SlideShare a Scribd company logo
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình phát triển xã hội, yếu tố con người đóng vai trò
quan trọng, đặc biệt là trẻ em - những chủ nhân tương lai của đất
nước. Sự sinh trưởng và phát triển của con người trải qua nhiều giai
đoạn, trong đó thời kỳ trẻ em có ý nghĩa quan trọng nhất. Đây là giai
đoạn nền tảng cho sự phát triển sau này. Sự phát triển thể lực và trí
tuệ của trẻ được đánh giá qua các chỉ số hình thái như chiều cao, cân
nặng, vòng ngực, vòng đầu, vòng đùi, vòng cánh tay, chỉ số khối cơ
thể (BMI), chỉ số Pignet,v.v., chỉ số trí tuệ (IQ) hoặc các chỉ số sinh lý
như huyết áp, dung tích sống...
Các chỉ tiêu sinh học, nhất là những chỉ tiêu nhân trắc thường được
tiến hành nghiên cứu theo chu kỳ 10 năm một lần. Từ 1975 đến nay,
kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi nên đã ảnh hưởng nhiều đến sự
phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ em. Do đó, để góp phần tìm hiểu
thực trạng phát triển của trẻ em Bình Định, chúng tôi thực hiện đề tài
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của học sinh tiểu học tại
tỉnh Bình Định”
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá thực trạng tăng trưởng một số đặc điểm sinh học của học
sinh lứa tuổi tiểu học tại một số địa bàn đặc trưng thuộc tỉnh Bình
Định trong giai đoạn hiện nay.
- Đánh giá mối tương quan giữa một số chỉ số hình thái, sinh lý, dinh
dưỡng và hoạt động thần kinh cấp cao, thông qua các chỉ số xác định
năng lực trí tuệ ở học sinh lứa tuổi tiểu học tỉnh Bình Định.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu các chỉ số hình thái, thể lực và sinh lý của học sinh tiểu
học tại tỉnh Bình Định (cân nặng, chiều cao, vòng ngực, vòng đầu,
2
BMI và Pignet, tần số tim, huyết áp, dung tích sống, thị lực và thính
lực).
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo BMI của trẻ em lứa tuổi tiểu
học tại tỉnh Bình Định.
- Nghiên cứu một số hoạt động thần kinh cấp cao của học sinh tiểu
học tỉnh Bình Định (IQ, trí nhớ thị giác, trí nhớ thính giác).
- Xác định mối tương quan giữa các chỉ số sinh học của học sinh tiểu
học và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực, năng
lực trí tuệ của học sinh lứa tuổi tiểu học tại tỉnh Bình Định.
4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Bổ sung các chỉ số về hình thái, sinh lý và trí tuệ của trẻ từ 6 - 10
tuổi ở khu vực Miền trung - Tây nguyên, góp phần làm phong phú
kho dữ liệu về giá trị sinh học người Việt Nam.
- Các kết quả nghiên cứu của luận án làm cơ sở cho các cơ quan, tổ
chức chăm sóc sức khỏe đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao tầm
vóc, thể lực và năng lực trí tuệ của trẻ em.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
Với 132 trang, có 51 bảng và 39 hình, đề tài góp phần đánh giá
các chỉ số hình thái, chức năng của học sinh tiểu học Bình Định. Các
dẫn liệu trong luận án có thể được sử dụng làm thông số tham chiếu
trong các nghiên cứu và giảng dạy về đặc điểm phát triển của trẻ em
lứa tuổi học sinh tiểu học. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng là cơ
sở khoa học để đánh giá đúng thực trạng thể lực, sự tăng trưởng thể
lực cũng như năng lực trí tuệ của học sinh tiểu học ở mỗi vùng miền
khác nhau trong tỉnh, từ đó giúp các trường vận dụng sư phạm tương
tác và dạy học cá thể hóa học sinh đạt hiệu quả hơn.
3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
1.1.1. Sự sinh trưởng và phát triển của trẻ 6 - 10 tuổi
1.1.2. Một số đặc điểm sinh học của trẻ 6 - 10 tuổi
1.1.2.1. Các đặc điểm về hình thái
1.1.2.2. Các đặc điểm về sinh lý
1.1.2.3. Các đặc điểm về dinh dưỡng
1.1.2.4. Các đặc điểm về hoạt động thần kinh cấp cao
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC ĐẶC ĐIỂM SINH
HỌC CỦA HỌC SINH LỨA TUỔI TIỂU HỌC
1.2.1. Các nghiên cứu về hình thái trên thế giới và ở Việt nam
1.2.2. Các nghiên cứu về sinh lý trên thế giới và ở Việt nam
1.2.3. Các nghiên cứu về dinh dưỡng trên thế giới và ở Việt nam
1.2.4. Cácnghiêncứuvềhoạtđộngthầnkinhcấpcaotrênthếgiớivàở Việt
nam
1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh từ 6 - 10 tuổi có hình thái, tâm sinh lý bình thường và
đúng độ tuổi ở một số trường tiểu học tại tỉnh Bình Định.
2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
Từ tháng 1/2015 đến tháng 1/2017.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang có so sánh.
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu: Cân đo trực tiếp, sử dụng
phiếu điều tra và test trí tuệ.
2.3.3. Cỡ mẫu: 6.514 học sinh ở ba vùng là thành thị (2.335 em),
nông thôn (2.139 em) và miền núi (2.040 em), gồm có 3.298 nam và
4
3.216 nữ. Vì điều kiện nghiên cứu, chỉ tiêu dung tích sống tiến hành
trên 250 em và thính lực trên 902 em tại thành phố Quy Nhơn.
2.3.4. Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu phân tầng và mẫu chùm.
2.4. ĐỊNH NGHĨA CÁC BIẾN SỐ, CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU VÀ
CÁCH XÁC ĐỊNH
- Chiều cao: Dùng thước gỗ của UNICEF, chính xác đến 0,1 cm.
- Cân nặng: Dùng cân TANITA của Nhật Bản, chính xác đến 0,1 kg
- Vòng ngực, vòng đầu: Dùng thước dây không giãn của Trung Quốc
có độ chính xác đến 0,1 cm.
- Chỉ số khối cơ thể (BMI: Body Mass Index)
BMI = Cân nặng (kg)/[Chiều cao (mét)]2
.
- Chỉ số Pignet: Chỉ số Pignet = Cao đứng (cm) - [cân nặng (kg) + vòng
ngực trung bình (cm)]
- Tần số tim và huyết áp động mạch: Được xác định bằng máy đo
huyết áp Omron hiệu HEM 8712.
- Dung tích sống (Vital capacity: VC): Được xác định bằng máy đo
dung tích kế hiệu SPIROLAB III của Ý.
- Thị lực: Thị lực được xác định bằng bảng LANDOLT với vòng hở chữ C.
- Thính lực: Kiểm tra sàng lọc 902 em bằng phiếu điều tra thính lực.
Tiếp tục đo nhĩ lượng đồ đối với những trường hợp nghi ngờ khiếm
thính.
- Tình trạng dinh dưỡng: Dựa vào BMI.
- Chỉ số trí tuệ (IQ): IQ được xác định qua điểm test Raven.
- Trí nhớ: Được xác định bằng phương pháp Nechaiev.
2.5. SAI SỐ VÀ KHỐNG CHẾ SAI SỐ
2.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu thu thập được xử lý dựa vào phần mềm nhập liệu Epi Data
3.1 và chuyển sang phần mềm Stata 10.0 để phân tích.
2.7. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
5
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.ĐẶCĐIỂMSINHHỌCCỦAHỌCSINHTIỂUHỌCBÌNHĐỊNH
3.1.1. Các đặc điểm hình thái
3.1.1.1. Chiều cao của học sinh tiểu học
Bảng 3.1. Chiều cao của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính
Tuổi
Chiều cao (cm)
1- 2 pChung(n = 6.514) Nam (n1 = 3.298) Nữ (n2 = 3.216)
X ±SD Tăng X ±SD Tăng X ±SD Tăng
6 117,09±6,06 - 117,31±6,07 - 116,87±6,04 - 0,44 > 0,05
7 122,34±6,13 5,25 123,06±6,09 5,75 121,51±6,08 4,64 1,55 < 0,05
8 127,84±6,09 5,50 127,84±6,02 4,78 127,84±6,16 6,33 0,00 > 0,05
9 132,76±6,47 4,92 133,22±6,21 5,38 132,28±6,71 4,44 0,94 < 0,05
10 138,16±7,16 5,40 137,70±6,79 4,48 138,61±7,47 6,33 -0,91 < 0,05
Tăngtrungbình/năm 5,27 5,10 5,44
Bảng3.3..Bách phân vị về chiều cao của học sinh tiểu học Bình Định
Điểmbách
phânvị thứ
6 tuổi 7 tuổi 8 tuổi 9 tuổi 10 tuổi
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
1 103 103 110 108 114 115 120 117 122 123
5 108 107 113 112 118 118 124 122 127 126
10 110 109 115 114 120 120 126 124 130 128
25 113 113 119 117 124 123 129 128 133 133
50 117 117 123 121 128 128 133 132 137 138
75 121 121 127 125,5 132 132 137 136 142 144
90 125 124 131 129 135 136 141 141 147 148
95 127 126 134 131 138 138 144 144 150 151
99 132 131 137 137 143 143 148 150 155 156
* Ghi chú: điểm bách phân vị tính theo cm.
Kết quả cho thấy, chiều cao của học sinh tăng dần từ 6 -10 tuổi. Ở
các độ tuổi nam cao hơn nữ, nhưng lúc 10 tuổi học sinh nữ cao hơn
học sinh nam (p< 0,05). Học sinh ở thành thị cao hơn học sinh nông
thôn, học sinh nông thôn cao hơn học sinh miền núi (p<0,05). Học
6
sinh tiểu học Bình Định có chiều cao tăng nhanh lúc 8 tuổi, sớm hơn
các nghiên cứu trước (9 hoặc 10 tuổi). Nữ có tốc độ tăng nhanh và
diễn ra sớm hơn nam. Điều này cho thấy nữ dậy thì sớm hơn nam và
gia tốc phát triển của trẻ em ngày nay. Chuẩn chiều cao của học sinh
được thể hiện qua bảng bách phân vị.
3.1.1.2. Cân nặng của học sinh tiểu học Bình Định
Bảng 3.4. Cân nặng của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính
Tuổi
Cân nặng (kg) 1 -
2 pChung (n= 6.514) Nam (n1 = 3.298) Nữ (n2 = 3.216)
X ± SD Tăng 1±SD Tăng 2±SD Tăng
6 22,18±5,45 - 22,63±5,84 - 21,72±4,99 - 0,91 < 0,05
7 24,49±6,18 2,31 25,47±6,74 2,84 23,38±5,25 1,66 2,09 < 0,05
8 27,88 ±7,23 3,39 27,58±7,21 2,11 28,18±7,25 4,80 -0,6 > 0,05
9 30,17±7,49 2,29 31,03±7,81 3,45 29,27±7,05 1,76 2,10 < 0,05
10 33,71±9,56 3,54 34,67±10,67 3,64 32,77±8,25 3,50 1,90 < 0,05
Tăngtrungbình/năm 2,88 2,91 2,76
Bảng3.6.Bách phân vị về cân nặng của học sinh tiểu học Bình Định
Điểmbách
phânvị thứ
6 tuổi 7 tuổi 8 tuổi 9 tuổi 10 tuổi
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
1 14 13,5 15 15 17 18 19 18 20 20
5 15 15 17 16 19 19 21 20 23 22
10 16 16 18 18 20 20 23 22 24 24
25 18 18 20 19 22 22 25 24 27 26
50 21 21 24 22 26 27 29 28 32 31
75 26 25 30 27 32 33 36 34 40 39
90 31 29 35 30 39 38 42 40 49 44,5
95 34 31 39 34 41 42 45 42 59 47
99 37 35 44 37 46 47 51 47 69 54,5
* Ghi chú: điểm bách phân vị tính theo kg.
Cân nặng của học sinh tăng dần theo tuổi. Học sinh thành thị có
cân nặng cao nhất trong ba khu vực nghiên cứu (p <0,05). Mức tăng
7
trung bình 2,88 kg/năm. Mức tăng nhiều nhất ở nữ lúc 8 tuổi và ở nam
lúc 10 tuổi. Vậy điều kiện sống, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng đã tác
động đến sự tăng cân của trẻ em.
3.1.1.3. Vòng ngực của học sinh tiểu học Bình Định.
Bảng 3.7. Vòng ngực của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính
Tuổi
Vòng ngực (cm) 1-
2 pChung(n=6.514) Nam(n1 = 3.298) Nữ (n2 = 3.216)
X ± SD Tăng 1 ± SD Tăng 2 ± SD Tăng
6 59,91±6,64 - 60,34±6,97 - 59,47±6,27 - 0,87 < 0,05
7 61,77±6,87 1,86 62,56±7,15 2,22 60,89±6,44 1,42 1,67 < 0,05
8 64,14±7,42 2,37 64,11±7,71 1,55 64,16±7,12 3,27 -0,05 > 0,05
9 65,76±6,68 1,62 67,04±6,46 2,93 64,44±6,64 0,28 2,60 < 0,05
10 68,71±8,10 2,95 68,87±8,14 1,83 68,55±8,06 4,11 0,32 > 0,05
Tăngtrungbình/năm 2,20 2,13 2,27
Vòng ngực của học sinh tăng dần theo tuổi. Nam có số đo vòng ngực
lớn hơn nữ lúc 6, 7, 9 và 10 tuổi ( p < 0,05). Ở trẻ 8 tuổi, nữ có vòng
ngực lớn hơn nam (p > 0,05). Vòng ngực mỗi năm tăng trung bình
2,20 cm, trong đó nam có tốc độ tăng ít hơn nữ. Học sinh thành thị có
số đo vòng ngực lớn nhất trong ba khu vực nghiên cứu (p < 0,05).
3.1.1.4. Vòng đầu của học sinh tiểu học Bình Định
Bảng 3.9. Vòng đầu của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính
Tuổi
Vòng đầu (cm)
1 -
2
pChung (n=6.514) Nam(n1 = 3.298) Nữ(n2 = 3.216)
X ± SD Tăng 1 ± SD Tăng 2 ± SD Tăng
6 51,48±1,67 - 51,50±1,65 - 51,45±1,68 - 0,05 > 0,05
7 51,89±1,71 0,41 51,98±1,72 0,48 51,78±1,68 0,33 0,20 < 0,05
8 52,16±1,73 0,27 52,09±1,73 0,11 52,23±1,72 0,45 -0,14 > 0,05
9 52,65±1,76 0,49 52,91±1,73 0,82 52,39±1,76 0,16 0,52 < 0,05
10 53,29±1,82 0,64 53,47±1,83 0,56 53,12±1,79 0,73 0,35 > 0,05
Tăngtrungbình/năm 0,45 0,49 0,42
8
Kết quả nghiên cứu chỉ số vòng đầu của 6.514 học sinh tiểu học
Bình Định cho thấy, vòng đầu của học sinh tăng dần từ 6 đến 10 tuổi.
Lúc 6 tuổi, số đo vòng đầu là 51,48 ±1,67cm;lúc10tuổilà53,29 ±1,82cm.
Mức tăng vòng đầu qua mỗi năm là 0,45 cm. Học sinh thành thị có số
đo vòng đầu lớn nhất trong ba khu vực nghiên cứu (p < 0,05). Số đo
vòng đầu là chỉ tiêu hình thái thể hiện sự phát triển của não bộ.
3.1.1.5. BMI của học sinh tiểu học Bình Định
Bảng 3.11. BMIcủa học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính
Tuổi
BMI (kg/m2
) 1 -
2 pChung (n=6.514) Nam (n1 = 3.298) Nữ (n2 = 3.216)
X ± SD Tăng 1 ± SD Tăng 2 ± SD Tăng
6 16,02± 2,96 - 16,26± 3,14 - 15,78± 2,75 - 0,48 < 0,05
7 16,19± 3,04 0,17 16,62± 3,30 0,36 15,71± 2,64 -0,07 0,91 < 0,05
8 16,89± 3,41 0,68 16,70± 3,34 0,08 17,08± 3,48 1,37 -0,38 < 0,05
9 16,96± 2,95 0,07 17,34± 3,47 0,64 16,57± 2,84 -0,51 0,77 < 0,05
10 17,46± 3,88 0,50 18,05± 4,42 0,71 16,88± 3,16 0,31 1,17 < 0,05
Tăngtrungbình/năm 0,36 0,45 0,28
BMI ở nam học sinh lúc 6, 7, 9 và 10 tuổi cao hơn nữ (p < 0,05).
Mức tăng BMI trung bình qua mỗi năm chung cho cả hai giới là 0,36.
Lúc 8 tuổi BMI của trẻ nữ tăng vọt cao hơn so với nam (p < 0,05).
Cũng như các chỉ số hình thái khác, BMI của học sinh ở các khu vực
sinh thái cũng khác nhau. Học sinh thành thị có chỉ số BMI cao nhất,
tiếp đến là học sinh nông thôn và thấp nhất là học sinh miền núi (p <
0,05).
3.1.1.6. Chỉ số Pignet của học sinh tiểu học Bình Định
Chỉ số Pignet của học sinh từ 6 - 10 tuổi ở Bình Định có lúc tăng
có lúc giảm. Mức giảm nhiều nhất là ở trẻ 8 tuổi. Cùng một độ tuổi
chỉ số Pignet của nam thấp hơn nữ, chứng tỏ trẻ nam có thể lực tốt
9
hơn trẻ nữ (trừ lúc 8 tuổi nhưng p > 0,05). Ở tất cả các độ tuổi, học
sinh thành thị có chỉ số Pignet thấp nhất trong ba khu vực (p < 0,05).
Bảng 3.13. Chỉ số Pignet của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính
Tuổi
Chỉ số Pignet
1-
2
pChung(n = 6.514) Nam (n1 = 3.298) Nữ (n2 = 3.216)
X ± SD Tăng X ± SD Tăng X ± SD Tăng
6 35,00±8,52 - 34,33 ± 8,93 - 35,67± 8,04 - -1,34 < 0,05
7 36,37±9,06 1,37 35,04 ± 9,29 0,71 37,57± 8,48 1,90 -2,53 < 0,05
8 35,82 ±10,70 -0,55 36,15±11,07 1,11 35,50 ± 10,31 -2,07 0,65 > 0,05
9 36,83±9,80 1,01 35,15±10,11 -1,00 38,56± 9,16 3,06 -3,41 < 0,05
10 35,74 ±12,18 -1,09 34,16 ± 12,72 -0,99 37,28± 11,43 -1,28 -3,12 < 0,05
Tăngtrungbình/năm 0,19 0,04 0,40
3.1.2. Các chỉ số chức năng sinh lý
3.1.2.1. Tần số tim của học sinh tiểu học Bình Định
Bảng 3.15. Tần số timcủa học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính
Tuổi
Tầnsốtim(nhịp/phút)
1-
2
pChung(n=6.514) Nam(n1 = 3.298) Nữ(n2=3.216)
X ±SD Tăng 1±SD Tăng 2±SD Tăng
6 92,08±9,04 - 92,07±9,26 - 92,10±8,81 - -0,03 > 0,05
7 90,38±8,35 -1,70 90,15±8,45 -1,92 90,64±8,23 -1,46 0,49 > 0,05
8 86,50±8,68 -3,88 86,26±8,76 -3,89 86,72±8,60 -3,92 0,46 > 0,05
9 84,48±8,77 -2,02 84,37±8,96 -1,89 84,64±8,58 -2,08 0,27 > 0,05
10 83,35±8,89 -1,13 83,68±8,26 -0,69 83,03±9,46 -1,61 0,65 > 0,05
Tăngtrungbình/năm -2,18 -2,10 -2,27
Tần số tim của học sinh tiểu học giảm dần theo tuổi. Trẻ 6 tuổi có
tần số tim trung bình là 92,08 ± 9,04 nhịp/phút; trẻ 10 tuổi là 83,35 ±
