SlideShare a Scribd company logo
1 of 95
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
NGUYỄN THỊ KIM HƯƠNG
NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ VÀ TÁC DỤNG
KHÁNG UNG THƯ CỦA KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG
NIMOTUZUMAB GẮN 131
I TRÊN CHUỘT
MANG KHỐI UNG THƯ ĐẦU CỔ NGƯỜI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
NGUYỄN THỊ KIM HƯƠNG
NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ VÀ TÁC DỤNG
KHÁNG UNG THƯ CỦA KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG
NIMOTUZUMAB GẮN 131
I TRÊN CHUỘT
MANG KHỐI UNG THƯ ĐẦU CỔ NGƯỜI
Chuyên ngành: KHOA HỌC Y SINH
Mã số: 9720101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. PHẠM HUY QUYẾN
2. PGS. TS. HỒ ANH SƠN
HÀ NỘI
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Quân y; Phòng Sau
đại học - Học viện Quân y; Trung tâm Y dược học quân sự - Học viện Quân
y; Trung tâm ung bướu, khoa Giải phẫu bệnh - Bệnh viện Quân y 103; Phòng
thí nghiệm trọng điểm Gen-Protein Đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc
gia Hà Nội; Bộ môn Sinh lý bệnh - Học viện Quân y, cơ sở đào tạo đã tạo mọi
điều kiện và giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- PGS.TS Phạm Huy Quyến và PGS.TS Hồ Anh Sơn, người Thầy hướng
dẫn trực tiếp, đã hết lòng giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận án, đồng thời là người Thầy đã định
hướng và truyền cho tôi lòng say mê và những kinh nghiệm quý báu trong
nghiên cứu khoa học.
- PGS.TS. Nguyễn Lĩnh Toàn, nguyên chủ nhiệm bộ môn Sinh lý bệnh -
Học viện Quân y đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá
trình học tập và thu thập số liệu tại bộ môn để tôi có thể hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận án đã cho
tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận án này.
Xin được chân thành cảm ơn các bạn bè và đồng nghiệp đã luôn giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với bố mẹ và đặc biệt là chồng
và hai con đã luôn là chỗ dựa vững chắc của tôi, luôn thương yêu, khuyến
khích, động viên và tạo điều kiện tốt nhất về tình cảm, tinh thần cho tôi để
hoàn thành tốt chương trình học tập và thực hiện thành công luận án này.
Hà Nội, tháng 09 năm 2018
Tác giả
Nguyễn Thị Kim Hương
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng
dẫn khoa học của cán bộ hướng dẫn.
Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và được công bố một phần
trong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có điều gì
sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả
Nguyễn Thị Kim Hương
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH -ẢNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1
Chương 1 TỔNG QUAN..................................................................................... 3
1.1 Dịch tễ học ung thư đầu cổ.............................................................. 3
1.1.1 Trên thế giới................................................................................................ 3
1.1.2 Tại Việt Nam............................................................................................... 4
1.2 Các yếu tố nguy cơ và cơ chế bệnh sinh................................ 5
1.2.1 Vai trò của thuốc lá trong ung thư đầu cổ................................. 5
1.2.2 Vai trò của rượu trong ung thư đầu cổ......................................... 6
1.2.3 Vai trò của Humanpapilloma virus trong ung thư đầu cổ 8
1.2.4 Vai trò của Epstein Barr virus trong ung thư đầu cổ........... 9
1.3 Yếu tố của thụ thể tăng trưởng biểu bì.................................. 11
1.3.1 Cấu trúc của thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì..................... 11
1.3.2 Vai trò của thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì trong
truyền tín hiệu tế bào.............................................................................. 12
1.3.3 Thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì trong ung thư................. 15
1.4 Kháng thể đơn dòng gắn đồng vị phóng xạ trong
điều trị ung thư........................................................................................ 18
1.4.1 Kháng thể đơn dòng................................................................................ 18
1.4.2 Đồng vị phóng xạ..................................................................................... 20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.4.3 Kháng thể đơn dòng (nimotuzumab) gắn đồng vị phóng
xạ (131
I) trong điều trị ung thư........................................................... 21
1.5 Sử dụng mô hình chuột thiếu hụt miễn dịch trong
tạo và ứng dụng thử nghiệm điều trị các khối ung
thư của người...........................................................................................
24
1.5.1 Các dòng chuột thiếu hụt miễn dịch sử dụng cho nghiên
cứu tạo các khối u của người trên thực nghiệm..................... 29
1.5.2 Tạo các khối ung thư có nguồn gốc từ người lên chuột
thiếu hụt miễn dịch................................................................................. 31
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..... 33
2.1 Đối tượng - vật liệu - thời gian nghiên cứu......................... 33
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 33
2.1.2 Vật liệu - phương tiện nghiên cứu.................................................. 33
2.1.3 Địa điểm, thời gian nghiên cứu ...................................................... 34
2.2 Phương pháp nghiên cứu................................................................. 35
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu................................................................................. 35
2.2.2 Nội dung nghiên cứu.............................................................................. 35
2.2.3 Các kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu.......................... 37
2.3 Xử lý số liệu................................................................................................ 51
2.4 Đạo đức nghiên cứu trên động vật............................................ 52
2.5 Sơ đồ nghiên cứu.................................................................................... 52
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................. 53
3.1 Đánh giá tác dụng ức chế tế bào Hep-2 của
Nimotuzumab và 131
I-nimotuzumab in vitro…................. 53
3.1.1 Kết quả nuôi cấy tế bào Hep-2......................................................... 53
3.1.2 Kết quả đánh giá tác dụng kháng ung thư của
Nimotuzumab và 131
I-Nimotuzumab trên dòng tế bào
Hep-2………………………………………………………………………… 54
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.1.3 Kết quả đánh giá tác dụng gây chết tế bào theo chương
trình thử nghiệm apoptosis trên dòng tế bào Hep-2 với
phức hợp 131
I-Nimotuzumab, Nimotuzumab và 131
I........
56
3.2 Đánh giá phân bố của 131
I-nimotuzumab trên chuột .. 59
3.2.1 Kết quả tạo mô hình chuột thiếu hụt miễn dịch mang
khối ung thư biểu mô vảy đầu cổ người dòng Hep-2......... 59
3.2.2 Kết quả phân bố sinh học 131
I-nimotuzumab ở mô/cơ
quan chuột..................................................................................................... 60
3.2.3 Kết quả phân bố toàn thân chuột của phức hợp 131
I-
nimotuzumab bằng chụp xạ hình SPECT ……………
65
3.3 Kết quả tác dụng kháng ung thư của phức hợp 131
I-
nimotuzumab trong cơ thể động vật mang ung thư .... 70
3.3.1 Đánh giá sự phát triển khối u sau điều trị.................................. 71
3.3.2 Đánh giá khối lượng chuột thí nghiệm sau điều trị.............. 77
3.3.3 Thời gian sống trung bình của các nhóm chuột điều trị .. 78
Chương 4 BÀN LUẬN............................................................................................. 81
4.1 Tác dụng kháng tế bào Hep-2 của 131
I-
Nimotuzumab in vitro………………………………
82
4.1.1 Lựa chọn kháng thể đơn dòng Nimotuzumab và đồng
vị phóng xạ 131
I tạo thành phức hợp để điều trị ……..
82
4.1.2 Phức hợp 131
I-Nimotuzumab có tác dụng ức chế tế
bào Hep-2 in vitro……………………………………
87
4.1.2.1 Khả năng ức chế tế bào Hep-2 qua thử nghiệm MT 87
4.1.2.2 Bước đầu xác định cơ chế gây chết tế bào Hep-2 theo
con đường apoptosis…………………………………
88
4.2 Sự phân bố của phức hợp 131
I-nimotuzumab trên
mô hình chuột mang khối ung thư biểu mô tế bào
vảy đầu cổ người dòng Hep-2……………………...
90
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4.2.1 Tế bào ung thư biểu mô tế bào vảy đầu cổ người
dòng Hep-2 ………………………………………….. 90
4.2.2 Tạo khối ung thư biểu mô tế bào vảy đầu cổ người
dòng Hep-2 trên chuột thiếu hụt miễn dịch …………
91
4.2.3 Phân bố sinh học của phức hợp 131
I-Nimotuzumab
trên cơ thể chuột thí nghiệm ………………………...
95
4.3.2.1 Phân bố sinh học 131
I-Nimotuzumab trong các tạng
chuột thí nghiệm ……………………………………
96
4.2.3.2 Sử dụng SPECT đánh giá phân bố sinh học 131
I-
Nimotuzumab trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người
97
4.3 Hiệu quả điều trị của 131
I-nimotuzumab trên mô
hình chuột thiếu hụt miễn dịch mang khối ung
thư biểu mô vảy đầu cổ người……………………..
100
4.3.1 Phức hợp 131
I-nimotuzumab có tác dụng hạn chế sự
phát triển khối ung thư biểu mô vảy đầu cổ người
100
4.3.2 Phức hợp 131
I-nimotuzumab có tác dụng kéo dài thời
gian sống của chuột mang khối ung thư biểu mô vảy
đầu cổ người …………………………………………
105
KẾT LUẬN............................................................................................ 107
KIẾN NGHỊ........................................................................................... 109
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................
110
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 111
PHỤ LỤC
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHỮ VIẾT TẮT
STT
Phần
viết tắt
Phần viết đầy đủ
1 ADN Acid Deoxyribonucleic
2 EBV Epstein Barr virus
3 EGF Epidermal growth factor (Yếu tố tăng trưởng biểu bì)
4 EGFR Epidermal growth factor receptor
Thụ thể của Yếu tố tăng trưởng biểu bì
5 HE Hematoxylin Eosin
11 HNSCC Head and neck squamous cell carcinoma
Ung thư biểu mô tế bào vảy đầu cổ
6 HPV Human Papilloma Virus
8 mAbs Monoclonal antibodies (Kháng thể đơn dòng)
10 mRNA messenger RNA
9 MTT (3-[4,5- Dimethylthiazol-2-yl]-2,5- diphenyltetrazolium
bromide)
7 NK-κB Nuclear factor kappa B
15 PS Phosphatidyl serine
16 RIT Radioimmunotherapy (Miễn dịch xạ trị)
17 SPECT Single Photon Emission Computed Tomography
Chụp cắt lớp phát xạ đơn photon
13 TGF- Transforming growth factor alpha
Yếu tố tăng trưởng chuyển hóa alpha
12 TNF Tumor necrosis factor alpha
Yếu tố hoại tử khối u alpha
14 VGFR Vascular endothelial growth factor
Yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1.1 Số ước tính các ca ung thư mới ở nam và nữ, tỉ lệ mắc thô
và tỉ lệ mắc chuẩn hóa theo tuổi trên 100.000 dân
3
3.1 Kết quả tỷ lệ % ức chế tế bào Hep-2 tại thời điểm 48 giờ
dưới tác dụng của 131
I-Nimotuzumab, Nimotuzumab
54
3.2 Trung bình hiệu suất gắn 131
I với nimotuzumab 60
3.3 So sánh phân bố 131
I-nimotuzumab ở u so với máu tại thời
điểm 24 giờ sau tiêm.
61
3.4 So sánh phân bố 131
I-nimotuzumab ở u so với các mô và cơ
quan chuột tại thời điểm 24 giờ sau tiêm.
61
3.5 So sánh phân bố 131
I-nimotuzumab ở u so với máu tại thời
điểm 48 giờ sau tiêm.
62
3.6 So sánh phân bố 131
I-nimotuzumab ở u so với các mô và cơ
quan chuột tại thời điểm 48 giờ sau tiêm
63
3.7 So sánh phân bố 131
I-nimotuzumab ở u so với máu tại thời
điểm 72 giờ sau tiêm
63
3.8 So sánh phân bố 131
I-nimotuzumab ở u so với các mô và cơ
quan chuột tại thời điểm 72 giờ sau tiêm.
64
3.9 So sánh tỷ lệ % số đếm xung gamma của các mô - cơ quan
so với máu trên các nhóm chuột thí nghiệm
65
3.10 So sánh hoạt độ phóng xạ bằng chụp SPECT tại vùng đầu
cổ và khối u của chuột thí nghiệm sau 24 giờ tiêm 131
I-
nimotuzumab
67
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bảng Tên bảng Trang
3.11 So sánh hoạt độ phóng xạ bằng chụp SPECT tại vùng đầu
cổ và khối u của chuột thí nghiệm sau 48 giờ tiêm 131
I-
nimotuzumab
67
3.12 So sánh hoạt độ phóng xạ bằng chụp SPECT tại vùng đầu
cổ và khối u của chuột thí nghiệm sau 72 giờ tiêm 131
I-
nimotuzumab
70
3.13 So sánh thể tích trung bình khối u chuột ngày đầu điều trị 71
3.14 So sánh thể tích trung bình khối u chuột sau 1 tuần điều trị 71
3.15 So sánh thể tích trung bình khối u chuột sau 2 tuần điều trị 72
3.16 So sánh thể tích trung bình khối u chuột sau 3 tuần điều trị 72
3.17 So sánh thể tích trung bình khối u chuột sau 4 tuần điều trị 73
3.18 So sánh thể tích trung bình khối u chuột sau 5 tuần điều trị 74
3.19 So sánh thể tích trung bình khối u chuột sau 6 tuần điều trị 74
3.20 So sánh thể tích trung bình khối u chuột sau 7 tuần điều trị 75
3.21 So sánh thể tích trung bình khối u chuột sau 8 tuần điều trị 76
3.22 So sánh khối lượng trung bình chuột trước điều trị 77
3.23 So sánh khối lượng trung bình chuột sau 8 tuần điều trị 77
3.24 Thời gian sống trung bình của các nhóm chuột điều trị. 78
3.25 Thời gian sống tích lũy của chuột thí nghiệm giữa nhóm
chứng và nhóm điều trị (ngày)
79
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ Tên biểu đồ Trang
3.1 Mối liên quan giữa mức độ ức chế tế bào Hep-2 (Y, %)
và nồng độ Nimotuzumab (X, µg/ml) sau 48 giờ
55
3.2 Mối liên quan giữa mức độ ức chế tế bào Hep2 (Y, %)
và nồng độ 131
I-Nimotuzumab (X, µg/ml) sau 48 giờ.
56
3.3 Kết quả tỷ lệ % apoptosis của tế bào Hep-2 tại thời
điểm 24 giờ dưới tác dụng của 131
I-Nimotuzumab,
Nimotuzumab, 131
I so với nhóm chứng
56
3.4 Kết quả tỷ lệ % apoptosis của tế bào Hep-2 tại thời
điểm 48 giờ dưới tác dụng của 131
I-Nimotuzumab,
Nimotuzumab, 131
I so với nhóm chứng
57
3.5 Kết quả tỷ lệ % apoptosis của tế bào Hep-2 tại thời
điểm 72 giờ dưới tác dụng của 131
I-Nimotuzumab,
Nimotuzumab, 131
I so với nhóm chứng
58
3.6 Thể tích trung bình khối u chuột thí nghiệm trong 8
tuần điều trị
76
3.7 Khối lượng chuột của nhóm chứng và nghiệm sau 8
tuần điều trị
78
3.8 Thời gian sống của nhóm chuột thí nghiệm sau điều trị 79
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình Tên hình Trang
1.1 Sơ đồ tổng quan về tác dụng của rượu và thuốc lá trên sự
tiến triển của ung thư đầu cổ
8
1.2 Sơ đồ tổng quan sự tiến triển ung thư dưới tác dụng của
yếu tố nguy cơ cao HPV và EBV trong ung thư biểu mô
đầu cổ
10
1.3 Cấu trúc đồng nhị trùng hóa của EGFR 12
1.4 Con đường tín hiệu của EGFR trong tiến trình ung thư
biểu mô tế bào vảy đầu cổ
14
1.5 Các con đường dẫn tín hiệu tế bào của thụ thể yếu tố
tăng trưởng biểu bì
15
2.1 Máy đếm xung gamma camera 34
2.2 P1 là vùng tế bào đơn. Những đánh giá tiếp theo sẽ được
thực hiện trên P1. Tỉ lệ P1 (> 99%) được xác định trong
bảng thống kê của phần mềm FACS DIVA II
41
2.3 P2 và P4 là vùng âm tính, P3 và P5 là vùng dương tính
lần lượt với PE và PerCP-Cy5-5-A. Tỉ lệ của P2, P4 (0%
với control unstain) được xác định trong bảng thống kế
được xác định trong bảng thống kê của phần mềm FACS
DIVA II
42
2.4 Vùng giá trị huỳnh quang mới (P3 và P5) xuất hiện ở
mẫu tế bào được ủ với kháng thể kháng Anexin V và
7AAD. Tỉ lệ P3, P5 được xác định trong bảng thống kê
của phần mềm FACS DIVA II
42
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hình Tên hình Trang
2.5 Sự phân bố của các tế bào trong trong vùng tín hiệu
huỳnh quang khác nhau của PerCp-Cy5-5A và PE. Tỉ lệ
Q1, Q2, Q3, Q4 được xác định trong bảng thống kê của
phần mềm FACS DIVA II
43
2.6 Hệ thống chuồng nuôi chuột lưu thông khí độc lập 44
2.7 Hình ảnh buồng đếm Neubauer 47
2.8 Que thử Chromatography strip 48
2.9 Chuột thiếu hụt miễn dịch được uống nước pha với dung
dịch lugol 1%
50
2.10 Chụp SPECT cho chuột 50
2.11 Tiêm 131
I-nimotuzuamb vào tính mạch đuôi chuột 51
3.1 Tế bào ung thư biểu mô tế bào vảy đầu cổ người dòng
Hep-2 được nuôi cấy và tăng sinh
53
3.2 Tế bào Hep-2 ở thử nghiệm MTT 55
3.3 Mô bệnh học khối ung thư ghép trên chuột 59
3.4 Bố trí chuột chụp (A) và kết quả SPECT chuột sau 24h
tiêm 131
I-nimotuzumab (B)
66
3.5 Bố trí chụp chuột (A) và kết quả SPECT chuột sau 48h
tiêm 131
I-nimotuzumab (B)
68
3.6 Bố trí chụp chuột (A) và kết quả SPECT chuột sau 72h
tiêm 131
I-nimotuzumab (B)
69
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư là bệnh ác tính có tỷ lệ mắc và tử vong cao, theo nghiên cứu
của Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu ung thư (GLOBOCAN), năm 2012 trên thế
giới có khoảng 14,1 triệu ca mắc mới với 8,2 triệu người chết do ung thư. Dự
báo vào năm 2030 mỗi năm sẽ có 21,4 triệu người mới mắc bệnh ung thư và
13,3 triệu người chết vì bệnh này, trong đó 2/3 là ở các nước đang phát triển.
Trong những thập niên gần đây, nhiều tiến bộ của khoa học công nghệ, sinh
học phân tử, các thuốc điều trị đích, giúp chẩn đoán sớm và cải thiện đáng kể
kết quả điều trị bệnh ung thư.
Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 8.500 bệnh nhân ung thư đầu cổ mắc
mới, trong đó ung thư biểu mô vảy chiểm khoảng 90%. Các phương pháp
điều trị ung thư đầu cổ bao gồm: phẫu thuật, xạ trị và hóa chất. Ngày nay
nhiều thiết bị công nghệ mới, nhiều hóa chất thế hệ mới ra đời đã cải thiện
đáng kể kết quả điều trị, tuy nhiên độc tính của hóa chất chống ung thư, tác
dụng không mong muốn của xạ trị gây nên những biến chứng nặng nề, làm
giảm chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Để hạn chế tác dụng không mong muốn của các hóa chất, các kháng thể
đơn dòng đã được nghiên cứu, phát triển và áp dụng vào điều trị cho bệnh
nhân ung thư, với hy vọng các kháng thể đơn dòng có thể tìm tới tiêu diệt
chính xác các tế bào ác tính đặc hiệu mà không gây ảnh hưởng tới các tế bào
lành (điều trị đích). Các nghiên cứu cho thấy kết quả điều trị có cải thiện,
nhưng chưa được như kỳ vọng. Để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu, các nhà
khoa học đã ứng dụng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ (radioimmunotherapy),
bằng cách gắn các đồng vị phóng xạ với kháng thể đơn dòng, và như vậy tế
bào ung thư bị tiêu diệt bởi cơ chế kép. Qua đó, tế bào ác tính không chỉ bị
tiêu diệt bằng kháng thể kháng lại nó mà còn bị gây chết bằng cả bức xạ ion
hóa do đồng vị phóng xạ phát ra. Thuốc đầu tiên của liệu pháp miễn dịch
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
phóng xạ được ứng dụng là Yttrium-90 gắn với Ritucimab (90
Y-Ritucimab) và
131
I gắn với Rituximab (131
I-Rituximab) điều trị cho bệnh u lympho ác tính có
CD20 (+), kết quả điều trị tốt hơn rất nhiều.
Đối với ung thư biểu mô vảy đầu cổ, hơn 90% có biểu hiện quá mức
thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (Epidermal Growth Factor Receptor –
EGFR). Đây là thụ thể trên bề mặt tế bào tiếp nhận tín hiệu từ các yếu tố tăng
trưởng để kích thích tế bào sinh trưởng, phân chia, biệt hóa. Trong số các
kháng thể đơn dòng, Nimotuzumab là kháng thể gắn đặc hiệu với EGFR với
ái lực cao. Nó ức chế tế bào ung thư bằng cách chống tăng sinh mạch, chống
phân bào. 131
I là đồng vị phóng xạ có khả năng bức xạ ion hóa (beta và
gamma) gây tổn thương và không hồi phục và bẻ gãy AND trong nhân tế bào.
Việc kết hợp 131
I với Nimotuzumab sẽ làm tăng hiệu quả tiêu diệt tế bào ung
thư và có thể theo dõi được phân bố của chúng trong các mô.
Để đánh giá hiệu quả của phức hợp 131
I-Nimotuzumab tiền lâm sàng,
cần tiến hành các nội dung đánh giá trên tế bào ung thư, động vật mang khối u
thực nghiệm. Trên mô hình chuột mang khối ung thư người này, các nhà khoa
học trước đây đã đánh giá sự hình thành, phát triển khối u và áp dụng hàng
loạt các phương pháp trị liệu mới. Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên
cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng
Nimotuzumab gắn 131
I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người” với
mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng ức chế tế bào ung thư biểu mô vảy đầu cổ người
dòng Hep-2 của phức hợp 131
I-nimotuzumab in vitro.
2. Đánh giá sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của phức hợp 131
I-
nimotuzumab trên chuột thiếu hụt miễn dịch mang khối ung thư biểu mô vảy
đầu cổ người dòng Hep-2.
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tình hình ung thư đầu cổ
1.1.1. Trên thế giới
Ung thư đầu cổ là một trong số những loại ung thư phổ biến trên thế
giới với ước tính khoảng 686.328 trường hợp năm 2012, bao gồm 300.373
trường hợp ung thư ở môi và khoang miệng, 156.877 ở thanh quản, 142.387 ở
họng và 86.691 ung thư ở hầu mũi. Tỉ lệ mắc từng loại ung thư ở vùng đầu cổ
khác nhau tùy thuộc vào vùng địa lý, dân cư và các mức độ khác nhau tiếp
xúc với sự đa dạng của các yếu tố nguy cơ.
Bảng 1.1. Số ước tính các ca ung thư mới ở nam và nữ, tỉ lệ mắc thô và
tỉ lệ mắc chuẩn hóa theo tuổi trên 100.000 dân trong năm 2012
* Nguồn: Theo Pezzuto F. và cs (2015) [1]
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Một số nghiên cứu dịch tễ học trong thập kỷ qua cho thấy sự gia tăng
của bệnh ung thư hầu miệng tại một số nước như Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy,
Thụy Điển, Anh, Úc, Canada, và Mỹ. Sự thay đổi trong dịch tễ học ở một
phân nhóm cụ thể của ung thư đầu cổ gợi ý một yếu tố nguy cơ cao ví dụ như
nhiễm Human Papilloma Virus (HPV). Một nghiên cứu vào năm 2008 công
bố, mỗi năm trên thế giới có khoảng 482.000 ca mắc mới (chiếm 3,8%) và
đứng thứ 6 về tỷ lệ tử vong do ung thư với 407.000 ca (chiếm 5,4%). Trong
đó 83% số ca mắc mới và 86% số ca tử vong xảy ra ở các nước đang phát
triển, tỷ lệ ở nam gấp 2 - 4 lần so với nữ. Riêng ở Đông Phi, Nam Phi và
Đông Á thì tỷ lệ mắc ở nam và nữ là như nhau [2].
1.1.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam bệnh thường gặp nhiều ở nam (80%) thường vào lứa tuổi
40-60 tuổi nhưng xu hướng hiện nay tỉ lệ người trẻ mắc bệnh ngày càng tăng
[3] gây ra nhiều thiệt hại cho cộng đồng và cho xã hội và là gánh nặng cho
bệnh nhân cũng như nền y tế nói chung, tuy nhiên cho đến nay chưa có một
nghiên cứu dịch tễ toàn diện nào cho ung thư đầu cổ. Theo số liệu của những
báo cáo trước đây tại hai thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh, ở Hà nội giai đoạn 1993 - 1997 tỉ lệ mắc chuẩn hóa theo tuổi
với ung thư miệng là 0,8 với nam giới và 1,1 với nữ giới trên 100.000 dân, ở
thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1995 - 1998 tỉ lệ là 1,9 cho nam giới và 1,3
cho nữ giới trên 100.000 dân [4]. Theo nghiên cứu trên lâm sàng tại các bệnh
viện ung thư của thành phố Hồ Chí Minh thì ung thư miệng đứng thứ bảy
trong số những loại ung thư thường gặp nhất ở hai giới. Yếu tố nguy cơ do
thói quen liên quan đến ung thư miệng có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ.
Trong khi thói quen nhai trầu là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất ở phụ nữ
(71,5%), ở nam giới thì hút thuốc (66,4%), rượu (54,1%), cả hút thuốc và
uống rượu (73,2%) là những yếu tố nguy cơ phổ biến nhất. Trong một nghiên
cứu khác được thực hiện tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trong khoảng thời gian từ 1/7/2005 đến 1/4/2006 trên 161 bệnh nhân có ung
thư miệng, trong đó có 147 bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư biểu mô tế
bào vảy với 100 bệnh nhân là nam và 47 còn lại là nữ, tuổi trong khoảng từ 24
đến 85. Kết quả phân tích cho thấy trên 40% bệnh nhân nữ có ung thư biểu
mô tế bào vảy có thói quen nhai trầu và thói quen nguy cơ phổ biến nhất ở
nam giới là hút thuốc (91,0%). Sử dụng rượu hàng ngày được báo cáo ở 79%
nam và 2,1% ở nữ. Hai phần ba các trường hợp ung thư miệng biểu mô tế bào
vảy được chẩn đoán ở giai đoạn 2 và 3 của bệnh. Những giai đoạn muộn hơn
của ung thư được thấy ở nam nhiều hơn ở nữ. Sự phổ biến trong sử dụng
thuốc lá và rượu ở những trường hợp ung thư miệng nguồn gốc biểu mô tế
bào vảy trong nghiên cứu này là cao hơn các nghiên cứu trước đó tại Việt
Nam [5].
1.2. Các yếu tố nguy cơ và cơ chế bệnh sinh ung thư đầu cổ
1.2.1. Vai trò của thuốc lá trong ung thư đầu cổ
Khói thuốc lá chứa một hỗn hợp của khoảng 5000 hóa chất khác nhau
và trong đó có chứa ít nhất 60 chất là các hydro-carbon thơm đa vòng, N-
nitrosoamines và aszerenes. Những chất này đã được chứng minh gây độc tế
bào, gây đột biến hay tính gây ung thư [6]. Hydro-carbon thơm đa vòng và
nitrosamine có nguồn gốc từ thuốc lá cụ thể như 4-(methylnitrosamino)-1-(3-
pyridyl)1-butanone được tạo ra trong quá trình đốt thuốc lá và chủ yếu hiện
diện trong giai đoạn hạt. Những chất này tạo ra những DNA adducts (là một
đoạn DNA liên kết hóa học với chất gây ung thư), chủ yếu là 6-methyl-
guanine, tác động vào DNA trong giai đoạn nhân đôi và gây tổn hại những tế
bào đang phân chia, bao gồm cả những tế bào trong hệ thống miễn dịch [1].
Các chất từ khói thuốc gây tăng sản xuất những yếu tố chống lại quá trình
chết theo chương trình và hoạt hóa các yếu tố phiên mã NF-B, có chức năng
liên quan với quá trình tự miễn và ung thư [1], [7]. Ngoài ra, khói thuốc còn
gây ra các gốc oxy hóa hoạt động (ROS-reactive oxygen species) gây kích
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hoạt biểu hiện các gene tiền viêm như interleukin-8 và TNF và gây ra viêm
mạn tính [8]. Khói thuốc cũng chứa một lượng các vi khuẩn, bao gồm thành
phần tế bào của vi khuẩn như lipopolysaccharide. Những chất này và các
thành phần khác của khói thuốc gây viêm mạn tính ở bề mặt niêm mạc đường
hô hấp. Các ảnh hưởng của khói thuốc đối với miễn dịch là làm giảm hiệu
ứng ngăn chặn và kháng viêm. Khói thuốc làm suy giảm khả năng phòng vệ
bẩm sinh chống lại mầm bệnh, và thúc đẩy tự miễn dịch. Khói thuốc cũng làm
suy giảm miễn dịch trong khoang miệng và thúc đẩy bệnh nướu răng và
quanh răng và ung thư miệng. Tất cả những yếu tố trên góp phần làm giảm
chức năng kháng khuẩn và xu hướng bị nhiễm trùng mạn tính ở những người
hút thuốc lá [9].
1.2.2. Vai trò của rượu trong ung thư đầu cổ
Nghiện rượu là một yếu tố nguy cơ lớn làm phát triển một số loại ung
thư: ung thư đường tiêu hóa, gan, đại tràng và vú ở phụ nữ. Nhiều cơ chế liên
