SlideShare a Scribd company logo
1 of 7
Thẩm quyền cấm xuất cảnh và trình tự
thủ tục yêu cầu cấm xuất cảnh
Với xu thế phát triển và hội nhập thế giới hiện nay, người dân không chỉ sống và làm việc trong
nước mà còn đi ra nước ngoài để học hỏi, làm việc. Việc xuất cảnh ra nước ngoài được Nhà
nước ủng hộ và thúc đẩy, nó không chỉ là cách giúp mọi người giao lưu văn hóa mà còn là cách
thúc đẩy phát triển kinh tế, đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bị
cấm xuất cảnh. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về Thẩm quyền cấm
xuất cảnh và trình tự thủ tục yêu cầu cấm xuất cảnh, kính mời các bạn cùng theo dõi.
Xuất cảnh là ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để ra nước ngoài
Các hành vi bị cấm xuất cảnh
Cấm xuất cảnh là một trong những biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 114 Bộ
luật Tố tụng dân sự 2015. Biện pháp này được áp dụng nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ
án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác và việc
xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để đảm bảo việc thi hành án. Theo đó, Luật
Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi 2014 cũng đề cập đến thuật ngữ cấm xuất cảnh.
Trong khi đó, tại Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về các biện pháp ngăn chặn có
bao gồm biện pháp tạm hoãn xuất cảnh. Cụ thể khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây
khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
Ngoài ra, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 cũng đề cập đến thuật ngữ
tạm hoãn xuất cảnh, cụ thể đây là việc dừng, không được xuất cảnh có thời hạn đối với công dân
Việt Nam.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng trong quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Thi hành án dân
sự và Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam đã có sự
không thống nhất về cách sử dụng các thuật ngữ pháp lý. Mặc dù vậy nhưng về bản chất, cấm
xuất cảnh hay tạm hoãn xuất cảnh đều có thể hiểu là việc không được xuất cảnh có thời hạn đối
với công dân.
Các đối tượng và hành vi bị cấm hay tạm hoãn xuất cảnh được quy định tại Điều 36 Luật Xuất
cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 bao gồm:
 Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có
căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc
người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
 Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù,
người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được
hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự;
 Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy
việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ
chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc
thi hành án;
 Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang
có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi
hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc
thi hành án;
 Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi
hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở
nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành
nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
 Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
 Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt
nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
 Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn
ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía
nước ngoài cho phép nhập cảnh;
 Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến
quốc phòng, an ninh.
Thẩm quyền cấm xuất cảnh
Thẩm quyền quyết định cấm xuất cảnh được quy định tại Điều 37 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của
công dân Việt Nam 2019 (được hướng dẫn bởi Thông tư 79/2020/TT-BCA) bao gồm ba chủ thể
sau: Tòa án; Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; Cơ quan thi hành án.
 Thẩm quyền cấm xuất cảnh của Tòa án trong vụ án dân sự
Điều 128 BLTTDS 2015 quy định cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ được áp dụng nếu có
căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để bảo
đảm việc thi hành án. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP
ngày 24/9/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định về
các biện pháp khẩn cấp tạm thời của BLTTDS thì việc Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời cấm xuất cảnh chỉ được áp dụng khi có đủ hai căn cứ sau đây: (1) Người bị áp dụng biện
pháp cấm xuất cảnh là đương sự đang bị đương sự khác yêu cầu Tòa án buộc họ phải thực hiện
nghĩa vụ; và (2) Việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để bảo đảm việc thi
