SlideShare a Scribd company logo
1 of 9
Một số vấn đề pháp lý liên quan đến Doanh
nghiệp xã hội và công tác từ thiện
Doanh nghiệp xã hội (DNXH) là mô hình còn nhiều mới mẻ, gắn với những đặc trưng riêng
mang lại nhiều giá trị lớn lao cho cộng đồng. Với mục tiêu hàng đầu hướng đến lợi ích xã hội,
trách nhiệm từ thiện của loại hình doanh nghiệp này là một vấn đề đáng quan tâm. Trước
những sự thay đổi và biến chuyển của xã hội, nền kinh tế thị trường, khung pháp lý dành cho
DNXH ngày càng hoàn thiện và từng bước vững vàng, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những
hạn chế nhất định. Bài viết phân tích một số vấn đề pháp lý về DNXH, bên cạnh đó là trách
nhiệm từ thiện đối với loại hình doanh nghiệp này.
Doanh nghiệp xã hội
Khái quát cung về doanh nghiệp xã hội
Khái niệm
DNXH là một khái niệm mới mẻ xuất hiện trong khoảng thời gian 10 năm gần đây tại Việt Nam,
tuy nhiên khái niệm này đã xuất hiện trên thế giới từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước.
Tại Anh, trong Chiến lược phát triển DNXH năm 2002, Chính phủ Anh cho rằng:
“DNXH là một mô hình kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, và sử
dụng lợi nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho
cổ đông hoặc chủ sở hữu.” [1]
Tại Việt Nam, Tổ chức hỗ trợ sáng kiến vì cộng đồng – CSIP của Việt Nam cũng đưa ra quan
điểm: “DNXH là một khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các doanh nhân xã hội dưới nhiều
hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích và điều kiện hoạt động cụ thể. DNXH lấy lợi ích xã
hội làm mục tiêu chủ đạo, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân nhằm đạt được cả mục tiêu xã
hội/ môi trường và mục tiêu kinh tế.”[2]
Nhìn chung khái niệm này rất đa dạng, phụ thuộc vào trình độ phát triển, đặc điểm kinh tế-xã hội
của từng quốc gia. Song, các khái niệm đều có những điểm chung nhất định, thể hiện được bản
chất kinh tế và xã hội của DNXH, cụ thể ở một vài đặc điểm sau:
Thứ nhất, DNXH gắn liền với hoạt động kinh doanh, lấy các sáng kiến kinh doanh làm cơ sở
vững chắc để hoạt động một cách tự chủ, độc lập. Đây là điểm khác biệt và cũng là điểm lợi thế
so với các tổ chức chỉ thuần về hoạt động xã hội hay từ thiện.
Thứ hai, DNXH lấy lợi ích xã hội là kim chỉ nam phát triển hàng đầu thay vì tìm kiếm lợi nhuận
cho các thành viên, cổ đông hay chủ sở hữu công ty. Mục tiêu xã hội của doanh nghiệp được
tuyên bố minh bạch, công khai và được xã hội thừa nhận các giải pháp nhằm phục vụ cho cộng
đồng, giải quyết các vấn đề xã hội.
Thứ ba, DNXH sử dụng phần lớn lợi nhuận từ việc kinh doanh để tái phân bổ cho các hoạt động
của tổ chức cộng đồng và mục tiêu xã hội. Đặc điểm này thể hiện rõ nét phương hướng mục tiêu
hoạt động vì xã hội của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp thông thường khác.
Lịch sử hình thành và phát triển Doanh nghiệp xã hội
Trên thế giới
DNXH xuất hiện lần đầu tiên ở nước Anh vào những năm cuối của thế kỷ 17. Theo nghiên cứu
của MacDonald M. & Howarth C. (2008), DNXH đầu tiên xuất hiện tại Luân Đôn vào năm
1665. Ngoài ra, tại Vương quốc Anh năm 2005 cũng đã ra đời loại hình DNXH đặc trưng là
Công ty Ích lợi cộng đồng (CIC). Sau đó, năm 2008, Diễn đàn Doanh nghiệp xã hội Thế giới
(Social Enterprise World Forum, SEWF) ra đời và họp lần đầu tại Edinburgh (Scotland, Vương
quốc Anh).[3]
Tại Hàn Quốc, chính phủ đã ban hành Luật phát triển Doanh nghiệp xã hội vào năm 2007, đồng
thời thiết lập Ủy ban hỗ trợ DNXH trực thuộc Bộ Lao động. Nhờ đó các hoạt động DNXH tại
Hàn Quốc được định hình rõ nét hơn và tiếp tục có những xu hướng thay đổi tích cực.[4]
Tại Thái Lan, năm 2009 Chính phủ nước này cũng đã xúc tiến mạnh mẽ nhiều chương trình hành
động để thúc đẩy phát triển DNXH. Trong đó phải kể đến việc thành lập Ủy ban Khuyến khích
DNXH trực thuộc Văn phòng Thủ tướng nhằm xây dựng chính sách chiến lược và chương trình
khuyến khích các DNXH, chỉ đạo thực hiện, lập dự thảo ngân sách cho các vấn đề hành chính có
liên quan.[5]
Tại Việt Nam
Trên thực tiễn, mô hình DNXH đã bắt đầu hình thành từ những năm 1990, tuy nhiên tại thời
điểm này chưa có một địa vị pháp lý nào cho DNXH tại Việt Nam. Theo Viện Nghiên cứu Quản
lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Ở Việt Nam, DNXH đã tồn tại từ lâu và với số lượng không hề
nhỏ, nhưng mãi đến năm 2014, Luật Doanh nghiệp mới thể chế hóa các khái niệm này và đưa
vào trong Luật. Tuy nhiên, cho đến nay, số lượng DNXH được đăng ký theo Luật Doanh nghiệp
mới ở mức độ khiêm tốn nguyên do một phần là khái niệm DNXH còn khá mới mẻ ở Việt
Nam [6]. Một số doanh nghiệp mang bản chất DNXH có thể kể đến như Trường Hoa Sữa, Nhà
hàng KOTO tại Hà Nội, Mai Handicrafts tại TP. Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn này các DNXH
chỉ mới phát triển ở mức độ đơn lẻ, quy mô hạn chế.[7]
Từ năm 2010, Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, dòng vốn tài trợ có xu
hướng giảm, không ít tổ chức NGO đã chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội để tìm hướng đi
mới cho mình. [8]
Năm 2012, Việt Nam có khoảng hơn 200 DNXH theo sự nghiên cứu của CIEM. Với sự phát
triển nhanh chóng, yêu cầu về hành lang pháp lý ngày càng thôi thúc đặt ra để điều chỉnh trực
tiếp các DNXH này tại Việt Nam.
Chế độ pháp lý đối với Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam
Tại Việt Nam, năm 2014 DNXH lần đầu được công nhận địa vị pháp lý, thể hiện qua việc được
luật hoá lần đầu tiên tại Luật Doanh nghiệp năm 2014. Theo đó, tại Điều 10 Luật này quy định,
DNXH là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; mục tiêu
hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng; sử dụng ít nhất 51%
tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi
trường như đã đăng ký. Và hiện nay, mặc dù Luật Doanh nghiệp năm 2020 (Luật số:
59/2020/QH14 do Quốc Hội ban hành ngày 17/6/2020) đã có hiệu lực nhưng vấn đề tiêu chí của
DNXH này vẫn được giữ lại, không thay đổi.
Ngoài Luật Doanh nghiệp, khung pháp lý điều chỉnh DNXH tại Việt Nam còn bao gồm các văn
bản dưới Luật như:
– Nghị định số 47/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 01/4/2021, quy định chi tiết một số
điều của Luật doanh nghiệp;
– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 04/01/2021, quy định chi tiết về
đăng ký doanh nghiệp;
– Thông tư số 04/2016/TT-BKHĐT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 17/5/2016 quy
định các biểu mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký DNXH.
