SlideShare a Scribd company logo
1 of 86
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN QUANG HẬU
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯ DÂN
QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN QUANG HẬU
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯ DÂN
QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN
Ngành: Chính sách công
Mã số: 834.04.02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN DANH SƠN
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, bài luận văn Thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân
quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong khai thác thủy sản này là công
trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Thầy PGS.TS. Nguyễn
Danh Sơn.
Các văn bản và số liệu trong luận văn được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng.
Một lần nữa tôi xin khẳng định sự trung thực của lời cam đoan trên.
Tác giả luận văn
Nguyễn Quang Hậu
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯ DÂN TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN
........................................................................................................................... 7
1.1. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài .................................................. 7
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho ngư dân
khai thác thủy sản.............................................................................................. 8
1.3. Chủ thể, khách thể và các bước thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong
khai thác thủy sản............................................................................................11
1.4. Chính sách hỗ trợ ngư dân và kinh nghiệm một số địa phương trong thực
hiện chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản cùng bài học đối với quận
Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng............………………………..Lỗi! Thẻ đánh
dấu không được xác định.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
NGƯ DÂN Ở QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG
KHAI THÁC THỦY SẢN............................................................................24
2.1. Chủ trương, chính sách và hệ thống tổ chức hỗ trợ ngư dân trong khai thác
thủy sản của thành phố Đà Nẵng.....................................................................24
2.2. Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản ở quận
Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng thời gian qua ...............................................27
CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯ DÂN TRONG KHAI THÁC
THỦY SẢN Ở QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ...........52
3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu khai thác thủy sản của thành phố Đà
Nẵng và quận Thanh Khê................................................................................53
3.2. Các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai
thác thủy sản trong thời gian tới......................................................................57
KẾT LUẬN....................................................................................................67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1.
Kết quả thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày
07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển
thuỷ sản trên địa bàn quận Thanh Khê
37
2.2.
Kết quả thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ đóng mới tàu
khai thác thủy sản và tàu dịch vụ khai thác thủy sản cho
các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận Thanh Khê
38
2.3.
Kết quả thực hiện Quyết định số 4991/QĐ-UBND ngày 26
tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng
trên địa bàn quận Thanh Khê
40
2.4.
Tổng sản lượng và tổng doanh thu thủy sản khai thác khai
thác từ năm 2013-2018
42
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ
Tên biểu đồ Trang
2.1.
Tổng số lượng tàu cá của Quận Thanh Khê từ năm 2011
- tháng 5/2018
30
2.2.
Số lượng tàu cá 20cv đến dưới 90cv của Quận Thanh
Khê từ năm 2011 - tháng 5/2018
30
2.3.
Số lượng tàu cá 90cv trở lên của Quận Thanh Khê từ năm
2011 - tháng 5/2018
31
2.4.
Số tàu cá đóng mới từ năm 2012 đến năm 2018 (tính đến
tháng tháng 5)
32
2.5. Giá trị sản phẩm khai thác thủy sản từ năm 2013 -2018 40
2.6. Tỷ trọng thành phần loài thủy sản khai thác 2013 và 2018 41
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các
quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Với lợi thế bờ biển trải dài từ Bắc vào
Nam có tổng chiều dài 3.260km [01], gồm có 28 tỉnh có bờ biển hoặc các đảo
lớn nhỏ chiếm 45% tổng số tỉnh thành trên cả nước. Vì thế, khai thác và bảo
tồn các tiềm năng, thế mạnh của biển là một trong những nhu cầu tất yếu trong
công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Song khai thác các nguồn tài
nguyên thiên nhiên đó phải đặt trong sự phát triển cân đối và bền vững của biển
như bảo vệ môi trường sinh thái của biển, đáp ứng đa dạng sinh học, bảo đảm
an ninh quốc phòng…
Nhận thức vấn đề này, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều
chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm định hướng và chỉ đạo để tăng cường
nhận thức trong các tầng lớp nhân dân và tổ chức thực hiện quản lý một cách
khoa học, phù hợp, hiệu quả. Quan điểm này Đảng ta chỉ rõ: “tiến ra biển trở
thành một hướng phát triển của loài người” và “trở thành một nước mạnh về
biển là một mục tiêu chiến lược xuất phát từ yêu cầu về điều kiện khách quan
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam” [02] và được nhấn mạnh:
“vùng biển, hải đảo và ven biển là địa bàn chiến lược có vị trí quyết định đối
với sự phát triển của đất nước, là tiềm năng và thế mạnh quan trọng cho sự
nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa” [03]. Trong Nghị quyết Đại hội X và
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) của Đảng về “Chiến lược biển Việt Nam
đến năn 2020”cũng đã xác định mục tiêu tổng quát: “Đến năm 2020, phấn đấu
nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc
chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảm bảo góp phần quan trọng
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh”
[07]. Do tầm quan trọng của biển, hải đảo và xuất phát từ tình hình thực tiễn,
2
trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII của Đảng tiếp tục
khẳng định: “khai thác bền vững, có hiệu quả nguồn lợi thủy sản, phát tiển
đánh bắt xa bờ, gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường
biển…” [08] và “…Vùng biển, ven biển và hải đảo, phát triển mạnh kinh tế biển
tương xứng với vị thế và tiềm năng biển nước ta…” [09]. Và gần đây nhất (ngày
22/10/2018) là Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương
Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 36-NQ/TW) đã khẳng định tầm
nhìn và mục tiêu tổng quát là “Đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh;
đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển” [05]. Đây là định
hướng chiến lược và cũng là chủ trương lớn cho xây dựng và tổ chức thực hiện
các chính sách phát triển có liên quan để phát triển kinh tế - xã hội nói chung
và phát triển kinh tế biển nói riêng bảo đảm hiệu quả, cân đối và bền vững.
Chính phủ đã xác định quan điểm: Phát triển thủy sản là làm nó trở thành
một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh
cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở phát huy lợi thế của nghề cá, tạo
sự phát triển đồng bộ, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội
đất nước.Đồng thời, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động
cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá, gắn với việc tổ chức
lại sản xuất ngành thủy sản ở tất cả các lĩnh vực: Khai thác, nuôi trồng, hậu cần
dịch vụ và chế biến thủy sản theo chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất nguyên
liệu đến chế biến tiêu thụ, nhằm nâng cao hiệu quả tối ưu cho sản phẩm thủy
sản Việt Nam.
Những năm gần đây, thành phố Đà Nẵng đã chú trọng hơn trong việc đẩy
mạnh phát triển khai thác thủy sản xa bờ, với mục tiêu là củng cố và nâng cao
hiệu quả hoạt động của các tổ khai thác hải sản, dịch vụ hậu cần trên biển gắn
với bảo vệ chủ quyền vùng biển; chú trọng công tác khuyến ngư, ứng dụng
3
khoa học kỹ thuật trong khai thác và bảo quản sản phẩm sau khai thác; tiếp tục
đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá, quản lý tốt vệ sinh môi trường
và an ninh trật tự tại âu thuyền Thọ Quang. Đồng thời thành phố đã đẩy mạnh
các chính sách hỗ trợ đối với ngư dân đánh bắt thủy sản xa bờ.
Đối với quận Thanh Khê nghề khai thác thủy sản có truyền thống từ lâu
đời, đem lại thu nhập mỗi năm hàng tỷ đồng từ nguồn thủy sản, giải quyết việc
làm cho hàng trăm người lao động phổ thông ở trong và ngoài địa phương.
Dưới sự chỉ đạo của các cấp, UBND quận Thanh Khê đã nhận thức được
tầm quan trọng của ngành khai thác hải sản; khai thác thủy sản được xem là
ngành kinh tế thế mạnh và góp phần thể hiện chủ quyền của người dân Việt
Nam trên vùng biển đảo rộng lớn ở biển Đông. Nhà nước và Chính quyền
Thành phố Đà Nẵng, quận Thanh Khê đã có những chính sách và tổ chức thực
hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản để nâng cao hiệu quả
hoạt động và phát huy thế mạnh, tiềm năng khai thác hải sản, góp phần cải thiện
mức sống của ngư dân. Đồng thời, trong quá trình thực hiện việc hỗ trợ ngư
dân trong khai thác thủy sản cũng bộc lộ những khó khăn, vướng mắc cần được
nghiên cứu và có những giải pháp khắc phục cũng như tăng cường thực hiện
có hiệu quả hơn các chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản. Cho đến nay
việc cụ thể hóa chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản cũng như tổ
chức thực hiện chính sách vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được giải quyết nhưng
còn chưa có những nghiên cứu cung cấp cơ sở lí luận và thực tiễn.
Do đó, tôi chọn đề tài: “Thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân quận
Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong khai thác thủy sản” làm đề tài luận
văn thạc sĩ Chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong thời gian qua, đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu liên quan
đến vấn đề khai thác thủy sản và chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy
4
sản như:
1- Ninh Thị Thu Thủy (2014), “Chính sách hỗ trợ khai thác thủy sản xa
bờ của thành phố Đà Nẵng” của đăng trên Tạp chí Kinh tế-Xã hội Đà Nẵng
2- Hồ Thị Hoài Thu (2018): “Giải pháp tài chính hỗ trợ ngư dân phát triển
hoạt động khai thác thủy sản ở Việt Nam” Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viên
Tài chính.
3- Lê Nguyên Khánh (2015), “Chính sách phát triển ngành thủy sản từ
thực tiễn quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sỹ, chuyên
ngành Chính sách công, Học viện Khoa học xã hội.
4- Báo cáo “Tình hình triển khai các chính sách về phát triển kinh tế biển
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”tại Hội thảo “sửa đổi Nghị định 67-những vấn
đề cần đặt ra”, tổ chức tại Thành phố Đà Nẵng, tháng 8 năm 2017.
5- Báo cáo “Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân phát triển ngành
thủy sản” tại Hội thảo “sửa đổi Nghị định 67-những vấn đề cần đặt ra”, tổ chức
tại Thành phố Đà Nẵng, tháng 8 năm 2017.
Các nghiên cứu liên quan đến chủ đề chính sách, thực hiện chính sách
hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản cho đến nay còn là ít và riêng chủ
đề thực hiện chính sách sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, thành phố
Đà Nẵng trong khai thác thủy sản thì cho đến nay thực sự chưa có nghiên
cứu nào.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, thành
phố Đà Nẵng trong khai thác thủy sản.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiển của thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân
khai thác thủy sản trong bối cảnh phát triển mới.
5
- Phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân quận
Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong khai thác thủy sản thời gian qua và từ đó
phát hiện những vấn đề trong thực hiện chính sách này.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện hiệu quả hơn chính sách hỗ
trợ ngư dân quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong khai thác thủy sản thời
gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
- Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2011 đến nay (2018).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
gắn với các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về đường lối,
chiến lược, chính sách khai thác, phát triển kinh tế biển trong bối cảnh hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng gồm:
+ Nghiên cứu tài liệu sẵn có (phương pháp nghiên cứu bàn giấy).
+ Phương pháp khảo sát thực địa (quan sát, phỏng vấn nhanh)
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp;
+ Phương pháp hệ thống;
+ Phương pháp so sánh;
+ Phương pháp phân tích chính sách công.;
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
6
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan tới thực hiện chính sách
hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản.
- Đúc rút bài học kinh nghiệm về thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân
trong khai thác thủy sản từ thực tiễn một số địa phương nước ta.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Các phân tích, đánh giá về thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong
khai thác thủy sản từ thực tiễn ở quận Thanh Khê giúp nhìn nhận rõ hơn những
kết quả, những tồn tại trong thực hiện chính sách này.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo thiết thực cho đội ngũ cán bộ
hoạch định chính sách và thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác thủy
sản ở Việt Nam nói chung và ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Bên cạnh đó luận văn cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan
tâm đến vấn đề này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách hỗ trợ ngư
dân trong khai thác thủy sản
Chương 2. Thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân ở quận Thanh Khê, thành
phố Đà Nẵng trong khai thác thủy sản
Chương 3. Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong
khai thác thủy sản từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH HỖ TRỢ NGƯ DÂN TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN
1.1. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài
- Chính sách
Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như sau:
“Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính
sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể
nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính
chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…” [13]
Dean G.Kilpatrick thì cho rằng chính sách là “hệ thống pháp luật, các đo
lường quy tắc, chuỗi hành động và ưu thế tài trợ có tương quan đến chủ đề nhất
định được chính phủ hay đại diện chính phủ ban hành” (Giáo trình Những vấn
đề cơ bản về Chính sách công-Học viện Khoa học xã hội).
Khái niệm chính sách công được sử dụng chính thức hiện nay ở nước ta
được xác định tại Nghị định của Chính phủ số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016
Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật, là “định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề
của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định” (Điều 3) [06].
- Hỗ trợ
Theo Từ điển Tiếng Việt 2006: “hỗ trợ” là giúp đỡ lẫn nhau, giúp đỡ thêm
vào. Có thể nói, hỗ trợ được hiểu là sự giúp đỡ từ bên ngoài, từ người này cho
người khác.
- Chính sách hỗ trợ
Chính sách hỗ trợ ở đây được hiểu là sự giúp đỡ của Nhà nước (trung
ương, địa phương) cho ngư dân thông qua các quy định, các công cụ chính sách
8
cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mục tiêu nhất định (cụ thể trong nghiên
cứu này là khai thác thủy sản).
- Thủy sản
Thủy sản là "một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi", sản vật đem
lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng
thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường
- Khai thác thủy sản
Khai thác thủy sản là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, sông, hồ,
đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác. Luât Thủy sản năm 2017 định nghĩa
“Khai thác thủy sản là hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh bắt
nguồn lợi thủy sản” (Điều 3) [17].
- Ngư dân
Ngư dân ở đây được hiểu là những người và tổ chức của họ có sinh kế gắn
với hoạt động khai thác thủy sản (ven biển).
- Thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản
Là quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong
khai thác thủy sản. Quá trình này bao gồm nhiều khâu, công đoạn, bước có
quan hệ mật thiết với nhau (cụ thể được nêu tại mục 1.3 dưới đây).
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho
ngư dân khai thác thủy sản.
1.2.1. Yêu cầu đối với thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai
thác thủy sản
Mục tiêu của các chính sách hỗ trợ ngư dân ở đây là cũng là nhằm vào
phát triển kinh tế biển, trong đó bao gồm cả đánh bắt xa bờ và hậu cần nghề cá
nhằm tạo bước đột phá về tăng trưởng và chuyểndịch cơ cấu kinh tế biển; khai
thác tiềm năng, lợi thế tự nhiên về biển. Các chính sách này được thực thi cần
đem lại các tác động tích cực, hiệu quả đối với ngư dân, cụ thể là:
9
+Về kinh tế: tạo sinh kế bền vững, tăng thu nhập, giảm nghèo cho ngư dân.
+ Về môi trường: chính sách hỗ trợ hoạt động khai thác thủy sản gắn liền
với sự phát triển bền vững, bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản ven biển như
là nguồn sinh kế.
+Về chính trị: hoạt động khai thác thủy sản trên biển thường xuyên, liên
tục cũng là góp phần quan trọng cho đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ
quyền biển đảo Tổ quốc.
1.2.2. Các yếu tố bảo đảm thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong
khai thác thủy sản
a. Yếu tố khách quan
a.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có tác động lớn đến quá trình khai thác thủy sản cũng
như việc hỗ trợ ngư dân trong khai thác hải sản. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi
thì việc đưa ra các giải pháp tài chính từ phía Nhà nước để hỗ trợ cho hoạt động
khai thác thủy sản sẽ ít hơn và ngược lại, nếu điều kiện tự nhiện không thuận lợi
thì Nhà nước phải đầu tư hỗ trợ nhiều hơn. Vì vậy, để đảm bảo tính mạng của
ngư dân và tàu thuyền cùng ngư lưới cụ thì Nhà nước quan tâm tạo điều kiện hỗ
trợ bằng nhiều cách thức để bà con ngư dân yên tâm trong khai thác thủy sản và
kịp thời khôi phục sản xuất nếu như có rũi ro xảy ra. Nhà nước cũng cần có biện
pháp hỗ trợ phù hợp với từng vùng miền và từng ngành nghề khai thác khác nhau
vì những vùng miền thì có điều kiện tự nhiên khác nhau.
a.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Các điều kiện này liên quan tới cuộc sống của ngư dân, bao gồm điều kiện
kinh tế (vốn, công cụ khai thác, lao động, thị trường, cơ sở hạ tầng trên bờ cũng
như trên biển, …) và về xã hội (điều kiện sống, sức khỏe. … ) cũng như các
điều kiện hỗ trợ nâng cao, cải thiện các cơ hội nâng cao các điều kiện kinh tế
và xã hội cho ngư dân, như các dịch vụ kinh tế ( thông tin thị trường, tư vấn
10
pháp luật kinh tế, giao dịch kinh tế, tín dụng ngân hàng, …), dịch vụ xã hội
(trường học, bệnh viện, cung ứng điện, nước sạch, …). Các điều kiện này càng
được đảm bảo hiệu quả với chất lượng tốt càng làm cho ngư dân và gia đình họ
yên tâm, gắn bó với nghề cũng như phát triển khai thác thủy sản theo định
hướng và yêu cầu của Đảng và Nhà nước.
