SlideShare a Scribd company logo
1 of 35
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
BỘ MÔN HÓA CƠ SỞ
---------------o0o---------------
BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC
TÊN ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ SẮC KÝ KHÍ GHÉP
KHỐI PHỔ
GVHD: Th.s Phan Thị Xuân
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai
LỚP: 03ĐHHH1
MSSV: 2004120119
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
ii
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
LỜI CẢM ƠN
Kiến thức là tài sản quý báu mà chúng em tích góp được sau những tháng ngày
học và hành trên ghế nhà trường. Trên thực tế không có sự thành công nào mà không
gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của
người khác. Trên con đường góp nhặt những kiến thức không thể thiếu sự dạy dỗ và
quan tâm của quý thầy cô và sự giúp đỡ của các bạn.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến tất cả quý thầy cô em đặc biệt là
các thầy cô Khoa Công Nghệ Hóa Học – Trường Đại Học Công Nghệ Thực Phẩm đã
cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho
chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Để làm được bài báo cáo này em đã
vận dụng những truyền đạt của thầy cô và tìm hiểu của bản thân trong quá trình học,
không chỉ là vốn kiến thức riêng lẻ của riêng chuyên ngành hóa phân tích mà là cả
những kiến thức của các ngành có liên quan và các môn bổ trợ.
Em xin chân thành cảm ơn TS.Đặng Văn Sử thầy đã dạy em rất nhiều môn có
liên quan giúp em có cơ sở tìm hiểu sâu xa về đề tài đặc biệt là môn “Các phương pháp
phân tích hợp chất hữu cơ”. Với tấm lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến cô Phan Thị Xuân, một người thầy và cũng là một người mẹ tinh thần của
em. Cô là người đã truyền nguồn cảm hứng cho em với câu nói “ Kiến thức là những
gì còn lại sau khi tất cả đã mất”, cô cũng là người trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đồ
án này. Những tình cảm cô đối với tất cả sinh viên luôn là nguồn động viên tinh thần
to lớn với tất cả chúng em để vượt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện đề
tài.
Tình cảm rất nhiều lời thì có hạn, một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn quý
cô thầy, chúc tất cả quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe và ngập tràn nhiệt huyết để luôn
là người truyền lửa cho các thế hệ sinh viên.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
iii
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
iv
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Nhóm sinh viên gồm: Nguyễn Thị Tuyết Mai MSSV 2004120119
Nhận xét:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………
…….……………………………………………………………………………………………
……….…………………………………………………………………………………………
………….……………………………………………………………………………………….
Điểm đánh giá:
…………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………
…….……………………………………………………………………………………………
……….…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…Ngày. ……….tháng ………….năm 2014
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
v
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
(ký tên, ghi rõ họ và tên)
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Nhóm sinh viên gồm: Nguyễn Thị Tuyết Mai MSSV 2004120119
Nhận xét:
…………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………
Điểm đánh giá:
…………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
vi
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Ngày. ……….tháng ………….năm 2014
(ký tên, ghi rõ họ và tên)
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
vii
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình Trang
Hình 1: Sơ đồ hệ thống GC 4
Hình 2: Hệ thống inlet để tiêm mẫu vào cột nhồi trong GC 6
Hình 3: Hệ thống inlet đẻ tiêm mẫu vào cột mao quản trong GC 6
Hình 4: Cột mao quản
Hình 5: Minh họa cấu trúc bên trong của các cột nhồi và cột mao quản
Hình 6: Sắc kí đồ của GC
7
7
9
Hình 7: Phổ đồ của MS
Hình 8: Phổ đồ của GCMS
Hình 9: Màn hình hiển thị - máy tính
11
12
13
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
viii
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng Trang
Bảng 1: Dựng dãy chuẩn làm việc của Chlorpyrifos và Diazinnon bằng
GCMS
19
Bảng 2: Tốc độ tăng nhiệt của lò cột GC 21
Bảng 3: Các phân mảnh ion của Chlorpyrifos và Diazinnon trong MS 22
Bảng 4: Độ lệch tương đối của tỉ lệ ion giữa chuẩn và mẫu (%) theo tỉ lệ
ion tương đối (%)
23
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
ix
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Tên cụ thể Mô tả
GCMS Gas chromatography mass
spectroscopy
Sắc kí khí ghép khối phổ
GC Gas chromatography Sắc kí khí
LC Liquid chromatography Sắc kí lỏng
MS Mass spectroscopy Phổ khối
HPLC High performance liquid
chromatography
Sắc kí lỏng cao áp
PC Personal computer Máy tính cá nhân
M/Z Khối lượng phân tử/ điện tích
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
x
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................................................ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................................................iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ........................................................................................v
DANH MỤC HÌNH VẼ.........................................................................................................................vii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................................ix
1.1 Giới thiệu sắc kí ghép khối phổ.............................................................................................1
1.2 Đặc điểm..................................................................................................................................1
PHẦN 2: HỆ THỐNG SẮC KÝ KHÍ GHÉP KHỐI PHỔ.......................................................................2
2.1 Sắc ký khí................................................................................................................................2
2.1.1 Nguyên tắc hoạt động của sắc ký khí............................................................................2
2.1.2 Sơ đồ hệ thống sắc kí khí ...............................................................................................2
2.1.3 Sắc ký đồ .........................................................................................................................7
2.2 Khối phổ (MS) ........................................................................................................................8
2.2.1 Nguyên tắc hoạt động.....................................................................................................8
2.2.2 Các bước thực hiện phân tích bằng MS.......................................................................9
2.3 GCMS....................................................................................................................................11
2.4 Máy tính kết nối....................................................................................................................12
2.5 Ưu và nhược điểm của GCMS ............................................................................................13
2.5.1 Ưu điểm.........................................................................................................................13
2.5.2 Nhược điểm...................................................................................................................14
2.6 Phạm vi ứng dụng ................................................................................................................15
2.6.1 Ứng dụng.......................................................................................................................15
2.6.2 Ví dụ ..............................................................................................................................16
2.7 Kết luận.................................................................................................................................24
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học
GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ SẮC KÝ KHÍ GHÉP KHỐI PHỔ
1.1 Giới thiệu sắc kí ghép khối phổ.
Sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) là một trong những phương pháp được xem
như dấu gạch nối giữa hai kĩ thuật phân tích. Như tên gọi của nó, nó thực chất là sự kết
hợp hai kỹ thuật để tạo thành một phương pháp duy nhất trong phân tích hỗn hợp các
hóa chất. Sự kết hợp giữa phương pháp sắc kí và phương pháp khối phổ tạo nên một
phương pháp đặc biệt có hiệu quả trong lĩnh vực hóa phân tích. Hai thiết bị này có khả
năng bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong quá trình phân tích, sắc ký khí tách các thành
phần của một hỗn hợp và khối phổ phân tích đặc tính của từng thành phần riêng lẻ. Bằng
cách kết hợp hai kỹ thuật, nhà hóa học phân tích có thể khảo sát định tính và định lượng
một dung dịch chứa một số hóa chất với nồng độ thấp đến 1 picogram [1]
hoặc nhỏ hơn
nữa – đây là nồng độ rất khó phát hiện ở các phương pháp phân tích công cụ khác như
phương pháp đo phổ UV – VIS.
1.2 Đặc điểm
Thời gian phân tích rất ngắn: những mẫu không bền trong thời gian bảo quản cũng
có thể phân tích một cách thuận lợi, đặc biệt là việc phân tích các hỗn hợp phức tạp.
Nhờ đó, có thể tiết kiệm được khá nhiều thời gian thực nghiệm vì phân lập mẫu theo
nguyên tắc điều chế trước khi đưa vào khối phổ do vậy giảm nhẹ yêu cầu kĩ thuật đối
với các kĩ thuật viên.
GC-MS được sử dụng rất phổ biến. Chúng được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh
vực y tế, dược phẩm, môi trường, và luật môi trường. Tiến hành thực nghiệm trong
phòng thí nghiệm để biết xem làm thế nào để các nhà hóa học môi trường có thể đánh
giá các mẫu có chứa các chất ô nhiễm được gọi là PAHs.
Một hệ thống GCMS có ba thành phần chính đó là:
− Sắc kí khí (GC)
− Khối phổ (MS)
− Máy tính kết nối
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học
GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 2
PHẦN 2: HỆ THỐNG SẮC KÝ KHÍ GHÉP KHỐI PHỔ
2.1 Sắc ký khí
Chúng ta biết rằng, muốn phép phân tích cho kết quả đúng nhất, ta phải loại bỏ
triệt để các yếu tố ảnh hưởng. Có rất nhiều phương pháp để loại các yếu tố này và cách
được xem như là tốt nhất hiện nay chính là tách chúng ra khỏi hỗn hợp mẫu bằng sắc kí.
Các thành phần trong mẫu sau khi được tách riêng lẻ có thể được xác định riêng.
Trong tất cả các phương pháp sắc ký, quá trình tách luôn xảy ra khi hỗn hợp mẫu
được tiêm vào pha động. Trong sắc ký lỏng (LC), pha động là dung môi. Trong sắc ký
khí (GC), pha động là một loại khí trơ như helium, nitơ, hidro…
Riêng nói về sắc kí khí pha động mang hỗn hợp mẫu qua pha tĩnh. Pha tĩnh sẽ
tương tác với các thành phần trong hỗn hợp mẫu. Pha tĩnh thường được chứa trong một
ống được gọi là cột. Cột có thể là thủy tinh hoặc thép không gỉ kích thước khác nhau.
2.1.1 Nguyên tắc hoạt động của sắc ký khí
Trong quá trình khí mang đem mẫu qua cột sắc ký, các hỗn hợp của các hợp chất
trong pha động xảy ra sẽ tương tác với pha tĩnh. Mỗi hợp chất trong hỗn hợp tương tác
với pha tĩnh một lực tương tác khác nhau. Những tương tác yếu nhất sẽ ra khỏi cột nhanh
nhất (hay gọi là rửa giải). Những tương tác mạnh nhất sẽ thoát khỏi cột cuối cùng. Bằng
cách thay đổi các đặc điểm của pha động và pha tĩnh, sẽ tách ra được các hỗn hợp khác
nhau của các chất hóa học. Để cải tiến hơn quá trình phân tách này nhà phân tích có thể
thực hiện thay đổi nhiệt độ của pha tĩnh hoặc áp suất của pha động.
2.1.2 Sơ đồ hệ thống sắc kí khí
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học
GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 3
Hình 1: sơ đồ hệ thống GC[8]
.
Một hệ thống sắc kí cơ bản gồm có:
2.1.2.1 Khí mang
Khí mang là một khí trơ như: nitơ, heli, argon, hidro... trong đó hai là khí mang
phổ biến nhất là nitơ và heli. Nitơ rẻ tiền và sẵn có hơn so với heli nhưng heli cho hiệu
quả tách thường cao hơn. Khí được chứa trong bơm khí có gắn van giảm áp và điều
chỉnh.
Khí mang cần có độ tinh khiết cao và phải không tương tác với mẫu, chỉ mang
mẫu đi qua cột: Tín hiệu đetectơ có phụ thuộc vào sự khác nhau về tính chất giữa khí
mang và chất cần phân tích [2]
.
Nguồn cung cấp khí mang: có thể sử dụng bình chứa khí hoặc các thiết bị sinh khí
như: thiết bị tách khí N2 từ không khí, thiết bị cung cấp khí H2 từ nước cất…
2.1.2.2 Bộ tiêm mẫu
Thường dùng bơm tiêm đề bơm trực tiếp mẫu qua một vách polime silicon chịu
nhiệt cao vào cột hoặc vào inlet để mẫu lỏng có thể bay hơi nhanh chóng. Yêu cầu cần
thiết là mẫu phải có nhiệt độ sôi phù hợp để có thể làm bay hơi được trong phòng mẫu.
Nhiệt độ tại inlet có thể cao hơn nhiệt độ trong cột một chút để quá trình bay hơi được
thực hiện dễ dàng.
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học
GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 4
2.1.2.3 Cột
Trong sắc kí khí có hai loại cột: cột nhồi và cột mao quản.
Về cơ bản thiết bị sắc kí sử dụng cột nhồi hoặc cột mao quản có thể ghép nối thiết
bị khối phổ loại hội tụ chùm tia đơn hoặc kép [3], [4]
. Có nhiều giải pháp kĩ thuật khác
nhau để thực hiện việc ghép nối trong hệ thống. Với thiết bị ghép nối trong hệ thống. Với
thiết bị hiện đại ngày nay toàn bộ dòng khí thoát ra (khí mang và mẫu) từ cột được
chuyển thẳng vào bộ phận chiết khí mang trung gian, sau đó được đưa trực tiếp vào
buồng ion hóa mẫu. Thiết bị chiết khí mang trung gian có thể có những cấu trúc khác
nhau, nhưng khi làm việc chúng phải tuân theo nguyên lí chung là khuếch tán qua hệ
thống lỗ xốp hoặc khuếch tán qua trong một thiết bị tách khuếch tán phân tử [1]
.
Cột tách sắc kí cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
Đảm bảo trao đổi chất tôt giữa pha động và pha tĩnh nhờ việc tối ưu hóa các thông
số của
phương trình Van Deemter.
Độ thấm cao tức có độ giảm áp suất nhỏ với một tốc độ khí mang nhất định.
Khả năng tải trọng cao của cột.
Có khoảng nhiệt độ sử dụng rộng và chịu được nhiệt độ cao[8].
Với cột nhồi (packed column): Dạng cổ điển nhất của cột sắc ký khí là cột nhồi
với một cột thủy tinh hay thép không rỉ hở hai đầu, pha tĩnh được nhồi vào trong cột, cột
có đường kính 2 – 4mm và chiều dài 2 – 3m (hình 5). Tuy nhiên, ngày nay phần lớn (trên
90%) các cột sắc ký khí là mao quản[2]
.
Với cột mao quản hay còn gọi là cột mở (capillary): thường được làm bằng
silica nung chảy, pha tĩnh được phủ mặt trong (bề dày 0.2 – 0.5 µm), cột có đường kính
trong từ 0.1 – 0.5mm và chiều dài từ 30 – 100m hay hơn. Các cột thông thường có đường
