SlideShare a Scribd company logo
1 of 6
Các lưu ý về con dấu của doanh nghiệp
theo luật mới năm 2021
Cùng với việc Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, hàng loạt các
quy định về doanh nghiệp, trong đó có việc sử dụng con dấu của doanh nghiệp đều có sự thay
đổi. Để giúp cho Quý doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với những quy định mới của pháp
luật, Chuyên tư vấn luật xin điểm qua một số thay đổi cần các lưu ý về con dấu của doanh
nghiệp theo luật mới năm 2021 như sau:
Con dấu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành
Số lượng, hình thức, nội dung mẫu con dấu doanh nghiệp
Thẩm quyền quyết định
Theo quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Doanh
nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung, mẫu và số lượng con dấu của doanh nghiệp,
chi nhánh, văn phòng đại diện. Cụ thể: chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân;
Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh; Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối
với công ty trách nhiệm hữu hạn; Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần (trừ trường hợp Điều
lệ công ty có quy định khác).
Số lượng, mẫu con dấu
Doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu thay vì chỉ có một con dấu như quy định của luật cũ. Về
hình mẫu của con dấu, doanh nghiệp cũng có quyền tự quyết về hình dáng (hình tròn, hình
vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình thang, hình thoi, hình elip hay các hình đa giác khác),
màu sắc cũng như kích thước. Tuy nhiên, tất cả những con dấu của doanh nghiệp phải đồng bộ,
giống nhau về hình thức lẫn nội dung.
>>>Xem thêm: Chi nhánh có được cấp con dấu riêng
Nội dung con dấu
Doanh nghiệp hoàn toàn có quyền quyết định nội dung của con dấu, không yêu cầu bắt buộc có
hai thông tin là tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp như trước đây. Theo đó, có thể thêm
vào con dấu các nội dung như logo, slogan hay những nội dung khác.
Những điều cấm khi làm con dấu
Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực trao cho doanh nghiệp quyền tự quyết về con dấu của
mình, đồng nghĩa với những quy định về hình ảnh, ngôn ngữ không được sử dụng trong nội dung
mẫu con dấu tại Điều 14 Nghị định 96/2015/NĐ-CP cũng bị hết hiệu lực cùng nghị định này.
Tuy nhiên, dựa trên thực tiễn và các văn bản liên quan như Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản
lý và sử dụng con dấu, Chuyên tư vấn luật vẫn khuyến khích Qúy doanh nghiệp không nên sử
dụng những hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu sau đây trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu.
Bởi lẽ, xét cho cùng “quyền tự quyết” của doanh nghiệp cũng phải nằm trong khuôn khổ của
pháp luật.
 Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
 Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần
phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
>>>Xem thêm: Thủ tục thành lập một chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam
Những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020 về con dấu
doanh nghiệp
Công nhận chữ ký số là dấu của doanh nghiệp
Tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 đã ghi nhận tên điều luật là “Dấu của doanh nghiệp” trong
khi Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định nội dung này với tên “Con dấu của doanh
nghiệp”. Sự khác biệt này chính từ sự ghi nhận hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật
về giao dịch điện tử là một hình thức mới của dấu doanh nghiệp.
Khoản 1 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định 02 hình thức của dấu doanh nghiệp, gồm có
dấu được làm tại cơ sở khắc dấu và dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về
giao dịch điện tử. Khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật
Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số thì “chữ ký số” là một dạng chữ
ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không
đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có
thể xác định được chính xác: Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương
ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa; Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu
kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên. Như vậy, từ ngày 01/01/2021, chữ ký số được công
nhận là một hình thức dấu của doanh nghiệp. Quy định này là phù hợp với xu thế phát triển.
Hiện nay trên thế giới nhiều quốc gia đã bỏ yêu cầu phải có con dấu trong hoạt động của doanh
nghiệp. Đây là bước đi cần thiết và là xu thế tất yếu để Việt Nam hướng đến môi trường kinh
doanh năng động.
Chữ ký số - Con dấu của doanh nghiệp
Doanh nghiệp được quyền tự quyết đối với con dấu
Trước đây, pháp luật hiện hành không cho phép doanh nghiệp quyết định dấu của chi nhánh, Văn
phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp mà dấu của các đơn vị này sẽ do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định. Hiện nay, tại khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy
định rõ doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp,
chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp. Theo đó, pháp luật trao toàn
quyền quyết định về dấu cho doanh nghiệp. Đây là một trong những quy định phù hợp với xu thế
độc lập và tiến bộ cho các doanh nghiệp hiện nay.
Không cần thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng
Theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 thì trước khi sử dụng, doanh nghiệp
có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên
Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 đã bỏ
quy định này tại Luật Doanh nghiệp 2014. Theo khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 thì
trước khi sử dụng, doanh nghiệp không phải thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp với cơ quan
đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
như quy định của pháp luật hiện hành. Đây là quy định mới tiến bộ, phù hợp với quá trình đơn
giản hóa các thủ tục hành chính. Điều này được cộng đồng doanh nghiệp quan tâm, ủng hộ vì
không chỉ giảm được thời gian và công sức của mình mà còn giảm được gánh nặng cho cơ quan
nhà nước có thẩm quyền trong quá trình hoàn thành các thủ tục cho doanh nghiệp. Đây được coi
như hành động nhà nước chính thức “trả con dấu cho doanh nghiệp”, giao cho doanh nghiệp toàn
quyền việc quản lý và sử dụng con dấu với tư cách là tài sản riêng của mình.
>>>Xem thêm: Thủ tục sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Thay đổi liên quan đến việc quản lý, lưu trữ và sử dụng con dấu
Nếu như Luật Doanh nghiệp 2014 quy định con dấu được quản lý và lưu giữ theo Điều lệ công
ty thì tại khoản 3 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị
khác của doanh nghiệp có thể tự ban hành quy chế đối với việc sử dụng con dấu của mình.
Bên cạnh đó, quy định mới còn hạn chế trường hợp sử dụng dấu của doanh nghiệp. Luật Doanh
nghiệp 2014 cho phép con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật
hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu. Nhưng từ ngày 01/01/2021, hai bên
trong giao dịch sẽ không được thỏa thuận về việc sử dụng con dấu mà chỉ được sử dụng con dấu
trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Điều kiện để sử dụng con dấu
Trước đây, để sử dụng con dấu, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện tiên quyết đó là gửi thông
báo mẫu con dấu tới cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc
gia về đăng ký doanh nghiệp. Tuy hiện tại, Luật Doanh nghiệp đã không còn quy định bắt buộc
này nữa để giao toàn quyền xử lý cho doanh nghiệp, thế nhưng Qúy doanh nghiệp cũng cần chú
ý đến một số điều để sử dụng con dấu như sau:
 Có con dấu thống nhất về nội dung và hình thức. Theo quy định mới doanh nghiệp được
quyền tự quyết định số lượng, hình thức, nội dung mẫu dấu nhưng vẫn phải đảm bảo sự
thống nhất chung giữa các con dấu.
 Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn
vị khác của doanh nghiệp có dấu phải có quy định về quản lý, sử dụng và lưu giữ con
dấu.
Điều kiện để sử dụng con dấu
Quy định về quản lý và sử dụng con dấu doanh nghiệp
Tại khoản 3 điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu
thực hiện theo quy định của điều lệ công ty. Do vậy việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu chỉ
được quy định trong bản điều lệ của công ty mà không không được mở rộng quy định trong các
quy chế của doanh nghiệp, chi nhánh hay văn phòng đại diện. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp
2020 ra đời, tại khoản 3 Điều 43 quy định việc quản lý và lưu giữ dấu được thực hiện theo quy
định của điều lệ công ty hoặc theo quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc
đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Theo đó, trường hợp chi nhánh văn phòng đại
diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp tự ban hành dấu thì tự quy định về quy chế quản lý và
lưu giữ dấu của mình mà không phụ thuộc vào điều lệ công ty.
Mặt khác, Luật Doanh nghiệp 2020 cũng có quy định rõ trong các giao dịch của doanh nghiệp,
các bên sẽ không được thỏa thuận về việc sử dụng con dấu mà chỉ được sử dụng con dấu trong
các giao dịch theo quy định của pháp luật. Song, hiện tại vẫn chưa có một văn bản quy phạm
pháp luật nào cụ thể buộc doanh nghiệp phải đóng dấu vào văn bản do mình phát hành hoặc
tham gia ký kết (ngoại trừ Thông tư 04/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ, thông tư này dành cho các
cơ quan nhà nước). Do đó, trong giao dịch có con dấu cũng được mà không có cũng không sao.
Tuy nhiên trên thực tế, các doanh nghiệp cũng không thể bỏ được thói quen sử dụng con dấu
trong giao dịch của mình theo luật cũ.
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến các lưu ý về con dấu của doanh nghiệp theo luật mới
năm 2021. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng
liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DOANH
NGHIỆP tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn.
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng
khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui
lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

