SlideShare a Scribd company logo
1 of 84
Download to read offline
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 1
MỤC LỤC

Chương một.....................................................................................................................3
SỰ CẦN THIẾT – MỤC TIÊU ĐẦU TƯ VÀ XÁC ĐỊNH QUY MÔ SẢN XUẤT
CỦA DỰ ÁN...................................................................................................................3
I. Những căn cứ pháp lý...............................................................................................3
II. Sự cần thiết đầu tư...................................................................................................6
III. Mục tiêu đầu tư. .....................................................................................................7
III.1. Mục tiêu chung................................................................................................7
III.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................7
IV. Xác định qui mô sản xuất của dự án......................................................................8
IV.1. Điều tra hiệu quả kinh tế và Đánh giá nhu cầu thị trường xác định đối tương
và quy mô sản xuất của dự án. .................................................................................8
IV.2. Qui mô sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của dự án. ............................................37
IV.3. Hình thức đầu tư xây dựng công trình..........................................................38
IV.4. Địa điểm xây dựng........................................................................................38
IV.5. Nhu cầu sử dụng đất. ....................................................................................39
IV.6. Điều kiện cung cấp nguyên nhiên liệu và các yếu tố đầu vào của dự án......42
Chương hai ....................................................................................................................43
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN
PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ VÀ CÔNG SUẤT...................................43
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình....................................................43
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất. ........................55
II.1. Phương án kỹ thuật.........................................................................................55
II.2. Phương án công nghệ. ....................................................................................60
Chương ba .....................................................................................................................70
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CỦA DỰ ÁN ............................................................70
I. Phương án giải phòng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. ...70
I.1. Phương án giải phóng mặt bằng. .....................................................................70
I.2. Phương án tái định cư......................................................................................70
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 2
I.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. ........................................70
II. Các phương án kiến trúc. ......................................Error! Bookmark not defined.
III. Phương án khai thác và sử dụng lao động. ..........................................................71
III.1. Phương án khai thác dự án............................................................................71
III.2. Phương án sử dụng lao động.........................................................................71
III.3. Dự kiến nguồn lao động cung cấp cho dự án................................................73
IV. Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án....................73
IV.1. Phân đoạn và tiến độ thực hiện.....................................................................73
IV.2. Hình thức quản lý dự án................................................................................73
Chương bốn ...................................................................................................................74
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY
NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG...........................................................74
I. Đánh giá tác động môi trường................................................................................74
I.1. Các loại chất thải phát sinh..............................................................................74
I.2. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực...........................................................75
I.3. Phương án phòng chống sự cố vệ sinh và an toàn lao động............................77
II. Giải pháp phòng chống cháy nổ............................................................................77
Chương năm ..................................................................................................................78
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
.......................................................................................................................................78
I. Tổng mức đầu tư của dự án....................................................................................78
II. Nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ.......................................................78
III. Hiệu quả của dự án. .............................................................................................82
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 3
Chương một
SỰ CẦN THIẾT – MỤC TIÊU ĐẦU TƯ VÀ XÁC ĐỊNH QUY
MÔ SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN
I. Những căn cứ pháp lý.
a) Các căn cứ pháp lý của Trung ương
- Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
- Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày
15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số
12/2009/NĐ-CP;
- Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản
lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp
đồng trong hoạt động xây dựng và Nghị định số 207/2013/NĐ-CP ngày
11/12/2013 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
48/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về hợp đồng trong
hoạt động xây dung;
- Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản
lý chất lượng công trình xây dựng;
- Căn cứ Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng về
quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày
12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Quyết định số 893/QĐ-TTg, ngày 11/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình
Dương đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025;
- Quyết định số 2457/QĐ-TTg, ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 4
- Quyết định số 176/QĐ-TTg, ngày 29/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020;
- Quyết định số 735/QĐ-TTg, ngày 18/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án hội nhập Quốc tế về khoa học và công nghệ đến năm 2020;
- Quyết định số 317/QĐ-TTg ngày 15/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án nâng cao năng lực của trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và
công nghệ, trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng thuộc các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó xác định một mục tiêu cụ thể
cho giai đoạn 2012 - 2015, là: 100% trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và
công nghệ, trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng được đầu tư
xây dựng, cải tạo trụ sở, nhà xưởng, phòng thí nghiệm, trại thực nghiệm và các
trang thiết bị tối thiểu để hoạt động; Thông tư số 22/2012/TT-BKHCN ngày
22/11/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn xây dựng và tổ
chức thực hiện đề án nâng cao năng lực của trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa
học và công nghệ, trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng thuộc
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Quyết định số 317/QĐ-TTg
ngày 15/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ;
- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng về Quy định
chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009
của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 17/VBHN-BKHCN ngày 27/04/2015 của Bộ Khoa học và Công
nghệ quy định việc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen;
- Thông tư số 10/2011/TT-BTC, ngày 26/01/2011 của Bộ Tài chính quy định về
quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng
vốn ngân sách nhà nước;
- Thông tư số 195/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính về việc
hướng dẫn kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư.
- Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công
bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
- Văn bản số 1101/BKHĐT-TH ngày 02/03/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
V/v Hướng dẫn phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư chương trình, dự
án đầu tư công.
b) Căn cứ các văn bản của tỉnh.
- Chương trình hành động số 77/CTHĐ-TU ngày 15/10/2008 của Tỉnh uỷ Bình
Dương về nông nghiệp, nông thôn và nông dân;
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 5
- Chương trình 26 - CTr/TU ngày 20/9/2011 của Tỉnh ủy Bình Dương về
chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp đô
thị, nông nghiệp kỹ thuật cao gắn với công nghiệp chế biến tỉnh Bình Dương
giai đoạn 2011-2015;
- Nghị quyết số 30/2012/NQ-HĐND7, ngày 10/12/2012 của Hội đồng nhân dân
tỉnh khóa 7 kỳ họp thứ 18 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình
Dương 5 năm 2011 - 2015;
- Quyết định số 4164/QĐ-UBND ngày 24/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bình Dương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nông - lâm - ngư nghiệp
tỉnh Bình Dương đến năm 2020;
- Quyết định số 1038/QĐ-UBND ngày 27/04/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bình Dương về việc phê duyệt đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Trung
tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ sang hoạt động theo cơ chế tự
trang trải kinh phí theo quy định tại Nghị định số 115/2005NĐ-CP;
- Căn cứ Công bố Đơn giá xây dựng công trình phần khảo sát xây dựng tỉnh
Bình Dương năm 2013 kèm theo Quyết định số 807/QĐ-UBND ngày
03/04/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương;
- Công văn số 1269/UBND-VX ngày 11/5/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình
Dương về việc chấp thuận chủ trương lập dự án đầu tư từ nguồn vốn đầu tư
phát triển khoa học và công nghệ. Trong đó có dự án: Đầu tư xây dựng khu
ứng dụng khoa học và công nghệ giai đoạn 2012 - 2015;
- Công văn số 3688/UBND-VX ngày 03/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bình Dương về việc chủ trương giao đất và lập dự án đầu tư khu ứng dụng
khoa học và công nghệ tại xã Lai Hưng, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương;
- Công văn số 1649/UBND-VX ngày 15/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình
Dương về việc chấp thuận chủ trương lập dự án đầu tư nâng cao năng lực của
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ và Trung tâm Kỹ thuật
tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Trong đó có dự án xây dựng khu thực nghiệm
khoa học và công nghệ thuộc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công
nghệ;
- Kế hoạch số 765/KH-UBND ngày 26/3/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về
triển khai thực hiện Chương trình số 26 - CTr/TU ngày 20/9/2011 của Tỉnh ủy
Bình Dương về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển
nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kỹ thuật cao gắn với công nghiệp chế biến
tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015.
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 6
- Căn cứ Quyết định số 1573/UBND-KHTH ngày 22/05/2015 của UBND tỉnh
Bình Dương V/v Triển khai một số nội dung của Luật đầu tư công số
49/2014/QH13.
- Căn cứ Công văn số 357/SKHĐT-VX ngày 19/3/2015 của Sở Kế hoạch và
đầu tư về việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công
giai đoạn 2015-2020;
II. Sự cần thiết đầu tư.
Đối với nước ta, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công
nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ là một trong những chủ trương lớn của Đảng và
Nhà nước. Hiện nay, nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện chương
trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là các thành phố lớn
như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh như Lâm Đồng đã tiến hành
triển khai đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao với những hình thức,
quy mô và kết quả hoạt động đạt được ở nhiều mức độ khác nhau.
Đối với tỉnh Bình Dương, thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp và nông thôn, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng
nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao
hướng mạnh vào sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh là các loại thực
phẩm tươi sống và mô hình sản xuất nông nghiệp đô thị.
Đồng thời, hiện nay Sở Khoa học và công nghệ đang quản lý, sử dụng khu đất có
diện tích 109.184 m2
tại Ấp Cầu Sắt, xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương
theo Công văn 3688/UBND-VX ngày 03/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình
Dương về việc chủ trương giao đất và lập dự án đầu tư “Khu ứng dụng khoa học và
công nghệ”.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay nền sản xuất nông nghiệp của Bình Dương có
nhiều thay đổi theo hướng nông nghiệp đô thị và nông nghiệp công nghệ cao. Trong
khi đó trên địa bàn tỉnh tuy có một số Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu và Các
trường Đại học, Trung học chuyên nghiệp,… nhưng lại chưa có một đơn vị nào thực
hiện công tác thực nghiệm nền nông nghiệp đô thị theo hướng công nghệ cao, trong
khi Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công
nghệ cơ bản đã hình thành bộ phận hoạt động trong lĩnh vực thực nghiệm và chuyển
giao các mô hình sản xuất nông nghiệp theo định hướng phát triển ngành nông nghiệp
của tỉnh, nhưng khó khăn lớn nhất của Trung tâm hiện nay là chưa có địa điểm, cũng
như cơ sở vật chất,… để cán bộ Trung tâm có thể trực tiếp khảo nghiệm, thực nghiệm
các mô hình, nhằm nâng cao tay nghề để có thể trực tiếp chuyển giao kỹ thuật cho
người dân. Từ những yếu tố trên Sở Khoa học và Công nghệ xét thấy cần Xây dựng
khu thực nghiệm khoa học và công nghệ thuộc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 7
và công nghệ, để làm nơi tiếp nhận những công nghệ sản xuất tiên tiến – công nghệ
cao tiến hành thực nghiệm các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng đô thị phù
hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh nhà, từ đó làm cơ sở chuyển giao và trực tiếp huấn
luyện kỹ năng thực hành các kỹ thuật sản xuất ứng dụng công nghệ cao cho các tổ
chức và người dân trên địa bàn tỉnh. Như vậy khi dự án hình thành sẽ đáp ứng được 2
nhiệm vụ chính như sau:
1. Hình thành các mô hình sản xuất để thực nghiệm ứng dụng các công nghệ
sản xuất phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh.
2. Là nơi tham quan học hỏi, đào tạo – tập huấn và chuyển giao công nghệ sản
xuất cho người dân.
Để triển khai thực hiện nhiệm vụ nêu trên, UBND tỉnh Bình Dương ban hành văn
bản số 1649/UBND-VX ngày 15/6/2012 giao nhiệm vụ cho Sở Khoa học và Công
nghệ lập đề cương dự án “Xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ thuộc
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tại xã Lai Hưng, huyện Bến Cát
(nay là huyện Bàu Bàng), tỉnh Bình Dương”.
III. Mục tiêu đầu tư.
III.1. Mục tiêu chung.
- Tổ chức tiếp nhận công nghệ, thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật, xây dựng mô
hình trình diễn để chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ sản xuất
nông nghiệp. Tập trung các loại cây trồng chính: rau (ăn lá, quả..), nấm, hoa lan.
- Sản xuất thực nghiệm dung dịch dinh dưỡng và giá thể trồng rau nhằm đáp ứng
nhu cầu trồng rau đô thị.
- Tổ chức sản xuất giống có chất lượng cao cho các cơ sở sản xuất giống thương
phẩm (nấm, hoa lan).
- Triển khai các hoạt động bảo tồn nguồn giống cây ăn quả (cam, quýt bưởi và
măng cụt).
- Các công nghệ được ứng dụng trong thực hiện dự án chủ yếu tập trung vào công
nghệ cao, công nghệ tiên tiến so với mặt bằng công nghệ sản xuất nông nghiệp
trong tỉnh. Ngoài ra các mô hình hoạt động của dự án chủ yếu là hoạt động sự
nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp đô thị.
III.2. Mục tiêu cụ thể.
- Xây dựng nhà màng (với các thiết bị kèm theo) để tiếp nhận công nghệ (sản xuất
rau ăn lá, rau ăn quả ) và tổ chức thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật (cải tiến
cho phù hợp với điều kiện của địa phương), trình diễn chuyển giao công nghệ sản
xuất VietGAP.
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 8
- Xây dựng phòng nuôi cấy mô hoa lan và các nhà màng (lưới) để tổ chức sản xuất
giống hoa lan cung cấp cho các trang trại, người dân có nhu cầu trồng lan trong
và ngoài tỉnh. Tổ chức thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa
lan. Xây dựng mô hình trồng hoa lan để chuyển giao công nghệ.
- Xây dựng phòng nuôi cấy meo giống các loại nấm, sản xuất được giống cấp 1, 2,
3. Cung cấp giống cấp 3 cho các nhà sản xuất giống để sản xuất thương phẩm.
Thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật sản xuất nấm. Tổ chức mô hình trình diễn
kỹ thuật sản xuất nấm.
- Bảo tồn cá thể đầu dòng cây ăn quả (bưởi da xanh, bưởi đường lá cam, quýt,
cam, măng cụt).
- Hình thành khu sản xuất giá thể sạch, giá thể chứa dinh dưỡng dùng trong trồng
rau đô thị. Sản xuất dung dịch dinh dưỡng dùng cho trồng cây kiểng, một số loại
rau ăn lá, rau ăn quả.
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, chuyển giao những công nghệ
mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghệ trồng, chăm sóc hoa lan, nấm,
rau.
- Liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu phát triển trên địa bàn tỉnh (Đại
học Thủ Dầu Một, Đại học Bình Dương, Trung cấp Nông lâm Bình Dương...) và
khu vực (Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí
Minh, Đại học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp
miền Nam...), phối hợp các nhà khoa học trong và ngoài nước để đào tạo chuyển
giao mô hình sản công nghệ trồng, chăm sóc hoa lan, nấm, rau.
IV. Xác định qui mô sản xuất của dự án.
IV.1. Điều tra hiệu quả kinh tế và Đánh giá nhu cầu thị trường xác định đối tương
và quy mô sản xuất của dự án.
Chúng tôi tiến hành điều tra nhiều đối tượng sản xuất nông nghiệp hiện đang được
sản xuất trên địa bàn tỉnh, từ đó làm cơ sở xác định mục tiêu của dự án. Đồng thời các
đối tượng phải được xác định về sự phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp
của tỉnh Bình Dương và điều kiện của dự án. Kết quả điều tra xác định các đối tượng
có thể áp dụng vào dự án và hiệu quả sản xuất của các đối tượng, cụ thể như sau:
A. Cây rau.
 Tình hình sản xuất rau trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Diện tích rau của tỉnh Bình Dương giảm nhẹ trong giai đoạn 2005 – 2013, trung
bình 1,51%/năm. Nếu như năm 2005 tổng diện tích rau trên địa bàn tỉnh là 8.376ha, thì
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 9
đến nay tổng diện tích chỉ còn 7.418 ha, giảm 958ha. Nhưng trong giai đoạn từ năm
2008 đến nay, xu hướng diện tích rau có tăng thêm và phát triển khá ổn định nếu như
năm 2008 tổng diện tích toàn tỉnh là 7.052 ha thì các năm sau đó đều tăng và đạt 7.418
ha vào năm 2013, như vậy cho thấy bước đầu ngành hàng đã phát triển một cách ổn
định, phù hợp với thực tế của nền nông nghiệp đô thị Bình Dương.
Tuy nhiên diện tích rau trong giai đoạn 2005 – 2013 có giảm, nhưng sản lượng rau
trong cùng giai đoạn lại tăng lên từng năm, nếu như sản lượng rau toàn tỉnh năm 2005
là 93.965 tấn thì đến năm 2013 tổng sản lượng của toàn tỉnh đã là 106.954 tấn. Như
vậy tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng rau của tỉnh đạt 1,63%/năm giai đoạn
2005 – 2013. Cho thấy người dân sản xuất rau đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất để tăng năng suất cây rau.
 Các mô hình sản xuất các loại rau trong nhà màng (lưới) hiện nay ở Bình
Dương.
Các loại nhà lưới trồng rau trên địa bàn tỉnh Bình Dương có nhiều quy cách mẫu
mã khác nhau, nhưng nhìn chung được chia làm 2 loại là nhà lưới kín và nhà lưới hở.
Cụ thể như sau:
 Loại nhà lưới kín.
 Là loại nhà lưới được phủ hoàn toàn bằng lưới cả trên mái cũng như xung
quanh, có cửa ra vào cũng được phủ kín bằng lưới. Được sử dụng để che chắn
ngăn ngừa côn trùng thâm nhập.
 Về thiết kế với kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên. Khung nhà được làm
bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hoặc bắt ốc vít. Độ cao chỉ từ 2,0 -
3,9 m. Quy mô diện tích: từ 100 - 1.000 m2
theo từng hộ gia đình sử dụng canh
tác. Vật liệu lưới che: loại lưới mùng màu trắng hoặc xanh lá cây sản xuất bằng
vật liệu trong nước. lưới hoàn toàn không được xử lý để tăng khả năng chống
chịu tia tử ngoại, nắng, gió… nên độ bền không cao, chỉ sử dụng tốt từ 6 - 8
tháng là rách, hư hỏng.
 Loại nhà lưới này có ưu điểm là do nhà lưới kín ngăn ngừa được côn trùng phá
hoại nên giảm được tối đa lượng thuốc trừ sâu sử dụng, sản phẩm rau an toàn
hơn. Tăng được số vòng quay thời vụ cho rau ăn lá do trồng được cả mùa mưa
mà chất lượng mẫu mã rau vẫn đảm bảo. Do diện tích ít, người trồng rau tập
trung đầu tư thâm canh nên năng suất vẫn đảm bảo, thậm chí năng suất rau mùa
mưa còn cao hơn so với trồng ngoài đồng ruộng. Tuy nhiên về mùa nắng do
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 10
không được thông gió, nhiệt độ trong nhà lưới cao hơn ở ngoài làm ảnh hưởng
đến sinh trưởng của cây rau. Lưới che chất lượng không đảm bảo, mau hư rách
dẫn đến côn trùng dễ dàng thâm nhập vào nhà lưới nếu không bảo dưỡng
thường xuyên.
Nhà lưới kín (Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao An Thái (xã An Thái, huyện
Phú Giáo, tỉnh Bình Dương)
 Loại nhà lưới hở.
Là loại nhà lưới chỉ được che chủ yếu trên mái hoặc một phần bao xung quanh.
 Mục đích sử dụng: chủ yếu để giảm bớt tác hại của mưa và gió giúp cho cây rau
trồng được cả vào mùa mưa. Không có tác dụng ngăn ngừa côn trùng. Thiết kế
rất đơn giản với kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên. Về khung nhà: được
làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hoặc bắt ốc vít. Một số nhà lưới
do dân tự làm chỉ làm khung bằng cây gỗ chống và căng dây kẽm, dây cáp để
giữ lưới. Quy mô diện tích từ 200 m2
– 2.000m2
theo từng hộ hoặc nhóm hộ
liên kết cùng nhau sử dụng cho việc trồng rau. Độ cao từ 2,0 - 2,5 m.
 Loại nhà lưới này có ưu điểm là do chỉ làm mái che phần trên nên chi phí đầu tư
thấp, thông thoáng, có thể trồng rau quanh năm cả về mùa mưa, vòng quay các
vụ rau cao đối với rau ăn lá. Thiết kế đơn giản, chỉ có cột chống, căng dây kẽm
và kéo lưới nên chi phí giá thành nhà lưới thấp hơn nhiều so với nhà lưới kín,
giảm hơn 50% chi phí. Quy mô diện tích có thể mở rộng, nhiều hộ liên kết lại
với nhau, thuận tiện cho việc canh tác.
 Tuy nhiên, nhìn chung trong thời gian gần đây, đặc biệt là thành phố Thủ Dầu
Một, Thuận An và Dĩ An người dân đã áp dụng mô hình nhà lưới trồng rau vào
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 11
sản xuất là một bước đột phá mới trong việc đưa các công nghệ tiên tiến vào
sản xuất. Với việc trồng rau trên một diện tích nhỏ, muốn đạt hiệu quả người
trồng rau phải đầu tư thâm canh, áp dụng kỹ thuật mới trong việc bón phân,
chăm sóc, sử dụng giống mới và tăng vụ. Như vậy, người trồng rau có được
thêm kiến thức, kinh nghiệm về kỹ thuật trồng rau trong nhà lưới.
Trồng rau trong nhà lưới hở (của hộ Đinh Văn Long – P. Tân Đông Hiệp – TX. Dĩ An)
Tuy nhiên việc áp dụng các mô hình nhà lưới trên đã bộc lộ một số tồn tại sau
đây:
 Thiết kế nhà lưới chưa được nghiên cứu kỹ nên chưa phù hợp với điều kiện
thực tế về thời tiết khí hậu của tỉnh. Như vấn đề kiểu nhà lưới, độ cao khung
nhà lưới, màu sắc và đặc tính kỹ thuật của lưới che….
 Quy trình kỹ thuật canh tác rau trong nhà lưới chưa được nghiên cứu, chủ yếu
là áp dụng từ quy trình canh tác rau ngoài đồng. Vì vậy, vấn đề sâu bệnh phát
sinh trong nhà lưới do quá trình canh tác liên tục chưa được giải quyết hiệu quả.
 Quy mô diện tích nhà lưới chưa được xác định bao nhiêu là tối ưu cho phù hợp
với hộ trồng rau, số lượng lao động, khả năng cơ giới hoá, hiệu quả kinh tế của
việc canh tác rau trong nhà lưới. Chưa giải quyết được bài toán về ảnh hưởng
của gió, nhiệt độ cao đối với nhà lưới và rau trồng trong nhà lưới.
 Phân tích hiệu quả trong quá trình sản xuất, tiêu thụ rau.
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 12
Qua điều tra khảo sát nông hộ về chi phí và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh
tiêu thụ rau và rau an toàn trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Tp. Hồ Chí Minh. Cho
chúng ta thấy, có sự khác biệt rất lớn giữa việc sản xuất rau an toàn và sản xuất rau
thông thường, đồng thời chỉ ra sự bất cập rất lớn giữa lợi nhuận của người nông dân
sản xuất và thương lái kinh doanh tiêu thụ rau trong chuỗi giá trị của ngành, đồng thời
thể hiện sự tiếp cận thị trường của người nông dân sản xuất rau an toàn. Chi tiết được
phân tích và thể hiện chi tiết của một số đối tượng cây trồng điển hình và chúng tôi
cho là khả thi trong giai đoạn này để tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế và thông số
tiếp cận thị trường, cụ thể như sau:
 Phân tích chi phí và hiệu quả trong quá trình sản xuất dưa leo.
Bảng 1: Phân tích chi phí bình quân sản xuất, phân phối tính trên
10.000m2/vụ
STT CHỈ TIÊU
Kết quả điều tra (đồng)
SX thông
thường
SX theo TC
VietGAP
I Tổng chi phí 56.000.000 60.800.000
1 Giống 500.000 500.000
2 Vật tư 20.000.000 20.000.000
3 Khấu hao nhà lưới - -
3 Phân chuồng 3.000.000 -
4 Phân vi sinh - 4.000.000
5 Lân 1.800.000 1.800.000
6 NPK 20-20-15 7.500.000 7.500.000
7 Thuốc BVTV 3.200.000 2.000.000
