SlideShare a Scribd company logo
1 of 431
Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 1
Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 2
Luật sư TÔN THẤT QUỲNH BẰNG
Tự điển
thuật ngữ pháp lý
Dictionnaire
des termes juridiques
Huế- 2012
Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 3
tập I
thuật
ngữ
luật dân sự
AABANDON (n)
1. Sự từ bỏ, sự từ chối, sự từ khước (một quyền). Ví dụ từ bỏ quyền hưởng lợi (Abandon
d’usufruit), quyền sở hữu (Abandon du droit de propriété).
2. Sự từ bỏ, sự từ khước (một tư cách).
Abandon de la qualité d’héritier: sự từ bỏ tư cách thừa kế.
Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 4
Nhưng khi từ bỏ các quyền gắn liền với quốc tịch, người Pháp dùng từ Répudiation de la
nationalité.
3. Sự từ bỏ (nơi mình có bổn phận phải ở).
Abandon du domicile conjugal: sự từ bỏ nơi cư trú hôn nhân.
Từ bỏ nơi cư trú hôn nhân là hành vi của vợ hay chồng rời bỏ nơi cư trú pháp định của mình.
Theo BLDS Pháp việc từ bỏ nơi cư trú hôn nhân không có lý do chính đáng được xem là một
trong các nguyên nhân ly hôn.
4. Sự từ bỏ (trách nhiệm).
Abandon d’enfant : sự từ bỏ con (trong thủ tục nuôi nhận con nuôi).
Đây là ý chí tự nguyện và phải được lập bằng văn bản theo đó cha mẹ, người đỡ đầu hoặc người
trực tiếp nuôi dưỡng đồng ý cho một trẻ làm con nuôi người khác- xem Adoption (tập I).
ABANDONATAIRE (n) : người hưởng một tài sản vô chủ- xem Bien/Biens vacants (tập
I).
ABANDONATEUR (n) : người từ bỏ tài sản.
ABANDONNER (v) : từ bỏ.
AB INTESTAT (La tinh) : thừa kế trong trường hợp không có di chúc hay vì di chúc vô
hiệu một phần hoặc toàn phần- xem Caducité- Testament (tập I).
Succession ab intestat: di sản không có di chúc hay vì di chúc vô hiệu một phần hoặc toàn
phần- xem Caducité- Testament (tập I).
ABROGATION (n) : sự bãi bỏ, sự hủy bỏ.
Abrogation được dùng để chỉ việc bãi bỏ một phần hay toàn phần một văn bản lập pháp (Texte
législatif) hay lập quy (Texte règlementère) và việc bãi bỏ này được thực hiện bằng một văn bản
ở cấp tương đương hay cao hơn; ví dụ một Nghị định chỉ có thể bãi bỏ một Nghị định đã ban
hành trước đó chứ không thể bãi bỏ một Đạo luật hay một Pháp lệnh. Việc bãi bỏ này không có
hiệu lực hồi tố- xem Rétroactivité/Non-rétroactivité (tập II). Trong luật nghĩa vụ Abrogation
không được sử dụng để chỉ rõ việc các bên hoặc cơ quan tài phán quyết định bãi bỏ một hợp
đồng. Trong trường hợp này tùy trường hợp người ta sử dụng các từ sau Annulation, Rescision,
Résiliation, Résolution - xem các từ liên quan (tập I).
Abrogation d’une loi : bãi bỏ một luật
ABROGATIF (adj) : để bãi bỏ.
Loi abrogative, lois abrogatoire (số nhiều): luật để bãi bỏ (một luật khác).
ABROGEABLE (adj) : có thể bị bãi bỏ.
ABROGER (v) : bãi bỏ.
ABSENCE (n)
1. Sự mất tích.
Mất tích là sự vắng mặt lâu dài của một người khiến không thể xác định người đó còn sống hay
đã chết. Ví dụ thuyền viên của một chiếc tàu bị đắm nhưng không tìm thấy xác, một người lính
mất tích trong một trận chiến và không có tin tức gì cả.
Déclaration d’absence: việc tuyên bố mất tích.
Theo điều 78 của BLDS 2005 việc tuyên bố mất tích được thực hiện sau hai năm biệt tích
(Disparition)có nghĩa là không biết người đó còn sống hay đã chết. Thời hạn hai năm được tính
từ ngày biết được tin cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin cuối cùng thì
thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo có tin tức cuối cùng; nếu không xác
định ngày tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo
có tin tức cuối cùng.
Việc tuyên bố mất tích được thực hiện bởi một quyết định của Tòa án theo yêu cầu của bên có
quyền, lợi ích liên quan sau khi đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy
định của luật tố tụng dân sự. Khi tuyên bố mất tích cũng như khi thông báo tìm kiếm người
vắng mặt (Avis de recherche d’une personne présumée absent) Tòa án có thể đồng thời quyết
định các biện pháp quản lý tài sản của người này như sau:
- Đối với tài sản đã được người mất tích ủy quyền quản lý thì người được ủy quyền tiếp tục
quản lý;
- Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý;
- Tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng
chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con đã thành niên
hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý;
Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 5
- Trong trường hợp không có những người được nói ở trên thì Tòa án chỉ định một người trong
số người thân thích của người vắng mặt tại nơi cư trú quản lý tài sản; nếu không có người thân
thích thì Tòa án chỉ định một người khác quản lý tài sản.
Theo điều 76 và 78 BLDS 2005 người quản lý tài sản của người mất tích tại nơi cư trú có các
nghĩa vụ và quyền sau:
- Giữ gìn, bảo quản tài sản của người mất tích như tài sản của chính mình;
- Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng;
- Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn của người vắng mặt bằng tài sản của
người đó theo quyết định của Tòa án;
- Giao lại tài sản cho người mất tích khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết, nếu
có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường;
- Trích một phần tài sản người mất tích để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán
nợ đến hạn của người này;
- Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản.
Tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích (Annulation de la décision
déclaration d’absence) khingười mất tích trở về hoặc có tin xác thực là người đó còn sống theo
yêu cầu của chính người đã tuyên bố mất tích hoặc bên có quyền và lợi ích liên quan. Nếu người
mất tích trở về, người này sẽ nhận lại tài sản của mình do người quản lý tài sản chuyển giao sau
khi đã thanh toán chi phí quản lý nhưng nếu có án tuyên bố ly hôn thì án này vẫn có hiệu lực
pháp luật (điều 80 BLDS 2005).
Mất tích là một trong những nguyên nhân xin tuyên bố ly hôn (điều 89 khoản 2 LHNGĐ 2000).
Trong trường hợp Tòa án giải quyết ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho người
con đã thành niên hoặc cha mẹ người mất tích quản lý, nếu không có những người này thì giao
cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích Tòa án sẽ chỉ
định người khác quản lý (điều 79 BLDS 2005).
Présomption d’absence : suy đoán mất tích, suy đoán vắng mặt lâu dài.
2. Sự không có.
Absence d’effet : sự không có hiệu lực, sự không phát sinh hiệu lực (của một
hợp đồng, một chứng thư)- xem Contrat civil/Effets du contrat civil à l’égard des tiers (tập I).
ABUS (n) : sự lạm dụng.
Abus d’autorité : sự lạm quyền, sự lạm dụng uy quyền.
Tổng quát người ta có thể định nghĩa lạm quyền như là việc hành sử quá đáng quyền của mình.
Việc hiểu cũng như xác định nội dung, phạm vi của việc “hành sử quá đáng” như thế nào thay
đổi tùy theo bối cảnh sử dụng quyền này. Nhìn chung chủ thể một quyền được xem là lạm
quyền trong khi hành xử quyền không riêng chỉ trong trường hợp cố ý làm hại người khác mà cả
trong trường hợp họ đã hành xử quyền không được nghiêm túc và chính đáng bởi vì quyền của
một cá nhân được luật pháp tôn trọng và bảo vệ không phải chỉ vì lợi ích riêng của cá nhân đó
mà còn vì lợi ích của xã hội, của cộng đồng nữa. Ví dụ quyền chấm dứt hợp đồng một mặt tuy
được thừa nhận cho các bên giao kết nhưng mặt khác quyền này không phải là một quyền tùy ý
quyết định (Droit discrétionnaire) và chỉ được sử dụng trong các trường hợp luật định (điều 424
BLDS 2005)- xem Contrat civil/Résiliation unilatéral du contrat civil, Résolution du contrat
civil (tập I)- Action/Action résolutoire (tập II). Luật dân sự thường ràng buộc người nào muốn
chấm dứt hợp đồng phải báo cho người kia biết trong một thời gian hợp lý cũng như tuân thủ
những điều kiện liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng (điều 377 BLDS 2005). Cũng tương tự
như vậy lời từ chối bán hàng đối với khách hàng trong một siêu thị sẽ được xem là lạm quyền
nếu không có lý do chính đáng.
BLDS Pháp tuy thừa nhận “Quyền sở hữu là quyền được hưởng thụ và định đoạt tài sản một
cách tuyệt đối” nhưng vẫn ràng buộc người chủ sở hữu “không sử dụng tài sản vào những việc
mà pháp luật cấm”- điều 544.
Abus de droit : sự lạm quyền- xem Abus/Abus d’autorité (tập I).
Abus de jouissance : sự lạm dụng quyền hưởng dụng.
Có sự lạm dụng quyền hưởng dụng khi người sử dụng quyền này vượt quá giới hạn. Ví dụ với
sự đồng ý của chủ vườn, người quản lý vườn cây ăn trái chỉ có quyền hưởng hoa lợi nhưng lại
Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 6
phá hủy cây hay không chịu áp dụng các công việc bảo tồn cần thiết; trong trường hợp này
người quản lý đã lạm dụng quyền hưởng dụng thu lợi mà chủ vườn đã dành cho mình. Điều 618
BLDS Pháp cũng có ghi “Quyền thu hoa lợi có thể chấm dứt vì sự lạm dụng của người thu hoa
lợi khi hưởng dụng làm tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng vì thiếu chăm sóc”.
Abus de droit de proriété : sự lạm dụng quyền sở hữu.
Khi thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình chủ sở hữu phải tôn trọng
cùng bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; không được lạm dụng quyền sở hữu để gây mất trật tự, an
toàn xã hội làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích của Nhà nước, lợi
ích công cộng- xem Propriétaire (tập I).
Abus de position dominante: lạm dụng vị trí ưu thế- trong một hợp đồng mua bán, hợp đồng
lao động- xem Clause/Clause abusive (tập I).
Abus de pouvoir : sự lạm quyền- xem Abus/Abus d’autorité (tập I).
ABUSUS (La-tinh) : quyền định đoạt (Droit de disposition) là thành tố quan trọng
nhất của quyền sở hữu một tài sản- xem Disposition- Propriétaire (tập I).
ACCEPTATION (n)
1. Sự chấp nhận, sự chấp thuận (di sản).
Acceptation de succession : sự chấp nhận hưởng di sản, sự chấp nhận thừa kế- xem
Succession/Acceptation de succession (tập I).
Acceptation bénéficiaire : sự chấp nhận hưởng di sản với điều kiện lập bảng kê khai-
xem Inventaire (tập I).
Acceptation de succession sous bénéfice d’inventaire : sự chấp nhận hưởng di sản với điều
kiện lập bảng kê khai- xem Inventaire (tập I).
2. Sự chấp nhận, sự chấp thuận (giao kết).
Chấp nhận giao kết là hành vi biểu lộ ý chí của một người đồng ý với lời đề nghị giao kết hợp
đồng trên cơ sở toàn bộ nội dung của dự thảo hợp đồng do một người khác soạn thảo và đưa ra.
Sự chấp nhận một đề nghị giao kết hợp đồng liên quan đến việc đánh dấu thời điểm hình thành
của hợp đồng (Marquer le moment de formation du contrat)- xem Contrat civil/Date de
formation du contrat civil (tập I).
Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được
thực hiện trong thời hạn đó. Nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết hạn
trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Nếu thông báo chấp nhận
giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do
khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực trừ trường hợp bên
đề nghị trả lời ngay hay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị (điều 397 khoản
1 BLDS 2005).
Lưu ý :
- Bên được đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng
nếu thông báo này đến trước hoặc cùng thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận hợp
đồng (điều 400 BLDS 2005);
- Nếu bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi trả lời
chấp nhận giao kết hợp đồng thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị (điều
399 BLDS 2005);
- Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau
khi bên được đề nghị giao kết hợp đồng trả lời việc chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị
giao kết hợp đồng vẫn có giá trị (điều 398 BLDS 2005);
- Trong trường hợp các bên trực tiếp giao tiếp với nhau kể cả trong trường hợp qua điện thoại
hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không
chấp nhận trừ trường hợp có thỏa thuận về thời hạn trả lời (điều 397 khoản 2 BLDS 2005).
Sự chấp nhận có thể là rõ ràng (Exprès) hoặc mặc nhiên (Tacite). Có sự chấp nhận mặc nhiên
nếu đó là kết quả của hành vi bao hàm một ý chí mong muốn giao kết hợp đồng với đầy đủ ý
thức của mình. Bằng chứng của sự chấp nhận mặc nhiên có thể được thể hiện dưới nhiều dạng
khác nhau trong đó đáng kể là sự im lặng. Thái độ im lặng của người được đề nghị giao kết trên
nguyên tắc không có giá trị của một sự chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nếu các bên không
có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết như đã quy định tại điều 404 khoản 2
Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 7
BLDS 2005. Tuy nhiên người ta thừa nhận sự tái tục mặc nhiên của một hợp đồng sẽ nảy sinh
những giao kết mới; ví dụ chủ nhà vẫn tiếp tục nhận tiền thuê nhà khi thời hạn thuê đã chấm
dứt. Sự chấp nhận có tính mặc nhiên cũng có thể được thể hiện qua việc người nhận đề nghị tự ý
thực hiện nội dung của đề nghị. Người ta còn gọi đây là hình thức bày tỏ ý chí chấp nhận dưới
hình thức ẩn, có nghĩa là sự chấp nhận này được suy đoán từ hành vi ứng xử. Ví dụ người được
ủy quyền tự mình thực hiện các công việc trong phạm vi ủy quyền sau khi được người ủy quyền
thông báo đề nghị ủy quyền. Tuy nhiên đối với một số quan hệ dân sự về tài sản, người ta đòi
hỏi sự chấp nhận phải được thể hiện một cách rõ ràng; ví dụ sự tặng cho bất động sản đòi hỏi sự
chấp nhận phải của người được tặng cho thông qua một công chứng thư. Điều 467 khoản 1
BLDS 2005 đã ghi rõ “Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng,
chứng thực...”- xem Don (tập I).
BLDS Pháp đã chỉ rõ một số trường hợp “chấp nhận mặc nhiên” như sau:
- Điều 1738 “Nếu hợp đồng thuê có văn bản hết thời hạn mà người thuê vẫn tự mình chiếm giữ
hoặc để cho chiếm giữ thì đó là thuê mới ...”
- Điều 1759 “Nếu người thuê một ngôi nhà hoặc một căn hộ vẫn tiếp tục sử dụng nhà sau khi
hết hạn hợp đồng thuê bằng văn bản mà người cho thuê không phản đối, thì coi như họ vẫn
được thuê theo những điều kiện cũ...”.
Việc xác định thời điểm của đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được BLDS 2005 bổ sung tại
điều 391 và được xác định như sau:
- Do bên đề nghị ấn định;
- Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được
đề nghị nhận được đề nghị đó.
Cũng theo điều 391 các trường hợp sau đây cũng được xem là đã nhận được đề nghị giao kết
hợp đồng:
- Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở
nếu bên được đề nghị là pháp nhân;
- Đề nghị được đưa và hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;
- Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.
Acceptation par le silence : sự chấp nhận dưới hình thức im lặng- xem Acceptation (tập I).
Án lệ Pháp xem sự im lặng có giá trị chấp nhận trong các trường hợp sau:
- Các quan hệ về công việc vẫn được tiếp tục giữa các bên giao kết hay theo các tập quán
thương mại;
- Nếu lời đề nghị hòan toàn có lợi cho người nhận; ví dụ bên có quyền (chủ nợ) đã đề nghị với
bên có nghĩa vụ (con nợ) sẽ thực hiện nghĩa vụ (trả nợ) từng phần thì không thể rút lại đề nghị
của mình với lý do bên có nghĩa vụ đã không chấp nhận lời đề nghị được đưa ra.
ACCEPTER (v) : chấp nhận, chấp thuận.
ACCESSION (n)
1. Sự gia nhập.
Accession à un contrat : sự gia nhập một hợp đồng- xem Contrat/Contrat d’adhésion
(tập I).
3. Sự sát nhập, sự phụ hưởng.
Droit d’accession : quyền phụ hưởng, quyền được hưởng vì tính sát nhập, quyền
phụ thêm.
Đây là quyền của chủ sở hữu một động sản hay bất động sản được hưởng thêm các tài sản khác
gắn vào tài sản của mình. Theo BLDS Pháp có phụ hưởng về động sản (Accession mobilière),
phụ hưởng về bất động sản (Accesion immobilière); có phụ hưởng nhân tạo và phụ hưởng tự
nhiên (bãi bồi vào ruộng đất của chủ ruộng đất). Ví dụ điều 546 BLDS Pháp sau khi đưa ra khái
niệm quyền phụ thêm, theo đó “quyền sở hữu tài sản là động sản hoặc bất động sản bao gồm cả
quyền đối với hoa lợi do tài sản đó sinh ra và quyền đối với những gì gắn liền với tài sản một
cách tự nhiên hoặc nhân tạo, quyền này gọi là quyền phụ hưởng” đã chỉ rõ “quyền phụ hưởng
trên sản vật của tài sản” bao gồm “hoa lợi tự nhiên hoặc lợi túc phát sinh từ đất đai; hoa lợi dân
sự; súc vật sinh sản” đều thuộc về người chủ sở hữu do quyền phụ hưởng.
Ý niệm về phụ hưởng chỉ được BLDS 2005 thừa nhận đối với động sản; ví dụ theo điều 244 thì
Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 8
“Khi vật nuôi dưới nước của một người di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác thì
thuộc quyền sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó ngoại trừ trường hợp vật nuôi dưới nước này
có các dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của mình”. Trong
trường hợp này, quyền sở hữu chỉ được xác lập sau một tháng kể từ ngày có thông báo công
khai sự việc này mà không có ai đến nhận.
ACCIPIENS (la tinh) : người tiếp nhận.
Trong các hợp đồng cũng như trong các hành vi chuyển dịch quyền sở hữu một vật nào đó,
người tiếp nhận là người nhận đối tượng của hợp đồng hay là nhận quyền sở hữu. Trái với
người tiếp nhận là người giao nhận (Tradens).
ACCORD (n) : sự đồng ý, sự thỏa thuận, sự chấp thuận- xem Acceptation-
Consentement- Contrat civil (tập I).
Accord de principe : sự đồng ý nguyên tắc, sự thỏa thuận nguyên tắc.
Có sự thỏa thuận nguyên tắc khi các bên giao kết mong muốn sẽ giao kết một hợp đồng đã được
chỉ rõ nhưng sự cam kết của họ chỉ giới hạn về điểm này; tất cả các thành tố liên quan đến nội
dung của hợp đồng vẫn chưa được thống nhất. Chính vì vậy thỏa thuận nguyên tắc chỉ là sự
khẳng định cam kết của các bên mong muốn giao kết một hợp đồng về sau trong khi nội dung
vẫn chưa được thống nhất.
Accord des volontés : sự thỏa thuận ý chí.
Thỏa thuận ý chí là sự gặp gỡ sự đồng thuận của các bên nhằm thiết lập một giao dịch cũng như
phát sinh những hậu quả pháp lý của giao dịch này- xem Acceptation- Consentement- Contrat
civil (tập I).
ACCROISSEMENT (n) : quyền được hưởng thêm.
Quyền được hưởng thêm thường xảy ra trong trường hợp có một hay nhiều đồng thừa kế từ chối
di sản, khước từ di sản hay bị truất quyền thừa kế thì phần di sản liên quan sẽ đương nhiên được
chuyển sang các đồng thừa kế còn lại.
ACHAT (n) : sự mua, hành vi mua (một tài sản).
Tài sản mua có thể là động sản, bất động sản hay một quyền tài sản và hành vi này dẫn đến việc
thành hình hợp đồng mua bán- xem Vente (tập I).
Achat cũng được ám chỉ là hợp đồng mua bán xét dưới góc độ của người mua.
Achat à crédit : mua cho trả góp, mua cho trả dần, mua cho trả chậm- xem
Vente/Vente à tempérament (tập I).
Achat au comptant : mua thanh toán ngay.
Đây là trường hợp người mua phải thanh toán ngay sau khi nhận sản phẩm bán từ tay người bán
hoặc có khi phải thanh toán toàn bộ số tiền ngay khi ký hợp đồng mua bán trước khi giao nhận
hàng.
ACHETEUR (n) : người mua.
Obligations de l’acheteur : nghĩa vụ của người mua.
Nghĩa vụ chính của người mua là trả tiền cho bên bán và nhận tài sản từ người bán (điều 428,
438 khoản 1 BLDS 2005). Nhưng nếu người mua không trả tiền đúng theo kỳ hạn đã được thỏa
thuận (điều 432 khoản 4, 438 khoản 1 BLDS 2005) thì phải trả lãi kể từ ngày chậm trả theo lãi
suất cơ bản do Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm thanh toán trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (điều 438 khoản 2, 305 khoản 2
BLDS 2005).
ACOMPTE (n) : tiền trả góp, tiền trả từng đợt, tiền trả trước một phần, phần trả trước.
Tiền trả góp là số tiền được con nợ (bên có nghĩa vụ) trả dần cho chủ nợ (bên có quyền) liên
quan đến một món nợ (nghĩa vụ) chưa được thanh toán (thực hiện); ví dụ tiền trả trước trong
một hợp đồng mua bán. Khoản tiền này không phải là tiền đặt cọc- xem Arrhes (tập I). Nếu việc
chuyển hay nhận tiền đặt cọc hàm ý một khả năng không giao kết về sau (Faculté de dédit) của
các bên giao kết thì tiền trả trước thể hiện một hợp đồng chắc chắn được ký. Điều này dẫn đến
hai hệ quả khác nhau:
- Trong trường hợp đặt cọc,bên nào cũng có thể từ chối việc giao kết hợp đồng và chỉ chịu trách
nhiệm theo quy định của điều 358 khoản 2 BLDS 2005.
- Trong trường hợp trả trước, mỗi bên (thường là bên mua) có quyền buộc bên kia (thường là
bên bán) phải thực hiện hợp đồng; nếu không phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn hại theo
điều 426 khoản 4 BLDS 2005.
ACQUÉREUR (n) : người mua, người được sở hữu, người được thủ đắc.
Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 9
Sous-acquéreur : người mua lại.
Người mua lại một tài sản trước đó thuộc quyền sở hữu của người khác được thừa hưởng những
quyền mà người này có được đối với người bán đầu tiên. Ví dụ người mua lại có quyền đòi
người bán có nghĩa vụ bảo đảm vật bán mà trước đây người mua đầu tiên được hưởng- xem
Garantie (tập I).
ACQUÉRIR (v) : mua, được sở hữu, có được, thủ đắc.
Acquérir un droit : có được một quyền, thủ đắc một quyền.
ACQUÊTS (n) : tài sản chung do vợ chồng làm ra trong thời kỳ hôn nhân- xem
Bien/Biens communs des époux (tập I).
ACQUIESCEMENT (n) : sự chấp nhận, sự đồng thuận.
Trong luật nghĩa vụ Acquiesement được dùng để chỉ sự chấp nhận về nội dung đề nghị giao kết
của một người khác- xem Acceptation (tập I).
ACQUIESCER (v) : chấp nhận, thỏa thuận, đồng thuận.
ACQUIS (adj) : có được, được thủ đắc, được xác lập, được sở hữu.
Biens acquis : tài sản có được, tài sản được thủ đắc.
ACQUISITIF (adj) : được thủ đắc, được xác lập, được sở hữu.
Prescription acquisitif : thời hiệu được xác lập, thời hiệu được thủ đắc- xem
Prescription (tập I).
ACQUISITION (n)
1. Sự có được, sự xác lập được, sự thủ đắc được.
Acquisition de la nationnalité : sự thủ đắc quốc tịch.
Acquisition du droit de propriété : sự có được quyền sở hữu, sự thủ đắc quyền sở hữu.
2. Sự mua, sự được sở hữu.
ACQUIT (n) : biên nhận.
Pour acquit : biên nhận một món nợ đã trả (một nghĩa vụ đã thực hiện).
Giấy này do chủ nợ (bên có quyền) viết sau khi đã nhận khoản tiền (hay dịch vụ) do con nợ (bên
có nghĩa vụ) chi trả (cung ứng). Với giấy biên nhận này bên có nghĩa vụ được giải phóng nghĩa
vụ phải làm đối với bên có quyền. Giấy biên nhận là một chứng thư đơn phương (Acte
unilatéral) và được xem là một chứng cứ để bên có nghĩa vụ từ chối thực hiện một lần nữa
nghĩa vụ của mình nếu bên có quyền yêu cầu. Trong tiếng Pháp người ta bảo bên có nghĩa vụ
(con nợ) được miễn thực hiện nghĩa vụ (trả nợ)- Le débiteur s’est quitté de dette.
ACQUITTER UNE DETTE (v): trả nợ, thanh toán nợ.
ACTE (n)
1. Chứng thư, văn bản.
Chứng thư là văn bản được viết nhằm xác nhận một hành vi pháp lý (như hợp đồng mua bán,
hợp đồng tặng cho, di chúc...) hay một sự kiện pháp lý (giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn...)
hay một tình trạng có thật để làm chứng cứ về sau (biên bản định giá tài sản, biên bản vi phạm
hành chính...).
Acte à titre gratuit/Acte désintéressé: chứng thư không vụ lợi.
Chứng thư không vụ lợi là chứng thư được lập vì quyền lợi của người khác mà người lập không
đòi hỏi một quyền lợi ngược lại.
Acte à titre onéreux : chứng thư có vụ lợi.
Chứng thư có vụ lợi là chứng thư khi lập mỗi một bên đều mong có lợ ích khi giao kết. Tuy
nhiên đừng nhầm lẫn một chứng thư có vụ lợi với một hợp đồng song vụ vì hợp đồng song vụ
tạo ra những nghĩa vụ hỗ tương trong khi chứng thư có vụ lợi cũng tạo ra lợi ích cho mỗi bên
nhưng không cần thiết tạo ra nghĩa vụ hỗ tương. Ví dụ một chứng thư giảm một phần hay toàn
phần một món nợ (một nghĩa vụ) được ký giữa chủ nợ (bên có quyền) và con nợ (bên có nghĩa
vụ) chỉ tạo ra nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ.
Acte apparent : chứng thư giả tạo.
Chứng thư giả tạo là chứng thư được lập nhằm che dấu một chứng thư thật có hiệu lực giữa các
bên giao kết. Một người có thể ký hai chứng thư hoàn toàn khác biệt: một chứng thư giả được
công bố cho người khác và một chứng thư thật chỉ có hai người biết. Trong trường hợp này
chứng thư thật không thể phát sinh hiệu lực đối với người thứ ba- xem Contrat/Contrat secret
(tập I).
Acte authentique : công chứng thư.
Công chứng thư là văn bản do người có thẩm quyền lập ra hoặc công chứng phù hợp với nhiệm
Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 10
vụ của mình. Theo Luật Việt Nam các loại giấy tờ sau đây được xem là công chứng thư:
- Giấy tờ do công chứng viên lập hay chứng thực: hợp đồng, giấy cho tặng, di chúc; giấy chấp
nhận hay từ khước di sản thừa kế...
- Các chứng thư hộ tịch như khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn;
- Các bản án hay quyết định của Tòa án.
Acte à cause de mort : chứng thư chỉ phát sinh hiệu lực sau khi người lập chết.
Đây là các văn bản được thiết lập khi người lập còn sống nhưng chỉ phát sinh hậu quả pháp lý
sau khi người này chết; ví dụ chúc thư.
Acte consensuel : văn bản thỏa thuận- xem Contrat/Contrat consensuel (tập I).
Acte d’adoption : giấy nuôi nhận con nuôi- xem Adoption (tập I).
Acte de décès : giấy chứng tử- xem Décès (tập I).
Acte déguisé : chứng thư giả tạo- xem Acte/Acte apparent-Contrat/Contrat
secret (tập I).
Acte désintéressé : chứng thư không vụ lợi- xem Acte/Acte à titre gratuit (tập I).
Actes de l’état civil : chứng thư hộ tịch- xem État civil (tập I).
Acte de mariage : giấy đăng ký kết hôn- xem Mariage (tập I).