b. Yếu tố chủ quan
b.1. Nhận thức, ý thức của các bên liên quan
Các bên liên quan ở đây bao gồm cả phía chủ thể tổ chức thực hiện chính
sách là các cơ quan quản lý nhà nước và cả phía khách thể thực hiện chính sách
là ngư dân và các tổ chức xã hội của họ (đoàn thể).
Nhận thức, ý thức là cơ sở cho hành động. Do vậy, nhận thức, ý thức của
các bên liên quan càng tốt, rõ ràng thì hành động thực hiện càng hiệu quả và
ngược lại.
b.2. Bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý ở đây là bộ máy quản lý nhà nước các cấp, trong đó trực
tiếp là bộ máy quản lý nhà nước cấp địa phương. Sự thiếu hụt hay yếu kém của
bộ phận chuyên trách thường là nguyên nhân của những bất cập không chỉ trong
tham mưu mà cả trong tổ chức thực hiện chính sách.
b.3. Năng lực của cán bộ
Năng lực của cán bộ là một nhân tố quan trọng trong thực hiện chính sách.
Năng lực của cán bộ tốt sẽ giúp cho thực hiện chính sách tốt, hiệu quả. Ngược
lại, sự yếu kém, thậm chí tha hóa trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của một
bộ phận cán bộ quản lý nhà nước, như thực tiễn thời gian qua ở nước ta cho
thấy, đã không chỉ làm chậm trễ đưa các chính sách vào cuộc sống mà còn làm
sai lệch, méo mó chính sách trong thực hiện, thậm chí làm thiệt hại tới lợi ích
chính đáng của các đối tượng chính sách, làm mất đi niềm tin vào chính sách
của họ.
11
b.4. Sự phối hợp của các bên liên quan
Thực hiện chính sách là kết quả của sự phối hợp của các bên liên quan. Sự
phối hợp này càng chặt chẽ, hiệu quả thì kết quả thực hiện chính sách càng tốt,
hiệu quả và ngược lại.
1.3. Chủ thể, khách thể và các bước thực hiện chính sách hỗ trợ ngư
dân trong khai thác thủy sản
1.3.1. Chủ thể, khách thể
1.3.1.1. Chủ thể thực hiện
Ở cấp độ địa phương, chủ thể thực hiện trực tiếp là chính quyền địa
phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cấp cơ sở). Các cấp
chính quyền địa phương trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách với sự chỉ đạo
và phối hợp với các cơ quan quản lý Trung ương (Chính phủ, Bộ, ngành) theo
quy định phân cấp quản lý (tại Điều 102, Luật Thủy sản năm 2017 quy định về
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp).
1.3.1.2. Khách thể thực hiện
Khách thể thực hiện ở đây bao gồm ngư dân và các tổ chức kinh tế, xã hội
có liên quan tới hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân, như các tổ chức
Ngân hàng – tín dụng, các doanh nghiệp mua thủy sản của ngư dân hay làm
dịch vụ phục vụ ngư dân khai thác thủy sản, các nghiệp đoàn nghề nghiệp, tổ
chức xã hội dân sự (Hội Nông dân, Phụ nữ, Thanh niên, …).
1.3.2. Các bước thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác
thủy sản
1.3.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện
Để tổ chức triển khai thực hiện chính sách cần xây dựng kế hoạch triển
khai thực hiện với sự phân công rõ ràng, cụ thể trách nhiệm. Khi xây dựng kế
hoạch cần xác định rõ thời gian, lộ trình phù hợp với điều kiện về nguồn lực tài
chính, con người, cơ sở vật chất – kỹ thuật, …
12
1.3.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách
Tổ chức phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển kinh tế biển, phát
triển nghề cá là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với các cơ quan
nhà nước và các đối tượng thực hiện chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính
sách tốt sẽ giúp cho mọi người dân tham gia thực hiện hiểu rõ về mục đích,
yêu cầu, quy định của chính sách. Tính đúng đắn và tính khả thi của chính
sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản để họ tự giác thực hiện theo yêu
cầu quản lý của nhà nước. Đồng thời, giúp cơ quan quản lý nhà nước tổ chức
thực hiện chính sách nhận thức được đầy đủ tính chất, mức độ, quy mô, tầm
quan trọng của chính sách đối với sự phát triển kinh tế xã hội, để chủ động
tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc triển khai thực hiện có hiệu quả
mục tiêu chính sách.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông qua các lớp tập huấn; qua phối
hợp với các đoàn thể chính trị xã hội nhất là Hội Nông dân, Hội nghề cá, Nghiệp
đoàn Nghề cá, các kênh phát thanh, truyền hình, báo chí, các trang mạng và
nhiều hình thức khác... để nâng cao nhận thức của phần lớn bà con ngư dân,
hiểu và nắm được các nội dung cơ bản về Luật Thủy sản và các văn bản hướng
dẫn thi hành Luật, các văn bản tổ chức triển khai thực hiện chính sách phát triển
kinh tế biển, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức cho bà con ngư dân
yên tâm sản xuất tại các ngư trường truyền thống và nâng cao ý thức bảo vệ,
giữ gìn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
1.3.2.3. Phân công phối hợp thực hiện chính sách
Để thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản có hiệu
quả cần phải phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, các ngành,
các cấp, chính quyền địa phương. Thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong
khai thác thủy sản phát triển kinh tế là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị,
với vai trò tham mưu tích cực của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
13
và UBND các cấp. Do vậy, công tác phối hợp và phân công cụ thể trách nhiệm
các ngành chức năng là hết sức quan trọng, cơ quan nào chủ trì, cơ quan nào
phối hợp thực hiện. Từng ngành, từng lĩnh vực đều có chức năng khác nhau
nhưng việc triển khai và thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác
thủy sản phải đồng bộ, tránh chồng chéo, rườm rà, nhiều thủ tục hồ sơ. Thực tế
cho thấy, địa phương nơi nào phối hợp không tốt, phân công không cụ thể thì
việc thực hiện chính sách gặp khó khăn, thậm chí khi có dấu hiệu vi phạm
không rõ trách nhiệm thuộc về ai.
1.3.2.4. Duy trì và điều chỉnh thích hợp trong thực hiện chính sách
Chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản là một chính sách
lớn, có nhiều ý nghĩa quan trọng của Đảng và Nhà nước, để ngư dân có phương
tiện hiện đại, vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc
sống. Vậy để bảo đảm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng trong
môi trường thực tế thì cần có sự đồng tâm, hợp lực của cả người tổ chức,
người thực hiện và môi trường tồn tại. Đây là nhiệm vụ của các cơ quan nhà
nước chủ trì tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy
sản. Nếu việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy
sản gặp phải khó khăn do môi trường thực tế biến động thì cơ quan nhà nước
sử dụng hệ thống quản lý tác động nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc
thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản. Đồng thời chủ
động điều chỉnh, bổ sung chính sách cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Trong
chừng mực nào đó để đảm bảo lợi ích chung cho xã hội, các cơ quan nhà nước
có thể kết hợp sử dụng biện pháp hành chính để duy trì chính sách bảo vệ
quyền, lợi ích cho ngư dân.
Điều chỉnh chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản là hoạt động
cần thiết, diễn ra thường xuyên trong tiến trình tổ chức thực hiện chính sách hỗ
trợ ngư dân trong khai thác thủy sản. Nó được thực hiện bởi cơ quan nhà nước
14
có thẩm quyền để cho chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản ngày
càng phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế. Theo quy định cơ quan
nào ban hành chính sách thì cơ quan đó có quyền điểu chỉnh, bổ sung chính
sách. Nhưng trên thực tế việc điều chỉnh các biện pháp, cơ chế chính sách diễn
ra rất năng động, linh hoạt. Vì thế các cơ quan nhà nước, các ngành, các cấp
chủ động điều chỉnh biện pháp, cơ chế chính sách, miễn là không làm thay đổi
mục tiêu chính sách. Nếu cần hoàn thiện mục tiêu chính sách, các cơ quan thực
hiện chính sách chủ động đề xuất với cơ quan ban hành chính sách điều chỉnh.
1.3.2.5. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách
Có thể trong quá trình thực hiện chính sách, thì ở nơi nào đó, trên lĩnh vực
nào đó còn có những sai phạm, nhũng nhiễu, phiền hà gây ảnh hưởng đến quyền
lợi của bà con ngư dân làm giảm sút lòng tin của nông dân nói chung, ngư dân
nói riêng với Đảng và Nhà nước, nhất là các cơ quan chức năng tham mưu đưa
chính sách và thực hiện chính sách, vì vậy công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc
nắm tình hình, lắng nghe phản ảnh tâm tư nguyện vọng của bà con để có ý kiến
đề xuất với cơ quan có thẩm quyền, UBND các cấp có hướng giải quyết cho bà
con, giải thích đây là một chủ trương, chính sách đúng đắng, giúp ngư dân phát
triển kinh tế, nâng cao đời sống; kêu gọi bà con bình tĩnh, tin tưởng vào Đảng
và Nhà nước
Công tác thanh tra, kiểm tra trong công tác thực hiện các hỗ trợ ưu đãi;
quy định quyền khiếu nại của tổ chức, cá nhân, quyền tố cáo của cá nhân đối
với các hành vi vi phạm quy định về chính sách; quy định trách nhiệm giải
quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm chính sách theo quy định của pháp
luật; quy định về xử lý vi phạm đối với trường hợp giả mạo, khai man giấy tờ,
chứng nhận sai sự thật để được hưởng chế độ (đóng mới, cải hoán tàu; hỗ trợ
tiền dầu; bảo hiểm…); việc lợi dụng chính sách để vi phạm pháp luật; kiểm tra,
theo dõi sát việc thực hiện chính sách góp phần kịp thời bổ sung, hoàn thiện
15
chính sách và chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện chính sách, giúp nâng cao
hiệu lực, hiệu quả thực hiện mục tiêu chính sách đó.
1.3.2.6. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách
Nếu như trước đây, hoạt động khai thác thủy sản của nước ta vẫn chủ yếu
là nghề cá có quy mô nhỏ, tàu cá chủ yếu là tàu cá cỡ nhỏ, lắp máy công suất
dưới 90cv, tàu hầu hết được đóng bằng gỗ và lắp máy cũ, các trang thiết bị đảm
bảo an toàn, hàng hải còn thiếu; điều kiện sống và lao động trên tàu không được
đảm bảo.
Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính
sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản, nghề cá đã có bước phát triển
vượt bậc. Trong hơn 20 năm qua (từ năm 1997 đến nay), năng lực khai thác
tăng liên tục, từ hơn 71.000 tàu cá với công suất trung bình 30,9cv thì đến hiện
nay đã lên hơn 111.500 tàu cá với công suất trung bình 95cv và được trang bị
máy móc hiện đại như: máy dò ngang, định vị, trực canh nghe thời tiết…; khai
thác thủy sản đóng góp ý nghĩa trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, tạo
công ăn việc làm cho khoản 1 triệu lao động trực tiếp trên biển và hành triệu
lao động dịch vụ gián tiếp trên bờ
Để tiếp tục triển khai tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân khai
thác thủy sản một cách đúng hướng, cần có tổng kết đánh giá cụ thể những việc
làm được, chưa làm được; nêu lên những tồn tại khó khăn, bài học kinh nghiệm
trong tổ chức thực hiện chính sách. Có như vậy thực hiện chính sách hỗ trợ ngư
dân khai thác thủy sản phù hợp với thực tế, đúng với định hướng mà Đảng và
Nhà nước đề ra.
1.4.Chính sách hỗtrợ ngư dân và kinh nghiệm một số địa phương trong
thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản cùng bài học đối
với quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
1.4.1. Chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản
16
1.4.1.1. Chính sách quốc gia hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản
Chính sách quốc gia trong hoạt động thủy sản nói chung và trong hỗ trợ
ngư dân khai thác thủy sản nói riêng được quy định tại Điều 6, Luật Thủy sản
năm 2017 như sau:
- Chính sách đầu tư:
a) Nghiên cứu, điều tra, đánh giá, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản và
phục hồi hệ sinh thái thủy sinh; lưu giữ giống gốc của loài thủy sản bản địa,
đặc hữu có giá trị kinh tế, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
b) Xây dựng cảng cá loại I, loại II, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá;
hạng mục hạ tầng thiết yếu của khu bảo tồn biển; hạ tầng vùng nuôi trồng thủy
sản tập trung, vùng sản xuất giống thủy sản tập trung;
c) Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát hoạt động của tàu cá trên biển;
hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; hệ thống quan trắc, cảnh
báo môi trường, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
- Chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động:
a) Phát triển khoa học và công nghệ, trong đó ưu tiên công nghệ cao, công
nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong lĩnh vực tạo giống thủy sản; sản xuất sản
phẩm thủy sản quốc gia, sản phẩm thủy sản chủ lực; sản xuất thức ăn thủy sản,
sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; công nghệ chế biến phụ phẩm
thành thực phẩm hoặc làm nguyên liệu cho ngành kinh tế khác;
b) Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề trong hoạt động thủy sản;
c) Thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
d) Xây dựng trung tâm nghề cá lớn;
đ) Mua bảo hiểm nuôi trồng thủy sản trên biển và hải đảo; bảo hiểm thuyền
viên; bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị cho tàu cá khai thác thủy sản trên biển từ
vùng khơi trở ra;
e) Phát triển hoạt động thủy sản từ vùng khơi trở ra; khôi phục sản xuất
17
khi có sự cố môi trường, thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ ngư dân trong thời gian
cấm khai thác thủy sản, chuyển đổi nghề nhằm giảm cường lực khai thác thủy
sản ven bờ;
g) Xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia, xúc tiến thương mại, phát
triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
- Chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu
tư cho:
a) Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, mô hình liên kết, hợp tác;
b) Đầu tư công nghệ tiên tiến trong chế biến thủy sản để nâng cao giá trị
gia tăng của sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch; xây dựng chợ đầu mối thủy
sản, quảng bá thương hiệu sản phẩm thủy sản;
c) Đầu tư nuôi trồng thủy sản trên biển; nuôi trồng thủy sản hữu cơ;
d) Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất, kinh doanh thủy
sản; truy xuất nguồn gốc thủy sản.
Các chính sách cụ thể hóa các quy định của Luật Thủy sản được các cấp
chính quyền cụ thể hóa trong các văn bản quản lý theo thẩm quyền như Nghị
định, Thông tư, Quyết định, … Do Luật Thủy sản hiện hành được ban hành vào
năm 2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019 nên trong khi chơ đợi các
chính sách được cụ thể hóa thì các quy định chính sách trong các văn bản quy
phạm pháp luật sau đây vẫn đang được áp dụng trong thực hiện:
- Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về bảo đảm
an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản
- Nghị đinh số 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
- Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý
hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.
- Quyết định số 118/2007/QĐ- TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng chính
18
phủ về chính sách hỗ trợ ngư dân khắc phục rủi ro do thiên tai trên biển.
- Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ về sữa đổi
bổ sung một số điều của các nghị định về lĩnh vực thủy sản.
- Nghị định số 80/2012NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ
về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh bảo cho tàu cá.
- Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ tài chính hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; luật bổ sung một số điều của
luật quản lý thuế.
- Quyết định 68/2013/QĐ- TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng chính phủ
về chính sách nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp (đối với lĩnh vực thủy sản)
- Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về
một số chính sách phát triển thủy sản có hiệu lực ngày 25 tháng 8 năm 2014.
- Thông tư số 117/2014/TT-BTC về hướng dẫn một số điều của Nghị định
67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2104 của Chính phủ về một số chính sách phát triển
thủy sản.
- Thông tư số 115/2014/TT-BTC, ngày 20 tháng 8 năm 2014 của Bộ tài
chính về hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm quy định tại Nghị định số
67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính
sách phát triển thủy sản.
- Thông tư số 22/2014/TTNHNN ngày 15 tháng 8 năm 2014 về hướng dẫn
thực hiện chính sách tín dụng theo nghị định 67/2014/ NĐ-CP ngày 7 tháng 7
năm 2014 vủa Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.
- Thông tư số 26/2014/BNNPTNT ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ nông
nghiệp phát triển nông thôn Quy định yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị đối
với cơ sở đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá.
- Thông tư số 27/2014/BNNPTNT ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ nông
nghiệp phát triển nông thôn quy định về nội dung và định mức duy tu, sửa chữa
19
tàu cá vỏ thép được hỗ trợ theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7
năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.
- Ngày 07/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2015/N Đ –
CP về sửa dổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ - CP ngày
07/7/2014 vềchính sách phát triển thủy sản.
- Ngày 27/12/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 172/2016/NĐ - CP
về sửa đổi Nghị định 67/2014/NĐ - CP ngày 07/7/2014 của Thủ tướng Chính
phủ vềmột số chính sách thủy sản
- Ngày 31/10/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
47/2016/QĐ - TTg về chính sách thí điểm hỗ trợ một lần sau đầu tư đối với ngư
dân đóng mới tàu cá công suất từ 400CV trở lên.
- Ngày 31/12/2016 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 113/NQ - CP
Trong đó cho phép kéo dài thời gian thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ - CP đến
ngày 31/12/2017.
- Ngày 02/02/2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2018/NĐ-CP
về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07
tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản
1.4.2. Kinh nghiệm một số địa phương trong khai thác thủy sản và bài
học rút ra
1.4.2.1. Kinh nghiệm một số địa phương
- Kinh nghiệm tỉnh Quảng Ngãi
Quảng Ngãi có 5 huyện ven biển trải dài khoảng 130km, với 6 cửa biển
lớn và 1 huyện đảo. Bao đời nay, ngư dân Quảng Ngãi luôn có truyền thống
gắn liền với nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản. Do vậy, trong chiến lược
phát triển kinh tế biển của Quảng Ngãi, kinh tế thuỷ sản được xác định là ngành
kinh tế mũi nhọn; trong đó, việc đánh bắt thuỷ sản theo hướng hiện đại, bền
vững gắn liền với bảo vệ chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ trọng tâm.
20
Trước đây, đội tàu cá tỉnh Quảng Ngãi có công suất thấp, tàu vỏ gỗ, thiếu
các trang thiết bị an toàn, hệ thống bảo quản sản phẩm chủ yếu sử dụng đá lạnh,
tỷ lệ tổn thất lớn, chất lượng sản phẩm không cao, số sản phẩm đáp ứng nhu
cầu xuất khẩu không nhiều. Tuy nhiên, được sự quan tâm của Chính phủ, sự
đầu tư đúng mực của tỉnh, Quảng Ngãi trở thành một trong các tỉnh có số lượng
đội tàu nhiều nhất.
Trong giai đoạn hiện nay, nghề khai thác thủy sản tỉnh Quảng Ngãi phát
triển khá mạnh theo hướng tăng khai thác xa bờ, giảm khai thác gần bờ, giảm
dần tàu cá có công suất nhỏ (dưới 90CV), tăng số lượng tàu cá có công suất lớn
(từ 400 CV trở lên). Nhờ được Nhà nước hỗ trợ theo Nghị định 67 và ngư dân
tự đầu tư vốn phát triển tàu thuyền, nên đến nay toàn tỉnh có trên 5.550 chiếc
tàu cá (tăng 320 chiếc so với năm 2015), tổng công suất tàu cá đạt trên 1,57
triệu CV, tăng 46,6% so với năm 2015. Nhờ đó, sản lượng thủy sản khai thác
trên biển liên tục tăng, từ 156.900 tấn (năm 2015) lên 184.456 tấn (năm 2017),
tăng bình quân 7,5% năm. Trong giai đoạn 2015-2020, tốc độ tăng trưởng bình
quân giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 4,6% /năm, chiếm 33,4% tỷ trọng trong cơ
cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Đến năm 2020 giữ ổn định sản lượng khai thác
thuỷ sản ở mức 150.000 - 160.000 tấn/năm; số lượng tàu thuyền giảm; giảm
dần tàu cá có công suất nhỏ dưới 90CV và tăng dần tàu có công suất 400CV
trở lên.
Sự phát triển của đội tàu theo hướng giảm số tàu công suất nhỏ, tăng số
tàu có công suất lớn sẽ làm giảm áp lực khai thác thủy sản vùng biển ven bờ,
một trong những yếu tố quan trọng để phục hồi nguồn lợi thủy sản. Trên tàu đã
được trang bị đầy đủ các trang thiết bị an toàn như hệ thống thông tin liên lạc
tầm xa, định vị vệ tinh, phao cứu sinh... Nhiều phương pháp bảo quản sản phẩm
mới đã được áp dụng, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm được tổn thất sau
thu hoạch.
21
Tại đề án tái cơ cấu ngành thuỷ sản, tỉnh Quảng Ngãi đã lựa chọn một số
công trình có tính chất trọng điểm ở các trung tâm nghề cá lớn của tỉnh như: Sa
Huỳnh, Cửa Đại, Sa Kỳ, Sa Cần, Lý Sơn để xây dựng các danh mục dự án đầu
tư như: cảng cá và khu neo đậu trú bão cho tàu cá, trung tâm dịch vụ hậu cần
nghề cá lớn đáp ứng cơ bản nhu cầu phục vụ đánh bắt xa bờ của như dân cũng
như đảm bảo cung ứng vật tư, nhiên liệu đi biển, chế biến, tiêu thụ. Bên cạnh
đó, việc hình thành và phát triển nhanh các tổ chức, mô hình liên kết như:
Nghiệp đoàn nghề cá, Chi hội nghề cá, Hợp tác xã dịch vụ và khai thác thủy
sản xa bờ, Tổ đoàn kết sản xuất trên biển, Quỹ hỗ trợ ngư dân... ngư dân Quảng
Ngãi đã đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.
- Kinh nghiệm tỉnh Quảng Bình
Quảng Bình là một trong những tỉnh có số lượng tàu cá nhiều, và không
ngừng gia tăng trong những năm qua cả về số lượng và công suất, chuyển dịch
ngư trường đánh bắt gần bờ ra xa bờ, toàn tỉnh có trên 8.000 tàu cá, trong đó
có 1.438 tàu cá khai thác xa bờ, trong đó, có 240 tàu cá có công suất từ trên
800CV, tăng 11 chiếc so với năm 2017. Những địa phương có số lượng tàu
đánh bắt xa bờ lớn như Thị xã Ba Đồn (398 tàu), huyện Quảng Trạch (320 tàu),
huyện Bố Trạch (328 tàu), thành phố Đồng Hới (215 tàu)…
Để phát triển nghề đánh bắt hải sản, UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo
các sở ngành, địa phương hỗ trợ ngư dân tranh thủ tốt các chính sách của Trung
ương, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của địa phương thúc đẩy
khai thác thủy sản phát triển theo hướng khai thác xa bờ cho hiệu quả cao, giảm
cường lực khai thác ven bờ, nơi nguồn lợi thủy sản đang bị cạn kiệt.
Cụ thể, thực hiện chính sách Trung ương, trong năm 2017 đã có 90 tàu
đóng mới, nâng cấp hoàn thành đi vào sản xuất trong tổng số 94 đối tượng được
UBND tỉnh phê duyệt danh sách vay vốn.
Các ngân hàng đã giải ngân cho ngư dân vay 952,8 tỷ đồng; giải ngân hỗ
22
trợ 795,3/864,7 tỷ đồng được thẩm định theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg
ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích,
hỗ trợ khai thác, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ khai thác thủy sản trên các vùng
biển xa; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân đăng ký tham gia khai
thác vùng biển xa, thực hiện tốt việc tiếp nhận, thẩm định, giám sát, theo dõi
chặt chẽ tàu cá hoạt động vùng biển xa tránh gian lận.
Đối với chính sách của tỉnh, tỉnh cũng đã bố trí 750 triệu để hỗ trợ ngư
lưới cụ chuyển đổi nghề cho tàu cá khai thác xa bờ, hỗ trợ máy dò ngang, hầm
bảo quản sản phẩm cho tàu cá bằng vật liệu PU. Riêng chính sách của huyện,
đã bố trí 2.345 triệu đồng, trong đó thành phố Đồng Hới 2.150 triệu đồng, huyện
Lệ Thủy 120 triệu đồng, huyện Bố Trạch 75 triệu đồng để hỗ trợ đóng mới tàu
cá, chuyển đổi nghề khai thác, mô hình ứng dụng khoa học công nghệ.
Để đạt được những kết quả trên, Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT) đã
tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thông qua việc tổ chức các hội nghị tổ biển xa
tập huấn, hướng dẫn kỹ năng thông tin liên lạc tàu cá trên biển với Trạm Bờ,
mở các lớp đào tạo nghiệp vụ thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên tàu
cá. Từ đó, khuyến khích bà con ngư dân đẩy mạnh khai thác đánh bắt ở ngư
trường vùng khơi, các vùng biển xa; duy trì khai thác vùng lộng. Bên cạnh đó,
công tác nâng cấp, sửa chữa Trạm Bờ đảm bảo thông tin thông suốt; tổ chức
sản xuất theo tổ biển xa, tổ hợp tác, đoàn kết đảm bảo an toàn trên biển, giúp
ngư dân yên tâm khai thác.
1.4.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra
Có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đề ra chính sách phát triển thủy
sản, mang tính đột phá, đồng bộ, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của đông
đảo ngư dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển ngành thủy sản theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tái cơ cấu ngành thủy sản, phát triển
bền vững.
23
Cần đánh giá vai trò và vị trí của ngành khai thác thủy sản trong nền kinh
tế của đất nước, để từ đó đề ra và chỉnh sửa những chủ trương chính sách phù
hợp để hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản.
Tổ chức lại sản xuất trên các vùng biển: vùng biển xa bờ tổ chức sản xuất
theo tổ đội, nghiệp đoàn nghề cá; giảm áp lực khai thác trên vùng biển ven bờ
góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nâng cao đời sống của cộng đồng ngư dân
ven biển.
Quan tâm đến công tác đào tạo nâng cao trình độ của ngư dân về kiến
thức, kỹ năng sử dụng vận hành tàu, phát huy tính năng kỷ thuật của các trang
thiết bị hiện đại được trang bị trên tàu trong quá trình khai thác thủy sản.
Cần tập trung đầu tư đồng bộ các hạn mục cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu
cần nghề cá được đầu tư đồng bộ, có khu công nghiệp thủy sản tập trung: cảng
cá, chợ cá, âu thuyền, nhà máy chế biến, chợ hậu cần, cửa hàng vật tư, thiết bị
tàu cá, cơ sở dầu, nước đá, cơ sở đóng sửa tàu, dịch vụ ăn uống, giải trí…
Các Bộ, ngành chức năng liên quan tiếp tục cử các đoàn công tác kiểm tra
việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển
kinh tế biển cũng như việc hỗ trợ cho bà con ngư dân trong khai thác thủy sản;
kịp thời báo cáo Chính phủ duy trì, sửa đổi các chính sách hỗ trợ nhằm tháo gỡ
những khó khăn vướng mắc, tạo ra những đột phá mạnh mẽ hơn nữa để thực
hiện chiến lược phát triển kinh tế biển theo chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước ban hành.
Tiểu kết Chương 1
Phát triển khai thác thủy sản xa bờ là yêu cầu và là mục tiêu cần tập trung
thực hiện trong thời gian đến. Tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu này đòi
hỏi Nhà nước ta cần xây dựng và thực hiện có hiệu quả hơn nữa các chính sách
hỗ trợ để nâng cao năng lực khai thác thủy sản xa bờ cũng như đảm bảo lợi ích
của các ngư dân. Qua cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách hỗ trợ
24
ngư dân trong khai thác thủy sản, nhận thấy:
Chủ trương hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản là chủ trương đúng
đắn, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của đông đảo ngư dân góp phần quan
trọng vào việc tái cơ cấu ngành khai thác thủy sản theo hướng bền vững và
tổ chức lại sản xuất trên các vùng biển xa bờ, bảo vệ nguồn lợi thủy sản,
góp phần tích cực vào giữ vững an ninh trật tự và bảo vệ chủ quyền quốc
gia trên biển.
Thực hiện chính sách phát triển thủy sản phải quy định, giải thích đầy đủ
rõ ràng các đối tượng, ngành nghề được thụ hưởng các ưu đãi của chính sách.
Sự cần thiết phải hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động khai thác thủy sản
góp phần phát triển kinh tế của đất nước.
Thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản phải đảm bảo đầy
đủ các quy định liên quan, như: điều kiện, căn cứ xác nhận, thủ tục hồ sơ, quy
trình, trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của người được hưởng chính sách và
trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có liên quan.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯ
DÂN Ở QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN
2.1. Chủ trương, chính sách và hệ thống tổ chức hỗ trợ ngư dân trong
25
khai thác thủy sản của thành phố Đà Nẵng
2.1.1. Chủ trương hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản của thành
phố Đà Nẵng
Phát triển Đà Nẵng trở thành một trung tâm kinh tế biển, thực hiện có hiệu
quả chính sách hỗ trợ ngư dân đóng tàu công suất lớn phục vụ đánh bắt xa bờ
gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Tập trung đầu tư nâng cấp cả về quy mô,
chất lượng hệ thống cảng biển, phát triển Cảng Đà Nẵng trở thành cảng tổng
hợp quốc gia, đầu mối khu vực. [10]
Trong bài phát biểu của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang tại buổi làm việc
với cán bộ chủ chốt thành phố Đà Nẵng về tình hình phát triển kinh tế-xã hội,
kinh tế biển “Đà Nẵng là điểm sáng về phát triển đô thị. Thành phố cần phát
huy tiềm năng, thế mạnh để thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển, làm cho kinh tế,
nhất là kinh tế biển phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, làm cơ sở củng cố tiềm
lực quốc phòng-an ninh, cải thiện đời sống của nhân dân, nhất là ngư dân” [18]
Nhận thức về vai trò, tiềm năng kinh tế biển gắn với bảo vệ an ninh, chủ
quyền biển đảo ngày càng đầy đủ và tốt hơn. Thành phố chủ trương thực hiện
tốt các chính sách hỗ trợ của Trung ương, đồng thời ban hành chính sách hỗ trợ
ngư dân đóng mới tàu khai thác hải sản, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, góp phần
nâng cao năng lực khai thác thủy sản xa bờ, gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo
(hỗ trợ xăng dầu khai thác xa bờ, mua bảo hiểm cho thuyền viên và thân tàu,
lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc tích hợp định vị vệ tinh và trạm bờ, hỗ trợ
đóng mới tàu cá công suất lớn, thành lập các tổ dịch vụ hậu cần và Nghiệp đoàn
nghề cá). Số lượng tàu công suất 90 CV trở lên tăng nhanh, công suất bình quân
năm 2010 là 41,7 CV/tàu, năm 2015 là 118,4 CV/tàu đến năm 2018 công suất
bình quân là 274,5 CV/tàu. Bên cạnh đó, tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện
Nghị quyết 09-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “
Chiến lược Biển Việt nam đến năm 2020”, gắn với Luật Biên giới quốc gia,
26
Luật Biển Việt Nam. Nâng cao chất lượng xây dựng nền biên phòng toàn dân,
triển khai có chất lượng Đề án tuyên truyền phổ biến pháp luật cho cán bộ, nhân
dân, nhất là ngư dân lao động trên biển.Tích cực đấu tranh bảo vệ chủ quyền
quốc gia trên Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa. Đẩy mạnh phong trào toàn dân
tham gia bảo vẹ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, vùng biển trong tình
hình mới.
2.1.2. Chính sách hỗ trợ
Thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo Bảo vệ nguồn lợi và Phát triển thủy
sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, kịp thời ban hành các văn bản phù hợp với
điều kiện thực tế của địa phương về quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thủy sản, hỗ trợ chuyển đổi nghề khai thác, giảm tàu cá dưới 20cv,
hỗ trợ đóng mới tàu khai thác và tàu dịch vụ hầu cần xa bờ, bảo quản sản phẩm
sau khai thác,...; đồng thời tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chính
sách hỗ trợ của Trung ương và địa phương về hỗ trợ ngư dân phát triển thủy
sản như: Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về một số chính sách hỗ trợ ngư dân hoạt động trên các vùng biển xa; Nghị
định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số
chính sách phát triển thuỷ sản; Nghị định số 17/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ; Quyết định số
118/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ
trợ ngư dân khắc phục rủi ro do thiên tai trên biển; Quyết định số 47/2014/QĐ-
UBND ngày 12/12/2014 của UBND thành phố Đà Nẵng về Quy định cơ chế,
chính sách hỗ trợ đóng mới tàu khai thác thủy sản và tàu dịch vụ khai thác thủy
sản cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Quyết định số
4991/QĐ-UBND ngày 26/7/ 2016 của UBND thành phố Đà Nẵng (Phụ lục 01).
2.1.3. Hệ thống tổ chức thực hiện
Thực hiện Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày
27
25/3/2015 của liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Nội vụ, UBND
thành phố đã sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý về khai thác
thủy sản, chế biến thủy sản của thành phố gồm: Chi cục Thủy sản, Chi cục
Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, ở cấp quận là phòng Kinh tế, ở
cấp phường có cán bộ, công chức phụ trách nông lâm thủy sản. Ngoài ra để
phục vụ công tác quản lý nhà nước còn có các đơn vị sự nghiệp như Cảng cá
Đà Nẵng, Âu thuyền Thọ Quang.
UBND thành phố cũng đã có Quyết định thành lập Chi cục Biển và Hải
đảo thuộc Sở Tài nguyên và môi trường có nhiệm vụ tham mưu quản lý tổng
hợp các nội dung về biển và hải đảo trên địa bàn thành phố.
2.2. Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản
ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng thời gian qua
2.2.1. Đặc điểm khai thác thủy sản ở quận Thanh Khê, thành phố Đà
Nẵng
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Thanh Khê là một trong những quận, huyện của thành phố Đà Nẵng được
thành lập ngày 23-01-1997 theo nghị quyết số 07/CP của Chính phủ khi thành
phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Là quận nội
thành nằm về phía Tây thành phố Đà Nẵng, phía Bắc giáp Vịnh Đà Nẵng, phía
Đông Nam giáp các phường Hòa Thuận Đông, Nam Dương – quận Hải Châu,
phía Đông giáp các phường Hải Châu 2, Thạch Thang, Thanh Bình – quận Hải
Châu, phía Tây giáp phường Hòa Minh – quận Liên Chiểu, phía Nam giáp các
phường Hòa Phát, Hòa An – quận Cẩm Lệ.
Quận Thanh Khê có diện tích tự nhiên là 9,47 km2, chiếm 4,5% diện tích
toàn thành phố, trong đó đất nông nghiệp là 19,11 ha; đất chuyên dùng là 434,89
ha; đất ở là 434, 52 ha; đất chưa sử dụng khoản 16,27 ha.
Quận Thanh Khê hiện có 10 phường: An Khê, Hòa Khê, Thanh Khê Đông,
28
Thanh Khê Tây, Xuân Hà, Tam Thuận, Tân Chính, Chính Gián, Thạc Gián và
Vĩnh Trung; trong đó có 3 phường làm nghề khai thác đánh bắt thủy sản. Thế
mạnh của các phường còn lại là kinh doanh thương mại dịch vụ, sản xuất tiểu
thủ công nghiệp, gia công hàng dệt may, cơ kim khí, sản xuất vật liệu xây
dựng… Thanh Khê là quận nằm ở vị trí tiếp nối các đầu mối giao thông quan
trọng của thành phố Đà Nẵng, nối liền hai đầu Bắc-Nam, đi các tỉnh miền
Trung-Tây Nguyên và quốc tế bằng các phương tiện: đường bộ, đường sắt,
đường thủy và đường hàng không.
2.2.1.2 Về dân cư
Quận Thanh Khê có quá trình hình thành lâu đời, trải qua nhiều lần tách,
nhập để phù hợp với từng giai đoạn và hiện nay quận Thanh Khê có 10 phường
với dân số toàn quận là 191.522 người (tính đến 01/01/2017) gồm có 43.312 hộ,
chiếm 20,99% dân số toàn thành phố. Mật độ dân số là 20.226 người/km2, cao
hơn 25,19 lần mật độ dân số toàn thành phố, phân bổ không đều giữa các phường
trong quận (có phường Tân Chính đến 40.813 người /km2).
Dân số trong độ tuổi lao động có 117.300 người, lao động trong các
ngành kinh tế là 92.070 người, trong đó ngành thương mại dịch vụ có 67.600
người, công nghiệp xây dựng có 23.610 người, ngành nông nghiệp và thủy
sản có 860 người.
Quận Thanh Khê có 3 phường tham gia khai thác thủy sản là phường
Thanh Khê Đông, Thanh Khê Tây và Xuân Hà với dân số là 54.272 người
chiếm 28,43% dân số toàn quận. Số hộ tham gia vào lĩnh vực khai thác thủy
sản là 820 hộ chiếm 1,93% số hộ toàn quận.
2.2.1.3. Về cơ cấu kinh tế
Đại hội lần thứ XI Đảng bộ quận Thanh Khê nhiệm kỳ 2015-2020 khai
mạc trong tháng 8 năm 2015 đã nhận định: “Phấn đấu đưa quận Thanh Khê
phát triển mạnh về thương mại – dịch vụ, thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng
29
Dịch vụ - Công nghiệp – Nông nghiệp; cơ cấu kinh tế có tỉ trọng dịch vụ chiếm
60% công nghiệp 35%, nông nghiệp 5%”[15].
Ngành Thủy sản được xem là ngành kinh tế quan trọng của quận. Với lợi
thế nghề biển truyền thống, có đội tàu đánh bắt xa bờ mạnh, sản lượng khai
thác chiếm tỷ trọng 40% sản lượng toàn thành phố.Vai trò của ngành thủy sản
rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của quận Thanh Khê, bên cạnh đó
ngành thủy sản góp phần bảo vệ an ninh, chủ quyền trên biển, ổn định xã hội
và phát triển kinh tế của quận góp phần thực hiện chiến lược quốc phòng toàn
dân và an ninh nhân dân.
Tính đến tháng 5/2018 quận Thanh Khê có 121 phương tiện, với tổng công
suất 50.445cv, (không kể thúng máy có 185 phương tiện). Trong đó, tàu công
suất dưới 90cv có 45 chiếc chiếm 37,2%, tàu công suất từ 90cv trở lên có 76
chiếc chiếm 62,8%, công suất bình quân là 416,9cv/tàu.
Nghề khai thác thủy sản tại Đà Nẵng tập trung chủ yếu vào 05 họ nghề
chính: nghề Câu (cây tay cá, câu tay mực ống, câu vàng tầng), nghề lưới rê (Rê
cá chim, rê 3 lớp, rê cá chuồn, rê cước tầng mặt, rê hỗn hợp, rê trôi tầng đáy, rê
trôi hỗn hợp), nghề vây (vây ánh sáng, vây cá cơm, vây ngày), nghề khác (lồng
bẫy, te xúc, mành chụp,…), nghề lưới kéo (giã đôi, giã đơn)
Biểu đồ 2.1, 2.2 và 2.3 thể hiện tổng số lượng tàu cá của quận Thanh Khê
từ năm 2011 - tháng 5/2018
30
Biểu đồ 2.1. Tổng số lượng tàu cá của Quận Thanh Khê từ năm 2011 - tháng
5/2018
Nguồn: Số liệu thống kê của phòng Kinh tế quận Thanh Khê
Biểu đồ 2.2. Số lượng tàu cá 20cv đến dưới 90cv của Quận Thanh Khê từ năm
2011 - tháng 5/2018
Nguồn: Số liệu thống kê của phòng Kinh tế quận Thanh Khê
31
Biểu đồ 2.3. Số lượng tàu cá 90cv trở lên của Quận Thanh Khê từ năm 2011 -
tháng 5/2018
Nguồn: Số liệu thống kê của phòng Kinh tế quận Thanh Khê
So với năm 2011 đến nay tổng số lượng tàu cá toàn quận giảm 01 chiếc;
trong đó tổng số tàu có công suất trên 90cv tăng 14 chiếc, tàu từ 20cv đến dưới
90cv giảm 15 chiếc.
Trong những năm qua, nhờ các chính sách hỗ trợ của Trung ương và
thành phố, ngư dân Thanh Khê đã cải hoán nâng cấp, đóng mới nhiều tàu
công suất lớn để vươn khơi khai thác thủy sản; năm 2011 tổng công suất là
17.224 CV thì đến năm 2018 tổng công suất là 50.445 CV (Biểu 2.4). Công
suất bình quân tàu cá của quận có xu hướng gia tăng rõ rệt, công suất bình
quân trên mỗi tàu từ 141,2 CV/tàu năm 2011 tăng lên 416,9 CV/tàu năm
2018.
Cơ cấu tàu cá của quận đã chuyển đổi theo hướng giảm số lượng tàu công
suất dưới 90cv khai thác ở vùng biển ven bờ và vùng lộng, tăng mạnh số lượng
tàu từ 90cv trở lên khai thác ở vùng khơi, phù hợp với định hướng phát triển
thủy sản của Chính phủ và thành phố Đà Nẵng.
32
Biểu đồ 2.4. Số tàu cá đóng mới từ năm 2012 đến năm 2018 (tính đến tháng
tháng 5)
Nguồn: Số liệu thống kê của phòng Kinh tế quận Thanh Khê
2.2.2. Thực tế thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân ở quận Thanh Khê
trong khai thác thủy sản
2.2.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện
Nhằm cụ thể hóa các nội dung trong thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân
khai thác thủy sản trên địa bàn quận Thanh Khê, quận đã ban hành kế hoạch
tổ chức triển khai thực hiện chính sách. Căn cứ Nghị quyết hàng năm của
Quận ủy, UBND quận xây dựng kế hoạch triển khai theo các nội dung thực
hiện, từ công tác triển khai các văn bản, chủ trương mới của Đảng, Nhà nước,
đến việc họp Hội đồng xác nhận các ngư dân được hưởng chính sách theo
quy định được triển khai một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, quận còn xây dựng
nhiều kế hoạch hỗ trợ về máy móc, ngư lưới cụ phục vụ việc khai thác thủy
sản cho bà con ngư dân
33
2.2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách
Công tác phổ biến tuyên truyền là một trong những nội dung quan trọng trong
tổ chức triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn quận. UBND quận phối hợp
với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam quận và các đoàn thể chính trị xã hội nhất