hành án.
Như vậy, Tòa án là chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh đối với người có
nghĩa vụ. Cụ thể tại Điều 112 BLTTDS 2015 quy định: trước khi mở phiên tòa thì việc áp dụng
biện pháp cấm xuất cảnh do một Thẩm phán xem xét, quyết định; tại phiên tòa thì việc áp dụng
biện pháp cấm xuất cảnh do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.
Tòa án có thẩm quyền ra quyết định cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ
>>>Xem thêm: Thủ tục ngăn chặn khẩn cấp người có nghĩa vụ bỏ trốn ra nước ngoài
 Thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án
trong vụ án hình sự
Theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ
quan điều tra các cấp, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án, Phó
Chánh án Tòa án nhân dân, Hội đồng xét xử và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền quyết
định tạm hoãn xuất cảnh. Các chủ thể nêu trên có quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh khi có
căn cứ xác định việc xuất cảnh của các đối tượng sau đây có dấu hiệu bỏ trốn: (1) Người bị tố
giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị
nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng
cứ; và (2) Bị can, bị cáo.
Bên cạnh đó, đối với loại đối tượng này cần phải đáp ứng hai yếu tố là có đủ căn cứ xác định
người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu
hủy chứng cứ thì mới được quyết định tạm hoãn xuất cảnh.
 Thẩm quyền cấm xuất cảnh của Cơ quan Thi hành án dân sự
Liên quan đến việc cấm xuất cảnh đối với người phải thi hành án, trong hệ thống pháp luật
chuyên ngành về thi hành án dân sự có quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 62/2015/NĐ-CP
(được sửa đổi bởi điểm a khoản 15 Điều 1 Nghị định 33/2020/NĐ-CP như sau: cấm xuất cảnh có
thể được áp dụng đối với phải thi hành án chưa thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án theo bản án,
quyết định. Theo đó, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về tạm hoãn xuất cảnh
và gửi cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khi thuộc một trong các trường hợp sau:
 Có yêu cầu của người được thi hành án;
 Có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà
nước, tổ chức, cá nhân hoặc để đảm bảo việc thi hành án.
Bên cạnh đó, việc tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, giải tỏa, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh được thực
hiện theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh.
Trình tự, thủ tục yêu cầu cấm xuất cảnh
Mẫu đơn yêu cầu ngăn chặn xuất cảnh
Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của đương sự trong vụ án dân sự, Đơn yêu
cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn của đương sự trong vụ án hình sự và Đơn yêu cầu cơ quan thi
hành ngăn chặn việc xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ phải thi hành án gồm những nội dung
cơ bản sau đây:
 Ngày, tháng, năm làm đơn;
 Cơ quan tiếp nhận và xử lý đơn;
 Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng
biện pháp cấm/tạm hoãn xuất cảnh;
 Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng
biện pháp cấm/tạm hoãn xuất cảnh;
 Tóm tắt nội dung tranh chấp/tóm tắt nội dung vụ án;
 Lý do và căn cứ cần phải áp dụng biện pháp cấm/tạm hoãn xuất cảnh;
 Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Viết đơn yêu cầu ngăn chặn xuất cảnh
>>>Xem thêm: Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trọng vụ án dân sự
Thẩm quyền giải quyết
 Tòa án
Trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu ngăn chặn xuất cảnh trước khi mở phiên tòa thì trong thời
hạn 03 ngày làm việc Thẩm phán phải xem xét đơn yêu cầu và các chứng cứ kèm theo chứng
minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp này.
Trường hợp đơn yêu cầu áp ngăn chặn xuất cảnh chưa đầy đủ nội dung thì Thẩm phán phải yêu
cầu sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu. Sau khi xem xét đơn yêu cầu, các tài liệu, chứng cứ và nghe
trình bày của người yêu cầu, người bị áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh (nếu có), Thẩm phán
phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ; nếu không
chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu
cầu.
Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu ngăn chặn xuất cảnh tại phiên tòa thì Hội đồng
xét xử xem xét, thảo luận, giải quyết tại phòng xử án, tùy từng trường hợp mà Hội đồng xét xử
giải quyết như sau:
 Nếu chấp nhận yêu cầu thì Hội đồng xét xử ra ngay quyết định áp dụng biện pháp cấm
xuất cảnh;
 Nếu tài liệu, chứng cứ chứng minh cho sự cần thiết áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh
chưa đầy đủ, Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa trong thời hạn 02 ngày làm việc và đề
nghị người có yêu cầu ngăn chặn xuất cảnh cung cấp bổ sung chứng cứ;
 Nếu không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh thì Hội đồng xét xử phải
thông báo ngay cho người yêu cầu tại phòng xử án và phải được ghi vào biên bản phiên
tòa.
Như vậy, nếu chấp thuận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của đương sự thì Tòa án
sẽ ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Mẫu số 17 dành cho Thẩm
phán hoặc Mẫu số 18 dành cho Hội đồng xét xử (ban hành đính kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-
HĐTP).
 Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, quyết định tạm hoãn xuất cảnh của Thủ trưởng, Phó
thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước
khi thi hành. Bên cạnh đó, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết
nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình
sự. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi
tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
Theo đó, Cơ quan điều tra sẽ ban hành Mẫu số 42 về quyết định tạm hoãn xuất cảnh (ban hành
đính kèm Thông tư 61/2017/TT-BCA) và Viện kiểm sát sẽ ban hành Mẫu số 54 về quyết định
tạm hoãn xuất cảnh (ban hành đính kèm Quyết định 15/QĐ-VKSTC 2018).
 Cơ quan thi hành án
Theo quy định tại Điều 51 Nghị định 62/2015/NĐ-CP thì Cơ quan thi hành án xem xét việc tạm
hoãn xuất cảnh đối với cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định thì được
áp dụng đối với người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó.
Cơ quan thi hành án cũng cần xem xét đối với người phải thi hành án đang có nghĩa vụ thi hành
bản án, quyết định về tiền, tài sản có thuộc sáu trường hợp thể không bị xem xét tạm hoãn xuất
cảnh hay không như sau: (1) Có đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ và đã ủy quyền cho người khác
thay mặt họ giải quyết việc thi hành án liên quan đến tài sản đó; việc ủy quyền phải có công
chứng và không được hủy ngang; (2) Đã ủy quyền cho người khác mà người được ủy quyền có
đủ tài sản và cam kết thi hành thay nghĩa vụ của người ủy quyền; việc ủy quyền phải có công
chứng và không được hủy ngang; (3) Có sự đồng ý của người được thi hành án; (4) Hết thời hiệu
yêu cầu thi hành án mà không có căn cứ chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn; (5) Là người
nước ngoài phạm tội ít nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập
tại Việt Nam, có đơn cam kết thực hiện nghĩa vụ sau khi về nước; và (6) Có văn bản của cơ quan
Công an hoặc cơ quan đại diện ngoại giao đề nghị cho xuất cảnh trong trường hợp cá nhân là
người phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo
hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam nhưng không được người được thi hành án cho
xuất cảnh hoặc không xác định được địa chỉ của người được thi hành án hoặc người được thi
hành án là người nước ngoài đã về nước và các trường hợp đặc biệt khác.
Sau đó, Cơ quan thi hành án ban hành Mẫu B 47a-THADS quyết định về việc tạm hoãn xuất
cảnh đối với người Việt Nam hoặc Mẫu B 47-THADS quyết định về việc tạm hoãn xuất cảnh
đối với người nước ngoài (ban hành đính kèm Thông tư 01/2016/TT-BTP).
>>>Xem thêm: Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Tố Tụng Trọng Tài
Thông tin liên hệ Luật sư
Tư vấn trực tiếp
Trường hợp quý khách gặp phải tình huống có nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều quy
định pháp luật khác nhau và cần nhanh chóng xử lý, quý khách hàng có thể đến văn phòng của
chúng tôi để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp tại một trong hai địa chỉ sau:
 Trụ sở chính Quận 3: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường
05, Quận 03, Tp Hồ Chí Minh.
 Văn phòng giao dịch Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình
Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.
Tư vấn trực tuyến
Để nhận được sự tư vấn của Luật sư một cách nhanh chóng nhất, quý khách vui lòng liên hệ qua
Hotline 1900.63.63.87. Ngoài ra, Công ty Luật Long Phan PMT còn nhận các thắc mắc của
khách hàng thông qua những hình thức khác:
 Email: chuyentuvanluat@gmail.com
 Fanpage: Chuyên tư vấn pháp luật
 Kênh youtube: Công ty Luật Long Phan PMT
Trên đây là tư vấn về Thẩm quyền cấm xuất cảnh và trình tự, thủ tục yêu cầu cấm xuất cảnh.
Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần tư vấn pháp luật lao động vui
lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ nhanh
nhất và kịp thời. Xin cảm ơn!
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng
khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui
lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