Các văn bản trên điều chỉnh các nội dung chính sau đây:
(1) Các quy định về đặc trưng pháp lý của DNXH nhằm phân biệt với các doanh nghiệp khác;
(2) Các quy định về thành lập, tổ chức, chấm dứt hoạt động của DNXH;
(3) Các quy định về quyền và nghĩa vụ của DNXH;
(4) Các quy định về thủ tục hành chính của DNXH.
Nhìn chung, chế độ pháp lý đối với DNXH hiện tại đã được điều chỉnh ở mức độ cơ bản và ngày
càng hoàn thiện. Bên cạnh những quy định riêng điều chỉnh trực tiếp DNXH, với bản chất là một
doanh nghiệp nói chung, DNXH vẫn phải chịu sự điều chỉnh theo pháp luật doanh nghiệp và
pháp luật có liên quan như những doanh nghiệp thông thường khác.
Doanh nghiệp xã hội với trách nhiệm từ thiện
Quy định pháp luật về hoạt động từ thiện
Hoạt động từ thiện của cá nhân hay tổ chức luôn là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tinh thần
tương thân, tương ái của dân tộc ta. Đây là một điều đáng được khuyến khích, hoan nghênh.
Dưới góc độ pháp lý, hoạt động từ thiện có thể hiểu đơn giản là việc tặng cho tài sản của người
có tài sản với người đang có nhu cầu. Khung pháp lý về hoạt động từ thiện vẫn đang ngày một
hoàn thiện nhằm đảm bảo lợi ích cao nhất cho cộng đồng, xã hội
Tại Việt Nam, việc điều chỉnh tổ chức, hoạt động của các quỹ xã hội, quỹ từ thiện còn được quy
định tại Nghị định 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019 của Chính phủ. Ngoài ra, Nghị định
93/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021, vừa có hiệu lực từ ngày 11/12/202, đã thay thế cho Nghị định
số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 của Chính phủ đã có những điều chỉnh tốt hơn các vấn đề về
vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc
phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Quyền vận động quyên góp từ thiện của doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp xã hội có được vận động quyên góp từ thiện hay không?
Căn cứ điểm b, c và d khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2020, DNXH được huy động,
nhận tài trợ để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp, duy trì mục tiêu hoạt
động và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 10 Luật này trong suốt quá trình
hoạt động. Đồng thời, doanh nghiệp không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho
mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi
trường mà doanh nghiệp đã đăng ký.
Bên cạnh đó, giải quyết một số bất cập ở Nghị định số 64/2008/NĐ-CP, Nghị định số
93/2021/NĐ-CP được ban hành đã quy định rõ ràng hơn về quyền được kêu gọi từ thiện của
doanh nghiệp nói chung, trong đó bao gồm cả DNXH nói riêng tại khoản 5 Điều 6 Nghị định
này. Theo đó, việc vận động và kêu gọi từ thiện của các doanh nghiệp được thực hiện trong
khuôn khổ pháp lý nhất định, thay vì không được tự mình kêu gọi từ thiện như trước. Điều này
góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp nói chung cũng như DNXH thực hiện sứ mệnh của
mình, đồng thời xóa bỏ các rào cản pháp lý khi chuyển đổi từ quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành
doanh nghiệp xã hội. Mặt khác, các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề này cũng có sự đồng
nhất hơn.
Doanh nghiệp xã hội và trách nhiệm từ thiện
Doanh nghiệp xã hội quyên góp từ thiện từ những nguồn nào?
Khoản 5 Điều 6 Nghị định số 93/2021/NĐ-CP cho phép DNXH kêu gọi, tiếp nhận tài trợ từ các
cá nhân, tổ chức đóng góp tự nguyện. Đây là nguồn tài trợ được xác định cho từng hoạt động từ
thiện khác nhau và phân biệt với nguồn tài trợ, viện trợ theo quy định tại Nghị định số
47/2021/NĐ-CP, hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp 2020.
Cụ thể, Điều 4 Nghị định số 47/2021/NĐ-CP, DNXH được tiếp nhận viện trợ, tài trợ từ các cơ
quan sau:
Thứ nhất, viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài để thực hiện mục tiêu giải quyết các
vấn đề xã hội, môi trường theo quy định của pháp luật về tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước
ngoài.
Thứ hai, tài trợ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt
động tại Việt Nam bằng hình thức tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật.
Như vậy, ngoài nguồn tài trợ từ thiện do doanh nghiệp vận động, kêu gọi đóng góp tự nguyện từ
cá nhân, tổ chức thì các nguồn viện trợ, tài trợ khác với mục tiêu giúp doanh nghiệp duy trì hoạt
động cũng góp phần không nhỏ đối với hoạt động từ thiện nhằm giải quyết các vấn đề xã hội,
cộng đồng.
Bản chất quan hệ dân sự giữa tổ chức nhận quyên góp và người quyên góp
Về cơ bản, bản chất quan hệ giữa tổ chức nhận quyên góp và người quyên góp được xác định là
quan hệ dân sự. Trong trường hợp này tổ chức nhận quyên góp là đại diện theo ủy quyền của
người quyên góp (người ủy quyền) có trách nhiệm chuyển giao tài sản của bên quyên góp cho
sang cho bên được quyên góp theo thỏa thuận, cam kết trước đó.
Khi người quyên góp nhờ tổ chức nhận quyên góp – cũng là trung gian làm từ thiện thì họ mong
muốn tài sản của mình tới người đang cần trợ giúp. Nếu tổ chức nhận quyên góp chưa chuyển tài
sản trong một thời gian dài và cũng không thông báo cho người quyên góp biết thì đã không thực
hiện đúng ý nguyện của người quyên góp, vi phạm thỏa thuận với họ.
Nếu tổ chức nhận quyên góp giữ tài sản này vì mục đích tư lợi cá nhân, không chuyển theo cam
kết để chiếm đoạt sẽ vi phạm khoản 2 và/hoặc khoản 3 Điều 5 Nghị định số 93/2021/NĐ-CP.
Thậm chí, nếu có dấu hiệu hình sự của hành vi lạm dụng tín nhiệm đoạt tài sản thì cơ quan có
thẩm quyền cần điều tra, xác minh làm rõ động cơ, mục đích, hành vi để có căn cứ xử lý theo
quy định.
Trách nhiệm từ thiện của doanh nghiệp xã hội
Hiện nay, trách nhiệm từ thiện không được quy định một cách trực tiếp là trách nhiệm của
DNXH. Tuy nhiên, theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, DNXH hoạt động với bản chất là giải
quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích công cộng. Chính vì thế, để thực hiện sứ mệnh của
mình, phương hướng hoạt động của DNXH gắn liền với trách nhiệm từ thiện, cụ thể ở một số nội
dung sau:
– Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mang tính sáng tạo phù hợp với nhu cầu của cộng đồng có
hoàn cảnh đặc biệt (người khuyết tật, người có HIV/AIDS…);
– Tạo cơ hội hòa nhập xã hội cho các cá nhân và cộng đồng yếu thế thông qua các chương trình
đào tạo phù hợp, tạo cơ hội việc làm;
– Đưa ra các giải pháp mới cho những vấn đề xã hội chưa được đầu tư rộng rãi như biến đổi khí
hậu, năng lượng thay thế, tái chế…
Vấn đề tài chính của các loại doanh nghiệp xã hội
