SlideShare a Scribd company logo
1 of 96
Download to read offline
BỘ NỘI VỤ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TẠI
QUẦN THỂ DI TÍCH ĐỀN TRẦN XÃ ĐỨC TIẾN,
HUYỆN HƢNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH
Khóa luận tốt nghiệp ngành : VĂN HÓA DU LỊCH
Ngƣời hƣớng dẫn : THS. NGUYỄN QUANG TRUNG
Sinh viên thực hiện : PHAN THỊ THÊU
Mã SV : 1805VDLA053
Khóa : 2018 - 2022
Lớp : ĐH VDLA 18A
HÀ NỘI - 2022
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận này, tôi vô cùng biết ơn sự giúp đỡ rất
nhiệt tình từ phía các thầy cô giáo, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè cả về tinh
thần cũng như kiến thức khoa học.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới THS. Nguyễn
Quang Trung – người thầy tâm huyết đã hướng dẫn tận tình, tạo cho tác giả
động lực mạnh mẽ, say mê nghiên cứu với ý thức làm việc nghiêm túc suốt
thời gian qua.
Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban chủ nhiệm,
các thầy giáo, cô giáo trong khoa Quản lý xã hội – Trường đại học Nội Vụ Hà
Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp những ý kiến. Tôi xin cảm
ơn tất cả các anh chị và cô chú trong ban quản lý khu di tích Đền Trần tại tỉnh
Thái Bình đã cung cấp những tài liệu cần thiết, quý báu để tôi hoàn thành bài
khóa luận.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến đồng nghiệp, bạn
bè và gia đình đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tác giả vượt qua khó
khăn nhất.
Tác giả thực hiện
Phan Thị Thêu
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đề tài nghiên cứu: “ Hoạt động du lịch văn hóa
tâm linh tại quần thể di tích đền Trần tại xã Tiến Đức, huyện Hƣng Hà,
tỉnh Thái Bình” là một công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân. Tất cả
những sự giúp đỡ cho việc hoàn thành bài khóa luận này đều được trích dẫn
đầy đủ và ghi rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố.
Tác giả thực hiện
Phan Thị Thêu
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
UBND Ủy Ban Nhân Dân
VHTT & DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
HĐQT Hội đồng quản trị
DTLSVH Di tích lịch sử văn hóa.
BQL Ban quản lý
NXB Nhà xuất bản
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
KHXH Khoa học xã hội
GS Giáo sư
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch đến tham quan tại đền Trần, xã Tiến Đức, huyện
Hưng Hà ....................................................................................................................43
Bảng 2.1: Danh sách nhân lực du lịch tại quần thể đền Trần, xã Tiến Đức .............50
Bảng 2.3: Các hạng mục quần thể di tích đền thờ, lăng mộ các vua Trần xã Tiến
Đức- huyện Hưng Hà ................................................................................................53
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................2
4. Đối tƣợng nghiên cứu.....................................................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................2
6. Nội dung nghiên cứu:.....................................................................................3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu...............................................................................3
8. Cấu trúc khóa luận.........................................................................................3
NỘI DUNG ................................................................................................................4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH ................4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài. .............................................4
1.2. Một số khái niệm liên quan. .......................................................................5
1.2.1. Văn hóa và du lịch văn hóa ......................................................................5
1.2.2. Khái niệm tâm linh....................................................................................7
1.2.3. Khái niệm về lễ hội..................................................................................10
1.2.4. Khái niệm văn hóa tâm linh....................................................................10
1.2.5. Quan niệm du lịch văn hóa tâm linh......................................................11
1.3. Đặc điểm của hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại Việt Nam ..........14
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ..................................................................................16
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH
TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH ĐỀN TRẦN XÃ TIẾN ĐỨC, HUYỆN HƢNG HÀ,
TỈNH THÁI BÌNH ..................................................................................................17
2.1. Khái quát về tỉnh Thái Bình.....................................................................17
2.1.1. Vị trí địa lý tự nhiên ................................................................................17
2.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa ....................................................................17
2.1.3. Các lễ hội tại tỉnh Thái Bình ..................................................................19
2.2. Văn hóa lịch sử nhà Trần và những ảnh hưởng tới vùng đất Thái Bình...20
2.2.1. Văn hóa lịch sử nhà Trần với lịch sử Việt Nam....................................20
2.2.2. Nhà Trần tại mảnh đất Long Hưng tỉnh Thái Bình..............................20
2.3. Khái quát đền Trần xã Tiến Đức, huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình. ...24
2.3.1. Lịch sử hình thành..................................................................................24
2.3.2. Hệ thống đền thờ.....................................................................................26
2.4. Thực trạng hoạt động du lịch tại quần thể di tích đền Trần, xã Tiến
Đức, huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình ............................................................28
2.4.1. Giá trị tín ngưỡng và tinh thần...............................................................28
2.4.2. Giá trị văn hóa lịch sử và huyền thoại. ..................................................32
2.4.3. Giá trị nghệ thuật ....................................................................................37
2.4.4. Giá trị tự nhiên, không gian, cảnh quan, môi trường...........................40
2.5. Thực trạng tổ chức hoạt động du lịch tại quần thể di tích đền Trần, xã
Tiến Đức, huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình....................................................42
2.5.1. Thị trường và khách du lịch ...................................................................42
2.5.2. Thực trạng về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất.......................................46
2.5.3. Đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch..........................................................49
2.5.4. Tổ chức quản lý khai thác.......................................................................50
2.5.5. Đầu tư và quy hoạch ...............................................................................52
2.5.6. Sản phẩm du lịch văn hóa ......................................................................54
2.5.7. Hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch.................................................56
2.6. So sánh hoạt động du lịch tại một số di tích đền Trần khác .................58
2.6.1. Hoạt động du lịch tại di tích đền Trần Côn Sơn - Kiếp Bạc ( Hải
Dương) ...............................................................................................................58
2.6.2. Hoạt động du lịch tại di tích đền Trần ( Nam Định )............................59
2.6.3. Hoạt động du lịch tại đền Trần Nhương ( Hà Nam).............................60
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ..................................................................................63
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN
HÓA TÂM LINH TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH ĐỀN TRẦN, XÃ TIẾN ĐỨC
HUYỆN HƢNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH .............................................................65
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp............................................................................65
3.2. Giải pháp phát triển hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại quần thể di
tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình. ....................65
3.2.1. Đề cao trách nhiệm của quản lý khu di tích ..........................................65
3.2.2. Đa dạng hóa về các sản phẩm du lịch, chú trọng phát triển sản phẩm
du lịch đặc thù hơn............................................................................................66
3.2.3. Nâng cao nhận thức của người dân địa phương và ý thức bảo tồn
nguồn tài nguyên du lịch văn hóa. ...................................................................67
3.2.4. Nâng cao giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. .............68
3.2.5. Giải pháp về thông tin truyền thông, tăng cường quảng bá xúc tiến về
du lịch.................................................................................................................71
3.3. Kiến nghị ....................................................................................................72
3.3.1. Sở văn hóa và thể thao du lịch tỉnh Thái Bình......................................72
3.3.2. Với ban quản lý khu di tích.....................................................................73
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ..................................................................................74
KẾT LUẬN..............................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................76
PHỤ LỤC.................................................................................................................78
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thái Bình nằm ở vùng Đông Bắc Bộ, tuy còn là một tỉnh nghèo, chưa
phát triển mạnh về công nghiệp và ngành du lịch, song tỉnh Thái Bình đang
từng bước phát triển hoạt động du lịch văn hóa tâm linh bởi nơi đây là vùng
đất có mật độ các di tích lịch sử văn hóa được xếp vào loại cao nhất trong cả
nước. Nhờ vào những ưu thế đó mà những năm gần đây Thái Bình đang rất
tích cực đầu tư và quảng bá cho hoạt động du lịch của mình đặc biệt là du lịch
văn hóa tâm linh. Đáng kể nhất là các dự án đầu tư du lịch, tu bổ quần thể di
tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà nơi tôn miếu linh thiêng của một
dòng họ Trần, cũng là nơi lưu giữ dấu tích về một triều đại oai hùng trong lịch
sử Việt Nam, đó là triều đại nhà Trần.
Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, Triều đại nhà Trần
(1226-1400) đã giữ một vị thế vô cùng quan trọng và những dấu ấn không
phai mờ trong lịch sử Việt Nam cũng như những ảnh hưởng đáng kể tới vùng
đất Thái Bình.
Qua các cuộc nghiên cứu và khảo cổ học, các nhà sử học và các nhà
khoa học đã đi đến một kết luận: “huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày
nay, nơi tọa lạc quần thể di tích đền Trần và lăng mộ thờ các vị vua quan
nhà Trần” và không chỉ là quê hương 4 đời của họ Trần kể từ đời vua Trần
Cảnh (Trần Thái Tông), mà còn là đất phát tích, sáng nghiệp của vương
triều nhà Trần.
Hiện nay, SVHTT & DL tỉnh Thái Bình đã và đang quy hoạch để phát
triển quần thể di tích này trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh, một thương
hiệu của tỉnh. Từ những nội dung trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Hoạt động
du lịch văn hóa tâm linh tại quần thể di tích đền Trần, xã Tiến Đức,
huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình” nhằm tìm hiểu ý nghĩa của quần thể di
tích đối với một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, cũng như
2
những giá trị của quần thể di tích đối với sự phát triển du lịch của tỉnh Thái
Bình. Qua đó tác giả mong muốn giới thiệu tới mọi người một điểm đến du
lịch văn hóa tâm linh tại tỉnh Thái Bình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm mục đích tìm hiểu giá trị du lịch văn hóa tâm linh tại di tích đền
Trần. Nội dung của đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp những thông tin, sự hiểu
biết cặn kẽ về những giá trị văn hóa tâm linh tới du khách thăm quan và du
lịch tại đền Trần
Nhằm đưa ra các biện pháp phát triển du lịch thông qua khai thác giá trị
văn hóa tâm linh tại quần thể di tích đền Trần , xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà,
tỉnh Thái Bình.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng nền tảng cơ sở lý luận về loại hình du lịch văn hóa tâm linh.
- Thực hiện khảo sát thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tâm linh ở
quần thể di tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình và
phát triển du lịch tại di tích này.
- Đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch ở di tích này thông qua
hoạt động du lịch văn hóa tâm linh quảng bá các giá trị văn hóa và bảo tồn di
tích lịch sử tại đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
4. Đối tƣợng nghiên cứu.
Hoạt động kinh doanh du lịch tại đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng
Hà, tỉnh Thái Bình.
Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại đền Trần, xã Tiến Đức, huyện
Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Các giá trị văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng tại khu di tích .
5. Phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu : Quần thể di tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện
Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
3
6. Nội dung nghiên cứu:
Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại quần thể di tích đền Trần, xã
Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình phát triển du lịch ở di tích.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp phân tích: để xây dựng khung lý thuyết của
đề tài
- Phương pháp điều tra: để thu thập số liệu thực tế.
- Phương pháp: thống kê, so sánh: để xử lý kết quả điều tra.
8. Cấu trúc khóa luận
Những mục đích và lý do kể trên, ngoài phần mở đầu và các phụ lục,
đề tài của tôi bao gồm 3 phần chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch văn hóa tâm linh;
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại Quần thể
di tích đền Trần, Xã Tiến Đức, Huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình;
Chương 3: Một số giải pháp đối với hoạt động du lịch văn hóa du lịch
tâm linh tại quần thể di tích Đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh
Thái Bình.
4
NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài.
Hiện nay các công trình nghiên cứu về du lịch văn hóa tâm linh đã có
rất nhiều sự đổi mới cụ thể như sau: .
Đầu tiên là nghiên cứu về lịch sử nhà Trần từ trước đến nay có rất
nhiều công trình nổi tiếng như : “cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Nguyên – Mông” của hai tác giả đại học tổng hợp Hà Nội là Hà Văn Tấn và
Đặng Thị Tâm in từ thập niên 60 của thế kỷ XX, để tìm hiểu thêm về nhà
Trần nhà xuất bản văn hóa thông tin ( 2006) đã cho xuất bản cuốn sách “ Trần
miếu di sản và tín ngưỡng dân gian” – cuốn sách này đã cho người đọc thông
tin hoàn chỉnh nhất về di tích nhà Trần cùng với những thông tin về lễ khai ấn
mùa xuân và lễ hội Đức Thánh Trần.
Một số tác phẩm liên quan đến du lịch văn hóa tâm linh ở Thái Bình đã
được đề cập trong loại hình du lịch văn hóa và phát triển bền vững các di sản
văn hóa ở vùng quê lúa như “Đất và người Thái Bình” của hai tác giả Phạm
Minh Đức và Bùi Duy Lan, bên cạnh đó một số bài viết tiêu biểu được đăng
lên tạp chí du lịch trong nước về du lịch Thái Bình. Trong đó “ Ngàn năm đất
và người Thái Bình” của SởVăn hóa –Thông tin Thái Bình, 1990 nói về văn
hóa, lịch sử và các giá trị tín ngưỡng tại vùng đất nơi đây, một số tài liệu luận
văn cấp học của trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng đã đi sâu
vào nghiên cứu du lịch Thái Bình ở nhiều góc độ khác nhau như Phạm Văn
Duy với đề tài: “nghiên cứu khai thác lễ hội đền Trần Hưng Hà Thái Bình ”
hoặc nghiên cứu về du lịch văn hóa tâm linh của Trần Thị Dung với đề tài: “
giải pháp phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại quần thể di tích Đền Trần, xã
Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình”. Các đề tài cũng chủ yếu tập
trung vào sự phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng và
những tác động của du lịch tới đời sống con người.
Tác giả chọn đề tài “Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại quần thể di
5
tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình” bài viết còn
nhiều thiếu xót, rất mong được các tác giả quan tâm và hoàn thiện hơn trong
các công trình nghiên cứu sau.
1.2. Một số khái niệm liên quan.
1.2.1. Văn hóa và du lịch văn hóa
Hiện nay có hàng trăm khái niệm khác nhau về văn hóa. Tác giả xin
trích dẫn chứng một số định nghĩa cơ bản và quen thuộc, có liên quan đến đề
tài nghiên cứu như sau:
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự
tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”
[11tr.25].
Khái niệm văn hóa được hiểu theo nghĩa nhân văn rất rộng. Nguyên
tổng giám đốc UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural
Organiation), ông Mayo (F.Mayor), đưa ra một khái niệm về văn hóa vừa
mang tính khái quát vừa có tính đặc thù: “Văn hóa bao gồm tất cả những gì
làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện
đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động” [8
tr.798]
“Văn hóa vật thể là một bộ phận của văn hóa nhân loại, thể hiện đời
sống tinh thần của con người dưới hình thức vật chất: là kết quả của hoạt
động sáng tạo, biến những vật và chất liệu trong thiên nhiên thành những đồ
vật có giá trị sử dụng và thẩm mĩ nhằm phục vụ cuộc sống con người.
Khái niệm về du lịch:
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá
tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.” [ Luật du lịch
2017, chương 1, điều 3]
6
Qua đó, ta thấy quan niệm: “văn hóa du lịch”, là một hiện tượng khách
quan. Là sự thỏa mãn những hiện tượng trên trước môi trường tự nhiên và xã
hội gọi là văn hóa du lịch. Hay có nhiều cách hiểu khác nhau, du lịch văn hóa
là một khoa học nhằm nghiên cứu về các giá trị khác nhau. Văn hóa và du lịch
đều có những mối quan hệ mật thiết, chúng tương tác với nhau, cùng phát
triển duy trì sự bền vững. Du lịch và văn hóa có những mối tương tác qua lại
với nhau chúng được thể hiện như sau: Sự tương tác giữa văn hóa và du lịch
Các sản phẩm văn hóa khi phục vụ nhu cầu được làm vui và thỏa mãn
du khách qua việc mua sắm. Thỏa mãn nhu cầu của du khách về tinh thần,
văn hóa giao tiếp của con người bản địa. Nền nông nghiệp của một nước. Hệ
thống giáo dục của đất nước đến du khách.
Các thành tựu về khoa học kỹ thuật tiên tiến
Ngôn ngữ quốc gia đến các du khách quốc tế.
Hoạt động khí hậu của một quốc gia với du khách.
Tôn giáo và tín ngưỡng của một quốc gia.
Sự tương tác giữa ảnh hưởng từ du lịch vào văn hóa
Tôn giáo và tín ngưỡng của một quốc gia các giữa ảnh hướng từ du
lịch vào văn hóa
Có thể xâm hại với văn hóa bản địa của một quốc gia. Có thể do lợi ích
trước mắt mà người ta trình diễn văn hóa nghệ thuật sai lệch với ý nghĩa văn
hóa. Do sự thiếu nhiều hiểu biết, văn hóa bị thương mại hóa, kinh doanh các
sản phẩm văn hóa từ các loại hình du lịch.