kính trong 0,2 mm; 0,25 mm; 0,32 mm với chiều dài 25 – 60m. Thành trong của cột mao
quả có thể tráng lên một lớp pha tĩnh lỏng với bề dày 0,2 - 5 mm (wall coated open
tubular, WCOT) hay được phủ một lớp hạt có một lớp pha tĩnh lỏng bao quanh (support
coated open tubular, SCOT) hoặc một lớp pha tĩnh xốp của chất hấp phụ hay rây phân tử
(porous layer open tubular, PLOT)... Loại cột mao quản thông dụng nhất hiện nay là
WCOT (hình 4, hình 5)[2]
.
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học
GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 5
Hình 2: Hệ thống inlet để tiêm mẫu vào cột nhồi
So với cột nhồi, cột mao quản có hiệu năng tách cao hơn rất nhiều. Một cột mao
quản 60 m có thể có 180.000 – 300.000 đĩa lý thuyết so với 4000 đĩa lý thuyết của cột
nhồi 2m).
Loại cột nhồi có đường kính nhỏ hơn (microbore; 0,75 mm) được xem như là
dạng trung gian giữa cột nhồi và mao quản.
Hình 3: Hệ thống inlet để tiêm mẫu vào cột mao quản
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học
GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 6
Hình 4: cột mao quản được làm bằng polyamide và fused silica[8]
Hình 5: Minh họa cấu trúc bên trong của các cột nhồi và cột mao quản[8]
.
Cột mao quản được đặt bên trong lò cột để có thể lập trình để tăng nhiệt độ dần
dần (or in GC terms, ramped) giúp tách tốt hơn. Khi nhiệt độ tăng, những hợp chất có
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học
GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 7
điểm sôi thấp rửa giải từ cột sớm hơn những chất có nhiệt độ sôi cao hơn. Vì vậy, trên
thực tế có hai yếu tố riêng biệt tác động đến quá trình tách là nhiệt độ và sự tương tác của
các chất phân tích với pha tĩnh đã đề cập trước đó.
Các hợp chất sau khi được tách ra, chúng sẽ rửa giải ra khỏi cột và đi qua một đầu
dò. Đầu dò có các cảm biến điện tử để phát hiện có chất đã được tách ra và đi qua đến
đầu dò. Các tín hiệu sau đó được xử lý bằng máy tính.
Thời gian pha động đi qua cột hay thời gian không lưu giữ gọi là t0.
Thời gian cần để một chất di chuyển qua cột sắc ký, khi ra khỏi cột nhờ thiết bị
detector ghi nhận tín hiệu và xuất hiện rực trên sắc đồ (tính từ lúc bơm mẫu đến khi xuất
hiện peak) là thời gian lưu (tR).
2.1.3 Sắc ký đồ
Trong quá trình chạy sắc kí, máy tính tạo ra một đồ thị từ các tín hiệu. (Xem hình
6). Đồ thị này được gọi là sắc kí đồ. Mũi của các peak trong sắc ký đồ đại diện cho các
tín hiệu được tạo ra khi một hợp chất rửa giải từ cột GC vào detector. Trục x biểu thị tR,
và trục y biểu thị cường độ (abundence) của tín hiệu. Trong hình 6, các peak được đánh
dấu với tR của chúng. Mỗi đỉnh đại diện cho một hợp chất riêng biệt được tách ra từ một
hỗn hợp mẫu. Các mũi ở phút 4.97 là từ dodecane, mũi ở phút 6.36 là từ biphenyl, mũi ở
phút 7.64 là từ chlorobiphenyl, và mũi ở phút 9.41 là từ hexadecanoic axit methyl ester.
Hình 6: sắc kí đồ của GC
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học
GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 8
Nếu các điều kiện GC (tốc độ tăng nhiệt độ lò, loại cột, vv) đều giống nhau, một
chất sẽ luôn rửa giải với cùng một tR. Khi biết được tR cho một chất nhất định, chúng ta
có thể giả định danh tính của hợp chất có tR trùng khớp. Tuy nhiên, các hợp chất có tính
chất tương tự thường có thời gian lưu tương tự. Do đó, trước khi phân tích các nhà hóa
học cần phải biết thêm nhiều thông để xác định có hay không chất “Chất được dự đoán”
hay chất nào khác có tính chất gần giống với “Chất được dự đoán” đó trong một mẫu có
chứa các thành phần chưa biết.
2.2 Khối phổ (MS)
2.2.1 Nguyên tắc hoạt động
Ion hóa các nguyên tử muốn xác định khối lượng trong bộ phận ion hóa. Rồi cho
dòng ion dương thu được đi qua bộ phận chọn lọc để sau đó chỉ còn lại những ion có tốc
độ giống nhau tiếp tục hoạt động.những ion này tiếp tục đi qua điện trường để được tăng
tốc độ và cuối cùng đi qua từ trường. khi đi qua từ trường dòng ion này sẽ chuyển động
theo đường cong. Có thể nói khi biết bán kính đường cong này, chúng ta sẽ xác định
được khối lượng A của nguyên tử theo công thức:
𝑨 = 𝑲𝒏𝒆𝒓𝟐
∗
𝑯𝟐
𝑽
∗ 𝒉
Trong đó: K – hằng số; n – số electron tách ra khỏi nguyên tử khi bị ion hóa;
e – điện tích electron; r – bán kính cong; H – cường độ từ trường; V – thế hiệu điện
trường [5]
.
Có thể giải thích theo một cách khác dễ hiểu hơn. Khi một chất ở trạng thái khí
va chạm với một dòng electron thì phân tử chất đó có thể bị tách ra một hoặc hai electron
để trở thành các ion mang điện tích 1 hoặc 2 và cũng có thể quá trình va chạm này làm
phân tử làm phân tử chất tiếp nhận thêm electron để trở thành ion âm, gọi là ion hóa phân
tử. Khi va chạm mạnh hơn thì phân tử còn có thể bị phá vỡ ra thành nhiều phần khác
nhau mang điện tích dương hay âm. Sự phá vỡ này phụ thuộc hoàn toàn vào lưc va chạm,
dẫn đến các cách phá vỡ khác nhau. Các ion này sẽ được tách và ghi trên phổ đồ.
Các mảnh vỡ trên là những ion mang điện với khối lượng nhất định. Phân tử
lượng của các mảnh chia cho điện tích chính là khối lượng để tính tỷ lệ (M / Z). Hầu hết
các mảnh vỡ đều có z = +1, M / Z thường tương ứng với các khối lượng phân tử của mỗi
mảnh.
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học
GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 9
2.2.2 Các bước thực hiện phân tích bằng MS
2.2.2.1 Hóa khí chất mẫu
Mẫu được dẫn vào bình chứa, ở đó áp xuất có thể giám tới 10-6
mmHg, sau đó
dòng khí này được dẫn vào ion hóa để sinh ra các ion, lượng mẫu có thể ghi nhận được
rất nhỏ từ 10-13
g/giây.
2.2.2.2 Ion hóa mẫu
Các phương pháp được sử dụng bao gồm:
Ion hóa nhờ va chạm điện tử (EI): Đây là phương pháp ion hóa phổ biến nhất.
Trong buồng ion hóa, các điện tử phát ra từ cathode làm bằng vonfram hoặc reni, sẽ bay
về anode với vận tốc lớn. Các phân tử chất nghiên cứu ở trạng thái hơi sẽ va chạm với
điện tử trong buồng ion hóa, có thể nhận năng lượng điện tử và bị ion hóa [6],[9]
.
Ion hóa nhờ trường điện từ: Đây cùng là một phương pháp ion hóa được dùng
khá phổ biến. Tại buồng ion hóa, người ta đặt các bộ phận phát ra từ trường, đó là các
“mũi nhọn” đặc biệt dưới dạng dây dẫn mảnh (2.5 µm) hay các lưỡi mảnh. Người ta đặt
điện cực vào các “mũi nhọn”. Ở tại các “mũi nhọn” sẽ cho một trường điện từ có gradien
từ 107 - 1010 V/cm. Dưới ảnh hưởng của trường điện từ mạnh này, các điện tử bứt khỏi
phân tử chất nghiên cứu do hiệu ứng đường hầm và ở đây không gây ra sự kích thích.
Vậy trong phương pháp ion hóa này, các ion phân tử được tạo thành vẫn giữ nguyên ở
trạng thái cơ bản, do đó các vạch phổ sẽ rất mảnh[9]
.
Ion hóa hóa học (CI): Một kỹ thuật tinh tế sản sinh ra ít mảnh vở hơn là sự ion
hóa hóa học (chemical ionization). Trong trường hợp này, nguồn ion hóa được đổ đầy
metan ở áp suất khoảng 100 Pa.
Các electron được cung cấp đủ năng lượng để chuyển CH4 đến những sản phẩm
hoạt động khác:
CH4 + e → CH4
+
+ 2e
CH4+ +CH4 → CH5
+
+ CH3
CH5
+
+ M → CH4 + MH+
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học
GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 10
CH5
+
là chất nhường photon khi tương tác với chất phân tích cho MH+
, thường là ion có
hàm lượng lớn nhất trong phổ khối ion hóa hóa học metan (methane chemical ionization
mass spectrum) [6],[8]
.
Ion hóa nhờ sự phòng điện[1]
.
Ion hóa nhờ đốt nóng (nguồn nhiệt hay Lazer)[1]
.
Tách các ion theo khối lượng, về nguyên tắc việc tách này dựa trên sự khác nhau
về khối lượng của các ion hơn là sự khác nhau về điện tích. Trước tiên người ta tăng tốc
độ cho các ion, nhờ cho qua một điện trường mạnh, vận tốc của các ion được tính theo
công thức:
𝑉 = √
2𝑒𝑈
𝑀
Trong đó:e – điện tích ion; U – thế tăng tốc; M: khối lượng; V – vận tốc.
Trong tốc độ này ở trong máy phân tích đạt 100 km/s. Sau khi tăng tốc, các ion
được bay qua một từ trường, đường bay của chúng sẽ bị lệch khác nhau do tác dụng của
từ trường với bán kính cong R được tính theo công thức:
𝐑𝟐
=
𝐌
𝐞
×
𝟐𝐔
𝐇𝟐
Trong đó: R – bán kính cong; e – điện tích ion; M – khối lượng; H – cường độ từ
trường.
2.2.2.3 Chọn lọc
Một bộ 4 nam châm điện, được gọi là tứ cực (quadrapole), tứ cực có nhiêm vụ
tập trung các mảnh cho đi qua một khe và vào detector. Tứ cực được lập trình bằng máy
tính để điều khiển chỉ cho các mảnh M/Z được đi qua khe. Phần còn lại (tức là các mảnh
không mang điện tích) thì bị chặn lại không đi qua khe vào đầu dò. Máy tính có các tứ
cục sẽ soát qua lần lượt các mảnh M/Z theo chu kì cho đến khi soát hết tất cả các
mảnh. Điều sẽ lặp đi lặp lại ra nhiều lần trong mỗi giây. Mỗi chu kỳ di chuyển như vậy
được gọi là quét phổ.
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học
GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 11
Máy tính ghi lại biểu đồ sau mỗi lần quét. Trục hoành biểu thị tỷ lệ M /Z. Trục
tung chỉ thành phần % tương đối của các ion so với ion có lượng lớn nhất được qui ước
100%. Biểu đồ này được gọi là phổ khối (xem hình 7)[8]
.
Hình 7: Sắc kí đồ và phổ MS tương ứng của 1-Butanol và 1-Bromobutane[8]
.
Sắc ký khí ghép khối phổ (GCMS) có thể phân tích các hỗn hợp hóa chất phức tạp
như không khí, nước…Nếu trong mẫu có một chất lạ xuất hiện, khối phổ có thể nhận
dạng cấu trúc hóa học độc nhất của nó (giống như việc lấy dấu vân tay). Cấu trúc của
chất này sau đó được so sánh với một thư viện cấu trúc các chất đã biết. Nếu không tìm
ra được chất tương ứng trong thư viện thì nhà nghiên cứu, có thể dựa trên cấu trúc mới
tìm được để phát triển các ý tưởng về cấu trúc hóa học. Nói cách khác, nhà nghiên cứu
thu được một dữ liệu mới và có thể đóng góp vào thư viện cấu trúc nói trên, sau khi tiến
hành thêm các biện pháp để xác định chính xác loại hợp chất mới này.
2.3 GCMS
Khi GC kết hợp với MS sẽ tạo ra một công cụ phân tích đa năng. Nhà nghiên cứu
có thể nghiên cứu về các chất hữu cơ, khi tiêm mẫu vào hệ thống sẽ tách ra các thành
phần riêng biệt từ hỗn hợp các chất, và xác định từng thành phần trong chúng. Hơn nữa,
các nhà nghiên cứu có thể xác định được hàm lượng (nồng độ) của từng thành phần.
Hình 8 thể hiện một đồ thị ba chiều khi GC kết hợp với MS. Muốn tạo ra biểu đồ
này trước hết nhà phân tích sẽ phải hình dung ra hình ảnh 3D và chuyển nó thành các đồ
thị 2D. Có thể tạo ra hoặc là một quang phổ khối lượng hoặc một sắc kí đồ bằng cách tạo
ra mặt cắt ngang phù hợp của hình ảnh 3D này, Khi đó sẽ tạo ra một quang phổ và đó sẽ
tạo ra một sắc kí đồ.
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học
GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 12
Hình 8: phổ 3D của GCMS
2.4 Máy tính kết nối
Hình 9: màn hình hiển thị - máy tính
Các máy tính cá nhân (PC) đã tạo nên nhiều tiến bộ trong thiết bị đo phân tích.
Khối lượng lớn dữ liệu có được nhờ các công cụ sẽ được ghi lại trên giấy, nhưng sẽ trở
nên dễ dàng hơn nhiều nếu có một máy tính trợ giúp ghi nhớ và xuất ra dữ liệu một cách
nhanh chóng khi ta cần tra cứu.
Trước đây, hệ thống máy tính chuyên ngành đã được phát triển để xử lý công việc
mã hóa từ tín hiệu tương tự (analog) ở đầu ra sang tín hiệu số và sau đó áp dụng đồ họa
và bảng tính. Tuy nhiên, các hệ thống này sử dụng mã lập trình riêng và khá khó khăn để
học. Khi máy tính ngày càng nhanh hơn và có khả năng xử lý khối lượng lớn dữ liệu hơn,
chúng đã thực hiện công việc điều khiển thiết bị và thu thập dữ liệu. Phần mềm này
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học
GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 13
thường được viết trên hệ điều hành Windows, hệ thống được điều khiển theo ý muốn một
cách đơn giản với việc chạm, nhấp vào chức năng muốn thực hiện, làm cho công việc
học hệ điều hành chuyên ngành và ngôn ngữ lệnh ít được chú trọng. Hơn nữa, nhiều gói
phần mềm hiện nay đều có tính tương tác, đa phương tiện kèm hỗ trợ trong học tập các
phần mềm và thiết bị. Hiện tại chỉ có những thiết bị hoàn toàn mới mới khiến có thể
khiến người học tập trung sự chú ý hơn vào việc học các nguyên tắc hoạt động cơ bản
của thiết bị.
Các công cụ này đều có phần mềm riêng theo từng hãng sản xuất đưa ra. Những
bộ phần mềm này sử dụng nhiều hệ điều hành. HPLC và GC-MS sử dụng hệ điều hành
Windows 3.1. AAS sử dụng một hệ điều hành MS-DOS tương tự như Windows 3.1. Sinh
viên cần lưu ý sự khác biệt trong các hệ điều hành khi vận hành thiết bị.
Mặc dù mỗi hệ thống khá khác nhau, nhưng chúng vấn có một số đặc điểm chính.
Các thông số kiểm soát công cụ hiệu quả, thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu thường
được kết hợp gộp chung vào phương pháp. Phương pháp có thể được sử dụng nhiều lần
bằng cách thiết lập một chuỗi lệnh. Một chuỗi lệnh được xây đựng theo công cụ để đánh
giá mẫu X phân tích bằng phương pháp Y.
2.5 Ưu và nhược điểm của GCMS
2.5.1 Ưu điểm
Kết hợp ưu điểm của hai phương pháp GC và MS.
Sắc ký khí là phương pháp có hiệu năng tách rất cao, cao hơn nhiều so với HPLC.
nó có thể phân tích những hỗn hợp rất phức tạp mà HPLC không phân tích được. Với
MS có thể vừa biết cấu trúc hóa học của phân tử phân tích được nhiều cấu trúc hóa học
của phân tử thông qua các thông tin cung cấp bởi mảnh ion.
Ưu điểm của MS là vừa có tính phổ quát vừa có tính chon lọc.
Định lượng dựa vào cường độ mảnh ion, cho độ nhạy cao.
Cho biết sự hiện diện của nguyên tố đồng vị có trong hợp chất.
Ngưỡng phát hiện của phương pháp này là 1 picogram.
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học
GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 14
Nhận diện được chính xác chất phân tích dựa vào thời gian lưu và khối phổ của
mảnh ion.
Kết quả thu nhận được một cách nhanh chóng (chỉ từ 1 đến 100 phút)
Độ chính xác cao.
Độ nhạy cao, có khả năng phát hiện các cấu tử có nồng độ thấp.
2.5.2 Nhược điểm
Độ bay hơi: Mẫu phải bay hơi được
Độ bền nhiệt: Mẫu buộc phải tồn tại ở nhiệt độ cao.
Khối lượng phân tử: Đặc trưng < 500 amu
Chuẩn bị mẫu: Dung môi phải bay hơi và có nhiệt độ sôi thấp hơn các chất phân
tích
Lượng mẫu: Thường từ 1 –5 µl
Giá thành thiết bị cao, điều kiện hoạt động và bảo trì phức tạp.
Ngoài ra viêc kết nối GC với đầu dò MS gặp nhiều trở ngại hơn so với các loại
đầu dò khác vì điều kiện áp suất giữa máy GC và máy MS rất khác nhau. Chỉ có một số
loại cột sắc kí mới có thể sử dụng cho GCMS các loại cột polimer hữu cơ sẽ bị đứt mảnh
khi gia tăng nhiệt độ, mảnh này có thể đi vào đầu dò khối phổ làm xuất hiện những peak
rất lạ và đặc trưng, có thể gây nhầm lẫn với các mảnh ion của mẫu khảo sát.
Tuy nhiên việc kết nối GC với MS vẫn thuân lợi hơn LC với MS vì:
Có sự không tương thích cơ bản giũa máy HPLC và máy MS
MS hoạt động trong điều kiện: chân không sâu, nhiệt độ cao, các chất khảo sát
