SlideShare a Scribd company logo
1 of 54
Download to read offline
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 1
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THUYẾT MINH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU TRỒNG MÍT
KẾT HỢP CHẾ BIẾN CÔNG NGHỆ CAO
AN BÌNH
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM QUỐC TẾ
AN BÌNH
Giám đốc
Tháng 12/2017
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 3
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU......................................................................................... 6
I. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................. 6
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 6
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.................................................................... 6
IV. Các căn cứ pháp lý.................................................................................. 7
V. Mục tiêu dự án.......................................................................................... 8
V.1. Mục tiêu chung...................................................................................... 8
V.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 8
Chương II .............................................................................................................. 9
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN................................................ 9
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án...................................... 9
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án................................................ 9
I.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận......................................... 14
II. Quy mô sản xuất của dự án. ................................................................... 17
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường................................................................ 17
II.2. Quy mô đầu tư của dự án..................................................................... 19
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án...................................... 19
III.1. Địa điểm xây dựng............................................................................. 19
III.2. Hình thức đầu tư................................................................................. 19
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ........ 19
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.......................................................... 19
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án... 20
Chương III........................................................................................................... 21
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN
PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ....................................................... 21
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 4
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình..................................... 21
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. .............................. 21
II.1. Công nghệ kỹ thuật trồng mít.............................................................. 21
II.2. Công nghệ sấy mít............................................................................... 25
II.3. Kỹ thuật công nghệ đóng gói và dãn mã vạch. ................................... 28
II.4. Trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.......................................................... 30
II.5. Công nghệ tưới drip in......................................................................... 34
Chương IV........................................................................................................... 36
CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................... 36
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng...................................................................................................................... 36
II. Các phương án xây dựng công trình. ..................................................... 36
III. Phương án tổ chức thực hiện................................................................. 37
1. Các phương án kiến trúc. ........................................................................ 37
2. Phương án quản lý, khai thác.................................................................. 38
2. Giải pháp về chính sách của dự án.......................................................... 39
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án..... 39
Chương V............................................................................................................ 40
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ........................................................................................................... 40
I. Đánh giá tác động môi trường................................................................. 40
I.1. Các loại chất thải phát sinh................................................................... 40
I.2. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực................................................ 41
I.3. Phương án phòng chống sự cố vệ sinh và an toàn lao động................. 43
II. Giải pháp phòng chống cháy nổ............................................................. 43
Chương VI........................................................................................................... 44
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA
DỰ ÁN ................................................................................................................ 44
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 5
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. .............................................. 44
II. Khả năng thu xếp vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ....................... 46
III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án........................................ 50
1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ................................................. 50
2. Phương án vay..................................................................................... 50
3. Các thông số tài chính của dự án......................................................... 51
3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay................................................................... 51
3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. .......................... 51
3.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.................... 52
3.4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV). ............................ 52
3.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)...................................... 52
KẾT LUẬN......................................................................................................... 53
I. Kết luận.................................................................................................... 53
II. Đề xuất và kiến nghị............................................................................... 53
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁNError! Bookmark
1. Bảng tổng mức đầu tư, nguồn vốn và tiến độ thực hiện của dự án.Error! Bookmark
2. Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án.Error! Bookmark not defined.
3. Bảng phân tích doanh thu và dòng tiền của dự ánError! Bookmark not defined.
4. Bảng kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án.Error! Bookmark not defined.
5. Phân tích khả năng trả nợ theo dự án...... Error! Bookmark not defined.
6. Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn.Error! Bookmark not defined.
7. Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án.Error! Bookmark not
8. Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần của dự án.Error! Bookmark not defined.
9. Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ của dự án.Error! Bookmark not defin
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 6
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM QUỐC TẾ AN BÌNH.
Mã số doanh nghiệp: ………………. do ……….. cấp ngày ……...
Đại diện pháp luật: …………………….. - Chức vụ: Giám đốc.
Địa chỉ trụ sở: ……………………………………..
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
 Tên dự án: Đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ
cao An Bình.
 Địa điểm thực hiện dự án: tỉnh Bình Thuận.
 Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp đầu tư quản lý và khai thác dự
án.
 Tổng mức đầu tư: 12.442.353.000 đồng. Trong đó:
 Vốn tự có (tự huy động): 3.881.274.000 đồng.
 Vốn vay tín dụng: 8.561.079.000 đồng.
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Nông nghiệp có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội ,
đặc biệt đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Theo UNCTAD, cứ
tăng trưởng 1% trong nông nghiệp thường đem lại tăng trưởng 1% hoặc 2%
trong nền kinh tế nói chung. Cũng theo Tổ chức này, nông nghiệp là một hoạt
động sản xuất với lực lượng lao động chính là người nông dân và ứng dụng
Khoa học công nghệ hiện đại được coi là giải pháp tốt nhất để tăng năng xuất
lao động và tăng chất lượng sản phẩm. Vì vậy có thể khẳng định phát triển nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao của một quốc gia là nhân tố quyết định tới thu
nhập và đời sống của người nông dân, đồng thời sẽ làm tăng sức cạnh tranh của
nông sản nước đó trên thị trường quốc tế.
Nhận thức được vai trò của nông nghiệp công nghệ cao trong giai đoạn hội
nhập, trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X năm 2006 cũng đã khẳng định: Cố
gắng đi ngay vào công nghiệp hiện đại đối với một số lĩnh vực then chốt… Chú
trọng phát triển công nghệ cao để đột phá”. Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 7
cơ bản trở thành nước công nghiệp với GDP/đầu người khoảng 3.000 USD. Phát
triển khoa học và Công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao chính là chìa khoá giúp
Việt Nam đi tắt, đón đầu và thực hiện thành công mục tiêu đề ra.
Chính phủ cũng đã ban hành một số quyết định về phát triển nông nghiệp
công nghệ cao như quyết định số 176/QĐ-TTg, quyết định 1895/QĐ-TTg nhằm
thúc đẩy việc ứng dụng hiệu quả công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, góp
phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản
xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao. Tuy nhiên
trên thực tế sau nhiều năm đổi mới và phát triển ngành nông nghiệp, những tiến
bộ về KHKT dường như vẫn chưa thực sự có được những bước tiến xa hơn một
“nền móng vững chắc”. Các sản phẩm nông nghiệp nước ta vẫn ở tình trạng chất
lượng thấp, giá thành cao, thiếu sức cạnh tranh.
Để phát triển trong thời kỳ mới. Đồng thời chung tay phát triển nền nông
nghiệp tỉnh nhà theo hướng công nghệ cao. Công ty TNHH Thực phẩm Quốc tế
An Bình tiến hành đề xuất dự án “Đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế
biến công nghệ cao An Bình”. Kính trình các cơ quan, ban ngành xem xét và
phê duyệt chủ trương đầu tư cho chúng tôi, theo nội dung cụ thể được thể hiện
trong dự án.
IV. Các căn cứ pháp lý.
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương
khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Quyết định số 15/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh bà
rịa - vũng tàu giai đoạn 2006 - 2015, định hướng đến năm 2020;
Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương
khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Dự án phát triển Nông lâm nghiệp tỉnh BR-VT đến năm 2020;
Quyết định số 2457/QĐ-TTg, ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
Quyết định số 176/QĐ-TTg, ngày 29/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020;
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 8
Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc
công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
V. Mục tiêu dự án.
V.1. Mục tiêu chung.
- Các công nghệ được ứng dụng trong thực hiện dự án chủ yếu tập trung vào
công nghệ cao, công nghệ tiên tiến so với mặt bằng công nghệ sản xuất
nông nghiệp trong nước. Góp phần phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
- Góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp tỉnh nhà phát triển theo hướng công
nghệ cao, mang tính hang hóa.
- Hình thành mô hình điểm trong sản xuất mít công nghệ cao, là nơi tham
quan học hỏi cho những người dân trồng mít trong tỉnh tham quan học hỏi
kinh nghiệm, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, góp phần đưa ngành nông
nghiệp tỉnh nhà ngày càng phát triển.
V.2. Mục tiêu cụ thể.
- Áp dụng quy trình công nghệ canh tác mít theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Áp dụng cơ giới hóa trong chăm sóc mít với công nghệ tưới tự động.
- Hàng năm dự án cung cấp cho thị trường khoảng trên 600 – 900 tấn trái
chất lượng cao, để chế biến sản phẩm. Tạo thành chu trình sản xuất khép
kín, nhằm tăng giá trị gia tăng trong sản xuất
- Xây dựng dự án kiểu mẫu, thân thiện với môi trường, đồng thời khai thác
hiệu quả quỹ đất được giao.
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 9
Chương II
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
1. Vị trí địa lý.
Bình Thuận là tỉnh nằm ở cực nam của vùng Duyên hải Miền trung, là cửa
ngõ thông thương với các tỉnh của vùng Đông Nam Bộ và Tây nguyên, trung
tâm tỉnh (TP. Phan Thiết) cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200 km. Từ vị
trí địa lý nêu trên tạo những lợi thế trong tiếp nhận, sản xuất, tiêu thụ các sản
phẩm NNUDCNC như sau:
- Gần khu vực Đông Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh được xem là thị trường
tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp lớn nhất cả nước, bởi dân số đông, thu nhập
cao, số lượng khách du lịch - khách vãng lai nhiều. Đồng thời cũng là vùng tập
trung các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển lớn nhất cả nước với
công nghệ hiện đại, các công ty chế biến nông, lâm thuỷ sản... Điều kiện này
không chỉ thuận lợi đối với các yếu tố “đầu ra” (gắn sản xuất với công nghiệp
chế biến) mà còn là thuận lợi đối với “đầu vào” (giảm chi phí nhờ giống, công
nghệ, khoa học kỹ thuật, phân bón) cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
- Bình Thuận gần TP. HCM, là trung tâm kinh tế, nghiên cứu khoa học
công nghệ, đào tạo nhân lực lớn nhất cả nước, có rất nhiều các trường Đại học,
Viện nghiên cứu đều tập trung ở đây. Theo định hướng phát triển nông nghiệp
của thành phố là tập trung nghiên cứu lai tạo, chọn tạo các giống cây trồng, vật
nuôi và thực nghiệm trình diễn các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao, nhất là rau, hoa, giống cây trồng - vật nuôi, bò sữa, heo lai
hướng nạc, gà, vịt. Những thế mạnh của nông nghiệp TP. HCM có thể hỗ trợ
cho Bình Thuận thông qua liên kết theo các chương trình hợp tác giữa 2 địa
phương, đây là lợi thế tích cực cho ngành nông nghiệp Bình Thuận phát triển
mạnh và bền vững hơn.
- Các địa phương tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lớn (nhiều khu công
nghiệp, khách du lịch, đông công nhân) như: TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai,
Bà Rịa-Vũng Tàu, địa bàn cho phép phát triển nông nghiệp ít, chủ yếu nghiên
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 10
cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Do đó, đây là cơ hội để tỉnh phát triển các
vùng NNUDCNC, là cơ hội tốt để mời gọi, thu hút các doanh nghiệp trong và
ngoài nước có năng lực thực sự về vốn, công nghệ tiên tiến, có thương hiệu và
thị trường đến đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra khối lượng
sản xuất hàng hóa lớn, năng suất - chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm
và bảo vệ tốt môi trường.
- Do điều kiện về đất đai, nguồn nước, con người nên Bình Thuận có nhiều
sản phẩm nông nghiệp đặc thù, chất lượng cao, tập trung như: thanh long, tôm
giống, thuỷ đặc sản, là điều kiện rất thuận lợi để phát triển vùng sản xuất
NNUDCNC.
2. Điều kiện về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
2.1. Tài nguyên đất.
Theo phương pháp phân loại đất của FAO - UNESCO cho thấy về nguồn
gốc phát sinh, tài nguyên đất của tỉnh Bình Thuận được chia thành 10 nhóm đất
chính (bảng 1 phần phụ biểu) như:
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 11
- Nhóm đất cồn cát, đất cát biển (C): nghèo dinh dưỡng, không có khả năng
giữ nước, ít thích hợp với sản xuất nông nghiệp. Hướng sử dụng trong tương lai:
khai thác các bãi cát trắng để làm các điểm du lịch và trồng rừng phòng hộ.
- Nhóm đất mặn (M): có độ phì tương đối khá, độ mặn tương đối cao nên
không thích hợp với sản xuất nông nghiệp. Hiện trạng sử dụng đất là làm muối
và NTTS.
- Nhóm đất phù sa (P): Đất khá giàu dinh dưỡng, thích hợp với nhiều loại
cây trồng. Định hướng phát triển : Trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn
ngày (luân canh với cây lúa), cây thanh long, cây thực phẩm ...
- Nhóm đất xám bạc màu và đất xám bạc màu bán khô hạn (X, B): đây là
nhóm đất nghèo dinh dưỡng. Định hướng sử dụng: Đối với đất xám trên phù sa
cổ (X), đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B) ở vùng đồi gò thấp, tầng dày, mịn có
thể trồng cây dài ngày, cây hoa màu; những vùng khác và đất xám khác còn lại:
trồng, bảo vệ rừng.
- Nhóm đất đen (Ru): đất khá giàu dinh dưỡng, thích hợp với nhiều loại cây
trồng. Định hướng sử dụng: Trồng cây hoa màu, cây công nghiệp hàng năm.
- Nhóm đất đỏ vàng (F): đất có độ phì khá; các loại đất còn lại độ phì thấp,
hiện tại chủ yếu trồng rừng, bảo vệ rừng. Định hướng sử dụng: Khai thác các
loại đất phát triển trên đá bazan (Ft,Fk) và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl)
để trồng cây cao su, cà phê, tiêu, cây ăn quả. Các loại đất còn lại ở vùng đồi gò
có tầng đất từ trung bình trở lên trồng cây hoa màu, điều, cao su và một số cây
lâu năm khác; những vùng khác trồng rừng, bảo vệ rừng.
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (H): Định hướng phát triển: Hiện tại và
lâu dài phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn.
- Nhóm đất dốc tụ (D): Đất có độ phì từ trung bình đến khá, định hướng sử
dụng: Trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E): hướng sử dụng: khoanh nuôi bảo vệ
rừng.
2.2. Tài nguyên nước và chế độ thủy văn.
2.2.1. Nước mặt.
Bình Thuận có 7 sông chính (sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Cà Ty, sông
Cái, sông Phan, sông Dinh, sông La Ngà), tổng diện tích lưu vực 9.980 km2
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 12
(trên địa bàn tỉnh 4.714 km2). Tổng lượng nước đến bình quân hàng năm 5,4 tỷ
m3, dung tích của các hồ chứa đạt 190 triệu m3, bằng 3,8% tổng lượng nước
đến.
Đặc điểm chung nhất của hệ thống sông là đều xuất phát từ các cao nguyên,
các dãy núi cao phía Bắc rồi đổ ra biển Đông, dòng sông thường ngắn, dốc
(riêng sông La Ngà đổ vào sông Đồng Nai, có nguồn nước khá dồi dào). Mật độ
sông suối thấp, nguồn nước phân bố không đều giữa các vùng, các mùa. Mùa
mưa lũ (tháng 5 – tháng 10). Mùa khô từ tháng 11 – tháng 4, sông suối gần như
khô kiệt, thời gian khô kiệt nhất từ tháng 2 – tháng 4 gây nên hạn hán, thiếu
nước sản xuất, thiếu nước sinh hoạt.
Khả năng khai thác: Nếu xây dựng các công trình thuỷ lợi theo phương án
quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt thì có thể khai thác được khoảng 1,0 tỷ
m3 nước (chiếm khoảng 18 – 19% tổng lượng nước đến) để phục vụ sản xuất và
đời sống.
2.2.2. Nước ngầm.
Tồn tại trong đất dưới dạng nước lỗ hổng (trầm tích bở rời đệ tứ) và nước
khe nứt (các thành tạo phun trào bazan và các trầm tích lục nguyên), trữ lượng
không nhiều, vùng ven biển và một số vùng đồng bằng bị nhiễm mặn, phèn, khả
năng khai thác hạn chế. Tổng trữ lượng tiềm năng khai thác nước nhạt dưới đất
khoảng 2,1 – 2,2 triệu m3/ngày, trữ lượng dự báo khai thác khoảng 80 ngàn
m3/ngày (3,6% trữ lượng).
2.2.3. Khả năng khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Nước mặt: khả năng khai thác hạn chế do sông thường ngắn và dốc (trừ
sông La Ngà), hệ thống thuỷ lợi chưa hoàn chỉnh, cần phải đầu tư thêm.
Nước ngầm chủ yếu được sử dụng cho sinh hoạt, một số hộ trồng rau, hoa,
các cơ sở chăn nuôi ở những nơi thiếu nước mặt nhưng đang có dấu hiệu ô
nhiễm, suy kiệt và gia tăng nhiễm mặn tại một số khu vực, nên cần phải xử lý
trước khi đưa vào sử dụng và sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lý.
2.3. Khí hậu, thời tiết.
Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, ảnh
hưởng của khí hậu chuyển tiếp bán khô hạn (Nam Tây nguyên và Đông Nam
Bộ), với các đặc điểm chung là nhiệt độ cao (26-270C), nhiều nắng (2.536-2.976
giờ/năm), nhiều gió, bị ảnh hưởng bão và áp thấp nhiệt đới, khô hạn nhất cả
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 13
nước và phân chia thành hai mùa (mưa và khô) rõ rệt, có thể phân thành 4 khu
vực khí hậu (bảng 2 phần phụ biểu):
Vùng ven biển phía Đông: gồm huyện Tuy Phong, Đông Nam huyện Bắc
Bình, huyện Hàm Thuận Bắc và Đông Bắc thành phố Phan Thiết. Đây là vùng
chịu ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu ven biển Nam Trung Bộ, lượng mưa ít
(<1.000 mm/năm), thiếu ẩm và khô hạn nhất tỉnh (chỉ số khô hạn <0,6), mùa
khô dài (7-8 tháng), tổng tích ôn cao (9.700-9.9000
C). Đất đai kém dinh dưỡng,
trong đó có khoảng 70 ngàn ha đất cát ven biển khô hạn thiếu nước. Đây là vùng
có nhiều yếu tố thuận lợi cho phát triển cây giống thuỷ sản, đàn dông (trên đất
cát), thanh long, lúa.
Vùng giữa theo hướng Tây Bắc - Đông Nam: gồm phạm vi phía Tây
huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Phan Thiết, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân.
Đây là vùng mưa vừa và lượng mưa không ổn định (1.000-2.000 mm/năm),
nắng nóng (25-260
C), khá khô hạn (chỉ số ẩm ướt thấp 0,6-1,5), đất đai tương
đối khá, nếu có nước tưới có thể thích hợp để phát triển nhiều loại cây trồng:
thanh long, lúa, cao su, mía, khoai mỳ, phát triển chăn nuôi.
Vùng lưu vực sông La Ngà: gồm 2 huyện Đức Linh và Tánh Linh. Đây là
vùng ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên, có
nền nhiệt độ thấp hơn (22-250
C), lượng mưa cao (>2.000 mm/năm), đất đai khá
tốt, cây trồng nông nghiệp phong phú. Đây là vùng thuận lợi nhất cho phát triển
trồng trọt (cao su, lúa), chăn nuôi, nuôi thuỷ sản ngọt của tỉnh.
Vùng khí hậu hải dương: vùng biển và đảo Phú Quý, lượng mưa tuy thấp
(1.200 mm/năm), nhưng thời gian mùa mưa dài (7 tháng), thích hợp cho các loại
cây trồng vật nuôi phát triển, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản nhưng diện tích
canh tác không nhiều và mật độ dân số cao (1.466 người/km2
).
Tóm lại, khí hậu thời tiết của tỉnh Bình Thuận nhìn chung không có các yếu
tố cực đoan đối với các loại cây trồng - vật nuôi. Song cũng cần lưu ý là mùa
khô khốc liệt hơn các tỉnh lân cận. Thời tiết nóng bức sẽ hạn chế không nhỏ đến
khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng - vật nuôi và NTTS. Vì
thế, trong quá trình phát triển từng loại cây trồng - vật nuôi phải hết sức chú ý
đến điều kiện tiểu khí hậu để định hướng phát triển cây con chủ lực, phù hợp với
đặc thù của từng tiểu vùng.
2.4. Tài nguyên sinh vật.
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 14
Hệ động, thực vật ở Bình Thuận khá đa dạng. Thực vật có 600 loài thuộc
125 họ của 59 bộ, trong đó : Ngành hạt kín lớp 2 lá mầm có 45 bộ, 61 họ và 460
loài, lớp 1 lá mầm có 5 bộ, 25 họ và 116 loài; ngành hạt trần có 3 họ và 5 loài,
ngành quyết có 14 họ và 19 loài. Động vật dưới rừng có 60 loài thú, 30 loài bò
sát, trên 100 loài chim và hàng chục giống vật nuôi giống địa phương, giống lai
tạo, giống nhập nội … những giống và loài thực, động vật trên là nguồn gen rất
quý đang được bảo vệ, lưu giữ làm vật liệu cho công tác lai tạo, chọn lọc giống
mới.
2.5. Tài nguyên biển.
Với chiều dài bờ biển 192 km và diện tích vùng bờ biển 52 ngàn km2, nồng
độ muối (NaCl) trong nước biển vùng ven bờ khá cao từ 31,8 – 33,8‰, số ngày
nhật triều 20 ngày/tháng (phía Bắc) và 7 ngày/tháng (phía Nam) là tiềm năng và
lợi thế rất lớn để phát triển du lịch, sản xuất muối công nghiệp, đánh bắt và
NTTS với quy mô lớn.
Biển Bình Thuận là nơi tập trung khoảng 100 loài cá có giá trị kinh tế,
nguồn lợi mực, tôm biển khá phong phú, sản lượng khai thác hàng năm khoảng
3.000 - 5.000 tấn tôm, 25.000 - 30.000 tấn mực các loại; đặc biệt, vùng biển ven
bờ là nơi sinh sống của một số loài thân mềm hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao
như Điệp quạt, Sò lông, Bàn mai, Nghêu lụa, Dòm nâu, sản lượng khai thác
20.000 – 40.000 tấn mỗi năm,....).
Với tiềm năng lớn về du lịch, ngành nông nghiệp của tỉnh cần hướng đến
các sản phẩm nông nghiệp gắn với du lịch, phục vụ du lịch: sản phẩm đặc sản
của địa phương, rau, hoa, quả, cây cảnh, vườn tiểu cảnh…
I.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận.
1. Kinh tế.
Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn năm 2012 đạt 34.971,37 tỷ đồng (giá
thực tế), tăng gấp 4,31 lần so với năm 2005, trong đó: lĩnh vực nông lâm nghiệp
và thuỷ sản tăng 2,85 lần, công nghiệp – xây dựng tăng 4,55 lần; dịch vụ tăng
5,31 lần.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005 - 2012 đạt
11,67%/năm; trong đó: nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 6,53%/năm, công
nghiệp – xây dựng tăng 13,3%/năm, dịch vụ tăng 14,43%/năm, chứng tỏ nền
kinh tế của tỉnh có mức tăng trưởng cao và ổn định.