(Nguồn: Tham khảo Bài giảng môn Nghiệp Vụ Văn Hóa Du Lịch, PGS.
Trần Thúy Anh)
1.2.1.1. Khái niệm hoạt động du lịch
Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân
kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên
quan đến du lịch. (luật du lịch 2017, điều 3 chương 1)
7
Hoạt động du lịch được hiểu là những trải nghiệm, khám phá trong
một chuyến du lịch. Tất cả những hoạt động đó được thực hiện trong
chuyến đi chính là hoạt động du lịch. Tuy nhiên, hoạt động du lịch không
nhất thiết phải di chuyển, cử động và hao phí sức lực mà thư giãn cũng là
một hoạt động du lịch.
Hoạt động du lịch là yếu tố quyết định trong chuyến du lịch đó vui và
bổ ích hay không. Tùy thuộc vào mục đích du lịch của mỗi người và có thể
lên lịch trình kế hoạch về các hoạt động du lịch sao cho hợp lý. Nếu muốn đi
du lịch để khám phá, tìm kiếm những điều kỳ thú thì lựa chọn các hoạt động
du lịch như: Leo núi, lặn biển, tham quan các địa điểm ít người biết tới,…
Còn muốn du lịch sinh thái để xả stress thì nên lựa chọn các hoạt động du lịch
như: Bơi lội, tắm nắng, đi dạo vãn cảnh,…
1.2.2. Khái niệm tâm linh
Khái niệm tâm linh
Lâu nay, quan niệm tâm linh thường mang đậm sắc màu huyền hoặc kỳ
bí. Nhắc đến tâm linh, chúng ta thường lập tức nghĩ đến linh hồn, sự tái sinh,
Nhân - Quả, Nguồn Năng lượng Tối cao,… như nguồn dữ liệu sẵn có bên
trong tiềm thức. Song chưa hiểu hết những triết lý tuyệt vời này, ý nghĩa quan
trọng của chúng đối với một cuộc sống bình an, hạnh phúc, viên mãn còn
củng cố sức mạnh đích thực, sức mạnh nội tâm. Đôi khi chúng ta cũng tin,
nhưng chỉ là một niềm tin… mù quáng. Đó là lý do vì sao con người vẫn còn
nếm trải những đau khổ trong cuộc sống.
Trong sách “Tâm linh Việt Nam” của tác giả Nguyễn Duy Hinh quan
niệm rằng: “Tâm linh là thể nghiệm của con người (tâm) về cái Thiêng (linh)
trong tự nhiên và xã hội thông qua sống trải, thuộc dạng ý thức tiền logic
không phân biệt thiện ác.” [3,tr.52]
Tác giả giải thích tâm linh là một khát vọng trí tuệ của con người, quá
trình tồn tại, phát triển, con người không bằng lòng khai thác tự nhiên hái quả
8
săn mồi...sinh con đẻ cái như mọi động vật khác. Con người luôn khao khát
tìm hiểu và lý giải thiên nhiên (trời, đất, nước, muôn loài ...) và chính con
người để cải thiện cuộc sống. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa con người và
động vật. Qua kinh nghiệm cụ thể, về lâu dài, mỗi dân tộc đều có nét tâm linh
riêng biệt, nhưng cũng nhờ vào cách lý giải về trời, đất và con người. Giải
thích những lực vô hình tác động đến đời sống con người. Đấng quyền năng
và vô hình nên được gọi là thần thánh. Một số hiện tượng tâm linh chuyển
thành niềm tin có hoặc không có thờ cúng. Đó là tâm linh của tôn giáo, như
thờ tổ tiên, cúng hồn lúa… Còn tâm linh phát triển thành tâm linh tôn giáo,
người ta cho rằng tâm linh của một vị lãnh đạo tôn giáo nào đó có logic nhất
định chứ không phải tâm linh. Nhưng dù vậy, mỗi một nhóm người đều ít
nhiều có được linh khí của một vị giáo chủ nhờ linh tính của tín ngưỡng.
Qua những quan niệm trên có thể thấy rằng, tâm linh chỉ tồn tại ở con
người và là kết quả của những trải nghiệm của con người trong quá trình sống
trong một môi trường nhất định. Từ đó hình thành nên nét tâm linh riêng của
mỗi quốc gia. Tâm linh không phải là niềm tin tôn giáo, mà tâm linh bao trùm
họ. Niềm tin tôn giáo chỉ có thể tồn tại trong môi trường tâm linh, nơi con
người có niềm tin vào thần, phật, thần thánh và những điều linh thiêng khác.
Tác giả Nguyễn Đăng Duy trong cuốn “Văn hóa tâm linh” về tâm linh
như sau: “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là
niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo”. Đó là cái thiêng
liêng cao cả, niềm tin ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm.
[4,tr.14]
Như vậy, từ các quan niệm trên ta có thể tạm hiểu về tâm linh như sau:
Tâm linh là một hình thái ý thức của con người.
Quan niệm Tâm linh là ngưỡng vọng của con người về những biểu
tượng, hình ảnh thiêng liêng.
9
Phân biệt tâm linh tín ngưỡng và mê tín dị đoan
Mê Tín dị Đoan Tín ngưỡng
Mê tín dị đoan là sự mê tín, dị đoan
và cách thức truyền bá rộng rãi. Tin
không có lý do, nó thậm chí không
cần cuộc sống. Vì vậy, mê tín dị đoan
chỉ tồn tại trong nền văn hóa khoa
học trình độ thấp, khi con người
không đủ trình độ để phân tích, giải
thích đúng sai, vô nghĩa. Hoặc lợi
dụng tình huống bất lực, tuyệt vọng,
hoang mang của mọi người để ứng
phó kịp thời. Hoặc trong phút thăng
hoa của lễ hội, phút say sưa dễ dẫn
đến mê tín, mê tín đến mức phi lý.
Ví dụ: Tín vào thuật bói toán, chữa
bệnh bằng phù phép.
Quan niệm Tâm linh là một tín
ngưỡng tâm linh tồn tại ở nhiều khía
cạnh của đời sống tinh thần. Người cả
đời tin Phật, Trời, đi tu, tin Đạo, niệm
Phật, Trời thì sẽ thoát khỏi kiếp nạn.
Hoặc những người không tin theo tôn
giáo nào, nhưng vẫn tin vào Phật
Thánh, hãy đến các thôn, xã, bản
làng, chùa để thắp hương, lễ Phật, cầu
mong sự phù hộ, bình an, sức khỏe,
may mắn. Nó cũng xuất phát từ việc
một số người muốn dựa vào thần
thánh để trục lợi, thương mại hóa
niềm tin, bắt đầu nói ra nhiều phép lạ,
cúng dường cho người khác, khiến
người khác tin tưởng ảo tưởng, hành
động theo niềm tin đó, lãng phí sức
khỏe, lãng phí tiền của. vô ích, và
thậm chí gây nguy hiểm đến tính
mạng., đó là mê tín. Vì vậy, tâm linh
hay mê tín dị đoan muốn tồn tại đều
phải có niềm tin. Nhưng niềm tin mê
tín dị đoan không có định kiến và mù
quáng.
10
1.2.3. Khái niệm về lễ hội
Lễ hội là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính
của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con
người trước cuộc sống mà bản thân họ chauw có khả năng thực hiện. Lễ hội
là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng hỗn dung nhiều tôn giáo của cộng đồng,
mong cầu bình yên, hạnh phúc cho con người, sự sinh sôi nảy nở của gia súc,
sự bội thu của mùa màng mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào
bốn chữ “ nhân khang, vật thịnh”. Lễ hội là hoạt động tập thể người, liên
quan đến tín ngưỡng và tôn giáo…[8,tr 894]
Khách du lịch về tham gia lễ hội được hòa nhập vào cộng đồng địa
phương, vào cảm xúc tâm linh, được bày tỏ lòng thành kính với các bậc thánh
thần. Đồng thời, họ cũng có dịp tìm hiểu, khám phá những giá trị văn hóa
truyền thống ẩn chứa trong những nghi lễ, những trò diễn dân gian đậm đà
bản sắc dân tộc. Đây chính là những yếu tố hấp dẫn và cuốn hút khách du lịch
từ đó tạo ra nguồn động lực cho loại hình du lịch lễ hội được phát triển.
1.2.4. Khái niệm văn hóa tâm linh
Theo tác giả Nguyễn Duy Hinh trong cuốn “ Tâm linh Việt Nam” thì:
“Văn hóa tâm linh là một mặt hoạt động văn hóa xã hội của con người, được
biểu hiện ra những khía cạnh vật chất hoặc tinh thần, mang những giá trị
thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng
trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện nhận thức, thái độ (e dè, sợ
hãi hay huyền diệu) của con người”. [3,tr.27]
Văn hóa tâm linh bao gồm cả văn hóa vô hình và văn hóa hữu hình.
Văn hóa hữu hình như không gian tâm linh như nhà thờ, đình, chùa, miếu,
đền...hay các biểu tượng như tượng phật, tượng chúa…Văn hóa tinh thần là
những ý niệm linh thiêng trong mỗi con người chúng ta có ý niệm đó được
thể hiện qua hành động của họ, văn hóa tâm linh còn được thể hiện qua
hành động.
11
1.2.5. Quan niệm du lịch văn hóa tâm linh
Du lịch văn hóa tâm linh là một thực thể đã tồn tại hàng trăm năm trên
thế giới. Trước đây, người ta thường dùng từ hành hương để nói về những
chuyến du lịch của mình. Tuy nhiên, từ hành hương không thể hiện hết bản
chất, ý nghĩa và mục đích của chuyến đi. Hành hương mang nhiều ý nghĩa
tâm linh, nhưng không phải mỗi chuyến đi của mọi người đều mang mục đích
duy nhất là ý nghĩa tôn giáo mà một bộ phận họ tham gia hành hương nhưng
thích du lịch hơn là tín ngưỡng. Ngay cả những người đi du lịch với niềm tin
tâm linh là mục đích chính của họ, không thể không nảy sinh tâm trạng thú vị
cho du khách để thưởng thức vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên và tiếp xúc với
những nơi đẹp nhất trên thế giới. Cư dân, tận hưởng tiện ích của các dịch vụ
du lịch. Vì vậy, du lịch đó cần có một khái niệm phù hợp hơn, trong đó phải
bao hàm cả yếu tố du lịch và tâm linh.
Du lịch văn hóa tâm linh là sự kết hợp giữa của du lịch và văn hóa tâm
linh. Đây là hai nhu cầu cần thiết trong cuộc sống của con người, nhằm làm
đẹp cuộc sống, đồng thời thăng hoa trong tâm hồn. Du lịch nhằm mở mang
kiến thức về thiên nhiên, con người nơi đến và giúp xả căng thẳng rất hiệu
quả. Theo tác giả Tâm linh ở đó có nghĩa là nói về tôn giáo. Tín ngưỡng bao
gồm tín ngưỡng tôn giáo và tín ngưỡng dân gian nhằm thỏa mãn niềm tin vào
những biểu tượng thiêng liêng mà họ tôn thờ. Vì vậy, các địa điểm du lịch
thường là những nơi linh thiêng và ý nghĩa. Các tôn giáo, tín ngưỡng, như
đền, miếu, thánh đường hay phế tích ... Ở nơi đó, họ không chỉ có được thông
tin đầy đủ về nguồn gốc tín ngưỡng của mình mà trong chuyến hành hương,
họ còn được sống cùng nhau trong một môi trường tâm linh: thờ cúng, cầu
nguyện và hành trì an lạc, rèn luyện tinh thần, tạo sức mạnh cho niềm tin,
chuyển hóa ý thức.
Tóm lại, du lịch văn hóa tâm linh cũng là một loại hình du lịch văn hóa
chỉ ứng dụng các đối tượng tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh vào hoạt động du
12
lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo và tham quan. Nâng cao nhận
thức của du khách. Du lịch tâm linh và văn hóa cũng có thể sử dụng các khái
niệm thay thế như du lịch tín ngưỡng tâm linh, du lịch tôn giáo, du lịch đó
phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng và bảo tồn các giá trị văn hóa, bao gồm cả
giá trị vật chất và tinh thần. Tiếp tục bảo quản các hiện vật có ý nghĩa tôn giáo
như bảo tháp, xã, chùa, nhà thờ họ ... hoặc các nghi lễ.
Điểm đến của du lịch văn hóa tâm linh
Theo quan điểm Marketing:“Điểm đến du lịch là một địa điểm mà
chúng ta có thể cảm nhận được bằng đường biên giới về địa lý, chính trị,
kinh tế, có tài nguyên du lịch hấp dẫn, khả năng thu hút và đáp ứng nhu cầu
của khách du lịch”.
Điểm đến du lịch là nơi chủ yếu tập trung chính một loại hình du lịch
văn hóa tâm linh nào nhằm phục vụ du lịch và loại hình du lịch văn hóa tâm
linh. Trong đó điểm đến là các di tích gắn với tôn giáo và tín ngưỡng như
chùa, đình, đền...
Di tích tôn giáo
Chùa ( Tự) ở Việt Nam có lẽ Chùa là nhiều nhất. Chùa là nơi thờ tự
Phật, tín ngưỡng dân gian, nhưng gian chính phải thờ Phật.Chùa là những di
tích cổ nhất còn lại Việt Nam, đặc biệt miền Bắc, Ba miền, phong cách chùa
cũng rất khác nhau.
Ví dụ: Chùa Ba Vàng, chùa Tam Chúc, Chùa Hương…
Nhà thờ: là của đạo Thiên Chúa, có thể gọi là Giáo đường, Thánh
đường, có các cấp bậc hẳn hoi: Vương cung thánh đường, Chính tòa, Tông
tòa, nhà thờ xứ, nhà thờ họ. Nơi thờ tự của Hồi giáo cũng gọi là Giáo đường.
Ví dụ: Nhà thờ đá Sa Pa ( Lào Cai), nhà thờ lớn, Hà Nội, nhà thờ Phát
Diệm, Ninh Bình, nhà thờ Gỗ (Kon Tum).
Di tích tín ngưỡng
Đền ( Từ): thờ Thần, Thánh. Có thể là Thiên Thần, Nhiên Thần, Địa
13
thần, Địa thần, Nhân thần.
Ví dụ: Đền Trần, đền Bạch Mã, đền Kim Liên, đền Quán Thánh…
Đình: Thờ Thành hoàng của các làng, đồng thời là nơi tụ họp, bàn việc
làng, là tính túy của làng xã.
Ví dụ: Đình Bảng ( Bắc Ninh) , Đình So ( Quốc Oai), Đình Tân Đông (
Tiền Giang)…
Miếu: thờ Thánh nhân, Hoàng tộc, cho đến các tiểu thần, tổ nghề,
hoặc cả Mẫu nữa.
Ví dụ:Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam (An Giang), Miếu Ba Cô (đèo Bảo
Lộc, Lâm Đồng), Thượng Công Miếu (Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí
Minh)…
Phủ/ Điện: Thờ Mẫu trong đạo Mẫu, là tôn giáo bản địa. Miền Trung
gọi là Điện.
Ví dụ: Phủ Tây Hồ…
Cơ sở vật chất, kỹ thuật của du lịch văn hóa tâm linh
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm: cơ sở vật chất của ngành du
lịch (dịch vụ nhà hàng, vui chơi, giải trí…là yếu tố then chốt đối với việc
đảm bảo điều kiện cho các dịch vụ du lịch cung ứng nhu cầu của du khách.
Các yếu tố này có ý nghĩa rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai
thác tài nguyên, phục vụ khách du lịch, đồng thời góp phần quyết định độ dài
thời gian lưu trú và mức chi tiêu của du khách trải nghiệm du lịch.
Sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh
Luật du lịch Việt Nam 2017 (điều 3 chương 1):“ Sản phẩm du lịch là
tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa
mãn nhu cầu của khách du lịch”
Các yếu tố của sản phẩm du lịch bao gồm: điểm thu hút khách, tài
nguyên du lịch của điểm đến; dịch vụ của điểm đến, hình ảnh của điểm đến,
giá cả hàng hóa, dịch vụ của điểm đến.
14
Khách du lịch với mục đích văn hóa tâm linh
Theo Luật du lịch 2017 (Chương 1, điều 3): “ Khách du lịch là người
đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu
nhập ở nơi đến”.
Khách đi du lịch với mục đích trải nghiệm văn hóa tâm linh hoặc đi với
động cơ là nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần, có thể đi với mục đích tham quan,
nghiên cứu, học tập về văn hóa hoặc kết hợp với mục đích khác như công vụ,
hội nghị, hội thảo.
Khách du lịch tâm linh ở Việt Nam thường hội tụ về các địa điểm như:
đền, chùa, đình, đài, lăng tẩm, tòa thánh, khu thờ tự, tưởng niệm và những
vùng đất linh thiêng gắn với phong cảnh đặc sắc, gắn kết với văn hóa truyền
thống, lối sống địa phương.
1.3. Đặc điểm của hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại Việt Nam
Điều làm nên nét độc đáo của du lịch văn hoá tâm linh Việt Nam so với
phần còn lại của thế giới là:
Du lịch văn hoá tâm linh liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng. Trong số
đó, ở Việt Nam tôn giáo Phật giáo có số lượng lớn nhất và cùng tồn tại với
các tôn giáo khác như Thiên chúa giáo, Đạo Cao đài, Đạo Hòa Hảo. Các giá
trị triết học, tín ngưỡng, Phật pháp, vật thể và phi vật thể phương Đông.
Du lịch văn hoá tâm linh Việt Nam gắn với cơ sở di tích tín ngưỡng thờ
cúng, suy tôn tri ân các anh hùng dân tộc, Thành Hoàng Làng có công với đất
nước, dân tộc, trở thành du lịch cội nguồn dân tộc với đạo lý “uống nước nhớ
nguồn”. Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng ở Việt Nam đã được UNESCO công
nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.
Du lịch văn hóa tâm linh ở Việt Nam liên quan đến tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên, dòng họ, lòng biết ơn và lòng hiếu thảo với cha mẹ.
Du lịch văn hóa tâm linh ở Việt Nam liên quan đến các hoạt động thể
15
thao tâm linh như thiền định, yoga cân bằng, tịnh tâm và siêu thoát trong đời
sống tâm linh. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là nét đặc trưng, tiêu biểu của
Việt Nam mà không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác.Du lịch văn hóa tâm
linh ở Việt Nam còn bao gồm các hoạt động liên quan đến yếu tố linh thiêng,
huyền bí (thờ Mẫu Tam Phủ)
Trên thế giới, có một số lễ hội đã trở thành quốc tế, giúp xây dựng
thương hiệu du lịch, đưa hình ảnh đất nước đến nhiều nơi nhưng vẫn giữ được
giá trị nguyên bản, chẳng hạn như lễ hội Songkran. Lễ hội truyền thống
Songkran ở Thái Lan hay lễ hội Chol Chnam ở Campuchia, lễ hội Carnival ở
Brazil, lễ hội Oktoberfest ở Đức, lễ Phục sinh, Giáng sinh…
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, nhiều tỉnh, thành phố trên cả
nước thường xuyên tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hóa kỷ niệm vào các dịp
lễ, Tết, kỷ niệm các sự kiện đặc biệt. Vai trò quan trọng của nhà nước và địa
phương để đáp ứng nhu cầu của người dân. Nhân dân được hưởng thụ đời
sống văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, phục vụ phát triển du lịch. Để phục vụ lễ
hội, nhiều di sản văn hóa phi vật thể, nhất là lễ hội truyền thống đã được phục
dựng, tái hiện với quy mô rất lớn, góp phần tạo nên “bức tranh lễ hội” của
Việt Nam.
Ngược lại, do thiếu hiểu biết về di sản văn hóa, do xu hướng thương
mại hóa, xã hội hóa các hoạt động lễ hội, nên việc khôi phục, tái hiện lễ hội
truyền thống còn thiếu sót, dễ nảy sinh tiêu cực, cộng đồng.
16
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh hiện đang là một hình thức phát
triển rất mạnh ở nhiều nơi trên khắp thế giới, trong đó có quốc gia Việt Nam.
Du khách trải nghiệm theo loại hình du lịch này thường tìm đến các đình,
chùa, các thắng tích tôn giáo, tín ngưỡng để thăm quan, cúng bái, cầu nguyện.
Tại đây, du khách hòa vào dòng tín ngưỡng để cảm nhận vẻ yên bình, thanh
thản, an nhiên. Du lịch văn hóa tâm linh luôn gắn với đức tin và hướng thiện
lành của con người.
Tóm lại, đây cũng là mục đích cao nhất của du lịch văn hóa tâm linh.
Ngoài ra, hoạt động du lịch đó phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng và bảo tồn
các giá trị văn hóa cả vật chất và tinh thần. Nghi lễ, lễ hội, văn hóa nghệ thuật,
ẩm thực… vì họ là đối tượng chính trong việc tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa
Văn hóa tâm linh thu hút du khách đến với mọi nơi đến.
Tác giả khóa luận chương 1 là chương kiến thức nền tảng với vấn đề cơ
bản của tổ chức hoạt động du lịch văn hóa tâm linh và nội dung liên quan đến
văn hóa tâm linh tại đền Trần, nhằm mục đích giải thích, hỗ trợ nội dung rõ
hơn các chương tiếp theo là chương 2, chương 3, cùng phần nội dung khác
trong đề tài khóa luận nghiên cứu.
17
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TÂM
LINH TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH ĐỀN TRẦN XÃ TIẾN ĐỨC, HUYỆN
HƢNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH
2.1. Khái quát về tỉnh Thái Bình
2.1.1. Vị trí địa lý tự nhiên
Thái bình là tỉnh thuộc ven biển và thuộc khu vực Đồng bằng Sông
Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế:
Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Vị trí địa lý: Nằm ở phía đông nam đồng bằng sông Hồng. Phía bắc
giáp các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng, phía tây và tây nam giáp
các tỉnh Nam Định, Hà Nam; phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
Diện tích tự nhiên: 1.546,54 km và địa hình: Thái Bình là tỉnh đồng
bằng có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc dưới 1%, độ cao phổ biến từ 1
đến 2m so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
Thái Bình được bao quanh bởi hệ thống sông và biển khép kín. Đường
bờ biển dài hơn 50 km, có 4 con sông lớn chảy qua tỉnh: sông Hóa dài 35,3
km ở phía bắc và đông bắc, sông Luộc (một phụ lưu của sông Hồng) ở phía
bắc và tây bắc, với tổng chiều dài 53 km, và hạ lưu sông Hồng ở phía tây và
nam., với tổng chiều dài 67 km. Sông Trà Lý (phụ lưu chính của sông Hồng)
chảy qua miền trung của tỉnh từ từ tây sang đông, với tổng chiều dài khoảng
1000 mét. 65 km. Đồng thời có 5 cửa biển lớn (Văn Úc, Diêm Điền, Ba Lạt,
Trà Lý, Lân).
2.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa
2.1.2.1. Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể
Hiện nay tại Thái Bình có một số di tích nổi tiếng như:
Di tích cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng: Một trong những di tích lịch
sử tiêu biểu thời kỳ lịch sử này là đền Tiên La tại huyện Hưng Hà thờ Bát
Nạn Đại tướng quân Vũ ThịThục.
Di tích về vua Lý Nam Đế và nhà nước Vạn Xuân: Đình Tử Các - miếu
Đồn tại huyện Thái Thụy, miếu Hai Thôn tại huyệnVũ Thư…
18
Di tích nhà Đinh: Các di tích phản ánh về thời kỳ này tiêu biểu là
đình Lạc Đạo tại thành phố Thái Bình, từ đường Bùi Quang Dũng tại
huyện Vũ Thư…
Di tích nhà Lý: chùa làng Riệc tại huyện Hưng Hà, chùa Keo tại huyện
Vũ Thư, chùa Phúc Thắng tại huyện Vũ Thư… là những địa danh tiêu biểu
còn lại từ thời Lý.
Di tích thời nhà Trần: Các di tích lịch sử phản ánh về thời đại nhà Trần
chiếm tỉ lệ lớn nhất ở Thái Bình, chủ yếu tập trung tại xã Tiến Đức, huyện Hưng