More Related Content

Similar to Thẩm quyền cấm xuất cảnh và trình tự thủ tục yêu cầu cấm xuất cảnh

Similar to Thẩm quyền cấm xuất cảnh và trình tự thủ tục yêu cầu cấm xuất cảnh (20)

Thủ tục khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Thủ tục khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thờiThủ tục khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Thủ tục khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
 
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinhHoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
 
Ky nang giai quyet vu an hanh chinh (chuong trinh dao tao tham phan)
Ky nang giai quyet vu an hanh chinh (chuong trinh dao tao tham phan)Ky nang giai quyet vu an hanh chinh (chuong trinh dao tao tham phan)
Ky nang giai quyet vu an hanh chinh (chuong trinh dao tao tham phan)
 
Các Biện Pháp Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Theo Pháp
Các Biện Pháp Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Theo PhápCác Biện Pháp Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Theo Pháp
Các Biện Pháp Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Theo Pháp
 
Tham phan-khong-chiu-ap-dung-bien-phap-khan-cap-tam-thoi-thi-lam-gi
Tham phan-khong-chiu-ap-dung-bien-phap-khan-cap-tam-thoi-thi-lam-giTham phan-khong-chiu-ap-dung-bien-phap-khan-cap-tam-thoi-thi-lam-gi
Tham phan-khong-chiu-ap-dung-bien-phap-khan-cap-tam-thoi-thi-lam-gi
 
Quy Định Của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Về Bắt Người, Thực Tiễn Thi Hành Và Hướn...
Quy Định Của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Về Bắt Người, Thực Tiễn Thi Hành Và Hướn...Quy Định Của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Về Bắt Người, Thực Tiễn Thi Hành Và Hướn...
Quy Định Của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Về Bắt Người, Thực Tiễn Thi Hành Và Hướn...
 
Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự Việt Nam và đề xuất hoàn thiện.doc
Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự Việt Nam và đề xuất hoàn thiện.docBiện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự Việt Nam và đề xuất hoàn thiện.doc
Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự Việt Nam và đề xuất hoàn thiện.doc
 
Quy Định Của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Về Bắt Người, Thực Tiễn Thi Hành Và Hướn...
Quy Định Của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Về Bắt Người, Thực Tiễn Thi Hành Và Hướn...Quy Định Của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Về Bắt Người, Thực Tiễn Thi Hành Và Hướn...
Quy Định Của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Về Bắt Người, Thực Tiễn Thi Hành Và Hướn...
 
Hướng dẫn thủ tục khiếu nại kết luận điều tra vụ án hình sự
Hướng dẫn thủ tục khiếu nại kết luận điều tra vụ án hình sựHướng dẫn thủ tục khiếu nại kết luận điều tra vụ án hình sự
Hướng dẫn thủ tục khiếu nại kết luận điều tra vụ án hình sự
 
02 vbhn vpqh-184055
02 vbhn vpqh-18405502 vbhn vpqh-184055
02 vbhn vpqh-184055
 
Văn bản thừa phát lại
Văn bản thừa phát lạiVăn bản thừa phát lại
Văn bản thừa phát lại
 
PPT. BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG TTHS.pptx
PPT. BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG TTHS.pptxPPT. BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG TTHS.pptx
PPT. BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG TTHS.pptx
 
Biện Pháp Phong Tỏa Tài Khoản Trong Thi Hành Án Dân Sự.
Biện Pháp Phong Tỏa Tài Khoản Trong Thi Hành Án Dân Sự.Biện Pháp Phong Tỏa Tài Khoản Trong Thi Hành Án Dân Sự.
Biện Pháp Phong Tỏa Tài Khoản Trong Thi Hành Án Dân Sự.
 
Cơ Sở Lý Luận Biện Pháp Phong Tỏa Tài Khoản Trong Thi Hành Án Dân Sự.
Cơ Sở Lý Luận Biện Pháp Phong Tỏa Tài Khoản Trong Thi Hành Án Dân Sự.Cơ Sở Lý Luận Biện Pháp Phong Tỏa Tài Khoản Trong Thi Hành Án Dân Sự.
Cơ Sở Lý Luận Biện Pháp Phong Tỏa Tài Khoản Trong Thi Hành Án Dân Sự.
 
Cơ Sở Lý Luận Biện Pháp Phong Tỏa Tài Khoản Trong Thi Hành Án Dân Sự.
Cơ Sở Lý Luận Biện Pháp Phong Tỏa Tài Khoản Trong Thi Hành Án Dân Sự.Cơ Sở Lý Luận Biện Pháp Phong Tỏa Tài Khoản Trong Thi Hành Án Dân Sự.
Cơ Sở Lý Luận Biện Pháp Phong Tỏa Tài Khoản Trong Thi Hành Án Dân Sự.
 
