SlideShare a Scribd company logo
1 of 13
MỘT SỐ THÔNG SỐ ĐIỆN TÂM ĐỒ Ở TRẺ EM BÌNH THƯỜNG TỪ 7 ĐẾN 15
TUỔI NGƯỜI DÂN TỘC KINH Ở TỈNH YÊN BÁI
Trần Long Giang1*
, Mai Văn Hưng1
, Đỗ Công Huỳnh2
, Nguyễn Cửu Nguyệt Huế1
,
Nguyễn Thị Bích1
1
Đại học Quốc gia Hà Nội
2
Học viện Quân Y, Hà Nội
TÓM TẮT
Nghiên cứu này với mục đích đánh giá một số thông số điện tâm đồ như: tần số tim,
trục điện tim, thời gian và biên độ sóng P, thời gian PQ, thời gian QRS, thời gian QT và
biên độ sóng Q theo các nhóm tuổi ở trẻ em bình thường từ 7 đến 15 tuổi người dân tộc
Kinh ở Yên Bái. Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang trên 544 học sinh chia làm 3 nhóm
tuổi theo Tổ chức y tế thế giới (WHO). Kết quả điện tâm đồ cho thấy: 100% trường hợp có
nhịp xoang. Tần số tim có khoảng dao động lớn và giảm dần theo tuổi. Trục QRS là trục
trung gian. Ngoài ra, nghiên cứu đã cung cấp một số thông số điện tâm đồ khác như: Thời
gian và biên độ sóng P, khoảng PQ, QT, phức bộ QRS, biên độ sóng Q của chuyển đạo
mẫu ở trẻ em bình thường 7 - 15 tuổi. Nhìn chung, các thông số điện tâm đồ ở trẻ em bình
thường người dân tộc Kinh ở Yên Bái không có sự khác biệt nhiều giữa nam và nữ.
Từ khóa: Điện tâm đồ, trẻ em, miền núi
*Tác giả: Trần Long Giang
Địa chỉ: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên –
Đại học Quốc Gia Hà Nội
Điện thoại: 0968.774.222
Email: giangbiology@gmail.com
Ngày nhận bài:
Ngày gửi phản biện:
Ngày đăng bài:
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Điện tâm đồ là một trong những phương tiện thăm dò rất phổ biến, kỹ thuật đơn
giản, chi phí thấp và giúp ích cho việc chẩn đoán các bệnh gây ra các biến đổi của cơ tim.
Việc xác định các giá trị điện tâm đồ bình thường là cơ sở để đánh giá các bệnh lý về tim.
Ở nước ta đã có nhiều tác giả nghiên cứu về điện tâm đồ ở trẻ em [1, 2-5, 8]. Trong
số này phải kể đến những công trình nghiên cứu như: quyển “Hằng số sinh học người Việt
Nam” năm 1975 trình bày kết quả nghiên cứu điện tâm đồ trên trẻ em ở 2 nhóm tuổi: 7 - 11
tuổi và 12 - 17 tuổi; quyển “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 -
thế kỷ XX” nghiên cứu trên đối tượng trẻ em từ sơ sinh đến 15 tuổi ở Hà Nội; và nghiên
cứu trên trẻ em từ 3 đến 15 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Xuân Cẩm Huyên;
… Nhìn chung, những nghiên cứu này chủ yếu tập trung nghiên cứu trên đối tượng trẻ em ở
thành phố và vùng đồng bằng, chưa có nhiều nghiên cứu thực hiện trên trẻ em ở miền núi,
đặc biệt chưa có nghiên cứu về điện tâm đồ trên trẻ em bình thường ở Yên Bái. Xuất phát
từ lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục đích đánh giá một số thông
số điện tâm đồ như: nhịp tim, thời gian và biên độ sóng P, khoảng PQ, thời gian QRS,
khoảng QT, biên độ sóng Q và trục điện tim ở trẻ em bình thường từ 7 đến 15 tuổi theo các
nhóm tuổi ở tỉnh Yên Bái.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu: bao gồm 544 học sinh (273 nam và 271 nữ) có độ tuổi từ 7
đến 15 đang học Tiểu học và Trung học cơ sở tại các trường Tiểu học và Trung học cơ sở
thuộc các huyện Văn Yên và Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái, có chiều cao và cân nặng
phù hợp với lứa tuổi, được xác định là có sức khỏe bình thường thông qua khám sức khỏe
định kỳ của cán bộ y tế cơ sở.
2.2 Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2013
2.3 Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại các trường thuộc huyện Văn Yên
và huyện Mù Cang Chải, gồm:
(1) Trường Tiểu học Nậm Khắt, xã Nậm Khắt – Mù Cang Chải;
(2) Trường Trung học cơ sở Nậm Khắt, xã Nậm Khắt – Mù Cang Chải;
(3) Trường Tiểu học Púng Luông, xã Púng Luông – huyện Mù Cang Chải;
(4) Trường Trung học cơ sở Púng Luông, xã Púng Luông – huyện Mù Cang
Chải;
(5) Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Yên Thái, xã Yên Thái – huyện Văn
Yên;
(6) Trường Tiểu học Mỏ Vàng, xã Mỏ Vàng – huyện Văn Yên;
(7) Trường Trung học cơ sở Trần Quốc Toản, thị trấn Mậu A – huyện Văn
Yên.
2.4 Cỡ mẫu:
Những trẻ tham gia nghiên cứu được chia thành 3 nhóm tuổi theo WHO: 7 - 9,
10 - 12, 13 - 15.
Cỡ mẫu được tính theo công thức:
2 2
2
zδ
N
ε
≥
cho mỗi nhóm tuổi.
Trong đó:
z : tương ứng sai số α/2 = 2,5% suy ra α/2z
= 1,96.
δ : độ lệch chuẩn. Độ lệch chuẩn của thời gian sóng P được chọn làm đại diện
cho các chỉ tiêu nghiên cứu trong công thức tính cỡ mẫu. Theo “Các giá trị sinh học
người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 – thể kỷ XX” thì δ = 10ms.
ε : sai số, chọn ε = 2,1 ms.
Từ đó
2 2
2
1,96 x10
N 88
2,1
≥ ≈ cho mỗi nhóm tuổi. Trên thực tế, chúng tôi phải đo số
lượng trẻ cao hơn N từ 3 đến 4 học sinh để phòng các trường hợp phải loại trừ.
2.5 Tuyển chọn học sinh
Các trường được chọn ngẫu nhiên theo danh mục các trường Tiểu học, Trung học
cơ sở do Phòng giáo dục các huyện Văn Yên và Mù Cang Chải cung cấp. Tại trường đến
đo, các học sinh được chọn một cách ngẫu nhiên theo danh sách của trường, bắt đầu bằng
học sinh bất kỳ, sau đó cách n người lại chọn người tiếp theo, n được tính bằng số học sinh
định đo chia cho tổng số học sinh của trường. Danh sách học sinh của các trường sẽ được
thông qua nhân viên y tế trường học và cán bộ trạm y tế xã để loại trước những học sinh có
bệnh về tim hay bệnh đặc biệt nào khác. Sau đó các học sinh trước khi được đo điện tim sẽ
được phát phiếu thu thập số liệu để phụ huynh điền vào phần tiền sử bệnh. Trước khi đo,
học sinh được nhân viên y tế bắt mạch, nếu < 140 lần/phút đối với trẻ 7- 9 tuổi và 10 - 12
tuổi và <130 lần/phút đối với trẻ 13 - 15 tuổi chúng tôi mới tiến hành đo.
2.6 Phương pháp đo các chỉ tiêu nghiên cứu
Điện tâm đồ được ghi bằng máy điện tim 3 kênh Cardiofax ECG – 9620L do hang
Nihokoden – Japan sản xuất. Máy có màn hình tinh thể lỏng, giúp quan sát 12 đạo trình
cùng lúc, giúp phát hiện nhiễu trước khi in. Các điện cực trước tim có đường kính phù hợp
với lứa tuổi. Điện tâm đồ được ghi trong trạng thái trẻ nằm yên, không sợ hãi. Tất cả các trẻ
đều được ghi đủ 12 chuyển đạo (ở đây chỉ sử dụng chuyển đạo mẫu). Quá trình mắc điện
cực, ghi điện tâm đồ đều do các kỹ thuật viên bộ môn Sinh lý lao động – Học viện Quân Y
thực hiện. Đọc điện tâm đồ dựa theo Hướng dẫn đọc điện tim của Trần Đỗ Trinh và Trần
Văn Đồng [3].
Các chỉ số đánh giá gồm tần số tim, thời gian và biên độ sóng P, khoảng PQ, thời
gian QRS, khoảng QT và trục điện tim.
Tần số tim được xác định bằng công thức
s
60
F=
RR ;
Thời gian và biên độ sóng P (sóng P: sóng khử cực tâm nhĩ) được đo ở DII;
Khoảng PQ: Là thời gian truyền đạt nhĩ thất, được đo từ khởi điểm của P tới
khởi điểm của Q (hay tới khởi điểm của R, nếu không có Q), khoảng PQ được đo ở
DII;
Thời gian QRS: Là thời gian khử cực thất, thời gian QRS được đo ở chuyển đạo
có khoảng QRS dài nhất, được xác định từ khởi đầu của sóng Q đến hết sóng S;
Khoảng QT: Là thời gian tâm thu điện học của thất, được đo ở DII bắt đầu từ
khởi điểm sóng Q (hay sóng R, nếu không có Q) tới điểm cuối sóng T.
Sóng Q: Là sóng khử cực vách liên thất, được đo ở DIII.
Trục điện tim: Được xác định bằng phương pháp sử dụng tam giác Ainthoven.
Xử lý thống kê: Các số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 để tính các tham