phải ở thể khí, vận tốc dòng chảy nhỏ
HPLC hoạt động trong điều kiện: áp suất cao, nhiệt độ tương đối thấp, các chất
khảo sát thể lỏng, vận tốc dòng chảy lớn.
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học
GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 15
GC với MS thuận lợi hơn vì:
Mẫu khảo sát có đặc tính dễ bay hơi nên lấy mẫu ở máy GC và MS đều ở thể khí
Cột sắc kí của máy GC và bộ phận của máy MS có thể hoạt động trong cùng điều
kiện nhiệt độ.
Lưu lượng vật chất vào đầu dò MS ít hơn so với bên LC.
Giao diện kết nối giữa MS với GC không phức tạp như với LC.
2.6 Phạm vi ứng dụng
2.6.1 Ứng dụng
Thích hợp cho phân tích tinh dầu và các chất bay hơi, có thể phân tích và cho biết
thành phần của tinh dầu và các chất bay hơi rất nhanh và hiệu quả.
Sắc ký khí cột mao quản là phương tiện lý tưởng trong giai đoạn hiện nay để phân
tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản thực phẩm.
GCMS có thể áp dụng rất tốt cho việc nghiên cứu và phân tích các chất đồng vị
bền. Có thể kể đến như sau:
Phân tích các hợp chất chứa nhóm sunfua: áp dụng trong việc kiểm soát ô nhiễm
môi trường đặc biệt là nhiễm bẩn dầu trong nước biển và ô nhiễm nguồn cung cấp thức
ăn cho cho con người từ cá biển. Các họp chất chứa sunfua có thể coi là thước đo đánh
giá sự ô nhiễm trong cá và cá hồi. Trong các nghiên cứu người ta nhận thấy C13H17 –
naphtalen ở mũi M/z = 170 và C3H7 – banzothiophen ở giá trị M/z = 176, alkyl
benothiophen C10H10S M/z =162 và alkyl naphtalen C12H12 M/z = 160. Người ta cũng
phát hiện ra năm đồng phân của alkyl benzothiophen.
Hệ thống sắc ký khí khối phổ được sử dụng để phân tích tất cả các hợp chất hoá
học độc có tính bay hơi, ví dụ như thuốc bảo vệ thực vật, các hợp chất thơm, các axit
béo...
Hệ thống sắc ký khí tích hợp với detector khối phổ không chỉ cho phép phân tích
định lượng mà còn cho phép định tính, phát hiện các hợp chất hóa học nhờ các thư viện
phổ như Winley, Pesticide...
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học
GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 16
Phạm vi ứng dụng: áp dụng trong các lĩnh vực kiểm định an toàn thực phẩm, môi
trường...
2.6.2 Ví dụ
Xác định lượng dư Chlorpyrifos và Diazinnon bằng GCMS Quy trình được
cấp phép bởi “ Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn – Cục Quản Lí Chất
Lượng Nông Lâm Sản và Thủy Sản Quy trình phân tích chuẩn theo NAF QUAD
NAF 032/10 [7]
2.6.2.1Phạm vi áp dụng
Phương pháp này áp dụng để xác định dư lượng Chlorpyrifos, Diazinon trong thực
phẩm bằng GCMS. Giới hạn định lượng của phương pháp là 10 µg /kg và 5 µg /kg.
2.6.2.2 Nguyên tắc
Dư lượng Chlorpyrifos, Diazinon trong thực phẩm được trích ly bằng CH3CN đã
axit hóa, dịch trích được làm sạch được loại bỏ dung môi dưới dòng khí nitơ, sau đó hòa
tan bằng iso-octane. Dư lượng Chlorpyrifos, Diazinon được xác định trên hệ thống sắc kí
khí với cột ZB-5MS và đầu dò MS (chế độ EI).
2.6.2.3 Hóa chất, thuốc thử
Chuẩn Chlorpyrifos, Diazinon có độ tinh khiết ≥ 97%. Dr. Ehrenstorfer (Dr.
Ehrenstorfer là tên một hang sản xuất hóa chất nổi tiếng của CHLB Đức) hoặc tương
đương.
Nội chuẩn Chlorpyrifos D10 100 µg /ml, Dr. Ehrenstorfer hoặc tương đương.
MnSO4 khan, loại dùng cho phân tích.
Sodium acetate (NaOAc) khan, loại dùng cho phân tích.
Primary secondary amine (PAS), kích thước hạt 40 µm, varian (Part No.
12213024) hoặc tương đương.
Bột C18, kích thước hạt 40 µm, Alltech hoặc tương đương.
CH3CN, loại dùng cho phân tích sắc kí lỏng.
Methanol, loại dùng cho phân tích sắc kí lỏng.
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học
GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 17
Iso-octane, loại dùng cho phân tích sắc kí lỏng.
CH3COOH, loại dùng cho phân tích.
Acetone, loại dùng cho phân tích.
Dung dịch CH3COOH 0.1% trong CH3CN: hút 0.25ml CH3COOH vào bình
định mức 250 mL, định mức đến vạch bằng CH3CN Lắc kĩ, dung dịch bền trong một
tuần.
Hỗn hợp A: Cân 2.50g ± 0.05g MgSO4 và 0.4g ± 0.05g NaOAc khan cho vào ống
ly tâm nhựa 50ml (2.6.6.9).
Hỗn hợp B: cân 2.50g ± 0.01g PAS (7.1.4.5), 0.25g ± 0.01g C18 và 2.50g ±
0.01g MgSO4 cho vào ống ly tâm nhựa 15 ml.
Dung dịch chuẩn gốc Chlorpyrifos 0.5 mg/mL: Cân chính xác 50 mg chuẩn
Chlorpyrifos, cho vào bình định mưc 100 mL, hòa tan bằng CH3CN. Nồng độ dung dịch
phải được tính toán dựa trên khối lượng chuẩn thực cân và độ tinh khiết của chuẩn. Dung
dịch bền trong một năm ở nhiệt độ ≤ -20 ℃.
Dung dịch chuẩn gốc Diazinon 0.5mg/ml: Cân chính xác khoảng 50mg chuẩn
Diazinon, cho vào bình định mưc 100 mL, hòa tan bằng CH3CN. Nồng độ dung dịch phải
được tính toán dựa trên khối lượng chuẩn thực cân và độ tinh khiết của chuẩn. Dung dịch
bền trong một năm ở nhiệt độ ≤ -20 ℃.
Dung dịch chuẩn hỗn hợp 20 Chlorpyrifos 20 µg/mL, Diazinon 10 µg/mL: Hút
0.4 mL dung dịch chuẩn gốc Chlorpyros 0.5 mg/mL và 0.2 mL dung dịch chuẩn
Diazinon 0.5 mg/mL cho vào bình định mức 10 mL, định mức tới vạch bằng CH3CN.
Dung dịch bền trong một năm ở nhiệt độ ≤ -20 ℃.
Dung dịch chuẩn hỗn hợp làm việc Chlorpyrifos 2 µg/mL, Diazinon 1µg/mL:
Hút 1 mL chuẩn hỗn hợp cho vào bình định mức 10 mL, định mức tới vạch bằng
CH3CN. Dung dịch bền trong 6 tháng ở nhiệt độ ≤ -20 ℃.
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học
GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 18
Hút 1mL dung dịch chuẩn Chloropyrifos D10 100 µg/ml cho vào bình định mức
10 mL, định mức tới vạch bằng CH3CN. Dung dịch bền trong một năm ở nhiệt độ ≤ -20
℃.
2.6.2.4 Thiết bị, dụng cụ
Hệ thống GCMS, phần mền xử lý số liệu do hãng thiết bị cung cấp.
Cột ZB-5MS: 30m × 0.25mm × 0.25µm, Phonemenex hoặc tương đương.
Cân phân tích có độ chính xác d = 0.0001g.
Cân phân tích d = 0.01g.
Máy li tâm có tốc độ vòng tối thiểu 4000 vòng/phút.
Máy lắc, Hwashin hoặc tương đương.
Bể siêu âm, Elma hoặc tương đương.
Hệ thống khí nitơ có bể điều nhiệt.
Ống li tâm 50 mL, Greiner hoặc tương đương.
Ống li tâm 15 mL, Greiner hoặc tương đương.
Ống thủy tinh 15 mL.
Bình định mức các loại, Schotts Duran hoặc tương đương.
Màng lọc mẫu bằng PTFE, kích thước lỗ 0.2 µm, đường kính 13 mm.
Kim tiêm mẫu 1mL
Pipette pasture, Brand hoặc tương đương.
Lọ đựng mẫu 1.5 mL.
Lọ đựng mẫu 4 mL.
Bông thủy tinh.
2.6.2.5 Cách tiến hành
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học
GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 19
Chuẩn bị mẫu
Đối với mẫu thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: chỉ lấy phần ăn được, cắt mẫu
thành từng miếng nhỏ. Lấy 100g mẫu cho vào máy xay mẫu, xay cho đến khi mẫu hoàn
toàn đồng nhất. Bảo quản trong tủ đông ở nhiệt độ ≤ -18 ℃. Khi tiến hành phân tích mẫu
phải đưa về nhiệt độ phòng.
Đối với mẫu thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: chỉ lấy phần ăn được, cắt từng
đoạn nhỏ, sau khi trộn đều cho đồng nhất thì phải bảo quản trong tủ đông ở nhiệt độ ≤ -
18 ℃. Khi tiến hành phân tích mẫu phải đưa về nhiệt độ phòng
Chuẩn bị mẫu trắng
Mẫu trắng là mẫu được xác định là không chứa lượng dư Chlorpyrifos và
Diazinon. Cân 5.0 gram (±0.1 gram) mẫu trắng đã được đồng nhất vào ống li tâm nhựa
50 mL.
Mẫu kiểm soát Chlorpyrifos 10 µg/kg, diazinon 5 µg/kg
Cân 5.0 gram (±0.1 gram) mẫu trắng đã được đồng nhất vào ống li tâm nhựa 50
mL. Hút chính xác 25 µL dung dịch chuẩn hỗn hợp (2.6.6) cho vào mẫu chuẩn bị, đậy
nắp ống nghiệm và trộn đều khoảng 2 phút bằng máy lắc, để yên tối thiểu 15 phút trước
khi mang đi phân tích.
Mẫu thử: Cân 5.0 gram (±0.1 gram) mẫu thử đã được đồng nhất vào ống li tâm nhựa 50
mL
Dựng dãy chuẩn làm việc: Cân 5.0g mẫu trắng rồi tiến hành dựng chuẩn trên nền mẫu
trắng như bảng 1:
Nồng độ chuẩn làm việc
(µg/kg)
Thể tích
dung dịch
chuẩn hỗn
hợp (µL)
(2.6.6.18)
Nội chuẩn
Khối
lượng
mẫu
trắng
(gram)
Chlorpyrifos Diazinon Vdd nội
chuẩn 10
µg/ml
(2.6.6.19)
Nồng độ
µg/kg
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học
GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 20
0.0 0.0 0 10 20 5.0 ± 0.1
10.0 5.0 25 10 20 5.0 ± 0.1
20.0 10.0 50 10 20 5.0 ± 0.1
30.0 15.0 75 10 20 5.0 ± 0.1
40 20.0 100 10 20 5.0 ± 0.1
Bảng 1: Dãy chuẩn làm việc của Chlorpyrifos và Diazinnon bằng GCMS trên nền mẫu
trắng.
Sau khi thêm chuẩn xong, trộn đều, để yên tối thiểu 15 phút trước khi tiến hành
phân tích
Thêm vào 10 µL dung dịch chuẩn Chlopyrifos-D10 µg/ml (2.6.2.3) cho tất cả các
mẫu bao gồm mẫu trắng, mẫu thu hồi và các mẫu thử) ngoại trừ các mẫu dụng chuẩn ở
phần (2.6.2.3), trộn đều,để yên 15 phút trước khi tiến hành phân tích.
Cho 5 mL dung dịch (V0) CH3CN đã axit hóa (2.6.2.3) vào mỗi ống, đậy nắp.
Lắc khoảng 2 phút cho các mẫu tơi ra, siêu âm bằng bể siêu âm (2.6.2.4) trong 10
phút
Cho từ từ hỗn hợp A (2.6.2.3) vào mỗi ống, trộn đều khoảng 2 phút. Li tâm
6000v/p trong 6 phút
Hút 4 mL lớp trên cho vào hỗn hợp B (2.6.2.3) trộn thật đều khoảng 1 phút, li tâm
4000v/p trong 8 phút. Hút 2.5 mL (V1) dung dịch lớp trên cho vào ống li tâm thủy tinh
2.6.2.4)
Lọc loại bỏ dung môi bằng hệ thống thổi khí Nitơ ở 40℃. hòa tan phần cặn bằng
1mL (V2) Iso-octane (2.6.2.3), lọc qua màng lọc mẫu (2.6.2.3) cho vào chai 2 mL. Dung
dịch này được dùng để xác định lượng dư thuốc bảo vệ thực vật bằng phương pháp
GCMS.
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học
GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 21
2.6.2.6 Điều kiện phân tích trên GCMS
Kiểm tra tình trạng máy trước khi phân tích, phải đảm bảo tín hiệu ổn định trước
khi tiêm.
Các thông số của cột sắc kí
Lò cột:
Initial temp: 80℃
Initial time: 1.00 min
Maximum temp: 320℃
Ramp: bảng 2
STT Rate Final temp Final time
1 40 223 1.00
2 10 260 0.00
3 40 280 3.00
4 0.0 (off)
Bảng 2: Tốc độ tăng nhiệt của lò cột GC
Khí mang: heli
Cột:
Cột mao quản
Nominal initial presure: 15.761 psi.
Mode: constant flow
Initial flow: 1.6 mL/min
Average volocity: 46.759 cm/sec
Outlet: MSD
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học
GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 22
Outlet pressure
Signal 1:
Data rate: 20 Hz
Type: front detector
Save data
Front injector:
Sample washes: 2
Sample pumps: 2
Injection volume: 2 µL
PostInj solvenlt A washes: 2 (Methanol, HPLC grade)
PostInj solvenlt B washes: 2 (Acetone, HPLC grade)
Thứ tự tiêm mẫu: tiêm dãy chuẩn, mẫu trắng, mẫu kiểm soát, sau đó tiêm mẫu. Cứ
sau 10 mẫu phải tiêm lại một điểm chuẩn
2.6.2.7Các thông số của đầu dò MS
MS tranfer line heater: 280℃
Tốc độ khí methane 40%
Nhiệt độ dòng ion: 150℃
năng lượng electron: 140 eV
Các phân mảnh ion được xác định theo bảng 3:
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học
GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 23
Bảng 3: Các phân mảnh ion của Chlorpyrifos và Diazinnon trong MS
2.6.2.8 Biểu thị kết quả
Đường chuẩn là đường biểu thị tuyến tính y = a + bx được xây dụng từ tỉ số SC/
SIS (y) theo CC/CIS (x) với:
SC, CC: diện tích và nồng độ của chuẩn tương ứng.
SIS, CIS: diện tích và nồng độ của nội chuẩn Cypermethrin D6
Lượng dư thuốc bảo vệ thực vật được tính theo công thức:
𝐂 = 𝐀 × 𝐂𝐈𝐒
′
Trong đó: 𝐀 =
𝐒𝐂
′
𝐒𝐈𝐒
′
𝐚
với SC
′
là diện tích peak của thuốc bảo vệ thực có trong mẫu,
S𝐼𝑆
′
là diện tích peak nội chuẩn Cypermethrin D6 thu được khi phân tích mẫu, b là tung
độ gốc của đường chuẩn và CIS
′
là nồng độ nội chuẩn của mẫu.
2.6.2.9 Đảm bảo chất lượng kết quả thử nghiệm
Độ lệch thời gian lưu của peak và mẫu tính theo (RT window) không quá 0.5%.
Hệ số tuyến tính R2
≥ 0.99.
Tỉ lệ S/N của mỗi ion ≥ 3.1.
Thứ tự Chất phân tích Phân mảnh
m/z
Dwell
1 Cypermethrin D6 213 (*) 50
215 50
177 50
4 Cypermethrin 207 (*) 50
209 50
171 50
5 Fenvalerate 211 (*) 50
213 50
212 50
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học
GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 24
Mẫu phải luôn tồn tại đồng thời các phân mảnh của Cypermethrin D6 như quy
định tại bảng 2 và tỉ lệ ion tương đối của mẫu nhiễm so với tỉ lệ ion tuong đối của mẫu
chuẩn chỉ được phép dao động trong khoảng:
Bảng 4: Độ lệch tương đối của tỉ lệ ion giữa chuẩn và mẫu (%) theo tỉ lệ ion tương đối
(%)
2.7 Kết luận
GCMS không phải là phương pháp phân tích duy nhất để phân tích từng thành
phần các chất có trong mẫu. Tuy nhiên với những ứng dụng quan trọng kể trên GCMS
đang ngày càng chứng minh được vị trí và tầm quan trọng của mình trong ngành phân
tích.
Bản thân sinh viên thực hiện bài báo cáo này nhận thấy lý thuyết của Phuơng pháp
không quá khó hiểu. Đồng thời cũng cho rằng đây là phương pháp rất đắc lực phục vụ
cho công việc phân tích (phát hiện các độc chất hữu cơ dễ bay hơi) đặc biệt là với tình
hình sử dụng tràn lan các chất bảo vệ thực vật tại Việt Nam ta. Tuy nhiên do điều kiện
vật chất còn hạn chế, nhiều trường đại học chưa đem phương pháp này vào giảng dạy.
Hy vọng trong tuong lai không xa, tất cả các trường đại học sẽ mang phương pháp này
tiếp cận với các thế hệ sinh viên tiếp theo.
Bài báo cáo này là bước chân đầu tiên của bản thân sinh viên viết bài tiếp cận sắc
kí khí và khối phổ. Vì thế, trong quá trình viết bài không thể tránh những thiếu sót và
những nhận định mang tính chủ quan của sinh viên. Rất cám ơn những nhận xét đánh giá
của GVHD và quý thầy cô.
Tỉ lệ ion tương đối (%) Độ lệch tương đối của tỉ lệ ion giữa
chuẩn và mẫu (%)
˃ 50 ± 20
˃ 20 đến 50 ±25
˃ 10 đến 20 ±30
≤ 10 ±50
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học
GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phạm Văn thành (2008), Nghiên cứu xây dựng phương pháp chuẩn phân tích
Hoocmon Clenbuterol trong thuc phẩm bằng phương pháp sắc kí khối phổ (GCMS), đề
tài nghiên cứu khoa học cấp bộ.
[2] http://www.duoclieu.org/2012/07/phuong-phap-sac-ky-duoc-lieu.html
[3] Võ Công Sáu, Nghiên cứu xác định Chloraphenicol trong mẫu sinh học bằng phương
pháp sắc kí – khối phổ, Hà Nội 2003.
[4] Munm.R.K., Holland D.C., Roybal S.E.,...Gas Chromatographic determinatin of CAP
residues in shrimp. AOAC pp596-601.
[5] Nguyễn Đình Soa (2011), Hóa đại cương, Nhà xuất bản đại học quốc gia Tp. Hồ Chí
Minh.
[6] Đặng Văn Sử (2014), Các phương pháp xác định cấu trúc hợp chất hữu cơ, Đại học
công nghiệp thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh.
[7] Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn – Cục Quản Lí Chất Lượng Nông Lâm
Sản và Thủy Sản, Xác định lượng dư Chlorpyrifos và Diazinnon bằng GCMS NAF, Tp.
Hà Nội.
[8] Bùi Xuân Vững (2009), Cơ sở phân tích sắc ký, Đại học Đà Lạt.
[9] Nguyễn Kim Phi Phụng, KHỐI PHỔ_Lý thuyết – Bài tập – Bài giải, Nhà xuất bản đại
học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...
Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...
Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...
 