Acte de naisance : giấy khai sinh, chứng thư khai sinh- xem Naissance (tập I).
Acte exécutoire : văn bản thi hành, văn bản chấp hành.
Văn bản thi hành là những văn bản khi được ban hành có hiệu lực bắt buộc những người liên
quan phải chấp hành nội dung của văn bản này. Văn bản thi hành có thể là một biên bản xử phạt
hành chính, biên bản công nhận hòa giải thành hoặc bản án chung thẩm của Tòa án, Quyết định
công nhận sự thỏa thuận của các bên của Tòa án. Tại Pháp văn bản thi hành thường có điều
khoản yêu cầu cơ quan công lực cưỡng chế thi hành nếu không được người phải thi hành chấp
hành.
Acte fictif : văn bản giả tạo, chứng thư giả tạo- xem Acte/Acte apparent-
Contrat/Contrat secret (tập I).
Acte instrumentaire : chứng thư làm bằng.
Chứng thư làm bằng là chứng thư được lập ra để chứng nhận một hành vi pháp lý phát sinh hiệu
lực pháp lý; ví dụ chúc thư, các hợp đồng tặng cho.
Acte notarié : công chứng thư, văn bản được công chứng- xem Acte/Acte
authentique (tập I).
Về giá trị pháp lý của văn bản công chứng điều 6 LCC thừa nhận:
1. Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có
nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án giải quyết
theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thoả thuận
khác.
2. Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng
không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu theo quy định của
BLTTDS (điều 339a, 339b, 339c* BLTTDS).
Acte simulé : chứng thư giả tạo- xem Acte/Acte apparent-Contrat/Contrat
secret (tập I).
Acte solennel : chứng thư trọng thức, chứng thư trọng thể.
Chứng thư trọng thức là chứng thư được lập theo những hình thức luật định về thể thức, ví dụ
như một hợp đồng mua bán bất động sản cần được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
Acte sous seing privé : tư chứng thư.
Tư chứng thư là các văn bản được tạo lập giữa những cá nhân nhằm phát sinh một hệ quả pháp
lý nào đó nhưng không được công chứng hoặc được thị thực chữ ký bởi cơ quan liên quan
(Phòng công chứng, UBND các cấp). Với loại chứng thư này chữ ký là thành tố quan trọng nhất
vì nó chứng minh được sự đồng ý của người lập chứng thư. Về hiệu lực, người nào đã lập ra
chứng thư này thì không thể sử dụng chúng nhằm làm lợi cho mình ngoại trừ phía đối phương
đồng ý các khoản đã được ghi trước đó. Mỗi khi chứng thư được các bên công nhận chứng thư
sẽ phát sinh hiệu lực bó buộc đối với các bên như là một công chứng thư.
Acte sous signature privée: tư chứng thư- xem Acte/Acte sous signature privée (tập I).
Acte translatif : : chứng thư chuyển nhượng (một hay nhiều quyền hay tất cả
các quyền cho một người khác).
2. Chứng thực.
Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 11
Demander acte : xin ghi nhận, xin chứng thực.
Xin ghi nhận, xin chứng thực là xin lập văn bản nhằm ghi lại một sự kiện để sau này viện dẫn.
Ví dụ trong một vụ kiện một bên có thể đề nghị Tòa ghi nhận một sự kiện hay lời khai của bên
kia để dùng làm cơ sở về sau nếu có tranh nại.
Donner acte : chứng thực.
Dont acte : vậy chứng thực.
3. Hành vi (của một người).
Hành vi được hiểu xem như thái độ ứng xử của một người trước một sự việc nào đó. Vì vậy về
phương diện pháp lý hành vi này có thể có tính thực hiện (thể hiện một sự tích cực) nhưng cũng
có thể có tính không thực hiện (thể hiện một sự tiêu cực). Tuy nhiên việc không làm, thái độ
không làm dẫn đến thiệt hại được xem là hành vi trái pháp luật (Acte illicite).
Acte à titre gratuit : hành vi vô thường, hành vi không vụ lợi, hành vi thực hiện
không vì lợi ích cho mình- xem Contrat/Contrat à titre gratuit (tập I).
Acte à titre onéreux : hành vi hữu thường, hành vi có vụ lợi, hành vi thực hiện có
lợi ích cho mình- xem Contrat/Contrat à titre onéreux (tập I).
Acte civil : hành vi dân sự.
Hành vi dân sự là hành vi của các chủ thể dân sự thiết lập nhằm phát sinh một hay nhiều hậu
quả pháp lý dân sự như họ mong đợi khi thiết lập hành vi này; ví dụ mua bán, lập di chúc, kết
hôn…
Acte conservatoire : hành vi bảo quản, hành vi bảo toàn.
Hành vi bảo quản là hành vi của một người thực hiện trên tài sản của người khác với mục đích
bảo vệ một quyền lợi của mình như xin Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời (kê
biên tài sản hay cấm chuyển dịch tài sản đang tranh chấp...).
Acte d’administration : hành vi quản lý (một tài sản), hành vi quản trị (một tổ chức)-
xem Administration (tập I).
Hành vi quản lý được hiểu dưới hai hình thức: đó là việc trông coi bảo quản một tài sản nhắm
mục đích không những bảo toàn giá trị mà còn làm tăng thêm giá trị nguyên thủy của nó; ở một
khía cạnh khác hành vi này được hiểu là sự đối lập của hành vi định đoạt- xem Acte/Acte
disposition- Disposition (tập I).
Acte de disposition : hành vi định đoạt.
Hành vi định đoạt là hành vi có hiệu lực hoặc chuyển dịch quyền sở hữu một tài sản sang một
người khác, hoặc từ bỏ quyền sở hữu của mình- xem Disposition (tập I).
Acte de dommage : hành vi gây thiệt hại/gây tổn thất- xem Dommage (tập I).
Acte entre vifs : hành vi lúc còn sống.
Đây là hành vi pháp lý được thực hiện và phát sinh hiệu lực ngay khi các người liên quan còn
sống.
Acte fictif : hành vi giả tạo.
Acte illicite : hành vi trái pháp luật.
Acte juridique : hành vi pháp lý.
Hành vi pháp lý là hành vi biểu lộ ý chí của một người nhằm phát sinh một hệ quả pháp lý ví dụ
lập di chúc, mua bán.
Acte translatif : hành vi chuyển dịch.
Hành vi chuyển dịch là hành vi pháp lý làm chuyển dịch một hay toàn phần quyền có trên một
tài sản sang cho người khác. Vì dụ việc lập di chúc, việc cho tặng, việc bán...
Acte unilatéral : hành vi đơn phương.
Hành vi đơn phương là hành vi biểu lộ ý chí của một người nhằm phát sinh một hiệu lực pháp lý
(ví dụ: di chúc, thừa nhận con ngoài giá thú...).
ACTE CIVIL : giao dịch dân sự- xem Contrat civil (tập I).
Giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương hay song phương của các thể nhân, pháp nhân
hay chủ thể dân sự khác nhằm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (điều
121 BLDS 2005).
Acte civil conditionnel : giao dịch dân sự có điều kiện- xem Condition (tập I).
Giao dịch dân sự có điều kiện là giao dịch chỉ phát sinh hay bị hủy bỏ khi điều kiện về phát sinh
hay hủy bỏ giao dịch đã được các bên thỏa thuận khi thiết lập giao dịch xảy ra. Trong trường
hợp điều kiện làm phát sinh hay hủy bỏ giao dịch không xảy ra do hành vi cố ý ngăn trở của
một bên hoặc của người thứ ba thì xem như điều kiện đó đã xảy ra. Nếu có sự tác động của một
Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 12
bên hoặc của người thứ ba cố ý thúc đẩy cho điều kiện để làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch
sự xảy ra thì điều kiện đó không được xem là xảy ra (điều 125 BLDS 2005).
Conditions de validité des actes civils: các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực.
Theo điều 122 BLDS 2005 giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực khi hội đủ các điều kiện sau:
1. Người tham gia giao dịch dân sự phải có năng lực hành vi dân sự- xem Capacité / Capacité
d’exercice (tập I).
2. Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái
đạo đức xã hội- xem Bonne moeur- Ordre/Ordre public (tập I).
3. Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
4. Hình thức giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật đối với mỗi loại giao dịch-
xem Acte/Acte solennel- Acte civil/Forme d’actescivils- Forme/ Forme du contrat civil (tập I).
Formes d’actes civils : hình thức giao dịch dân sự.
Giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc bằng các hành vi cụ thể (giao
dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao
dịch bằng văn bản). Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch cần phải làm bằng văn bản
hoặc phải được công chứng hay chứng thực hoặc xin phép thì các bên giao kết phải tôn trọng
quy định này (điều 124 BLDS 2005).
Interprétation des actescivils: giải thích giao dịch dân sự- xem Interprétation/ Interprétation
des actes civils (tập I).
Nullité des actes civils : vô hiệu giao dịch dân sự.
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại điều 122 BLDS 2005 thì
vô hiệu- xem Acte civil/Conditions de validité des actes civils (tập I). Sự vô hiệu của giao dịch
có thể toàn phần hay từng phần. Giao dịch sẽ vô hiệu từng phần khi một phần của giao dich vô
hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch (điều 135 BLDS
2005). Theo điều 137 BLDS 2005 khi giao dịch dân sự bị tuyên bố vô hiệu thì “Không làm phát
sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập giao dịch”;
từ đó:
- Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn
trả lại được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi,
lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật;
- Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Đối với người thứ ba khi tham gia giao dịch dân sự bị tuyên bố vô hiệu BLDS 2005 đã đề ra
nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người này nếu họ ngay tình. Điều 138 đã phân biệt hai trường
hợp sau:
- Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải
đăng ký quyền sở hửu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình
thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực. Nhưng nếu người thứ ba chiếm hữu động sản
thông qua một hợp đồng không đền bù thì người sở hữu của động sản có quyền đòi lại tài sản
(đối tượng của giao dịch); nếu có đền bù thì người chủ sở hữu động sản vẫn có quyền đòi lại tài
sản nếu động sản đó bị lấy cắp hay bị mất cắp (điều 257 BLDS 2005).
- Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở
hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với
người thứ ba bị vô hiệu trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua
bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án,
quyết định bị hủy, sửa.
ACTES (n) : tập biên bản.
ACTIF (n) : tích sản, phần có, tài sản có.
Tích sản là một thành tố thuộc gia sản của một người bao gồm những của cải, những quyền có
thể tính bằng tiền- xem Patrimoine (tập I).
ACTION (n) : cổ phần trong một công ty
ADHÉSION (n) : sự chấp thuận gia nhập, sự đồng ý gia nhập, sự đồng ý tham
gia.
Trong ngôn ngữ thông thường Adhésion đồng nghĩa với Consentement; trong luật dân sự người
ta thường dùng từ này đi kèm với từ hợp đồng để chỉ các loại hợp đồng trong đó nội dung đã
được ấn định và do một bên đưa ra (thường là bên có ưu thế) để đề nghị bên kia ký, bên này chỉ
Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 13
có quyền chọn một trong hai cách: ký hay không ký chứ không có quyền thương thảo nhằm
điều chỉnh hợp đồng- xem Contrat/Contrat d’adhésion (tập I).
ADJUDICATAIRE (n)
1. Người lãnh thầu, người trúng thầu.
2. Người được mua tài sản bán đấu giá.
ADJUDICATEUR (n)
1. Người cho lãnh thầu.
2. Người bán đấu giá tài sản.
ADJUDICATIF (adj)
1. Thuộc về bỏ thầu, thuộc về đấu thầu.
2. Thuộc về bán đấu giá.
ADJUDICATION (n)
1. Sự bỏ thầu, sự đấu thầu.
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói
thầu thuộc các dự án quy định tại điều 1 của Luật đấu thầu trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh,
công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế (điều 4 LĐT).
2. Sự bán đấu giá (Vente aux enchères /Vente aux enchères publiques ).
Bán đấu giá là hình thức bán công khai một tài sản nào đó để những người dự mua (ít nhất là 2
người) có thể lần lượt trả giá; ai trả giá cao nhất so với khởi điểm hoặc ít nhất bằng giá khởi
điểm mà người bán đưa ra sẽ được coi là chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán tài sản (điều
458 khoản 2 BLDS). Tài sản được đem bán có thể là động sản, bất động sản. Việc bán đấu giá
được thực hiện theo ý muốn của chủ sở hữu tài sản hoặc khi pháp luật có quy định. Đối với tài
sản chung đem bán đấu giá phải có sự đồng ý của các chủ sở hữu chung trừ trường hợp có thỏa
thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (điều 456 BLDS 2005).
Ngoại trừ trường hợp tài sản được đem bán đấu giá để giúp bên chủ nợ thu hồi khoản nợ đã cho
vay (tài sản được thế chấp); cũng có sự bán đấu giá nhằm giữ nguyên vẹn một tài sản chung
phải đem chia, hoặc khi thuận chia tài sản mà có một số tài sản không có người nào muốn nhận
hoặc không có thể nhận được, hoặc không đồng ý về giá trị (được tính bằng tiền) của tài sản thì
những người đồng chủ sở hữu đem tài sản đó ra bán đấu giá.
Người bán đấu giá phải thông báo công khai tại nơi bán đấu giá và trên các phương tiện truyền
thông về thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng và danh mục các tài sản đem bán chậm nhất
là bảy ngày đối với động sản và ba mươi ngày đối với bất động sản trước ngày bán đấu giá.
Những người có liên quan đến tài sản bán đấu giá phải được thông báo về việc bán đấu giá để
tham gia định giá khởi điểm trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định khác (điều
457 BLDS 2005). Đối với tài sản đem bán đấu giá người bán đấu giá không chịu trách nhiệm về
giá trị, chất lượng của tài sản bán đấu giá (điều 458 khoản 5 BLDS 2005).
Với các bất động sản, việc bán đấu giá được thực hiện tại nơi có bất động sản hoặc nơi do người
bán đấu giá xác định. Những người muốn mua phải đăng ký mua và phải nộp một khoản tiền
đặt trước. Nếu mua được tài sản đấu giá thì tiền đặt trước được trừ vào giá mua; nếu từ chối
mua khi đã trúng đấu giá thì không được hoàn trả; nếu không được mua thì được hoàn trả lại
khoản tiền này (điều 459 BLDS 2005).
Việc bán đấu giá phải được lập thành văn bản và có chữ ký của người mua, người bán và hai
người chứng kiến (điều 458 khoản 3 BLDS 2005). Nếu là bất động sản thì văn bản mua bán
(qua đấu giá) phải được công chứng, chứng thực hoặc phải được đăng ký nếu pháp luật có quy
định (điều 459 khoản 5 BLDS 2005). Chi tiết liên quan đến việc bán đấu giá được quy định tại
Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04-03-2010 của Chính phủ.
ADJUGER (v)
1. Bỏ thầu, đấu thầu.
2. Bán đấu giá.
ADMINISTRATION (n) : sự quản lý, sự quản trị.
Quản lý là những hành vi sử dụng chỉ có mục đích bảo tồn, bảo toàn một tài sản nào đó hay làm
tăng giá trị tài sản này chứ không bao hàm một quyết định đối với tài sản được giao như chuyển
Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 14
dịch quyền sở hữu sang một người khác.
Administration conjointe : sự đồng quản lý/đồng quản trị (đối với các tài sản chung)- xem
Cogestion- Communauté- Indivision (tập I).
Administration légale : sự quản lý/quản trị theo luật định.
Administration judiciaire : sự quản lý/quản trị theo quyết định của Tòa án.
ADMINISTRER (v) : quản lý, quản trị.
ADMINISTRATEUR (n) : người quản lý, người quản trị, quản trị viên.
Chức năng của người này là quản lý một hay nhiều tài sản hay toàn bộ sản nghiệp của một
người khác- xem Absence/Déclaration d’absence (tập I). Chỉ trong một vài trường hợp đặc biệt
luật mới chỉ rõ người quản lý, ví dụ cha/mẹ là người quản lý tài sản của con chưa thành niên-
xem Tutelle (tập I). Thông thường luật chỉ quy định những điều kiện cần thiết để chỉ định người
quản lý thông qua các người liên quan hay Tòa án cần phải chỉ định khi có tranh chấp.
Administrateur de succesion : người quản lý di sản- xem Succesion/Administrateur de
succesion (tập I).
Administrateur légal : người quản lý được chỉ định theo luật.
Administrateur judiciaire : người quản lý được chỉ định theo quyết định của Tòa án.
Administrateur provisoire : người quản lý lâm thời.
ADOPTABLE (adj) : có thể nhận làm con nuôi- xem Adoptant- Adopté (tập I).
ADOPTANT (n) : người nhận nuôi con nuôi.
Người nhận nuôi là những người vốn không có quan hệ huyết thống hoặc chỉ có quan hệ huyết
thống bàng hệ đăng ký việc nhận nuôi theo thủ tục quy định tại Luật nuôi con nuôi và từ đó họ
những quyền và nghĩa vụ của người nhận nuôi đối với con nuôi. Chính vì vậy Luật nuôi con
nuôi tại điều 13 khoản 6 đã không thừa nhận việc ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị,
em nhận nhau làm con nuôi.
Theo điều 69 LHNGĐ 2000, điều 14 LNCN người nhận nuôi con nuôi phải hội đủ các điều kiện
sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ- xem Capacité/Capacité juridique des personnes physiques
(tập I);
- Hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên nhằm bảo đảm việc người cha/mẹ nuôi có đủ điều kiện
đảm đương không những về nghĩa vụ mà cả về chức năng làm cha/mẹ đối với người con nuôi
đồng thời cũng ngăn ngừa việc lạm dụng tình dục giữa người nhận nuôi và con nuôi (Tại Pháp
cha mẹ nuôi phải lớn hơn đứa trẻ định nhận nuôi mười lăm tuổi. Nếu đứa trẻ này là con riêng
của vợ hay chồng thì chỉ cần chênh nhau mười tuổi- điều 344 BLDS Pháp);
- Có tư cách đạo đức tốt;
- Có đủ điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
- Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng,
con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành
niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội phạm xâm phạm tình dục đối
với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những hành vi trái pháp luật, đạo đức xã hội-
xem Courtage/Courtage d’adoption (tập I). Điều kiện này nhằm giúp người con được nhận nuôi
sinh sống và trưởng thành trong một môi trường lành mạnh của người nhận nuôi.
Cần lưu ý luật viết Việt Nam không đòi hỏi độ tuổi tối thiểu của người nhận nuôi con nuôi.
ADOPTÉ (n) : người được nhận nuôi, con nuôi.
Theo quy định một người chỉ có thể làm con nuôi của một người (độc thân) hoặc của hai người
là vợ chồng (điều 68 khoản 2 LHNGĐ 2000, điều 8 khoản 3 LNCN) nhưng luật không cấm một
người được làm con nuôi nhiều lần (không cùng một thời điểm) với nhiều người khác nhau. Về
độ tuổi Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định rằng người được nuôi phải là người dưới 15
tuổi (điều 68 khoản 1) trong khi Luật nuôi con nuôi lại ấn định dưới 16 tuổi (điều 8). Ngoại lệ
chỉ dành cho những thương binh, tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi
người già yếu, cô đơn (điều 68 khoản 1). Không như Luật hôn nhân và gia đình Luật nuôi con
nuôi đã nâng cao độ tuổi của người được nhận nuôi lên tối đa 18 tuổi (điều 8 khoản 2) nếu thuộc
một trong các trường hợp sau đây:
a/ Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 15
b/ Được cô,cậu,dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
ADOPTER (v) : nhận làm con nuôi.
ADOPTIF-ADOPTIVE (adj) : nuôi (tính cách)
Enfant adoptif : con nuôi- xem Adoptif/Filiation adoptive (tập I).
Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền đăng ký (điều 3 LNCN).
Filiation adoptive : quan hệ dòng giõi từ việc nhận nuôi con nuôi.
Quan hệ có được từ việc nhận nuôi con nuôi không những chỉ liên quan đến nhân thân của
người được nhận nuôi- ví dụ người này có thể thay đổi họ và tên theo yêu cầu của cha mẹ nuôi
(điều 75 LHNGĐ 2000) mà còn liên quan đến quan hệ tài sản giữa được nhận nuôi với người
nuôi cũng như đối với cha mẹ đẻ của người được nhận nuôi- xem Héritier/Ordre des héritiers
(tập I). Điều 678 BLDS 2000 thừa nhận không những việc con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được
thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo pháp luật của các thành viên gia đình
cha, mẹ ruột.
Mère adoptive : mẹ nuôi.
Père adoptif : cha nuôi.
Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đăng ký(điều 3 LNCN).
ADOPTION (n) : việc nuôi nhận con nuôi.
Theo điều 67 LHNGĐ 2000, điều 4 LNCN: “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và
con giữa người nhận con nuôi và người được nhận con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm
con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội”.
Một người có thể nuôi nhận một hoặc nhiều người làm con nuôi. Pháp luật không hạn chế việc
nuôi nhận nhiều người làm con nuôi miễn sao người nhận nuôi và người được nhận nuôi hội đủ
các điều kiện theo quy định của luật pháp- xem Adoptant (tập I). cũng như mục đích nhận nuôi
không trái luật pháp. Nhà nước và xã hội khuyến khích việc nhận nuôi trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi
hoặc trẻ bị tàn tật làm con nuôi nhưng đồng thời cũng nghiêm cấm việc lợi dụng nuôi nhận con
nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác
(điều 67 khoản 1, 2 LHNGĐ 2000, điều 7, 13 LNCN).
Adoption conjointe/conjugale : việc nhận nuôi con nuôi của cả hai vợ chồng.
Trong trường hợp này thì cả hai vợ chồng đều phải có đủ các điều kiện để nhận nuôi con nuôi-
xem Adoptant (tập I).
Adoption individuelle : việc nhận nuôi con nuôi chỉ riêng một người.
Đây là trường hợp người nhận nuôi đang ở tình trạng độc thân hay nếu lập gia đình thì chỉ có
một người muốn nhận nuôi nhưng phải được sự đồng ý của người kia (điều 343-1 BLDS Pháp).
Luật hôn nhân và gia đình 2000 không có điều khoản nào nói rõ cho phép mỗi người trong hai
vợ chồng có quyền tự nhận riêng con nuôi một mình cũng như không có điều khoản nào nói rõ
cấm việc vợ hay chồng nuôi con nuôi riêng vì điều 70 chỉ ghi “trong trường hợp vợ chồng cùng
nhận nuôi thì vợ chồng đều phải có đủ các điều kiện quy định...” Trước đó tại điều 68 khoản 2
lại ghi “Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc cả hai vợ chồng” nhưng hiểu
“một người” ở đây là một người độc thân hay một trong hai vợ chồng thì cách hành văn có thể
cho ta hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Adoption impliquant un élément d’extranéité : nuôi nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam
với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài (điều 3 LNCN).
Theo điều 105 LHNGĐ 2000:
- Khi người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam hoặc ngay trường hợp nhận trẻ em nước
ngoài thường trú tại Việt Nam làm con nuôi thì phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật
Việt Nam và pháp luật của nước mà người đó là công dân về điều kiện nhận nuôi con nuôi.
- Trong trường hợp việc nuôi nhận con nuôi có thành tố nước ngoài được thực hiện tại Việt
Nam thì quyền và nghĩa vụ giữa hai bên, việc chấm dứt con nuôi cũng được xác định theo pháp
luật Việt Nam.
- Nếu việc nuôi nhận con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được thực hiện tại
nước ngoài thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi, việc chấm dứt nuôi con nuôi được xác định
Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 16
theo pháp luật của nước nơi thương trú của con nuôi.
- Việc nhận nuôi con nuôi này nếu đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
thì được công nhận tại Việt Nam.
Theo Luật nuôi con nuôi thì “ Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được
gia đình thay thế ở trong nước”- điều 4 khoản 3.
Adoption plénière : việc nuôi nhận con nuôi trọn vẹn.
Theo điều 356 BLDS Pháp việc nuôi nhận con nuôi trọn vẹn phát sinh một quan hệ cha mẹ/con
mới thay cho quan hệ cha mẹ/con gốc theo huyết thống. Điều này có nghĩa là con nuôi không
còn thuộc về gia đình huyết thống mặc dầu vẫn bị cấm kết hôn theo những quy định và trường
hợp mà BLDS Pháp quy định.
Trong trường hợp này con nuôi trọn vẹn có đủ quyền và nghĩa vụ đối với cha mẹ nuôi như
chính cha mẹ đẻ; ngược lại cha mẹ nuôi cũng có những quyền và nghĩa vụ đối với con nuôi như
chính đối với con đẻ.
Khái niệm nuôi nhận con nuôi trọn vẹn dường như không được các nhà làm luật Việt Nam chấp
nhận vì khoản 1 điều 4 LNCN đã ghi “Khi giải quyết việc nuôi con nuôi cần tôn trọng quyền
của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc”.
Adoption simple : việc nuôi nhận con nuôi đơn giản.
Trái với việc việc nuôi nhận con nuôi trọn vẹn, việc nuôi nhận con nuôi đơn giản không làm
mất đi quan hệ giữa người con nuôi với cha mẹ đẻ. Theo BLDS Pháp thì đưa trẻ sẽ mang thêm
họ của cha mẹ nuôi cùng họ của mình; tuy nhiên luật cũng cho phép Tòa án có thể quyết định
đứa trẻ chỉ mang họ của cha mẹ nuôi (điều 363). Hiệu lực phát sinh quan trọng nhất trong
trường hợp nhận nuôi con nuôi đơn giản là “Con nuôi vẫn ở trong gia đình gốc của mình và vẫn
giữ nguyên các quyền của mình nhất là quyền thừa kế”- điều 364 BLDS Pháp.
Effets de l’adoption : hệ quả của việc nuôi nhận con nuôi.
Theo điều 24 LNCN việc nhận nuôi con nuôi mang lại các hệ quả sau:
1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ
của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các
quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật
dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ,
tên của con nuôi.
Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con
nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo
pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi
Révocation de l’adoption : sự hủy bỏ nuôi nhận con nuôi.
Luật hôn nhân và gia đình 2000 cũng như Luật nuôi con nuôi đều khẳng định việc cho nhận trẻ
em làm con nuôi chỉ được thực hiện trên tinh thần nhân đạo, nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất cho
trẻ em cũng như tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em. Vì vậy mọi hành vi lợi dụng việc nuôi
con nuôi nhằm mục đích bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, che dấu hình thức mua bán
trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác đều bị ngăn cấm. Mặt khác việc nhận người khác làm con
nuôi chỉ có ý nghĩa khi giữa cha, mẹ nuôi với người con nuôi có quan hệ tình cảm gắn bó với