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 15
Cơ cấu kinh tế của tỉnh có xu hướng giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp,
tăng tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp, cụ thể: tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm
từ 30,35% năm 2005 xuống còn 20,04% năm 2012 (tốc độ giảm bình quân
5,75%/năm), tỷ trọng khu vực công nghiệp tăng từ 32,75% năm 2005 lên
34,52% năm 2012 (tăng bình quân 0,75%/năm), tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng từ
36,9% năm 2005 lên 45,44% năm 2012 (tăng bình quân 3,02%/năm).
- Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: Sản xuất đang từng bước phát
triển theo hướng ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất
lượng, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn, chất
lượng và hiệu quả cao với mô hình canh tác bền vững; gắn với công nghiệp chế
biến và thị trường tiêu thụ; quản lý sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và giảm
nhẹ ô nhiễm môi trường.
Trong những năm qua, mặc dù tỉ trọng nông nghiệp trong tổng GDP của
tỉnh giảm dần, nhưng vai trò đóng góp của nông nghiệp đối với phát triển kinh tế
của tỉnh vẫn hết sức quan trọng. Cụ thể năm 2012, nông nghiệp đã tạo việc làm
và thu nhập cho khoảng 318.236 lao động nông nghiệp; ngoài cung cấp trực tiếp
lương thực, thực phẩm cho người dân trong tỉnh, còn cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến và hàng hóa cho xuất khẩu cũng như tiêu dùng trong nước,
gồm: 620.112 tấn lúa, 467.893 tấn trái cây, 25.685 tấn mủ cao su, 511.428 tấn
khoai mì, 28.334 tấn thịt các loại, 34.704 ngàn quả trứng, 14.310 tấn thủy hải
sản nuôi trồng.
Mặc dù ngành nông nghiệp có tốc độ tăng khá cao trong thời gian qua
nhưng cơ cấu trong nền kinh tế đang có xu hướng giảm khá nhanh. Bên cạnh đó,
đất nông nghiệp của tỉnh có xu hướng giảm dần, áp lực về thu nhập, việc làm
của người dân nông thôn ngày một tăng. Do đó, trong thời gian tới ngành nông
nghiệp của tỉnh cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của ngành.
- Ngành công nghiệp: Sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt mức tăng trưởng
khá cao (13,3%/năm); tỉ trọng công nghiệp trong tổng GDP của tỉnh có xu
hướng tăng liên tục và năm 2012 đạt 34,52%. Trong cơ cấu GTSX, công nghiệp
chế biến nông, lâm, thủy sản luôn chiếm tỉ trọng lớn (năm 2012 là 40,9%) với
các sản phẩm chủ lực như: muối hạt 105.568 tấn, thủy sản đông lạnh 34.132 tấn,
nước mắm 36.359 ngàn lít.
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 16
Nhằm thúc đẩy sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển, tỉnh Bình
Thuận chủ trương tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến
mà tỉnh có lợi thế về nguyên liệu. Điều này sẽ đặt ra cho ngành nông nghiệp
phải đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng – vật nuôi, hình thành các vùng
sản xuất tập trung có quy mô lớn, có năng suất và chất lượng sản phẩm cao.
- Ngành thương mại – dịch vụ: Hoạt động thương mại – dịch vụ của tỉnh
phát triển khá mạnh trong những năm gần đây (tốc độ tăng doanh thu bán hàng
giai đoạn 2006-2012 đạt 14,6%/năm), phục vụ ngày càng tốt hơn hàng hóa đầu
vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh tăng
từ 79,94 triệu USD năm 2006, lên 118,19 triệu USD năm 2012, các sản phẩm
xuất khẩu chủ lực của tỉnh hiện nay gồm có: thanh long 35.86 tấn, thủy sản đông
lạnh 13.398 tấn, cao su 2.244 tấn, hạt điều 660 tấn.
Hướng tới, để thúc đẩy các hoạt động thu mua, xuất – nhập khẩu hàng hóa
nông, thủy sản của tỉnh tiếp tục phát triển, ngành nông nghiệp cần chú trọng
nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm,
hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô lớn.
2. Điều kiện xã hội.
2.1. Dân số lao động: Dân số toàn tỉnh năm 2012 là 1.193.504 người, tăng
bình quân giai đoạn 2006 - 2012 đạt 0,58%/năm, trong đó dân số thành thị tăng
bình quân 2,05%, dân số nông thôn giảm 0,28%/năm.
Lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế giai đoạn 2006 – 2012
tăng bình quân 2,59%/năm, trong đó: lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây
dựng tăng cao nhất 6,42%/năm, dịch vụ 5,79%/năm, nông, lâm, thuỷ sản chỉ
tăng 0,45%/năm. Cơ cấu lao động đang làm việc khu vực nông, lâm, thuỷ sản
đang có xu hướng giảm từ 58,82% năm 2005 còn 49,5% năm 2012 (giảm bình
quân 2,44%).
Chất lượng lao động nhìn chung còn thấp, khu vực nông nghiệp nông thôn
còn thấp hơn bình quân chung toàn tỉnh rất nhiều. Theo kết quả điều tra nông
nghiệp nông thôn năm 2011, số người chưa qua đào tạo và không có văn
bằng/chứng chỉ chiếm 90,93%; trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật chiếm
2,22%; trung cấp 3,37%; cao đẳng 1,64%; đại học trở lên chiếm 1,87%. Năm
2012 số lao động đang làm việc qua đào tạo chiếm 10,61%.
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 17
Trình độ văn hoá, chuyên môn và quản lý của người lao động thấp nên việc
chuyển giao và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào thực tiễn sản xuất gặp
rất nhiều khó khăn và sẽ là rào cản lớn trong việc thực hiện hiện đại hoá nông
nghiệp nông thôn nếu vấn đề trên không được khắc phục kịp thời.
2.2. Thu nhập
Khu vực nông thôn thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông - lâm nghiệp và thuỷ
sản, năm 2012 tổng thu nhập bình quân người dân toàn tỉnh khoảng 2,06 triệu
đồng/người/tháng (thành thị 2,27 triệu, nông thôn khoảng 1,93 triệu đồng - bằng
85% so với thành thị), trong đó thu từ nông lâm nghiệp và thuỷ sản khoảng
733,7 ngàn đồng, chiếm khoảng 36%.
Mức tiêu dùng một số mặt hàng chủ yếu bình quân/người khoảng: 9,97 kg
gạo, 1,37 kg thịt, 3,58 kg tôm, cá, 3,25 quả trứng, 0,35 lí nước mắm.
Ngày nay, cùng với gia tăng thu nhập, yêu cầu về chất lượng sản phẩm
nông sản ngày càng cao, nhất là các sản phẩm về rau, quả, thịt an toàn, không có
dư lượng kháng sinh và các chất kích thích tăng trưởng.
Việc đảm bảo ATTP vì sức khoẻ con người là vấn đề có tính cấp thiết và
lâu dài, đòi hỏi phải có sự quan tâm vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành và
của toàn dân, phải có một chính sách cụ thể, đồng bộ, đủ mạnh. Các loại thực
phẩm phải được sản xuất theo chuỗi, kiểm soát chặt chẽ từ trang trại tới bàn ăn,
cần có chế tài xử lý vi phạm đối với những đối tượng vi phạm.
II. Quy mô sản xuất của dự án.
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường.
 Thị trường trong nước:
- Dự án VIE/97/P14 với sự hỗ trợ của văn phòng VNFPA đã dự báo dân số
Việt Nam đến năm 2020 tăng lên: 96.114.894 người. Căn cứ vào dự thảo
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam chuẩn bị trình Đại hội lần
thứ XI Đảng Cộng Sản Việt Nam xác định mục tiêu GDP bình quân năm
2020 đạt: 2100 USD/người/năm (tăng gấp 1,7 lần so với năm 2010). Qua
nghiên cứu của các nhà kinh tế thế giới khi thu nhập tăng kéo theo chi cho
tiêu dùng tăng trong đó chi cho ăn uống (lương thực - thực phẩm) được
ưu tiên, nhất là quả các loại trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày (2.600 - 2.700
Kcalo/người/năm). Như vậy, dân số Việt Nam tăng thêm 10,5 triệu người,
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 18
GDP tăng gấp 1,7 lần thì lượng quả tiêu thụ ở thị trường trong nước dự
kiến tăng 3,0 - 3,5 triệu tấn vào năm 2020.
- Theo Nghị quyết số: 63/NQ/-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về đảm
bảo an ninh lương thực quốc gia đã đặt ra mục tiêu phát triển sản xuất quả
đến năm 2020 đạt: 12,0 triệu tấn và mức tiêu thụ bình quân các loại quả:
50kg/người/năm.
- Nam bộ trong đó có vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 08 tỉnh trong
đó Tp. Hồ Chí Minh dân số năm 2020: khoảng 10 triệu người thu nhập
bình quân đầu người cao gấp 2,5 - 3,0 lần so với cả nước và đây luôn là
thị trường tiêu thụ các loại quả lớn nhất Việt Nam. Vùng kinh tế Nam bộ
còn có tuyến du lịch biển trọng điểm từ Phan Rang đến Tp. Vũng Tàu và
du lịch sinh thái ở các tỉnh ĐBSCL,… hàng năm đón hàng chục triệu lượt
du khách cũng được xem là đối tượng tiêu dùng nhiều quả tươi.
- Các loại quả sản xuất tại vùng Nam bộ có thể điều tiết rải vụ thu hoạch
quanh năm nên xem đây là lợi thế đáp ứng quả tươi cho thị trường cả
nước.
- Tóm lại, cơ hội về thị trường trong nước đối với các loại quả sản xuất tại
vùng Nam bộ được xác định là có nhiều triển vọng. Song, để chiếm được
lòng tin của người tiêu dùng theo hướng “người Việt Nam dùng hàng Việt
Nam” thì cần phải tập trung nâng cao chất lượng, giảm chi phí và đáp ứng
tốt nhất thị hiếu tiêu dùng.
 Thị trường xuất khẩu các loại quả sản xuất chế biến tại vùng Nam bộ:
- Theo phòng nghiên cứu thị trường của SOFRI cho biết: xuất khẩu trái cây
tươi trên thế giới có xu hướng tăng: tổng kim ngạch xuất khẩu đạt: 15,3 -
16,0 tỷ USD, tốc độ tăng bình quân: 5,4%/năm. Các nước nhập khẩu
nhiều trái cây tươi là: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Nga,… với tổng kim
ngạch: 22,6 - 23,0 tỷ USD, tăng bình quân về giá trị là: 6,3%/năm. Tương
tự rau quả chế biến xuất khẩu đạt: 14,2 - 15,0 tỷ USD.
- Theo FAO, các loại quả có tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao là nho:
5,2%/năm; chuối: 4,5%/năm; táo: 3,6%/năm; mít: 1,1%/năm. Sản lượng
trái cây nhiệt đới dao động ở mức: 63,4 - 65,0 triệu tấn, tốc độ tăng bình
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 19
quân hàng năm là khoảng: 2,5%/năm trong khi tiêu dùng tăng: 3,6%/năm.
Do vậy, cung vẫn thấp hơn cầu.
- Hiện tại, trái cây sản xuất tại Nam bộ tham gia thị trường xuất khẩu gồm:
thanh long, bưởi, nhãn, xoài, vú sữa, chôm chôm, chuối và các sản phẩm
chế biến từ quả dứa. Thị trường nhập khẩu chính là: Trung Quốc,
Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ, Hồng Công,
Campuchia, Lào và các nước thuộc EU như: Hà Lan, Đức,… Triển vọng
thị trường xuất khẩu các loại quả tươi có nguồn gốc nhiệt đới khá lớn
song phải cạnh trạnh quyết liệt với quả sản xuất tại Thái Lan, Ấn Độ và
đặc biệt phải có giấy chứng nhận chất lượng và đăng ký nguồn gốc xuất
xứ hàng hóa của nước nhập khẩu.
Từ những vấn đề trên cho thấy thị trường đầu ra của sản phẩm là tương đối
thuận lợi. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần vào sự thành công của dự
án.
II.2. Quy mô đầu tư của dự án.
1. Khu trồng mít theo tiêu chuẩn VietGAP: 48 ha.
2. Còn lại là nhà máy chế biến và các công trình phụ trợ, đáp ứng nhu cầu
chế biến hàng năm khoảng 4.600 tấn mít sấy thành phẩm cung cấp cho
thị trường.
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.
III.1. Địa điểm xây dựng.
Dự án “Đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An
Bình” được thực hiện tại tỉnh Bình Thuận.
III.2. Hình thức đầu tư.
Dự án “Đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An
Bình” được thực hiện theo hình thức xây dựng mới.
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.
Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng đất
TT Nội dung
Diện tích
(m²)
Tỷ lệ
(%)
I Khu điều hành, phụ trợ
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 20
TT Nội dung
Diện tích
(m²)
Tỷ lệ
(%)
1 Nhà điều hành và phòng Lab
2 Nhà bảo vệ
3 Xưởng sơ chế - đóng gói và bảo quản
4 Nhà ăn và trực cho công nhân
5 Kho thành phẩm
6 Kho chứa nguyên vật liệu
II Khu sản xuất chính
1 Khu trồng mít công nghệ cao
III Hệ thống tổng thể
1 Hệ thống giao thông sân bãi tổng thể
Tổng cộng 500.000 100,000
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.
 Giai đoạn xây dựng.
- Nguyên vật liệu phục vụ công tác xây dựng được bán tại địa phương.
- Một số trang thiết bị và máy móc chuyên dụng được cung cấp từ các đối
tác.
 Giai đoạn hoạt động.
- Các máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của dự án sau
này tương đối thuận lợi, hầu hết đều được bán tại địa phương. Đồng thời,
khu dự án cũng tương đối gần trung tâm Tp. Hồ Chí Minh nên rất thuận lợi
cho việc mua máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất
của dự án.
- Khi dự án đi vào hoạt động, các công trình hạ tầng trong khu vực dự án sẽ
đáp ứng tốt các yêu cầu để dự án đi vào sản xuất. Nên việc vận chuyển
nguyên liệu và sản phẩm sẽ rất thuận lợi.
- Điều kiện cung cấp nhân lực trong giai đoạn sản xuất: Sử dụng chuyên gia
kết hợp với công tác đào tạo tại chỗ cho lực lượng lao động của khu sản
xuất.
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 21
Chương III
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.
Bảng tổng hợp danh mục công trình xây dựng của dự án
STT Nội dung ĐVT Số lượng
I Xây dựng
I.1
Khu văn phòng điều hành và các công trình
phụ trợ
1 Nhà điều hành và phòng Lab m²
2 Nhà bảo vệ m²
3 Xưởng sơ chế - đóng gói và bảo quản m²
4 Nhà ăn và trực cho công nhân m²
5 Kho thành phẩm m²
6 Kho chứa nguyên vật liệu m²
I.2 Khu sản xuất chính
1 Khu trồng mít công nghệ cao ha
2 Hệ thống tưới drip in ha
I.3 Hệ thống tổng thể
1 Hệ thống cấp nước tổng thể HT
2 Hệ thống cứu hỏa khu điều hành HT
3 Hệ thống chống sét khu điều hành HT
4 Hệ thống thoát nước khu điều hành HT
5 Hệ thống điện chiếu sáng khu điều hành HT
6 Hệ thống cấp điện tổng thể HT
7 San lấp mặt bằng khu điều hành m³
8 Hệ thống giao thông sân bãi tổng thể m²
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.
II.1. Công nghệ kỹ thuật trồng mít.
Mít Nghệ cao sản là giống mít bản địa quen thuộc với người Việt Nam.
Giống mít này vượt trội không những về năng suất mà còn rất dễ trồng, chất
lượng mà còn ở tính thích nghi rộng ở nhiều vùng sinh thái.
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 22
Cây mít có rễ cắm sâu vào đất, có thể trồng trên mọi địa hình và có tính
chịu gió, chịu hạn tốt. Nó trồng được ở vùng đất nghèo dinh dưỡng và điều kiện
khí hậu khắc nghiệt. Chỉ trừ vùng đất ngập úng, quá phèn hay mặn. Đồng thời,
mít nghệ cao sản còn rất ít sâu bệnh, sức đề kháng tốt cho nên không dùng nhiều
phân bón hóa học, thuốc trừ sâu.
Mít cho múi dày, giòn và có vị ngọt thanh, không chỉ thích hợp để ăn chín
mà còn rất thích hợp để làm mít sấy khô, vì vậy rất dễ tiêu thụ trên thị trường.
1/ Chuẩn bị.
Ở nước ta có thể trồng hầu hết các nơi, kể cả những vùng đất nghèo dinh
dưỡng. Chọn đất trồng ở nơi khô ráo thoát nước tốt, không bị ngập úng kéo dài,
có đủ nước tưới để cây sinh trưởng.
Vùng Đồng bằng, vùng trũng chỉ trồng mít ở những chân đất có đê bao
vững vàng và phải vun mô cao 0,3m-0,8m tùy mức thủy cấp cao thấp.
Miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng đồi núi miền Trung đổ ra các tỉnh
phía Bắc đều có thể quy hoạch trồng cây Mít nghệ cao sản kết hợp chăn nuôi,
thủy sản và công nghệ chế biến.
1.1/ Thời vụ trồng:
Đầu mùa mưa tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. Nếu chủ động nguồn nước
tưới có thể trồng sớm hơn, thậm chí trồng quanh năm.
1.2/ Mật độ trồng.
 Trồng dầy: Cây cách cây 5m, hàng cách hàng 6m. Một ha trồng khoảng
300 cây (vì phải chừa đường đi nội bộ).
 Trồng thưa: Cây cách cây 6m hàng cách hàng 7m. Một ha trồng khoảng
210 cây.
 Đất cằn cỗi nên trồng dầy, đất tốt nên trồng thưa. Hiện nay, người ta có xu
hướng trồng dầy để tăng sản lượng và rút ngắn thời gian hoàn vốn, sau đó
áp dụng phương pháp tỉa cành hay đốn tỉa bớt.
1.3/ Làm đất.
 Đất bằng phẳng phải xẻ mương rãnh sâu ít nhất 30 - 40cm (tùy nước thủy
cấp ở từng nơi) để chống úng vào mùa mưa. Làm hốc sâu 40 x 40 x 40cm
và đắp mô cao 40 - 70cm.
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 23
 Đất có độ dốc khoảng 5%, không cần đắp mô, chỉ cần làm hốc có kích
thước 40 x 40 x 40cm.
 Độ dốc cao hơn 7%, làm hốc có kích thước 40 x 40cm và sâu 60cm.
 Mỗi hốc có thể trộn: 0,5kg vôi bột, 0,3kg phân super lân, 10kg phân
chuồng hoặc xơ dừa, vỏ đậu, trấu mục, phân hữu cơ vi sinh...
2/ Trồng.
 Đất bằng phẳng trồng trên mô cao 40 - 70cm .
 Đất có độ dốc khoảng 5% trồng mặt bầu ngang bằng với mặt đất.
 Đất dốc hơn 7% trồng thấp hơn mặt đất 20-30cm.
 Đào lỗ sâu và to hơn bầu cây đôi chút.
 Dùng dao, kéo cắt đáy bầu và cắt bỏ đuôi chuột (rễ cọc) bị xoắn lại.
 Đặt bầu vào lỗ đã móc sẵn và rút nhẹ túi đựng bầu ra bỏ và lấp đất lại.
 Nếu đất khô phải tưới cho cây ngay, dùng rơm, rạ, cỏ rác... đậy xung
quanh bầu để giữ ẩm.
 Cây cao, ốm yếu dùng cọc cắm cố định cho cây khỏi ngã đổ.
Quy hoạch hợp lý, trồng đúng kỹ thuật là yếu tố căn bản để việc đầu tư
trồng cây Mít nghệ cao sản thành công.
3/ Kỹ thuật chăm sóc.
Để cây chóng ra hoa trái, năng suất cao, lâu bền và phẩm chất ngon, đáp
ứng được nhu cầu thị trường. Khâu chăm sóc có phần quan trọng đặc biệt vì
không chỉ áp dụng kỹ thuật đơn thuần mà còn phải vận dụng kinh nghiệm và sự
nhạy bén trong việc dự báo thị trường. Kỹ thuật chăm sóc Mít chia ra làm hai
thời kỳ. Thời kỳ xây dựng cơ bản khoảng 2,5 – 3 năm, đó là khoảng thời gian
cây được trồng xong đến lúc cho trái ổn định. Thời kỳ khai thác kinh tế từ năm
thứ tư trở về sau. Đây là lúc cần nhiều kinh nghiệm để xử lý cho hoa trái và
những dự báo về thị trường vì liên quan đến năng suất, chất lượng và tiêu thụ
sản phẩm tươi cũng như đã qua chế biến.
3.1/ Tưới tiêu nước.
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 24
Tháng đầu sau khi trồng nếu khô hạn phải tưới thường xuyên 2-3 ngày/lần.
Sau đó, có thể tưới 4-5 ngày/lần. Từ năm thứ hai về sau tưới cho cây vào giai
đoạn mới bón phân và những tháng quá khô hạn.
Mít rất sợ úng nên vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra kênh mương cống rãnh
và có kế hoạch chống úng.
3.2/ Làm cỏ.
Định kỳ làm cỏ xung quanh gốc. Cày xới chăm sóc mỗi năm 3 lần. Năm
đầu tiên cày cách gốc 0,4m, năm thứ hai cách 0,6m. Ở vùng cao đầu và giữa
mùa mưa cày ngang so với triền dốc, để hạn chế nước mưa cuốn trôi đất, cuối
mưa nên cày xuôi theo triền dốc để trở đất. Từ năm thứ 3 chỉ làm cỏ xung quanh
gốc hay cày chăm sóc theo hàng khi cần thiết. Nên giữ lại cỏ để giúp tạo nên
vùng tiểu khí hậu ổn định và che chắn được bề mặt đất.
3.3/ Cắt tỉa tạo tán.
 Giúp cây tăng trưởng cân đối, các cành cấp I (cành ngang) phân bố đều
nhau, loại bỏ các cành sâu bệnh, cành già cỗi, mọc không đúng hướng.
Việc tỉa cành nên tiến hành khi cây cao khoảng 1m trở lên, cây còn nhỏ
tỉa cành tạo tán 2-3 lần/năm. Cây lớn mỗi năm một lần khi thu hoạch trái
xong.
 Cách tỉa: Cắt bỏ các cành gần sát mặt đất, cành mọc song song theo trục
thân chính, giữ lại các cành cấp 1 cách gốc khoảng 40cm trở lên chọn các
cành mọc theo các hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng
40-50cm, tạo thành tầng, mỗi tầng không quá 5 cành cấp 1. Tỉa bỏ bớt các
cành cấp 2, cấp 3... cho cây vừa đẹp vừa thoáng. Tỉa cành là một trong
những biện pháp nhằm tăng năng suất, phòng chống sâu bệnh hiệu quả và
mang tính thẩm mỹ.
3.4/ Bón phân.
Phân hữu cơ:
Gồm các loại phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh, phân rác, bả dừa hay trấu
mục ủ hoai... dùng bón cho cây giúp tơi xốp đất, là môi trường tốt cho vi sinh
vật có lợi hoạt động phân hủy vật chất hữu cơ tạo thành chất mùn cung cấp cho
cây.
Liều lượng: Ít nhiều tùy thuộc độ tuổi của cây.
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 25
Cách bón : Phải đào sâu xung quanh hay một phần tán cây để bón.
Chỉ tiêu Thời vụ bón Lượng phân Cách gốc Rãnh bón (sâu x rộng)
Năm 1 Cuối mùa mưa 8kg 30cm 20cm x 20cm
Năm 2 Đầu mùa mưa 15kg 80cm 25cm x 20cm
Năm 3 Đầu mùa mưa 25kg Rìa tán cây 30cm x 25cm
Năm 4 Thu hoạch xong 35kg Rìa tán cây 30cm x 25cm
Năm 5 Thu hoạch xong 45kg Rìa tán cây 30cm x 25cm
Phân bón lá:
 Cây trồng được 15 ngày Dùng phân chuyên dụng phun hoặc tưới vào gốc
giúp cây phát triển ra rễ đâm trồi nảy lộc, 2 lần/tháng.
 Cây chuẩn bị cho ra hoa dùng phân chuyên dụng phun lên cây để thúc bật
nảy mầm, 2 lần/tháng.
 Cây cho ra hoa ta dùng phân chuyên dụng phun lên bề mặt của cây giúp
tăng sự thụ phấn, đậu trái, chống dụng hoa, quả cho cây.
 Khi cây chuẩn bị cho thu hoạch trước 2 tháng ta dùng phân chuyên dụng
phun cho cây 2 lần/ tháng giúp cho quả to, ngọt, chắc đều,mã đẹp và bảo
quản được lâu.
* Lưu ý:
 Bón nhiều Lân và Đạm vào cuối thời kỳ cây nuôi trái.
 Bón phân bón lá kết hợp với phân chuồng ở những giai đoạn tương ứng.
 Quan tâm bổ sung cho cây, các loại phân trung lượng, vi lượng, để giúp
cây nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng, nên kết hợp với những đợt xịt
thuốc sâu rầy để cung cấp phân nuôi cây.
II.2. Công nghệ sấy mít.
Hiện nay ở nước ta có 2 loại Mít là mít có múi ướt (mít mật, mít múi mềm),
mít có múi khô (mít dai). Mít dùng để sấy khô mà mọi người hay sử dụng thì
được sấy bằng mít dai, trong mít dai có rất nhiều giống mít khác nhau: Mít cổ
truyền, mít nghệ, mít tố nữ, mít Thái changai, mít không hạt, mít viên linh.
Hiện nay, chúng ta thường dùng mít nghệ và mít viên linh để sấy.
Mít phải có lớp vỏ lụa bên ngoài (tiêu biểu như mít Nghệ) để trong quá trình sấy
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 26
khô, múi mít không bị mất đi màu vàng vốn có của nó. Nếu múi mít không có
lớp lụa bọc múi (đặc biệt là mít Thái Lan) thì sẽ nhanh chóng mất vị ngọt. Mít
khi thu hoạch mùa mưa, giống mít không có lớp lụa bọc ngoài sẽ ngậm nước và
vị càng nhạt.
Quả mít đưa vào chế biến cần phải tươi, múi mít không bầm dập, sâu bệnh
và có độ chín thích hợp. Vì nếu quả chưa đủ độ chín cho dịch quả có hàm lượng
đường thấp, độ acid cao và độ chua cao, hương thơm không đầy đủ, quả chưa
chín có độ cứng cao vì mô và thành tế bào chứa nhiều protopectin. Quả quá chín
thì mô quả quá mềm, protopectin chuyển thành pectin có thể có mùi ủng.
Sơ đồ quy trình sấy mít:
Clo được cho vào nước ngâm để khử trùng vi khuẩn. Nước rửa phải sạch
và đạt chỉ tiêu do Bộ Y tế quy định: độ cứng không quá 2mg đương lượng/lít,
lượng clo còn lại trong nước tráng là 3-5 mg/l.
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 27
Quá trình rửa gồm hai giai đoạn: ngâm và rửa xối.
– Đầu tiên mít sẽ được đưa vào bồn ngâm sau đó được băng chuyền chuyển
vào hệ thống xối tưới của máy ngâm rửa xối tưới.
– Ngâm làm cho nước thấm ướt nguyên liệu, làm chất bẩn mềm, bong ra,
tạo điều kiện cho quá trình rửa dễ dàng.
– Dung dịch ngâm là nước clo. Thời gian ngâm phải ngắn để giảm tổn thất
chất dinh dưỡng.
– Rửa xối là dùng tác dụng chảy của dòng nước để kéo chất bẩn còn lại trên
mặt nguyên liệu sau khi ngâm. Thường dùng tia nước phun (p = 2 ÷ 3atm), 500
C
để xối. Tùy nguyên liệu và độ nhiễm bẩn của múi mít mà ta có thể rửa xối một
hoặc nhiều lần.
Quá trình sấy tạo độ giòn cho mít và làm sản phẩm có mùi vị đặc trưng.
Sấy đến độ hoạt động của nước: aw = 0.25 – 0.35, đây là điểm bảo quản tối ưu
của sản phẩm khi không bảo quản ở nhiệt độ lạnh.
Bản chất- nguyên lý của quá trình sấy băng tải: Sử dụng phương pháp sấy
đối lưu.
Quá trình sấy được thực hiện trong ba vùng. Không khí được đưa vào mỗi
vùng đều có nhiệt độ thích hợp.
Không khí được hút vào cửa phía dưới và đốt nóng đến nhiệt độ cần thiết
nhờ caloriphe. Vật liệu sấy được cấp vào liên tục ở phễu nạp liệu và được cấp
định lượng qua cơ cấu cấp liệu.
Ở loại thiết bị này vật liệu từ băng trên di chuyển đến cuối thiết bị bên phải
thì đổ xuống băng chuyền dưới chuyển động theo hướng ngược lại, đi đến băng
cuối cùng thì vật liệu khô được đổ ra ngăn chứa sản phẩm.
Không khí nóng đi ngược với chuyển động của băng hoặc đi từ dưới lên
xuyên qua băng chuyền và vật liệu sấy. Để quá trình sấy được tốt, cho tác nhân
sấy chuyển động với vận tốc lớn khoảng 3m/s, còn băng di chuyển với vận tốc
0.3-0.6 m/ph.
Hệ thống trên khi vận hành thì không khí vào thiết bị sẽ được đốt nóng qua
thiết bị trao đổi nhiệt. Sau đó không khí nóng sẽ đi qua lớp vật liệu sấy để tách
ẩm rồi dưới tác dụng của quạt hút, không khí sẽ được lưu chuyển đồng đều trong
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 28
thiết bị rồi đi ra ngoài. Thông thường trong một quy trình sản xuất, người ta
thường bố trì từ hai vùng trở lên để tăng hiệu quả của quá trình tách ẩm.
II.3. Kỹ thuật công nghệ đóng gói và dãn mã vạch.
Mã vạch là một nhóm các vạch kẻ và các khoảng trống song song đặt xen
kẽ. Các mã này hay được in hoặc dán trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa…
bằng các loại tem dán đã được in vã vạch. Nếu thẻ căn cước (CMND) giúp ta
phân biệt người này với người khác thì mã số hàng hoá là “thẻ căn cước” của
hàng hoá, giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá
khác nhau. Đồng thời qua đó có thể quá trình quản lý sản phẩm một cách rõ ràng
hơn trong quá trình sản xuất và lưu trữ.
Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất cũng như hiệu quả trong bán hàng
và quản lý kho dự án sẽ in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số
mã vạch của hàng hoá, bao gồm hai phần: mã số của hàng hoá và vạch là phần
thể hiện cho máy đọc.
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 29
Những thông tin mã hoá của mã vạch thường gặp như:
 Số hiệu linh kiện (Part Numbers)
 Số nhận diện người bán, nhà sản xuất (Vendor ID Numbers,
ManufactureID Numbers)
 Số hiệu Pallet (Pallet Numbers)
 Nơi trữ hàng hoá
 Tên hay số hiệu khách hàng
 Giá cả món hàng
 Số hiệu lô hàng và số xê ri
 Số hiệu đơn đặt gia công
 Mã nhận diện tài sản
 Số hiệu đơn đặt mua hàng,…v.v…
Ảnh minh họa: Các dạng mã hóa hay sử dụng và in trên sản phẩm
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 30
Một khi đã xác định xong thông tin cần mã hoá, bước tiếp theo là xác định
loại mã vạch thích hợp về kích thước, công nghệ mã hoá và máy in mã
vạch thích hợp nhất.
Trước khi in mã vạch, dự án lên kế hoạch thiết kế bao bì, nhãn mác và xác
định sẽ được in vào đâu, với mục đích sử dụng in mã vạch trực tiếp bao bì của
sản phẩm, nên công nghệ áp dụng bằng công nghệ in bao bì (thường là in
Offset).
II.4. Trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ trang trại tới bàn ăn là mục tiêu mà