Hà. Tiêu biểu khu di tích là: khu lăng tẩm - đền thờ các vua Trần, lăng mộ,
đền thờ Thái sư Trần Thủ Độ và Linh từ Trần Thị Dung…
Di tích lịch sử của các danh nhân: Theo như thống kê của tỉnh Thái
Bình có 111 vị đỗ Tiến sĩ và các di tích còn lại đến nay thờ tự 66 vị Tiến sĩ
đại khoa tại từ đường, đền và miếu tại Thái Bình.
Di tích khảo cổ Thái Bình
Thái Bình hiện nay còn khá nhiều di tích khảo cổ học chưa được
nghiên cứu và khai quật. Tập trung phân bố nhiều ở vùng ven sông Luộc,
sông Hồng, sông Hóa.
Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể
Lễ hội dân gian
Lễ hội truyền thống ở quê hương Thái Bình được xem là tiêu biểu về số
lượng, đa dạng về loại hình, nghệ thuật.
Hội làng Thái Bình có nội dung khá phong phú, lễ hội đặc sắc có đủ
mọi loại hình (lễ hội nông nghiệp, lễ hội tôn giáo, lễ hội lịch sử, lễ hội làng
nghề…) và ở loại hình nào cũng có thể tìm được những lễ hội hấp dẫn và lễ
hội ở Thái Bình có bốn nội dung: tái hiện cuộc sống nông nghiệp, tôn vinh
các anh hùng dân tộc, tái hiện phong tục, tập quán, tín ngưỡng, hội thi tài.
Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Thái Bình
Nghệ thuật chèo: Thái Bình nổi tiếng với ba vùng chèo là chèo Hà Xá
tại huyện Hưng Hà, chèo Khuốc tại huyện Đông Hưng và chèo Sáo Đền t ại
huyện Vũ Thư. Đây là những dòng chèo đặc trưng của địa phương.
19
Múa rối nước: Thái Bình Có 7 phường hội cổ truyền ở các làng
Nguyễn, Tăng, Tuộc, Đống, Kỳ Hội, Bắc Lạng, Tây Trong, Tây Ngoài của
huyện Đông Hưng; mà nay nổi tiếng hơn cả là làng Nguyên Xá.
Văn học dân gian
Văn học dân gian lưu truyền ở Thái Bình là một sản phẩm tinh thần của
nhân dân trong quá trình lao động và sản xuất, sinh hoạt cộng đồng và đấu
tranh với thiên nhiên cả thù trong giặc ngoài chống xâm lược. Nó là trí tuệ
được kết tinh vừa mang tính địa phương vừa mang tính phổ quát của một
vùng đồng bằng đông dân cư châu thổ sông Hồng, rất đa dạng và phong phú
bao gồm cả ca dao, tục ngữ, truyền thuyết.
2.1.3. Các lễ hội tại tỉnh Thái Bình
Trong đời sống cộng đồng lễ hội được coi là một trong những hiện
tượng văn hóa tín ngưỡng và các lễ hội được mở ra để tỏ lòng tưởng nhớ, biết
ơn và thể hiện lòng mong ước của mình đến các vị thần.
Một số lễ hội nổi tiếng tại tỉnh Thái Bình.
STT Tên lễ hội
Thời gian
( Âm lịch)
Địa điểm
1 Lễ hội chùa Keo Hội xuân: 4/1
Hội thu:
13,14,15/9
xã Duy Nhất, huyện Vũ
Thư, tỉnh Thái Bình
2 Lễ hội Đền Trần 13- 18/1 xã Tiến Đức, huyện Hưng
Hà, tỉnh Thái Bình
3 Lễ hội Đình, đền, bến
tượng A Sào.
10/2 Thôn A Sào, Quỳnh Phụ,
Thái Bình
4 Lễ hội Đền Tiên La. 17/3 Đoan Hùng, Hưng Hà,
Thái Bình
5 Lễ hội đền Đồng Bằng. 20/8 An Lễ, Quỳnh Phụ, Thái
Bình
6 Lễ hội làng Lộng Khê 23-25/3 An Khê, Quỳnh Phụ, Thái
Bình
7 Lễ hội làng Quang Lang. 14/4 xã Thụy Vân, huyện Thái
Thụy, tỉnh Thái Bình
8 Lễ hội Sáo Đền 20-27/3 xã Song An, huyện Vũ
Thư, tỉnh Thái Bình
20
Các loại hình nghệ thuật đặc sắc: Hát chèo, múa rối nước, hát tuồng,
tục kể vè và những trò chơi dân gian.
Văn hóa ẩm thực: Thái Bình có nhiều đặc sản nổi tiếng: Gỏi cá, bánh
cáy Làng Nguyễn, bánh gai Đại Đồng, cá nướng Thái Xuyên, chè mét, hương
đậu làng kênh, canh cá và bánh canh Quỳnh Côi đó là những đặc sản nổi tiếng
tại Thái Bình mà ai từng đặt chân tới đây nhất định phải thử.
2.2. Văn hóa lịch sử nhà Trần và những ảnh hƣởng tới vùng đất
Thái Bình.
2.2.1. Văn hóa lịch sử nhà Trần với lịch sử Việt Nam
Theo Dân Tộc Đại Việt tóm gọn lịch sử nhà Trần: khi nhà Lý bắt đầu
suy yếu, người đứng đầu của dòng họ Trần ở đây là Trần Cảnh (Trần Thái
Tông) nhưng người đặt nền móng cho sự ra đời chính thức của nhà Trần là
Trần Thủ Độ. Nhà Lý suy vi, quyền lực rơi hết vào tay Trần Thủ Độ. Sau khi
ép Lý Chiêu Hoàng lúc 7 tuổi nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh lúc 8 tuổi,
năm1218 - 1277 thì thời đại của nhà Trần chính thức bắt đầu năm 1225.
Trong khoảng 175 năm cai trị đất nước vì nhà Trần đã lãnh đạo nhân
dân Đại Việt ba lần kháng chiến chống quân Nguyên - Mông thành công vào
các năm 1258, 1285 và 1288, nhưng trong những năm sau này, kể từ đời vua
Dụ Tông thì triều đại nhà Trần đã suy yếu đi vì nhiều lý do, chủ yếu là do sự
nhu nhược và yếu kém của hệ thống quan lại nhà Trần. Cuối cùng vào năm
1400 Hồ Quý Ly đã cướp ngôi nhà Trần, chấm dứt 175 năm trị vì của dòng
họ này và nhà Hồ lên ngôi.
2.2.2. Nhà Trần tại mảnh đất Long Hưng tỉnh Thái Bình
Quê hương, nơi phát tích- khởi nghiệp của nhà Trần đã được sử sách
ghi chép nhưng có phần không rõ ràng, do đó vậy có nhiều ý kiến dị biệt khác
nhau về sự tranh luận. Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước, ít nhất các
vấn đề này đã được nhà sử học, chuyên gia lĩnh vực nghiên cứu đề cập đến
nhiều trong 4 cuộc hội nghị khoa học. Hội nghị về “Nhà Trần” tổ chức tại Hà
21
Nam Ninh vào năm đầu của thập kỷ 80, hội nghị “Thái Bình với sự nghiệp
nhà Trần” tổ chức ở Thái Bình năm 1986, hội nghị về” Thời Trần với Hưng
Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn trên quê hương Nam Hà” năm 1995 và hội
nghị “ Anh hùng dân tộc, thiên tài quân sự Trần Quốc Tuấn và quê hương
Nam Định” năm 2000, đều được tổ chức tại Nam Định.
Theo nhà sử học Lê Văn Lan trong bài Bàn về đất phát tích nhà Trần: “
theo một cách hiểu thông thường: đất phát tích của dòng họ là nơi mà tổ tiên
trực tiếp của dòng họ ấy sinh sống. Thực tiễn đời sống cổ truyền của dân tộc
cùng văn minh đất nước, từ lâu đã hình thành một tiêu chí dựa trên quy luật
của mối liên quan giữa nơi sống và nơi chết của người xưa: “Sống ngâm da,
chết ngâm xương,” để các đời sau con cháu có thể nhận ra nơi sống của đời
trước ở chính chỗ chỉ còn lại dấu vết ký gửi thân xác của họ. Đó là những bãi
tha ma, nghĩa địa trở thành chỗ để xác định nơi đã sống của một cộng đồng
dân cư, còn mộ tổ thì chính là một điểm chuẩn để có thể tìm kiếm đất phát
tích của một dòng họ, một gia đình, là vì như vậy.” ( Nhà Trần và con người
thời Trần, Viện sử học, hội khoa học lịch sử Việt Nam, Sở VHTT&DL tỉnh
Thái Bình tái bản, 2010) [14 tr.27]
Nhắc đến tài liệu chính sử cổ nhất nói về cội nguồn nhà Trần là Đại
Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê. Trong quyển V,
mở đầu Kỷ nhà Trần, viết”...Có người tên Kinh đến hương Tức Mặc, phủ
Thiên Trường sinh ra Hấp, Hấp sinh Lý, Lý sinh ra Thừa đời đời làm nghề
đánh cá. Vua là con thứ của Thừa, mẹ họ Lê, sinh ngày 16/6 năm Mậu Dần,
Kiến Gia thứ 8 triều Lý” ( Đại Việt sử ký toàn thư, NXB KHXH,
H.1998,T2,tr.7). Theo đoạn trích này, Trần Kinh là ông tổ đời thứ 5 tính từ
Trần Cảnh( Trần Kinh – Trần Hấp- Trần Lý – Trần Thừa – Trần Cảnh) đã đến
ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường tức là vùng Mỹ Lộc, Nam Định ngày
nay và bốn đời làm nghề đánh cá.
Năm 1209, một sự kiện lịch sử vào những năm cuối vương triều Lý,
22
trong buổi loạn lạc Quách Bốc, đã được các văn bản sử học ghi chép như một
tài liệu đương đại của Đại Việt sử ký toàn thư: “ Hoàng thái tử Sảm( tức Lý
Huệ Tông sau này) đến thôn Lưu Gia ở Hải Ấp nghe tiếng con gái của Trần
Lý có nhan sắc, bèn lấy làm vợ. Nhà Trần Lý nhờ có nghề đánh bắt cá nên
giàu, người quanh vùng theo về, cùng nổi lên làm giặc. Thái tử đã lấy con gái
của Lý, trao cho Lý tước minh tự, phong cho cậu người con gái ấy là Tô
Trung Từ làm điện tiền chỉ huy sứ”. [ Đại Việt sử ký toàn thư,T1, 9 t.334]
Như vậy, muộn nhất là từ đời Trần Lý đã sinh sống ở thôn Lưu Gia,
Hải Ấp và vẫn tiếp tục nghề đánh cá. Mặt khác, sách Đại Nam nhất thống chí
có chép: “ Mộ tổ nhà Trần ở xã Tiến Đức,Thái Đường, Hưng Nhân”, tức thôn
Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày nay, cùng
với một truyền thuyết nói rằng Trần Hấp đã được một thầy địa lý tìm cho gò
hỏa tinh để táng mộ cha mình là Trần Kinh. Theo thầy địa lý ở nơi đó , ngôi
mộ được táng ở một thế đất mà sau này trong họ sẽ có người do nhan sắc mà
lấy được thiên hạ. Quả nhiên sau này, Trần Thị Dung đã được làm hoàng hậu,
nhờ đó thế lực nhà Trần bắt đầu lớn mạnh cho tới khi Trần Cảnh được Lý
Chiêu Hoàng nhường ngôi, chính thức là vị vua đầu tiên của nhà Trần.
Cũng ở Đại Việt sử ký toàn thư quyển VI phần viết năm 1299: “
Thượng hoàng ( Trần Nhân Tông) từng ngự cung Trùng Quang, vua ( Trần
Anh Tông) đến chầu, có Quốc công, Quốc Tuấn đi theo. Thượng hoàng nói: “
Nhà ta vốn người hạ lưu, đời đời ưa chuộng hùng dũng, thường xăm hình
rồng vào đùi, nếu nhà theo nghề võ, nên xăm rồng vào đùi để tỏ ra không
quên gốc.” Đây là một đoạn sử, chép lời vị nhân vương lớn, lại có sự chứng
kiến của Quốc công Quốc Tuấn và đương kim hoàng đế nên hàm chứa nhiều
thông tin hiển minh.
Vì thế có thể khẳng định rằng nhà Trần gốc vùng biển, nói đúng hơn là
gốc dân chài vùng ven biển. Vì nghề gốc là chài lưới, chỗ ở không ổn định,
nay đây mai đó, đâu cũng là nhà nên chưa kể đến việc phát tán các chi họ- chỉ
23
tính dòng trực hệ cũng có sự lưu động, phiêu bạt của tổ tiên nhà Trần. Hoàn
toàn có thể tin tưởng là tổ thứ nhất họ Trần( Trần Kinh) đầu tiên cư ngụ ở Tức
Mặc( Hà Nam Ninh) như Đại Việt sử ký toàn thư và nhiều gia phả, thần phả
chép. Tuy nhiên, cũng hoàn toàn đúng là đến đời tổ thứ hai( Trần Hấp) thì do
lối sống của nghề chài, thêm với sức hút của thuật phong thủy, họ Trần đã dời
sang Thái Đường và phụ cận (Thái Bình) để rồi ở đó và từ đó các đời tổ thứ
ba, thứ tư( Trần Lý, Trần Thừa) cùng anh em con cháu họ hàng là Trần Thị
dung, Trần Tự Khánh, Tô Trung Từ,... và các thế lực trực thuộc, bước vào
chính trường, thành công. Và cũng có ít nhất một trong các vị vua khai sáng
nhà Trần( Trần Cảnh - Trần Thái Tông) sinh ra ở đây. Vì vậy, có thể nói rằng
Long Hưng là đất phát tích của nhà Trần.
Giáo sư Lê Văn Lan cũng đưa ra một công thức có dạng về toán học để
lý giải cho hiện tượng văn hóa này:
Đất lăng mộ = Đất phát tích
Theo GS: Các vua nhà Lý chết ở Thăng Long đều đưa về chôn ở châu
Cổ Pháp ( phủ Thiên Đức), cùng Bắc Ninh ngày nay. Các vua nhà Lê cũng
chết ở Thăng Long và đều được đem về an táng ở Lam Sơn ( Lam Kinh)
thuộc huyện Thọ Xuân, Tỉnh Thanh Hóa bây giờ. Cổ Pháp là đất phát tích nhà
Lý, Lam Sơn là đất phát tích nhà Lê, đó là điều không cần tranh cãi. Văn hóa
học- lịch sử học đúc kết: các triều Lý, Lê đưa các nhà vua của mình về đất
phát tích an táng là để biểu thị ý thức nhớ nguồn và hành động về nguồn, ý
thức và hành động truyền thống của Việt Nam. Nhà Trần, tồn tại giữa nhà Lý
và nhà Lê, không và không có biểu hiện gì ngoại lệ. Vì vậy ý nghĩa hoàn toàn
có thể rút ra được ở đây là: Chọn phủ Long Hưng làm nơi xây cất lăng mộ của
các vị vua đầu của mình, triều Trần đã tự bộ lộ và khẳng định rằng đất phát
tích của mình là ở đây. ( Giáo sư Lê Văn Lan, Bàn về đất phát tích nhà Trần,
Nhà Trần và con người thời Trần, 2010,tr32)
Năm 1277, vị vua đầu tiên của nhà Trần: Trần Thái tông, mất ở cung
24
Vạn Thọ, thành Thăng Long. Thái Tông được đưa đi chôn ở Chiêu Lăng.
Năm 1288, tháng 4 sách Đại Việt sử ký toàn thư nói đến Chiêu LĂng như
sau: “ Hai vua ( Thánh Tông và Nhân Tông từ Bạch Đằng) trở về phủ Long
Hưng. Ngày 17, đem các tướng của giặc bị bắt la Tích Lệ Cơ Ngọc và Ô Mã
Chi làm lễ dâng thắng trận ở Chiêu Lăng.
Từ đó có thể thấy rằng, sau khi nắm giữ vương quyền, toạ lạc, các vị
vua Trần chọn Thăng Long làm kinh thành, chọn Tức Mặc là nơi xây dựng
hành cung, nhưng đã chọn Long Hưng là nơi xây miếu của các vị vua đầu tiên
triều Trần, cùng một số hoàng hậu và các công chúa. Bởi Long Hưng là nơi
đặt mộ tổ, là đất phát tích- sáng nghiệp- dựng nghiệp của nhà Trần.
2.3. Khái quát đền Trần xã Tiến Đức, huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái
Bình.
2.3.1. Lịch sử hình thành
Mỗi triều đại phong kiến thường tôn lên hai thứ giá trị cao nhất, coi là
hai mục tiêu có ý nghĩa cốt tử ngang nhau đối với vận mệnh của vương triều
đó là: tôn miếu và xã tắc.
Xã tắc là đất đai, cượng vực cộng với sức dân trăm họ, đó là cái sở hữu
của vương triều. Xã tắc an hay nguy- nghĩa là đất đai vương quốc hình yên
hay xâm lấn, lòng dân thuận hay oán- thì vương triều vững hay nghiêng. Tôn
miếu là lăng tẩm cùng đền miếu thờ tổ tiên và các tiên đế, tiên hậu- theo quan
niệm của vương triều là khí thiêng, ân trạch, là lực lượng tinh thần thiêng
liêng để thống trị tinh thần cả trăm quan, trăm họ. Tôn miếu hưng hay phế,
mồ mả tổ tiên an toàn hay bị đào bới thì vương triều vinh hay nhục.
Trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn có nhấn mạnh: “Không những xã
tắc, tôn miếu của ta bị người khác dày xéo, mà mồ mả cha mẹ các ngươi cũng
bị đào bới”.
Xét trên khía cạnh đó, thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà
hay Thái Đường mà thời Trần gọi là hương Tinh Cương, phủ Long Hưng là
25
nơi đặt mộ tổ, là đất phát tích và sau đó đã được các vua Trần chọn làm nơi
xây dựng tôn miếu sau khi lên ngôi, Thăng Long được chọn làm kinh đô và
Tức Mặc là nơi xây dựng hành cung để nghỉ ngơi.
Các vị vua nhà Trần chọn Long Hưng làm nơi dựng lăng miếu vì nơi
đây không những là nơi đặt mộ tổ- đất phát tích của dòng họ, mặt khác còn vì
Long Hưng có một vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông , phát triển kinh tế
cũng như quân sự. Long Hưng là bãi biển mới được bồi đắp do phù sa các
sông lớn, nhất là sông Hồng tạo nên. Do đó đất đai màu mỡ, sản xuất nông
nghiệp phát triển. Là nơi sông nhiều, thuận lợi cho nghề sông nước, cho giao
thông vận tải, sản xuất nông nghiệp.
Do nhiều lý do mà trước đây khu di tích này đã bị hủy hoại dấu tích.
Song cùng từng được tu tạo và duy trì trong cá triều đại sau đó. Sau khi cuộc
Hội thảo và khai quật khảo cổ học chứng minh Tam Đường là đất phát tích nhà
Trần, khu di tích này đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các cấp nhằm tái
tạo lại nó. Năm 1990, Khu di tích đã được Bộ Văn hóa- thông tin, thể thao và
Du lịch công nhận là Khu Di tích Khảo cổ học và Di tích Lịch sử Quốc gia.
Ngay sau khi xếp hạng, được sự giúp đỡ của Bộ VHTT & DL và
UBND tỉnh , Sở VHTT & DL đã chỉ đạo Bảo tàng tỉnh bước đầu khôi phục
nơi thờ các vị vua Triều Trần trên di chỉ khảo cổ này, nhằm mục đích tôn vinh
một triều đại oanh liệt trong lịch sử dân tộc, nhằm khẳng định vai trò, vị trí
của đất Tam Đường và cả vừng đất Thái Bình là nơi đặt mộ tổ, đất phát tích,
quê hương thứ hai của vua Trần, vùng hậu phương lớn của nhà Trần trong ba
lần kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên.
Năm 1992, Bảo tàng Thái Bình đã xây dựng một công trình kiến trúc
gỗ lim kết cấu chữ nhất, không có hậu cung, 7 gian, mái chảy, hồi văn 5 đấu,
vì kèo chống đấu hoa sen, nguyên là một ngôi đình cũ, được tôn dựng làm nơi
thờ các vị vua Trần. Vị trí ngôi đền ấy nằm ở phía Bắc đường liên xã, quay về
hướng Nam, cách đường 50m.
26
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về giữ gìn và phát huy
các giá trị di sản văn hoá dân tộc, đồng thời nhằm giáo dục truyền thống cho
các thế hệ mai sau và đáp ứng lòng mong mỏi của đông đảo quần chúng nhân
dân trong và ngoài tỉnh, từ năm 1999 dự án đầu tư quy hoạch tu bổ, tôn tạo di
tích đền thờ và lăng mộ các vua Trần đã được Đảng và Nhà nước quan tâm,
UBND tỉnh phê duyệt với tổng mức đầu tư trên 25 tỷ đồng. Lễ yên vị thánh
tượng các vua đầu triều Trần và Thái sư Trần Thủ Độ, Linh từ Quốc mẫu
Trần Thị Dung đã được long trọng tổ chức tại đền Trần Hưng Hà.
Để có cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử di tích Lăng mộ và đền
thờ các vị vua triều Trần, UBND tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo Sở VHTT&DL phối
hợp với UBND huyện Hưng Hà lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt, đề nghị Bộ
VHTT&DL xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Ngày 31/12/2014, Thủ tướng đã ký Quyết định số 2408/QĐ-TTg xếp
hạng Di tích quốc gia đặc biệt Khu di tích Lăng mộ và đền thờ các vị vua
triều Trần tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
2.3.2. Hệ thống đền thờ
Các công trình kiến trúc được bố trí theo hệ trục chính, chia thành các
không gian như: không gian nội tự đền, không gian hành lễ, không gian vườn
cây xanh, là một công trình kiến trúc kế thừa và phát huy truyền thống kiến
trúc dân tộc và kiến trúc đình làng. Đặc biệt riêng Toà hậu cung Đền Trần là
một phần trong tổng thể kiến trúc có kết cấu hình chữ đinh, gồm hai toà tám
gian, trên diện tích 359m2 đã được xây dựng bởi sự tài hoa, điêu luyện của
những người thợ điêu khắc, sự góp mặt của đá trong hợp thể kiến trúc tôn
vinh vẻ uy nghi tráng lệ của hậu cung với hệ thống rồng đá được chạm trổ
tinh vi, sống động.
Bố trí thờ tự nội thất của đền Trần như sau:
Tòa hậu cung:
Chính cung thờ sắp xếp theo thứ tự :
27
1. Linh vị cụ Trần Kinh ( Truy tôn mục tổ Hoàng Đế)
2. Linh vị cụ Trần Hấp ( Truy tôn linh tổ Hoàng đế)
3. Linh vị Nguyên Tổ Trần Lý ( Truy tôn nguyên tổ Hoàng đế)
4. Thánh Tượng Thái Tổ Trần Thừa ( Truy tôn thái tổ Hoàng đế).
Năm Bính Tuất ( 1226) ông chính thức vào ngôi Thượng Hoàng; năm
Giáp Ngọ ( 1234) ngày 18 tháng Giêng, băng hà ở cung Phụ Thiên, mộ táng ở
Thọ Lăng- Thái Đường.
Bên phải thờ Thánh Tượng Thống Quốc Thái Sư Trần Thủ Độ.
Bên trái thờ Thánh Tượng Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung.
Tòa Đệ Nhị:
Ban thờ Thánh Tượng vua Trần Thái Tông là ở chính giữa. ( Miếu hiệu của
Trần Cảnh 1218 – 1277). Bên trái thờ Thánh Tượng vua Trần Thánh Tông. ( Miếu
hiệu của Trần Hoảng 1240 – 1290). Bên phải thờ Thánh Tượng vua Trần Nhân
Tông. ( Miếu hiệu của Trần Khâm 1258 – 1308).
Tòa Bái Đường:
Thờ Ngai và Bài vị của hội đồng các quan, Tả thờ Văn Quan, Hữu thờ
Võ Tướng Triều Trần.
Bên cạnh những công trình trên, sáng ngày 10/12/2009 tại quần thể di
tích cấp quốc gia đặc biệt khu lăng tẩm các vua Trần xã Tiến Đức huyện
Hưng Hà đã diễn ra lễ khai trương thư viện Đền Trần.
Thư viện đền Trần là thư viện công cộng cấp xã, được hình thành có sự
hỗ trợ của thư viện KHTH tỉnh, huyện và Ban liên lạc họ Trần,...Thư viện
Đền Trần góp phần tôn vinh lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang, hào
hùng của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là thời đại nhà Trần. Đáp ứng nhu cầu
nghiên cứu, mở rộng hiểu biết cho nhân dân. Thư viện được đặt tại dải vũ bên
phải, gồm ba giá sách, 1500 đầu sách về lịch sử nhà Trần, sách chính trị xã
hội, văn hộc nghệ thuật,...
Bên cạnh đó, ngày 31/12/2009, UBND huyện Hưng Hà tổ chức lễ khởi
28
công xây dựng tòa Ngũ Tiền Môn - Cổng chính khu di tích đền thờ - lăng mộ
các vua Trần, cho đến nay đã hoàn thành. Tiếp đó, UBND huyện Hưng Hà đã
hoàn thành xây dựng tuyến đường trục thần đạo, bãi đỗ xe và đường ra các
mộ vua đầu nhà Trần, Tòa Phương Đình trên trục thần đạo trong khuôn viên
di tích.
Hiện tại, vẫn còn một số hạng mục công trình khác đang chờ nguồn
vốn đầu tư để tiếp tục xây dựng trong thời gian tới để phát triển khu di tích.
Cùng với quần thể di tích đền Trần ở thôn Tam Đường, còn có Lăng
thái sư Trần Thủ Độ và Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung tại xã Liên Hiệp
và nhiều di tích thờ Hoàng thân quốc thích, Hoàng hậu, công chúa nhà
Trần tại xã Tiến Đức, chùa Hội Đồng và các xã khác trong huyện của tỉnh
Thái Bình.
2.4. Thực trạng hoạt động du lịch tại quần thể di tích đền Trần, xã
Tiến Đức, huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình
2.4.1. Giá trị tín ngưỡng và tinh thần
Vào thời kỳ lịch sử các vua Trần lập nghiệp từ đất Long Hưng và chọn
Long Hưng là hậu phương lớn, cung cấp sức người sức của trong ba cuộc
kháng chiến chống quân Mông - Nguyên. Các vua Trần rất quan tâm, chăm lo
cho nhân dân nhân Long Hưng. Ngược lại, nhân dân Long Hưng cũng làm hết
nghĩa vụ của những thần dân với nhà Trần trong sự nghiệp xây dựng đất nước
và bảo vệ Tổ quốc. Vua Trần đã tin cậy người Long Hưng và Thiên Trường
vào các đội quân cấm vệ, bảo vệ vua và cơ mật viện của triều đình. Để thể