nhau. Vì vậy khi quan hệ này không còn do việc người con nuôi vi phạm trầm trọng nghĩa vụ
đối với cha mẹ nuôi hay ngược lại thì Toà án có thể xử hủy bỏ việc nuôi con. Điều 67, 69
LHNGĐ, điều 25 LNCN đã cho phép hủy bỏ việc nuôi nhận con nuôi nếu rơi vào một trong các
trường hợp sau:
- Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh
dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản
của cha mẹ nuôi;
- Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,
danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
- Cha mẹ nuôi có các hành vi lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm
tình dục, mua bán trẻ em hoặc xúi giục ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức
xã hội; hoặc phạm vào các tội mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục
đối với trẻ em;
Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 17
Theo điều 78 LHNGĐ 2000, điều 27 LNCN việc nuôi nhận con nuôi nếu bị hủy bỏ sẽ mang lại
các hệ quả sau:
1. Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt.
2. Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân
sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân
khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó. Trường hợp con nuôi
được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt do việc cho con
nuôi được khôi phục.
3. Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao
đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với
công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa
án giải quyết.
4. Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi.
ALIÉNABILITÉ (n) : tính có thể chuyển nhượng- xem Hors-commerce (tập I).
Đây là đặc tính của một tài sản có thể chuyển quyền sở hữu cho người thứ ba hoặc được một
người khác xác lập một quyền trên tài sản này.
ALIÉNATION (n) : sự chuyển nhượng- xem Hors-commerce (tập I).
ALIÉNATION MENTALE : nhược điểm về tâm thần.
Khi một người bị nhược điểm về tâm thần mà không thể nhận thức được hành vi của mình thì
theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố mất năng
lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định- điều 21 BLDS 2005.
ALIMENTS (n)- số nhiều : tiền cấp dưỡng, khoản cấp dưỡng, tiền trợ cấp nuôi dưỡng-
xem Obligation alimentaire (tập I).
ALLIANCE (n) : quan hệ pháp luật giữa cha mẹ vợ với con rễ hoặc cha mẹ
chồng với con dâu.
Việc kết hôn giữa hai người khác phái không những phát sinh quan hệ vợ chồng mà còn phát
sinh quan hệ giữa cha mẹ vợ với con rễ hoặc cha mẹ chồng với con dâu. Vì vậy luật đã ngăn
cấm việc kết hôn giữa bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rễ, bố dượng với con riêng của vợ,
mẹ kế với con riêng của chồng (điều 10 LHNGĐ 2000).
ALLIÉ (n) : tư cách thích thuộc.
Tư cách này phát xuất từ những người có mối liên hệ gia đình do hôn nhân; ví dụ cha mẹ vợ với
con rễ, cha mẹ chồng với con dâu.
ALLOTISSEMENT (n) : sự chia thành từng phần (trong một tài sản chung).
Việc chia thành từng phần nhằm xác định và giao cho mỗi người phần mình được hưởng trong
một tài sản chung. Việc chia này được thực hiện hoặc theo sự thỏa thuận của các bên hoặc theo
quyết định của Tòa án nếu có tranh chấp.
ALLUVION (n) : sự bồi đắp làm tăng diện tích.
ALLUVIONS (n) : đất bồi- xem Accession (tập I).
AMENDE (n) : tiền phạt.
Amende par jour de retard : tiền phạt đối với mỗi ngày trễ hạn (thi hành nghĩa vụ).
Payer une amende : nộp tiền phạt.
AMENDE CIVIL : tiền phạt do vi phạm nghĩa vụ dân sự.
Trong luật dân sự, tiền phạt là khoản tiền mà người có nghĩa vụ phải thanh toán cho người có
quyền khi người này không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết hay nghĩa vụ luật định. Vì thế phạt
tiền được xem là một biện pháp cưỡng chế bằng tiền được luật dự liệu và Tòa án sẽ tuyên phạt
trong trường hợp vi phạm các điều khoản đã được liệt kê trong luật. Theo nghĩa hẹp tiền phạt là
khoản tiền ràng buộc người nào gây ra lỗi phải bồi thường thiệt hại cho người bị tổn thất.
AMEUBLISSEMENT (n) : việc đưa một bất động sản riêng của vợ hay chồng vào khối
tài sản cộng đồng của hai vợ chồng.
AMEUBLIR (v) : đưa một bất động sản riêng của vợ hay chồng vào khối tài sản
cộng đồng của hai vợ chồng.
AMIABLE (adj) : do thỏa thuận, do hòa giải- xem Conciliation (tập I).
Résiliation amiable d'un contrat : sự hủy bỏ một hợp đồng do thỏa thuận.
Nói chính xác đây là trường hợp hai bên giao kết thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước kỳ hạn-
xem Contrat civil/Résiliation unilatéral du contrat civil (tập I).
Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 18
ANATOCISME (n) : sự chuyển lãi thành vốn.
ANNULATION (n) : sự bãi bỏ, sự hủy bỏ, sự tiêu hủy.
ANNULER (v) : bãi bỏ, hủy bỏ, tiêu hủy.
ANNUITÉ (n) : tiền trả nợ định kỳ theo năm.
Đây là số tiền mà con nợ phải trả theo định kỳ hằng năm cho chủ nợ nhằm thanh toán một món
nợ,
ANTICHRÈSE (n) : sự thế chấp, sự cầm cố (bất động sản).
Đây là một biện pháp bảo đảm có tính đối vật cho phép bên có quyền giữ một bất động sản của
bên có nghĩa vụ đồng thời có quyền khai thác bất động sản và thu được tất cả hoa lợi có được
của sự khai thác này cho đến thời điểm nghĩa vụ được hoàn tất - xem Nantissement-
Hypothèque (tập I). Trong thực tế biện pháp bảo đảm này ít được dùng.
ANTICHRÉSISTE (n): bên nhận thế chấp/cầm cố (bất động sản).
ANTICIPATION (n) : việc làm trước kỳ hạn.
Anticipation de paiement : việc trả (tiền) trước kỳ hạn.
ANTICIPER (v) : trả (tiền) trước kỳ hạn.
Anticiper un paiement : trả (tiền) trước kỳ hạn.
ANTIDATE (n) : sự ghi lui lại nhật kỳ (trước nhật kỳ thật)
APOSTILLE (n)
1. Tất cả các khoản sửa đổi hoặc ghi thêm bên lề, phía trên hoặc phía dưới một chứng thư.
2. Lời phê chuyển (một lá đơn).
APPARENCE (n)
1. Tình trạng giả tạo- xem Acte/Acte apparent- Contrat/Contrat secret (tập I).
2. Tình trạng bên ngoài, sự biểu hiện bên ngoài, tình trạng biểu kiến.
Théorie de l'apparence : học thuyết tình trạng bên ngoài.
Học thuyết tình trạng bên ngoài được đưa ra căn cứ vào tình trạng biểu hiện một cách minh
bạch, công khai và liên tục một sự việc nào đó để bảo tồn và công nhận những hành vi của một
chủ thể tuy họ không phải là chủ thể thực thụ nhưng bề ngoài ai ai cũng tin rằng người đó có
quyền ấy. Ví dụ:
- Trong lĩnh vực gia đình tình trạng chung sống ngoại hôn của hai người khiến gây lầm tưởng
cho người thứ ba họ là cặp vợ chồng có hôn thú; vì thế những hợp đồng do người thứ ba giao
kết với một trong hai người này cần được bảo vệ.
- Trong lĩnh vực tài sản một người chiếm hữu liên tục và ổn định một tài sản có thể khiến gây
lầm tưởng người này là chủ sở hữu của vật chiếm hữu. Ví dụ tình trạng thừa hưởng di sản của
một người trong một thời gian dài không ai thấy có các đồng thừa kế, trường hợp này cần bảo
vệ người thứ ba đã thực hiện các giao dịch đối với tài sản này.
Nội dung và nền tản của học thuyết này thường được người thứ ba (người thực hiện các quan hệ
giao dịch với người trong thực tế không phải là chủ thể của quyền) nêu ra để chống lại với yêu
cầu đòi hủy bỏ giao dịch này của người có quyền thực sự. Ví dụ A ủy quyền cho B thực hiện
một hành vi giao dịch với người thứ ba- xem Mandat (tập I). Theo quy định tại khoản 2 điều
584 thì người được ủy quyền phải “báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về
thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền”; nhưng nếu người này
về sau không báo cho người thứ ba biết về việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền khiến người
thứ ba vẫn thực hiện giao dịch trong phạm vi ủy quyền cũ. Khi xảy ra tranh chấp, người thứ ba
có thể viện dẫn “học thuyết tình trạng bên ngoài” nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình. Tình trạng bên ngoài ở đây là nội dung và phạm vi ủy quyền ban đầu.
Theo học lý và án lệ các nước phương tây nguyên tắc này khá cần thiết cho sự ổn định các giao
dịch dân sự vì khó nhận biết được tình trạng pháp lý thực sự của một người. Tuy nhiên để có thể
chấp nhận việc áp dụng thuyết ngoại biểu án lệ đòi hỏi hai điều kiện:
- Những sự giao dịch phải dựa vào một tình trạng thực tiễn bên ngoài: người thực sự áp dụng
các quyền hay mang tư cách phải thực hiện các quyền của một chủ thể thực sự;
- Tình trạng bên ngoài phải gây ra nhầm lẫn chung cho tất cả mọi người và nhầm lẫn riêng cho
người đã giao kết với họ.
BLDS 2005 phần nào đã đưa ý niệm “bên ngoài” nói trên trong việc giải quyết các hậu quả của
giao dịch dân sự bị tuyên bố vô hiệu đối với người thứ ba ngay tình khi tham gia các giao dịch
Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 19
này tại điều 138- xem Acte civil/Nullité des actes civils (tập I).
APPARENT (adj) : thuộc tình trạng bên ngoài..
Acte apparent : hành vi giả tạo, chứng thư giả tạo- xem Acte/Acte apparent
(tập I).
APPORT (n)
1. Kỷ phần của vợ hay chồng trong khối tài sản chung.
2. Phần góp của một người trong một tài sản chung.
Apport en société : phần góp vào công ty.
Phần góp này có thể dưới nhiều dạng khác nhau: tiền mặt, tài sản vô hình (quyền), tài sản hữu
hình lẫn vô hình. Ví dụ vốn cửa hàng thương mại bao gồm vốn (tài sản hữu hình) và khách hàng
(tài sản vô hình). Khi một người góp vốn vào công ty phần tài sản này thực sự đã được chuyển
dịch từ tài sản riêng của người góp vốn sang tài sản của công ty và như vậy phần góp vốn này
do công ty quản lý. Tuy luật không nói rõ nhưng có thể hiểu rằng mỗi khi góp vốn dưới hình
thức hiện vật người góp vốn có những nghĩa vụ như người bán bao gồm hai nghĩa vụ chính là
bảo đảm quyền sở hữu và bảo đảm chất lượng của tài sản góp vốn.
APPROPRIATION (n) : sự chiếm giữ, sự chiếm cứ.
S’approprier (v) : chiếm giữ, chiếm cứ.
ARRHES (n)
1. Tiền đặt cọc, khoản tiền cọc.
2. Việc đặt cọc.
Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hay kim khí quý, đá quý hoặc các vật
có giá trị khác (được gọi chung là tài sản đặt cọc) nhằm làm bằng chứng chắc chắn để bảo đảm
giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự trong một thời gian nhất định. Việc đặt cọc phải được
lập thành văn bản (358 khoản 1 BLDS 2005).
Theo khoản 2 của điều 358 nói trên trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết thì tài sản
đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được khấu trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Nếu bên
đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận
đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho
bên đặt cọc tài sản và một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc trừ trường hợp có
thỏa thuận khác. Như vậy ta thấy tài sản đặt cọc thực hiện hai chức năng:
- Chức năng thanh toán nếu hợp đồng dân sự được giao kết hay được thực hiện. Đối với chức
năng này luật viết đồng hóa giá trị tài sản đặt cọc như là một khoản tiền trả trước trong khi bản
chất của khoản tiền trả trước là khoản tiền được trả cho một giao dịch chắc chắn.
- Chức năng chế tài nếu hợp đồng dân sự không được giao kết hay thực hiện như đã phân tích ở
phần trên. Khoản 2 điều 358 nói trên nhà làm luật sau khi đưa ra nguyên tắc chế tài như đã nói
còn dành quyền cho các bên giao kết có những thỏa thuận khác. Điều này có thể hiểu là hai bên
có thể cam kết phải thực hiện nghĩa vụ tiếp theo mà không thể viện dẫn bất cứ lý do gì để không
giao kết; trong trường hợp này bên vi phạm có thể bị bên kia yêu cầu Tòa cưỡng chế thực hiện
nghĩa vụ đã cam kết nhất là khi tiền cọc có giá trị lớn và được đồng hóa như là khoản tiền trả
trước
Lưu ý :
- Việc đặt cọc chỉ có hiệu lực từ khi và chỉ khi hai bên đã chuyển giao một khoản tiền hoặc một
động sản dùng làm tiền đặt cọc;
- Tài sản đặt cọc chỉ có thể là tiền, giấy tờ trị giá bằng tiền hay một động sản cụ thể chứ không
thể là các quyền tài sản;
- Về tổng quát xử lý việc đặt cọc thực chất là việc phạt và khác với việc bồi thường thịêt hại xảy
ra.
BLDS Pháp cũng dự liệu trường hợp tương tự trên tại điều 1590 như sau “Nếu việc hứa bán có
kèm theo đặt cọc, mỗi bên đều có thể từ bỏ lời hứa. Người đặt cọc sẽ mất tiền cọc, nếu không
mua. Người nhận tiền cọc phải hoàn lại gấp đôi số tiền đặt cọc nếu không bán”.
ASCENDANT (n) : hàng tôn thuộc (gồm cha me, ông bà, chú bác, cô dì...).
ASSOCIATION (n) : hội, hiệp hội.
Hội là một tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của những người cùng chung một mục
đích nhưng hoạt động không nhắm mục đích sinh lợi để chia cho các thành viên.
Nghị định số 88/2003/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội đã định nghĩa
hội tại điều 2 như sau “....là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành
Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 20
nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường
xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên; hỗ trợ nhau hoạt động
có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt
động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan”. Tùy theo phạm
vi hoạt động của hội, thẩm quyền cho phép thành lập là Bộ trưởng Bộ Nội vụ đối với hội có
phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh; là Chủ tịch UBND cấp tỉnh đối với hội có phạm
vi hoạt động trong tỉnh.
ASSURANCE (n): : sự bảo hiểm.
Bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên thông qua việc giao kết hợp đồng bảo hiểm - xem
Assurance/Contrat d’assurance (tập I) theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm- còn
được gọi là bảo phí, còn bên nhận bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên mua bảo
hiểm khi sự kiện bảo hiểm hay còn gọi là những rủi ro được bảo hiểm - xem Assuré/Risque
assuré (tập I) xảy ra. Bảo hiểm bao gồm bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc. BLDS 2005
quy định các vấn đề cơ bản về bảo hiểm tại điều 567 và các điều kế tiếp.
Assurance de dommage aux personnes: bảo hiểm tổn thất con người.
Loại bảo hiểm này liên quan đến những tổn thất từ những tác động bên ngoài dẫn đến thương
tích hay làm thiệt mạng người được bảo hiểm. Khoản tiền bảo hiểm sẽ được trả cho người được
bảo hiểm hay thừa kế của người này (trường hợp người được bảo hiểm chết) hay cho một người
thứ ba nếu người được bảo hiểm chỉ rõ trong hợp đồng bảo hiểm.
Assurance de dommage aux biens: bảo hiểm tổn thất tài sản.
Loại bảo hiểm này liên quan đến những thiệt hại mà tài sản đem ra bảo hiểm gặp phải do tác
động bên ngoài theo điều kiện hai bên thỏa thuận hay theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp quyền sở hữu đối với tài sản bảo hiểm được chuyển sang người khác (do mua
bán, thừa kế, phát mãi...) thì chủ sở hữu mới đương nhiên thay thế chủ sở hữu củ trong hợp
đồng đã ký với phía bảo hiểm kể từ thời điểm chuyển quyền sở hữu. Người chủ sở hữu củ có
trách nhiệm thông báo cho chủ sở hữu mới cũng như cho bên bảo hiểm biết việc chuyển quyền
sở hữu này (điều 579 BLDS 2005); tuy nhiên nếu bảo hiểm có tính tự nguyện chủ sở hữu mới
có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
Assurance de responsabilité civile: bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Đây là trường hợp bảo hiểm các trách nhiệm dân sự mà người mua bảo hiểm có thể bị quy trách
nhiệm về những thiệt hại gây ra cho người thứ ba. Trong trường hợp này, hoặc theo thỏa thuận
hoặc theo quy định của pháp luật bên bảo hiểm phải bồi thường cho bên mua bảo hiểm hoặc trả
trực tiếp cho người thứ ba theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm số thiệt hại do bên mua bảo hiểm
gây ra cho người thứ ba theo mức bảo hiểm đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Nếu bên mua bảo hiểm đã bồi thường thiệt hại cho người thứ ba thì có quyền yêu cầu bên bảo
hiểm bồi hoàn lại khoản tiền mà mình đã trả nhưng không vượt quá mức trả bảo hiểm mà các
bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật đã quy định (điều 580 BLDS 2005).
Assurance volontaire : bảo hiểm tự nguyện.
Bảo hiểm tự nguyện là trường hợp có sự thỏa thuận giữa các bên về các điều kiện bảo hiểm và
mức phí bảo hiểm.
Assurance obligatoire : bảo hiểm bắt buộc.
Bảo hiểm bắt buộc là trường hợp bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức
phí bảo hiểm và các bên có nghĩa vụ thực hiện. Ví dụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe
cơ giới là bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Nghị định 103/2008/NĐ-CP về bảo hiểm bắt
buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Điều 6 khoản 1 của Nghị định này đã ghi “Chủ xe
cơ giới phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định tại
Nghị định này và Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ
xe cơ giới do Bộ Tài chính quy định”.
Compagnie d’assurance : công ty bảo hiểm.
Contrat d’assurance : hợp đồng bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo
hiểm còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm- xem Assuré/Risque assuré (tập I). Hợp đồng bảo hiểm phải được lập bằng văn
bản. Giấy yêu cầu bảo hiểm có chữ ký của bên mua bảo hiểm là bộ phận không tách rời của hợp
đồng bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết
hợp đồng bảo hiểm (điều 570 BLDS 2005). Để hình thành một hợp đồng bảo hiểm, theo yêu
Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 21
cầu của bên bảo hiểm- khi mua bảo hiểm người mua phải cung cấp cho bên bảo hiểm đầy đủ
các thông tin có liên quan đến đối tượng bảo hiểm trừ các thông tin mà bên bảo hiểm đã biết
hoặc phải biết. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai lầm nhằm giao
kết hợp đồng có lợi cho mình thì bên bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp
đồng và thu phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dức thực hiện hợp đồng.
ASSURÉ (adj) : được bảo hiểm.
Risque assuré : sự kiện bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm.
Theo điều 571 BLDS 2005, điều 3 LKDBH sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên
thỏa thuận hay pháp luật quy định xảy ra thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc tiền bồi
thường cho bên được bảo hiểm hay cho người thụ hưởng. Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân
được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người thụ
hưởng thông thường là thừa kế của người được bảo hiểm trong trường hợp người bảo hiểm chết
nhưng người thụ hưởng cũng có thể là một người khác (điều 3 điểm 8 LKDBH). Ví dụ trong
trường hợp tài sản thế chấp thì bên bảo hiểm sẽ chi trả số tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận
thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (điều 346 khoản 2 BLDS 2005).
ASSURÉ (n) : người được bảo hiểm.
Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo
hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Thông thường người được bảo hiểm là người mua bảo hiểm
nhưng cũng có thể là người thụ hưởng (điều 3 điểm 7 LKDBH)- xem Assurance- Assuré/Risque
assuré (tập I).
ASSUREUR (n) : người/bên bảo hiểm, người/bên mua hiểm- xem Asssurance
(tập I).
Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm
và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người
thụ hưởng (điều 3 điểm 6 LKDBH).
ASTREINTE (n)
1. Sự cưỡng bức, sự bó buộc, sự bắt buộc (thực hiện nghĩa vụ).
2. Tiền phạt vi phạm việc chậm thực hiện nghĩa vụ.
Phạt vi phạm là một trong các biện pháp nhằm bảo đảm việc thi hành nghĩa vụ đúng thời hạn đã
cam kết- theo đó bên bị vi phạm nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia (bên vi phạm nghĩa vụ) phải
nộp một khoản tiền căn cứ theo sự thỏa thuận của hai bên hay căn cứ theo quy định của pháp
luật trong trường hợp vi phạm các điều đã cam kết.
Về nguyên tắc việc phạt vi phạm loại trừ việc bồi thường thiệt hại nếu các bên không có thỏa
thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác. Vì vậy khi thỏa thuận về việc phạt vi phạm-
nếu các bên không có thỏa thuận khác- nếu một bên vi phạm thì bên kia chỉ có quyền yêu cầu
bên vi phạm nộp khoản tiền phạt đã được các bên thỏa thuận chứ không có quyền yêu cầu đòi
bồi thường thiệt hại nữa. Nếu các bên có thỏa thuận về việc lựa chọn biện pháp phạt vi phạm
hoặc bồi thường thiệt hại thì quyền lựa chọn thuộc về bên có quyền bị vi phạm.
Theo quan điểm của nhiều người, trong việc áp dụng nguyên tắc này tuy việc thực hiện điều
khoản về phạt vi phạm có tác dụng loại trừ trách nhiệm dân sự của bên có nghĩa vụ theo những
quy định về luật nghĩa vụ và hợp đồng- nhưng cũng khó chấp nhận nếu người vi phạm nghĩa vụ
có lỗi cố ý nặng và gây thiệt hại nghiêm trọng cho bên có quyền và người vi phạm lại chọn giải
pháp “phạt vi phạm” để lẫn tránh trách nhiệm bồi thường tương đương do lỗi của mình gây ra.
Bởi vậy BLDS 2005 đã ghi rõ tại điều 422 khoản 3 theo đó “Các bên có thể thỏa thuận về việc
bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc
vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thỏa thuận trước về
mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại”.
Khi nói đến trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự, điều 305 BLDS cũng quy
định:
1. Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn để bên có nghĩa vụ
hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành thì theo yêu
cầu của bên có quyền, bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu
việc thực hiện nghĩa vụ không còn cần thiết đối với bên có quyền thì bên này có quyền từ chối
tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm
trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại
Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 22
thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Khác với BLDS 1995, BLDS 22005 không quy định “phạt vi phạm” như là một trong các
phương thức bảo vệ quyền dân sự vốn được BLDS 1995 thừa nhận. Trong giao dịch dân sự các
bên có thể thỏa thuận về phạt vi phạm như là một trong các nội dung của hợp đồng (điều 402
khoản 7 BLDS 2005) nhằm tôn trọng và phát huy tinh thần tự thỏa thuận, tự chịu trách nhiệm
của các chủ thể trong quan hệ giao dịch dân sự do họ thiết lập.
ATTESTATION DU DROIT D’USAGE DES SOLS (n): giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
ATTRIBUTAIRE (n) : người được phân một phần (trong một tài sản).
AUTEUR (n)
1. Người chịu trách nhiệm về hành vi do mình gây ra.
2. Người chuyển quyền.
Người chuyển quyền là người chuyển một quyền của mình được luật pháp thừa nhận sang một
người khác (được gọi là người kế quyền). Ví dụ người bán là người chuyển quyền, người mua là
người kế quyền. Dù hành vi chuyển quyền có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau (mua bán, cho tặng, thừa kế...) tiếng Pháp các người kế quyền được gọi chung một từ
“Ayants de cause, Ayants cause, Ayants de droit, Ayants droit”.
3. Tác giả (một tác phẩm, một công trình...).
Theo điều 736 BLDS 2005 được xem là tác giả:
- Người sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là tác giả của tác phẩm đó;
- Người sáng tạo ra tác phẩm phát sinh từ tác phẩm của người khác bao gồm tác phẩm được
dịch từ ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển
chọn là tác giả của tác phẩm phát sinh đó.
Droit d’auteur : quyền tác giả
Quyền tác giả được hiểu là các quyền dân sự bao gồm các quyền về nhân thân lẫn tài sản của tác
giả đối với tác phẩm do mình tạo ra (điều 738 khoản 1 BLDS 2005, điều 4, 18 LSHTT 2005).
Những quyền này được pháp luật bảo vệ trong đó độc quyền sử dụng tác phẩm là khởi điểm của
mọi quyền tài sản khác của tác giả. Quyền tác giả phát sinh kể từ ngày tác phẩm được sáng tạo
và được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định (điều 739 khoản 1 BLDS 2005)
Theo điều 19 và 20 LSHTT 2005, quyền tác giả bao hàm quyền nhân thân và quyền tài sản:
1. Khía cạnh (quyền) nhân thân của quyền tác giả bao gồm:
- Đặt tên cho tác phẩm;
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được
công bố, sử dụng;
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác
phẩm dưới bất cứ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
2. Khía cạnh (quyền) tài sản của quyền tác giả bao gồm:
- Cho phép tạo tác phẩm phát sinh;
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
- Sao chép tác phẩm;
- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin
điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Succession des droits d’auteur: thừa kế quyền tác giả.
Trước đây theo điều 13 Nghị định số 76/CP ngày 29.11.1996 hướng dẫn thực hiện một số quy
định về quyền tác giả tại BLDS 1995, vấn đề thừa kế quyền tác giả được quy định như sau:
- Trong trường hợp thừa kế quyền tác giả theo pháp luật thì những người được thừa kế có quyền
ngang nhau trong việc sử dụng và định đoạt tác phẩm, nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu
cầu Tòa án giải quyết;
- Trong trường hợp thừa kế theo di chúc thì những thừa kế được quyền sử dụng và định đoạt
theo phạm vi đã được xác định cụ thể trong nội dung di chúc. Trong trường hợp nội dung di
chúc không nói rõ phạm vi của việc sử dụng, định đoạt tác phẩm của từng thừa kế và các đồng
thừa kế không thỏa thuận được vấn đề này thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết;
- Trong trường hợp tác giả không có thừa kế hoặc các thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không có
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)