8,89 nhịp/phút. Mức giảm trung bình mỗi năm là 2,18 nhịp/phút. Nhịp
tim của học sinh ở các khu vực thành thị, nông thôn và miền núi
không khác nhau nhiều (p > 0,05).
10
3.1.2.2. Huyết áp của học sinh tiểu học Bình Định
Bảng 3.17 cho thấy, huyết áp tâm thu của trẻ tăng dần từ 6 - 10
tuổi. Huyết áp tâm thu ở trẻ 6 tuổi và 10 tuổi lần lượt là 102,58 ± 5,98
mmHg và 110,22 ± 9,77 mmHg. Trung bình mỗi năm tăng 1,91
mmHg. Không có sự khác biệt về huyết áp tâm thu ở các lứa tuổi tại
các khu vực thành thị, nông thôn và miền núi (p > 0,05).
Bảng3.17.Huyếtáptâmthucủahọcsinhtiểuhọctheotuổivàgiớitính
Tuổi
Huyết áp tâm thu (mmHg)
1- 2 pChung(n=6.514) Nam(n1=3.298) Nữ (n2=3.216)
X ±SD Tăng 1±SD Tăng 2±SD Tăng
6 102,58±5,98 - 102,27±6,63 - 102,90±5,23 - - 0,63 > 0,05
7 104,88 ± 8,15 2,30 104,80 ±8,15 2,53 104,97± 8,15 2,07 - 0,17 > 0,05
8 105,76±7,99 0,88 105,77±8,34 0,97 105,75 ±7,63 0,78 0,02 > 0,05
9 108,65±10,22 2,89 108,52±10,32 2,75 108,80±10,13 3,05 - 0,28 > 0,05
10 110,22± 9,77 1,57 110,47±10,02 1,95 109,98±9,52 1,18 0,49 > 0,05
Tăng trung bình/năm 1,91 2,05 1,27
Bảng3.19.Huyếtáptâmtrươngcủahọcsinhtiểuhọctheotuổivàgiớitính
Tuổi
Huyết áp tâm trương (mmHg)
1- 2 pChung(n=6.514) Nam(n1 = 3.298) Nữ (n2 =3.216)
X ± SD Tăng 1 ±SD Tăng 2 ± SD Tăng
6 63,39±2,90 - 63,09±1,84 - 63,68±3,65 - - 0,59 < 0,05
7 64,33±4,52 0,94 64,18±4,89 1,09 64,50±4,04 0,82 - 0,32 > 0,05
8 65,68±4,21 1,35 65,79±4,28 1,61 65,56±4,14 1,06 0,23 > 0,05
9 66,61±4,99 0,93 66,64±4,98 0,85 66,59±4,50 1,03 0,05 > 0,05
10 67,44±4,78 0,83 67,21±4,84 0,57 67,66±4,71 1,07 - 0,45 > 0,05
Tăngtrungbình/năm 1,01 1,03 1,00
Huyết áp tâm trương của học sinh tăng dần từ 6 - 10 tuổi. Không
có sự khác biệt về huyết áp tâm trương của học sinh ở ba khu vực
nghiên cứu (p < 0,05).
11
3.1.2.3. Dung tích sống của học sinh tiểu học Bình Định
Dung tích sống của học sinh tăng dần theo tuổi thể hiện qua bảng
3.21. Trẻ 6 tuổi có dung tích sống trung bình là 1,13±0,30 lít, 10 tuổi
là 2,00±0,49 lít. Trung bình mỗi năm tăng 0,22 lít. Dung tích sống ở
trẻ nam cao hơn trẻ nữ cùng độ tuổi (p < 0,05). Dựa vào chiều cao và
năm tuổi, có thể xây dựng công thức tính dung tích sống của trẻ Bình
Định ngày nay theo phương trình hồi quy sau:
Ở nam : VC = 2,6174 H + 0,0266 A - 2,0949
Ở nữ : VC = 3,1108 H + 0,0565 A - 2,7199
Trong đó: VC: Dung tích sống(lít), H: chiều cao (m), A: tuổi (năm).
Bảng3.21.Dungtíchsốngcủa250họcsinhtheotuổivàgiớitính
Tuổi
Dung tích sống (lít) 1-
2 pChung (n = 250) Nam (n1 = 126) Nữ (n2 = 124)
X ±SD Tăng 1± SD Tăng 2± SD Tăng
6 1,13± 0,30 - 1,25±0,30 - 1,00±0,25 - 0,25 < 0,05
7 1,43±0,37 0,30 1,47±0,31 0,22 1,40±0,42 0,40 0,07 > 0,05
8 1,70±0,41 0,27 1,85±0,47 0,38 1,56±0,30 0,16 0,29 < 0,05
9 1,73±0,36 0,03 1,86±0,27 0,01 1,60±0,40 0,04 0,26 < 0,05
10 2,00±0,49 0,27 2,17±0,50 0,31 1,76±0,38 0,16 0,41 < 0,05
Tăngtrungbình/năm 0,22 0,23 0,19
3.1.2.4. Thị lực của học sinh tiểu học Bình Định
Tỷ lệ trẻ bị giảm thị lực mắt trái (17,16%) cao hơn mắt phải (16,84%).
Tỷ lệ học sinh giảm thị lực mắt phải cao nhất ở thành thị (23,94%),
sau đó đến nông thôn (15,05%) và thấp nhất là miền núi (10,59%) (p
< 0,05). Tỷ lệ học sinh giảm thị lực mắt trái cao nhất ở thành thị
(23,68%), sau đó đến miền núi (17,16%) và thấp nhất là nông thôn
(16,60%) (p < 0,05). Học sinh tiểu học Bình Định có tỷ lệ giảm thị
lực là 14,42%.
12
3.1.2.5. Thính lực của học sinh tiểu học Bình Định
Học sinh có thính lực bình thường chiếm 99,67%, chỉ có 0,33%
học sinh bị giảm thính lực ở các mức độ nhẹ, vừa và nặng.
3.1.3. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI của học sinh tiểu học Bình Định
SDD gầy còm mức độ nặng là 2,66%, chiếm tỷ lệ cao nhất ở
trẻ 10 tuổi (3,25%). SDD gầy còm mức độ vừa chiếm 8,54%,
chiếm tỷ lệ cao nhất ở trẻ 7 tuổi (9,44%). Tình trạng dinh dưỡng
bình thường chiếm tỷ lệ 58,70% và đạt cao nhất ở trẻ 9 tuổi
(61,96%). Trẻ TC chiếm tỷ lệ 16,60%, chiếm tỷ lệ cao nhất ở trẻ
10 tuổi (17,68%). BP chiếm 13,51%, trẻ 6 tuổi có tỷ lệ BP cao nhất
(17,01%). Điều này không tốt cho sức khỏe cộng đồng vì làm trẻ
hóa nguy cơ mắc các bệnh huyết áp, tiểu đường thậm chí ung thư ở
thế hệ tương lai. SDD chiếm tỷ lệ cao nhất ở học sinh miền núi
(11,20%), TC - BP chiếm tỷ lệ cao nhất ở học sinh thành thị (lần
lượt là 27,19% và 29,89%).
3.1.4. Hoạt động thần kinh cấp cao của học sinh tiểu học Bình Định
3.1.4.1. Điểm IQ của học sinh tiểu học Bình Định
Bảng 3.27. Điểm IQ của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính
Tuổi
Chỉ số IQ
1 -
2
pChung (n = 6.514) Nam (n1 = 3.298) Nữ (n2 = 3.216)
X ±SD Tăng X ±SD Tăng X ±SD Tăng
6 87,46 ± 9,57 - 87,41 ±9,38 - 87,51 ± 9,77 - -0,10 > 0,05
7 96,77 ± 11,88 9,39 97,47±11,96 10,06 95,97 ± 11,73 8,46 1,50 < 0,05
8 102,95±11,93 6,18 102,47±12,29 5,00 103,42±11,55 7,45 -0,95 > 0,05
9 107,54±10,67 4,59 107,94 ±9,93 5,47 107,14±11,37 3,72 0,80 > 0,05
10 110,81±10,50 3,27 110,33±10,36 2,39 111,28±10,61 4,14 -0,95 > 0,05
Tăngtrungbình/năm 5,86 5,73 5,94
Trên cơ sở điểm test Raven, tiến hành xác định điểm IQ của 6.514
học sinh Bình Định. Kết quả cho thấy, IQ của học sinh tăng dần theo
13
tuổi, lúc 6 tuổi là 87,46 ± 9,57 điểm và 10 tuổi là 110,81 ± 10,50
điểm, mức tăng trung bình là 5,86 điểm/năm. IQ của học sinh ở ba
khu vực tăng dần và có sự khác nhau (p < 0,05).
3.1.4.2. Trí nhớ ngắn hạn của học sinh tiểu học Bình Định
- Trí nhớ ngắn hạn thị giác của học sinh tiểu học Bình Định
Qua nghiên cứu cho thấy, khả năng nhìn và nhớ được 4 số chiếm
tỷ lệ cao nhất ở cả nam và nữ, nhưng nam ít hơn nữ (nam: 18,68% và
nữ: 19,09%). Khả năng nhìn và nhớ được 8 đến 12 số, ở nữ chiếm tỷ
lệ cao hơn nam (nữ là 44,35% và nam là 41,88%) với p > 0,05. Vậy
nữ học sinh có trí nhớ thị giác tốt hơn nam học sinh.
Trẻ 6 tuổi nhìn và nhớ 2 số chiếm tỷ lệ cao nhất (28,43%). Trẻ 7
và 8 tuổi nhìn và nhớ được 4 số chiếm tỷ lệ cao nhất (lần lượt là
24,10% và 21,89%). Trẻ 9 tuổi nhìn và nhớ 5 số chiếm tỉ lệ cao nhất
(20,31%). Trẻ 10 tuổi nhìn và nhớ 6 số chiếm tỉ lệ cao nhất (19,30%).
Vậy trẻ càng lớn trí nhớ thị giác càng tăng.
Trẻ sống ở các khu vực sinh thái khác nhau có trí nhớ thị giác khác
nhau. Khả năng nhìn và nhớ từ 0 đến 3 số chiếm tỷ lệ cao nhất ở học
sinh miền núi (miền núi: 43,54%, nông thôn: 37,68%, thành thị:
33,54%). Nhìn và nhớ được 4 và 5 số chiếm tỷ lệ cao nhất ở học sinh
nông thôn (nông thôn: 37,82%, thành thị: 33,19%, miền núi: 31,91%).
Nhìn và nhớ được từ 6 số trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất ở học sinh thành
thị (thành thị: 33,28%, miền núi: 24,56%, nông thôn: 24,50%) với p <
0,05. Vậy trẻ càng lớn trí nhớ thị giác càng tăng. Học sinh thành thị có
trí nhớ thị giác tốt nhất trong ba khu vực (p < 0,05).
- Trí nhớ ngắn hạn thính giác của học sinh tiểu học Bình Định
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở nam khả năng nghe và nhớ được 2
số chiếm tỷ lệ cao nhất (21,65%). Ở nữ khả năng nghe và nhớ được 3
số chiếm tỷ lệ cao nhất (19,43%). Tỷ lệ nam nghe và nhớ được 0, 2, 3
14
và 4 số cao hơn so với nữ, các trường hợp còn lại nữ chiếm tỷ lệ cao
hơn nam. Như vậy, nữ học sinh có trí nhớ thính giác tốt hơn nam.
Tỷ lệ trẻ tiểu học có khả năng nghe và nhớ từ 2 đến 6 số chiếm tỷ
lệ cao. Trẻ 6, 7 tuổi nghe và nhớ được 2 số chiếm tỷ lệ cao nhất. Trẻ
8, 9 tuổi nghe và nhớ được 3 số chiếm tỷ lệ cao nhất, trẻ 10 tuổi nghe
và nhớ được 5 số chiếm tỷ lệ cao nhất. Như vậy, trẻ càng lớn trí nhớ
thính giác càng tốt.
Trẻ sống ở các khu vực khác nhau có trí nhớ thính giác khác nhau.
Khả năng nghe và nhớ được 3 số chiếm tỷ lệ cao nhất ở học sinh
thành thị (19,44%) và nông thôn (23,38%). Học sinh miền núi có
khả năng nghe và nhớ 2 số chiếm tỷ lệ cao nhất (19,46%). Khả năng
nghe và nhớ từ 0 đến 3 số chiếm tỷ lệ cao nhất ở học sinh nông thôn
(48,76%), sau đó đến học sinh miền núi (37,20%) và thấp nhất là
học sinh thành thị (23,64%) với p < 0,05. Khả năng nghe và nhớ từ 4
đến 12 số chiếm tỷ lệ cao nhất ở học sinh thành thị (56,91%), sau đó
đến học sinh miền núi (45,01%) và thấp nhất là học sinh nông thôn
(27,85%) với p < 0,05. Như vậy, học sinh thành thị có trí nhớ ngắn
hạn thính giác tốt nhất trong ba khu vực nghiên cứu.
Vậy trẻ càng lớn trí nhớ thính giác càng tốt. Học sinh thành thị có
khả năng ghi nhớ bằng thính giác tốt nhất (p < 0,05) trong ba khu
vực thành thị, nông thôn và miền núi.
- So sánh trí nhớ ngắn hạn thị giác và thính giác của học sinh
tiểu học Bình Định.
Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 3.33 cho thấy, tỷ lệ trẻ ghi nhớ
từ 0 đến 4 số bằng trí nhớ thính giác cao hơn tỷ lệ trẻ ghi nhớ bằng
trí nhớ thị giác (p < 0,05).
Tỷ lệ trẻ ghi nhớ từ 5 đến 12 số bằng trí nhớ thị giác cao hơn
tỷ lệ trẻ ghi nhớ bằng trí nhớ thính giác (p < 0,05).
15
Do đó, ở trẻ lứa tuổi tiểu học khả năng ghi nhớ bằng thị giác tốt
hơn ghi nhớ bằng thính giác
Bảng3.33.Sosánhtrínhớthịgiácvàthínhgiáccủahọcsinhtiểuhọc
Điểm trí
nhớ
Trí nhớ thị giác Trí nhớ thính giác p
SL % SL %
0 80 1,23 346 5,31 < 0,05
1 305 4,68 772 11,85 < 0,05
2 949 14,57 1.236 18,97 < 0,05
3 1.143 17,55 1.317 20,22 < 0,05
4 1.230 18,88 1.032 15,84 < 0,05
5 1.005 15,43 803 12,33 < 0,05
6 748 11,48 486 7,46 < 0,05
7 454 6,97 233 3,58 < 0,05
8 294 4,51 160 2,46 < 0,05
9 153 2,35 77 1,18 < 0,05
10 73 1,12 25 0,38 < 0,05
11 46 0,71 18 0,28 < 0,05
12 34 0,52 9 0,14 < 0,05
Trên đây là một số chỉ số sinh học của học sinh tiểu học tỉnh Bình
Định. Giữa các chỉ số có sự tương quan với nhau ở cơ thể trẻ.
3.2. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC Ở
HỌC SINH TIỂU HỌC BÌNH ĐỊNH
3.2.1. Tương quan giữa năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học
3.2.1.1 Tương quan giữa chỉ số IQ và tình trạng dinh dưỡng
IQ tương quan thuận và yếu (r = 0,2138) với BMI có thể biểu
diễn bằng phương trình hồi quy tuyến tính y = 0,872x + 86,596.
3.2.1.2. Tương quan giữa chỉ số IQ và vòng đầu ở trẻ
IQ tương quan thuận ở mức yếu (r = 0,2896) với vòng đầu với
phương trình hồi quy tuyến tính là: y = 2,152x -11,459.
16
3.2.1.3. Tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ ở trẻ
IQ tương quan thuận ở mức trung bình (r = 0,4732) với trí nhớ
thị giác với phương trình hồi quy là: y = 2,952x + 88,171.
IQ tương quan thuận ở mức trung bình (r = 0,3900) với trí nhớ
thính giác và phương trình hồi quy là y = 2,567x + 92,306
3.2.2. Tương quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo BMI và một
số chỉ số sinh học
3.2.2.1. Tương quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo BMI và
vòng đầu ở trẻ tiểu học
BMI của học sinh tương quan thuận ở mức trung bình (r =
0,3272) với vòng đầu và có thể biểu diễn bằng phương trình hồi
quy tuyến tính: y = 0,596x - 14,483.
3.2.2.2. Tương quan giữa tình trạng dinh dưỡng và trí nhớ ở học sinh
Giữa tình trạng dinh dưỡng theo BMI và trí nhớ thị giác có
tương quan thuận với mức yếu. Hệ số tương quan r = 0,1357 và
phương trình hồi quy tuyến tính là: y = 0,207x + 15,794
Giữa tình trạng dinh dưỡng theo BMI và trí nhớ thính giác có
tương quan thuận ở mức yếu. Hệ số tương quan r = 0,2033.
Phương trình hồi quy tuyến tính là: y = 0,328x + 15,576.
Vậy tình trạng dinh dưỡng theo BMI ảnh hưởng không đáng
kể đến trí nhớ ngắn hạn của trẻ.
3.2.3. Tương quan giữa kích thước vòng đầu và một số chỉ số sinh học
Kích thước vòng đầu tương quan thuận và yếu với trí nhớ thị
giác. Hệ số tương quan r = 0,2168 và phương trình hồi quy tuyến
tính thể hiện sự tương quan là: y = 0,181x + 51,501.
Kích thước vòng đầu tương quan thuận ở mức trung bình với
trí nhớ thính giác ( r= 0,3029). Phương trình hồi quy tuyến tính
biểu diễn sự tương quan là: y = 0,268x + 51,377.
17
3.2.4. Mối tương quan giữa trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác
Trí nhớ thị giác tương quan thuận ở mức trung bình với trí nhớ
thính giác. Hệ số tương quan r = 0,5397 và phương trình hồi quy
tuyến tính: y = 0,569x + 2,433.
3.2.5. Tương quan giữa dung tích sống và một số chỉ số hình thái
3.2.5.1. Tương quan giữa dung tích sống và chiều cao ở học sinh tiểu học
Dung tích sống tương quan thuận chặt chẽ với chiều cao. Hệ số
tương quan đạt 0,9237. Phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện sự
tương quan là: y = 0,033x - 2,704.
3.2.5.2. Tương quan giữa dung tích sống và cân nặng ở học sinh tiểu học
Dung tích sống tương quan thuận chặt chẽ với cân nặng. Hệ số
tương quan r = 0,7715. Phương trình hồi quy tuyến tính biểu diễn sự
tương quan là: y = 0,032x + 0,529.
3.2.5.3. Tương quan giữa dung tích sống và vòng ngực ở học sinh tiểu học
Dung tích sống tương quan thuận với vòng ngực ở mức trung bình.
Hệ số tương quan r = 0,6284 và phương trình hồi quy tuyến tính là: y
= 0,026x - 0,210.
Dung tích sống là một chỉ tiêu sinh lý thể hiện thể lực của trẻ.
Song muốn xác định cần có máy đo và kỷ thuật đo rất phức tạp. Vì
vậy, để thuận lợi trong việc xác định dung tích sống, chúng tôi đã xây
dựng phương trình hồi quy tuyến tính đa biến:
VC (lít) = - 2,194 + 0,025 chiều cao (cm) + 0,003 cân nặng (kg) +
0,052 tuổi + 0,066 giới (1: nam; 0: nữ).
Tóm lại, có nhiều chỉ số sinh học góp phần thể hiện sự phát
triển thể chất và tinh thần của trẻ. Giữa các chỉ số có mối tương
quan thuận với nhau, chứng tỏ cơ thể con người là một khối
thống nhất, do đó cần chăm sóc trẻ chu đáo về mọi mặt để giúp
trẻ phát triển toàn diện và hợp lý.
18
Chương 4. BÀN LUẬN
“Giai đoạn học sinh tiểu học từ 6 - 10 tuổi là giai đoạn có tốc độ
phát triển chậm hơn nhưng lại tích lũy các chất dinh dưỡng cho sự
phát triển thể lực nhanh ở giai đoạn vị thành niên sau này” [25]. Vì
vậy, để đánh giá sự phát triển của trẻ em Bình Định, chúng tôi tiến
hành so sánh với các nghiên cứu trong và ngoài nước.
4.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
4.1.1. Chiều cao của học sinh 6 - 10 tuổi
4.1.2. Cân nặng của học sinh 6 - 10 tuổi
4.1.3. Vòng ngực của học sinh 6 - 10 tuổi
4.1.4. Vòng đầu của học sinh 6 - 10 tuổi
4.1.5. BMI và chỉ số Pignet của học sinh 6 - 10 tuổi
Sự tăng trưởng các chỉ số hình thái như: chiều cao, cân nặng,
vòng ngực, vòng đầu của học sinh lứa tuổi tiểu học tại Bình
Định năm 2016 tốt hơn so với kết quả của nhiều nghiên cứu
trước đây. Song so với trẻ em trong khu vực và một số nước trên
thế giới còn thấp hơn. BMI và chỉ số Pignet cho thấy sự tăng
trưởng tốt của trẻ. Tuy nhiên, nếu muốn phát triển tầm vóc