số đặc trưng của các chỉ tiêu. Sử dụng test t – student để so sánh 2 giá trị trung bình cộng,
sử dụng Anova để so sánh 3 giá trị trung bình cộng của 3 nhóm tuổi. Khi p < 0,05 sự khác
biệt được coi là có ý nghĩa thống kê.
III. KẾT QUẢ
Nghiên cứu 544 bản điện tâm đồ của 544 học sinh có độ tuổi từ 7 - 15 đến từ 3
trường Tiểu học, 3 trường Trung học cơ sở và 1 trường liên cấp I + II tại tỉnh Yên Bái, tất
cả đều được xác định là không có bệnh tim mạch hay một bệnh gì khác có ảnh hưởng đến
tim hay dòng điện tim.
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong các bảng từ bảng 1 đến bảng 7.
3.1. Tần số tim
Tần số tim được gọi là nhịp tim, là số lần tim đập trong một phút. Để tính tần số
tim, chúng tôi sử dụng công thức tần số
s
60
F=
RR . Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp
sóng R nhỏ quá hay mờ, nát chúng tôi chọn sóng S thay thế. Kết quả đo tần số tim
được thể hiện trong bảng 1.
Bảng 1. Tần số tim trung bình của các học sinh tham gia nghiên cứu ( n = 544),
(nhịp/phút)
Nhóm tuổi
Nam Nữ
p
n
X1 ± SD
(min - max)
n
X2 ± SD
(min - max)
7 - 9 91
93,2 ± 18,8
(61 ÷ 122)
91
96,4 ± 19,2
(65 ÷ 133)
0,2576
10 - 12 92
85,8 ± 17,3
(59 ÷ 123)
90
89,2 ± 18,1
(62 ÷ 129)
0,1968
13 -15 90
79,3 ± 16,8
(54 ÷ 113)
90
80,1 ± 17,2
(56 ÷ 130)
0,8301
X1, X2: Tần số tim trung bình ở nam và nữ;
SD: độ lệch chuẩn
Kết quả trong bảng 1 cho thấy, tần số tim ở cả nam và nữ đều giảm theo các nhóm
tuổi (p<0,05) và không có sự khác biệt giữa nam và nữ (p>0,05). Tần số tim của nam từ
93,2 ± 18,8 nhịp/phút ở nhóm 7 - 9 tuổi giảm xuống còn 79,3 ± 16,8 nhịp/phút ở nhóm 13 -
15 tuổi, mỗi nhóm giảm trung bình, mỗi nhóm giảm trung bình 6,95 nhịp/ phút. Tần số tim
của nữ từ 96,4 ± 19,2 nhịp/phút ở nhóm 7 - 9 tuổi giảm xuống còn 80,1 ± 17,2 nhịp/phút ở
nhóm 13 - 15 tuổi, mỗi nhóm tuổi giảm trung bình 8,15 nhịp/phút.
3.2. Thời gian sóng P
Thời gian sóng P của trẻ 7 - 15 tuổi được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2. Thời gian sóng P (ms)
Nhóm tuổi
Nam Nữ
p
n
X1 ± SD
(min - max)
n
X2 ± SD
(min - max)
7 - 9 91
74 ± 13
(40 - 110)
91
76 ± 13
(40 - 110)
0,3009
10 - 12 92
78 ± 14
(50 - 110)
90
82 ± 14
(60 - 110)
0,0556
13 - 15 90
89 ± 15
(60 - 110)
90
86 ± 14
(60 - 120)
0,1668
Ghi chú: X1, X2: Thời gian sóng P trung bình ở nam và nữ;
SD: độ lệch chuẩn
Các số liệu trong bảng 2 cho thấy, thời gian sóng P tăng theo nhóm tuổi đối với nam
và nữ (p<0,05). Nam có thời gian sóng P ngắn hơn nữ trong nhóm 10 - 12 tuổi (p<0,05).
Giới hạn cao nhất và thấp nhất của thời gian sóng P ở nam lần lượt là 110ms và 40ms, và
các giới hạn tương ứng ở nữ là 120ms và 40ms.
3.3 Biên độ sóng P
Biên độ sóng P của trẻ 7 - 15 tuổi được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3. Biên độ sóng P ở DII trung bình trong nhóm các học sinh tham gia
nghiên cứu (n = 544), (10-1
mm)
Nhóm tuổi
Nam Nữ
p
n
X1 ± SD
(min - max)
n
X2 ± SD
(min - max)
7 - 9 91
14 ± 6
(4 - 22)
91
13 ± 5
(5 - 21)
0,2232
10 - 12 92
12 ± 5
(4 - 26)
90
12 ± 6
(4 - 26)
0.9221
13 - 15 90
11 ± 5
(4 - 24)
90
10 ± 4
(4 - 22)
0,1402
Ghi chú: X1, X2: Biên độ sóng P trung bình ở nam và nữ;
SD: Độ lệch chuẩn
Các số liệu trong bảng 3 cho thấy, biên độ sóng P ở chuyển đạo DII có xu hướng
giảm theo tuổi. Không có sự khác biệt giữa các nhóm liền kề, nhưng giảm mạnh ở nhóm 13
- 15 tuổi so với nhóm 7 - 9 tuổi ở cả nam và nữ (p<0,05). Không có sự khác biệt về biên độ
sóng PII giữa nam và nữ trong các nhóm tuổi (p>0,05).
3.4 Thời gian PQ
Thời gian PQ của trẻ 7 - 15 tuổi được trình bày ở bảng 4.
Bảng 4. Thời gian PQ (ms)
Nhóm tuổi
Nam Nữ
p
n
X1 ± SD
(min - max)
n
X2 ± SD
(min - max)
7 - 9 91
123 ± 17
(85 - 160)
91
122 ± 20
(90 - 185)
0,7189
10 - 12 92
129 ± 22
(90 - 190)
90
127 ± 19
(90 - 195)
0,5134
13 - 15 90
135 ± 23
(95 - 210)
90
133 ± 22
(95 - 200)
0,5122
Ghi chú: X1, X2: Thời gian PQ trung bình ở nam và nữ;
SD: độ lệch chuẩn
Các số liệu trong bảng 4 cho thấy, thời gian PQ tăng theo tuổi đối với cả nam và nữ
(p<0,05). Giới hạn cao nhất về thời gian PQ ở nam và nữ lần lượt là 210ms và 200ms, và
giới hạn thấp nhất là 160ms ở nam và 185ms ở nữ.
Không có sự khác biệt giữa nam và nữ về thời gian PQ trong các nhóm tuổi
(p>0,05).
3.5 Thời gian QRS
Thời gian QRS của trẻ 7 - 15 tuổi được trình bày ở bảng 5.
Bảng 5. Thời gian QRS trung bình các học sinh tham gia nghiên cứu (n = 544),
(ms)
Nhóm tuổi
Nam Nữ
p
n
X1 ± SD
(min - max)
n
X2 ± SD
(min - max)
7 - 9 91
71 ± 7
(50 - 90)
91
69 ± 7
(50 - 85)
0,0486
10 - 12 92
78 ± 8
(55 - 90)
90
75 ± 7
(55 - 95)
0,0043
13 - 15 90
81 ± 9
(60 - 100)
90
80 ± 9
(55 - 95)
0,4573
X1, X2: Tần số tim trung bình ở nam và nữ;
SD: Độ lệch chuẩn
Kết quả trong bảng 5 cho thấy, thời gian QRS tăng theo tuổi đối với nam và nữ
(p<0,05). Giới hạn cao nhất về thời gian QRS ở nam và nữ lần lượt là 100ms và 95ms, giới
hạn thấp nhất là 90ms ở nam và 85ms ở nữ.
Nam có thời gian QRS dài hơn nữ trong nhóm 7 - 9 tuổi (p<0,05) và nhóm 10 - 12
tuổi (p<0,05).
3.6 Trục QRS
Trục QRS của trẻ 7 - 15 tuổi được trình bày ở bảng 6.
Bảng 6. Trục QRS (độ)
Nhóm tuổi
Nam Nữ
p
n
X1 ± SD
(min - max)
n
X2 ± SD
(min - max)
7 - 9 91
54 ± 18
(-8 - 92)
91
63 ± 17
(10 - 98)
0,0007
10 - 12 92
61 ± 20
(-15 - 101)
90
69 ± 20
(-8 - 100)
0,0077
13 - 15 90
71 ± 21
(-10 - 105)
90
63 ± 20
(-1 - 102)
0,0098
X1, X2: Tần số tim trung bình ở nam và nữ;
SD: Độ lệch chuẩn
Các số liệu trong bảng 6 cho thấy, đối với nam, nhóm 13 - 15 tuổi có trục QRS dọc
hơn so với nhóm 7 - 9 tuổi (p<0,05) và nhóm 10 - 12 tuổi (p<0,05). Đối với nữ, không có
sự khác biệt về trục QRS giữa các nhóm tuổi (p>0,05). Nam có trục QRS ở bên trái hơn so
với nữ trong hai nhóm 7 - 9 tuổi và 10 - 12 tuổi (p<0,05) nhưng ở bên phải hơn so với nữ
trong nhóm 13 - 15 tuổi (p<0,05).
3.7. Thời gian QT
Thời gian QT của trẻ 7 - 15 tuổi được trình bày ở bảng 7.
Bảng 7. Thời gian QT trung bình trong nhóm các học sinh tham gia nghiên
cứu (n = 544), (ms)
Nhóm tuổi
Nam Nữ
p
n
X1 ± SD
(min - max)
n
X2 ± SD
(min - max)
7 - 9 91
326 ± 24
(290 - 380)
91
321 ± 24
(290 - 380)
0,1621
10 - 12 92
340 ± 24
(295 - 390)
90
336 ± 25
(290 - 400)
0,2809
13 - 15 90
354 ± 25
(300 - 410)
90
353 ± 27
(295 - 410)
0,7988
X1, X2: Tần số tim trung bình ở nam và nữ;
SD: Độ lệch chuẩn
Các số liệu trong bảng 7 cho thấy, thời gian QT tăng theo tuổi đối với nam và nữ
(p<0,05). Không có sự khác biệt giữa nam và nữ về thời gian QT trong các nhóm tuổi
(p>0,05). Giới hạn cao nhất và thấp nhất về thời gian QT ở nam và nữ cùng là 410ms và
380ms.
3.8 Biên độ sóng Q
Biên độ sóng Q của trẻ 7 - 15 tuổi được trình bày ở bảng 7.
Bảng 8. Biên độ sóng Q (10-1
mm) ở DIII
Nhóm tuổi
Nam Nữ
p
n
X1 ± SD
(min - max)
n
X2 ± SD
(min - max)
7 - 9 91 6 ± 10 91 7 ± 10 0,5010
(0 - 40) (0 - 50)
10 - 12 92
5 ± 9
(0 - 40)
90
6 ± 8
(0 - 40)
0,4297
13 - 15 90
4 ± 6
(0 - 20)
90
5 ± 7
(0 - 20)
0,3049
X1, X2: Tần số tim trung bình ở nam và nữ;
SD: Độ lệch chuẩn
Các số liệu trong bảng 8 cho thấy, biên độ sóng Q có xu hướng giảm theo các nhóm
tuổi ở cả nam và nữ, tuy nhiên các sự khác biệt này đều không có ý nghĩa thống kê với
p>0,05. Giới hạn cao nhất về thời gian PQ ở nam và nữ lần lượt là 40x10-1
mm và 50x10-
1
mm, và giới hạn thấp nhất ở nam và nữ là 10x10-1
mm. Không có sự khác biệt giữa nam và
