SlideShare a Scribd company logo
1 of 107
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
  
BẾ MINH NGA
VAI TRÒ CỦA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM
VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2014
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
  
BẾ MINH NGA
VAI TRÒ CỦA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM
VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 60 31 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRƯƠNG TUẤN BIỂU
HÀ NỘI - 2014
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CẢNH SÁT BIỂN
VIỆT NAM VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN 12
1.1. Những vấn đề lý luận chung về kinh tế biển, phát triển
kinh tế biển 12
1.2. Quan niệm, nội dung vai trò của Cảnh sát biển Việt
Nam với phát triển kinh tế biển 26
Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CẢNH SÁT BIỂN
VIỆT NAM VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN 41
2.1. Những thành tựu và hạn chế về vai trò của Cảnh sát
biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển 41
2.2. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra về vai trò của
Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển 56
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI
TRÒ CỦA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN 64
3.1. Quan điểm phát huy vai trò của Cảnh sát biển Việt
Nam với phát triển kinh tế biển 64
3.2. Giải pháp phát huy vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam
với phát triển kinh tế biển 75
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cảnh sát biển
Khoa học công nghệ
Kinh tế - xã hội
Kinh tế biển
Tìm kiếm cứu nạn
Xã hội chủ nghĩa
CNH, HĐH
CSB
KHCN
KT - XH
KTB
TKCN
XHCN
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm ở khu vực Đông Nam Á với diện
tích lãnh thổ 330.000km2
, có bờ biển dài 3.260km. Diện tích biển thuộc chủ
quyền, quyền tài phán quốc gia bao gồm: vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp
giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa gấp hơn 3 lần lãnh thổ trên đất liền
với diện tích khoảng hơn 1 triệu km2
, có trên 3.000 đảo lớn nhỏ và hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa Biển Đông. Các hải đảo và quần đảo
đã tạo thành một bộ phận thống nhất của lãnh hải Việt Nam, án ngữ các trục
đường giao thông huyết mạch trên biển cùng với các nguồn lợi về tài nguyên,
kinh tế biển (KTB), nên biển Việt Nam có một vị trí chiến lược đặc biệt quan
trọng cả về kinh tế (KT), chính trị, xã hội (XH), quốc phòng - an ninh, có vai
trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH)
đất nước, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Chiến lược KT - XH đến năm 2020 của nước ta đặt trọng tâm vào
đẩy mạnh phát triển KTB, đảo, đưa tỷ trọng KTB, đảo trong thu nhập quốc
dân tăng lên. Đồng thời gắn phát triển KT - XH với quốc phòng, an ninh
trên biển, đảo vững mạnh, có bước phát triển nhảy vọt về tiềm lực và sức
mạnh, nhất là lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân
dân trên biển, đảo, bao gồm cả thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế.
Đây là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng có quan hệ đến chiến lược biển của
một số nước trong khu vực, nhất là vào thời kỳ một số tài nguyên khoáng
sản như dầu khí, các tài nguyên quý hiếm trên đất liền và ở nhiều nơi trên
thế giới có nguy cơ cạn kiệt.
Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề phát triển
KTB kết hợp với giữ gìn an ninh trên vùng biển, ngay từ những năm 90 của
6
thế kỷ XX, Đảng ta đã hạ quyết tâm chính trị chiến lược và tổ chức phát triển
mạnh mẽ kinh tế vùng biển và KTB, đảo, khẳng định phấn đấu đưa nước ta
trở thành một nước mạnh về KTB. Cụ thể:
Năm 1990 Nhà nước ta đã đề ra chương trình Biển Đông - Hải đảo.
Nghị quyết 03/NQ-TƯ ngày 6/5/1993 của Bộ Chính trị “Về một số
nhiệm vụ phát triển KTB trong những năm trước mắt” đã khẳng định: “Đẩy
mạnh phát triển kinh tế đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và
lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển...”
Chỉ thị 20/BCT ngày 22/9/1997 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh phát
triển KTB theo hướng CNH, HĐH” đã chỉ ra rằng: “Vùng biển, hải đảo và ven
biển là địa bàn chiến lược có vị trí quyết định đối với sự phát triển của đất nước
và thế mạnh quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH... phát triển KTB phải
nhằm tăng cường sức mạnh quốc gia, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc” [18, tr.97].
Đặc biệt, ngày 9-2-2007, Hội nghị Trung ương 4, khóa X, ra Nghị quyết
số 09/NQ-TW về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó xác
định: “phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển,
bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp
phần quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH, làm cho đất nước giàu mạnh”.
“Trong thời kỳ phát triển KT - XH của đất nước ta, giai đoạn 2010-2020 sẽ là
thời kỳ kinh tế tiếp tục phát triển thuộc loại trung bình trong khu vực, nhu cầu
phát triển đòi hỏi phải tăng cường khai thác nguồn lợi trên biển. Do vậy, tiến ra
biển, phấn đấu trở thành quốc gia biển sẽ là nhu cầu tất yếu khách quan, bức
thiết. Qua đó yêu cầu làm chủ vùng biển, đảo, đảm bảo quốc phòng, an ninh
ngày càng đòi hỏi có bước đột phá về phát triển mạnh tiềm lực quốc phòng, an
ninh trên biển để đủ khả năng bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh hải, bao gồm
cả quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông”.
7
Tiếp tục chủ trương, đường lối phát triển KTB, đảo được xác định
trong các văn kiện trước đây của Đảng, Chiến lược phát triển KT - XH 10
năm (2011-2020), được Đại hội XI của Đảng (tháng 2-2011) thông qua, nhấn
mạnh: “Phát triển mạnh KTB tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của
nước ta, gắn phát triển KTB với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ
quyền vùng biển” [22, tr.121].
Quân đội nhân dân Việt Nam có vai trò quan trọng trong phát triển
KTB, trong đó lực lượng CSB, Hải quân, Biên phòng là nòng cốt. Thời gian
qua, bằng những hoạt động cụ thể của mình, CSB Việt Nam đã tạo được
những chuyển biến lớn trong nhận thức về tầm quan trọng đối với nhiệm vụ
thực thi pháp luật, quản lý, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn biển, đảo nói chung
và đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật, tội phạm trên biển nói riêng, đó
chính là điều kiện để phát triển KTB của đất nước. Những năm qua CSB Việt
Nam tham gia phát triển KTB, tuy đã có những đóng góp đáng kể nhưng nhìn
chung hiệu quả hoạt động KTB của CSB chưa cao và còn nhiều bất cập.
Thực tiễn phát triển KTB hiện nay đang đặt ra cấp thiết việc nghiên cứu,
làm rõ lý luận, thực tiễn và giải pháp phát huy vai trò của CSB Việt Nam trong
quá trình đó, góp phần phát triển KTB vừa đạt hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo
đảm củng cố vững chắc quốc phòng - an ninh trên biển.
Với lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Vai trò của Cảnh sát biển Việt
Nam với phát triển kinh tế biển” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Phát triển KTB là vấn đề không mới, qua tìm hiểu ở phạm vi cả lý luận
và thực tiễn, vấn đề phát triển KTB ở nước ta đã được nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu ở mức độ và góc độ tiếp cận khác nhau, dưới các hình thức như:
Đề tài khoa học các cấp, sách chuyên khảo, các bài báo trên các tạp chí...
8
* Các sách tham khảo và chuyên khảo
Cuốn sách: “Tài nguyên biển đảo”, tác giả: Phùng Ngọc Dĩnh [13]. Trong
cuốn sách này tác giả tiếp cận dưới góc độ đánh giá tính phong phú, đa dạng
của tài nguyên biển, đảo của Việt Nam.
Cuốn sách: “Kinh tế biển Việt Nam trên đường phát triển và hội
nhập”, tác giả: Ngô Lực Tài [61]. Tác giả đề cập đến vai trò quan trọng của
KTB Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập.
Công trình nghiên cứu: “Cơ sở cho phát triển kinh tế biển Việt Nam”.
Kiên Long [42]. Công trình nghiên cứu phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn
cho chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam trong thời kỳ mới.
Cuốn sách: “Sức mạnh tổng hợp bảo vệ chủ quyền biển đảo”. PGS.TS
Nguyễn Đình Chiến [12]. Cuốn sách được tác giả tiếp cận ở góc độ quốc
phòng - an ninh, phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ chủ quyền biển đảo của
Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Những công trình khoa học trên đã đề cập một cách tương đối khái
quát về xây dựng và phát triển KTB. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, các
công trình trên chỉ mới đề cập đến một khía cạnh của vấn đề.
* Các luận án, luận văn nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế, kinh tế biển
Luận án phó tiến sỹ khoa học quân sự “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
Việt Nam và vai trò Quân đội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước”, tác giả: Nguyễn Minh Khải [34]. Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam
trình bày tương đối hệ thống về vai trò của Quân đội với sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước. Luận án cho rằng, Quân đội phải có trách nhiệm chính trong việc đảm
bảo ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh quốc gia, coi đó là
sự đảm bảo bằng vàng cho quá trình CNH, HĐH được tiến hành trong môi
trường hòa bình và ổn định: khẳng định rằng không có hòa bình và ổn định thì
không thể CNH, HĐH theo định hướng XHCN được. Đồng thời, luận án cũng
9
cho rằng, với tư cách là một nguồn lực của quốc gia, Quân đội có thể và còn phải
làm nhiều việc để trực tiếp tham gia vào quá trình CNH, HĐH; đồng thời đề
xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện vai trò đó của Quân đội.
Luận án tiến sỹ kinh tế “Quân đội nhân dân Việt Nam đối với sự phát
triển kinh tế đất nước”, tác giả: Vũ Thanh Chế [11]. Luận án đề cập một cách
toàn diện vai trò của Quân đội đối với sự nghiệp xây dựng nền kinh tế đất nước;
phân chia hoạt động cơ bản của Quân đội ta thành các nhóm và phân tích hiệu
quả các nhóm hoạt động cơ bản đó, chỉ rõ nâng cao hiệu quả các nhóm hoạt
động cơ bản là biểu hiện tập trung của việc nâng cao vai trò của Quân đội đối
với sự nghiệp xây dựng nền kinh tế đất nước; phân tích, khái quát một số thành
tựu và tồn tại chủ yếu của các nhóm hoạt động cơ bản của Quân đội ta trên góc
độ tác động qua lại của chúng đối với nền kinh tế, nêu lên phương hướng cơ bản
và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả các nhóm hoạt động đó nhằm
phát huy hơn nữa vai trò của Quân đội đối với sự nghiệp phát triển kinh tế đất
nước.
Luận án tiến sỹ kinh tế “Vai trò Quân đội nhân dân Việt Nam trong quá
trình chủ động hội nhập kinh tế của nước ta”, tác giả: Trần Văn Lý [37]. Luận
án phân tích làm rõ cơ sở lý luận vai trò của Quân đội trong quá trình chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước và khái quát, phân tích nội dung vai trò
Quân đội trong quá trình này; đồng thời, luận án phân tích tương đối toàn diện
thực trạng thực hiện nội dung vai trò Quân đội trong hội nhập kinh tế quốc tế
những năm qua trên các lĩnh vực; đề xuất quan điểm, giải pháp về chính trị, tư
tưởng, tổ chức, cán bộ và phương thức hành động nhằm nâng cao vai trò của
Quân đội trong hội nhập kinh tế của đất nước.
Luận án tiến sỹ kinh tế “Giải pháp về vốn đối với phát triển kinh tế biển
trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”, tác giả: Đoàn Vĩnh Tường [53]. Luận án nêu lên
tầm quan trọng của phát triển KTB, qua đó phân tích, đưa ra các giải pháp về
10
vốn đối với phát triển KTB của tỉnh Khánh Hòa.
Luận văn thạc sỹ kinh tế “Phát triển kinh tế biển với xây dựng quốc
phòng - an ninh trong giai đoạn hiện nay của tỉnh Khánh Hòa”, tác giả: Phan
Thanh Hải [30]. Luận văn nêu lên tầm quan trọng của phát triển KTB, một
hướng chiến lược phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng, an ninh tỉnh Khánh
Hòa. Đưa ra phương hướng, giải pháp cơ bản để đẩy mạnh phát triển KTB gắn
với xây dựng quốc phòng, an ninh.
Luận văn thạc sỹ kinh tế “Vai trò của Hải quân nhân dân Việt Nam
trong phát triển kinh tế biển hiện nay”, tác giả: Nguyễn Bá Nam [45]. Luận văn
phân tích đặc điểm, nội dung phát triển KTB và luận giải cơ sở khoa học về vai
trò của Hải quân nhân dân Việt Nam trong phát triển KTB. Đồng thời hệ thống
hóa các đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
bảo đảm cho Hải quân phát huy vai trò trong phát triển KTB. Đánh giá thực
trạng và đề xuất phương hướng, quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của
Hải quân nhân dân Việt Nam trong phát triển KTB hiện nay.
* Các bài viết đăng trên các tạp chí đề cập đến phát triển KTB kết hợp
với quốc phòng - an ninh
Tiêu biểu như: “Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh ở
các tỉnh ven biển”, Trần Văn Giới [27]; “Chiến lược biển Việt Nam tầm nhìn
2020”, Mạnh Hùng [28]; “Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển kết
hợp tăng cường quốc phòng an ninh để bảo vệ vững chắc các vùng biển, hải
đảo thuộc chủ quyền quốc gia”, Đặng Xuân Phương [52]; “Phát triển bền
vững kinh tế biển Việt Nam góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh trên
biển”, Nguyễn Bá Duyên [15]; “Phát triển kinh tế biển kết hợp với xây dựng
chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, Nguyễn Quốc Khánh
[36]; “Phát triển kinh tế biển đi đôi với bảo vệ chủ quyền và an ninh vùng biển, hải
đảo và thềm lục địa của Việt Nam”, Nguyễn Văn Yên [71]; “Phát triển kinh tế -
11
xã hội biển đảo phục vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Phan
Tuấn Nam [46]; “Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh trong phát triển
kinh tế biển ở Việt Nam”, TS Nguyễn Văn Ngừng [47]; “Đẩy mạnh phát triển
kinh tế biển gắn với bảo đảm chủ quyền vùng biển quốc gia”, PGS.TS
Nguyễn Chu Hồi [33]; “Tình hình quốc phòng an ninh trên các vùng biển của
nước ta thời gian gần đây”, Đỗ Minh Thái [59]; “Nghệ thuật ứng xử của
Quân đội nhân dân Việt Nam trong giải quyết các vấn đề tranh chấp trên Biển
Đông để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc”, Trần Văn Thanh [60]; “Tranh chấp Biển
Đông - Đặc điểm, xu thế và giải pháp”, Lê Văn Cương [9]; “Công tác phòng,
chống tội phạm bảo vệ an ninh, trật tự trên biển của lực lượng Hải quân nhân
dân Việt Nam”, Trịnh Đình Xuyên [72]; “Đấu tranh phòng, chống vi phạm
pháp luật và tội phạm trên biển của lực lượng Cảnh sát biển - những khó khăn,
vướng mắc và giải pháp nâng cao hiệu quả”, Phạm Đức Lĩnh [39];“Tình hình
an ninh, trật tự trên các vùng biển Việt Nam và hoạt động của lực lượng Cảnh
sát biển trong thời gian gần đây”, Trần Phương Linh [40]; “Hoạt động phòng,
chống tội phạm trên biển của lực lượng Cảnh sát biển”, Nguyễn Giang Đông
[26]; “Một số vấn đề về đấu tranh phòng chống tội phạm trên biển ở Việt Nam
hiện nay”, Nguyễn Đức Bình [6]; “Công tác đào tạo cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát
biển đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trên biển Việt Nam hiện
nay”, Lê Ngọc Minh [43], “Hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền hạn,
nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam trong đấu tranh phòng chống tội
phạm trên biển”, Nguyễn Hồng Thanh [58]; “Thực trạng và phương hướng
hoàn thiện pháp luật về hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội
phạm trên biển Việt Nam hiện nay”, Nguyễn Ngọc Anh [2]; “Nghiên cứu xây
dựng thế trận quốc phòng trên vùng biển, đảo nhằm bảo vệ vững chắc chủ
quyển quốc gia trong giai đoạn mới”, Viện Chiến lược Quân sự [70]...
Các công trình, bài viết trên trực tiếp đề cập một cách cơ bản cơ sở lý
12
luận và thực tiễn về phát triển KTB, đảo; phát triển KTB gắn với quốc phòng,
an ninh; nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh
trật tự biển, đảo; đề xuất lý luận xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên
vùng biển, đảo, làm cơ sở nâng cao sức mạnh, hiệu quả đấu tranh quốc phòng,
góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và
lợi ích quốc gia trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc, nhưng vì nhiều lý do
khác nhau, các công trình trên chỉ mới đề cập đến một số khía cạnh của vấn
đề. Các công trình, bài viết trên đã giúp cho tác giả luận văn tiếp cận nhiều
thông tin bổ ích, nhiều lập luận khoa học về một số vấn đề liên quan tới phát
triển KTB. Tuy nhiên, trong quân đội ở phạm vi lực lượng CSB, theo nhận
biết của tác giả, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống vấn
đề vai trò của CSB Việt Nam đối với phát triển KTB. Do đó, đề tài tác giả lựa
chọn không trùng với các công trình nghiên cứu khác.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của CSB
Việt Nam đối với phát triển KTB; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp
nhằm phát huy vai trò của CSB Việt Nam trong quá trình đó.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích làm rõ lý luận về vai trò của CSB Việt Nam với phát
triển KTB.
- Đánh giá thực trạng vai trò của lực lượng CSB với phát triển KTB.
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò
của CSB Việt Nam với phát triển KTB.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
13
Vai trò của CSB Việt Nam với phát triển KTB.
* Phạm vi nghiên cứu
Vai trò của CSB với phát triển KTB ở các vùng biển và thềm lục địa
Việt Nam, thời gian từ năm 2000 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp luận nghiên cứu
Vận dụng hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh; quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến lược
biển Việt Nam đến năm 2020.
Tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu về phát triển KTB, đảo;
phát triển KTB, đảo gắn với quốc phòng - an ninh của các tác giả trong nước,
để vận dụng vào thực tiễn của lực lượng CSB Việt Nam.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính
trị Mác-Lênin là phương pháp trừu tượng hóa khoa học và một số phương
pháp khác: phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh và phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm một số lý luận và thực tiễn về vai
trò của CSB Việt Nam với phát triển KTB ở nước ta hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của đề tài, có thể vận dụng ở các mức độ khác
nhau trong phát triển KTB, gắn phát triển KTB với bảo đảm quốc phòng - an
ninh trên biển hiện nay ở nước ta.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, đề tài gồm 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo và phụ lục.
14
Chương 1
LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM
VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
1.1. Những vấn đề chung về kinh tế biển, phát triển kinh tế biển
1.1.1. Kinh tế biển
Kinh tế biển là gì?
Theo các nhà kinh tế, KTB là tổng hợp các hoạt động kinh tế thông qua
việc tận dụng tối đa các nguồn lực của biển - đại dương để mang lại lợi ích
cho các chủ thể kinh tế với mục tiêu phát triển KT- XH của một quốc gia
Đa số các nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn cho rằng, ở mỗi nước
KTB là một ngành tổng hợp của nền kinh tế quốc dân, bao gồm các hoạt động
kinh tế thông qua việc tận dụng các lợi thế về điều kiện địa lý, tài nguyên và
con người liên quan đến biển theo sự quản lý thống nhất, nhằm mục đích đem
lại lợi ích cho người lao động, đóng góp vào thu nhập quốc dân và phát triển
chung của đất nước. Với quan niệm trên, KTB gồm những nội dung cơ bản
sau:
Thứ nhất, KTB là tổng hợp các lĩnh vực kinh tế liên quan đến biển
Các hoạt động phát triển KTB gắn bó chặt chẽ với các hoạt động kinh tế
ở trên đất liền. Kinh tế đất liền tăng trưởng nhanh, mạnh sẽ tạo điều kiện hỗ