Thực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdf
Thực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdfThực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdf
Thực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdf
 
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
 
Đề tài: Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất thử nghiệm mứt nhuyễn bí đỏ đón...
Đề tài: Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất thử nghiệm mứt nhuyễn bí đỏ đón...Đề tài: Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất thử nghiệm mứt nhuyễn bí đỏ đón...
Đề tài: Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất thử nghiệm mứt nhuyễn bí đỏ đón...
 
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
 
Nghiên cứu quá trình tạo mầm hạt đậu xanh và ứng dụng sản xuất bột đậu xanh n...
Nghiên cứu quá trình tạo mầm hạt đậu xanh và ứng dụng sản xuất bột đậu xanh n...Nghiên cứu quá trình tạo mầm hạt đậu xanh và ứng dụng sản xuất bột đậu xanh n...
Nghiên cứu quá trình tạo mầm hạt đậu xanh và ứng dụng sản xuất bột đậu xanh n...
 
Đề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đ
Đề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đĐề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đ
Đề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đ
 
Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...
Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...
Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...
 
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnhĐề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
 
Đồ án công nghệ sinh học sản xuất chế biến thực phẩm chức năng
Đồ án công nghệ sinh học sản xuất chế biến thực phẩm chức năngĐồ án công nghệ sinh học sản xuất chế biến thực phẩm chức năng
Đồ án công nghệ sinh học sản xuất chế biến thực phẩm chức năng
 
Nghiên cứu trích ly và định lượng charantin từ khổ qua rừng
Nghiên cứu trích ly và định lượng charantin từ khổ qua rừngNghiên cứu trích ly và định lượng charantin từ khổ qua rừng
Nghiên cứu trích ly và định lượng charantin từ khổ qua rừng
 
Nươc trong thực phẩm
Nươc trong thực phẩmNươc trong thực phẩm
Nươc trong thực phẩm
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu chuối
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu chuốiNghiên cứu quy trình sản xuất rượu chuối
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu chuối
 
Tinh chế và phân tích đặc điểm cấu trúc của fucoidan từ rong nâu - Gửi miễn p...
Tinh chế và phân tích đặc điểm cấu trúc của fucoidan từ rong nâu - Gửi miễn p...Tinh chế và phân tích đặc điểm cấu trúc của fucoidan từ rong nâu - Gửi miễn p...
Tinh chế và phân tích đặc điểm cấu trúc của fucoidan từ rong nâu - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho
Đề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nhoĐề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho
Đề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho
 
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sấy lạnh, tính toán, thiết kế, khảo nghiệm và xá...
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sấy lạnh, tính toán, thiết kế, khảo nghiệm và xá...Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sấy lạnh, tính toán, thiết kế, khảo nghiệm và xá...
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sấy lạnh, tính toán, thiết kế, khảo nghiệm và xá...
 
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt namKhảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
 
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...
 
Công nghệ sản xuất mì chính
Công nghệ sản xuất mì chínhCông nghệ sản xuất mì chính
Công nghệ sản xuất mì chính
 
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...
 

Similar to Báo Cáo Thực Tập Tìm Hiểu Về Sắc Ký Khí Ghép Khối Phổ.docx

Similar to Báo Cáo Thực Tập Tìm Hiểu Về Sắc Ký Khí Ghép Khối Phổ.docx (20)

Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Qua Kho Bạc Nhà Nước Tứ Kỳ Tỉnh...
Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Qua Kho Bạc Nhà Nước Tứ Kỳ Tỉnh...Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Qua Kho Bạc Nhà Nước Tứ Kỳ Tỉnh...
Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Qua Kho Bạc Nhà Nước Tứ Kỳ Tỉnh...
 
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nàn...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nàn...Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nàn...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nàn...
 
Đánh giá công tác quản lý nhà nước Về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...
Đánh giá công tác quản lý nhà nước Về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...Đánh giá công tác quản lý nhà nước Về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...
Đánh giá công tác quản lý nhà nước Về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...
 
Đánh giá khả năng sản xuất gonadotropin màng đệm ngựa (eCG Equine Chorionic G...
Đánh giá khả năng sản xuất gonadotropin màng đệm ngựa (eCG Equine Chorionic G...Đánh giá khả năng sản xuất gonadotropin màng đệm ngựa (eCG Equine Chorionic G...
Đánh giá khả năng sản xuất gonadotropin màng đệm ngựa (eCG Equine Chorionic G...
 
Luận Văn Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Trích Ly Và Định Lượng Charantin Từ Khổ Qua Rừ...
Luận Văn Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Trích Ly Và Định Lượng Charantin Từ Khổ Qua Rừ...Luận Văn Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Trích Ly Và Định Lượng Charantin Từ Khổ Qua Rừ...
Luận Văn Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Trích Ly Và Định Lượng Charantin Từ Khổ Qua Rừ...
 
