SlideShare a Scribd company logo
1 of 22
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN LUẬT KINH DOANH
GV: Lê Thị Phương Trang
Lớp: 46K01.1
NHÓM 7
Tên MSSV Mức độ đóng góp
Nguyễn Thị Bích Đào 201121601101 100%
Nguyễn Thị Thu Hồng 201121601110 100%
Nguyễn Bình Anh Phương 201121601125 100%
Trần Nguyễn Giang Thanh 201121601130 100%
Nguyễn Thị Xuân Trang 201121601138 100%
Lê Thị Hương Giang 201121601103 100%
Câu 1:
Công ty TNHH A có các thành viên với phần góp vốn cụ thể như sau: B: 10%; C: 20%; D:
30%; E: 30%; F: 5%; G:5%. D được bổ nhiệm làm Chủ tịch hội đồng thành viên của công
ty.
Anh chị hãy giải quyết các tình huống phát sinh sau:
Tình huống 1:
Hội đồng thành viên công ty A muốn bổ nhiệm G làm giám đốc nhưng B phản đối vì
cho rằng G không làm Giám đốc được vì G hiện này đang làm giám đốc của 1 DNTN
khác.
G có làm giám đốc được không? Vì sao?
Theo điểm c, khoản 2, điều 59, Luật doanh nghiệp 2020, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm phải
thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp của Hội đồng thành viên:
“2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì nghị quyết, quyết định về các
vấn đề sau đây phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên:
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi
nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;”
Cũng tại khoản 3, điều 59, luật doanh nghiệp 2020:
“3. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định một tỷ lệ khác, nghị quyết, quyết định
của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong trường hợp sau đây:
a) Được các thành viên dự họp sở hữu từ 65% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự
họp trở lên tán thành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;”
=> Do đó, việc một mình B phản đối đến bổ nhiệm G làm giám đốc không tác động bởi B
chỉ chiếm 10% trong tổng số vốn góp.
Mặt khác:
Theo khoản 3, điều 188 Luật doanh nghiệp 2020:
“Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư
nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp
danh.”
Theo đó pháp luật không cấm việc giám đốc doanh nghiệp tư nhân được làm giám đốc
công ty cổ phần TNHH
Do đó, G vẫn có thể được bổ nhiệm lên làm giám đốc nếu đảm bảo các tiêu chuẩn điều
kiện của Giám đốc được quy định tại điều 64, Luật doanh nghiệp 2020:
“Điều 64. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc
1. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
2. Có trìnhđộ chuyên môn, kinh nghiệm trongquản trị kinh doanhcủa công ty và điềukiện
khác do Điều lệ công ty quy định.
3. Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này
và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật
này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản
1, khoản 2 Điều này và không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý công
ty, Kiểm soát viên của công ty và của công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh
nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty và công ty mẹ.”
Đồng thời, cuộc họp Hội đồng thành viên để bổ nhiệm giám đốc phải được triệu tập hợp
pháp và quyết định bổ nhiệm G làm giám đốc phải được các thành viên dự họp sở hữu từ
65% tổng số vốn góp thông qua thì G trở thành giám đốc của công ty
Theo khoản 3, điều 59, LDN 2020:
“3. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định một tỷ lệ khác, nghị quyết, quyết định
của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong trường hợp sau đây:
a) Được các thành viên dự họp sở hữu từ 65% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự
họp trở lên tán thành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Được các thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự
họp trở lên tán thành đối với nghị quyết, quyết định bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá
trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ
hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
tổ chức lại, giải thể công ty.”
Tình huống 2:
Công ty đang muốn quyết định hai vấn đề sửa đổi bổ sung điều lệ và thành lập thêm
chi nhánh. Công ty dự định thực hiện một trong những phương án sau:
1 – Gửi văn bản lấy ý kiến của tất cả các thành viên về hai vấn đề trên
2 – Tổ chức họp để thông qua hai quyết định trên.
Theo anh chị, công ty nên thực hiện phương án nào, tại sao?
Công ty nên thực hiện phương án 2: Tổ chức họp để thông qua hai quyết định trên.
Bởi:
Theo điểm i,k khoản 2 điều 55, Luật doanh nghiệp 2020:
“Điều 55. Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả thành
viên công ty là cá nhân và người đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ chức.
Điều lệ công ty quy định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một
lần.
2. Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:
i) Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;
k) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;”
Và theo điều 59, Luật doanh nghiệp 2020, các vấn đề về việc bổ sung, sửa đổi điều lệ công
ty hay quyết định phương hướng phát triển công ty như thành lập thêm chi nhánh phải được
thông qua bằng biểu quyết trong cuộc họp của Hội đồng thành viên:
“Điều 59. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thànhviênthông quanghị quyết,quyết địnhthuộcthẩm quyềnbằngbiểu quyết
tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định.
2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì nghị quyết, quyết định về các
vấn đề sau đây phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên:
a) Sửa đổi, bổ sung nội dung Điều lệ công ty;
b) Quyết định phương hướng phát triển công ty;
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi
nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
d) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
đ) Tổ chức lại, giải thể công ty.”
Câu 2: Anh chị hãy cho biết ý kiến của mình về những tình huống sau đây:
1.Bà Cúc và ông An thành lập Cty TNHH hai thành viên trở lên. Ba tháng sau, ông
An bị tai nạn và qua đời không có người thừa kế, bà Cúc có nguyện vọng chuyển đổi
Cty TNHH thành DNTN để thuận tiện cho việc quản lý, điều hành doanh nghiệp.
Theo điều 622 Bộ Luật Dân Sự 2015, ông An qua đời không có người thừa kế nên tài sản
của ông An sẽ thuộc về nhà nước.
“Điều 622. Tài sản không có người nhận thừa kế
Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không
được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa
vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.”
Trường hợp ông An sở hữu trên 50% vốn điều lệ thì khi tài sản của ông An thuộc về nhà
nước, theo khoản 1 điều 88 Luật Doanh Nghiệp 2020, công ty này sẽ trở thành doanh
nghiệp nhà nước bởi vì lúc này hơn 50% vốn điều lệ của công ty thuộc về nhà nước.
“Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có
quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Trường hợp ông An sở hữu dưới 50% vốn điều lệ của công ty này, nếu bà Cúc có nguyện
vọng chuyển đổi công ty TNHH thành DNTN thì bà Cúc phải yêu cầu tổ chức cuộc họp
Hội đồng thành viên nếu ông An và bà Cúc đều không phải là chủ tịch Hội đồng thành
viên.
Nếu ông An là chủ tịch hội đồng thành viên thì theo khoản 4 điều 56 Luật Doanh Nghiệp,
bà Cúc phải triệu tập họp các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên
tạm thời làm Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc đa số thành viên còn lại tán
thành cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên.
“Điều 56. Chủ tịch Hội đồng thành viên
4. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên vắng mặt hoặc không thể thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của mình thì phải ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên thực hiện
các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc quy định tại
Điều lệ công ty. Trường hợp không có thành viên được ủy quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng
thành viên chết, mất tích, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành
biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn
khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định thì một trong số các thành viên Hội đồng thành viên triệu tập họp các
thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời làm Chủ tịch Hội đồng
thành viên theo nguyên tắc đa số thành viên còn lại tán thành cho đến khi có quyết định
mới của Hội đồng thành viên.”
Nếu bà Cúc là chủ tịch hội đồng thành viên thì bà Cúc sẽ triệu tập họp Hội đồng thành
viên để lấy biểu quyết của các thành viên về việc chuyển đổi công ty thành DNTN bởi vì
theo điều 55 Luật Doanh Nghiệp 2020, Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao
nhất của công ty, có quyền quyết định tổ chức lại công ty
“Điều 55. Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả thành
viên công ty là cá nhân và người đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ chức.
Điều lệ công ty quy định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một
lần.
2. Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:
l) Quyết định tổ chức lại công ty;”
Và theo điều 58 Luật Doanh Nghiệp 2020 thì cuộc họp Hội đồng thành viên sẽ được diễn
ra khi số thành viên tham gia sở hữu số vốn tối thiểu 65% với lần thứ nhất và 50% với lần
thứ 2. Đồng thời cuộc họp cũng phải đảm bảo các yếu tố khác như trong Luật quy định
(với điều kiện điều lệ của công ty giống với quy định của Luật Doanh Nghiệp 2020)
“Điều 58. Điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên
1. Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu từ
65% vốn điều lệ trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
2. Trường hợp cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành
theo quyđịnh tại khoản1 Điều này và Điều lệ công ty khôngcó quy địnhkhác thì việc triệu
tập họp Hội đồng thành viên được thực hiện như sau:
a) Thông báo mời họplần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày dự định
họp lần thứ nhất. Cuộc họpHội đồngthành viênlần thứ hai được tiếnhành khi có số thành
viên dự họp sở hữu từ 50% vốn điều lệ trở lên;
b) Trường hợp cuộc họp Hội đồng thànhviên lần thứ hai khôngđủ điều kiệntiến hànhtheo
quy định tại điểm a khoản này, thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn
10 ngày kể từ ngàydự địnhhọp lần thứ hai. Cuộc họp Hội đồng thànhviên lần thứ ba được
tiến hành không phụ thuộc số thành viên dự họp và số vốn điều lệ được đại diện bởi số
thành viên dự họp.
3. Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên phải tham dự và biểu quyết tại
cuộc họpHội đồng thànhviên. Thể thức tiến hànhhọp Hội đồngthànhviên, hình thức biểu
quyết do Điều lệ công ty quy định.
4. Trường hợp cuộc họp đủ điều kiện quy định tại Điều này không hoàn thành chương
trình họp trong thời hạn dự kiến thì có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày kể từ
ngày khai mạc cuộc họp đó.”
Hơn nữa, theo Điều 59 Luật Doanh Nghiệp 2020 để công ty có thể chuyển từ công ty
TNHH sang DNTN thì vấn đề này phải được các thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng
số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành
“Điều 59. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thànhviênthông quanghị quyết,quyết địnhthuộcthẩm quyềnbằngbiểu quyết
tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định.
2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì nghị quyết, quyết định về các
vấn đề sau đây phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên:
đ) Tổ chức lại, giải thể công ty.
3. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định một tỷ lệ khác, nghị quyết, quyết định
của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong trường hợp sau đây:
b) Được các thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự
họp trở lên tán thành đối với nghị quyết, quyết định bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá
trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ
hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
tổ chức lại, giải thể công ty.”
Nếu yêu cầu trên được các thành viên sở hữu từ 75% tổng số vốn góp trở lên tán thành thì
bà Cúc sẽ được chuyển đổi công ty TNHH thành DNTN.
2.HĐQT CTCP Tân Thịnh Phát gồm có 6 thành viên A,B,C,D,E và F trong đó ông A
được bầu làm Tổng giám đốc Cty và bà F là Chủ tịch HĐQT. Khi Cty kinh doanh
thua lỗ, các thành viên HĐQT cho rằng ông A và bà F không có năng lực quản lý,
điều hành cty nên đã triệu tập họp HĐQT và thông qua quyết định:
A – Miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT và tư cách Tổng giám đốc của ông A;
-Về việc miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT của ông A:
Theo điều 138 LDN 2020:
“Điều 138. Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông
1. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định
cao nhất của công ty cổ phần.
2. Đại hội đồng cổ đông có quyền và nghĩa vụ sau đây:
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;”
Như vậy, chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền miễn nhiệm tư cách HĐQT của ông
A. Ở trường hợp này, các thành viên hội đồng quản trị đã triệu tập họp HĐQT để thông
qua quyết định miễn nhiệm tư cách HĐQT của ông A là không hợp pháp.
-Về việc miễn nhiệm tư cách Tổng giám đốc của ông A:
Theo điểm i, khoản 2 điều 153 LDN 2020 Hội đồng quản trị có quyền:
“i) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết
hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý
quan trọng khácdo Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi
ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng
thành viên hoặcĐại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi
khác của những người đó”
Như vậy, hội đồng quản trị có quyền bãi nhiệm tư cách tổng giám đốc của ông A. Và ông
A sẽ mất tư cách Tổng Giám Đốc nếu như cuộc họp hội đồng quản trị được triệu tập hợp
pháp và “Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua trong trường hợp
đa số thành viên dự họp tán thành; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối
cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị” ( Theo khoản 12 điều 157,
luật DN 2020).
B – Miễn nhiệm tư cách chủ tịch HĐQT đối với bà F;
Theo khoản 1, điều 156 LDN 2020:“1. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị
bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong số các thành viên Hội đồng quản trị.”
Như vậy, Hội đồng quản trị có quyền miễn nhiệm tư cách chủ tịch HĐQT đối với bà F.
Và bà F sẽ mất tư cách chủ tịch HĐQT nếu cuộc họp hội đồng quản trị được triệu tập hợp
pháp và “Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua trong trường hợp
đa số thành viên dự họp tán thành; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối
cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị” ( Theo khoản 12 điều 157
luật DN 2020).
C – Bầu ông B làm chủ tịch HĐQT;
Theo khoản 1 điều 156 luật DN 2020:
“ Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong số
các thành viên Hội đồng quản trị. “
Như vậy, HĐQT có quyền bầu ông B làm chủ tịch HĐQT.
Căn cứ khoản 2 điều 156 luật DN 2020:
“ Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty đại chúng và công ty cổ phần quy định tại đ iểm b
khoản 1 Điều 88 của Luật này không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.”
Như vậy, ông B không vi phạm thì có thể trở thành chủ tịch HĐQT theo như kết quả bầu
cử của HĐQT.
D – Ký hợp đồng thuê bà Q, hiện đang là giám đốc của Cty TNHH Đỗ Quyên làm
Tổng giám đốc của CTCP Tân Thịnh Phát.
Theo Khoản 1 Điều 162 LDN 2020:
“1. Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác
làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.”
Như vậy, ngoài các thành viên trong Hội đồng quản trị, công ty CTCP Tân Thịnh Phát
hoàn toàn có thể thuê người khác làm Giám đốc. Tuy nhiên, không phải bất cứ cá nhân nào
được các bạn thuê cũng đều có thể trở thành Giám đốc. Để có thể trở thành Giám đốc thì
bà Q phải đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định tại Điều 64 LDN 2020:
“1. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
2. Có trìnhđộ chuyên môn, kinh nghiệm trongquảntrị kinh doanhcủa công ty và điềukiện
khác do Điều lệ công ty quy định.
3. Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này
và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật
này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản
1, khoản 2 Điều này và không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý công
ty, Kiểm soát viên của công ty và của công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh
nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty và công ty mẹ.”
Và quyết định ký kết hợp đồng thuê bà Q làm Tổng giám đốc phải đáp được đa số thành
viên dự họ tán thành theo khoản 12 điều 157 LDN 2020:
“Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ khác cao hơn, nghị quyết, quyết định
của Hội đồng quảntrị được thôngqua nếu được đa số thànhviêndự họp tán thành;trường
hợp số phiếu ngang nhau thị quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch
Hội đồng quản trị.”
Câu 3:
Công Phượng, Văn Toàn, Anh Tuấn là3 người bạn có ý định tham giathành lập một
công ty TNHH để kinh doanh. Công Phượng hiện là thành viên một công ty TNHH,
Văn Toàn là chủ sở hữu Doanh nghiệp tư nhân và Anh Tuấn là bảo vệ tại trường Đại
học Luật Hà Nội. Họ dự định lấy tên công ty là “Thế giới mới” với ngành nghề kinh
doanh là sản xuất, mua bán đồ chơi nhựa cho trẻ em và hàng thể thao xuất khẩu với
số vốn điều lệ là 4 tỷ.
1.Anh, chị có ý kiến gì về tư cách chủ thể của những người tham gia thành lập công
ty.
Theo khoản 2, điều 17, luật DN 2020:
“2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt
Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để
thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên
chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong
các cơ quan, đơn vị thuộcQuân đội nhândân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quanchuyên nghiệp,
công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhândân Việt Nam, trừ người
được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh
nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để
quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng
lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không
có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù,
đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục
bắt buộchoặc đangbị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hànhnghề hoặclàm công việc
nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham
nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh
nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh
vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.”
Như vậy, nếu cả Công Phương, Văn Toàn,Văn Tuấn không thuộc các đối tượng trên
thì đều có quyền thành lập và quản lí doanh nghiệptại Việt Nam. Tuy nhiên, cần phải
xem xét cụ thể hơn trong trường hợp này như sau:
Văn Toàn:
Theo khoản 3, 4 điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định:
“3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp
tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp
danh.
4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần
vốn”
góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.Như vậy,
pháp luật chỉ hạn chế quyền góp vốn, thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty
hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần của doanh nghiệp tư nhân mà
không giới hạn những quyền ấy đối với chủ doanh nghiệp. Vậy nên, ở trường hợp này, Văn
Toàn là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân vẫn có quyền góp vốn thành lập công ty TNHH.
Công Phượng:
Pháp luật Việt Nam không có điều luật nào cấm một cá nhân thành lập hoặc là chủ sở hữu
của 2 công ty TNHH 2 thành viên trở lên nên Công Phượng đáp ứng yêu cầu về chủ thể để
thành lập công ty TNHH 2 TV trở lên.
Anh Tuấn: Là bảo vệ trường ĐH Luật Hà Nội - đây là công việc làm theo hợp đồng tại
đơn vị sự nghiệp công lập (khoản 3 Điều 1 Nghị định số 68/2000/NĐ-CP), không phải là
viên chức nên cũng không bị cấm.
Đồng thời, theo Điều 20 Bộ Luật Dân sự 2015 thì người từ đủ 18 tuổi trở lên mới là người
thành niên, nên nếu Anh Tuấn đã đủ 18 tuổi thì anh hoàn toàn có khả năng thành lập công
ty TNHH.
2. 03 người băn khoăn không biết với ngành nghề kinh doanh dự định của công ty,
họ có cần xin giấy phép nào khác của các cơ quan quản lý nhà nước không?
1. Đối với mặt hàng đồ chơi trẻ em
- Giấy chứng nhận hợp quy, quy chuẩn CR do tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp
2. Đối với mặt hàng thể thao xuất khẩu
- Tờ khai hải quan
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa - C/O
- Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh (nếu hàng hóa kinh doanh
thuộc danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh quy định trong Văn bản hợp nhất của Bộ
Công thương số 19/VBHN-BCT).
- Giấy phép vận chuyển vũ khí thể thao (nếu hàng hóa kinh doanh là vũ khí thể thao)
3. Tên công ty như vậy có hợp pháp không?
a.Trường hợp 1: Nếu lấy tên doanh nghiệp là “Thế giới mới”.
Theo khoản 1, điều 37, luật doanh nghiệp 2020:
“Điều 37. Tên doanh nghiệp
1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.”
=> Do đó, tên công ty “Thế giới mới” không hợp pháp vì thiếu đi thành tố “Loại hình doanh
nghiệp”
Do vậy khi đặt tên công ty thì ta phải căn cứ vào loại hình của doanh nghiệp và tên riêng
cho phù hợp và đúng quy định của luật. Bên cạnh đó, Căn cứ vào Khoản 1 Điều 37 Luật
Doanh nghiệp 2020 quy định về tên doanh nghiệp như sau:
“2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty
TNHH”đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công
ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối
với công ty hợp danh;được viếtlà “doanh nghiệptư nhân”, “DNTN” hoặc “doanhnghiệp
TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W,
chữ số và ký hiệu.
4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa
điểm kinhdoanhcủa doanhnghiệp. Tên doanhnghiệpphảiđược in hoặc viết trên các giấy
tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.”
b.Trường hợp 2: Nếu “Thế giới mới” chỉ là tên riêng của công ty, chưa bao gồm loại
hình doanh nghiệp.
Theo điểm e, h khoản 2 điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020:
“Chủ doanh nghiệp chú ý không vi phạm các điều cấm sau đây khi đặt tên doanh nghiệp.
Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao
gồm:
e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp
cùng loại đã đăngký bởi từ “tân” ngaytrước hoặctừ “mới” được viết liền hoặccách ngay
sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.”
Trong trường hợp đã có một doanh nghiệp khác cùng loại đăng kí với tên là “Thế giới” thì
tên doanh nghiệp là “Thế giới mới” trong trường hợp trên là không hợp pháp vì vi phạm
điều cấm trong việc đặt tên doanh nghiệp.
Trong trường hợp đã có một doanh nghiệp khác đã đăng kí với tên “Thế giới” nhưng khác
loại hình doanh nghiệp hoặc chưa có doanh nghiệp nào đăng kí với tên “Thế giới” thì việc
lấy tên là “Thế giới mới” trong trường hợp trên là hoàn toàn hợp pháp.
Trong trường hợp đã có doanh nghiệp đăng ký tên “Thế giới mới” thì tên của doanh nghiệp
trên không hợp pháp.
4. Anh, chị hãy tư vấn và thực hiện bộ hồ sơ hoàn chỉnh để có thể đăng ký doanh
nghiệp theo những yêu cầu trên.
Những giấy tờ, nội dung cần có trong hồ sơ đăng kí công ty TNHH được quy định trong
điều 21 Luật Doanh nghiệp 2020.
“Hồ sơ đăng kí công ty TNHH:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp
luật;
b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện
theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành
viên là tổ chức.
Đối với thành viênlà tổ chức nước ngoàithì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phảiđược
hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật
Đầu tư.”
- Đối với Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp được quy định trong điều 23 LDN 2020:
“ 1. Tên Doanh nghiệp;
2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại; số fax, thư điện tử (nếu có);
3. Ngành, nghề kinh doanh;
4. Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân;
5. Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán
của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
6. Thông tin đăng ký thuế;
7. Số lượng lao động dự kiến;
8. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với
chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
9. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với
người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.”
- Đối với Điều lệ công ty thì được quy định trong Điều 24 LDN 2020.
“1. Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi,
bổ sung trong quá trình hoạt động.
2. Điều lệ công ty bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu
có);
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công
ty cổ phần;
d) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng
lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với
công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng
loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
đ) Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp
danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
e) Cơ cấu tổ chức quản lý;
g) Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của
doanhnghiệp;phânchia quyềnvànghĩavụ của người đạidiện theophápluật trongtrường
hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;
h) Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
i) Căn cứ và phương pháp xácđịnh tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm
soát viên;
k) Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với
công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
m) Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
n) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
3. Điều lệ công ty khi đăng ký doanh nghiệp phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những
người sau đây:
a) Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
b) Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công
tylà tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
c) Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy
quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên;
d) Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặcngười đại diện theo
ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.
4. Điều lệ công ty được sửa đổi, bổ sung phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những người
sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh;
b) Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người đại diện theo
pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
c) Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên và công ty cổ phần.”
- Danh sách thành viên căn cứ vào Điều 25 LDN 2020 bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
“Danh sách thànhviêncông ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh,danh sách cổ đông
sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần phải bao gồm các
nội dung chủ yếu sau đây:
1. Họ, tên, chữ ký, quốc tịch, địa chỉ liên lạc của thành viên là cá nhân đối với công ty
trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư
nước ngoài là cá nhân đối với công ty cổ phần;
2. Tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công
ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu
tư nước ngoài là tổ chức đối với công ty cổ phần;
3. Họ, tên, chữ ký, quốctịch, địa chỉ liên lạc của người đại diện theo pháp luật hoặcngười
đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của
cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đối với công ty cổ phần;
4. Phần vốn góp, giá trị vốn góp, tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, loại tài sản, số lượng tài sản,
giá trị của từng loại tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn của từng thành viên đối với công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; số lượng cổ phần, loại cổ phần, tỷ lệ sở hữu cổ
phần, loại tài sản, số lượng tài sản, giá trị của từng loại tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn
của từng cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.”
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật
bao gồm:
 Thẻ căn cước công dân.
 Giấy chứng minh nhân dân.
 Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân.
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện
theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành
viên là tổ chức bao gồm:
 Quyết định thành lập.
 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức
và văn bản ủy quyền.
 Thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá
nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải
được hợp pháp hóa lãnh sự.
-Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật
Đầu tư
Theo quy định của Luật Đầu tư, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao
gồm:
 Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.
 Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý:
 Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương
đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
 Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ
chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhan.
 Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu
đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư. và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn,
tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động,
hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.
 Văn chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư:
 Đối với nhà đầu tư là tổ chức: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư.
Hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ. Hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của tổ
chức tài chính. Hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư. Hoặc tài liệu
thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
 Đối với nhà đầu tư là cá nhân: xác nhận số dư tài khoản, sổ tiết kiệm;
 Hợp đồng thuê trụ sở, Giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê (Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh có chức năng kinh doanh bất động sản của bên cho thuê hoặc các giấy tờ
tương đương).
 Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất,
cho thuê đất, cho phép chuyển mục đíchsử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê
địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực
hiện dự án đầu tư;
 Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công
nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật
về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ
đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc,
thiết bị và dây chuyền công nghệ chính.
Câu 4:
An, Bình, Cường và Dũng cùng nhau thành lậpcông tycổ phần Thái Bìnhkinh doanh
sản xuất đồ gỗ, nội thất với số vốn điều lệ là 3,5 tỷ đồng, được chia thành 350.000 cổ
phần. Trong đó có 200.000 cổ phần phổ thông, 100.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết và
50.000 cổ phần ưu đãi cổ tức.
Hãy nhận xét về các sự kiện sau đây:
1.Các cổ đông sáng lập chỉ đăng ký mua và thanh toán đủ tiềnmua 200.000 cổ phần
tương đương với 2 tỷ đồng.
Theo theo khoản 2 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020:
“2. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ
thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.”
Như vậy, trong tình huống này, các cổ đông sáng lập mua 200.000 cổ phần, tức là trong đó
đã có ít nhất 50.000 cổ phần phổ thông (chiếm 25% tổng số cổ phần phổ thông), lớn hơn
20% tổng số cổ phần phổ thông theo quy định.
Đồng thời, theo khoản 1 điều 113 luật doanh nghiệp 2020:
“Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể
từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty
hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp
cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành
chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng
quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ
phần đã đăng ký mua.”
Do đó, sự kiện trong tình huống này hợp lý nếu các cổ đông sáng lập chỉ đăng ký mua và
thanh toán đủ tiền mua 200.000 cổ phần tương đương với 2 tỷ đồng trong vòng 90 ngày kể
từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
2.An đăng ký mua 50.000 cổ phần phổ thông, 20.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết.
Nhưng hết thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp GCNĐKDN, An mới chỉ
thanh toán 30.000 cổ phần phổ thông và 20.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết.
Theo khoản 1, điều 113 Luật DN 2020
“Điều 113. Thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
1. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể
từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty
hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.”
Trên thực tế An đăng ký mua 50.000 cổ phần phổ thông, 20.000 cổ phần ưu đãi biểu
quyết. Nhưng hết thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp GCNĐKDN, An mới
chỉ thanh toán 30.000 cổ phần phổ thông và 20.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết. Nghĩa
là A vẫn còn 20.000 cổ phần phổ thông cam kết mua nhưng chưa thanh toán.
=> Trái với quy định của pháp luật tại điều 113, luật doanh nghiệp 2020.
Theo khoản 3 điều113 Luật doanh nghiệp 2020, trường hợp An là cổ đông sáng lập không
thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua và việc còn 20000 CPPT chưa thanh toán thì
pháp luật đã quy định như sau:
Áp dụng theo điểm b, khoản 3, điều 113:
Thứ nhất, vì An chỉ thanh toán 30000 CPPT và 20000 CPUDBQ, nên An vẫn có quyền
biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không
được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác.
Áp dụng theo điểm c, khoản 3, điều 113:
Cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được
quyền bán;
Áp dụng theo điểm d, khoản 3, điều 113:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ
phần đã đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 Điều này, công ty phải đăng ký điều
chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ, trừ trường hợp số
cổ phần chưa thanh toán đã được bán hết trong thời hạn này; đăng ký thay đổi cổ đông
sáng lập.
Đồng thời theo khoản 4 , điều 113, luật doanh nghiệp 2020:
An phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối
với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn trước ngày công ty đăng
ký điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều này. Thành viên Hội
đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới về các thiệt
hại phát sinh do không thực hiện hoặc không thực hiện đúng quy định tại khoản 1 và
điểm d khoản 3 Điều này.
3.Bình sở hữu 30.000 cổ phần phổ thông, 40.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết và 10.000
cổ phần ưu đãi cổ tức. Bình muốn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho người khác.
VỂ CỔ PHẦN PHỔ THÔNG
Theo khoản 3, điều 120, Luật doanh nghiệp 2020:
“3. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông
sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu
được sự chấp thuận của Đại Hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định
chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng
cổ phần đó.”
Như vậy trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty cổ phần Thái Bình được cấp giấy
chứng nhận doanh nghiệp thì Bình có quyền chuyển nhượng 30.000cổ phần phổ thông
của mình cho các cổ đông khác là An, Cường và Dũng. Nếu muốn chuyển nhượng cổ
phần phổ thông của mình cho người khác không phải là cổ đông sáng lập thì phải được
sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Bình dự định chuyển nhượng cổ phần phổ
thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần này. Sau thời hạn
3 năm đó, Bình được tự do chuyển nhượng 30000 CPPT cho cổ đông khác hoặc người
không phải là cổ đông sáng lập.
VỀ CỔ PHẦN ƯU ĐÃI BIỂU QUYẾT:
Theo khoản 3, điều 116, Luật doanh nghiệp 2020:
“3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó
cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án
đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.”
=> Do đó, Bình không được chuyển nhượng 40000 cổ phần ưu đãi biểu quyết cho
người khác.
VỀ CỔ PHẦN ƯU ĐÃI CỔ TỨC
Theo khoản 2, điều 117, luật doanh nghiệp 2020:
“2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có quyền sau đây:
a) Nhận cổ tức theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty sau khi
công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể
hoặc phá sản;
c) Quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Khoản 3:
“3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội
đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trừ trường hợp
quy định tại khoản 6 Điều 148 của Luật này.”
=> Theo khoản điểm c khoản 2 của điều 117, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức sẽ
có quyền như cổ đông phổ thông. Tức là trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty cổ
phần Thái Bình được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp thì Bình có quyền chuyển
nhượng 10.000 cổ phần ưu đãi cổ tức của mình cho các cổ đông khác là An, Cường và
Dũng. Nếu muốn chuyển nhượng cổ phần ưu đãi cổ tức của mình cho người khác
không phải là cổ đông sáng lập thì phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
Bình dự định chuyển nhượng cổ phần ưu đãi cổ tức thì không có quyền biểu quyết về
việc chuyển nhượng cổ phần này. Sau thời hạn 3 năm đó, Bình được tự do chuyển
nhượng 30000 CP ưu đãi cổ tức cho cổ đông khác hoặc người không phải là cổ đông
sáng lập.
4.Cường sở hữu 20.000 cổ phần phổ thông. Cường đề nghị công ty chuyển đổi toàn
bộ cổ phần này thành cổ phần ưu đãi biểu quyết nhưng công ty không chấp nhận, vì
vậy Cường yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình.
Theo Khoản 5 điều 114 LDN 2020 : Các loại cổ phần
“ 5. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể
chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.”
Theo khoản 1, điều 116, Luật doanh nghiệp 2020
“Điều 116. Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi
biểu quyết
1. Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với
cổ phần phổ thông khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều
lệ công ty quy định. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được
quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu
lực trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Quyền biểu quyết và thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết do tổ
chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ được quy định tại Điều lệ công ty. Sau thời hạn
ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.”
=> Như vậy, việc công ty không chấp nhận chuyển đổi toàn bộ cổ phần này thành cổ phần
ưu đãi biểu quyết cho Cường là một điều hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật.
-Sau đó, Cường đã yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình.
Theo khoản 1, điều 132, luật doanh nghiệp 2020:
“Điều 132. Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông
1. Cổ đông đã biểu quyết không thông qua nghị quyết về việctổ chức lại công ty hoặcthay
đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty
mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ
đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu
phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông
qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này.”
=>Như vậy, lý do mà Cường yêu cầu công ty mua lại cổ phần trong trường hợp này không
nằm trong những nguyên nhân mà pháp luật đã quy định, vậy nên, trên thực tế, công ty
không thể thực hiện được yêu cầu mua lại cổ phần mà Cường đưa ra.