More Related Content

Similar to Các lưu ý về con dấu của doanh nghiệp theo luật mới năm 2021

N4 - SÁP NHẬP VÀ CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP.docx
N4 - SÁP NHẬP VÀ CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP.docxN4 - SÁP NHẬP VÀ CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP.docx
N4 - SÁP NHẬP VÀ CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP.docx
phambaohan34
 

Similar to Các lưu ý về con dấu của doanh nghiệp theo luật mới năm 2021 (20)

Thủ tục thành lập doanh nghiệp trong ngành, nghề kinh doanh, HAY
Thủ tục thành lập doanh nghiệp trong ngành, nghề kinh doanh, HAYThủ tục thành lập doanh nghiệp trong ngành, nghề kinh doanh, HAY
Thủ tục thành lập doanh nghiệp trong ngành, nghề kinh doanh, HAY
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công TyBáo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty
 
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nayGiá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay
 
Cơ sở lý luận về con dấu của doanh nghiệp
Cơ sở lý luận về con dấu của doanh nghiệpCơ sở lý luận về con dấu của doanh nghiệp
Cơ sở lý luận về con dấu của doanh nghiệp
 
Hoạt động về tư vấn hoàn thành doanh nghiệp tại văn phòng luật sư ...
Hoạt động về tư vấn hoàn thành doanh nghiệp tại văn phòng luật sư  ...Hoạt động về tư vấn hoàn thành doanh nghiệp tại văn phòng luật sư  ...
Hoạt động về tư vấn hoàn thành doanh nghiệp tại văn phòng luật sư ...
 
Chuyên Đề Thực Tập Thực Trạng Quy Định Của Pháp Luật Về Công Ty
Chuyên Đề Thực Tập Thực Trạng Quy Định Của Pháp Luật Về Công TyChuyên Đề Thực Tập Thực Trạng Quy Định Của Pháp Luật Về Công Ty
Chuyên Đề Thực Tập Thực Trạng Quy Định Của Pháp Luật Về Công Ty
 
Khóa Luận Pháp Luật Về Đăng Ký Kinh Doanh Và Thực Tiễn Tại Hải Phòng.doc
Khóa Luận Pháp Luật Về Đăng Ký Kinh Doanh Và Thực Tiễn Tại Hải Phòng.docKhóa Luận Pháp Luật Về Đăng Ký Kinh Doanh Và Thực Tiễn Tại Hải Phòng.doc
Khóa Luận Pháp Luật Về Đăng Ký Kinh Doanh Và Thực Tiễn Tại Hải Phòng.doc
 
Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại công ty Thuốc lá, 9đ
Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại công ty Thuốc lá, 9đ Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại công ty Thuốc lá, 9đ
Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại công ty Thuốc lá, 9đ
 
N4 - SÁP NHẬP VÀ CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP.docx
N4 - SÁP NHẬP VÀ CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP.docxN4 - SÁP NHẬP VÀ CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP.docx
N4 - SÁP NHẬP VÀ CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP.docx
 
Hướng dẫn các bước thành lập công ty TNHH 2 thành viên đơn giản
Hướng dẫn các bước thành lập công ty TNHH 2 thành viên đơn giảnHướng dẫn các bước thành lập công ty TNHH 2 thành viên đơn giản
Hướng dẫn các bước thành lập công ty TNHH 2 thành viên đơn giản
 
Chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội cần thực hiện thủ tục gì
Chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội cần thực hiện thủ tục gìChuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội cần thực hiện thủ tục gì
Chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội cần thực hiện thủ tục gì
 
Luận văn: Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật
Luận văn: Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luậtLuận văn: Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật
Luận văn: Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật
 
Đề tài: Pháp luật về luật kinh tế và luật doanh nghiệp, HAY
Đề tài: Pháp luật về luật kinh tế và luật doanh nghiệp, HAYĐề tài: Pháp luật về luật kinh tế và luật doanh nghiệp, HAY
Đề tài: Pháp luật về luật kinh tế và luật doanh nghiệp, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp, HAY
Đề tài: Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp, HAYĐề tài: Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp, HAY
Đề tài: Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp, HAY
 
Tổng quan về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
Tổng quan về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...Tổng quan về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
Tổng quan về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
 
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
 
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây DựngBáo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
 