nữ về biên độ sóng Q trong các nhóm tuổi (p>0,05).
IV. BÀN LUẬN
Tần số tim: 100% đối tượng nghiên cứu có nhịp xoang. Do luôn có sóng P đi trước
QRS, PQ không thay đổi trên cùng một chuyển đạo và có độ dài bình thường trong khoảng
110ms ÷ 200ms. Sóng P luôn dương ở DI, DII, aVF, V5, V6 và luôn âm ở aVR. Tần số tim
ở cả nam và nữ đều giảm theo tuổi và không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Sự giảm tần
số tim theo tuổi có thể được giải thích là do sự thay đổi nội tại của nút xoang và sự thay đổi
của hệ thần kinh tự chủ lên tim. Theo de Marneffe [4], sự thay đổi của nút xoang được biểu
hiện bằng sự kéo dài thời gian của chu kỳ tim và của thời gian dẫn truyền xoang – nhĩ, do
đó tần số tim giảm. Mặc dù hoạt động của thần kinh phó giao cảm giảm khi tuổi tăng làm
cho tần số tim tăng, nhưng có thể do sự thay đổi tại nút xoang có phần trội hơn nên cuối
cùng tần số tim giảm theo tuổi [4]. Giá trị trục QRS ở trẻ 7 - 15 tuổi khá ổn định. Điều này
phản ánh sự ổn định về phát triển giải phẫu cũng như các chức năng sinh lý của tim ở lứa
tuổi này. Tuy vậy, khoảng dao động về giá trị trục QRS vẫn khá lớn. Nhìn chung, giá trị
trục QRS chưa vượt qua giới hạn bình thường của người lớn là 0o
đến 90o
. Theo Trần Đỗ
Trinh và Trần Văn Đồng [3] thì trục QRS ≥ 90o
là lệch trục phải, trục QRS < 0o
là trục lệch
trái. Chúng tôi có những giá trị tối đa là 102o
và 105o
, nhưng vì sai số cho phép là 5% nên
chúng tôi cho rằng vẫn có thể chấp nhận được. Giá trị QRS > 90o
còn gặp 13% ở trẻ nhóm
7 ÷ 9 tuổi, 12% ở nhóm 10 - 12 tuổi và 5% ở nhóm 13 - 15 tuổi. Như vậy, trục QRS của trẻ
nam có xu hướng lệch dần sang phải trong lứa tuổi 7 - 15 tuổi. Trong khi đó, đối với nữ,
không có sự khác biệt về trục QRS giữa các nhóm tuổi.
Thời gian của sóng P, khoảng PQ, phức bộ QRS, khoảng QT tăng dần theo tuổi ở cả
nam và nữ. Điều này có thể được lý giải là do cùng với sự tăng kích thước cơ thể theo tuổi
dẫn đến tăng kích thước tim, 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất và đường dẫn truyền nhĩ thất qua bó His
cũng phát triển do đó đòi hỏi thời gian khử cực nhĩ (sóng P), thời gian dẫn truyền nhĩ – thất
(PQ), thời gian khử cưc thất (QRS) kéo dài hơn. Nhịp tim giảm làm cho khoảng QT kéo dài
theo tuổi. Thời gian PQ tăng theo tuổi. Theo Dickinson [5] có khoảng 10% trẻ em bình
thường có những đợt bị blốc nhĩ thất cấp 1, xảy ra nhiều hơn trong lúc ngủ và cũng có một
tỷ lệ tương tự bị blốc nhĩ thất cấp 2. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 12/544 (2,2%) đối
tượng có PQ dài hơn giới hạn trên theo nhóm tuổi và 11/544 (2%) đối tượng có PQ ngắn
hơn giới hạn dưới theo nhóm tuổi. Thời gian QRS tăng là do tăng trọng lượng tim, và nằm
trong giới hạn của người bình thường [3]. Valadian [6] cho biết trọng lượng tim tăng 10 lần
từ lúc sinh cho đến 15 - 16 tuổi. So với giới hạn bình thường ở người lớn thì giá trị QT
trong nghiên cứu của chúng tôi có khoảng dao động lớn hơn. Trong bệnh học tim mạch,
thời gian PQ có thể dài ra trong khá nhiều trường hợp: dày thất, blốc nhánh, bệnh mạch
vành, giảm Kali máu,… Tuy nhiên, việc đánh giá QT dài hay ngắn cần phải quy về tần số
tim tương ứng vì QT thay đổi rất nhiều theo tần số tim và đặc biệt ở trẻ em thì tần số tim
cũng dao động trong khoảng lớn. Giới hạn thấp nhất trong nghiên cứu này là 290ms, theo
chúng tôi giá trị này phù hợp với đối tượng nghiên cứu là trẻ em lứa tuổi này.
Biên độ các sóng P, Q, R ở các chuyển đạo trong nghiên cứu không có sư khác nhau
giữa nam và nữ. Biên độ sóng P ở DII có xu hướng giảm theo tuổi, giảm mạnh ở nhóm 13 -
15 tuổi (p<0,01) và không có giá trị âm ở cả nam và nữ. Kết quả này phù hợp với nghiên
cứu của các tác giả khác khi cho rằng biên độ sóng P cũng như các sóng khác ở trẻ nhỏ
dưới 10 tuổi thường cao hơn ở trẻ lớn và người lớn [4, 6-8].
V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu này cho thấy 100% các đối tượng nghiên cứu có nhịp xoang. Tần số tim
có khoảng dao động lớn và giảm dần theo tuổi. Không có sự khác biệt về tần số tim giữa
nam và nữ ở các nhóm tuổi nghiên cứu. Trục QRS ở lứa tuổi này là trục trung gian và khá
ổn định. Thời gian sóng P tăng theo tuổi đối với nam và nữ. Nam có thời gian sóng P ngắn
hơn nữ trong nhóm 10 – 12 tuổi. Biên độ sóng P có xu hướng giảm theo tuổi, không có sự
khác biệt về biên độ sóng P giữa nam và nữ trong các nhóm tuổi. Thời gian PQ, QT, QRS
tăng theo tuổi đối với nam và nữ. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ về thời gian PQ,
QT trong các nhóm tuổi. Thời gian QRS ở nam dài hơn nữ trong nhóm 7 - 9 tuổi và nhóm
10 - 12 tuổi.
Biên độ sóng Q ở chuyển đạo giảm ở nhóm 10 - 12 tuổi so với nhóm 7 - 9 tuổi và có
xu hướng giảm ở nhóm 13 - 15 tuổi ở cả nam và nữ. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ
về biên độ QIII theo nhóm tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế, Hằng số sinh học người Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2003.
2. Bộ Y tế, Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 – thế kỷ XX. Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội, 2003.
3. Trần Đỗ Trinh, Trần Văn Đồng, Hướng dẫn đọc điện tim. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,
2011.
4. Nguyễn Xuân Cẩm Huyên, Lê Thị Mỹ Phượng, Nguyễn Mạnh Phan, Điện tâm đồ trẻ em
bình thường thành phố Hồ Chí Minh từ 13 đến 15 tuổi. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí
Minh, 2006; 10 (phụ bản số 1): 1 - 5.
5. Dickinson DF. The normal ECG in childhood and adolescence. Heart, 2005; 91:1626–
1630
6. Trần Đỗ Trinh, Khảo sát các thông số điện tâm đồ cơ bản ở người bình thường Việt
Nam. Luận án Phó Tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội, 1990.
7. Arthur. Garson Jr. The normal electrocardiogram. The ECG in infants and children: A
systematic Approach. Lea – Fe – Biger, Philadelphia, 1983: 61 - 82.
8. Phạm Hữu Hòa, Lê Ngọc Lan, Nghiên cứu một số thông số điện tâm đồ của phức bộ thất
ở trẻ em bình thường từ 7 đến 15 tuổi, Tạp chí Y học Thành phố. Hồ Chí Minh, 2012; 16
(phụ bản số 2): 98 - 103.
SOME ELECTROCARDIOGRAPHIC PARAMETERS OF HEALTHY CHILDREN
FROM THE KINH AT THE AVERAGE AGE OF 7 TO 15 IN YEN BAI
PROVINCE
Tran Long Giang1
, Mai Van Hung1
, Do Cong Huynh2
, Nguyễn Cửu Nguyệt
Huế1
, Nguyễn Thị Bích1
1
Vietnam National University, Hanoi
2
Vietnam Military Medical University
To evaluate some electrocardiography parameters such as heart rate,
electrocardiography axis, duration and amplitude of the P wave, PQ time, QRS duration,
QT duration and amplitude of Q waves. A cross – sectional study among 544 pupils was
conducted in healthy children of the Kinh from 7 to 15 years old in Yen Bai. The ECG
results showed that 100 % of cases have sinus rhythm. Heart rate has a large fluctuation and
decreases with age. QRS axis is the intermediate shaft. Therefore, the research provided a
number of other ECG parameters such as duration and P -wave amplitude , duration , PQ ,
QT , QRS , Q - wave amplitude in healthy children age 7 - 15. Overall, there is no
significant difference in ECG parameters between the normal children Kinh people, and
between men and women in Yen Bai.
Keywords: Eslectrocardiographic, children, mountainous.