More Related Content

Viewers also liked

Binh luan bộ luật hình sự
Binh luan bộ luật hình sựBinh luan bộ luật hình sự
Binh luan bộ luật hình sựHung Nguyen
 
Xa hoi dan su nhung khai niem co ban
Xa hoi dan su   nhung khai niem co banXa hoi dan su   nhung khai niem co ban
Xa hoi dan su nhung khai niem co banHung Nguyen
 
Cong uoc lien hop quoc ve luat bien nam 1982
Cong uoc lien hop quoc ve luat bien nam 1982Cong uoc lien hop quoc ve luat bien nam 1982
Cong uoc lien hop quoc ve luat bien nam 1982Hung Nguyen
 
Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015
Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015
Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015Hung Nguyen
 
Nmt sach thuat-ngu-chuyen-nganh-luat-la-tinh-ban-quyen-nmt-2014
Nmt sach thuat-ngu-chuyen-nganh-luat-la-tinh-ban-quyen-nmt-2014Nmt sach thuat-ngu-chuyen-nganh-luat-la-tinh-ban-quyen-nmt-2014
Nmt sach thuat-ngu-chuyen-nganh-luat-la-tinh-ban-quyen-nmt-2014Hung Nguyen
 
Giao trinh ly luan nha nuoc va phap luat
Giao trinh ly luan nha nuoc va phap luatGiao trinh ly luan nha nuoc va phap luat
Giao trinh ly luan nha nuoc va phap luatHung Nguyen
 
Giao trinh luat thue viet nam
Giao trinh luat thue viet namGiao trinh luat thue viet nam
Giao trinh luat thue viet namHung Nguyen
 
Luat sy quan quan doi sua doi 2014
Luat sy quan quan doi sua doi 2014Luat sy quan quan doi sua doi 2014
Luat sy quan quan doi sua doi 2014Hung Nguyen
 
Nghi dinh-123-2011-huong-dan-lkdbh
Nghi dinh-123-2011-huong-dan-lkdbhNghi dinh-123-2011-huong-dan-lkdbh
Nghi dinh-123-2011-huong-dan-lkdbhHung Nguyen
 
Yeu cau phan to trong an thua ke
Yeu cau phan to trong an thua keYeu cau phan to trong an thua ke
Yeu cau phan to trong an thua keHung Nguyen
 

Viewers also liked (12)