hiện sự biết ơn, của nhà Trần với nhân dân Long Hưng, những lần chiến
thắng quân xâm lược Mông - Nguyên, vua Trần thường về tế tôn miếu ở
Long Hưng.
Bên cạnh đó, nhằm khẳng định giá trị di sản văn hóa nhà Trần ở Thái
Bình và thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, thiết thực lập thành tích chào
mừng những ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh trong năm 2010 và đặc biệt là
29
để thu hút khách du lịch đến với Thái Bình, dần hình thành các tour, tuyến du
lịch góp phần phát triển du lịch tâm linh tỉnh nhà, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ
chức thực hiện thành công tuần Văn hóa thể thao và Du lịch năm 2010 tại
khu di tích đền thờ các vua Trần- xã Tiến Đức- huyện Hưng Hà từ ngày
27/02/2010 đến ngày 01/03/2010 ( tức ngày 13/1 đến 18/1 âm lịch).
Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Hưng Hà
chỉ đạo cho Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh và Trung tâm văn hóa - Thông tin
thể thao huyện Hưng Hà phối hợp tổ chức khôi phục một số hoạt động văn
hóa dân gian, trò chơi dân gian mà cách đây gần 100 năm nhân dân địa
phương đã tổ chức hoạt động trong các lễ hội hàng năm tại khu di tích lịch sử
đền Trần.
Tài liệu sử sách và những thông tin người dân cung cấp thì tại Thái
Đường xưa, nay là làng Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái
Bình, hàng năm nhân dân đều tổ chức lễ hội tại khu đền thờ các vua Trần với
các hoạt động tế, lễ, rước; các trò chơi như: chọi gà, thả diều, múa kỳ lân sư
tử, các cuộc thi đấu thể thao như : vật, kéo co, cờ người, bóng chuyền,... các
hoạt động văn hóa ẩm thực như: cỗ cá, bánh chưng, bánh dày; các hoạt động
văn nghệ như: hát ca trù, trầu văn, hầu đồng, hát chèo,...
Năm 2010 là lần đầu tiên khôi phục lại lễ hội cổ truyền này. Trong đó,
tâm điểm là lễ khai ấn đầu xuân tại đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà.
Theo dân gian truyền tụng, sau khi chiến thắng quân Nguyên lần thứ nhất, vào
ngày 14 tháng Giêng, vua Trần đã mở tiệc chiêu đãi tại phủ Thiên Trường và
phong chức cho các quan, quân có công lớn giết giặc và bảo vệ đất nước. Cứ
vào ngày này, đúng giờ Tý ( 23 giờ), các vua Trần lại “ khai ấn” đánh dấu sự
trở lại việc quốc sự của vua quan sau kỳ nghỉ Tết. Theo thông lệ, lễ khai ấn
đền Trần tại làng Tam Đường được tổ chức bắt đầu từ 23h00 ngày 13/1 âm
lịch. Phần lễ tổ chức vào sáng ngày 14, sau phần lễ khai mạc và lễ dâng
hương với sự tham gia của các các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà Nước,
30
Tỉnh ủy Thái Bình, UBND huyện Hưng Hà, xã Tiến Đức cùng rất đông du
khách thập phương trong nước và ngoài nước và người dân trong xã là phần
biểu diễn màn sử thi “ Âm vang hào khí Đông A” do hàng nghìn diễn viên
chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp biểu diễn tạo nên các tiết mục đặc
sắc. Sau đó, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước trồng cây lưu niệm
trước đền tưởng nhớ công ơn.
Buổi chiều ngày 14 và 15 là các hoạt động như : thi kéo co, thi đấu cờ
người, thi chọi gà, biểu diễn rồng, lân, sư tử, giao lưu thơ nhân ngày Thơ Việt
Nam ( 15 tháng Giêng âm lịch) và liên hoan diễn xướng chầu văn do các
huyện, thành phố trong toàn tỉnh tham gia. Đặc biệt lần đầu tiên khôi phục cỗ
cá do dân làng Tam Đường dâng lên Vua vào chiều ngày 14, có 3 kiệu cỗ cá
với đầy đủ nghi lễ trang nghiêm và trân trọng do gần trăm người lễ phục
chỉnh tề, cờ , lọng, trống, chiêng, kiệu chấp kích, bát bửu, giáo mác hành lễ tại
sân Vua nhà Trần.
Tiếp theo chiều ngày 15 tháng Giêng đền Trần tổ chức diễn xướng chầu
văn của 8 huyện, thành phố với hơn 20 bài hát văn, hát ca trù đã thu hút đông
đảo nhân dân tới dự. Đây thực sự là buổi biểu diễn nghệ thuật mang lại hiệu
quả cao được nhân dân đánh giá cao và khen ngợi.
Điểm nổi bật nhất trong Lễ khai ấn đền Trần tại xã Tiến Đức huyện
Hưng Hà là Tục lễ cỗ cá Thái Đường. Năm 2012, dân làng Tam Đường, xã
Tiến Đức, huyện Hưng Hà đã dâng lên đền Trần 3 mâm cỗ cá để làm lễ cúng
các vị tiên đế, các vua Trần và các hoàng hậu, công chúa. Đây là tấm lòng của
nhân dân địa phương đối với các vị tiên đế nhà Trần và là bước đầu khôi phục
một tục lệ nét văn hóa ẩm thực của tiền nhân nhà Trần.
Theo lời kể của cụ Trần Văn Chuyện, làng Thái Đường, xã Tiến Đức:
Cỗ cá bắt nguồn từ tục giao hảo giữa hai làng Thái Đường ( nay là Tam
Đường) và Vân Đài. Hàng năm, cứ đến ngày 15/2 âm lịch ngày giỗ công chúa
chị là Diệu Từ Ân ở làng Thái Đường- Tiến Đức ( Hưng Hà) , ngày 15/9-
31
ngày giỗ công chúa em là Diệu Từ Dong ở làng Vân Đài – Chí Hòa ( Hưng
Hà). Tiền lệ tình hai chị em hai làng Thái Đường và Vân Đài giao hảo “ nhất
niên nhị lệ tháng 2 tháng 9” và “ nhất Vãng, nhất Lai”. Lệ hai làng quy định
trước khi về ăn giỗ, dân làng phải nghị những người không có tang tóc, bụi
bặm mới được về ăn giỗ.
Sáng ngày 15 giỗ chị Diệu Từ Ân công chúa, dân làng Thái Đường tổ
chức đội tế, lễ ( tế nam) đội phù giá khăn quàng áo đỏ, đai xanh thắt lưng, xà
cạp bao chân, đi giầy, đầu đội nón chóp rứa khiêng kiệu, cờ, quạt, chiêng ,
trống, bát biểu, gươm đao; 4 nữ tỳ 4 cành phướn, 4 quạt đi sau kiệu, 4 lọng
che kiệu, có người dịch loa để nhắc nhở mọi người và thông báo cho dân biết
tục lệ. Đoàn rước đến địa điểm đã bố trí sẵn để đón đoàn Vân Đài lên ăn giỗ.
Làng Thái Đường tổ chức 8 giáp, mỗi giáp làm 3 mâm cỗ đưa lên chùa thi cỗ.
Cõ 3 giải: giải nhất 5 hào, giải nhì 3 hào, giải ba 2 hào. Thi xong vào tế lễ, tế
lễ xong ra lấy cỗ về các giáp thụ lộc. Cách thức làm cỗ cá: có 2 loại cỗ gồm
cỗ đơn và cỗ kép.
Cỗ kép: có 1 con cá trắm đen từ 3 kg trở lên ( mỗi con bằng chiều
ngang 1 bàn tay khép vào), 4 con cá mè, mỗi con trên 1 kg. Cá xát muối, rửa
sạch rồi lại xát muối lại và treo lên 2 tiếng cho khô, sau đó ấn lá sung vào
bụng cá cho căng như khi sống, lấy lá chuối hơ mềm gói cá lại cho thật thẳng
rồi đặt vào phên rọ, không được để trật vẩy, gẫy vẩy, gẫy đuôi. Khi đun nước
nóng già lên rồi mới cho cá vào nồi; khi đặt cá vào nồi đốt một tuần hương
đen to, dài; khi hết hương mới vớt cá ra, nắn ruỗi cá thẳng, để nguội giữ hình
dáng cá như ban đầu. Cá trắm, chép, mè đều làm như vậy. Khi bầy cỗ thì cá
trắm, cá chép, cá mè đặt trên gắng ( bằng phên gỗ đóng đẹp), cắm hoa mẫu
đơn vào miệng và mang cá, rải lá đinh lăng chung quanh. Cá trắm ở giữa, 4 cá
mè 4 góc, bụng úp xuống dưới, lưng cá quay lên trên ( không đặt cá nằm
nghiêng), phủ vải đều lên trên.
Tầng dưới là 4 bát tàu đựng thịt lợn luộc thái phay bằng cái lược đặt ở
32
4 góc đỡ gắng đựng cá trắm ở trên. Tầng dưới còn có 2 đĩa giò lụa, mỗi đĩa 2
khoanh 4 lạng, 2 đĩa giò pha mỗi đĩa 2 khoanh 4 lạng, 1 đĩa chả chìa có thịt
rán, 1 đĩa nem 4 quả, 1 đĩa dưa hành, 1 bát mọc miến, 1 bát ninh 2 chân giò, 1
đĩa xôi.
Cỗ đơn : gồm cá chép từ 3 kg trở lên, 4 con cá mè từ 1 kg trở lên. Cách
làm và bầy cõ cũng như cỗ kép, chỉ khác là không có cá trắm đen.
Tục lệ giao hảo hai làng hiện vẫn đang duy trì đều đặn hàng năm cho
đến nay và vẫn lưu giữ một số nghi thức chính
Từ đó có thể thấy rằng, quần thể di tích này là nơi để các tầng lớp nhân
dân bày tỏ và thể hiện một phần thiêng liêng và sâu kín nhất trong tâm tư, tình
cảm và nguyện vọng của mình cầu mình cầu mong một cuộc sống tốt đẹp
hơn. Sự tồn tại của di tích đền Trần nhằm thỏa mãn các nhu cầu tinh thần của
một số bộ phận các tầng lớp nhân dân, củng cố niềm tin tưởng hy vọng ở
tương lai tốt đẹp, đồng thời góp phần khơi dậy và củng cố tính thiện lành
trong mỗi con người. Tất cả những điều này thể hiện trong nghi lễ với một
thái độ thành kính, trân trọng dành cho những đối tượng được thờ cúng tại
đền Trần.
2.4.2. Giá trị văn hóa lịch sử và huyền thoại.
Sau các nghiên cứu lịch văn hóa, tìm hiểu tài liệu và các cuộc khảo cổ
học, các nhà khoa học và sử học đã kết luận rằng: khu vực thôn Tam Đường,
xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà ngày nay thuộc khu vực phủ lộ Long Hưng thời
Trần, nơi đây chính là đất phát tích, sang nghiệp của triều Trần.
Trong sách Đại Nam nhất thống chí chép cụ thể rằng : “Mộ tổ nhà Trần
ở xã Thái Đường, huyện Hưng Nhân, trước kia có bia nhưng từ sau khi Tây
Sơn nổi lên thì bia này đã mất chỉ còn lại con rùa. ở đây có miếu thờ vua Trần
: Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông”.(tr.315)
Tếp theo là sách Đồng Khánh ngựu lãm địa dư chí lược ghi cụ thể hơn :
“Miếu thờ các vua Trần ở xã Thái Đường, hướng Nam, trước miếu có 3 gò ấn
33
kiếm, sau miếu có 7 gò thất tinh”. ( Đồng Khánh ngự lãm địa dư chí lược_
Ngô Đức Thọ dịch, Thư viện Tổng Hợp Thái Bình, ký hiệu ĐV179)
Trong số 4 vị hoàng hậu nhà Trần thì 2 vị được ghi rõ ở Thái Đường,
phủ Long Hưng, là Khâm Từ Bo Khánh Hoàng Thái Hậu ( vợ vua Nhân
Tông) và Tuyên Từ Hoàng Thái Hậu ( em gái Khâm Từ).
Theo các nhà khảo cổ học, Thái Đường xưa, Tam Đường nay là khu
mộ địa thời Trần (Trịnh Cao Tưởng – Phan Tiến Đa – Bùi Duy Lan – Nguyễn
mạnh Cường : Báo cáo điều tra khai quật Tam Đường 2 năm 1979- 1980; Đỗ
Văn Ninh : Ngôi mộ lạ ở Tam Đường – Tạp chí Khảo cổ học số 1- 1969;
Trịnh Cao Tưởng – Đặng Kim Ngọc – Nguyễn Ngọc Phát : Khai quật mộ
phần Cựu – Thông báo khảo cổ học 1980)
Tam Đường chia thành hai khu vực Nam và Bắc, lấy đường xuyên xã
làm trục, sẽ thấy xuất hiện các nấm phần sau:
Phía Nam gồm có các phần (tức mộ ) : Trung, Thính, Bụt, Đa, Cựu,
Mả, Tít. Mả Tít nằm gần sông Thái Sư ( xóm Bến), có tên gọi là Vườn Màn.
Ngôi mộ này đã bị phá hủy nghiêm trọng. riêng mộ Phần Cự đã được khai
quật chữa cháy năm 1979.
Phía Bắc gồm nhiều phần mộ nằm rải rác trong các khu dân cư, các
phần lớn hầu như đã bị phá hủy : Phần Lợn, Phần Quang, Phần Mao, Mộ
Phần Mao được khai quật năm 1968.
Đầu năm 1975, nhân dân Long Hưng đã phá hủy phần mộ có tên : “Mả
bà già”. Toàn bộ những nấm phần còn tồn tại hoặc đã bị phá hủy là những
ngôi mộ từ thời Trần và có quy mô lớn lại nằm trong khu di tích “ Tiền Tham
thai, hậu thất Tinh” của đất Thái Đường xưa nay thuộc Hưng Hà.
Khi nghiên cứu về cấu trúc mộ ở Tam Đường, đặc biệt là mộ Nấm Sỏi
hay còn gọi là Phần Bụt nằm ở khu Tam Thai như nhân dân truyền tụng, các
nhà nghiên cứu đã phát hiện ra chính ngay trên mộ ấy xuất hiện những viên
gạch kiến trúc tháp, kích thước, phong cách tráng lệ và rất giống với gạch
34
tháo Phổ Minh ( Nam Định).
Đồng thời, Tam Đường còn bảo lưu rất nhiều phế tích kiến trúc
thời Trần.
Tháng 12- 1972, nhân dân đã lấy đất đường và nhà mẫu giáo tìm thấy
hang trăm viên gạch chỉ, ở mặt cạnh in nổi hang chữ “Vĩnh Ninh Trường”,
cạnh đó còn tìm thấy nhiều phiến gỗ lớn, nhiều ngói lợp, chứng tỏ dấu tích
kiến trúc bị sập đổ.
Mùa xuân năm 1973, cách khu vực nói trên 200m về phía Đông là bãi
tha ma và được san lấp làm sân vận động của xã đã bật lên nhiều gạch ngói,
gốm sứ tại thời Trần nhân dân ta đã phát hiện một hang gạch bó vải có chữ “
Vĩnh Ninh Trường” phái Tây của dải đất này, đối diện với Phần Cựu, có địa
danh là Phần Bia, nhân dân đã thu lượm được một số lượng lớn đầu rồng bằng
đất nung, gạch hoa, ngói bồ, có đắp nổi hình rồng phượng, ngói mũi hài có
gắn lá đề lợp hiên, trong đó có mô hình nhà bằng đất nung cùng nhiều viên
gạch hoa cỡ lớn, sạch để trơn hình chữ nhật.
Trong hai năm liền 1979-1980, nhà Viện Khảo cổ học đã phối hợp với
Sở Văn Hóa Thông tin tỉnh Thái Bình ( nay là Sở VHTT & DL), đã khai quật
khu vực Cồn Nhãn và khu Phần Bia. Với trên sáu trăm mét vuông, các nhà
khảo cổ đã thu được 296 hiện vật lớn và hàng ngàn hiện vật gốm, đất nung
gồm các nhóm: vật liệu kiến trúc (ngói chiếu, ngói bò nóc, ngói mũi hài,…),
vật liệu trang trí kiến trúc ( ngói hiên gắn lá đề, ngói có trang trí hình rồng
phượng,…), nhóm tượng tròn trang trí kiến trúc ( đầu rồng tả thực, đầu rồng
đuôi tôm, đầu chim phượng), nhóm đồ gốm sứ (đĩa men ngọc và nậm rượu
men nâu, có niên đại từ Trần đến Lê).
Cho đến trước năm 1945, Tam Đường còn giữ được nét cổ kính, uy
linh, tráng lệ của một làng quê ven dòng Nhị Hà. Khu dân cư và khu trước
cửa UBND xã cao hơn rất nhiều so với khu canh tác. Khu Bia, Khu Cồn
Nhãn, Khu Dậm được san bạt những năm gần đây. Trong làng có hang vạn
35
cây đại thụ. Chính khu vực phía Nam đường trục bây giờ, trước đây là khu
nghĩa địa kéo dài đến tận các nấm phần. cây cối xum xuê đượm màu thần bí
linh thiêng. Phần Sỏi cao ngất, cây cối um tùm, chỉ có một con đường nhỏ lên
tới đỉnh Phần Trung, Phần Đa, Phần Cựu.
Phía Bắc Tam Đường còn có một địa danh là Hành Cung. Ở đây đã đào
được những ống thoát nước bằng đất nung thời Trần và phế tích kiến trúc dày
đặc lòng đất. Khu vực xóm Bến bên cạnh dòng Thái Sư, còn có tên là Bến
Ngự, Vườn Màn. Tục truyền từ thời nhà Trần các tiên đế và triều thần tứ kinh
đô theo dòng Nhị Hà vào sông Thái Sư để bái yết lăng miếu tiên tổ, đều ghé
thuyền ở bến này, nên được gọi là Bến Ngự.
Dựa vào kết quả nghiên cứu khảo cổ học qua nhiều lần khai quật, kết
quả nghiên cứu qua các tài liệu thư tịch, tài liệu điền dã sưu tầm dân tộc học,
đã xác định được ý nghĩa to lớn của khu vực khảo cổ học này trong lịch sử
quốc gia Đại Việt thế kỷ XII – XIV trên đất Thái Bình. Sở VHTT & DL Thái
Bình, Bảo Tàng Thái Bình đã lập hồ sơ đề nghị Bộ VHTT & DL xếp hạng di
tích Khảo cổ học Tam Đường là di tích cấp quốc gia năm 1990- quyết định
xếp hạng số 1214/QĐBT – 1990, 30/10/1990)
Những thông tin có được từ hệ thống di tích và kho tàng di vật chứa
đựng đó đã giúp cho các thế hệ sau hiểu được “một phần lịch sử được viết
bằng nét và hình khối, đó là những trang sử sống động được viết bằng hiện
vật” về nhà Trần là nơi tôn vinh và lưu giữ những giá trị đặc sắc về vật chất
và tinh thần của cha ông ta đã hình thành nên trong suốt tiến trình lịch sử
dựng nước và giữ nước của dân tộc đại Việt. (Di tích lịch sử - văn hóa và
danh thắng Việt Nam, Nxb ĐHQG) [7 tr.67]
Bên cạnh đó, du khách khi tới thăm đền Trần sẽ được các thành viên
trong Ban quản lý di tích cũng như những người dân tại đây kể lại một câu
chuyện mang tính huyền thoại, truyền thuyết về việc chọn đất đặt mộ tổ của
họ Trần. Câu chuyện này cũng được in trên tập giới thiệu của khu di tích.
36
Theo sử sách lưu truyền thì “chuyện kể rằng”:
Ông tổ họ Trần (Trần Kinh) đến ở Hương Tức Mặc ( Nam Định ngày
nay), rất thạo sông nước, sống bằng nghề chài lưới lênh đênh trên sông Nhị
Hà, chỗ nào cũng là nhà, lấy người con gái ở Hương ấy sinh ra Trần Hấp. Vào
thời Lý Thần Tông (1128- 1138) có một thầy địa lý đi xem tướng đất, thấy ở
Hương Tinh Cương, xã Thái Đường, huyện Ngự Thiên, phủ Long Hưng có
một Gò Hỏa Tinh, thầy cười mà nói rằng : Ở nơi bằng phẳng lại nổi lên một
gò lớn, hẳn không phải là hoang địa.
Thầy vào làng bên nghỉ trọ trong một gia đình, biết thầy là người giỏi
xem đất, gia đình này ngỏ ý muốn nhờ thầy tìm giúp nới đặt mộ. cảm ơn việc
đối xử tốt của gia đình, thầy địa lý đồng ý giúp, song đề phòng bất trắc thầy
dặn sau này khi trời mưa to sấm chớp tahasy trên mặt mộ có màu đỏ thì phải
chuyển mộ ngay, nếu không gia đình sẽ bị triệt diệt. xong việc đặt mộ, sợ
người khác biết được, gia đình ấy đem lòng bội bạc đã trói thầy địa lý quẳng
xuống sông. May thay gặp lúc thủy triều xuống và lúc đó Trần Hấp đang đánh
cá gần đó, thấy người kêu cứu liền tới đem thuyền và hỏi duyên cơ. Cảm ơn
đã cứu thoát nạn, xin tìm nơi cát địa để báo ơn”. Thầy địa lý bèn hướng dẫn
Trần Hấp nấu một nồi nước nâu, nhân khi trời mưa to gió lớn đem đổ lên mặt
mộ gia đình kia. Gia đình kia thấy trên mặt mộ của nhà mình như thầy địa lý
dặn bèn vội vàng chuyển mộ đi nơi khác.
Theo sự chỉ dẫn của thầy, giờ lành ngày Tân Dậu tháng Đinh Tỵ năm
Quý Sửu, Trần Hấp di mộ cha từ Tức Mặc về đặt tại gò Hỏa Tinh, tiền của
tốn phí hơn nghìn hốt. Mộ đặt tại hướng Càn ( Bắc), nhìn ra ngã ba sông lớn,
tục gọi là Cửa Vàng. Phía sau gối lên cổ bi phục tượng, tả hữa la liệt cờ trống.
Thế đất đặt mộ cha của Trần Hấp theo thầy địa lý là “Phấn đại đương giao
chiếu, liên hoa đối diện sinh, tha nhật dĩ sắc đắc thiên hạ” – phấn son cùng
chiếu rọi, trước mặt nở hoa sen, sau này có người do nhan sắc lấy được thiên
hạ, lại nói “Nữ nhập cung phi, nam cư phụ chính”
37
Tác giả thấy rằng “theo dòng thời gian, càng lùi xa trong quá khứ, mọi
sự thật hiện hữu sẽ càng được huyền thoại hóa dưới sự cảm nhận của người
dân”. Những huyền thoại, truyền thuyết này khiến các di tích lịch sử trở thành
trung tâm trong chúng, cho thấy cách hành xử của người đời đối với chúng.
2.4.3. Giá trị nghệ thuật
Đền Trần tọa lạc trên diện tích hơn 32ha, phía trước có 3 gò ấn kiếm(
phần Đa, phần Bụt và phần Trung) còn gọi là mả vua. Phía sau tựa vào làng
Tam Đường tục truyền có 7 gò thất tinh. Hai bên tả hữa có sông Thái Sư và
sông Hồng như vòng tay ôm ấp.
Từ xa, du khách đã nhận ra tứ trụ nghi môn của ngôi đền dài 11m, cao
6,5m. tứ trụ nghi môn hay còn gọi là “Nghinh môn” là cửa để đón tiếp, đồng
thời cũng là dấu hiệu để thông báo với người đời rằng phía sau cổng này có
một nơi tôn nghiêm, cần có thái độ tôn trọng, kính cẩn.
Nghi môn được xây theo kiểu tam quan cuốn vòm, mái chảy chồng
diêm hai tầng, đao song loan cách điệu. Xưa kia, chỉ có nhà vua được đi cổng
giữa, quan lại và người dân phải đi hai cổng bên cạnh. Tứ trụ nghi môn được
xây dựng uy nghi hoành tráng, có trụ biểu lồng đèn được cách điệu hình
phượng lá lật, nghê chầu nơi sơn thủy tối linh. Trong tâm thức người Việt
cũng như trong kiến trúc đền chùa, con nghê là một linh vật đặc biệt. Nó có
thể phân biệt người tốt và kẻ xấu, chính với tà. Con nghê còn có tác dụng tấn
áp tà khí, mang đến những điềm lành, ví thế miệng của nó thường há to để
trán áp mọi hung khí, không cho lọt vào bên trong không gian ngôi đền. Du
khách bước qua cổng nghi môn sẽ thấy ngỡ ngàng trước không gian kiến trúc
trải rộng của sân đền 550 , hai bên có giếng ngọc tạo nên sự cân đối hài hòa
trong không gian kiến trúc.
Tòa Bái Đường của ngôi đền rộng 330 gồm 7 gian, hai tầng mái
kiểu chồng diêm. Mái tầng hai kiểu chéo đao tàu gốc, đao song loan cách
điệu, nâng cao bay bổng với hệ thống chắn phong gỗ tiện nhẹ nhàng thanh
38
thoát. Bộ cửa lim phục hồi phong cách thời Lê với hình ảnh hai con rồng oai
hung, hung dũng, ẩn hiện trong những đám mây. Hệ thống bẩy kẻ, vì kèo
trạm trổ tứ quý, tứ linh, có niên đại thời Nguyễn tạo cảm giác thanh tao, nhẹ
nhàng, thuần khiết.
Tòa đại bái của đền Trần là công trình kiến trúc gỗ rộng lớn, hoành
tráng bởi chiều cao kiến trúc với hai mái chồng diêm cổ các, những hang cột
gỗ lim vững chắc, của thông gió giữa hai mái thoáng đãng, đảm bảo ánh sang
cho không gian. Đôi rồng đá đứng trên thềm của tòa Bái Đường tạo thế uy
nghi tối linh.Ở tòa Đại Bái có những câu đối như:
“Xã tắc trung hưng hiến sử ức niên sinh diện mục
Thái Bình thử lực Nam thiên tong cổ ngưỡng thần minh”
“Vạn cổ thử giang sơn
Thái Bình tu nỗ lực”
“Nam thiên thắng nghĩa đức trường minh
Trần đại tiên công truong vĩnh kỹ”
Ngoài ra còn có một quả chuông đồng lớn đường kính khoảng 80cm,
cao cả quai khoảng 1,1m, nặng gần 300kg, do ông Trần Nhượng- chủ tịch
HĐQT cty CP An Phúc Châu (APC) thành phố Hồ Chí Minh tiến cúng. Hai
bên tả hữu tòa Đại Bái có cổn ra vào nối tường bao viên ngăn cách công
trình thành hai khu riêng biệt.
Qua tòa Bái Đường, là sân Chầu lát gạch rộng bốn trăm mét vuông.
Một không gian hành lễ thoáng rộng được bao viên khép kín bởi hai tòa giải
vũ Đông, Tấy. mỗi tòa 5 gian, kết cấu kiến trúc gỗ lim, mái chảy, vì kèo chồng
đấu hoa sen, hồi văn 5 đấu. Sân chầu là nơi diễn ra những hoạt động lễ nghi
như đang hương, sửa kễ trước khi vào chầu cửa Thánh tòa Đệ Nhị và Hậu
Cung của đền Trần. Ở đây có cây đèn bằng đá trạm trổ tinh xảo, có lô nhang
bằng đá xanh tạo không gian thiêng liêng ngay trước cửa đền. hai đôi rồng
bằng đá lớn mang phong cách Rồng thế kỷ XV, phủ phục trước của tòa Đệ
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf

More Related Content

Similar to 1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf

Th s33.030 khảo sát truyền thuyết về lưu nhân chú ở vùng đại từ thái nguyên
Th s33.030 khảo sát truyền thuyết về lưu nhân chú ở vùng đại từ thái nguyênTh s33.030 khảo sát truyền thuyết về lưu nhân chú ở vùng đại từ thái nguyên
Th s33.030 khảo sát truyền thuyết về lưu nhân chú ở vùng đại từ thái nguyên
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to 1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf (20)

Đề tài: Bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa Cơ Tu ở Quảng Nam
Đề tài: Bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa Cơ Tu ở Quảng NamĐề tài: Bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa Cơ Tu ở Quảng Nam
Đề tài: Bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa Cơ Tu ở Quảng Nam
 
Th s33.030 khảo sát truyền thuyết về lưu nhân chú ở vùng đại từ thái nguyên
Th s33.030 khảo sát truyền thuyết về lưu nhân chú ở vùng đại từ thái nguyênTh s33.030 khảo sát truyền thuyết về lưu nhân chú ở vùng đại từ thái nguyên
Th s33.030 khảo sát truyền thuyết về lưu nhân chú ở vùng đại từ thái nguyên
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Đình Giàn
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Đình GiànLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Đình Giàn
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Đình Giàn
 
Luận án: Phật giáo Quảng Nam thế kỉ XVII – XIX, HAY
Luận án: Phật giáo Quảng Nam thế kỉ XVII – XIX, HAYLuận án: Phật giáo Quảng Nam thế kỉ XVII – XIX, HAY
Luận án: Phật giáo Quảng Nam thế kỉ XVII – XIX, HAY
 
Luận án: Những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian, HAY
Luận án: Những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian, HAYLuận án: Những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian, HAY
Luận án: Những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian, HAY
 
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản ĐàKhóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
 
Phòng thủ và bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn (1802-1885)
Phòng thủ và bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn (1802-1885)Phòng thủ và bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn (1802-1885)
Phòng thủ và bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn (1802-1885)
 
Đề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh Bình
Đề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh BìnhĐề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh Bình
Đề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh Bình
 
Luận án: Ba vị thánh trong các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh, HAY
Luận án: Ba vị thánh trong các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh, HAYLuận án: Ba vị thánh trong các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh, HAY
Luận án: Ba vị thánh trong các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh, HAY
 
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
 Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
 
Luận án: Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Trung Việt Nam
Luận án: Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Trung Việt NamLuận án: Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Trung Việt Nam
Luận án: Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Trung Việt Nam
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
Đề tài: Quản lý di tích đền Đại Cại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích đền Đại Cại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, 9đĐề tài: Quản lý di tích đền Đại Cại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích đền Đại Cại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, 9đ
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
 
Lễ Hội Đền Thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương Không ...
Lễ Hội Đền Thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương Không ...Lễ Hội Đền Thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương Không ...
Lễ Hội Đền Thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương Không ...
 