More Related Content

Similar to Bài báo dtd h,mong

KỸ THUẬT ĐO VÀ PHÂN TÍCH ĐIỆN TÂM ĐỒ (ECG) BÌNH THƯỜNG
KỸ THUẬT ĐO VÀ PHÂN TÍCH ĐIỆN TÂM ĐỒ (ECG) BÌNH THƯỜNGKỸ THUẬT ĐO VÀ PHÂN TÍCH ĐIỆN TÂM ĐỒ (ECG) BÌNH THƯỜNG
KỸ THUẬT ĐO VÀ PHÂN TÍCH ĐIỆN TÂM ĐỒ (ECG) BÌNH THƯỜNG
SoM
 
Bai giang sieu am pgs thong
Bai giang sieu am pgs thongBai giang sieu am pgs thong
Bai giang sieu am pgs thong
Le Thuy Dr
 
Bai 23. gia_tri_luu_huyet_nao_bs_quang
Bai 23. gia_tri_luu_huyet_nao_bs_quangBai 23. gia_tri_luu_huyet_nao_bs_quang
Bai 23. gia_tri_luu_huyet_nao_bs_quang
khoanhsac
 

Similar to Bài báo dtd h,mong (20)

ĐỀ CƯƠNG LV NQ HUY.pptx
ĐỀ CƯƠNG LV NQ HUY.pptxĐỀ CƯƠNG LV NQ HUY.pptx
ĐỀ CƯƠNG LV NQ HUY.pptx
 
ỨNG DỤNG SIÊU ÂM PHỔI TẠI GIƯỜNG CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN SUY HÔ HẤP CẤP TẠI KHO...
ỨNG DỤNG SIÊU ÂM PHỔI TẠI GIƯỜNG CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN SUY HÔ HẤP CẤP TẠI KHO...ỨNG DỤNG SIÊU ÂM PHỔI TẠI GIƯỜNG CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN SUY HÔ HẤP CẤP TẠI KHO...
ỨNG DỤNG SIÊU ÂM PHỔI TẠI GIƯỜNG CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN SUY HÔ HẤP CẤP TẠI KHO...
 
NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI NHĨ ĐỒ Ở TRẺ VIÊM VA QUÁ PHÁT CÓ CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT
 NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI NHĨ ĐỒ Ở TRẺ VIÊM VA QUÁ PHÁT CÓ CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI NHĨ ĐỒ Ở TRẺ VIÊM VA QUÁ PHÁT CÓ CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT
NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI NHĨ ĐỒ Ở TRẺ VIÊM VA QUÁ PHÁT CÓ CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT
 
Nghien cuu ung dung phuong phap sieu am tim 3d real time
Nghien cuu ung dung phuong phap sieu am tim 3d real timeNghien cuu ung dung phuong phap sieu am tim 3d real time
Nghien cuu ung dung phuong phap sieu am tim 3d real time
 
Nhận xét mối liên quan giữa các đặc điểm hình ảnh chụp mạch số hóa xóa nền và...
Nhận xét mối liên quan giữa các đặc điểm hình ảnh chụp mạch số hóa xóa nền và...Nhận xét mối liên quan giữa các đặc điểm hình ảnh chụp mạch số hóa xóa nền và...
Nhận xét mối liên quan giữa các đặc điểm hình ảnh chụp mạch số hóa xóa nền và...
 
