm
DDD/100 ngày nằm viện, DDD/mỗi bệnh nhân và DOTs/100 ngày nằm viện.
DDD/100 ngày nằm viện được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt là kháng sinh, vì dữ
liệu để tính toán chỉ số này thường có sẵn và lưu lại trong các phần mềm lưu trữ
(không giống như DOTs hay DDD/mỗi bệnh nhân), cũng như không yêu cầu dữ liệu
của bất cứ cá nhân nào [51]. Còn theo thông tư số 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế, một
Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện cần áp dụng ít nhất một trong các phương
pháp sau để phân tích việc sử dụng thuốc tại đơn vị: Phân tích ABC, phân tích nhóm
điều trị, phân tích VEN, phân tích theo DDD (liều xác định trong ngày).
Sự ra đời của DDD giúp cho việc đo lường mức tiêu thụ thuốc trở nên thuận
lợi hơn. Số liệu tiêu thụ thuốc thể hiện bằng DDD thường được sử dụng nhằm cung
cấp thông tin về tình trạng mắc bệnh, cũng như tỉ lệ điều trị bệnh trên một lượng dân
số nhất định. Tuỳ từng trường hợp, mục đích nghiên cứu so sánh mà người ta có thể
tính DDD/1000 dân mỗi ngày, DDD/mỗi bệnh nhân hay DDD/100 ngày nằm viện
[52].
DDD/100 ngày nằm viện thường được áp dụng cho các thuốc sử dụng cho
bệnh nhân nội trú.
Tính DDD/100 ngày theo công thức sau [52]:
13
DDD/100 ngày nằm viện =
!ổ#$	&ố	$()*	&ử	,ụ#$	×	/00
111	×	2ô#$	&4ấ6	$7ườ#$	:ệ#<	=	&ố	$7ườ#$	:ệ#<	=	>?@
Trong đó, DDD (liều xác định trong ngày) là liều trung bình duy trì hàng ngày
với chỉ định chính của một thuốc [2]. Liều DDD thường dựa trên liều của từng phác
đồ điều trị. Nếu một thuốc được dùng với nhiều chỉ định khác nhau, có thể có các
DDD riêng áp dụng cho từng chỉ định. Số DDD chỉ dành cho những thuốc có mã
ATC và được đánh giá lại theo định kỳ [30].
Công suất giường bệnh (tên quốc tế là Bed occupancy rate) là tỷ lệ phần trăm
sử dụng giường bệnh so với kế hoạch được giao của một cơ sở khám chữa bệnh trong
một năm xác định. Công suất giường bệnh là một trong 88 chỉ tiêu thống kê của ngành
Y tế, được công bố trên thông tư về Quy định nội dung hệ thống chỉ tiêu ngành Y tế,
là cơ sở cho phân tích và đánh giá tình hình hoạt động công tác khám bệnh, chữa
bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh. Đây là số liệu định kỳ mà bất kỳ một cơ sở khám
chữa bệnh nào cũng cần phải có [7]. Một bệnh viện được quản lý tốt bao gồm cả các
kế hoạch nhằm phân bố giường bệnh hiệu quả. Tỉ lệ lưu trú cũng như lấp đầy giường
phản ánh khả năng hoạt động của bệnh viện [29].
Định nghĩa của một ngày nằm viện (“bed day”) là khác nhau giữa các bệnh
viện và các quốc gia. Tuy nhiên, định nghĩa phổ biến nhất là: Một ngày nằm viện là
một ngày mà bệnh nhân phải nằm viện và ở lại qua đêm trong bệnh viện. Các trường
hợp bệnh nhân được nhận làm thủ tục y tế hay phẫu thuật vào buổi sáng và ra viện
trước buổi tối đôi khi được tính là một ngày nằm viện, đôi khi lại bị loại trừ. Định
nghĩa này phải cố định khi thực hiện các nghiên cứu so sánh. Ví dụ như với con số
70 DDD trên 100 ngày nằm viện giúp ta ước tính được rằng khoảng 70% bệnh nhân
nội trú nhận được sự điều trị của 1 DDD mỗi ngày [31].
Đôi khi các chỉ tiêu trong các phép đo định lượng khác cũng được sử dụng,
điển hình như các số liệu về lượng thuốc bệnh viện nhập về, số lượng thuốc được
phát, tỉ lệ đơn thuốc được kê kháng sinh. Các chỉ tiêu này dễ dàng lấy được, tuy nhiên
thường không phân tích được yếu tố gì cụ thể, không được áp dụng nhiều trong các
nghiên cứu vì chứa nhiều biến có thể gây nhiễu như: sự khác nhau giữa các nhà phân
phối thuốc, số lượng thuốc không sử dụng đến, và nhất là không phản ánh đúng về
tình trạng sử thuốc bệnh nhân trên thực tế [18].
Bên cạnh các kết quả đo lường mức độ tiêu thụ kháng sinh, còn có các dữ liệu
trên bệnh nhân và kết quả nuôi cấy vi sinh cũng có ích trong việc đánh giá hiệu quả
việc sử dụng kháng sinh trên bệnh viện, có thể kể đến như [47]:
14
- Trên bệnh nhân
+ Thời gian nằm viện và tỷ lệ tử vong
+ Số ngày nằm viện
+ Số bệnh nhân tái mắc bệnh trong vòng 30 ngày kể từ ngày ra viện
+ Tỷ lệ phần trăm người bệnh nội trú có biểu hiện bệnh lý do các phản
ứng có hại của thuốc có thể phòng tránh
- Trên kết quả xét nghiệm vi sinh
+ Tỉ lệ xét nghiệm kháng sinh đồ được báo cáo của bệnh viện
+ Tỉ lệ bệnh nhân có kết quả vi sinh là Clostridium difficile,
Pseudomonas, Acinetobacter spp., Staphylococci aureus kháng methicillin,
Enterococcus kháng vancomycin.
15
CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu của mục tiêu 1
Cơ sở dữ liệu về tình hình sử dụng kháng sinh Vancomycin tại các khoa lâm
sàng và trên toàn viện Lão khoa Trung ương giai đoạn 2016-2019, được lưu trong
phần mềm quản lý thuốc của khoa Dược.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu của mục tiêu 2
Tiêu chuẩn lựa chọn:
Hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân điều trị nội trú được chỉ định sử dụng
vancomycin từ ngày 01/01/2019 - 31/12/2019 trên toàn viện Lão khoa Trung ương.
Tiêu chuẩn loại trừ:
Hồ sơ bệnh án không tiếp cận được trong quá trình thu thập thông tin.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu của mục tiêu 1
2.2.1.1.Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu phân tích dựa trên mức độ tiêu thụ kháng sinh vancomycin
tại các khoa lâm sàng và trên toàn viện theo năm trong giai đoạn 2016 – 2019.
2.2.1.2. Thu thập số liệu
Thu thập số liệu về lượng tiêu thụ vancomycin, công suất giường bệnh và số
giường bệnh tại bệnh viện Lão khoa Trung ương theo các năm 2016-2019, trích xuất
từ phần mềm quản lý thuốc của khoa Dược.
2.2.1.3. Nội dung nghiên cứu
Đặc điểm tiêu thụ kháng sinh vancomycin của toàn viện giai đoạn 2016-2019
thông qua chỉ số DDD/100 ngày nằm viện
Đặc điểm tiêu thụ kháng sinh vancomycin của từng khoa lâm sàng tại bệnh
viện năm 2019 thông qua chỉ số DDD/100 ngày nằm viện
Chỉ số DDD/100 ngày nằm viện được tính theo công thức [23,53]:
16
DDD/100 ngày nằm viện =
!ổ#$	&ố	$()*	&ử	,ụ#$	×	/00
111	×	2ô#$	&4ấ6	$7ườ#$	:ệ#<	=	&ố	$7ườ#$	:ệ#<	=	>?@
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu của mục tiêu 2
2.2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang, thực hiện phép phân tích định tính dựa trên hồ sơ bệnh án nội
trú của các bệnh nhân thoả mãn tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ.
2.2.2.2. Thu thập số liệu
2.2.2.3. Nội dung nghiên cứu
Mô tả đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu:
Đặc điểm chung: tuổi, giới, chẩn đoán bệnh, các bệnh mắc kèm, các thủ thuật
thực hiện trong quá trình điều trị, kết quả điều trị
Các chỉ số cận lâm sàng – diễn biến lâm sàng trước khi bệnh nhân bắt đầu sử
dụng vancomycin đến khi bệnh nhân kết thúc sử dụng vancomycin:
Dữ liệu phần mềm
quản lý bệnh viện
Danh sách bệnh nhân
sử dụng vancomycin
từ 01/2019 - 12/2019
Mã lưu trữ của bệnh
án ở phòng kế hoạch
tổng hợp
Hồ sơ bệnh án của
bệnh nhân tại phòng
kế hoạch tổng hợp
Loại những bệnh án thuộc
tiêu chuẩn loại trừ
Hình 4.1 Quy trình thu thập bệnh án bệnh nhân sử dụng vancomycin trên toàn viện
17
+ Các diễn biến lâm sàng: tình trạng vào viện, nhiệt độ thân nhiệt, huyết áp
+ Đặc điểm về công thức máu trong thời gian nằm viện
+ Đặc điểm về nồng độ creatinin trong máu
Dữ liệu vi sinh thu được: số lượng bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm vi
sinh, số lượng bệnh phẩm có kết quả dương tính và âm tính, các chủng vi khuẩn phân
lập được
Chức năng thận của bệnh nhân: qua mức độ lọc cầu thận ước tính được tính
theo công thức MDRD (Modification of Diet in Renal Disease) [40] như sau:
eGFR (mL/min/1,73mB
= 175 ´ (Scr)^(-1.154) ´ (Tuổi)^(-0.203) ´0.742 (nếu
là nữ)
Trong đó
• eGFR (estimated Glomerular Filtration Rate): độ lọc cầu thận ước đoán
• SCr: nồng độ creatinin trong máu (mg/dL)
• Tuổi: tuổi bệnh nhân
Đặc điểm sử dụng vancomycin
Bảng 2.1. Các tiêu chí đánh giá đặc điểm sử dụng vancomycin
Tiêu chí Đặc điểm
Thời gian điều trị
Chỉ định
Chỉ định chính
Lựa chọn ban đầu – thay thế
Liều dùng Liều nạp – Liều duy trì – Hiệu chỉnh liều
Cách dùng
Dung môi pha loãng
Nồng độ pha loãng
Tốc độ truyền
Giám sát sử dụng
Theo dõi nồng độ thuốc trong máu
Theo dõi chức năng thận
18
Sử dụng đồng thời các thuốc gây ảnh hưởng đến chức
năng thận
Đánh giá tính phù hợp của sử dụng vancomycin
Tiến hành phân tích việc sử dụng vancomycin theo bộ tiêu chí được xây dựng
theo các tài liệu sau (Bảng 2.1). Chi tiết bộ tiêu chí được trình bày trong phụ lục 05
Bảng 2.2. Tài liệu tham khảo cho Bộ tiêu chí đánh giá sử dụng vancomycin
Tiêu chí Tài liệu tham khảo
Chỉ định
1. Dược thư Việt Nam (2018)
2. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh (Bộ Y Tế 2015)
3. Khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa
dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) về kê đơn vancomycin cho
người lớn
4. Các hướng dẫn điều trị của IDSA về các bệnh nhiễm
khuẩn: Viêm màng não; Nhiễm khuẩn da và mô mềm;
Viêm phổi cộng đồng; Viêm phổi mắc tại bệnh viện/Viêm
phổi liên quan thở máy
Liều dùng –
Đường dùng –
Cách dùng
1. Dược thư Việt Nam (2018)
2. Hướng dẫn sử dụng Vancomycin của FDA
3. The Sanford Guide To Antimicrobial Therapy 2017
Giám sát sử
dụng
1. Dược thư Việt Nam (2018)
2. Theo dõi điều trị Vancomycin ở bệnh nhân trưởng thành
(ASHP – Hiệp hội Dược sĩ Mỹ)
Tài liệu tham chiếu:
3. Hướng dẫn theo dõi và liều Vancomycin (Uỷ ban quản lý
Y tế New Bruswick)
4. Hướng dẫn theo dõi và liều Vancomycin đường truyền
tĩnh mạch (NHS Group)
Phương pháp đánh giá:
- Tỷ lệ hợp lý về chỉ định vancomycin, đánh giá “phù hợp”, “không phù hợp”
- Tỷ lệ hợp lý về liều dùng, đường dùng, nồng độ pha truyền, tốc độ truyền,
đánh giá “phù hợp” hay “không phù hợp”
19
- Tỷ lệ giảm sát nồng độ thuốc trong máu, đánh giá “có” hay “không”
- Tỷ lệ giám sát chức năng thận, đánh giá “có” hay “không”
- Tỷ lệ sử dụng phối hợp với thuốc có độc tính trên thận, “có” hay “không”
2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
Trong cả hai mục tiêu, phần mềm Epidata 3.1 và Excel 2018 được sử dụng để
tính toán, quản lý, thống kê và phân tích số liệu. Các biến liên tục có phân phối không
chuẩn được mô tả bằng trung vị và khoảng tứ phân vị. Các biến liên tục có phân phối
chuẩn được mô tả bằng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Các biến định tính được
mô tả theo số lượng và tỷ lệ %.
20
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Phân tích tình hình tiêu thụ kháng sinh Vancomycin tại bệnh viện
Lão khoa Trung ương giai đoạn 2016 – 2019
3.1.1. Mức độ tiêu thụ của các nhóm kháng sinh chính toàn viện năm
2019
Trong năm 2019, nhóm kháng sinh penicillin kết hợp chất kháng beta-
lactamase, mà cụ thể là piperacillin phối hợp tazobactam (J01CR5) được sử dụng phổ
biến nhất tại bệnh viện. Tiếp theo đó là 3 nhóm: quinolon (J01MA), cephalosporin
(J01DB, DC, DD, DE) và carbapenem (J01DH). Các nhóm kháng sinh khác đều có
mức độ tiêu thụ chiếm tỉ trọng nhỏ và không chênh lệch nhau quá nhiều. Kháng sinh
nhóm lincosamid với đại diện duy nhất là clindamycin, có tỷ lệ tiêu thụ thấp nhất trên
toàn viện vào năm 2019.
Hình 3. 3 Mức độ tiêu thụ của một số nhóm kháng sinh tại bệnh viện Lão khoa
Trung ương năm 2019
21
3.1.2. Mức độ tiêu thụ vancomycin trên toàn viện giai đoạn 2016 – 2019
Có thể thấy được trong giai đoạn 2016-2019, sự thay đổi trong mức độ tiêu
thụ vancomycin trên toàn viện không được đồng đều. Mức độ tiêu thụ trong năm
2017 thấp hơn hẳn, số liều DDD/100 ngày chỉ có 0,44. Trừ năm 2017, về cơ bản
mức độ tiêu thụ vancomycin tăng qua từng năm.
3.1.3. Mức độ tiêu thụ vancomycin tại các khoa lâm sàng năm 2019
Bảng 3.6. Mức độ tiêu thụ của vancomycin tại từng khoa lâm sàng năm 2019
TT Khoa
Số liều
DDD/100
ngày nằm
viện
Số
bệnh
nhân
TT Khoa
Số liều
DDD/100
ngày nằm
viện
Số bệnh
nhân
1
Hồi sức tích
cực
3.427 61 6
Sức khoẻ
tâm thần
0.197 2
2
Cấp cứu đột
quỵ
1.632 19 7
Nội tiết –
Cơ xương
khớp
2.152 23
Hình 3. 4 Mức độ tiêu thụ vancomycin trên toàn viện giai đoạn 2016-2019
22
3
Tim mạch
can thiệp
(ngoại)
0.318 3 8
Ung bướu
– Điều trị
giảm nhẹ
1.092 5
4
Tim mạch
hô hấp
0.279 2 9
Thần kinh
Alzheimer
0.136 2
5 Nội chung 0.623 4 10
Phục hồi
chức năng
0.514 2
Kết quả về mức độ tiêu thụ cho thấy trong năm 2019, kháng sinh vancomycin
được sử dụng rộng rãi ở cả 10 khoa lâm sàng trên toàn bệnh viện. Trong đó, 3 khoa
có mức độ tiêu thụ vancomycin cao nhất là Hồi sức tích cực, Cấp cứu đột quỵ và Nội
tiết – Cơ xương khớp. Khoa Sức khoẻ tâm thần là khoa mà mức độ tiêu thụ
vancomycin thấp nhất.
3.2. Phân tích tình hình sử dụng và tính phù hợp của việc sử dụng
kháng sinh vancomycin năm 2019
Trong giai đoạn 01/01/2019 – 31/12/2019, theo dữ liệu nhóm nghiên cứu thu
thập được, có tổng cộng 124 bệnh nhân được chỉ định sử dụng vancomycin tại các
khoa nội trú trên toàn viện Lão khoa Trung ương. Trong quá trình thu thập bệnh án
của 124 bệnh nhân tại phòng Kế hoạch tổng hợp, có 19 bệnh án không tìm thấy, 5
bệnh án chưa trả và 1 bệnh án bị ghi sai mã. Vì vậy, còn 99 bệnh án được chúng tôi
đưa vào nghiên cứu và phân tích cho mục tiêu 2.
Việc lựa chọn mẫu nghiên cứu được mô tả ở hình 3.3
23
Hình 3.3 Quy trình thu thập hồ sơ bệnh án trên thực tế
3.2.1. Mô tả đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
3.2.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới, đánh giá ban đầu khi vào viện
Các đặc điểm về tuổi, giới, đánh giá ban đầu của bệnh nhân trong mẫu nghiên