Luat thu y 2015
Luat thu y 2015Luat thu y 2015
Luat thu y 2015
 
Luat nha o 2014
Luat nha o 2014Luat nha o 2014
Luat nha o 2014
 
Binh luan bộ luật hình sự
Binh luan bộ luật hình sựBinh luan bộ luật hình sự
Binh luan bộ luật hình sự
 
Xa hoi dan su nhung khai niem co ban
Xa hoi dan su   nhung khai niem co banXa hoi dan su   nhung khai niem co ban
Xa hoi dan su nhung khai niem co ban
 
Cong uoc lien hop quoc ve luat bien nam 1982
Cong uoc lien hop quoc ve luat bien nam 1982Cong uoc lien hop quoc ve luat bien nam 1982
Cong uoc lien hop quoc ve luat bien nam 1982
 
Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015
Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015
Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015
 
Nmt sach thuat-ngu-chuyen-nganh-luat-la-tinh-ban-quyen-nmt-2014
Nmt sach thuat-ngu-chuyen-nganh-luat-la-tinh-ban-quyen-nmt-2014Nmt sach thuat-ngu-chuyen-nganh-luat-la-tinh-ban-quyen-nmt-2014
Nmt sach thuat-ngu-chuyen-nganh-luat-la-tinh-ban-quyen-nmt-2014
 
Giao trinh ly luan nha nuoc va phap luat
Giao trinh ly luan nha nuoc va phap luatGiao trinh ly luan nha nuoc va phap luat
Giao trinh ly luan nha nuoc va phap luat
 
Giao trinh luat thue viet nam
Giao trinh luat thue viet namGiao trinh luat thue viet nam
Giao trinh luat thue viet nam
 
Luat sy quan quan doi sua doi 2014
Luat sy quan quan doi sua doi 2014Luat sy quan quan doi sua doi 2014
Luat sy quan quan doi sua doi 2014
 
Nghi dinh-123-2011-huong-dan-lkdbh
Nghi dinh-123-2011-huong-dan-lkdbhNghi dinh-123-2011-huong-dan-lkdbh
Nghi dinh-123-2011-huong-dan-lkdbh
 
Yeu cau phan to trong an thua ke
Yeu cau phan to trong an thua keYeu cau phan to trong an thua ke
Yeu cau phan to trong an thua ke
 

Similar to Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)

Dap-an-Luat-dan-su.docx
Dap-an-Luat-dan-su.docxDap-an-Luat-dan-su.docx
Dap-an-Luat-dan-su.docxNgcnhV20
 
Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sựN3 Q
 
Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sựN3 Q
 
Thuật ngữ pháp lý bất động sản thường gặp
Thuật ngữ pháp lý bất động sản thường gặpThuật ngữ pháp lý bất động sản thường gặp
Thuật ngữ pháp lý bất động sản thường gặpLearningHT
 
Sổ tay BĐS cho người mới (Phần 1: Khái niệm)
Sổ tay BĐS cho người mới (Phần 1: Khái niệm)Sổ tay BĐS cho người mới (Phần 1: Khái niệm)
Sổ tay BĐS cho người mới (Phần 1: Khái niệm)LearningHT
 
Bo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdf
Bo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdfBo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdf
Bo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdfThnhNhnDip
 

Similar to Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang) (20)

BLDS-HÀN-QUỐC.docx
BLDS-HÀN-QUỐC.docxBLDS-HÀN-QUỐC.docx
BLDS-HÀN-QUỐC.docx
 
Dap-an-Luat-dan-su.docx
Dap-an-Luat-dan-su.docxDap-an-Luat-dan-su.docx
Dap-an-Luat-dan-su.docx
 
Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sự
 
Cơ Sở Lý Luận Giải Quyết Khiếu Nại Về Thu Hồi Đất
Cơ Sở Lý Luận Giải Quyết Khiếu Nại Về Thu Hồi ĐấtCơ Sở Lý Luận Giải Quyết Khiếu Nại Về Thu Hồi Đất
Cơ Sở Lý Luận Giải Quyết Khiếu Nại Về Thu Hồi Đất
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ.docx
 
Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sự
 
Thuật ngữ pháp lý bất động sản thường gặp
Thuật ngữ pháp lý bất động sản thường gặpThuật ngữ pháp lý bất động sản thường gặp
Thuật ngữ pháp lý bất động sản thường gặp
 
Sổ tay BĐS cho người mới (Phần 1: Khái niệm)
Sổ tay BĐS cho người mới (Phần 1: Khái niệm)Sổ tay BĐS cho người mới (Phần 1: Khái niệm)
Sổ tay BĐS cho người mới (Phần 1: Khái niệm)
 
Pldc
PldcPldc
Pldc
 
Cơ sở lý luận về pháp luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất.docx
Cơ sở lý luận về pháp luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất.docxCơ sở lý luận về pháp luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất.docx
Cơ sở lý luận về pháp luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất.docx
 
Luận Văn Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất Theo Pháp Luật Việt Nam.
Luận Văn Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất Theo Pháp Luật Việt Nam.Luận Văn Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất Theo Pháp Luật Việt Nam.
Luận Văn Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất Theo Pháp Luật Việt Nam.
 
Quy định pháp luật về tranh chấp người phân chia di sản thừa kế
Quy định pháp luật về tranh chấp người phân chia di sản thừa kếQuy định pháp luật về tranh chấp người phân chia di sản thừa kế
Quy định pháp luật về tranh chấp người phân chia di sản thừa kế
 
Bo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdf
Bo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdfBo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdf
Bo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdf
 
Cơ sở lý luận về phân chia di sản thừa kế.docx
Cơ sở lý luận về phân chia di sản thừa kế.docxCơ sở lý luận về phân chia di sản thừa kế.docx
Cơ sở lý luận về phân chia di sản thừa kế.docx
 
Cơ sở lý luận về thế chấp quyền sử dụng đất và pháp luật điều chỉnh thế chấp ...
Cơ sở lý luận về thế chấp quyền sử dụng đất và pháp luật điều chỉnh thế chấp ...Cơ sở lý luận về thế chấp quyền sử dụng đất và pháp luật điều chỉnh thế chấp ...
Cơ sở lý luận về thế chấp quyền sử dụng đất và pháp luật điều chỉnh thế chấp ...
 
Báo Cáo Thực Tập Kiện Đòi Lại Tài Sản Bảo Vệ Quyền Sở Hữu.docx
Báo Cáo Thực Tập Kiện Đòi Lại Tài Sản Bảo Vệ Quyền Sở Hữu.docxBáo Cáo Thực Tập Kiện Đòi Lại Tài Sản Bảo Vệ Quyền Sở Hữu.docx
Báo Cáo Thực Tập Kiện Đòi Lại Tài Sản Bảo Vệ Quyền Sở Hữu.docx
 
Bất động sản liền kề là gì, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề.docx
Bất động sản liền kề là gì, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề.docxBất động sản liền kề là gì, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề.docx
Bất động sản liền kề là gì, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề.docx
 
Tiều luận Chế định thừa kế trong Bộ Luật dân sự. HAY
Tiều luận Chế định thừa kế trong Bộ Luật dân sự. HAYTiều luận Chế định thừa kế trong Bộ Luật dân sự. HAY
Tiều luận Chế định thừa kế trong Bộ Luật dân sự. HAY
 
Cơ sở lý luận về thời hiệu khởi kiện thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam.docx
Cơ sở lý luận về thời hiệu khởi kiện thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam.docxCơ sở lý luận về thời hiệu khởi kiện thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam.docx
Cơ sở lý luận về thời hiệu khởi kiện thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam.docx
 
Xử lý phần vốn góp/cổ phần trong doanh nghiệp khi chủ sở hữu chết
Xử lý phần vốn góp/cổ phần trong doanh nghiệp khi chủ sở hữu chếtXử lý phần vốn góp/cổ phần trong doanh nghiệp khi chủ sở hữu chết
Xử lý phần vốn góp/cổ phần trong doanh nghiệp khi chủ sở hữu chết
 

Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)