người Việt Nam trong tương lai cần quan tâm ngay từ bây giờ.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, có hai yếu tố cơ bản ảnh
hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ là yếu tố nội sinh như di
truyền, chủng tộc, nội tiết, tuổi, giới tính và yếu tố ngoại sinh
như dinh dưỡng, rèn luyện, điều kiện kinh tế - xã hội, bệnh
lý…nên cần tác động tích cực và đồng bộ đối với tất cả các yếu
tố trên để giúp trẻ phát triển tối ưu.
4.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ
4.2.1. Tần số tim của học sinh 6 - 10 tuổi
4.2.2. Huyết áp của học sinh 6 - 10 tuổi
19
4.2.3. Dung tích sống của học sinh 6 - 10 tuổi
4.2.4. Thị lực của học sinh 6 - 10 tuổi
4.2.5. Thính lực của học sinh 6 - 10 tuổi
Các chỉ số sinh lý như tần số tim, huyết áp của học sinh tiểu học
Bình Định ngày nay không có sự khác nhau nhiều so với các kết quả
nghiên cứu trước đây. Dung tích sống của trẻ tăng lên đáng kể. Điều
này cho thấy mối tương quan thuận giữa các chỉ số hình thái và dung
tích sống.
Trẻ càng lớn hoạt động thị lực tăng do áp lực của việc học tập, đọc
và sử dụng các phương tiện nhìn gần nên tỷ lệ giảm thị lực tăng. Trẻ
bị giảm thị lực ngày càng gia tăng ở mọi miền, mọi quốc gia, châu lục
trên thế giới. Do đó, việc tuyên truyền, giáo dục ý thức giữ gìn mắt,
đặc biệt là ở trẻ em cần quan tâm nhiều hơn vì đây là lứa tuổi mà mắt
đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện.
Trẻ khiếm thính hiện nay chưa được kiểm tra, phát hiện vẫn có ở
bậc tiểu học. Có hai nguyên nhân chính dẫn tới nghe kém ở trẻ là do
bẩm sinh và nguyên nhân mắc phải. Vì vậy, chúng tôi thiết nghĩ việc
kiểm tra thính lực nên đưa vào chương trình chăm sóc sức khỏe ban
đầu nhằm phát hiện sớm những trẻ có vấn đề thính lực để khắc phục
kịp thời
4.3.TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG THEO BMI CỦA HỌC SINH
Sự phát triển của điều kiện kinh tế xã hội ngày nay đã tạo thuận
lợi cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc trẻ, dẫn tới giảm tỷ
lệ SDD chung. Tuy nhiên, sự hạn chế trong kiến thức nuôi con
cũng có thể là lý do làm tỷ lệ trẻ lớn (9, 10 tuổi) SDD còn khá cao.
Tỷ lệ TC - BP ở học sinh lứa tuổi nhỏ (6, 7 tuổi) ngày càng tăng.
Đây là một hiện tượng không có lợi về mặt sức khỏe cộng đồng. Bởi
vì tích lũy mỡ là hiện tượng tự nhiên ở lứa tuổi tiền dậy thì. Nhưng
20
nếu hiện tượng này diễn ra càng sớm thì càng có nguy cơ BP về
sau (ở trẻ lớn và người trưởng thành). Đây là vấn đề cần được
quan tâm đúng mức vì sẽ kéo theo những hậu quả như làm gia
tăng các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp, rối loạn lipit máu,
xương khớp hay thậm chí là ung thư. Như vậy, BP có xu hướng
trẻ hóa, không tốt cho sức khỏe của thế hệ tương lai
4.4. HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO CỦA HỌC SINH
4.4.1. IQ của học sinh 6 - 10 tuổi
Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, IQ ở trẻ từ 6 - 10 tuổi
tăng dần ở cả 3 vùng sinh thái là nhờ sự tích lũy tri thức sau mỗi
năm học, tích lũy qua quá trình học tập. IQ ở trẻ thể hiện rõ sự
ảnh hưởng của môi trường sống, trẻ thành phố có nhiều điều kiện
tốt hơn (điều kiện dinh dưỡng, chăm sóc, học tập…) nên thuận lợi
cho sự phát triển. Trẻ em vùng miền núi còn nhiều hạn chế về
mọi mặt nên IQ thấp hơn so với khu vực nông thôn và thành thị,
điều này phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây.
4.4.2. Trí nhớ của học sinh 6 - 10 tuổi
Trẻ từ 6 đến 10 tuổi có trí nhớ tốt dần do quá trình myelin
hóa các sợi trục thần kinh tăng dần theo tuổi, các nơron ngày
càng hoàn thiện về cấu trúc và chức năng nên giúp khả năng dẫn
truyền và lưu thông tin tốt hơn, do đó, ghi nhớ được tăng cường,
điều này đã giúp trẻ thuận lợi trong quá trình học tập, tiếp thu
tri thức ngày càng nhiều và phức tạp. Học sinh nữ luôn có điểm
trí nhớ cao hơn học sinh nam cùng độ tuổi.
Tóm lại, nguyên nhân sự khác biệt của các đặc điểm sinh học trong
nghiên cứu chúng tôi và các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước
là do khác nhau về môi trường sống, khu vực nghiên cứu và điều kiện
kinh tế - xã hội ngày càng phát triển của nước ta trong giai đoạn hiện
21
nay. Học sinh từ 6 - 10 tuổi tại Bình Định có các chỉ số hình thái, sinh
lý, dinh dưỡng và hoạt động thần kinh cấp cao phát triển phù hợp với
sự tăng trưởng theo quy luật chung. Song sự chăm sóc chu đáo về mọi
mặt sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện, cân đối và hợp lý hơn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu các chỉ số hình thái, thể lực, sinh lý, dinh dưỡng
và một số hoạt động thần kinh cấp cao của 6.514 học sinh từ 6 - 10
tuổi ở khu vực thành thị, nông thôn và miền núi của tỉnh Bình Định,
chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1.1. Các chỉ số hình thái
- Các chỉ số chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực và vòng đầu trung
bình của học sinh lứa tuổi tiểu học tại Bình Định tăng dần theo tuổi
với tốc độ tăng khác nhau, có thời điểm tăng nhanh, có thời điểm tăng
chậm.
+ Chiều cao trung bình trẻ 6 - 10 tuổi lần lượt là 117,09 cm;
122,34 cm; 127,84 cm; 132,76 cm 138,16 cm. Mức tăng trung bình
hàng năm là 5,27 cm, ở nam là 5,10 cm và nữ là 5,44 cm. Mức tăng
đạt cao nhất lúc 8 tuổi. Nữ tăng trưởng chiều cao nhanh hơn nam tạo
giao chéo tăng trưởng ở thời điểm 9 lên 10. Học sinh thành thị có
chiều cao cao nhất và học sinh miền núi có chiều cao thấp nhất.
+ Trẻ 6 - 10 tuổi có cân nặng trung bình lần lượt là 22,18
kg ; 24,49 kg ; 27,88 kg ; 30,17 kg và 33,71 kg. Trung bình
mỗi năm tăng 2,88 kg, trong đó nam tăng nhanh hơn nữ, nam
tăng 3,01 kg và nữ tăng 2,76 kg. Mức tăng đạt cao nhất ở nữ lúc
8 tuổi và ở nam lúc 10 tuổi. Học sinh thành thị có cân nặng cao
nhất, học sinh miền núi có cân nặng thấp nhất.
22
+ Vòng ngực trung bình ở trẻ 6 tuổi là 59,91 cm; 7 tuổi -
61,77 cm; 8 tuổi - 64,14 cm; 9 tuổi - 65,76 cm và 10 tuổi là
68,71 cm. Trung bình mỗi năm tăng 2,20 cm. Nữ tăng 2,27 cm
nhiều hơn nam, nam tăng 2,13 cm. Vòng ngực tăng nhanh ở trẻ
nữ lúc 8 và 10 tuổi, trẻ nam lúc 9 tuổi. Học sinh ở thành thị có
chu vi vòng ngực lớn nhất trong ba khu vực.
+ Trẻ 6 - 10 tuổi có kích thước vòng đầu trung bình lần lượt
là 51,48 cm; 51,89 cm; 52,16 cm; 52,65 cm và 53,29 cm. Trung
bình mỗi năm tăng 0,45 cm. Vòng đầu tăng nhanh ở trẻ 9 lên 10
tuổi. Học sinh ở thành thị có số đo vòng đầu lớn hơn học sinh
nông thôn và miền núi.
- Trẻ 6 - 10 tuổi có BMI trung bình lần lượt là: 16,02 kg/m2
; 16,19
kg/m2
; 16,89 kg/m2
; 16,96 kg/m2
và 17,46 kg/m2
, trung bình mỗi năm
tăng 0,36 kg/m2
. Mức tăng BMI đạt cao nhất lúc 8 tuổi ở nữ và 10
tuổi ở nam. Trong ba khu vực, BMI của học sinh thành thị cao nhất,
BMI của học sinh miền núi thấp nhất.
- Trẻ 6 - 10 tuổi có chỉ số Pignet thay đổi khác nhau ở các độ
tuổi. Mức tăng trung bình hàng năm là 0,19. Nữ có chỉ số Pignet
cao hơn nam cùng độ tuổi. Học sinh thành thị có chỉ số Pignet
thấp hơn học sinh nông thôn và miền núi.
1.2. Các chỉ số sinh lý
- Tần số tim của học sinh giảm dần từ 6 đến 10 tuổi. Tần số tim trung
bình ở trẻ 6 - 10 tuổi lần lượt là 92,08 nhịp/phút ; 90,38 nhịp/phút;
86,50 nhịp/phút; 84,48 nhịp/phút và 83,35 nhịp/phút. Trung bình mỗi
năm giảm 2,18 nhịp/phút. Nhịp tim giảm mạnh ở trẻ 8 tuổi.
- Học sinh lứa tuổi tiểu học có huyết áp tăng dần. Huyết áp tâm thu
trung bình khoảng 102 - 111 mmHg, mỗi năm tăng trung bình 1,91
23
mmHg. Huyết áp tâm trương trung bình khoảng 63 - 68 mmHg, trung
bình mỗi năm tăng 1,01 mmHg.
- Dung tích sống trung bình ở trẻ 6 - 10 tuổi lần lượt là: 1,13 lít, 1,43
lít; 1,70 lít; 1,73 lít và 2,00 lít. Trung bình mỗi năm tăng 0,23 lít ở
nam và 0,19 lít ở nữ. Dung tích sống ở trẻ nam cao hơn nữ cùng độ
tuổi. Có thể xác định dung tích sống dựa vào chiều cao, cân nặng,
vòng ngực và năm tuổi theo các phương trình hồi quy tuyến tính.
Các chỉ số sinh lý như tần số tim, huyết áp ở học sinh tiểu học
Bình Định không có sự khác nhau nhiều giữa các khu vực nghiên cứu.
- Tỷ lệ học sinh có thị lực giảm tăng dần theo tuổi. Tỷ lệ học sinh 6 - 10 ở
Bình Định bị giảm thị lực là 14,42%. Học sinh ở thành thị bị giảm thị
lực nhiều nhất (chiếm 23,81%); sau đó đến học sinh nông thôn
(16,11%) và học sinh miền núi chiếm tỷ lệ thấp nhất (13,60%).
- Học sinh có thính lực bình thường chiếm 99,67%. Tỷ lệ trẻ có vấn
đề về thính lực là 0,33%. Cần giáo dục trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh tai.
1.3. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI
Trẻ 6 - 10 tuổi bị SDD thể gầy còm mức độ nặng là 2,66%; SDD
thể gầy còm mức độ vừa là 8,54%; TC và BP lần lượt là 16,60% và
13,51%. Trẻ SDD chiếm tỷ lệ cao nhất ở miền núi. Trẻ TC - BP
chiếm tỷ lệ cao nhất ở thành thị. Tình trạng TC - BP đang có xu
hướng trẻ hóa.
1.4. Các chỉ số hoạt động thần kinh cấp cao
- IQ của học sinh tăng dần theo tuổi. IQ trung bình của trẻ từ 6 - 10
tuổi lần lượt là 87,46; 96,77; 102,95; 107,54 và 110,81 điểm. Trung
bình mỗi năm tăng 5,73 điểm ở nam và 5,94 điểm ở nữ. Học sinh
miền núi có IQ thấp nhất trong ba khu vực thành thị, nông thôn và
miền núi.
24
- Trí nhớ ngắn hạn thị giác và thính giác tăng dần theo tuổi. Học sinh
thành thị có trí nhớ tốt hơn học sinh nông thôn và miền núi. Trẻ tiểu
học khả năng ghi nhớ bằng mắt tốt hơn bằng tai nên cần tăng cường
phương pháp trực quan trong dạy học ở tiểu học.
1.5. Mối tương quan giữa các chỉ số sinh học
- IQ có mối tương quan thuận với tình trạng dinh dưỡng, vòng đầu, trí
nhớ thị và trí nhớ thính giác.
- Tình trạng dinh dưỡng có mối tương quan thuận với vòng đầu, trí
nhớ thị giác và trí nhớ thính giác.
- Kích thước vòng đầu có mối tương quan thuận với trí nhớ thị giác và
trí nhớ thính giác.
- Trí nhớ thị giác có mối tương quan thuận với trí nhớ thính giác.
- Dung tích sống có mối tương quan thuận với chiều cao, cân nặng và
vòng ngực. Ở trẻ có thể xác định dung tích sống theo chiều cao, cân
nặng, tuổi và giới tính bằng phương trình hồi quy tuyến tính.
Vậy giữa các đặc điểm sinh học có mối tương quan thuận từ mức
yếu đến mức chặt chẽ, sự tương quan giữa các đặc điểm sinh học trên
cơ thể trẻ có thể được biểu diễn bằng các phương trình hồi quy tuyến
tính. Do đó, các biện pháp chăm sóc và giáo dục nhằm nâng cao thể
chất và tinh thần ở trẻ cần được thực hiện đồng bộ, giúp trẻ phát triển
cân đối, toàn diện và tối ưu.
2. KIẾN NGHỊ
- Các đặc điểm sinh học ở trẻ có mối tương quan với nhau, do đó, khi
xây dựng các chương trình, chiến lược phát triển con người cần được
tiến hành đồng bộ trên nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, dinh dưỡng,
môi trường….mới mong đạt được mục tiêu phát triển toàn diện.
- Cần tiến hành hướng nghiên cứu trên ở nhiều lứa tuổi khác nhau tại
tỉnh Bình Định, góp phần xây dựng chuẩn giá trị sinh học con người
25
Bình Định. Đây sẽ là cơ sở cho các cơ quan, tổ chức hoạch định chiến
lược chăm sóc con người nhằm nâng cao tầm vóc người Việt Nam và
phát triển kinh tế, xã hội tỉnh nhà.
- Nên có nhiều nghiên cứu hơn nữa về các chỉ số sinh học ở trẻ em nói
riêng và con người nói chung trên nhiều vùng miền, nhiều dân tộc của
cả nước, nhằm bổ sung các giá trị sinh học con người trong thời kỳ
đổi mới. Giúp các cơ quan chức năng đề ra kế hoạch cho hướng phát
triển con người và xã hội hợp lý nhất, đáp ứng công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Thị Tường Loan, Võ Văn Toàn (2017), Một số chỉ số sinh
lý tuần hoàn của học sinh 6 - 10 tuổi tại tỉnh Bình Định, Tạp chí Sinh lý
học Việt Nam, Tập 21 số 3 tháng 9/2017. Tổng Hội Y học Việt Nam,
Hội Sinh lý học Việt Nam, chỉ số ISSN 1859 - 2376, trang 83 - 87.
2. Nguyễn Thị Tường Loan, Võ Văn Toàn (2017), Nghiên cứu một
số chỉ số hình thái và mối tương quan với dung tích sống ở học sinh
tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tạp chí Giáo dục số
399 (kỳ 1-2/2017) chỉ số ISSN 2354-0753, trang 59-61.
3. Nguyễn Thị Tường Loan, Lê Thị Nam Thuận, (2017), Nghiên cứu
năng lực trí tuệ của học sinh lứa tuổi tiểu học tại tỉnh Bình Định, Tạp
chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên, Vol 126, No
1A
(2017), chỉ số ISSN 1859 - 1388, trang 175 - 184; DOI:
10.26459/hueuni-jns.v126i1A.4343.
4. Nguyễn Thị Tường Loan, Lê Thị Nam Thuận, Võ Văn Toàn
(2016), Thực trạng thể lực và năng lực trí tuệ của học sinh tiểu học
thuộc khối trường bán trú và không bán trú tại thành phố Quy Nhơn,
tỉnh Bình Định, Báo cáo Khoa học về nghiên cứu và giảng dạy Sinh
học ở Việt Nam. Hội nghị Khoa học Sinh học Quốc gia lần thứ 2,
26
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Quyết định xuất bản số 283 LK-
TN/QĐ-NXB ĐHQGHN 12/5/2016, trang 479 - 486.
5. Nguyễn Thị Tường Loan, Trương Quang Đạt (2017), Một số chỉ
số nhân trắc và dinh dưỡng ở học sinh tiểu học tại các huyện đồng
bằng tỉnh Bình Định năm 2016, Tạp chí Y học Dự phòng, Tập 28 số
8/2017. Tổng Hội Y học Việt Nam xuất bản, chỉ số ISSN 0868 - 2836,
trang 322 - 328.
6. Nguyễn Thị Tường Loan, Trương Quang Đạt (2017), Thực trạng
dinh dưỡng của học sinh tiểu học tại thành phố Quy Nhơn - Bình
Định năm 2016, Tạp chí Y học Thực hành số đặc biệt Xuân Đinh Dậu
2017 do Bộ Y tế phát hành, số 1 (1032), chỉ số ISSN 1859-1663, trang
76-80.
7. Trương Quang Đat, Nguyen Thi Tương Loan, (2017), Nutritional
status of primary school pupils in 2016 in moutainous districts of
Binh Dinh province, Vietnam Journal of Medicine & Pharmacy, Volume
13 N0
1, Ha Noi tháng 4/2017, Index ISSN 0866 - 7942, pp 87 - 92.
8. Nguyễn Thị Tường Loan (2016) , Phương pháp đánh giá sự phát
triển thể lực và trí tuệ của học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay,
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc Gia “Đào tạo bồi dưỡng giáo viên
tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”, NXB Đại học Huế. QĐ
xuất bản số 52/QĐ/ĐHH-NXB cấp ngày 10/5/2016. Tr 164-171.
9. Nguyễn Thị Tường Loan (2017), Sự phát triển trí tuệ và các yếu
tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của học sinh tiểu học tỉnh Bình
Định, Tạp chí Khoa học và công nghệ - ĐH Khoa học, Đại học Huế,
chỉ số ISSN 2354 - 0842. Tập 1 số 7 tháng 2/2017, trang 127 - 136.
10. Nguyễn Thị Tường Loan (2017), Sự phát triển thể lực và trí lực
của học sinh lứa tuổi tiểu học tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình
Định, Tạp chí Khoa học trường Đại học Quy Nhơn, chỉ số ISSN 1859
- 0357, tập 11 số 3/2017, trang 113 - 121.