quan đến ung thư do rượu. Trong số đó chất chuyển hóa đầu tiên của oxy hóa
ethanol là mối quan tâm đặc biệt (cetaldehyde). Cetaldehyde độc hại, đột biến
và gây ung thư trong các thí nghiệm trên động vật. Cetaldehyde gắn kết với
ADN và hình thành adducts gây ung thư. Ở người nghiện rượu di truyền thấy
có đột biến gen mã hóa đối với các enzyme sản xuất cetaldehyde hoặc enzym
giải độc nồng độ cetaldehyde tăng có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư và
enzym ALDH2 ít hoạt động dẫn đến nồng độ cetaldehyde cao sau khi tiêu thụ
thậm chí lượng cồn nhỏ [10]. Ethanol được hấp thụ bị oxy hóa chủ yếu bởi
các enzyme dehydrogenase, cytochrome P-450 2E1 (CYP2E1), và catalase
tạo thành acetaldehyde, sau đó bị oxy hóa bởi aldehyde dehydrogenase 2
(ALDH2) để sản xuất acetate. Sự đa hình của các gen mã hoá enzyme cho
tổng hợp ethanol ảnh hưởng đến khả năng oxy hóa ethanol hoặc acetaldehyde.
Acetaldehyde là một hợp chất có độc tính di truyền phản ứng với DNA để tạo
thành N2-ethylidene-2-deoxyguanosine (N2-ethylidene-dG), có thể được
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chuyển đổi bằng các chất khử đến N2-ethyl-2-deoxyguanosine (N2-etyl-dG)
trong cơ thể, và sự tổng hợp DNA bị chặn lại. Một số nghiên cứu đã chứng
minh mối liên hệ giữa các kiểu gen ALDH2 và sự phát triển của một số loại
ung thư nhất định. Mặt khác, việc uống rượu dẫn đến sự gia tăng các loại oxy
hoạt tính (ROS) và sự hủy hoại DNA oxy hoá [11].
Lạm dụng rượu gây ức chế phản ứng miễn dịch, dẫn đến tăng nguy cơ
nhiễm trùng do vi khuẩn và virus làm suy giảm nghiêm trọng hệ miễn dịch ở
bệnh nhân nghiện rượu, kết quả là tỷ lệ tử vong của bệnh nhân cao hơn [12].
Nghiện rượu nặng là một yếu tố nguy cơ có liên quan đến các khối u
đường tiêu hóa và hô hấp trên. Rượu và các chất chuyển hóa của nó, đặc biệt
là acetaldehyde, có một số các tác dụng lên những tế bào tiếp xúc bao gồm
cảm ứng của cytochrome P4502E1 (CYP2E1), hình thành các phản ứng oxy
hóa, gây mất kiểm soát chu trình nhân lên của tế bào (Hình 1.1) [1].
Acetaldehyde là chất chuyển hóa đầu tiên của ethanol được sản xuất trong
đường tiêu hóa bởi enzym alcohol dehydrogenase (ADH) và đã được chứng
minh là một chất độc, gây đột biến và gây ung thư. Acetaldehyde can thiệp
vào quá trình tổng hợp và sửa chữa DNA do ức chế enzyme 6-methyl-guanyl
transferase, gây đột biến điểm trong hypoxanthine-guanin-phosphoribosyl
transferase locus trong tế bào lympho của người, gây viêm và dị sản ở tế bào
biểu mô khí quản. Ngoài ra, acetaldehyde đã được chứng minh là có thể gắn
với các protein và DNA của tế bào gây ra sự thay đổi hình thái và chức năng
của tế bào cũng như các phản ứng miễn dịch [11]. Sự xuất hiện của những
đoạn DNA liên kết hóa học với chất gây ung thư, như N2-ethyl-
deoxyguanosine, đã được thấy ở những cơ quan khác nhau trên động vật gặm
nhấm cho uống rượu và ở bạch cầu của những người nghiện rượu [11].
Nghiện rượu dẫn đến sự biến đổi phức tạp trên cả hai phản ứng miễn dịch
bẩm sinh và mắc phải. Bằng chứng thực nghiệm đã chỉ ra rằng khi sử dụng
lượng rượu quá nhiều gây ra sự suy giảm tế bào lympho và các tế bào giết tự
nhiên [12].
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hình 1.1: Sơ đồ tổng quan về tác dụng của rượu và thuốc lá
trên sự tiến triển của ung thư đầu cổ.
* Nguồn: Theo Pezzuto F. và cs (2015) [1]
1.2.3. Vai trò của Humanpapilloma virus trong ung thư đầu cổ
Có rất nhiều bằng chứng cho thấy hơn một nửa trong số tất cả các tế
bào ung thư vòm miệng, thực quản nhiễm (HPV) [13]. Đánh giá về sự hiện
diện của HPV đặc biệt HPV-16 ở người cho thấy: ung thư tế bào vảy ở lưỡi
(18%), amidal (29%) và hầu họng (13%) [14]. Hơn 95% tế bào ung thư vảy
cổ tử cung có liên quan đến sự nhiễm HPV kéo dài. Đây là bằng chứng cho
thấy HPV là nguồn gốc gây nên bệnh ung thư [15]. Ung thư cổ tử cung bị gây
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ra do các loại HPV thuộc về loài "có nguy cơ cao". Các loại được tìm thấy
nhiều nhất trong ung thư cổ tử cung là (HPV-16, 18, 31, 33, 35, 45, 52, 58) và
bốn loại ít được tìm thấy (HPV-39, 51, 56, 59) [16]. Virus bắt đầu xâm nhiễm
vào biểu mô niêm mạc với sự bám dính của virus vào keratinocytes của lớp
màng đáy bị bộc lộ do các vết thương nhỏ hoặc do chấn thương [17]. Sự biểu
hiện gene của virus trong tế bào chủ được giới hạn trong đoạn đầu các gene
E5, E6 và E7, có tác dụng làm suy yếu sự kiểm soát chu kỳ nhân lên của tế
bào bị nhiễm (Hình 1.2). Tại khu vực đầu cổ, nhiễm trùng dai dẳng với HPV
chủ yếu xảy ra ở các tế bào biểu mô của vòm miệng và amidan, tương tự như
những gì xảy ra ở cổ tử cung. Sự tích hợp DNA của HPV vào bộ gene của tế
bào bị nhiễm dẫn đến những thay đổi về di truyền và biểu hiện gene liên quan
đến sự kiểm soát nhân lên của tế bào. Các tác dụng gây ung thư của virus
thường được quy cho là do vai trò các protein E6 và E7 của virus. Các protein
này bất hoạt các trạm kiểm soát chu kỳ nhân lên của tế bào bằng cách khử
hoạt tính của các protein ức chế u của tế bào chủ như p53 và pRB, can thiệp
vào một loạt các protein quan trọng khác của tế bào liên quan đến quá trình
chết theo chương trình và biến đổi tế bào ác tính [15].
1.2.4. Vai trò của Epstein Barr virus trong ung thư đầu cổ
Các nghiên cứu dịch tễ học về mối liên quan giữa Epstein Barr virus
(EBV) và ung thư biểu mô hầu mũi cho rằng có sự tương tác cụ thể giữa các
yếu tố môi trường, di truyền và virus. Giả thiết được chấp nhận rộng rãi nhất
là do sự biến đổi di truyền của những tế bào niêm mạc hầu mũi có thể dẫn đến
tăng nguy cơ lây nhiễm tiềm ẩn và sau đó là sự tăng cường sống sót và phát
triển của các dòng EBV lây nhiễm. EBV có mặt hầu như trong tất cả các thể
kém và không biệt hóa nonkeratinizing trong ung thư biểu mô hầu mũi, sự
biểu hiện gene của EBV tiềm ẩn chủ yếu giới hạn trong các kháng nguyên
nhân EBNA1, và các protein màng tiềm ẩn (LMP1, LMP2A và LMP2B), một
lượng lớn các small RNAs và BART micro RNAs (miRNAs) của virus được
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
mã hóa từ vùng Bam HI-A trong bộ gene của virus [18]. LMP1 là một protein
tổng hợp từ virus tương tự như CD40 thuộc TNFR family gây ra sự biểu hiện
một loạt các gene của tế bào liên quan đến sự thúc đẩy tăng trưởng tế bào,
chống lại quá trình apoptosis và tăng cường tính di động của tế bào. Ngoài ra,
LMP1 gây tăng quá trình chuyển đổi biểu mô có nguồn gốc trung mô, tăng
biểu hiện các marker của tế bào gốc ung thư (tăng biểu hiện CD44, và giảm
biểu hiện CD24), biểu hiện các thuộc tính của tế bào gốc góp phần làm tăng
sự di căn của ung thư biểu mô hầu mũi [15].
Hình 1.2: Sơ đồ tổng quan sự tiến triển ung thư dưới tác dụng của yếu tố
nguy cơ cao HPV và EBV trong ung thư biểu mô tế bào vảy đầu cổ
* Nguồn: Theo Pezzuto F. và cs (2015) [1]
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Ung thư đầu cổ là bệnh lý ác tính phổ biến, nguy hiểm, có nhiều biến
chứng lớn, là gánh nặng cho bệnh nhân và cho toàn xã hội. Có rất nhiều các
yếu tố sinh học tham gia vào điều chỉnh và chi phối sự hình thành, tiến triển
và tiên lượng ung thư đầu cổ, trong đó nổi bật lên vai trò của EGFR. Trong
ung thư biểu mô tế bào vảy đầu cổ, hơn 90% có biểu hiện thụ thể yếu tố tăng
trưởng biểu bì [19]. Nó đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển, xâm lấn,
di căn và tăng sinh tân tạo mạch máu ở các khối HNSCC.
1.3. Thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì
1.3.1. Cấu trúc của thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì
Các thụ thể bề mặt tế bào tiếp nhận vô số các tín hiệu ngoại bào như
các yếu tố tác động của môi trường, các yếu tố tăng trưởng, hormon, … do đó
nó sẽ chi phối rất đa dạng các con đường tín hiệu và phản ứng của tế bào. Thụ
thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGFR) là một glycoprotein với trọng lượng
phân tử là 170 kDa, được mã hóa bởi gene nằm trên nhiễm sắc thể 7p121. Nó
là thành viên thuộc gia đình thụ thể ErbB (EGFR hoặc Her-1, Her-2, Her-3,
và Her-4) được tìm thấy nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau [19], [20],
[21], [22]. Những thụ thể này bao gồm một miền để gắn với các phối tử nằm
ngoài tế bào, một phân đoạn kỵ nước ở màng tế bào, và miền tyrosine kinase
ở trong tế bào (Hình 1.3). Khi các thụ thể này gắn với các phối tử tự nhiên của
nó, chủ yếu là EGF hoặc TGF-, dẫn đến sự thay đổi hình dạng các thụ thể
này và kích hoạt hình thành phối tử đồng dạng (homodimerization) với các
phân tử EGFR khác, hoặc hình thành phối tử khác dạng (heterodimerization)
với các thành viên khác của HER trong cùng gia đình thụ thể (đặc biệt là Her-
2). Sự hình thành phối tử này dẫn đến kích hoạt tự động miền tyrosine kinase
trong nội bào của thụ thể. Quá trình này sẽ kích hoạt một đường truyền tín
hiệu nội bào, dẫn đến ức chế chết theo chương trình, kích hoạt các tế bào tăng
sinh và tân tạo mạch máu, gia tăng khả năng di căn của tế bào ung thư [22].
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hình 1.3: Cấu trúc đồng nhị trùng hóa của EGFR
*Nguồn: Theo Bessman N.J. và cs (2012) [23]
1.3.2. Vai trò của thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì trong truyền tín hiệu
tế bào.
Với nhiều loại phối tử và cách kết hợp khác nhau đồng nhị trùng hóa
(homodimerisation) hoặc dị nhị trùng hóa (heterodimerisation) trong gia đình
của EGFR dẫn đến sự phức tạp và đa dạng trong các con đường sinh hóa của
EGFR. Sau đây là một số vai trò dẫn truyền tín hiệu tế bào nổi bật của EGFR.
- Kích hoạt chuỗi tín hiệu của protein hoạt hóa phân chia tế bào (mitogen
activated protein - MAP) kinase: Cho đến nay một số MAP kinase như
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Extracellular regulated kinases (Erks) 1 và 2, jun N-ternminal kinases (Jnks),
p38 và Erk5 được xác định là đích của EGFR. Trong các kinase chuỗi tín hiệu
của Erk1/2 đã được nghiên cứu khá rõ. Cụ thể EGF kích hoạt các
serine/threonine kinase có vai trò truyền tín hiệu từ các thụ thể bề mặt tế bào
đến nhân tế bào. Tiếp theo sau đó là các bước gần màng tế bào kết nối các
Shc và Grb2 với các thụ thể tyrosine phosphorylated như small G-protein Ras
thông qua yếu tố trao đổi gắn với Grb2 là Sos. Tiếp đến là cảm ứng
serine/threonie kinase Raf và kích hoạt đặc hiệu MEK1 kinase. Cuối cùng là
kích hoạt Erk1/2 có vai trò điều hòa các yếu tố phiên mã của quá trình nhân
lên tế bào như Elk-1 và c-fos (Hình 1.4).
- Kích hoạt phosphatidylinositol-3-kinase (PI3K): Hoạt hóa bởi EGF dẫn đến
việc kích hoạt các lipid kinsase PI3K, gồm các tiểu đơn vị p85 và p110 sẽ
phosphoryl hóa PIP2 và tạo ra tín hiệu thứ hai PIP3. Protein tiếp hợp Gab1
được chứng minh là ứng cử viên trung gian cho việc kích hoạt PI3K bởi
EGFR. Nghiên cứu gần đây cho thấy vòng lặp tín hiệu của EGFR cũng được
thông qua Gab1 và PI3K [24]. Một trong các đích quan trọng của chuỗi tín
hiệu sau đó của PI3K là protein kinase B (PKB)/Akt [22]. Kích hoạt PKB gây
ảnh hưởng đến tác dụng chống chết tế bào theo chương trình do liên quan đến
yếu tố phiên mã NF-κB (Hình 1.4).
- Kích hoạt Src: Tyrosine kinase c-Src trong bào tương có liên quan đến các
quá trình quan trọng của tế bào như tín hiệu phân chia tế bào hay tổ chức
cytoskeletal [20]. Các chất nền của Src khi kích thích EGF và EGFR, các yếu
tố phiên mã của bộ chuyển đổi tín hiệu và kích hoạt phiên mã (signal
transducer and activator of transcription - STAT), các thành phần
cytoskeleton và các protein của bào quan như dynamin và clathrin [25]. Đồng
biểu hiện và sự hiệp đồng các chức năng của EGFR và c-Src cho sự nhân lên
của tế bào, xâm lấn và hình thành khối u là những vai trò điển hình liên quan
đến những tyrosine kinase này [26]. Một số nghiên cứu cho thấy c-Src trực
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tiếp liên kết với EGFR [27], tuy nhiên sự kích hoạt gián tiếp Src bởi EGFR
thông qua GTPase Ral dẫn đến STAT3 nhưng không kích hoạt Erk đã được
báo cáo [28]. (Hình 1.4).
- EGFR và sự bám dính của tế bào: Các thụ thể của yếu tố tăng trưởng như
PDGFβ hoặc EGFR tương tác với các integrins có vai trò hoạt hóa kết dính tế
bào với tế bào, tế bào với môi trường xung quanh và tín hiệu nội bào [29].
Hình 1.4: Con đường tín hiệu của EGFR trong tiến trình ung thư
biểu mô tế bào vảy đầu cổ [30]
*Nguồn: Theo Agulnik M. (2012) [30]
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.3.3. Thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì trong ung thư
1.3.3.1. Vai trò thụ thể của yếu tố tăng trưởng biểu bì trong ung thư nói
chung
EGFR biểu hiện quá mức ở hầu hết các khối u biểu mô ác tính bao gồm
cả ung thư biểu mô tế bào vảy đầu cổ (HNSCC). Kích hoạt các đột biến của
EGFR ở miền kinase cũng được thấy trong ung thư phổi không tế bào nhỏ
[31]. Một nghiên cứu khác cho thấy, một dạng ngắn của EGFR, EGFR hòa
tan, cũng được tìm thấy trong một số loại ung thư [32]. EGFR đóng vai trò
quan trọng không chỉ trong các tế bào ung thư, mà còn có vai trò trong tổ
chức liên kết hỗ trợ cho sự phát triển của khối u. EGFR có liên quan đến sự
hình thành và tân tạo các mạnh máu tạo điều kiện cho sự phát triển của khối
u. Thể hiện cho vai trò này, EGFR biểu hiện ở các tế bào nội mô mạch máu,
các tế bào này tăng sinh dưới sự kích hoạt của EGF. Vai trò của EGFR trong
sự tăng sinh của các tế bào nội mô được tăng cường khi có mặt của VEGF
(vascular endothelial growth factor).
Hình 1.5. Các con đường dẫn tín hiệu tế bào của thụ thể tăng trưởng biểu bì
*Nguồn: Theo Herbst R.S. và cs (2008) [33]
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.3.3.2. Vai trò thụ thể của yếu tố tăng trưởng biểu bì trong ung thư biểu
mô tế bào vảy đầu cổ
EGFR đặc biệt quan trọng trong bệnh sinh của HNSCC. Hơn 90% các
trường hợp ung thư đầu cổ có biểu hiện quá mức EGFR [19]. Sự biểu hiện
quá mức của EGFR và phối tử của nó TGF- xuất hiện phổ biến trong
HNSCC, sự xuất hiện RNA thông tin (mRNA) của EGFR và TGF- ở mức
cao tương ứng là 92% và 87% của các khối ung thư [34]. Hơn nữa, sự biểu
hiện EGFR tăng cao tại các khối u ở giai đoạn tiến triển hoặc tại các khối u
kém biệt hóa, đồng thời cũng có sự tăng biểu hiện của EGFR ở những tế bào
biểu mô bình thường trong tổ chức liền kề với khối u. Điều này ủng hộ cho
giả thuyết về vai trò của EGFR trong hình thành khối u ác tính [34]. Sự tăng
đáng kể biểu hiện của EGFR cũng được quan sát thấy trong quá trình thay đổi
từ dị sản đến ung thư biểu mô tế bào vảy [35]. Biểu hiện của EGFR có thể
khác nhau ở những vị trí khác nhau của HNSCC. Ngoài sự tăng biểu hiện của
EGFR, các thành viên khác trong gia đình của ErbB cũng có biểu hiện quá
mức trong HNSCC. Người ta thấy rằng, ở một số khối ung thư biểu mô xâm
lấn hoặc không xâm lấn có biểu hiện quá mức cả EGFR, ErbB2 và ErbB4,
trong khi đó ErbB3 chỉ biểu hiện quá mức ở những khối ung thư biểu mô xâm
lấn. Điều này mở ra một chiến lược điều trị mới với những khối ung thư thư
biểu mô có biểu hiện quá mức đồng thời nhiều thụ thể, bằng cách phối hợp
các kháng thể nhằm bất hoạt đồng thời các con đường tín ErbB1 và VEGFR
[36]. Trong hầu hết các trường hợp của ung thư đầu cổ, hai hoặc nhiều hơn
các thụ thể này được biểu hiện đồng thời quá mức cho thấy việc hình thành
các phối tử khác dạng (heterodimer) các thụ thể.
Sự tăng hay giảm biểu hiện của EGFR là kết quả của việc tăng hay
giảm tổng hợp các mRNA của EGFR. Các yếu tố làm tăng tổng hợp mRNA
của EGFR bao gồm sự rối loạn điều hòa của p53 [37], sự đa hình trong lặp lại
dinucleotide trong intron 1 của gene EGFR [38]. Sự giảm biểu hiện của
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
EGFR có thể được điều tiết bởi các protein như cortactin, được mã hóa bởi
EMS1. Sự giảm điều tiết của cortactin trong dòng tế bào 11q13 của HNSCC
gây ra sự giảm biểu hiện của EGFR [39].
Phù hợp với vai trò phiên mã giả định cho EGFR, EGFR cũng đã được
tìm thấy trong nhân tế bào, ngoài tế bào chất ở các tế bào ung thư hầu họng.
Nghiên cứu của Psyrri, Weinberger và cộng sự cho thấy những bệnh nhân với
mức độ biểu hiện của EGFR cao, đặc biệt sự biểu hiện này còn cao hơn ở
trong nhân tế bào, có tỉ lệ tái phát nhanh và thời gian sống sót thấp [40].
Có rất nhiều các nghiên cứu cho thấy sự đột biến của EGFR xuất hiện
nhiều trong ung thư phổi, tuy nhiên chỉ có một nghiên cứu báo cáo có sự đột
biến của EGFR xuất hiện trong HNSCC 3/41 (7,3%) bệnh nhân ở Hàn Quốc
[41]. Mặc dù báo cáo tương đối ít về sự đột biến của EGFR trong HNSCC
nhưng vẫn có một tỉ lệ bệnh nhân đáp ứng với phương pháp điều trị đích
EGFR. Các nghiên cứu gần đây nhằm chứng minh sự đột biến của EGFR có
ảnh hưởng đến liệu pháp điều trị đích của EGFR, trong một nghiên cứu của
Amador và cộng sự cho thấy các tế bào với một số lượng thấp trình tự đơn lặp
lại của CA trong intron 1 của gene EGFR có mức mRNA và protein của
EGFR cao hơn và nhạy cảm hơn với sự ức chế tăng trưởng của erlotinib [42].
Phát hiện này đang chờ xác nhận trong các nghiên cứu trên lâm sàng.
Một cơ chế quan trọng để kích hoạt EGFR trong HNSCC là kích hoạt
autocrine (phối tử kích hoạt thụ thể được sinh ra bởi chính tế bào chứa thụ
thể) hoặc paracrine (phối tử kích hoạt thụ thể được sinh ra bởi các tế bào bên
cạnh) bởi các phối tử của EGFR. mRNA cho sáu loại phối tử của gia đình thụ
thể ErbB là EGF, heparin-binding EGF, TGF-, amphiregulin, betacellulin,
và heregulin được phát hiện trong phần lớn các dòng tế bào của HNSCC [43].
EGFR cũng có vai trò quan trọng trong mối liên quan giữa hút thuốc lá
ung thư miệng. Khói thuốc lá làm tăng nồng độ các phối tử của EGFR là
amphiregulin và TGF- trong tế bào biểu mô miệng, một phần thông qua quá
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trình tăng phiên mã [44]. Khi EGFR được kích hoạt sẽ dẫn đến tăng nồng độ
cyclooxygenase2 (COX2) và prostaglandin E2 (PGE2), đến lượt PGE2 lại có
tác dụng kích thích EGFR và do đó vòng kích hoạt được lặp lại dẫn đến sự
tăng phân bào tích cực của các tế bào khối u [45].
Vì nhận biết được tầm quan trọng của EGFR đối với sự phát triển của tế
bào ung thư, đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào vảy đầu cổ nên việc điều trị
nhắm mục tiêu vào nó đã nhanh chóng phát triển thành một mô hình mới để
điều trị ung thư [46]. Kháng thể đơn dòng hoặc phối hợp kháng thể đơn dòng
gắn với đồng vị phóng xạ là một trong những mục tiêu điều trị nhắm đích.
1.4. Kháng thể đơn dòng gắn đồng vị phóng xạ trong điều trị ung thư
1.4.1. Kháng thể đơn dòng
Kháng thể đơn dòng (monoclonal antibodies - mAbs) là các phân tử
kháng thể đơn đặc hiệu được sản sinh ra từ các tế bào miễn dịch của cùng một
dòng bắt nguồn từ một tế bào bố mẹ, chúng đều có cấu trúc vùng quyết định
tính bổ cứu giống nhau phản ứng đặc hiệu với cùng một loại nhóm quyết định
kháng nguyên duy nhất.
- Các cơ chế tác dụng trực tiếp tác động gây chết tế bào ung thư có thể là:
+ Tác dụng của mAbs trong việc ức chế con đường truyền tín hiệu tăng
sinh và sống sót của tế bào ung thư: các mAb gắn đặc hiệu lên receptor bề
mặt tế bào ung thư (tác dụng phong bế hoặc đối kháng) gây ức chế làm giảm
hoặc ngừng con đường truyền tín hiệu nội bào liên quan đến sự sống sót và
tăng sinh của tế bào ung thư [47].
+ mAbs kích thích các receptor có chức năng hoạt hóa quá trình gây
chết tế bào theo chương trình của các tế bào ung thư.
+ mAbs can thiệp vào mối tương tác của tế bào ung thư với các tế bào
khác (biểu mô, mạch máu) cần thiết cho sự di căn, phát triển của khối u.
+ mAbs gắn lên tế bào ung thư tạo phức hợp kháng nguyên-kháng thể
(kháng nguyên cố định) sẽ kéo theo hoạt hóa bổ thể con đường cổ điển, hình
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thành phức hợp tấn công màng, dẫn tới làm tan tế bào mang kháng nguyên,
tức tế bào ung thư, theo cơ chế thẩm thấu.
+ mAbs có thể hoạt hóa và tăng cường chức năng của các đại thực bào
tham gia gây độc và tiêu diệt tế bào ung thư gọi là sự opsonin hóa: sau khi
kháng thể đơn dòng gắn với kháng nguyên trên tế bào ung thư thì các đại thực
bào dễ dàng tiếp cận với tế bào ung thư do trên màng các bạch cầu thực bào
có receptor dành cho mảnh Fc của IgG (kháng thể đơn dòng là IgG)
+ mAbs có tác dụng làm tăng cường chức năng diệt tế bào ung thư bởi
tế bào diệt tự nhiên, gọi là cơ chế gây độc tế bào phụ thuộc kháng thể: khi có
mặt của kháng thể đơn dòng đã gắn với kháng nguyên đích (trên tế bào ung
thư) thì đồng thời nó cũng tạo thuận lợi cho sự tập trung và gắn với các tế bào
diệt tự nhiên bởi vì các tế bào miễn dịch này thuộc hệ thống miễn dịch tự
nhiên nó không nhận biết tế bào ung thư thông qua receptor kiểu như TCR
của tế bào T (nhận biết kháng nguyên ung thư đặc hiệu trên tế bào ung thư)
mà nó sẽ dễ dàng gắn với tế bào ung thư thông qua receptor của nó dành cho
Fc của IgG, là kháng thể đơn dòng đã gắn với kháng nguyên đích trên tế bào
ung thư. Do đó các tế bào diệt tự nhiên sẽ được hoạt hóa, nó phóng thích các
yếu tố gây độc để diệt tế bào ung thư (có thể gây độc tế bào bằng chất
porforin hay thông qua tăng cường quá trình apoptosis).
+ Diệt tế bào ung thư chọn lọc do mAbs gắn chất mang: chất mang tải
có thể là thuốc hay hóa chất gây độc, tiền chất gây độc tế bào hay đồng vị
phóng xạ mang đến tổ chức ung thư [48].
Kháng thể đơn dòng gắn chất mang là thuốc, chất gây độc tế bào: Các
nhân tố có khả năng giết tế bào ung thư thường là một thuốc, tiền tố gây độc
hoặc chất độc tự nhiên hay hóa học được gắn với kháng thể đơn dòng chống
lại các phân tử đích trên tế bào ung thư, thường là các kháng nguyên có liên
quan đến ung thư. Kháng thể đơn dòng trong trường hợp này có chức năng
như vật dẫn đường giúp tập trung nhiều độc tố đến đích, đó là tổ chức ung
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thư, qua đó phát huy tác dụng diệt tế bào ung thư chọn lọc. Các độc tố miễn
dịch sau khi gắn vào tế bào đích (là tế bào ung thư) sẽ tách độc chất và thấm
vào trong bào tương của tế bào đích, gây ngừng trệ quá trình sinh tổng hợp
protein dẫn đến chết tế bào.
Kháng thể đơn dòng gắn với chất mang là cytokines/chemokine: các
nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng thất bại của đáp ứng miễn dịch ở bệnh nhân
ung thư là do khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể với ung thư là không
phù hợp hơn là do thiếu vắng kháng nguyên ung thư. Ý tưởng về liệu pháp
điều hòa miễn dịch bằng cytokines trong kích thích miễn dịch chống ung thư
đã được nghiên cứu. Tuy nhiên, sử dụng cytokines đơn thuần có nhiều tác
dụng phụ, dùng mAb gắn với cytokines là để tập trung nồng độ chất này tại tổ
chức ung thư nhằm hoạt hóa hệ thống có hiệu ứng chống ung thư tại chỗ.
Kháng thể đơn dòng gắn với chemokine, chất có trọng lượng phân tử thấp (7-
15 kDa), là cytokine điều hòa tập trung bạch cầu, cảm ứng các cytokines gây
viêm cũng đang trong quá trình nghiên cứu.
Kháng thể đơn dòng gắn đồng vị phóng xạ: việc ứng dụng lâm sàng
các “độc tố miễn dịch phóng xạ” là mAb gắn với một đồng vị phóng xạ nồng
độ cao hoạt tính phóng xạ tập trung tại tế bào ung thư dương tính với kháng
nguyên có thể gây phá hủy tế bào đó. Kháng thể ở đây xem như là chất mang
dẫn đồng vị phóng xạ đến khối u. Đây là lợi ích của liệu pháp điều trị có tính
đặc hiệu cao trong tiêu diệt tế bào ung thư. Ngoài ra nó cũng phá hủy tế bào
ung thư âm tính với kháng nguyên xung quanh vì tế bào tăng sinh nhanh
chóng là cực kỳ nhạy với việc phá hủy ADN gây ra bởi phóng xạ, thêm vào
đó có lợi cho chống di căn ung thư. Kháng thể đơn dòng gắn đồng vị phóng
xạ được gọi là liệu pháp miễn dịch phóng xạ và hiện nay được áp dụng ngày
càng rộng rãi trong điều trị ung thư và có hiệu quả cao.
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.4.2. Đồng vị phóng xạ
Các đồng vị phóng xạ đã được sử dụng trong hơn 100 năm trong y học,
khoảng 90% việc sử dụng đồng vị được sử dụng để chẩn đoán [49]. Trong
quá trình phóng xạ, các hạt hoặc bức xạ điện từ phát ra từ hạt nhân nguyên tử.
Các đồng vị phóng xạ phát bức xạ ion hóa (anpha, bêta, gamma) làm tổn
thương tế bào không hồi phục, nên các tế bào mất khả năng phân chia hoặc bị
phá vỡ. Một điều đặc biệt là hầu hết các tế bào ung thư lại rất nhạy cảm với
các bức xạ ion hóa vì vậy nó rất dễ bị tiêu diệt khi bị chiếu xạ. Trong số các
hạt nhân được tìm thấy trên trái đất, đại đa số là ổn định (đồng vị bền). Điều
này là bởi vì hầu như tất cả các hạt nhân phóng xạ sống ngắn đã bị phân hủy
trong lịch sử trái đất. Hiện có khoảng 270 đồng vị ổn định và 50 đồng vị
phóng xạ [50]. Hầu hết các đồng vị phóng xạ được tìm thấy trong tự nhiên có
chu kỳ bán rã tương đối dài. Chúng cũng thuộc về các phần tử không được cơ
thể con người kiểm soát tốt. Do đó các ứng dụng trong y tế nói chung yêu cầu
sử dụng các đồng vị phóng xạ nhân tạo [51]. Đã có hàng ngàn đồng vị phóng
xạ khác nhau đã được tạo ra trong phòng thí nghiệm để phục vụ cho chẩn
đoán và điều trị trên lâm sàng.
1.4.3. Kháng thể đơn dòng (nimotuzumab) gắn đồng vị phóng xạ (131
I)
trong điều trị ung thư
1.4.3.1. Kháng thể đơn dòng nimotuzumab
Nimotuzumab là một kháng thể đơn dòng IgG1 nhắm mục tiêu cụ thể
đến EGFR [52], được tạo ra bằng cách: lấy protein EGFR của người gây mẫn
cảm cho chuột, sẽ thu được mAb chống EGFR từ huyết thanh của chuột, lấy
phần kháng egf/r3 (epidermal growth factor/ region3) của chuột ghép với
phần Fc IgG của người. Nimotuzumab là kháng thể đơn dòng nhân hóa chống
EGFR đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị ung thư [53]. Nimotuzumab là
kháng thể đơn dòng nhân hóa chống EGFR đã được sử dụng rộng rãi trong
điều trị ung thư. Một số nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng nimotuzumab có
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thời gian bán hủy lâu hơn, độc tính với da ít nghiêm trọng hơn so với các chất
ức chế EGFR khác [54]. Cơ chế điều trị kháng ung thư của nimotuzumab là
cạnh tranh với EGF, làm giảm chuyển hóa và chết tế bào bệnh, cảm ứng tế
bào chết theo chương trình (apoptosis). Nên tế bào tăng nhạy cảm với hóa trị
và xạ trị. Nimotuzumab được nghiên cứu và phát triển tại trung tâm Miễn
Dịch học phân tử tại Cu Ba [55].