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAYLuận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
 
Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Tái S...
Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Tái S...Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Tái S...
Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Tái S...
 
Hình tượng biển trong trường ca Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh
Hình tượng biển trong trường ca Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu ThỉnhHình tượng biển trong trường ca Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh
Hình tượng biển trong trường ca Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh
 
SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA PHONG TRÀO YÊU NƢỚC VÀ CÁCH MẠNG QUẢNG NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ X...
SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA PHONG TRÀO YÊU NƢỚC VÀ CÁCH MẠNG QUẢNG NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ X...SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA PHONG TRÀO YÊU NƢỚC VÀ CÁCH MẠNG QUẢNG NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ X...
SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA PHONG TRÀO YÊU NƢỚC VÀ CÁCH MẠNG QUẢNG NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ X...
 

1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf

  • 1. BỘ NỘI VỤ TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH ĐỀN TRẦN XÃ ĐỨC TIẾN, HUYỆN HƢNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH Khóa luận tốt nghiệp ngành : VĂN HÓA DU LỊCH Ngƣời hƣớng dẫn : THS. NGUYỄN QUANG TRUNG Sinh viên thực hiện : PHAN THỊ THÊU Mã SV : 1805VDLA053 Khóa : 2018 - 2022 Lớp : ĐH VDLA 18A HÀ NỘI - 2022
  • 2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài khóa luận này, tôi vô cùng biết ơn sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ phía các thầy cô giáo, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè cả về tinh thần cũng như kiến thức khoa học. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới THS. Nguyễn Quang Trung – người thầy tâm huyết đã hướng dẫn tận tình, tạo cho tác giả động lực mạnh mẽ, say mê nghiên cứu với ý thức làm việc nghiêm túc suốt thời gian qua. Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban chủ nhiệm, các thầy giáo, cô giáo trong khoa Quản lý xã hội – Trường đại học Nội Vụ Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp những ý kiến. Tôi xin cảm ơn tất cả các anh chị và cô chú trong ban quản lý khu di tích Đền Trần tại tỉnh Thái Bình đã cung cấp những tài liệu cần thiết, quý báu để tôi hoàn thành bài khóa luận. Cuối cùng tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tác giả vượt qua khó khăn nhất. Tác giả thực hiện Phan Thị Thêu
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đề tài nghiên cứu: “ Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại quần thể di tích đền Trần tại xã Tiến Đức, huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình” là một công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân. Tất cả những sự giúp đỡ cho việc hoàn thành bài khóa luận này đều được trích dẫn đầy đủ và ghi rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố. Tác giả thực hiện Phan Thị Thêu
  • 4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT UBND Ủy Ban Nhân Dân VHTT & DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch HĐQT Hội đồng quản trị DTLSVH Di tích lịch sử văn hóa. BQL Ban quản lý NXB Nhà xuất bản UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc KHXH Khoa học xã hội GS Giáo sư
  • 5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch đến tham quan tại đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà ....................................................................................................................43 Bảng 2.1: Danh sách nhân lực du lịch tại quần thể đền Trần, xã Tiến Đức .............50 Bảng 2.3: Các hạng mục quần thể di tích đền thờ, lăng mộ các vua Trần xã Tiến Đức- huyện Hưng Hà ................................................................................................53
  • 6. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................2 4. Đối tƣợng nghiên cứu.....................................................................................2 5. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................2 6. Nội dung nghiên cứu:.....................................................................................3 7. Phƣơng pháp nghiên cứu...............................................................................3 8. Cấu trúc khóa luận.........................................................................................3 NỘI DUNG ................................................................................................................4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH ................4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài. .............................................4 1.2. Một số khái niệm liên quan. .......................................................................5 1.2.1. Văn hóa và du lịch văn hóa ......................................................................5 1.2.2. Khái niệm tâm linh....................................................................................7 1.2.3. Khái niệm về lễ hội..................................................................................10 1.2.4. Khái niệm văn hóa tâm linh....................................................................10 1.2.5. Quan niệm du lịch văn hóa tâm linh......................................................11 1.3. Đặc điểm của hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại Việt Nam ..........14 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ..................................................................................16 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH ĐỀN TRẦN XÃ TIẾN ĐỨC, HUYỆN HƢNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH ..................................................................................................17 2.1. Khái quát về tỉnh Thái Bình.....................................................................17 2.1.1. Vị trí địa lý tự nhiên ................................................................................17
  • 7. 2.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa ....................................................................17 2.1.3. Các lễ hội tại tỉnh Thái Bình ..................................................................19 2.2. Văn hóa lịch sử nhà Trần và những ảnh hưởng tới vùng đất Thái Bình...20 2.2.1. Văn hóa lịch sử nhà Trần với lịch sử Việt Nam....................................20 2.2.2. Nhà Trần tại mảnh đất Long Hưng tỉnh Thái Bình..............................20 2.3. Khái quát đền Trần xã Tiến Đức, huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình. ...24 2.3.1. Lịch sử hình thành..................................................................................24 2.3.2. Hệ thống đền thờ.....................................................................................26 2.4. Thực trạng hoạt động du lịch tại quần thể di tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình ............................................................28 2.4.1. Giá trị tín ngưỡng và tinh thần...............................................................28 2.4.2. Giá trị văn hóa lịch sử và huyền thoại. ..................................................32 2.4.3. Giá trị nghệ thuật ....................................................................................37 2.4.4. Giá trị tự nhiên, không gian, cảnh quan, môi trường...........................40 2.5. Thực trạng tổ chức hoạt động du lịch tại quần thể di tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình....................................................42 2.5.1. Thị trường và khách du lịch ...................................................................42 2.5.2. Thực trạng về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất.......................................46 2.5.3. Đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch..........................................................49 2.5.4. Tổ chức quản lý khai thác.......................................................................50 2.5.5. Đầu tư và quy hoạch ...............................................................................52 2.5.6. Sản phẩm du lịch văn hóa ......................................................................54 2.5.7. Hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch.................................................56 2.6. So sánh hoạt động du lịch tại một số di tích đền Trần khác .................58 2.6.1. Hoạt động du lịch tại di tích đền Trần Côn Sơn - Kiếp Bạc ( Hải Dương) ...............................................................................................................58 2.6.2. Hoạt động du lịch tại di tích đền Trần ( Nam Định )............................59 2.6.3. Hoạt động du lịch tại đền Trần Nhương ( Hà Nam).............................60 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ..................................................................................63
  • 8. Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH ĐỀN TRẦN, XÃ TIẾN ĐỨC HUYỆN HƢNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH .............................................................65 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp............................................................................65 3.2. Giải pháp phát triển hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại quần thể di tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình. ....................65 3.2.1. Đề cao trách nhiệm của quản lý khu di tích ..........................................65 3.2.2. Đa dạng hóa về các sản phẩm du lịch, chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù hơn............................................................................................66 3.2.3. Nâng cao nhận thức của người dân địa phương và ý thức bảo tồn nguồn tài nguyên du lịch văn hóa. ...................................................................67 3.2.4. Nâng cao giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. .............68 3.2.5. Giải pháp về thông tin truyền thông, tăng cường quảng bá xúc tiến về du lịch.................................................................................................................71 3.3. Kiến nghị ....................................................................................................72 3.3.1. Sở văn hóa và thể thao du lịch tỉnh Thái Bình......................................72 3.3.2. Với ban quản lý khu di tích.....................................................................73 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ..................................................................................74 KẾT LUẬN..............................................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................76 PHỤ LỤC.................................................................................................................78
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thái Bình nằm ở vùng Đông Bắc Bộ, tuy còn là một tỉnh nghèo, chưa phát triển mạnh về công nghiệp và ngành du lịch, song tỉnh Thái Bình đang từng bước phát triển hoạt động du lịch văn hóa tâm linh bởi nơi đây là vùng đất có mật độ các di tích lịch sử văn hóa được xếp vào loại cao nhất trong cả nước. Nhờ vào những ưu thế đó mà những năm gần đây Thái Bình đang rất tích cực đầu tư và quảng bá cho hoạt động du lịch của mình đặc biệt là du lịch văn hóa tâm linh. Đáng kể nhất là các dự án đầu tư du lịch, tu bổ quần thể di tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà nơi tôn miếu linh thiêng của một dòng họ Trần, cũng là nơi lưu giữ dấu tích về một triều đại oai hùng trong lịch sử Việt Nam, đó là triều đại nhà Trần. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, Triều đại nhà Trần (1226-1400) đã giữ một vị thế vô cùng quan trọng và những dấu ấn không phai mờ trong lịch sử Việt Nam cũng như những ảnh hưởng đáng kể tới vùng đất Thái Bình. Qua các cuộc nghiên cứu và khảo cổ học, các nhà sử học và các nhà khoa học đã đi đến một kết luận: “huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày nay, nơi tọa lạc quần thể di tích đền Trần và lăng mộ thờ các vị vua quan nhà Trần” và không chỉ là quê hương 4 đời của họ Trần kể từ đời vua Trần Cảnh (Trần Thái Tông), mà còn là đất phát tích, sáng nghiệp của vương triều nhà Trần. Hiện nay, SVHTT & DL tỉnh Thái Bình đã và đang quy hoạch để phát triển quần thể di tích này trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh, một thương hiệu của tỉnh. Từ những nội dung trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại quần thể di tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình” nhằm tìm hiểu ý nghĩa của quần thể di tích đối với một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, cũng như
  • 10. 2 những giá trị của quần thể di tích đối với sự phát triển du lịch của tỉnh Thái Bình. Qua đó tác giả mong muốn giới thiệu tới mọi người một điểm đến du lịch văn hóa tâm linh tại tỉnh Thái Bình. 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm mục đích tìm hiểu giá trị du lịch văn hóa tâm linh tại di tích đền Trần. Nội dung của đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp những thông tin, sự hiểu biết cặn kẽ về những giá trị văn hóa tâm linh tới du khách thăm quan và du lịch tại đền Trần Nhằm đưa ra các biện pháp phát triển du lịch thông qua khai thác giá trị văn hóa tâm linh tại quần thể di tích đền Trần , xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng nền tảng cơ sở lý luận về loại hình du lịch văn hóa tâm linh. - Thực hiện khảo sát thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tâm linh ở quần thể di tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình và phát triển du lịch tại di tích này. - Đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch ở di tích này thông qua hoạt động du lịch văn hóa tâm linh quảng bá các giá trị văn hóa và bảo tồn di tích lịch sử tại đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. 4. Đối tƣợng nghiên cứu. Hoạt động kinh doanh du lịch tại đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Các giá trị văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng tại khu di tích . 5. Phạm vi nghiên cứu - Địa bàn nghiên cứu : Quần thể di tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
  • 11. 3 6. Nội dung nghiên cứu: Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại quần thể di tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình phát triển du lịch ở di tích. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp phân tích: để xây dựng khung lý thuyết của đề tài - Phương pháp điều tra: để thu thập số liệu thực tế. - Phương pháp: thống kê, so sánh: để xử lý kết quả điều tra. 8. Cấu trúc khóa luận Những mục đích và lý do kể trên, ngoài phần mở đầu và các phụ lục, đề tài của tôi bao gồm 3 phần chính: Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch văn hóa tâm linh; Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại Quần thể di tích đền Trần, Xã Tiến Đức, Huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình; Chương 3: Một số giải pháp đối với hoạt động du lịch văn hóa du lịch tâm linh tại quần thể di tích Đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
  • 12. 4 NỘI DUNG Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài. Hiện nay các công trình nghiên cứu về du lịch văn hóa tâm linh đã có rất nhiều sự đổi mới cụ thể như sau: . Đầu tiên là nghiên cứu về lịch sử nhà Trần từ trước đến nay có rất nhiều công trình nổi tiếng như : “cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông” của hai tác giả đại học tổng hợp Hà Nội là Hà Văn Tấn và Đặng Thị Tâm in từ thập niên 60 của thế kỷ XX, để tìm hiểu thêm về nhà Trần nhà xuất bản văn hóa thông tin ( 2006) đã cho xuất bản cuốn sách “ Trần miếu di sản và tín ngưỡng dân gian” – cuốn sách này đã cho người đọc thông tin hoàn chỉnh nhất về di tích nhà Trần cùng với những thông tin về lễ khai ấn mùa xuân và lễ hội Đức Thánh Trần. Một số tác phẩm liên quan đến du lịch văn hóa tâm linh ở Thái Bình đã được đề cập trong loại hình du lịch văn hóa và phát triển bền vững các di sản văn hóa ở vùng quê lúa như “Đất và người Thái Bình” của hai tác giả Phạm Minh Đức và Bùi Duy Lan, bên cạnh đó một số bài viết tiêu biểu được đăng lên tạp chí du lịch trong nước về du lịch Thái Bình. Trong đó “ Ngàn năm đất và người Thái Bình” của SởVăn hóa –Thông tin Thái Bình, 1990 nói về văn hóa, lịch sử và các giá trị tín ngưỡng tại vùng đất nơi đây, một số tài liệu luận văn cấp học của trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng đã đi sâu vào nghiên cứu du lịch Thái Bình ở nhiều góc độ khác nhau như Phạm Văn Duy với đề tài: “nghiên cứu khai thác lễ hội đền Trần Hưng Hà Thái Bình ” hoặc nghiên cứu về du lịch văn hóa tâm linh của Trần Thị Dung với đề tài: “ giải pháp phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại quần thể di tích Đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình”. Các đề tài cũng chủ yếu tập trung vào sự phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng và những tác động của du lịch tới đời sống con người. Tác giả chọn đề tài “Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại quần thể di
  • 13. 5 tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình” bài viết còn nhiều thiếu xót, rất mong được các tác giả quan tâm và hoàn thiện hơn trong các công trình nghiên cứu sau. 1.2. Một số khái niệm liên quan. 1.2.1. Văn hóa và du lịch văn hóa Hiện nay có hàng trăm khái niệm khác nhau về văn hóa. Tác giả xin trích dẫn chứng một số định nghĩa cơ bản và quen thuộc, có liên quan đến đề tài nghiên cứu như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [11tr.25]. Khái niệm văn hóa được hiểu theo nghĩa nhân văn rất rộng. Nguyên tổng giám đốc UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural Organiation), ông Mayo (F.Mayor), đưa ra một khái niệm về văn hóa vừa mang tính khái quát vừa có tính đặc thù: “Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động” [8 tr.798] “Văn hóa vật thể là một bộ phận của văn hóa nhân loại, thể hiện đời sống tinh thần của con người dưới hình thức vật chất: là kết quả của hoạt động sáng tạo, biến những vật và chất liệu trong thiên nhiên thành những đồ vật có giá trị sử dụng và thẩm mĩ nhằm phục vụ cuộc sống con người. Khái niệm về du lịch: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.” [ Luật du lịch 2017, chương 1, điều 3]
  • 14. 6 Qua đó, ta thấy quan niệm: “văn hóa du lịch”, là một hiện tượng khách quan. Là sự thỏa mãn những hiện tượng trên trước môi trường tự nhiên và xã hội gọi là văn hóa du lịch. Hay có nhiều cách hiểu khác nhau, du lịch văn hóa là một khoa học nhằm nghiên cứu về các giá trị khác nhau. Văn hóa và du lịch đều có những mối quan hệ mật thiết, chúng tương tác với nhau, cùng phát triển duy trì sự bền vững. Du lịch và văn hóa có những mối tương tác qua lại với nhau chúng được thể hiện như sau: Sự tương tác giữa văn hóa và du lịch Các sản phẩm văn hóa khi phục vụ nhu cầu được làm vui và thỏa mãn du khách qua việc mua sắm. Thỏa mãn nhu cầu của du khách về tinh thần, văn hóa giao tiếp của con người bản địa. Nền nông nghiệp của một nước. Hệ thống giáo dục của đất nước đến du khách. Các thành tựu về khoa học kỹ thuật tiên tiến Ngôn ngữ quốc gia đến các du khách quốc tế. Hoạt động khí hậu của một quốc gia với du khách. Tôn giáo và tín ngưỡng của một quốc gia. Sự tương tác giữa ảnh hưởng từ du lịch vào văn hóa Tôn giáo và tín ngưỡng của một quốc gia các giữa ảnh hướng từ du lịch vào văn hóa Có thể xâm hại với văn hóa bản địa của một quốc gia. Có thể do lợi ích trước mắt mà người ta trình diễn văn hóa nghệ thuật sai lệch với ý nghĩa văn hóa. Do sự thiếu nhiều hiểu biết, văn hóa bị thương mại hóa, kinh doanh các sản phẩm văn hóa từ các loại hình du lịch. (Nguồn: Tham khảo Bài giảng môn Nghiệp Vụ Văn Hóa Du Lịch, PGS. Trần Thúy Anh) 1.2.1.1. Khái niệm hoạt động du lịch Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch. (luật du lịch 2017, điều 3 chương 1)
  • 15. 7 Hoạt động du lịch được hiểu là những trải nghiệm, khám phá trong một chuyến du lịch. Tất cả những hoạt động đó được thực hiện trong chuyến đi chính là hoạt động du lịch. Tuy nhiên, hoạt động du lịch không nhất thiết phải di chuyển, cử động và hao phí sức lực mà thư giãn cũng là một hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch là yếu tố quyết định trong chuyến du lịch đó vui và bổ ích hay không. Tùy thuộc vào mục đích du lịch của mỗi người và có thể lên lịch trình kế hoạch về các hoạt động du lịch sao cho hợp lý. Nếu muốn đi du lịch để khám phá, tìm kiếm những điều kỳ thú thì lựa chọn các hoạt động du lịch như: Leo núi, lặn biển, tham quan các địa điểm ít người biết tới,… Còn muốn du lịch sinh thái để xả stress thì nên lựa chọn các hoạt động du lịch như: Bơi lội, tắm nắng, đi dạo vãn cảnh,… 1.2.2. Khái niệm tâm linh Khái niệm tâm linh Lâu nay, quan niệm tâm linh thường mang đậm sắc màu huyền hoặc kỳ bí. Nhắc đến tâm linh, chúng ta thường lập tức nghĩ đến linh hồn, sự tái sinh, Nhân - Quả, Nguồn Năng lượng Tối cao,… như nguồn dữ liệu sẵn có bên trong tiềm thức. Song chưa hiểu hết những triết lý tuyệt vời này, ý nghĩa quan trọng của chúng đối với một cuộc sống bình an, hạnh phúc, viên mãn còn củng cố sức mạnh đích thực, sức mạnh nội tâm. Đôi khi chúng ta cũng tin, nhưng chỉ là một niềm tin… mù quáng. Đó là lý do vì sao con người vẫn còn nếm trải những đau khổ trong cuộc sống. Trong sách “Tâm linh Việt Nam” của tác giả Nguyễn Duy Hinh quan niệm rằng: “Tâm linh là thể nghiệm của con người (tâm) về cái Thiêng (linh) trong tự nhiên và xã hội thông qua sống trải, thuộc dạng ý thức tiền logic không phân biệt thiện ác.” [3,tr.52] Tác giả giải thích tâm linh là một khát vọng trí tuệ của con người, quá trình tồn tại, phát triển, con người không bằng lòng khai thác tự nhiên hái quả
  • 16. 8 săn mồi...sinh con đẻ cái như mọi động vật khác. Con người luôn khao khát tìm hiểu và lý giải thiên nhiên (trời, đất, nước, muôn loài ...) và chính con người để cải thiện cuộc sống. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa con người và động vật. Qua kinh nghiệm cụ thể, về lâu dài, mỗi dân tộc đều có nét tâm linh riêng biệt, nhưng cũng nhờ vào cách lý giải về trời, đất và con người. Giải thích những lực vô hình tác động đến đời sống con người. Đấng quyền năng và vô hình nên được gọi là thần thánh. Một số hiện tượng tâm linh chuyển thành niềm tin có hoặc không có thờ cúng. Đó là tâm linh của tôn giáo, như thờ tổ tiên, cúng hồn lúa… Còn tâm linh phát triển thành tâm linh tôn giáo, người ta cho rằng tâm linh của một vị lãnh đạo tôn giáo nào đó có logic nhất định chứ không phải tâm linh. Nhưng dù vậy, mỗi một nhóm người đều ít nhiều có được linh khí của một vị giáo chủ nhờ linh tính của tín ngưỡng. Qua những quan niệm trên có thể thấy rằng, tâm linh chỉ tồn tại ở con người và là kết quả của những trải nghiệm của con người trong quá trình sống trong một môi trường nhất định. Từ đó hình thành nên nét tâm linh riêng của mỗi quốc gia. Tâm linh không phải là niềm tin tôn giáo, mà tâm linh bao trùm họ. Niềm tin tôn giáo chỉ có thể tồn tại trong môi trường tâm linh, nơi con người có niềm tin vào thần, phật, thần thánh và những điều linh thiêng khác. Tác giả Nguyễn Đăng Duy trong cuốn “Văn hóa tâm linh” về tâm linh như sau: “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo”. Đó là cái thiêng liêng cao cả, niềm tin ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm. [4,tr.14] Như vậy, từ các quan niệm trên ta có thể tạm hiểu về tâm linh như sau: Tâm linh là một hình thái ý thức của con người. Quan niệm Tâm linh là ngưỡng vọng của con người về những biểu tượng, hình ảnh thiêng liêng.
  • 17. 9 Phân biệt tâm linh tín ngưỡng và mê tín dị đoan Mê Tín dị Đoan Tín ngưỡng Mê tín dị đoan là sự mê tín, dị đoan và cách thức truyền bá rộng rãi. Tin không có lý do, nó thậm chí không cần cuộc sống. Vì vậy, mê tín dị đoan chỉ tồn tại trong nền văn hóa khoa học trình độ thấp, khi con người không đủ trình độ để phân tích, giải thích đúng sai, vô nghĩa. Hoặc lợi dụng tình huống bất lực, tuyệt vọng, hoang mang của mọi người để ứng phó kịp thời. Hoặc trong phút thăng hoa của lễ hội, phút say sưa dễ dẫn đến mê tín, mê tín đến mức phi lý. Ví dụ: Tín vào thuật bói toán, chữa bệnh bằng phù phép. Quan niệm Tâm linh là một tín ngưỡng tâm linh tồn tại ở nhiều khía cạnh của đời sống tinh thần. Người cả đời tin Phật, Trời, đi tu, tin Đạo, niệm Phật, Trời thì sẽ thoát khỏi kiếp nạn. Hoặc những người không tin theo tôn giáo nào, nhưng vẫn tin vào Phật Thánh, hãy đến các thôn, xã, bản làng, chùa để thắp hương, lễ Phật, cầu mong sự phù hộ, bình an, sức khỏe, may mắn. Nó cũng xuất phát từ việc một số người muốn dựa vào thần thánh để trục lợi, thương mại hóa niềm tin, bắt đầu nói ra nhiều phép lạ, cúng dường cho người khác, khiến người khác tin tưởng ảo tưởng, hành động theo niềm tin đó, lãng phí sức khỏe, lãng phí tiền của. vô ích, và thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng., đó là mê tín. Vì vậy, tâm linh hay mê tín dị đoan muốn tồn tại đều phải có niềm tin. Nhưng niềm tin mê tín dị đoan không có định kiến và mù quáng.