là Hội Nông dân thông qua tổ chức mình tuyên truyền cho hội viên và bà con ngư
dân được biết và hiểu về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát
triển kinh tế biển. Tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong nhân dân về Chiến lược
biển và các luật pháp liên quan đến biển;
Bộ đội Biên phòng đã tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân khu vực biên
giới biển về Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, Luật Biển Việt Nam năm
2012; những điều cần biết về chế độ pháp lý của vùng biển Việt Nam và khu vực
biên giới đất liền, biên giới biển.
Nhờ tích cực thực hiện công tác tuyên truyền nên nhận thức của cộng đồng
ngư dân ngày càng được cải thiện, số vụ vi phạm chủ quyền biển, hải đảo trên
vùng biển nước ngoài của người dân ngày càng giảm. Tình hình sử dụng xung
điện, chất nổ khai thác, khai thác tôm hùm trái phép, tàu giã kéo ngoại tỉnh khai
thác sai tuyến đã hạn chế, việc sử dụng chất độc khai thác giảm đáng kể.
Tuyên truyền vận động ngư dân, chủ phương tiện đóng mới tàu cá công suất
trên 400cv để vươn khơi, bám biển; vận động ngư dân đánh bắt tại Vùng đánh cá
chung vùng biển Việt Nam tránh sự vi phạm vùng biển của các nước lân cận.
Đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các ban ngành, tổ
chức, đoàn thể, địa phương trên địa bàn quận hàng năm tổ chức thực hiện các hoạt
động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam,
hưởng ứng Chiến dịch "Hãy làm sạch biển"; "Đại dương không nhựa". Các hoạt
động đã được thực hiện trên toàn quận với các nội dung thiết thực, huy động sự
tham gia rộng rãi của cả hệ thống chính trị, tổ chức cộng đồng và từng người dân
tạo thành chuỗi hoạt động thuộc “Tháng hành động vì môi trường".
34
Phổ biến tuyên truyền về văn hoá biển, sản phẩm biển và tạo một số sản
phẩm, loại hình du lịch đặc trưng để thu hút khách du lịch. Xây dựng mô hình
quản lý cộng đồng nghề cá ven bờ tại các phường Thanh Khê Đông, Xuân Hà và
Thanh Khê Tây.
Nhìn chung, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về biển, đảo đã được
triển khai thực hiện với nhiều hình thức phong phú, thông tin đến các đối tượng
đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao nhận thức của các tầng
lớp nhân dân về khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ quyền
biển, đảo Tổ quốc.
2.2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách
Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản,
thì ở thành phố là Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn với các Chi cục Thủy
sản, Chi cục Nông lâm khuyến ngư... tham mưu giúp việc; cấp quận là Phòng
Kinh tế; ở phường có Hội đồng xét duyệt các chính sách hỗ trợ ngư dân trong
khai thác thủy sản do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường làm Chủ tịch hội đồng,
trong hội đồng có các ban ngành đoàn thể tham gia.
Phòng Kinh tế là cơ quan tham mưu cho Uỷ ban nhân dân quận về phát
triển kinh tế hạ tầng nói chung trên địa bàn của quận, trong đó có việc phát triển
kinh tế biển, đây là một trong những nội dung quan trọng trong việc tiếp tục
thực hiện phát triển kinh tế thuỷ sản theo tinh thần Nghị quyết TW4 (khoá X)
và Chương trình hành động của Quận uỷ về chiến lược biển Việt Nam đến năm
2020, kinh tế thuỷ sản được Quận uỷ xác định là ngành kinh tế quan trọng trong
cơ cấu kinh tế " Thương mại - dịch vụ, Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp,
Thuỷ sản”[16], góp phần tích cực cho việc phát triển kinh tế của Quận, đồng
thời góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới vùng biển.
Bên cạnh việc phân công thực hiện chuyên môn của Phòng Kinh tế,
UBND quận còn phối hợp với Hội Nông dân quận tham gia vào thực hiện chính
35
sách và chỉ đạo các phường ven biển quan tâm hỗ trợ tao điều kiện cho bà con
ngư dân khi thực hiện chính sách.
2.2.2.4. Duy trì và điều chỉnh thích hợp trong thực hiện chính sách
Hàng năm, UBND quận chỉ đạo họp tổng kết đánh giá phát huy những kết
quả đạt được trong những năm qua, trong thời gian đến quận Thanh Khê tiếp
tục tập trung chỉ đạo và tăng cường hơn nữa các giải pháp để triển khai có hiệu
quả các chính sách thủy sản trong đó tập trung vận động ngư dân, thực hiện có
hiệu quả về một số chính sách phát triển thủy sản. Những nội dung còn vướng
mắc, chưa thực hiện được, đề xuất điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực
tế của quận Thanh Khê.
Qua quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong
khai thác thủy sản, đây là chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước
mang tính đột phá, đồng bộ phù hợp với tâm tư nguyện vọng của đông đảo ngư
dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển ngành thủy sản theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng phát triển bền
vững. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các chính sách đã bộc lộ những khó
khăn vướng mắc như chính sách về đầu tư cơ sở hạ tầng cho thủy sản, vốn vay,
thiết kế, thi công, công tác giám sát đóng mới tàu cá, công tác đào tạo nhân
lực... Những vướng mắc này thì các cơ quan chức năng thực hiện chính sách
cần tiếp thu tâm tư nguyện vọng bà con ngư dân, cùng nhau tìm ra các giải
pháp, đồng thời kiến nghị với Đảng và Nhà nước để tháo gỡ khó khăn, bất cập
để thực hiện tốt hơn chính sách này.
2.2.2.5. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách
Để duy trì tốt công tác tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ ngư
dân trong khai thác thủy sản phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các
nội dung như lợi dụng chính sách hỗ trợ đóng mới tàu cá, hỗ trợ tiền dầu cho
các tàu công suất lớn khai thác thủy sản xa bờ, kinh phí mua bảo hiểm thân tàu
36
và thuyền viên, hỗ trợ máy móc hàng hải và ngư lưới cụ...
Theo dõi, đôn đốc việc triển khai xét duyệt các chính sách hỗ trợ ngư dân
chậm tiến độ; quy trình triển khai không phù hợp, không đúng với các quy định
của cơ quan nhà nước.
2.2.2.6. Đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách
Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm kết quả tổ chức triển khai thực hiện
chính sách hỗ trợ ngư dân trên địa bàn quận, nhằm biểu dương khen thưởng
những tập thể cá nhân. Đồng thời, nêu lên những hạn chế, thiếu sót trong quá
trình triển khai thực hiện, rút ra những bài học kinh nghiệm để tổ chức thực
hiện tốt hơn trong thời gian đến.
2.2.3. Kết quả đạt được và đánh giá
2.2.3.1. Kết quả đạt được
*Chính sách của Trung ương
Chính sách hỗ trợ ngư dân theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg ngày 13
tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ
khai thác, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ khai thác thủy sản trên các vùng biển
xa. Chính sách này được thực hiện từ năm 2011 với 39 tàu thuyền lên đến 59
tàu thuyền năm 2016 và 74 tàu trong năm 2018. Như vậy, sau 7 năm thực hiện
Quyết định số 48, UBND quận đã hướng dẫn về quy trình, thủ tục hồ sơ hỗ trợ
các tàu cá khai thác xa bờ về nhiên liệu, bảo hiểm thuyền viên, bảo hiểm thân
tàu với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 96 tỷ đồng góp phần giúp ngư dân yên tâm
bám biển, vừa khai thác thủy sản vừa bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07
tháng 7 năm 2014 của Chính phủ : Từ năm 2014 đến nay đã tiếp nhận 11 hồ sơ
trong đó 05 hồ sơ đóng mới tàu cá và 06 hồ sơ nâng cấp, cải hoán tàu cá, mua
sắm ngư lưới cụ; Tuy nhiên chỉ có 01 dự án đóng mới tàu cá vỏ thép của chủ
tàu Đào Ngọc Minh Tâm, trú tại phường Thanh Khê Đông, công suất trên 800cv
37
được UBND thành phố và Ngân hàng BIDV phê duyệt với số tiền vay: 16,4 tỷ
đồng và 01 dự án mua sắm ngư lưới cụ đang được Ngân hàng BIDV cho vay
với số tiền: 800 triệu đồng. Các trường hợp còn lại nguồn tài chính không đảm
bảo theo quy định (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Kết quả thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014
của Chính phủ về một số chính sách phát triển thuỷ sản trên địa bàn quận
Thanh Khê
Stt
Công suất
(cv)
Số tàu đóng mới, nâng
cấp được phê duyệt theo
vật liệu vỏ (chiếc)
Số tàu đi vào hoạt động
theo vật liệu vỏ (chiếc)
Số tàu đóng mới Nâng
cấp
Số tàu đóng mới Nâng
cấpGỗ VLM Thép Gỗ VLM Thép
1 400<800
2 800<1.000 1 1
3 Trên 1.000
4 Tổng 1 1
Nguồn: Số liệu thống kê của phòng Kinh tế quận Thanh Khê
* Chính sách của thành phố
Chính sách hỗ trợ đóng mới tàu cá từ nguồn ngân sách thành phố từ năm
2012 đến hết tháng 12 năm 2018. Chính sách hỗ trợ đóng mới tàu cá từ nguồn
ngân sách thành phố được thực hiện tại Quyết định số 7068/QĐ-UBND ngày
29 tháng 8 năm 2012 và Quyết định số 47/2014/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12
năm 2014 của UBND thành phố Đà Nẵng; kết quả từ năm 2012 đến nay: 23 tàu
cá đóng mới, trong đó tàu cá đóng mới theo Quyết định số 7068/QĐ-UBND
(từ năm 2012 đến 2014): 08 chiếc và số lượng tàu cá đóng mới theo Quyết định
số 47/2014/QĐ-UBND (từ năm 2014 đến nay): 15 chiếc (Bảng 2.2).
38
Bảng 2.2. Kết quả thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ đóng mới tàu khai thác
thủy sản và tàu dịch vụ khai thác thủy sản cho các tổ chức, cá nhân trên địa
bàn quận Thanh Khê
Năm
Số lượng
tàu đóng
mới
Kinh phí
thành phố hỗ
trợ (Triệu
đồng)
Kinh phí
quậnhỗ trợ
(Triệu
đồng)
Ghi chú
2012 3 1.000
Theo QĐ 7068 năm
2012
2013
4 2.250
Theo QĐ 7068 năm
2012, Có 1 tàu góp vốn
ngoại tỉnh nên chỉ nhận
được 50% kinh phí
thành phố
2014 3 2.200
Theo QĐ 7068 năm
2012
2015 2 1.600 40 Theo QĐ 47 năm 2014
2016 4 3.200 80 Theo QĐ 47 năm 2014
2017 2 1.600 40 Theo QĐ 47 năm 2014
5/2018 5 4.000 100 Theo QĐ 47 năm 2014
Tổng 23 15.850 260
Nguồn: Số liệu thống kê của phòng Kinh tế quận Thanh Khê
Chính sách hỗ trợ trang thiết bị, hầm bảo quản sản phẩm, chuyển đổi nghề :
+ Hầm bảo quản sản phẩm (PU): 03 hầm
+ Máy Dò ngang: 02 cái
39
+ Máy nhận dạng tích hợp, định vị hải đồ: 09 cái
+ Hỗ trợ chuyển đổi nghề khai thác bền vững: 02 mô hình
+ Hỗ trợ lắp đặt thiết bị nước biển thành nước ngọt: 02 cái
* Chính sách hỗ trợ của Quận
+ Hỗ trợ mỗi tàu đóng mới có công suất trên 400 cv: 20 triệu đồng
+ Máy nhận dạng tích hợp, định vị, hải đồ: 02 cái
+ Tàu cá đóng mới công suất trên 800cv: 07 chiếc
+ Ngư lưới cụ chuyển đổi nghề: 02 giàn lưới
+ Tổ đội đoàn kết trên biển: 10 tổ
+ Xây dựng hệ thống biển và kết cấu hạ tầng kinh tế biển: UBND quận đã
đầu tư hơn 450 triệu đồng xây dựng đài thông tin liên lạc với các tàu trên biển
tại Đồn Biên phòng Phú Lộc, để thường xuyên liên lạc, nắm bắt tình hình hoạt
động của tàu cá do quận quản lý.
Chính sách hỗ trợ tàu cá, thuyền thúng gắn máy công suất nhỏ hơn
20cv dựa trên Quyết định 4991 của thành phố. Trong năm 2017 và 6 tháng
đầu năm 2018 quận Thanh Khê giảm số lượng phương tiện khai thác công
suất 20cv (đã thực hiện xả bản 29 chiếc) tại Quyết định 4991 của thành phố,
ngoài số tiền thu mua phương tiện của UBND thành phố hỗ trợ: 805 triệu
đồng (trong đó phương tiện có phép hỗ trợ 15 triệu đồng và mỗi lao động
là 10 triệu đồng, phương tiện không có phép hỗ trợ 5 triệu đồng), UBND
quận đã hỗ trợ thêm các phương tiện và lao động thực hiện xả bản trong
năm 2016, 2017 với tổng số tiền quận hỗ trợ: 190 triệu đồng (trong đó
phương tiện có phép hỗ trợ 5 triệu đồng, phương tiện không có phép hỗ trợ
10 triệu đồng ) (Bảng 2.3).
40
Bảng 2.3. Kết quả thực hiện Quyết định số 4991/QĐ-UBND ngày 26 tháng 7 năm
2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng trên địa bàn quận Thanh Khê
STT
Ngày
tháng
năm
Số
phương
tiện
Số lao
động
Kinh phí
thành phố hỗ
trợ (Triệu
đồng)
Kinh phí
quận hỗ trợ
(Triệu đồng)
1 30/12/2017 27 40 735 170
2 19/03/2018 2 4 70 10
Tổng 29 44 805 180
Nguồn: Số liệu thống kê của phòng Kinh tế quận Thanh Khê
* Về giá trị khai thác thủy sản:
Tổng sản lượng khai thác thủy sản hàng năm của quận Thanh Khê không
có chênh lệch lớn, dao động từ 1.000 – 1.500 tấn, tuy nhiên tổng giá trị sản
phẩm khai thác được, cho thấy năm sau luôn cao hơn năm trước.
Biểu đồ 2.5. Giá trị sản phẩm khai thác thủy sản từ năm 2013 -2018
Nguồn: Số liệu thống kê của phòng Kinh tế quận Thanh Khê và Chi cục Thủy
sản Đà Nẵng.
0
10.000
20.000
30.000
40.000
50.000
60.000
2013 2014 2015 2016 2017 2018
34.734
36.432
40.244 41.382
47.821
53.597
Giá trị bình quân/tấn (triệu đồng)
41
Năm 2013
Cá, 6,050, 77%
Mực và các loại
khác, 1,790, 23%
Cá
Mực và các loại khác
Năm 2018
Cá, 6,210, 91%
Mực và các loại
khác, 600, 9%
Cá
Mực và các loại khác
Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng thành phần loài thủy sản khai thác 2013 và 2018
Nguồn: Số liệu thống kê của phòng Kinh tế quận Thanh Khê và Chi cục Thủy
sản Đà Nẵng
42
Bảng 2.4. Tổng sản lượng và tổng doanh thu thủy sản khai thác khai thác từ
năm 2013-2018
Tổng sản
lượng
(tấn)
2013 2014 2015 2016 2017 2018
7.840 8.334 6.499 6.860 6.782 6.810
Giá trị
bình
quân/tấn
(đồng)
34.734.000 36.432.000 40.244.000 41.382.000 47.821.000 53.597.000
Tổng
giá trị
273 tỷ 303 tỷ 261 tỷ 284 tỷ 324 tỷ 365 tỷ
Nguồn: Số liệu thống kê của phòng Kinh tế quận Thanh Khê và Chi cục Thủy
sản Đà Nẵng
Qua bảng tổng hợp, giá trị khai thác thủy sản tăng theo từng năm, nếu như
năm 2013 bình quân 01 tấn thủy sản có giá là 34.734.000đ/tấn thì đến năm 2018
đã tăng lên 53.597.000đ/tấn, tăng 18.863.000đ/tấn. Điều này chứng tỏ ngư dân
đã có sự quan tâm đầu tư chuyển đổi nghề khai thác có chọn lọc, khai thác các
loại thủy sản có giá trị kinh tế, nhận thức của ngư dân về bảo quản sản phẩm
sau khai thác được nâng cao, cùng với việc đầu mối thu mua thủy sản đi vào
hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân tiêu thụ sản phẩm nên giá trị của
sản phẩm khai thác được cải thiện đáng kể.
* Quan tâm đến đời sống bà con ngư dân trong khai thác thủy sản của quận
Thanh Khê
Trong những năm qua, quận Thanh Khê rất quan tâm đến chính sách
an sinh xã hội cho nhân dân trên địa bàn quận, trong đó có chính sách hỗ
trợ cải thiện cuộc sống gia đình của ngư dân như: hỗ trợ xây dựng, sửa chữa
nhà cửa cho hộ ngư dân nằm trong diện hộ nghèo, hộ cận nghèo; hỗ trợ
phương tiện sinh kế như tủ bán bánh mì, xe nước mía; đào tạo nghề: làm
43
hương, may và sửa áo quần… cho các chị em phụ nữ trong các gia đình có
ngư dân đánh bắt xa bờ tạo thêm thu nhập đảm bảo ổn định cuộc sống trên
bờ cho gia đình các ngư dân; đã hỗ trợ 10 tấm lưới nghĩa tình với số tiền
hơn 400 triệu đồng để các tàu chuyển đổi ngành nghề. UBND quận cùng
các ngành cũng kịp thời thăm hỏi động viên gia đình chủ tàu và các thuyền
viên khi tàu gặp nạn như: chìm tàu, cháy tàu hay bị hỏng hóc máy khi đang
khai thác thủy sản. Hỗ trợ gia đình ngư dân về các vấn đề giáo dục, y tế
như giảm học phí cho con em của các gia đình ngư dân đánh bắt thủy sản
xa bờ; hỗ trợ mua hoặc cấp thẻ bảo hiểm y tế… Để ngư dân yên tâm bám
biển khai thác thủy sản xa bờ.
2.2.3.2. Đánh giá
* Thuận lợi
Tình hình thực hiện chính sách phát triển thủy sản trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng nói chung và quận Thanh Khê nói riêng, trong thời gian qua đã góp
phần tạo sự chuyển dịch cơ cấu tàu thuyền và cơ cấu nghề khai thác hiệu quả
theo hướng hiện đại, chất lượng và an toàn vì vậy năng lực và giá trị khai thác
ngày càng nâng cao; Nghị quyết của Đảng bộ quận lần thứ XI (nhiệm kỳ 2015-
2020) xây dựng quận Thanh Khê thành trung tâm dịch vụ của Đà Nẵng; trong
đó chú trọng tích cực tuyên truyền, vận động ngư dân bám biển dể nâng cao
đời sống vật chất và góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước đã
khẳng định kinh tế biển tiếp tục duy trì và phát triển. Cùng với chính sách hỗ
trợ của Chính phủ tại Quyết định 48, Nghị định 67, Quyết định 47 của thành
phố và một số chính sách hỗ trợ của quận đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển
chung của thành phố. Mức sống của người dân vùng ven biển ngày càng được
cải thiện, khả năng hưởng thụ các thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội được
nâng cao. Kinh tế ven biển đã chú trọng đến phát triển bền vững, bảo vệ môi
trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
44
* Khó khăn, tồn tại
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về khai
thác, chế biến thủy sản trong phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc
phòng an ninh đã được thực hiện nhưng không thường xuyên, chưa có kế
hoạch tuyên truyền riêng, còn lồng ghép với các chương trình khác nên hiệu
quả chưa cao.
Trong xây dựng, thẩm định, thẩm tra, tổ chức thực hiện chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án về lĩnh vực thủy sản chỉ mới chú trọng
đến những nội dung liên quan đến hiệu quả kinh tế, tác động môi trường, chưa
quan tâm đến công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Ngoài nguồn kinh phí của Trung ương để thực hiện chính sách hỗ trợ khai
thác tại các vùng biển xa theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg và chính sách
phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP được sử dụng có hiệu quả,
một số chính sách khác nguồn kinh phí còn thiếu, nội dung chưa đủ sức hút,
chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương do đó người dân chưa chú
trọng đầu tư phát triển.
Việc đóng mới tàu cá vỏ thép thiếu cơ chế giám sát và chưa thực sự hiệu
quả trong khai thác vì chi phí đầu tư và trả lãi vay ngân hàng lớn nên chủ tàu
gặp khó khăn trong quá trình trả nợ gốc và lãi vay ngân hàng.
* Nguyên nhân
- Nguyên nhân chủ quan
Nhận thức về phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh vẫn
còn yếu tố chủ quan, chưa cảnh giác, tâm lý đa số chỉ chú trọng đến hiệu quả
kinh tế, vấn đề đảm bảo quốc phòng, an ninh thường được xem là nhiệm vụ của
các lực lượng vũ trang và các lực lượng chấp pháp của Nhà nước.
Về quản lý nhà nước:
+ Cơ chế, chính sách: Một số chính sách hiện nay chưa bảo đảm tính toàn
45
diện, còn thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ và tính răn đe chưa cao.
+ Về lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành: Các thủ tục hành chính trong thực thi
chính sách hỗ trợ ngư dân tiếp cận nguồn vốn vay còn nhiều bất cập với điều
kiện và khả năng (tài sản thế chấp, vốn đối ứng, …) của ngư dân.
+ Công tác phối hợp: Chưa thực sự nhịp nhàng giữa các lực lượng, giữa
các cấp chính quyền với cơ quan chuyên môn, giữa cơ quan Nhà nước và các
tổ chức, đơn vị liên quan... thủ tục thẩm định của ngân hàng trong vay vốn
thường khá phức tạp, rườm rà nên nhìn chung tiến độ giải ngân là chậm chạp.
+ Các chính sách hỗ trợ thiếu tính liên kết, phối hợp nên tính hiệu quả
không cao. Chỉ tập trung chỉ đạo triển khai chính sách đóng tàu mà chưa
quan tâm, thực hiện các chính sách khác, như cho vay đóng tàu nhưng chưa
tính đến cho vay để mua sắm ngư lưới cụ và trang thiết bị trên tàu phục vụ
khai thác hải sản.
Về tổ chức thực hiện: Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan chưa cao, đặc biệt là ý thức của các tổ chức, đơn vị tư nhân và người
dân thường chỉ chú trọng đến vấn đề lợi ích kinh tế, ít quan tâm đến vấn đề đảm
bảo quốc phòng, an ninh. Sự trông chờ, thụ động của cả 2 phía (cơ quan quản
lý và ngư dân) còn nhiều, cụ thể cơ quan quản lý cấp dưới còn ít chủ động đề
xuất bổ sung, hoàn thiện quy định chính sách liên quan tới lĩnh vực mình phụ
trách, chủ yếu mới tập trung vào thực hiện các quy định sẵn có; còn ngư dân
thì, vì nhiều lý do, phần đông chủ yếu vẫn trông chờ vào những gì được chính
sách nhà nước hỗ trợ mà ít chủ động cùng tham gia đóng góp.
Về con người: Năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ thực hiện chính
sách còn hạn chế, chưa theo kịp và đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.
Đây là điểm yếu chung và cũng là nguyên nhân quan trọng, trực tiếp ảnh
hưởng tới chất lượng tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ cho ngư dân trong
khai thác hải sản.
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