1.4.3.2. Đồng vị phóng xạ 131
I
Iodine là nguyên tố hoá học, có số nguyên tử là 53 trong hệ thống tuần
hoàn các nguyên tố hóa học, ký hiệu là I. Về mặt hoá học, iod ít hoạt động
nhất và có độ âm điện thấp nhất trong các halogen. Giống như các halogen
nhóm nguyên tố VII trong bảng tuần hoàn, Iod thường có mặt ở dạng phân tử
hai nguyên tử. Khối lượng nguyên tử là 126,90447g/mol, cấu hình electron
[Kr] 4d10
5s2
5p5
, số electron trên vỏ điện tử: 2, 8, 18, 18, 7. Có 37 đồng vị
của iod, trong đó chỉ có duy nhất 127
I là bền. Đồng vị phóng xạ 131
I có chu kỳ
bán rã khoảng 8 ngày. 131
I phân rã phát tia β và gama (γ), năng lượng phát tia
γ cho chụp hình để chẩn đoán của 131
I là 364 keV [56], [57], năng lượng phát
ra tia β để điều trị là 606 keV [58].
Năm 1942, lần đầu tiên trên Thế giới tại bệnh viện Massachusett - Hoa
Kỳ, Hezt và Robert đã sử dụng đồng vị phóng xạ 131
I để điều trị bệnh
Basedow, từ đó đến nay 131
I đã được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh
tuyến giáp đặc biệt là ung thư tuyến giáp thể biệt hóa. Tỷ lệ điều trị bệnh ung
thư tuyến giáp thể biệt hóa bằng 131
I rất cao, tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn trong
điều trị đạt 77% - 90% [59], [60].
1.4.3.3. Tác dụng 131
I gắn với kháng thể đơn dòng trong điều trị ung thư:
Liệu pháp miễn dịch phóng xạ (Radioimmunotherapy -RIT) sử dụng
các kháng thể đơn dòng gắn với đồng vị phóng xạ nhằm xác định vị trí khối
ung thư và điều trị đích. Phức hợp miễn dịch phóng xạ được tiêm vào tĩnh
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
mạch hoặc tiêm trực tiếp vào khối u, vào các khoang trong cơ thể như khoang
màng bụng, màng phổi… sau khi được tiêm vào cơ thể phức hợp sẽ được
phân phối theo dòng chảy của máu, bằng khuếch tán hoặc đối lưu dẫn đến
đích tự nhiên mang dấu ấn, đó là các kháng nguyên đặc hiệu với kháng thể
đơn dòng trên bề mặt của các tế bào khối u. Các bức xạ từ phức hợp miễn
dịch phóng xạ giết chết tế bào ung thư khi DNA của nó bị hư hỏng vượt quá
khả năng sửa chửa của chúng. Các đồng vị phóng xạ sử dụng để điều trị ung
thư thường phát ra các hạt bức xạ (hạt , hạt ) truyền một lượng năng lượng
đáng kể vào các khối u. Do đặc tính phát xạ thuận lợi và gắn chặt ổn định với
các kháng thể (đặc biệt là kháng thể đơn dòng). Hơn nữa, hàng trăm các thử
nghiệm lâm sàng đã chứng minh hiệu quả của 131
I trong điều trị các khối u ác
tính về máu và thể đặc. 131
I còn có những lợi thế như tương đối rẻ tiền, 131
I
phát tia gamma được sử dụng để chụp ảnh xác định vị trí của khối u và sử
dụng để trị liệu, đã có lịch sử lâu dài trong điều trị thành công các khối u ác
tính. Năm 1990 Hnatowich đã có đánh giá tốt về việc gắn đồng vị phóng xạ
vào kháng thể đơn dòng được sử dụng nhiều nhất trong y học hạt nhân là
đồng vị phóng xạ 131
I [57].
- Phương pháp gắn kháng thể đơn dòng nimotuzumab với đồng vị phóng xạ
131
I, đây là phương pháp dễ làm, dễ sử dụng [61]:
Nguyên lý: Phương pháp gắn Nimotuzumab với 131
I được thực hiện dựa
vào đánh dấu các hợp chất sinh học như protein, peptid với đồng vị phóng xạ
iod. Theo phương pháp này dùng chất oxy hóa là chloramin T, đồng vị phóng
xạ 131
I bị oxi hóa tạo thành iodine 131
I+
và gắn vào phân tử tyrosine tại vị trí
ortho trên vòng phenol với hiệu suất gắn cao. Phân tử chloramin T thừa sẽ bị
khử bởi sodium metabisulphite. Hỗn hợp phản ứng được tách qua cột sắc ký
sephadex và thu sản phẩm.
Phương pháp chloramin T: trong dung dịch, chloramin T dễ tạo thành
acid hypochlorous (HOCl). Ở dạng Na131
I, phân tử 131
I ở trạng thái bền, không
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tham gia phản ứng. Khi bị oxy hóa, HOCl thực hiện phản ứng chuyển phân tử
Na131
I (dạng 131
I-
) thành 131
I+
theo phản ứng sau:
HOCl + 131
I-
HO131
I + Cl-
HO131
I OH-
+ 131
I+
131
I+
phản ứng theo chiều thuận và xảy ra nhanh tại pH trung tính. Đồng
vị phóng xạ 131
I dạng cation 131
I+
thay thế trực tiếp vào vị trí ortho của hydro
trên vòng phenol. Quá trình oxy hóa được dừng khi thêm một lượng chất khử
natri metabisulfide, phản ứng xảy ra như sau:
Na2S2O5 + 4NaOH + 2HOI 2Na2SO4 + 3H2O + 2NaI
Khi dừng phản ứng, các thành phần tách ra khỏi nhau bằng phương pháp
lọc gel. Theo phương pháp điều chế trên, có hơn 90% kháng thể đánh dấu
phóng xạ được tạo thành, một nguyên tử iod phóng xạ (131
I) được gắn vào
vòng phenol tại vị trí 3’ đồng thời cũng có một số ít nguyên tử 131
I gắn vào cả
vị trí 5’. Phản ứng đánh dấu phóng xạ 131
I dược tóm tắt như sau:
Phản ứng cho thấy dược chất phóng xạ 131
I-mAb thu được cùng với một
số chất oxy hóa còn thừa, do vậy dược chất phóng xạ được tinh sạch bằng
phương pháp sắc ký lọc gel sephadex [62].
Để đánh giá tác dụng và hiệu quả của kháng thể đơn dòng gắn đồng vị
phóng xạ (131
I-nimotuzumab) thì thử nghiệm trên mô hình động vật là bước
quan trọng trước khi được đưa vào thử nghiệm lâm sàng.
1.5. Sử dụng mô hình chuột thiếu hụt miễn dịch trong tạo và ứng dụng
thử nghiệm điều trị các khối ung thư của người
Đánh giá sự phát triển của tế bào ung thư, nghiên cứu quy luật phát
triển của bệnh và phương pháp điều trị ung thư, các nhà khoa học nghiên cứu
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
về bệnh ung thư đã ghép thành công tế bào ung thư có nguồn gốc từ người lên
mô hình động vật (gọi là ghép dị loài) mà vẫn duy trì các gen, kiểu hình, và
đặc điểm chức năng các khối u nguyên phát sau ghép, nhưng hiệu quả thường
khác nhau và kém thành công, tùy thuộc vào tính chất của loại u và vào chủng
chuột được sử dụng. Điều này dẫn đến hạn chế trong việc đánh giá tiền lâm
sàng của thuốc và hiệu quả điều trị của chúng trên các khối u của người trên
cơ thể sống. Gần đây, sự phát triển của một chủng chuột thiếu hụt miễn dịch
mang đột biến gen mã hóa thụ thể IL2 chuỗi  (IL2rgnull
) cho phép ghép được
rất nhiều loại khối u chính của người, mà trước đây không thể thực hiện được
trên các chủng chuột thiếu hụt miễn dịch khác, cho phép duy trì được các đặc
tính của khối u gốc ban đầu, trong một số trường hợp, thể hiện cả khả năng di
căn theo cách tương tự được thấy trong các khối u nguyên phát ở bệnh nhân.
Hơn nữa, hệ thống miễn dịch chức năng của người có thể ghép dị loài trên
chủng chuột mới này, mở ra tiềm năng đầy hứa hẹn cho việc nghiên cứu
tương tác giữa các khối u nguyên phát và hệ thống miễn dịch của người trên
cơ thể sống và cho phép thử nghiệm về hiệu quả điều trị của các thuốc điều
hòa miễn dịch trên các khối ung thư của người mà không cần phải thực hiện
trên bệnh nhân [63].
Tại Việt Nam, thực tế phát triển các mô hình ung thư phục vụ nghiên
cứu và thử nghiệm điều trị còn nhiều hạn chế. Có thể thấy, việc xây dựng mô
hình mới chỉ dừng ở mức độ tế bào hoặc ung thư động vật (như sarcoma 180).
Do vậy, việc đánh giá và lượng hóa hiệu quả của các phương pháp phát hiện
và điều trị ung thư cho người còn nhiều hạn chế. Mặc dù nước ta có rất nhiều
các dược liệu có khả năng ức chế sự phát triển của khối u, nhưng việc chứng
minh hiệu quả tác dụng trên các mô hình ung thư vẫn chưa thực sự đạt được
như mong muốn. Đặc biệt chúng ta chưa có labo nghiên cứu nhân giống, phát
triển chuột thiếu hụt miễn dịch mà phải nhập từ các nước khác (Nhật,…) làm
cho chi phí nghiên cứu tăng cao. Sự di chuyển xa, chuột thiếu hụt miễn dịch
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
dễ bị nhiễm mầm bệnh và chết sớm hơn. Đây cũng là một khó khăn cho các
nhà nghiên cứu. Đối với các chế phẩm mới trước khi đưa vào điều trị ung thư
thì thử nghiệm in vivo và in vitro là không thể thiếu được. Trước yêu cầu thực
tế là cần đánh giá hiệu lực điều trị của các sản phẩm đó có khả năng ức chế sự
phát triển của khối u không, thì ta phải có mô hình tạo khối ung thư người
mang các đặc tính sinh học, bản chất là tế bào ung thư của người được phát
triển trên cơ thể động vật sống hay nói cách khác là cần mô hình động vật
mang khối ung thư người. Các mô hình tạo khối ung thư trên chuột đã góp
phần vào sự hiểu biết, sự phát triển các liệu pháp sáng tạo chữa ung thư [64].
Đây là một bước tiến lớn, tuy nhiên hạn chế của mô hình này là các khối u
không mang đặc tính sinh học giống như khối u trên người. Trong nghiên cứu
cơ chế bệnh lý, áp dụng các thử nghiệm điều trị cho các loại ung thư người đã
gặp một phần thất bại. Một yêu cầu cấp thiết là cần phải có mô hình động vật
bị ung thư mang các đặc tính sinh học ung thư là nguyên bản của tế bào ung
thư người. Sự phát triển việc sử dụng một số lượng gia tăng và đa dạng các
đột biến gen tự nhiên, mô hình lai tạo chuột là bắt buộc cho sự hiểu biết các
cơ chế tế bào, cơ chế phân tử di truyền dựa trên gen, biểu hiện sinh lý bệnh
của các rối loạn miễn dịch tương tự như chuột hoặc người. Cần nhiều nỗ lực
hơn nữa phát triển các mô hình hệ thống mới sẽ thúc đẩy hợp nhất hàng ngàn
gen và các biến thể của chúng cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả của nhiễm
khuẩn, thiếu hụt miễn dịch và tự miễn [65].
Sử dụng chuột thiếu hụt miễn dịch (nude mouse) là một bước đột phá
trong nghiên cứu ung thư, đã cho phép nghiên cứu ung thư người trên cơ thể
động vật. Chuột nhắt BALB/c suy giảm hoặc mất chức năng tuyến ức. Đây là
chuột có một gen bị đột biến đồng hợp tử (homozygous), nên biểu hiện bên
ngoài của chuột khác biệt là không có lông, và không có tuyến ức nên hệ
thống đáp ứng miễn dịch tế bào bị hạn chế do sự suy giảm mạnh số lượng tế
bào lympho T. Sau khi nghiên cứu về các dòng chuột thiếu hụt miễn dịch
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chúng tôi quyết định lựa chọn dòng chuột nhắt BALB/c (chủng chuột có đột
biến Foxn1), để tạo mô hình chuột mang khối ung thư người với các ưu điểm:
(1) Hệ miễn dịch của chuột chỉ bị thiếu hụt tế bào lympho T, ngoài ra
các dòng tế bào khác vẫn còn như các bạch cầu hạt, tế bào NK. Vì chưa có
kinh nghiệm nuôi nên nhóm nghiên cứu không nhập chuột thiếu hụt gần như
toàn bộ hệ miễn dịch (như Scid mice). Với đặc điểm này, chuột vừa có thể
bảo đảm ghép thành công khối ung thư người, đồng thời có khả năng chịu
đựng nhất định với việc vận chuyển xa và môi trường khí hậu mới tại Việt
Nam.
(2) Chuột BALB/c có chi phí vừa phải, giá thành bằng 1/3-1/2 so với
các dòng chuột khác.
Việc cấy ghép thành công các khối u của người trên chuột thiếu hụt
miễn dịch đã được xác định. Ảnh hưởng đến sự thành công và tốc độ tăng
trưởng của khối u cấy ghép, bao gồm nguồn gốc của khối u, tuổi, giới và nền
tảng di truyền của chột thiếu hụt miễn dịch, vị trí tiêm tế bào, ... các yếu tố
khác có thể ảnh hưởng đến việc ghép các tế bào ung thư người trên chuột
thiếu hụt miễn dịch như tình trạng sức khỏe của chuột, việc sử lý và chuẩn bị
các tế bào hay mô của khối u, các kháng nguyên của khối u. Nghiên cứu của
Jose E. Belizario cho thấy khối u phát triển tốt trên chủng chuột có đột biến
gen Foxn1 (gen cơ bản trên chuột thiếu hụt miễn dịch bị đột biến là
Foxn1(NHF-3/forkhead) nằm trên nhiễm sắc thể 11 [65], tuy nhiên cho đến
nay vẫn chưa có nhiều thông tin về tình trạng phát triển của tế bào ung thư
biểu mô tế bào vảy đầu cổ người dòng Hep-2 ở các chủng chuột khác. Một
nghiên cứu gần đây của Fangyu Shao cho thấy tế bào ung thư biểu mô vảy
đầu cổ người cũng có thể phát triển trên chuột Scid, tuy nhiên không có đầy
đủ thông tin về chủng chuột này [66]. Như vậy việc xác định chủng chuột nào
thích hợp với dòng tế bào ung thư nào cần phải thông qua thử nghiệm thực tế.
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Có thể nói đây là thử nghiệm thành công ở Việt Nam trong việc ghép tế bào
ung thư biểu mô tế bào vảy đầu cổ người trên chủng chuột có đột biến Foxn1.
Các phương pháp ghép thông dụng nhất là tiêm tế bào ung thư vào dưới
da chuột, phúc mạc, cơ và trực tiếp vào cơ quan. Ngoài ra, ghép khối ung thư
nhỏ vào các cơ quan cũng được nhiều tác giả quan tâm. Tiêm tế bào ung thư
vào tổ chức dưới da là cách phổ biến nhất. Bằng phương pháp này, không cần
gây mê động vật, khối u có thể phát triển, dễ dàng can thiệp vào khối u để
điều trị và đo kích thước. Với liều trung bình khoảng 106
tế bào/chuột, các
dòng tế bào ung thư thường được tiêm vào tổ chức dưới da (đùi, lưng). Sau
khoảng 4 tuần, khối u sẽ phát triển đạt đường kính khoảng 7-10mm. Sự hạn
chế của môi trường tổ chức dưới da, các dòng tế bào ung thư ít di căn hơn so
với các phương pháp đưa trực tiếp vào cơ quan cùng loại. Sự xâm lấn và di
căn là những trở ngại chính đối với điều trị ung thư thành công (Aznavoorian
và cộng sự, 1993), các mô hình động vật có liên quan cho ung thư ở người có
thể là rất quan trọng khi những liệu pháp mới cho ung thư ở người được tìm
kiếm (Furukawa và cộng sự, 1993). Tuy nhiên, khối u người phát triển dưới
da ở chuột suy giảm miễn dịch hiếm khi di căn, mặc dù hình thái, sinh học và
sinh hóa gần giống với những khối u ban đầu (Sharkey and Fogh 1984). Gần
đây, Fidler đã chỉ ra rằng cấy ghép các tế bào ung thư người đúng vào các cơ
quan tương ứng của chuột thiếu hụt miễn dịch dẫn đến tỷ lệ di căn cao hơn
nhiều [67].
Phương pháp ghép tế bào ung thư trực tiếp vào các cơ quan, cấy ghép
đúng vị trí các mô học còn nguyên vẹn, các tác giả đã xây dựng được mô hình
di căn được của tế bào ung thư gan ở người trên chuột thiếu hụt miễn dịch.
Các mẫu ung thư gan ở người được cấy trực tiếp vào gan chuột thiếu hụt miễn
dịch, sự phát triển và di căn của chúng đã được quan sát: bao gồm tăng trưởng
tại chỗ, xâm lấn khu vực, hạch bạch huyết, phổi và phúc mạc các mô hình
động vật đã chứng minh có giá trị để phát triển phương thức điều trị mới và
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nghiên cứu cơ chế di căn ung thư gan ở người [67]. Nhiều chuyên gia lựa
chọn ghép tế bào ung thư vào lách của chuột thiếu hụt miễn dịch để nghiên
cứu các di căn đến gan, phương pháp này có điểm khó khăn là phải gây mê
chuột, dễ nhiễm khuẩn, các tai biến trong và sau phẫu thuật, các khối nghẽn
trong gan và phổi nếu tiêm quá nhiều tế bào và quá nhanh. Một số tác giả lựa
chọn phương pháp gây ung thư gan tại chỗ bằng cách tiêm trực tiếp tế bào
ung thư vào thùy gan. Phương pháp này dễ tiến hành nhưng có thể gặp tai
biến tắc mạch hoặc tế bào ung thư lan vào phúc mạc gây ung thư phúc mạc.
Ngoài ra, các phương pháp gây ung thư tại cơ quan khác cũng đã được đề cập
như não, tụy, tuyến vú, tiền liệt tuyến, xương. Nhìn chung, ưu điểm của ghép
tế bào ung thư trực tiếp vào cơ quan là tạo khối u có đặc tính sinh học tương
tự như khối u của tổ chức tương ứng. Đặc biệt hữu ích khi nghiên cứu và áp
dụng trị liệu trên khối u và di căn của nó. Tuy nhiên, điểm khó khăn cần khắc
phục là các tai biến trong và sau phẫu thuật là khá phổ biến dẫn đến tỷ lệ động
vật chết khá cao. Trong khi với giá thành cao của chuột thiếu hụt miễn dịch sẽ
làm tăng đáng kể chi phí nghiên cứu. Bên cạnh đó còn cần hệ thống các thiết
bị vi phẫu để có thể thực hiện trên động vật nhỏ và hệ thống thiết bị đặc thù
để theo dõi tình trạng sức khỏe của động vật trong và sau phẫu thuật.
1.5.1. Các dòng chuột thiếu hụt miễn dịch sử dụng cho nghiên cứu tạo các
khối u của người trên thực nghiệm
Bước đột phá quan trọng đầu tiên trong việc sử dụng chuột thiếu hụt
miễn dịch trong nghiên cứu ung thư người là tạo ra chuột suy giảm miễn dịch
do thiếu tuyến ức bẩm sinh, vào năm 1960. Tuy nhiên, ở chủng chuột này vẫn
còn nguyên vẹn hệ thống miễn dịch dịch thể thích ứng và hệ thống miễn dịch
bẩm sinh, kể cả sự hoạt động của những tế bào giết tự nhiên (NK) do đó giới
hạn ghép dị loài với hầu hết các khối u đặc và ngăn cản việc cấy ghép các tế
bào tạo máu bình thường cũng như ác tính từ người [68].
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bước đột phá tiếp theo trong lĩnh vực tạo mô hình chuột thực nghiệm là
phát hiện một đột biến tự phát ở chuột chủng C.B17 gọi là “scid” (Prkdcscid
,
protein kinase DNA activated catalytic polypeptide). Đột biến scid chủ yếu
ngăn chặn sự phát triển trưởng thành của tế bào lympho T và lympho B của
hệ thống miễn dịch thích ứng [69]. Một số tác giả đã lai tạo chuột có đột biến
scid với một số chủng nền, bao gồm cả chủng NOD/Lt. Chủng nền NOD có
khiếm khuyết nội tại miễn dịch bẩm sinh, bao gồm giảm hoạt động của các tế
bào giết tự nhiên, giảm mức độ kích hoạt các đại thực bào, sự bất thường
trong phát triển và chức năng của tế bào đuôi gai, và sự thiếu vắng của bổ thể.
Kết hợp các khiếm khuyết miễn dịch bẩm sinh với việc cắt bỏ đáp ứng miễn
dịch thích ứng bằng cách sử dụng các đột biến Prkdcscid
, Rag1null
, hoặc
Rag2null
tạo ra những chủng chuột mới tiếp nhận nhiều hơn các tế bào tạo máu
và các tế bào khối u chính của người. Khi so sánh trực tiếp với chuột C.B17-
scid, chuột NOD-scid tăng khả năng hỗ trợ cấy ghép với những khối u thể đặc
của người cũng như với u lympho và bệnh bạch cầu là hai loại đều thất bại khi
ghép với chủng scid. Tuy nhiên, nhiều loại tế bào ung thư và các loại u tạo
máu ác tính của người vẫn ghép dị loài thất bại ở chuột NOD-scid, phần lớn là
do tế bào giết tự nhiên vẫn còn hoạt động và chức năng miễn dịch bẩm sinh
còn sót lại [70].
Dòng chuột Rag được tạo bởi sự thiếu hụt gen Rag-1 hoặc Rag-2 có vai
trò kích hoạt tái tổ hợp gen. Gen Rag bị bất hoạt dẫn đến mất khả năng biệt
hóa của dòng tế bào lympho T và B. Dòng chuột Rag được áp dụng trong
nghiên cứu chức năng các gen của quá trình biệt hóa lympho T và B, cũng
như nghiên cứu về HIV/AIDS. Và dòng chuột này cũng có thể áp dụng để
thay thế chuột nude hoặc Scid. Dòng chuột lai NoD/Scid được tạo bởi lai giữa
hai dòng chuột NoD (gây đái tháo đường) và dòng Scid. Tuy nhiên chuột này
không bị đái tháo đường, khả năng hoạt động của tế bào NK thấp. Chuột có
khả năng tiếp nhận các tế bào gốc tạo máu và thường để phục vụ các nghiên
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cứu về HIV. Dòng chuột IL2rg-/- được tạo ra do đột biến gen gama-locus
IL2rg, mã hóa cho chuỗi gama của thụ thể của interleukin 2 (IL2). Chuỗi
gama -IL2rg đóng vai trò quan trọng trong tiếp nhận các thông tin từ các IL2,
4, 9, 15, 21. Khi kết hợp với các đột biến scid, Rag1null
, hoặc Rag2null
, sẽ được
tạo ra một chủng chuột thiếu hoàn toàn đáp ứng miễn dịch thích ứng và thiếu
trầm trọng miễn dịch bẩm sinh. Sự đột biến này gây suy giảm nghiêm trọng
quá trình phát triển và chức năng của tế bào lympho T và B, ngừng quá trình
phát triển tế bào NK. Dòng chuột này cũng được sử dụng để ghép các dòng tế
bào người với khả năng tránh thải ghép. Cho đến nay đã phát triển một số
chủng chuột liên quan đến IL2rgnull
mà tiêu biểu là chủng NOD-Prkdcscid
IL2rgnull
(NSG) có những thuận lợi vượt trội cho cấy ghép dị loài các khối ung
thư có nguồn gốc từ người hơn so với chủng trước đó [71].
1.5.2. Tạo các khối ung thư có nguồn gốc từ người lên chuột thiếu hụt
miễn dịch.
Hầu hết các dạng u thể đặc hoặc u máu có nguồn gốc từ người đều phát
triển được khi cấy ghép vào chuột thiếu hụt miễn dịch, cung cấp một mô hình
mới để đánh giá sự hình thành ung thư, nhận dạng các tế bào ban đầu của ung
thư, cũng như hiệu quả điều trị của các liệu pháp điều trị ung thư trên cơ thể
sống mà không phải thử nghiệm ở trên cơ thể bệnh nhân.
1.5.2.1. Với các loại khối u thể đặc
Một bước tiến lớn trong sử dụng chuột thiếu hụt miễn dịch để cấy ghép
dị loài các khối u thể đặc là khả năng duy trì số lượng các tế bào mô đệm sau
khi được cấy ghép. Ở những chuột thiếu hụt miễn dịch tiếp nhận ghép, các
thành phần mô đệm của ung thư phổi không tế bào nhỏ được tiêm dưới da vẫn
còn nguyên vẹn và tương tự về hình thái với các thành phần mô đệm của khối
u nguyên phát, bao gồm cả những tế bào T nguồn gốc từ người hiện diện
trong khoang mô đệm của khối u phổi ghép dị loài. Những tế bào T này vẫn
duy trì ở trạng thái không hoạt động, giống như trong các khối u nguyên phát.
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.5.2.2. Với các loại khối u tế bào máu
Một loạt các khối u tế bào máu ác tính có thể phát triển được ở chuột
thiếu hụt miễn dịch. Khả năng sử dụng ghép dị loài ung thư ác tính tế bào
máu từ người, để đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc tiền lâm sàng đã được
chứng minh bằng việc sử dụng một loại kháng thể đặc hiệu cho protein bề mặt
CD47 trong điều trị bạch cầu lympho cấp của người (acute lymphoblastic
leukemia -ALL) [72]. Mặc dù hầu hết các bệnh nhân bạch cầu lympho cấp có
đáp ứng tốt với hóa trị liệu, nhưng một số bệnh nhân với biểu hiện ở mức cao
CD47 bảo vệ các tế bào này khỏi quá trình thực bào [73]. Khi ghép các tế bào
ung thư bạch cầu lympho cấp từ những bệnh nhân có CD47 dương tính biểu
hiện ở mức cao, các tế bào này phát triển mạnh mẽ trên chuột suy giảm miễn
dịch. Điều trị chuột mang khối ung thư này bằng kháng thể đặc hiệu với
CD47 dẫn đến các tế bào của khối u bị thực bào bởi các đại thực bào của
chuột [72]. Tác dụng điều trị tương tự cũng được quan sát thấy khi sử dụng
kháng thể đặc hiệu cho CD47 để điều trị cho chuột mang khối u bạch cầu tủy
cấp của người [74]. Kháng thể đặc hiệu với CD47 có tác dụng hiệp đồng với
kháng thể đặc hiệu cho CD20 (Rituximab) trên chuột ghép dị loài với
lyphoma non-Hodgkin của người. Điều thú vị là rất nhiều khối u của người có
biểu hiện CD47, bao gồm các các khối u thể rắn như ung thư buồng trứng,
ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư bàng quang, glioblastoma, ung thư biểu
mô tế bào gan, và ung thư tuyến tiền liệt. Kháng thể đặc hiệu nhắm đích
CD47 có hiệu quả ức chế sự phát triển của những khối này đươc cấy ghép
trên chuột suy giảm miễn dịch [75].
Đã có rất nhiều mô hình tạo khối ung thư và mô hình này vẫn đang
được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu để đưa ra phương pháp, kết quả tối
ưu trong việc lựa chọn chủng, loài trên thực nghiệm thử nghiệm.
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng - vật liệu - thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tế bào ung thư biểu mô vảy đầu cổ người dòng Hep-2 được cung cấp bởi
công ty ATCC (American Type Culture Collection, P.O. Box 1549,
Manassas, VA 20108 USA) được bảo quản tại labo nghiên cứu ung thư của
Bộ môn Sinh lý bệnh - Học viện Quân y (HVQY).
- Chuột nhắt thiếu hụt miễn dịch BALB/c 6 - 8 tuần tuổi, trọng lượng từ 18-
22g, đây là loại chuột thí nghiệm được tạo ra bằng cách gây đột biến trên gen
Foxn1, dẫn đến không có tuyến ức, do đó, chúng không có tế bào lympho T
tham gia đáp ứng miễn dịch. Kiểu hình của chuột này không có lông nên có
tên gọi là chuột nude. Do thiếu tế bào lympho T nên chúng không có đáp ứng
miễn dịch thải ghép. Vì vậy, chuột này có thể dung nạp cấy ghép được nhiều
loại tế bào từ các loài khác nhau. Chuột thiếu hụt miễn dịch được nhập khẩu
từ Công ty Charlie-River (Hoa Kỳ).
Số lượng được sử dụng trong nghiên cứu là 63 chuột:
+ 33 con: đánh giá sự phân bố của 131
I-nimotuzumab trên chuột thiếu
hụt miễn dịch mang khối ung thư biểu mô vảy đầu cổ.
+ 30 con: đánh giá tác dụng điều trị ung thư của 131
I-nimotuzumab trên
chuột thiếu hụt miễn dịch mang khối ung thư biểu mô vảy đầu cổ.
2.1.2. Vật liệu - Phương tiện nghiên cứu
- Chế phẩm kháng thể đơn dòng Nimotuzumab được nhập khẩu từ Cu Ba,
dưới tên CIMAher, hàm lượng 5mg/ml.
- Chế phẩm phức hợp kháng thể đơn dòng Nimotuzumab được gắn đồng vị
phóng xạ 131
I (131
I-nimotuzumab) theo phương pháp chloramin T tại Viện
nghiên cứu hạt nhân, Đà Lạt - Việt Nam.
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Máy xạ hình SPECT (Single Photon Emission Computed Tomography), của
hãng GI Hòa Kỳ, đầu dò độ phân giải cao, với ống chuẩn trực pinhol, khoảng
cách đầu dò đến chuột là 5cm.
- Máy đếm xung tia gamma
Hình 2.1. Máy đếm xung tia gamma
- Vật tư
+ Môi trường nuôi cấy tế bào ung thư EMEM (eagle's minimal
essential medium), huyết thanh bào thai bò (FBS = fetalbovin serum) 10%;
dung dịch penicillin và streptomycin 1%; trypsin-EDTA (Invitrogen GmbH,
Karlsruhe, Cộng hòa Liên bang Đức); đĩa nuôi cấy tế bào; chai đựng môi
trường; lọc vi khuẩn 0,45µm; ống Falcon đựng môi trường; tube lưu giữ tế
bào 2ml, pipet.
+ Dung dịch đệm PBS, que thử tỉ lệ hoạt độ phóng xạ,
+ Bộ phẫu thuật chuột; ống eppendrof; nước muối sinh lý NaCl 0,9%;
cân điện tử.
+ Tủ ấm, kính hiển vi quang học soi ngược Olympus IX 70 (Nhật Bản)
gắn camera.
2.1.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
 Địa điểm nghiên cứu:
- Bộ môn Sinh lý bệnh - Học viện Quân y
- Trung tâm Y Dược học Quân sự - Học viện Quân y
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Quân y 103 - HVQY
- Khoa Giải phẫu bệnh lý, Bệnh viện Quân y 103 - HVQY
- Phòng thí nghiệm trọng điểm Gen-Protein Đại học Khoa học tự nhiên,
Đại học quốc gia Hà Nội.
 Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12/2013 đến tháng 12/2017
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp thực nghiệm, tiến cứu,
chọn thời điểm so sánh đánh giá trước, trong và sau điều trị.
2.2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.2.1. Đánh giá tác dụng ức chế tế bào ung thư biểu mô vảy đầu cổ người
dòng Hep-2 của phức hợp 131
I-nimotuzumab in vitro
- Đánh giá tác dụng ức chế tế bào ung thư biểu mô vảy đầu cổ người dòng
Hep-2 bằng thử nghiệm MTT (3-[4,5-Dimethylthiazol-2-yl]-2,5- diphenyl
tetrazolium bromide): tế bào Hep-2 được tiếp xúc với 131
I-nimotuzumab ở các
nồng độ 400µg/ml, 200µg/ml, 100µg/ml và 25 µg/ml trong môi trường nuôi
cấy, sau 48 giờ quan sát tác dụng.
- Đánh giá tác dụng apoptosis của tế bào Hep-2 sau tiếp xúc với phức hợp
131
I-nimotuzumab: xác định quần thể tế bào Hep-2, xác định tỉ lệ tế bào Hep-2
chết theo chương trình.
2.2.2.2. Đánh giá tác dụng ức chế tế bào ung thư biểu mô vảy đầu cổ người
dòng Hep-2 của phức hợp 131
I-nimotuzumab in vivo
- Đánh giá phân bố sinh học của phức hợp 131
I-nimotuzumab trên chuột thiếu
hụt miễn dịch mang khối ung thư biểu mô vảy đầu cổ người dòng Hep-2
+ Đánh giá phân bố của 131
I-nimotuzumab ở máu mô - cơ quan: chuột
thiếu hụt miễn dịch mang khối ung thư biểu mô tế bào vảy đầu cổ người dòng
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx
Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx

More Related Content

Similar to Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx

Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen Cdh1 (E-Cadherin) Trên Bệnh Nhân Ung Thư Dạ ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen Cdh1 (E-Cadherin) Trên Bệnh Nhân Ung Thư Dạ ...Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen Cdh1 (E-Cadherin) Trên Bệnh Nhân Ung Thư Dạ ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen Cdh1 (E-Cadherin) Trên Bệnh Nhân Ung Thư Dạ ...tcoco3199
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Fontan Với Ống Nối Ngoài Tim Điều Trị...
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Fontan Với Ống Nối Ngoài Tim Điều Trị...Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Fontan Với Ống Nối Ngoài Tim Điều Trị...
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Fontan Với Ống Nối Ngoài Tim Điều Trị...tcoco3199
 
Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Điều Trị Bệnh Thoái Hóa Khớp Gối Nguyên Phát Bằng...
Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Điều Trị Bệnh Thoái Hóa Khớp Gối Nguyên Phát Bằng...Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Điều Trị Bệnh Thoái Hóa Khớp Gối Nguyên Phát Bằng...
Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Điều Trị Bệnh Thoái Hóa Khớp Gối Nguyên Phát Bằng...tcoco3199
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mật Độ Xương, Tình Trạng Vitamin D Và Một Số Markers Chu ...
Luận Văn Nghiên Cứu Mật Độ Xương, Tình Trạng Vitamin D Và Một Số Markers Chu ...Luận Văn Nghiên Cứu Mật Độ Xương, Tình Trạng Vitamin D Và Một Số Markers Chu ...
Luận Văn Nghiên Cứu Mật Độ Xương, Tình Trạng Vitamin D Và Một Số Markers Chu ...tcoco3199
 
Luận Văn Nghiên Cứu Tác Dụng Kháng Ung Thư Phổi Người Của Virus Vaccine Sởi T...
Luận Văn Nghiên Cứu Tác Dụng Kháng Ung Thư Phổi Người Của Virus Vaccine Sởi T...Luận Văn Nghiên Cứu Tác Dụng Kháng Ung Thư Phổi Người Của Virus Vaccine Sởi T...
Luận Văn Nghiên Cứu Tác Dụng Kháng Ung Thư Phổi Người Của Virus Vaccine Sởi T...tcoco3199
 
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...tcoco3199
 
Luận Văn Đánh Giá Kết Quả Hoá Xạ Trị Đồng Thời Phác Đồ Paclitaxel- Carboplati...
Luận Văn Đánh Giá Kết Quả Hoá Xạ Trị Đồng Thời Phác Đồ Paclitaxel- Carboplati...Luận Văn Đánh Giá Kết Quả Hoá Xạ Trị Đồng Thời Phác Đồ Paclitaxel- Carboplati...
Luận Văn Đánh Giá Kết Quả Hoá Xạ Trị Đồng Thời Phác Đồ Paclitaxel- Carboplati...tcoco3199
 
Luận Văn Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cắt Lớp Vi Tính Và Mối Liên Quan Của M...
Luận Văn Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cắt Lớp Vi Tính Và Mối Liên Quan Của M...Luận Văn Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cắt Lớp Vi Tính Và Mối Liên Quan Của M...
Luận Văn Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cắt Lớp Vi Tính Và Mối Liên Quan Của M...tcoco3199
 
Luận Văn Nghiên Cứu Tác Dụng Làm Mềm Mở Cổ Tử Cung Của Sonde Foley Cải Tiến T...
Luận Văn Nghiên Cứu Tác Dụng Làm Mềm Mở Cổ Tử Cung Của Sonde Foley Cải Tiến T...Luận Văn Nghiên Cứu Tác Dụng Làm Mềm Mở Cổ Tử Cung Của Sonde Foley Cải Tiến T...
Luận Văn Nghiên Cứu Tác Dụng Làm Mềm Mở Cổ Tử Cung Của Sonde Foley Cải Tiến T...tcoco3199
 
Luận Văn Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Đánh Giá Sự Phát Triển Ở Trẻ Sơ S...
Luận Văn Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Đánh Giá Sự Phát Triển Ở Trẻ Sơ S...Luận Văn Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Đánh Giá Sự Phát Triển Ở Trẻ Sơ S...
Luận Văn Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Đánh Giá Sự Phát Triển Ở Trẻ Sơ S...tcoco3199
 
Luận Văn Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Đánh Giá Sự Phát Triển Ở Trẻ Sơ S...
Luận Văn Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Đánh Giá Sự Phát Triển Ở Trẻ Sơ S...Luận Văn Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Đánh Giá Sự Phát Triển Ở Trẻ Sơ S...
Luận Văn Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Đánh Giá Sự Phát Triển Ở Trẻ Sơ S...tcoco3199
 

Similar to Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx (20)

Nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân tử một số taxon thuộc chi sâm (panax l....
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân tử một số taxon thuộc chi sâm (panax l....Nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân tử một số taxon thuộc chi sâm (panax l....
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân tử một số taxon thuộc chi sâm (panax l....
 