  • 18. 10 1.2.3. Khái niệm về lễ hội Lễ hội là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chauw có khả năng thực hiện. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng hỗn dung nhiều tôn giáo của cộng đồng, mong cầu bình yên, hạnh phúc cho con người, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ “ nhân khang, vật thịnh”. Lễ hội là hoạt động tập thể người, liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo…[8,tr 894] Khách du lịch về tham gia lễ hội được hòa nhập vào cộng đồng địa phương, vào cảm xúc tâm linh, được bày tỏ lòng thành kính với các bậc thánh thần. Đồng thời, họ cũng có dịp tìm hiểu, khám phá những giá trị văn hóa truyền thống ẩn chứa trong những nghi lễ, những trò diễn dân gian đậm đà bản sắc dân tộc. Đây chính là những yếu tố hấp dẫn và cuốn hút khách du lịch từ đó tạo ra nguồn động lực cho loại hình du lịch lễ hội được phát triển. 1.2.4. Khái niệm văn hóa tâm linh Theo tác giả Nguyễn Duy Hinh trong cuốn “ Tâm linh Việt Nam” thì: “Văn hóa tâm linh là một mặt hoạt động văn hóa xã hội của con người, được biểu hiện ra những khía cạnh vật chất hoặc tinh thần, mang những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện nhận thức, thái độ (e dè, sợ hãi hay huyền diệu) của con người”. [3,tr.27] Văn hóa tâm linh bao gồm cả văn hóa vô hình và văn hóa hữu hình. Văn hóa hữu hình như không gian tâm linh như nhà thờ, đình, chùa, miếu, đền...hay các biểu tượng như tượng phật, tượng chúa…Văn hóa tinh thần là những ý niệm linh thiêng trong mỗi con người chúng ta có ý niệm đó được thể hiện qua hành động của họ, văn hóa tâm linh còn được thể hiện qua hành động.
  • 19. 11 1.2.5. Quan niệm du lịch văn hóa tâm linh Du lịch văn hóa tâm linh là một thực thể đã tồn tại hàng trăm năm trên thế giới. Trước đây, người ta thường dùng từ hành hương để nói về những chuyến du lịch của mình. Tuy nhiên, từ hành hương không thể hiện hết bản chất, ý nghĩa và mục đích của chuyến đi. Hành hương mang nhiều ý nghĩa tâm linh, nhưng không phải mỗi chuyến đi của mọi người đều mang mục đích duy nhất là ý nghĩa tôn giáo mà một bộ phận họ tham gia hành hương nhưng thích du lịch hơn là tín ngưỡng. Ngay cả những người đi du lịch với niềm tin tâm linh là mục đích chính của họ, không thể không nảy sinh tâm trạng thú vị cho du khách để thưởng thức vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên và tiếp xúc với những nơi đẹp nhất trên thế giới. Cư dân, tận hưởng tiện ích của các dịch vụ du lịch. Vì vậy, du lịch đó cần có một khái niệm phù hợp hơn, trong đó phải bao hàm cả yếu tố du lịch và tâm linh. Du lịch văn hóa tâm linh là sự kết hợp giữa của du lịch và văn hóa tâm linh. Đây là hai nhu cầu cần thiết trong cuộc sống của con người, nhằm làm đẹp cuộc sống, đồng thời thăng hoa trong tâm hồn. Du lịch nhằm mở mang kiến thức về thiên nhiên, con người nơi đến và giúp xả căng thẳng rất hiệu quả. Theo tác giả Tâm linh ở đó có nghĩa là nói về tôn giáo. Tín ngưỡng bao gồm tín ngưỡng tôn giáo và tín ngưỡng dân gian nhằm thỏa mãn niềm tin vào những biểu tượng thiêng liêng mà họ tôn thờ. Vì vậy, các địa điểm du lịch thường là những nơi linh thiêng và ý nghĩa. Các tôn giáo, tín ngưỡng, như đền, miếu, thánh đường hay phế tích ... Ở nơi đó, họ không chỉ có được thông tin đầy đủ về nguồn gốc tín ngưỡng của mình mà trong chuyến hành hương, họ còn được sống cùng nhau trong một môi trường tâm linh: thờ cúng, cầu nguyện và hành trì an lạc, rèn luyện tinh thần, tạo sức mạnh cho niềm tin, chuyển hóa ý thức. Tóm lại, du lịch văn hóa tâm linh cũng là một loại hình du lịch văn hóa chỉ ứng dụng các đối tượng tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh vào hoạt động du
  • 20. 12 lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo và tham quan. Nâng cao nhận thức của du khách. Du lịch tâm linh và văn hóa cũng có thể sử dụng các khái niệm thay thế như du lịch tín ngưỡng tâm linh, du lịch tôn giáo, du lịch đó phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng và bảo tồn các giá trị văn hóa, bao gồm cả giá trị vật chất và tinh thần. Tiếp tục bảo quản các hiện vật có ý nghĩa tôn giáo như bảo tháp, xã, chùa, nhà thờ họ ... hoặc các nghi lễ. Điểm đến của du lịch văn hóa tâm linh Theo quan điểm Marketing:“Điểm đến du lịch là một địa điểm mà chúng ta có thể cảm nhận được bằng đường biên giới về địa lý, chính trị, kinh tế, có tài nguyên du lịch hấp dẫn, khả năng thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”. Điểm đến du lịch là nơi chủ yếu tập trung chính một loại hình du lịch văn hóa tâm linh nào nhằm phục vụ du lịch và loại hình du lịch văn hóa tâm linh. Trong đó điểm đến là các di tích gắn với tôn giáo và tín ngưỡng như chùa, đình, đền... Di tích tôn giáo Chùa ( Tự) ở Việt Nam có lẽ Chùa là nhiều nhất. Chùa là nơi thờ tự Phật, tín ngưỡng dân gian, nhưng gian chính phải thờ Phật.Chùa là những di tích cổ nhất còn lại Việt Nam, đặc biệt miền Bắc, Ba miền, phong cách chùa cũng rất khác nhau. Ví dụ: Chùa Ba Vàng, chùa Tam Chúc, Chùa Hương… Nhà thờ: là của đạo Thiên Chúa, có thể gọi là Giáo đường, Thánh đường, có các cấp bậc hẳn hoi: Vương cung thánh đường, Chính tòa, Tông tòa, nhà thờ xứ, nhà thờ họ. Nơi thờ tự của Hồi giáo cũng gọi là Giáo đường. Ví dụ: Nhà thờ đá Sa Pa ( Lào Cai), nhà thờ lớn, Hà Nội, nhà thờ Phát Diệm, Ninh Bình, nhà thờ Gỗ (Kon Tum). Di tích tín ngưỡng Đền ( Từ): thờ Thần, Thánh. Có thể là Thiên Thần, Nhiên Thần, Địa
  • 21. 13 thần, Địa thần, Nhân thần. Ví dụ: Đền Trần, đền Bạch Mã, đền Kim Liên, đền Quán Thánh… Đình: Thờ Thành hoàng của các làng, đồng thời là nơi tụ họp, bàn việc làng, là tính túy của làng xã. Ví dụ: Đình Bảng ( Bắc Ninh) , Đình So ( Quốc Oai), Đình Tân Đông ( Tiền Giang)… Miếu: thờ Thánh nhân, Hoàng tộc, cho đến các tiểu thần, tổ nghề, hoặc cả Mẫu nữa. Ví dụ:Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam (An Giang), Miếu Ba Cô (đèo Bảo Lộc, Lâm Đồng), Thượng Công Miếu (Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh)… Phủ/ Điện: Thờ Mẫu trong đạo Mẫu, là tôn giáo bản địa. Miền Trung gọi là Điện. Ví dụ: Phủ Tây Hồ… Cơ sở vật chất, kỹ thuật của du lịch văn hóa tâm linh Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm: cơ sở vật chất của ngành du lịch (dịch vụ nhà hàng, vui chơi, giải trí…là yếu tố then chốt đối với việc đảm bảo điều kiện cho các dịch vụ du lịch cung ứng nhu cầu của du khách. Các yếu tố này có ý nghĩa rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác tài nguyên, phục vụ khách du lịch, đồng thời góp phần quyết định độ dài thời gian lưu trú và mức chi tiêu của du khách trải nghiệm du lịch. Sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh Luật du lịch Việt Nam 2017 (điều 3 chương 1):“ Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch” Các yếu tố của sản phẩm du lịch bao gồm: điểm thu hút khách, tài nguyên du lịch của điểm đến; dịch vụ của điểm đến, hình ảnh của điểm đến, giá cả hàng hóa, dịch vụ của điểm đến.
  • 22. 14 Khách du lịch với mục đích văn hóa tâm linh Theo Luật du lịch 2017 (Chương 1, điều 3): “ Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến”. Khách đi du lịch với mục đích trải nghiệm văn hóa tâm linh hoặc đi với động cơ là nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần, có thể đi với mục đích tham quan, nghiên cứu, học tập về văn hóa hoặc kết hợp với mục đích khác như công vụ, hội nghị, hội thảo. Khách du lịch tâm linh ở Việt Nam thường hội tụ về các địa điểm như: đền, chùa, đình, đài, lăng tẩm, tòa thánh, khu thờ tự, tưởng niệm và những vùng đất linh thiêng gắn với phong cảnh đặc sắc, gắn kết với văn hóa truyền thống, lối sống địa phương. 1.3. Đặc điểm của hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại Việt Nam Điều làm nên nét độc đáo của du lịch văn hoá tâm linh Việt Nam so với phần còn lại của thế giới là: Du lịch văn hoá tâm linh liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng. Trong số đó, ở Việt Nam tôn giáo Phật giáo có số lượng lớn nhất và cùng tồn tại với các tôn giáo khác như Thiên chúa giáo, Đạo Cao đài, Đạo Hòa Hảo. Các giá trị triết học, tín ngưỡng, Phật pháp, vật thể và phi vật thể phương Đông. Du lịch văn hoá tâm linh Việt Nam gắn với cơ sở di tích tín ngưỡng thờ cúng, suy tôn tri ân các anh hùng dân tộc, Thành Hoàng Làng có công với đất nước, dân tộc, trở thành du lịch cội nguồn dân tộc với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng ở Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. Du lịch văn hóa tâm linh ở Việt Nam liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dòng họ, lòng biết ơn và lòng hiếu thảo với cha mẹ. Du lịch văn hóa tâm linh ở Việt Nam liên quan đến các hoạt động thể
  • 23. 15 thao tâm linh như thiền định, yoga cân bằng, tịnh tâm và siêu thoát trong đời sống tâm linh. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là nét đặc trưng, tiêu biểu của Việt Nam mà không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác.Du lịch văn hóa tâm linh ở Việt Nam còn bao gồm các hoạt động liên quan đến yếu tố linh thiêng, huyền bí (thờ Mẫu Tam Phủ) Trên thế giới, có một số lễ hội đã trở thành quốc tế, giúp xây dựng thương hiệu du lịch, đưa hình ảnh đất nước đến nhiều nơi nhưng vẫn giữ được giá trị nguyên bản, chẳng hạn như lễ hội Songkran. Lễ hội truyền thống Songkran ở Thái Lan hay lễ hội Chol Chnam ở Campuchia, lễ hội Carnival ở Brazil, lễ hội Oktoberfest ở Đức, lễ Phục sinh, Giáng sinh… Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước thường xuyên tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hóa kỷ niệm vào các dịp lễ, Tết, kỷ niệm các sự kiện đặc biệt. Vai trò quan trọng của nhà nước và địa phương để đáp ứng nhu cầu của người dân. Nhân dân được hưởng thụ đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, phục vụ phát triển du lịch. Để phục vụ lễ hội, nhiều di sản văn hóa phi vật thể, nhất là lễ hội truyền thống đã được phục dựng, tái hiện với quy mô rất lớn, góp phần tạo nên “bức tranh lễ hội” của Việt Nam. Ngược lại, do thiếu hiểu biết về di sản văn hóa, do xu hướng thương mại hóa, xã hội hóa các hoạt động lễ hội, nên việc khôi phục, tái hiện lễ hội truyền thống còn thiếu sót, dễ nảy sinh tiêu cực, cộng đồng.
  • 24. 16 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh hiện đang là một hình thức phát triển rất mạnh ở nhiều nơi trên khắp thế giới, trong đó có quốc gia Việt Nam. Du khách trải nghiệm theo loại hình du lịch này thường tìm đến các đình, chùa, các thắng tích tôn giáo, tín ngưỡng để thăm quan, cúng bái, cầu nguyện. Tại đây, du khách hòa vào dòng tín ngưỡng để cảm nhận vẻ yên bình, thanh thản, an nhiên. Du lịch văn hóa tâm linh luôn gắn với đức tin và hướng thiện lành của con người. Tóm lại, đây cũng là mục đích cao nhất của du lịch văn hóa tâm linh. Ngoài ra, hoạt động du lịch đó phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng và bảo tồn các giá trị văn hóa cả vật chất và tinh thần. Nghi lễ, lễ hội, văn hóa nghệ thuật, ẩm thực… vì họ là đối tượng chính trong việc tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa Văn hóa tâm linh thu hút du khách đến với mọi nơi đến. Tác giả khóa luận chương 1 là chương kiến thức nền tảng với vấn đề cơ bản của tổ chức hoạt động du lịch văn hóa tâm linh và nội dung liên quan đến văn hóa tâm linh tại đền Trần, nhằm mục đích giải thích, hỗ trợ nội dung rõ hơn các chương tiếp theo là chương 2, chương 3, cùng phần nội dung khác trong đề tài khóa luận nghiên cứu.
  • 25. 17 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH ĐỀN TRẦN XÃ TIẾN ĐỨC, HUYỆN HƢNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH 2.1. Khái quát về tỉnh Thái Bình 2.1.1. Vị trí địa lý tự nhiên Thái bình là tỉnh thuộc ven biển và thuộc khu vực Đồng bằng Sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Vị trí địa lý: Nằm ở phía đông nam đồng bằng sông Hồng. Phía bắc giáp các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng, phía tây và tây nam giáp các tỉnh Nam Định, Hà Nam; phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ. Diện tích tự nhiên: 1.546,54 km và địa hình: Thái Bình là tỉnh đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc dưới 1%, độ cao phổ biến từ 1 đến 2m so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Thái Bình được bao quanh bởi hệ thống sông và biển khép kín. Đường bờ biển dài hơn 50 km, có 4 con sông lớn chảy qua tỉnh: sông Hóa dài 35,3 km ở phía bắc và đông bắc, sông Luộc (một phụ lưu của sông Hồng) ở phía bắc và tây bắc, với tổng chiều dài 53 km, và hạ lưu sông Hồng ở phía tây và nam., với tổng chiều dài 67 km. Sông Trà Lý (phụ lưu chính của sông Hồng) chảy qua miền trung của tỉnh từ từ tây sang đông, với tổng chiều dài khoảng 1000 mét. 65 km. Đồng thời có 5 cửa biển lớn (Văn Úc, Diêm Điền, Ba Lạt, Trà Lý, Lân). 2.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa 2.1.2.1. Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể Hiện nay tại Thái Bình có một số di tích nổi tiếng như: Di tích cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng: Một trong những di tích lịch sử tiêu biểu thời kỳ lịch sử này là đền Tiên La tại huyện Hưng Hà thờ Bát Nạn Đại tướng quân Vũ ThịThục. Di tích về vua Lý Nam Đế và nhà nước Vạn Xuân: Đình Tử Các - miếu Đồn tại huyện Thái Thụy, miếu Hai Thôn tại huyệnVũ Thư…
  • 26. 18 Di tích nhà Đinh: Các di tích phản ánh về thời kỳ này tiêu biểu là đình Lạc Đạo tại thành phố Thái Bình, từ đường Bùi Quang Dũng tại huyện Vũ Thư… Di tích nhà Lý: chùa làng Riệc tại huyện Hưng Hà, chùa Keo tại huyện Vũ Thư, chùa Phúc Thắng tại huyện Vũ Thư… là những địa danh tiêu biểu còn lại từ thời Lý. Di tích thời nhà Trần: Các di tích lịch sử phản ánh về thời đại nhà Trần chiếm tỉ lệ lớn nhất ở Thái Bình, chủ yếu tập trung tại xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà. Tiêu biểu khu di tích là: khu lăng tẩm - đền thờ các vua Trần, lăng mộ, đền thờ Thái sư Trần Thủ Độ và Linh từ Trần Thị Dung… Di tích lịch sử của các danh nhân: Theo như thống kê của tỉnh Thái Bình có 111 vị đỗ Tiến sĩ và các di tích còn lại đến nay thờ tự 66 vị Tiến sĩ đại khoa tại từ đường, đền và miếu tại Thái Bình. Di tích khảo cổ Thái Bình Thái Bình hiện nay còn khá nhiều di tích khảo cổ học chưa được nghiên cứu và khai quật. Tập trung phân bố nhiều ở vùng ven sông Luộc, sông Hồng, sông Hóa. Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể Lễ hội dân gian Lễ hội truyền thống ở quê hương Thái Bình được xem là tiêu biểu về số lượng, đa dạng về loại hình, nghệ thuật. Hội làng Thái Bình có nội dung khá phong phú, lễ hội đặc sắc có đủ mọi loại hình (lễ hội nông nghiệp, lễ hội tôn giáo, lễ hội lịch sử, lễ hội làng nghề…) và ở loại hình nào cũng có thể tìm được những lễ hội hấp dẫn và lễ hội ở Thái Bình có bốn nội dung: tái hiện cuộc sống nông nghiệp, tôn vinh các anh hùng dân tộc, tái hiện phong tục, tập quán, tín ngưỡng, hội thi tài. Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Thái Bình Nghệ thuật chèo: Thái Bình nổi tiếng với ba vùng chèo là chèo Hà Xá tại huyện Hưng Hà, chèo Khuốc tại huyện Đông Hưng và chèo Sáo Đền t ại huyện Vũ Thư. Đây là những dòng chèo đặc trưng của địa phương.
  • 27. 19 Múa rối nước: Thái Bình Có 7 phường hội cổ truyền ở các làng Nguyễn, Tăng, Tuộc, Đống, Kỳ Hội, Bắc Lạng, Tây Trong, Tây Ngoài của huyện Đông Hưng; mà nay nổi tiếng hơn cả là làng Nguyên Xá. Văn học dân gian Văn học dân gian lưu truyền ở Thái Bình là một sản phẩm tinh thần của nhân dân trong quá trình lao động và sản xuất, sinh hoạt cộng đồng và đấu tranh với thiên nhiên cả thù trong giặc ngoài chống xâm lược. Nó là trí tuệ được kết tinh vừa mang tính địa phương vừa mang tính phổ quát của một vùng đồng bằng đông dân cư châu thổ sông Hồng, rất đa dạng và phong phú bao gồm cả ca dao, tục ngữ, truyền thuyết. 2.1.3. Các lễ hội tại tỉnh Thái Bình Trong đời sống cộng đồng lễ hội được coi là một trong những hiện tượng văn hóa tín ngưỡng và các lễ hội được mở ra để tỏ lòng tưởng nhớ, biết ơn và thể hiện lòng mong ước của mình đến các vị thần. Một số lễ hội nổi tiếng tại tỉnh Thái Bình. STT Tên lễ hội Thời gian ( Âm lịch) Địa điểm 1 Lễ hội chùa Keo Hội xuân: 4/1 Hội thu: 13,14,15/9 xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình 2 Lễ hội Đền Trần 13- 18/1 xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình 3 Lễ hội Đình, đền, bến tượng A Sào. 10/2 Thôn A Sào, Quỳnh Phụ, Thái Bình 4 Lễ hội Đền Tiên La. 17/3 Đoan Hùng, Hưng Hà, Thái Bình 5 Lễ hội đền Đồng Bằng. 20/8 An Lễ, Quỳnh Phụ, Thái Bình 6 Lễ hội làng Lộng Khê 23-25/3 An Khê, Quỳnh Phụ, Thái Bình 7 Lễ hội làng Quang Lang. 14/4 xã Thụy Vân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 8 Lễ hội Sáo Đền 20-27/3 xã Song An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
  • 28. 20 Các loại hình nghệ thuật đặc sắc: Hát chèo, múa rối nước, hát tuồng, tục kể vè và những trò chơi dân gian. Văn hóa ẩm thực: Thái Bình có nhiều đặc sản nổi tiếng: Gỏi cá, bánh cáy Làng Nguyễn, bánh gai Đại Đồng, cá nướng Thái Xuyên, chè mét, hương đậu làng kênh, canh cá và bánh canh Quỳnh Côi đó là những đặc sản nổi tiếng tại Thái Bình mà ai từng đặt chân tới đây nhất định phải thử. 2.2. Văn hóa lịch sử nhà Trần và những ảnh hƣởng tới vùng đất Thái Bình. 2.2.1. Văn hóa lịch sử nhà Trần với lịch sử Việt Nam Theo Dân Tộc Đại Việt tóm gọn lịch sử nhà Trần: khi nhà Lý bắt đầu suy yếu, người đứng đầu của dòng họ Trần ở đây là Trần Cảnh (Trần Thái Tông) nhưng người đặt nền móng cho sự ra đời chính thức của nhà Trần là Trần Thủ Độ. Nhà Lý suy vi, quyền lực rơi hết vào tay Trần Thủ Độ. Sau khi ép Lý Chiêu Hoàng lúc 7 tuổi nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh lúc 8 tuổi, năm1218 - 1277 thì thời đại của nhà Trần chính thức bắt đầu năm 1225. Trong khoảng 175 năm cai trị đất nước vì nhà Trần đã lãnh đạo nhân dân Đại Việt ba lần kháng chiến chống quân Nguyên - Mông thành công vào các năm 1258, 1285 và 1288, nhưng trong những năm sau này, kể từ đời vua Dụ Tông thì triều đại nhà Trần đã suy yếu đi vì nhiều lý do, chủ yếu là do sự nhu nhược và yếu kém của hệ thống quan lại nhà Trần. Cuối cùng vào năm 1400 Hồ Quý Ly đã cướp ngôi nhà Trần, chấm dứt 175 năm trị vì của dòng họ này và nhà Hồ lên ngôi. 2.2.2. Nhà Trần tại mảnh đất Long Hưng tỉnh Thái Bình Quê hương, nơi phát tích- khởi nghiệp của nhà Trần đã được sử sách ghi chép nhưng có phần không rõ ràng, do đó vậy có nhiều ý kiến dị biệt khác nhau về sự tranh luận. Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước, ít nhất các vấn đề này đã được nhà sử học, chuyên gia lĩnh vực nghiên cứu đề cập đến nhiều trong 4 cuộc hội nghị khoa học. Hội nghị về “Nhà Trần” tổ chức tại Hà
  • 29. 21 Nam Ninh vào năm đầu của thập kỷ 80, hội nghị “Thái Bình với sự nghiệp nhà Trần” tổ chức ở Thái Bình năm 1986, hội nghị về” Thời Trần với Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn trên quê hương Nam Hà” năm 1995 và hội nghị “ Anh hùng dân tộc, thiên tài quân sự Trần Quốc Tuấn và quê hương Nam Định” năm 2000, đều được tổ chức tại Nam Định. Theo nhà sử học Lê Văn Lan trong bài Bàn về đất phát tích nhà Trần: “ theo một cách hiểu thông thường: đất phát tích của dòng họ là nơi mà tổ tiên trực tiếp của dòng họ ấy sinh sống. Thực tiễn đời sống cổ truyền của dân tộc cùng văn minh đất nước, từ lâu đã hình thành một tiêu chí dựa trên quy luật của mối liên quan giữa nơi sống và nơi chết của người xưa: “Sống ngâm da, chết ngâm xương,” để các đời sau con cháu có thể nhận ra nơi sống của đời trước ở chính chỗ chỉ còn lại dấu vết ký gửi thân xác của họ. Đó là những bãi tha ma, nghĩa địa trở thành chỗ để xác định nơi đã sống của một cộng đồng dân cư, còn mộ tổ thì chính là một điểm chuẩn để có thể tìm kiếm đất phát tích của một dòng họ, một gia đình, là vì như vậy.” ( Nhà Trần và con người thời Trần, Viện sử học, hội khoa học lịch sử Việt Nam, Sở VHTT&DL tỉnh Thái Bình tái bản, 2010) [14 tr.27] Nhắc đến tài liệu chính sử cổ nhất nói về cội nguồn nhà Trần là Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê. Trong quyển V, mở đầu Kỷ nhà Trần, viết”...Có người tên Kinh đến hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường sinh ra Hấp, Hấp sinh Lý, Lý sinh ra Thừa đời đời làm nghề đánh cá. Vua là con thứ của Thừa, mẹ họ Lê, sinh ngày 16/6 năm Mậu Dần, Kiến Gia thứ 8 triều Lý” ( Đại Việt sử ký toàn thư, NXB KHXH, H.1998,T2,tr.7). Theo đoạn trích này, Trần Kinh là ông tổ đời thứ 5 tính từ Trần Cảnh( Trần Kinh – Trần Hấp- Trần Lý – Trần Thừa – Trần Cảnh) đã đến ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường tức là vùng Mỹ Lộc, Nam Định ngày nay và bốn đời làm nghề đánh cá. Năm 1209, một sự kiện lịch sử vào những năm cuối vương triều Lý,
  • 30. 22 trong buổi loạn lạc Quách Bốc, đã được các văn bản sử học ghi chép như một tài liệu đương đại của Đại Việt sử ký toàn thư: “ Hoàng thái tử Sảm( tức Lý Huệ Tông sau này) đến thôn Lưu Gia ở Hải Ấp nghe tiếng con gái của Trần Lý có nhan sắc, bèn lấy làm vợ. Nhà Trần Lý nhờ có nghề đánh bắt cá nên giàu, người quanh vùng theo về, cùng nổi lên làm giặc. Thái tử đã lấy con gái của Lý, trao cho Lý tước minh tự, phong cho cậu người con gái ấy là Tô Trung Từ làm điện tiền chỉ huy sứ”. [ Đại Việt sử ký toàn thư,T1, 9 t.334] Như vậy, muộn nhất là từ đời Trần Lý đã sinh sống ở thôn Lưu Gia, Hải Ấp và vẫn tiếp tục nghề đánh cá. Mặt khác, sách Đại Nam nhất thống chí có chép: “ Mộ tổ nhà Trần ở xã Tiến Đức,Thái Đường, Hưng Nhân”, tức thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày nay, cùng với một truyền thuyết nói rằng Trần Hấp đã được một thầy địa lý tìm cho gò hỏa tinh để táng mộ cha mình là Trần Kinh. Theo thầy địa lý ở nơi đó , ngôi mộ được táng ở một thế đất mà sau này trong họ sẽ có người do nhan sắc mà lấy được thiên hạ. Quả nhiên sau này, Trần Thị Dung đã được làm hoàng hậu, nhờ đó thế lực nhà Trần bắt đầu lớn mạnh cho tới khi Trần Cảnh được Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi, chính thức là vị vua đầu tiên của nhà Trần. Cũng ở Đại Việt sử ký toàn thư quyển VI phần viết năm 1299: “ Thượng hoàng ( Trần Nhân Tông) từng ngự cung Trùng Quang, vua ( Trần Anh Tông) đến chầu, có Quốc công, Quốc Tuấn đi theo. Thượng hoàng nói: “ Nhà ta vốn người hạ lưu, đời đời ưa chuộng hùng dũng, thường xăm hình rồng vào đùi, nếu nhà theo nghề võ, nên xăm rồng vào đùi để tỏ ra không quên gốc.” Đây là một đoạn sử, chép lời vị nhân vương lớn, lại có sự chứng kiến của Quốc công Quốc Tuấn và đương kim hoàng đế nên hàm chứa nhiều thông tin hiển minh. Vì thế có thể khẳng định rằng nhà Trần gốc vùng biển, nói đúng hơn là gốc dân chài vùng ven biển. Vì nghề gốc là chài lưới, chỗ ở không ổn định, nay đây mai đó, đâu cũng là nhà nên chưa kể đến việc phát tán các chi họ- chỉ
  • 31. 23 tính dòng trực hệ cũng có sự lưu động, phiêu bạt của tổ tiên nhà Trần. Hoàn toàn có thể tin tưởng là tổ thứ nhất họ Trần( Trần Kinh) đầu tiên cư ngụ ở Tức Mặc( Hà Nam Ninh) như Đại Việt sử ký toàn thư và nhiều gia phả, thần phả chép. Tuy nhiên, cũng hoàn toàn đúng là đến đời tổ thứ hai( Trần Hấp) thì do lối sống của nghề chài, thêm với sức hút của thuật phong thủy, họ Trần đã dời sang Thái Đường và phụ cận (Thái Bình) để rồi ở đó và từ đó các đời tổ thứ ba, thứ tư( Trần Lý, Trần Thừa) cùng anh em con cháu họ hàng là Trần Thị dung, Trần Tự Khánh, Tô Trung Từ,... và các thế lực trực thuộc, bước vào chính trường, thành công. Và cũng có ít nhất một trong các vị vua khai sáng nhà Trần( Trần Cảnh - Trần Thái Tông) sinh ra ở đây. Vì vậy, có thể nói rằng Long Hưng là đất phát tích của nhà Trần. Giáo sư Lê Văn Lan cũng đưa ra một công thức có dạng về toán học để lý giải cho hiện tượng văn hóa này: Đất lăng mộ = Đất phát tích Theo GS: Các vua nhà Lý chết ở Thăng Long đều đưa về chôn ở châu Cổ Pháp ( phủ Thiên Đức), cùng Bắc Ninh ngày nay. Các vua nhà Lê cũng chết ở Thăng Long và đều được đem về an táng ở Lam Sơn ( Lam Kinh) thuộc huyện Thọ Xuân, Tỉnh Thanh Hóa bây giờ. Cổ Pháp là đất phát tích nhà Lý, Lam Sơn là đất phát tích nhà Lê, đó là điều không cần tranh cãi. Văn hóa học- lịch sử học đúc kết: các triều Lý, Lê đưa các nhà vua của mình về đất phát tích an táng là để biểu thị ý thức nhớ nguồn và hành động về nguồn, ý thức và hành động truyền thống của Việt Nam. Nhà Trần, tồn tại giữa nhà Lý và nhà Lê, không và không có biểu hiện gì ngoại lệ. Vì vậy ý nghĩa hoàn toàn có thể rút ra được ở đây là: Chọn phủ Long Hưng làm nơi xây cất lăng mộ của các vị vua đầu của mình, triều Trần đã tự bộ lộ và khẳng định rằng đất phát tích của mình là ở đây. ( Giáo sư Lê Văn Lan, Bàn về đất phát tích nhà Trần, Nhà Trần và con người thời Trần, 2010,tr32) Năm 1277, vị vua đầu tiên của nhà Trần: Trần Thái tông, mất ở cung
  • 32. 24 Vạn Thọ, thành Thăng Long. Thái Tông được đưa đi chôn ở Chiêu Lăng. Năm 1288, tháng 4 sách Đại Việt sử ký toàn thư nói đến Chiêu LĂng như sau: “ Hai vua ( Thánh Tông và Nhân Tông từ Bạch Đằng) trở về phủ Long Hưng. Ngày 17, đem các tướng của giặc bị bắt la Tích Lệ Cơ Ngọc và Ô Mã Chi làm lễ dâng thắng trận ở Chiêu Lăng. Từ đó có thể thấy rằng, sau khi nắm giữ vương quyền, toạ lạc, các vị vua Trần chọn Thăng Long làm kinh thành, chọn Tức Mặc là nơi xây dựng hành cung, nhưng đã chọn Long Hưng là nơi xây miếu của các vị vua đầu tiên triều Trần, cùng một số hoàng hậu và các công chúa. Bởi Long Hưng là nơi đặt mộ tổ, là đất phát tích- sáng nghiệp- dựng nghiệp của nhà Trần. 2.3. Khái quát đền Trần xã Tiến Đức, huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình. 2.3.1. Lịch sử hình thành Mỗi triều đại phong kiến thường tôn lên hai thứ giá trị cao nhất, coi là hai mục tiêu có ý nghĩa cốt tử ngang nhau đối với vận mệnh của vương triều đó là: tôn miếu và xã tắc. Xã tắc là đất đai, cượng vực cộng với sức dân trăm họ, đó là cái sở hữu của vương triều. Xã tắc an hay nguy- nghĩa là đất đai vương quốc hình yên hay xâm lấn, lòng dân thuận hay oán- thì vương triều vững hay nghiêng. Tôn miếu là lăng tẩm cùng đền miếu thờ tổ tiên và các tiên đế, tiên hậu- theo quan niệm của vương triều là khí thiêng, ân trạch, là lực lượng tinh thần thiêng liêng để thống trị tinh thần cả trăm quan, trăm họ. Tôn miếu hưng hay phế, mồ mả tổ tiên an toàn hay bị đào bới thì vương triều vinh hay nhục. Trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn có nhấn mạnh: “Không những xã tắc, tôn miếu của ta bị người khác dày xéo, mà mồ mả cha mẹ các ngươi cũng bị đào bới”. Xét trên khía cạnh đó, thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà hay Thái Đường mà thời Trần gọi là hương Tinh Cương, phủ Long Hưng là