Nghiên Cứu Điều Khiển Hệ Thống Treo Bán Chủ Động Cho Động Cơ Đốt Trong Xe Du ...
Nghiên Cứu Điều Khiển Hệ Thống Treo Bán Chủ Động Cho Động Cơ Đốt Trong Xe Du ...Nghiên Cứu Điều Khiển Hệ Thống Treo Bán Chủ Động Cho Động Cơ Đốt Trong Xe Du ...
Nghiên Cứu Điều Khiển Hệ Thống Treo Bán Chủ Động Cho Động Cơ Đốt Trong Xe Du ...
 
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.docPhát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
 
Ứng dụng nhựa Macroporous trong làm giàu saponin từ rễ ngưu tất ( Achyranthes...
Ứng dụng nhựa Macroporous trong làm giàu saponin từ rễ ngưu tất ( Achyranthes...Ứng dụng nhựa Macroporous trong làm giàu saponin từ rễ ngưu tất ( Achyranthes...
Ứng dụng nhựa Macroporous trong làm giàu saponin từ rễ ngưu tất ( Achyranthes...
 
Nghiên cứu vi bao chất béo để sản xuất bột sữa dừa hòa tan.doc
Nghiên cứu vi bao chất béo để sản xuất bột sữa dừa hòa tan.docNghiên cứu vi bao chất béo để sản xuất bột sữa dừa hòa tan.doc
Nghiên cứu vi bao chất béo để sản xuất bột sữa dừa hòa tan.doc
 
(Đồ án hcmute) đánh giá chất lượng pectin trích ly từ vỏ cam trong sản xuất k...
(Đồ án hcmute) đánh giá chất lượng pectin trích ly từ vỏ cam trong sản xuất k...(Đồ án hcmute) đánh giá chất lượng pectin trích ly từ vỏ cam trong sản xuất k...
(Đồ án hcmute) đánh giá chất lượng pectin trích ly từ vỏ cam trong sản xuất k...
 
Luận Văn Công Nghệ Thông Tin Quản Lý Giao Việc Theo Sự Kiện.doc
Luận Văn Công Nghệ Thông Tin Quản Lý Giao Việc Theo Sự Kiện.docLuận Văn Công Nghệ Thông Tin Quản Lý Giao Việc Theo Sự Kiện.doc
Luận Văn Công Nghệ Thông Tin Quản Lý Giao Việc Theo Sự Kiện.doc
 
Ứng Dụng Mạng Nơron Nhân Tạo Dự Báo Số Học Sinh Tuyển Vào Trung Tâm Gdnn – Gd...
Ứng Dụng Mạng Nơron Nhân Tạo Dự Báo Số Học Sinh Tuyển Vào Trung Tâm Gdnn – Gd...Ứng Dụng Mạng Nơron Nhân Tạo Dự Báo Số Học Sinh Tuyển Vào Trung Tâm Gdnn – Gd...
Ứng Dụng Mạng Nơron Nhân Tạo Dự Báo Số Học Sinh Tuyển Vào Trung Tâm Gdnn – Gd...
 
Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch đối với Protein MBP-VT2eB trên heo.docx
Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch đối với Protein MBP-VT2eB trên heo.docxĐánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch đối với Protein MBP-VT2eB trên heo.docx
Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch đối với Protein MBP-VT2eB trên heo.docx
 
Luận văn tốt nghiệp nghiên cứu sản phẩm Marmalade từ trái tắc.doc
Luận văn tốt nghiệp nghiên cứu sản phẩm Marmalade từ trái tắc.docLuận văn tốt nghiệp nghiên cứu sản phẩm Marmalade từ trái tắc.doc
Luận văn tốt nghiệp nghiên cứu sản phẩm Marmalade từ trái tắc.doc
 
Điều chế Và khảo sát ứng dụng Của vật liệu hấp phụ Từ vỏ sầu riêng.doc
Điều chế Và khảo sát ứng dụng Của vật liệu hấp phụ Từ vỏ sầu riêng.docĐiều chế Và khảo sát ứng dụng Của vật liệu hấp phụ Từ vỏ sầu riêng.doc
Điều chế Và khảo sát ứng dụng Của vật liệu hấp phụ Từ vỏ sầu riêng.doc
 
Thiết kế hệ thống nồi đun sôi dịch đường với hoa houblon gia nhiệt kiểu ống c...
Thiết kế hệ thống nồi đun sôi dịch đường với hoa houblon gia nhiệt kiểu ống c...Thiết kế hệ thống nồi đun sôi dịch đường với hoa houblon gia nhiệt kiểu ống c...
Thiết kế hệ thống nồi đun sôi dịch đường với hoa houblon gia nhiệt kiểu ống c...
 
Thiết Kế Website Bán Đồng Hồ Bằng Wordpress.docx
Thiết Kế Website Bán Đồng Hồ Bằng Wordpress.docxThiết Kế Website Bán Đồng Hồ Bằng Wordpress.docx
Thiết Kế Website Bán Đồng Hồ Bằng Wordpress.docx
 
Tổng hợp zeolite 4a từ cao lanh và khảo sát khả năng hấp phụ ion amoni của ze...
Tổng hợp zeolite 4a từ cao lanh và khảo sát khả năng hấp phụ ion amoni của ze...Tổng hợp zeolite 4a từ cao lanh và khảo sát khả năng hấp phụ ion amoni của ze...
Tổng hợp zeolite 4a từ cao lanh và khảo sát khả năng hấp phụ ion amoni của ze...
 
Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...
Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...
Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...
 
Luận Văn Khảo Sát Tinh Dầu Hồ Tiêu (Piper Nigrum Linn.).docx
Luận Văn Khảo Sát Tinh Dầu Hồ Tiêu (Piper Nigrum Linn.).docxLuận Văn Khảo Sát Tinh Dầu Hồ Tiêu (Piper Nigrum Linn.).docx
Luận Văn Khảo Sát Tinh Dầu Hồ Tiêu (Piper Nigrum Linn.).docx
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149 (20)