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen Cdh1 (E-Cadherin) Trên Bệnh Nhân Ung Thư Dạ ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen Cdh1 (E-Cadherin) Trên Bệnh Nhân Ung Thư Dạ ...Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen Cdh1 (E-Cadherin) Trên Bệnh Nhân Ung Thư Dạ ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen Cdh1 (E-Cadherin) Trên Bệnh Nhân Ung Thư Dạ ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Fontan Với Ống Nối Ngoài Tim Điều Trị...
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Fontan Với Ống Nối Ngoài Tim Điều Trị...Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Fontan Với Ống Nối Ngoài Tim Điều Trị...
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Fontan Với Ống Nối Ngoài Tim Điều Trị...
 
Đánh giá khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái của hệ sinh thái nông nghiệp...
Đánh giá khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái của hệ sinh thái nông nghiệp...Đánh giá khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái của hệ sinh thái nông nghiệp...
Đánh giá khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái của hệ sinh thái nông nghiệp...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Điều Trị Bệnh Thoái Hóa Khớp Gối Nguyên Phát Bằng...
Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Điều Trị Bệnh Thoái Hóa Khớp Gối Nguyên Phát Bằng...Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Điều Trị Bệnh Thoái Hóa Khớp Gối Nguyên Phát Bằng...
Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Điều Trị Bệnh Thoái Hóa Khớp Gối Nguyên Phát Bằng...
 
Nghiên cứu chế tạo và tính chất từ của mẫu bột bifeo3 pha tạp mn.doc
Nghiên cứu chế tạo và tính chất từ của mẫu bột bifeo3 pha tạp mn.docNghiên cứu chế tạo và tính chất từ của mẫu bột bifeo3 pha tạp mn.doc
Nghiên cứu chế tạo và tính chất từ của mẫu bột bifeo3 pha tạp mn.doc
 
Nghiên cứu mối liên quan giữa lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ với yếu tố ngu...
Nghiên cứu mối liên quan giữa lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ với yếu tố ngu...Nghiên cứu mối liên quan giữa lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ với yếu tố ngu...
Nghiên cứu mối liên quan giữa lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ với yếu tố ngu...
 
Báo cáo thực tập khoa dược tại bệnh viện quận Thủ Đức, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập khoa dược tại bệnh viện quận Thủ Đức, 9 điểm.docBáo cáo thực tập khoa dược tại bệnh viện quận Thủ Đức, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập khoa dược tại bệnh viện quận Thủ Đức, 9 điểm.doc
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mật Độ Xương, Tình Trạng Vitamin D Và Một Số Markers Chu ...
Luận Văn Nghiên Cứu Mật Độ Xương, Tình Trạng Vitamin D Và Một Số Markers Chu ...Luận Văn Nghiên Cứu Mật Độ Xương, Tình Trạng Vitamin D Và Một Số Markers Chu ...
Luận Văn Nghiên Cứu Mật Độ Xương, Tình Trạng Vitamin D Và Một Số Markers Chu ...
 
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và xác định một số trình tự gen phân loại cây S...
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và xác định một số trình tự gen phân loại cây S...Nghiên cứu đặc điểm hình thái và xác định một số trình tự gen phân loại cây S...
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và xác định một số trình tự gen phân loại cây S...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Tác Dụng Kháng Ung Thư Phổi Người Của Virus Vaccine Sởi T...
Luận Văn Nghiên Cứu Tác Dụng Kháng Ung Thư Phổi Người Của Virus Vaccine Sởi T...Luận Văn Nghiên Cứu Tác Dụng Kháng Ung Thư Phổi Người Của Virus Vaccine Sởi T...
Luận Văn Nghiên Cứu Tác Dụng Kháng Ung Thư Phổi Người Của Virus Vaccine Sởi T...
 
Chính sách nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học trong thời kỳ hội nhập quốc tế ...
Chính sách nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học trong thời kỳ hội nhập quốc tế ...Chính sách nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học trong thời kỳ hội nhập quốc tế ...
Chính sách nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học trong thời kỳ hội nhập quốc tế ...
 
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp công nghi...
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp công nghi...Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp công nghi...
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp công nghi...
 
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.doc
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.docPhát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.doc
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.doc
 
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...
 
Luận Văn Đánh Giá Kết Quả Hoá Xạ Trị Đồng Thời Phác Đồ Paclitaxel- Carboplati...
Luận Văn Đánh Giá Kết Quả Hoá Xạ Trị Đồng Thời Phác Đồ Paclitaxel- Carboplati...Luận Văn Đánh Giá Kết Quả Hoá Xạ Trị Đồng Thời Phác Đồ Paclitaxel- Carboplati...
Luận Văn Đánh Giá Kết Quả Hoá Xạ Trị Đồng Thời Phác Đồ Paclitaxel- Carboplati...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cắt Lớp Vi Tính Và Mối Liên Quan Của M...
Luận Văn Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cắt Lớp Vi Tính Và Mối Liên Quan Của M...Luận Văn Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cắt Lớp Vi Tính Và Mối Liên Quan Của M...
Luận Văn Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cắt Lớp Vi Tính Và Mối Liên Quan Của M...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Tác Dụng Làm Mềm Mở Cổ Tử Cung Của Sonde Foley Cải Tiến T...
Luận Văn Nghiên Cứu Tác Dụng Làm Mềm Mở Cổ Tử Cung Của Sonde Foley Cải Tiến T...Luận Văn Nghiên Cứu Tác Dụng Làm Mềm Mở Cổ Tử Cung Của Sonde Foley Cải Tiến T...
Luận Văn Nghiên Cứu Tác Dụng Làm Mềm Mở Cổ Tử Cung Của Sonde Foley Cải Tiến T...
 
Luận Văn Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Đánh Giá Sự Phát Triển Ở Trẻ Sơ S...
Luận Văn Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Đánh Giá Sự Phát Triển Ở Trẻ Sơ S...Luận Văn Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Đánh Giá Sự Phát Triển Ở Trẻ Sơ S...
Luận Văn Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Đánh Giá Sự Phát Triển Ở Trẻ Sơ S...
 
Luận Văn Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Đánh Giá Sự Phát Triển Ở Trẻ Sơ S...
Luận Văn Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Đánh Giá Sự Phát Triển Ở Trẻ Sơ S...Luận Văn Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Đánh Giá Sự Phát Triển Ở Trẻ Sơ S...
Luận Văn Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Đánh Giá Sự Phát Triển Ở Trẻ Sơ S...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docxCơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docxCơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docxCơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docxCơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
 
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
 
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
 
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docxCơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
 
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
 
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
 
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
 
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docxCơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
 
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docxCơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
 
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
 
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
 
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docxCơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 

Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN THỊ KIM HƯƠNG NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ VÀ TÁC DỤNG KHÁNG UNG THƯ CỦA KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG NIMOTUZUMAB GẮN 131 I TRÊN CHUỘT MANG KHỐI UNG THƯ ĐẦU CỔ NGƯỜI LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN THỊ KIM HƯƠNG NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ VÀ TÁC DỤNG KHÁNG UNG THƯ CỦA KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG NIMOTUZUMAB GẮN 131 I TRÊN CHUỘT MANG KHỐI UNG THƯ ĐẦU CỔ NGƯỜI Chuyên ngành: KHOA HỌC Y SINH Mã số: 9720101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. PHẠM HUY QUYẾN 2. PGS. TS. HỒ ANH SƠN HÀ NỘI
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Quân y; Phòng Sau đại học - Học viện Quân y; Trung tâm Y dược học quân sự - Học viện Quân y; Trung tâm ung bướu, khoa Giải phẫu bệnh - Bệnh viện Quân y 103; Phòng thí nghiệm trọng điểm Gen-Protein Đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội; Bộ môn Sinh lý bệnh - Học viện Quân y, cơ sở đào tạo đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: - PGS.TS Phạm Huy Quyến và PGS.TS Hồ Anh Sơn, người Thầy hướng dẫn trực tiếp, đã hết lòng giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án, đồng thời là người Thầy đã định hướng và truyền cho tôi lòng say mê và những kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học. - PGS.TS. Nguyễn Lĩnh Toàn, nguyên chủ nhiệm bộ môn Sinh lý bệnh - Học viện Quân y đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thu thập số liệu tại bộ môn để tôi có thể hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận án đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận án này. Xin được chân thành cảm ơn các bạn bè và đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với bố mẹ và đặc biệt là chồng và hai con đã luôn là chỗ dựa vững chắc của tôi, luôn thương yêu, khuyến khích, động viên và tạo điều kiện tốt nhất về tình cảm, tinh thần cho tôi để hoàn thành tốt chương trình học tập và thực hiện thành công luận án này. Hà Nội, tháng 09 năm 2018 Tác giả Nguyễn Thị Kim Hương
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn khoa học của cán bộ hướng dẫn. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và được công bố một phần trong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Nguyễn Thị Kim Hương
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC HÌNH -ẢNH ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1 Chương 1 TỔNG QUAN..................................................................................... 3 1.1 Dịch tễ học ung thư đầu cổ.............................................................. 3 1.1.1 Trên thế giới................................................................................................ 3 1.1.2 Tại Việt Nam............................................................................................... 4 1.2 Các yếu tố nguy cơ và cơ chế bệnh sinh................................ 5 1.2.1 Vai trò của thuốc lá trong ung thư đầu cổ................................. 5 1.2.2 Vai trò của rượu trong ung thư đầu cổ......................................... 6 1.2.3 Vai trò của Humanpapilloma virus trong ung thư đầu cổ 8 1.2.4 Vai trò của Epstein Barr virus trong ung thư đầu cổ........... 9 1.3 Yếu tố của thụ thể tăng trưởng biểu bì.................................. 11 1.3.1 Cấu trúc của thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì..................... 11 1.3.2 Vai trò của thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì trong truyền tín hiệu tế bào.............................................................................. 12 1.3.3 Thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì trong ung thư................. 15 1.4 Kháng thể đơn dòng gắn đồng vị phóng xạ trong điều trị ung thư........................................................................................ 18 1.4.1 Kháng thể đơn dòng................................................................................ 18 1.4.2 Đồng vị phóng xạ..................................................................................... 20
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.4.3 Kháng thể đơn dòng (nimotuzumab) gắn đồng vị phóng xạ (131 I) trong điều trị ung thư........................................................... 21 1.5 Sử dụng mô hình chuột thiếu hụt miễn dịch trong tạo và ứng dụng thử nghiệm điều trị các khối ung thư của người........................................................................................... 24 1.5.1 Các dòng chuột thiếu hụt miễn dịch sử dụng cho nghiên cứu tạo các khối u của người trên thực nghiệm..................... 29 1.5.2 Tạo các khối ung thư có nguồn gốc từ người lên chuột thiếu hụt miễn dịch................................................................................. 31 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..... 33 2.1 Đối tượng - vật liệu - thời gian nghiên cứu......................... 33 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 33 2.1.2 Vật liệu - phương tiện nghiên cứu.................................................. 33 2.1.3 Địa điểm, thời gian nghiên cứu ...................................................... 34 2.2 Phương pháp nghiên cứu................................................................. 35 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu................................................................................. 35 2.2.2 Nội dung nghiên cứu.............................................................................. 35 2.2.3 Các kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu.......................... 37 2.3 Xử lý số liệu................................................................................................ 51 2.4 Đạo đức nghiên cứu trên động vật............................................ 52 2.5 Sơ đồ nghiên cứu.................................................................................... 52 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................. 53 3.1 Đánh giá tác dụng ức chế tế bào Hep-2 của Nimotuzumab và 131 I-nimotuzumab in vitro…................. 53 3.1.1 Kết quả nuôi cấy tế bào Hep-2......................................................... 53 3.1.2 Kết quả đánh giá tác dụng kháng ung thư của Nimotuzumab và 131 I-Nimotuzumab trên dòng tế bào Hep-2………………………………………………………………………… 54
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.1.3 Kết quả đánh giá tác dụng gây chết tế bào theo chương trình thử nghiệm apoptosis trên dòng tế bào Hep-2 với phức hợp 131 I-Nimotuzumab, Nimotuzumab và 131 I........ 56 3.2 Đánh giá phân bố của 131 I-nimotuzumab trên chuột .. 59 3.2.1 Kết quả tạo mô hình chuột thiếu hụt miễn dịch mang khối ung thư biểu mô vảy đầu cổ người dòng Hep-2......... 59 3.2.2 Kết quả phân bố sinh học 131 I-nimotuzumab ở mô/cơ quan chuột..................................................................................................... 60 3.2.3 Kết quả phân bố toàn thân chuột của phức hợp 131 I- nimotuzumab bằng chụp xạ hình SPECT …………… 65 3.3 Kết quả tác dụng kháng ung thư của phức hợp 131 I- nimotuzumab trong cơ thể động vật mang ung thư .... 70 3.3.1 Đánh giá sự phát triển khối u sau điều trị.................................. 71 3.3.2 Đánh giá khối lượng chuột thí nghiệm sau điều trị.............. 77 3.3.3 Thời gian sống trung bình của các nhóm chuột điều trị .. 78 Chương 4 BÀN LUẬN............................................................................................. 81 4.1 Tác dụng kháng tế bào Hep-2 của 131 I- Nimotuzumab in vitro……………………………… 82 4.1.1 Lựa chọn kháng thể đơn dòng Nimotuzumab và đồng vị phóng xạ 131 I tạo thành phức hợp để điều trị …….. 82 4.1.2 Phức hợp 131 I-Nimotuzumab có tác dụng ức chế tế bào Hep-2 in vitro…………………………………… 87 4.1.2.1 Khả năng ức chế tế bào Hep-2 qua thử nghiệm MT 87 4.1.2.2 Bước đầu xác định cơ chế gây chết tế bào Hep-2 theo con đường apoptosis………………………………… 88 4.2 Sự phân bố của phức hợp 131 I-nimotuzumab trên mô hình chuột mang khối ung thư biểu mô tế bào vảy đầu cổ người dòng Hep-2……………………... 90
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4.2.1 Tế bào ung thư biểu mô tế bào vảy đầu cổ người dòng Hep-2 ………………………………………….. 90 4.2.2 Tạo khối ung thư biểu mô tế bào vảy đầu cổ người dòng Hep-2 trên chuột thiếu hụt miễn dịch ………… 91 4.2.3 Phân bố sinh học của phức hợp 131 I-Nimotuzumab trên cơ thể chuột thí nghiệm ………………………... 95 4.3.2.1 Phân bố sinh học 131 I-Nimotuzumab trong các tạng chuột thí nghiệm …………………………………… 96 4.2.3.2 Sử dụng SPECT đánh giá phân bố sinh học 131 I- Nimotuzumab trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người 97 4.3 Hiệu quả điều trị của 131 I-nimotuzumab trên mô hình chuột thiếu hụt miễn dịch mang khối ung thư biểu mô vảy đầu cổ người…………………….. 100 4.3.1 Phức hợp 131 I-nimotuzumab có tác dụng hạn chế sự phát triển khối ung thư biểu mô vảy đầu cổ người 100 4.3.2 Phức hợp 131 I-nimotuzumab có tác dụng kéo dài thời gian sống của chuột mang khối ung thư biểu mô vảy đầu cổ người ………………………………………… 105 KẾT LUẬN............................................................................................ 107 KIẾN NGHỊ........................................................................................... 109 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................ 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 111 PHỤ LỤC
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHỮ VIẾT TẮT STT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 1 ADN Acid Deoxyribonucleic 2 EBV Epstein Barr virus 3 EGF Epidermal growth factor (Yếu tố tăng trưởng biểu bì) 4 EGFR Epidermal growth factor receptor Thụ thể của Yếu tố tăng trưởng biểu bì 5 HE Hematoxylin Eosin 11 HNSCC Head and neck squamous cell carcinoma Ung thư biểu mô tế bào vảy đầu cổ 6 HPV Human Papilloma Virus 8 mAbs Monoclonal antibodies (Kháng thể đơn dòng) 10 mRNA messenger RNA 9 MTT (3-[4,5- Dimethylthiazol-2-yl]-2,5- diphenyltetrazolium bromide) 7 NK-κB Nuclear factor kappa B 15 PS Phosphatidyl serine 16 RIT Radioimmunotherapy (Miễn dịch xạ trị) 17 SPECT Single Photon Emission Computed Tomography Chụp cắt lớp phát xạ đơn photon 13 TGF- Transforming growth factor alpha Yếu tố tăng trưởng chuyển hóa alpha 12 TNF Tumor necrosis factor alpha Yếu tố hoại tử khối u alpha 14 VGFR Vascular endothelial growth factor Yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1 Số ước tính các ca ung thư mới ở nam và nữ, tỉ lệ mắc thô và tỉ lệ mắc chuẩn hóa theo tuổi trên 100.000 dân 3 3.1 Kết quả tỷ lệ % ức chế tế bào Hep-2 tại thời điểm 48 giờ dưới tác dụng của 131 I-Nimotuzumab, Nimotuzumab 54 3.2 Trung bình hiệu suất gắn 131 I với nimotuzumab 60 3.3 So sánh phân bố 131 I-nimotuzumab ở u so với máu tại thời điểm 24 giờ sau tiêm. 61 3.4 So sánh phân bố 131 I-nimotuzumab ở u so với các mô và cơ quan chuột tại thời điểm 24 giờ sau tiêm. 61 3.5 So sánh phân bố 131 I-nimotuzumab ở u so với máu tại thời điểm 48 giờ sau tiêm. 62 3.6 So sánh phân bố 131 I-nimotuzumab ở u so với các mô và cơ quan chuột tại thời điểm 48 giờ sau tiêm 63 3.7 So sánh phân bố 131 I-nimotuzumab ở u so với máu tại thời điểm 72 giờ sau tiêm 63 3.8 So sánh phân bố 131 I-nimotuzumab ở u so với các mô và cơ quan chuột tại thời điểm 72 giờ sau tiêm. 64 3.9 So sánh tỷ lệ % số đếm xung gamma của các mô - cơ quan so với máu trên các nhóm chuột thí nghiệm 65 3.10 So sánh hoạt độ phóng xạ bằng chụp SPECT tại vùng đầu cổ và khối u của chuột thí nghiệm sau 24 giờ tiêm 131 I- nimotuzumab 67
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bảng Tên bảng Trang 3.11 So sánh hoạt độ phóng xạ bằng chụp SPECT tại vùng đầu cổ và khối u của chuột thí nghiệm sau 48 giờ tiêm 131 I- nimotuzumab 67 3.12 So sánh hoạt độ phóng xạ bằng chụp SPECT tại vùng đầu cổ và khối u của chuột thí nghiệm sau 72 giờ tiêm 131 I- nimotuzumab 70 3.13 So sánh thể tích trung bình khối u chuột ngày đầu điều trị 71 3.14 So sánh thể tích trung bình khối u chuột sau 1 tuần điều trị 71 3.15 So sánh thể tích trung bình khối u chuột sau 2 tuần điều trị 72 3.16 So sánh thể tích trung bình khối u chuột sau 3 tuần điều trị 72 3.17 So sánh thể tích trung bình khối u chuột sau 4 tuần điều trị 73 3.18 So sánh thể tích trung bình khối u chuột sau 5 tuần điều trị 74 3.19 So sánh thể tích trung bình khối u chuột sau 6 tuần điều trị 74 3.20 So sánh thể tích trung bình khối u chuột sau 7 tuần điều trị 75 3.21 So sánh thể tích trung bình khối u chuột sau 8 tuần điều trị 76 3.22 So sánh khối lượng trung bình chuột trước điều trị 77 3.23 So sánh khối lượng trung bình chuột sau 8 tuần điều trị 77 3.24 Thời gian sống trung bình của các nhóm chuột điều trị. 78 3.25 Thời gian sống tích lũy của chuột thí nghiệm giữa nhóm chứng và nhóm điều trị (ngày) 79
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1 Mối liên quan giữa mức độ ức chế tế bào Hep-2 (Y, %) và nồng độ Nimotuzumab (X, µg/ml) sau 48 giờ 55 3.2 Mối liên quan giữa mức độ ức chế tế bào Hep2 (Y, %) và nồng độ 131 I-Nimotuzumab (X, µg/ml) sau 48 giờ. 56 3.3 Kết quả tỷ lệ % apoptosis của tế bào Hep-2 tại thời điểm 24 giờ dưới tác dụng của 131 I-Nimotuzumab, Nimotuzumab, 131 I so với nhóm chứng 56 3.4 Kết quả tỷ lệ % apoptosis của tế bào Hep-2 tại thời điểm 48 giờ dưới tác dụng của 131 I-Nimotuzumab, Nimotuzumab, 131 I so với nhóm chứng 57 3.5 Kết quả tỷ lệ % apoptosis của tế bào Hep-2 tại thời điểm 72 giờ dưới tác dụng của 131 I-Nimotuzumab, Nimotuzumab, 131 I so với nhóm chứng 58 3.6 Thể tích trung bình khối u chuột thí nghiệm trong 8 tuần điều trị 76 3.7 Khối lượng chuột của nhóm chứng và nghiệm sau 8 tuần điều trị 78 3.8 Thời gian sống của nhóm chuột thí nghiệm sau điều trị 79
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1 Sơ đồ tổng quan về tác dụng của rượu và thuốc lá trên sự tiến triển của ung thư đầu cổ 8 1.2 Sơ đồ tổng quan sự tiến triển ung thư dưới tác dụng của yếu tố nguy cơ cao HPV và EBV trong ung thư biểu mô đầu cổ 10 1.3 Cấu trúc đồng nhị trùng hóa của EGFR 12 1.4 Con đường tín hiệu của EGFR trong tiến trình ung thư biểu mô tế bào vảy đầu cổ 14 1.5 Các con đường dẫn tín hiệu tế bào của thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì 15 2.1 Máy đếm xung gamma camera 34 2.2 P1 là vùng tế bào đơn. Những đánh giá tiếp theo sẽ được thực hiện trên P1. Tỉ lệ P1 (> 99%) được xác định trong bảng thống kê của phần mềm FACS DIVA II 41 2.3 P2 và P4 là vùng âm tính, P3 và P5 là vùng dương tính lần lượt với PE và PerCP-Cy5-5-A. Tỉ lệ của P2, P4 (0% với control unstain) được xác định trong bảng thống kế được xác định trong bảng thống kê của phần mềm FACS DIVA II 42 2.4 Vùng giá trị huỳnh quang mới (P3 và P5) xuất hiện ở mẫu tế bào được ủ với kháng thể kháng Anexin V và 7AAD. Tỉ lệ P3, P5 được xác định trong bảng thống kê của phần mềm FACS DIVA II 42
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hình Tên hình Trang 2.5 Sự phân bố của các tế bào trong trong vùng tín hiệu huỳnh quang khác nhau của PerCp-Cy5-5A và PE. Tỉ lệ Q1, Q2, Q3, Q4 được xác định trong bảng thống kê của phần mềm FACS DIVA II 43 2.6 Hệ thống chuồng nuôi chuột lưu thông khí độc lập 44 2.7 Hình ảnh buồng đếm Neubauer 47 2.8 Que thử Chromatography strip 48 2.9 Chuột thiếu hụt miễn dịch được uống nước pha với dung dịch lugol 1% 50 2.10 Chụp SPECT cho chuột 50 2.11 Tiêm 131 I-nimotuzuamb vào tính mạch đuôi chuột 51 3.1 Tế bào ung thư biểu mô tế bào vảy đầu cổ người dòng Hep-2 được nuôi cấy và tăng sinh 53 3.2 Tế bào Hep-2 ở thử nghiệm MTT 55 3.3 Mô bệnh học khối ung thư ghép trên chuột 59 3.4 Bố trí chuột chụp (A) và kết quả SPECT chuột sau 24h tiêm 131 I-nimotuzumab (B) 66 3.5 Bố trí chụp chuột (A) và kết quả SPECT chuột sau 48h tiêm 131 I-nimotuzumab (B) 68 3.6 Bố trí chụp chuột (A) và kết quả SPECT chuột sau 72h tiêm 131 I-nimotuzumab (B) 69
  • 15. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư là bệnh ác tính có tỷ lệ mắc và tử vong cao, theo nghiên cứu của Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu ung thư (GLOBOCAN), năm 2012 trên thế giới có khoảng 14,1 triệu ca mắc mới với 8,2 triệu người chết do ung thư. Dự báo vào năm 2030 mỗi năm sẽ có 21,4 triệu người mới mắc bệnh ung thư và 13,3 triệu người chết vì bệnh này, trong đó 2/3 là ở các nước đang phát triển. Trong những thập niên gần đây, nhiều tiến bộ của khoa học công nghệ, sinh học phân tử, các thuốc điều trị đích, giúp chẩn đoán sớm và cải thiện đáng kể kết quả điều trị bệnh ung thư. Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 8.500 bệnh nhân ung thư đầu cổ mắc mới, trong đó ung thư biểu mô vảy chiểm khoảng 90%. Các phương pháp điều trị ung thư đầu cổ bao gồm: phẫu thuật, xạ trị và hóa chất. Ngày nay nhiều thiết bị công nghệ mới, nhiều hóa chất thế hệ mới ra đời đã cải thiện đáng kể kết quả điều trị, tuy nhiên độc tính của hóa chất chống ung thư, tác dụng không mong muốn của xạ trị gây nên những biến chứng nặng nề, làm giảm chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Để hạn chế tác dụng không mong muốn của các hóa chất, các kháng thể đơn dòng đã được nghiên cứu, phát triển và áp dụng vào điều trị cho bệnh nhân ung thư, với hy vọng các kháng thể đơn dòng có thể tìm tới tiêu diệt chính xác các tế bào ác tính đặc hiệu mà không gây ảnh hưởng tới các tế bào lành (điều trị đích). Các nghiên cứu cho thấy kết quả điều trị có cải thiện, nhưng chưa được như kỳ vọng. Để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu, các nhà khoa học đã ứng dụng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ (radioimmunotherapy), bằng cách gắn các đồng vị phóng xạ với kháng thể đơn dòng, và như vậy tế bào ung thư bị tiêu diệt bởi cơ chế kép. Qua đó, tế bào ác tính không chỉ bị tiêu diệt bằng kháng thể kháng lại nó mà còn bị gây chết bằng cả bức xạ ion hóa do đồng vị phóng xạ phát ra. Thuốc đầu tiên của liệu pháp miễn dịch
  • 16. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 phóng xạ được ứng dụng là Yttrium-90 gắn với Ritucimab (90 Y-Ritucimab) và 131 I gắn với Rituximab (131 I-Rituximab) điều trị cho bệnh u lympho ác tính có CD20 (+), kết quả điều trị tốt hơn rất nhiều. Đối với ung thư biểu mô vảy đầu cổ, hơn 90% có biểu hiện quá mức thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (Epidermal Growth Factor Receptor – EGFR). Đây là thụ thể trên bề mặt tế bào tiếp nhận tín hiệu từ các yếu tố tăng trưởng để kích thích tế bào sinh trưởng, phân chia, biệt hóa. Trong số các kháng thể đơn dòng, Nimotuzumab là kháng thể gắn đặc hiệu với EGFR với ái lực cao. Nó ức chế tế bào ung thư bằng cách chống tăng sinh mạch, chống phân bào. 131 I là đồng vị phóng xạ có khả năng bức xạ ion hóa (beta và gamma) gây tổn thương và không hồi phục và bẻ gãy AND trong nhân tế bào. Việc kết hợp 131 I với Nimotuzumab sẽ làm tăng hiệu quả tiêu diệt tế bào ung thư và có thể theo dõi được phân bố của chúng trong các mô. Để đánh giá hiệu quả của phức hợp 131 I-Nimotuzumab tiền lâm sàng, cần tiến hành các nội dung đánh giá trên tế bào ung thư, động vật mang khối u thực nghiệm. Trên mô hình chuột mang khối ung thư người này, các nhà khoa học trước đây đã đánh giá sự hình thành, phát triển khối u và áp dụng hàng loạt các phương pháp trị liệu mới. Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của kháng thể đơn dòng Nimotuzumab gắn 131 I trên chuột mang khối ung thư đầu cổ người” với mục tiêu: 1. Đánh giá tác dụng ức chế tế bào ung thư biểu mô vảy đầu cổ người dòng Hep-2 của phức hợp 131 I-nimotuzumab in vitro. 2. Đánh giá sự phân bố và tác dụng kháng ung thư của phức hợp 131 I- nimotuzumab trên chuột thiếu hụt miễn dịch mang khối ung thư biểu mô vảy đầu cổ người dòng Hep-2.
  • 17. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Tình hình ung thư đầu cổ 1.1.1. Trên thế giới Ung thư đầu cổ là một trong số những loại ung thư phổ biến trên thế giới với ước tính khoảng 686.328 trường hợp năm 2012, bao gồm 300.373 trường hợp ung thư ở môi và khoang miệng, 156.877 ở thanh quản, 142.387 ở họng và 86.691 ung thư ở hầu mũi. Tỉ lệ mắc từng loại ung thư ở vùng đầu cổ khác nhau tùy thuộc vào vùng địa lý, dân cư và các mức độ khác nhau tiếp xúc với sự đa dạng của các yếu tố nguy cơ. Bảng 1.1. Số ước tính các ca ung thư mới ở nam và nữ, tỉ lệ mắc thô và tỉ lệ mắc chuẩn hóa theo tuổi trên 100.000 dân trong năm 2012 * Nguồn: Theo Pezzuto F. và cs (2015) [1]
  • 18. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Một số nghiên cứu dịch tễ học trong thập kỷ qua cho thấy sự gia tăng của bệnh ung thư hầu miệng tại một số nước như Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Anh, Úc, Canada, và Mỹ. Sự thay đổi trong dịch tễ học ở một phân nhóm cụ thể của ung thư đầu cổ gợi ý một yếu tố nguy cơ cao ví dụ như nhiễm Human Papilloma Virus (HPV). Một nghiên cứu vào năm 2008 công bố, mỗi năm trên thế giới có khoảng 482.000 ca mắc mới (chiếm 3,8%) và đứng thứ 6 về tỷ lệ tử vong do ung thư với 407.000 ca (chiếm 5,4%). Trong đó 83% số ca mắc mới và 86% số ca tử vong xảy ra ở các nước đang phát triển, tỷ lệ ở nam gấp 2 - 4 lần so với nữ. Riêng ở Đông Phi, Nam Phi và Đông Á thì tỷ lệ mắc ở nam và nữ là như nhau [2]. 1.1.2. Tại Việt Nam Ở Việt Nam bệnh thường gặp nhiều ở nam (80%) thường vào lứa tuổi 40-60 tuổi nhưng xu hướng hiện nay tỉ lệ người trẻ mắc bệnh ngày càng tăng [3] gây ra nhiều thiệt hại cho cộng đồng và cho xã hội và là gánh nặng cho bệnh nhân cũng như nền y tế nói chung, tuy nhiên cho đến nay chưa có một nghiên cứu dịch tễ toàn diện nào cho ung thư đầu cổ. Theo số liệu của những báo cáo trước đây tại hai thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, ở Hà nội giai đoạn 1993 - 1997 tỉ lệ mắc chuẩn hóa theo tuổi với ung thư miệng là 0,8 với nam giới và 1,1 với nữ giới trên 100.000 dân, ở thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1995 - 1998 tỉ lệ là 1,9 cho nam giới và 1,3 cho nữ giới trên 100.000 dân [4]. Theo nghiên cứu trên lâm sàng tại các bệnh viện ung thư của thành phố Hồ Chí Minh thì ung thư miệng đứng thứ bảy trong số những loại ung thư thường gặp nhất ở hai giới. Yếu tố nguy cơ do thói quen liên quan đến ung thư miệng có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ. Trong khi thói quen nhai trầu là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất ở phụ nữ (71,5%), ở nam giới thì hút thuốc (66,4%), rượu (54,1%), cả hút thuốc và uống rượu (73,2%) là những yếu tố nguy cơ phổ biến nhất. Trong một nghiên cứu khác được thực hiện tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh
  • 19. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trong khoảng thời gian từ 1/7/2005 đến 1/4/2006 trên 161 bệnh nhân có ung thư miệng, trong đó có 147 bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư biểu mô tế bào vảy với 100 bệnh nhân là nam và 47 còn lại là nữ, tuổi trong khoảng từ 24 đến 85. Kết quả phân tích cho thấy trên 40% bệnh nhân nữ có ung thư biểu mô tế bào vảy có thói quen nhai trầu và thói quen nguy cơ phổ biến nhất ở nam giới là hút thuốc (91,0%). Sử dụng rượu hàng ngày được báo cáo ở 79% nam và 2,1% ở nữ. Hai phần ba các trường hợp ung thư miệng biểu mô tế bào vảy được chẩn đoán ở giai đoạn 2 và 3 của bệnh. Những giai đoạn muộn hơn của ung thư được thấy ở nam nhiều hơn ở nữ. Sự phổ biến trong sử dụng thuốc lá và rượu ở những trường hợp ung thư miệng nguồn gốc biểu mô tế bào vảy trong nghiên cứu này là cao hơn các nghiên cứu trước đó tại Việt Nam [5]. 1.2. Các yếu tố nguy cơ và cơ chế bệnh sinh ung thư đầu cổ 1.2.1. Vai trò của thuốc lá trong ung thư đầu cổ Khói thuốc lá chứa một hỗn hợp của khoảng 5000 hóa chất khác nhau và trong đó có chứa ít nhất 60 chất là các hydro-carbon thơm đa vòng, N- nitrosoamines và aszerenes. Những chất này đã được chứng minh gây độc tế bào, gây đột biến hay tính gây ung thư [6]. Hydro-carbon thơm đa vòng và nitrosamine có nguồn gốc từ thuốc lá cụ thể như 4-(methylnitrosamino)-1-(3- pyridyl)1-butanone được tạo ra trong quá trình đốt thuốc lá và chủ yếu hiện diện trong giai đoạn hạt. Những chất này tạo ra những DNA adducts (là một đoạn DNA liên kết hóa học với chất gây ung thư), chủ yếu là 6-methyl- guanine, tác động vào DNA trong giai đoạn nhân đôi và gây tổn hại những tế bào đang phân chia, bao gồm cả những tế bào trong hệ thống miễn dịch [1]. Các chất từ khói thuốc gây tăng sản xuất những yếu tố chống lại quá trình chết theo chương trình và hoạt hóa các yếu tố phiên mã NF-B, có chức năng liên quan với quá trình tự miễn và ung thư [1], [7]. Ngoài ra, khói thuốc còn gây ra các gốc oxy hóa hoạt động (ROS-reactive oxygen species) gây kích
  • 20. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hoạt biểu hiện các gene tiền viêm như interleukin-8 và TNF và gây ra viêm mạn tính [8]. Khói thuốc cũng chứa một lượng các vi khuẩn, bao gồm thành phần tế bào của vi khuẩn như lipopolysaccharide. Những chất này và các thành phần khác của khói thuốc gây viêm mạn tính ở bề mặt niêm mạc đường hô hấp. Các ảnh hưởng của khói thuốc đối với miễn dịch là làm giảm hiệu ứng ngăn chặn và kháng viêm. Khói thuốc làm suy giảm khả năng phòng vệ bẩm sinh chống lại mầm bệnh, và thúc đẩy tự miễn dịch. Khói thuốc cũng làm suy giảm miễn dịch trong khoang miệng và thúc đẩy bệnh nướu răng và quanh răng và ung thư miệng. Tất cả những yếu tố trên góp phần làm giảm chức năng kháng khuẩn và xu hướng bị nhiễm trùng mạn tính ở những người hút thuốc lá [9]. 1.2.2. Vai trò của rượu trong ung thư đầu cổ Nghiện rượu là một yếu tố nguy cơ lớn làm phát triển một số loại ung thư: ung thư đường tiêu hóa, gan, đại tràng và vú ở phụ nữ. Nhiều cơ chế liên quan đến ung thư do rượu. Trong số đó chất chuyển hóa đầu tiên của oxy hóa ethanol là mối quan tâm đặc biệt (cetaldehyde). Cetaldehyde độc hại, đột biến và gây ung thư trong các thí nghiệm trên động vật. Cetaldehyde gắn kết với ADN và hình thành adducts gây ung thư. Ở người nghiện rượu di truyền thấy có đột biến gen mã hóa đối với các enzyme sản xuất cetaldehyde hoặc enzym giải độc nồng độ cetaldehyde tăng có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư và enzym ALDH2 ít hoạt động dẫn đến nồng độ cetaldehyde cao sau khi tiêu thụ thậm chí lượng cồn nhỏ [10]. Ethanol được hấp thụ bị oxy hóa chủ yếu bởi các enzyme dehydrogenase, cytochrome P-450 2E1 (CYP2E1), và catalase tạo thành acetaldehyde, sau đó bị oxy hóa bởi aldehyde dehydrogenase 2 (ALDH2) để sản xuất acetate. Sự đa hình của các gen mã hoá enzyme cho tổng hợp ethanol ảnh hưởng đến khả năng oxy hóa ethanol hoặc acetaldehyde. Acetaldehyde là một hợp chất có độc tính di truyền phản ứng với DNA để tạo thành N2-ethylidene-2-deoxyguanosine (N2-ethylidene-dG), có thể được