  • 33. 25 nơi đặt mộ tổ, là đất phát tích và sau đó đã được các vua Trần chọn làm nơi xây dựng tôn miếu sau khi lên ngôi, Thăng Long được chọn làm kinh đô và Tức Mặc là nơi xây dựng hành cung để nghỉ ngơi. Các vị vua nhà Trần chọn Long Hưng làm nơi dựng lăng miếu vì nơi đây không những là nơi đặt mộ tổ- đất phát tích của dòng họ, mặt khác còn vì Long Hưng có một vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông , phát triển kinh tế cũng như quân sự. Long Hưng là bãi biển mới được bồi đắp do phù sa các sông lớn, nhất là sông Hồng tạo nên. Do đó đất đai màu mỡ, sản xuất nông nghiệp phát triển. Là nơi sông nhiều, thuận lợi cho nghề sông nước, cho giao thông vận tải, sản xuất nông nghiệp. Do nhiều lý do mà trước đây khu di tích này đã bị hủy hoại dấu tích. Song cùng từng được tu tạo và duy trì trong cá triều đại sau đó. Sau khi cuộc Hội thảo và khai quật khảo cổ học chứng minh Tam Đường là đất phát tích nhà Trần, khu di tích này đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các cấp nhằm tái tạo lại nó. Năm 1990, Khu di tích đã được Bộ Văn hóa- thông tin, thể thao và Du lịch công nhận là Khu Di tích Khảo cổ học và Di tích Lịch sử Quốc gia. Ngay sau khi xếp hạng, được sự giúp đỡ của Bộ VHTT & DL và UBND tỉnh , Sở VHTT & DL đã chỉ đạo Bảo tàng tỉnh bước đầu khôi phục nơi thờ các vị vua Triều Trần trên di chỉ khảo cổ này, nhằm mục đích tôn vinh một triều đại oanh liệt trong lịch sử dân tộc, nhằm khẳng định vai trò, vị trí của đất Tam Đường và cả vừng đất Thái Bình là nơi đặt mộ tổ, đất phát tích, quê hương thứ hai của vua Trần, vùng hậu phương lớn của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên. Năm 1992, Bảo tàng Thái Bình đã xây dựng một công trình kiến trúc gỗ lim kết cấu chữ nhất, không có hậu cung, 7 gian, mái chảy, hồi văn 5 đấu, vì kèo chống đấu hoa sen, nguyên là một ngôi đình cũ, được tôn dựng làm nơi thờ các vị vua Trần. Vị trí ngôi đền ấy nằm ở phía Bắc đường liên xã, quay về hướng Nam, cách đường 50m.
  • 34. 26 Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hoá dân tộc, đồng thời nhằm giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau và đáp ứng lòng mong mỏi của đông đảo quần chúng nhân dân trong và ngoài tỉnh, từ năm 1999 dự án đầu tư quy hoạch tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ và lăng mộ các vua Trần đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, UBND tỉnh phê duyệt với tổng mức đầu tư trên 25 tỷ đồng. Lễ yên vị thánh tượng các vua đầu triều Trần và Thái sư Trần Thủ Độ, Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung đã được long trọng tổ chức tại đền Trần Hưng Hà. Để có cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử di tích Lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, UBND tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo Sở VHTT&DL phối hợp với UBND huyện Hưng Hà lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt, đề nghị Bộ VHTT&DL xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Ngày 31/12/2014, Thủ tướng đã ký Quyết định số 2408/QĐ-TTg xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Khu di tích Lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. 2.3.2. Hệ thống đền thờ Các công trình kiến trúc được bố trí theo hệ trục chính, chia thành các không gian như: không gian nội tự đền, không gian hành lễ, không gian vườn cây xanh, là một công trình kiến trúc kế thừa và phát huy truyền thống kiến trúc dân tộc và kiến trúc đình làng. Đặc biệt riêng Toà hậu cung Đền Trần là một phần trong tổng thể kiến trúc có kết cấu hình chữ đinh, gồm hai toà tám gian, trên diện tích 359m2 đã được xây dựng bởi sự tài hoa, điêu luyện của những người thợ điêu khắc, sự góp mặt của đá trong hợp thể kiến trúc tôn vinh vẻ uy nghi tráng lệ của hậu cung với hệ thống rồng đá được chạm trổ tinh vi, sống động. Bố trí thờ tự nội thất của đền Trần như sau: Tòa hậu cung: Chính cung thờ sắp xếp theo thứ tự :
  • 35. 27 1. Linh vị cụ Trần Kinh ( Truy tôn mục tổ Hoàng Đế) 2. Linh vị cụ Trần Hấp ( Truy tôn linh tổ Hoàng đế) 3. Linh vị Nguyên Tổ Trần Lý ( Truy tôn nguyên tổ Hoàng đế) 4. Thánh Tượng Thái Tổ Trần Thừa ( Truy tôn thái tổ Hoàng đế). Năm Bính Tuất ( 1226) ông chính thức vào ngôi Thượng Hoàng; năm Giáp Ngọ ( 1234) ngày 18 tháng Giêng, băng hà ở cung Phụ Thiên, mộ táng ở Thọ Lăng- Thái Đường. Bên phải thờ Thánh Tượng Thống Quốc Thái Sư Trần Thủ Độ. Bên trái thờ Thánh Tượng Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung. Tòa Đệ Nhị: Ban thờ Thánh Tượng vua Trần Thái Tông là ở chính giữa. ( Miếu hiệu của Trần Cảnh 1218 – 1277). Bên trái thờ Thánh Tượng vua Trần Thánh Tông. ( Miếu hiệu của Trần Hoảng 1240 – 1290). Bên phải thờ Thánh Tượng vua Trần Nhân Tông. ( Miếu hiệu của Trần Khâm 1258 – 1308). Tòa Bái Đường: Thờ Ngai và Bài vị của hội đồng các quan, Tả thờ Văn Quan, Hữu thờ Võ Tướng Triều Trần. Bên cạnh những công trình trên, sáng ngày 10/12/2009 tại quần thể di tích cấp quốc gia đặc biệt khu lăng tẩm các vua Trần xã Tiến Đức huyện Hưng Hà đã diễn ra lễ khai trương thư viện Đền Trần. Thư viện đền Trần là thư viện công cộng cấp xã, được hình thành có sự hỗ trợ của thư viện KHTH tỉnh, huyện và Ban liên lạc họ Trần,...Thư viện Đền Trần góp phần tôn vinh lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang, hào hùng của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là thời đại nhà Trần. Đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, mở rộng hiểu biết cho nhân dân. Thư viện được đặt tại dải vũ bên phải, gồm ba giá sách, 1500 đầu sách về lịch sử nhà Trần, sách chính trị xã hội, văn hộc nghệ thuật,... Bên cạnh đó, ngày 31/12/2009, UBND huyện Hưng Hà tổ chức lễ khởi
  • 36. 28 công xây dựng tòa Ngũ Tiền Môn - Cổng chính khu di tích đền thờ - lăng mộ các vua Trần, cho đến nay đã hoàn thành. Tiếp đó, UBND huyện Hưng Hà đã hoàn thành xây dựng tuyến đường trục thần đạo, bãi đỗ xe và đường ra các mộ vua đầu nhà Trần, Tòa Phương Đình trên trục thần đạo trong khuôn viên di tích. Hiện tại, vẫn còn một số hạng mục công trình khác đang chờ nguồn vốn đầu tư để tiếp tục xây dựng trong thời gian tới để phát triển khu di tích. Cùng với quần thể di tích đền Trần ở thôn Tam Đường, còn có Lăng thái sư Trần Thủ Độ và Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung tại xã Liên Hiệp và nhiều di tích thờ Hoàng thân quốc thích, Hoàng hậu, công chúa nhà Trần tại xã Tiến Đức, chùa Hội Đồng và các xã khác trong huyện của tỉnh Thái Bình. 2.4. Thực trạng hoạt động du lịch tại quần thể di tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình 2.4.1. Giá trị tín ngưỡng và tinh thần Vào thời kỳ lịch sử các vua Trần lập nghiệp từ đất Long Hưng và chọn Long Hưng là hậu phương lớn, cung cấp sức người sức của trong ba cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên. Các vua Trần rất quan tâm, chăm lo cho nhân dân nhân Long Hưng. Ngược lại, nhân dân Long Hưng cũng làm hết nghĩa vụ của những thần dân với nhà Trần trong sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Vua Trần đã tin cậy người Long Hưng và Thiên Trường vào các đội quân cấm vệ, bảo vệ vua và cơ mật viện của triều đình. Để thể hiện sự biết ơn, của nhà Trần với nhân dân Long Hưng, những lần chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên, vua Trần thường về tế tôn miếu ở Long Hưng. Bên cạnh đó, nhằm khẳng định giá trị di sản văn hóa nhà Trần ở Thái Bình và thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, thiết thực lập thành tích chào mừng những ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh trong năm 2010 và đặc biệt là
  • 37. 29 để thu hút khách du lịch đến với Thái Bình, dần hình thành các tour, tuyến du lịch góp phần phát triển du lịch tâm linh tỉnh nhà, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức thực hiện thành công tuần Văn hóa thể thao và Du lịch năm 2010 tại khu di tích đền thờ các vua Trần- xã Tiến Đức- huyện Hưng Hà từ ngày 27/02/2010 đến ngày 01/03/2010 ( tức ngày 13/1 đến 18/1 âm lịch). Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Hưng Hà chỉ đạo cho Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh và Trung tâm văn hóa - Thông tin thể thao huyện Hưng Hà phối hợp tổ chức khôi phục một số hoạt động văn hóa dân gian, trò chơi dân gian mà cách đây gần 100 năm nhân dân địa phương đã tổ chức hoạt động trong các lễ hội hàng năm tại khu di tích lịch sử đền Trần. Tài liệu sử sách và những thông tin người dân cung cấp thì tại Thái Đường xưa, nay là làng Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, hàng năm nhân dân đều tổ chức lễ hội tại khu đền thờ các vua Trần với các hoạt động tế, lễ, rước; các trò chơi như: chọi gà, thả diều, múa kỳ lân sư tử, các cuộc thi đấu thể thao như : vật, kéo co, cờ người, bóng chuyền,... các hoạt động văn hóa ẩm thực như: cỗ cá, bánh chưng, bánh dày; các hoạt động văn nghệ như: hát ca trù, trầu văn, hầu đồng, hát chèo,... Năm 2010 là lần đầu tiên khôi phục lại lễ hội cổ truyền này. Trong đó, tâm điểm là lễ khai ấn đầu xuân tại đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà. Theo dân gian truyền tụng, sau khi chiến thắng quân Nguyên lần thứ nhất, vào ngày 14 tháng Giêng, vua Trần đã mở tiệc chiêu đãi tại phủ Thiên Trường và phong chức cho các quan, quân có công lớn giết giặc và bảo vệ đất nước. Cứ vào ngày này, đúng giờ Tý ( 23 giờ), các vua Trần lại “ khai ấn” đánh dấu sự trở lại việc quốc sự của vua quan sau kỳ nghỉ Tết. Theo thông lệ, lễ khai ấn đền Trần tại làng Tam Đường được tổ chức bắt đầu từ 23h00 ngày 13/1 âm lịch. Phần lễ tổ chức vào sáng ngày 14, sau phần lễ khai mạc và lễ dâng hương với sự tham gia của các các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà Nước,
  • 38. 30 Tỉnh ủy Thái Bình, UBND huyện Hưng Hà, xã Tiến Đức cùng rất đông du khách thập phương trong nước và ngoài nước và người dân trong xã là phần biểu diễn màn sử thi “ Âm vang hào khí Đông A” do hàng nghìn diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp biểu diễn tạo nên các tiết mục đặc sắc. Sau đó, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước trồng cây lưu niệm trước đền tưởng nhớ công ơn. Buổi chiều ngày 14 và 15 là các hoạt động như : thi kéo co, thi đấu cờ người, thi chọi gà, biểu diễn rồng, lân, sư tử, giao lưu thơ nhân ngày Thơ Việt Nam ( 15 tháng Giêng âm lịch) và liên hoan diễn xướng chầu văn do các huyện, thành phố trong toàn tỉnh tham gia. Đặc biệt lần đầu tiên khôi phục cỗ cá do dân làng Tam Đường dâng lên Vua vào chiều ngày 14, có 3 kiệu cỗ cá với đầy đủ nghi lễ trang nghiêm và trân trọng do gần trăm người lễ phục chỉnh tề, cờ , lọng, trống, chiêng, kiệu chấp kích, bát bửu, giáo mác hành lễ tại sân Vua nhà Trần. Tiếp theo chiều ngày 15 tháng Giêng đền Trần tổ chức diễn xướng chầu văn của 8 huyện, thành phố với hơn 20 bài hát văn, hát ca trù đã thu hút đông đảo nhân dân tới dự. Đây thực sự là buổi biểu diễn nghệ thuật mang lại hiệu quả cao được nhân dân đánh giá cao và khen ngợi. Điểm nổi bật nhất trong Lễ khai ấn đền Trần tại xã Tiến Đức huyện Hưng Hà là Tục lễ cỗ cá Thái Đường. Năm 2012, dân làng Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà đã dâng lên đền Trần 3 mâm cỗ cá để làm lễ cúng các vị tiên đế, các vua Trần và các hoàng hậu, công chúa. Đây là tấm lòng của nhân dân địa phương đối với các vị tiên đế nhà Trần và là bước đầu khôi phục một tục lệ nét văn hóa ẩm thực của tiền nhân nhà Trần. Theo lời kể của cụ Trần Văn Chuyện, làng Thái Đường, xã Tiến Đức: Cỗ cá bắt nguồn từ tục giao hảo giữa hai làng Thái Đường ( nay là Tam Đường) và Vân Đài. Hàng năm, cứ đến ngày 15/2 âm lịch ngày giỗ công chúa chị là Diệu Từ Ân ở làng Thái Đường- Tiến Đức ( Hưng Hà) , ngày 15/9-
  • 39. 31 ngày giỗ công chúa em là Diệu Từ Dong ở làng Vân Đài – Chí Hòa ( Hưng Hà). Tiền lệ tình hai chị em hai làng Thái Đường và Vân Đài giao hảo “ nhất niên nhị lệ tháng 2 tháng 9” và “ nhất Vãng, nhất Lai”. Lệ hai làng quy định trước khi về ăn giỗ, dân làng phải nghị những người không có tang tóc, bụi bặm mới được về ăn giỗ. Sáng ngày 15 giỗ chị Diệu Từ Ân công chúa, dân làng Thái Đường tổ chức đội tế, lễ ( tế nam) đội phù giá khăn quàng áo đỏ, đai xanh thắt lưng, xà cạp bao chân, đi giầy, đầu đội nón chóp rứa khiêng kiệu, cờ, quạt, chiêng , trống, bát biểu, gươm đao; 4 nữ tỳ 4 cành phướn, 4 quạt đi sau kiệu, 4 lọng che kiệu, có người dịch loa để nhắc nhở mọi người và thông báo cho dân biết tục lệ. Đoàn rước đến địa điểm đã bố trí sẵn để đón đoàn Vân Đài lên ăn giỗ. Làng Thái Đường tổ chức 8 giáp, mỗi giáp làm 3 mâm cỗ đưa lên chùa thi cỗ. Cõ 3 giải: giải nhất 5 hào, giải nhì 3 hào, giải ba 2 hào. Thi xong vào tế lễ, tế lễ xong ra lấy cỗ về các giáp thụ lộc. Cách thức làm cỗ cá: có 2 loại cỗ gồm cỗ đơn và cỗ kép. Cỗ kép: có 1 con cá trắm đen từ 3 kg trở lên ( mỗi con bằng chiều ngang 1 bàn tay khép vào), 4 con cá mè, mỗi con trên 1 kg. Cá xát muối, rửa sạch rồi lại xát muối lại và treo lên 2 tiếng cho khô, sau đó ấn lá sung vào bụng cá cho căng như khi sống, lấy lá chuối hơ mềm gói cá lại cho thật thẳng rồi đặt vào phên rọ, không được để trật vẩy, gẫy vẩy, gẫy đuôi. Khi đun nước nóng già lên rồi mới cho cá vào nồi; khi đặt cá vào nồi đốt một tuần hương đen to, dài; khi hết hương mới vớt cá ra, nắn ruỗi cá thẳng, để nguội giữ hình dáng cá như ban đầu. Cá trắm, chép, mè đều làm như vậy. Khi bầy cỗ thì cá trắm, cá chép, cá mè đặt trên gắng ( bằng phên gỗ đóng đẹp), cắm hoa mẫu đơn vào miệng và mang cá, rải lá đinh lăng chung quanh. Cá trắm ở giữa, 4 cá mè 4 góc, bụng úp xuống dưới, lưng cá quay lên trên ( không đặt cá nằm nghiêng), phủ vải đều lên trên. Tầng dưới là 4 bát tàu đựng thịt lợn luộc thái phay bằng cái lược đặt ở
  • 40. 32 4 góc đỡ gắng đựng cá trắm ở trên. Tầng dưới còn có 2 đĩa giò lụa, mỗi đĩa 2 khoanh 4 lạng, 2 đĩa giò pha mỗi đĩa 2 khoanh 4 lạng, 1 đĩa chả chìa có thịt rán, 1 đĩa nem 4 quả, 1 đĩa dưa hành, 1 bát mọc miến, 1 bát ninh 2 chân giò, 1 đĩa xôi. Cỗ đơn : gồm cá chép từ 3 kg trở lên, 4 con cá mè từ 1 kg trở lên. Cách làm và bầy cõ cũng như cỗ kép, chỉ khác là không có cá trắm đen. Tục lệ giao hảo hai làng hiện vẫn đang duy trì đều đặn hàng năm cho đến nay và vẫn lưu giữ một số nghi thức chính Từ đó có thể thấy rằng, quần thể di tích này là nơi để các tầng lớp nhân dân bày tỏ và thể hiện một phần thiêng liêng và sâu kín nhất trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của mình cầu mình cầu mong một cuộc sống tốt đẹp hơn. Sự tồn tại của di tích đền Trần nhằm thỏa mãn các nhu cầu tinh thần của một số bộ phận các tầng lớp nhân dân, củng cố niềm tin tưởng hy vọng ở tương lai tốt đẹp, đồng thời góp phần khơi dậy và củng cố tính thiện lành trong mỗi con người. Tất cả những điều này thể hiện trong nghi lễ với một thái độ thành kính, trân trọng dành cho những đối tượng được thờ cúng tại đền Trần. 2.4.2. Giá trị văn hóa lịch sử và huyền thoại. Sau các nghiên cứu lịch văn hóa, tìm hiểu tài liệu và các cuộc khảo cổ học, các nhà khoa học và sử học đã kết luận rằng: khu vực thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà ngày nay thuộc khu vực phủ lộ Long Hưng thời Trần, nơi đây chính là đất phát tích, sang nghiệp của triều Trần. Trong sách Đại Nam nhất thống chí chép cụ thể rằng : “Mộ tổ nhà Trần ở xã Thái Đường, huyện Hưng Nhân, trước kia có bia nhưng từ sau khi Tây Sơn nổi lên thì bia này đã mất chỉ còn lại con rùa. ở đây có miếu thờ vua Trần : Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông”.(tr.315) Tếp theo là sách Đồng Khánh ngựu lãm địa dư chí lược ghi cụ thể hơn : “Miếu thờ các vua Trần ở xã Thái Đường, hướng Nam, trước miếu có 3 gò ấn
  • 41. 33 kiếm, sau miếu có 7 gò thất tinh”. ( Đồng Khánh ngự lãm địa dư chí lược_ Ngô Đức Thọ dịch, Thư viện Tổng Hợp Thái Bình, ký hiệu ĐV179) Trong số 4 vị hoàng hậu nhà Trần thì 2 vị được ghi rõ ở Thái Đường, phủ Long Hưng, là Khâm Từ Bo Khánh Hoàng Thái Hậu ( vợ vua Nhân Tông) và Tuyên Từ Hoàng Thái Hậu ( em gái Khâm Từ). Theo các nhà khảo cổ học, Thái Đường xưa, Tam Đường nay là khu mộ địa thời Trần (Trịnh Cao Tưởng – Phan Tiến Đa – Bùi Duy Lan – Nguyễn mạnh Cường : Báo cáo điều tra khai quật Tam Đường 2 năm 1979- 1980; Đỗ Văn Ninh : Ngôi mộ lạ ở Tam Đường – Tạp chí Khảo cổ học số 1- 1969; Trịnh Cao Tưởng – Đặng Kim Ngọc – Nguyễn Ngọc Phát : Khai quật mộ phần Cựu – Thông báo khảo cổ học 1980) Tam Đường chia thành hai khu vực Nam và Bắc, lấy đường xuyên xã làm trục, sẽ thấy xuất hiện các nấm phần sau: Phía Nam gồm có các phần (tức mộ ) : Trung, Thính, Bụt, Đa, Cựu, Mả, Tít. Mả Tít nằm gần sông Thái Sư ( xóm Bến), có tên gọi là Vườn Màn. Ngôi mộ này đã bị phá hủy nghiêm trọng. riêng mộ Phần Cự đã được khai quật chữa cháy năm 1979. Phía Bắc gồm nhiều phần mộ nằm rải rác trong các khu dân cư, các phần lớn hầu như đã bị phá hủy : Phần Lợn, Phần Quang, Phần Mao, Mộ Phần Mao được khai quật năm 1968. Đầu năm 1975, nhân dân Long Hưng đã phá hủy phần mộ có tên : “Mả bà già”. Toàn bộ những nấm phần còn tồn tại hoặc đã bị phá hủy là những ngôi mộ từ thời Trần và có quy mô lớn lại nằm trong khu di tích “ Tiền Tham thai, hậu thất Tinh” của đất Thái Đường xưa nay thuộc Hưng Hà. Khi nghiên cứu về cấu trúc mộ ở Tam Đường, đặc biệt là mộ Nấm Sỏi hay còn gọi là Phần Bụt nằm ở khu Tam Thai như nhân dân truyền tụng, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra chính ngay trên mộ ấy xuất hiện những viên gạch kiến trúc tháp, kích thước, phong cách tráng lệ và rất giống với gạch
  • 42. 34 tháo Phổ Minh ( Nam Định). Đồng thời, Tam Đường còn bảo lưu rất nhiều phế tích kiến trúc thời Trần. Tháng 12- 1972, nhân dân đã lấy đất đường và nhà mẫu giáo tìm thấy hang trăm viên gạch chỉ, ở mặt cạnh in nổi hang chữ “Vĩnh Ninh Trường”, cạnh đó còn tìm thấy nhiều phiến gỗ lớn, nhiều ngói lợp, chứng tỏ dấu tích kiến trúc bị sập đổ. Mùa xuân năm 1973, cách khu vực nói trên 200m về phía Đông là bãi tha ma và được san lấp làm sân vận động của xã đã bật lên nhiều gạch ngói, gốm sứ tại thời Trần nhân dân ta đã phát hiện một hang gạch bó vải có chữ “ Vĩnh Ninh Trường” phái Tây của dải đất này, đối diện với Phần Cựu, có địa danh là Phần Bia, nhân dân đã thu lượm được một số lượng lớn đầu rồng bằng đất nung, gạch hoa, ngói bồ, có đắp nổi hình rồng phượng, ngói mũi hài có gắn lá đề lợp hiên, trong đó có mô hình nhà bằng đất nung cùng nhiều viên gạch hoa cỡ lớn, sạch để trơn hình chữ nhật. Trong hai năm liền 1979-1980, nhà Viện Khảo cổ học đã phối hợp với Sở Văn Hóa Thông tin tỉnh Thái Bình ( nay là Sở VHTT & DL), đã khai quật khu vực Cồn Nhãn và khu Phần Bia. Với trên sáu trăm mét vuông, các nhà khảo cổ đã thu được 296 hiện vật lớn và hàng ngàn hiện vật gốm, đất nung gồm các nhóm: vật liệu kiến trúc (ngói chiếu, ngói bò nóc, ngói mũi hài,…), vật liệu trang trí kiến trúc ( ngói hiên gắn lá đề, ngói có trang trí hình rồng phượng,…), nhóm tượng tròn trang trí kiến trúc ( đầu rồng tả thực, đầu rồng đuôi tôm, đầu chim phượng), nhóm đồ gốm sứ (đĩa men ngọc và nậm rượu men nâu, có niên đại từ Trần đến Lê). Cho đến trước năm 1945, Tam Đường còn giữ được nét cổ kính, uy linh, tráng lệ của một làng quê ven dòng Nhị Hà. Khu dân cư và khu trước cửa UBND xã cao hơn rất nhiều so với khu canh tác. Khu Bia, Khu Cồn Nhãn, Khu Dậm được san bạt những năm gần đây. Trong làng có hang vạn
  • 43. 35 cây đại thụ. Chính khu vực phía Nam đường trục bây giờ, trước đây là khu nghĩa địa kéo dài đến tận các nấm phần. cây cối xum xuê đượm màu thần bí linh thiêng. Phần Sỏi cao ngất, cây cối um tùm, chỉ có một con đường nhỏ lên tới đỉnh Phần Trung, Phần Đa, Phần Cựu. Phía Bắc Tam Đường còn có một địa danh là Hành Cung. Ở đây đã đào được những ống thoát nước bằng đất nung thời Trần và phế tích kiến trúc dày đặc lòng đất. Khu vực xóm Bến bên cạnh dòng Thái Sư, còn có tên là Bến Ngự, Vườn Màn. Tục truyền từ thời nhà Trần các tiên đế và triều thần tứ kinh đô theo dòng Nhị Hà vào sông Thái Sư để bái yết lăng miếu tiên tổ, đều ghé thuyền ở bến này, nên được gọi là Bến Ngự. Dựa vào kết quả nghiên cứu khảo cổ học qua nhiều lần khai quật, kết quả nghiên cứu qua các tài liệu thư tịch, tài liệu điền dã sưu tầm dân tộc học, đã xác định được ý nghĩa to lớn của khu vực khảo cổ học này trong lịch sử quốc gia Đại Việt thế kỷ XII – XIV trên đất Thái Bình. Sở VHTT & DL Thái Bình, Bảo Tàng Thái Bình đã lập hồ sơ đề nghị Bộ VHTT & DL xếp hạng di tích Khảo cổ học Tam Đường là di tích cấp quốc gia năm 1990- quyết định xếp hạng số 1214/QĐBT – 1990, 30/10/1990) Những thông tin có được từ hệ thống di tích và kho tàng di vật chứa đựng đó đã giúp cho các thế hệ sau hiểu được “một phần lịch sử được viết bằng nét và hình khối, đó là những trang sử sống động được viết bằng hiện vật” về nhà Trần là nơi tôn vinh và lưu giữ những giá trị đặc sắc về vật chất và tinh thần của cha ông ta đã hình thành nên trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc đại Việt. (Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Việt Nam, Nxb ĐHQG) [7 tr.67] Bên cạnh đó, du khách khi tới thăm đền Trần sẽ được các thành viên trong Ban quản lý di tích cũng như những người dân tại đây kể lại một câu chuyện mang tính huyền thoại, truyền thuyết về việc chọn đất đặt mộ tổ của họ Trần. Câu chuyện này cũng được in trên tập giới thiệu của khu di tích.
  • 44. 36 Theo sử sách lưu truyền thì “chuyện kể rằng”: Ông tổ họ Trần (Trần Kinh) đến ở Hương Tức Mặc ( Nam Định ngày nay), rất thạo sông nước, sống bằng nghề chài lưới lênh đênh trên sông Nhị Hà, chỗ nào cũng là nhà, lấy người con gái ở Hương ấy sinh ra Trần Hấp. Vào thời Lý Thần Tông (1128- 1138) có một thầy địa lý đi xem tướng đất, thấy ở Hương Tinh Cương, xã Thái Đường, huyện Ngự Thiên, phủ Long Hưng có một Gò Hỏa Tinh, thầy cười mà nói rằng : Ở nơi bằng phẳng lại nổi lên một gò lớn, hẳn không phải là hoang địa. Thầy vào làng bên nghỉ trọ trong một gia đình, biết thầy là người giỏi xem đất, gia đình này ngỏ ý muốn nhờ thầy tìm giúp nới đặt mộ. cảm ơn việc đối xử tốt của gia đình, thầy địa lý đồng ý giúp, song đề phòng bất trắc thầy dặn sau này khi trời mưa to sấm chớp tahasy trên mặt mộ có màu đỏ thì phải chuyển mộ ngay, nếu không gia đình sẽ bị triệt diệt. xong việc đặt mộ, sợ người khác biết được, gia đình ấy đem lòng bội bạc đã trói thầy địa lý quẳng xuống sông. May thay gặp lúc thủy triều xuống và lúc đó Trần Hấp đang đánh cá gần đó, thấy người kêu cứu liền tới đem thuyền và hỏi duyên cơ. Cảm ơn đã cứu thoát nạn, xin tìm nơi cát địa để báo ơn”. Thầy địa lý bèn hướng dẫn Trần Hấp nấu một nồi nước nâu, nhân khi trời mưa to gió lớn đem đổ lên mặt mộ gia đình kia. Gia đình kia thấy trên mặt mộ của nhà mình như thầy địa lý dặn bèn vội vàng chuyển mộ đi nơi khác. Theo sự chỉ dẫn của thầy, giờ lành ngày Tân Dậu tháng Đinh Tỵ năm Quý Sửu, Trần Hấp di mộ cha từ Tức Mặc về đặt tại gò Hỏa Tinh, tiền của tốn phí hơn nghìn hốt. Mộ đặt tại hướng Càn ( Bắc), nhìn ra ngã ba sông lớn, tục gọi là Cửa Vàng. Phía sau gối lên cổ bi phục tượng, tả hữa la liệt cờ trống. Thế đất đặt mộ cha của Trần Hấp theo thầy địa lý là “Phấn đại đương giao chiếu, liên hoa đối diện sinh, tha nhật dĩ sắc đắc thiên hạ” – phấn son cùng chiếu rọi, trước mặt nở hoa sen, sau này có người do nhan sắc lấy được thiên hạ, lại nói “Nữ nhập cung phi, nam cư phụ chính”
  • 45. 37 Tác giả thấy rằng “theo dòng thời gian, càng lùi xa trong quá khứ, mọi sự thật hiện hữu sẽ càng được huyền thoại hóa dưới sự cảm nhận của người dân”. Những huyền thoại, truyền thuyết này khiến các di tích lịch sử trở thành trung tâm trong chúng, cho thấy cách hành xử của người đời đối với chúng. 2.4.3. Giá trị nghệ thuật Đền Trần tọa lạc trên diện tích hơn 32ha, phía trước có 3 gò ấn kiếm( phần Đa, phần Bụt và phần Trung) còn gọi là mả vua. Phía sau tựa vào làng Tam Đường tục truyền có 7 gò thất tinh. Hai bên tả hữa có sông Thái Sư và sông Hồng như vòng tay ôm ấp. Từ xa, du khách đã nhận ra tứ trụ nghi môn của ngôi đền dài 11m, cao 6,5m. tứ trụ nghi môn hay còn gọi là “Nghinh môn” là cửa để đón tiếp, đồng thời cũng là dấu hiệu để thông báo với người đời rằng phía sau cổng này có một nơi tôn nghiêm, cần có thái độ tôn trọng, kính cẩn. Nghi môn được xây theo kiểu tam quan cuốn vòm, mái chảy chồng diêm hai tầng, đao song loan cách điệu. Xưa kia, chỉ có nhà vua được đi cổng giữa, quan lại và người dân phải đi hai cổng bên cạnh. Tứ trụ nghi môn được xây dựng uy nghi hoành tráng, có trụ biểu lồng đèn được cách điệu hình phượng lá lật, nghê chầu nơi sơn thủy tối linh. Trong tâm thức người Việt cũng như trong kiến trúc đền chùa, con nghê là một linh vật đặc biệt. Nó có thể phân biệt người tốt và kẻ xấu, chính với tà. Con nghê còn có tác dụng tấn áp tà khí, mang đến những điềm lành, ví thế miệng của nó thường há to để trán áp mọi hung khí, không cho lọt vào bên trong không gian ngôi đền. Du khách bước qua cổng nghi môn sẽ thấy ngỡ ngàng trước không gian kiến trúc trải rộng của sân đền 550 , hai bên có giếng ngọc tạo nên sự cân đối hài hòa trong không gian kiến trúc. Tòa Bái Đường của ngôi đền rộng 330 gồm 7 gian, hai tầng mái kiểu chồng diêm. Mái tầng hai kiểu chéo đao tàu gốc, đao song loan cách điệu, nâng cao bay bổng với hệ thống chắn phong gỗ tiện nhẹ nhàng thanh
  • 46. 38 thoát. Bộ cửa lim phục hồi phong cách thời Lê với hình ảnh hai con rồng oai hung, hung dũng, ẩn hiện trong những đám mây. Hệ thống bẩy kẻ, vì kèo trạm trổ tứ quý, tứ linh, có niên đại thời Nguyễn tạo cảm giác thanh tao, nhẹ nhàng, thuần khiết. Tòa đại bái của đền Trần là công trình kiến trúc gỗ rộng lớn, hoành tráng bởi chiều cao kiến trúc với hai mái chồng diêm cổ các, những hang cột gỗ lim vững chắc, của thông gió giữa hai mái thoáng đãng, đảm bảo ánh sang cho không gian. Đôi rồng đá đứng trên thềm của tòa Bái Đường tạo thế uy nghi tối linh.Ở tòa Đại Bái có những câu đối như: “Xã tắc trung hưng hiến sử ức niên sinh diện mục Thái Bình thử lực Nam thiên tong cổ ngưỡng thần minh” “Vạn cổ thử giang sơn Thái Bình tu nỗ lực” “Nam thiên thắng nghĩa đức trường minh Trần đại tiên công truong vĩnh kỹ” Ngoài ra còn có một quả chuông đồng lớn đường kính khoảng 80cm, cao cả quai khoảng 1,1m, nặng gần 300kg, do ông Trần Nhượng- chủ tịch HĐQT cty CP An Phúc Châu (APC) thành phố Hồ Chí Minh tiến cúng. Hai bên tả hữu tòa Đại Bái có cổn ra vào nối tường bao viên ngăn cách công trình thành hai khu riêng biệt. Qua tòa Bái Đường, là sân Chầu lát gạch rộng bốn trăm mét vuông. Một không gian hành lễ thoáng rộng được bao viên khép kín bởi hai tòa giải vũ Đông, Tấy. mỗi tòa 5 gian, kết cấu kiến trúc gỗ lim, mái chảy, vì kèo chồng đấu hoa sen, hồi văn 5 đấu. Sân chầu là nơi diễn ra những hoạt động lễ nghi như đang hương, sửa kễ trước khi vào chầu cửa Thánh tòa Đệ Nhị và Hậu Cung của đền Trần. Ở đây có cây đèn bằng đá trạm trổ tinh xảo, có lô nhang bằng đá xanh tạo không gian thiêng liêng ngay trước cửa đền. hai đôi rồng bằng đá lớn mang phong cách Rồng thế kỷ XV, phủ phục trước của tòa Đệ