Thứ nhất, đối với DNXH phi lợi nhuận.
Các DNXH phi lợi nhuận thường hoạt động dưới các hình thức như: trung tâm, hội, quỹ, câu lạc
bộ, tổ/nhóm tự nguyện của người khuyết tật, người chung sống với HIV/AIDS, phụ nữ bị bạo
hành…Họ đưa ra những giải pháp có tính cạnh tranh cao để giải quyết những nhu cầu xã hội cụ
thể, do đó có thể thu hút nguồn vốn đầu tư của những cá nhân và tổ chức đầu tư vì tác động xã
hội, từ đó huy động nguồn lực từ cộng đồng để cải thiện đời sống cho những cộng động chịu
thiệt thòi.
Thứ hai, đối với DNXH không vì lợi nhuận.
Đa số các doanh nghiệp loại này do các doanh nhân xã hội sáng lập, với sứ mệnh xã hội được
công bố rõ ràng, lấy kinh tế là phương tiện để đạt mục tiêu tối cao là phát triển xã hội. Lợi nhuận
thu được chủ yếu để sử dụng tái đầu tư hoặc để mở rộng tác động xã hội của doanh nghiệp. Việc
đưa ra các giải pháp sáng tạo và áp dụng đòn bẩy của thị trường để giải quyết vấn đề xã hội và
các thách thức trong lĩnh vực môi trường là điểm khác biệt so với các tổ chức xã hội từ thiện hay
các doanh nghiệp thông thường. Phần lớn các DNXH thuộc loại này có thể tự vững bằng nguồn
thu từ hoạt động kinh doanh và dịch vụ của họ.
Thứ ba, doanh nghiệp có định hướng xã hội, có lợi nhuận
Khác với mô hình doanh nghiệp phi lợi nhuận và không vì lợi nhuận, các DNXH ở loại hình thứ
ba này ngay từ ban đầu đã nhìn thấy cơ hội và chủ trương xây dựng mình trở thành doanh nghiệp
có lợi nhuận với sứ mệnh tạo động lực cho những biến đổi mạnh mẽ trong xã hội hoặc bảo vệ
môi trường. Mặc dù có tạo ra lợi nhuận và cổ đông được chia lợi tức, nhưng các DNXH này
không bị chi phối bởi lợi nhuận.
Kêu gọi và nhận quyên góp từ thiện
Những bất cập và rào cả trong chế định pháp lý về doanh
nghiệp xã hội khi kêu gọi và nhận quyên góp từ thiện
Việc kêu gọi và nhận quyên góp từ thiện có thể bị thay đổi thành việc huy động
và nhận tài trợ cho doanh nghiệp xã hội
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2020, Điều 4 Nghị định số
47/2021/NĐ-CP thì DNXH có quyền được huy động, nhận tài trợ để bù đắp chi phí quản lý, chi
phí hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, việc kêu gọi và nhận quyên góp từ thiện của các
DNXH có thể bị lợi dụng để bù vào các khoản huy động, nhận tài trợ của DNXH. Dù mục tiêu
chung của các hoạt động vẫn là mục tiêu cộng đồng, nhưng khi các khoản nhận quyên góp từ
thiện được chuyển vào khoản tài trợ cho doanh nghiệp có thể dẫn đến sự sai lệch về mục đích
của người quyên góp từ thiện.
Bên cạnh đó, việc hạn chế trong hoạt động kê khai của khoản nhận từ thiện có thể dẫn đến chủ
thể được DNXH kêu gọi quyên góp khi tiến hành quyên góp từ thiện không thể biết rõ khoản
quyên góp đã thực hiện đúng mục đích mà doanh nghiệp đã cam kết hay không. DNXH khi có
đầy đủ thông tin vẫn có thể lợi dụng vào các lỗ hổng pháp lý, thủ tục để thay đổi các khoản nhận
quyên góp từ thiện thành các khoản tài trợ, hỗ trợ doanh nghiệp để tiến hành báo cáo cơ quan
định kỳ hàng năm có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Việc kêu gọi từ thiện của doanh nghiệp có bị thu hẹp trong mục tiêu đã đăng ký
hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì DNXH cũng phải tiến hành
đăng ký thành lập doanh nghiệp như những doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo các
điều kiện khác như: (1) mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích
cộng đồng; (2) sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái
đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.
Những điều kiện này được DNXH cam kết trong các Biểu mẫu thực hiện thủ tục đăng ký doanh
nghiệp được quy định tại Thông tư số 04/2012/TT – BKHĐT. Theo đó, tại Biểu mẫu 01 Cam kết
thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường yêu cầu DNXH miêu tả các vấn đề bất cập về xã hội, môi
trường mà doanh nghiệp mong muốn giải quyết thông qua các hoạt động kinh doanh, đồng nghĩa
doanh nghiệp phải cụ thể hóa được mục tiêu xã hội, môi trường của mình trong một số đối tượng
và không gian nhất định. Doanh nghiệp sử dụng nguồn lực nội tại và các khoản hỗ trợ, tài trợ để
theo đuổi mục tiêu xã hội mà doanh nghiệp đã đăng ký như là nghĩa vụ chính yếu của mình.
Như vậy, liệu việc kêu gọi quyên góp và nhận quyên góp từ thiện từ những cá nhân, tổ chức, cơ
quan, doanh nghiệp để phục vụ cho mục đích xã hội khác với mục đích ban đầu mà doanh
nghiệp đăng ký có hạn chế việc từ thiện đối với những vấn đề mang tính cấp bách? Có vi phạm
và nghĩa vụ duy trì mục tiêu hoạt động tại điểm c khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2020
hay không?
Hoạt động kêu gọi từ thiện của DNXH không được phân biệt với các hoạt động
CSR của các doanh nghiệp khác
Với những mục tiêu xã hội, môi trường là giá trị cốt lõi và là lý do căn bản đề tồn tại thì DNXH
khác với những trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khác (CSR). Với bốn tầng trách nhiệm bao
gồm kinh tế, pháp lý, đạo đức, từ thiện được sắp xếp từ dưới lên trên thì trách nhiệm từ thiện
được xếp cao nhất và không bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Việc kêu gọi từ thiện của các
doanh nghiệp thông thường được xếp vào loại trách nhiệm này. Vậy hoạt động kêu gọi từ thiện
của DNXH sẽ được xếp vào loại trách nhiệm gì đối với cộng đồng khi mục tiêu cốt lõi của doanh
nghiệp vẫn luôn hướng đến xã hội, môi trường? Và với mục tiêu của mình, doanh nghiệp có
buộc phải tiến hành các hoạt động kêu gọi từ thiện hay không?
Việc thiếu đi các quy định về hoạt động kêu gọi từ thiện của các loại hình doanh nghiệp có thể
gây ra một số bất lợi và hạn chế cho DNXH kêu gọi từ thiện khi tồn tại những quan điểm về việc
kêu gọi từ thiện là nghĩa vụ chính của DNXH, DNXH luôn dễ dàng tiếp cận những khoản hỗ trợ,
tài trợ cho các hoạt động kêu gọi từ thiện,…
Kiến nghị và hoàn thiện
(1) Hoàn thiện và bổ sung các chế định pháp luật về hoạt động kêu gọi, vận động, đóng góp, tiếp
nhận các khoản tiền, hàng từ thiện của doanh nghiệp nói chung và DNXH nói riêng phù hợp với
việc áp dụng vào thực tiễn hiện nay;
(2) Cần có sự phân định rõ hoạt động kêu gọi và nhận quyên góp từ thiện với nhận viện trợ, tài
trợ cho DNXH. Theo đó, nguồn kinh phí từ việc nhận viện trợ, tài trợ có thể sử dụng đối với hoạt
động từ thiện như một mục tiêu vì cộng đồng – cũng chính là mục tiêu duy trì hoạt động doanh
nghiệp. Ngược lại, nguồn kinh phí từ việc vận động, kêu gọi từ thiện cần được sử dụng đúng
mục đích cho từng hoạt động từ thiện theo đúng ý chí của cá nhân, tổ chức quyên góp.
Nguồn: Thông tin pháp luật dân sự