Pháp luật về giải thể doanh nghiệp cổ phần, 9 điểm.docx
Pháp luật về giải thể doanh nghiệp cổ phần, 9 điểm.docxPháp luật về giải thể doanh nghiệp cổ phần, 9 điểm.docx
Pháp luật về giải thể doanh nghiệp cổ phần, 9 điểm.docx
 
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nayGiá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay
 
Bai 3_Sua doi bo sung BLLD 2019_MoLISA_TH 11.11.pptx
Bai 3_Sua doi bo sung BLLD 2019_MoLISA_TH 11.11.pptxBai 3_Sua doi bo sung BLLD 2019_MoLISA_TH 11.11.pptx
Bai 3_Sua doi bo sung BLLD 2019_MoLISA_TH 11.11.pptx
 

More from Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng

More from Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng (20)

Xử lý phần vốn góp/cổ phần trong doanh nghiệp khi chủ sở hữu chết
Xử lý phần vốn góp/cổ phần trong doanh nghiệp khi chủ sở hữu chếtXử lý phần vốn góp/cổ phần trong doanh nghiệp khi chủ sở hữu chết
Xử lý phần vốn góp/cổ phần trong doanh nghiệp khi chủ sở hữu chết
 
Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...
Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...
Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...
 
Điều khoản lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế
Điều khoản lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tếĐiều khoản lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế
Điều khoản lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế
 
Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...
Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...
Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...
 
Thủ tục chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty cổ phần
Thủ tục chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty cổ phầnThủ tục chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty cổ phần
Thủ tục chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty cổ phần
 
Hướng xử lý khi người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam
Hướng xử lý khi người nước ngoài phạm tội ở Việt NamHướng xử lý khi người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam
Hướng xử lý khi người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam
 
Thẩm quyền cấm xuất cảnh và trình tự thủ tục yêu cầu cấm xuất cảnh
Thẩm quyền cấm xuất cảnh và trình tự thủ tục yêu cầu cấm xuất cảnhThẩm quyền cấm xuất cảnh và trình tự thủ tục yêu cầu cấm xuất cảnh
Thẩm quyền cấm xuất cảnh và trình tự thủ tục yêu cầu cấm xuất cảnh
 
Thủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
Thủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứThủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
Thủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
 
Vai trò của luật sư khi tham gia giao dịch nhà đất
Vai trò của luật sư khi tham gia giao dịch nhà đấtVai trò của luật sư khi tham gia giao dịch nhà đất
Vai trò của luật sư khi tham gia giao dịch nhà đất
 
Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?
Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?
Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?
 
Phân biệt tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh và giải thể doanh nghiệp theo Luật D...
Phân biệt tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh và giải thể doanh nghiệp theo Luật D...Phân biệt tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh và giải thể doanh nghiệp theo Luật D...
Phân biệt tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh và giải thể doanh nghiệp theo Luật D...
 
Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội trong phát triển sản phẩm y tế phòng chốn...
Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội trong phát triển sản phẩm y tế phòng chốn...Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội trong phát triển sản phẩm y tế phòng chốn...
Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội trong phát triển sản phẩm y tế phòng chốn...
 
Chính sách điều chuyển lao động đúng luật
Chính sách điều chuyển lao động đúng luậtChính sách điều chuyển lao động đúng luật
Chính sách điều chuyển lao động đúng luật
 
Thỏa thuận về điều kiện tặng cho tài sản trong hợp đồng tặng cho
Thỏa thuận về điều kiện tặng cho tài sản trong hợp đồng tặng choThỏa thuận về điều kiện tặng cho tài sản trong hợp đồng tặng cho
Thỏa thuận về điều kiện tặng cho tài sản trong hợp đồng tặng cho
 
Từ sự cố của tay vợt Djokovic - Bàn về quyền con người trong mùa dịch Covid-19
Từ sự cố của tay vợt Djokovic - Bàn về quyền con người trong mùa dịch Covid-19Từ sự cố của tay vợt Djokovic - Bàn về quyền con người trong mùa dịch Covid-19
Từ sự cố của tay vợt Djokovic - Bàn về quyền con người trong mùa dịch Covid-19
 
Biện pháp bảo đảm khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Biện pháp bảo đảm khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thờiBiện pháp bảo đảm khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Biện pháp bảo đảm khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
 
Thủ tục doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài phá sản tại Việt Nam
Thủ tục doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài phá sản tại Việt NamThủ tục doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài phá sản tại Việt Nam
Thủ tục doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài phá sản tại Việt Nam
 