More Related Content

Similar to Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

Similar to Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng (20)

Luận án: Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở Nam Trung Bộ
Luận án: Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở Nam Trung BộLuận án: Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở Nam Trung Bộ
Luận án: Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở Nam Trung Bộ
 
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển TP Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển TP  Đà NẵngLuận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển TP  Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển TP Đà Nẵng
 
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo ở Quảng Bình
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo ở Quảng BìnhPhát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo ở Quảng Bình
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo ở Quảng Bình
 
Luận Văn Phát triển đánh bắt thuỷ sản Quận Sơn Trà, Thành phố Đà nẵng.doc
Luận Văn Phát triển đánh bắt thuỷ sản Quận Sơn Trà, Thành phố Đà nẵng.docLuận Văn Phát triển đánh bắt thuỷ sản Quận Sơn Trà, Thành phố Đà nẵng.doc
Luận Văn Phát triển đánh bắt thuỷ sản Quận Sơn Trà, Thành phố Đà nẵng.doc
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Hoạt Động Khai Thác Thủy Sản Trên Địa Bàn Quận S...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Hoạt Động Khai Thác Thủy Sản Trên Địa Bàn Quận S...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Hoạt Động Khai Thác Thủy Sản Trên Địa Bàn Quận S...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Hoạt Động Khai Thác Thủy Sản Trên Địa Bàn Quận S...
 
112634 5772
112634 5772112634 5772
112634 5772
 
Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Nghề Cá Thành Phố Đà Nẵng.doc
Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Nghề Cá Thành Phố Đà Nẵng.docPhát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Nghề Cá Thành Phố Đà Nẵng.doc
Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Nghề Cá Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Luân Văn Phát triển khai thác thủy sản ven bờ ở vùng biển Huyện Vạn Ninh Tỉnh...
Luân Văn Phát triển khai thác thủy sản ven bờ ở vùng biển Huyện Vạn Ninh Tỉnh...Luân Văn Phát triển khai thác thủy sản ven bờ ở vùng biển Huyện Vạn Ninh Tỉnh...
Luân Văn Phát triển khai thác thủy sản ven bờ ở vùng biển Huyện Vạn Ninh Tỉnh...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà NẵngLuận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
 
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch biển tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch biển tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Chính sách phát triển du lịch biển tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch biển tại TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình, HAYLuận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình, HAY
 
Phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc trung bộ
Phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc trung bộPhát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc trung bộ
Phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc trung bộ
 
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc ...
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc ...Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc ...
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc ...
 
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biểnVai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
Vai trò của Cảnh sát biển Việt Nam với phát triển kinh tế biển
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Quản lí nhà nước về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Quản lí nhà nước về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Quản lí nhà nước về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Chính sách đối ngoại với Trung Quốc
Chính sách đối ngoại với Trung QuốcChính sách đối ngoại với Trung Quốc
Chính sách đối ngoại với Trung Quốc
 
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải DươngLuận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
 
Luân Văn Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác hải sản xa bờ tại Thành phố ...
Luân Văn Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác hải sản xa bờ tại Thành phố ...Luân Văn Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác hải sản xa bờ tại Thành phố ...
Luân Văn Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác hải sản xa bờ tại Thành phố ...
 
Quản Lý Nhà Nƣớc Đối Với Hoạt Động Khai Thác Hải Sản Xa Bờ Trên Địa Bàn Huyện...
Quản Lý Nhà Nƣớc Đối Với Hoạt Động Khai Thác Hải Sản Xa Bờ Trên Địa Bàn Huyện...Quản Lý Nhà Nƣớc Đối Với Hoạt Động Khai Thác Hải Sản Xa Bờ Trên Địa Bàn Huyện...
Quản Lý Nhà Nƣớc Đối Với Hoạt Động Khai Thác Hải Sản Xa Bờ Trên Địa Bàn Huyện...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng...Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 

Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN QUANG HẬU THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯ DÂN QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN QUANG HẬU THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯ DÂN QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN Ngành: Chính sách công Mã số: 834.04.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN DANH SƠN HÀ NỘI, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, bài luận văn Thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong khai thác thủy sản này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Thầy PGS.TS. Nguyễn Danh Sơn. Các văn bản và số liệu trong luận văn được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Một lần nữa tôi xin khẳng định sự trung thực của lời cam đoan trên. Tác giả luận văn Nguyễn Quang Hậu
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯ DÂN TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN ........................................................................................................................... 7 1.1. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài .................................................. 7 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho ngư dân khai thác thủy sản.............................................................................................. 8 1.3. Chủ thể, khách thể và các bước thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản............................................................................................11 1.4. Chính sách hỗ trợ ngư dân và kinh nghiệm một số địa phương trong thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản cùng bài học đối với quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng............………………………..Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯ DÂN Ở QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN............................................................................24 2.1. Chủ trương, chính sách và hệ thống tổ chức hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản của thành phố Đà Nẵng.....................................................................24 2.2. Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng thời gian qua ...............................................27 CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯ DÂN TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ...........52 3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu khai thác thủy sản của thành phố Đà Nẵng và quận Thanh Khê................................................................................53
  • 5. 3.2. Các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản trong thời gian tới......................................................................57 KẾT LUẬN....................................................................................................67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1. Kết quả thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thuỷ sản trên địa bàn quận Thanh Khê 37 2.2. Kết quả thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ đóng mới tàu khai thác thủy sản và tàu dịch vụ khai thác thủy sản cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận Thanh Khê 38 2.3. Kết quả thực hiện Quyết định số 4991/QĐ-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng trên địa bàn quận Thanh Khê 40 2.4. Tổng sản lượng và tổng doanh thu thủy sản khai thác khai thác từ năm 2013-2018 42
  • 7. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang 2.1. Tổng số lượng tàu cá của Quận Thanh Khê từ năm 2011 - tháng 5/2018 30 2.2. Số lượng tàu cá 20cv đến dưới 90cv của Quận Thanh Khê từ năm 2011 - tháng 5/2018 30 2.3. Số lượng tàu cá 90cv trở lên của Quận Thanh Khê từ năm 2011 - tháng 5/2018 31 2.4. Số tàu cá đóng mới từ năm 2012 đến năm 2018 (tính đến tháng tháng 5) 32 2.5. Giá trị sản phẩm khai thác thủy sản từ năm 2013 -2018 40 2.6. Tỷ trọng thành phần loài thủy sản khai thác 2013 và 2018 41
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Với lợi thế bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam có tổng chiều dài 3.260km [01], gồm có 28 tỉnh có bờ biển hoặc các đảo lớn nhỏ chiếm 45% tổng số tỉnh thành trên cả nước. Vì thế, khai thác và bảo tồn các tiềm năng, thế mạnh của biển là một trong những nhu cầu tất yếu trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Song khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên đó phải đặt trong sự phát triển cân đối và bền vững của biển như bảo vệ môi trường sinh thái của biển, đáp ứng đa dạng sinh học, bảo đảm an ninh quốc phòng… Nhận thức vấn đề này, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm định hướng và chỉ đạo để tăng cường nhận thức trong các tầng lớp nhân dân và tổ chức thực hiện quản lý một cách khoa học, phù hợp, hiệu quả. Quan điểm này Đảng ta chỉ rõ: “tiến ra biển trở thành một hướng phát triển của loài người” và “trở thành một nước mạnh về biển là một mục tiêu chiến lược xuất phát từ yêu cầu về điều kiện khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam” [02] và được nhấn mạnh: “vùng biển, hải đảo và ven biển là địa bàn chiến lược có vị trí quyết định đối với sự phát triển của đất nước, là tiềm năng và thế mạnh quan trọng cho sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa” [03]. Trong Nghị quyết Đại hội X và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) của Đảng về “Chiến lược biển Việt Nam đến năn 2020”cũng đã xác định mục tiêu tổng quát: “Đến năm 2020, phấn đấu nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảm bảo góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh” [07]. Do tầm quan trọng của biển, hải đảo và xuất phát từ tình hình thực tiễn,
  • 9. 2 trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII của Đảng tiếp tục khẳng định: “khai thác bền vững, có hiệu quả nguồn lợi thủy sản, phát tiển đánh bắt xa bờ, gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường biển…” [08] và “…Vùng biển, ven biển và hải đảo, phát triển mạnh kinh tế biển tương xứng với vị thế và tiềm năng biển nước ta…” [09]. Và gần đây nhất (ngày 22/10/2018) là Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 36-NQ/TW) đã khẳng định tầm nhìn và mục tiêu tổng quát là “Đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển” [05]. Đây là định hướng chiến lược và cũng là chủ trương lớn cho xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách phát triển có liên quan để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển kinh tế biển nói riêng bảo đảm hiệu quả, cân đối và bền vững. Chính phủ đã xác định quan điểm: Phát triển thủy sản là làm nó trở thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở phát huy lợi thế của nghề cá, tạo sự phát triển đồng bộ, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.Đồng thời, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá, gắn với việc tổ chức lại sản xuất ngành thủy sản ở tất cả các lĩnh vực: Khai thác, nuôi trồng, hậu cần dịch vụ và chế biến thủy sản theo chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ, nhằm nâng cao hiệu quả tối ưu cho sản phẩm thủy sản Việt Nam. Những năm gần đây, thành phố Đà Nẵng đã chú trọng hơn trong việc đẩy mạnh phát triển khai thác thủy sản xa bờ, với mục tiêu là củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ khai thác hải sản, dịch vụ hậu cần trên biển gắn với bảo vệ chủ quyền vùng biển; chú trọng công tác khuyến ngư, ứng dụng
  • 10. 3 khoa học kỹ thuật trong khai thác và bảo quản sản phẩm sau khai thác; tiếp tục đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá, quản lý tốt vệ sinh môi trường và an ninh trật tự tại âu thuyền Thọ Quang. Đồng thời thành phố đã đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ đối với ngư dân đánh bắt thủy sản xa bờ. Đối với quận Thanh Khê nghề khai thác thủy sản có truyền thống từ lâu đời, đem lại thu nhập mỗi năm hàng tỷ đồng từ nguồn thủy sản, giải quyết việc làm cho hàng trăm người lao động phổ thông ở trong và ngoài địa phương. Dưới sự chỉ đạo của các cấp, UBND quận Thanh Khê đã nhận thức được tầm quan trọng của ngành khai thác hải sản; khai thác thủy sản được xem là ngành kinh tế thế mạnh và góp phần thể hiện chủ quyền của người dân Việt Nam trên vùng biển đảo rộng lớn ở biển Đông. Nhà nước và Chính quyền Thành phố Đà Nẵng, quận Thanh Khê đã có những chính sách và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản để nâng cao hiệu quả hoạt động và phát huy thế mạnh, tiềm năng khai thác hải sản, góp phần cải thiện mức sống của ngư dân. Đồng thời, trong quá trình thực hiện việc hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản cũng bộc lộ những khó khăn, vướng mắc cần được nghiên cứu và có những giải pháp khắc phục cũng như tăng cường thực hiện có hiệu quả hơn các chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản. Cho đến nay việc cụ thể hóa chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản cũng như tổ chức thực hiện chính sách vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được giải quyết nhưng còn chưa có những nghiên cứu cung cấp cơ sở lí luận và thực tiễn. Do đó, tôi chọn đề tài: “Thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong khai thác thủy sản” làm đề tài luận văn thạc sĩ Chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong thời gian qua, đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề khai thác thủy sản và chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy
  • 11. 4 sản như: 1- Ninh Thị Thu Thủy (2014), “Chính sách hỗ trợ khai thác thủy sản xa bờ của thành phố Đà Nẵng” của đăng trên Tạp chí Kinh tế-Xã hội Đà Nẵng 2- Hồ Thị Hoài Thu (2018): “Giải pháp tài chính hỗ trợ ngư dân phát triển hoạt động khai thác thủy sản ở Việt Nam” Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viên Tài chính. 3- Lê Nguyên Khánh (2015), “Chính sách phát triển ngành thủy sản từ thực tiễn quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Chính sách công, Học viện Khoa học xã hội. 4- Báo cáo “Tình hình triển khai các chính sách về phát triển kinh tế biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”tại Hội thảo “sửa đổi Nghị định 67-những vấn đề cần đặt ra”, tổ chức tại Thành phố Đà Nẵng, tháng 8 năm 2017. 5- Báo cáo “Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân phát triển ngành thủy sản” tại Hội thảo “sửa đổi Nghị định 67-những vấn đề cần đặt ra”, tổ chức tại Thành phố Đà Nẵng, tháng 8 năm 2017. Các nghiên cứu liên quan đến chủ đề chính sách, thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản cho đến nay còn là ít và riêng chủ đề thực hiện chính sách sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong khai thác thủy sản thì cho đến nay thực sự chưa có nghiên cứu nào. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong khai thác thủy sản. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiển của thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản trong bối cảnh phát triển mới.
  • 12. 5 - Phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong khai thác thủy sản thời gian qua và từ đó phát hiện những vấn đề trong thực hiện chính sách này. - Đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện hiệu quả hơn chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong khai thác thủy sản thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. - Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2011 đến nay (2018). 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng gắn với các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về đường lối, chiến lược, chính sách khai thác, phát triển kinh tế biển trong bối cảnh hiện nay. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng gồm: + Nghiên cứu tài liệu sẵn có (phương pháp nghiên cứu bàn giấy). + Phương pháp khảo sát thực địa (quan sát, phỏng vấn nhanh) + Phương pháp phân tích và tổng hợp; + Phương pháp hệ thống; + Phương pháp so sánh; + Phương pháp phân tích chính sách công.; 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận
  • 13. 6 - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan tới thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản. - Đúc rút bài học kinh nghiệm về thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản từ thực tiễn một số địa phương nước ta. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Các phân tích, đánh giá về thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản từ thực tiễn ở quận Thanh Khê giúp nhìn nhận rõ hơn những kết quả, những tồn tại trong thực hiện chính sách này. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo thiết thực cho đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách và thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản ở Việt Nam nói chung và ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng nói riêng. Bên cạnh đó luận văn cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung kết cấu của luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản Chương 2. Thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong khai thác thủy sản Chương 3. Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
  • 14. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯ DÂN TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN 1.1. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài - Chính sách Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như sau: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…” [13] Dean G.Kilpatrick thì cho rằng chính sách là “hệ thống pháp luật, các đo lường quy tắc, chuỗi hành động và ưu thế tài trợ có tương quan đến chủ đề nhất định được chính phủ hay đại diện chính phủ ban hành” (Giáo trình Những vấn đề cơ bản về Chính sách công-Học viện Khoa học xã hội). Khái niệm chính sách công được sử dụng chính thức hiện nay ở nước ta được xác định tại Nghị định của Chính phủ số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, là “định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định” (Điều 3) [06]. - Hỗ trợ Theo Từ điển Tiếng Việt 2006: “hỗ trợ” là giúp đỡ lẫn nhau, giúp đỡ thêm vào. Có thể nói, hỗ trợ được hiểu là sự giúp đỡ từ bên ngoài, từ người này cho người khác. - Chính sách hỗ trợ Chính sách hỗ trợ ở đây được hiểu là sự giúp đỡ của Nhà nước (trung ương, địa phương) cho ngư dân thông qua các quy định, các công cụ chính sách
  • 15. 8 cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mục tiêu nhất định (cụ thể trong nghiên cứu này là khai thác thủy sản). - Thủy sản Thủy sản là "một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi", sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường - Khai thác thủy sản Khai thác thủy sản là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác. Luât Thủy sản năm 2017 định nghĩa “Khai thác thủy sản là hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản” (Điều 3) [17]. - Ngư dân Ngư dân ở đây được hiểu là những người và tổ chức của họ có sinh kế gắn với hoạt động khai thác thủy sản (ven biển). - Thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản Là quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản. Quá trình này bao gồm nhiều khâu, công đoạn, bước có quan hệ mật thiết với nhau (cụ thể được nêu tại mục 1.3 dưới đây). 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho ngư dân khai thác thủy sản. 1.2.1. Yêu cầu đối với thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản Mục tiêu của các chính sách hỗ trợ ngư dân ở đây là cũng là nhằm vào phát triển kinh tế biển, trong đó bao gồm cả đánh bắt xa bờ và hậu cần nghề cá nhằm tạo bước đột phá về tăng trưởng và chuyểndịch cơ cấu kinh tế biển; khai thác tiềm năng, lợi thế tự nhiên về biển. Các chính sách này được thực thi cần đem lại các tác động tích cực, hiệu quả đối với ngư dân, cụ thể là:
  • 16. 9 +Về kinh tế: tạo sinh kế bền vững, tăng thu nhập, giảm nghèo cho ngư dân. + Về môi trường: chính sách hỗ trợ hoạt động khai thác thủy sản gắn liền với sự phát triển bền vững, bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản ven biển như là nguồn sinh kế. +Về chính trị: hoạt động khai thác thủy sản trên biển thường xuyên, liên tục cũng là góp phần quan trọng cho đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. 1.2.2. Các yếu tố bảo đảm thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản a. Yếu tố khách quan a.1. Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên có tác động lớn đến quá trình khai thác thủy sản cũng như việc hỗ trợ ngư dân trong khai thác hải sản. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi thì việc đưa ra các giải pháp tài chính từ phía Nhà nước để hỗ trợ cho hoạt động khai thác thủy sản sẽ ít hơn và ngược lại, nếu điều kiện tự nhiện không thuận lợi thì Nhà nước phải đầu tư hỗ trợ nhiều hơn. Vì vậy, để đảm bảo tính mạng của ngư dân và tàu thuyền cùng ngư lưới cụ thì Nhà nước quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ bằng nhiều cách thức để bà con ngư dân yên tâm trong khai thác thủy sản và kịp thời khôi phục sản xuất nếu như có rũi ro xảy ra. Nhà nước cũng cần có biện pháp hỗ trợ phù hợp với từng vùng miền và từng ngành nghề khai thác khác nhau vì những vùng miền thì có điều kiện tự nhiên khác nhau. a.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Các điều kiện này liên quan tới cuộc sống của ngư dân, bao gồm điều kiện kinh tế (vốn, công cụ khai thác, lao động, thị trường, cơ sở hạ tầng trên bờ cũng như trên biển, …) và về xã hội (điều kiện sống, sức khỏe. … ) cũng như các điều kiện hỗ trợ nâng cao, cải thiện các cơ hội nâng cao các điều kiện kinh tế và xã hội cho ngư dân, như các dịch vụ kinh tế ( thông tin thị trường, tư vấn
  • 17. 10 pháp luật kinh tế, giao dịch kinh tế, tín dụng ngân hàng, …), dịch vụ xã hội (trường học, bệnh viện, cung ứng điện, nước sạch, …). Các điều kiện này càng được đảm bảo hiệu quả với chất lượng tốt càng làm cho ngư dân và gia đình họ yên tâm, gắn bó với nghề cũng như phát triển khai thác thủy sản theo định hướng và yêu cầu của Đảng và Nhà nước. b. Yếu tố chủ quan b.1. Nhận thức, ý thức của các bên liên quan Các bên liên quan ở đây bao gồm cả phía chủ thể tổ chức thực hiện chính sách là các cơ quan quản lý nhà nước và cả phía khách thể thực hiện chính sách là ngư dân và các tổ chức xã hội của họ (đoàn thể). Nhận thức, ý thức là cơ sở cho hành động. Do vậy, nhận thức, ý thức của các bên liên quan càng tốt, rõ ràng thì hành động thực hiện càng hiệu quả và ngược lại. b.2. Bộ máy quản lý Bộ máy quản lý ở đây là bộ máy quản lý nhà nước các cấp, trong đó trực tiếp là bộ máy quản lý nhà nước cấp địa phương. Sự thiếu hụt hay yếu kém của bộ phận chuyên trách thường là nguyên nhân của những bất cập không chỉ trong tham mưu mà cả trong tổ chức thực hiện chính sách. b.3. Năng lực của cán bộ Năng lực của cán bộ là một nhân tố quan trọng trong thực hiện chính sách. Năng lực của cán bộ tốt sẽ giúp cho thực hiện chính sách tốt, hiệu quả. Ngược lại, sự yếu kém, thậm chí tha hóa trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của một bộ phận cán bộ quản lý nhà nước, như thực tiễn thời gian qua ở nước ta cho thấy, đã không chỉ làm chậm trễ đưa các chính sách vào cuộc sống mà còn làm sai lệch, méo mó chính sách trong thực hiện, thậm chí làm thiệt hại tới lợi ích chính đáng của các đối tượng chính sách, làm mất đi niềm tin vào chính sách của họ.
  • 18. 11 b.4. Sự phối hợp của các bên liên quan Thực hiện chính sách là kết quả của sự phối hợp của các bên liên quan. Sự phối hợp này càng chặt chẽ, hiệu quả thì kết quả thực hiện chính sách càng tốt, hiệu quả và ngược lại. 1.3. Chủ thể, khách thể và các bước thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản 1.3.1. Chủ thể, khách thể 1.3.1.1. Chủ thể thực hiện Ở cấp độ địa phương, chủ thể thực hiện trực tiếp là chính quyền địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cấp cơ sở). Các cấp chính quyền địa phương trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách với sự chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan quản lý Trung ương (Chính phủ, Bộ, ngành) theo quy định phân cấp quản lý (tại Điều 102, Luật Thủy sản năm 2017 quy định về Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp). 1.3.1.2. Khách thể thực hiện Khách thể thực hiện ở đây bao gồm ngư dân và các tổ chức kinh tế, xã hội có liên quan tới hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân, như các tổ chức Ngân hàng – tín dụng, các doanh nghiệp mua thủy sản của ngư dân hay làm dịch vụ phục vụ ngư dân khai thác thủy sản, các nghiệp đoàn nghề nghiệp, tổ chức xã hội dân sự (Hội Nông dân, Phụ nữ, Thanh niên, …). 1.3.2. Các bước thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản 1.3.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Để tổ chức triển khai thực hiện chính sách cần xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện với sự phân công rõ ràng, cụ thể trách nhiệm. Khi xây dựng kế hoạch cần xác định rõ thời gian, lộ trình phù hợp với điều kiện về nguồn lực tài chính, con người, cơ sở vật chất – kỹ thuật, …
  • 19. 12 1.3.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách Tổ chức phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển kinh tế biển, phát triển nghề cá là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với các cơ quan nhà nước và các đối tượng thực hiện chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt sẽ giúp cho mọi người dân tham gia thực hiện hiểu rõ về mục đích, yêu cầu, quy định của chính sách. Tính đúng đắn và tính khả thi của chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Đồng thời, giúp cơ quan quản lý nhà nước tổ chức thực hiện chính sách nhận thức được đầy đủ tính chất, mức độ, quy mô, tầm quan trọng của chính sách đối với sự phát triển kinh tế xã hội, để chủ động tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc triển khai thực hiện có hiệu quả mục tiêu chính sách. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông qua các lớp tập huấn; qua phối hợp với các đoàn thể chính trị xã hội nhất là Hội Nông dân, Hội nghề cá, Nghiệp đoàn Nghề cá, các kênh phát thanh, truyền hình, báo chí, các trang mạng và nhiều hình thức khác... để nâng cao nhận thức của phần lớn bà con ngư dân, hiểu và nắm được các nội dung cơ bản về Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các văn bản tổ chức triển khai thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức cho bà con ngư dân yên tâm sản xuất tại các ngư trường truyền thống và nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. 1.3.2.3. Phân công phối hợp thực hiện chính sách Để thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản có hiệu quả cần phải phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, các ngành, các cấp, chính quyền địa phương. Thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản phát triển kinh tế là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, với vai trò tham mưu tích cực của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
  • 20. 13 và UBND các cấp. Do vậy, công tác phối hợp và phân công cụ thể trách nhiệm các ngành chức năng là hết sức quan trọng, cơ quan nào chủ trì, cơ quan nào phối hợp thực hiện. Từng ngành, từng lĩnh vực đều có chức năng khác nhau nhưng việc triển khai và thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản phải đồng bộ, tránh chồng chéo, rườm rà, nhiều thủ tục hồ sơ. Thực tế cho thấy, địa phương nơi nào phối hợp không tốt, phân công không cụ thể thì việc thực hiện chính sách gặp khó khăn, thậm chí khi có dấu hiệu vi phạm không rõ trách nhiệm thuộc về ai. 1.3.2.4. Duy trì và điều chỉnh thích hợp trong thực hiện chính sách Chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản là một chính sách lớn, có nhiều ý nghĩa quan trọng của Đảng và Nhà nước, để ngư dân có phương tiện hiện đại, vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Vậy để bảo đảm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế thì cần có sự đồng tâm, hợp lực của cả người tổ chức, người thực hiện và môi trường tồn tại. Đây là nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước chủ trì tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản. Nếu việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản gặp phải khó khăn do môi trường thực tế biến động thì cơ quan nhà nước sử dụng hệ thống quản lý tác động nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản. Đồng thời chủ động điều chỉnh, bổ sung chính sách cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Trong chừng mực nào đó để đảm bảo lợi ích chung cho xã hội, các cơ quan nhà nước có thể kết hợp sử dụng biện pháp hành chính để duy trì chính sách bảo vệ quyền, lợi ích cho ngư dân. Điều chỉnh chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản là hoạt động cần thiết, diễn ra thường xuyên trong tiến trình tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản. Nó được thực hiện bởi cơ quan nhà nước