KỸ THUẬT ĐO VÀ PHÂN TÍCH ĐIỆN TÂM ĐỒ (ECG) BÌNH THƯỜNG
KỸ THUẬT ĐO VÀ PHÂN TÍCH ĐIỆN TÂM ĐỒ (ECG) BÌNH THƯỜNGKỸ THUẬT ĐO VÀ PHÂN TÍCH ĐIỆN TÂM ĐỒ (ECG) BÌNH THƯỜNG
KỸ THUẬT ĐO VÀ PHÂN TÍCH ĐIỆN TÂM ĐỒ (ECG) BÌNH THƯỜNG
 
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TIM NHANH TRÊN THẤT Ở TRẺ NHỎ BẰNG TRIỆT ĐỐT QUA CATHETER SÓ...
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TIM NHANH TRÊN THẤT Ở TRẺ NHỎ BẰNG TRIỆT ĐỐT QUA CATHETER SÓ...KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TIM NHANH TRÊN THẤT Ở TRẺ NHỎ BẰNG TRIỆT ĐỐT QUA CATHETER SÓ...
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TIM NHANH TRÊN THẤT Ở TRẺ NHỎ BẰNG TRIỆT ĐỐT QUA CATHETER SÓ...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét kết quả bước đầu điều ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét kết quả bước đầu điều ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét kết quả bước đầu điều ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét kết quả bước đầu điều ...
 
[123doc] - nghien-cuu-dac-diem-hinh-anh-hoc-viem-co-tim-cap-tren-cong-huong-t...
[123doc] - nghien-cuu-dac-diem-hinh-anh-hoc-viem-co-tim-cap-tren-cong-huong-t...[123doc] - nghien-cuu-dac-diem-hinh-anh-hoc-viem-co-tim-cap-tren-cong-huong-t...
[123doc] - nghien-cuu-dac-diem-hinh-anh-hoc-viem-co-tim-cap-tren-cong-huong-t...
 
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ CATGU...
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ CATGU...ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ CATGU...
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ CATGU...
 
Dac diem benh nhan xoan tinh hoan tai benh vien viet duc
Dac diem benh nhan xoan tinh hoan tai benh vien viet ducDac diem benh nhan xoan tinh hoan tai benh vien viet duc
Dac diem benh nhan xoan tinh hoan tai benh vien viet duc
 
Đột Tử Do Tái Cực Sớm Tài Liệu Cập Nhật Mới Nhấ
Đột Tử Do Tái Cực Sớm Tài Liệu Cập Nhật Mới NhấĐột Tử Do Tái Cực Sớm Tài Liệu Cập Nhật Mới Nhấ
Đột Tử Do Tái Cực Sớm Tài Liệu Cập Nhật Mới Nhấ
 
Bai giang sieu am pgs thong
Bai giang sieu am pgs thongBai giang sieu am pgs thong
Bai giang sieu am pgs thong
 
GIÁ TRỊ CỦA X QUANG CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN TRONG CHẨN ĐOÁN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
GIÁ TRỊ CỦA X QUANG CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN TRONG CHẨN ĐOÁN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓAGIÁ TRỊ CỦA X QUANG CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN TRONG CHẨN ĐOÁN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
GIÁ TRỊ CỦA X QUANG CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN TRONG CHẨN ĐOÁN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
 
Bai 23. gia_tri_luu_huyet_nao_bs_quang
Bai 23. gia_tri_luu_huyet_nao_bs_quangBai 23. gia_tri_luu_huyet_nao_bs_quang
Bai 23. gia_tri_luu_huyet_nao_bs_quang
 
GIÁ TRỊ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY ĐẦU DÒ TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ DẠ DÀY
GIÁ TRỊ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY ĐẦU DÒ TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ DẠ DÀYGIÁ TRỊ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY ĐẦU DÒ TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ DẠ DÀY
GIÁ TRỊ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY ĐẦU DÒ TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ DẠ DÀY
 
GIÁ TRỊ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY ĐẦU DÒ TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ DẠ DÀY
GIÁ TRỊ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY ĐẦU DÒ TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ DẠ DÀYGIÁ TRỊ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY ĐẦU DÒ TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ DẠ DÀY
GIÁ TRỊ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY ĐẦU DÒ TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ DẠ DÀY
 
THAY ĐỔI ĐIÊN TÂM ĐỒ TRONG CƠN HẠ ĐƯỜNG HUYẾT TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
THAY ĐỔI ĐIÊN TÂM ĐỒ TRONG CƠN HẠ ĐƯỜNG HUYẾT TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNGTHAY ĐỔI ĐIÊN TÂM ĐỒ TRONG CƠN HẠ ĐƯỜNG HUYẾT TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
THAY ĐỔI ĐIÊN TÂM ĐỒ TRONG CƠN HẠ ĐƯỜNG HUYẾT TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI SỨC CĂNG CƠ TIM Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP SAU CA...
NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI SỨC CĂNG CƠ TIM Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP SAU CA...NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI SỨC CĂNG CƠ TIM Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP SAU CA...
NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI SỨC CĂNG CƠ TIM Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP SAU CA...
 