trợ đắc lực cho KTB phát triển và cho phép các hoạt động KTB ngày càng trở
nên đa dạng. Ngược lại, chính sự phát triển KTB tạo động lực lôi kéo và bảo
đảm cho sự phát triển bền vững, ổn định của kinh tế đất liền. Bởi vì, biển là
cửa ngõ mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và đối ngoại
với quốc gia bên ngoài. KTB không chỉ là một bộ phận của nền kinh tế quốc
dân mà còn là bộ phận hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay đối với
nền kinh tế nước ta. Đó là các ngành, lĩnh vực kinh tế ven biển và trên biển,
đảo như khai thác dầu khí, khoáng sản; kinh tế hàng hải; khai thác và chế biến
15
thủy hải sản; du lịch biển; xây dựng các khu công nghiệp tập trung, khu chế
xuất ven biển gắn với phát triển khu đô thị ven biển. Biển không chỉ mang lại
nguồn lợi to lớn về tài nguyên, thiên nhiên phong phú, đa dạng, hình thành
nhiều ngành nghề KTB, thu hút lao động, tăng thu nhập cho người lao động
và cho xã hội
Thứ hai, nói đến KTB phải nói đến cả hai mặt: lực lượng sản xuất thuộc
KTB và quan hệ sản xuất nảy sinh từ các hoạt động KTB.
Lực lượng sản xuất thuộc KTB bao gồm: tư liệu sản xuất và người lao
động. Trong ngành KTB, tư liệu sản xuất cũng bao gồm cả công cụ lao động và
đối tượng lao động; công cụ lao động và đối tượng lao động của KTB là ở biển
hoặc trên bờ sát biển. Con người lao động trong ngành KTB là người lao động
hoạt động trong lĩnh vực thuộc ngành KTB. Thực tế cho thấy, lực lượng sản xuất
trong ngành KTB thường ở trình độ cao hơn, lao động trong môi trường cũng
phức tạp hơn, chịu nhiều rủi ro hơn các ngành kinh tế khác. Vì vậy, lực lượng sản
xuất trong ngành KTB đạt trình độ tương đối cao so với các ngành kinh tế khác.
Quan hệ sản xuất nảy sinh từ các hoạt động KTB bao gồm quan hệ sở hữu,
quan hệ tổ chức quản lý, quan hệ phân phối trong hoạt động KTB, biểu hiện ở các
thành phần kinh tế, các hình thức tổ chức kinh tế trong tất cả các ngành KTB.
1.1.2. Phát triển kinh tế biển
Khái niệm về phát triển kinh tế biển
Phát triển KTB là sự tăng trưởng về số lượng, chất lượng của KTB
đồng thời là sự hoàn chỉnh về cơ cấu và thể chế của KTB.
Muốn đánh giá sự phát triển KTB phải xem xét mức tăng trưởng của
các ngành KTB, mà tiêu chí là sự tăng lên về thu nhập từ các ngành KTB đem
lại. Cùng với sự phát triển chung của KT-XH, KTB ngày càng phát triển
mạnh mẽ tăng về cả số lượng, chất lượng các ngành nghề.
Phát triển KTB là sự thay đổi theo hướng công nghiệp sản xuất, khai
16
thác và dịch vụ ngày càng tăng, làm cho tổng giá trị sản lượng hàng hóa tăng
lên, lao động nặng nhọc được giảm nhẹ, giá trị ngày công được đảm bảo tốt
hơn do ứng dụng được những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào
trong quá trình sản xuất kinh doanh, chất lượng mọi mặt các ngành KTB ngày
cành tăng về thu nhập, giá trị dịch vụ và công nghệ chiếm tỷ trọng chủ yếu
trong tổng giá trị sản lượng. Phát triển KTB là nhấn mạnh đến giá trị của các
ngành KTB tăng nhanh hơn, bền vững hơn chiếm tỷ trọng GDP đáng kể. Điều
này thể hiện rõ ở tất cả các ngành KTB nhất là khai thác đánh bắt, chế biến
thủy, hải sản.
Cùng với sự tăng trưởng KTB là hoàn chỉnh về cơ cấu và thể chế của
KTB. Sự đa dạng các ngành KTB là bộ phận hợp thành trong nền kinh tế
quốc dân. Cơ cấu ngành KTB bao gồm rất nhiều ngành nghề khác nhau như:
nuôi trồng, khai thác, chế biển thủy, hải sản, khai thác dầu khí, đóng tàu, vận
tải biển, du lịch biển, dịch vụ hàng hải và một số ngành nghề khác. Cơ cấu đa
dạng đó đang chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH nhằm xây dựng cơ cấu
KTB hợp lý, từng bước hiện đại và hội nhập với KTB quốc tế.
Nội dung phát triển kinh tế biển
KTB là một lĩnh vực kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực. Bao gồm nhiều
ngành, nghề, nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh
doanh trên biển nhưng có quan hệ và tác động lẫn nhau. Quá trình phát triển
của KTB phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện về địa lý, tiềm năng tài nguyên
biển và vùng ven biển, thời tiết, khí hậu... đây là ngành kinh tế chủ yếu nhờ
vào việc khai thác tài nguyên, khoáng sản là chính. Hoạt động KTB mang
tính liên vùng, biểu hiện thông qua việc khai thác thủy, hải sản, khai thác dầu
khí... không chỉ dừng lại trong phạm vi vùng biển của địa phương mà diễn ra
trên phạm vi thềm lục địa thuộc chủ quyền Việt Nam, do đó phát triển KTB
phải chú trọng về số lượng, chất lượng và chuyển dịch cơ cấu KTB theo
17
hướng hợp lý, hiện đại. Trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 thể
hiện rõ các nội dung sau:
Về KT - XH: Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về tài nguyên biển và
bảo vệ môi trường biển; phát triển KHCN biển; xây dựng kết cấu hạ tầng biển
gắn với phát triển mạnh các ngành dịch vụ; xây dựng tuyến đường ven biển,
trong đó có một số đoạn cao tốc và các tuyến vận tải cao tốc trên biển
Hình thành một số lĩnh vực kinh tế mạnh gắn với xây dựng các trung
tâm kinh tế để ra biển, làm động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Đến
năm 2020, phát triển thành công, có bước đột phá về KTB, ven biển gồm:
khai thác, chế biến dầu khí; kinh tế hàng hải; khai thác và chế biến hải sản;
phát triển du lịch biển và kinh tế hải đảo; xây dựng các khu kinh tế, các khu
công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô
thị ven biển
Trước mắt, sẽ tập trung đầu tư phát triển du lịch biển, xây dựng cảng
biển, phát triển công nghiệp đóng tàu, phát triển những ngành dịch vụ mũi
nhọn như vận tải biển, các khu kinh tế ven biển; tạo các điều kiện cần thiết
bảo đảm an ninh, an toàn cho người dân hoạt động, sinh sống trên biển, đảo
và ở những vùng thường bị thiên tai.
Về chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại: Phát huy sức mạnh tổng
hợp, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn
lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời Tổ quốc
Kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại
giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng trong quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo
của Tổ quốc gắn với thế trận an ninh nhân dân. Xây dựng lực lượng vũ trang,
nòng cốt là Cảnh sát biển, Hải quân, Không quân, Biên phòng, dân quân tự vệ
biển mạnh, làm chỗ dựa vững chắc cho ngư dân và các thành phần kinh tế sản
xuất và khai thác tài nguyên biển
18
Sớm xây dựng chính sách đặc biệt để thu hút và khuyến khích mạnh mẽ
nhân dân ra đảo định cư lâu dài và làm ăn dài ngày trên biển, phát triển kinh
tế kết hợp làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của Tổ quốc.
Về phát triển KHCN biển: Xây dựng tiềm lực KHCN biển đáp ứng yêu
cầu sự nghiệp đổi mới, phục vụ hiệu quả quá trình CNH, HĐH đất nước
Đẩy mạnh nghiên cứu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ứng dụng
KHCN, phục vụ công tác điều tra cơ bản, dự báo thiên tai và khai thác tài
nguyên biển; nhanh chóng nâng cao tiềm lực KHCN cho nghiên cứu và khai
thác tài nguyên biển, đáp ứng được yêu cầu giai đoạn phát triển mới của đất
nước.
Về xây dựng kết cấu hạ tầng biển: Phát triển mạnh hệ thống cảng biển
quốc gia, xây dựng đồng bộ một số cảng đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế,
đặc biệt chú trọng các cảng nước sâu ở cả ba miền của đất nước, tạo những
của mở lớn vươn ra biển thông thương với thế giới
Tăng cường đầu tư chiều sâu, cải tiến đồng bộ và hiện đại hóa cơ sở vật
chất kỹ thuật, sớm khắc phục tình trạng lạc hậu về trình độ kỹ thuật - công
nghệ các cảng; tăng nhanh năng lực bốc xếp hàng hóa, giảm thiểu tối đa chi
phí, bảo đảm có sức cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế
Sớm hoàn chỉnh khai thác có hiệu quả hệ thống sân bay ven biển, xây
dựng tuyến đường cao tốc chạy dọc theo bờ biển, khu kinh tế, khu công
nghiệp ven biển thành một hệ thống KTB liên hoàn…
Sự cần thiết phát triển KTB
Xuất phát từ vai trò KTB, khả năng và điều kiện, yêu cầu khai thác tiềm
năng biển cho phát triển KT - XH đất nước
Nước Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, một biển lớn, quan
trọng của khu vực và thế giới. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật
Biển năm 1982 thì Việt Nam hiện nay không chỉ có phần lục địa tương đối
19
nhỏ hẹp “hình chữ S” mà còn có cả vùng biển rộng lớn hơn 1 triệu km2
, gấp
hơn ba lần diện tích đất liền.
Dọc bờ biển có hơn 44 cảng biển, 48 vụng, vịnh và trên 112 cửa sông,
cửa lạch đổ ra biển. Tuyến biển có 28 tỉnh, thành phố gồm: 124 huyện, thị xã
với 612 xã, phường (trong đó có 12 huyện đảo, 53 xã đảo) có khoảng 20 triệu
người sống ở ven bờ và 17 vạn người sống ở các đảo, với trên 122 nghìn tàu cá
các loại, cùng với việc thành lập các nghiệp đoàn nghề cá, như tỉnh Quảng
Nam (ở 3 huyện Núi Thành, Duy Xuyên, Thanh Bình) có 7 nghiệp đoàn nghề
cá làm điểm tựa cho ngư dân ra khơi bám biển, bám ngư trường. Khai thác
biển cho phát triển kinh tế là một cách làm đầy hứa hẹn, mang tính chiến lược
và được đánh giá là đóng vai trò ngày càng quan trọng trong công cuộc phát
triển KT - XH của nước ta.
Từ bao đời nay, biển luôn gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động sản xuất,
đời sống của dân tộc Việt Nam. Bước vào thế kỷ 21, giống như nhiều quốc
gia khác, Việt Nam đang hướng mạnh về biển để tăng cường tiềm lực kinh tế
của mình. Đây là hướng đi đúng đắn, bởi lẽ biển Việt Nam chứa đựng nhiều
tiềm năng phát triển kinh tế to lớn, trong đó nổi bật lên các lợi thế:
Một là, vị trí chiến lược của biển - nhân tố địa lợi đặc biệt của sự phát triển
Việt Nam nằm ở rìa Biển Đông, vùng biển có vị trí địa kinh tế, chính trị
đặc biệt quan trọng và từ lâu đã là nhân tố không thể thiếu trong chiến lược
phát triển không chỉ của các nước xung quanh Biển Đông mà còn của một số
cường quốc hàng hải khác trên thế giới.
Việt Nam có lợi thế là vùng biển nằm ngay trên một số tuyến hàng hải
chính của quốc tế qua Biển Đông, trong đó có tuyến đi qua eo biển Malacca,
là một trong những tuyến có lượng tàu bè qua lại nhiều nhất thế giới. Bờ biển
Việt Nam lại rất gần các tuyến hàng hải đó nên rất thuận lợi trong việc phát
triển giao thương quốc tế.
20
Hai là, các nguồn tài nguyên biển có khả năng khai thác lớn, đóng góp
quan trọng cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong số các nguồn tài nguyên biển, trước tiên phải kể đến dầu khí, một
nguồn tài nguyên mũi nhọn, có ưu thế nổi trội của vùng biển Việt Nam. Trên
vùng biển rộng hơn l triệu km2
của Việt Nam, có tới 500.000 km2
nằm trong
vùng triển vọng có dầu khí.
Trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt Nam có thể chiếm 25% trữ
lượng dầu dưới đáy Biển Đông. Năm 2013 khai thác 340.000 thùng/ngày (mỗi
thùng 159 lít), khoảng 20 triệu tấn/năm. Trữ lượng dầu khí dự báo của toàn
thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỉ tấn quy dầu. Mặc dù so với nhiều nước,
nguồn tài nguyên dầu khí chưa phải là thật lớn, song đối với nước ta nó có vị trí
rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế đi vào CNH, HĐH. Bên
cạnh dầu, Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khoảng 3.000 tỉ m3
/năm [68].
Ngoài dầu và khí, dưới đáy biển nước ta còn có nhiều khoáng sản quý
như: thiếc, ti-tan, đi-ri-con, thạch anh, nhôm, sắt, măng-gan, đồng, kiềm và
các loại đất hiếm. Muối ăn chứa trong nước biển bình quân 3.500gr/m2
. Vùng
ven biển nước ta cũng có nhiều loại khoáng sản có giá trị và tiềm năng phát
triển kinh tế như: than, sắt, ti-tan, cát thuỷ tinh và các loại vật liệu xây dựng
khác.
Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu
vực. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn nhiều loại đặc sản khác có giá trị
kinh tế cao như tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển…
Riêng cá biển đã phát hiện hơn 2.000 loài khác nhau, trong đó trên 100
loài có giá trị kinh tế cao với tổng trữ lượng hải sản khoảng 3- 4 triệu tấn, khả
năng cho phép khai thác 1,5- 1,8 triệu tấn/năm. Với tiềm năng trên, trong
tương lai có thể phát triển mạnh ngành nuôi, trồng hải sản ở biển và ven biển
một cách toàn diện và hiện đại với sản lượng hàng chục vạn tấn/ năm.
21
Ba là, nguồn nhân lực dồi dào ven biển là một nhân tố quan trọng hàng
đầu quyết định kết quả khai thác tiềm năng nguồn lợi biển
Với số dân hơn 20 triệu người đang sinh sống, các vùng ven biển và đảo
của Việt Nam đang có lực lượng lao động khoảng 12,8 triệu người, chiếm
35,47% lao động cả nước. Đây là nguồn nhân lực quan trọng đối với quá trình
CNH, HĐH đất nước.
Bốn là, quốc phòng, an ninh và KTB có mối quan hệ tạo điều kiện, tiền
đề cho nhau, củng cố vững chắc và phát triển.
Về mặt lịch sử, biển gắn bó mật thiết và có ảnh hưởng lớn đến phát triển
KT - XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của mọi miền đất
nước. Các thế hệ người Việt đã gắn bó với biển và có sinh kế phụ thuộc vào
biển cả, đặc biệt đối với người dân sống ở các huyện ven biển và hải đảo
(chiếm 17% tổng diện tích và khoảng trên 23% dân số cả nước). Nước ta có
lợi thế “mặt tiền hướng biển”, thuận lợi trong giao thương với thế giới bên
ngoài nhưng cũng “xung yếu” về mặt an ninh, quốc phòng. Cho nên, chủ
trương gắn phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng - an ninh trên biển là
hết sức đúng đắn, mang tính nhất quán trong tư tưởng chỉ đạo của Đảng - xây
dựng đi đôi với bảo vệ Tổ quốc, mang tính thực tiễn trong bối cảnh của một
khu vực địa chính trị cực kỳ phức tạp - Biển Đông.
Kết hợp phát triển KT với quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc chủ
quyền, quyền chủ quyền và an ninh trên biển được xem là một trong những giải
pháp để thực hiện thành công Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Hơn
bất cứ địa bàn nào khác, việc xây dựng và phát triển KTB phải gắn chặt với
nhiệm vụ quốc phòng - an ninh bảo vệ biển để xây dựng thế trận quốc phòng
toàn dân, an ninh nhân dân trên biển. Mục tiêu kết hợp KT - XH với quốc
phòng - an ninh nhằm khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ vùng biển và
hải đảo của Tổ quốc; khai thác, sử dụng nguồn lợi biển của quốc gia có hiệu
22
quả để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hoạt
động kết hợp phải được tiến hành trong từng cơ sở đánh bắt hải sản, khai thác
tài nguyên, phát triển du lịch, dịch vụ; nghiên cứu khoa học biển; kết hợp theo
quy hoạch, kế hoạch của từng địa phương, vùng biển, nhằm phát huy sức
mạnh tổng hợp của quốc phòng - an ninh để nâng cao năng lực quản lý, bảo
vệ biển và hải đảo của Tổ quốc. Phát huy lợi thế của vùng ven biển, tạo động
lực lan tỏa hỗ trợ phát triển kinh tế nội địa, làm “bàn đạp” cho phát triển một
nền KTB hiệu quả và vững chắc, gắn với bảo đảm chủ quyền vùng biển quốc
gia được xác định là một trong những hướng ưu tiên có tính đột phá chiến
lược để đưa nước ta trở thành “một quốc gia mạnh về biển và làm giàu từ
biển”. Xây dựng tuyến ven biển gắn với một số tuyến đảo chính thành những
điểm kinh tế mạnh và căn cứ hậu cần kỹ thuật vững chắc cho các hoạt động
biển xa. Bảo đảm cung cấp nước ngọt, cơ sở hạ tầng và điều kiện sống cơ bản
để người dân yên tâm bám trụ, sản xuất trên các vùng biển, hải đảo tiền tiêu
của Tổ quốc, bởi những người lao động trên biển là lực lượng góp phần quan
trọng trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia.
Xuất phát từ xu hướng hợp tác quốc tế về KTB, phát triển KTB là hình
thức phát triển đặc biệt quan trọng để mở cửa, hội nhập quốc tế
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt sau khi nước ta là thành
viên đầy đủ của WTO, vấn đề xây dựng các công trình KT - XH theo chương
trình Biển Đông - Hải đảo sẽ đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng quan trọng
đối với phát triển KTB. Mỗi mục tiêu KT - XH được hình thành trên vùng
Biển Đông - Hải đảo thì đồng thời cũng xuất hiện sự đan xen lợi ích của các
chủ thể kinh tế trong nước và ngoài nước cũng như các khu liên hợp hóa dầu
khí, khu kinh tế mở, đặc khu kinh tế trên các vùng biển, đảo hoặc quần đảo.
Ba phần tư lãnh thổ nước ta (bao gồm cả lãnh hải) là biển, đảo, về lâu dài
nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về KTB, có tỷ trọng thu nhập quốc dân
23
(GDP) từ KTB cao. Với tiềm năng to lớn, nên khả năng phát triển KTB, làm
giàu từ biển của Việt Nam là rất lớn; do vậy, biển là một hướng chiến lược
trọng yếu, thuận lợi để nước ta phát triển KTB với sự ổn định và khả năng
cạnh tranh cao. Nếu nước ta không phát triển được KTB thì nguy cơ tụt hậu
xa hơn so với các nước xung quanh là khó tránh khỏi; đồng thời cũng khó giữ
được chủ quyền và các quyền lợi quốc gia trên biển, đảo. Vì vậy, trước mắt
cũng như lâu dài phải có định hướng chiến lược kết hợp kinh tế với quốc
phòng - an ninh trên biển.
Ngày nay, thế giới đang bước vào giai đoạn bùng nổ phát triển mới với
xu hướng ngày càng khẳng định tầm quan trọng to lớn của biển và đại dương.
Tình trạng khan hiếm nguyên liệu, năng lượng trở nên gay gắt hơn bao giờ
hết, dẫn tới cạnh tranh thị trường, tranh chấp lãnh thổ và xung đột quốc gia
thường xuyên và gay gắt. Vươn ra biển, khai thác đại dương đã trở thành khẩu
hiệu hành động mang tính chiến lược của toàn thế giới.
Từ nhiều năm nay, trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển,
đảo rất quyết liệt và phức tạp, đây cũng là những nhân tố gây mất ổn định,
tác động tiêu cực tới kinh tế, quốc phòng và an ninh của nước ta. Nhiều quốc
gia, nhất là những quốc gia có tiềm lực lớn về kinh tế, quân sự tận dụng ưu
thế của mình trên biển để xâm phạm và uy hiếp chủ quyền trên vùng biển,
đảo, thềm lục địa nước ta gây ra những nhân tố khó lường về sự toàn vẹn và
an ninh đất nước.
Biển Đông còn có vị trí quan trọng trong chiến lược biển và chiến lược
an ninh của các nước lớn ở Đông Á - Thái Bình Dương như Mỹ, Nhật, Trung
Quốc, sự quan tâm của những nước này đối với Biển Đông đã trực tiếp tác
động đến tình hình ở khu vực này nói chung và quốc phòng, an ninh của Việt
Nam nói riêng.
24
Ngày nay, biển càng có ý nghĩa sống còn đối với đời sống nhân loại và
từng quốc gia dân tộc. Vùng biển nước ta là một hướng đặc biệt quan trọng
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Tình hình an
ninh KTB có ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh, chính trị và phát triển kinh tế
của quốc gia. Để xây dựng nước ta thành một nước văn minh, giàu mạnh và
chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế với một vị thế xứng đáng, đòi hỏi
Đảng, Nhà nước, nhân dân, các lực lượng liên quan đến biển, lực lượng vũ
trang đặc biệt là CSBViệt Nam phải tăng cường trách nhiệm quản lý, bảo vệ
vững chắc vùng biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc và tham gia phát triển
KTB đạt hiệu quả KT - XH cao. Hiện nay, lực lượng đảm bảo quốc phòng và
an ninh trên vùng biển, đảo của Tổ quốc gồm có: Cảnh sát biển, Hải quân,
Biên phòng, Phòng không - không quân, Kiểm ngư, Công an, lực lượng vũ
trang địa phương và dân quân tự vệ biển của các địa phương có biển, song
CSB Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng
quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và đảm bảo việc chấp hành pháp luật của
Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là
thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.
Lực lượng Hải quân nhân dân là lực lượng bảo vệ chủ quyền quốc gia
trên biển, đảo. Nhiệm vụ là quản lý và kiểm soát chặt chẽ các vùng biển, đảo,
thềm lục địa, giữ gìn an ninh, chống lại mọi hành vi xâm phạm chủ quyền,
quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển;
bảo vệ các hoạt động bình thường của Việt Nam trên các vùng biển, đảo theo
quy định của luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam; tham gia đảm bảo an
toàn hàng hải và TKCN theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà
Việt Nam tham gia; sẵn sàng hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng khác
nhằm đánh bại mọi cuộc tiến công trên hướng biển.
25
Lực lượng Biên phòng là lực lượng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước về biên giới quốc gia, đấu tranh phòng, chống tội phạm giữ gìn an ninh
trật tự khu vực biên giới trên bộ và trên biển, đảo.
Lực lượng Phòng không - Không quân thường xuyên phối hợp hiệp
đồng với Hải quân để giải quyết nhiều nhiệm vụ trên biển nhanh chóng và
hiệu quả, tiêu biểu như nhiệm vụ trinh sát, chỉ thị mục tiêu...
Lực lượng Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ tiến hành các hoạt
động tuần tra, kiểm soát, điều tra, trinh sát, điều tra tố tụng các vi phạm, tội
phạm, bảo vệ an ninh, trật tự trên biển.
Lực lượng vũ trang địa phương và dân quân tự vệ biển, là lực lượng
tham gia phát hiện, cung cấp thông tin về các đối tượng vi phạm chủ quyền
biển, đảo và tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Lực lượng CSB Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước để
bảo vệ an ninh, trật tự an toàn, duy trì thực thi pháp luật trên các vùng biển
của Việt Nam. Với chức năng nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thực thi pháp luật
Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát là một trong những hoạt động thường
xuyên của lực lượng CSB với mục đích bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền,
quyền tài phán của Việt Nam; đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của
chế độ XHCN, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và các
lợi ích quan trọng khác của Việt Nam; giữ gìn các hoạt động trên biển có trật
tự, kỷ cương, trong đó mọi cá nhân và tổ chức có hoạt động bình thường trên
cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định; bảo
vệ tài nguyên biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trên vùng nội thủy, lãnh hải
thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên vùng tiếp giáp
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; phòng, chống ô nhiễm môi
26
trường trên biển do các hoạt động của tàu, thuyền và các cấu trúc nhân tạo
trên biển gây ra; loại trừ các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm, tội phạm;
phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, tội phạm, hạn chế đến
mức thấp nhất hậu quả, tác hại gây ra cho xã hội do vi phạm, tội phạm như:
buôn lậu, cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu, thuyền, vận chuyển trái
phép, mua bán người, vận chuyển, mua bán trái phép hàng hóa, vũ khí, chất
nổ, chất ma túy, tiền chất và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Thực thi pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng của lực
lượng CSB. Theo nghĩa hẹp là quá trình áp dụng pháp luật của người có thẩm
quyền trong lực lượng CSB nhằm bảo đảm việc chấp hành pháp luật của cá
nhân, tổ chức hoạt động trên biển trong các lĩnh vực quản lý nhà nước mà CSB
có thẩm quyền.
Hai là, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật mặc dù không tác động trực
tiếp đến hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự, an toàn trên biển, song
tác động đến ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Thông qua hoạt động
này, không những CSB có thể phát hiện nhanh chóng, kịp thời, xử lý hiệu quả
các vi phạm pháp luật mà còn hạn chế những vi phạm pháp luật xảy ra góp
phần giữ vững ổn định an ninh, chính trị, an toàn trên các vùng biển và thềm
lục địa Việt Nam. Hiện tại, Bộ Tư lệnh CSB đã thành lập Hội đồng phổ biến,
giáo dục pháp luật, là cơ sở để đảm bảo việc chỉ đạo, tổ chức giáo dục pháp
luật có tính hệ thống, định hướng rõ ràng.
Ba là, thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin và thông báo cho cơ quan
chức năng có liên quan
Lực lượng CSB Việt Nam có nhiệm vụ thu thập, tiếp nhận thông tin, xử
lý kịp thời và thông báo cho cơ quan chức năng có liên quan theo quy định
27
của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa XHCN
Việt Nam là thành viên. Cụ thể những thông tin về tội phạm, vi phạm, tình hình
an ninh trật tự, an toàn trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, thông tin
làm cơ sở công bố cấp độ, thay đổi cấp độ an ninh hàng hải; thông tin về cướp
biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền trong khuôn khổ hợp tác thực hiện
Hiệp định hợp tác khu vực chống cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu
thuyền tại Châu Á; thông tin giám sát, kiểm tra các hoạt động nghề cá trong
vùng đánh cá chung Vịnh Bắc bộ.
Bốn là, tham gia TKCN; ứng phó, khắc phục sự cố trên biển, thực hiện
hoạt động bảo vệ môi trường
Pháp lệnh lực lượng CSB Việt Nam, Quyết định số103/2007/QĐ-TTg
ban hành Quy chế phối hợp TKCN trên biển và và các văn bản hướng dẫn thi
hành quy định về nhiệm vụ tham gia TKCN của lực lượng CSB. Theo đó
CSB Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Bộ Quốc phòng phối hợp với trung tâm
TKCN hàng hải chịu trách nhiệm trong khu vực để tiến hành tìm kiếm, cứu
người bị nạn; sử dụng lực lượng, phương tiện tham gia TKCN trên biển theo
đề nghị của Ủy ban quốc gia TKCN hoặc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương ven biển.
Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của lực lượng CSB. Điều
này được quy định cụ thể trong các điều 6, 7 và 9 của Pháp lệnh số
03/2008/PL-UBTVQH12 ngày 26/01/2008 của Ủy ban thường vụ Quốc hội
khóa XII quy định về lực lượng CSB Việt Nam; Khoản 2 điều 58 Luật bảo vệ
môi trường 2005 và một số văn bản khác có liên quan.
Năm là, hợp tác quốc tế
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, CSB Việt
Nam thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an
28
toàn trên biển. Các hoạt động hợp tác quốc tế gồm: giáo dục, đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ, phòng chống cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu,
thuyền, kiểm soát, ngăn ngừa và đấu tranh với các hoạt động xuất, nhập cảnh
bất hợp pháp trên biển; hợp tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát về bảo
tồn và quản lý các nguồn tài nguyên trên biển; TKCN, phòng chống ô nhiễm
môi trường.
1.2. Quan niệm, nội dung vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với
phát triển kinh tế biển
1.2.1. Quan niệm vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển
kinh tế biển
Luận văn quan niệm về vai trò của CSB Việt Nam đối với phát triển
KTB như sau:
Vai trò của CSB Việt Nam với phát triển KTB là tổng thể các hoạt động
thông qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Quân đội và
nhân dân giao cho CSB, trực tiếp và gián tiếp đối với phát triển KTB, góp
phần thực hiện thắng lợi phát triển và bảo vệ vùng biển, đảo của Tổ quốc
Việt Nam XHCN.
Quan niệm trên thể hiện ở các vấn đề sau:
Một là, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng CSB Việt Nam
“Lực lượng CSB Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước
thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp
hành pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa
XHCN Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam”[69, Đ.1,2,3]. Lực lượng CSB Việt Nam là lực
lượng vũ trang nhân dân của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, đặt dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự
quản lý thống nhất của Chính phủ. Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý và điều
29
hành hoạt động của lực lượng CSB Việt Nam. Lực lượng CSB Việt Nam hoạt
động trên các vùng biển và thềm lục địa của Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Hai là, các hoạt động của CSB trong phát triển KTB và bảo vệ vùng
biển, thềm lục địa của Tổ quốc
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, lực lượng CSB Việt
Nam thực hiện, phối hợp với các lực lượng khác thực hiện nhiệm vụ theo quy
định của pháp luật
CSB Việt Nam có vai trò trực tiếp với phát triển kinh tế là sử dụng
nguồn nhân lực, vật lực, tài lực vào phát triển KTB
Vai trò gián tiếp của CSB Việt Nam là thông qua thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của mình góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho KTB phát triển.
1.2.2. Nội dung vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển
kinh tế biển
Quán triệt quan điểm của Đảng về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN,
CSB Việt Nam là lực lượng chuyên trách, nòng cốt của Nhà nước về thực thi
pháp luật trên biển, bảo vệ vững chắc an ninh chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và
lợi ích quốc gia, dân tộc trên biển.
Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, theo nghĩa rộng là bảo vệ các
quyền của quốc gia theo các chế độ pháp lý khác nhau, phù hợp với luật pháp
quốc tế, trên các vùng khác nhau, trên các hải đảo và thềm lục địa của quốc gia.
Vùng biển nước ta bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của nước
ta trên Biển Đông cùng các đảo và quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam.
CSB Việt Nam thực hiện bảo vệ an ninh pháp luật, trật tự an toàn xã
hội và văn hóa trên biển, ven biển. Biển là môi trường thiên nhiên khắc nghiệt
và nhiều biến động, lại là môi trường mở, thường xuyên có sự giao lưu quốc
tế và từ đó các luồng văn hóa, tư tưởng độc hại cũng dễ dàng xâm nhập vào
30
đất liền. Hơn nữa trong điều kiện quy chế pháp lý không đồng nhất giữa các
vùng nước khác nhau trên biển, do vậy việc bảo vệ an ninh pháp luật, trật tự
an toàn xã hội và văn hóa trên biển vốn đã phức tạp lại càng khó khăn, phức
tạp hơn…
CSB Việt Nam bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN;
bảo vệ sự nghiệp đổi mới đất nước. Mục tiêu chiến lược “xây dựng nước ta
trở thành một nước mạnh về biển, giàu từ biển” có vai trò là một trong nhiều
nhân tố quyết định đối với sự thành công của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta
khởi xướng và lãnh đạo. Vì vậy, trong chiến lược bảo vệ biển, đảo hiện nay
phải hiện thực hóa chủ trương, chính sách về phát triển KTB và bảo vệ biển,
đảo mà Đảng, Nhà nước đề ra dựa vào việc phát huy sức mạnh toàn dân thực
hiện tốt nhiều dự án phát triển trên biển, vùng ven biển, hải đảo; gắn chặt xây
dựng với bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biển đảo của Tổ quốc trong
mọi tình huống.
Các nội dung bảo vệ biển, đảo trên đây có quan hệ chặt chẽ với nhau
tạo thành một chỉnh thể thống nhất không tách rời. Các hoạt động kinh tế trên
vùng biển của Tổ quốc, tự nó đã là biểu hiện của quyền làm chủ và bảo vệ lợi
ích quốc gia trên biển. Song, các hoạt động KTB chỉ tiến hành có hiệu quả khi
tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền,
quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và an ninh trật tự, an toàn trên biển
và thềm lục địa của Tổ quốc. Sự bảo đảm quốc phòng - an ninh trên biển là
điều kiện tiên quyết và tiền đề cần thiết để tiến hành các hoạt động KTB. Đó
là nhiệm vụ nặng nề và cũng rất vẻ vang của CSB Việt Nam.
Nội dung vai trò của CSB Việt Nam đối với phát triển KTB
Một là, bảo vệ sự nghiệp phát triển KTB, đảo của Tổ quốc Việt Nam
XHCN
Xuất phát từ vai trò, vị trí và tiềm năng to lớn của biển, đảo trong phát
31
triển kinh tế đất nước, tất cả những yếu tố đó đòi hỏi phải đề cao cảnh giác,
bảo vệ, giữ gìn, khai thác hiệu quả phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước
hiện nay. Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa là nhiệm vụ của CSB Việt Nam. Đó là bảo vệ đặc quyền của
quốc gia về bảo tồn, quản lý, thăm dò, khai thác tài nguyên biển, thực chất là
bảo vệ lợi ích kinh tế ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia.
Quyền làm chủ biển, đảo và thềm lục địa không chỉ là quyền chủ động bảo
vệ, mà còn là quyền chủ động các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên
khoáng sản trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Toàn bộ khu vực thềm lục địa của Việt Nam rộng trên 1 triệu km2
, được
chia thành 170 lô thăm dò khai thác dầu khí, có tới 69 lô nằm ở vùng tranh chấp,
trong đó có 30 lô nằm ở khu vực Trường Sa. Những khu vực tranh chấp và ngay
cả những vùng đối phương tạo ra “tranh chấp mới” trên thềm lục địa ở gần bờ
của ta, việc thăm dò, chuẩn bị khai thác dầu khí cũng phải tiến hành trong tình
trạng rất căng thẳng, thậm chí không thực hiện được bởi uy hiếp của đối phương.
Bảo vệ chủ quyền, giữ vững hòa bình và ổn định trên các vùng biển là
điều kiện tiên quyết, là tiền đề cần thiết để khai thác và từng bước tiến ra biển
một cách vững chắc. Muốn khai thác được tiềm năng, lợi ích của biển, trước
hết phải làm chủ được biển, tăng cường quốc phòng - an ninh trên biển để tạo
điều kiện cho phát triển KTB là nội dung cấp thiết hàng đầu trong bảo vệ
biển, đảo trong tình hình mới. Xây dựng nước Việt Nam mạnh về KTB và
đưa KTB thành ngành mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân là một mục tiêu
chiến lược, đồng thời là một nhiệm vụ bức bách đang đặt dân tộc ta trước
thách thức lớn trên Biển Đông. Vì vậy nhiệm vụ bảo vệ và phát triển KTB,
đảo của CSB Việt Nam bao gồm những nội dung sau:
* Bảo vệ chủ quyền, giữ vững an ninh, an toàn, trật tự, hòa bình, ổn
định trên biển cho KTB phát triển.
32
Với chức năng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát thực thi pháp luật, CSB
Việt Nam chủ động duy trì thường xuyên lực lượng tàu trực, tuần tra kiểm
soát bảo vệ chủ quyền và các hoạt động làm ăn bình thường của nhân dân ta
trên biển, đảo. Bảo vệ an toàn các công trình kinh tế, nghiên cứu biển, nhất là
các công trình dầu khí quốc gia tại các khu vực dầu khí. Các tàu hoạt động
trên biển kết hợp tuần tra bảo vệ chủ quyền với việc tuần tra trinh sát, nắm
tình hình, đồng thời tuyên truyền, vận động ngư dân thực hiện nghiêm đường
lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; ngăn chặn, xua
đuổi tàu thuyền nước ngoài xâm nhập vào vùng biển của ta để thăm dò, khai
thác trái phép tài nguyên khoáng sản, thủy hải sản; phát hiện, ngăn chặn ngư
dân ta vi phạm chủ quyền của nước khác để khai thác trái phép thủy sản, đồng
thời bảo đảm an toàn cho sức khỏe, tính mạng và tài sản của ngư dân. Tiến
hành các hoạt động tuần tra chung trên biển với một số nước mà Việt Nam đã
ký kết như Trung Quốc, Thái Lan, Cămpuchia... qua đó góp phần ngăn chặn
các hoạt động phạm tội, vi phạm pháp luật trên biển, tạo điều kiện thuận lợi
và môi trường hòa bình, ổn định cho các hoạt động KTB của ta và các nước
lân cận.
* Bảo vệ tài nguyên, phòng chống ô nhiễm môi trường để KTB phát
triển bền vững.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát phát hiện các vi phạm trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường như các lỗi tàu không có đầy đủ trang thiết bị lọc
dầu, nước la canh và kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, không ghi hoặc ghi
nhật ký tàu không đúng theo quy định; khai thác, đánh bắt thủy hải sản bằng
các công cụ trái phép vi phạm về bảo vệ tài nguyên, hệ sinh thái và môi
trường biển như sử dụng chất nổ, xung kích điện, chất hóa học, ngư lưới cụ có
tính chất hủy diệt; đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật cho ngư dân làm
ăn trên biển, góp phần nâng cao hiểu biết và làm giảm thiểu những sai phạm
33
của ngư dân.
* Phát hiện, ngăn chặn và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật,
phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại trên biển, bảo đảm cho kinh tế
đất nước nói chung và KTB nói riêng phát triển trong môi trường lành mạnh,
công khai, minh bạch.
Lực lượng CSB Việt Nam luôn quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng,
đường lối chính sách pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của Bộ Quốc phòng về
công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ chủ quyền an ninh trật tự
trên biển trong tình hình mới; chủ động phối kết hợp chặt chẽ với các lực
lượng chức năng, chính quyền địa phương nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp
các lực lượng, biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm đạt hiệu quả. Đẩy
mạnh công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của quần chúng về
chủ quyền quốc gia, vị trí, vai trò tiềm năng, thế mạnh của biển, đảo trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của
công dân trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, đấu tranh phòng chống tội phạm
giữ gìn an ninh trật tự trên biển; củng cố an ninh trật tự trên các vùng biển,
đảo, ngăn chặn hoạt động vi phạm của tàu thuyền nước ngoài xâm phạm chủ
quyền vừa đảm bảo kiềm chế không sử dụng vũ lực gây căng thẳng làm phức
tạp thêm tình hình, trấn áp ngăn chặn hiệu quả hoạt động của các loại tội
phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại, góp phần tạo môi trường thuận
lợi cho KTB phát triển.
* Bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải; tổ chức các hoạt động TKCN,
cứu hộ trên biển, đấu tranh chống cướp biển và hợp tác với các nước để cùng
phát triển
Biển mang lại nguồn lợi to lớn cho con người, song biển cũng chứa
đựng nhiều hiểm họa khôn lường, như bão, động đất, sóng thần. Vấn đề tìm
kiếm, cấp cứu người và phương tiện bị nạn trên các vùng biển ngày càng trở
34
nên cấp thiết đang được Việt Nam và các nước trên thế giới quan tâm. Các
nhà khoa học cũng cảnh báo vùng Biển Đông cũng có thể xảy ra những thảm
họa tự nhiên do biến đổi khí hậu như bão, động đất, sóng thần, đặt con người
phải đề phòng giảm thiểu thiệt hại. Hoạt động TKCN là trách nhiệm, lương
tâm của mọi người đối với đồng loại, vừa mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Cả
nước hiện có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sống ven biển, số lao
động hoạt động liên quan đến biển chiếm tới 50% tổng số lao động hiện có.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay mọi hoạt động trên biển diễn ra nhộn
nhịp nhất là vận tải biển, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Hàng năm số vụ việc
như tai nạn, sự cố trên biển xảy ra nhiều, gây thiệt hại không chỉ về người,
của cải mà còn làm ô nhiễm môi trường, sinh thái biển. Theo thống kê của
Cục Hàng hải Việt Nam: năm 2011 xảy ra 64 vụ tai nạn, chết và mất tích 22
người, bị chìm và hư hỏng 37 phương tiện; năm 2012 xảy ra 34 vụ tai nạn,
chết và mất tích 16 người, bị chìm và hư hỏng 15 phương tiện; năm 2013
xảy ra 30 vụ tai nạn, chết và mất tích 19 người, bị chìm và hư hỏng 33
phương tiện; trong 9 tháng đầu năm 2014 đã xảy ra 10 vụ tai nạn hàng hải
[10]. Những sự cố, tai nạn trên biển chủ yếu do không đảm bảo an toàn giao
thông; trước những diễn biến phức tạp của an toàn giao thông trên biển:
Ngày 3 tháng 10 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị số 20/CT-
TTg về việc tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn
tai nạn giao thông hàng hải và đường thủy nội địa nhằm giảm thiểu rủi ro, tai
nạn. Hoạt động TKCN trên biển là nhiệm vụ khó khăn do đòi hỏi tính khẩn
trương của nhiệm vụ, hơn nữa việc TKCN thường diễn ra trong điều kiện
thời tiết phức tạp, nguy hiểm. Chấp hành chỉ thị của Chính phủ và Bộ Quốc
phòng, Bộ Tư lệnh CSB được giao nhiệm vụ là lực lượng thường trực ven
biển cùng với các lực lượng khác (Bộ Thủy sản, Biên phòng, Cục Đường
biển, Bộ Công an, Hải quân, Kiểm ngư...) chủ động ứng cứu kịp thời người
35
và phương tiện gặp nạn trên biển một cách nhanh nhất.
Lực lượng bảo đảm hàng hải CSB phối hợp với các cơ quan chức năng
có liên quan của các Bộ, ngành để xây dựng thiết lập cơ chế phối hợp hoạt
động cụ thể trong việc công bố, tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an
ninh hàng hải, ban hành các cấp độ và các biện pháp an ninh cần áp dụng theo
mỗi cấp độ an ninh. Hướng dẫn và bảo đảm theo chức năng quy định các biện
pháp an ninh cần áp dụng đối với tàu biển đang hoạt động tại vùng biển Việt
Nam, tàu biển đang neo đậu tại cảng dầu khí ngoài khơi. Chủ trì phối hợp với