  • 1. Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 1
  • 2. Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 2 Luật sư TÔN THẤT QUỲNH BẰNG Tự điển thuật ngữ pháp lý Dictionnaire des termes juridiques Huế- 2012
  • 3. Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 3 tập I thuật ngữ luật dân sự AABANDON (n) 1. Sự từ bỏ, sự từ chối, sự từ khước (một quyền). Ví dụ từ bỏ quyền hưởng lợi (Abandon d’usufruit), quyền sở hữu (Abandon du droit de propriété). 2. Sự từ bỏ, sự từ khước (một tư cách). Abandon de la qualité d’héritier: sự từ bỏ tư cách thừa kế.
  • 4. Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 4 Nhưng khi từ bỏ các quyền gắn liền với quốc tịch, người Pháp dùng từ Répudiation de la nationalité. 3. Sự từ bỏ (nơi mình có bổn phận phải ở). Abandon du domicile conjugal: sự từ bỏ nơi cư trú hôn nhân. Từ bỏ nơi cư trú hôn nhân là hành vi của vợ hay chồng rời bỏ nơi cư trú pháp định của mình. Theo BLDS Pháp việc từ bỏ nơi cư trú hôn nhân không có lý do chính đáng được xem là một trong các nguyên nhân ly hôn. 4. Sự từ bỏ (trách nhiệm). Abandon d’enfant : sự từ bỏ con (trong thủ tục nuôi nhận con nuôi). Đây là ý chí tự nguyện và phải được lập bằng văn bản theo đó cha mẹ, người đỡ đầu hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng đồng ý cho một trẻ làm con nuôi người khác- xem Adoption (tập I). ABANDONATAIRE (n) : người hưởng một tài sản vô chủ- xem Bien/Biens vacants (tập I). ABANDONATEUR (n) : người từ bỏ tài sản. ABANDONNER (v) : từ bỏ. AB INTESTAT (La tinh) : thừa kế trong trường hợp không có di chúc hay vì di chúc vô hiệu một phần hoặc toàn phần- xem Caducité- Testament (tập I). Succession ab intestat: di sản không có di chúc hay vì di chúc vô hiệu một phần hoặc toàn phần- xem Caducité- Testament (tập I). ABROGATION (n) : sự bãi bỏ, sự hủy bỏ. Abrogation được dùng để chỉ việc bãi bỏ một phần hay toàn phần một văn bản lập pháp (Texte législatif) hay lập quy (Texte règlementère) và việc bãi bỏ này được thực hiện bằng một văn bản ở cấp tương đương hay cao hơn; ví dụ một Nghị định chỉ có thể bãi bỏ một Nghị định đã ban hành trước đó chứ không thể bãi bỏ một Đạo luật hay một Pháp lệnh. Việc bãi bỏ này không có hiệu lực hồi tố- xem Rétroactivité/Non-rétroactivité (tập II). Trong luật nghĩa vụ Abrogation không được sử dụng để chỉ rõ việc các bên hoặc cơ quan tài phán quyết định bãi bỏ một hợp đồng. Trong trường hợp này tùy trường hợp người ta sử dụng các từ sau Annulation, Rescision, Résiliation, Résolution - xem các từ liên quan (tập I). Abrogation d’une loi : bãi bỏ một luật ABROGATIF (adj) : để bãi bỏ. Loi abrogative, lois abrogatoire (số nhiều): luật để bãi bỏ (một luật khác). ABROGEABLE (adj) : có thể bị bãi bỏ. ABROGER (v) : bãi bỏ. ABSENCE (n) 1. Sự mất tích. Mất tích là sự vắng mặt lâu dài của một người khiến không thể xác định người đó còn sống hay đã chết. Ví dụ thuyền viên của một chiếc tàu bị đắm nhưng không tìm thấy xác, một người lính mất tích trong một trận chiến và không có tin tức gì cả. Déclaration d’absence: việc tuyên bố mất tích. Theo điều 78 của BLDS 2005 việc tuyên bố mất tích được thực hiện sau hai năm biệt tích (Disparition)có nghĩa là không biết người đó còn sống hay đã chết. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo có tin tức cuối cùng; nếu không xác định ngày tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo có tin tức cuối cùng. Việc tuyên bố mất tích được thực hiện bởi một quyết định của Tòa án theo yêu cầu của bên có quyền, lợi ích liên quan sau khi đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của luật tố tụng dân sự. Khi tuyên bố mất tích cũng như khi thông báo tìm kiếm người vắng mặt (Avis de recherche d’une personne présumée absent) Tòa án có thể đồng thời quyết định các biện pháp quản lý tài sản của người này như sau: - Đối với tài sản đã được người mất tích ủy quyền quản lý thì người được ủy quyền tiếp tục quản lý; - Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý; - Tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con đã thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý;
  • 5. Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 5 - Trong trường hợp không có những người được nói ở trên thì Tòa án chỉ định một người trong số người thân thích của người vắng mặt tại nơi cư trú quản lý tài sản; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định một người khác quản lý tài sản. Theo điều 76 và 78 BLDS 2005 người quản lý tài sản của người mất tích tại nơi cư trú có các nghĩa vụ và quyền sau: - Giữ gìn, bảo quản tài sản của người mất tích như tài sản của chính mình; - Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng; - Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án; - Giao lại tài sản cho người mất tích khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết, nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường; - Trích một phần tài sản người mất tích để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn của người này; - Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản. Tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích (Annulation de la décision déclaration d’absence) khingười mất tích trở về hoặc có tin xác thực là người đó còn sống theo yêu cầu của chính người đã tuyên bố mất tích hoặc bên có quyền và lợi ích liên quan. Nếu người mất tích trở về, người này sẽ nhận lại tài sản của mình do người quản lý tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý nhưng nếu có án tuyên bố ly hôn thì án này vẫn có hiệu lực pháp luật (điều 80 BLDS 2005). Mất tích là một trong những nguyên nhân xin tuyên bố ly hôn (điều 89 khoản 2 LHNGĐ 2000). Trong trường hợp Tòa án giải quyết ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho người con đã thành niên hoặc cha mẹ người mất tích quản lý, nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích Tòa án sẽ chỉ định người khác quản lý (điều 79 BLDS 2005). Présomption d’absence : suy đoán mất tích, suy đoán vắng mặt lâu dài. 2. Sự không có. Absence d’effet : sự không có hiệu lực, sự không phát sinh hiệu lực (của một hợp đồng, một chứng thư)- xem Contrat civil/Effets du contrat civil à l’égard des tiers (tập I). ABUS (n) : sự lạm dụng. Abus d’autorité : sự lạm quyền, sự lạm dụng uy quyền. Tổng quát người ta có thể định nghĩa lạm quyền như là việc hành sử quá đáng quyền của mình. Việc hiểu cũng như xác định nội dung, phạm vi của việc “hành sử quá đáng” như thế nào thay đổi tùy theo bối cảnh sử dụng quyền này. Nhìn chung chủ thể một quyền được xem là lạm quyền trong khi hành xử quyền không riêng chỉ trong trường hợp cố ý làm hại người khác mà cả trong trường hợp họ đã hành xử quyền không được nghiêm túc và chính đáng bởi vì quyền của một cá nhân được luật pháp tôn trọng và bảo vệ không phải chỉ vì lợi ích riêng của cá nhân đó mà còn vì lợi ích của xã hội, của cộng đồng nữa. Ví dụ quyền chấm dứt hợp đồng một mặt tuy được thừa nhận cho các bên giao kết nhưng mặt khác quyền này không phải là một quyền tùy ý quyết định (Droit discrétionnaire) và chỉ được sử dụng trong các trường hợp luật định (điều 424 BLDS 2005)- xem Contrat civil/Résiliation unilatéral du contrat civil, Résolution du contrat civil (tập I)- Action/Action résolutoire (tập II). Luật dân sự thường ràng buộc người nào muốn chấm dứt hợp đồng phải báo cho người kia biết trong một thời gian hợp lý cũng như tuân thủ những điều kiện liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng (điều 377 BLDS 2005). Cũng tương tự như vậy lời từ chối bán hàng đối với khách hàng trong một siêu thị sẽ được xem là lạm quyền nếu không có lý do chính đáng. BLDS Pháp tuy thừa nhận “Quyền sở hữu là quyền được hưởng thụ và định đoạt tài sản một cách tuyệt đối” nhưng vẫn ràng buộc người chủ sở hữu “không sử dụng tài sản vào những việc mà pháp luật cấm”- điều 544. Abus de droit : sự lạm quyền- xem Abus/Abus d’autorité (tập I). Abus de jouissance : sự lạm dụng quyền hưởng dụng. Có sự lạm dụng quyền hưởng dụng khi người sử dụng quyền này vượt quá giới hạn. Ví dụ với sự đồng ý của chủ vườn, người quản lý vườn cây ăn trái chỉ có quyền hưởng hoa lợi nhưng lại
  • 6. Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 6 phá hủy cây hay không chịu áp dụng các công việc bảo tồn cần thiết; trong trường hợp này người quản lý đã lạm dụng quyền hưởng dụng thu lợi mà chủ vườn đã dành cho mình. Điều 618 BLDS Pháp cũng có ghi “Quyền thu hoa lợi có thể chấm dứt vì sự lạm dụng của người thu hoa lợi khi hưởng dụng làm tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng vì thiếu chăm sóc”. Abus de droit de proriété : sự lạm dụng quyền sở hữu. Khi thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình chủ sở hữu phải tôn trọng cùng bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; không được lạm dụng quyền sở hữu để gây mất trật tự, an toàn xã hội làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng- xem Propriétaire (tập I). Abus de position dominante: lạm dụng vị trí ưu thế- trong một hợp đồng mua bán, hợp đồng lao động- xem Clause/Clause abusive (tập I). Abus de pouvoir : sự lạm quyền- xem Abus/Abus d’autorité (tập I). ABUSUS (La-tinh) : quyền định đoạt (Droit de disposition) là thành tố quan trọng nhất của quyền sở hữu một tài sản- xem Disposition- Propriétaire (tập I). ACCEPTATION (n) 1. Sự chấp nhận, sự chấp thuận (di sản). Acceptation de succession : sự chấp nhận hưởng di sản, sự chấp nhận thừa kế- xem Succession/Acceptation de succession (tập I). Acceptation bénéficiaire : sự chấp nhận hưởng di sản với điều kiện lập bảng kê khai- xem Inventaire (tập I). Acceptation de succession sous bénéfice d’inventaire : sự chấp nhận hưởng di sản với điều kiện lập bảng kê khai- xem Inventaire (tập I). 2. Sự chấp nhận, sự chấp thuận (giao kết). Chấp nhận giao kết là hành vi biểu lộ ý chí của một người đồng ý với lời đề nghị giao kết hợp đồng trên cơ sở toàn bộ nội dung của dự thảo hợp đồng do một người khác soạn thảo và đưa ra. Sự chấp nhận một đề nghị giao kết hợp đồng liên quan đến việc đánh dấu thời điểm hình thành của hợp đồng (Marquer le moment de formation du contrat)- xem Contrat civil/Date de formation du contrat civil (tập I). Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó. Nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Nếu thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay hay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị (điều 397 khoản 1 BLDS 2005). Lưu ý : - Bên được đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng nếu thông báo này đến trước hoặc cùng thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận hợp đồng (điều 400 BLDS 2005); - Nếu bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị (điều 399 BLDS 2005); - Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi bên được đề nghị giao kết hợp đồng trả lời việc chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị (điều 398 BLDS 2005); - Trong trường hợp các bên trực tiếp giao tiếp với nhau kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận trừ trường hợp có thỏa thuận về thời hạn trả lời (điều 397 khoản 2 BLDS 2005). Sự chấp nhận có thể là rõ ràng (Exprès) hoặc mặc nhiên (Tacite). Có sự chấp nhận mặc nhiên nếu đó là kết quả của hành vi bao hàm một ý chí mong muốn giao kết hợp đồng với đầy đủ ý thức của mình. Bằng chứng của sự chấp nhận mặc nhiên có thể được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau trong đó đáng kể là sự im lặng. Thái độ im lặng của người được đề nghị giao kết trên nguyên tắc không có giá trị của một sự chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nếu các bên không có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết như đã quy định tại điều 404 khoản 2
  • 7. Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 7 BLDS 2005. Tuy nhiên người ta thừa nhận sự tái tục mặc nhiên của một hợp đồng sẽ nảy sinh những giao kết mới; ví dụ chủ nhà vẫn tiếp tục nhận tiền thuê nhà khi thời hạn thuê đã chấm dứt. Sự chấp nhận có tính mặc nhiên cũng có thể được thể hiện qua việc người nhận đề nghị tự ý thực hiện nội dung của đề nghị. Người ta còn gọi đây là hình thức bày tỏ ý chí chấp nhận dưới hình thức ẩn, có nghĩa là sự chấp nhận này được suy đoán từ hành vi ứng xử. Ví dụ người được ủy quyền tự mình thực hiện các công việc trong phạm vi ủy quyền sau khi được người ủy quyền thông báo đề nghị ủy quyền. Tuy nhiên đối với một số quan hệ dân sự về tài sản, người ta đòi hỏi sự chấp nhận phải được thể hiện một cách rõ ràng; ví dụ sự tặng cho bất động sản đòi hỏi sự chấp nhận phải của người được tặng cho thông qua một công chứng thư. Điều 467 khoản 1 BLDS 2005 đã ghi rõ “Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực...”- xem Don (tập I). BLDS Pháp đã chỉ rõ một số trường hợp “chấp nhận mặc nhiên” như sau: - Điều 1738 “Nếu hợp đồng thuê có văn bản hết thời hạn mà người thuê vẫn tự mình chiếm giữ hoặc để cho chiếm giữ thì đó là thuê mới ...” - Điều 1759 “Nếu người thuê một ngôi nhà hoặc một căn hộ vẫn tiếp tục sử dụng nhà sau khi hết hạn hợp đồng thuê bằng văn bản mà người cho thuê không phản đối, thì coi như họ vẫn được thuê theo những điều kiện cũ...”. Việc xác định thời điểm của đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được BLDS 2005 bổ sung tại điều 391 và được xác định như sau: - Do bên đề nghị ấn định; - Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó. Cũng theo điều 391 các trường hợp sau đây cũng được xem là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng: - Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở nếu bên được đề nghị là pháp nhân; - Đề nghị được đưa và hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị; - Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác. Acceptation par le silence : sự chấp nhận dưới hình thức im lặng- xem Acceptation (tập I). Án lệ Pháp xem sự im lặng có giá trị chấp nhận trong các trường hợp sau: - Các quan hệ về công việc vẫn được tiếp tục giữa các bên giao kết hay theo các tập quán thương mại; - Nếu lời đề nghị hòan toàn có lợi cho người nhận; ví dụ bên có quyền (chủ nợ) đã đề nghị với bên có nghĩa vụ (con nợ) sẽ thực hiện nghĩa vụ (trả nợ) từng phần thì không thể rút lại đề nghị của mình với lý do bên có nghĩa vụ đã không chấp nhận lời đề nghị được đưa ra. ACCEPTER (v) : chấp nhận, chấp thuận. ACCESSION (n) 1. Sự gia nhập. Accession à un contrat : sự gia nhập một hợp đồng- xem Contrat/Contrat d’adhésion (tập I). 3. Sự sát nhập, sự phụ hưởng. Droit d’accession : quyền phụ hưởng, quyền được hưởng vì tính sát nhập, quyền phụ thêm. Đây là quyền của chủ sở hữu một động sản hay bất động sản được hưởng thêm các tài sản khác gắn vào tài sản của mình. Theo BLDS Pháp có phụ hưởng về động sản (Accession mobilière), phụ hưởng về bất động sản (Accesion immobilière); có phụ hưởng nhân tạo và phụ hưởng tự nhiên (bãi bồi vào ruộng đất của chủ ruộng đất). Ví dụ điều 546 BLDS Pháp sau khi đưa ra khái niệm quyền phụ thêm, theo đó “quyền sở hữu tài sản là động sản hoặc bất động sản bao gồm cả quyền đối với hoa lợi do tài sản đó sinh ra và quyền đối với những gì gắn liền với tài sản một cách tự nhiên hoặc nhân tạo, quyền này gọi là quyền phụ hưởng” đã chỉ rõ “quyền phụ hưởng trên sản vật của tài sản” bao gồm “hoa lợi tự nhiên hoặc lợi túc phát sinh từ đất đai; hoa lợi dân sự; súc vật sinh sản” đều thuộc về người chủ sở hữu do quyền phụ hưởng. Ý niệm về phụ hưởng chỉ được BLDS 2005 thừa nhận đối với động sản; ví dụ theo điều 244 thì
  • 8. Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 8 “Khi vật nuôi dưới nước của một người di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác thì thuộc quyền sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó ngoại trừ trường hợp vật nuôi dưới nước này có các dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của mình”. Trong trường hợp này, quyền sở hữu chỉ được xác lập sau một tháng kể từ ngày có thông báo công khai sự việc này mà không có ai đến nhận. ACCIPIENS (la tinh) : người tiếp nhận. Trong các hợp đồng cũng như trong các hành vi chuyển dịch quyền sở hữu một vật nào đó, người tiếp nhận là người nhận đối tượng của hợp đồng hay là nhận quyền sở hữu. Trái với người tiếp nhận là người giao nhận (Tradens). ACCORD (n) : sự đồng ý, sự thỏa thuận, sự chấp thuận- xem Acceptation- Consentement- Contrat civil (tập I). Accord de principe : sự đồng ý nguyên tắc, sự thỏa thuận nguyên tắc. Có sự thỏa thuận nguyên tắc khi các bên giao kết mong muốn sẽ giao kết một hợp đồng đã được chỉ rõ nhưng sự cam kết của họ chỉ giới hạn về điểm này; tất cả các thành tố liên quan đến nội dung của hợp đồng vẫn chưa được thống nhất. Chính vì vậy thỏa thuận nguyên tắc chỉ là sự khẳng định cam kết của các bên mong muốn giao kết một hợp đồng về sau trong khi nội dung vẫn chưa được thống nhất. Accord des volontés : sự thỏa thuận ý chí. Thỏa thuận ý chí là sự gặp gỡ sự đồng thuận của các bên nhằm thiết lập một giao dịch cũng như phát sinh những hậu quả pháp lý của giao dịch này- xem Acceptation- Consentement- Contrat civil (tập I). ACCROISSEMENT (n) : quyền được hưởng thêm. Quyền được hưởng thêm thường xảy ra trong trường hợp có một hay nhiều đồng thừa kế từ chối di sản, khước từ di sản hay bị truất quyền thừa kế thì phần di sản liên quan sẽ đương nhiên được chuyển sang các đồng thừa kế còn lại. ACHAT (n) : sự mua, hành vi mua (một tài sản). Tài sản mua có thể là động sản, bất động sản hay một quyền tài sản và hành vi này dẫn đến việc thành hình hợp đồng mua bán- xem Vente (tập I). Achat cũng được ám chỉ là hợp đồng mua bán xét dưới góc độ của người mua. Achat à crédit : mua cho trả góp, mua cho trả dần, mua cho trả chậm- xem Vente/Vente à tempérament (tập I). Achat au comptant : mua thanh toán ngay. Đây là trường hợp người mua phải thanh toán ngay sau khi nhận sản phẩm bán từ tay người bán hoặc có khi phải thanh toán toàn bộ số tiền ngay khi ký hợp đồng mua bán trước khi giao nhận hàng. ACHETEUR (n) : người mua. Obligations de l’acheteur : nghĩa vụ của người mua. Nghĩa vụ chính của người mua là trả tiền cho bên bán và nhận tài sản từ người bán (điều 428, 438 khoản 1 BLDS 2005). Nhưng nếu người mua không trả tiền đúng theo kỳ hạn đã được thỏa thuận (điều 432 khoản 4, 438 khoản 1 BLDS 2005) thì phải trả lãi kể từ ngày chậm trả theo lãi suất cơ bản do Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm thanh toán trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (điều 438 khoản 2, 305 khoản 2 BLDS 2005). ACOMPTE (n) : tiền trả góp, tiền trả từng đợt, tiền trả trước một phần, phần trả trước. Tiền trả góp là số tiền được con nợ (bên có nghĩa vụ) trả dần cho chủ nợ (bên có quyền) liên quan đến một món nợ (nghĩa vụ) chưa được thanh toán (thực hiện); ví dụ tiền trả trước trong một hợp đồng mua bán. Khoản tiền này không phải là tiền đặt cọc- xem Arrhes (tập I). Nếu việc chuyển hay nhận tiền đặt cọc hàm ý một khả năng không giao kết về sau (Faculté de dédit) của các bên giao kết thì tiền trả trước thể hiện một hợp đồng chắc chắn được ký. Điều này dẫn đến hai hệ quả khác nhau: - Trong trường hợp đặt cọc,bên nào cũng có thể từ chối việc giao kết hợp đồng và chỉ chịu trách nhiệm theo quy định của điều 358 khoản 2 BLDS 2005. - Trong trường hợp trả trước, mỗi bên (thường là bên mua) có quyền buộc bên kia (thường là bên bán) phải thực hiện hợp đồng; nếu không phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn hại theo điều 426 khoản 4 BLDS 2005. ACQUÉREUR (n) : người mua, người được sở hữu, người được thủ đắc.
  • 9. Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 9 Sous-acquéreur : người mua lại. Người mua lại một tài sản trước đó thuộc quyền sở hữu của người khác được thừa hưởng những quyền mà người này có được đối với người bán đầu tiên. Ví dụ người mua lại có quyền đòi người bán có nghĩa vụ bảo đảm vật bán mà trước đây người mua đầu tiên được hưởng- xem Garantie (tập I). ACQUÉRIR (v) : mua, được sở hữu, có được, thủ đắc. Acquérir un droit : có được một quyền, thủ đắc một quyền. ACQUÊTS (n) : tài sản chung do vợ chồng làm ra trong thời kỳ hôn nhân- xem Bien/Biens communs des époux (tập I). ACQUIESCEMENT (n) : sự chấp nhận, sự đồng thuận. Trong luật nghĩa vụ Acquiesement được dùng để chỉ sự chấp nhận về nội dung đề nghị giao kết của một người khác- xem Acceptation (tập I). ACQUIESCER (v) : chấp nhận, thỏa thuận, đồng thuận. ACQUIS (adj) : có được, được thủ đắc, được xác lập, được sở hữu. Biens acquis : tài sản có được, tài sản được thủ đắc. ACQUISITIF (adj) : được thủ đắc, được xác lập, được sở hữu. Prescription acquisitif : thời hiệu được xác lập, thời hiệu được thủ đắc- xem Prescription (tập I). ACQUISITION (n) 1. Sự có được, sự xác lập được, sự thủ đắc được. Acquisition de la nationnalité : sự thủ đắc quốc tịch. Acquisition du droit de propriété : sự có được quyền sở hữu, sự thủ đắc quyền sở hữu. 2. Sự mua, sự được sở hữu. ACQUIT (n) : biên nhận. Pour acquit : biên nhận một món nợ đã trả (một nghĩa vụ đã thực hiện). Giấy này do chủ nợ (bên có quyền) viết sau khi đã nhận khoản tiền (hay dịch vụ) do con nợ (bên có nghĩa vụ) chi trả (cung ứng). Với giấy biên nhận này bên có nghĩa vụ được giải phóng nghĩa vụ phải làm đối với bên có quyền. Giấy biên nhận là một chứng thư đơn phương (Acte unilatéral) và được xem là một chứng cứ để bên có nghĩa vụ từ chối thực hiện một lần nữa nghĩa vụ của mình nếu bên có quyền yêu cầu. Trong tiếng Pháp người ta bảo bên có nghĩa vụ (con nợ) được miễn thực hiện nghĩa vụ (trả nợ)- Le débiteur s’est quitté de dette. ACQUITTER UNE DETTE (v): trả nợ, thanh toán nợ. ACTE (n) 1. Chứng thư, văn bản. Chứng thư là văn bản được viết nhằm xác nhận một hành vi pháp lý (như hợp đồng mua bán, hợp đồng tặng cho, di chúc...) hay một sự kiện pháp lý (giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn...) hay một tình trạng có thật để làm chứng cứ về sau (biên bản định giá tài sản, biên bản vi phạm hành chính...). Acte à titre gratuit/Acte désintéressé: chứng thư không vụ lợi. Chứng thư không vụ lợi là chứng thư được lập vì quyền lợi của người khác mà người lập không đòi hỏi một quyền lợi ngược lại. Acte à titre onéreux : chứng thư có vụ lợi. Chứng thư có vụ lợi là chứng thư khi lập mỗi một bên đều mong có lợ ích khi giao kết. Tuy nhiên đừng nhầm lẫn một chứng thư có vụ lợi với một hợp đồng song vụ vì hợp đồng song vụ tạo ra những nghĩa vụ hỗ tương trong khi chứng thư có vụ lợi cũng tạo ra lợi ích cho mỗi bên nhưng không cần thiết tạo ra nghĩa vụ hỗ tương. Ví dụ một chứng thư giảm một phần hay toàn phần một món nợ (một nghĩa vụ) được ký giữa chủ nợ (bên có quyền) và con nợ (bên có nghĩa vụ) chỉ tạo ra nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ. Acte apparent : chứng thư giả tạo. Chứng thư giả tạo là chứng thư được lập nhằm che dấu một chứng thư thật có hiệu lực giữa các bên giao kết. Một người có thể ký hai chứng thư hoàn toàn khác biệt: một chứng thư giả được công bố cho người khác và một chứng thư thật chỉ có hai người biết. Trong trường hợp này chứng thư thật không thể phát sinh hiệu lực đối với người thứ ba- xem Contrat/Contrat secret (tập I). Acte authentique : công chứng thư. Công chứng thư là văn bản do người có thẩm quyền lập ra hoặc công chứng phù hợp với nhiệm