More Related Content

What's hot

Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdfGiáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Man_Ebook
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC
nataliej4
 
Những kỹ năng đặc thù trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
Những kỹ năng đặc thù trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tậtNhững kỹ năng đặc thù trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
Những kỹ năng đặc thù trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
nataliej4
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC MẦM NON
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC MẦM NON GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC MẦM NON
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC MẦM NON
nataliej4
 
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
nataliej4
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
nataliej4
 
Đo lường và thu thập dữ liệu , trong nghiên cứu khoa học.
Đo lường và thu thập dữ liệu , trong nghiên cứu khoa học.Đo lường và thu thập dữ liệu , trong nghiên cứu khoa học.
Đo lường và thu thập dữ liệu , trong nghiên cứu khoa học.
Nguyễn Bá Quý
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tạiTiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
chống đi đôi với xây
chống đi đôi với xâychống đi đôi với xây
chống đi đôi với xâyhuynhchauthi
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa họcPhương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Jordan Nguyen
 
Ke hoach thuc tap giao duc, ke hoach hay, thuc tap su pham
Ke hoach thuc tap giao duc, ke hoach  hay, thuc tap su phamKe hoach thuc tap giao duc, ke hoach  hay, thuc tap su pham
Ke hoach thuc tap giao duc, ke hoach hay, thuc tap su phamtranvanat
 
Tâm lý học dạy học đại học
Tâm lý học dạy học đại họcTâm lý học dạy học đại học
Tâm lý học dạy học đại học
NguynNgcChnFPLHCM
 
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
nataliej4
 
Các kiểu gia đình Việt Nam hiện đại
Các kiểu gia đình Việt Nam hiện đạiCác kiểu gia đình Việt Nam hiện đại
Các kiểu gia đình Việt Nam hiện đại
Steve Nguyen
 
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinhLuận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm
nataliej4
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Huyen Pham
 
Bảng tiêu chí đánh giá bài thuyết trình
Bảng tiêu chí đánh giá bài thuyết trìnhBảng tiêu chí đánh giá bài thuyết trình
Bảng tiêu chí đánh giá bài thuyết trìnhDiệu Linh
 

What's hot (20)

Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdfGiáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC
 
Những kỹ năng đặc thù trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
Những kỹ năng đặc thù trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tậtNhững kỹ năng đặc thù trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
Những kỹ năng đặc thù trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC MẦM NON
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC MẦM NON GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC MẦM NON
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC MẦM NON
 
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
 
Đo lường và thu thập dữ liệu , trong nghiên cứu khoa học.
Đo lường và thu thập dữ liệu , trong nghiên cứu khoa học.Đo lường và thu thập dữ liệu , trong nghiên cứu khoa học.
Đo lường và thu thập dữ liệu , trong nghiên cứu khoa học.
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tạiTiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
 
chống đi đôi với xây
chống đi đôi với xâychống đi đôi với xây
chống đi đôi với xây
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa họcPhương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Ke hoach thuc tap giao duc, ke hoach hay, thuc tap su pham
Ke hoach thuc tap giao duc, ke hoach  hay, thuc tap su phamKe hoach thuc tap giao duc, ke hoach  hay, thuc tap su pham
Ke hoach thuc tap giao duc, ke hoach hay, thuc tap su pham
 
Tâm lý học dạy học đại học
Tâm lý học dạy học đại họcTâm lý học dạy học đại học
Tâm lý học dạy học đại học
 
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
 
Thuyet Hoat Dong
Thuyet Hoat DongThuyet Hoat Dong
Thuyet Hoat Dong
 
Các kiểu gia đình Việt Nam hiện đại
Các kiểu gia đình Việt Nam hiện đạiCác kiểu gia đình Việt Nam hiện đại
Các kiểu gia đình Việt Nam hiện đại
 
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinhLuận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
 
Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
 
Bảng tiêu chí đánh giá bài thuyết trình
Bảng tiêu chí đánh giá bài thuyết trìnhBảng tiêu chí đánh giá bài thuyết trình
Bảng tiêu chí đánh giá bài thuyết trình
 