Bắt Người Trong Tố Tụng Hình Sự Và Việc Hoàn Thiện Pháp Luật Nhằm Nâng Cao Hi...
Bắt Người Trong Tố Tụng Hình Sự Và Việc Hoàn Thiện Pháp Luật Nhằm Nâng Cao Hi...Bắt Người Trong Tố Tụng Hình Sự Và Việc Hoàn Thiện Pháp Luật Nhằm Nâng Cao Hi...
Bắt Người Trong Tố Tụng Hình Sự Và Việc Hoàn Thiện Pháp Luật Nhằm Nâng Cao Hi...
 
Hướng dẫn thủ tục khởi kiện quyết định hành chính về thuế đối với doanh nghiệp
Hướng dẫn thủ tục khởi kiện quyết định hành chính về thuế đối với doanh nghiệpHướng dẫn thủ tục khởi kiện quyết định hành chính về thuế đối với doanh nghiệp
Hướng dẫn thủ tục khởi kiện quyết định hành chính về thuế đối với doanh nghiệp
 
Từ Điển Pháp Lý
Từ Điển Pháp LýTừ Điển Pháp Lý
Từ Điển Pháp Lý
 
Tu dien-phap-ly
Tu dien-phap-lyTu dien-phap-ly
Tu dien-phap-ly
 
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Tra Công Tác Thi Hành Án Dân Sự.
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Tra Công Tác Thi Hành Án Dân Sự.Cơ Sở Lý Luận Kiểm Tra Công Tác Thi Hành Án Dân Sự.
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Tra Công Tác Thi Hành Án Dân Sự.
 

More from Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng

More from Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng (20)

Xử lý phần vốn góp/cổ phần trong doanh nghiệp khi chủ sở hữu chết
Xử lý phần vốn góp/cổ phần trong doanh nghiệp khi chủ sở hữu chếtXử lý phần vốn góp/cổ phần trong doanh nghiệp khi chủ sở hữu chết
Xử lý phần vốn góp/cổ phần trong doanh nghiệp khi chủ sở hữu chết
 
Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...
Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...
Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...
 
Điều khoản lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế
Điều khoản lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tếĐiều khoản lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế
Điều khoản lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế
 
Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...
Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...
Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...
 
Thủ tục chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty cổ phần
Thủ tục chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty cổ phầnThủ tục chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty cổ phần
Thủ tục chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty cổ phần
 
Các lưu ý về con dấu của doanh nghiệp theo luật mới năm 2021
Các lưu ý về con dấu của doanh nghiệp theo luật mới năm 2021Các lưu ý về con dấu của doanh nghiệp theo luật mới năm 2021
Các lưu ý về con dấu của doanh nghiệp theo luật mới năm 2021
 
Thủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
Thủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứThủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
Thủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
 
Nhung noi dung nao bat buoc phai co trong dieu le doanh nghiep 2020
Nhung noi dung nao bat buoc phai co trong dieu le doanh nghiep 2020Nhung noi dung nao bat buoc phai co trong dieu le doanh nghiep 2020
Nhung noi dung nao bat buoc phai co trong dieu le doanh nghiep 2020
 
Vai trò của luật sư khi tham gia giao dịch nhà đất
Vai trò của luật sư khi tham gia giao dịch nhà đấtVai trò của luật sư khi tham gia giao dịch nhà đất
Vai trò của luật sư khi tham gia giao dịch nhà đất
 
Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?
Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?
Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?
 
Phân biệt tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh và giải thể doanh nghiệp theo Luật D...
Phân biệt tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh và giải thể doanh nghiệp theo Luật D...Phân biệt tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh và giải thể doanh nghiệp theo Luật D...
Phân biệt tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh và giải thể doanh nghiệp theo Luật D...
 
Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội trong phát triển sản phẩm y tế phòng chốn...
Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội trong phát triển sản phẩm y tế phòng chốn...Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội trong phát triển sản phẩm y tế phòng chốn...
Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội trong phát triển sản phẩm y tế phòng chốn...
 