More Related Content

What's hot

Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậptrungcodan
 
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giảiBài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giảiKetoantaichinh.net
 
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)Học Huỳnh Bá
 
9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toánLớp kế toán trưởng
 
Giáo trình thuế
Giáo trình thuếGiáo trình thuế
Giáo trình thuếCong Tran
 
[Luật kt] cty tnhh một thành viên
[Luật kt] cty tnhh một thành viên[Luật kt] cty tnhh một thành viên
[Luật kt] cty tnhh một thành viênCat Tuong
 
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuậtQuản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuậtHọc Huỳnh Bá
 
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mởKinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mởLyLy Tran
 
Giáo trình môn thị trường chứng khoán
Giáo trình môn thị trường chứng khoánGiáo trình môn thị trường chứng khoán
Giáo trình môn thị trường chứng khoánBichtram Nguyen
 
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiBài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiKetoantaichinh.net
 
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếBộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếTien Vuong
 
LUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
LUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚCLUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
LUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚCOnTimeVitThu
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh Thùy Linh
 
Phân tích công tác tổ chức của công ty Vinamilk
Phân tích công tác tổ chức của công ty VinamilkPhân tích công tác tổ chức của công ty Vinamilk
Phân tích công tác tổ chức của công ty VinamilkYenPhuong16
 
giáo trình kế toán quản trị P2
giáo trình kế toán quản trị P2giáo trình kế toán quản trị P2
giáo trình kế toán quản trị P2Nguyen Phuong Thao
 

What's hot (20)

Giáo trình: Kế toán tài chính 1, HOT
Giáo trình: Kế toán tài chính 1, HOTGiáo trình: Kế toán tài chính 1, HOT
Giáo trình: Kế toán tài chính 1, HOT
 
Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tập
 
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giảiBài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
 
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
 
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị họcBài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
 
9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán
 
Giáo trình tài chính doanh nghiệp
Giáo trình tài chính doanh nghiệpGiáo trình tài chính doanh nghiệp
Giáo trình tài chính doanh nghiệp
 
Giáo trình thuế
Giáo trình thuếGiáo trình thuế
Giáo trình thuế
 
Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết
Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết
Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết
 
[Luật kt] cty tnhh một thành viên
[Luật kt] cty tnhh một thành viên[Luật kt] cty tnhh một thành viên
[Luật kt] cty tnhh một thành viên
 
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuậtQuản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
 
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mởKinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
 
Giáo trình môn thị trường chứng khoán
Giáo trình môn thị trường chứng khoánGiáo trình môn thị trường chứng khoán
Giáo trình môn thị trường chứng khoán
 
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiBài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
 
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếBộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
 
LUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
LUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚCLUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
LUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 
Phân tích công tác tổ chức của công ty Vinamilk
Phân tích công tác tổ chức của công ty VinamilkPhân tích công tác tổ chức của công ty Vinamilk
Phân tích công tác tổ chức của công ty Vinamilk
 
giáo trình kế toán quản trị P2
giáo trình kế toán quản trị P2giáo trình kế toán quản trị P2
giáo trình kế toán quản trị P2
 