Similar to Luận án: Nghiên cứu đặc điểm sinh học của học sinh tiểu học, HAY

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH ...
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH ...THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH ...
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dân Số Tỉnh Quảng Nam.doc
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dân Số Tỉnh Quảng Nam.docGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dân Số Tỉnh Quảng Nam.doc
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dân Số Tỉnh Quảng Nam.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tác động của truyền thông dinh dưỡng và sử dụng nguồn thực phẩm có sẳn tại đị...
Tác động của truyền thông dinh dưỡng và sử dụng nguồn thực phẩm có sẳn tại đị...Tác động của truyền thông dinh dưỡng và sử dụng nguồn thực phẩm có sẳn tại đị...
Tác động của truyền thông dinh dưỡng và sử dụng nguồn thực phẩm có sẳn tại đị...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)
Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)
Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)
alexandreminho
 
Bai3 stngtrngthcht-121226174338-phpapp02
Bai3 stngtrngthcht-121226174338-phpapp02Bai3 stngtrngthcht-121226174338-phpapp02
Bai3 stngtrngthcht-121226174338-phpapp02Linda Julie
 
Bai 3. sự tăng trưởng thể chất,
Bai 3. sự tăng trưởng thể chất,Bai 3. sự tăng trưởng thể chất,
Bai 3. sự tăng trưởng thể chất,Le Khac Thien Luan
 
KHÁM TỔNG QUÁT
KHÁM TỔNG QUÁTKHÁM TỔNG QUÁT
KHÁM TỔNG QUÁT
SoM
 
NHỮNG VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶP
NHỮNG VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶPNHỮNG VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶP
NHỮNG VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶP
SoM
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Quảng Nam, HAYLuận văn: Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Quảng Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
KHÁM TỔNG QUÁT
KHÁM TỔNG QUÁTKHÁM TỔNG QUÁT
KHÁM TỔNG QUÁT
SoM
 
SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ...
SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ...SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ...
SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ...
nataliej4
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Bình Định.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Bình Định.doc
sividocz
 
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc môngThực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo Trình Sinh Lý Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Sinh Lý Trẻ Mầm Non Giáo Trình Sinh Lý Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Sinh Lý Trẻ Mầm Non
nataliej4
 
Thuc trang thua can, beo phi va hieu qua cua mot so giai phap can thiep o hoc...
Thuc trang thua can, beo phi va hieu qua cua mot so giai phap can thiep o hoc...Thuc trang thua can, beo phi va hieu qua cua mot so giai phap can thiep o hoc...
Thuc trang thua can, beo phi va hieu qua cua mot so giai phap can thiep o hoc...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Đề cương Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đ...
Đề cương Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đ...Đề cương Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đ...
Đề cương Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE TRẺ EM - ppt.ppt
THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE TRẺ EM - ppt.pptTHEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE TRẺ EM - ppt.ppt
THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE TRẺ EM - ppt.ppt
SoM
 

Similar to Luận án: Nghiên cứu đặc điểm sinh học của học sinh tiểu học, HAY (20)

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH ...
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH ...THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH ...
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH ...
 
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dân Số Tỉnh Quảng Nam.doc
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dân Số Tỉnh Quảng Nam.docGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dân Số Tỉnh Quảng Nam.doc
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dân Số Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Tác động của truyền thông dinh dưỡng và sử dụng nguồn thực phẩm có sẳn tại đị...
Tác động của truyền thông dinh dưỡng và sử dụng nguồn thực phẩm có sẳn tại đị...Tác động của truyền thông dinh dưỡng và sử dụng nguồn thực phẩm có sẳn tại đị...
Tác động của truyền thông dinh dưỡng và sử dụng nguồn thực phẩm có sẳn tại đị...
 
Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)
Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)
Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)
 
Bai3 stngtrngthcht-121226174338-phpapp02
Bai3 stngtrngthcht-121226174338-phpapp02Bai3 stngtrngthcht-121226174338-phpapp02
Bai3 stngtrngthcht-121226174338-phpapp02
 
Bai 3. sự tăng trưởng thể chất,
Bai 3. sự tăng trưởng thể chất,Bai 3. sự tăng trưởng thể chất,
Bai 3. sự tăng trưởng thể chất,
 
KHÁM TỔNG QUÁT
KHÁM TỔNG QUÁTKHÁM TỔNG QUÁT
KHÁM TỔNG QUÁT
 
NHỮNG VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶP
NHỮNG VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶPNHỮNG VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶP
NHỮNG VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶP
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Quảng Nam, HAYLuận văn: Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Quảng Nam, HAY
 
KHÁM TỔNG QUÁT
KHÁM TỔNG QUÁTKHÁM TỔNG QUÁT
KHÁM TỔNG QUÁT
 
SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ...
SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ...SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ...
SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Bình Định.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Bình Định.doc
 
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc môngThực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
 
Giáo Trình Sinh Lý Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Sinh Lý Trẻ Mầm Non Giáo Trình Sinh Lý Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Sinh Lý Trẻ Mầm Non
 
Thuc trang thua can, beo phi va hieu qua cua mot so giai phap can thiep o hoc...
Thuc trang thua can, beo phi va hieu qua cua mot so giai phap can thiep o hoc...Thuc trang thua can, beo phi va hieu qua cua mot so giai phap can thiep o hoc...
Thuc trang thua can, beo phi va hieu qua cua mot so giai phap can thiep o hoc...
 
Bài báo dtd h,mong
Bài báo dtd h,mongBài báo dtd h,mong
Bài báo dtd h,mong
 
Suy dinh dưỡng-
Suy dinh dưỡng-Suy dinh dưỡng-
Suy dinh dưỡng-
 
Đề cương Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đ...
Đề cương Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đ...Đề cương Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đ...
Đề cương Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đ...
 
THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE TRẺ EM - ppt.ppt
THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE TRẺ EM - ppt.pptTHEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE TRẺ EM - ppt.ppt
THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE TRẺ EM - ppt.ppt
 
Hdu 21 58_dcct-gdtc lt
Hdu 21 58_dcct-gdtc ltHdu 21 58_dcct-gdtc lt
Hdu 21 58_dcct-gdtc lt
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 

Recently uploaded (12)

ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 

Luận án: Nghiên cứu đặc điểm sinh học của học sinh tiểu học, HAY

  • 1. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong quá trình phát triển xã hội, yếu tố con người đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trẻ em - những chủ nhân tương lai của đất nước. Sự sinh trưởng và phát triển của con người trải qua nhiều giai đoạn, trong đó thời kỳ trẻ em có ý nghĩa quan trọng nhất. Đây là giai đoạn nền tảng cho sự phát triển sau này. Sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ được đánh giá qua các chỉ số hình thái như chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu, vòng đùi, vòng cánh tay, chỉ số khối cơ thể (BMI), chỉ số Pignet,v.v., chỉ số trí tuệ (IQ) hoặc các chỉ số sinh lý như huyết áp, dung tích sống... Các chỉ tiêu sinh học, nhất là những chỉ tiêu nhân trắc thường được tiến hành nghiên cứu theo chu kỳ 10 năm một lần. Từ 1975 đến nay, kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi nên đã ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ em. Do đó, để góp phần tìm hiểu thực trạng phát triển của trẻ em Bình Định, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của học sinh tiểu học tại tỉnh Bình Định” 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá thực trạng tăng trưởng một số đặc điểm sinh học của học sinh lứa tuổi tiểu học tại một số địa bàn đặc trưng thuộc tỉnh Bình Định trong giai đoạn hiện nay. - Đánh giá mối tương quan giữa một số chỉ số hình thái, sinh lý, dinh dưỡng và hoạt động thần kinh cấp cao, thông qua các chỉ số xác định năng lực trí tuệ ở học sinh lứa tuổi tiểu học tỉnh Bình Định. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu các chỉ số hình thái, thể lực và sinh lý của học sinh tiểu học tại tỉnh Bình Định (cân nặng, chiều cao, vòng ngực, vòng đầu,
  • 2. 2 BMI và Pignet, tần số tim, huyết áp, dung tích sống, thị lực và thính lực). - Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo BMI của trẻ em lứa tuổi tiểu học tại tỉnh Bình Định. - Nghiên cứu một số hoạt động thần kinh cấp cao của học sinh tiểu học tỉnh Bình Định (IQ, trí nhớ thị giác, trí nhớ thính giác). - Xác định mối tương quan giữa các chỉ số sinh học của học sinh tiểu học và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực, năng lực trí tuệ của học sinh lứa tuổi tiểu học tại tỉnh Bình Định. 4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Bổ sung các chỉ số về hình thái, sinh lý và trí tuệ của trẻ từ 6 - 10 tuổi ở khu vực Miền trung - Tây nguyên, góp phần làm phong phú kho dữ liệu về giá trị sinh học người Việt Nam. - Các kết quả nghiên cứu của luận án làm cơ sở cho các cơ quan, tổ chức chăm sóc sức khỏe đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực và năng lực trí tuệ của trẻ em. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN Với 132 trang, có 51 bảng và 39 hình, đề tài góp phần đánh giá các chỉ số hình thái, chức năng của học sinh tiểu học Bình Định. Các dẫn liệu trong luận án có thể được sử dụng làm thông số tham chiếu trong các nghiên cứu và giảng dạy về đặc điểm phát triển của trẻ em lứa tuổi học sinh tiểu học. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng là cơ sở khoa học để đánh giá đúng thực trạng thể lực, sự tăng trưởng thể lực cũng như năng lực trí tuệ của học sinh tiểu học ở mỗi vùng miền khác nhau trong tỉnh, từ đó giúp các trường vận dụng sư phạm tương tác và dạy học cá thể hóa học sinh đạt hiệu quả hơn.
  • 3. 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM 1.1.1. Sự sinh trưởng và phát triển của trẻ 6 - 10 tuổi 1.1.2. Một số đặc điểm sinh học của trẻ 6 - 10 tuổi 1.1.2.1. Các đặc điểm về hình thái 1.1.2.2. Các đặc điểm về sinh lý 1.1.2.3. Các đặc điểm về dinh dưỡng 1.1.2.4. Các đặc điểm về hoạt động thần kinh cấp cao 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA HỌC SINH LỨA TUỔI TIỂU HỌC 1.2.1. Các nghiên cứu về hình thái trên thế giới và ở Việt nam 1.2.2. Các nghiên cứu về sinh lý trên thế giới và ở Việt nam 1.2.3. Các nghiên cứu về dinh dưỡng trên thế giới và ở Việt nam 1.2.4. Cácnghiêncứuvềhoạtđộngthầnkinhcấpcaotrênthếgiớivàở Việt nam 1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Học sinh từ 6 - 10 tuổi có hình thái, tâm sinh lý bình thường và đúng độ tuổi ở một số trường tiểu học tại tỉnh Bình Định. 2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: Từ tháng 1/2015 đến tháng 1/2017. 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang có so sánh. 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu: Cân đo trực tiếp, sử dụng phiếu điều tra và test trí tuệ. 2.3.3. Cỡ mẫu: 6.514 học sinh ở ba vùng là thành thị (2.335 em), nông thôn (2.139 em) và miền núi (2.040 em), gồm có 3.298 nam và
  • 4. 4 3.216 nữ. Vì điều kiện nghiên cứu, chỉ tiêu dung tích sống tiến hành trên 250 em và thính lực trên 902 em tại thành phố Quy Nhơn. 2.3.4. Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu phân tầng và mẫu chùm. 2.4. ĐỊNH NGHĨA CÁC BIẾN SỐ, CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH - Chiều cao: Dùng thước gỗ của UNICEF, chính xác đến 0,1 cm. - Cân nặng: Dùng cân TANITA của Nhật Bản, chính xác đến 0,1 kg - Vòng ngực, vòng đầu: Dùng thước dây không giãn của Trung Quốc có độ chính xác đến 0,1 cm. - Chỉ số khối cơ thể (BMI: Body Mass Index) BMI = Cân nặng (kg)/[Chiều cao (mét)]2 . - Chỉ số Pignet: Chỉ số Pignet = Cao đứng (cm) - [cân nặng (kg) + vòng ngực trung bình (cm)] - Tần số tim và huyết áp động mạch: Được xác định bằng máy đo huyết áp Omron hiệu HEM 8712. - Dung tích sống (Vital capacity: VC): Được xác định bằng máy đo dung tích kế hiệu SPIROLAB III của Ý. - Thị lực: Thị lực được xác định bằng bảng LANDOLT với vòng hở chữ C. - Thính lực: Kiểm tra sàng lọc 902 em bằng phiếu điều tra thính lực. Tiếp tục đo nhĩ lượng đồ đối với những trường hợp nghi ngờ khiếm thính. - Tình trạng dinh dưỡng: Dựa vào BMI. - Chỉ số trí tuệ (IQ): IQ được xác định qua điểm test Raven. - Trí nhớ: Được xác định bằng phương pháp Nechaiev. 2.5. SAI SỐ VÀ KHỐNG CHẾ SAI SỐ 2.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU Số liệu thu thập được xử lý dựa vào phần mềm nhập liệu Epi Data 3.1 và chuyển sang phần mềm Stata 10.0 để phân tích. 2.7. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
  • 5. 5 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1.ĐẶCĐIỂMSINHHỌCCỦAHỌCSINHTIỂUHỌCBÌNHĐỊNH 3.1.1. Các đặc điểm hình thái 3.1.1.1. Chiều cao của học sinh tiểu học Bảng 3.1. Chiều cao của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính Tuổi Chiều cao (cm) 1- 2 pChung(n = 6.514) Nam (n1 = 3.298) Nữ (n2 = 3.216) X ±SD Tăng X ±SD Tăng X ±SD Tăng 6 117,09±6,06 - 117,31±6,07 - 116,87±6,04 - 0,44 > 0,05 7 122,34±6,13 5,25 123,06±6,09 5,75 121,51±6,08 4,64 1,55 < 0,05 8 127,84±6,09 5,50 127,84±6,02 4,78 127,84±6,16 6,33 0,00 > 0,05 9 132,76±6,47 4,92 133,22±6,21 5,38 132,28±6,71 4,44 0,94 < 0,05 10 138,16±7,16 5,40 137,70±6,79 4,48 138,61±7,47 6,33 -0,91 < 0,05 Tăngtrungbình/năm 5,27 5,10 5,44 Bảng3.3..Bách phân vị về chiều cao của học sinh tiểu học Bình Định Điểmbách phânvị thứ 6 tuổi 7 tuổi 8 tuổi 9 tuổi 10 tuổi Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ 1 103 103 110 108 114 115 120 117 122 123 5 108 107 113 112 118 118 124 122 127 126 10 110 109 115 114 120 120 126 124 130 128 25 113 113 119 117 124 123 129 128 133 133 50 117 117 123 121 128 128 133 132 137 138 75 121 121 127 125,5 132 132 137 136 142 144 90 125 124 131 129 135 136 141 141 147 148 95 127 126 134 131 138 138 144 144 150 151 99 132 131 137 137 143 143 148 150 155 156 * Ghi chú: điểm bách phân vị tính theo cm. Kết quả cho thấy, chiều cao của học sinh tăng dần từ 6 -10 tuổi. Ở các độ tuổi nam cao hơn nữ, nhưng lúc 10 tuổi học sinh nữ cao hơn học sinh nam (p< 0,05). Học sinh ở thành thị cao hơn học sinh nông thôn, học sinh nông thôn cao hơn học sinh miền núi (p<0,05). Học
  • 6. 6 sinh tiểu học Bình Định có chiều cao tăng nhanh lúc 8 tuổi, sớm hơn các nghiên cứu trước (9 hoặc 10 tuổi). Nữ có tốc độ tăng nhanh và diễn ra sớm hơn nam. Điều này cho thấy nữ dậy thì sớm hơn nam và gia tốc phát triển của trẻ em ngày nay. Chuẩn chiều cao của học sinh được thể hiện qua bảng bách phân vị. 3.1.1.2. Cân nặng của học sinh tiểu học Bình Định Bảng 3.4. Cân nặng của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính Tuổi Cân nặng (kg) 1 - 2 pChung (n= 6.514) Nam (n1 = 3.298) Nữ (n2 = 3.216) X ± SD Tăng 1±SD Tăng 2±SD Tăng 6 22,18±5,45 - 22,63±5,84 - 21,72±4,99 - 0,91 < 0,05 7 24,49±6,18 2,31 25,47±6,74 2,84 23,38±5,25 1,66 2,09 < 0,05 8 27,88 ±7,23 3,39 27,58±7,21 2,11 28,18±7,25 4,80 -0,6 > 0,05 9 30,17±7,49 2,29 31,03±7,81 3,45 29,27±7,05 1,76 2,10 < 0,05 10 33,71±9,56 3,54 34,67±10,67 3,64 32,77±8,25 3,50 1,90 < 0,05 Tăngtrungbình/năm 2,88 2,91 2,76 Bảng3.6.Bách phân vị về cân nặng của học sinh tiểu học Bình Định Điểmbách phânvị thứ 6 tuổi 7 tuổi 8 tuổi 9 tuổi 10 tuổi Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ 1 14 13,5 15 15 17 18 19 18 20 20 5 15 15 17 16 19 19 21 20 23 22 10 16 16 18 18 20 20 23 22 24 24 25 18 18 20 19 22 22 25 24 27 26 50 21 21 24 22 26 27 29 28 32 31 75 26 25 30 27 32 33 36 34 40 39 90 31 29 35 30 39 38 42 40 49 44,5 95 34 31 39 34 41 42 45 42 59 47 99 37 35 44 37 46 47 51 47 69 54,5 * Ghi chú: điểm bách phân vị tính theo kg. Cân nặng của học sinh tăng dần theo tuổi. Học sinh thành thị có cân nặng cao nhất trong ba khu vực nghiên cứu (p <0,05). Mức tăng
  • 7. 7 trung bình 2,88 kg/năm. Mức tăng nhiều nhất ở nữ lúc 8 tuổi và ở nam lúc 10 tuổi. Vậy điều kiện sống, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng đã tác động đến sự tăng cân của trẻ em. 3.1.1.3. Vòng ngực của học sinh tiểu học Bình Định. Bảng 3.7. Vòng ngực của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính Tuổi Vòng ngực (cm) 1- 2 pChung(n=6.514) Nam(n1 = 3.298) Nữ (n2 = 3.216) X ± SD Tăng 1 ± SD Tăng 2 ± SD Tăng 6 59,91±6,64 - 60,34±6,97 - 59,47±6,27 - 0,87 < 0,05 7 61,77±6,87 1,86 62,56±7,15 2,22 60,89±6,44 1,42 1,67 < 0,05 8 64,14±7,42 2,37 64,11±7,71 1,55 64,16±7,12 3,27 -0,05 > 0,05 9 65,76±6,68 1,62 67,04±6,46 2,93 64,44±6,64 0,28 2,60 < 0,05 10 68,71±8,10 2,95 68,87±8,14 1,83 68,55±8,06 4,11 0,32 > 0,05 Tăngtrungbình/năm 2,20 2,13 2,27 Vòng ngực của học sinh tăng dần theo tuổi. Nam có số đo vòng ngực lớn hơn nữ lúc 6, 7, 9 và 10 tuổi ( p < 0,05). Ở trẻ 8 tuổi, nữ có vòng ngực lớn hơn nam (p > 0,05). Vòng ngực mỗi năm tăng trung bình 2,20 cm, trong đó nam có tốc độ tăng ít hơn nữ. Học sinh thành thị có số đo vòng ngực lớn nhất trong ba khu vực nghiên cứu (p < 0,05). 3.1.1.4. Vòng đầu của học sinh tiểu học Bình Định Bảng 3.9. Vòng đầu của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính Tuổi Vòng đầu (cm) 1 - 2 pChung (n=6.514) Nam(n1 = 3.298) Nữ(n2 = 3.216) X ± SD Tăng 1 ± SD Tăng 2 ± SD Tăng 6 51,48±1,67 - 51,50±1,65 - 51,45±1,68 - 0,05 > 0,05 7 51,89±1,71 0,41 51,98±1,72 0,48 51,78±1,68 0,33 0,20 < 0,05 8 52,16±1,73 0,27 52,09±1,73 0,11 52,23±1,72 0,45 -0,14 > 0,05 9 52,65±1,76 0,49 52,91±1,73 0,82 52,39±1,76 0,16 0,52 < 0,05 10 53,29±1,82 0,64 53,47±1,83 0,56 53,12±1,79 0,73 0,35 > 0,05 Tăngtrungbình/năm 0,45 0,49 0,42
  • 8. 8 Kết quả nghiên cứu chỉ số vòng đầu của 6.514 học sinh tiểu học Bình Định cho thấy, vòng đầu của học sinh tăng dần từ 6 đến 10 tuổi. Lúc 6 tuổi, số đo vòng đầu là 51,48 ±1,67cm;lúc10tuổilà53,29 ±1,82cm. Mức tăng vòng đầu qua mỗi năm là 0,45 cm. Học sinh thành thị có số đo vòng đầu lớn nhất trong ba khu vực nghiên cứu (p < 0,05). Số đo vòng đầu là chỉ tiêu hình thái thể hiện sự phát triển của não bộ. 3.1.1.5. BMI của học sinh tiểu học Bình Định Bảng 3.11. BMIcủa học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính Tuổi BMI (kg/m2 ) 1 - 2 pChung (n=6.514) Nam (n1 = 3.298) Nữ (n2 = 3.216) X ± SD Tăng 1 ± SD Tăng 2 ± SD Tăng 6 16,02± 2,96 - 16,26± 3,14 - 15,78± 2,75 - 0,48 < 0,05 7 16,19± 3,04 0,17 16,62± 3,30 0,36 15,71± 2,64 -0,07 0,91 < 0,05 8 16,89± 3,41 0,68 16,70± 3,34 0,08 17,08± 3,48 1,37 -0,38 < 0,05 9 16,96± 2,95 0,07 17,34± 3,47 0,64 16,57± 2,84 -0,51 0,77 < 0,05 10 17,46± 3,88 0,50 18,05± 4,42 0,71 16,88± 3,16 0,31 1,17 < 0,05 Tăngtrungbình/năm 0,36 0,45 0,28 BMI ở nam học sinh lúc 6, 7, 9 và 10 tuổi cao hơn nữ (p < 0,05). Mức tăng BMI trung bình qua mỗi năm chung cho cả hai giới là 0,36. Lúc 8 tuổi BMI của trẻ nữ tăng vọt cao hơn so với nam (p < 0,05). Cũng như các chỉ số hình thái khác, BMI của học sinh ở các khu vực sinh thái cũng khác nhau. Học sinh thành thị có chỉ số BMI cao nhất, tiếp đến là học sinh nông thôn và thấp nhất là học sinh miền núi (p < 0,05). 3.1.1.6. Chỉ số Pignet của học sinh tiểu học Bình Định Chỉ số Pignet của học sinh từ 6 - 10 tuổi ở Bình Định có lúc tăng có lúc giảm. Mức giảm nhiều nhất là ở trẻ 8 tuổi. Cùng một độ tuổi chỉ số Pignet của nam thấp hơn nữ, chứng tỏ trẻ nam có thể lực tốt
  • 9. 9 hơn trẻ nữ (trừ lúc 8 tuổi nhưng p > 0,05). Ở tất cả các độ tuổi, học sinh thành thị có chỉ số Pignet thấp nhất trong ba khu vực (p < 0,05). Bảng 3.13. Chỉ số Pignet của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính Tuổi Chỉ số Pignet 1- 2 pChung(n = 6.514) Nam (n1 = 3.298) Nữ (n2 = 3.216) X ± SD Tăng X ± SD Tăng X ± SD Tăng 6 35,00±8,52 - 34,33 ± 8,93 - 35,67± 8,04 - -1,34 < 0,05 7 36,37±9,06 1,37 35,04 ± 9,29 0,71 37,57± 8,48 1,90 -2,53 < 0,05 8 35,82 ±10,70 -0,55 36,15±11,07 1,11 35,50 ± 10,31 -2,07 0,65 > 0,05 9 36,83±9,80 1,01 35,15±10,11 -1,00 38,56± 9,16 3,06 -3,41 < 0,05 10 35,74 ±12,18 -1,09 34,16 ± 12,72 -0,99 37,28± 11,43 -1,28 -3,12 < 0,05 Tăngtrungbình/năm 0,19 0,04 0,40 3.1.2. Các chỉ số chức năng sinh lý 3.1.2.1. Tần số tim của học sinh tiểu học Bình Định Bảng 3.15. Tần số timcủa học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính Tuổi Tầnsốtim(nhịp/phút) 1- 2 pChung(n=6.514) Nam(n1 = 3.298) Nữ(n2=3.216) X ±SD Tăng 1±SD Tăng 2±SD Tăng 6 92,08±9,04 - 92,07±9,26 - 92,10±8,81 - -0,03 > 0,05 7 90,38±8,35 -1,70 90,15±8,45 -1,92 90,64±8,23 -1,46 0,49 > 0,05 8 86,50±8,68 -3,88 86,26±8,76 -3,89 86,72±8,60 -3,92 0,46 > 0,05 9 84,48±8,77 -2,02 84,37±8,96 -1,89 84,64±8,58 -2,08 0,27 > 0,05 10 83,35±8,89 -1,13 83,68±8,26 -0,69 83,03±9,46 -1,61 0,65 > 0,05 Tăngtrungbình/năm -2,18 -2,10 -2,27 Tần số tim của học sinh tiểu học giảm dần theo tuổi. Trẻ 6 tuổi có tần số tim trung bình là 92,08 ± 9,04 nhịp/phút; trẻ 10 tuổi là 83,35 ± 8,89 nhịp/phút. Mức giảm trung bình mỗi năm là 2,18 nhịp/phút. Nhịp tim của học sinh ở các khu vực thành thị, nông thôn và miền núi không khác nhau nhiều (p > 0,05).