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 

Báo Cáo Thực Tập Tìm Hiểu Về Sắc Ký Khí Ghép Khối Phổ.docx

  • 1. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC BỘ MÔN HÓA CƠ SỞ ---------------o0o--------------- BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC TÊN ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ SẮC KÝ KHÍ GHÉP KHỐI PHỔ GVHD: Th.s Phan Thị Xuân SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Mai LỚP: 03ĐHHH1 MSSV: 2004120119
  • 2. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM ii Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 LỜI CẢM ƠN Kiến thức là tài sản quý báu mà chúng em tích góp được sau những tháng ngày học và hành trên ghế nhà trường. Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trên con đường góp nhặt những kiến thức không thể thiếu sự dạy dỗ và quan tâm của quý thầy cô và sự giúp đỡ của các bạn. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến tất cả quý thầy cô em đặc biệt là các thầy cô Khoa Công Nghệ Hóa Học – Trường Đại Học Công Nghệ Thực Phẩm đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Để làm được bài báo cáo này em đã vận dụng những truyền đạt của thầy cô và tìm hiểu của bản thân trong quá trình học, không chỉ là vốn kiến thức riêng lẻ của riêng chuyên ngành hóa phân tích mà là cả những kiến thức của các ngành có liên quan và các môn bổ trợ. Em xin chân thành cảm ơn TS.Đặng Văn Sử thầy đã dạy em rất nhiều môn có liên quan giúp em có cơ sở tìm hiểu sâu xa về đề tài đặc biệt là môn “Các phương pháp phân tích hợp chất hữu cơ”. Với tấm lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Phan Thị Xuân, một người thầy và cũng là một người mẹ tinh thần của em. Cô là người đã truyền nguồn cảm hứng cho em với câu nói “ Kiến thức là những gì còn lại sau khi tất cả đã mất”, cô cũng là người trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đồ án này. Những tình cảm cô đối với tất cả sinh viên luôn là nguồn động viên tinh thần to lớn với tất cả chúng em để vượt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài. Tình cảm rất nhiều lời thì có hạn, một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn quý cô thầy, chúc tất cả quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe và ngập tràn nhiệt huyết để luôn là người truyền lửa cho các thế hệ sinh viên.
  • 3. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM iii Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
  • 4. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM iv Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Nhóm sinh viên gồm: Nguyễn Thị Tuyết Mai MSSV 2004120119 Nhận xét: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ….……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ….……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ….……………………………………………………………………………………………… …….…………………………………………………………………………………………… ……….………………………………………………………………………………………… ………….………………………………………………………………………………………. Điểm đánh giá: ………………………………………………………………………………………………… ….……………………………………………………………………………………………… …….…………………………………………………………………………………………… ……….………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………… ….……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …Ngày. ……….tháng ………….năm 2014
  • 5. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM v Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 (ký tên, ghi rõ họ và tên) NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Nhóm sinh viên gồm: Nguyễn Thị Tuyết Mai MSSV 2004120119 Nhận xét: ………………………………………………………………………………………………… ….……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ….……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ….……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ….……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ….……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ….……………………………………………………………………………………………… Điểm đánh giá: ………………………………………………………………………………………………… ….……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ….……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ….……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ….………………………………………………………………………………………………
  • 6. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM vi Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Ngày. ……….tháng ………….năm 2014 (ký tên, ghi rõ họ và tên)
  • 7. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM vii Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình Trang Hình 1: Sơ đồ hệ thống GC 4 Hình 2: Hệ thống inlet để tiêm mẫu vào cột nhồi trong GC 6 Hình 3: Hệ thống inlet đẻ tiêm mẫu vào cột mao quản trong GC 6 Hình 4: Cột mao quản Hình 5: Minh họa cấu trúc bên trong của các cột nhồi và cột mao quản Hình 6: Sắc kí đồ của GC 7 7 9 Hình 7: Phổ đồ của MS Hình 8: Phổ đồ của GCMS Hình 9: Màn hình hiển thị - máy tính 11 12 13
  • 8. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM viii Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Trang Bảng 1: Dựng dãy chuẩn làm việc của Chlorpyrifos và Diazinnon bằng GCMS 19 Bảng 2: Tốc độ tăng nhiệt của lò cột GC 21 Bảng 3: Các phân mảnh ion của Chlorpyrifos và Diazinnon trong MS 22 Bảng 4: Độ lệch tương đối của tỉ lệ ion giữa chuẩn và mẫu (%) theo tỉ lệ ion tương đối (%) 23
  • 9. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM ix Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tên cụ thể Mô tả GCMS Gas chromatography mass spectroscopy Sắc kí khí ghép khối phổ GC Gas chromatography Sắc kí khí LC Liquid chromatography Sắc kí lỏng MS Mass spectroscopy Phổ khối HPLC High performance liquid chromatography Sắc kí lỏng cao áp PC Personal computer Máy tính cá nhân M/Z Khối lượng phân tử/ điện tích
  • 10. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM x Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................................................ii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................................................iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ........................................................................................v DANH MỤC HÌNH VẼ.........................................................................................................................vii DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................................ix 1.1 Giới thiệu sắc kí ghép khối phổ.............................................................................................1 1.2 Đặc điểm..................................................................................................................................1 PHẦN 2: HỆ THỐNG SẮC KÝ KHÍ GHÉP KHỐI PHỔ.......................................................................2 2.1 Sắc ký khí................................................................................................................................2 2.1.1 Nguyên tắc hoạt động của sắc ký khí............................................................................2 2.1.2 Sơ đồ hệ thống sắc kí khí ...............................................................................................2 2.1.3 Sắc ký đồ .........................................................................................................................7 2.2 Khối phổ (MS) ........................................................................................................................8 2.2.1 Nguyên tắc hoạt động.....................................................................................................8 2.2.2 Các bước thực hiện phân tích bằng MS.......................................................................9 2.3 GCMS....................................................................................................................................11 2.4 Máy tính kết nối....................................................................................................................12 2.5 Ưu và nhược điểm của GCMS ............................................................................................13 2.5.1 Ưu điểm.........................................................................................................................13 2.5.2 Nhược điểm...................................................................................................................14 2.6 Phạm vi ứng dụng ................................................................................................................15 2.6.1 Ứng dụng.......................................................................................................................15 2.6.2 Ví dụ ..............................................................................................................................16 2.7 Kết luận.................................................................................................................................24
  • 11. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 1 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ SẮC KÝ KHÍ GHÉP KHỐI PHỔ 1.1 Giới thiệu sắc kí ghép khối phổ. Sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) là một trong những phương pháp được xem như dấu gạch nối giữa hai kĩ thuật phân tích. Như tên gọi của nó, nó thực chất là sự kết hợp hai kỹ thuật để tạo thành một phương pháp duy nhất trong phân tích hỗn hợp các hóa chất. Sự kết hợp giữa phương pháp sắc kí và phương pháp khối phổ tạo nên một phương pháp đặc biệt có hiệu quả trong lĩnh vực hóa phân tích. Hai thiết bị này có khả năng bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong quá trình phân tích, sắc ký khí tách các thành phần của một hỗn hợp và khối phổ phân tích đặc tính của từng thành phần riêng lẻ. Bằng cách kết hợp hai kỹ thuật, nhà hóa học phân tích có thể khảo sát định tính và định lượng một dung dịch chứa một số hóa chất với nồng độ thấp đến 1 picogram [1] hoặc nhỏ hơn nữa – đây là nồng độ rất khó phát hiện ở các phương pháp phân tích công cụ khác như phương pháp đo phổ UV – VIS. 1.2 Đặc điểm Thời gian phân tích rất ngắn: những mẫu không bền trong thời gian bảo quản cũng có thể phân tích một cách thuận lợi, đặc biệt là việc phân tích các hỗn hợp phức tạp. Nhờ đó, có thể tiết kiệm được khá nhiều thời gian thực nghiệm vì phân lập mẫu theo nguyên tắc điều chế trước khi đưa vào khối phổ do vậy giảm nhẹ yêu cầu kĩ thuật đối với các kĩ thuật viên. GC-MS được sử dụng rất phổ biến. Chúng được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực y tế, dược phẩm, môi trường, và luật môi trường. Tiến hành thực nghiệm trong phòng thí nghiệm để biết xem làm thế nào để các nhà hóa học môi trường có thể đánh giá các mẫu có chứa các chất ô nhiễm được gọi là PAHs. Một hệ thống GCMS có ba thành phần chính đó là: − Sắc kí khí (GC) − Khối phổ (MS) − Máy tính kết nối
  • 12. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 2 PHẦN 2: HỆ THỐNG SẮC KÝ KHÍ GHÉP KHỐI PHỔ 2.1 Sắc ký khí Chúng ta biết rằng, muốn phép phân tích cho kết quả đúng nhất, ta phải loại bỏ triệt để các yếu tố ảnh hưởng. Có rất nhiều phương pháp để loại các yếu tố này và cách được xem như là tốt nhất hiện nay chính là tách chúng ra khỏi hỗn hợp mẫu bằng sắc kí. Các thành phần trong mẫu sau khi được tách riêng lẻ có thể được xác định riêng. Trong tất cả các phương pháp sắc ký, quá trình tách luôn xảy ra khi hỗn hợp mẫu được tiêm vào pha động. Trong sắc ký lỏng (LC), pha động là dung môi. Trong sắc ký khí (GC), pha động là một loại khí trơ như helium, nitơ, hidro… Riêng nói về sắc kí khí pha động mang hỗn hợp mẫu qua pha tĩnh. Pha tĩnh sẽ tương tác với các thành phần trong hỗn hợp mẫu. Pha tĩnh thường được chứa trong một ống được gọi là cột. Cột có thể là thủy tinh hoặc thép không gỉ kích thước khác nhau. 2.1.1 Nguyên tắc hoạt động của sắc ký khí Trong quá trình khí mang đem mẫu qua cột sắc ký, các hỗn hợp của các hợp chất trong pha động xảy ra sẽ tương tác với pha tĩnh. Mỗi hợp chất trong hỗn hợp tương tác với pha tĩnh một lực tương tác khác nhau. Những tương tác yếu nhất sẽ ra khỏi cột nhanh nhất (hay gọi là rửa giải). Những tương tác mạnh nhất sẽ thoát khỏi cột cuối cùng. Bằng cách thay đổi các đặc điểm của pha động và pha tĩnh, sẽ tách ra được các hỗn hợp khác nhau của các chất hóa học. Để cải tiến hơn quá trình phân tách này nhà phân tích có thể thực hiện thay đổi nhiệt độ của pha tĩnh hoặc áp suất của pha động. 2.1.2 Sơ đồ hệ thống sắc kí khí
  • 13. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 3 Hình 1: sơ đồ hệ thống GC[8] . Một hệ thống sắc kí cơ bản gồm có: 2.1.2.1 Khí mang Khí mang là một khí trơ như: nitơ, heli, argon, hidro... trong đó hai là khí mang phổ biến nhất là nitơ và heli. Nitơ rẻ tiền và sẵn có hơn so với heli nhưng heli cho hiệu quả tách thường cao hơn. Khí được chứa trong bơm khí có gắn van giảm áp và điều chỉnh. Khí mang cần có độ tinh khiết cao và phải không tương tác với mẫu, chỉ mang mẫu đi qua cột: Tín hiệu đetectơ có phụ thuộc vào sự khác nhau về tính chất giữa khí mang và chất cần phân tích [2] . Nguồn cung cấp khí mang: có thể sử dụng bình chứa khí hoặc các thiết bị sinh khí như: thiết bị tách khí N2 từ không khí, thiết bị cung cấp khí H2 từ nước cất… 2.1.2.2 Bộ tiêm mẫu Thường dùng bơm tiêm đề bơm trực tiếp mẫu qua một vách polime silicon chịu nhiệt cao vào cột hoặc vào inlet để mẫu lỏng có thể bay hơi nhanh chóng. Yêu cầu cần thiết là mẫu phải có nhiệt độ sôi phù hợp để có thể làm bay hơi được trong phòng mẫu. Nhiệt độ tại inlet có thể cao hơn nhiệt độ trong cột một chút để quá trình bay hơi được thực hiện dễ dàng.