More Related Content

What's hot

Tạp chí cộng sản tiếp tục đẩy mạnh, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế...
Tạp chí cộng sản   tiếp tục đẩy mạnh, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế...Tạp chí cộng sản   tiếp tục đẩy mạnh, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế...
Tạp chí cộng sản tiếp tục đẩy mạnh, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế...hai ho
 
Nhóm 7 bài thi giữa kì môn luật kinh doanh
Nhóm 7 bài thi giữa kì môn luật kinh doanhNhóm 7 bài thi giữa kì môn luật kinh doanh
Nhóm 7 bài thi giữa kì môn luật kinh doanhThuHng789793
 
Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...
Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...
Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...nataliej4
 
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017agile tuan
 

What's hot (10)

Luận văn: Tổng hợp kiến thức về pháp luật doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Tổng hợp kiến thức về pháp luật doanh nghiệp, HAYLuận văn: Tổng hợp kiến thức về pháp luật doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Tổng hợp kiến thức về pháp luật doanh nghiệp, HAY
 
Thủ tục thành lập doanh nghiệp trong ngành, nghề kinh doanh, HAY
Thủ tục thành lập doanh nghiệp trong ngành, nghề kinh doanh, HAYThủ tục thành lập doanh nghiệp trong ngành, nghề kinh doanh, HAY
Thủ tục thành lập doanh nghiệp trong ngành, nghề kinh doanh, HAY
 
Luatdieule
LuatdieuleLuatdieule
Luatdieule
 
Bộ Luật Lao Động
Bộ Luật Lao ĐộngBộ Luật Lao Động
Bộ Luật Lao Động
 
Tạp chí cộng sản tiếp tục đẩy mạnh, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế...
Tạp chí cộng sản   tiếp tục đẩy mạnh, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế...Tạp chí cộng sản   tiếp tục đẩy mạnh, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế...
Tạp chí cộng sản tiếp tục đẩy mạnh, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế...
 
Nhóm 7 bài thi giữa kì môn luật kinh doanh
Nhóm 7 bài thi giữa kì môn luật kinh doanhNhóm 7 bài thi giữa kì môn luật kinh doanh
Nhóm 7 bài thi giữa kì môn luật kinh doanh
 
Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...
Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...
Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của công ty dịch vụ tư vấn pháp luật
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của công ty dịch vụ tư vấn pháp luậtLuận văn: Tổ chức và hoạt động của công ty dịch vụ tư vấn pháp luật
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của công ty dịch vụ tư vấn pháp luật
 
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017
 
Luận văn: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp, HOTLuận văn: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp, HOT
 

Similar to Một số vấn đề pháp lý liên quan đến Doanh nghiệp xã hội và công tác từ thiện

Bài mẫu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệp
Bài mẫu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệpBài mẫu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệp
Bài mẫu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệpViết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...NuioKila
 
Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội trong phát triển sản phẩm y tế phòng chốn...
Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội trong phát triển sản phẩm y tế phòng chốn...Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội trong phát triển sản phẩm y tế phòng chốn...
Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội trong phát triển sản phẩm y tế phòng chốn...Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
TIỂU LUẬN Môn thi Luật Thương Mại Đánh giá thực trạng pháp luật thực tiễn thi...
TIỂU LUẬN Môn thi Luật Thương Mại Đánh giá thực trạng pháp luật thực tiễn thi...TIỂU LUẬN Môn thi Luật Thương Mại Đánh giá thực trạng pháp luật thực tiễn thi...
TIỂU LUẬN Môn thi Luật Thương Mại Đánh giá thực trạng pháp luật thực tiễn thi...NuioKila
 
Luận án: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp - Gửi miễn phí qu...Luận án: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
decuong Luat doanh nghiep.doc
decuong Luat doanh nghiep.docdecuong Luat doanh nghiep.doc
decuong Luat doanh nghiep.docNguyenNgocTraAn
 
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG T...
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH  VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG T...PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH  VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG T...
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG T...hieu anh
 
Tài liệu luật CPA VN 2023
Tài liệu luật CPA VN 2023Tài liệu luật CPA VN 2023
Tài liệu luật CPA VN 2023ssuserf987bf
 

Similar to Một số vấn đề pháp lý liên quan đến Doanh nghiệp xã hội và công tác từ thiện (20)

Luận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệp
Bài mẫu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệpBài mẫu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệp
Bài mẫu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệp
 
Chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội cần thực hiện thủ tục gì
Chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội cần thực hiện thủ tục gìChuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội cần thực hiện thủ tục gì
Chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội cần thực hiện thủ tục gì
 
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...
 
Cơ sở lý luận về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.docx
 
Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội trong phát triển sản phẩm y tế phòng chốn...
Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội trong phát triển sản phẩm y tế phòng chốn...Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội trong phát triển sản phẩm y tế phòng chốn...
Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội trong phát triển sản phẩm y tế phòng chốn...
 
luan van phap luat ve doanh nghiep tu nhan hien nay
luan van phap luat ve doanh nghiep tu nhan hien nayluan van phap luat ve doanh nghiep tu nhan hien nay
luan van phap luat ve doanh nghiep tu nhan hien nay
 
Luận Văn Thạc Sĩ Trình Tự, Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp
Luận Văn Thạc Sĩ Trình Tự, Thủ Tục Thành Lập Doanh NghiệpLuận Văn Thạc Sĩ Trình Tự, Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp
Luận Văn Thạc Sĩ Trình Tự, Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp
 
Cơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docx
Cơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docxCơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docx
Cơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docx
 
TIỂU LUẬN Môn thi Luật Thương Mại Đánh giá thực trạng pháp luật thực tiễn thi...
TIỂU LUẬN Môn thi Luật Thương Mại Đánh giá thực trạng pháp luật thực tiễn thi...TIỂU LUẬN Môn thi Luật Thương Mại Đánh giá thực trạng pháp luật thực tiễn thi...
TIỂU LUẬN Môn thi Luật Thương Mại Đánh giá thực trạng pháp luật thực tiễn thi...
 