cả cộng đồng nhân loại đang hướng tới. Nuôi trồng nông sản thực phẩm là mắt
xích đầu tiên của chuỗi cung cấp thực phẩm, vì thế việc đảm bảo vệ sinh an toàn
nông sản thực phẩm có ý nghĩa vô cùng quyết định cho sự an toàn vệ sinh của
thực phẩm trên bàn ăn.
 Bộ tiêu chuẩn VietGAP.
VietGAP là một bộ tiêu chuẩn được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho
sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu.
Bộ tiêu chuẩn VietGAP được xây dựng bởi sự bình đẳng của các nhà sản
xuất, các nhà bán lẻ, các tổ chức dịch vụ, các nhà cung cấp sản phẩm nông
nghiệp, các tổ chức chứng nhận, các công ty tư vấn, các nhà sản xuất phân bón
và thuốc bảo vệ thực vật, các trường đại học...và các hiệp hội của họ. Các thành
viên này tham gia VietGAP với các tư cách khác nhau, với mục tiêu cụ thể khác
nhau nhưng đều vì mục đích chung của VietGAP.
VietGAP cung cấp tiêu chuẩn và khuôn khổ cho chứng nhận bên thứ 3 độc
lập đối với các quá trình sản xuất tại các trang trại trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản
và chỉ thừa nhận các tổ chức chứng nhận được công nhận năng lực theo tiêu
chuẩn. Đến nay, VietGAP có sự tham gia của nhiều tổ chức chứng nhận. Mục
tiêu cuối cùng của VietGAP là phát triển nông nghiệp một cách bền vững trên
các thành viên.
VietGAP là công cụ quản lý trang trại nhằm
 Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.
 Đảm bảo vệ sinh an toàn cho nông sản thực phẩm.
 Hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản.
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 31
 Sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn lực sản xuất nông nghiệp.
 Làm giàu nông dân và phát triển nông thôn.
 Bảo vệ môi trường và cảnh quan chung.
Bộ tiêu chuẩn VietGAP là công cụ kết nối giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp, giữa nhà sản xuất với người cung ứng nông sản thực phẩm, vì thế nó
không hướng tới việc gắn nhãn trên sản phẩm dành cho người tiêu dùng cuối
cùng, mà quan tâm tới sản lượng và địa điểm sản xuất, cung cấp và cập nhật
thông tin của nhà sản xuất đã được chứng nhận trên Cơ sở dữ liệu của VietGAP,
nhà cung cấp sẽ có cơ hội tự giới thiệu về chủng loại, nguồn gốc xuất xứ,
phương thức sản xuất, mức độ an toàn, mùa thu hoạch và sản lượng của sản
phẩm của mình. Bằng việc trở thành thành viên để có quyền truy cập hệ thống
dữ liệu này, các nhà cung cấp có thể tìm kiếm nguồn hàng một cách nhanh
chóng, thuận lợi và tin cậy.
 Yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP
Bộ tiêu chuẩn VietGAP ra đời phiên bản đầu tiên năm 2000, cứ sau 3 năm
áp dụng thì tiêu chuẩn VietGAP lại được xem xét và sửa đổi (nếu cần).
Để có thể áp dụng được cho các trang trại với các sản phẩm khác nhau (cây
trồng, vật nuôi và thủy sản) với đặc thù sản xuất khác nhau, bộ tiêu chuẩn được
thiết kế thành 3 loại tài liệu bao gồm:
 Quy định chung/General Regulation (GR) - tài liệu cung cấp các thông tin
tổng thể, về tổ chức chứng nhận, các phương thức chứng nhận và yêu cầu
đào tạo đối với chuyên gia đánh giá.
 Các điểm kiểm soát và tiêu chí sự phù hợp/Control Points and Compliance
Criteria (CPCC) - tài liệu đưa ra các điểm cần kiểm soát và tiêu chí phù
hợp cho từng điểm; Các điểm kiểm soát và tiêu chí sự phù hợp được cụ
thể hóa theo các môdun sản phẩm khác nhau và được phân tầng theo mô
hình dưới đây.
 Bảng kiểm tra/Checklist (CL) - tài liệu dùng để các chuyên gia sử dụng
trong quá trình đánh giá, cả đánh giá nội bộ lẫn đánh giá của tổ chức
chứng nhận; Thực chất bảng kiểm tra này chính là yêu cầu rút gọn của tài
liệu thứ 2 nói trên.
Vì thế khi áp dụng, một nhà sản xuất một nhóm sản phẩm phải:
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 32
 Đáp ứng các yêu cầu trong Quy định chung đối với nhà sản xuất;
 Phù hợp với yêu cầu kiểm soát có trong 3 văn bản có liên quan (ví dụ
trang trại sản xuất rau phải áp dụng quy định kiểm soát cho mọi trang trại,
cho ngành trồng trọt, và cho rau quả);
 Đánh giá nội bộ cho theo bảng kiểm tra dành cho trang trại rau quả và
thêm bảng kiểm tra dành cho hệ thống quản lý chất lượng (nếu định chứng
nhận theo nhóm).
 Phương thức chứng nhận VietGAP
Nhà sản xuất có thể lựa chọn chứng nhận VietGAP theo một trong 4
phương thức sau:
 Một nhà sản xuất riêng lẻ đăng ký chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP
để nhận được giấy chứng nhận cho riêng mình.
 Một nhóm nhà sản xuất có cùng 1 tư cách pháp nhân có thể đăng ký
chứng nhận theo nhóm theo tiêu chuẩn VietGAP để được nhận giấy chứng
nhận chung khi đủ điều kiện.
 Một nhà sản xuất riêng lẻ đăng ký chứng nhận VietGAP thông qua đánh
giá đối chuẩn (Benchmarking) với một tiêu chuẩn GAP khác để nhận
được giấy chứng nhận cho riêng mình.
 Một nhóm nhà sản xuất có cùng 1 tư cách pháp nhân có thể đăng ký
chứng nhận VietGAP thông qua đánh giá đối chuẩn (Benchmarking) với
một tiêu chuẩn GAP khác để được nhận giấy chứng nhận chung khi đủ
điều kiện.
 Thủ tục chứng nhận VietGAP.
Về cơ bản, thủ tục chứng nhận sẽ do các tổ chức chứng nhận xây dựng phù
hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC Guide 65 hoặc EN 45011 (nghĩa là tổ
chức chứng nhận phải được công nhận) và đáp ứng các quy định riêng của
VietGAP (nghĩa là tổ chức chứng nhận phải được công nhận).
 Quá trình xây dựng và áp dụng VietGAP vào trang trại.
Để có lòng tin lâu dài của người tiêu dùng, nhà sản xuất nông nghiệp phải
xây dựng, duy trì và bảo vệ thương hiệu sản phẩm của mình thông qua 4 nhóm
hoạt động sau:
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 33
 Xây dựng, áp dụng và chứng nhận quy trình nuôi trồng an toàn trong trang
trại theo tiêu chuẩn VietGAP;
 Xây dựng cơ chế, cách nhận biết và truy xét nguồn gốc sản phẩm (ghi
chép và lưu hồ sơ về nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất trong trang
trại và khách hàng mua sản phẩm đầu ra); hoạt động này nên được tiến
hành lồng ghép với việc kiểm soát hoạt động sản xuất theo tiêu chuẩn.
 Thực hiện thủ tục đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu thương mại trong nước và
quốc tế (nếu cần) và các biện pháp thực tiễn để chống hàng giả, hàng nhái;
 Thực hiện các giải pháp tiếp thị hữu hiệu để kết nối với thị trường (hệ
thống phân phối, thông tin trên nhãn/ bao bì, quảng cáo, triển lãm, hội
thảo, hoạt động xã hội/công ích…).
Để có được thị trường và giá bán tốt hơn, các nhà sản xuất cần (tự mình
hoặc có sự hỗ trợ của tư vấn) thực hiện các hoạt động chính sau đây:
 Đào tạo nhận thức chung về vai trò và tác dụng của việc xây dựng và áp
dụng Global GAP cho tất cả người làm;
 Nghiên cứu tiêu chuẩn, quy phạm pháp luật của nơi sản xuất và thị trường
xuất khẩu để xây dựng cách thức nuôi/ trồng đáp ứng yêu cầu;
 Thực hiện việc nuôi/ trồng theo quy trình đã xây dựng, ghi chép và lưu hồ
sơ cần thiết theo yêu cầu đã xây dựng;
 Đào tạo đánh giá viên nội bộ và tiến hành đánh giá nội bộ trước khi đăng
ký chứng nhận;
 Tham gia và thực hiện quá trình chứng nhận với tổ chức chứng nhận đã
được công nhận và phê duyệt;
 Thực hiện tiếp các hoạt động xây dựng thương hiệu và thị trường để có
được giá bán tốt hơn.
Chứng nhận VietGAP được coi là cây cầu nối giữa nhà sản xuất với người
tiêu dùng.
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 34
II.5. Công nghệ tưới drip in.
Tăng sản lượng nhưng giảm chi phí đầu vào và tiết kiệm nước là bài toán
hóc búa cho nông nghiệp nhiều nước. Phương pháp tưới nhỏ giọt hiện đại đang
là giải pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm nước, thời gian, công sức lại đạt hiệu quả
kinh tế cho nhà vườn.
ưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào đất dưới dạng các giọt
nước nhỏ ra đều đều từ công cụ hay thiết bị tạo giọt đặt tại một số điểm trên mặt
đất gần gốc cây. Tưới nhỏ giọt đã có từ thời kỳ cổ đại với các bình đất sét đục lỗ
cho nước thấm qua hay hệ thống ống dẫn đục lỗ tại Đức (năm 1920) nhưng phải
đến năm 1959, nhờ công sức của hai cha con Simcha Blass và Yeshayahu người
Israel, phương pháp này mới được hoàn thiện.
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 35
Hệ thống tưới nhỏ giọt đơn giản bao gồm bồn chứa nước, hệ thống ống dẫn
và đầu tưới nhỏ giọt hay dây nhỏ giọt. Phần điều khiển tự động bao gồm van
điện điều khiển khu vực tưới, bộ lọc, bộ điều khiển số lần và thời gian tưới trong
ngày. Hệ thống tưới nhỏ giọt có thể kết hợp với bộ châm phân tự động, cung cấp
phân bón khi tưới tiêu, cách này được gọi là tưới bón.
Đến nay, hệ thống tưới nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất,
giảm đến 30-60% nước so với phương pháp tưới truyền thống. Nông dân có thể
mang nước, phân bón đến đúng địa chỉ với liều lượng vừa đủ dung thong qua hệ
thống van, đường ống, máy bơm và hiện đại hơn là kết nối với hệ thống máy
tính kiểm soát. Đặc biệt hơn, còn có them đầu cảm ứng cắm vào đất và lắp đặt
chung với hệ thống tưới nhỏ giọt. Đầu này có thể cảm ứng được độ ẩm của đất
và điều khiển quá trình tưới dựa trên nguyên tắc thông minh của con người "đất
khô thì tưới, đất ẩm thì ngưng".
Tưới nhỏ giọt được áp dụng nhiều trong các nông trang, nhà kính và vườn
gia đình cũng như thích hợp nhất với các loại cây như dừa, nho, chuối, cam
quýt, dâu tây, mía, bong, ngô, cà chua và một số cây công nghiệp khác.
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 36
Chương IV
CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng.
Dự án đầu tư với hình thức thuê đất theo đúng quy định hiện hành. Sau khi
được chấp thuận chủ trương đầu tư, chúng tôi sẽ tiến hành thực hiện các bước về
đất đai theo quy định.
Khu đất đất thuộc đất công giao để thực hiện dự án, chính vì vậy dự án
không phải đền bù giải tỏa và xác định phương án tái định cư.
Dự án chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án như đường
giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực.
II. Các phương án xây dựng công trình.
Danh mục công trình xây dựng và thiết bị của dự án
STT Nội dung ĐVT Số lượng
I Xây dựng
I.1
Khu văn phòng điều hành và các công trình
phụ trợ
1 Nhà điều hành và phòng Lab m²
2 Nhà bảo vệ m²
3 Xưởng sơ chế - đóng gói và bảo quản m²
4 Nhà ăn và trực cho công nhân m²
5 Kho thành phẩm m²
6 Kho chứa nguyên vật liệu m²
I.2 Khu sản xuất chính
1 Khu trồng mít công nghệ cao ha
2 Hệ thống tưới drip in ha
I.3 Hệ thống tổng thể
1 Hệ thống cấp nước tổng thể HT
2 Hệ thống cứu hỏa khu điều hành HT
3 Hệ thống chống sét khu điều hành HT
4 Hệ thống thoát nước khu điều hành HT
5 Hệ thống điện chiếu sáng khu điều hành HT
6 Hệ thống cấp điện tổng thể HT
7 San lấp mặt bằng khu điều hành m³
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 37
STT Nội dung ĐVT Số lượng
8 Hệ thống giao thông sân bãi tổng thể m²
II Thiết bị
1 Hệ thống sấy mít - đóng gói và dán mã vạch HT
2 Hệ thống thiết bị thông tin liên lạc HT
3 Thiết bị văn phòng điều hành
- Bàn ghế Bộ
- Máy vi tính + máy in Bộ
- Thiết bị khác Bộ
4 Máy nông nghiệp và vận chuyển
- Máy cày (bao gồm rờ mooc + dàn xới, cày) Chiếc
- Xe tải 2,5 tấn Chiếc
- Máy phun thuốc công nghiệp Chiếc
5 Nông cụ cầm tay các loại Cơ số
6 Thiết bị phòng Lab Đồng bộ
Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn
và quy định về thiết kế xây dựng. Chi tiết được thể hiện trong giai đoạn thiết kế
cơ sở xin phép xây dựng.
III. Phương án tổ chức thực hiện.
1. Các phương án kiến trúc.
Căn cứ vào nhiệm vụ các hạng mục xây dựng và yêu cầu thực tế để thiết kế
kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. Chi tiết sẽ được thể hiện trong giai
đoạn lập dự án khả thi và Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án. Cụ thể các nội dung
như:
1. Phương án tổ chức tổng mặt bằng.
2. Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng.
3. Thiết kế các hạng mục hạ tầng.
Trên cơ sở hiện trạng khu vực dự án, thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật của
dự án với các thông số như sau:
 Hệ thống giao thông
Xác định cấp đường, cấp tải trọng, điểm đấu nối để vạch tuyến và phương
án kết cấu nền và mặt đường.
 Hệ thống cấp nước
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 38
Xác định nhu cầu dùng nước của dự án, xác định nguồn cấp nước sạch
(hoặc trạm xử lý nước), chọn loại vật liệu, xác định các vị trí cấp nước để vạch
tuyến cấp nước bên ngoài nhà, xác định phương án đi ống và kết cấu kèm theo.
 Hệ thống thoát nước
Tính toán lưu lượng thoát nước mặt của từng khu vực dự án, chọn tuyến
thoát nước mặt của khu vực, xác định điểm đấu nối. Thiết kế tuyến thu và thoát
nước mặt, chọn vật liệu và các thông số hình học của tuyến.
 Hệ thống xử lý nước thải
Khi dự án đi vào hoạt động, chỉ có nước thải sinh hoạt, nước thải từ các
khu sản xuất không đáng kể nên không cần tính đến phương án xử lý nước thải.
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý nước thải
trong sản xuất (nước từ việc xử lý giá thể, nước có chứa các hóa chất xử lý mẫu
trong quá trình sản xuất).
 Hệ thống cấp điện.
Tính toán nhu cầu sử dụng điện của dự án. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng
điện của từng tiểu khu để lựa chọn giải pháp thiết kế tuyến điện trung thế, điểm
đặt trạm hạ thế. Chọn vật liệu sử dụng và phương án tuyến cấp điện hạ thế ngoài
nhà. Ngoài ra dự án còn đầu tư thêm máy phát điện dự phòng.
2. Phương án quản lý, khai thác.
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai thực hiện và thành lập bộ phận điều
hành hoạt động của dự án theo mô hình sau:
Giám đốc điều hành
P Giám đốc PTSX P Giám đốc PTTC
Phòng kỹ
thuật – vật
tư
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Phòng
TCHC
Phòng tài
vụ
Phòng bảo
vệ
Phân xưởng sơ
chế- đóng gói
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 39
2. Giải pháp về chính sách của dự án.
Trước khi dự án đi vào hoạt động, chủ đầu tư sẽ lập kế hoạch tuyển dụng
lao động kỹ thuật và lao động phổ thông trong khu vực dự án. Đồng thời tiến
hành thuê chuyên gia chuyển giao công nghệ và kỹ thuật, công nghệ canh tác
trong nhà kính áp dụng công nghệ tự động.
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án.
 Lập và phê duyệt dự án trong năm 2017. Triển khai sản xuất bắt đầu từ
quý I năm 2018.
 Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và khai thác dự án.
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 40
Chương V
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG
CHỐNG CHÁY NỔ
I. Đánh giá tác động môi trường.
Về việc thực hiện dự án trong khu vực có tác động đến môi trường và kinh tế
xã hội cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Trong phần báo cáo này chỉ nêu những
tác động chính có tính chất định tính, định lượng được.
Nguồn gây tác động đến môi trường ở các giai đoạn thực hiện dự án.
+ Giai đoạn xây dựng.
+ Giai đoạn dự án đi vào hoạt động.
I.1. Các loại chất thải phát sinh.
I.1.1. Khí thải.
* Bụi.
 Trong giai đoạn thi công, nguồn gốc gây ra bụi chủ yếu là do quá trình vận
chuyển vật liệu xây dựng, bốc dở vật liệu xây dựng, san ủi, quá trình phối
trộn nghiền, sàng,…Tuy nhiên, trong giai đoạn thi công, do việc san ủi có
quy mô nhỏ nên lượng xe thi công không nhiều, các loại xe tham gia thi công
sẽ được các cơ quan có chức năng kiểm định và còn đang trong thời gian
hoạt động nên ít ảnh hưởng đến môi trường.
 Trong giai đoạn hoạt động của dự án, việc phát sinh bụi là rất ít.
* Khí.
 Trong quá trình thi công, khí thải sinh ra do các loại xe cơ giới, các loại máy
móc (máy ủi, máy đào, máy xúc,…) trên công trường gây ra…
 Trong giai đoạn hoạt động: khí thải sinh ra chủ yếu là do xe cơ giới vận
chuyện nguyên vật liệu vào khu sản xuất, xe vận chuyển sản phẩm đến nơi
tiêu thụ, các loại xe phục vụ các chuyên gia và nhân viên làm việc tại khu dự
án. Nhưng mức độ gây ô nhiểm không khí không đáng kể. Các động cơ trong
khi vận hành thải vào không khí gồm các khí như: CO, CO2., NO2, SO2 và
bụi đất. Ngoài ra khi sản xuất máy móc sẽ thải vào môi trường lượng khói
gây ô nhiễm môi trường.
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 41
 Đồng thời trong giai đoạn sản xuất mùi hôi phát sinh từ xác bã thực vật,
thuốc BVTV,… nhưng nhìn chung dự án áp dụng quy trình canh tác công
nghệ cao và khép kín. Chính vì vậy về cơ bản dự án ít ảnh hưởng đến môi
trường.
I.1. 2. Nước thải
 Trong giai đoạn thi công: Nước thải chủ yếu là do nước mưa rửa trôi bụi đất,
dầu nhờn thất thoát từ các loại xe, máy móc, thiết bị,…
 Trong giai đoạn hoạt động: Trong quá trình hoạt động lượng nước thải của
Khu thực nghiệm là không đáng kể vì chủ yếu dự án sản xuất trong nhà lưới
công nghệ cao.
I.1.3. Chất thải rắn.
 Trong giai đoạn thi công: Các chất thải rắn phát sinh trong quá trình thi công
như: gạch vỡ, tấm lợp, sà bần,…
 Trong giai đoạn hoạt động: các chất thải rắn sinh ra bao gồm các chất thải rắn
sinh hoạt, phế liệu, phế phẩm từ sản xuất (bao bì, ve chai, giá thể thừa,…) bị
rơi rớt khi sử dụng,…
I.1. 4. Chất thải khác
 Dầu nhớt do rò rỉ từ hoạt động của máy móc, thiết bị khi hoạt động.
 Tiếng ồn do hoạt động của máy móc và nhiệt độ trong quá trình thi công
công trình sẽ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của những người vận
hành.
 Trong giai đoạn hoạt động của dự án: Không sử dụng máy móc lớn nên tiếng
ồn là không đáng ngại.
I.2. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực.
I.2.1. Biện pháp xử lý chất thải.
 Khí thải.
 Để khống chế ô nhiễm tại các nguồn phát sinh bụi, khí thải trong quá trình thi
công ta có thể thực hiện các giải pháp sau:
+ Sử dụng xe, máy thi công có lượng khí thải, bụi và độ ồn thấp hơn giới
hạn cho phép.
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 42
+ Trong quá trình thi công coi trọng công tác vệ sinh công nghiệp như tưới
nước tạo ẩm để hạn chế bụi trong các bãi chứa nguyên liệu. Thu gom và
tưới nước thường xuyên các tuyến đường vận chuyển gây rơi vãi cát, đất,
gây bụi …
+ Thực hiện che chắn giữa khu vực san ủi và xung quanh bằng hàng rào che
chắn. Mặt khác trong quá trình hoạt động dự án sẽ áp dụng giải pháp
trồng cây xanh xung quanh để hạn chế sự lan tỏa của bụi và tiếng ồn.
 Để khống chế ô nhiễm khí bụi phát sinh trong giai đoạn hoạt động của dự án:
+ Đối với giai đoạn hoạt động của dự án hầu như lượng bụi, tiếng ồn là
không đáng kể.
+ Sau khi thu hoạch cây trồng, tàn dư thực vật còn lại cần tiến hành vùi lấp
lại dưới đất hoặc ủ làm phân hữu cơ để khi phân hủy không gây mùi hôi.
+ Xác hữu cơ cần được ủ hoai mục, xử lý mùi hôi trước khi đưa vào sử
dụng để bón cho cây trồng.
 Nước thải.
+ Trong giai đoạn thi công: Cần kiểm tra kỹ xe, máy móc, thiết bị trước khi
sử dụng để tránh việc rò rỉ dầu nhớt khi vận hành
+ Trong giai đoạn hoạt động của dự án: Đối với việc sản xuất, dự án sẽ tuân
thủ nghiêm ngặt quá trình bón phân, sử dụng thuốc BVTV để hạn chế ô
nhiễm nguồn nước.
+ Xử lý nước thải sinh hoạt của công nhân, nhân viên bằng các hầm tự hoại
2 ngăn.
 Chất thải rắn.
 Trong quá trình thi công: Các chất thải rắn như gạch vỡ, tấm lợp, sà bần sẽ
được sử dụng để san lấp mặt bằng ngay trong quá trình xây dựng.
 Trong giai đoạn hoạt động:
+ Chất thải rắn sinh hoạt, phế liệu từ sản xuất (bào bì, ve chai,…) phải được
thu gom xử lý bằng cách chôn lấp hoặc kết hợp với các đơn vị môi trường
trong khu vực để xử lý.
+ Tàn dư thực vật sau khi thu hoạch cần được vùi lấp lại dưới đất, hoặc có
thể ủ làm phân hữu cơ.
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 43
+ Sử dụng phân hữu cơ, giá thể không để rơi rớt, nếu bị rơi vải cần thu lại,
sau khi bón cho cây cần lấp đất ngay.
 Các chất thải khác.
+ Cần kiểm tra xe, máy móc, thiết bị trước khi đưa vào sử dụng để tránh
thất thoát xăng dầu, nhớt gây ô nhiễm môi trường.
+ Trong quá trình thi công: cần tiến hành che chắn, trồng cây xanh để hạn
chế tiếng ồn.
I.3. Phương án phòng chống sự cố vệ sinh và an toàn lao động.
Vấn đề vệ sinh an toàn lao động: ngoài các phương án khống chế như trên
nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của các tác nhân ô nhiễm đối với sức khỏe của công
nhân tại khu vực thực hiện dự án còn có các phương pháp sau:
+ Kiểm tra và giám sát sức khỏe định kỳ.
+ Đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và điều kiện lao động đạt tiêu chuẩn do Bộ
Y Tế ban hành để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.
+ Đào tạo và cung cấp thông tin về an toàn lao động.
Trong quá trình thực hiện, dự án sẽ tuân thủ theo đúng qui định của nhà
nước về vấn đề môi trường, theo dõi giám sát các thông số về môi trường để có
phương án xử lý kịp thời.
II. Giải pháp phòng chống cháy nổ.
Sử dụng hệ thống chữa cháy vách tường. Dự án trang bị thêm các thiết bị
chữa cháy bằng tay (bình bọt) + chậu cát được bố trí một cách hợp lý theo tiêu
chuẩn hiện hành.
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 44
Chương VI
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU
QUẢ CỦA DỰ ÁN
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án.
Bảng tổng mức đầu tư của dự án
STT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá
Thành tiền
(1.000 đồng)
I Xây dựng 8.432.340
I.1
Khu văn phòng điều hành
và các công trình phụ trợ
2.517.000
1
Nhà điều hành và phòng
Lab
840.000
2 Nhà bảo vệ 32.000
3
Xưởng sơ chế - đóng gói và
bảo quản
840.000
4
Nhà ăn và trực cho công
nhân
375.000
5 Kho thành phẩm 210.000
6 Kho chứa nguyên vật liệu 220.000
I.2 Khu sản xuất chính 4.176.000
1
Khu trồng mít công nghệ
cao
2.640.000
2 Hệ thống tưới drip in 1.536.000
I.3 Hệ thống tổng thể 1.739.340
1 Hệ thống cấp nước tổng thể 120.000
2
Hệ thống cứu hỏa khu điều
hành
50.000
3
Hệ thống chống sét khu
điều hành
60.000
4
Hệ thống thoát nước khu
điều hành
80.000
5
Hệ thống điện chiếu sáng
khu điều hành
40.000
6 Hệ thống cấp điện tổng thể 400.000
7
San lấp mặt bằng khu điều
hành
42.640
8
Hệ thống giao thông sân
bãi tổng thể
946.700
II Thiết bị 2.008.000
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 45
STT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá
Thành tiền
(1.000 đồng)
1
Hệ thống sấy mít - đóng gói
và dán mã vạch
860.000
2
Hệ thống thiết bị thông tin
liên lạc
8.000
3
Thiết bị văn phòng điều
hành
78.000
- Bàn ghế 8.000
- Máy vi tính + máy in 60.000
- Thiết bị khác 10.000
4
Máy nông nghiệp và vận
chuyển
972.000
-
Máy cày (bao gồm rờ mooc
+ dàn xới, cày)
420.000
- Xe tải 2,5 tấn 510.000
-
Máy phun thuốc công
nghiệp
42.000
5 Nông cụ cầm tay các loại 10.000
6 Thiết bị phòng Lab 80.000
III Chi phí quản lý dự án 3,108
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%*1,1
324.486
IV
Chi phí tư vấn đầu tư xây
dựng
1.677.527
1
Chi phí lập báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi
0,566
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%*1,1
59.092
2
Chi phí lập báo cáo nghiên
cứu khả thi
0,943
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%*1,1
98.452
3
Chi phí thiết kế bản vẽ thi
công
3,130
GXDtt *
ĐMTL%*1,1
263.932
4
Chi phí thẩm tra báo cáo
nghiên cứu khả thi
0,182
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%*1,1
19.001
5
Chi phí thẩm tra thiết kế
xây dựng
0,189
GXDtt *
ĐMTL%*1,1
15.937
6 Chi phí thẩm tra dự toán 0,183
GXDtt *
ĐMTL%*1,1
15.431
7
Chi phí lập hồ sơ mời thầu,
đánh giá hồ sơ dự thầu thi
công xây dựng
0,361
Giá gói thầu XDtt *
ĐMTL%*1,1
30.441
8
Chi phí lập hồ sơ mời thầu,
đánh giá hồ sơ dự thầu mua
sắm vật tư, TB
0,281
Giá gói thầu TBtt *
ĐMTL%*1,1
5.642
9
Chi phí giám sát thi công
xây dựng
2,60
GXDtt *
ĐMTL%*1,1
219.072
http://lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.
Lapduan.net - 0938300024 46
STT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá
Thành tiền
(1.000 đồng)
10
Chi phí giám sát lắp đặt
thiết bị
0,718
GTBtt *
ĐMTL%*1,1
14.417
11
Chi phí tư vấn lập báo cáo
đánh giá tác động môi
trường
TT 80.000
12
Chi phí lãi vay trong giai
đoạn XDCB
856.108
Tổng cộng 12.442.353
II. Khả năng thu xếp vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ.
Bảng cơ cấu nguồn vốn của dự án
STT Nội dung
Thành tiền
(1.000 đồng)
NGUỒN VỐN
Tự có - tự
huy động
Vay tín
dụng
I Xây dựng 8.432.340 1.517.821 6.914.519
I.1
Khu văn phòng điều hành và các
công trình phụ trợ
2.517.000 453.060 2.063.940
1 Nhà điều hành và phòng Lab 840.000 151.200 688.800
2 Nhà bảo vệ 32.000 5.760 26.240
3
Xưởng sơ chế - đóng gói và bảo
quản
840.000 151.200 688.800
4 Nhà ăn và trực cho công nhân 375.000 67.500 307.500
5 Kho thành phẩm 210.000 37.800 172.200
6 Kho chứa nguyên vật liệu 220.000 39.600 180.400
I.2 Khu sản xuất chính 4.176.000 751.680 3.424.320
1 Khu trồng mít công nghệ cao 2.640.000 475.200 2.164.800
2 Hệ thống tưới drip in 1.536.000 276.480 1.259.520
I.3 Hệ thống tổng thể 1.739.340 313.081 1.426.259
1 Hệ thống cấp nước tổng thể 120.000 21.600 98.400
2 Hệ thống cứu hỏa khu điều hành 50.000 9.000 41.000
3 Hệ thống chống sét khu điều hành 60.000 10.800 49.200
4 Hệ thống thoát nước khu điều hành 80.000 14.400 65.600
5
Hệ thống điện chiếu sáng khu điều
hành
40.000 7.200 32.800
6 Hệ thống cấp điện tổng thể 400.000 72.000 328.000
7 San lấp mặt bằng khu điều hành 42.640 7.675 34.965
8 Hệ thống giao thông sân bãi tổng 946.700 170.406 776.294
Đầu tư dự án xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao - lapduan.net
Đầu tư dự án xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao - lapduan.net
Đầu tư dự án xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao - lapduan.net
Đầu tư dự án xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao - lapduan.net
Đầu tư dự án xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao - lapduan.net
Đầu tư dự án xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao - lapduan.net
Đầu tư dự án xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao - lapduan.net
Đầu tư dự án xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao - lapduan.net