  • 14. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 4 2.1.2.3 Cột Trong sắc kí khí có hai loại cột: cột nhồi và cột mao quản. Về cơ bản thiết bị sắc kí sử dụng cột nhồi hoặc cột mao quản có thể ghép nối thiết bị khối phổ loại hội tụ chùm tia đơn hoặc kép [3], [4] . Có nhiều giải pháp kĩ thuật khác nhau để thực hiện việc ghép nối trong hệ thống. Với thiết bị ghép nối trong hệ thống. Với thiết bị hiện đại ngày nay toàn bộ dòng khí thoát ra (khí mang và mẫu) từ cột được chuyển thẳng vào bộ phận chiết khí mang trung gian, sau đó được đưa trực tiếp vào buồng ion hóa mẫu. Thiết bị chiết khí mang trung gian có thể có những cấu trúc khác nhau, nhưng khi làm việc chúng phải tuân theo nguyên lí chung là khuếch tán qua hệ thống lỗ xốp hoặc khuếch tán qua trong một thiết bị tách khuếch tán phân tử [1] . Cột tách sắc kí cần thỏa mãn các yêu cầu sau: Đảm bảo trao đổi chất tôt giữa pha động và pha tĩnh nhờ việc tối ưu hóa các thông số của phương trình Van Deemter. Độ thấm cao tức có độ giảm áp suất nhỏ với một tốc độ khí mang nhất định. Khả năng tải trọng cao của cột. Có khoảng nhiệt độ sử dụng rộng và chịu được nhiệt độ cao[8]. Với cột nhồi (packed column): Dạng cổ điển nhất của cột sắc ký khí là cột nhồi với một cột thủy tinh hay thép không rỉ hở hai đầu, pha tĩnh được nhồi vào trong cột, cột có đường kính 2 – 4mm và chiều dài 2 – 3m (hình 5). Tuy nhiên, ngày nay phần lớn (trên 90%) các cột sắc ký khí là mao quản[2] . Với cột mao quản hay còn gọi là cột mở (capillary): thường được làm bằng silica nung chảy, pha tĩnh được phủ mặt trong (bề dày 0.2 – 0.5 µm), cột có đường kính trong từ 0.1 – 0.5mm và chiều dài từ 30 – 100m hay hơn. Các cột thông thường có đường kính trong 0,2 mm; 0,25 mm; 0,32 mm với chiều dài 25 – 60m. Thành trong của cột mao quả có thể tráng lên một lớp pha tĩnh lỏng với bề dày 0,2 - 5 mm (wall coated open tubular, WCOT) hay được phủ một lớp hạt có một lớp pha tĩnh lỏng bao quanh (support coated open tubular, SCOT) hoặc một lớp pha tĩnh xốp của chất hấp phụ hay rây phân tử (porous layer open tubular, PLOT)... Loại cột mao quản thông dụng nhất hiện nay là WCOT (hình 4, hình 5)[2] .
  • 15. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 5 Hình 2: Hệ thống inlet để tiêm mẫu vào cột nhồi So với cột nhồi, cột mao quản có hiệu năng tách cao hơn rất nhiều. Một cột mao quản 60 m có thể có 180.000 – 300.000 đĩa lý thuyết so với 4000 đĩa lý thuyết của cột nhồi 2m). Loại cột nhồi có đường kính nhỏ hơn (microbore; 0,75 mm) được xem như là dạng trung gian giữa cột nhồi và mao quản. Hình 3: Hệ thống inlet để tiêm mẫu vào cột mao quản
  • 16. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 6 Hình 4: cột mao quản được làm bằng polyamide và fused silica[8] Hình 5: Minh họa cấu trúc bên trong của các cột nhồi và cột mao quản[8] . Cột mao quản được đặt bên trong lò cột để có thể lập trình để tăng nhiệt độ dần dần (or in GC terms, ramped) giúp tách tốt hơn. Khi nhiệt độ tăng, những hợp chất có
  • 17. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 7 điểm sôi thấp rửa giải từ cột sớm hơn những chất có nhiệt độ sôi cao hơn. Vì vậy, trên thực tế có hai yếu tố riêng biệt tác động đến quá trình tách là nhiệt độ và sự tương tác của các chất phân tích với pha tĩnh đã đề cập trước đó. Các hợp chất sau khi được tách ra, chúng sẽ rửa giải ra khỏi cột và đi qua một đầu dò. Đầu dò có các cảm biến điện tử để phát hiện có chất đã được tách ra và đi qua đến đầu dò. Các tín hiệu sau đó được xử lý bằng máy tính. Thời gian pha động đi qua cột hay thời gian không lưu giữ gọi là t0. Thời gian cần để một chất di chuyển qua cột sắc ký, khi ra khỏi cột nhờ thiết bị detector ghi nhận tín hiệu và xuất hiện rực trên sắc đồ (tính từ lúc bơm mẫu đến khi xuất hiện peak) là thời gian lưu (tR). 2.1.3 Sắc ký đồ Trong quá trình chạy sắc kí, máy tính tạo ra một đồ thị từ các tín hiệu. (Xem hình 6). Đồ thị này được gọi là sắc kí đồ. Mũi của các peak trong sắc ký đồ đại diện cho các tín hiệu được tạo ra khi một hợp chất rửa giải từ cột GC vào detector. Trục x biểu thị tR, và trục y biểu thị cường độ (abundence) của tín hiệu. Trong hình 6, các peak được đánh dấu với tR của chúng. Mỗi đỉnh đại diện cho một hợp chất riêng biệt được tách ra từ một hỗn hợp mẫu. Các mũi ở phút 4.97 là từ dodecane, mũi ở phút 6.36 là từ biphenyl, mũi ở phút 7.64 là từ chlorobiphenyl, và mũi ở phút 9.41 là từ hexadecanoic axit methyl ester. Hình 6: sắc kí đồ của GC
  • 18. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 8 Nếu các điều kiện GC (tốc độ tăng nhiệt độ lò, loại cột, vv) đều giống nhau, một chất sẽ luôn rửa giải với cùng một tR. Khi biết được tR cho một chất nhất định, chúng ta có thể giả định danh tính của hợp chất có tR trùng khớp. Tuy nhiên, các hợp chất có tính chất tương tự thường có thời gian lưu tương tự. Do đó, trước khi phân tích các nhà hóa học cần phải biết thêm nhiều thông để xác định có hay không chất “Chất được dự đoán” hay chất nào khác có tính chất gần giống với “Chất được dự đoán” đó trong một mẫu có chứa các thành phần chưa biết. 2.2 Khối phổ (MS) 2.2.1 Nguyên tắc hoạt động Ion hóa các nguyên tử muốn xác định khối lượng trong bộ phận ion hóa. Rồi cho dòng ion dương thu được đi qua bộ phận chọn lọc để sau đó chỉ còn lại những ion có tốc độ giống nhau tiếp tục hoạt động.những ion này tiếp tục đi qua điện trường để được tăng tốc độ và cuối cùng đi qua từ trường. khi đi qua từ trường dòng ion này sẽ chuyển động theo đường cong. Có thể nói khi biết bán kính đường cong này, chúng ta sẽ xác định được khối lượng A của nguyên tử theo công thức: 𝑨 = 𝑲𝒏𝒆𝒓𝟐 ∗ 𝑯𝟐 𝑽 ∗ 𝒉 Trong đó: K – hằng số; n – số electron tách ra khỏi nguyên tử khi bị ion hóa; e – điện tích electron; r – bán kính cong; H – cường độ từ trường; V – thế hiệu điện trường [5] . Có thể giải thích theo một cách khác dễ hiểu hơn. Khi một chất ở trạng thái khí va chạm với một dòng electron thì phân tử chất đó có thể bị tách ra một hoặc hai electron để trở thành các ion mang điện tích 1 hoặc 2 và cũng có thể quá trình va chạm này làm phân tử làm phân tử chất tiếp nhận thêm electron để trở thành ion âm, gọi là ion hóa phân tử. Khi va chạm mạnh hơn thì phân tử còn có thể bị phá vỡ ra thành nhiều phần khác nhau mang điện tích dương hay âm. Sự phá vỡ này phụ thuộc hoàn toàn vào lưc va chạm, dẫn đến các cách phá vỡ khác nhau. Các ion này sẽ được tách và ghi trên phổ đồ. Các mảnh vỡ trên là những ion mang điện với khối lượng nhất định. Phân tử lượng của các mảnh chia cho điện tích chính là khối lượng để tính tỷ lệ (M / Z). Hầu hết các mảnh vỡ đều có z = +1, M / Z thường tương ứng với các khối lượng phân tử của mỗi mảnh.
  • 19. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 9 2.2.2 Các bước thực hiện phân tích bằng MS 2.2.2.1 Hóa khí chất mẫu Mẫu được dẫn vào bình chứa, ở đó áp xuất có thể giám tới 10-6 mmHg, sau đó dòng khí này được dẫn vào ion hóa để sinh ra các ion, lượng mẫu có thể ghi nhận được rất nhỏ từ 10-13 g/giây. 2.2.2.2 Ion hóa mẫu Các phương pháp được sử dụng bao gồm: Ion hóa nhờ va chạm điện tử (EI): Đây là phương pháp ion hóa phổ biến nhất. Trong buồng ion hóa, các điện tử phát ra từ cathode làm bằng vonfram hoặc reni, sẽ bay về anode với vận tốc lớn. Các phân tử chất nghiên cứu ở trạng thái hơi sẽ va chạm với điện tử trong buồng ion hóa, có thể nhận năng lượng điện tử và bị ion hóa [6],[9] . Ion hóa nhờ trường điện từ: Đây cùng là một phương pháp ion hóa được dùng khá phổ biến. Tại buồng ion hóa, người ta đặt các bộ phận phát ra từ trường, đó là các “mũi nhọn” đặc biệt dưới dạng dây dẫn mảnh (2.5 µm) hay các lưỡi mảnh. Người ta đặt điện cực vào các “mũi nhọn”. Ở tại các “mũi nhọn” sẽ cho một trường điện từ có gradien từ 107 - 1010 V/cm. Dưới ảnh hưởng của trường điện từ mạnh này, các điện tử bứt khỏi phân tử chất nghiên cứu do hiệu ứng đường hầm và ở đây không gây ra sự kích thích. Vậy trong phương pháp ion hóa này, các ion phân tử được tạo thành vẫn giữ nguyên ở trạng thái cơ bản, do đó các vạch phổ sẽ rất mảnh[9] . Ion hóa hóa học (CI): Một kỹ thuật tinh tế sản sinh ra ít mảnh vở hơn là sự ion hóa hóa học (chemical ionization). Trong trường hợp này, nguồn ion hóa được đổ đầy metan ở áp suất khoảng 100 Pa. Các electron được cung cấp đủ năng lượng để chuyển CH4 đến những sản phẩm hoạt động khác: CH4 + e → CH4 + + 2e CH4+ +CH4 → CH5 + + CH3 CH5 + + M → CH4 + MH+
  • 20. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 10 CH5 + là chất nhường photon khi tương tác với chất phân tích cho MH+ , thường là ion có hàm lượng lớn nhất trong phổ khối ion hóa hóa học metan (methane chemical ionization mass spectrum) [6],[8] . Ion hóa nhờ sự phòng điện[1] . Ion hóa nhờ đốt nóng (nguồn nhiệt hay Lazer)[1] . Tách các ion theo khối lượng, về nguyên tắc việc tách này dựa trên sự khác nhau về khối lượng của các ion hơn là sự khác nhau về điện tích. Trước tiên người ta tăng tốc độ cho các ion, nhờ cho qua một điện trường mạnh, vận tốc của các ion được tính theo công thức: 𝑉 = √ 2𝑒𝑈 𝑀 Trong đó:e – điện tích ion; U – thế tăng tốc; M: khối lượng; V – vận tốc. Trong tốc độ này ở trong máy phân tích đạt 100 km/s. Sau khi tăng tốc, các ion được bay qua một từ trường, đường bay của chúng sẽ bị lệch khác nhau do tác dụng của từ trường với bán kính cong R được tính theo công thức: 𝐑𝟐 = 𝐌 𝐞 × 𝟐𝐔 𝐇𝟐 Trong đó: R – bán kính cong; e – điện tích ion; M – khối lượng; H – cường độ từ trường. 2.2.2.3 Chọn lọc Một bộ 4 nam châm điện, được gọi là tứ cực (quadrapole), tứ cực có nhiêm vụ tập trung các mảnh cho đi qua một khe và vào detector. Tứ cực được lập trình bằng máy tính để điều khiển chỉ cho các mảnh M/Z được đi qua khe. Phần còn lại (tức là các mảnh không mang điện tích) thì bị chặn lại không đi qua khe vào đầu dò. Máy tính có các tứ cục sẽ soát qua lần lượt các mảnh M/Z theo chu kì cho đến khi soát hết tất cả các mảnh. Điều sẽ lặp đi lặp lại ra nhiều lần trong mỗi giây. Mỗi chu kỳ di chuyển như vậy được gọi là quét phổ.
  • 21. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 11 Máy tính ghi lại biểu đồ sau mỗi lần quét. Trục hoành biểu thị tỷ lệ M /Z. Trục tung chỉ thành phần % tương đối của các ion so với ion có lượng lớn nhất được qui ước 100%. Biểu đồ này được gọi là phổ khối (xem hình 7)[8] . Hình 7: Sắc kí đồ và phổ MS tương ứng của 1-Butanol và 1-Bromobutane[8] . Sắc ký khí ghép khối phổ (GCMS) có thể phân tích các hỗn hợp hóa chất phức tạp như không khí, nước…Nếu trong mẫu có một chất lạ xuất hiện, khối phổ có thể nhận dạng cấu trúc hóa học độc nhất của nó (giống như việc lấy dấu vân tay). Cấu trúc của chất này sau đó được so sánh với một thư viện cấu trúc các chất đã biết. Nếu không tìm ra được chất tương ứng trong thư viện thì nhà nghiên cứu, có thể dựa trên cấu trúc mới tìm được để phát triển các ý tưởng về cấu trúc hóa học. Nói cách khác, nhà nghiên cứu thu được một dữ liệu mới và có thể đóng góp vào thư viện cấu trúc nói trên, sau khi tiến hành thêm các biện pháp để xác định chính xác loại hợp chất mới này. 2.3 GCMS Khi GC kết hợp với MS sẽ tạo ra một công cụ phân tích đa năng. Nhà nghiên cứu có thể nghiên cứu về các chất hữu cơ, khi tiêm mẫu vào hệ thống sẽ tách ra các thành phần riêng biệt từ hỗn hợp các chất, và xác định từng thành phần trong chúng. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu có thể xác định được hàm lượng (nồng độ) của từng thành phần. Hình 8 thể hiện một đồ thị ba chiều khi GC kết hợp với MS. Muốn tạo ra biểu đồ này trước hết nhà phân tích sẽ phải hình dung ra hình ảnh 3D và chuyển nó thành các đồ thị 2D. Có thể tạo ra hoặc là một quang phổ khối lượng hoặc một sắc kí đồ bằng cách tạo ra mặt cắt ngang phù hợp của hình ảnh 3D này, Khi đó sẽ tạo ra một quang phổ và đó sẽ tạo ra một sắc kí đồ.
  • 22. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 12 Hình 8: phổ 3D của GCMS 2.4 Máy tính kết nối Hình 9: màn hình hiển thị - máy tính Các máy tính cá nhân (PC) đã tạo nên nhiều tiến bộ trong thiết bị đo phân tích. Khối lượng lớn dữ liệu có được nhờ các công cụ sẽ được ghi lại trên giấy, nhưng sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều nếu có một máy tính trợ giúp ghi nhớ và xuất ra dữ liệu một cách nhanh chóng khi ta cần tra cứu. Trước đây, hệ thống máy tính chuyên ngành đã được phát triển để xử lý công việc mã hóa từ tín hiệu tương tự (analog) ở đầu ra sang tín hiệu số và sau đó áp dụng đồ họa và bảng tính. Tuy nhiên, các hệ thống này sử dụng mã lập trình riêng và khá khó khăn để học. Khi máy tính ngày càng nhanh hơn và có khả năng xử lý khối lượng lớn dữ liệu hơn, chúng đã thực hiện công việc điều khiển thiết bị và thu thập dữ liệu. Phần mềm này
  • 23. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 13 thường được viết trên hệ điều hành Windows, hệ thống được điều khiển theo ý muốn một cách đơn giản với việc chạm, nhấp vào chức năng muốn thực hiện, làm cho công việc học hệ điều hành chuyên ngành và ngôn ngữ lệnh ít được chú trọng. Hơn nữa, nhiều gói phần mềm hiện nay đều có tính tương tác, đa phương tiện kèm hỗ trợ trong học tập các phần mềm và thiết bị. Hiện tại chỉ có những thiết bị hoàn toàn mới mới khiến có thể khiến người học tập trung sự chú ý hơn vào việc học các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thiết bị. Các công cụ này đều có phần mềm riêng theo từng hãng sản xuất đưa ra. Những bộ phần mềm này sử dụng nhiều hệ điều hành. HPLC và GC-MS sử dụng hệ điều hành Windows 3.1. AAS sử dụng một hệ điều hành MS-DOS tương tự như Windows 3.1. Sinh viên cần lưu ý sự khác biệt trong các hệ điều hành khi vận hành thiết bị. Mặc dù mỗi hệ thống khá khác nhau, nhưng chúng vấn có một số đặc điểm chính. Các thông số kiểm soát công cụ hiệu quả, thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu thường được kết hợp gộp chung vào phương pháp. Phương pháp có thể được sử dụng nhiều lần bằng cách thiết lập một chuỗi lệnh. Một chuỗi lệnh được xây đựng theo công cụ để đánh giá mẫu X phân tích bằng phương pháp Y. 2.5 Ưu và nhược điểm của GCMS 2.5.1 Ưu điểm Kết hợp ưu điểm của hai phương pháp GC và MS. Sắc ký khí là phương pháp có hiệu năng tách rất cao, cao hơn nhiều so với HPLC. nó có thể phân tích những hỗn hợp rất phức tạp mà HPLC không phân tích được. Với MS có thể vừa biết cấu trúc hóa học của phân tử phân tích được nhiều cấu trúc hóa học của phân tử thông qua các thông tin cung cấp bởi mảnh ion. Ưu điểm của MS là vừa có tính phổ quát vừa có tính chon lọc. Định lượng dựa vào cường độ mảnh ion, cho độ nhạy cao. Cho biết sự hiện diện của nguyên tố đồng vị có trong hợp chất. Ngưỡng phát hiện của phương pháp này là 1 picogram.
  • 24. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 14 Nhận diện được chính xác chất phân tích dựa vào thời gian lưu và khối phổ của mảnh ion. Kết quả thu nhận được một cách nhanh chóng (chỉ từ 1 đến 100 phút) Độ chính xác cao. Độ nhạy cao, có khả năng phát hiện các cấu tử có nồng độ thấp. 2.5.2 Nhược điểm Độ bay hơi: Mẫu phải bay hơi được Độ bền nhiệt: Mẫu buộc phải tồn tại ở nhiệt độ cao. Khối lượng phân tử: Đặc trưng < 500 amu Chuẩn bị mẫu: Dung môi phải bay hơi và có nhiệt độ sôi thấp hơn các chất phân tích Lượng mẫu: Thường từ 1 –5 µl Giá thành thiết bị cao, điều kiện hoạt động và bảo trì phức tạp. Ngoài ra viêc kết nối GC với đầu dò MS gặp nhiều trở ngại hơn so với các loại đầu dò khác vì điều kiện áp suất giữa máy GC và máy MS rất khác nhau. Chỉ có một số loại cột sắc kí mới có thể sử dụng cho GCMS các loại cột polimer hữu cơ sẽ bị đứt mảnh khi gia tăng nhiệt độ, mảnh này có thể đi vào đầu dò khối phổ làm xuất hiện những peak rất lạ và đặc trưng, có thể gây nhầm lẫn với các mảnh ion của mẫu khảo sát. Tuy nhiên việc kết nối GC với MS vẫn thuân lợi hơn LC với MS vì: Có sự không tương thích cơ bản giũa máy HPLC và máy MS MS hoạt động trong điều kiện: chân không sâu, nhiệt độ cao, các chất khảo sát phải ở thể khí, vận tốc dòng chảy nhỏ HPLC hoạt động trong điều kiện: áp suất cao, nhiệt độ tương đối thấp, các chất khảo sát thể lỏng, vận tốc dòng chảy lớn.