Luận án: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp - Gửi miễn phí qu...Luận án: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp - Gửi miễn phí qu...
 
decuong Luat doanh nghiep.doc
decuong Luat doanh nghiep.docdecuong Luat doanh nghiep.doc
decuong Luat doanh nghiep.doc
 
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo pháp luật Việt Nam
 
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOTChế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
 
Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOTQuản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
 
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG T...
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH  VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG T...PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH  VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG T...
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG T...
 
Tài liệu luật CPA VN 2023
Tài liệu luật CPA VN 2023Tài liệu luật CPA VN 2023
Tài liệu luật CPA VN 2023
 
Pháp luật về hoạt động tín dụng, thực tiễn áp dụng tại công ty tài chính Tín ...
Pháp luật về hoạt động tín dụng, thực tiễn áp dụng tại công ty tài chính Tín ...Pháp luật về hoạt động tín dụng, thực tiễn áp dụng tại công ty tài chính Tín ...
Pháp luật về hoạt động tín dụng, thực tiễn áp dụng tại công ty tài chính Tín ...
 
Tổng quan về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
Tổng quan về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...Tổng quan về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
Tổng quan về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
 
Luận văn: Đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh theo pháp luật
Luận văn: Đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh theo pháp luậtLuận văn: Đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh theo pháp luật
Luận văn: Đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh theo pháp luật
 

More from Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng

Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...
Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...
Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...
Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...
Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
Thủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
Thủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứThủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
Thủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứLuật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
Biện pháp bảo đảm khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Biện pháp bảo đảm khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thờiBiện pháp bảo đảm khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Biện pháp bảo đảm khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thờiLuật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 

More from Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng (20)

Xử lý phần vốn góp/cổ phần trong doanh nghiệp khi chủ sở hữu chết
Xử lý phần vốn góp/cổ phần trong doanh nghiệp khi chủ sở hữu chếtXử lý phần vốn góp/cổ phần trong doanh nghiệp khi chủ sở hữu chết
Xử lý phần vốn góp/cổ phần trong doanh nghiệp khi chủ sở hữu chết
 
Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...
Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...
Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...
 
Điều khoản lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế
Điều khoản lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tếĐiều khoản lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế
Điều khoản lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế
 
Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...
Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...
Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...
 
Thủ tục chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty cổ phần
Thủ tục chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty cổ phầnThủ tục chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty cổ phần
Thủ tục chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty cổ phần
 
Hướng xử lý khi người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam
Hướng xử lý khi người nước ngoài phạm tội ở Việt NamHướng xử lý khi người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam
Hướng xử lý khi người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam
 
Thẩm quyền cấm xuất cảnh và trình tự thủ tục yêu cầu cấm xuất cảnh
Thẩm quyền cấm xuất cảnh và trình tự thủ tục yêu cầu cấm xuất cảnhThẩm quyền cấm xuất cảnh và trình tự thủ tục yêu cầu cấm xuất cảnh
Thẩm quyền cấm xuất cảnh và trình tự thủ tục yêu cầu cấm xuất cảnh
 
Các lưu ý về con dấu của doanh nghiệp theo luật mới năm 2021
Các lưu ý về con dấu của doanh nghiệp theo luật mới năm 2021Các lưu ý về con dấu của doanh nghiệp theo luật mới năm 2021
Các lưu ý về con dấu của doanh nghiệp theo luật mới năm 2021
 
Thủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
Thủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứThủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
Thủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
 
Nhung noi dung nao bat buoc phai co trong dieu le doanh nghiep 2020
Nhung noi dung nao bat buoc phai co trong dieu le doanh nghiep 2020Nhung noi dung nao bat buoc phai co trong dieu le doanh nghiep 2020
Nhung noi dung nao bat buoc phai co trong dieu le doanh nghiep 2020
 
Vai trò của luật sư khi tham gia giao dịch nhà đất
Vai trò của luật sư khi tham gia giao dịch nhà đấtVai trò của luật sư khi tham gia giao dịch nhà đất
Vai trò của luật sư khi tham gia giao dịch nhà đất
 
Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?
Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?
Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?
 
Phân biệt tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh và giải thể doanh nghiệp theo Luật D...
Phân biệt tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh và giải thể doanh nghiệp theo Luật D...Phân biệt tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh và giải thể doanh nghiệp theo Luật D...
Phân biệt tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh và giải thể doanh nghiệp theo Luật D...
 
Chính sách điều chuyển lao động đúng luật
Chính sách điều chuyển lao động đúng luậtChính sách điều chuyển lao động đúng luật
Chính sách điều chuyển lao động đúng luật
 
Thỏa thuận về điều kiện tặng cho tài sản trong hợp đồng tặng cho
Thỏa thuận về điều kiện tặng cho tài sản trong hợp đồng tặng choThỏa thuận về điều kiện tặng cho tài sản trong hợp đồng tặng cho
Thỏa thuận về điều kiện tặng cho tài sản trong hợp đồng tặng cho
 
Từ sự cố của tay vợt Djokovic - Bàn về quyền con người trong mùa dịch Covid-19
Từ sự cố của tay vợt Djokovic - Bàn về quyền con người trong mùa dịch Covid-19Từ sự cố của tay vợt Djokovic - Bàn về quyền con người trong mùa dịch Covid-19
Từ sự cố của tay vợt Djokovic - Bàn về quyền con người trong mùa dịch Covid-19
 
Biện pháp bảo đảm khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Biện pháp bảo đảm khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thờiBiện pháp bảo đảm khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Biện pháp bảo đảm khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
 
Thủ tục doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài phá sản tại Việt Nam
Thủ tục doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài phá sản tại Việt NamThủ tục doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài phá sản tại Việt Nam
Thủ tục doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài phá sản tại Việt Nam
 
Điều khoản thu nhập từ hiệu suất trong hợp đồng lao động
Điều khoản thu nhập từ hiệu suất trong hợp đồng lao độngĐiều khoản thu nhập từ hiệu suất trong hợp đồng lao động
Điều khoản thu nhập từ hiệu suất trong hợp đồng lao động
 
Cách tính án phí trong vụ án dân sự vừa có giá ngạch vừa không có giá ngạch
Cách tính án phí trong vụ án dân sự vừa có giá ngạch vừa không có giá ngạchCách tính án phí trong vụ án dân sự vừa có giá ngạch vừa không có giá ngạch
Cách tính án phí trong vụ án dân sự vừa có giá ngạch vừa không có giá ngạch
 