  • 10. 10 3.1.2.2. Huyết áp của học sinh tiểu học Bình Định Bảng 3.17 cho thấy, huyết áp tâm thu của trẻ tăng dần từ 6 - 10 tuổi. Huyết áp tâm thu ở trẻ 6 tuổi và 10 tuổi lần lượt là 102,58 ± 5,98 mmHg và 110,22 ± 9,77 mmHg. Trung bình mỗi năm tăng 1,91 mmHg. Không có sự khác biệt về huyết áp tâm thu ở các lứa tuổi tại các khu vực thành thị, nông thôn và miền núi (p > 0,05). Bảng3.17.Huyếtáptâmthucủahọcsinhtiểuhọctheotuổivàgiớitính Tuổi Huyết áp tâm thu (mmHg) 1- 2 pChung(n=6.514) Nam(n1=3.298) Nữ (n2=3.216) X ±SD Tăng 1±SD Tăng 2±SD Tăng 6 102,58±5,98 - 102,27±6,63 - 102,90±5,23 - - 0,63 > 0,05 7 104,88 ± 8,15 2,30 104,80 ±8,15 2,53 104,97± 8,15 2,07 - 0,17 > 0,05 8 105,76±7,99 0,88 105,77±8,34 0,97 105,75 ±7,63 0,78 0,02 > 0,05 9 108,65±10,22 2,89 108,52±10,32 2,75 108,80±10,13 3,05 - 0,28 > 0,05 10 110,22± 9,77 1,57 110,47±10,02 1,95 109,98±9,52 1,18 0,49 > 0,05 Tăng trung bình/năm 1,91 2,05 1,27 Bảng3.19.Huyếtáptâmtrươngcủahọcsinhtiểuhọctheotuổivàgiớitính Tuổi Huyết áp tâm trương (mmHg) 1- 2 pChung(n=6.514) Nam(n1 = 3.298) Nữ (n2 =3.216) X ± SD Tăng 1 ±SD Tăng 2 ± SD Tăng 6 63,39±2,90 - 63,09±1,84 - 63,68±3,65 - - 0,59 < 0,05 7 64,33±4,52 0,94 64,18±4,89 1,09 64,50±4,04 0,82 - 0,32 > 0,05 8 65,68±4,21 1,35 65,79±4,28 1,61 65,56±4,14 1,06 0,23 > 0,05 9 66,61±4,99 0,93 66,64±4,98 0,85 66,59±4,50 1,03 0,05 > 0,05 10 67,44±4,78 0,83 67,21±4,84 0,57 67,66±4,71 1,07 - 0,45 > 0,05 Tăngtrungbình/năm 1,01 1,03 1,00 Huyết áp tâm trương của học sinh tăng dần từ 6 - 10 tuổi. Không có sự khác biệt về huyết áp tâm trương của học sinh ở ba khu vực nghiên cứu (p < 0,05).
  • 11. 11 3.1.2.3. Dung tích sống của học sinh tiểu học Bình Định Dung tích sống của học sinh tăng dần theo tuổi thể hiện qua bảng 3.21. Trẻ 6 tuổi có dung tích sống trung bình là 1,13±0,30 lít, 10 tuổi là 2,00±0,49 lít. Trung bình mỗi năm tăng 0,22 lít. Dung tích sống ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ cùng độ tuổi (p < 0,05). Dựa vào chiều cao và năm tuổi, có thể xây dựng công thức tính dung tích sống của trẻ Bình Định ngày nay theo phương trình hồi quy sau: Ở nam : VC = 2,6174 H + 0,0266 A - 2,0949 Ở nữ : VC = 3,1108 H + 0,0565 A - 2,7199 Trong đó: VC: Dung tích sống(lít), H: chiều cao (m), A: tuổi (năm). Bảng3.21.Dungtíchsốngcủa250họcsinhtheotuổivàgiớitính Tuổi Dung tích sống (lít) 1- 2 pChung (n = 250) Nam (n1 = 126) Nữ (n2 = 124) X ±SD Tăng 1± SD Tăng 2± SD Tăng 6 1,13± 0,30 - 1,25±0,30 - 1,00±0,25 - 0,25 < 0,05 7 1,43±0,37 0,30 1,47±0,31 0,22 1,40±0,42 0,40 0,07 > 0,05 8 1,70±0,41 0,27 1,85±0,47 0,38 1,56±0,30 0,16 0,29 < 0,05 9 1,73±0,36 0,03 1,86±0,27 0,01 1,60±0,40 0,04 0,26 < 0,05 10 2,00±0,49 0,27 2,17±0,50 0,31 1,76±0,38 0,16 0,41 < 0,05 Tăngtrungbình/năm 0,22 0,23 0,19 3.1.2.4. Thị lực của học sinh tiểu học Bình Định Tỷ lệ trẻ bị giảm thị lực mắt trái (17,16%) cao hơn mắt phải (16,84%). Tỷ lệ học sinh giảm thị lực mắt phải cao nhất ở thành thị (23,94%), sau đó đến nông thôn (15,05%) và thấp nhất là miền núi (10,59%) (p < 0,05). Tỷ lệ học sinh giảm thị lực mắt trái cao nhất ở thành thị (23,68%), sau đó đến miền núi (17,16%) và thấp nhất là nông thôn (16,60%) (p < 0,05). Học sinh tiểu học Bình Định có tỷ lệ giảm thị lực là 14,42%.
  • 12. 12 3.1.2.5. Thính lực của học sinh tiểu học Bình Định Học sinh có thính lực bình thường chiếm 99,67%, chỉ có 0,33% học sinh bị giảm thính lực ở các mức độ nhẹ, vừa và nặng. 3.1.3. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI của học sinh tiểu học Bình Định SDD gầy còm mức độ nặng là 2,66%, chiếm tỷ lệ cao nhất ở trẻ 10 tuổi (3,25%). SDD gầy còm mức độ vừa chiếm 8,54%, chiếm tỷ lệ cao nhất ở trẻ 7 tuổi (9,44%). Tình trạng dinh dưỡng bình thường chiếm tỷ lệ 58,70% và đạt cao nhất ở trẻ 9 tuổi (61,96%). Trẻ TC chiếm tỷ lệ 16,60%, chiếm tỷ lệ cao nhất ở trẻ 10 tuổi (17,68%). BP chiếm 13,51%, trẻ 6 tuổi có tỷ lệ BP cao nhất (17,01%). Điều này không tốt cho sức khỏe cộng đồng vì làm trẻ hóa nguy cơ mắc các bệnh huyết áp, tiểu đường thậm chí ung thư ở thế hệ tương lai. SDD chiếm tỷ lệ cao nhất ở học sinh miền núi (11,20%), TC - BP chiếm tỷ lệ cao nhất ở học sinh thành thị (lần lượt là 27,19% và 29,89%). 3.1.4. Hoạt động thần kinh cấp cao của học sinh tiểu học Bình Định 3.1.4.1. Điểm IQ của học sinh tiểu học Bình Định Bảng 3.27. Điểm IQ của học sinh tiểu học theo tuổi và giới tính Tuổi Chỉ số IQ 1 - 2 pChung (n = 6.514) Nam (n1 = 3.298) Nữ (n2 = 3.216) X ±SD Tăng X ±SD Tăng X ±SD Tăng 6 87,46 ± 9,57 - 87,41 ±9,38 - 87,51 ± 9,77 - -0,10 > 0,05 7 96,77 ± 11,88 9,39 97,47±11,96 10,06 95,97 ± 11,73 8,46 1,50 < 0,05 8 102,95±11,93 6,18 102,47±12,29 5,00 103,42±11,55 7,45 -0,95 > 0,05 9 107,54±10,67 4,59 107,94 ±9,93 5,47 107,14±11,37 3,72 0,80 > 0,05 10 110,81±10,50 3,27 110,33±10,36 2,39 111,28±10,61 4,14 -0,95 > 0,05 Tăngtrungbình/năm 5,86 5,73 5,94 Trên cơ sở điểm test Raven, tiến hành xác định điểm IQ của 6.514 học sinh Bình Định. Kết quả cho thấy, IQ của học sinh tăng dần theo
  • 13. 13 tuổi, lúc 6 tuổi là 87,46 ± 9,57 điểm và 10 tuổi là 110,81 ± 10,50 điểm, mức tăng trung bình là 5,86 điểm/năm. IQ của học sinh ở ba khu vực tăng dần và có sự khác nhau (p < 0,05). 3.1.4.2. Trí nhớ ngắn hạn của học sinh tiểu học Bình Định - Trí nhớ ngắn hạn thị giác của học sinh tiểu học Bình Định Qua nghiên cứu cho thấy, khả năng nhìn và nhớ được 4 số chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả nam và nữ, nhưng nam ít hơn nữ (nam: 18,68% và nữ: 19,09%). Khả năng nhìn và nhớ được 8 đến 12 số, ở nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam (nữ là 44,35% và nam là 41,88%) với p > 0,05. Vậy nữ học sinh có trí nhớ thị giác tốt hơn nam học sinh. Trẻ 6 tuổi nhìn và nhớ 2 số chiếm tỷ lệ cao nhất (28,43%). Trẻ 7 và 8 tuổi nhìn và nhớ được 4 số chiếm tỷ lệ cao nhất (lần lượt là 24,10% và 21,89%). Trẻ 9 tuổi nhìn và nhớ 5 số chiếm tỉ lệ cao nhất (20,31%). Trẻ 10 tuổi nhìn và nhớ 6 số chiếm tỉ lệ cao nhất (19,30%). Vậy trẻ càng lớn trí nhớ thị giác càng tăng. Trẻ sống ở các khu vực sinh thái khác nhau có trí nhớ thị giác khác nhau. Khả năng nhìn và nhớ từ 0 đến 3 số chiếm tỷ lệ cao nhất ở học sinh miền núi (miền núi: 43,54%, nông thôn: 37,68%, thành thị: 33,54%). Nhìn và nhớ được 4 và 5 số chiếm tỷ lệ cao nhất ở học sinh nông thôn (nông thôn: 37,82%, thành thị: 33,19%, miền núi: 31,91%). Nhìn và nhớ được từ 6 số trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất ở học sinh thành thị (thành thị: 33,28%, miền núi: 24,56%, nông thôn: 24,50%) với p < 0,05. Vậy trẻ càng lớn trí nhớ thị giác càng tăng. Học sinh thành thị có trí nhớ thị giác tốt nhất trong ba khu vực (p < 0,05). - Trí nhớ ngắn hạn thính giác của học sinh tiểu học Bình Định Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở nam khả năng nghe và nhớ được 2 số chiếm tỷ lệ cao nhất (21,65%). Ở nữ khả năng nghe và nhớ được 3 số chiếm tỷ lệ cao nhất (19,43%). Tỷ lệ nam nghe và nhớ được 0, 2, 3
  • 14. 14 và 4 số cao hơn so với nữ, các trường hợp còn lại nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam. Như vậy, nữ học sinh có trí nhớ thính giác tốt hơn nam. Tỷ lệ trẻ tiểu học có khả năng nghe và nhớ từ 2 đến 6 số chiếm tỷ lệ cao. Trẻ 6, 7 tuổi nghe và nhớ được 2 số chiếm tỷ lệ cao nhất. Trẻ 8, 9 tuổi nghe và nhớ được 3 số chiếm tỷ lệ cao nhất, trẻ 10 tuổi nghe và nhớ được 5 số chiếm tỷ lệ cao nhất. Như vậy, trẻ càng lớn trí nhớ thính giác càng tốt. Trẻ sống ở các khu vực khác nhau có trí nhớ thính giác khác nhau. Khả năng nghe và nhớ được 3 số chiếm tỷ lệ cao nhất ở học sinh thành thị (19,44%) và nông thôn (23,38%). Học sinh miền núi có khả năng nghe và nhớ 2 số chiếm tỷ lệ cao nhất (19,46%). Khả năng nghe và nhớ từ 0 đến 3 số chiếm tỷ lệ cao nhất ở học sinh nông thôn (48,76%), sau đó đến học sinh miền núi (37,20%) và thấp nhất là học sinh thành thị (23,64%) với p < 0,05. Khả năng nghe và nhớ từ 4 đến 12 số chiếm tỷ lệ cao nhất ở học sinh thành thị (56,91%), sau đó đến học sinh miền núi (45,01%) và thấp nhất là học sinh nông thôn (27,85%) với p < 0,05. Như vậy, học sinh thành thị có trí nhớ ngắn hạn thính giác tốt nhất trong ba khu vực nghiên cứu. Vậy trẻ càng lớn trí nhớ thính giác càng tốt. Học sinh thành thị có khả năng ghi nhớ bằng thính giác tốt nhất (p < 0,05) trong ba khu vực thành thị, nông thôn và miền núi. - So sánh trí nhớ ngắn hạn thị giác và thính giác của học sinh tiểu học Bình Định. Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 3.33 cho thấy, tỷ lệ trẻ ghi nhớ từ 0 đến 4 số bằng trí nhớ thính giác cao hơn tỷ lệ trẻ ghi nhớ bằng trí nhớ thị giác (p < 0,05). Tỷ lệ trẻ ghi nhớ từ 5 đến 12 số bằng trí nhớ thị giác cao hơn tỷ lệ trẻ ghi nhớ bằng trí nhớ thính giác (p < 0,05).
  • 15. 15 Do đó, ở trẻ lứa tuổi tiểu học khả năng ghi nhớ bằng thị giác tốt hơn ghi nhớ bằng thính giác Bảng3.33.Sosánhtrínhớthịgiácvàthínhgiáccủahọcsinhtiểuhọc Điểm trí nhớ Trí nhớ thị giác Trí nhớ thính giác p SL % SL % 0 80 1,23 346 5,31 < 0,05 1 305 4,68 772 11,85 < 0,05 2 949 14,57 1.236 18,97 < 0,05 3 1.143 17,55 1.317 20,22 < 0,05 4 1.230 18,88 1.032 15,84 < 0,05 5 1.005 15,43 803 12,33 < 0,05 6 748 11,48 486 7,46 < 0,05 7 454 6,97 233 3,58 < 0,05 8 294 4,51 160 2,46 < 0,05 9 153 2,35 77 1,18 < 0,05 10 73 1,12 25 0,38 < 0,05 11 46 0,71 18 0,28 < 0,05 12 34 0,52 9 0,14 < 0,05 Trên đây là một số chỉ số sinh học của học sinh tiểu học tỉnh Bình Định. Giữa các chỉ số có sự tương quan với nhau ở cơ thể trẻ. 3.2. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC Ở HỌC SINH TIỂU HỌC BÌNH ĐỊNH 3.2.1. Tương quan giữa năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học 3.2.1.1 Tương quan giữa chỉ số IQ và tình trạng dinh dưỡng IQ tương quan thuận và yếu (r = 0,2138) với BMI có thể biểu diễn bằng phương trình hồi quy tuyến tính y = 0,872x + 86,596. 3.2.1.2. Tương quan giữa chỉ số IQ và vòng đầu ở trẻ IQ tương quan thuận ở mức yếu (r = 0,2896) với vòng đầu với phương trình hồi quy tuyến tính là: y = 2,152x -11,459.
  • 16. 16 3.2.1.3. Tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ ở trẻ IQ tương quan thuận ở mức trung bình (r = 0,4732) với trí nhớ thị giác với phương trình hồi quy là: y = 2,952x + 88,171. IQ tương quan thuận ở mức trung bình (r = 0,3900) với trí nhớ thính giác và phương trình hồi quy là y = 2,567x + 92,306 3.2.2. Tương quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo BMI và một số chỉ số sinh học 3.2.2.1. Tương quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo BMI và vòng đầu ở trẻ tiểu học BMI của học sinh tương quan thuận ở mức trung bình (r = 0,3272) với vòng đầu và có thể biểu diễn bằng phương trình hồi quy tuyến tính: y = 0,596x - 14,483. 3.2.2.2. Tương quan giữa tình trạng dinh dưỡng và trí nhớ ở học sinh Giữa tình trạng dinh dưỡng theo BMI và trí nhớ thị giác có tương quan thuận với mức yếu. Hệ số tương quan r = 0,1357 và phương trình hồi quy tuyến tính là: y = 0,207x + 15,794 Giữa tình trạng dinh dưỡng theo BMI và trí nhớ thính giác có tương quan thuận ở mức yếu. Hệ số tương quan r = 0,2033. Phương trình hồi quy tuyến tính là: y = 0,328x + 15,576. Vậy tình trạng dinh dưỡng theo BMI ảnh hưởng không đáng kể đến trí nhớ ngắn hạn của trẻ. 3.2.3. Tương quan giữa kích thước vòng đầu và một số chỉ số sinh học Kích thước vòng đầu tương quan thuận và yếu với trí nhớ thị giác. Hệ số tương quan r = 0,2168 và phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện sự tương quan là: y = 0,181x + 51,501. Kích thước vòng đầu tương quan thuận ở mức trung bình với trí nhớ thính giác ( r= 0,3029). Phương trình hồi quy tuyến tính biểu diễn sự tương quan là: y = 0,268x + 51,377.
  • 17. 17 3.2.4. Mối tương quan giữa trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác Trí nhớ thị giác tương quan thuận ở mức trung bình với trí nhớ thính giác. Hệ số tương quan r = 0,5397 và phương trình hồi quy tuyến tính: y = 0,569x + 2,433. 3.2.5. Tương quan giữa dung tích sống và một số chỉ số hình thái 3.2.5.1. Tương quan giữa dung tích sống và chiều cao ở học sinh tiểu học Dung tích sống tương quan thuận chặt chẽ với chiều cao. Hệ số tương quan đạt 0,9237. Phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện sự tương quan là: y = 0,033x - 2,704. 3.2.5.2. Tương quan giữa dung tích sống và cân nặng ở học sinh tiểu học Dung tích sống tương quan thuận chặt chẽ với cân nặng. Hệ số tương quan r = 0,7715. Phương trình hồi quy tuyến tính biểu diễn sự tương quan là: y = 0,032x + 0,529. 3.2.5.3. Tương quan giữa dung tích sống và vòng ngực ở học sinh tiểu học Dung tích sống tương quan thuận với vòng ngực ở mức trung bình. Hệ số tương quan r = 0,6284 và phương trình hồi quy tuyến tính là: y = 0,026x - 0,210. Dung tích sống là một chỉ tiêu sinh lý thể hiện thể lực của trẻ. Song muốn xác định cần có máy đo và kỷ thuật đo rất phức tạp. Vì vậy, để thuận lợi trong việc xác định dung tích sống, chúng tôi đã xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính đa biến: VC (lít) = - 2,194 + 0,025 chiều cao (cm) + 0,003 cân nặng (kg) + 0,052 tuổi + 0,066 giới (1: nam; 0: nữ). Tóm lại, có nhiều chỉ số sinh học góp phần thể hiện sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Giữa các chỉ số có mối tương quan thuận với nhau, chứng tỏ cơ thể con người là một khối thống nhất, do đó cần chăm sóc trẻ chu đáo về mọi mặt để giúp trẻ phát triển toàn diện và hợp lý.
  • 18. 18 Chương 4. BÀN LUẬN “Giai đoạn học sinh tiểu học từ 6 - 10 tuổi là giai đoạn có tốc độ phát triển chậm hơn nhưng lại tích lũy các chất dinh dưỡng cho sự phát triển thể lực nhanh ở giai đoạn vị thành niên sau này” [25]. Vì vậy, để đánh giá sự phát triển của trẻ em Bình Định, chúng tôi tiến hành so sánh với các nghiên cứu trong và ngoài nước. 4.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI 4.1.1. Chiều cao của học sinh 6 - 10 tuổi 4.1.2. Cân nặng của học sinh 6 - 10 tuổi 4.1.3. Vòng ngực của học sinh 6 - 10 tuổi 4.1.4. Vòng đầu của học sinh 6 - 10 tuổi 4.1.5. BMI và chỉ số Pignet của học sinh 6 - 10 tuổi Sự tăng trưởng các chỉ số hình thái như: chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu của học sinh lứa tuổi tiểu học tại Bình Định năm 2016 tốt hơn so với kết quả của nhiều nghiên cứu trước đây. Song so với trẻ em trong khu vực và một số nước trên thế giới còn thấp hơn. BMI và chỉ số Pignet cho thấy sự tăng trưởng tốt của trẻ. Tuy nhiên, nếu muốn phát triển tầm vóc người Việt Nam trong tương lai cần quan tâm ngay từ bây giờ. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, có hai yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ là yếu tố nội sinh như di truyền, chủng tộc, nội tiết, tuổi, giới tính và yếu tố ngoại sinh như dinh dưỡng, rèn luyện, điều kiện kinh tế - xã hội, bệnh lý…nên cần tác động tích cực và đồng bộ đối với tất cả các yếu tố trên để giúp trẻ phát triển tối ưu. 4.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ 4.2.1. Tần số tim của học sinh 6 - 10 tuổi 4.2.2. Huyết áp của học sinh 6 - 10 tuổi