Điều khoản thu nhập từ hiệu suất trong hợp đồng lao động
Điều khoản thu nhập từ hiệu suất trong hợp đồng lao độngĐiều khoản thu nhập từ hiệu suất trong hợp đồng lao động
Điều khoản thu nhập từ hiệu suất trong hợp đồng lao động
 
Cách tính án phí trong vụ án dân sự vừa có giá ngạch vừa không có giá ngạch
Cách tính án phí trong vụ án dân sự vừa có giá ngạch vừa không có giá ngạchCách tính án phí trong vụ án dân sự vừa có giá ngạch vừa không có giá ngạch
Cách tính án phí trong vụ án dân sự vừa có giá ngạch vừa không có giá ngạch
 
Ủy quyền bán nhà đất khi đang ở nước ngoài
Ủy quyền bán nhà đất khi đang ở nước ngoàiỦy quyền bán nhà đất khi đang ở nước ngoài
Ủy quyền bán nhà đất khi đang ở nước ngoài
 

Các lưu ý về con dấu của doanh nghiệp theo luật mới năm 2021

  • 1. Các lưu ý về con dấu của doanh nghiệp theo luật mới năm 2021 Cùng với việc Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, hàng loạt các quy định về doanh nghiệp, trong đó có việc sử dụng con dấu của doanh nghiệp đều có sự thay đổi. Để giúp cho Quý doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với những quy định mới của pháp luật, Chuyên tư vấn luật xin điểm qua một số thay đổi cần các lưu ý về con dấu của doanh nghiệp theo luật mới năm 2021 như sau: Con dấu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành Số lượng, hình thức, nội dung mẫu con dấu doanh nghiệp Thẩm quyền quyết định Theo quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung, mẫu và số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện. Cụ thể: chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân; Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh; Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần (trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác). Số lượng, mẫu con dấu Doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu thay vì chỉ có một con dấu như quy định của luật cũ. Về hình mẫu của con dấu, doanh nghiệp cũng có quyền tự quyết về hình dáng (hình tròn, hình
  • 2. vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình thang, hình thoi, hình elip hay các hình đa giác khác), màu sắc cũng như kích thước. Tuy nhiên, tất cả những con dấu của doanh nghiệp phải đồng bộ, giống nhau về hình thức lẫn nội dung. >>>Xem thêm: Chi nhánh có được cấp con dấu riêng Nội dung con dấu Doanh nghiệp hoàn toàn có quyền quyết định nội dung của con dấu, không yêu cầu bắt buộc có hai thông tin là tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp như trước đây. Theo đó, có thể thêm vào con dấu các nội dung như logo, slogan hay những nội dung khác. Những điều cấm khi làm con dấu Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực trao cho doanh nghiệp quyền tự quyết về con dấu của mình, đồng nghĩa với những quy định về hình ảnh, ngôn ngữ không được sử dụng trong nội dung mẫu con dấu tại Điều 14 Nghị định 96/2015/NĐ-CP cũng bị hết hiệu lực cùng nghị định này. Tuy nhiên, dựa trên thực tiễn và các văn bản liên quan như Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu, Chuyên tư vấn luật vẫn khuyến khích Qúy doanh nghiệp không nên sử dụng những hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu sau đây trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu. Bởi lẽ, xét cho cùng “quyền tự quyết” của doanh nghiệp cũng phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật.  Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.  Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.  Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam. >>>Xem thêm: Thủ tục thành lập một chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam Những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020 về con dấu doanh nghiệp Công nhận chữ ký số là dấu của doanh nghiệp Tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 đã ghi nhận tên điều luật là “Dấu của doanh nghiệp” trong khi Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định nội dung này với tên “Con dấu của doanh nghiệp”. Sự khác biệt này chính từ sự ghi nhận hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử là một hình thức mới của dấu doanh nghiệp. Khoản 1 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định 02 hình thức của dấu doanh nghiệp, gồm có dấu được làm tại cơ sở khắc dấu và dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số thì “chữ ký số” là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác: Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa; Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên. Như vậy, từ ngày 01/01/2021, chữ ký số được công