8 Công chăm sóc, thu hoạch 20.000.000 25.000.000
9 Năng suất dự kiến 40.000 45.000
10 Giá bán cho thương lái 6.000 8.000
11 Giá thành sản xuất (đồng/kg) 1.400 1.351
II
Thu nhập trung gian (thương lái,
phân phối,…)
100.000.000 540.000.000
1 Chi phí của thương lái 240.000.000 360.000.000
2 Doanh thu của thương lái 340.000.000 900.000.000
III Tổng thu của chuỗi giá trị 340.000.000 900.000.000
Nguồn: Kết quả, tính toán phân tích từ kết quả điều tra tháng 12/2014.
Bảng 2: Cơ cấu chi phí xuất rau của nông hộ
STT Chỉ tiêu
Bình quân chung (%)
SX thông thường SX theo TC
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 13
VietGAP
1 Giống 0,89 0,82
2 Vật tư 35,71 32,89
3 Khấu hao nhà lưới - -
4 Phân chuồng 5,36 -
5 Phân vi sinh - 6,58
6 Lân 3,21 2,96
7 NPK 20-20-15 13,39 12,34
8 Thuốc BVTV 5,71 3,29
9 Công chăm sóc, thu hoạch 35,71 41,12
Nguồn: Tính toán phân tích từ kết quả điều tra tháng 12/2014.
Về thuốc BVTV: có sự khác nhau về chi phí thuốc BVTV giữa các hộ sản xuất
theo VietGAP và sản xuất theo quy trình bình thường. Sở dĩ có sự khác nhau rõ rệt
giữa sản xuất theo VietGAP và quy trình bình thường là do sản xuất theo quy trình
bình thường khả năng phát hiện sâu bệnh hại của nông dân hạn chế, nông dân phun
thuốc sâu và thuốc bệnh theo định kỳ mà không quan tâm đến mức độ hại của sâu
bệnh, chính vì thế mà số lần phun nhiều hơn, 1 lần phun họ phối hợp nhiều thuốc hơn.
Giữa những hộ sản xuất theo VietGAP và sản xuất thông thường cũng có chi phí
khác nhau về công lao động. Sự chênh lệch về chi phí này chủ yếu là công tỉa bỏ lá
gốc, làm cỏ xung quanh bờ, dọn vệ sinh quanh khu vực sản xuất theo quy trình
VietGAP tốn công hơn so với sản xuất thông thường.
Về năng suất: Giữa các hộ sản xuất theo VietGAP và theo quy trình bình thường,
mặc dù chi phí cho sản xuất khác nhau nhưng không phải chi phí cao mà thu được
năng suất cao. Số liệu ở bảng trên cho thấy năng suất của các hộ sản xuất theo
VietGAP đạt 45 tấn/ha hơn hẳn so với các hộ sản xuất theo quy trình bình thường 40
tấn/ha.
Như vậy: sản xuất rau nói chung và sản xuất dưa leo nói riêng nếu áp dụng đúng
quy trình và có sự quản lý giám sát chặt chẽ cây sẽ cho năng suất cao với mức chi phí
thấp. Và chính sự khác nhau về chi phí và năng suất thu được nên giá thành sản phẩm
của các loại hình sản xuất khác nhau rất khác nhau.
Số liệu bảng 2 cho thấy: Cơ cấu chi phí vật tư đầu vào: sản xuất theo VietGAP có
sự chênh lệch giữa nhóm hộ sản xuất theo quy trình thông thường. Chẳng hạn như cơ
cấu chi phí vật tư đầu vào của nhóm hộ sản xuất theo VietGAP chỉ chiếm 32,89%,
trong khi sản xuất theo quy trình thông thường chiếm tới 35,71% và chi phí thuê công
lao động của nhóm hộ sản xuất theo VietGAP chiếm 41,12%, trong khi sản xuất theo
quy trình thông thường chiếm 35,71%.
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 14
Vấn đề chúng ta cần lưu ý trong bảng 1 cho chúng ta thấy chi phí cho khâu trung
gian rất lớn trong chuỗi giá trị sản xuất. Cụ thể chi phí trung gian (bao gồm cả chi phí
và lợi nhuận của kênh phân phối đến tay người tiêu dùng) chiếm khoảng 41% đối với
quy trình sản xuất thông thường và 50% đối với quy trình sản xuất VietGAP trong
chuỗi giá trị.
Bảng 3: Các thông số điều tra và phân tích kết quả sản xuất, tiêu thụ
rau ăn quả (quy mô sản xuất 1ha/vụ, 3 – 4 tháng/vụ)
TT Nội dung ĐVT
Ký hiệu - Cách
tính
Kết quả
SX thông
thường
SX
VietGAP
I Chỉ tiêu phản ánh kết quả:
1 Tổng giá trị sản xuất Đồng GO 240.000.000 360.000.000
2 Chi phí trung gian Đồng IC 56.000.000 60.800.000
3
Giá trị gia tăng (lợi
nhuận của nông hộ)
Đồng VA = GO-IC 184.000.000 299.200.000
II Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
1 Tỷ suất hàng hóa % = VA/GO 76,67 83,11
2
Tỷ lệ lợi nhuận trên
chi phí
% =VA/IC 328,57 492,11
3 Năng suất lao động Đồng =GO/LĐ (công) 436.364 514.286
4 Hiệu quả sử dụng đất Đồng =GO/ha 240.000.000 360.000.000
5 Hiệu quả sử dụng vốn Lần = GO/IC 4,29 5,92
III Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí
1
Chi phí trên đơn vị
diện tích
Đồng =IC/ha 56.000.000 60.800.000
Nguồn: Tính toán phân tích từ kết quả điều tra tháng 12/2014.
Qua kết quả phân tích cho chúng ta thấy các thông số về hiệu quả sản xuất, kinh
doanh và tiêu thụ trong chuỗi sản xuất, cụ thể như sau:
 Tổng giá trị sản xuất (Go): Là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất (giá trị của
những sản phẩm vật chất và dịch vụ) của toàn bộ chuỗi sản xuất phân phối
trong một vụ sản xuất. Tổng giá trị sản xuất trung bình theo kết quả điều tra là
240 triệu đồng đối với sản xuất thông thường và 360 triêu đồng đối với sản
xuất áp dụng quy trình sản xuất VietGAP.
 Hiệu quả trồng dưa leo: Số liệu bảng 3 cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn thu được
trên chi phí sản xuất của sản phẩm cao nhất đối với các hộ sản xuất theo
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 15
VietGAP 5,92 trong khi các hộ sản xuất theo quy trình thông thường chỉ đạt
4,29.
 Tỷ suất hàng hóa đối với các hộ sản xuất lần lược là 76,67% (rau thông thường)
và 83,11% (rau theo QT VietGAP) cho chúng ta thấy các hộ dân trong việc
tiếp cận thị trường một cách chủ động để tạo ra lợi nhuận, như vậy người sản
xuất ít phụ thuộc vào biến động của thị trường tiêu dùng.
 Hiệu quả sử dụng đất của việc canh tác cũng đạt khá cao, ngoài ra năng suất lao
động đối với việc sản xuất rau cũng là điều cho thấy hiệu quả trong sản xuất.
Đây là một trong những yếu tố cho thấy tính khả thi trong việc sản xuất rau
nói chung.
 Ngoài các chỉ tiêu phân tích trên, theo kết quả điều tra những yếu tố như thị
trường và tình hình nguyên vật liệu đầu vào trong sản xuất cũng cho thấy
chúng ta có khả năng phát triển và cạnh tranh trên thị trường. Các nguồn
nguyên vật liệu đáp ứng cho việc sản xuất đều thuận lợi và hiện có tại địa
phương.
 Phân tích chi phí và hiệu quả trong quá trình sản xuất rau cải.
Bảng 4: Phân tích chi phí bình quân sản xuất, phân phối tính trên
10.000m2
/vụ
STT CHỈ TIÊU
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
SX thông
thường
SX theo TC
VietGAP
I Tổng chi phí 34.660.000 34.850.000
1 Giống 660.000 600.000
2 Vật tư (bao gồm cả khấu hao nhà lưới) 5.000.000 5.000.000
3 Phân chuồng 2.500.000 -
4 Phân vi sinh - 2.000.000
5 Lân 1.200.000 1.200.000
6 NPK 20-20-15 3.200.000 3.000.000
7 Thuốc BVTV 1.100.000 1.050.000
8 Công chăm sóc, thu hoạch 21.000.000 22.000.000
9 Năng suất dự kiến 18.000 19.000
10 Giá bán cho thương lái 3.200 3.200
11 Giá thành sản xuất (đồng/kg) 1.926 1.834
II
Thu nhập trung gian (thương lái,
phân phối,…)
50.400.000 53.200.000
1 Chi phí của thương lái 57.600.000 60.800.000
2 Doanh thu của thương lái 108.000.000 114.000.000
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 16
Nguồn: Kết quả, tính toán phân tích từ kết quả điều tra tháng 12/2014.
Bảng 5: Cơ cấu chi phí xuất rau của nông hộ
STT Chỉ tiêu
Bình quân chung (%)
SX thông thường
SX theo TC
VietGAP
1 Giống 1,90 1,72
2 Vật tư 14,43 14,35
3 Phân chuồng 7,21 -
4 Phân vi sinh - 5,74
5 Lân 3,46 3,44
6 NPK 20-20-15 9,23 8,61
7 Thuốc BVTV 3,17 3,01
8 Công chăm sóc, thu hoạch 60,59 63,13
Nguồn: Tính toán phân tích từ kết quả điều tra tháng 12/2014.
Về thuốc BVTV: có sự khác nhau về chi phí thuốc BVTV giữa các hộ sản xuất
theo VietGAP và sản xuất theo quy trình bình thường. Sở dĩ có sự khác nhau giữa sản
xuất theo VietGAP và quy trình bình thường là do sản xuất theo quy trình bình thường
khả năng phát hiện sâu bệnh hại của nông dân hạn chế, nông dân phun thuốc sâu và
thuốc bệnh theo định kỳ mà không quan tâm đến mức độ hại của sâu bệnh, chính vì
thế mà số lần phun nhiều hơn, 1 lần phun họ phối hợp nhiều thuốc hơn.
Giữa những hộ sản xuất theo VietGAP và sản xuất thông thường cũng có chi phí
khác nhau về công lao động. Sự chênh lệch về chi phí này chủ yếu là công chăm sóc,
làm cỏ xung quanh bờ, dọn vệ sinh quanh khu vực sản xuất theo quy trình VietGAP
tốn công hơn so với sản xuất thông thường.
Về năng suất: Giữa các hộ sản xuất theo VietGAP và theo quy trình bình thường,
mặc dù chi phí cho sản xuất khác nhau nhưng không phải chi phí cao mà thu được
năng suất cao. Số liệu ở bảng trên cho thấy năng suất của các hộ sản xuất theo
VietGAP đạt 19 tấn/ha hơn hẳn so với các hộ sản xuất theo quy trình bình thường 18
tấn/ha.
Như vậy: sản xuất rau nói chung và sản xuất rau ăn lá nói riêng nếu áp dụng đúng
quy trình và có sự quản lý giám sát chặt chẽ cây sẽ cho năng suất cao với mức chi phí
thấp. Và chính sự khác nhau về chi phí và năng suất thu được nên giá thành sản phẩm
của các loại hình sản xuất khác nhau rất khác nhau.
Số liệu bảng trên cho thấy: Cơ cấu chi phí vật tư đầu vào: sản xuất theo VietGAP
có sự chênh lệch giữa nhóm hộ sản xuất theo quy trình thông thường. Chẳng hạn như
cơ cấu chi phí vật tư đầu vào của nhóm hộ sản xuất theo VietGAP chỉ chiếm 14,35%,
trong khi sản xuất theo quy trình thông thường chiếm tới 14,43% và chi phí thuê công
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 17
lao động của nhóm hộ sản xuất theo VietGAP chiếm 63,13%, trong khi sản xuất theo
quy trình thông thường chiếm 60,59%.
Vấn đề chúng ta cần lưu ý trong bảng trên cho chúng ta thấy chi phí cho khâu
trung gian rất lớn trong chuỗi giá trị sản xuất. Cụ thể chi phí trung gian (bao gồm cả
chi phí và lợi nhuận của kênh phân phối đến tay người tiêu dùng) chiếm khoảng
46,67% đối với quy trình sản xuất thông thường và 84% đối với quy trình sản xuất
VietGAP trong chuỗi giá trị.
Bảng 6: Các thông số điều tra và phân tích kết quả sản xuất, tiêu thụ
rau ăn lá (quy mô sản xuất 1ha/vụ, 1 – 2 tháng/vụ)
TT Nội dung ĐVT
Ký hiệu -
Cách tính
Kết quả
SX thông
thường
SX
VietGAP
I Chỉ tiêu phản ánh kết quả:
1 Tổng giá trị sản xuất Đồng GO 57.600.000 60.800.000
2 Chi phí trung gian Đồng IC 34.660.000 34.850.000
3
Giá trị gia tăng (lợi nhuận
của nông hộ)
Đồng
VA = GO-
IC
22.940.000 25.950.000
II Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
1 Tỷ suất hàng hóa % = VA/GO 39,83 42,68
2 Tỷ lệ lợi nhuận trên chi phí % =VA/IC 66,19 74,46
3 Năng suất lao động Đồng
=GO/LĐ
(công)
205.714 217.143
4 Hiệu quả sử dụng đất Đồng =GO/ha 57.600.000 60.800.000
5 Hiệu quả sử dụng vốn Lần = GO/IC 1,66 1,74
III
Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
sử dụng chi phí
Chi phí trên đơn vị diện tích Đồng =IC/ha 34.660.000 34.850.000
Nguồn: Tính toán phân tích từ kết quả điều tra tháng 12/2014.
Qua kết quả phân tích cho chúng ta thấy các thông số về hiệu quả sản xuất, kinh
doanh và tiêu thụ rau cải trong chuỗi sản xuất, cụ thể như sau:
 Tổng giá trị sản xuất (Go): Là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất (giá trị của
những sản phẩm vật chất và dịch vụ) của toàn bộ chuỗi sản xuất phân phối
trong một vụ sản xuất. Tổng giá trị sản xuất trung bình theo kết quả điều tra là
57,6 triệu đồng đối với sản xuất thông thường và 60,8 triêu đồng đối với sản
xuất áp dụng quy trình sản xuất VietGAP.
 Hiệu quả sản xuất: Số liệu bảng 2.3 cho thấy, tỷ lệ lợi nhuận thu được trên chi
phí sản xuất của sản phẩm cao nhất đối với các hộ sản xuất theo VietGAP
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 18
74,46%, trong khi các hộ sản xuất theo quy trình thông thường chỉ đạt
66,19%.
 Tỷ suất hàng hóa đối với các hộ sản xuất lần lược là 39,83% (rau thông thường)
và 42,68% (rau theo QT VietGAP) cho chúng ta thấy hạn chê rất lớn của các
hộ dân trong việc tiếp cận thị trường để chủ động tạo ra lợi nhuận, như vậy
người sản xuất vẫn phụ thuộc nhiều vào thương lái và các kênh tiêu thụ trung
gian tới tay người tiêu dùng.
 Hiệu quả sử dụng đất của việc canh tác cũng đạt khá cao, ngoài ra năng suất lao
động đối với việc sản xuất rau cũng là điều cho thấy hiệu quả trong sản xuất.
Đây là một trong những yếu tố cho thấy tính khả thi trong việc sản xuất rau
nói chung.
 Ngoài các chỉ tiêu phân tích trên, theo kết quả điều tra những yếu tố như thị
trường và tình hình nguyên vật liệu đầu vào trong sản xuất cũng cho thấy
chúng ta có khả năng phát triển và cạnh tranh trên thị trường. Các nguồn
nguyên vật liệu đáp ứng cho việc sản xuất đều thuận lợi và hiện có tại địa
phương.
 Phân tích chi phí và hiệu quả trong quá trình sản xuất cà tím.
Bảng 7: Phân tích chi phí bình quân sản xuất rau cà tím, phân phối
tính trên 10.000m2
/vụ
STT CHỈ TIÊU
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
SX thông
thường
SX theo TC
VietGAP
I Tổng chi phí 48.550.000 49.550.000
1 Giống 750.000 750.000
2
Vật tư (bao gồm cả khấu hao nhà
lưới).
3.400.000 3.400.000
3 Phân chuồng 1.500.000 -
4 Phân vi sinh - 2.000.000
5 Lân, phân hóa học các loại 6.000.000 6.000.000
6 Làm đất 900.000 900.000
7 Thuốc BVTV 1.000.000 500.000
8 Công chăm sóc, thu hoạch 35.000.000 36.000.000
9 Năng suất dự kiến 35.000 35.000
10 Giá bán cho thương lái 5.000 5.000
11 Giá thành sản xuất (đồng/kg) 1.387 1.416
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 19
STT CHỈ TIÊU
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
SX thông
thường
SX theo TC
VietGAP
II
Thu nhập trung gian (thương lái,
phân phối,…)
245.000.000 455.000.000
1 Chi phí của thương lái 175.000.000 175.000.000
2 Doanh thu của thương lái 420.000.000 630.000.000
Nguồn: Kết quả, tính toán phân tích từ kết quả điều tra tháng 12/2014.
Bảng 8: Cơ cấu chi phí xuất của nông hộ
STT Chỉ tiêu
Bình quân chung (%)
SX thông
thường
SX theo TC
VietGAP
1 Giống 1,54 1,51
2 Vật tư 7,00 6,86
3 Phân chuồng 3,09 -
4 Phân vi sinh - 4,04
5 Lân 12,36 12,11
6 NPK 20-20-15 1,85 1,82
7 Thuốc BVTV 2,06 1,01
8 Công chăm sóc, thu hoạch 72,09 72,65
Nguồn: Tính toán phân tích từ kết quả điều tra tháng 12/2014.
Về thuốc BVTV: có sự khác nhau về chi phí thuốc BVTV giữa các hộ sản xuất
theo VietGAP và sản xuất theo quy trình bình thường. Sở dĩ có sự khác nhau giữa sản
xuất theo VietGAP và quy trình bình thường là do sản xuất theo quy trình bình thường
khả năng phát hiện sâu bệnh hại của nông dân hạn chế, nông dân phun thuốc sâu và
thuốc bệnh theo định kỳ mà không quan tâm đến mức độ hại của sâu bệnh, chính vì
thế mà số lần phun nhiều hơn, 1 lần phun họ phối hợp nhiều thuốc hơn.
Giữa những hộ sản xuất theo VietGAP và sản xuất thông thường cũng có chi phí
khác nhau về công lao động. Sự chênh lệch về chi phí này chủ yếu là công chăm sóc,
dọn vệ sinh quanh khu vực sản xuất theo quy trình VietGAP tốn công hơn so với sản
xuất thông thường.
Về năng suất: Giữa các hộ sản xuất theo VietGAP và theo quy trình bình thường,
mặc dù chi phí cho sản xuất khác nhau nhưng cho thấy năng suất tương đương nhau 35
tấn/ha.
Số liệu bảng trên cho thấy: Cơ cấu chi phí vật tư đầu vào: sản xuất theo VietGAP
có sự chênh lệch giữa nhóm hộ sản xuất theo quy trình thông thường. Chẳng hạn như
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 20
cơ cấu chi phí vật tư đầu vào của nhóm hộ sản xuất theo VietGAP chỉ chiếm 27,35%,
trong khi sản xuất theo quy trình thông thường chiếm tới 27,91% và chi phí thuê công
lao động của nhóm hộ sản xuất theo VietGAP chiếm 72,65%, trong khi sản xuất theo
quy trình thông thường chiếm 72%.
Vấn đề chúng ta cần lưu ý trong bảng trên cho chúng ta thấy chi phí cho khâu
trung gian rất lớn trong chuỗi giá trị sản xuất. Cụ thể chi phí trung gian (bao gồm cả
chi phí và lợi nhuận của kênh phân phối đến tay người tiêu dùng) chiếm khoảng 58,3%
đối với quy trình sản xuất thông thường và 72,2% đối với quy trình sản xuất VietGAP
trong chuỗi giá trị.
Bảng 9: Các thông số điều tra và phân tích kết quả sản xuất rau ăn củ,
tiêu thụ (quy mô sản xuất 1ha/vụ)
TT Nội dung ĐVT
Ký hiệu -
Cách tính
Kết quả
SX thông
thường
SX
VietGAP
I
Chỉ tiêu phản ánh kết
quả:
1 Tổng giá trị sản xuất Đồng GO 175.000.000 175.000.000
2 Chi phí trung gian Đồng IC 48.550.000 49.550.000
3
Giá trị gia tăng (lợi nhuận
của nông hộ)
Đồng VA = GO-IC 126.450.000 125.450.000
II
Chỉ tiêu phản ánh hiệu
quả
1 Tỷ suất hàng hóa % = VA/GO 72,26 71,69
2
Tỷ lệ lợi nhuận trên chi
phí
% =VA/IC 260,45 253,18
3 Năng suất lao động Đồng
=GO/LĐ
(công)
448.718 437.500
4 Hiệu quả sử dụng đất Đồng =GO/ha 175.000.000 175.000.000
5 Hiệu quả sử dụng vốn Lần = GO/IC 3,60 3,53
III
Chỉ tiêu phản ánh hiệu
quả sử dụng chi phí
Chi phí trên đơn vị diện
tích
Đồng =IC/ha 48.550.000 49.550.000
Nguồn: Tính toán phân tích từ kết quả điều tra tháng 12/2014.
Qua kết quả phân tích cho chúng ta thấy các thông số về hiệu quả sản xuất, kinh
doanh và tiêu thụ trong chuỗi sản xuất, cụ thể như sau:
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 21
 Tổng giá trị sản xuất (Go): Là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất (giá trị của
những sản phẩm vật chất và dịch vụ) của toàn bộ chuỗi sản xuất phân phối
trong một vụ sản xuất. Tổng giá trị sản xuất trung bình theo kết quả điều tra là
175 triệu đồng đối với sản xuất thông thường và sản xuất áp dụng quy trình
sản xuất VietGAP.
 Hiệu quả sản xuất: Số liệu cho thấy, tỷ lệ lợi nhuận thu được trên chi phí sản
xuất của sản phẩm cao nhất đối với các hộ sản xuất theo VietGAP 253%,
trong khi các hộ sản xuất theo quy trình thông thường chỉ đạt 260%.
 Tỷ suất hàng hóa đối với các hộ sản xuất lần lược là 72,26% (rau thông thường)
và 71,69% (rau theo QT VietGAP) cho chúng ta thấy lợi thế trong sản xuất
của các hộ dân trong việc tiếp cận thị trường để chủ động tạo ra lợi nhuận.
 Hiệu quả sử dụng đất của việc canh tác cũng đạt khá cao, ngoài ra năng suất lao
động đối với việc sản xuất rau cũng là điều cho thấy hiệu quả trong sản xuất.
Đây là một trong những yếu tố cho thấy tính khả thi trong việc sản xuất rau
nói chung.
 Ngoài các chỉ tiêu phân tích trên, theo kết quả điều tra những yếu tố như thị
trường và tình hình nguyên vật liệu đầu vào trong sản xuất cũng cho thấy
chúng ta có khả năng phát triển và cạnh tranh trên thị trường. Các nguồn
nguyên vật liệu đáp ứng cho việc sản xuất đều thuận lợi và hiện có tại địa
phương.
 Theo kết quả điều tra cho thấy, thị trường tiêu thụ rau các loại trên địa bàn
tương đối thuận lợi, thương lái am hiểu mùa vụ của các hộ sản xuất và thu
mua sản phẩm của nông hộ tại vườn rất thuận lợi.
 Đánh giá nhu cầu thị trường rau xanh.
Căn cứ dự báo dân số đã trình bày ở phần trên; căn cứ định mức dinh dưỡng dành
cho người Việt Nam của Viện Dinh dưỡng Bộ Y tế (trong đó có xác định số lượng
lương thực - thực phẩm chính tiêu thụ bình quân cho một người trong năm), tiến hành
tính toán nhu cầu rau thực phẩm tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2015
và 2020 như sau:
HẠNG MỤC
Năm 2015 Năm 2020
Định mức
(kg/người/năm)
Nhu cầu
(tấn/năm)
Định mức
(kg/người/năm)
Nhu cầu
(tấn/năm)
2. Rau thực phẩm 90,0 144.000 100,0 200.000
Với nhu cầu trên, trong khi hiện này trên địa bàn tỉnh mới chỉ sản xuất được
khoảng 107 ngàn tấn. Như vậy đến năm 2020 chúng ta mới chỉ đáp ứng được khoảng
50% nhu cầu của tỉnh.
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 22
Theo quy hoạch phát triển nông - lâm - ngư nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm
2020 theo Quyết định phê duyệt số 4164/QĐ-UBND ngày 24/12/2010 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bình Dương. Thì Rau thực phẩm: đây là cây trồng quan trọng xếp sau
cao su và phải được ưu tiên đầu tư sản xuất rau an toàn, ứng dụng công nghệ cao vào
sản xuất rau thực phẩm. Đây chính là nhiệm vụ của sản xuất nông nghiệp nhằm đảm
bảo rau an toàn tươi sống cung cấp cho thị trường tỉnh Bình Dương và TP. Hồ Chí
Minh.
Trên cơ sở cân đối đất lúa và đất cây hàng năm khác, căn cứ khả năng tưới của
các công trình thủy lợi, ngành nông nghiệp dự kiến bố trí khoảng 2.000 đất chuyên
trồng rau an toàn; trong đó, thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên là 1.000 ha (ở
các xã Thái Hòa, Thạnh Phước – TX. Tân Uyên và Lạc An, Thường Tân, Tân Mỹ
thuộc huyện Bắc Tân Uyên và một phần thuộc khu vực suối Cái). Huyện Phú Giáo
500ha (thuộc các xã An Linh, Phước hòa, Phước Sang, An Thái, An Bình). Huyện Bàu
Bàng 300 (ha thuộc các xã Long Nguyên, Cây Trường II). Huyện Dầu Tiếng 200 ha
(các xã An Lập, Thanh Tuyền, Thanh An).
Như vậy cho thấy tầm quan trọng của ngành hàng rau được quan tâm đúng mức
trong thời gian tới của tỉnh và đồng thời đây cũng phù hợp với một nền nông nghiệp
đô thị.
 Kết luận.
Tùy từng điều kiện cụ thể như thị trường và mùa vụ để lựa chọn từng đối tượng
rau để sản xuất. Việc sản xuất rau cho thấy hầu hết các loại rau đều mang lại lợi nhuận
và có tính khả thi cao trong sản xuất. Trong đó rau ăn quả và ăn củ cho lợi nhuận cao
nhất. Nhưng trong giai đoạn đầu của dự án, chúng ta nên sản xuất các đối tượng sau:
 Nhà màng (lưới) sản xuất rau ăn lá trên giá thể và trên đất.
 Nhà màng sản xuất rau ăn lá thủy canh.
 Nhà màng sản xuất dưa leo trên giá thể.
 Nhà màng sản xuất dưa lưới trên giá thể.
B. Hoa lan.
 Tình hình sản xuất.
Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh Bình Dương thì giá trị sản xuất rau
hoa, cây cảnh của tỉnh tăng ổn định trong giai đoạn 2010 – 2013. Nếu như năm 2010
giá trị chỉ đạt 407,6 tỷ đồng, thì đến năm 2013 giá trị đã đạt 429,1 tỷ đồng, với tốc độ
tăng trường bình quan về giá trị sản xuất là 0,57%/năm giai đoạn 2010 – 2013.
Trong những năm gần đây, việc sản xuất hoa cây cảnh đã phát triển mạnh ở nông
hộ trong tỉnh, đặc biệt là hoa lan. Theo số liệu của Hội Sinh vật cảnh tỉnh có 7/7 tổ
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 23
chức hội cấp huyện, thị, thành phố; 31 tổ chức hội cấp xã, phường và 7 CLB chuyên
ngành, tổng số hội viên (HV) là 921 người, trong đó chỉ tính riêng TP. Thủ Dầu Một
đã có hơn 200 hội viên.
 Kết quả Điều tra khảo sát các mô hình trồng và tiêu thụ hoa lan hiện nay trên địa
bàn tỉnh.
 Theo kết quả điều tra, tình hình trồng lan tại Bình Dương bước đầu đã hình
thành liên kết sản xuất để tiêu thụ sản phẩm hoa lan cho thị trường. Đây là một
tín vui cho thấy người dân đã bước đầu liên kết với nhau tạo ra một lượng hàng
hóa đủ lớn để cung cấp cho thị trường theo hợp đồng.
 Độ ổn định của giá cả: Hầu hết các hộ điều tra 92% số hộ đều cho thấy thị
trường lan cho dù có biến động nhưng cơ bản là không đáng kể, người dân luôn
yên tâm để sản xuất và đạt hiệu quả.
 Các giống lan hiện nay được trồng ở tỉnh khá phong phú, nhưng chúng ta có thể
chia làm 2 loại chính là Lan giỏ và Lan cắt cành. Ưu và nhược điểm của 2 loại
lan trên là trồng Lan giỏ thì giá cả ổn định và cho thu nhập cao hơn, nhưng đòi
hỏi tay nghề của người trồng và vốn đầu tư ban đầu lớn. Còn trồng Lan cắt cành
thì dẽ trồng, thời gian thu hồi vốn ngắn hơn nhưng lại cho thu nhập thấp hơn
trồng lan giỏ.
 Nguyên vật liệu và giá thể trồng Lan: hẩu hết người trồng hoa lan đều phải mua
nguyên vật liệu ở ngoài tỉnh như: vỏ đậu phộng (Lan cắt cành), xơ dừa, than
…(Lan giỏ). Và các nguyên vật liệu này hiện nay đều được bán tại các điểm
bán vật tư nông nghiệp nên rất thuận tiện.
 Các loại lan trồng phổ biến, nguồn cung cấp giống cho các nhà trồng lan hiện nay.
 Các loại lan trồng phổ biến:
 Lan cắt cành: Nhóm Lan MOKARA và Dendrobium. Trong đó nhóm
Mokara đang được ưa chuộng do dễ trồng và thi trường tiêu thụ còn
đang rất lớn.
 Lan giỏ (giỏ hoặc chậu): hầu hết các loại Lan, kể cả nhóm lan cắt cành
đều được trồng trong chậu hoặc giỏ để bán.
 Nguồn cung cấp giống cho các nhà trồng lan trên địa bàn tỉnh: Chủ yếu giống
được mua tại TP. Hồ Chí Minh, một số hộ nhập giống từ nước ngoài. Theo kết
quả điều tra thì nhu cầu giống tốt, đều, không bị sốc khi mang về trồng và năng
suất là một trong những vấn đề nóng hiện nay của người trồng hoa lan.
 Công nghệ trồng lan hiện nay và đánh giá khả năng phù hợp, cũng như những bất
cập để đưa ra mô hình công nghệ trồng lan.
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 24
 Lan cắt cành: Hầu hết các hộ đều xây dựng nhà lưới thoáng mát với chiều cao
trung bình từ 3,5 - 3,8 m. Loại lưới dùng để che phủ được dùng lưới nhập từ
Thái Lan về loại có độ che mát là 50%. Nhóm lan cắt cành được trồng thành
luống, chiều ngang luống rộng từ 0,8 - 1,2 m để trồng từ 2 - 3 hàng, một số nơi
có thể tăng lên 4 hàng với luống 1,2 m. Luống được xây xung quanh bằng gạch
ống, khoảng 3 hàng tinh từ mặt đất lên. Bên hông luống có lỗ thoát nước bằng
cách để lỗ hổng không xây gạch. Giá thể trồng là vỏ đậu phộng khô với độ dày
khoảng 10 -15 cm. Đầu luống có đóng cọc bằng cây gỗ hoặc cây betông, có nơi
dùng ống nhựa cấp nước để cột chặt các cây tầm vông theo 2 - 3 hàng dọc theo
luống. Các cây lan giống được trồng dọc theo luống và được cột chặt vào các
cây tầm vông đã được đặt sẵn theo luống.
 Lan giỏ và lan chậu: Thường lan giỏ thì ngoài nhà lưới như trên, người trồng có
làm kệ trồng cao khoảng 50 – 60 cm so với mặt đất, Lan chậu thì người trồng
sử dụng chậu để trồng luôn dưới nền nhà lưới.
 Đánh giá sự phù hợp và bất cập trong công nghệ trồng lan của người dân trong
tỉnh.
 Phù hợp: Với kết cấu nhà lưới như hiện nay đáp ứng được yêu cầu trồng
lan, tùy theo vật liệu xây dựng kiên cố hay không kiên cố tùy thuộc vào tình
hình thực tế của từng hộ trồng. Chi phí đầu tư ban đầu vừa phải nên có thể
áp dụng trên diện rộng.
 Bất cập: Đa số các hộ trồng lan chưa đầu tư bồ xử lý pH nước đây là khâu
quan trọng quyết định đến sinh trưởng và phát triển của hoa lan, nên rủi ro
của các hộ sẽ rất lớn nếu nguồn nước không ổn định độ pH. Ngoài ra hầu
hết các hộ đều chăm sóc bón phân theo kinh nghiệm và thủ công hoặc bán
thủ công, nên việc bón phân chủ yếu là do kinh nghiệm mà chưa có máy
móc thiết bị để kiểm tra, từ đó đưa ra công thức bón phân tối ưu nhất.
 Quy trình công nghệ chế biến giá thể hiện nay của người trồng lan:
 Chế biến vỏ đậu phộng: Sở dĩ người dùng sử dụng vỏ đậu phộng để trồng lan vì
có giá thành rẻ, vỏ ít thấm nước và giữ được độ ẩm phù hợp với trồng lan.
Ngoài ra vỏ đậu phộng lâu phân hủy nên người dùng ưa chuộng. Việc sử lý vỏ
đậu phộng khá đơn giản, thường người dân chỉ phun thuốc xử lý nấm là dùng
để trồng lan.
 Chế biến xơ dừa:
 Mụn xơ dừa, nhất là loại mụn xơ dừa tươi có chứa hàm lượng lignin cao.
Nếu sử dụng trực tiếp có thể gây ngộ độc cho cây trồng. Để trồng được trên
mụn dừa tươi thì người trồng lan thường phải tiến hành xả chất chát hay
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 25
còn gọi là lignin. Quá trình này nếu xảy ra trong tự nhiên thì thời gian rất
lâu (khoảng 12- 24 tháng). Do đó ngoài biện pháp sử dụng chế phẩm vi sinh
để xử lý, một biện pháp rất đơn giản mà người trồng lan áp dụng là dùng
vôi thông thường với tỷ lệ cứ 5 kg vôi pha với 200 lít nước sạch, mụn xơ