Chính sách điều chuyển lao động đúng luật
Chính sách điều chuyển lao động đúng luậtChính sách điều chuyển lao động đúng luật
Chính sách điều chuyển lao động đúng luật
 
Thỏa thuận về điều kiện tặng cho tài sản trong hợp đồng tặng cho
Thỏa thuận về điều kiện tặng cho tài sản trong hợp đồng tặng choThỏa thuận về điều kiện tặng cho tài sản trong hợp đồng tặng cho
Thỏa thuận về điều kiện tặng cho tài sản trong hợp đồng tặng cho
 
Từ sự cố của tay vợt Djokovic - Bàn về quyền con người trong mùa dịch Covid-19
Từ sự cố của tay vợt Djokovic - Bàn về quyền con người trong mùa dịch Covid-19Từ sự cố của tay vợt Djokovic - Bàn về quyền con người trong mùa dịch Covid-19
Từ sự cố của tay vợt Djokovic - Bàn về quyền con người trong mùa dịch Covid-19
 
Biện pháp bảo đảm khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Biện pháp bảo đảm khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thờiBiện pháp bảo đảm khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Biện pháp bảo đảm khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
 
Thủ tục doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài phá sản tại Việt Nam
Thủ tục doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài phá sản tại Việt NamThủ tục doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài phá sản tại Việt Nam
Thủ tục doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài phá sản tại Việt Nam
 
Điều khoản thu nhập từ hiệu suất trong hợp đồng lao động
Điều khoản thu nhập từ hiệu suất trong hợp đồng lao độngĐiều khoản thu nhập từ hiệu suất trong hợp đồng lao động
Điều khoản thu nhập từ hiệu suất trong hợp đồng lao động
 
Cách tính án phí trong vụ án dân sự vừa có giá ngạch vừa không có giá ngạch
Cách tính án phí trong vụ án dân sự vừa có giá ngạch vừa không có giá ngạchCách tính án phí trong vụ án dân sự vừa có giá ngạch vừa không có giá ngạch
Cách tính án phí trong vụ án dân sự vừa có giá ngạch vừa không có giá ngạch
 
Ủy quyền bán nhà đất khi đang ở nước ngoài
Ủy quyền bán nhà đất khi đang ở nước ngoàiỦy quyền bán nhà đất khi đang ở nước ngoài
Ủy quyền bán nhà đất khi đang ở nước ngoài
 