  • 3. nhận là một hình thức dấu của doanh nghiệp. Quy định này là phù hợp với xu thế phát triển. Hiện nay trên thế giới nhiều quốc gia đã bỏ yêu cầu phải có con dấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Đây là bước đi cần thiết và là xu thế tất yếu để Việt Nam hướng đến môi trường kinh doanh năng động. Chữ ký số - Con dấu của doanh nghiệp Doanh nghiệp được quyền tự quyết đối với con dấu Trước đây, pháp luật hiện hành không cho phép doanh nghiệp quyết định dấu của chi nhánh, Văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp mà dấu của các đơn vị này sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Hiện nay, tại khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định rõ doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp. Theo đó, pháp luật trao toàn quyền quyết định về dấu cho doanh nghiệp. Đây là một trong những quy định phù hợp với xu thế độc lập và tiến bộ cho các doanh nghiệp hiện nay. Không cần thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng Theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 thì trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 đã bỏ quy định này tại Luật Doanh nghiệp 2014. Theo khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 thì trước khi sử dụng, doanh nghiệp không phải thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp như quy định của pháp luật hiện hành. Đây là quy định mới tiến bộ, phù hợp với quá trình đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Điều này được cộng đồng doanh nghiệp quan tâm, ủng hộ vì không chỉ giảm được thời gian và công sức của mình mà còn giảm được gánh nặng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình hoàn thành các thủ tục cho doanh nghiệp. Đây được coi
  • 4. như hành động nhà nước chính thức “trả con dấu cho doanh nghiệp”, giao cho doanh nghiệp toàn quyền việc quản lý và sử dụng con dấu với tư cách là tài sản riêng của mình. >>>Xem thêm: Thủ tục sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp Thay đổi liên quan đến việc quản lý, lưu trữ và sử dụng con dấu Nếu như Luật Doanh nghiệp 2014 quy định con dấu được quản lý và lưu giữ theo Điều lệ công ty thì tại khoản 3 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có thể tự ban hành quy chế đối với việc sử dụng con dấu của mình. Bên cạnh đó, quy định mới còn hạn chế trường hợp sử dụng dấu của doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp 2014 cho phép con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu. Nhưng từ ngày 01/01/2021, hai bên trong giao dịch sẽ không được thỏa thuận về việc sử dụng con dấu mà chỉ được sử dụng con dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật. Điều kiện để sử dụng con dấu Trước đây, để sử dụng con dấu, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện tiên quyết đó là gửi thông báo mẫu con dấu tới cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tuy hiện tại, Luật Doanh nghiệp đã không còn quy định bắt buộc này nữa để giao toàn quyền xử lý cho doanh nghiệp, thế nhưng Qúy doanh nghiệp cũng cần chú ý đến một số điều để sử dụng con dấu như sau:  Có con dấu thống nhất về nội dung và hình thức. Theo quy định mới doanh nghiệp được quyền tự quyết định số lượng, hình thức, nội dung mẫu dấu nhưng vẫn phải đảm bảo sự thống nhất chung giữa các con dấu.  Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu phải có quy định về quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu.
  • 5. Điều kiện để sử dụng con dấu Quy định về quản lý và sử dụng con dấu doanh nghiệp Tại khoản 3 điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của điều lệ công ty. Do vậy việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu chỉ được quy định trong bản điều lệ của công ty mà không không được mở rộng quy định trong các quy chế của doanh nghiệp, chi nhánh hay văn phòng đại diện. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 ra đời, tại khoản 3 Điều 43 quy định việc quản lý và lưu giữ dấu được thực hiện theo quy định của điều lệ công ty hoặc theo quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Theo đó, trường hợp chi nhánh văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp tự ban hành dấu thì tự quy định về quy chế quản lý và lưu giữ dấu của mình mà không phụ thuộc vào điều lệ công ty. Mặt khác, Luật Doanh nghiệp 2020 cũng có quy định rõ trong các giao dịch của doanh nghiệp, các bên sẽ không được thỏa thuận về việc sử dụng con dấu mà chỉ được sử dụng con dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật. Song, hiện tại vẫn chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào cụ thể buộc doanh nghiệp phải đóng dấu vào văn bản do mình phát hành hoặc tham gia ký kết (ngoại trừ Thông tư 04/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ, thông tư này dành cho các cơ quan nhà nước). Do đó, trong giao dịch có con dấu cũng được mà không có cũng không sao. Tuy nhiên trên thực tế, các doanh nghiệp cũng không thể bỏ được thói quen sử dụng con dấu trong giao dịch của mình theo luật cũ. Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến các lưu ý về con dấu của doanh nghiệp theo luật mới năm 2021. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn.
  • 6. *Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.