  • 10. Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 10 vụ của mình. Theo Luật Việt Nam các loại giấy tờ sau đây được xem là công chứng thư: - Giấy tờ do công chứng viên lập hay chứng thực: hợp đồng, giấy cho tặng, di chúc; giấy chấp nhận hay từ khước di sản thừa kế... - Các chứng thư hộ tịch như khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn; - Các bản án hay quyết định của Tòa án. Acte à cause de mort : chứng thư chỉ phát sinh hiệu lực sau khi người lập chết. Đây là các văn bản được thiết lập khi người lập còn sống nhưng chỉ phát sinh hậu quả pháp lý sau khi người này chết; ví dụ chúc thư. Acte consensuel : văn bản thỏa thuận- xem Contrat/Contrat consensuel (tập I). Acte d’adoption : giấy nuôi nhận con nuôi- xem Adoption (tập I). Acte de décès : giấy chứng tử- xem Décès (tập I). Acte déguisé : chứng thư giả tạo- xem Acte/Acte apparent-Contrat/Contrat secret (tập I). Acte désintéressé : chứng thư không vụ lợi- xem Acte/Acte à titre gratuit (tập I). Actes de l’état civil : chứng thư hộ tịch- xem État civil (tập I). Acte de mariage : giấy đăng ký kết hôn- xem Mariage (tập I). Acte de naisance : giấy khai sinh, chứng thư khai sinh- xem Naissance (tập I). Acte exécutoire : văn bản thi hành, văn bản chấp hành. Văn bản thi hành là những văn bản khi được ban hành có hiệu lực bắt buộc những người liên quan phải chấp hành nội dung của văn bản này. Văn bản thi hành có thể là một biên bản xử phạt hành chính, biên bản công nhận hòa giải thành hoặc bản án chung thẩm của Tòa án, Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên của Tòa án. Tại Pháp văn bản thi hành thường có điều khoản yêu cầu cơ quan công lực cưỡng chế thi hành nếu không được người phải thi hành chấp hành. Acte fictif : văn bản giả tạo, chứng thư giả tạo- xem Acte/Acte apparent- Contrat/Contrat secret (tập I). Acte instrumentaire : chứng thư làm bằng. Chứng thư làm bằng là chứng thư được lập ra để chứng nhận một hành vi pháp lý phát sinh hiệu lực pháp lý; ví dụ chúc thư, các hợp đồng tặng cho. Acte notarié : công chứng thư, văn bản được công chứng- xem Acte/Acte authentique (tập I). Về giá trị pháp lý của văn bản công chứng điều 6 LCC thừa nhận: 1. Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thoả thuận khác. 2. Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu theo quy định của BLTTDS (điều 339a, 339b, 339c* BLTTDS). Acte simulé : chứng thư giả tạo- xem Acte/Acte apparent-Contrat/Contrat secret (tập I). Acte solennel : chứng thư trọng thức, chứng thư trọng thể. Chứng thư trọng thức là chứng thư được lập theo những hình thức luật định về thể thức, ví dụ như một hợp đồng mua bán bất động sản cần được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Acte sous seing privé : tư chứng thư. Tư chứng thư là các văn bản được tạo lập giữa những cá nhân nhằm phát sinh một hệ quả pháp lý nào đó nhưng không được công chứng hoặc được thị thực chữ ký bởi cơ quan liên quan (Phòng công chứng, UBND các cấp). Với loại chứng thư này chữ ký là thành tố quan trọng nhất vì nó chứng minh được sự đồng ý của người lập chứng thư. Về hiệu lực, người nào đã lập ra chứng thư này thì không thể sử dụng chúng nhằm làm lợi cho mình ngoại trừ phía đối phương đồng ý các khoản đã được ghi trước đó. Mỗi khi chứng thư được các bên công nhận chứng thư sẽ phát sinh hiệu lực bó buộc đối với các bên như là một công chứng thư. Acte sous signature privée: tư chứng thư- xem Acte/Acte sous signature privée (tập I). Acte translatif : : chứng thư chuyển nhượng (một hay nhiều quyền hay tất cả các quyền cho một người khác). 2. Chứng thực.
  • 11. Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 11 Demander acte : xin ghi nhận, xin chứng thực. Xin ghi nhận, xin chứng thực là xin lập văn bản nhằm ghi lại một sự kiện để sau này viện dẫn. Ví dụ trong một vụ kiện một bên có thể đề nghị Tòa ghi nhận một sự kiện hay lời khai của bên kia để dùng làm cơ sở về sau nếu có tranh nại. Donner acte : chứng thực. Dont acte : vậy chứng thực. 3. Hành vi (của một người). Hành vi được hiểu xem như thái độ ứng xử của một người trước một sự việc nào đó. Vì vậy về phương diện pháp lý hành vi này có thể có tính thực hiện (thể hiện một sự tích cực) nhưng cũng có thể có tính không thực hiện (thể hiện một sự tiêu cực). Tuy nhiên việc không làm, thái độ không làm dẫn đến thiệt hại được xem là hành vi trái pháp luật (Acte illicite). Acte à titre gratuit : hành vi vô thường, hành vi không vụ lợi, hành vi thực hiện không vì lợi ích cho mình- xem Contrat/Contrat à titre gratuit (tập I). Acte à titre onéreux : hành vi hữu thường, hành vi có vụ lợi, hành vi thực hiện có lợi ích cho mình- xem Contrat/Contrat à titre onéreux (tập I). Acte civil : hành vi dân sự. Hành vi dân sự là hành vi của các chủ thể dân sự thiết lập nhằm phát sinh một hay nhiều hậu quả pháp lý dân sự như họ mong đợi khi thiết lập hành vi này; ví dụ mua bán, lập di chúc, kết hôn… Acte conservatoire : hành vi bảo quản, hành vi bảo toàn. Hành vi bảo quản là hành vi của một người thực hiện trên tài sản của người khác với mục đích bảo vệ một quyền lợi của mình như xin Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời (kê biên tài sản hay cấm chuyển dịch tài sản đang tranh chấp...). Acte d’administration : hành vi quản lý (một tài sản), hành vi quản trị (một tổ chức)- xem Administration (tập I). Hành vi quản lý được hiểu dưới hai hình thức: đó là việc trông coi bảo quản một tài sản nhắm mục đích không những bảo toàn giá trị mà còn làm tăng thêm giá trị nguyên thủy của nó; ở một khía cạnh khác hành vi này được hiểu là sự đối lập của hành vi định đoạt- xem Acte/Acte disposition- Disposition (tập I). Acte de disposition : hành vi định đoạt. Hành vi định đoạt là hành vi có hiệu lực hoặc chuyển dịch quyền sở hữu một tài sản sang một người khác, hoặc từ bỏ quyền sở hữu của mình- xem Disposition (tập I). Acte de dommage : hành vi gây thiệt hại/gây tổn thất- xem Dommage (tập I). Acte entre vifs : hành vi lúc còn sống. Đây là hành vi pháp lý được thực hiện và phát sinh hiệu lực ngay khi các người liên quan còn sống. Acte fictif : hành vi giả tạo. Acte illicite : hành vi trái pháp luật. Acte juridique : hành vi pháp lý. Hành vi pháp lý là hành vi biểu lộ ý chí của một người nhằm phát sinh một hệ quả pháp lý ví dụ lập di chúc, mua bán. Acte translatif : hành vi chuyển dịch. Hành vi chuyển dịch là hành vi pháp lý làm chuyển dịch một hay toàn phần quyền có trên một tài sản sang cho người khác. Vì dụ việc lập di chúc, việc cho tặng, việc bán... Acte unilatéral : hành vi đơn phương. Hành vi đơn phương là hành vi biểu lộ ý chí của một người nhằm phát sinh một hiệu lực pháp lý (ví dụ: di chúc, thừa nhận con ngoài giá thú...). ACTE CIVIL : giao dịch dân sự- xem Contrat civil (tập I). Giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương hay song phương của các thể nhân, pháp nhân hay chủ thể dân sự khác nhằm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (điều 121 BLDS 2005). Acte civil conditionnel : giao dịch dân sự có điều kiện- xem Condition (tập I). Giao dịch dân sự có điều kiện là giao dịch chỉ phát sinh hay bị hủy bỏ khi điều kiện về phát sinh hay hủy bỏ giao dịch đã được các bên thỏa thuận khi thiết lập giao dịch xảy ra. Trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hay hủy bỏ giao dịch không xảy ra do hành vi cố ý ngăn trở của một bên hoặc của người thứ ba thì xem như điều kiện đó đã xảy ra. Nếu có sự tác động của một
  • 12. Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 12 bên hoặc của người thứ ba cố ý thúc đẩy cho điều kiện để làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch sự xảy ra thì điều kiện đó không được xem là xảy ra (điều 125 BLDS 2005). Conditions de validité des actes civils: các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực. Theo điều 122 BLDS 2005 giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực khi hội đủ các điều kiện sau: 1. Người tham gia giao dịch dân sự phải có năng lực hành vi dân sự- xem Capacité / Capacité d’exercice (tập I). 2. Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội- xem Bonne moeur- Ordre/Ordre public (tập I). 3. Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. 4. Hình thức giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật đối với mỗi loại giao dịch- xem Acte/Acte solennel- Acte civil/Forme d’actescivils- Forme/ Forme du contrat civil (tập I). Formes d’actes civils : hình thức giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc bằng các hành vi cụ thể (giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản). Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch cần phải làm bằng văn bản hoặc phải được công chứng hay chứng thực hoặc xin phép thì các bên giao kết phải tôn trọng quy định này (điều 124 BLDS 2005). Interprétation des actescivils: giải thích giao dịch dân sự- xem Interprétation/ Interprétation des actes civils (tập I). Nullité des actes civils : vô hiệu giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại điều 122 BLDS 2005 thì vô hiệu- xem Acte civil/Conditions de validité des actes civils (tập I). Sự vô hiệu của giao dịch có thể toàn phần hay từng phần. Giao dịch sẽ vô hiệu từng phần khi một phần của giao dich vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch (điều 135 BLDS 2005). Theo điều 137 BLDS 2005 khi giao dịch dân sự bị tuyên bố vô hiệu thì “Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập giao dịch”; từ đó: - Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả lại được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật; - Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. Đối với người thứ ba khi tham gia giao dịch dân sự bị tuyên bố vô hiệu BLDS 2005 đã đề ra nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người này nếu họ ngay tình. Điều 138 đã phân biệt hai trường hợp sau: - Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hửu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực. Nhưng nếu người thứ ba chiếm hữu động sản thông qua một hợp đồng không đền bù thì người sở hữu của động sản có quyền đòi lại tài sản (đối tượng của giao dịch); nếu có đền bù thì người chủ sở hữu động sản vẫn có quyền đòi lại tài sản nếu động sản đó bị lấy cắp hay bị mất cắp (điều 257 BLDS 2005). - Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa. ACTES (n) : tập biên bản. ACTIF (n) : tích sản, phần có, tài sản có. Tích sản là một thành tố thuộc gia sản của một người bao gồm những của cải, những quyền có thể tính bằng tiền- xem Patrimoine (tập I). ACTION (n) : cổ phần trong một công ty ADHÉSION (n) : sự chấp thuận gia nhập, sự đồng ý gia nhập, sự đồng ý tham gia. Trong ngôn ngữ thông thường Adhésion đồng nghĩa với Consentement; trong luật dân sự người ta thường dùng từ này đi kèm với từ hợp đồng để chỉ các loại hợp đồng trong đó nội dung đã được ấn định và do một bên đưa ra (thường là bên có ưu thế) để đề nghị bên kia ký, bên này chỉ
  • 13. Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 13 có quyền chọn một trong hai cách: ký hay không ký chứ không có quyền thương thảo nhằm điều chỉnh hợp đồng- xem Contrat/Contrat d’adhésion (tập I). ADJUDICATAIRE (n) 1. Người lãnh thầu, người trúng thầu. 2. Người được mua tài sản bán đấu giá. ADJUDICATEUR (n) 1. Người cho lãnh thầu. 2. Người bán đấu giá tài sản. ADJUDICATIF (adj) 1. Thuộc về bỏ thầu, thuộc về đấu thầu. 2. Thuộc về bán đấu giá. ADJUDICATION (n) 1. Sự bỏ thầu, sự đấu thầu. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại điều 1 của Luật đấu thầu trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế (điều 4 LĐT). 2. Sự bán đấu giá (Vente aux enchères /Vente aux enchères publiques ). Bán đấu giá là hình thức bán công khai một tài sản nào đó để những người dự mua (ít nhất là 2 người) có thể lần lượt trả giá; ai trả giá cao nhất so với khởi điểm hoặc ít nhất bằng giá khởi điểm mà người bán đưa ra sẽ được coi là chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán tài sản (điều 458 khoản 2 BLDS). Tài sản được đem bán có thể là động sản, bất động sản. Việc bán đấu giá được thực hiện theo ý muốn của chủ sở hữu tài sản hoặc khi pháp luật có quy định. Đối với tài sản chung đem bán đấu giá phải có sự đồng ý của các chủ sở hữu chung trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (điều 456 BLDS 2005). Ngoại trừ trường hợp tài sản được đem bán đấu giá để giúp bên chủ nợ thu hồi khoản nợ đã cho vay (tài sản được thế chấp); cũng có sự bán đấu giá nhằm giữ nguyên vẹn một tài sản chung phải đem chia, hoặc khi thuận chia tài sản mà có một số tài sản không có người nào muốn nhận hoặc không có thể nhận được, hoặc không đồng ý về giá trị (được tính bằng tiền) của tài sản thì những người đồng chủ sở hữu đem tài sản đó ra bán đấu giá. Người bán đấu giá phải thông báo công khai tại nơi bán đấu giá và trên các phương tiện truyền thông về thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng và danh mục các tài sản đem bán chậm nhất là bảy ngày đối với động sản và ba mươi ngày đối với bất động sản trước ngày bán đấu giá. Những người có liên quan đến tài sản bán đấu giá phải được thông báo về việc bán đấu giá để tham gia định giá khởi điểm trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định khác (điều 457 BLDS 2005). Đối với tài sản đem bán đấu giá người bán đấu giá không chịu trách nhiệm về giá trị, chất lượng của tài sản bán đấu giá (điều 458 khoản 5 BLDS 2005). Với các bất động sản, việc bán đấu giá được thực hiện tại nơi có bất động sản hoặc nơi do người bán đấu giá xác định. Những người muốn mua phải đăng ký mua và phải nộp một khoản tiền đặt trước. Nếu mua được tài sản đấu giá thì tiền đặt trước được trừ vào giá mua; nếu từ chối mua khi đã trúng đấu giá thì không được hoàn trả; nếu không được mua thì được hoàn trả lại khoản tiền này (điều 459 BLDS 2005). Việc bán đấu giá phải được lập thành văn bản và có chữ ký của người mua, người bán và hai người chứng kiến (điều 458 khoản 3 BLDS 2005). Nếu là bất động sản thì văn bản mua bán (qua đấu giá) phải được công chứng, chứng thực hoặc phải được đăng ký nếu pháp luật có quy định (điều 459 khoản 5 BLDS 2005). Chi tiết liên quan đến việc bán đấu giá được quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04-03-2010 của Chính phủ. ADJUGER (v) 1. Bỏ thầu, đấu thầu. 2. Bán đấu giá. ADMINISTRATION (n) : sự quản lý, sự quản trị. Quản lý là những hành vi sử dụng chỉ có mục đích bảo tồn, bảo toàn một tài sản nào đó hay làm tăng giá trị tài sản này chứ không bao hàm một quyết định đối với tài sản được giao như chuyển
  • 14. Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 14 dịch quyền sở hữu sang một người khác. Administration conjointe : sự đồng quản lý/đồng quản trị (đối với các tài sản chung)- xem Cogestion- Communauté- Indivision (tập I). Administration légale : sự quản lý/quản trị theo luật định. Administration judiciaire : sự quản lý/quản trị theo quyết định của Tòa án. ADMINISTRER (v) : quản lý, quản trị. ADMINISTRATEUR (n) : người quản lý, người quản trị, quản trị viên. Chức năng của người này là quản lý một hay nhiều tài sản hay toàn bộ sản nghiệp của một người khác- xem Absence/Déclaration d’absence (tập I). Chỉ trong một vài trường hợp đặc biệt luật mới chỉ rõ người quản lý, ví dụ cha/mẹ là người quản lý tài sản của con chưa thành niên- xem Tutelle (tập I). Thông thường luật chỉ quy định những điều kiện cần thiết để chỉ định người quản lý thông qua các người liên quan hay Tòa án cần phải chỉ định khi có tranh chấp. Administrateur de succesion : người quản lý di sản- xem Succesion/Administrateur de succesion (tập I). Administrateur légal : người quản lý được chỉ định theo luật. Administrateur judiciaire : người quản lý được chỉ định theo quyết định của Tòa án. Administrateur provisoire : người quản lý lâm thời. ADOPTABLE (adj) : có thể nhận làm con nuôi- xem Adoptant- Adopté (tập I). ADOPTANT (n) : người nhận nuôi con nuôi. Người nhận nuôi là những người vốn không có quan hệ huyết thống hoặc chỉ có quan hệ huyết thống bàng hệ đăng ký việc nhận nuôi theo thủ tục quy định tại Luật nuôi con nuôi và từ đó họ những quyền và nghĩa vụ của người nhận nuôi đối với con nuôi. Chính vì vậy Luật nuôi con nuôi tại điều 13 khoản 6 đã không thừa nhận việc ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi. Theo điều 69 LHNGĐ 2000, điều 14 LNCN người nhận nuôi con nuôi phải hội đủ các điều kiện sau đây: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ- xem Capacité/Capacité juridique des personnes physiques (tập I); - Hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên nhằm bảo đảm việc người cha/mẹ nuôi có đủ điều kiện đảm đương không những về nghĩa vụ mà cả về chức năng làm cha/mẹ đối với người con nuôi đồng thời cũng ngăn ngừa việc lạm dụng tình dục giữa người nhận nuôi và con nuôi (Tại Pháp cha mẹ nuôi phải lớn hơn đứa trẻ định nhận nuôi mười lăm tuổi. Nếu đứa trẻ này là con riêng của vợ hay chồng thì chỉ cần chênh nhau mười tuổi- điều 344 BLDS Pháp); - Có tư cách đạo đức tốt; - Có đủ điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; - Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội phạm xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những hành vi trái pháp luật, đạo đức xã hội- xem Courtage/Courtage d’adoption (tập I). Điều kiện này nhằm giúp người con được nhận nuôi sinh sống và trưởng thành trong một môi trường lành mạnh của người nhận nuôi. Cần lưu ý luật viết Việt Nam không đòi hỏi độ tuổi tối thiểu của người nhận nuôi con nuôi. ADOPTÉ (n) : người được nhận nuôi, con nuôi. Theo quy định một người chỉ có thể làm con nuôi của một người (độc thân) hoặc của hai người là vợ chồng (điều 68 khoản 2 LHNGĐ 2000, điều 8 khoản 3 LNCN) nhưng luật không cấm một người được làm con nuôi nhiều lần (không cùng một thời điểm) với nhiều người khác nhau. Về độ tuổi Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định rằng người được nuôi phải là người dưới 15 tuổi (điều 68 khoản 1) trong khi Luật nuôi con nuôi lại ấn định dưới 16 tuổi (điều 8). Ngoại lệ chỉ dành cho những thương binh, tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi người già yếu, cô đơn (điều 68 khoản 1). Không như Luật hôn nhân và gia đình Luật nuôi con nuôi đã nâng cao độ tuổi của người được nhận nuôi lên tối đa 18 tuổi (điều 8 khoản 2) nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a/ Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
  • 15. Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 15 b/ Được cô,cậu,dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. ADOPTER (v) : nhận làm con nuôi. ADOPTIF-ADOPTIVE (adj) : nuôi (tính cách) Enfant adoptif : con nuôi- xem Adoptif/Filiation adoptive (tập I). Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký (điều 3 LNCN). Filiation adoptive : quan hệ dòng giõi từ việc nhận nuôi con nuôi. Quan hệ có được từ việc nhận nuôi con nuôi không những chỉ liên quan đến nhân thân của người được nhận nuôi- ví dụ người này có thể thay đổi họ và tên theo yêu cầu của cha mẹ nuôi (điều 75 LHNGĐ 2000) mà còn liên quan đến quan hệ tài sản giữa được nhận nuôi với người nuôi cũng như đối với cha mẹ đẻ của người được nhận nuôi- xem Héritier/Ordre des héritiers (tập I). Điều 678 BLDS 2000 thừa nhận không những việc con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo pháp luật của các thành viên gia đình cha, mẹ ruột. Mère adoptive : mẹ nuôi. Père adoptif : cha nuôi. Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký(điều 3 LNCN). ADOPTION (n) : việc nuôi nhận con nuôi. Theo điều 67 LHNGĐ 2000, điều 4 LNCN: “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội”. Một người có thể nuôi nhận một hoặc nhiều người làm con nuôi. Pháp luật không hạn chế việc nuôi nhận nhiều người làm con nuôi miễn sao người nhận nuôi và người được nhận nuôi hội đủ các điều kiện theo quy định của luật pháp- xem Adoptant (tập I). cũng như mục đích nhận nuôi không trái luật pháp. Nhà nước và xã hội khuyến khích việc nhận nuôi trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi hoặc trẻ bị tàn tật làm con nuôi nhưng đồng thời cũng nghiêm cấm việc lợi dụng nuôi nhận con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác (điều 67 khoản 1, 2 LHNGĐ 2000, điều 7, 13 LNCN). Adoption conjointe/conjugale : việc nhận nuôi con nuôi của cả hai vợ chồng. Trong trường hợp này thì cả hai vợ chồng đều phải có đủ các điều kiện để nhận nuôi con nuôi- xem Adoptant (tập I). Adoption individuelle : việc nhận nuôi con nuôi chỉ riêng một người. Đây là trường hợp người nhận nuôi đang ở tình trạng độc thân hay nếu lập gia đình thì chỉ có một người muốn nhận nuôi nhưng phải được sự đồng ý của người kia (điều 343-1 BLDS Pháp). Luật hôn nhân và gia đình 2000 không có điều khoản nào nói rõ cho phép mỗi người trong hai vợ chồng có quyền tự nhận riêng con nuôi một mình cũng như không có điều khoản nào nói rõ cấm việc vợ hay chồng nuôi con nuôi riêng vì điều 70 chỉ ghi “trong trường hợp vợ chồng cùng nhận nuôi thì vợ chồng đều phải có đủ các điều kiện quy định...” Trước đó tại điều 68 khoản 2 lại ghi “Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc cả hai vợ chồng” nhưng hiểu “một người” ở đây là một người độc thân hay một trong hai vợ chồng thì cách hành văn có thể cho ta hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Adoption impliquant un élément d’extranéité : nuôi nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài (điều 3 LNCN). Theo điều 105 LHNGĐ 2000: - Khi người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam hoặc ngay trường hợp nhận trẻ em nước ngoài thường trú tại Việt Nam làm con nuôi thì phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà người đó là công dân về điều kiện nhận nuôi con nuôi. - Trong trường hợp việc nuôi nhận con nuôi có thành tố nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam thì quyền và nghĩa vụ giữa hai bên, việc chấm dứt con nuôi cũng được xác định theo pháp luật Việt Nam. - Nếu việc nuôi nhận con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được thực hiện tại nước ngoài thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi, việc chấm dứt nuôi con nuôi được xác định
  • 16. Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 16 theo pháp luật của nước nơi thương trú của con nuôi. - Việc nhận nuôi con nuôi này nếu đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì được công nhận tại Việt Nam. Theo Luật nuôi con nuôi thì “ Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước”- điều 4 khoản 3. Adoption plénière : việc nuôi nhận con nuôi trọn vẹn. Theo điều 356 BLDS Pháp việc nuôi nhận con nuôi trọn vẹn phát sinh một quan hệ cha mẹ/con mới thay cho quan hệ cha mẹ/con gốc theo huyết thống. Điều này có nghĩa là con nuôi không còn thuộc về gia đình huyết thống mặc dầu vẫn bị cấm kết hôn theo những quy định và trường hợp mà BLDS Pháp quy định. Trong trường hợp này con nuôi trọn vẹn có đủ quyền và nghĩa vụ đối với cha mẹ nuôi như chính cha mẹ đẻ; ngược lại cha mẹ nuôi cũng có những quyền và nghĩa vụ đối với con nuôi như chính đối với con đẻ. Khái niệm nuôi nhận con nuôi trọn vẹn dường như không được các nhà làm luật Việt Nam chấp nhận vì khoản 1 điều 4 LNCN đã ghi “Khi giải quyết việc nuôi con nuôi cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc”. Adoption simple : việc nuôi nhận con nuôi đơn giản. Trái với việc việc nuôi nhận con nuôi trọn vẹn, việc nuôi nhận con nuôi đơn giản không làm mất đi quan hệ giữa người con nuôi với cha mẹ đẻ. Theo BLDS Pháp thì đưa trẻ sẽ mang thêm họ của cha mẹ nuôi cùng họ của mình; tuy nhiên luật cũng cho phép Tòa án có thể quyết định đứa trẻ chỉ mang họ của cha mẹ nuôi (điều 363). Hiệu lực phát sinh quan trọng nhất trong trường hợp nhận nuôi con nuôi đơn giản là “Con nuôi vẫn ở trong gia đình gốc của mình và vẫn giữ nguyên các quyền của mình nhất là quyền thừa kế”- điều 364 BLDS Pháp. Effets de l’adoption : hệ quả của việc nuôi nhận con nuôi. Theo điều 24 LNCN việc nhận nuôi con nuôi mang lại các hệ quả sau: 1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó. 3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi. 4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi Révocation de l’adoption : sự hủy bỏ nuôi nhận con nuôi. Luật hôn nhân và gia đình 2000 cũng như Luật nuôi con nuôi đều khẳng định việc cho nhận trẻ em làm con nuôi chỉ được thực hiện trên tinh thần nhân đạo, nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em cũng như tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em. Vì vậy mọi hành vi lợi dụng việc nuôi con nuôi nhằm mục đích bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, che dấu hình thức mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác đều bị ngăn cấm. Mặt khác việc nhận người khác làm con nuôi chỉ có ý nghĩa khi giữa cha, mẹ nuôi với người con nuôi có quan hệ tình cảm gắn bó với nhau. Vì vậy khi quan hệ này không còn do việc người con nuôi vi phạm trầm trọng nghĩa vụ đối với cha mẹ nuôi hay ngược lại thì Toà án có thể xử hủy bỏ việc nuôi con. Điều 67, 69 LHNGĐ, điều 25 LNCN đã cho phép hủy bỏ việc nuôi nhận con nuôi nếu rơi vào một trong các trường hợp sau: - Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi; - Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi; - Cha mẹ nuôi có các hành vi lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc xúi giục ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội; hoặc phạm vào các tội mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em;