cứu được thống kê trong bảng 3.2
Bảng 3.7. Đặc điểm tuổi, giới, đánh giá ban đầu của mẫu nghiên cứu
Chỉ tiêu nghiên cứu
Số bệnh nhân
n = 99
Tỷ lệ %
Giới tính nam 64 64,65
Tuổi trung bình (năm) 74 (68-82)
Phần mềm quản lý tại khoa
Dược bệnh viện
124 bệnh nhân sử
dụng vancomycin
19 bệnh án
không tìm
thấy, 5 bệnh
án chưa trả, 1
bệnh án ghi
sai mã
Lấy mã bệnh
nhân và tìm hồ
sơ bệnh án tại
phòng KHTH
99
hồ sơ bệnh án
24
(trung vị - khoảng tứ phân vị 25% và
75%)
Lưu trú
Chuyển viện 20 20,20
Chuyển khoa 60 60,60
Tại 1 khoa 19 19,19
Tình trạng khi
vào khoa
Tỉnh 42 42,42
Lơ mơ 49 49,49
Hôn mê 8 8,08
Nguy cơ ngã
Thấp 24 24,24
Trung bình 49 49,49
Cao 26 26,26
Nguy cơ loét
Thấp 10 10,10
Trung bình 34 34,34
Cao 48 48,48
Rất cao 7 7,07
Cấp độ chăm
sóc
1 70 70,71
2 27 27,27
3 2 2,02
Bệnh nền
Tăng huyết áp 47 47,47
Đái tháo đường týp 2 48 48,48
TD nhồi máu não 18 18,18
Suy tim 17 17,17
Suy thận 20 20,20
Bệnh lý về thần kinh 10 10,10
Gout 12 12,12
Tuổi của các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu tương đối cao, có trung vị là
74. Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn so với nữ, chiếm 64,65%. Khi lưu trú tại
25
viện, chỉ có 19,19% bệnh nhân nằm tại một khoa duy nhất. Còn lại có tới 60,60%
bệnh nhân được chuyển khoa và 20.20% là chuyển từ viện khác đến.
Trên phiếu đánh giá ban đầu của các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu, có ghi
các thông tin về tình trạng khi vào khoa, nguy cơ ngã, nguy cơ loét và cấp độ chăm
sóc. Về tình trạng ban đầu, có 31,31% bệnh nhân ở trạng thái tỉnh, 49,49% bệnh nhân
trong trạng thái lơ mơ, còn lại là hôn mê. Nguy cơ ngã được đánh giá theo thang điểm
Morse. Kết quả có 24,24% bệnh nhân nguy cơ ngã thấp, 49,49% nguy cơ ngã cao và
26,26% bệnh nhân có nguy cơ ngã trung bình. Bệnh nhân được đánh giá nguy cơ loét
theo thang điểm Norton. Trong tổng số 99 bệnh nhân, phần lớn bệnh nhân có nguy
cơ loét cao, chiếm 48,48%. Số lượng bệnh nhân nguy cơ loét ở mức trung bình đứng
thứ 2, chiếm 34,34%. 10.10% bệnh nhân nguy cơ loét cao và 7,07% còn lại ở nguy
cơ loét rất cao. Bệnh nhân cũng được đánh giá mức độ độc lập (mức độ chăm sóc)
theo ADLs. Về cấp độ chăm sóc, tỷ bệnh nhân có cấp độ chăm sóc 1 là 70,70%, cấp
độ 2 là 27,27%, cấp độ 3 là 2.02%.
Bệnh nhân tại bệnh viện Lão khoa khi nhập viện thường mắc các bệnh nền
phổ biến ở người cao tuổi. Tăng huyết áp và đái tháo đường týp 2 là hai bệnh có nhiều
người mắc nhất, chiếm tỷ lệ 47,47% và 48,48%. Tiếp sau đó là theo dõi nhồi máu
não, suy thận và suy tim, chiếm tỷ lệ lần lượt là 18,18%, 17,17% và 20,20%. Có
10,10% bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu mắc các bệnh lý về thần kinh 12,12% mắc
bệnh gout.
3.2.1.2.Đặc điểm điều trị
Một số thủ thuật bệnh nhân nhập viện thường có bao gồm thở oxy máy, đặt
sonde dạ dày, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, đặt ống nội khí quản, mở khí quản,
lọc máu và truyền máu, được thống kê tỷ lệ trong bảng 3.3
Bảng 3.8. Đặc điểm thủ thuật của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu trong quá
trình điều trị
Chỉ tiêu nghiên cứu Số bệnh nhân (n=99) Tỷ lệ (%)
Thở oxy máy 54 54,55
Đặt sonde dạ dày 54 54,55
Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm 20 20,20
Đặt ống nội khí quản 24 24,24
26
Mở khí quản 11 11,11
Lọc máu 8 8,08
Truyền máu 17 17,17
Theo bảng, có 54,55% bệnh nhân thở oxy máy, tỷ lệ tương tự với đặt sonde dạ
dày. 20,20% được đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, 24,24% đặt ống nội khí quản và
11,11% mở khí quản. Tỷ lệ bệnh nhân thực hiện lọc máu và truyền máu lần lượt là
8,08% và 17,17%.
3.2.1.3. Thời gian điều trị trung bình và kết quả điều trị
Bảng 3.4 thống kê thời gian điều trị trung bình và kết quả điều trị của 99
bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu .
Bảng 3.9. Thời gian điều trị trung bình và kết quả điều trị của bệnh nhân trong mẫu
nghiên cứu
Chỉ tiêu nghiên cứu Số bệnh nhân ( n = 99) và tỷ lệ (%)
Thời gian điều trị trung bình ( trung vị
- khoảng tứ phân vị 25% và 75%)
19 (13 - 29) ngày
Kết quả điều trị
Khỏi bệnh 2 (2,02%)
Đỡ 65 (65,65%)
Không đỡ 25 (25.25%)
Nặng hơn 7 (7,07%)
Thời gian nằm viện của các bệnh nhân tương đối dài, với trung vị là 19 ngày.
Khi xuất viện, 65,65% bệnh nhân đỡ, 25,25% bệnh nhân không đỡ. Chỉ có 2,02%
bệnh nhân được kết luận là khỏi bệnh và 7,07% bệnh nhân ra viện với tình trạng nặng
hơn.
3.2.1.4. Đặc điểm vi sinh
Đa số các bệnh nhân nhập viện đều được chỉ định nuôi cấy vi khuẩn, với tỷ lệ
lầ 79,80%. Đặc điểm các mẫu vi khuẩn được nuôi cấy được trình bày trong bảng 3.5
Bảng 3.10. Đặc điểm vi sinh của mẫu nghiên cứu
Số lượng Tỷ lệ (%)
27
Số bệnh nhân có nuôi cấy vi khuẩn
(n=99)
79 (79.80 %)
Số bệnh phẩm nuôi cấy 159
Loại bệnh
phẩm
Máu 54 33,96
Đờm 39 24,53
Nước tiểu 21 13,31
Dịch não tuỷ 28 17,61
Mủ 12 7,55
Khác 5 3,14
Số bệnh phẩm có kết quả dương tính
(n=159)
54 (33,96%)
Chủng vi
khuẩn
Vi khuẩn gram dương
Staphylococcus aureus 6 11,11
Streptococcus spp 2 3,70
Enterococcus spp 4 7,41
Gram dương khác 8 14,81
Tổng 18 33,33
Vi khuẩn gram âm
Acinetobacter baumannii 14 25,93
Enterobacteruaceae spp. 5 9,26
Klebsiella spp. 6 11,11
Pseudomonas aeruginosa 5 9,26
Escherichia aeruginosa 4 7,41
Gram âm khác 1 1,85
Tổng 36 66,67
Đồng nhiễm 6 11,11
28
Số bệnh phẩm được làm định danh
kháng thuốc và kháng sinh đồ
16 29,63
Có tổng cộng 159 bệnh phẩm được nuôi cấy, bao gồm máu (33,96%), đờm
(24,53%), dịch não tuỷ (17,61%) và mủ (7,55%). Ngoài ra còn một số mẫu bệnh phẩm
khác như dịch khớp, dịch ổ bụng, chiếm tỷ lệ 3,14%.
Trên các bệnh phẩm được nuôi cấy, có 46 bệnh phẩm dương tính với các vi
khuẩn gram dương và âm. Các vi khuẩn gram dương thường gặp là Staphylococcus
aureus, Enterococcus spp và Streptococcus spp, chiếm tỷ lệ phần trăm theo thứ tự lần
lượt là 11,11%, 7,41% và 3,70%. Số lượng bệnh phẩm dương tính với các vi khuẩn
gram âm là cao hơn, với 25,93% dương tính với chủng Acinetobacter baumannii,
11,11% dương tính với chủng Klebsiella spp. Hai chủng Enterobacteruaceae spp và
Pseudomonas aeruginosa cùng chiếm 9,26%. Ngoài ra còn có Escherichia
aeruginosa (7,41%) và các chủng khác. Ngoài ra, có 6 trường hợp (11,11%) xét
nghiệm có kết quả dương tính với cả hai chủng vi khuẩn gram âm và dương. Chỉ có
34,78% các bệnh phẩm dương tính (16 bệnh nhân) được làm định danh kháng thuốc
và kháng sinh đồ.
3.2.1.5 Đặc điểm chức năng thận
Chức năng thận của bệnh nhân được xét theo độ thanh thải creatinin. Độ thanh
thải creatinin của các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được ước tính theo công thức
MDRD (Modification of Diet in Renal Disease).
Kết quả nhóm nghiên cứu tính toán được trình bày trong bảng 3.6
Bảng 3.11. Đặc điểm độ lọc cầu thận ước tính của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
ClCr (ml/phút/1.73mB
) Số lượng (n=99) Tỷ lệ (%)
>90 43 43,43%
60 – 89 25 24,25%
30 - 59 16 16,16%
15 - 29 13 13,13%
<15 2 2,02%
Có 43,43% bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu có chức năng thận bình thường,
24,25% có chức năng thận giảm nhẹ. 16,16% bệnh nhân có chức năng thận giảm từ
29
nhẹ - vừa đến vừa – mạnh. Còn lại, 13,13% số bệnh nhân có chức năng thận giảm
mạnh, 2,02% giảm xuống mạnh nhất và có thể bắt đầu thẩm tách.
3.2.2. Đặc điểm sử dụng vancomycin
3.2.2.1. Thời gian điều trị bằng vancomycin và đặc điểm của phác đồ trong
mẫu nghiên cứu
Bảng 3.12. Đặc điểm về thời gian điều trị và phác đồ điều trị có vancomycin
Đặc điểm Số lượng (n=99) Tỷ lệ (%)
Thời gian điều trị ( trung bình – khoảng tứ
phân vị 25% và 75%)
11 (7-14)
Phác đồ khởi đầu (n1) 76
Dùng đơn độc 5 6,58
Phối hợp
kháng
sinh
Kháng sinh nhóm penicillin +
chất ức chế beta – lactamase
12 15,79
Kháng sinh nhóm carbapenem 26 34,21
Kháng sinh nhóm quinolon 14 18,42
Kháng sinh nhóm cephalosporin 21 27,63
Kháng sinh nhóm lincosamid 1 1,32
Khág sinh metronidazol 6 7,89
Kháng sinh fosfomycin 2 2,65
Phác đồ thay thế (n2) 23
Dùng đơn độc 8 34,78
Phối hợp
kháng
sinh
Kháng sinh nhóm penicillin +
chất ức chế betalactamase
2 8,7
Kháng sinh nhóm carbapenem 10 43,48
Kháng sinh nhóm quinolon 6 26,09
Kháng sinh nhóm cephalosporin 4 17,39
Kháng sinh fosfomycin 1 4,35
30
Kháng sinh metronidazol 2 8,70
Kháng sinh nhóm macrolid 1 4,35
Bị thay thế bằng linezolid 3 3,03
Trung vị của thời gian sử dụng vancomycin của các bệnh nhân trong mẫu
nghiên cứu là 11 ngày.
Tỷ lệ vancomycin được chọn làm phác đồ khởi đầu và phác đồ thay thế lần
lượt là 76,76% và 23,23%. Trong 76 trường hợp được chỉ định cho phác đồ khởi đầu,
có 6,59% vancomycin sử dụng đơn độc một mình, và tỷ lệ này ở 23 trường hợp làm
phác đồ thay thế là 34,78%. Vancomycin được lựa chọn phối hợp nhiều nhất với
kháng sinh nhóm carbapenem, với tỉ lệ là 36,36% so với tổng 99 hồ sơ bệnh án nghiên
cứu. Chỉ có duy nhất một trường hợp vancomycin được sử dụng phối hợp với kháng
sinh nhóm macrolid.
3.2.2.2. Đặc điểm chỉ định
Bảng 3.13. Đặc điểm chỉ định vancomycin trong mẫu nghiên cứu
Bệnh nhiễm khuẩn Số bệnh nhân (n = 99) Tỷ lệ (%)
Viêm màng não 18 18,18
Nhiễm khuẩn tiết niệu 5 5,05
Viêm phổi 36 36,36
Sốc nhiễm khuẩn 6 6,06
Nhiễm khuẩn huyết 5 5,05
Viêm hạt tophi 7 7,07
Viêm tế bào 6 6,06
Viêm đại tràng hoại tử 1 1,01
Hội chứng nhiễm khuẩn 3 3,03
Nhiễm khuẩn vết mổ 3 3,03
Áp xe
Chi 13 13,13
Bụng 1 1,01
Mông 2 2,02
31
Mặt 1 1,01
Da 1 1,01
Cơ 1 1,01
Sau hậu môn 2 2,02
Mang tai 1 2,02
Đa số bệnh nhân được chỉ định vancomycin do viêm phổi (bao gồm viêm phổi
bệnh viện và viêm phổi cộng đồng), chiếm 36,36%. Nhiều thứ hai là viêm màng não
với tỷ lệ 18,18%. Tiếp sau đó là nhiễm khuẩn đường tiết niệu (5,04%), sốc nhiễm
khuẩn (6,06%), nhiễm khuẩn huyết (5,05%), viêm hạt tophi (7,07%) và viêm tế bào
(6,06%). Các chỉ định sử dụng vancomycin bao gồm viêm đại tràng hoại tử, hội chứng
nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn vết mổ đều chiếm tỷ lệ không cao. Vancomycin cũng
được chỉ định cho các ca áp xe ở mặt, bụng, mông, da, cơ sau hậu môn hay ở mang
tai, tỷ lệ áp xe chi (bao gồm chân, tay) là nhiều nhất, chiếm đến 13,13%.
Thời gian thu được kết quả nuôi cấy vi khuẩn của các bệnh nhân trong mẫu
nghiên cứu được trình bày dưới bảng 3.9
Bảng 3.14. Tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm vi sinh
Số lượng (n=99) Tỷ lệ (%)
Không được chỉ định nuôi cấy vi khuẩn 20 20,20
Được chỉ
định nuôi
cấy vi
khuẩn
Có kết quả ngay trước
khi sử dụng vancomycin
16 16,16
Có kết quả sau khi sử
dụng vancomycin
63 63,63
Trong phần chỉ định của bộ tiêu chí phân tích sử dụng vancomycin, thuốc được
chỉ định theo ba mục đích chính: điều trị bệnh (điều trị), dự phòng phẫu thuật (dự
phòng) và theo kinh nghiệm (kinh nghiệm). Dựa vào đặc điểm nhiễm khuẩn trên bệnh
án, lí do sử dụng vancomycin trên biên bản hội chẩn và kết quả vi sinh (KQVS) và
thời gian có kết quả, nhóm nghiên cứu căn cứ vào bộ tiêu chí phân tích sử dụng
vancomycin được ghi trong phụ lục, tiến hành phân tích tính “phù hợp” và “không
phù hợp” theo sơ đồ ở hình 3.4
Tải bản FULL (82 trang): https://bit.ly/3PKrVlp
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
32
Hình 3.4. Quy trình phân tích tính phù hợp trong chỉ định vancomycin
Tỷ lệ “phù hợp” và “không phù hợp” theo chỉ định thu được như sau:
Bảng 3.10. Tính phù hợp về chỉ định vancomycin của mẫu nghiên cứu
Nhóm bệnh nhân Tính phù hợp Số lượng Tỷ lệ
Bệnh nhân không được chỉ
định nuôi cấy vi khuẩn (n=20)
Kinh nghiệm 13 65,00
Dự phòng 0 0
Bệnh nhân có kết quả vi sinh
ngay trước khi dùng thuốc
(n=16)
Kinh nghiệm 8 50,00
Dự phòng 0 0
Điều trị 3 18,75
Bệnh nhân có
kết quả vi
sinh sau khi
Trước khi có
KQVS
Kinh nghiệm 33 52,38
Dự phòng 0 0
Kinh nghiệm 31 49,21
Tải bản FULL (82 trang): https://bit.ly/3PKrVlp
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
33
dùng thuốc
(n=63)
Sau khi có
KQVS
Dự phòng 0 0
Điều trị 6 9,53
Từ kết quả theo dõi được, chúng ta thấy với 20 trường hợp bệnh nhân không
được chỉ định nuôi cấy vi khuẩn, mức độ phù hợp của chỉ định là 65,00%, và tỷ lệ
này tăng lên thành 68,75% khi bệnh nhân có kết quả vi sinh ngay trước khi bệnh
nhân sử dụng thuốc.
Trong toàn bộ 99 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu, 63,64% sử dụng
vancomycin trước khi có kết quả vi sinh, và mức độ phù hợp trong chỉ định của
mẫu này thay đổi từ 52,38% thành 58,73% trong hai khoảng thời gian trước và sau
khi có kết quả xét nghiệm.
Tuy nhiên, trong các trường hợp có dữ liệu vi sinh, thì sự phù hợp về chỉ
định theo điều trị bệnh vẫn thấp, chỉ có 18,75% và 9,53%. Trong 9 bệnh nhân được
chỉ định phù hợp theo điều trị bệnh, có 4 trường hợp dương tính với MRSA, 3
trường hợp là các chủng vi khuẩn gram dương khác đã kháng beta-lactam, còn 2
trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu và tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm beta-
lactam.
3.2.2.2. Đặc điểm về liều
Bảng 3.11. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng liều nạp và hiệu chỉnh liều vancomycin
trong mẫu nghiên cứu
Chế độ liều Số lượng (n=99) Tỷ lệ (%)
Liều nạp 1 1,01
Hiệu chỉnh liều 3 3,03
Chỉ có một bệnh nhân sử dụng liều nạp, và 3,03% bệnh nhân được hiệu chỉnh
liều mặc dù tỉ lệ bệnh nhân suy giảm chức năng thận trong mẫu nghiên cứu tương đối
cao.
3.2.2.3. Đặc điểm về cách dùng
Tất cả các liều vancomycin đều được pha loãng với NaCl 0.9%.
Đối với truyền tĩnh mạch liên tục:
8313875