Phap luat dai cuong
Phap luat dai cuongPhap luat dai cuong
Phap luat dai cuong
 

Similar to Nhóm 7 bài thi giữa kì môn luật kinh doanh

Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.ssuser499fca
 
[Plkt_ Công ty cổ phần] thuyết trình nhóm 6_ca 1 thứ 4
[Plkt_ Công ty cổ phần] thuyết trình nhóm 6_ca 1 thứ 4[Plkt_ Công ty cổ phần] thuyết trình nhóm 6_ca 1 thứ 4
[Plkt_ Công ty cổ phần] thuyết trình nhóm 6_ca 1 thứ 4thaojip
 
Luật doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
Luật doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lênLuật doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
Luật doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lênTrần Anh Phương
 
Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.ssuser499fca
 
Bản PPT_Nhóm 1.pptx
Bản PPT_Nhóm 1.pptxBản PPT_Nhóm 1.pptx
Bản PPT_Nhóm 1.pptxPhmNgc138935
 
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty trách nhiệm hữu hạnCông ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty trách nhiệm hữu hạnTrần Anh Phương
 
Bài thảo luận Luật kinh tế
Bài thảo luận Luật kinh tếBài thảo luận Luật kinh tế
Bài thảo luận Luật kinh tếKim Trương
 
Nghị định 71 về quản trị công ty đại chúnh
Nghị định 71 về quản trị công ty đại chúnhNghị định 71 về quản trị công ty đại chúnh
Nghị định 71 về quản trị công ty đại chúnhAnh Vu Kieu
 
LUẬT DÂN SỰ 1.docx
LUẬT DÂN SỰ 1.docxLUẬT DÂN SỰ 1.docx
LUẬT DÂN SỰ 1.docxTHUTRANTHIANH4
 
LUẬT DÂN SỰ 1.pdf
LUẬT DÂN SỰ 1.pdfLUẬT DÂN SỰ 1.pdf
LUẬT DÂN SỰ 1.pdfTHUTRANTHIANH4
 
Phap Luat Dn Lien Quan Den Ck Ttck
Phap Luat Dn Lien Quan Den Ck TtckPhap Luat Dn Lien Quan Den Ck Ttck
Phap Luat Dn Lien Quan Den Ck TtckLe Le
 
Ôn tập Đ_S và bài tập LUẬT KINH TẾ 2023.docx
Ôn tập Đ_S và bài tập LUẬT KINH TẾ 2023.docxÔn tập Đ_S và bài tập LUẬT KINH TẾ 2023.docx
Ôn tập Đ_S và bài tập LUẬT KINH TẾ 2023.docx223404040773
 

Similar to Nhóm 7 bài thi giữa kì môn luật kinh doanh (20)

Chu the 1
Chu the 1Chu the 1
Chu the 1
 
Quyền mua bán tài sản của người điều hành doanh nghiệp
Quyền mua bán tài sản của người điều hành doanh nghiệpQuyền mua bán tài sản của người điều hành doanh nghiệp
Quyền mua bán tài sản của người điều hành doanh nghiệp
 
Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.
 
[Plkt_ Công ty cổ phần] thuyết trình nhóm 6_ca 1 thứ 4
[Plkt_ Công ty cổ phần] thuyết trình nhóm 6_ca 1 thứ 4[Plkt_ Công ty cổ phần] thuyết trình nhóm 6_ca 1 thứ 4
[Plkt_ Công ty cổ phần] thuyết trình nhóm 6_ca 1 thứ 4
 
Luật doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
Luật doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lênLuật doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
Luật doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
 
Dieu le-cong-ty-tnhh-2-thanh-vien-tro-len
Dieu le-cong-ty-tnhh-2-thanh-vien-tro-lenDieu le-cong-ty-tnhh-2-thanh-vien-tro-len
Dieu le-cong-ty-tnhh-2-thanh-vien-tro-len
 
Bài Tiểu Luận Môn Học Luật Thương Mại Đạt Điểm Cao.docx
Bài Tiểu Luận Môn Học Luật Thương Mại Đạt Điểm Cao.docxBài Tiểu Luận Môn Học Luật Thương Mại Đạt Điểm Cao.docx
Bài Tiểu Luận Môn Học Luật Thương Mại Đạt Điểm Cao.docx
 
Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.
 
Bản PPT_Nhóm 1.pptx
Bản PPT_Nhóm 1.pptxBản PPT_Nhóm 1.pptx
Bản PPT_Nhóm 1.pptx
 
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty trách nhiệm hữu hạnCông ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty trách nhiệm hữu hạn
 
Bài thảo luận Luật kinh tế
Bài thảo luận Luật kinh tếBài thảo luận Luật kinh tế
Bài thảo luận Luật kinh tế
 
Dieu le cty tnhh 1 tv
Dieu le cty tnhh 1 tvDieu le cty tnhh 1 tv
Dieu le cty tnhh 1 tv
 
Nghị định 71 về quản trị công ty đại chúnh
Nghị định 71 về quản trị công ty đại chúnhNghị định 71 về quản trị công ty đại chúnh
Nghị định 71 về quản trị công ty đại chúnh
 
LUẬT DÂN SỰ 1.docx
LUẬT DÂN SỰ 1.docxLUẬT DÂN SỰ 1.docx
LUẬT DÂN SỰ 1.docx
 
LUẬT DÂN SỰ 1.pdf
LUẬT DÂN SỰ 1.pdfLUẬT DÂN SỰ 1.pdf
LUẬT DÂN SỰ 1.pdf
 
Phap Luat Dn Lien Quan Den Ck Ttck
Phap Luat Dn Lien Quan Den Ck TtckPhap Luat Dn Lien Quan Den Ck Ttck
Phap Luat Dn Lien Quan Den Ck Ttck
 
Nhung noi dung nao bat buoc phai co trong dieu le doanh nghiep 2020
Nhung noi dung nao bat buoc phai co trong dieu le doanh nghiep 2020Nhung noi dung nao bat buoc phai co trong dieu le doanh nghiep 2020
Nhung noi dung nao bat buoc phai co trong dieu le doanh nghiep 2020
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của công ty dịch vụ tư vấn pháp luật
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của công ty dịch vụ tư vấn pháp luậtLuận văn: Tổ chức và hoạt động của công ty dịch vụ tư vấn pháp luật
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của công ty dịch vụ tư vấn pháp luật
 
Luat doanh nghiep_2005_9361
Luat doanh nghiep_2005_9361Luat doanh nghiep_2005_9361
Luat doanh nghiep_2005_9361
 
Ôn tập Đ_S và bài tập LUẬT KINH TẾ 2023.docx
Ôn tập Đ_S và bài tập LUẬT KINH TẾ 2023.docxÔn tập Đ_S và bài tập LUẬT KINH TẾ 2023.docx
Ôn tập Đ_S và bài tập LUẬT KINH TẾ 2023.docx
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 