More Related Content

What's hot

Cong nghe san xuat bia vang
Cong nghe san xuat bia vangCong nghe san xuat bia vang
Cong nghe san xuat bia vangVy Le
 
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019PinkHandmade
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ.docx
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ.docxDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ.docx
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Công nghệ sản xuất malt và bia – pgs.ts.hoàng đình hòa, 517 trang
Công nghệ sản xuất malt và bia – pgs.ts.hoàng đình hòa, 517 trangCông nghệ sản xuất malt và bia – pgs.ts.hoàng đình hòa, 517 trang
Công nghệ sản xuất malt và bia – pgs.ts.hoàng đình hòa, 517 trangVohinh Ngo
 
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quảCông nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quảebookbkmt
 
Quá trình lên men bia
Quá trình lên men biaQuá trình lên men bia
Quá trình lên men biaLanh Nguyen
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ...
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ...Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ...
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
San xuat bia_0979
San xuat bia_0979San xuat bia_0979
San xuat bia_0979daucadau
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Cong nghe san xuat bia vang
Cong nghe san xuat bia vangCong nghe san xuat bia vang
Cong nghe san xuat bia vang
 
Dự án chăn nuôi heo sinh học chất lượng cao
Dự án chăn nuôi heo sinh học chất lượng caoDự án chăn nuôi heo sinh học chất lượng cao
Dự án chăn nuôi heo sinh học chất lượng cao
 
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất gỗ tỉnh Gia Lai www.duanviet.com.vn 091875...
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất gỗ tỉnh Gia Lai www.duanviet.com.vn 091875...Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất gỗ tỉnh Gia Lai www.duanviet.com.vn 091875...
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất gỗ tỉnh Gia Lai www.duanviet.com.vn 091875...
 
DU AN TRONG SAU RIENG
DU AN TRONG SAU RIENGDU AN TRONG SAU RIENG
DU AN TRONG SAU RIENG
 
Do an
Do anDo an
Do an
 
Đề tài: Thực trạng công nghệ xử lý nước thải tại công ty bia, HOT
Đề tài: Thực trạng công nghệ xử lý nước thải tại công ty bia, HOTĐề tài: Thực trạng công nghệ xử lý nước thải tại công ty bia, HOT
Đề tài: Thực trạng công nghệ xử lý nước thải tại công ty bia, HOT
 
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ.docx
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ.docxDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ.docx
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ.docx
 
Công nghệ sản xuất malt và bia – pgs.ts.hoàng đình hòa, 517 trang
Công nghệ sản xuất malt và bia – pgs.ts.hoàng đình hòa, 517 trangCông nghệ sản xuất malt và bia – pgs.ts.hoàng đình hòa, 517 trang
Công nghệ sản xuất malt và bia – pgs.ts.hoàng đình hòa, 517 trang
 
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quảCông nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
 
Quá trình lên men bia
Quá trình lên men biaQuá trình lên men bia
Quá trình lên men bia
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
 
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ...
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ...Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ...
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ...
 
Dự án xây dựng Trung tâm Chuối công nghệ cao | Dịch vụ lập dự án đầu tư - dua...
Dự án xây dựng Trung tâm Chuối công nghệ cao | Dịch vụ lập dự án đầu tư - dua...Dự án xây dựng Trung tâm Chuối công nghệ cao | Dịch vụ lập dự án đầu tư - dua...
Dự án xây dựng Trung tâm Chuối công nghệ cao | Dịch vụ lập dự án đầu tư - dua...
 
San xuat bia_0979
San xuat bia_0979San xuat bia_0979
San xuat bia_0979
 
Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cáo kết hợp vận hành lưới điện mặt tr...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cáo kết hợp vận hành lưới điện mặt tr...Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cáo kết hợp vận hành lưới điện mặt tr...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cáo kết hợp vận hành lưới điện mặt tr...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...
 
Thành phần nguyên liệu bia
Thành phần nguyên liệu biaThành phần nguyên liệu bia
Thành phần nguyên liệu bia
 

Similar to Đầu tư dự án xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao - lapduan.net

Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao Đăk Nông - PICC - www.lapdu...
Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao Đăk Nông - PICC - www.lapdu...Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao Đăk Nông - PICC - www.lapdu...
Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao Đăk Nông - PICC - www.lapdu...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381
Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381
Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi - www.lapduandautu.vn...
Dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi - www.lapduandautu.vn...Dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi - www.lapduandautu.vn...
Dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi - www.lapduandautu.vn...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU |...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU  |...Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU  |...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU |...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty Ngọc Đỉnh tỉnh Sóc ...
Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty Ngọc Đỉnh tỉnh Sóc ...Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty Ngọc Đỉnh tỉnh Sóc ...
Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty Ngọc Đỉnh tỉnh Sóc ...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Thuyết minh dự án Kho bãi than và nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung Hậ...
Thuyết minh dự án Kho bãi than và nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung Hậ...Thuyết minh dự án Kho bãi than và nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung Hậ...
Thuyết minh dự án Kho bãi than và nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung Hậ...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy điện năng lượng mặt trời kết hợp NNCNC tỉnh ...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy điện năng lượng mặt trời kết hợp NNCNC tỉnh ...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy điện năng lượng mặt trời kết hợp NNCNC tỉnh ...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy điện năng lượng mặt trời kết hợp NNCNC tỉnh ...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Nhà máy sản xuất nước giải khát năng lượng hữu cơ Đông Dương tỉnh Kiên Giang ...
Nhà máy sản xuất nước giải khát năng lượng hữu cơ Đông Dương tỉnh Kiên Giang ...Nhà máy sản xuất nước giải khát năng lượng hữu cơ Đông Dương tỉnh Kiên Giang ...
Nhà máy sản xuất nước giải khát năng lượng hữu cơ Đông Dương tỉnh Kiên Giang ...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁT
XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁTXÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁT
XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁTCong ty CP Du An Viet
 

Similar to Đầu tư dự án xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao - lapduan.net (20)

Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...
 