  • 21. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chuyển đổi bằng các chất khử đến N2-ethyl-2-deoxyguanosine (N2-etyl-dG) trong cơ thể, và sự tổng hợp DNA bị chặn lại. Một số nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa các kiểu gen ALDH2 và sự phát triển của một số loại ung thư nhất định. Mặt khác, việc uống rượu dẫn đến sự gia tăng các loại oxy hoạt tính (ROS) và sự hủy hoại DNA oxy hoá [11]. Lạm dụng rượu gây ức chế phản ứng miễn dịch, dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn và virus làm suy giảm nghiêm trọng hệ miễn dịch ở bệnh nhân nghiện rượu, kết quả là tỷ lệ tử vong của bệnh nhân cao hơn [12]. Nghiện rượu nặng là một yếu tố nguy cơ có liên quan đến các khối u đường tiêu hóa và hô hấp trên. Rượu và các chất chuyển hóa của nó, đặc biệt là acetaldehyde, có một số các tác dụng lên những tế bào tiếp xúc bao gồm cảm ứng của cytochrome P4502E1 (CYP2E1), hình thành các phản ứng oxy hóa, gây mất kiểm soát chu trình nhân lên của tế bào (Hình 1.1) [1]. Acetaldehyde là chất chuyển hóa đầu tiên của ethanol được sản xuất trong đường tiêu hóa bởi enzym alcohol dehydrogenase (ADH) và đã được chứng minh là một chất độc, gây đột biến và gây ung thư. Acetaldehyde can thiệp vào quá trình tổng hợp và sửa chữa DNA do ức chế enzyme 6-methyl-guanyl transferase, gây đột biến điểm trong hypoxanthine-guanin-phosphoribosyl transferase locus trong tế bào lympho của người, gây viêm và dị sản ở tế bào biểu mô khí quản. Ngoài ra, acetaldehyde đã được chứng minh là có thể gắn với các protein và DNA của tế bào gây ra sự thay đổi hình thái và chức năng của tế bào cũng như các phản ứng miễn dịch [11]. Sự xuất hiện của những đoạn DNA liên kết hóa học với chất gây ung thư, như N2-ethyl- deoxyguanosine, đã được thấy ở những cơ quan khác nhau trên động vật gặm nhấm cho uống rượu và ở bạch cầu của những người nghiện rượu [11]. Nghiện rượu dẫn đến sự biến đổi phức tạp trên cả hai phản ứng miễn dịch bẩm sinh và mắc phải. Bằng chứng thực nghiệm đã chỉ ra rằng khi sử dụng lượng rượu quá nhiều gây ra sự suy giảm tế bào lympho và các tế bào giết tự nhiên [12].
  • 22. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hình 1.1: Sơ đồ tổng quan về tác dụng của rượu và thuốc lá trên sự tiến triển của ung thư đầu cổ. * Nguồn: Theo Pezzuto F. và cs (2015) [1] 1.2.3. Vai trò của Humanpapilloma virus trong ung thư đầu cổ Có rất nhiều bằng chứng cho thấy hơn một nửa trong số tất cả các tế bào ung thư vòm miệng, thực quản nhiễm (HPV) [13]. Đánh giá về sự hiện diện của HPV đặc biệt HPV-16 ở người cho thấy: ung thư tế bào vảy ở lưỡi (18%), amidal (29%) và hầu họng (13%) [14]. Hơn 95% tế bào ung thư vảy cổ tử cung có liên quan đến sự nhiễm HPV kéo dài. Đây là bằng chứng cho thấy HPV là nguồn gốc gây nên bệnh ung thư [15]. Ung thư cổ tử cung bị gây
  • 23. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ra do các loại HPV thuộc về loài "có nguy cơ cao". Các loại được tìm thấy nhiều nhất trong ung thư cổ tử cung là (HPV-16, 18, 31, 33, 35, 45, 52, 58) và bốn loại ít được tìm thấy (HPV-39, 51, 56, 59) [16]. Virus bắt đầu xâm nhiễm vào biểu mô niêm mạc với sự bám dính của virus vào keratinocytes của lớp màng đáy bị bộc lộ do các vết thương nhỏ hoặc do chấn thương [17]. Sự biểu hiện gene của virus trong tế bào chủ được giới hạn trong đoạn đầu các gene E5, E6 và E7, có tác dụng làm suy yếu sự kiểm soát chu kỳ nhân lên của tế bào bị nhiễm (Hình 1.2). Tại khu vực đầu cổ, nhiễm trùng dai dẳng với HPV chủ yếu xảy ra ở các tế bào biểu mô của vòm miệng và amidan, tương tự như những gì xảy ra ở cổ tử cung. Sự tích hợp DNA của HPV vào bộ gene của tế bào bị nhiễm dẫn đến những thay đổi về di truyền và biểu hiện gene liên quan đến sự kiểm soát nhân lên của tế bào. Các tác dụng gây ung thư của virus thường được quy cho là do vai trò các protein E6 và E7 của virus. Các protein này bất hoạt các trạm kiểm soát chu kỳ nhân lên của tế bào bằng cách khử hoạt tính của các protein ức chế u của tế bào chủ như p53 và pRB, can thiệp vào một loạt các protein quan trọng khác của tế bào liên quan đến quá trình chết theo chương trình và biến đổi tế bào ác tính [15]. 1.2.4. Vai trò của Epstein Barr virus trong ung thư đầu cổ Các nghiên cứu dịch tễ học về mối liên quan giữa Epstein Barr virus (EBV) và ung thư biểu mô hầu mũi cho rằng có sự tương tác cụ thể giữa các yếu tố môi trường, di truyền và virus. Giả thiết được chấp nhận rộng rãi nhất là do sự biến đổi di truyền của những tế bào niêm mạc hầu mũi có thể dẫn đến tăng nguy cơ lây nhiễm tiềm ẩn và sau đó là sự tăng cường sống sót và phát triển của các dòng EBV lây nhiễm. EBV có mặt hầu như trong tất cả các thể kém và không biệt hóa nonkeratinizing trong ung thư biểu mô hầu mũi, sự biểu hiện gene của EBV tiềm ẩn chủ yếu giới hạn trong các kháng nguyên nhân EBNA1, và các protein màng tiềm ẩn (LMP1, LMP2A và LMP2B), một lượng lớn các small RNAs và BART micro RNAs (miRNAs) của virus được
  • 24. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 mã hóa từ vùng Bam HI-A trong bộ gene của virus [18]. LMP1 là một protein tổng hợp từ virus tương tự như CD40 thuộc TNFR family gây ra sự biểu hiện một loạt các gene của tế bào liên quan đến sự thúc đẩy tăng trưởng tế bào, chống lại quá trình apoptosis và tăng cường tính di động của tế bào. Ngoài ra, LMP1 gây tăng quá trình chuyển đổi biểu mô có nguồn gốc trung mô, tăng biểu hiện các marker của tế bào gốc ung thư (tăng biểu hiện CD44, và giảm biểu hiện CD24), biểu hiện các thuộc tính của tế bào gốc góp phần làm tăng sự di căn của ung thư biểu mô hầu mũi [15]. Hình 1.2: Sơ đồ tổng quan sự tiến triển ung thư dưới tác dụng của yếu tố nguy cơ cao HPV và EBV trong ung thư biểu mô tế bào vảy đầu cổ * Nguồn: Theo Pezzuto F. và cs (2015) [1]
  • 25. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Ung thư đầu cổ là bệnh lý ác tính phổ biến, nguy hiểm, có nhiều biến chứng lớn, là gánh nặng cho bệnh nhân và cho toàn xã hội. Có rất nhiều các yếu tố sinh học tham gia vào điều chỉnh và chi phối sự hình thành, tiến triển và tiên lượng ung thư đầu cổ, trong đó nổi bật lên vai trò của EGFR. Trong ung thư biểu mô tế bào vảy đầu cổ, hơn 90% có biểu hiện thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì [19]. Nó đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển, xâm lấn, di căn và tăng sinh tân tạo mạch máu ở các khối HNSCC. 1.3. Thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì 1.3.1. Cấu trúc của thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì Các thụ thể bề mặt tế bào tiếp nhận vô số các tín hiệu ngoại bào như các yếu tố tác động của môi trường, các yếu tố tăng trưởng, hormon, … do đó nó sẽ chi phối rất đa dạng các con đường tín hiệu và phản ứng của tế bào. Thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGFR) là một glycoprotein với trọng lượng phân tử là 170 kDa, được mã hóa bởi gene nằm trên nhiễm sắc thể 7p121. Nó là thành viên thuộc gia đình thụ thể ErbB (EGFR hoặc Her-1, Her-2, Her-3, và Her-4) được tìm thấy nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau [19], [20], [21], [22]. Những thụ thể này bao gồm một miền để gắn với các phối tử nằm ngoài tế bào, một phân đoạn kỵ nước ở màng tế bào, và miền tyrosine kinase ở trong tế bào (Hình 1.3). Khi các thụ thể này gắn với các phối tử tự nhiên của nó, chủ yếu là EGF hoặc TGF-, dẫn đến sự thay đổi hình dạng các thụ thể này và kích hoạt hình thành phối tử đồng dạng (homodimerization) với các phân tử EGFR khác, hoặc hình thành phối tử khác dạng (heterodimerization) với các thành viên khác của HER trong cùng gia đình thụ thể (đặc biệt là Her- 2). Sự hình thành phối tử này dẫn đến kích hoạt tự động miền tyrosine kinase trong nội bào của thụ thể. Quá trình này sẽ kích hoạt một đường truyền tín hiệu nội bào, dẫn đến ức chế chết theo chương trình, kích hoạt các tế bào tăng sinh và tân tạo mạch máu, gia tăng khả năng di căn của tế bào ung thư [22].
  • 26. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hình 1.3: Cấu trúc đồng nhị trùng hóa của EGFR *Nguồn: Theo Bessman N.J. và cs (2012) [23] 1.3.2. Vai trò của thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì trong truyền tín hiệu tế bào. Với nhiều loại phối tử và cách kết hợp khác nhau đồng nhị trùng hóa (homodimerisation) hoặc dị nhị trùng hóa (heterodimerisation) trong gia đình của EGFR dẫn đến sự phức tạp và đa dạng trong các con đường sinh hóa của EGFR. Sau đây là một số vai trò dẫn truyền tín hiệu tế bào nổi bật của EGFR. - Kích hoạt chuỗi tín hiệu của protein hoạt hóa phân chia tế bào (mitogen activated protein - MAP) kinase: Cho đến nay một số MAP kinase như
  • 27. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Extracellular regulated kinases (Erks) 1 và 2, jun N-ternminal kinases (Jnks), p38 và Erk5 được xác định là đích của EGFR. Trong các kinase chuỗi tín hiệu của Erk1/2 đã được nghiên cứu khá rõ. Cụ thể EGF kích hoạt các serine/threonine kinase có vai trò truyền tín hiệu từ các thụ thể bề mặt tế bào đến nhân tế bào. Tiếp theo sau đó là các bước gần màng tế bào kết nối các Shc và Grb2 với các thụ thể tyrosine phosphorylated như small G-protein Ras thông qua yếu tố trao đổi gắn với Grb2 là Sos. Tiếp đến là cảm ứng serine/threonie kinase Raf và kích hoạt đặc hiệu MEK1 kinase. Cuối cùng là kích hoạt Erk1/2 có vai trò điều hòa các yếu tố phiên mã của quá trình nhân lên tế bào như Elk-1 và c-fos (Hình 1.4). - Kích hoạt phosphatidylinositol-3-kinase (PI3K): Hoạt hóa bởi EGF dẫn đến việc kích hoạt các lipid kinsase PI3K, gồm các tiểu đơn vị p85 và p110 sẽ phosphoryl hóa PIP2 và tạo ra tín hiệu thứ hai PIP3. Protein tiếp hợp Gab1 được chứng minh là ứng cử viên trung gian cho việc kích hoạt PI3K bởi EGFR. Nghiên cứu gần đây cho thấy vòng lặp tín hiệu của EGFR cũng được thông qua Gab1 và PI3K [24]. Một trong các đích quan trọng của chuỗi tín hiệu sau đó của PI3K là protein kinase B (PKB)/Akt [22]. Kích hoạt PKB gây ảnh hưởng đến tác dụng chống chết tế bào theo chương trình do liên quan đến yếu tố phiên mã NF-κB (Hình 1.4). - Kích hoạt Src: Tyrosine kinase c-Src trong bào tương có liên quan đến các quá trình quan trọng của tế bào như tín hiệu phân chia tế bào hay tổ chức cytoskeletal [20]. Các chất nền của Src khi kích thích EGF và EGFR, các yếu tố phiên mã của bộ chuyển đổi tín hiệu và kích hoạt phiên mã (signal transducer and activator of transcription - STAT), các thành phần cytoskeleton và các protein của bào quan như dynamin và clathrin [25]. Đồng biểu hiện và sự hiệp đồng các chức năng của EGFR và c-Src cho sự nhân lên của tế bào, xâm lấn và hình thành khối u là những vai trò điển hình liên quan đến những tyrosine kinase này [26]. Một số nghiên cứu cho thấy c-Src trực
  • 28. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tiếp liên kết với EGFR [27], tuy nhiên sự kích hoạt gián tiếp Src bởi EGFR thông qua GTPase Ral dẫn đến STAT3 nhưng không kích hoạt Erk đã được báo cáo [28]. (Hình 1.4). - EGFR và sự bám dính của tế bào: Các thụ thể của yếu tố tăng trưởng như PDGFβ hoặc EGFR tương tác với các integrins có vai trò hoạt hóa kết dính tế bào với tế bào, tế bào với môi trường xung quanh và tín hiệu nội bào [29]. Hình 1.4: Con đường tín hiệu của EGFR trong tiến trình ung thư biểu mô tế bào vảy đầu cổ [30] *Nguồn: Theo Agulnik M. (2012) [30]
  • 29. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.3.3. Thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì trong ung thư 1.3.3.1. Vai trò thụ thể của yếu tố tăng trưởng biểu bì trong ung thư nói chung EGFR biểu hiện quá mức ở hầu hết các khối u biểu mô ác tính bao gồm cả ung thư biểu mô tế bào vảy đầu cổ (HNSCC). Kích hoạt các đột biến của EGFR ở miền kinase cũng được thấy trong ung thư phổi không tế bào nhỏ [31]. Một nghiên cứu khác cho thấy, một dạng ngắn của EGFR, EGFR hòa tan, cũng được tìm thấy trong một số loại ung thư [32]. EGFR đóng vai trò quan trọng không chỉ trong các tế bào ung thư, mà còn có vai trò trong tổ chức liên kết hỗ trợ cho sự phát triển của khối u. EGFR có liên quan đến sự hình thành và tân tạo các mạnh máu tạo điều kiện cho sự phát triển của khối u. Thể hiện cho vai trò này, EGFR biểu hiện ở các tế bào nội mô mạch máu, các tế bào này tăng sinh dưới sự kích hoạt của EGF. Vai trò của EGFR trong sự tăng sinh của các tế bào nội mô được tăng cường khi có mặt của VEGF (vascular endothelial growth factor). Hình 1.5. Các con đường dẫn tín hiệu tế bào của thụ thể tăng trưởng biểu bì *Nguồn: Theo Herbst R.S. và cs (2008) [33]
  • 30. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.3.3.2. Vai trò thụ thể của yếu tố tăng trưởng biểu bì trong ung thư biểu mô tế bào vảy đầu cổ EGFR đặc biệt quan trọng trong bệnh sinh của HNSCC. Hơn 90% các trường hợp ung thư đầu cổ có biểu hiện quá mức EGFR [19]. Sự biểu hiện quá mức của EGFR và phối tử của nó TGF- xuất hiện phổ biến trong HNSCC, sự xuất hiện RNA thông tin (mRNA) của EGFR và TGF- ở mức cao tương ứng là 92% và 87% của các khối ung thư [34]. Hơn nữa, sự biểu hiện EGFR tăng cao tại các khối u ở giai đoạn tiến triển hoặc tại các khối u kém biệt hóa, đồng thời cũng có sự tăng biểu hiện của EGFR ở những tế bào biểu mô bình thường trong tổ chức liền kề với khối u. Điều này ủng hộ cho giả thuyết về vai trò của EGFR trong hình thành khối u ác tính [34]. Sự tăng đáng kể biểu hiện của EGFR cũng được quan sát thấy trong quá trình thay đổi từ dị sản đến ung thư biểu mô tế bào vảy [35]. Biểu hiện của EGFR có thể khác nhau ở những vị trí khác nhau của HNSCC. Ngoài sự tăng biểu hiện của EGFR, các thành viên khác trong gia đình của ErbB cũng có biểu hiện quá mức trong HNSCC. Người ta thấy rằng, ở một số khối ung thư biểu mô xâm lấn hoặc không xâm lấn có biểu hiện quá mức cả EGFR, ErbB2 và ErbB4, trong khi đó ErbB3 chỉ biểu hiện quá mức ở những khối ung thư biểu mô xâm lấn. Điều này mở ra một chiến lược điều trị mới với những khối ung thư thư biểu mô có biểu hiện quá mức đồng thời nhiều thụ thể, bằng cách phối hợp các kháng thể nhằm bất hoạt đồng thời các con đường tín ErbB1 và VEGFR [36]. Trong hầu hết các trường hợp của ung thư đầu cổ, hai hoặc nhiều hơn các thụ thể này được biểu hiện đồng thời quá mức cho thấy việc hình thành các phối tử khác dạng (heterodimer) các thụ thể. Sự tăng hay giảm biểu hiện của EGFR là kết quả của việc tăng hay giảm tổng hợp các mRNA của EGFR. Các yếu tố làm tăng tổng hợp mRNA của EGFR bao gồm sự rối loạn điều hòa của p53 [37], sự đa hình trong lặp lại dinucleotide trong intron 1 của gene EGFR [38]. Sự giảm biểu hiện của
  • 31. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 EGFR có thể được điều tiết bởi các protein như cortactin, được mã hóa bởi EMS1. Sự giảm điều tiết của cortactin trong dòng tế bào 11q13 của HNSCC gây ra sự giảm biểu hiện của EGFR [39]. Phù hợp với vai trò phiên mã giả định cho EGFR, EGFR cũng đã được tìm thấy trong nhân tế bào, ngoài tế bào chất ở các tế bào ung thư hầu họng. Nghiên cứu của Psyrri, Weinberger và cộng sự cho thấy những bệnh nhân với mức độ biểu hiện của EGFR cao, đặc biệt sự biểu hiện này còn cao hơn ở trong nhân tế bào, có tỉ lệ tái phát nhanh và thời gian sống sót thấp [40]. Có rất nhiều các nghiên cứu cho thấy sự đột biến của EGFR xuất hiện nhiều trong ung thư phổi, tuy nhiên chỉ có một nghiên cứu báo cáo có sự đột biến của EGFR xuất hiện trong HNSCC 3/41 (7,3%) bệnh nhân ở Hàn Quốc [41]. Mặc dù báo cáo tương đối ít về sự đột biến của EGFR trong HNSCC nhưng vẫn có một tỉ lệ bệnh nhân đáp ứng với phương pháp điều trị đích EGFR. Các nghiên cứu gần đây nhằm chứng minh sự đột biến của EGFR có ảnh hưởng đến liệu pháp điều trị đích của EGFR, trong một nghiên cứu của Amador và cộng sự cho thấy các tế bào với một số lượng thấp trình tự đơn lặp lại của CA trong intron 1 của gene EGFR có mức mRNA và protein của EGFR cao hơn và nhạy cảm hơn với sự ức chế tăng trưởng của erlotinib [42]. Phát hiện này đang chờ xác nhận trong các nghiên cứu trên lâm sàng. Một cơ chế quan trọng để kích hoạt EGFR trong HNSCC là kích hoạt autocrine (phối tử kích hoạt thụ thể được sinh ra bởi chính tế bào chứa thụ thể) hoặc paracrine (phối tử kích hoạt thụ thể được sinh ra bởi các tế bào bên cạnh) bởi các phối tử của EGFR. mRNA cho sáu loại phối tử của gia đình thụ thể ErbB là EGF, heparin-binding EGF, TGF-, amphiregulin, betacellulin, và heregulin được phát hiện trong phần lớn các dòng tế bào của HNSCC [43]. EGFR cũng có vai trò quan trọng trong mối liên quan giữa hút thuốc lá ung thư miệng. Khói thuốc lá làm tăng nồng độ các phối tử của EGFR là amphiregulin và TGF- trong tế bào biểu mô miệng, một phần thông qua quá
  • 32. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trình tăng phiên mã [44]. Khi EGFR được kích hoạt sẽ dẫn đến tăng nồng độ cyclooxygenase2 (COX2) và prostaglandin E2 (PGE2), đến lượt PGE2 lại có tác dụng kích thích EGFR và do đó vòng kích hoạt được lặp lại dẫn đến sự tăng phân bào tích cực của các tế bào khối u [45]. Vì nhận biết được tầm quan trọng của EGFR đối với sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào vảy đầu cổ nên việc điều trị nhắm mục tiêu vào nó đã nhanh chóng phát triển thành một mô hình mới để điều trị ung thư [46]. Kháng thể đơn dòng hoặc phối hợp kháng thể đơn dòng gắn với đồng vị phóng xạ là một trong những mục tiêu điều trị nhắm đích. 1.4. Kháng thể đơn dòng gắn đồng vị phóng xạ trong điều trị ung thư 1.4.1. Kháng thể đơn dòng Kháng thể đơn dòng (monoclonal antibodies - mAbs) là các phân tử kháng thể đơn đặc hiệu được sản sinh ra từ các tế bào miễn dịch của cùng một dòng bắt nguồn từ một tế bào bố mẹ, chúng đều có cấu trúc vùng quyết định tính bổ cứu giống nhau phản ứng đặc hiệu với cùng một loại nhóm quyết định kháng nguyên duy nhất. - Các cơ chế tác dụng trực tiếp tác động gây chết tế bào ung thư có thể là: + Tác dụng của mAbs trong việc ức chế con đường truyền tín hiệu tăng sinh và sống sót của tế bào ung thư: các mAb gắn đặc hiệu lên receptor bề mặt tế bào ung thư (tác dụng phong bế hoặc đối kháng) gây ức chế làm giảm hoặc ngừng con đường truyền tín hiệu nội bào liên quan đến sự sống sót và tăng sinh của tế bào ung thư [47]. + mAbs kích thích các receptor có chức năng hoạt hóa quá trình gây chết tế bào theo chương trình của các tế bào ung thư. + mAbs can thiệp vào mối tương tác của tế bào ung thư với các tế bào khác (biểu mô, mạch máu) cần thiết cho sự di căn, phát triển của khối u. + mAbs gắn lên tế bào ung thư tạo phức hợp kháng nguyên-kháng thể (kháng nguyên cố định) sẽ kéo theo hoạt hóa bổ thể con đường cổ điển, hình
  • 33. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thành phức hợp tấn công màng, dẫn tới làm tan tế bào mang kháng nguyên, tức tế bào ung thư, theo cơ chế thẩm thấu. + mAbs có thể hoạt hóa và tăng cường chức năng của các đại thực bào tham gia gây độc và tiêu diệt tế bào ung thư gọi là sự opsonin hóa: sau khi kháng thể đơn dòng gắn với kháng nguyên trên tế bào ung thư thì các đại thực bào dễ dàng tiếp cận với tế bào ung thư do trên màng các bạch cầu thực bào có receptor dành cho mảnh Fc của IgG (kháng thể đơn dòng là IgG) + mAbs có tác dụng làm tăng cường chức năng diệt tế bào ung thư bởi tế bào diệt tự nhiên, gọi là cơ chế gây độc tế bào phụ thuộc kháng thể: khi có mặt của kháng thể đơn dòng đã gắn với kháng nguyên đích (trên tế bào ung thư) thì đồng thời nó cũng tạo thuận lợi cho sự tập trung và gắn với các tế bào diệt tự nhiên bởi vì các tế bào miễn dịch này thuộc hệ thống miễn dịch tự nhiên nó không nhận biết tế bào ung thư thông qua receptor kiểu như TCR của tế bào T (nhận biết kháng nguyên ung thư đặc hiệu trên tế bào ung thư) mà nó sẽ dễ dàng gắn với tế bào ung thư thông qua receptor của nó dành cho Fc của IgG, là kháng thể đơn dòng đã gắn với kháng nguyên đích trên tế bào ung thư. Do đó các tế bào diệt tự nhiên sẽ được hoạt hóa, nó phóng thích các yếu tố gây độc để diệt tế bào ung thư (có thể gây độc tế bào bằng chất porforin hay thông qua tăng cường quá trình apoptosis). + Diệt tế bào ung thư chọn lọc do mAbs gắn chất mang: chất mang tải có thể là thuốc hay hóa chất gây độc, tiền chất gây độc tế bào hay đồng vị phóng xạ mang đến tổ chức ung thư [48]. Kháng thể đơn dòng gắn chất mang là thuốc, chất gây độc tế bào: Các nhân tố có khả năng giết tế bào ung thư thường là một thuốc, tiền tố gây độc hoặc chất độc tự nhiên hay hóa học được gắn với kháng thể đơn dòng chống lại các phân tử đích trên tế bào ung thư, thường là các kháng nguyên có liên quan đến ung thư. Kháng thể đơn dòng trong trường hợp này có chức năng như vật dẫn đường giúp tập trung nhiều độc tố đến đích, đó là tổ chức ung
  • 34. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thư, qua đó phát huy tác dụng diệt tế bào ung thư chọn lọc. Các độc tố miễn dịch sau khi gắn vào tế bào đích (là tế bào ung thư) sẽ tách độc chất và thấm vào trong bào tương của tế bào đích, gây ngừng trệ quá trình sinh tổng hợp protein dẫn đến chết tế bào. Kháng thể đơn dòng gắn với chất mang là cytokines/chemokine: các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng thất bại của đáp ứng miễn dịch ở bệnh nhân ung thư là do khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể với ung thư là không phù hợp hơn là do thiếu vắng kháng nguyên ung thư. Ý tưởng về liệu pháp điều hòa miễn dịch bằng cytokines trong kích thích miễn dịch chống ung thư đã được nghiên cứu. Tuy nhiên, sử dụng cytokines đơn thuần có nhiều tác dụng phụ, dùng mAb gắn với cytokines là để tập trung nồng độ chất này tại tổ chức ung thư nhằm hoạt hóa hệ thống có hiệu ứng chống ung thư tại chỗ. Kháng thể đơn dòng gắn với chemokine, chất có trọng lượng phân tử thấp (7- 15 kDa), là cytokine điều hòa tập trung bạch cầu, cảm ứng các cytokines gây viêm cũng đang trong quá trình nghiên cứu. Kháng thể đơn dòng gắn đồng vị phóng xạ: việc ứng dụng lâm sàng các “độc tố miễn dịch phóng xạ” là mAb gắn với một đồng vị phóng xạ nồng độ cao hoạt tính phóng xạ tập trung tại tế bào ung thư dương tính với kháng nguyên có thể gây phá hủy tế bào đó. Kháng thể ở đây xem như là chất mang dẫn đồng vị phóng xạ đến khối u. Đây là lợi ích của liệu pháp điều trị có tính đặc hiệu cao trong tiêu diệt tế bào ung thư. Ngoài ra nó cũng phá hủy tế bào ung thư âm tính với kháng nguyên xung quanh vì tế bào tăng sinh nhanh chóng là cực kỳ nhạy với việc phá hủy ADN gây ra bởi phóng xạ, thêm vào đó có lợi cho chống di căn ung thư. Kháng thể đơn dòng gắn đồng vị phóng xạ được gọi là liệu pháp miễn dịch phóng xạ và hiện nay được áp dụng ngày càng rộng rãi trong điều trị ung thư và có hiệu quả cao.
  • 35. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.4.2. Đồng vị phóng xạ Các đồng vị phóng xạ đã được sử dụng trong hơn 100 năm trong y học, khoảng 90% việc sử dụng đồng vị được sử dụng để chẩn đoán [49]. Trong quá trình phóng xạ, các hạt hoặc bức xạ điện từ phát ra từ hạt nhân nguyên tử. Các đồng vị phóng xạ phát bức xạ ion hóa (anpha, bêta, gamma) làm tổn thương tế bào không hồi phục, nên các tế bào mất khả năng phân chia hoặc bị phá vỡ. Một điều đặc biệt là hầu hết các tế bào ung thư lại rất nhạy cảm với các bức xạ ion hóa vì vậy nó rất dễ bị tiêu diệt khi bị chiếu xạ. Trong số các hạt nhân được tìm thấy trên trái đất, đại đa số là ổn định (đồng vị bền). Điều này là bởi vì hầu như tất cả các hạt nhân phóng xạ sống ngắn đã bị phân hủy trong lịch sử trái đất. Hiện có khoảng 270 đồng vị ổn định và 50 đồng vị phóng xạ [50]. Hầu hết các đồng vị phóng xạ được tìm thấy trong tự nhiên có chu kỳ bán rã tương đối dài. Chúng cũng thuộc về các phần tử không được cơ thể con người kiểm soát tốt. Do đó các ứng dụng trong y tế nói chung yêu cầu sử dụng các đồng vị phóng xạ nhân tạo [51]. Đã có hàng ngàn đồng vị phóng xạ khác nhau đã được tạo ra trong phòng thí nghiệm để phục vụ cho chẩn đoán và điều trị trên lâm sàng. 1.4.3. Kháng thể đơn dòng (nimotuzumab) gắn đồng vị phóng xạ (131 I) trong điều trị ung thư 1.4.3.1. Kháng thể đơn dòng nimotuzumab Nimotuzumab là một kháng thể đơn dòng IgG1 nhắm mục tiêu cụ thể đến EGFR [52], được tạo ra bằng cách: lấy protein EGFR của người gây mẫn cảm cho chuột, sẽ thu được mAb chống EGFR từ huyết thanh của chuột, lấy phần kháng egf/r3 (epidermal growth factor/ region3) của chuột ghép với phần Fc IgG của người. Nimotuzumab là kháng thể đơn dòng nhân hóa chống EGFR đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị ung thư [53]. Nimotuzumab là kháng thể đơn dòng nhân hóa chống EGFR đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị ung thư. Một số nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng nimotuzumab có