Recently uploaded (19)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 

Nhóm 7 bài thi giữa kì môn luật kinh doanh

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG  KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN LUẬT KINH DOANH GV: Lê Thị Phương Trang Lớp: 46K01.1 NHÓM 7 Tên MSSV Mức độ đóng góp Nguyễn Thị Bích Đào 201121601101 100% Nguyễn Thị Thu Hồng 201121601110 100% Nguyễn Bình Anh Phương 201121601125 100% Trần Nguyễn Giang Thanh 201121601130 100% Nguyễn Thị Xuân Trang 201121601138 100% Lê Thị Hương Giang 201121601103 100%
  • 2. Câu 1: Công ty TNHH A có các thành viên với phần góp vốn cụ thể như sau: B: 10%; C: 20%; D: 30%; E: 30%; F: 5%; G:5%. D được bổ nhiệm làm Chủ tịch hội đồng thành viên của công ty. Anh chị hãy giải quyết các tình huống phát sinh sau: Tình huống 1: Hội đồng thành viên công ty A muốn bổ nhiệm G làm giám đốc nhưng B phản đối vì cho rằng G không làm Giám đốc được vì G hiện này đang làm giám đốc của 1 DNTN khác. G có làm giám đốc được không? Vì sao? Theo điểm c, khoản 2, điều 59, Luật doanh nghiệp 2020, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm phải thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp của Hội đồng thành viên: “2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì nghị quyết, quyết định về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên: c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;” Cũng tại khoản 3, điều 59, luật doanh nghiệp 2020: “3. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định một tỷ lệ khác, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong trường hợp sau đây: a) Được các thành viên dự họp sở hữu từ 65% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;” => Do đó, việc một mình B phản đối đến bổ nhiệm G làm giám đốc không tác động bởi B chỉ chiếm 10% trong tổng số vốn góp. Mặt khác: Theo khoản 3, điều 188 Luật doanh nghiệp 2020: “Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân 3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.” Theo đó pháp luật không cấm việc giám đốc doanh nghiệp tư nhân được làm giám đốc công ty cổ phần TNHH Do đó, G vẫn có thể được bổ nhiệm lên làm giám đốc nếu đảm bảo các tiêu chuẩn điều kiện của Giám đốc được quy định tại điều 64, Luật doanh nghiệp 2020: “Điều 64. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc 1. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
  • 3. 2. Có trìnhđộ chuyên môn, kinh nghiệm trongquản trị kinh doanhcủa công ty và điềukiện khác do Điều lệ công ty quy định. 3. Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty, Kiểm soát viên của công ty và của công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty và công ty mẹ.” Đồng thời, cuộc họp Hội đồng thành viên để bổ nhiệm giám đốc phải được triệu tập hợp pháp và quyết định bổ nhiệm G làm giám đốc phải được các thành viên dự họp sở hữu từ 65% tổng số vốn góp thông qua thì G trở thành giám đốc của công ty Theo khoản 3, điều 59, LDN 2020: “3. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định một tỷ lệ khác, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong trường hợp sau đây: a) Được các thành viên dự họp sở hữu từ 65% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này; b) Được các thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành đối với nghị quyết, quyết định bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty.” Tình huống 2: Công ty đang muốn quyết định hai vấn đề sửa đổi bổ sung điều lệ và thành lập thêm chi nhánh. Công ty dự định thực hiện một trong những phương án sau: 1 – Gửi văn bản lấy ý kiến của tất cả các thành viên về hai vấn đề trên 2 – Tổ chức họp để thông qua hai quyết định trên. Theo anh chị, công ty nên thực hiện phương án nào, tại sao? Công ty nên thực hiện phương án 2: Tổ chức họp để thông qua hai quyết định trên. Bởi: Theo điểm i,k khoản 2 điều 55, Luật doanh nghiệp 2020: “Điều 55. Hội đồng thành viên 1. Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả thành viên công ty là cá nhân và người đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ chức. Điều lệ công ty quy định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần. 2. Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây: i) Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện; k) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;”
  • 4. Và theo điều 59, Luật doanh nghiệp 2020, các vấn đề về việc bổ sung, sửa đổi điều lệ công ty hay quyết định phương hướng phát triển công ty như thành lập thêm chi nhánh phải được thông qua bằng biểu quyết trong cuộc họp của Hội đồng thành viên: “Điều 59. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên 1. Hội đồng thànhviênthông quanghị quyết,quyết địnhthuộcthẩm quyềnbằngbiểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. 2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì nghị quyết, quyết định về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên: a) Sửa đổi, bổ sung nội dung Điều lệ công ty; b) Quyết định phương hướng phát triển công ty; c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; d) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; đ) Tổ chức lại, giải thể công ty.” Câu 2: Anh chị hãy cho biết ý kiến của mình về những tình huống sau đây: 1.Bà Cúc và ông An thành lập Cty TNHH hai thành viên trở lên. Ba tháng sau, ông An bị tai nạn và qua đời không có người thừa kế, bà Cúc có nguyện vọng chuyển đổi Cty TNHH thành DNTN để thuận tiện cho việc quản lý, điều hành doanh nghiệp. Theo điều 622 Bộ Luật Dân Sự 2015, ông An qua đời không có người thừa kế nên tài sản của ông An sẽ thuộc về nhà nước. “Điều 622. Tài sản không có người nhận thừa kế Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.” Trường hợp ông An sở hữu trên 50% vốn điều lệ thì khi tài sản của ông An thuộc về nhà nước, theo khoản 1 điều 88 Luật Doanh Nghiệp 2020, công ty này sẽ trở thành doanh nghiệp nhà nước bởi vì lúc này hơn 50% vốn điều lệ của công ty thuộc về nhà nước. “Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước 1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm: a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Trường hợp ông An sở hữu dưới 50% vốn điều lệ của công ty này, nếu bà Cúc có nguyện vọng chuyển đổi công ty TNHH thành DNTN thì bà Cúc phải yêu cầu tổ chức cuộc họp Hội đồng thành viên nếu ông An và bà Cúc đều không phải là chủ tịch Hội đồng thành
  • 5. viên. Nếu ông An là chủ tịch hội đồng thành viên thì theo khoản 4 điều 56 Luật Doanh Nghiệp, bà Cúc phải triệu tập họp các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời làm Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc đa số thành viên còn lại tán thành cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên. “Điều 56. Chủ tịch Hội đồng thành viên 4. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên vắng mặt hoặc không thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình thì phải ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có thành viên được ủy quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên chết, mất tích, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì một trong số các thành viên Hội đồng thành viên triệu tập họp các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời làm Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc đa số thành viên còn lại tán thành cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên.” Nếu bà Cúc là chủ tịch hội đồng thành viên thì bà Cúc sẽ triệu tập họp Hội đồng thành viên để lấy biểu quyết của các thành viên về việc chuyển đổi công ty thành DNTN bởi vì theo điều 55 Luật Doanh Nghiệp 2020, Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, có quyền quyết định tổ chức lại công ty “Điều 55. Hội đồng thành viên 1. Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả thành viên công ty là cá nhân và người đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ chức. Điều lệ công ty quy định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần. 2. Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây: l) Quyết định tổ chức lại công ty;” Và theo điều 58 Luật Doanh Nghiệp 2020 thì cuộc họp Hội đồng thành viên sẽ được diễn ra khi số thành viên tham gia sở hữu số vốn tối thiểu 65% với lần thứ nhất và 50% với lần thứ 2. Đồng thời cuộc họp cũng phải đảm bảo các yếu tố khác như trong Luật quy định (với điều kiện điều lệ của công ty giống với quy định của Luật Doanh Nghiệp 2020) “Điều 58. Điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên 1. Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. 2. Trường hợp cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quyđịnh tại khoản1 Điều này và Điều lệ công ty khôngcó quy địnhkhác thì việc triệu tập họp Hội đồng thành viên được thực hiện như sau: a) Thông báo mời họplần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họpHội đồngthành viênlần thứ hai được tiếnhành khi có số thành
  • 6. viên dự họp sở hữu từ 50% vốn điều lệ trở lên; b) Trường hợp cuộc họp Hội đồng thànhviên lần thứ hai khôngđủ điều kiệntiến hànhtheo quy định tại điểm a khoản này, thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngàydự địnhhọp lần thứ hai. Cuộc họp Hội đồng thànhviên lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc số thành viên dự họp và số vốn điều lệ được đại diện bởi số thành viên dự họp. 3. Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên phải tham dự và biểu quyết tại cuộc họpHội đồng thànhviên. Thể thức tiến hànhhọp Hội đồngthànhviên, hình thức biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. 4. Trường hợp cuộc họp đủ điều kiện quy định tại Điều này không hoàn thành chương trình họp trong thời hạn dự kiến thì có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày kể từ ngày khai mạc cuộc họp đó.” Hơn nữa, theo Điều 59 Luật Doanh Nghiệp 2020 để công ty có thể chuyển từ công ty TNHH sang DNTN thì vấn đề này phải được các thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành “Điều 59. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên 1. Hội đồng thànhviênthông quanghị quyết,quyết địnhthuộcthẩm quyềnbằngbiểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. 2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì nghị quyết, quyết định về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên: đ) Tổ chức lại, giải thể công ty. 3. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định một tỷ lệ khác, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong trường hợp sau đây: b) Được các thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành đối với nghị quyết, quyết định bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty.” Nếu yêu cầu trên được các thành viên sở hữu từ 75% tổng số vốn góp trở lên tán thành thì bà Cúc sẽ được chuyển đổi công ty TNHH thành DNTN. 2.HĐQT CTCP Tân Thịnh Phát gồm có 6 thành viên A,B,C,D,E và F trong đó ông A được bầu làm Tổng giám đốc Cty và bà F là Chủ tịch HĐQT. Khi Cty kinh doanh thua lỗ, các thành viên HĐQT cho rằng ông A và bà F không có năng lực quản lý, điều hành cty nên đã triệu tập họp HĐQT và thông qua quyết định: A – Miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT và tư cách Tổng giám đốc của ông A; -Về việc miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT của ông A: Theo điều 138 LDN 2020: “Điều 138. Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông 1. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định