Cục Hàng hải Việt Nam và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức diễn tập
các tình huống sự cố an ninh hàng hải; thiết lập mạng lưới thu thập và xử lý
thông tin an ninh hàng hải.
Cướp biển, cướp có vũ trang đang là vấn nạn đe dọa đến an ninh an toàn
trên biển, ảnh hưởng đến giao thương giữa các vùng là mối quan tâm của các
quốc gia và các tổ chức quốc tế có liên quan. Việt Nam là quốc gia đã ký và
phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc tế về Luật biển năm 1982, đồng thời
là thành viên hiệp định hợp tác khu vực về chống cướp biển và cướp có vũ
trang chống lại tàu thuyền tại Châu Á.
Hai là, trực tiếp tham gia phát triển KTB
Trong điều kiện đất nước vừa có hòa bình, vừa phải huấn luyện sẵn
sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, Quân đội nói chung, CSB Việt Nam nói
riêng không chỉ là đội quân chiến đấu, đội quân công tác mà còn là đội quân
lao động sản xuất, làm kinh tế.
Trong lĩnh vực lao động sản xuất làm kinh tế, trước hết là tính đến hiệu
quả. Tham gia làm KTB của CSB có tính đặc thù, do vậy tiêu chí đánh giá
hiệu quả phải tính đến cả về KT - XH và quốc phòng - an ninh. Khác với sản
xuất quân sự, lao động sản xuất và xây dựng, phát triển KTB của CSB là hoạt
động không sản xuất ra của cải vật chất phục vụ trực tiếp đời sống KT- XH,
36
nên lĩnh vực sản xuất, dịch vụ phát triển KTB của CSB Việt Nam có những
đặc điểm riêng.
* Các đơn vị của CSB tham gia làm kinh tế nhưng vẫn là lực lượng sẵn
sàng phục vụ chiến đấu. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ làm kinh tế, vẫn
luôn sẵn sàng chuyển trạng thái hoạt động. Đây là một đặc điểm lớn chi phối
đến định hướng, xác định đối tượng tham gia làm kinh tế và những vấn đề
khác của CSB.
* Từ yêu cầu phân bố lực lượng tham gia làm KTB phục vụ cho nhiệm
vụ quốc phòng - an ninh và kinh tế cũng như yêu cầu kết hợp quốc phòng - an
ninh với kinh tế mà nhiều đơn vị CSB phải được bố trí ở những vùng biển,
đảo khác nhau, xa đất liền, xa dân cư. Những bất lợi về vị trí địa lý, môi
trường kinh doanh, tính độc lập, các đơn vị CSB còn gặp khó khăn về nhiều
mặt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tham gia làm KTB.
Liên tục trong những năm qua, cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ huấn
luyện, sẵn sàng chiến đấu, lực lượng CSB tích cực tham gia làm kinh tế kết
hợp với quốc phòng trên địa bàn chiến lược vùng biển, ven biển, đảo của Tổ
quốc. Nổi bật trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Nhà nước,
Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh CSB đã chỉ đạo từng bước các đội tàu hoạt động
trên các ngư trường Vịnh Bắc Bộ, khu vực quần đảo Trường Sa, thềm lục địa
phía Nam, các giàn khoan, công trình dầu khí, cáp quang trên biển, kết hợp tổ
chức dịch vụ nghề cá các vùng biển xa, hàng năm cung cấp cho ngư dân dầu,
nước ngọt... Như vậy, CSB Việt Nam tham gia xây dựng kinh tế không có
nhiều lợi thế, nhưng vẫn phải lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu. CSB tham
gia xây dựng kinh tế, xem xét trên mọi góc độ đều chịu tác động của quy luật
tiết kiệm thời gian lao động, biểu hiện cụ thể của việc đẩy mạnh thực hành tiết
kiệm nguồn nhân lực, vật lực của đất nước giao cho CSB quản lý và khai thác
có hiệu quả trên cả hai mặt. Chính vì vậy, tính hiệu quả cao trong hoạt động
37
này đã góp phần nâng cao vai trò của CSB Việt Nam trong phát triển KTB.
Đó cũng chính là biểu hiện sự quyết tâm của CSB Việt Nam tích cực góp
phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI: “ Phát triển
kinh tế ven biển, biển và hải đảo theo định hướng Chiến lược biển đến năm
2020. Phát triển mạnh kinh tế đảo, khai thác hải sản xa bờ gắn với tìm kiếm
cứu hộ, cứu nạn và giữ vững chủ quyền vùng biển quốc gia” [22, tr. 203].
Ba là, tham mưu đề xuất với Đảng, Nhà nước trong việc hoạch định kế
hoạch trong phát triển KTB, đặc biệt là bảo vệ phát triển KTB
Để quá trình thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả, lực lượng CSB Việt Nam
phải tham mưu đề xuất cho lãnh đạo, chỉ huy các cấp tiến hành xây dựng một
kế hoạch chung thống nhất từ trên xuống dưới, phù hợp với phương thức quản
lý kinh tế và quản lý quốc phòng. Sử dụng linh hoạt cơ chế hỗn hợp vừa mang
tính kế hoạch, vừa mang tính thị trường.Theo đó, trên cơ sở chủ trương của
cấp ủy các cấp trong Quân đội về việc kết hợp quốc phòng - an ninh với KTB,
căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và tiềm năng, thế mạnh của đơn vị, người chỉ
huy tiến hành giao nhiệm vụ, kế hoạch, chỉ tiêu tham gia phát triển KTB cho
các cơ quan, đơn vị một cách hợp lý.
1.2.3. Sự cần thiết phát huy vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam đối
với phát triển kinh tế biển
Một là, xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giải
quyết mối quan hệ giữa tổ chức quân sự với xây dựng kinh tế và mối quan hệ
giữa xây dựng và bảo vệ đất nước.
Các nhà lý luận Mác - Lênin khẳng định rằng, xây dựng và phát triển
KT - XH phải gắn liền với bảo vệ quá trình đó. Xây dựng và phát triển KT
- XH là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của mọi cuộc cách mạng trong lịch
sử, cùng với quá trình ấy là bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng đã đạt
được. Quân đội và sự nghiệp xây dựng nền kinh tế đất nước có mối quan hệ
38
chặt chẽ với nhau, trong đó, kinh tế giữ vai trò quyết định việc tăng cường
sức mạnh của quân đội, song quân đội có vai trò tích cực đối với xây dựng
kinh tế đất nước.
Sự phụ thuộc của quân đội vào kinh tế được Ph.Ăng ghen chỉ rõ:
“Không có gì phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế hơn là chính ngay quân
đội và hạm đội. Vũ trang, biên chế, tổ chức, chiến thuật, chiến lược phụ thuộc
trước hết vào trình độ sản xuất đạt được trong một thời điểm nhất định và vào
phương tiện giao thông”[1, tr.235].
Đứng trên lập trường Mác xít, chúng ta phải nhận thức đầy đủ, toàn diện
sự tác động của quân đội đối với kinh tế có cả tích cực và tiêu cực, phải xem
xét nó trong tình hình cuộc đấu tranh giai cấp trong nước và trên thế giới đang
còn nhiều diễn biến phức tạp.Với góc độ thuần túy về kinh tế, rõ ràng quân đội
tiêu dùng của cải vật chất mà không quay lại quá trình tái sản xuất, thậm chí đó
là tiêu dùng mất đi. Bạo lực, quân đội “không làm ra tiền thậm chí còn tiêu
dùng nhiều tiền”. Song, quân đội không chỉ bảo vệ nền kinh tế, mà còn trong
điều kiện nhất định, tiêu dùng của quân đội sẽ kích thích sản xuất, ứng dụng
khoa học, công nghệ vào sản xuất nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa đáp
ứng nhu cầu kinh tế của chiến tranh. “Quân đội cũng là một nguồn lực kinh tế,
phải kích thích nguồn lực ấy cho phát triển kinh tế”[1, tr.235].
Hai là, xuất phát từ thực tiễn hoạt động của CSB Việt Nam trong phát
triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh trên biển, đảo.
Biển đảo là bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, là
hướng chiến lược trọng yếu, không gian sinh tồn, phát triển bền vững của dân
tộc Việt Nam trong cả hiện tại và tương lai. Với giá trị to lớn về KT - XH,
chính trị, quốc phòng - an ninh, nên biển Việt Nam đang là mối toan tính của
một số nước trên thế giới, nhất là thế lực bá quyền và một số nước trong khu
vực. Phát triển KTB, đồng thời bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ
39
quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia trên biển luôn là nhiệm vụ trọng yếu,
thường xuyên, cấp bách của Đảng, Nhà nước và toàn dân trong tình hình hiện
nay. Để trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, Đảng và Nhà nước
đã và đang tập trung đầu tư phát triển mạnh KT- XH trên các vùng biển, đảo.
Tình hình an ninh chính trị, an toàn trên biển có ảnh hưởng trực tiếp đến an
ninh, chính trị của quốc gia. Việc giữ vững ổn định chính trị, kinh tế, quốc
phòng - an ninh trên các vùng biển, đảo sẽ góp phần giữ vững môi trường hòa
bình, ổn định để xây dựng, phát triển KTB bền vững. Quân đội nhân dân Việt
Nam là đội quân cách mạng, có nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam XHCN và góp phần vào công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam.
Ba là, xuất phát từ tư duy mới của Đảng về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc
trong thời kỳ mới
Thứ nhất, tăng cường, nâng cao chất lượng công tác xây dựng, chỉnh
đốn Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN.
Thứ hai, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh
CNH, HĐH, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, kết hợp chặt chẽ kinh tế với
quốc phòng, an ninh, giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
Thứ ba, xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động thông tin, tuyên truyền.
Thứ tư, xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Thứ năm, tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân,
xây dụng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, có sức chiến đấu cao.
Thứ sáu, triển khai đồng bộ, toàn diện đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN [21].
Quan điểm trong chiến lược biển, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung
40
ương Đảng chỉ rõ: “Trở thành một nước mạnh về biển là mục tiêu chiến lược
xuất phát từ yêu cầu và điều kiện khách quan của sự nghiệp cách mạng xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN”. Do đó, một đòi hỏi khách quan,
cấp bách, đồng thời là một nhiệm vụ chiến lược nặng nề mà Đảng, Nhà nước
và toàn Đảng, toàn dân ta phấn đấu thực hiện trong một thời gian hết sức khẩn
trương là tăng cường sức mạnh quốc gia trên biển tương xứng với tầm quan
trọng chiến lược của biển phù hợp với điều kiện KT - XH đất nước. Để thực
hiện được mục tiêu trên, cần ra sức xây dựng, củng cố, hoàn thiện thế trận
quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân trên biển ngày càng vững
chắc, trong đó, lấy CSB làm nòng cốt bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển,
hải đảo, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Tổ quốc. CSB Việt Nam
thực hiện nhiệm vụ trên một hướng chiến lược trọng yếu, giữ vai trò nòng cốt
trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa, bảo vệ lợi ích quốc gia vì lợi
ích kinh tế trên biển. Sức mạnh quân sự quốc gia trên biển được biểu hiện
ở ý chí và năng lực thực tiễn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta thực hiện
chủ quyền trên biển, ở phòng thủ đất nước từ hướng biển và bảo vệ chủ quyền
quốc gia trên các vùng biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc. Đó là sức mạnh
tổng hợp của chế độ XHCN, của đường lối chiến tranh nhân dân, thế trận
quốc phòng toàn dân, toàn diện và của lực lượng vũ trang nhân dân trên biển
trong đó và trước hết là sức mạnh của CSB Việt Nam. Là thành phần cơ bản,
chủ yếu và luôn gắn liền với sức mạnh biển, CSB Việt Nam là lực lượng
chuyên trách, nòng cốt của Nhà nước về thực thi pháp luật trên biển, giữ gìn
an ninh trật tự, an toàn biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Mặt khác CSB luôn là lực lượng giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an
toàn trên các vùng biển, là chỗ dựa tin cậy của các thành phần kinh tế, các
hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trên biển, nghiên cứu khoa học, vận tải
và làm dịch vụ biển, là nhân tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho việc
41
phát triển KTB.
Xây dựng CSB ngày càng vững mạnh còn có ý nghĩa vô cùng quan
trọng góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà
nước ta, là công cụ hậu thuẫn cho chính sách đối ngoại, giữ vững hòa bình an
ninh và sự ổn định trong khu vực, tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa
các nước, nâng vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
Vì vậy xây dựng CSB Việt Nam vững mạnh toàn diện theo hướng cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, là lực lượng nòng cốt trong chiến tranh
nhân dân trên biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ
quốc là yếu cầu cấp bách trước mắt và chiến lược lâu dài vì biển là sự sống còn
của quốc gia, biển có vai trò vị trí đặc biệt quan trọng đối với nước ta.
*
* *
Qua phân tích trên, CSB Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp
phát triển KTB hiện nay. CSB không chỉ là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò
chủ đạo của sự nghiệp quốc phòng - an ninh biển đảo và thềm lục địa của Tổ
quốc, tạo điều kiện cho KTB phát triển, mà còn là lực lượng làm kinh tế có
hiệu quả. Song do yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH, sự nghiệp xây dựng và
phát triển CSB hiện nay, đòi hỏi vai trò đó cần được nâng cao hơn nữa. Đồng
thời thấy rõ tính hiệu quả của mỗi hoạt động của lực lượng CSB đều có ý
nghĩa trên hai mặt: góp phần xây dựng CSB Việt Nam vững mạnh toàn diện,
thể hiện vai trò nòng cốt cho toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an
ninh vùng biển, đảo và thềm lục địa của Tổ quốc. Tạo điều kiện cho ngư dân
ra khơi khai thác thủy, hải sản bám biển; mặt khác, làm giảm ngân sách Nhà
nước và mức huy động lực lượng lao động xã hội cho lĩnh vực quốc phòng -
an ninh, nhờ đó mà các nguồn lực của đất nước được tập trung cho sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước. Vì vậy, để nâng cao hơn nữa vai trò của CSB Việt Nam
42
trong phát triển KTB, cán bộ, chiến sỹ trong Bộ Tư lệnh CSB, trước hết là cán
bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp phải tập trung nâng cao hiệu quả mọi hoạt động
của cơ quan, đơn vị, bao gồm cả hoạt động quân sự thuần túy cũng như hoạt
động sản xuất quân sự và tham gia phát triển KTB.
43
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM
VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
2.1. Những thành tựu và hạn chế về vai trò của Cảnh sát biển Việt
Nam với phát triển kinh tế biển
2.1.1. Những thành tựu của Cảnh sát biển Việt Nam trong tham gia
phát triển kinh tế biển, giữ vững chủ quyền, an ninh, an toàn biển, đảo của
Tổ quốc
Là lực lượng còn non trẻ (thành lập 28/8/1998), quá trình hoạt động của
CSB Việt Nam đã gặp phải không ít khó khăn, nhất là công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển. Nhưng với sự lãnh đạo,
chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, sự phối kết hợp chặt chẽ,
giúp đỡ tận tình đầy trách nhiệm của các lực lượng Công an, Biên phòng, Hải
quân, Kiểm ngư... đến nay, lực lượng CSB đã từng bước khẳng định được vị
trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ là lực lượng chuyên trách của Nhà nước
trong duy trì an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật
trên biển. Toàn lực lượng CSB có ý chí quyết tâm cao, có sự đoàn kết nhất trí,
khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Thời gian qua,
bằng những hành động cụ thể, CSB đã từng bước tạo được những chuyển
biến lớn trong nhận thức về tầm quan trọng đối với việc quản lý, giữ gìn an
ninh trật tự an toàn biển, đảo nói chung và đấu tranh phòng chống vi phạm
pháp luật, tội phạm trên biển nói riêng góp phần vào công cuộc xây dựng, bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Một là, hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giữ vững chủ quyền, an
ninh, an toàn, hòa bình, ổn định trên biển
Trong những năm qua, với chức năng là lực lượng chuyên trách của
Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm
44
việc chấp hành pháp luật của Việt Nam, CSB Việt Nam đã chủ trì thực hiện,
thường xuyên phối kết hợp với các lực lượng khác thực hiện tốt nhiệm vụ
theo quy định của pháp luật. Tham gia quản lý, giám sát hoạt động nghề cá
trong các vùng nước Hiệp định ở Vịnh Bắc Bộ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,
góp phần duy trì nghiêm trật tự, an toàn, an ninh, môi trường hòa bình, ổn
định trên biển, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân làm ăn sinh sống và hoạt
động kinh tế trên biển, thềm lục đại của Tổ quốc đạt hiệu quả nhất.
Để đảm bảo quản lý an ninh, trật tự, an toàn trên biển, thời gian qua
CSB Việt Nam đã tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể:
Hoạt động đấu tranh với những hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ
quyền, quyền tài phán trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam
Có thể nói, trên tất cả các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam,
nhất là khu vực miền Trung, các tàu cá, tàu thăm dò nước ngoài vẫn thường
xuyên vi phạm để khai thác thủy sản trái phép, thăm dò khai thác tài nguyên
khoáng sản và trinh sát nắm tình hình. Bằng hoạt động trinh sát nghiệp vụ, lực
lượng chức năng CSB tiến hành thu thập thông tin về hoạt động của tàu,
thuyền nước ngoài liên quan đến hoạt động thăm dò, đánh bắt thủy, hải sản,
buôn lậu... Thông qua việc thường xuyên tuần tra, kiểm soát trên biển, đồng
thời làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật cũng như chức
năng, nhiệm vụ của lực lượng CSB cho bà con ngư dân làm ăn sinh sống trên
biển, CSB đã và đang góp phần đảm bảo hoạt động nghề cá của ngư dân, chấn
chỉnh những vi phạm về hàng hải của tàu thuyền hoạt động trên biển.
Tuy Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam và Trung Quốc khu vực
Vịnh Bắc Bộ đã đi vào nền nếp, tác động tích cực vào việc ổn định biên giới
biển và hoạt động nghề cá trong vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ, nhưng
hoạt động của tàu cá Trung Quốc vẫn dùng nhiều thủ đoạn tinh vi và manh
động, lợi dụng đêm tối đi sâu vào vùng biển Việt Nam đánh bắt, sáng lại rút
45
tàu ra ngoài, lợi dụng thời tiết xấu, thời điểm không có lực lượng tuần tra của
Việt Nam, tổ chức đi theo từng nhóm từ 3 đến 5 chiếc, cá biệt có nhóm từ 10
đến 30 chiếc xâm phạm vùng biển Việt Nam, loại tàu này có công suất trên
500 CV, khi bị lực lượng chức năng của Việt Nam xua đuổi thường chống
đối, tìm cách đâm cản lực lượng của ta rút về phía Trung Quốc. Tính đến nay
các đơn vị CSB đã trực tiếp tuần tra, phối thuộc với các đơn vị trong và ngoài
lực lượng hoạt động được hàng nghìn lần chuyến tuần tra, kiểm soát trên các
vùng biển và thềm lục địa nước ta, làm nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho các hoạt
động KTB. Trong đó, đã tổ chức 1.837 lượt tàu thuyền các loại làm nhiệm vụ
tuần tra, kiểm soát và tiến hành kiểm tra 11.133 lượt tàu thuyền các loại (170 tàu
thuyền nước ngoài), xử phạt 5.569 tàu vi phạm trên các vùng biển và thềm lục
địa của nước ta. Cụ thể từ năm 2000 đến nay đã xua đuổi trên 13.000 lượt tàu
cá nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam, nhiều tầu cá Trung Quốc đã vào
sâu khu vực biển Việt Nam khai thác trộm hải sản, trong đó bắt giữ, xử lý vi
phạm hành chính trên 150 tàu cá vi phạm. Năm 2013, CSB phối hợp với Hải
quân, Biên phòng phát hiện, xua đuổi 3.108 lượt tàu cá Trung Quốc vi phạm
vùng biển Việt Nam, trong đó đã bắt, lập biên bản vi phạm và cảnh cáo,
phóng thích, tuyên truyền, yêu cầu ra khỏi vùng biển của Việt Nam 124 chiếc
theo đúng chủ trương, đối sách. Tổ chức xác minh, làm rõ 109 vụ/288 tàu/
2.710 ngư dân của Việt Nam bị lực lượng chức năng của nước ngoài bắt giữ,
đưa về bờ xử lý hoặc kiểm tra, tịch thu tài sản, xua đuổi trái phép khi tàu cá
của ta vào tránh gió, bão hay đang hoạt động bình thường ở vùng biển Hoàng
Sa, Trường Sa. Các xác minh đảm bảo nhanh chóng, chính xác, kịp báo phục
vụ đấu tranh ngoại giao và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho ngư dân. Sáu tháng
đầu năm 2014, CSB nắm được, có 17.826 lượt chiếc hoạt động trên các vùng
biển, tập trung chủ yếu ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ, khu vực cửa Vịnh Bắc Bộ,
quần đảo Trường Sa và vùng biển phía Nam. Quá trình hoạt động, phát hiện
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển

More Related Content

Similar to Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển

Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho thanh niên ở tỉnh Quảng Ngãi hi...
Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho thanh niên ở tỉnh Quảng Ngãi hi...Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho thanh niên ở tỉnh Quảng Ngãi hi...
Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho thanh niên ở tỉnh Quảng Ngãi hi...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Phát triển đánh bắt thuỷ sản Quận Sơn Trà, Thành phố Đà nẵng.doc
Luận Văn Phát triển đánh bắt thuỷ sản Quận Sơn Trà, Thành phố Đà nẵng.docLuận Văn Phát triển đánh bắt thuỷ sản Quận Sơn Trà, Thành phố Đà nẵng.doc
Luận Văn Phát triển đánh bắt thuỷ sản Quận Sơn Trà, Thành phố Đà nẵng.docsividocz
 
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảo
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảoChuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảo
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảoHiệp Bùi Trung
 
2014 Khoa hoc cong nghe bien Viet Nam
2014 Khoa hoc cong nghe bien Viet Nam2014 Khoa hoc cong nghe bien Viet Nam
2014 Khoa hoc cong nghe bien Viet NamTran Duc Thanh
 
Bài thu hoạch quốc phòng.docx
Bài thu hoạch quốc phòng.docxBài thu hoạch quốc phòng.docx
Bài thu hoạch quốc phòng.docxTOANNGUYENKHANH5
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...ssuserc1c2711
 
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo ở Quảng Bình
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo ở Quảng BìnhPhát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo ở Quảng Bình
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo ở Quảng BìnhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh sdt/ ZALO 093...
Đề tài Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh sdt/ ZALO 093...Đề tài Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh sdt/ ZALO 093...
Đề tài Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh sdt/ ZALO 093...Thư viện Tài liệu mẫu
 
SKKN Giáo dục tình yêu biển, đảo cho học sinh trường THPT Gia Hội, thông qua ...
SKKN Giáo dục tình yêu biển, đảo cho học sinh trường THPT Gia Hội, thông qua ...SKKN Giáo dục tình yêu biển, đảo cho học sinh trường THPT Gia Hội, thông qua ...
SKKN Giáo dục tình yêu biển, đảo cho học sinh trường THPT Gia Hội, thông qua ...HanaTiti
 
Chính sách đối ngoại với Trung Quốc
Chính sách đối ngoại với Trung QuốcChính sách đối ngoại với Trung Quốc
Chính sách đối ngoại với Trung QuốcHoai Dang
 
Chính sách khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo thời chúa Nguyễn và vua Ngu...
Chính sách khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo thời chúa Nguyễn và vua Ngu...Chính sách khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo thời chúa Nguyễn và vua Ngu...
Chính sách khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo thời chúa Nguyễn và vua Ngu...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
2015 Tai nguyen vi the Khanh hoa (DOI 10.15625.1859-3097.15.1.4182).compressed
2015 Tai nguyen vi the Khanh hoa (DOI 10.15625.1859-3097.15.1.4182).compressed2015 Tai nguyen vi the Khanh hoa (DOI 10.15625.1859-3097.15.1.4182).compressed
2015 Tai nguyen vi the Khanh hoa (DOI 10.15625.1859-3097.15.1.4182).compressedTran Duc Thanh
 
So 127 chuyen in
So 127 chuyen inSo 127 chuyen in
So 127 chuyen inHán Nhung
 
BÀI GIẢNG Vị trí chiến lược của biển, đảo Việt Nam.pdf
BÀI GIẢNG Vị trí chiến lược của biển, đảo Việt Nam.pdfBÀI GIẢNG Vị trí chiến lược của biển, đảo Việt Nam.pdf
BÀI GIẢNG Vị trí chiến lược của biển, đảo Việt Nam.pdfHanaTiti
 

Similar to Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển (20)

Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho thanh niên ở tỉnh Quảng Ngãi hi...
Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho thanh niên ở tỉnh Quảng Ngãi hi...Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho thanh niên ở tỉnh Quảng Ngãi hi...
Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho thanh niên ở tỉnh Quảng Ngãi hi...
 
Luận Văn Phát triển đánh bắt thuỷ sản Quận Sơn Trà, Thành phố Đà nẵng.doc
Luận Văn Phát triển đánh bắt thuỷ sản Quận Sơn Trà, Thành phố Đà nẵng.docLuận Văn Phát triển đánh bắt thuỷ sản Quận Sơn Trà, Thành phố Đà nẵng.doc
Luận Văn Phát triển đánh bắt thuỷ sản Quận Sơn Trà, Thành phố Đà nẵng.doc
 
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảo
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảoChuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảo
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảo
 
2014 Khoa hoc cong nghe bien Viet Nam
2014 Khoa hoc cong nghe bien Viet Nam2014 Khoa hoc cong nghe bien Viet Nam
2014 Khoa hoc cong nghe bien Viet Nam
 
Bài thu hoạch quốc phòng.docx
Bài thu hoạch quốc phòng.docxBài thu hoạch quốc phòng.docx
Bài thu hoạch quốc phòng.docx
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...
 
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà NẵngLuận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
 
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo ở Quảng Bình
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo ở Quảng BìnhPhát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo ở Quảng Bình
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo ở Quảng Bình
 
Đề tài Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh sdt/ ZALO 093...
Đề tài Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh sdt/ ZALO 093...Đề tài Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh sdt/ ZALO 093...
Đề tài Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh sdt/ ZALO 093...
 
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng NinhĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
 
SKKN Giáo dục tình yêu biển, đảo cho học sinh trường THPT Gia Hội, thông qua ...
SKKN Giáo dục tình yêu biển, đảo cho học sinh trường THPT Gia Hội, thông qua ...SKKN Giáo dục tình yêu biển, đảo cho học sinh trường THPT Gia Hội, thông qua ...
SKKN Giáo dục tình yêu biển, đảo cho học sinh trường THPT Gia Hội, thông qua ...
 
Chính sách đối ngoại với Trung Quốc
Chính sách đối ngoại với Trung QuốcChính sách đối ngoại với Trung Quốc
Chính sách đối ngoại với Trung Quốc
 
Chính sách khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo thời chúa Nguyễn và vua Ngu...
Chính sách khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo thời chúa Nguyễn và vua Ngu...Chính sách khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo thời chúa Nguyễn và vua Ngu...
Chính sách khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo thời chúa Nguyễn và vua Ngu...
 
2015 Tai nguyen vi the Khanh hoa (DOI 10.15625.1859-3097.15.1.4182).compressed
2015 Tai nguyen vi the Khanh hoa (DOI 10.15625.1859-3097.15.1.4182).compressed2015 Tai nguyen vi the Khanh hoa (DOI 10.15625.1859-3097.15.1.4182).compressed
2015 Tai nguyen vi the Khanh hoa (DOI 10.15625.1859-3097.15.1.4182).compressed
 
So 127 chuyen in
So 127 chuyen inSo 127 chuyen in
So 127 chuyen in
 
Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển, HAY, 9 ĐIỂMKhóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đ
 
BÀI GIẢNG Vị trí chiến lược của biển, đảo Việt Nam.pdf
BÀI GIẢNG Vị trí chiến lược của biển, đảo Việt Nam.pdfBÀI GIẢNG Vị trí chiến lược của biển, đảo Việt Nam.pdf
BÀI GIẢNG Vị trí chiến lược của biển, đảo Việt Nam.pdf
 
Phát Triển Khai Thác Hải Sản Ở Thành Phố Đà Nẵng.doc
Phát Triển Khai Thác Hải Sản Ở Thành Phố Đà Nẵng.docPhát Triển Khai Thác Hải Sản Ở Thành Phố Đà Nẵng.doc
Phát Triển Khai Thác Hải Sản Ở Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển TP Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển TP  Đà NẵngLuận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển TP  Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển TP Đà Nẵng
 

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcK61PHMTHQUNHCHI
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 

Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ    BẾ MINH NGA VAI TRÒ CỦA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2014
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ    BẾ MINH NGA VAI TRÒ CỦA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRƯƠNG TUẤN BIỂU HÀ NỘI - 2014
  • 3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN 12 1.1. Những vấn đề lý luận chung về kinh tế biển, phát triển kinh tế biển 12 1.2. Quan niệm, nội dung vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển 26 Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN 41 2.1. Những thành tựu và hạn chế về vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển 41 2.2. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra về vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển 56 Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN 64 3.1. Quan điểm phát huy vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển 64 3.2. Giải pháp phát huy vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển 75 KẾT LUẬN 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
  • 4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Cảnh sát biển Khoa học công nghệ Kinh tế - xã hội Kinh tế biển Tìm kiếm cứu nạn Xã hội chủ nghĩa CNH, HĐH CSB KHCN KT - XH KTB TKCN XHCN
  • 5. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là quốc gia ven biển nằm ở khu vực Đông Nam Á với diện tích lãnh thổ 330.000km2 , có bờ biển dài 3.260km. Diện tích biển thuộc chủ quyền, quyền tài phán quốc gia bao gồm: vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa gấp hơn 3 lần lãnh thổ trên đất liền với diện tích khoảng hơn 1 triệu km2 , có trên 3.000 đảo lớn nhỏ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa Biển Đông. Các hải đảo và quần đảo đã tạo thành một bộ phận thống nhất của lãnh hải Việt Nam, án ngữ các trục đường giao thông huyết mạch trên biển cùng với các nguồn lợi về tài nguyên, kinh tế biển (KTB), nên biển Việt Nam có một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cả về kinh tế (KT), chính trị, xã hội (XH), quốc phòng - an ninh, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN). Chiến lược KT - XH đến năm 2020 của nước ta đặt trọng tâm vào đẩy mạnh phát triển KTB, đảo, đưa tỷ trọng KTB, đảo trong thu nhập quốc dân tăng lên. Đồng thời gắn phát triển KT - XH với quốc phòng, an ninh trên biển, đảo vững mạnh, có bước phát triển nhảy vọt về tiềm lực và sức mạnh, nhất là lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân trên biển, đảo, bao gồm cả thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Đây là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng có quan hệ đến chiến lược biển của một số nước trong khu vực, nhất là vào thời kỳ một số tài nguyên khoáng sản như dầu khí, các tài nguyên quý hiếm trên đất liền và ở nhiều nơi trên thế giới có nguy cơ cạn kiệt. Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề phát triển KTB kết hợp với giữ gìn an ninh trên vùng biển, ngay từ những năm 90 của
  • 6. 6 thế kỷ XX, Đảng ta đã hạ quyết tâm chính trị chiến lược và tổ chức phát triển mạnh mẽ kinh tế vùng biển và KTB, đảo, khẳng định phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước mạnh về KTB. Cụ thể: Năm 1990 Nhà nước ta đã đề ra chương trình Biển Đông - Hải đảo. Nghị quyết 03/NQ-TƯ ngày 6/5/1993 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ phát triển KTB trong những năm trước mắt” đã khẳng định: “Đẩy mạnh phát triển kinh tế đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển...” Chỉ thị 20/BCT ngày 22/9/1997 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh phát triển KTB theo hướng CNH, HĐH” đã chỉ ra rằng: “Vùng biển, hải đảo và ven biển là địa bàn chiến lược có vị trí quyết định đối với sự phát triển của đất nước và thế mạnh quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH... phát triển KTB phải nhằm tăng cường sức mạnh quốc gia, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” [18, tr.97]. Đặc biệt, ngày 9-2-2007, Hội nghị Trung ương 4, khóa X, ra Nghị quyết số 09/NQ-TW về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó xác định: “phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH, làm cho đất nước giàu mạnh”. “Trong thời kỳ phát triển KT - XH của đất nước ta, giai đoạn 2010-2020 sẽ là thời kỳ kinh tế tiếp tục phát triển thuộc loại trung bình trong khu vực, nhu cầu phát triển đòi hỏi phải tăng cường khai thác nguồn lợi trên biển. Do vậy, tiến ra biển, phấn đấu trở thành quốc gia biển sẽ là nhu cầu tất yếu khách quan, bức thiết. Qua đó yêu cầu làm chủ vùng biển, đảo, đảm bảo quốc phòng, an ninh ngày càng đòi hỏi có bước đột phá về phát triển mạnh tiềm lực quốc phòng, an ninh trên biển để đủ khả năng bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh hải, bao gồm cả quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông”.
  • 7. 7 Tiếp tục chủ trương, đường lối phát triển KTB, đảo được xác định trong các văn kiện trước đây của Đảng, Chiến lược phát triển KT - XH 10 năm (2011-2020), được Đại hội XI của Đảng (tháng 2-2011) thông qua, nhấn mạnh: “Phát triển mạnh KTB tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta, gắn phát triển KTB với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển” [22, tr.121]. Quân đội nhân dân Việt Nam có vai trò quan trọng trong phát triển KTB, trong đó lực lượng CSB, Hải quân, Biên phòng là nòng cốt. Thời gian qua, bằng những hoạt động cụ thể của mình, CSB Việt Nam đã tạo được những chuyển biến lớn trong nhận thức về tầm quan trọng đối với nhiệm vụ thực thi pháp luật, quản lý, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn biển, đảo nói chung và đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật, tội phạm trên biển nói riêng, đó chính là điều kiện để phát triển KTB của đất nước. Những năm qua CSB Việt Nam tham gia phát triển KTB, tuy đã có những đóng góp đáng kể nhưng nhìn chung hiệu quả hoạt động KTB của CSB chưa cao và còn nhiều bất cập. Thực tiễn phát triển KTB hiện nay đang đặt ra cấp thiết việc nghiên cứu, làm rõ lý luận, thực tiễn và giải pháp phát huy vai trò của CSB Việt Nam trong quá trình đó, góp phần phát triển KTB vừa đạt hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo đảm củng cố vững chắc quốc phòng - an ninh trên biển. Với lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển” làm luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Phát triển KTB là vấn đề không mới, qua tìm hiểu ở phạm vi cả lý luận và thực tiễn, vấn đề phát triển KTB ở nước ta đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở mức độ và góc độ tiếp cận khác nhau, dưới các hình thức như: Đề tài khoa học các cấp, sách chuyên khảo, các bài báo trên các tạp chí...
  • 8. 8 * Các sách tham khảo và chuyên khảo Cuốn sách: “Tài nguyên biển đảo”, tác giả: Phùng Ngọc Dĩnh [13]. Trong cuốn sách này tác giả tiếp cận dưới góc độ đánh giá tính phong phú, đa dạng của tài nguyên biển, đảo của Việt Nam. Cuốn sách: “Kinh tế biển Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập”, tác giả: Ngô Lực Tài [61]. Tác giả đề cập đến vai trò quan trọng của KTB Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập. Công trình nghiên cứu: “Cơ sở cho phát triển kinh tế biển Việt Nam”. Kiên Long [42]. Công trình nghiên cứu phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn cho chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam trong thời kỳ mới. Cuốn sách: “Sức mạnh tổng hợp bảo vệ chủ quyền biển đảo”. PGS.TS Nguyễn Đình Chiến [12]. Cuốn sách được tác giả tiếp cận ở góc độ quốc phòng - an ninh, phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc Việt Nam XHCN. Những công trình khoa học trên đã đề cập một cách tương đối khái quát về xây dựng và phát triển KTB. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, các công trình trên chỉ mới đề cập đến một khía cạnh của vấn đề. * Các luận án, luận văn nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế, kinh tế biển Luận án phó tiến sỹ khoa học quân sự “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và vai trò Quân đội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, tác giả: Nguyễn Minh Khải [34]. Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam trình bày tương đối hệ thống về vai trò của Quân đội với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Luận án cho rằng, Quân đội phải có trách nhiệm chính trong việc đảm bảo ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh quốc gia, coi đó là sự đảm bảo bằng vàng cho quá trình CNH, HĐH được tiến hành trong môi trường hòa bình và ổn định: khẳng định rằng không có hòa bình và ổn định thì không thể CNH, HĐH theo định hướng XHCN được. Đồng thời, luận án cũng
  • 9. 9 cho rằng, với tư cách là một nguồn lực của quốc gia, Quân đội có thể và còn phải làm nhiều việc để trực tiếp tham gia vào quá trình CNH, HĐH; đồng thời đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện vai trò đó của Quân đội. Luận án tiến sỹ kinh tế “Quân đội nhân dân Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế đất nước”, tác giả: Vũ Thanh Chế [11]. Luận án đề cập một cách toàn diện vai trò của Quân đội đối với sự nghiệp xây dựng nền kinh tế đất nước; phân chia hoạt động cơ bản của Quân đội ta thành các nhóm và phân tích hiệu quả các nhóm hoạt động cơ bản đó, chỉ rõ nâng cao hiệu quả các nhóm hoạt động cơ bản là biểu hiện tập trung của việc nâng cao vai trò của Quân đội đối với sự nghiệp xây dựng nền kinh tế đất nước; phân tích, khái quát một số thành tựu và tồn tại chủ yếu của các nhóm hoạt động cơ bản của Quân đội ta trên góc độ tác động qua lại của chúng đối với nền kinh tế, nêu lên phương hướng cơ bản và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả các nhóm hoạt động đó nhằm phát huy hơn nữa vai trò của Quân đội đối với sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Luận án tiến sỹ kinh tế “Vai trò Quân đội nhân dân Việt Nam trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế của nước ta”, tác giả: Trần Văn Lý [37]. Luận án phân tích làm rõ cơ sở lý luận vai trò của Quân đội trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước và khái quát, phân tích nội dung vai trò Quân đội trong quá trình này; đồng thời, luận án phân tích tương đối toàn diện thực trạng thực hiện nội dung vai trò Quân đội trong hội nhập kinh tế quốc tế những năm qua trên các lĩnh vực; đề xuất quan điểm, giải pháp về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ và phương thức hành động nhằm nâng cao vai trò của Quân đội trong hội nhập kinh tế của đất nước. Luận án tiến sỹ kinh tế “Giải pháp về vốn đối với phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”, tác giả: Đoàn Vĩnh Tường [53]. Luận án nêu lên tầm quan trọng của phát triển KTB, qua đó phân tích, đưa ra các giải pháp về
  • 10. 10 vốn đối với phát triển KTB của tỉnh Khánh Hòa. Luận văn thạc sỹ kinh tế “Phát triển kinh tế biển với xây dựng quốc phòng - an ninh trong giai đoạn hiện nay của tỉnh Khánh Hòa”, tác giả: Phan Thanh Hải [30]. Luận văn nêu lên tầm quan trọng của phát triển KTB, một hướng chiến lược phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng, an ninh tỉnh Khánh Hòa. Đưa ra phương hướng, giải pháp cơ bản để đẩy mạnh phát triển KTB gắn với xây dựng quốc phòng, an ninh. Luận văn thạc sỹ kinh tế “Vai trò của Hải quân nhân dân Việt Nam trong phát triển kinh tế biển hiện nay”, tác giả: Nguyễn Bá Nam [45]. Luận văn phân tích đặc điểm, nội dung phát triển KTB và luận giải cơ sở khoa học về vai trò của Hải quân nhân dân Việt Nam trong phát triển KTB. Đồng thời hệ thống hóa các đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bảo đảm cho Hải quân phát huy vai trò trong phát triển KTB. Đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng, quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Hải quân nhân dân Việt Nam trong phát triển KTB hiện nay. * Các bài viết đăng trên các tạp chí đề cập đến phát triển KTB kết hợp với quốc phòng - an ninh Tiêu biểu như: “Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh ở các tỉnh ven biển”, Trần Văn Giới [27]; “Chiến lược biển Việt Nam tầm nhìn 2020”, Mạnh Hùng [28]; “Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển kết hợp tăng cường quốc phòng an ninh để bảo vệ vững chắc các vùng biển, hải đảo thuộc chủ quyền quốc gia”, Đặng Xuân Phương [52]; “Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh trên biển”, Nguyễn Bá Duyên [15]; “Phát triển kinh tế biển kết hợp với xây dựng chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, Nguyễn Quốc Khánh [36]; “Phát triển kinh tế biển đi đôi với bảo vệ chủ quyền và an ninh vùng biển, hải đảo và thềm lục địa của Việt Nam”, Nguyễn Văn Yên [71]; “Phát triển kinh tế -
  • 11. 11 xã hội biển đảo phục vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Phan Tuấn Nam [46]; “Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh trong phát triển kinh tế biển ở Việt Nam”, TS Nguyễn Văn Ngừng [47]; “Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm chủ quyền vùng biển quốc gia”, PGS.TS Nguyễn Chu Hồi [33]; “Tình hình quốc phòng an ninh trên các vùng biển của nước ta thời gian gần đây”, Đỗ Minh Thái [59]; “Nghệ thuật ứng xử của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giải quyết các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc”, Trần Văn Thanh [60]; “Tranh chấp Biển Đông - Đặc điểm, xu thế và giải pháp”, Lê Văn Cương [9]; “Công tác phòng, chống tội phạm bảo vệ an ninh, trật tự trên biển của lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam”, Trịnh Đình Xuyên [72]; “Đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên biển của lực lượng Cảnh sát biển - những khó khăn, vướng mắc và giải pháp nâng cao hiệu quả”, Phạm Đức Lĩnh [39];“Tình hình an ninh, trật tự trên các vùng biển Việt Nam và hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển trong thời gian gần đây”, Trần Phương Linh [40]; “Hoạt động phòng, chống tội phạm trên biển của lực lượng Cảnh sát biển”, Nguyễn Giang Đông [26]; “Một số vấn đề về đấu tranh phòng chống tội phạm trên biển ở Việt Nam hiện nay”, Nguyễn Đức Bình [6]; “Công tác đào tạo cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát biển đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trên biển Việt Nam hiện nay”, Lê Ngọc Minh [43], “Hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền hạn, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam trong đấu tranh phòng chống tội phạm trên biển”, Nguyễn Hồng Thanh [58]; “Thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trên biển Việt Nam hiện nay”, Nguyễn Ngọc Anh [2]; “Nghiên cứu xây dựng thế trận quốc phòng trên vùng biển, đảo nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyển quốc gia trong giai đoạn mới”, Viện Chiến lược Quân sự [70]... Các công trình, bài viết trên trực tiếp đề cập một cách cơ bản cơ sở lý
  • 12. 12 luận và thực tiễn về phát triển KTB, đảo; phát triển KTB gắn với quốc phòng, an ninh; nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự biển, đảo; đề xuất lý luận xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên vùng biển, đảo, làm cơ sở nâng cao sức mạnh, hiệu quả đấu tranh quốc phòng, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, các công trình trên chỉ mới đề cập đến một số khía cạnh của vấn đề. Các công trình, bài viết trên đã giúp cho tác giả luận văn tiếp cận nhiều thông tin bổ ích, nhiều lập luận khoa học về một số vấn đề liên quan tới phát triển KTB. Tuy nhiên, trong quân đội ở phạm vi lực lượng CSB, theo nhận biết của tác giả, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống vấn đề vai trò của CSB Việt Nam đối với phát triển KTB. Do đó, đề tài tác giả lựa chọn không trùng với các công trình nghiên cứu khác. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích nghiên cứu Luận giải làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của CSB Việt Nam đối với phát triển KTB; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm phát huy vai trò của CSB Việt Nam trong quá trình đó. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích làm rõ lý luận về vai trò của CSB Việt Nam với phát triển KTB. - Đánh giá thực trạng vai trò của lực lượng CSB với phát triển KTB. - Đề xuất các quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của CSB Việt Nam với phát triển KTB. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu
  • 13. 13 Vai trò của CSB Việt Nam với phát triển KTB. * Phạm vi nghiên cứu Vai trò của CSB với phát triển KTB ở các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, thời gian từ năm 2000 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài * Phương pháp luận nghiên cứu Vận dụng hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu về phát triển KTB, đảo; phát triển KTB, đảo gắn với quốc phòng - an ninh của các tác giả trong nước, để vận dụng vào thực tiễn của lực lượng CSB Việt Nam. * Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị Mác-Lênin là phương pháp trừu tượng hóa khoa học và một số phương pháp khác: phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh và phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa của đề tài Đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm một số lý luận và thực tiễn về vai trò của CSB Việt Nam với phát triển KTB ở nước ta hiện nay. Kết quả nghiên cứu của đề tài, có thể vận dụng ở các mức độ khác nhau trong phát triển KTB, gắn phát triển KTB với bảo đảm quốc phòng - an ninh trên biển hiện nay ở nước ta. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, đề tài gồm 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 14. 14 Chương 1 LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN 1.1. Những vấn đề chung về kinh tế biển, phát triển kinh tế biển 1.1.1. Kinh tế biển Kinh tế biển là gì? Theo các nhà kinh tế, KTB là tổng hợp các hoạt động kinh tế thông qua việc tận dụng tối đa các nguồn lực của biển - đại dương để mang lại lợi ích cho các chủ thể kinh tế với mục tiêu phát triển KT- XH của một quốc gia Đa số các nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn cho rằng, ở mỗi nước KTB là một ngành tổng hợp của nền kinh tế quốc dân, bao gồm các hoạt động kinh tế thông qua việc tận dụng các lợi thế về điều kiện địa lý, tài nguyên và con người liên quan đến biển theo sự quản lý thống nhất, nhằm mục đích đem lại lợi ích cho người lao động, đóng góp vào thu nhập quốc dân và phát triển chung của đất nước. Với quan niệm trên, KTB gồm những nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, KTB là tổng hợp các lĩnh vực kinh tế liên quan đến biển Các hoạt động phát triển KTB gắn bó chặt chẽ với các hoạt động kinh tế ở trên đất liền. Kinh tế đất liền tăng trưởng nhanh, mạnh sẽ tạo điều kiện hỗ trợ đắc lực cho KTB phát triển và cho phép các hoạt động KTB ngày càng trở nên đa dạng. Ngược lại, chính sự phát triển KTB tạo động lực lôi kéo và bảo đảm cho sự phát triển bền vững, ổn định của kinh tế đất liền. Bởi vì, biển là cửa ngõ mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và đối ngoại với quốc gia bên ngoài. KTB không chỉ là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân mà còn là bộ phận hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay đối với nền kinh tế nước ta. Đó là các ngành, lĩnh vực kinh tế ven biển và trên biển, đảo như khai thác dầu khí, khoáng sản; kinh tế hàng hải; khai thác và chế biến
  • 15. 15 thủy hải sản; du lịch biển; xây dựng các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất ven biển gắn với phát triển khu đô thị ven biển. Biển không chỉ mang lại nguồn lợi to lớn về tài nguyên, thiên nhiên phong phú, đa dạng, hình thành nhiều ngành nghề KTB, thu hút lao động, tăng thu nhập cho người lao động và cho xã hội Thứ hai, nói đến KTB phải nói đến cả hai mặt: lực lượng sản xuất thuộc KTB và quan hệ sản xuất nảy sinh từ các hoạt động KTB. Lực lượng sản xuất thuộc KTB bao gồm: tư liệu sản xuất và người lao động. Trong ngành KTB, tư liệu sản xuất cũng bao gồm cả công cụ lao động và đối tượng lao động; công cụ lao động và đối tượng lao động của KTB là ở biển hoặc trên bờ sát biển. Con người lao động trong ngành KTB là người lao động hoạt động trong lĩnh vực thuộc ngành KTB. Thực tế cho thấy, lực lượng sản xuất trong ngành KTB thường ở trình độ cao hơn, lao động trong môi trường cũng phức tạp hơn, chịu nhiều rủi ro hơn các ngành kinh tế khác. Vì vậy, lực lượng sản xuất trong ngành KTB đạt trình độ tương đối cao so với các ngành kinh tế khác. Quan hệ sản xuất nảy sinh từ các hoạt động KTB bao gồm quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý, quan hệ phân phối trong hoạt động KTB, biểu hiện ở các thành phần kinh tế, các hình thức tổ chức kinh tế trong tất cả các ngành KTB. 1.1.2. Phát triển kinh tế biển Khái niệm về phát triển kinh tế biển Phát triển KTB là sự tăng trưởng về số lượng, chất lượng của KTB đồng thời là sự hoàn chỉnh về cơ cấu và thể chế của KTB. Muốn đánh giá sự phát triển KTB phải xem xét mức tăng trưởng của các ngành KTB, mà tiêu chí là sự tăng lên về thu nhập từ các ngành KTB đem lại. Cùng với sự phát triển chung của KT-XH, KTB ngày càng phát triển mạnh mẽ tăng về cả số lượng, chất lượng các ngành nghề. Phát triển KTB là sự thay đổi theo hướng công nghiệp sản xuất, khai
  • 16. 16 thác và dịch vụ ngày càng tăng, làm cho tổng giá trị sản lượng hàng hóa tăng lên, lao động nặng nhọc được giảm nhẹ, giá trị ngày công được đảm bảo tốt hơn do ứng dụng được những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào trong quá trình sản xuất kinh doanh, chất lượng mọi mặt các ngành KTB ngày cành tăng về thu nhập, giá trị dịch vụ và công nghệ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng giá trị sản lượng. Phát triển KTB là nhấn mạnh đến giá trị của các ngành KTB tăng nhanh hơn, bền vững hơn chiếm tỷ trọng GDP đáng kể. Điều này thể hiện rõ ở tất cả các ngành KTB nhất là khai thác đánh bắt, chế biến thủy, hải sản. Cùng với sự tăng trưởng KTB là hoàn chỉnh về cơ cấu và thể chế của KTB. Sự đa dạng các ngành KTB là bộ phận hợp thành trong nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành KTB bao gồm rất nhiều ngành nghề khác nhau như: nuôi trồng, khai thác, chế biển thủy, hải sản, khai thác dầu khí, đóng tàu, vận tải biển, du lịch biển, dịch vụ hàng hải và một số ngành nghề khác. Cơ cấu đa dạng đó đang chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH nhằm xây dựng cơ cấu KTB hợp lý, từng bước hiện đại và hội nhập với KTB quốc tế. Nội dung phát triển kinh tế biển KTB là một lĩnh vực kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực. Bao gồm nhiều ngành, nghề, nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trên biển nhưng có quan hệ và tác động lẫn nhau. Quá trình phát triển của KTB phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện về địa lý, tiềm năng tài nguyên biển và vùng ven biển, thời tiết, khí hậu... đây là ngành kinh tế chủ yếu nhờ vào việc khai thác tài nguyên, khoáng sản là chính. Hoạt động KTB mang tính liên vùng, biểu hiện thông qua việc khai thác thủy, hải sản, khai thác dầu khí... không chỉ dừng lại trong phạm vi vùng biển của địa phương mà diễn ra trên phạm vi thềm lục địa thuộc chủ quyền Việt Nam, do đó phát triển KTB phải chú trọng về số lượng, chất lượng và chuyển dịch cơ cấu KTB theo
  • 17. 17 hướng hợp lý, hiện đại. Trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 thể hiện rõ các nội dung sau: Về KT - XH: Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về tài nguyên biển và bảo vệ môi trường biển; phát triển KHCN biển; xây dựng kết cấu hạ tầng biển gắn với phát triển mạnh các ngành dịch vụ; xây dựng tuyến đường ven biển, trong đó có một số đoạn cao tốc và các tuyến vận tải cao tốc trên biển Hình thành một số lĩnh vực kinh tế mạnh gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế để ra biển, làm động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Đến năm 2020, phát triển thành công, có bước đột phá về KTB, ven biển gồm: khai thác, chế biến dầu khí; kinh tế hàng hải; khai thác và chế biến hải sản; phát triển du lịch biển và kinh tế hải đảo; xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển Trước mắt, sẽ tập trung đầu tư phát triển du lịch biển, xây dựng cảng biển, phát triển công nghiệp đóng tàu, phát triển những ngành dịch vụ mũi nhọn như vận tải biển, các khu kinh tế ven biển; tạo các điều kiện cần thiết bảo đảm an ninh, an toàn cho người dân hoạt động, sinh sống trên biển, đảo và ở những vùng thường bị thiên tai. Về chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại: Phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời Tổ quốc Kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng trong quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc gắn với thế trận an ninh nhân dân. Xây dựng lực lượng vũ trang, nòng cốt là Cảnh sát biển, Hải quân, Không quân, Biên phòng, dân quân tự vệ biển mạnh, làm chỗ dựa vững chắc cho ngư dân và các thành phần kinh tế sản xuất và khai thác tài nguyên biển