dùa được đưa vào và ngâm liên tục trong nước vôi. Thời gian ngâm là từ 5
– 7 ngày sau đó xả nước chát màu đen ra khỏi bể chứa và đưa nước sạch
vào xử lý từ 2 -3 lần. Khi đó là có thể đem ra sử dụng khử trùng và ủ.
 Xử lý khử trùng và ủ giá thể: sau khi giá thể đem ra khỏi bể xử lý (đạc sạch
vôi) đem ủ với chế phẩm sinh học BIMA (có chứa nấm đối
kháng Trichoderma) để thúc đẩy quá trình tiêu diệt các nấm gây hại cho cây
trồng vừa thúc đẩy quá trình ủ hoai của giá thể mụn xơ dừa. Tỷ lệ phối trộn
cứ 1 tấn xơ dừa sau xử lý trộn với 3 – 4kg BIMA, giữ cho độ ẩm của đống
ủ từ 50 – 60%. Bổ sung thêm từ 20 – 30 kg super lân trộn đều với 1 tấn xơ
dừa. Tạo độ ẩm đống ủ bằng cách pha 1 kg ure với 100 lít nước và tưới đều
vào đống ủ cho đạt đến độ ẩm 50 – 60%. Đảo trộn và đậy bạt, sau 4–5
ngày, nhiệt độ đống ủ sẽ tăng lên, đạt khoảng 600
C. Sau 7 ngày sẽ tiến hành
đảo trộn. Sau 25 – 30 ngày, đảo lại 1 lần, phun nước để đảm bảo độ ẩm 50–
55%. Sau thời gian từ 40 – 60 ngày có thể đem ra sử dụng. Giá thể sau khi
xử lý được trộn thêm với các loại phân hữu cơ, phân NPK, urê, super lân,
kali.
 Phân tích hiệu quả trong quá trình sản xuất.
Bảng 10: Phân tích chi phí sản xuất hoa lan cắt cành (Mokara) tính trên 10.000
m2
/năm
STT CHỈ TIÊU
Thông số
trung bình
KẾT QUẢ
ĐIỀU TRA
I Tổng chi phí 57.580.000
1 Phân bón lá 521 lít 5.200.000
2 Thuốc trừ sâu 5,2 lít 2.080.000
3 Thuốc trừ bệnh 10 kg 1.500.000
4 Khấu hao nhà lưới 12.000.000
5 Công chăm sóc 200 công 29.000.000
6 Công phun thuốc 26 công 4.680.000
7 Công thu hoạch 26 công 3.120.000
8 Năng suất dự kiến Cành/năm 17.500
9 Giá bán cho thương lái 5.000
10 Giá thành sản xuất (đồng/cành) 3.290
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 26
STT CHỈ TIÊU
Thông số
trung bình
KẾT QUẢ
ĐIỀU TRA
II
Thu nhập trung gian (thương lái,
phân phối,…)
122.500.000
1 Chi phí của thương lái 87.500.000
2 Doanh thu của thương lái 210.000.000
Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra, tháng 12/2014.
Bảng 11: Cơ cấu chi phí xuất của nông hộ
STT Chỉ tiêu
Bình quân chung
(%)
1 Phân bón lá 11,22
2 Thuốc trừ sâu 4,49
3 Thuốc trừ bệnh 3,24
4 Công chăm sóc 62,55
5 Công phun thuốc 10,09
6 Công thu hoạch 8,41
Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra, tháng 12/2014.
Như vậy đối với việc trồng hoa lan thì cơ cấu cho công lao động chiếm tỷ trọng
lớn đạt khoảng 81% tổng chi phí sản xuất của người dân.
Bảng 12: Các thông số điều tra và phân tích trồng lan của nông hộ cho
1.000m2
/năm
STT Nội dung ĐVT
Ký hiệu - Cách
tính
Kết quả
I Chỉ tiêu phản ánh kết quả:
1 Tổng giá trị sản xuất Đồng GO 87.500.000
2 Chi phí trung gian Đồng IC 57.580.000
3
Giá trị gia tăng (lợi nhuận
của nông hộ)
Đồng VA = GO-IC 29.920.000
II Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
1 Tỷ suất hàng hóa % = VA/GO 34,19
2 Tỷ lệ lợi nhuận trên chi phí % =VA/IC 51,96
3 Năng suất lao động Đồng =GO/LĐ (công) 347.222
4 Hiệu quả sử dụng đất Đồng =GO/ha 87.500.000
5 Hiệu quả sử dụng vốn Lần = GO/IC 1,52
III Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí
Chi phí trên đơn vị diện tích Đồng =IC/ha 57.580.000
Qua kết quả phân tích cho chúng ta thấy các thông số về hiệu quả sản xuất, kinh
doanh và tiêu thụ trong chuỗi sản xuất, cụ thể như sau:
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 27
 Tổng giá trị sản xuất (Go): Là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất (giá trị của
những sản phẩm vật chất và dịch vụ) của toàn bộ chuỗi sản xuất phân phối
trong một vụ sản xuất. Tổng giá trị sản xuất trung bình theo kết quả điều tra là
87,5 triệu đồng.
 Hiệu quả sản xuất: Số liệu cho thấy, tỷ lệ lợi nhuận thu được trên chi phí sản
xuất của sản phẩm là 88,74%.
 Tỷ suất hàng hóa đối với các hộ sản xuất là 47,02% (cho chúng ta thấy lợi thế
trong sản xuất của các hộ dân trong việc tiếp cận thị trường để chủ động tạo ra
lợi nhuận.
 Hiệu quả sử dụng đất của việc canh tác cũng đạt khá cao, ngoài ra năng suất lao
động đối với việc sản xuất rau cũng là điều cho thấy hiệu quả trong sản xuất.
Đây là một trong những yếu tố cho thấy tính khả thi trong việc sản xuất.
 Ngoài các chỉ tiêu phân tích trên, theo kết quả điều tra những yếu tố như thị
trường và tình hình nguyên vật liệu đầu vào trong sản xuất cũng cho thấy chúng
ta có khả năng phát triển và cạnh tranh trên thị trường.
 Kết quả khảo sát giá thành sản xuất giống lan nuôi cấy mô các loại tại một số cơ
sở sản xuất tại Huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh.
Bảng 13: Giá thành sản xuất giống lan nuôi cấy mô các loại
STT Nội dung
Chi phí trung bình cho
việc sản xuất ra 1 cây
giống (đồng)
I Công đoạn nuôi cấy mô (đến 5cm) 2.450
1 Hóa chất và vật tư 150
2 Khấu hao thiết bị 500
3 Điện năng 1.300
4 Công 500
II Công đoạn dưỡng cây (đến 25-30cm) 11.000
1 Phân bón 2.000
2 Khấu hao nhà lưới 1.000
3 Chi phí tưới 3.000
4 Công chăm sóc 5.000
Giá thành 13.450
Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra, tháng 12/2014.
Như vậy với giá thành sản xuất, trung bình là 13.450 đồng/cây giống, trong khi giá
bán giao động từ 20.000 đồng – 40.000 đồng/cây, tùy từng loại lan (Hồ Điệp là 20.000
đồng/cây giống và Mokara là 40.000 đồng/cây giống). Cho thấy việc sản xuất giống
lan mang lại lợi nhuận cao cho người sản xuất. Nếu chúng ta sản xuất trong tỉnh thì sự
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 28
cạnh tranh là khả thi, do chúng ta không tốn chi phí vận chuyển nhiều như các hộ dân
phải mua từ TP. Hồ Chí Minh, đồng thời hạn chế được việc cây bị sốc, do lan khi vận
chuyển xa cây dễ bị sốc, dẫn đến tỷ lệ chết nhiều.
Ngoài ra, theo điều tra của các cơ sở sản xuất giống hoa lan, thì có đến 92% tổng
số cơ sở cho rằng thị trường đầu ra khá thuận lợi. Đây cũng là yếu tố thuận lợi để
chúng ta xác định thị trường sản phẩm.
Ngoài ra, hầu hết các cơ sở nuôi cấy mô hoa lan hiện nay đều sử dụng công nghệ
chiếu sáng phòng nuôi cấy mô bằng đèn huỳnh quang, trong khi chi phí chiếu sáng cho
sản xuất cây giống bằng công nghệ nuôi cấy mô lớn, chiếm khoảng 53%. Trong khi
nếu dự án của chúng ta thực hiện sẽ áp dụng công nghệ đèn LED có thể giảm chi phí
khoảng 35% so với đèn huỳnh quang, trong khi độ rọi lại tăng lên cao hơn đèn huỳnh
quang 75%. Chính điều kiện này cho phép tăng quy mô sản xuất trên cùng diện tích
phòng. Cho thấy chúng ta hoàn hoàn có thể cạnh tranh về giá thành đối với sản xuất
giống hoa lan nuôi cấy mô.
Công nghệ chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang Công nghệ chiếu sáng bằng đèn Led
 Tình hình nguyên liệu giá thể của thị trường cung cấp cho người trồng lan.
Đối với người trồng hoa lan, chủ yếu là hoa lan cắt cành thì hầu hết người dân sử
dụng vỏ đậu phộng để làm giá thể trồng lan. Theo điều tra của các hộ trồng lan trên địa
bàn tỉnh Bình Dương cũng như tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy, có đến 93% các hộ cho
rằng nguồn nguyên liệu giá thể trồng lan là dồi dào và có thể mua dễ dàng. Nguồn
cung cấp chủ yếu là ở Tây Ninh.
Theo kết quả điều tra của chúng tôi thì hàng năm tỉnh Tây Ninh canh tác khoảng
20.000 ha đậu phộng, từ đó hàng năm cung cấp khoảng 7.000 – 10.000 tấn vỏ đậu
phộng cho thị trường trồng hoa lan (tương đương với việc trồng mới khoảng 70 – 80ha
hoa lan), với giá thành được bán tại TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương là khoảng 1.000
đồng/kg, được cho là rẻ nhất so với các địa phương khác, cụ thể như Long An, Đồng
Nai là 1.200 đồng/kg và miền Tây là 1.500 đồng/kg. Cho thấy lợi thế của Bình Dương
và TP. HCM trong việc giảm giá thành đầu tư cho giá thể trồng lan.
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 29
 Dự báo nhu cầu thị trường hoa lan trong tương lai.
Theo quy hoạch phát triển nông - lâm - ngư nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm
2020 theo Quyết định phê duyệt số 4164/QĐ-UBND ngày 24/12/2010 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bình Dương. Đã xác định rõ ngành hoa cây kiểng của tỉnh cần phát
triển, cụ thể như sau:
Hiện nay, ngành nông nghiệp Bình Dương đã bước đầu hình thành và phát triển
các vùng trồng hoa, cây cảnh ở thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân
Uyên với diện tích khoảng 100 ha.
Theo quy hoạch, đến năm 2020, Bình Dương sẽ trở thành thành phố loại I với
dân số dự báo khoảng 2,5 triệu người; một khi đô thị phát triển, mức sống dân cư sẽ
ngày càng tăng, nhu cầu tiêu thụ các loại hoa, cây cảnh sẽ ngày càng gia tăng. Do đó,
dự kiến, giai đoạn đến năm 2020 sẽ tăng nhanh diện tích trồng các loại hoa, cây cảnh,
đến năm 2020 vùng trồng hoa, cây cảnh sẽ có quy mô khoảng 700 ha; trong đó, vùng
nông nghiệp đô thị khoảng 500 ha; phân bố ở các khu vực ven suối Cái, ven sông Thị
Tính và các điểm du lịch như Thái Hòa, Bạch Đằng, Thạnh hội, Vĩnh Phú, Cầu
Ngang… (bình quân mỗi hộ từ 20 – 30m2
) và vùng nông nghiệp truyền thống khoảng
200 ha phân bố ở khu vực ven đô thị ven đường vành đai 5 và khu vực trung tâm các
huyện; (bình quân mỗi hộ 10 – 15m2
).
Bảng 14. Phân tích nhu cầu giống hoa lan hàng năm
STT Nội dung ĐVT
Số lượng
Năm 2014 2020
1 Diện tích trồng lan Ha 17 80
2 Mật độ trồng Cây 70.000 70.000
3 Tổng số cây Cây 1.190.000 5.600.000
4 Thời gian thay thế giống (lan cắt cành) Năm 7 7
5 Nhu cầu giống lan hàng năm Cây 170.000 800.000
Như vậy, hàng năm riêng nhu cầu hoa Lan của riêng tỉnh Bình Dương đến năm
2020 là rất lớn, trung bình khoảng 800.000 cây giống/năm đây cũng là điều kiện quan
trọng để chúng ta định hướng sản xuất giống hoa lan chất lượng cao trong thời gian
tới.
 Kết luận.
Tùy từng điều kiện cụ thể như trình độ tay nghề, thị trường,… để lựa chọn đối
tượng là hoa lan cắt cành hay hoa lan giỏ để sản xuất. Trong giai đoạn trước mắt chúng
tôi đề xuất chọn đối tượng là trồng hoa lan cắt cành để thực hiện vì thị trường rộng lớn
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 30
dễ tiêu thụ và dễ làm. Đồng thời sản xuất giống hoa lan từ nuôi cấy mô vì qua tính
toán trên cho thấy chúng ta có thể cạnh tranh và mang lại lợi nhuận, có tính khả thi cao
trong sản xuất. Trước mắt dự án xác định đối tượng sau để sản xuất:
 Nhà lưới sản xuất hoa lan cắt cành Mokara.
 Nhà lưới sản xuất hoa lan cắt cành Dendro.
 Nhà lưới sản xuất lan giỏ các loại.
 Phòng nuôi cấy mô hoa lan.
C. Nấm.
 Tình hình sản xuất.
Theo khảo sát thì toàn tỉnh có hơn 60 cơ sở, hộ trồng nấm. Hầu hết các hộ trồng
nấm có quy mô hộ gia đình từ 5.000 – 6.000 bịch/đợt và trồng 3 vụ/năm với nguồn
phôi từ các lớp tập huấn hay mô hình của chương trình hỗ trợ giống, vật tư của
Khuyến nông hoặc qua học hỏi trên thông tin đại chúng. Chủ yếu phục vụ cho việc
tăng thêm thu nhập của hộ gia đình. Nguồn gốc phôi nấm phần lớn là từ ngoài tỉnh
(thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai…) với chủng loại chính là: nấm bào ngư, nấm
mèo, nấm linh chi, nấm rơm …
Trong số các hộ trồng nấm có 3 cơ sở tự sản xuất phôi nấm và 1 cơ sở sản xuất,
cung ứng bịch phôi cho các hộ trồng vệ tinh kết hợp thu mua sản phẩm. Giá phôi cụ
thể tại thời điểm này là: nấm bào ngư 4.200 đ/ bịch phôi, nấm mèo 4.300 đ/ bịch phôi,
nấm linh chi 5.000 đ/bịch phôi … Tuy nhiên, nguồn meo giống vẫn phải lấy từ thành
phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai.
Các hộ trồng nấm phần lớn trồng nấm bào ngư. với quy mô trung bình hàng năm
trồng khoảng 3 đợt, mỗi đợt 5.000 – 6.000 bịch phôi (nhà trồng khoảng 100m2
) cho
sản lượng trung bình 1.350 kg nấm tươi, thu nhập trên 141.750.000 đồng/năm (1.350
kg/ 5.000 phôi x 35.000 đ/kg x 3 đợt/ năm = 141.750.000 đồng).
Hiện trên địa bàn Tỉnh đã triển khai xây dựng 3 dự án phát triển nghề trồng nấm
ăn gồm: 1 ở huyện Phú giáo với 30 hộ dân tham gia do Trường trung cấp Nông Lâm
thực hiện, 1 ở thị xã Bến Cát với 30 hộ do trường Đại học Công nghiệp chuyển giao và
1 ở huyện Dầu Tiếng (hỗ trợ người nghèo) với 40 hộ do Chi cục phát triển nông thôn
thực hiện. Nội dung tập trung chuyển giao kỹ thuật trồng nấm trên mô hình nông hộ.
 Tính phù hợp và những bất cập của công nghệ sản xuất nấm hiện nay của các
mô hình nông hộ trên địa bàn tỉnh.
Những mặt tích cực:
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 31
 Các mô hình được đầu tư bằng tầm vông và lợp lá dừa nên chi phí đầu tư ban
đầu thấp, người dân nhanh thu hồi vốn.
 Công nghệ trồng nấm hiện nay của các nông hô chủ yếu theo 2 mô hình là trồng
trên kệ và treo trên dây. Nhìn chung 2 mô hình này đáp ứng được điều kiện
phát triển của nấm, đạt mật độ cao, chỉ khoảng 100m2
người dân có thể trồng
được khoảng 5.000 – 6.000 bịch phôi. Cho thấy hiệu quả trong việc sử dụng
nhà trồng.
 Giá thể trồng nấm, đặc biệt là mùn cưa thì hầu hết các hộ điều tra đều cho rằng,
nguồn nguyên liệu trên sẵn có ở địa phương và khá dồi dào, có thể mua tại các
cơ sở, công ty chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh. Theo số liệu điều tra thì hiện nay
toàn tỉnh có trên 140 cơ sở chế biến lâm sản, (chủ yếu là chế biến gỗ, nguyên
liệu từ gỗ và nhập khẩu). Đây là một thế mạnh của tỉnh, không phải địa
phương nào cũng có được.
Những tồn tại hạn chế của công nghệ trồng nấm hiện nay của nông hộ.
 Nhà trồng nấm yêu cầu phải giữ được độ ẩm, nhưng không được đọng nước
nền. Theo kết quả điều tra có khoảng 40% các hộ trồng nấm không quan tâm
đến làm nền thoát nước, mặt khác, việc che chắn xung quanh, nhằm kiểm soát
tốt dịch bệnh thì hầu hết người dân chưa quan tâm một cách đúng mức.
 Các nhà trồng nấm đều không có hố khử trùng trước khi vào.
 Việc sản xuất chủ yếu theo kinh nghiệm và kiến thức học được qua các phương
tiện thông tin đại chúng, các lớp khuyến nông và truyền miệng, mà không
được đầu tư một cách đồng bộ các thiết bị nhằm kiểm soát nhiệt, ẩm từ đó đưa
ra giải pháp tưới, phun ẩm một cách hợp lý để tạo ra năng suất, chất lượng
cao. Đây là hạn chế lớn và quan trọng trong kỹ thuật trồng nấm.
 Hầu hết người dân chưa sản xuất được meo nấm, nên chủ yếu mua bịch phôi về
sản xuất ra nấm thành phẩm. nên dẫn đến chi phí mua giống tăng cao, giảm lợi
nhuận của người trồng. Người mua đều phải mua ở TP. Hồ Chí Minh và Đồng
Nai nên chi phí vận chuyển tăng, chất lượng bịch phôi giảm khi về đến nơi
trồng.
 Phân tích hiệu quả trong quá trình sản xuất.
Bảng 15: Phân tích chi phí sản xuất nấm tính trên 100 m2
/năm
(nấm bào ngư)
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 32
STT CHỈ TIÊU
Thông số trung
bình
KẾT QUẢ
ĐIỀU TRA
I Tổng chi phí 53.920.000
1 Chi phí bịch 5000bịch 31.200.000
2 Chi phí điện nước 3 tháng 180.000
3 Chi phí công chăm sóc 3 tháng 16.200.000
4 Chi phí khử trùng nhà trồng 01 nhà 240.000
5 Chi phí thu hái + đóng gói 3 tháng 4.000.000
6 Chi phí quản lý 3 tháng 1.200.000
7 Chi phí khấu hao nhà trồng 01 vụ 900.000
9 Năng suất dự kiến kg/năm 4.050
10 Giá bán cho thương lái 35.000
11 Giá thành sản xuất (đồng/kg) 13.314
II
Thu nhập trung gian (thương lái,
phân phối,…)
141.750.000
1 Chi phí của thương lái 141.750.000
2 Doanh thu của thương lái 283.500.000
Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra, tháng 12/2014.
Bảng 16: Cơ cấu chi phí xuất của nông hộ
STT Chỉ tiêu
Bình quân chung
(%)
1 Chi phí bịch 57,86
2 Chi phí điện nước 0,33
3 Chi phí công chăm sóc 30,04
4 Chi phí khử trùng nhà trồng 0,45
5 Chi phí thu hái + đóng gói 7,42
6 Chi phí quản lý 2,23
7 Chi phí khấu hao nhà trồng 1,67
Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra, tháng 12/2014.
Như vậy đối với việc trồng nấm ăn thì cơ cấu cho mua bịch phôi và công lao động
chiếm tỷ trọng lớn đạt khoảng 88% tổng chi phí sản xuất của người dân.
Bảng 17: Các thông số điều tra và phân tích trồng nấm của nông hộ cho
100m2
/năm
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 33
STT Nội dung ĐVT
Ký hiệu - Cách
tính
Kết quả
I Chỉ tiêu phản ánh kết quả:
1 Tổng giá trị sản xuất Đồng GO 141.750.000
2 Chi phí trung gian Đồng IC 53.920.000
3
Giá trị gia tăng (lợi nhuận của
nông hộ)
Đồng VA = GO-IC 87.830.000
II Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
1 Tỷ suất hàng hóa % = VA/GO 61,96
2 Tỷ lệ lợi nhuận trên chi phí % =VA/IC 162,89
3 Năng suất lao động Đồng =GO/LĐ (công) 562.500
4 Hiệu quả sử dụng đất Đồng =GO/ha 141.750.000
5 Hiệu quả sử dụng vốn Lần = GO/IC 2,63
III Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí
Chi phí trên đơn vị diện tích Đồng =IC/ha 53.920.000
Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra, tháng 12/2014.
Qua kết quả phân tích cho chúng ta thấy các thông số về hiệu quả sản xuất, kinh
doanh và tiêu thụ trong chuỗi sản xuất, cụ thể như sau:
 Tổng giá trị sản xuất (Go): Là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất (giá trị của
những sản phẩm vật chất và dịch vụ) của toàn bộ chuỗi sản xuất phân phối
trong một vụ sản xuất. Tổng giá trị sản xuất trung bình theo kết quả điều tra là
141,7 triệu đồng.
 Hiệu quả sản xuất: Số liệu cho thấy, tỷ lệ lợi nhuận thu được trên chi phí sản
xuất của sản phẩm là 162,89%.
 Tỷ suất hàng hóa đối với các hộ sản xuất là 61,96% (cho chúng ta thấy lợi thế
trong sản xuất của các hộ dân trong việc tiếp cận thị trường để chủ động tạo ra
lợi nhuận).
 Hiệu quả sử dụng đất của việc canh tác cũng đạt khá cao, ngoài ra năng suất lao
động đối với việc sản xuất cũng là điều cho thấy hiệu quả trong sản xuất. Đây
là một trong những yếu tố cho thấy tính khả thi trong việc sản xuất.
 Ngoài các chỉ tiêu phân tích trên, theo kết quả điều tra những yếu tố như thị
trường và tình hình nguyên vật liệu đầu vào trong sản xuất cũng cho thấy
chúng ta có khả năng phát triển và cạnh tranh trên thị trường. Trong thời gian
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 34
tới nếu chúng ta sản xuất được bịch phôi cung cấp cho người dân thì đây là
một lợi thế lớn của ngành trồng nấm tỉnh Bình Dương.
 Kết quả khảo sát giá thành sản xuất bịch phôi nấm ăn các loại tại một số cơ sở
sản xuất tại Huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh.
Bảng 18: Giá thành sản xuất bịch phôi nấm ăn các loại (Nấm rơm, bào ngư, …)
STT Nôi dung
Đơn vị
tính
Giá đơn
vị (đồng)
Số lượng
Thành tiền
(đồng)
1 Mạt cưa Kg 800 1 800
2 Chất bổ sung dinh dưỡng Kg 10.000 0,002 20
3 Vôi Kg 8.000 0,005 40
4 Meo giống Bịch 5.000 0,020 100
5 Bao PP Kg 30.000 0,0056 167
6 Nút + nắp Kg 24.000 0,0067 160
7 Công: - đóng bịch Bịch 200 1 200
- đốt lò Ca 200.000 0,0005 100
- cấy giống Bịch 200 1 200
- vận chuyển Ca 100.000
0,001
100
11 Quản lý (ca 2000 bịch) Ca 250.000 0,0005 125
12 Chất đốt 100
Cộng chi phí 2.112
Hao hụt 5% 106
Khấu hao thiết bị 300
Giá thành/bịch phôi 2.517
Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra, tháng 12/2014.
Như vậy với giá thành sản xuất, trung bình là 2.517 đồng/bịch phôi nấm, trong khi
giá bán giao động từ 5.000 đồng – 6.000 đồng/bịch. Cho thấy việc sản xuất phôi nấm
mang lại lợi nhuận cao cho người sản xuất. Nếu chúng ta sản xuất trong tỉnh thì sự
cạnh tranh là khả thi, do chúng ta không tốn chi phí vận chuyển nhiều như các hộ dân
phải mua từ Đồng Nai hay TP. Hồ Chí Minh.
 Phân tích nguồn nguyên liệu phục vụ trồng nấm tại tỉnh Bình Dương.
 Giá thể trồng nấm, đặc biệt là mùn cưa thì hầu hết các hộ điều tra đều cho rằng,
nguồn nguyên liệu trên sẵn có ở địa phương và khá dồi dào, có thể mua tại các cơ
sở, công ty chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh. Theo số liệu điều tra thì hiện nay toàn tỉnh
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 35
có trên 140 cơ sở chế biến lâm sản, (chủ yếu là chế biến gỗ, nguyên liệu từ gỗ và
nhập khẩu). Đây là một thế mạnh của tỉnh, không phải địa phương nào cũng có
được.
 Mặt khác, mùn cưa được xác định là sản xuất nấm cho năng suất, chất lượng tốt
nhất là mùn cao su, trong khi tỉnh Bình Dương có diện tích trồng cao su lớn của cả
nước, với diện tích khoảng 133.155 ha là nguồn nguyên liệu được xác định là có
lợi thế so với các tỉnh, thành khác trong cả nước. Với diện tích trên, hàng năm cung
cấp khoảng 100.000 – 200.000 tấn củi khô, một khi nguồn nguyên liệu mùn cưa tại
các cơ sở chế biến gỗ gặp khó khăn thì chúng ta có thể sử dụng máy xay mùn cưa
để chế biến nguyên liệu giá thể trồng nấm từ gỗ khô của cao su. Do đó giá thể
trồng nấm là một lợi thế rất lớn của tỉnh.
 Dự báo nhu cầu tiêu thụ nấm trong tương lai.
 Tổng sản lượng nấm trên thế giới năm 2010 là 5,7 tấn tương đương 24 tỉ USD, năm
2013 là 10,2 triệu tấn tương đương với 51 tỉ USD. Như vậy trung bình 3 năm sản
lượng nấm thế giới tăng gần gấp đôi, điều này chứng tỏ thị trường nấm trên thế
giới đang phát triển rất mạnh.
 Những nước phát triển cũng là nước ăn nấm nhiều nhất, như: người dân châu Âu,
châu Mỹ trung bình ăn 2 – 3 kg nấm/ năm, người Nhật và Đức tiêu thụ khoảng 4 kg
nấm/năm. Hằng ngày ở thị trường NewYork tiêu thụ từ 2-3 tấn nấm các loại. Mỹ
và Nhật là những nước đứng đầu trong sản xuất nấm, nhưng đồng thời cũng là
nước tiêu thụ nấm nhiều nhất thế giới, riêng Nhật trung bình mỗi năm nhập từ
30.000 – 50.000 tấn nấm các loại.
 Tổng sản lượng nấm ăn trong cả nước hiện nay đạt khoảng 200 nghìn tấn/năm,
gồm các loại: nấm rơm, nấm mèo, nấm bào ngư, nấm mỡ, linh chi, nấm đông cô...
Nấm tươi được tiêu thụ phần lớn ở thị trường nội địa, còn xuất khẩu chủ yếu là
nấm khô, nấm muối và một số dạng đóng hộp. Nấm chế biến thành thực phẩm ăn
liền chưa đáng kể. Đối với xuất khẩu, mỗi năm đạt khoảng 100 nghìn tấn, chiếm
tổng trị giá trên 100 triệu USD/năm.
 Bình Dương nằm cạnh thành phố Hồ Chí Minh, một thị trường lớn của khu vực
phía Nam. Mỗi ngày lượng nấm tụ về các chợ đầu mối không dưới 5 tấn nấm bào
ngư và 2 tấn nấm rơm tươi, chưa kể mỗi tháng còn nhập từ Trung Quốc hơn 20 tấn
nấm tươi các loại và hơn 10 tấn nấm khô. Nghĩa là một tháng thành phố Hồ chí
Minh tiêu thụ không dưới 180 tấn nấm các loại. Đặc biệt với sự phát triển của kinh
tế xã hội, xu hướng ăn nấm tăng nhanh, cộng với các siêu thị, nhà hàng ngày càng
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 36
quan tâm chú ý đến việc tiêu thụ và sử dụng nấm. Chắc chắn nhu cầu nấm trong
nước trong thời gian tới sẽ không nhỏ.
 Kết luận.
Từ những phân tích trên cho thấy việc chọn đối tượng là sản xuất giống nấm và
nấm ăn thương phẩm là khả thi đối với tỉnh Bình Dương. Trong đó nấm bào ngư cho
lợi nhuận cao nhất, nhưng tùy tình hình thị trường mà chúng ta có thể lựa chọn các loại
nấm khác nhau để sản xuất, vì đa số nấm ăn sử dụng công nghệ sản xuất giống và
trồng thương phẩm là tương đương nhau. Dự án chọn các đối tượng cụ thể như sau:
 Mô hình sản xuất nấm bào ngư và đông cô.
 Sản xuất giống (dùng chung với phòng nuôi cấy mô hoa lan) nấm ăn C1 các
loại cung cấp cho người sản xuất giống C2 và C3.
C. Cây ăn quả có múi.
Diễn biến về diện tích trồng cây có múi trên địa bàn tỉnh Bình Dương tăng trưởng
khá ổn định và đạt 2,92%/năm trong giai đoạn 2010 – 2013. Nếu như năm 2010 tổng
diện tích toàn tỉnh là 979 ha thì đến năm 2013 là 1.269 ha. Đây là đối tượng cây trồng
được xác định là chủ lực của ngành nông nghiệp tỉnh Bình Dương phát triển đến năm
2020.
Theo số liệu thống kê thì trong tổng diện tích trồng cây có múi của tỉnh năm 2013
là 1.269 ha thì diện tích cho thu hoạch là 869ha. Như vậy cơ bản diện tích trồng cây có
múi đã ổn định sản xuất và cho thu hoạch.
Theo số liệu điều tra, thì có đến 92% tổng số hộ mua giống từ các cơ sở của Viện
Cây Ăn quả miền Nam, vì họ cho rằng, cây ăn quả là cây lâu năm nên người trồng xác
định phải mua được giống tốt để sản xuất, tránh tình trạng mua giống không rõ nguồn
gốc để khi thu hoạch không đạt yêu cầu. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo
số liệu điều tra của chúng tôi chưa có cơ sở nào sản xuất giống theo 3 cấp do Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn quy định. Nguyên nhân là chi phí đầu tư cho hệ thống
nhà lưới đặc thù sản xuất giống cây có múi tốn kém, mà nhu cầu thì có hạn nên người
dân không mặn mà trong sản xuất giống cung cấp cho thị trường.
Về công nghệ sản xuất cây có múi trên địa bàn tỉnh, đa phần người dân đã áp dụng
hệ thống tưới tự động, và áp dụng cơ giới trong khâu làm đất. Chỉ có riêng khâu thu
hoạch và chăm sóc thì vẫn làm thủ công, đây là hạn chế lớn của người trồng cây có
múi.
Từ kết quả điều tra trên cho thấy, việc đầu tư xây dựng hệ thống cung ứng giống
cây có múi cho thị trường trong tỉnh là khó khả thi, vì nhu cầu hàng năm ít (thời gian
http://lapduan.net
Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ
Thuyết minh dự án đầu tư 37
kiến thiết cơ bản từ 1-4 năm tùy loại cây, nhu cầu hàng năm cho trồng mới khoảng 30
– 40 ngàn cây). Hạn chế lớn nhất của người trồng cây có múi là áp dụng công nghệ cơ
giới hóa trong thu hoạch, nhưng do diện tích nhỏ, phân tán nên việc áp dụng công
nghệ này rất khó khăn. Mặt khác diện tích của dự án cũng không đủ lớn để thực hiện
một mô hình thực nghiệm thu hoạch sản phẩm cho cây có múi bằng cơ giới. Nên tính
khả thi của đối tượng cây trồng này khó khả thi cho dự án của chúng ta. Riêng vấn đề
bảo tồn, chúng ta cần thực hiện theo Thông tư Số: 18/2014/TT-BKHCN ngày ngày 16
tháng 6 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ về Sửa đổi, bổ sung một số quy
định của Thông tư số 18/2010/TT-BKHCN ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ về
quỹ gen và Thông tư số 18/2010/TT-BKHCN ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc quản lý nhiệm vụ khoa học và công
nghệ về quỹ gen.
IV.2. Qui mô sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của dự án.
 Quy mô sản xuất của dự án.
Khu nghiên cứu ứng dụng, thực nghiệm, trình diễn các mô hình NNCNC: Nhằm
đáp ứng nhu cầu tham quan, học hỏi cho các học viên và khách tham quan dự án dự
kiến bố trí khu trình diễn các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, hiện đại phù hợp
với yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp hiện đại và nông nghiệp đô thị. Các mô
hình thực nghiệm cũng như các công trình phụ trợ, cụ thể như sau:
 Nhà màng SX dưa leo trên giá thể : 1.000 m2
;
 Nhà lưới SX rau trên đất : 1.000 m2
;
 Nhà màng SX dưa leo trên đất : 1.000 m2
;
 Nhà màng SX rau ăn lá thủy canh : 1.000 m2
;
 Nhà màng SX dưa lưới : 1.000 m2
;
 Nhà lưới sản xuất hoa lan cắt cành Mokara : 1.000 m2
;
 Nhà lưới sản xuất hoa lan cắt cành Dendro : 1.000 m2
;
 Nhà lưới sản xuất lan giỏ các loại : 1.000 m2
;
 Nhà lưới sản xuất giống hoa lan : 1.000 m2
;
 Nhà lưới sưu tập nguồn gen hoa lan : 500 m2
;
 Mô hình sản xuất nấm Đông cô : 100 m2
;
 Mô hình sản xuất nấm Bào ngư : 100 m2
;
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net