  • 7. cao nhất của công ty cổ phần. 2. Đại hội đồng cổ đông có quyền và nghĩa vụ sau đây: c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;” Như vậy, chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền miễn nhiệm tư cách HĐQT của ông A. Ở trường hợp này, các thành viên hội đồng quản trị đã triệu tập họp HĐQT để thông qua quyết định miễn nhiệm tư cách HĐQT của ông A là không hợp pháp. -Về việc miễn nhiệm tư cách Tổng giám đốc của ông A: Theo điểm i, khoản 2 điều 153 LDN 2020 Hội đồng quản trị có quyền: “i) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khácdo Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặcĐại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó” Như vậy, hội đồng quản trị có quyền bãi nhiệm tư cách tổng giám đốc của ông A. Và ông A sẽ mất tư cách Tổng Giám Đốc nếu như cuộc họp hội đồng quản trị được triệu tập hợp pháp và “Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua trong trường hợp đa số thành viên dự họp tán thành; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị” ( Theo khoản 12 điều 157, luật DN 2020). B – Miễn nhiệm tư cách chủ tịch HĐQT đối với bà F; Theo khoản 1, điều 156 LDN 2020:“1. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong số các thành viên Hội đồng quản trị.” Như vậy, Hội đồng quản trị có quyền miễn nhiệm tư cách chủ tịch HĐQT đối với bà F. Và bà F sẽ mất tư cách chủ tịch HĐQT nếu cuộc họp hội đồng quản trị được triệu tập hợp pháp và “Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua trong trường hợp đa số thành viên dự họp tán thành; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị” ( Theo khoản 12 điều 157 luật DN 2020).
  • 8. C – Bầu ông B làm chủ tịch HĐQT; Theo khoản 1 điều 156 luật DN 2020: “ Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong số các thành viên Hội đồng quản trị. “ Như vậy, HĐQT có quyền bầu ông B làm chủ tịch HĐQT. Căn cứ khoản 2 điều 156 luật DN 2020: “ Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty đại chúng và công ty cổ phần quy định tại đ iểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.” Như vậy, ông B không vi phạm thì có thể trở thành chủ tịch HĐQT theo như kết quả bầu cử của HĐQT. D – Ký hợp đồng thuê bà Q, hiện đang là giám đốc của Cty TNHH Đỗ Quyên làm Tổng giám đốc của CTCP Tân Thịnh Phát. Theo Khoản 1 Điều 162 LDN 2020: “1. Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.” Như vậy, ngoài các thành viên trong Hội đồng quản trị, công ty CTCP Tân Thịnh Phát hoàn toàn có thể thuê người khác làm Giám đốc. Tuy nhiên, không phải bất cứ cá nhân nào được các bạn thuê cũng đều có thể trở thành Giám đốc. Để có thể trở thành Giám đốc thì bà Q phải đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định tại Điều 64 LDN 2020: “1. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này. 2. Có trìnhđộ chuyên môn, kinh nghiệm trongquảntrị kinh doanhcủa công ty và điềukiện khác do Điều lệ công ty quy định. 3. Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty, Kiểm soát viên của công ty và của công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty và công ty mẹ.” Và quyết định ký kết hợp đồng thuê bà Q làm Tổng giám đốc phải đáp được đa số thành viên dự họ tán thành theo khoản 12 điều 157 LDN 2020: “Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ khác cao hơn, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quảntrị được thôngqua nếu được đa số thànhviêndự họp tán thành;trường hợp số phiếu ngang nhau thị quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch
  • 9. Hội đồng quản trị.” Câu 3: Công Phượng, Văn Toàn, Anh Tuấn là3 người bạn có ý định tham giathành lập một công ty TNHH để kinh doanh. Công Phượng hiện là thành viên một công ty TNHH, Văn Toàn là chủ sở hữu Doanh nghiệp tư nhân và Anh Tuấn là bảo vệ tại trường Đại học Luật Hà Nội. Họ dự định lấy tên công ty là “Thế giới mới” với ngành nghề kinh doanh là sản xuất, mua bán đồ chơi nhựa cho trẻ em và hàng thể thao xuất khẩu với số vốn điều lệ là 4 tỷ. 1.Anh, chị có ý kiến gì về tư cách chủ thể của những người tham gia thành lập công ty. Theo khoản 2, điều 17, luật DN 2020: “2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộcQuân đội nhândân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quanchuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhândân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước; d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân; e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộchoặc đangbị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hànhnghề hoặclàm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • 10. g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.” Như vậy, nếu cả Công Phương, Văn Toàn,Văn Tuấn không thuộc các đối tượng trên thì đều có quyền thành lập và quản lí doanh nghiệptại Việt Nam. Tuy nhiên, cần phải xem xét cụ thể hơn trong trường hợp này như sau: Văn Toàn: Theo khoản 3, 4 điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định: “3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. 4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn” góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.Như vậy, pháp luật chỉ hạn chế quyền góp vốn, thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần của doanh nghiệp tư nhân mà không giới hạn những quyền ấy đối với chủ doanh nghiệp. Vậy nên, ở trường hợp này, Văn Toàn là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân vẫn có quyền góp vốn thành lập công ty TNHH. Công Phượng: Pháp luật Việt Nam không có điều luật nào cấm một cá nhân thành lập hoặc là chủ sở hữu của 2 công ty TNHH 2 thành viên trở lên nên Công Phượng đáp ứng yêu cầu về chủ thể để thành lập công ty TNHH 2 TV trở lên. Anh Tuấn: Là bảo vệ trường ĐH Luật Hà Nội - đây là công việc làm theo hợp đồng tại đơn vị sự nghiệp công lập (khoản 3 Điều 1 Nghị định số 68/2000/NĐ-CP), không phải là viên chức nên cũng không bị cấm.
  • 11. Đồng thời, theo Điều 20 Bộ Luật Dân sự 2015 thì người từ đủ 18 tuổi trở lên mới là người thành niên, nên nếu Anh Tuấn đã đủ 18 tuổi thì anh hoàn toàn có khả năng thành lập công ty TNHH. 2. 03 người băn khoăn không biết với ngành nghề kinh doanh dự định của công ty, họ có cần xin giấy phép nào khác của các cơ quan quản lý nhà nước không? 1. Đối với mặt hàng đồ chơi trẻ em - Giấy chứng nhận hợp quy, quy chuẩn CR do tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp 2. Đối với mặt hàng thể thao xuất khẩu - Tờ khai hải quan - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa - C/O - Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh (nếu hàng hóa kinh doanh thuộc danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh quy định trong Văn bản hợp nhất của Bộ Công thương số 19/VBHN-BCT). - Giấy phép vận chuyển vũ khí thể thao (nếu hàng hóa kinh doanh là vũ khí thể thao) 3. Tên công ty như vậy có hợp pháp không? a.Trường hợp 1: Nếu lấy tên doanh nghiệp là “Thế giới mới”. Theo khoản 1, điều 37, luật doanh nghiệp 2020: “Điều 37. Tên doanh nghiệp 1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: a) Loại hình doanh nghiệp; b) Tên riêng.”
  • 12. => Do đó, tên công ty “Thế giới mới” không hợp pháp vì thiếu đi thành tố “Loại hình doanh nghiệp” Do vậy khi đặt tên công ty thì ta phải căn cứ vào loại hình của doanh nghiệp và tên riêng cho phù hợp và đúng quy định của luật. Bên cạnh đó, Căn cứ vào Khoản 1 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tên doanh nghiệp như sau: “2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH”đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh;được viếtlà “doanh nghiệptư nhân”, “DNTN” hoặc “doanhnghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân. 3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. 4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinhdoanhcủa doanhnghiệp. Tên doanhnghiệpphảiđược in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.” b.Trường hợp 2: Nếu “Thế giới mới” chỉ là tên riêng của công ty, chưa bao gồm loại hình doanh nghiệp. Theo điểm e, h khoản 2 điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020: “Chủ doanh nghiệp chú ý không vi phạm các điều cấm sau đây khi đặt tên doanh nghiệp. Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm: e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăngký bởi từ “tân” ngaytrước hoặctừ “mới” được viết liền hoặccách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký; h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.”
  • 13. Trong trường hợp đã có một doanh nghiệp khác cùng loại đăng kí với tên là “Thế giới” thì tên doanh nghiệp là “Thế giới mới” trong trường hợp trên là không hợp pháp vì vi phạm điều cấm trong việc đặt tên doanh nghiệp. Trong trường hợp đã có một doanh nghiệp khác đã đăng kí với tên “Thế giới” nhưng khác loại hình doanh nghiệp hoặc chưa có doanh nghiệp nào đăng kí với tên “Thế giới” thì việc lấy tên là “Thế giới mới” trong trường hợp trên là hoàn toàn hợp pháp. Trong trường hợp đã có doanh nghiệp đăng ký tên “Thế giới mới” thì tên của doanh nghiệp trên không hợp pháp. 4. Anh, chị hãy tư vấn và thực hiện bộ hồ sơ hoàn chỉnh để có thể đăng ký doanh nghiệp theo những yêu cầu trên. Những giấy tờ, nội dung cần có trong hồ sơ đăng kí công ty TNHH được quy định trong điều 21 Luật Doanh nghiệp 2020. “Hồ sơ đăng kí công ty TNHH: 1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. 2. Điều lệ công ty. 3. Danh sách thành viên. 4. Bản sao các giấy tờ sau đây: a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật; b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viênlà tổ chức nước ngoàithì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phảiđược hợp pháp hóa lãnh sự; c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.” - Đối với Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp được quy định trong điều 23 LDN 2020: “ 1. Tên Doanh nghiệp; 2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại; số fax, thư điện tử (nếu có);
  • 14. 3. Ngành, nghề kinh doanh; 4. Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân; 5. Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần; 6. Thông tin đăng ký thuế; 7. Số lượng lao động dự kiến; 8. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh; 9. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.” - Đối với Điều lệ công ty thì được quy định trong Điều 24 LDN 2020. “1. Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động. 2. Điều lệ công ty bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có); b) Ngành, nghề kinh doanh; c) Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần; d) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; đ) Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần; e) Cơ cấu tổ chức quản lý; g) Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanhnghiệp;phânchia quyềnvànghĩavụ của người đạidiện theophápluật trongtrường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;