More Related Content

What's hot

cập nhật về PK/PD kháng sinh ứng dụng ở bệnh nhân hồi sức
cập nhật về PK/PD kháng sinh ứng dụng ở bệnh nhân hồi sứccập nhật về PK/PD kháng sinh ứng dụng ở bệnh nhân hồi sức
cập nhật về PK/PD kháng sinh ứng dụng ở bệnh nhân hồi sứcSoM
 
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...nmtien1985
 
Chuyen de corticoid
Chuyen de corticoidChuyen de corticoid
Chuyen de corticoidHospital
 
Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm
Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm
Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm HA VO THI
 
Tuong tac thuoc bệnh viện E
Tuong tac thuoc bệnh viện ETuong tac thuoc bệnh viện E
Tuong tac thuoc bệnh viện EDr_MinhHiep
 
Giáo trình thực hành dược lâm sàng
Giáo trình thực hành dược lâm sàng Giáo trình thực hành dược lâm sàng
Giáo trình thực hành dược lâm sàng Sven Warios
 
Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2
Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2
Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2HA VO THI
 
Phân tích CLS gout cấp
Phân tích CLS gout cấpPhân tích CLS gout cấp
Phân tích CLS gout cấpHA VO THI
 
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN...KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN...nataliej4
 
Dac-tinh-PK-PD-trong-su-dung-khang-sinh-Betalactam.pdf
Dac-tinh-PK-PD-trong-su-dung-khang-sinh-Betalactam.pdfDac-tinh-PK-PD-trong-su-dung-khang-sinh-Betalactam.pdf
Dac-tinh-PK-PD-trong-su-dung-khang-sinh-Betalactam.pdfHoangNgocCanh1
 
Quy trinh quản lý và sử dụng thuốc an toàn_Điều dưỡng (BV Trường ĐH Y D HCM)
Quy trinh quản lý và sử dụng thuốc an toàn_Điều dưỡng (BV Trường ĐH Y D HCM)Quy trinh quản lý và sử dụng thuốc an toàn_Điều dưỡng (BV Trường ĐH Y D HCM)
Quy trinh quản lý và sử dụng thuốc an toàn_Điều dưỡng (BV Trường ĐH Y D HCM)HA VO THI
 
Chuyên đề glucocorticoid
Chuyên đề glucocorticoidChuyên đề glucocorticoid
Chuyên đề glucocorticoidHA VO THI
 
Phân tích CLS tăng huyết áp
Phân tích CLS tăng huyết ápPhân tích CLS tăng huyết áp
Phân tích CLS tăng huyết ápHA VO THI
 
Thuốc phun mù 1
Thuốc phun mù 1Thuốc phun mù 1
Thuốc phun mù 1Siêu Lộ
 
CÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌC
CÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌCCÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌC
CÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌCSoM
 
4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls
4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls
4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdlsHA VO THI
 

What's hot (20)

cập nhật về PK/PD kháng sinh ứng dụng ở bệnh nhân hồi sức
cập nhật về PK/PD kháng sinh ứng dụng ở bệnh nhân hồi sứccập nhật về PK/PD kháng sinh ứng dụng ở bệnh nhân hồi sức
cập nhật về PK/PD kháng sinh ứng dụng ở bệnh nhân hồi sức
 
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...
 
Luận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đ
Luận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đLuận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đ
Luận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đ
 
Chuyen de corticoid
Chuyen de corticoidChuyen de corticoid
Chuyen de corticoid
 
Đề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa
Đề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoaĐề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa
Đề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa
 
Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm
Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm
Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm
 
Tuong tac thuoc bệnh viện E
Tuong tac thuoc bệnh viện ETuong tac thuoc bệnh viện E
Tuong tac thuoc bệnh viện E
 
Giáo trình thực hành dược lâm sàng
Giáo trình thực hành dược lâm sàng Giáo trình thực hành dược lâm sàng
Giáo trình thực hành dược lâm sàng
 
Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2
Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2
Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2
 
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAYĐề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
 
Phân tích CLS gout cấp
Phân tích CLS gout cấpPhân tích CLS gout cấp
Phân tích CLS gout cấp
 
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đĐề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
 
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN...KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN...
 
Dac-tinh-PK-PD-trong-su-dung-khang-sinh-Betalactam.pdf
Dac-tinh-PK-PD-trong-su-dung-khang-sinh-Betalactam.pdfDac-tinh-PK-PD-trong-su-dung-khang-sinh-Betalactam.pdf
Dac-tinh-PK-PD-trong-su-dung-khang-sinh-Betalactam.pdf
 
Quy trinh quản lý và sử dụng thuốc an toàn_Điều dưỡng (BV Trường ĐH Y D HCM)
Quy trinh quản lý và sử dụng thuốc an toàn_Điều dưỡng (BV Trường ĐH Y D HCM)Quy trinh quản lý và sử dụng thuốc an toàn_Điều dưỡng (BV Trường ĐH Y D HCM)
Quy trinh quản lý và sử dụng thuốc an toàn_Điều dưỡng (BV Trường ĐH Y D HCM)
 
Chuyên đề glucocorticoid
Chuyên đề glucocorticoidChuyên đề glucocorticoid
Chuyên đề glucocorticoid
 
Phân tích CLS tăng huyết áp
Phân tích CLS tăng huyết ápPhân tích CLS tăng huyết áp
Phân tích CLS tăng huyết áp
 
Thuốc phun mù 1
Thuốc phun mù 1Thuốc phun mù 1
Thuốc phun mù 1
 
CÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌC
CÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌCCÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌC
CÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌC
 
4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls
4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls
4. Huong dan thong tin thuoc v1_ncdls
 

Similar to PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH VANCOMYCIN TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG.pdf

Luận văn thạc sĩ dược học.
Luận văn thạc sĩ dược học.Luận văn thạc sĩ dược học.
Luận văn thạc sĩ dược học.ssuser499fca
 
Phan tich tinh hinh su dung khang sinh phong viem phuc mac tai benh vien huu ...
Phan tich tinh hinh su dung khang sinh phong viem phuc mac tai benh vien huu ...Phan tich tinh hinh su dung khang sinh phong viem phuc mac tai benh vien huu ...
Phan tich tinh hinh su dung khang sinh phong viem phuc mac tai benh vien huu ...phaleden phaleden
 
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...Man_Ebook
 
Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...
Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...
Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Khái niệm và thuật ngữ cơ bản sử dụng trong các nghiên cứu khoa học sức khỏe ...
Khái niệm và thuật ngữ cơ bản sử dụng trong các nghiên cứu khoa học sức khỏe ...Khái niệm và thuật ngữ cơ bản sử dụng trong các nghiên cứu khoa học sức khỏe ...
Khái niệm và thuật ngữ cơ bản sử dụng trong các nghiên cứu khoa học sức khỏe ...jackjohn45
 
Nghiên cứu ảnh hưởng trên thận ở bệnh nhân sử dụng vancomycin tại Bệnh viện S...
Nghiên cứu ảnh hưởng trên thận ở bệnh nhân sử dụng vancomycin tại Bệnh viện S...Nghiên cứu ảnh hưởng trên thận ở bệnh nhân sử dụng vancomycin tại Bệnh viện S...
Nghiên cứu ảnh hưởng trên thận ở bệnh nhân sử dụng vancomycin tại Bệnh viện S...Man_Ebook
 

Similar to PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH VANCOMYCIN TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG.pdf (20)

Luận văn thạc sĩ dược học.
Luận văn thạc sĩ dược học.Luận văn thạc sĩ dược học.
Luận văn thạc sĩ dược học.
 
Đề tài: Đánh giá sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Việt Đức, HAY
Đề tài: Đánh giá sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Việt Đức, HAYĐề tài: Đánh giá sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Việt Đức, HAY
Đề tài: Đánh giá sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Việt Đức, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu đánh giá sử dụng kháng sinh tại bệnh viện, HAY
Đề tài: Nghiên cứu đánh giá sử dụng kháng sinh tại bệnh viện, HAYĐề tài: Nghiên cứu đánh giá sử dụng kháng sinh tại bệnh viện, HAY
Đề tài: Nghiên cứu đánh giá sử dụng kháng sinh tại bệnh viện, HAY
 
Luận văn: Phận tích sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân phẫu thuật
Luận văn: Phận tích sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân phẫu thuậtLuận văn: Phận tích sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân phẫu thuật
Luận văn: Phận tích sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân phẫu thuật
 
Luận văn: Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật
Luận văn: Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuậtLuận văn: Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật
Luận văn: Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật
 
Luận văn: Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh Carbapenem
Luận văn: Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh CarbapenemLuận văn: Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh Carbapenem
Luận văn: Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh Carbapenem
 
Đề tài: Năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số...
Đề tài: Năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số...Đề tài: Năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số...
Đề tài: Năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số...
 
Xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại bệnh viện
Xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại bệnh việnXét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại bệnh viện
Xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại bệnh viện
 
Phan tich tinh hinh su dung khang sinh phong viem phuc mac tai benh vien huu ...
Phan tich tinh hinh su dung khang sinh phong viem phuc mac tai benh vien huu ...Phan tich tinh hinh su dung khang sinh phong viem phuc mac tai benh vien huu ...
Phan tich tinh hinh su dung khang sinh phong viem phuc mac tai benh vien huu ...
 
Đề tài: Thực trạng sử dụng kháng sinh trong đợt cấp bệnh phổi
Đề tài: Thực trạng sử dụng kháng sinh trong đợt cấp bệnh phổiĐề tài: Thực trạng sử dụng kháng sinh trong đợt cấp bệnh phổi
Đề tài: Thực trạng sử dụng kháng sinh trong đợt cấp bệnh phổi
 
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn, 9đ
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn, 9đĐề tài: Sử dụng kháng sinh trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn, 9đ
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn, 9đ
 
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAYLuận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
 
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
 
Luận văn: Tương tác bất lợi trên bệnh án điều trị ung thư máu, 9đ
Luận văn: Tương tác bất lợi trên bệnh án điều trị ung thư máu, 9đLuận văn: Tương tác bất lợi trên bệnh án điều trị ung thư máu, 9đ
Luận văn: Tương tác bất lợi trên bệnh án điều trị ung thư máu, 9đ
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...
 
Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...
Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...
Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...
 
Khái niệm và thuật ngữ cơ bản sử dụng trong các nghiên cứu khoa học sức khỏe ...
Khái niệm và thuật ngữ cơ bản sử dụng trong các nghiên cứu khoa học sức khỏe ...Khái niệm và thuật ngữ cơ bản sử dụng trong các nghiên cứu khoa học sức khỏe ...
Khái niệm và thuật ngữ cơ bản sử dụng trong các nghiên cứu khoa học sức khỏe ...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng trên thận ở bệnh nhân sử dụng vancomycin tại Bệnh viện S...
Nghiên cứu ảnh hưởng trên thận ở bệnh nhân sử dụng vancomycin tại Bệnh viện S...Nghiên cứu ảnh hưởng trên thận ở bệnh nhân sử dụng vancomycin tại Bệnh viện S...
Nghiên cứu ảnh hưởng trên thận ở bệnh nhân sử dụng vancomycin tại Bệnh viện S...
 