More Related Content

What's hot

Tư vấn lập dự án nông nghiệp - trang trại cây thanh long
Tư vấn lập dự án nông nghiệp - trang trại cây thanh longTư vấn lập dự án nông nghiệp - trang trại cây thanh long
Tư vấn lập dự án nông nghiệp - trang trại cây thanh longThaoNguyenXanh2
 
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng may
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng mayDự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng may
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng mayThaoNguyenXanh2
 
Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...
Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...
Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Thuyết minh dự án chung cư thương mại
Thuyết minh dự án chung cư thương mạiThuyết minh dự án chung cư thương mại
Thuyết minh dự án chung cư thương mạiLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án “Nhà máy xử lý rác thải”.docx
Dự án “Nhà máy xử lý rác thải”.docxDự án “Nhà máy xử lý rác thải”.docx
Dự án “Nhà máy xử lý rác thải”.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng mới và đầu tư thiết bị sản xuất thuộc da K...
Thuyết minh dự án đầu tư  Xây dựng mới và đầu tư thiết bị sản xuất thuộc da K...Thuyết minh dự án đầu tư  Xây dựng mới và đầu tư thiết bị sản xuất thuộc da K...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng mới và đầu tư thiết bị sản xuất thuộc da K...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Lập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.netLập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.netLap Du An A Chau
 

What's hot (20)

Tư vấn lập dự án nông nghiệp - trang trại cây thanh long
Tư vấn lập dự án nông nghiệp - trang trại cây thanh longTư vấn lập dự án nông nghiệp - trang trại cây thanh long
Tư vấn lập dự án nông nghiệp - trang trại cây thanh long
 
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng may
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng mayDự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng may
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng may
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bạt tarpaulin - www.duanviet.com.vn - ...
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bạt tarpaulin - www.duanviet.com.vn - ...Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bạt tarpaulin - www.duanviet.com.vn - ...
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bạt tarpaulin - www.duanviet.com.vn - ...
 
Thuyết minh dự án đầu tư khu bảo tồn dược liệu kết hợp du lịch Phú Quốc - www...
Thuyết minh dự án đầu tư khu bảo tồn dược liệu kết hợp du lịch Phú Quốc - www...Thuyết minh dự án đầu tư khu bảo tồn dược liệu kết hợp du lịch Phú Quốc - www...
Thuyết minh dự án đầu tư khu bảo tồn dược liệu kết hợp du lịch Phú Quốc - www...
 
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữaDự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa
 
Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...
Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...
Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...
 
Thuyết minh dự án chung cư thương mại
Thuyết minh dự án chung cư thương mạiThuyết minh dự án chung cư thương mại
Thuyết minh dự án chung cư thương mại
 
Dự án “Nhà máy xử lý rác thải”.docx
Dự án “Nhà máy xử lý rác thải”.docxDự án “Nhà máy xử lý rác thải”.docx
Dự án “Nhà máy xử lý rác thải”.docx
 
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngày
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngàyDự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngày
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngày
 
Dự án chăn nuôi heo sinh học chất lượng cao
Dự án chăn nuôi heo sinh học chất lượng caoDự án chăn nuôi heo sinh học chất lượng cao
Dự án chăn nuôi heo sinh học chất lượng cao
 
Dự án trang trại chăn nuôi heo gia công công nghiệp kín lạnh
Dự án trang trại chăn nuôi heo gia công công nghiệp kín lạnhDự án trang trại chăn nuôi heo gia công công nghiệp kín lạnh
Dự án trang trại chăn nuôi heo gia công công nghiệp kín lạnh
 
Thuyết minh dự án logistcs
Thuyết minh dự án logistcs Thuyết minh dự án logistcs
Thuyết minh dự án logistcs
 
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
 
Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Hồng Liên Bắc Ninh www.duanviet.com.vn 09...
Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Hồng Liên Bắc Ninh www.duanviet.com.vn 09...Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Hồng Liên Bắc Ninh www.duanviet.com.vn 09...
Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Hồng Liên Bắc Ninh www.duanviet.com.vn 09...
 
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi heo gia công
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi heo gia côngDự án đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi heo gia công
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi heo gia công
 
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
 
Dự án đầu tư khu du lịch
Dự án đầu tư khu du lịchDự án đầu tư khu du lịch
Dự án đầu tư khu du lịch
 
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng mới và đầu tư thiết bị sản xuất thuộc da K...
Thuyết minh dự án đầu tư  Xây dựng mới và đầu tư thiết bị sản xuất thuộc da K...Thuyết minh dự án đầu tư  Xây dựng mới và đầu tư thiết bị sản xuất thuộc da K...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng mới và đầu tư thiết bị sản xuất thuộc da K...
 
Lập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.netLập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.net
 
Đề tài: Dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm ...
Đề tài: Dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm ...Đề tài: Dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm ...
Đề tài: Dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm ...
 

Similar to Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net

Dự án đầu tư xây dựng chợ EA TIH tỉnh EA KAR - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng chợ EA TIH tỉnh EA KAR - lapduan.netDự án đầu tư xây dựng chợ EA TIH tỉnh EA KAR - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng chợ EA TIH tỉnh EA KAR - lapduan.netLap Du An A Chau
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón lá và phân vi sinh Bến Tre 091875...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón lá và phân vi sinh Bến Tre 091875...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón lá và phân vi sinh Bến Tre 091875...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón lá và phân vi sinh Bến Tre 091875...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Dự án trang trại nuôi bò tây ninh
Dự án trang trại nuôi bò tây ninhDự án trang trại nuôi bò tây ninh
Dự án trang trại nuôi bò tây ninhThaoNguyenXanh2
 
Tư vấn lập dự án nhà máy bột giấy
Tư vấn lập dự án nhà máy bột giấyTư vấn lập dự án nhà máy bột giấy
Tư vấn lập dự án nhà máy bột giấyThaoNguyenXanh2
 
Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái
Dự án đầu tư khu du lịch sinh tháiDự án đầu tư khu du lịch sinh thái
Dự án đầu tư khu du lịch sinh tháiThaoNguyenXanh2
 
Tư vấn lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất phân bón và vi sinh
Tư vấn lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất phân bón và vi sinhTư vấn lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất phân bón và vi sinh
Tư vấn lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất phân bón và vi sinhThaoNguyenXanh2
 
Dự án trang trại nuôi bò xưởng sản xuất xe ba bánh
Dự án trang trại nuôi bò   xưởng sản xuất xe ba bánhDự án trang trại nuôi bò   xưởng sản xuất xe ba bánh
Dự án trang trại nuôi bò xưởng sản xuất xe ba bánhThaoNguyenXanh2
 
DU AN_TRANG TRAI TRONG CHUOI SAU RIENG
DU AN_TRANG TRAI TRONG CHUOI SAU RIENG DU AN_TRANG TRAI TRONG CHUOI SAU RIENG
DU AN_TRANG TRAI TRONG CHUOI SAU RIENG LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Tư vấn lập dự án đầu tư nhà máy nước 3 gold long an
Tư vấn lập dự án đầu tư  nhà máy nước 3 gold long anTư vấn lập dự án đầu tư  nhà máy nước 3 gold long an
Tư vấn lập dự án đầu tư nhà máy nước 3 gold long anThaoNguyenXanh2
 
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung | Dịch vụ lập dụ án đầu tư | ...
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung | Dịch vụ lập dụ án đầu tư | ...Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung | Dịch vụ lập dụ án đầu tư | ...
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung | Dịch vụ lập dụ án đầu tư | ...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Thuyết minh dự án Dây chuyền giết mổ bò tỉnh Gia Lai - www.lapduandautu.vn - ...
Thuyết minh dự án Dây chuyền giết mổ bò tỉnh Gia Lai - www.lapduandautu.vn - ...Thuyết minh dự án Dây chuyền giết mổ bò tỉnh Gia Lai - www.lapduandautu.vn - ...
Thuyết minh dự án Dây chuyền giết mổ bò tỉnh Gia Lai - www.lapduandautu.vn - ...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Dự án đầu tư dây chuyền mổ bò
Dự án đầu tư dây chuyền mổ bòDự án đầu tư dây chuyền mổ bò
Dự án đầu tư dây chuyền mổ bòLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

Similar to Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net (20)

Dự án đầu tư xây dựng chợ EA TIH tỉnh EA KAR - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng chợ EA TIH tỉnh EA KAR - lapduan.netDự án đầu tư xây dựng chợ EA TIH tỉnh EA KAR - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng chợ EA TIH tỉnh EA KAR - lapduan.net
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón lá và phân vi sinh Bến Tre 091875...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón lá và phân vi sinh Bến Tre 091875...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón lá và phân vi sinh Bến Tre 091875...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón lá và phân vi sinh Bến Tre 091875...
 