  • 15. h) Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ; i) Căn cứ và phương pháp xácđịnh tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên; k) Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần; l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh; m) Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty; n) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. 3. Điều lệ công ty khi đăng ký doanh nghiệp phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những người sau đây: a) Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; b) Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công tylà tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; c) Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; d) Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặcngười đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần. 4. Điều lệ công ty được sửa đổi, bổ sung phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những người sau đây: a) Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh; b) Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; c) Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.” - Danh sách thành viên căn cứ vào Điều 25 LDN 2020 bao gồm các nội dung chủ yếu sau: “Danh sách thànhviêncông ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh,danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
  • 16. 1. Họ, tên, chữ ký, quốc tịch, địa chỉ liên lạc của thành viên là cá nhân đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân đối với công ty cổ phần; 2. Tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đối với công ty cổ phần; 3. Họ, tên, chữ ký, quốctịch, địa chỉ liên lạc của người đại diện theo pháp luật hoặcngười đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đối với công ty cổ phần; 4. Phần vốn góp, giá trị vốn góp, tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, loại tài sản, số lượng tài sản, giá trị của từng loại tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn của từng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; số lượng cổ phần, loại cổ phần, tỷ lệ sở hữu cổ phần, loại tài sản, số lượng tài sản, giá trị của từng loại tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn của từng cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.” - Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật bao gồm:  Thẻ căn cước công dân.  Giấy chứng minh nhân dân.  Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân. - Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức bao gồm:  Quyết định thành lập.  Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền.  Thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự. -Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư Theo quy định của Luật Đầu tư, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:  Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.
  • 17.  Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý:  Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.  Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhan.  Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư. và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.  Văn chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư:  Đối với nhà đầu tư là tổ chức: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư. Hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ. Hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính. Hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư. Hoặc tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.  Đối với nhà đầu tư là cá nhân: xác nhận số dư tài khoản, sổ tiết kiệm;  Hợp đồng thuê trụ sở, Giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản của bên cho thuê hoặc các giấy tờ tương đương).  Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đíchsử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;  Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính. Câu 4: An, Bình, Cường và Dũng cùng nhau thành lậpcông tycổ phần Thái Bìnhkinh doanh sản xuất đồ gỗ, nội thất với số vốn điều lệ là 3,5 tỷ đồng, được chia thành 350.000 cổ phần. Trong đó có 200.000 cổ phần phổ thông, 100.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết và 50.000 cổ phần ưu đãi cổ tức. Hãy nhận xét về các sự kiện sau đây: 1.Các cổ đông sáng lập chỉ đăng ký mua và thanh toán đủ tiềnmua 200.000 cổ phần tương đương với 2 tỷ đồng.
  • 18. Theo theo khoản 2 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020: “2. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.” Như vậy, trong tình huống này, các cổ đông sáng lập mua 200.000 cổ phần, tức là trong đó đã có ít nhất 50.000 cổ phần phổ thông (chiếm 25% tổng số cổ phần phổ thông), lớn hơn 20% tổng số cổ phần phổ thông theo quy định. Đồng thời, theo khoản 1 điều 113 luật doanh nghiệp 2020: “Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.” Do đó, sự kiện trong tình huống này hợp lý nếu các cổ đông sáng lập chỉ đăng ký mua và thanh toán đủ tiền mua 200.000 cổ phần tương đương với 2 tỷ đồng trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 2.An đăng ký mua 50.000 cổ phần phổ thông, 20.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết. Nhưng hết thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp GCNĐKDN, An mới chỉ thanh toán 30.000 cổ phần phổ thông và 20.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết. Theo khoản 1, điều 113 Luật DN 2020 “Điều 113. Thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký thành lập doanh nghiệp 1. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.” Trên thực tế An đăng ký mua 50.000 cổ phần phổ thông, 20.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết. Nhưng hết thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp GCNĐKDN, An mới chỉ thanh toán 30.000 cổ phần phổ thông và 20.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết. Nghĩa là A vẫn còn 20.000 cổ phần phổ thông cam kết mua nhưng chưa thanh toán. => Trái với quy định của pháp luật tại điều 113, luật doanh nghiệp 2020.
  • 19. Theo khoản 3 điều113 Luật doanh nghiệp 2020, trường hợp An là cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua và việc còn 20000 CPPT chưa thanh toán thì pháp luật đã quy định như sau: Áp dụng theo điểm b, khoản 3, điều 113: Thứ nhất, vì An chỉ thanh toán 30000 CPPT và 20000 CPUDBQ, nên An vẫn có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác. Áp dụng theo điểm c, khoản 3, điều 113: Cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán; Áp dụng theo điểm d, khoản 3, điều 113: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 Điều này, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ, trừ trường hợp số cổ phần chưa thanh toán đã được bán hết trong thời hạn này; đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập. Đồng thời theo khoản 4 , điều 113, luật doanh nghiệp 2020: An phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn trước ngày công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều này. Thành viên Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới về các thiệt hại phát sinh do không thực hiện hoặc không thực hiện đúng quy định tại khoản 1 và điểm d khoản 3 Điều này. 3.Bình sở hữu 30.000 cổ phần phổ thông, 40.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết và 10.000 cổ phần ưu đãi cổ tức. Bình muốn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho người khác. VỂ CỔ PHẦN PHỔ THÔNG Theo khoản 3, điều 120, Luật doanh nghiệp 2020:
  • 20. “3. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại Hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.” Như vậy trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty cổ phần Thái Bình được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp thì Bình có quyền chuyển nhượng 30.000cổ phần phổ thông của mình cho các cổ đông khác là An, Cường và Dũng. Nếu muốn chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người khác không phải là cổ đông sáng lập thì phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Bình dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần này. Sau thời hạn 3 năm đó, Bình được tự do chuyển nhượng 30000 CPPT cho cổ đông khác hoặc người không phải là cổ đông sáng lập. VỀ CỔ PHẦN ƯU ĐÃI BIỂU QUYẾT: Theo khoản 3, điều 116, Luật doanh nghiệp 2020: “3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.” => Do đó, Bình không được chuyển nhượng 40000 cổ phần ưu đãi biểu quyết cho người khác. VỀ CỔ PHẦN ƯU ĐÃI CỔ TỨC Theo khoản 2, điều 117, luật doanh nghiệp 2020: “2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có quyền sau đây: a) Nhận cổ tức theo quy định tại khoản 1 Điều này; b) Nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản; c) Quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
  • 21. Khoản 3: “3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 148 của Luật này.” => Theo khoản điểm c khoản 2 của điều 117, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức sẽ có quyền như cổ đông phổ thông. Tức là trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty cổ phần Thái Bình được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp thì Bình có quyền chuyển nhượng 10.000 cổ phần ưu đãi cổ tức của mình cho các cổ đông khác là An, Cường và Dũng. Nếu muốn chuyển nhượng cổ phần ưu đãi cổ tức của mình cho người khác không phải là cổ đông sáng lập thì phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Bình dự định chuyển nhượng cổ phần ưu đãi cổ tức thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần này. Sau thời hạn 3 năm đó, Bình được tự do chuyển nhượng 30000 CP ưu đãi cổ tức cho cổ đông khác hoặc người không phải là cổ đông sáng lập. 4.Cường sở hữu 20.000 cổ phần phổ thông. Cường đề nghị công ty chuyển đổi toàn bộ cổ phần này thành cổ phần ưu đãi biểu quyết nhưng công ty không chấp nhận, vì vậy Cường yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Theo Khoản 5 điều 114 LDN 2020 : Các loại cổ phần “ 5. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.” Theo khoản 1, điều 116, Luật doanh nghiệp 2020 “Điều 116. Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết 1. Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quyền biểu quyết và thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ được quy định tại Điều lệ công ty. Sau thời hạn
  • 22. ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.” => Như vậy, việc công ty không chấp nhận chuyển đổi toàn bộ cổ phần này thành cổ phần ưu đãi biểu quyết cho Cường là một điều hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật. -Sau đó, Cường đã yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Theo khoản 1, điều 132, luật doanh nghiệp 2020: “Điều 132. Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông 1. Cổ đông đã biểu quyết không thông qua nghị quyết về việctổ chức lại công ty hoặcthay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này.” =>Như vậy, lý do mà Cường yêu cầu công ty mua lại cổ phần trong trường hợp này không nằm trong những nguyên nhân mà pháp luật đã quy định, vậy nên, trên thực tế, công ty không thể thực hiện được yêu cầu mua lại cổ phần mà Cường đưa ra.