  • 18. 18 Sớm xây dựng chính sách đặc biệt để thu hút và khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra đảo định cư lâu dài và làm ăn dài ngày trên biển, phát triển kinh tế kết hợp làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của Tổ quốc. Về phát triển KHCN biển: Xây dựng tiềm lực KHCN biển đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, phục vụ hiệu quả quá trình CNH, HĐH đất nước Đẩy mạnh nghiên cứu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ứng dụng KHCN, phục vụ công tác điều tra cơ bản, dự báo thiên tai và khai thác tài nguyên biển; nhanh chóng nâng cao tiềm lực KHCN cho nghiên cứu và khai thác tài nguyên biển, đáp ứng được yêu cầu giai đoạn phát triển mới của đất nước. Về xây dựng kết cấu hạ tầng biển: Phát triển mạnh hệ thống cảng biển quốc gia, xây dựng đồng bộ một số cảng đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng các cảng nước sâu ở cả ba miền của đất nước, tạo những của mở lớn vươn ra biển thông thương với thế giới Tăng cường đầu tư chiều sâu, cải tiến đồng bộ và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, sớm khắc phục tình trạng lạc hậu về trình độ kỹ thuật - công nghệ các cảng; tăng nhanh năng lực bốc xếp hàng hóa, giảm thiểu tối đa chi phí, bảo đảm có sức cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế Sớm hoàn chỉnh khai thác có hiệu quả hệ thống sân bay ven biển, xây dựng tuyến đường cao tốc chạy dọc theo bờ biển, khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển thành một hệ thống KTB liên hoàn… Sự cần thiết phát triển KTB Xuất phát từ vai trò KTB, khả năng và điều kiện, yêu cầu khai thác tiềm năng biển cho phát triển KT - XH đất nước Nước Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, một biển lớn, quan trọng của khu vực và thế giới. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì Việt Nam hiện nay không chỉ có phần lục địa tương đối
  • 19. 19 nhỏ hẹp “hình chữ S” mà còn có cả vùng biển rộng lớn hơn 1 triệu km2 , gấp hơn ba lần diện tích đất liền. Dọc bờ biển có hơn 44 cảng biển, 48 vụng, vịnh và trên 112 cửa sông, cửa lạch đổ ra biển. Tuyến biển có 28 tỉnh, thành phố gồm: 124 huyện, thị xã với 612 xã, phường (trong đó có 12 huyện đảo, 53 xã đảo) có khoảng 20 triệu người sống ở ven bờ và 17 vạn người sống ở các đảo, với trên 122 nghìn tàu cá các loại, cùng với việc thành lập các nghiệp đoàn nghề cá, như tỉnh Quảng Nam (ở 3 huyện Núi Thành, Duy Xuyên, Thanh Bình) có 7 nghiệp đoàn nghề cá làm điểm tựa cho ngư dân ra khơi bám biển, bám ngư trường. Khai thác biển cho phát triển kinh tế là một cách làm đầy hứa hẹn, mang tính chiến lược và được đánh giá là đóng vai trò ngày càng quan trọng trong công cuộc phát triển KT - XH của nước ta. Từ bao đời nay, biển luôn gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động sản xuất, đời sống của dân tộc Việt Nam. Bước vào thế kỷ 21, giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang hướng mạnh về biển để tăng cường tiềm lực kinh tế của mình. Đây là hướng đi đúng đắn, bởi lẽ biển Việt Nam chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển kinh tế to lớn, trong đó nổi bật lên các lợi thế: Một là, vị trí chiến lược của biển - nhân tố địa lợi đặc biệt của sự phát triển Việt Nam nằm ở rìa Biển Đông, vùng biển có vị trí địa kinh tế, chính trị đặc biệt quan trọng và từ lâu đã là nhân tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển không chỉ của các nước xung quanh Biển Đông mà còn của một số cường quốc hàng hải khác trên thế giới. Việt Nam có lợi thế là vùng biển nằm ngay trên một số tuyến hàng hải chính của quốc tế qua Biển Đông, trong đó có tuyến đi qua eo biển Malacca, là một trong những tuyến có lượng tàu bè qua lại nhiều nhất thế giới. Bờ biển Việt Nam lại rất gần các tuyến hàng hải đó nên rất thuận lợi trong việc phát triển giao thương quốc tế.
  • 20. 20 Hai là, các nguồn tài nguyên biển có khả năng khai thác lớn, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong số các nguồn tài nguyên biển, trước tiên phải kể đến dầu khí, một nguồn tài nguyên mũi nhọn, có ưu thế nổi trội của vùng biển Việt Nam. Trên vùng biển rộng hơn l triệu km2 của Việt Nam, có tới 500.000 km2 nằm trong vùng triển vọng có dầu khí. Trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt Nam có thể chiếm 25% trữ lượng dầu dưới đáy Biển Đông. Năm 2013 khai thác 340.000 thùng/ngày (mỗi thùng 159 lít), khoảng 20 triệu tấn/năm. Trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỉ tấn quy dầu. Mặc dù so với nhiều nước, nguồn tài nguyên dầu khí chưa phải là thật lớn, song đối với nước ta nó có vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế đi vào CNH, HĐH. Bên cạnh dầu, Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khoảng 3.000 tỉ m3 /năm [68]. Ngoài dầu và khí, dưới đáy biển nước ta còn có nhiều khoáng sản quý như: thiếc, ti-tan, đi-ri-con, thạch anh, nhôm, sắt, măng-gan, đồng, kiềm và các loại đất hiếm. Muối ăn chứa trong nước biển bình quân 3.500gr/m2 . Vùng ven biển nước ta cũng có nhiều loại khoáng sản có giá trị và tiềm năng phát triển kinh tế như: than, sắt, ti-tan, cát thuỷ tinh và các loại vật liệu xây dựng khác. Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn nhiều loại đặc sản khác có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển… Riêng cá biển đã phát hiện hơn 2.000 loài khác nhau, trong đó trên 100 loài có giá trị kinh tế cao với tổng trữ lượng hải sản khoảng 3- 4 triệu tấn, khả năng cho phép khai thác 1,5- 1,8 triệu tấn/năm. Với tiềm năng trên, trong tương lai có thể phát triển mạnh ngành nuôi, trồng hải sản ở biển và ven biển một cách toàn diện và hiện đại với sản lượng hàng chục vạn tấn/ năm.
  • 21. 21 Ba là, nguồn nhân lực dồi dào ven biển là một nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định kết quả khai thác tiềm năng nguồn lợi biển Với số dân hơn 20 triệu người đang sinh sống, các vùng ven biển và đảo của Việt Nam đang có lực lượng lao động khoảng 12,8 triệu người, chiếm 35,47% lao động cả nước. Đây là nguồn nhân lực quan trọng đối với quá trình CNH, HĐH đất nước. Bốn là, quốc phòng, an ninh và KTB có mối quan hệ tạo điều kiện, tiền đề cho nhau, củng cố vững chắc và phát triển. Về mặt lịch sử, biển gắn bó mật thiết và có ảnh hưởng lớn đến phát triển KT - XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của mọi miền đất nước. Các thế hệ người Việt đã gắn bó với biển và có sinh kế phụ thuộc vào biển cả, đặc biệt đối với người dân sống ở các huyện ven biển và hải đảo (chiếm 17% tổng diện tích và khoảng trên 23% dân số cả nước). Nước ta có lợi thế “mặt tiền hướng biển”, thuận lợi trong giao thương với thế giới bên ngoài nhưng cũng “xung yếu” về mặt an ninh, quốc phòng. Cho nên, chủ trương gắn phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng - an ninh trên biển là hết sức đúng đắn, mang tính nhất quán trong tư tưởng chỉ đạo của Đảng - xây dựng đi đôi với bảo vệ Tổ quốc, mang tính thực tiễn trong bối cảnh của một khu vực địa chính trị cực kỳ phức tạp - Biển Đông. Kết hợp phát triển KT với quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và an ninh trên biển được xem là một trong những giải pháp để thực hiện thành công Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Hơn bất cứ địa bàn nào khác, việc xây dựng và phát triển KTB phải gắn chặt với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh bảo vệ biển để xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trên biển. Mục tiêu kết hợp KT - XH với quốc phòng - an ninh nhằm khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ vùng biển và hải đảo của Tổ quốc; khai thác, sử dụng nguồn lợi biển của quốc gia có hiệu
  • 22. 22 quả để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hoạt động kết hợp phải được tiến hành trong từng cơ sở đánh bắt hải sản, khai thác tài nguyên, phát triển du lịch, dịch vụ; nghiên cứu khoa học biển; kết hợp theo quy hoạch, kế hoạch của từng địa phương, vùng biển, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của quốc phòng - an ninh để nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ biển và hải đảo của Tổ quốc. Phát huy lợi thế của vùng ven biển, tạo động lực lan tỏa hỗ trợ phát triển kinh tế nội địa, làm “bàn đạp” cho phát triển một nền KTB hiệu quả và vững chắc, gắn với bảo đảm chủ quyền vùng biển quốc gia được xác định là một trong những hướng ưu tiên có tính đột phá chiến lược để đưa nước ta trở thành “một quốc gia mạnh về biển và làm giàu từ biển”. Xây dựng tuyến ven biển gắn với một số tuyến đảo chính thành những điểm kinh tế mạnh và căn cứ hậu cần kỹ thuật vững chắc cho các hoạt động biển xa. Bảo đảm cung cấp nước ngọt, cơ sở hạ tầng và điều kiện sống cơ bản để người dân yên tâm bám trụ, sản xuất trên các vùng biển, hải đảo tiền tiêu của Tổ quốc, bởi những người lao động trên biển là lực lượng góp phần quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia. Xuất phát từ xu hướng hợp tác quốc tế về KTB, phát triển KTB là hình thức phát triển đặc biệt quan trọng để mở cửa, hội nhập quốc tế Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt sau khi nước ta là thành viên đầy đủ của WTO, vấn đề xây dựng các công trình KT - XH theo chương trình Biển Đông - Hải đảo sẽ đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng quan trọng đối với phát triển KTB. Mỗi mục tiêu KT - XH được hình thành trên vùng Biển Đông - Hải đảo thì đồng thời cũng xuất hiện sự đan xen lợi ích của các chủ thể kinh tế trong nước và ngoài nước cũng như các khu liên hợp hóa dầu khí, khu kinh tế mở, đặc khu kinh tế trên các vùng biển, đảo hoặc quần đảo. Ba phần tư lãnh thổ nước ta (bao gồm cả lãnh hải) là biển, đảo, về lâu dài nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về KTB, có tỷ trọng thu nhập quốc dân
  • 23. 23 (GDP) từ KTB cao. Với tiềm năng to lớn, nên khả năng phát triển KTB, làm giàu từ biển của Việt Nam là rất lớn; do vậy, biển là một hướng chiến lược trọng yếu, thuận lợi để nước ta phát triển KTB với sự ổn định và khả năng cạnh tranh cao. Nếu nước ta không phát triển được KTB thì nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước xung quanh là khó tránh khỏi; đồng thời cũng khó giữ được chủ quyền và các quyền lợi quốc gia trên biển, đảo. Vì vậy, trước mắt cũng như lâu dài phải có định hướng chiến lược kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh trên biển. Ngày nay, thế giới đang bước vào giai đoạn bùng nổ phát triển mới với xu hướng ngày càng khẳng định tầm quan trọng to lớn của biển và đại dương. Tình trạng khan hiếm nguyên liệu, năng lượng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, dẫn tới cạnh tranh thị trường, tranh chấp lãnh thổ và xung đột quốc gia thường xuyên và gay gắt. Vươn ra biển, khai thác đại dương đã trở thành khẩu hiệu hành động mang tính chiến lược của toàn thế giới. Từ nhiều năm nay, trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển, đảo rất quyết liệt và phức tạp, đây cũng là những nhân tố gây mất ổn định, tác động tiêu cực tới kinh tế, quốc phòng và an ninh của nước ta. Nhiều quốc gia, nhất là những quốc gia có tiềm lực lớn về kinh tế, quân sự tận dụng ưu thế của mình trên biển để xâm phạm và uy hiếp chủ quyền trên vùng biển, đảo, thềm lục địa nước ta gây ra những nhân tố khó lường về sự toàn vẹn và an ninh đất nước. Biển Đông còn có vị trí quan trọng trong chiến lược biển và chiến lược an ninh của các nước lớn ở Đông Á - Thái Bình Dương như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, sự quan tâm của những nước này đối với Biển Đông đã trực tiếp tác động đến tình hình ở khu vực này nói chung và quốc phòng, an ninh của Việt Nam nói riêng.
  • 24. 24 Ngày nay, biển càng có ý nghĩa sống còn đối với đời sống nhân loại và từng quốc gia dân tộc. Vùng biển nước ta là một hướng đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Tình hình an ninh KTB có ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh, chính trị và phát triển kinh tế của quốc gia. Để xây dựng nước ta thành một nước văn minh, giàu mạnh và chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế với một vị thế xứng đáng, đòi hỏi Đảng, Nhà nước, nhân dân, các lực lượng liên quan đến biển, lực lượng vũ trang đặc biệt là CSBViệt Nam phải tăng cường trách nhiệm quản lý, bảo vệ vững chắc vùng biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc và tham gia phát triển KTB đạt hiệu quả KT - XH cao. Hiện nay, lực lượng đảm bảo quốc phòng và an ninh trên vùng biển, đảo của Tổ quốc gồm có: Cảnh sát biển, Hải quân, Biên phòng, Phòng không - không quân, Kiểm ngư, Công an, lực lượng vũ trang địa phương và dân quân tự vệ biển của các địa phương có biển, song CSB Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và đảm bảo việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. Lực lượng Hải quân nhân dân là lực lượng bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, đảo. Nhiệm vụ là quản lý và kiểm soát chặt chẽ các vùng biển, đảo, thềm lục địa, giữ gìn an ninh, chống lại mọi hành vi xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển; bảo vệ các hoạt động bình thường của Việt Nam trên các vùng biển, đảo theo quy định của luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam; tham gia đảm bảo an toàn hàng hải và TKCN theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia; sẵn sàng hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng khác nhằm đánh bại mọi cuộc tiến công trên hướng biển.
  • 25. 25 Lực lượng Biên phòng là lực lượng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về biên giới quốc gia, đấu tranh phòng, chống tội phạm giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới trên bộ và trên biển, đảo. Lực lượng Phòng không - Không quân thường xuyên phối hợp hiệp đồng với Hải quân để giải quyết nhiều nhiệm vụ trên biển nhanh chóng và hiệu quả, tiêu biểu như nhiệm vụ trinh sát, chỉ thị mục tiêu... Lực lượng Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ tiến hành các hoạt động tuần tra, kiểm soát, điều tra, trinh sát, điều tra tố tụng các vi phạm, tội phạm, bảo vệ an ninh, trật tự trên biển. Lực lượng vũ trang địa phương và dân quân tự vệ biển, là lực lượng tham gia phát hiện, cung cấp thông tin về các đối tượng vi phạm chủ quyền biển, đảo và tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Lực lượng CSB Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước để bảo vệ an ninh, trật tự an toàn, duy trì thực thi pháp luật trên các vùng biển của Việt Nam. Với chức năng nhiệm vụ cụ thể sau: Một là, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thực thi pháp luật Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát là một trong những hoạt động thường xuyên của lực lượng CSB với mục đích bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam; đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ XHCN, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích quan trọng khác của Việt Nam; giữ gìn các hoạt động trên biển có trật tự, kỷ cương, trong đó mọi cá nhân và tổ chức có hoạt động bình thường trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định; bảo vệ tài nguyên biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trên vùng nội thủy, lãnh hải thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; phòng, chống ô nhiễm môi
  • 26. 26 trường trên biển do các hoạt động của tàu, thuyền và các cấu trúc nhân tạo trên biển gây ra; loại trừ các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm, tội phạm; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, tội phạm, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại gây ra cho xã hội do vi phạm, tội phạm như: buôn lậu, cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu, thuyền, vận chuyển trái phép, mua bán người, vận chuyển, mua bán trái phép hàng hóa, vũ khí, chất nổ, chất ma túy, tiền chất và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Thực thi pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng của lực lượng CSB. Theo nghĩa hẹp là quá trình áp dụng pháp luật của người có thẩm quyền trong lực lượng CSB nhằm bảo đảm việc chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức hoạt động trên biển trong các lĩnh vực quản lý nhà nước mà CSB có thẩm quyền. Hai là, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật mặc dù không tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự, an toàn trên biển, song tác động đến ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Thông qua hoạt động này, không những CSB có thể phát hiện nhanh chóng, kịp thời, xử lý hiệu quả các vi phạm pháp luật mà còn hạn chế những vi phạm pháp luật xảy ra góp phần giữ vững ổn định an ninh, chính trị, an toàn trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. Hiện tại, Bộ Tư lệnh CSB đã thành lập Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật, là cơ sở để đảm bảo việc chỉ đạo, tổ chức giáo dục pháp luật có tính hệ thống, định hướng rõ ràng. Ba là, thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin và thông báo cho cơ quan chức năng có liên quan Lực lượng CSB Việt Nam có nhiệm vụ thu thập, tiếp nhận thông tin, xử lý kịp thời và thông báo cho cơ quan chức năng có liên quan theo quy định
  • 27. 27 của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên. Cụ thể những thông tin về tội phạm, vi phạm, tình hình an ninh trật tự, an toàn trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, thông tin làm cơ sở công bố cấp độ, thay đổi cấp độ an ninh hàng hải; thông tin về cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền trong khuôn khổ hợp tác thực hiện Hiệp định hợp tác khu vực chống cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền tại Châu Á; thông tin giám sát, kiểm tra các hoạt động nghề cá trong vùng đánh cá chung Vịnh Bắc bộ. Bốn là, tham gia TKCN; ứng phó, khắc phục sự cố trên biển, thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường Pháp lệnh lực lượng CSB Việt Nam, Quyết định số103/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế phối hợp TKCN trên biển và và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định về nhiệm vụ tham gia TKCN của lực lượng CSB. Theo đó CSB Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Bộ Quốc phòng phối hợp với trung tâm TKCN hàng hải chịu trách nhiệm trong khu vực để tiến hành tìm kiếm, cứu người bị nạn; sử dụng lực lượng, phương tiện tham gia TKCN trên biển theo đề nghị của Ủy ban quốc gia TKCN hoặc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của lực lượng CSB. Điều này được quy định cụ thể trong các điều 6, 7 và 9 của Pháp lệnh số 03/2008/PL-UBTVQH12 ngày 26/01/2008 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XII quy định về lực lượng CSB Việt Nam; Khoản 2 điều 58 Luật bảo vệ môi trường 2005 và một số văn bản khác có liên quan. Năm là, hợp tác quốc tế Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, CSB Việt Nam thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an
  • 28. 28 toàn trên biển. Các hoạt động hợp tác quốc tế gồm: giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, phòng chống cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu, thuyền, kiểm soát, ngăn ngừa và đấu tranh với các hoạt động xuất, nhập cảnh bất hợp pháp trên biển; hợp tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát về bảo tồn và quản lý các nguồn tài nguyên trên biển; TKCN, phòng chống ô nhiễm môi trường. 1.2. Quan niệm, nội dung vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển 1.2.1. Quan niệm vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển Luận văn quan niệm về vai trò của CSB Việt Nam đối với phát triển KTB như sau: Vai trò của CSB Việt Nam với phát triển KTB là tổng thể các hoạt động thông qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân giao cho CSB, trực tiếp và gián tiếp đối với phát triển KTB, góp phần thực hiện thắng lợi phát triển và bảo vệ vùng biển, đảo của Tổ quốc Việt Nam XHCN. Quan niệm trên thể hiện ở các vấn đề sau: Một là, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng CSB Việt Nam “Lực lượng CSB Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”[69, Đ.1,2,3]. Lực lượng CSB Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ. Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý và điều
  • 29. 29 hành hoạt động của lực lượng CSB Việt Nam. Lực lượng CSB Việt Nam hoạt động trên các vùng biển và thềm lục địa của Cộng hòa XHCN Việt Nam. Hai là, các hoạt động của CSB trong phát triển KTB và bảo vệ vùng biển, thềm lục địa của Tổ quốc Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, lực lượng CSB Việt Nam thực hiện, phối hợp với các lực lượng khác thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật CSB Việt Nam có vai trò trực tiếp với phát triển kinh tế là sử dụng nguồn nhân lực, vật lực, tài lực vào phát triển KTB Vai trò gián tiếp của CSB Việt Nam là thông qua thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho KTB phát triển. 1.2.2. Nội dung vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển Quán triệt quan điểm của Đảng về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, CSB Việt Nam là lực lượng chuyên trách, nòng cốt của Nhà nước về thực thi pháp luật trên biển, bảo vệ vững chắc an ninh chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, dân tộc trên biển. Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, theo nghĩa rộng là bảo vệ các quyền của quốc gia theo các chế độ pháp lý khác nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế, trên các vùng khác nhau, trên các hải đảo và thềm lục địa của quốc gia. Vùng biển nước ta bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của nước ta trên Biển Đông cùng các đảo và quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam. CSB Việt Nam thực hiện bảo vệ an ninh pháp luật, trật tự an toàn xã hội và văn hóa trên biển, ven biển. Biển là môi trường thiên nhiên khắc nghiệt và nhiều biến động, lại là môi trường mở, thường xuyên có sự giao lưu quốc tế và từ đó các luồng văn hóa, tư tưởng độc hại cũng dễ dàng xâm nhập vào
  • 30. 30 đất liền. Hơn nữa trong điều kiện quy chế pháp lý không đồng nhất giữa các vùng nước khác nhau trên biển, do vậy việc bảo vệ an ninh pháp luật, trật tự an toàn xã hội và văn hóa trên biển vốn đã phức tạp lại càng khó khăn, phức tạp hơn… CSB Việt Nam bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ sự nghiệp đổi mới đất nước. Mục tiêu chiến lược “xây dựng nước ta trở thành một nước mạnh về biển, giàu từ biển” có vai trò là một trong nhiều nhân tố quyết định đối với sự thành công của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Vì vậy, trong chiến lược bảo vệ biển, đảo hiện nay phải hiện thực hóa chủ trương, chính sách về phát triển KTB và bảo vệ biển, đảo mà Đảng, Nhà nước đề ra dựa vào việc phát huy sức mạnh toàn dân thực hiện tốt nhiều dự án phát triển trên biển, vùng ven biển, hải đảo; gắn chặt xây dựng với bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biển đảo của Tổ quốc trong mọi tình huống. Các nội dung bảo vệ biển, đảo trên đây có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất không tách rời. Các hoạt động kinh tế trên vùng biển của Tổ quốc, tự nó đã là biểu hiện của quyền làm chủ và bảo vệ lợi ích quốc gia trên biển. Song, các hoạt động KTB chỉ tiến hành có hiệu quả khi tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và an ninh trật tự, an toàn trên biển và thềm lục địa của Tổ quốc. Sự bảo đảm quốc phòng - an ninh trên biển là điều kiện tiên quyết và tiền đề cần thiết để tiến hành các hoạt động KTB. Đó là nhiệm vụ nặng nề và cũng rất vẻ vang của CSB Việt Nam. Nội dung vai trò của CSB Việt Nam đối với phát triển KTB Một là, bảo vệ sự nghiệp phát triển KTB, đảo của Tổ quốc Việt Nam XHCN Xuất phát từ vai trò, vị trí và tiềm năng to lớn của biển, đảo trong phát
  • 31. 31 triển kinh tế đất nước, tất cả những yếu tố đó đòi hỏi phải đề cao cảnh giác, bảo vệ, giữ gìn, khai thác hiệu quả phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước hiện nay. Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là nhiệm vụ của CSB Việt Nam. Đó là bảo vệ đặc quyền của quốc gia về bảo tồn, quản lý, thăm dò, khai thác tài nguyên biển, thực chất là bảo vệ lợi ích kinh tế ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia. Quyền làm chủ biển, đảo và thềm lục địa không chỉ là quyền chủ động bảo vệ, mà còn là quyền chủ động các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Toàn bộ khu vực thềm lục địa của Việt Nam rộng trên 1 triệu km2 , được chia thành 170 lô thăm dò khai thác dầu khí, có tới 69 lô nằm ở vùng tranh chấp, trong đó có 30 lô nằm ở khu vực Trường Sa. Những khu vực tranh chấp và ngay cả những vùng đối phương tạo ra “tranh chấp mới” trên thềm lục địa ở gần bờ của ta, việc thăm dò, chuẩn bị khai thác dầu khí cũng phải tiến hành trong tình trạng rất căng thẳng, thậm chí không thực hiện được bởi uy hiếp của đối phương. Bảo vệ chủ quyền, giữ vững hòa bình và ổn định trên các vùng biển là điều kiện tiên quyết, là tiền đề cần thiết để khai thác và từng bước tiến ra biển một cách vững chắc. Muốn khai thác được tiềm năng, lợi ích của biển, trước hết phải làm chủ được biển, tăng cường quốc phòng - an ninh trên biển để tạo điều kiện cho phát triển KTB là nội dung cấp thiết hàng đầu trong bảo vệ biển, đảo trong tình hình mới. Xây dựng nước Việt Nam mạnh về KTB và đưa KTB thành ngành mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân là một mục tiêu chiến lược, đồng thời là một nhiệm vụ bức bách đang đặt dân tộc ta trước thách thức lớn trên Biển Đông. Vì vậy nhiệm vụ bảo vệ và phát triển KTB, đảo của CSB Việt Nam bao gồm những nội dung sau: * Bảo vệ chủ quyền, giữ vững an ninh, an toàn, trật tự, hòa bình, ổn định trên biển cho KTB phát triển.