Dự án trang trại nuôi bò tây ninh
Dự án trang trại nuôi bò tây ninhDự án trang trại nuôi bò tây ninh
Dự án trang trại nuôi bò tây ninh
 
Dự án trang trại nuôi bò tây ninh
Dự án trang trại nuôi bò tây ninhDự án trang trại nuôi bò tây ninh
Dự án trang trại nuôi bò tây ninh
 
Dự án Khu vui chơi Thể thao Giải trí Bảo An Đường 0903034381
Dự án Khu vui chơi Thể thao Giải trí Bảo An Đường 0903034381Dự án Khu vui chơi Thể thao Giải trí Bảo An Đường 0903034381
Dự án Khu vui chơi Thể thao Giải trí Bảo An Đường 0903034381
 
Dự án xây dựng bãi đậu xe thông minh 0903034381
Dự án xây dựng bãi đậu xe thông minh 0903034381Dự án xây dựng bãi đậu xe thông minh 0903034381
Dự án xây dựng bãi đậu xe thông minh 0903034381
 
Tư vấn lập dự án nhà máy bột giấy
Tư vấn lập dự án nhà máy bột giấyTư vấn lập dự án nhà máy bột giấy
Tư vấn lập dự án nhà máy bột giấy
 
Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái
Dự án đầu tư khu du lịch sinh tháiDự án đầu tư khu du lịch sinh thái
Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái
 
Tư vấn lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất phân bón và vi sinh
Tư vấn lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất phân bón và vi sinhTư vấn lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất phân bón và vi sinh
Tư vấn lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất phân bón và vi sinh
 
Xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách tại vĩnh long, HAY
Xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách tại vĩnh long, HAYXây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách tại vĩnh long, HAY
Xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách tại vĩnh long, HAY
 
Nhà máy cơ khí sản xuất máy ép gạch 240 máy/năm tại TPHCM 0903034381
Nhà máy cơ khí sản xuất máy ép gạch 240 máy/năm tại TPHCM 0903034381Nhà máy cơ khí sản xuất máy ép gạch 240 máy/năm tại TPHCM 0903034381
Nhà máy cơ khí sản xuất máy ép gạch 240 máy/năm tại TPHCM 0903034381
 
Dự án trang trại nuôi bò xưởng sản xuất xe ba bánh
Dự án trang trại nuôi bò   xưởng sản xuất xe ba bánhDự án trang trại nuôi bò   xưởng sản xuất xe ba bánh
Dự án trang trại nuôi bò xưởng sản xuất xe ba bánh
 
Dự án trang trại nuôi bò xưởng sản xuất xe ba bánh
Dự án trang trại nuôi bò   xưởng sản xuất xe ba bánhDự án trang trại nuôi bò   xưởng sản xuất xe ba bánh
Dự án trang trại nuôi bò xưởng sản xuất xe ba bánh
 
DU AN_TRANG TRAI TRONG CHUOI SAU RIENG
DU AN_TRANG TRAI TRONG CHUOI SAU RIENG DU AN_TRANG TRAI TRONG CHUOI SAU RIENG
DU AN_TRANG TRAI TRONG CHUOI SAU RIENG
 
Tư vấn lập dự án đầu tư nhà máy nước 3 gold long an
Tư vấn lập dự án đầu tư  nhà máy nước 3 gold long anTư vấn lập dự án đầu tư  nhà máy nước 3 gold long an
Tư vấn lập dự án đầu tư nhà máy nước 3 gold long an
 
Tư vấn lập dự án đầu tư nhà máy nước 3 gold long an
Tư vấn lập dự án đầu tư  nhà máy nước 3 gold long anTư vấn lập dự án đầu tư  nhà máy nước 3 gold long an
Tư vấn lập dự án đầu tư nhà máy nước 3 gold long an
 
5661 hd-sxd-qlclxd
5661 hd-sxd-qlclxd5661 hd-sxd-qlclxd
5661 hd-sxd-qlclxd
 
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung | Dịch vụ lập dụ án đầu tư | ...
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung | Dịch vụ lập dụ án đầu tư | ...Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung | Dịch vụ lập dụ án đầu tư | ...
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung | Dịch vụ lập dụ án đầu tư | ...
 
Thuyết minh dự án Dây chuyền giết mổ bò tỉnh Gia Lai - www.lapduandautu.vn - ...
Thuyết minh dự án Dây chuyền giết mổ bò tỉnh Gia Lai - www.lapduandautu.vn - ...Thuyết minh dự án Dây chuyền giết mổ bò tỉnh Gia Lai - www.lapduandautu.vn - ...
Thuyết minh dự án Dây chuyền giết mổ bò tỉnh Gia Lai - www.lapduandautu.vn - ...
 
Dự án đầu tư dây chuyền mổ bò
Dự án đầu tư dây chuyền mổ bòDự án đầu tư dây chuyền mổ bò
Dự án đầu tư dây chuyền mổ bò
 

More from Lap Du An A Chau

Dự án đầu tư xây dựng trại giống nông nghiệp - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng trại giống nông nghiệp - lapduan.netDự án đầu tư xây dựng trại giống nông nghiệp - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng trại giống nông nghiệp - lapduan.netLap Du An A Chau
 
Lập dự án sản xuất một số cây ăn quả chất lượng cao phía Nam - lapduan.net
Lập dự án sản xuất một số cây ăn quả chất lượng cao phía Nam - lapduan.netLập dự án sản xuất một số cây ăn quả chất lượng cao phía Nam - lapduan.net
Lập dự án sản xuất một số cây ăn quả chất lượng cao phía Nam - lapduan.netLap Du An A Chau
 
Đầu tư xây dựng bổ sung tại trại giống Tân Hiệp - Kiên Giang - Lapduan.net
Đầu tư xây dựng bổ sung tại trại giống Tân Hiệp - Kiên Giang - Lapduan.netĐầu tư xây dựng bổ sung tại trại giống Tân Hiệp - Kiên Giang - Lapduan.net
Đầu tư xây dựng bổ sung tại trại giống Tân Hiệp - Kiên Giang - Lapduan.netLap Du An A Chau
 
Xin cấp phép đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Ba Tri - lapdu...
Xin cấp phép đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Ba Tri - lapdu...Xin cấp phép đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Ba Tri - lapdu...
Xin cấp phép đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Ba Tri - lapdu...Lap Du An A Chau
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.netDự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.netLap Du An A Chau
 
Thuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.net
Thuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.netThuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.net
Thuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.netLap Du An A Chau
 
Đầu tư dự án xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao - lapduan.net
Đầu tư dự án xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao - lapduan.netĐầu tư dự án xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao - lapduan.net
Đầu tư dự án xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao - lapduan.netLap Du An A Chau
 
Lập dự án đầu tư khu công nghiệp và khu dân cư sân bay Long Thành - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư khu công nghiệp và khu dân cư sân bay Long Thành - Lapduan.netLập dự án đầu tư khu công nghiệp và khu dân cư sân bay Long Thành - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư khu công nghiệp và khu dân cư sân bay Long Thành - Lapduan.netLap Du An A Chau
 
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.netLập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.netLap Du An A Chau
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.netDự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.netLap Du An A Chau
 
Dự án đầu tư xây dựng viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp - lapduan.netDự án đầu tư xây dựng viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp - lapduan.netLap Du An A Chau
 
Lập dự án quy hoạch khu tái định cư huyện Đông Hải - Lapduan.net
Lập dự án quy hoạch khu tái định cư huyện Đông Hải - Lapduan.netLập dự án quy hoạch khu tái định cư huyện Đông Hải - Lapduan.net
Lập dự án quy hoạch khu tái định cư huyện Đông Hải - Lapduan.netLap Du An A Chau
 
Lập dự án trung tâm giống nông nghiệp chất lượng cao Phú Quốc - Lapduan.net
Lập dự án trung tâm giống nông nghiệp chất lượng cao Phú Quốc - Lapduan.netLập dự án trung tâm giống nông nghiệp chất lượng cao Phú Quốc - Lapduan.net
Lập dự án trung tâm giống nông nghiệp chất lượng cao Phú Quốc - Lapduan.netLap Du An A Chau
 
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.netLập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.netLap Du An A Chau
 

More from Lap Du An A Chau (14)

Dự án đầu tư xây dựng trại giống nông nghiệp - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng trại giống nông nghiệp - lapduan.netDự án đầu tư xây dựng trại giống nông nghiệp - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng trại giống nông nghiệp - lapduan.net
 
Lập dự án sản xuất một số cây ăn quả chất lượng cao phía Nam - lapduan.net
Lập dự án sản xuất một số cây ăn quả chất lượng cao phía Nam - lapduan.netLập dự án sản xuất một số cây ăn quả chất lượng cao phía Nam - lapduan.net
Lập dự án sản xuất một số cây ăn quả chất lượng cao phía Nam - lapduan.net
 
Đầu tư xây dựng bổ sung tại trại giống Tân Hiệp - Kiên Giang - Lapduan.net
Đầu tư xây dựng bổ sung tại trại giống Tân Hiệp - Kiên Giang - Lapduan.netĐầu tư xây dựng bổ sung tại trại giống Tân Hiệp - Kiên Giang - Lapduan.net
Đầu tư xây dựng bổ sung tại trại giống Tân Hiệp - Kiên Giang - Lapduan.net
 
Xin cấp phép đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Ba Tri - lapdu...
Xin cấp phép đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Ba Tri - lapdu...Xin cấp phép đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Ba Tri - lapdu...
Xin cấp phép đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Ba Tri - lapdu...
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.netDự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.net
 
Thuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.net
Thuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.netThuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.net
Thuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.net
 
Đầu tư dự án xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao - lapduan.net
Đầu tư dự án xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao - lapduan.netĐầu tư dự án xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao - lapduan.net
Đầu tư dự án xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao - lapduan.net
 
Lập dự án đầu tư khu công nghiệp và khu dân cư sân bay Long Thành - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư khu công nghiệp và khu dân cư sân bay Long Thành - Lapduan.netLập dự án đầu tư khu công nghiệp và khu dân cư sân bay Long Thành - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư khu công nghiệp và khu dân cư sân bay Long Thành - Lapduan.net
 
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.netLập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.netDự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.net
 
Dự án đầu tư xây dựng viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp - lapduan.netDự án đầu tư xây dựng viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp - lapduan.net
 
Lập dự án quy hoạch khu tái định cư huyện Đông Hải - Lapduan.net
Lập dự án quy hoạch khu tái định cư huyện Đông Hải - Lapduan.netLập dự án quy hoạch khu tái định cư huyện Đông Hải - Lapduan.net
Lập dự án quy hoạch khu tái định cư huyện Đông Hải - Lapduan.net
 
Lập dự án trung tâm giống nông nghiệp chất lượng cao Phú Quốc - Lapduan.net
Lập dự án trung tâm giống nông nghiệp chất lượng cao Phú Quốc - Lapduan.netLập dự án trung tâm giống nông nghiệp chất lượng cao Phú Quốc - Lapduan.net
Lập dự án trung tâm giống nông nghiệp chất lượng cao Phú Quốc - Lapduan.net
 
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.netLập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
 

Recently uploaded

2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềMay Ong Vang
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (15)