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...
 
Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao Đăk Nông - PICC - www.lapdu...
Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao Đăk Nông - PICC - www.lapdu...Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao Đăk Nông - PICC - www.lapdu...
Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao Đăk Nông - PICC - www.lapdu...
 
Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381
Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381
Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381
 
Dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi - www.lapduandautu.vn...
Dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi - www.lapduandautu.vn...Dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi - www.lapduandautu.vn...
Dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi - www.lapduandautu.vn...
 
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU |...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU  |...Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU  |...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU |...
 
Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty Ngọc Đỉnh tỉnh Sóc ...
Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty Ngọc Đỉnh tỉnh Sóc ...Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty Ngọc Đỉnh tỉnh Sóc ...
Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi Công ty Ngọc Đỉnh tỉnh Sóc ...
 
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...
 
Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...
Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...
Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...
 
Thuyết minh dự án Kho bãi than và nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung Hậ...
Thuyết minh dự án Kho bãi than và nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung Hậ...Thuyết minh dự án Kho bãi than và nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung Hậ...
Thuyết minh dự án Kho bãi than và nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung Hậ...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy điện năng lượng mặt trời kết hợp NNCNC tỉnh ...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy điện năng lượng mặt trời kết hợp NNCNC tỉnh ...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy điện năng lượng mặt trời kết hợp NNCNC tỉnh ...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy điện năng lượng mặt trời kết hợp NNCNC tỉnh ...
 
Nhà máy sản xuất nước giải khát năng lượng hữu cơ Đông Dương tỉnh Kiên Giang ...
Nhà máy sản xuất nước giải khát năng lượng hữu cơ Đông Dương tỉnh Kiên Giang ...Nhà máy sản xuất nước giải khát năng lượng hữu cơ Đông Dương tỉnh Kiên Giang ...
Nhà máy sản xuất nước giải khát năng lượng hữu cơ Đông Dương tỉnh Kiên Giang ...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh | duanviet...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh | duanviet...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh | duanviet...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh | duanviet...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Chuối - NNCNC Đại Tây Dương tại Vũng Tàu | duanviet....
Thuyết minh dự án đầu tư Chuối - NNCNC Đại Tây Dương tại Vũng Tàu | duanviet....Thuyết minh dự án đầu tư Chuối - NNCNC Đại Tây Dương tại Vũng Tàu | duanviet....
Thuyết minh dự án đầu tư Chuối - NNCNC Đại Tây Dương tại Vũng Tàu | duanviet....
 
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội - www.duanviet.com.vn ...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội - www.duanviet.com.vn ...Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội - www.duanviet.com.vn ...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội - www.duanviet.com.vn ...
 
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...
 
XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁT
XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁTXÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁT
XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁT
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk | duanviet.com....
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk  | duanviet.com....Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk  | duanviet.com....
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk | duanviet.com....
 

More from Lap Du An A Chau

Dự án đầu tư xây dựng chợ EA TIH tỉnh EA KAR - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng chợ EA TIH tỉnh EA KAR - lapduan.netDự án đầu tư xây dựng chợ EA TIH tỉnh EA KAR - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng chợ EA TIH tỉnh EA KAR - lapduan.netLap Du An A Chau
 
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.netLập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.netLap Du An A Chau
 
Dự án đầu tư xây dựng trại giống nông nghiệp - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng trại giống nông nghiệp - lapduan.netDự án đầu tư xây dựng trại giống nông nghiệp - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng trại giống nông nghiệp - lapduan.netLap Du An A Chau
 
Lập dự án sản xuất một số cây ăn quả chất lượng cao phía Nam - lapduan.net
Lập dự án sản xuất một số cây ăn quả chất lượng cao phía Nam - lapduan.netLập dự án sản xuất một số cây ăn quả chất lượng cao phía Nam - lapduan.net
Lập dự án sản xuất một số cây ăn quả chất lượng cao phía Nam - lapduan.netLap Du An A Chau
 
Đầu tư xây dựng bổ sung tại trại giống Tân Hiệp - Kiên Giang - Lapduan.net
Đầu tư xây dựng bổ sung tại trại giống Tân Hiệp - Kiên Giang - Lapduan.netĐầu tư xây dựng bổ sung tại trại giống Tân Hiệp - Kiên Giang - Lapduan.net
Đầu tư xây dựng bổ sung tại trại giống Tân Hiệp - Kiên Giang - Lapduan.netLap Du An A Chau
 
Xin cấp phép đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Ba Tri - lapdu...
Xin cấp phép đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Ba Tri - lapdu...Xin cấp phép đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Ba Tri - lapdu...
Xin cấp phép đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Ba Tri - lapdu...Lap Du An A Chau
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.netDự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.netLap Du An A Chau
 
Thuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.net
Thuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.netThuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.net
Thuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.netLap Du An A Chau
 
Lập dự án đầu tư khu công nghiệp và khu dân cư sân bay Long Thành - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư khu công nghiệp và khu dân cư sân bay Long Thành - Lapduan.netLập dự án đầu tư khu công nghiệp và khu dân cư sân bay Long Thành - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư khu công nghiệp và khu dân cư sân bay Long Thành - Lapduan.netLap Du An A Chau
 
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.netLập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.netLap Du An A Chau
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.netDự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.netLap Du An A Chau
 
Lập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.netLập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.netLap Du An A Chau
 
Dự án đầu tư xây dựng viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp - lapduan.netDự án đầu tư xây dựng viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp - lapduan.netLap Du An A Chau
 
Lập dự án quy hoạch khu tái định cư huyện Đông Hải - Lapduan.net
Lập dự án quy hoạch khu tái định cư huyện Đông Hải - Lapduan.netLập dự án quy hoạch khu tái định cư huyện Đông Hải - Lapduan.net
Lập dự án quy hoạch khu tái định cư huyện Đông Hải - Lapduan.netLap Du An A Chau
 
Lập dự án trung tâm giống nông nghiệp chất lượng cao Phú Quốc - Lapduan.net
Lập dự án trung tâm giống nông nghiệp chất lượng cao Phú Quốc - Lapduan.netLập dự án trung tâm giống nông nghiệp chất lượng cao Phú Quốc - Lapduan.net
Lập dự án trung tâm giống nông nghiệp chất lượng cao Phú Quốc - Lapduan.netLap Du An A Chau
 
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.netLập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.netLap Du An A Chau
 

More from Lap Du An A Chau (16)

Dự án đầu tư xây dựng chợ EA TIH tỉnh EA KAR - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng chợ EA TIH tỉnh EA KAR - lapduan.netDự án đầu tư xây dựng chợ EA TIH tỉnh EA KAR - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng chợ EA TIH tỉnh EA KAR - lapduan.net
 
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.netLập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
 
Dự án đầu tư xây dựng trại giống nông nghiệp - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng trại giống nông nghiệp - lapduan.netDự án đầu tư xây dựng trại giống nông nghiệp - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng trại giống nông nghiệp - lapduan.net
 
Lập dự án sản xuất một số cây ăn quả chất lượng cao phía Nam - lapduan.net
Lập dự án sản xuất một số cây ăn quả chất lượng cao phía Nam - lapduan.netLập dự án sản xuất một số cây ăn quả chất lượng cao phía Nam - lapduan.net
Lập dự án sản xuất một số cây ăn quả chất lượng cao phía Nam - lapduan.net
 
Đầu tư xây dựng bổ sung tại trại giống Tân Hiệp - Kiên Giang - Lapduan.net
Đầu tư xây dựng bổ sung tại trại giống Tân Hiệp - Kiên Giang - Lapduan.netĐầu tư xây dựng bổ sung tại trại giống Tân Hiệp - Kiên Giang - Lapduan.net
Đầu tư xây dựng bổ sung tại trại giống Tân Hiệp - Kiên Giang - Lapduan.net
 
Xin cấp phép đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Ba Tri - lapdu...
Xin cấp phép đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Ba Tri - lapdu...Xin cấp phép đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Ba Tri - lapdu...
Xin cấp phép đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Ba Tri - lapdu...
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.netDự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.net
 
Thuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.net
Thuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.netThuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.net
Thuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.net
 
Lập dự án đầu tư khu công nghiệp và khu dân cư sân bay Long Thành - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư khu công nghiệp và khu dân cư sân bay Long Thành - Lapduan.netLập dự án đầu tư khu công nghiệp và khu dân cư sân bay Long Thành - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư khu công nghiệp và khu dân cư sân bay Long Thành - Lapduan.net
 
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.netLập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.netDự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.net
 
Lập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.netLập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.net
 
Dự án đầu tư xây dựng viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp - lapduan.netDự án đầu tư xây dựng viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp - lapduan.net
 
Lập dự án quy hoạch khu tái định cư huyện Đông Hải - Lapduan.net
Lập dự án quy hoạch khu tái định cư huyện Đông Hải - Lapduan.netLập dự án quy hoạch khu tái định cư huyện Đông Hải - Lapduan.net
Lập dự án quy hoạch khu tái định cư huyện Đông Hải - Lapduan.net
 
Lập dự án trung tâm giống nông nghiệp chất lượng cao Phú Quốc - Lapduan.net
Lập dự án trung tâm giống nông nghiệp chất lượng cao Phú Quốc - Lapduan.netLập dự án trung tâm giống nông nghiệp chất lượng cao Phú Quốc - Lapduan.net
Lập dự án trung tâm giống nông nghiệp chất lượng cao Phú Quốc - Lapduan.net
 
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.netLập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
 

Recently uploaded

Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfThanhH487859
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (10)

Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 

Đầu tư dự án xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao - lapduan.net