  • 21. 14 có thẩm quyền để cho chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản ngày càng phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế. Theo quy định cơ quan nào ban hành chính sách thì cơ quan đó có quyền điểu chỉnh, bổ sung chính sách. Nhưng trên thực tế việc điều chỉnh các biện pháp, cơ chế chính sách diễn ra rất năng động, linh hoạt. Vì thế các cơ quan nhà nước, các ngành, các cấp chủ động điều chỉnh biện pháp, cơ chế chính sách, miễn là không làm thay đổi mục tiêu chính sách. Nếu cần hoàn thiện mục tiêu chính sách, các cơ quan thực hiện chính sách chủ động đề xuất với cơ quan ban hành chính sách điều chỉnh. 1.3.2.5. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách Có thể trong quá trình thực hiện chính sách, thì ở nơi nào đó, trên lĩnh vực nào đó còn có những sai phạm, nhũng nhiễu, phiền hà gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bà con ngư dân làm giảm sút lòng tin của nông dân nói chung, ngư dân nói riêng với Đảng và Nhà nước, nhất là các cơ quan chức năng tham mưu đưa chính sách và thực hiện chính sách, vì vậy công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc nắm tình hình, lắng nghe phản ảnh tâm tư nguyện vọng của bà con để có ý kiến đề xuất với cơ quan có thẩm quyền, UBND các cấp có hướng giải quyết cho bà con, giải thích đây là một chủ trương, chính sách đúng đắng, giúp ngư dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống; kêu gọi bà con bình tĩnh, tin tưởng vào Đảng và Nhà nước Công tác thanh tra, kiểm tra trong công tác thực hiện các hỗ trợ ưu đãi; quy định quyền khiếu nại của tổ chức, cá nhân, quyền tố cáo của cá nhân đối với các hành vi vi phạm quy định về chính sách; quy định trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm chính sách theo quy định của pháp luật; quy định về xử lý vi phạm đối với trường hợp giả mạo, khai man giấy tờ, chứng nhận sai sự thật để được hưởng chế độ (đóng mới, cải hoán tàu; hỗ trợ tiền dầu; bảo hiểm…); việc lợi dụng chính sách để vi phạm pháp luật; kiểm tra, theo dõi sát việc thực hiện chính sách góp phần kịp thời bổ sung, hoàn thiện
  • 22. 15 chính sách và chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện chính sách, giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện mục tiêu chính sách đó. 1.3.2.6. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách Nếu như trước đây, hoạt động khai thác thủy sản của nước ta vẫn chủ yếu là nghề cá có quy mô nhỏ, tàu cá chủ yếu là tàu cá cỡ nhỏ, lắp máy công suất dưới 90cv, tàu hầu hết được đóng bằng gỗ và lắp máy cũ, các trang thiết bị đảm bảo an toàn, hàng hải còn thiếu; điều kiện sống và lao động trên tàu không được đảm bảo. Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản, nghề cá đã có bước phát triển vượt bậc. Trong hơn 20 năm qua (từ năm 1997 đến nay), năng lực khai thác tăng liên tục, từ hơn 71.000 tàu cá với công suất trung bình 30,9cv thì đến hiện nay đã lên hơn 111.500 tàu cá với công suất trung bình 95cv và được trang bị máy móc hiện đại như: máy dò ngang, định vị, trực canh nghe thời tiết…; khai thác thủy sản đóng góp ý nghĩa trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, tạo công ăn việc làm cho khoản 1 triệu lao động trực tiếp trên biển và hành triệu lao động dịch vụ gián tiếp trên bờ Để tiếp tục triển khai tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản một cách đúng hướng, cần có tổng kết đánh giá cụ thể những việc làm được, chưa làm được; nêu lên những tồn tại khó khăn, bài học kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện chính sách. Có như vậy thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản phù hợp với thực tế, đúng với định hướng mà Đảng và Nhà nước đề ra. 1.4.Chính sách hỗtrợ ngư dân và kinh nghiệm một số địa phương trong thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản cùng bài học đối với quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. 1.4.1. Chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản
  • 23. 16 1.4.1.1. Chính sách quốc gia hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản Chính sách quốc gia trong hoạt động thủy sản nói chung và trong hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản nói riêng được quy định tại Điều 6, Luật Thủy sản năm 2017 như sau: - Chính sách đầu tư: a) Nghiên cứu, điều tra, đánh giá, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi hệ sinh thái thủy sinh; lưu giữ giống gốc của loài thủy sản bản địa, đặc hữu có giá trị kinh tế, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; b) Xây dựng cảng cá loại I, loại II, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; hạng mục hạ tầng thiết yếu của khu bảo tồn biển; hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng sản xuất giống thủy sản tập trung; c) Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát hoạt động của tàu cá trên biển; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản. - Chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động: a) Phát triển khoa học và công nghệ, trong đó ưu tiên công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong lĩnh vực tạo giống thủy sản; sản xuất sản phẩm thủy sản quốc gia, sản phẩm thủy sản chủ lực; sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; công nghệ chế biến phụ phẩm thành thực phẩm hoặc làm nguyên liệu cho ngành kinh tế khác; b) Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề trong hoạt động thủy sản; c) Thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; d) Xây dựng trung tâm nghề cá lớn; đ) Mua bảo hiểm nuôi trồng thủy sản trên biển và hải đảo; bảo hiểm thuyền viên; bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị cho tàu cá khai thác thủy sản trên biển từ vùng khơi trở ra; e) Phát triển hoạt động thủy sản từ vùng khơi trở ra; khôi phục sản xuất
  • 24. 17 khi có sự cố môi trường, thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ ngư dân trong thời gian cấm khai thác thủy sản, chuyển đổi nghề nhằm giảm cường lực khai thác thủy sản ven bờ; g) Xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản. - Chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư cho: a) Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, mô hình liên kết, hợp tác; b) Đầu tư công nghệ tiên tiến trong chế biến thủy sản để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch; xây dựng chợ đầu mối thủy sản, quảng bá thương hiệu sản phẩm thủy sản; c) Đầu tư nuôi trồng thủy sản trên biển; nuôi trồng thủy sản hữu cơ; d) Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản; truy xuất nguồn gốc thủy sản. Các chính sách cụ thể hóa các quy định của Luật Thủy sản được các cấp chính quyền cụ thể hóa trong các văn bản quản lý theo thẩm quyền như Nghị định, Thông tư, Quyết định, … Do Luật Thủy sản hiện hành được ban hành vào năm 2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019 nên trong khi chơ đợi các chính sách được cụ thể hóa thì các quy định chính sách trong các văn bản quy phạm pháp luật sau đây vẫn đang được áp dụng trong thực hiện: - Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản - Nghị đinh số 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. - Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển. - Quyết định số 118/2007/QĐ- TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng chính
  • 25. 18 phủ về chính sách hỗ trợ ngư dân khắc phục rủi ro do thiên tai trên biển. - Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ về sữa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về lĩnh vực thủy sản. - Nghị định số 80/2012NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh bảo cho tàu cá. - Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; luật bổ sung một số điều của luật quản lý thuế. - Quyết định 68/2013/QĐ- TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng chính phủ về chính sách nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp (đối với lĩnh vực thủy sản) - Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản có hiệu lực ngày 25 tháng 8 năm 2014. - Thông tư số 117/2014/TT-BTC về hướng dẫn một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2104 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. - Thông tư số 115/2014/TT-BTC, ngày 20 tháng 8 năm 2014 của Bộ tài chính về hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. - Thông tư số 22/2014/TTNHNN ngày 15 tháng 8 năm 2014 về hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng theo nghị định 67/2014/ NĐ-CP ngày 7 tháng 7 năm 2014 vủa Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. - Thông tư số 26/2014/BNNPTNT ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn Quy định yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị đối với cơ sở đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá. - Thông tư số 27/2014/BNNPTNT ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn quy định về nội dung và định mức duy tu, sửa chữa
  • 26. 19 tàu cá vỏ thép được hỗ trợ theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. - Ngày 07/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2015/N Đ – CP về sửa dổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ - CP ngày 07/7/2014 vềchính sách phát triển thủy sản. - Ngày 27/12/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 172/2016/NĐ - CP về sửa đổi Nghị định 67/2014/NĐ - CP ngày 07/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ vềmột số chính sách thủy sản - Ngày 31/10/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 47/2016/QĐ - TTg về chính sách thí điểm hỗ trợ một lần sau đầu tư đối với ngư dân đóng mới tàu cá công suất từ 400CV trở lên. - Ngày 31/12/2016 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 113/NQ - CP Trong đó cho phép kéo dài thời gian thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ - CP đến ngày 31/12/2017. - Ngày 02/02/2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2018/NĐ-CP về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản 1.4.2. Kinh nghiệm một số địa phương trong khai thác thủy sản và bài học rút ra 1.4.2.1. Kinh nghiệm một số địa phương - Kinh nghiệm tỉnh Quảng Ngãi Quảng Ngãi có 5 huyện ven biển trải dài khoảng 130km, với 6 cửa biển lớn và 1 huyện đảo. Bao đời nay, ngư dân Quảng Ngãi luôn có truyền thống gắn liền với nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản. Do vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế biển của Quảng Ngãi, kinh tế thuỷ sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn; trong đó, việc đánh bắt thuỷ sản theo hướng hiện đại, bền vững gắn liền với bảo vệ chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ trọng tâm.
  • 27. 20 Trước đây, đội tàu cá tỉnh Quảng Ngãi có công suất thấp, tàu vỏ gỗ, thiếu các trang thiết bị an toàn, hệ thống bảo quản sản phẩm chủ yếu sử dụng đá lạnh, tỷ lệ tổn thất lớn, chất lượng sản phẩm không cao, số sản phẩm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu không nhiều. Tuy nhiên, được sự quan tâm của Chính phủ, sự đầu tư đúng mực của tỉnh, Quảng Ngãi trở thành một trong các tỉnh có số lượng đội tàu nhiều nhất. Trong giai đoạn hiện nay, nghề khai thác thủy sản tỉnh Quảng Ngãi phát triển khá mạnh theo hướng tăng khai thác xa bờ, giảm khai thác gần bờ, giảm dần tàu cá có công suất nhỏ (dưới 90CV), tăng số lượng tàu cá có công suất lớn (từ 400 CV trở lên). Nhờ được Nhà nước hỗ trợ theo Nghị định 67 và ngư dân tự đầu tư vốn phát triển tàu thuyền, nên đến nay toàn tỉnh có trên 5.550 chiếc tàu cá (tăng 320 chiếc so với năm 2015), tổng công suất tàu cá đạt trên 1,57 triệu CV, tăng 46,6% so với năm 2015. Nhờ đó, sản lượng thủy sản khai thác trên biển liên tục tăng, từ 156.900 tấn (năm 2015) lên 184.456 tấn (năm 2017), tăng bình quân 7,5% năm. Trong giai đoạn 2015-2020, tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 4,6% /năm, chiếm 33,4% tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Đến năm 2020 giữ ổn định sản lượng khai thác thuỷ sản ở mức 150.000 - 160.000 tấn/năm; số lượng tàu thuyền giảm; giảm dần tàu cá có công suất nhỏ dưới 90CV và tăng dần tàu có công suất 400CV trở lên. Sự phát triển của đội tàu theo hướng giảm số tàu công suất nhỏ, tăng số tàu có công suất lớn sẽ làm giảm áp lực khai thác thủy sản vùng biển ven bờ, một trong những yếu tố quan trọng để phục hồi nguồn lợi thủy sản. Trên tàu đã được trang bị đầy đủ các trang thiết bị an toàn như hệ thống thông tin liên lạc tầm xa, định vị vệ tinh, phao cứu sinh... Nhiều phương pháp bảo quản sản phẩm mới đã được áp dụng, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm được tổn thất sau thu hoạch.
  • 28. 21 Tại đề án tái cơ cấu ngành thuỷ sản, tỉnh Quảng Ngãi đã lựa chọn một số công trình có tính chất trọng điểm ở các trung tâm nghề cá lớn của tỉnh như: Sa Huỳnh, Cửa Đại, Sa Kỳ, Sa Cần, Lý Sơn để xây dựng các danh mục dự án đầu tư như: cảng cá và khu neo đậu trú bão cho tàu cá, trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá lớn đáp ứng cơ bản nhu cầu phục vụ đánh bắt xa bờ của như dân cũng như đảm bảo cung ứng vật tư, nhiên liệu đi biển, chế biến, tiêu thụ. Bên cạnh đó, việc hình thành và phát triển nhanh các tổ chức, mô hình liên kết như: Nghiệp đoàn nghề cá, Chi hội nghề cá, Hợp tác xã dịch vụ và khai thác thủy sản xa bờ, Tổ đoàn kết sản xuất trên biển, Quỹ hỗ trợ ngư dân... ngư dân Quảng Ngãi đã đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. - Kinh nghiệm tỉnh Quảng Bình Quảng Bình là một trong những tỉnh có số lượng tàu cá nhiều, và không ngừng gia tăng trong những năm qua cả về số lượng và công suất, chuyển dịch ngư trường đánh bắt gần bờ ra xa bờ, toàn tỉnh có trên 8.000 tàu cá, trong đó có 1.438 tàu cá khai thác xa bờ, trong đó, có 240 tàu cá có công suất từ trên 800CV, tăng 11 chiếc so với năm 2017. Những địa phương có số lượng tàu đánh bắt xa bờ lớn như Thị xã Ba Đồn (398 tàu), huyện Quảng Trạch (320 tàu), huyện Bố Trạch (328 tàu), thành phố Đồng Hới (215 tàu)… Để phát triển nghề đánh bắt hải sản, UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các sở ngành, địa phương hỗ trợ ngư dân tranh thủ tốt các chính sách của Trung ương, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của địa phương thúc đẩy khai thác thủy sản phát triển theo hướng khai thác xa bờ cho hiệu quả cao, giảm cường lực khai thác ven bờ, nơi nguồn lợi thủy sản đang bị cạn kiệt. Cụ thể, thực hiện chính sách Trung ương, trong năm 2017 đã có 90 tàu đóng mới, nâng cấp hoàn thành đi vào sản xuất trong tổng số 94 đối tượng được UBND tỉnh phê duyệt danh sách vay vốn. Các ngân hàng đã giải ngân cho ngư dân vay 952,8 tỷ đồng; giải ngân hỗ
  • 29. 22 trợ 795,3/864,7 tỷ đồng được thẩm định theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ khai thác thủy sản trên các vùng biển xa; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân đăng ký tham gia khai thác vùng biển xa, thực hiện tốt việc tiếp nhận, thẩm định, giám sát, theo dõi chặt chẽ tàu cá hoạt động vùng biển xa tránh gian lận. Đối với chính sách của tỉnh, tỉnh cũng đã bố trí 750 triệu để hỗ trợ ngư lưới cụ chuyển đổi nghề cho tàu cá khai thác xa bờ, hỗ trợ máy dò ngang, hầm bảo quản sản phẩm cho tàu cá bằng vật liệu PU. Riêng chính sách của huyện, đã bố trí 2.345 triệu đồng, trong đó thành phố Đồng Hới 2.150 triệu đồng, huyện Lệ Thủy 120 triệu đồng, huyện Bố Trạch 75 triệu đồng để hỗ trợ đóng mới tàu cá, chuyển đổi nghề khai thác, mô hình ứng dụng khoa học công nghệ. Để đạt được những kết quả trên, Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT) đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thông qua việc tổ chức các hội nghị tổ biển xa tập huấn, hướng dẫn kỹ năng thông tin liên lạc tàu cá trên biển với Trạm Bờ, mở các lớp đào tạo nghiệp vụ thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên tàu cá. Từ đó, khuyến khích bà con ngư dân đẩy mạnh khai thác đánh bắt ở ngư trường vùng khơi, các vùng biển xa; duy trì khai thác vùng lộng. Bên cạnh đó, công tác nâng cấp, sửa chữa Trạm Bờ đảm bảo thông tin thông suốt; tổ chức sản xuất theo tổ biển xa, tổ hợp tác, đoàn kết đảm bảo an toàn trên biển, giúp ngư dân yên tâm khai thác. 1.4.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra Có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đề ra chính sách phát triển thủy sản, mang tính đột phá, đồng bộ, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của đông đảo ngư dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tái cơ cấu ngành thủy sản, phát triển bền vững.
  • 30. 23 Cần đánh giá vai trò và vị trí của ngành khai thác thủy sản trong nền kinh tế của đất nước, để từ đó đề ra và chỉnh sửa những chủ trương chính sách phù hợp để hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản. Tổ chức lại sản xuất trên các vùng biển: vùng biển xa bờ tổ chức sản xuất theo tổ đội, nghiệp đoàn nghề cá; giảm áp lực khai thác trên vùng biển ven bờ góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nâng cao đời sống của cộng đồng ngư dân ven biển. Quan tâm đến công tác đào tạo nâng cao trình độ của ngư dân về kiến thức, kỹ năng sử dụng vận hành tàu, phát huy tính năng kỷ thuật của các trang thiết bị hiện đại được trang bị trên tàu trong quá trình khai thác thủy sản. Cần tập trung đầu tư đồng bộ các hạn mục cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá được đầu tư đồng bộ, có khu công nghiệp thủy sản tập trung: cảng cá, chợ cá, âu thuyền, nhà máy chế biến, chợ hậu cần, cửa hàng vật tư, thiết bị tàu cá, cơ sở dầu, nước đá, cơ sở đóng sửa tàu, dịch vụ ăn uống, giải trí… Các Bộ, ngành chức năng liên quan tiếp tục cử các đoàn công tác kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế biển cũng như việc hỗ trợ cho bà con ngư dân trong khai thác thủy sản; kịp thời báo cáo Chính phủ duy trì, sửa đổi các chính sách hỗ trợ nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, tạo ra những đột phá mạnh mẽ hơn nữa để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ban hành. Tiểu kết Chương 1 Phát triển khai thác thủy sản xa bờ là yêu cầu và là mục tiêu cần tập trung thực hiện trong thời gian đến. Tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi Nhà nước ta cần xây dựng và thực hiện có hiệu quả hơn nữa các chính sách hỗ trợ để nâng cao năng lực khai thác thủy sản xa bờ cũng như đảm bảo lợi ích của các ngư dân. Qua cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách hỗ trợ
  • 31. 24 ngư dân trong khai thác thủy sản, nhận thấy: Chủ trương hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản là chủ trương đúng đắn, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của đông đảo ngư dân góp phần quan trọng vào việc tái cơ cấu ngành khai thác thủy sản theo hướng bền vững và tổ chức lại sản xuất trên các vùng biển xa bờ, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần tích cực vào giữ vững an ninh trật tự và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Thực hiện chính sách phát triển thủy sản phải quy định, giải thích đầy đủ rõ ràng các đối tượng, ngành nghề được thụ hưởng các ưu đãi của chính sách. Sự cần thiết phải hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động khai thác thủy sản góp phần phát triển kinh tế của đất nước. Thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản phải đảm bảo đầy đủ các quy định liên quan, như: điều kiện, căn cứ xác nhận, thủ tục hồ sơ, quy trình, trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của người được hưởng chính sách và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có liên quan. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯ DÂN Ở QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN 2.1. Chủ trương, chính sách và hệ thống tổ chức hỗ trợ ngư dân trong
  • 32. 25 khai thác thủy sản của thành phố Đà Nẵng 2.1.1. Chủ trương hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản của thành phố Đà Nẵng Phát triển Đà Nẵng trở thành một trung tâm kinh tế biển, thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ ngư dân đóng tàu công suất lớn phục vụ đánh bắt xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Tập trung đầu tư nâng cấp cả về quy mô, chất lượng hệ thống cảng biển, phát triển Cảng Đà Nẵng trở thành cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực. [10] Trong bài phát biểu của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt thành phố Đà Nẵng về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, kinh tế biển “Đà Nẵng là điểm sáng về phát triển đô thị. Thành phố cần phát huy tiềm năng, thế mạnh để thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển, làm cho kinh tế, nhất là kinh tế biển phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, làm cơ sở củng cố tiềm lực quốc phòng-an ninh, cải thiện đời sống của nhân dân, nhất là ngư dân” [18] Nhận thức về vai trò, tiềm năng kinh tế biển gắn với bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo ngày càng đầy đủ và tốt hơn. Thành phố chủ trương thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của Trung ương, đồng thời ban hành chính sách hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu khai thác hải sản, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, góp phần nâng cao năng lực khai thác thủy sản xa bờ, gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo (hỗ trợ xăng dầu khai thác xa bờ, mua bảo hiểm cho thuyền viên và thân tàu, lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc tích hợp định vị vệ tinh và trạm bờ, hỗ trợ đóng mới tàu cá công suất lớn, thành lập các tổ dịch vụ hậu cần và Nghiệp đoàn nghề cá). Số lượng tàu công suất 90 CV trở lên tăng nhanh, công suất bình quân năm 2010 là 41,7 CV/tàu, năm 2015 là 118,4 CV/tàu đến năm 2018 công suất bình quân là 274,5 CV/tàu. Bên cạnh đó, tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “ Chiến lược Biển Việt nam đến năm 2020”, gắn với Luật Biên giới quốc gia,
  • 33. 26 Luật Biển Việt Nam. Nâng cao chất lượng xây dựng nền biên phòng toàn dân, triển khai có chất lượng Đề án tuyên truyền phổ biến pháp luật cho cán bộ, nhân dân, nhất là ngư dân lao động trên biển.Tích cực đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa. Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia bảo vẹ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, vùng biển trong tình hình mới. 2.1.2. Chính sách hỗ trợ Thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo Bảo vệ nguồn lợi và Phát triển thủy sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, kịp thời ban hành các văn bản phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương về quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, hỗ trợ chuyển đổi nghề khai thác, giảm tàu cá dưới 20cv, hỗ trợ đóng mới tàu khai thác và tàu dịch vụ hầu cần xa bờ, bảo quản sản phẩm sau khai thác,...; đồng thời tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Trung ương và địa phương về hỗ trợ ngư dân phát triển thủy sản như: Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ ngư dân hoạt động trên các vùng biển xa; Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thuỷ sản; Nghị định số 17/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ; Quyết định số 118/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ ngư dân khắc phục rủi ro do thiên tai trên biển; Quyết định số 47/2014/QĐ- UBND ngày 12/12/2014 của UBND thành phố Đà Nẵng về Quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ đóng mới tàu khai thác thủy sản và tàu dịch vụ khai thác thủy sản cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 4991/QĐ-UBND ngày 26/7/ 2016 của UBND thành phố Đà Nẵng (Phụ lục 01). 2.1.3. Hệ thống tổ chức thực hiện Thực hiện Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày
  • 34. 27 25/3/2015 của liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Nội vụ, UBND thành phố đã sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý về khai thác thủy sản, chế biến thủy sản của thành phố gồm: Chi cục Thủy sản, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, ở cấp quận là phòng Kinh tế, ở cấp phường có cán bộ, công chức phụ trách nông lâm thủy sản. Ngoài ra để phục vụ công tác quản lý nhà nước còn có các đơn vị sự nghiệp như Cảng cá Đà Nẵng, Âu thuyền Thọ Quang. UBND thành phố cũng đã có Quyết định thành lập Chi cục Biển và Hải đảo thuộc Sở Tài nguyên và môi trường có nhiệm vụ tham mưu quản lý tổng hợp các nội dung về biển và hải đảo trên địa bàn thành phố. 2.2. Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng thời gian qua 2.2.1. Đặc điểm khai thác thủy sản ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 2.2.1.1. Vị trí địa lý Thanh Khê là một trong những quận, huyện của thành phố Đà Nẵng được thành lập ngày 23-01-1997 theo nghị quyết số 07/CP của Chính phủ khi thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Là quận nội thành nằm về phía Tây thành phố Đà Nẵng, phía Bắc giáp Vịnh Đà Nẵng, phía Đông Nam giáp các phường Hòa Thuận Đông, Nam Dương – quận Hải Châu, phía Đông giáp các phường Hải Châu 2, Thạch Thang, Thanh Bình – quận Hải Châu, phía Tây giáp phường Hòa Minh – quận Liên Chiểu, phía Nam giáp các phường Hòa Phát, Hòa An – quận Cẩm Lệ. Quận Thanh Khê có diện tích tự nhiên là 9,47 km2, chiếm 4,5% diện tích toàn thành phố, trong đó đất nông nghiệp là 19,11 ha; đất chuyên dùng là 434,89 ha; đất ở là 434, 52 ha; đất chưa sử dụng khoản 16,27 ha. Quận Thanh Khê hiện có 10 phường: An Khê, Hòa Khê, Thanh Khê Đông,