Một số vấn đề pháp lý liên quan đến Doanh nghiệp xã hội và công tác từ thiện

  • 1. Một số vấn đề pháp lý liên quan đến Doanh nghiệp xã hội và công tác từ thiện Doanh nghiệp xã hội (DNXH) là mô hình còn nhiều mới mẻ, gắn với những đặc trưng riêng mang lại nhiều giá trị lớn lao cho cộng đồng. Với mục tiêu hàng đầu hướng đến lợi ích xã hội, trách nhiệm từ thiện của loại hình doanh nghiệp này là một vấn đề đáng quan tâm. Trước những sự thay đổi và biến chuyển của xã hội, nền kinh tế thị trường, khung pháp lý dành cho DNXH ngày càng hoàn thiện và từng bước vững vàng, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Bài viết phân tích một số vấn đề pháp lý về DNXH, bên cạnh đó là trách nhiệm từ thiện đối với loại hình doanh nghiệp này. Doanh nghiệp xã hội Khái quát cung về doanh nghiệp xã hội Khái niệm DNXH là một khái niệm mới mẻ xuất hiện trong khoảng thời gian 10 năm gần đây tại Việt Nam, tuy nhiên khái niệm này đã xuất hiện trên thế giới từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước. Tại Anh, trong Chiến lược phát triển DNXH năm 2002, Chính phủ Anh cho rằng: “DNXH là một mô hình kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, và sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.” [1] Tại Việt Nam, Tổ chức hỗ trợ sáng kiến vì cộng đồng – CSIP của Việt Nam cũng đưa ra quan điểm: “DNXH là một khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các doanh nhân xã hội dưới nhiều
  • 2. hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích và điều kiện hoạt động cụ thể. DNXH lấy lợi ích xã hội làm mục tiêu chủ đạo, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân nhằm đạt được cả mục tiêu xã hội/ môi trường và mục tiêu kinh tế.”[2] Nhìn chung khái niệm này rất đa dạng, phụ thuộc vào trình độ phát triển, đặc điểm kinh tế-xã hội của từng quốc gia. Song, các khái niệm đều có những điểm chung nhất định, thể hiện được bản chất kinh tế và xã hội của DNXH, cụ thể ở một vài đặc điểm sau: Thứ nhất, DNXH gắn liền với hoạt động kinh doanh, lấy các sáng kiến kinh doanh làm cơ sở vững chắc để hoạt động một cách tự chủ, độc lập. Đây là điểm khác biệt và cũng là điểm lợi thế so với các tổ chức chỉ thuần về hoạt động xã hội hay từ thiện. Thứ hai, DNXH lấy lợi ích xã hội là kim chỉ nam phát triển hàng đầu thay vì tìm kiếm lợi nhuận cho các thành viên, cổ đông hay chủ sở hữu công ty. Mục tiêu xã hội của doanh nghiệp được tuyên bố minh bạch, công khai và được xã hội thừa nhận các giải pháp nhằm phục vụ cho cộng đồng, giải quyết các vấn đề xã hội. Thứ ba, DNXH sử dụng phần lớn lợi nhuận từ việc kinh doanh để tái phân bổ cho các hoạt động của tổ chức cộng đồng và mục tiêu xã hội. Đặc điểm này thể hiện rõ nét phương hướng mục tiêu hoạt động vì xã hội của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp thông thường khác. Lịch sử hình thành và phát triển Doanh nghiệp xã hội Trên thế giới DNXH xuất hiện lần đầu tiên ở nước Anh vào những năm cuối của thế kỷ 17. Theo nghiên cứu của MacDonald M. & Howarth C. (2008), DNXH đầu tiên xuất hiện tại Luân Đôn vào năm 1665. Ngoài ra, tại Vương quốc Anh năm 2005 cũng đã ra đời loại hình DNXH đặc trưng là Công ty Ích lợi cộng đồng (CIC). Sau đó, năm 2008, Diễn đàn Doanh nghiệp xã hội Thế giới (Social Enterprise World Forum, SEWF) ra đời và họp lần đầu tại Edinburgh (Scotland, Vương quốc Anh).[3] Tại Hàn Quốc, chính phủ đã ban hành Luật phát triển Doanh nghiệp xã hội vào năm 2007, đồng thời thiết lập Ủy ban hỗ trợ DNXH trực thuộc Bộ Lao động. Nhờ đó các hoạt động DNXH tại Hàn Quốc được định hình rõ nét hơn và tiếp tục có những xu hướng thay đổi tích cực.[4] Tại Thái Lan, năm 2009 Chính phủ nước này cũng đã xúc tiến mạnh mẽ nhiều chương trình hành động để thúc đẩy phát triển DNXH. Trong đó phải kể đến việc thành lập Ủy ban Khuyến khích DNXH trực thuộc Văn phòng Thủ tướng nhằm xây dựng chính sách chiến lược và chương trình khuyến khích các DNXH, chỉ đạo thực hiện, lập dự thảo ngân sách cho các vấn đề hành chính có liên quan.[5] Tại Việt Nam Trên thực tiễn, mô hình DNXH đã bắt đầu hình thành từ những năm 1990, tuy nhiên tại thời điểm này chưa có một địa vị pháp lý nào cho DNXH tại Việt Nam. Theo Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Ở Việt Nam, DNXH đã tồn tại từ lâu và với số lượng không hề nhỏ, nhưng mãi đến năm 2014, Luật Doanh nghiệp mới thể chế hóa các khái niệm này và đưa vào trong Luật. Tuy nhiên, cho đến nay, số lượng DNXH được đăng ký theo Luật Doanh nghiệp mới ở mức độ khiêm tốn nguyên do một phần là khái niệm DNXH còn khá mới mẻ ở Việt Nam [6]. Một số doanh nghiệp mang bản chất DNXH có thể kể đến như Trường Hoa Sữa, Nhà
  • 3. hàng KOTO tại Hà Nội, Mai Handicrafts tại TP. Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn này các DNXH chỉ mới phát triển ở mức độ đơn lẻ, quy mô hạn chế.[7] Từ năm 2010, Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, dòng vốn tài trợ có xu hướng giảm, không ít tổ chức NGO đã chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội để tìm hướng đi mới cho mình. [8] Năm 2012, Việt Nam có khoảng hơn 200 DNXH theo sự nghiên cứu của CIEM. Với sự phát triển nhanh chóng, yêu cầu về hành lang pháp lý ngày càng thôi thúc đặt ra để điều chỉnh trực tiếp các DNXH này tại Việt Nam. Chế độ pháp lý đối với Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam Tại Việt Nam, năm 2014 DNXH lần đầu được công nhận địa vị pháp lý, thể hiện qua việc được luật hoá lần đầu tiên tại Luật Doanh nghiệp năm 2014. Theo đó, tại Điều 10 Luật này quy định, DNXH là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng; sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký. Và hiện nay, mặc dù Luật Doanh nghiệp năm 2020 (Luật số: 59/2020/QH14 do Quốc Hội ban hành ngày 17/6/2020) đã có hiệu lực nhưng vấn đề tiêu chí của DNXH này vẫn được giữ lại, không thay đổi. Ngoài Luật Doanh nghiệp, khung pháp lý điều chỉnh DNXH tại Việt Nam còn bao gồm các văn bản dưới Luật như: – Nghị định số 47/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 01/4/2021, quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp; – Nghị định số 01/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 04/01/2021, quy định chi tiết về đăng ký doanh nghiệp; – Thông tư số 04/2016/TT-BKHĐT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 17/5/2016 quy định các biểu mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký DNXH. Các văn bản trên điều chỉnh các nội dung chính sau đây: (1) Các quy định về đặc trưng pháp lý của DNXH nhằm phân biệt với các doanh nghiệp khác; (2) Các quy định về thành lập, tổ chức, chấm dứt hoạt động của DNXH; (3) Các quy định về quyền và nghĩa vụ của DNXH; (4) Các quy định về thủ tục hành chính của DNXH. Nhìn chung, chế độ pháp lý đối với DNXH hiện tại đã được điều chỉnh ở mức độ cơ bản và ngày càng hoàn thiện. Bên cạnh những quy định riêng điều chỉnh trực tiếp DNXH, với bản chất là một doanh nghiệp nói chung, DNXH vẫn phải chịu sự điều chỉnh theo pháp luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan như những doanh nghiệp thông thường khác. Doanh nghiệp xã hội với trách nhiệm từ thiện