2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 

Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net

  • 1. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 1 MỤC LỤC  Chương một.....................................................................................................................3 SỰ CẦN THIẾT – MỤC TIÊU ĐẦU TƯ VÀ XÁC ĐỊNH QUY MÔ SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN...................................................................................................................3 I. Những căn cứ pháp lý...............................................................................................3 II. Sự cần thiết đầu tư...................................................................................................6 III. Mục tiêu đầu tư. .....................................................................................................7 III.1. Mục tiêu chung................................................................................................7 III.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................7 IV. Xác định qui mô sản xuất của dự án......................................................................8 IV.1. Điều tra hiệu quả kinh tế và Đánh giá nhu cầu thị trường xác định đối tương và quy mô sản xuất của dự án. .................................................................................8 IV.2. Qui mô sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của dự án. ............................................37 IV.3. Hình thức đầu tư xây dựng công trình..........................................................38 IV.4. Địa điểm xây dựng........................................................................................38 IV.5. Nhu cầu sử dụng đất. ....................................................................................39 IV.6. Điều kiện cung cấp nguyên nhiên liệu và các yếu tố đầu vào của dự án......42 Chương hai ....................................................................................................................43 PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ VÀ CÔNG SUẤT...................................43 I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình....................................................43 II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất. ........................55 II.1. Phương án kỹ thuật.........................................................................................55 II.2. Phương án công nghệ. ....................................................................................60 Chương ba .....................................................................................................................70 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CỦA DỰ ÁN ............................................................70 I. Phương án giải phòng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. ...70 I.1. Phương án giải phóng mặt bằng. .....................................................................70 I.2. Phương án tái định cư......................................................................................70
  • 2. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 2 I.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. ........................................70 II. Các phương án kiến trúc. ......................................Error! Bookmark not defined. III. Phương án khai thác và sử dụng lao động. ..........................................................71 III.1. Phương án khai thác dự án............................................................................71 III.2. Phương án sử dụng lao động.........................................................................71 III.3. Dự kiến nguồn lao động cung cấp cho dự án................................................73 IV. Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án....................73 IV.1. Phân đoạn và tiến độ thực hiện.....................................................................73 IV.2. Hình thức quản lý dự án................................................................................73 Chương bốn ...................................................................................................................74 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG...........................................................74 I. Đánh giá tác động môi trường................................................................................74 I.1. Các loại chất thải phát sinh..............................................................................74 I.2. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực...........................................................75 I.3. Phương án phòng chống sự cố vệ sinh và an toàn lao động............................77 II. Giải pháp phòng chống cháy nổ............................................................................77 Chương năm ..................................................................................................................78 TỔNG MỨC ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .......................................................................................................................................78 I. Tổng mức đầu tư của dự án....................................................................................78 II. Nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ.......................................................78 III. Hiệu quả của dự án. .............................................................................................82
  • 3. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 3 Chương một SỰ CẦN THIẾT – MỤC TIÊU ĐẦU TƯ VÀ XÁC ĐỊNH QUY MÔ SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN I. Những căn cứ pháp lý. a) Các căn cứ pháp lý của Trung ương - Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; - Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP; - Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; - Căn cứ Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng và Nghị định số 207/2013/NĐ-CP ngày 11/12/2013 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dung; - Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; - Căn cứ Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng về quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Quyết định số 893/QĐ-TTg, ngày 11/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025; - Quyết định số 2457/QĐ-TTg, ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
  • 4. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 4 - Quyết định số 176/QĐ-TTg, ngày 29/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020; - Quyết định số 735/QĐ-TTg, ngày 18/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hội nhập Quốc tế về khoa học và công nghệ đến năm 2020; - Quyết định số 317/QĐ-TTg ngày 15/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao năng lực của trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó xác định một mục tiêu cụ thể cho giai đoạn 2012 - 2015, là: 100% trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng được đầu tư xây dựng, cải tạo trụ sở, nhà xưởng, phòng thí nghiệm, trại thực nghiệm và các trang thiết bị tối thiểu để hoạt động; Thông tư số 22/2012/TT-BKHCN ngày 22/11/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện đề án nâng cao năng lực của trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Quyết định số 317/QĐ-TTg ngày 15/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ; - Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Thông tư số 17/VBHN-BKHCN ngày 27/04/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen; - Thông tư số 10/2011/TT-BTC, ngày 26/01/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước; - Thông tư số 195/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư. - Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. - Văn bản số 1101/BKHĐT-TH ngày 02/03/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư V/v Hướng dẫn phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công. b) Căn cứ các văn bản của tỉnh. - Chương trình hành động số 77/CTHĐ-TU ngày 15/10/2008 của Tỉnh uỷ Bình Dương về nông nghiệp, nông thôn và nông dân;
  • 5. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 5 - Chương trình 26 - CTr/TU ngày 20/9/2011 của Tỉnh ủy Bình Dương về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kỹ thuật cao gắn với công nghiệp chế biến tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015; - Nghị quyết số 30/2012/NQ-HĐND7, ngày 10/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa 7 kỳ họp thứ 18 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương 5 năm 2011 - 2015; - Quyết định số 4164/QĐ-UBND ngày 24/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nông - lâm - ngư nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020; - Quyết định số 1038/QĐ-UBND ngày 27/04/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ sang hoạt động theo cơ chế tự trang trải kinh phí theo quy định tại Nghị định số 115/2005NĐ-CP; - Căn cứ Công bố Đơn giá xây dựng công trình phần khảo sát xây dựng tỉnh Bình Dương năm 2013 kèm theo Quyết định số 807/QĐ-UBND ngày 03/04/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương; - Công văn số 1269/UBND-VX ngày 11/5/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc chấp thuận chủ trương lập dự án đầu tư từ nguồn vốn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ. Trong đó có dự án: Đầu tư xây dựng khu ứng dụng khoa học và công nghệ giai đoạn 2012 - 2015; - Công văn số 3688/UBND-VX ngày 03/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc chủ trương giao đất và lập dự án đầu tư khu ứng dụng khoa học và công nghệ tại xã Lai Hưng, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương; - Công văn số 1649/UBND-VX ngày 15/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc chấp thuận chủ trương lập dự án đầu tư nâng cao năng lực của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ và Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Trong đó có dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ thuộc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; - Kế hoạch số 765/KH-UBND ngày 26/3/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình số 26 - CTr/TU ngày 20/9/2011 của Tỉnh ủy Bình Dương về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kỹ thuật cao gắn với công nghiệp chế biến tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015.
  • 6. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 6 - Căn cứ Quyết định số 1573/UBND-KHTH ngày 22/05/2015 của UBND tỉnh Bình Dương V/v Triển khai một số nội dung của Luật đầu tư công số 49/2014/QH13. - Căn cứ Công văn số 357/SKHĐT-VX ngày 19/3/2015 của Sở Kế hoạch và đầu tư về việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công giai đoạn 2015-2020; II. Sự cần thiết đầu tư. Đối với nước ta, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh như Lâm Đồng đã tiến hành triển khai đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao với những hình thức, quy mô và kết quả hoạt động đạt được ở nhiều mức độ khác nhau. Đối với tỉnh Bình Dương, thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao hướng mạnh vào sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh là các loại thực phẩm tươi sống và mô hình sản xuất nông nghiệp đô thị. Đồng thời, hiện nay Sở Khoa học và công nghệ đang quản lý, sử dụng khu đất có diện tích 109.184 m2 tại Ấp Cầu Sắt, xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương theo Công văn 3688/UBND-VX ngày 03/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc chủ trương giao đất và lập dự án đầu tư “Khu ứng dụng khoa học và công nghệ”. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay nền sản xuất nông nghiệp của Bình Dương có nhiều thay đổi theo hướng nông nghiệp đô thị và nông nghiệp công nghệ cao. Trong khi đó trên địa bàn tỉnh tuy có một số Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu và Các trường Đại học, Trung học chuyên nghiệp,… nhưng lại chưa có một đơn vị nào thực hiện công tác thực nghiệm nền nông nghiệp đô thị theo hướng công nghệ cao, trong khi Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ cơ bản đã hình thành bộ phận hoạt động trong lĩnh vực thực nghiệm và chuyển giao các mô hình sản xuất nông nghiệp theo định hướng phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh, nhưng khó khăn lớn nhất của Trung tâm hiện nay là chưa có địa điểm, cũng như cơ sở vật chất,… để cán bộ Trung tâm có thể trực tiếp khảo nghiệm, thực nghiệm các mô hình, nhằm nâng cao tay nghề để có thể trực tiếp chuyển giao kỹ thuật cho người dân. Từ những yếu tố trên Sở Khoa học và Công nghệ xét thấy cần Xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ thuộc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học
  • 7. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 7 và công nghệ, để làm nơi tiếp nhận những công nghệ sản xuất tiên tiến – công nghệ cao tiến hành thực nghiệm các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng đô thị phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh nhà, từ đó làm cơ sở chuyển giao và trực tiếp huấn luyện kỹ năng thực hành các kỹ thuật sản xuất ứng dụng công nghệ cao cho các tổ chức và người dân trên địa bàn tỉnh. Như vậy khi dự án hình thành sẽ đáp ứng được 2 nhiệm vụ chính như sau: 1. Hình thành các mô hình sản xuất để thực nghiệm ứng dụng các công nghệ sản xuất phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh. 2. Là nơi tham quan học hỏi, đào tạo – tập huấn và chuyển giao công nghệ sản xuất cho người dân. Để triển khai thực hiện nhiệm vụ nêu trên, UBND tỉnh Bình Dương ban hành văn bản số 1649/UBND-VX ngày 15/6/2012 giao nhiệm vụ cho Sở Khoa học và Công nghệ lập đề cương dự án “Xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ thuộc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tại xã Lai Hưng, huyện Bến Cát (nay là huyện Bàu Bàng), tỉnh Bình Dương”. III. Mục tiêu đầu tư. III.1. Mục tiêu chung. - Tổ chức tiếp nhận công nghệ, thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn để chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tập trung các loại cây trồng chính: rau (ăn lá, quả..), nấm, hoa lan. - Sản xuất thực nghiệm dung dịch dinh dưỡng và giá thể trồng rau nhằm đáp ứng nhu cầu trồng rau đô thị. - Tổ chức sản xuất giống có chất lượng cao cho các cơ sở sản xuất giống thương phẩm (nấm, hoa lan). - Triển khai các hoạt động bảo tồn nguồn giống cây ăn quả (cam, quýt bưởi và măng cụt). - Các công nghệ được ứng dụng trong thực hiện dự án chủ yếu tập trung vào công nghệ cao, công nghệ tiên tiến so với mặt bằng công nghệ sản xuất nông nghiệp trong tỉnh. Ngoài ra các mô hình hoạt động của dự án chủ yếu là hoạt động sự nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp đô thị. III.2. Mục tiêu cụ thể. - Xây dựng nhà màng (với các thiết bị kèm theo) để tiếp nhận công nghệ (sản xuất rau ăn lá, rau ăn quả ) và tổ chức thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật (cải tiến cho phù hợp với điều kiện của địa phương), trình diễn chuyển giao công nghệ sản xuất VietGAP.
  • 8. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 8 - Xây dựng phòng nuôi cấy mô hoa lan và các nhà màng (lưới) để tổ chức sản xuất giống hoa lan cung cấp cho các trang trại, người dân có nhu cầu trồng lan trong và ngoài tỉnh. Tổ chức thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa lan. Xây dựng mô hình trồng hoa lan để chuyển giao công nghệ. - Xây dựng phòng nuôi cấy meo giống các loại nấm, sản xuất được giống cấp 1, 2, 3. Cung cấp giống cấp 3 cho các nhà sản xuất giống để sản xuất thương phẩm. Thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật sản xuất nấm. Tổ chức mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất nấm. - Bảo tồn cá thể đầu dòng cây ăn quả (bưởi da xanh, bưởi đường lá cam, quýt, cam, măng cụt). - Hình thành khu sản xuất giá thể sạch, giá thể chứa dinh dưỡng dùng trong trồng rau đô thị. Sản xuất dung dịch dinh dưỡng dùng cho trồng cây kiểng, một số loại rau ăn lá, rau ăn quả. - Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, chuyển giao những công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghệ trồng, chăm sóc hoa lan, nấm, rau. - Liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu phát triển trên địa bàn tỉnh (Đại học Thủ Dầu Một, Đại học Bình Dương, Trung cấp Nông lâm Bình Dương...) và khu vực (Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam...), phối hợp các nhà khoa học trong và ngoài nước để đào tạo chuyển giao mô hình sản công nghệ trồng, chăm sóc hoa lan, nấm, rau. IV. Xác định qui mô sản xuất của dự án. IV.1. Điều tra hiệu quả kinh tế và Đánh giá nhu cầu thị trường xác định đối tương và quy mô sản xuất của dự án. Chúng tôi tiến hành điều tra nhiều đối tượng sản xuất nông nghiệp hiện đang được sản xuất trên địa bàn tỉnh, từ đó làm cơ sở xác định mục tiêu của dự án. Đồng thời các đối tượng phải được xác định về sự phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh Bình Dương và điều kiện của dự án. Kết quả điều tra xác định các đối tượng có thể áp dụng vào dự án và hiệu quả sản xuất của các đối tượng, cụ thể như sau: A. Cây rau.  Tình hình sản xuất rau trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Diện tích rau của tỉnh Bình Dương giảm nhẹ trong giai đoạn 2005 – 2013, trung bình 1,51%/năm. Nếu như năm 2005 tổng diện tích rau trên địa bàn tỉnh là 8.376ha, thì
  • 9. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 9 đến nay tổng diện tích chỉ còn 7.418 ha, giảm 958ha. Nhưng trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, xu hướng diện tích rau có tăng thêm và phát triển khá ổn định nếu như năm 2008 tổng diện tích toàn tỉnh là 7.052 ha thì các năm sau đó đều tăng và đạt 7.418 ha vào năm 2013, như vậy cho thấy bước đầu ngành hàng đã phát triển một cách ổn định, phù hợp với thực tế của nền nông nghiệp đô thị Bình Dương. Tuy nhiên diện tích rau trong giai đoạn 2005 – 2013 có giảm, nhưng sản lượng rau trong cùng giai đoạn lại tăng lên từng năm, nếu như sản lượng rau toàn tỉnh năm 2005 là 93.965 tấn thì đến năm 2013 tổng sản lượng của toàn tỉnh đã là 106.954 tấn. Như vậy tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng rau của tỉnh đạt 1,63%/năm giai đoạn 2005 – 2013. Cho thấy người dân sản xuất rau đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất cây rau.  Các mô hình sản xuất các loại rau trong nhà màng (lưới) hiện nay ở Bình Dương. Các loại nhà lưới trồng rau trên địa bàn tỉnh Bình Dương có nhiều quy cách mẫu mã khác nhau, nhưng nhìn chung được chia làm 2 loại là nhà lưới kín và nhà lưới hở. Cụ thể như sau:  Loại nhà lưới kín.  Là loại nhà lưới được phủ hoàn toàn bằng lưới cả trên mái cũng như xung quanh, có cửa ra vào cũng được phủ kín bằng lưới. Được sử dụng để che chắn ngăn ngừa côn trùng thâm nhập.  Về thiết kế với kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên. Khung nhà được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hoặc bắt ốc vít. Độ cao chỉ từ 2,0 - 3,9 m. Quy mô diện tích: từ 100 - 1.000 m2 theo từng hộ gia đình sử dụng canh tác. Vật liệu lưới che: loại lưới mùng màu trắng hoặc xanh lá cây sản xuất bằng vật liệu trong nước. lưới hoàn toàn không được xử lý để tăng khả năng chống chịu tia tử ngoại, nắng, gió… nên độ bền không cao, chỉ sử dụng tốt từ 6 - 8 tháng là rách, hư hỏng.  Loại nhà lưới này có ưu điểm là do nhà lưới kín ngăn ngừa được côn trùng phá hoại nên giảm được tối đa lượng thuốc trừ sâu sử dụng, sản phẩm rau an toàn hơn. Tăng được số vòng quay thời vụ cho rau ăn lá do trồng được cả mùa mưa mà chất lượng mẫu mã rau vẫn đảm bảo. Do diện tích ít, người trồng rau tập trung đầu tư thâm canh nên năng suất vẫn đảm bảo, thậm chí năng suất rau mùa mưa còn cao hơn so với trồng ngoài đồng ruộng. Tuy nhiên về mùa nắng do
  • 10. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 10 không được thông gió, nhiệt độ trong nhà lưới cao hơn ở ngoài làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây rau. Lưới che chất lượng không đảm bảo, mau hư rách dẫn đến côn trùng dễ dàng thâm nhập vào nhà lưới nếu không bảo dưỡng thường xuyên. Nhà lưới kín (Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao An Thái (xã An Thái, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương)  Loại nhà lưới hở. Là loại nhà lưới chỉ được che chủ yếu trên mái hoặc một phần bao xung quanh.  Mục đích sử dụng: chủ yếu để giảm bớt tác hại của mưa và gió giúp cho cây rau trồng được cả vào mùa mưa. Không có tác dụng ngăn ngừa côn trùng. Thiết kế rất đơn giản với kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên. Về khung nhà: được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hoặc bắt ốc vít. Một số nhà lưới do dân tự làm chỉ làm khung bằng cây gỗ chống và căng dây kẽm, dây cáp để giữ lưới. Quy mô diện tích từ 200 m2 – 2.000m2 theo từng hộ hoặc nhóm hộ liên kết cùng nhau sử dụng cho việc trồng rau. Độ cao từ 2,0 - 2,5 m.  Loại nhà lưới này có ưu điểm là do chỉ làm mái che phần trên nên chi phí đầu tư thấp, thông thoáng, có thể trồng rau quanh năm cả về mùa mưa, vòng quay các vụ rau cao đối với rau ăn lá. Thiết kế đơn giản, chỉ có cột chống, căng dây kẽm và kéo lưới nên chi phí giá thành nhà lưới thấp hơn nhiều so với nhà lưới kín, giảm hơn 50% chi phí. Quy mô diện tích có thể mở rộng, nhiều hộ liên kết lại với nhau, thuận tiện cho việc canh tác.  Tuy nhiên, nhìn chung trong thời gian gần đây, đặc biệt là thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An người dân đã áp dụng mô hình nhà lưới trồng rau vào
  • 11. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 11 sản xuất là một bước đột phá mới trong việc đưa các công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Với việc trồng rau trên một diện tích nhỏ, muốn đạt hiệu quả người trồng rau phải đầu tư thâm canh, áp dụng kỹ thuật mới trong việc bón phân, chăm sóc, sử dụng giống mới và tăng vụ. Như vậy, người trồng rau có được thêm kiến thức, kinh nghiệm về kỹ thuật trồng rau trong nhà lưới. Trồng rau trong nhà lưới hở (của hộ Đinh Văn Long – P. Tân Đông Hiệp – TX. Dĩ An) Tuy nhiên việc áp dụng các mô hình nhà lưới trên đã bộc lộ một số tồn tại sau đây:  Thiết kế nhà lưới chưa được nghiên cứu kỹ nên chưa phù hợp với điều kiện thực tế về thời tiết khí hậu của tỉnh. Như vấn đề kiểu nhà lưới, độ cao khung nhà lưới, màu sắc và đặc tính kỹ thuật của lưới che….  Quy trình kỹ thuật canh tác rau trong nhà lưới chưa được nghiên cứu, chủ yếu là áp dụng từ quy trình canh tác rau ngoài đồng. Vì vậy, vấn đề sâu bệnh phát sinh trong nhà lưới do quá trình canh tác liên tục chưa được giải quyết hiệu quả.  Quy mô diện tích nhà lưới chưa được xác định bao nhiêu là tối ưu cho phù hợp với hộ trồng rau, số lượng lao động, khả năng cơ giới hoá, hiệu quả kinh tế của việc canh tác rau trong nhà lưới. Chưa giải quyết được bài toán về ảnh hưởng của gió, nhiệt độ cao đối với nhà lưới và rau trồng trong nhà lưới.  Phân tích hiệu quả trong quá trình sản xuất, tiêu thụ rau.
  • 12. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 12 Qua điều tra khảo sát nông hộ về chi phí và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh tiêu thụ rau và rau an toàn trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Tp. Hồ Chí Minh. Cho chúng ta thấy, có sự khác biệt rất lớn giữa việc sản xuất rau an toàn và sản xuất rau thông thường, đồng thời chỉ ra sự bất cập rất lớn giữa lợi nhuận của người nông dân sản xuất và thương lái kinh doanh tiêu thụ rau trong chuỗi giá trị của ngành, đồng thời thể hiện sự tiếp cận thị trường của người nông dân sản xuất rau an toàn. Chi tiết được phân tích và thể hiện chi tiết của một số đối tượng cây trồng điển hình và chúng tôi cho là khả thi trong giai đoạn này để tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế và thông số tiếp cận thị trường, cụ thể như sau:  Phân tích chi phí và hiệu quả trong quá trình sản xuất dưa leo. Bảng 1: Phân tích chi phí bình quân sản xuất, phân phối tính trên 10.000m2/vụ STT CHỈ TIÊU Kết quả điều tra (đồng) SX thông thường SX theo TC VietGAP I Tổng chi phí 56.000.000 60.800.000 1 Giống 500.000 500.000 2 Vật tư 20.000.000 20.000.000 3 Khấu hao nhà lưới - - 3 Phân chuồng 3.000.000 - 4 Phân vi sinh - 4.000.000 5 Lân 1.800.000 1.800.000 6 NPK 20-20-15 7.500.000 7.500.000 7 Thuốc BVTV 3.200.000 2.000.000 8 Công chăm sóc, thu hoạch 20.000.000 25.000.000 9 Năng suất dự kiến 40.000 45.000 10 Giá bán cho thương lái 6.000 8.000 11 Giá thành sản xuất (đồng/kg) 1.400 1.351 II Thu nhập trung gian (thương lái, phân phối,…) 100.000.000 540.000.000 1 Chi phí của thương lái 240.000.000 360.000.000 2 Doanh thu của thương lái 340.000.000 900.000.000 III Tổng thu của chuỗi giá trị 340.000.000 900.000.000 Nguồn: Kết quả, tính toán phân tích từ kết quả điều tra tháng 12/2014. Bảng 2: Cơ cấu chi phí xuất rau của nông hộ STT Chỉ tiêu Bình quân chung (%) SX thông thường SX theo TC