  • 32. 32 Với chức năng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát thực thi pháp luật, CSB Việt Nam chủ động duy trì thường xuyên lực lượng tàu trực, tuần tra kiểm soát bảo vệ chủ quyền và các hoạt động làm ăn bình thường của nhân dân ta trên biển, đảo. Bảo vệ an toàn các công trình kinh tế, nghiên cứu biển, nhất là các công trình dầu khí quốc gia tại các khu vực dầu khí. Các tàu hoạt động trên biển kết hợp tuần tra bảo vệ chủ quyền với việc tuần tra trinh sát, nắm tình hình, đồng thời tuyên truyền, vận động ngư dân thực hiện nghiêm đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; ngăn chặn, xua đuổi tàu thuyền nước ngoài xâm nhập vào vùng biển của ta để thăm dò, khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản, thủy hải sản; phát hiện, ngăn chặn ngư dân ta vi phạm chủ quyền của nước khác để khai thác trái phép thủy sản, đồng thời bảo đảm an toàn cho sức khỏe, tính mạng và tài sản của ngư dân. Tiến hành các hoạt động tuần tra chung trên biển với một số nước mà Việt Nam đã ký kết như Trung Quốc, Thái Lan, Cămpuchia... qua đó góp phần ngăn chặn các hoạt động phạm tội, vi phạm pháp luật trên biển, tạo điều kiện thuận lợi và môi trường hòa bình, ổn định cho các hoạt động KTB của ta và các nước lân cận. * Bảo vệ tài nguyên, phòng chống ô nhiễm môi trường để KTB phát triển bền vững. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát phát hiện các vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như các lỗi tàu không có đầy đủ trang thiết bị lọc dầu, nước la canh và kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, không ghi hoặc ghi nhật ký tàu không đúng theo quy định; khai thác, đánh bắt thủy hải sản bằng các công cụ trái phép vi phạm về bảo vệ tài nguyên, hệ sinh thái và môi trường biển như sử dụng chất nổ, xung kích điện, chất hóa học, ngư lưới cụ có tính chất hủy diệt; đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật cho ngư dân làm ăn trên biển, góp phần nâng cao hiểu biết và làm giảm thiểu những sai phạm
  • 33. 33 của ngư dân. * Phát hiện, ngăn chặn và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại trên biển, bảo đảm cho kinh tế đất nước nói chung và KTB nói riêng phát triển trong môi trường lành mạnh, công khai, minh bạch. Lực lượng CSB Việt Nam luôn quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, đường lối chính sách pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của Bộ Quốc phòng về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ chủ quyền an ninh trật tự trên biển trong tình hình mới; chủ động phối kết hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp các lực lượng, biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm đạt hiệu quả. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của quần chúng về chủ quyền quốc gia, vị trí, vai trò tiềm năng, thế mạnh của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, đấu tranh phòng chống tội phạm giữ gìn an ninh trật tự trên biển; củng cố an ninh trật tự trên các vùng biển, đảo, ngăn chặn hoạt động vi phạm của tàu thuyền nước ngoài xâm phạm chủ quyền vừa đảm bảo kiềm chế không sử dụng vũ lực gây căng thẳng làm phức tạp thêm tình hình, trấn áp ngăn chặn hiệu quả hoạt động của các loại tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho KTB phát triển. * Bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải; tổ chức các hoạt động TKCN, cứu hộ trên biển, đấu tranh chống cướp biển và hợp tác với các nước để cùng phát triển Biển mang lại nguồn lợi to lớn cho con người, song biển cũng chứa đựng nhiều hiểm họa khôn lường, như bão, động đất, sóng thần. Vấn đề tìm kiếm, cấp cứu người và phương tiện bị nạn trên các vùng biển ngày càng trở
  • 34. 34 nên cấp thiết đang được Việt Nam và các nước trên thế giới quan tâm. Các nhà khoa học cũng cảnh báo vùng Biển Đông cũng có thể xảy ra những thảm họa tự nhiên do biến đổi khí hậu như bão, động đất, sóng thần, đặt con người phải đề phòng giảm thiểu thiệt hại. Hoạt động TKCN là trách nhiệm, lương tâm của mọi người đối với đồng loại, vừa mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Cả nước hiện có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sống ven biển, số lao động hoạt động liên quan đến biển chiếm tới 50% tổng số lao động hiện có. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay mọi hoạt động trên biển diễn ra nhộn nhịp nhất là vận tải biển, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Hàng năm số vụ việc như tai nạn, sự cố trên biển xảy ra nhiều, gây thiệt hại không chỉ về người, của cải mà còn làm ô nhiễm môi trường, sinh thái biển. Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam: năm 2011 xảy ra 64 vụ tai nạn, chết và mất tích 22 người, bị chìm và hư hỏng 37 phương tiện; năm 2012 xảy ra 34 vụ tai nạn, chết và mất tích 16 người, bị chìm và hư hỏng 15 phương tiện; năm 2013 xảy ra 30 vụ tai nạn, chết và mất tích 19 người, bị chìm và hư hỏng 33 phương tiện; trong 9 tháng đầu năm 2014 đã xảy ra 10 vụ tai nạn hàng hải [10]. Những sự cố, tai nạn trên biển chủ yếu do không đảm bảo an toàn giao thông; trước những diễn biến phức tạp của an toàn giao thông trên biển: Ngày 3 tháng 10 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị số 20/CT- TTg về việc tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông hàng hải và đường thủy nội địa nhằm giảm thiểu rủi ro, tai nạn. Hoạt động TKCN trên biển là nhiệm vụ khó khăn do đòi hỏi tính khẩn trương của nhiệm vụ, hơn nữa việc TKCN thường diễn ra trong điều kiện thời tiết phức tạp, nguy hiểm. Chấp hành chỉ thị của Chính phủ và Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh CSB được giao nhiệm vụ là lực lượng thường trực ven biển cùng với các lực lượng khác (Bộ Thủy sản, Biên phòng, Cục Đường biển, Bộ Công an, Hải quân, Kiểm ngư...) chủ động ứng cứu kịp thời người
  • 35. 35 và phương tiện gặp nạn trên biển một cách nhanh nhất. Lực lượng bảo đảm hàng hải CSB phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan của các Bộ, ngành để xây dựng thiết lập cơ chế phối hợp hoạt động cụ thể trong việc công bố, tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh hàng hải, ban hành các cấp độ và các biện pháp an ninh cần áp dụng theo mỗi cấp độ an ninh. Hướng dẫn và bảo đảm theo chức năng quy định các biện pháp an ninh cần áp dụng đối với tàu biển đang hoạt động tại vùng biển Việt Nam, tàu biển đang neo đậu tại cảng dầu khí ngoài khơi. Chủ trì phối hợp với Cục Hàng hải Việt Nam và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức diễn tập các tình huống sự cố an ninh hàng hải; thiết lập mạng lưới thu thập và xử lý thông tin an ninh hàng hải. Cướp biển, cướp có vũ trang đang là vấn nạn đe dọa đến an ninh an toàn trên biển, ảnh hưởng đến giao thương giữa các vùng là mối quan tâm của các quốc gia và các tổ chức quốc tế có liên quan. Việt Nam là quốc gia đã ký và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc tế về Luật biển năm 1982, đồng thời là thành viên hiệp định hợp tác khu vực về chống cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền tại Châu Á. Hai là, trực tiếp tham gia phát triển KTB Trong điều kiện đất nước vừa có hòa bình, vừa phải huấn luyện sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, Quân đội nói chung, CSB Việt Nam nói riêng không chỉ là đội quân chiến đấu, đội quân công tác mà còn là đội quân lao động sản xuất, làm kinh tế. Trong lĩnh vực lao động sản xuất làm kinh tế, trước hết là tính đến hiệu quả. Tham gia làm KTB của CSB có tính đặc thù, do vậy tiêu chí đánh giá hiệu quả phải tính đến cả về KT - XH và quốc phòng - an ninh. Khác với sản xuất quân sự, lao động sản xuất và xây dựng, phát triển KTB của CSB là hoạt động không sản xuất ra của cải vật chất phục vụ trực tiếp đời sống KT- XH,
  • 36. 36 nên lĩnh vực sản xuất, dịch vụ phát triển KTB của CSB Việt Nam có những đặc điểm riêng. * Các đơn vị của CSB tham gia làm kinh tế nhưng vẫn là lực lượng sẵn sàng phục vụ chiến đấu. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ làm kinh tế, vẫn luôn sẵn sàng chuyển trạng thái hoạt động. Đây là một đặc điểm lớn chi phối đến định hướng, xác định đối tượng tham gia làm kinh tế và những vấn đề khác của CSB. * Từ yêu cầu phân bố lực lượng tham gia làm KTB phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng - an ninh và kinh tế cũng như yêu cầu kết hợp quốc phòng - an ninh với kinh tế mà nhiều đơn vị CSB phải được bố trí ở những vùng biển, đảo khác nhau, xa đất liền, xa dân cư. Những bất lợi về vị trí địa lý, môi trường kinh doanh, tính độc lập, các đơn vị CSB còn gặp khó khăn về nhiều mặt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tham gia làm KTB. Liên tục trong những năm qua, cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, lực lượng CSB tích cực tham gia làm kinh tế kết hợp với quốc phòng trên địa bàn chiến lược vùng biển, ven biển, đảo của Tổ quốc. Nổi bật trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh CSB đã chỉ đạo từng bước các đội tàu hoạt động trên các ngư trường Vịnh Bắc Bộ, khu vực quần đảo Trường Sa, thềm lục địa phía Nam, các giàn khoan, công trình dầu khí, cáp quang trên biển, kết hợp tổ chức dịch vụ nghề cá các vùng biển xa, hàng năm cung cấp cho ngư dân dầu, nước ngọt... Như vậy, CSB Việt Nam tham gia xây dựng kinh tế không có nhiều lợi thế, nhưng vẫn phải lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu. CSB tham gia xây dựng kinh tế, xem xét trên mọi góc độ đều chịu tác động của quy luật tiết kiệm thời gian lao động, biểu hiện cụ thể của việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm nguồn nhân lực, vật lực của đất nước giao cho CSB quản lý và khai thác có hiệu quả trên cả hai mặt. Chính vì vậy, tính hiệu quả cao trong hoạt động
  • 37. 37 này đã góp phần nâng cao vai trò của CSB Việt Nam trong phát triển KTB. Đó cũng chính là biểu hiện sự quyết tâm của CSB Việt Nam tích cực góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI: “ Phát triển kinh tế ven biển, biển và hải đảo theo định hướng Chiến lược biển đến năm 2020. Phát triển mạnh kinh tế đảo, khai thác hải sản xa bờ gắn với tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và giữ vững chủ quyền vùng biển quốc gia” [22, tr. 203]. Ba là, tham mưu đề xuất với Đảng, Nhà nước trong việc hoạch định kế hoạch trong phát triển KTB, đặc biệt là bảo vệ phát triển KTB Để quá trình thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả, lực lượng CSB Việt Nam phải tham mưu đề xuất cho lãnh đạo, chỉ huy các cấp tiến hành xây dựng một kế hoạch chung thống nhất từ trên xuống dưới, phù hợp với phương thức quản lý kinh tế và quản lý quốc phòng. Sử dụng linh hoạt cơ chế hỗn hợp vừa mang tính kế hoạch, vừa mang tính thị trường.Theo đó, trên cơ sở chủ trương của cấp ủy các cấp trong Quân đội về việc kết hợp quốc phòng - an ninh với KTB, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và tiềm năng, thế mạnh của đơn vị, người chỉ huy tiến hành giao nhiệm vụ, kế hoạch, chỉ tiêu tham gia phát triển KTB cho các cơ quan, đơn vị một cách hợp lý. 1.2.3. Sự cần thiết phát huy vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam đối với phát triển kinh tế biển Một là, xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giải quyết mối quan hệ giữa tổ chức quân sự với xây dựng kinh tế và mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ đất nước. Các nhà lý luận Mác - Lênin khẳng định rằng, xây dựng và phát triển KT - XH phải gắn liền với bảo vệ quá trình đó. Xây dựng và phát triển KT - XH là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của mọi cuộc cách mạng trong lịch sử, cùng với quá trình ấy là bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng đã đạt được. Quân đội và sự nghiệp xây dựng nền kinh tế đất nước có mối quan hệ
  • 38. 38 chặt chẽ với nhau, trong đó, kinh tế giữ vai trò quyết định việc tăng cường sức mạnh của quân đội, song quân đội có vai trò tích cực đối với xây dựng kinh tế đất nước. Sự phụ thuộc của quân đội vào kinh tế được Ph.Ăng ghen chỉ rõ: “Không có gì phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế hơn là chính ngay quân đội và hạm đội. Vũ trang, biên chế, tổ chức, chiến thuật, chiến lược phụ thuộc trước hết vào trình độ sản xuất đạt được trong một thời điểm nhất định và vào phương tiện giao thông”[1, tr.235]. Đứng trên lập trường Mác xít, chúng ta phải nhận thức đầy đủ, toàn diện sự tác động của quân đội đối với kinh tế có cả tích cực và tiêu cực, phải xem xét nó trong tình hình cuộc đấu tranh giai cấp trong nước và trên thế giới đang còn nhiều diễn biến phức tạp.Với góc độ thuần túy về kinh tế, rõ ràng quân đội tiêu dùng của cải vật chất mà không quay lại quá trình tái sản xuất, thậm chí đó là tiêu dùng mất đi. Bạo lực, quân đội “không làm ra tiền thậm chí còn tiêu dùng nhiều tiền”. Song, quân đội không chỉ bảo vệ nền kinh tế, mà còn trong điều kiện nhất định, tiêu dùng của quân đội sẽ kích thích sản xuất, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu kinh tế của chiến tranh. “Quân đội cũng là một nguồn lực kinh tế, phải kích thích nguồn lực ấy cho phát triển kinh tế”[1, tr.235]. Hai là, xuất phát từ thực tiễn hoạt động của CSB Việt Nam trong phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh trên biển, đảo. Biển đảo là bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, là hướng chiến lược trọng yếu, không gian sinh tồn, phát triển bền vững của dân tộc Việt Nam trong cả hiện tại và tương lai. Với giá trị to lớn về KT - XH, chính trị, quốc phòng - an ninh, nên biển Việt Nam đang là mối toan tính của một số nước trên thế giới, nhất là thế lực bá quyền và một số nước trong khu vực. Phát triển KTB, đồng thời bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ
  • 39. 39 quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia trên biển luôn là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, cấp bách của Đảng, Nhà nước và toàn dân trong tình hình hiện nay. Để trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, Đảng và Nhà nước đã và đang tập trung đầu tư phát triển mạnh KT- XH trên các vùng biển, đảo. Tình hình an ninh chính trị, an toàn trên biển có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, chính trị của quốc gia. Việc giữ vững ổn định chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh trên các vùng biển, đảo sẽ góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng, phát triển KTB bền vững. Quân đội nhân dân Việt Nam là đội quân cách mạng, có nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN và góp phần vào công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam. Ba là, xuất phát từ tư duy mới của Đảng về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới Thứ nhất, tăng cường, nâng cao chất lượng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Thứ hai, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh, giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Thứ ba, xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động thông tin, tuyên truyền. Thứ tư, xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc Thứ năm, tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, xây dụng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, có sức chiến đấu cao. Thứ sáu, triển khai đồng bộ, toàn diện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN [21]. Quan điểm trong chiến lược biển, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung
  • 40. 40 ương Đảng chỉ rõ: “Trở thành một nước mạnh về biển là mục tiêu chiến lược xuất phát từ yêu cầu và điều kiện khách quan của sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN”. Do đó, một đòi hỏi khách quan, cấp bách, đồng thời là một nhiệm vụ chiến lược nặng nề mà Đảng, Nhà nước và toàn Đảng, toàn dân ta phấn đấu thực hiện trong một thời gian hết sức khẩn trương là tăng cường sức mạnh quốc gia trên biển tương xứng với tầm quan trọng chiến lược của biển phù hợp với điều kiện KT - XH đất nước. Để thực hiện được mục tiêu trên, cần ra sức xây dựng, củng cố, hoàn thiện thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân trên biển ngày càng vững chắc, trong đó, lấy CSB làm nòng cốt bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, hải đảo, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Tổ quốc. CSB Việt Nam thực hiện nhiệm vụ trên một hướng chiến lược trọng yếu, giữ vai trò nòng cốt trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa, bảo vệ lợi ích quốc gia vì lợi ích kinh tế trên biển. Sức mạnh quân sự quốc gia trên biển được biểu hiện ở ý chí và năng lực thực tiễn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta thực hiện chủ quyền trên biển, ở phòng thủ đất nước từ hướng biển và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc. Đó là sức mạnh tổng hợp của chế độ XHCN, của đường lối chiến tranh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân, toàn diện và của lực lượng vũ trang nhân dân trên biển trong đó và trước hết là sức mạnh của CSB Việt Nam. Là thành phần cơ bản, chủ yếu và luôn gắn liền với sức mạnh biển, CSB Việt Nam là lực lượng chuyên trách, nòng cốt của Nhà nước về thực thi pháp luật trên biển, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc Việt Nam XHCN. Mặt khác CSB luôn là lực lượng giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn trên các vùng biển, là chỗ dựa tin cậy của các thành phần kinh tế, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trên biển, nghiên cứu khoa học, vận tải và làm dịch vụ biển, là nhân tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho việc
  • 41. 41 phát triển KTB. Xây dựng CSB ngày càng vững mạnh còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, là công cụ hậu thuẫn cho chính sách đối ngoại, giữ vững hòa bình an ninh và sự ổn định trong khu vực, tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa các nước, nâng vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Vì vậy xây dựng CSB Việt Nam vững mạnh toàn diện theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, là lực lượng nòng cốt trong chiến tranh nhân dân trên biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc là yếu cầu cấp bách trước mắt và chiến lược lâu dài vì biển là sự sống còn của quốc gia, biển có vai trò vị trí đặc biệt quan trọng đối với nước ta. * * * Qua phân tích trên, CSB Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển KTB hiện nay. CSB không chỉ là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò chủ đạo của sự nghiệp quốc phòng - an ninh biển đảo và thềm lục địa của Tổ quốc, tạo điều kiện cho KTB phát triển, mà còn là lực lượng làm kinh tế có hiệu quả. Song do yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH, sự nghiệp xây dựng và phát triển CSB hiện nay, đòi hỏi vai trò đó cần được nâng cao hơn nữa. Đồng thời thấy rõ tính hiệu quả của mỗi hoạt động của lực lượng CSB đều có ý nghĩa trên hai mặt: góp phần xây dựng CSB Việt Nam vững mạnh toàn diện, thể hiện vai trò nòng cốt cho toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển, đảo và thềm lục địa của Tổ quốc. Tạo điều kiện cho ngư dân ra khơi khai thác thủy, hải sản bám biển; mặt khác, làm giảm ngân sách Nhà nước và mức huy động lực lượng lao động xã hội cho lĩnh vực quốc phòng - an ninh, nhờ đó mà các nguồn lực của đất nước được tập trung cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Vì vậy, để nâng cao hơn nữa vai trò của CSB Việt Nam
  • 42. 42 trong phát triển KTB, cán bộ, chiến sỹ trong Bộ Tư lệnh CSB, trước hết là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp phải tập trung nâng cao hiệu quả mọi hoạt động của cơ quan, đơn vị, bao gồm cả hoạt động quân sự thuần túy cũng như hoạt động sản xuất quân sự và tham gia phát triển KTB.
  • 43. 43 Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN 2.1. Những thành tựu và hạn chế về vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển 2.1.1. Những thành tựu của Cảnh sát biển Việt Nam trong tham gia phát triển kinh tế biển, giữ vững chủ quyền, an ninh, an toàn biển, đảo của Tổ quốc Là lực lượng còn non trẻ (thành lập 28/8/1998), quá trình hoạt động của CSB Việt Nam đã gặp phải không ít khó khăn, nhất là công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển. Nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, sự phối kết hợp chặt chẽ, giúp đỡ tận tình đầy trách nhiệm của các lực lượng Công an, Biên phòng, Hải quân, Kiểm ngư... đến nay, lực lượng CSB đã từng bước khẳng định được vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ là lực lượng chuyên trách của Nhà nước trong duy trì an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật trên biển. Toàn lực lượng CSB có ý chí quyết tâm cao, có sự đoàn kết nhất trí, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Thời gian qua, bằng những hành động cụ thể, CSB đã từng bước tạo được những chuyển biến lớn trong nhận thức về tầm quan trọng đối với việc quản lý, giữ gìn an ninh trật tự an toàn biển, đảo nói chung và đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật, tội phạm trên biển nói riêng góp phần vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Một là, hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giữ vững chủ quyền, an ninh, an toàn, hòa bình, ổn định trên biển Trong những năm qua, với chức năng là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm
  • 44. 44 việc chấp hành pháp luật của Việt Nam, CSB Việt Nam đã chủ trì thực hiện, thường xuyên phối kết hợp với các lực lượng khác thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Tham gia quản lý, giám sát hoạt động nghề cá trong các vùng nước Hiệp định ở Vịnh Bắc Bộ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần duy trì nghiêm trật tự, an toàn, an ninh, môi trường hòa bình, ổn định trên biển, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân làm ăn sinh sống và hoạt động kinh tế trên biển, thềm lục đại của Tổ quốc đạt hiệu quả nhất. Để đảm bảo quản lý an ninh, trật tự, an toàn trên biển, thời gian qua CSB Việt Nam đã tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể: Hoạt động đấu tranh với những hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam Có thể nói, trên tất cả các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam, nhất là khu vực miền Trung, các tàu cá, tàu thăm dò nước ngoài vẫn thường xuyên vi phạm để khai thác thủy sản trái phép, thăm dò khai thác tài nguyên khoáng sản và trinh sát nắm tình hình. Bằng hoạt động trinh sát nghiệp vụ, lực lượng chức năng CSB tiến hành thu thập thông tin về hoạt động của tàu, thuyền nước ngoài liên quan đến hoạt động thăm dò, đánh bắt thủy, hải sản, buôn lậu... Thông qua việc thường xuyên tuần tra, kiểm soát trên biển, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật cũng như chức năng, nhiệm vụ của lực lượng CSB cho bà con ngư dân làm ăn sinh sống trên biển, CSB đã và đang góp phần đảm bảo hoạt động nghề cá của ngư dân, chấn chỉnh những vi phạm về hàng hải của tàu thuyền hoạt động trên biển. Tuy Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam và Trung Quốc khu vực Vịnh Bắc Bộ đã đi vào nền nếp, tác động tích cực vào việc ổn định biên giới biển và hoạt động nghề cá trong vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ, nhưng hoạt động của tàu cá Trung Quốc vẫn dùng nhiều thủ đoạn tinh vi và manh động, lợi dụng đêm tối đi sâu vào vùng biển Việt Nam đánh bắt, sáng lại rút
  • 45. 45 tàu ra ngoài, lợi dụng thời tiết xấu, thời điểm không có lực lượng tuần tra của Việt Nam, tổ chức đi theo từng nhóm từ 3 đến 5 chiếc, cá biệt có nhóm từ 10 đến 30 chiếc xâm phạm vùng biển Việt Nam, loại tàu này có công suất trên 500 CV, khi bị lực lượng chức năng của Việt Nam xua đuổi thường chống đối, tìm cách đâm cản lực lượng của ta rút về phía Trung Quốc. Tính đến nay các đơn vị CSB đã trực tiếp tuần tra, phối thuộc với các đơn vị trong và ngoài lực lượng hoạt động được hàng nghìn lần chuyến tuần tra, kiểm soát trên các vùng biển và thềm lục địa nước ta, làm nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho các hoạt động KTB. Trong đó, đã tổ chức 1.837 lượt tàu thuyền các loại làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và tiến hành kiểm tra 11.133 lượt tàu thuyền các loại (170 tàu thuyền nước ngoài), xử phạt 5.569 tàu vi phạm trên các vùng biển và thềm lục địa của nước ta. Cụ thể từ năm 2000 đến nay đã xua đuổi trên 13.000 lượt tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam, nhiều tầu cá Trung Quốc đã vào sâu khu vực biển Việt Nam khai thác trộm hải sản, trong đó bắt giữ, xử lý vi phạm hành chính trên 150 tàu cá vi phạm. Năm 2013, CSB phối hợp với Hải quân, Biên phòng phát hiện, xua đuổi 3.108 lượt tàu cá Trung Quốc vi phạm vùng biển Việt Nam, trong đó đã bắt, lập biên bản vi phạm và cảnh cáo, phóng thích, tuyên truyền, yêu cầu ra khỏi vùng biển của Việt Nam 124 chiếc theo đúng chủ trương, đối sách. Tổ chức xác minh, làm rõ 109 vụ/288 tàu/ 2.710 ngư dân của Việt Nam bị lực lượng chức năng của nước ngoài bắt giữ, đưa về bờ xử lý hoặc kiểm tra, tịch thu tài sản, xua đuổi trái phép khi tàu cá của ta vào tránh gió, bão hay đang hoạt động bình thường ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Các xác minh đảm bảo nhanh chóng, chính xác, kịp báo phục vụ đấu tranh ngoại giao và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho ngư dân. Sáu tháng đầu năm 2014, CSB nắm được, có 17.826 lượt chiếc hoạt động trên các vùng biển, tập trung chủ yếu ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ, khu vực cửa Vịnh Bắc Bộ, quần đảo Trường Sa và vùng biển phía Nam. Quá trình hoạt động, phát hiện