Đề tài: Phác đồ điều trị của nhiễm khuẩn do Klebsiella pneumoniae
Đề tài: Phác đồ điều trị của nhiễm khuẩn do Klebsiella pneumoniaeĐề tài: Phác đồ điều trị của nhiễm khuẩn do Klebsiella pneumoniae
Đề tài: Phác đồ điều trị của nhiễm khuẩn do Klebsiella pneumoniae
 
Luận văn: Phác đồ điều trị nhiễm khuẩn do Klebsiella pneumoniae
Luận văn: Phác đồ điều trị nhiễm khuẩn do Klebsiella pneumoniaeLuận văn: Phác đồ điều trị nhiễm khuẩn do Klebsiella pneumoniae
Luận văn: Phác đồ điều trị nhiễm khuẩn do Klebsiella pneumoniae
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfNuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfNuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdfNuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfNuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (19)

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH VANCOMYCIN TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC ĐẶNG HÀ LÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH VANCOMYCIN TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội – 2020
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC Người thực hiện: ĐẶNG HÀ LÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH VANCOMYCIN TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Khoá: QH2015.Y Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. DƯƠNG THỊ LY HƯƠNG 2. ThS. PHAN VIỆT SINH Hà Nội – 2020
  • 3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới: PGS.TS Dương Thị Ly Hương – giảng viên Khoa Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội. ThS. Phan Việt Sinh – phó giám đốc bệnh viện Lão khoa Trung ương. Là những người thầy đã dành thời gian, công sức đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn chị Lê Thu Giang tại khoa Dược Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và hoàn thiện khoá luận. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy Bùi Sơn Nhật tại Khoa Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong quá trình hoàn thiện khoá luận. Tôi cũng xin cảm ơn: Khoa Dược – bệnh viện Lão khoa Trung ương Phòng Kế hoạch tổng hợp – bệnh viện Lão khoa Trung ương Bộ môn Dược lý Dược lâm sàng – Khoa Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khoá luận này. Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến những người bạn đã đồng hành với tôi thu thập số liệu, người thân, bạn bè, gia đình đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm khoá luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, 09 tháng 06 năm 2020 Sinh viên Đặng Hà Lê
  • 4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 2 1.1. Kháng sinh Vancomycin......................................................................... 2 1.1.1. Tính chất vật lý – hoá học: .................................................................... 2 1.1.2. Cơ chế tác dụng và phổ tác dụng........................................................... 2 1.1.3. Đặc điểm dược động học....................................................................... 3 1.1.4. Ứng dụng chỉ số PK/PD của vancomycin trong điều trị......................... 4 1.1.5. Tác dụng không mong muốn................................................................. 6 1.1.6. Thách thức sử dụng vancomycin trong thực hành lâm sàng................... 7 1.2. Chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện.................................... 9 1.2.1. Nội dung chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện ....................... 9 1.2.2. Đánh giá sử dụng kháng sinh hợp lý tại bệnh viện............................... 10 CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 15 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 15 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu của mục tiêu 1.................................................. 15 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu của mục tiêu 2.................................................. 15 2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 15 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu của mục tiêu 1 ............................................. 15 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu của mục tiêu 2 ............................................. 16 2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu ................................................................... 19 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................... 20 3.1. Phân tích tình hình tiêu thụ kháng sinh Vancomycin tại bệnh viện Lão khoa Trung ương giai đoạn 2016 – 2019 ........................................................ 20
  • 5. 3.1.1. Mức độ tiêu thụ của các nhóm kháng sinh chính toàn viện năm 2019.. 20 3.1.2. Mức độ tiêu thụ vancomycin trên toàn viện giai đoạn 2016 – 2019 ..... 21 3.1.3. Mức độ tiêu thụ vancomycin tại các khoa lâm sàng năm 2019............. 21 3.2. Phân tích tình hình sử dụng và tính phù hợp của việc sử dụng kháng sinh vancomycin năm 2019.............................................................................. 22 3.2.1. Mô tả đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu......................................... 23 3.2.2. Đặc điểm sử dụng vancomycin............................................................ 29 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN................................................................................... 36 4.1. Bàn luận về mức độ tiêu thụ vancomycin tại bệnh viện Lão khoa Trung ương...................................................................................................... 36 4.1.1. Tình hình tiêu thụ của các nhóm kháng sinh chính trên toàn viện năm 2019 36 4.1.2. Tình hình tiêu thụ của vancomycin trên toàn viện................................ 37 4.2. Bàn luận về tình hình sử dụng vancomycin trên toàn viện năm 2019 38 4.2.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu .................................................. 38 4.2.2. Đặc điểm sử dụng vancomycin............................................................ 42 4.3. Một số ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu......................................... 46 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT AHSP Hội Dược sĩ trong hệ thống chăm sóc y tế Hoa Kỳ (American Society of Health-System Pharmacists) AMS Chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện (Antimicrobial Sterwardship) AMR Đề kháng kháng sinh (Antimicrobial Resitance) AMU Sử dụng kháng sinh (Antimicrobial Use) APACHE II Đánh giá mức độ nặng và tiên lượng bệnh (Acute Physiology and Chronic Health Evaluation II) AUC Diện tích dưới đường cong (Area under the curve) AUC/MIC Tỷ số giữa diện tích dưới đường cong 24 giờ và nồng độ ức chế tối thiểu Cpeak Nồng độ đỉnh CDC Trung tâm kiểm soát nhiễm khuẩn Hoa kỳ (Centers of Disease Control and Prevention) DOTs Phép phân tích ngày điều trị (Days of Therapy) DUE Giám sát sử dụng thuốc (Drug Ultilization Evaluation) eGFR Tốc độ lọc cầu thận ước tính (estimated Glomerular filtratio rate) FDA Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration) HICPAC Uỷ ban tư vấn thực hành kiểm soát nhiễm trùng chăm sóc sức khoẻ (The Healthcare Infection Control Practices Advisory Committee) hVISA Tụ cầu vàng dị kháng trung gian với vancomycin (hetero Vancomycin intermediate Staphylococcus aureus)
  • 7. IDSA Hội truyền nhiễm Hoa Kỳ (Clinical & Laboratory Standards Institute) MDRD Hiệu chỉnh trong chức năng thận (Modification of Diet in Renal Disease) MIC Nồng độ ức chế tối thiểu (Minimum inhibitory Concentration) MRSA Tụ cầu vàng đề kháng methicillin (Methicillin resistant S.aureus) MSSA Tụ cầu vàng nhạy cảm methicillin (Methicillin sensitive S.aureus) NSAIDs Các thuốc chống viêm không chứa steroid (Non-steroidal anti- inflammatory drug) PD Dược động học (Pharmacodynamic) PK Dược lực học (Pharmacokinetic) PK/PD Chỉ số dược động học-dược lực học SOFA Đánh giá hậu quả suy đa tạng T>MIC Thời gian nồng độ thuốc lớn hơn nồng độ ức chế tối thiểu VISA Tụ cầu vàng nhạy cảm trung gian với vanncomycin (Vancomycin intermediate Staphylococcus aureus) VRE Enterococcus kháng vancomycin (Vancomycin resistant Enterococcus) VRSA Tụ cầu vàng kháng vancomycin (Vancomycin resistant Staphylococcus aureus) VSSA Tụ cầu vàng nhạy cảm vancomycin (Vancomycin sensitive Staphylococcus aureus) WHO Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
  • 8. DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1. Cấu trúc hoá học vancomycin [23] 2 Hình 2.1. Quy trình thu thập bệnh án bệnh nhân sử dụng vancomycin trên toàn viện 16 Hình 3.1. Mức độ tiêu thụ của một số nhóm kháng sinh tại bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2019 20 Hình 3.2. Mức độ tiêu thụ vancomycin trên toàn viện giai đoạn 2016- 2019 21 Hình 3.3. Quy trình thu thập hồ sơ bệnh án trên thực tế 23 Hình 3.4. Quy trình phân tích tính phù hợp trong chỉ định vancomycin 32
  • 9. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1. Các tiêu chí đánh giá đặc điểm sử dụng vancomycin 17 Bảng 2.2. Tài liệu tham khảo cho Bộ tiêu chí đánh giá sử dụng vancomycin 18 Bảng 3.1. Mức độ tiêu thụ của vancomycin tại từng khoa lâm sàng năm 2019 21 Bảng 3.2. Đặc điểm tuổi, giới, đánh giá ban đầu của mẫu nghiên cứu 23 Bảng 3.3. Đặc điểm thủ thuật của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu trong quá trình điều trị 25 Bảng 3.4. Thời gian điều trị trung bình và kết quả điều trị của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu 26 Bảng 3.5. Đặc điểm vi sinh của mẫu nghiên cứu 26 Bảng 3.6. Đặc điểm độ lọc cầu thận ước tính của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu 28 Bảng 3.7. Đặc điểm về thời gian điều trị và phác đồ điều trị có vancomycin 28 Bảng 3.8. Đặc điểm chỉ định vancomycin trong mẫu nghiên cứu 30 Bảng 3.9. Tỷ lệ bệnh nhân dùng vancomycin được chỉ định xét nghiệm vi sinh 31 Bảng 3.20. Tính phù hợp về chỉ định vancomycin của mẫu nghiên cứu 32 Bảng 3.31. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng liều nạp và hiệu chỉnh liều vancomycin trong mẫu nghiên cứu 33 Bảng 3.42. Đặc điểm về cách dùng vancomycin trong mẫu nghiên cứu 33 Bảng 3.53 Đặc điểm giám sát sử dụng vancomycin trong mẫu nghiên cứu 34
  • 10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Kháng sinh đã và vẫn luôn là nhóm thuốc quan trọng đối với con người trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh một cách lạm dụng đã dẫn đến sự xuất hiện và gia tăng không ngừng, về cả số loài và số lượng - của các vi khuẩn kháng thuốc. Để có thể làm giảm hoặc đảo ngược tình trạng kháng thuốc, cần phải thực hành quản lý kháng sinh tốt, tăng việc sử dụng phù hợp và giảm việc sử dụng nhiều theo kinh nghiệm [23,54]. Nói riêng về vancomycin, đây là loại kháng sinh thuộc nhóm glycopeptid, là lựa chọn hàng đầu để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn Gram dương đề kháng với beta- lactam, nổi bật là Staphylococcus aureus kháng methicillin. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1989, vi khuẩn enterocci kháng vancomycin đã xuất hiện và gia tăng nhanh chóng. Cho đến nay, chủng vi khuẩn này, cùng với chủng Staphylococcus aureus kháng methicillin và các chủng trung gian khác trở thành một vấn đề nghiêm trọng, nhất là đối với nhiễm trùng bệnh viện. Uỷ ban Tư vấn Thực hành Kiểm soát Nhiễm trùng bệnh viện đã đưa ra khuyến cáo về việc sử dụng vancomycin một cách thận trọng, giáo dục cán bộ y tế về tình trạng kháng thuốc cũng như cập nhật đầy đủ dữ liệu vi sinh [20]. Bệnh viện Lão khoa Trung ương là bệnh viện chuyên khoa hàng đầu về Lão khoa, là tuyến cao nhất trong hệ thống thăm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại Việt Nam. Phần lớn bệnh nhân tại bệnh viện đều từ 50 tuổi trở lên, có nhiều bệnh lý nhiễm khuẩn phức tạp cũng như mắc nhiều bệnh mắc kèm, chức năng sinh lý và sức khoẻ có sự khác biệt. Chính vì vậy, việc kê đơn thuốc có kháng sinh tại bệnh viện là rất phổ biến, trong đó có vancomycin. Vancomycin cũng nằm trong danh mục thuốc cần hội chẩn khi kê đơn của bệnh viện. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài “ Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh vancomycin tại bệnh viện Lão khoa Trung ương” với hai mục tiêu sau: 1. Khảo sát tình hình tiêu thụ kháng sinh vancomycin tại bệnh viện Lão khoa Trung ương giai đoạn 2016-2019 2. Phân tích tính phù hợp của việc sử dụng kháng sinh vancomycin năm 2019 tại bệnh viện Lão khoa Trung ương