  • 4. Quy định pháp luật về hoạt động từ thiện Hoạt động từ thiện của cá nhân hay tổ chức luôn là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái của dân tộc ta. Đây là một điều đáng được khuyến khích, hoan nghênh. Dưới góc độ pháp lý, hoạt động từ thiện có thể hiểu đơn giản là việc tặng cho tài sản của người có tài sản với người đang có nhu cầu. Khung pháp lý về hoạt động từ thiện vẫn đang ngày một hoàn thiện nhằm đảm bảo lợi ích cao nhất cho cộng đồng, xã hội Tại Việt Nam, việc điều chỉnh tổ chức, hoạt động của các quỹ xã hội, quỹ từ thiện còn được quy định tại Nghị định 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019 của Chính phủ. Ngoài ra, Nghị định 93/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021, vừa có hiệu lực từ ngày 11/12/202, đã thay thế cho Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 của Chính phủ đã có những điều chỉnh tốt hơn các vấn đề về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Quyền vận động quyên góp từ thiện của doanh nghiệp xã hội Doanh nghiệp xã hội có được vận động quyên góp từ thiện hay không? Căn cứ điểm b, c và d khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2020, DNXH được huy động, nhận tài trợ để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp, duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 10 Luật này trong suốt quá trình hoạt động. Đồng thời, doanh nghiệp không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký. Bên cạnh đó, giải quyết một số bất cập ở Nghị định số 64/2008/NĐ-CP, Nghị định số 93/2021/NĐ-CP được ban hành đã quy định rõ ràng hơn về quyền được kêu gọi từ thiện của doanh nghiệp nói chung, trong đó bao gồm cả DNXH nói riêng tại khoản 5 Điều 6 Nghị định này. Theo đó, việc vận động và kêu gọi từ thiện của các doanh nghiệp được thực hiện trong khuôn khổ pháp lý nhất định, thay vì không được tự mình kêu gọi từ thiện như trước. Điều này góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp nói chung cũng như DNXH thực hiện sứ mệnh của mình, đồng thời xóa bỏ các rào cản pháp lý khi chuyển đổi từ quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội. Mặt khác, các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề này cũng có sự đồng nhất hơn.
  • 5. Doanh nghiệp xã hội và trách nhiệm từ thiện Doanh nghiệp xã hội quyên góp từ thiện từ những nguồn nào? Khoản 5 Điều 6 Nghị định số 93/2021/NĐ-CP cho phép DNXH kêu gọi, tiếp nhận tài trợ từ các cá nhân, tổ chức đóng góp tự nguyện. Đây là nguồn tài trợ được xác định cho từng hoạt động từ thiện khác nhau và phân biệt với nguồn tài trợ, viện trợ theo quy định tại Nghị định số 47/2021/NĐ-CP, hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp 2020. Cụ thể, Điều 4 Nghị định số 47/2021/NĐ-CP, DNXH được tiếp nhận viện trợ, tài trợ từ các cơ quan sau: Thứ nhất, viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường theo quy định của pháp luật về tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài. Thứ hai, tài trợ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam bằng hình thức tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật. Như vậy, ngoài nguồn tài trợ từ thiện do doanh nghiệp vận động, kêu gọi đóng góp tự nguyện từ cá nhân, tổ chức thì các nguồn viện trợ, tài trợ khác với mục tiêu giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động cũng góp phần không nhỏ đối với hoạt động từ thiện nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, cộng đồng. Bản chất quan hệ dân sự giữa tổ chức nhận quyên góp và người quyên góp Về cơ bản, bản chất quan hệ giữa tổ chức nhận quyên góp và người quyên góp được xác định là quan hệ dân sự. Trong trường hợp này tổ chức nhận quyên góp là đại diện theo ủy quyền của người quyên góp (người ủy quyền) có trách nhiệm chuyển giao tài sản của bên quyên góp cho sang cho bên được quyên góp theo thỏa thuận, cam kết trước đó.
  • 6. Khi người quyên góp nhờ tổ chức nhận quyên góp – cũng là trung gian làm từ thiện thì họ mong muốn tài sản của mình tới người đang cần trợ giúp. Nếu tổ chức nhận quyên góp chưa chuyển tài sản trong một thời gian dài và cũng không thông báo cho người quyên góp biết thì đã không thực hiện đúng ý nguyện của người quyên góp, vi phạm thỏa thuận với họ. Nếu tổ chức nhận quyên góp giữ tài sản này vì mục đích tư lợi cá nhân, không chuyển theo cam kết để chiếm đoạt sẽ vi phạm khoản 2 và/hoặc khoản 3 Điều 5 Nghị định số 93/2021/NĐ-CP. Thậm chí, nếu có dấu hiệu hình sự của hành vi lạm dụng tín nhiệm đoạt tài sản thì cơ quan có thẩm quyền cần điều tra, xác minh làm rõ động cơ, mục đích, hành vi để có căn cứ xử lý theo quy định. Trách nhiệm từ thiện của doanh nghiệp xã hội Hiện nay, trách nhiệm từ thiện không được quy định một cách trực tiếp là trách nhiệm của DNXH. Tuy nhiên, theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, DNXH hoạt động với bản chất là giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích công cộng. Chính vì thế, để thực hiện sứ mệnh của mình, phương hướng hoạt động của DNXH gắn liền với trách nhiệm từ thiện, cụ thể ở một số nội dung sau: – Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mang tính sáng tạo phù hợp với nhu cầu của cộng đồng có hoàn cảnh đặc biệt (người khuyết tật, người có HIV/AIDS…); – Tạo cơ hội hòa nhập xã hội cho các cá nhân và cộng đồng yếu thế thông qua các chương trình đào tạo phù hợp, tạo cơ hội việc làm; – Đưa ra các giải pháp mới cho những vấn đề xã hội chưa được đầu tư rộng rãi như biến đổi khí hậu, năng lượng thay thế, tái chế… Vấn đề tài chính của các loại doanh nghiệp xã hội Thứ nhất, đối với DNXH phi lợi nhuận. Các DNXH phi lợi nhuận thường hoạt động dưới các hình thức như: trung tâm, hội, quỹ, câu lạc bộ, tổ/nhóm tự nguyện của người khuyết tật, người chung sống với HIV/AIDS, phụ nữ bị bạo hành…Họ đưa ra những giải pháp có tính cạnh tranh cao để giải quyết những nhu cầu xã hội cụ thể, do đó có thể thu hút nguồn vốn đầu tư của những cá nhân và tổ chức đầu tư vì tác động xã hội, từ đó huy động nguồn lực từ cộng đồng để cải thiện đời sống cho những cộng động chịu thiệt thòi. Thứ hai, đối với DNXH không vì lợi nhuận. Đa số các doanh nghiệp loại này do các doanh nhân xã hội sáng lập, với sứ mệnh xã hội được công bố rõ ràng, lấy kinh tế là phương tiện để đạt mục tiêu tối cao là phát triển xã hội. Lợi nhuận thu được chủ yếu để sử dụng tái đầu tư hoặc để mở rộng tác động xã hội của doanh nghiệp. Việc đưa ra các giải pháp sáng tạo và áp dụng đòn bẩy của thị trường để giải quyết vấn đề xã hội và các thách thức trong lĩnh vực môi trường là điểm khác biệt so với các tổ chức xã hội từ thiện hay các doanh nghiệp thông thường. Phần lớn các DNXH thuộc loại này có thể tự vững bằng nguồn thu từ hoạt động kinh doanh và dịch vụ của họ. Thứ ba, doanh nghiệp có định hướng xã hội, có lợi nhuận
  • 7. Khác với mô hình doanh nghiệp phi lợi nhuận và không vì lợi nhuận, các DNXH ở loại hình thứ ba này ngay từ ban đầu đã nhìn thấy cơ hội và chủ trương xây dựng mình trở thành doanh nghiệp có lợi nhuận với sứ mệnh tạo động lực cho những biến đổi mạnh mẽ trong xã hội hoặc bảo vệ môi trường. Mặc dù có tạo ra lợi nhuận và cổ đông được chia lợi tức, nhưng các DNXH này không bị chi phối bởi lợi nhuận. Kêu gọi và nhận quyên góp từ thiện Những bất cập và rào cả trong chế định pháp lý về doanh nghiệp xã hội khi kêu gọi và nhận quyên góp từ thiện Việc kêu gọi và nhận quyên góp từ thiện có thể bị thay đổi thành việc huy động và nhận tài trợ cho doanh nghiệp xã hội Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2020, Điều 4 Nghị định số 47/2021/NĐ-CP thì DNXH có quyền được huy động, nhận tài trợ để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, việc kêu gọi và nhận quyên góp từ thiện của các DNXH có thể bị lợi dụng để bù vào các khoản huy động, nhận tài trợ của DNXH. Dù mục tiêu chung của các hoạt động vẫn là mục tiêu cộng đồng, nhưng khi các khoản nhận quyên góp từ thiện được chuyển vào khoản tài trợ cho doanh nghiệp có thể dẫn đến sự sai lệch về mục đích của người quyên góp từ thiện. Bên cạnh đó, việc hạn chế trong hoạt động kê khai của khoản nhận từ thiện có thể dẫn đến chủ thể được DNXH kêu gọi quyên góp khi tiến hành quyên góp từ thiện không thể biết rõ khoản quyên góp đã thực hiện đúng mục đích mà doanh nghiệp đã cam kết hay không. DNXH khi có đầy đủ thông tin vẫn có thể lợi dụng vào các lỗ hổng pháp lý, thủ tục để thay đổi các khoản nhận quyên góp từ thiện thành các khoản tài trợ, hỗ trợ doanh nghiệp để tiến hành báo cáo cơ quan định kỳ hàng năm có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
  • 8. Việc kêu gọi từ thiện của doanh nghiệp có bị thu hẹp trong mục tiêu đã đăng ký hay không? Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì DNXH cũng phải tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp như những doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo các điều kiện khác như: (1) mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng; (2) sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký. Những điều kiện này được DNXH cam kết trong các Biểu mẫu thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Thông tư số 04/2012/TT – BKHĐT. Theo đó, tại Biểu mẫu 01 Cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường yêu cầu DNXH miêu tả các vấn đề bất cập về xã hội, môi trường mà doanh nghiệp mong muốn giải quyết thông qua các hoạt động kinh doanh, đồng nghĩa doanh nghiệp phải cụ thể hóa được mục tiêu xã hội, môi trường của mình trong một số đối tượng và không gian nhất định. Doanh nghiệp sử dụng nguồn lực nội tại và các khoản hỗ trợ, tài trợ để theo đuổi mục tiêu xã hội mà doanh nghiệp đã đăng ký như là nghĩa vụ chính yếu của mình. Như vậy, liệu việc kêu gọi quyên góp và nhận quyên góp từ thiện từ những cá nhân, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp để phục vụ cho mục đích xã hội khác với mục đích ban đầu mà doanh nghiệp đăng ký có hạn chế việc từ thiện đối với những vấn đề mang tính cấp bách? Có vi phạm và nghĩa vụ duy trì mục tiêu hoạt động tại điểm c khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2020 hay không? Hoạt động kêu gọi từ thiện của DNXH không được phân biệt với các hoạt động CSR của các doanh nghiệp khác Với những mục tiêu xã hội, môi trường là giá trị cốt lõi và là lý do căn bản đề tồn tại thì DNXH khác với những trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khác (CSR). Với bốn tầng trách nhiệm bao gồm kinh tế, pháp lý, đạo đức, từ thiện được sắp xếp từ dưới lên trên thì trách nhiệm từ thiện được xếp cao nhất và không bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Việc kêu gọi từ thiện của các doanh nghiệp thông thường được xếp vào loại trách nhiệm này. Vậy hoạt động kêu gọi từ thiện của DNXH sẽ được xếp vào loại trách nhiệm gì đối với cộng đồng khi mục tiêu cốt lõi của doanh nghiệp vẫn luôn hướng đến xã hội, môi trường? Và với mục tiêu của mình, doanh nghiệp có buộc phải tiến hành các hoạt động kêu gọi từ thiện hay không? Việc thiếu đi các quy định về hoạt động kêu gọi từ thiện của các loại hình doanh nghiệp có thể gây ra một số bất lợi và hạn chế cho DNXH kêu gọi từ thiện khi tồn tại những quan điểm về việc kêu gọi từ thiện là nghĩa vụ chính của DNXH, DNXH luôn dễ dàng tiếp cận những khoản hỗ trợ, tài trợ cho các hoạt động kêu gọi từ thiện,… Kiến nghị và hoàn thiện (1) Hoàn thiện và bổ sung các chế định pháp luật về hoạt động kêu gọi, vận động, đóng góp, tiếp nhận các khoản tiền, hàng từ thiện của doanh nghiệp nói chung và DNXH nói riêng phù hợp với việc áp dụng vào thực tiễn hiện nay; (2) Cần có sự phân định rõ hoạt động kêu gọi và nhận quyên góp từ thiện với nhận viện trợ, tài trợ cho DNXH. Theo đó, nguồn kinh phí từ việc nhận viện trợ, tài trợ có thể sử dụng đối với hoạt động từ thiện như một mục tiêu vì cộng đồng – cũng chính là mục tiêu duy trì hoạt động doanh nghiệp. Ngược lại, nguồn kinh phí từ việc vận động, kêu gọi từ thiện cần được sử dụng đúng mục đích cho từng hoạt động từ thiện theo đúng ý chí của cá nhân, tổ chức quyên góp.
  • 9. Nguồn: Thông tin pháp luật dân sự