Thẩm quyền cấm xuất cảnh và trình tự thủ tục yêu cầu cấm xuất cảnh

  • 1. Thẩm quyền cấm xuất cảnh và trình tự thủ tục yêu cầu cấm xuất cảnh Với xu thế phát triển và hội nhập thế giới hiện nay, người dân không chỉ sống và làm việc trong nước mà còn đi ra nước ngoài để học hỏi, làm việc. Việc xuất cảnh ra nước ngoài được Nhà nước ủng hộ và thúc đẩy, nó không chỉ là cách giúp mọi người giao lưu văn hóa mà còn là cách thúc đẩy phát triển kinh tế, đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bị cấm xuất cảnh. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về Thẩm quyền cấm xuất cảnh và trình tự thủ tục yêu cầu cấm xuất cảnh, kính mời các bạn cùng theo dõi. Xuất cảnh là ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để ra nước ngoài Các hành vi bị cấm xuất cảnh Cấm xuất cảnh là một trong những biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Biện pháp này được áp dụng nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để đảm bảo việc thi hành án. Theo đó, Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi 2014 cũng đề cập đến thuật ngữ cấm xuất cảnh. Trong khi đó, tại Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về các biện pháp ngăn chặn có bao gồm biện pháp tạm hoãn xuất cảnh. Cụ thể khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh. Ngoài ra, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 cũng đề cập đến thuật ngữ
  • 2. tạm hoãn xuất cảnh, cụ thể đây là việc dừng, không được xuất cảnh có thời hạn đối với công dân Việt Nam. Như vậy, có thể nhận thấy rằng trong quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Thi hành án dân sự và Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam đã có sự không thống nhất về cách sử dụng các thuật ngữ pháp lý. Mặc dù vậy nhưng về bản chất, cấm xuất cảnh hay tạm hoãn xuất cảnh đều có thể hiểu là việc không được xuất cảnh có thời hạn đối với công dân. Các đối tượng và hành vi bị cấm hay tạm hoãn xuất cảnh được quy định tại Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 bao gồm:  Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;  Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự;  Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án;  Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án;  Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;  Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;  Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;  Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh;  Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. Thẩm quyền cấm xuất cảnh Thẩm quyền quyết định cấm xuất cảnh được quy định tại Điều 37 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 (được hướng dẫn bởi Thông tư 79/2020/TT-BCA) bao gồm ba chủ thể sau: Tòa án; Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; Cơ quan thi hành án.  Thẩm quyền cấm xuất cảnh của Tòa án trong vụ án dân sự
  • 3. Điều 128 BLTTDS 2015 quy định cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ được áp dụng nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để bảo đảm việc thi hành án. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24/9/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của BLTTDS thì việc Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh chỉ được áp dụng khi có đủ hai căn cứ sau đây: (1) Người bị áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh là đương sự đang bị đương sự khác yêu cầu Tòa án buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ; và (2) Việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để bảo đảm việc thi hành án. Như vậy, Tòa án là chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ. Cụ thể tại Điều 112 BLTTDS 2015 quy định: trước khi mở phiên tòa thì việc áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh do một Thẩm phán xem xét, quyết định; tại phiên tòa thì việc áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định. Tòa án có thẩm quyền ra quyết định cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ >>>Xem thêm: Thủ tục ngăn chặn khẩn cấp người có nghĩa vụ bỏ trốn ra nước ngoài  Thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án trong vụ án hình sự Theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân, Hội đồng xét xử và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh. Các chủ thể nêu trên có quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh khi có
  • 4. căn cứ xác định việc xuất cảnh của các đối tượng sau đây có dấu hiệu bỏ trốn: (1) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ; và (2) Bị can, bị cáo. Bên cạnh đó, đối với loại đối tượng này cần phải đáp ứng hai yếu tố là có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ thì mới được quyết định tạm hoãn xuất cảnh.  Thẩm quyền cấm xuất cảnh của Cơ quan Thi hành án dân sự Liên quan đến việc cấm xuất cảnh đối với người phải thi hành án, trong hệ thống pháp luật chuyên ngành về thi hành án dân sự có quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 62/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 15 Điều 1 Nghị định 33/2020/NĐ-CP như sau: cấm xuất cảnh có thể được áp dụng đối với phải thi hành án chưa thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án theo bản án, quyết định. Theo đó, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về tạm hoãn xuất cảnh và gửi cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khi thuộc một trong các trường hợp sau:  Có yêu cầu của người được thi hành án;  Có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân hoặc để đảm bảo việc thi hành án. Bên cạnh đó, việc tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, giải tỏa, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh. Trình tự, thủ tục yêu cầu cấm xuất cảnh Mẫu đơn yêu cầu ngăn chặn xuất cảnh Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của đương sự trong vụ án dân sự, Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn của đương sự trong vụ án hình sự và Đơn yêu cầu cơ quan thi hành ngăn chặn việc xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ phải thi hành án gồm những nội dung cơ bản sau đây:  Ngày, tháng, năm làm đơn;  Cơ quan tiếp nhận và xử lý đơn;  Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp cấm/tạm hoãn xuất cảnh;  Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp cấm/tạm hoãn xuất cảnh;  Tóm tắt nội dung tranh chấp/tóm tắt nội dung vụ án;  Lý do và căn cứ cần phải áp dụng biện pháp cấm/tạm hoãn xuất cảnh;  Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo.