  • 11. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Kháng sinh Vancomycin 1.1.1. Tính chất vật lý – hoá học: Vancomycin là một kháng sinh có nguồn gốc tự nhiên, là sản phẩm phụ của các vi khuẩn thuộc chủng Amycolatopsis directionalis [23]. Vancomycin có cấu trúc glycopeptid nhân 3 vòng phổ hẹp, với phân tử lượng khoảng 1500 dalton, bao gồm một chuỗi 7 liên kết peptid [54]. Ở điều kiện bình thường, vancomycin có dạng bột trắng hoặc gần như trắng, tan tốt trong nước, ít tan trong ancol. Dung dịch 5% pha trong nước có độ pH từ 2.5 – 4.5 [23]. Vancomycin được sử dụng làm thuốc ở dạng muối hydroclorid [20]. 1.1.2. Cơ chế tác dụng và phổ tác dụng Vancomycin thể hiện tính kháng khuẩn thông qua việc ức chế sự hình thành một trong những thành phần quan trọng của vỏ tế bào vi khuẩn - polime peptidoglycan và phản ứng transpeptid. Bên cạnh đó, vancomycin tác động đến tính thấm màng tế bào và ức chế quá trình tổng hợp RNA của vi khuẩn [4,24]. Vancomycin không thể thấm qua màng tế bào vi khuẩn gram âm [20]. Khác với penicillin, thể hiện đặc tính diệt khuẩn do thuốc gắn vào một hay nhiều protein gắn penicillin của vi khuẩn (PBP), vancomycin lại gắn với nhóm carboxyl ở các tiểu đơn vị peptid chứa D-alanyl-D-alanin tự do. Vì vậy, không có sự đề kháng chéo giữa hai loại thuốc này [20,23] Hình 3.1 Cấu trúc hoá học vancomycin [23]
  • 12. 3 Vancomycin có tác dụng kìm khuẩn với Streptococcus faecalis, có tác dụng diệt khuẩn với hầu hết các vi khuẩn gram dương ưa khí và kị khí khác bao gồm [4,20,23,24]: - Tụ cầu: đáng chú ý là Staphylococcus aureus và Staphylococcus epidermidis (bao gồm cả các chủng kháng methicillin) - Liên cầu: Streptococcus pneumoniae, Str. pyogenes,. Một số chủng Streptococcus nhóm B khác cũng được báo cáo là nhạy cảm với vancomycin. - Bacillus anthracis, Corynebacterium spp., Actinomyces spp., Clostridium spp, một số Listeria và Lactobacilli,.. Hầu như tất cả các vi khuẩn gram âm, cũng như Mycobacteria và nấm đều kháng vancomycin. Vancomycin phối hợp với kháng sinh nhóm aminoglycoside để diệt khuẩn trên Enterococcus, thậm chí là ở cả các chủng kháng vancomycin. Thuốc tác dụng hiệp đồng với gentamicin mạnh hơn streptomycin. Sự phối hợp vancomycin và rifampicin trên các chủng Staphylococcus aureus lại cho các kết quả khác nhau, bao gồm đề kháng kháng sinh và giảm tác dụng. Vancomycin và kháng sinh caphalosporin thế hệ thứ 3 tác dụng hiệp đồng chống lại Staphylococcus aureus và enterococci. Trên lâm sàng, vancomycin chủ yếu được sử dụng trong điều trị Staphylococcus aureus kháng methicilin (MRSA) [20]. 1.1.3. Đặc điểm dược động học Vancomycin hấp thu rất ít qua đường uống, hấp thu không ổn định và gây đau khi sử dụng đường tiêm bắp, tốt khi tiêm trong phúc mạc và truyền qua tĩnh mạch [23]. Tuy nhiên, sự an toàn và hiệu quả khi tiêm vancomycin qua phúc mạc vẫn chưa được chứng minh một cách đầy đủ [27]. Sau khi truyền tĩnh mạch, thuốc phân bố rộng rãi trong cơ thể. Ở người bình thường, cứ với liều 1g (khoảng 15mg/kg) truyền trong hơn 60 phút, nồng độ thuốc trong huyết tương sẽ đạt khoảng 60-63 µg/ml ngay sau khi truyền xong, khoảng 23- 25 µg/ml sau hai giờ và dưới 10 µg/ml sau 11 giờ kết thúc truyền dịch [23,27]. Nồng độ thuốc trong huyết tương được ghi nhận là ít bị ảnh hưởng bởi chạy thận nhân tạo hay lọc màng bụng, cũng như tương đương khi dùng nhiều liều hay một liều duy nhất [23,27]. Vancomycin đạt được nồng độ ức chế vi khuẩn trong các dịch ngoại bào gồm dịch màng phổi, dịch cổ trướng, dịch ngoài màng tim, hoạt dịch, cả màng xương. Chỉ có một lượng nhỏ xâm nhập vào mật. Và có rất ít thuốc được phân bố vào dịch não
  • 13. 4 tuỷ kể cả khi màng não bị viêm. Sự xâm nhập của vancomycin có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm nhiễm và bệnh. Điển hình như nồng độ của thuốc tại mô da của bệnh nhân tiểu đường sẽ thấp hơn (trung bình 0.1 µg/ml, trong khoảng 0.1–0.45 µg/ml) so với bệnh nhân không mắc bệnh này (trung bình 0.3 µg/ml, khoảng 0.46- 0.94 µg/ml) [2]. Vancomycin đi qua khoang màng bụng, khoảng 60% liều dùng trong phúc mạc được báo cáo là hấp thu trong 6 giờ [23-24]. Vancomycin có thể tích phân bố tương đối lớn, dao động từ 0.4 - 0.6 l/kg ở người có chức năng thận bình thường, và lên tới 0.9 l/kg ở người mắc bệnh thận giai đoạn cuối. Tỉ lệ liên kết protein huyết tương của vancomycin là khoảng 30-60%, chủ yếu là albumin. Vì vậy, ở người bị giảm albumin máu (bị bỏng, suy thận giai đoạn cuối), tỉ lệ này giảm còn 19-29%. Thuốc qua được nhau thai, phân bố vào máu cuống rốn [20,24]. Vancomycin thải trừ chủ yếu qua thận, với 80-90% liều vancomycin xuất hiện không đổi trong nước tiểu 24h ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường. Phần còn lại được loại bỏ thông qua mật và gan. Thời gian bán huỷ thuốc là từ 3-13 giờ, trung bình 6 giờ ở người có chức năng thận bình thường. Tuy nhiên ở bệnh nhân suy thận, thời gian bán huỷ thuốc cao hơn, có thể hơn 7 ngày đến tận 12 ngày, trung bình là 7.5 ngày [23-24,27]. Vancomycin có thải trừ vào sữa. Độ thanh thải trung bình của thuôc trong huyết tương vào khoảng 0.058 l/kg/giờ, và của thận là 0.048 l/kg/giờ. Vancomycin đường uống được bài tiết chủ yếu qua phân. Thuốc được loại bỏ tốt hơn trong khi bệnh nhân lọc máu [4,20,24]. 1.1.4. Ứng dụng chỉ số PK/PD của vancomycin trong điều trị PK/PD là chỉ số liên kết đặc tính dược động học và dược lực học, được áp dụng để nâng cao tính hiệu quả và an toàn khi sử dụng kháng sinh. Các chỉ số PK/PD của kháng sinh được thiết lập trên cơ sở của nồng độ thuốc trong huyết tương (giá trị đầu vào của dược động học) và nồng độ ức chế tối thiểu (giá trị đầu vào của dược lực học). Từ các nghiên cứu in vitro, có ba chỉ số PK/PD liên quan đến tác dụng của kháng sinh, bao gồm: T/MIC, Cpeak/MIC và AUC0–24/MIC. Vancomycin là kháng sinh diệt khuẩn phụ thuộc thời gian, tức là mức độ diệt khuẩn phụ thuộc chủ yếu vào thời gian vi khuẩn tiếp xúc với kháng sinh, chính vì vậy theo dõi nồng độ thuốc trong huyết tương tại từng thời điểm là rất quan trọng [2]. Trong đó, có rất ít bằng chứng cho thấy tác dụng của thuốc phụ thuộc vào nồng độ đỉnh (Cpeak) mục tiêu [38]. Các nghiên cứu của Ackerman, Löwdin và Larsson đã chứng minh rằng
  • 14. 5 vancomycin giết chết Staphylococcus aureus và Staphylococcus cholermisdis theo cách độc lập với nồng độ. Bằng cách mô phỏng lại các nồng độ đỉnh lần lượt là 20, 20, 10 và 5 µg/ml trên in vitro với thời gian bán huỷ trung bình của thuốc là 6 giờ, kết quả cho được là như nhau đối với tác dụng diệt khuẩn trên Staphylococcus aureus. Còn khi sử dụng nghiên cứu trên chuột bạch, các nhà khoa học kết luận rằng AUC/MIC là thông số dược động học để đo lường hiệu quả của vancomycin trong điều trị Staphyloccocus, bao gồm cả các chủng kháng methicillin và các chủng trung gian. Cụ thể hơn, tỷ lệ AUC0–24/MIC ≥ 400 được coi là mục tiêu để đạt được hiệu quả điều trị bằng vancomycin trên lâm sàng [2]. Tuy vậy, hiện nay, trong các khuyến cáo, việc giám sát nồng độ đáy của vancomycin được đánh giá là một phương pháp hiệu quả để theo dõi điều trị và giảm độc tính trên thận thay cho AUC. Sở dĩ như vậy là do trên thực tế, để có thể xác định chính xác tỉ lệ AUC0–24/MIC của bệnh nhân, cần phải tiến hành lấy nhiều mẫu máu, điều này khiến cho quy trình giám sát điều trị trở nên phức tạp và tốn kém. Cần phải bắt đầu theo dõi nồng độ đáy của vancomycin trước liều thứ 4 ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường để đảm bảo nồng độ đích đạt được. Theo hướng dẫn về liều dùng của vancomycin năm 2009 của Hiệp hội Dược sĩ hệ thống y tế Hoa Kỳ, Hiệp hội bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ, cần phải đưa nồng độ đáy của vancomycin duy trì trên 10 µg/ml cho tất cả các bệnh nhiễm trùng, và đạt mục tiêu 15-20 µg/ml cho các ca nhiễm trùng phức tạp, như nhiễm khuẩn huyết, viêm tuỷ xương, viêm màng não, viêm nội tâm mạc và viêm phổi do tụ cầu vàng [38]. Nồng độ đáy mục tiêu cho bệnh nhân có nguy cơ cao xảy ra độc tính trên thận là tương đương. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi trong vấn đề thay thế việc giám sát AUC bằng nồng độ đáy. Trên một nghiên cứu cho kết quả AUC0–24/MIC đạt 400 gần như 100% khi nồng độ đáy là 15- 20 mg/lít, MIC là 1 mg/lít, nhưng khi MIC lớn hơn 1mg/lít, có tới 60% bệnh nhân đạt nồng AUC0–24/MIC là 400 dù nồng độ đáy dưới 15 mg/lít. Một nghiên cứu khác trên 65 bệnh nhân sử dụng vancomycin được giám sát dựa theo nồng độ đáy (n=35) và dựa theo AUC0–24/MIC (n=30), kết quả cho thấy việc điều trị bệnh đạt được hiệu quả cao hơn trên bệnh nhân được giám sát bằng chỉ số AUC0–24/MIC (76.7% so với 48.6%, p=0.02) [35]. Vì vậy, phương pháp thay thế này không áp dụng cho các chủng tụ cầu vàng kháng không đồng nhất với vancomycin, điển hình là chủng hVISA [1]. Trong một khảo sát về hướng dẫn giám sát sử dụng vancomycin của 12 tổ chức, có đến 7 hướng dẫn khuyến nghị cần phải đo nồng độ đáy của thuốc trong máu hàng tuần cho đến 2 lần một tuần. Chỉ có 3 hướng dẫn khuyến nghị rằng cần phải
  • 15. 6 giám sát AUC0–24/MIC là “Theo dõi điều trị vancomycin ở người trưởng thành” (Hiệp hội Dược sĩ Hệ thống Y tế Hoa Kỳ, Hiệp hội bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ, Hiệp hội dược sĩ về bệnh truyền nhiễm), “Liều lượng của Vancomycin và theo dõi nồng độ Vancomycin trong huyết thanh” (Hệ thống chăm sóc sức khoẻ Los Angeles), “Hướng dẫn thực hành giám sát thuốc điều trị bằng vancomycin” (Hiệp hội Hoá điều trị Nhật Bản, Hiệp hội Thuốc Nhật Bản) [55]. 1.1.5. Tác dụng không mong muốn Sử dụng vancomycin tiêm tĩnh mạch rất dễ xảy ra hội chứng “cổ đỏ" hay “người đàn ông đỏ" (“red man"), biểu hiện là ban đỏ, đỏ bừng hoặc nổi mẩn đỏ ở mặt và thân trên. Bên cạnh đó là hạ huyết áp và các triệu chứng giống sốc. Nguyên nhân một phần do việc giải phóng histamin và truyền thuốc nhanh [23]. Phản ứng quá mẫn xảy ra ở khoảng 5%, gồm phát ban, sốt, ớn lạnh, và hiếm hơn là phản ứng aphylactocid, viêm da tróc vảy, hội chứng Stevens-Johnson, hoạt tử biểu bì độc hại, viêm mạch, viêm đại tràng giả mạc do Clostridium difficile. Các phản ứng xảy ra ít hơn ở các chế phẩm được tinh chế cao hơn [23]. Về huyết học, vancomycin có thể làm giảm bạch cầu có hồi phục, tăng bạch cầu ái toan, phổ biến nhất là giảm bạch cầu trung tính (ở những bệnh nhân dùng tổng liều 25g trở lên), hiếm có giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt [4,20,23]. Nhiễm độc thận do vancomycin gây ra thường nhẹ đến trung bình, và có thể phục hồi sau khi ngừng thuốc. Phần lớn nồng độ creatinin trong huyết thanh sẽ tăng khoảng 0.5 mg/dl (hoặc tăng 50%) so với chỉ số bình thường. Đa phần các nghiên cứu chỉ ra nguy cơ bị nhiễm độc thận chỉ cao khi mức nồng độ đáy vượt qua mức 20 µg/ml. Một yếu tố nguy cơ khác được xác định là thời gian điều trị, đặc biệt là trong khoảng thời gian 7 ngày trở lên. Sử dụng vancomycin cùng một số loại thuốc khác như kháng sinh nhóm aminoglycoside cũng làm tăng tỷ lệ suy giảm chức năng thận [16]. Nhiễm độc thận do vancomycin còn có thể gây ra viêm khớp kẽ hiếm gặp, đặc biệt ở liều cao hoặc ở bệnh nhân có yếu tố ảnh hưởng, tuy nhiên không còn thường xuyên nhờ việc hiệu chỉnh liều [20]. Nhiễm độc tai cũng liên quan đến vancomycin, đặc biệt ở những bệnh nhân bị cô đặc huyết tương cao, suy thận hoặc mất thính lực trước đó . Tác dụng này có thể không hồi phục sau khi ngưng sử dụng thuốc. Việc ù tai khi dùng thuốc là dấu hiệu cần phải ngừng thuốc ngay. Tuy nhiên, độc tính trên tai không tương quan với nồng
  • 16. 7 độ vancomycin trong huyết thanh, do vậy, không có khuyến cáo theo dõi nồng độ thuốc để ngăn ngừa nhiễm độc tai. Vancomycin đường uống gây ra rối loạn tiêu hoá nhẹ. Ngoài ra còn có ớn lạnh, sốt, giảm bạch cầu ưa eosin, viêm thận kẽ, suy thận, ban da, giảm tiều cầu, viêm mạch [20,23]. 1.1.6. Thách thức sử dụng vancomycin trong thực hành lâm sàng 1.1.6.1.Thực trạng đề kháng vancomycin Hiện nay, tình trạng đề kháng vancomycin của các chủng vi khuẩn nhạy cảm vẫn còn ít, mặc dù tình trạng kháng thuốc mức độ cao đã được ghi nhận ở một số loại Lactobacillis, Leuconostoc và Erysipelothrix. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều báo cáo về tình trạng kháng thuốc mắc phải ở các loại Enterococci. Những vi khuẩn này mã hoá các gen làm thay đổi cấu trúc của tiền chất peptidoglycan, sao cho dipeptid D- alanyl-D-alanine bị biến đổi, mà phổ biến nhất thành là D-alanyl-D-lactate. Glycopeptid không còn có thể nhận ra và liên kết với các tiền chất bị biến đổi này. Enterococci kháng vancomycin (VRE) đã nổi lên như là mầm bệnh đa kháng nghiêm trọng gây nhiễm trùng bệnh viện. Một nghiên cứu tại châu Âu năm 2004 đã chỉ ra rằng bên cạnh Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA), thì enterococci kháng vancomycin (VRE) cũng là một trong những vi khuẩn làm tăng tỷ lệ tử vong trong nhiễm trùng bệnh viện [55]. VRE không dễ để mắc phải và không gây nên các sự nhiễm trùng nghiêm trọng hơn so với các loại khuẩn cầu ruột khác, nhưng chúng rất khó để trị [20,47]. Nhiễm trùng VRE có liên quan đến việc thời gian nằm viện kéo dài và tỷ lệ tử vong trong bệnh viện quá cao, do đó làm gia tăng mối đe doạ sức khoẻ cộng đồng. Cụ thể hơn, những bệnh nhân có nguy cơ nhiễm VRE bao gồm những bệnh nhân bị bệnh nặng hoặc suy giảm miễn dịch (bệnh nhân tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân ung thư hoặc có các thủ thuật cấy ghép), những người được điều trị bằng vancomycin kéo dài [20]. Tại Hoa Kỳ, 10 – 30% nhiễm trùng bệnh viện là do VRE gây ra. Năm 1995, Uỷ ban Tư vấn Thực hành kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện (HICPAC) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra hướng dẫn sử dụng vancomycin hợp lý [16]. Năm 2017, WHO đã xác định VRE là một trong những vi khuẩn kháng thuốc quan trọng nhất trong danh sách Ưu tiên Toàn cầu trong danh mục vi khuẩn kháng kháng sinh. Một nghiên cứu 10 năm tại Đức với 857 ca bệnh tại khoa Hồi sức tích cực và 1119 ca bệnh tại khoa phẫu thuật đã thống kê được rằng: tại khoa Hồi sức tích cực, tỷ lệ kháng vancomycin trong enterococci tăng đáng kể trong nhiễm trùng máu (từ 5,9 đến 16,7% ) và nhiễm trùng tiểu (từ 2,9 đến 9,9%);