  • 25. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 15 GC với MS thuận lợi hơn vì: Mẫu khảo sát có đặc tính dễ bay hơi nên lấy mẫu ở máy GC và MS đều ở thể khí Cột sắc kí của máy GC và bộ phận của máy MS có thể hoạt động trong cùng điều kiện nhiệt độ. Lưu lượng vật chất vào đầu dò MS ít hơn so với bên LC. Giao diện kết nối giữa MS với GC không phức tạp như với LC. 2.6 Phạm vi ứng dụng 2.6.1 Ứng dụng Thích hợp cho phân tích tinh dầu và các chất bay hơi, có thể phân tích và cho biết thành phần của tinh dầu và các chất bay hơi rất nhanh và hiệu quả. Sắc ký khí cột mao quản là phương tiện lý tưởng trong giai đoạn hiện nay để phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản thực phẩm. GCMS có thể áp dụng rất tốt cho việc nghiên cứu và phân tích các chất đồng vị bền. Có thể kể đến như sau: Phân tích các hợp chất chứa nhóm sunfua: áp dụng trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường đặc biệt là nhiễm bẩn dầu trong nước biển và ô nhiễm nguồn cung cấp thức ăn cho cho con người từ cá biển. Các họp chất chứa sunfua có thể coi là thước đo đánh giá sự ô nhiễm trong cá và cá hồi. Trong các nghiên cứu người ta nhận thấy C13H17 – naphtalen ở mũi M/z = 170 và C3H7 – banzothiophen ở giá trị M/z = 176, alkyl benothiophen C10H10S M/z =162 và alkyl naphtalen C12H12 M/z = 160. Người ta cũng phát hiện ra năm đồng phân của alkyl benzothiophen. Hệ thống sắc ký khí khối phổ được sử dụng để phân tích tất cả các hợp chất hoá học độc có tính bay hơi, ví dụ như thuốc bảo vệ thực vật, các hợp chất thơm, các axit béo... Hệ thống sắc ký khí tích hợp với detector khối phổ không chỉ cho phép phân tích định lượng mà còn cho phép định tính, phát hiện các hợp chất hóa học nhờ các thư viện phổ như Winley, Pesticide...
  • 26. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 16 Phạm vi ứng dụng: áp dụng trong các lĩnh vực kiểm định an toàn thực phẩm, môi trường... 2.6.2 Ví dụ Xác định lượng dư Chlorpyrifos và Diazinnon bằng GCMS Quy trình được cấp phép bởi “ Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn – Cục Quản Lí Chất Lượng Nông Lâm Sản và Thủy Sản Quy trình phân tích chuẩn theo NAF QUAD NAF 032/10 [7] 2.6.2.1Phạm vi áp dụng Phương pháp này áp dụng để xác định dư lượng Chlorpyrifos, Diazinon trong thực phẩm bằng GCMS. Giới hạn định lượng của phương pháp là 10 µg /kg và 5 µg /kg. 2.6.2.2 Nguyên tắc Dư lượng Chlorpyrifos, Diazinon trong thực phẩm được trích ly bằng CH3CN đã axit hóa, dịch trích được làm sạch được loại bỏ dung môi dưới dòng khí nitơ, sau đó hòa tan bằng iso-octane. Dư lượng Chlorpyrifos, Diazinon được xác định trên hệ thống sắc kí khí với cột ZB-5MS và đầu dò MS (chế độ EI). 2.6.2.3 Hóa chất, thuốc thử Chuẩn Chlorpyrifos, Diazinon có độ tinh khiết ≥ 97%. Dr. Ehrenstorfer (Dr. Ehrenstorfer là tên một hang sản xuất hóa chất nổi tiếng của CHLB Đức) hoặc tương đương. Nội chuẩn Chlorpyrifos D10 100 µg /ml, Dr. Ehrenstorfer hoặc tương đương. MnSO4 khan, loại dùng cho phân tích. Sodium acetate (NaOAc) khan, loại dùng cho phân tích. Primary secondary amine (PAS), kích thước hạt 40 µm, varian (Part No. 12213024) hoặc tương đương. Bột C18, kích thước hạt 40 µm, Alltech hoặc tương đương. CH3CN, loại dùng cho phân tích sắc kí lỏng. Methanol, loại dùng cho phân tích sắc kí lỏng.
  • 27. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 17 Iso-octane, loại dùng cho phân tích sắc kí lỏng. CH3COOH, loại dùng cho phân tích. Acetone, loại dùng cho phân tích. Dung dịch CH3COOH 0.1% trong CH3CN: hút 0.25ml CH3COOH vào bình định mức 250 mL, định mức đến vạch bằng CH3CN Lắc kĩ, dung dịch bền trong một tuần. Hỗn hợp A: Cân 2.50g ± 0.05g MgSO4 và 0.4g ± 0.05g NaOAc khan cho vào ống ly tâm nhựa 50ml (2.6.6.9). Hỗn hợp B: cân 2.50g ± 0.01g PAS (7.1.4.5), 0.25g ± 0.01g C18 và 2.50g ± 0.01g MgSO4 cho vào ống ly tâm nhựa 15 ml. Dung dịch chuẩn gốc Chlorpyrifos 0.5 mg/mL: Cân chính xác 50 mg chuẩn Chlorpyrifos, cho vào bình định mưc 100 mL, hòa tan bằng CH3CN. Nồng độ dung dịch phải được tính toán dựa trên khối lượng chuẩn thực cân và độ tinh khiết của chuẩn. Dung dịch bền trong một năm ở nhiệt độ ≤ -20 ℃. Dung dịch chuẩn gốc Diazinon 0.5mg/ml: Cân chính xác khoảng 50mg chuẩn Diazinon, cho vào bình định mưc 100 mL, hòa tan bằng CH3CN. Nồng độ dung dịch phải được tính toán dựa trên khối lượng chuẩn thực cân và độ tinh khiết của chuẩn. Dung dịch bền trong một năm ở nhiệt độ ≤ -20 ℃. Dung dịch chuẩn hỗn hợp 20 Chlorpyrifos 20 µg/mL, Diazinon 10 µg/mL: Hút 0.4 mL dung dịch chuẩn gốc Chlorpyros 0.5 mg/mL và 0.2 mL dung dịch chuẩn Diazinon 0.5 mg/mL cho vào bình định mức 10 mL, định mức tới vạch bằng CH3CN. Dung dịch bền trong một năm ở nhiệt độ ≤ -20 ℃. Dung dịch chuẩn hỗn hợp làm việc Chlorpyrifos 2 µg/mL, Diazinon 1µg/mL: Hút 1 mL chuẩn hỗn hợp cho vào bình định mức 10 mL, định mức tới vạch bằng CH3CN. Dung dịch bền trong 6 tháng ở nhiệt độ ≤ -20 ℃.
  • 28. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 18 Hút 1mL dung dịch chuẩn Chloropyrifos D10 100 µg/ml cho vào bình định mức 10 mL, định mức tới vạch bằng CH3CN. Dung dịch bền trong một năm ở nhiệt độ ≤ -20 ℃. 2.6.2.4 Thiết bị, dụng cụ Hệ thống GCMS, phần mền xử lý số liệu do hãng thiết bị cung cấp. Cột ZB-5MS: 30m × 0.25mm × 0.25µm, Phonemenex hoặc tương đương. Cân phân tích có độ chính xác d = 0.0001g. Cân phân tích d = 0.01g. Máy li tâm có tốc độ vòng tối thiểu 4000 vòng/phút. Máy lắc, Hwashin hoặc tương đương. Bể siêu âm, Elma hoặc tương đương. Hệ thống khí nitơ có bể điều nhiệt. Ống li tâm 50 mL, Greiner hoặc tương đương. Ống li tâm 15 mL, Greiner hoặc tương đương. Ống thủy tinh 15 mL. Bình định mức các loại, Schotts Duran hoặc tương đương. Màng lọc mẫu bằng PTFE, kích thước lỗ 0.2 µm, đường kính 13 mm. Kim tiêm mẫu 1mL Pipette pasture, Brand hoặc tương đương. Lọ đựng mẫu 1.5 mL. Lọ đựng mẫu 4 mL. Bông thủy tinh. 2.6.2.5 Cách tiến hành
  • 29. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 19 Chuẩn bị mẫu Đối với mẫu thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: chỉ lấy phần ăn được, cắt mẫu thành từng miếng nhỏ. Lấy 100g mẫu cho vào máy xay mẫu, xay cho đến khi mẫu hoàn toàn đồng nhất. Bảo quản trong tủ đông ở nhiệt độ ≤ -18 ℃. Khi tiến hành phân tích mẫu phải đưa về nhiệt độ phòng. Đối với mẫu thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: chỉ lấy phần ăn được, cắt từng đoạn nhỏ, sau khi trộn đều cho đồng nhất thì phải bảo quản trong tủ đông ở nhiệt độ ≤ - 18 ℃. Khi tiến hành phân tích mẫu phải đưa về nhiệt độ phòng Chuẩn bị mẫu trắng Mẫu trắng là mẫu được xác định là không chứa lượng dư Chlorpyrifos và Diazinon. Cân 5.0 gram (±0.1 gram) mẫu trắng đã được đồng nhất vào ống li tâm nhựa 50 mL. Mẫu kiểm soát Chlorpyrifos 10 µg/kg, diazinon 5 µg/kg Cân 5.0 gram (±0.1 gram) mẫu trắng đã được đồng nhất vào ống li tâm nhựa 50 mL. Hút chính xác 25 µL dung dịch chuẩn hỗn hợp (2.6.6) cho vào mẫu chuẩn bị, đậy nắp ống nghiệm và trộn đều khoảng 2 phút bằng máy lắc, để yên tối thiểu 15 phút trước khi mang đi phân tích. Mẫu thử: Cân 5.0 gram (±0.1 gram) mẫu thử đã được đồng nhất vào ống li tâm nhựa 50 mL Dựng dãy chuẩn làm việc: Cân 5.0g mẫu trắng rồi tiến hành dựng chuẩn trên nền mẫu trắng như bảng 1: Nồng độ chuẩn làm việc (µg/kg) Thể tích dung dịch chuẩn hỗn hợp (µL) (2.6.6.18) Nội chuẩn Khối lượng mẫu trắng (gram) Chlorpyrifos Diazinon Vdd nội chuẩn 10 µg/ml (2.6.6.19) Nồng độ µg/kg
  • 30. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 20 0.0 0.0 0 10 20 5.0 ± 0.1 10.0 5.0 25 10 20 5.0 ± 0.1 20.0 10.0 50 10 20 5.0 ± 0.1 30.0 15.0 75 10 20 5.0 ± 0.1 40 20.0 100 10 20 5.0 ± 0.1 Bảng 1: Dãy chuẩn làm việc của Chlorpyrifos và Diazinnon bằng GCMS trên nền mẫu trắng. Sau khi thêm chuẩn xong, trộn đều, để yên tối thiểu 15 phút trước khi tiến hành phân tích Thêm vào 10 µL dung dịch chuẩn Chlopyrifos-D10 µg/ml (2.6.2.3) cho tất cả các mẫu bao gồm mẫu trắng, mẫu thu hồi và các mẫu thử) ngoại trừ các mẫu dụng chuẩn ở phần (2.6.2.3), trộn đều,để yên 15 phút trước khi tiến hành phân tích. Cho 5 mL dung dịch (V0) CH3CN đã axit hóa (2.6.2.3) vào mỗi ống, đậy nắp. Lắc khoảng 2 phút cho các mẫu tơi ra, siêu âm bằng bể siêu âm (2.6.2.4) trong 10 phút Cho từ từ hỗn hợp A (2.6.2.3) vào mỗi ống, trộn đều khoảng 2 phút. Li tâm 6000v/p trong 6 phút Hút 4 mL lớp trên cho vào hỗn hợp B (2.6.2.3) trộn thật đều khoảng 1 phút, li tâm 4000v/p trong 8 phút. Hút 2.5 mL (V1) dung dịch lớp trên cho vào ống li tâm thủy tinh 2.6.2.4) Lọc loại bỏ dung môi bằng hệ thống thổi khí Nitơ ở 40℃. hòa tan phần cặn bằng 1mL (V2) Iso-octane (2.6.2.3), lọc qua màng lọc mẫu (2.6.2.3) cho vào chai 2 mL. Dung dịch này được dùng để xác định lượng dư thuốc bảo vệ thực vật bằng phương pháp GCMS.
  • 31. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 21 2.6.2.6 Điều kiện phân tích trên GCMS Kiểm tra tình trạng máy trước khi phân tích, phải đảm bảo tín hiệu ổn định trước khi tiêm. Các thông số của cột sắc kí Lò cột: Initial temp: 80℃ Initial time: 1.00 min Maximum temp: 320℃ Ramp: bảng 2 STT Rate Final temp Final time 1 40 223 1.00 2 10 260 0.00 3 40 280 3.00 4 0.0 (off) Bảng 2: Tốc độ tăng nhiệt của lò cột GC Khí mang: heli Cột: Cột mao quản Nominal initial presure: 15.761 psi. Mode: constant flow Initial flow: 1.6 mL/min Average volocity: 46.759 cm/sec Outlet: MSD
  • 32. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 22 Outlet pressure Signal 1: Data rate: 20 Hz Type: front detector Save data Front injector: Sample washes: 2 Sample pumps: 2 Injection volume: 2 µL PostInj solvenlt A washes: 2 (Methanol, HPLC grade) PostInj solvenlt B washes: 2 (Acetone, HPLC grade) Thứ tự tiêm mẫu: tiêm dãy chuẩn, mẫu trắng, mẫu kiểm soát, sau đó tiêm mẫu. Cứ sau 10 mẫu phải tiêm lại một điểm chuẩn 2.6.2.7Các thông số của đầu dò MS MS tranfer line heater: 280℃ Tốc độ khí methane 40% Nhiệt độ dòng ion: 150℃ năng lượng electron: 140 eV Các phân mảnh ion được xác định theo bảng 3:
  • 33. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 23 Bảng 3: Các phân mảnh ion của Chlorpyrifos và Diazinnon trong MS 2.6.2.8 Biểu thị kết quả Đường chuẩn là đường biểu thị tuyến tính y = a + bx được xây dụng từ tỉ số SC/ SIS (y) theo CC/CIS (x) với: SC, CC: diện tích và nồng độ của chuẩn tương ứng. SIS, CIS: diện tích và nồng độ của nội chuẩn Cypermethrin D6 Lượng dư thuốc bảo vệ thực vật được tính theo công thức: 𝐂 = 𝐀 × 𝐂𝐈𝐒 ′ Trong đó: 𝐀 = 𝐒𝐂 ′ 𝐒𝐈𝐒 ′ 𝐚 với SC ′ là diện tích peak của thuốc bảo vệ thực có trong mẫu, S𝐼𝑆 ′ là diện tích peak nội chuẩn Cypermethrin D6 thu được khi phân tích mẫu, b là tung độ gốc của đường chuẩn và CIS ′ là nồng độ nội chuẩn của mẫu. 2.6.2.9 Đảm bảo chất lượng kết quả thử nghiệm Độ lệch thời gian lưu của peak và mẫu tính theo (RT window) không quá 0.5%. Hệ số tuyến tính R2 ≥ 0.99. Tỉ lệ S/N của mỗi ion ≥ 3.1. Thứ tự Chất phân tích Phân mảnh m/z Dwell 1 Cypermethrin D6 213 (*) 50 215 50 177 50 4 Cypermethrin 207 (*) 50 209 50 171 50 5 Fenvalerate 211 (*) 50 213 50 212 50
  • 34. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 24 Mẫu phải luôn tồn tại đồng thời các phân mảnh của Cypermethrin D6 như quy định tại bảng 2 và tỉ lệ ion tương đối của mẫu nhiễm so với tỉ lệ ion tuong đối của mẫu chuẩn chỉ được phép dao động trong khoảng: Bảng 4: Độ lệch tương đối của tỉ lệ ion giữa chuẩn và mẫu (%) theo tỉ lệ ion tương đối (%) 2.7 Kết luận GCMS không phải là phương pháp phân tích duy nhất để phân tích từng thành phần các chất có trong mẫu. Tuy nhiên với những ứng dụng quan trọng kể trên GCMS đang ngày càng chứng minh được vị trí và tầm quan trọng của mình trong ngành phân tích. Bản thân sinh viên thực hiện bài báo cáo này nhận thấy lý thuyết của Phuơng pháp không quá khó hiểu. Đồng thời cũng cho rằng đây là phương pháp rất đắc lực phục vụ cho công việc phân tích (phát hiện các độc chất hữu cơ dễ bay hơi) đặc biệt là với tình hình sử dụng tràn lan các chất bảo vệ thực vật tại Việt Nam ta. Tuy nhiên do điều kiện vật chất còn hạn chế, nhiều trường đại học chưa đem phương pháp này vào giảng dạy. Hy vọng trong tuong lai không xa, tất cả các trường đại học sẽ mang phương pháp này tiếp cận với các thế hệ sinh viên tiếp theo. Bài báo cáo này là bước chân đầu tiên của bản thân sinh viên viết bài tiếp cận sắc kí khí và khối phổ. Vì thế, trong quá trình viết bài không thể tránh những thiếu sót và những nhận định mang tính chủ quan của sinh viên. Rất cám ơn những nhận xét đánh giá của GVHD và quý thầy cô. Tỉ lệ ion tương đối (%) Độ lệch tương đối của tỉ lệ ion giữa chuẩn và mẫu (%) ˃ 50 ± 20 ˃ 20 đến 50 ±25 ˃ 10 đến 20 ±30 ≤ 10 ±50
  • 35. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM – Khoa Công nghệ Hóa học GVHD: Th.s Phan Thị Xuân 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phạm Văn thành (2008), Nghiên cứu xây dựng phương pháp chuẩn phân tích Hoocmon Clenbuterol trong thuc phẩm bằng phương pháp sắc kí khối phổ (GCMS), đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. [2] http://www.duoclieu.org/2012/07/phuong-phap-sac-ky-duoc-lieu.html [3] Võ Công Sáu, Nghiên cứu xác định Chloraphenicol trong mẫu sinh học bằng phương pháp sắc kí – khối phổ, Hà Nội 2003. [4] Munm.R.K., Holland D.C., Roybal S.E.,...Gas Chromatographic determinatin of CAP residues in shrimp. AOAC pp596-601. [5] Nguyễn Đình Soa (2011), Hóa đại cương, Nhà xuất bản đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. [6] Đặng Văn Sử (2014), Các phương pháp xác định cấu trúc hợp chất hữu cơ, Đại học công nghiệp thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh. [7] Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn – Cục Quản Lí Chất Lượng Nông Lâm Sản và Thủy Sản, Xác định lượng dư Chlorpyrifos và Diazinnon bằng GCMS NAF, Tp. Hà Nội. [8] Bùi Xuân Vững (2009), Cơ sở phân tích sắc ký, Đại học Đà Lạt. [9] Nguyễn Kim Phi Phụng, KHỐI PHỔ_Lý thuyết – Bài tập – Bài giải, Nhà xuất bản đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.