  • 19. 19 4.2.3. Dung tích sống của học sinh 6 - 10 tuổi 4.2.4. Thị lực của học sinh 6 - 10 tuổi 4.2.5. Thính lực của học sinh 6 - 10 tuổi Các chỉ số sinh lý như tần số tim, huyết áp của học sinh tiểu học Bình Định ngày nay không có sự khác nhau nhiều so với các kết quả nghiên cứu trước đây. Dung tích sống của trẻ tăng lên đáng kể. Điều này cho thấy mối tương quan thuận giữa các chỉ số hình thái và dung tích sống. Trẻ càng lớn hoạt động thị lực tăng do áp lực của việc học tập, đọc và sử dụng các phương tiện nhìn gần nên tỷ lệ giảm thị lực tăng. Trẻ bị giảm thị lực ngày càng gia tăng ở mọi miền, mọi quốc gia, châu lục trên thế giới. Do đó, việc tuyên truyền, giáo dục ý thức giữ gìn mắt, đặc biệt là ở trẻ em cần quan tâm nhiều hơn vì đây là lứa tuổi mà mắt đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Trẻ khiếm thính hiện nay chưa được kiểm tra, phát hiện vẫn có ở bậc tiểu học. Có hai nguyên nhân chính dẫn tới nghe kém ở trẻ là do bẩm sinh và nguyên nhân mắc phải. Vì vậy, chúng tôi thiết nghĩ việc kiểm tra thính lực nên đưa vào chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu nhằm phát hiện sớm những trẻ có vấn đề thính lực để khắc phục kịp thời 4.3.TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG THEO BMI CỦA HỌC SINH Sự phát triển của điều kiện kinh tế xã hội ngày nay đã tạo thuận lợi cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc trẻ, dẫn tới giảm tỷ lệ SDD chung. Tuy nhiên, sự hạn chế trong kiến thức nuôi con cũng có thể là lý do làm tỷ lệ trẻ lớn (9, 10 tuổi) SDD còn khá cao. Tỷ lệ TC - BP ở học sinh lứa tuổi nhỏ (6, 7 tuổi) ngày càng tăng. Đây là một hiện tượng không có lợi về mặt sức khỏe cộng đồng. Bởi vì tích lũy mỡ là hiện tượng tự nhiên ở lứa tuổi tiền dậy thì. Nhưng
  • 20. 20 nếu hiện tượng này diễn ra càng sớm thì càng có nguy cơ BP về sau (ở trẻ lớn và người trưởng thành). Đây là vấn đề cần được quan tâm đúng mức vì sẽ kéo theo những hậu quả như làm gia tăng các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp, rối loạn lipit máu, xương khớp hay thậm chí là ung thư. Như vậy, BP có xu hướng trẻ hóa, không tốt cho sức khỏe của thế hệ tương lai 4.4. HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO CỦA HỌC SINH 4.4.1. IQ của học sinh 6 - 10 tuổi Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, IQ ở trẻ từ 6 - 10 tuổi tăng dần ở cả 3 vùng sinh thái là nhờ sự tích lũy tri thức sau mỗi năm học, tích lũy qua quá trình học tập. IQ ở trẻ thể hiện rõ sự ảnh hưởng của môi trường sống, trẻ thành phố có nhiều điều kiện tốt hơn (điều kiện dinh dưỡng, chăm sóc, học tập…) nên thuận lợi cho sự phát triển. Trẻ em vùng miền núi còn nhiều hạn chế về mọi mặt nên IQ thấp hơn so với khu vực nông thôn và thành thị, điều này phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây. 4.4.2. Trí nhớ của học sinh 6 - 10 tuổi Trẻ từ 6 đến 10 tuổi có trí nhớ tốt dần do quá trình myelin hóa các sợi trục thần kinh tăng dần theo tuổi, các nơron ngày càng hoàn thiện về cấu trúc và chức năng nên giúp khả năng dẫn truyền và lưu thông tin tốt hơn, do đó, ghi nhớ được tăng cường, điều này đã giúp trẻ thuận lợi trong quá trình học tập, tiếp thu tri thức ngày càng nhiều và phức tạp. Học sinh nữ luôn có điểm trí nhớ cao hơn học sinh nam cùng độ tuổi. Tóm lại, nguyên nhân sự khác biệt của các đặc điểm sinh học trong nghiên cứu chúng tôi và các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước là do khác nhau về môi trường sống, khu vực nghiên cứu và điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển của nước ta trong giai đoạn hiện
  • 21. 21 nay. Học sinh từ 6 - 10 tuổi tại Bình Định có các chỉ số hình thái, sinh lý, dinh dưỡng và hoạt động thần kinh cấp cao phát triển phù hợp với sự tăng trưởng theo quy luật chung. Song sự chăm sóc chu đáo về mọi mặt sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện, cân đối và hợp lý hơn. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu các chỉ số hình thái, thể lực, sinh lý, dinh dưỡng và một số hoạt động thần kinh cấp cao của 6.514 học sinh từ 6 - 10 tuổi ở khu vực thành thị, nông thôn và miền núi của tỉnh Bình Định, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1.1. Các chỉ số hình thái - Các chỉ số chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực và vòng đầu trung bình của học sinh lứa tuổi tiểu học tại Bình Định tăng dần theo tuổi với tốc độ tăng khác nhau, có thời điểm tăng nhanh, có thời điểm tăng chậm. + Chiều cao trung bình trẻ 6 - 10 tuổi lần lượt là 117,09 cm; 122,34 cm; 127,84 cm; 132,76 cm 138,16 cm. Mức tăng trung bình hàng năm là 5,27 cm, ở nam là 5,10 cm và nữ là 5,44 cm. Mức tăng đạt cao nhất lúc 8 tuổi. Nữ tăng trưởng chiều cao nhanh hơn nam tạo giao chéo tăng trưởng ở thời điểm 9 lên 10. Học sinh thành thị có chiều cao cao nhất và học sinh miền núi có chiều cao thấp nhất. + Trẻ 6 - 10 tuổi có cân nặng trung bình lần lượt là 22,18 kg ; 24,49 kg ; 27,88 kg ; 30,17 kg và 33,71 kg. Trung bình mỗi năm tăng 2,88 kg, trong đó nam tăng nhanh hơn nữ, nam tăng 3,01 kg và nữ tăng 2,76 kg. Mức tăng đạt cao nhất ở nữ lúc 8 tuổi và ở nam lúc 10 tuổi. Học sinh thành thị có cân nặng cao nhất, học sinh miền núi có cân nặng thấp nhất.
  • 22. 22 + Vòng ngực trung bình ở trẻ 6 tuổi là 59,91 cm; 7 tuổi - 61,77 cm; 8 tuổi - 64,14 cm; 9 tuổi - 65,76 cm và 10 tuổi là 68,71 cm. Trung bình mỗi năm tăng 2,20 cm. Nữ tăng 2,27 cm nhiều hơn nam, nam tăng 2,13 cm. Vòng ngực tăng nhanh ở trẻ nữ lúc 8 và 10 tuổi, trẻ nam lúc 9 tuổi. Học sinh ở thành thị có chu vi vòng ngực lớn nhất trong ba khu vực. + Trẻ 6 - 10 tuổi có kích thước vòng đầu trung bình lần lượt là 51,48 cm; 51,89 cm; 52,16 cm; 52,65 cm và 53,29 cm. Trung bình mỗi năm tăng 0,45 cm. Vòng đầu tăng nhanh ở trẻ 9 lên 10 tuổi. Học sinh ở thành thị có số đo vòng đầu lớn hơn học sinh nông thôn và miền núi. - Trẻ 6 - 10 tuổi có BMI trung bình lần lượt là: 16,02 kg/m2 ; 16,19 kg/m2 ; 16,89 kg/m2 ; 16,96 kg/m2 và 17,46 kg/m2 , trung bình mỗi năm tăng 0,36 kg/m2 . Mức tăng BMI đạt cao nhất lúc 8 tuổi ở nữ và 10 tuổi ở nam. Trong ba khu vực, BMI của học sinh thành thị cao nhất, BMI của học sinh miền núi thấp nhất. - Trẻ 6 - 10 tuổi có chỉ số Pignet thay đổi khác nhau ở các độ tuổi. Mức tăng trung bình hàng năm là 0,19. Nữ có chỉ số Pignet cao hơn nam cùng độ tuổi. Học sinh thành thị có chỉ số Pignet thấp hơn học sinh nông thôn và miền núi. 1.2. Các chỉ số sinh lý - Tần số tim của học sinh giảm dần từ 6 đến 10 tuổi. Tần số tim trung bình ở trẻ 6 - 10 tuổi lần lượt là 92,08 nhịp/phút ; 90,38 nhịp/phút; 86,50 nhịp/phút; 84,48 nhịp/phút và 83,35 nhịp/phút. Trung bình mỗi năm giảm 2,18 nhịp/phút. Nhịp tim giảm mạnh ở trẻ 8 tuổi. - Học sinh lứa tuổi tiểu học có huyết áp tăng dần. Huyết áp tâm thu trung bình khoảng 102 - 111 mmHg, mỗi năm tăng trung bình 1,91
  • 23. 23 mmHg. Huyết áp tâm trương trung bình khoảng 63 - 68 mmHg, trung bình mỗi năm tăng 1,01 mmHg. - Dung tích sống trung bình ở trẻ 6 - 10 tuổi lần lượt là: 1,13 lít, 1,43 lít; 1,70 lít; 1,73 lít và 2,00 lít. Trung bình mỗi năm tăng 0,23 lít ở nam và 0,19 lít ở nữ. Dung tích sống ở trẻ nam cao hơn nữ cùng độ tuổi. Có thể xác định dung tích sống dựa vào chiều cao, cân nặng, vòng ngực và năm tuổi theo các phương trình hồi quy tuyến tính. Các chỉ số sinh lý như tần số tim, huyết áp ở học sinh tiểu học Bình Định không có sự khác nhau nhiều giữa các khu vực nghiên cứu. - Tỷ lệ học sinh có thị lực giảm tăng dần theo tuổi. Tỷ lệ học sinh 6 - 10 ở Bình Định bị giảm thị lực là 14,42%. Học sinh ở thành thị bị giảm thị lực nhiều nhất (chiếm 23,81%); sau đó đến học sinh nông thôn (16,11%) và học sinh miền núi chiếm tỷ lệ thấp nhất (13,60%). - Học sinh có thính lực bình thường chiếm 99,67%. Tỷ lệ trẻ có vấn đề về thính lực là 0,33%. Cần giáo dục trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh tai. 1.3. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI Trẻ 6 - 10 tuổi bị SDD thể gầy còm mức độ nặng là 2,66%; SDD thể gầy còm mức độ vừa là 8,54%; TC và BP lần lượt là 16,60% và 13,51%. Trẻ SDD chiếm tỷ lệ cao nhất ở miền núi. Trẻ TC - BP chiếm tỷ lệ cao nhất ở thành thị. Tình trạng TC - BP đang có xu hướng trẻ hóa. 1.4. Các chỉ số hoạt động thần kinh cấp cao - IQ của học sinh tăng dần theo tuổi. IQ trung bình của trẻ từ 6 - 10 tuổi lần lượt là 87,46; 96,77; 102,95; 107,54 và 110,81 điểm. Trung bình mỗi năm tăng 5,73 điểm ở nam và 5,94 điểm ở nữ. Học sinh miền núi có IQ thấp nhất trong ba khu vực thành thị, nông thôn và miền núi.
  • 24. 24 - Trí nhớ ngắn hạn thị giác và thính giác tăng dần theo tuổi. Học sinh thành thị có trí nhớ tốt hơn học sinh nông thôn và miền núi. Trẻ tiểu học khả năng ghi nhớ bằng mắt tốt hơn bằng tai nên cần tăng cường phương pháp trực quan trong dạy học ở tiểu học. 1.5. Mối tương quan giữa các chỉ số sinh học - IQ có mối tương quan thuận với tình trạng dinh dưỡng, vòng đầu, trí nhớ thị và trí nhớ thính giác. - Tình trạng dinh dưỡng có mối tương quan thuận với vòng đầu, trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác. - Kích thước vòng đầu có mối tương quan thuận với trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác. - Trí nhớ thị giác có mối tương quan thuận với trí nhớ thính giác. - Dung tích sống có mối tương quan thuận với chiều cao, cân nặng và vòng ngực. Ở trẻ có thể xác định dung tích sống theo chiều cao, cân nặng, tuổi và giới tính bằng phương trình hồi quy tuyến tính. Vậy giữa các đặc điểm sinh học có mối tương quan thuận từ mức yếu đến mức chặt chẽ, sự tương quan giữa các đặc điểm sinh học trên cơ thể trẻ có thể được biểu diễn bằng các phương trình hồi quy tuyến tính. Do đó, các biện pháp chăm sóc và giáo dục nhằm nâng cao thể chất và tinh thần ở trẻ cần được thực hiện đồng bộ, giúp trẻ phát triển cân đối, toàn diện và tối ưu. 2. KIẾN NGHỊ - Các đặc điểm sinh học ở trẻ có mối tương quan với nhau, do đó, khi xây dựng các chương trình, chiến lược phát triển con người cần được tiến hành đồng bộ trên nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, dinh dưỡng, môi trường….mới mong đạt được mục tiêu phát triển toàn diện. - Cần tiến hành hướng nghiên cứu trên ở nhiều lứa tuổi khác nhau tại tỉnh Bình Định, góp phần xây dựng chuẩn giá trị sinh học con người
  • 25. 25 Bình Định. Đây sẽ là cơ sở cho các cơ quan, tổ chức hoạch định chiến lược chăm sóc con người nhằm nâng cao tầm vóc người Việt Nam và phát triển kinh tế, xã hội tỉnh nhà. - Nên có nhiều nghiên cứu hơn nữa về các chỉ số sinh học ở trẻ em nói riêng và con người nói chung trên nhiều vùng miền, nhiều dân tộc của cả nước, nhằm bổ sung các giá trị sinh học con người trong thời kỳ đổi mới. Giúp các cơ quan chức năng đề ra kế hoạch cho hướng phát triển con người và xã hội hợp lý nhất, đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta trong giai đoạn hiện nay. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Nguyễn Thị Tường Loan, Võ Văn Toàn (2017), Một số chỉ số sinh lý tuần hoàn của học sinh 6 - 10 tuổi tại tỉnh Bình Định, Tạp chí Sinh lý học Việt Nam, Tập 21 số 3 tháng 9/2017. Tổng Hội Y học Việt Nam, Hội Sinh lý học Việt Nam, chỉ số ISSN 1859 - 2376, trang 83 - 87. 2. Nguyễn Thị Tường Loan, Võ Văn Toàn (2017), Nghiên cứu một số chỉ số hình thái và mối tương quan với dung tích sống ở học sinh tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tạp chí Giáo dục số 399 (kỳ 1-2/2017) chỉ số ISSN 2354-0753, trang 59-61. 3. Nguyễn Thị Tường Loan, Lê Thị Nam Thuận, (2017), Nghiên cứu năng lực trí tuệ của học sinh lứa tuổi tiểu học tại tỉnh Bình Định, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên, Vol 126, No 1A (2017), chỉ số ISSN 1859 - 1388, trang 175 - 184; DOI: 10.26459/hueuni-jns.v126i1A.4343. 4. Nguyễn Thị Tường Loan, Lê Thị Nam Thuận, Võ Văn Toàn (2016), Thực trạng thể lực và năng lực trí tuệ của học sinh tiểu học thuộc khối trường bán trú và không bán trú tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Báo cáo Khoa học về nghiên cứu và giảng dạy Sinh học ở Việt Nam. Hội nghị Khoa học Sinh học Quốc gia lần thứ 2,
  • 26. 26 NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Quyết định xuất bản số 283 LK- TN/QĐ-NXB ĐHQGHN 12/5/2016, trang 479 - 486. 5. Nguyễn Thị Tường Loan, Trương Quang Đạt (2017), Một số chỉ số nhân trắc và dinh dưỡng ở học sinh tiểu học tại các huyện đồng bằng tỉnh Bình Định năm 2016, Tạp chí Y học Dự phòng, Tập 28 số 8/2017. Tổng Hội Y học Việt Nam xuất bản, chỉ số ISSN 0868 - 2836, trang 322 - 328. 6. Nguyễn Thị Tường Loan, Trương Quang Đạt (2017), Thực trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học tại thành phố Quy Nhơn - Bình Định năm 2016, Tạp chí Y học Thực hành số đặc biệt Xuân Đinh Dậu 2017 do Bộ Y tế phát hành, số 1 (1032), chỉ số ISSN 1859-1663, trang 76-80. 7. Trương Quang Đat, Nguyen Thi Tương Loan, (2017), Nutritional status of primary school pupils in 2016 in moutainous districts of Binh Dinh province, Vietnam Journal of Medicine & Pharmacy, Volume 13 N0 1, Ha Noi tháng 4/2017, Index ISSN 0866 - 7942, pp 87 - 92. 8. Nguyễn Thị Tường Loan (2016) , Phương pháp đánh giá sự phát triển thể lực và trí tuệ của học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc Gia “Đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”, NXB Đại học Huế. QĐ xuất bản số 52/QĐ/ĐHH-NXB cấp ngày 10/5/2016. Tr 164-171. 9. Nguyễn Thị Tường Loan (2017), Sự phát triển trí tuệ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của học sinh tiểu học tỉnh Bình Định, Tạp chí Khoa học và công nghệ - ĐH Khoa học, Đại học Huế, chỉ số ISSN 2354 - 0842. Tập 1 số 7 tháng 2/2017, trang 127 - 136. 10. Nguyễn Thị Tường Loan (2017), Sự phát triển thể lực và trí lực của học sinh lứa tuổi tiểu học tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Tạp chí Khoa học trường Đại học Quy Nhơn, chỉ số ISSN 1859 - 0357, tập 11 số 3/2017, trang 113 - 121.