  • 17. 8 còn với nhiễm trùng tại chỗ phẫu thuật, tỷ lệ nhiễm VRE tăng từ 0,9 đến 5,2% (p <0,001) [16]. Staphylococcus aureus kháng vancomycin (VRSA) cũng là một thách thức và gánh nặng tương đối cao vì cơ chế kháng thuốc chưa được xác định rõ. Tuy nhiên tổng ca nhiễm VRSA trên thế giới vẫn còn hạn chế. Người dễ nhiễm VRSA nhất là những người điều trị kéo dài với Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) [43]. Tính đến tháng 5/2015, 14 ca nhiễm VRSA đã được phát hiện ra ở Mỹ. Tại Việt Nam, theo báo cáo của bệnh viện Chợ Rẫy năm 2008, có 8% số chủng Staphylococcus aureus phân lập được đề kháng với vancomycin. Tuy nhiên, đến năm 2009, phần lớn các bệnh viện kể cả Chợ Rẫy không có chủng S.aureus nào đề kháng với vancomycin trừ một số bệnh viện tỉnh và bệnh viện trực thuốc Sở Y tế (cho kết quả đáng ngờ) [3]. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), người ta đã phân loại các chủng Staphyloccocus nhạy cảm với vancomycin dựa theo nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) [21,47]: - Tụ cầu vàng nhạy cảm với vancomycin (VSSA): Vancomycin MIC ≤ 2 µg/ml - Tụ cầu vàng trung gian nhạy cảm với vancomycin trung gian và tụ cầu vàng dị kháng trung gian nhạy cảm với vancomycin (VISA và hVISA): Vancomycin MIC = 4-8 µg/ml - Tụ cầu vàng kháng Vancomycin (VRSA): Vancomycin MIC ≥16 µg/ml 1.1.6.2. Thực trạng sử dụng hợp lý vancomycin Một nghiên cứu trên 127 bệnh nhân được chỉ định vancomycin tại một bệnh viên nhi ở Sudan, phần lớn vancomycin được chỉ định cho nhiễm trùng huyết (29%) và viêm phổi (19.6%). 81,1% bệnh nhân được giám sát nồng độ creatinin huyết thanh. Dựa theo chương trình đánh giá sử dụng thuốc (DUE) với bộ tiêu chí là hướng dẫn của HICPAC, vancomycin được sử dụng hợp lý với 67.7% [16]. Một nghiên cứu tiến cứu trên 95 bệnh nhân điều trị trong khoa hồi sức tích cực taị bệnh viện Nemazee, Iran, vancomycin được dùng chỉ định để điều trị cho viêm phổi mắc phải (22.6%), nhiễm trùng huyết (22.1%) và nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương (12.6%). Tỷ lệ điều trị theo kinh nghiệm là 81%, và chỉ có 47.3% ca bệnh được đánh giá là sử dụng phù hợp. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, phần lớn các thiếu sót trong việc sử dụng vancomycin bao gồm: không sử dụng dữ liệu vi sinh, kéo dài việc điều trị theo kinh nghiệm, không theo dõi nồng độ thuốc trong máu hay nồng độ creatin huyết thanh [20,26].
  • 18. 9 Ở Việt Nam, một nghiên cứu về thực trạng sử dụng vancomycin tại bệnh viện Thanh Nhàn 2014-2018 cho thấy 94% bệnh nhân tại đây được chỉ định vancomycin bằng kinh nghiệm. Từ thời điểm 24 giờ đầu đến 72 giờ sau, tỉ lệ phù hợp về chỉ định theo kinh nghiệm giảm từ 83.3% còn 62.3%, tỷ lệ phù hợp về chỉ định khi có kết quả vi sinh tăng từ 5.1% lên 13.8% [2]. 1.2. Chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện 1.2.1. Nội dung chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện Chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện (AMS) đã trở thành chương trình chủ yếu nhằm tối ưu hoá việc sử dụng thuốc kháng sinh tại bệnh viện, cũng như thúc đẩy hành vi trong kê đơn thuốc kháng sinh [3,51]. Chương trình này có thể mang lại lợi ích về tài chính, cũng như cải thiện việc chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân. Một chương trình quản lý kháng sinh tốt có thể giảm tỷ lệ sử dụng kháng sinh từ 22 – 36% và tiết kiệm chi phí hàng nằm từ 200.000 – 900.000 cho bệnh viện [2]. Không có một cấu trúc chuẩn nào cho AMS tại bệnh viện, vì mỗi bệnh viện lại có các vấn đề khác nhau và thách thức riêng trong điều trị nhiễm khuẩn [3]. Tuy nhiên, một chương trình quản lý kháng sinh bệnh viện luôn có 6 yếu tố cốt lõi [47]: (1) Lãnh đạo: chịu trách nhiệm và triển khai các kế hoạch trong AMS (2) Các chính sách, hướng dẫn và thông tin lâm sàng: làm bằng chứng để có thể chuẩn hoá hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn và dự phòng nhiễm trùng tại bệnh viện. (3) Giám sát song song tình hình sử dụng kháng sinh (AMU) và tình trạng đề kháng kháng sinh (AMR) - AMU cung cấp thông tin chỉ định và kê đơn của kháng sinh, từ đó giải thích cho sự phát triển của AMR, có tác dụng hữu ích trong việc phát triển và đánh giá can thiệp của AMS - AMR thực hiện qua việc thực hiện nuôi cấy vi sinh và phát triển kháng sinh đồ, phản ánh tác động của AMS đối với sự kháng thuốc, thể hiện những vấn đề cần phải giải quyết (4) Thực hiện: thực hiện chương trình với sự kết hợp của nhiều bộ phận, đặc biệt cần phải có tương tác tích cực giữa bộ phận AMS và bác sĩ kê đơn (5) Giáo dục: thực hiện việc giáo dục toàn diện và đào tạo lâm sàng
  • 19. 10 (6) Đánh giá: qua các dữ liệu tiêu thụ thuốc nhằm cải thiện quản lý chất lượng và hiệu quả của AMS Tại Việt Nam, năm 2016, Bộ Y Tế ban hành hướng dẫn Thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện. Hướng dẫn chỉ ra quy trình triển khai hoạt động của nhóm quản lý sử dụng kháng sinh, bao gồm các bước quan trọng [5,6,20]: - Tham gia xây dựng, cập nhật các hướng dẫn sử dụng kháng sinh, danh mục kháng sinh cần hạn chế hay phê duyệt trước khi sử dụng, hướng dẫn điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn thường gặp, hướng dẫn một số kỹ thuật vi sinh lâm sàng, hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn. - Xây dựng tiêu chí sử dụng kháng sinh, tiêu chí về nhiễm khuẩn bệnh viện, các tiêu chí liên quan. - Xác định các vấn đề cần can thiệp thông qua khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh, mức độ kháng thuốc. Hiện nay, có các phương pháp phân tích và sử dụng thường được dùng như phân tích DDD, phân tích ABC, đánh giá theo các tiêu chí đã xây dựng. Đối với kháng sinh, cần phải tổng hợp và phân tích dữ liệu vi khuẩn kháng kháng sinh, đặc biệt là các vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn bệnh viện. - Can thiệp cho đội ngũ cán bộ y tế, từ đó đưa ra đánh giá và phản hồi, thực hiện thông qua các báo cáo cho hội đồng thuốc và điều trị. - Thông tin, báo cáo về mô hình bệnh tật, tình hình sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện. Cũng theo Bộ y tế, mục đích chính của việc quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện bao gồm: tăng cường sử dụng kháng sinh hợp lý; giảm hậu quả không mong muốn khi dùng kháng sinh; nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh; ngăn ngừa vi khuẩn đề kháng kháng sinh; giảm chi phí y tế. 1.2.2. Đánh giá sử dụng kháng sinh hợp lý tại bệnh viện 1.2.2.1.Đánh giá định tính: Các nghiên cứu định tính cung cấp trình bày chi tiết những vấn đề giúp cho việc lựa chọn thuốc chưa hợp lý, liều chưa hợp lý, thuốc kê đơn có phản ứng có hại hoặc tương tác thuốc. Đánh giá sử dụng thuốc hay xem xét sử dụng thuốc (DUE) là đánh giá sử dụng thuốc thường xuyên, có hệ thống, dựa trên các tiêu chí giúp cho đảm bảo thuốc sử dụng phù hợp (ở mức cá thể từng bệnh nhân). Theo Tổ chức Y tế thế giới, một hệ
  • 20. 11 thống DUE tốt cần được xây dựng với mục tiêu đảm bảo các liệu pháp điều trị đáp ứng tiêu chuẩn hiện có tại cơ sở khám chữa bệnh, thúc đẩy điều trị thuốc tối ưu, ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến thuốc, tạo tiêu chí để sử dụng thuốc phù hợp, tăng cường trách nhiệm trong quy trình sử dụng thuốc và kiểm soát chi phí dược phẩm. DUE cũng được khuyến khích để áp dụng đối với thuốc kháng sinh. Một chương trình DUE bao gồm 8 bước [5,6]: - Bước 1: Xác định nhiệm vụ và thành lập nhóm chuyên gia đánh giá sử dụng thuốc. - Bước 2: Xác định kế hoạch trên từng loại thuốc. Do số lượng thuốc lớn tại mỗi bệnh viện, hội đồng điều trị cần phải tập trung vào những thuốc quan trọng nhất, có thể là những thuốc còn gặp nhiều vấn đề trong sử dụng, thuốc có lợi nhuận cao nhất. Cần phải tập trung vào một số khía cạnh như: Thuốc có ADR cao, thuốc đắt tiền, thuốc kháng sinh (bao gồm cả điều trị và dự phòng), thuốc tiêm,.. - Bước 3 và 4: Phát triển bộ tiêu chuẩn, tiêu chí và các công cụ đo lường. Các tiêu chí nên được xây dựng từ thông tin y học dựa trên bằng chứng đã được công bố từ các nguồn tham khảo đáng tin cậy, những khuyến nghị về sử dụng thuốc cấp quốc gia hoặc địa phương đang có sẵn, các nguồn y văn trong và ngoài nước [31]. Các tiêu chí sử dụng thuốc cho DUE bao gồm: + Sử dụng: Chỉ định hợp lý, không có chống chỉ định + Liều: Liều chỉ định cụ thể, khoảng cách và thời gian điều trị + Dùng thuốc: Các bước dùng thuốc, số lượng cấp phát + Giám sát: Trên lâm sàng và cận lâm sàng, theo dõi ADR + Tiến triển, ví dụ: Giảm huyết áp, giảm đường huyết, cơn hen cấp - Bước 5: Thiết kế nghiên cứu dựa theo mục đích của từng nghiên cứu. Mỗi một loại nghiên cứu, như hồi cứu, hay tiến cứu lại có những ưu nhược điểm và phục vụ cho những yêu cầu khác nhau. - Bước 6: Phân tích dữ liệu, gồm: + Sắp xếp lại dữ liệu đúng với từng chỉ tiêu + Phân tích kết quả đối với các tiêu chí đã lập ra + Xác định những kết quả không đáp ứng với các tiêu chí + Tiến hành phân tích dữ liệu theo từng quý hoặc thường xuyên hơn
  • 21. 12 - Bước 7: Lên kế hoạch hành động. Sau khi phân tích dữ liệu, hội đồng điều trị cần phải đánh giá cẩn thận, đưa ra các kế hoạch mới nhằm cải thiện việc sử dụng thuốc đúng theo các tiêu chí. - Bước 8: Lặp lại quá trình. Chương trình DUE được khuyến nghị nên được thực hiện theo vòng lặp một cách thường xuyên. Chỉ có như vậy mới có thể đánh giá việc sử dụng thuốc một cách đầy đủ và toàn diện. 1.2.2.2. Đánh giá định lượng: Các phép đo định lượng thông qua các dữ liệu sử dụng kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của chương trình quản lý kháng sinh bệnh viện. Các chỉ số, kết quả thu thập được là một phần thiết yếu và yếu tố bền vững để đo lường lượng tiêu thụ kháng sinh định kỳ. Tuy nhiên, các đánh giá định lượng không đánh giá được chất lượng của việc sử dụng thuốc [47,51]. Cũng theo hướng dẫn của WHO dành cho chương trình quản lý kháng sinh tại các cơ sở khám chữa bệnh các nước đang và kém phát triển, các số liệu định lượng tính toán thích hợp và liên quan đến sử dụng kháng sinh trong bệnh viện bao gồm DDD/100 ngày nằm viện, DDD/mỗi bệnh nhân và DOTs/100 ngày nằm viện. DDD/100 ngày nằm viện được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt là kháng sinh, vì dữ liệu để tính toán chỉ số này thường có sẵn và lưu lại trong các phần mềm lưu trữ (không giống như DOTs hay DDD/mỗi bệnh nhân), cũng như không yêu cầu dữ liệu của bất cứ cá nhân nào [51]. Còn theo thông tư số 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế, một Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện cần áp dụng ít nhất một trong các phương pháp sau để phân tích việc sử dụng thuốc tại đơn vị: Phân tích ABC, phân tích nhóm điều trị, phân tích VEN, phân tích theo DDD (liều xác định trong ngày). Sự ra đời của DDD giúp cho việc đo lường mức tiêu thụ thuốc trở nên thuận lợi hơn. Số liệu tiêu thụ thuốc thể hiện bằng DDD thường được sử dụng nhằm cung cấp thông tin về tình trạng mắc bệnh, cũng như tỉ lệ điều trị bệnh trên một lượng dân số nhất định. Tuỳ từng trường hợp, mục đích nghiên cứu so sánh mà người ta có thể tính DDD/1000 dân mỗi ngày, DDD/mỗi bệnh nhân hay DDD/100 ngày nằm viện [52]. DDD/100 ngày nằm viện thường được áp dụng cho các thuốc sử dụng cho bệnh nhân nội trú. Tính DDD/100 ngày theo công thức sau [52]:
  • 22. 13 DDD/100 ngày nằm viện = !ổ#$ &ố $()* &ử ,ụ#$ × /00 111 × 2ô#$ &4ấ6 $7ườ#$ :ệ#< = &ố $7ườ#$ :ệ#< = >?@ Trong đó, DDD (liều xác định trong ngày) là liều trung bình duy trì hàng ngày với chỉ định chính của một thuốc [2]. Liều DDD thường dựa trên liều của từng phác đồ điều trị. Nếu một thuốc được dùng với nhiều chỉ định khác nhau, có thể có các DDD riêng áp dụng cho từng chỉ định. Số DDD chỉ dành cho những thuốc có mã ATC và được đánh giá lại theo định kỳ [30]. Công suất giường bệnh (tên quốc tế là Bed occupancy rate) là tỷ lệ phần trăm sử dụng giường bệnh so với kế hoạch được giao của một cơ sở khám chữa bệnh trong một năm xác định. Công suất giường bệnh là một trong 88 chỉ tiêu thống kê của ngành Y tế, được công bố trên thông tư về Quy định nội dung hệ thống chỉ tiêu ngành Y tế, là cơ sở cho phân tích và đánh giá tình hình hoạt động công tác khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh. Đây là số liệu định kỳ mà bất kỳ một cơ sở khám chữa bệnh nào cũng cần phải có [7]. Một bệnh viện được quản lý tốt bao gồm cả các kế hoạch nhằm phân bố giường bệnh hiệu quả. Tỉ lệ lưu trú cũng như lấp đầy giường phản ánh khả năng hoạt động của bệnh viện [29]. Định nghĩa của một ngày nằm viện (“bed day”) là khác nhau giữa các bệnh viện và các quốc gia. Tuy nhiên, định nghĩa phổ biến nhất là: Một ngày nằm viện là một ngày mà bệnh nhân phải nằm viện và ở lại qua đêm trong bệnh viện. Các trường hợp bệnh nhân được nhận làm thủ tục y tế hay phẫu thuật vào buổi sáng và ra viện trước buổi tối đôi khi được tính là một ngày nằm viện, đôi khi lại bị loại trừ. Định nghĩa này phải cố định khi thực hiện các nghiên cứu so sánh. Ví dụ như với con số 70 DDD trên 100 ngày nằm viện giúp ta ước tính được rằng khoảng 70% bệnh nhân nội trú nhận được sự điều trị của 1 DDD mỗi ngày [31]. Đôi khi các chỉ tiêu trong các phép đo định lượng khác cũng được sử dụng, điển hình như các số liệu về lượng thuốc bệnh viện nhập về, số lượng thuốc được phát, tỉ lệ đơn thuốc được kê kháng sinh. Các chỉ tiêu này dễ dàng lấy được, tuy nhiên thường không phân tích được yếu tố gì cụ thể, không được áp dụng nhiều trong các nghiên cứu vì chứa nhiều biến có thể gây nhiễu như: sự khác nhau giữa các nhà phân phối thuốc, số lượng thuốc không sử dụng đến, và nhất là không phản ánh đúng về tình trạng sử thuốc bệnh nhân trên thực tế [18]. Bên cạnh các kết quả đo lường mức độ tiêu thụ kháng sinh, còn có các dữ liệu trên bệnh nhân và kết quả nuôi cấy vi sinh cũng có ích trong việc đánh giá hiệu quả việc sử dụng kháng sinh trên bệnh viện, có thể kể đến như [47]:
  • 23. 14 - Trên bệnh nhân + Thời gian nằm viện và tỷ lệ tử vong + Số ngày nằm viện + Số bệnh nhân tái mắc bệnh trong vòng 30 ngày kể từ ngày ra viện + Tỷ lệ phần trăm người bệnh nội trú có biểu hiện bệnh lý do các phản ứng có hại của thuốc có thể phòng tránh - Trên kết quả xét nghiệm vi sinh + Tỉ lệ xét nghiệm kháng sinh đồ được báo cáo của bệnh viện + Tỉ lệ bệnh nhân có kết quả vi sinh là Clostridium difficile, Pseudomonas, Acinetobacter spp., Staphylococci aureus kháng methicillin, Enterococcus kháng vancomycin.
  • 24. 15 CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu của mục tiêu 1 Cơ sở dữ liệu về tình hình sử dụng kháng sinh Vancomycin tại các khoa lâm sàng và trên toàn viện Lão khoa Trung ương giai đoạn 2016-2019, được lưu trong phần mềm quản lý thuốc của khoa Dược. 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu của mục tiêu 2 Tiêu chuẩn lựa chọn: Hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân điều trị nội trú được chỉ định sử dụng vancomycin từ ngày 01/01/2019 - 31/12/2019 trên toàn viện Lão khoa Trung ương. Tiêu chuẩn loại trừ: Hồ sơ bệnh án không tiếp cận được trong quá trình thu thập thông tin. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu của mục tiêu 1 2.2.1.1.Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu phân tích dựa trên mức độ tiêu thụ kháng sinh vancomycin tại các khoa lâm sàng và trên toàn viện theo năm trong giai đoạn 2016 – 2019. 2.2.1.2. Thu thập số liệu Thu thập số liệu về lượng tiêu thụ vancomycin, công suất giường bệnh và số giường bệnh tại bệnh viện Lão khoa Trung ương theo các năm 2016-2019, trích xuất từ phần mềm quản lý thuốc của khoa Dược. 2.2.1.3. Nội dung nghiên cứu Đặc điểm tiêu thụ kháng sinh vancomycin của toàn viện giai đoạn 2016-2019 thông qua chỉ số DDD/100 ngày nằm viện Đặc điểm tiêu thụ kháng sinh vancomycin của từng khoa lâm sàng tại bệnh viện năm 2019 thông qua chỉ số DDD/100 ngày nằm viện Chỉ số DDD/100 ngày nằm viện được tính theo công thức [23,53]:
  • 25. 16 DDD/100 ngày nằm viện = !ổ#$ &ố $()* &ử ,ụ#$ × /00 111 × 2ô#$ &4ấ6 $7ườ#$ :ệ#< = &ố $7ườ#$ :ệ#< = >?@ 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu của mục tiêu 2 2.2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang, thực hiện phép phân tích định tính dựa trên hồ sơ bệnh án nội trú của các bệnh nhân thoả mãn tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ. 2.2.2.2. Thu thập số liệu 2.2.2.3. Nội dung nghiên cứu Mô tả đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu: Đặc điểm chung: tuổi, giới, chẩn đoán bệnh, các bệnh mắc kèm, các thủ thuật thực hiện trong quá trình điều trị, kết quả điều trị Các chỉ số cận lâm sàng – diễn biến lâm sàng trước khi bệnh nhân bắt đầu sử dụng vancomycin đến khi bệnh nhân kết thúc sử dụng vancomycin: Dữ liệu phần mềm quản lý bệnh viện Danh sách bệnh nhân sử dụng vancomycin từ 01/2019 - 12/2019 Mã lưu trữ của bệnh án ở phòng kế hoạch tổng hợp Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân tại phòng kế hoạch tổng hợp Loại những bệnh án thuộc tiêu chuẩn loại trừ Hình 4.1 Quy trình thu thập bệnh án bệnh nhân sử dụng vancomycin trên toàn viện
  • 26. 17 + Các diễn biến lâm sàng: tình trạng vào viện, nhiệt độ thân nhiệt, huyết áp + Đặc điểm về công thức máu trong thời gian nằm viện + Đặc điểm về nồng độ creatinin trong máu Dữ liệu vi sinh thu được: số lượng bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm vi sinh, số lượng bệnh phẩm có kết quả dương tính và âm tính, các chủng vi khuẩn phân lập được Chức năng thận của bệnh nhân: qua mức độ lọc cầu thận ước tính được tính theo công thức MDRD (Modification of Diet in Renal Disease) [40] như sau: eGFR (mL/min/1,73mB = 175 ´ (Scr)^(-1.154) ´ (Tuổi)^(-0.203) ´0.742 (nếu là nữ) Trong đó • eGFR (estimated Glomerular Filtration Rate): độ lọc cầu thận ước đoán • SCr: nồng độ creatinin trong máu (mg/dL) • Tuổi: tuổi bệnh nhân Đặc điểm sử dụng vancomycin Bảng 2.1. Các tiêu chí đánh giá đặc điểm sử dụng vancomycin Tiêu chí Đặc điểm Thời gian điều trị Chỉ định Chỉ định chính Lựa chọn ban đầu – thay thế Liều dùng Liều nạp – Liều duy trì – Hiệu chỉnh liều Cách dùng Dung môi pha loãng Nồng độ pha loãng Tốc độ truyền Giám sát sử dụng Theo dõi nồng độ thuốc trong máu Theo dõi chức năng thận
  • 27. 18 Sử dụng đồng thời các thuốc gây ảnh hưởng đến chức năng thận Đánh giá tính phù hợp của sử dụng vancomycin Tiến hành phân tích việc sử dụng vancomycin theo bộ tiêu chí được xây dựng theo các tài liệu sau (Bảng 2.1). Chi tiết bộ tiêu chí được trình bày trong phụ lục 05 Bảng 2.2. Tài liệu tham khảo cho Bộ tiêu chí đánh giá sử dụng vancomycin Tiêu chí Tài liệu tham khảo Chỉ định 1. Dược thư Việt Nam (2018) 2. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh (Bộ Y Tế 2015) 3. Khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) về kê đơn vancomycin cho người lớn 4. Các hướng dẫn điều trị của IDSA về các bệnh nhiễm khuẩn: Viêm màng não; Nhiễm khuẩn da và mô mềm; Viêm phổi cộng đồng; Viêm phổi mắc tại bệnh viện/Viêm phổi liên quan thở máy Liều dùng – Đường dùng – Cách dùng 1. Dược thư Việt Nam (2018) 2. Hướng dẫn sử dụng Vancomycin của FDA 3. The Sanford Guide To Antimicrobial Therapy 2017 Giám sát sử dụng 1. Dược thư Việt Nam (2018) 2. Theo dõi điều trị Vancomycin ở bệnh nhân trưởng thành (ASHP – Hiệp hội Dược sĩ Mỹ) Tài liệu tham chiếu: 3. Hướng dẫn theo dõi và liều Vancomycin (Uỷ ban quản lý Y tế New Bruswick) 4. Hướng dẫn theo dõi và liều Vancomycin đường truyền tĩnh mạch (NHS Group) Phương pháp đánh giá: - Tỷ lệ hợp lý về chỉ định vancomycin, đánh giá “phù hợp”, “không phù hợp” - Tỷ lệ hợp lý về liều dùng, đường dùng, nồng độ pha truyền, tốc độ truyền, đánh giá “phù hợp” hay “không phù hợp”
  • 28. 19 - Tỷ lệ giảm sát nồng độ thuốc trong máu, đánh giá “có” hay “không” - Tỷ lệ giám sát chức năng thận, đánh giá “có” hay “không” - Tỷ lệ sử dụng phối hợp với thuốc có độc tính trên thận, “có” hay “không” 2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu Trong cả hai mục tiêu, phần mềm Epidata 3.1 và Excel 2018 được sử dụng để tính toán, quản lý, thống kê và phân tích số liệu. Các biến liên tục có phân phối không chuẩn được mô tả bằng trung vị và khoảng tứ phân vị. Các biến liên tục có phân phối chuẩn được mô tả bằng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Các biến định tính được mô tả theo số lượng và tỷ lệ %.
  • 29. 20 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Phân tích tình hình tiêu thụ kháng sinh Vancomycin tại bệnh viện Lão khoa Trung ương giai đoạn 2016 – 2019 3.1.1. Mức độ tiêu thụ của các nhóm kháng sinh chính toàn viện năm 2019 Trong năm 2019, nhóm kháng sinh penicillin kết hợp chất kháng beta- lactamase, mà cụ thể là piperacillin phối hợp tazobactam (J01CR5) được sử dụng phổ biến nhất tại bệnh viện. Tiếp theo đó là 3 nhóm: quinolon (J01MA), cephalosporin (J01DB, DC, DD, DE) và carbapenem (J01DH). Các nhóm kháng sinh khác đều có mức độ tiêu thụ chiếm tỉ trọng nhỏ và không chênh lệch nhau quá nhiều. Kháng sinh nhóm lincosamid với đại diện duy nhất là clindamycin, có tỷ lệ tiêu thụ thấp nhất trên toàn viện vào năm 2019. Hình 3. 3 Mức độ tiêu thụ của một số nhóm kháng sinh tại bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2019
  • 30. 21 3.1.2. Mức độ tiêu thụ vancomycin trên toàn viện giai đoạn 2016 – 2019 Có thể thấy được trong giai đoạn 2016-2019, sự thay đổi trong mức độ tiêu thụ vancomycin trên toàn viện không được đồng đều. Mức độ tiêu thụ trong năm 2017 thấp hơn hẳn, số liều DDD/100 ngày chỉ có 0,44. Trừ năm 2017, về cơ bản mức độ tiêu thụ vancomycin tăng qua từng năm. 3.1.3. Mức độ tiêu thụ vancomycin tại các khoa lâm sàng năm 2019 Bảng 3.6. Mức độ tiêu thụ của vancomycin tại từng khoa lâm sàng năm 2019 TT Khoa Số liều DDD/100 ngày nằm viện Số bệnh nhân TT Khoa Số liều DDD/100 ngày nằm viện Số bệnh nhân 1 Hồi sức tích cực 3.427 61 6 Sức khoẻ tâm thần 0.197 2 2 Cấp cứu đột quỵ 1.632 19 7 Nội tiết – Cơ xương khớp 2.152 23 Hình 3. 4 Mức độ tiêu thụ vancomycin trên toàn viện giai đoạn 2016-2019
  • 31. 22 3 Tim mạch can thiệp (ngoại) 0.318 3 8 Ung bướu – Điều trị giảm nhẹ 1.092 5 4 Tim mạch hô hấp 0.279 2 9 Thần kinh Alzheimer 0.136 2 5 Nội chung 0.623 4 10 Phục hồi chức năng 0.514 2 Kết quả về mức độ tiêu thụ cho thấy trong năm 2019, kháng sinh vancomycin được sử dụng rộng rãi ở cả 10 khoa lâm sàng trên toàn bệnh viện. Trong đó, 3 khoa có mức độ tiêu thụ vancomycin cao nhất là Hồi sức tích cực, Cấp cứu đột quỵ và Nội tiết – Cơ xương khớp. Khoa Sức khoẻ tâm thần là khoa mà mức độ tiêu thụ vancomycin thấp nhất. 3.2. Phân tích tình hình sử dụng và tính phù hợp của việc sử dụng kháng sinh vancomycin năm 2019 Trong giai đoạn 01/01/2019 – 31/12/2019, theo dữ liệu nhóm nghiên cứu thu thập được, có tổng cộng 124 bệnh nhân được chỉ định sử dụng vancomycin tại các khoa nội trú trên toàn viện Lão khoa Trung ương. Trong quá trình thu thập bệnh án của 124 bệnh nhân tại phòng Kế hoạch tổng hợp, có 19 bệnh án không tìm thấy, 5 bệnh án chưa trả và 1 bệnh án bị ghi sai mã. Vì vậy, còn 99 bệnh án được chúng tôi đưa vào nghiên cứu và phân tích cho mục tiêu 2. Việc lựa chọn mẫu nghiên cứu được mô tả ở hình 3.3
  • 32. 23 Hình 3.3 Quy trình thu thập hồ sơ bệnh án trên thực tế 3.2.1. Mô tả đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 3.2.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới, đánh giá ban đầu khi vào viện Các đặc điểm về tuổi, giới, đánh giá ban đầu của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được thống kê trong bảng 3.2 Bảng 3.7. Đặc điểm tuổi, giới, đánh giá ban đầu của mẫu nghiên cứu Chỉ tiêu nghiên cứu Số bệnh nhân n = 99 Tỷ lệ % Giới tính nam 64 64,65 Tuổi trung bình (năm) 74 (68-82) Phần mềm quản lý tại khoa Dược bệnh viện 124 bệnh nhân sử dụng vancomycin 19 bệnh án không tìm thấy, 5 bệnh án chưa trả, 1 bệnh án ghi sai mã Lấy mã bệnh nhân và tìm hồ sơ bệnh án tại phòng KHTH 99 hồ sơ bệnh án