  • 17. Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 17 Theo điều 78 LHNGĐ 2000, điều 27 LNCN việc nuôi nhận con nuôi nếu bị hủy bỏ sẽ mang lại các hệ quả sau: 1. Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt. 2. Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó. Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt do việc cho con nuôi được khôi phục. 3. Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. 4. Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi. ALIÉNABILITÉ (n) : tính có thể chuyển nhượng- xem Hors-commerce (tập I). Đây là đặc tính của một tài sản có thể chuyển quyền sở hữu cho người thứ ba hoặc được một người khác xác lập một quyền trên tài sản này. ALIÉNATION (n) : sự chuyển nhượng- xem Hors-commerce (tập I). ALIÉNATION MENTALE : nhược điểm về tâm thần. Khi một người bị nhược điểm về tâm thần mà không thể nhận thức được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định- điều 21 BLDS 2005. ALIMENTS (n)- số nhiều : tiền cấp dưỡng, khoản cấp dưỡng, tiền trợ cấp nuôi dưỡng- xem Obligation alimentaire (tập I). ALLIANCE (n) : quan hệ pháp luật giữa cha mẹ vợ với con rễ hoặc cha mẹ chồng với con dâu. Việc kết hôn giữa hai người khác phái không những phát sinh quan hệ vợ chồng mà còn phát sinh quan hệ giữa cha mẹ vợ với con rễ hoặc cha mẹ chồng với con dâu. Vì vậy luật đã ngăn cấm việc kết hôn giữa bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rễ, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng (điều 10 LHNGĐ 2000). ALLIÉ (n) : tư cách thích thuộc. Tư cách này phát xuất từ những người có mối liên hệ gia đình do hôn nhân; ví dụ cha mẹ vợ với con rễ, cha mẹ chồng với con dâu. ALLOTISSEMENT (n) : sự chia thành từng phần (trong một tài sản chung). Việc chia thành từng phần nhằm xác định và giao cho mỗi người phần mình được hưởng trong một tài sản chung. Việc chia này được thực hiện hoặc theo sự thỏa thuận của các bên hoặc theo quyết định của Tòa án nếu có tranh chấp. ALLUVION (n) : sự bồi đắp làm tăng diện tích. ALLUVIONS (n) : đất bồi- xem Accession (tập I). AMENDE (n) : tiền phạt. Amende par jour de retard : tiền phạt đối với mỗi ngày trễ hạn (thi hành nghĩa vụ). Payer une amende : nộp tiền phạt. AMENDE CIVIL : tiền phạt do vi phạm nghĩa vụ dân sự. Trong luật dân sự, tiền phạt là khoản tiền mà người có nghĩa vụ phải thanh toán cho người có quyền khi người này không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết hay nghĩa vụ luật định. Vì thế phạt tiền được xem là một biện pháp cưỡng chế bằng tiền được luật dự liệu và Tòa án sẽ tuyên phạt trong trường hợp vi phạm các điều khoản đã được liệt kê trong luật. Theo nghĩa hẹp tiền phạt là khoản tiền ràng buộc người nào gây ra lỗi phải bồi thường thiệt hại cho người bị tổn thất. AMEUBLISSEMENT (n) : việc đưa một bất động sản riêng của vợ hay chồng vào khối tài sản cộng đồng của hai vợ chồng. AMEUBLIR (v) : đưa một bất động sản riêng của vợ hay chồng vào khối tài sản cộng đồng của hai vợ chồng. AMIABLE (adj) : do thỏa thuận, do hòa giải- xem Conciliation (tập I). Résiliation amiable d'un contrat : sự hủy bỏ một hợp đồng do thỏa thuận. Nói chính xác đây là trường hợp hai bên giao kết thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước kỳ hạn- xem Contrat civil/Résiliation unilatéral du contrat civil (tập I).
  • 18. Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 18 ANATOCISME (n) : sự chuyển lãi thành vốn. ANNULATION (n) : sự bãi bỏ, sự hủy bỏ, sự tiêu hủy. ANNULER (v) : bãi bỏ, hủy bỏ, tiêu hủy. ANNUITÉ (n) : tiền trả nợ định kỳ theo năm. Đây là số tiền mà con nợ phải trả theo định kỳ hằng năm cho chủ nợ nhằm thanh toán một món nợ, ANTICHRÈSE (n) : sự thế chấp, sự cầm cố (bất động sản). Đây là một biện pháp bảo đảm có tính đối vật cho phép bên có quyền giữ một bất động sản của bên có nghĩa vụ đồng thời có quyền khai thác bất động sản và thu được tất cả hoa lợi có được của sự khai thác này cho đến thời điểm nghĩa vụ được hoàn tất - xem Nantissement- Hypothèque (tập I). Trong thực tế biện pháp bảo đảm này ít được dùng. ANTICHRÉSISTE (n): bên nhận thế chấp/cầm cố (bất động sản). ANTICIPATION (n) : việc làm trước kỳ hạn. Anticipation de paiement : việc trả (tiền) trước kỳ hạn. ANTICIPER (v) : trả (tiền) trước kỳ hạn. Anticiper un paiement : trả (tiền) trước kỳ hạn. ANTIDATE (n) : sự ghi lui lại nhật kỳ (trước nhật kỳ thật) APOSTILLE (n) 1. Tất cả các khoản sửa đổi hoặc ghi thêm bên lề, phía trên hoặc phía dưới một chứng thư. 2. Lời phê chuyển (một lá đơn). APPARENCE (n) 1. Tình trạng giả tạo- xem Acte/Acte apparent- Contrat/Contrat secret (tập I). 2. Tình trạng bên ngoài, sự biểu hiện bên ngoài, tình trạng biểu kiến. Théorie de l'apparence : học thuyết tình trạng bên ngoài. Học thuyết tình trạng bên ngoài được đưa ra căn cứ vào tình trạng biểu hiện một cách minh bạch, công khai và liên tục một sự việc nào đó để bảo tồn và công nhận những hành vi của một chủ thể tuy họ không phải là chủ thể thực thụ nhưng bề ngoài ai ai cũng tin rằng người đó có quyền ấy. Ví dụ: - Trong lĩnh vực gia đình tình trạng chung sống ngoại hôn của hai người khiến gây lầm tưởng cho người thứ ba họ là cặp vợ chồng có hôn thú; vì thế những hợp đồng do người thứ ba giao kết với một trong hai người này cần được bảo vệ. - Trong lĩnh vực tài sản một người chiếm hữu liên tục và ổn định một tài sản có thể khiến gây lầm tưởng người này là chủ sở hữu của vật chiếm hữu. Ví dụ tình trạng thừa hưởng di sản của một người trong một thời gian dài không ai thấy có các đồng thừa kế, trường hợp này cần bảo vệ người thứ ba đã thực hiện các giao dịch đối với tài sản này. Nội dung và nền tản của học thuyết này thường được người thứ ba (người thực hiện các quan hệ giao dịch với người trong thực tế không phải là chủ thể của quyền) nêu ra để chống lại với yêu cầu đòi hủy bỏ giao dịch này của người có quyền thực sự. Ví dụ A ủy quyền cho B thực hiện một hành vi giao dịch với người thứ ba- xem Mandat (tập I). Theo quy định tại khoản 2 điều 584 thì người được ủy quyền phải “báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền”; nhưng nếu người này về sau không báo cho người thứ ba biết về việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền khiến người thứ ba vẫn thực hiện giao dịch trong phạm vi ủy quyền cũ. Khi xảy ra tranh chấp, người thứ ba có thể viện dẫn “học thuyết tình trạng bên ngoài” nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tình trạng bên ngoài ở đây là nội dung và phạm vi ủy quyền ban đầu. Theo học lý và án lệ các nước phương tây nguyên tắc này khá cần thiết cho sự ổn định các giao dịch dân sự vì khó nhận biết được tình trạng pháp lý thực sự của một người. Tuy nhiên để có thể chấp nhận việc áp dụng thuyết ngoại biểu án lệ đòi hỏi hai điều kiện: - Những sự giao dịch phải dựa vào một tình trạng thực tiễn bên ngoài: người thực sự áp dụng các quyền hay mang tư cách phải thực hiện các quyền của một chủ thể thực sự; - Tình trạng bên ngoài phải gây ra nhầm lẫn chung cho tất cả mọi người và nhầm lẫn riêng cho người đã giao kết với họ. BLDS 2005 phần nào đã đưa ý niệm “bên ngoài” nói trên trong việc giải quyết các hậu quả của giao dịch dân sự bị tuyên bố vô hiệu đối với người thứ ba ngay tình khi tham gia các giao dịch
  • 19. Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 19 này tại điều 138- xem Acte civil/Nullité des actes civils (tập I). APPARENT (adj) : thuộc tình trạng bên ngoài.. Acte apparent : hành vi giả tạo, chứng thư giả tạo- xem Acte/Acte apparent (tập I). APPORT (n) 1. Kỷ phần của vợ hay chồng trong khối tài sản chung. 2. Phần góp của một người trong một tài sản chung. Apport en société : phần góp vào công ty. Phần góp này có thể dưới nhiều dạng khác nhau: tiền mặt, tài sản vô hình (quyền), tài sản hữu hình lẫn vô hình. Ví dụ vốn cửa hàng thương mại bao gồm vốn (tài sản hữu hình) và khách hàng (tài sản vô hình). Khi một người góp vốn vào công ty phần tài sản này thực sự đã được chuyển dịch từ tài sản riêng của người góp vốn sang tài sản của công ty và như vậy phần góp vốn này do công ty quản lý. Tuy luật không nói rõ nhưng có thể hiểu rằng mỗi khi góp vốn dưới hình thức hiện vật người góp vốn có những nghĩa vụ như người bán bao gồm hai nghĩa vụ chính là bảo đảm quyền sở hữu và bảo đảm chất lượng của tài sản góp vốn. APPROPRIATION (n) : sự chiếm giữ, sự chiếm cứ. S’approprier (v) : chiếm giữ, chiếm cứ. ARRHES (n) 1. Tiền đặt cọc, khoản tiền cọc. 2. Việc đặt cọc. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hay kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác (được gọi chung là tài sản đặt cọc) nhằm làm bằng chứng chắc chắn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự trong một thời gian nhất định. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản (358 khoản 1 BLDS 2005). Theo khoản 2 của điều 358 nói trên trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được khấu trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản và một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Như vậy ta thấy tài sản đặt cọc thực hiện hai chức năng: - Chức năng thanh toán nếu hợp đồng dân sự được giao kết hay được thực hiện. Đối với chức năng này luật viết đồng hóa giá trị tài sản đặt cọc như là một khoản tiền trả trước trong khi bản chất của khoản tiền trả trước là khoản tiền được trả cho một giao dịch chắc chắn. - Chức năng chế tài nếu hợp đồng dân sự không được giao kết hay thực hiện như đã phân tích ở phần trên. Khoản 2 điều 358 nói trên nhà làm luật sau khi đưa ra nguyên tắc chế tài như đã nói còn dành quyền cho các bên giao kết có những thỏa thuận khác. Điều này có thể hiểu là hai bên có thể cam kết phải thực hiện nghĩa vụ tiếp theo mà không thể viện dẫn bất cứ lý do gì để không giao kết; trong trường hợp này bên vi phạm có thể bị bên kia yêu cầu Tòa cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ đã cam kết nhất là khi tiền cọc có giá trị lớn và được đồng hóa như là khoản tiền trả trước Lưu ý : - Việc đặt cọc chỉ có hiệu lực từ khi và chỉ khi hai bên đã chuyển giao một khoản tiền hoặc một động sản dùng làm tiền đặt cọc; - Tài sản đặt cọc chỉ có thể là tiền, giấy tờ trị giá bằng tiền hay một động sản cụ thể chứ không thể là các quyền tài sản; - Về tổng quát xử lý việc đặt cọc thực chất là việc phạt và khác với việc bồi thường thịêt hại xảy ra. BLDS Pháp cũng dự liệu trường hợp tương tự trên tại điều 1590 như sau “Nếu việc hứa bán có kèm theo đặt cọc, mỗi bên đều có thể từ bỏ lời hứa. Người đặt cọc sẽ mất tiền cọc, nếu không mua. Người nhận tiền cọc phải hoàn lại gấp đôi số tiền đặt cọc nếu không bán”. ASCENDANT (n) : hàng tôn thuộc (gồm cha me, ông bà, chú bác, cô dì...). ASSOCIATION (n) : hội, hiệp hội. Hội là một tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của những người cùng chung một mục đích nhưng hoạt động không nhắm mục đích sinh lợi để chia cho các thành viên. Nghị định số 88/2003/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội đã định nghĩa hội tại điều 2 như sau “....là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành
  • 20. Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 20 nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan”. Tùy theo phạm vi hoạt động của hội, thẩm quyền cho phép thành lập là Bộ trưởng Bộ Nội vụ đối với hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh; là Chủ tịch UBND cấp tỉnh đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh. ASSURANCE (n): : sự bảo hiểm. Bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên thông qua việc giao kết hợp đồng bảo hiểm - xem Assurance/Contrat d’assurance (tập I) theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm- còn được gọi là bảo phí, còn bên nhận bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm hay còn gọi là những rủi ro được bảo hiểm - xem Assuré/Risque assuré (tập I) xảy ra. Bảo hiểm bao gồm bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc. BLDS 2005 quy định các vấn đề cơ bản về bảo hiểm tại điều 567 và các điều kế tiếp. Assurance de dommage aux personnes: bảo hiểm tổn thất con người. Loại bảo hiểm này liên quan đến những tổn thất từ những tác động bên ngoài dẫn đến thương tích hay làm thiệt mạng người được bảo hiểm. Khoản tiền bảo hiểm sẽ được trả cho người được bảo hiểm hay thừa kế của người này (trường hợp người được bảo hiểm chết) hay cho một người thứ ba nếu người được bảo hiểm chỉ rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Assurance de dommage aux biens: bảo hiểm tổn thất tài sản. Loại bảo hiểm này liên quan đến những thiệt hại mà tài sản đem ra bảo hiểm gặp phải do tác động bên ngoài theo điều kiện hai bên thỏa thuận hay theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp quyền sở hữu đối với tài sản bảo hiểm được chuyển sang người khác (do mua bán, thừa kế, phát mãi...) thì chủ sở hữu mới đương nhiên thay thế chủ sở hữu củ trong hợp đồng đã ký với phía bảo hiểm kể từ thời điểm chuyển quyền sở hữu. Người chủ sở hữu củ có trách nhiệm thông báo cho chủ sở hữu mới cũng như cho bên bảo hiểm biết việc chuyển quyền sở hữu này (điều 579 BLDS 2005); tuy nhiên nếu bảo hiểm có tính tự nguyện chủ sở hữu mới có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Assurance de responsabilité civile: bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Đây là trường hợp bảo hiểm các trách nhiệm dân sự mà người mua bảo hiểm có thể bị quy trách nhiệm về những thiệt hại gây ra cho người thứ ba. Trong trường hợp này, hoặc theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật bên bảo hiểm phải bồi thường cho bên mua bảo hiểm hoặc trả trực tiếp cho người thứ ba theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm số thiệt hại do bên mua bảo hiểm gây ra cho người thứ ba theo mức bảo hiểm đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Nếu bên mua bảo hiểm đã bồi thường thiệt hại cho người thứ ba thì có quyền yêu cầu bên bảo hiểm bồi hoàn lại khoản tiền mà mình đã trả nhưng không vượt quá mức trả bảo hiểm mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật đã quy định (điều 580 BLDS 2005). Assurance volontaire : bảo hiểm tự nguyện. Bảo hiểm tự nguyện là trường hợp có sự thỏa thuận giữa các bên về các điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm. Assurance obligatoire : bảo hiểm bắt buộc. Bảo hiểm bắt buộc là trường hợp bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm và các bên có nghĩa vụ thực hiện. Ví dụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Nghị định 103/2008/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Điều 6 khoản 1 của Nghị định này đã ghi “Chủ xe cơ giới phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định tại Nghị định này và Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do Bộ Tài chính quy định”. Compagnie d’assurance : công ty bảo hiểm. Contrat d’assurance : hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm- xem Assuré/Risque assuré (tập I). Hợp đồng bảo hiểm phải được lập bằng văn bản. Giấy yêu cầu bảo hiểm có chữ ký của bên mua bảo hiểm là bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng bảo hiểm (điều 570 BLDS 2005). Để hình thành một hợp đồng bảo hiểm, theo yêu
  • 21. Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 21 cầu của bên bảo hiểm- khi mua bảo hiểm người mua phải cung cấp cho bên bảo hiểm đầy đủ các thông tin có liên quan đến đối tượng bảo hiểm trừ các thông tin mà bên bảo hiểm đã biết hoặc phải biết. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai lầm nhằm giao kết hợp đồng có lợi cho mình thì bên bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và thu phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dức thực hiện hợp đồng. ASSURÉ (adj) : được bảo hiểm. Risque assuré : sự kiện bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm. Theo điều 571 BLDS 2005, điều 3 LKDBH sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hay pháp luật quy định xảy ra thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc tiền bồi thường cho bên được bảo hiểm hay cho người thụ hưởng. Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người thụ hưởng thông thường là thừa kế của người được bảo hiểm trong trường hợp người bảo hiểm chết nhưng người thụ hưởng cũng có thể là một người khác (điều 3 điểm 8 LKDBH). Ví dụ trong trường hợp tài sản thế chấp thì bên bảo hiểm sẽ chi trả số tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (điều 346 khoản 2 BLDS 2005). ASSURÉ (n) : người được bảo hiểm. Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Thông thường người được bảo hiểm là người mua bảo hiểm nhưng cũng có thể là người thụ hưởng (điều 3 điểm 7 LKDBH)- xem Assurance- Assuré/Risque assuré (tập I). ASSUREUR (n) : người/bên bảo hiểm, người/bên mua hiểm- xem Asssurance (tập I). Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng (điều 3 điểm 6 LKDBH). ASTREINTE (n) 1. Sự cưỡng bức, sự bó buộc, sự bắt buộc (thực hiện nghĩa vụ). 2. Tiền phạt vi phạm việc chậm thực hiện nghĩa vụ. Phạt vi phạm là một trong các biện pháp nhằm bảo đảm việc thi hành nghĩa vụ đúng thời hạn đã cam kết- theo đó bên bị vi phạm nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia (bên vi phạm nghĩa vụ) phải nộp một khoản tiền căn cứ theo sự thỏa thuận của hai bên hay căn cứ theo quy định của pháp luật trong trường hợp vi phạm các điều đã cam kết. Về nguyên tắc việc phạt vi phạm loại trừ việc bồi thường thiệt hại nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác. Vì vậy khi thỏa thuận về việc phạt vi phạm- nếu các bên không có thỏa thuận khác- nếu một bên vi phạm thì bên kia chỉ có quyền yêu cầu bên vi phạm nộp khoản tiền phạt đã được các bên thỏa thuận chứ không có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại nữa. Nếu các bên có thỏa thuận về việc lựa chọn biện pháp phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại thì quyền lựa chọn thuộc về bên có quyền bị vi phạm. Theo quan điểm của nhiều người, trong việc áp dụng nguyên tắc này tuy việc thực hiện điều khoản về phạt vi phạm có tác dụng loại trừ trách nhiệm dân sự của bên có nghĩa vụ theo những quy định về luật nghĩa vụ và hợp đồng- nhưng cũng khó chấp nhận nếu người vi phạm nghĩa vụ có lỗi cố ý nặng và gây thiệt hại nghiêm trọng cho bên có quyền và người vi phạm lại chọn giải pháp “phạt vi phạm” để lẫn tránh trách nhiệm bồi thường tương đương do lỗi của mình gây ra. Bởi vậy BLDS 2005 đã ghi rõ tại điều 422 khoản 3 theo đó “Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thỏa thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại”. Khi nói đến trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự, điều 305 BLDS cũng quy định: 1. Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn để bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền, bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụ không còn cần thiết đối với bên có quyền thì bên này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại. 2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại
  • 22. Tự điển thuật ngữ pháp lý Pháp-Việt 22 thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Khác với BLDS 1995, BLDS 22005 không quy định “phạt vi phạm” như là một trong các phương thức bảo vệ quyền dân sự vốn được BLDS 1995 thừa nhận. Trong giao dịch dân sự các bên có thể thỏa thuận về phạt vi phạm như là một trong các nội dung của hợp đồng (điều 402 khoản 7 BLDS 2005) nhằm tôn trọng và phát huy tinh thần tự thỏa thuận, tự chịu trách nhiệm của các chủ thể trong quan hệ giao dịch dân sự do họ thiết lập. ATTESTATION DU DROIT D’USAGE DES SOLS (n): giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. ATTRIBUTAIRE (n) : người được phân một phần (trong một tài sản). AUTEUR (n) 1. Người chịu trách nhiệm về hành vi do mình gây ra. 2. Người chuyển quyền. Người chuyển quyền là người chuyển một quyền của mình được luật pháp thừa nhận sang một người khác (được gọi là người kế quyền). Ví dụ người bán là người chuyển quyền, người mua là người kế quyền. Dù hành vi chuyển quyền có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau (mua bán, cho tặng, thừa kế...) tiếng Pháp các người kế quyền được gọi chung một từ “Ayants de cause, Ayants cause, Ayants de droit, Ayants droit”. 3. Tác giả (một tác phẩm, một công trình...). Theo điều 736 BLDS 2005 được xem là tác giả: - Người sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là tác giả của tác phẩm đó; - Người sáng tạo ra tác phẩm phát sinh từ tác phẩm của người khác bao gồm tác phẩm được dịch từ ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn là tác giả của tác phẩm phát sinh đó. Droit d’auteur : quyền tác giả Quyền tác giả được hiểu là các quyền dân sự bao gồm các quyền về nhân thân lẫn tài sản của tác giả đối với tác phẩm do mình tạo ra (điều 738 khoản 1 BLDS 2005, điều 4, 18 LSHTT 2005). Những quyền này được pháp luật bảo vệ trong đó độc quyền sử dụng tác phẩm là khởi điểm của mọi quyền tài sản khác của tác giả. Quyền tác giả phát sinh kể từ ngày tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định (điều 739 khoản 1 BLDS 2005) Theo điều 19 và 20 LSHTT 2005, quyền tác giả bao hàm quyền nhân thân và quyền tài sản: 1. Khía cạnh (quyền) nhân thân của quyền tác giả bao gồm: - Đặt tên cho tác phẩm; - Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; - Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; - Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất cứ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. 2. Khía cạnh (quyền) tài sản của quyền tác giả bao gồm: - Cho phép tạo tác phẩm phát sinh; - Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; - Sao chép tác phẩm; - Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; - Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; - Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. Succession des droits d’auteur: thừa kế quyền tác giả. Trước đây theo điều 13 Nghị định số 76/CP ngày 29.11.1996 hướng dẫn thực hiện một số quy định về quyền tác giả tại BLDS 1995, vấn đề thừa kế quyền tác giả được quy định như sau: - Trong trường hợp thừa kế quyền tác giả theo pháp luật thì những người được thừa kế có quyền ngang nhau trong việc sử dụng và định đoạt tác phẩm, nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết; - Trong trường hợp thừa kế theo di chúc thì những thừa kế được quyền sử dụng và định đoạt theo phạm vi đã được xác định cụ thể trong nội dung di chúc. Trong trường hợp nội dung di chúc không nói rõ phạm vi của việc sử dụng, định đoạt tác phẩm của từng thừa kế và các đồng thừa kế không thỏa thuận được vấn đề này thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết; - Trong trường hợp tác giả không có thừa kế hoặc các thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không có