  • 1. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 1
  • 2. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc  THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU TRỒNG MÍT KẾT HỢP CHẾ BIẾN CÔNG NGHỆ CAO AN BÌNH CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM QUỐC TẾ AN BÌNH Giám đốc Tháng 12/2017
  • 3. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 3 MỤC LỤC CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU......................................................................................... 6 I. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................. 6 II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 6 III. Sự cần thiết xây dựng dự án.................................................................... 6 IV. Các căn cứ pháp lý.................................................................................. 7 V. Mục tiêu dự án.......................................................................................... 8 V.1. Mục tiêu chung...................................................................................... 8 V.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 8 Chương II .............................................................................................................. 9 ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN................................................ 9 I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án...................................... 9 I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án................................................ 9 I.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận......................................... 14 II. Quy mô sản xuất của dự án. ................................................................... 17 II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường................................................................ 17 II.2. Quy mô đầu tư của dự án..................................................................... 19 III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án...................................... 19 III.1. Địa điểm xây dựng............................................................................. 19 III.2. Hình thức đầu tư................................................................................. 19 IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ........ 19 IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.......................................................... 19 IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án... 20 Chương III........................................................................................................... 21 PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ....................................................... 21
  • 4. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 4 I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình..................................... 21 II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. .............................. 21 II.1. Công nghệ kỹ thuật trồng mít.............................................................. 21 II.2. Công nghệ sấy mít............................................................................... 25 II.3. Kỹ thuật công nghệ đóng gói và dãn mã vạch. ................................... 28 II.4. Trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.......................................................... 30 II.5. Công nghệ tưới drip in......................................................................... 34 Chương IV........................................................................................................... 36 CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................... 36 I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng...................................................................................................................... 36 II. Các phương án xây dựng công trình. ..................................................... 36 III. Phương án tổ chức thực hiện................................................................. 37 1. Các phương án kiến trúc. ........................................................................ 37 2. Phương án quản lý, khai thác.................................................................. 38 2. Giải pháp về chính sách của dự án.......................................................... 39 IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án..... 39 Chương V............................................................................................................ 40 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ........................................................................................................... 40 I. Đánh giá tác động môi trường................................................................. 40 I.1. Các loại chất thải phát sinh................................................................... 40 I.2. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực................................................ 41 I.3. Phương án phòng chống sự cố vệ sinh và an toàn lao động................. 43 II. Giải pháp phòng chống cháy nổ............................................................. 43 Chương VI........................................................................................................... 44 TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ................................................................................................................ 44
  • 5. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 5 I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. .............................................. 44 II. Khả năng thu xếp vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ....................... 46 III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án........................................ 50 1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ................................................. 50 2. Phương án vay..................................................................................... 50 3. Các thông số tài chính của dự án......................................................... 51 3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay................................................................... 51 3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. .......................... 51 3.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.................... 52 3.4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV). ............................ 52 3.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)...................................... 52 KẾT LUẬN......................................................................................................... 53 I. Kết luận.................................................................................................... 53 II. Đề xuất và kiến nghị............................................................................... 53 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁNError! Bookmark 1. Bảng tổng mức đầu tư, nguồn vốn và tiến độ thực hiện của dự án.Error! Bookmark 2. Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án.Error! Bookmark not defined. 3. Bảng phân tích doanh thu và dòng tiền của dự ánError! Bookmark not defined. 4. Bảng kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án.Error! Bookmark not defined. 5. Phân tích khả năng trả nợ theo dự án...... Error! Bookmark not defined. 6. Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn.Error! Bookmark not defined. 7. Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án.Error! Bookmark not 8. Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần của dự án.Error! Bookmark not defined. 9. Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ của dự án.Error! Bookmark not defin
  • 6. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 6 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. Giới thiệu về chủ đầu tư. Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM QUỐC TẾ AN BÌNH. Mã số doanh nghiệp: ………………. do ……….. cấp ngày ……... Đại diện pháp luật: …………………….. - Chức vụ: Giám đốc. Địa chỉ trụ sở: …………………………………….. II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.  Tên dự án: Đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình.  Địa điểm thực hiện dự án: tỉnh Bình Thuận.  Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp đầu tư quản lý và khai thác dự án.  Tổng mức đầu tư: 12.442.353.000 đồng. Trong đó:  Vốn tự có (tự huy động): 3.881.274.000 đồng.  Vốn vay tín dụng: 8.561.079.000 đồng. III. Sự cần thiết xây dựng dự án. Nông nghiệp có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội , đặc biệt đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Theo UNCTAD, cứ tăng trưởng 1% trong nông nghiệp thường đem lại tăng trưởng 1% hoặc 2% trong nền kinh tế nói chung. Cũng theo Tổ chức này, nông nghiệp là một hoạt động sản xuất với lực lượng lao động chính là người nông dân và ứng dụng Khoa học công nghệ hiện đại được coi là giải pháp tốt nhất để tăng năng xuất lao động và tăng chất lượng sản phẩm. Vì vậy có thể khẳng định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của một quốc gia là nhân tố quyết định tới thu nhập và đời sống của người nông dân, đồng thời sẽ làm tăng sức cạnh tranh của nông sản nước đó trên thị trường quốc tế. Nhận thức được vai trò của nông nghiệp công nghệ cao trong giai đoạn hội nhập, trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X năm 2006 cũng đã khẳng định: Cố gắng đi ngay vào công nghiệp hiện đại đối với một số lĩnh vực then chốt… Chú trọng phát triển công nghệ cao để đột phá”. Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam
  • 7. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 7 cơ bản trở thành nước công nghiệp với GDP/đầu người khoảng 3.000 USD. Phát triển khoa học và Công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao chính là chìa khoá giúp Việt Nam đi tắt, đón đầu và thực hiện thành công mục tiêu đề ra. Chính phủ cũng đã ban hành một số quyết định về phát triển nông nghiệp công nghệ cao như quyết định số 176/QĐ-TTg, quyết định 1895/QĐ-TTg nhằm thúc đẩy việc ứng dụng hiệu quả công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao. Tuy nhiên trên thực tế sau nhiều năm đổi mới và phát triển ngành nông nghiệp, những tiến bộ về KHKT dường như vẫn chưa thực sự có được những bước tiến xa hơn một “nền móng vững chắc”. Các sản phẩm nông nghiệp nước ta vẫn ở tình trạng chất lượng thấp, giá thành cao, thiếu sức cạnh tranh. Để phát triển trong thời kỳ mới. Đồng thời chung tay phát triển nền nông nghiệp tỉnh nhà theo hướng công nghệ cao. Công ty TNHH Thực phẩm Quốc tế An Bình tiến hành đề xuất dự án “Đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình”. Kính trình các cơ quan, ban ngành xem xét và phê duyệt chủ trương đầu tư cho chúng tôi, theo nội dung cụ thể được thể hiện trong dự án. IV. Các căn cứ pháp lý. Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 15/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh bà rịa - vũng tàu giai đoạn 2006 - 2015, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Dự án phát triển Nông lâm nghiệp tỉnh BR-VT đến năm 2020; Quyết định số 2457/QĐ-TTg, ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020; Quyết định số 176/QĐ-TTg, ngày 29/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020;
  • 8. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 8 Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. V. Mục tiêu dự án. V.1. Mục tiêu chung. - Các công nghệ được ứng dụng trong thực hiện dự án chủ yếu tập trung vào công nghệ cao, công nghệ tiên tiến so với mặt bằng công nghệ sản xuất nông nghiệp trong nước. Góp phần phát triển kinh tế của tỉnh nhà. - Góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp tỉnh nhà phát triển theo hướng công nghệ cao, mang tính hang hóa. - Hình thành mô hình điểm trong sản xuất mít công nghệ cao, là nơi tham quan học hỏi cho những người dân trồng mít trong tỉnh tham quan học hỏi kinh nghiệm, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, góp phần đưa ngành nông nghiệp tỉnh nhà ngày càng phát triển. V.2. Mục tiêu cụ thể. - Áp dụng quy trình công nghệ canh tác mít theo tiêu chuẩn VietGAP. - Áp dụng cơ giới hóa trong chăm sóc mít với công nghệ tưới tự động. - Hàng năm dự án cung cấp cho thị trường khoảng trên 600 – 900 tấn trái chất lượng cao, để chế biến sản phẩm. Tạo thành chu trình sản xuất khép kín, nhằm tăng giá trị gia tăng trong sản xuất - Xây dựng dự án kiểu mẫu, thân thiện với môi trường, đồng thời khai thác hiệu quả quỹ đất được giao.
  • 9. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 9 Chương II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. 1. Vị trí địa lý. Bình Thuận là tỉnh nằm ở cực nam của vùng Duyên hải Miền trung, là cửa ngõ thông thương với các tỉnh của vùng Đông Nam Bộ và Tây nguyên, trung tâm tỉnh (TP. Phan Thiết) cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200 km. Từ vị trí địa lý nêu trên tạo những lợi thế trong tiếp nhận, sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm NNUDCNC như sau: - Gần khu vực Đông Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh được xem là thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp lớn nhất cả nước, bởi dân số đông, thu nhập cao, số lượng khách du lịch - khách vãng lai nhiều. Đồng thời cũng là vùng tập trung các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển lớn nhất cả nước với công nghệ hiện đại, các công ty chế biến nông, lâm thuỷ sản... Điều kiện này không chỉ thuận lợi đối với các yếu tố “đầu ra” (gắn sản xuất với công nghiệp chế biến) mà còn là thuận lợi đối với “đầu vào” (giảm chi phí nhờ giống, công nghệ, khoa học kỹ thuật, phân bón) cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh. - Bình Thuận gần TP. HCM, là trung tâm kinh tế, nghiên cứu khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực lớn nhất cả nước, có rất nhiều các trường Đại học, Viện nghiên cứu đều tập trung ở đây. Theo định hướng phát triển nông nghiệp của thành phố là tập trung nghiên cứu lai tạo, chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi và thực nghiệm trình diễn các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhất là rau, hoa, giống cây trồng - vật nuôi, bò sữa, heo lai hướng nạc, gà, vịt. Những thế mạnh của nông nghiệp TP. HCM có thể hỗ trợ cho Bình Thuận thông qua liên kết theo các chương trình hợp tác giữa 2 địa phương, đây là lợi thế tích cực cho ngành nông nghiệp Bình Thuận phát triển mạnh và bền vững hơn. - Các địa phương tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lớn (nhiều khu công nghiệp, khách du lịch, đông công nhân) như: TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, địa bàn cho phép phát triển nông nghiệp ít, chủ yếu nghiên
  • 10. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 10 cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Do đó, đây là cơ hội để tỉnh phát triển các vùng NNUDCNC, là cơ hội tốt để mời gọi, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước có năng lực thực sự về vốn, công nghệ tiên tiến, có thương hiệu và thị trường đến đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra khối lượng sản xuất hàng hóa lớn, năng suất - chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ tốt môi trường. - Do điều kiện về đất đai, nguồn nước, con người nên Bình Thuận có nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc thù, chất lượng cao, tập trung như: thanh long, tôm giống, thuỷ đặc sản, là điều kiện rất thuận lợi để phát triển vùng sản xuất NNUDCNC. 2. Điều kiện về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 2.1. Tài nguyên đất. Theo phương pháp phân loại đất của FAO - UNESCO cho thấy về nguồn gốc phát sinh, tài nguyên đất của tỉnh Bình Thuận được chia thành 10 nhóm đất chính (bảng 1 phần phụ biểu) như:
  • 11. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 11 - Nhóm đất cồn cát, đất cát biển (C): nghèo dinh dưỡng, không có khả năng giữ nước, ít thích hợp với sản xuất nông nghiệp. Hướng sử dụng trong tương lai: khai thác các bãi cát trắng để làm các điểm du lịch và trồng rừng phòng hộ. - Nhóm đất mặn (M): có độ phì tương đối khá, độ mặn tương đối cao nên không thích hợp với sản xuất nông nghiệp. Hiện trạng sử dụng đất là làm muối và NTTS. - Nhóm đất phù sa (P): Đất khá giàu dinh dưỡng, thích hợp với nhiều loại cây trồng. Định hướng phát triển : Trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày (luân canh với cây lúa), cây thanh long, cây thực phẩm ... - Nhóm đất xám bạc màu và đất xám bạc màu bán khô hạn (X, B): đây là nhóm đất nghèo dinh dưỡng. Định hướng sử dụng: Đối với đất xám trên phù sa cổ (X), đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B) ở vùng đồi gò thấp, tầng dày, mịn có thể trồng cây dài ngày, cây hoa màu; những vùng khác và đất xám khác còn lại: trồng, bảo vệ rừng. - Nhóm đất đen (Ru): đất khá giàu dinh dưỡng, thích hợp với nhiều loại cây trồng. Định hướng sử dụng: Trồng cây hoa màu, cây công nghiệp hàng năm. - Nhóm đất đỏ vàng (F): đất có độ phì khá; các loại đất còn lại độ phì thấp, hiện tại chủ yếu trồng rừng, bảo vệ rừng. Định hướng sử dụng: Khai thác các loại đất phát triển trên đá bazan (Ft,Fk) và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl) để trồng cây cao su, cà phê, tiêu, cây ăn quả. Các loại đất còn lại ở vùng đồi gò có tầng đất từ trung bình trở lên trồng cây hoa màu, điều, cao su và một số cây lâu năm khác; những vùng khác trồng rừng, bảo vệ rừng. - Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (H): Định hướng phát triển: Hiện tại và lâu dài phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn. - Nhóm đất dốc tụ (D): Đất có độ phì từ trung bình đến khá, định hướng sử dụng: Trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày. - Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E): hướng sử dụng: khoanh nuôi bảo vệ rừng. 2.2. Tài nguyên nước và chế độ thủy văn. 2.2.1. Nước mặt. Bình Thuận có 7 sông chính (sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Cà Ty, sông Cái, sông Phan, sông Dinh, sông La Ngà), tổng diện tích lưu vực 9.980 km2
  • 12. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 12 (trên địa bàn tỉnh 4.714 km2). Tổng lượng nước đến bình quân hàng năm 5,4 tỷ m3, dung tích của các hồ chứa đạt 190 triệu m3, bằng 3,8% tổng lượng nước đến. Đặc điểm chung nhất của hệ thống sông là đều xuất phát từ các cao nguyên, các dãy núi cao phía Bắc rồi đổ ra biển Đông, dòng sông thường ngắn, dốc (riêng sông La Ngà đổ vào sông Đồng Nai, có nguồn nước khá dồi dào). Mật độ sông suối thấp, nguồn nước phân bố không đều giữa các vùng, các mùa. Mùa mưa lũ (tháng 5 – tháng 10). Mùa khô từ tháng 11 – tháng 4, sông suối gần như khô kiệt, thời gian khô kiệt nhất từ tháng 2 – tháng 4 gây nên hạn hán, thiếu nước sản xuất, thiếu nước sinh hoạt. Khả năng khai thác: Nếu xây dựng các công trình thuỷ lợi theo phương án quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt thì có thể khai thác được khoảng 1,0 tỷ m3 nước (chiếm khoảng 18 – 19% tổng lượng nước đến) để phục vụ sản xuất và đời sống. 2.2.2. Nước ngầm. Tồn tại trong đất dưới dạng nước lỗ hổng (trầm tích bở rời đệ tứ) và nước khe nứt (các thành tạo phun trào bazan và các trầm tích lục nguyên), trữ lượng không nhiều, vùng ven biển và một số vùng đồng bằng bị nhiễm mặn, phèn, khả năng khai thác hạn chế. Tổng trữ lượng tiềm năng khai thác nước nhạt dưới đất khoảng 2,1 – 2,2 triệu m3/ngày, trữ lượng dự báo khai thác khoảng 80 ngàn m3/ngày (3,6% trữ lượng). 2.2.3. Khả năng khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nước mặt: khả năng khai thác hạn chế do sông thường ngắn và dốc (trừ sông La Ngà), hệ thống thuỷ lợi chưa hoàn chỉnh, cần phải đầu tư thêm. Nước ngầm chủ yếu được sử dụng cho sinh hoạt, một số hộ trồng rau, hoa, các cơ sở chăn nuôi ở những nơi thiếu nước mặt nhưng đang có dấu hiệu ô nhiễm, suy kiệt và gia tăng nhiễm mặn tại một số khu vực, nên cần phải xử lý trước khi đưa vào sử dụng và sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lý. 2.3. Khí hậu, thời tiết. Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp bán khô hạn (Nam Tây nguyên và Đông Nam Bộ), với các đặc điểm chung là nhiệt độ cao (26-270C), nhiều nắng (2.536-2.976 giờ/năm), nhiều gió, bị ảnh hưởng bão và áp thấp nhiệt đới, khô hạn nhất cả
  • 13. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 13 nước và phân chia thành hai mùa (mưa và khô) rõ rệt, có thể phân thành 4 khu vực khí hậu (bảng 2 phần phụ biểu): Vùng ven biển phía Đông: gồm huyện Tuy Phong, Đông Nam huyện Bắc Bình, huyện Hàm Thuận Bắc và Đông Bắc thành phố Phan Thiết. Đây là vùng chịu ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu ven biển Nam Trung Bộ, lượng mưa ít (<1.000 mm/năm), thiếu ẩm và khô hạn nhất tỉnh (chỉ số khô hạn <0,6), mùa khô dài (7-8 tháng), tổng tích ôn cao (9.700-9.9000 C). Đất đai kém dinh dưỡng, trong đó có khoảng 70 ngàn ha đất cát ven biển khô hạn thiếu nước. Đây là vùng có nhiều yếu tố thuận lợi cho phát triển cây giống thuỷ sản, đàn dông (trên đất cát), thanh long, lúa. Vùng giữa theo hướng Tây Bắc - Đông Nam: gồm phạm vi phía Tây huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Phan Thiết, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân. Đây là vùng mưa vừa và lượng mưa không ổn định (1.000-2.000 mm/năm), nắng nóng (25-260 C), khá khô hạn (chỉ số ẩm ướt thấp 0,6-1,5), đất đai tương đối khá, nếu có nước tưới có thể thích hợp để phát triển nhiều loại cây trồng: thanh long, lúa, cao su, mía, khoai mỳ, phát triển chăn nuôi. Vùng lưu vực sông La Ngà: gồm 2 huyện Đức Linh và Tánh Linh. Đây là vùng ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên, có nền nhiệt độ thấp hơn (22-250 C), lượng mưa cao (>2.000 mm/năm), đất đai khá tốt, cây trồng nông nghiệp phong phú. Đây là vùng thuận lợi nhất cho phát triển trồng trọt (cao su, lúa), chăn nuôi, nuôi thuỷ sản ngọt của tỉnh. Vùng khí hậu hải dương: vùng biển và đảo Phú Quý, lượng mưa tuy thấp (1.200 mm/năm), nhưng thời gian mùa mưa dài (7 tháng), thích hợp cho các loại cây trồng vật nuôi phát triển, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản nhưng diện tích canh tác không nhiều và mật độ dân số cao (1.466 người/km2 ). Tóm lại, khí hậu thời tiết của tỉnh Bình Thuận nhìn chung không có các yếu tố cực đoan đối với các loại cây trồng - vật nuôi. Song cũng cần lưu ý là mùa khô khốc liệt hơn các tỉnh lân cận. Thời tiết nóng bức sẽ hạn chế không nhỏ đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng - vật nuôi và NTTS. Vì thế, trong quá trình phát triển từng loại cây trồng - vật nuôi phải hết sức chú ý đến điều kiện tiểu khí hậu để định hướng phát triển cây con chủ lực, phù hợp với đặc thù của từng tiểu vùng. 2.4. Tài nguyên sinh vật.
  • 14. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 14 Hệ động, thực vật ở Bình Thuận khá đa dạng. Thực vật có 600 loài thuộc 125 họ của 59 bộ, trong đó : Ngành hạt kín lớp 2 lá mầm có 45 bộ, 61 họ và 460 loài, lớp 1 lá mầm có 5 bộ, 25 họ và 116 loài; ngành hạt trần có 3 họ và 5 loài, ngành quyết có 14 họ và 19 loài. Động vật dưới rừng có 60 loài thú, 30 loài bò sát, trên 100 loài chim và hàng chục giống vật nuôi giống địa phương, giống lai tạo, giống nhập nội … những giống và loài thực, động vật trên là nguồn gen rất quý đang được bảo vệ, lưu giữ làm vật liệu cho công tác lai tạo, chọn lọc giống mới. 2.5. Tài nguyên biển. Với chiều dài bờ biển 192 km và diện tích vùng bờ biển 52 ngàn km2, nồng độ muối (NaCl) trong nước biển vùng ven bờ khá cao từ 31,8 – 33,8‰, số ngày nhật triều 20 ngày/tháng (phía Bắc) và 7 ngày/tháng (phía Nam) là tiềm năng và lợi thế rất lớn để phát triển du lịch, sản xuất muối công nghiệp, đánh bắt và NTTS với quy mô lớn. Biển Bình Thuận là nơi tập trung khoảng 100 loài cá có giá trị kinh tế, nguồn lợi mực, tôm biển khá phong phú, sản lượng khai thác hàng năm khoảng 3.000 - 5.000 tấn tôm, 25.000 - 30.000 tấn mực các loại; đặc biệt, vùng biển ven bờ là nơi sinh sống của một số loài thân mềm hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao như Điệp quạt, Sò lông, Bàn mai, Nghêu lụa, Dòm nâu, sản lượng khai thác 20.000 – 40.000 tấn mỗi năm,....). Với tiềm năng lớn về du lịch, ngành nông nghiệp của tỉnh cần hướng đến các sản phẩm nông nghiệp gắn với du lịch, phục vụ du lịch: sản phẩm đặc sản của địa phương, rau, hoa, quả, cây cảnh, vườn tiểu cảnh… I.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận. 1. Kinh tế. Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn năm 2012 đạt 34.971,37 tỷ đồng (giá thực tế), tăng gấp 4,31 lần so với năm 2005, trong đó: lĩnh vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,85 lần, công nghiệp – xây dựng tăng 4,55 lần; dịch vụ tăng 5,31 lần. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005 - 2012 đạt 11,67%/năm; trong đó: nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 6,53%/năm, công nghiệp – xây dựng tăng 13,3%/năm, dịch vụ tăng 14,43%/năm, chứng tỏ nền kinh tế của tỉnh có mức tăng trưởng cao và ổn định.