Nguyễn Quang Hưng
Nguyễn Quang HưngNguyễn Quang Hưng
Nguyễn Quang Hưng
 

Bài báo dtd h,mong

  • 1. MỘT SỐ THÔNG SỐ ĐIỆN TÂM ĐỒ Ở TRẺ EM BÌNH THƯỜNG TỪ 7 ĐẾN 15 TUỔI NGƯỜI DÂN TỘC KINH Ở TỈNH YÊN BÁI Trần Long Giang1* , Mai Văn Hưng1 , Đỗ Công Huỳnh2 , Nguyễn Cửu Nguyệt Huế1 , Nguyễn Thị Bích1 1 Đại học Quốc gia Hà Nội 2 Học viện Quân Y, Hà Nội TÓM TẮT Nghiên cứu này với mục đích đánh giá một số thông số điện tâm đồ như: tần số tim, trục điện tim, thời gian và biên độ sóng P, thời gian PQ, thời gian QRS, thời gian QT và biên độ sóng Q theo các nhóm tuổi ở trẻ em bình thường từ 7 đến 15 tuổi người dân tộc Kinh ở Yên Bái. Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang trên 544 học sinh chia làm 3 nhóm tuổi theo Tổ chức y tế thế giới (WHO). Kết quả điện tâm đồ cho thấy: 100% trường hợp có nhịp xoang. Tần số tim có khoảng dao động lớn và giảm dần theo tuổi. Trục QRS là trục trung gian. Ngoài ra, nghiên cứu đã cung cấp một số thông số điện tâm đồ khác như: Thời gian và biên độ sóng P, khoảng PQ, QT, phức bộ QRS, biên độ sóng Q của chuyển đạo mẫu ở trẻ em bình thường 7 - 15 tuổi. Nhìn chung, các thông số điện tâm đồ ở trẻ em bình thường người dân tộc Kinh ở Yên Bái không có sự khác biệt nhiều giữa nam và nữ. Từ khóa: Điện tâm đồ, trẻ em, miền núi *Tác giả: Trần Long Giang Địa chỉ: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội Điện thoại: 0968.774.222 Email: giangbiology@gmail.com Ngày nhận bài: Ngày gửi phản biện: Ngày đăng bài:
  • 2. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Điện tâm đồ là một trong những phương tiện thăm dò rất phổ biến, kỹ thuật đơn giản, chi phí thấp và giúp ích cho việc chẩn đoán các bệnh gây ra các biến đổi của cơ tim. Việc xác định các giá trị điện tâm đồ bình thường là cơ sở để đánh giá các bệnh lý về tim. Ở nước ta đã có nhiều tác giả nghiên cứu về điện tâm đồ ở trẻ em [1, 2-5, 8]. Trong số này phải kể đến những công trình nghiên cứu như: quyển “Hằng số sinh học người Việt Nam” năm 1975 trình bày kết quả nghiên cứu điện tâm đồ trên trẻ em ở 2 nhóm tuổi: 7 - 11 tuổi và 12 - 17 tuổi; quyển “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX” nghiên cứu trên đối tượng trẻ em từ sơ sinh đến 15 tuổi ở Hà Nội; và nghiên cứu trên trẻ em từ 3 đến 15 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Xuân Cẩm Huyên; … Nhìn chung, những nghiên cứu này chủ yếu tập trung nghiên cứu trên đối tượng trẻ em ở thành phố và vùng đồng bằng, chưa có nhiều nghiên cứu thực hiện trên trẻ em ở miền núi, đặc biệt chưa có nghiên cứu về điện tâm đồ trên trẻ em bình thường ở Yên Bái. Xuất phát từ lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục đích đánh giá một số thông số điện tâm đồ như: nhịp tim, thời gian và biên độ sóng P, khoảng PQ, thời gian QRS, khoảng QT, biên độ sóng Q và trục điện tim ở trẻ em bình thường từ 7 đến 15 tuổi theo các nhóm tuổi ở tỉnh Yên Bái. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu: bao gồm 544 học sinh (273 nam và 271 nữ) có độ tuổi từ 7 đến 15 đang học Tiểu học và Trung học cơ sở tại các trường Tiểu học và Trung học cơ sở thuộc các huyện Văn Yên và Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái, có chiều cao và cân nặng phù hợp với lứa tuổi, được xác định là có sức khỏe bình thường thông qua khám sức khỏe định kỳ của cán bộ y tế cơ sở. 2.2 Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2013 2.3 Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại các trường thuộc huyện Văn Yên và huyện Mù Cang Chải, gồm: (1) Trường Tiểu học Nậm Khắt, xã Nậm Khắt – Mù Cang Chải; (2) Trường Trung học cơ sở Nậm Khắt, xã Nậm Khắt – Mù Cang Chải; (3) Trường Tiểu học Púng Luông, xã Púng Luông – huyện Mù Cang Chải;
  • 3. (4) Trường Trung học cơ sở Púng Luông, xã Púng Luông – huyện Mù Cang Chải; (5) Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Yên Thái, xã Yên Thái – huyện Văn Yên; (6) Trường Tiểu học Mỏ Vàng, xã Mỏ Vàng – huyện Văn Yên; (7) Trường Trung học cơ sở Trần Quốc Toản, thị trấn Mậu A – huyện Văn Yên. 2.4 Cỡ mẫu: Những trẻ tham gia nghiên cứu được chia thành 3 nhóm tuổi theo WHO: 7 - 9, 10 - 12, 13 - 15. Cỡ mẫu được tính theo công thức: 2 2 2 zδ N ε ≥ cho mỗi nhóm tuổi. Trong đó: z : tương ứng sai số α/2 = 2,5% suy ra α/2z = 1,96. δ : độ lệch chuẩn. Độ lệch chuẩn của thời gian sóng P được chọn làm đại diện cho các chỉ tiêu nghiên cứu trong công thức tính cỡ mẫu. Theo “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 – thể kỷ XX” thì δ = 10ms. ε : sai số, chọn ε = 2,1 ms. Từ đó 2 2 2 1,96 x10 N 88 2,1 ≥ ≈ cho mỗi nhóm tuổi. Trên thực tế, chúng tôi phải đo số lượng trẻ cao hơn N từ 3 đến 4 học sinh để phòng các trường hợp phải loại trừ. 2.5 Tuyển chọn học sinh Các trường được chọn ngẫu nhiên theo danh mục các trường Tiểu học, Trung học cơ sở do Phòng giáo dục các huyện Văn Yên và Mù Cang Chải cung cấp. Tại trường đến đo, các học sinh được chọn một cách ngẫu nhiên theo danh sách của trường, bắt đầu bằng học sinh bất kỳ, sau đó cách n người lại chọn người tiếp theo, n được tính bằng số học sinh định đo chia cho tổng số học sinh của trường. Danh sách học sinh của các trường sẽ được thông qua nhân viên y tế trường học và cán bộ trạm y tế xã để loại trước những học sinh có bệnh về tim hay bệnh đặc biệt nào khác. Sau đó các học sinh trước khi được đo điện tim sẽ
  • 4. được phát phiếu thu thập số liệu để phụ huynh điền vào phần tiền sử bệnh. Trước khi đo, học sinh được nhân viên y tế bắt mạch, nếu < 140 lần/phút đối với trẻ 7- 9 tuổi và 10 - 12 tuổi và <130 lần/phút đối với trẻ 13 - 15 tuổi chúng tôi mới tiến hành đo. 2.6 Phương pháp đo các chỉ tiêu nghiên cứu Điện tâm đồ được ghi bằng máy điện tim 3 kênh Cardiofax ECG – 9620L do hang Nihokoden – Japan sản xuất. Máy có màn hình tinh thể lỏng, giúp quan sát 12 đạo trình cùng lúc, giúp phát hiện nhiễu trước khi in. Các điện cực trước tim có đường kính phù hợp với lứa tuổi. Điện tâm đồ được ghi trong trạng thái trẻ nằm yên, không sợ hãi. Tất cả các trẻ đều được ghi đủ 12 chuyển đạo (ở đây chỉ sử dụng chuyển đạo mẫu). Quá trình mắc điện cực, ghi điện tâm đồ đều do các kỹ thuật viên bộ môn Sinh lý lao động – Học viện Quân Y thực hiện. Đọc điện tâm đồ dựa theo Hướng dẫn đọc điện tim của Trần Đỗ Trinh và Trần Văn Đồng [3]. Các chỉ số đánh giá gồm tần số tim, thời gian và biên độ sóng P, khoảng PQ, thời gian QRS, khoảng QT và trục điện tim. Tần số tim được xác định bằng công thức s 60 F= RR ; Thời gian và biên độ sóng P (sóng P: sóng khử cực tâm nhĩ) được đo ở DII; Khoảng PQ: Là thời gian truyền đạt nhĩ thất, được đo từ khởi điểm của P tới khởi điểm của Q (hay tới khởi điểm của R, nếu không có Q), khoảng PQ được đo ở DII; Thời gian QRS: Là thời gian khử cực thất, thời gian QRS được đo ở chuyển đạo có khoảng QRS dài nhất, được xác định từ khởi đầu của sóng Q đến hết sóng S; Khoảng QT: Là thời gian tâm thu điện học của thất, được đo ở DII bắt đầu từ khởi điểm sóng Q (hay sóng R, nếu không có Q) tới điểm cuối sóng T. Sóng Q: Là sóng khử cực vách liên thất, được đo ở DIII. Trục điện tim: Được xác định bằng phương pháp sử dụng tam giác Ainthoven. Xử lý thống kê: Các số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 để tính các tham số đặc trưng của các chỉ tiêu. Sử dụng test t – student để so sánh 2 giá trị trung bình cộng, sử dụng Anova để so sánh 3 giá trị trung bình cộng của 3 nhóm tuổi. Khi p < 0,05 sự khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê.