  • 35. 28 Thanh Khê Tây, Xuân Hà, Tam Thuận, Tân Chính, Chính Gián, Thạc Gián và Vĩnh Trung; trong đó có 3 phường làm nghề khai thác đánh bắt thủy sản. Thế mạnh của các phường còn lại là kinh doanh thương mại dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, gia công hàng dệt may, cơ kim khí, sản xuất vật liệu xây dựng… Thanh Khê là quận nằm ở vị trí tiếp nối các đầu mối giao thông quan trọng của thành phố Đà Nẵng, nối liền hai đầu Bắc-Nam, đi các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên và quốc tế bằng các phương tiện: đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. 2.2.1.2 Về dân cư Quận Thanh Khê có quá trình hình thành lâu đời, trải qua nhiều lần tách, nhập để phù hợp với từng giai đoạn và hiện nay quận Thanh Khê có 10 phường với dân số toàn quận là 191.522 người (tính đến 01/01/2017) gồm có 43.312 hộ, chiếm 20,99% dân số toàn thành phố. Mật độ dân số là 20.226 người/km2, cao hơn 25,19 lần mật độ dân số toàn thành phố, phân bổ không đều giữa các phường trong quận (có phường Tân Chính đến 40.813 người /km2). Dân số trong độ tuổi lao động có 117.300 người, lao động trong các ngành kinh tế là 92.070 người, trong đó ngành thương mại dịch vụ có 67.600 người, công nghiệp xây dựng có 23.610 người, ngành nông nghiệp và thủy sản có 860 người. Quận Thanh Khê có 3 phường tham gia khai thác thủy sản là phường Thanh Khê Đông, Thanh Khê Tây và Xuân Hà với dân số là 54.272 người chiếm 28,43% dân số toàn quận. Số hộ tham gia vào lĩnh vực khai thác thủy sản là 820 hộ chiếm 1,93% số hộ toàn quận. 2.2.1.3. Về cơ cấu kinh tế Đại hội lần thứ XI Đảng bộ quận Thanh Khê nhiệm kỳ 2015-2020 khai mạc trong tháng 8 năm 2015 đã nhận định: “Phấn đấu đưa quận Thanh Khê phát triển mạnh về thương mại – dịch vụ, thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng
  • 36. 29 Dịch vụ - Công nghiệp – Nông nghiệp; cơ cấu kinh tế có tỉ trọng dịch vụ chiếm 60% công nghiệp 35%, nông nghiệp 5%”[15]. Ngành Thủy sản được xem là ngành kinh tế quan trọng của quận. Với lợi thế nghề biển truyền thống, có đội tàu đánh bắt xa bờ mạnh, sản lượng khai thác chiếm tỷ trọng 40% sản lượng toàn thành phố.Vai trò của ngành thủy sản rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của quận Thanh Khê, bên cạnh đó ngành thủy sản góp phần bảo vệ an ninh, chủ quyền trên biển, ổn định xã hội và phát triển kinh tế của quận góp phần thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Tính đến tháng 5/2018 quận Thanh Khê có 121 phương tiện, với tổng công suất 50.445cv, (không kể thúng máy có 185 phương tiện). Trong đó, tàu công suất dưới 90cv có 45 chiếc chiếm 37,2%, tàu công suất từ 90cv trở lên có 76 chiếc chiếm 62,8%, công suất bình quân là 416,9cv/tàu. Nghề khai thác thủy sản tại Đà Nẵng tập trung chủ yếu vào 05 họ nghề chính: nghề Câu (cây tay cá, câu tay mực ống, câu vàng tầng), nghề lưới rê (Rê cá chim, rê 3 lớp, rê cá chuồn, rê cước tầng mặt, rê hỗn hợp, rê trôi tầng đáy, rê trôi hỗn hợp), nghề vây (vây ánh sáng, vây cá cơm, vây ngày), nghề khác (lồng bẫy, te xúc, mành chụp,…), nghề lưới kéo (giã đôi, giã đơn) Biểu đồ 2.1, 2.2 và 2.3 thể hiện tổng số lượng tàu cá của quận Thanh Khê từ năm 2011 - tháng 5/2018
  • 37. 30 Biểu đồ 2.1. Tổng số lượng tàu cá của Quận Thanh Khê từ năm 2011 - tháng 5/2018 Nguồn: Số liệu thống kê của phòng Kinh tế quận Thanh Khê Biểu đồ 2.2. Số lượng tàu cá 20cv đến dưới 90cv của Quận Thanh Khê từ năm 2011 - tháng 5/2018 Nguồn: Số liệu thống kê của phòng Kinh tế quận Thanh Khê
  • 38. 31 Biểu đồ 2.3. Số lượng tàu cá 90cv trở lên của Quận Thanh Khê từ năm 2011 - tháng 5/2018 Nguồn: Số liệu thống kê của phòng Kinh tế quận Thanh Khê So với năm 2011 đến nay tổng số lượng tàu cá toàn quận giảm 01 chiếc; trong đó tổng số tàu có công suất trên 90cv tăng 14 chiếc, tàu từ 20cv đến dưới 90cv giảm 15 chiếc. Trong những năm qua, nhờ các chính sách hỗ trợ của Trung ương và thành phố, ngư dân Thanh Khê đã cải hoán nâng cấp, đóng mới nhiều tàu công suất lớn để vươn khơi khai thác thủy sản; năm 2011 tổng công suất là 17.224 CV thì đến năm 2018 tổng công suất là 50.445 CV (Biểu 2.4). Công suất bình quân tàu cá của quận có xu hướng gia tăng rõ rệt, công suất bình quân trên mỗi tàu từ 141,2 CV/tàu năm 2011 tăng lên 416,9 CV/tàu năm 2018. Cơ cấu tàu cá của quận đã chuyển đổi theo hướng giảm số lượng tàu công suất dưới 90cv khai thác ở vùng biển ven bờ và vùng lộng, tăng mạnh số lượng tàu từ 90cv trở lên khai thác ở vùng khơi, phù hợp với định hướng phát triển thủy sản của Chính phủ và thành phố Đà Nẵng.
  • 39. 32 Biểu đồ 2.4. Số tàu cá đóng mới từ năm 2012 đến năm 2018 (tính đến tháng tháng 5) Nguồn: Số liệu thống kê của phòng Kinh tế quận Thanh Khê 2.2.2. Thực tế thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân ở quận Thanh Khê trong khai thác thủy sản 2.2.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nhằm cụ thể hóa các nội dung trong thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản trên địa bàn quận Thanh Khê, quận đã ban hành kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chính sách. Căn cứ Nghị quyết hàng năm của Quận ủy, UBND quận xây dựng kế hoạch triển khai theo các nội dung thực hiện, từ công tác triển khai các văn bản, chủ trương mới của Đảng, Nhà nước, đến việc họp Hội đồng xác nhận các ngư dân được hưởng chính sách theo quy định được triển khai một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, quận còn xây dựng nhiều kế hoạch hỗ trợ về máy móc, ngư lưới cụ phục vụ việc khai thác thủy sản cho bà con ngư dân
  • 40. 33 2.2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách Công tác phổ biến tuyên truyền là một trong những nội dung quan trọng trong tổ chức triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn quận. UBND quận phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam quận và các đoàn thể chính trị xã hội nhất là Hội Nông dân thông qua tổ chức mình tuyên truyền cho hội viên và bà con ngư dân được biết và hiểu về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế biển. Tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong nhân dân về Chiến lược biển và các luật pháp liên quan đến biển; Bộ đội Biên phòng đã tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân khu vực biên giới biển về Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, Luật Biển Việt Nam năm 2012; những điều cần biết về chế độ pháp lý của vùng biển Việt Nam và khu vực biên giới đất liền, biên giới biển. Nhờ tích cực thực hiện công tác tuyên truyền nên nhận thức của cộng đồng ngư dân ngày càng được cải thiện, số vụ vi phạm chủ quyền biển, hải đảo trên vùng biển nước ngoài của người dân ngày càng giảm. Tình hình sử dụng xung điện, chất nổ khai thác, khai thác tôm hùm trái phép, tàu giã kéo ngoại tỉnh khai thác sai tuyến đã hạn chế, việc sử dụng chất độc khai thác giảm đáng kể. Tuyên truyền vận động ngư dân, chủ phương tiện đóng mới tàu cá công suất trên 400cv để vươn khơi, bám biển; vận động ngư dân đánh bắt tại Vùng đánh cá chung vùng biển Việt Nam tránh sự vi phạm vùng biển của các nước lân cận. Đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các ban ngành, tổ chức, đoàn thể, địa phương trên địa bàn quận hàng năm tổ chức thực hiện các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, hưởng ứng Chiến dịch "Hãy làm sạch biển"; "Đại dương không nhựa". Các hoạt động đã được thực hiện trên toàn quận với các nội dung thiết thực, huy động sự tham gia rộng rãi của cả hệ thống chính trị, tổ chức cộng đồng và từng người dân tạo thành chuỗi hoạt động thuộc “Tháng hành động vì môi trường".
  • 41. 34 Phổ biến tuyên truyền về văn hoá biển, sản phẩm biển và tạo một số sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng để thu hút khách du lịch. Xây dựng mô hình quản lý cộng đồng nghề cá ven bờ tại các phường Thanh Khê Đông, Xuân Hà và Thanh Khê Tây. Nhìn chung, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về biển, đảo đã được triển khai thực hiện với nhiều hình thức phong phú, thông tin đến các đối tượng đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. 2.2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản, thì ở thành phố là Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn với các Chi cục Thủy sản, Chi cục Nông lâm khuyến ngư... tham mưu giúp việc; cấp quận là Phòng Kinh tế; ở phường có Hội đồng xét duyệt các chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường làm Chủ tịch hội đồng, trong hội đồng có các ban ngành đoàn thể tham gia. Phòng Kinh tế là cơ quan tham mưu cho Uỷ ban nhân dân quận về phát triển kinh tế hạ tầng nói chung trên địa bàn của quận, trong đó có việc phát triển kinh tế biển, đây là một trong những nội dung quan trọng trong việc tiếp tục thực hiện phát triển kinh tế thuỷ sản theo tinh thần Nghị quyết TW4 (khoá X) và Chương trình hành động của Quận uỷ về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, kinh tế thuỷ sản được Quận uỷ xác định là ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế " Thương mại - dịch vụ, Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, Thuỷ sản”[16], góp phần tích cực cho việc phát triển kinh tế của Quận, đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới vùng biển. Bên cạnh việc phân công thực hiện chuyên môn của Phòng Kinh tế, UBND quận còn phối hợp với Hội Nông dân quận tham gia vào thực hiện chính
  • 42. 35 sách và chỉ đạo các phường ven biển quan tâm hỗ trợ tao điều kiện cho bà con ngư dân khi thực hiện chính sách. 2.2.2.4. Duy trì và điều chỉnh thích hợp trong thực hiện chính sách Hàng năm, UBND quận chỉ đạo họp tổng kết đánh giá phát huy những kết quả đạt được trong những năm qua, trong thời gian đến quận Thanh Khê tiếp tục tập trung chỉ đạo và tăng cường hơn nữa các giải pháp để triển khai có hiệu quả các chính sách thủy sản trong đó tập trung vận động ngư dân, thực hiện có hiệu quả về một số chính sách phát triển thủy sản. Những nội dung còn vướng mắc, chưa thực hiện được, đề xuất điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của quận Thanh Khê. Qua quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản, đây là chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước mang tính đột phá, đồng bộ phù hợp với tâm tư nguyện vọng của đông đảo ngư dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các chính sách đã bộc lộ những khó khăn vướng mắc như chính sách về đầu tư cơ sở hạ tầng cho thủy sản, vốn vay, thiết kế, thi công, công tác giám sát đóng mới tàu cá, công tác đào tạo nhân lực... Những vướng mắc này thì các cơ quan chức năng thực hiện chính sách cần tiếp thu tâm tư nguyện vọng bà con ngư dân, cùng nhau tìm ra các giải pháp, đồng thời kiến nghị với Đảng và Nhà nước để tháo gỡ khó khăn, bất cập để thực hiện tốt hơn chính sách này. 2.2.2.5. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách Để duy trì tốt công tác tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trong khai thác thủy sản phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các nội dung như lợi dụng chính sách hỗ trợ đóng mới tàu cá, hỗ trợ tiền dầu cho các tàu công suất lớn khai thác thủy sản xa bờ, kinh phí mua bảo hiểm thân tàu
  • 43. 36 và thuyền viên, hỗ trợ máy móc hàng hải và ngư lưới cụ... Theo dõi, đôn đốc việc triển khai xét duyệt các chính sách hỗ trợ ngư dân chậm tiến độ; quy trình triển khai không phù hợp, không đúng với các quy định của cơ quan nhà nước. 2.2.2.6. Đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm kết quả tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trên địa bàn quận, nhằm biểu dương khen thưởng những tập thể cá nhân. Đồng thời, nêu lên những hạn chế, thiếu sót trong quá trình triển khai thực hiện, rút ra những bài học kinh nghiệm để tổ chức thực hiện tốt hơn trong thời gian đến. 2.2.3. Kết quả đạt được và đánh giá 2.2.3.1. Kết quả đạt được *Chính sách của Trung ương Chính sách hỗ trợ ngư dân theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ khai thác thủy sản trên các vùng biển xa. Chính sách này được thực hiện từ năm 2011 với 39 tàu thuyền lên đến 59 tàu thuyền năm 2016 và 74 tàu trong năm 2018. Như vậy, sau 7 năm thực hiện Quyết định số 48, UBND quận đã hướng dẫn về quy trình, thủ tục hồ sơ hỗ trợ các tàu cá khai thác xa bờ về nhiên liệu, bảo hiểm thuyền viên, bảo hiểm thân tàu với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 96 tỷ đồng góp phần giúp ngư dân yên tâm bám biển, vừa khai thác thủy sản vừa bảo vệ chủ quyền biển đảo. Chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ : Từ năm 2014 đến nay đã tiếp nhận 11 hồ sơ trong đó 05 hồ sơ đóng mới tàu cá và 06 hồ sơ nâng cấp, cải hoán tàu cá, mua sắm ngư lưới cụ; Tuy nhiên chỉ có 01 dự án đóng mới tàu cá vỏ thép của chủ tàu Đào Ngọc Minh Tâm, trú tại phường Thanh Khê Đông, công suất trên 800cv
  • 44. 37 được UBND thành phố và Ngân hàng BIDV phê duyệt với số tiền vay: 16,4 tỷ đồng và 01 dự án mua sắm ngư lưới cụ đang được Ngân hàng BIDV cho vay với số tiền: 800 triệu đồng. Các trường hợp còn lại nguồn tài chính không đảm bảo theo quy định (Bảng 2.1). Bảng 2.1. Kết quả thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thuỷ sản trên địa bàn quận Thanh Khê Stt Công suất (cv) Số tàu đóng mới, nâng cấp được phê duyệt theo vật liệu vỏ (chiếc) Số tàu đi vào hoạt động theo vật liệu vỏ (chiếc) Số tàu đóng mới Nâng cấp Số tàu đóng mới Nâng cấpGỗ VLM Thép Gỗ VLM Thép 1 400<800 2 800<1.000 1 1 3 Trên 1.000 4 Tổng 1 1 Nguồn: Số liệu thống kê của phòng Kinh tế quận Thanh Khê * Chính sách của thành phố Chính sách hỗ trợ đóng mới tàu cá từ nguồn ngân sách thành phố từ năm 2012 đến hết tháng 12 năm 2018. Chính sách hỗ trợ đóng mới tàu cá từ nguồn ngân sách thành phố được thực hiện tại Quyết định số 7068/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2012 và Quyết định số 47/2014/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2014 của UBND thành phố Đà Nẵng; kết quả từ năm 2012 đến nay: 23 tàu cá đóng mới, trong đó tàu cá đóng mới theo Quyết định số 7068/QĐ-UBND (từ năm 2012 đến 2014): 08 chiếc và số lượng tàu cá đóng mới theo Quyết định số 47/2014/QĐ-UBND (từ năm 2014 đến nay): 15 chiếc (Bảng 2.2).
  • 45. 38 Bảng 2.2. Kết quả thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ đóng mới tàu khai thác thủy sản và tàu dịch vụ khai thác thủy sản cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận Thanh Khê Năm Số lượng tàu đóng mới Kinh phí thành phố hỗ trợ (Triệu đồng) Kinh phí quậnhỗ trợ (Triệu đồng) Ghi chú 2012 3 1.000 Theo QĐ 7068 năm 2012 2013 4 2.250 Theo QĐ 7068 năm 2012, Có 1 tàu góp vốn ngoại tỉnh nên chỉ nhận được 50% kinh phí thành phố 2014 3 2.200 Theo QĐ 7068 năm 2012 2015 2 1.600 40 Theo QĐ 47 năm 2014 2016 4 3.200 80 Theo QĐ 47 năm 2014 2017 2 1.600 40 Theo QĐ 47 năm 2014 5/2018 5 4.000 100 Theo QĐ 47 năm 2014 Tổng 23 15.850 260 Nguồn: Số liệu thống kê của phòng Kinh tế quận Thanh Khê Chính sách hỗ trợ trang thiết bị, hầm bảo quản sản phẩm, chuyển đổi nghề : + Hầm bảo quản sản phẩm (PU): 03 hầm + Máy Dò ngang: 02 cái
  • 46. 39 + Máy nhận dạng tích hợp, định vị hải đồ: 09 cái + Hỗ trợ chuyển đổi nghề khai thác bền vững: 02 mô hình + Hỗ trợ lắp đặt thiết bị nước biển thành nước ngọt: 02 cái * Chính sách hỗ trợ của Quận + Hỗ trợ mỗi tàu đóng mới có công suất trên 400 cv: 20 triệu đồng + Máy nhận dạng tích hợp, định vị, hải đồ: 02 cái + Tàu cá đóng mới công suất trên 800cv: 07 chiếc + Ngư lưới cụ chuyển đổi nghề: 02 giàn lưới + Tổ đội đoàn kết trên biển: 10 tổ + Xây dựng hệ thống biển và kết cấu hạ tầng kinh tế biển: UBND quận đã đầu tư hơn 450 triệu đồng xây dựng đài thông tin liên lạc với các tàu trên biển tại Đồn Biên phòng Phú Lộc, để thường xuyên liên lạc, nắm bắt tình hình hoạt động của tàu cá do quận quản lý. Chính sách hỗ trợ tàu cá, thuyền thúng gắn máy công suất nhỏ hơn 20cv dựa trên Quyết định 4991 của thành phố. Trong năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 quận Thanh Khê giảm số lượng phương tiện khai thác công suất 20cv (đã thực hiện xả bản 29 chiếc) tại Quyết định 4991 của thành phố, ngoài số tiền thu mua phương tiện của UBND thành phố hỗ trợ: 805 triệu đồng (trong đó phương tiện có phép hỗ trợ 15 triệu đồng và mỗi lao động là 10 triệu đồng, phương tiện không có phép hỗ trợ 5 triệu đồng), UBND quận đã hỗ trợ thêm các phương tiện và lao động thực hiện xả bản trong năm 2016, 2017 với tổng số tiền quận hỗ trợ: 190 triệu đồng (trong đó phương tiện có phép hỗ trợ 5 triệu đồng, phương tiện không có phép hỗ trợ 10 triệu đồng ) (Bảng 2.3).
  • 47. 40 Bảng 2.3. Kết quả thực hiện Quyết định số 4991/QĐ-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng trên địa bàn quận Thanh Khê STT Ngày tháng năm Số phương tiện Số lao động Kinh phí thành phố hỗ trợ (Triệu đồng) Kinh phí quận hỗ trợ (Triệu đồng) 1 30/12/2017 27 40 735 170 2 19/03/2018 2 4 70 10 Tổng 29 44 805 180 Nguồn: Số liệu thống kê của phòng Kinh tế quận Thanh Khê * Về giá trị khai thác thủy sản: Tổng sản lượng khai thác thủy sản hàng năm của quận Thanh Khê không có chênh lệch lớn, dao động từ 1.000 – 1.500 tấn, tuy nhiên tổng giá trị sản phẩm khai thác được, cho thấy năm sau luôn cao hơn năm trước. Biểu đồ 2.5. Giá trị sản phẩm khai thác thủy sản từ năm 2013 -2018 Nguồn: Số liệu thống kê của phòng Kinh tế quận Thanh Khê và Chi cục Thủy sản Đà Nẵng. 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 2013 2014 2015 2016 2017 2018 34.734 36.432 40.244 41.382 47.821 53.597 Giá trị bình quân/tấn (triệu đồng)
  • 48. 41 Năm 2013 Cá, 6,050, 77% Mực và các loại khác, 1,790, 23% Cá Mực và các loại khác Năm 2018 Cá, 6,210, 91% Mực và các loại khác, 600, 9% Cá Mực và các loại khác Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng thành phần loài thủy sản khai thác 2013 và 2018 Nguồn: Số liệu thống kê của phòng Kinh tế quận Thanh Khê và Chi cục Thủy sản Đà Nẵng
  • 49. 42 Bảng 2.4. Tổng sản lượng và tổng doanh thu thủy sản khai thác khai thác từ năm 2013-2018 Tổng sản lượng (tấn) 2013 2014 2015 2016 2017 2018 7.840 8.334 6.499 6.860 6.782 6.810 Giá trị bình quân/tấn (đồng) 34.734.000 36.432.000 40.244.000 41.382.000 47.821.000 53.597.000 Tổng giá trị 273 tỷ 303 tỷ 261 tỷ 284 tỷ 324 tỷ 365 tỷ Nguồn: Số liệu thống kê của phòng Kinh tế quận Thanh Khê và Chi cục Thủy sản Đà Nẵng Qua bảng tổng hợp, giá trị khai thác thủy sản tăng theo từng năm, nếu như năm 2013 bình quân 01 tấn thủy sản có giá là 34.734.000đ/tấn thì đến năm 2018 đã tăng lên 53.597.000đ/tấn, tăng 18.863.000đ/tấn. Điều này chứng tỏ ngư dân đã có sự quan tâm đầu tư chuyển đổi nghề khai thác có chọn lọc, khai thác các loại thủy sản có giá trị kinh tế, nhận thức của ngư dân về bảo quản sản phẩm sau khai thác được nâng cao, cùng với việc đầu mối thu mua thủy sản đi vào hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân tiêu thụ sản phẩm nên giá trị của sản phẩm khai thác được cải thiện đáng kể. * Quan tâm đến đời sống bà con ngư dân trong khai thác thủy sản của quận Thanh Khê Trong những năm qua, quận Thanh Khê rất quan tâm đến chính sách an sinh xã hội cho nhân dân trên địa bàn quận, trong đó có chính sách hỗ trợ cải thiện cuộc sống gia đình của ngư dân như: hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cửa cho hộ ngư dân nằm trong diện hộ nghèo, hộ cận nghèo; hỗ trợ phương tiện sinh kế như tủ bán bánh mì, xe nước mía; đào tạo nghề: làm
  • 50. 43 hương, may và sửa áo quần… cho các chị em phụ nữ trong các gia đình có ngư dân đánh bắt xa bờ tạo thêm thu nhập đảm bảo ổn định cuộc sống trên bờ cho gia đình các ngư dân; đã hỗ trợ 10 tấm lưới nghĩa tình với số tiền hơn 400 triệu đồng để các tàu chuyển đổi ngành nghề. UBND quận cùng các ngành cũng kịp thời thăm hỏi động viên gia đình chủ tàu và các thuyền viên khi tàu gặp nạn như: chìm tàu, cháy tàu hay bị hỏng hóc máy khi đang khai thác thủy sản. Hỗ trợ gia đình ngư dân về các vấn đề giáo dục, y tế như giảm học phí cho con em của các gia đình ngư dân đánh bắt thủy sản xa bờ; hỗ trợ mua hoặc cấp thẻ bảo hiểm y tế… Để ngư dân yên tâm bám biển khai thác thủy sản xa bờ. 2.2.3.2. Đánh giá * Thuận lợi Tình hình thực hiện chính sách phát triển thủy sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Thanh Khê nói riêng, trong thời gian qua đã góp phần tạo sự chuyển dịch cơ cấu tàu thuyền và cơ cấu nghề khai thác hiệu quả theo hướng hiện đại, chất lượng và an toàn vì vậy năng lực và giá trị khai thác ngày càng nâng cao; Nghị quyết của Đảng bộ quận lần thứ XI (nhiệm kỳ 2015- 2020) xây dựng quận Thanh Khê thành trung tâm dịch vụ của Đà Nẵng; trong đó chú trọng tích cực tuyên truyền, vận động ngư dân bám biển dể nâng cao đời sống vật chất và góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước đã khẳng định kinh tế biển tiếp tục duy trì và phát triển. Cùng với chính sách hỗ trợ của Chính phủ tại Quyết định 48, Nghị định 67, Quyết định 47 của thành phố và một số chính sách hỗ trợ của quận đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển chung của thành phố. Mức sống của người dân vùng ven biển ngày càng được cải thiện, khả năng hưởng thụ các thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội được nâng cao. Kinh tế ven biển đã chú trọng đến phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • 51. 44 * Khó khăn, tồn tại Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về khai thác, chế biến thủy sản trong phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh đã được thực hiện nhưng không thường xuyên, chưa có kế hoạch tuyên truyền riêng, còn lồng ghép với các chương trình khác nên hiệu quả chưa cao. Trong xây dựng, thẩm định, thẩm tra, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án về lĩnh vực thủy sản chỉ mới chú trọng đến những nội dung liên quan đến hiệu quả kinh tế, tác động môi trường, chưa quan tâm đến công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh. Ngoài nguồn kinh phí của Trung ương để thực hiện chính sách hỗ trợ khai thác tại các vùng biển xa theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg và chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP được sử dụng có hiệu quả, một số chính sách khác nguồn kinh phí còn thiếu, nội dung chưa đủ sức hút, chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương do đó người dân chưa chú trọng đầu tư phát triển. Việc đóng mới tàu cá vỏ thép thiếu cơ chế giám sát và chưa thực sự hiệu quả trong khai thác vì chi phí đầu tư và trả lãi vay ngân hàng lớn nên chủ tàu gặp khó khăn trong quá trình trả nợ gốc và lãi vay ngân hàng. * Nguyên nhân - Nguyên nhân chủ quan Nhận thức về phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh vẫn còn yếu tố chủ quan, chưa cảnh giác, tâm lý đa số chỉ chú trọng đến hiệu quả kinh tế, vấn đề đảm bảo quốc phòng, an ninh thường được xem là nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang và các lực lượng chấp pháp của Nhà nước. Về quản lý nhà nước: + Cơ chế, chính sách: Một số chính sách hiện nay chưa bảo đảm tính toàn
  • 52. 45 diện, còn thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ và tính răn đe chưa cao. + Về lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành: Các thủ tục hành chính trong thực thi chính sách hỗ trợ ngư dân tiếp cận nguồn vốn vay còn nhiều bất cập với điều kiện và khả năng (tài sản thế chấp, vốn đối ứng, …) của ngư dân. + Công tác phối hợp: Chưa thực sự nhịp nhàng giữa các lực lượng, giữa các cấp chính quyền với cơ quan chuyên môn, giữa cơ quan Nhà nước và các tổ chức, đơn vị liên quan... thủ tục thẩm định của ngân hàng trong vay vốn thường khá phức tạp, rườm rà nên nhìn chung tiến độ giải ngân là chậm chạp. + Các chính sách hỗ trợ thiếu tính liên kết, phối hợp nên tính hiệu quả không cao. Chỉ tập trung chỉ đạo triển khai chính sách đóng tàu mà chưa quan tâm, thực hiện các chính sách khác, như cho vay đóng tàu nhưng chưa tính đến cho vay để mua sắm ngư lưới cụ và trang thiết bị trên tàu phục vụ khai thác hải sản. Về tổ chức thực hiện: Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chưa cao, đặc biệt là ý thức của các tổ chức, đơn vị tư nhân và người dân thường chỉ chú trọng đến vấn đề lợi ích kinh tế, ít quan tâm đến vấn đề đảm bảo quốc phòng, an ninh. Sự trông chờ, thụ động của cả 2 phía (cơ quan quản lý và ngư dân) còn nhiều, cụ thể cơ quan quản lý cấp dưới còn ít chủ động đề xuất bổ sung, hoàn thiện quy định chính sách liên quan tới lĩnh vực mình phụ trách, chủ yếu mới tập trung vào thực hiện các quy định sẵn có; còn ngư dân thì, vì nhiều lý do, phần đông chủ yếu vẫn trông chờ vào những gì được chính sách nhà nước hỗ trợ mà ít chủ động cùng tham gia đóng góp. Về con người: Năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách còn hạn chế, chưa theo kịp và đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. Đây là điểm yếu chung và cũng là nguyên nhân quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ cho ngư dân trong khai thác hải sản.