  • 15. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 15 Cơ cấu kinh tế của tỉnh có xu hướng giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp, cụ thể: tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 30,35% năm 2005 xuống còn 20,04% năm 2012 (tốc độ giảm bình quân 5,75%/năm), tỷ trọng khu vực công nghiệp tăng từ 32,75% năm 2005 lên 34,52% năm 2012 (tăng bình quân 0,75%/năm), tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 36,9% năm 2005 lên 45,44% năm 2012 (tăng bình quân 3,02%/năm). - Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: Sản xuất đang từng bước phát triển theo hướng ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn, chất lượng và hiệu quả cao với mô hình canh tác bền vững; gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ; quản lý sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và giảm nhẹ ô nhiễm môi trường. Trong những năm qua, mặc dù tỉ trọng nông nghiệp trong tổng GDP của tỉnh giảm dần, nhưng vai trò đóng góp của nông nghiệp đối với phát triển kinh tế của tỉnh vẫn hết sức quan trọng. Cụ thể năm 2012, nông nghiệp đã tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 318.236 lao động nông nghiệp; ngoài cung cấp trực tiếp lương thực, thực phẩm cho người dân trong tỉnh, còn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và hàng hóa cho xuất khẩu cũng như tiêu dùng trong nước, gồm: 620.112 tấn lúa, 467.893 tấn trái cây, 25.685 tấn mủ cao su, 511.428 tấn khoai mì, 28.334 tấn thịt các loại, 34.704 ngàn quả trứng, 14.310 tấn thủy hải sản nuôi trồng. Mặc dù ngành nông nghiệp có tốc độ tăng khá cao trong thời gian qua nhưng cơ cấu trong nền kinh tế đang có xu hướng giảm khá nhanh. Bên cạnh đó, đất nông nghiệp của tỉnh có xu hướng giảm dần, áp lực về thu nhập, việc làm của người dân nông thôn ngày một tăng. Do đó, trong thời gian tới ngành nông nghiệp của tỉnh cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của ngành. - Ngành công nghiệp: Sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt mức tăng trưởng khá cao (13,3%/năm); tỉ trọng công nghiệp trong tổng GDP của tỉnh có xu hướng tăng liên tục và năm 2012 đạt 34,52%. Trong cơ cấu GTSX, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản luôn chiếm tỉ trọng lớn (năm 2012 là 40,9%) với các sản phẩm chủ lực như: muối hạt 105.568 tấn, thủy sản đông lạnh 34.132 tấn, nước mắm 36.359 ngàn lít.
  • 16. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 16 Nhằm thúc đẩy sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển, tỉnh Bình Thuận chủ trương tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến mà tỉnh có lợi thế về nguyên liệu. Điều này sẽ đặt ra cho ngành nông nghiệp phải đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng – vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất tập trung có quy mô lớn, có năng suất và chất lượng sản phẩm cao. - Ngành thương mại – dịch vụ: Hoạt động thương mại – dịch vụ của tỉnh phát triển khá mạnh trong những năm gần đây (tốc độ tăng doanh thu bán hàng giai đoạn 2006-2012 đạt 14,6%/năm), phục vụ ngày càng tốt hơn hàng hóa đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh tăng từ 79,94 triệu USD năm 2006, lên 118,19 triệu USD năm 2012, các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh hiện nay gồm có: thanh long 35.86 tấn, thủy sản đông lạnh 13.398 tấn, cao su 2.244 tấn, hạt điều 660 tấn. Hướng tới, để thúc đẩy các hoạt động thu mua, xuất – nhập khẩu hàng hóa nông, thủy sản của tỉnh tiếp tục phát triển, ngành nông nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô lớn. 2. Điều kiện xã hội. 2.1. Dân số lao động: Dân số toàn tỉnh năm 2012 là 1.193.504 người, tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2012 đạt 0,58%/năm, trong đó dân số thành thị tăng bình quân 2,05%, dân số nông thôn giảm 0,28%/năm. Lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế giai đoạn 2006 – 2012 tăng bình quân 2,59%/năm, trong đó: lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng cao nhất 6,42%/năm, dịch vụ 5,79%/năm, nông, lâm, thuỷ sản chỉ tăng 0,45%/năm. Cơ cấu lao động đang làm việc khu vực nông, lâm, thuỷ sản đang có xu hướng giảm từ 58,82% năm 2005 còn 49,5% năm 2012 (giảm bình quân 2,44%). Chất lượng lao động nhìn chung còn thấp, khu vực nông nghiệp nông thôn còn thấp hơn bình quân chung toàn tỉnh rất nhiều. Theo kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn năm 2011, số người chưa qua đào tạo và không có văn bằng/chứng chỉ chiếm 90,93%; trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật chiếm 2,22%; trung cấp 3,37%; cao đẳng 1,64%; đại học trở lên chiếm 1,87%. Năm 2012 số lao động đang làm việc qua đào tạo chiếm 10,61%.
  • 17. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 17 Trình độ văn hoá, chuyên môn và quản lý của người lao động thấp nên việc chuyển giao và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào thực tiễn sản xuất gặp rất nhiều khó khăn và sẽ là rào cản lớn trong việc thực hiện hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nếu vấn đề trên không được khắc phục kịp thời. 2.2. Thu nhập Khu vực nông thôn thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông - lâm nghiệp và thuỷ sản, năm 2012 tổng thu nhập bình quân người dân toàn tỉnh khoảng 2,06 triệu đồng/người/tháng (thành thị 2,27 triệu, nông thôn khoảng 1,93 triệu đồng - bằng 85% so với thành thị), trong đó thu từ nông lâm nghiệp và thuỷ sản khoảng 733,7 ngàn đồng, chiếm khoảng 36%. Mức tiêu dùng một số mặt hàng chủ yếu bình quân/người khoảng: 9,97 kg gạo, 1,37 kg thịt, 3,58 kg tôm, cá, 3,25 quả trứng, 0,35 lí nước mắm. Ngày nay, cùng với gia tăng thu nhập, yêu cầu về chất lượng sản phẩm nông sản ngày càng cao, nhất là các sản phẩm về rau, quả, thịt an toàn, không có dư lượng kháng sinh và các chất kích thích tăng trưởng. Việc đảm bảo ATTP vì sức khoẻ con người là vấn đề có tính cấp thiết và lâu dài, đòi hỏi phải có sự quan tâm vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành và của toàn dân, phải có một chính sách cụ thể, đồng bộ, đủ mạnh. Các loại thực phẩm phải được sản xuất theo chuỗi, kiểm soát chặt chẽ từ trang trại tới bàn ăn, cần có chế tài xử lý vi phạm đối với những đối tượng vi phạm. II. Quy mô sản xuất của dự án. II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường.  Thị trường trong nước: - Dự án VIE/97/P14 với sự hỗ trợ của văn phòng VNFPA đã dự báo dân số Việt Nam đến năm 2020 tăng lên: 96.114.894 người. Căn cứ vào dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam chuẩn bị trình Đại hội lần thứ XI Đảng Cộng Sản Việt Nam xác định mục tiêu GDP bình quân năm 2020 đạt: 2100 USD/người/năm (tăng gấp 1,7 lần so với năm 2010). Qua nghiên cứu của các nhà kinh tế thế giới khi thu nhập tăng kéo theo chi cho tiêu dùng tăng trong đó chi cho ăn uống (lương thực - thực phẩm) được ưu tiên, nhất là quả các loại trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày (2.600 - 2.700 Kcalo/người/năm). Như vậy, dân số Việt Nam tăng thêm 10,5 triệu người,
  • 18. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 18 GDP tăng gấp 1,7 lần thì lượng quả tiêu thụ ở thị trường trong nước dự kiến tăng 3,0 - 3,5 triệu tấn vào năm 2020. - Theo Nghị quyết số: 63/NQ/-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đã đặt ra mục tiêu phát triển sản xuất quả đến năm 2020 đạt: 12,0 triệu tấn và mức tiêu thụ bình quân các loại quả: 50kg/người/năm. - Nam bộ trong đó có vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 08 tỉnh trong đó Tp. Hồ Chí Minh dân số năm 2020: khoảng 10 triệu người thu nhập bình quân đầu người cao gấp 2,5 - 3,0 lần so với cả nước và đây luôn là thị trường tiêu thụ các loại quả lớn nhất Việt Nam. Vùng kinh tế Nam bộ còn có tuyến du lịch biển trọng điểm từ Phan Rang đến Tp. Vũng Tàu và du lịch sinh thái ở các tỉnh ĐBSCL,… hàng năm đón hàng chục triệu lượt du khách cũng được xem là đối tượng tiêu dùng nhiều quả tươi. - Các loại quả sản xuất tại vùng Nam bộ có thể điều tiết rải vụ thu hoạch quanh năm nên xem đây là lợi thế đáp ứng quả tươi cho thị trường cả nước. - Tóm lại, cơ hội về thị trường trong nước đối với các loại quả sản xuất tại vùng Nam bộ được xác định là có nhiều triển vọng. Song, để chiếm được lòng tin của người tiêu dùng theo hướng “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” thì cần phải tập trung nâng cao chất lượng, giảm chi phí và đáp ứng tốt nhất thị hiếu tiêu dùng.  Thị trường xuất khẩu các loại quả sản xuất chế biến tại vùng Nam bộ: - Theo phòng nghiên cứu thị trường của SOFRI cho biết: xuất khẩu trái cây tươi trên thế giới có xu hướng tăng: tổng kim ngạch xuất khẩu đạt: 15,3 - 16,0 tỷ USD, tốc độ tăng bình quân: 5,4%/năm. Các nước nhập khẩu nhiều trái cây tươi là: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Nga,… với tổng kim ngạch: 22,6 - 23,0 tỷ USD, tăng bình quân về giá trị là: 6,3%/năm. Tương tự rau quả chế biến xuất khẩu đạt: 14,2 - 15,0 tỷ USD. - Theo FAO, các loại quả có tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao là nho: 5,2%/năm; chuối: 4,5%/năm; táo: 3,6%/năm; mít: 1,1%/năm. Sản lượng trái cây nhiệt đới dao động ở mức: 63,4 - 65,0 triệu tấn, tốc độ tăng bình
  • 19. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 19 quân hàng năm là khoảng: 2,5%/năm trong khi tiêu dùng tăng: 3,6%/năm. Do vậy, cung vẫn thấp hơn cầu. - Hiện tại, trái cây sản xuất tại Nam bộ tham gia thị trường xuất khẩu gồm: thanh long, bưởi, nhãn, xoài, vú sữa, chôm chôm, chuối và các sản phẩm chế biến từ quả dứa. Thị trường nhập khẩu chính là: Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ, Hồng Công, Campuchia, Lào và các nước thuộc EU như: Hà Lan, Đức,… Triển vọng thị trường xuất khẩu các loại quả tươi có nguồn gốc nhiệt đới khá lớn song phải cạnh trạnh quyết liệt với quả sản xuất tại Thái Lan, Ấn Độ và đặc biệt phải có giấy chứng nhận chất lượng và đăng ký nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của nước nhập khẩu. Từ những vấn đề trên cho thấy thị trường đầu ra của sản phẩm là tương đối thuận lợi. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần vào sự thành công của dự án. II.2. Quy mô đầu tư của dự án. 1. Khu trồng mít theo tiêu chuẩn VietGAP: 48 ha. 2. Còn lại là nhà máy chế biến và các công trình phụ trợ, đáp ứng nhu cầu chế biến hàng năm khoảng 4.600 tấn mít sấy thành phẩm cung cấp cho thị trường. III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. III.1. Địa điểm xây dựng. Dự án “Đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình” được thực hiện tại tỉnh Bình Thuận. III.2. Hình thức đầu tư. Dự án “Đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình” được thực hiện theo hình thức xây dựng mới. IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng đất TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ (%) I Khu điều hành, phụ trợ
  • 20. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 20 TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ (%) 1 Nhà điều hành và phòng Lab 2 Nhà bảo vệ 3 Xưởng sơ chế - đóng gói và bảo quản 4 Nhà ăn và trực cho công nhân 5 Kho thành phẩm 6 Kho chứa nguyên vật liệu II Khu sản xuất chính 1 Khu trồng mít công nghệ cao III Hệ thống tổng thể 1 Hệ thống giao thông sân bãi tổng thể Tổng cộng 500.000 100,000 IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.  Giai đoạn xây dựng. - Nguyên vật liệu phục vụ công tác xây dựng được bán tại địa phương. - Một số trang thiết bị và máy móc chuyên dụng được cung cấp từ các đối tác.  Giai đoạn hoạt động. - Các máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của dự án sau này tương đối thuận lợi, hầu hết đều được bán tại địa phương. Đồng thời, khu dự án cũng tương đối gần trung tâm Tp. Hồ Chí Minh nên rất thuận lợi cho việc mua máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của dự án. - Khi dự án đi vào hoạt động, các công trình hạ tầng trong khu vực dự án sẽ đáp ứng tốt các yêu cầu để dự án đi vào sản xuất. Nên việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm sẽ rất thuận lợi. - Điều kiện cung cấp nhân lực trong giai đoạn sản xuất: Sử dụng chuyên gia kết hợp với công tác đào tạo tại chỗ cho lực lượng lao động của khu sản xuất.
  • 21. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 21 Chương III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. Bảng tổng hợp danh mục công trình xây dựng của dự án STT Nội dung ĐVT Số lượng I Xây dựng I.1 Khu văn phòng điều hành và các công trình phụ trợ 1 Nhà điều hành và phòng Lab m² 2 Nhà bảo vệ m² 3 Xưởng sơ chế - đóng gói và bảo quản m² 4 Nhà ăn và trực cho công nhân m² 5 Kho thành phẩm m² 6 Kho chứa nguyên vật liệu m² I.2 Khu sản xuất chính 1 Khu trồng mít công nghệ cao ha 2 Hệ thống tưới drip in ha I.3 Hệ thống tổng thể 1 Hệ thống cấp nước tổng thể HT 2 Hệ thống cứu hỏa khu điều hành HT 3 Hệ thống chống sét khu điều hành HT 4 Hệ thống thoát nước khu điều hành HT 5 Hệ thống điện chiếu sáng khu điều hành HT 6 Hệ thống cấp điện tổng thể HT 7 San lấp mặt bằng khu điều hành m³ 8 Hệ thống giao thông sân bãi tổng thể m² II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. II.1. Công nghệ kỹ thuật trồng mít. Mít Nghệ cao sản là giống mít bản địa quen thuộc với người Việt Nam. Giống mít này vượt trội không những về năng suất mà còn rất dễ trồng, chất lượng mà còn ở tính thích nghi rộng ở nhiều vùng sinh thái.
  • 22. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 22 Cây mít có rễ cắm sâu vào đất, có thể trồng trên mọi địa hình và có tính chịu gió, chịu hạn tốt. Nó trồng được ở vùng đất nghèo dinh dưỡng và điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Chỉ trừ vùng đất ngập úng, quá phèn hay mặn. Đồng thời, mít nghệ cao sản còn rất ít sâu bệnh, sức đề kháng tốt cho nên không dùng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu. Mít cho múi dày, giòn và có vị ngọt thanh, không chỉ thích hợp để ăn chín mà còn rất thích hợp để làm mít sấy khô, vì vậy rất dễ tiêu thụ trên thị trường. 1/ Chuẩn bị. Ở nước ta có thể trồng hầu hết các nơi, kể cả những vùng đất nghèo dinh dưỡng. Chọn đất trồng ở nơi khô ráo thoát nước tốt, không bị ngập úng kéo dài, có đủ nước tưới để cây sinh trưởng. Vùng Đồng bằng, vùng trũng chỉ trồng mít ở những chân đất có đê bao vững vàng và phải vun mô cao 0,3m-0,8m tùy mức thủy cấp cao thấp. Miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng đồi núi miền Trung đổ ra các tỉnh phía Bắc đều có thể quy hoạch trồng cây Mít nghệ cao sản kết hợp chăn nuôi, thủy sản và công nghệ chế biến. 1.1/ Thời vụ trồng: Đầu mùa mưa tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. Nếu chủ động nguồn nước tưới có thể trồng sớm hơn, thậm chí trồng quanh năm. 1.2/ Mật độ trồng.  Trồng dầy: Cây cách cây 5m, hàng cách hàng 6m. Một ha trồng khoảng 300 cây (vì phải chừa đường đi nội bộ).  Trồng thưa: Cây cách cây 6m hàng cách hàng 7m. Một ha trồng khoảng 210 cây.  Đất cằn cỗi nên trồng dầy, đất tốt nên trồng thưa. Hiện nay, người ta có xu hướng trồng dầy để tăng sản lượng và rút ngắn thời gian hoàn vốn, sau đó áp dụng phương pháp tỉa cành hay đốn tỉa bớt. 1.3/ Làm đất.  Đất bằng phẳng phải xẻ mương rãnh sâu ít nhất 30 - 40cm (tùy nước thủy cấp ở từng nơi) để chống úng vào mùa mưa. Làm hốc sâu 40 x 40 x 40cm và đắp mô cao 40 - 70cm.
  • 23. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 23  Đất có độ dốc khoảng 5%, không cần đắp mô, chỉ cần làm hốc có kích thước 40 x 40 x 40cm.  Độ dốc cao hơn 7%, làm hốc có kích thước 40 x 40cm và sâu 60cm.  Mỗi hốc có thể trộn: 0,5kg vôi bột, 0,3kg phân super lân, 10kg phân chuồng hoặc xơ dừa, vỏ đậu, trấu mục, phân hữu cơ vi sinh... 2/ Trồng.  Đất bằng phẳng trồng trên mô cao 40 - 70cm .  Đất có độ dốc khoảng 5% trồng mặt bầu ngang bằng với mặt đất.  Đất dốc hơn 7% trồng thấp hơn mặt đất 20-30cm.  Đào lỗ sâu và to hơn bầu cây đôi chút.  Dùng dao, kéo cắt đáy bầu và cắt bỏ đuôi chuột (rễ cọc) bị xoắn lại.  Đặt bầu vào lỗ đã móc sẵn và rút nhẹ túi đựng bầu ra bỏ và lấp đất lại.  Nếu đất khô phải tưới cho cây ngay, dùng rơm, rạ, cỏ rác... đậy xung quanh bầu để giữ ẩm.  Cây cao, ốm yếu dùng cọc cắm cố định cho cây khỏi ngã đổ. Quy hoạch hợp lý, trồng đúng kỹ thuật là yếu tố căn bản để việc đầu tư trồng cây Mít nghệ cao sản thành công. 3/ Kỹ thuật chăm sóc. Để cây chóng ra hoa trái, năng suất cao, lâu bền và phẩm chất ngon, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Khâu chăm sóc có phần quan trọng đặc biệt vì không chỉ áp dụng kỹ thuật đơn thuần mà còn phải vận dụng kinh nghiệm và sự nhạy bén trong việc dự báo thị trường. Kỹ thuật chăm sóc Mít chia ra làm hai thời kỳ. Thời kỳ xây dựng cơ bản khoảng 2,5 – 3 năm, đó là khoảng thời gian cây được trồng xong đến lúc cho trái ổn định. Thời kỳ khai thác kinh tế từ năm thứ tư trở về sau. Đây là lúc cần nhiều kinh nghiệm để xử lý cho hoa trái và những dự báo về thị trường vì liên quan đến năng suất, chất lượng và tiêu thụ sản phẩm tươi cũng như đã qua chế biến. 3.1/ Tưới tiêu nước.
  • 24. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 24 Tháng đầu sau khi trồng nếu khô hạn phải tưới thường xuyên 2-3 ngày/lần. Sau đó, có thể tưới 4-5 ngày/lần. Từ năm thứ hai về sau tưới cho cây vào giai đoạn mới bón phân và những tháng quá khô hạn. Mít rất sợ úng nên vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra kênh mương cống rãnh và có kế hoạch chống úng. 3.2/ Làm cỏ. Định kỳ làm cỏ xung quanh gốc. Cày xới chăm sóc mỗi năm 3 lần. Năm đầu tiên cày cách gốc 0,4m, năm thứ hai cách 0,6m. Ở vùng cao đầu và giữa mùa mưa cày ngang so với triền dốc, để hạn chế nước mưa cuốn trôi đất, cuối mưa nên cày xuôi theo triền dốc để trở đất. Từ năm thứ 3 chỉ làm cỏ xung quanh gốc hay cày chăm sóc theo hàng khi cần thiết. Nên giữ lại cỏ để giúp tạo nên vùng tiểu khí hậu ổn định và che chắn được bề mặt đất. 3.3/ Cắt tỉa tạo tán.  Giúp cây tăng trưởng cân đối, các cành cấp I (cành ngang) phân bố đều nhau, loại bỏ các cành sâu bệnh, cành già cỗi, mọc không đúng hướng. Việc tỉa cành nên tiến hành khi cây cao khoảng 1m trở lên, cây còn nhỏ tỉa cành tạo tán 2-3 lần/năm. Cây lớn mỗi năm một lần khi thu hoạch trái xong.  Cách tỉa: Cắt bỏ các cành gần sát mặt đất, cành mọc song song theo trục thân chính, giữ lại các cành cấp 1 cách gốc khoảng 40cm trở lên chọn các cành mọc theo các hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng 40-50cm, tạo thành tầng, mỗi tầng không quá 5 cành cấp 1. Tỉa bỏ bớt các cành cấp 2, cấp 3... cho cây vừa đẹp vừa thoáng. Tỉa cành là một trong những biện pháp nhằm tăng năng suất, phòng chống sâu bệnh hiệu quả và mang tính thẩm mỹ. 3.4/ Bón phân. Phân hữu cơ: Gồm các loại phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh, phân rác, bả dừa hay trấu mục ủ hoai... dùng bón cho cây giúp tơi xốp đất, là môi trường tốt cho vi sinh vật có lợi hoạt động phân hủy vật chất hữu cơ tạo thành chất mùn cung cấp cho cây. Liều lượng: Ít nhiều tùy thuộc độ tuổi của cây.
  • 25. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 25 Cách bón : Phải đào sâu xung quanh hay một phần tán cây để bón. Chỉ tiêu Thời vụ bón Lượng phân Cách gốc Rãnh bón (sâu x rộng) Năm 1 Cuối mùa mưa 8kg 30cm 20cm x 20cm Năm 2 Đầu mùa mưa 15kg 80cm 25cm x 20cm Năm 3 Đầu mùa mưa 25kg Rìa tán cây 30cm x 25cm Năm 4 Thu hoạch xong 35kg Rìa tán cây 30cm x 25cm Năm 5 Thu hoạch xong 45kg Rìa tán cây 30cm x 25cm Phân bón lá:  Cây trồng được 15 ngày Dùng phân chuyên dụng phun hoặc tưới vào gốc giúp cây phát triển ra rễ đâm trồi nảy lộc, 2 lần/tháng.  Cây chuẩn bị cho ra hoa dùng phân chuyên dụng phun lên cây để thúc bật nảy mầm, 2 lần/tháng.  Cây cho ra hoa ta dùng phân chuyên dụng phun lên bề mặt của cây giúp tăng sự thụ phấn, đậu trái, chống dụng hoa, quả cho cây.  Khi cây chuẩn bị cho thu hoạch trước 2 tháng ta dùng phân chuyên dụng phun cho cây 2 lần/ tháng giúp cho quả to, ngọt, chắc đều,mã đẹp và bảo quản được lâu. * Lưu ý:  Bón nhiều Lân và Đạm vào cuối thời kỳ cây nuôi trái.  Bón phân bón lá kết hợp với phân chuồng ở những giai đoạn tương ứng.  Quan tâm bổ sung cho cây, các loại phân trung lượng, vi lượng, để giúp cây nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng, nên kết hợp với những đợt xịt thuốc sâu rầy để cung cấp phân nuôi cây. II.2. Công nghệ sấy mít. Hiện nay ở nước ta có 2 loại Mít là mít có múi ướt (mít mật, mít múi mềm), mít có múi khô (mít dai). Mít dùng để sấy khô mà mọi người hay sử dụng thì được sấy bằng mít dai, trong mít dai có rất nhiều giống mít khác nhau: Mít cổ truyền, mít nghệ, mít tố nữ, mít Thái changai, mít không hạt, mít viên linh. Hiện nay, chúng ta thường dùng mít nghệ và mít viên linh để sấy. Mít phải có lớp vỏ lụa bên ngoài (tiêu biểu như mít Nghệ) để trong quá trình sấy
  • 26. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 26 khô, múi mít không bị mất đi màu vàng vốn có của nó. Nếu múi mít không có lớp lụa bọc múi (đặc biệt là mít Thái Lan) thì sẽ nhanh chóng mất vị ngọt. Mít khi thu hoạch mùa mưa, giống mít không có lớp lụa bọc ngoài sẽ ngậm nước và vị càng nhạt. Quả mít đưa vào chế biến cần phải tươi, múi mít không bầm dập, sâu bệnh và có độ chín thích hợp. Vì nếu quả chưa đủ độ chín cho dịch quả có hàm lượng đường thấp, độ acid cao và độ chua cao, hương thơm không đầy đủ, quả chưa chín có độ cứng cao vì mô và thành tế bào chứa nhiều protopectin. Quả quá chín thì mô quả quá mềm, protopectin chuyển thành pectin có thể có mùi ủng. Sơ đồ quy trình sấy mít: Clo được cho vào nước ngâm để khử trùng vi khuẩn. Nước rửa phải sạch và đạt chỉ tiêu do Bộ Y tế quy định: độ cứng không quá 2mg đương lượng/lít, lượng clo còn lại trong nước tráng là 3-5 mg/l.
  • 27. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 27 Quá trình rửa gồm hai giai đoạn: ngâm và rửa xối. – Đầu tiên mít sẽ được đưa vào bồn ngâm sau đó được băng chuyền chuyển vào hệ thống xối tưới của máy ngâm rửa xối tưới. – Ngâm làm cho nước thấm ướt nguyên liệu, làm chất bẩn mềm, bong ra, tạo điều kiện cho quá trình rửa dễ dàng. – Dung dịch ngâm là nước clo. Thời gian ngâm phải ngắn để giảm tổn thất chất dinh dưỡng. – Rửa xối là dùng tác dụng chảy của dòng nước để kéo chất bẩn còn lại trên mặt nguyên liệu sau khi ngâm. Thường dùng tia nước phun (p = 2 ÷ 3atm), 500 C để xối. Tùy nguyên liệu và độ nhiễm bẩn của múi mít mà ta có thể rửa xối một hoặc nhiều lần. Quá trình sấy tạo độ giòn cho mít và làm sản phẩm có mùi vị đặc trưng. Sấy đến độ hoạt động của nước: aw = 0.25 – 0.35, đây là điểm bảo quản tối ưu của sản phẩm khi không bảo quản ở nhiệt độ lạnh. Bản chất- nguyên lý của quá trình sấy băng tải: Sử dụng phương pháp sấy đối lưu. Quá trình sấy được thực hiện trong ba vùng. Không khí được đưa vào mỗi vùng đều có nhiệt độ thích hợp. Không khí được hút vào cửa phía dưới và đốt nóng đến nhiệt độ cần thiết nhờ caloriphe. Vật liệu sấy được cấp vào liên tục ở phễu nạp liệu và được cấp định lượng qua cơ cấu cấp liệu. Ở loại thiết bị này vật liệu từ băng trên di chuyển đến cuối thiết bị bên phải thì đổ xuống băng chuyền dưới chuyển động theo hướng ngược lại, đi đến băng cuối cùng thì vật liệu khô được đổ ra ngăn chứa sản phẩm. Không khí nóng đi ngược với chuyển động của băng hoặc đi từ dưới lên xuyên qua băng chuyền và vật liệu sấy. Để quá trình sấy được tốt, cho tác nhân sấy chuyển động với vận tốc lớn khoảng 3m/s, còn băng di chuyển với vận tốc 0.3-0.6 m/ph. Hệ thống trên khi vận hành thì không khí vào thiết bị sẽ được đốt nóng qua thiết bị trao đổi nhiệt. Sau đó không khí nóng sẽ đi qua lớp vật liệu sấy để tách ẩm rồi dưới tác dụng của quạt hút, không khí sẽ được lưu chuyển đồng đều trong
  • 28. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 28 thiết bị rồi đi ra ngoài. Thông thường trong một quy trình sản xuất, người ta thường bố trì từ hai vùng trở lên để tăng hiệu quả của quá trình tách ẩm. II.3. Kỹ thuật công nghệ đóng gói và dãn mã vạch. Mã vạch là một nhóm các vạch kẻ và các khoảng trống song song đặt xen kẽ. Các mã này hay được in hoặc dán trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa… bằng các loại tem dán đã được in vã vạch. Nếu thẻ căn cước (CMND) giúp ta phân biệt người này với người khác thì mã số hàng hoá là “thẻ căn cước” của hàng hoá, giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau. Đồng thời qua đó có thể quá trình quản lý sản phẩm một cách rõ ràng hơn trong quá trình sản xuất và lưu trữ. Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất cũng như hiệu quả trong bán hàng và quản lý kho dự án sẽ in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch của hàng hoá, bao gồm hai phần: mã số của hàng hoá và vạch là phần thể hiện cho máy đọc.
  • 29. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 29 Những thông tin mã hoá của mã vạch thường gặp như:  Số hiệu linh kiện (Part Numbers)  Số nhận diện người bán, nhà sản xuất (Vendor ID Numbers, ManufactureID Numbers)  Số hiệu Pallet (Pallet Numbers)  Nơi trữ hàng hoá  Tên hay số hiệu khách hàng  Giá cả món hàng  Số hiệu lô hàng và số xê ri  Số hiệu đơn đặt gia công  Mã nhận diện tài sản  Số hiệu đơn đặt mua hàng,…v.v… Ảnh minh họa: Các dạng mã hóa hay sử dụng và in trên sản phẩm