  • 5. III. KẾT QUẢ Nghiên cứu 544 bản điện tâm đồ của 544 học sinh có độ tuổi từ 7 - 15 đến từ 3 trường Tiểu học, 3 trường Trung học cơ sở và 1 trường liên cấp I + II tại tỉnh Yên Bái, tất cả đều được xác định là không có bệnh tim mạch hay một bệnh gì khác có ảnh hưởng đến tim hay dòng điện tim. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong các bảng từ bảng 1 đến bảng 7. 3.1. Tần số tim Tần số tim được gọi là nhịp tim, là số lần tim đập trong một phút. Để tính tần số tim, chúng tôi sử dụng công thức tần số s 60 F= RR . Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sóng R nhỏ quá hay mờ, nát chúng tôi chọn sóng S thay thế. Kết quả đo tần số tim được thể hiện trong bảng 1. Bảng 1. Tần số tim trung bình của các học sinh tham gia nghiên cứu ( n = 544), (nhịp/phút) Nhóm tuổi Nam Nữ p n X1 ± SD (min - max) n X2 ± SD (min - max) 7 - 9 91 93,2 ± 18,8 (61 ÷ 122) 91 96,4 ± 19,2 (65 ÷ 133) 0,2576 10 - 12 92 85,8 ± 17,3 (59 ÷ 123) 90 89,2 ± 18,1 (62 ÷ 129) 0,1968 13 -15 90 79,3 ± 16,8 (54 ÷ 113) 90 80,1 ± 17,2 (56 ÷ 130) 0,8301 X1, X2: Tần số tim trung bình ở nam và nữ; SD: độ lệch chuẩn Kết quả trong bảng 1 cho thấy, tần số tim ở cả nam và nữ đều giảm theo các nhóm tuổi (p<0,05) và không có sự khác biệt giữa nam và nữ (p>0,05). Tần số tim của nam từ 93,2 ± 18,8 nhịp/phút ở nhóm 7 - 9 tuổi giảm xuống còn 79,3 ± 16,8 nhịp/phút ở nhóm 13 - 15 tuổi, mỗi nhóm giảm trung bình, mỗi nhóm giảm trung bình 6,95 nhịp/ phút. Tần số tim
  • 6. của nữ từ 96,4 ± 19,2 nhịp/phút ở nhóm 7 - 9 tuổi giảm xuống còn 80,1 ± 17,2 nhịp/phút ở nhóm 13 - 15 tuổi, mỗi nhóm tuổi giảm trung bình 8,15 nhịp/phút. 3.2. Thời gian sóng P Thời gian sóng P của trẻ 7 - 15 tuổi được trình bày ở bảng 2. Bảng 2. Thời gian sóng P (ms) Nhóm tuổi Nam Nữ p n X1 ± SD (min - max) n X2 ± SD (min - max) 7 - 9 91 74 ± 13 (40 - 110) 91 76 ± 13 (40 - 110) 0,3009 10 - 12 92 78 ± 14 (50 - 110) 90 82 ± 14 (60 - 110) 0,0556 13 - 15 90 89 ± 15 (60 - 110) 90 86 ± 14 (60 - 120) 0,1668 Ghi chú: X1, X2: Thời gian sóng P trung bình ở nam và nữ; SD: độ lệch chuẩn Các số liệu trong bảng 2 cho thấy, thời gian sóng P tăng theo nhóm tuổi đối với nam và nữ (p<0,05). Nam có thời gian sóng P ngắn hơn nữ trong nhóm 10 - 12 tuổi (p<0,05). Giới hạn cao nhất và thấp nhất của thời gian sóng P ở nam lần lượt là 110ms và 40ms, và các giới hạn tương ứng ở nữ là 120ms và 40ms. 3.3 Biên độ sóng P Biên độ sóng P của trẻ 7 - 15 tuổi được trình bày ở bảng 3. Bảng 3. Biên độ sóng P ở DII trung bình trong nhóm các học sinh tham gia nghiên cứu (n = 544), (10-1 mm) Nhóm tuổi Nam Nữ p n X1 ± SD (min - max) n X2 ± SD (min - max) 7 - 9 91 14 ± 6 (4 - 22) 91 13 ± 5 (5 - 21) 0,2232
  • 7. 10 - 12 92 12 ± 5 (4 - 26) 90 12 ± 6 (4 - 26) 0.9221 13 - 15 90 11 ± 5 (4 - 24) 90 10 ± 4 (4 - 22) 0,1402 Ghi chú: X1, X2: Biên độ sóng P trung bình ở nam và nữ; SD: Độ lệch chuẩn Các số liệu trong bảng 3 cho thấy, biên độ sóng P ở chuyển đạo DII có xu hướng giảm theo tuổi. Không có sự khác biệt giữa các nhóm liền kề, nhưng giảm mạnh ở nhóm 13 - 15 tuổi so với nhóm 7 - 9 tuổi ở cả nam và nữ (p<0,05). Không có sự khác biệt về biên độ sóng PII giữa nam và nữ trong các nhóm tuổi (p>0,05). 3.4 Thời gian PQ Thời gian PQ của trẻ 7 - 15 tuổi được trình bày ở bảng 4. Bảng 4. Thời gian PQ (ms) Nhóm tuổi Nam Nữ p n X1 ± SD (min - max) n X2 ± SD (min - max) 7 - 9 91 123 ± 17 (85 - 160) 91 122 ± 20 (90 - 185) 0,7189 10 - 12 92 129 ± 22 (90 - 190) 90 127 ± 19 (90 - 195) 0,5134 13 - 15 90 135 ± 23 (95 - 210) 90 133 ± 22 (95 - 200) 0,5122 Ghi chú: X1, X2: Thời gian PQ trung bình ở nam và nữ; SD: độ lệch chuẩn Các số liệu trong bảng 4 cho thấy, thời gian PQ tăng theo tuổi đối với cả nam và nữ (p<0,05). Giới hạn cao nhất về thời gian PQ ở nam và nữ lần lượt là 210ms và 200ms, và giới hạn thấp nhất là 160ms ở nam và 185ms ở nữ. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ về thời gian PQ trong các nhóm tuổi (p>0,05). 3.5 Thời gian QRS Thời gian QRS của trẻ 7 - 15 tuổi được trình bày ở bảng 5.
  • 8. Bảng 5. Thời gian QRS trung bình các học sinh tham gia nghiên cứu (n = 544), (ms) Nhóm tuổi Nam Nữ p n X1 ± SD (min - max) n X2 ± SD (min - max) 7 - 9 91 71 ± 7 (50 - 90) 91 69 ± 7 (50 - 85) 0,0486 10 - 12 92 78 ± 8 (55 - 90) 90 75 ± 7 (55 - 95) 0,0043 13 - 15 90 81 ± 9 (60 - 100) 90 80 ± 9 (55 - 95) 0,4573 X1, X2: Tần số tim trung bình ở nam và nữ; SD: Độ lệch chuẩn Kết quả trong bảng 5 cho thấy, thời gian QRS tăng theo tuổi đối với nam và nữ (p<0,05). Giới hạn cao nhất về thời gian QRS ở nam và nữ lần lượt là 100ms và 95ms, giới hạn thấp nhất là 90ms ở nam và 85ms ở nữ. Nam có thời gian QRS dài hơn nữ trong nhóm 7 - 9 tuổi (p<0,05) và nhóm 10 - 12 tuổi (p<0,05). 3.6 Trục QRS Trục QRS của trẻ 7 - 15 tuổi được trình bày ở bảng 6. Bảng 6. Trục QRS (độ) Nhóm tuổi Nam Nữ p n X1 ± SD (min - max) n X2 ± SD (min - max) 7 - 9 91 54 ± 18 (-8 - 92) 91 63 ± 17 (10 - 98) 0,0007 10 - 12 92 61 ± 20 (-15 - 101) 90 69 ± 20 (-8 - 100) 0,0077 13 - 15 90 71 ± 21 (-10 - 105) 90 63 ± 20 (-1 - 102) 0,0098 X1, X2: Tần số tim trung bình ở nam và nữ; SD: Độ lệch chuẩn
  • 9. Các số liệu trong bảng 6 cho thấy, đối với nam, nhóm 13 - 15 tuổi có trục QRS dọc hơn so với nhóm 7 - 9 tuổi (p<0,05) và nhóm 10 - 12 tuổi (p<0,05). Đối với nữ, không có sự khác biệt về trục QRS giữa các nhóm tuổi (p>0,05). Nam có trục QRS ở bên trái hơn so với nữ trong hai nhóm 7 - 9 tuổi và 10 - 12 tuổi (p<0,05) nhưng ở bên phải hơn so với nữ trong nhóm 13 - 15 tuổi (p<0,05). 3.7. Thời gian QT Thời gian QT của trẻ 7 - 15 tuổi được trình bày ở bảng 7. Bảng 7. Thời gian QT trung bình trong nhóm các học sinh tham gia nghiên cứu (n = 544), (ms) Nhóm tuổi Nam Nữ p n X1 ± SD (min - max) n X2 ± SD (min - max) 7 - 9 91 326 ± 24 (290 - 380) 91 321 ± 24 (290 - 380) 0,1621 10 - 12 92 340 ± 24 (295 - 390) 90 336 ± 25 (290 - 400) 0,2809 13 - 15 90 354 ± 25 (300 - 410) 90 353 ± 27 (295 - 410) 0,7988 X1, X2: Tần số tim trung bình ở nam và nữ; SD: Độ lệch chuẩn Các số liệu trong bảng 7 cho thấy, thời gian QT tăng theo tuổi đối với nam và nữ (p<0,05). Không có sự khác biệt giữa nam và nữ về thời gian QT trong các nhóm tuổi (p>0,05). Giới hạn cao nhất và thấp nhất về thời gian QT ở nam và nữ cùng là 410ms và 380ms. 3.8 Biên độ sóng Q Biên độ sóng Q của trẻ 7 - 15 tuổi được trình bày ở bảng 7. Bảng 8. Biên độ sóng Q (10-1 mm) ở DIII Nhóm tuổi Nam Nữ p n X1 ± SD (min - max) n X2 ± SD (min - max) 7 - 9 91 6 ± 10 91 7 ± 10 0,5010