  • 5. Viết đơn yêu cầu ngăn chặn xuất cảnh >>>Xem thêm: Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trọng vụ án dân sự Thẩm quyền giải quyết  Tòa án Trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu ngăn chặn xuất cảnh trước khi mở phiên tòa thì trong thời hạn 03 ngày làm việc Thẩm phán phải xem xét đơn yêu cầu và các chứng cứ kèm theo chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp này. Trường hợp đơn yêu cầu áp ngăn chặn xuất cảnh chưa đầy đủ nội dung thì Thẩm phán phải yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu. Sau khi xem xét đơn yêu cầu, các tài liệu, chứng cứ và nghe trình bày của người yêu cầu, người bị áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh (nếu có), Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu. Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu ngăn chặn xuất cảnh tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét, thảo luận, giải quyết tại phòng xử án, tùy từng trường hợp mà Hội đồng xét xử giải quyết như sau:  Nếu chấp nhận yêu cầu thì Hội đồng xét xử ra ngay quyết định áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh;  Nếu tài liệu, chứng cứ chứng minh cho sự cần thiết áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh chưa đầy đủ, Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa trong thời hạn 02 ngày làm việc và đề nghị người có yêu cầu ngăn chặn xuất cảnh cung cấp bổ sung chứng cứ;
  • 6.  Nếu không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh thì Hội đồng xét xử phải thông báo ngay cho người yêu cầu tại phòng xử án và phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Như vậy, nếu chấp thuận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của đương sự thì Tòa án sẽ ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Mẫu số 17 dành cho Thẩm phán hoặc Mẫu số 18 dành cho Hội đồng xét xử (ban hành đính kèm Nghị quyết 01/2017/NQ- HĐTP).  Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, quyết định tạm hoãn xuất cảnh của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành. Bên cạnh đó, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Theo đó, Cơ quan điều tra sẽ ban hành Mẫu số 42 về quyết định tạm hoãn xuất cảnh (ban hành đính kèm Thông tư 61/2017/TT-BCA) và Viện kiểm sát sẽ ban hành Mẫu số 54 về quyết định tạm hoãn xuất cảnh (ban hành đính kèm Quyết định 15/QĐ-VKSTC 2018).  Cơ quan thi hành án Theo quy định tại Điều 51 Nghị định 62/2015/NĐ-CP thì Cơ quan thi hành án xem xét việc tạm hoãn xuất cảnh đối với cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định thì được áp dụng đối với người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó. Cơ quan thi hành án cũng cần xem xét đối với người phải thi hành án đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định về tiền, tài sản có thuộc sáu trường hợp thể không bị xem xét tạm hoãn xuất cảnh hay không như sau: (1) Có đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ và đã ủy quyền cho người khác thay mặt họ giải quyết việc thi hành án liên quan đến tài sản đó; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang; (2) Đã ủy quyền cho người khác mà người được ủy quyền có đủ tài sản và cam kết thi hành thay nghĩa vụ của người ủy quyền; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang; (3) Có sự đồng ý của người được thi hành án; (4) Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án mà không có căn cứ chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn; (5) Là người nước ngoài phạm tội ít nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam, có đơn cam kết thực hiện nghĩa vụ sau khi về nước; và (6) Có văn bản của cơ quan Công an hoặc cơ quan đại diện ngoại giao đề nghị cho xuất cảnh trong trường hợp cá nhân là người phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam nhưng không được người được thi hành án cho xuất cảnh hoặc không xác định được địa chỉ của người được thi hành án hoặc người được thi hành án là người nước ngoài đã về nước và các trường hợp đặc biệt khác. Sau đó, Cơ quan thi hành án ban hành Mẫu B 47a-THADS quyết định về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với người Việt Nam hoặc Mẫu B 47-THADS quyết định về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài (ban hành đính kèm Thông tư 01/2016/TT-BTP). >>>Xem thêm: Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Tố Tụng Trọng Tài Thông tin liên hệ Luật sư
  • 7. Tư vấn trực tiếp Trường hợp quý khách gặp phải tình huống có nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều quy định pháp luật khác nhau và cần nhanh chóng xử lý, quý khách hàng có thể đến văn phòng của chúng tôi để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp tại một trong hai địa chỉ sau:  Trụ sở chính Quận 3: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 03, Tp Hồ Chí Minh.  Văn phòng giao dịch Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh. Tư vấn trực tuyến Để nhận được sự tư vấn của Luật sư một cách nhanh chóng nhất, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87. Ngoài ra, Công ty Luật Long Phan PMT còn nhận các thắc mắc của khách hàng thông qua những hình thức khác:  Email: chuyentuvanluat@gmail.com  Fanpage: Chuyên tư vấn pháp luật  Kênh youtube: Công ty Luật Long Phan PMT Trên đây là tư vấn về Thẩm quyền cấm xuất cảnh và trình tự, thủ tục yêu cầu cấm xuất cảnh. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần tư vấn pháp luật lao động vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn! *Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.