  • 36. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thời gian bán hủy lâu hơn, độc tính với da ít nghiêm trọng hơn so với các chất ức chế EGFR khác [54]. Cơ chế điều trị kháng ung thư của nimotuzumab là cạnh tranh với EGF, làm giảm chuyển hóa và chết tế bào bệnh, cảm ứng tế bào chết theo chương trình (apoptosis). Nên tế bào tăng nhạy cảm với hóa trị và xạ trị. Nimotuzumab được nghiên cứu và phát triển tại trung tâm Miễn Dịch học phân tử tại Cu Ba [55]. 1.4.3.2. Đồng vị phóng xạ 131 I Iodine là nguyên tố hoá học, có số nguyên tử là 53 trong hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, ký hiệu là I. Về mặt hoá học, iod ít hoạt động nhất và có độ âm điện thấp nhất trong các halogen. Giống như các halogen nhóm nguyên tố VII trong bảng tuần hoàn, Iod thường có mặt ở dạng phân tử hai nguyên tử. Khối lượng nguyên tử là 126,90447g/mol, cấu hình electron [Kr] 4d10 5s2 5p5 , số electron trên vỏ điện tử: 2, 8, 18, 18, 7. Có 37 đồng vị của iod, trong đó chỉ có duy nhất 127 I là bền. Đồng vị phóng xạ 131 I có chu kỳ bán rã khoảng 8 ngày. 131 I phân rã phát tia β và gama (γ), năng lượng phát tia γ cho chụp hình để chẩn đoán của 131 I là 364 keV [56], [57], năng lượng phát ra tia β để điều trị là 606 keV [58]. Năm 1942, lần đầu tiên trên Thế giới tại bệnh viện Massachusett - Hoa Kỳ, Hezt và Robert đã sử dụng đồng vị phóng xạ 131 I để điều trị bệnh Basedow, từ đó đến nay 131 I đã được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh tuyến giáp đặc biệt là ung thư tuyến giáp thể biệt hóa. Tỷ lệ điều trị bệnh ung thư tuyến giáp thể biệt hóa bằng 131 I rất cao, tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn trong điều trị đạt 77% - 90% [59], [60]. 1.4.3.3. Tác dụng 131 I gắn với kháng thể đơn dòng trong điều trị ung thư: Liệu pháp miễn dịch phóng xạ (Radioimmunotherapy -RIT) sử dụng các kháng thể đơn dòng gắn với đồng vị phóng xạ nhằm xác định vị trí khối ung thư và điều trị đích. Phức hợp miễn dịch phóng xạ được tiêm vào tĩnh
  • 37. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 mạch hoặc tiêm trực tiếp vào khối u, vào các khoang trong cơ thể như khoang màng bụng, màng phổi… sau khi được tiêm vào cơ thể phức hợp sẽ được phân phối theo dòng chảy của máu, bằng khuếch tán hoặc đối lưu dẫn đến đích tự nhiên mang dấu ấn, đó là các kháng nguyên đặc hiệu với kháng thể đơn dòng trên bề mặt của các tế bào khối u. Các bức xạ từ phức hợp miễn dịch phóng xạ giết chết tế bào ung thư khi DNA của nó bị hư hỏng vượt quá khả năng sửa chửa của chúng. Các đồng vị phóng xạ sử dụng để điều trị ung thư thường phát ra các hạt bức xạ (hạt , hạt ) truyền một lượng năng lượng đáng kể vào các khối u. Do đặc tính phát xạ thuận lợi và gắn chặt ổn định với các kháng thể (đặc biệt là kháng thể đơn dòng). Hơn nữa, hàng trăm các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh hiệu quả của 131 I trong điều trị các khối u ác tính về máu và thể đặc. 131 I còn có những lợi thế như tương đối rẻ tiền, 131 I phát tia gamma được sử dụng để chụp ảnh xác định vị trí của khối u và sử dụng để trị liệu, đã có lịch sử lâu dài trong điều trị thành công các khối u ác tính. Năm 1990 Hnatowich đã có đánh giá tốt về việc gắn đồng vị phóng xạ vào kháng thể đơn dòng được sử dụng nhiều nhất trong y học hạt nhân là đồng vị phóng xạ 131 I [57]. - Phương pháp gắn kháng thể đơn dòng nimotuzumab với đồng vị phóng xạ 131 I, đây là phương pháp dễ làm, dễ sử dụng [61]: Nguyên lý: Phương pháp gắn Nimotuzumab với 131 I được thực hiện dựa vào đánh dấu các hợp chất sinh học như protein, peptid với đồng vị phóng xạ iod. Theo phương pháp này dùng chất oxy hóa là chloramin T, đồng vị phóng xạ 131 I bị oxi hóa tạo thành iodine 131 I+ và gắn vào phân tử tyrosine tại vị trí ortho trên vòng phenol với hiệu suất gắn cao. Phân tử chloramin T thừa sẽ bị khử bởi sodium metabisulphite. Hỗn hợp phản ứng được tách qua cột sắc ký sephadex và thu sản phẩm. Phương pháp chloramin T: trong dung dịch, chloramin T dễ tạo thành acid hypochlorous (HOCl). Ở dạng Na131 I, phân tử 131 I ở trạng thái bền, không
  • 38. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tham gia phản ứng. Khi bị oxy hóa, HOCl thực hiện phản ứng chuyển phân tử Na131 I (dạng 131 I- ) thành 131 I+ theo phản ứng sau: HOCl + 131 I- HO131 I + Cl- HO131 I OH- + 131 I+ 131 I+ phản ứng theo chiều thuận và xảy ra nhanh tại pH trung tính. Đồng vị phóng xạ 131 I dạng cation 131 I+ thay thế trực tiếp vào vị trí ortho của hydro trên vòng phenol. Quá trình oxy hóa được dừng khi thêm một lượng chất khử natri metabisulfide, phản ứng xảy ra như sau: Na2S2O5 + 4NaOH + 2HOI 2Na2SO4 + 3H2O + 2NaI Khi dừng phản ứng, các thành phần tách ra khỏi nhau bằng phương pháp lọc gel. Theo phương pháp điều chế trên, có hơn 90% kháng thể đánh dấu phóng xạ được tạo thành, một nguyên tử iod phóng xạ (131 I) được gắn vào vòng phenol tại vị trí 3’ đồng thời cũng có một số ít nguyên tử 131 I gắn vào cả vị trí 5’. Phản ứng đánh dấu phóng xạ 131 I dược tóm tắt như sau: Phản ứng cho thấy dược chất phóng xạ 131 I-mAb thu được cùng với một số chất oxy hóa còn thừa, do vậy dược chất phóng xạ được tinh sạch bằng phương pháp sắc ký lọc gel sephadex [62]. Để đánh giá tác dụng và hiệu quả của kháng thể đơn dòng gắn đồng vị phóng xạ (131 I-nimotuzumab) thì thử nghiệm trên mô hình động vật là bước quan trọng trước khi được đưa vào thử nghiệm lâm sàng. 1.5. Sử dụng mô hình chuột thiếu hụt miễn dịch trong tạo và ứng dụng thử nghiệm điều trị các khối ung thư của người Đánh giá sự phát triển của tế bào ung thư, nghiên cứu quy luật phát triển của bệnh và phương pháp điều trị ung thư, các nhà khoa học nghiên cứu
  • 39. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 về bệnh ung thư đã ghép thành công tế bào ung thư có nguồn gốc từ người lên mô hình động vật (gọi là ghép dị loài) mà vẫn duy trì các gen, kiểu hình, và đặc điểm chức năng các khối u nguyên phát sau ghép, nhưng hiệu quả thường khác nhau và kém thành công, tùy thuộc vào tính chất của loại u và vào chủng chuột được sử dụng. Điều này dẫn đến hạn chế trong việc đánh giá tiền lâm sàng của thuốc và hiệu quả điều trị của chúng trên các khối u của người trên cơ thể sống. Gần đây, sự phát triển của một chủng chuột thiếu hụt miễn dịch mang đột biến gen mã hóa thụ thể IL2 chuỗi  (IL2rgnull ) cho phép ghép được rất nhiều loại khối u chính của người, mà trước đây không thể thực hiện được trên các chủng chuột thiếu hụt miễn dịch khác, cho phép duy trì được các đặc tính của khối u gốc ban đầu, trong một số trường hợp, thể hiện cả khả năng di căn theo cách tương tự được thấy trong các khối u nguyên phát ở bệnh nhân. Hơn nữa, hệ thống miễn dịch chức năng của người có thể ghép dị loài trên chủng chuột mới này, mở ra tiềm năng đầy hứa hẹn cho việc nghiên cứu tương tác giữa các khối u nguyên phát và hệ thống miễn dịch của người trên cơ thể sống và cho phép thử nghiệm về hiệu quả điều trị của các thuốc điều hòa miễn dịch trên các khối ung thư của người mà không cần phải thực hiện trên bệnh nhân [63]. Tại Việt Nam, thực tế phát triển các mô hình ung thư phục vụ nghiên cứu và thử nghiệm điều trị còn nhiều hạn chế. Có thể thấy, việc xây dựng mô hình mới chỉ dừng ở mức độ tế bào hoặc ung thư động vật (như sarcoma 180). Do vậy, việc đánh giá và lượng hóa hiệu quả của các phương pháp phát hiện và điều trị ung thư cho người còn nhiều hạn chế. Mặc dù nước ta có rất nhiều các dược liệu có khả năng ức chế sự phát triển của khối u, nhưng việc chứng minh hiệu quả tác dụng trên các mô hình ung thư vẫn chưa thực sự đạt được như mong muốn. Đặc biệt chúng ta chưa có labo nghiên cứu nhân giống, phát triển chuột thiếu hụt miễn dịch mà phải nhập từ các nước khác (Nhật,…) làm cho chi phí nghiên cứu tăng cao. Sự di chuyển xa, chuột thiếu hụt miễn dịch
  • 40. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 dễ bị nhiễm mầm bệnh và chết sớm hơn. Đây cũng là một khó khăn cho các nhà nghiên cứu. Đối với các chế phẩm mới trước khi đưa vào điều trị ung thư thì thử nghiệm in vivo và in vitro là không thể thiếu được. Trước yêu cầu thực tế là cần đánh giá hiệu lực điều trị của các sản phẩm đó có khả năng ức chế sự phát triển của khối u không, thì ta phải có mô hình tạo khối ung thư người mang các đặc tính sinh học, bản chất là tế bào ung thư của người được phát triển trên cơ thể động vật sống hay nói cách khác là cần mô hình động vật mang khối ung thư người. Các mô hình tạo khối ung thư trên chuột đã góp phần vào sự hiểu biết, sự phát triển các liệu pháp sáng tạo chữa ung thư [64]. Đây là một bước tiến lớn, tuy nhiên hạn chế của mô hình này là các khối u không mang đặc tính sinh học giống như khối u trên người. Trong nghiên cứu cơ chế bệnh lý, áp dụng các thử nghiệm điều trị cho các loại ung thư người đã gặp một phần thất bại. Một yêu cầu cấp thiết là cần phải có mô hình động vật bị ung thư mang các đặc tính sinh học ung thư là nguyên bản của tế bào ung thư người. Sự phát triển việc sử dụng một số lượng gia tăng và đa dạng các đột biến gen tự nhiên, mô hình lai tạo chuột là bắt buộc cho sự hiểu biết các cơ chế tế bào, cơ chế phân tử di truyền dựa trên gen, biểu hiện sinh lý bệnh của các rối loạn miễn dịch tương tự như chuột hoặc người. Cần nhiều nỗ lực hơn nữa phát triển các mô hình hệ thống mới sẽ thúc đẩy hợp nhất hàng ngàn gen và các biến thể của chúng cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả của nhiễm khuẩn, thiếu hụt miễn dịch và tự miễn [65]. Sử dụng chuột thiếu hụt miễn dịch (nude mouse) là một bước đột phá trong nghiên cứu ung thư, đã cho phép nghiên cứu ung thư người trên cơ thể động vật. Chuột nhắt BALB/c suy giảm hoặc mất chức năng tuyến ức. Đây là chuột có một gen bị đột biến đồng hợp tử (homozygous), nên biểu hiện bên ngoài của chuột khác biệt là không có lông, và không có tuyến ức nên hệ thống đáp ứng miễn dịch tế bào bị hạn chế do sự suy giảm mạnh số lượng tế bào lympho T. Sau khi nghiên cứu về các dòng chuột thiếu hụt miễn dịch
  • 41. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chúng tôi quyết định lựa chọn dòng chuột nhắt BALB/c (chủng chuột có đột biến Foxn1), để tạo mô hình chuột mang khối ung thư người với các ưu điểm: (1) Hệ miễn dịch của chuột chỉ bị thiếu hụt tế bào lympho T, ngoài ra các dòng tế bào khác vẫn còn như các bạch cầu hạt, tế bào NK. Vì chưa có kinh nghiệm nuôi nên nhóm nghiên cứu không nhập chuột thiếu hụt gần như toàn bộ hệ miễn dịch (như Scid mice). Với đặc điểm này, chuột vừa có thể bảo đảm ghép thành công khối ung thư người, đồng thời có khả năng chịu đựng nhất định với việc vận chuyển xa và môi trường khí hậu mới tại Việt Nam. (2) Chuột BALB/c có chi phí vừa phải, giá thành bằng 1/3-1/2 so với các dòng chuột khác. Việc cấy ghép thành công các khối u của người trên chuột thiếu hụt miễn dịch đã được xác định. Ảnh hưởng đến sự thành công và tốc độ tăng trưởng của khối u cấy ghép, bao gồm nguồn gốc của khối u, tuổi, giới và nền tảng di truyền của chột thiếu hụt miễn dịch, vị trí tiêm tế bào, ... các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến việc ghép các tế bào ung thư người trên chuột thiếu hụt miễn dịch như tình trạng sức khỏe của chuột, việc sử lý và chuẩn bị các tế bào hay mô của khối u, các kháng nguyên của khối u. Nghiên cứu của Jose E. Belizario cho thấy khối u phát triển tốt trên chủng chuột có đột biến gen Foxn1 (gen cơ bản trên chuột thiếu hụt miễn dịch bị đột biến là Foxn1(NHF-3/forkhead) nằm trên nhiễm sắc thể 11 [65], tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nhiều thông tin về tình trạng phát triển của tế bào ung thư biểu mô tế bào vảy đầu cổ người dòng Hep-2 ở các chủng chuột khác. Một nghiên cứu gần đây của Fangyu Shao cho thấy tế bào ung thư biểu mô vảy đầu cổ người cũng có thể phát triển trên chuột Scid, tuy nhiên không có đầy đủ thông tin về chủng chuột này [66]. Như vậy việc xác định chủng chuột nào thích hợp với dòng tế bào ung thư nào cần phải thông qua thử nghiệm thực tế.
  • 42. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Có thể nói đây là thử nghiệm thành công ở Việt Nam trong việc ghép tế bào ung thư biểu mô tế bào vảy đầu cổ người trên chủng chuột có đột biến Foxn1. Các phương pháp ghép thông dụng nhất là tiêm tế bào ung thư vào dưới da chuột, phúc mạc, cơ và trực tiếp vào cơ quan. Ngoài ra, ghép khối ung thư nhỏ vào các cơ quan cũng được nhiều tác giả quan tâm. Tiêm tế bào ung thư vào tổ chức dưới da là cách phổ biến nhất. Bằng phương pháp này, không cần gây mê động vật, khối u có thể phát triển, dễ dàng can thiệp vào khối u để điều trị và đo kích thước. Với liều trung bình khoảng 106 tế bào/chuột, các dòng tế bào ung thư thường được tiêm vào tổ chức dưới da (đùi, lưng). Sau khoảng 4 tuần, khối u sẽ phát triển đạt đường kính khoảng 7-10mm. Sự hạn chế của môi trường tổ chức dưới da, các dòng tế bào ung thư ít di căn hơn so với các phương pháp đưa trực tiếp vào cơ quan cùng loại. Sự xâm lấn và di căn là những trở ngại chính đối với điều trị ung thư thành công (Aznavoorian và cộng sự, 1993), các mô hình động vật có liên quan cho ung thư ở người có thể là rất quan trọng khi những liệu pháp mới cho ung thư ở người được tìm kiếm (Furukawa và cộng sự, 1993). Tuy nhiên, khối u người phát triển dưới da ở chuột suy giảm miễn dịch hiếm khi di căn, mặc dù hình thái, sinh học và sinh hóa gần giống với những khối u ban đầu (Sharkey and Fogh 1984). Gần đây, Fidler đã chỉ ra rằng cấy ghép các tế bào ung thư người đúng vào các cơ quan tương ứng của chuột thiếu hụt miễn dịch dẫn đến tỷ lệ di căn cao hơn nhiều [67]. Phương pháp ghép tế bào ung thư trực tiếp vào các cơ quan, cấy ghép đúng vị trí các mô học còn nguyên vẹn, các tác giả đã xây dựng được mô hình di căn được của tế bào ung thư gan ở người trên chuột thiếu hụt miễn dịch. Các mẫu ung thư gan ở người được cấy trực tiếp vào gan chuột thiếu hụt miễn dịch, sự phát triển và di căn của chúng đã được quan sát: bao gồm tăng trưởng tại chỗ, xâm lấn khu vực, hạch bạch huyết, phổi và phúc mạc các mô hình động vật đã chứng minh có giá trị để phát triển phương thức điều trị mới và
  • 43. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nghiên cứu cơ chế di căn ung thư gan ở người [67]. Nhiều chuyên gia lựa chọn ghép tế bào ung thư vào lách của chuột thiếu hụt miễn dịch để nghiên cứu các di căn đến gan, phương pháp này có điểm khó khăn là phải gây mê chuột, dễ nhiễm khuẩn, các tai biến trong và sau phẫu thuật, các khối nghẽn trong gan và phổi nếu tiêm quá nhiều tế bào và quá nhanh. Một số tác giả lựa chọn phương pháp gây ung thư gan tại chỗ bằng cách tiêm trực tiếp tế bào ung thư vào thùy gan. Phương pháp này dễ tiến hành nhưng có thể gặp tai biến tắc mạch hoặc tế bào ung thư lan vào phúc mạc gây ung thư phúc mạc. Ngoài ra, các phương pháp gây ung thư tại cơ quan khác cũng đã được đề cập như não, tụy, tuyến vú, tiền liệt tuyến, xương. Nhìn chung, ưu điểm của ghép tế bào ung thư trực tiếp vào cơ quan là tạo khối u có đặc tính sinh học tương tự như khối u của tổ chức tương ứng. Đặc biệt hữu ích khi nghiên cứu và áp dụng trị liệu trên khối u và di căn của nó. Tuy nhiên, điểm khó khăn cần khắc phục là các tai biến trong và sau phẫu thuật là khá phổ biến dẫn đến tỷ lệ động vật chết khá cao. Trong khi với giá thành cao của chuột thiếu hụt miễn dịch sẽ làm tăng đáng kể chi phí nghiên cứu. Bên cạnh đó còn cần hệ thống các thiết bị vi phẫu để có thể thực hiện trên động vật nhỏ và hệ thống thiết bị đặc thù để theo dõi tình trạng sức khỏe của động vật trong và sau phẫu thuật. 1.5.1. Các dòng chuột thiếu hụt miễn dịch sử dụng cho nghiên cứu tạo các khối u của người trên thực nghiệm Bước đột phá quan trọng đầu tiên trong việc sử dụng chuột thiếu hụt miễn dịch trong nghiên cứu ung thư người là tạo ra chuột suy giảm miễn dịch do thiếu tuyến ức bẩm sinh, vào năm 1960. Tuy nhiên, ở chủng chuột này vẫn còn nguyên vẹn hệ thống miễn dịch dịch thể thích ứng và hệ thống miễn dịch bẩm sinh, kể cả sự hoạt động của những tế bào giết tự nhiên (NK) do đó giới hạn ghép dị loài với hầu hết các khối u đặc và ngăn cản việc cấy ghép các tế bào tạo máu bình thường cũng như ác tính từ người [68].
  • 44. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bước đột phá tiếp theo trong lĩnh vực tạo mô hình chuột thực nghiệm là phát hiện một đột biến tự phát ở chuột chủng C.B17 gọi là “scid” (Prkdcscid , protein kinase DNA activated catalytic polypeptide). Đột biến scid chủ yếu ngăn chặn sự phát triển trưởng thành của tế bào lympho T và lympho B của hệ thống miễn dịch thích ứng [69]. Một số tác giả đã lai tạo chuột có đột biến scid với một số chủng nền, bao gồm cả chủng NOD/Lt. Chủng nền NOD có khiếm khuyết nội tại miễn dịch bẩm sinh, bao gồm giảm hoạt động của các tế bào giết tự nhiên, giảm mức độ kích hoạt các đại thực bào, sự bất thường trong phát triển và chức năng của tế bào đuôi gai, và sự thiếu vắng của bổ thể. Kết hợp các khiếm khuyết miễn dịch bẩm sinh với việc cắt bỏ đáp ứng miễn dịch thích ứng bằng cách sử dụng các đột biến Prkdcscid , Rag1null , hoặc Rag2null tạo ra những chủng chuột mới tiếp nhận nhiều hơn các tế bào tạo máu và các tế bào khối u chính của người. Khi so sánh trực tiếp với chuột C.B17- scid, chuột NOD-scid tăng khả năng hỗ trợ cấy ghép với những khối u thể đặc của người cũng như với u lympho và bệnh bạch cầu là hai loại đều thất bại khi ghép với chủng scid. Tuy nhiên, nhiều loại tế bào ung thư và các loại u tạo máu ác tính của người vẫn ghép dị loài thất bại ở chuột NOD-scid, phần lớn là do tế bào giết tự nhiên vẫn còn hoạt động và chức năng miễn dịch bẩm sinh còn sót lại [70]. Dòng chuột Rag được tạo bởi sự thiếu hụt gen Rag-1 hoặc Rag-2 có vai trò kích hoạt tái tổ hợp gen. Gen Rag bị bất hoạt dẫn đến mất khả năng biệt hóa của dòng tế bào lympho T và B. Dòng chuột Rag được áp dụng trong nghiên cứu chức năng các gen của quá trình biệt hóa lympho T và B, cũng như nghiên cứu về HIV/AIDS. Và dòng chuột này cũng có thể áp dụng để thay thế chuột nude hoặc Scid. Dòng chuột lai NoD/Scid được tạo bởi lai giữa hai dòng chuột NoD (gây đái tháo đường) và dòng Scid. Tuy nhiên chuột này không bị đái tháo đường, khả năng hoạt động của tế bào NK thấp. Chuột có khả năng tiếp nhận các tế bào gốc tạo máu và thường để phục vụ các nghiên
  • 45. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cứu về HIV. Dòng chuột IL2rg-/- được tạo ra do đột biến gen gama-locus IL2rg, mã hóa cho chuỗi gama của thụ thể của interleukin 2 (IL2). Chuỗi gama -IL2rg đóng vai trò quan trọng trong tiếp nhận các thông tin từ các IL2, 4, 9, 15, 21. Khi kết hợp với các đột biến scid, Rag1null , hoặc Rag2null , sẽ được tạo ra một chủng chuột thiếu hoàn toàn đáp ứng miễn dịch thích ứng và thiếu trầm trọng miễn dịch bẩm sinh. Sự đột biến này gây suy giảm nghiêm trọng quá trình phát triển và chức năng của tế bào lympho T và B, ngừng quá trình phát triển tế bào NK. Dòng chuột này cũng được sử dụng để ghép các dòng tế bào người với khả năng tránh thải ghép. Cho đến nay đã phát triển một số chủng chuột liên quan đến IL2rgnull mà tiêu biểu là chủng NOD-Prkdcscid IL2rgnull (NSG) có những thuận lợi vượt trội cho cấy ghép dị loài các khối ung thư có nguồn gốc từ người hơn so với chủng trước đó [71]. 1.5.2. Tạo các khối ung thư có nguồn gốc từ người lên chuột thiếu hụt miễn dịch. Hầu hết các dạng u thể đặc hoặc u máu có nguồn gốc từ người đều phát triển được khi cấy ghép vào chuột thiếu hụt miễn dịch, cung cấp một mô hình mới để đánh giá sự hình thành ung thư, nhận dạng các tế bào ban đầu của ung thư, cũng như hiệu quả điều trị của các liệu pháp điều trị ung thư trên cơ thể sống mà không phải thử nghiệm ở trên cơ thể bệnh nhân. 1.5.2.1. Với các loại khối u thể đặc Một bước tiến lớn trong sử dụng chuột thiếu hụt miễn dịch để cấy ghép dị loài các khối u thể đặc là khả năng duy trì số lượng các tế bào mô đệm sau khi được cấy ghép. Ở những chuột thiếu hụt miễn dịch tiếp nhận ghép, các thành phần mô đệm của ung thư phổi không tế bào nhỏ được tiêm dưới da vẫn còn nguyên vẹn và tương tự về hình thái với các thành phần mô đệm của khối u nguyên phát, bao gồm cả những tế bào T nguồn gốc từ người hiện diện trong khoang mô đệm của khối u phổi ghép dị loài. Những tế bào T này vẫn duy trì ở trạng thái không hoạt động, giống như trong các khối u nguyên phát.
  • 46. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.5.2.2. Với các loại khối u tế bào máu Một loạt các khối u tế bào máu ác tính có thể phát triển được ở chuột thiếu hụt miễn dịch. Khả năng sử dụng ghép dị loài ung thư ác tính tế bào máu từ người, để đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc tiền lâm sàng đã được chứng minh bằng việc sử dụng một loại kháng thể đặc hiệu cho protein bề mặt CD47 trong điều trị bạch cầu lympho cấp của người (acute lymphoblastic leukemia -ALL) [72]. Mặc dù hầu hết các bệnh nhân bạch cầu lympho cấp có đáp ứng tốt với hóa trị liệu, nhưng một số bệnh nhân với biểu hiện ở mức cao CD47 bảo vệ các tế bào này khỏi quá trình thực bào [73]. Khi ghép các tế bào ung thư bạch cầu lympho cấp từ những bệnh nhân có CD47 dương tính biểu hiện ở mức cao, các tế bào này phát triển mạnh mẽ trên chuột suy giảm miễn dịch. Điều trị chuột mang khối ung thư này bằng kháng thể đặc hiệu với CD47 dẫn đến các tế bào của khối u bị thực bào bởi các đại thực bào của chuột [72]. Tác dụng điều trị tương tự cũng được quan sát thấy khi sử dụng kháng thể đặc hiệu cho CD47 để điều trị cho chuột mang khối u bạch cầu tủy cấp của người [74]. Kháng thể đặc hiệu với CD47 có tác dụng hiệp đồng với kháng thể đặc hiệu cho CD20 (Rituximab) trên chuột ghép dị loài với lyphoma non-Hodgkin của người. Điều thú vị là rất nhiều khối u của người có biểu hiện CD47, bao gồm các các khối u thể rắn như ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư bàng quang, glioblastoma, ung thư biểu mô tế bào gan, và ung thư tuyến tiền liệt. Kháng thể đặc hiệu nhắm đích CD47 có hiệu quả ức chế sự phát triển của những khối này đươc cấy ghép trên chuột suy giảm miễn dịch [75]. Đã có rất nhiều mô hình tạo khối ung thư và mô hình này vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu để đưa ra phương pháp, kết quả tối ưu trong việc lựa chọn chủng, loài trên thực nghiệm thử nghiệm.
  • 47. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng - vật liệu - thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Tế bào ung thư biểu mô vảy đầu cổ người dòng Hep-2 được cung cấp bởi công ty ATCC (American Type Culture Collection, P.O. Box 1549, Manassas, VA 20108 USA) được bảo quản tại labo nghiên cứu ung thư của Bộ môn Sinh lý bệnh - Học viện Quân y (HVQY). - Chuột nhắt thiếu hụt miễn dịch BALB/c 6 - 8 tuần tuổi, trọng lượng từ 18- 22g, đây là loại chuột thí nghiệm được tạo ra bằng cách gây đột biến trên gen Foxn1, dẫn đến không có tuyến ức, do đó, chúng không có tế bào lympho T tham gia đáp ứng miễn dịch. Kiểu hình của chuột này không có lông nên có tên gọi là chuột nude. Do thiếu tế bào lympho T nên chúng không có đáp ứng miễn dịch thải ghép. Vì vậy, chuột này có thể dung nạp cấy ghép được nhiều loại tế bào từ các loài khác nhau. Chuột thiếu hụt miễn dịch được nhập khẩu từ Công ty Charlie-River (Hoa Kỳ). Số lượng được sử dụng trong nghiên cứu là 63 chuột: + 33 con: đánh giá sự phân bố của 131 I-nimotuzumab trên chuột thiếu hụt miễn dịch mang khối ung thư biểu mô vảy đầu cổ. + 30 con: đánh giá tác dụng điều trị ung thư của 131 I-nimotuzumab trên chuột thiếu hụt miễn dịch mang khối ung thư biểu mô vảy đầu cổ. 2.1.2. Vật liệu - Phương tiện nghiên cứu - Chế phẩm kháng thể đơn dòng Nimotuzumab được nhập khẩu từ Cu Ba, dưới tên CIMAher, hàm lượng 5mg/ml. - Chế phẩm phức hợp kháng thể đơn dòng Nimotuzumab được gắn đồng vị phóng xạ 131 I (131 I-nimotuzumab) theo phương pháp chloramin T tại Viện nghiên cứu hạt nhân, Đà Lạt - Việt Nam.
  • 48. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Máy xạ hình SPECT (Single Photon Emission Computed Tomography), của hãng GI Hòa Kỳ, đầu dò độ phân giải cao, với ống chuẩn trực pinhol, khoảng cách đầu dò đến chuột là 5cm. - Máy đếm xung tia gamma Hình 2.1. Máy đếm xung tia gamma - Vật tư + Môi trường nuôi cấy tế bào ung thư EMEM (eagle's minimal essential medium), huyết thanh bào thai bò (FBS = fetalbovin serum) 10%; dung dịch penicillin và streptomycin 1%; trypsin-EDTA (Invitrogen GmbH, Karlsruhe, Cộng hòa Liên bang Đức); đĩa nuôi cấy tế bào; chai đựng môi trường; lọc vi khuẩn 0,45µm; ống Falcon đựng môi trường; tube lưu giữ tế bào 2ml, pipet. + Dung dịch đệm PBS, que thử tỉ lệ hoạt độ phóng xạ, + Bộ phẫu thuật chuột; ống eppendrof; nước muối sinh lý NaCl 0,9%; cân điện tử. + Tủ ấm, kính hiển vi quang học soi ngược Olympus IX 70 (Nhật Bản) gắn camera. 2.1.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu  Địa điểm nghiên cứu: - Bộ môn Sinh lý bệnh - Học viện Quân y - Trung tâm Y Dược học Quân sự - Học viện Quân y
  • 49. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Quân y 103 - HVQY - Khoa Giải phẫu bệnh lý, Bệnh viện Quân y 103 - HVQY - Phòng thí nghiệm trọng điểm Gen-Protein Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội.  Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12/2013 đến tháng 12/2017 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp thực nghiệm, tiến cứu, chọn thời điểm so sánh đánh giá trước, trong và sau điều trị. 2.2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.2.1. Đánh giá tác dụng ức chế tế bào ung thư biểu mô vảy đầu cổ người dòng Hep-2 của phức hợp 131 I-nimotuzumab in vitro - Đánh giá tác dụng ức chế tế bào ung thư biểu mô vảy đầu cổ người dòng Hep-2 bằng thử nghiệm MTT (3-[4,5-Dimethylthiazol-2-yl]-2,5- diphenyl tetrazolium bromide): tế bào Hep-2 được tiếp xúc với 131 I-nimotuzumab ở các nồng độ 400µg/ml, 200µg/ml, 100µg/ml và 25 µg/ml trong môi trường nuôi cấy, sau 48 giờ quan sát tác dụng. - Đánh giá tác dụng apoptosis của tế bào Hep-2 sau tiếp xúc với phức hợp 131 I-nimotuzumab: xác định quần thể tế bào Hep-2, xác định tỉ lệ tế bào Hep-2 chết theo chương trình. 2.2.2.2. Đánh giá tác dụng ức chế tế bào ung thư biểu mô vảy đầu cổ người dòng Hep-2 của phức hợp 131 I-nimotuzumab in vivo - Đánh giá phân bố sinh học của phức hợp 131 I-nimotuzumab trên chuột thiếu hụt miễn dịch mang khối ung thư biểu mô vảy đầu cổ người dòng Hep-2 + Đánh giá phân bố của 131 I-nimotuzumab ở máu mô - cơ quan: chuột thiếu hụt miễn dịch mang khối ung thư biểu mô tế bào vảy đầu cổ người dòng