  • 13. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 13 VietGAP 1 Giống 0,89 0,82 2 Vật tư 35,71 32,89 3 Khấu hao nhà lưới - - 4 Phân chuồng 5,36 - 5 Phân vi sinh - 6,58 6 Lân 3,21 2,96 7 NPK 20-20-15 13,39 12,34 8 Thuốc BVTV 5,71 3,29 9 Công chăm sóc, thu hoạch 35,71 41,12 Nguồn: Tính toán phân tích từ kết quả điều tra tháng 12/2014. Về thuốc BVTV: có sự khác nhau về chi phí thuốc BVTV giữa các hộ sản xuất theo VietGAP và sản xuất theo quy trình bình thường. Sở dĩ có sự khác nhau rõ rệt giữa sản xuất theo VietGAP và quy trình bình thường là do sản xuất theo quy trình bình thường khả năng phát hiện sâu bệnh hại của nông dân hạn chế, nông dân phun thuốc sâu và thuốc bệnh theo định kỳ mà không quan tâm đến mức độ hại của sâu bệnh, chính vì thế mà số lần phun nhiều hơn, 1 lần phun họ phối hợp nhiều thuốc hơn. Giữa những hộ sản xuất theo VietGAP và sản xuất thông thường cũng có chi phí khác nhau về công lao động. Sự chênh lệch về chi phí này chủ yếu là công tỉa bỏ lá gốc, làm cỏ xung quanh bờ, dọn vệ sinh quanh khu vực sản xuất theo quy trình VietGAP tốn công hơn so với sản xuất thông thường. Về năng suất: Giữa các hộ sản xuất theo VietGAP và theo quy trình bình thường, mặc dù chi phí cho sản xuất khác nhau nhưng không phải chi phí cao mà thu được năng suất cao. Số liệu ở bảng trên cho thấy năng suất của các hộ sản xuất theo VietGAP đạt 45 tấn/ha hơn hẳn so với các hộ sản xuất theo quy trình bình thường 40 tấn/ha. Như vậy: sản xuất rau nói chung và sản xuất dưa leo nói riêng nếu áp dụng đúng quy trình và có sự quản lý giám sát chặt chẽ cây sẽ cho năng suất cao với mức chi phí thấp. Và chính sự khác nhau về chi phí và năng suất thu được nên giá thành sản phẩm của các loại hình sản xuất khác nhau rất khác nhau. Số liệu bảng 2 cho thấy: Cơ cấu chi phí vật tư đầu vào: sản xuất theo VietGAP có sự chênh lệch giữa nhóm hộ sản xuất theo quy trình thông thường. Chẳng hạn như cơ cấu chi phí vật tư đầu vào của nhóm hộ sản xuất theo VietGAP chỉ chiếm 32,89%, trong khi sản xuất theo quy trình thông thường chiếm tới 35,71% và chi phí thuê công lao động của nhóm hộ sản xuất theo VietGAP chiếm 41,12%, trong khi sản xuất theo quy trình thông thường chiếm 35,71%.
  • 14. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 14 Vấn đề chúng ta cần lưu ý trong bảng 1 cho chúng ta thấy chi phí cho khâu trung gian rất lớn trong chuỗi giá trị sản xuất. Cụ thể chi phí trung gian (bao gồm cả chi phí và lợi nhuận của kênh phân phối đến tay người tiêu dùng) chiếm khoảng 41% đối với quy trình sản xuất thông thường và 50% đối với quy trình sản xuất VietGAP trong chuỗi giá trị. Bảng 3: Các thông số điều tra và phân tích kết quả sản xuất, tiêu thụ rau ăn quả (quy mô sản xuất 1ha/vụ, 3 – 4 tháng/vụ) TT Nội dung ĐVT Ký hiệu - Cách tính Kết quả SX thông thường SX VietGAP I Chỉ tiêu phản ánh kết quả: 1 Tổng giá trị sản xuất Đồng GO 240.000.000 360.000.000 2 Chi phí trung gian Đồng IC 56.000.000 60.800.000 3 Giá trị gia tăng (lợi nhuận của nông hộ) Đồng VA = GO-IC 184.000.000 299.200.000 II Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả 1 Tỷ suất hàng hóa % = VA/GO 76,67 83,11 2 Tỷ lệ lợi nhuận trên chi phí % =VA/IC 328,57 492,11 3 Năng suất lao động Đồng =GO/LĐ (công) 436.364 514.286 4 Hiệu quả sử dụng đất Đồng =GO/ha 240.000.000 360.000.000 5 Hiệu quả sử dụng vốn Lần = GO/IC 4,29 5,92 III Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí 1 Chi phí trên đơn vị diện tích Đồng =IC/ha 56.000.000 60.800.000 Nguồn: Tính toán phân tích từ kết quả điều tra tháng 12/2014. Qua kết quả phân tích cho chúng ta thấy các thông số về hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ trong chuỗi sản xuất, cụ thể như sau:  Tổng giá trị sản xuất (Go): Là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất (giá trị của những sản phẩm vật chất và dịch vụ) của toàn bộ chuỗi sản xuất phân phối trong một vụ sản xuất. Tổng giá trị sản xuất trung bình theo kết quả điều tra là 240 triệu đồng đối với sản xuất thông thường và 360 triêu đồng đối với sản xuất áp dụng quy trình sản xuất VietGAP.  Hiệu quả trồng dưa leo: Số liệu bảng 3 cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn thu được trên chi phí sản xuất của sản phẩm cao nhất đối với các hộ sản xuất theo
  • 15. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 15 VietGAP 5,92 trong khi các hộ sản xuất theo quy trình thông thường chỉ đạt 4,29.  Tỷ suất hàng hóa đối với các hộ sản xuất lần lược là 76,67% (rau thông thường) và 83,11% (rau theo QT VietGAP) cho chúng ta thấy các hộ dân trong việc tiếp cận thị trường một cách chủ động để tạo ra lợi nhuận, như vậy người sản xuất ít phụ thuộc vào biến động của thị trường tiêu dùng.  Hiệu quả sử dụng đất của việc canh tác cũng đạt khá cao, ngoài ra năng suất lao động đối với việc sản xuất rau cũng là điều cho thấy hiệu quả trong sản xuất. Đây là một trong những yếu tố cho thấy tính khả thi trong việc sản xuất rau nói chung.  Ngoài các chỉ tiêu phân tích trên, theo kết quả điều tra những yếu tố như thị trường và tình hình nguyên vật liệu đầu vào trong sản xuất cũng cho thấy chúng ta có khả năng phát triển và cạnh tranh trên thị trường. Các nguồn nguyên vật liệu đáp ứng cho việc sản xuất đều thuận lợi và hiện có tại địa phương.  Phân tích chi phí và hiệu quả trong quá trình sản xuất rau cải. Bảng 4: Phân tích chi phí bình quân sản xuất, phân phối tính trên 10.000m2 /vụ STT CHỈ TIÊU KẾT QUẢ ĐIỀU TRA SX thông thường SX theo TC VietGAP I Tổng chi phí 34.660.000 34.850.000 1 Giống 660.000 600.000 2 Vật tư (bao gồm cả khấu hao nhà lưới) 5.000.000 5.000.000 3 Phân chuồng 2.500.000 - 4 Phân vi sinh - 2.000.000 5 Lân 1.200.000 1.200.000 6 NPK 20-20-15 3.200.000 3.000.000 7 Thuốc BVTV 1.100.000 1.050.000 8 Công chăm sóc, thu hoạch 21.000.000 22.000.000 9 Năng suất dự kiến 18.000 19.000 10 Giá bán cho thương lái 3.200 3.200 11 Giá thành sản xuất (đồng/kg) 1.926 1.834 II Thu nhập trung gian (thương lái, phân phối,…) 50.400.000 53.200.000 1 Chi phí của thương lái 57.600.000 60.800.000 2 Doanh thu của thương lái 108.000.000 114.000.000
  • 16. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 16 Nguồn: Kết quả, tính toán phân tích từ kết quả điều tra tháng 12/2014. Bảng 5: Cơ cấu chi phí xuất rau của nông hộ STT Chỉ tiêu Bình quân chung (%) SX thông thường SX theo TC VietGAP 1 Giống 1,90 1,72 2 Vật tư 14,43 14,35 3 Phân chuồng 7,21 - 4 Phân vi sinh - 5,74 5 Lân 3,46 3,44 6 NPK 20-20-15 9,23 8,61 7 Thuốc BVTV 3,17 3,01 8 Công chăm sóc, thu hoạch 60,59 63,13 Nguồn: Tính toán phân tích từ kết quả điều tra tháng 12/2014. Về thuốc BVTV: có sự khác nhau về chi phí thuốc BVTV giữa các hộ sản xuất theo VietGAP và sản xuất theo quy trình bình thường. Sở dĩ có sự khác nhau giữa sản xuất theo VietGAP và quy trình bình thường là do sản xuất theo quy trình bình thường khả năng phát hiện sâu bệnh hại của nông dân hạn chế, nông dân phun thuốc sâu và thuốc bệnh theo định kỳ mà không quan tâm đến mức độ hại của sâu bệnh, chính vì thế mà số lần phun nhiều hơn, 1 lần phun họ phối hợp nhiều thuốc hơn. Giữa những hộ sản xuất theo VietGAP và sản xuất thông thường cũng có chi phí khác nhau về công lao động. Sự chênh lệch về chi phí này chủ yếu là công chăm sóc, làm cỏ xung quanh bờ, dọn vệ sinh quanh khu vực sản xuất theo quy trình VietGAP tốn công hơn so với sản xuất thông thường. Về năng suất: Giữa các hộ sản xuất theo VietGAP và theo quy trình bình thường, mặc dù chi phí cho sản xuất khác nhau nhưng không phải chi phí cao mà thu được năng suất cao. Số liệu ở bảng trên cho thấy năng suất của các hộ sản xuất theo VietGAP đạt 19 tấn/ha hơn hẳn so với các hộ sản xuất theo quy trình bình thường 18 tấn/ha. Như vậy: sản xuất rau nói chung và sản xuất rau ăn lá nói riêng nếu áp dụng đúng quy trình và có sự quản lý giám sát chặt chẽ cây sẽ cho năng suất cao với mức chi phí thấp. Và chính sự khác nhau về chi phí và năng suất thu được nên giá thành sản phẩm của các loại hình sản xuất khác nhau rất khác nhau. Số liệu bảng trên cho thấy: Cơ cấu chi phí vật tư đầu vào: sản xuất theo VietGAP có sự chênh lệch giữa nhóm hộ sản xuất theo quy trình thông thường. Chẳng hạn như cơ cấu chi phí vật tư đầu vào của nhóm hộ sản xuất theo VietGAP chỉ chiếm 14,35%, trong khi sản xuất theo quy trình thông thường chiếm tới 14,43% và chi phí thuê công
  • 17. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 17 lao động của nhóm hộ sản xuất theo VietGAP chiếm 63,13%, trong khi sản xuất theo quy trình thông thường chiếm 60,59%. Vấn đề chúng ta cần lưu ý trong bảng trên cho chúng ta thấy chi phí cho khâu trung gian rất lớn trong chuỗi giá trị sản xuất. Cụ thể chi phí trung gian (bao gồm cả chi phí và lợi nhuận của kênh phân phối đến tay người tiêu dùng) chiếm khoảng 46,67% đối với quy trình sản xuất thông thường và 84% đối với quy trình sản xuất VietGAP trong chuỗi giá trị. Bảng 6: Các thông số điều tra và phân tích kết quả sản xuất, tiêu thụ rau ăn lá (quy mô sản xuất 1ha/vụ, 1 – 2 tháng/vụ) TT Nội dung ĐVT Ký hiệu - Cách tính Kết quả SX thông thường SX VietGAP I Chỉ tiêu phản ánh kết quả: 1 Tổng giá trị sản xuất Đồng GO 57.600.000 60.800.000 2 Chi phí trung gian Đồng IC 34.660.000 34.850.000 3 Giá trị gia tăng (lợi nhuận của nông hộ) Đồng VA = GO- IC 22.940.000 25.950.000 II Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả 1 Tỷ suất hàng hóa % = VA/GO 39,83 42,68 2 Tỷ lệ lợi nhuận trên chi phí % =VA/IC 66,19 74,46 3 Năng suất lao động Đồng =GO/LĐ (công) 205.714 217.143 4 Hiệu quả sử dụng đất Đồng =GO/ha 57.600.000 60.800.000 5 Hiệu quả sử dụng vốn Lần = GO/IC 1,66 1,74 III Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí Chi phí trên đơn vị diện tích Đồng =IC/ha 34.660.000 34.850.000 Nguồn: Tính toán phân tích từ kết quả điều tra tháng 12/2014. Qua kết quả phân tích cho chúng ta thấy các thông số về hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ rau cải trong chuỗi sản xuất, cụ thể như sau:  Tổng giá trị sản xuất (Go): Là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất (giá trị của những sản phẩm vật chất và dịch vụ) của toàn bộ chuỗi sản xuất phân phối trong một vụ sản xuất. Tổng giá trị sản xuất trung bình theo kết quả điều tra là 57,6 triệu đồng đối với sản xuất thông thường và 60,8 triêu đồng đối với sản xuất áp dụng quy trình sản xuất VietGAP.  Hiệu quả sản xuất: Số liệu bảng 2.3 cho thấy, tỷ lệ lợi nhuận thu được trên chi phí sản xuất của sản phẩm cao nhất đối với các hộ sản xuất theo VietGAP
  • 18. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 18 74,46%, trong khi các hộ sản xuất theo quy trình thông thường chỉ đạt 66,19%.  Tỷ suất hàng hóa đối với các hộ sản xuất lần lược là 39,83% (rau thông thường) và 42,68% (rau theo QT VietGAP) cho chúng ta thấy hạn chê rất lớn của các hộ dân trong việc tiếp cận thị trường để chủ động tạo ra lợi nhuận, như vậy người sản xuất vẫn phụ thuộc nhiều vào thương lái và các kênh tiêu thụ trung gian tới tay người tiêu dùng.  Hiệu quả sử dụng đất của việc canh tác cũng đạt khá cao, ngoài ra năng suất lao động đối với việc sản xuất rau cũng là điều cho thấy hiệu quả trong sản xuất. Đây là một trong những yếu tố cho thấy tính khả thi trong việc sản xuất rau nói chung.  Ngoài các chỉ tiêu phân tích trên, theo kết quả điều tra những yếu tố như thị trường và tình hình nguyên vật liệu đầu vào trong sản xuất cũng cho thấy chúng ta có khả năng phát triển và cạnh tranh trên thị trường. Các nguồn nguyên vật liệu đáp ứng cho việc sản xuất đều thuận lợi và hiện có tại địa phương.  Phân tích chi phí và hiệu quả trong quá trình sản xuất cà tím. Bảng 7: Phân tích chi phí bình quân sản xuất rau cà tím, phân phối tính trên 10.000m2 /vụ STT CHỈ TIÊU KẾT QUẢ ĐIỀU TRA SX thông thường SX theo TC VietGAP I Tổng chi phí 48.550.000 49.550.000 1 Giống 750.000 750.000 2 Vật tư (bao gồm cả khấu hao nhà lưới). 3.400.000 3.400.000 3 Phân chuồng 1.500.000 - 4 Phân vi sinh - 2.000.000 5 Lân, phân hóa học các loại 6.000.000 6.000.000 6 Làm đất 900.000 900.000 7 Thuốc BVTV 1.000.000 500.000 8 Công chăm sóc, thu hoạch 35.000.000 36.000.000 9 Năng suất dự kiến 35.000 35.000 10 Giá bán cho thương lái 5.000 5.000 11 Giá thành sản xuất (đồng/kg) 1.387 1.416
  • 19. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 19 STT CHỈ TIÊU KẾT QUẢ ĐIỀU TRA SX thông thường SX theo TC VietGAP II Thu nhập trung gian (thương lái, phân phối,…) 245.000.000 455.000.000 1 Chi phí của thương lái 175.000.000 175.000.000 2 Doanh thu của thương lái 420.000.000 630.000.000 Nguồn: Kết quả, tính toán phân tích từ kết quả điều tra tháng 12/2014. Bảng 8: Cơ cấu chi phí xuất của nông hộ STT Chỉ tiêu Bình quân chung (%) SX thông thường SX theo TC VietGAP 1 Giống 1,54 1,51 2 Vật tư 7,00 6,86 3 Phân chuồng 3,09 - 4 Phân vi sinh - 4,04 5 Lân 12,36 12,11 6 NPK 20-20-15 1,85 1,82 7 Thuốc BVTV 2,06 1,01 8 Công chăm sóc, thu hoạch 72,09 72,65 Nguồn: Tính toán phân tích từ kết quả điều tra tháng 12/2014. Về thuốc BVTV: có sự khác nhau về chi phí thuốc BVTV giữa các hộ sản xuất theo VietGAP và sản xuất theo quy trình bình thường. Sở dĩ có sự khác nhau giữa sản xuất theo VietGAP và quy trình bình thường là do sản xuất theo quy trình bình thường khả năng phát hiện sâu bệnh hại của nông dân hạn chế, nông dân phun thuốc sâu và thuốc bệnh theo định kỳ mà không quan tâm đến mức độ hại của sâu bệnh, chính vì thế mà số lần phun nhiều hơn, 1 lần phun họ phối hợp nhiều thuốc hơn. Giữa những hộ sản xuất theo VietGAP và sản xuất thông thường cũng có chi phí khác nhau về công lao động. Sự chênh lệch về chi phí này chủ yếu là công chăm sóc, dọn vệ sinh quanh khu vực sản xuất theo quy trình VietGAP tốn công hơn so với sản xuất thông thường. Về năng suất: Giữa các hộ sản xuất theo VietGAP và theo quy trình bình thường, mặc dù chi phí cho sản xuất khác nhau nhưng cho thấy năng suất tương đương nhau 35 tấn/ha. Số liệu bảng trên cho thấy: Cơ cấu chi phí vật tư đầu vào: sản xuất theo VietGAP có sự chênh lệch giữa nhóm hộ sản xuất theo quy trình thông thường. Chẳng hạn như
  • 20. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 20 cơ cấu chi phí vật tư đầu vào của nhóm hộ sản xuất theo VietGAP chỉ chiếm 27,35%, trong khi sản xuất theo quy trình thông thường chiếm tới 27,91% và chi phí thuê công lao động của nhóm hộ sản xuất theo VietGAP chiếm 72,65%, trong khi sản xuất theo quy trình thông thường chiếm 72%. Vấn đề chúng ta cần lưu ý trong bảng trên cho chúng ta thấy chi phí cho khâu trung gian rất lớn trong chuỗi giá trị sản xuất. Cụ thể chi phí trung gian (bao gồm cả chi phí và lợi nhuận của kênh phân phối đến tay người tiêu dùng) chiếm khoảng 58,3% đối với quy trình sản xuất thông thường và 72,2% đối với quy trình sản xuất VietGAP trong chuỗi giá trị. Bảng 9: Các thông số điều tra và phân tích kết quả sản xuất rau ăn củ, tiêu thụ (quy mô sản xuất 1ha/vụ) TT Nội dung ĐVT Ký hiệu - Cách tính Kết quả SX thông thường SX VietGAP I Chỉ tiêu phản ánh kết quả: 1 Tổng giá trị sản xuất Đồng GO 175.000.000 175.000.000 2 Chi phí trung gian Đồng IC 48.550.000 49.550.000 3 Giá trị gia tăng (lợi nhuận của nông hộ) Đồng VA = GO-IC 126.450.000 125.450.000 II Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả 1 Tỷ suất hàng hóa % = VA/GO 72,26 71,69 2 Tỷ lệ lợi nhuận trên chi phí % =VA/IC 260,45 253,18 3 Năng suất lao động Đồng =GO/LĐ (công) 448.718 437.500 4 Hiệu quả sử dụng đất Đồng =GO/ha 175.000.000 175.000.000 5 Hiệu quả sử dụng vốn Lần = GO/IC 3,60 3,53 III Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí Chi phí trên đơn vị diện tích Đồng =IC/ha 48.550.000 49.550.000 Nguồn: Tính toán phân tích từ kết quả điều tra tháng 12/2014. Qua kết quả phân tích cho chúng ta thấy các thông số về hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ trong chuỗi sản xuất, cụ thể như sau:
  • 21. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 21  Tổng giá trị sản xuất (Go): Là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất (giá trị của những sản phẩm vật chất và dịch vụ) của toàn bộ chuỗi sản xuất phân phối trong một vụ sản xuất. Tổng giá trị sản xuất trung bình theo kết quả điều tra là 175 triệu đồng đối với sản xuất thông thường và sản xuất áp dụng quy trình sản xuất VietGAP.  Hiệu quả sản xuất: Số liệu cho thấy, tỷ lệ lợi nhuận thu được trên chi phí sản xuất của sản phẩm cao nhất đối với các hộ sản xuất theo VietGAP 253%, trong khi các hộ sản xuất theo quy trình thông thường chỉ đạt 260%.  Tỷ suất hàng hóa đối với các hộ sản xuất lần lược là 72,26% (rau thông thường) và 71,69% (rau theo QT VietGAP) cho chúng ta thấy lợi thế trong sản xuất của các hộ dân trong việc tiếp cận thị trường để chủ động tạo ra lợi nhuận.  Hiệu quả sử dụng đất của việc canh tác cũng đạt khá cao, ngoài ra năng suất lao động đối với việc sản xuất rau cũng là điều cho thấy hiệu quả trong sản xuất. Đây là một trong những yếu tố cho thấy tính khả thi trong việc sản xuất rau nói chung.  Ngoài các chỉ tiêu phân tích trên, theo kết quả điều tra những yếu tố như thị trường và tình hình nguyên vật liệu đầu vào trong sản xuất cũng cho thấy chúng ta có khả năng phát triển và cạnh tranh trên thị trường. Các nguồn nguyên vật liệu đáp ứng cho việc sản xuất đều thuận lợi và hiện có tại địa phương.  Theo kết quả điều tra cho thấy, thị trường tiêu thụ rau các loại trên địa bàn tương đối thuận lợi, thương lái am hiểu mùa vụ của các hộ sản xuất và thu mua sản phẩm của nông hộ tại vườn rất thuận lợi.  Đánh giá nhu cầu thị trường rau xanh. Căn cứ dự báo dân số đã trình bày ở phần trên; căn cứ định mức dinh dưỡng dành cho người Việt Nam của Viện Dinh dưỡng Bộ Y tế (trong đó có xác định số lượng lương thực - thực phẩm chính tiêu thụ bình quân cho một người trong năm), tiến hành tính toán nhu cầu rau thực phẩm tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2015 và 2020 như sau: HẠNG MỤC Năm 2015 Năm 2020 Định mức (kg/người/năm) Nhu cầu (tấn/năm) Định mức (kg/người/năm) Nhu cầu (tấn/năm) 2. Rau thực phẩm 90,0 144.000 100,0 200.000 Với nhu cầu trên, trong khi hiện này trên địa bàn tỉnh mới chỉ sản xuất được khoảng 107 ngàn tấn. Như vậy đến năm 2020 chúng ta mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu của tỉnh.
  • 22. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 22 Theo quy hoạch phát triển nông - lâm - ngư nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020 theo Quyết định phê duyệt số 4164/QĐ-UBND ngày 24/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương. Thì Rau thực phẩm: đây là cây trồng quan trọng xếp sau cao su và phải được ưu tiên đầu tư sản xuất rau an toàn, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau thực phẩm. Đây chính là nhiệm vụ của sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo rau an toàn tươi sống cung cấp cho thị trường tỉnh Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở cân đối đất lúa và đất cây hàng năm khác, căn cứ khả năng tưới của các công trình thủy lợi, ngành nông nghiệp dự kiến bố trí khoảng 2.000 đất chuyên trồng rau an toàn; trong đó, thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên là 1.000 ha (ở các xã Thái Hòa, Thạnh Phước – TX. Tân Uyên và Lạc An, Thường Tân, Tân Mỹ thuộc huyện Bắc Tân Uyên và một phần thuộc khu vực suối Cái). Huyện Phú Giáo 500ha (thuộc các xã An Linh, Phước hòa, Phước Sang, An Thái, An Bình). Huyện Bàu Bàng 300 (ha thuộc các xã Long Nguyên, Cây Trường II). Huyện Dầu Tiếng 200 ha (các xã An Lập, Thanh Tuyền, Thanh An). Như vậy cho thấy tầm quan trọng của ngành hàng rau được quan tâm đúng mức trong thời gian tới của tỉnh và đồng thời đây cũng phù hợp với một nền nông nghiệp đô thị.  Kết luận. Tùy từng điều kiện cụ thể như thị trường và mùa vụ để lựa chọn từng đối tượng rau để sản xuất. Việc sản xuất rau cho thấy hầu hết các loại rau đều mang lại lợi nhuận và có tính khả thi cao trong sản xuất. Trong đó rau ăn quả và ăn củ cho lợi nhuận cao nhất. Nhưng trong giai đoạn đầu của dự án, chúng ta nên sản xuất các đối tượng sau:  Nhà màng (lưới) sản xuất rau ăn lá trên giá thể và trên đất.  Nhà màng sản xuất rau ăn lá thủy canh.  Nhà màng sản xuất dưa leo trên giá thể.  Nhà màng sản xuất dưa lưới trên giá thể. B. Hoa lan.  Tình hình sản xuất. Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh Bình Dương thì giá trị sản xuất rau hoa, cây cảnh của tỉnh tăng ổn định trong giai đoạn 2010 – 2013. Nếu như năm 2010 giá trị chỉ đạt 407,6 tỷ đồng, thì đến năm 2013 giá trị đã đạt 429,1 tỷ đồng, với tốc độ tăng trường bình quan về giá trị sản xuất là 0,57%/năm giai đoạn 2010 – 2013. Trong những năm gần đây, việc sản xuất hoa cây cảnh đã phát triển mạnh ở nông hộ trong tỉnh, đặc biệt là hoa lan. Theo số liệu của Hội Sinh vật cảnh tỉnh có 7/7 tổ
  • 23. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 23 chức hội cấp huyện, thị, thành phố; 31 tổ chức hội cấp xã, phường và 7 CLB chuyên ngành, tổng số hội viên (HV) là 921 người, trong đó chỉ tính riêng TP. Thủ Dầu Một đã có hơn 200 hội viên.  Kết quả Điều tra khảo sát các mô hình trồng và tiêu thụ hoa lan hiện nay trên địa bàn tỉnh.  Theo kết quả điều tra, tình hình trồng lan tại Bình Dương bước đầu đã hình thành liên kết sản xuất để tiêu thụ sản phẩm hoa lan cho thị trường. Đây là một tín vui cho thấy người dân đã bước đầu liên kết với nhau tạo ra một lượng hàng hóa đủ lớn để cung cấp cho thị trường theo hợp đồng.  Độ ổn định của giá cả: Hầu hết các hộ điều tra 92% số hộ đều cho thấy thị trường lan cho dù có biến động nhưng cơ bản là không đáng kể, người dân luôn yên tâm để sản xuất và đạt hiệu quả.  Các giống lan hiện nay được trồng ở tỉnh khá phong phú, nhưng chúng ta có thể chia làm 2 loại chính là Lan giỏ và Lan cắt cành. Ưu và nhược điểm của 2 loại lan trên là trồng Lan giỏ thì giá cả ổn định và cho thu nhập cao hơn, nhưng đòi hỏi tay nghề của người trồng và vốn đầu tư ban đầu lớn. Còn trồng Lan cắt cành thì dẽ trồng, thời gian thu hồi vốn ngắn hơn nhưng lại cho thu nhập thấp hơn trồng lan giỏ.  Nguyên vật liệu và giá thể trồng Lan: hẩu hết người trồng hoa lan đều phải mua nguyên vật liệu ở ngoài tỉnh như: vỏ đậu phộng (Lan cắt cành), xơ dừa, than …(Lan giỏ). Và các nguyên vật liệu này hiện nay đều được bán tại các điểm bán vật tư nông nghiệp nên rất thuận tiện.  Các loại lan trồng phổ biến, nguồn cung cấp giống cho các nhà trồng lan hiện nay.  Các loại lan trồng phổ biến:  Lan cắt cành: Nhóm Lan MOKARA và Dendrobium. Trong đó nhóm Mokara đang được ưa chuộng do dễ trồng và thi trường tiêu thụ còn đang rất lớn.  Lan giỏ (giỏ hoặc chậu): hầu hết các loại Lan, kể cả nhóm lan cắt cành đều được trồng trong chậu hoặc giỏ để bán.  Nguồn cung cấp giống cho các nhà trồng lan trên địa bàn tỉnh: Chủ yếu giống được mua tại TP. Hồ Chí Minh, một số hộ nhập giống từ nước ngoài. Theo kết quả điều tra thì nhu cầu giống tốt, đều, không bị sốc khi mang về trồng và năng suất là một trong những vấn đề nóng hiện nay của người trồng hoa lan.  Công nghệ trồng lan hiện nay và đánh giá khả năng phù hợp, cũng như những bất cập để đưa ra mô hình công nghệ trồng lan.
  • 24. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 24  Lan cắt cành: Hầu hết các hộ đều xây dựng nhà lưới thoáng mát với chiều cao trung bình từ 3,5 - 3,8 m. Loại lưới dùng để che phủ được dùng lưới nhập từ Thái Lan về loại có độ che mát là 50%. Nhóm lan cắt cành được trồng thành luống, chiều ngang luống rộng từ 0,8 - 1,2 m để trồng từ 2 - 3 hàng, một số nơi có thể tăng lên 4 hàng với luống 1,2 m. Luống được xây xung quanh bằng gạch ống, khoảng 3 hàng tinh từ mặt đất lên. Bên hông luống có lỗ thoát nước bằng cách để lỗ hổng không xây gạch. Giá thể trồng là vỏ đậu phộng khô với độ dày khoảng 10 -15 cm. Đầu luống có đóng cọc bằng cây gỗ hoặc cây betông, có nơi dùng ống nhựa cấp nước để cột chặt các cây tầm vông theo 2 - 3 hàng dọc theo luống. Các cây lan giống được trồng dọc theo luống và được cột chặt vào các cây tầm vông đã được đặt sẵn theo luống.  Lan giỏ và lan chậu: Thường lan giỏ thì ngoài nhà lưới như trên, người trồng có làm kệ trồng cao khoảng 50 – 60 cm so với mặt đất, Lan chậu thì người trồng sử dụng chậu để trồng luôn dưới nền nhà lưới.  Đánh giá sự phù hợp và bất cập trong công nghệ trồng lan của người dân trong tỉnh.  Phù hợp: Với kết cấu nhà lưới như hiện nay đáp ứng được yêu cầu trồng lan, tùy theo vật liệu xây dựng kiên cố hay không kiên cố tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng hộ trồng. Chi phí đầu tư ban đầu vừa phải nên có thể áp dụng trên diện rộng.  Bất cập: Đa số các hộ trồng lan chưa đầu tư bồ xử lý pH nước đây là khâu quan trọng quyết định đến sinh trưởng và phát triển của hoa lan, nên rủi ro của các hộ sẽ rất lớn nếu nguồn nước không ổn định độ pH. Ngoài ra hầu hết các hộ đều chăm sóc bón phân theo kinh nghiệm và thủ công hoặc bán thủ công, nên việc bón phân chủ yếu là do kinh nghiệm mà chưa có máy móc thiết bị để kiểm tra, từ đó đưa ra công thức bón phân tối ưu nhất.  Quy trình công nghệ chế biến giá thể hiện nay của người trồng lan:  Chế biến vỏ đậu phộng: Sở dĩ người dùng sử dụng vỏ đậu phộng để trồng lan vì có giá thành rẻ, vỏ ít thấm nước và giữ được độ ẩm phù hợp với trồng lan. Ngoài ra vỏ đậu phộng lâu phân hủy nên người dùng ưa chuộng. Việc sử lý vỏ đậu phộng khá đơn giản, thường người dân chỉ phun thuốc xử lý nấm là dùng để trồng lan.  Chế biến xơ dừa:  Mụn xơ dừa, nhất là loại mụn xơ dừa tươi có chứa hàm lượng lignin cao. Nếu sử dụng trực tiếp có thể gây ngộ độc cho cây trồng. Để trồng được trên mụn dừa tươi thì người trồng lan thường phải tiến hành xả chất chát hay