  • 10. (0 - 40) (0 - 50) 10 - 12 92 5 ± 9 (0 - 40) 90 6 ± 8 (0 - 40) 0,4297 13 - 15 90 4 ± 6 (0 - 20) 90 5 ± 7 (0 - 20) 0,3049 X1, X2: Tần số tim trung bình ở nam và nữ; SD: Độ lệch chuẩn Các số liệu trong bảng 8 cho thấy, biên độ sóng Q có xu hướng giảm theo các nhóm tuổi ở cả nam và nữ, tuy nhiên các sự khác biệt này đều không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Giới hạn cao nhất về thời gian PQ ở nam và nữ lần lượt là 40x10-1 mm và 50x10- 1 mm, và giới hạn thấp nhất ở nam và nữ là 10x10-1 mm. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ về biên độ sóng Q trong các nhóm tuổi (p>0,05). IV. BÀN LUẬN Tần số tim: 100% đối tượng nghiên cứu có nhịp xoang. Do luôn có sóng P đi trước QRS, PQ không thay đổi trên cùng một chuyển đạo và có độ dài bình thường trong khoảng 110ms ÷ 200ms. Sóng P luôn dương ở DI, DII, aVF, V5, V6 và luôn âm ở aVR. Tần số tim ở cả nam và nữ đều giảm theo tuổi và không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Sự giảm tần số tim theo tuổi có thể được giải thích là do sự thay đổi nội tại của nút xoang và sự thay đổi của hệ thần kinh tự chủ lên tim. Theo de Marneffe [4], sự thay đổi của nút xoang được biểu hiện bằng sự kéo dài thời gian của chu kỳ tim và của thời gian dẫn truyền xoang – nhĩ, do đó tần số tim giảm. Mặc dù hoạt động của thần kinh phó giao cảm giảm khi tuổi tăng làm cho tần số tim tăng, nhưng có thể do sự thay đổi tại nút xoang có phần trội hơn nên cuối cùng tần số tim giảm theo tuổi [4]. Giá trị trục QRS ở trẻ 7 - 15 tuổi khá ổn định. Điều này phản ánh sự ổn định về phát triển giải phẫu cũng như các chức năng sinh lý của tim ở lứa tuổi này. Tuy vậy, khoảng dao động về giá trị trục QRS vẫn khá lớn. Nhìn chung, giá trị trục QRS chưa vượt qua giới hạn bình thường của người lớn là 0o đến 90o . Theo Trần Đỗ Trinh và Trần Văn Đồng [3] thì trục QRS ≥ 90o là lệch trục phải, trục QRS < 0o là trục lệch trái. Chúng tôi có những giá trị tối đa là 102o và 105o , nhưng vì sai số cho phép là 5% nên chúng tôi cho rằng vẫn có thể chấp nhận được. Giá trị QRS > 90o còn gặp 13% ở trẻ nhóm 7 ÷ 9 tuổi, 12% ở nhóm 10 - 12 tuổi và 5% ở nhóm 13 - 15 tuổi. Như vậy, trục QRS của trẻ
  • 11. nam có xu hướng lệch dần sang phải trong lứa tuổi 7 - 15 tuổi. Trong khi đó, đối với nữ, không có sự khác biệt về trục QRS giữa các nhóm tuổi. Thời gian của sóng P, khoảng PQ, phức bộ QRS, khoảng QT tăng dần theo tuổi ở cả nam và nữ. Điều này có thể được lý giải là do cùng với sự tăng kích thước cơ thể theo tuổi dẫn đến tăng kích thước tim, 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất và đường dẫn truyền nhĩ thất qua bó His cũng phát triển do đó đòi hỏi thời gian khử cực nhĩ (sóng P), thời gian dẫn truyền nhĩ – thất (PQ), thời gian khử cưc thất (QRS) kéo dài hơn. Nhịp tim giảm làm cho khoảng QT kéo dài theo tuổi. Thời gian PQ tăng theo tuổi. Theo Dickinson [5] có khoảng 10% trẻ em bình thường có những đợt bị blốc nhĩ thất cấp 1, xảy ra nhiều hơn trong lúc ngủ và cũng có một tỷ lệ tương tự bị blốc nhĩ thất cấp 2. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 12/544 (2,2%) đối tượng có PQ dài hơn giới hạn trên theo nhóm tuổi và 11/544 (2%) đối tượng có PQ ngắn hơn giới hạn dưới theo nhóm tuổi. Thời gian QRS tăng là do tăng trọng lượng tim, và nằm trong giới hạn của người bình thường [3]. Valadian [6] cho biết trọng lượng tim tăng 10 lần từ lúc sinh cho đến 15 - 16 tuổi. So với giới hạn bình thường ở người lớn thì giá trị QT trong nghiên cứu của chúng tôi có khoảng dao động lớn hơn. Trong bệnh học tim mạch, thời gian PQ có thể dài ra trong khá nhiều trường hợp: dày thất, blốc nhánh, bệnh mạch vành, giảm Kali máu,… Tuy nhiên, việc đánh giá QT dài hay ngắn cần phải quy về tần số tim tương ứng vì QT thay đổi rất nhiều theo tần số tim và đặc biệt ở trẻ em thì tần số tim cũng dao động trong khoảng lớn. Giới hạn thấp nhất trong nghiên cứu này là 290ms, theo chúng tôi giá trị này phù hợp với đối tượng nghiên cứu là trẻ em lứa tuổi này. Biên độ các sóng P, Q, R ở các chuyển đạo trong nghiên cứu không có sư khác nhau giữa nam và nữ. Biên độ sóng P ở DII có xu hướng giảm theo tuổi, giảm mạnh ở nhóm 13 - 15 tuổi (p<0,01) và không có giá trị âm ở cả nam và nữ. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác khi cho rằng biên độ sóng P cũng như các sóng khác ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi thường cao hơn ở trẻ lớn và người lớn [4, 6-8]. V. KẾT LUẬN Nghiên cứu này cho thấy 100% các đối tượng nghiên cứu có nhịp xoang. Tần số tim có khoảng dao động lớn và giảm dần theo tuổi. Không có sự khác biệt về tần số tim giữa nam và nữ ở các nhóm tuổi nghiên cứu. Trục QRS ở lứa tuổi này là trục trung gian và khá
  • 12. ổn định. Thời gian sóng P tăng theo tuổi đối với nam và nữ. Nam có thời gian sóng P ngắn hơn nữ trong nhóm 10 – 12 tuổi. Biên độ sóng P có xu hướng giảm theo tuổi, không có sự khác biệt về biên độ sóng P giữa nam và nữ trong các nhóm tuổi. Thời gian PQ, QT, QRS tăng theo tuổi đối với nam và nữ. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ về thời gian PQ, QT trong các nhóm tuổi. Thời gian QRS ở nam dài hơn nữ trong nhóm 7 - 9 tuổi và nhóm 10 - 12 tuổi. Biên độ sóng Q ở chuyển đạo giảm ở nhóm 10 - 12 tuổi so với nhóm 7 - 9 tuổi và có xu hướng giảm ở nhóm 13 - 15 tuổi ở cả nam và nữ. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ về biên độ QIII theo nhóm tuổi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế, Hằng số sinh học người Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2003. 2. Bộ Y tế, Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 – thế kỷ XX. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2003. 3. Trần Đỗ Trinh, Trần Văn Đồng, Hướng dẫn đọc điện tim. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2011. 4. Nguyễn Xuân Cẩm Huyên, Lê Thị Mỹ Phượng, Nguyễn Mạnh Phan, Điện tâm đồ trẻ em bình thường thành phố Hồ Chí Minh từ 13 đến 15 tuổi. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2006; 10 (phụ bản số 1): 1 - 5. 5. Dickinson DF. The normal ECG in childhood and adolescence. Heart, 2005; 91:1626– 1630 6. Trần Đỗ Trinh, Khảo sát các thông số điện tâm đồ cơ bản ở người bình thường Việt Nam. Luận án Phó Tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội, 1990. 7. Arthur. Garson Jr. The normal electrocardiogram. The ECG in infants and children: A systematic Approach. Lea – Fe – Biger, Philadelphia, 1983: 61 - 82. 8. Phạm Hữu Hòa, Lê Ngọc Lan, Nghiên cứu một số thông số điện tâm đồ của phức bộ thất ở trẻ em bình thường từ 7 đến 15 tuổi, Tạp chí Y học Thành phố. Hồ Chí Minh, 2012; 16 (phụ bản số 2): 98 - 103.
  • 13. SOME ELECTROCARDIOGRAPHIC PARAMETERS OF HEALTHY CHILDREN FROM THE KINH AT THE AVERAGE AGE OF 7 TO 15 IN YEN BAI PROVINCE Tran Long Giang1 , Mai Van Hung1 , Do Cong Huynh2 , Nguyễn Cửu Nguyệt Huế1 , Nguyễn Thị Bích1 1 Vietnam National University, Hanoi 2 Vietnam Military Medical University To evaluate some electrocardiography parameters such as heart rate, electrocardiography axis, duration and amplitude of the P wave, PQ time, QRS duration, QT duration and amplitude of Q waves. A cross – sectional study among 544 pupils was conducted in healthy children of the Kinh from 7 to 15 years old in Yen Bai. The ECG results showed that 100 % of cases have sinus rhythm. Heart rate has a large fluctuation and decreases with age. QRS axis is the intermediate shaft. Therefore, the research provided a number of other ECG parameters such as duration and P -wave amplitude , duration , PQ , QT , QRS , Q - wave amplitude in healthy children age 7 - 15. Overall, there is no significant difference in ECG parameters between the normal children Kinh people, and between men and women in Yen Bai. Keywords: Eslectrocardiographic, children, mountainous.