  • 30. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 30 Một khi đã xác định xong thông tin cần mã hoá, bước tiếp theo là xác định loại mã vạch thích hợp về kích thước, công nghệ mã hoá và máy in mã vạch thích hợp nhất. Trước khi in mã vạch, dự án lên kế hoạch thiết kế bao bì, nhãn mác và xác định sẽ được in vào đâu, với mục đích sử dụng in mã vạch trực tiếp bao bì của sản phẩm, nên công nghệ áp dụng bằng công nghệ in bao bì (thường là in Offset). II.4. Trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ trang trại tới bàn ăn là mục tiêu mà cả cộng đồng nhân loại đang hướng tới. Nuôi trồng nông sản thực phẩm là mắt xích đầu tiên của chuỗi cung cấp thực phẩm, vì thế việc đảm bảo vệ sinh an toàn nông sản thực phẩm có ý nghĩa vô cùng quyết định cho sự an toàn vệ sinh của thực phẩm trên bàn ăn.  Bộ tiêu chuẩn VietGAP. VietGAP là một bộ tiêu chuẩn được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu. Bộ tiêu chuẩn VietGAP được xây dựng bởi sự bình đẳng của các nhà sản xuất, các nhà bán lẻ, các tổ chức dịch vụ, các nhà cung cấp sản phẩm nông nghiệp, các tổ chức chứng nhận, các công ty tư vấn, các nhà sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, các trường đại học...và các hiệp hội của họ. Các thành viên này tham gia VietGAP với các tư cách khác nhau, với mục tiêu cụ thể khác nhau nhưng đều vì mục đích chung của VietGAP. VietGAP cung cấp tiêu chuẩn và khuôn khổ cho chứng nhận bên thứ 3 độc lập đối với các quá trình sản xuất tại các trang trại trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và chỉ thừa nhận các tổ chức chứng nhận được công nhận năng lực theo tiêu chuẩn. Đến nay, VietGAP có sự tham gia của nhiều tổ chức chứng nhận. Mục tiêu cuối cùng của VietGAP là phát triển nông nghiệp một cách bền vững trên các thành viên. VietGAP là công cụ quản lý trang trại nhằm  Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.  Đảm bảo vệ sinh an toàn cho nông sản thực phẩm.  Hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản.
  • 31. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 31  Sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn lực sản xuất nông nghiệp.  Làm giàu nông dân và phát triển nông thôn.  Bảo vệ môi trường và cảnh quan chung. Bộ tiêu chuẩn VietGAP là công cụ kết nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa nhà sản xuất với người cung ứng nông sản thực phẩm, vì thế nó không hướng tới việc gắn nhãn trên sản phẩm dành cho người tiêu dùng cuối cùng, mà quan tâm tới sản lượng và địa điểm sản xuất, cung cấp và cập nhật thông tin của nhà sản xuất đã được chứng nhận trên Cơ sở dữ liệu của VietGAP, nhà cung cấp sẽ có cơ hội tự giới thiệu về chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, phương thức sản xuất, mức độ an toàn, mùa thu hoạch và sản lượng của sản phẩm của mình. Bằng việc trở thành thành viên để có quyền truy cập hệ thống dữ liệu này, các nhà cung cấp có thể tìm kiếm nguồn hàng một cách nhanh chóng, thuận lợi và tin cậy.  Yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP Bộ tiêu chuẩn VietGAP ra đời phiên bản đầu tiên năm 2000, cứ sau 3 năm áp dụng thì tiêu chuẩn VietGAP lại được xem xét và sửa đổi (nếu cần). Để có thể áp dụng được cho các trang trại với các sản phẩm khác nhau (cây trồng, vật nuôi và thủy sản) với đặc thù sản xuất khác nhau, bộ tiêu chuẩn được thiết kế thành 3 loại tài liệu bao gồm:  Quy định chung/General Regulation (GR) - tài liệu cung cấp các thông tin tổng thể, về tổ chức chứng nhận, các phương thức chứng nhận và yêu cầu đào tạo đối với chuyên gia đánh giá.  Các điểm kiểm soát và tiêu chí sự phù hợp/Control Points and Compliance Criteria (CPCC) - tài liệu đưa ra các điểm cần kiểm soát và tiêu chí phù hợp cho từng điểm; Các điểm kiểm soát và tiêu chí sự phù hợp được cụ thể hóa theo các môdun sản phẩm khác nhau và được phân tầng theo mô hình dưới đây.  Bảng kiểm tra/Checklist (CL) - tài liệu dùng để các chuyên gia sử dụng trong quá trình đánh giá, cả đánh giá nội bộ lẫn đánh giá của tổ chức chứng nhận; Thực chất bảng kiểm tra này chính là yêu cầu rút gọn của tài liệu thứ 2 nói trên. Vì thế khi áp dụng, một nhà sản xuất một nhóm sản phẩm phải:
  • 32. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 32  Đáp ứng các yêu cầu trong Quy định chung đối với nhà sản xuất;  Phù hợp với yêu cầu kiểm soát có trong 3 văn bản có liên quan (ví dụ trang trại sản xuất rau phải áp dụng quy định kiểm soát cho mọi trang trại, cho ngành trồng trọt, và cho rau quả);  Đánh giá nội bộ cho theo bảng kiểm tra dành cho trang trại rau quả và thêm bảng kiểm tra dành cho hệ thống quản lý chất lượng (nếu định chứng nhận theo nhóm).  Phương thức chứng nhận VietGAP Nhà sản xuất có thể lựa chọn chứng nhận VietGAP theo một trong 4 phương thức sau:  Một nhà sản xuất riêng lẻ đăng ký chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP để nhận được giấy chứng nhận cho riêng mình.  Một nhóm nhà sản xuất có cùng 1 tư cách pháp nhân có thể đăng ký chứng nhận theo nhóm theo tiêu chuẩn VietGAP để được nhận giấy chứng nhận chung khi đủ điều kiện.  Một nhà sản xuất riêng lẻ đăng ký chứng nhận VietGAP thông qua đánh giá đối chuẩn (Benchmarking) với một tiêu chuẩn GAP khác để nhận được giấy chứng nhận cho riêng mình.  Một nhóm nhà sản xuất có cùng 1 tư cách pháp nhân có thể đăng ký chứng nhận VietGAP thông qua đánh giá đối chuẩn (Benchmarking) với một tiêu chuẩn GAP khác để được nhận giấy chứng nhận chung khi đủ điều kiện.  Thủ tục chứng nhận VietGAP. Về cơ bản, thủ tục chứng nhận sẽ do các tổ chức chứng nhận xây dựng phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC Guide 65 hoặc EN 45011 (nghĩa là tổ chức chứng nhận phải được công nhận) và đáp ứng các quy định riêng của VietGAP (nghĩa là tổ chức chứng nhận phải được công nhận).  Quá trình xây dựng và áp dụng VietGAP vào trang trại. Để có lòng tin lâu dài của người tiêu dùng, nhà sản xuất nông nghiệp phải xây dựng, duy trì và bảo vệ thương hiệu sản phẩm của mình thông qua 4 nhóm hoạt động sau:
  • 33. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 33  Xây dựng, áp dụng và chứng nhận quy trình nuôi trồng an toàn trong trang trại theo tiêu chuẩn VietGAP;  Xây dựng cơ chế, cách nhận biết và truy xét nguồn gốc sản phẩm (ghi chép và lưu hồ sơ về nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất trong trang trại và khách hàng mua sản phẩm đầu ra); hoạt động này nên được tiến hành lồng ghép với việc kiểm soát hoạt động sản xuất theo tiêu chuẩn.  Thực hiện thủ tục đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu thương mại trong nước và quốc tế (nếu cần) và các biện pháp thực tiễn để chống hàng giả, hàng nhái;  Thực hiện các giải pháp tiếp thị hữu hiệu để kết nối với thị trường (hệ thống phân phối, thông tin trên nhãn/ bao bì, quảng cáo, triển lãm, hội thảo, hoạt động xã hội/công ích…). Để có được thị trường và giá bán tốt hơn, các nhà sản xuất cần (tự mình hoặc có sự hỗ trợ của tư vấn) thực hiện các hoạt động chính sau đây:  Đào tạo nhận thức chung về vai trò và tác dụng của việc xây dựng và áp dụng Global GAP cho tất cả người làm;  Nghiên cứu tiêu chuẩn, quy phạm pháp luật của nơi sản xuất và thị trường xuất khẩu để xây dựng cách thức nuôi/ trồng đáp ứng yêu cầu;  Thực hiện việc nuôi/ trồng theo quy trình đã xây dựng, ghi chép và lưu hồ sơ cần thiết theo yêu cầu đã xây dựng;  Đào tạo đánh giá viên nội bộ và tiến hành đánh giá nội bộ trước khi đăng ký chứng nhận;  Tham gia và thực hiện quá trình chứng nhận với tổ chức chứng nhận đã được công nhận và phê duyệt;  Thực hiện tiếp các hoạt động xây dựng thương hiệu và thị trường để có được giá bán tốt hơn. Chứng nhận VietGAP được coi là cây cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.
  • 34. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 34 II.5. Công nghệ tưới drip in. Tăng sản lượng nhưng giảm chi phí đầu vào và tiết kiệm nước là bài toán hóc búa cho nông nghiệp nhiều nước. Phương pháp tưới nhỏ giọt hiện đại đang là giải pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm nước, thời gian, công sức lại đạt hiệu quả kinh tế cho nhà vườn. ưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào đất dưới dạng các giọt nước nhỏ ra đều đều từ công cụ hay thiết bị tạo giọt đặt tại một số điểm trên mặt đất gần gốc cây. Tưới nhỏ giọt đã có từ thời kỳ cổ đại với các bình đất sét đục lỗ cho nước thấm qua hay hệ thống ống dẫn đục lỗ tại Đức (năm 1920) nhưng phải đến năm 1959, nhờ công sức của hai cha con Simcha Blass và Yeshayahu người Israel, phương pháp này mới được hoàn thiện.
  • 35. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 35 Hệ thống tưới nhỏ giọt đơn giản bao gồm bồn chứa nước, hệ thống ống dẫn và đầu tưới nhỏ giọt hay dây nhỏ giọt. Phần điều khiển tự động bao gồm van điện điều khiển khu vực tưới, bộ lọc, bộ điều khiển số lần và thời gian tưới trong ngày. Hệ thống tưới nhỏ giọt có thể kết hợp với bộ châm phân tự động, cung cấp phân bón khi tưới tiêu, cách này được gọi là tưới bón. Đến nay, hệ thống tưới nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất, giảm đến 30-60% nước so với phương pháp tưới truyền thống. Nông dân có thể mang nước, phân bón đến đúng địa chỉ với liều lượng vừa đủ dung thong qua hệ thống van, đường ống, máy bơm và hiện đại hơn là kết nối với hệ thống máy tính kiểm soát. Đặc biệt hơn, còn có them đầu cảm ứng cắm vào đất và lắp đặt chung với hệ thống tưới nhỏ giọt. Đầu này có thể cảm ứng được độ ẩm của đất và điều khiển quá trình tưới dựa trên nguyên tắc thông minh của con người "đất khô thì tưới, đất ẩm thì ngưng". Tưới nhỏ giọt được áp dụng nhiều trong các nông trang, nhà kính và vườn gia đình cũng như thích hợp nhất với các loại cây như dừa, nho, chuối, cam quýt, dâu tây, mía, bong, ngô, cà chua và một số cây công nghiệp khác.
  • 36. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 36 Chương IV CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. Dự án đầu tư với hình thức thuê đất theo đúng quy định hiện hành. Sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư, chúng tôi sẽ tiến hành thực hiện các bước về đất đai theo quy định. Khu đất đất thuộc đất công giao để thực hiện dự án, chính vì vậy dự án không phải đền bù giải tỏa và xác định phương án tái định cư. Dự án chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án như đường giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực. II. Các phương án xây dựng công trình. Danh mục công trình xây dựng và thiết bị của dự án STT Nội dung ĐVT Số lượng I Xây dựng I.1 Khu văn phòng điều hành và các công trình phụ trợ 1 Nhà điều hành và phòng Lab m² 2 Nhà bảo vệ m² 3 Xưởng sơ chế - đóng gói và bảo quản m² 4 Nhà ăn và trực cho công nhân m² 5 Kho thành phẩm m² 6 Kho chứa nguyên vật liệu m² I.2 Khu sản xuất chính 1 Khu trồng mít công nghệ cao ha 2 Hệ thống tưới drip in ha I.3 Hệ thống tổng thể 1 Hệ thống cấp nước tổng thể HT 2 Hệ thống cứu hỏa khu điều hành HT 3 Hệ thống chống sét khu điều hành HT 4 Hệ thống thoát nước khu điều hành HT 5 Hệ thống điện chiếu sáng khu điều hành HT 6 Hệ thống cấp điện tổng thể HT 7 San lấp mặt bằng khu điều hành m³
  • 37. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 37 STT Nội dung ĐVT Số lượng 8 Hệ thống giao thông sân bãi tổng thể m² II Thiết bị 1 Hệ thống sấy mít - đóng gói và dán mã vạch HT 2 Hệ thống thiết bị thông tin liên lạc HT 3 Thiết bị văn phòng điều hành - Bàn ghế Bộ - Máy vi tính + máy in Bộ - Thiết bị khác Bộ 4 Máy nông nghiệp và vận chuyển - Máy cày (bao gồm rờ mooc + dàn xới, cày) Chiếc - Xe tải 2,5 tấn Chiếc - Máy phun thuốc công nghiệp Chiếc 5 Nông cụ cầm tay các loại Cơ số 6 Thiết bị phòng Lab Đồng bộ Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định về thiết kế xây dựng. Chi tiết được thể hiện trong giai đoạn thiết kế cơ sở xin phép xây dựng. III. Phương án tổ chức thực hiện. 1. Các phương án kiến trúc. Căn cứ vào nhiệm vụ các hạng mục xây dựng và yêu cầu thực tế để thiết kế kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. Chi tiết sẽ được thể hiện trong giai đoạn lập dự án khả thi và Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án. Cụ thể các nội dung như: 1. Phương án tổ chức tổng mặt bằng. 2. Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. 3. Thiết kế các hạng mục hạ tầng. Trên cơ sở hiện trạng khu vực dự án, thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án với các thông số như sau:  Hệ thống giao thông Xác định cấp đường, cấp tải trọng, điểm đấu nối để vạch tuyến và phương án kết cấu nền và mặt đường.  Hệ thống cấp nước
  • 38. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 38 Xác định nhu cầu dùng nước của dự án, xác định nguồn cấp nước sạch (hoặc trạm xử lý nước), chọn loại vật liệu, xác định các vị trí cấp nước để vạch tuyến cấp nước bên ngoài nhà, xác định phương án đi ống và kết cấu kèm theo.  Hệ thống thoát nước Tính toán lưu lượng thoát nước mặt của từng khu vực dự án, chọn tuyến thoát nước mặt của khu vực, xác định điểm đấu nối. Thiết kế tuyến thu và thoát nước mặt, chọn vật liệu và các thông số hình học của tuyến.  Hệ thống xử lý nước thải Khi dự án đi vào hoạt động, chỉ có nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu sản xuất không đáng kể nên không cần tính đến phương án xử lý nước thải. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý nước thải trong sản xuất (nước từ việc xử lý giá thể, nước có chứa các hóa chất xử lý mẫu trong quá trình sản xuất).  Hệ thống cấp điện. Tính toán nhu cầu sử dụng điện của dự án. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng điện của từng tiểu khu để lựa chọn giải pháp thiết kế tuyến điện trung thế, điểm đặt trạm hạ thế. Chọn vật liệu sử dụng và phương án tuyến cấp điện hạ thế ngoài nhà. Ngoài ra dự án còn đầu tư thêm máy phát điện dự phòng. 2. Phương án quản lý, khai thác. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai thực hiện và thành lập bộ phận điều hành hoạt động của dự án theo mô hình sau: Giám đốc điều hành P Giám đốc PTSX P Giám đốc PTTC Phòng kỹ thuật – vật tư Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Phòng TCHC Phòng tài vụ Phòng bảo vệ Phân xưởng sơ chế- đóng gói
  • 39. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 39 2. Giải pháp về chính sách của dự án. Trước khi dự án đi vào hoạt động, chủ đầu tư sẽ lập kế hoạch tuyển dụng lao động kỹ thuật và lao động phổ thông trong khu vực dự án. Đồng thời tiến hành thuê chuyên gia chuyển giao công nghệ và kỹ thuật, công nghệ canh tác trong nhà kính áp dụng công nghệ tự động. IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án.  Lập và phê duyệt dự án trong năm 2017. Triển khai sản xuất bắt đầu từ quý I năm 2018.  Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và khai thác dự án.
  • 40. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 40 Chương V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ I. Đánh giá tác động môi trường. Về việc thực hiện dự án trong khu vực có tác động đến môi trường và kinh tế xã hội cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Trong phần báo cáo này chỉ nêu những tác động chính có tính chất định tính, định lượng được. Nguồn gây tác động đến môi trường ở các giai đoạn thực hiện dự án. + Giai đoạn xây dựng. + Giai đoạn dự án đi vào hoạt động. I.1. Các loại chất thải phát sinh. I.1.1. Khí thải. * Bụi.  Trong giai đoạn thi công, nguồn gốc gây ra bụi chủ yếu là do quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, bốc dở vật liệu xây dựng, san ủi, quá trình phối trộn nghiền, sàng,…Tuy nhiên, trong giai đoạn thi công, do việc san ủi có quy mô nhỏ nên lượng xe thi công không nhiều, các loại xe tham gia thi công sẽ được các cơ quan có chức năng kiểm định và còn đang trong thời gian hoạt động nên ít ảnh hưởng đến môi trường.  Trong giai đoạn hoạt động của dự án, việc phát sinh bụi là rất ít. * Khí.  Trong quá trình thi công, khí thải sinh ra do các loại xe cơ giới, các loại máy móc (máy ủi, máy đào, máy xúc,…) trên công trường gây ra…  Trong giai đoạn hoạt động: khí thải sinh ra chủ yếu là do xe cơ giới vận chuyện nguyên vật liệu vào khu sản xuất, xe vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ, các loại xe phục vụ các chuyên gia và nhân viên làm việc tại khu dự án. Nhưng mức độ gây ô nhiểm không khí không đáng kể. Các động cơ trong khi vận hành thải vào không khí gồm các khí như: CO, CO2., NO2, SO2 và bụi đất. Ngoài ra khi sản xuất máy móc sẽ thải vào môi trường lượng khói gây ô nhiễm môi trường.
  • 41. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 41  Đồng thời trong giai đoạn sản xuất mùi hôi phát sinh từ xác bã thực vật, thuốc BVTV,… nhưng nhìn chung dự án áp dụng quy trình canh tác công nghệ cao và khép kín. Chính vì vậy về cơ bản dự án ít ảnh hưởng đến môi trường. I.1. 2. Nước thải  Trong giai đoạn thi công: Nước thải chủ yếu là do nước mưa rửa trôi bụi đất, dầu nhờn thất thoát từ các loại xe, máy móc, thiết bị,…  Trong giai đoạn hoạt động: Trong quá trình hoạt động lượng nước thải của Khu thực nghiệm là không đáng kể vì chủ yếu dự án sản xuất trong nhà lưới công nghệ cao. I.1.3. Chất thải rắn.  Trong giai đoạn thi công: Các chất thải rắn phát sinh trong quá trình thi công như: gạch vỡ, tấm lợp, sà bần,…  Trong giai đoạn hoạt động: các chất thải rắn sinh ra bao gồm các chất thải rắn sinh hoạt, phế liệu, phế phẩm từ sản xuất (bao bì, ve chai, giá thể thừa,…) bị rơi rớt khi sử dụng,… I.1. 4. Chất thải khác  Dầu nhớt do rò rỉ từ hoạt động của máy móc, thiết bị khi hoạt động.  Tiếng ồn do hoạt động của máy móc và nhiệt độ trong quá trình thi công công trình sẽ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của những người vận hành.  Trong giai đoạn hoạt động của dự án: Không sử dụng máy móc lớn nên tiếng ồn là không đáng ngại. I.2. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực. I.2.1. Biện pháp xử lý chất thải.  Khí thải.  Để khống chế ô nhiễm tại các nguồn phát sinh bụi, khí thải trong quá trình thi công ta có thể thực hiện các giải pháp sau: + Sử dụng xe, máy thi công có lượng khí thải, bụi và độ ồn thấp hơn giới hạn cho phép.
  • 42. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 42 + Trong quá trình thi công coi trọng công tác vệ sinh công nghiệp như tưới nước tạo ẩm để hạn chế bụi trong các bãi chứa nguyên liệu. Thu gom và tưới nước thường xuyên các tuyến đường vận chuyển gây rơi vãi cát, đất, gây bụi … + Thực hiện che chắn giữa khu vực san ủi và xung quanh bằng hàng rào che chắn. Mặt khác trong quá trình hoạt động dự án sẽ áp dụng giải pháp trồng cây xanh xung quanh để hạn chế sự lan tỏa của bụi và tiếng ồn.  Để khống chế ô nhiễm khí bụi phát sinh trong giai đoạn hoạt động của dự án: + Đối với giai đoạn hoạt động của dự án hầu như lượng bụi, tiếng ồn là không đáng kể. + Sau khi thu hoạch cây trồng, tàn dư thực vật còn lại cần tiến hành vùi lấp lại dưới đất hoặc ủ làm phân hữu cơ để khi phân hủy không gây mùi hôi. + Xác hữu cơ cần được ủ hoai mục, xử lý mùi hôi trước khi đưa vào sử dụng để bón cho cây trồng.  Nước thải. + Trong giai đoạn thi công: Cần kiểm tra kỹ xe, máy móc, thiết bị trước khi sử dụng để tránh việc rò rỉ dầu nhớt khi vận hành + Trong giai đoạn hoạt động của dự án: Đối với việc sản xuất, dự án sẽ tuân thủ nghiêm ngặt quá trình bón phân, sử dụng thuốc BVTV để hạn chế ô nhiễm nguồn nước. + Xử lý nước thải sinh hoạt của công nhân, nhân viên bằng các hầm tự hoại 2 ngăn.  Chất thải rắn.  Trong quá trình thi công: Các chất thải rắn như gạch vỡ, tấm lợp, sà bần sẽ được sử dụng để san lấp mặt bằng ngay trong quá trình xây dựng.  Trong giai đoạn hoạt động: + Chất thải rắn sinh hoạt, phế liệu từ sản xuất (bào bì, ve chai,…) phải được thu gom xử lý bằng cách chôn lấp hoặc kết hợp với các đơn vị môi trường trong khu vực để xử lý. + Tàn dư thực vật sau khi thu hoạch cần được vùi lấp lại dưới đất, hoặc có thể ủ làm phân hữu cơ.
  • 43. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 43 + Sử dụng phân hữu cơ, giá thể không để rơi rớt, nếu bị rơi vải cần thu lại, sau khi bón cho cây cần lấp đất ngay.  Các chất thải khác. + Cần kiểm tra xe, máy móc, thiết bị trước khi đưa vào sử dụng để tránh thất thoát xăng dầu, nhớt gây ô nhiễm môi trường. + Trong quá trình thi công: cần tiến hành che chắn, trồng cây xanh để hạn chế tiếng ồn. I.3. Phương án phòng chống sự cố vệ sinh và an toàn lao động. Vấn đề vệ sinh an toàn lao động: ngoài các phương án khống chế như trên nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của các tác nhân ô nhiễm đối với sức khỏe của công nhân tại khu vực thực hiện dự án còn có các phương pháp sau: + Kiểm tra và giám sát sức khỏe định kỳ. + Đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và điều kiện lao động đạt tiêu chuẩn do Bộ Y Tế ban hành để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng. + Đào tạo và cung cấp thông tin về an toàn lao động. Trong quá trình thực hiện, dự án sẽ tuân thủ theo đúng qui định của nhà nước về vấn đề môi trường, theo dõi giám sát các thông số về môi trường để có phương án xử lý kịp thời. II. Giải pháp phòng chống cháy nổ. Sử dụng hệ thống chữa cháy vách tường. Dự án trang bị thêm các thiết bị chữa cháy bằng tay (bình bọt) + chậu cát được bố trí một cách hợp lý theo tiêu chuẩn hiện hành.
  • 44. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 44 Chương VI TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. Bảng tổng mức đầu tư của dự án STT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền (1.000 đồng) I Xây dựng 8.432.340 I.1 Khu văn phòng điều hành và các công trình phụ trợ 2.517.000 1 Nhà điều hành và phòng Lab 840.000 2 Nhà bảo vệ 32.000 3 Xưởng sơ chế - đóng gói và bảo quản 840.000 4 Nhà ăn và trực cho công nhân 375.000 5 Kho thành phẩm 210.000 6 Kho chứa nguyên vật liệu 220.000 I.2 Khu sản xuất chính 4.176.000 1 Khu trồng mít công nghệ cao 2.640.000 2 Hệ thống tưới drip in 1.536.000 I.3 Hệ thống tổng thể 1.739.340 1 Hệ thống cấp nước tổng thể 120.000 2 Hệ thống cứu hỏa khu điều hành 50.000 3 Hệ thống chống sét khu điều hành 60.000 4 Hệ thống thoát nước khu điều hành 80.000 5 Hệ thống điện chiếu sáng khu điều hành 40.000 6 Hệ thống cấp điện tổng thể 400.000 7 San lấp mặt bằng khu điều hành 42.640 8 Hệ thống giao thông sân bãi tổng thể 946.700 II Thiết bị 2.008.000
  • 45. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 45 STT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền (1.000 đồng) 1 Hệ thống sấy mít - đóng gói và dán mã vạch 860.000 2 Hệ thống thiết bị thông tin liên lạc 8.000 3 Thiết bị văn phòng điều hành 78.000 - Bàn ghế 8.000 - Máy vi tính + máy in 60.000 - Thiết bị khác 10.000 4 Máy nông nghiệp và vận chuyển 972.000 - Máy cày (bao gồm rờ mooc + dàn xới, cày) 420.000 - Xe tải 2,5 tấn 510.000 - Máy phun thuốc công nghiệp 42.000 5 Nông cụ cầm tay các loại 10.000 6 Thiết bị phòng Lab 80.000 III Chi phí quản lý dự án 3,108 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL%*1,1 324.486 IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 1.677.527 1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,566 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL%*1,1 59.092 2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 0,943 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL%*1,1 98.452 3 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 3,130 GXDtt * ĐMTL%*1,1 263.932 4 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0,182 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL%*1,1 19.001 5 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,189 GXDtt * ĐMTL%*1,1 15.937 6 Chi phí thẩm tra dự toán 0,183 GXDtt * ĐMTL%*1,1 15.431 7 Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng 0,361 Giá gói thầu XDtt * ĐMTL%*1,1 30.441 8 Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm vật tư, TB 0,281 Giá gói thầu TBtt * ĐMTL%*1,1 5.642 9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 2,60 GXDtt * ĐMTL%*1,1 219.072
  • 46. http://lapduan.net Dự án đầu tư xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao An Bình. Lapduan.net - 0938300024 46 STT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền (1.000 đồng) 10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0,718 GTBtt * ĐMTL%*1,1 14.417 11 Chi phí tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 80.000 12 Chi phí lãi vay trong giai đoạn XDCB 856.108 Tổng cộng 12.442.353 II. Khả năng thu xếp vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ. Bảng cơ cấu nguồn vốn của dự án STT Nội dung Thành tiền (1.000 đồng) NGUỒN VỐN Tự có - tự huy động Vay tín dụng I Xây dựng 8.432.340 1.517.821 6.914.519 I.1 Khu văn phòng điều hành và các công trình phụ trợ 2.517.000 453.060 2.063.940 1 Nhà điều hành và phòng Lab 840.000 151.200 688.800 2 Nhà bảo vệ 32.000 5.760 26.240 3 Xưởng sơ chế - đóng gói và bảo quản 840.000 151.200 688.800 4 Nhà ăn và trực cho công nhân 375.000 67.500 307.500 5 Kho thành phẩm 210.000 37.800 172.200 6 Kho chứa nguyên vật liệu 220.000 39.600 180.400 I.2 Khu sản xuất chính 4.176.000 751.680 3.424.320 1 Khu trồng mít công nghệ cao 2.640.000 475.200 2.164.800 2 Hệ thống tưới drip in 1.536.000 276.480 1.259.520 I.3 Hệ thống tổng thể 1.739.340 313.081 1.426.259 1 Hệ thống cấp nước tổng thể 120.000 21.600 98.400 2 Hệ thống cứu hỏa khu điều hành 50.000 9.000 41.000 3 Hệ thống chống sét khu điều hành 60.000 10.800 49.200 4 Hệ thống thoát nước khu điều hành 80.000 14.400 65.600 5 Hệ thống điện chiếu sáng khu điều hành 40.000 7.200 32.800 6 Hệ thống cấp điện tổng thể 400.000 72.000 328.000 7 San lấp mặt bằng khu điều hành 42.640 7.675 34.965 8 Hệ thống giao thông sân bãi tổng 946.700 170.406 776.294