  • 33. 24 (trung vị - khoảng tứ phân vị 25% và 75%) Lưu trú Chuyển viện 20 20,20 Chuyển khoa 60 60,60 Tại 1 khoa 19 19,19 Tình trạng khi vào khoa Tỉnh 42 42,42 Lơ mơ 49 49,49 Hôn mê 8 8,08 Nguy cơ ngã Thấp 24 24,24 Trung bình 49 49,49 Cao 26 26,26 Nguy cơ loét Thấp 10 10,10 Trung bình 34 34,34 Cao 48 48,48 Rất cao 7 7,07 Cấp độ chăm sóc 1 70 70,71 2 27 27,27 3 2 2,02 Bệnh nền Tăng huyết áp 47 47,47 Đái tháo đường týp 2 48 48,48 TD nhồi máu não 18 18,18 Suy tim 17 17,17 Suy thận 20 20,20 Bệnh lý về thần kinh 10 10,10 Gout 12 12,12 Tuổi của các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu tương đối cao, có trung vị là 74. Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn so với nữ, chiếm 64,65%. Khi lưu trú tại
  • 34. 25 viện, chỉ có 19,19% bệnh nhân nằm tại một khoa duy nhất. Còn lại có tới 60,60% bệnh nhân được chuyển khoa và 20.20% là chuyển từ viện khác đến. Trên phiếu đánh giá ban đầu của các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu, có ghi các thông tin về tình trạng khi vào khoa, nguy cơ ngã, nguy cơ loét và cấp độ chăm sóc. Về tình trạng ban đầu, có 31,31% bệnh nhân ở trạng thái tỉnh, 49,49% bệnh nhân trong trạng thái lơ mơ, còn lại là hôn mê. Nguy cơ ngã được đánh giá theo thang điểm Morse. Kết quả có 24,24% bệnh nhân nguy cơ ngã thấp, 49,49% nguy cơ ngã cao và 26,26% bệnh nhân có nguy cơ ngã trung bình. Bệnh nhân được đánh giá nguy cơ loét theo thang điểm Norton. Trong tổng số 99 bệnh nhân, phần lớn bệnh nhân có nguy cơ loét cao, chiếm 48,48%. Số lượng bệnh nhân nguy cơ loét ở mức trung bình đứng thứ 2, chiếm 34,34%. 10.10% bệnh nhân nguy cơ loét cao và 7,07% còn lại ở nguy cơ loét rất cao. Bệnh nhân cũng được đánh giá mức độ độc lập (mức độ chăm sóc) theo ADLs. Về cấp độ chăm sóc, tỷ bệnh nhân có cấp độ chăm sóc 1 là 70,70%, cấp độ 2 là 27,27%, cấp độ 3 là 2.02%. Bệnh nhân tại bệnh viện Lão khoa khi nhập viện thường mắc các bệnh nền phổ biến ở người cao tuổi. Tăng huyết áp và đái tháo đường týp 2 là hai bệnh có nhiều người mắc nhất, chiếm tỷ lệ 47,47% và 48,48%. Tiếp sau đó là theo dõi nhồi máu não, suy thận và suy tim, chiếm tỷ lệ lần lượt là 18,18%, 17,17% và 20,20%. Có 10,10% bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu mắc các bệnh lý về thần kinh 12,12% mắc bệnh gout. 3.2.1.2.Đặc điểm điều trị Một số thủ thuật bệnh nhân nhập viện thường có bao gồm thở oxy máy, đặt sonde dạ dày, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, đặt ống nội khí quản, mở khí quản, lọc máu và truyền máu, được thống kê tỷ lệ trong bảng 3.3 Bảng 3.8. Đặc điểm thủ thuật của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu trong quá trình điều trị Chỉ tiêu nghiên cứu Số bệnh nhân (n=99) Tỷ lệ (%) Thở oxy máy 54 54,55 Đặt sonde dạ dày 54 54,55 Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm 20 20,20 Đặt ống nội khí quản 24 24,24
  • 35. 26 Mở khí quản 11 11,11 Lọc máu 8 8,08 Truyền máu 17 17,17 Theo bảng, có 54,55% bệnh nhân thở oxy máy, tỷ lệ tương tự với đặt sonde dạ dày. 20,20% được đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, 24,24% đặt ống nội khí quản và 11,11% mở khí quản. Tỷ lệ bệnh nhân thực hiện lọc máu và truyền máu lần lượt là 8,08% và 17,17%. 3.2.1.3. Thời gian điều trị trung bình và kết quả điều trị Bảng 3.4 thống kê thời gian điều trị trung bình và kết quả điều trị của 99 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu . Bảng 3.9. Thời gian điều trị trung bình và kết quả điều trị của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu Chỉ tiêu nghiên cứu Số bệnh nhân ( n = 99) và tỷ lệ (%) Thời gian điều trị trung bình ( trung vị - khoảng tứ phân vị 25% và 75%) 19 (13 - 29) ngày Kết quả điều trị Khỏi bệnh 2 (2,02%) Đỡ 65 (65,65%) Không đỡ 25 (25.25%) Nặng hơn 7 (7,07%) Thời gian nằm viện của các bệnh nhân tương đối dài, với trung vị là 19 ngày. Khi xuất viện, 65,65% bệnh nhân đỡ, 25,25% bệnh nhân không đỡ. Chỉ có 2,02% bệnh nhân được kết luận là khỏi bệnh và 7,07% bệnh nhân ra viện với tình trạng nặng hơn. 3.2.1.4. Đặc điểm vi sinh Đa số các bệnh nhân nhập viện đều được chỉ định nuôi cấy vi khuẩn, với tỷ lệ lầ 79,80%. Đặc điểm các mẫu vi khuẩn được nuôi cấy được trình bày trong bảng 3.5 Bảng 3.10. Đặc điểm vi sinh của mẫu nghiên cứu Số lượng Tỷ lệ (%)
  • 36. 27 Số bệnh nhân có nuôi cấy vi khuẩn (n=99) 79 (79.80 %) Số bệnh phẩm nuôi cấy 159 Loại bệnh phẩm Máu 54 33,96 Đờm 39 24,53 Nước tiểu 21 13,31 Dịch não tuỷ 28 17,61 Mủ 12 7,55 Khác 5 3,14 Số bệnh phẩm có kết quả dương tính (n=159) 54 (33,96%) Chủng vi khuẩn Vi khuẩn gram dương Staphylococcus aureus 6 11,11 Streptococcus spp 2 3,70 Enterococcus spp 4 7,41 Gram dương khác 8 14,81 Tổng 18 33,33 Vi khuẩn gram âm Acinetobacter baumannii 14 25,93 Enterobacteruaceae spp. 5 9,26 Klebsiella spp. 6 11,11 Pseudomonas aeruginosa 5 9,26 Escherichia aeruginosa 4 7,41 Gram âm khác 1 1,85 Tổng 36 66,67 Đồng nhiễm 6 11,11
  • 37. 28 Số bệnh phẩm được làm định danh kháng thuốc và kháng sinh đồ 16 29,63 Có tổng cộng 159 bệnh phẩm được nuôi cấy, bao gồm máu (33,96%), đờm (24,53%), dịch não tuỷ (17,61%) và mủ (7,55%). Ngoài ra còn một số mẫu bệnh phẩm khác như dịch khớp, dịch ổ bụng, chiếm tỷ lệ 3,14%. Trên các bệnh phẩm được nuôi cấy, có 46 bệnh phẩm dương tính với các vi khuẩn gram dương và âm. Các vi khuẩn gram dương thường gặp là Staphylococcus aureus, Enterococcus spp và Streptococcus spp, chiếm tỷ lệ phần trăm theo thứ tự lần lượt là 11,11%, 7,41% và 3,70%. Số lượng bệnh phẩm dương tính với các vi khuẩn gram âm là cao hơn, với 25,93% dương tính với chủng Acinetobacter baumannii, 11,11% dương tính với chủng Klebsiella spp. Hai chủng Enterobacteruaceae spp và Pseudomonas aeruginosa cùng chiếm 9,26%. Ngoài ra còn có Escherichia aeruginosa (7,41%) và các chủng khác. Ngoài ra, có 6 trường hợp (11,11%) xét nghiệm có kết quả dương tính với cả hai chủng vi khuẩn gram âm và dương. Chỉ có 34,78% các bệnh phẩm dương tính (16 bệnh nhân) được làm định danh kháng thuốc và kháng sinh đồ. 3.2.1.5 Đặc điểm chức năng thận Chức năng thận của bệnh nhân được xét theo độ thanh thải creatinin. Độ thanh thải creatinin của các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được ước tính theo công thức MDRD (Modification of Diet in Renal Disease). Kết quả nhóm nghiên cứu tính toán được trình bày trong bảng 3.6 Bảng 3.11. Đặc điểm độ lọc cầu thận ước tính của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ClCr (ml/phút/1.73mB ) Số lượng (n=99) Tỷ lệ (%) >90 43 43,43% 60 – 89 25 24,25% 30 - 59 16 16,16% 15 - 29 13 13,13% <15 2 2,02% Có 43,43% bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu có chức năng thận bình thường, 24,25% có chức năng thận giảm nhẹ. 16,16% bệnh nhân có chức năng thận giảm từ
  • 38. 29 nhẹ - vừa đến vừa – mạnh. Còn lại, 13,13% số bệnh nhân có chức năng thận giảm mạnh, 2,02% giảm xuống mạnh nhất và có thể bắt đầu thẩm tách. 3.2.2. Đặc điểm sử dụng vancomycin 3.2.2.1. Thời gian điều trị bằng vancomycin và đặc điểm của phác đồ trong mẫu nghiên cứu Bảng 3.12. Đặc điểm về thời gian điều trị và phác đồ điều trị có vancomycin Đặc điểm Số lượng (n=99) Tỷ lệ (%) Thời gian điều trị ( trung bình – khoảng tứ phân vị 25% và 75%) 11 (7-14) Phác đồ khởi đầu (n1) 76 Dùng đơn độc 5 6,58 Phối hợp kháng sinh Kháng sinh nhóm penicillin + chất ức chế beta – lactamase 12 15,79 Kháng sinh nhóm carbapenem 26 34,21 Kháng sinh nhóm quinolon 14 18,42 Kháng sinh nhóm cephalosporin 21 27,63 Kháng sinh nhóm lincosamid 1 1,32 Khág sinh metronidazol 6 7,89 Kháng sinh fosfomycin 2 2,65 Phác đồ thay thế (n2) 23 Dùng đơn độc 8 34,78 Phối hợp kháng sinh Kháng sinh nhóm penicillin + chất ức chế betalactamase 2 8,7 Kháng sinh nhóm carbapenem 10 43,48 Kháng sinh nhóm quinolon 6 26,09 Kháng sinh nhóm cephalosporin 4 17,39 Kháng sinh fosfomycin 1 4,35
  • 39. 30 Kháng sinh metronidazol 2 8,70 Kháng sinh nhóm macrolid 1 4,35 Bị thay thế bằng linezolid 3 3,03 Trung vị của thời gian sử dụng vancomycin của các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu là 11 ngày. Tỷ lệ vancomycin được chọn làm phác đồ khởi đầu và phác đồ thay thế lần lượt là 76,76% và 23,23%. Trong 76 trường hợp được chỉ định cho phác đồ khởi đầu, có 6,59% vancomycin sử dụng đơn độc một mình, và tỷ lệ này ở 23 trường hợp làm phác đồ thay thế là 34,78%. Vancomycin được lựa chọn phối hợp nhiều nhất với kháng sinh nhóm carbapenem, với tỉ lệ là 36,36% so với tổng 99 hồ sơ bệnh án nghiên cứu. Chỉ có duy nhất một trường hợp vancomycin được sử dụng phối hợp với kháng sinh nhóm macrolid. 3.2.2.2. Đặc điểm chỉ định Bảng 3.13. Đặc điểm chỉ định vancomycin trong mẫu nghiên cứu Bệnh nhiễm khuẩn Số bệnh nhân (n = 99) Tỷ lệ (%) Viêm màng não 18 18,18 Nhiễm khuẩn tiết niệu 5 5,05 Viêm phổi 36 36,36 Sốc nhiễm khuẩn 6 6,06 Nhiễm khuẩn huyết 5 5,05 Viêm hạt tophi 7 7,07 Viêm tế bào 6 6,06 Viêm đại tràng hoại tử 1 1,01 Hội chứng nhiễm khuẩn 3 3,03 Nhiễm khuẩn vết mổ 3 3,03 Áp xe Chi 13 13,13 Bụng 1 1,01 Mông 2 2,02
  • 40. 31 Mặt 1 1,01 Da 1 1,01 Cơ 1 1,01 Sau hậu môn 2 2,02 Mang tai 1 2,02 Đa số bệnh nhân được chỉ định vancomycin do viêm phổi (bao gồm viêm phổi bệnh viện và viêm phổi cộng đồng), chiếm 36,36%. Nhiều thứ hai là viêm màng não với tỷ lệ 18,18%. Tiếp sau đó là nhiễm khuẩn đường tiết niệu (5,04%), sốc nhiễm khuẩn (6,06%), nhiễm khuẩn huyết (5,05%), viêm hạt tophi (7,07%) và viêm tế bào (6,06%). Các chỉ định sử dụng vancomycin bao gồm viêm đại tràng hoại tử, hội chứng nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn vết mổ đều chiếm tỷ lệ không cao. Vancomycin cũng được chỉ định cho các ca áp xe ở mặt, bụng, mông, da, cơ sau hậu môn hay ở mang tai, tỷ lệ áp xe chi (bao gồm chân, tay) là nhiều nhất, chiếm đến 13,13%. Thời gian thu được kết quả nuôi cấy vi khuẩn của các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được trình bày dưới bảng 3.9 Bảng 3.14. Tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm vi sinh Số lượng (n=99) Tỷ lệ (%) Không được chỉ định nuôi cấy vi khuẩn 20 20,20 Được chỉ định nuôi cấy vi khuẩn Có kết quả ngay trước khi sử dụng vancomycin 16 16,16 Có kết quả sau khi sử dụng vancomycin 63 63,63 Trong phần chỉ định của bộ tiêu chí phân tích sử dụng vancomycin, thuốc được chỉ định theo ba mục đích chính: điều trị bệnh (điều trị), dự phòng phẫu thuật (dự phòng) và theo kinh nghiệm (kinh nghiệm). Dựa vào đặc điểm nhiễm khuẩn trên bệnh án, lí do sử dụng vancomycin trên biên bản hội chẩn và kết quả vi sinh (KQVS) và thời gian có kết quả, nhóm nghiên cứu căn cứ vào bộ tiêu chí phân tích sử dụng vancomycin được ghi trong phụ lục, tiến hành phân tích tính “phù hợp” và “không phù hợp” theo sơ đồ ở hình 3.4 Tải bản FULL (82 trang): https://bit.ly/3PKrVlp Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 41. 32 Hình 3.4. Quy trình phân tích tính phù hợp trong chỉ định vancomycin Tỷ lệ “phù hợp” và “không phù hợp” theo chỉ định thu được như sau: Bảng 3.10. Tính phù hợp về chỉ định vancomycin của mẫu nghiên cứu Nhóm bệnh nhân Tính phù hợp Số lượng Tỷ lệ Bệnh nhân không được chỉ định nuôi cấy vi khuẩn (n=20) Kinh nghiệm 13 65,00 Dự phòng 0 0 Bệnh nhân có kết quả vi sinh ngay trước khi dùng thuốc (n=16) Kinh nghiệm 8 50,00 Dự phòng 0 0 Điều trị 3 18,75 Bệnh nhân có kết quả vi sinh sau khi Trước khi có KQVS Kinh nghiệm 33 52,38 Dự phòng 0 0 Kinh nghiệm 31 49,21 Tải bản FULL (82 trang): https://bit.ly/3PKrVlp Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 42. 33 dùng thuốc (n=63) Sau khi có KQVS Dự phòng 0 0 Điều trị 6 9,53 Từ kết quả theo dõi được, chúng ta thấy với 20 trường hợp bệnh nhân không được chỉ định nuôi cấy vi khuẩn, mức độ phù hợp của chỉ định là 65,00%, và tỷ lệ này tăng lên thành 68,75% khi bệnh nhân có kết quả vi sinh ngay trước khi bệnh nhân sử dụng thuốc. Trong toàn bộ 99 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu, 63,64% sử dụng vancomycin trước khi có kết quả vi sinh, và mức độ phù hợp trong chỉ định của mẫu này thay đổi từ 52,38% thành 58,73% trong hai khoảng thời gian trước và sau khi có kết quả xét nghiệm. Tuy nhiên, trong các trường hợp có dữ liệu vi sinh, thì sự phù hợp về chỉ định theo điều trị bệnh vẫn thấp, chỉ có 18,75% và 9,53%. Trong 9 bệnh nhân được chỉ định phù hợp theo điều trị bệnh, có 4 trường hợp dương tính với MRSA, 3 trường hợp là các chủng vi khuẩn gram dương khác đã kháng beta-lactam, còn 2 trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu và tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm beta- lactam. 3.2.2.2. Đặc điểm về liều Bảng 3.11. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng liều nạp và hiệu chỉnh liều vancomycin trong mẫu nghiên cứu Chế độ liều Số lượng (n=99) Tỷ lệ (%) Liều nạp 1 1,01 Hiệu chỉnh liều 3 3,03 Chỉ có một bệnh nhân sử dụng liều nạp, và 3,03% bệnh nhân được hiệu chỉnh liều mặc dù tỉ lệ bệnh nhân suy giảm chức năng thận trong mẫu nghiên cứu tương đối cao. 3.2.2.3. Đặc điểm về cách dùng Tất cả các liều vancomycin đều được pha loãng với NaCl 0.9%. Đối với truyền tĩnh mạch liên tục: 8313875