  • 25. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 25 còn gọi là lignin. Quá trình này nếu xảy ra trong tự nhiên thì thời gian rất lâu (khoảng 12- 24 tháng). Do đó ngoài biện pháp sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý, một biện pháp rất đơn giản mà người trồng lan áp dụng là dùng vôi thông thường với tỷ lệ cứ 5 kg vôi pha với 200 lít nước sạch, mụn xơ dùa được đưa vào và ngâm liên tục trong nước vôi. Thời gian ngâm là từ 5 – 7 ngày sau đó xả nước chát màu đen ra khỏi bể chứa và đưa nước sạch vào xử lý từ 2 -3 lần. Khi đó là có thể đem ra sử dụng khử trùng và ủ.  Xử lý khử trùng và ủ giá thể: sau khi giá thể đem ra khỏi bể xử lý (đạc sạch vôi) đem ủ với chế phẩm sinh học BIMA (có chứa nấm đối kháng Trichoderma) để thúc đẩy quá trình tiêu diệt các nấm gây hại cho cây trồng vừa thúc đẩy quá trình ủ hoai của giá thể mụn xơ dừa. Tỷ lệ phối trộn cứ 1 tấn xơ dừa sau xử lý trộn với 3 – 4kg BIMA, giữ cho độ ẩm của đống ủ từ 50 – 60%. Bổ sung thêm từ 20 – 30 kg super lân trộn đều với 1 tấn xơ dừa. Tạo độ ẩm đống ủ bằng cách pha 1 kg ure với 100 lít nước và tưới đều vào đống ủ cho đạt đến độ ẩm 50 – 60%. Đảo trộn và đậy bạt, sau 4–5 ngày, nhiệt độ đống ủ sẽ tăng lên, đạt khoảng 600 C. Sau 7 ngày sẽ tiến hành đảo trộn. Sau 25 – 30 ngày, đảo lại 1 lần, phun nước để đảm bảo độ ẩm 50– 55%. Sau thời gian từ 40 – 60 ngày có thể đem ra sử dụng. Giá thể sau khi xử lý được trộn thêm với các loại phân hữu cơ, phân NPK, urê, super lân, kali.  Phân tích hiệu quả trong quá trình sản xuất. Bảng 10: Phân tích chi phí sản xuất hoa lan cắt cành (Mokara) tính trên 10.000 m2 /năm STT CHỈ TIÊU Thông số trung bình KẾT QUẢ ĐIỀU TRA I Tổng chi phí 57.580.000 1 Phân bón lá 521 lít 5.200.000 2 Thuốc trừ sâu 5,2 lít 2.080.000 3 Thuốc trừ bệnh 10 kg 1.500.000 4 Khấu hao nhà lưới 12.000.000 5 Công chăm sóc 200 công 29.000.000 6 Công phun thuốc 26 công 4.680.000 7 Công thu hoạch 26 công 3.120.000 8 Năng suất dự kiến Cành/năm 17.500 9 Giá bán cho thương lái 5.000 10 Giá thành sản xuất (đồng/cành) 3.290
  • 26. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 26 STT CHỈ TIÊU Thông số trung bình KẾT QUẢ ĐIỀU TRA II Thu nhập trung gian (thương lái, phân phối,…) 122.500.000 1 Chi phí của thương lái 87.500.000 2 Doanh thu của thương lái 210.000.000 Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra, tháng 12/2014. Bảng 11: Cơ cấu chi phí xuất của nông hộ STT Chỉ tiêu Bình quân chung (%) 1 Phân bón lá 11,22 2 Thuốc trừ sâu 4,49 3 Thuốc trừ bệnh 3,24 4 Công chăm sóc 62,55 5 Công phun thuốc 10,09 6 Công thu hoạch 8,41 Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra, tháng 12/2014. Như vậy đối với việc trồng hoa lan thì cơ cấu cho công lao động chiếm tỷ trọng lớn đạt khoảng 81% tổng chi phí sản xuất của người dân. Bảng 12: Các thông số điều tra và phân tích trồng lan của nông hộ cho 1.000m2 /năm STT Nội dung ĐVT Ký hiệu - Cách tính Kết quả I Chỉ tiêu phản ánh kết quả: 1 Tổng giá trị sản xuất Đồng GO 87.500.000 2 Chi phí trung gian Đồng IC 57.580.000 3 Giá trị gia tăng (lợi nhuận của nông hộ) Đồng VA = GO-IC 29.920.000 II Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả 1 Tỷ suất hàng hóa % = VA/GO 34,19 2 Tỷ lệ lợi nhuận trên chi phí % =VA/IC 51,96 3 Năng suất lao động Đồng =GO/LĐ (công) 347.222 4 Hiệu quả sử dụng đất Đồng =GO/ha 87.500.000 5 Hiệu quả sử dụng vốn Lần = GO/IC 1,52 III Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí Chi phí trên đơn vị diện tích Đồng =IC/ha 57.580.000 Qua kết quả phân tích cho chúng ta thấy các thông số về hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ trong chuỗi sản xuất, cụ thể như sau:
  • 27. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 27  Tổng giá trị sản xuất (Go): Là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất (giá trị của những sản phẩm vật chất và dịch vụ) của toàn bộ chuỗi sản xuất phân phối trong một vụ sản xuất. Tổng giá trị sản xuất trung bình theo kết quả điều tra là 87,5 triệu đồng.  Hiệu quả sản xuất: Số liệu cho thấy, tỷ lệ lợi nhuận thu được trên chi phí sản xuất của sản phẩm là 88,74%.  Tỷ suất hàng hóa đối với các hộ sản xuất là 47,02% (cho chúng ta thấy lợi thế trong sản xuất của các hộ dân trong việc tiếp cận thị trường để chủ động tạo ra lợi nhuận.  Hiệu quả sử dụng đất của việc canh tác cũng đạt khá cao, ngoài ra năng suất lao động đối với việc sản xuất rau cũng là điều cho thấy hiệu quả trong sản xuất. Đây là một trong những yếu tố cho thấy tính khả thi trong việc sản xuất.  Ngoài các chỉ tiêu phân tích trên, theo kết quả điều tra những yếu tố như thị trường và tình hình nguyên vật liệu đầu vào trong sản xuất cũng cho thấy chúng ta có khả năng phát triển và cạnh tranh trên thị trường.  Kết quả khảo sát giá thành sản xuất giống lan nuôi cấy mô các loại tại một số cơ sở sản xuất tại Huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh. Bảng 13: Giá thành sản xuất giống lan nuôi cấy mô các loại STT Nội dung Chi phí trung bình cho việc sản xuất ra 1 cây giống (đồng) I Công đoạn nuôi cấy mô (đến 5cm) 2.450 1 Hóa chất và vật tư 150 2 Khấu hao thiết bị 500 3 Điện năng 1.300 4 Công 500 II Công đoạn dưỡng cây (đến 25-30cm) 11.000 1 Phân bón 2.000 2 Khấu hao nhà lưới 1.000 3 Chi phí tưới 3.000 4 Công chăm sóc 5.000 Giá thành 13.450 Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra, tháng 12/2014. Như vậy với giá thành sản xuất, trung bình là 13.450 đồng/cây giống, trong khi giá bán giao động từ 20.000 đồng – 40.000 đồng/cây, tùy từng loại lan (Hồ Điệp là 20.000 đồng/cây giống và Mokara là 40.000 đồng/cây giống). Cho thấy việc sản xuất giống lan mang lại lợi nhuận cao cho người sản xuất. Nếu chúng ta sản xuất trong tỉnh thì sự
  • 28. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 28 cạnh tranh là khả thi, do chúng ta không tốn chi phí vận chuyển nhiều như các hộ dân phải mua từ TP. Hồ Chí Minh, đồng thời hạn chế được việc cây bị sốc, do lan khi vận chuyển xa cây dễ bị sốc, dẫn đến tỷ lệ chết nhiều. Ngoài ra, theo điều tra của các cơ sở sản xuất giống hoa lan, thì có đến 92% tổng số cơ sở cho rằng thị trường đầu ra khá thuận lợi. Đây cũng là yếu tố thuận lợi để chúng ta xác định thị trường sản phẩm. Ngoài ra, hầu hết các cơ sở nuôi cấy mô hoa lan hiện nay đều sử dụng công nghệ chiếu sáng phòng nuôi cấy mô bằng đèn huỳnh quang, trong khi chi phí chiếu sáng cho sản xuất cây giống bằng công nghệ nuôi cấy mô lớn, chiếm khoảng 53%. Trong khi nếu dự án của chúng ta thực hiện sẽ áp dụng công nghệ đèn LED có thể giảm chi phí khoảng 35% so với đèn huỳnh quang, trong khi độ rọi lại tăng lên cao hơn đèn huỳnh quang 75%. Chính điều kiện này cho phép tăng quy mô sản xuất trên cùng diện tích phòng. Cho thấy chúng ta hoàn hoàn có thể cạnh tranh về giá thành đối với sản xuất giống hoa lan nuôi cấy mô. Công nghệ chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang Công nghệ chiếu sáng bằng đèn Led  Tình hình nguyên liệu giá thể của thị trường cung cấp cho người trồng lan. Đối với người trồng hoa lan, chủ yếu là hoa lan cắt cành thì hầu hết người dân sử dụng vỏ đậu phộng để làm giá thể trồng lan. Theo điều tra của các hộ trồng lan trên địa bàn tỉnh Bình Dương cũng như tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy, có đến 93% các hộ cho rằng nguồn nguyên liệu giá thể trồng lan là dồi dào và có thể mua dễ dàng. Nguồn cung cấp chủ yếu là ở Tây Ninh. Theo kết quả điều tra của chúng tôi thì hàng năm tỉnh Tây Ninh canh tác khoảng 20.000 ha đậu phộng, từ đó hàng năm cung cấp khoảng 7.000 – 10.000 tấn vỏ đậu phộng cho thị trường trồng hoa lan (tương đương với việc trồng mới khoảng 70 – 80ha hoa lan), với giá thành được bán tại TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương là khoảng 1.000 đồng/kg, được cho là rẻ nhất so với các địa phương khác, cụ thể như Long An, Đồng Nai là 1.200 đồng/kg và miền Tây là 1.500 đồng/kg. Cho thấy lợi thế của Bình Dương và TP. HCM trong việc giảm giá thành đầu tư cho giá thể trồng lan.
  • 29. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 29  Dự báo nhu cầu thị trường hoa lan trong tương lai. Theo quy hoạch phát triển nông - lâm - ngư nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020 theo Quyết định phê duyệt số 4164/QĐ-UBND ngày 24/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương. Đã xác định rõ ngành hoa cây kiểng của tỉnh cần phát triển, cụ thể như sau: Hiện nay, ngành nông nghiệp Bình Dương đã bước đầu hình thành và phát triển các vùng trồng hoa, cây cảnh ở thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên với diện tích khoảng 100 ha. Theo quy hoạch, đến năm 2020, Bình Dương sẽ trở thành thành phố loại I với dân số dự báo khoảng 2,5 triệu người; một khi đô thị phát triển, mức sống dân cư sẽ ngày càng tăng, nhu cầu tiêu thụ các loại hoa, cây cảnh sẽ ngày càng gia tăng. Do đó, dự kiến, giai đoạn đến năm 2020 sẽ tăng nhanh diện tích trồng các loại hoa, cây cảnh, đến năm 2020 vùng trồng hoa, cây cảnh sẽ có quy mô khoảng 700 ha; trong đó, vùng nông nghiệp đô thị khoảng 500 ha; phân bố ở các khu vực ven suối Cái, ven sông Thị Tính và các điểm du lịch như Thái Hòa, Bạch Đằng, Thạnh hội, Vĩnh Phú, Cầu Ngang… (bình quân mỗi hộ từ 20 – 30m2 ) và vùng nông nghiệp truyền thống khoảng 200 ha phân bố ở khu vực ven đô thị ven đường vành đai 5 và khu vực trung tâm các huyện; (bình quân mỗi hộ 10 – 15m2 ). Bảng 14. Phân tích nhu cầu giống hoa lan hàng năm STT Nội dung ĐVT Số lượng Năm 2014 2020 1 Diện tích trồng lan Ha 17 80 2 Mật độ trồng Cây 70.000 70.000 3 Tổng số cây Cây 1.190.000 5.600.000 4 Thời gian thay thế giống (lan cắt cành) Năm 7 7 5 Nhu cầu giống lan hàng năm Cây 170.000 800.000 Như vậy, hàng năm riêng nhu cầu hoa Lan của riêng tỉnh Bình Dương đến năm 2020 là rất lớn, trung bình khoảng 800.000 cây giống/năm đây cũng là điều kiện quan trọng để chúng ta định hướng sản xuất giống hoa lan chất lượng cao trong thời gian tới.  Kết luận. Tùy từng điều kiện cụ thể như trình độ tay nghề, thị trường,… để lựa chọn đối tượng là hoa lan cắt cành hay hoa lan giỏ để sản xuất. Trong giai đoạn trước mắt chúng tôi đề xuất chọn đối tượng là trồng hoa lan cắt cành để thực hiện vì thị trường rộng lớn
  • 30. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 30 dễ tiêu thụ và dễ làm. Đồng thời sản xuất giống hoa lan từ nuôi cấy mô vì qua tính toán trên cho thấy chúng ta có thể cạnh tranh và mang lại lợi nhuận, có tính khả thi cao trong sản xuất. Trước mắt dự án xác định đối tượng sau để sản xuất:  Nhà lưới sản xuất hoa lan cắt cành Mokara.  Nhà lưới sản xuất hoa lan cắt cành Dendro.  Nhà lưới sản xuất lan giỏ các loại.  Phòng nuôi cấy mô hoa lan. C. Nấm.  Tình hình sản xuất. Theo khảo sát thì toàn tỉnh có hơn 60 cơ sở, hộ trồng nấm. Hầu hết các hộ trồng nấm có quy mô hộ gia đình từ 5.000 – 6.000 bịch/đợt và trồng 3 vụ/năm với nguồn phôi từ các lớp tập huấn hay mô hình của chương trình hỗ trợ giống, vật tư của Khuyến nông hoặc qua học hỏi trên thông tin đại chúng. Chủ yếu phục vụ cho việc tăng thêm thu nhập của hộ gia đình. Nguồn gốc phôi nấm phần lớn là từ ngoài tỉnh (thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai…) với chủng loại chính là: nấm bào ngư, nấm mèo, nấm linh chi, nấm rơm … Trong số các hộ trồng nấm có 3 cơ sở tự sản xuất phôi nấm và 1 cơ sở sản xuất, cung ứng bịch phôi cho các hộ trồng vệ tinh kết hợp thu mua sản phẩm. Giá phôi cụ thể tại thời điểm này là: nấm bào ngư 4.200 đ/ bịch phôi, nấm mèo 4.300 đ/ bịch phôi, nấm linh chi 5.000 đ/bịch phôi … Tuy nhiên, nguồn meo giống vẫn phải lấy từ thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai. Các hộ trồng nấm phần lớn trồng nấm bào ngư. với quy mô trung bình hàng năm trồng khoảng 3 đợt, mỗi đợt 5.000 – 6.000 bịch phôi (nhà trồng khoảng 100m2 ) cho sản lượng trung bình 1.350 kg nấm tươi, thu nhập trên 141.750.000 đồng/năm (1.350 kg/ 5.000 phôi x 35.000 đ/kg x 3 đợt/ năm = 141.750.000 đồng). Hiện trên địa bàn Tỉnh đã triển khai xây dựng 3 dự án phát triển nghề trồng nấm ăn gồm: 1 ở huyện Phú giáo với 30 hộ dân tham gia do Trường trung cấp Nông Lâm thực hiện, 1 ở thị xã Bến Cát với 30 hộ do trường Đại học Công nghiệp chuyển giao và 1 ở huyện Dầu Tiếng (hỗ trợ người nghèo) với 40 hộ do Chi cục phát triển nông thôn thực hiện. Nội dung tập trung chuyển giao kỹ thuật trồng nấm trên mô hình nông hộ.  Tính phù hợp và những bất cập của công nghệ sản xuất nấm hiện nay của các mô hình nông hộ trên địa bàn tỉnh. Những mặt tích cực:
  • 31. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 31  Các mô hình được đầu tư bằng tầm vông và lợp lá dừa nên chi phí đầu tư ban đầu thấp, người dân nhanh thu hồi vốn.  Công nghệ trồng nấm hiện nay của các nông hô chủ yếu theo 2 mô hình là trồng trên kệ và treo trên dây. Nhìn chung 2 mô hình này đáp ứng được điều kiện phát triển của nấm, đạt mật độ cao, chỉ khoảng 100m2 người dân có thể trồng được khoảng 5.000 – 6.000 bịch phôi. Cho thấy hiệu quả trong việc sử dụng nhà trồng.  Giá thể trồng nấm, đặc biệt là mùn cưa thì hầu hết các hộ điều tra đều cho rằng, nguồn nguyên liệu trên sẵn có ở địa phương và khá dồi dào, có thể mua tại các cơ sở, công ty chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh. Theo số liệu điều tra thì hiện nay toàn tỉnh có trên 140 cơ sở chế biến lâm sản, (chủ yếu là chế biến gỗ, nguyên liệu từ gỗ và nhập khẩu). Đây là một thế mạnh của tỉnh, không phải địa phương nào cũng có được. Những tồn tại hạn chế của công nghệ trồng nấm hiện nay của nông hộ.  Nhà trồng nấm yêu cầu phải giữ được độ ẩm, nhưng không được đọng nước nền. Theo kết quả điều tra có khoảng 40% các hộ trồng nấm không quan tâm đến làm nền thoát nước, mặt khác, việc che chắn xung quanh, nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh thì hầu hết người dân chưa quan tâm một cách đúng mức.  Các nhà trồng nấm đều không có hố khử trùng trước khi vào.  Việc sản xuất chủ yếu theo kinh nghiệm và kiến thức học được qua các phương tiện thông tin đại chúng, các lớp khuyến nông và truyền miệng, mà không được đầu tư một cách đồng bộ các thiết bị nhằm kiểm soát nhiệt, ẩm từ đó đưa ra giải pháp tưới, phun ẩm một cách hợp lý để tạo ra năng suất, chất lượng cao. Đây là hạn chế lớn và quan trọng trong kỹ thuật trồng nấm.  Hầu hết người dân chưa sản xuất được meo nấm, nên chủ yếu mua bịch phôi về sản xuất ra nấm thành phẩm. nên dẫn đến chi phí mua giống tăng cao, giảm lợi nhuận của người trồng. Người mua đều phải mua ở TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai nên chi phí vận chuyển tăng, chất lượng bịch phôi giảm khi về đến nơi trồng.  Phân tích hiệu quả trong quá trình sản xuất. Bảng 15: Phân tích chi phí sản xuất nấm tính trên 100 m2 /năm (nấm bào ngư)
  • 32. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 32 STT CHỈ TIÊU Thông số trung bình KẾT QUẢ ĐIỀU TRA I Tổng chi phí 53.920.000 1 Chi phí bịch 5000bịch 31.200.000 2 Chi phí điện nước 3 tháng 180.000 3 Chi phí công chăm sóc 3 tháng 16.200.000 4 Chi phí khử trùng nhà trồng 01 nhà 240.000 5 Chi phí thu hái + đóng gói 3 tháng 4.000.000 6 Chi phí quản lý 3 tháng 1.200.000 7 Chi phí khấu hao nhà trồng 01 vụ 900.000 9 Năng suất dự kiến kg/năm 4.050 10 Giá bán cho thương lái 35.000 11 Giá thành sản xuất (đồng/kg) 13.314 II Thu nhập trung gian (thương lái, phân phối,…) 141.750.000 1 Chi phí của thương lái 141.750.000 2 Doanh thu của thương lái 283.500.000 Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra, tháng 12/2014. Bảng 16: Cơ cấu chi phí xuất của nông hộ STT Chỉ tiêu Bình quân chung (%) 1 Chi phí bịch 57,86 2 Chi phí điện nước 0,33 3 Chi phí công chăm sóc 30,04 4 Chi phí khử trùng nhà trồng 0,45 5 Chi phí thu hái + đóng gói 7,42 6 Chi phí quản lý 2,23 7 Chi phí khấu hao nhà trồng 1,67 Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra, tháng 12/2014. Như vậy đối với việc trồng nấm ăn thì cơ cấu cho mua bịch phôi và công lao động chiếm tỷ trọng lớn đạt khoảng 88% tổng chi phí sản xuất của người dân. Bảng 17: Các thông số điều tra và phân tích trồng nấm của nông hộ cho 100m2 /năm
  • 33. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 33 STT Nội dung ĐVT Ký hiệu - Cách tính Kết quả I Chỉ tiêu phản ánh kết quả: 1 Tổng giá trị sản xuất Đồng GO 141.750.000 2 Chi phí trung gian Đồng IC 53.920.000 3 Giá trị gia tăng (lợi nhuận của nông hộ) Đồng VA = GO-IC 87.830.000 II Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả 1 Tỷ suất hàng hóa % = VA/GO 61,96 2 Tỷ lệ lợi nhuận trên chi phí % =VA/IC 162,89 3 Năng suất lao động Đồng =GO/LĐ (công) 562.500 4 Hiệu quả sử dụng đất Đồng =GO/ha 141.750.000 5 Hiệu quả sử dụng vốn Lần = GO/IC 2,63 III Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí Chi phí trên đơn vị diện tích Đồng =IC/ha 53.920.000 Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra, tháng 12/2014. Qua kết quả phân tích cho chúng ta thấy các thông số về hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ trong chuỗi sản xuất, cụ thể như sau:  Tổng giá trị sản xuất (Go): Là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất (giá trị của những sản phẩm vật chất và dịch vụ) của toàn bộ chuỗi sản xuất phân phối trong một vụ sản xuất. Tổng giá trị sản xuất trung bình theo kết quả điều tra là 141,7 triệu đồng.  Hiệu quả sản xuất: Số liệu cho thấy, tỷ lệ lợi nhuận thu được trên chi phí sản xuất của sản phẩm là 162,89%.  Tỷ suất hàng hóa đối với các hộ sản xuất là 61,96% (cho chúng ta thấy lợi thế trong sản xuất của các hộ dân trong việc tiếp cận thị trường để chủ động tạo ra lợi nhuận).  Hiệu quả sử dụng đất của việc canh tác cũng đạt khá cao, ngoài ra năng suất lao động đối với việc sản xuất cũng là điều cho thấy hiệu quả trong sản xuất. Đây là một trong những yếu tố cho thấy tính khả thi trong việc sản xuất.  Ngoài các chỉ tiêu phân tích trên, theo kết quả điều tra những yếu tố như thị trường và tình hình nguyên vật liệu đầu vào trong sản xuất cũng cho thấy chúng ta có khả năng phát triển và cạnh tranh trên thị trường. Trong thời gian
  • 34. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 34 tới nếu chúng ta sản xuất được bịch phôi cung cấp cho người dân thì đây là một lợi thế lớn của ngành trồng nấm tỉnh Bình Dương.  Kết quả khảo sát giá thành sản xuất bịch phôi nấm ăn các loại tại một số cơ sở sản xuất tại Huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh. Bảng 18: Giá thành sản xuất bịch phôi nấm ăn các loại (Nấm rơm, bào ngư, …) STT Nôi dung Đơn vị tính Giá đơn vị (đồng) Số lượng Thành tiền (đồng) 1 Mạt cưa Kg 800 1 800 2 Chất bổ sung dinh dưỡng Kg 10.000 0,002 20 3 Vôi Kg 8.000 0,005 40 4 Meo giống Bịch 5.000 0,020 100 5 Bao PP Kg 30.000 0,0056 167 6 Nút + nắp Kg 24.000 0,0067 160 7 Công: - đóng bịch Bịch 200 1 200 - đốt lò Ca 200.000 0,0005 100 - cấy giống Bịch 200 1 200 - vận chuyển Ca 100.000 0,001 100 11 Quản lý (ca 2000 bịch) Ca 250.000 0,0005 125 12 Chất đốt 100 Cộng chi phí 2.112 Hao hụt 5% 106 Khấu hao thiết bị 300 Giá thành/bịch phôi 2.517 Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra, tháng 12/2014. Như vậy với giá thành sản xuất, trung bình là 2.517 đồng/bịch phôi nấm, trong khi giá bán giao động từ 5.000 đồng – 6.000 đồng/bịch. Cho thấy việc sản xuất phôi nấm mang lại lợi nhuận cao cho người sản xuất. Nếu chúng ta sản xuất trong tỉnh thì sự cạnh tranh là khả thi, do chúng ta không tốn chi phí vận chuyển nhiều như các hộ dân phải mua từ Đồng Nai hay TP. Hồ Chí Minh.  Phân tích nguồn nguyên liệu phục vụ trồng nấm tại tỉnh Bình Dương.  Giá thể trồng nấm, đặc biệt là mùn cưa thì hầu hết các hộ điều tra đều cho rằng, nguồn nguyên liệu trên sẵn có ở địa phương và khá dồi dào, có thể mua tại các cơ sở, công ty chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh. Theo số liệu điều tra thì hiện nay toàn tỉnh
  • 35. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 35 có trên 140 cơ sở chế biến lâm sản, (chủ yếu là chế biến gỗ, nguyên liệu từ gỗ và nhập khẩu). Đây là một thế mạnh của tỉnh, không phải địa phương nào cũng có được.  Mặt khác, mùn cưa được xác định là sản xuất nấm cho năng suất, chất lượng tốt nhất là mùn cao su, trong khi tỉnh Bình Dương có diện tích trồng cao su lớn của cả nước, với diện tích khoảng 133.155 ha là nguồn nguyên liệu được xác định là có lợi thế so với các tỉnh, thành khác trong cả nước. Với diện tích trên, hàng năm cung cấp khoảng 100.000 – 200.000 tấn củi khô, một khi nguồn nguyên liệu mùn cưa tại các cơ sở chế biến gỗ gặp khó khăn thì chúng ta có thể sử dụng máy xay mùn cưa để chế biến nguyên liệu giá thể trồng nấm từ gỗ khô của cao su. Do đó giá thể trồng nấm là một lợi thế rất lớn của tỉnh.  Dự báo nhu cầu tiêu thụ nấm trong tương lai.  Tổng sản lượng nấm trên thế giới năm 2010 là 5,7 tấn tương đương 24 tỉ USD, năm 2013 là 10,2 triệu tấn tương đương với 51 tỉ USD. Như vậy trung bình 3 năm sản lượng nấm thế giới tăng gần gấp đôi, điều này chứng tỏ thị trường nấm trên thế giới đang phát triển rất mạnh.  Những nước phát triển cũng là nước ăn nấm nhiều nhất, như: người dân châu Âu, châu Mỹ trung bình ăn 2 – 3 kg nấm/ năm, người Nhật và Đức tiêu thụ khoảng 4 kg nấm/năm. Hằng ngày ở thị trường NewYork tiêu thụ từ 2-3 tấn nấm các loại. Mỹ và Nhật là những nước đứng đầu trong sản xuất nấm, nhưng đồng thời cũng là nước tiêu thụ nấm nhiều nhất thế giới, riêng Nhật trung bình mỗi năm nhập từ 30.000 – 50.000 tấn nấm các loại.  Tổng sản lượng nấm ăn trong cả nước hiện nay đạt khoảng 200 nghìn tấn/năm, gồm các loại: nấm rơm, nấm mèo, nấm bào ngư, nấm mỡ, linh chi, nấm đông cô... Nấm tươi được tiêu thụ phần lớn ở thị trường nội địa, còn xuất khẩu chủ yếu là nấm khô, nấm muối và một số dạng đóng hộp. Nấm chế biến thành thực phẩm ăn liền chưa đáng kể. Đối với xuất khẩu, mỗi năm đạt khoảng 100 nghìn tấn, chiếm tổng trị giá trên 100 triệu USD/năm.  Bình Dương nằm cạnh thành phố Hồ Chí Minh, một thị trường lớn của khu vực phía Nam. Mỗi ngày lượng nấm tụ về các chợ đầu mối không dưới 5 tấn nấm bào ngư và 2 tấn nấm rơm tươi, chưa kể mỗi tháng còn nhập từ Trung Quốc hơn 20 tấn nấm tươi các loại và hơn 10 tấn nấm khô. Nghĩa là một tháng thành phố Hồ chí Minh tiêu thụ không dưới 180 tấn nấm các loại. Đặc biệt với sự phát triển của kinh tế xã hội, xu hướng ăn nấm tăng nhanh, cộng với các siêu thị, nhà hàng ngày càng
  • 36. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 36 quan tâm chú ý đến việc tiêu thụ và sử dụng nấm. Chắc chắn nhu cầu nấm trong nước trong thời gian tới sẽ không nhỏ.  Kết luận. Từ những phân tích trên cho thấy việc chọn đối tượng là sản xuất giống nấm và nấm ăn thương phẩm là khả thi đối với tỉnh Bình Dương. Trong đó nấm bào ngư cho lợi nhuận cao nhất, nhưng tùy tình hình thị trường mà chúng ta có thể lựa chọn các loại nấm khác nhau để sản xuất, vì đa số nấm ăn sử dụng công nghệ sản xuất giống và trồng thương phẩm là tương đương nhau. Dự án chọn các đối tượng cụ thể như sau:  Mô hình sản xuất nấm bào ngư và đông cô.  Sản xuất giống (dùng chung với phòng nuôi cấy mô hoa lan) nấm ăn C1 các loại cung cấp cho người sản xuất giống C2 và C3. C. Cây ăn quả có múi. Diễn biến về diện tích trồng cây có múi trên địa bàn tỉnh Bình Dương tăng trưởng khá ổn định và đạt 2,92%/năm trong giai đoạn 2010 – 2013. Nếu như năm 2010 tổng diện tích toàn tỉnh là 979 ha thì đến năm 2013 là 1.269 ha. Đây là đối tượng cây trồng được xác định là chủ lực của ngành nông nghiệp tỉnh Bình Dương phát triển đến năm 2020. Theo số liệu thống kê thì trong tổng diện tích trồng cây có múi của tỉnh năm 2013 là 1.269 ha thì diện tích cho thu hoạch là 869ha. Như vậy cơ bản diện tích trồng cây có múi đã ổn định sản xuất và cho thu hoạch. Theo số liệu điều tra, thì có đến 92% tổng số hộ mua giống từ các cơ sở của Viện Cây Ăn quả miền Nam, vì họ cho rằng, cây ăn quả là cây lâu năm nên người trồng xác định phải mua được giống tốt để sản xuất, tránh tình trạng mua giống không rõ nguồn gốc để khi thu hoạch không đạt yêu cầu. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo số liệu điều tra của chúng tôi chưa có cơ sở nào sản xuất giống theo 3 cấp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định. Nguyên nhân là chi phí đầu tư cho hệ thống nhà lưới đặc thù sản xuất giống cây có múi tốn kém, mà nhu cầu thì có hạn nên người dân không mặn mà trong sản xuất giống cung cấp cho thị trường. Về công nghệ sản xuất cây có múi trên địa bàn tỉnh, đa phần người dân đã áp dụng hệ thống tưới tự động, và áp dụng cơ giới trong khâu làm đất. Chỉ có riêng khâu thu hoạch và chăm sóc thì vẫn làm thủ công, đây là hạn chế lớn của người trồng cây có múi. Từ kết quả điều tra trên cho thấy, việc đầu tư xây dựng hệ thống cung ứng giống cây có múi cho thị trường trong tỉnh là khó khả thi, vì nhu cầu hàng năm ít (thời gian
  • 37. http://lapduan.net Dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ Thuyết minh dự án đầu tư 37 kiến thiết cơ bản từ 1-4 năm tùy loại cây, nhu cầu hàng năm cho trồng mới khoảng 30 – 40 ngàn cây). Hạn chế lớn nhất của người trồng cây có múi là áp dụng công nghệ cơ giới hóa trong thu hoạch, nhưng do diện tích nhỏ, phân tán nên việc áp dụng công nghệ này rất khó khăn. Mặt khác diện tích của dự án cũng không đủ lớn để thực hiện một mô hình thực nghiệm thu hoạch sản phẩm cho cây có múi bằng cơ giới. Nên tính khả thi của đối tượng cây trồng này khó khả thi cho dự án của chúng ta. Riêng vấn đề bảo tồn, chúng ta cần thực hiện theo Thông tư Số: 18/2014/TT-BKHCN ngày ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ về Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 18/2010/TT-BKHCN ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen và Thông tư số 18/2010/TT-BKHCN ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen. IV.2. Qui mô sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của dự án.  Quy mô sản xuất của dự án. Khu nghiên cứu ứng dụng, thực nghiệm, trình diễn các mô hình NNCNC: Nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, học hỏi cho các học viên và khách tham quan dự án dự kiến bố trí khu trình diễn các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, hiện đại phù hợp với yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp hiện đại và nông nghiệp đô thị. Các mô hình thực nghiệm cũng như các công trình phụ trợ, cụ thể như sau:  Nhà màng SX dưa leo trên giá thể : 1.000 m2 ;  Nhà lưới SX rau trên đất : 1.000 m2 ;  Nhà màng SX dưa leo trên đất : 1.000 m2 ;  Nhà màng SX rau ăn lá thủy canh : 1.000 m2 ;  Nhà màng SX dưa lưới : 1.000 m2 ;  Nhà lưới sản xuất hoa lan cắt cành Mokara : 1.000 m2 ;  Nhà lưới sản xuất hoa lan cắt cành Dendro : 1.000 m2 ;  Nhà lưới sản xuất lan giỏ các loại : 1.000 m2 ;  Nhà lưới sản xuất giống hoa lan : 1.000 m2 ;  Nhà lưới sưu tập nguồn gen hoa lan : 500 m2 ;  Mô hình sản xuất nấm Đông cô : 100 m2 ;  Mô hình sản xuất nấm Bào ngư : 100 m2 ;